text
stringlengths
0
512k
Vịnh Thái Lan (; ) (tên gọi cũ: Vịnh Chân Lạp, Vịnh Xiêm La) là một vịnh nằm ở biển Đông (thuộc Thái Bình Dương), được bao bọc bởi các quốc gia: Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đỉnh phía bắc của vịnh này là vịnh Băng Cốc ở cửa sông Chao Phraya, gần Băng Cốc. Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 km². Ranh giới của vịnh này được xác định theo đường nối từ mũi Cà Mau ở miền nam Việt Nam tới thành phố Kota Baru trên bờ biển Malaysia. Vịnh Thái Lan tương đối nông, độ sâu trung bình của nó chỉ khoảng 45 m và độ sâu lớn nhất là 80 m. Điều này làm cho sự đối lưu nước tương đối chậm, dòng chảy mạnh của nước các con sông làm cho nước vịnh tương đối nhạt (3,05 - 3,25%) và giàu trầm tích. Chỉ ở những vùng nước sâu thì nước biển có độ mặn cao hơn (3,4%) từ biển Đông chảy vào vịnh và chiếm lĩnh các chỗ trũng có độ sâu hơn 50 m. Các sông chính chảy vào vịnh này là Chao Phraya (bao gồm cả sông nhánh của nó là Ta Chin) và Maeklong ở vùng lõm Băng Cốc, và ở mức độ thấp hơn là sông Tapi vào vịnh Bandon ở phía tây nam của vịnh này. Vào giai đoạn đỉnh điểm của thời kỳ băng hà cuối cùng, vịnh Thái Lan không tồn tại do mực nước biển xuống thấp, nó khi đó là một phần của thung lũng sông Chao Phraya. Do nhiệt độ của vùng nhiệt đới là tương đối cao nên trong các vùng nước của vịnh Thái Lan có nhiều bãi đá san hô ngầm. Vì thế, nó tạo tiền đề cho một số nhà nghỉ ven biển phục vụ cho du khách có sở thích bơi lặn. Nổi tiếng nhất đối với du khách là đảo Ko Samui ở tỉnh Surat Thani, trong khi Ko Tao là trung tâm của du lịch bơi lặn ngầm. Vịnh này có chứa một số nguồn dầu mỏ và ở mức độ lớn hơn là khí đốt. Thái Lan từng có kế hoạch xây dựng Kênh đào Kra để nối liền Ấn Độ Dương và Vịnh Thái Lan. Ý tưởng này có từ năm 1793 bởi Hoàng gia Thái Lan nhưng không thực hiện được. Sau đó ý tưởng này còn được đem ra bàn đi bàn lại nhiều lần về sau. Tóm tắt Phạm vi khu vực Khoảng cách giữa cảng Prachuap nằm trong vịnh Thái Lan với đảo Đất Lửa - điểm cực đông của Thái Bình Dương, là hơn 23.000 kilômét. Nó là vịnh biển lớn nhất ở biển Đông, các nước ven bờ là Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Các hải cảng chủ yếu ở vịnh Thái Lan có: : Narathiwat, Pattani, Songkhla, Nakhon Si Thammarat, Surat Thani, Chumphon, Prachuap Khiri Khan, Phetchaburi, Samut Songkhram, Samut Sakhon, Băng Cốc, Samut Prakan, Chachoengsao, Chonburi, Rayong, Chanthaburi và Trat. : Krong Kep, Kampot, Preah Sihanouk và Koh Kong. : Cà Mau và Kiên Giang. Từ bản đồ mà nhìn, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông hình thành hình chữ y (viết thường). Quy tắc đặt tên Một số vùng biển châu Á được đặt tên theo quốc gia hoặc dân tộc, là dấu hiệu nhận dạng địa lí quốc tế, hoàn toàn không phải là danh xưng chủ quyền quốc gia, ví dụ như: Biển Nhật Bản, biển Hoa Đông, biển Philippines, biển Hoa Nam, vịnh Thái Lan, biển Myanmar, vịnh Bengal, Ấn Độ Dương, biển Ả Rập, vịnh Oman và vịnh Ba Tư. Lịch sử Vịnh Thái Lan là đường giao thông trên biển trọng yếu của Thái Lan và Campuchia thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từng là tuyến đường trọng yếu để các cường quốc xâm lược Thái Lan. Sau năm 1664, các chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Hà Lan và Hải quân Pháp lần lượt tiến vào bên trong vịnh và sông Chao Phraya, thực thi phong toả đối với cửa sông Chao Phraya và vịnh biển, ép bức Xiêm La công nhận các đặc quyền dành cho nó và cắt nhượng lãnh thổ, bồi thường phí dụng binh. Tháng 7 năm 1893, Pháp mượn cớ một viên quan lại bị giết, đem quân hạm tiến vào sông Chao Phraya, kế tiếp là phong toả vịnh Thái Lan, áp bức Xiêm La cắt nhượng lãnh thổ, bồi thường chiến phí. Tháng 1 năm 1941, tàu chiến Pháp và Thái Lan phát sinh hải chiến ở trong vịnh. Tháng 12 cùng năm, quân đội Nhật Bản đổ bộ lên Songkhla và Pattani, tiến hành xâm lược bán đảo Mã Lai. Sau khi phát sinh Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia vào cuối thập niên 70 thế kỉ XX, hải quân Liên Xô hoạt động thường xuyên ở vùng biển sát gần Thái Lan. Hiện nay ven bờ Thái Lan vẫn có khu vực cảnh báo nguy hiểm của thuỷ lôi. Thái Lan vì mục đích bảo vệ chủ quyền mà tích cực tăng cường lực lượng quân sự, cử hành diễn tập quân sự ở trong vịnh định kì hằng năm. Hải cảng chủ yếu ven bờ và căn cứ hải quân có Rạch Giá của Việt Nam; Kampot, Ream và Kampong Som của Campuchia; Sattahip, Băng Cốc, Songkhla và Pattani của Thái Lan. Căn cứ không quân có U-Tapao, Hua Hin và Don Mueang. Địa lí Nguyên nhân hình thành Khu vực vịnh Thái Lan do đứt gãy và sụt lún trong vận động vỏ Trái Đất kỷ Đệ Tam mà thành. Đáy của bồn trũng vịnh biển đã tích tụ, chồng chất tầng trầm tích dày đến 7.500 mét ở kỷ Đệ Tam. Ven bờ vùng vịnh phần lớn là bờ đá và dốc đứng, đỉnh vịnh nằm ở vịnh Bangkok và cửa vịnh là các bờ cát nối liền. Khí hậu Vịnh Thái Lan phần lớn thuộc khí hậu gió mùa nhiệt đới, từ tháng 11 hằng năm đến tháng 3 năm sau thịnh hành gió mùa Đông Bắc khô hanh, giáng thuỷ rất ít, gọi là mùa khô; từ tháng 4 đến tháng 10 thịnh hành gió mùa Tây Nam ẩm ướt, mưa nhiều, gọi là mùa mưa. Mũi phía nam của vịnh thuộc khí hậu mưa nhiều xích đạo, lượng mưa hằng năm tương đối đồng đều, không có sự phân chia mùa khô và mùa mưa rõ ràng, lượng giáng thuỷ hằng năm khá nhiều. Hải lưu nội vịnh bị gió mùa biển Đông ảnh hưởng, tuỳ mùa tiết mà thay đổi. Lúc gió mùa Tây Nam thịnh hành, có hoàn lưu thuận chiều kim đồng hồ, chỉ cửa vịnh là nghịch chiều kim đồng hồ; lúc gió mùa Đông Bắc thịnh hành, hải lưu nội vịnh vẫn có hoàn lưu thuận chiều kim đồng hồ, nhưng phía đông bắc nội vịnh là nghịch chiều kim đồng hồ. Tài nguyên tự nhiên Nội vịnh giàu muối dinh dưỡng, thuận lợi cho sinh vật phù du ở biển - đại dương sinh sản đông đúc, sản xuất cá bạc má, cá cơm, cá trích, tôm đôi,... Nội vịnh phân bố rạn san hô và cây đước. Dòng sông chủ yếu đổ vào trong vịnh có sông Chao Phraya, sông Mae Klong và sông Bang Pakong. Ven bờ nhiều cây đước và ao đầm. Đáy là bùn và đất sét, phần lớn độ sâu từ 40 đến 60 mét. Ven bờ có ngư trường trọng yếu, ngư sản phong phú. Đầu thập niên 70 thế kỉ XX, đáy biển được khai thác khí thiên nhiên. Tranh chấp lãnh thổ Vịnh Thái Lan cũng là nơi diễn ra các mâu thuẫn về việc phân chia lãnh hải giữa các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Malaysia và Thái Lan đã đạt được các thỏa thuận chung nhằm hợp tác khai thác vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai quốc gia này. Thư viện ảnh
Bài viết này miêu tả thông thủy là một khái niệm của ngành xây dựng. Hãy xem thông thủy (định hướng) để biết về các nghĩa khác Thông thủy trong ngành xây dựng, được xác định là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình. Ví dụ: Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy) hoặc của trần (nếu không nhìn thấy dầm). Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột(nếu có cột). Khi đó, kích thước thông thủy tính từ bề ngoài lớp trát, nhưng không xét đến bề dày của lớp vật liệu ốp.
Siêu âm tim là kỹ thuật dùng sóng siêu âm để chụp và nghiên cứu các cấu trúc của tim trong khi tim đang hoạt động (co bóp). Người siêu âm dùng một đầu dò có phát sóng siêu âm di chuyển trên da ngực bệnh nhân. Sóng siêu âm phát ra có thể truyền qua môi trường lỏng và chỉ bị cản lại bởi khối không khí, xương và tổ chức mô của tim. Các tín hiệu âm phản hồi sẽ được đầu dò ghi lại và tạo nên hình ảnh động của tim đang co bóp trên màn hình. Phương pháp này cho phép chụp tim với hình ảnh chính xác.
Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Loại cà phê này có nhiều ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải phân ra đem đi phơi khô rồi chế biến . Nguồn gốc Tuy tiếng Việt nhắc đến chồn nhưng động vật liên quan là con cầy chứ không phải là chồn. Trong khi đó tên gọi Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó. Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) thuộc họ Cầy (Viverridae). Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam người ta nuôi cầy vòi hương để làm ra loại cà phê đặc biệt này. Quá trình Trong quá trình nhai gặm hạt cafe đi qua dạ dày và ruột chồn các enzym men tiêu hóa trong hệ hóa của chồn hương đã thấm vào lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê đã bẻ gãy các phân tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê. Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, thải phân ra được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố không an toàn thực phẩm, được rang theo một kỹ thuật thì sẽ có một loại cà phê chồn thành phẩm. Diễn viên người Anh John Cleese đã tả rằng: "nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước siro, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla." Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ. Để đảm bảo sức khỏe cho chồn, vào những tháng có cà phê, chồn sẽ không ăn cà phê suốt mà cách 3 ngày ăn một lần, các ngày khác sẽ ăn cháo gà, cháo đường, thịt gà, trái cây... Mùi vị Trên thực tế chất lượng hạt cà phê sau khi qua dạ dày loài cầy vòi hương có thay đổi nhưng không nhiều. Nhìn chung vẫn giữ lại một phần hương vị cà phê nguyên chất, nếu chịu khó cảm nhận bạn có thể nếm được vị bùi bùi, dìu dịu vừa ngai ngái, phảng phất mùi của khói và hương vị sô cô la. Nhiều người uống loại cà phê này không chỉ vì hương vị mà còn vì đẳng cấp của nó. Thị trường Đối với những người sành cà phê thì Kopi Luwak của Indonesia ngon hơn và giá thành do vậy cũng cao hơn. Một kg Kopi Luwak có giá thành khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và mỗi năm cũng chỉ có khoảng 200 kg được bán trên thị trường thế giới. Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Philippines, Ethiopia, Việt Nam... với số lượng rất hạn chế. Tại Việt Nam, loại cà phê này cũng được sản xuất tại Tây nguyên, thường được gọi là "cà phê Chồn" Nguyên tắc sản xuất thì hoàn toàn giống như tại Indonesia. Mặt khác, những người trong nghề khẳng định tính huyền thoại của cà phê chồn Việt Nam và xếp vào hạng đắt nhất thế giới.Thương hiệu Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn riêng có tên Weasel Coffee Trung Nguyen, với đơn giá mỗi kg là 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak được rao dưới 600 USD một kg của Indonesia. Chú thích
Đối với hydrocarbon no chứa một hay nhiều mạch vòng, xem Cycloalkan. Alkan (tiếng Anh: alkane ) trong hóa hữu cơ là hydrocarbon no không tạo mạch vòng. Điều đó có nghĩa là chúng là các hydrocarbon không tạo mạch vòng, trong đó mỗi phân tử chứa số nguyên tử hydro cực đại và không chứa các liên kết đôi. Alkan còn được biết đến như là parafin, hoặc nói một cách tổng thể là dãy parafin; tuy nhiên các thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ tới các alkan mà các nguyên tử carbon của nó tạo thành mạch đơn không phân nhánh; trong trường hợp đó, các alkan mạch nhánh được gọi là isoparafin. Công thức tổng quát của alkan là CnH2n+2 (với n là số nguyên dương); do đó alkan đơn giản nhất là methan, CH4. Tiếp theo là ethan, C2H6; dãy này có thể kéo dài vô tận. Mỗi một nguyên tử carbon trong alkan có cặp lai quỹ đạo sp3. Đồng phân Các nguyên tử carbon trong các alkan (có chứa hơn 3 nguyên tử carbon) có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo ra các đồng phân khác nhau. Alkan "thông thường" có cấu trúc thẳng, không phân nhánh. Số lượng các đồng phân tăng nhanh theo số lượng nguyên tử carbon; đối với các alkan có từ 1 đến 12 nguyên tử carbon thì số các đồng phân lần lượt là 1, 1, 1, 2, 3, 5, 9, 18, 35, 75, 159, 355. Danh pháp khoa học Trong tiếng Việt, tên gọi của các alkan kết thúc bằng -an. Các alkan mạch thẳng Mười phân tử đầu tiên của dãy (theo số lượng nguyên tử carbon) được đặt tên như sau: methan, CH4 ethan, C2H6 propan, C3H8 butan, C4H10 pentan, C5H12 hexan, C6H14 heptan, C7H16 octan, C8H18 nonan, C9H20 decan, C10H22 Các alkan chứa 5 hoặc nhiều hơn nguyên tử carbon được đặt tên bằng cách bổ sung thêm hậu tố -an vào quy ước chính xác của IUPAC để đọc các số. Do đó, pentan, C5H12; hexan, C6H14; heptan, C7H16; octan, C8H18; v...v... Để có danh sách hoàn chỉnh hơn, xem Danh sách các alkan. Các alkan mạch không phân nhánh đôi khi được bổ sung thêm tiền tố n- (ám chỉ thông thường) để phân biệt chúng với các alkan mạch nhánh có cùng số nguyên tử carbon. Mặc dù nó không phải là cần thiết một cách tuyệt đối, nhưng việc sử dụng nó vẫn là phổ biến trong các trường hợp mà ở đó có sự khác biệt quan trọng về thuộc tính giữa alkan mạch không phân nhánh và các đồng phân mạch nhánh: ví dụ n-hexan là một chất độc đối với hệ thần kinh trong khi các đồng phân mạch nhánh của nó thì lại không phải. Các alkan mạch nhánh Các alkan mạch nhánh được đặt tên như sau: Xác định mạch các nguyên tử carbon dài nhất. Đánh số các nguyên tử carbon trong mạch này, bắt đầu từ 1 tại đầu gần nhánh hơn và tiếp tục đếm cho đến khi gặp nguyên tử carbon cuối cùng của mạch đó ở đầu kia. Kiểm tra các nhóm đính vào mạch theo trật tự và tạo ra tên gọi cho chúng. Tạo ra tên bằng cách nhìn vào các nhóm đính vào khác nhau, và viết tên của chúng cho từng nhóm, theo trật tự sau: Số hay các số của nguyên tử carbon, hay các nguyên tử, mà ở đó nó đính vào. Các tiền tố di-, tri-, tetra- v.v nếu nhóm đính vào 2, 3, 4 v.v vị trí trong mạch, hoặc không có gì nếu nó được đính vào chỉ một chỗ duy nhất. Tên của nhóm đính vào. Việc tạo ra tên gọi được kết thúc khi đã viết xong tên gọi của mạch carbon dài nhất. Để thực hiện thuật toán này, người ta cần phải biết các nhóm thay thế được gọi như thế nào. Điều này được thực hiện bằng cùng một cách, ngoại trừ là thay vì sử dụng mạch carbon dài nhất thì người ta sử dụng mạch dài nhất bắt đầu từ điểm đính vào; ngoài ra, việc đánh số được thực hiện sao cho nguyên tử carbon tiếp theo điểm đính vào có giá trị số bằng 1. Ví dụ, hợp chất (CH3)3-CH là alkan chứa 4 nguyên tử carbon duy nhất có thể có tính chất khác với butan CH3-CH2-CH2-CH3. Tên gọi hình thức của nó là 2-methylpropan. Tuy nhiên, pentan có hai đồng phân mạch nhánh ngoài dạng mạch thẳng thông thường là: (CH3)4-C hay 2,2-dimethylpropan và (CH3)2-CH-CH2-CH3 hay 2-methylbutan. Tên gọi thông thường Các tên gọi ngoài hệ thống vẫn được duy trì trong hệ thống của IUPAC: isobutan cho 2-methylpropan isopentan cho 2-methylbutan neopentan cho 2,2-dimethylpropan Tên gọi isooctan được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa dầu để chỉ 2,2,4-trimethylpentan. Sự phổ biến Alkan có cả trên Trái Đất và trong hệ Mặt Trời, tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ không lớn và chủ yếu chỉ ở dạng "có dấu vết". Các hydrocarbon nhẹ, đặc biệt là methan và ethan là một phần quan trọng của các thiên thể khác: ví dụ, chúng được tìm thấy trong đuôi của sao chổi Hyakutake và trong một số thiên thạch chẳng hạn như các loại chondrit carbon. Chúng cũng tạo thành một phần quan trọng của bầu khí quyển của các hành tinh khí ngoài xa của hệ Mặt Trời như Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Trên Titan, vệ tinh của Thổ Tinh, người ta tin rằng đã từng có một đại dương lớn chứa các alkan mạch dài, các biển nhỏ chứa ethan lỏng được cho là vẫn còn tồn tại. Dấu vết của methan (khoảng 0,0001% hay 1 ppm) có trong bầu khí quyển Trái Đất, được sản xuất chủ yếu bởi các dạng khuẩn cổ. Hàm lượng trong nước biển là không đáng kể do độ hòa tan thấp trong nước: tuy nhiên, ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, methan có thể cùng kết tinh với nước để tạo ra methan hydrat rắn. Mặc dù chúng không thể được khai thác trong phạm vi thương mại vào thời điểm hiện tại nhưng giá trị về năng lượng của các mỏ methan hydrat đã biết vượt xa tổng giá trị năng lượng của tất cả các mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ—methan thu được từ methan hydrat vì thế được coi là ứng cử viên cho nguồn nhiên liệu trong tương lai. Ngày nay, các nguồn thương mại quan trọng nhất của alkan rõ ràng là khí thiên nhiên và dầu mỏ, là những hợp chất hữu cơ duy nhất có ở dạng khoáng chất trong tự nhiên. Khí thiên nhiên chủ yếu chứa methan và ethan, với một chút propan và butan. Dầu mỏ là hỗn hợp của các alkan lỏng và các hydrocarbon khác. Cả hai đều được hình thành khi các động vật biển chết được che phủ bằng trầm tích để loại bỏ sự có mặt của oxy và được chuyển hóa sau nhiều triệu năm ở nhiệt độ và áp suất cao thành các chất tự nhiên tương ứng. Ví dụ dưới đây miêu tả một phản ứng hình thành ra khí thiên nhiên: C6H12O6 → 3CH4 + 3CO2 Chúng tự tập hợp lại trong các loại đá xốp, được che phủ bởi các lớp không thấm nước phía trên. Ngược lại với methan là hợp chất được tạo ra với khối lượng lớn, các alkan mạch dài hơn ít được tạo ra để có một khối lượng đáng kể trong tự nhiên. Các mỏ dầu hiện nay sẽ không được tái tạo một khi chúng bị cạn kiệt. Các alkan rắn thu được như là cặn còn lại sau khi cho dầu mỏ bay hơi, được biết đến như là hắc ín. Một trong các mỏ tự nhiên lớn nhất của alkan rắn là trong hồ chứa bitum gọi là La Brea trên đảo Trinidad vùng Caribe. Làm tinh khiết và sử dụng Các alkan là nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp hóa dầu và là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất của kinh tế thế giới. Các nguyên liệu ban đầu cho gia công chế biến là khí thiên nhiên và dầu thô. Dầu thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau. Sử dụng chủ yếu của một alkan nào đó có thể xác định hoàn toàn phù hợp với số nguyên tử carbon trong nó, mặc dù sự phân chia ranh giới dưới đây là đã lý tưởng hóa và chưa thực sự hoàn hảo. Bốn alkan đầu tiên được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiệt cho các mục đích sưởi ấm và nấu ăn, và trong một số quốc gia còn để chạy máy phát điện. Methan và ethan là các thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên; chúng thông thường được lưu trữ như là khí nén. Tuy nhiên, rất dễ dàng chuyển chúng sang dạng lỏng: điều này đòi hỏi đồng thời việc nén và làm lạnh khí. Propan và butan có thể hóa lỏng ở áp suất tương đối thấp, và chúng được biết dưới tên gọi khí hóa lỏng (viết tắt trong tiếng Anh là LPG). Ví dụ, propan được sử dụng trong các lò nung khí propan còn butan thì trong các bật lửa sử dụng một lần (ở đây áp suất chỉ khoảng 2 bar). Cả hai alkan này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình xịt. Từ pentan tới octan thì alkan là các chất lỏng dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, do chúng dễ hóa hơi khi đi vào trong khoang đốt mà không tạo ra các giọt nhỏ có thể làm hư hại tính đồng nhất của sự cháy. Các alkan mạch nhánh được ưa chuộng hơn, do chúng có sự bắt cháy muộn hơn so với các alkan mạch thẳng tương ứng (sự bắt cháy sớm là nguyên nhân sinh ra các tiếng nổ lọc xọc trong động cơ và dễ làm hư hại động cơ). Xu hướng bắt cháy sớm được đo bằng chỉ số octan của nhiên liệu, trong đó 2,2,4-trimethylpentan (isooctan) có giá trị quy định ngẫu hứng là 100 còn heptan có giá trị bằng 0. Bên cạnh việc sử dụng như là nguồn nhiên liệu thì các alkan này còn là dung môi tốt cho các chất không phân cực. Các alkan từ nonan tới ví dụ là hexadecan (alkan với mạch chứa 16 nguyên tử carbon) là các chất lỏng có độ nhớt cao, ít phù hợp cho mục đích sử dụng như là xăng. Ngược lại, chúng tạo ra thành phần chủ yếu của dầu diesel và nhiên liệu hàng không. Các nhiên liệu diesel được đánh giá theo chỉ số cethan (cethan là tên gọi cũ của hexadecan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy cao của các alkan này có thể sinh ra các vấn đề ở nhiệt độ thấp và tại các vùng gần cực Trái Đất, khi đó nhiên liệu trở nên đặc quánh hơn và sự truyền dẫn của chúng không được đảm bảo chuẩn xác. Các alkan từ hexadecan trở lên tạo ra thành phần quan trọng nhất của các loại chất đốt trong các lò đốt và dầu bôi trơn. Ở chức năng sau thì chúng làm việc như là các chất chống gỉ do bản chất không ưa nước của chúng làm cho nước không thể tiếp xúc với bề mặt kim loại. Nhiều alkan rắn được sử dụng như là sáp parafin, ví dụ trong các loại nến. Không nên nhầm lẫn sáp parafin với sáp thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp của các este. Các alkan với độ dài mạch carbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong bitum, được sử dụng chủ yếu trong nhựa đường để rải đường. Tuy nhiên, các alkan có mạch carbon lớn có ít giá trị thương mại và thông thường hay được tách ra thành các alkan mạch ngắn hơn thông qua phương pháp cracking. Điều chế Ý nghĩa: Ngoài việc tổng hợp được các alkan cần cho Công nghiệp hay phòng thí nghiệm (Lab) thì việc tổng hợp này còn có một ý nghĩa khác đó là cho thấy cách chuyển hoá các bộ phận của phân tử (nhóm chức) thành các nhóm hydrocarbon no. Phương pháp thứ nhất Khử R-X (X là các Halogen) trực tiếp: R-X +2H --> R-H + H-X Tác nhân khử co thể là Zn/HCl - Mg.Hg/HCl - H2/Pd, Pt, Ni.. - LiAlH4, NaBH4..- Na/EtOH... Lưu ý: Một trong những tác nhân khử mạnh nữa là HI thường dùng để khử dẫn xuất Iod theo phản ứng sau: R-I + H-I --> R-H + I2 (Phản ứng xảy ra trong bình kín, nhiệt độ) Phương pháp thứ hai Thủy phân hợp chất cơ kim (Thường là cơ Magnesi- Hợp chất Grignard) R-X + Mg/ete khan ---> R-MgX + H2O ---> R-H + Mg(OH)X Phương pháp thứ ba Hydro hoá các hợp chất hydrocarbon không no Phương pháp thứ tư Hợp hai gốc hydrocarbon lại bằng cách tạo liên kết C-C (Có nhiều pp nhưng chủ yếu nhất vẫn là Wurtz và Corey - House) 1. Tổng hợp Wurtz (Vuyec-1854): R-X + 2Na + R-X --> R-R + 2NaX Một vài lưu ý về phản ứng: • Phản ứng này đạt hiệu suất cao nhất khi 2 gốc hydrocarbon đem ghép là 2 gốc giống nhau. • Khi 2 gốc hydrocarbon đem ghép là 2 gốc khác nhau, phản ứng cho hỗn hợp sản phẩm R-R, R-R', R'-R'. • Phản ứng xảy ra trong dung môi là ether khan. 2. Tổng hợp Corey- House: Sơ đồ phản ứng tạm biểu diễn như sau: R-X + 2Li ---> RLi + LiX 2RLi + CuX ---> R2CuLi + LiX (R2CuLi: Lithi điAnkyl Cuprat) R2CuLi + R'X ---> R-R' + R-Cu + LiX Lưu ý: Phản ứng chỉ xảy ra khi R' là dẫn xuất Halogen bậc 1 hay bậc 2. Phản ứng đạt hiệu suất cao nhất khi mà R và R' đều là dẫn xuất Hal bậc 1. Cấu trúc phân tử Cấu trúc phân tử của các alkan trực tiếp ảnh hưởng tới các thuộc tính hóa-lý của chúng. Nó thu được từ cấu hình điện tử của carbon, do nó có bốn điện tử hóa trị. Nguyên tử carbon trong các alkan luôn luôn cặp lai sp3, có nghĩa là các điện tử hóa trị có thể được coi là nằm trong 4 quỹ đạo (orbital) tương đương thu được từ tổ hợp của một quỹ đạo 2s và ba quỹ đạo 2p. Các quỹ đạo này, có các mức năng lượng đồng nhất, được sắp xếp trong không gian trong dạng của một hình tứ diện, các góc giữa chúng bằng 109,47°. Độ dài và góc liên kết Phân tử alkan chỉ có liên kết đơn C–H và C–C. Liên kết đầu là kết quả của phần chồng lên của quỹ đạo sp3 của carbon với quỹ đạo 1s của hydro; liên kết sau là do phần chồng lên của hai quỹ đạo sp3 trên các nguyên tử carbon khác nhau. Giá trị của các độ dài liên kết là 1,09×10−10 m đối với liên kết C–H và 1,54×10−10 m đối với liên kết C–C. Sự phân bổ không gian của các liên kết là tương tự như của bốn quỹ đạo sp3—chúng phân bổ theo dạng tứ diện, với góc giữa chúng là 109,47°. Công thức cấu tạo trong đó thể hiện các liên kết như là vuông góc với nhau là phổ biến và hữu ích, nhưng không phù hợp với thực tế. Cấu hình Công thức cấu tạo và các góc liên kết không đủ để miêu tả đầy đủ dạng hình học của phân tử. Còn phải lưu ý tới độ tự do cho mỗi liên kết C–C: góc xoắn giữa các nguyên tử hoặc các nhóm liên kết tới các nguyên tử tại mỗi đầu của liên kết. Sự phân bổ không gian được miêu tả bởi các góc xoắn của phân tử được gọi là cấu hình của nó. Ethan Ethan là trường hợp đơn giản nhất để nghiên cứu cấu hình của alkan, do nó chỉ có một liên kết C–C. Nếu nhìn thẳng vào trục của liên kết C–C khi đó có cái gọi là ánh xạ Newman: vòng tròn đại diện cho hai nguyên tử carbon, một nguyên tử nằm sau nguyên tử kia, và các liên kết tới hydro được đại diện bởi các đường thẳng. Các nguyên tử hydro trên các liên kết tới nguyên tử carbon trước hay sau đều có góc giữa chúng là 120°, tạo ra do phép chiếu của hình tứ diện lên một mặt phẳng. Tuy nhiên góc xoắn giữa nguyên tử hydro nhất định gắn với nguyên tử carbon trước và nguyên tử hydro nhất định gắn với nguyên tử carbon sau có thể dao động tự do trong khoảng 0° và 360°. Đây là hệ quả của sự tự quay tự do xung quanh liên kết đơn C–C. Mặc dù có sự tự do biểu kiến này nhưng chỉ có hai cấu hình giới hạn là quan trọng: Trong cấu hình che lấp, tương ứng với góc xoắn 0°, 120° hay 240°, các nguyên tử hydro gắn với nguyên tử carbon trước là nằm ngay phía trước và thẳng hàng trong phép ánh xạ đối với các nguyên tử hydro gắn với nguyên tử carbon sau. Trong cấu hình so le, tương ứng với các góc xoắn 60°, 180° hay 300°, các nguyên tử hydro gắn với nguyên tử carbon trước trong phép ánh xạ là nằm chính xác ở giữa các nguyên tử hydro gắn với nguyên tử carbon sau. Hai cấu hình này, còn được gọi là các rotomer là khác nhau về năng lượng: cấu hình so le thấp năng lượng hơn là 12,6 kJ/mol (ổn định hơn) so với cầu hình che khuất. Sự giải thích cho sự khác biệt về năng lượng này là chủ đề gây tranh cãi, với hai thuyết chủ đạo chính là: Trong cấu hình che khuất thì lực đẩy tĩnh điện giữa các điện tử trong các liên kết C–H là cực đại. Trong cấu hình so le thì sự siêu kết hợp (một dạng của phi cục bộ hóa) của các điện tử hóa trị là cực đại. Hai giải thích này không phải là mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau; giả thuyết sau được coi là quan trọng hơn đối với ethan. Sự khác biệt về năng lượng giữa hai cấu hình, được biết đến như là năng lượng xoắn, là nhỏ so với nhiệt năng của phân tử ethan ở nhiệt độ bao quanh nó. Ở đây có sự tự quay liên tục xung quanh liên kết C–C, mặc dù với các "khoảng dừng" ngắn ở mỗi cấu hình so le. Thời gian cần thiết đối với phân tử ethan để chuyển từ một cấu hình so le sang cấu hình so le kế tiếp, tương đương với sự tự quay của một nhóm CH3 một góc 120° tương đối với các nhóm khác, là khoảng 10−11 giây. Các alkan cao hơn Các tình huống tương ứng với hai liên kết C–C trong propan về mặt định tính là tương tự như của ethan. Tuy nhiên, nó là phức tạp hơn nhiều đối với butan và các alkan mạch dài hơn. Nếu người ta lấy liên kết C–C trung tâm của butan như là trục tham chiếu chính, mỗi một nguyên tử carbon trong số hai nguyên tử trung tâm được kiên kết với hai nguyên tử hydro và một nhóm methyl. Bốn cấu hình khác nhau có thể phân biệt và xác định theo góc xoắn giữa hai nhóm methyl và giống như trong trường hợp của ethan, mỗi cấu hình này đều có mức năng lượng đặc trưng của nó. Cấu hình che khuất hoàn toàn hay cùng chiều có góc xoắn bằng 0°. Nó là cấu hình có mức năng lượng cao nhất. Cấu hình nghiêng có góc xoắn 60° (hay 300°). Nó là cực tiểu về năng lượng cục bộ. Cấu hình che khuất một phần có góc xoắn 120° (hay 240°). Nó là cực đại về năng lượng cục bộ. Cấu hình ngược chiều có góc xoắn 180°. Hai nhóm methyl là xa nhau nhất ở mức có thể và cấu hình này có mức năng lượng thấp nhất. Chênh lệch về năng lượng giữa hai cấu hình "che khuất hoàn toàn" và "ngược chiều" là khoảng 19 kJ/mol, và vì thế vẫn là tương đối nhỏ ở nhiệt độ bao quanh nó. Trường hợp của các alkan mạch dài hơn là tương tự: cấu hình ngược chiều luôn luôn là cấu hình ưa thích nhất xung quanh mỗi liên kết C–C. Vì lý do này, các alkan thường được biểu diễn dưới dạng phân bổ chữ chi (zigzag) trong các giản đồ hay các mô hình. Cấu trúc thực sự luôn khác biệt một chút so với các dạng lý tưởng hóa này, do khác biệt về năng lượng giữa các cấu hình là nhỏ so với nhiệt năng của phân tử: các phân tử alkan không có dạng cấu trúc cố định giống như những gì mà các mô hình đề ra. Các cấu hình của các phân tử chất hữu cơ dựa trên các tính chất này của alkan và được xem xét trong các bài liên quan. Thuộc tính Vật lý Cấu trúc phân tử, cụ thể là diện tích bề mặt của phân tử, xác định điểm sôi của alkan: diện tích bề mặt càng nhỏ thì điểm sôi càng thấp, do các lực van der Waals giữa các phân tử là yếu hơn. Việc giảm diện tích bề mặt có thể thu được nhờ tạo nhánh hay là cấu trúc vòng. Điều này có nghĩa là trong thực tế các alkan có số nguyên tử carbon nhiều hơn thông thường sẽ có điểm sôi cao hơn so với các alkan có số nguyên tử carbon nhỏ hơn, và các alkan mạch nhánh và cycloankan có điểm sôi thấp hơn so với các dạng mạch thẳng của chúng. Ở điều kiện tiêu chuẩn, từ CH4 tới C4H10 thì các alkan có dạng khí; từ C5H12 tới C17H36 chúng là lỏng; và từ C18H38 thì chúng là rắn. Điểm sôi tăng khoảng 20 tới 30 °C cho một nhóm CH2. Các điểm nóng chảy của các alkan cũng tăng theo chiều tăng của số nguyên tử carbon (ngoại lệ duy nhất là propan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng của điểm sôi, cụ thể là đối với các alkan lớn. Ngoài ra, điểm nóng chảy của các alkan chứa lẻ số nguyên tử carbon tăng nhanh hơn so với điểm nóng chảy của các alkan chứa chẵn số nguyên tử carbon (xem hình): nguyên nhân của hiện tượng này là do "mật độ bao gói" cao hơn của các alkan chứa chẵn số nguyên tử carbon. Điểm nóng chảy của các alkan mạch nhánh có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với các alkan mạch thẳng tương ứng, phụ thuộc vào hiệu quả của sự bao gói phân tử: nó là đúng phần nào với đối với các isoankan (các đồng phân 2-methyl), thông thường có điểm nóng chảy cao hơn so với các đồng phân mạch thẳng của nó. Các alkan không có tính dẫn điện và về cơ bản chúng cũng không bị phân cực bởi điện trường. Vì lý do này chúng không tạo ra các liên kết hydro và vì vậy không hòa tan trong các dung môi phân cực như nước. Do các liên kết hydro giữa các phân tử nước riêng biệt là tách biệt với các phân tử alkan, sự cùng tồn tại của alkan và nước dẫn tới sự tăng trong trật tự phân tử (giảm entropy). Do không có liên kết đáng kể giữa các phân tử nước và phân tử alkan, định luật hai nhiệt động lực học cho rằng việc giảm entropy này được giảm thiểu bằng cách giảm thiểu sự tiếp xúc giữa alkan và nước: các alkan được coi là không ưa nước và chúng là đẩy nước. Độ hòa tan của chúng trong các dung môi không phân cực là tương đối tốt, một thuộc tính gọi là ưa mỡ. Các alkan khác nhau là có thể trộn lẫn nhau với tỷ lệ bất kỳ. Tỷ trọng của các alkan thông thường tăng theo chiều tăng của số nguyên tử carbon, nhưng vẫn thấp hơn tỷ trọng của nước. Vì thế, các alkan tạo thành lớp trên trong hỗn hợp alkan-nước. Hóa học Các alkan nói chung thể hiện tính hoạt động hóa học tương đối yếu, do các liên kết C–H và C–C của chúng là tương đối ổn định và không dễ phá vỡ. Không giống như các hợp chất hữu cơ khác, chúng không có các nhóm chức. Chúng phản ứng rất kém với các chất có tính điện ly hay phân cực. Các giá trị pKa của tất cả các alkan là trên 60, vì thế trên thực tế chúng là trơ với các axít hay base. Tính trơ này là nguồn gốc của thuật ngữ parafin (tiếng Latinh para + affinis, với nghĩa là "thiếu ái lực"). Trong dầu thô các phân tử alkan giữ các thuộc tính hóa học không thay đổi trong hàng triệu năm. Tuy nhiên các phản ứng oxy hóa-khử của các alkan, cụ thể là với oxy và các halogen, là có thể do các nguyên tử carbon là ở trong các điều kiện khử mạnh; trong trường hợp của methan, trạng thái oxy hóa thấp nhất đối với carbon (−4) đã đạt tới. Phản ứng với oxy dẫn tới sự cháy; với các halogen là các phản ứng thế. Các gốc tự do và các phân tử với các điện tử không bắt cặp đóng vai trò quan trọng trong phần lớn các phản ứng của alkan, chẳng hạn như trong cracking và sửa đổi mà ở đó các alkan mạch dài bị chia cắt thành các alkan và anken mạch ngắn hay các alkan mạch thẳng bị chuyển thành các đồng phân mạch nhánh. Trong các alkan mạch nhánh lớn thì các góc liên kết có thể khác đáng kể so với giá trị tối ưu (109,5°) để đảm bảo cho các nhóm khác có đủ không gian cần thiết. Điều này sinh ra sự căng trong phân tử, được biết đến như là sự cản trở không gian, và nó có thể tắng độ hoạt động hóa học đáng kể. Quang phổ Gần như mọi hợp chất hữu cơ đều chứa các liên kết C–C và C–H, và vì thế chúng thể hiện một số dặc trưng của alkan trong quang phổ của chúng. Các alkan đáng chú ý là do không có các nhóm khác và vì vậy chúng thiếu vắng các đặc trưng quang phổ khác. Phổ hồng ngoại Kiểu kéo căng C–H tạo ra sự hấp thụ mạnh ở khoảng 2850 và 2960 cm−1, trong khi kiểu kéo căng C–C hấp thụ trong khoảng giữa 800 và 1300 cm−1. Kiểu liên kết C–H phụ thuộc vào bản chất của nhóm: các nhóm methyl xuất hiện ở dải 1450 cm−1 và 1375 cm−1, trong khi các nhóm methylen xuất hiện ở dải 1465 cm−1 và 1450 cm−1. Các mạch carbon với nhiều hơn 4 nguyên tử carbon xuất hiện vạch hấp thụ yếu ở khoảng 725 cm−1. Phổ NMR Sự cộng hưởng proton của các alkan thông thường tìm thấy ở δH = 0–1. Sự cộng hưởng carbon-13 phụ thuộc vào số nguyên tử hydro đính vào carbon: δC = 8–30 (methyl), 15–55 (methylen), 20–60 (methyn). Sự cộng hưởng carbon-13 của nguyên tử carbon trong nhóm bốn là rất yếu, do thiếu hiệu ứng tăng Overhauser hạt nhân và thời gian dãn dài: nó có thể bỏ qua trong quang phổ thông thường. Phép đo phổ khối lượng Các alkan có năng lượng ion hóa cao, và các ion thông thường là rất yếu. Các kiểu phân chia rất khó diễn giải, nhưng trong trường hợp của các alkan mạch nhánh thì mạch carbon có xu hướng bị tách ra ở carbon thứ ba hay thứ tư do tính ổn định tương đối của các gốc tự do tạo thành. Sự phân chia tạo ra do mất nhóm methyl đơn (M−15) thông thường không tồn tại, và sự phân chia khác thông thường được dàn theo các khoảng của 14 đơn vị khối lượng, tương ứng với sự mất liên tiếp các nhóm CH2. Phản ứng Với oxy Tất cả các alkan phản ứng với oxy trong phản ứng cháy, mặc dù chúng trở nên khó bắt lửa hơn khi số lượng nguyên tử carbon tăng lên. Phương trình tổng quát của phản ứng cháy hoàn toàn là: 2CnH2n+2 + (3n+1)O2 → 2(n+1)H2O + 2nCO2 Khi không có đủ lượng oxy cần thiết thì carbon mônôxít hay thậm chí là muội than có thể tạo ra, như được chỉ ra dưới đây cho methan: 2CH4 + 3O2 → 2CO + 4H2O CH4 + O2 → C + 2H2O Các alkan thông thường cháy với ngọn lửa không sáng và rất ít muội than được tạo ra. Sự thay đổi enthalpy của sự cháy, ΔcHo, đối với các alkan tăng khoảng 650 kJ/mol cho một nhóm CH2. Các alkan mạch nhánh có giá trị ΔcHo thấp hơn so với các alkan mạch thẳng khi cùng một số nguyên tử carbon, vì thế có thể coi là ổn định hơn về một số khía cạnh nào đó. Với các halogen Các alkan phản ứng với các halogen trong phản ứng gọi là phản ứng halogen hóa. Các nguyên tử hydro trong alkan bị thay thế dần dần, hay bị thay thế bằng các nguyên tử halogen. Các gốc tự do là các dạng chất tham gia vào trong phản ứng, thông thường hay tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Các phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt cao và có thể dẫn tới nổ. Chuỗi cơ chế phản ứng như sau, với clo hóa methan là ví dụ điển hình: 1. Khởi đầu: Chia cắt phân tử clo để tạo ra hai nguyên tử clo, được kích thích bằng bức xạ cực tím. Nguyên tử clo có điện tử không bắt cặp và phản ứng như là một gốc tự do. Cl2 → 2Cl· 2. Lan truyền (2 bước): Nguyên tử hydro bị lôi ra khỏi methan sau đó gốc methyl kéo Cl· từ Cl2. CH4 + Cl· → CH3· + HCl CH3· + Cl2 → CH3Cl + Cl· Điều này tạo ra sản phẩm mong muốn và gốc clo tự do khác. Gốc tự do này sau đó sẽ tham gia vào trong phản ứng lan truyền khác sinh ra một phản ứng dây chuyền. Nếu có đủ clo, các sản phẩm khác chẳng hạn như CH2Cl2 có thể tạo ra. 3. Kết thúc: Tái tổ hợp của hai gốc tự do: Cl· + Cl· → Cl2; hay CH3· + Cl· → CH3Cl; hoặc CH3· + CH3· → C2H6. Khả năng cuối cùng trong bước kết thúc sẽ tạo ra tạp chất trong hỗn hợp cuối cùng; chủ yếu là sự tạo ra các phân tử hữu cơ với mạch carbon dài hơn thay vì tái tạo lại các chất tham gia phản ứng. Trong trường hợp của methan hay ethan, mọi nguyên tử hydro đều bình đẳng và có cơ hội nganh nhau để được thay thế. Điều này dẫn đến cái gọi là sự phân bổ sản phẩm thống kê. Đối với propan và các alkan lớn hơn thì các nguyên tử hydro tạo thành các nhóm CH2 (hay CH) được ưu tiên thay thế. Phản ứng của các halogen khác nhau dao động đáng kể: tỷ lệ tương đối là: flo (108) > clo (1) > brom (7×10−11) > iod (2×10−22). Vì thế phản ứng của alkan với flo là khó kiểm soát nhất, với clo là nhanh vừa phải, với brom là chậm và đòi hỏi mức độ chiếu xạ tia cực tím cao còn với iod trên thực tế là không tồn tại và không có lợi về mặt nhiệt động lực học. Các phản ứng này là quy trình công nghiệp quan trọng để halogen hóa các hydrocarbon. Cracking và sửa đổi "Cracking" phá vỡ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn. Nó có thể thực hiện bằng các phương pháp nhiệt hay sử dụng chất xúc tác. Quy trình cracking nhiệt tuân theo cơ chế chia cắt liên kết đối xứng, có nghĩa là các liên kết bị phá vỡ đối xứng và cặp các gốc tự do được tạo ra. Quy trình cracking với chất xúc tác được diễn ra với sự tham gia của chất xúc tác axít (thông thường là các axít rắn) như silicat nhôm và zeolit) có xu hướng phá vỡ bất đối xứng các liên kết tạo ra các cặp ion ngược dấu điện tích, thông thường là carbocation và anion hydride rất không ổn định. Các gốc tự do carbon-khu vực hóa và các cation là không ổn định và nhanh chóng tham gia vào quá trình tái tạo mạch, sự phân chia C-C tại vị trí betha (có nghĩa là cracking) và hydro nội phân tử và liên phân tử được di chuyển hoặc trong di chuyển hydride. Trong cả hai dạng quy trình, các chất trung gian của phản ứng (gốc tự do, ion) được tái tạo liên tục, và vì vậy chúng được tạo ra trong một cơ chế tự lan truyền. Chuỗi các phản ứng cuối cùng được kết thúc bằng sự tái tổ hợp các gốc tự do hay các ion. Ở đây là ví dụ về cracking butan CH3-CH2-CH2-CH3 Khả năng 1 (48%): việc phá vỡ thực hiện trên liên kết CH3-CH2. CH3* / *CH2-CH2-CH3 sau một số bước người ta thu được alkan và anken: CH4 + CH2=CH-CH3 Khả năng 2 (38%): việc phá vỡ thực hiện trên liên kết CH2-CH2. CH3-CH2* / *CH2-CH3 sau một số bước người ta thu được alkan và anken dạng khác: CH3-CH3 + CH2=CH2 Khả năng 3 (14%): phá vỡ liên kết C-H. sau một số bước người ta thu được anken và hydro: CH2=CH-CH2-CH3 + H2 Các phản ứng khác Các alkan sẽ phản ứng với hơi nước khi có mặt chất xúc tác niken để tạo ra hydro. Alkan có thể clorosulfonat hóa và nitrat hóa, mặc dù cả hai phản ứng đều đòi hỏi các điều kiện đặc biệt. Sự lên men hóa các alkan thành các axít carboxylic có một tầm quan trọng kỹ thuật. Hydrocracking Đối với các ankan có số carbon lớn(parafin), chúng có thể phản ứng đựoc với hydro trong điều kiện nhiệt độ, áp suất rất cao. Sản phẩm của quá trình này là các hydrocarbon nhẹ,mạch ngắn đến trung bình, chủ yếu dùng làm xăng. Nguy hiểm Methan là một chất nổ khi trộn với không khí (1–8% CH4) và là một chất khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh: các alkan thấp khác có thể là chất nổ khi trộn cùng không khí. Các alkan lỏng là những chất dễ bắt lửa, mặc dù rủi ro này giảm dần theo chiều dài mạch carbon. Pentan, hexan và heptan được xếp loại là nguy hiểm cho môi trường và có hại: octan cũng được phân loại là có hại. Hexan mạch thẳng là một chất độc cho hệ thần kinh và vì thế ít được sử dụng trong thương mại. Trong tự nhiên Mặc dù các alkan có trong tự nhiên theo nhiều cách khác nhau, chúng không được đánh giá như là các chất thiết yếu xét về mặt sinh học. Các cycloankan với số nguyên tử carbon từ 14 tới 18 có trong xạ hương, được chiết ra từ hươu xạ (họ Moschidae). Tất cả các thông tin dưới đây đều chỉ áp dụng cho các alkan không tạo vòng. Vi khuẩn và khuẩn cổ Một số loại vi khuẩn nhất định có thể chuyển hóa các alkan: chúng ưa thích các alkan có mạch carbon chẵn do chúng dễ bị phân hủy hơn so với alkan mạch carbon lẻ. Mặt khác một số vi khuẩn cổ, như mêtanogen, sản sinh ra một lượng lớn methan bằng cách chuyển hóa carbon dioxide hoặc oxy hóa các hợp chất hữu cơ khác. Năng lượng được giải phóng bằng sự oxy hóa hydro: CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O Mêtanogen cũng sản xuất ra khí đầm lầy trong các vùng đất lầy và giải phóng khoảng 2 tỷ tấn methan mỗi năm—nồng độ methan trong khí quyển trên thực tế chủ yếu là do chúng sản xuất. Công suất sản xuất methan của trâu, bò và các động vật ăn cỏ khác có thể tới 150 lít một ngày, cũng như của mối, đều là do mêtanogen. Chúng cũng sản xuất alkan đơn giản nhất này trong ruột người. Các vi khuẩn cổ mêtanogen vì vậy nằm ở cuối của chu trình carbon, với carbon được giải phóng ngược trở lại khí quyển sau khi đã được cố định bởi quá trình quang hợp. Có lẽ là các mỏ khí thiên nhiên hiện nay cũng đã được hình thành theo cách tương tự. Nấm và thực vật Các alkan cũng đóng vai trò nhỏ trong sinh học của ba nhóm eukaryot là: nấm, thực vật và động vật. Một số loại men đặc biệt, ví dụ Candida tropicale, các loài họ Pichia, Rhodotorula, có thể sử dụng alkan như là nguồn carbon và/hoặc năng lượng. Loài nấm Amorphotheca resinae ưa thích các alkan mạch dài trong nhiên liệu hàng không, và có thể sinh ra các vấn đề nghiêm trọng cho máy bay trong các khu vực nhiệt đới. Trong thực vật người ta cũng tìm thấy các alkan rắn mạch dài; chúng tạo ra một lớp sáp rắn chắc-lớp cutin (biểu bì), trên các khu vực mà thực vật bị lột trần ra ngoài không khí. Nó bảo vệ thực vật chống lại sự mất nước, đồng thời ngăn cản sự thất thoát của các khoáng chất quan trọng do bị mưa. Nó cũng bảo vệ thực vật chống lại vi khuẩn, nấm và các côn trùng có hại. Lớp vỏ sáng màu trên các loại quả như táo cũng chứa các alkan mạch dài. Mạch carbon thông thường nằm giữa 20 và 30 nguyên tử carbon và được thực vật sản xuất từ các axít béo. Thành phần chính xác của lớp sáp không chỉ phụ thuộc vào loài mà còn thay đổi theo mùa và các yếu tố môi trường như điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Động vật Các alkan cũng được tìm thấy trong các sản phẩm của động vật, mặc dù chúng ít quan trọng hơn so với các hydrocarbon không no. Một ví dụ là dầu gan cá mập chứa khoảng 14% pristan (2,6,10,14-tetramêtylpentadecan, C19H40). Sự có mặt của chúng là quan trọng hơn trong các pheromon, loại hóa chất làm tín hiệu, mà gần như toàn bộ côn trùng đều cần khi liên lạc với nhau. Với một số loại, như được sử dụng bởi bọ cánh cứng Xylotrechus colonus, chủ yếu là pentacosan (C25H52), 3-mêtylpentaicosan (C26H54) và 9-mêtylpentaicosan (C26H54), chúng được chuyển giao bằng sự tiếp xúc cơ thể. Với các loài khác như muỗi xê xê Glossina morsitans morsitans, pheromon chứa 4 alkan là 2-mêtylheptadecan (C18H38), 17,21-dimêtylheptatriacontan (C39H80), 15,19-dimêtylheptatriacontan (C39H80) và 15,19,23-trimêtylheptatriacontan (C40H82), và chúng hoạt động bằng mùi với một khoảng cách lớn, một đặc trưng hữu ích để kiểm soát sâu bọ. Quan hệ sinh thái Một ví dụ về alkan mà cả trên động và thực vật đều có vai trò là quan hệ sinh thái giữa ong cát (Andrena nigroaenea) và lan hình nhện (Ophrys sphegodes); trong đó hoa lan phụ thuộc vào sự thụ phấn của ong. Ngoài ra, ong cát sử dụng các pheromon để xác định bạn tình của mình; trong trường hợp của A. nigroaenea, con cái sử dụng hỗn hợp của tricosan (C23H48), pentacosan (C25H52) và heptacosan (C27H56) với tỷ lệ 3:3:1, và con đực bị hấp dẫn bởi mùi đặc trưng này. Cây hoa lan đã nắm được ưu thế này— các phần trong hoa của nó không chỉ tương tự như bề ngoài của ong cát, mà nó còn sản xuất ra một lượng lớn cả ba alkan nói trên với cùng một tỷ lệ tương tự. Kết quả là hàng loạt ong đực bị quyến rũ bay đến và cố gắng giao hợp với bạn tình giả mạo của mình: mặc dù nỗ lực này không đem lại thành công cho ong, nhưng nó cho phép cây lan chuyển giao phấn hoa của nó, được gieo rắc sau khi con đực nản chí bay sang các bông hoa khác.
Parafin là tên gọi chung cho nhóm các hydrocarbon dạng ankan với phân tử lượng lớn có công thức tổng quát CnH2n+2, trong đó n lớn hơn 20. Parafin được Carl Reichenbach phát hiện ra trong thế kỷ 19. Đây là loại nhiên liệu mà tiếng Anh-Mỹ gọi là kerosene (dầu hỏa) thì trong tiếng Anh-Anh, cũng như trong phần lớn các phiên bản tiếng Anh của Khối thịnh vượng chung Anh, được gọi là paraffin oil (hay paraffin), còn dạng rắn của parafin được gọi là paraffin wax (sáp parafin). Parafin là tên gọi kỹ thuật cho ankan nói chung, nhưng trong phần lớn các trường hợp nó được dùng để chỉ các ankan mạch thẳng hay ankan thường, trong khi các ankan mạch nhánh, hay isoankan được gọi là isoparafin. So sánh thêm với olefin. (tiếng Latinh: parum (= yếu, kém, thiếu) + affinis với ý nghĩa ở đây là "thiếu ái lực", hay "thiếu khả năng phản ứng") (xem thêm ankan). Trong bài này parafin được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Thuộc tính lý-hóa Parafin được tìm thấy chủ yếu trong dạng chất rắn dạng sáp màu trắng, không mùi, không vị, với điểm nóng chảy thông thường nằm trong khoảng 47 - 65 °C. Nó không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong ête, benzen và một số este. Parafin không bị thay đổi dưới tác động của nhiều thuốc thử hóa học phổ biến, nhưng rất dễ cháy. Parafin lỏng Parafin lỏng có nhiều tên gọi, như nujol, dầu adepsin, albolin, glymol, dầu parafin, saxol, hay dầu khoáng USP. Nó thông thường được sử dụng trong các nghiên cứu phổ học hồng ngoại, do nó có phổ hồng ngoại tương đối không phức tạp. Khi các mẫu cần kiểm tra được tạo ra thành lớp dung dịch dày, parafin lỏng được thêm vào để nó có thể loang rộng trên các đĩa cần thiết cho việc kiểm tra phổ hồng ngoại. Sử dụng Sản xuất nến Tạo lớp phủ cho các loại giấy hay vải sáp. Tạo lớp phủ cho nhiều loại pho mát cứng, chẳng hạn pho mát Edam. Tạo các mẫu trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực mô học. Chất đẩy rắn cho các loại tên lửa lai ghép. Gắn xi cho bình, chai, lọ. Trong da liễu học, nó được dùng làm thuốc làm mềm (giữ ẩm) Được dùng cho các ván lướt sóng như là một thành phần của loại sáp dành cho ván lướt sóng. Thành phần chủ yếu của sáp trượt, dùng trong các ski và ván trượt tuyết. Trong vai trò của phụ gia thực phẩm, chất tạo độ bóng có số E bằng E905 chính là parafin cấp thực phẩm. Các thử nghiệm parafin được sử dụng trong pháp y để phát hiện các hạt thuốc súng còn trong tay của người bị tình nghi. Sáp parafin cấp thực phẩm được dùng trong một số loại kẹo để làm cho nó trông bóng hơn. Mặc dù sáp parafin có thể ăn được nhưng nó không tiêu hóa được; nó đi qua hệ tiêu hóa mà không bị phân hủy. Sáp parafin cấp phi thực phẩm có thể chứa dầu và các tạp chất khác và có thể là độc hại hay nguy hiểm. Hỗn hợp không tinh khiết của phần lớn các loại sáp parafin được dùng trong các buồng tắm sáp với mục đích làm đẹp và như là liệu pháp điều trị. Sáp parafin không được dùng nhiều trong việc chế tạo các mô hình mẫu để đúc, do nó tương đối giòn ở nhiệt độ phòng và thông thường không thể đục, khắc lạnh do nó tạo ra nhiều mảnh vỡ. Loại sáp được ưa chuộng trong công việc này là sáp ong.
Trong toán học và đại số trừu tượng, lý thuyết nhóm nghiên cứu về cấu trúc đại số như nhóm. Nhóm là lý thuyết trung tâm của đại số trừu tượng, những cấu trúc đại số chính khác như vành, trường và không gian vector có thể được xét như các nhóm với các tính chất và tiên đề bổ sung. Nhóm được ứng dụng hầu khắp các nhánh của toán học, và ứng dụng của lý thuyết nhóm có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đại số. Các nhóm đại số tuyến tính và các nhóm Lie, là hai nhánh của lý thuyết nhóm, đã được nghiên cứu chuyên sâu và trở thành những chủ đề chính của lý thuyết này. Nhiều hệ thống vật lý, như tinh thể và nguyên tử hydro, có thể được mô hình hóa dưới dạng các nhóm đối xứng.Vì vậy, lý thuyết nhóm và lý thuyết đại diện - lý thuyết có liên hệ mật thiết với lý thuyết nhóm - có nhiều ứng dụng quan trọng trong vật lý, hóa học và khoa học vật liệu. Lý thuyết nhóm cũng là trọng tâm cho lý thuyết mã hóa công khai. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Toán học thế kỷ XX đó là nỗ lực hợp tác đem lại hơn 10.000 trang báo cáo được phát hành từ năm 1960 đến 1980 với kết quả phân loại hoành chỉnh cho các nhóm đơn hữu hạn. Lý thuyết nhóm là một nhánh cơ bản của đại số nghiên cứu các tính chất của nhóm - một hệ thống đại số cơ bản. Phân loại Số loại nhóm đã dần dần mở rộng từ nhóm hoán vị hữu hạn cho tới nhóm ma trận. Nhóm hoán vị Lớp nhóm đầu tiên chúng ta được biết tới là nhóm hoán vị. Cho trước một tập X và tập hợp G các song tuyến của X cho chính nó (hoán vị) đóng dưới các phép nghịch đảo và kết hợp, G là nhóm tác động lên X. Nếu X bao gồm n phần tử và G bao gồm tất cả các hoán vị, G là nhóm đối xứng Sn, một cách tổng quát, Mọi nhóm hoán vị G là tập con của nhóm đối xứng của X. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc của một nhóm hoán vị có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng các tính chất của các tác dụng của chúng lên những tập tương ứng. Nhóm ma trận Lớp nhóm quan trọng tiếp theo của lý thuyết nhóm chính là nhóm ma trận. Trong đó G là một tập bao gồm các ma trận khả nghịch với bậc n cho trước qua một trường K là đóng dưới phép nhân vô hướng và nghịch đảo. Những nhóm tác dụng lên một không gian vector n chiều Kn bằng một biến đổi tuyến tính. Tác dụng này làm nhóm ma trận giống như nhóm hoán vị, và sự đối xứng của tác động có thể khai thác để tìm hiểu các tính chất của nhóm G. Nhóm biến đổi Nhóm giao hoán và nhóm ma trận là các trường hợp đặc biệt của nhóm biến đổi: Một nhóm tác động lên không gian X cụ thể và bảo toàn câu trúc vốn có của nó. Trong trường hợp của nhóm hoán vị, X là tập của nhóm ma trận, đối với nhóm ma trận, X là không gian vector. Mô hình của một nhóm biến đổi rất gần với nhóm đối xứng: một biến đổi bao gồm tất các các biến đổi bảo toàn các cấu trúc cụ thể. Lý thuyết của nhóm biến đổi là cây cầu liên kết lý thuyết nhóm với hình học giải tích. Nhóm trừu tượng Phần lớn các nhóm ở giai đoạn đầu của lý thuyết nhóm là "đặc", được nhận ra thông qua các con số, hoán vị, ma trận. Trước thể kỉ 19, ý tưởng của một nhóm trừu tượng như là một tập cùng với các toán tử thỏa mản một số hệ thống tiêu đề bắt đầu được nảy sinh. Một cách phổ biến để xác định một nhóm trừu tượng là thông qua phép biểu diễn bằng generator và relations, Lịch sử lý thuyết nhóm Trong khoảng một thế kỉ, rất nhiều nhà toán học đã gặp khó khăn khi nghiên cứu các bài toán đại số trước khi lý thuyết nhóm ra đời. Bắt đầu từ Joseph Louis Lagrange sử dụng nhóm hoán vị để tìm nghiệm đa thức (1771), sau đó trong các bài báo, nghiên cứu về phương trình đại số của Leonhard Euler, Carl Friedrich Gauss, Niels Henrik Abel (1824) và Evariste Galois (1830), những thuật ngữ trong lý thuyết nhóm đã xuất hiện. Ngoài ra, lý thuyết nhóm cũng được hình thành từ hình học vào khoảng giữa thế kỉ XIX và từ lý thuyết số. Vào khoảng cuối thế kỉ XIX, lý thuyết nhóm trở thành một nhánh độc lập của đại số (những người có công trong lĩnh vực này phải kể đến là Ferdinand Georg Frobenius, Leopold Kronecker, Emile Mathieu...). Nhiều khái niệm của đại số đã được xây dựng lại từ khái niệm nhóm và đã có nhiều kết quả mới đóng góp cho sự phát triển của ngành toán học quan trọng này. Hiện nay lý thuyết nhóm là một phần phát triển nhất trong đại số và có nhiều ứng dụng trong topo học, lý thuyết hàm, mật mã học, cơ học lượng tử và nhiều ngành khoa học cơ bản khác. Bài toán cơ bản của lý thuyết nhóm là miêu tả tất cả hệ thống nhóm với sự chính xác đến một đẳng cấu, và nghiên cứu các phép biến đổi trên các nhóm. Trên thực tế, việc viết hết các hệ thống nhóm là không thể, chính vì thế mà lý thuyết nhóm vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Những khái niệm cơ bản Nhóm Nhóm các tự đẳng cấu Nhóm hữu hạn Nhóm Abel Nhóm Lie Nhóm lũy linh Toán học tổ hợp
Huệ Trung là một Pháp danh/hiệu thông dụng trong Phật giáo Việt Nam và Trung Quốc. Nó có thể là tên/hiệu của những người sau: Huệ Trung Thượng sĩ, một vị cư sĩ ngộ đạo thâm sâu, sống vào đời Trần (cũng đọc là Tuệ Trung). Nam Dương Huệ Trung, một Thiền sư Trung Quốc đời Đường, đệ tử của Lục tổ Huệ Năng.
Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo, dưới sự lãnh đạo tinh thần của các giám mục tại Việt Nam, hiệp thông với giáo hoàng. Với số tỉ lệ 7,21% và số giáo dân trên 7,2 triệu người (2022), Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người Công giáo trong tổng dân số xếp thứ năm ở châu Á (sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc). Về số lượng người Công giáo, Việt Nam cũng đứng thứ năm châu Á (sau Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia). Công giáo Việt Nam từng được mệnh danh là "Trưởng nữ của Giáo hội tại Á châu". Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý vào đầu thế kỷ 17. Nền tảng truyền giáo do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng được tiếp nối bởi Hội Thừa sai Paris Pháp và Dòng Đa Minh Tây Ban Nha. Các linh mục người Việt đầu tiên được thụ phong vào năm 1668. Hai giám mục người Việt tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng và Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được bổ nhiệm vào thập niên 1930. Năm 1960 chứng kiến sự hình thành Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất được thành lập năm 1980. Theo số liệu điều tra dân số chính thức của Nhà nước năm 2019, Công giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, với 5,9 triệu người, chiếm khoảng 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước . Theo thông tin từ trang Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, tính đến năm 2021, Công giáo tại Việt Nam có 47 Giám mục, hơn 6000 linh mục; khoảng 200 dòng tu, với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, trên 7 triệu tín hữu Công giáo, hơn 10.000 cơ sở thờ tự (tính đến năm 2010) thuộc về ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn. Theo thông tin từ Bản Tổng kết Tiền Thượng Hội đồng Giám mục công bố vào tháng 8 năm 2022, số giáo dân của tôn giáo này đạt mức 7.294.713 người, tỉ lệ 7,21% dân số Việt Nam. Những vùng tập trung đông giáo dân nhất là tại các tỉnh duyên hải miền Bắc (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,...), các tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Thuận,...), Tây Nguyên và phía Nam (Đồng Nai, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,...). Tên gọi Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng để dịch chữ καθολικος, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là "đạo chung, đạo phổ quát" đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Các văn kiện tiếng Việt của Giáo hội hoặc Hội đồng Giám mục Việt Nam đều dùng chữ "Công giáo", Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cũng dùng chữ "Công giáo". Tuy nhiên, trong ngữ cảnh không chính thức thì "Công giáo" cũng được gọi là "Kitô Giáo" hay "đạo Thiên Chúa". Ngoài ra, Giáo hội Công giáo (hoặc Hội Thánh Công giáo) mang tính chất thống nhất và chỉ có một trên toàn cầu, cộng đồng người Công giáo tại Việt Nam (hoặc các nơi khác) là một bộ phận của nó, gọi là "giáo hội địa phương". Giáo hội Công giáo không thành lập giáo hội riêng cho từng quốc gia, cho nên thuật ngữ "Giáo hội Công giáo Việt Nam" là không đúng vì gây hiểu nhầm về việc có một tổ chức Công giáo riêng tại Việt Nam. Lịch sử Thời kỳ hình thành (1533 – 1659) Những tiếp xúc ban đầu Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam đã bắt đầu giao thương với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và với Nhật Bản ở châu Á để trao đổi hàng hóa và vũ khí quân sự. Thời gian này, Công giáo cũng mở rộng truyền giáo đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu. Bấy giờ là thời kỳ hoàng kim của 2 cường quốc Phục Hưng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Đều là những quốc gia Công giáo kỳ cựu, cả hai nước cạnh tranh nhau quyết liệt trong địa hạt kinh tế và tìm kiếm Vùng đất Mới hay Tân Thế giới. Các mâu thuẫn lớn đến mức, cả hai nước phải cùng xin Giáo hoàng làm trọng tài giải quyết. Do đó, Giáo hoàng Alexandre VI đã ban Sắc chỉ "Inter Caetera" ngày 4 tháng 5 năm 1493, phân chia theo hướng Đông Tây quả địa cầu cho hai vương quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, theo đó vùng đất bờ phía Tây Phi Châu và vùng Đông Ấn, bao quát từ Ấn Độ, Xiêm La, Malacca, Sumatra, Java, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản, được đặt dưới chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha. Phần lại của thế giới mới được đặt dưới chế độ bảo trợ của Tây Ban Nha. Do sự phân chia này, các thừa sai Bồ Đào Nha hay các quốc tịch khác đều phải tập trung, bị kiểm soát tại hải cảng Lisbõa để xuống tàu lên đường truyền giáo vùng Đông Ấn. Sử liệu Pháp ghi lại rằng vào năm 1516 có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Fernao Perez de Andrade đã đến tận bờ biển Việt Nam. Trong bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục được Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công giáo (khi đó gọi là đạo Gia-tô, phiên âm từ chữ Giê-su trong tiếng Hán) chú thích như sau: Các làng trên lần lượt thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu và Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay. Tuy nhiên những chi tiết liên hệ tới I-nê-khu (có thể là phiên âm của Inácio trong tiếng Bồ Đào Nha, Ignacio hoặc Íñigo trong tiếng Tây Ban Nha) ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này. Mặc dù vậy, với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam. Theo linh mục Marcos Gispert, O.P., nhà sử học Dòng Anh Em Giảng Thuyết (thường gọi là Dòng Đa Minh) đã sống tại Việt Nam 34 năm, sau I-nê-khu còn một số nhà truyền giáo khác như: Linh mục Gaspar da Cruz, thuộc Tỉnh Dòng Thánh Giá Đông Ấn, vào năm 1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên, và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Đông. Hai linh mục Lopez và Acevedo: năm 1558 đã tới giảng vùng Cao Miên trong 10 năm. Hai linh mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ Đào Nha) và Grégoire de la Motte, O.P. (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền giáo tại Quảng Nam trong thời Chúa Nguyễn Hoàng (1580-1586). Để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, ngày 3 tháng 11 năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ "Aequum Reputamus" thiết lập Giáo phận Goa (Hạt Đại diện Tông tòa Goa) khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt. Ngày 4 tháng 2 năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ "Pro Exellenti Praeminentia" thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ "Super Specula Militantis Ecclesiae", thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản. Mặc dù cả hai giáo phận Malacca và Macao đều thuộc quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha, tuy nhiên đã có rất nhiều nhà truyền giáo thuộc nhiều dòng tu và hội thừa sai khác đã đến Việt Nam. Năm 1596 thầy dòng người Tây Ban Nha tên là Don Diego d’Averte đã đặt chân đến Huế, nhưng bị đuổi đi ngay. Năm 1614 những nhà truyền giáo dòng Tên theo chân các thương nhân người Bồ Đào Nha từ Macao, qua phía nam Trung Hoa, để đến Việt Nam. Các bề trên Dòng Tên còn thành lập hẳn một tổ chức truyền giáo tại Đàng Trong (la Mission de Cochinchine) năm 1615. Các cộng đoàn tiên khởi Những nỗ lực truyền giáo đầu tiên đã không đạt được thành tựu thường trực. Sang thế kỷ 17, các vị thừa sai Dòng Tên thuộc nhiều quốc tịch dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha đã thiết lập nền tảng Công giáo vững chắc tại Đại Việt. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615 tới năm 1659, vào cùng thời điểm lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền. Các linh mục Dòng Tên theo chân Thánh Phanxicô Xaviê truyền giáo tại Nhật Bản từ năm 1549, bị Mạc chúa Tokugawa Hidetada ra sắc lệnh trục xuất khỏi đất Phù Tang năm 1614, đã tập trung tại Macao (được xem như một đầu cầu thành lập từ năm 1564). Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản, các thừa sai rất quan tâm đến việc học ngôn ngữ, phong tục Việt Nam và giảng đạo bằng tiếng Việt. Các linh mục Dòng Tên ở lại Việt Nam cho tới năm 1788. Vắng bóng đi trong một thời gian 169 năm (1788-1957). Ngày 18 tháng 1 năm 1615, hai linh mục Francesco Buzomi và Diogo Carvalho cùng các trợ sĩ đến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Tiếp theo các linh mục khác như Francisco de Pina, Christoforo Borri, Alexandre de Rhodes, Girolamo Maiorica đều đến Đàng Trong trước. Năm 1626, linh mục Giuliano Baldinotti và tu huynh Julius Piani ra Đàng Ngoài tìm hiểu tình hình, được chúa Trịnh Tráng tiếp đãi nồng hậu. Ngày 19 tháng 3 năm 1627, hai linh mục de Rhodes và Pedro Marques cập bến Cửa Bạng, Thanh Hóa, khởi đầu công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài. Vì nhu cầu học hỏi tiếng Việt (lúc đó mới chỉ được viết bằng chữ Nôm, ngoài việc chữ Hán được dùng làm văn tự chính thức), các giáo sĩ bắt đầu ghi lại âm tiết tiếng Việt dưới dạng chữ Latinh. Các giáo sĩ đã có gắng tổ chức giáo hội bằng cách tập trung khắp nơi những thanh thiếu niên và cả người đã đứng tuổi thiện chí, sống đời độc thân và cùng với các linh mục trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh để chia sẻ việc truyền đạo, nhất là chuyện dạy giáo lý cho dân chúng và cũng giúp nâng cao đời sống xã hội của người dân; họ được gọi là các Kẻ giảng và Thầy giảng. Chữ Quốc ngữ được dùng để ghi âm tiếng Việt theo chữ cái Latinh nhưng song hành với đó, kho tàng văn chương Hán-Nôm Công giáo còn lớn hơn nữa. Chỉ riêng giáo sĩ Girolamo Maiorica, trong khoảng 1632-1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, nổi tiếng nhất là cuốn Các Thánh Truyện viết năm 1646. Nhiều tác phẩm bị hư hỏng và mất mát do thời gian, chiến tranh và bách hại tôn giáo. Việc truyền đạo được vua chúa Việt Nam cho phép trong một số nơi với nhiều hạn chế của các quan lại địa phương, nên các tín đồ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đạo, có nơi phải bị giết chết như trường hợp thầy giảng Anrê Phú Yên ở Quảng Nam ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ngày 3 tháng 7 năm 1645, linh mục Alexandre de Rhodes rời Việt Nam về Roma để báo cáo cho Tòa Thánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số Giám mục đến truyền giáo tại Việt Nam, nơi mà ông gọi là "cánh đồng truyền giáo phì nhiêu" để củng cố nền móng cho Giáo hội tại nước này. Ông được Tòa Thánh cho phép đi khắp nước Pháp đi tìm kiếm những linh mục sẵn sàng xung phong và tiếp tục công việc đã khởi sự với nhiều thành quả tốt đẹp. Hai linh mục Pallu và de la Motte được bổ nhiệm làm giám mục và đặt làm Đại diện Tông tòa tới Viễn Đông năm 1658. Hội Thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris) được thành lập năm 1663 dưới thời Giáo hoàng Alexanđê VII. Thời kỳ phát triển (1659 – 1820) Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII qua Sắc chỉ Super Cathedram quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận tách ra từ giáo phận Macao, và chọn hai người thừa sai thuộc Hội Thừa sai Paris làm Đại diện Tông Tòa. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam do Giám mục Pierre Lambert de la Motte cai quản. Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc do Giám mục François Pallu cai quản. Năm 1669, Lambert tới Phố Hiến (Hưng Yên) và đầu năm 1670, ông truyền chức linh mục cho 7 thầy, chủ toạ công đồng đầu tiên ở Phố Hiến, lập Dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao (Bùi Chu) và Bái Vàng (Hà Tây). Hội Thừa sai Paris có công lớn với giáo hội Việt Nam bằng cách: Đã triệu tập Hội nghị Mục vụ đầu tiên: ngày 14 tháng 2 năm 1670 tại Đình Hiến tỉnh Nam Định, Giám mục Lambert de la Motte đã quy định thể chế nhà Đức Chúa Trời (giáo hội), và thành lập Dòng Mến Thánh Giá, các chị em nữ tu là những cộng tác viên rất đắc lực của hàng giáo phẩm trong việc truyền đạo bên cạnh giáo dân, nhất là trong các vùng thôn quê. Đã xây dựng Đại chủng viện Penang (1870) để đào tạo các linh mục bản xứ châu Á và Việt Nam: các thánh linh mục tử đạo miền Nam đều xuất thân từ đây; và suốt ba thế kỷ đã gắn bó với giáo hội địa phương cho tới sáng ngày 12 tháng 8 năm 1975, ngày mà các vị thừa sai ngoại quốc sau cùng được lệnh ra khỏi Việt Nam. Theo lời mời của Giám mục Phanxicô Pallu vì những đòi hỏi rất khẩn trương tại Việt Nam, số tín hữu tân tòng tiếp tục gia tăng, linh mục giám tỉnh Dòng Anh Em Giảng Thuyết là Felipe Pardo, O.P., từ Manila đã phái hai linh mục Juan de Santa Cruz và Juan Arjona đi lối Trung Linh (Bùi Chu) lên Phố Hiến (Hưng Yên) ngày 7 tháng 7 năm 1676. Nhưng sự bất hoà giữa các thừa sai Dòng Tên và các Giám mục thuộc Hội Thừa sai Paris, cùng với các sắc chỉ cấm đạo của vua chúa Việt Nam khi ấy khiến các vị thừa sai đã đi tìm một giải pháp mới, mà người ta cho rằng, đã tạo cơ hội người Pháp có điều kiện can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực sau này. Năm 1679, Giáo hoàng Innôcentê XI lại chia giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo phận: Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng tới ranh giới Ai Lao) trao cho Hội Thừa sai Paris dưới quyền quản nhiệm của Giám mục Bourges, và Đông Đàng Ngoài (từ tả ngạn sông Hồng chạy ra biển), ban đầu cũng do Giám mục Deydier của Hội Thừa sai Paris phụ trách nhưng năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục De Bourges xin Tòa Thánh trao giáo phận này cho Dòng Đa Minh, vì từ 20 tháng 8 năm 1679 tất cả số nhân sự của dòng đó đã tập trung về đây. Đồng thời, linh mục Tổng quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết sáp nhập các cơ sở truyền giáo của Hội Dòng tại miền Bắc hồi đó vào Tỉnh dòng Đức Mẹ Mân Côi tại Philippines. Từ Nhà Tổng quyền S. Sabina (tại Roma) cha Raimondo Lezoli, O.P., được Thánh bộ Truyền giáo đề cử sang tiếp tay với linh mục Juan de Santa Cruz (lúc đó đang ở Trung Linh), về sau Tòa Thánh yêu cầu ông chính thức lãnh trách nhiệm tất cả miền Đông. Ngày 2 tháng 2 năm 1702, tại Kẻ Sặt linh mục Raimondo Lezoli được thụ phong Giám mục tiên khởi của Dòng Đa Minh tại miền Bắc. Dòng Đa Minh tiếp tục có nhiều vai trò tại Đông Đàng Ngoài tới hơn 250 năm sau đó. Một trong những hạt giống mà Dòng Giảng Thuyết đã gieo sâu trong lòng dân tộc bản xứ là sự tôn sùng tràng hạt Đức Mẹ Mân Côi vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tại Nam Bộ, người Công giáo cũng sớm hiện diện và góp phần làm nên khuôn mặt vùng đất mới này. Các thừa sai tại Việt Nam trong hai thế kỷ 17, 18 là những người thuộc Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris, Dòng Đa Minh, Dòng Âu Tinh Chân đất, Dòng Phan Sinh, hoặc do Bộ Truyền bá Đức Tin trực tiếp phái tới. Tới cuối thế kỷ 18, Công giáo đã trở thành một phần vững chãi trong khung cảnh tâm linh và xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại Đàng Ngoài. Chính quyền Đàng Trong thì dùng nhiều giáo sĩ phương Tây vì tài năng khoa học của họ. Giám mục Pigneau de Béhaine, quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông tòa Đàng Trong (1771-1799), đã hết lòng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, khi ông đang bị khốn đốn bởi cuộc vây hãm của quân Tây Sơn. Giám mục này đã đưa hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (lúc bấy giờ mới lên 4 tuổi) sang Pháp và vận động người Pháp giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn và chúa Trịnh. Tâm định của các vị thừa sai và của Giám mục Bá Đa Lộc là muốn cho người Công giáo Việt Nam được an thân giữ đạo và đạo Chúa được mở rộng. Ông đã nuôi dạy Hoàng tử Cảnh ở dinh Tân Xá. Sau khi ở Pháp về năm 1789, hoàng tử Cảnh không chịu làm lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế khiến Gia Long rất bực tức. Bá Đa Lộc cũng đã khuyên hoàng tử Cảnh phải tôn trọng tục lệ thờ kính ông bà và lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vua Gia Long không chọn hoàng tôn Đán mà lại chọn người con thứ là hoàng tử Đảm sau này. Bá Đa Lộc chết ngày 9 tháng 10 năm 1799 và hoàng tử Cảnh chết năm 1801, hi vọng của người Công giáo Việt Nam về một thời kì tự do truyền đạo trở nên mờ nhạt. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, Huế. Nhớ ơn Giám mục Bá Đa Lộc, Gia Long cho phép tự do truyền bá đạo Công giáo. Thời kỳ này, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 3 giáo phận như sau: Giáo phận Đông Đàng Ngoài: 140.000 tín hữu, 41 linh mục Việt Nam, 4 linh mục thừa sai và 1 giám mục. Giáo phận Tây Đàng Ngoài: 120.000 tín hữu, 65 linh mục Việt Nam, 46 linh mục thừa sai và 1 giám mục. Giáo phận Đàng Trong: 60.000 tín hữu, 15 linh mục Việt Nam, 5 linh mục thừa sai và 1 giám mục. Một số người nhận định rằng nhà vua có thiện cảm với đạo nhưng không muốn theo đạo vì thấy luật lệ đạo quá nghiêm khắc đối với tục đa thê và việc thờ cúng tổ tiên. Ông nói: "Đạo Thiên Chúa rất hợp với đạo lý nhưng quá nghiêm khắc với tục đa thê. Đối với ta, không thể chỉ lấy một vợ, mặc dù ta thấy là trị cả nước còn dễ dàng và ít mệt mỏi hơn là giữ cho gia đình ta được yên ấm". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, vua Gia Long không có thiện cảm với Công giáo, và chủ trương hạn chế sự phát triển của tôn giáo này trong thời kỳ mà mình cai trị. Chỉ dụ năm Gia Long thứ 3 (1804) về chấn chỉnh các hoạt động tôn giáo có ghi:...Từ nay về sau, dân gian người nào có bệnh tật, chỉ được mời thầy chữa thuốc, không được nghe nhảm những việc yêu tà, cầu cúng càn dở, thấy phù thủy, kẻ đồng cốt, không được thờ phụng đèn hương, để trừ tà, chữa bệnh cho người. Nếu còn quen giữ thói cũ, tất phải trị tội nặng. Lại như Gia tô là giáo phái ở phương xa, lưu hành vào trong nước, đặt ra tên địa ngục quỷ quái, nêu ra thuyết thiên đường thần kỳ, dần dần kẻ ngu phu, ngu phụ theo đuổi điên cuồng, tiêm nhiễm thành thói mà mà không biết. Từ nay, phàm các xã dân có nhà thờ Gia tô đổ nát, phải làm đơn trình lên quan ở trấn mới được sửa chữa. Còn làm nhà thờ mới đều cấm. Nếu quen giữ thói làng, can phạm phép nước, khi phát giác ra, xã trưởng phải lưu đày châu xa, còn dân làng ai tội nặng thì sung cấp làm phu sai dịch, ai tội nhẹ thì phân biệt phạt tội xuy tội trượng.Với nhân số năm 1802 là 320.000 người, số tín hữu Công giáo chiếm khoảng 3% dân số cả nước. Thời kỳ thử thách (1820 – 1885) Thời kỳ này gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu do Nhà Nguyễn cấm đạo và giai đoạn sau do phong trào Văn Thân tàn sát người Công giáo. Vua Minh Mạng (cai trị từ 1820 tới 1841) bắt đầu thực hiện các chính sách cấm đạo khắc nghiệt. Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam năm 1858, và chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ theo Hòa ước Nhâm Tuất 1862. Với Hiệp ước này, Nhà Nguyễn cũng công nhận quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên từ sau Hiệp ước này, phong trào Văn Thân của các nho sĩ với khẩu hiệu "bình Tây sát Tả" nổi lên tàn sát người Công giáo vì cho rằng nhóm này là cộng tác với thực dân Pháp, đặc biệt vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885. Năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận mới: Tây Đàng Trong (trung tâm là Sài Gòn) gồm sáu tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản, Đông Đàng Trong (trung tâm là Quy Nhơn) do Giám mục E.T. Cuénot Thể cai quản. Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Tây Đàng Ngoài (trung tâm là Hà Nội) do Giám mục P.A. Retord Liêu cai quản và Nam Đàng Ngoài (trung tâm là Vinh) do Giám mục Gauthier Hậu cai quản. Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (trung tâm là Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (trung tâm là Bùi Chu). Cũng trong năm này, Tự Đức lên ngôi vua và ra dụ cấm đạo, cũng vì sự cấm đạo tàn nhẫn này dẫn tới thực dân Pháp lấy làm cớ xâm chiếm Việt Nam. Sách Việt Nam sử lược có chép: {{cquote| Việc cấm đạo thì từ năm mậu thân (1848) là năm Tự Đức nguyên niên, vua Dực Tông mới lên ngôi, đã có dụ cấm đạo. Lần ấy trong dụ nói rằng những người ngoại quốc vào giảng đạo, thì phải tội chết, những người đạo trưởng ở trong nước mà không chịu bỏ đạo, thì phải khắc chữ vào mặt, rồi phải đày đi ở chỗ nước độc. Còn những ngu dân thì các quan phải ngăn cấm, đừng để cho đi theo đạo mà bỏ sự thờ cúng cha ông, chứ đừng có giết hại ...Đến năm tân hợi (1851) là năm Tự Đức thứ 4, lại có dụ ra cấm đạo. Lần này, cấm nghiệt hơn lần trước, và có mấy người giáo sĩ ngoại quốc phải giết.}} Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bỏ. Từ đó dụ cấm đạo càng khắt khe hơn trước. Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi sông hay ra biển. Báo chí Công giáo tại Pháp kêu la trong sự kinh hoàng, và sự khích động đã thu nhận được một cảm tình nơi Hoàng Hậu Pháp Eugenie, nhất là khi trong số các nạn nhân sau này có tên một vị tu sĩ Tây Ban Nha mà khi còn là thiếu nữ, hoàng hậu này có quen biết tại Andalusia. Phó đô đốc Bonard, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Nam kỳ, trong một bức thư gửi cho hầu tước Chasseloup Laubat, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa đã mô tả tình hình phức tạp hơn về mâu thuẫn của Công giáo Việt Nam và triều đình trước khi nổ ra Chiến tranh Pháp–Đại Nam:Năm 1850, Tòa Thánh lại chia địa phận Tây Đàng Trong thành hai: Tây Đàng Trong (các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long) do Giám mục Lefèbvre cai quản và Nam Vang (phần đất các tỉnh phía nam Hậu Giang của Việt Nam và cả nước Cao Miên) do Giám mục J.C. Miche Mịch cai quản. Giáo phận Đông Đàng Trong cũng chia thành hai: Bắc Đàng Trong là Huế (gồm Nam Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế) do Giám mục F.M. Pellerin Phan cai quản và Đông Đàng Trong gồm các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên do Giám mục Cuénot Thể cai quản. Giai đoạn Pháp xâm chiếm Đại Nam Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có Giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh tượng các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam. Cùng sự tác động của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873) quyết ý đánh Việt Nam. Năm 1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris và được Napoleon tiếp kiến. Napoleon III giao nhiệm vụ cụ thể cho đô đốc Rigoult de Genouilly để thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp trên Việt Nam. Tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, quân đội viễn chinh Pháp đã không nhận được sự hỗ trợ của giáo dân như Giám mục Pellerin đã hứa (hiện chưa rõ quy mô của giáo dân Đà Nẵng năm 1858). Có ý kiến cho rằng đây là lần duy nhất có sự tham dự của giáo sĩ Công giáo vận động Pháp chiếm Việt Nam, cho thấy giáo dân dù bị chính quyền tàn sát nhưng không quay lưng lại với đất nước. Tuy vậy, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, một số người cho rằng, quan chức triều đình và giới Văn Thân với đầu óc kỳ thị tôn giáo và quan niệm sai lạc đã không hiểu biết về tư tưởng trung quân, ái quốc của người Công giáo. Khác với quan điểm trên, bức thư do đô đốc François Page gửi cho bộ trưởng hải quân cuối năm 1859, cho thấy rằng quân đội viễn chinh Pháp đã có được sự hỗ trợ đáng kể từ đội ngũ giáo dân trước khi phong trào Văn Thân nổ ra: Năm 1861, tại Bắc Kỳ nổ ra cuộc nổi dậy do một người Công giáo là Tạ Văn Phụng lãnh đạo. Lê Duy Minh tên thật là Tạ Văn Phụng, trước đã từng tham gia trong lực lượng Pháp tiến đánh Nam Kỳ. Đầu năm 1862, ông mạo xưng là Lê Duy Minh, con cháu nhà Lê để nổi dậy chống lại triều đình, nổi lên cướp phá ở vùng ven biển gây thêm khó khăn cho triều Nguyễn. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh thì Lê Duy Phụng hành động theo lệnh Pháp vì khi đó Pháp đang xâm chiếm Nam Kỳ. Cuộc nổi dậy đã được các nhóm nổi dậy khác ở khắp Bắc Kỳ như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An và hải tặc ngoài biển ủng hộ. Theo sử gia Trần Trọng Kim thì cuộc nổi dậy này là một trong số nguyên nhân chính đã làm cho vua Tự Đức phải vội vã sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa với thực dân Pháp. Theo hòa ước với Pháp năm 1862, nhà Nguyễn bỏ việc cấm đạo Công giáo. Năm 1864, để phản ứng lại âm mưu giết hại người Công giáo của giới Văn Thân ở Huế, vua Tự Đức hạ dụ: Phan Phát Huồn nhận định rằng dù sắc dụ trên có điều sai lạc nhưng Tự Đức đã công nhận sự trung thành và bị vu oan của người Công giáo. Năm 1869, Tự Đức ra hai sắc dụ bảo vệ người Công giáo: cho phép người Công giáo được tập hợp thành làng, có lý trưởng Công giáo, và cấm người lương nhục mạ và quấy rầy lễ nghi của người Công giáo. Tuy vậy đối với nhiều người, Tự Đức không còn đủ uy tín, và phong trào Văn Thân chống đối ông bắt đầu nổi lên tàn sát người Công giáo. Sau khi hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký kết, chiến lược của các giáo sĩ công giáo 3 miền cũng có sự phân hóa rõ rệt. Phó đô đốc Bonard, trong bức thư của mình năm 1862 đã mô tả về điều này như sau:Trong số những người Công giáo Việt Nam thân Pháp có các nhân vật nổi bật là: Trần Bá Lộc, Tôn Thọ Tường, Tạ Văn Phụng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tỉ lệ giáo dân đi lính cho Pháp không vượt trội so với tỉ lệ người lương. Theo Vietcatholic, sau khi hạ thành Hà Nội ngày 20/11/1873, Francis Garnier "đi mộ ở các tỉnh được 14.000 thân binh, trong số đó chỉ có 2.000 Công giáo…", tức là tỉ lệ người Công giáo chỉ khoảng 1/7. Còn theo tuần báo văn nghệ TPHCM, cuộc tuyển mộ này được thực hiện bởi linh mục Trần Lục, trong 12.000 - 14.000 lính đánh thuê này thì đa số là giáo dân Công giáo. Tháng 8 năm 1885, giám mục Puginier yêu cầu tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường để bắt giam. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa: "Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo thì nó sẽ là một nước Pháp nhỏ". Vào năm 1883, Tòa Thánh lại tách địa phận Đông Đàng Ngoài thành: Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh) do Giám mục Colomer Lễ cai quản. Như vậy, các giáo phận lúc này gồm: ở Đàng Trong là Tây Đàng Trong (Sài Gòn), Đông Đàng Trong (Quy Nhơn), Bắc Đàng Trong (Huế), Cao Miên (Cần Thơ). Ở Đàng Ngoài là Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), Nam Đàng Ngoài (Vinh), Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng), Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) và Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh). Hậu kỳ cận đại (1886 – 1975) Giai đoạn 1886 – 1945 Khi triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Thân 1884 với Pháp, công nhận sự bảo hộ của Pháp thì Công giáo Việt Nam lúc đó được tự do, công khai hoạt động. Các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, tu viện, tòa giám mục, trường học, viện dưỡng lão, viện cô nhi... được xây dựng khắp nơi. Các giáo phận được chia nhỏ lại. Miền Bắc gồm các giáo phận: Hà Nội, Phát Diệm, Hưng Hoá, Vinh, Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh và một Phủ doãn Tông Tòa là Lạng Sơn. Miền Nam gồm các giáo phận: Sài Gòn, Quy Nhơn, Huế, và một phần của giáo phận Nam Vang. Tổng cộng là 12 giáo phận. Năm 1925, Tòa Thánh lập Tòa khâm sứ ở Đông Dương, đặt tại Phủ Cam (Huế). Ngày 10 tháng 1 năm 1933, Giáo hoàng Piô XI ra sắc lệnh bổ nhiệm linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục hiệu tòa Sozopoli, giữ chức Giám mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm. Ông là vị Giám mục người Việt Nam đầu tiên. Giáo hội Công giáo giúp phát triển y tế và giáo dục Việt Nam thời kỳ này. Trong số các trường trung học do các sư huynh Dòng La San giảng dạy, nổi bật nhất là Taberd Sài Gòn, Puginier Hà Nội, và Pellerin Huế. Trung học Công giáo duy nhất chuẩn bị cho học sinh thi bằng tú tài Pháp (baccalauréat) là trường Thiên Hựu (Institut de la Providence) ở Huế. Tuy nhiên, trong suốt thời Pháp thuộc không có đại học Công giáo nào ở Việt Nam do chính sách bài giáo sĩ và độc quyền giáo dục bậc cao của thực dân Pháp. Nhu cầu giáo dục của người Công giáo Việt Nam thích hợp với sách lược của Tòa Thánh Vatican đề cao giáo dục hiện đại cho giáo sĩ bản xứ, nhằm đào tạo giới trẻ trong phong trào Công giáo Tiến hành và thúc đẩy vai trò của giáo dân. Hội Xuân Bích, Dòng Đa Minh Pháp, Dòng Chúa Cứu Thế Canada và các linh mục Bỉ thuộc Hội Trợ tá Truyền giáo (Société des Auxiliaires des Missions) đến Đông Dương từ thập niên 1930 góp phần mở rộng mạng lưới giáo dục Công giáo. Trong giai đoạn này, tại Việt Nam cũng diễn ra một cuộc cải đạo quy mô lớn ở khắp các tỉnh thành, và gây ra nhiều xáo trộn trong dân chúng. Vụ việc sau đây do viên công sứ ở Vinh (Nghệ An) kể lại, trong thư đề ngày 22 tháng 4 năm 1891 gửi cho giám mục Pineau, Đại diện Tòa thánh tại vùng Nam Bắc kỳ: Theo GS Cao Huy Thuần, rất đông dân làng Xuân Sơn, Yên Long, Trung Hậu, Sơn La, Văn Lâm, Lưu Sơn, Lệ Nghĩa, Bột Đa, Kiều Liên, Thọ Lão, Yên Lãng... cũng đón đợi viên Khâm sứ và đệ trình cho ông ta những khiếu nại tương tự như thế khi ông ta đi qua. Những vụ việc như vậy không phải chỉ xảy ra ở riêng một tỉnh: tỉnh nào cũng có, nhất là ở Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh và Nghệ An. Giới chức thuộc địa rất lo ngại về tình trạng này cùng những hậu quả của nó đối với an ninh trong xứ, nhưng họ không dám đương đầu với Phái bộ truyền giáo vì ngại sức mạnh của Phái bộ. Theo mô tả của viên công sứ Pháp tại Kontum thì Phái bộ có “mọi phương tiện, kể cả và nhất là những phương tiện không lương thiện, để bứng đi một viên Công sứ gây trở ngại”. Giai đoạn 1945 – 1954 Người Công giáo Việt Nam tích cực ủng hộ sự độc lập của Việt Nam, đặc biệt thấy rõ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập vào tháng 9 năm 1945. Ngày tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng 9 khi đó trùng vào ngày lễ kính các đấng tử đạo Việt Nam. Trong chính quyền Việt Nam có những nhân vật Công giáo nổi bật như Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình Tụng. Người Công giáo Việt Nam chống lại việc thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, và họ trở nên dấn sâu vào phong trào độc lập dân tộc. Chính quyền Việt Nam cử lãnh đạo cấp cao tới dự lễ tấn phong Giám mục Tađêô Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên đoàn Công giáo tại Phát Diệm. Là người quyết liệt chống Pháp, Giám mục Lê Hữu Từ nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cố vấn tối cao của chính phủ. Trong giai đoạn ban đầu này, tiếp xúc giữa Công giáo và cộng sản tại miền Bắc diễn ra trực tiếp và ở cấp cao nhất, còn tại miền Nam, nơi sớm bị Pháp tái chiếm, các cuộc liên lạc này ít chính thức hơn. Phong trào kháng Pháp của người Công giáo ở Nam Bộ cũng diễn ra sôi nổi, nhiều người trong số đó ủng hộ Việt Minh như bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, luật sư Thái Văn Lung, luật sư Nguyễn Thành Vĩnh. Nhiều giáo sĩ Công giáo Việt Nam đề cao tinh thần dân tộc, chống thực dân đồng thời cố gắng giữ người Công giáo khỏi bị cuốn vào cuộc chiến giữa thực dân Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai địa phận Phát Diệm và Bùi Chu được vũ trang thành khu tự vệ Công giáo. Trong suốt cuối thập niên 1940, khu vực này giữ được sự độc lập khỏi cả thực dân Pháp và Việt Minh. Nhiều người dân lương, giáo đã kéo về đây để tránh tình hình chiến sự căng thẳng. Trong suốt Chiến tranh Đông Dương, Tòa Thánh Vatican không sẵn lòng ủng hộ thực dân Pháp lôi kéo người Công giáo Việt Nam. Vấn đề là phong trào dân tộc ở Việt Nam lại do Đảng cộng sản lãnh đạo. Vatican cho rằng thức hệ cộng sản với chủ trương nhà nước vô thần muốn loại bỏ các tôn giáo. Tháng 6 năm 1948, Vatican nhận định rằng người cộng sản Việt Nam "từng chút một" bộc lộ bản chất không phải là những người yêu nước mà là một đảng chống tôn giáo sẽ tiến hành việc "bách hại có hệ thống" người Công giáo Việt Nam. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, khi Đảng cộng sản đang dần kiểm soát toàn bộ Trung Quốc, Giáo hoàng Piô XII ra sắc lệnh cấm tín hữu Công giáo khắp thế giới cộng tác với phong trào cộng sản. Từ năm 1950, cả thực dân Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều muốn kiểm soát khu tự trị Phát Diệm–Bùi Chu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở nên gắn bó với khối cộng sản quốc tế, trong khi Vatican thì lên án mọi sự cộng tác với cộng sản, còn Quốc gia Việt Nam phi cộng sản được Hoa Kỳ hậu thuẫn đang trỗi dậy, dẫn đến việc các giáo sĩ Việt Nam nghiêng về phía chống cộng nhưng không từ bỏ chủ nghĩa dân tộc và chống thực dân. Năm 1951 tại Hà Nội, các đấng bản quyền Đông Dương ra thư chung thể hiện lập trường chống cộng sản gay gắt: "Chẳng những không được nhập đảng cộng sản, mà lại anh em không thể cộng tác bất kỳ dưới hình thức nào có thể giúp đỡ họ nắm chính quyền." Lá thư thôi thúc lòng yêu nước và đức bác ái: "Lòng ái quốc là tình yêu tổ quốc, là yêu quê cha đất tổ … chúng tôi khích lệ và vun trồng nó như các nhân đức Kitô giáo khác … Bác ái là nhịn nhục, chịu đựng, tha thứ và thành thực muốn làm sự lành cho người khác." Thư chung năm 1952 đề cao lòng yêu mến nền văn hóa dân tộc, và thư chung năm 1953 chỉ ra những nguyên tắc cụ thể về hoạt động thuộc phạm vi quốc gia hay thế tục. Từ năm 1951, thực dân Pháp kiểm soát về mặt hành chính và quân sự đối với khu Phát Diệm–Bùi Chu, chấm dứt sự tự trị của nơi này. Thái độ chính trị hoặc trung lập chính trị của người Công giáo Việt Nam cho thấy sự đa dạng: họ không phải là một khối đồng nhất. Đông đảo hơn cả là những giáo hữu theo đường lối của các giám mục, thiểu số là những người ủng hộ Bảo Đại, hoặc là theo Việt Minh. Tại Địa phận Hà Nội, Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê xử lý quân bình trước cả hai phía. Ông cũng xác nhận linh mục Phêrô Phạm Bá Trực cho tới cuối đời không bị Giáo hội phạt vạ. Theo trang VietCatholic ở hải ngoại, các nghiên cứu gần đây cho thấy Tòa Thánh và giới Công giáo Việt Nam không cộng tác với thực dân Pháp như thường được tuyên truyền. Giai đoạn 1954 – 1975 Từ 1954, theo Hiệp định Geneve, Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân đội: miền Bắc với chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và miền Nam với chính thể Quốc gia Việt Nam. Người dân ở Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 sẽ được phép di chuyển qua đường phân ranh tạm thời trong thời hạn 300 ngày. Theo số liệu của Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn của Việt Nam Cộng hòa, vào cuối giai đoạn di cư chính thức (20 tháng 7, 1955), có hơn 810 ngàn người di cư vào Nam (trong đó có 154,4 ngàn binh lính cùng gia đình họ hồi hương). Theo báo cáo của chính quyền miền Nam, tháng 10 năm 1955, có hơn 676 ngàn người Công giáo di cư vào Nam (chiếm 76,3% tổng số người Bắc di cư). Theo Buttingger, tính đến đầu năm 1956, có 927.000 người di cư vào Nam, trong đó có 794.000 người Công giáo (chiếm 85,6%). Cuộc di cư 1954 này đã thay đổi một cách triệt để tỷ lệ người Công giáo ở miền Bắc và miền Nam. Trước đó, người Công giáo chiếm khoảng 10% dân số ở miền Bắc và chỉ chiếm 5% dân số ở miền Nam; sau năm 1954, các con số này đã đảo ngược. Hệ quả là Công giáo ở Miền Bắc bị xáo trộn, còn Công giáo ở Miền Nam bị thay đổi cấu trúc. Lúc này, giáo phận Cần Thơ được thành lập, tách ra từ giáo phận Nam Vang; giáo phận Nha Trang được thành lập, tách ra từ giáo phận Quy Nhơn. Năm 1957, giáo hội Việt Nam (Miền Nam) yêu cầu các linh mục Dòng Tên trở lại. Ngày 13 tháng 9 năm 1958 những linh mục dòng Tên nhận trách nhiệm điều khiển Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt, đồng thời khuếch trương nhiều hoạt động khác nhau trong lãnh vực văn hóa xã hội ở Miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, họ lập ra cả kênh Truyền hình Đắc Lộ với mục tiêu giáo dục cho nhân dân, thay vì truyền giáo. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, qua Tông Hiến Venerabilium Nostrorum, Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam, chính thức thành lập các giáo phận chính tòa, thuộc 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Ngày 22 tháng 8 năm 1961, Thánh địa La Vang được tôn phong là Vương cung thánh đường. Một năm sau, ngày 13 tháng 11 năm 1962, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng được Tòa Thánh tôn phong lên hàng Vương cung thánh đường. Các giám mục Việt Nam cũng đi dự Công đồng Vatican II, các nghị phụ gồm có: Tống giám mục chính tòa Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Huế Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục, Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền (Giáo phận Cần Thơ), Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ (Giáo phận Long Xuyên), Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho Giuse Trần Văn Thiện, Giám mục Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (sau đó là Giám mục Giáo phận Qui Nhơn), Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi và hai giám mục chính tòa ngoại quốc ở Việt Nam là Giám mục Paul Seitz Kim (Giáo phận Kon Tum) và Marcel Piquet Lợi (Giáo phận Nha Trang). Ngày 18 tháng 3 năm 1967, tức 291 năm sau (1676-1967), linh mục Aniceto Fernandez - bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết tuyên bố là đã tới thời điểm tách dòng ở Việt Nam ra khỏi sự phụ thuộc dòng ở Philippines, để thành lập Tỉnh dòng Anh Em Giảng Thuyết riêng với danh hiệu Tỉnh dòng Nữ vương Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Miền Bắc Theo tài liệu của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam, sau cuộc di cư 1954, số linh mục còn lại tại miền Bắc chừng 28%, giáo dân chừng 60%, có những giáo phận như Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng... số người Công giáo di cư vào miền Nam khá đông. Theo tài liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, số lượng giáo dân di cư vào miền Nam lên đến 800.000 người, chiếm khoảng 2/3 tổng số giáo dân miền Bắc. Sau khi giám mục Đa Minh Hoàng Văn Đoàn phải đi Hong Kong chữa bệnh, cả miền Bắc chỉ còn lại hai giám mục Việt Nam là Giuse Maria Trịnh Như Khuê của Hà Nội và Gioan Baotixita Trần Hữu Đức của Vinh. Các hoạt động chủ yếu của người Công giáo miền Bắc là giữ đạo thay vì truyền giáo bởi vì thiếu người lãnh đạo, cộng với chính sách kiềm chế tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các chủng viện, trường học và hầu hết các tu viện Công giáo đều bị nhà nước tịch thu. Một số linh mục và chức sắc của xứ đạo bị bắt, đi tù trong chính sách cải cách ruộng đất (1955-1956). Ngoại trừ Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thánh Phaolô còn lại ở miền Bắc, các dòng tu khác đều rút lui vào miền Nam. Vì nhu cầu cần có thêm linh mục nên nhiều Giám mục đã phải truyền chức "chui" (lén chính quyền) cho một số người làm linh mục. Miền Nam Suốt nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm - một người Công giáo sùng đạo - đã có những chính sách tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo dấn thân phục vụ xã hội cách rộng rãi. Tháng 5 năm 1963 xảy ra biến cố Phật giáo khiến sau đó chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ và anh em ông bị ám sát vào ngày 2 tháng 11 cùng năm. Cuối năm 1959, Tòa Thánh cho thành lập Tòa Khâm sứ mới tại miền Nam Việt Nam, đặt tại thủ đô Sài Gòn. Giáo hội điều hành nhiều cơ sở giáo dục như Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, Trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, hệ thống các trường của Dòng La San như Trường Trung học La San Taberd Sài Gòn và Trường d'Adran Đà Lạt. Ngày 23 tháng 4 năm 1975, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Giáo phận Nha Trang được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Ông là cháu ruột của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từ 1975 đến nay Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) kiểm soát được miền nam Việt Nam từ sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Những ngày sau đó xảy ra sự bất ổn tại Tổng giáo phận Sài Gòn và Tòa khâm sứ Sài Gòn. Ngày 27 tháng 6 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định công bố quyết định không cho Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận được hoạt động mục vụ tại Sài Gòn vì họ cho rằng việc bổ nhiệm này là một âm mưu chính trị, sau đó, họ yêu cầu ông trở về lại giáo phận Nha Trang như trước đây. Ngày 19 tháng 12 năm 1975, chính quyền yêu cầu Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre phải rời khỏi Việt Nam. Kể từ đó, giữa chính quyền Việt Nam với Tòa Thánh không còn kênh liên hệ chính thức nào. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức phong thánh cho 117 vị tu sĩ và giáo dân Công giáo Việt Nam. Khi được tin về việc phong thánh, chính quyền Việt Nam lên tiếng phản đối và cho rằng đây là lý do chính trị vì trong số những người sẽ được phong thánh, có nhiều người là "tay sai của đế quốc, lót đường cho thực dân Pháp đô hộ Việt Nam" từ năm 1884. Tuy nhiên, theo quan điểm của phía Công giáo thì họ là những tín hữu đã chết vì lý do tín ngưỡng, họ bị hành quyết bởi bản án do chính tay vua, hay đại diện triều đình thời đó ký nhận. Không có bằng chứng nào cho thấy bản án này có liên quan đến chính trị, ngược lại, chỉ trưng ra lý do duy nhất: các giám mục, linh mục trong số bị kết án vì họ là đạo trưởng (giáo sĩ), các giáo dân bị kết án vì họ không chịu bỏ đạo Công giáo, không chịu bước qua cây thập giá. Nói cách khác, lý do được công khai tuyên bố có tính cách hoàn toàn tôn giáo. Hà Nội nhận định, việc phong thánh này sẽ làm cho mối liên lạc giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thêm căng thẳng. Đài phát thanh Việt Nam đọc lệnh của Chính phủ, cấm người Công giáo cử hành lễ phong thánh này. Các giám mục lẫn giáo dân tại Việt Nam cũng không được chính quyền cho phép sang Vatican dự lễ. Các bổ nhiệm quan trọng của Tòa Thánh Ngày 24 tháng 5 năm 1976, Giáo hoàng Phaolô VI đã nâng Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê lên chức Hồng y đẳng linh mục, trở thành vị hồng y đầu tiên của Việt Nam. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên tham gia bầu chọn giáo hoàng, tới hai lần: vào tháng 8 và tháng 10 năm 1978. Sau khi Hồng y Trịnh Như Khuê qua đời, Tòa Thánh tôn phong người kế nhiệm của ông là Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn lên chức hồng y vào ngày 2 tháng 5 năm 1979. Sau khi nhận chức, ông tiếp xúc với chính quyền và ban Tôn giáo Trung ương để vận động thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam (thống nhất). Từ 24 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1980, có 33 Giám mục trong cả nước về Hà Nội dự Đại hội các Giám mục Việt Nam, quyết định thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất, khẳng định đường hướng mục vụ cho giáo hội tại Việt Nam "Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào". Hồng y Trịnh Văn Căn, với cương vị là chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội tại Việt Nam, khi ấy trở thành chủ tịch ủy ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam. Năm 1990, sau cái chết của Hồng y - Tổng giám mục Hà Nội Trịnh Văn Căn, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng làm Tổng giám mục Giám quản tiên khởi Tổng giáo phận Hà Nội, kiêm chức Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Bốn năm sau đó, năm 1994, Giám mục Tụng chính thức được bổ nhiệm là Tổng giám mục chính tòa Hà Nội và chỉ sáu tháng sau, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chọn ông làm hồng y. Năm 2001 và 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II lần lượt phong tước Hồng y cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận - Nguyên Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Thánh bộ Công lý và Hòa Bình của Vatican, và Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh lúc đó là Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Năm 2011, Giáo hoàng bổ nhiệm Tổng giám mục Leopoldo Girelli làm Đại diện không thường trực tại Việt Nam, được kế nhiệm bởi Tổng giáo mục Marek Zalewski từ tháng 5 năm 2018. Theo Ủy ban Bác ái Xã hội, việc chọn lựa giám mục ở Việt Nam sau 1975 chịu những tác động như sự can thiệp của chính quyền và áp lực phe nhóm trong giáo phận. Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô thăng Hồng y cho Tổng giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ông là vị Hồng y thứ sáu của Công giáo tại Việt Nam. Tính đến năm 2021, Việt Nam có 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế, Sài Gòn và 24 giáo phận. Có cả thảy trên một trăm hai mươi vị được tấn phong giám mục, trong đó có 6 vị nhận tước Hồng y. Theo thống kê được trình báo trong chuyến thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam thì cho đến đầu năm 2018, Công giáo tại Việt Nam có 7 triệu giáo dân, với 4.000 linh mục, 4.500 giáo xứ, 22.000 tu sĩ với hơn 240 dòng tu, hơn 2400 đại chủng sinh. Giáo trình lớp Hội nhập Văn hóa Văn hóa Công giáo Việt Nam cho biết có khoảng 7 triệu người Công giáo, chiếm 7% dân số, 5.000 linh mục, hơn 5.000 đại chủng sinh và tu sinh. Theo thống kê đầu năm 2019 của Uỷ ban Tu sĩ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại Việt Nam hiện diện 307 dòng tu, tu đoàn, tu hội và hiệp hội với tổng số 33.087 tu sĩ, gồm 28.099 nữ tu và 4.988 nam tu sĩ bao gồm 1.670 linh mục dòng. Tổ chức chia địa phận Từ hai địa phận tông tòa đầu tiên được thành lập năm 1659, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có 7 địa phận vào năm 1850, 17 địa phận vào năm 1957, và hiện nay có 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận, được nhóm vào ba giáo tỉnh: Giáo tỉnh Hà Nội: gồm một tổng giáo phận và 10 giáo phận. Giáo tỉnh Huế: gồm một tổng giáo phận và 5 giáo phận. Giáo tỉnh Sài Gòn: gồm một tổng giáo phận và 9 giáo phận. Trong thời gian sắp tới, theo kế hoạch sẽ có thêm các giáo phận mới là Hà Tuyên, Pleiku và Lào Cai. Đứng đầu mỗi tổng giáo phận hay giáo phận là một vị Tổng giám mục hay Giám mục chính tòa do Tòa Thánh bổ nhiệm, với sự đồng thuận của Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp một tổng giáo phận hay giáo phận bị trống tòa, Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một Giám mục làm Giám quản Tông Tòa hoặc linh mục đoàn của giáo phận ấy bầu ra một vị linh mục giám quản. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập năm 1960: tất cả các địa phận tông tòa được nâng lên thành giáo phận chính tòa. Hội đồng Giám mục Việt Nam là tổ chức, cơ cấu duy nhất của các vị Giám mục tại Việt Nam, với mục đích hội nghị, và đưa ra đường hướng chung cho cả Giáo hội tại Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa phận Tông toà Đàng Ngoài, Đàng Trong và 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, Năm Thánh 2010 (từ 23 tháng 11 năm 2009 tới 6 tháng 1 năm 2011) của riêng giáo đoàn Việt Nam đã diễn ra. Công giáo Việt Nam hải ngoại Trong dòng người thuyền nhân rời Việt Nam có đông đảo người Công giáo. Ngày nay, với hơn nửa triệu người ở rải rác khắp nơi trên thế giới, Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở hải ngoại có nhiều hình thức sinh hoạt khác nhau. Có nơi thì họ tạo thành giáo xứ Việt Nam do một linh mục Việt Nam làm quản xứ (quản nhiệm, tuyên uý); có nơi thì lập giáo đoàn Việt Nam trong một giáo xứ địa phương do linh mục Việt Nam làm cha phó phụ trách với tính cách quản nhiệm (Hoa Kỳ) hay tuyên uý (Úc); có nơi chỉ là một cộng đoàn nhỏ bé, chưa có người phụ trách, thỉnh thoảng mới tụ họp nhau dâng thánh lễ bằng tiếng Việt. Đặc biệt, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc đã tổ chức Ngày Thánh Mẫu hằng năm, và được coi là một trong những dịp quy tụ người Việt lớn nhất hải ngoại. Đặc biệt, đã có từ 5-6 vị xuất thân từ Việt Nam được chọn làm Giám mục phục vụ tại hải ngoại. Đóng góp văn hóa và trí thức của Công giáo Việt Nam Công giáo Việt Nam diễn ra sôi nổi hoạt động trí thức và văn học ngay từ thế kỷ 17. Từ thời Lê trung hưng, Công giáo đã hội nhập vào nền văn hóa Việt Nam và người Công giáo đóng vai trò quan trọng là lực lượng xã hội đầu tiên kết nối Việt Nam với văn minh phương Tây, tại cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đóng góp này càng rõ nét hơn từ nửa cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ rồi tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tầng lớp trí thức Công giáo là một bộ phận hình thành giới trí thức Tây học nói chung; các giá trị văn hóa, lối sống Công giáo làm đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Nhiều xứ, họ đạo trở thành một đơn vị hạt nhân cho việc hiện đại hóa cả về kinh tế, kỹ thuật và quan hệ xã hội. Chữ viết và ngôn ngữ học Khó khăn đầu tiên đối với các thừa sai châu Âu khi đến Việt Nam là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy để học tiếng Việt dễ dàng hơn, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh bổ sung thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt – chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ. Hệ chữ này là thành quả công sức tập thể của các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý cùng với những người Việt đã giúp họ học tiếng Việt và người Nhật với vai trò phiên dịch ban đầu. Công lao có thể kể đến các linh mục Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa v.v. Đóng góp quan trọng trong việc điển chế hệ chữ này thời kỳ đầu thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes xứ Avinhon, người đã dày công sưu tập, bổ sung biên soạn và năm 1651 đã cho xuất bản ở Rôma cuốn Từ điển Việt–Bồ–La cùng với ngữ pháp tiếng Việt. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ có ưu điểm lớn là rất dễ học. Nó có khả năng biểu thị chính xác bất kỳ âm thanh nào của tiếng Việt, cấu tạo lại đơn giản, dễ học, dễ nhớ, người Việt chỉ cần học ba tháng là đã có thể sử dụng được. Từ cuối thế kỉ 19, chữ Quốc ngữ dần được phổ biến, có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá Việt Nam thời hiện đại. Giáo hội Công giáo cũng là định chế bảo tồn và phát huy chữ Nôm. Khi các nhà truyền giáo đến Việt Nam, Hán–Nôm là hai hệ chữ viết đang được sử dụng. Tuy chữ Nôm khó học và chưa ổn định nhưng các giáo sĩ vẫn dùng chữ Nôm truyền bá Phúc Âm để tiếp xúc được với quần chúng, lại coi trọng và làm phong phú hệ chữ này chứ không xem nó là "mách qué" như những người chỉ độc tôn chữ Hán. Các sách vở chữ Nôm được đọc trong thánh đường, trong họ đạo và gia đình hằng ngày. Cho tới cuối thế kỉ 19, chữ Nôm là hệ chữ viết chính trong văn hiến Công giáo Việt Nam. Giáo hội Công giáo vẫn còn xuất bản sách vở chữ Nôm, và cho ra đời bia ký, đại tự Hán Nôm cho đến giữa thế kỷ 20.Nguyễn Thế Nam (2012). "Chữ Hán - Nôm trong kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam". Thông báo Hán Nôm học 2012. Tr. 491–495. Giáo sĩ Girolamo Maiorica đã để lại một lượng đồ sộ trước tác chữ Nôm, đây là kho tư liệu vô giá về ngôn ngữ học tiếng Việt. Kinh sách Kitô giáo bằng chữ Hán cũng được coi trọng bởi đây là ngôn ngữ gắn liền với học thức và sự linh thiêng. Kinh nguyện giỗ Phục dĩ chí tôn của thầy giảng Phan-chi-cô là một kiệt tác Hán văn. Các thư tịch Hán Nôm Công giáo khá phong phú về thể loại và hình thức, tuy nhiều trong số đó hiện nay đã thất truyền. Tự vị Taberd là một tài liệu quan trọng trong lịch sử nền quốc học Việt Nam. Kỹ thuật in ấn và báo chí Cùng với việc truyền bá đạo Công giáo, các giáo sĩ đã du nhập vào Việt Nam rất nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây. Trong đó, một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam được các giáo sĩ thừa sai đưa vào nước này khá sớm: đó là ngành in ấn. Sự du nhập công nghệ in hiện đại đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam bản địa những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí. Trước khi kỹ thuật in chữ rời được các Thừa sai Công giáo du nhập, ở Việt Nam phổ biến là kỹ thuật in ván khắc. Thời Giám mục Retord (1840 – 1858), một nhà in được lập ở Vĩnh Trị năm 1855 do Thừa sai Theurel trông nom, chủ yếu là in các sách giáo lý bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh và chữ Quốc ngữ. Nhà in này vừa áp dụng công nghệ in khắc gỗ để in chữ Hán, chữ Nôm đồng thời kết hợp với in chữ rời để in chữ Latinh và chữ Quốc ngữ. Công nghệ in chữ rời có thể được coi là công nghệ in tiên tiến nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một xưởng in khác nữa cũng được thành lập ở giáo phận Đông Nam Kỳ, in các sách chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh và chữ Quốc ngữ. Mặc dù các xưởng in đó lúc đầu chỉ phục vụ cho Giáo hội, nhưng sự du nhập kỹ thuật in tiên tiến của phương Tây vào Việt Nam đã là tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của văn hoá bản địa sau này, mà trước hết là sự phát triển của báo chí – một lĩnh vực của văn hoá được du nhập từ phương Tây vào nước ta. Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển rầm rộ của báo chí Việt Nam, điều đó là do sự phát triển của công nghệ in và việc phổ cập chữ Quốc ngữ. Trong buổi đầu phát triển của nền báo chí Việt Nam, sự đóng góp của báo chí Công giáo là không nhỏ. Tờ báo Công giáo đầu tiên là tờ Nam Kỳ địa phận ra ngày 26 tháng 11 năm 1908 ở Sài Gòn. Tiếp đến là các tờ: Thánh thể (1919) (ở địa phận Phát Diệm – Ninh Bình), Thánh giáo tuần báo Bắc Kỳ (1920 – 1923), Trung Hoà nhật báo ở Hà Nội (1924 – 1943), Công giáo Tiến hành (1936 – 1938), Công giáo Đồng Thinh (1927 – 1937)… Ngay từ khi ra đời, báo chí Công giáo đã sớm tiếp cận được cách trình bày, minh hoạ, cập nhật thông tin của báo chí phương Tây. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ của báo chí Công giáo góp phần phát triển tiếng Việt. Hơn nữa, báo chí Công giáo còn là kho tư liệu về lịch sử tôn giáo, về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời cận đại. Khoa học và y khoa Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu ở Việt Nam, không ít người, nhất là các tu sĩ Dòng Tên – một dòng tu nổi bật về nghiên cứu khoa học, được đào tạo bài bản trong các dòng tu, học viện phương Tây nên họ cũng là những nhà khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực. Họ đã góp công đưa nền khoa học phương Tây tiếp cận đến Việt Nam. Năm 1626, giáo sĩ Giuliano Baldinotti người Ý được vời về phủ chúa ở Thăng Long để giảng về thiên văn học, địa lý và toán học. Alexandre de Rhodes năm 1627 đã mang biếu chúa Trịnh Tráng chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclid. Các giáo sĩ khác như Da Coxta, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Tại Thăng Long - Kẻ Chợ, khi giáo sĩ Đắc Lộ truyền giáo đến đây cũng đã thiết lập một nhà thương chữa bệnh cho người nghèo ở Cầu Dền. Đây là những cơ sở từ thiện và chữa bệnh theo lối Tây y sớm nhất ở Việt Nam. Một số giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài vào để sản xuất tại Dòng Mến Thánh Giá Di Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại Hội chợ Triển lãm Paris năm 1867. Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry cũng là người đầu tiên đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà Úc (Huế). Đời sống văn hóa Công giáo hội nhập sâu sắc vào văn hóa Việt Nam với những biểu hiện phong phú như đọc kinh, vãn hát, múa dâng hoa, nghi thức tế, diễn xướng Tuần Thánh, lễ hội, rước kiệu v.v. Nếp sống của người Công giáo Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nếp sống cổ truyền Việt Nam kết hợp hài hòa với văn hóa phương Tây. Văn hóa làng Công giáo độc đáo với việc đan xen những lễ nghi, tục lệ của làng Việt nói chung với nghi lễ của Công giáo. Giữ gìn luân thường đạo lý, bảo tồn phong hóa là một nội dung quan trọng trong đời sống đạo phong phú của người Công giáo Việt Nam. Quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Quan hệ giữa Tòa thánh và chính quyền Quan hệ Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam bắt đầu được nối lại bằng những cuộc tiếp xúc trực tiếp từ năm 1990, sau khi Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa. Năm 1994, Campuchia và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao và vị Sứ thần tại Campuchia vẫn đảm nhận liên lạc với Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong thầy giảng Anrê Phú Yên lên bậc Chân phước. Chính quyền Việt Nam không phản ứng như đợt phong trước, một biểu hiện sự ấm dần lên trong quan hệ giữa Giáo hội và chính quyền. Có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không tìm cách loại trừ mà muốn "quản lý" Giáo hội Công giáo ở Việt Nam. Tuy trong thời gian gần đây, một số người công giáo tại Việt Nam tham gia các lực lượng đối lập với chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nên bị chính quyền theo dõi hoạt động, có trường hợp bị quản thúc hoặc bắt giam, nhưng chính quyền Việt Nam cũng cố gắng xây dựng một số động thái làm "tan băng" trong quan hệ với Tòa Thánh. Đầu năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Vatican, hội kiến Giáo hoàng Biển Đức XVI và Thủ tướng Vatican, Hồng y Tarcisio Bertone. Đây là vị thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đến Vatican hội kiến Giáo hoàng, kể từ sau năm 1975. Giáo hoàng Biển Đức XVI đã ra sắc lệnh tôn phong hai nhà thờ ở Việt Nam lên hàng vương cung thánh đường là Phú Nhai (ngày 12 tháng 8 năm 2008) và Sở Kiện (ngày 24 tháng 6 năm 2010). Như vậy, Việt Nam hiện có 4 Vương cung thánh đường. Tháng 2 năm 2009, phái đoàn của Tòa Thánh do Thứ trưởng ngoại giao - Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu - đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, cả hai bên đã quyết định thành lập các "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao. Ngày 11 tháng 12 năm 2009, nhân chuyến công du Italia, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Biển Đức XVI và Hồng y Tarcisio Bertone. Ông là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của chính phủ Việt Nam hội kiến Giáo hoàng. Ngày 22 tháng 1 năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Vatican và có cuộc hội kiến Giáo hoàng Biển Đức XVI. Giới quan sát nhận định, đây là điều ít khi xảy ra, vì Giáo hoàng thông thường chỉ tiếp các nguyên thủ quốc gia, các thủ tướng hoặc các lãnh đạo chính trị tiếng tăm thế giới, ít khi tiếp một lãnh đạo chính đảng. Ngày 18 tháng 10 năm 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng Nước CHXHCN Việt Nam đến thăm Vatican và có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô. Nhà nước can thiệp vào sinh hoạt nội bộ tôn giáo Khi Tòa Thánh muốn bổ nhiệm một người làm giám mục, họ phải gửi danh sách ứng viên đến chính phủ Việt Nam. Chỉ khi chính phủ đồng ý thì người đó mới được công nhận là giám mục ở Việt Nam. Trong nhiều năm, các nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đến thăm Việt Nam mỗi năm để thảo luận về hoạt động của Giáo hội Công giáo và cũng để bàn bạc với giới chức Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục. Mặc dù Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm giám mục phải xin phép chính phủ vốn không phải là thông lệ của họ, nhưng họ có thể tạm thời chấp nhận trong bối cảnh quan hệ hai bên đang tiến triển. Quan điểm của giới Công giáo về các vấn đề xã hội, chính trị Tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra bản thông cáo "Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay". Theo đó, họ cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những nguy cơ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân và tương lai của đất nước. Định hướng kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đã tạo ra độc quyền và lạm quyền, làm méo mó sự vận hành cần có của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp ít vào tăng trưởng kinh tế nhưng lại nhận nhiều đặc quyền đặc lợi, gây bất công và kìm hãm sự phát triển của khối tư nhân. Bên cạnh đó, ủy ban này còn chỉ trích Luật đất đai hiện hành của Việt Nam vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Luật đất đai đó quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước quản lý đã làm cho hàng triệu người cảm thấy mất đất và chẳng có quyền tự do hành xử trên "mảnh đất ông bà tổ tiên". Trên thực tế, sở hữu toàn dân không phải là phương thức quản lý đất đai tốt nhất, còn việc Nhà nước làm chủ sở hữu đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền các cấp trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân. Đến ngày 1 tháng 3 năm 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng chính thức gửi thư nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Qua lá thư này, họ chất vấn chính quyền Việt Nam về việc làm sao có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật khi mà tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề xuất nền tảng chủ thuyết để tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc chứ không phải bất kỳ một hệ ý thức nào khác. Thư này cũng cho rằng Hiến pháp Việt Nam không nên và không thể khẳng định sự lãnh đạo mặc nhiên, không thông qua bầu cử của bất kỳ đảng phái chính trị nào. Thư góp ý đề xuất nhà nước Việt Nam thực hiện mô hình quản lý theo kiểu tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp; phân biệt rõ vai trò của đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền. Nhìn chung, thư góp ý sửa đổi Hiến pháp này được sự ủng hộ của nhiều tín hữu và giới bất đồng chính kiến. Có ghi nhận rằng nhiều giáo xứ, tổ chức Công giáo trong và ngoài nước đã tổ chức lấy ý kiến ủng hộ cho thư góp ý đó. Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc - thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam viết thư kêu gọi nêu quan điểm về tình hình Biển Đông, cụ thể là Sự kiện giàn khoan HD-981. Trong đó, ông nói rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc. Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng Theo thống kê, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc. Chính quyền Việt Nam kể từ sau năm 1975 đã tiến hành việc đóng cửa nhiều nhà thờ, quốc hữu hóa nhiều cơ sở của Giáo hội Công giáo trên danh nghĩa là tiếp quản, trưng thu hoặc mượn. Việc trưng dụng đất đai của chính quyền là một trong những nguyên nhân chính làm cho mối quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo rạn nứt. Ở miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo cũng như các tôn giáo khác bị nhà nước trưng dụng vào những mục đích khác nhau. Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (nguyên Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn) cho biết, sau 1975 thì chỉ riêng Giáo phận Sài Gòn bị mất, nghĩa là bị chính quyền tước quyền sử dụng, 400 cơ sở; còn tòa tổng giáo phận Hà Nội nói rằng hiện có 95 cơ sở của tổng giáo phận Hà Nội nhà nước đang sử dụng. Thời gian gần đây, việc tranh chấp đất đai và tài sản của Giáo hội là chủ đề nổi cộm trong một số vụ đụng độ giữa giáo dân Công giáo và chính quyền. Ở quy mô nhỏ và đơn lẻ, một số tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam đã viết đơn xin hoặc lên tiếng đòi chính quyền trả lại những cơ sở, đất đai mà họ đã từng sở hữu để dùng vào việc sinh hoạt tôn giáo. Một vài bất đồng đã dẫn đến tranh chấp giữa họ và chính quyền. Chính quyền cũng đã trao trả lại một phần hoặc toàn bộ của một vài cơ sở, đất đai của họ trên danh nghĩa là "cấp quyền sử dụng đất" thay vì "trao trả", ví dụ như: linh địa hành hương La Vang (2008), nhưng cũng thường không giải quyết với các trường hợp khác. Chính quyền có ban hành các văn bản pháp luật có nội dung đề cập đến chính sách này như sau: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất"'' để viện dẫn như một lý do chính yếu để bác các đơn đòi lại cơ sở tôn giáo của Công giáo đã bị chiếm dụng. Tuy nhiên, cũng có ghi nhận cho thấy, chính quyền muốn cấp đất ở những nơi khác nếu Giáo hội có nhu cầu dùng, nhưng Giáo hội chỉ muốn nhận lại đất và cơ sở mà họ đã từng sở hữu. Hiện nay, hầu hết các tổ chức tôn giáo thuộc Giáo hội Công giáo ở Việt Nam không được công nhận tư cách pháp nhân, ngoại trừ Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhà dòng muốn mua nhà thì không được vì không có tư cách pháp nhân. Một nhà dòng không thể đứng tên sở hữu nhà mà phải nhờ một người khác đứng tên. Hệ quả là thủ tục phức tạp, tốn kém và đối diện nguy cơ mất nhà.
Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận (gồm 3 tổng giáo phận và 24 giáo phận). Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (riêng hai vị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể được giáo hoàng phong thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục (hoặc giám quản nếu nơi này đang trống tòa). Hai giáo phận tông tòa đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm 1659 (từ ngữ cũ là "địa phận"). Các giáo phận chính tòa được thành lập từ năm 1960. Tên của các giáo phận ở Việt Nam được đặt theo địa danh có tòa giám mục và nhà thờ chính tòa. Đến nay, giáo phận rộng lớn nhất là Hưng Hóa, trong khi giáo phận đông giáo dân nhất là Xuân Lộc; giáo phận nhỏ nhất là Bùi Chu, trong khi giáo phận ít giáo dân nhất là Lạng Sơn và Cao Bằng. Lịch sử Giai đoạn sơ khởi Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đề cập đến sự truyền bá đạo Công giáo vào Đại Việt năm 1533. Tiếp theo đó là những nỗ lực của một số cá nhân và nhóm truyền giáo khác. Các cộng đoàn tín hữu lâu bền hơn được thành lập từ khi các tu sĩ Dòng Tên tới truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615 và tại Đàng Ngoài năm 1627. Để thuận lợi hơn trong vấn đề truyền giáo, ngày 3 tháng 11 năm 1534, Giáo hoàng Phaolô III ban Sắc chỉ Aequum Reputamus thiết lập Giáo phận Goa (Hạt Đại diện Tông tòa Goa) khởi từ mũi Hảo Vọng (Nam Phi) đến Nhật Bản, bao gồm quốc gia Đại Việt. Ngày 4 tháng 2 năm 1557, Giáo hoàng Phaolô IV ký Sắc chỉ Pro Exellenti Praeminentia thiết lập Giáo phận Malacca, bao gồm lãnh thổ Indonesia, Malaysia, Xiêm, Cam Bốt, Chàm, Đại Việt, Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 1558, giáo sĩ Jorge da Santa Lucia, Dòng Đa Minh Bồ Đào Nha, được phong Giám mục tiên khởi Giáo phận Malacca. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1576, Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban Sắc chỉ Super Specula Militantis Ecclesiae, thành lập Giáo phận Macao, tách ra từ Giáo phận Malacca, gồm lãnh thổ Trung Hoa, Đại Việt và Nhật Bản. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII ra sắc chỉ Super Cathedram thiết lập hai Hạt Đại diện Tông tòa đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Giáo phận Macao. Giáo hoàng bổ nhiệm hai Giám mục: François Pallu hiệu tòa Heliopolis in Augustamnica và Pierre Lambert de la Motte hiệu tòa Berytus làm Giám mục tiên khởi cho hai Hạt Đại diện Tông tòa (cũng gọi là Địa phận hoặc Giáo phận Tông tòa) này với địa giới như sau: Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài: bao gồm Đàng Ngoài, Lào, cùng với 5 tỉnh Nam Trung Quốc Vân Nam, Quý Châu, Hồ Quảng (Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay), Tứ Xuyên và Quảng Tây, trao cho Giám mục Pallu. Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong: bao gồm Đàng Trong, cùng với các tỉnh Đông Nam Trung Quốc Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây và đảo Hải Nam, trao cho Giám mục Lambert. Ngoài ra, sắc chỉ cũng thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nam Kinh còn gồm cả Bắc Kinh, Sơn Tây, Sơn Đông, Triều Tiên và Tartaria nhưng chưa chỉ định giám mục. Trong năm 1668, tại Ayutthaya (kinh đô cũ của Thái Lan), Giám mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho các thầy giảng Giuse Trang và Luca Bền thuộc Đàng Trong, cùng với Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ thuộc Đàng Ngoài. Đây là 4 vị linh mục tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Năm 1669, Giám mục Lambert de la Motte truyền chức thêm 7 linh mục Việt Nam nữa. Năm 1670, ông chuẩn y thành lập Dòng Mến Thánh Giá cho các nữ tu Việt Nam. Năm 1678, Giám mục Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong Giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ. Năm 1679, Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài tách rời thành hai địa phận mới, lấy sông Hồng làm ranh giới (cụ thể là trục sông Lô–sông Hồng–sông Đào–sông Đáy). Hai địa phận Đàng Ngoài mới, gồm 2 Giám mục, 7 linh mục thừa sai người Pháp, 3 linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, một số linh mục Dòng Tên và Dòng Âu Tinh, 11 linh mục người Việt và hơn 200.000 tín hữu, là: Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài: từ tả ngạn sông Hồng đến vùng ven biển, trao cho Giám mục François Deydier Phan. Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài: từ hữu ngạn sông Hồng đến biên giới Ai Lao, đặt dưới sự cai quản của Giám mục Jacques de Bourges Gia. Năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục Bourges kiêm nhiệm Địa phận Đông Đàng Ngoài. Vì thiếu hụt thừa sai nên Địa phận Đông được bổ sung các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Phan Sinh và Âu Tinh. Năm 1696, Giám mục Raimondo Lezzoli Cao được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Địa phận Đông. Năm 1756, việc truyền giáo tại Đông Đàng Ngoài chính thức được giao cho Tỉnh Rất Thánh Mân Côi của Dòng Đa Minh, trụ sở tại Manila, Philippines. Năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong thành hai địa phận mới: Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (từ Nam Quảng Bình đến Bình Thuận), do Giám mục Etienne-Théodore Cuénot Thể cai quản. Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong (Nam Kỳ lục tỉnh và Cao Miên), trao cho Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản. Năm 1846, Hạt Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài – bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài – được thành lập, do Giám mục Jean-Denis Gauthier Hậu coi sóc. Năm 1848, Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài được thành lập, gồm phần lớn tỉnh Nam Định và Hưng Yên, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài, giao cho Giám mục D. Martin Gia cai quản. Năm 1850, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong được tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong, bao gồm Nam Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, do Giám mục Pellerin Phan cai quản. Cũng trong năm này, một địa phận mới được tách ra từ Tây Đàng Trong là Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên, Giám mục Jean-Claude Miche Mịch được chỉ định làm Đại diện Tông tòa. Hậu kỳ cận đại Năm 1868, hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc của Nam Kỳ lục tỉnh được sáp nhập vào Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên. Năm 1883, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài được thành lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng ngoài, và bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng, trao cho Giám mục Colomer Lễ coi sóc. Năm 1895, Hạt Đại diện Tông tòa Thượng Đàng Ngoài (Đoài), gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu, được thành lập và được trao cho Giám mục Paul Marie Raymond Lộc. Năm 1901, Hạt Đại diện Tông tòa Duyên hải Đàng Ngoài (Thanh) được thành lập gồm hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, cùng với tỉnh Hủa Phăn của Lào (có tỉnh lỵ là Sầm Nưa), tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài và đặt dưới sự cai quản của Giám mục Alexandre Marcou Thành. Năm 1905, tỉnh Bình Thuận được chuyển đổi từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong sang Tây Đàng Trong. Năm 1913, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài, và được ủy thác cho các thừa sai Dòng Đa Minh Lyon đảm trách. Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Giáo hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Hạt Đại diện Tông tòa tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tông tòa giám mục, bấy giờ gồm 10 Hạt Đại diện Tông tòa gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong). Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên được đổi tên thành Nam Vang. Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa, gồm các tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn, tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm, được thiết lập và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Louis de Cooman Hành. Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Kon Tum được thành lập, bao gồm 3 tỉnh Kontum, Darlac và Pleiku, tách ra từ Địa phận Qui Nhơn và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Jannin Phước. Các Giám mục người Việt tiên khởi Đầu thế kỷ 20, Tòa Thánh chủ trương bản địa hóa các hàng giáo phẩm ở ngoài châu Âu, trao quyền cho các giám mục bản địa. Bất chấp sự chống đối kịch liệt của chính quyền thực dân Pháp, chính sách này của Vatican trở thành hiện thực tại Việt Nam vào thập niên 1930. Cuối năm 1931, Phát Diệm được đồng thuận chọn làm địa phận đầu tiên sẽ được giám mục Việt Nam coi sóc. Ngày 11 tháng 6 năm 1933, tại Đền Thánh Phêrô ở Roma, Giáo hoàng Piô XI tấn phong vị Giám mục Việt Nam tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, người đã được bổ nhiệm vào ngày 10 tháng 1. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Năm 1935, Giám mục Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám mục Địa phận Phát Diệm cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Đây là địa phận đầu tiên được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Cũng năm 1935, Giám mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong tại nhà thờ Phủ Cam (Huế), trở thành vị Giám mục thứ hai của Việt Nam. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu. Ngày 17 tháng 6 năm 1936, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn trở thành Giám mục Việt Nam tiên khởi của Địa phận Bùi Chu, khi kế vị Giám mục chính Pedro Muzagorri Trung vừa qua đời. Đây là địa phận thứ hai được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Cũng trong năm 1936, Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình được thiết lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, bao gồm hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Tân địa phận đặt dưới sự cai quản của Giám mục Cassado Thuận. Năm 1938, Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long được thành lập, gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Vĩnh Long, trong đó có một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, và được trao cho Giám mục tân cử Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục cai quản. Đây là địa phận thứ ba được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được Tòa Thánh nâng lên hàng Hạt Đại diện Tông tòa, do Giám mục Felix (Minh) quản nhiệm. Năm 1940, thêm một vị Giám mục nữa được tấn phong là Giám mục Gioan Maria Phan Đình Phùng. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Năm 1945, linh mục Tađêô Lê Hữu Từ, khi đó đang là Bề trên Đan viện Xitô Châu Sơn (Nho Quan), được bổ nhiệm và trở thành vị Giám mục người Việt thứ năm. Trong năm 1950, 3 Giám mục mới được bổ nhiệm là: Đa Minh Hoàng Văn Đoàn được tấn phong Giám mục tại Roma ngày 3 tháng 9 năm 1950, làm Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ninh. Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Hà Nội. Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu. Năm 1951, Hạt Đại diện Tông tòa Vinh trao cho tân Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Đức. Năm 1955, Hạt Đại diện Tông tòa Cần Thơ được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Vang và được giao cho tân Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Năm 1955, Linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, thay thế Giám mục Jean Cassaigne Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại cùi Di Linh. Năm 1957, Tòa Thánh cắt hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận (thuộc địa phận Qui Nhơn) và hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy (thuộc địa phận Sài Gòn) để thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang và trao cho Giám mục Piquet Lợi coi sóc. Hàng Giáo phẩm Việt Nam Năm 1960, với Tông hiến Venerabilium Nostrorum ("Chư huynh đáng kính"), Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, tất cả các Hạt Đại diện Tông tòa (còn gọi là Giáo phận Tông tòa) được nâng lên thành các Giáo phận (Chính tòa) và Tổng giáo phận, đồng thời nhóm vào ba Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài Gòn. Ba giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho, và Long Xuyên cũng được thành lập. Năm 1963, Giáo phận Đà Nẵng được thành lập, địa giới gồm có thị xã Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín. Năm 1965, Tổng giáo phận Sài Gòn được chia tách để thành lập hai giáo phận mới là Phú Cường và Xuân Lộc. Năm 1967, Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập. Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được thành lập với địa giới là hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, tách ra từ Giáo phận Nha Trang. Ngày 5 tháng 12 năm 2005, Giáo phận Bà Rịa được tách ra từ giáo phận Xuân Lộc với Tự sắc Ad Aptius Consulendum do Giáo hoàng Biển Đức XVI ban hành ngày 22 tháng 11 cùng năm. Vào tháng 5 năm 2006, Tổng giáo phận Huế chính thức chuyển giao khu vực Nam Quảng Bình (phía Nam sông Gianh – sông Son) cho Giáo phận Vinh. Trong cuộc họp thường niên lần I năm 2013 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục đã thảo luận về việc chia tách và thành lập một số giáo phận mới trong tương lai, đó là Hà Tuyên (tương ứng hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, tách từ 3 giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn), Hà Tĩnh (tương ứng hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tách từ giáo phận Vinh) và Pleiku (tương ứng tỉnh Gia Lai, tách từ giáo phận Kontum). Tháng 9 năm 2015, cuộc họp Hội đồng Giám mục thường niên lần II đã đồng ý dự án thành lập Giáo phận Lào Cai, tách từ Giáo phận Hưng Hóa. Năm 2018, Tân Giáo phận Hà Tĩnh được thiết lập trên cơ sở tách từ Giáo phận Vinh, Giám mục tiên khởi là Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Bảng thống kê Địa giới ngày nay Nguồn: Niên giám Công giáo Việt Nam 2016. Số liệu tổng quát Chú thích
Dmitri Ivanovich Mendeleev (cũng được La tinh hoá là Mendeleyev; , đọc theo tiếng Việt là Đi-mi-tri I-va-no-vích Men-đê-lê-ép) ( – ), là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là người phát hiện nhiệt độ sôi giới hạn. Cuộc đời Mendeleev sinh tại làng Verhnie Aremzyani, gần Tobolsk, là con của Ivan Pavlovich Mendeleev và Maria Dmitrievna Mendeleeva (tên khi sinh Kornilieva). Ông nội là Pavel Maximovich Sokolov, một linh mục thuộc Giáo hội Chính thống giáo Nga từ vùng Tver. Ivan, cùng với các anh chị em, đã có tên họ mới khi tham gia chủng viện thần học. Mendeleev được cho là con út trong số 14 anh chị em, nhưng con số chính xác khác biệt tuỳ theo từng nguồn tin. Khi 13 tuổi, sau khi cha ông qua đời và nhà máy của mẹ bị phá huỷ bởi hoả hoạn, Mendeleev theo học trung học tại Tobolsk. Năm 1850, khi ấy gia đình Mendeleev đã nghèo túng chuyển tới Saint Petersburg, nơi ông vào Viện Sư phạm Main năm 1850. Sau khi tốt nghiệp, bệnh lao khiến ông phải chuyển tới Bán đảo Krym ở bờ biển phía bắc của Hắc Hải năm 1855. Tại đây ông trở thành một giáo viên khoa học tại Trường trung học số 1 Simferopol. Ông trở lại Saint Petersburg với sức khoẻ đã phục hồi hoàn toàn năm 1857. Sự nghiệp khoa học Giai đoạn 1859 và 1861, ông làm việc về tính mao dẫn của các chất lỏng và kính quang phổ tại Heidelberg. Cuối tháng 8 năm 1861 ông viết cuốn sách đầu tiên về kính quang phổ. Ngày 4 tháng 4 năm 1862 ông hứa hôn với Feozva Nikitichna Leshcheva, và họ cưới ngày 27 tháng 4 năm 1862 tại nhà thờ của Trường Cao đẳng Cơ khí Nikolaev ở Saint Petersburg. Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg năm 1863. Năm 1865 ông trở thành Tiến sĩ Khoa học với luận văn "Về những hoá hợp của Nước và Rượu". Ông được bổ nhiệm năm 1867, và tới năm 1871 đã biến Saint Petersburg thành một trung tâm được quốc tế công nhận trong lĩnh vực nghiên cứu hoá học. Năm 1876, ông say mê Anna Ivanova Popova và bắt đầu tán tỉnh bà, năm 1881 ông cầu hôn bà và đe doạ sẽ tự tử nếu bị từ chối. Cuộc li dị của ông với Leshcheva kết thúc một tháng sau khi ông đã cưới (ngày 2 tháng 4) đầu năm 1882. Thậm chí sau khi li dị, Mendeleev về kỹ thuật vẫn là một người mắc tội lấy một người khác khi vẫn con trong hôn nhân; Nhà thờ Chính thống Nga yêu cầu phải có ít nhất 7 năm trước khi tái hôn một cách hợp pháp. Cuộc hôn nhân của ông và sự tranh cãi xung quanh nó góp phần khiến ông không thể được chấp nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga (dù danh tiếng quốc tế của ông vào thời điểm đó). Con gái ông từ cuộc hôn nhân thứ hai, trở thành vợ của nhà thơ Nga nổi tiếng Alexander Blok. Những người con khác của ông là con trai Vladimir (một thủy thủ, ông tham gia vào Chuyến đi về phía Đông của Nicholas II nổi tiếng) và con gái Olga, từ cuộc hôn nhân đầu tiên với Feozva, và con trai Ivan và một cặp sinh đôi với Anna. Dù Mendeleev được các tổ chức khoa học trên khắp châu Âu ca tụng, gồm cả Huy chương Copley từ Viện Hoàng gia London, ông đã từ chức khỏi Đại học Saint Petersburg ngày 17 tháng 8 năm 1890. Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản xuất vodka. Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn. Mendeleev cũng nghiên cứu thành phần của các giếng dầu, và giúp thành lập nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Nga. Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển. Đồng thời trong năm này ông được tặng thưởng Huy chương Copley vàng danh giá. Năm sau Hội đồng Nobel Hoá học đã đề xuất với Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao Giải Nobel Hoá học năm 1906 cho Mendeleev vì phát minh ra bảng tuần hoàn của ông. Ban Hoá học của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển đã ủng hộ đề xuất này. Viện Hàn lâm sau đó dường như đã ủng hộ lựa chọn của Ủy ban như họ đã làm trong hầu hết mọi trường hợp. Không may thay, tại cuộc họp toàn thể của Viện, một thành viên bất mãn của Ủy ban Nobel, Peter Klason, đề xuất tư cách ứng cử viên cho Henri Moissan người được ông ưa thích. Svante Arrhenius, dù không phải là một thành viên của Ủy ban Nobel Hoá học, có rất nhiều ảnh hưởng trong Viện và cũng gây sức ép để loại bỏ Mendeleev, cho rằng bảng tuần hoàn quá cũ để được công nhận sự khám phá ra nó vào năm 1906. Theo những người thời đó, Arrhenius có động cơ từ sự đố kỵ của ông với Mendeleev vì Mendeleev chỉ trích lý thuyết phân ly của Arrhenius. Sau những cuộc tranh cãi nảy lửa, đa số thành viên Viện Hàn lâm bỏ phiếu cho Moissan. Những nỗ lực để đề cử Mendeleev năm 1907 một lần nữa không thành công bởi sự phản đối kịch liệt của Arrhenius. Qua đời Năm 1907, Mendeleev mất ở tuổi 72 tại Saint Petersburg vì bệnh cúm. Miệng núi lửa Mendeleev trên Mặt trăng, cũng như nguyên tố số 101, chất phóng xạ mendelevium, được đặt theo tên ông. Bảng tuần hoàn Công trình do những người khác thực hiện hồi những năm 1860 cho rằng các nguyên tố có tính tuần hoàn. John Newlands, người xuất bản cuốn Định luật các Quãng tám (Law of Octaves) năm 1865. Sự thiếu hụt các khoảng trống cho những nguyên tố còn chưa được khám phá và việc đặt hai nguyên tố trong một ô đã bị chỉ trích và các ý tưởng của ông không được chấp nhận. Một công trình khác là của Lothar Meyer, người xuất bản một cuốn sách năm 1864, miêu tả 28 nguyên tố. Không công trình nào tìm cách dự đoán các nguyên tố mới. Năm 1863 đã có 56 nguyên tố được biết với một nguyên tố mới được khám phá với tốc độ xấp xỉ một nguyên tố mỗi năm. Sau khi trở thành một giáo viên, Mendeleev đã viết cuốn sách hai tập cuối cùng ở thời điểm đó: Principles of Chemistry (Các nguyên tắc của Hoá học) (1868-1870). Khi ông tìm cách sắp xếp các nguyên tố theo các tính chất hoá học của chúng, ông nhận thấy các mẫu hình dẫn ông tới ý tưởng Bảng tuần hoàn. Tương truyền, người ta nói rằng sau một hôm suy nghĩ làm thế nào sắp xếp được các nguyên tố hóa học, Mendeleev ngủ đi và trong giấc mơ, ông mơ thấy có một cái bảng hiển thị lên các nguyên tố với vị trí đúng của nó. Mendeleev không hề biết về các công trình khác với các bảng tuần hoàn khác đang diễn ra trong thập niên 1860. Ông đã làm bảng sau, và bằng cách thêm các nguyên tố thêm theo mô hình này, phát triển phiên bản mở rộng của bảng tuần hoàn. Ngày 6 tháng 3 năm 1869, Mendeleev có cuộc giới thiệu chính thức với Viện Hoá học Nga, với tiêu đề The Dependence between the Properties of the Atomic Weights of the Elements (Sự phụ thuộc giữa các Tính chất của Trọng lượng Nguyên tử của các Nguyên tố), miêu tả các nguyên tố theo cả trọng lượng nguyên tử và hoá trị. Cuộc trình bày này nói rằng Các nguyên tố hoá học, nếu được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử, sẽ có một tính tuần hoàn rõ ràng trong tính chất. Các nguyên tố tương tự về tính chất hoá học có các trọng lượng nguyên tử hoặc hầu như có cùng giá trị (ví dụ, Pt, Ir, Os) hoặc tăng đều (ví dụ, K, Rb, Cs). Việc sắp xếp các nguyên tố thành các nhóm nguyên tố theo trật tự trọng lượng nguyên tử của chúng tương ứng với cái gọi là các hoá trị của chúng, cũng như, ở một số mức độ, với các tính chất hoá học riêng biệt của chúng; như thể hiện rõ trong các loạt nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, và F. Các nguyên tố có mật độ lớn nhất có trọng lượng nguyên tử nhó nhất. Tầm mức trọng lượng nguyên tử xác định tính chất nguyên tố, giống như tầm mức phân tử xác định tính chất của một thành phần hợp chất. Chúng ta phải đợi sự phát hiện của nhiều nguyên tố vẫn còn chưa được biết tới–ví dụ, hai nguyên tố, tương tự nhôm và silic, những nguyên tố có trọng lượng nguyên tử trong khoảng 65 và 75. Và những nguyên tố nào chưa biết sẽ chừa khoảng trống, trong tương lai phát hiện được thì thêm vào. Trọng lượng nguyên tử của một nguyên tố có thể thỉnh thoảng được sửa đổi theo sự hiểu biết những nguyên tố tiếp giáp của nó. Vì thế trọng lượng nguyên tử của teluride phải nằm trong khoảng giữa 123 và 126, và không thể là 128. Ở đây Mendeleev đã sai bởi khối lượng nguyên tử của teluride (127.6) vẫn cao hơn khối lượng nguyên tử của iodine (126.9). Một số tính chất đặc trưng của các nguyên tố có thể dự đoán trước từ trọng lượng nguyên tử của nó. Mendeleev xuất bản bảng tuần hoàn các nguyên tố của tất cả các nguyên tố đã biết và dự đoán nhiều nguyên tố mới để hoàn thành bảng. Chỉ vài tháng sau, Meyer đã xuất bản một bảng rõ ràng giống hệt. Một số người coi Meyer và Mendeleev là những người đồng phát minh ra bảng tuần hoàn, nhưng rõ ràng mọi người đồng ý rằng sự dự đoán chính xác của Mendeleev về các đặc tính của cái ông gọi là ekasilicon, ekaaluminium và ekaboron (germanium, gallium và scandium) xứng đáng khiến ông xứng đáng với đa số lời khen ngợi về bảng tuần hoàn. Về tám nguyên tố do ông dự đoán, ông đã sử dụng các hậu tố eka, dvi, và tri (tiếng Phạn một, hai, ba) trong việc đặt tên chúng. Mendeleev đã nghi ngờ một số trọng lượng nguyên tử hiện đã được chấp nhận (chúng chỉ có thể được đo với một độ chính xác khá thấp ở thời điểm đó), chỉ ra rằng chúng không tương ứng với những tính chất do Bảng tuần hoàn của ông chỉ ra. Ông lưu ý rằng tellurium có trọng lượng nguyên tử lớn hơn iodine, nhưng ông đặt nó vào trật tự đúng, dự đoán không chính xác rằng những trọng lượng nguyên tử đã được chấp nhận ở thời điểm đó là sai. Ông đã gặp khó xử khi tìm nơi đặt các lanthanide đã biết, và dự đoán sự tồn tại của hàng khác trong bảng là nơi đặt các actinide có một trong số các khối lượng nguyên tử nặng nhất. Một số người không chấp nhận việc Mendeleev dự đoán rằng sẽ còn có các nguyên tố khác, nhưng đã bị chứng minh là sai lầm khi Ga (gallium) và Ge (germanium) được tìm ra năm 1875 và 1886, trùng khớp một cách chính xác vào hai khoảng trống. Bằng cách đặt những cái tên tiếng Phạn cho các nguyên tố "còn thiếu", Mendeleev cho thấy sự tán tưởng và biết ơn của mình với các nhà ngữ pháp tiếng Phạn của Ấn Độ cổ đại, những người đã tạo ra các lý thuyết phức tạp về ngôn ngữ dựa trên việc khám phá ra hai mô hình hai chiều của họ trong các âm cơ bản. Theo Giáo sư Paul Kiparsky thuộc Đại học Stanford, Mendeleev là một người bạn của chuyên gia tiếng Phạn Böhtlingk, người đang chuẩn bị cho ấn bản thứ hai của cuốn sách của mình về Pānini ở khoảng thời gian đó, và Mendeleev muốn vinh danh Pānini với sự đặt tên của mình. Lưu ý thấy có những sự tương tự đáng chú ý giữa Bảng tuần hoàn và đoạn mở đầu của ngữ pháp Panini, Giáo sư Kiparsky nói: Sự tương tự giữa hai hệ thống rất đáng chú ý. Bởi khi Panini thấy rằng các mô hình âm vị của âm thanh trong ngôn ngữ là một chức năng của các tính chất phát âm của chính, vì thế Mendeleev thấy rằng các tính chất hoá học của các nguyên tố là một chức năng của các trọng lượng nguyên tử của chúng. Giống như Panini, Mendeleev đã đạt tới phát minh của mình thông qua một sự nghiên cứu "ngữ pháp" của các nguyên tố... Các thành tựu khác Mendeleev cũng có những đóng góp quan trọng khác cho hoá học. Nhà hoá học và lịch sử khoa học Nga L.A. Tchugayev đã coi ông là "một nhà hoá học thiên tài, nhà vật lý hàng đầu, một nhà nghiên cứu nhiều thành quả trong các lĩnh vực thủy động lực học, khí tượng học, địa chất học, một số nhánh của công nghệ hoá học (ví dụ chất nổ, hoá dầu, và nhiên liệu) và những ngành khác gần với hoá học và vật lý, một chuyên gia tinh thông về công nghiệp hoá học và công nghiệp nói chung, và một nhà tư tưởng độc đáo trong lĩnh vực kinh tế." Mendeleev là một trong những người sáng lập, năm 1869, Viện Hoá học Nga. Ông đã làm việc về lý thuyết và thực hành chủ nghĩa bảo hộ thương mại và về nông nghiệp. Trong một nỗ lực trong một quan niệm hoá học về Ête, ông đã đưa ra những lý thuyết rằng có sự tồn tại của hai nguyên tố hoá học trơ với trọng lượng nguyên tử nhỏ hơn hydro. Trong hai nguyên tố đề xuất đó, ông cho rằng nguyên tố nhẹ hơn là một loại khí có khả năng xâm nhập mọi nơi và hiện diện ở khắp nơi, và nguyên tố hơi nặng hơn là một nguyên tố đề xuất, coronium. Mendeleev dành hầu hết việc nghên cứu của mình và có những đóng góp quan trọng cho việc xác định bản chất của những thành phần vô hạn như các dung dịch. Trong một lĩnh vực khác của vật lý hoá học, ông đã nghiên cứu sự nở rộng của các chất lỏng với nhiệt độ, và phát minh một công thức tương tự như định luật Gay-Lussac về sự đồng nhất của sự nở rộng của các khí, trong khi ngay từ năm 1861 ông đã đoán trước quan niệm của Thomas Andrews về nhiệt độ tới hạn của các khí bằng các định nghĩa điểm sôi tuyệt đối của một vật chất khi nhiệt độ mà ở đó sự liên kết và nhiệt của sự bay hơi trở nên bằng không và dung dịch chuyển thành hơi, không cần biết tới áp suất và thể tích. Mendeleev được coi là người đưa hệ mét vào sử dụng tại Đế quốc Nga. Ông đã phát minh ra pyrocollodion, một kiểu bột không khói dựa trên nitrocellulose. Công trình này do Hải quân Nga đặt hàng, tuy nhiên không được chấp nhận sử dụng. Năm 1892 Mendeleev đã tổ chức việc sản xuất nó. Mendeleev đã nghiên cứu nguồn gốc dầu mỏ và kết luận rằng các hydrocarbon là tự sinh và hình thành ở sâu bên trong quả đất. Ông viết: "Thực tế chính yếu cần lưu ý là dầu hoả sinh ra ở sâu trong quả đất, và chỉ tại đó chúng ta tìm kiếm nguồn gốc của nó." (Dmitri Mendeleev, 1877) Tưởng nhớ Để tưởng nhớ ông, sau khi tìm ra một nguyên tố hóa học mới, người ta đã đặt tên cho nó là Medelevi, có nguyên tử khối là 258, với 101 proton (nguyên tố được các nhà khoa học ở Berkely phát hiện vào năm 1955 và được đặt theo tên ông vào năm 1963).
Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập vào ngày 24 tháng 11 năm 1960, tuy nhiên, cách mốc đó 27 năm, vào năm 1933, Việt Nam, lúc bấy giờ là một phần của Liên bang Đông Dương, bắt đầu có giám mục người bản địa đầu tiên. Vị giám mục đầu tiên được tấn phong đó là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, thuộc Giáo phận Phát Diệm. Kể từ đó đến nay, đã có 131 Giám mục người Việt đã được bổ nhiệm và tấn phong (bao gồm Giám mục Hầm trú Giacôbê Lê Văn Mẫn); trong số đó có 6 vị được vinh thăng Hồng y, bao gồm Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Ngoài ra, có 8 vị là người gốc Việt, được bổ nhiệm giữ các chức vụ của Tòa Thánh hoặc coi sóc các giáo phận ngoài Việt Nam. Phần lớn giám mục ở Việt Nam được tấn phong sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Gioan Baotixita Bùi Tuần là vị giám mục duy nhất được phong vào ngày này, và cũng là vị giám mục người Việt cuối cùng được phong trong thời điểm từ 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập, trở thành tổ chức giám mục Công giáo thống nhất trên toàn quốc gia này. Danh sách giám mục Giám mục đương nhiệm Chú giải Danh sách đầy đủ Chú giải *Ghi chú: Danh sách được xếp theo thứ tự thời gian được tấn phong, các tước vị hồng y cũng được ghi chú trong danh sách này. Các giám mục được bổ nhiệm nhưng chưa được tấn phong sẽ được in nghiêng. Danh sách các Hồng y: Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1898–1978), Hồng y đầu tiên của Việt Nam, được phong ngày 24 tháng 5 năm 1976. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội) Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921–1990), được phong ngày 16 tháng 5 năm 1979. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội) Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1919–2009), được phong ngày 26 tháng 11 năm 1994. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội) Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928–2002), được phong ngày 21 tháng 2 năm 2001. Hồng y bậc phó tế (Tổng giám mục hiệu tòa Vadesi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (sinh 1934), được phong ngày 20 tháng 10 năm 2003. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Thành phố Hồ Chí Minh) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (sinh 1938), được phong ngày 14 tháng 2 năm 2015. Hồng y bậc linh mục (Tổng Giám mục TGP Hà Nội) Ghi chú: : Hồng y : Tổng giám mục chính tòa phó: Tổng giám mục phó : Giám mục chính tòa : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa : (Tổng) Giám mục hiệu tòa mà không phải là (Tổng) Giám mục phó hoặc phụ tá Các Kỷ lục Mười giám mục được tấn phong trẻ nhất (gồm năm sinh, năm tấn phong giám mục) Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (1912;1950) 38 tuổi Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ (1922; 1960) 38 tuổi Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921; 1960) 39 tuổi Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928; 1967) 39 tuổi Stêphanô Nguyễn Như Thể (1935; 1975) 40 tuổi Gioan Trương Cao Đại (1913; 1953) 40 tuổi Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục (1897; 1938) 41 tuổi Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (1909; 1950) 41 tuổi Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh (1917; 1959) 42 tuổi Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921; 1963) 42 tuổi Giuse Vũ Văn Thiên (1960; 2002) 42 tuổi Mười giám mục tuổi thọ nhất Antôn Nguyễn Văn Thiện (13 tháng 3,1906-13 tháng 5, 2012) 106 tuổi Micae Nguyễn Khắc Ngữ (2 tháng 2, 1909-10 tháng 6, 2009) 100 tuổi Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (22 tháng 1, 1914-31 tháng 1, 2013) 99 tuổi Phêrô Trần Thanh Chung (10 tháng 11, 1926 - 10 tháng 9, 2023) 96 tuổi Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (7 tháng 1, 1927 - 29 tháng 8, 2022) 95 tuổi Phaolô Bùi Chu Tạo (21 tháng 1,1909- 5 tháng 5, 2001) 92 tuổi Phaolô Lê Đắc Trọng (15 tháng 6, 1918-7 tháng 9, 2009) 91 tuổi Giuse Phạm Văn Thiên (2 tháng 5, 1907-15 tháng 2, 1997) 89 tuổi Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (20 tháng 5, 1919-22 tháng 2, 2009) 89 tuổi Giuse Maria Vũ Duy Nhất (15 tháng 11, 1911-11 tháng 12, 1999) 88 tuổi Chú thích Nguồn dẫn Sách
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928–2002) là một Hồng y người Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình và là vị giáo sĩ Công giáo Việt Nam từng giữ vị trí cao nhất trong Giáo hội Công giáo Rôma. Ông được xem là một biểu tượng của người Công giáo Việt Nam, là nhân vật có sức ảnh hưởng nhất trong thời gian gần đây của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Dù gặp nhiều khó khăn với chính quyền Việt Nam, Hồng y Thuận không tỏ ra thù ghét. Chính thái độ này, ông đã được nhiều người tôn kính. Ngoài tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, ông còn nói thông thạo tám ngôn ngữ khác: Pháp, Anh, Ý, Đức, Latinh, Nga và Trung Quốc, Tây Ban Nha. Hồng y Thuận sinh năm 1928 tại Huế trong một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời. Sau quá trình tu học, ông được thụ phong linh mục vào tháng 6 năm 1953. Tháng 4 năm 1967, linh mục Nguyễn Văn Thuận được Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang. Ông là vị giám mục người Việt đầu tiên quản lý giáo phận này. Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, chức vị Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tạm hoãn về Sài Gòn, đến ngày 7 tháng 5 mới về để nhận nhiệm vụ mới. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, ông bị bắt, đi tù và cải tạo suốt 13 năm. Nguyễn Văn Thuận mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến và đến Roma điều trị vào tháng 9 năm 1991. Trong thời gian trị bệnh tại Rôma, chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận không còn được phép trở lại Việt Nam. Năm 1994, Tổng giám mục Thuận từ chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa Thánh bổ nhiệm ông giữ chức vụ phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng này vào năm 1998. Tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Tổng giám mục Thuận tước vị hồng y. Theo báo chí quốc tế, ông cũng được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế vị Giáo hoàng đã già yếu. Ngày 16 tháng 9 năm 2002, hồng y Nguyễn Văn Thuận qua đời tại Rôma do bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước và phong thánh cho cố hồng y. Ngày 5 tháng 7 năm 2013, người Công giáo Việt Nam tổ chức lễ bế mạc của các giai đoạn giáo phận của tiến trình phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh của Bộ Tuyên thánh, tiến thêm một bước trong án tuyên thánh cho cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giáo hoàng tuyên bố Hồng y Thuận là đấng đáng kính. Đây là bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ông. Ngày 25 tháng 7 năm 2023, trên cơ sở kế thừa các cơ sở của việc đình chỉ các Quỹ Người Samari Nhân hậu và Quỹ Công lý Hòa Bình, Giáo hoàng Phanxicô thiết lập Van Thuan Foundation (Quỹ Văn Thuận), theo tên cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Thân thế và thiếu thời Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 thuộc khu vực giáo xứ Phủ Cam, Huế, Tổng giáo phận Huế. Ông là anh cả trong một gia đình có 8 anh chị em gồm 3 nam và 5 nữ. Thân phụ là Tađêô Nguyễn Văn Ấm (mất năm 1993 tại Sydney, Úc) và thân mẫu là bà Elizabeth Ngô Đình Thị Hiệp (mất năm 2005), em ruột của Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục và tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời, tổ tiên của ông từng chịu tử đạo vì tuyên xưng đức tin Công giáo trong suốt giai đoạn từ năm 1698 đến năm 1885. Họ nội Nguyễn Văn Thuận có cụ cố là ông Nguyễn Văn Danh bị bắt làm nô lệ và sống trong thời kỳ truy bắt đạo Công giáo của vua Tự Đức. Con ông là ông Nguyễn Văn Vọng (ông nội Nguyễn Văn Thuận), hỗ trợ truyền giáo bằng đời sống hằng ngày với vợ là bà Tống Thị Tài, từng lập hai trường Bình Linh (Pellerin) và Thánh nữ Jeanne d’Arc lần lượt cho dòng nam Lasan và dòng nữ Thánh Phaolô thành Chartres. Có nguồn tin ông nội Nguyễn Văn Thuận là ông Nguyễn Văn Diêu (còn gọi là Bát Diêu). Về phía họ ngoại Nguyễn Văn Thuận, có nhiều người đã bị thiêu chết trong giờ kinh nguyện năm 1885 bởi những người tìm bắt các tín đồ Công giáo. Do dòng họ không còn có con trai tế tự, chủng sinh Ngô Đình Khả đã nhận được đề nghị từ các giáo sư chủng viện Penang và trở về Việt Nam lập gia đình. Ông Khả từng giữ tước Phù Đạo Đại Thần, cố vấn cho vua các vấn đề Pháp văn và Triết học Tây phương. Do phản đối Pháp buộc vua thoái vị, ông từ quan về làm ruộng. Ông Khả là thân phụ bà Ngô Đình Thị Hiệp, thân mẫu Nguyễn Văn Thuận. Từ khi còn nhỏ, cậu bé Thuận được giáo dục đức tin bởi người mẹ gương mẫu. Thân mẫu và bà nội thường kể chuyện cho Nguyễn Văn Thuận về tổ tiên, các thánh Công giáo trong Kinh Thánh và các vị tử đạo Công giáo của Việt Nam. Cậu bé Thuận tin tưởng Thánh Thể vì quan niệm đây là con đường để con người kết hiệp với Thiên Chúa. Nhờ sự giáo dục tôn giáo từ nhỏ, cậu bé Thuận có mong muốn đi theo con đường tu trì từ rất sớm. Tu học và thời kỳ linh mục Cuối tháng 8 năm 1940, cậu bé Nguyễn Văn Thuận nhập học tại Tiểu chủng viện An Ninh, tại Cửa Tùng, Quảng Trị. Nhờ sẵn có văn bằng tiểu học certificat d’étude primaire, cũng như có trí nhớ tốt và trình độ song ngữ và tiếng La tinh, cậu rút ngắn thời gian học từ tám năm xuống sáu năm. Sau khi hoàn tất chương trình tiểu chủng viện, từ năm 1947, chủng sinh Thuận theo học triết và thần học tại Đại chủng viện Kim Long, Huế. Trong thời gian này, ông có dịp tìm hiểu về linh mục José Ramon Manual Pro Juarez và nhận đây là mẫu gương cho đời linh mục của mình. Trong thời gian ba năm đầu tiên của đại chủng viện, chủng sinh Thuận mong muốn được trở thành linh mục triều, nhưng sau đó nhiều lần ông suy nghĩ về việc trở thành một linh mục dòng như các linh mục dòng Tên hoặc dòng Biển Đức. Tuy vậy, cuối cùng Nguyễn Văn Thuận tiếp tục ở lại đại chủng viện, học thần học với bề trên chủng viện là linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Ngày 11 tháng 6 năm 1953, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, do Giám mục Jean-Baptiste Urrutia Thi (M.E.P) – Giám mục Đại diện Tông Tòa Địa phận Huế làm chủ phong. Sau khi được chịu chức, tân linh mục Nguyễn Văn Thuận được bổ nhiệm đảm trách vị trí linh mục phụ tá giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, làm phụ tá cho linh mục Đa Minh Hoàng Văn Tâm. Đây là một giáo xứ quan trọng của Địa phận Huế. Linh mục Tâm đã dành thời gian hướng dẫn tân linh mục về các tác vụ mục vụ giáo xứ. Tuy vậy, sức khỏe Nguyễn Văn Thuận kém đi; ông ho ra máu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho rằng linh mục Thuận có triệu chứng bệnh lao. Linh mục Thuận được chuyển từ bệnh viện Đồng Hới vào Bệnh viện Huế, sau đó lại chuyển viện vào Sài Gòn, nhập viện tại bệnh viện Saint Paul tháng 12 năm 1953. Sau khi chẩn đoán cần cắt phổi bên phải, linh mục Thuận được người quen giới thiệu nhập viện Bệnh viện Quân đội Pháp Grall vào tháng 4 năm 1954. Các bác sĩ tại đây cho biết sau phẫu thuật, sức khỏe Nguyễn Văn Thuận sẽ không hoàn toàn bình phục. Trước khi gây mê vào phòng mổ, Nguyễn Văn Thuận được chụp X quang, và kết quả cho thấy phổi ông đã hoàn toàn bình phục. Nguyễn Văn Thuận cho đây là phép lạ và cảm tạ bà Maria và Thiên Chúa. Sau khi hồi phục bệnh tình, bốn ngày sau đó, linh mục Thuận trở về Huế và Giám mục địa phận khuyên ông nên nghỉ dưỡng. Sau đó, linh mục Thuận được chuyển đến Giáo xứ Phanxicô Xaviê – Huế, làm phụ tá cho Linh mục Richard Barbon, tên Việt là Triết. Trong thời gian này, ông hỗ trợ mục vụ cho linh mục Richard, kiêm chức Tuyên úy trường Jeanne d’Arc, cử hành lễ cho các nữ tu dòng Thánh Phaolô tại nhà nguyện của trường học này. Ông mời mợi các thợ điêu khắc từ Giáo xứ Tam Tòa đến làm thánh giá bằng gỗ trên cung thánh, hỗ trợ giáo xứ bộ Đàng Thánh giá của gia đình và xây phòng họp cho giáo dân lớn tuổi. Thời làm linh mục phó, giáo xứ này có thêm lễ tiếng Việt vào mỗi chiều Chủ nhật. Bối cảnh sau trận chiến Điện Biên Phủ, linh mục Thuận được yêu cầu chuyển giáo xứ này từ của người Pháp sang của người Việt, do quân đội Pháp rút đi sau chiến tranh. Sau một vài tháng tại giáo xứ Phanxicô Xaviê, năm 1955, sau khi linh mục Richard hồi hương, Giám mục Urrutia lại bổ nhiệm Linh mục Thuận kiêm nhiệm chức tuyên úy của Viện Pellerin, Bệnh viện Trung ương, và các nhà tù tỉnh. Linh mục Thuận trước đó đã tình nguyện làm tuyên úy cho các địa điểm nhà tù, nhà thương, trại cùi. Từ năm 1956 đến năm 1959, linh mục Nguyễn Văn Thuận được cho đi du học tại Phân khoa Giáo luật thuộc Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Roma. Ông hoàn thành việc học và tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ Giáo luật. Luận án Tiến sĩ của ông mang chủ đề: Studium comparativum de organisatione capellanorum militum in mondo ("Tổ chức Tuyên úy Quân đội trên thế giới"). Trong thời gian du học, ông có dịp tiếp xúc, sinh hoạt với các phong trào Đạo Binh Đức Mẹ, Hướng Đạo, Cursillos, Focolare. Các phong trào này ảnh hưởng đến đường lối hoạt động của ông sau này. Linh mục Thuận cũng từng viếng thăm Đức Mẹ Lộ Đức vào tháng 8 năm 1957. Ông cũng từng cùng Tổng giám mục Ngô Đình Thục, cậu ruột yết kiến Giáo hoàng Piô XII. Trở về nước, năm 1960, linh mục Phanxicô Xaviê Thuận được cử làm giáo sư Tiểu Chủng viện Phú Xuân, Huế.Giám mục Địa phận Huế Urrutia Thi cho biết ông gửi linh mục Thuận đi du học là có mục đích, do Giáo hội Công giáo Việt Nam cần nhiều linh mục người Việt và ông cần chuẩn bị để làm lãnh đạo. Giám mục Thi dự liệu linh mục Thuận sẽ trở thành Giám đốc Chủng viện Phú Xuân. Một thời gian ngắn sau đó, ông khởi công xây cất cơ sở mới và thành lập Tiểu chủng viện Hoan Thiện ở ngay thành phố Huế, cạnh trường Thiên Hữu. Từ năm 1962, linh mục Thuận đảm trách vai trò làm Giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện. Ông có dự tính mở xưởng nghề trong chủng viện để đào tạo linh mục có lối sống khác biệt, phù hợp với xã hội đang biến đối. Năm 1964, Hội đồng linh mục bầu chọn linh mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Đại diện Tổng giáo phận Huế. Tổng giám mục Huế Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục chính thức chọn ông vào chức vụ này. Giám mục Nha Trang (1967–1975) Ngày 13 tháng 4 năm 1967, linh mục Phanxicô Xaviê Thuận được Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang, kế vị Giám mục Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi (thuộc MEP). Ông là vị giám mục người Việt Nam đầu tiên đảm nhận chức vụ này. Ngày 24 tháng 6 năm 1967, nhân dịp lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, ông được tấn phong giám mục tại Tiểu chủng viện Hoan Thiện, Huế. Nghi thức truyền chức được cử hành bởi chủ phong là Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào và Campuchia Angelo Palmas, cùng với hai vị khác trong vai trò phụ phong, gồm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Philípphê Nguyễn Kim Điền và Tổng giám mục Jean-Baptiste Urrutia Thi – Tổng giám mục Hiệu toà Isauropolis, nguyên Đại diện Tông Tòa Địa phận Huế. Khẩu hiệu của tân giám mục là: Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy vọng), lấy từ tên của Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vaticanô II. Với độ tuổi chỉ là 39, ông là một trong số các giám mục Việt Nam trẻ tuổi được tấn phong trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975. Ngày 10 tháng 7 năm 1967, tân giám mục Nguyễn Văn Thuận chính thức nhậm chức tại Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục tại đây, ông thành công trong việc phát triển giáo phận: ông quan tâm đến việc đào tạo nhân sự, gia tăng con số các đại chủng sinh từ 42 lên 147, số Tiểu chủng sinh tăng từ 200 lên 500. Ông tổ chức các khóa thường huấn linh mục cho sáu giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế, thành lập và phát triển các hội đoàn giáo dân, phong trào Công giáo tiến hành như: Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillos, Focolare, Hướng đạo, Cộng đoàn La vang, Tu hội Hy Vọng. Ông cũng cho thiết lập Hội đồng Giáo dân từ Giáo xứ lên Giáo phận, hình thành và phát triển Trung tâm Văn hóa Chàm tại Phan Rang (1968). Ông cho phổ biến nhiều thư với các chủ đề: Tỉnh thức và cầu nguyện vào năm 1968; Vững mạnh trong Đức tin để Tiến bước trong An bình, năm 1969; Công lý và Hòa bình, năm 1970; Sứ vụ Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta, năm 1971; Kỷ niệm 300 năm vào năm 1971; Năm Thánh Canh tân và Hòa giải, năm 1973. Giám mục Thuận thuyết trình đề tài Các vấn đề chính trị tại Á Châu và những Giải pháp liên hệ trong khuôn khổ Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu họp tại Manila, Philippines vào ngày 24 tháng 11 năm 1970. Năm 1970, nhân kỷ niệm 300 năm Giám mục Lambert de la Motte đến Giáo phận Nha Trang, Giám mục Nguyễn Văn Thuận đã thiết lập Chủng viện Lâm Bích. Tên đầy đủ của chủng viện là Chủng viện Truyền giáo Lâm Bích, trong đó Lâm Bích là tên Giám mục Thuận Việt Hóa từ tên gốc Lambert của vị giám mục truyền giáo. Cuối tháng 3 năm 1971, các giáo sĩ Công giáo đến từ bốn quốc gia: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tổ chức một cuộc họp với mục đích thúc đẩy sự đoàn kết của các Giáo hội Công giáo tại các quốc gia này, phát triển Thần học Á Châu. Giám mục Nguyễn Văn Thuận, cùng Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam tham gia cuộc họp này. Tham gia cuộc họp này phần lớn là Chủ tịch các Hội đồng giám mục các quốc gia tham dự: Giuse Quách Nhã Thạch (Trung Quốc), Paul Yashigoro Taguchi (Nhật Bản), Stephen Kim Sou-hwan (Hàn Quốc) cùng 1 vị giám mục khác, thuộc mỗi quốc gia. Giám mục Giáo phận Hồng Kông Phanxicô Xaviê Từ Thành Bân chủ sự cuộc họp. Ngày 18 tháng 11 cùng năm, Giáo hoàng Phaolô VI đã gửi thư cho Giám mục Thuận nhân dịp kỷ niệm 300 năm giám mục Tông Tòa đầu tiên đặt chân đến vùng đất thuộc giáo phận Nha Trang. Từ năm 1971 đến năm 1975 (hoặc đến 1978), ông được chọn làm Cố vấn Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân. Trong giai đoạn này, ông cũng có dịp học tập kinh nghiệm của Tổng giám mục Cracow, Ba Lan về sinh hoạt mục vụ với chế độ Cộng sản. Vị Tổng giám mục này sau này là Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ông cũng được bổ nhiệm làm Cố vấn và thành viên của Bộ Truyền giáo, nhận trách nhiệm đến thăm và giám sát các chủng viện tại một số quốc gia ở châu Phi. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Tháng 7 năm 1951, Giáo hoàng Phaolô VI thành lập Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), một hội đồng phối hợp với các cơ quan từ thiện Công giáo nhằm hỗ trợ các dự án phát triển nhân bản với phạm vi toàn thế giới. Hội đồng này hỗ trợ Việt Nam thông qua tổ chức Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam, viết tắt là COREV. Tổ chức này hình thành nhờ sự hợp tác của Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam và Giám mục các quốc gia khác. Giám mục Nguyễn Văn Thuận, với cương vị Chủ tịch Ủy ban Phát triển trược thuộc Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam được trao trọng trách điều hành COREV. Việc điều hành nà thực tế đã gây cản trở việc quản lý Giáo phận Nha Trang của giám mục Thuận. Nguyễn Văn Thuận thường phải đi lại giữa Sài Gòn và Nha Trang, do trụ sở tổ chức tọa lạc tại Sài Gòn. Giám mục Thuận thường xuyên xin ý kiến các giám mục khác, dù Hội đồng Giám mục đã trao toàn quyền quyết định cho ông. Tổ chức đã hỗ trợ nhiều dự án xây nhà, cất trường,... tại Việt Nam. Trong Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam, ông từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau: Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình; Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội (1967–1975); Chủ tịch Ủy ban Phát triển Việt Nam (1967–1975); phụ trách Ủy ban Di dân. Ngoài ra, ông cũng cộng tác trong việc thành lập đài phát thanh Chân Lý Á Châu. Tổng Giám mục phó Sài Gòn (1975–1994) Những căng thẳng xung quanh vụ bổ nhiệm Tổng giám mục phó Sài Gòn Ngày 7 tháng 1 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa mất quyền kiểm soát tỉnh Phước Long, địa điểm có vị thế cửa ngõ tiến vào Thành phố Sài Gòn. Nhận định tình hình quân sự phức tạp, Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre trao đổi với Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình vấn đề Tổng giáo phận cần một tổng giám mục phó. Theo ý của Giáo hoàng Phaolô VI, vị này cần có các tiêu chuẩn như: tuổi tác không quá nhỏ hoặc lớn, có tinh thần sống chung, hợp tác với chính quyền mới. Tháng 4 năm 1975, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình năm lần yêu cầu Khâm sứ Tòa Thánh Lemaitre xin Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục phó Sài Gòn. Chiếu theo đề nghị của Khâm sứ, ngày 24 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Thuận làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, chức vị tổng giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Cùng với tin bổ nhiệm này, Tòa Thánh cắt đặt Giám mục Giáo phận Phan Thiết Phaolô Nguyễn Văn Hòa làm giám mục kế vị ông tại Giáo phận Nha Trang. Do Tân Tổng giám mục phó Thuận là cháu trai cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và việc bổ nhiệm chỉ xảy ra vài ngày trước khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam (ngày 30 tháng 4 năm 1975), việc bổ nhiệm này bị nhóm Công giáo cảnh tả phản ứng mạnh mẽ. Đối với chính quyền mới, việc thuyên chuyển này là âm mưu của Vatican và các đế quốc. Tổng giám mục Thuận bác bỏ cáo buộc trên. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thuận tạm hoãn về Sài Gòn, đến ngày 7 tháng 5 thì ông mới về thành phố này để nhận nhiệm vụ mới. Trong sách "Năm chiếc bánh và hai con cá" do chính ông viết, ông hồi tưởng về sự kiện này như sau: Đêm ấy 7 tháng 5 năm 1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ. Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha. Tiếp đến là gian khổ, thử thách tại Sàigòn… Trong thư mục vụ giã từ giáo phận Nha Trang, Nguyễn Văn Thuận cho biết ông vâng theo quyết định Giáo hoàng với việc bổ nhiệm mới. Ngày 8 tháng 5, một nhóm 15 linh mục (hoặc khoảng 20 linh mục), trong đó có các linh mục Trương Bá Cần, Trần Viết Thọ, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh,... viết thư đến Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình, yêu cầu hoãn bổ nhiệm giám mục Nguyễn Văn Thuận. Bốn ngày sau đó, Văn phòng Tòa Tổng giám mục Sài Gòn gửi thư cho tất cả các giáo xứ trong Tổng giáo phận, loan báo việc Tòa Thánh đã bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục Phó Sài Gòn ngày 25 tháng 4 và ông chính thức nhận nhiệm vụ mới vào ngày ra thông báo. Tân tổng giám mục phó đến chủng viện cùng tổng giám mục Bình, thăm giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm thì nhóm linh mục gồm 7 linh mục trong số 15 linh mục đề nghị hoãn việc Tổng giám mục Thuận đến Chủng viện chất vấn Tổng giám mục Bình và yêu cầu tổng giám mục phó Thuận từ chức ngay lập tức. Họ cho rằng việc thuyên chuyển, bổ nhiệm thì các giám mục Việt Nam có thể tự thu xếp mà không cần đến Tòa Thánh. Linh mục Stêphanô Chân Tín, một người bất đồng chính kiến thừa nhận ông có ký tên trong bản kiến nghị này, nhưng với mục đích xin hoãn việc nhậm chức Tổng giám mục phó của Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận vì cho rằng tình hình lúc này quá căng thẳng và có thể gây nguy hiểm đến tân tổng giám mục phó. Một ngày sau việc chất vấn của nhóm linh mục, từ 50 đến 60 sinh viên Công giáo đến Tòa Tổng giám mục Sài Gòn. Tại đây, họ căng 3 biểu ngữ nhằm yêu cầu Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận từ chức. Trưa cùng ngày, một phái đoàn giáo dân đến gặp và đề nghị giám mục Nguyễn Văn Thuận tự nguyện từ chức. Các đề nghị trên bị khước từ, nhóm linh mục và giáo dân này tố cáo giám mục Thuận thuộc dòng họ chống Cộng và có ảnh hưởng đến phong trào chống Cộng. Các bài báo trên báo Sài Gòn Giải Phóng số 29 ngày 8 tháng 6 năm 1975 và bản tin của Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng ngày 7 tháng 6 năm 1975 đề cập đến việc nhiều tổ chức Công giáo, bao gồm các linh mục và giáo dân yêu cầu Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức và kết án Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận có những hành động chống chính phủ Cách mạng Lâm thời. Ngày 7 tháng 6, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình viết thư xác nhận việc Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục Nguyễn Văn Thuận là phù hợp với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của Tổng giáo phận Sài Gòn. Ông bác bỏ rằng việc bổ nhiệm là một việc áp đặt, đồng thời khẳng định một số giám mục cũng như bản thân ông đã được tham khảo ý kiến và chính ông đã đồng ý việc bổ nhiệm. Nguyễn Văn Bình cũng kêu gọi các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tuân phục quyết định của Tòa Thánh. Trước tình hình này, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình viết thư gửi đến ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, đồng gửi ông Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn – Gia Định vào ngày 8 tháng 6 nhằm nêu lên một số quan điểm của mình. Trong thư, tổng giám mục Bình cho rằng các thông tin mà nhóm giáo dân và linh mục trên đang tuyên truyền trong thời gian từ 4 đến 5 ngày tới, Chính phủ Lâm thời sẽ trục xuất Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận khỏi Tổng giáo phận Sài Gòn. Nguyễn Văn Bình nhận định, các tổ chức mệnh danh Công giáo trên chỉ là thiểu số, không thể đại diện cho giáo dân Công giáo; các tội gán cho Khâm sứ và Nguyễn Văn Thuận là thất thiệt và việc tung tin đồn làm giáo dân bất mãn. Nội dung thư, Tổng giám mục Sài Gòn cũng đề nghị chấm dứt chiến dịch tố cáo các giáo sĩ và dừng việc trục xuất tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận mà ông cho rằng là phi pháp. Ngày 27 tháng 6 năm 1975, Ủy ban Quân Quản thành phố Sài Gòn – Gia Định công bố quyết định không cho ông Nguyễn Văn Thuận hoạt động tôn giáo tại thành phố. Trong cuộc họp kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Tổng giám mục Thuận đã tiếp xúc với ba cán bộ cao cấp của Ủy ban Quân quản cùng nhóm những người Công giáo yêu nước, họ cho rằng việc thuyên chuyển một người họ hàng với Ngô Đình Diệm vào Sài Gòn vào thời điểm này là âm mưu của các nước đế quốc. Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định ra thông báo ngày 1 tháng 7 tuyên bố không chấp thuận việc bổ nhiệm đối với Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận và yêu cầu ông về lại nơi cư trú trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vụ việc bắt giữ và thời gian ngục tù, quản chế Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Ủy ban Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để tuyên truyền về "âm mưu" và buộc tội Tân Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Thuận. Bị mời đến có khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ. Lúc 14 giờ, hai giám mục của Sài Gòn là Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và Tổng giám mục Phó Nguyễn Văn Thuận được đưa đến Dinh Độc Lập. Khi đi dọc hành lang để đến phòng họp, tổng giám mục Bình đi trước giám mục Thuận thì một công an chặn và dẫn giám mục Thuận rời đi. Tổng giám mục Bình có cuộc hội kiến với tướng Trà. Khi ra về, khi được hỏi về giám mục Thuận để cùng ra về, Tổng giám mục Bình nhận được hồi đáp của tướng Trà: Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được. Nguyễn Văn Thuận bị bắt, chỉ mang các vật dụng là một tràng hạt và áo chùng thâm giáo sĩ và bị đưa đi với cung đường 450 km. Nguyễn Văn Thuận cho biết ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn: cô đơn, mệt mỏi,... nhưng quyết định sống theo tâm tình của Giám mục John Walsh, từng bị tù tại Trung Quốc: Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương. Tối cùng ngày, Công an đến bắt Nguyễn Văn Thuận đưa đến Nha Trang, đến quản thúc tại Giáo xứ Cây Vông, thuộc xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Tại Cây Vông, nhiều công an cả công khai và chìm theo dõi Tổng giám mục Thuận. Nguyễn Văn Thuận cho biết ông đau lòng khi các sinh hoạt mục vụ và các tu sĩ và giáo dân không thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt tôn giáo. Ông hoàn thành cuốn sách Đường Hy Vọng trong thời gian tại Cây Vông, bằng việc biên soạn vào các đêm tháng 10 và tháng 11 năm 1975, trên những tờ lịch cũ được một bé trai hỗ trợ. Ngày 18 tháng 3 năm 1976, Nguyễn Văn Thuận bị đưa vào giam ở trại Phú Khánh, Nha Trang. Đây là nơi ông đánh giá nơi gây cho mình nhiều vất vả nhất. Tại trại giam này, Tổng giám mục Thuận bị đưa vào một căn phòng không cửa sổ. Căn phòng này nóng ẩm, ngột ngạt, nấm mọc trắng nền và chiếu. Những điều kiện của căn phòng làm ông dần mất ý thức và mê man. Căn phòng được sắp xếp để có khi được mở đèn sáng như ban ngày, khi lại không có ánh sáng, khi mưa có những côn trùng bò vào trong phòng, thông qua một lỗ nhỏ dưới vách, nơi tù nhân Thuận đưa mũi vào để hít thở. Tình trạng của Tổng giám mục Thuận tồi tệ, có khi cấp dưỡng đã đưa hai linh mục cùng bị giam đến xem mặt lần cuối vì tin rằng ông sắp chết. Đến ngày 29 tháng 11 năm 1976, ông bị chính quyền đưa vào giam ở trại Thủ Đức. Ngày 1 tháng 12 năm 1976, Nguyễn Văn Thuận cùng nhiều tù nhân khác được được lên tàu Hài Phòng được neo đậu tại bến Tân Cảng, gần cầu Xa Lộ. Họ được đưa đến trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, tọa lạc tại thung lũng núi Tam Đảo. Sau đó, ông được chuyển đến nhà giam Công an Thành phố Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 5 năm 1978, tù nhân giám mục Nguyễn Văn Thuận bị đưa ra quản thúc ở giáo xứ Giang Xá, thuộc huyện Hoài Đức. Tại đây, ông bí mật viết hai cuốn sách: Đường hy vọng dưới ánh sáng lời Chúa và Cộng đồng Vatican II và Những người lữ hành trên đường hy vọng. Ông đã bị quản thúc tại đây đến tháng 11 năm 1982. Cán bộ tại địa phương này bị điều chuyển liên tục, bảo vệ cũng bị thay đổi hai tuần một lần, do nhiều người đã bỏ định kiến mà có ấn tượng tốt về Nguyễn Văn Thuận. Tổng giám mục Thuận từng giữ lại tờ báo Quan sát viên Rôma bọc cá được gửi đến theo kiểu bưu kiện vì cho rằng đó là sự hiệp thông với giáo hoàng và Giáo hội Công giáo. Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 tại Rôma, Tòa Thánh Vatican hỏi ý kiến Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình về việc đưa Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần về Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, thay thế Tổng giám mục Thuận đang chịu cảnh tù ngục. Tổng giám mục Bình sau hai tuần suy nghĩ đã từ chối đề xuất này, với lý do lo ngại cho sức khỏe của Giám mục Tuần. Tuy không bao giờ bị kết án, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận bị 13 năm tù và quản chế, trong đó có 9 năm biệt giam. Sau khi được trả tự do, ông còn bị quản chế 3 năm. Ngoài ông, em ruột ông là Nguyễn Văn Thanh cũng chịu cảnh bị giam ở nhiều trại tù cải tạo. Phản ứng quốc tế về vụ bắt giữ Cuối tháng 2 năm 1977, Tòa Thánh mới biết thông tin và loan tin vụ việc Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận bị bắt giữ. Ngoài ra, các chi tiết về vụ việc này cũng không được công bố. Thông tin từ tờ Catholic News Service cho biết tổng giám mục Thuận bị giam giữ trong một phòng giam thiếu khí và tối, bị ngược đãi, đánh đập và buộc đứng hàng giờ liền. Tháng 5 năm 1977, có thông tin chân Tổng giám mục Thuận đã liệt và ông mắc bệnh về phổi. Thông tin về sự tôn kính của các tù nhân đối với ông cũng được lan truyền. Có nhiều thông tin đồn đoán về số phận Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, bao gồm nguồn tin cho biết ông đã chết trong tù, mặc dù chính quyền Việt Nam bác bỏ thông tin này.. Từ tháng 6 năm 1977, một người chị em gái với Tổng giám mục Thuận là bà Anna Ngân đã cho đăng tải thông tin đề nghị trả lại tự do cho ông Nguyễn Văn Thuận trên trang nhất báo Tổng giáo phận Sydney, Catholic Weekly The Australian (Tuần báo Công giáo Úc). Sau vài tháng sau chiến tranh Việt Nam bà Ngân và các giám mục Ùc đề nghị Thủ tướng Úc Malcolm Fraser yêu cầu các quan chức Việt Nam cung cấp thông tin nhưng không thu được kết quả. Câu hỏi về tình hình Tổng giám mục Thuận cũng được Giáo hoàng Phaolô Vđưa ra trong cuộc tiếp kiến Thủ tướng Fraser tháng 5 năm 1977. Trước khi tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới vào tháng 10 năm 1977, Hồng y Tổng giám mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê và Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình được phép thăm Tổng giám mục Thuận đang quản thúc tại Hà Nội. Từ sau thông tin trước thượng hội đồng Giám mục, không có thêm thông tin về Nguyễn Văn Thuận. Thông tin về Nguyễn Văn Thuận được các quan chức Tòa Thánh Vatican xác nhận vào tháng 6 năm 1978 là ông đang bị quản chế tại một giáo xứ tại Hà Nội, được phép cử hành thánh lễ nhưng không rõ các quy tắc giới hạn đối với ông. Ngày 22 tháng 9 năm 1993, nhân việc rắc rối về việc bổ nhiệm Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi từ Phan Thiết về Sài Gòn, ông Trương Tấn Sang, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, gửi thư cho Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Nội dung thư này có nhắc đến việc bổ nhiệm Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận: Như cụ đã biết, năm 1975 Chính phủ ta đã không chấp nhận ông Nguyễn Văn Thuận về Giáo phận thành phố và dứt khoát sẽ không bao giờ chấp nhận, vì ông Nguyễn Văn Thuận đã từng gắn bó với một gia đình có nhiều nợ máu với nhân dân và bản thân ông Nguyễn Văn Thuận cũng có một quá trình lâu dài và tinh vi chống phá sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc. Trong tù, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận vẫn cử hành thánh lễ cho chính mình và cho những tù nhân khác. Những người đến thăm đã lén chuyển rượu lễ và bánh lễ cho ông, ngụy trang bằng chai thuốc trị đau bao tử. Với những thứ đó, mỗi ngày ông dùng ba giọt rượu và một giọt nước đổ vào lòng bàn tay để cử hành Bí tích Thánh Thể. Buổi tối, khi ông và các tù nhân khác phải đi ngủ, họ nằm sát nhau để cử hành thánh lễ, sau đó lén chuyền Thánh Thể cho nhau qua các tấm màn chống muỗi. Họ dùng bao thuốc lá để cất giữ Thánh Thể. Tờ The Guardian đánh giá việc giam tù và quản chế Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận đã khiến ông trở thành một dạng anh hùng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Chính những năm tháng này cũng đủ kiến vị Hồng y tương lai lọt vào danh sách ứng viên tiềm năng kế vị Giáo hoàng – một papabile. Các hoạt động trong thời kỳ tù ngục, quản chế Sinh hoạt tôn giáo trong tù Giám mục Nguyễn Văn Thuận sử dụng các mẩu giấy vụn nhỏ để tạo thành một cuốn Kinh Thánh cỡ nhỏ. Ông viết khoảng 300 bài Tin Mừng vào trong quyến Kinh Thánh tự tạo này, gồm những bài mà ông thuộc nằm lòng. Ông dùng ba giọt rượu và một giọt nước, đặt trong lòng ban tay để cử hành nghi thức truyền phép. Nguồn rượu đến từ gia đình, dưới vỏ bọc thuốc chống đau dạ dày để gửi vào trại tù, bánh được sử dụng trong nghi thức được cất trong giấy bạc bọc thuốc lá. Cách cử hành lễ trong trại giam phụ thuộc vào hoàn cảnh: Dưới hầm tàu thủy, Nguyễn Văn Thuận cử hành lễ ban đêm giữa các tù nhân, với bàn thờ là túi cói. Tại trại giam Vĩnh Quang, ông dùng thời gian tù nhân đi tắm sau giờ thể dục vào ban sáng, nơi góc cửa và giữa đêm để cử hành thánh lễ Công giáo. Các tù nhân Công giáo tại trại giam này dùng giấy nylon bọc thuốc lá để cất giấu Mình Thánh và chia nhau mỗi người giữ trong một ngày. Với việc cử hành thánh lễ trong trại giam, Nguyễn Văn Thuận đã hỗ trợ nhiều giáo dân công giáo quay lại với đời sống tâm linh, dùng nhà giam làm nơi giảng dạy giáo lý Công giáo, đưa nhiều người không Công giáo gia nhập đạo, cử hành nghi thức Rửa Tội ngay trong trại tù hoặc sau ngày được tự do. Tình bạn với cai tù Trong khi ở trong tù với năm cai ngục trẻ. Những người phụ trách đã cấm họ để nói chuyện với Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận. Ban đầu vệ sĩ được thay đổi sau mỗi khoảng thời gian 15 ngày. Quản lý nhà tù tin các vệ sĩ có nguy cơ bị "nhiễm" – trở thành bạn bè ông nếu ở lại với ông trong thời gian dài. Cuối cùng, họ dừng không thay đổi nữa vì sợ Nguyễn Văn Thuận sẽ làm "ô nhiễm" toàn bộ lực lượng. Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận trò chuyện với cai ngục qua cánh cửa tù về cuộc sống, các quốc gia khác nhau ông đã đến thăm, gia đình, thời thơ ấu. Ông cũng dạy họ tiếng Anh, tiếng Pháp, và một chút tiếng Nga. Một ngày nọ, ông nhờ một cai tù đem một vật dụng gì đó để ông có thể cắt một cây thánh giá từ một miếng gỗ. Mặc dù tất cả các biểu tượng tôn giáo bị nghiêm cấm, ông đã có một cây thánh giá đeo ngực (phẩm phục giám mục) trong 3 tháng. Ông giấu nó trong một bánh xà phòng. Một lần khác ông hỏi xin một đoạn dây điện và một cặp kìm. Trong vòng bốn giờ, Tổng giám mục Thuận đã sử dụng đoạn dây này nắn một chuỗi dây chuyền. Thánh giá đó về sau được mạ bạc và nó là thánh giá đeo ngực mà ông vẫn thường sử dụng. Viết sách trong thời gian quản chế Ngày 16 tháng 8 năm 1975, một ngày sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Thuận bắt đầu biên soạn cuốn sách Năm chiếc bánh và hai con cá. Cùng viết song song là cuốn Đường hy vọng với 1001 câu suy niệm ngắn gọn để giúp giáo dân Công giáo sống đạo một cách kiên vững trong hoàn cảnh mới của đất nước. Cuốn sách này được đánh giá là một di chúc tinh thần xúc động đối với nhiều người Công giáo Việt Nam. Đến năm 1986, cuốn sách mới cơ bản hoàn thành và cho đến năm 1997, ông mới viết lời mở đầu cho nó. Tiến trình viết sách tại nơi quản chế là Giáo xứ Cây Vông là do Tổng giám mục Thuận quyết định làm theo hành động của Phaolô, một tông đồ trong thời gian ngục tù: Các buổi đêm tháng 10 và tháng 11 năm 1975, ông đóng cửa và dùng mặt sau lịch blốc, với ánh đèn dầu và côn trùng vây quanh. Mỗi sáng, ông trao lại cho bé Quang, 5 tuổi, người đã hỗ trợ ông trong việc mua blốc lịch, đưa về nhà và nhờ anh chị chép lại. Ông dùng nhiều thời gian ngày đêm viết sách, vì lo ngại sẽ bị chuyển trại, và quyết định dừng lại ở lời nguyện thứ 1001. Cuốn sách hoàn thành và Nguyễn Văn Thuận dâng lời tạ ơn Đức Maria nhân dịp lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, ngày 8 tháng 12 năm 1975. Hồng y Roger Etchegaray cho biết Hồng y Thuận từng kể lại cho ông nghe khoảng thời gian viết quyển sách Đường hy vọng: Một buổi sáng tháng 10 năm 1975, tôi ra dấu cho một cậu bé 7 tuổi tên là Quang, đi dự lễ 5 giờ về, khi trời chưa sáng: "Con nói với mẹ mua cho cha mấy bloc lịch cũ!" Chiều tối, khi mặt trời bắt đầu lặn, Quang đem lại cho tôi các cuốn lịch bloc. Từ khi ấy, trong tháng mười và tháng 11 năm 1975, hằng đêm tôi viết cho dân tôi thông điệp từ cảnh tù đầy. Mỗi sáng, đứa bé tới lấy các tờ lịch, đem về nhà cho các anh chị chép lại thông điệp… Trong thời gian quản chế ở Giang Xá, cách Hà Nội 17 cây số, từ 1978 đến 1982, Nguyễn Văn Thuận cũng đã viết thêm hai cuốn sách với chủ đề hy vọng. Đó là cuốn Đường Hy vọng dưới ánh sáng lời Chúa và Công đồng Vatican II và cuốn Những người lữ hành trên Đường Hy vọng. Những năm biệt giam sau đó, ông đã viết khoảng 400 bài suy niệm bằng tiếng nước ngoài và đóng thành tập sách "Cầu nguyện Hy vọng". Phản ứng của gia đình Bà Thủy Tiên – em gái Hồng y Thuận kể về thời kì này, bà cho biết: Trong nhiều năm trời, chúng tôi không nhận được bất cứ tin tức gì về Đức Hồng y cả, Chúng tôi nghĩ rằng anh của chúng tôi đã bị giết" Thế rồi hội Hồng Thập Tự, qua nhiều năm truy tìm, họ báo cho gia đình chúng tôi biết là ngài vẫn còn sống, và hiện đang bị giam trong trại cải tạo. Bà Thủy Tiên cũng cho biết: Sau này, những người cộng sản bảo ngài viết thư báo cho thân nhân mua thuốc tây gửi vào vì ngài bị bệnh... Thế rồi mỗi tháng, chúng tôi đều gửi toa đến một dược phòng bên Pháp, để đặt mua hàng trăm loại thuốc kháng sinh gửi vào trại cải tạo. Chúng tôi biết những loại thuốc đó không phải cho ngài, nhưng chúng tôi không có sự chọn lựa nào khác, họ còn nhắn gia đình gửi sữa vào để nuôi người bệnh. Chúng tôi đã gửi sữa hộp vào trại, cho mãi đến khi ngài được thả, khi hỏi ngài bảo cán bộ chỉ đưa cho ngài hộp không và nói là sữa bị chuột ăn hết rồi.Có lần khi ông lâm trọng bệnh, hội Hồng Thập Tự dàn xếp để đưa ngài sang Pháp giải phẫu, rồi sau đó đưa ngài trở lại biệt giam tại miền Bắc Việt Nam. Thời kỳ quản chế, chữa bệnh tại Việt Nam Ngày 21 tháng 11 năm 1988, một cán bộ đến gặp Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận và yêu cầu ông này sau khi ăn cơm phải ăn mặc sạch sẽ để đến gặp một vị lãnh đạo. Nguyễn Văn Thuận được gặp ông Mai Chí Thọ – Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khi được Bộ trưởng Thọ hỏi về nguyện vọng của mình, Tổng giám mục Thuận trả lời rằng mình mong muốn được trả tự do ngay lập tức. Chưa kịp để bộ trưởng phản hồi, Tổng giám mục Thuận trình bày về thời gian ở tù đã trải dài qua ba đời giáo hoàng và bốn Tổng bí thư Liên Xô. Bộ trưởng Thọ sau đó chấp nhận nguyện vọng của Tổng giám mục Thuận và trả tự do cho ông này, đưa vị giám mục đến quản chế tại tòa Tổng giám mục Hà Nội. Nguyễn Văn Thuận được thả cùng ngày, tuy vậy, ông không được thi hành các công tác mục vụ. Năm 1989, các Giám mục Công giáo Việt Nam dự định chọn Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch hoặc Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục. Tuy vậy, vì lý do sức khỏe, ông phải vào điều trị bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Nội vụ Việt Nam gửi đại diện là ông Nguyễn Tư Hà vào tiếp xúc với Nguyễn Văn Thuận, yêu cầu ông từ chối tẩt cả các chức vụ, dù chỉ là Chủ tịch Uỷ ban hoặc Tiểu ban nếu được bầu chọn. Tổng giám mục Thuận cho rằng nếu được chọn, ông không thể từ chối. Vì lý do này, ông Hà tham dự phiên họp Hội đồng Giám mục, thông báo chính phủ Việt Nam không muốn thấy Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận được chọn vào bất kỳ chức vụ nào trong Hội đồng. Do thời gian kỳ họp trùng với thời gian phẫu thuật, Tổng giám mục Thuận không thể tham gia họp và các giám mục không thể bầu chọn ông. Phẫu thuật thất bại, ông còn bị nhiễm độc. Medical Community of Saint Egidio tại Rôma can thiệp, ông được đưa sang Ý chữa bệnh. Sau vài tuần dưỡng bệnh, về đến Việt Nam, ông bị tịch thu hộ chiếu, bị canh chừng. Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận rời khỏi Việt Nam đến Úc thăm cha mẹ đang sống tại đó, sau đó ông đến Roma gặp Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Quay trở về Việt Nam, tháng 11 năm 1989, ông mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến và được giải phẫu tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. trong thời gian này, ông được mời làm thành viên Uỷ ban Quốc tế về Di trú và Di dân. Vì bệnh tình nặng kéo dài, nên ông được cấp phép đến Roma tiếp tục điều trị. Nguyễn Văn Thuận đến Roma tháng 4 năm 1990. Rời Việt Nam và làm việc tại Giáo triều Rôma (1990–2002) Rời Việt Nam và đề nghị của Tòa Thánh Ngày 21 tháng 9 năm 1991, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận rời Việt Nam theo lời đề nghị của một quan chức chính quyền Việt Nam. Trong khi đang được điều trị bệnh tại Roma, Chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố ông Nguyễn Văn Thuận không còn được trở lại Việt Nam (persona non grata). Đầu năm 1991, Hồng y Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng viết thư đề nghị Giáo hoàng chọn Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục phó với quyền kế vị. Chính quyền Việt Nam bác bỏ đề nghị từ phía Tòa Thánh. Tổng giám mục Thuận có cuộc gặp với ông Nguyễn Hồng Lan, đứng đầu cơ quan phản gián và phụ trách vụ tôn giáo. Ông Lam cho rằng việc đề bạt Tổng giám mục Thuận làm Tổng giám mục phó Hà Nội là mưu đồ lớn hơn cả kế hoạch năm 1975. Tổng giám mục Thuận cho rằng vì các giám mục Việt Nam đề bạt và Tòa Thánh không chỉ đạo. Nguyên nhân của việc này, theo ông là do các giám mục Việt Nam được biết ông không được thi hành tác vụ công khai nên đã chọn cho ông một vị trí trong tương lai. Tại Rôma, Tổng giám mục Thuận là cố vấn chính của Giáo hoàng và Phủ Quốc vụ khanh về mối quan hệ với chính quyền Việt Nam. Ngày 14 tháng 1 năm 1992, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông C.Celli dẫn đầu đến Hà Nội để làm việc với chính phủ Việt Nam, đề nghị giải pháp toàn bộ gồm ba điểm: Bổ nhiệm Giám mục Giám quản Phạm Đình Tụng làm Tổng giám mục Hà Nội, Giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng giám mục Phó Hà Nội và Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, do chính phủ không chấp nhận Giám mục Thuận làm Tổng giám mục Phó Hà Nội, và Toà Thánh cho đây là biện pháp toàn bộ nên giải pháp bất thành, phái đoàn Toà Thánh trong lần làm việc với chính phủ năm 1994 thừa nhận đây là một sai lầm. Sau đó, cuộc gặp từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1993, phái đoàn Toà Thánh đưa ra giải pháp toàn bộ mới, trong đó cắt đi đề nghị đầu tiên so với năm 1992, vẫn giữ nguyên 2 đề nghị sau về các giám mục Huỳnh Văn Nghi và Nguyễn Văn Thuận. Nhưng chính phủ chỉ đồng ý đề nghị về phần Giám mục Nghi mà không chấp nhận Tổng giám mục Thuận ra Hà Nội, vì là một giải pháp toàn bộ, Toà Thánh không bổ nhiệm Giám mục Nghi làm Tổng giám mục phó như đã định. Tổng giám mục Celli được nhận định là đã cố gắng linh động nhằm chọn được các giám mục kế vị ở Hà Nội để kế vị Hồng y Trịnh Văn Căn cũng như Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình ở Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần thương thảo không thành công, Tòa Thánh Vatican sau đó cố gắng bổ nhiệm Giám quản Tông Tòa cho Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, tuy vậy chính quyền tiếp tục bác bỏ đề nghị này. Năm 1993, Tổng giám mục Thuận đến Úc khi cha ông qua đời. Trừ khi đến Rôma, ngay cả trước khi chính thức công tác tại Giáo triều Rôma, Nguyễn Văn Thuận hầu như tuần nào cùng dành thời gian thăm cộng đoàn các quốc gia khác nhau, các đại học, các cơ quan quốc tế cũng như các cộng đoàn đặc sủng để hỗ trợ tĩnh tâm, đào tạo và xây dựng tân cộng đoàn. Công tác tại Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình Tại Vatican, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận được mời làm thành viên Ủy ban Quốc tế về Di trú và Di dân. Sau nhiều lần không đạt thỏa thuận với chính quyền Việt Nam (năm 1992, 1993), Tòa Thánh bổ nhiệm Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Giáo triều Rôma vào ngày 24 tháng 11 năm 1994. Cùng ngày này, ông chính thức từ chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (đổi tên từ Sài Gòn năm 1976). Có nguồn tin cho rằng ông được bổ nhiệm chức phó chủ tịch vào ngày 9 tháng 4 năm 1994. Nói về chức vụ này, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói với Tổng giám mục Thuận: Nguyễn Văn Thuận quan tâm và hỗ trợ các công tác xã hội, từ thiện; các công trình nghiên cứu và phổ biến văn hóa Việt Nam nói chung và Văn hóa Công giáo Việt Nam nói riêng. Ông cũng hỗ trợ các công việc trùng tu và xây cất các cơ sở tôn giáo, đào tạo chủng sinh và giáo dân. Ông từng được Bộ Truyền giáo ủy thác công tác kiểm tra các chủng viện tại một số quốc gia châu Phi. Tháng 2 năm 1998, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận tham gia sự kiện ngày giới trẻ tại Anaheim Convert Center, California, Hoa Kỳ và có bài phát biểu song ngữ Anh - Việt trong khuôn khổ sự kiện. Sau bốn năm làm việc tại Uỷ ban Công lý và Hòa Bình, ngày 24 tháng 6 năm 1998, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận được chọn làm Chủ tịch Uỷ ban này, thay thế Hồng y Roger Etchegaray. Tờ New York Times nhận định việc bổ nhiệm này đã đưa Tổng giám mục Thuận vào sự chú ý (của mọi người). Ngày 20 tháng 8, nhân dịp tham gia sự kiện kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang tại Washington D.C., Hoa Kỳ, ông tuyên bố thành lập Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang. Ngày 18 tháng 11 cùng năm, Nguyễn Văn Thuận, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình, kêu gọi giảm hoặc xóa nợ cho các quốc gia Trung Mỹ, bị bởi cơn bão xoáy Mitch tàn phá. Ông đã gửi lời cảm tạ các quốc gia thực hiện đề nghị và nhắc nhở về bổn phận của các quốc gia đang vay nợ. Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận đã được mời đi giảng và thuyết trình tại nhiều quốc gia và giảng cho các đối tượng khác nhau và tại các trường đại học khác nhau trên thế giới. Tại Mexico vào tháng 5 năm 1998, Tổng giám mục Thuận giảng cho hơn 50.000 thanh niên. Trong nhiều dịp khác nhau thuộc các buổi nói chuyện trên toàn thế giới, Tổng giám mục Thuận thường xuyên nói về chủ đề kinh nghiệm trong thời gian tù ngục. Giáo hoàng Gioan Phaolô II, nhằm mục đích làm theo đề nghị của các giám mục nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục châu Mỹ 1997, đã yêu cầu Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình soạn thảo tài liệu mang tên Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo hội. Riêng Tổng giám mục Thuận được yêu cầu viết tóm lược học thuyết này vào đầu năm 1999. Với cương vị Chủ tịch Hội đồng, ngày 1 tháng 5 năm 2000, ông ban hành quyết định tim kiếm các văn bản huấn quyền về nội dung Học thuyết Xã hộ Công giáo. Ông đã tìm kiếm được các văn kiện và viết tháng 11 chương sách. Văn bản của Tổng giám mục Thuận là nền tảng hoàn thành Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo hội. Tổng giám mục Thuận qua đời trước khi hoàn thành tác phẩm. Trong Mùa Chay năm 2000, Tổng giám mục Thuận nhận lời mời từ Giáo hoàng Gioan Phaolô II mời ông giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Vatican, vào lúc bắt đầu của thiên niên kỷ thứ ba. Trong Nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, từ chiều ngày 12 tháng 3 đến 18 tháng 3 năm 2000, ông giảng tĩnh tâm cho Giáo hoàng và các thành viên Giáo triều Rôma. Những bài giảng của ông được in thành sách Chứng nhân Hy Vọng, sách này được phát hành ít nhất 12 ngôn ngữ. Khi Giáo hoàng gặp ông trong buổi triều yết riêng và tặng ông một chén thánh. Chiều ngày 20 tháng 8 năm 2000, ngày bế mạc ngày Quốc tế Giới Trẻ thứ XV tại Roma, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận đã tiếp đón hai Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình, chủ tịch Ủy ban phụ trách Giáo dân của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục Giuse Nguyễn Văn Yến, Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm, cùng phái đoàn Việt nam tham dự Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại căn hộ của ông. Trong cuộc gặp, Tổng giám mục Thuận cũng gặp một số linh mục hiện làm việc tại Roma, trong đó có Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền giáo, và Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, phụ trách cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Hải ngoại. Trong thời gian đảm nhận vai trò chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, ông hỗ trợ các khu vực nghèo khó nhất trên thế giới. Hội đồng Công lý và Hòa bình ghi nhận hồng y Nguyễn Văn Thuận đã làm chứng cho hòa bình và hy vọng của các dân tộc. Các giải thưởng Ngày 11 tháng 5 năm 1996, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Đại Chủng viện Notre Dame ở New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ. Tổng giám mục Thuận được tặng thưởng nhiều huân chương khác nhau vì "đời sống chứng tá và các hoạt động xây dựng công lý và hòa bình". Ngày 9 tháng 6 năm 1999, tại Tòa Đại sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh, Chính phủ Pháp đã trao tặng ông huy chương "Commandeur de l’Ordre National du Mérite". Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Tòa Thị chính Rôma, Hiệp hội "Cùng nhau xây dựng hòa bình" đã trao tặng Huy chương vinh danh ông. Ngày 20 tháng 10 năm 2001, tại Torino, Tổng giám mục Thuận được trao tặng Huy Chương Hòa bình do tổ chức SERMIG - Hiệp hội Truyền giáo của giới trẻ. Ngày 9 tháng 12 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu G. Donati cũng đã trao tặng ông Giải thưởng Hòa bình năm 2001. Thăng tước hồng y Ngày 21 tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố chọn Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận làm hồng y. Tân hồng y được xếp thứ hai trong danh sách các tân hồng y được công bố. Tổng số lượng hồng y được vinh thăng lần này lên đến 37, số lượng lớn nhất mà một Công nghị Hồng y từng có. Hồng y tân cử nhận được tin thăng hồng y cùng lúc biết tin tức cơ thể ông có một khối u gây bệnh, chính là khối u sau này đã khiến ông qua đời. Với việc công bố quyết định thăng tước vị hồng y, Nguyễn Văn Thuận trở thành hồng y bậc phó tế đầu tiên người Việt Nam và là hồng y người Việt Nam thứ bốn. Ngày 21 tháng 2 năm 2001, nghi lễ nhận tước vị được cử hành và ông chính thức trở thành Hồng y Phó tế, Hiệu tòa Nhà thờ Santa Maria della Scala. Cũng được vinh thăng hồng y cùng Nguyễn Văn Thuận đợt này còn có các Giám mục từ các nơi như: Hồng y Jorge Mario Bergoglio người Argentina – sau này là Giáo hoàng Phanxicô; Hồng y Louis-Marie Bille tại Lyon, Pháp; Hồng y Ivan Dias tại Bombay, Ấn Độ,... Ngay trong ngày diễn ra nghi lễ hồng y, bài nghiên cứu Choosing the next pope đăng tải trên BBC đã nhận định Hồng y Nguyễn Văn Thuận là một trong những hồng y có sức ảnh hưởng, ngay cả khi không là giáo hoàng. Huy hiệu của Hồng y Nguyễn Văn Thuận có nền màu xanh dương với ngôi sao trắng tượng trưng cho bà Maria là ngôi Sao Biển. Ngôi sao dẫn đường cho những con thuyền trong cuộc du hành. Mười khúc tre tượng trưng cho 10 điều răn và là biểu tượng của người quân tử. Nổi bật trên màu xanh và ngôi sao là ba ngọn núi biểu tượng của đại dương và lục địa. Ba ngọn núi còn là biểu trưng cho ba miền Việt Nam: Bắc, Trung, và Nam. Núi và biển cả cũng còn tượng trưng cho Nha Trang, là Giáo phận tân Hồng y từng đảm nhận chức Giám mục chính tòa. Khẩu hiệu bằng tiếng La Tinh của Hồng y Thuận là GAUDIUM ET SPES, nghĩa là "Vui mừng và hy vọng" cũng là tựa đề của Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới ngày nay, được Công đồng Chung Vaticanô II ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, ngày cuối cùng trước khi bế mạc Công đồng. Cùng với Hiến chế Tín Lý về Giáo hội Ánh Sáng Muôn Dân – "Lumen Gentium", qua Công đồng này, Giáo hội muốn canh tân để phản ánh "dung nhan Chúa Kitô" trong thời đại hiện tại. Trong số phát hành ngày 21 tháng 2 năm 2001, Nhật báo The Los Angeles Times có bài với nhan đề "The Men Who Would Be Pope?" (Người có thể lên ngôi Giáo hoàng?) đã dự đoán danh sách 14 vị hồng y có nhiều khả năng kế vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong đó có Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ngoài ra, tờ báo này còn có một bài viết khác với tiêu đề Hidden Hopes of Being Pope (tạm dịch: Những tham vọng thầm kín để trở thành giáo hoàng) đưa ra quan điểm vị giáo hoàng kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô II khó có khả năng đến từ châu Á, nơi có tỉ lệ giáo dân Kitô giáo rất thấp. Tuy vậy, bài báo dự đoán tân hồng y Thuận có thể tiến xa. Nhật báo The New York Post, ngày 25 tháng 2 năm 2001, cũng đăng bài nhan đề "Is Asian Cardinal In Line For Papacy ?" (Một Hồng y Á Châu Có Thể Lên Ngôi Giáo hoàng?) của ký giả Rod Dreher. Trong đó có đoạn nhận định về tân Hồng y người Việt Nam là một ứng viên sáng giá cho ngôi vị Giáo hoàng. Giữa tháng 3 năm 2001, Hồng y Thuận tham gia sự kiện Công lý, Hòa Bình, Giải quyết các Vấn đề Xã hội tổ chức tại Tổng giáo phận Los Angeles. Vài tháng sau khi được phong tước Hồng y, ngày 30 tháng 4, Giáo hoàng đã chỉ định các tân hồng y vào các thánh bộ của Giáo triều Rôma. Hồng y Thuận được bổ nhiệm làm thành viên Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích và Bộ Rao giảng Tin Mừng (bộ Truyền giáo). Ngày 14 tháng 5 cùng năm, Hồng y Thuận được chỉ định làm thành viên Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân. Sau khi Việt Nam nới lỏng các hạn chế về việc nhập cảnh, Hồng y Thuận đã trở về Việt Nam thông qua các thủ tục dành cho công dân ngoại quốc. Với thời gian bị cầm tù, Nguyễn Văn Thuận trải qua tổng cộng 7 lần phẫu thuật, trong đó 3 lần khiến ông suýt mất mạng. Ngày 17 tháng 4 năm 2001, Hồng y Thuận được cử hành giải phẫu tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ. Cuộc giải phẫu cuối cùng của ông là vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milan, miền Bắc Ý. Từ đầu tháng 6 năm 2002, sức khỏe Hồng y Thuận chuyển biến xấu và được cấp cứu tại Bệnh viện Agostino Gemelli thuộc Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma. Sau đó, hồng y Thuận được chuyển viện đến Bệnh viện Piô XI. Giữa tháng 7 năm 2002, cùng với lễ an táng Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, thông tin từ Tòa Thánh cho biết Hồng y Nguyễn Văn Thuận đang điều trị ung thư tại bệnh viện Piô XI tại Roma. Qua đời và hậu sự Vào lúc 6 giờ chiều ngày 16 tháng 9 năm 2002, Hồng y Nguyễn Văn Thuận qua đời tại Roma do bệnh ung thư ruột, một dạng ung thư hiếm gặp. Trong những ngày cuối đời, Hồng y Thuận mất khả năng nói, tuy vậy vẫn giữ được sự thanh thản. Trong chúc thư tinh thần, cố Hồng y khẳng định: "Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai". Chính quyền Việt Nam gửi lời chia buồn với thân nhân cố hồng y hiện sinh sống tại Việt Nam và hứa sẽ cứu xét hỗ trợ visa cho họ tham dự tang lễ. Trong những tuyên bố đầu tiên về sự qua đời của cố hồng y, Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng Gioan Phaolô II ca ngợi cố hồng y là người luôn đặt niềm tin vào Giáo hội Công giáo, kể cả trong những thời khắc khó khăn nhất. Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình Giampaolo Crepaldi công bố với giới truyền thông: Một vị thánh vừa qua đời!. Thánh lễ an táng cố hồng y được Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành trọng thể vào chiều ngày 20 tháng 9 năm 2002, với 4.000 người tham dự, trong đó có 4 hồng y và 130 giám mục cùng với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Trong số các giám mục tham dự thánh lễ an táng, có sự hiện diện của 5 giám mục Việt Nam: Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn từ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, giám mục Nha Trang Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục Phát Diệm Giuse Nguyễn Văn Yến và giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nho, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang. Trong thánh lễ, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhận xét cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Trong lúc chào vĩnh biệt Người Sứ giả anh hùng của Tin Mừng Chúa Kitô, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã cho chúng ta, nơi con người của Đức Hồng y, một tấm gương sáng ngời về đời sống tín hữu Kitô, phù hợp với đức tin, đến độ tử đạo. […] ngài (Đức Hồng y Thuận) đã hiểu nền tảng của đời sống Kitô hữu là "chọn một mình Chúa mà thôi" như các vị tử đạo Việt Nam đã làm trong những thế kỷ trước. Chúng ta được mời gọi rao giảng cho tất cả mọi người "Tin Mừng Hy Vọng" và Đức Hồng y giải thích rằng: chúng ta chỉ có thể chu toàn Ơn Gọi ấy với sự hy sinh quyết liệt, dù phải chịu những thử thách cam go nhất. [...] Đây không phải là sự anh hùng, nhưng là sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo. Một gia sản cần được đón nhận mọi ngày trong một cuộc sống đầy yêu thương và dịu hiền. Sáng ngày 21 tháng 9, thi hài cố Hồng y được đưa đi an táng tại phần mộ của các Kinh sĩ Đền thờ Thánh Phêrô. Khu phần mộ này thuộc nghĩa trang Verano của thành phố Roma, Campo Verano. Tham dự nghi lễ an táng có bạn thân cố Hồng y là Hồng y Bernard Law, năm giám mục người Việt, Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình Giampaolo Crepaldi và hơn 1000 tu sĩ, giáo sĩ và thân nhân người quá cố. Nghĩa trang này là nghĩa trang chôn cất các nhà trí thức, các diễn viên, nghệ sĩ và là một nghĩa trang hoành tráng, được nhận định là một nghĩa trang tốt nhất để chôn cất tại Ý. Mười năm sau đó, khi thi hài hồng y Nguyễn Văn Thuận được an táng, thi hài ông đã được cải táng về Nhà thờ hiệu tòa của ông, Nhà thờ Đức Mẹ Scala, ở trung tâm Roma sáng ngày 8 tháng 6 năm 2012. Ở Tu viện Celittinen, Koeln, hiện tại có căn phòng dành riêng lưu giữ những hình ảnh cùng kỷ vật của hồng y Thuận, và cũng tại nhà Dòng này ông đã sống trải qua nhiều ngày năm tháng lúc còn sinh thời, nhất là đã dâng thánh lễ với nhà dòng tại nhà nguyện tu viện. Tiến trình tôn phong Hiển thánh Mở án điều tra và giai đoạn điều tra cấp giáo phận Năm 2006, Hồng y Renato Raffaele Martino thăm dò ý kiến các Tổng trưởng Thánh bộ và các Chủ tịch Hội đồng thuộc Giáo triều Rôma. Kết quả cho thấy tất cả đều tán thành công việc xúc tiến án phong chân phước cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ngày 16 tháng 9 năm 2007, giám mục Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình công bố kinh xin ơn cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên chân phước và tuyên thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Cùng ngày, từ dinh thự Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, trong buổi triều yết, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nói: Tôi vui mừng, nhân cơ hội này để một lần nữa, nêu lên chứng tá Đức Tin sáng ngời mà vị Mục Tử anh dũng này đã để lại cho chúng ta. ĐHY Phanxicô Xaviê đã được vị tiền nhiệm Gioan-Phaolô II đáng kính của tôi bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ngài đã soạn thảo bản Toát Yếu Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh. Làm sao quên được những nét nổi bật về sự đơn sơ và thân thiện của ngài... Đức Hồng y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng. Ngài sống bằng Hy Vọng, ngài phổ biến niềm Hy Vọng cho tất cả những ai ngài gặp gỡ. [...] Đức Cố Hồng y Phanxicô thường nhắc lại rằng: Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiện tại này, đã chiếu tỏa điều sâu thẳm của việc phó thác trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ theo tinh thần Phúc âm. [...] Giáo hoàng có các cuộc gặp gỡ với các thành viên Ủy hội Công lý và Hòa bình, thân nhân cố hồng y và đại diện cộng đồng giáo dân gốc Việt tại Rôma. Đây là lần đầu tiên có một hồ sơ để tuyên chân phước của Giáo hội Công giáo Việt Nam liên quan đến một nhân vật không phải tử đạo. Cáo thỉnh viên được Tòa Thánh chuẩn bị là nữ luật sư Silvia Monica Correale. Thủ tục điều tra để tuyên chân phước và thánh khởi sự sau cái chết của nhân vật sớm nhất là 5 năm, và trường hợp của Hồng y Nguyễn Văn Thuận không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, ông là một trong những nhân vật hiếm hoi được bắt đầu tiến trình tôn phong sớm, chỉ ít năm sau khi qua đời. Vào sáng ngày 22 tháng 10 năm 2010, Hồng y Peter Turkson, chủ sự lễ cầu nguyện cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận tại Nhà thờ Santa Maria della Scala. Tham dự thánh lễ có các thành viên thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, các Hồng y, Giám mục, linh mục, thân nhân, bạn hữu của Hồng y Thuận. Tiếp đến, vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày, tại Phòng Hòa Giải trong Dinh Laterano ở Roma, một phiên họp chính thức mở cuộc điều tra án tuyên chân phước và tuyên thánh cho cố hồng y, sau thời gian tìm các thông tin, tài liệu về cố hồng y. Nghi thức bắt đầu bằng một bài Thánh ca, sau đó là việc đọc biên bản. Tiếp đến, Hồng y Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Rôma tuyên bố chính thức mở Án điều tra. Giáo phận Rôma, do là nơi sinh sống cuối đời của cố Hồng y, là nơi điều hành vấn đề nghiên cứu tuyên thánh cho cố hồng y. Tính đến tháng 9 năm 2011, Uỷ ban Điều tra Án phong thánh đã thu nhận lời khai của 120 người. Uỷ ban Lịch sử tham gia vào quá trình nghiên cứu và soạn lại các tài liệu liên quan đến cố Hồng y. Tuy vậy các dự án trên chưa được hoàn tất. Trong thời gian này, còn một dự án khác là di dời thi hài cố Hồng y từ nghĩa trang Verano vào thánh đường Santa Maria Della Scala, nhà thờ Hiệu tòa của cố Hồng y. Giai đoạn 2012, cáo thỉnh viên tuyên thánh cho cố Hồng y là Tiến sĩ Waldery Hilgeman. Giữa tháng 2 năm 2012, tờ Quan sát viên Rôma - L'Osservatore Romano thông báo đề nghị những cá nhân còn lưu giữ các chứng từ, các thông tin thuận lợi hoặc bất lợi về cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận liên lạc để thông báo với tờ báo trên. Thời điểm này, cáo thỉnh viên của vụ tuyên thánh vẫn là bà Silvia Monica Correal. Phái đoàn Tòa án Giáo phận Rôma dành nhiều thời gian cử các phái đoàn tìm gặp các nhân chứng (có liên hệ) đến cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận tại các quốc gia như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Úc. Phái đoàn dự định dành thời gian đến Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 9 tháng 4 năm 2012. Phái đoàn lần lượt đến thăm các giáo phận: Tổng giáo phận Sài Gòn (24 – 27 tháng 3), Nha Trang (29 – 31 tháng 3), Huế (1 3 tháng 4), Hà Nội (5 – 7 tháng 4). Trong văn thư ấn ký ngày 1 tháng 1 năm 2012, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh loan tin nếu có bất cứ người nào muốn làm chứng trước phái đoàn, cần ghi danh bằng văn bản và gửi đến Linh mục Nguyễn Thanh Tùng. Các phép lạ Công giáo do sự chuyển cầu của cố Hồng y, Hồng y Mẫn cũng đề nghị báo tin cho Linh mục Tùng. Cùng ngày, Tòa giám mục Nha Trang cũng đưa ra thông cáo của Giám mục Giuse Võ Đức Minh về vấn đề này. Giám mục Minh cho thành lập một ban phụ trách, có nhiệm vụ tìm hiểu và phổ biến đời sống của cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Ngày 6 tháng 1 cùng năm, Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ấn ký văn thư cùng nội dung. Các chứng nhân muốn gặp mặt phái đoàn cần báo tin qua linh mục Nguyễn Xuân Thủy. Tiếp nối các giáo phận trên, Tổng giáo phận Huế ban hành thông cáo ngày 22 tháng 1 năm 2012 của Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể loan tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn và thành lập một ủy ban để chuẩn bị. Cuối tháng 3 năm 2012, AsiaNews và Thông tấn xã Pháp loan tin chính quyền Việt Nam đã hủy bỏ visa phái đoàn điều tra án phong thánh, dự định đến Việt Nam để gặp gỡ các nhân chứng từng biết cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Thông tin từ Văn phòng Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, dòng Chúa Cứu Thế và Tòa Thánh cách gián tiếp qua hồng y Peter Turkson tái xác nhận thông tin này. Nguồn thông tin cho biết ban đầu chính quyền Việt Nam chấp nhận cấp visa cho phái đoàn, tuy vậy sau đó rút lại sự chấp nhận này. Trước biến cố này, nhiêu tín hữu Công giáo đã lên án động thái trên, nhận định đây là một hành vi vi phạm tự do tôn giáo. Ngày 28 tháng 3, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết chính quyền Việt Nam chưa nhận được đề nghị từ Tòa Thánh về công tác của phái đoàn trên và cho rằng chính quyền Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho phái đoàn nếu phái đoàn được chỉ định cách chính thức, nằm trong thảo thuận giữa Vatican và Việt Nam. Tòa Thánh Vatican thông cáo xác nhận phái đoàn từ Giáo phận Rôma đã bị hủy visa. Trước đó, đoàn này dự định nhập cảnh Việt Nam với visa du lịch. Phái đoàn đã không dùng các kênh liên lạc cấp cao giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Tòa Thánh Vatican cũng bác bỏ tin tức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình là thành viên của đoàn. Kết thúc giai đoạn tuyên chân phước tại giáo phận Ngày 5 tháng 7 năm 2013, người Công giáo Việt Nam tổ chức lễ bế mạc của các giai đoạn giáo phận của tiến trình tuyên chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc dù ông chưa được tuyên thánh, nhiều tín hữu Việt Nam đã coi ông là một vị thánh và xem ông như một biểu tượng của Giáo hội Việt Nam. Trưa cùng ngày, Hồng y Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Roma chủ sự lễ bế mạc tiến trình điều tra cấp giáo phận về Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngoài hồng y Vallini, còn có 5 hồng y, một số giám mục khác. Về số giáo sĩ Việt Nam có nguyên tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và giám mục Giuse Võ Đức Minh từ Giáo phận Nha Trang. Giáo hữu gốc Việt Nam đến từ các quốc gia Pháp, Hoa Kỳ, Australia,.. cũng tham gia sự kiện này. Tuy nhiên, tiến trình tuyên chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị chính quyền Việt Nam phản đối và cản trở. Có ý kiến từ giới trí thức Công giáo người Việt ở nước ngoài cho rằng, chính án tù kéo dài mà Hồng y Thuận phải chịu sau năm 1975 ở Việt Nam là một vấn đề. Chính quyền đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng trong tiến trình phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, khi ông đang lên máy bay đi Roma theo lời mời của Tòa thánh Vatican tham dự lễ "Bế mạc phần điều tra tại địa phương" trong hồ sơ phong chân phước và hiển thánh cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ông Đức là cựu quan chức Việt Nam, từng gặp gỡ với cố Hồng y Thuận. Theo ông, có ba sự lạ đã diễn ra cho ông khi tiếp xúc với cố hồng y: giúp ông chuyển sang Công giáo, chữa lành bệnh cho ông và chia sẻ về một sự kiện tương lai. Được công nhận danh hiệu Đấng đáng kính Ngày 2 tháng 5 năm 2017, Uỷ ban Hồng y và Giám mục thuộc Bộ Tuyên Thánh tại Vatican đã vừa biểu quyết chấp nhận Án tuyên thánh của Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Giáo hoàng Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh của Bộ Tuyên thánh, tiến thêm một bước trong án tuyên thánh cho cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giáo hoàng tuyên bố Hồng y Thuận là Đấng đáng kính. Sau giai đoạn này, cần có phép lạ Công giáo được cho rằng với sự chuyển cầu của cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Phép lạ chữa bệnh cần được xác minh là không thể lý giải về mặt khoa học. Nếu có phép lạ xảy ra, một đơn sẽ gửi đến ủy ban Thần học để thẩm định. Thánh bộ Vatican sẽ xem xét hồ sơ và nếu mọi việc thuận lợi thì ông có thể sẽ được tuyên chân phước, và sau đó cũng có thể được tuyên thánh. Jean-Marie Schmitz, chủ tịch hiệp hội Bạn hữu Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận cho biết có ba phép lạ được xem là của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, trong đó có một nữ tu bị mù đã được sáng mắt. Những câu nói Tác phẩm Tiểu sử các linh mục Huế (đồng tác giả) Đức Thánh Cha Gioan XXIII''' (1960) Đường hy vọng (1975): 10 ngôn ngữ, tính đến năm 1998. Đường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công Đồng Vaticano II (1979): 2 ngôn ngữ, tính đến năm 1998. Những người lữ hành trên Đường Hy Vọng (1980): 2 ngôn ngữ, tính đến năm 1998. Năm chiếc bánh và hai con cá (1997): 7 ngôn ngữ, tính đến năm 1998. Cầu nguyện hy vọng I: 4 ngôn ngữ, tính đến năm 1998. Hãy trao tặng tuổi trẻ nụ cười Niềm vui sống đạo (1999) Sứ Điệp Đức Mẹ La Vang (1999) Chứng nhân hy vọng Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo (đồng tác giả) Tưởng nhớ Nhiều quốc gia và nhiều tổ chức, quỹ, giải thưởng mang tên hoặc nhân danh cố hồng y Nguyễn Văn Thuận. Giáo xứ Giang Xá, nơi cố Hồng y Thuận bị quản thúc từ năm 1978 đến năm 1982 hiện dành tòa nhà cố hồng y từng sử dụng làm nơi trưng bày các hiện vật liên quan đến ông. Một số vật dụng được chuyển từ Rôma về trưng bày. Viết trong sách Spe Salvi, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã trích dẫn hai lần câu nói của cố Hồng y nhằm chứng minh luận điểm: người có niềm hy vọng thì không bao giờ cô đơn. Tháng 4 năm 2014, linh mục Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, thành lập "Câu lạc bộ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận". Câu lạc bộ này khuyến khích các thành viên: cổ võ sứ điệp Hy vọng của cố Hồng y; phổ biến Bản tóm lược học thuyết Xã hội Công giáo; cầu nguyện cho tiến trình tuyên thánh cố hồng y và tổ chức các hội thảo, tọa đàm... về Học thuyết Xã hội Công giáo. Nhân dịp chuyến viếng thăm bổn phận giám mục Ad Limina 2018, các Giám mục Việt Nam đã đến Rôma, viếng mộ cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Nhiều tù nhân người Cameroon cầu nguyện với di ảnh cố hồng y Thuận trong các nhà tù. Với thông điệp nhân ngày Thế giới Hòa bình 1 tháng 1 năm 2019, Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến Mối phúc của Nhà chính trị do Hồng y Nguyễn Văn Thuận biên soạn. Trong thông điệp qua video gửi giới trẻ Việt Nam nhân dịp Đai hội Giới Trẻ miền Bắc năm tháng 11 năm 2019, Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận và nhận định ông là một chứng nhân của niềm hy vọng. Nhận định Ông Peter Hebblethwaite, trong quyển sách The Next Pope xuất bản năm 2000, có đánh giá hồng y Nguyễn Văn Thuận: {{Cquote|Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, 72 tuổi, Chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình, là người kế nghiệp vị tiền nhiệm người Pháp, Hồng y Roger Etchegaray. Nhiều người nghĩ rằng khi vị Tổng Giám mục này được vinh thăng Hồng Y, Ngài sẽ là ứng viên sáng giá cho ngôi Giáo hoàng tiếp theo. Ngài là một con người mà cuộc sống luôn toát ra sự thánh thiện, khôn ngoan, khéo léo, mềm dẻo. Ngài đã bị tống giam trong tù ngục cộng sản 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam. Trong thời gian dài kiên trì chịu đựng một cuộc sống tận cùng khổ đau, thiếu thốn tất cả, Ngài được ơn linh ứng viết một cuốn sách tu đức rất giá trị sâu sắc với những lời văn đơn sơ nhưng đầy tính thuyết phục.}} Nhật báo The New York Post, ngày 25 tháng 2 năm 2001, đăng bài viết Is Asian Cardinal In Line For Papacy? của ký giả Rod Dreher. Trong đó có đoạn nhận định về tân Hồng y người Việt Nam: Cáo thỉnh viên Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên phụ trách tiến trình phong thánh cho cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, nêu nhận định của ông về cố Hồng y: Linh mục Trần Đức Anh, Giám đốc Ban Việt ngữ Đài phát thanh Vatican, đưa ra nhận định:
Quốc ca Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Hino Nacional Brasileiro) là quốc ca của Brasil. Lời
An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép. Ngày nay vấn đề an toàn thông tin được xem là một trong những quan tâm hàng đầu của xã hội, có ảnh hưởng rất nhiều đến hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội và kinh tế. Định nghĩa Định nghĩa của an toàn thông tin được nêu ra từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta có thể hiểu theo nhiều cách sau: "Là sự bảo toàn của việc bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin: Chú ý: Những đặc tính khác như: xác thực, sự tự chịu trách nhiệm với thông tin, không thể chối cãi và độ tin cậy cũng có thể liên quan tới định nghĩa" (ISO/IEC 27000:2009). Tiêu chuẩn Trên trường quốc tế Tiêu chuẩn Anh BS 7799 "Hướng dẫn về quản lý an toàn thông tin", được công bố lần đầu tiên vào năm 1995, đã được chấp nhận. Xuất phát từ phần 1 của Tiêu chuẩn Anh BS 77999 là tiêu chuẩn ISO/IEC 17799:2000 mà hiện nay tồn tại dưới phiên bản được sửa đổi ISO/IEC 17799:2005. Nội dung ISO/IEC 17799:2005 bao gồm 134 biện pháp cho an toàn thông tin và được chia thành 12 nhóm: Chính sách an toàn thông tin (Information security policy): chỉ thị và hướng dẫn về an toàn thông tin Tổ chức an toàn thông tin (Organization of information security): tổ chức biện pháp an toàn và quy trình quản lý. Quản lý tài sản (Asset management): trách nhiệm và phân loại giá trị thông tin An toàn tài nguyên con người (Human resource security): bảo đảm an toàn An toàn vật lý và môi trường (Physical and environmental security) Quản lý vận hành và trao đổi thông tin (Communications and operations management) Kiểm soát truy cập (Access control) Thu nhận, phát triển và bảo quản các hệ thống thông tin (Information systems acquisition, development and maintenance) Quản lý sự cố mất an toàn thông tin (Information security incident management) Quản lý duy trì khả năng tồn tại của doanh nghiệp (Business continuity management) Tuân thủ các quy định pháp luật (Compliance) Quản lý rủi ro (Risk Management) Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 phát triển từ phần 2 của BS 7799. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thông tin và tương tự như ISO 9001 là một tiêu chuẩn về quản lý có thể được cấp giấy chứng nhận. Đọc thêm Bảo vệ dữ liệu cá nhân An toàn dữ liệu Danh sách các trường đại học trọng điểm đào tạo nhân lực an toàn thông tin ở Việt Nam
Azərbaycan Marşı (Hành khúc Azerbaijan) là quốc ca nước Cộng hoà Azerbaijan. Phần nhạc được sáng tác bởi Uzeyir Hajibeyov, với lời bài hát của nhà thơ Ahmad Javad. Chính phủ Cộng hòa Azerbaijan đã chính thức thông qua bài quốc ca vào năm 1920 với việc thông qua sắc lệnh, "Bài thánh ca của nhà nước Cộng hòa Azerbaijan." Năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, chính phủ của Azerbaijan đã chính thức khôi phục "Azərbaycan Marşı" làm quốc ca. Chính phủ Azerbaijan cũng đã chính thức tuyên bố quốc ca là "biểu tượng thiêng liêng của nhà nước Azerbaijan, sự độc lập và thống nhất của Azerbaijan." Kể từ năm 2006, một đoạn lời bài hát từ quốc ca được viết trên tờ tiền mặt sau của tờ 5 manat Azerbaijan. Vào năm 2011, để kỷ niệm 20 năm độc lập của Azerbaijan từ Liên Xô, chính phủ đã phát hành một con tem kỷ niệm quốc ca. Nó có giá 1 manat và với số lượng phát hành là 5.000. Lịch sử Thời kì dân chủ cộng hòa và Xô viết Vào năm 1919, nước Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan được sáng lập, chính quyền mới tuyên bố tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca, quốc huy và con dấu nhà nước. Giải thưởng trị giá 15.000 rúp sẽ được trao cho người chiến thắng trong phần thi sáng tác quốc ca. Trong hoàn cảnh đó, nhà soạn nhạc người Azerbaijan Uzeyir Hajibeyov đã cho ra đời hai bài hành khúc. Năm 1919, tác phẩm này nhận được giải thưởng đầu tiên do chính phủ Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan công bố. Bài khúc quân hành còn lại là "Hành khúc Azerbaijan" (Azərbaycan marşı). Nhà âm nhạc học người Thổ Etem Üngör từng nhận xét: "Vào những năm đó, khi Azerbaijan chưa đánh mất nền độc lập của chính mình, bản hành khúc vẫn thường được cất lên tại các trường quân đội trước giờ học". Năm 1922, chính phủ của nền Cộng hoà Xô viết mới thành lập đã thay thế "Azərbaycan marşı" thành bài "Quốc tế ca" – quốc ca Liên Xô lúc bấy giờ. Năm 1944, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, "Quốc tế ca" được thay thế bằng quốc ca mới của Liên bang Xô viết, đồng thời một bài quốc ca của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan cũng được áp dụng một năm sau đó. Bài tụng ca được sáng tác bởi Uzeyir Hajibeyov, đồng tác giả bài Azərbaycan marşı. Lời bài hát được thay đổi năm 1978 khi Suleyman Rustam, Samad Vurgun và Huseyn Arif loại bỏ phần lời liên quan đến Joseph Stalin. Năm 1989, sau nhiều năm thay đổi do chính sách perestroika (cải tổ) mang lại, nhà soạn nhạc Aydin Azimov đã thu xếp một bản thu âm hiện đại của bài quốc ca, được cử hành bởi một dàn giao hưởng và hợp xướng. Mùa thu năm đó, "Azərbaycan marşı" được phát sóng trên truyền hình và radio ở Azerbaijan, 70 năm sau khi nó được giới thiệu. Thời kì hậu Xô viết Với sự sụp đổ của Khối Đông và Liên Xô, vào mùa xuân năm 1992, các nhà lãnh đạo của chính phủ Azerbaijan độc lập đã đề xuất rằng bài quốc ca gốc từ thời tiền cộng sản nên được khôi phục làm quốc ca của một nước Azerbaijan mới. Milli Mejlis (Quốc hội) đã ký nó thành luật vào ngày 27 tháng 5 năm 1992. Vào tháng 11 năm 2018, nghị sĩ Tahir Karimli từng kiến nghị giảm thời lượng của bài quốc ca và loại bỏ những nốt trầm buồn. Tuy nhiên, bản kiến nghị không được xã hội đồng tình hoan nghênh. Lời bài hát Lời tiếng Azerbaijan Trong các bảng chữ cái khác Chuyển thể âm nhạc Nhạc cổ điển Vào năm 2012, Philip Sheppard cùng Dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn đã thu âm bài hát cho Thế vận hội Mùa hè 2012 và Thế vận hội Paralympics Mùa hè 2012.
Inno e Marcia Pontificale (Latinh, nghĩa là Quốc ca và Hành khúc Giáo hoàng) được chọn vào năm 1949 làm quốc ca của Toà thánh Vatican, do Antonio Allegra (1905–1969) viết lời và Charles Gounod (1818–1893) phổ nhạc. Lời tiếng Latinh I (Raffaello Lavagna) O Roma felix - O Roma nobilis. Sedes es Petri, qui Romae effudit sanguinem, Petri, cui claves datae sunt regni caelorum. Pontifex, Tu successor es Petri; Pontifex, Tu magister es tuos confirmas fratres; Pontifex, Tu qui Servus servorum Dei, hominumque piscator, pastor es gregis, ligans caelum et terram. Pontifex, Tu Christi es vicarius super terram, rupes inter fluctus, Tu es pharus in tenebris; Tu pacis es vindex, Tu es unitatis custos, vigil libertatis defensor; in Te potestas. Tu Pontifex, firma es petra, et super petram hanc aedificata est Ecclesia Dei. O felix Roma - O Roma nobilis. Lời tiếng Latinh II (Evaristo D'Anversa) Roma, alma parens, Sanctorum Martyrumque, Nobile carmen, te decete, sonorumque, Gloria in excelsis, paternæ maiestati Pax et in terra fraternæ caritati Ad te clamamus, Angelicum pastorem: Quam vere refers, Tu mitem Redemptorem! Magister Sanctum, custodis dogma Christi, Quod unun vitæ, solamen datur isti. Non prævalebunt horrendæ portæ infernæ, Sed vis amoris veritatisque æternæ. Salve, Roma! In te æterna stat historia, Inclyta, fulgent gloria Monumenta tot et aræ. Roma Petri et Pauli, Cunctis mater tu redemptis, Lúmen cunctæ in facie gentis Mundique sola spes! Salve, Roma! Cuius lux occasum nescit, Splendet, incandescit, Et iniquo oppilat os. Pater Beatissime, Annos Petri attinge, excede Unum, quæsumus, concede: Tu nobis benedic. Lời tiếng Ý INNO Roma immortale di Martiri e di Santi, Roma immortale accogli i nostri canti: Gloria nei cieli a Dio nostro Signore, Pace ai Fedeli, di Cristo nell'amore. A Te veniamo, Angelico Pastore, In Te vediamo il mite Redentore, Erede Santo di vera e santa Fede; Conforto e vanto a chi combatte e crede, Non prevarranno la forza ed il terrore, Ma regneranno la Verità, l'Amore. MARCIA PONTIFICALE Salve, Salve Roma, patria eterna di memorie, Cantano le tue glorie, mille palme e mille altari. Roma degli Apostoli, Madre guida dei Redenti, Roma luce delle genti, il mondo spera in te! Salve, Salve Roma, la tua luce non tramonta, Vince l'odio e l'onta lo splendor di tua beltà. Roma degli Apostoli, Madre e guida dei Redenti, Roma luce delle genti, il mondo spera in te! Dịch sang tiếng Việt QUỐC CA Ôi Roma bất tử, thành phố của các nghĩa sĩ và các thánh Ôi Roma bất tử, hãy nhận lấy lời ngợi ca của chúng tôi Vinh quang nơi thiên đàng tới Đức Giêsu, Chúa chúng ta Và hoà bình tới muôn người yêu mến Chúa Chúng tôi đến với Người, vị thánh mục đồng Ở Người, chúng tôi thấy một Đấng Cứu Thế nhân từ Người là kế tự thánh của Niềm tin Người là chốn an ủi và nơi chở che cho những ai có đức tin Sức mạnh và cái ác sẽ không chiến thắng Mà lẽ phải và tình yêu sẽ ngự trị HÀNH KHÚC Giáo hoàng Roma muôn năm, nơi bất tử của mọi ký ức Một ngàn cành cọ và một ngàn bệ thờ hát bài ngợi ca Ôi thành phố của những vị tông đồ, người mẹ và người dẫn lối lên thiên đàng Ánh sáng của nhân loại và niềm hi vọng của thế giới Ôi Roma! Ánh sáng của Người sẽ không bao giờ phai nhạt Nét lộng lẫy trong vẻ đẹp của Người xua tan đi sự ô nhục và lòng oán hận Ôi thành phố của những vị tông đồ, người mẹ và người dẫn lối lên thiên đàng Ánh sáng của nhân loại và niềm hi vọng của thế giới
Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (sinh 1934) là một Hồng y người Việt Nam của Giáo hội Công giáo Rôma và hiện đảm nhận vai trò Hồng y đẳng Linh Mục nhà thờ San Giustino. Ông từng đảm trách vai trò Tổng giám mục chính tòa Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và thành viên Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích và Bộ Truyền giáo Tòa Thánh. Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông có thể sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp. Phạm Minh Mẫn sinh tại Hòa Thành, Cà Mau, thuộc Giáo phận Cần Thơ. Từ năm 10 tuổi, cậu bé Mẫn đi theo con đường tu học của mình và theo học nhiều chủng viện cho đến năm 1965 thì được thụ phong linh mục. Sau khi được thụ phong, linh mục Mẫn đảm nhiệm vai trò giáo sư cũng như Giám đốc Tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ. Năm 1968, Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang cử ông đi du học tại Hoa Kỳ và đậu Tiến sĩ về giáo dục năm 1971. Trở về Việt Nam, linh mục Mẫn tiếp tục làm giáo sư Tiểu chủng viện Cái Răng. Từ năm 1974, ông là Giám đốc Tiểu chủng viện Á Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ và đến năm 1976 thì ông phụ trách việc đào tạo linh mục của giáo phận Cần Thơ. Năm 1988, ông được bổ nhiệm làm giám đốc tiên khởi của Đại chủng viện Thánh Quý – Cần Thơ. Tháng 2 năm 1993, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Phạm Minh Mẫn làm Giám mục phó với quyền kế vị Giáo phận Mỹ Tho. Lễ tấn phong giám mục được cử hành vào tháng 8 cùng năm tại Cần Thơ. Tháng 3 năm 1998, Phòng Báo chí Tòa Thánh chính thức loan báo Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm Tổng giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II trao mũ Hồng y và tước hiệu Hồng y Linh mục Nhà thờ San Giustino cho Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn, sau khi được đưa vào danh sách các tân Hồng y vào ngày 28 tháng 9 trước đó. Tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm thành viên Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích và Thánh Bộ Truyền giáo Tòa Thánh Vatican. Với tước vị hồng y, ông đi dự hai Mật nghị Hồng y vào năm 2005, chọn Giáo hoàng Biển Đức XVI và năm 2013, chọn Giáo hoàng Phanxicô. Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm chức tổng giám mục tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh của Hồng y Phạm Minh Mẫn vì lý do tuổi tác. Tổng giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc đương nhiên lên kế nhiệm ông. Thân thế và tu tập Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn sinh ngày 5 tháng 3 năm 1934 tại xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, thuộc Giáo phận Cần Thơ trong một gia đình sống trong tinh thần Kitô giáo và sẵn sàng chia sẻ đức tin của mình với những người khác. Năm 1939, linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp khi ấy là linh mục chính xứ Tắc Sậy, đến nhà thăm nhà cha mẹ cậu bé Phạm Minh Mẫn thuộc họ đạo Cái Rắn (Cà Mau). Trong cuộc gặp gỡ này, linh mục Diệp gợi ý khi cậu bé Mẫn được lên 6 tuổi thì nên cho vào nội trú Dòng Lasan và 10 tuổi thì đưa vào Tiểu chủng viện. Cũng từ sau buổi gặp gỡ giữa linh mục Diệp và gia đình Phạm Minh Mẫn, cậu bé Mẫn được chọn làm giúp lễ và nhiều lần giúp đỡ linh mục Diệp cử hành thánh lễ. Cha mẹ cậu cũng quyết định nghe theo lời khuyên của vị linh mục và thực hiện theo lời khuyên của linh mục này. Lên 10 tuổi (1944), Phạm Minh Mẫn được gia đình cho theo học tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng. Chỉ một năm sau khi bước vào con đường tu học, việc học bị gián đoạn do hoàn cảnh chiến sự. Chủng sinh Mẫn trở về sinh sống cùng gia đình, nhận phụ việc rao các loại bánh Nam Bộ: bánh ít, bánh tét, bánh còng, bánh cam. Cậu phụ giúp gia đình trong vòng một năm. Sau khi nhận được tin tức từ các linh mục thừa sai, mời gọi trở về Nam Vang tu học, năm 1946, cậu bé Phạm Minh Mẫn tiếp tục theo học tại Tiểu chủng viện Phnôm Pênh tại Campuchia. Trong thời gian này, ông không thường xuyên về thăm gia đình, do khoảng cách địa lý và do sự nguy hiểm của chiến sự. Sau tám năm học tại Campuchia, năm 1954, chủng sinh Phạm Minh Mẫn trở về Việt Nam và theo học triết học, thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Sau khi hoàn thành 2 năm học triết học, năm 1956, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu kinh phí cho các em học trung học, Phạm Minh Mẫn quyết định tạm dừng việc học, về quê dạy học để kiếm tiền phụ chi trả chi phí học hành cho các em mình Do có khả năng Pháp ngữ, Phạm Minh Mẫn nhận dạy kèm học sinh môn học này, và đông đảo học sinh đã theo học. Sau khi kinh tế gia đình đã ổn định hơn, Phạm Minh Mẫn tiếp tục con đường tu học vào năm 1961. Song song với việc dạ kèm, chủng sinh Phạm Minh Mẫn kiêm thêm nhiệm vụ thầy giảng tại họ đạo Bạc Liêu. Sau đó trở về Sài Gòn, cậu tiếp tục theo học triết học, thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Thời kì linh mục Sau quá trình tu học dài hạn, ngày 25 tháng 5 năm 1965, Phó tế Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được thụ phong linh mục tại Cần Thơ, bởi Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang. Sau khi được truyền chức linh mục, Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm đảm trách vai trò giáo sư Tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ. Năm 1968, giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang cử linh mục Mẫn đi du học tại Đại học Loyola, Los Angeles, Hoa Kỳ. Ba năm sau, Phạm Minh Mẫn tốt nghiệp với văn bằng phó Tiến sĩ về giáo dục và sau đó trở về nước tiếp tục làm giáo sư Tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ. Từ năm 1974, ông đảm trách vai trò Giám đốc Tiểu chủng viện Á Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ và đến năm 1976 thì ông phụ trách việc đào tạo linh mục của giáo phận Cần Thơ. Năm 1988, Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm làm giám đốc tiên khởi của Đại chủng viện Thánh Quý – Cần Thơ, một đại chủng viện liên giáo phận nhằm đào tạo linh mục cho Giáo phận Cần Thơ, Giáo phận Vĩnh Long và Giáo phận Long Xuyên. Trong thời gian này, ông giảng dạy cho các chủng sinh sống tinh thần đối thoại trong yêu thương, như Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Trong khoảng thời gian cử đi giúp các xứ đạo khoảng một năm, các chủng sinh được khuyến khích tham gia hoặc có thể chủ động khai mở, vận động tổ chức các chương trình hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là trẻ em của các gia đình khó khăn và người lớn tuổi không nơi nương tựa. Giám mục Ngày 22 tháng 3 năm 1993, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm linh mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm Giám mục phó với quyền kế vị Giáo phận Mỹ Tho, việc bổ nhiệm này được công bố sau đó vào ngày 15 tháng 3. Ngày 11 tháng 8, lễ tấn phong Giám mục của ông được tổ chức tại khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Quí Cần Thơ, với phần nghi thức chính yếu được cử hành bởi Giám mục Chủ phong Emmanuel Lê Phong Thuận, giám mục chính tòa Giáo phận Cần Thơ, hai giám mục Phụ phong là Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng và Giám mục Phó Giáo phận Bắc Ninh Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Ngay ngày 12 tháng 8, một ngày sau lễ tấn phong, Tân giám mục Phạm Minh Mẫn chính thức về nhận chức vụ Giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho. Tân giám mục chọn cho mình câu châm ngôn: Như Thầy yêu thương. Nói về châm ngôn này sau khi đã hồi hưu, Phạm Minh Mẫn cho biết ông luôn nhấn mạnh điều này với các linh mục tại các giáo phận từng cai quản. Ông quan niệm Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương nhau và đối thoại trong yêu thương. Ông cũng cho biết trong khoảng thời gian là Giám mục đã qua, ông luôn cố gắng sống theo châm ngôn giám mục mình đã chọn, yêu thương tất cả mọi người và yêu thương không phân biệt, không loại trừ. Nhân dịp kỷ niệm 27 năm ngày được tấn phong giám mục, Hồng y Phạm Minh Mẫn giải nghĩa khẩu hiệu của mình như sau: Trong Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ VI, các giám mục Việt Nam bầu chọn Giám mục Phạm Minh Mẫn giữ chức Phó Tổng thư ký Giáo tỉnh Sài Gòn nhiệm kỳ 1995–1998. Tổng giám mục Giai đoạn 1998–1999 Ngày 1 tháng 3 năm 1998, phòng Báo chí Tòa Thánh chính thức loan báo Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm Tổng giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa Thánh ra văn thư bổ nhiệm ông làm Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, trong văn thư có đoạn: Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn nhận trả lời phỏng vấn của báo Công giáo và Dân tộc vào tháng 3 năm 1998. Chia sẻ về những cảm xúc đầu tiên sau khi được bổ nhiệm làm Tổng giám mục, Phạm Minh Mẫn cho biết ông lo lắng vì cho rằng nhiệm sở mới to lớn, xa lạ và phức tạp. Nói về đường hướng mục vụ, tân tổng giám mục cho biết ônvg cho rằng cần tham khảo mọi thành phần của Tổng giáo phận, truyền thống giáo phận, đường hướng của vị tiền nhiệm và ý kiến các vị lãnh thành. Nói về những vấn đề sẽ giải quyết đối với một giáo phận có nhiều xáo trộn, Tổng giám mục Mẫn cho biết ông cần thời gian để hòa nhập, tiến đến xây dựng tình hiệp thông và đoàn kết. Nói về mối quan hệ với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, tân tổng giám mục nhận định nếu các bên tìm được mẫu số chung thì mối quan hệ có khả năng phát triển, đem đến lợi ích dài lâu cho dân tộc. Được đưa ra câu hỏi về đánh giá tờ báo Công giáo và Dân tộc, Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn nhận định đây là tờ báo của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo, góp phần tạo đoàn kết, nhưng ông không có cơ sở để đo lường hiệu quả việc này. Một tháng sau khi tin bổ nhiệm được công bố cách chính thức, ngày 2 tháng 4, tân Tổng giám mục chính thức nhậm chức Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Cử chỉ đầu tiên trong lễ nhậm chức là ông quỳ trước tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình (Regina Pacis) và thực hịện nghi thức hôn đất. Phát biểu trong bài giảng của lễ nhậm chức, tân tổng giám mục cho biết ông có cảm giác lạ lẫm và âu lo. Tuy nhiên, lạ lẫm chứ không hoàn toàn xa cách, và âu lo chứ không hoảng sợ. Sau hai tuần chính thức về sinh sống tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám mục Mẫn cho họp các linh mục, tu sĩ nam nữ và cả các giáo dân. Tại cuộc họp này, giám mục Mẫn kêu gọi sống liên đới với các gia đình gặp khó khăn, những người trẻ tuổi không có phương tiện để đi học ở trường hoặc để học nghề. Tổng giám mục Mẫn nhấn mạnh vấn đề giúp đỡ cho những người vô gia cư. Ông cũng nêu ý tưởng về việc tổ chức một Công nghị Giáo phận, với nội dung chính là đoàn kết hàng ngũ linh mục và giáo dân vốn bị chia rẽ trong 5 năm trống tòa. Trong Thư mục vụ đầu tiên trên cương vị Tổng giám mục ấn ký vào ngày 1 tháng 6, Phạm Minh Mẫn kêu gọi giáo dân cần phải biết quan tâm và hỗ trợ mọi người, kể cả người không theo Kitô giáo. Ông cũng loan báo sẽ đi Rôma để bày tỏ sự liên kết của Tổng giáo phận với Tòa Thánh và trở về vào đầu tháng 7 để cử hành lễ giỗ cố tổng giám mục Nguyễn Văn Bình. Tân Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn cùng 18 vị Tổng giám mục mới đến Rôma tham dự nghi thức lãnh nhận dây pallium từ tay Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào sáng ngày 29 tháng 6 năm 1998 và tham gia đồng tế một thánh lễ với giáo hoàng. Buổi lễ này cũng có sự tham dự của một phái đoàn Giáo hội Chính Thống do Tòa Giáo chủ Constantinopoli gửi đến mừng bổn mạng của Giáo hội Công giáo Rôma. Sau buổi lễ trao dây Pallium, tất cả các tân tổng giám mục tiếp kiến chung với giáo hoàng vào sáng ngày 30 tháng 6. Tháng 7 năm 1998, báo Fides của Thánh bộ Truyền giáo Tòa Thánh cho xuất bản cuộc phỏng vấn với Tân Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Khi được hỏi về hiện trạng Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, ông cho biết sự thiếu vắng vị Tổng giám mục chính tòa trong vòng 5 năm đã gây thiệt hại to lớn cho Tổng giáo phận. Nói về các hoạt động âm thầm của Tổng giáo phận như trường học, vườn trẻ, khóa dạy nghề và chẩn y viện, Tổng giám mục Mẫn cho biết ông đang thương lượng với chính quyền dân sự. Chia sẻ thêm về việc chính quyền yêu cầu tách rời các sinh hoạt cộng đồng ra khỏi cơ sở tôn giáo, Tổng giám mục Mẫn cho rằng ông mong luật pháp có sự thay đổi và nhận định có lẽ nên có tự do tôn giáo hoàn toàn. Khi được hỏi về Mặt Trận Công giáo Yêu nước, Tổng giám mục Mẫn nhận định nếu Mặt Trận muốn đoàn kết với người Kitô hữu thì đó là điều tốt đẹp, nhưng nếu Mặt Trận mang đến sự chia rẽ thì đó không phải là điều tốt đẹp. Về vấn đề chọn linh mục Tổng Đại diện là linh mục Huỳnh Công Minh, giám mục Mẫn cho hay ông xác nhận linh mục Minh từng là thành viên tích cực của Mặt Trận Công giáo Yêu nước, nhưng đã rời tổ chức này. Tổng giám mục Mẫn khẳng định, sự bổ nhiệm này là việc tái xác nhận bổ nhiệm của hai vị tiền nhiệm là Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và Giám quản Tông Tòa Nicôla Huỳnh Văn Nghi. Trong đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần VII, Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn được các giám mục bầu chọn giữ vai trò Chủ tịch Uỷ ban Phụng tự và giữ nhiệm vụ này trong nhiệm kỳ 1998–2001. Từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 10 năm 1999, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhóm họp, chọn ra các giám mục tham dự Thượng Hội Giám mục Thế giới về chức năng Giám mục dự kiến tổ chức vào năm 2000 gồm 5 giám mục trong đó có Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn. Thực tế sau đó Thượng hội đồng này bị hoãn đến tháng 10 năm 2001. Giai đoạn 2000–2003 Trên cương vị Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Minh Mẫn viết thư đề xuất vào năm 2000 với mục đích đề nghị chính quyền thành phố bàn giao trước hạn cơ sở Tiểu Chủng viện Thánh Giuse cũ, đang được sử dụng làm trường Trung học Tài chính Kế toán IV, với mục đích đào tạo giáo dân Tổng giáo phận. Nhiều năm sau đó, tháng 9 năm 2004, Bộ Tài chính quyết định trao lại trường Trung học Tài chính Kế toán IV cho Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng, và ban đầu được gọi là Trung tâm Văn hóa Công giáo, sau đó trở thành Trung tâm Mục vụ. Phạm Minh Mẫn bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm làm Giám đốc Trung tâm này. Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 2001 (Thượng Hội đồng Thường lệ lần X với chủ đề: Giám mục: người tôi tớ của Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô để mang lại hy vọng cho thế giới) và có bài tham luận bằng tiếng Pháp trong khuôn khổ thượng hội đồng vào ngày 3 tháng 10. Một đại diện khác từ Việt Nam là giám mục Phêrô Nguyễn Soạn cũng có bài tham luận trong ngày này. Nội dung Tổng giám mục Mẫn đề cập trong khuôn khổ chương I của tài liệu làm việc: Thừa tác vụ của niềm hy vọng. Ngày 25 tháng 12 năm 2002, phản hồi lời mời của Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tham gia đại hội công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ IV, Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn cho biết ông không thể tham gia đại hội vì bận công tác mục vụ. Đáp từ, Tổng giám mục nêu 5 điểm góp ý với nội dung chính là xóa bỏ dần những khuyết tật của xã hội Việt Nam. Quan điểm của ông gây tiếng vang lớn tại cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nội dung lá thư, Tổng giám mục Mẫn chia làm hai phần: Xóa bỏ khuyết tật xã hội và phát huy giá trị nhân bản xã hội. Phần đầu tiên, Tổng giám mục Mẫn cho rằng cần xóa bỏ sự tha hóa con người và cơ chế làm tha hóa con người, lần lượt là đánh mất phẩm giá con người và cơ chế xin - cho. Nội dung thư hai, ông nêu lên các luận điểm: phát huy nhân cách, phẩm giá con người; thăng tiến con người trong chân lý; phát huy tình liên đới các dân tộc; phát huy tính phụ đới của các tổ chức xã hội và phát huy thiện chí và ý thức phục vụ ích lợi xã hội. Trước khó khăn từ sau 1975 không có một giám mục ngoại quốc nào được trú tại Việt Nam qua đêm, Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn đã báo với chính quyền và mời Tổng giám mục Paul Josef Cordes, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm sang thăm mục vụ tại Việt Nam. Từ khi đảm nhận vai trò Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn có nhiều cải cách quan trọng: nhấn mạnh đến việc giúp đỡ người nghèo, tinh thần phục vụ hàng giáo sĩ, tự do tôn giáo và đào tạo hàng giáo sĩ. Ông đặc biệt nhắc nhở giáo dân quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó trong các lá thư mục vụ của mình. Trong Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ VII, các giám mục Việt Nam đã bầu chọn giám mục Phạm Minh Mẫn giữ chức Chủ tịch Ủy ban Phụng tự nhiệm kỳ 1998–2001 và ông tái đắc cử vai trò này trong nhiệm kỳ 2001–2004. Song song với chức vụ trên, Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2001–2004. Ông tiếp tục tái đắc cử chức vụ này trong đại hội IX và giữ vai trò Phó Chủ tịch đến hết nhiệm kỳ 2004–2007. Hồng y Bổ nhiệm, lễ nhận tước vị và các vấn đề liên quan Ngày 28 tháng 9 năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố ông vinh thăng 31 Hồng y, trong đó có 1 Hồng y được giữ kín. Danh sách 30 Hồng y mới của Giáo hội Công giáo Rôma, gồm 7 vị ở giáo triều, 19 vị từ các Tổng giáo phận trên thế giới và 4 vị là linh mục trên 80 tuổi. Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, được nêu tên trong danh sách này ở vị trí thứ 22. Với việc bổ nhiệm này, Hồng y Gioan Baotixita là Hồng y đầu tiên xuất thân từ miền Nam Việt Nam cũng như Hồng y đầu tiên của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có cùng lúc hai Hồng y. Trả lời phỏng vấn của nhiều hãng truyền thông trong và ngoài nước, Hồng y Phạm Minh Mẫn chia sẻ về cảm nhận của mình trong tước vị mới. Ông cho rằng việc được bổ nhiệm làm Hồng y là một bất ngờ và nằm ngoài ước mơ của ông. Ông cho rằng việc bổ nhiệm này vượt quá khả năng và hoàn cảnh của mình, cảm thấy như có một gánh nặng rơi ầm xuống trên tôi, làm tôi choáng váng. Ngày 30 tháng 9 năm 2003, chính quyền Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối vụ việc vinh thăng tước Hồng y cho Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn. Nguồn tin từ hãng thông tấn AP truyền đi từ Hà Nội tái xác nhận thông tin trên. Ban Tôn giáo cho biết, Tòa Thánh không xin phép trước khi bổ nhiệm Tổng giám mục Mẫn làm Hồng y. Nhận định về việc này, AP nhận định thế giới sẽ phải ngạc nhiên khi còn những chính phủ yêu cầu Giáo hoàng phải xin phép khi lựa chọn Hồng y. Linh mục Gioan Trần Công Nghị, Giám đốc hãng truyền thanh Công giáo Viet Catholic có cuộc phỏng vấn với Đài Chân lý Á Châu nhân sự kiện này. Nói về việc chính quyền Hà Nội bác bỏ việc "bổ nhiệm" tước vị hồng y cho Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn, linh mục Nghị cho rằng có thỏa thuận giữa chính quyền Việt Nam với Tòa Thánh về bổ nhiệm giám mục, tổng giám mục và hồng y nhưng thông tin từ nhân viên ngoại giao Vatican bác bỏ thỏa thuận này với tước vị hồng y. Ông cho rằng việc vinh thăng tước Hồng y với Tổng giám mục Mẫn là do Tòa Thánh không sắp xếp được nhân sự để nhận tước vị hồng y ở Tòa Tổng giám mục Hà Nội. Ông cho rằng, thông qua quyết định này, vị thế của Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao vì là một Tòa Hồng y, thể hiện được sức sống đạo Công giáo ở miền Nam Việt Nam. Linh mục Nghị cho rằng nghi lễ nhận tước vị chỉ là hình thức, trong khi thực tế vị thế của tân Hồng y đã rất lớn. Ông đánh giá việc chính quyền Việt Nam từ chối cho Tổng giám mục Mẫn tham gia lễ nhận tước vị thể hiện cho thế giới nhận thấy đường lối ngoại giao chưa tế nhị. Linh mục Trần Công Nghị cho rằng Hồng y Mẫn thăng tiến rất nhanh, chỉ trong mười năm, được tấn phong giám mục, tiếp quản chức tổng giám mục và được thăng hồng y. Nhận được tin hành lang về việc bổ nhiệm làm Hồng y từ các linh mục cũng như giám mục Việt Nam, Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn tiến hành đến gặp gỡ các quan chức chính quyền. Tại đây, Tân hồng y giải thích cho các viên chức biết hồng y chỉ là tước hiệu và mọi việc sẽ như cũ, không có gì thay đổi ngoài màu sắc của phẩm phục. Phạm Minh Mẫn khẳng định với viên chức chính quyền rằng ông phải nhận tước vị đó và viên chức này khuyên Tân hồng y nên viết thư xin thủ tướng công nhận Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn là Hồng y. Trở về Tổng giáo phận ngày 1 tháng 10, hồng y tân cử sắp xếp cuộc gặp với chính quyền ngay ngày hôm sau. Tại buổi gặp này, các viên chức hỏi về việc thuyên chuyển Hồng y Mẫn ra Hà Nội và nhắc nhở ông tuân theo sự sắp xếp của bề trên. Nói về chi tiết này trong một cuộc phỏng vấn, Hồng y Mẫn cho rằng các viên chức đã nhầm lẫn rằng việc trở thành hồng y buộc ông phải thuyên chuyển ra Hà Nội. Ngày 2 tháng 10, thông cáo từ Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố việc Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn được phong hồng y là tin vui cho giáo dân Việt Nam. Thông cáo cũng nhắc đến sự kiện đây là lần đầu tiên Việt Nam có (cùng lúc) 2 hồng y. Một tuần sau khi có cuộc gặp gỡ với chính quyền, Hồng y Tân cử Phạm Minh Mẫn sang Rôma và có cuộc nói chuyện với Hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Crescenzio Sepe. Hồng y Sepe khẳng định Giáo hoàng Gioan Phaolô II rất vui mừng khi thiết lập nên tòa hồng y thứ hai ở Việt Nam. Lễ trao mũ Hồng y và tước hiệu Hồng y Linh mục Nhà thờ San Giustino cho tân hồng y Phạm Minh Mẫn được cử hành vào ngày 21 tháng 10 năm 2003, với sự tham gia của 30.000 giáo dân, hàng trăm hồng y, giám mục. Phái đoàn hộ tống Tân hồng y người Việt có khoảng 300 người, gồm các giám mục: Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Phaolô Nguyễn Văn Hòa, các giám mục Giuse Vũ Duy Thống và Antôn Vũ Huy Chương. Về các linh mục giáo phận có linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện và 2 linh mục phụ trách dòng tu và giáo dân là Đinh Châu Trân và Võ Văn Ánh, chính xứ Tân Định. Ngày 24 tháng 11 năm 2003, ông trở thành thành viên Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích và Thánh Bộ Truyền giáo Tòa Thánh Vatican. Linh mục Nguyễn Công Danh (1935–2016) kể lại khi Tổng Giám mục Phạm Minh Mẫn đến Vatican nhận mũ Hồng y, một phóng viên nước ngoài đã có câu hỏi với tân hồng y rằng họ cho rằng có vài linh mục quốc doanh theo chân Hồng y đến Vatican, đồng thời hỏi về mục đích hộ tống của linh mục này và cho rằng các linh mục này là gián điệp của chế độ cộng sản. Đáp lại câu hỏi từ các phóng viên, Tân hồng y Mẫn nhận định rằng một số linh mục vì mục đích chia vui với tân hồng y, với Tổng giáo phận và với Giáo hội Việt Nam, không có linh mục nào là linh mục quốc doanh. Hồng y Mẫn nhấn mạnh: Linh mục là linh mục của Giáo hội, do các giám mục tấn phong và khẳng định các linh mục này vẫn đang thi hành công tác mục vụ trong Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Để kết thúc câu trả lời, Hồng y Mẫn đúc kết: Linh mục là tài sản của Giáo hội, là sở hữu của Đức cha giáo phận". Trong lễ Tạ ơn Tân Hồng y vào cuối năm 2003, Hồng y Mẫn đã mời nhiều Hồng y đến từ các quốc gia châu Á tham gia đồng tế trong lễ này. Hồng y Mẫn cho rằng đó là sự hiệp thông của Giáo hội Á châu. Sau khi dự lễ phong Hồng y, Hồng y Mẫn thăm cộng đồng giáo dân gốc Việt tại Orange County (Hoa Kỳ) vào ngày 24 tháng 10 và tại Pháp ngày 27 tháng 10. Sau khi chào thăm giáo dân tại nhiều nơi, tham dự Đại hội Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Phạm Minh Mẫn trở về Việt Nam, đến chào thăm Văn phòng Thủ tướng. Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đón tiếp Hồng y Mẫn vào ngày 22 tháng 12. Tại cuộc gặp mặt, Phạm Minh Mẫn loan báo cho ông Phó Thủ tướng rằng Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton đang có chủ trương hòa giải giữa hai nước cựu thù và Hồng y Mẫn cũng cho biết thêm, ông đã có buổi làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ và góp ý rằng chủ trương hoà giải cần phải được thực thi bằng con đường đối thoại trong sự tôn trọng sự thật và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lành mạnh và xây dựng. Giai đoạn 2004–2005 Trong khuôn khổ cuộc họp tại Băng Cốc tháng 8 năm 2004, phóng viên UCA News đã gặp gỡ và thực hiện cuộc phỏng vấn với Hồng y Phạm Minh Mẫn đến những vấn đề khác nhau. Khi được hỏi trở thành Hồng y, ông có thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình hay không, Phạm Minh Mẫn khẳng định dù trước đây chưa là hồng y, ông cũng đã cất lên tiếng nói kêu gọi người Công giáo xây dựng đất nước trên tinh thần công bằng và bác ái. Nhận định về pháp lệnh Tôn giáo năm 2004, Hồng y Mẫn khẳng định pháp lệnh này vẫn đi theo lối mòn của cơ chế xin cho. Hồng y Mẫn thường nói với các viên chức chính quyền rằng mỗi khi ông trả lời báo chí nước ngoài về tự do ở Việt Nam, ông đều nói:Việt Nam không có "quyền" tự do, nhưng có tự do "trong sự cho phép". Nói về việc sống đức tin Công giáo trong xã hội, vị hồng y cho hay việc này khá khó khăn vì chính quyền không công nhận Công giáo là một tổ chức. Để hỗ trợ giáo dân, Hồng y Mẫn cho nhóm các giáo dân theo công việc: bác sĩ, nghệ sĩ, giáo viên, doanh nhân và cả viên chức chính quyền là người Công giáo. Ngoài ra, trong công tác xây dựng xã hội, Tổng giáo phận qua các dòng tu đã thành lập các hội truyền giáo tại các vùng không có người Công giáo, các trường dánh cho người tàn tật, trường dạy nghề, trường mẫu giáo. Một số dòng tu còn tập hợp các phụ nữ làm nghề mại dâm để hỗ trợ về chăm sóc con cái, gia đình và việc làm mới. Sau Mở cửa Kinh tế, các tệ nạn tràn vào Việt Nam, gây nên nạn nghiện ma túy dẫn đến HIV/AIDS. Để hỗ trợ, Hồng y Mẫn thiết lập Uỷ ban Mục vụ HIV/AIDS để vận động ngăn ngừa bệnh này cũng như chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh. Các trại cai nghiện ma túy cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh, Hồng y Mẫn đã phái các nữ tu đến chăm sóc. Năm 2004, Tổng giáo phận dự kiến làm đĩa CD nói về bệnh HIV/AIDS cũng như cách phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân, gửi đến khoảng 500 linh mục thuộc Tổng giáo phận. Từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 8 năm 2004, Hồng y Phạm Minh Mẫn tham gia Hội nghị Toàn thể lần thứ VIII của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu với chủ đề "Gia Đình Á Châu Hướng Đến Một Nền Văn Hóa Sự Sống" tổ chức tại Daejeon, Hàn Quốc. Bài bình luận của ông tại hội nghị lần này là về vấn đề gia đình. Phát biểu tại hội nghị, Phạm Minh Mẫn nhận định, đối thoại chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề về gia đình và nhận định có những đường hướng mục vụ làm gia đình chia rẽ. Phạm Minh Mẫn cũng đề nghị cần thay đổi ngay lập tức, để việc mục vụ góp phần gắn kết các gia đình. Chiều tối ngày 5 tháng 4 năm 2005, Hồng y Phạm Minh Mẫn và Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt cùng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam – Phaolô Nguyễn Văn Hòa lên đường sang Roma (Italy) dự tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Cùng đi với đoàn có linh mục Bùi Thái Sơn (Tòa Giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh), linh mục Giuse Đặng Đức Ngân (Tòa Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội) và Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Văn Yến. Chính quyền Hà Nội hỗ trợ nhanh chóng các thủ tục cho đoàn giáo sĩ đi Rôma dự tang lễ. Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam cho biết họ sẽ tạo mọi điều kiện để giáo dân và giáo sĩ có thể đến viếng giáo hoàng. Sau đó, Hồng y Mẫn ở lại Vatican tham dự Mật nghị Hồng y để bầu Giáo hoàng mới sau khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời. Cuộc Mật nghị này sau đó bầu chọn Giáo hoàng Biển Đức XVI. Giai đoạn 2006–2010 Ngày 10 tháng 7 năm 2007, Hồng y Phạm Minh Mẫn cho xuất bản lá thư gửi đến báo Công giáo và Dân tộc cũng như truyền thông tại Việt Nam. Trong thư, vị tổng giám mục Thành phố chỉ trích sự đưa tin với chiều hướng một chiều, sự thật bị cắt xén và bóp méo. Hồng y Mẫn cũng đưa ra một số dẫn chứng về việc thông tin bị bóp méo, với sự kiện gần nhất là việc đưa tin CNN phỏng vấn Chủ tịch nước Việt Nam với nội dung bị cắt xén và thêm thắt, gây ảnh hưởng xấu đến Hội đồng Giám mục Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng này phải có tin đính chính. Cũng trong thư này, Hồng y Mẫn cho rằng tất cả sự việc này gây ra sự nghi kị, dần biến mọi người thành Tào Tháo, đồng thời kêu gọi truyền thông Công giáo không biến tín hữu trở thành những kẻ đa nghi với Chúa và Giáo hội. Ngày 22 tháng 7 cùng năm, Hồng y Mẫn gửi thư cho linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình, nhờ câu lạc bộ này nghiên cứu về đề tài Thái độ hợp tác cũng như bất hợp tác của Giáo hội Công giáo trong 50 năm qua. Tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần X, Hồng y Phạm Minh Mẫn được các giám mục bầu chọn giữ vai trò Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di dân nhiệm kỳ 2007–2010 và tái đắc cử chức vụ này ở nhiệm kỳ 2010–2013. Ngày 24 đến ngày 28 tháng 9 năm 2007, Hồng y Phạm Minh Mẫn là lãnh đạo giáo hội Việt Nam đầu tiên có chuyến thăm đến Trung Quốc. Phái đoàn do vị Hồng y Tổng giáo phận Thành phố dẫn đầu đã đến thăm Bắc Kinh và Thượng Hải. Tại đây, ông cũng có dịp tiếp xúc với Tổng giám mục Tổng giáo phận Bắc Kinh Giuse Lý Sơn, vị giám mục vừa được bổ nhiệm vào ngày 21 tháng 9 và chào xã giao giám mục giáo phận Thượng Hải Alôsiô Kim Lỗ Hiền. Phái đoàn từ Việt Nam, ngoài hồng y Mẫn còn có Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt và giám mục phó Giáo phận Nha Trang Giuse Võ Đức Minh. Năm 2008, nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới tổ chức tại Sydney (Úc), Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn có gửi một lá thư cho ba giám mục Việt Nam dẫn đầu phái đoàn Công giáo nước này sang tham dự sự kiện này là Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin Phaolô Bùi Văn Đọc và giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng Giuse Đặng Đức Ngân. Trong lá thư của vị hồng y với mục đích chia sẻ rộng rãi, Phạm Minh Mẫn cho rằng các kỳ đại hội trước ở Pháp, Đức, Canada đều có một sự cố "làm tắc nghẽn con đường hiệp thông" của các bạn trẻ đến từ Việt Nam, đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được giương lên ở những nơi có người trẻ gốc Việt quy tụ để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung. Vi Hồng y đưa ra bình luận:Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia… Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Lá thư này chịu sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong cuộc họp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã có câu nói trong bài phát biểu dẫn đến việc các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đặt câu hỏi về lòng yêu nước: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ !" Nhiều báo chí Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam đăng tải câu nói Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam là viết nhiều bài báo chỉ trích ông Ngô Quang Kiệt. Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn với cương vị Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trích các cơ quan truyền thông được Nhà nước Việt Nam kiểm soát vì bóp méo lời tuyên bố của Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt. Hồng y Mẫn cũng cáo buộc các bản tin truyền thông sử dụng một vài cụm từ biệt lập trong phát biểu của Tổng giám mục Kiệt và tách nó ra khỏi bối cảnh để đánh giá lòng yêu nước của ông này. Ngày 1 tháng 10 năm 2008, phái đoàn giám mục đại diện Hội đồng giám mục Việt Nam đã đến gặp thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng để trao đổi các vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội. Đoàn giám mục đại diện gồm Chủ tịch Hội đồng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đại diện Giáo tỉnh Hà Nội là Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, đại diện Giáo tỉnh Huế là Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và đại diện Giáo tỉnh Sài Gòn là Hồng y – Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Năm 2010, trên Internet xuất hiện lời kêu gọi biểu tình chống đối khi Hồng y Phạm Minh Mẫn đến California trong buổi sáng ngày 11 tháng 4 tại Đại học Cal State Long Beach. Sáng ngày 22 tháng 5 cùng năm, phái đoàn Tòa tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh do Phạm Minh Mẫn dẫn đầu đến thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2554. Đón tiếp đoàn có Hoà Thượng Thích Trí Quảng – Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh cùng các chư tôn. Nhân dịp này, Hồng y Mẫn trao thư chung của Tòa Thánh Vatican gửi các tôn giáo trên thế giới nói lên vấn đề đang được quan tâm, đó là sự biến đổi khí hậu và môi trường sống. Giai đoạn 2011–2014 Phái đoàn chức sắc, Chức việc và tín đồ thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh chính thống do Thừa Sử Lê Quang Tấn dẫn đầu đến Tòa Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh để viếng an và chúc mừng ngày Lễ bổn mạng của Hồng y Phạm Minh Mẫn vào ngày 23 tháng 6 năm 2012. Hồng y Mẫn tham dự Mật nghị Hồng y 2013 của Giáo hội Công giáo Rôma để bầu Giáo hoàng mới vào tháng 3 năm 2013, sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI từ chức ngày 28 tháng 2. Trong lần tổ chức mật nghị này, ông là vị Hồng y đến tham dự cuối cùng. Nhận xét về việc từ chức của Giáo hoàng, Phạm Minh Mẫn nhận định: "Việc từ chức của Đức giáo hoàng gây chấn động cả thế giới, và tôi cảm thấy dư chấn kéo dài liên tục trong hơn 10 ngày qua khắp các nơi mà tôi đến thăm Tết, trong Thành phố cũng như khắp đồng bằng sông Cửu Long. Chấn động và những dư chấn đó đánh thức đời sống đức tin, làm cho ánh sáng của hồng ân đức tin lan tỏa trong xã hội hôm nay". Tại Hội nghị trước Mật nghị Hồng y, Hồng y Phạm Minh Mẫn được mời phát biểu ba lần. Hồng y Phạm Minh Mẫn là vị Hồng y thứ hai của Việt Nam được tham dự Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng hai lần (sau Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê). Vào ngày 23 tháng 6 năm 2013, Phạm Minh Mẫn cảm thấy hai chân không còn lực để đi đứng nên quyết định nhập viện để kiểm tra tìm nguyên nhân. Nghĩ rằng vị hồng y có thể bị tai biến mạch não, các bác sĩ đã cho chụp hình não, siêu âm tim mạch và một số bộ phận khác, nhưng không tìm ra được nguyên do bệnh tình nên tháng 8, hồng y Mẫn được đưa đi Singapore khám bệnh và phát hiện mình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm giữa hai đốt xương sống L4 và L5. Ngày 13, tại bệnh viện Singapore General Hospital, bác sĩ Guo Chang Ming đã thực hiện một cuộc giải phẫu nội soi để sắp xếp lại vị trí đĩa đệm cho ông. Sau 3 giờ phẫu thuật, ông được đưa ra phòng chăm sóc đặc biệt. Ngày 23 tháng 8, Hồng y Mẫn trở về Tổng giáo phận. Ngày 9 tháng 9, phái đoàn lãnh sự Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh – gồm bà Tân lãnh sự Rena Bitter, bà Trợ tá lãnh sự Nguyễn Thị Tường Nhi và nhân viên đặc trách Việt Nam vụ Eric A. Jordan – đã đến thăm Hồng y Phạm Minh Mẫn tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận. Tiếp đón phái đoàn lãnh sự Mỹ, ngoài hồng y Mẫn còn có linh mục chánh văn phòng tòa giám mục Hồ Văn Xuân, linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn và linh mục Nguyễn Duy. Bà Tân lãnh sự Mỹ thăm hỏi sức khỏe hồng y Mẫn và tìm hiểu những đóng góp của ông cho Giáo hội cũng như cho đất nước Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 2013, Tòa thánh tuyên bố bổ nhiệm Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho, làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, có quyền kế vị Hồng y Phạm Minh Mẫn tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Ông nhân dịp này ra thông báo về việc sẽ cử phái đoàn đến thăm Tân Tổng giám mục Phó. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2013, một phái đoàn ngoại giao Canada gồm Đại sứ David Devine, Tổng lãnh sự Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh Wayne Robson và tùy viên thư ký đã đến thăm Hồng y Phạm Minh Mẫn tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận. Cùng tiếp phái đoàn với ông có linh mục Ignatio Hồ Văn Xuân. Hai bên chúc nhau những lời chúc tốt đẹp cho ngày lễ Giáng Sinh và năm mới. Ngày 5 tháng 3 năm 2014, Phạm Minh Mẫn tròn 80 tuổi, mất quyền tham dự Mật nghị Hồng y. Nghỉ hưu Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Tòa Thánh loan báo Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức Tổng giám mục Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh của Hồng y Phạm Minh Mẫn theo Giáo luật 401 khoản 1, lý do tuổi tác. Tổng giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc đương nhiên lên kế nhiệm. Hồng y Mẫn chính thức nghỉ hưu kể từ thời điểm này. Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2014, Tân Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự lễ nhận chức vụ, trong lễ có các nghi thức chuyển giao ngai tòa, chức vị Tổng giám mục cho Tân Tổng giám mục chính tòa Phaolô Đọc từ người tiền nhiệm – Cựu Tổng giám mục – Hồng y Phạm Minh Mẫn. Cùng đồng tế có các giám mục từ 26 giáo phận tại Việt Nam, cùng đông đảo các linh mục. Tham dự có đông đảo giáo dân. Sau khi hồi hưu, hồng y Phạm Minh Mẫn Thật quay về thăm các vùng ông đã từng quản nhiệm, không những ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các xứ đạo nhở ở Giáo phận Cần Thơ, nơi chính ông nảy sinh ý định tu trì. Ông cũng dành thời gian đến thăm các dòng tu, những người bạn cũ, học trò cũ, những giáo hữu,... Tại Tổng giáo phận, Hồng y Mẫn nhiều lần đến thăm các giáo xứ vùng ven mà không báo trước, cũng như tham gia các buổi lễ quan trọng các cộng đoàn. Việc nghỉ ngơi của ông tại Trung tâm mục vụ Sài Gòn được hỗ trợ bởi các nam tu sĩ dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc. Trong thời gian nghỉ hưu, một ngày của Hồng y Phạm Minh Mẫn bắt đầu bằng giờ kinh và 5 giờ 30 hằng ngày cử hành lễ với tham dự viên chỉ hai người, ông với tu sĩ Romualdo Maria Trần Xuân Điệp. Tuy vậy, vị hồng y vẫn giảng lễ. Sau khi ăn trưa, hồng y Mẫn dành thời gian đọc sách đến 2 giờ chiều. Nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, Phạm Minh Mẫn dành thời gian chiều đi dạo quanh sân Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận. Trong một số ít buổi tối, hồng y Mẫn quyết định ghé thăm mục vụ các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận. Về vấn đề ăn uống, ông dùng bữa cùng các linh mục giáo sư nội trú ở Trung tâm Mục Vụ. Nói về vấn đề kỉ luật, về việc đúng giờ, phụ tá Hồng y Mẫn cho rằng vị hồng y chưa bao giờ trễ giờ trong các việc. Ngày Chúa nhật, Hồng y Phạm Minh Mẫn cử hành lễ cho một số giáo dân, trong đó có nhóm doanh nhân Công giáo được ông thiết lập thời làm Tổng giám mục. Lễ mừng Kim khánh Linh mục cho Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn diễn ra tại Nhà thờ chính tòa Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25 tháng 5 năm 2015 do chính ông chủ tế, đồng tế với ông có 12 giám mục và đông đảo linh mục thuộc nhiều giáo phận. Ngày 11 tháng 8 năm 2018, Hồng y Phạm Minh Mẫn cử hành lễ kỷ niệm 25 năm giám mục của mình tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, với đông đảo các giám mục phía Nam và các linh mục, cùng đông đảo giáo dân tham dự. Đóng góp Hồng y Phạm Minh Mẫn từng giữ chức Giám đốc Đại chủng viện Cần Thơ từ 1970 đến 1993, góp phần đào tạo 117 linh mục thuộc ba giáo phận: Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long. Trong thời kỳ đảm nhận chức vị Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, ông yêu cầu các linh mục liên kết với hội đồng giáo xứ, hỗ trợ các gia đình tăng tình liên kết, hỗ trợ lẫn nhau; ông tạo sự liên kết giữa 100 doanh nhân (Công giáo) nhằm tạo các học bổng cho các sinh viên khó khăn. Tổng cộng, trong suốt thời gian làm giám mục, Phạm Minh Mẫn đã truyền chức cho 300 linh mục. Trong thời gian làm Tổng giám mục, ông là giám mục tái thiết các hoạt động các đoàn hội giáo dân tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận định Mừng lễ Kim khánh Linh mục của ông, Giáo hoàng Phanxicô nhận xét về Hồng y Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn: {{cquote|Là một mục tử có tinh thần đối thoại, sẵn sàng phục vụ hơn là dùng quyền để cai trị."}} Trong bài giảng lễ kỷ niệm 25 năm Giám mục của Hồng y Mẫn, Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm có đề cập: Linh mục Carôlô Hồ Bặc Xái, Tổng Đại diện Giáo phận Cần Thơ, từng là học trò của Hồng y Phạm Minh Mẫn nhận định: Tông truyền Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được tấn phong năm 1993, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi: Giám mục chủ phong: Giám mục chính tòa Giáo phận Cần Thơ Emmanuel Lê Phong Thuận Hai giám mục phụ phong: Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách – giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng; Giám mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến – giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh. Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn là giám mục chủ phong cho các giám mục: Năm 1999, tân giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho Phaolô Bùi Văn Đọc, cố Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001, tân giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Giuse Vũ Duy Thống, cố giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Năm 2008, tân giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phêrô Nguyễn Văn Khảm, nay là giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho.
Aegukka (애국가, 愛國歌, Ái quốc ca) là quốc ca của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Lời bài hát Trước khi thành lập CHDCND Triều Tiên, miền Bắc và miền Nam đều sử dụng một bài quốc ca. Năm 1947, CHDCND Triều Tiên viết lại lời và nhạc cho bài này. Tác giả phần lời của bài hát là Pak Seyŏng (박세영; 朴世永; Phác Thế Vĩnh; 1902-1989) còn phần nhạc do Kim Wŏn'gyun (김원균; 金元均; Kim Nguyên Quân; 1917-2002) sáng tác.
Ngày 20 tháng 11 là ngày thứ 324 trong mỗi năm thường (thứ 325 trong mỗi năm nhuận). Còn 41 ngày nữa trong năm. Sự kiện 284 – Diocletianus được chọn làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã. 1468 – Cuốn sách Tirant lo Blanc của Joanot Martorell được xuất bản lần đầu tiên. 1700 – Đại chiến Bắc Âu: Trong Trận Narva, nhà vua Thụy Điển Karl XII đánh bại Nga hoàng Pyotr Đại đế ở Narva (thuộc Estonia ngày nay). 1789 – New Jersey trở thành tiểu bang Hoa Kỳ đầu tiên thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. 1759 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Áo đánh tan một đạo quân Phổ trong trận đánh tại Maxen và bắt được đạo quân này. 1820 – Cá nhà táng nặng 73 tấn đánh tàu bắt cá voi Essex (chạy từ Nantucket, Massachusetts) xa bờ biển tây của Nam Mỹ hơn 3.000 km. Sự kiện này đã tạo cảm hứng cho nhà văn Herman Melville viết nên tác phẩm Moby–Dick xuất bản năm 1851. 1873 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: quân Pháp giành thắng lợi trước quân Nguyễn trong trận thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương trọng thương. 1974 – Chuyến bay Lufthansa 540 rơi và bốc cháy ngay sau khi rời đường băng cất cánh tại Nairobi, Kenya. 1985 - Microsoft phát hành Windows 1.0 1989 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. 1998 – Nga phóng mô đun Zarya từ Sân bay vũ trụ Baykonur ở Kazakhstan, là mô đun đầu tiên của Trạm vũ trụ Quốc tế được phóng. Sinh 270 – Maximinus II, hoàng đế La Mã (m. 313) 809 – Lý Ngang, tức Văn Tông, hoàng đế của triều Đường, tức 10 tháng 10 năm Kỉ Sửu (m. 840) 939 – Triệu Khuông Nghĩa, tức Thái Tông, hoàng đế của triều Tống, tức ngày Giáp Thìn (7) tháng 10 năm Kỉ Hợi 944 – Phạm Cự Lạng, nhân vật quân sự và chính trị nhà Đinh, nhà Tiền Lê (m. 984) 1602 – Otto von Guericke, nhà vật lý học người Đức (m. 1686) 1750 – Tippu Sultan, sĩ quan quân đội và quốc vương Ấn Độ (m. 1799) 1761 – Giáo hoàng Piô VIII (m. 1830) 1858 – Selma Lagerlöf, tác gia người Thụy Điển, đoạt giải Nobel Văn học (m. 1940) 1869 – Zinaida Nikolaevna Gippius, tác gia người Nga (m. 1945) 1886 – Karl von Frisch, nhà động vật học người Áo, đoạt giải Nobel (m. 1982) 1889 – Edwin Hubble, nhà thiên văn học người Mỹ (m. 1953) 1912 – Otto von Habsburg, con của Hoàng đế Karl I của Áo (m. 2011) 1915 – Hồ Diệu Bang, chính trị gia Trung Quốc, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (m. 1989) 1920 - Phạm Xuân Chiểu, trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 1988) 1923 – Nadine Gordimer, tác gia và nhà hoạt động Nam Phi, đoạt giải Nobel Văn học 1924 – Benoît Mandelbrot, nhà toán học người Pháp–Mỹ gốc Ba Lan (m. 2010) 1925 – Robert F. Kennedy, chính trị gia người Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp thứ 64 của Hoa Kỳ (m. 1968) 1926 – Andrew Schally, nhà nội tiết học người Ba Lan, đoạt giải Nobel – Tôn Thất Đính, tướng lĩnh và chính trị gia người Việt Nam (m. 2013) 1927 – Mikhail Alexandrovich Ulyanov, diễn viên Nga, Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô (m. 2007) 1929 – Đỗ Cao Trí, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1972) 1937 – Viktoria Samoylovna Tokareva, nhà soạn kịch người Nga 1942 – Joe Biden, chính trị gia người Mỹ, Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ 1946 – Trương Cao Lệ, chính trị gia Trung Quốc 1951 – Nguyễn Ngọc Thiện, nhạc sĩ người Việt Nam 1953 – Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam 1959 – Sean Young, diễn viên người Mỹ 1963 – Timothy Gowers, nhà toán học người Anh 1965 – Yoshiki, nhạc sĩ, người viết ca khúc, nhà sản xuất âm nhạc Nhật Bản 1968 – Châu Sơ Minh, diễn viên người Singapore 1971 – Joel McHale, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ 1983 - Minh Beta, tác giả bài hát Việt Nam ơi! 1984 – Justin Hoyte, cầu thủ bóng đá người Anh 1989 – Cody Linley, diễn viên và ca sĩ người Mỹ 1992 – Ishimura Maiha, ca sĩ người Nhật (Berryz Kobo) 2000 – Connie Talbot, ca sĩ người Anh Mất 1316 – Quốc vương Jean I của Pháp (s. 1316) 1764 – Christian Goldbach, nhà toán học Phổ (s. 1690) 1873 – Nguyễn Lâm, quý tộc và danh tướng Việt Nam (s. 1844) 1882 – Henry Draper, bác sĩ và nhà thiên văn học nghiệp dư người Mỹ (s. 1837) 1883 – Tenshōin, chính thất của Tướng Quân Tokugawa Iesada tại Nhật Bản (s. 1836) 1899 – Wilhelm von Heuduck, tướng lĩnh Phổ (s. 1821) 1910 – Lev Nikolayevich Tolstoy, tác gia người Nga (s. 1828) 1931 – Lý Tự Trọng, nhà cách mạng trẻ tuổi người Thái Lan gốc Việt (s. 1914) 1945 – Francis William Aston, nhà hóa học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1877) 1949 – Wakatsuki Reijirō, chính trị gia người Nhật, Thủ tướng thứ thứ 25 và 28 của Nhật Bản (s. 1866) 1975 – Francisco Franco, nhà độc tài Tây Ban Nha (s. 1892) 1980 – John McEwen, chính trị gia Úc, Thủ tướng thứ 18 của Úc (s. 1900) 1992 – Trần Thị Lý, quân nhân người Việt Nam (s. 1933) Những ngày lễ và ngày kỷ niệm Ngày Thiếu nhi Thế giới Việt Nam: Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ái Quốc Ca có thể là: Quốc ca của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Quốc ca của Đại Hàn Dân Quốc.
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới. Các mã số của hệ thống hài hòa được gọi là mã HS. Trong lĩnh vực thương mại, khi cần khai báo nguồn gốc xuất xứ nhằm thu được các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho từng phạm trù quốc gia thì người ta đồng thời cũng thường ghi luôn mã HS để thuận tiện cho việc tính thuế tại các nước nhập khẩu. Tại phiên họp tháng 6/2014, Hội đồng WCO đã thông qua khuyến nghị liên quan đến danh sách những chi tiết sửa đổi trong Danh mục HS, có hiệu lực vào ngày 01/01/2017 (HS 2017).Kể từ khi phiên bản HS hiện tại (HS 2012) có hiệu lực, Ủy ban HS đã sửa đổi phiên bản HS này trong gần 5 năm. HS 2017 sẽ là phiên bản thứ sáu của HS từ khi Công ước HS có hiệu lực vào năm 1983. HS 2017 sẽ có hiệu lực đối với tất cả các bên ký kết HS, ngoại trừ những sửa đổi bị phản đối. Phiên bản này gồm 234 phần sửa đổi. Mục đích Theo Tổ chức hải quan thế giới, Hệ thống hài hòa được sử dụng như là cơ sở cho: Biểu thuế suất hải quan. Thu thập các số liệu thống kê về thương mại quốc tế. Quy tắc xuất xứ. Thu thuế trong nước. Thỏa thuận thương mại (ví dụ lịch trình của Tổ chức thương mại thế giới về các nhượng bộ thuế quan) giữa các quốc gia theo các quy chế như tối huệ quốc chẳng hạn. Biểu thuế và thống kê vận tải. Điều chnh việc kiểm soát hàng hóa (ví dụ chất thải, ma túy, vũ khí hóa học, các chất phá hủy tầng ozôn, các loài sinh vật đang chịu rủi ro cao v.v) Các lĩnh vực của kiểm soát và thủ tục hải quan, bao gồm các rủi ro trong các lĩnh vực như đánh thuế, công nghệ thông tin và sự tuân thủ các quy chế hải quan. Các công ty sử dụng mã HS để tính toán tổng chi phí cuối cùng của hàng nhập khẩu, đồng thời xác định các cơ hội bán hàng, tìm kiếm nguồn cung từ nước ngoài.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây chính là lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục. Lịch sử Vào Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã soạn ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 8 năm 1954, tại Moscow, cuộc họp thứ XIX của Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo đã nhất trí thông qua "Hiến chương các Nhà giáo" với 15 chương. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "'Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1958 trên toàn miền Bắc Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam".
Nguyễn Văn Thuận có thể là: Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận Nguyễn Văn Thuận - Đại biểu Quốc hội Việt Nam (Khóa XII), đơn vị tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Thuận, từng là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình (1990-1994). Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ (2018-)
Biển Đức XVI (cách phiên âm tiếng Việt khác là Bênêđictô XVI hay Bênêđitô, xuất phát từ Latinh: Benedictus; tên khai sinh là Joseph Aloisius Ratzinger; 16 tháng 4 năm 1927 - 31 tháng 12 năm 2022) là nguyên giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Biển Đức XVI là giáo hoàng thứ 265, tại vị từ năm 2005 đến năm 2013. Ông được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Thánh lễ đăng quang, có tên chính thức là Thánh lễ Khai mạc Sứ vụ Mục Tử Toàn thể Hội Thánh, được tổ chức ngày 24 tháng 4, và nhận ngai tòa giám mục tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô ngày 7 tháng 5 năm 2005. Biển Đức XVI theo khuynh hướng thần học, nỗ lực giảng dạy và bảo vệ các giá trị truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo. Vào thời điểm bầu làm Giáo hoàng, ông cũng là Hồng y Niên trưởng của Hồng y đoàn, tham gia quán xuyến các công việc của giáo hội trong thời gian chuyển tiếp (trống tòa). Trong triều đại của mình, Biển Đức XVI đang nhấn mạnh một ước vọng để châu Âu quay trở về các giá trị cơ bản của Kitô giáo, phản ứng trước các khuynh hướng bài Kitô giáo và chủ nghĩa thế tục đang ngày một gia tăng ở nhiều quốc gia phát triển. Ông cũng đã phục hồi một số truyền thống, và đặc biệt là làm cho các Thánh lễ Tridentine có được một vị trí nổi bật hơn trong phụng vụ. Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng là người sáng lập và bảo trợ của Tổ chức Ratzinger, một tổ chức từ thiện quyên góp tiền từ việc bán sách và các bài luận, văn bản của giáo hoàng để lập quỹ học bổng cho sinh viên trên toàn thế giới. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không tránh khỏi những sự chỉ trích. Phong cách làm việc cứng rắn, tư duy bảo thủ, thái độ không khoan nhượng với các tư tưởng ly khai đã khiến ông nhận phải các biệt danh khó nghe như "Hồng y Thiết giáp" (Panzerkardinal), "Con chó dữ của Vatican", "Người thẩm tra Vĩ đại". Tuy nhiên uy tín của ông lại rất cao trong đối với các chức sắc bảo thủ của giáo hội, ông được ca ngợi là "Người ngăn chặn dị giáo từ năm 1981". Được coi là một người bảo thủ, nhưng Biển Đức XVI đã có một số bước đi được đánh giá là mềm dẻo và linh hoạt hơn giáo hoàng tiền nhiệm, tỉ như ông là giáo hoàng đầu tiên nói về khả năng sử dụng bao cao su, dù chỉ trong những trường hợp cụ thể như với một người bị nhiễm AIDS, cố tránh việc rao giảng đạo đức mà thay bằng các bài nói chuyện mang tính cá nhân về đức tin. Ông cũng là giáo hoàng đầu tiên mở tài khoản Twitter và tuyên bố giáo hội sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không bắt kịp thời đại. Năm 2008, ông trở thành giáo hoàng đầu tiên bày tỏ "sự hổ thẹn" vì những vụ xâm hại và đã gặp các nạn nhân. Nhưng ông cũng bị chỉ trích vì không thừa nhận quy mô của vụ việc trong suốt 24 năm trước đó khi là người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan lý luận nòng cốt của Tòa Thánh. Có ý kiến tố cáo rằng giáo hoàng đã buộc các thuộc cấp phải giữ im lặng về những việc làm sai trái của các linh mục, tạo nên một "bức tường im lặng" khuyến khích việc lạm dụng tình dục trẻ em tại các cơ sở Công giáo, nhưng Linh mục Lombardi, phát ngôn viên chính thức của Vatican đã lên tiếng đả kích điều mà họ gọi là những mưu toan nhằm kết nối Giáo hoàng Biển Đức XVI với vụ tai tiếng đó. Tuy nhiên, triều đại của Biển Đức XVI cũng trải qua những sóng gió và bất ổn liên quan đến các mâu thuẫn sâu sắc về đường lối hoạt động giữa phe bảo thủ - đứng đầu bởi chính giáo hoàng - và phe cải cách, đồng thời cũng được đánh dấu bằng nhiều sự kiện "nhức nhối" gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín Tòa thánh và giáo hoàng, tỉ như một số tuyên bố gây xúc phạm Hồi giáo, sự kiện các chức sắc cao cấp dính dáng đến bê bối xâm hại tình dục, việc giải vạ rút phép thông công cho một nhóm giáo sĩ cực đoan có các phát biểu bài Do Thái, vụ mâu thuẫn về nhân sự của IOR, và đặc biệt là vụ Vatileaks. Ông Georg Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những năm cầm quyền của Biển Đức XVI là rất khó khăn với nhiều vấn đề phát sinh trong nội bộ Vatican, như là những mâu thuẫn, rạn nứt giữa các chức sắc tôn giáo và vụ Vatileaks tai tiếng, những điều đó đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của giáo hoàng. Bản thân giáo hoàng cũng cảnh báo nguy cơ nội tại của Vatican có thể sẽ làm "hư hại bộ mặt của giáo hội". Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Giáo hoàng Biển Đức XVI tuyên bố sẽ từ chức Giám mục Rôma, Giáo hoàng Giáo hội Công giáo kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2013. Theo thông cáo chính thức, giáo hoàng từ nhiệm với lý do tuổi cao và sức khỏe sa sút. Tuy nhiên, các tờ báo như The Independent, Guardian, Daily Mail có ý nghi ngờ việc Biển Đức XVI từ chức cũng có thể có liên quan đến vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực gay gắt trong nội bộ Vatican. Phía Vatican tuyên bố sẽ không có bất cứ bình luận gì về vụ việc này. Trong cuốn sách phát hành ngày 9.9.2016 giáo hoàng đã phủ nhận chuyện này, và cho là vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn. Tổng quan Biển Đức XVI được bầu làm giáo hoàng ở tuổi 78, là người Đức thứ chín làm giáo hoàng. Ông là người cao tuổi nhất được bầu làm giáo hoàng kể từ Giáo hoàng Clement XII (1730-40). Ông tiếp nối tông hiệu của Giáo hoàng Biển Đức XV (một người Ý) trị vì từ 1914-1922 trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sinh năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria nước Đức, Ratzinger đã có một sự nghiệp nghiên cứu chuyên sâu cấp quốc tế, đảm nhận làm giáo sư thần học tại các trường đại học khác nhau ở Đức. Ông được Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Muchen và Freising, được phong tước hồng y vào năm 1977. Năm 1981, ông trở thành Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Tòa Thánh - một trong những cơ quan quan trọng nhất của Giáo triều Rôma. Năm 1998, ông được bầu làm Phó Niên trưởng, Hồng y Đoàn. Ngay cả trước khi trở thành giáo hoàng, Ratzinger đã là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Giáo triều Rôma, và là người thân cận của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trên cương vị Hồng y Niên trưởng của Hồng y Đoàn, ông đã chủ tế tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y 2005 mà sau đó ông đã được bầu chọn. Trong thời khắc này, ông kêu gọi các hồng y giữ vững các giáo lý, giáo luật và đức tin Công giáo. Ông cũng là gương mặt nổi bật của giáo hội trong thời gian trống tông tòa (vacante sede), mặc dù trên thực tế, ông không thể ngang bằng chức vị với Hồng y Thị thần (camerlengo) trong thời gian đó. Giống như người tiền nhiệm của ông, Biển Đức XVI luôn khẳng định các Giáo lý Công giáo truyền thống. Ngoài tiếng Đức mẹ đẻ, Biển Đức XVI nói lưu loát tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh và có thể nói tương đối tiếng Bồ Đào Nha. Ông có thể đọc Kinh Thánh cổ ngữ bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Ông chơi được dương cầm và có sở thích nhạc Mozart và Bach. Tiểu sử Tuổi thơ và gia đình Biển Đức XVI tên khai sinh là Joseph Alois Ratzinger. Ông sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Marktl am Inn, Bavaria, Đức và được rửa tội cùng ngày. Ông là con út trong gia đình có ba người con. Cha ông là Joseph Ratzinger, một sĩ quan cảnh sát và mẹ là Maria Ratzinger (nhũ danh Peintner). Người anh ruột tên là Georg Ratzinger, là một linh mục hiện đã qua đời, trong khi chị gái là Maria Ratzinger, sống độc thân cùng với gia đình cho đến lúc mất vào năm 1991. Tiến trình học tập và nghiên cứu Sau sinh nhật tuổi 14 của mình, ông gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên Hitler - một dạng tổ chức cưỡng bách tham gia của Đức Quốc xã cho các thiếu niên Đức tuổi 14 sau tháng 12 năm 1939. Ông bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã (Luftwaffenhelfer) vào những tháng sau cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên sau đó Ratzinger cho rằng Hitler là kẻ thù của chúa Giêsu, đào ngũ trở về gia đình khi chiến tranh gần kết thúc song đã bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn trong năm 1945. Sau khi hồi hương năm 1945, hai anh em Ratzinger đã gia nhập Chủng viện Thánh Micae ở Traunstein, sau đó theo học tại Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich. Từ năm 1946, ông học về triết học và thần học tại Đại học München, rồi học cao học tại Freising. Hai anh em Ratzinger cùng được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1951 bởi Hồng y Michael von Faulhaber Munich. Năm 1953, ông nhận bằng tiến sĩ về thần học với đề tài mang tên: "Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo hội". Đề tài được hoàn thành vào năm 1957 và ông trở thành một giáo sư của trường Cao đẳng Freising vào năm 1958. Năm 1959, Ratzinger làm giáo sư tại Đại học Bonn; bài giảng đầu tiên của ông là "Thiên Chúa của Đức tin và Thiên Chúa của Triết học". Năm 1963, ông chuyển sang Đại học Münster. Trong thời gian này, Ratzinger có tham gia Công đồng Vatican II (1962-1965) trên cương vị cố vấn thần học của Hồng y Josef Frings, Giáo phận Cologne. Ông được xem là một nhà cải cách, hợp tác với các nhà thần học hiện đại cấp tiến như Hans Küng và Edward Schillebeeckx, chiếm được sự ngưỡng mộ của Karl Rahner, một nhà thần học nổi tiếng trong các đề xuất cải cách giáo hội. Năm 1966, Joseph Ratzinger được bổ nhiệm vào một vị trí giáo lý thần học tại Đại học Tübingen, ông trở thành đồng nghiệp của Hans Küng. Trong những năm tại Đại học Tübingen, Ratzinger công khai bài viết cho tạp chí cải cách thần học Concilium, mặc dù càng về sau, ông ít viết về chủ đề cải cách hơn những người đóng góp khác cho tạp chí như Hans Küng và Edward Schillebeeckx. Ratzinger liên tục tham gia vào các công việc của Công đồng Vatican II, trong đó có Tuyên ngôn Nostra Aetate (Thời đại Chúng ta), các văn kiện về tôn trọng các tôn giáo khác, đại kết, tuyên bố các quyền tự do tôn giáo. Về sau, khi làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger đã có nhiều cố gắng đưa Công giáo tham gia vào các cuộc đối thoại đại kết Kitô giáo. Tổng Giám mục - Hồng y Ngày 24 tháng 3 năm 1977, Ratzinger được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising. Ông lấy khẩu hiệu trích từ Tân Ước, Thư thứ ba của Gioan Cooperatores Veritatis (Đồng hành cùng chân lý), sau này ông có đề cập trong tự truyện của mình. Trong hội nghị ngày 27 tháng 6, ông được Giáo hoàng Phaolô VI phong làm Hồng y linh mục hiệu tòa Santa Maria Consolatrice al Tiburtino. Thời gian Mật nghị năm 2005, ông là một trong 14 hồng y do Giáo hoàng Phaolô VI phong, và là một trong ba người dưới 80 tuổi. Trong số này, chỉ có ông và William Wakefield Baum có quyền tham gia mật nghị. Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ông làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, trước đây được gọi là Văn phòng Tòa Thánh, ông thôi chức Tổng Giám mục Munich đầu năm 1982. Ông tiếp tục được thăng chức hồng y, trở thành Hồng y Giám mục Hiệu tòa Velletri-Segni năm 1993, phó chủ tịch Hồng y Đoàn năm 1998 và chức chủ tịch vào năm 2002. Trên cương vị này, Ratzinger hoàn thành vai trò tổ chức của mình để bảo vệ và tái khẳng định giáo lý Công giáo, bao gồm việc giảng dạy về các chủ đề trọng tâm của Công giáo như ngừa thai, đồng tính luyến ái và cuộc đối thoại liên tôn. Từ khi đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger trở thành bàn tay sắt của giáo hội và là một trợ thủ đắc lực của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ông là tác giả của nhiều ý kiến và phát biểu gây sóng gió bậc nhất trong giáo hội, phần lớn là theo ý kiến bảo thủ và gìn giữ các truyền thống của giáo hội. Ông từng cách chức nhà thần học Charles Curran vì cho rằng Curran có tư tưởng chống đối, trừng phạt những nhà thần học khai phóng vì cho rằng họ có thiên hướng Mácxít, cấm việc viết lại Kinh thánh theo ngôn ngữ xưng hô cho cả nam lẫn nữ, nghiêm khắc yêu cầu linh mục phải độc thân, phản đối ngừa thai và cấm thụ phong cho nữ giới. Ông còn tuyên bố nhạc rock là tà giáo, chỉ trích bình quyền nam nữ trong Kinh thánh và cho phép các giám mục Hoa Kỳ từ chối ban thánh thể cho những người ủng hộ quyền phá thai và quyền được chết. Tư tưởng cứng rắn của Ratzinger khiến nhiều người chỉ trích nhưng nhờ đó ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới chức sắc bảo thủ. Bản thân Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng rất tin tưởng Ratzinger. Năm 1997, Ratzinger đã chỉ trích Phật giáo là "một dạng tâm linh tự dâm" và "tiếp cận sự vô tận và hạnh phúc mà không có một ràng buộc tôn giáo vững chắc nào" Giáo hoàng Bầu chọn Nhận định Ngày 2 tháng 1 2005, tạp chí Time trích dẫn các nguồn không rõ từ Vatican nói rằng Ratzinger là một ứng cử viên lớn để kế vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tháng 4 năm 2005, trước khi bầu làm giáo hoàng, ông được nhận định là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới cũng bởi tạp chí này. Sau Gioan Phaolô II qua đời, Financial Times đã cho tỷ lệ cược Ratzinger trở thành Giáo hoàng là 7-1, vị trí dẫn đầu. Nhưng trong khi còn ở Bộ Giáo lý Đức Tin, Ratzinger nhiều lần tuyên bố ông muốn nghỉ hưu để về quê nhà của ông ở làng Bavarian để viết sách. Trong lịch sử, rất hiếm khi các dự đoán về vị Giáo hoàng tương lai được đưa ra lại đúng với sự thật, nhưng năm 2005 nó đã đúng. Được chọn Ngày 19 tháng 4 năm 2005, Hồng y Ratzinger được bầu làm người kế vị Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y. Hồng y Ratzinger đã mong muốn nghỉ hưu một cách an bình và nói [đại ý] rằng: "Lúc ấy, tôi cầu nguyện với Thiên Chúa rằng 'xin Người đừng làm điều này với con [...] rõ ràng, Người đã không lắng nghe tôi". Thật trùng hợp, ngày 19 tháng 4 cũng là lễ Thánh Lêô IX, vị giáo hoàng nổi bật thời Trung Cổ, nổi tiếng với những cải cách lớn trong suốt triều đại của ông. Khi trở thành giáo hoàng, trước lúc xuất hiện với công chúng lần đầu tiên tại ban công Nhà thờ Thánh Phêrô, ông đã được xướng tên bởi Hồng y Thị thần Jorge Medina Estévez. Vị hồng y này công bố với đám đông lớn trước quảng trường với cụm từ "anh chị em thân mến" bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Anh trước khi tiếp tục với thông báo truyền thống "Habemus Papam" bằng tiếng Latinh. Tại ban công, Biển Đức bước ra trước đám đông, nói tiếng Ý trước khi nghi thức truyền thống Urbi et Orbi bằng tiếng Latin: Ngày 24 tháng 4, ông tổ chức Thánh lễ Đăng quang tại Quảng trường Thánh Phêrô, nhận Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ - thủ tục chính thức lên ngôi Giáo hoàng thứ 265. Ngày 7 tháng 5, ông nhận tông tòa tại nhà thờ Thánh Gioan Latêranô. Tông hiệu Ratzinger chọn tông hiệu là Benedictus, tiếng Latin có nghĩa là "sự may mắn" và hơn hết là danh dự của cả Giáo hoàng Biển Đức XV và Thánh Biển Đức thành Nursia. Biển Đức XV làm giáo hoàng trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã tích cực góp phần vào những cố gắng ngoại giao để cuộc chiến chấm dứt và hoà bình. Thánh Benedict Nursia là người sáng lập Dòng Biển Đức. Biển Đức XVI đã giải thích sự lựa chọn đó của mình tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào ngày 27 tháng 4 năm 2005: Phong cách Phong thánh Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Biển Đức XVI bắt đầu quá trình vinh hiển cho người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Thông thường, đối với một người nào đó, phải qua 5 năm sau khi chết mới có thể bắt đầu quá trình vinh hiển. Tuy nhiên, vẫn có "hoàn cảnh đặc biệt", trong đó nói rằng thời gian chờ đợi như vậy có thể được miễn và Biển Đức XVI đã áp dụng như thế cho cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Công du Giáo hoàng Biển Đức XVI không tích cực trong việc đi viếng thăm các quốc gia khác bằng người tiền nhiệm của ông, Gioan Phaolô II, nhưng ông cũng đã thực hiện một số chuyến đi ra nước ngoài. Hầu hết các chuyến đều liên quan đến các vấn đề của giáo hội. Ba năm đầu của triều đại, ông đi ra nước ngoài nhiều hơn. Ngoài các chuyến đi đến Ý, ông đã hai lần về thăm nước Đức quê nhà, một lần cho Ngày Giới trẻ Thế giới và một lần về thị trấn thời thơ ấu của ông. Ông cũng đã viếng thăm Ba Lan và Tây Ban Nha, nơi ông đã nhận được nhiều tình cảm. Trong chuyến tới Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia đa số theo Hồi giáo, ông đã có một bài giảng tại Regensburg gây tranh cãi từ phía người Hồi giáo khiến họ nổi lên làn sóng biểu tình và các quốc gia Hồi giáo khác phản ứng. Tuy nhiên, chuyến đi cũng đã thực hiện một tuyên bố chung với Thượng phụ Đại kết Bartholomew I trong một nỗ lực hàn gắn giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Trong hơn 600 ấn phẩm đã được xuất bản của ông, tiêu biểu có "Nhập môn Kitô giáo" (Introduction to Christianity), xuất bản năm 1968, "Tín lý và Mạc khải", một hợp tuyển các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ xuất bản năm 1973. Chống nạn đói Ngày 16 tháng 10 năm 2009, Biển Đức XVI nói thế giới phải có hành động "quyết liệt và hiệu quả" chống lại nạn đói sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đẩy hàng ngũ những người thiếu ăn lên tới một mức kỷ lục là 1 tỉ người. Những nước đang phát triển cần đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là trong nông nghiệp, để bảo đảm người dân của họ không bị đói, Biển Đức XVI nói trong một thông điệp gửi tới Tổ chức Lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO) nhân Ngày Thực phẩm Thế giới. "Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi các chính phủ và các thành viên của cộng đồng quốc tế phải có những lựa chọn quyết liệt và hiệu quả. Được cung cấp thực phẩm không phải chỉ là một nhu cầu căn bản, đó là một quyền căn bản của các cá nhân và các dân tộc." Biển Đức XVI thường lên tiếng về cuộc khủng hoảng, kêu gọi một trật tự tài chính thế giới mới được hướng dẫn bởi đạo đức và thúc giục thế giới đừng để cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất gánh chịu các hậu quả của cuộc suy thoái. Cuộc khủng hoảng "đặc biệt nghiêm trọng đối với thế giới nông nghiệp, nơi tình hình trở nên thê thảm. Nông nghiệp phải được cung cấp đầy đủ những khoản đầu tư và các tài nguyên". Viện trợ và đầu tư trong nông nghiệp đã giảm sút trong hai thập niên vừa qua, góp phần vào việc gia tăng nạn đói. Năm 2009, số người đói trên khắp thế giới lên tới 1,02 tỉ người giữa lúc giá thực phẩm cao và nền tài chính toàn cầu gặp khủng hoảng, theo cơ quan FAO, có trụ sở tại Roma. Ban hành Tông hiến về tín hữu Anh giáo Ngày 20 tháng 10 năm 2009, Biển Đức XVI đưa ra một quyết định quan trọng nhằm tạo sự dễ dàng cho những người Anh giáo thất vọng vì tôn giáo của họ được cải sang đạo Công giáo. Hành động này được đưa ra trong bối cảnh nhiều năm gần đây, tín hữu thuộc cộng đồng Anh giáo (với khoảng 77 triệu tín đồ trên toàn thế giới) xảy ra những bất mãn về các vấn đề như: cho nữ giới được làm linh mục và giám mục đồng tính luyến ái. Trong khi cả hai bên đều nói rằng sự kiện này không ảnh hưởng đến cuộc thảo luận đại kết giữa hai giáo hội, có một điều dễ nhận thấy là sở dĩ có việc này vì ngày càng có nhiều người theo Anh giáo muốn bỏ đạo. Biển Đức XVI phê chuẩn một văn kiện gọi là "Tông hiến", theo đó, Giáo hội Công giáo tiếp nhận người Anh giáo cải sang đạo Công giáo, qua hình thức cá nhân hay cả một nhóm, trong khi vẫn cho duy trì một số truyền thống riêng của Anh giáo. Điều này có lẽ đánh dấu một sự thay đổi rõ ràng và táo bạo nhất về mặt hiến pháp của Vatican để đón chào những người Anh giáo vào hàng ngũ giáo dân Công giáo kể từ khi Vua Henry VIII li giáo với Roma và tự phong mình là người đứng đầu Giáo hội Anh năm 1534. Việc này cho phép sự bổ nhiệm những người chủ chăn, thường là các giám mục, đến từ hàng ngũ những cựu giáo sĩ Anh giáo không lập gia đình, để chăm nom các cộng đồng Anh giáo cải sang Công giáo và công nhận giáo hoàng là người lãnh đạo họ. Quyết định mới của Giáo hoàng sẽ không ảnh hưởng đến lệnh cấm các linh mục Công giáo lập gia đình. Tuy nhiên sẽ tiếp tục giữ truyền thống cho các tu sĩ Anh giáo có gia đình khi cải đạo tiếp tục duy trì đời sống gia đình của họ. Vatican nói quyết định được đưa ra để đáp ứng "rất nhiều lời thỉnh cầu đệ nạp đến Tòa Thánh từ các nhóm giáo sĩ Anh Giáo và tín đồ từ nhiều khu vực trên thế giới." Người cải đạo từ Anh giáo sang Công giáo nổi tiếng nhất trong thời gian cuối thập niên 2000 là cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, trước khi ông rời khỏi chức thủ tướng năm 2007. Bị tấn công Đã có vài vụ vi phạm an ninh dưới thời Biển Đức XVI, bắt đầu vào năm 2005. Vào năm 2007, một người đàn ông Đức nhảy qua một rào cản ở Quảng trường Thánh Phêrô giữa lúc chiếc xe jeep của giáo hoàng đi ngang trong một cuộc tiếp xúc với công chúng. Người đàn ông cố leo lên chiếc xe. Vụ tấn công nghiêm trọng nhất nhắm vào một vị giáo hoàng ở Vatican là vào năm 1981, khi một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Ali Ağca, bắn và suýt giết chết Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô. Tối ngày 24 tháng 12 năm 2009, Biển Đức XVI trong lúc cử hành lễ vào đêm Giáng sinh bị một phụ nữ tên Susanna Maiolo (s. 1984) xông vào xô té. Maiolo, có hai quốc tịch Thụy Sĩ và Ý, không có vũ khí nhảy qua một rào cản ở giáo đường, lao vào giáo hoàng, nắm lấy áo lễ của ngài và làm ngài ngã xuống mặt sàn cẩm thạch, khi ngài đang tiến lên bàn thờ trong thánh lễ Vọng Giáng sinh. Linh mục Ciro Benedettini nói Giáo hoàng sau khi bị té, không bị thương tích gì, đứng lên tiếp tục cử hành lễ. Hồng y Roger Etchegaray cũng bị xô và phải vào bệnh viện khám. Theo linh mục Benedettini, người phụ nữ có vẻ bất ổn về tâm lý và bị cảnh sát Vatican bắt giữ. Giảng dạy Kêu gọi từ bỏ bạo lực Sáng Giáng sinh, 25 tháng 12 năm 2009, Biển Đức XVI kêu gọi thế giới từ bỏ bạo lực và trả thù, một ngày sau khi bị Susanna Maiolo xô ngã. Trong thông điệp truyền thống 'Urbi et Orbi' gửi thành phố và thế giới từ bạo lực trung tâm của Nhà thờ Thánh Phêrô, Biển Đức XVI thúc giục thế giới hãy tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh và đọc những lời chào mừng Giáng sinh bằng 65 ngôn ngữ. Giữa lúc Biển Đức XVI lên tiếng với hàng chục ngàn người tụ tập ở quảng trường phía dưới, Vatican vẫn lưu tâm tới biến cố tối ngày trước đó khi Maiolo xô ngã giáo hoàng. Ngày 25 tháng 12 năm 2009, phát ngôn viên của Vatican, Cha Federico Lombardi, nói rằng không thể nào cung cấp an ninh tuyệt đối cho giáo hoàng bởi vì gần gũi với mọi người là một phần trong sứ mạng của ông. Trong thông diệp 'Urbi et Orbi', Biển Đức XVI nói thế giới ngày nay phải tái khám phá sự giản dị của thông điệp Giáng sinh. Mọi người nên từ bỏ mọi luận lý của bạo lực và trả thù và tham gia vào tiến trình đưa tới sự sống chung hòa bình với sức mạnh và lòng quảng đại mới. Ông nói trong khi thế giới hiện chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nó cũng bị ảnh hưởng còn nhiều hơn bởi một cuộc khủng hoảng đạo đức, và bởi những vết thương đau đớn của những cuộc chiến tranh và xung đột. Kêu gọi hòa bình trong thông điệp đầu năm Ngày thứ sáu, 1 tháng 1 năm 2010, trong buổi thánh lễ ngày đầu Năm Mới theo truyền thống, Biển Đức XVI kêu gọi sự tôn trọng và khoan dung, tình yêu....: "Hãy tôn trọng người khác, bất kể màu da, quốc tịch, ngôn ngữ, tôn giáo của họ. Quý vị sẽ cảm thấy niềm vui hòa bình trong tim, điều mà quý vị có thể đã quên bẵng từ lâu." Ngày 1 tháng Giêng cũng là Ngày Hòa bình Thế giới của Giáo hội Thiên Chúa La Mã, và Giáo hoàng đưa ra một lời kêu gọi mọi nhóm vũ trang hãy "chấm dứt, suy ngẫm và từ bỏ đường lối bạo động," cho dù điều đó có vẻ không thể thực hiện được. Ông nói hòa bình khởi sự bằng sự thừa nhận rằng con người là anh em, không phải là kẻ thù của nhau. Biển Đức XVI nói trong một thánh lễ tại Giáo đường Thánh Phêrô trước đó trong ngày: "Hòa bình khởi sự với một cái nhìn có tính cách tôn trọng, thừa nhận một con người qua khuôn mặt của một người khác, bất kể màu da, quốc tịch, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Giá trị của sự tôn trọng dành cho tất cả mọi người phải được dạy dỗ ngay từ nhỏ." Ghi nhận rằng các lớp học gồm những trẻ em thuộc nhiều gốc gác là điều thông thường, ông nói rằng "những khuôn mặt của chúng là một sự tiên tri về hình thức nhân loại mà chúng ta cần tạo ra: một đại gia đình các dân tộc." Biển Đức XVI đặt trẻ em, đặc biệt là những trẻ em bị tổn thương vì xung đột hoặc bị buộc phải rời khỏi nhà của chúng, làm trọng tâm trong lời kêu gọi hòa bình của ông. Những hình ảnh đau lòng của những trẻ em nạn nhân của chiến tranh và bạo động, những khuôn mặt của chúng "bị biến dạng vì đau đớn và tuyệt vọng," là một lời kêu gọi thầm lặng cho hòa bình, Đức Giáo hoàng nói. Trong những lời bình luận, Biển Đức XVI cũng lập lại lời kêu gọi bảo vệ môi trường, nói rằng sự thoái hóa của con người đưa tới sự thoái hóa của hành tinh. Bị cáo buộc bao che cho các tu sĩ loạn dâm Sự kiện các linh mục loạn dâm, xâm hại nữ tín đồ hay trẻ em được cho là một đòn giáng nặng nề đối với triều đại của Giáo hoàng Biển Đức XIV, nó khiến cho di sản cá nhân của ông bị hoen ố vì những lời cáo buộc có dính líu đến việc che giấu tội lỗi của giới giáo chức. Người ta tố cáo Giáo hoàng Biển Đức XVI, trong thời kì đang trị vì và cả trong thời kỳ còn làm giám mục, đã nhúng tay vào việc che giấu các hành động loạn dâm của giới giáo sĩ, tạo nên một "bức tường im lặng" tại Vatican. Có ý kiến cáo buộc Ratzinger khi còn làm giám mục đã không báo cáo các hành động sai trái của thuộc cấp cho cảnh sát, và "bỏ qua" những đơn thư nhắc nhở và tố cáo mà thuộc cấp gửi cho mình, và rằng trong thời kỳ đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger hầu như không làm gì trước vấn nạn này cho đến khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II đích thân yêu cầu phải xử lý rõ ràng vụ việc. Và khi điều tra vụ việc, trong một bức thư Ratzinger lại nhấn mạnh là các nhân viên điều tra của giáo hội có quyền giữ "tuyệt mật" theo giáo luật ấn tín Bí tích Hòa giải các bằng chứng liên quan đến nạn ấu dâm trong vòng 10 năm cho đến khi các nạn nhân đã trưởng thành. Christopher Hitchens, trong một buổi nói chuyện với Bill Maher đã phát biểu: Trong một bức thư gửi các Giám mục Công giáo, nhà thần học Hans Küng nói rằng cách hành xử của giáo hội về các sự vụ này đã gây ra cuộc khủng hoảng về khả năng lãnh đạo cũng như về đức tin trong Giáo hội, và tố cáo Giáo hoàng Biển Đức XVI từng dính líu đến việc bao che cho các linh mục tà dâm: Nhà thần kinh học Sam Harris cũng tố cáo giáo hoàng có dính líu đến việc bao che các tu sĩ phạm lỗi: Linh mục Lombardi, phát ngôn viên chính thức của Vatican nhấn mạnh rằng nạn ấu dâm không chỉ xảy ra trong phạm vi giáo hội. Và song song với đó, Tòa thánh Vatican đã lên tiếng đả kích điều mà họ gọi là những mưu toan nhằm nối kết Giáo hoàng Biển Đức XVI với một vụ tai tiếng ngày càng lan rộng về những linh mục xâm hại tính dục trẻ em ở Đức. Linh mục Lombardi phủ nhận những gợi ý cho rằng Giáo hội Công giáo tìm cách che đậy những vụ bê bối của các linh mục. Sau khi làm Giáo hoàng, Biển Đức XVI đã một số lần công khai chỉ trích nạn linh mục loạn dâm. Ông nhiều lần phát biểu hoặc viết thư xin lỗi về những hành vi sai trái do các linh mục gây ra, thăm hỏi các nạn nhân, và kêu gọi giáo hội mạnh tay với vấn nạn chức sắc làm bậy. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các thái độ ấy là không đủ, và đó chỉ là các hành vi đầu môi chót lưỡi, không thật lòng, và tìm cách tránh né chuyện bao che linh mục loạn dâm. Trích dẫn gây động chạm cộng đồng Hồi giáo Trong một buổi thuyết giảng đức tin tại Đại học Regensburg, Đức vào năm 2006, Biển Đức XVI đã trích dẫn một số lời nói của hoàng đế Đông La Mã Manuel II Palaiologos, trong đó có câu "Hãy minh chứng cho tôi những gì mới mẻ mà đấng Muhammad mang lại và ở đó các ngươi sẽ chỉ thấy những điều xấu xa và vô nhân đạo, chẳng hạn như thói rao giảng đức tin bằng gươm giáo." Sau đó giáo hoàng bình luận thêm về bạo lực "là không phù hợp với bản chất của Chúa Trời và của linh hồn", nhưng cũng giải thích rằng "Ý định của tôi ở đây không phải là lật lại vụ việc hay là chỉ trích mang tính tiêu cực, mà là mở rộng khái niệm của chúng ta về lý luận và các ứng dụng của nó." Ông cũng nhấn mạnh trong bài diễn văn rằng, câu nói đó là trích dẫn chứ không phải là câu nói do giáo hoàng tự đặt ra. Việc trích dẫn câu nói này của vua Đông La Mã đã khiến nhiều người Hồi giáo phẫn nộ. Quốc hội Pakistan đã thông qua quyết định lên án hành động này và đại sứ Vatican tại Pakistan đã bị triệu tập để "làm việc". Người đứng đầu nhóm Huynh đệ Hồi giáo Mohammed Mahdi Akef cáo buộc phát biểu của Giáo hoàng đã kích động sự giận dữ trên toàn thế giới Hồi giáo và không thể hiện sự hiểu biết đúng đắn về tôn giáo này. Salih Kapusuz, phó Bí thư Đảng Công lý và Phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ) còn đi xa hơn khi so sánh Biển Đức XVI với Hitler và Mussolini. Thủ tướng Palestine Ismail Haniya cũng chỉ trích dữ dội hành động này của giáo hoàng, cho rằng giáo hoàng đã nói sai sự thật và lăng mạ lịch sử đạo Hồi. Ayatollah Mohammed Hussein Fadlallah, người đứng đầu phái Shia ở Liban, yêu cầu giáo hoàng nên trực tiếp xin lỗi trước công luận chứ không nên gửi lời xin lỗi gián tiếp thông qua các kênh truyền thông khác. Tổ chức Hội nghị Hồi giáo bày tỏ sự lo ngại trước phát biểu của giáo hoàng, coi việc trích dẫn này là hành động "ám sát cá nhân" đối với nhà tiên tri Muhammad và kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc lên tiếng về sự kiện này. Trước các phản ứng này, giáo hoàng và tòa thánh Vatican nhận định rằng công luận đã hiểu nhầm ý của giáo hoàng trong các phát biểu này, cụ thể ý kiến của giáo hoàng là phản đối bạo lực phát sinh từ tôn giáo chứ không phải chỉ trích một tôn giáo cụ thể nào. Một số ý kiến khác cũng bày tỏ sự thông cảm đối với Giáo hoàng. Thủ tướng Úc John Howard cho rằng phản ứng của giới Hồi giáo là "không phù hợp". Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đồng ý là những người chỉ trích đã hiểu nhầm ý của giáo hoàng Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono mặc dù chỉ trích giáo hoàng nhưng đã kêu gọi cộng đồng Hồi giáo phải kiềm chế và hành xử khôn ngoan. Xem nguyên văn bài phát biểu của Giáo hoàng Biển Đức XVI tại Đại học Regensburg Phát biểu gây tranh cãi về quá trình cải đạo Kitô ở châu Mỹ Trong chuyến tông du ở Nam Mỹ, Giáo hoàng Biển Đức XVI lại khiến công chúng giận dữ khi phát biểu rằng cộng đồng dân bản địa từ lâu đã có một niềm khao khát lặng lẽ đối với đạo Kitô du nhập vào bởi các thực dân phương Tây và từ lâu đã kiếm tìm Thiên Chúa nhưng không nhận thức được việc đó. Trong bài phát biểu ngày 13 tháng 5 năm 2007 trước các giám mục tại vùng Mỹ La Tinh, Giáo hoàng đã nói là việc cải đạo ở Nam Mỹ không phải là quá trình xâm lược mà giúp thanh tẩy và làm đơm hoa kết trái nền văn hóa bản địa. Phát biểu này ngay lập tức làm nổi sóng dư luận. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã yêu cầu giáo hoàng xin lỗi: Cộng đồng người bản xứ Nam Mỹ cũng chỉ trích dữ dội phát biểu của giáo hoàng. Các tổ chức của người da đỏ Brasil nhận xét câu nói của giáo hoàng là "kiêu ngạo, bất kính, mang tính xúc phạm và đáng kinh hãi". Một phát ngôn viên của họ cáo buộc rằng giáo hoàng đang cố ý biện hộ cho các "hành động bẩn thỉu" của giới thực dân, và phát ngôn viên của Hội đồng Truyền giáo Người Da đỏ Brasil cho rằng giáo hoàng "cúp học mất mấy buổi về lịch sử". Một tổ chức của người bản địa Ecuador mỉa mai: "Những đại diện của Giáo hội Công giáo trong thời gian đó - ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ là ngay thẳng chính trực - đã đồng lõa, bao che và hưởng lợi từ một trong những cuộc diệt chủng tồi tệ nhất của nhân loại." Tổ chức của người da đỏ tại Peru thì cho rằng đáng ra giáo hoàng phải biết "cái gọi là truyền bá Phúc Âm thật là bạo lực" và "những tín ngưỡng không phải Công giáo đã bị bách hại và đàn áp dã man." Nhiều nhà bình luận cho rằng, vụ việc này có gì đó giống như những phát ngôn lỡ lời của giáo hoàng về đức tin Hồi giáo vào năm 2006, và những phát ngôn mang tính khiêu khích tái đi tái lại cho thấy sự thiếu nhạy cảm của Biển Đức XVI trước các vấn đề này. Ví dụ, John L. Allen Jr., nhà phân tích của cơ quan thông tấn của Công giáo National Catholic Reporter đã nhận định: Suốt hai tuần, Vatican im lặng trước những chỉ trích. Sau cùng, trong một bài phát biểu bằng tiếng Ý, Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng đề cập đến các tội ác do chế độ thực dân gây ra tại khu vực này: Nhận định về lời "xin lỗi" của giáo hoàng, Giáo sư Robert J. Miller của trường Luật Lewis & Clark đã viết: Phát biểu gây tranh cãi về vai trò của bao cao su trong bệnh AIDS Trong một chuyến tông du sang châu Phi vào tháng 3 năm 2009, tại Cameroon Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có một phát biểu gây tranh cãi về tác dụng của bao cao su. Ông cho rằng bao cao su có thể có tác dụng tiêu cực đến tình hình diễn tiến bệnh AIDS tại khu vực này và việc ngăn ngừa bệnh AIDS chỉ có thể thực hiện bởi việc tiết chế sắc dục: Đây cũng là lần đầu tiên trong một cuộc giao tiếp với báo giới, giáo hoàng đã sử dụng thuật ngữ "bao cao su". Phát biểu của giáo hoàng đã nhận được sự chỉ trích dữ dội từ nhiều phía, trong đó có các chính trị gia cánh tả, các chuyên gia y tế, những nhà hoạt động chống lại bệnh AIDS và đấu tranh cho người đồng tính luyến ái. Rebbeca Hodes, Giám đốc về sách lược Treatment Action Campaign in South Africa cho rằng "đối với giáo hoàng, tín điều tôn giáo quan trọng hơn sinh mạng người dân châu Phi." Trong một bài xã luận trên tạp chí y khoa Lancet, câu nói của giáo hoàng bị cho là "nguy hại đối với hàng triệu sinh mạng trên thế giới." Một bài xã luận khác của tờ báo The New York Times cho rằng mặc dù giáo hoàng có toàn quyền phản đối việc dùng bao cao su theo nguyên lý đạo đức của giáo hội, "ông ta không có tư cách gì để bóp méo những khám phá khoa học về giá trị của bao cao su trong việc làm chậm quá trình lây lan bệnh AIDS.". Đặc biệt, trong một buổi phát biểu tại Đại học Valencia nhà sinh học nổi tiếng Richard Dawkins đã đi xa hơn khi nhận xét về câu nói của Giáo hoàng là "ngu đần": Một số chuyên gia và nhà khoa học khác thì lại có quan điểm đồng ý với ý kiến của giáo hoàng, tỉ như Edward C. Green, Giám đốc của Dự án Nghiên cứu Phòng ngừa AIDS tại Đại học Havard. Theo Green, mặc dù trên lý thuyết bao cao su có thể được áp dụng rộng rãi với hiệu quả cao nhưng kết quả khảo sát cho thấy điều đó không hợp lý trong hoàn cảnh ở châu Phi, và phương pháp quan trọng nhất chính là phá bỏ thói quen có nhiều bạn tình hay quan hệ tình dục tập thể, theo đuổi lối sống một vợ một chồng. Theo thông cáo chính thức của Vatican, thì câu nói của giáo hoàng cần được hiểu theo nghĩa là, bao cao su sẽ có khả năng khuyến khích người dân thực hiện các "hành vi nguy hiểm". Ngoài ra, trong một buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày 17 tháng 3 trong chuyến tông du, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã cải chính về phát biểu của mình: Trong các phát ngôn sau đó, Biển Đức XVI cho rằng mặc dù Tòa thánh và Giáo hội vẫn "cơ bản chống lại việc dùng bao cao su" và không xem nó là "giải pháp đích thực", nhưng nó vẫn được chấp nhận trong một số trường hợp như là bước chuyển tiếp đầu tiên trong quá trình tiến tới một phương pháp khác đạo đức hơn để ngăn ngừa việc lây nhiễm bệnh AIDS. Thoái vị Biển Đức XVI rời bỏ chức vụ Giáo hoàng kể từ lúc 20 giờ thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013. Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước sự hiện diện của các hồng y và giám mục, ông tuyên bố: Sau khi từ nhiệm, theo thông cáo của giáo hội, Biển Đức XVI vẫn giữ tông hiệu giáo hoàng hơn là sử dụng tên khai sinh của mình, Joseph Aloisius Ratzinger. Ông cũng được gọi là Giáo hoàng Benedict XVI, Giáo hoàng danh dự. Ông vẫn mặc bộ áo choàng màu trắng truyền thống của Giáo hoàng, nhưng sẽ không có dải băng đeo qua vai hay áo choàng ngắn. Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng sẽ không sử dụng đôi giày màu đỏ nữa mà thay vào đó là đôi giày màu nâu. Giáo hoàng cũng sẽ từ bỏ chiếc nhẫn vàng, hay còn được gọi là chiếc Nhẫn Ngư phủ, vốn tượng trưng cho quyền lực của giáo hoàng, và ấn tín của ông sẽ được tiêu hủy giống như khi một giáo hoàng qua đời, để tránh bị lợi dụng trong các văn bản về sau. Tuy vậy, thay vì tiếp tục được gọi là "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI", thì chính ông cho biết rằng kể từ khi từ nhiệm thì ông đã muốn trở về với chức vụ linh mục cội rễ của mình và muốn được gọi đơn giản là "Cha Biển Đức". Ông giải thích: lý do tối thiểu cho việc danh xưng mới của ông đơn giản chỉ là "Cha" thay vì "Đức giáo hoàng danh dự" hay "Đức giáo hoàng Biển Đức XVI" là tạo nhiều không gian giữa ông và vai trò của vị giáo hoàng, để không có một sự bối rối nào đối với vị "giáo hoàng thực thụ" (là Giáo hoàng Phanxicô). Theo phát ngôn viên của Vatican, ngày đầu tiên sau khi từ nhiệm giáo hoàng sẽ cùng với Tổng Giám mục Georg Gänswein tham gia một số hoạt động như là đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rome. Ông sẽ chuyển về tu viện Mater Ecclesiae ở thành phố Vatican làm nơi ở lúc nghỉ hưu. Thông cáo chính thức của giáo hoàng và Vatican cho thấy Biển Đức XVI từ nhiệm vì lý do sức khỏe kém và tuổi cao. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng chính sức ép từ vụ Vatileaks và những tranh chấp quyền lực quyết liệt trong nội bộ Vatican là nguyên nhân của việc này. Báo La Repubblica khẳng định rằng Biển Đức XVI từ chức vì mệt mỏi trước công việc xử lý những hồ sơ đồ sộ liên quan đến các vụ rắc rối và bê bối trong hàng ngũ giáo sĩ Công giáo. Thật ra, ngay từ khi vụ Vatileaks mới nổ ra đã có tin đồn râm ran là giáo hoàng sẽ từ chức, mặc dù tin đồn này về sau đã lắng xuống sau một số biện pháp chấn chỉnh của Vatican. Có nguồn tin cho rằng sức khỏe của Giáo hoàng Biển Đức XVI tốt hơn rất nhiều so với Giáo hoàng Gioan Phaolô II lúc cuối đời, và việc từ chức đột ngột như vậy dễ khiến công luận hoài nghi về một lý do bí ẩn đằng sau hậu trường. Một số ý kiến khác thì khẳng định Vatileaks không phải là nguyên nhân chính của quyết định từ nhiệm này, mà thật sự sức khỏe của giáo hoàng thời điểm đó đã rất suy kiệt và khó có thể tiếp tục đảm đương công việc. Ông Geogr Ratzinger, anh trai của Giáo hoàng, đã nhận định rằng những khó khăn và thách thức trong những năm cầm quyền thật sự đã bào mòn sức khỏe của giáo hoàng rất nhiều. Việc Biển Đức XVI chủ động từ chức cũng được cho là dấu hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi và cải cách trong bộ máy cầm quyền Vatican, khi trước đó truyền thống của giáo hội là bầu cử các giáo hoàng cao tuổi và giáo hoàng thường tại nhiệm đến hết đời. Nó cũng được cho là một sự kiện có ảnh hưởng lớn, khi giáo hoàng ra đi để lại một Giáo hội Công giáo đang vật lộn với các vụ bê bối tình dục của giới Giáo sĩ, việc đối phó với các tổ chức Hồi giáo cực đoan và một thế giới Tây phương càng ngày càng thế tục hơn. Qua đời Nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã qua đời vào lúc 9 giờ 34 phút sáng 31 tháng 12 năm 2022 (giờ địa phương) tại đan viện Mater Ecclesiae ở Vatican ở tuổi 95, theo thông báo cùng ngày của Vatican. Sách ấn bản Trong cuốn sách „Letzte Gespräche" (Những buổi nói chuyện cuối cùng) phát hành ngày 9.9.2016 Giáo hoàng Biển Đức XVI chỉ trích nhà thờ Đức, rằng có quá nhiều người làm việc cho nhà thờ, xem họ là thành viên một công đoàn đối với nhà thờ (như là một công ty) làm cho nó thiếu tinh thần linh động. Nội dung cuốn sách là những cuộc phỏng vấn với nhà báo Peter Seewald được giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô đồng ý cho ấn bản. Trong cuốn sách Giáo hoàng Biển Đức XVI cũng khen ngợi giáo hoàng đương nhiệm trong vấn đề giao tiếp với công chúng. Ông cũng phủ nhận đã từ chức vì sự cố Vatileaks và cho là nó đã được giải quyết hoàn toàn. Về vấn đề không ưa thích, bè phái và việc tham danh vọng trong Vatican, giáo hoàng cho là nhiều người đã hiến thân và có lòng tốt, và dĩ nhiên là cũng có "các con cá ươn trong lưới". Về nhóm lợi ích đồng tình luyến ái ở Vatican ông cho là chỉ có bốn, năm người và đã bị giải tán. Về vấn đề ấu dâm của các linh mục, ông bày tỏ sự hối tiếc là không thể làm sạch được việc này. Tuy nhiên ông đã cho hàng trăm linh mục ấu dâm nghỉ việc. Peter Seewald nói về Giáo hoàng Biển Đức XVI Peter Seewald, người phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI, từng là một người cộng sản chân chính, đã từng cho phát hành hai cuốn sách khác về các cuộc phỏng vấn Giáo hoàng Biển Đức XVI với tựa là Salz der Erde, Licht der Welt (Muối của trái đất, ánh sáng thế giới) và Gott und die Welt (Thượng đế và thế giới). Những cuộc phỏng vấn cho cuốn sách „Letzte Gespräche" không được định phát hành khi giáo hoàng còn sống mà để làm tài liệu cho cuốn sách về tiểu sử của ông sau này. Theo Seewald, giáo hoàng hiện sống trong chủng viện thuộc vườn của Vatican với bà phước Camilla, người săn sóc cho ông và hồng y Gänswein (60 tuổi). Giáo hoàng hiện đã yếu, đi cần xe đẩy, ông mỗi ngày cần phải xem chương trình tin tức Ý, anh em ông có lần nói là ông ghiền xem tin tức. Giáo hoàng Biển Đức XVI không nghĩ là Jorge Mario Bergoglios được bầu làm giáo hoàng thay thế mình. Trong khi giáo hoàng mới Phanxicô gọi điện thoại loan báo, thì Giáo hoàng Biển Đức lại ngồi ngóng đợi tin trước đài truyền hình nên không nghe được cú điện thoại. Giáo hoàng tiết lộ trong các cuộc nói chuyện là ông đã từng yêu tha thiết. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phụ nữ cũng được theo học thần học Công giáo, Giáo hoàng lúc đó là một chàng trai trẻ, đẹp trai, thông minh, yêu chuộng nghệ thuật, thích làm thơ, đọc sách như của Hermann Hesse. Một trong những người cùng học kể lại, ông có ảnh hưởng tới phụ nữ và ngược lại cũng vậy. Cho nên việc quyết định sống độc thân không phải là một chuyện dễ dàng. Phê bình Daniel Deckers, trong ban biên tập chính trị tờ FAZ cho đó là việc đáng tiếc về bày tỏ có vẻ cay đắng của giáo hoàng với nhà thờ Đức, mà sẽ bị nhóm chống lại việc có mặt nhiệt tình của nhà thờ trong xã hội lợi dụng. Theo Deckers trong thập niên 1980 không có linh mục nào trong nhà thờ có thể trở thành giám mục mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng Biển Đức XVI. Chú thích
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại phường An Thới ở phía nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Ngoài ra, Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở phường Dương Đông, mặt tây của đảo. Hiện tại Nhà tù Phú Quốc là một trong những điểm du lịch lịch sử. Lịch sử Trong Kháng chiến chống Pháp Năm 1949 khi quân Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt (黃杰 Huang Chieh) tướng lĩnh tỉnh Hồ Nam dẫn hơn 30000 quân chạy sang Việt Nam, lúc bấy giờ được Pháp đưa ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Họ bỏ lại nhà cửa đồn điền, thực dân Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẳn lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa" nhốt tù binh gần 14000 người. Trại gồm 4 khu nhà giam A, B, C, D. Các tù binh cộng sản bị Pháp bắt từ các chiến trường Trung, Nam, Bắc Việt Nam bị tập trung đưa ra trại giam này ở Phú Quốc. Số tù binh này gồm khoảng 14000 người, đa số từ nhà tù Đoạn Xá (Hải Phòng). Cũng như tại các nhà tù khác trong Chiến tranh Đông Dương, tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa sinh hoạt đấu tranh chống khủng bố, đàn áp, và tổ chức vượt ngục. Sau hơn 1 năm ở trại, có 99 tù nhân bị chết, 200 người vượt ngục. Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu hết tù binh ở trại này. Trong Chiến tranh Việt Nam Cuối năm 1955, Việt Nam Cộng hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại tù có nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định, rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang của hải quân chở từ Sài Gòn về đến Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện "Việt Cộng" hoặc "thân Cộng" cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa. Trong 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9 năm 1956, có khoảng 100 tù nhân vượt ngục, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Các ông Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng), và Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá) cũng vượt ngục trong thời gian này. Thấy tình hình bất ổn, năm 1957, Việt Nam Cộng hoà đưa số tù chính trị ở "Trại huấn chính Cây Dừa" về đất liền, và đày một số ra nhà tù Côn Đảo. Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn... Tại Phú Quốc, năm 1966, một trại giam rộng hơn 400 ha được xây dựng ở thung lũng An Thới, cách "Căng Cây Dừa" cũ 2 km. Trại giam gồm 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, với trên 400 nhà giam, được gọi là Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam / Phú Quốc, thường được gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng để tù binh ở, có 2 phòng để thẩm vấn, phạt vạ hoặc biệt giam tù binh... Tất cả 11 phòng đều có cấu trúc vì kèo sắt, nóc tôn, vách tôn, mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 20 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 8 tấc và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chừng 3 tấc, có rào dây kẽm gai. Để canh gác khu trại giam, chung quanh mỗi khu giam có một pháo đài canh gác có đặt súng đại liên; tại cổng chính của khu giam có 2 vọng gác; một vọng tổng kiểm soát đốc canh, 2 giờ thay phiên gác một lần, liên tục 24/24 giờ; hai xe tuần tra liên tục quanh khu giam; ban đêm còn có các toán vào vòng rào giới hạn để kiểm soát lưu động tại các phân khu và 10 vọng gác di động. Đứng đầu ban chỉ huy trại giam là một trung tá hoặc đại úy (có lúc là một chuẩn tướng) Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đằng sau là một cố vấn người Mỹ. Lực lượng canh giữ trực tiếp trại giam gồm có 4 tiểu đoàn quân cảnh, một liên đội địa phương quân, một đại đội công binh, một đơn vị hải thuyền và một đội quân khuyển. Nhà tù Phú Quốc trở thành trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, giam giữ hơn 32000 tù binh (40000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ). Có khoảng 12000 tù nhân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có khoảng 9000 người từ miền Bắc. Có trên 20000 tù nhân là dân quân du kích xã, ấp và cán bộ chính trị. Có hơn 2000 sĩ quan, hạ sĩ quan; trên 100 tù nhân là cán bộ cộng sản có trình độ chính trị trung cấp, sơ cấp (trong đó có 10 tỉnh ủy viên, trên 40 huyện ủy viên) và trên 200 chi ủy viên. Vào tháng 5-1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2. Nhục hình Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tù binh trốn được khỏi Nhà tù. Họ trưng dẫn một số nhục hình tại nhà tù Phú Quốc mà theo lời kể của các cựu tù nhân là: "đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay. "chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi sương, dầm mưa suốt ngày đêm. "ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn. "lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả. "gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước. "đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra. "roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô. "đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt. lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết. dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi. dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục. Tổ chức Chữ thập Đỏ đã đến nhà tù Phú Quốc vào những năm 1969, 1972. Các nhà quan sát của tổ chức này đã thấy sự tàn bạo có hệ thống và kéo dài tại nhà tù. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Tháng 8 năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng canh gác tại nhà tù được đánh giá chỉ bằng số tù binh trốn trại, không có cố gắng nào trong việc kỷ luật các giám thị xử tệ với tù nhân. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù. Khu di tích nhà tù Phú Quốc Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc", nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng. Ảnh Tư liệu Phim Ảnh Chú thích
Lách hay lá lách, theo đông y gọi là tỳ (tiếng Anh: "spleen", từ tiếng Hy Lạp —splḗn) là một cơ quan có ở hầu như tất cả các động vật có xương sống. Có cấu trúc gần giống như một hạch bạch huyết lớn, nó hoạt động chủ yếu như là một bộ lọc máu. Lá lách đóng vai trò quan trọng đối với các tế bào máu đỏ (còn gọi là hồng cầu) và hệ thống miễn dịch. Nó lọc bỏ các tế bào hồng cầu già và chứa máu dự trữ được dùng trong trường hợp khẩn cấp như sốc xuất huyết. Ngoài ra, nó còn tái chế sắt từ các tế bào hồng cầu đã lọc bỏ. Là một phần của hệ thống thực bào đơn nhân, nó tiêu hóa các hemoglobin (huyết cầu tố) lọc bỏ từ các tế bào hồng cầu già. Phân tử "globin" (các tiểu đơn vị protein) được phân hủy thành các amino acid, và nhóm heme được chuyển hóa thành sắc tố mật (bilirubin) để giúp gan tiết mật phục vụ tiêu hóa. Lá lách tổng hợp kháng thể ở tủy trắng và lọc bỏ vi khuẩn và tế bào hồng cầu đã bị bao bọc bởi kháng thể qua quá trình lọc máu và tuần hoàn bạch huyết. Một nghiên cứu khoa học xuất bản năm 2009 trên chuột đã phát hiện ra rằng lá lách chứa một nửa tổng số bạch cầu đơn nhân của toàn cơ thể trong tủy đỏ. Những bạch cầu đơn nhân này, sau khi di chuyển đến các mô bị tổn thương (ví dụ như tim), sẽ chuyển biến thành tế bào đuôi gai và đại thực bào trong khi làm lành các mô này. Lá lách là trung tâm hoạt động của hệ thống thực bào bạch cầu đơn nhân và có thể coi như là một hạch bạch huyết lớn, vì khi không hoạt động, khả năng kháng thể với một số bệnh nhiễm trùng bị suy giảm đáng kể. Ở người, lá lách có màu nâu và nằm trong ổ bụng ở góc phần tư phía trên bên trái. Cấu trúc Lá lách, trong cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh, có chiều dài từ khoảng 7 cm (2,8 inches) đến 14 cm (5,5 inches). Nó thường nặng từ 150 gram (5,3 oz) đến 200 gram (7,1 oz). Một cách đơn giản để ghi nhớ giải phẫu học của lá lách là quy tắc 1x3x5x7x9x11. Lá lách có kích thước 1 inches x 3 inches x 5 inches, nặng khoảng 7 oz, và nằm trong khoảng xương sườn thứ 9 và thứ 11 ở bên trái. Bề mặt Bề mặt nội tạng của lá lách Các bề mặt hoành của lá lách (hoặc bề mặt cơ hoành) lồi, mịn, và hướng lên trên, hướng ngược, và hướng sang trái, trừ đoạn cuối phía trên, nơi nó hướng một chút vào giữa. Đó là trong mối quan hệ với các bề mặt dưới của cơ hoành, tách nó từ thứ chín, thứ mười, và xương sườn thứ mười một của phía bên trái, và can thiệp biên dưới của phổi trái và pleura. 1. Tham gia sản xuất tế bào lympho. Ở giai đoạn bào thai lách còn sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt. 2. Phá huỷ các tế bào máu già cỗi, giữ lại sắt, protein và các chất cần thiết để tạo tế bào mới. 3. Dự trữ máu cho cơ thể. Khi lách co vào hoặc dãn ra tham gia điều hoà khối lượng máu cũng như khối lượng tế bào máu trong tuần hoàn. 4. Lách còn tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ ở máu. Chú thích —"The visceral surface of the spleen." "spleen" from Encyclopædia Britannica Online Spleen and Lymphatic System , Kidshealth.org (American Academy of Family Physicians) Spleen Diseases from MedlinePlus "Finally, the Spleen Gets Some Respect" New York Times piece on the spleen Cơ quan Ổ bụng Hệ bạch huyết Huyết học Tuyến tiết Hệ miễn dịch
Lò vi ba (vi là "rất nhỏ", ba là "sóng", nên còn được gọi là lò vi sóng) là một thiết bị ứng dụng vi sóng để làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Quá trình sáng chế Mùa hè năm 1945, kĩ sư Percy Spencer đang tiến hành các thí nghiệm trên một máy phát sóng tần suất cao. Đó là một bộ phận tạo nguồn sóng mạnh cho mọi máy ra đa. Một lần, ông để quên một thanh sô-cô-la trong túi, đến khi ông rút ra thì nó đã bị tan chảy. Ông tự hỏi liệu nó có phải là do magnetron không? Spencer được cấp bằng sáng chế cho phương pháp nấu ăn mới. Công ty Raytheon đã phát triển phát minh của ông thành lò vi sóng với tên gọi Radarange. Mẫu sớm nhất được tung ra thị trường nặng 340 kg trị giá 3000 USD với số lượng hạn chế. Người cha đẻ vĩ đại của vi sóng đã mất hơn 20 năm để cho ra đời thế hệ lò vi sóng mới, ngày nay xuất hiện trang trọng trong nhà bếp của mọi gia đình Mỹ. Chiếc lò vi sóng đầu tiên của hãng Raytheon có kích cỡ rất lớn và đắt tiền, vì vậy nó chỉ có ở những nơi như nhà bếp khách sạn và toa nhà ăn của tàu hỏa. Ngày nay, trong 10 hộ gia đình người Mỹ có đến 9 hộ có lò vi sóng. Cấu tạo Lò vi sóng thường có các bộ phận sau: Magnetron (nguồn phát sóng) Mạch điện tử điều khiển Ống dẫn sóng Ngăn nấu Hoạt động Vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cực ngắn cỡ 12,24 cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn. Vi sóng ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng, nhưng không hiệu quả với chất béo, đường và nước đá. Việc làm nóng này đôi khi bị nhầm với cộng hưởng với dao động riêng của nước, tuy nhiên thực tế cộng hưởng xảy ra ở tần số cao hơn, ở khoảng vài chục GHz. Các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín. Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi sóng không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong. Đối với kim loại hay các chất dẫn điện, điện tử hay các hạt mang điện nằm trong các vật này đặc biệt linh động, và dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy nổ. Sử dụng Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi sóng, để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện. Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng; không dùng các đĩa chất dẻo thông thường. Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong lò; sóng không được hấp thụ bởi thức ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò. Nên thường xuyên để trong lò một cốc nước, bởi nếu người sử dụng không biết mà bật lò lên thì vẫn an toàn. Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng, thể tích bên trong khi nóng lên sẽ có áp suất tăng, dễ gây hiện tượng thức ăn phát nổ. Cần phải xăm lỗ, bốc vỏ để tránh hiện tượng này. Không luộc trứng, sò... còn vỏ kín. Nếu lò bị rơi, bị bẹp, phải đưa đi kiểm tra xem cửa lò có bị hở không. Ngăn chứa thức ăn phải đảm bảo "độ kín" đối với sóng vi sóng để sóng không lọt ra ngoài. Khi đun nấu bằng lò vi sóng, cần kiểm tra độ chín đều. Người ta đã phát hiện được vi khuẩn salmonella (gây bệnh đường ruột) trong một số trứng trần đun bằng lò vi sóng, do nhiệt không phân bố đều. Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn bao như adipate, phtalate, benzophenone có thể thôi sang thức ăn đun nấu bằng lò vi sóng. Do đó cần tách bao bì khỏi thức ăn trước khi cho vào lò. Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitrit. Nếu được đun bằng lò vi sóng, nitrit sẽ trở thành các nitrosamin - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh. An toàn vi sóng Lò vi sóng được thiết kế an toàn cao. Dẫu vậy khi sử dụng cần để ý tránh tác động không mong muốn. Do lò sử dụng sóng điện từ có tần số dao động trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử chất hữu cơ có trong sinh vật và trong thực phẩm, dẫn đến các phân tử hữu cơ hấp thụ vi sóng mạnh. Nó dẫn đến phân tử protein bị biến tính (tức là thay đổi một số liên kết trong cấu trúc phân tử) trước khi phát nhiệt để làm chín. Điều này cũng nói lên rằng sử dụng thiết bị hay lò vi sóng thì lúc bật "phát sóng" thì cần lùi ra xa vùng có tác động của sóng, cỡ 1 m trở lên, vì các màn chắn không thể chắn hết được sóng. Vi sóng dư tác động lên mô của ta theo hai mức độ: Mức nhẹ là làm biến tính một số phân tử protein trong tế bào, tức là gây sai lệch một chút cấu trúc phân tử, nó không "chết" và vẫn tham gia được vào hoạt động sống của tế bào. Nếu sai lệch này xảy ra trong phân tử DNA là nơi chứa mã di truyền, thì gọi là biến dị, và quá trình phân bào sau đó sẽ cho ra loạt các tế bào lỗi di truyền. Khi đó nếu hệ bạch huyết không đủ mạnh để loại bỏ được những tế bào lỗi này thì chúng phát triển thành ung thư. Mức nặng là biến tính mạnh, phân tử không còn tham dự được vào hoạt động sống. Nếu lượng phân tử bị biến tính lớn thì tế bào sẽ chết. Khi có nhiều tế bào chết thì được gọi là "bỏng vi sóng". Số tế bào chết nằm xen với tế bào sống và tế bào có protein bị lỗi, và giảm dần khi ra xa nguồn vi sóng, từ mặt da vào cao nhất là đến 17 mm là bề dày skin của sóng 2450 MHz. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi đặt laptop làm việc lên đùi, do quá gần vi sóng dư do laptop phát ra. Tổn thương vi sóng không hiện ra thành vùng rõ như bỏng nhiệt truyền thống, và nhiều người không nhận ra. Thông thường thì bạch cầu dọn dẹp các tế bào chết, nhưng việc dọn các tế bào lỗi di truyền thì tùy thuộc vào khả năng của hệ thống bạch huyết của từng cá thể, để lại nguy cơ phát sinh ung thư. Những công dụng khác Diệt vi khuẩn, mọt Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy có thể diệt khuẩn và mọt trên vật phi kim loại bằng lò vi sóng. Thử nghiệm năm 2006 với lò công suất 1000W sấy bọt biển trong 2 phút loại bỏ được 99% các coliform, E. coli và thể thực khuẩn Bacteriophage MS2. Bào tử Bacillus cereus cứng đầu thì cần đến 4 phút. Mọt trong gạo ngô khô thì bị chết khá nhanh, chỉ cần 20 giây cho 1 kg. Sấy khô thú nuôi Chuyện truyền tụng rằng một bà già ở Mỹ vốn có thói quen sấy khô chú mèo cưng bị ướt bằng lò nướng thông thường chạy ở mức nóng thấp. Tuy nhiên một ngày mưa thì lò cũ bị hỏng, bà mua một chiếc mới hiện đại là lò vi sóng. Ngày chú mèo bị mưa ướt, bà đem sấy trong lò vi sóng thì chú mèo từ từ chết rồi nổ tung, làm bà bị sốc nặng. Bà kiện, đòi bồi thường các tổn hại, với lý rằng Hướng dẫn sử dụng thiết bị không có hướng dẫn an toàn đầy đủ. Không thấy nói tới kết cục phân xử, tuy nhiên các hãng sản xuất phải đưa cảnh báo "Không thích hợp cho sấy khô thú nuôi" (Not suitable for drying pets) vào các bản hướng dẫn. Tại nhiều nước như Úc, việc đem nung thú nuôi hoặc động vật còn sống trong lò vi sóng bị coi là phạm luật.
Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền. Các loại biến dị Biến dị không di truyền (gọi Thường biến): là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền. Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền, gồm: Biến dị đột biến: những biến đổi có tính chất hoá học vật liệu di truyền. Biến dị tái tổ hợp: những tổ hợp sắp xếp gen mới mà đời con thu được khác với bố mẹ do sự phân ly độc lập và sự trao đổi chéo của các gen. Biến dị cá thể: là mức phản ứng của các tính trạng di truyền trong vòng sống cá thể (có thể là thường biến hoặc đột biến) Biến dị tổ hợp: là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp vật chất di truyền Lịch sử và một số học thuyết Jean-Baptiste Lamarck là nhà tự nhiên học người Pháp (thế kỷ 19) có công lao chống lại thuyết sinh vật bất biến. Theo ông các điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể sinh vật và gây nên những biến dị và có thể di truyền cho đời sau. Charles Darwin (người Anh) đặt nền móng cho lý luận tiến hóa, ông đã nghiên cứu rất nhiều biến dị ở các loài khác nhau. Theo ông có hai loại biến dị: biến dị xác định và biến dị không xác định. Quá trình phát sinh biến dị: do điều kiện môi trường và bản chất bên trong cơ thể, trong đó bản chất cơ thể là nhân tố quan trọng nhất, còn điều kiện môi trường chỉ đóng vai trò kích thích sự xuất hiện biến dị. biến di là một trong những cơ chế phức tạp của cơ thể sống Hai thuyết này mới chỉ phản ánh hiện tượng biến dị chứ chưa vạch ra được bản chất của biến dị. 1856-1865 phát hiện ra quy luật Mendel. 1903 Hugo de Vries đưa ra khái niệm đột biến để chỉ những biến đổi xảy ra đột ngột của tính trạng di truyền và xây dựng thuyết đột biến trên cơ sở nghiên cứu các loài thuộc Oenothera. Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện tác dụng gây đột biến của các tia phóng xạ và nhiều chất hóa học. Các đột biến nhân tạo cũng đã thúc đẩy phát triển di truyền học và ứng dụng trong chọn giống. Sinh học
Lách hay lá lách: một cơ phận trong ổ bụng của con người. Lách (cây): một loài thực vật thuộc họ Hòa thảo, tên khoa học Saccharum spontaneum.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch, phản ứng hợp hạch, trong vật lý học, là quá trình giữa 2 hạt nhân trở lên hợp lại với nhau để tạo nên một hạt nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự phóng thích năng lượng hay hấp thụ năng lượng tùy vào khối lượng của hạt nhân tham gia. Nhân sắt và nickel có năng lượng kết nối nhân lớn hơn tất cả các nhân khác nên bền vững hơn các nhân khác. Sự kết hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ hơn sắt và nickel thì phóng thích năng lượng trong khi với các nhân nặng hơn thì hấp thụ năng lượng. Phản ứng tổng hợp hạt nhân là một trong hai loại phản ứng hạt nhân. Loại kia là phản ứng phân hạch. Phản ứng tổng hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ tạo ra sự phát sáng của các ngôi sao và làm cho bom hydro nổ. Phản ứng tổng hợp hạt nhân của các nhân nặng thì xảy ra trong điều kiện các vụ nổ sao (siêu tân tinh). Phản ứng tổng hợp hạt nhân trong các sao và các chòm sao là quá trình chủ yếu tạo ra các nguyên tố hóa học tự nhiên. Nhiên liệu thường dùng trong phản ứng tổng hợp hạt nhân là các đồng vị deuterium và tritium của hydrogen. Các đồng vị này có thể trích lấy dễ dàng từ thành phần nước biển, hoặc tổng hợp không mấy tốn kém từ nguyên tử hydrogen. Để làm cho các hạt nhân hợp lại với nhau, cần tốn một nguồn năng lượng rất lớn, ngay cả với các nguyên tử nhẹ nhất như hydro. Điều đó được giải thích là do các quá trình của phản ứng đều khó thực hiện: bước 1 cần phải nguyên tử hóa các phân tử, ion hóa hoàn toàn tất cả các nguyên tử, đồng thời tách loại electron để biến nhiên liệu phản ứng hoàn toàn trở thành hạt nhân không có electron ở thể plasma. Sau đó cần phải cung cấp động năng cực kỳ lớn cho các hạt nhân vượt qua tương tác đẩy Coulomb giữa chúng mà va vào nhau. Nhiệt độ cần thiết có thể lên đến hàng triệu độ C. Nhưng sự kết hợp của các nguyên tử nhẹ, để tạo ra các nhân nặng hơn và giải phóng 1 neutron tự do, sẽ phóng thích nhiều năng lượng hơn năng lượng nạp vào lúc đầu khi hợp nhất hạt nhân. Điều này dẫn đến một quá trình phóng thích năng lượng có thể tạo ra phản ứng tự duy trì. Tuy nhiên, từ hạt nhân sắt trở đi, việc tổng hợp hạt nhân trở nên thu nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt. Việc cần nhiều năng lượng để khởi động thường đòi hỏi phải nâng nhiệt độ của hệ lên cao trước khi phản ứng xảy ra. Chính vì lý do này mà phản ứng hợp hạch còn được gọi là phản ứng nhiệt hạch. Năng lượng phóng thích từ phản ứng hạt nhân thường lớn hơn nhiều so với phản ứng hóa học, bởi vì năng lượng kết dính giữ cho các nhân với nhau lớn hơn nhiều so với năng lượng để giữ các electron với nhân. Ví dụ, năng lượng để thêm 1 electron vào nhân thì bằng 13.6 eV, nhỏ hơn một phần triệu của 17 MeV giải phóng từ phản ứng D-T (deuterium-tritium, các đồng vị của hydro). Ứng dụng Hiện nay, nghiên cứu về tính khả thi của phương pháp tổng hợp hạt nhân như một nguồn cung cấp năng lượng thực tiễn đang được thực hiện với hi vọng khống chế được tốc độ cũng như lượng nhiệt của phản ứng. Với các vật liệu được biết đến ngày nay thì không có vật liệu nào chịu được nhiệt độ quá cao của phản ứng - do đó, hiện tại phản ứng nhiệt hạch được thực hiện một cách không khống chế nên gây lãng phí năng lượng. Một số nghiên cứu hướng đến việc sử dụng chùm laser hội tụ để nhắm vào nhiên liệu hạt nhân, ép chúng ở nhiệt độ rất cao để gây ra phản ứng, thay vì sử dụng nhiệt lượng tỏa ra từ khối uranium phân hạch như phương pháp truyền thống. Ngoài ra, người ta cũng có thể dùng từ trường ngoài khống chế các hạt nhân, đảm bảo chúng không va chạm vào thành bình chứa chúng, giữ cho phản ứng được thực hiện trong điều kiện ít tốn kém và hiệu suất cao. Nếu việc ứng dụng công nghệ năng lượng này trở thành hiện thực, nó sẽ trở thành nguồn năng lượng lý tưởng cho con người. Các đặc tính ưu việt như: mật độ năng lượng rất cao (lớn hơn hàng tỷ lần mật độ năng lượng của các nhiên liệu hóa thạch, hơn hàng chục lần mật độ năng lượng của nhiên liệu phân hạch), hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường (nếu nhiên liệu là các đồng vị hydro như deuteri, triti thì sản phẩm thải là heli, khí hiếm hoàn toàn không gây bất kì ảnh hưởng nào đến môi trường), công nghệ hạt nhân và tổng hợp đồng vị phát triển, nguồn nhiên liệu thô - hydro để tổng hợp deuteri và triti là vô tận trong vũ trụ, là những điểm vượt trội của loại hình năng lượng này mà không có loại hình năng lượng nào khác có được. Một khi công nghệ hóa hữu cơ đã phát triển được vật liệu thích hợp làm bình chứa cho phản ứng, và công nghệ hạt nhân tìm ra được phương pháp khống chế hiệu quả, thì loại năng lượng sẽ trở thành một nguồn năng lượng không thể thiếu của con người.
"Cải" là từ Hán-Việt có nghĩa là thay đổi, cách là phương pháp, hình thức hành động. Cải cách là thay đổi phương pháp, hành động của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn. Ví dụ: Cải cách hành chính: thay đổi phương thức, quy trình làm việc về thủ tục hành chính với mục đích nhanh, gọn. Cải cách giáo dục: thay đổi cách dạy, học, số lượng, chất lượng kiến thức nhằm đào tạo con người tốt hơn. Theo các Từ điển Hán - Việt, "Cải" là từ Hán-Việt có nghĩa là thay đổi, nhưng "cách" không phải là phương pháp, hình thức hành động. "cách" -  革 là đổi, đổi chính thể khác gọi là cách mệnh 革命, "cách" còn là bỏ đi. Như cách chức 革職 cách mất chức vị đang làm.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) là văn kiện quốc tế đặt ra các quyền con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 ở Cung Chaillot tại Paris, Pháp. Eleanor Roosevelt là người đứng đầu ủy ban dự thảo. TNQTNQ đặt ra các quyền lợi và tự do cơ bản của mỗi cá nhân. TNQTNQ tuyên bố "mọi người sinh ra tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi", không phân biệt "chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc kiến giải khác, quốc tịch hoặc xuất thân xã hội, tài sản, xuất sinh hoặc thân phận khác". TNQTNQ là văn kiện quan trọng trong lịch sử quyền con người bởi vì các quyền lợi, tự do của TNQTNQ là chung của loài người, không phân biệt văn hóa, chế độ chính trị hoặc tôn giáo. TNQTNQ là nền tảng của luật quốc tế về nhân quyền, ví dụ như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy không có hiệu lực pháp luật nhưng TNQTNQ đã được đưa vào những điều ước quốc tế, văn kiện nhân quyền của các khu vực và hiến pháp, bộ luật quốc gia. Tất cả 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc đều đã phê chuẩn ít nhất một trong chín điều ước quốc tế nhân quyền chịu ảnh hưởng của TNQTNQ, phần lớn đã phê chuẩn ít nhất bốn điều ước. Nhiều điều khoản của TNQTNQ đã được công nhận là tập quán quốc tế. TNQTNQ đã được dịch ra 530 thứ tiếng, là văn kiện phổ quát nhất trong lịch sử. Bố cục và nội dung TNQTNQ gồm: Lời nói đầu trình bày bối cảnh lịch sử của TNQTNQ. Điều 1–2 đặt ra các khái niệm nhân phẩm, tự do và bình đẳng. Điều 3–5 đặt ra các quyền lợi cơ bản khác như quyền sống và cấm chế độ nô lệ, tra tấn. Điều 6–11 đặt ra các quyền lợi của cá nhân trước pháp luật như quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được xét xử công bằng. Điều 12–17 đặt ra các quyền lợi của cá nhân đối với cộng đồng như quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tài sản và quyền có quốc tịch. Điều 18–21 đặt ra các quyền lợi dân sự và chính trị như quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận, tụ họp và lập hội. Điều 22–27 đặt ra các quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa như quyền an sinh xã hội, có tiêu chuẩn sống xứng và quyền được chăm sóc của mẹ và trẻ em. Điều 28–30 đặt ra giới hạn của các quyền lợi, tự do, nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và cấm lạm dụng các quyền lợi, tự do vào mục đích trái với Liên Hợp Quốc. Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai Vào Chiến tranh thế giới thứ hai, khối Đồng Minh đề xướng Tứ tự do làm cương lĩnh: tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do khỏi sợ hãi, tự do khỏi nghèo khó. Cuối chiến tranh, Hiến chương Liên Hợp Quốc được kí kết, tái khẳng định nhân quyền, nhân phẩm và ràng buộc các nước thành viên bảo vệ quyền con người mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Sau khi chiến tranh kết thúc, tội ác của Đức Quốc Xã được vạch trần, khiến cho cộng đồng quốc tế quyết định ra một bản tuyên ngôn xác định các quyền lợi và tự do của mọi người. Soạn thảo Tháng 6 năm 1946, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc thành lập Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền gồm 18 ủy viên thuộc các quốc gia, tôn giáo, chính kiến khác nhau, giao nhiệm vụ soạn thảo một văn kiện về quyền con người. Tháng 2 năm 1947, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền thành lập Ủy ban dự thảo TNQTNQ do Eleanor Roosevelt đứng đầu. Trong hai năm, Ủy ban dự thảo họp hai kỳ họp. Ủy ban dự thảo ban đầu gồm các ủy viên từ Canada, Liban, Mỹ, Pháp và Trung Hoa Dân quốc. John Peters Humphrey là người soạn chính của TNQTNQ, René Cassin là đồng tác giả, Trương Bành Xuân là Phó Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo, Charles Malik là Báo cáo viên. Một tháng sau khi được thành lập, Ủy ban dự thảo kết nạp thêm các ủy viên từ Chile, Liên Xô và Úc. Tháng 5 năm 1948, Ủy ban dự thảo họp kỳ họp thứ hai và cuối cùng để xem xét ý kiến, đề nghị của các nước thành viên LHQ và tổ chức quốc tế. Đại diện của những cơ quan LHQ và tổ chức phi chính phủ cũng tham dự phiên họp. Ngày 21 tháng 5 năm 1948, Ủy ban dự thảo bế mạc kỳ họp, trình dự thảo "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" và "Công ước Quốc tế về Nhân quyền" lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 1948, Ủy ban Nhân quyền xem xét, thảo luận dự thảo ở Genève. Văn bản dự thảo được lưu hành giữa các nước thành viên LHQ. Ấn Độ đề nghị dùng từ "human beings" thay cho "men" để bảo đảm bình quyền nam nữ. Nam Phi cực lực vận động xóa từ "nhân phẩm" khỏi bản tuyên ngôn do "nhân phẩm không có tiêu chuẩn chung và không phải là 'quyền'", nhưng bị chỉ trích là vô lí bởi vì chính Nam Phi là nước tích cực tham gia soạn thảo Hiến chương LHQ và đã đề nghị thêm nhân phẩm vào bản tuyên ngôn. Sự thật là Nam Phi không muốn quyền nhân phẩm được công nhận bởi vì chế độ apartheid sẽ bị công kích. Sau cùng, bản tuyên ngôn giữ lại quyền nhân phẩm. Ủy ban Nhân quyền thông qua dự thảo TNQTNQ và Công ước Quốc tế về Nhân quyền, 12 nước biểu quyết tán thành, bốn nước biểu quyết trắng. Dự thảo được trình lên Hội đồng Kinh tế và Xã hội xem xét, quyết định. Ngày 26 tháng 8 năm 1948, Hội đồng Kinh tế Xã hội quyết định trình dự thảo TNQTNQ lên Đại Hội đồng. Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7 tháng 12 năm 1948, Ủy ban thứ ba của Đại Hội đồng họp 81 phiên họp để xem xét, thảo luận dự thảo và 168 đề nghị sửa đổi của các nước thành viên LHQ. Ngày 6 tháng 12, Ủy ban thứ ba quyết định thông qua dự thảo, 29 phiếu thuận, bảy phiếu trắng. Dự thảo được trình lên toàn thể Đại Hội đồng xem xét, quyết định từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12 năm 1948. Thông qua Ngày 10 tháng 12 năm 1948, TNQTNQ được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ở Cung Chaillot, Paris. Trong số 58 nước thành viên LHQ bấy giờ, 48 nước biểu quyết tán thành, tám nước biểu quyết trắng, Honduras và Yemen không tham gia biểu quyết. Kết quả biểu quyết là cái nhìn toàn cảnh về lập trường của các nước thành viên LHQ. Nam Phi biểu quyết trắng để bảo vệ chế độ apartheid, rõ ràng vi phạm TNQTNQ. Ả Rập Xê Út biểu quyết trắng do phản đối quyền bình đẳng hôn nhân trong điều 16 và quyền cải đạo trong điều 18. Sáu nước cộng sản biểu quyết trắng do bản tuyên ngôn không kịch liệt lên án chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Eleanor Roosevelt cho rằng các nước cộng sản biểu quyết trắng do bản tuyên ngôn bảo đảm quyền xuất dương, hồi hương ở điều 13. Những quan sát viên khác thì cho rằng lý do là bản tuyên ngôn bảo đảm các quyền lợi dân sự và chính trị. Tuy biểu quyết tán thành nhưng Anh bày tỏ sự bất mãn rằng bản tuyên ngôn chỉ có giá trị tinh thần chứ không có hiệu lực pháp luật. Phải đến khi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực vào năm 1976 thì hầu hết các điều khoản của TNQTNQ mới được thi hành. 48 nước biểu quyết tán thành TNQTNQ: Tám nước biểu quyết trắng: Hai nước không tham gia biểu quyết: Ngày Quốc tế Nhân quyền Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày 10 tháng 12 để kỷ niệm việc thông qua TNQTNQ. Năm 2008, LHQ tổ chức kỷ niệm tròn 60 ngày thông qua TNQTNQ, chủ đề là "Nhân phẩm và công lý cho mọi người". Năm 2018, LHQ tổ chức kỷ niệm tròn 70 năm TNQTNQ. Ảnh hưởng Tầm quan trọng TNQTNQ là văn kiện đột phá, đặt ra các quyền con người phổ quát vượt lên trên giới hạn văn hóa, tôn giáo, pháp luật và chính trị. Tính phổ quát của TNQTNQ được xem là "lý tưởng vô biên" và "đặc trưng táo bạo nhất" của văn kiện. Bản TNQTNQ được Đại Hội đồng thông qua là bản song ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Pháp, về sau được dịch ra tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung, tất cả đều là ngôn ngữ chính thức của LHQ. LHQ đã hợp tác với các cá nhân, tổ chức để dịch TNQTNQ ra càng nhiều thứ tiếng càng tốt. Năm 1999, Sách Kỷ lục Guinness công nhận TNQTNQ là văn kiện được biên dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, có 298 bản dịch. Năm 2021, TNQTNQ đã được dịch ra 530 thứ tiếng. Hiệu lực pháp luật Nhiều luật sư luật quốc tế cho rằng TNQTNQ là tập quán quốc tế và công cụ đắc lực để gây sức ép ngoại giao, tinh thần lên các nước vi phạm quyền con người. Một nhà luật học nổi tiếng cho rằng TNQTNQ "được công nhận là đặt ra các quy phạm chung". Những học giả pháp lý khác thậm chí chủ trương TNQTNQ cấu thành quy phạm cưỡng chế mà các nước không được vi phạm. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Nhân quyền năm 1968 có ý kiến rằng TNQTNQ "áp đặt nghĩa vụ lên các thành viên của cộng đồng quốc tế". TNQTNQ là nền tảng của hai công ước quốc tế về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Các nguyên tắc của TNQTNQ được mở rộng trong những điều ước quốc tế khác như Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, Công ước chống tra tấn. Nhiều người viện dẫn TNQTNQ để đòi quyền con người của mình được thừa nhận và bảo vệ. Luật quốc gia Một bài nghiên cứu năm 2022 cho thấy TNQTNQ đã đẩy mạnh việc hiến định những quyền con người nhất định. Một học giả ước tính rằng ít nhất 90 bản hiến pháp được ban hành sau năm 1948 có những điều khoản giống với hoặc chịu ảnh hưởng của TNQTNQ. Ít nhất 20 nước châu Phi dẫn TNQTNQ trong hiến pháp của mình. Năm 2014, hiến pháp của các nước sau dẫn TNQTNQ: Afghanistan, Benin, Bosnia-Herzegovina, Burkina Faso, Burundi, Campuchia, Chad, Comoros, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea, Haiti, Mali, Mauritania, Nicaragua, Niger, Bồ Đào Nha, Romania, Rwanda, São Tomé và Príncipe, Senegal, Somalia, Tây Ban Nha, Togo và Yemen. Ngoài ra, hiến pháp của Bồ Đào Nha, Romania, São Tomé và Príncipe và Tây Ban Nha quy định các tòa án phải giải thích hiến pháp hợp với TNQTNQ. Phản ứng Ủng hộ TNQTNQ được nhiều nhà hoạt động, nhà luật học và nhà chính trị khen ngợi. Eleanor Roosevelt cho rằng TNQTNQ "có thể sẽ trở thành Đại Hiến chương mới của tất cả mọi người". Ở Hội nghị Thế giới về Nhân quyền vào năm 1993, đại diện của 100 nước khẳng định lại "sự tận tâm đối với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" và nhấn mạnh rằng TNQTNQ là nền tảng cho LHQ tiếp tục cải thiện các tiêu chuẩn về quyền con người. Giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi TNQTNQ là "một trong những biểu hiện cao cả nhất của lương tri của thời đại ta". Liên minh châu Âu tuyên bố rằng TNQTNQ "đặt quyền con người vào trọng tâm của quan hệ quốc tế". TNQTNQ được đại đa số các tổ chức quốc tế và phi chính phủ ủng hộ. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là vận động bảo vệ các quyền lợi của TNQTNQ, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Ân xá Quốc tế thường xuyên kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền và tổ chức các sự kiện nâng cao nhận thức về TNQTNQ. Chỉ trích Thế giới Hồi giáo Hầu hết các nước Hồi giáo thuộc LHQ vào năm 1948 đều ký TNQTNQ, bao gồm Afghanistan, Ai Cập, Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ả Rập Xê Út là nước Hồi giáo duy nhất biểu quyết trắng, cho rằng bản tuyên ngôn vi phạm luật Hồi giáo. Pakistan chỉ trích lập trường của Ả Rập Xê Út và ủng hộ quyền tự do tôn giáo trong TNQTNQ. Sau Cách mạng Hồi giáo, đại diện mới của Iran ở LHQ cho rằng các nước Hồi giáo không thể thực hiện TNQTNQ bởi vì bản tuyên ngôn vi phạm luật Hồi giáo. Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thông qua Tuyên ngôn Cairo về Nhân quyền và Hồi giáo, tuyên bố mọi người đều được hưởng quyền lợi và nhân phẩm hợp với luật Hồi giáo, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, chính kiến, địa vị xã hội hoặc yếu tố khác. Tuyên ngôn Cairo được xem là lập trường của thế giới Hồi giáo đối với TNQTNQ, một mặt đặt ra các nguyên tắc phổ quát, một mặt chỉ viện dẫn luật Hồi giáo. "Quyền từ chối giết người" Ân xá Quốc tế và Phản chiến Quốc tế đã vận động bổ sung "quyền từ chối giết người" vào TNQTNQ. Phản chiến Quốc tế cho rằng quyền từ chối phục vụ trong quân đội phát sinh từ quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Hội đồng Nhân quyền LHQ đã khẳng định nhiều lần rằng điều 18 của TNQTNQ bảo đảm "mọi người có quyền từ chối phục vụ trong quân đội theo lương tâm như một hình thức thực hiện quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo". Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ chỉ trích TNQTNQ là phản ánh thế giới quan phương Tây về quyền con người cho nên không phù hợp với các nước khác. Ngoài ra, Hiệp hội cho rằng phương Tây không có tư cách làm gương cho thế giới bởi vì phương Tây đã xâm chiếm, cưỡng bức các dân tộc khác. ASEAN Trước thềm Hội nghị Thế giới về Nhân quyền, đại diện của một vài nước châu Á thông qua Tuyên bố Bangkok, khẳng định lại sự tận tâm đối với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và TNQTNQ nhưng nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền, không can thiệp vào chính sự nội bộ và kêu gọi bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Ăng-ten (bắt nguồn từ tiếng Pháp antenne /ɑ̃tεn/; tiếng Anh: antenna), là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ. Có nhiều loại ăngten: ăngten lưỡng cực, ăngten mảng, ăngten đẳng hướng, ăngten định hướng... Trong một hệ thống thông tin vô tuyến, ăng-ten có hai chức năng cơ bản. Chức năng chính là để bức xạ các tín hiệu RF từ máy phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc để chuyển đổi sóng vô tuyến thành tín hiệu RF để xử lý ở máy thu. Chức năng khác của ăngten là để hướng năng lượng bức xạ theo một hay nhiều hướng mong muốn, hoặc "cảm nhận" tín hiệu thu từ một hay nhiều hướng mong muốn còn các hướng còn lại thường bị khóa lại. Về mặt đặc trưng hướng của ăngten thì có nghĩa là sự nén lại của sự phát xạ theo các hướng không mong muốn hoặc là sự loại bỏ sự thu từ các hướng không mong muốn. Các đặc trưng hướng của một ăng-ten là nền tảng để hiểu ăng-ten được sử dụng như thế nào trong hệ thống thông tin vô tuyến. Các đặc trưng có liên hệ với nhau này bao gồm Tăng ích, tính định hướng, mẫu bức xạ (ăng-ten), và phân cực. Các đặc trưng khác như búp sóng, độ dài hiệu dụng, góc mở hiệu dụng được suy ra từ bốn đặc trưng cơ bản trên. Trở kháng đầu cuối (đầu vào) là một đặc trưng cơ bản khác khá quan trọng. Nó cho ta biết trở kháng của ăng-ten để kết hợp một cách hiệu quả công suất đầu ra của máy phát với ăng-ten hoặc để kết hợp một cách hiệu quả công suất từ ăng-ten vào máy thu. Tất cả các đặc trưng ăngten này đều là một hàm của tần số. Tăng ích và tính định hướng của Ăng-ten Tăng ích của một ăng-ten là cường độ bức xạ theo hướng đã cho chia cho cường độ bức xạ có được khi ăng-ten bức xạ tất cả công suất RF và được phân phối bằng nhau theo mọi hướng. Chú ý rằng định nghĩa này về tăng ích yêu cầu khái niệm về vật bức xạ đẳng hướng, có nghĩa là, một vật mà phát xạ cùng một công suất theo mọi hướng. Những ví dụ về một nguồn không định hướng là (ít nhất cũng xấp xỉ) âm thanh và ánh sáng, những nguồn này đôi khi được gọi là nguồn điểm. Tuy nhiên, một ăng-ten đẳng hướng chỉ là một khái niệm, bởi vì thực tế, mọi ăngten vô tuyến phải có một vài đặc tính về hướng. Tuy vậy, ăng-ten đẳng hướng là một sự tham chiếu rất quan trọng. Nó có một tăng ích duy nhất theo mọi hướng (g = 1 hoặc G = 0 dB), vì thế toàn bộ công suất đưa đến nó đều được bức xạ bằng nhau theo mọi hướng. Mặc dù sự đẳng hướng là một nền tảng tham chiếu cho tăng ích của ăng-ten, nhưng có một tham chiếu khác được thường dùng hơn là lưỡng cực. Trong trường hợp này tăng ích của một lưỡng cực nửa bước sóng chuẩn được dùng. Tăng ích của nó là 1.64 (G = 2.15 dB) so với một vật phát xạ đẳng hướng. Tăng ích của một ăng-ten thường được biểu diễn dưới dạng đề-xi-ben (dB). Khi tăng ích được tham chiếu theo vật bức xạ đẳng hướng thì đơn vị là dBi, nhưng khi tham chiếu theo lưỡng cực nửa sóng, đơn vị được biểu diễn là dBd. Mối quan hệ giữa hai đơn vị là: GdBd = GdBi – 2,15 dB Directivity thì tương tự như Tăng ích, nhưng có một điểm khác biệt. Nó không bao gồm những ảnh hưởng của chính nó. Xem lại định nghĩa về tăng ích, ta thấy nó dựa trên cơ sở công suất được đưa tới ăngten. Trong thực tế, một phần công suất này bị mất đi do trở thuần của các phần từ (dưới dạng nhiệt), và dòng rò qua lớp điện môi,.... Nếu một ăng-ten không có tổn hao (hiệu suất 100%) thì tăng ích và directivity(theo một hướng cho trước) có thể như nhau. Mẫu bức xạ Mẫu bức xạ (hay còn được gọi là Mẫu ăng-ten) là sự biểu diễn lại tăng ích của ăng-ten theo mọi hướng. Do đó, đây là một sự mô tả ba chiều của mật độ công suất, rất khó để biểu diễn và sử dụng chúng. Cách thông thường để biểu diễn hoặc vẽ chúng là theo hình cắt. Hình 1 biểu diễn Mẫu bức xạ của một lưỡng cực nửa bước sóng ngang theo mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. Ta có thể thấy, trong hình này, Mẫu theo mặt cắt ngang không có cấu trúc. Ăng-ten này có tăng ích hằng số theo góc ngang. Mặt khác, mẫu theo mặt cắt dọc cho ta thấy rằng, ăng-ten này có một tăng ích cực đại theo phương ngang và không phát xạ theo hướng trùng với trục của ăng ten. Thông thường, hướng không được chỉ rõ khi tham khảo theo tăng ích của ăng-ten. Trong trường hợp này, giả sử rằng hướng của tăng ích là hướng bức xạ cực đại – tăng ích cực đại của ănt-ten. Vì thế, một mẫu kết hợp sẽ biểu diễn các giá trị có quan hệ với tăng ích cực đại. Bụng và nút Các vùng của một mẫu nơi mà tăng ích có vùng phủ cực đại được gọi là bụng, còn những vị trí mà tăng ích có vùng phủ cực tiểu thì được gọi là nút (điểm không). Mặt cắt đứng của lưỡng cực nửa sóng có hai bụng sóng và 2 điểm nút. Hình 2 là một vài ví dụ khác. Một mẫu ăng-ten phức tạp có thể có nhiều bụng và nút theo cả hai mặt cắt đứng và ngang. Bụng sóng có tăng ích lớn nhất thì được gọi là bụng sóng chính hoặc tia chính của ăng-ten. Nếu một ăng-ten chỉ có một giá trị thông số tăng ích thì đó chính là bụng sóng chính hoặc tăng ích tia chính. Độ rộng bụng sóng được lấy theo giá trị góc của bụng sóng chính theo một trong hai (hoặc cả hai) mặt cắt đứng hoặc ngang. Có một vài định nghĩa về độ rộng bụng sóng, bao gồm Độ rộng nửa công suất hoặc 3 dB, Độ rộng 10 dB, và Độ rộng nút đầu tiên. Độ rộng 3 dB là góc lớn nhất mà tăng ích ở đó thấp hơn tăng ích cực đại 3 dB. Độ rộng nửa công suất hay 3 dB được dùng phổ biến nhất. Phân cực Ăng-ten Thuật ngữ sự phân cực có một vài ý nghĩa. Một cách chính xác, đó là sự định hướng của các véc tơ trường điện từ E tại một vài điểm trong không gian. Nếu Véctơ E giữ nguyên sự định hướng của nó tại mỗi điểm trong không gian thì đó là sự phân cực tuyến tính; Còn nếu nó quay trong không gian, thì đó là sự phân cực tròn hoặc eplip. Trong hầu hết các trường hợp, sự phân cực của sóng được bức xạ là tuyến tính, theo chiều đứng hoặc ngang. Ở một khoảng cách lớn thích hợp so với ăng-ten (Khoảng 10 lần bước sóng), sóng trường xa có thể được coi là sóng phẳng. Khái niệm về sự phân cực thường được áp dụng cho bản thân ăng-ten. Trong trường hợp này, sự phân cực của ăng-ten là sự phân cực của sóng phẳng mà nó bức xạ. Dựa trên nguyên lý thuận nghịch, điều này cũng đúng với các ăng-ten thu. Ví dụ, nếu một ăng-ten thu được phân cực đứng, điều đó có nghĩa là một sóng đầu vào phân cực đứng sẽ cho đầu ra cực đại với ăng-ten đó. Nếu sóng đầu vào được phân cực theo các góc khác, thì chỉ có thành phần đứng mới được phát hiện bởi ăng-ten. Một cách lý tưởng thì một sóng đầu vào phân cực ngang sẽ hoàn toàn không thể được thu bởi một ăng-ten có phân cực đứng. Sự phân cực đứng được dùng chủ yếu trong các ứng dụng LMR (Land Mobile Radio). Trở kháng đầu cuối của Ăng-ten Có ba loại trở kháng có liên quan tới ăng-ten. Một là trở kháng đầu cuối của ăng-ten, hai là trở kháng đặc trưng của một đường truyền dẫn, ba là trở kháng sóng. Trở kháng đầu cuối được định nghĩa là tỉ sổ giữa điện áp và dòng điện tại đầu kết nối của ăng-ten (điểm mà đường truyền dẫn được nối tới). Trở kháng đầu cuối được biểu diễn toán học dưới dạng: Z = V/I Với Z là trở kháng, đơn vị là Ohm, V là điện áp, đơn vị là vôn, và I là cường độ dòng điện, đơn vị ampe, tại đầu cuối của ăng-ten với một tần số cho trước. Mỗi biến này có thể được biểu diễn dưới dạng một số phức, với phần thực và phần ảo. Các số phức này cũng có thể biểu diễn bằng cường độ và góc pha – được gọi là ký hiệu phasor. Phần thực của trở kháng được gọi là thành phần trở thuần, và thành phần ảo được gọi là thành phần kháng, Chúng thường được biểu diễn dưới dạng: Z = R + jX Với R là thành phần trở thuần (thực), X là thành phần kháng (ảo) Việc kết hợp năng lượng một cách hiệu quả nhất giữa một ăng-ten với một đường truyền dẫn khi trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn và trở kháng đầu cuối của ăng-ten như nhau và không có thành phần kháng. Với trường hợp này, ăng-ten được coi là phối hợp trở kháng với đường truyền dẫn. Để phối hợp trở kháng, các ăng-ten thường được thiết kế sao cho trở kháng đầu cuối của chúng là 50 ohm hoặc 75 ohm để có thể phối hợp trở kháng với các cáp đồng trục phổ biến. Với các ăng-ten khó có thể loại bỏ (giảm tới không) thành phần kháng. Trong trường hợp này, một mạng phối hợp trở kháng thường được chế tạo như một phần của ăng-ten để thay đổi thành phần trở kháng của nó do đó có thể phối hợp trở kháng với đường truyền dẫn tốt hơn. Thành phần trở thuần R của trở kháng đầu cuối là tổng của hai thành phần và được biểu diễn bằng ohm. R = Rr + Rd. Điện trở bức xạ Rr là "Tải hiệu dụng" biểu diễn công suất bức xạ bởi một ăng-ten dưới dạng sóng điện từ, và điện trở tổn hao Rd là tải mà công suất bị mất. Hiệu suất của một ăng-ten là tỉ số giữa công suất bức xạ và tổng công suất được đưa tới ăng-ten. Nó được biểu diễn dưới dạng: Efficiency = I2.Rr/I2.R = Rr/R. Công suất hao phí là do tổn hao trở thuần (dưới dạng nhiệt) trong các phần tử của ăng-ten, dòng dò qua các lớp điện môi và các ảnh hưởng tương tự. Hơn nữa, cũng nên chú ý rằng, hiệu suất của một ăng-ten cũng có thể được biểu diễn dưới dạng tỉ số của tăng ích và tính định hướng (với một hướng cho trước). Tỉ số sóng đứng điện áp Tỉ số sóng đứng(SWR), hay còn gọi là điện áp tỉ số sóng đứng (VSWR), không chính xác là một đặc trưng của ăng-ten, nhưng được dùng để mô tả khả năng triển khai một ăng-ten khi được gắn vào một đường truyền dẫn. Nó cho ta biết trở kháng đầu cuối của ăng-ten được phối hợp tốt như thế nào với trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn. Cụ thể, VSWR là tỉ số của điện áp RF tối đa trên điện áp RF tối thiểu dọc theo đường truyền dẫn. Nếu trở kháng của ăng-ten không có thành phần kháng (ảo) và thành phần trở thuần (thực) bằng với trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn, thì chúng được phối hợp trở kháng. Nếu điều đó xảy ra, thì sẽ không có tín hiệu RF nào gửi tới ăng-ten bị phản xạ lại tại đầu cuối của nó. Trên đường truyền dẫn sẽ không có sóng đứng và VSWR có giá trị là 1. Tuy nhiên, nếu ăng-ten và đường truyền dẫn không được phối hợp, thì một vài thành phần của tính hiệu RF gửi tới ăng-ten bị phản xạ lại dọc theo đường truyền dẫn. Điều đó gây nên sóng đứng, và được đặc trưng bởi các điểm cực đại và điểm cực tiểu tồn tại trên đường dây. Trong trường hợp này VSWR có giá trị lớn hơn 1. VSWR có thể đo được dễ dàng với thiết bị được gọi là SWR meter. Nó được cài vào đường truyền dẫn và cho ta giá trị của VSWR. Tại giá trị VSWR bằng 1.5, khoảng 4% công suất tới đầu cuối ăng-ten bị phản xạ lại. Tại giá trị 2.0, khoảng 11% công suất tới bị phản xạ lại. VSWR có giá trị từ 1.1 tới 1.5 được coi là tuyệt vời, giá trị từ 1.5 tới 2.0 được coi là tốt, và các giá trị cao hơn 2.0 có thể không chấp nhận được. Như đã nói ở trên, việc phối hợp trở kháng giữa ăng-ten và đường truyền dẫn chỉ có thể đặt được tại một tần số đơn. Trong thực tế, một ăng-ten có thể được dùng với một dải tần số vào, và trở kháng đầu cuối của nó sẽ thay đổi theo dải tần số đó. Trong thông số kỹ thuật của ăng-ten, trở kháng của các tần số trong băng sẽ được chỉ ra hoặc là VSWR theo tần số sẽ được chỉ ra. Độ dài hiệu dụng và diện tích hiệu dụng Độ dài hiệu dụng và diện tích hiệu dụng (còn được gọi là góc mở hiệu dụng) là một cách khác để biểu diễn tăng ích của ăng-ten. Các đặc trưng này tiện dụng và ý nghĩa nhất khi ăng-ten được dùng để thu. Đương nhiên là theo nguyên lý thuận nghịch, các đặc trưng là như nhau nếu ăng-ten được dùng cho việc phát. Chiều dài hiệu dụng định nghĩa khả năng tạo ra một điện áp tại đầu cuối của một ăng-ten từ trường điện từ tới. Nó được định nghĩa là: Le = V/E Với Le có đơn vị là mét, V là điện áp hở mạch đơn vị là von, và E là cường độ trường đơn vị là vol/met. Định nghĩa này giả sử rằng sự phân cực của trường tới và ăng-ten là như nhau. Chiều dài hiệu dụng còn có thể được tính từ tăng ích và điện trở bức xạ. Diện tích hiệu dụng, hoặc góc mở hiệu dụng được dùng phổ biến hơn chiều dài hiệu dụng. Nó được định nghĩa như sau: Ae = Pr/P Với Pr là công suất tại đầu cuối của ăng-ten, đơn vị là watts, và P là mật độ công suất của sóng tới, đơn vị là wat trên mét vuông. Mối quan hệ giữa diện tích hiệu dụng và tăng ích là: Băng thông Băng thông là một dải tần số, trong đó khả năng triển khai của ăng-ten là chấp nhận được. Nói cách khác, một hoặc nhiều đặc trưng (như tăng ích, mẫu, trở kháng đầu cuối) có các giá trị chấp nhận được giữa giới hạn của băng thông. Với hầu hết các ăng-ten, tăng ích và mẫu không thay đổi nhiều với tần số như là trở kháng đầu cuối, vì vậy thường được dùng để mổ tả băng thông của một ăng-ten. VSWR là giá trị đo sự ảnh hưởng của việc không phối hợp giữa trở kháng đầu cuối của ăng-ten và trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn. Vì thế trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn khó thay đổi với tần số, VSWR là một cách tốt để mô tả ảnh hưởng của trở kháng đầu cuối và băng thông của ăng-ten. Lưỡng cực nửa sóng, và các ăng-ten tương tự có băng thông hẹp. Các ăng-ten khác như log-periodic được thiết kế có băng rộng.
Trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc, luật pháp Trung Quốc bắt nguồn từ triết lý Khổng giáo về trật tự xã hội. Những ảnh hưởng này thậm chí đến nay vẫn còn đậm nét trong hệ thống luật pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở pháp luật Đức. Thời kỳ phong kiến Bài chính: Luật pháp Trung Quốc truyền thống Những giáo lý đạo Khổng có ảnh hưởng lâu dài tới đời sống người Trung Quốc và tạo lập cơ sở cho trật tự xã hội trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước này. Những người theo đạo Khổng tin vào tính thiện của con người và ủng hộ đức trị bằng luân lý cùng với khái niệm lễ. Khổng giáo cho rằng luật pháp được san định là không đủ để cung cấp hướng dẫn ý nghĩa cho toàn bộ các hoạt động của con người, nhưng họ không chống lại việc sử dụng luật pháp để kiểm soát các thành phần cần được giáo hóa trong xã hội. Bộ luật hình sự đầu tiên được ban hành trong khoảng năm 455 và 395 TCN. Cũng có luật pháp dân sự, chủ yếu là liên quan đến chuyển nhượng đất đai. Khổng giáo cho rằng đạo đức và kỷ luật tự giác là tốt hơn bất kỳ một bộ luật nào đã khiến cho nhiều nhà sử học, thí dụ như Max Weber, cho đến giữa thế kỷ 20 kết luận rằng luật pháp không phải là phần quan trọng trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, cách hiểu này đã hứng chịu nhiều chỉ trích kịch liệt và hiện không còn thịnh hành trong giới Trung Quốc học, những người đã kết luận rằng Trung Quốc phong kiến có một hệ thống luật pháp hình sự và dân sự tinh vi. Pháp gia, một trường phái tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ Chiến Quốc, cho rằng con người có bản tính ác và cần phải được kiểm soát bởi luật lệ hà khắc và công chính thống nhất. Trường phái Pháp gia có ảnh hưởng lớn nhất trong thời nhà Tần. Nhà Hán duy trì một hệ thống luật pháp được thiết lập dưới thời nhà Tần, nhưng sửa đổi một số phương diện hà khắc theo triết lý Khổng giáo về kiểm soát xã hội dựa trên luân thường đạo lý. Hầu hết thư lại không phải là luật sư mà là những người được đào tạo về triết học và văn học. Tầng lớp quý tộc Khổng giáo địa phương, được đào tạo bài bản, đóng vai trò quan trọng như những người hòa giải và giải quyết tất cả các vụ việc ngoại trừ những vụ nghiêm trọng nhất tại địa phương mình.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được ghi lại là Sindhu (tiếng Phạn), Sinthos (tiếng Hy Lạp), và Sindus (tiếng Latinh), là con sông chính của Pakistan. Trước năm 1947 khi xảy ra Ấn Hồi phân chia thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan thì sông Ấn là con sông lớn thứ nhì sau sông Hằng của xứ Ấn Độ ở vùng Nam Á. Con sông này có vai trò quan trọng về mặt văn hóa lẫn thương mại của cả khu vực. Địa danh "Ấn Độ" cũng xuất phát từ tên của con sông này. Sông Ấn này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng Đông nam lên tây bắc qua Kashmir trước khi rẽ về hướng nam, chếch tây nam tây nam sau khi vào địa phận Pakistan. Chiều dài của sông Ấn tùy theo cách đo đạc, dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Sông Ấn là cái nôi của một nền văn minh cổ đại nơi đã sớm xuất hiện những đô thị đầu tiên trên thế giới. Dòng sông và thủy văn Dòng sông Thượng nguồn của sông Ấn nằm ở Tây Tạng, bắt đầu ở hợp lưu của hai con sông: sông Sengge và sông Gar, nhận nước từ núi Nganglong Kangri và Gangdise Shan. Sông Ấn sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới Gilgit-Baltistan ở phía nam của dãy núi Karakoram, sau đó dần dần chuyển hướng theo hướng nam, ra khỏi các vùng núi ở đoạn giữa Peshawar và Rawalpindi. Nó bị đắp đập ngăn nước ở khu vực này, tạo ra hồ chứa nước Tarbela. Phần còn lại trên hành trình của nó ra tới biển là các khu vực đồng bằng của Punjab và Sind, và dòng chảy của nó bị chậm đi rất nhiều. Nó nối với sông Panjnad tại Mithankot. Chảy qua Hyderabad, nó kết thúc tại khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở phía đông nam Karachi. Các nhánh sông Sông Gilgit Sông Gizar Sông Hunza Sông Gumal Sông Zhob Sông Kabul Sông Kunar Sông Sutlej Sông Shyok Sông Beas Sông Chenab Sông Jhelum Sông Ravi Thông tin khác Sông Ấn là một trong số rất ít sông trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng. Sông Ấn, theo lưu lượng, là "sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua quốc gia mà nó mang tên) trên thế giới. Lịch sử và khảo cổ Nền văn minh thung lũng sông Ấn là một trong bốn nền văn minh của thế giới cổ đại, ba nền văn minh cổ đại khác là nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia), nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Trung Hoa. Các đô thị chính của nền văn minh thung lũng sông Ấn, chẳng hạn như Harappa và Mohenjo Daro đã ra đời vào khoảng năm 3000 TCN, và là hiện thân của những khu vực con người cư trú lớn nhất trong thế giới cổ đại. Địa chất Sông Ấn cung cấp trầm tích cho quạt trầm tích ngầm Indus, đây là một thể trầm tích lớn thứ hai trên Trái Đất với khoảng 5 triệu km³ vật liệu bị xói mòn từ các dãy núi. Các nghiên cứu về trầm tích trong các sông hiện đại chỉ ra rằng, dãy núi Karakoram ở miền bắc Pakistan và Ấn Độ là nguồn vật liệu quan trọng nhất, còn Himalaya là nguồn lớn thứ 2, hầu hết qua các sông lớn của Punjab (Jhelum, Ravi, Chenab, Beas và Sutlej). Phân tích về trầm tích từ biển Ả Rập đã chứng minh rằng trước 5 triệu năm trước Sông Ấn không kết nối với các sông ở Punjab mà nối vào sông Hằng và bị bắt dòng vào thời điểm sau đó. Các công trình trước đó cho thấy rằng cát và bột ở phía tây của Tây Tạng đã được mang đến biển Ả Rập vào 45 triệu năm trước, ám chỉ sự tồn tại của sông Ấn cổ đại vào thời đó. Ở vùng Nanga Parbat, việc xói mòn lớn do sông Ấn sau khi bị cướp dòng và đổi hướng qua vùng đó được cho là đã làm lộ các đá ở tầng nông và trung bình lên bề mặt. Sinh vật hoang dã Cá heo sông Ấn là một phân loài của cá heo chỉ tìm thấy ở sông Ấn. Trước kia, chúng đã từng tồn tại ở các sông nhánh của sông Ấn. WWF xếp loài này là một trong những loài trong bộ Cá voi nguy cấp với chỉ còn khoảng 1000 cá thể. Cá palla (Hilsa ilisha) sống trong sông này là đặc sản của người dân sống dọc theo hai bờ sông. Nằm ở phía đông nam Karachi, đồng bằng châu thổ lớn được các nhà bảo tồn sinh thái đánh giá là một trong những khu sinh thái quan trọng nhất của thế giới. Các vấn đề hiện nay Ô nhiễm Qua nhiều năm các nhà máy xây dựng dọc theo các bờ của sông Ấn đã làm gia tăng lượng ô nhiễm nước sông và không khí xung quanh nó. Mức ô nhiễm cao trong sông đã làm đe dọa nghiêm trọng đến loài cá heo sông Ấn. Cơ quan Bảo vệ môi trường Sindh đã yêu cầu các nhà máy ven sông phải dừng theo Luận Bảo vệ môi trường Pakistan năm 1997. Cá heo sông Ấn chết cũng có nguyên nhân từ người đánh bắt cá dùng chất độc để thuốc cá. Kết quả là, chính phủ đã cấm đánh bắt cá từ Guddu Barrage đến Sukkur. Lũ năm 2010 Vào tháng 7 năm 2010, sau các trận mưa lớn bất thường, mực nước sông Ấn dâng cao và bắt đầu gây lụt. Trận mưa tiếp tục trong vòng 2 tháng tiếp theo, đã tàn phá một khu vực lớn của Pakistan. Ở Sindh, Sông Ấn gây vỡ bờ gần Sukkur vào ngày 8 tháng 8, nhấm chìm làng Khan Jatoi. Vào đầu tháng 8, trận lụt lớn nhất di chuyển về phía nam dọc theo sông Ấn đến vùng tây Punjab, tại đây nó tàn phá ít nhất 1,4 triệu acre hoa màu, và phía nam của tỉnh Sindh. Đến tháng 9 năm 2010 có hơn 2.000 người và hơn một triệu căn nhà đã bị phá hủy kể từ khi lụt xuất hiện. Lũ lụt Sindh 2011 Các trận lũ Sindh năm 2011 bắt đầu trong suốt đợt gió mùa Pakistani vào giữa tháng 8 năm 2011, gây mưa lớn ở Sindh, miền đông Balochistan, và miền nam Punjab. Trận lũ câu tổn hại nghiêm trọng; ước tính có 434 người dân thiệt mạng, 5,3 triệu người và 1.524.773 căn nhà bị ảnh hưởng. Sindh là một khu vực màu mở và thường được gọi là "thùng rác" của quốc gia này; thiệt hại và thiệt mạng từ trận lũ ảnh hưởng mạnh đến nền nông nghiệp của địa phương. Ít nhất 1,7 triệu acre đất canh tác bị ngập. Theo sau trận lũ năm 2010 đã tàn phá một phần lớn của đất nước này. trận lũ năm 2011 đã gây ngập lụt chưa từng có đối với 16 huyện của Sindh. Xem thêm Địa lý Ấn Độ Địa lý Trung Quốc Địa lý Pakistan Sông Hằng Chú thích Tài liệu Albinia, Alice. (2008) Empires of the Indus: The Story of a River''. First American Edition (20101) W. W. Norton & Company, New York. ISBN 978-0-393-33860-7. World Atlas, Millennium Edition, pg 265 Jean Fairley, "The Lion River", Karachi, 1978
Neuraminidase (sialidase) là một enzyme () bản chất glycoprotein và mang tính kháng nguyên có trên bề mặt virus cúm. Phân nhóm Cho đến nay có 9 phân nhóm neuraminidase đã được xác định, chủ yếu xảy ra ở vịt và gà. Các phân nhóm N1 và N2 có liên quan đến các vụ dịch ở người. Cấu trúc Men neuraminidase có dạng nút lồi hình nấm trên bề mặt virus cúm. Nó có một đầu gồm 4 bán đơn vị hình dạng gần hình cầu trên cùng mặt phẳng, và một vùng kị nước gắn vào bên trong màng virus. Chức năng Neuraminidase có vai trò hỗ trợ giải phóng virus khỏi tế bào vật chủ. Neuraminidase cắt liên kết giữa gốc sialic acid tận cùng khỏi phân tử carbonhydrate của tế bào và virus, từ đó nó ngăn cản kết tập virus và cho phép phóng thích các hạt virus khỏi tế bào bị nhiễm. Tác dụng của neuraminidase trên niêm mạc đường hô hấp cũng có thể giúp cho virus dễ xâm nhập tế bào biểu mô hơn. Chất ức chế neuraminidase Chất ức chế chọn lọc neuraminidase, gồm có zanamivir và oseltamivir, được dùng trong dự phòng và điều trị cúm.
Dưới đây là danh sách các chương trình nhắn tin nhanh tại máy khách. Chính thức AOL Messenger Google Talk ICQ MSN Messenger Skype Windows Messenger Yahoo! Messenger Các chương trình khác VN Messenger Hãng thứ 3 Nhiều giao thức Adium aMSN Easy message Gaim Trillian Yamigo (dùng cho điện thoại di động) Một giao thức Kadu Licq mICQ
Trong toán học, một nhóm (group) là một tập hợp các phần tử được trang bị một phép toán hai ngôi kết hợp hai phần tử bất kỳ của tập hợp thành một phần tử thứ ba thỏa mãn bốn điều kiện gọi là tiên đề nhóm, lần lượt là tính đóng, tính kết hợp, sự tồn tại của phần tử đơn vị và tính khả nghịch. Một trong những ví dụ quen thuộc nhất về nhóm đó là tập hợp các số nguyên cùng với phép cộng; khi thực hiện cộng hai số nguyên bất kỳ luôn thu được một số nguyên khác. Hình thức trình bày trừu tượng dựa trên tiên đề nhóm, tách biệt nó khỏi bản chất cụ thể của bất kỳ nhóm đặc biệt nào và phép toán trên nhóm, cho phép nhóm bao trùm lên nhiều thực thể với nguồn gốc toán học rất khác nhau trong đại số trừu tượng và rộng hơn, và có thể giải quyết một cách linh hoạt, trong khi vẫn giữ lại khía cạnh cấu trúc căn bản của những thực thể ấy. Sự có mặt khắp nơi của nhóm trong nhiều lĩnh vực bên trong và ngoài toán học khiến chúng trở thành nguyên lý tổ chức trung tâm của toán học đương đại. Nhóm chia sẻ mối quan hệ họ hàng cơ bản với khái niệm đối xứng. Ví dụ, nhóm đối xứng chứa đựng các đặc điểm đối xứng của một đối tượng hình học như: nhóm bao gồm tập hợp các phép biến đổi không làm thay đổi đối tượng và các phép toán kết hợp hai phép biến đổi này bằng cách thực hiện từng phép biến đổi một. Nhóm Lie là những nhóm đối xứng sử dụng trong Mô hình Chuẩn của vật lý hạt; nhóm đối xứng tâm được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng đối xứng trong hóa học phân tử; và nhóm Poincaré dùng để biểu diễn các tính chất đối xứng vật lý trong thuyết tương đối hẹp. Khái niệm nhóm xuất phát từ nghiên cứu về phương trình đa thức, bắt đầu từ Évariste Galois trong thập niên 1830. Sau những đóng góp từ những lĩnh vực khác như lý thuyết số và hình học, khái niệm nhóm được tổng quát hóa và chính thức trở thành lĩnh vực nghiên cứu trong khoảng thập niên 1870. Lý thuyết nhóm hiện đại—nhánh toán học sôi động—nghiên cứu các nhóm bằng chính công cụ của chúng. Để khám phá nhóm, các nhà toán học phải nêu ra nhiều khái niệm khác nhau để chia nhóm thành những phần nhỏ hơn, có thể hiểu được dễ hơn như các nhóm con, nhóm thương và nhóm đơn. Thêm vào những tính chất trừu tượng của chúng, các nhà lý thuyết nhóm cũng nghiên cứu cách biểu diễn cụ thể một nhóm bằng nhiều cách khác nhau (hay lý thuyết biểu diễn nhóm), cả từ quan điểm lý thuyết và quan điểm tính toán thực hành (lý thuyết nhóm tính toán). Lý thuyết phát triển cho nhóm hữu hạn kết tập với phân loại nhóm đơn hữu hạn được công bố vào năm 1983. Từ giữa thập niên 1980, lý thuyết nhóm hình học, nghiên cứu các nhóm sinh hữu hạn như là những đối tượng hình học, đã trở thành lĩnh vực đặc biệt sôi nổi trong lý thuyết nhóm. Định nghĩa và minh họa Ví dụ thứ nhất: số nguyên Một trong những nhóm quen thuộc nhất đó là tập hợp các số nguyên chứa các số cùng với phép cộng Các tính chất sau đây của phép cộng các số nguyên được coi như mô hình cho các tiên đề nhóm trừu tượng cho theo định nghĩa bên dưới. Với hai số nguyên bất kỳ và , tổng a + b cũng là một số nguyên. Do vậy phép cộng hai số nguyên không bao giờ cho kết quả là một số loại khác, như phân số chẳng hạn. Tính chất này gọi là tiên đề đóng đối với phép cộng. Đối với mọi số nguyên a, b và c, (a + b) + c = a + (b + c). Hay phát biểu bằng lời, thực hiện cộng a với b đầu tiên, sau đó cộng kết quả với c sẽ cho cùng kết quả khi cộng a với tổng của b và c, tính chất này gọi là tính chất kết hợp hay tiên đề kết hợp. Nếu a là một số nguyên bất kỳ, thì 0 + a = a + 0 = a. Số 0 được gọi là phần tử đồng nhất của phép cộng bởi vì khi cộng nó với một số nguyên bất kỳ sẽ thu được cùng số nguyên ấy. Với mọi số nguyên a, tồn tại số nguyên b sao cho a + b = b + a = 0. Số nguyên b được gọi là phần tử nghịch đảo của số nguyên a và được ký hiệu −a. Các số nguyên cùng với phép toán +, tạo thành một đối tượng toán học thuộc về một lớp rộng có những tính chất cấu trúc toán học giống nhau. Để có thể hiểu được những cấu trúc này như một tập hợp, định nghĩa trừu tượng dưới đây được phát biểu như sau. Định nghĩa Nhóm là một tập hợp, G, cùng với phép toán hai ngôi • (còn gọi là luật nhóm của G) kết hợp hai phần tử a và b bất kỳ để tạo ra một phần tử khác, viết là hoặc ab. Để trở thành một nhóm, tập hợp và phép toán, , phải thỏa mãn bốn yêu cầu gọi là tiên đề nhóm: Tiên đề đóng Với mọi a, b thuộc G, kết quả của phép toán, a • b, cũng thuộc G. Tính kết hợp Với mọi a, b và c thuộc G, (a • b) • c = a • (b • c). Phần tử đơn vị Tồn tại một phần tử e trong G, sao cho đối với mỗi phần tử a thuộc G, phương trình e • a = a • e = a được thỏa mãn. Phần tử này là duy nhất (xem ở dưới) trong nhóm G. Phần tử nghịch đảo Đối với mỗi a trong G, tồn tại một phần tử b trong G sao cho a • b = b • a = e, với e là phần tử đơn vị. Kết quả của một phép toán có thể phụ thuộc vào thứ tự thực hiện. Nói cách khác, kết quả của việc kết hợp phần tử a với phần tử b không nhất thiết cho kết quả giống với khi kết hợp phần tử b với phần tử a; phương trình a • b = b • a có thể không phải lúc nào cũng đúng. Phương trình này luôn luôn đúng trong nhóm các số nguyên với phép cộng, bởi vì a + b = b + a đối với hai số nguyên bất kỳ (tính giao hoán của phép cộng). Nhóm mà tính chất giao hoán a • b = b • a luôn đúng được gọi là nhóm Abel (theo tên của nhà toán học Na Uy Niels Abel). Nhóm đối xứng miêu tả ở phần sau là ví dụ của nhóm phi giao hoán. Phần tử đơn vị của nhóm G thường được viết thành 1 hay 1G, ký hiệu có nguồn gốc từ số 1 đơn vị. Phần tử đơn vị cũng có thể viết là 0, đặc biệt nếu phép toán nhóm được ký hiệu là +, và trong trường hợp này nhóm gọi là nhóm cộng tính. Phần tử đơn vị còn ký hiệu là id. Tập G được gọi là tập cơ bản của nhóm . Tập cơ bản G được sử dụng một cách ngắn gọn cho tập . Theo cách rút ngắn tên gọi này, một cách viết ngắn gọn như "tập con của nhóm G" hay "phần tử của G" được sử dụng với ý nghĩa thực sự là "tập con của tập cơ bản G của nhóm " hay "phần tử của tập cơ bản G của nhóm ". Thông thường, trong ngữ cảnh với ký hiệu như G là nhắc tới một nhóm hoặc tập cơ bản. Ví dụ thứ hai: nhóm đối xứng Hai hình trong mặt phẳng là tương đẳng với nhau nếu một hình có thể trở thành hình kia bằng cách sử dụng kết hợp các phép quay, đối xứng trục, và tịnh tiến. Bất kỳ hình nào cũng đều tương đẳng với chính nó. Tuy nhiên, một số hình tương đẳng với chính chúng không chỉ theo một cách, và những cách tương đẳng thêm này gọi là đối xứng. Một hình vuông có tám đối xứng của nó. Bao gồm: phép toán đồng nhất không làm thay đổi đối tượng, ký hiệu là id; quay hình vuông xung quanh tâm nó về phía phải một góc 90°, 180°, và 270°, lần lượt ký hiệu là r1, r2 và r3; đối xứng trục (phản xạ) hình vuông qua đường trung bình theo phương đứng và phương ngang (fh và fv), hoặc qua hai đường chéo (fd và fc). Các biến đổi đối xứng này được biểu diễn bằng các hàm số. Mỗi hàm này đặt một điểm trong hình vuông tương ứng với một điểm qua phép đối xứng. Ví dụ, r1 biến một điểm thành điểm thông qua phép quay về phía phải nó 90° xung quanh tâm hình vuông, và fh biến đổi điểm thông qua phép đối xứng trục qua đường trung bình theo phương thẳng đứng. Kết hợp hai hàm đối xứng sẽ thu được một hàm đối xứng khác. Các hàm đối xứng này tạo thành một nhóm gọi là nhóm nhị diện bậc 4, ký hiệu D4. Tập cơ bản của nhóm là tập các hàm đối xứng trên và phép toán nhóm là hàm hợp. Hai đối xứng được kết hợp bằng hợp của các hàm, do vậy biến đổi đối xứng thứ nhất tương đương với áp dụng hàm thứ nhất đối với hình vuông, sau đó phép biến đối xứng với hình vuông kết quả chính bằng áp dụng hàm thứ hai vào hình vuông kết quả thu được. Kết quả của thực hiện đối với a đầu tiên sau đó đối với b được viết theo các ký hiệu từ phải sang trái như b • a ("áp dụng đối xứng b sau khi thực hiện đối xứng a"). Quy ước phải sang trái là giống với quy ước sử dụng các hàm hợp. Bảng nhóm bên phải liệt kê các kết quả của mọi hàm hợp khả dĩ. Ví dụ, quay về bên phải 270° (r3) sau đó lật ngược hình vuông theo phương ngang (fh) cho cùng kết quả khi thực hiện đối xứng trục dọc theo đường chéo thứ nhất (fd). Sử dụng các ký hiệu ở trên, ô kết quả được tô màu xanh trong bảng nhóm: fh • r3 = fd. Với tập hợp các phép đối xứng này cùng phép toán như đã miêu tả, những tiên đề nhóm có thể hiểu như sau: Ngược lại với nhóm các số nguyên ở trên, khi thứ tự phép toán là bất kỳ đối với phép cộng, thì thứ tự thực hiện phép toán nhóm trong D4 lại quan trọng: nhưng Nói cách khác D4 là nhóm phi giao hoán (phi Abel), khiến cấu trúc nhóm của nó trở lên khó hơn so với nhóm số nguyên. Lịch sử Khái niệm hiện đại về nhóm trừu tượng phát triển thông qua một vài lĩnh vực toán học. Động lực thúc đẩy ban đầu của lý thuyết nhóm là mục miêu tìm ra nghiệm của phương trình đa thức có bậc lớn hơn 4. Nhà toán học người Pháp thế kỷ 19 Évariste Galois, bằng mở rộng những nghiên cứu trước đó của Paolo Ruffini và Joseph-Louis Lagrange, đã đưa ra tiêu chuẩn cho tính giải được của một số phương trình đa thức đặc biệt tuân theo nhóm đối xứng của nghiệm phương trình. Các phần tử của nhóm Galois này tương ứng với một số hoán vị nhất định của các nghiệm. Lúc đầu, ý tưởng của Galois bị các nhà toán học đương thời ông phản đối, và công trình của ông xuất bản sau khi ông đã qua đời. Các nhà toán học khảo sát thêm nhiều nhóm hoán vị tổng quát hơn, đặc biệt là bởi Augustin Louis Cauchy. Luận án của Arthur Cayley On the theory of groups, as depending on the symbolic equation θn = 1 (1854) đưa ra định nghĩa trừu tượng đầu tiên về nhóm hữu hạn. Hình học là lĩnh vực thứ hai mà ở đó lý thuyết nhóm được sử dụng một cách hệ thống, đặc biệt là các nhóm đối xứng trong chương trình Erlangen của Felix Klein năm 1872. Sau khi những hình học như hình học hyperbolic và hình học xạ ảnh mới nổi lên, Klein sử dụng lý thuyết nhóm để tổ chức chúng theo một cách thấu suốt hơn. Những ý tưởng đi xa hơn với Sophus Lie nghiên cứu nhóm Lie vào năm 1884. Lĩnh vực thứ ba đóng góp vào lý thuyết nhóm là lý thuyết số. Cấu trúc một số nhóm Abel nhất định đã được sử dụng ngầm ý trong công trình lý thuyết số Disquisitiones Arithmeticae của Carl Friedrich Gauss (1798), và sử dụng một cách hiện rõ hơn trong các công trình của Leopold Kronecker. Năm 1847, Ernst Kummer thực hiện những cố gắng đầu tiên trong chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat bằng cách phát triển nhóm miêu tả nhân tử hóa (nhóm lớp) đối với các số nguyên tố. Sự hội tụ nhiều nguồn lĩnh vực này vào thành lý thuyết nhóm thống nhất bắt đầu bằng công trình của Camille Jordan Traité des substitutions et des équations algébriques (1870). Walther von Dyck (1882) đưa ra phát biểu đầu tiên về định nghĩa hiện đại của nhóm trừu tượng. Đến thế kỷ 20, nhóm đã thu hút được sự chú ý quan trọng bằng các công trình tiên phong về lý thuyết biểu diễn nhóm hữu hạn của Ferdinand Georg Frobenius và William Burnside, lý thuyết biểu diễn modular của Richard Brauer và những bài báo của Issai Schur. Lý thuyết nhóm Lie, và tổng quát hơn là nhóm compact địa phương được Hermann Weyl, Élie Cartan và nhiều người khác nghiên cứu. Mảng đại số tương ứng với nó, lý thuyết nhóm đại số, lần đầu tiên được Claude Chevalley nghiên cứu (từ cuối thập niên 1930) và bởi các công trình của Armand Borel và Jacques Tits. Năm Lý thuyết Nhóm 1960-61 tổ chức bởi Đại học Chicago thu hút các nhà lý thuyết nhóm lại với nhau như Daniel Gorenstein, John G. Thompson và Walter Feit, đặt ra nền tảng của quá trình cộng tác, mà với đầu vào từ nhiều nhà toán học khác, trong chương trình phân loại nhóm đơn hữu hạn vào năm 1982. Dự án này vượt xa những dự án trước đó bởi khối lượng công việc lớn, ở cả độ dài trong các bài báo chứng minh và số lượng nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu vẫn còn đang tiếp tục nhằm đơn giản hóa chứng minh sự phân loại này. Ngày nay lý thuyết nhóm vẫn là một ngành toán học sôi động, có tác động đến nhiều lĩnh vực khác. Những hệ quả cơ bản của tiên đề nhóm Thực tế cơ bản về mọi nhóm có thể thu nhận trực tiếp từ các tiên đề nhóm thường được kết gộp vào lý thuyết nhóm cơ bản. Ví dụ, áp dụng cách lặp lại của tiên đề kết hợp chỉ ra rằng sự rõ ràng của a • b • c = (a • b) • c = a • (b • c) có thể tổng quát cho nhiều hơn ba phần tử. Bởi vì điều này hàm ý rằng dấu ngoặc đơn có thể điền vào bất kỳ vị trí nào bên trong một dãy các phần tử, cho nên dấu ngoặc đơn thường được bỏ đi. Tiên đề nhóm có thể làm yếu đi bằng giả sử tồn tại của một phần tử đơn vị trái và phần tử nghịch đảo trái. Có thể chứng minh chúng thực sự là những phần tử đơn vị hai phía và phần tử nghịch đảo hai phía (trái và phải), do đó định nghĩa này là tương đương với cái định nghĩa ở trên. Tính duy nhất của phần tử đơn vị và phần tử nghịch đảo Hai hệ quả quan trọng của tiên đề nhóm đó là tính duy nhất của phần tử đơn vị và tính duy nhất của phần tử nghịch đảo. Chỉ có một phần tử đơn vị của nhóm, và mỗi phần tử trong nhóm có chính xác một phần tử nghịch đảo. Để chứng minh có duy nhất một phần tử nghịch đảo của phần tử a, giả sử rằng a có hai phần tử nghịch đảo, ký hiệu là b và c của nhóm (G, •). Khi đó {| |b ||=||b • e || ||với e là phần tử đơn vị |- | ||=||b • (a • c) || ||bởi vì c là phần tử nghịch đảo của a, nên e = a • c |- | ||=||(b • a) • c || ||theo tiên đề kết hợp, nên có thể sắp xếp lại dấu ngoặc đơn |- | ||=||e • c|| ||do b là phần tử nghịch đảo của a, tức b • a = e |- | ||=||c|| || do e là phần tử đơn vị |} Hai phần tử b và c là bằng nhau do chúng được liên hệ bởi một chuỗi các đẳng thức. Nói cách khác chỉ có duy nhất một phần tử nghịch đảo của a. Tương tự, để chứng minh phần tử đơn vị của nhóm là duy nhất, giả sử G là nhóm với hai phần tử đơn vị e và f. Thì e = e • f = f, do vậy e và f bằng nhau. Phép chia Có thể thực hiện phép chia trong một nhóm: đối với hai phần tử a và b của nhóm G, tồn tại duy nhất một nghiệm x trong G thỏa mãn phương trình x • a = b. Thực vậy, nhân vế phải của phương trình với phần tử nghịch đảo a−1 thu được nghiệm x = x • a • a−1 = b • a−1. Tương tự có chính xác một nghiệm y thuộc G trong phương trình a • y = b, hay y = a−1 • b. Nói chung, x và y không nhất thiết phải bằng nhau. Hệ quả của điều này là phép nhân bởi một phần tử g trong nhóm có tính chất song ánh.Đặc biệt, nếu g thuộc G, tồn tại một song ánh từ G vào chính nó gọi là tịnh tiến trái bởi g tác dụng vào h ∈ G thành g • h. Tương tự, tịnh tiến phải bởi g là song ánh từ chính G vào nó bằng tác dụng vào h thành h • g. Nếu G là nhóm Abel, song ánh tịnh tiến trái và tịnh tiến phải bởi một phần tử của nhóm là như nhau. Khái niệm cơ bản Các phần sau sử dụng các ký hiệu toán học như X = {x, y, z} ký hiệu cho tập hợp X chứa các phần tử x, y, và z, hoặc x ∈ X để nói rằng x là phần tử thuộc X. Ký hiệu có nghĩa là hàm số f đặt tương ứng với mỗi phần tử của X với một phần tử của Y. Để hiểu nhóm toán học vượt ngoài phạm vi chỉ là các thao tác ký hiệu như ở trên, các nhà toán học đã phát triển thêm nhiều khái niệm cấu trúc nhóm. Có một nguyên lý khái niệm nằm bên dưới những ký hiệu sau: để tận dụng những ưu điểm về cấu trúc của nhóm (mà tập hợp "không có cấu trúc" không có đặc điểm này), các phép xây dựng liên quan đến nhóm phải tương thích với phép toán nhóm. Sự tương thích này thể hiện chính nó thông qua các khái niệm sau theo nhiều cách. Ví dụ, các nhóm liên hệ với nhau thông qua một hàm gọi là đồng cấu nhóm. Bằng nguyên lý đề cập ở trên, chúng đòi hỏi cấu trúc nhóm được miêu tả theo nghĩa chính xác. Cấu trúc của nhóm cũng được nghiên cứu bằng cách chia nhỏ nó thành các phần gọi là nhóm con hoặc nhóm thương. Nguyên lý "bảo toàn cấu trúc"—chủ đề lặp lại trong toàn bộ toán học—là một ví dụ nghiên cứu bởi ngành lý thuyết phạm trù, trong trường hợp này là phạm trù các nhóm. Đồng cấu nhóm Đồng cấu nhóm là những hàm bảo tồn cấu trúc nhóm. Hàm giữa hai nhóm (G,•) và (H,∗) được gọi là đồng cấu nếu phương trình thỏa mãn đối với mọi phần tử g, k thuộc G. Nói cách khác, kết quả thu được như nhau khi thực hiện phép toán nhóm trước hoặc sau khi áp dụng ánh xạ a. Đòi hỏi này đảm bảo rằng , và đối với mọi g thuộc G. Do vậy đồng cấu nhóm giữ nguyên mọi cấu trúc của G cho bởi các tiên đề nhóm. Hai nhóm G và H là đẳng cấu với nhau nếu tồn tại hai phép đồng cấu nhóm và , sao cho khi áp dụng hàm hợp của hai hàm này trong hai trường hợp thứ tự tác dụng hàm đều cho hàm đồng nhất của G và H. Tức là, và đối với bất kỳ g thuộc G và h thuộc H. Từ quan điểm trừu tượng, các nhóm đẳng cấu mang thông tin như nhau. Ví dụ, để chứng minh đối với các phần tử g thuộc G là tương đương logic với chứng minh , bởi vì áp dụng a đối với nhóm G thu được phần tử thuộc nhóm H và áp dụng b đối với nhóm H thu được kết quả thuộc nhóm G. Nhóm con Hình thức mà nói nhóm con là một nhóm H chứa trong một nhóm lớn hơn là G. Cụ thể là, phần tử đơn vị của G cũng thuộc H, và bất cứ h1 và h2 thuộc H, thì và h1−1 cũng là các phần tử thuộc H, các phép toán nhóm trên G giới hạn vào H tạo thành một nhóm. Trong ví dụ ở trên, các phần tử đơn vị và phần tử của phép quay tạo thành một nhóm con R = {id, r1, r2, r3}, tô bằng màu đỏ trong bảng nhóm ở trên: bất kỳ sự kết hợp hai phép quay nào cũng tạo thành một phép quay, một phép quay có thể rút lại bằng (ví dụ nghịch đảo của nó) phép quay bổ sung 270° cho 90°, 180° cho 180°, và 90° cho 270° (lưu ý rằng ở đây không định nghĩa phép quay theo hướng ngược lại). Phép thử nhóm con là điều kiện cần và đủ cho tập con H của nhóm G trở thành nhóm con: với mọi phần tử g, h ∈ H nếu thì H là một nhóm con. Việc biết mọi nhóm con là một điều quan trọng khi nghiên cứu một nhóm trên tổng thể. Bất kỳ tập con S nào của nhóm G, nhóm con sinh bởi S chứa tích các phần tử của S và nghịch đảo của chúng. Nó là nhóm con nhỏ nhất của G chứa S. Trong ví dụ giới thiệu ở trên, nhóm con tạo bởi r2 và fv chứa hai phần tử này, phần tử đơn vị id và fh = fv • r2. Đến lượt đây là một nhóm con, bởi vì kết hợp bất kỳ hai trong bốn phần tử này hoặc những phần tử nghịch đảo của chúng (mà trong trường hợp đặc biệt là chính chúng) thu được các phần tử của chính nhóm con này. Các lớp kề (Coset) Trong nhiều tình huống các nhà toán học mong muốn coi hai phần tử nhóm là như nhau nếu chúng chỉ khác nhau bởi một phần tử của một nhóm con. Ví dụ, trong nhóm D4 ở trên, khi thực hiện thao tác lật ngược, hình vuông sẽ không bao giờ trở lại cấu hình r2 nếu chỉ áp dụng các thao tác quay (mà không cần lật nó), tức là phép quay không liên quan đến câu hỏi liệu phép lật ngược đã được thực hiện. Do vậy họ định nghĩa các lớp kề (coset) (hay các lớp ghép) để hình thức hóa vấn đề này: nhóm con H xác định lên các lớp kề trái và lớp kề phải, mà có thể coi như là sự tịnh tiến của H bởi một phần tử nhóm bất kỳ g. Theo ký hiệu, các lớp kề trái' và phải của H chứa g lần lượt làgH = {g • h:h ∈ H} và Hg = {h • g:h ∈ H}. Các lớp kề của một nhóm con bất kỳ H tạo thành phép phân hoạch của G; nghĩa là hợp của mọi lớp kề trái bằng G và hai lớp kề trái hoặc bằng nhau hoặc có giao là tập hợp rỗng. Trường hợp đầu tiên g1H = g2H xảy ra nếu và chỉ nếu , hay nếu hai phần tử khác nhau bởi một phần tử thuộc H. Kết luận cũng tương tự với các lớp kề phải của H. Các lớp kề trái và lớp kề phải của H có thể bằng hoặc không bằng nhau. Nếu chúng bằng nhau, ví dụ đối với mọi g thuộc G, gH = Hg, thì H được gọi là nhóm con chuẩn tắc. Trong D4, ví dụ về nhóm đối xứng, các lớp trái gR của nhóm con R chứa phép quay hoặc là bằng R, nếu g là một phần tử của chính R, hoặc không thì bằng U = fcR = {fc, fv, fd, fh} (tô màu lam trong bảng nhóm). Nhóm con R cũng là chuẩn tắc, bởi vì fcR = U = Rfc và tương tự cho bất kỳ phần tử khác ngoài fc. Nhóm thương Trong một số trường hợp, tập hợp các lớp ghép (coset) của một nhóm con sẽ tạo thành một nhóm, được gọi là nhóm thương hay nhóm nhân tử. Để có được điều này, nhóm con phải chuẩn tắc. Đối với bất kỳ nhóm con chuẩn tắc N, nhóm thương được định nghĩa như sau:G / N = {gN, g ∈ G}, "G modulo N". Tập hợp này thừa hưởng phép toán nhóm (đôi khi gọi là phép nhân lớp ghép - coset multiplication, hoặc cộng lớp ghép) từ nhóm ban đầu G: (gN) • (hN) = (gh)N với mọi g và h trong G. Định nghĩa này xuất phát từ ý tưởng (tự nó là một ví dụ của sự xem xét cấu trúc tổng quát nêu ở trên) rằng ánh xạ đặt tương ứng mỗi phần tử g với phần tử thuộc lớp gN là đồng cấu nhóm, hoặc bằng cách xem xét trừu tượng tổng quát hơn gọi là tính chất phổ quát. Lớp eN = N trở thành như là đơn vị của nhóm này, và nghịch đảo của gN trong nhóm thương là (gN)−1 = (g−1)N. Các phần tử của nhóm thương chính là R, phần tử đơn vị là U = fvR. Phép toán nhóm trên thương nêu ở bên phải. Ví dụ, U • U = fvR • fvR = (fv • fv)R = R. Cả nhóm con R = {id, r1, r2, r3}, cũng như nhóm thương tương ứng là nhóm Abel, trong khi D4 không phải là nhóm Abel. Xây dựng nhóm lớn hơn từ những nhóm nhỏ hơn, như D4 từ nhóm con R và nhóm thương được trừu tượng hóa gọi là tích nửa trực tiếp. Nhóm thương và nhóm con cùng với nhau tạo thành cách miêu tả mọi nhóm theo biểu diễn: bất kỳ một nhóm là thương của nhóm tự do trên tập sinh của nhóm. Ví dụ, nhóm nhị diện D4, có thể sinh ra từ hai phần tử r và f (như r = r1, phép quay bên phải và f = fv phép lật theo phương thẳng đứng), có nghĩa là mỗi đối xứng của hình vuông là tổ hợp hữu hạn của hai phép đối xứng này và nghịch đảo của chúng. Cùng với các liên hệr 4 = f 2 = (r • f)2 = 1, cho phép miêu tả hoàn toàn nhóm này. Biểu diễn nhóm cũng dùng để xây dựng lên đồ thị Cayley, một công cụ minh họa các nhóm rời rạc. Nhóm con và nhóm thương có liên hệ với nhau như sau: một tập con H của G có thể coi như là một đơn ánh , tức là bất kỳ phần tử nào của tập đích có nhiều nhất một phần tử tương ứng của tập nguồn. Ngược lại với đơn ánh là toàn ánh (mỗi phần tử của tập đích có ít nhất một phần tử tương ứng của tập nguồn), như ánh xạ chính tắc . Giải thích nhóm con và nhóm thương theo ngôn ngữ của những đồng cấu nhấn mạnh vào khái niệm cấu trúc thừa hưởng từ những định nghĩa này ám chỉ ở phần giới thiệu. Nói chung, đồng cấu không là đơn ánh hay toàn ánh. Nhân và ảnh của đồng cấu nhóm và định lý đẳng cấu thứ nhất đề cập những vấn đề này. Ví dụ và ứng dụng Có rất nhiều ví dụ và những ứng dụng của nhóm. Như giới thiệu ở trên về nhóm các số nguyên Z với phép toán nhóm là phép cộng. Nếu thay phép cộng bằng phép nhân sẽ thu được nhóm phép nhân. Những nhóm này là các ví dụ quan trọng đầu tiên trong đại số trừu tượng. Có nhiều lĩnh vực toán học khác ứng dụng lý thuyết nhóm. Các đối tượng toán học thường được kiểm tra bằng nhóm kết hợp với chúng và nghiên cứu tính chất của nhóm tương ứng. Ví dụ, Henri Poincaré thiết lập nên ngành tô pô đại số bằng giới thiệu nhóm cơ bản. Bằng sự kết nối này, các tính chất tô pô như lân cận và liên tục chuyển thành các tính chất nhóm. Ví dụ, các phần tử của nhóm cơ bản được biểu diễn bằng các vòng tròn. Ảnh thứ hai bên phải chỉ ra một số vòng trên mặt phẳng trừ đi một điểm. Vòng xanh coi như là không đồng luân (và do vậy không liên quan), bởi vì nó có thể liên tục thu nhỏ thành một điểm. Sự có mặt của một lỗ ngăn cản các vòng màu cam co lại thành một điểm. Nhóm cơ bản của mặt phẳng với một điểm loại trừ trở thành tuần hoàn vô hạn, sinh bởi các vòng cam (hoặc bởi bất kỳ vòng nào quay vòng một lần xung quanh lỗ). Theo cách này, nhóm cơ bản xác định ra lỗ. Trong những ứng dụng gần đây, cũng có sự tác động ngược trở lại để thúc đẩy xây dựng hình học bằng nền tảng lý thuyết nhóm. Theo lối tương tự, lý thuyết nhóm hình học áp dụng các khái niệm hình học, như nghiên cứu các nhóm hypebolic. Những nhánh xa hơn áp dụng nhóm nhiều nhất bao gồm hình học đại số và lý thuyết số. Ngoài những ứng dụng lý thuyết kể trên, có nhiều ứng dụng thực tế cho những lĩnh vực khoa học khác. Tinh thể học dựa trên sự tổ hợp của cách tiếp cận lý thuyết nhóm trừu tượng với những hiểu biết thuật toán miêu tả trong lý thuyết nhóm tính toán, đặc biệt khi áp dụng vào nhóm hữu hạn. Các ngành khoa học khác như vật lý học, hóa học và khoa học máy tính cũng hưởng lợi từ lý thuyết này. Các số Nhiều hệ thống số, như các số nguyên và số hữu tỉ thể hiện bản chất cấu trúc nhóm một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp, như đối với số hữu tỉ, cả phép cộng và phép nhân đều làm xuất hiện cấu trúc nhóm. Những hệ thống số này là tiền tổ của những cấu trúc đại số tổng quát hơn gọi là vành và trường. Những khái niệm đại số trừu tượng hơn như mô đun, không gian vectơ và đại số trên một trường cũng tạo thành nhóm toán học. Số nguyên Nhóm các số nguyên Z dưới phép cộng, ký hiệu (Z, +), đã được miêu tả ở trên. Số nguyên, cùng với phép nhân thay vì phép cộng, (Z, •) không tạo thành một nhóm. Bởi vì chỉ có tiên đề đóng, tính kết hợp và phần tử đơn vị là thỏa mãn, còn tiên đề phần tử nghịch đảo thì không: ví dụ, a = 2 là một số nguyên, nhưng nghiệm duy nhất cho phương trình a • b = 1 trong trường hợp này là b = 1/2, là số hữu tỉ không phải là số nguyên. Do không phải mọi số nguyên Z có phần tử nghịch đảo (theo phép nhân). Số hữu tỉ Mong muốn cho tồn tại phần tử nghịch đảo đối với phép nhân gợi ra xem xét trường hợp đối với các số hữu tỉ với a, b là các số nguyên và b khác 0. Tập hợp các số hữu tỉ này ký hiệu là Q. Vẫn còn một cản trở nhỏ cho các số hữu tỉ cho phép nhân trở thành một nhóm: bởi vì số hữu tỉ 0 không có phần tử nghịch đảo đối với phép nhân (vì không tồn tại x sao cho x • 0 = 1), (Q, •) vẫn chưa là một nhóm. Tuy vậy, tập hợp mọi số hữu tỉ khác 0 Q \ {0} = {q ∈ Q | q ≠ 0} tạo thành nhóm Abel dưới phép toán nhân, ký hiệu là . Các tiên đề kết hợp và phần tử đơn vị thỏa mãn theo như tính chất của các số nguyên. Đòi hỏi của tiên đề đóng vẫn thỏa mãn sau khi bỏ phần tử 0, bởi vì tích của hai số hữu tỉ khác 0 không bao giờ bằng 0. Cuối cùng phần tử nghịch đảo của a/b là b/a, do vậy tiên đề nghịch đảo được thỏa mãn. Số hữu tỉ (gồm cả 0) cũng tạo thành một nhóm dưới phép cộng. Khi bao gồm cả phép cộng và phép nhân tạo thành một cấu trúc phức tạp hơn gọi là vanh—và nếu phép chia là có thể, như ở trong Q—sẽ thu được cấu trúc trường, cấu trúc có vị trí trung tâm trong ngành đại số trừu tượng. Do vậy các mệnh đề của lý thuyết nhóm thuộc về một phần của những cấu trúc này. Đồng dư Trong phép đồng dư, ban đầu cộng hai số nguyên với nhau sau đó lấy tổng chia cho một số nguyên, số nguyên này gọi là mô đun. Kết quả của phép cộng mô đun là phần dư của phép chia đó. Đối với mô đun n bất kỳ, tập hợp các số nguyên từ 0 tới n−1 tạo thành một nhóm dưới phép cộng mô đun: phần tử nghịch đảo của a là n−a, và 0 là phần tử đơn vị. Nhóm này tương tự từ phép cộng các số giờ trên mặt đồng hồ: nếu kim giờ ở vị trí số 9 và quay thêm 4 tiếng, nó chỉ vào số 1 như thể hiện trên hình. Tức là 9 + 4 bằng 1 "mô đun 12" hay viết thành công thức, 9 + 4 ≡ 1 mô đun 12. Nhóm các số nguyên mô đun n ký hiệu là Zn hoặc Z/nZ. Đối với bất kỳ số nguyên tố p, cũng tồn tại một nhóm nhân các số nguyên mô đun p. Phần tử của nó gồm các số nguyên từ 1 tới p−1. Phép toán nhóm là phép nhân mô đun p. Tức là lấy tích thông thường chia cho p và phần dư của phép chia này là kết quả của phép nhân mô đun. Ví dụ, nếu p = 5, tồn tại một nhóm với bốn phần tử 1, 2, 3, 4. Trong nhóm này, 4 • 4 = 1, bởi vì tích thông thường bằng 16 trong phép nhân này sẽ bằng 1, hay khi chia nó cho 5 thu được phần dư là 1. 16 − 1 = 15, ký hiệu là 16 ≡ 1 (mod 5). Tính nguyên tố của p đảm bảo rằng tích của hai số nguyên trong nhóm sẽ không bao giờ chia hết cho p, từ đó ám chỉ rằng tập hợp này là đóng dưới phép nhân mô đun. Phần tử đơn vị của nhóm là 1, như đối nhóm phép toán nhân thông thường, và tính kết hợp được thỏa mãn do tính chất của phép nhân các số nguyên. Cuối cùng, tiên đề nghịch đảo đòi hỏi rằng đối với một số nguyên a không là ước của p, tồn tại một số nguyên b sao choa • b ≡ 1 (mod p), hay hiệu chia hết cho p. Có thể tìm phần tử nghịch đảo b thông qua đẳng thức Bézout và vì ước số chung lớn nhất bằng 1. Trong trường hợp p = 5 ở trên, phần tử nghịch đảo của 4 là 4, của 3 là 2, do 3 • 2 = 6 ≡ 1 (mod 5). Từ đó mọi tiên đề nhóm được thỏa mãn. Thực sự là ví dụ này giống với nhóm (Q\{0}, •) ở trên: nó chứa chính xác các phần tử trong Z/pZ có phần tử nghịch đảo trong phép nhân. Các nhóm này được ký hiệu là Fp×. Chúng là các thành phần quan trọng trong lý thuyết mật mã hóa khóa công khai. Nhóm xiclicNhóm xiclic là nhóm mà các phần tử là lũy thừa của một phần tử đặc biệt a. Trong ký hiệu phép nhân, các phần tử của nhóm là: ..., a−3, a−2, a−1, a0 = e, a, a2, a3,..., với a2 có nghĩa là a • a, và a−3 thay cho a−1 • a−1 • a−1=(a • a • a)−1 v.v. Phần tử a gọi là phần tử sinh hay phần tử nguyên thủy của nhóm. Trong ký hiệu phép cộng, sự đòi hỏi cho một phần tử trở thành phần tử nguyên thủy yêu cầu là mỗi phần tử trong nhóm có thể viết thành ..., −a−a, −a, 0, a, a+a,... Trong nhóm Z/nZ giới thiệu ở trên, phần tử 1 là nguyên thủy, do vậy những nhóm này là xiclic. Quả thực, mỗi phần tử có thể biểu diễn thành tổng mà tất cả các số hạng bằng 1. Bất kỳ nhóm xiclic với n phần tử là đẳng cấu với nhóm này. Một ví dụ thứ hai cho nhóm xiclic là nhóm các căn phức bậc n của đơn vị, xác định bởi số phức z thỏa mãn zn = 1. Những số này được minh họa là đỉnh của một đa giác đều có n đỉnh tô màu lam như hình bên với n = 6. Phép toán nhóm là phép nhân các số phức. Trong hình bên, nhân với z tương ứng với quay ngược chiều kim đồng hồ một góc 60°. Sử dụng trong một số lý thuyết trường, có thể chứng minh được nhóm Fp× là xiclic: ví dụ, nếu p = 5, 3 là phần tử sinh do 31 = 3, 32 = 9 ≡ 4, 33 ≡ 2, và 34 ≡ 1. Một số nhóm xiclic có vô hạn các phần tử. Trong các nhóm này, đối với mỗi phần tử khác 0 a, mọi lũy thừa của a là khác nhau; mặc dù tên gọi "nhóm xiclic" (nhóm tuần hoàn), lũy thừa của các phần tử không lặp lại tuần hoàn. Nhóm xiclic vô hạn là đẳng cấu với nhóm (Z, +), nhóm các số nguyên với phép cộng như đã giới thiệu ở trên. Vì hai nhóm đã giới thiệu đều là các nhóm giao hoán (nhóm Abel), cho nên các nhóm xiclic cũng là nhóm Abel. Việc nghiên cứu các nhóm Abel sinh hữu hạn là khá kỹ lưỡng, bao gồm "định lý cơ bản về nhóm Abel sinh hữu hạn; và phản ánh trạng thái này với nhiều khái niệm nhóm liên quan như trung tâm và giao hoán tử, miêu tả sự mở rộng cho những nhóm phi Abel. Nhóm đối xứngNhóm đối xứng là những nhóm chứa tính đối xứng của các đối tượng toán học nhất định—có thể về bản chất hình học của chúng, như nhóm đối xứng của hình vuông đã giới thiệu ở trên, hoặc về bản chất đại số, như phương trình đa thức và các nghiệm. Về mặt khái niệm, có thể coi lý thuyết nhóm như là ngành nghiên cứu tính đối xứng. Sự đối xứng trong toán học làm đơn giản hóa rất nhiều trong việc nghiên cứu các đối tượng hình học và giải tích. Một nhóm được nói là tác dụng lên một đối tượng toán học X nếu mỗi phần tử của nhóm thực hiện một số phép toán trên X mà tương thích với luật nhóm. Trong ví dụ nằm ở ngoài cùng bên phải ở bảng dưới, một phần tử bậc 7 của nhóm tam giác (2,3,7) tác dụng lên phép lát gạch bằng cách hoán vị các tam giác cong tô màu nổi bật (và cũng cho những tam giác khác). Bằng tác dụng nhóm, thành phần của nhóm được liên hệ với cấu trúc của đối tượng mà nó tác dụng lên. Trong lĩnh vực hóa học, như tinh thể học, nhóm không gian và nhóm điểm miêu tả tính chất đối xứng phân tử và đối xứng tinh thể. Những đối xứng này hàm chứa các hành xử vật lý và hóa học của các tinh thể, và lý thuyết nhóm cho phép đơn giản hóa sự phân tích của cơ học lượng tử cho những tính chất này. Ví dụ, lý thuyết nhóm được sử dụng để chứng tỏ rằng sự chuyển dịch quang học giữa những mức lượng tử nhất định không thể xảy ra đơn giản bởi vì có sự tham gia đối xứng của các trạng thái năng lượng. Không chỉ nhóm có ích khi sử dụng để đánh giá đối xứng trong phân tử, nhưng chúng cũng tiên đoán một cách ngạc nhiên rằng thỉnh thoảng các phân tử cũng thay đổi tính đối xứng. Hiệu ứng Jahn-Teller là sự lệch cấu trúc phân tử ra khỏi đối xứng cao khi nó chấp nhận một trạng thái nền của đối xứng thấp hơn từ tập hợp các trạng thái nền khả dĩ có liên hệ với nhau bởi phép toán đối xứng đối với phân tử. Tương tự như vậy, lý thuyết nhóm giúp tiên đoán sự thay đổi tính chất vật lý xảy ra khi vật liệu trải qua giai đoạn chuyển pha, ví dụ, từ dạng tinh thể lập phương sang thành tinh thể tứ diện. Một ví dụ về điều này đó là ở vật liệu sắt điện, nơi sự thay đổi từ trạng thái lưỡng cực điện sang trạng thái sắt điện xảy ra ở nhiệt độ Curie và có liên hệ với sự thay đổi từ trạng thái lưỡng cực điện đối xứng cao xuống trạng thái sắt điện có đối xứng thấp hơn, đi kèm với nó là mode phonon mềm, loại mode giàn rung động trở về tần số 0 ở giai đoạn chuyển pha. Những hiệu ứng phá vỡ đối xứng tự phát đã được áp dụng ở trong lĩnh vực vật lý hạt cơ bản, nơi sự xuất hiện của nó có liên hệ với các boson Goldstone. Những nhóm đối xứng hữu hạn như nhóm Mathieu được ứng dụng trong lý thuyết mã hóa, mà đến lượt nó lại áp dụng vào lý thuyết hiệu chỉnh sai số trong việc truyền dữ liệu, và ở đầu đọc đĩa CD. Một ứng dụng khác là lý thuyết Galois vi phân, mà hàm đặc trưng hóa có nguyên hàm của dạng cho trước, đem lại tiêu chuẩn giới hạn lý thuyết nhóm khi nghiệm của những phương trình vi phân xác định tốt. Các tính chất hình học mà vẫn duy trì sự ổn định dưới tác dụng của nhóm được nghiên cứu trong lý thuyết bất biến hình học. Nhóm tuyến tính tổng quát và lý thuyết biểu diễn Nhóm ma trận chứa các ma trận cùng với phép nhân ma trận. Nhóm tuyến tính tổng quát GL(n, R) chứa mọi ma trận khả nghịch n x n với các phần tử thực. Các nhóm con của nó được coi như là nhóm ma trận hay nhóm tuyến tính. Ví dụ về nhóm nhị diện đề cập ở trên có thể coi như là nhóm ma trận (có bậc rất nhỏ). Một nhóm ma trận quan trọng khác là nhóm trực giao đặc biệt SO(n). Nó miêu tả mọi phép quay khả dĩ trong không gian n chiều. Thông qua góc Euler, ma trận quay được sử dụng trong lĩnh vực đồ họa vi tính.Lý thuyết biểu diễn một mặt là ứng dụng của khái niệm nhóm nhưng mặt khác có vai trò quan trọng để hiểu ở mức sâu hơn đối với nhóm. Nó nghiên cứu nhóm thông qua tác dụng nhóm trên những không gian khác. Một lớp rộng của phép biểu diễn nhóm là biểu diễn tuyến tinh, ví dụ nhóm tác dụng lên một không gian vectơ, như không gian Euclid 3 chiều R3. Biểu diễn của G trên một không gian vectơ thực n chiều là phép đồng cấu nhóm đơn ρ: G → GL(n, R) từ nhóm vào nhóm tuyến tính tổng quát. Theo cách này, phép toán nhóm, mà có thể cho một cách trừu tượng, diễn dịch phép nhân ma trận khiến nó dùng được đối với những tính toán cụ thể. Một phép toán nhóm còn cho một ý nghĩa xa hơn khi nghiên cứu đối tượng mà nó tác dụng lên. Mặt khác, nó cũng cho thông tin về cấu trúc nhóm. Biểu diễn nhóm là một nguyên lý tổ chức trong lý thuyết nhóm hữu hạn, nhóm Lie, nhóm đại số và nhóm tô pô, đặc biệt là nhóm compact (cục bộ). Nhóm Galois Nhóm Galois hình thành trong quá trình đi tìm nghiệm của phương trình đa thức dựa trên đặc điểm đối xứng của nghiệm. Ví dụ, nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 cho bởi công thức Khi hoán vị dấu "+" và "−" trong công thức, hay tương đương với hoán vị hai nghiệm của phương trình có thể coi như là một phép toán nhóm (một cách rất đơn giản). Có những công thức tương tự cho phương trình bậc ba và bậc bốn, nhưng không tồn tại một công thức tổng quát cho phương trình bậc năm và bậc cao hơn. Tính chất trừu tượng của nhóm Galois đi kèm với đa thức (đặc biệt là tính giải được) đưa ra một tiêu chuẩn cho những đa thức mà mọi nghiệm của nó có thể biểu diễn dưới dạng công thức chỉ bao gồm phép cộng, nhân và căn thức tương tự như công thức ở trên. Vấn đề này có thể giải quyết được bằng cách dịch chuyển nó sang lý thuyết trường và xem xét trường tách của đa thức. Lý thuyết Galois hiện đại tổng quát hóa những loại nhóm Galois ở trên thành các mở rộng trường và thiết lập lên—thông qua định lý cơ bản của lý thuyết Galois—mối liên hệ chính xác giữa nhóm và trường, hàm chứa một lần nữa sự quan trọng của nhóm trong toán học. Nhóm hữu hạn Nhóm gọi là hữu hạn nếu nó có hữu hạn các phần tử. Số lượng các phần tử của nhóm gọi là bậc của nhóm. Một lớp quan trọng là nhóm đối xứng SN, tức nhóm hoán vị của N chữ cái. Ví dụ, nhóm đối xứng trên 3 chữ cái S3 là nhóm chứa mọi thứ tự khả dĩ của tổ hợp ba chữ cái ABC, bao gồm bộ các chữ ABC, ACB,..., cho tới CBA, tổng cộng là có 6 phần tử (hoặc 3 thừa số). Lớp này là cơ bản bởi bất ký nhóm hữu hạn nào có thể biểu diễn dưới dạng nhóm con của nhóm đối xứng SN đối với những số nguyên N phù hợp (định lý Cayley). Song song với nhóm đối xứng của hình vuông nêu ra ở trên, có thể giải thích nhóm đối xứng S3 như là nhóm đối xứng của tam giác đều. Bậc của một phần tử a trong nhóm G là số nguyên dương nhỏ nhất n sao cho a n = e, với a n đại diện cho có nghĩa là áp dụng phép toán nhóm • cho n bản sao của phần tử a. (nếu • biểu diễn cho phép nhân, thì an tương ứng với a lũy thừa n.) Trong nhóm hữu hạn, n có thể không tồn tại, và trong trường hợp này có thể nói bậc của a là vô hạn. Bậc của một phần tử bằng bậc của nhóm con xiclic sinh bởi phần tử này. Đối với kỹ thuật đếm các đối tượng phức tạp hơn, ví dụ khi đếm các lớp (cosets), sẽ thu được phát biểu chính xác hơn về nhóm hữu hạn: định lý Lagrange phát biểu rằng đối với nhóm hữu hạn G bậc của bất kỳ nhóm con H nào sẽ là ước của bậc của G. Định lý Sylow đưa ra một phát biểu gần ngược lại. Nhóm nhị diện (nêu ở trên) là nhóm hữu hạn có bậc 8. Bậc của r1 là 4, hay chính là bậc của nhóm con R mà nó sinh ra(xem ở trên). Bậc của các phần tử phản xạ fvv.v bằng 2. Cả hai đều là ước của 8 đúng như định lý Lagrange tiên đoán. Nhóm Fp× ở trên có bậc . Phân loại các nhóm đơn hữu hạn Các nhà toán học thường nỗ lực thu được sự phân loại (hoặc danh sách) đầy đủ của một khái niệm toán học. Trong trường hợp các nhóm đơn hữu hạn, mục đích này nhanh chóng dẫn tới sự khó khăn và sự sâu sắc trong toán học. Theo định lý Lagrange, nhóm hữu hạn bậc p, với p là số nguyên tố, cần thiết là nhóm xilic (Abel) Zp. Cũng có thể chứng minh nhóm có bậc p2 là nhóm Abel, nhưng phát biểu này không còn đúng khi tổng quát hóa cho nhóm bậc p3, vì nhóm phi Abel D4 có bậc 8 = 23 như chỉ ra ở trên. Những hệ thống máy tính đại số được dùng để liệt kê ra những nhóm nhỏ, nhưng không có cách phân loại mọi nhóm hữu hạn. Một bước trung gian là phân loại các nhóm đơn hữu hạn. Nhóm không tầm thường gọi là đơn giản chỉ nếu các nhóm con chuẩn tắc của nó là nhóm tầm thường và cũng đối với chính nhóm đó. Định lý Jordan–Hölder chỉ ra các nhóm đơn hữu hạn là những viên gạch cơ bản cho mọi nhóm hữu hạn. Công việc liệt kê ra mọi nhóm đơn hữu hạn là một thành tựu lớn đạt được của lý thuyết nhóm hiện nay. Richard Borcherds giành Huy chương Fields năm 1998 nhờ chứng minh thành công phỏng đoán quái vật giả tưởng (monstrous moonshine conjectures), một mối liên hệ sâu sắc và kỳ lạ giữ nhóm bất định đơn giản hữu hạn lớn nhất (the largest finite simple sporadic group)— "nhóm quỷ"—với những hàm môđula nhất định, một thành phần trong giải tích phức cổ điển, và lý thuyết dây, lý thuyết tìm cách miêu tả thống nhất nhiều hiện tượng vật lý trong tự nhiên. Nhóm được trang bị thêm cấu trúc Nhiều nhóm tập hợp một cách đồng thời là nhóm và là ví dụ về cấu trúc toán học cho những nhóm khác. Trong ngôn ngữ của lý thuyết phạm trù, chúng là các vật thể nhóm trong một phạm trù, có nghĩa là chúng là các vật thể (tức là làm ví dụ cho những cấu trúc toán học khác) đi kèm với các phép biến đổi (gọi là cấu xạ- morphism) mà bắt chước giống với những tiên đề nhóm. Ví dụ, mọi nhóm (như định nghĩa ở trên) đều là tập hợp, do vậy một nhóm là vật thể nhóm trong phạm trù các tập hợp. Nhóm tô pô Một số không gian tô pô có thể sử dụng với luật nhóm. Để cho luật nhóm và không gian tô pô kết hợp được với nhau, phép toán nhóm phải là hàm liên tục, tức là, và g−1 phải không thay đổi quá lớn nếu g và h chỉ thay đổi rất ít. Những nhóm này gọi là các nhóm tô pô, và chúng là các vật thể nhóm trong phạm trù các không gian tô pô. Những ví dụ cơ bản nhất là nhóm các số thực R đi kèm với phép toán cộng, , và tương tự với bất kỳ trường tô pô nào như số phức hoặc số p-adic. Mọi nhóm này đều compact địa phương, do đó chúng có độ đo Haar và có thể nghiên cứu chúng thông qua giải tích điều hòa. Lĩnh vực giải tích điều hòa đưa ra hình thức luận trừu tượng cho các phép tích phân bất biến. Tính bất biến có nghĩa là, ví dụ trong trường hợp số thực: với c là hằng số bất kỳ. Nhóm ma trận trên những trường này nằm vào phạm vi này, như đối với vành Adele và nhóm đại số Adele mà chúng là cơ sở đối với lý thuyết số. Nhóm Galois của mở rộng trường vô hạn như nhóm Galois tuyệt đối cũng có thể được trang bị với một tô pô, gọi là tô pô Krull, mà đến lượt là trung tập của sự tổng quát hóa mối liên hệ phác thảo ở trên giữa trường và nhóm của mở rộng trường vô hạn. Tổng quát hóa hơn nữa cho ý tưởng này, nhằm chấp nhận những đòi hỏi của hình học đại số, là nhóm cơ bản Étale. Nhóm LieNhóm Lie (theo tên nhà toán học Thụy Điển Sophus Lie) là nhóm có thêm cấu trúc đa tạp, tức là chúng là những không gian nhìn trên cục bộ giống như không gian Euclid với chiều thích hợp. Thêm nữa, cấu trúc được đưa vào, mà ở đây là cấu trúc đa tạp, phải là tương thích, tức là ánh xạ tương ứng với phép nhân và phép nghịch đảo phải đảm bảo tính trơn. Một ví dụ mẫu là nhóm tuyến tính tổng quát giới thiệu ở trên: nó là một tập con mở của không gian chứa mọi ma trận n x n, bởi nó tuân theo bất đẳng thức det (A) ≠ 0, với A ký hiệu cho ma trận n x n. Nhóm Lie có vai trò quan trọng cơ bản trong vật lý hiện đại trong khi định lý Noether liên hệ các đối xứng liên tục với các đại lượng bảo toàn. Phép quay, cũng như phép tịnh tiến trong không gian và thời gian là những đối xứng cơ bản đối với các định luật của cơ học. Chúng có thể được sử dụng, ví dụ, để xây dựng những mô hình đơn giản—hàm ý rằng đối xứng trục trong một số tình huống sẽ giúp các nhà vật lý làm đơn giản đi rất nhiều những phương trình phức tạp giúp họ tìm ra những nghiệm chính xác miêu tả hệ vật lý nhất định, như ở trường hợp các nghiệm Schwarzschild (đối xứng cầu) và nghiệm Kerr (đối xứng trục, bảo toàn động lượng) của phương trình trường Einstein trong thuyết tương đối rộng. Một ví dụ khác là phép biến đổi Lorentz, nó liên hệ phép đo thời gian với vận tốc của hai quan sát viên chuyển động đều tương đối với nhau. Chúng có thể thu được theo cách của lý thuyết nhóm thuần túy, bằng cách thể hiện phép biến đổi như là đối xứng quay trong không gian Minkowski. Không gian này phục vụ—trong trường hợp bỏ qua ảnh hưởng của trường hấp dẫn—như là mô hình của không thời gian trong thuyết tương đối hẹp. Nhóm đối xứng đầy đủ của không gian Minkowski, tức là bao gồm cả phép tịnh tiến, được biết đến là nhóm Poincaré. Theo trên, nó đóng vai trò quan trọng trong thuyết tương đối hẹp và cho cả lý thuyết trường lượng tử. Các đối xứng thay đổi theo vị trí là khái niệm trung tâm trong cách miêu tả hiện đại về những tương tác vật lý với sự giúp đỡ của lý thuyết trường chuẩn (gauge theory). Tổng quát hóa Trong đại số trừu tượng, những cấu trúc tổng quát hơn được xác định bằng cách nới lỏng một số tiên đề nhóm. Ví dụ, nếu yêu cầu rằng mọi phần tử phải có phần tử nghịch đảo bị loại bỏ, thì cấu trúc đại số thu được gọi là monoid. Tập hợp số tự nhiên N (bao gồm 0) với phép cộng tạo thành một monoid, cũng như đối với số nguyên khác 0 dưới phép nhân, , xem ở trên. Có một phương pháp tổng quát để thêm vào một cách hình thức các phần tử nghịch đảo đối với bất kỳ monoid nào (có tính chất giao hoán), rất giống với cách mà thu được từ , cách này còn gọi là nhóm Grothendieck. Các groupoid giống với nhóm ngoại trừ phép kết hợp a • b không cần thiết phải xác định với mọi a và b. Chúng xuất hiện trong việc nghiên cứu những dạng phức tạp hơn của đối xứng, thường trong các cấu trúc tô pô và giải tích toán học, như groupoid cơ bản hay chùm (stack). Cuối cùng, có thể tổng quát hóa cho bất kỳ khái niệm nào bằng cách thay thế phép toán hai ngôi bởi một mảng bất kỳ n-ary (tức là phép toán có n tham số). Cũng với sự tổng quát hóa thông thường của các tiên đề nhóm sự kết hợp này hình thành lên nhóm n-ary.(xem thêm đại số phổ dụng) Bảng kế bên liệt kê danh sách một vài cấu trúc tổng quát hóa của nhóm. Xem thêm Nhóm Abel Nhóm cơ bản Nhóm lũy linh Nhóm giải được Chú thích Trích dẫn
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariabena hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông. Rãnh Mariana kéo dài tới gần Nhật Bản. Rãnh này là ranh giới nơi hai mảng kiến tạo gặp nhau, là khu vực lún xuống mà ở đó mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dưới mảng Philippines. Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km (1.580 dặm) nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 69 km (43 dặm). Phần đáy của rãnh này thấp dưới mực nước biển một khoảng cách lớn hơn nhiều khi so với đỉnh Everest ở trên mực nước biển. Độ sâu tối đa của rãnh này là 11.034 m (36.201 ft) dưới mực nước biển theo phép đo gần đây nhất. Khi tính đến vĩ độ của rãnh Mariana và sự lồi ra ở khu vực xích đạo của Trái Đất thì rãnh Mariana nằm ở khoảng cách 6.366,4 km tính từ tâm Trái Đất. Bắc Băng Dương, có độ sâu chỉ khoảng 4-4,5 km, nhưng tính từ đáy thì Bắc Băng Dương lại ở khoảng cách chỉ xấp xỉ 6.352,8 km từ tâm Trái Đất, tức gần tâm Trái Đất hơn so với điểm sâu nhất của rãnh Mariana 13,6 km. Rãnh Mariana được tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh khảo sát lần đầu tiên năm 1951, do đó người ta đã đặt tên cho phần sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger. Sử dụng kỹ thuật phản xạ sóng âm, tàu Challenger II đã đo được độ sâu 5.960 sải (10.900 m) tại tọa độ 11°19' Bắc và 142°15' Đông. Âm thanh này đã được thực hiện lặp lại với tai nghe để nghe tín hiệu trở lại do sóng âm phản xạ ngược trở lại khi gặp đáy biển. Do việc đo thời gian của máy thu âm thanh phản xạ, một phần cần thiết của quá trình này, đã được thực hiện bằng tay để ngắt đồng hồ bấm giờ nên người ta đã cẩn thận trừ đi một thang đo (20 sải) khi chính thức báo cáo độ sâu lớn nhất là 5.940 sải (10.863 m). Năm 1957, tàu Vityaz của Nga báo cáo độ sâu 11.034 m (36.201 ft), cho chỗ lõm sâu nhất Mariana; sự đo đạc này đã không được thực hiện lặp lại nên khó có thể coi là chính xác. Năm 1962, tàu hải quân Spencer F. Baird của Mỹ báo cáo độ sâu lớn nhất là 10.915 m (35.810 ft). Năm 1984, Nhật Bản gửi tàu Takuyo, một tàu khảo sát chuyên nghiệp hóa cao tới rãnh Mariana để thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng các máy thu sóng âm phản xạ nhiều tia và hẹp; họ báo cáo độ sâu cực đại là 10.924 m (35.840 ft) (cũng có báo cáo là 10.920±10 m). Các phép đo chính xác nhất đã được thực hiện trên máy dò Kaiko của người Nhật vào ngày 24 tháng 3 năm 1995 cho kết quả 10.911 m (35.798 ft). Trong một cuộc lặn không có tiền lệ, tàu ngầm thăm dò của Hải quân Mỹ là Bathyscaphe Trieste đã xuống tới đáy vào lúc 1:06 trưa ngày 23 tháng 1 năm 1960 với trung úy hải quân Don Walsh và kỹ sư Jacques Piccard. Quả cầu sắt được sử dụng để làm bì, với xăng để tạo sức nổi. Các hệ thống trên boong tàu chỉ tới độ sâu 37.800 ft (11.521 m), nhưng sau đó đã được sửa lại là 10.916 m (35.813 ft). Ở dưới đáy Walsh và Piccard đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy các sinh vật như cá bơn dài khoảng 30 cm, cũng như tôm. Theo Piccard thì "đáy biển dường như sáng và sạch sẽ, là một vùng hoang vu chỉ có tảo cát". Tại đáy của rãnh Mariana thì nước tạo ra một áp lực tới 1086 barơ (108,6 MPa hay 15.751 psi). Vào ngày 1 tháng 6 năm 2009, tàu Kilo RV Moana (là tàu mẹ của chiếc tàu ngầm Nereus) đã sử dụng hệ thống định vị dưới mặt nước bằng sóng siêu âm Simrad EM120 (300-11.000 m) lập nên bản đồ ngay tại vực thẳm Challenger với độ sâu tìm được là 10.971 m (35.994 ft), độ chính xác hơn lần cũ 0,2% (sai số khoảng ± 11 m). Năm 2003, các nhà khoa học đã tìm được dọc theo rãnh Mariana một số khu vực có độ sâu như vực thẳm Challenger và thậm chí có thể sâu hơn.
Transistor hiệu ứng trường kim loại - oxit bán dẫn, viết tắt theo tiếng Anh là MOSFET (metal-oxide-semiconductor field-effect transistor) là thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường FET được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại và bán dẫn (ví dụ Oxit Bạc và bán dẫn Silic) tạo ra lớp cách điện mỏng giữa cực cổng (gate) kim loại với vùng bán dẫn hoạt động nối giữa cực nguồn (source) và cực máng (drain). MOSFET được sử dụng rất phổ biến trong cả các mạch kỹ thuật số và các mạch tương tự. Giống như FET, MOSFET có hai lớp chính chia theo kiểu kênh dẫn được sử dụng: N-MOSFET: Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs >0. Điện áp điều khiển đóng là Ugs<=0. Dòng điện sẽ đi từ D xuống S P-MOSFET: Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs <0. Dòng điện sẽ đi từ S đến D, điện áp khóa là Ugs~0. Từ kiến trúc cơ bản của MOSFET có nhiều biến thể dẫn xuất khác nhau để tạo ra phần tử có đặc trưng thích hợp với các ứng dụng cụ thể. Ví dụ MOSFET nhiều cổng hay MuGFET (multigate field-effect transistor), MESFET (metal–semiconductor field-effect transistor), MOSFET công suất lớn (Power MOSFET),... Do bố trí cực cổng cách ly mà MOSFET còn được gọi là "transistor hiệu ứng trường cổng cách ly" (Insulated Gate Field-effect Transistor), viết tắt là IGFET. Tên gọi IGFET sát nghĩa hơn với các FET có thực thể điều khiển ở cực cổng không phải là kim loại, mà là các kết cấu tích lũy điện tích khác, như dung dịch điện phân trong các FET cảm biến sinh học (Bio-FET), FET cảm biến enzym (ENFET), FET cảm biến pH (pHFET), FET cảm biến khí (GASFET),... Thông thường chất bán dẫn được chọn là silic nhưng có một số hãng vẫn sản xuất các vi mạch bán dẫn từ hỗn hợp của silic và germani (SiGe), ví dụ như hãng IBM. Ngoài silic và germani còn có một số chất bán dẫn khác như gali arsenua có đặc tính điện tốt hơn nhưng lại không thể tạo nên các lớp oxide phù hợp nên không thể dùng để chế tạo các transistor MOSFET. Hoạt động của MOSFET Hoạt động của MOSFET có thể được chia thành ba chế độ khác nhau tùy thuộc vào điện áp trên các đầu cuối. Với transistor NMOSFET thì ba chế độ đó là: Chế độ cut-off hay sub-threshold (Chế độ dưới ngưỡng tới hạn). Triode hay vùng tuyến tính. Bão hoà. Trong các mạch số thì các transistor chỉ hoạt động trong chế độ cut-off và Bão hòa. Chế độ Triode chủ yếu được dùng trong các ứng dụng mạch tương tự. MOSFET thời sơ khai Chế tạo MOSFET Các loại MOSFET NMOS DMOS HEXFET CoolMOS
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm phân chia lại ruộng đất nông thôn, xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần phản quốc (theo Pháp, chống đất nước), phản động (chống chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào cộng tác với Pháp... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Theo Luật Cải cách ruộng đất thì Cải cách ruộng đất có mục tiêu "thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển, cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến, đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc". Cải cách ruộng đất có mối liên quan chặt chẽ với phong trào chỉnh đốn Đảng lúc đó. Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc". Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc. Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách thu được kết quả tốt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, khiến họ phấn chấn và tích cực chi viện cho kháng chiến chống Pháp Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, từ giữa 1955, do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phương hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phương đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền. Sự quá khích này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây phương hại đến sự đoàn kết của người dân, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao động Việt Nam. Đến đầu năm 1956, cải cách bị đình chỉ, và suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này. Bối cảnh lịch sử và mục đích Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới...". Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định "Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến". Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám: Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người Việt theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh Phân chia đất canh tác cho tá điền Cắt giảm địa tô Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (bắt đầu tại Thái Nguyên). Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ". Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (5/1948) đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng), ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy… Chính sách Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông Dương là "một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa". Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc "cách mạng tư sản dân quyền". Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục "phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa". Luận cương cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải "tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để". Luận cương cho rằng "có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa". Luận cương khẳng định: "Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền", là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Tháng 12/1930, thư của Ban Thường vụ Trung ương gửi các cấp đảng bộ cho rằng phải xét địa chủ "về phương diện giai cấp" là một giai cấp "dùng cái quyền có đất để bóc lột dân nghèo, hãm hại kinh tế dân cày" và ngăn trở sức sản xuất. Địa chủ là "thù địch của dân cày không kém gì đế quốc chủ nghĩa", "nó quan hệ mật thiết với quyền lợi của đế quốc chủ nghĩa", "liên kết với đế quốc mà bóc lột dân cày". Ban Thường vụ Trung ương chủ trương "tiêu diệt địa chủ", "tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông". Đến tháng 10/1936, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới, Trung ương Đảng đã phê phán quan điểm của Luận cương chính trị tháng 10/1930: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng... nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng." Năm 1938, Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh cùng xuất bản tác phẩm "Vấn đề dân cày" nhằm nghiên cứu thực trạng của nông thôn Việt Nam. Các tác giả cho rằng vấn đề ruộng đất và dân cày là nội dung trụ cột của vấn đề Đông Dương; phân tích địa vị giai cấp, vị trí khuynh hướng và tính chất của giai cấp nông dân; phê phán những nhận thức và quan điểm sai lầm đối với giai cấp nông dân; tố cáo trước dư luận những chính sách của thực dân và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi... đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp. Từ tháng 10 năm 1952, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bản "chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam" cho Stalin để "đề nghị xem xét và cho chỉ dẫn" và cho biết chương trình hành động được lập bởi chính ông dưới sự giúp đỡ của Lưu Thiếu Kỳ. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, chương trình cải cách ruộng đất được đặt ra nhằm khắc phục mâu thuẫn xã hội và sự khốn khổ của nông dân đã tích tụ suốt thời Pháp thuộc, qua đó động viên nông dân (chiếm phần lớn dân số Việt Nam khi đó) ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Pháp. Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam tháng 11/1953 bàn về cải cách ruộng đất. Tại hội nghị, Trường Chinh đọc báo cáo có đoạn: "Cải cách ruộng đất chính là để làm cho kháng chiến mau chóng thắng lợi. Nhân dân làm cách mạng, nhân dân kháng chiến và kiến quốc. Đại đa số nhân dân là nông dân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, phải tiêu diệt đế quốc xâm lược và giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến. Cải cách ruộng đất là một phương pháp chủ yếu đẩy mạnh kinh tế quốc dân phát triển. Kinh tế quốc dân phát triển thì vấn đề cung cấp cho tiền tuyến và hậu phương được đảm bảo chắc chắn, lực lượng của nhân dân được bồi dưỡng, ta có thêm sức người, sức của để kháng chiến trường kỳ cho đến thắng lợi cuối cùng. Hồ Chủ tịch đã đề ra hai nhiệm vụ trung tâm trước mắt, quan hệ mật thiết với nhau: đánh giặc và cải cách ruộng đất..."Ông cũng nhắc đến câu nói của Stalin: "Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân", và của Mao Trạch Đông trong thời kháng Nhật: "Kẻ địch lớn đang đứng trước mắt, không giải quyết dân chủ dân sinh thì không đánh đuổi được Nhật". Báo cáo nêu rõ: địa chủ chưa đầy 5% nhân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng, v.v. Báo cáo cũng nhắc lại báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị: "Then chốt thắng lợi của kháng chiến là mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố công nông liên minh, củng cố chính quyền nhân dân, củng cố và phát triển quân đội, củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt. Chỉ có phát động quần chúng cải cách ruộng đất, ta mới tiến hành những công việc đó được thuận lợi". Đường lối của Đảng ở nông thôn là dựa vào bần cố nông (cố nông là vô sản, bần nông là nửa vô sản ở nông thôn), đoàn kết trung nông, liên hiệp với phú nông về chính trị, bảo tồn kinh tế của họ, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt. Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên Luật Cải cách Ruộng đất. Luật Cải cách Ruộng đất quy định chủ trương cụ thể như sau: Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. Đối với địa chủ Việt gian (cộng tác với thực dân Pháp), cường hào gây nhiều tội ác thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Đối tượng Việt gian nếu bị xử phạt dưới 5 năm tù thì vẫn được chia ruộng đất, gia đình của đối tượng này vẫn được chia ruộng đất như những nông dân khác. Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường (không cộng tác với thực dân Pháp) thì trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ (Trưng thu là việc giao tài sản cho Nhà nước rồi nhận hoàn trả lại bằng một giá trị tương đương, tức là mua bán tài sản với Nhà nước). Không đụng đến tài sản khác (tiền, nhà cửa, đồ gia dụng...) của họ. Chính phủ quy định mức giá trưng mua tài sản của đối tượng này như sau: Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất đó. Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương. Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng, công phiếu ấy được trả lãi 1,5% mỗi năm, sau thời hạn 10 năm sẽ hoàn vốn. Ngoài ra, đối tượng này và gia đình cũng được chia ruộng đất xấp xỉ như nông dân, và được hưởng những ưu đãi khác một cách thích đáng. Khi xét xử người phạm pháp phải tuân theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm việc bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác. Ban lãnh đạo Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất. Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước) Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng) Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng) Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng) Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng) Về phía nhà nước, Ban cải cách ruộng đất TW ngày 15 tháng 3 năm 1954 (không riêng miền Bắc, mà của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa nói chung): Chủ nhiệm: Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Phó chủ nhiệm: Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Lao động), Nghiêm Xuân Yêm (Bộ trưởng canh nông), Hồ Viết Thắng (Thứ trưởng canh nông, trưởng ban liên lạc nông dân toàn quốc) Ủy viên: Trần Văn Đức (ủy viên Trung ương Đảng dân chủ), Nguyễn Cộng Hòa (ủy viên BCH Tổng liên đoàn lao động), Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an), Vũ Đình Hòe (bộ trưởng tư pháp), Tố Hữu (tổng giám đốc nha tuyên truyền và văn nghệ), Linh mục Vũ Xuân Kỷ (ủy viên Liên Việt toàn quốc), Nguyễn Lam (bí thư đoàn thanh niên cứu quốc), Trần Lương (đại biểu quân đội), Phan Tư Nghĩa (Tổng thư ký Đảng xã hội), Tôn Quang Phiệt (đại biểu Ban thường trực Quốc hội), Hà Quế (ủy viên BCH hội liên hiệp phụ nữ), thiếu tướng Chu Văn Tấn (đại diện các dân tộc thiểu số), Trần Đức Thịnh (ủy viên Ban liên lạc nông dân toàn quốc), Bùi Công Trừng (ủy viên thường trực Ban kinh tế chính phủ), Phan Kế Toại (Bộ trưởng Nội vụ), Hoàng Quốc Việt (ủy viên TU Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động). Thi hành Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: Huấn luyện cán bộ Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa chỉnh huấn 1953. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người. Chiến dịch Giảm tô Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau: Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng; (d) trung nông vừa; (e) trung nông yếu; (f) bần nông; (g) cố nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước và các đoàn và đội cải cách đều cố truy tìm để đạt tỷ lệ địa chủ như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần". Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc. Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, Sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả cho những nông dân làm công cho họ khoản nợ đó — gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, có những gia đình địa chủ phải bán đi rất nhiều tài sản để trả nợ vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Học tập tố khổ, truy bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột, chèn ép họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ, nhiều du kích và cốt cán cải cách ruộng đất trở nên quá khích, thậm chí họ "vác súng vào thành phố truy bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước". Tố cáo công khai: Các buổi xét xử được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia tố cáo từ vài trăm đến cả ngàn người, huy động từ các làng xóm lân cận, và thời gian từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong buổi đấu tố, các nông dân bước ra tố cáo địa chủ đã bóc lột, áp bức họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ tố cáo. Sau khi bị quần chúng tố cáo, các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử. Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án, có thể là trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì trả về các làng xã, nhưng gia đình và thân nhân của họ thường bị người dân địa phương ác cảm và phân biệt đối xử. Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 đã được tiến hành tại hơn 1.875 xã. Thực hiện ở các địa phương Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hecta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi căn bản. Tình trạng phân chia ruộng đất bất bình đẳng bị xóa bỏ. Nông dân nghèo được chia ruộng đất trở nên hăng hái, sản xuất nông nghiệp gia tăng. Ngoài ra, những tư tưởng cũ kỹ từ thời phong kiến cũng được xóa bỏ một phần. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội tại nông thôn Việt Nam sau hàng thế kỷ phong kiến. Muc tiêu cǎn bản của cuộc cải cách đã đạt yêu cầu, có tác dụng quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư phong kiến ở miền Bắc. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc thực hiện cải cách ruộng đất đã gây ra nhiều hậu quả lớn. Ở các đợt đầu, cải cách diễn ra có kiểm soát và trật tự, đạt hiệu quả tốt. Nhưng từ giữa năm 1955, do tiến hành vội vã, ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng nông dân địa phương trở nên quá khích, đấu tố tràn lan mất kiểm soát, đã có nhiều người bị oan sai. Do sự quá khích và trình độ dân trí thấp của nông dân địa phương, cả các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị tố cáo tràn lan. Theo hướng dẫn trong Luật Cải cách ruộng đất, các cán bộ cải cách ruộng đất đã chỉ đạo nông dân tại nhiều địa phương lập ra các "tòa án nhân dân đặc biệt" để tổ chức xét xử. Cũng theo quy định của Luật cải cách ruộng đất, điều lệ tổ chức của các tòa án nhân dân đặc biệt do Chính phủ quy định. Luật cải cách ruộng đất cũng "nghiêm cấm tòa án nhân dân đặc biệt tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác" Nhưng khi áp dụng, nông dân ở các địa phương và các "tòa án nhân dân đặc biệt" đã không tuân thủ các quy định này. Tuy được gọi là "tòa án" nhưng thực ra thành viên chỉ gồm toàn những nông dân địa phương, được thôn làng cử ra để xét xử chứ không thông qua chính quyền, không tuân theo quy định về tổ chức tòa án của Chính phủ. Nhiều "tòa án nhân dân đặc biệt" đã lạm quyền, không tuân thủ quy định của chính quyền và luật pháp, họ tự ý tuyên án tử hình hay tù khổ sai chỉ căn cứ vào những lời tố giác của số đông nông dân địa phương. Nhiều nông dân cũng thi đua nhau tố cáo người khác, coi đó là một thành tích của bản thân. Đến cuối năm 1955, việc tố cáo địa chủ xảy ra tràn lan, số người bị tố cáo oan sai chiếm tỷ lệ rất cao. Ví dụ như bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm, nhà ở Thái Nguyên; bà bị nông dân địa phương quy tội địa chủ gian ác, bị xử bắn mặc dù trong thời kháng chiến đã có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. Có những nơi cả cán bộ đảng viên, sĩ quan quân đội cũng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền địa phương không dám ngăn chặn vì sợ kích động bạo lực với đám đông quần chúng. Ví dụ như tướng Vương Thừa Vũ từng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền trung ương phải tới can thiệp mới giải cứu được. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy là địa chủ trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; trong đó số người bị quy sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Những sai lầm này đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, ông kết luận nhiều nông dân là trung nông nhưng đã bị kết án oan sai bởi những "tòa án nhân dân đặc biệt" ở địa phương. Những tòa án này toàn là do nông dân địa phương tự lập ra, họ có trình độ thấp nên thường kết án chiều theo tâm lý căm giận địa chủ của số đông người dân khi đó chứ không tuân theo pháp luật, dẫn tới vi phạm các nguyên tắc về điều tra và kết án. Chiến dịch sửa sai Sau khi nhận ra cuộc cải cách ở các địa phương đã diễn ra quá trớn, gây nhiều oan sai, tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất và ra lệnh đình chỉ cuộc cải cách. Trong tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9 năm 1956), chính quyền trung ương nhận trách nhiệm đã buông lỏng theo dõi, khiến việc thi hành ở các địa phương bị mất kiểm soát: Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10-1956 đã xác nhận: "Tư tưởng thành phần chủ nghĩa trong cải cách ruộng đất có tư tưởng nông dân, đặt bần cố nông lên trên tất cả, thậm chí đặt bần cố nông lên trên Đảng… Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu; nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chịu điều tra nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta để định chủ trương chính sách cụ thể cho thích hợp… Trong lúc thi hành thì một mực nhấn mạnh chống hữu khuynh trong khi những hiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… từ khu trở xuống thì hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chính quyền. Tác phong độc đoán chuyên quyền, do đó mà trở nên phổ biến, không đi theo đường lối quần chúng, mà thực tế đã trấn áp quần chúng, nhẹ tuyên truyền giáo dục, buộc quần chúng làm những điều trái với ý muốn, với lương tâm của họ, có khi trái với chân lý và chính nghĩa.". Do nhận định chiến dịch Cải cách ruộng đất đã gây ra nhiều oan sai, làm rối loạn tình hình nông thôn, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau: Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 5 tháng 7 năm 1956, thay mặt Ban Bí thư, Tổng Bí thư Trường-Chinh ký Chỉ thị "Về công tác chỉnh đốn tổ chức" đánh giá: Sở dĩ có những khuyết điểm trên, một phần là do Trung ương kém theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và kịp thời uốn nắn các lệch lạc, một phần là do các cơ quan được Trung ương giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác chỉnh đốn tổ chức, như Ban Tổ chức Trung ương, Đảng tổ trong Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ương, các liên khu uỷ và khu uỷ, đoàn uỷ, đã không nhận thức đúng tình hình, không nắm vững mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp chỉnh đốn tổ chức, không giáo dục đầy đủ cho cán bộ, không theo dõi sát tình hình, đề phòng các lệch lạc, và phát hiện những vấn đề mới đề nghị với Trung ương bổ sung chính sách; lối làm việc thì thiếu tập thể dân chủ, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới. Về phía các cán bộ ở các tổ chỉnh đốn, thì nói chung vì trình độ chính trị và trình độ công tác kém, lại không được chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính sách, phương pháp, khi tiến hành công tác thì không được lãnh đạo chặt chẽ, cho nên một số đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. ở một vài nơi ở cấp xã đã phát hiện có một vài phần tử xấu, cố tình làm sai để phá hoại. Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất. Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, nhưng vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, xuống ủy viên Trung ương và Lê Văn Lương ra khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống ủy viên dự khuyết TW., và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội và Sân vận động Hàng Đẫy kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố. Tháng 12 năm 1956, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I, Hồ Chí Minh khóc và thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận khuyết điểm trong công tác cải cách ruộng đất. Tổng bí thư Đảng Lao động là Trường Chinh từ chức, hai cán bộ trực tiếp chỉ đạo cũng bị kỷ luật. Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80% số người bị kết án. Theo báo Nhân dân thì bản thân chiến dịch sửa sai cũng có những thiệt hại khi những người được phục hồi quay lại trả thù những người đã tố cáo họ oan ức. Phong trào trả thù lan rộng và biến thành bạo động tại nhiều nơi khiến chính quyền phải điều động quân đội để dẹp yên. Theo Dommen, ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân dùng gậy gộc để gây bạo động, xảy ra xung đột giữa người dân các làng và các họ, khiến chính quyền phải dùng Sư đoàn 324 để tái lập trật tự. Theo Báo Quân đội Nhân dân, các linh mục Công giáo đã tập hợp giáo dân từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa đến Quỳnh Lưu, Nghệ An để phản đối chính sách cải cách ruộng đất; giáo dân đã bắt giữ tổ công tác sửa sai của trung đoàn 269 Quân khu 4, giam họ trong nhà thờ Quỳnh Yên khiến Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ra lệnh cho sư đoàn 324 đang ở Thanh Hóa cử lực lượng hành quân cấp tốc vào Quỳnh Lưu cùng với lực lượng địa phương của Quân khu 4 giải quyết sự việc, đã xảy ra xô xát giữa quân đội và giáo dân. Một số gửi thỉnh nguyện thư đến phái đoàn quan sát viên Canada trong Ủy ban Đình chiến, xin di cư vào Nam. Tuy nhiên, theo một số nhân chứng, có những trường hợp việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không được trả lại tài sản, nhà đất (do dân địa phương đã chiếm dụng mất, chính quyền không đòi lại được). Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp. Các đợt cải cách Những thành tích và sai phạm Thành tích Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dồn sức cho kháng chiến. Quyền làm chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ đang canh tác được xác nhận về mặt pháp lý. Mơ ước có mảnh ruộng của riêng mình ở nông dân đến lúc này đã có hy vọng trở thành hiện thực. Khi bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ cũng là lúc hậu phương hoàn thành đợt thí điểm cải cách ruộng đất, tin này đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn cho người lính ngoài mặt trận. Việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, tích cực chi viện cho chiến trường trong đông xuân 1953-1954 mà đỉnh điểm là chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Cuộc cải cách đã hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ và tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I, từ 29-12-1956 đến 25-1-1957, báo cáo của Chính phủ kiểm điểm về công tác cải cách ruộng đất đã nêu rõ: "Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản". Năm 1957 là năm được mùa lớn, sản lượng lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh.. Sau cải cách ruộng đất, bần nông được sở hữu mảnh đất của gia đình mình, không phải nộp phần lớn địa tô cho địa chủ như trước, do đó họ có thêm hǎng hái sản xuất. Được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, nông dân có điều kiện cải tiến kỹ thuật, phát triển công tác thủy lợi, chú ý đến vấn đề phân bón, nǎng suất nông nghiệp tǎng lên khá nhanh. Miền Bắc đã giải quyết được nạn đói giáp hạt, một bệnh kinh niên từ thời phong kiến. Vǎn hóa, giáo dục đại chúng có cơ sở rộng rãi để phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới. Việc đất đai nông thôn tập trung vào Nhà nước quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi, các cơ sở phục vụ nông nghiệp. Đến cuối năm 1955, các công trình thủy lợi bị Pháp phá hủy đều dần được khôi phục, diện tích đất được tưới tiêu đạt mức 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu "thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn". Công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha. Sau 3 năm thực hiện cải cách (1955-1957), diện tích gieo trồng toàn miền Bắc tăng thêm 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%. Về các cây công nghiệp, hầu hết đều vượt mức năm 1939 (năm cao nhất thời Pháp thuộc), riêng bông gấp 3 lần, lạc gấp 3,5 lần, đay gấp 1,5 lần. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (năm 1939). Đến hết năm 1957, nông nghiệp ở miền Bắc đã phát triển vượt mức của năm 1939: năm 1939 diện tích trồng lúa của miền Bắc là 1.811.000 ha, năng suất 13,04 tạ/ha, sản lượng 2,407 triệu tấn, thóc bình quân đầu người là 211,2 kg. Các con số tương ứng của năm 1957 là 2.191.800 ha, năng suất 18,01 tạ/ha, sản lượng 3,948 triệu tấn và 286,7 kg. Lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng, năm 1957 so với năm 1939, đàn trâu tăng 51,1%, đàn bò tăng 60,1%, đàn lợn tăng 30,8%. Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thủy lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành "vùng quê 5 tấn" (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử. Năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 kế tiếp hợp thức hóa chính sách đó và xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai dần tập trung vào tay Nhà nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông được khuyến khích và huy động gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970. Khi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được soạn ra thì quyền tư hữu ruộng đất hoàn toàn biến mất, quyền quản lý đất trên toàn đất nước thuộc về Nhà nước. Cuộc cải cách ruộng đất của thập niên 1950 theo quá trình trên thì chính quyền phát đất cho nông dân một lần nhưng quản lý hai lần; một lần bán chính thức qua dạng hợp tác xã, lần sau qua quốc hữu hóa toàn diện. Từ thập niên 1990, theo chính sách Khoán mười, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý ruộng đất và giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho mỗi hộ nông dân căn cứ theo đầu người, mỗi hộ tự canh tác và thu hoạch, sau khi nộp thuế thì giữ lại nông sản thừa, hợp tác xã không đứng ra sản xuất mà chỉ cung ứng dịch vụ. Hồ Chí Minh trong "Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành" ngày đề ngày 18 tháng 8 năm 1956, xác định cải cách ruộng đất là "một thắng lợi vô cùng to lớn" và "có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn". "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc - cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm: trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, v.v...Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.". Sai phạm Đánh giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc. So sánh mục tiêu và phương tiện thì phương pháp tiến hành và truất hữu quá cứng rắn khi mà nghiên cứu của Liên Xô tính rằng địa chủ trung bình ở miền Bắc chỉ sở hữu 0,65 hécta đất, một diện tích khá nhỏ so với mức của thế giới. Việc đánh giá bị sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh, có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32-35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25-28 tạ. Trong khi đó như ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai: "ở Liên Xô cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hecta. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hecta, nghĩa là còn hơn một mẫu ta...". Yếu tố bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích lũy trong suốt thời Pháp thuộc trên những vùng nông thôn. Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ, họ coi những hành vi chèn ép của địa chủ là nguyên nhân gây ra cuộc sống khốn khó của họ, số khác thì chỉ vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp của đa số người dân và cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc xét xử. Theo đánh giá của William Duiker, hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng trong điều kiện xã hội thời bấy giờ, có thể nhìn nhận đó là những "sản phẩm phụ" không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào (tương tự như làn sóng tàn sát giới tăng lữ nhà thờ của người dân Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp 1789). Đường lối dựa vào nông dân thi hành cải cách là đúng, nhưng lại không chú trọng việc giáo dục tư tưởng và chính sách một cách kỹ càng cho họ, trong khi đây là đối tượng có trình độ kiến thức rất thấp. Kết quả là ở nhiều nơi, lực lượng nông dân thi hành chính sách chống địa chủ một cách bừa bãi, lạm dụng hình phạt nặng. Chiến dịch càng lên cao điểm thì người dân càng trở nên quá khích, dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đám đông dân chúng được dịp trả thù địa chủ trở nên kích động mạnh, tố cáo hỗn loạn gây nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị tố cáo. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai. Có trường hợp là cán bộ, đảng viên lãnh đạo cũng bị dân chúng kéo đến đấu tố mà không cần chứng cứ. Điển hình như trường hợp Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh của Chính phủ, khi về quê đã bị dân địa phương đấu tố vì lý do ông từng làm quan cho triều Nguyễn (họ không biết ông là lãnh đạo cấp cao của Chính phủ), ông ốm chết tại quê nhà Diễn Châu. Hoặc bà Nguyễn Thị Năm (mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai là trung đoàn trưởng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập) Hoặc trường hợp Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Hà Nội cũng bị một nhóm người dân bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người tố cáo ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng". Trong khi Cải cách ruộng đất đang diễn ra, Đảng Lao động Việt Nam cũng thực hiện chỉnh huấn. Tổng số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật là 84.000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Có những chi bộ tốt lại bị người dân tố cáo là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi ủy viên chịu kỷ luật nặng. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng hỗn loạn, số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị kỷ luật oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh ủy viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị kỷ luật. Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị dân địa phương quy là địa chủ và bị giam một thời gian. Hoàng Giáp Thượng Thư Nguyễn Khắc Niêm, cha của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện cũng bị dân địa phương tại quê nhà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) quy tội vì từng làm quan to cho triều Nguyễn, bị giam trong chuồng nuôi hươu, phải ăn cả cơm thiu Thậm chí, theo một số tài liệu của các cơ quan điều tra Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản thân các lãnh đạo Trung ương Đảng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,... cũng từng bị người dân ở quê nhà liệt vào danh sách đấu tố. Những người dân địa phương đó không hề biết những người này đang là lãnh đạo cấp cao của chính phủ, họ cứ tố cáo vì thấy đó là con của quan lại, địa chủ phong kiến Trên phương diện xã hội và văn hóa, theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ngoài tác động kinh tế trực tiếp đến đất đai và sản xuất nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc có những hậu quả lớn đối với văn hóa cố truyền khi chính quyền địa phương kêu gọi người dân đạp đổ tầng lớp địa chủ và trí thức phong kiến, quét bỏ những "tàn dư phong kiến". Về mặt văn hóa thì nhiều sách vở chữ Nho và chữ Nôm, hoành phi, câu đối của những gia tộc quyền thế bị đốt, đình, chùa, đền, miếu bị người dân phá hủy. Về giá trị truyền thống thì quan hệ trong nhiều gia đình, xóm giềng bị phá vỡ do những cảnh con cái tố cáo cha mẹ, láng giềng hãm hại lẫn nhau khiến đạo lý cổ truyền suy sụp. Triển lãm Tháng 9 năm 2014 Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu mở cuộc triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất 1946-57. Sự kiện này thu hút nhiều chú ý nhưng chỉ được ba ngày thì đóng cửa vì lý do kỹ thuật. Dư luận cho rằng cuộc triển lãm phiến diện, không nhắc đến những sai lầm như xử án oan sai, đảo lộn đời sống nông thôn Việt Nam. Việc triển lãm đóng cửa ngay sau khi một số người dân khiếu kiện ở Dương Nội muốn vào xem cũng làm cho nhiều người đặt câu hỏi Ý kiến và nhận định Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình trạng kết án sai trong bài diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội: Năm 2005, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt nhìn nhận: Hội nghị lần thứ mười bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1958 nhận định: Về thành tích của cải cách ruộng đất, Hội nghị đánh giá: Về sai lầm trong cải cách ruộng đất Về bài học của cách mạng ruộng đất: Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:
TW trong tiếng Việt có thể có các nghĩa: Viết tắt cho chữ trung ương. Cách viết tắt này tương đương với TƯ. Có người cho rằng kiểu viết tắt này xuất phát từ một quy ước gõ tiếng Việt với Telex. .tw: mã quốc gia ISO 3166-1 alpha-2 cho Đài Loan trên Internet. mã IATA cho hãng hàng không TWA, Trans World Airlines
Các ngày lễ ở Việt Nam được tiến hành theo: Những ngày lễ và đại lễ được nghỉ Các ngày lễ sau người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương: Hội Văn hoá Dân tộc Một số lễ hội văn hóa của người Kinh: Những ngày lễ, đại lễ và ngày kỷ niệm khác Theo dương lịch Theo âm lịch Ngoài ra, còn có một số ngày lễ tết âm lịch khác gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, có thể kể đến như: Tết ngâu (7 tháng 7 âm lịch); tết hạ nguyên (tết mừng lúa mới) của các dân tộc thiểu số phía bắc, được tổ chức vào rằm tháng 10 hàng năm; Tết thanh minh (thanh minh: trời trong sáng): đi thăm mồ mả của người thân. Tết Thanh minh – thường vào tháng Ba âm lịch – trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy, v.v. rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
Cafein (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp caféine /kafein/),, được gọi theo tiếng latin là cà phê in, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine hay 1,3,7-trimethylxanthine, là một xanthine ancaloit có thể tìm thấy được trong các loại hạt cà phê,chè, hạt cola ,quả guarana và ca cao . Công thức phân tử của cafein là C8H10N4O2 Lịch sử Cafein được tách thành công lần đầu tiên vào năm 1820 bởi nhà hoá học người Đức Friedlieb Ferdinand Runge bằng cách đun các hạt cà phê đã rang và thu lại hơi nước sinh ra. Runge thực hiện sự phân tích này có lẽ là do lời đề nghị của bạn ông ta, nhà thơ Johann Wolfgang von Goethe. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1819, sau một cuộc chuyện trò về các loại độc thực vật, Goethe đã chuyển cho Runge một gói hạt cà phê, thứ hàng vào khi đó rất giá trị. Tính chất Khối lượng mol của cafein là 194,2 g. Ở nhiệt độ bình thường một lít nước chỉ hoà tan 20 g cafein, trong khi một lít nước sôi hoà tan tới 700 g. cafein cũng tan nhiều trong chloroform, tuy nhiên lại chỉ tan một phần trong êtanol. Cafein rất giống với hai hợp chất khác là theophyllin, chất được sử dụng để điều trị bệnh suyễn, và theobromin, thành phần chính của ca cao. Nguồn cung cấp Cà phê Một tách cà phê (250 ml) chứa khoảng 40–170 mg cafein Một tách cà phê tan chứa khoảng 40–100 mg Một tách cà phê loại bỏ cafein vẫn chứa khoảng 3–5 mg Một tách nhỏ (50 ml) espresso arabica chứa khoảng 60 mg Một tách nhỏ (50 ml) espresso robusta chứa khoảng 170 mg Chè Chè đen (Mỹ) 17 – 75 mg/200 ml Chè đen (nước khác) 20 – 100 mg/200 ml Chè xanh 8–30 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml) Chè tuyết 6–25 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml) Trước đây người ta gọi cafein trong trà là theine hay teine. Tuy nhiên trà không chứa các hợp chất khác của cà phê như xanthine, theophylline. Các loại khác Nước uống tăng lực như Red Bull chứa khoảng 80 mg cafein trong một lon 250 ml. Cola: 30–60 mg/500 ml, trước kia loại đồ uống này chứa cafein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với cafein nhân tạo, hoặc cũng dùng cafein tự nhiên, nhưng là từ hạt cà phê. Rượu tonic: 375 mg/lít. Cacao chứa một lượng nhỏ cafein (khoảng 6 mg một tách), còn chủ yếu là theobromin. Sôcôla tùy theo loại có thể chứa từ 15 mg đến 90 mg/100 g, ngoài ra còn có theobromin và nhiều chất phụ khác. Một viên Aspirin forte chứa khoảng 50 mg cafein, còn loại aspirin bình thường thì không chứa chất này. Một viên cafein chứa khoảng 100–300 mg cafein. Ảnh hưởng của cafein Cafein khi dùng với liều lượng nhiều gây ra các ảnh hưởng sau: Căng thẳng thần kinh Hưng phấn Tăng huyết áp Giãn nở phế quản Lợi tiểu (từ 300 mg/ngày trở lên) Kích thích nhu động ruột Mất ngủ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không xếp cafein vào nhóm các chất gây nghiện. Đến nay vẫn không có dấu hiệu gì rõ ràng chứng minh cafein nguy hại đến sức khoẻ, ngay cả những trường hợp sử dụng thường xuyên cafein trong thời gian dài. Tuy nhiên việc dùng cafein nhiều có thể dẫn tới sự phụ thuộc về tâm lý, trong trường hợp này mùi vị cà phê, khẩu vị người uống và truyền thống cũng đóng một vai trò quan trọng. Sự phụ thuộc vào cafein có thể dẫn tới các biểu hiện như nhức đầu, căng thẳng, run rẩy, hồi hộp, thiếu tập trung, cáu giận. Cơ thể cần khoảng 3 ngày để loại bỏ cafein, sau thời gian này những tác dụng phụ trên sẽ hoàn toàn mất đi. Nếu dùng cafein với liều lượng cao có thể làm tăng nhịp tim và lợi tiểu. Tuy vậy, nếu uống những loại đồ uống chậm giải phóng cafein như guarana hay chè đen thì có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của cafein cũng như tận dụng được các tác dụng của nó. Cafein có chứa trong sôcôla hay chè đen không hẳn là vô hại đối với trẻ em: ví dụ như lượng cafein có trong 3 lon cola và 3 thanh sôcôla cũng tương đương với lượng cafein trong 2 tách cà phê (khoảng 200 mg). Một đứa trẻ nặng 30 kg nếu dùng một liều lượng tương đương 7 mg/1 kg cơ thể có thể bị căng thẳng và mất ngủ. Cafein có trong danh sách doping của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC). Tuy nhiên, hàm lượng tiếp thu vào trong người đủ để bị cấm là rất cao, vì vậy các vận động viên có thể uống cà phê trong bữa sáng. Liều gây độc LD-50 của cafein (là lượng cafein có thể làm chết 50% dân số) khoảng 10 g, tương đương với 100 tách cà phê. LD-50 của cafein cho một con chuột cống nặng 1 kg là 381 mg. Được biết rằng, nước bưởi có khả năng kéo dài thời gian bán huỷ của cafein, bởi chất đắng trong quả bưởi sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất của cafein trong gan. Cơ chế tác động Cafein gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo bằng cách ngăn cản hoạt động bình thường của adenosine và phosphodiesterase. Adenosine được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Khi nồng độ đủ cao, nó sẽ gắn với receptor (thụ thể) làm cho hệ thần kinh phát ra tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến sự mệt mỏi và buồn ngủ. Do có cấu trúc phân tử gần giống nhau, cafein cạnh tranh với adenosine trong việc liên kết với receptor đặc hiệu. Điều này làm hệ thần kinh sẽ chỉ đạo cho cơ thể tiếp tục làm việc thay vì phát ra tín hiệu nghỉ ngơi. cafein cũng ngăn chặn phosphodiesterase không cho phân giải chất truyền tin thứ cấp cAMP, do đó tín hiệu hưng phấn do andrenalin tạo ra được khuếch đại rồi duy trì dài hơn bình thường. Điều này làm các tế bào trong cơ tăng hiệu quả đáp ứng với adrenalin nghĩa là duy trì sự hưng phấn của não bộ, làm ta thấy tỉnh táo vào buổi sáng hoặc mất ngủ vào buổi tối. Caffeinol Theo nghiên cứu mới nhất thì sự kết hợp giữa cồn và cafein là một phương cách hữu hiệu để trị chứng đột quỵ. Sinh viên y khoa James Grotta thuộc Đại học Texas ở Houston cùng với đồng nghiệp đã tiêm cho tổng cộng 23 bệnh nhân chất caffeinol và rút ra kết luận rằng chất này có hiệu quả điều trị tốt đối với các thương tổn ở não gây ra bởi chứng đột quỵ.
Bộ định tuyến, thiết bị định tuyến (tiếng Anh: router) là thiết bị mạng chuyển tiếp gói dữ liệu giữa các mạng máy tính. Bộ định tuyến thực hiện các chức năng định hướng lưu lượng trên Internet. Dữ liệu được gửi qua internet, chẳng hạn như trang web hoặc email, ở dạng gói dữ liệu. Một gói tin thường đượcchuyển tiếp từ một bộ định tuyến đến một bộ định tuyến khác thông qua các mạng cấu thành liên mạng (ví dụ: Internet) cho đến khi nó đến nút mạng. Bộ định tuyến được kết nối với hai hoặc nhiều đường dữ liệu từ các mạng IP khác nhau. Khi một gói dữ liệu đến trên một trong các dòng, bộ định tuyến đọc thông tin địa chỉ mạng trong tiêu đề gói để xác định đích cuối cùng. Sau đó, sử dụng thông tin trong bảng định tuyến (routing table) hoặc chính sách định tuyến (routing policy) của nó, nó hướng gói tin đến mạng tiếp theo trên hành trình của nó. Loại bộ định tuyến IP quen thuộc nhất là bộ định tuyến gia đình và văn phòng nhỏ chỉ chuyển tiếp gói IP liên kết có chủ đích tới disambig, có thể là IPv4 hoặc IPv6 giữa máy tính gia đình và Internet. Các bộ định tuyến phức tạp hơn, chẳng hạn như bộ định tuyến doanh nghiệp, kết nối các mạng doanh nghiệp hoặc ISP lớn với bộ định tuyến lõi mạnh mẽ chuyển tiếp dữ liệu ở tốc độ cao dọc theo các đường cáp quang của Internet backbone. Các ứng dụng phải|nhỏ|Bộ định tuyến DSL thông thường dành cho gia đình hoặc văn phòng nhỏ hiển thị lổ cắm điện thoại (bên trái, màu trắng) để kết nối nó với internet bằng ADSL và giắc cắm Ethernet (bên phải, màu vàng) để kết nối với máy tính và máy in gia đình. Bộ định tuyến có thể có các giao diện cho các loại kết nối lớp vật lý khác nhau, chẳng hạn như cáp đồng, cáp quang hoặc truyền không dây. Nó cũng có thể hỗ trợ các tiêu chuẩn truyền tầng mạng khác nhau. Mỗi giao diện mạng được sử dụng để cho phép các gói dữ liệu được chuyển tiếp từ hệ thống truyền dẫn này sang hệ thống truyền dẫn khác. Bộ định tuyến cũng có thể được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều nhóm thiết bị máy tính hợp lý được gọi là mạng con, mỗi nhóm có một tiền tố mạng khác nhau. Công dụng Theo cách nói thông thường, một router hoạt động như một liên kết giữa hai hoặc nhiều mạng và chuyển các gói dữ liệu giữa chúng. Router dựa vào bảng định tuyến (routing table) để tìm đường đi cho gói dữ liệu. Bảng định tuyến được quản trị mạng cấu hình tĩnh (static), nghĩa là được thiết lập 1 lần và thường do quản trị mạng nhập bằng tay, hoặc động (dynamic), nghĩa là bảng tự học đường đi và nội dung tự động thay đổi theo sự thay đổi của tô pô mạng. Một cách giúp xây dựng bảng định tuyến là theo hướng dẫn của CCNA. Router không phải một thiết bị chuyển mạch (network switch). Truy cập, cốt lõi và phân phối nhỏ|Ảnh chụp màn hình của giao diện web LuCI được OpenWrt sử dụng. Trang này định cấu hình DNS động. Bộ định tuyến truy cập, bao gồm các kiểu văn phòng nhỏ/văn phòng tại nhà (SOHO), được đặt tại nhà và các địa điểm của khách hàng, chẳng hạn như văn phòng chi nhánh không cần định tuyến phân cấp của riêng họ. Thông thường, chúng được tối ưu hóa để có chi phí thấp. Một số bộ định tuyến SOHO có khả năng chạy chương trình cơ sở dựa trên Linux miễn phí thay thế như Tomato, OpenWrt hoặc DD-WRT. Bảo mật Mạng bên ngoài phải được xem xét cẩn thận như một phần của chiến lược bảo mật tổng thể của mạng cục bộ. Bộ định tuyến có thể bao gồm khả năng xử lý tường lửa, VPN và các chức năng bảo mật khác hoặc chúng có thể được xử lý bởi các thiết bị riêng biệt. Bộ định tuyến cũng thường thực hiện dịch địa chỉ mạng để hạn chế các kết nối được khởi tạo từ các kết nối bên ngoài nhưng không được tất cả các chuyên gia công nhận là một tính năng bảo mật. Một số chuyên gia cho rằng bộ định tuyến mã nguồn mở an toàn và đáng tin cậy hơn bộ định tuyến mã nguồn đóng vì bộ định tuyến nguồn mở cho phép nhanh chóng tìm ra và sửa chữa các lỗi. Lịch sử nhỏ|Bộ định tuyến ARPANET đầu tiên, Bộ xử lý giao diện thông báo, được chuyển giao cho UCLA vào ngày 30 tháng 8 năm 1969 và trực tuyến vào ngày 29 tháng 10 năm 1969 Khái niệm về Giao diện máy tính được Donald Davies đề xuất lần đầu tiên cho mạng NPL vào năm 1966. Ý tưởng tương tự đã được Wesley Clark hình thành vào năm sau để sử dụng trong ARPANET. Được đặt tên là Interface Message Processors (IMP), những máy tính này về cơ bản có chức năng giống như bộ định tuyến ngày nay. Ý tưởng về một bộ định tuyến (được gọi là gateway vào thời điểm đó) ban đầu xuất hiện thông qua một nhóm các nhà nghiên cứu mạng máy tính quốc tế có tên là International Networking Working Group (INWG). Thành lập vào năm 1972 như một nhóm không chính thức để xem xét các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc kết nối các mạng khác nhau, nhóm đã trở thành một tiểu ban của Liên đoàn Quốc tế về Xử lý Thông tin vào cuối năm đó. Các thiết bị cổng này khác với hầu hết các sơ đồ chuyển mạch gói trước đây theo hai cách. Đầu tiên, họ kết nối các loại mạng khác nhau, chẳng hạn như đường dây nối tiếp và mạng cục bộ. Thứ hai, chúng là các thiết bị không có kết nối, không có vai trò đảm bảo rằng lưu lượng truy cập được phân phối một cách đáng tin cậy, để lại hoàn toàn chức năng đó cho các máy chủ. Ý tưởng cụ thể này, nguyên tắc end-to-end, trước đây đã được tiên phong trong mạng CYCLADES.
Vành đai lửa Thái Bình Dương, được gọi đầy đủ là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương là 1 khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Nó gắn liền với 1 dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và/hoặc sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này. Vành đai Anpơ, kéo dài từ Java tới Sumatra qua dãy núi Himalaya, Địa Trung Hải và tới tận Đại Tây Dương chiếm khoảng 17%, còn vành đai sống núi giữa Đại Tây Dương là vành đai chiếm vị trí thứ 3 về động đất. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất. Phần phía Đông của vành đai này là kết quả của sự chìm lún xuống dưới của các mảng Nazca và mảng Cocos do sự chuyển động về phía Tây của mảng Nam Mỹ. Một phần của mảng Thái Bình Dương cùng với mảng kiến tạo nhỏ Juan de Fuca cũng đang bị chìm lún xuống dưới mảng Bắc Mỹ. Dọc theo phần phía Bắc thì chuyển động theo hướng Tây Bắc của mảng Thái Bình Dương đang làm nó chìm lún xuống dưới vòng cung quần đảo Aleutia. Xa hơn nữa về phía Tây thì mảng Thái Bình Dương cũng đang bị lún xuống dưới dọc theo vòng cung Kamchatka - quần đảo Kuril trên phần phía Nam Nhật Bản. Phần phía nam của vành đai này là phức tạp hơn với 1 loạt các mảng kiến tạo nhỏ đang va chạm với mảng kiến tạo Thái Bình Dương từ khu vực quần đảo Mariana, Philippines, Bougainville, Tonga và New Zealand. Indonesia nằm giữa vành đai lửa Thái Bình Dương (chạy dọc theo các đảo phía Đông Bắc, gần với và bao gồm cả New Guinea) và vành đai Anpơ (chạy dọc theo phía Nam và Tây từ Sumatra, Java, Bali, Flores và Timor). Trận động đất tháng 12/2004 gần bờ biển Sumatra trên thực tế thuộc một phần của vành đai Anpơ. Khu vực đứt gãy San Andreas nổi tiếng và đang hoạt động gần California là đứt gãy chuyển dạng đang bù lại một phần của đới nâng đông Thái Bình Dương dưới khu vực Tây Nam Hoa Kỳ và México. 1 loạt các vùng đất và các điểm đặc trưng của đại dương nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, liệt kê theo chiều kim đồng hồ: New Zealand Rãnh Kermadec Rãnh Tonga Rãnh Bougainville Indonesia Philippines Rãnh Philippines Rãnh Yap Rãnh Mariana Rãnh Izu Bonin Rãnh Lưu Cầu Nhật Bản Rãnh Nhật Bản Rãnh Kuril-Kamchatka Bán đảo Kamchatka Quần đảo Aleutia Rãnh Aleutia Alaska Dãy núi Cascade California México Rãnh Trung Mỹ Guatemala Colombia Ecuador Peru Chile Hoạt động động đất ở Chile có liên quan đến quá trình di chuyển mảng Nazca ở phía Đông. Chile đặc biệt là giữ kỷ lục về trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận, trận động đất năm 1960 Valdivia. Villarrica, 1 trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất của Chile, lên trên Hồ Villarrica và thị trấn Villarrica. Đây là phía Tây của 3 núi lửa lớn mà xu hướng vuông góc với chuỗi Andean. 1 miệng núi lửa rộng 6 km hình thành trong cuối kỷ Pleistocene, > 0,9 triệu năm trước. Chile đã trải qua rất nhiều núi lửa phun trào từ núi lửa 60, bao gồm núi lửa Llaima và núi lửa Chaitén. Gần đây hơn, 1 trận động đất 8,8 độ richter xảy ra miền trung Chile vào ngày 27/2/2010, núi lửa Puyehue-Cordon Caulle phun trào vào năm 2011 và 1 trận động đất 8,2 độ richter xảy ra phía bắc Chile vào ngày 1/4/2014, các mainshock được đi trước bởi một số lượng vừa phải những cú sốc lớn và được theo sau bởi một số lượng lớn các cơn dư chấn từ trung bình đến rất lớn, bao gồm cả sự kiện M7.6 vào ngày 3 tháng 4. [10] Bolivia Nước Bolivia có rất nhiều núi lửa đang hoạt động và ngừng hoạt động trên toàn lãnh thổ của mình. Các núi lửa hoạt động nằm ở phía Tây Bolivia, nơi được tạo nên Tây Cordillera, giới hạn phía tây của cao nguyên Altiplano. Nhiều người trong số các núi lửa hoạt động là núi "quốc tế chia sẻ" với Chile. Tất cả núi lửa Kainozoi của Bolivia là một phần của núi lửa Khu Trung (CVZ) của Andean đai núi lửa mà kết quả do quá trình tham gia trong quá trình di chuyển mảng Nazca dưới mảng Nam Mỹ. Núi lửa Khu Trung là 1 tỉnh núi lửa Kainozoi trên chính. [11] Ngoài núi lửa Andean, địa chất của Bolivia còn có núi lửa cổ xưa ở Tiền Cambri, Guaporé lá chắn ở phía đông của đất nước. Trung Mỹ Costa Rica   Một trận động đất mạnh, cường độ 7.6 làm rung chuyển Costa Rica và một vùng rộng lớn ở Trung Mỹ tại 08:42 (10:42 EDT; 1442 GMT) hôm 9/5/2012. Nhật Bản và Ecuador 1 trận động đất với cường độ 7 tại đảo Kyushu đã xảy ra vào ngày 16/4/2016 (tiền chấn vào 2 ngày trước với cường độ 6,2) và ở Ecuador với cường độ 7,8 cùng ngày. Tuy cùng nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, nhưng trên 2 mảng kiến tạo khác, cách nhau rất xa, nên các nhà khoa học theo kiến thức hiện tại cho là chỉ tình cờ, chứ không liên quan với nhau.
Rãnh Nhật Bản là một rãnh đại dương, một phần của vành đai núi lửa Thái Bình Dương, trên phần đáy phía bắc của Thái Bình Dương ngoài bờ biển phía đông bắc Nhật Bản. Nó kéo dài từ quần đảo Kuril tới quần đảo Bonin và có độ sâu lớn nhất là 9.000 m (30.000 ft). Vào ngày 11 tháng 8 năm 1989 tàu ngầm Shinkai 6500 có sức chứa 3 người đã lặn tới độ sâu 6.526 m (21.414 ft) trong khi thám hiểm rãnh Nhật Bản.
Rãnh Ryukyu là một rãnh đại dương dài khoảng 2250 km (1.398 dặm) chạy theo hướng bắc nam dọc theo rìa phía đông của quần đảo Ryukyu thuộc Nhật Bản thuộc biển Philipin. Nó nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản. Rãnh đại dương này nằm dưới độ sâu 5.212 m (24.629 ft). Rãnh này còn được gọi là rãnh Nansei-Shoto, lấy theo tên gọi khác trong tiếng Nhật của quần đảo Ryukyu.
Rãnh Kuril-Kamchatka hay rãnh Kuril là một rãnh đại dương với độ sâu tối đa đạt tới 10.500 m (34.000 ft). Rãnh này là kết quả của khu vực lún xuống được tạo ra vởi vòng cung quần đảo Kuril. Ở đây, mảng Thái Bình Dương bị lún xuống bên dưới mảng Okhotsk, tạo ra các hoạt động mạnh của sự phun trào núi lửa.
Sông Kamchatka (tiếng Nga: Камчатка река) (còn được biết đến như là sông Jopanova) ở thượng nguồn gọi là Ozjornaia Kamchatka, chảy về hướng đông với chiều dài 758 km (451 dặm) xuyên qua tỉnh Kamchatka ở miền Viễn Đông nước Nga về phía Thái Bình Dương với diện tích lưu vực khoảng 55.900 km². Con sông này có nhiều cá hồi, hàng triệu con đẻ trứng mỗi năm và nó đã từng là nguồn thực phẩm quan trọng của người Itelmen bản địa. Dòng chảy Ở thượng nguồn nó là một con sông chảy trong vùng núi; trên lòng sông có nhiều chỗ cạn và thác ghềnh, tiếp theo đó sông này chảy trong vùng bình nguyên miền trung Kamchatka, có lòng rất quanh co uốn khúc, một vài chỗ bị phân chia ra thành các nhánh. Vượt qua từ phía bắc dãy núi Kljuchevskaia Sopka, con sông này ngoặt về hướng đông; tại hạ lưu nó cắt ngang dãy núi Kumrotch. Nó đổ ra vịnh Kamchatka của Thái Bình Dương. Tại cửa sông là cảng Usti-Kamchatsk.
Paul Edgar Philippe Martin (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1938 tại Windsor, Ontario) là Thủ tướng thứ 21 của Canada, tiếp nối Jean Chrétien vào ngày 12 tháng 12 năm 2003. Martin cũng là lãnh tụ (leader) của Đảng Tự do của Canada và dẫn đầu một chính phủ thiểu số từ ngày 28 tháng 6 năm 2004 đến ngày 6 tháng 2 năm 2006, chính phủ thiểu số đầu tiên của Canada sau 24 năm. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống trong chính trường Canada. Cha ông, Paul Martin, Sr. đã nhiều lần nắm chức vụ bộ trưởng trong chính phủ và có một thời gian, ông được xem là người có triển vọng để tranh chức Thủ tướng Canada. Paul Martin tốt nghiệp khoa luật tại Đại học Toronto và nhận được giấy phép hành nghề của luật sư đoàn Ontario vào năm 1966. Trước khi tham gia chính trị, ông có một quãng thời gian hoạt động tương đối thành công trong lĩnh vực tư nhân khi ông là nhân viên cao cấp của công ty Power Corporation of Canada rồi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty Canada Steamship Lines. Bắt đầu tham gia chính trị vào giữa thập niên 1980, ông được bầu vào Hạ nghị viện đại diện cho đơn vị cử tri LaSalle-Émard (thuộc Montréal, Québec) vào năm 1988. Năm 1990, ông thất bại trong việc ra tranh chức lãnh tụ đảng Tự do. Từ đó cho đến khi được bầu làm Thủ tướng, ông luôn giữ những vai trò nổi bật trên chính trường Canada. Là một trong những nhân tố quyết định trong thắng lợi của đảng Tự do tại cuộc bầu cử năm 1993, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ của Jean Chrétien. Có thể nói ông đã đảm nhiệm vị trí này một cách rất xuất sắc. Trong thời gian ông đứng đầu Bộ Tài chính, ngân sách Canada đã giảm được 42 tỷ đô la tiền thâm hụt, trả được 34 tỷ đô la tiền nợ và có năm kỳ liên tục có số dư. Vào năm 2002, ông lại ra ứng cử vào vị trí lãnh tụ đảng Tự do đồng nghĩa với việc sẽ là ứng cử viên của đảng vào cuộc bầu cử năm 2003, ông thắng trong cả hai cuộc bỏ phiếu trên. Cuối tháng 11 năm 2005, sau một số vụ bê bối, chính phủ của ông bị lật đổ sau khi thua phiếu bất tín nhiệm. Trong cuộc bầu cử toàn quốc xảy ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2006, đảng Tự do của ông bị thua đảng Bảo thủ, và ông tuyên bố từ chức thủ tướng để cho lãnh tụ của đảng Bảo thủ, Stephen Harper, thành lập chính phủ mới. Ông kết hôn với bà Sheila Ann Cowan từ năm 1965 và họ đã có với nhau ba người con trai, Paul sinh năm 1966, Jamie kém ông anh trai của mình 3 tuổi và người trẻ nhất, David, sinh năm 1974.
Bán đảo Kamchatka (phiên âm tiếng Việt: Bán đảo Cam-sát-ca; , Poluostrov Kamchatka) là một bán đảo dài khoảng 1.250 km ở miền Viễn Đông nước Nga, với diện tích khoảng 472.300 km². Nó nằm giữa Thái Bình Dương (về phía đông) và biển Okhotsk (về phía tây). Ngoài khơi bán đảo này về phía Thái Bình Dương là rãnh Kuril-Kamchatka với độ sâu lớn nhất là 10.500 m. Bán đảo Kamchatka, quần đảo Commander, đảo Karaginsky tạo thành vùng Kamchatka của Nga. Phần lớn trong số 322.079 cư dân là người Nga, và dân tộc thiểu số lớn nhất là người Koryak sinh sống ở quận tự trị Koryakia nằm ở phía bắc bán đảo với khoảng 13.000 người (2014). Bán đảo Kamchatka nổi tiếng với 160 núi lửa, 19 trong số đó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Bán đảo cũng là nơi nhận lượng mưa lên tới 2.700 mm (110 in) mỗi năm. Địa lý Về địa lý, bán đảo là một phần của vùng Kamchatka. Điểm cực nam của bán đảo là mũi Lopatka. Trên bờ biển phía đông nam của bán đảo là vịnh Avacha và thủ phủ cũng là thành phố lớn nhất của vùng, Petropavlovsk-Kamchatsky. Về phía bắc, nhô ra Thái Bình Dương là bốn bán đảo Shipunsky Point, Kronotsky Point, Point Kamchatsky và Ozernoy Point. Phía bắc của Ozernoy là vịnh Karaginsky cùng với đảo Karaginsky nằm trong đó. Xa về phía đông bắc của vịnh Karaginsky là vịnh Korfa với thị trấn TIlyichiki. Nằm ở phía đối diện là vịnh Shelikhov, là một phần của Biển Okhotsk. Dãy Kamchatka hay Sredinny tạo thành xương sống của bán đảo. Dọc theo bờ biển phía đông nam là dãy Vostochny. Giữa hai dãy này là thung lũng trung tâm. Sông Kamchatka ở phía tây bắc của Avachinsky chảy về phía bắc xuống thung lũng trung tâm, chuyển hướng sang phía đông gần Klyuchi, Kamchatka để đổ vào Thái Bình Dương ở phía nam Kamchatsky Point tại Ust-Kamchatsk. Trong thế kỷ XIX, một đường mòn gần Klychi, qua các ngọn núi tới sông Tegil và thị trấn đó là trung tâm ​​thương mại chính trên bờ biển phía tây. Bắc của Tegil là Koryak Okrug. Phía nam của Tegil là sông Icha. Ngay phía nam thượng nguồn của sông Kamchatka, con đường sông Bistraya phía tây nam dẫn vào biển Okhotsk ở Bolsheretsk, đã từng phục vụ như là một con đường nối bán đảo tới biển Okhotsk. Phía nam của Bistraya là sông Golygina. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thử nghiệm tầm xa và độ chính xác các loại tên lửa của mình bằng cách phóng chúng từ các khu vực tiêu chuẩn và sử dụng bán đảo Kamchatka như là khu vực của các mục tiêu. Đầu tháng 8 năm 2005, tàu ngầm cứu hộ AS-28 cấp Priz của Hải quân Nga đã bị mắc nạn gần Kamchatka và chìm xuống đáy biển, Nga đã phải yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế để cứu thủy thủ đoàn.
Cung núi lửa là một dãy các đảo núi lửa hay các núi nằm gần rìa các lục địa được tạo ra như là kết quả của sự lún xuống của các mảng kiến tạo. Sự lún xuống tạo ra các vòng cung này bằng cách tạo ra macma khi một mảng kiến tạo bị lún xuống dưới một mảng kiến tạo khác chui vào quyển mềm của lớp phủ. Các lớp macma bị đẩy lên trên bề mặt thông qua lớp vỏ Trái Đất, phun trào ra mặt đất và tạo thành các núi lửa. Một số ý kiến khác khá phổ biến cho rằng vỏ đại dương nóng chảy có lẽ không phải là nguồn của các loại dung nham nóng chảy phun trào cùng với vòng cung núi lửa. Mảng kiến tạo bị lún xuống mang theo nó một loạt trầm tích và bazan bị biến đổi, cả hai đều có nhiều nước và các chất dễ bay hơi khác. Khi mảng kiến tạo bị lún ngày càng sâu hơn thì các chất dễ bay hơi này được giải phóng và bị đẩy lên trên. Chúng làm cho điểm nóng chảy của phần đá bên trên của lớp phủ (lớp đệm giữa hai đĩa) bị giảm xuống và macma được tạo ra. Lớp macma này có nguồn gốc từ quyển mềm và chứa nhiều chất dễ bay hơi từ mảng kiến tạo bị lún xuống (có lẽ nó cũng bị hòa lẫn với một chút các tạp chất của lớp vỏ nằm trên) và phun trào ra tạo thành cung núi lửa. Phân loại cung núi lửa Có hai loại cung núi lửa chính: Cung đảo núi lửa hay cung đảo được tạo ra khi một vỏ đại dương bị hút chìm dưới một vỏ đại dương khác. Quần đảo Mariana phía tây Thái Bình Dương và Tiểu Antilles phía tây Đại Tây Dương. Cung núi lửa lục địa được tạo ra khi vỏ đại dương bị hút chìm dưới vỏ lục địa. Dãy núi Cascade ở miền tây Bắc Mỹ, và Dãy núi Andes chạy dọc theo rìa phía tây của Nam Mỹ là các ví dụ về cung núi lửa lục địa. Có một số trường hợp ngoại lệ tạo thành từ cả hai loại trên khi một phần của mảng kiến tạo chìm xuống bên dưới vỏ lục địa và bên dưới của một vỏ đại dương lân cận. Ví dụ điển hình về kiểu vòng cung loại này là quần đảo Aleutia và phần kéo dài của chúng là dãy núi Aleutia trên bán đảo Alaska, gồm một dãy các đảo và núi kéo dài khoảng 2.500 km từ bán đảo Alaska tới quần đảo Near. Vòng cung này chứa khoảng 80 trung tâm núi lửa chính, gần một nửa trong số đó đã từng hoạt động trong quá khứ, và cung Kuril-Kamchatka bao gồm quần đảo Kuril và phía nam bán đảo Kamchatka. Danh sách các cung núi lửa Các cung núi lửa lục địa Dãy núi Cascade Bán đảo Alaska và dãy núi Aleutia Dãy núi Kamchatka Dãy núi Andes Dãy núi Trung Mỹ Các cung đảo núi lửa Quần đảo Aleutia Quần đảo Kuril Nhật Bản và Quần đảo Ryukyu Vòng cung Izu-Bonin-Mariana: Quần đảo Izu Quần đảo Bonin Quần đảo Mariana Quần đảo Philippine Tonga và Quần đảo Kermadec Crete và Dodecanese Andaman và Quần đảo Nicobar Quần đảo Mentawai Cung đảo Sunda Quần đảo Lesser Sunda Tanimbar và Quần đảo Kai Quần đảo Solomon Cung núi lửa Nam Aegean Lesser Antilles, gồm cả Leeward Antilles Cung núi lửa Scotia: Quần đảo South Sandwich Quần đảo Mascarene Các cung đảo cổ Quần đảo Insular Quần đảo Intermontane Cung đảo Sakhalin
Café au lait (; ; "Cà phê với sữa" trong Tiếng Pháp) là loại cà phê sữa pha theo kiểu Pháp. Người ta pha café au lait bằng cách thêm sữa nóng vào cà phê espresso "gấp đôi" (espresso doppio) hoặc cà phê espresso "kéo dài" (espresso lungo), hoặc cũng có thể là cà phê phin. Café au lait được đựng trong một cái tách lớn được gọi là bol. Loại cà phê này hay được dùng trong bữa sáng và thường không tìm thấy ở các quán cà phê. Theo một hủ tục, bánh sừng bò cũng như các loại bánh khác dùng để nhúng vào café au lait không xứng với truyền thống của quán cà phê. Trong các quán ăn ở Pháp thì café thường dùng để chỉ loại espresso của Ý hơn là loại cà phê phin của Pháp, café crème sẽ có thêm một ít sữa ấm hoặc kem sữa. Các biến thể Châu Âu Ở châu Âu, café au lait bắt nguồn từ truyền thống lục địa giống như caffè latte ở Ý, café con leche ở Tây Ban Nha, kawa biała (“cà phê trắng”) ở Ba Lan, Milchkaffee (“cà phê sữa”) ở Đức, tejeskávé ở Hungary, koffie verkeerd ở Hà Lan và Flanders, và café com leite (“cà phê với sữa”) ở Bồ Đào Nha và Brazil. trong một ly, chẳng hạn như meia de leite hoặc galão. Ở Ý, nhiều biến thể đi từ caffè latte đơn giản đến latte macchiato đến cappuccino. Trong cả hai ngôn ngữ Ý và Bồ Đào Nha, có rất nhiều thuật ngữ phức tạp hơn để làm rõ độ mạnh của cà phê, cách rang của nó, độ ấm mong muốn, ... Ở các khu vực nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ, một biến thể phổ biến là café renversé, hoặc thường chỉ là renversé, pha bằng cách lấy cốc sữa và thêm cà phê espresso, ngược lại với phương pháp pha cà phê thông thường. Ở Andalusia, miền Nam Tây Ban Nha, một biến thể tương tự được gọi là manchado (“nhuộm màu”). Ở Bắc Âu, café au lait là tên thường được sử dụng trong các quán cà phê. Tại nhà, café au lait có thể được pha chế từ café đậm và sữa đun nóng; trong các quán cà phê, nó được pha bằng máy pha cà phê espresso và sữa hấp kể từ khi những máy này có mặt vào những năm 1940 — do đó nó chỉ đơn thuần đề cập đến sự kết hợp "cà phê và sữa", tùy thuộc vào địa điểm, không phải một thức uống cụ thể. Café au lait và caffè latte được sử dụng như những thuật ngữ tương phản, để chỉ ra đồ uống phục vụ theo cách "Pháp" hay "Ý", thức uống trước được đựng trong cốc hoặc bát sứ trắng, thức uống sau được đựng trong kính bếp và luôn luôn được pha từ máy pha cà phê espresso, trong khi café au lait có thể là cà phê espresso hoặc cà phê đậm. Hoa Kỳ Trong nhiều quán cà phê ở Mỹ, café au lait là thức uống gồm cà phê phin hoặc cà phê ép kiểu Pháp, có thêm sữa hấp vào; điều này trái ngược với caffè latte, sử dụng cà phê espresso làm nền. Café au lait của Mỹ thường được phục vụ trong cốc, cũng như cà phê pha, chỉ được phục vụ trong bát ở những cửa hàng muốn nhấn mạnh truyền thống của Pháp. Café au lait là thức uống phổ biến ở New Orleans, có bán tại các quán cà phê như Café du Monde và Morning Call Coffee Stand, nơi nó được pha bằng sữa và cà phê trộn với rau diếp xoăn, tạo cho nó một vị đắng đậm. Không giống như phong cách quán cà phê châu Âu, quán cà phê au lait theo phong cách New Orleans được làm bằng sữa đánh vảy (sữa được hâm nóng trên nhiệt độ đến mức vừa sôi), chứ không phải bằng sữa hấp. Việc sử dụng rễ rau diếp xoăn rang làm chất pha cà phê đã trở nên phổ biến ở Louisiana trong Nội chiến Hoa Kỳ, khi các cuộc phong tỏa hải quân của Liên minh cắt đứt cảng New Orleans, buộc người dân phải mở rộng nguồn cung cấp cà phê. Ở New Orleans, café au lait theo truyền thống ăn kèm với những chiếc bánh beignet phủ đường bột, loại bỏ vị đắng của rau diếp xoăn. Hương vị cho cà phê và rau diếp xoăn đã được phát triển bởi người Pháp trong cuộc nội chiến của họ. Cà phê rất khan hiếm trong thời gian đó, và họ nhận thấy rằng rau diếp xoăn bổ sung thêm hương vị cho món cà phê. Những người Acadia từ Nova Scotia đã mang hương vị này và nhiều phong tục (di sản) khác của Pháp đến Louisiana.
Thủ tướng Canada (tiếng Anh: Prime Minister of Canada; tiếng Pháp: Premier ministre du Canada), là người đứng đầu Chính phủ Canada và lãnh tụ của đảng với nhiều ghế nhất trong Hạ nghị viện (House of Commons; Chambre des communes) của Quốc hội. Nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng là ngôi nhà 24 Sussex Drive tại Ottawa, Ontario; văn phòng chính thức của Thủ tướng nằm trong Tòa nhà Quốc hội, cũng tại Ottawa. Thủ tướng hiện nay của Canada là Justin Trudeau, con trai trưởng của cố thủ tướng Pierre Trudeau. Tiêu chuẩn và cách tuyển chọn Bất cứ người công dân nào của Canada 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành Thủ tướng. Tuy không bắt buộc nhưng theo tiền lệ thì Thủ tướng phải là một nghị viên của Hạ nghị viện, mặc dù trong lịch sử Canada đã có 2 nghị viên của Thượng nghị viện (Senate; Sénat) từng là Thủ tướng của Canada. Hơn nữa, khả năng dùng được cả tiếng Pháp và tiếng Anh, trong 50 năm gần đây, đã thành một điều kiện hầu hết dân Canada đòi hỏi từ các người lãnh đạo như Thủ tướng. Nếu Thủ tướng chưa là nghị viên của Hạ viện, hay Thủ tướng bị thất cử cho ghế của chính mình, thì một nghị viên cùng đảng với một ghế chắc chắn sẽ từ chức để Thủ tướng có thể ra tranh cử (và dễ dàng đắc cử) cho ghế đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đảng cầm quyền thay đổi lãnh tụ trong một thời gian ngắn trước một cuộc tổng tuyển cử, và người lãnh tụ mới không phải là một nghị viên của Hạ viện, thì họ sẽ đợi cho cuộc tổng tuyển cử đó. Thí dụ, vào năm 1984 đảng Tự do có lãnh tụ mới sau khi Pierre Trudeau từ chức Thủ tướng để về hưu giữa nhiệm kỳ; lãnh tụ mới, John Turner, trở thành Thủ tướng mà không phải là một nghị viên Hạ viện. (Ba tháng sau, sau cuộc tổng tuyển cử, John Turner tuy đã thắng ghế cho chính mình nhưng không đủ số ghế để thành lập chính phủ). Nhiệm kỳ Thủ tướng của Canada không có nhiệm kỳ nhất định. Bất cứ lúc nào người giữ chức vụ này cũng có thể từ chức vì các lý do cá nhân hay lý do khác, tuy nhiên Thủ tướng bắt buộc phải từ chức khi một đảng khác chiếm được số ghế đa số trong Hạ viện. Việc này có thể xảy ra sau các cuộc tuyển cử để điền khuyết các ghế trống hay khi một hay nhiều nghị viên trong đảng nắm chính quyền ly khai để gia nhập các đảng đối lập. Ngoài ra, khi đảng nắm chính quyền bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tại một buổi họp của Quốc hội thì Thủ tướng có hai lựa chọn: từ chức để một đảng khác thành lập chính phủ, nhưng thông thường hơn, yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi một cuộc tổng tuyển cử. Sau cuộc tổng tuyển cử, nếu một đảng khác chiếm được nhiều ghế hơn (nhưng không phải là số ghế đa số) thì Thủ tướng vẫn được quyền thành lập chính phủ bằng cách liên minh với các đảng khác để đạt được số ghế đa số. Nếu không thành lập được liên minh thì Thủ tướng phải từ chức để đảng với nhiều ghế nhất thành lập chính phủ - đây sẽ là một chính phủ thiểu số. Một cuộc tổng tuyển cử phải được gọi bởi chính phủ đương nhiệm 5 năm sau kỳ tổng tuyển cử trước; tuy nhiên Thủ tướng có quyền yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi tổng tuyển cử bất cứ lúc nào trong thời hạn 5 năm đó. Theo thông lệ khi một chính phủ đa số đang tại quyền thì tổng tuyển cử thường được gọi trong khoảng 3,5-5 năm sau, hay khi có các trường hợp đặc biệt (như kỳ tổng tuyển cử năm 1988 để xem dân chúng Canada có bằng lòng cho chính phủ ký Thỏa ước Mậu dịch Tự do (Free Trade Agreement) với Hoa Kỳ). Khi một chính phủ thiểu số đang tại quyền thì tổng tuyển cử có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì họ dễ bị lật đổ bởi một cuộc bầu bất tín nhiệm tại Quốc hội (chính phủ thiểu số của Joe Clark chỉ tồn tại 9 tháng trong thời gian 1979-1980). Nhiệm vụ và quyền lực Vì chức vụ Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất trong chính phủ của Canada nên nhiều người lầm tưởng đây là chức vụ quốc trưởng. Quốc trưởng của Canada, theo hiến pháp, là Vua Charles III. Thủ tướng, do đó, là người đứng đầu chính phủ nhưng không phải là người đứng đầu quốc gia. Hơn thế nữa, vai trò của Thủ tướng không được nhắc đến trong Hiến pháp của Canada. Các quyền lực mà Thủ tướng được trao cho là để thi hành các nhiệm vụ của vị Toàn quyền; thí dụ, chỉ có vị đại diện này, thay mặt Nữ hoàng, có quyền giải tán Quốc hội hay tấn phong các bộ trưởng nhưng quyết định giải tán hay tấn phong là do Thủ tướng. Nói một cách khác, người đứng đầu về hành pháp tại Canada là vị Toàn quyền nhưng người này chỉ thi hành các nhiệm vụ hành pháp của mình theo quyết định hay yêu cầu của Thủ tướng. Về mặt lập pháp, Thủ tướng có một vai trò rất quan trọng vì là người lãnh đạo của đảng có nhiều ghế nhất trong Hạ viện, nơi mà đại đa số các đạo luật bắt đầu. Trước khi được mang ra bàn cãi tại Hạ viện, các dự luật phải được chấp thuận bởi toàn thể Nội các nhưng Thủ tướng là người quyết định thế nào là "chấp thuận". Khi được mang ra thảo luận, Thủ tướng có thể dùng số ghế của đảng mình trong Quốc hội để dẫn lái cuộc thảo luận theo ý mình. Về mặt tư pháp, Thủ tướng có quyền đề nghị các chánh án của tòa Tối cao Pháp viện để vị Toàn quyền tấn phong. Ngoài Tối cao Pháp viện, Thủ tướng có quyền đề nghị các người để vị Toàn quyền tấn phong cho các chức vụ sau đây: Nghị sĩ của Thượng nghị viện Tổng giám đốc, giám đốc hay chủ tịch các công ty, cơ quan hay ngân hàng thuộc Nhà vua Đại sứ của Canada và nhiều chức vụ quan trọng khác trong chính phủ. Và, quan trọng nhất, chính Thủ tướng đề nghị một người dân Canada để Nữ hoàng phong chức Toàn quyền. Vấn đề tập trung quyền lực Vì Thủ tướng Canada có nhiều nhiệm vụ quan trọng như trên, đã có nhiều người quan tâm đến việc tập trung quá nhiều quyền lực vào trong chức vụ này. Điển hình là đề nghị thay đổi nội quy của Hạ viện cho phép các nghị viên của Hạ viện có nhiều tự do hơn, thay vì phải tuân theo quyết định của đảng mình; các đề nghị thay đổi hiến pháp để Thượng viện được dân bầu lên và để có một hội đồng quốc hội có quyền phủ quyết các đề nghị của Thủ tướng cho các ghế chánh án của Tối cao Pháp viện. Tuy Thủ tướng có rất nhiều quyền lực nhưng, trên thực tế, bị ảnh hưởng và giới hạn bởi nhiều người, nhiều phía. Nếu không có sự chấp thuận của Nội các, hay một đồng thuận không đạt được giữa Thủ tướng và các thành viên của Nội các, Thủ tướng có thể bị đẩy về nghỉ hưu sớm hoặc mất chức thủ lĩnh của đảng đang nắm chính quyền và, do đó, mất chức Thủ tướng. Ngay cả Thượng viện, tuy có vẻ không có nhiều quyền lực, cũng có thể làm trì hoãn các đạo luật của Thủ tướng đưa lên từ Hạ viện. Nhưng quan trọng hơn hết, Canada là một liên bang mà quyền lực không hoàn toàn tập trung trong tay của chính phủ liên bang. Tất cả các thay đổi về hiến pháp phải có sự chấp thuận của các tỉnh bang (province) và các lãnh thổ tự trị (territory) - thường là qua một cuộc biểu quyết của các quốc hội của các đơn vị này. Tất cả các thay đổi về chính sách liên quan đến các quyền lực và quyền lợi của các tỉnh bang và lãnh thổ tự trị đòi hỏi các cuộc thảo luận và điều đình giữa họ và chính phủ liên bang. Danh sách các Thủ tướng Canada Tuy Sir John A. Macdonald được chính thức xem là Thủ tướng đầu tiên của Canada, vì ông là vị thủ tướng đầu tiên khi Canada thành lập liên bang, có nhiều nhà học giả xem Robert Baldwin và Louis-Hippolyte Lafontaine là các người giữ địa vị này—đây là hai người được bầu lên bởi Province of Canada trong Đế quốc Anh (bao gồm Ontario và Québec hiện nay) trước khi Province of Canada cùng các thuộc địa khác của Anh thành lập liên bang Canada.
Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển). Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành 7 mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Thuật ngữ mảng kiến tạo (tectonic plate hay plaque) hay bị dùng sai thành đĩa kiến tạo hay địa tầng kiến tạo. Địa tầng (strata) chỉ các lớp đất đá hình thành bên trên vỏ Trái Đất, gồm các thang phân vị địa tầng: liên giới, giới, hệ, thống, bậc và đới, tương ứng với các thời kỳ địa chất (liên đại, đại, kỷ), và thường chứa hóa thạch. Mảng có bề dày lớn hơn nhiều so với địa tầng. Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm) và bao gồm hai loại vật liệu cơ bản: lớp vỏ đại dương (còn gọi là quyển sima, hai chữ cái đầu của silic và magnesi) và lớp vỏ lục địa (quyển sial, hai chữ cái đầu của silic và aluminum). Nằm dưới chúng là 1 lớp tương đối dẻo của lớp phủ được gọi là quyển mềm (asthenosphere), nó chuyển động liên tục. Lớp này đến lượt của mình lại có một lớp rắn chắc hơn của lớp phủ nằm dưới nó. Thành phần của 2 dạng lớp vỏ khác nhau một cách đáng kể. Lớp vỏ đại dương chủ yếu chứa các loại đá bazan, trong khi lớp vỏ lục địa chủ yếu chứa các loại đá granit với tỷ trọng thấp có chứa nhiều nhôm và silic dioxide (SiO2). 2 dạng này của lớp vỏ cũng khác nhau về độ dày, trong đó lớp vỏ lục địa dày hơn một cách đáng kể. Sự chuyển động của quyển mềm làm cho các mảng kiến tạo bị chuyển động theo 1 tiến trình gọi là sự trôi dạt lục địa, nó được giải thích bằng thuyết kiến tạo mảng. Sự tương tác giữa các mảng kiến tạo đã tạo ra các dãy núi và núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo không trùng với ranh giới các châu lục. VD: mảng kiến tạo Bắc Mỹ bao trùm không chỉ Bắc Mỹ mà còn cả Greenland, vùng viễn đông của Siberia và phần phía bắc Nhật Bản. Hiện nay người ta biết rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện tượng kiến tạo mảng, mặc dù có một số giả thuyết cho rằng Sao Hỏa có thể cũng đã từng có các mảng kiến tạo trong quá khứ trước khi lớp vỏ của nó bị đông cứng lại tại chỗ. Các mảng kiến tạo 7 địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất Mảng Thái Bình Dương Mảng Á-Âu Mảng Ấn-Úc Mảng châu Phi Mảng Bắc Mỹ Mảng Nam Mỹ Mảng Nam Cực Một số mảng kiến tạo nhỏ Mảng Ả Rập (bán đảo Ả Rập) Mảng Ấn Độ (toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần lòng chảo thuộc Ấn Độ Dương) Mảng Caribe (Trung Mỹ và biển Caribe) Mảng Cocos (phía tây México) Mảng Úc Mảng Juan de Fuca (ngoài khơi California) Mảng Nazca (phía tây châu Nam Mỹ) Mảng Philippin Mảng Scotia (phía đông nam mũi Horn) Người tìm ra Alfred Wegener, nhà vật lý, nhà địa chấn người Đức đã tìm ra "thuyết trôi lục địa" sau này gọi là "thuyết kiến tạo mảng". Ông phát hiện ra rằng mảng bờ đông của Nam Mỹ hợp với mảng tây của bờ châu Phi, lục địa Á-Âu với lục địa Phi. Nhờ quan sát, hình thái, di tích hóa thạch các châu lục và sự ăn khớp của nó. Các căn cứ trên chưa đủ để giải thích. Sau này các nhà khoa học tìm ra, khám phá và bổ sung giả thuyết của Wegener và xây dưng nên "thuyết kiến tạo mảng"
Xem những nghĩa khác của cà phê tại trang Cà phê (định hướng) Cà phê Blue Mountain là một trong những loại hạt cà phê arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc ở vùng núi Blue Mountains thuộc Jamaica. Người ta gọi loại hạt cà phê này là Jamaican Blue Mountain để phân biệt với những loại hạt cà phê khác. Với độ cao trên 2000 m, vùng núi Blue Mountains là một trong những vùng trồng cà phê cao nhất trên thế giới. Khí hậu ở đây dễ chịu, lượng mưa lớn, đất rất giàu dinh dưỡng và thấm nước tốt. Sự kết hợp giữa đất đai và khí hậu tạo nên điều kiện lý tưởng cho cây cà phê. Tuy nhiên loại cà phê này không thích hợp với các điều kiện khí hậu khác. Sự thay đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự thay đổi hương vị cà phê. Chính vì thế mà hiện nay nó mới chỉ được trồng ở Jamaica và Hawaii. Theo những người sành cà phê thì loại cà phê này đượm mùi, ít chua, có chút xíu vị ngọt, đậm đà. Giá một kg cà phê loại này hiện nay khoảng 100 USD. Nhật Bản là nước nhập khẩu cà phê Blue Mountain nhiều nhất (90% tổng sản lượng trên toàn thế giới).
là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản. Tên gọi của hãng được viết tắt chính thức từ cụm từ tiếng Anh Do Communications Over the Mobile Network (Thực hiện thông tin liên lạc qua mạng lưới di động), nhưng cũng có nghĩa "ở mọi nơi" trong tiếng Nhật. DoCoMo được tách từ NTT vào tháng 8 năm 1991 để đảm nhận điều hành hệ thống điện thoại di động. DoCoMo cung cấp dịch vụ di động 2G (MOVA) PDC ở băng tần 800 MHz và 1,5 GHz (băng thông tổng cộng 34 MHz), và dịch vụ 3G (FOMA) W-CDMA ở băng tần 2 GHz (1945-1960 MHz). Hãng cũng kinh doanh các dịch vụ khác như PHS (Paldio), nhắn tin và vệ tinh. DoCoMo thông báo dịch vụ PHS của hãng sẽ bị huỷ bỏ từng bước trong vòng vài năm tới. Khách hàng DoCoMo có 49,8 triệu khách hàng điện thoại di động, trong đó hơn 15,8 triệu thuê bao FOMA và 45 triệu người dùng i-mode. Hãng dẫn đầu thị phần ở Nhật với tỷ lệ 56,0%, và giảm nhẹ trong những năm gần đây; i-Mode DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới thành công trong việc giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động vào thương mại cho đối tượng khách hàng rộng. i-Mode được khởi xướng vào tháng 2 năm 1999 và sự hưởng ứng của khách hàng vượt quá mong đợi, trong khi kế hoạch giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động dùng WAP vào cùng lúc đó không tìm được khách hàng ủng hộ. Trong một thời gian ngắn DoCoMo đã thu hút gần tất cả 40 triệu thuê bao trở thành người dùng i-Mode, tức trả thêm một khoản tiền hàng tháng cho i-Mode, và hầu hết họ cũng trả tiền cho nhiều loại hình đi kèm như dữ liệu, nhạc, trò chơi và thông tin. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi i-Mode xuất hiện, các đối thủ của DoCoMo cũng đã giới thiệu các dịch vụ dữ liệu tương tự rất giống với mô hình của i-Mode. Sau vài năm, i-Mode và các dịch vụ dữ liệu tương đương của các đối thủ của DoCoMo trở thành một phần thiết yếu trong hạ tầng cấu trúc thương mại và xã hội Nhật. FOMA DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới ứng dụng truyền thông di động 3G vào thương mại. Dịch vụ 3G của DoCoMo được tiếp thị dưới tên FOMA. Hiện tại (2005) FOMA dùng công nghệ wCDMA với tốc độ dữ liệu 384 kbit/s. Vì DoCoMo là nơi đầu tiên ứng dụng công nghệ mạng 3G, DoCoMo dùng kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn UMTS châu Âu, lúc đó chưa chín mùi cho ứng dụng của DoCoMo. Gần đây DoCoMo đang tiến hành sửa đổi FOMA để tương thích hoàn toàn với các tiêu chuẩnUMTS. HSDPA DoCoMo đang làm việc để nâng cấp tốc độ dữ liệu lên đến 10 Mbit/s dùng HSDPA. Quyền sở hữu Cổ phiếu của NTT DoCoMo được bán công cộng tại một số sàn giao dịch chứng khoán, với cổ đông chính (trên 60%) là nhà điều hành điện thoại NTT của Nhật. NTT cũng là tập đoàn công cộng và người giữ phần lớn cổ phiếu là chính phủ Nhật Bản. Nghiên cứu và phát triển Trong khi hầu hết các nhà điều hành điện thoại di động trên thế giới không tiến hành việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nào đáng kể và dựa vào các nhà cung ứng thiết bị cho việc phát triểu và ứng dụng thiết bị viễn thông mới, NTT DoCoMo tiếp tục truyền thống nghiên cứu và phát triển rất tốn kém của NTT. Chính các đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ đã cho phép DoCoMo giới thiệu dịch vụ dữ liệu i-Mode và viễn thông 3G sớm hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Đầu tư của DoCoMo ra ngoài Nhật Bản DoCoMo có phạm vi đầu tư rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên hãng đã không thành công trong việc đầu tư vào các nhà điều hành viễn thông nước ngoài. DoCoMo đã đầu tư nhiều tỉ đôla vào KPN, Hutchison, AT&T Wireless và cuối cùng phải huỷ bỏ hoặc bán lại cho các nhà điều hành khác. Hậu quả là DoCoMo thiệt hại khoảng 10 tỷ đôla Mỹ, trong khi cùng lúc các hoạt động tại Nhật Bản của hãng lại ăn nên làm ra.
Rock là một thể loại âm nhạc quần chúng được bắt nguồn từ cách gọi ngắn gọn của cụm từ "rock and roll" vào những năm 1950 ở Mỹ, rồi sau đó phát triển thành rất nhiều tiểu thể loại khác nhau từ những năm 60 của thế kỷ 20 và sau đó, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Rock bắt nguồn từ rock and roll của những năm 1940 và 1950, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhạc R&B và nhạc đồng quê. Ngược lại, rock cũng tạo ảnh hưởng vô cùng rõ rệt tới nhiều thể loại nhạc như blues và folk, cùng với đó là những tương tác với jazz, nhạc cổ điển, và các thể loại khác. Rock thường được tập trung ở việc sử dụng guitar điện, và thông thường cùng với đó là guitar bass và trống. Đặc biệt, các sáng tác rock thường sử dụng nhịp 4/4 với cấu trúc phổ thông "phát triển - điệp khúc" (verse - chorus), song các tiểu thể loại lại vô cùng đa dạng và các đặc điểm chung để định nghĩa trở nên rất khó xác định. Cũng như pop, phần ca từ thường nói về những câu chuyện tình buồn, nhưng đôi lúc cũng đề cập tới những chủ đề khác như các vấn đề xã hội và chính trị. Sự thống trị của các nghệ sĩ nam da trắng đã trở thành yếu tố quyết định trong việc phát triển và khám phá nhạc rock. So với nhạc pop, rock cũng đề cao hơn tầm quan trọng của các mối cộng tác âm nhạc, các buổi trình diễn trực tiếp, và cả những ý tưởng mang tính "xác thực". Vào cuối những năm 60 – còn được gọi là "những năm vàng" hoặc "thời kỳ rock cổ điển" – rất nhiều tiểu thể loại của rock đã xuất hiện, trong đó có blues rock, folk rock, country rock, và jazz-rock pha trộn. Rất nhiều trong số đó đã góp phần tạo nên psychedelic rock bị ảnh hưởng lớn từ phong trào phản văn hóa lúc đó. Một thể loại quan trọng khác cũng xuất hiện đó là progressive rock; glam rock nhấn mạnh vào nghệ thuật trình diễn và phong cách; và các tiểu thể loại quan trọng và trường tồn của heavy metal vốn đề cao âm lượng, độ gằn cũng như tốc độ. Vào cuối những năm 1970, punk rock trở nên phổ biến và trở thành tâm điểm chống lại những xu hướng nhằm tạo nên thể loại nhạc đầu tiên được đặc thù bởi các chủ đề xã hội cũng như chính trị. Văn hóa punk gây ảnh hưởng lớn suốt những năm 80 với việc tạo nên rất nhiều tiểu thể loại quan trọng, trong đó có New Wave, post-punk và đặc biệt là làn sóng alternative rock. Tới những năm 90, alternative rock trở nên phổ biến và phân tách thành grunge, Britpop, và indie rock. Các thể loại nhạc pha trộn với nhau, tạo nên sau đó pop punk, rap rock, và rap metal, cùng với đó là những thể loại mới vô cùng quan trọng với lịch sử nhạc rock như garage rock/post-punk và synthpop vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Nhạc rock cũng trở thành một phần của các phong trào văn hóa và xã hội, tạo nên những khái niệm mới như rocker hay mod ở Anh, hay hippie bắt nguồn từ San Francisco ở Mỹ vào những năm 1960. Tương tự, vào những năm 70, văn hóa punk đã tạo nên những khái niệm như goth và emo. Kế thừa tính phản kháng từ nhạc folk, rock cũng nhanh chóng có những liên kết với các vấn đề chính trị, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới thay đổi quan điểm xã hội về chủng tộc, giới tính, sử dụng chất kích thích, và thường được coi là lời ca của tuổi trẻ chống lại xã hội tiêu dùng và sự tận hưởng. Đặc điểm Âm thanh của nhạc rock được đặc trưng bởi tiếng guitar điện, được cải tiến trong thập niên 1950 với sự phổ biến của nhạc rock and roll. Âm thanh của guitar điện trong nhạc rock được đặc biệt hỗ trợ bởi tiếng guitar bass vốn bắt nguồn từ nhạc jazz cùng thời kỳ, và định âm được tạo bởi dàn trống với nhiều loại trống và chũm chọe khác nhau. Bộ 3 nhạc cụ này còn được hỗ trợ bởi nhiều nhạc cụ khác, trong đó có những keyboard như piano, Hammond organ và synthesizer. Nhóm người chơi nhạc rock được gọi là ban nhạc rock và thường được cấu thành từ 2 cho tới 5 người. Hình thức cổ điển nhất của một ban nhạc rock là 4 người trong đó mỗi thành viên phụ trách nhiều vai trò, như hát, guitar lead, guitar nền, bass, trống, đôi khi chơi keyboard và các nhạc cụ khác nữa. Rock cũng được đặc trưng bởi nhịp nhấn lệch đơn giản 4/4, trong đó sử dụng lặp lại trống lớn căng dây để chơi nền nhịp 2 và 4. Giai điệu được lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có âm giai Dorian và âm giai Mixolidian, cùng với đó là các giọng chuẩn và giọng thứ. Hòa âm cũng được lấy từ những hợp âm 3, 4 và 5 và theo những quãng chạy nhất định. Các sáng tác rock trong những năm 1960 thường được viết theo cấu trúc đoạn vào - điệp khúc được bắt nguồn từ nhạc folk và blues nhưng có nhiều cải tiến đáng kể. Nhiều đánh giá cảm thấy nhàm chán vì tính chiết trung và kiểu cách của nhạc rock. Cũng vì nguồn gốc đa dạng và xu hướng vay mượn những hình thức âm nhạc và văn hóa khác nên rock thường bị coi "không thể nào có thể gò bó rock vào một định nghĩa cụ thể xác định nào đó về mặt âm nhạc." Khác với nhiều thể loại âm nhạc quần chúng khác, ca từ của nhạc rock được phân tách thành nhiều chủ đề đa dạng kết hợp với tình yêu lãng mạn: tình dục, sự phản kháng với "Establishment", các vấn đề xã hội và phong cách sống. Những chủ đề này được ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhạc pop của Tin Pan Alley, nhạc folk và nhạc R&B. Nhà báo Robert Christgau từng miêu tả ca từ nhạc rock là một "dung môi hấp dẫn" với cách diễn tả đơn giản và phần điệp khúc lặp lại, cùng với đó là "vai trò" thứ yếu của rock là "đi liền với âm nhạc, hoặc chung hơn, là những tiếng ồn". Sự thống trị của những nghệ sĩ nam da trắng tới từ tầng lớp trung lưu đối với nhạc rock cũng đều được ghi lại, và nhạc rock được coi là thứ âm nhạc của người da màu được cải biến cho tầng lớp trẻ da trắng và chủ yếu là nam giới. Cũng chính vì vậy rock cũng được coi là thứ kết nối tầng lớp này tới các thể loại trên cả về âm nhạc lẫn ca từ. Kể từ khi khái niệm rock bắt đầu được sử dụng khái quát hơn để gọi nhạc rock and roll kể từ giữa những năm 1960, nó cũng được dùng để đối lập với nhạc pop – một thể loại vốn có rất nhiều đặc điểm, song chủ yếu khác biệt nằm ở việc sử dụng nhạc cụ, trình diễn trực tiếp và đặc biệt trong việc khai thác các chủ đề và cả những quan điểm về khán giả vốn thường xuyên được hòa lẫn trong quá trình phát triển của thể loại này. Theo Simon Frith, "rock là một điều gì đó hơn pop, một điều gì đó hơn rock and roll. Một nghệ sĩ rock thường dung hòa kỹ thuật cùng kỹ năng với những quan điểm lãng mạn về nghệ thuật trình diễn, một cách nguyên bản và chân thật." Kể từ thế kỷ 21, khái niệm rock đã trở thành một trong những "khái niệm hiển nhiên" của âm nhạc cùng với pop, reggae, soul và thậm chí cả hip-hop – những thể loại không chỉ ảnh hưởng mà còn tương phản lẫn nhau suốt lịch sử âm nhạc. Nguồn gốc (những năm 50 – đầu những năm 60) Rock and roll Nền tảng của nhạc rock là từ rock and roll, có nguồn gốc từ Mỹ vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, sau đó đã nhanh chóng lan ra hầu hết toàn thế giới. Nguồn gốc trực tiếp của nó là từ việc ghép nối các thể loại nhạc đen lại với nhau, bao gồm cả rhythm and blues và nhạc phúc âm, cùng với nhạc đồng quê và viễn tây. Năm 1951, một DJ người Cleveland, Ohio tên là Alan Freed bắt đầu chơi nhạc R&B cho những khán giả đa sắc tộc, và được coi là người đầu tiên sử dụng cụm từ "rock and roll" để nói về âm nhạc. Đã có cuộc tranh luận xung quanh việc bản thu âm nào sẽ trở thành bản thu âm rock and roll đầu tiên. Những ứng cử viên bao gồm "Rock Awhile" của Goree Carter (1949); "Rock the Joint" của Jimmy Preston (1949), bài hát sau đó được hát lại bởi Bill Haley & His Comets vào năm 1952; và "Rocket 88" của Jackie Brenston and his Delta Cats (thật ra là Ike Turner và ban nhạc của anh, The Kings of Rhythm), được thu âm bởi Sam Phillips cho hãng ghi âm Sun Records năm 1951. Bốn năm sau, "Rock Around the Clock" của Bill Haley (1955) trở thành bài hát rock and roll đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số và airplay của tạp chí Billboard, mở tung cánh cửa cho làn sóng văn hóa phổ biến và mới mẻ này. Có lập luận cho rằng "That's All Right (Mama)" (1954), đĩa đơn đầu tiên của Elvis Presley cho hãng ghi âm Sun Records tại Memphis, là bản thu âm rock and roll đầu tiên, nhưng, cùng thời điểm đó, "Shake, Rattle & Roll" của Big Joe Turner, sau đó được hát lại bởi Haley, đang dẫn đầu bảng xếp hạng Billboard R&B. Nhiều nghệ sĩ đã sớm có những hit rock and roll bao gồm Chuck Berry, Bo Diddley, Fats Domino, Little Richard, Jerry Lee Lewis, và Gene Vincent. Ngay sau đó, rock and roll đã có những tác động lớn đến doanh số bán hàng của các hãng ghi âm Mỹ, và cả các crooner như Eddie Fisher, Perry Como, và Patti Page, những nghệ sĩ đã chiếm lĩnh thị trường âm nhạc trong thập kỉ trước đó. Rock and roll đã dẫn tới nhiều tiểu thể loại âm nhạc khác nhau, kết hợp cả rock and roll với nhạc đồng quê, mà vẫn thường được chơi và ghi âm vào giữa thập niên 1950 bởi những ca sĩ trắng như Carl Perkins, Jerry Lee Lewis, Buddy Holly, cùng với Elvis Presley, thành công thương mại lớn nhất vào thời điểm đó. Ngược lại, doo-wop chú trọng đa phần vào hòa âm và ca từ vô nghĩa (cũng vì thế mà thể loại nhạc này được đặt tên như vậy), thường được hỗ trợ bằng phần nhạc đệm nhẹ và có nguồn gốc từ các nhóm nhạc người Mỹ gốc Phi ở thập niên 1930 và 1940. Một số nhóm nhạc như The Crows, The Penguins, The El Dorados và The Turbans đều đã có được nhiều hit lớn, và những nhóm nhạc khác như The Platters, với những bài hát trong đó có "The Great Pretender" (1955), và The Coasters với những bài hát hài hước như "Yakety Yak" (1958), đều nằm trong số những nghệ sĩ rock and roll thành công nhất của thời kỳ này. Thời kì này cũng chứng kiến sự tăng lên về số lượng guitar điện và sự phát triển của một phong cách rock and roll đặc biệt với những nghệ sĩ tiêu biểu như Chuck Berry, Link Wray, và Scotty Moore. Việc sử dụng hiệu ứng biến dạng âm thanh, tiên phong bởi những tay guitar nhạc blues điện tử như Guitar Slim, Willie Johnson và Pat Hare vào đầu những năm 1950, đã được phổ biến bởi Chuck Berry vào giữa thập niên 1950. Việc sử dụng hợp âm 5, tiên phong bởi Willie Johnson và Pat Hare vào đầu những năm 1950, đã được phổ biến bởi Link Wray vào cuối thập niên 1950. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các phong trào nhạc jazz truyền thống và dân gian đã đưa các nghệ sĩ nhạc blues đến Liên hiệp Anh. Hit năm 1955 của Lonnie Donegan, "Rock Island Line", là một ảnh hưởng lớn giúp phát triển các xu hướng của các dàn nhạc đệm xuyên suốt cả nước, mà nhiều trong số đó, bao gồm cả The Quarrymen của John Lennon, đã chuyển sang chơi nhạc rock and roll. Các nhà bình luận đã nhận thức được sự suy tàn của rock and roll vào cuối tập niên 1950, đầu thập niên 1960. Năm 1959, cái chết của Buddy Holly, The Big Bopper và Richie Valens trong một vụ tai nạn máy bay, việc Elvis vào quân đội, việc nghỉ hưu của Little Richard để trở thành một nhà truyền giáo, và vụ truy tố Jerry Lee Lewis và Chuck Berry và việc phát hiện ra vụ bê bối payola (có liên quan đến nhân vật chính, bao gồm cả Alan Freed, hối lộ và tham nhũng trong việc thúc đẩy hành vi cá nhân hoặc các bài hát), đã ý thức được mọi người về hồi kết của kỉ nguyên rock and roll. Những năm đầu Giai đoạn cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, trong sự kết thúc giai đoạn đầu của thời kì đổi mới và những gì được biết đến ở Mỹ với tên gọi "British Invasion", đã được coi là thời kỳ vằng bóng của rock and roll. Một số tác giả đã nhấn mạnh vào sự đổi mới và các xu hướng quan trọng trong giai đoạn này mà trong tương lai nếu không được phát triển sẽ không thể thực hiện được. Trong khi rock and roll những năm đầu, đặc biệt là thông qua sự ra đời của rock, đã cho ta thấy một thành công thương mại vô cùng lớn đối với những nam nghệ sĩ và nghệ sĩ trắng, thì trong thời kì này, rock and roll lại được chiếm ưu thế bởi các nghệ sĩ đen và nữ nghệ sĩ. Rock and roll không hề xuất hiện trong những năm cuối thập niên 1950, và một số ít xuất hiện của nó có thể được thấy trong cơn sốt về điệu nhảy Twist vào những năm đầu thập niên 1960, mà chủ yếu là có lợi cho sự nghiệp của Chubby Checker. Mặc dù đã lắng xuống vào cuối thập niên 1950, song doo-wop đã có một sự hồi sinh trong thời kỳ này, với những hit lớn của các nghệ sĩ như The Marcels, The Capris, Maurice Williams và Shep and the Limelights. Sự xuất hiện của các nhóm nhạc nữ như The Chantels, The Shirelles và The Crystals đã nhấn mạnh vào công việc hòa âm và sản xuất, điều này đối lập hoàn toàn với rock and roll những năm đầu. Một số hit lớn của các nhóm nhạc nữ đáng chú ý là những sản phẩm của Brill Building Sound, được đặt theo tên của một tòa nhà tại New York nơi rất nhiều người viết bài hát được trực thuộc, trong đó có hit quán quân của The Shirelles, "Will You Love Me Tomorrow" năm 1960, được sáng tác bởi cặp đôi Gerry Goffin và Carole King. Cliff Richard đã có một hit thuộc thể loại nhạc British rock and roll với bài hát "Move It", mở ra một thời kì mới của British rock. Vào đầu những năm 1960, ban nhạc đệm của anh, The Shadows, là ban nhạc thu âm nhạc không lời thành công nhất. Trong khi rock 'n' roll mờ nhạt dần trở thành những giai điệu pop nhẹ và ballad, thì những ban nhạc rock Anh tại những câu lạc bộ và sàn nhảy địa phương, bị ảnh khá hưởng nhiều bởi những người tiên phong nhạc blues-rock như Alexis Korner, đã chơi nhạc với cường độ và xu thế ít nhiều được tìm thấy trong các nghệ sĩ trắng ở Mỹ. Một phần không kém quan trọng đó là sự ra đời của nhạc soul, một lực lượng thương mại vô cùng lớn. Được phát triển bên ngoài rhythm and blues, với một chút ảnh hưởng của nhạc phúc âm và pop, và được dẫn đầu bởi những nghệ sĩ tiên phong như Ray Charles và Sam Cooke vào giữa thập niên 1950, vào đầu thập niên 1960 những nhân vật như Marvin Gaye, James Brown, Aretha Franklin, Curtis Mayfield và Stevie Wonder đã thống trị các bảng xếp hạng R&B và đột phá vào các bảng xếp hạng nhạc pop, giúp tăng tốc việc xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trong khi đó hãng ghi âm Motown và Stax/Volt Records trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp ghi âm. Tất cả các yếu tố, bao gồm cả doo wop và các nhóm nhạc nữ, những người viết bài hát của Brill Building Sound và công việc sản xuất nhạc soul, được coi là một ảnh hưởng lớn đối với nhạc Merseybeat, đặc biệt là các tác phẩm đầu tay của The Beatles, và thông qua chúng dưới hình thức của nhạc rock sau này. Một số sử gia về âm nhạc cũng chú ý vào sự phát triển kỹ thuật quan trọng và sáng tạo được xây dựng dựa trên rock and roll trong giai đoạn này, bao gồm cả kĩ thuật chỉnh âm thanh của những nhà sáng chế như Joe Meek, và các phương thức sản xuất tinh vi của Wall of Sound được Phil Spector theo đuổi. Surf Nhạc rock and roll không lời được tiên phong bởi những nghệ sĩ như Duane Eddy, Link Wray, The Ventures, và sau đó được phát triển bởi Dick Dale, người đã thêm vào các hiệu ứng hồi âm "ướt", kiểu đánh guitar luân phiên, cũng như ảnh hưởng của âm nhạc Trung Đông và Mexico, sản xuất ra hit địa phương "Let's Go Trippin'" năm 1961 và tung ra những cơn sốt nhạc surf với những bài hát như "Misirlou" (1962). Cũng giống như Dale và ban nhạc Del-Tones, hầu hết những ban nhạc surf đầu tiên được thành lập tại miền Nam California, bao gồm cả Bel-Airs, The Challengers, và Eddie & the Showmen. The Chantays đã có được một hit top 10 quốc gia "Pipeline" vào năm 1963, và có lẽ điệu surf nổi tiếng nhất là bài hát "Wipe Out", phát hành năm 1963, của ban nhạc Surfaris, bài hát đã đánh vào bảng xếp hạng Billboard tại vị trí á quân vào năm 1965. Sự phổ biến ngày càng lớn của thể loại âm nhạc này đã khiến cho những nhóm nhạc ở các vùng miền khác bắt đầu thử tay, trong đó có các nhóm nhạc như The Astronauts đến từ Boulder, Colorado, The Trashmen đến từ Minneapolis, Minnesota, ban nhạc đã có hit "Surfin Bird" đứng vị trí thứ 4 vào năm 1964, và The Rivieras đến từ South Bend, Indiana, ban nhạc với hit "California Sun" đứng vị trí thứ 5 năm 1964. The Atlantics đến từ Sydney, New South Wales đã có nhiều đóng góp đáng kể cho thể loại nhạc này với ht lớn "Bombora" (1963). Các ban nhạc không lời châu Âu trong thời kì này cũng tập trung hơn vào phong cách rock and roll của The Shadows, tuy nhiên The Dakotas, ban nhạc đệm người Anh chơi cho nam ca sĩ nhạc Merseybeat Billy J. Kramer, đã có được nhiều sự chú ý dưới danh những nghệ sĩ nhạc surf với "Cruel Sea" (1963), bài hát sau đó đã được chơi lại bởi nhiều ban nhạc surf không lời người Mỹ, trong đó có The Ventures. Nhạc surf đã đạt được thành công thương mại lớn nhất của nó, đặc biệt là các sản phẩm của The Beach Boys, ban nhạc được thành lập năm 1961 tại miền Nam California. Những album đầu tiên của họ đều có bao gồm cả nhạc surf rock không lời (trong số đó có một số bài được chơi lại của Dick Dale) và nhạc có lời. Bài hát đầu tiên của họ, "Surfin'" năm 1962, đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Top 100, đồng thời giúp cho cơn sốt nhạc surf trở thành một hiện tượng quốc gia. Từ năm 1963, nhóm nhạc bắt đầu rời bỏ nhạc surf, cùng với việc Brian Wilson trở thành nhà soạn nhạc và nhà sản xuất lớn của họ, để chuyển sang các chủ đề chung về các nam thanh niên, bao gồm cả ô tô và các cô gái trong những bài hát như "Fun, Fun, Fun" (1964) và "California Girls" (1965). Nhiều ban nhạc surf cũng theo sau, trong đó có ban nhạc chỉ có một hit duy nhất như Ronny & the Daytonas với "G. T. O." (1964) và Rip Chords với "Hey Little Cobra", cả hai đều lọt vào top 10, nhưng chỉ có một nhóm nhạc duy nhất có được thành công bền vững, đó là Jan & Dean, nhóm nhạc đã có hit quán quân "Surf City" (đồng sáng tác với Brian Wilson) năm 1963. Cơn sốt nhạc surf và sự nghiệp của hầu hết các nghệ sĩ nhạc surf đã kết thúc một các sâu sắc bởi sự xuất hiện của British Invasion từ năm 1964. Chỉ riêng The Beach Boys đã duy trì được một sự nghiệp sáng tạo vào giữa thập niên 1960, với việc sản xuất một loạt các đĩa đơn nổi tiếng và các album, bao gồm cả Pet Sounds năm 1966, một sản phẩm được đánh giá cao được cho rằng đã giúp họ trở thành ban nhạc pop hoặc rock người Mỹ có thể cạnh tranh với The Beatles. Những năm vàng (từ giữa cho tới cuối thập niên 60) British Invasion Tới năm 1962, nhạc rock ở Anh trở nên phổ thông với các nhóm nhạc như The Beatles, Gerry & The Pacemakers hay The Searchers từ Liverpool, hay Freddie and the Dreamers, Herman's Hermits và The Hollies ở Manchester. Họ mang đậm những ảnh hưởng từ nước Mỹ trong đó có nhạc soul, R&B, và surf, ban đầu vốn chơi lại những ca khúc để đệm cho các vũ công. Những ban nhạc như The Animals từ Newcastle, Them từ Belfast và đặc biệt những nhóm ở thủ đô London như The Rolling Stones và The Yardbirds lại có những quan điểm khác về nhạc R&B và blues. Nhanh chóng, những ban nhạc trên đã tự sáng tác những sản phẩm của riêng mình, hòa trộn giữa hình thức từ nước Mỹ và quan điểm từ nhạc beat. Các nhóm nhạc beat bắt đầu viết những "giai điệu vui nhộn, không thể cưỡng lại", và nhạc R&B tại đây bắt đầu ít quan tâm hơn tới tình dục, mà thay vào đó là những ca khúc dữ dội và thường là những ca khúc chống lại một quan điểm, lập trường nào đó. Có thể coi vào thời kỳ này, âm nhạc vẫn đang lẫn lộn giữa hai xu thế lớn. Tới năm 1963, nhờ The Beatles, các ban nhạc beat bắt đầu có được thành công tại Anh, dẫn tới sau đó nhiều ca khúc R&B thống trị các bảng xếp hạng. Năm 1964, The Beatles tạo ra bước đột phá khi tiến hành quảng bá tới thị trường Mỹ. "I Want to Hold Your Hand" trở thành bản hit đầu tiên của họ đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, và tiếp tục giữ nguyên vị trí này 7 trong tổng số 15 tuần trên bảng xếp hạng. Buổi xuất hiện của họ trên The Ed Sullivan Show vào ngày 9 tháng 2 được ước tính có tới 73 triệu người xem trực tiếp (kỷ lục của truyền hình Mỹ vào lúc đó) và được coi là viên gạch nền móng cho nền văn hóa nhạc pop của Mỹ. The Beatles nhanh chóng trở thành ban nhạc rock có số đĩa bán chạy nhất mọi thời đại với việc liên tiếp thống trị các bảng xếp hạng 2 bên bờ Đại Tây Dương. Suốt 2 năm tiếp theo, liên tiếp Peter and Gordon, The Animals, Manfred Mann, Petula Clark, Freddie and the Dreamers, Wayne Fontana and the Mindbenders, Herman's Hermits, The Rolling Stones, The Troggs, và Donovan đều có những đĩa đơn quán quân tại Mỹ. Thành công này cũng bao gồm cả những nghệ sĩ mới thành danh như The Kinks và The Dave Clark Five. British Invasion đã góp phần quốc tế hóa âm nhạc rock 'n' roll, mở tung cánh cửa cho các nghệ sĩ Anh (và Ireland) tới những thành công mang tính quốc tế. Tại Mỹ, nó cũng đánh dấu sự kết thúc của nhạc surf và các nhóm nhạc hát nữ vốn độc chiếm các bảng xếp hạng tại đây suốt những năm 50. Nó cũng làm biến động mạnh mẽ sự nghiệp của một vài nghệ sĩ R&B, như Fats Domino và Chubby Checker, và làm gián đoạn thành công của nhiều nghệ sĩ rock 'n' roll đương thời kể cả Elvis Presley. British Invasion cũng góp phần tạo nên sự phân tách các thể loại của nhạc rock, và định hình nên cấu trúc cơ bản trong đội hình của một nhóm nhạc rock dựa trên guitar và trống và tự chơi những ca khúc do chính mình sáng tác. Garage rock Garage rock là một loại nhạc rock nghiệp dư đặc biệt phổ biến ở Bắc Mỹ vào những năm giữa thập niên 1960. Cái tên garage rock xuất phát từ việc loại hình âm nhạc này thường được tập luyện trong nhà để xe (garage) của các gia đình vùng ngoại ô thành phố. Nội dung các bài hát garage rock thường xoay quanh những vết thương của cuộc sống học đường, với những bài hát về "những cô nàng giả dối" đặc biệt phổ biến. Phần ca từ và cách diễn đạt có tính mạnh bạo hơn những gì phổ biến vào thời điểm đó, thường có những đoạn hát gầm gừ hoặc la hét hòa vào những tiếng thét rời rạc. Cũng có những khác biệt theo từng vùng trên đất nước mà đặc biệt phồn thịnh nhất là California và Texas. Tiểu bang Tây Bắc Thái Bình Dương của Washington và Oregon có lẽ là vùng có garage rock thể hiện rõ tính chất nhất. Garage rock đã phát triển ở nhiều nơi vào đầu năm 1958. "Tall Cool One" (1959) của The Wailers và "Louie Louie" của The Kingsmen (1963) là những ví dụ điển hình cho thể loại này trong giai đoạn hình thành của nó. Năm 1963, nhiều ban nhạc garage đã có những đĩa đơn lọt được vào các bảng xếp hạng quốc gia với thứ hạng cao, trong đó phải kể đến ban nhạc Paul Revere and the Raiders (Boise, Idaho), The Trashmen (Minneapolis) và Rivieras (South Bend, Indiana). Nhiều ban nhạc garage có ảnh hưởng khác chẳng hạn như The Sonics (Tacoma, Washington), lại chưa bao giờ lọt được vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Trong giai đoạn đầu rất nhiều ban nhạc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi surf rock và có một sự tương đồng trong garage rock và frat rock, đôi khi nó chỉ đơn thuần được xem như là một tiểu thể loại của garage rock. Cuộc xâm lăng âm nhạc British Invasion năm 1964–66 đã có ít nhiều ảnh hưởng đối với các ban nhạc garage, cung cấp cho họ một lượng khán giả quốc tế, đồng thời khuyến khích nhiều nhóm nhạc khác hình thành. Hàng ngàn ban nhạc garage ở Mỹ và Canada vẫn còn tồn tại trong kỉ nguyên này, và hàng trăm trong số đó vẫn sản xuất những hit địa phương, ví dụ như "The Witch" của The Sonics (1965), "Where You Gonna Go" của Unrelated Segments (1967), "Girl I Got News for You" của Birdwatchers (1966) và "1–2–5" của The Haunted. Dù cho có một số lượng lớn ban nhạc được ký hợp đồng với các hãng đĩa lớn trong khu vực, thì hầu hết trong số đó lại là những thất bại thương mại. Người ta đồng ý rằng garage rock đạt đến đỉnh cao cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật vào những năm 1966. Đến năm 1968 phong cách âm nhạc này gần như biến mất khỏi bảng xếp hạng quốc tế và các nhạc sĩ nghiệp dư phải đối mặt với các vấn đề về đại học, xin việc hoặc dự thảo. Nhiều phong cách âm nhạc mới nổi lên thay thế garage rock (bao gồm blues rock, progressive rock và rock đồng quê). Ở Detroit, garage rock vẫn còn tồn tại cho tới đầu thập niên 70, với những ban nhạc như MC5 và The Stooges, những người đã sử dụng phong cách hung bạo hơn nhiều. Những ban nhạc này bắt đầu được dán nhãn punk rock và đến nay vẫn thường được xem như proto-punk hay proto-hard rock. Pop rock Thuật ngữ "pop" bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của thế kỉ 20, ám chỉ các dòng nhạc quần chúng nói chung, nhưng bắt đầu từ giữa những năm 1950 nó bắt đầu được sử dụng cho một thể loại âm nhạc riêng biệt, nhắm vào thị trường giới trẻ và thường được coi là một dòng nhạc alternative nhẹ hơn rock and roll. Do hậu quả của British Invasion, ý nghĩa của thuật ngữ "pop" ngày càng đối lập với "rock", thường là để chỉ một thể loại nhạc mang tính thương mại, nhất thời và dễ tiếp cận hơn. Mặt đối lập, nhạc rock tập trung chủ yếu vào các tác phẩm mở rộng, đặc biệt là các album, thường gắn liền với các nền tiểu văn hóa cụ thể (giống như phản văn hóa), đặt trọng tâm vào các giá trị nghệ thuật và tính "xác thực" của nó, nhấn mạnh vào phần biểu diễn trực tiếp, phần nhạc nền hoặc vào giọng hát điêu luyện và thường gói gọn sự phát triển tiến bộ chứ không phải chỉ đơn giản là phản ánh xu hướng hiện tại. Tuy nhiên nhiều bài hát nhạc pop và rock lại rất giống nhau cả về mặt âm thanh, phần nhạc nền cũng như nội dung lời bài hát. Các thuật ngữ "pop-rock" và "power pop" bắt đầu được sử dụng để diễn tả các bài hát có tính thành công thương mại cao sử dụng một số hình thức của nhạc rock. Pop-rock đã từng được định nghĩa là "những bản upbeat của nhạc rock được biểu diễn bởi các nghệ sĩ như Elton John, Paul McCartney, The Everly Brothers, Rod Stewart, Chicago, và Peter Frampton. Ngược lại, nhà phê bình âm nhạc George Starostin lại định nghĩa pop-rock là một tiểu thể loại của nhạc pop sử dụng các bản nhạc pop hấp dẫn mà chủ yếu là dựa vào guitar. Starostin cho rằng hầu hết những gì là gọi là "power pop" là thuộc về pop rock, và nội dung phần lời bài hát là "phần quan trọng thứ yếu đối với âm nhạc." Thuật ngữ "power pop" được đặt ra bởi Pete Townshend của ban nhạc The Who vào năm 1966, nhưng không được sử dụng nhiều cho đến khi nó được áp dụng đối với các ban nhạc như Badfinger, một ban nhạc đã có được rất nhiều thành công thương mại trong thời kì này, vào những năm 1970. Xuyên suốt lịch sử của nó đã có nhiều sản phẩm nhạc rock có sử dụng các yếu tố của pop, và các nghệ sĩ pop sử dụng nhạc rock làm nền tảng cho âm nhạc của họ, hoặc nỗ lực phấn đấu cho tính "xác thực" của rock. Blues rock Cho dù làn sóng đầu tiên của British Invasion chủ yếu là những giai điệu beat và R&B, sự phát triển thực sự lại được biết tới với làn sóng thứ 2 từ những nghệ sĩ chơi nhạc gần với nhạc blues kiểu Mỹ, như The Stones hay The Yardbirds. Các nghệ sĩ blues từ Anh cuối những năm 50 đầu những năm 60 bị ảnh hưởng lớn với hình ảnh chiếc guitar acoustic từ Lead Belly và Robert Johnson. Họ dần tăng thêm tính ồn ào với guitar điện phỏng theo phong cách Chicago blues, đặc biệt là tour diễn của Muddy Waters vào năm 1958 đã gây cảm hứng cho Cyril Davies và Alexis Korner lập nên nhóm Blues Incorporated. Chính ban nhạc này là tiền đề của sự ra đời bùng nổ của các nghệ sĩ chơi British blues, bao gồm các thành viên của Rolling Stones và Cream, hòa trộn blues nguyên thủy với các nhạc cụ và yếu tố của nhạc rock. Một trong những bước ngoặt là việc John Mayall lập nên nhóm Bluesbreakers mà sau này bao gồm cả Eric Clapton (sau khi chia tay The Yardbirds) và Peter Green. Điểm nhấn của họ chính là album Blues Breakers with Eric Clapton (1968) được coi là một trong những sản phẩm British blues thành công ở cả Anh lẫn Mỹ. Eric Clapton từ đó tiến tới thành lập những siêu ban nhạc như Cream, Blind Faith rồi Derek and the Dominos, cùng với đó là một sự nghiệp solo vĩ đại góp phần đưa blues rock trở nên phổ biến. Peter Green cùng với 2 cựu thành viên của Bluesbreakers là Mick Fleetwood và John McVie lập nên Fleetwood Mac – ban nhạc trở thành một trong những nghệ sĩ thành công nhất ở thể loại này. Tới cuối những năm 60, tới lượt Jeff Beck – một tượng đài nữa từ The Yardbirds – chuyển từ blues rock sang chơi heavy rock với việc thành lập ban nhạc riêng The Jeff Beck Group. 2 thành viên cuối cùng của The Yardbirds là Jimmy Page và John Paul Jones đổi tên ban nhạc từ The New Yardbirds thành Led Zeppelin mà phần nhiều những ca khúc trong 3 album đầu tay của nhóm và cả sau này rải rác suốt sự nghiệp của họ đều mang âm hưởng của nhạc blues truyền thống. Ở Mỹ, blues rock đã được gây dựng từ đầu những năm 1960 bởi tay guitar Lonnie Mack, nhưng phong cách sớm bị lu mờ từ giữa những năm 60 bởi làn sóng từ những nghệ sĩ tới từ Anh. Những nghệ sĩ nổi bật nhất có thể kể tới Paul Butterfield, Canned Heat, Jefferson Airplane những năm đầu tiên, Janis Joplin, Johnny Winter, The J. Geils Band và Jimi Hendrix cùng với những ban nhạc vĩ đại của mình là The Jimi Hendrix Experience và Band of Gypsys mà khả năng chơi guitar cùng với thể hiện nhóm đã gây ảnh hưởng rất lớn suốt cả thập kỷ. Một số nhóm blues rock tới từ phía Nam như Allman Brothers Band, Lynyrd Skynyrd, hay ZZ Top thì chơi rock với nhiều yếu tố đồng quê hơn để rồi tạo nên thể loại Southern rock. Nhiều nhóm blues rock ban đầu thường chơi theo kiểu jazz, chơi những đoạn dài và nhấn mạnh vào các đoạn ngẫu hứng, dần trở thành các nhóm chơi progressive rock. Khoảng năm 1967, Cream và The Jimi Hendrix Experience bắt đầu xa dần tính blues truyền thống để chuyển sang chơi psychedelia. Tới những năm 1970, blues rock trở nên "heavy" hơn và được thể hiện với nhiều kỹ thuật miết hơn qua những sản phẩm của Led Zeppelin và Deep Purple. Khác biệt giữa blues rock và hard rock ngày một "trở nên rõ ràng" với các album "kiểu rock" của họ. Phong cách này vẫn tiếp tục tồn tại với những nghệ sĩ như George Thorogood hay Pat Travers, song ở Anh, các ban nhạc bắt đầu chuyển dần sang chơi heavy metal (ngoại lệ duy nhất có lẽ là Status Quo và Foghat khi họ chuyển từ blues rock sang chơi boogie rock), và blues rock bắt đầu ngày một ít phổ biến. Folk rock Trong những năm 60, phong trào nhạc folk ở Mỹ dần trở nên mạnh mẽ, sử dụng âm nhạc và phong cách truyền thống với nhạc cụ mộc. Ở Mỹ, 2 cột trụ của phong trào này là Woody Guthrie và Pete Seeger và thường được đánh đồng với progressive rock hay các phong trào lao động. Tới đầu những năm 60, những người tiên phong như Joan Baez và Bob Dylan đã khẳng định phong cách này trong vai trò ca sĩ - người viết nhạc. Dylan đã trở nên nổi tiếng với công chúng qua những ca khúc như "Blowin' in the Wind" (1963) và "Masters of War" (1963), điển hình cho những "bài hát phản kháng" được biết đến rộng rãi. Cho dù có những ảnh hưởng lẫn nhau, rock và folk vẫn phân tách thành 2 thể loại khác nhau song thường có những cộng đồng người nghe chung. Sự kết hợp đầu tiên giữa nhạc folk và rock là ca khúc "House of the Rising Sun" (1964) của The Animals khi đây là ca khúc có được thành công thương mại đầu tiên hát nhạc folk theo phong cách và bằng các nhạc cụ của nhạc rock, và sau đó "I'm a Loser" (1964) của The Beatles vốn lúc đó đã thừa nhận bị ảnh hưởng bởi Dylan. Phong trào folk rock trở nên phổ biến qua sự nghiệp của The Byrds khi họ hát lại ca khúc "Mr. Tambourine Man" của Dylan và đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 1965. Với những thành viên vốn xuất phát là những người chơi folk ở các tụ điểm ở Los Angeles, The Byrds đã sử dụng nhạc rock, với trống, thậm chí cả cây guitar Rickenbacker 12-dây – những thứ sau này trở thành yếu tố đặc trưng của thể loại này. Về sau, Dylan bắt đầu sử dụng các nhạc cụ điện, dẫn tới những phản ứng tiêu cực của những người nghe folk truyền thống như với ca khúc kinh điển "Like a Rolling Stone". Folk rock phát triển mạnh mẽ ở California, với The Mamas & the Papas và Crosby, Stills and Nash cùng các nhạc cụ điện; và ở New York với sự xuất hiện của The Lovin' Spoonful và Simon & Garfunkel đặc biệt bản hit "The Sounds of Silence" (1965) với các yếu tố của nhạc rock trở thành ca khúc tiên phong. Làn sóng này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nghệ sĩ Anh, như Donovan hay Fairport Convention. Năm 1969, Fairport Convention từ bỏ phong cách Mỹ của Dylan để chơi nhạc folk kiểu Anh truyền thống với nhạc cụ điện. Phong cách nhạc folk mới này tạo cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác như Pentangle, Steeleye Span và The Albion Band, cũng như gợi ý cho các nhóm nhạc Ireland và Scotland như Horslips, JSD Band, Spencer's Feat và sau đó Five Hand Reel quay trở về việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống để tạo nên phong cách Celtic rock vào những năm 1970. Folk rock đạt tới đỉnh cao vào những năm 1967-1968, trước khi nó bị phân tách thành quá nhiều hướng khác nhau, điển hình như Dylan và The Byrds chuyển sang đi chuyên sâu vào country rock. Tuy nhiên sự lai tạp giữa folk và rock lại có những ảnh hưởng vô cùng quan trọng với lịch sử nhạc rock, góp phần đem tới tính psychedelia và phát triển nền móng của các ca sĩ - người viết nhạc, những ca khúc phản chiến và cả quan điểm về tính "xác thực". Psychedelic rock Âm nhạc psychedelic (phiêu diêu) từ những ảnh hưởng của chất LSD xuất hiện bên cạnh nhạc folk, khi nhóm Holy Modal Rounders sử dụng cụm từ này vào năm 1964 cho ca khúc "Hesitation Blues". Ban nhạc đầu tiên quảng bá thể loại này là 13th Floor Elevators khi họ tự gán phong cách này với họ vào cuối năm 1965; chỉ 1 năm sau họ cho phát hành album The Psychedelic Sounds of the 13th Floor Elevators. The Beatles cũng nhanh chóng đưa vô số những yếu tố của thể loại này vào trong những sản phẩm của mình, như với "I Feel Fine" chơi guitar ngược, sau đó là "Norwegian Wood" trong Rubber Soul vào cuối năm 1965 sử dụng đàn sitar, và cách chơi guitar ngược trong "Rain" và nhiều ca khúc khác của Revolver mà họ phát hành 1 năm sau đó. Psychedelic rock đã không được phát triển ở California sau khi The Byrds chuyển từ chơi nhạc folk sang folk rock vào năm 1965. Song phong cách psychedelic vẫn tồn tại ở San Francisco với The Grateful Dead, Country Joe and the Fish, The Great Society và Jefferson Airplane. The Byrds ngay lập tức phát triển từ folk rock thuần túy với đĩa đơn "Eight Miles High" mà họ bắt đầu nói về việc sử dụng ma túy. Ở Anh, một trong những nhóm nhạc có ảnh hưởng lớn nhất là The Yardbirds với Jeff Beck là guitar chính, đã tiến sâu vào con đường psychedelic khi sử dụng nhịp "mê sảng", thứ giọng hát kiểu Giáo hoàng và sáng tác những ca khúc có tầm ảnh hưởng lớn như "Still I'm Sad" (1965) và "Over Under Sideways Down" (1966). Từ năm 1966, văn hóa ngầm ở Anh được phát triển từ phía Bắc London, tạo nên những nhóm nhạc mới như Pink Floyd, Traffic và Soft Machine. Trong cùng năm, album nổi tiếng Sunshine Superman của Donovan, được coi là một trong những bản thu hoàn chỉnh đầu tiên của psychedelic rock cùng với những album đầu tay của Cream và The Jimi Hendrix Experience, đã phát triển việc sử dụng kỹ năng bấm guitar thành yếu tố điển hình của thể loại này. Psychedelic rock đạt tới đỉnh cao vào những năm cuối của thập niên này. Năm 1967 được đánh dấu bằng việc The Beatles phát hành siêu phẩm Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band với ca khúc gây nhiều tranh cãi "Lucy in the Sky with Diamonds", dẫn tới việc The Stones phải tung ra Their Satanic Majesties Request cùng năm. Pink Floyd cũng cho phát hành album đầu tay The Piper at the Gates of Dawn vốn được coi là sản phẩm psychedelic xuất sắc nhất của họ. Ở Mỹ, Summer of Love được giới thiệu qua sự kiện Human Be-In và nổi tiếng ở Monterey Pop Festival, sự kiện giúp những Jimi Hendrix và The Who với đĩa đơn "I Can See for Miles" chính thức gia nhập vào dòng chảy psychedelic. Những album tiêu biểu còn có Surrealistic Pillow của Jefferson Airplane và Strange Days của The Doors. Làn sóng lên tới cực đỉnh tại Woodstock festival vào năm 1969 khi hầu hết các phần trình diễn đều theo phong cách này. Tuy nhiên, sau đó, psychedelic bắt đầu dần rơi vào quên lãng. Brian Wilson của The Beach Boys, Brian Jones của The Rolling Stones, Peter Green của Fleetwood Mac và Syd Barrett của Pink Floyd đều trở thành những con nghiện ma túy, trong khi The Jimi Hendrix Experience và Cream đều đã tan rã trước đó khiến cho nhạc rock dần chuyển thành roots rock, hoặc thành những thử nghiệm của progressive rock hoặc những tiền đề đầu tiên của hard rock. Thời kỳ phát triển (cuối những năm 60 – giữa những năm 70) Roots rock Roots rock là khái niệm dành cho thời kỳ quá độ từ psychedelia trở về với thể loại nguyên gốc của rock là rock and roll pha lẫn với những thành tố chính của nó, ở đây là nhạc folk và nhạc đồng quê, từ đó hình thành nên 2 thể loại chính là country rock và Southern rock. Năm 1966, Bob Dylan tới Nashville để thực hiện album nổi tiếng Blonde on Blonde. Cho dù sản phẩm này chưa hoàn toàn mang tính đồng quê, song nó cũng góp phần quan trọng trong việc khai sinh ra country folk – một phong cách sau này trở thành tiền đề của mọi nghệ sĩ nhạc folk. Những ban nhạc nổi bật khác có thể kể tới nhóm nhạc người Canada, The Band, và ban nhạc gốc California, CCR, đã hòa lẫn rock and roll với folk, blues và cả nhạc đồng quê và nhanh chóng trở thành những nhóm nhạc thành công nhất và có ảnh hưởng nhất từ cuối những năm 60. Đây cũng là con đường của nhiều nghệ sĩ solo như Ry Cooder, Bonnie Raitt hay Lowell George, thậm chí trong nhiều sản phẩm như Beggar's Banquet (1968) của The Stones hay Let It Be (1970) của The Beatles. Năm 1968, Gram Parsons thu âm Safe at Home cùng International Submarine Band và đây được coi là album country rock đúng nghĩa đầu tiên. Chỉ 1 năm sau, ông hợp tác với The Byrds trong Sweetheart of the Rodeo (1968), được coi là một trong những album quan trọng nhất của thể loại này. The Byrds tiếp tục theo đuổi phong cách này, song Parsons chia tay nhóm để cùng Chris Hillman lập nên The Flying Burrito Brothers để gây dựng hoàn chỉnh thể loại này trước khi Parsons bắt đầu sự nghiệp solo. Những nhóm ở California trung thành với country rock còn có Hearts and Flowers, Poco and New Riders of the Purple Sage, Beau Brummels và Nitty Gritty Dirt Band. Một số nghệ sĩ đã thử nghiệm việc tái hiện lại âm thanh kiểu đồng quê, bao gồm: nhóm The Everly Brothers; ngôi sao tuổi teen Rick Nelson, sau này trở thành trụ cột của Stone Canyon Band; cựu thành viên của Monkee, Mike Nesmith, sau này lập nên nhóm First National Band; và dĩ nhiên, Neil Young. The Dillards cũng là một nhóm nhạc đồng quê rồi chuyển sang rock. Tuy nhiên, thành công của thể loại này chỉ tới vào những năm 1970 với những Doobie Brothers, Emmylou Harris, Linda Ronstadt và The Eagles (được thành lập từ những cựu thành viên của Burritos, Poco và Stone Canyon Band) – ban nhạc đã trở thành một trong những biểu tượng thành công nhất của nhạc rock, trong đó có album nổi tiếng Hotel California (1976). Người khai sinh ra Southern rock là nhóm nhạc Allman Brothers Band, những người đã phát triển những âm thanh mới gần giống với blues rock, song có thêm nhiều yếu tố khác như nốt lặp, nhạc soul và cả nhạc đồng quê của đầu những năm 70. Những người thành công tiếp theo chính là Lynyrd Skynyrd khi họ đã đem được hình ảnh của những "Good ol' boy" vào nhạc rock. Những người kế thừa họ có thể kể tới nhóm nhạc hòa tấu Dixie Dregs, nhóm nhạc đồng quê Outlaws, ban nhạc jazz Wet Willie và nhóm nhạc trộn lẫn rock với nhạc phúc âm cùng R&B, Ozark Mountain Daredevils. Sau khi những thành viên chủ chốt của Allman và Lynyrd Skynyrd qua đời, thể loại này mất dần độ phổ biến từ cuối những năm 1970 song vẫn tồn tại trong những năm 1980 với một số nghệ sĩ như.38 Special, Molly Hatchet và The Marshall Tucker Band. Progressive rock Progressive rock, khái niệm vẫn thường được đánh đồng với art rock, là thể loại nhạc chơi rock với việc thử nghiệm cùng rất nhiều loại nhạc cụ, cấu trúc, giai điệu và âm thanh khác.. Vào giữa những năm 1960, The Left Banke, The Beatles, The Rolling Stones hay The Beach Boys đều đã từng đem harpsichord, gió hay cả dàn dây vào những ca khúc mang cấu trúc của Baroque rock, có thể nghe trong ca khúc "A Whiter Shade of Pale" (1963) của Procol Harum với một đoạn mở đầu phỏng theo giai điệu của Bach. The Moody Blues đã sử dụng dàn nhạc trong toàn bộ album Days of Future Passed (1967) và cũng giả âm thanh của dàn nhạc với các công cụ chỉnh âm. Với progressive rock, các dàn nhạc giao hưởng, keyboard và máy chỉnh âm trở thành những yếu tố thường thấy bên cạnh những nhạc cụ quen thuộc của rock như guitar, trống, bass. Các ban nhạc thường chơi phần hòa tấu nhạc cụ, còn phần ca từ thường đề cập tới những quan điểm, thường trừu tượng và dựa theo tưởng tượng hay khoa học viễn tưởng. SF Sorrow (1968) của The Pretty Things, Tommy (1969) của The Who, Arthur (Or the Decline and Fall of the British Empire) (1969) của The Kinks đã phát triển phong cách rock opera và mang tới khái niệm album chủ đề mà thường đề cập tới một câu chuyện hoặc một vấn đề xã hội nào đó. Album đầu tay In the Court of the Crimson King (1969) của King Crimson đã trộn tiếng miết của guitar với mellotron, cùng jazz và dàn nhạc hòa tấu, thường được coi là cột mốc đánh dấu của progressive rock, góp phần khẳng định sự tồn tại của phong cách này như một thể loại mới vào những năm 1970 bên cạnh những nhóm nhạc chơi blues rock và psychedelic. Sự thành công của làn sóng Canterbury đã dẫn tới những sản phẩm từ Soft Machine với psychedelia, trộn lẫn với jazz và hard rock, tiếp đó có cả Caravan, Hatfield and the North, Gong, và National Health. Tuy nhiên, ban nhạc thành công nhất với phong cách này chính là Pink Floyd, một nhóm nhạc cũng chuyển ngạch sang từ psychedelia sau sự chia tay của Syd Barrett vào năm 1969, đặc biệt với siêu phẩm The Dark Side of the Moon (1973) vốn được coi là biểu tượng của progressive rock và vẫn là một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại. Phong cách này được tăng thêm tính thẩm mỹ với việc ban nhạc Yes trình diễn với cả tay guitar Steve Howe lẫn keyboard Rick Wakeman, trong khi siêu ban nhạc Emerson, Lake & Palmer lại trình diễn một thứ rock giàu tính kỹ thuật hơn. Jethro Tull và Genesis cho dù vẫn mang tính "Anh" nhưng lại có những hướng đi rất khác nhau. Nhóm Renaissance được thành lập vào năm 1969 bởi 2 cựu thành viên của Yardbirds là Jim McCarty và Keith Relf đã phát triển hình thức nhóm nhạc siêu-chủ-đề với ca sĩ giọng 3 quãng tám, Annie Haslam. Hầu hết các ban nhạc của Anh đều bị ảnh hưởng bởi một quan điểm nào đó, thường không thực sự phổ biến, như Pink Floyd, Jethro Tull hay Genesis, đã trình làng những đĩa đơn xuất sắc tại đây và bắt đầu những bước tiến đầu tiên ở thị trường Mỹ. Những nghệ sĩ progressive rock ở Mỹ lại rất lẫn lộn giữa tính chiết trung và cả sự đổi mới như Frank Zappa, Captain Beefheart và Blood, Sweat & Tears, với tính pop rock như Boston, Foreigner, Kansas, Journey hay Styx. Bên cạnh những nhóm nhạc từ Anh như Superstramp hay ELO, các nghệ sĩ trên đã đem tới sự thành công của progressive suốt những năm 1970, mở đầu ra thời kỳ pomp hay arena rock cho tới khi rock festival phát triển vào những năm 1990 do giá cả đắt đỏ của những buổi trình diễn progressive rock (hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cũng như thuê đội ngũ nhân viên). Một trong những sản phẩm quan trọng nhất đó là Tubular Bells (1973) của Mike Oldfield, bản thu đầu tiên và cũng là bản hit quốc tế đầu tiên của hãng Virgin Records. Instrumental rock phát triển rộng khắp châu Âu, với những nhóm như Kraftwerk, Tangerine Dream, Can, và Faust đã đem phong cách âm nhạc này vượt qua cả những rào cản ngôn ngữ. Krautrock phát triển với sự đóng góp của Brian Eno (khi đó vẫn còn là keyboard chính của Roxy Music) và gây ảnh hưởng lớn tới tiểu thể loại sau này của nó là synth rock. Với sự phát triển của punk rock và công nghệ vào cuối những năm 1970, progressive dần biến mất rồi biến thể. Rất nhiều nhóm nhạc tuyên bố tan rã, song số khác còn lại như Genesis, ELP, Yes, hay Pink Floyd tiếp tục có những album xuất sắc cùng với những tour diễn thành công. Một vài nhóm bắt đầu khai phá nhạc punk, như Siouxsie and the Banshees, Ultravox và Simple Minds đã cho thấy rõ những ảnh hưởng của punk hơn hẳn so với progressive. Jazz rock Vào cuối thập niên 1960, jazz rock nổi lên như một tiểu thể loại riêng biệt, tách ra khỏi blues rock, psychedelic và progressive rock, pha trộn giữa những cái hay của rock cùng với sự phức tạp về mặt âm nhạc và các yếu tố ngẫu hứng của jazz. Nhiều nhạc sĩ rock and roll Mỹ đã bắt đầu từ nhạc jazz và đem một số yếu tố của jazz đặt vào âm nhạc của họ. Ở Anh, tiểu thể loại của blues rock, cùng với những người dẫn đầu thể loại này như Ginger Baker và Jack Bruce của ban nhạc Cream, đã nổi lên từ nhạc jazz Anh. Vẫn thường được coi là thu âm nhạc jazz rock đầu tiên là album của một ban nhạc không mấy tiếng tăm ở New York, The Free Spirits, với album Out of Sight and Sound (1966). Những ban nhạc đã sử dụng các phần jazz trong các bài hát của mình như Electric Flag, Blood, Sweat & Tears và Chicago, đã trở thành nhiều trong số những nghệ sĩ có được thành công thương mại lớn nhất vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970. Nhiều nghệ sĩ người Anh nổi lên trong cùng thời kì này từ nhạc blues đã lợi dụng những khía cạnh âm điệu và tính ngẫu hứng của nhạc jazz, trong đó có Nucleus, Graham Bond và John Mayall từ ban nhạc Colosseum. Từ psychedelic rock, ở Canterbury xuất hiện một ban nhạc tên là Soft Machine, ban nhạc đã được dự đoán là sẽ sản xuất ra những sản phẩm hợp nhất thành công giữa hai thể loại âm nhạc. Có lẽ sự hợp nhất được đánh giá cao nhất đến từ phía nhạc jazz, với việc Miles Davis, bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các tác phẩm của Hendrix, đã kết hợp phần rock không lời vào album của mình, Bitches Brew (1970). Sau đó, rock đã có một ảnh hưởng lớn tới các nghệ sĩ nhạc jazz, trong đó có Herbie Hancock, Chick Corea và Weather Report. Thể loại này bắt đầu mờ nhạt dần vào cuối những năm 1970, nhưng một số nghệ sĩ như Steely Dan, Frank Zappa và Joni Mitchell đã thu âm một số lượng đáng kể các album với ảnh hưởng từ jazz trong thời kì này, và nó vẫn tiếp tục là một ảnh hưởng lớn của nhạc rock. Glam rock Glam rock có nguồn gốc từ psychedelic và art rock từ cuối những năm 1960 và được coi như một sự mở rộng cũng như đối nghịch với cả hai thể loại trên. Sự đa dạng về mặt âm nhạc, từ những nghệ sĩ theo xu hướng trở về rock and roll nguyên thủy như Alvin Stardust cho tới thứ art rock phức tạp của Roxy Music, đều được coi là đặc trưng của phong cách này. Nhìn chung glam rock pha trộn nhiều đặc điểm từ nhiều phong cách khác nhau, từ những giai điệu Hollywood những năm 1930, qua cả thời kỳ hạn chế tình dục của thập niên 1950, rồi phong cách Cabaret thời tiền chiến, văn học thời kỳ Vitoria cùng với kiểu cách biểu tượng, khoa học viễn tưởng đi kèm với những tích cổ và sự kiện huyền bí; tất cả biểu hiện ở vẻ bề ngoài qua trang phục, cách trang điểm, kiểu tóc và giày độn đế hầm hố. Glam rock còn được nhắc tới nhiều về việc lẫn lộn giới tính và là nguồn gốc của thời trang androgyny, bên cạnh việc đề cao nghệ thuật sân khấu. Ban đầu nó được định hình bởi những nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng từ nước Mỹ như The Cockettes hay Alice Cooper. Nguồn gốc của glam rock có lẽ là từ Marc Bolan, người đổi tên ban nhạc folk T. Rex rồi mang tới cho họ những nhạc cụ điện thực sự mạnh mẽ vào cuối những năm 60. Nhiều nguồn có nhắc tới việc ông xuất hiện trong chương trình truyền hình Top of the Pops vào tháng 12 năm 1970 khi mặc đồ kim tuyến để trình diễn đĩa đơn quán quân đầu tiên trong sự nghiệp, "Ride a White Swan". Năm 1971, ngôi sao trẻ David Bowie nghĩ ra hình tượng Ziggy Stardust với cách trang điểm, điệu bộ và thái độ đặc trưng cho mỗi buổi diễn. Không lâu sau, phong cách đó được nhiều nghệ sĩ theo đuổi, có thể kể tới Roxy Music, Sweet, Slade, Mott the Hoople, Mud và Alvin Stardust. Cho dù có được thành công lớn tại Anh, chỉ vài người trong số họ tìm được tiếng nói tại Mỹ. Bowie có lẽ là ngoại lệ duy nhất khi có được tiếng vang toàn cầu và được nhắc tới là người mang tính glam cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như Lou Reed, Iggy Pop, New York Dolls và Jobriath – thường được gọi chung dưới tên "glitter rock" vì phần ca từ thường bi quan hơn so với những nghệ sĩ người Anh. Tại Anh, khái niệm "glitter rock" gắn liền với từ nhạc glam cực đại của Gary Glitter và nhóm Glitter Band của ông – những người có tới 18 đĩa đơn top 10 tại đây chỉ trong khoảng từ năm 1972 tới năm 1976. Làn sóng thứ 2 là từ Suzi Quatro, Wizzard và Sparks, thống trị các bảng xếp hạng tại Anh trong những năm 1974-1976. Một vài kiểu cách khác, không hoàn toàn được gọi là glam, có thể được nhắc tới qua vài nghệ sĩ như Rod Stewart, Elton John, Queen, thậm chí cả The Rolling Stones. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều hậu bối, có thể kể tới Kiss hay Adam Ant, và gián tiếp tới vài phong cách khác như gothic rock hay glam metal và cả punk rock – phong cách đặt dấu chấm hết cho thời trang glam vào năm 1976. Glam rock sau này có được vài thành công nhỏ lẻ từ những nhóm như Chainsaw Kittens, The Darkness và nghệ sĩ R&B Prince. Soft rock, hard rock và tiền heavy metal Từ cuối những năm 1960, việc phân chia nhạc rock thành soft rock và hard rock bắt đầu trở nên phổ biến. Soft rock thường có nguồn gốc từ folk rock, sử dụng các nhạc cụ đệm nhẹ và chú tâm hơn vào phần giai điệu và hòa âm. Một số nghệ sĩ lớn của soft rock bao gồm Carole King, Cat Stevens và James Taylor. Soft rock đạt đến đỉnh cao của thương mại vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 1970 với một số nghệ sĩ như Billy Joel, America, và ban nhạc Fleetwood Mac với album Rumours (1977) là album bán chạy nhất của thập kỉ. Ngược lại, hard rock thường được bắt nguồn từ blues rock và được chơi với cường độ lớn hơn. Nhạc hard rock nổi bật với tiếng guitar điện, là nhạc cụ chính độc lập hoặc cũng có thể là nhạc cụ sử dụng để lặp đi lặp lại những câu nhạc đơn giản, và thường được sử dụng cùng với hiệu ứng biến dạng âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Một số nghệ sĩ chính của thể loại nhạc này bao gồm các ban nhạc nổi lên từ cuộc xâm lăng British Invasion như The Who và The Kinks, cũng như những nghệ sĩ trong thời kì psychedelic như Cream, Jimi Hendrix và The Jeff Beck Group. Nhiều ban nhạc ảnh hưởng bởi hard rock đã đạt được những thành công quốc tế to lớn, trong đó có ban nhạc Queen, Thin Lizzy, Aerosmith và AC/DC. Từ cuối những năm 1960, thuật ngữ "heavy metal" bắt đầu được sử dụng để diễn tả loại nhạc hard rock được chơi với cường độ và âm thanh mạnh hơn. Mới đầu, "heavy metal" được sử dụng như một tính từ, nhưng đến đầu thập niên 1970, nó trở thành một danh từ. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên trong đĩa đơn "Born to Be Wild" (1967) của ban nhạc Steppenwolf và bắt đầu trở nên phổ biến khi được sử dụng bởi các ban nhạc như Blue Cheer (Boston) và Grand Funk Railroad (Michigan). Ðến năm 1970 ba ban nhạc chính của Anh đã phát triển những âm thanh và phong cách đặc trưng, giúp định hình tiểu thể loại này. Led Zeppelin thêm các yếu tố kỳ ảo vào câu nhạc đậm chất blues-rock, Deep Purple đem đến những gia vị kiểu trung cổ và mang tính giao hưởng, và Black Sabbath giới thiệu những khía cạnh gothic của rock, góp phần sản xuất ra những âm thanh "tối hơn". Những yếu tố này tiếp tục được sử dụng bởi "thế hệ thứ hai" của các ban nhạc heavy metal vào cuối thập niên 1970, trong đó có Judas Priest, UFO, Motörhead và Rainbow ở Anh; Kiss, Ted Nugent, và Blue Öyster Cult ở Mỹ; Rush ở Canada và Scorpions ở Đức, tất cả đều đánh dấu sự mở rộng về độ phổ biến của tiểu thể loại này. Mặc dù thiếu sự hậu thuẫn của các đài phát thanh và ít khi xuất hiện trên các bảng xếp hạng đĩa đơn nhưng vào cuối thập niên 1970, nhạc heavy metal đã có được một sự quan tâm đáng kể, đặc biệt là ở nam giới vị thành niên thuộc tầng lớp lao động ở Bắc Mỹ và châu Âu. Christian rock Rock đã bị chỉ trích bởi một số những người đứng đầu Kitô giáo, họ đã lên án nó là vô đạo đức, chống lại Kitô giáo và thậm chí là bị quỷ ám. Tuy nhiên, Christian rock lại bắt đầu phát triển vào những năm cuối thập niên 1960, đặc biệt là bên ngoài các phong trào Jesus bắt đầu ở miền Nam California, và nổi lên như một tiểu thể loại âm nhạc trong thập niên 1970 với những nghệ sĩ như Larry Norman, người được coi là "ngôi sao" đầu tiên của nhạc Christian rock. Thể loại âm nhạc này đặc biệt nổi tiếng ở Mỹ. Có rất nhiều nghệ sĩ nhạc Christian rock có quan hệ với nhạc Phúc âm đương đại, trong khi các ban nhạc và các nghệ sĩ khác lại gắn bó với nhạc independent. Từ những năm 1980, những người biểu diễn nhạc Christian đã đạt được thành công lớn, bao gồm cả nữ nghệ sĩ nửa-thánh-ca nửa-pop người Mỹ Amy Grant và nam ca sĩ người Anh Cliff Richard. Trong khi các nghệ sĩ này đã được chấp nhận phần nào trong cộng đồng Kitô hữu, thì việc áp dụng heavy rock và phong cách glam metal của các nhóm nhạc như Petra và Stryper, những ban nhạc đã đạt được những thành công đáng kể trong những năm 1980, lại gây nhiều tranh cãi. Từ những năm 1990 trở đi, số lượng những nghệ sĩ cố gắng tránh các hãng đĩa bán nhạc Christian, tránh được coi là nhóm nhạc Christian rock ngày càng tăng, trong đó có P.O.D và Collective Soul. Làn sóng Punk (từ giữa những năm 70 tới hết những năm 80) Punk rock Punk rock được phát triển vào nhũng năm 1974 đến 1976 ở Mỹ và Anh. Bắt nguồn từ garage rock và thể loại âm nhạc mà bây giờ vẫn được gọi là nhạc protopunk, các ban nhạc punk rock né tránh sự nhận thức thái quá của nhạc rock phổ thông của những năm 1970. Họ tạo ra những loại nhạc thô ráp với nhịp điệu nhanh, điển hình là các bài hát ngắn, các đoạn nhạc không lời đơn giản và lời bài hát mang tính chính trị, chống thể chế. Punk cũng bao hàm cả đạo lý DIY (do it yourself - tự thực hiện), bởi nhiều ban nhạc đã tự đứng ra sản xuất các bản thu âm của mình và phân phối chúng cho các kênh truyền hình không chính thức. Đến cuối năm 1976, một số nghệ sĩ như Ramones và Patti Smith ở Thành phố New York, cùng với Sex Pistols và The Clash ở London đã được coi như là những người tiên phong của phong trào âm nhạc mới mẻ này. Năm tiếp theo đó đã chứng kiến sự lan tỏa của punk rock trên toàn thế giới. Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng punk đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn hóa lớn ở Anh. Phần lớn, punk bén rễ trên các sân khấu của các địa phương có xu hướng từ chối giao thiệp tới dòng nhạc phổ thông. Một tiểu văn hóa punk đã nổi lên, biểu hiện qua cuộc nổi loạn của các thanh thiếu niên, đồng thời được đặc trưng bởi phong cách thời trang đặc biệt và một loạt các tư tưởng chống độc tài. Đến khoảng đầu thập niên 1980, những phong cách âm nhạc với nhịp điệu nhanh hơn và mạnh mẽ hơn như hardcore và Oi! đã trở thành một phương thức nổi trội của punk rock. Điều này đã giúp tạo ra một số dòng nhạc mới từ hardcore punk như D-beat (một tiểu thể loại được ảnh hưởng bởi ban nhạc người Anh Discharge), anarcho-punk (như ban nhạc Crass), grindcore (điển hình là ban nhạc Napalm Death), và crust punk. Những nhạc sĩ đồng cảm với punk hoặc được truyền cảm hứng bởi punk cũng theo đuổi một loạt những thể loại âm nhạc khác được biến thể từ punk, dẫn đến sự nổi lên của New Wave, post-punk và trào lưu alternative rock. New Wave Mặc dù punk rock là một hiện tượng xã hội và hiện tượng âm nhạc rất có ý nghĩa, nhưng dòng nhạc này lại không đạt được nhiều thành công cả về mặt doanh số (được phân phối bởi các hãng đĩa nhỏ như Stiff Records) lẫn lượt phát trên các đài phát thanh Mỹ (bởi các đài phát thanh vẫn tiếp tục bị chi phối bởi các dòng nhạc phổ thông như disco và album-oriented rock). Punk rock đã thu hút được các tín đồ nghệ thuật và thuộc các trường đại học, và các ban nhạc như Talking Heads và Devo đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường nhạc punk; ở nhiều nơi, thuật ngữ "New Wave" ("Làn sóng mới") bắt đầu được sử dụng để phân biệt những ban nhạc punk ít công khai. Các nhà điều hành thu âm, những người khá hoang mang về trào lưu nhạc punk này, đã nhận ra tiềm năng dễ tiếp cận của các nghệ sĩ nhạc New Wave, họ bắt đầu tích cực ký kết và tiếp thị bất kỳ ban nhạc mà có tiềm năng về punk hay New Wave. Nhiều ban nhạc, trong đó có The Cars và The Go-Go's, có thể được coi là ban nhạc pop thị trường của New Wave; một số nghệ sĩ khác như The Police, The Pretenders và Elvis Costello lại sử dụng trào lưu New Wave làm bàn đạp cho sự nghiệp tương đối dài và thành công của mình, trong khi những ban nhạc "cà vạt mỏng" như The Knack, hay ban nhạc ăn ảnh Blondie, lại bắt đầu sự nghiệp với nhạc punk và sau đó dần tiến vào khu vực có tính thương mại cao hơn. Giữa năm 1979 và 1985, với ảnh hưởng của Kraftwerk, Yellow Magic Orchestra, David Bowie, và Gary Numan, dòng nhạc British New Wave của Anh đã đi theo chiều hướng của trào lưu New Romantics với các ban nhạc như Spandau Ballet, Ultravox, Japan, Duran Duran, A Flock of Seagulls, Culture Club, Talk Talk và Eurythmics, thường sử dụng nhạc cụ tổng hợp để thay thế các nhạc cụ khác. Thời kỳ này trùng khớp với sự nổi lên của MTV và dẫn đến sự bùng nổ của dòng nhạc này, tạo ra những đặc trưng của cuộc British Invasion thứ hai. Nhiều ban nhạc rock truyền thống khác đã thích nghi với thời đại video và hưởng lợi từ sóng đài phát thanh của MTV, rõ ràng nhất là Dire Straits với đĩa đơn "Money for Nothing" đã nhẹ nhàng chế diễu các nhà ga, bất chấp thực tế là nó đã giúp cho họ trở thành ngôi sao quốc tế, nhưng về mặt chung thì rock guitar phương đông đã bị làm cho lu mờ. Post-punk Nếu như hardcore được coi là thể loại bắt nguồn trực tiếp từ punk, trong khi new wave được coi là hình thức thương mại của thể loại trên thì post-punk xuất hiện vảo cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 với nhiều tính nghệ thuật và thử thách hơn. Những nghệ sĩ gây ảnh hưởng lớn chính là The Velvet Underground, The Who, Frank Zappa và Captain Beefheart, cũng như làn sóng No wave ở New York quan tâm hơn tới nghệ thuật trình diễn với James Chance and the Contortions, DNA và Sonic Youth. Những nghệ sĩ đầu tiên của thể loại này có lẽ là Pere Ubu, Devo, The Residents và Talking Heads. Những nghệ sĩ Anh đầu tiên gia nhập post-punk có thể kể tới Gang of Four, Siouxsie and the Banshees và Joy Division, song họ lại ít mang tính nghệ thuật hơn những đồng nghiệp ở Mỹ khi sử dụng nhiều chất liệu "tối" hơn trong âm nhạc. Những nhóm như Siouxsie and the Banshees, Bauhaus, The Cure và The Sisters of Mercy nhanh chóng chuyển hướng và tìm tới Gothic rock, sau này trở thành tiểu thể loại phổ biến đầu thập niên 1980. Ở Úc cũng xuất hiện một số nghệ sĩ như The Birthday Party và Nick Cave. Những thành viên của Bauhaus và Joy Division còn khám phá ra những phong cách mới với lần lượt Love and Rockets và New Order. Một trong những trào lưu đầu tiên của post-punk có lẽ là âm nhạc công nghiệp (industrial music), được phát triển bởi một số nhóm nhạc Anh như Throbbing Gristle và Cabaret Voltaire, ban nhạc tới từ New York Suicide, sử dụng nhiều kỹ thuật điện và hiệu ứng phỏng theo âm thanh của nhà máy công nghiệp, từ đó khiến họ phát triển thêm nhiều phong cách khác trong thập niên 1980. Thế hệ những nghệ sĩ post-punk người Anh thứ 2 bao gồm The Fall, The Pop Group, The Mekons, Echo and the Bunnymen và The Teardrop Explodes đi theo xu hướng âm nhạc tối màu. Tuy nhiên, nghệ sĩ có được thành công hơn cả chính là ban nhạc tới từ Ireland, U2 – những người đưa những quan điểm tôn giáo đi cùng với những phê bình chính trị trong những chủ đề âm nhạc đặc trưng của họ, và tới cuối thập niên 1980 trở thành ban nhạc thành công nhất thế giới. Cho dù tới nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ post-punk thu âm và trình diễn, phong cách này đi xuống nhanh chóng vào giữa thập niên 1980 khi nhiều ban nhạc tan rã hoặc xáo trộn để tìm tòi những khía cạnh mới, song họ vẫn có được một số ảnh hưởng nhất định và được coi là nhân tố quan trọng cho trào lưu alternative rock sau này. New Waves và các thể loại của heavy metal Dù có nhiều ban nhạc mới thành lập vẫn duy trì việc biểu diễn và thu âm nhưng nhạc heavy metal bắt đầu vắng bóng mặc cho sự phát triển của trào lưu nhạc punk vào giữa thập niên 1970. Thời kì này cũng chứng kiến sự nổi lên của các ban nhạc như Motörhead, ban nhạc đã làm nên tính đa cảm của punk, và Judas Priest, ban nhạc đã tạo nên dạng âm thanh đơn giản, tức là loại bỏ phần lớn các yếu tố nhạc blues còn sót lại, từ album năm 1978 của họ, Stained Class. Sự thay đổi này được so sánh với punk và đến cuối thập niên 1970, nó được biết đến với tên gọi New Wave of British Heavy Metal (NWOBHM). Nhiều ban nhạc đã bắt đầu đi theo xu hướng này, bao gồm Iron Maiden, Vardis, Diamond Head, Saxon, Def Leppard và Venom, và nhiều trong số họ đã đạt được những thành công đáng kể tại thị trường Mỹ. Cũng trong thập kỉ này, Eddie Van Halen đã tự tạo dựng cho bản thân mình hình ảnh của một bậc thầy guitar nhạc metal sau khi ban nhạc của anh phát hành album cùng tên, Van Halen vào năm 1978. Randy Rhoads và Yngwie Malmsteen cũng trở thành những bậc thầy có uy tín, họ đi theo dòng nhạc mà thời nay người ta hay gọi là phong cách neo-classical metal. Lấy cảm hứng từ NWOBHM cùng với sự thành công của Van Halen, dòng nhạc metal bắt đầu phát triển ở miền Nam California vào cuối thập niên 1970, dựa trên các câu lạc bộ của khu Sunset Strip tại L.A., bao gồm các ban nhạc như Quiet Riot, Ratt, Mötley Crüe, và W.A.S.P., những ban nhạc này, cùng với những nghệ sĩ có phong cách tương tự như Twisted Sister đến từ New York, đã hợp nhất nghệ thuật sân khấu (đôi khi là tính chất) của những nghệ sĩ nhạc glam rock như Alice Cooper và Kiss. Phần lời bài hát của các ban nhạc glam metal này thường nhấn mạnh về chủ nghĩa khoái lạc và các hành vi ngông cuồng, đồng thời phần nhạc được phân biệt bởi tiếng shred guitar đơn liên thanh, phần điệp khúc lôi cuốn và phần dẫn dắt du dương. Đến khoảng giữa thập niên 1980 các ban nhạc bắt đầu nổi lên ở L.A., theo đuổi một hình ảnh ít quyến rũ và âm thanh thô hơn, đặc biệt là ban nhạc Guns N' Roses, đột phá với album Appetite for Destruction (1987), và Jane's Addiction với việc ra mắt album Nothing's Shocking sau đó một năm. Vào cuối thập niên 1980 metal bị phân chia ra thành nhiều tiểu thể loại nhỏ, trong đó có thrash metal, một tiểu thể loại được phát triển tại Mỹ từ phong cách speed metal, dưới sự ảnh hưởng của hardcore punk, với giai điệu guitar với khoảng âm thấp thường được phủ lên bởi tiếng shredding. Lời bài hát thường bày tỏ quan điểm hư vô hoặc đối phó với các tệ nạn xã hội bằng việc sử dụng ngôn từ một cách máu me và ghê rợn. Thrash metal đã được phổ biến bởi "Big Four of Thrash" ("Tứ Đại nhạc Thrash"): Metallica, Anthrax, Megadeth, và Slayer. Death metal được phát triển lên từ thrash, đặc biệt chịu ảnh hưởng của các ban nhạc Venom và Slayer. Ban nhạc Death từ Florida và ban nhạc Possessed từ Bay Area thường nhấn mạnh phần lời bài hát với các chủ đề về sự báng bổ, yêu thuật, thuyết nghìn năm, với giọng hầu âm "death growl", những tiếng thét the thé, bổ sung bởi down-tuned, tiếng biến dạng cao của guitar và bộ gõ bass đôi. Black metal, cũng chịu ảnh hưởng của Venom và được tiên phong bởi ban nhạc Mercyful Fate (Đan Mạch), Hellhammer và Celtic Frost (Thụy Sĩ), và Bathory (Thụy Điển), có nhiều điểm tương đồng về mặt âm thanh đối với death metal, nhưng trong sản xuất lại thường được lo-fi một cách cố tình và thường nhấn mạnh vào các chủ đề về satan và chủ nghĩa tà giáo. Ban nhạc Bathory đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho các tiểu thể loại xa hơn là Viking metal và folk metal. Power metal nổi lên ở châu Âu vào cuối những năm 1980 như một phản ứng đối với sự khắc nghiệt của death và black metal và được tạo nên bởi ban nhạc người Đức Helloween, ban nhạc đã kết hợp phần dẫn dắt du dương với tốc độ và năng lượng của thrash. Ban nhạc DragonForce (Anh) và Iced Earth (Florida) có phần nhạc tương tự như NWOBHM, trong khi các nghệ sĩ khác như Kamelot (Florida), Nightwish (Phần Lan), Rhapsody of Fire (Ý), và Catharsis (Nga) lại có thêm những âm thanh mang tính "giao hưởng" dựa trên piano, đôi khi sử dụng thêm các dàn nhạc và các ca sĩ opera. Ngược lại với tiểu thể loại khác, doom metal, chịu ảnh hưởng của Gothic rock, lại có phần nhạc chậm rãi, với các ban nhạc như các ban nhạc người Anh Pagan Altar và Witchfinder General, các ban nhạc người Mỹ Pentagram, Saint Vitus và Trouble, nhấn mạnh vào phần giai điệu, các down-tuned guitar, những âm thanh "dày hơn" và "nặng hơn" cùng với tâm trạng tang tóc, sầu thảm. Các ban nhạc người Mỹ như Queensrÿche và Dream Theater là những ban nhạc tiên phong đã thành công trong việc hợp nhất NWOBHM và progressive rock, tạo thành một thể loại nhạc mới được gọi là progressive metal, cùng với những ban nhạc như Symphony X kết hợp các khía cạnh của power metal và nhạc cổ điển với phong cách này, trong khi đó ban nhạc người Thụy Điển Opeth lại phát triển một phong cách độc đáo kết hợp cả death metal và progressive rock của những năm 1970. Heartland rock Âm nhạc Mỹ hướng rock tới thể loại heartland rock, đặc trưng bởi thứ âm nhạc bộc trực, liên quan tới đời sống thông thường của những người công nhân áo xanh, xuất hiện nhiều trong những năm 70. Cụm từ "heartland rock" vốn nhằm để miêu tả arena rock từ vùng Trung Tây Hoa Kỳ với những nhóm như Kansas, REO Speedwagon hay Styx vốn có nhiều sáng tác liên quan tới xã hội hơn roots rock và bị ảnh hưởng trực tiếp hơn từ folk, nhạc đồng quê và rock and roll. Đây được coi là thứ nhạc đặc trưng của vùng Trung Tây và Rust Belt đối lập với country rock ở bờ Tây hay Southern rock ở phía Nam. Vốn ban đầu được so sánh với punk và New Wave, phong cách này dần được định hình bởi Bob Dylan, The Byrds, Creedence Clearwater Revival và Van Morrison, thứ garage rock của những năm 60 và dĩ nhiên, The Rolling Stones. Với những thành công vang dội từ những ca sĩ - nhạc sĩ tên tuổi như Bruce Springsteen, Bob Seger, và Tom Petty, heartland còn được biết tới nhiều qua các nghệ sĩ như Southside Johnny and the Asbury Jukes và Joe Grushecky and the Houserockers và góp phần đóng góp những ý kiến về quá trình xuống cấp của các thành phố sau thời kỳ công nghiệp hóa ở vùng Tây và Trung Mỹ, chủ yếu nhấn mạnh vào vấn đề phân tán xã hội và biệt lập, bên cạnh việc xây dựng một phong cách rock and roll kiểu mới. Phong cách này đạt những thành công thương mại, nghệ thuật cũng như ảnh hưởng lâu dài với đỉnh cao vào khoảng giữa những năm 80 với album Born in the USA (1984) của Springsteen, đứng đầu rất nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới cùng hàng loạt đĩa đơn thành công, rồi sau đó là sự xuất hiện của những John Mellencamp, Steve Earle và các ca sĩ - nhạc sĩ kiểu mới như Bruce Hornsby. Những ảnh hưởng còn có thể được thấy rõ qua các nghệ sĩ sau này như Billy Joel, Kid Rock hay The Killers. Cùng với nhạc rock nói chung, heartland giảm dần sự chú ý vào đầu những năm 90, và hình tượng tầng lớp áo xanh cổ trắng dần mất ảnh hưởng với tầng lớp trẻ. Các nghệ sĩ bắt đầu dần theo những mối quan tâm riêng. Rất nhiều nghệ sĩ vẫn tiếp tục có những sản phẩm thành công về mặt thương mại cũng như chuyên môn, như Bruce Springsteen, Tom Petty và John Mellencamp, dù rằng các sản phẩm của họ mang nhiều tính cá nhân và thử nghiệm hơn, và các ca khúc cũng ngày một khó khăn hơn để trở thành đĩa đơn. Nhiều nghệ sĩ hậu bối từng theo đuổi heartland trong những năm 1970 và 1980 như Bottle Rockets hay Uncle Tupelo sau này đã chuyển dần sang chơi alt-country. Sự ra đời của alternative Khái niệm alternative rock ra đời vào đầu những năm 1980 để miêu tả những nghệ sĩ chơi một thể loại nhạc rock khác biệt hoàn toàn với những thể loại phổ thông vào lúc đó. Những nhóm được gán với từ "alternative" thực tế lúc đó chưa được định nghĩa rõ ràng về phong cách mà chỉ là khác biệt với âm nhạc phổ thông. Những nhóm alternative thường có liên hệ gần gũi với punk rock, thậm chí hardcore, New Wave hay cả với post-punk. Những nghệ sĩ thành công nhất ở Mỹ bao gồm R.E.M., Hüsker Dü, Jane's Addiction, Sonic Youth và The Pixies, còn ở Anh là The Cure, New Order, The Jesus and Mary Chain và The Smiths. Hầu hết các nhóm đều có hãng thu âm riêng, thiết lập số lượng người hâm mộ đông đảo qua các sóng phát thanh trường học, tạp chí, tour diễn, và cả truyền miệng. Họ không theo trào lưu synthpop của những năm 80 mà quay trở về hình ảnh truyền thống của ban nhạc guitar rock. Chỉ rất ít trong số những nhóm nhạc trên, trừ R.E.M. hay The Smiths, có ngay được những thành công đáng kể. Cho dù chỉ có một số lượng khá hạn chế về doanh thu album, song họ vẫn có những ảnh hưởng quan trọng tới thế hệ các nhạc sĩ của những năm 80 và bắt đầu thực sự thành công vào những năm 90. Alternative rock ở Mỹ còn bao gồm cả jangle pop có thể thấy trong những sản phẩm đầu tay của R.E.M. mà họ sử dụng nhiều kỹ thuật rung guitar từ giữa những năm 60 của pop, rock và college rock, mà từ đó dẫn tới việc miêu tả các nhóm alternative rock được xuất phát từ những hoạt động và đài phát thanh ở các trường trung học (như những nhóm 10,000 Maniacs và The Feelies). Ở Anh, Gothic rock vẫn thống trị suốt những năm 80, nhưng tới cuối thập niên, những nhóm indie hay dream pop như Primal Scream, Bogshed, Half Man Half Biscuit và The Wedding Present rồi tới những nhóm shoegaze như My Bloody Valentine, Ride, Lush, Chapterhouse và The Boo Radleys bắt đầu có được những thành công. Điểm nhấn của thời kỳ này là làn sóng Madchester đã tạo nên những nhóm như Happy Mondays, The Inspiral Carpets, và Stone Roses. Thập kỷ tiếp theo đánh dấu thành công của grunge ở Mỹ và britpop ở Anh, góp phần đưa nhạc alternative trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Thời kỳ alternative (thập niên 90) Grunge Không bị ảnh hưởng bởi việc thương mại hóa nhạc pop và rock của những năm 1980, những nhóm từ bang Washington (đặc biệt từ Seattle) đã sáng tạo ra một thể loại nhạc rock hoàn toàn khác biệt với các phong cách phổ biến vào lúc đó. Phong cách mới này được đặt tên là "grunge", cụm từ nhằm miêu tả thứ âm thanh đục cùng với ngoại hình lôi thôi của phần lớn các nhạc sĩ, những người chủ động chống lại cách ăn mặc bóng bẩy của phần đông các nghệ sĩ đương thời. Grunge pha trộn những yếu tố của hardcore punk và heavy metal và thường xuyên sử dụng những kỹ thuật làm méo, rè cũng như thu âm ngược tiếng guitar. Phần ca từ thường thờ ơ hoặc đầy lo lắng, hay đề cập tới những chủ đề như sự xa lánh của xã hội, những cặm bẫy, cho dù nó cũng khá nổi tiếng với sự hài hước "đen tối" trong các chủ đề không lành mạnh cùng với tính phê phán các sản phẩm rock mang tính thương mại. Những nhóm như Green River, Soundgarden, The Melvins và Skin Yard là những người khai sinh ra thể loại này, song Mudhoney mới là nghệ sĩ thành công nhất vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, grunge chỉ thực sự được biết tới qua hiện tượng Nevermind của Nirvana vào năm 1991 với thành công của đĩa đơn nổi tiếng "Smells Like Teen Spirit". Nevermind mang nhiều tính giai điệu hơn bất kỳ sản phẩm trước đó, và ban nhạc thực tế cũng từ chối việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm theo cách truyền thống. Trong những năm 1991 và 1992, lần lượt các album Ten của Pearl Jam, Badmotorfinger của Soundgarden, Dirt của Alice in Chains và sản phẩm kết hợp giữa các thành viên của Pearl Jam và Soundgarden, Temple of the Dog, đều xuất hiện trong các bảng xếp hạng album bán chạy nhất. Hầu hết các nhãn đĩa đều được ký xung quanh khu vực Seattle, song cũng có nhiều nghệ sĩ đã thử tới các thành phố khác với hi vọng có thêm những thành công. Tuy nhiên, cái chết của Kurt Cobain cùng với sự tan rã sau đó của Nirvana vào năm 1994, những trục trặc trong chuyến lưu diễn của Pearl Jam và sự ra đi của thủ lĩnh nhóm Alice in Chains – Layne Staley – vào năm 1996 đã khiến thể loại này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng: hoặc bị lu mờ trước cái bóng của britpop, hoặc bị thương mại hóa và trở thành post-grunge. Britpop Britpop len lỏi vào trong alternative rock ở Anh từ đầu những năm 1990 và đặc trưng bởi những ảnh hưởng từ những nhóm nhạc chơi guitar ở đây vào những năm 60 và 70. The Smiths là những người gây ảnh hưởng nhất, song cũng như các nhóm từ làn sóng Madchester khác, ban nhạc đã tan rã vào năm 1990. Phong trào lúc đó được coi là một hành động chống lại những ảnh hưởng tới từ nước Mỹ, về âm nhạc cũng như văn hóa cuối những năm 80 đầu những năm 90, đặc biệt là chống lại nhạc grunge cũng như đi tìm một thương hiệu cho nhạc Rock của Anh. Britpop có nhiều phong cách đa dạng, song sử dụng nhiều đoạn miết cùng nhiều nhạc cụ, trong đó có cả những biểu tượng cũ từng được sử dụng trước kia. Những nhóm đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 như Suede và Blur, dẫn tới sự ra đời của nhiều nhóm khác như Oasis, Pulp, Supergrass, Elastica. Tất cả đều có được những đĩa đơn và album quán quân tại đây. Sự cạnh tranh giữa Blur và Oasis đã tạo nên "The Battle of Britpop", ban đầu phần thắng nghiêng về Blur, song Oasis sau đó lại có thành công lâu dài và mang tính quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới những thế hệ Britpop sau đó nhu The Boo Radleys, Ocean Colour Scene và Cast. Britpop góp phần đưa alternative rock trở nên phổ biến và tạo nên nền tảng cho phong trào phổ biến văn hóa Anh sau này, Cool Britannia. Dù có được những thành công lớn ở nước ngoài, kể cả ở Mỹ, đặc biệt Blur và Oasis, song phong cách này dần rơi vào quên lãng vào cuối thập niên 90. Post-grunge Thuật ngữ "post-grunge" được hình thành cùng với một thế hệ các ban nhạc đi theo sự nổi lên của các dòng nhạc phổ thông và giai đoạn vắng bóng sau đó của các ban nhạc grunge từ Seattle. Các ban nhạc post-grunge thường mô tả quan điểm và âm nhạc của họ, nhưng là với một giai điệu thân thiện với đài phát thanh và mang nhiều tính thương mại hơn. Họ thường làm việc thông qua các hãng đĩa lớn và thường kết hợp tính đa dạng của các dòng nhạc như jangle pop, pop-punk, alternative metal hay hard rock. Thuật ngữ "post-grunge" ám chỉ tính miệt thị, cho thấy rằng nó chỉ đơn giản là một dạng âm nhạc phát sinh, hoặc là một phản ứng chỉ trích trào lưu rock "xác thực". Từ năm 1994, ban nhạc mới của cựu tay trống ban nhạc Nirvana Dave Grohl có tên là Foo Fighters đã góp phần làm đại chúng hóa post-grunge và xác định chỗ đứng cho dòng nhạc này. Một số ban nhạc post-grunge, ví dụ như Candlebox, là đến từ Seattle, nhưng tiểu thể loại này lại được đánh dấu bởi việc mở rộng lãnh thổ nhạc grunge với các ban nhạc như Audioslave từ Los Angeles, Collective Soul từ Georgia, Silverchair từ Úc và Bush từ Anh, những người đã giúp củng cố nhạc post-grunge trở thành một trong những tiểu thể loại có tiềm năng thương mại lớn nhất vào cuối những năm 1990. Mặc dù các ban nhạc nam phần lớn chiếm ưu thế, nhưng album phòng thu năm 1995 Jagged Little Pill của nữ nghệ sĩ solo Alanis Morissette, một album nhạc post-grunge, cũng trở thành một album nổi tiếng với rất nhiều đĩa bạch kim được chứng nhận. Các ban nhạc như Creed và Nickelback đã đem post-grunge vào thế kỉ 21 với nhiều thành công thương mại đáng kể, loại bỏ hầu hết những sự lo lắng và tức giận thường thấy ở dòng nhạc này trong những năm đầu và giúp cho giai điệu được phổ thông hơn, với những câu chuyện và các bài hát lãng mạn. Theo sau xu hướng này còn có các nghệ sĩ như Shinedown, Seether, 3 Doors Down và Puddle of Mudd. Pop punk Nguồn gốc của pop punk những năm 1990 có thể được thấy ở các ban nhạc thuộc trào lưu nhạc punk vào những năm 1970 như The Buzzcocks và The Clash, những nghệ sĩ nhạc New Wave đạt nhiều thành công lớn về mặt thương mại như The Jam và The Undertones, và các yếu tố có nhiều ảnh hưởng bởi hardcore hơn của alternative rock thập niên 1990. Pop punk có xu hướng sử dụng những giai điệu của power pop và sự thay đổi hợp âm với tiết tấu punk nhanh và tiếng guitar lớn. Nhạc punk tạo ra nguồn cảm hứng cho một số ban nhạc California trong các hãng đĩa độc lập vào cuối thập niên 1990, điển hình là Rancid, Pennywise, Weezer và Green Day. Năm 1994, Green Day chuyển sang một hãng đĩa lớn và sản xuất album phòng thu Dookie, và nhanh chóng tìm được một lượng khán giả mới, chủ yếu là các thanh thiếu niên, đồng thời trở thành một thành công thương mại vô cùng bất ngờ với chứng nhận đĩa Kim cương tại Mỹ, dẫn theo sau đó một loạt những đĩa đơn nổi tiếng, bao gồm hai đĩa đơn quán quân tại Mỹ. Nhanh chóng sau đó là việc ra mắt album phòng thu cùng tên của ban nhạc Weezer, một album với ba đĩa đơn top 10 tại Mỹ. Sự thành công này đã mở tung cánh cửa cho doanh số bán đa Bạch kim của ban nhạc metallic punk The Offspring với album Smash (1994). Làn sóng đầu tiên của nhạc pop punk đã đạt đến đỉnh cao của thương mại với việc phát hành album Nimrod (1997) của Green Day và Americana (1998) của The Offspring. Làn sóng thứ hai của pop punk được khởi xướng bởi ban nhạc Blink-182 với album đột phá Enema of the State (1999), theo sau đó là các ban nhạc như Good Charlotte, Bowling for Soup và Sum 41, các ban nhạc đã đưa những yếu tố hài hước vào trong các video của họ cùng với phần âm nhạc có giai điệu thân thiện với đài phát thanh hơn, trong khi vẫn giữ được tốc độ, một số quan điểm và thậm chí là cả hình ảnh của nhạc punk năm 1970. Các ban nhạc pop punk sau đó như Simple Plan, The All-American Rejects và Fall Out Boy đã tạo ra những bài hát với âm thanh được mô tả là gần giống như hardcore của những năm 1980, trong khi vẫn đạt được nhiều thành công thương mại đáng kể. Indie rock Trong những năm 80, khái niệm indie rock và alternative rock vẫn bị sử dụng lẫn lộn. Tới giữa những năm 90, những trào lưu mới bắt đầu có được những mối quan tâm lớn hơn, từ grunge tới Britpop, post-grunge và pop-punk, dẫn tới alternative dần bị mất đi ý nghĩa vốn có. Những ban nhạc đó ngày một có được ít thành công thương mại hơn và rồi dần gia nhập các nhãn đĩa indie. Họ thường đặc trưng bởi việc chỉ phát hành album qua các hãng đĩa tự do hoặc của chính họ, trong khi quảng bá chúng qua các tour diễn, truyền miệng, các buổi phát thanh và cả các buổi phát sóng tại các trường học. Được gắn liền với các phong tục hay thói quen hơn quan điểm âm nhạc, indie rock tự bao hàm nhiều phong cách khác nhau, từ hard-edged, grunge như The Cranberries hay Superchunk, tới do-it-yourself như Pavement và punk-folk như Ani DiFranco. Với indie, các nghệ sĩ nữ xuất hiện tới tỉ lệ lớn hơn hẳn các thể loại khác, từ đó dẫn tới sự hình thành của phong cách Riot grrrl. Indie rock phát triển ở rất nhiều quốc gia, các nhóm nhạc vẫn có được sự nổi tiếng nhất định để tồn tại song thường họ vẫn ít được biết tới ngoài biên giới. Tới cuối những năm 1990, rất nhiều tiểu thể loại vốn bắt nguồn từ làn sóng alternative của những năm 80 đã hòa vào khái niệm của indie. Lo-fi (viết tắt của low fidelity) từ phong trào do-it-yourself rời bỏ những kỹ thuật thu âm tốt và được đi đầu bởi những nghệ sĩ như Beck, Sebadoh hay Pavement. Talk Talk và Slint truyền cảm hứng cho post-rock (một phong cách nhạc ảnh hưởngh bởi jazz và âm nhạc điện tử, tiên phong bởi những nhóm chủ chốt như Bark Psychosis và tiếp nối bởi Tortoise, Stereolab và Laika), và giúp dẫn tới math rock, một loại nhạc có kết cấu phức tạp, lấy tiếng guitar được chơi cầu kỳ làm nền tảng, được phát triển bởi các nhóm như Polvo hay Chavez. Space rock làm gợi nhớ tới progressive, đặt nặng về drone (loại nhạc lập lại) và âm nhạc tối giản như Spacemen 3, Spectrum và Spiritualized, rồi sau đó là những nhóm như Flying Saucer Attack, và Quickspace. Trái lại, sadcore của American Music Club hay Red House Painters nhấn mạnh nỗi đau và sự chịu đựng qua việc sử dụng cả nhạc cụ điện và acoustic giàu tính giai điệu, trong khi sự "tái xuất" của Baroque pop như một sự đối lập với lo-fi và experimental khi nhấn mạnh vào giai điệu và nhạc cụ cổ điển với những nhóm như Arcade Fire, Belle and Sebastian và Rufus Wainright. Alternative metal, rap rock và nu metal Post-Britpop Từ khoảng năm 1997, do sự xuất hiện của những bất mãn với khái niệm Cool Britannia, và trào lưu Britpop bắt đầu được giải thể, các ban nhạc mới nổi bắt đầu né tránh những hãng đĩa nhạc Britpop trong khi họ vẫn sản xuất âm nhạc lấy nguồn gốc từ dòng nhạc này. Nhiều trong số những ban nhạc này có xu hướng kết hợp các yếu tố của British traditional rock (hay gọi tắt là British trad rock), đặc biệt là The Beatles, Rolling Stones và Small Faces, với những ảnh hưởng của âm nhạc Mỹ, bao gồm cả post-grunge. Từ khắp Vương quốc Anh (cùng với một số ban nhạc quan trọng nổi lên từ miền Bắc nước Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland), chủ đề âm nhạc của họ có xu hưởng ít tập trung vào nước Anh, người Anh và cuộc sống ở London, đồng thời mang tính nội tâm hơn là khi Britpop đang ở đỉnh cao. Điều này, bên cạnh sự sẵn sàng cao để thu hút báo giới và người hâm mộ Mỹ tham gia, có thể đã giúp một số ban nhạc trong số họ đạt được những thành công mang tầm quốc tế. Các ban nhạc post-Britpop được coi là những người đã đem đến cho công chúng hình ảnh của một ngôi sao nhạc rock như một người bình thường và âm nhạc ngày càng du dương của họ bị chỉ trích là nhạt nhẽo hoặc phái sinh. Một số ban nhạc post-Britpop như The Verve với Urban Hymns (1997), Radiohead với OK Computer (1997), Travis với The Man Who (1999), Stereophonics với Performance and Cocktails (1999), Feeder với Echo Park (2001) và đặc biệt không thể không kể đến Coldplay với album phòng thu đầu tay Parachutes (2000), đã đạt được những thành công quốc tế lớn hơn nhiều so với hầu hết các ban nhạc Britpop đi trước, và là nhiều trong những nghệ sĩ đạt được thành công thương mại lớn nhất vào cuối những năm 1900 và đầu những năm 2000, đồng thời cũng là một bệ phóng vững chắc cho những dòng nhạc tiếp sau đó như garage rock hay post-punk revival, cũng được coi là một sự phản ứng đối với một thể loại mới của rock. Thiên niên kỷ mới (những năm 2000) Post-hardcore và Emo Từ đầu đến giữa thập niên 1980, post-hardcore phát triển ở Hoa Kỳ, đặc biệt ở các khu vực thuộc Chicago và Washington, D.C, với những ban được truyền cảm hứng từ tư tưởng do-it-yourself và chất nhạc nặng tiếng guitar của hardcore punk, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ post-punk, được thể hiện ở những đặc điểm như định dạng bài hát dài, cấu trúc âm nhạc phức tạp hơn và đôi khi lời ca giàu giai điệu hơn. Một ban xuất phát từ con đường hardcore có thể kể đến là Fugazi. Từ cuối thập niên 1980, một số ban đã theo con đường của Fugazi, bao gồm Quicksand, Girls Against Boys và The Jesus Lizard. Những ban thành lập trong thập niên 1990 bao gồm Thursday, Thrice, Finch, và Poison the Well. Emo cũng nổi lên từ giới hardcore thập niên 1980 ở Washington, D.C., ban đầu có tên "emocore", được sử dụng để chỉ những nhóm nhạc có kiểu hát diễn cảm khác với cách hát nhanh, thô ráp thông thường của hardcore. Phong cách này được tiên phong bởi Rites of Spring, và Embrace của Ian MacKaye, người đã sáng lập nên Dischord Records và đây trở thành hãng đĩa trung tâm lớn trong giới D.C. emo đang phát triển, phát hành nhạc phẩm của Rites of Spring, Dag Nasty, Nation of Ulysses và Fugazi. Giới emo thời kỳ đầu là gồm toàn các ban nhạc ngầm hoạt động chỉ đôi ba năm rồi tan rã phát hành những loạt đĩa vinyl qua những hãng đĩa dộc lập nhỏ. Giữa thập niên 1990, emo được tái định nghĩa bởi Jawbreaker và Sunny Day Real Estate bằng việc kết hợp grunge và kiểu rock giàu giai điệu. Ngay sau khi grunge và pop punk trở nên đại chúng, emo nhận được thêm sự chú ý nhờ Pinkerton (1996) của Weezer. Những nhóm cuối thập niên 1990 lấy cảm hứng từ Fugazi, Sunny Day Real Estate, Jawbreaker và Weezer, gồm The Promise Ring, The Get Up Kids, Braid, Texas Is the Reason, Joan of Arc, Jets to Brazil và thành công nhất là Jimmy Eat World. Emo trở nên đại chúng vào thập niên 2000 với hai album bán được nhiều triệu bản là Bleed American (2001) của Jimmy Eat World và The Places You Have Come to Fear the Most (2003) của Dashboard Confessional. Những nhóm emo mới có âm thanh thị trường hơn nhiều so với thập niên 1990 và thu hút thanh thiếu niên hơn nhiều so với trước đó. Cùng lúc này, việc sử dụng thuật ngữ "emo" được mở rộng ra ngoài một thuật ngữ âm nhạc, được dùng để nói về thời trang, kiểu tóc hay bất cứ loại âm nhạc nào giàu cảm xúc. Báo chí dùng thuật ngữ "emo" với một loạt các nhóm nhạc không liên quan như Fall Out Boy My Chemical Romance Paramore và Panic! At the Disco,. Khoảng 2003, các ban nhạc post-hardcore nhận được sự chú ý từ các hãng đĩa lớn và đạt thành công thương mại. Một số ban nhạc emo chú trọng vào tốc độ và sự mãnh liệt được xếp vào screamo. Cùng thời gian này, một làn sóng mới các post-hardcore kết hợp nhiều đặc điểm của pop punk và alternative rock vào âm nhạc, gồm The Used, Hawthorne Heights, Senses Fail, From First to Last Emery, các nhóm Canada như Silverstein và Alexisonfire. Những nhóm nhạc Anh là Funeral For A Friend, The Blackout và Enter Shikari cũng có một số thành công. Garage rock và post-punk revival Heavy metal, metalcore và retro-metal ngày nay Âm nhạc điện tử Trong những năm 2000, khi công nghệ máy tính trở nên phổ biến và phần mềm âm nhạc có những cải thiện đáng kể, chỉ cần duy nhất một máy tính xách tay thì người ta cũng có thể tạo ra âm nhạc với chất lượng cao. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của âm nhạc điện tử được sản xuất tại nhà sau đó phát tán lên mạng internet, và các hình thức mới trong biểu diễn như laptronica và live coding. Một số band cũng bắt đầu sử dụng những kỹ thuật này, ví dụ như band nhạc industrial rock Nine Inch Nails trong album Year Zero (2007). Vài thể loại mới, bao gồm các dòng như indie electronic, electroclash, dance-punk và new rave, cũng pha trộn nhạc rock với những kỹ thuật và âm thanh nhạc số. Ảnh hưởng xã hội Nhiều dòng nhạc rock khác nhau đã sản sinh ra nhiều tiểu văn hóa với những nét đặc trưng riêng biệt tương ứng. Trong thập niên 1950 và 1960, thanh niên ở Anh theo tiểu văn hóa Teddy Boy và Rocker, chịu ảnh hưởng từ nhạc rock 'n' roll của Mỹ. Các phản văn hóa của những năm 1960 có liên quan chặt chẽ với psychedelic rock. Giữa thập niên 1970 tiểu văn hóa punk hình thành ở Mỹ, nhưng thiết kế sư người Anh Vivian Westwood đã chế tác lại thành một phong cách hoàn toàn khác biệt, và phong cách ấy đã lan ra toàn thế giới. Cùng với punk, 2 tiểu văn hóa Goth và Emo cũng phát triển với những phong cách riêng biệt. Khi văn hóa nhạc rock phát triển trên toàn thế giới, nó đã thay thế điện ảnh trong việc gây ảnh hưởng đối với thời trang. Trớ trêu thay, tín đồ nhạc rock thường cảnh giác với thế giới thời trang, xem nó như là một kiểu nâng cao hình ảnh quá bản chất thật của mình. Thời trang nhạc rock là sự kết hợp từ các yếu tố của những nền văn hóa và thời kỳ khác nhau, cũng như thể hiện những quan điểm bất đồng về tình dục và giới tính; nói chung, nhạc rock bị quy kết và chỉ trích vì đã tạo điều kiện cho tự do tình dục phát triển hơn. Rock cũng liên quan đến các hình thức sử dụng ma túy, trong đó có những chất kích thích được một vài dân mod mang theo trong nửa đầu thập niên 1960, hay mối liên hệ giữa LSD với psychedelic rock trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, đôi khi cả cần sa, cocaine và heroin đều được ca ngợi trong bài hát. Nhạc rock được ghi nhận là làm thay đổi các quan niệm về chủng tộc bằng việc mở ra cho thính giả da trắng một nền văn hóa của người Mỹ gốc Phi; nhưng đồng thời, nhạc rock cũng bị cáo buộc là đã độc chiếm và trục lợi nền văn hóa đó. Khi nhạc rock hấp thụ được nhiều sự ảnh hưởng và giới thiệu đến khán giả phương Tây những truyền thống âm nhạc khác nhau, thì sự lan rộng của nó trên toàn thế giới bị xem như là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Nhạc rock kế thừa được truyền thống dân tộc từ ca khúc phản kháng, phản ánh những chủ đề chính trị như chiến tranh, tôn giáo, nghèo đói, dân quyền, công lý và môi trường. Ảnh hưởng chính trị của nhạc rock từng đạt đến đỉnh cao với đĩa đơn "Do They Know It's Christmas?" (1984) và đại nhạc hội Live Aid năm 1985 để quyên góp tiền cứu trợ nạn đói tại Ethiopia, tuy thành công trong việc làm tăng thêm sự nhận thức về nghèo đói trên thế giới và kinh phí viện trợ, nhưng cũng bị chỉ trích (cùng với các sự kiện tương tự) là đã tạo cơ hội để các ngôi sao nhạc rock đánh bóng tên tuổi và tăng lợi nhuận của họ. Kể từ khi xuất hiện, nhạc rock gắn liền với sự nổi loạn phản đối những chuẩn mực xã hội và chính trị, rõ ràng nhất là rock 'n' roll thời kỳ đầu không chấp nhận lối văn hóa cho người lớn cái quyền được quản lý con em họ, phản văn hóa từ chối chủ nghĩa tiêu dùng và sự phục tùng, nhạc punk thì chống lại tất cả các hình thức của tục lệ xã hội, tuy nhiên, những tư tưởng này cũng có thể được xem như là phương tiện để khai thác thương mại và định hướng cho thanh thiếu niên tránh xa các hoạt động chính trị. Chú giải
2,2,4-Trimethylpentan, còn được biết đến như là isooctan, là một đồng phân của octan mà tầm quan trọng của nó được nhiều người biết đến là thang điểm 100 trong chỉ số octan. Công thức hóa học là C8H18.
Leonardo da Vinci (; sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 - tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký. Cuộc đời Thời thơ ấu, 1452-1466 Leonardo sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 (lịch cũ), "lúc 3 giờ khi màn đêm buông xuống" ở thị trấn Vinci vùng Toscana, thuộc thung lũng hạ lưu sông Arno vùng lãnh thổ thuộc quyền cai trị của Medici-cộng hòa Florence. Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân Catarina, 22 tuổi. Leonardo không có họ trong ngữ cảnh hiện đại, "da Vinci" chỉ đơn giản là "từ Vinci": tên khai sinh đầy đủ của ông là "Leonardo di ser Piero da Vinci", nghĩa là "Leonardo, (con trai) của (Mes) Ser Piero đến từ Vinci". Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai. Sau đó ít lâu bà kết hôn với người chủ một lò gốm, Accattabriga di Píaero del Vacca da Vinci, và có thêm 5 người con. Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero nhận nuôi dưỡng Leonardo. Ông kết hôn 4 lần, có thêm 9 người con trai và 2 người con gái với hai người vợ cuối của ông. Ser Piero là công chứng viên của nhiều gia đình danh tiếng trong thành phố và là người thành công trong nghề nghiệp. Thân chủ của ông bao gồm không những gia đình Medici mà còn gồm cả chính phủ thành phố (signoria) hay hội đồng quốc gia. Làm trong xưởng vẽ Verrocchio, 1466–1476 Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Ser Piero đã chọn Andrea del Verrocchio làm thầy của Leonardo khi Verrochio nhận ra tài năng về nghệ thuật của Leonardo. Mặc dù không phải là một tài năng phát minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở Firenze nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc nhiều năm (khoảng 1470-1477) trong xưởng vẽ của ông cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino. Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người làm mẫu 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một người đàn ông mại dâm bất hợp pháp ở thời điểm đó. Sau 2 tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng, và cũng có thể là do sự can thiệp của Lorenzo de' Medici. Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác. Giorgio Vasari, kiến trúc sư, họa sĩ và cũng là một nhà tiên phong trong số những người biên niên sử nghệ thuật cùng thời với Leonardo cũng đã tường thuật tương tự. Bức tranh Rửa tội Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của vùng Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa. Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có sơ sở hiện nay là rất khó khăn. Một số ý kiến đáng tin cậy thiên về việc công nhận không những có bàn tay của Leonardo trên khuôn mặt của thiên thần mà còn trong nhiều phần về y phục và phong cảnh phía sau mang tính đặc trưng và có thể nhận thấy được trong các tác phẩm khác của ông. Tác phẩm này được hoàn thành vào khoảng năm 1475, khi Leonardo 23 tuổi. Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của phường hội họa sĩ thành phố Firenze. Ông sống và làm việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477 vẫn còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medici nâng đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici từ 1482 cho đến 1483. Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công tước Ludovico Sforza (1452-1508, cầm quyền tại Milano từ 1494-1499), người muốn đặt một tượng đài kỵ sĩ tôn vinh Francesco I Sforza (1450-1466), người khởi đầu cho triều đại Sforza tại Milano thay cho triều đại Visconti (1281-1447), Leonardo rời Firenze đến Milano vào khoảng năm 1483. Milano Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ 1483 đến 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông. Trong những năm đầu tiên sau khi tiếm quyền, Ludovico bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ những người theo phái của chị dâu của ông, Bona của Savoie, mẹ của công tước trẻ tuổi Gian Galeazzo Sforza (1476-1494), người cầm quyền chính thống và cũng là cháu của vị công tước này. Để chống lại những tấn công này, Ludovico đã dùng hằng loạt thi sĩ và nghệ sĩ thông qua các diễn văn công cộng, kịch nghệ, hình ảnh và khẩu hiệu để ca ngợi sự sáng suốt và tính tốt đẹp của sự giám hộ đồng thời truyền bá tính xấu xa của những người chống lại ông. Các ghi chép và dự án trong những bản viết tay của Leonardo là bằng chứng cho thấy ông cũng thuộc về số người nghệ sĩ này. Nhiều bứ thảo như vậy hiện nay đang nằm trong Christ Church tại Oxford, một bức phác thảo vẽ một nữ phù thủy có sừng hay nữ quỷ đang xua chó tấn công Milano. Bức phác thảo này gần như chắc chắn ám chỉ việc người của nữ công tước Bona ám sát Ludovico không thành vào năm 1484. Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn. Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dầu không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano. Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm 1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành. Bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới. Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong khoảng thời gian từ 1495 đến 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano. Florence Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze, thành phố đang bị sức ép từ nhiều vấn đề nội bộ và từ cuộc chiến tranh chống lại Pisa không có kết quả. Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata. Filippino Lippi, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi. Trong mùa xuân năm 1502 ông bất ngờ về làm việc cho công tước Cesare Borgia. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm 1503 Leonardo, với tư cách là kĩ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze. Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria. Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng. Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kĩ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành. Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặng đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này. Milano Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung. Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác. Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này. Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 1511, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage (Cung điện mùa Đông). Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kĩ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lãnh vực hội họa và kiến trúc. Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi. Florence Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano với công tước đầu tiên - Maximilian Sforza (1512-1515). Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Florence phục vụ cho gia đình Medici. Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici (1453-1478), một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vatican và có một xưởng vẽ riêng. Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh. Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện. Sau khi ở tại Roma gần 2 năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua François I của Pháp đi đến nước Pháp. Tại Pháp trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời, Leonardo sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise. Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và thiên nga (hiện chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Leonardo mất vào ngày 2 tháng 5 năm 1519. Trong suốt cuộc đời của Leonardo, tài năng sáng tạo đặc biệt của ông và cũng như tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống của ông, luôn thu hút sự tò mò của người khác . Một trong những khía cạnh của ông là tôn trọng cuộc sống, thể hiện bằng việc ăn chay trường trên cơ sở đạo đức Kitô giáo và thói quen của ông, theo Vasari, mua lồng chim và thả chúng tự do Leonardo đã có nhiều bạn bè là người nổi tiếng trong các lĩnh vực của họ hoặc có ý nghĩa lịch sử, bao gồm các nhà toán học Luca Pacioli, mà ông đã cộng tác trong một cuốn sách trong thời 1490, cũng như Franchinus Gaffurius và Isabella d'Este. Leonardo không có quan hệ gần gũi với phụ nữ, ngoại trừ tình bạn của ông với hai chị em nhà Este, Beatrice và Isabella . Ông đã vẽ một bức chân dung của cô trên cuộc hành trình xuyên qua Mantua, bây giờ bức tranh này bị thất lạc. Ngoài tình bạn, Leonardo giữ bí mật cuộc sống riêng tư của mình. Cuộc sống tình dục của ông đã là chủ đề bị phân tích, châm biếm, và đầu cơ. Xu hướng này bắt đầu vào giữa thế kỷ 16 và đã được hồi sinh trong thế kỷ 19 và 20, đáng chú ý nhất qua Sigmund Freud . Mối quan hệ thân mật nhất của ông có lẽ với các học trò của mình Salai và Melzi. Melzi, khi viết thư để thông báo cho anh em của Leonardo về cái chết của ông, đã mô tả cảm xúc của Leonardo cho học sinh của mình là cả hai yêu thương và đam mê. Nó đã được khẳng định từ thế kỷ 16 rằng các mối quan hệ này có thể bị nghi vấn là có tính chất tình dục hoặc khiêu dâm. Hồ sơ của tòa án năm 1476, khi ông được 24 tuổi, cho thấy Leonardo và ba người đàn ông trẻ khác bị buộc tội trong một sự cố liên quan đến một mại dâm nam nổi tiếng, nhưng nghi vấn buộc tội đã bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng . Kể từ đó ngày càng có nhiều nghi vấn và giả thuyết về vấn đề đồng tính luyến ái giả định và vai trò của nó trong nghệ thuật của ông, đặc biệt là trong một số bản vẽ khiêu dâm, dù những nghi vấn này không có bằng chứng xác thực. Một số tác phẩm Người Vitruvius (1490) Báo tin mừng (1475 - 1480) Thánh mẫu Benois (1478 - 1480) Đức mẹ đồng trinh trong hang đá (1483 - 1486) Người đàn bà và con chồn (1488 - 1490) Chân dung một nhạc sĩ (khoảng 1490) Madonna Litta (1490 - 1491) Bữa ăn tối cuối cùng (1498) Mona Lisa (1503 - 1505/1507) Leda và thiên nga (1508) St. John the Baptist (khoảng 1514) Salvator Mundi (không chắc chắn) (khoảng năm 1500) Ginevra de' Benci (1474-1478) Người đẹp đội ferronnière Các bức tranh chưa hoàn thành: Sự sùng kính của các hiền sĩ, Thánh Jerome ở chốn hoang vu, Trận chiến Anghiari. Một số điều thú vị về đại danh họa Leonardo là người thuận cả hai tay trái và phải, trong cuốn sổ tay của mình ông luôn viết ngược, nghĩa là sử dụng tay trái viết từ phải qua trái, người ta muốn đọc thì phải sử dụng gương để phản chiếu lại theo chiều thuận, ông làm vậy có thể là do ông không muốn người khác đọc được những gì trong sổ tay. Lá thư ông gửi cho quan nhiếp chính Ludovico Sforza thành Milan là một lá thư xin việc đáng chú ý nhất mọi thời đại, trong mười đoạn đầu tiên của lá thư ông giới thiệu kiến thức về cơ khí của mình, trong đó có khả năng thiết kế cầu, đường vận tải thủy, đại bác, các loại xe bọc thép, và cả những tòa nhà lớn, đến cuối cùng: đoạn thứ mười một: ông mới bổ sung thêm rằng mình cũng là một nghệ sĩ, nhưng theo Vasari sự nhã nhặn và đầy lôi cuốn cùng với tài năng của một nhạc sĩ và người tổ chức tiệc tùng mới là yếu tố giúp ông được nhận. Trong cuộc đời hiếm người công nhận tài năng của đại danh họa như đã nói ở trên đến cuối đời khi về dưới trướng của François I của Pháp, ông mới được nhà vua của Pháp công nhận tài năng của mình và dành hàng giờ để tranh luận cùng đại danh họa. Trong các cuốn sổ tay của ông có ghi lại các hình ảnh về giải phẫu, kiến trúc, các ý tưởng về thiết bị bay thử nghiệm, mô tả hoạt động bay của chim, nghiên cứu các hệ thống cấp nước, thiết kế tượng đài, thủy lực học, các phác họa cho bức Bữa tối cuối cùng, các nghiên cứu hình học cho bài toán cầu phương hình tròn, thiết kế nhà thờ hình bát giác và các đoạn viết tay theo kiểu chữ gương. Chú thích
Tiếng Phạn (Hán-Việt: Phạm/Phạn ngữ, chữ Hán: 梵語; saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) hay tiếng Sanskrit là một cổ ngữ Ấn Độ và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo. Nó có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn hóa vùng Đông Nam Á tương tự như vị trí của tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp trong châu Âu Trung Cổ; nó cũng là kết cấu trọng điểm của truyền thống Ấn giáo/Phệ-đà, nhưng ở một mức độ cao cấp hơn. Ngày nay nó là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, mặc dù tiếng Hindi (hindī हिन्दी) và các thứ tiếng địa phương khác ngày càng được dùng phổ biến. Khác với quan niệm phổ biến, tiếng Phạn không phải là một ngôn ngữ chết. Nó vẫn còn được dạy trong các trường học và tại gia khắp nước Ấn, tuy chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Một số người Bà-la-môn vẫn xem tiếng Phạn là tiếng mẹ đẻ. Theo một thông tin gần đây, tiếng Phạn được phục hưng như một tiếng địa phương thực dụng tại làng Mattur gần Shimoga, Karnataka. Tiếng Phạn phần lớn được dùng như một ngôn ngữ tế tự trong các nghi lễ của Ấn Độ giáo dưới dạng ca tụng và chân ngôn (sa. mantra). Tiền thân của tiếng Phạn cổ là tiếng Phệ-đà (zh. 吠陀, en. vedic sanskrit), một ngôn ngữ được xem là một trong những thành viên cổ nhất của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, và văn bản cổ nhất của nó là Lê-câu-phệ-đà (zh. 棃俱吠陀, sa. ṛgveda). Bài này nhấn mạnh vào Hoa văn Phạn ngữ như nó được hệ thống hoá bởi Ba-ni-ni (zh. 巴尼尼, sa. pāṇini) vào khoảng 500 trước CN. Hầu hết những bài văn tiếng Phạn được truyền miệng qua nhiều thế kỉ trước khi được ghi lại tại Ấn Độ trong thời kì trung cổ. Lịch sử Từ nguyên Saṃskṛta là một quá khứ phân từ thụ động được hình thành từ tiếp đầu âm sam, có nghĩa là "gom lại", "đầy đủ" và gốc động từ √kṛ với nghĩa là "làm". Như vậy thì saṃskṛta có nghĩa là "được làm đầy đủ". Theo quan niệm Ấn Độ, cái được làm đầy đủ, trọn vẹn là tốt nên saṃskṛta cũng được hiểu là "toàn hảo". Các nhà dịch kinh Phật từ Phạn sang Hán dịch saṃskṛta là Phạn (Phạm 梵), có nghĩa là thuộc về Brahma, thuộc cõi trời thanh tịnh, thiêng liêng và theo nghĩa này danh từ Phạn ngữ (zh. 梵語) được dùng. Một cách gọi khác là Nhã ngữ (zh. 雅語). Theo định nghĩa trên thì tiếng Phạn luôn là một ngôn ngữ cao cấp được dùng trong những lĩnh vực tôn giáo và khoa học, đối nghịch với những loại ngôn ngữ bình dân. Bộ văn phạm cổ nhất còn được lưu lại là Sách ngữ pháp tám chương (sa. aṣṭādhyāyī) của Ba-ni-ni (sa. Pāṇini), được biên tập vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước CN. Bộ này cơ bản là một bộ ngữ pháp quy định, phán định (prescriptive) thế nào là tiếng Phạn đúng, thay vì mang tính chất miêu tả (descriptive). Tuy nhiên, nó vẫn hàm dung những phần miêu tả, phần lớn miêu tả những dạng từ ngữ Phệ-đà đã không còn phổ biến vào thời của Ba-ni-ni (sa. Pāṇini). Mặc dù hầu hết những người học tiếng Phạn cũng đã nghe câu truyện truyền thống là tiếng Phạn đã được sáng tạo và tinh chế qua nhiều thế hệ (theo truyền thống là hơn một thiên niên kỉ) cho đến lúc được xem là toàn hảo. Khi danh từ Sanskrit (saṃskṛta) xuất hiện tại Ấn Độ, nó không được hiểu là một ngôn ngữ đặc thù, khác biệt so với những ngôn ngữ khác (người Ấn Độ thời đó thường xem ngôn ngữ là phương ngôn, tức là những thứ tiếng địa phương), mà chỉ là một cách ăn nói tao nhã đặc biệt, có một mối tương quan với các ngôn ngữ địa phương như trường hợp tiếng Anh "chuẩn" có mối tương quan với những loại phương ngôn được dùng tại Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ. Kiến thức tiếng Phạn là một dấu hiệu của địa vị xã hội và học vị, được truyền dạy qua sự phân tích chặt chẽ những nhà văn phạm Phạn ngữ như Ba-ni-ni. Hình thái của ngôn ngữ này xuất phát từ dạng Phệ-đà có trước và các học giả thường phân biệt giữa tiếng Phạn Phệ-đà (vedic sanskrit) và tiếng Phạn cổ (classical sanskrit). Tuy nhiên, hai ngôn ngữ này rất giống nhau về nhiều mặt, chỉ khác nhau phần lớn ở một vài khía cạnh âm vận, từ vị và ngữ pháp. Cũng một số người cho rằng, Ấn Độ thời xưa có nhiều phương ngôn khác nhau và tiếng Phạn cổ là một trong những phương ngôn, Phệ-đà là một cấp bậc cổ hơn của một trong những phương ngôn này. Tiếng Phệ-đà có khuynh hướng chuyển các từ Ấn-Âu l ल् thành r र्, chuyển ḍ ड् và ḍh ढ् thành ḷ ऌ và ḷh ळ giữa các nguyên âm (với l uốn lưỡi). Tiếng Phệ-đà là ngôn ngữ của những bộ kinh Phệ-đà, những thánh điển xuất hiện sớm nhất tại Ấn Độ và cũng là cơ sở của Ấn Độ giáo. Bộ kinh Phệ-đà cổ nhất, Lê-câu-phệ-đà, được biên tập trong thiên niên kỉ thứ hai trước CN. Các dạng từ ngữ Phệ-đà được lưu truyền cho đến giữa thiên niên kỉ thứ nhất trước CN. Vào khoảng thời gian này, tiếng Phạn thực hiện một bước chuyển biến từ một ngôn ngữ thứ nhất thành một ngôn ngữ thứ nhì của tôn giáo và học thức, đánh dấu bước khởi đầu của thời kì Hoa văn. Một dạng tiếng Phạn được gọi là tiếng Phạn sử thi (epic sanskrit) được tìm thấy trong những trường sử thi như Mahābhārata và những sử thi khác. Dạng tiếng Phạn này hàm dung nhiều thành tố prākṛta, là những thành phần vay mượn từ ngôn ngữ "bình dân", so với Hoa văn Phạn ngữ chuẩn. Cũng có một ngôn ngữ được các học giả gọi là Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit); nó thật sự là một dạng prākṛta với những thành phần tiếng Phạn được dùng để tô hoạ thêm. Người ta tìm thấy một mối quan hệ rất gần giữa những dạng tiếng Phạn và những dạng phương ngôn Trung Ấn (Middle Indo-Aryan Prākrits), hoặc giữa những ngôn ngữ địa phương (phần lớn kinh điển Phật giáo và Jaina giáo được ghi lại dưới dạng này) và những ngôn ngữ Ấn-Âu hiện đại. Các dạng ngôn ngữ Prākrit có lẽ xuất phát từ tiếng Phệ-đà và người ta cũng tìm thấy sự ảnh hưởng giữa các dạng tiếng Phạn sau này và các dạng Prākrit khác nhau. Và cũng có sự ảnh hưởng hai chiều giữa tiếng Phạn và các ngôn ngữ Nam Ấn thuộc hệ ngôn ngữ Dravida như tiếng Tamil. Công trình nghiên cứu tiếng Phạn tại châu Âu, được khởi công bởi Heinrich Roth và Johann Ernst Hanxleden, đã dẫn đến sự đề nghị một hệ ngôn ngữ Ấn-Âu của Sir William Jones và vì thế đã giữ một vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành ngữ học châu Âu. Thật như vậy, ngành Ngữ ngôn học (cùng với Âm vận học v.v...) xuất phát đầu tiên trong giới nghiên cứu văn phạm Ấn Độ, những người đã tìm cách mục lục hoá và lập điều lệ các quy tắc trong tiếng Phạn. Ngữ ngôn học hiện đại chịu ảnh hưởng rất lớn của những nhà văn phạm này và cho đến ngày nay, những thuật ngữ then chốt cho sự phân tích hợp từ đều được lấy từ tiếng Phạn. Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu Tiếng Phạn thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Aryan của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu và, như vậy, nó có cùng gốc với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu hiện đại, và cũng cùng nguồn với những ngôn ngữ châu Âu cổ như tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Mối quan hệ có thể được minh hoạ qua hai từ cha và mẹ sau đây: Tiếng Phạn: pitṛ पितृ và mātṛ मातृ Tiếng Latinh: pater và mater Tiếng Hy Lạp cổ: πατηρ và μητηρ Điểm đáng chú ý là sự tương đồng trong cấu trúc ngữ pháp, ví như giới tính (hay giống), chức năng của các sự kiện (hay cách), thời thái và hình thức (hay trạng). Tiếng Phạn còn giữ tất cả tám cách ngữ pháp của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy: Danh cách (nominative) Đối cách (accusative) Cách dụng cụ (instrumental) Dữ cách (dative) Li cách (ablative) Sinh cách (genitive) Cách vị trí (locative) Hô cách (vocative) Thêm vào số một và số nhiều, tiếng Phạn còn có số hai khi chia động từ hoặc biến hoá danh từ. Điểm giống nhau giữa các tiếng Latinh, cổ Hi Lạp và Phạn đã đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Âu. Âm vận và cách viết Bảng chữ cái tiếng Phạn bao gồm 13 mẫu âm, 33 phụ âm và 2 âm bổ sung. Cho 46 + 2 âm này thì hệ thống chữ viết Devanāgarī dành cho mỗi chữ một ký tự riêng biệt. Vì có nhiều âm và ký tự hơn bảng chữ cái Latinh nên khi phiên âm chuẩn mực, người ta cần có một loạt dấu đặc biệt—người Âu châu gọi là diacritics, Hán gọi là Khu biệt phát âm phù hiệu (zh. 區別發音符號)—hoặc phối hợp các ký tự khác nhau để ghi cách phát âm. Qua việc bổ sung năm phát âm phù hiệu Dấu sắc cho âm hàm trên cọ xát răng (palatal sibilant) như trường hợp ś Dấu ngã cho giọng mũi lưỡi đụng hàm trên (palatal nasal), trong trường hợp ñ và phối hợp một phụ âm +h cho những âm có hơi đưa ra (aspiration), như trường hợp kh, người ta có thể trình bày tất cả những âm tiếng Phạn bằng các ký tự Latinh. Nguyên âm đơn Nguyên âm mang tính chất phụ âm ṛ, ṝ, and ḷ được xem là nguyên âm, nhưng cũng mang tính chất phụ âm (do đó thường được biết như consonantal vowel). Một vài nhà văn phạm truyền thống nhắc đến chữ ḹ ॡ, dạng dài của ḷ, nhưng chữ này không được tìm thấy trong các văn bản thật sự, chỉ có ở một vài tác phẩm văn phạm đặc thù, có lẽ được đưa ra chỉ để tạo tính tương đồng với những nguyên âm khác. Phức hợp âm Tất cả các phức hợp âm (diphthongs) đều được phát âm dài. Nguyên âm có thể được tăng thêm âm mũi (tị âm hoá, nasalized). Phụ âm Tuỳ âm ं ṃ biến đổi theo nguyên âm đi trước, tăng thành phần giọng mũi của nguyên âm. Ví dụ: saṃsāra đọc như sang|sāra, saṃhitā đọc như sang|hitā. Tuỳ âm tăng phần âm mũi của nguyên âm trước những phụ âm y, r, l, v, ś, ṣ, s. Nhấn giọng (pitch) Trong tiếng Phạn, đặc biệt là tiếng Phạn Phệ-đà, các âm tiết được nhấn mạnh bằng một dấu thanh âm điệu, có nghĩa là âm tiết được nhấn mạnh có một thanh điệu khác. Các nhà văn phạm Ấn Độ truyền thống định nghĩa ba thanh: udātta "cao thanh", anudātta "không cao thanh" và svarita "có âm điệu". Thông thường, khi ký âm người ta dùng dấu acute ॔ để trình bày âm cao udātta, và dùng dấu grave ॓ cho an-udātta. Thanh điệu svarita chỉ xuất hiện như kết quả của sự phối hợp giữa các nguyên âm theo quy tắc tạo âm điệu nghe êm tai (euphony) và vì thế, nó ít xuất hiện. Hợp biến (sandhi) Nếu hai chữ trực tiếp đi theo nhau thì ta thường thấy sự biến đổi trong âm kết thúc của chữ đầu và khởi âm của chữ thứ hai vì nguyên do giản hoá và êm tai (euphony) abcd efgh → abcx efgh, hoặc abcd yfgh, hoặc abcx yfgh Trong văn cảnh nhất định, hai chữ đã biến đổi thường được viết chung và như vậy, việc phân biệt và nhận ra một chuỗi chữ đã biến đổi, thậm chí chưa quen không phải là dễ. Ví dụ như nhận chữ: abcxyfgxzjkl là chuỗi chữ abcd efgh ijkl Sự biến đổi âm cũng có thể xảy ra trong một chữ, ví dụ như trường hợp âm kết thúc của thân và âm đầu của phần đuôi (suffix) gặp nhau, với kết quả là âm kết thúc của thân và khởi âm của phần đuôi biến đổi. Sự biến đổi về âm này được ngữ pháp Phạn ngữ truyền thống gọi là sandhi, dịch sát nghĩa là "kết hợp", "liên hợp". Vì âm đọc biến đổi nên từ "hợp biến" cũng trình bày rất chính xác sự việc. Người ta phân biệt hai loại hợp biến, hợp biến trong câu (ngoại hợp biến) và hợp biến ngay trong một chữ (nội hợp biến). Tóm tắt hết các luật hợp biến thì có khoảng 25 luật. Sau đây là một vài ví dụ cho những quy luật âm vận cực kì phức tạp này: rāmaḥ atra tiṣṭhati → rāmo ’tra tiṣṭhati tatra + udyānaṃ kṛṣati → tatrodyānaṃ kṛṣati gṛhe + ācāryaḥ + tiṣṭhati → gṛha ācāryastiṣṭhati Chữ viết Tiếng Phạn không có một chữ viết đặc thù nhìn theo khía cạnh lịch sử. Vua A-dục dùng chữ Brahmī ghi lại lời văn của mình trên những cột trụ (không phải tiếng Phạn mà là những ngôn ngữ khác hoặc những phương ngôn khác). Khoảng cùng thời với chữ Brahmī, người ta cũng đùng chữ Kharoṣṭhī (đang được hiệp hội Unicode duyệt nhập). Sau một thời gian (thế kỷ 4 đến thế kỷ 8), chữ Gupta, vốn được phát triển từ chữ Brahmī lại thịnh hành. Từ khoảng thế kỉ thứ 8 trở đi, chữ Śarada được phát triển từ chữ Gupta và trở nên thông dụng, nhưng lại được thay thế hoàn toàn bởi chữ Devanāgarī, với trung gian là chữ Siddham (Tất-đàm tự). Những chữ khác được dùng để ghi tiếng Phạn là Kannada ở miền Nam, chữ Grantha ở những vùng nói tiếng Tamil, chữ Bengali và những chữ khác ở những vùng miền Bắc Ấn. Từ thời trung cổ và đặc biệt trong thời hiện đại, chữ Devanāgarī (Thiên thành tự hình, là "chữ được dùng ở thành của chư thiên") rất thông dụng và trở thành chữ viết chính cho tiếng Phạn. Ở những vùng chữ Devanāgarī không là chữ viết của tiếng địa phương thì người ta có thể tìm thấy những văn bản tiếng Phạn vẫn được viết bằng những phương ngôn này. Tại Ấn Độ, chữ viết được đưa vào tương đối trễ và cũng không trở thành một phương tiện quan trọng vì khẩu truyền vẫn được xem là phương tiện hạng nhất để truyền trao kiến thức. Thomas William Rhys Davids đưa kiến nghị là chữ viết có lẽ được du nhập từ Trung Đông bởi các thương gia. Nhưng tiếng Phạn, vốn được dùng gần như chỉ trong khung cảnh tôn giáo linh thiêng vẫn giữ chức năng ngôn ngữ truyền miệng cho đến thời kì Hoa văn. Từ thế kỉ 19, tiếng Phạn đã được ký âm dùng bảng chữ cái Latinh. Tiêu chuẩn phổ biến nhất là IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration), được dùng làm chuẩn học thuật từ 1912. Các phương án khác cũng được phát triển khi người ta phải đối đầu những khó khăn khi trình bày chữ Phạn trên máy tính. Thuộc vào những phương án này là Harvard-Kyoto và ITRANS, một phương án ký âm không tổn thất được dùng nhiều trên mạng toàn cầu (đặc biệt là Usenet). Cho những tác phẩm học thuật, chữ Devanāgarī được chuộng dùng để trình bày toàn văn bản tiếng Phạn và những trích dẫn dài. Tuy nhiên, sự trích dẫn những thuật ngữ đặc thù và tên riêng trong những văn bản được viết bằng chữ Latinh vẫn đòi hỏi cách ký âm tiếng Phạn bằng chữ Latinh. Sanskrit in modern Indian scripts. </span> Ngữ pháp Hệ thống động từ Hữu hạn định, vô hạn định Hệ thống động từ Phạn ngữ phân biệt giữa động từ hữu hạn định (finite) và động từ vô hạn định (infinite). Khác các dạng động từ vô hạn định, tất cả các động từ hữu hạn định đều có đuôi được lập theo ngôi xưng (personal suffix). Các dạng động từ hữu hạn định phân biệt giữa các loại ngôi xưng, số, thời gian, hình thức và dạng (phân biệt chủ/thụ động). Nên biết là hệ thống động từ hữu hạn định trong tiếng Phạn rất phức tạp và hàm chứa rất nhiều cách chia. Thời thái, số và hình thức Các động từ hữu hạn định (finite verb) trong Phạn ngữ phân biệt giữa thời thái, số và hình thức. Về thời thái, tiếng Phạn có sáu thời thái: Hiện tại (present) Thể chưa hoàn thành (imperfect) Thể hoàn thành (perfect) Quá khứ bất định (aorist) Tương lai (future). Phạn ngữ phân biệt giữa một thời vị lai đơn giản và một vị lai nói vòng (periphrastic), và vị lai đơn giản là dạng thường gặp hơn. Câu điều kiện (conditional) diễn đạt một sự kiện có thể xảy ra nếu các điều kiện quy tụ, hoặc cảm thán. Ví dụ: "Giá mà cô ấy có ở nhà!" Trong ba dạng quá khứ thì Bất định quá khứ ít xuất hiện so với hai dạng kia. Cả ba dạng quá khứ vốn khác nhau một cách vi tế về mặt ngữ nghĩa (semantic): Vị hoàn thành thể chỉ một hành động nằm trong quá khứ xa hơn trước lời trần thuật và được thấy bởi người nói; Hoàn thành thể cũng chỉ một hành động nằm trong qua khứ xa trước ngày lời trần thuật được nói nhưng không được chứng kiến bởi người trần thuật; Bất định quá khứ thì lại trình bày quá khứ gần, chỉ một hành động xảy ra ngay ngày nói. Tuy nhiên, trong Hoa văn Phạn ngữ (classical sanskrit) thì những điểm khác nhau về ngữ nghĩa đã mất và cả ba đều được sử dụng không khác nghĩa. Thêm vào đó Phạn ngữ còn có ba hình thức: Chỉ thị (indicative) hay Biểu thị Mệnh lệnh (imperative), biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh. Ví dụ: "Hãy đi chỗ khác!" Kì nguyện (optative), diễn đạt một ước nguyện, ví dụ: "Cầu mong tôi thi đậu!". Cách sử dụng gần giống như câu điều kiện. Các dạng chia động từ tiếng Phạn còn phân biệt giữa: Ngôi thứ và Số. Ngoài số ít và số nhiều, tiếng Phạn còn có thêm một số thứ ba là số hai (dual). Tuy nhiên, số hai rất ít thấy so với số ít và số nhiều. Số ít: anh/cô ấy/nó đi Số hai: hai anh/cô, hai nó đi Số nhiều: các anh/cô ấy, chúng nó đi. Ngôi thứ cũng có ba: ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi), ngôi thứ hai (anh, các anh) và ngôi thứ ba (cô ấy, các chị ấy). Như vậy thì mỗi cách chia động từ cho từng 6 thời thái (present, imperfect, perfect, aorist, future, conditional) và từng 3 hình thức (imperative, optative, indicative) bao gồm 3 (ngôi) × 3 (số) = 9 dạng. Ví dụ như động từ đi, √gam, có 9 dạng chia như sau: Phân loại động từ Có tổng cộng 10 nhóm động từ. Mười nhóm này lại được phân thành hai loại, thematic, tạm dịch là hợp quy tắc và athematic, tạm dịch là bất quy tắc. Các nhóm hợp quy tắc bao gồm 1, 4, 6, 10. Đặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a. Thêm vào đó là thân động từ hiện tại của những nhóm thematic không biến đổi khi động từ được chia. Tất cả những nhóm khác — 2, 3, 5, 7, 8, và 9 — đều là athematic. Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a và thân động từ biến đổi khi được chia. Vị tha ngôn, vị tự ngôn Khi chia động từ cho 6 thời thái và 3 hình thức thì tiếng Phạn còn phân biệt giữa hai dạng: Vị tha (sa. parasmaipada) và Vị tự (sa. ātmanepada). Parasmaipada nguyên nghĩa là "câu nói liên hệ đến người khác", được dịch ở đây là Vị tha ngôn và theo các nhà ngữ pháp Ấn Độ thì đây có nghĩa là chủ thể thực hiện một hành động cho người khác, trong khi ātmanepada, "câu nói cho chính mình", Vị tự ngôn, thì lại chỉ một hành động được chủ thể làm cho riêng mình. Ví dụ: Parasmaipada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho/giúp một người khác)" Ātmanepada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho chính mình)" Tuy nhiên, Hoa văn Phạn ngữ thường không phân biệt giữa hai cách chia động từ này và cách phân chia parasmaipada/ātmanepada thường chỉ là hình thức bề ngoài. Như thế thì mỗi dạng trong năm thời thái và ba hình thức của Phạn ngữ lại có thêm hai cách chia khác nhau. Cả hai loại chia parasmaipada/ātmanepada đều mang nghĩa chủ động. Chủ động, bị động Tiếng Phạn cũng phân biệt giữa hai dạng năng/chủ động (active) và bị/thụ động (passive). Nhưng người ta chỉ tìm thấy cách chia thể bị động trong 2 của 6 thời cũng như ba hình thức. Trong bốn thời còn lại thì thể bị động được thay thế bằng cách biến hoá động từ theo vị tự cách (sa. ātmanepada). Gốc động từ, thân động từ Trong tiếng Phạn, mỗi động từ đều có một dạng trừu tượng được liệt kê trong từ điển và được gọi là gốc động từ (verb root). Các dạng khác nhau của một động từ đều được hình thành từ gốc động từ này. Trong khi một động từ trong Anh và Đức ngữ được thâu nhập vào từ điển dưới dạng bất định (infinitive, có khi gọi không chính xác lắm là "nguyên mẫu") thì trong tiếng Phạn, nó được ghi lại dưới dạng gốc. Như thế thì tất cả các động từ trong Phạn ngữ đều được liệt kê trong từ điển dưới dạng gốc. Một dạng động từ hữu hạn định (finite) được hình thành khi ta lập một thân động từ từ gốc động từ bằng cách biến đổi hoặc mở rộng gốc động từ, ví dụ như thêm vào một tiếp vĩ âm (hay hậu tố), hoặc một tiếp đầu âm (hay tiền tố), hoặc một từ trùng (reduplication) hoặc một cách chuyển mẫu âm ngay trong gốc động từ. Sau đó, các nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn thêm vào. Ví dụ: Như vậy thì dạng động từ ngôi thứ ba, số ít, hiện tại, vị tha của √pac "nấu ăn", được hình thành trước hết qua sự tạo một thân động từ dạng hiện tại bằng tiếp vĩ âm –a, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm dành cho ngôi thứ ba là –ti được thêm vào. Trường hợp hình thành dạng vị lai cũng tương tự như vậy. Trước hết, thân động từ vị lai pak-ṣya được tạo, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn vào. Những thành phần được dùng để tạo một thân và chia động từ bao gồm động từ tiếp đầu âm (hay tiền tố động từ), động từ tiếp vĩ âm (hay hậu tố động từ) và động từ sáp nhập âm (hay nội tố động từ). Hiện tượng phân độ nguyên âm (vowel gradation) cũng thường được thấy. Phân độ nguyên âm Dưới "phân độ nguyên âm" các nhà văn phạm hiểu một sự chuyển biến của nguyên âm hoặc phức hợp âm dưới nhiều dạng của một âm tiết căn bản. Các dạng khác nhau này có thể được hình thành qua sự biến đổi âm cuối của danh từ (flexion) hoặc một sự diễn sinh từ một chữ gốc nhất định (derivation). Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các mẫu âm đơn như a, ā, i, ī, u, ū, ṛ, ṝ, ḷ, thường được biến đổi, và sự biến đổi này lại có hai phân độ, được gọi là guṇa, có thể gọi là cường hoá, là tăng độ mạnh, và vṛddhi tức là kéo dài. Hai cấp guṇa và vṛddhi của các mẫu âm đơn nhìn cụ thể như sau: Các nguyên âm của hai cấp guṇa và vṛddhi trên tương ưng với biến âm khi các mẫu âm đơn căn bản được biến hoá bằng cách đặt mẫu âm a– phía trước. Nêu lưu ý là a không biến đổi ở cấp guṇa và ā vẫn giữ dạng gốc ở cả hai cấp guṇa và vṛddhi. Khi gốc động từ được biến hoá, ví dụ như khi thân động từ hiện tại được hình thành, ta thường thấy sự biến đổi âm theo hai phân độ trên. Ví dụ như ṛ—ar—ār. Một ví dụ tiêu biểu khác là động từ hṛ "nắm lấy, giữ lấy". Thân động từ với mẫu âm ṛ được thay thế bằng ar ở cấp guṇa har-a-ti, và khi chia ở dạng sai khiến (causative) thì được thay bằng ār ở cấp vṛddhi hār-aya-ti. Hệ thống động từ hiện tại Hệ thống động từ thời hiện tại bao gồm hiện tại với những hình thức khác nhau là kì nguyện (optative), mệnh lệnh (imperative) và hư nghĩ (subjunctive), cũng như vị hoàn thành quá khứ (imperfect) vì hai thời thái này đều có cùng thân động từ hiện tại. Thân động từ hiện tại được lập bằng nhiều cách, được trình bày bên dưới. Số đi trước chỉ số nhóm của chúng, vốn được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê như vậy. Các động từ hợp quy tắc, thematic, có thân hiện tại được hình thành như sau: Nhóm 1: Thêm tiếp vĩ âm a vào thân với âm tiết chính đã được chuyển sang cấp guṇa. Ví dụ: √ruh "lớn lên, trưởng thành", roh-a. Nhóm 4: Thêm tiếp vĩ tự ya vào gốc, và gốc giữ nguyên dạng. Ví dụ: √tuṣ, "vui sướng", tuṣ-ya. Nhóm 6: gắn tiếp vĩ âm a vào gốc và khác trường hợp nhóm 1, gốc của nhóm 6 vẫn được giữ nguyên. Ví dụ: √viś "bước vào", viś-a. Nhóm 10: Nhóm này được các nhà văn phạm truyền thống quy về một quá trình có bản chất diễn sinh và như thế, không là một nhóm thật sự. Các động từ bất quy tắc, athematic, có thân hiện tại được hình thành như sau: Nhóm 2: Không có biến đổi. Ví dụ: √ad "ăn", ad. Nhóm 3: Trùng tự hoá (reduplication) đầu gốc động từ. Ví dụ: √hu "cúng tế", juhu. Nhóm 5: Thêm tiếp vĩ tự nu (no ở phân độ guṇa). Ví dụ: √nu "ép", sunu. Nhóm 7: Thêm sáp nhập âm (infix) na hoặc chữ n trước phụ âm cuối của gốc động từ. Ví dụ: √rudh "cản trở", rundh hoặc ruṇadh Nhóm 8: Thêm tiếp vĩ tự u (o ở phân độ guṇa). Ví dụ √tan "trải tra", tan-u Nhóm 9: Thêm tiếp vĩ tự nā (cấp số 0 là nī hoặc n). Ví dụ: √krī "mua", krī-ṇā hoặc krī-ṇī. Hệ thống động từ hoàn thành quá khứ Hệ thống này chỉ bao gồm một thời thái duy nhất, là hoàn thành quá khứ (perfect tense). Thân động từ của hoàn thành quá khứ được lập bằng cách trùng tự hoá như các động từ nhóm 3 của hệ thống hiện tại. Hệ thống này cũng bao hàm hai dạng thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh được dùng với ba ngôi xưng số ít, chủ động. Thân yếu được dùng với những ngôi xưng còn lại. Hệ thống động từ đệ tam quá khứ Hệ thống này bao gồm đệ tam quá khứ thật sự (với ý nghĩa chỉ quá khứ, ví dụ: abhūḥ "Anh đã là") và một vài dạng thật xưa của chỉ lệnh (指令, injunctive, thường được dùng với tiểu từ mā chỉ sự cấm chỉ, ví dụ mā bhūḥ "chớ có là...!"). Sự khác biệt đáng kể nhất ở đây là sự có hoặc vắng mặt của âm gia tăng a- (augment) làm tiếp đầu âm. Cách lập thân đệ tam quá khứ khá phức tạp và chỉ cần biết ở đây là có tổng cộng 7 dạng đệ tam quá khứ. Hệ thống động từ vị lai Trong hệ thống này, thân động từ được lập bằng cách gắn tiếp vĩ tự sya hoặc iṣya vào gốc động từ ở phân độ guṇa. Động từ: Cách chia Mỗi động từ đều có một thể ngữ pháp (grammatical voice), hoặc là thể chủ động (active), bị động (passive) hoặc trung gian (medium). Cũng có một thể khách quan có thể được xem là thể bị động của những động từ bất cập vật (intransitive verbs). Động từ tiếng Phạn có ba hình thái đáng lưu ý là chỉ thị (indicative), kì nguyện (optative) và mệnh lệnh (imperative). Cổ Phạn văn cũng có dạng subjunctive, chỉ sự lo toan hư cấu nhưng chúng đã bị loại gần hết từ khi Hoa văn Phạn ngữ thịnh hành. Hậu tố động từ căn bản Các hậu tố của động từ tiếng Phạn hàm chứa ngôi xưng, số và cách chia theo vị tự ngôn/vị tha ngôn. Các dạng hậu tố khác nhau được dùng tuỳ theo thân động từ thuộc thời thái và hình thức nào chúng được gắn vào. Thân động từ và chính ngay những hậu tố này có thể biến đổi vì quy luật hợp biến. Hậu tố đệ nhất được dùng cho hiện tại chỉ thị (present indicative) và tương lai. Hậu tố đệ nhị được dùng với quá khứ chưa hoàn thành, điều kiện, quá khứ bất định và kì nguyện (imperfect, conditional, aorist, optative). Hậu tố của quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh được dùng với quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh cách. Cách chia động từ thời hiện tại Chia động từ thời hiện tại xử lý tất vả những dạng của động từ bằng cách dùng thời hiện tại. Nó bao gồm thời hiện tại của tất cả hình thức cũng như đệ nhất quá khứ chỉ thị (imperfect indicative). Sự tương phản của thân mạnh/yếu được phản ánh khác nhau tuỳ vào nhóm động từ: Cách chia các động từ bất quy tắc Hệ thống hiện tại phân biệt giữa thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh xuất hiện ở 13 dạng: Ngôi thứ 1, 2 và 3 số ít ở thì hiện tại và parasmaipada không hoàn thành. Ngôi thứ nhất số ít, kép, số nhiều ở thì parasmaipada và ātmanepada mệnh lệnh Ngôi thứ ba số ít ở thì parasmaipada mệnh lệnh Ở tất cả những dạng khác thì thân yếu xuất hiện. Sau đây là bảng chia động từ dviṣ द्विष् "ghét" thuộc nhóm 2: Kì nguyện hay mong mỏi (optative) dùng đệ nhị tiếp vĩ âm. yā được gắn vào thân ở thể chủ động, và ī ở thể thụ động. Hình thức mệnh lệnh dùng tiếp vĩ âm riêng của mệnh lệnh. Hệ thống danh từ Người ta phân biệt hai loại thân danh từ (substantive và adjective) tuỳ theo tự vĩ của chúng, và gọi chúng thân nguyên âm (vowel stem) hoặc thân phụ âm (consonantal stem). Mỗi thân danh từ đều có, như trường hợp tiếng Đức, một trong ba giới tính: Nam tính (masculine) Nữ tính (feminine) Trung tính (neuter) Ngoài trường hợp các danh từ chỉ người ra thì giới tính của một danh từ phần lớn đều là tuỳ tiện. Chủng loại giới tính của mỗi thân danh từ đều có sẵn và người ta cũng không ghi chú thêm.Ví dụ như các danh từ với đuôi –i và –u đều được tìm thấy ở ba giới tính. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra giới tính ở một vài danh từ, ví dụ như trường hợp danh từ có đuôi –ā và –ī. Chúng đều là nữ tính. Về mặt biến đổi (flexion), các danh từ khác nhau ở số (numerus) và sự kiện (casus). Về mặt số thì có ba số như trường hợp các động từ hữu hạn định. Về mặt sự kiện (casus), Phạn ngữ không những có các sự kiện như trong tiếng Đức là Nominative, Accusative, Dative và Genitive hoặc như tiếng Latinh với thêm hai sự kiện Ablative và Vocative, mà còn có thêm hai phần nữa là Instrumental và Locative. Như vậy, Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện theo thứ tự sau: Nominative: Chủ cách. Accusative: Trực bổ cách, Trực tiếp thụ cách. Instrumental: Dụng cụ cách Dative: Gián bổ cách, Dữ cách, Vị cách. Ablative: Nguyên uỷ, Đoạt cách, Li cách Genitive: Thuộc cách, Sở hữu cách. Locative: Vị trí cách Vocative: Hô cách. Từ 3 số và 8 sự kiện ta có tất cả ba x 8 = 24 dạng biến hoá ở đuôi của một chữ. Số lượng của tự vĩ biến hoá tuỳ thuộc vào âm cuối của thân danh từ và chủng loại của nó. Hai đặc tính này xác định một hạng danh từ. Các thân danh từ với đuôi phụ âm là –i hoặc –u đều có mặt ở ba giới tính và vì vậy, chúng hình thành ba hạng danh từ (nam, nữ và trung tính với mẫu âm cuối là –i). Ví dụ: Nam tính kavi "thi sĩ" Nữ tính mati "trí" Trung tính vāri "nước" Mỗi hạng danh từ trên đều có tự vĩ biến hoá riêng. Trên cơ sở này mà người ta phân biệt trên 20 hạng danh từ và tự vĩ biến hoá. Tuy nhiên, các hạng này không khác nhau hết ở 24 cách. Một vài loại tự vĩ biến hoá chỉ khác nhau ở một hoặc hai sự kiện. Người ta phân biệt như sau: Thân mẫu âm (vowel stem) Nam tính –a Trung tính –a Nữ tính –ā Nam tính –i Nữ tính –i Trung tính –i Nam tính –u Nữ tính –u Trung tính –u Nữ tính –ī Nữ tính –ū Nữ tính –ī, đơn âm tiết (monosyllable) Nữ tính –ū, đơn âm tiết (monosyllable) Nam tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun) Nữ tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun) Trung tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun) Nam tính –ṛ (danh từ chỉ người thân, noun of relations) Nữ tính –ṛ (danh từ chỉ người thân, noun of relations) Nam tính –phức âm Nữ tính –phức âm Thân phụ âm (consonantal stem) Nam tính –phụ âm (ngoài –s,n) Nữ tính –phụ âm (ngoài –s,n) Trung tính –phụ âm (ngoài –s,n) Nam/Nữ tính –as, –is, –us Trung tính –as, –is, –us Nam/Nữ tính –an Trung tính –an Nam tính –in Trung tính –inNgoài những dạng trên ta còn tìm thấy một vài tự vĩ biến hoá cho một vài hình dung từ và phân từ nhất định. Điều cần biết nữa là các đại danh từ (pronoun), đại danh từ chỉ thị (demonstrative pronoun) và số từ — cả ba đều được xếp vào danh từ — đều có tự vĩ biến hoá riêng. Thân có âm kết thúc -a Nhóm thân có âm kết thúc -a là nhóm lớn nhất. Các danh từ loại này chỉ có thể là nam hoặc trung tính. Thân có âm kết thúc -i và -u Thân có âm kết thúc là nguyên âm dài, đơn âm tiết Thân có âm kết thúc -ṛ Thân -ṛ phần lớn chỉ người làm, thực hiện một hành động, ví như dātṛ "người đưa", mặc dù thân này cũng bao hàm một số danh từ chỉ quyến thuộc, ví dụ như pitṛ "cha", mātṛ "mẹ", và svasṛ "chị/em gái". Nhân xưng đại danh từ Ngôi xưng thứ nhất và thứ hai được biến hoá song song và có nhiều điểm tương đồng.Lưu ý: Ở ba sự kiện Accusative, Dative và Genitive thì hai nhân xưng đại danh từ này có dị dạng. Những dạng nằm trong ngoặc thuộc loại phụ đới ngữ (enclitic) nên chúng không bao giờ đứng ở đầu câu hoặc sau những tiểu từ bất biến như च ca, वा vā và एव eva. Đại danh từ chỉ thị tad (demonstrative pronoun) được biến hoá bên dưới cũng giữ chức năng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba. Hợp thành từ (compounds) Một trong những điểm đặc thù nổi bật nhất của tiếng Phạn là số lượng lớn và cấu trúc phức tạp của từ hợp thành. Tương tự trong tiếng Đức, hợp thành từ cũng được ghi chung và xuất hiện như một đơn vị từ thái. Tuy nhiên, một hợp thành từ trong tiếng Phạn chỉ là một từ về mặt hình thái. Về mặt văn phạm thì hợp từ này không phải là một từ, mà là một cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành từ nhiều chữ. Trong Phạn văn, mỗi hình dung từ được phối hợp với một danh từ trong một phiến ngữ (phrase) đều có thể được phối hợp với một thật danh từ (substantive). Ví dụ như śānta शान्त "tĩnh lặng" có thể xuất hiện trong một đoạn câu: śāntaṃ nagaram शान्तं नगरम् "thành phố tĩnh lặng" hoặc trong một hợp thành từ:śāntanagaram शान्तनगरम् "thành phố tĩnh lặng" Hợp thành từ có thể được tạo một cách rất tự do, cụ thể là làm sao tạo cho tương ưng với những quy tắc, những hợp thành từ đã được tìm thấy trong những tác phẩm văn hoá. Như vậy thì trong Phạn văn, hợp thành từ có thể được tạo tương tự như những phiến ngữ hoặc những câu một cách ad hoc. Và cũng như trường hợp lập đoạn câu và những câu, ta không thấy sự hạn chế nào về mặt tạo hợp thành ngữ trong Phạn văn cả. Chỉ một vài quy tắc nhỏ được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê ra. Quy tắc tạo hợp thành từ Cách tạo hợp thành từ luôn luôn theo một quy tắc giống nhau: Những từ như thật danh từ (substantive), hình dung từ (adjective), quá khứ phân từ thụ động (participle preterite passive) cũng như những từ không biến đổi như phó từ (adverb) được nối lại với nhau và thành phần đi trước — có nghĩa là tất cả những thành phần ngoài thành phần cuối — xuất hiện dưới dạng thân nguyên thủy, tức là không được biến hoá. Trong lúc nối những thành phần của hợp từ lại thì luật ngoại hợp biến được ứng dụng (một vài ngoại hạng tham khảo thêm Stenzler §307) Thành phần thứ hai (hoặc thành phần cuối) đi sau của hợp từ được biến hoá tuỳ ngữ cảnh. Người ta phân biệt năm loại hợp thành từ tương ưng với các nhóm ngữ cán (thân/gốc của từ) xuất hiện ở phần trước hoặc sau của một hợp từ, tương ưng với mối quan hệ ngữ pháp/nghĩa giữa phần trước và sau của hợp từ. Những thuật ngữ sau đây được dùng như cách trình bày của các nhà Phạn học truyền thống. Cách gọi trong ngoặc lấy từ văn phạm của những nhóm ngôn ngữ châu Âu. Tatpuruṣa: Hợp thành từ xác định (determinative compound) Karmadhāraya: Hợp thành từ miêu tả (descriptive compound) Bahuvrīhi: Hợp thành từ mang tính chất định ngữ (attributive compound) Dvandva: Hợp thành từ làm đồng đẳng (coordinative compound) Avyayībhāva: Hợp thành từ mang tính chất phó từ (adverbial compound) Ngoài ra người ta cũng liệt kê một loại thứ năm nữa là Amredita, chỉ sự lặp đi lặp lại. Ví dụ: dive-dive "ngày qua ngày", "mỗi ngày". Cú pháp Vì các tiếp vĩ tự chỉ rõ các sự kiện hệ thuộc và các ngôi xưng, số nên thứ tự của các loại từ trong câu tương đối tự do, với khuynh hướng Chủ từ-Đối tượng-Động từ. Số từ Số 1 đến 10 là: Các số 1 đến 4 được biến hoá theo các sự kiện. Eka được biến hoá như một nhân xưng đại danh từ (chỉ khác ở giống trung, số ít, cách chủ ngữ và bổ trực là kết thúc bằng –म् thay vì –त्). Tri và Catur' được biến hoá không có quy tắc: Ảnh hưởng Ấn Độ ngày nay Ảnh hưởng lớn nhất của tiếng Phạn có lẽ là những gì nó đã mang đến những ngôn ngữ lấy cơ sở văn phạm và từ vị từ nó ra. Đặc biệt trong giới tri thức Ấn Độ, tiếng Phạn được ca ngợi là một kho báu kinh điển và những bài tụng niệm của Ấn Độ giáo. Như tiếng Latinh đã ảnh hưởng đến những ngôn ngữ châu Âu, tiếng Phạn đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết những ngôn ngữ của Ấn Độ. Trong khi những bài tụng niệm thường được ghi dưới dạng ngôn ngữ bình dân thì những chân ngôn tiếng Phạn được trì tụng bởi hàng triệu người theo Ấn giáo và trong hầu hết những đền thờ, các nghi thức tế lễ đều được thực hiện với tiếng Phạn, thường dưới dạng Phệ-đà phạn ngữ. Những dạng ngôn ngữ cao cấp của phương ngôn (vernacular) Ấn Độ như tiếng Bengali, tiếng Gujarati, tiếng Marathi, tiếng Telugu và tiếng Hindi - thường được gọi là "thanh tịnh" (sa. śuddha), "cao quý" - đều có độ Phạn hoá rất cao. Trong các ngôn ngữ hiện đại, trong khi tiếng Hindi dạng nói có khuynh hướng chịu ảnh hưởng nặng của tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư thì Bengali và Marathi vẫn lưu giữ một cơ sở từ vị to lớn. Bài quốc ca Jana Gana Mana được viết dưới dạng Bengali cao cấp, được Phạn hoá nặng nên có vẻ cổ xưa. Bài quốc ca tiền thân của Jana Gana Mana là Vande Mataram, một trước tác của Bankim Chandra Chattopadhyay được trích từ quyển Ānandmath của ông ta, là một bài thơ tiếng Phạn thuần tuý. Tiếng Malayalam, một ngôn ngữ được dùng tại bang Kerala, cũng phối hợp một số lượng từ vị tiếng Phạn đáng kể với cấu trúc ngữ pháp tiếng Tamil. Tiếng Kannada, một ngôn ngữ Nam Ấn khác cũng hàm dung từ vị tiếng Phạn. Được xem là phương tiện truyền dạy những khái niệm tâm linh, tiếng Phạn vẫn còn được ca ngợi và phổ biến tại Ấn Độ. Tiếng Phạn được nói như tiếng mẹ đẻ tại Mattur gần Shimoga, một thôn làng nằm ở trung tâm Karnataka. Dân ở đây, bất cứ giai cấp nào, đều học và đàm thoại bằng tiếng Phạn từ nhỏ. Ngay những người bản xứ theo Hồi giáo cũng nói tiếng Phạn. Nhìn theo khía cạnh lịch sử thì làng Mattur được vua Kṛṣṇadevarāja của vương quốc Vijayanagara phó uỷ cho các học giả Phệ-đà và thân quyến của họ. Từ ngữ tiếng Phạn được tìm thấy ở nhiều ngôn ngữ ngoài Ấn Độ. Ví dụ như tiếng Thái bao gồm nhiều từ mượn từ tiếng Phạn, như tên Rāvaṇa - hoàng đế Tích Lan - được người Thái gọi là Thoskonth, một từ rõ ràng xuất phát từ biệt danh tiếng Phạn khác là Daśakaṇṭha, "Người có mười cổ". Ngay người Philippines cũng dùng chữ guro, vốn là từ Guru của tiếng Phạn đùng để chỉ bậc đạo sư. Một số từ đã đi vào từ vị của các ngôn ngữ châu Âu như: Yoga, Dharma, Nirvana (sa. nirvāṇa), Ashram (sa. āśrama), Mandala (sa. maṇḍala), Aryan (sa. ārya), Guru, Bhagavan (sa. bhagavat), Avatar (sa. avatāra) v.v... Tương quan giữa tiếng Phạn và các ngôn ngữ hệ Hán-Tạng Qua việc phổ biến Phật giáo bằng các bản dịch, tiếng Phạn và những phương ngôn hệ thuộc đã ảnh hưởng các nước lân cận với hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Phật giáo được truyền sang Trung Quốc qua các vị cao tăng theo Phật giáo Đại thừa, qua việc phiên dịch những kinh luận được viết theo Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit) cũng như Hoa văn Phạn ngữ, và rất nhiều thuật ngữ được dịch âm thẳng sang Hán văn, bổ sung rất nhiều từ vị cho tiếng Hán cổ. Ví dụ như từ Phạn bodhisattva được phiên âm là Bồ-đề-tát-đoá hoặc viết tắt là Bồ Tát. Trong khi các chữ đơn Đề 提 "Nâng lên, nâng đỡ, kéo cho tiến lên" và Đóa "đổ đất thành đống" mang nghĩa riêng, thì khi được dùng để phiên âm tiếng Phạn chúng bị mất nghĩa, khái niệm của từ nguyên bodhisattva phải được trình bày và hiểu riêng. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho các thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ tiếng Phạn: Bát-nhã và Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho từ prajñā và prajñāpāramitā. Bát-đa-la, hoặc gọi tắt là "bát", cho từ pātra với nghĩa là cái bát đi khất thực của các vị tăng, và cũng là cái bát ăn cơm của ta. Mặc dù Phật giáo tạp chủng phạn ngữ không phải là Hoa văn Phạn ngữ (nếu nói chính xác) nhưng từ vị của nó vẫn tương tự từ vị tiếng Phạn vì có cùng gốc, và vì người viết kinh muốn ghi theo lối tiếng Phạn Hoa văn để phổ biến. Ví dụ cho các bộ luận được viết dạng tiếng Phạn Hoa văn là các tác phẩm của Trung quán tông. Cái "chết" của tiếng Phạn Những lời phê bình việc dạy và học tiếng Phạn thường liên quan đến sự phổ biến và việc nó không được nói nữa. Tuy nhiên, tiếng Phạn là một ngôn ngữ có một không hai, vượt thời gian. Một hệ thống kinh điển rất đồ sộ được biên tập vào lúc nó không còn được nói bởi thường dân. Sự thật tiếng Phạn là một ngôn ngữ bất biến, được chỉ đạo bằng những quy luật văn phạm khắt khe của Ba-ni-ni đã khiến người ta chọn lựa để ghi văn bản với dụng ý phổ biến và lưu thế lâu dài. Việc trước tác bằng tiếng Phạn chưa từng bị gián đoạn, đã được tiếp tục trong thời kì Hồi giáo nắm quyền và vẫn được tiếp nối ngay trong thời nay. Xem thêm IAST Bát chương ngữ pháp thư Ba-ni-ni Thiên thành tự thể Văn bản tiếng Phạn Trường hoá Cường hoá Ngôn ngữ Ấn Độ Tám cách của tiếng Phạn Danh sách ngôn ngữ Ấn Độ theo số người Tham khảo The Sanskrit Language - T. Burrow - ISBN 81-208-1767-2 Sanskrit Grammar - William D. Whitney - ISBN 81-85557-59-4 Sanskrit Pronunciation'' - Bruce Cameron - ISBN 1-55700-021-2
Évariste Galois (25 tháng 10 năm 1811 – 31 tháng 5 năm 1832) là một thiên tài toán học người Pháp đoản mệnh, nhưng các công trình toán học ông để lại là một đề tài rất quan trọng cho việc tìm nghiệm của các phương trình đa thức bậc cao hơn 4 thông qua việc xây dựng lý thuyết nhóm trừu tượng mà ngày nay được gọi là lý thuyết nhóm Galois, một nhánh quan trọng của đại số trừu tượng. Galois là người đầu tiên dùng từ groupe (nhóm) như là một thuật ngữ toán học để biểu thị cho nhóm hoán vị. Ông chết sau một cuộc đấu súng khi chưa đầy 21 tuổi. Tiểu sử Sinh ra tại Bourg-la-Reine, trong một gia đình lễ giáo. Cha ông là Nicholas Gabriel Galois, một hiệu trưởng trường trung học và từng là thị trưởng của Paris. Mẹ ông, Adélaïde Marie Demante, là người đã dạy dỗ Galois khi còn bé cho đến lúc 12 tuổi. Năm 1823, khi 12 tuổi, ông học nội trú tại trường Collège royal (sau này là trường Louis-le-Grand). Ông bị lưu ban trong niên khóa 1826-1827 vì học yếu về môn hùng biện. Tháng hai năm 1827, ông được vào học lớp toán với M. Vernier và từ đó toán học trở thành bộ môn thực sự hấp dẫn Galois. Ông đã tìm hiểu nhiều tác phẩm về bộ môn này như là "Hình học sơ cấp" (Éléments de géométrie) của Adrien-Marie Legendre (1752-1833), "Luận về việc giải các phương trình" (Textes sur la résolution des équations) của Joseph Louis Lagrange (1736-1813) và các tác phẩm khác của những nhà toán học lừng danh như là Leonhard Euler (1707-1783), Carl Friedrich Gauss (1777-1855) và Charles Gustave Jacob Jacobi (1804-1851). Năm 1828, Galois thi rớt trường Bách khoa (École Polytechnique), một trường kỹ thuật nổi tiếng nhất ở Paris. Trở về, ông ghi tên học lớp chuyên toán trường Louis-le-Grand do Louis Richard giảng dạy và cũng là người thán phục thiên tài toán học của Galois. Ngày 1 tháng 4 năm 1829, những công trình đầu tiên của ông viết về đề tài liên phân số được đăng trên Annales de mathématiques (niên giám toán học). Sau đó, Galois đã bỏ dở nhiều môn học để tập trung nghiên cứu các tác phẩm về hình học của Legendre và nhiều tiểu luận của Lagrange. Giữa năm 1828, ông trình bày một số tiểu luận về phương pháp giải phương trình đại số cho Viện hàn lâm khoa học Pháp. Nhưng vào tháng 7 năm 1828, một biến cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời hoạt động về sau của Galois là việc cha ông, Nicholas Gabriel Galois, đã tự sát vì một lá thư nặc danh của một cha cố thuộc dòng Tên. Ông đã trở thành người có tâm lý cực đoan và nỗ lực tham gia các hoạt động chính trị theo nhóm người Cộng Hòa (cấp tiến). Vài tuần sau, Galois thi trượt vào trường Bách khoa lần thứ hai, trước sự ngạc nhiên của vị giáo sư dạy ông. Người ta truyền tụng rằng, lý do bị đánh rớt là vì ông đã ném miếng giẻ vào đầu một vị giám khảo khi được hỏi một câu mà ông cho là ngớ ngẩn và ngu xuẩn về lượng giác. Học tại trường Sư phạm (École Normale Supérieure), năm 19 tuổi, thầy dạy toán của ông đã đánh giá: "Người học trò này đôi khi diễn tả ý tưởng không sáng sủa, nhưng thông minh và tỏ ra một trí óc tổng hợp lỗi lạc." Trong khi đó, thầy giáo vật lý Péclet đã đánh giá mỉa mai: "Anh ta tuyệt đối không biết gì hết. Tôi đã được nghe rằng anh ta có khả năng toán học; tôi hoàn toàn ngạc nhiên về điểm này. Khi chấm bài thi của anh, dường như anh có một tí hơi hớm thông minh hay là cái trí khôn này đã được giấu quá kỹ đến nỗi tôi không cách chi tìm ra nó!" Galois có một cuộc đời thực sự thiếu may mắn, chẳng những nhiều công trình của ông bị bỏ xó mà còn, có trường hợp, chúng hoàn toàn bị cất vào không đúng chỗ bởi những người hữu trách. Khi Galois giao cho Augustin Louis Cauchy (1789-1857) tài liệu chứa đựng những kết quả tối quan trọng (mà chính Galois lại không lưu lại bản sao), thì Cauchy lại đánh mất. Một bản luận văn khác của ông cũng đã được đệ trình cho giải thưởng lớn về toán học của Viện Hàn Lâm, Joseph Fourier (1768-1830) tự tay lấy bản văn đó về nhà nhưng lại qua đời một thời gian ngắn sau đó và tài liệu này cũng bị thất lạc. Dưới cái nhìn của Galois, thì sự mất mát này không thể là tình cờ và cho rằng có thể Fourier đã hoặc không hiểu nổi nội dung bản văn hay là đã cố ý đánh mất nó. Ngoài Fourier ra, những người có trách nhiệm đọc qua bản văn trong hội đồng giám khảo giải thưởng còn có Sylvestre François Lacroix (1765-1843), Siméon-Denis Poisson (1781-1840), Louis Poinsot (1777-1859) và Lengendre. Chưa hết, Poisson sau này có nhận được một bản luận văn mới (bản thứ ba của Galois) thì đã từ chối với lý do không đúng thời hạn nhưng thực sự là vì các hành vi chính trị của Galois. Cuối cùng thì Poisson cũng đã đánh giá bản luận văn này nhưng với thái độ bảo thủ: "Những lý luận của anh ta chẳng những không đủ rõ mà còn không được phát triển để cho chúng ta đánh giá sự chính xác của chúng... Có lẽ tốt hơn là đợi cho tác giả công bố toàn bộ công trình này trước khi đưa ra một ý kiến quyết định." Năm 1830 Louis Phillipe lên ngôi vua, Galois và các bạn có tiếp xúc với những nhóm Cộng hòa và bị đuổi ra khỏi trường École Préparatoire. Năm 1831, nhân vì trong một bữa tiệc ông cầm bánh và một con dao đưa cho Louis Phillipe, ông đã bị bỏ tù vì tội được "diễn dịch" là gây nguy hại cho nhà vua khi ông đã cầm bánh cùng với một con dao đem đến cho vua. Ông được tha sau đó 3 tháng vì còn quá nhỏ tuổi. Tháng sau, ông lại bị bắt tù gần một năm vì sử dụng đồng phục của đội Pháo Vệ binh quốc gia (Artillerie de la Garde Nationale) vốn đã bị giải tán vì lý do đó là mối đe dọa cho ngai vàng. Ngay trong tù ông có viết về tích phân đại số và thuyết đa trị mà cho đến nay không còn tìm được tài liệu này. Năm 1832, nhân lúc có dịch tả, ông bị chuyển đến dưỡng đường Sieur Faultrier, ở đây, ông gặp và yêu Stephanie-Félicie Poterin du Motel. Cô gái được coi là nguyên nhân cái chết của ông. Đêm cuối trước khi chết (29 tháng 5 năm 1832), Galois đã để lại lá thư tuyệt mệnh cho Auguste Chevalier, trong đó có nêu lên phát hiện về sự liên hệ giữa lý thuyết nhóm và lời giải của các đa thức bằng căn thức. Ngày 30 tháng 5 năm 1932, Galois được đưa vào bệnh viện Cochin sau khi bị trúng một viên đạn ở phần bụng. Do mất quá nhiều máu, đúng 10 giờ sáng, ông trút hơi thở cuối cùng sau khi từ chối sự rửa tội của linh mục. Những lời căn dặn của ông dành cho người em trai Alfred trước lúc ra đi là: "Đừng khóc, Alfred! Anh cần có đủ nghị lực để chết ở tuổi hai mươi" Người ta đã không biết chắc những gì đã xảy ra lúc ông bị bắn gục nhưng có nhiều giả thuyết tin rằng ông vì người yêu và đã thách đấu với một quân nhân hoàng gia, một người bất đồng chính kiến với ông hoặc giả có thể ông bị giết vì một nhân viên an ninh của cảnh sát. Những đóng góp toán học của Galois mãi đến năm 1843 mới được hiểu và Joseph Liouville khi xem bản thảo của ông đã tuyên bố là Galois đã giải được bài toán do Niels Henrik Abel đưa ra lần đầu tiên. Bản thảo của ông cuối cùng được công bố toàn bộ trong Journal des mathématiques pures et appliquées (Tạp chí toán lý thuyết và ứng dụng) vào khoảng tháng 10-11 năm 1846. Tuy nhiên, phải đến năm 1870, khi nhà bác học Pháp Camille Jordan xuất bản cuốn sách "Tạp luận văn về các phép thế và phương trình đại số" với 667 trang giải thích nội dung bản thảo của Galois viết trước khi đấu súng, tài năng của nhà toán học vĩ đại này mới được thừa nhận. Ngày 13 tháng 6 năm 1909, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp tổ chức một cuộc mít tinh trọng thể trước ngôi nhà hai tầng của Galois ở Bourg-la-Reine quê hương ông, chính thức lấy ngôi nhà này làm viện bảo tàng Galois. Các nhà toán học thế giới ngày nay coi ông là người sáng lập đại số cao cấp hiện đại và là một trong những người xây dựng nền tảng của toán học hiện đại nói chung. Hình ảnh trong văn hóa và ghi danh Tên của ông được đặt cho một miệng hố va chạm trên mặt ngoài của Mặt Trăng. Phim ngắn năm 1965 đạo diễn bởi Alexandre Astruc về những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời nhà toán học trẻ. Năm 2010, một phim ngắn nữa dựng lại những giờ phút này.
Spam có thể là: Spam (thực phẩm): một loại thức ăn chế biến đóng hộp được làm từ thịt lợn. .Spam = Stupid Pointless Annoying Messages Tạm dịch: Những thông điệp ngu ngốc, khó chịu, vô nghĩa Tên gọi của spambot.
Huỳnh Tấn Phát (1913 – 1989) là Chủ tịch Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 – 1976), Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông là tác giả của cờ nửa đỏ nửa xanh (Quốc kỳ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Tiểu sử Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15 tháng 2 năm 1913, tại xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Khi đến tuổi học trung học, ông lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1933, ông thi vào học khóa 8 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp thủ khoa năm 1938. Cuối năm 1938 khi vừa có tấm bằng kiến trúc sư (đỗ thủ khoa), ông trở về Sài Gòn và làm việc tại văn phòng kiến trúc sư Chauchon, người Pháp tại số 68-70 đường Mayer. Năm 1940, ông là kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên mở văn phòng kiến trúc tư ở Sài Gòn. Năm 1941, ông đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế khu Trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương do Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux tổ chức. Các biệt thự do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế trước năm 1943 ở Sài Gòn đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính rất phù hợp với khí hậu nóng, ẩm phương nam. Một số biệt thự vẫn còn đến ngày nay như Biệt thự số 7 Lê Duẩn; biệt thự số 151 Nguyễn Đình Chiểu; biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng... Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông là chủ nhiệm báo Thanh Niên, hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền Phong, truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ. Ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông cùng một số trí thức Nam Bộ tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Ông đã thiết kế và chỉ đạo thực hiện công trình Kỳ đài cao 15 m ghi tên 11 vị trong Lâm ủy Nam Bộ tại ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi chỉ trong đêm 24 tháng 8 năm 1945. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được bổ sung làm ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội. Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông công tác bí mật ở Sài Gòn, bị Pháp bắt giam ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, ông ra chiến khu, giữ chức Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trực tiếp phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Sài Gòn-Chợ Lớn tự do. Sau Hiệp định Genève chia cắt 2 miền đất nước năm 1954, ông ở lại Sài Gòn, làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Năm 1954, đồ án thiết kế của ông tham dự cuộc thi thiết kế nhà văn hóa dự kiến xây dựng ở Khám lớn Sài Gòn đã đoạt giải II (không có giải I) và Thư viện Sài Gòn (đồng tác giả với Nguyễn Hữu Thiện). Ông cũng tham gia các phong trào đòi hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước, đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1960, ông bí mật thoát ly khỏi Sài Gòn, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn-Gia Định.Tháng 6 năm 1969, ông được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam bầu làm Chủ tịch của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến ngày nước Việt Nam tái thống nhất hòa bình 1976. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1976, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông làm Trưởng ban chỉ đạo Quy hoạch Thủ đô và Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội, chỉ đạo và góp ý kiến các dự án thiết kế quy hoạch các đô thị trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh... Ông còn đảm trách các chức vụ: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất ngày 30 tháng 9 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vinh danh Tên ông được đặt cho các phố ở Hà Nội (nối đường Cổ Linh với Sài Đồng), thành phố Hồ Chí Minh (nối Trần Xuân Soạn với phà Bình Khánh), Đà Nẵng (đoạn cắt đường 30 tháng 4 với Hồ Nguyên Trừng), Huế (nối đường Nguyễn Hữu Thọ với Lê Minh), Bến Tre - quê hương ông - từ vòng xoay Giao Long lên đến gần thành phố Bến Tre,... Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Tỉnh ủy Bến Tre quyết định tổ chức các hoạt động trọng thể kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông vào tháng 2 năm 2023 tại Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh Tối ngày 13/02/2023, Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp cùng Trường Đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức Chương trình Nghệ thuật đặc biệt "Người vẽ cờ giải phóng" Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Sáng ngày 15/02/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Lễ dâng hương đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại đền thờ (xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Trong sáng cùng ngày, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia với chủ đề "Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với Cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre". Chiều ngày 15/02/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tỉnh ủy Bến Tre long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913-15/02/2023), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí Lãnh đạo, Nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ Kỷ niệm. Chú thích
Toàn quyền Canada là chức vụ đại diện cho Quốc vương hay Nữ vương của Canada trong việc thi hành các nhiệm vụ của người trị vì này trên toàn lãnh thổ của Liên bang Canada. Hiện nay, người trị vì của Canada, cùng với 15 quốc gia khác, là Vua Charles III. Vì nhiệm vụ đại diện này, người giữ chức vụ Toàn quyền thường được xem như Quốc trưởng của Canada trên thực tế (trong hiến pháp, Quốc trưởng của Canada là Vua Charles III). Nơi cư ngụ chính thức của người Đại diện cho nhà vua của Canada là Rideau Hall, một lâu đài bằng đá được xây năm 1838, tại Ottawa, Ontario; ngoài ra, khi đến Québec, vị Toàn quyền cư ngụ tại La Citadelle, một lâu đài trong cổ thành của Québec tại Thành phố Québec. Người hiện đang giữ chức vụ này là Mary May Simon. Lịch sử Chức vụ Toàn quyền Canada có tên trong tiếng Anh là Governor General of Canada và trong tiếng Pháp là Gouverneur général du Canada, hay là Gouverneure générale du Canada cho trường hợp một phụ nữ, vì liên quan đến các chức vụ tương tự trong lịch sử thành lập Canada. Vào giữa thế kỷ 17, các thuộc địa của Pháp tại Bắc Mỹ (một phần lớn của Québec hiện nay, Acadia và lãnh thổ Louisiana) đã cần một người cai trị. Đầu tiên, chức vụ của người cai trị này có tên là Gouverneur général de la Nouvelle France; người nắm chức vụ này một cách không chính thức là nhà thám hiểm Samuel de Champlain, người đặt nền móng xây dựng Québec, trong khi người nắm chức vụ này một cách chính thức là Charles Huault de Montmagny. Đến năm 1663 vua Louis XIV đổi tên của chức vụ này thành Gouverneur général và phong cho Augustin de Saffray de Mésy. Hơn 100 năm sau, Pháp mất gần hết các thuộc địa tại Bắc Mỹ cho Anh. Các thuộc địa này được gọi là province (tỉnh) của Đế quốc Anh (như Tỉnh Quebec, Tỉnh Nova Scotia,...) và mỗi tỉnh có một Governor (Thống đốc) cai trị. Đến thập niên 1780 thì chính phủ Anh đặt tất cả các thuộc địa tại Bắc Mỹ dưới quyền một người với chức vụ Governor-in-Chief, hay Governor General (Toàn quyền). Người nắm chức vụ này đầu tiên là Guy Carleton, Nam tước Dorchester vào năm 1786. Toàn quyền Canada ngày nay có rất ít quyền. Vai trò của Toàn quyền cũng thay đổi rất nhiều trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Sau cuộc Khởi nghĩa 1837, chính phủ Anh chấp nhận cho các tỉnh được quyền thành lập chính phủ của riêng họ. Việc đó dẫn đến sự giảm thiểu vai trò cai trị hành chính của chức vụ Toàn quyền. Vào năm 1926, Thủ tướng William Lyon Mackenzie King yêu cầu Julian H.G. Byng, Tử tước Byng của Vimy (vị Toàn quyền lúc đó của Canada) giải tán quốc hội và gọi tổng tuyển cử. Byng, dùng một phần quyền lực còn lại của mình, từ chối vì cuộc tổng tuyển cử trước chỉ xảy ra vài tháng trước đó. Sau khi King từ chức, Byng lại gọi lãnh tụ đối lập là Arthur Meighen ra lập chính phủ. King nghĩ là Byng đã đi ra ngoài giới hạn nên, khi được lập chính phủ trở lại, đã giới hạn thêm quyền lực của Toàn quyền. Với Tuyên ngôn Balfour 1926 và Quy chế Westminster (1931), quyền lực của chức vụ bị hạn chế thêm. Tuyên ngôn Balfour xem các quốc gia thuộc địa cũ của Đế quốc Anh là ngang hàng với Anh, do đó vai trò của Toàn quyền là đại diện cho nhà vua, không phải cho chính phủ Anh. Quy chế Westminster bãi bỏ khái niệm là toàn thể các lãnh thổ (Anh, Canada, Úc, Bahamas...) là một vương quốc; trái lại, mỗi quốc gia là một vương quốc và các vương quốc này có chung một người trị vì. Từ đó các người đại diện cho nhà vua không còn là người Anh được gửi sang từ Anh nữa. Lựa chọn Nhiệm vụ Quyền lợi Danh sách Từ khi thành lập liên bang (1867 - nay) Khi còn là Tỉnh Canada (1838 - 1867)
Lê Văn Hoạch (1898 – 1978) là Thủ tướng Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 9 năm 1947. Tiểu sử Ông sinh năm 1898 tại Phong Điền (Cần Thơ), tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ tại Pháp năm 1923. Ông là một chức sắc của đạo Cao Đài và được phong Bảo Sanh Quân năm 1930. Ngày 10 tháng 11 năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, Thủ tướng của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ lúc đó, tự sát. Hội đồng tư vấn Nam Kỳ nhóm họp để bầu người lên thay. Dưới sự chủ tọa của chủ tịch Béziat, hội đồng tư vấn chọn được 34 người, rồi 34 người này bầu ra tân thủ tướng. Bác sĩ Lê Văn Hoạch được các nghị viên Pháp dồn hết phiếu cho nên đắc cử thủ tướng. Tuy nhiên, do chủ trương "Nam kỳ tự trị" phân li nên gặp sự phản đối quyết liệt của quần chúng. Chính phủ Lê Văn Hoạch chỉ tồn tại đến tháng 9 năm 1947 thì sụp đổ. Tướng Nguyễn Văn Xuân lập chính phủ mới nhưng đến tháng 5 năm 1948 thì đổi tên Cộng hòa tự trị Nam Kỳ thành Cộng hòa Nam phần Việt Nam để xác nhận Nam Kỳ là một phần của Việt Nam, chuẩn bị cho "giải pháp Bảo Đại". Bác sĩ Lê Văn Hoạch cũng tham gia phái đoàn nhân sĩ sang Hong Kong để bái kiến Cựu hoàng Bảo Đại, chuẩn bị thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ông nhiều lần giữ chức vụ Quốc vụ khanh trong nhiều chính phủ với tư cách là nhân sĩ Cao Đài trong cả hai thời kỳ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Khi Viện Đại học Cao Đài thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1973, ông giữ chức Viện trưởng. Ông giữ chức vụ một thời gian rồi từ chức và trở về quê nhà ở Cần Thơ an dưỡng tuổi già. Ông mất năm 1978 tại tư gia, hưởng thọ 80 tuổi. Ông có người em trai là Giáo sư Lê Văn Huấn từng dạy học tại Trường Petrus Ký. Lê Văn Huấn theo Việt Minh chống Pháp . Sau này ông Huấn là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phó chủ tịch mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Hầm đường bộ Hải Vân là hầm đường bộ trên Quốc lộ 1 ở ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Hầm đường sắt là đường hầm được xây từ thời Pháp thuộc 1906 Hầm Hải Vân xuyên qua núi, thay thế cho đường đèo Hải Vân vốn có nhiều đoạn nguy hiểm cho giao thông. Với chiều dài 6,28 km là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. Hầm được khởi công xây dựng ngày 27 tháng 8 năm 2000, và khánh thành ngày 5 tháng 6 năm 2005. Tổng chi phí cho toàn bộ Dự án Hầm đường bộ Hải Vân là 127.357.000 USD. Để giảm áp lực cho hầm Hải Vân 1, tháng 4 năm 2016 lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đèo Cả triển khai dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 dài 6.292 m, được thiết kế với chiều rộng 9,7 m; bao gồm 2 làn xe rộng 7 m, đường bộ hành, nằm song song với hầm Hải Vân 1. Tổng mức đầu tư ban đầu là 26.154 tỉ đồng, bao gồm giai đoạn 1: nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1; và giai đoạn 2: tổ chức thi công hầm Hải Vân 2 với chiều dài toàn tuyến 12,4 km. Ngày 11 tháng 1 năm 2021, hầm đường bộ Hải Vân 2 được đưa vào khai thác. Các thông số kỹ thuật Đường hầm số 1 (khánh thành năm 2005): dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m. Đường hầm số 2 (khánh thành năm 2021): dài 6.297 m, chạy song song với chiều rộng và chiều cao tương tự hầm số 1 Hệ thống đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m. Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông. Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m. Sau gần 5 năm xây dựng, công trình hầm đường bộ Hải Vân đã hoàn thành với đường hầm chính dài 6,3 km, hầm phụ chạy song song dài 6,3 km, hầm thông gió dài 1,9 km, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng với 15 hầm ngang, tạo thành một hệ thống đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dài khoảng 15,1 km Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³. Hệ thống chiếu sáng Hầm được chiếu sáng bởi 3.140 bóng đèn cao áp có tổng công suất 65 MW, tổng số tiền đã tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng đường hầm bình quân một năm là 25 tỷ đồng. Hệ thống thông gió Để đảm bảo không khí trong đường hầm, ngoài cửa thông gió được đào thông lên đỉnh núi Hải Vân dài hơn 1.810 m để lấy không khí, trong đường hầm còn lắp đặt 3 trạm xử lý không khí với 23 quạt thông gió. Mỗi quạt có công suất 50 KW. Các quạt thông gió này giống như động cơ cánh quạt trên máy bay gắn trên trần hầm với công suất 50 kW sẽ hút và đẩy không khí đến trạm xử lý. Bình quân mỗi giây đồng hồ hệ thống lọc và hút cung cấp 280 m3 không khí sạch cho đường hầm. Ngoài ra 3 trạm lọc không khí bằng tĩnh điện, mỗi trạm có công suất 1,5 MW có nhiệm vụ hút lượng không khí bẩn, rồi xử lý đưa ra ngoài đồng thời cung cấp không khí sạch cho đường hầm. Nếu hệ thống thông gió cũng như hệ thống lọc không khí ngừng hoạt động, hành khách khi đi qua hầm có thể bị chết ngạt ngay lập tức. Quy định khi đi qua hầm Lái xe tham gia giao thông trong hầm ngoài việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn phải thực hiện những quy định sau: 1. Tốc độ và khoảng cách. a) Tốc độ tối đa: 70km/h (60 km/h trước 2006) b) Tốc độ tối thiểu: 45km/h (40 km/h trước 2006) c) Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe: 50 mét. 2. Các hành vi bị nghiêm cấm. a) Vượt, lùi và quay đầu xe. b) Dừng, đỗ xe. c) Để đất, đá, chất phế thải và các loại vật chất khác rơi vãi trong hầm. d) Bấm còi. e) Bật đèn ưu tiên. f) Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác. 3. Trách nhiệm của lái xe. a) Bật đèn ở chế độ chiếu gần – đèn cốt. b) Mở radio sóng FM ở tần số 106MHz (hoặc 102.5MHz theo biển báo ở cửa hầm) hoặc sóng AM ở tần số 702KHz. c) Quan sát biển báo, tín hiệu đèn giao thông. Phương tiện cấm lưu thông 1. Người đi bộ. 2. Các xe ô tô chở hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm. 3. Xe ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,20m hoặc có chiều ngang lớn hơn 3,00m. 4. Xe mô tô 3 bánh hoặc mô tô 2 bánh, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, xe thô sơ. 5. Các phương tiện thuộc đối tượng tại khoản 2 điều này muốn lưu thông qua hầm phải đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét cấp giấy phép lưu hành; khi lưu thông trong hầm phải tuân theo sự hướng dẫn của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV, trước đây là Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Hầm Đường bộ Hải Vân – Hamadeco). Phí vận chuyển xe máy qua hầm Hải Vân Từ ngày 1/5/2012, Công ty Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân sẽ điều chỉnh giá vé vận chuyển mô tô, xe máy qua hầm đường bộ Hải Vân từ 20.000₫/lượt lên 25.000₫/lượt và người qua hầm 8.000₫/người, các mức giá vé khác vẫn được giữ nguyên. Thời gian đóng hầm 1. Thời gian đóng hầm từ 3h00 đến 4h00 để vệ sinh, sửa chữa, bảo trì các hạng mục hầm đường bộ Hải Vân. 2. Cấm xe tải và xe khách qua hầm Hải Vân từ 00h00 – 04h00. 3. Thời gian đóng hầm quy định cho tất cả các ngày trong năm. Trường hợp cần thiết đóng hầm ngoài thời gian quy định, HHV phải báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp sự cố, tai nạn. Kỷ lục Việt Nam Với chiều dài 6,28 km hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m(1640 ft)(so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam . Lịch sử Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Champa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Champa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm 1306, thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa . Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam". Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi". Đường đèo Dưới thời Việt Nam Cộng hòa vì cơ nguy tai nạn giao thông trên con đường hẹp nên việc qua lại trên đèo được điều hành bằng cách đặt 3 trạm kiểm soát: 1 ở Lăng Cô, 1 ở đỉnh đèo, và 1 ở Liên Chiểu, hạn chế xe phải đi thành đoàn cùng lên đèo hoặc cùng xuống đèo để giảm tai nạn xe đâm nhau ngược đường. Xe từ Lăng Cô hay Liên Chiểu phải đợi tụ thành một đoàn rồi bắt đầu trèo đèo cùng một lượt. Đến đỉnh đèo thì đoàn xe dừng lại ở trạm kiểm soát và rồi xuống đèo cùng một lượt cho đến qua khỏi trạm kiểm soát ở chân đèo. Như vậy suốt đoạn đường đèo chỉ có một chiều xe chạy. Năm 1966 lực lượng công binh Seabee của binh chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nới rộng đường xa lộ qua đèo thì việc giao thông không phải đợi ở ba trạm kiểm soát kể trên nữa. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân cũng đã được đưa ra vào sử dụng, càng tạo thuận lợi cho việc đi lại, nên trở ngại ấy đã không còn nữa, tuy nhiên, đèo Hải Vân vẫn là một "hàng rào" ngăn cản một phần khí hậu giữa hai miền . Tuyến đường vẫn được xem là con đường chính để đi qua đối với một số phương tiện như xe máy, xe thô sơ và một số xe chở hàng hóa chất, vì các phương tiện này không được phép đi qua hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân (riêng xe máy có thể sử dụng dịch vụ trung chuyển để qua hầm đường bộ này). Mặc dù ngày nay đã có hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân, và địa hình của đường đèo vẫn còn một số hiểm trở, song nhiều du khách vẫn thích đi trên con đường này để thưởng ngoạn. Vào những ngày đẹp trời, họ có thể thấy khá rõ một phần thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển. Cửa ải Hải Vân Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này được gọi là Hải Vân Quan (海雲關), xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo", tức là làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn (1470). Sách Đại Nam thực lục chính biên chép rõ: "Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan (ngạch trước viết ba chữ "Hải Vân quan" (海雲關), ngạch sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (天下第一雄關). Cửa trước cao và dài đều 15 thước (khoảng 6 mét), ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy (súng quá sơn bằng đồng 5 cỗ, ống phun lửa 200 ống, pháo thăng thiên 100 cây và thuốc đạn theo súng). Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quảng hạt Quảng Nam". Năm 1876 trước khi người Pháp lập nền Bảo hộ thì nhà địa lý học Jules-Léon Dutreuil de Rhins khi đi đường bộ từ Đà Nẵng ra Huế có ghi nhận rằng cửa ải có 50 lính canh phòng. Năm 1885 sau khi ký Hòa ước Giáp Thân (1884) thì số lính chỉ còn khoảng 5 người và sang đầu thế kỷ 20 khi Henri Coserat của Hội Đô thành Hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué) lên đèo quan sát thì cửa ải đã bị bỏ ngỏ, không còn ai canh gác. Cửa ải Hải Vân còn chứng kiến cuộc ngự du của vua Thành Thái vào mùa hè năm 1896. Xa giá của vua đi đường thủy vào đến Lăng Cô, nghỉ qua đêm rồi hôm sau đăng sơn. Vua cưỡi ngựa; tháp tùng là giới chức Pháp gồm có Toàn quyền Rousseau và Khâm sứ Brière lên tận cửa ải để ngắm cảnh quan. Đáng tiếc là di tích này đang bị xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra, nơi đỉnh Hải Vân hiện vẫn còn một vài lô cốt (tàn tích của Đồn Nhất) do quân đội Pháp xây dựng vào năm 1926 để bảo vệ ngọn đèo chiến lược này. Sau đồn bót ấy được chuyển sang tay quân đội Mỹ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến tranh Việt Nam, đèo Hải Vân là nơi đã liên tiếp diễn ra những trận đánh lớn. Năm 2017 cửa ải Hải Vân (Hải Vân Quan) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia. Do Hải Vân Quan nằm trên địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nên Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cùng chịu trách nhiệm quản lý di tích này. Giá trị văn hóa Nói về Hải Vân, ca dao Việt Nam có câu: Chiều chiều mây phủ Ải VânChim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn. Địa thế hiểm trở của Hải Vân cũng được nhắc đến trong câu:Đường bộ thì sợ Hải Vân Đường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi. Thơ đề vịnh về ngọn đèo này cũng có nhiều, song đáng chú ý có bài thơ chữ Nho "Vãn quá Hải Vân quan" (晚過海雲關) của nhà chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908),Thôi ngôi vạn nhận cổ hùng quan 崔嵬萬仞古雄關 Kỷ độ đăng lâm phủ ngưỡng gian 幾度登臨俯仰間Sầu nhãn vọng cùng thương hải ngoại 愁眼望窮滄海外 Nộ quyền huy phá bạch vân đoan 怒拳揮破白雲端Cô chu phân điệu hoang thôn mộ 孤舟分掉荒村暮 Quyện điểu đầu lâm cổ mộc hàn 倦鳥投林古木寒Thất lý oanh hồi xuyên quá hậu 七里縈迴穿過後 Uất thông giai khí Ngũ Hành sơn 鬱蔥佳氣五行山 tạm dịch ra Việt văn như sau:Hùng quan chất ngất đỉnh non xây, Bước đã quen nơi cúi ngửa này.Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển, Giận tung quyền phá bốn bề mây.Chiều quang mái trú đìu hiu bến, Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.Bảy dặm quang co đèo vượt khói, ''Non Hành giai khí ngút trời bay. Về mặt mỹ thuật, đèo Hải Vân và cửa ải trên đỉnh đèo được triều đình nhà Nguyễn coi trọng nên vua Minh Mệnh đã truyền cho khắc hình vào Dụ Đỉnh, tức đỉnh thứ 8 của Cửu Đỉnh trong sân Thế miếu. Vấn đề an ninh quốc phòng Cuối năm 2014, một dự án gây đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc phòng đã xảy ra trên đèo Hải Vân. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho một nhà thầu của Trung Quốc xây dựng khu du lịch nghỉ qua đêm trên đèo Hải Vân. Ngay lập tức, phía TP Đà Nẵng đã phản đối vì khu du lịch đó nằm trong vị trí "yết hầu" của Đà Nẵng. Nếu có xung đột xảy ra, Việt Nam sẽ mất quyền kiểm soát hoàn toàn vùng trời và vùng biển của Đà Nẵng và đất nước sẽ bị chia đôi.. Ngay lập tức, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hủy bỏ dự án khu du lịch này và yêu cầu gỡ bỏ các hạng mục công trình của khu du lịch. Xây nhà trái phép tại núi Hải Vân Sáng 4-2-2015, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã xử phạt thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) và ông Ngô Văn Quang (giám đốc Công ty TNHH vàng Phước Minh) mỗi người 22,5 triệu đồng vì việc xây dựng công trình trái phép của hai ông tại khu vực núi Hải Vân ở P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu. Ông Thạch đã cho xây dựng một biệt thự ba tầng bất hợp pháp. Ông Quang ngoài công trình biệt thự của mình còn bị phạt tiền 15 triệu đồng về hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, tự ý xây dựng công trình trên đất rừng với diện tích 1.411m2 với các công trình khác. Ngoài ra ông còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trong vòng 35 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Tuy nhiên, sau 7 năm công trình biệt thự của ông Quang vẫn chưa được tháo dỡ xong.
Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Duy nhất ở Việt Nam Cầu sông Hàn là cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu xoay duy nhất ở Việt Nam hiện nay (cây cầu xoay đầu tiên là cầu Đuống).
Ngày 31 tháng 10 là ngày thứ 304 (305 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Nó là ngày cuối cùng trong tháng 10, với 61 ngày còn lại trong năm. Ngày này được biết đến một cách quốc tế là ngày Halloween. Sự kiện 475 – Romulus Augustus được tuyên bố là hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, ông là hoàng đế cuối cùng của đế quốc. 1517 – Theo thư tịch cổ, Martin Luther treo Chín mươi lăm Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg, nay thuộc Đức, đánh dấu khởi đầu Cải cách Tin Lành. 1897 - Cuộc thi Thể thao định hướng dân sự đầu tiên để công chúng tham gia được tổ chức tại Na Uy. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Lực lượng Phát xít chấm dứt giai đoạn oanh tạc dồn dập vào ban ngày nhằm vào lãnh thổ Anh Quốc. 1918 – Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung kết thúc. 1941 – Sau 14 năm xây dựng, tượng bốn tổng thống Hoa Kỳ tại Núi Rushmore, Nam Dakota được hoàn thành. 1961 – Trong vận động phi Stalin hoá tại Liên Xô, di hài của Stalin bị đưa ra khỏi Lăng Lenin để an táng tại Nghĩa trang tường Điện Kremli. 1984 – Cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị hai nhân viên bảo vệ ám sát, bạo loạn nhanh chóng nổ ra tại New Delhi khiến gần 10.000 người theo đạo Sikh bị sát hại. 1986 – Phoumi Vongvichit bắt đầu đảm nhiệm chức vụ quyền Chủ tịch nước Lào, đại diện cho Souphanouvong. 2003 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước phòng chống tham nhũng 2003 – Mahathir Mohamad từ chức Thủ tướng Malaysia sau 22 năm nắm quyền, thay thế ông là Phó Thủ tướng Abdullah bin Ahmad Badawi. 2015 – Chuyến bay 9268 của Metrojet khi đang trên hành trình đến Saint Petersburg từ Sharm el-Sheikh thì rơi gần Al-Hasana tại Sinai, làm thiệt mạng toàn bộ 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn trên khoang. Sinh 1291 - Philippe de Vitry, nhà soạn nhạc Pháp (m. năm 1361) 1345 - Vua Fernando I của Bồ Đào Nha (m. năm 1383) 1391 - Vua Edward của Bồ Đào Nha (m. năm 1438) 1424 - Vua Wladyslaw III của Ba Lan (m. năm 1444) 1599 - Denzil Holles, 1st Baron Holles, chính khách và nhà văn Anh (m. năm 1680) 1620 - John Evelyn, người Anh (m. 1706) 1622 - Pierre Paul Puget, nghệ sĩ Pháp (m. năm 1694) 1632 - (rửa tội) Johannes Vermeer, họa sĩ Flanders (m. 1675) 1636 - Ferdinand Maria, cử tri của Bayern (d. 1679) 1692 - Comte de Caylus, nhà khảo cổ học Pháp (m. năm 1765) 1705 - Đức Giáo hoàng Clement XIV (d. 1774) 1711 - Laura Bassi, học giả người Ý (m. 1778) 1724 - Christopher Anstey, nhà văn người Anh (d. 1805) 1737 - James Lovell, Mỹ giáo dục (d. 1789) 1795 - John Keats, nhà thơ Anh (m. 1821) 1815 - Karl Weierstrass, nhà toán học Đức (m. 1897) 1825 - Charles Lavigerie, Hồng y Pháp (m. 1892) 1827 - Richard Morris Hunt, nhà giáo dục Mỹ (m. 1895) 1831 - Paolo Mantegazza, nhà thần kinh học Ý (m. năm 1910) 1835 - Adelbert Ames, tướng Mỹ (m. 1933) 1835 - Adolf von Baeyer, nhà hóa học Đức, người đoạt giải Nobel (d. 1917) 1835 - Krišjānis Nhưng nam tước, nhà văn Latvia (m. 1923) 1838 - Vua Louis của Bồ Đào Nha (m. năm 1889) 1848 - Boston Custer, em trai của George Armstrong Custer (d. 1876) 1851 - Lovisa của Thụy Điển, nữ hoàng Đan Mạch (m. 1926) 1856 - Charles Leroux, người cởi khí cầu Mỹ và nhảy dù (m. 1889) 1860 - Juliette Low, Mỹ sáng lập Hướng đạo girl (m. 1927) 1875 - Eugene Meyer, doanh nhân Mỹ và xuất bản báo chí (m. 1954) 1875 - Vallabhbhai Patel, nhà chiến đấu và chính khách Ấn ĐỘ (m. 1950) 1879 - Sara Allgood, nữ diễn viên Ai-len (m. 1950) 1883 - Marie Laurencin, họa sĩ Pháp (m. 1956) 1887 - Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân, cựu Chủ tịch nước Trung Hoa Dân quốc (m. năm 1975) 1887 - Newsy Lalonde, cầu thủ cầu thủ khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 1970) 1888 - Napoleon Lapathiotis, nhà thơ Hy Lạp (m. 1944) 1892 - Alexander Alekhine, tuyển thủ cờ vua Nga (m. năm 1946) 1895 - B. H. Liddell Hart, quân nhân Anh sử (m. 1970) 1896 - Ethel Waters, ca sĩ và nữ diễn viên Mỹ (m. 1977) 1902 - Abraham Wald, nhà toán học Hungary (m. 1950) 1908 - Muriel Duckworth, người Canada (m. 2009) 1912 - Dale Evans, ca sĩ và nữ diễn viên Mỹ (m. 2001) 1912 - Ollie Johnston, nhà làm phim hoạt hình Mỹ (m. 2008) 1914 - Joe Carcione, người Mỹ (m. 1988) 1914 - John Hugenholtz, nhà thiết kế Hà Lan (m. 1995) 1915 - Jane Jarvis, nhạc Jazz nghệ sĩ dương cầm Mỹ (m. 2010) 1916 - Carl Johan Bernadotte, cựu Hoàng tử Thụy Điển 1917 - William Hardy McNeill, sinh ra tại Canada sử 1918 - Ian Stevenson, người Mỹ (m. 2007) 1919 - Magnus Wenninger, linh mục người Mỹ, tác giả của "mô hình đa diện'' 1920 - Dick Francis, British jockey-biến-tiểu thuyết gia (m. 2010) 1920 - Joseph Gelineau nhà soạn nhạc Pháp (m. 2008) 1920 - Dedan Kimathi, nhà lãnh đạo nổi dậy Kenya (m. 1957) 1920 - Helmut Newton, nhiếp ảnh gia Đức (m. 2004) 1920 - Fritz Walter, cầu thủ bóng đá Đức (m. 2002) 1922 - Barbara Bel Geddes, nữ diễn viên Mỹ (m. 2005) 1922 - Anatoli Papanov, diễn viên Liên Xô (d. 1987) 1922 - Illinois Jacquet, nghệ sĩ saxophone người Mỹ (m. 2004) 1922 - Vua Norodom Sihanouk của Campuchia 1925 - John Pople, nhà hóa học tiếng Anh, giải Nobel Hóa học | người đoạt giải Nobel]] (m. 2004) 1926 - Jimmy Savile, nghệ sĩ Anh (m. 2011) 1927 - Lee Grant, nữ diễn viên Mỹ 1927 - Thomas Hill, diễn viên Canada (m. 2009) 1928 - Cleo Moore, nữ diễn viên Mỹ (m. 1973) 1929 - Eddie Charlton, tuyển thủ bi-da Úc (m. 2004) 1929 - Bud Spencer, diễn viên Ý 1930 - Michael Collins, nhà du hành vũ trụ Mỹ 1931 - Từ Văn Bê, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2008) 1931 - Dan Rather, nhà truyền hình và nhà báo Mỹ 1933 - Phil Goyette, cầu thủ hockey trên băng 1934 - Fillie Lyckow, nữ diễn viên Thụy Điển 1935 - Ronald Graham, American nhà toán học 1935 - David Harvey, người Mỹ gốc Anh 1936 - Michael Landon, diễn viên người Mỹ (d. 1991) 1937 - Tom Paxton, ca sĩ, nhạc sĩ Mỹ 1939 - Ron Rifkin, diễn viên người Mỹ 1939 - Tom O'Connor, diễn viên hài Anh 1939 - Ali Farka Touré, nhạc sĩ Mali (m. 2008) 1941 - Dan Alderson, nhà khoa học Mỹ 1941 - Derek Bell, tay đua Anh 1941 - Spilios Spiliotopoulos, chính khách Hy Lạp 1941 - Werner Krieglstein, nhà triết học Séc-Mỹ 1942 - Dave McNally, cầu thủ bóng chày Mỹ 1942 - David Ogden Stiers, diễn viên người Mỹ 1943 - Paul Frampton, vật lý người Anh 1943 - Aristotelis Pavlidis, Hy Lạp chính khách 1943 - Brian Piccolo, cầu thủ bóng đá Mỹ (m. 1970) 1944 - Sally Kirkland, nữ diễn viên Mỹ 1945 - Brian Doyle-Murray, diễn viên hài Mỹ 1945 - Russ Ballard, ca sĩ / nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar Anh 1946 - Stephen Rea, diễn viên Ailen 1946 - Norman Lovett, diễn viên Anh 1947 - Deidre Hội trường, nữ diễn viên Mỹ 1947 - Frank Shorter, Á hậu Mỹ 1947 - Herman Van Rompuy, chính khách Bỉ 1948 - Michael bếp, diễn viên Anh 1949 - Bob Siebenberg, tay trống Mỹ 1950 - John Candy, diễn viên hài và diễn viên Canada (m. 1994) 1950 - Jozef Stolorz, nghệ thuật họa sĩ Ba Lan 1950 - Jane Pauley, người Mỹ 1950 - Zaha Hadid, kiến ​​trúc sư Anh 1950 - Antonio Taguba, thiếu tướng quân đội Mỹ 1951 - Nick Saban, American đại học bóng đá huấn luyện viên 1951 - Dave Trembley, American bóng chày quản lý 1952 - Bernard Edwards, nghệ sĩ đàn Bass Mỹ (m. 1996) 1953 - Michael J. Anderson, diễn viên người Mỹ 1953 - John Lucas II, cầu thủ bóng rổ và huấn luyện viên Mỹ 1954 - Ken Wahl, diễn viên người Mỹ 1955 - Michalis Chrysohoidis, chính khách Hy Lạp 1956 - Anders Lago, nhà dân chủ xã hội chính khách Thụy Điển 1957 - Robert Pollard, rocker Mỹ 1957 - Brian Stokes Mitchell, ca sĩ và diễn viên Mỹ 1957 - Shirley Phelps-Roper, luật sư Mỹ 1958 - Jeannie Longo, tay đua xe đạp Pháp 1959 - Neal Stephenson, tác giả người Mỹ 1959 - Mats Näslund, tuyển thủ khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 1959 - Michael DeLorenzo, diễn viên người Mỹ, đạo diễn và nhạc sĩ 1960 - Luis Fortuño, đại biểu Quốc hội 1960 - Arnaud Desplechin, Pháp đạo diễn phim 1960 - Mike Gallego, cầu thủ bóng chày Mỹ 1960 - Reza Pahlavi, cựu thái tử Iran 1961 - Peter Jackson, đạo diễn phim New Zealand 1961 - Larry Mullen, Ailen tay trống Ailen (U2) 1961 - Alonzo Babers, Á hậu Mỹ 1961 - Kate Campbell, American nhạc sĩ 1963 - Mikkey Dee, nhạc sĩ Thụy Điển, tay trống của Motorhead 1963 - Johnny Marr, tay guitar và nhạc sĩ Anh 1963 - Fred McGriff, American cầu thủ bóng chày 1963 - Dermot Mulroney, diễn viên người Mỹ 1963 - Rob Schneider, diễn viên người Mỹ 1964 - Colm Ó Cíosóig, tay trống Ailen 1964 - Marco van Basten, cầu thủ bóng đá Hà Lan 1964 - Marty Wright, đô vật chuyên nghiệp Mỹ 1964 - Darryl Worley, ca sĩ Mỹ 1965 - Blue Edwards, cầu thủ bóng rổ Mỹ 1965 - Denis Irwin, cầu thủ bóng đá Ailen 1965 - Rob Rackstraw, giọng nói của diễn viên 1966 - Joseph Boyden, Canada tiểu thuyết gia 1966 - Adam Horovitz (Adrock), rapper người Mỹ (Beastie Boys) 1966 - Koji Kanemoto, đô vật chuyên nghiệp Nhật Bản 1966 - Annabella Lwin, ca sĩ Anh (Bow Wow Wow) 1966 - Mike O'Malley, diễn viên người Mỹ 1967 - Vanilla Ice, rapper người Mỹ 1967 - Buddy Lazier, tay đua xe Mỹ 1967 - Irina Pantaeva, người mẫu Nga 1968 - Antonio Davis, cầu thủ bóng rổ Mỹ 1969 - David Coburn, diễn viên người Mỹ / diễn viên lồng tiếng 1970 - Nicky Wu, Đài Loan, diễn viên và chuyên gia võ thuật 1970 - Linn Berggren, ca sĩ Thụy Điển (Ace of Base) 1970 - Rogers Stevens, tay guitar Mỹ (Blind Melon) 1970 - Mitch Harris, tay guitar Mỹ 1970 - Johnny Moeller, tay guitar Mỹ 1970 - Steve Trachsel, American cầu thủ bóng chày 1971 - Alphonso Ford, cầu thủ bóng rổ Mỹ (m. 2004) 1971 - Ian Walker, tiếng Anh cầu thủ bóng đá 1971 - Tom Smith, bóng bầu dục cầu thủ Scotland 1971 - Toby Anstis, người Anh 1972 - Shaun Bartlett, cầu thủ bóng đá Nam Phi 1972 - Matt Dawson, tiếng Anh bóng bầu dục công đoàn cầu thủ bóng đá 1972 - Grigoris Georgatos, cầu thủ bóng đá Hy Lạp 1973 - Tim Byrdak, cầu thủ bóng chày Mỹ 1973 - David Dellucci, cầu thủ bóng chày Mỹ 1973 - Beverly Lynne, diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 1974 - Muzzy Izzet, cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ 1974 - Natasja Saad, nghệ sĩ Đan Mạch 1974 - Roger Manganelli, nhạc sĩ Brazil 1975 - Fabio Celestini, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ 1975 - Keith Jardine, 1975 - Johnny Whitworth, diễn viên người Mỹ 1976 - Guti, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 1976 - Piper Perabo, nữ diễn viên Mỹ 1977 - Sylviane Félix, vận động viên Pháp 1977 - Séverine Ferrer, ca sĩ người Pháp 1978 - Inka Grings, cầu thủ bóng đá Đức 1978 - Emmanuel Izonritei, võ sĩ quyền Anh Nigeria 1978 - Zachary Knighton, diễn viên người Mỹ 1978 - Martin Verkerk, Hà Lan tay vợt 1979 - Saaphyri Windsor, American truyền hình thực tế con số 1979 - Simao Sabrosa, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 1979 - Ricardo Fuller, cầu thủ bóng đá Jamaica 1980 - Eddie Kaye Thomas, diễn viên người Mỹ 1980 - Samaire Armstrong, nữ diễn viên Mỹ 1980 - Marcel Meeuwis, cầu thủ bóng đá Hà Lan 1980 - Alondra de la Parra, người Mexico sáng lập và là giám đốc nghệ thuật của New York Philharmonic Orchestra của Mỹ 1981 - Irina Denezhkina, nhà văn Nga 1981 - Frank Iero, nhạc sĩ người Mỹ (My Chemical Romance, Leathermouth, Pencey Prep, người sáng lập của Skeleton Crew (ban nhạc)) 1981 - Steven Hunter, cầu thủ bóng rổ Mỹ 1981 - Selina (Chia-Tuyên Huyên) Jen, ca sĩ Đài Loan 1981 - Lollie Alexi Devereaux, nữ diễn viên và nhà văn Pháp 1981 - Mike Napoli 1982 - Jordan Bannister, cầu thủ bóng đá Úc 1982 - Tomáš Plekanec, tuyển thủ khúc côn cầu trên băng người Séc 1982 - Justin Chatwin, diễn viên Canada 1983 - Katy French, người mẫu Ailen (m. 2007) 1984 - Scott Clifton, diễn viên người Mỹ 1984 - Pat Murray, cầu thủ Mỹ 1986 - Christie Hayes, nữ diễn viên Úc 1986 - Chris Alajajian, tay đua Úc 1986 - Brent Corrigan, diễn viên khiêu dâm Mỹ 1987 - Nick Foligno, cầu thủ khúc côn cầu Canada 1988 - Jack Riewoldt, cầu thủ Úc 1988 - Sébastien Buemi, tay đua Thụy Sĩ 1989 - Ben Brooks, tay đua Anh 1990 - J.I.D, ca sĩ rap Mỹ 1990 - Lil 'JJ, diễn viên hài và diễn viên Mỹ 1992 - Vanessa Marano, nữ diễn viên Mỹ 1998 - Marcus Rashford, cầu thủ bóng đá Anh 2000 - Willow Smith, nữ diễn viên Mỹ và ca sĩ 2005 - Leonor de Borbón, con gái của Felipe, Hoàng tử Asturias và Letizia, công chúa Asturias Mất 1138 - Lý Thần Tông, Hoàng đế thứ năm của nhà Lý, Việt Nam (s. 1116) 1993 – River Phoenix, nam diễn viên (s. 1970) 2016 – Phạm Bằng, NSƯT người Việt Nam (s. 1931) 2002 - Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết 2020 - Sean Connery, dien viên Anh (s. 1930) Ngày lễ Halloween
Ngày 14 tháng 11 là ngày thứ 318 (319 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 47 ngày trong năm. Sự kiện Thế kỷ 19 1851 – Truyện Moby Dick của Herman Melville được Harper & Brothers (New York) xuất bản ở Hoa Kỳ, sau khi được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 1851 do Richard Bentley (Luân Đôn). 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Abraham Lincoln tán thành đề nghị của Tướng Ambrose Burnside để lấy thủ đô của các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ ở Richmond, Virginia, dẫn đến Trận Fredericksburg. 1889 – Nữ nhà báo Nellie Bly (Elizabeth Cochrane) bắt đầu đi vòng quanh thế giới nội trong 80 ngày. Thế kỷ 20 1911 – Phi công Eugene Ely bay lên từ tàu lần đầu tiên ở Hampton Roads, Virginia. Ông bay lên từ boong tạm trên tàu tuần tiễu nhỏ USS Birmingham trong máy bay cánh quạt đẩy Curtiss. 1912 – Vua Serbia Petar I ra sắc lệnh lập nên Huân chương Dũng cảm tặng thưởng quân nhân trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất. 1918 – Tiệp Khắc trở thành nước Cộng hòa. 1921 – Thành lập Đảng Cộng sản Tây Ban Nha. 1922 – Đài BBC bắt đầu phục vụ radio ở Vương quốc Anh. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thành phố Coventry (Anh) bị tàn phá do máy bay ném bom của Luftwaffe (Đức). 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu sân bay HMS Ark Royal chìm sau bị tàu phóng lôi U 81 đánh vào ngày 13 tháng 11. 1964 – Đảng Tân Đại Việt, một nhánh của Đại Việt Quốc dân Đảng bắt đầu hoạt động 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Binh lính Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh nhau lần quan trọng đầu tiên trong Trận Ia Đrăng. 1969 – Chương trình Apollo: NASA phóng lên tàu Apollo 12, phi thuyền có người đến mặt Mặt Trăng lần thứ hai. Sinh 1889 – Jawaharlal Nehru. thủ tướng Ấn Độ 1917 - Park Chung-hee, tổng thống Hàn Quốc (m. 1979) 1931 – Lý Tòng Bá, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (m. 2015) 1948 - Charles III, Quốc vương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và 14 vương quốc khác thuộc Khối Thịnh vượng chung 1954 – Condoleezza Rice, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ 1955 – Thanh Kim Huệ, nghệ sĩ cải lương 1993 – Samuel Umtiti, cầu thủ bóng đá người Pháp gốc Cameroon 2000 – Xiyeon, thành viên nhóm nhạc Pristin Mất 1849 – Nguyễn Phúc Đài, tước phong Kiến An vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1795). 1993 – Nhà cách mạng Việt Nam Vũ Hồng Khanh 2005 - Đặng Cao Thăng, Hải quân Phó Đề Đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngày lễ và kỷ niệm Ngày thiếu nhi tại Ấn Độ, được tổ chức vào ngày sinh nhật của Jawaharlal Nehru (trước đó vào ngày 20 tháng 11).
Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701 - 762), tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青蓮居士), là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn. Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên (詩仙) hay Thi Hiệp (詩俠). Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên (酒仙) hay Trích Tiên Nhân (謫仙人). Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên (天上謫仙). Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Hơn ngàn bài thơ của ông được tổng hợp lại trong tập Hà Nhạc Anh Linh tập (河岳英靈集), một tuyển tập thơ rất đồ sộ thời Vãn Đường do Ân Phan (殷璠) chủ biên vào năm 753, và hơn 43 bài của ông được ghi trong Đường Thi Tam Bách Thủ (唐詩三百首) được biên bởi Tôn Thù (孫洙), một học giả thời nhà Thanh. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông. Cuộc đời của ông đi vào truyền thuyết, với phong cách yêu rượu hiếm có, những truyện ngụ ngôn và truyền thuyết về tinh thần trượng nghĩa, cũng như điển tích nổi tiếng về việc ông đã chết đuối khi nhảy khỏi thuyền để bắt cái bóng phản chiếu của mặt trăng. Đường Văn Tông ngự phong tán dương thi ca của Lý Bạch, kiếm vũ của Bùi Mân, thảo thư của Trương Húc, gọi là Tam Tuyệt (三絕). Thân thế Lý Bạch là người Lũng Tây, Cam Túc; lúc mới 5 tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Theo lời Lý Bạch kể lại, ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Tây Lương Vũ Chiêu vương Lý Cảo nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường, cụ thể là hậu duệ của Ẩn Thái tử Lý Kiến Thành. Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến năm Trường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra). Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Lý Bạch suốt thời thơ ấu được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ. Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. Năm 15 tuổi, ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ. Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Trường An... Bạn đồng hành với ông lúc này là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương Như". Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ...Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận. Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta gọi là "Trúc Khê lục dật". Vào cung và bị gièm pha Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang Tô, Sơn Đông... đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó. Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri Chương tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất thích, mời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên". Đến năm 745, Dương Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khó xử. Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng nghe theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào mà ông đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán. Cuối đời Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, , Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ... Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích... Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11 năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp. Năm ông 56 tuổi, Tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757, ông bị triều đình bắt lại, lúc này người từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được giảm xuống tội đi đày. Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó, tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương Băng. Đến năm 762, Đường Đại Tông lên ngôi, cũng là người hâm mộ thơ của Lý Bạch, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện Truyện kể về Lý Bạch rất nhiều, ngoại trừ những chuyện phù phép quái gở, thì những chuyện sau đây được sách sử chép lại và người đời truyền tụng: Chuyện thi cử Năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742), Lý Bạch đến Trường An ứng thí, tình cờ gặp Hạ Tri Chương (đang giữ chức Hàn Lâm), cả hai đều mê rượu, mê thơ nên trở thành thân thiết. Đề thi năm ấy là: "Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi". Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi một lá thư giới thiệu cho giám khảo. Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: "Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi". Cao Lực Sĩ phê hùa theo: "Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi". Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông. Chuyện trong cung Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho Đường Huyền Tông bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Huyền Tông vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện cho Lý Bạch nghe. Vì Lý Bạch từng được mẹ dạy chữ Phiên, ông bảo "cũng chẳng khó gì", liền hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đến khi Huyền Tông sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết (có truyện là Dương Quý phi). Hai người này đành phải lúi húi làm theo. Thời gian trong cung của Lý Bạch cũng có nhiều chuyện được chép lại, đại loại là về tài thơ của Lý Bạch. Như việc Lý Bạch say rượu làm thơ thần tốc thì có rất nhiều. Ngoài ra giai thoại sau đây rất nổi tiếng: Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, Đường Huyền Tông cùng Dương Quý phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Huyền Tông và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn: "Khả liên Phi Yến ỷ tân trang". Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến - một Hoàng hậu bị thất sủng và nổi tiếng dâm loạn thời nhà Hán. Nghe được lời này, Dương Quý phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình. Cái chết Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch: Tại ghềnh Thái Thạch (một khúc thuộc sông Trường Giang), huyện Đang Đồ, tỉnh An Huy, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người đời sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại. Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử. Lý Bạch trong đạo Cao Đài Theo giáo lý đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Lý Bạch là danh xưng trong một kiếp xuống trần của Thái Bạch Kim Tinh, mượn kiếp này của ngài để tôn thờ một quyền năng thiêng liêng cao trọng với danh hiệu "Lý đại tiên kiêm giáo tông đại đạo tam kỳ phổ độ". "Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế, Tam Kỳ độ rỗi các nguyên nhân" Danh xưng Thái Bạch mới có từ đời Phong Thần, đến đời nhà Đường Ngài mới chiết chơn linh đầu kiếp là một đại thi hào Lý Bạch. "Tinh quân thọ sắc thuở Phong Thần. Cho đến Đường triều mới biến thân. Thái Bạch Kim Tinh đang trị thế, Trường canh trích tử đến thăm trần." Tác phẩm Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch". Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép lại. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Cao Ly mới gom góp lại các tập thơ của Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan... Khác với Đỗ Phủ,nhà thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...). Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ tứ cú, bát cú. Trích dẫn tiêu biểu "Mã nhĩ đông phong" (Tai ngựa, gió đông) - Lý Bạch viết trong bài "Nhớ mười hai đêm lạnh Vua Đáp uống một mình" (荅王十二寒夜獨酌有懷): Thế nhân văn thử giai điệu đầu, hữu như đông phong xạ mã nhĩ (世人聞此皆掉頭、有如東風射馬耳), nghĩa là "Mọi người trong thế giới đều nghe ấy và lắc đầu, thật giống như gió xuân thổi qua tai ngựa". "Kim Cốc tửu sổ" (Kim Cốc số rượu) - Từ bài thơ "Đêm xuân uống rượu trong vườn đào mận (春夜宴桃李園序)": Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ (如詩不成、罰依金谷酒數), nghĩa là "Như thơ không thành, phạt theo số rượu ở Kim Cốc".
Ngày 1 tháng 6 là ngày thứ 152 (153 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 213 ngày trong năm. Sự kiện 193 – Hoàng đế La Mã Didius Julianus bị sát hại trong cung điện. 352 – Sau khi chiến bại và bị quân Tiền Yên bắt giữ, Nhiễm Mẫn bị hành quyết, nước Ngụy diệt vong. 907 – Chu Toàn Trung lên ngôi hoàng đế Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 1802 – Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế nhà Nguyễn tại Phú Xuân với niên hiệu Gia Long, đánh dấu thời kỳ Việt Nam thống nhất sau nhiều thế kỷ nội chiến. 1939 – Nguyên mẫu loại máy bay tiêm kích Focke–Wulf Fw 190 của Không quân Đức có chuyến bay đầu tiên. 1946 – Cao ủy Đông Dương d'Argenlieu ra thông cáo thành lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ tại Sài Gòn. 1957 – Thành lập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 1967 – Phát hành album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của ban nhạc Anh The Beatles. 2003 – Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Trường Giang tại Trung Quốc bắt đầu tích nước. 2009 – Chuyến bay 447 của Air France rơi xuống Đại Tây Dương ngoài khơi Brasil, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Sinh 1923 – Eugène Vaulot, quân nhân người Pháp của Đức Quốc xã (m. 1945) 1904 – Hoàng Đình Giong, nhà cách mạng và quân sự Việt Nam, Đảng viên Cộng sản 1907 – Phạm Văn Mùi, nhiếp ảnh gia (m. 1992) 1941 – Phạm Công Thiện, nhà thơ, nhà văn, triết gia người Việt Nam (m. 2011) 1926 Andy Griffith, diễn viên Mỹ (m. 2012) Marilyn Monroe, huyền thoại điện ảnh người Mỹ (m. 1962) 1937 – Morgan Freeman, diễn viên Mỹ 1940 – René Auberjonois, diễn viên Mỹ (m. 2019) 1956 – Lisa Hartman Black, nữ ca sĩ, diễn viên Mỹ 1968 – Jason Donovan, nữ ca sĩ, diễn viên Australia 1971 Mario Cimarro, diễn viên nổi tiếng người Cuba Ghil'ad Zuckermann, nhà ngôn ngữ học 1974 – Alanis Morissette, nữ ca sĩ Canada 1982 – Justine Henin, tay vợt nữ người Bỉ 1986 – Dayana Mendoza, hoa hậu Hoàn vũ 2008 1988 – Javier Hernández, cầu thủ bóng đá người México 1996 – Chim sẻ đi nắng, game thủ AOE 1996 – Tom Holland, nam diễn viên, vũ công người Anh. 1999 – Technoblade, YouTuber nổi tiếng người Mỹ (m. 2022) 2006 - Phạm Thị Thu Trang , nữ sinh mầm non của THPT Tam Phú Mất 1725 – Nguyễn Phúc Chu, được gọi là chúa Minh, chúa Nguyễn thứ sáu của Đàng Trong (s. 1675). 1868 – James Buchanan (s. 1791) 1968 – Tác giả mù Helen Keller mất tại nhà riêng (s. 1880) 1983 – Nhà tiểu thuyết Anna Seghers (s. 1900) 1983 – Hoàng tử Charles của Bỉ (s. 1903) 1985 – Richard Greene, diễn viên người Anh (s. 1918) Ngày lễ và ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ; chữ Hán: ;), gọi tắt là Việt Quốc, là một đảng chính trị dân tộc và xã hội chủ nghĩa dân chủ chủ trương tìm kiếm độc lập khỏi thực dân Pháp tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được khởi xướng bởi một nhóm những nhà cách mạng trẻ tại Hà Nội, những người bắt đầu xuất bản tài liệu cách mạng vào giữa những năm 1920. Năm 1927, sau khi nhà xuất bản bị đóng cửa do sự quấy rối và kiểm duyệt của Pháp, Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học bằng cách mô phỏng theo Trung Quốc Quốc dân Đảng của Chính phủ Quốc dân (ba ký tự giống nhau trong chữ Hán: 國民黨). Việt Nam Quốc dân Đảng thu hút được một lượng người theo đảng ở miền Bắc, đặc biệt là giáo viên và trí thức. Đảng ít thành công hơn với nông dân và công nhân. Đảng được tổ chức thành các tiểu tổ nhỏ. Từ năm 1928, Việt Nam Quốc dân Đảng thu hút sự chú ý bằng cách thực hiện các vụ ám sát các quan chức Pháp và những người Việt Nam bị cho là phản bội. Một sự kiện quan trọng xảy ra vào tháng 2 năm 1929 với vụ ám sát Bazin, khi một người mộ phu Pháp bị giết. Tuy chưa có kết quả điều tra rõ ràng về các kẻ thực hiện, chính quyền thuộc địa Pháp đã buộc tội cho Việt Nam Quốc dân Đảng. Khoảng 300 đến 400 thành viên của tổ chức, trong số 1.500 thành viên bị bắt giữ trong chiến dịch truy quét. Nhiều nhà lãnh đạo cũng bị bắt giữ, nhưng Nguyễn Thái Học đã trốn thoát. Thành lập Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc... bí mật thành lập tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc. Hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng Thư xã, 1 nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống, và Phạm Tuấn Lâm thành lập vào cuối năm 1925. Thư xã ở số 6 đường 96, bờ hồ Trúc Bạch, gần đối diện với chùa Châu Long. Do ảnh hưởng của phong trào dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (sáng lập viên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng), nên vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1926 (có tài liệu nói là 25 tháng 9), những thành viên của Thư xã cùng một số nhà ái quốc, đa số từ Thanh Hóa trở ra, đã tổ chức đại hội bí mật tại nhà số 9, đường 96, phố Trúc Bạch, Hà Nội thành lập đảng cách mạng, đặt tên là Việt Nam Quốc dân Đảng. Mục tiêu của Đảng là: Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng vũ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ, đặc biệt là các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên. Tổ chức Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm: Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch Phó Đức Chính: Trưởng ban Tổ chức Nhượng Tống: Trưởng ban Tuyên truyền Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng ban Ngoại giao Đặng Đình Điển: Trưởng ban Tài chánh Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng ban Giám sát Tưởng Dân Bảo: Trưởng ban Trinh sát Hoàng Văn Tùng: Trưởng ban Ám sát Riêng Ban Binh vụ khuyết. Đảng được tổ chức với 3 đảng viên trở lên làm một "tổ". Mười chín đảng viên trở lên thì làm một "chi bộ". Cao hơn chi bộ là "xã bộ", "huyện bộ" rồi cuối cùng là "tổng bộ" ở cấp quốc gia. Mỗi chi bộ có ít nhất bốn tiểu ban: tuyên truyền, tổ chức, tài chánh và tình báo. Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nước, nhất là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân, địa chủ, thương gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhưng việc phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đã khiến Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tránh khỏi sơ suất và sự theo dõi của chính quyền thuộc địa, vì vậy, Pháp đã thành công cài người của họ vào tổ chức này. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1929, cả nước mới biết đến Việt Nam Quốc dân Đảng sau khi báo chí loan tin chính quyền thuộc địa sắp xét xử một số đảng viên của họ. Lịch sử Giai đoạn 1927-1930 Ám sát Bazin: Bazin là tay thực dân chuyên dụ dỗ, tuyển mộ dân nghèo tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ đi làm phu cho các đồn điền cao su tại Nam Kỳ, Miên, Lào, nơi những người phu này bị đối xử như nô lệ. Mặc dù không được Nguyễn Thái Học và Tổng Bộ chấp thuận, ngày 9 tháng 2 năm 1929, ba đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng là Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Đức Lung đã ám sát Bazin tại Chợ Hôm, Hà Nội. Nhân sự kiện này, Pháp khởi sự đàn áp khắp nơi nhằm tiêu diệt tiềm lực đang lớn mạnh của Việt Nam Quốc dân Đảng. Từ đó, lực lượng của Đảng này bị tổn thất nặng nề và hoàn toàn rơi vào thế bị động. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã. Khởi nghĩa Yên Bái: Trước tình hình trong hàng ngũ đảng có phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp càn quét các khắp nơi, nhiều đảng viên bị bắt. Do vậy, mặc dù không tin chắc vào thắng lợi, nhưng để tránh bị tiêu diệt, vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cuộc tổng khởi nghĩa tại nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, Hà Nội, Đáp Cầu, Phả Lại, Kiến An, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình,... Tuy nhiên, do tin tức bị lộ, nên cuộc tổng khởi nghĩa chỉ xảy ở Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Phụ Dực, Vĩnh Bảo. Mặt khác, vì do thiếu vũ khí và phương tiện liên lạc yếu kém, nên lực lượng khởi nghĩa không cố thủ được lâu dài ở các nơi họ đã đánh chiếm. Ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại làng Cổ Vịt, gần đồn Chi Ngại, tỉnh Hải Dương. Ông và 12 đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị Pháp áp giải từ ngục thất Hỏa Lò ở Hà Nội lên Yên Bái bằng xe lửa chiều ngày 16 tháng 6 năm 1930 để chém đầu. Lúc 5 giờ 35 sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại pháp trường Yên Bái, Nguyễn Thái Học cùng 12 liệt sĩ khác là: Phó Đức Chính Bùi Tư Toàn Bùi Văn Chuẩn Nguyễn An Hà Văn Lạo Đào Văn Nhít Ngô Văn Du Nguyễn Đức Thịnh Nguyễn Văn Tiềm Đỗ Văn Sứ Bùi Văn Cửu Nguyễn Như Liên đã bình thản bước lên đoạn đầu đài. Trước khi bị chặt đầu, mọi người đã hô to "Việt Nam vạn tuế". Hiện nay, khu di tích mộ Nguyễn Thái Học và các đồng chí nằm ngay tại thị xã Yên Bái , được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Nguyễn Thị Giang tức Cô Giang, đồng chí và là hôn thê của Nguyễn Thái Học, cũng tuẫn tiết tại làng Thổ Tang sau đó 1 ngày. Sau cuộc khởi nghĩa, Pháp tiếp tục truy lùng, bắt bớ, xử tử, bỏ tù khổ sai và lưu đày biệt xứ nhiều đảng viên khác. Một số đảng viên lánh sang Trung Quốc tiếp tục hoạt động và gây dựng cơ sở. Riêng Nhượng Tống thì không tham gia cuộc khởi nghĩa vì ông bị bắt và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1929, mãi đến năm 1936 mới được thả về. Giai đoạn 1931–1945 Sau khi Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhiều đảng viên trốn thoát đã cố gắng xây dựng lại lực lượng. Tuy nhiên, lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân hóa thành rất nhiều nhóm, trong đó có 2 nhóm lớn nhất là: Nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống. Nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam. Một số khác như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình li khai, hợp tác với Việt Minh hoặc xây dựng lực lượng riêng. Số đảng viên ở Trung Quốc cũng bị phân hóa thành nhiều nhóm, trong đó, 2 nhóm lớn nhất là: Nhóm Quảng Châu với lãnh tụ Lệnh Trạch Dân và Vũ Hải Thu, về sau thành lập Việt Nam Cách mệnh Đảng (tức Đảng Cách mệnh An Nam), sau đó đổi tên là Việt Nam Quốc dân Cách mệnh Đảng (tức Đảng Quốc gia Cách mệnh An Nam). Nhóm Vân Nam với lãnh tụ Lê Phú Hiệp và Nguyễn Thế Nghiệp. Nhóm chủ trương bạo lực vũ trang để gây thanh thế, thành lập "Trung – Việt Cách mệnh Liên quân" (tức "Liên minh cách mệnh Trung Hoa – An Nam") làm lực lượng quân sự. Được sự hỗ trợ và khuyến khích của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, từ 15 đến 24 tháng 7 năm 1932, tại Nam Kinh, các nhóm hải ngoại đã họp hội nghị hợp nhất, thành lập một tổ chức chung mang tên Việt Nam Quốc dân Đảng Hải ngoại Biện sự xứ (Bureau d’Outre – Mer du Việt Nam Quốc dân Đảng), còn gọi là Hải ngoại bộ, với thành phần lãnh đạo ban đầu gồm: Vy Đặng Tường (nhóm Quảng Châu) làm Chủ nhiệm, Trưởng ban Tổ chức; Đào Chủ Khải (nhóm Vân Nam) làm Bí thư, Trưởng ban tuyên truyền giáo dục; Nghiêm Xuân Chí (Quảng Châu) làm Thủ quỹ, Trưởng ban kinh tài và trinh thám; Vũ Tiến Lữ (Vân Nam), Trần Ngọc Tuân (Vân Nam), Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh (Vân Nam) và Vũ Bá Biền (nhóm Đông Hưng) làm ủy viên. Bấy giờ, tinh thần của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đã làm dấy lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa Tam Dân. Hàng loạt các đảng phái Quốc dân ra đời, mạnh nhất là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội do Nguyễn Hải Thần sáng lập năm 1936, Đại Việt Quốc dân đảng do Trương Tử Anh (1914–1946) sáng lập 1938, Đại Việt Dân chính Đảng do Nguyễn Tường Tam sáng lập năm 1938. Một lần nữa, Chính phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã khuyến cáo và hỗ trợ cho các đảng phái Quốc dân liên minh với nhau để tạo lợi thế chính trị sau này. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng (lãnh tụ Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, ở trong nước thì lấy tên là Đại Việt Quốc dân đảng, còn ở Trung Quốc thì lấy tên là Quốc dân Đảng Việt Nam, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với bạn đồng minh Trung Hoa. Sau đó các đại biểu của 3 đảng kết hợp trong tổ chức mới lên Trùng Khánh gặp Bí thư Trưởng Trung Hoa Quốc Dân Đảng Ngô Thiết Thành, yết kiến Ủy viên trưởng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, và dự lễ liên hoan do Quốc dân Đảng Trung Quốc tổ chức chào mừng Quốc dân Đảng Việt Nam. Lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) bao gồm những đơn vị vượt biên giới Trung Quốc tiến vào Việt Nam cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc, các chi bộ đảng tại Công ty Đường sắt Đông Dương, Sở Bưu điện và Viện Đại học Đông Dương, các đảng viên Việt Quốc mới ra tù và các thành viên Đại Việt đang muốn liên kết với Việt Quốc. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương đánh giá Việt Quốc còn cao hơn Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskyist hay các đảng phái khác. Giai đoạn 1945–1946 Năm 1945, lực lượng quân sự Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) dưới sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa trở về Việt Nam. Việt Quốc đã đánh chiếm Lào Cai và cướp chính quyền ở Sa Pa. Đầu tháng 9/1945, Vũ Hồng Khanh, người đứng đầu Việt Quốc, sau nhiều lần bị Trung Quốc cản trở từ Vân Nam, Trung Quốc về đến Hà Nội ngày 20/10/1945. Trong khi ông vắng mặt, một nhóm đảng viên Việt Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Minh đã thành lập một ủy ban nhằm tái cơ cấu lại Việt Quốc. Vũ Hồng Khanh làm ngơ việc này. Nguyễn Tường Tam ở lại Trung Quốc trong suốt năm 1945 để vận động Trung Quốc và Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam nhưng không thành công. Vì vậy tài năng báo chí của Tam không được sử dụng. Việt Quốc đã bắt mối mua chuộc Quốc Chung (thư ký của tướng Đàm Quang Trung, chỉ huy vệ quốc đoàn) để nhận nhiệm vụ ám sát Hồ Chí Minh, nhưng kế hoạch này đã bị phát hiện ra và ông Đàm Trung đích thân bắt Quốc Chung tại cơ quan, khi đang mang trong người hai khẩu súng dùng để thực hiện ám sát. Ban ám sát của Việt Quốc là "Hùm xám" đã giao cho Nghiêm Xuân Chi – một sát thủ chuyên nghiệp - nhiệm vụ ám sát Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng tại số 8 phố Lý Thái Tổ, nhưng Chi bị bắt tại nhà hàng Thủy Tạ khi đang phục kích để hành động. Sau đó Hồ Chí Minh ít trở về số 8 Vua Lê nữa mà chuyển về ở tại một ngôi nhà nhỏ sát đê Bưởi, cách dốc Cống Vị khoảng 300 mét để tránh bị ám sát. Việt Quốc xuất bản Báo Việt Nam ra số đầu tiên ngày 15/11/1945. Trên trang nhất của số đầu tiên báo Việt Nam có bài viết tuyên bố Việt Quốc kế thừa sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông hy sinh năm 1930 đồng thời cáo buộc Hồ Chí Minh quay lưng với Mặt trận thống nhất (1942-1945) bằng cách đơn phương giành chính quyền vào tháng 8/1945. Bài báo cho rằng Việt Quốc hoàn toàn có thể lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng vì lợi ích quốc gia nên họ không làm. Bài báo cũng cho rằng Việt Minh đang theo đuổi một chính sách sai lầm, thiếu hiệu quả, vì theo chủ nghĩa cực đoan nên đánh mất bạn bè quốc tế, khủng bố các đảng phái cách mạng khác, không xử lý nổi các vấn đề kinh tế và hoàn toàn thụ động trước việc Pháp đổ bộ vào miền Nam. Việt Quốc kêu gọi các đảng phái gạt bỏ bất đồng để thành lập Chính phủ liên hiệp lãnh đạo nhân dân giành độc lập, kêu gọi các thành viên Việt Minh hãy nhận thức rằng lãnh đạo của họ đang đưa đất nước đến thảm họa và sử dụng họ vào các mục tiêu quyền lực tham lam, ích kỷ. Trong 6 tuần sau, Báo Việt Nam hiếm khi sử dụng cụm từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nếu có dùng thì cũng để trong ngoặc kép đồng thời không thừa nhận quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ buộc tội Hồ Chí Minh là độc tài, Việt Minh là băng đảng phát xít của Hồ Chí Minh và vẽ một số tranh biếm họa chỉ trích Hồ Chí Minh. Họ cũng tố cáo Tổng bộ Việt Minh lừa bịp, tống tiền, bắt cóc đối thủ và tổ chức các cuộc tấn công vũ trang vào văn phòng Việt Quốc. Họ cũng chỉ trích Báo Cứu quốc của Việt Minh. Báo Việt Nam rất ít nói về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngoại trừ thường xuyên lên án lực lượng an ninh và Bộ Tuyên truyền. Báo Việt Nam lưu hành rộng rãi tại các tỉnh với sự giúp đỡ của các đảng viên Việt Quốc và các cảm tình viên ở Sở Bưu điện và Công ty Đường sắt Đông Dương. Các chính quyền địa phương thường xuyên tịch thu Báo Việt Nam và bắt giữ những người đọc báo này. Theo tài liệu của tổ chức Việt quốc, trong giai đoạn 1945 -1946: Tại miền Bắc và Trung Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập các chiến khu: Đệ Nhất Chiến Khu gồm các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Hòn Gai và Móng Cái Đệ Nhị Chiến Khu gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, và bộ Tư lệnh tại Đáp Cầu. Đệ Tam Chiến Khu là "địa bàn chủ lực" của Việt Nam Quốc dân Đảng, bao gồm một vùng rộng lớn từ Trung du đến Thượng du Bắc Việt và chia thành nhiều chiến khu quan trọng: chiến khu Hà Giang, Vĩnh Yên, Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Lào Cai. Đệ Tứ Chiến Khu gồm các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Đệ Ngũ Chiến Khu gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Chiến Khu này, trong đó có Phân Khu Phát Diệm thuộc Giáo Khu Phát Diệm dưới sự lãnh đạo của Bạch Vân, phụ tá bởi Phạm Quốc Trỵ, hoạt động đến cuối năm 1949. Đệ Lục Chiến Khu gồm tỉnh Thanh Hóa. Đệ Thất Chiến Khu gồm các tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, và Bình Thuận. Tại mỗi chiến khu, Quốc Dân Quân được tổ chức thành đội ngũ "lên tới cấp sư đoàn vào năm 46". Quốc Dân Quân thời đó cũng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Móng Cáy, "với sự hậu thuẫn của các sắc dân thiểu số địa phương như Nùng, Tầy, Thái",... Trong Nam, Nguyễn Hòa Hiệp thành lập Đệ Tam Sư đoàn Dân quân, qui tụ Việt Nam Quốc dân Đảng và một số đảng phái không theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam Quốc gia Đảng, Huỳnh Long Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đoàn, và một nhóm Phật giáo. Nguyễn Hòa Hiệp, cựu sĩ quan cấp tướng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức Sư Đoàn Trưởng, mở các mặt trận chống Pháp tại miền Đông cho đến Tây Ninh và Gia Định. Sau đó, Nguyễn Hòa Hiệp rời bỏ kháng chiến hợp tác với Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Thời gian này Việt quốc bị kẹp giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Việt Quốc vừa chống thực dân Pháp vừa đối đầu với Việt Minh. Tại Hà Nội, Việt Nam Quốc dân Đảng ra tuần báo Chính nghĩa và nhật báo Việt Nam. Ngay sau khi Việt Minh giành chính quyền ngày 19/8/1945, Lê Khang dẫn đầu một nhóm Việt Quốc rời Hà Nội đến Vĩnh Yên nằm trên tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội. Tại đây họ tổ chức một cuộc biểu tình của dân chúng để thuyết phục lực lượng Bảo an binh địa phương tham gia. Ngày 29/8/1945, hàng ngàn người ủng hộ Việt Minh thuộc 3 huyện lân cận tiếp cận căn cứ của Việt Quốc tại Vĩnh Yên kêu gọi Việt Quốc tham gia một cuộc diễu hành xuyên qua thị trấn. Khi bị từ chối, họ bắn thành viên Việt Quốc. Việt Quốc bắn trả khiến một số người chết đồng thời bắt giữ khoảng 150 người. Những người bị bắt được thả sau khi đã được tuyên truyền về Việt Quốc và thừa nhận mình bị lừa khi tham gia biểu tình. Sau đó, Việt Minh và Việt Quốc tiếp tục thảo luận về việc phóng thích những người còn bị Việt Quốc giam giữ, về việc tổ chức đàm phán và những đề xuất liên quan đến việc thành lập chính quyền liên hiệp ở địa phương. Trong khi hai bên thảo luận, Việt Minh cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho thị xã Vĩnh Yên khiến cuộc sống ngày càng khó khăn. Ngày 18/9/1945, Hoàng Văn Đức, một thành viên quan trọng của Đảng Dân chủ Việt Nam cùng đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Hà Nội đến Vĩnh Yên thương lượng. Cuộc thương lượng không thành công, Lê Khang tấn công Phúc Yên nhưng thất bại. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công Vĩnh Yên nhưng không giành được thị xã này. Sau đó hai bên ngừng bắn trong vài tháng. Việt Quốc không tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh ở vùng nông thôn ngoài việc chiếm giữ nông trại Tam Lộng tại Vĩnh Yên. Đầu tháng 12/1945, Việt Minh tấn công Tam Lộng nhưng bị đẩy lùi. Tháng 9/1945, Việt Quốc thỏa thuận bí mật với đại úy Nguyễn Duy Viên theo đó đại đội lính khố đỏ của ông sẽ theo Việt Quốc. Tuy nhiên Việt Quốc nghi ngờ đại úy Viên là điệp viên hai mang của Pháp và sẽ điều động đơn vị của mình thủ tiêu đảng viên Việt Quốc ngay sau khi vượt biên giới về Việt Nam. Đầu tháng 11, Viên đến Hà Giang gặp các thành viên Việt Quốc tại đây. Những binh sĩ đào ngũ từ các đơn vị lính thuộc địa cũng đổ về Hà Giang giúp Viên có được một đội quân khoảng 400 người. Việt Quốc và Việt Minh tại Hà Giang mâu thuẫn nhau khiến Viên đến Hà Nội yêu cầu chính phủ cử đại diện đến thuyết phục mọi người cùng chống Pháp. Sau khi gặp Hồ Chí Minh, Viên trở về Hà Giang, cho quân bắt giữ các đảng viên Việt Quốc tại đây và xử bắn một số người trên một ngọn đồi gần thị xã. Tháng 4/1946, Việt Quốc cho người ám sát ông tại Hà Nội. Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Minh tham gia. Sau khi bàn bạc, cả ba phái đều thỏa thuận thành lập một Chính phủ liên hiệp, quân đội các bên không dùng vũ lực giải quyết những vấn đề bất đồng, đồng thời chấm dứt việc công kích nhau trên báo chí. Ngày 24 tháng 11, đại biểu ba đảng trên lại gặp nhau và ký vào bản "Đoàn kết tinh thần". Kết quả là Việt Quốc có 50 ghế đại biểu Quốc hội không qua bầu cử và Nguyễn Tường Long, người của Việt Quốc được cử làm Thứ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế trong Chính phủ liên hiệp lâm thời. Tuy nhiên, sự liên hiệp này rất lỏng lẻo. Tháng 7 năm 1946, nhân vụ án phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), Việt Minh tấn công lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng, các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa. Trương Tử Anh mất tích (có giả thuyết cho rằng ông bị bắt cóc và thủ tiêu). Khi Pháp tái chiếm Đông Dương thì lực lượng Quốc dân Đảng đã bị tan rã. Riêng Bồ Xuân Luật thì theo Việt Minh. Ngày 15 tháng 12 năm 1945, ở phố Jambert, khu Ngũ Xã (Hà Nội), thực hiện nghị quyết Trùng Khánh, Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam gồm 3 đảng ra công khai, với tên gọi chung là Việt Nam Quốc dân Đảng, với Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc dân đảng), làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính Đảng) làm Tổng Thư ký. Phần chỉ huy tối cao bí mật có: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam. Ngày 20/1/1946, Nguyễn Tường Tam và Nghiêm Kế Tổ từ Trùng Khánh về Việt Nam thông báo về cuộc đàm phán Hoa - Pháp khiến nội bộ Việt Quốc tranh luận căng thẳng về hành động tiếp theo khi Trung Quốc rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Ngày 10/2/1946, tại Hà Nội và Hải Phòng, Việt Quốc tổ chức lễ tưởng niệm cuộc nổi dậy năm 1930 ở Yên Bái. Tại Hải Phòng, cuộc tưởng niệm bị một số người phản đối vì không treo cờ đỏ sao vàng. Ngày 24 tháng 2 năm 1946, tại Đại sứ quán Trung Hoa, dưới sự chủ trì của tướng Tiêu Văn, hội nghị giữa các đảng phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách, Đảng Dân chủ đã thống nhất về việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn và Kháng chiến Ủy viên hội. Việt Cách và Việt Quốc nắm 4 bộ (Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội và Canh nông). Ngày 2 tháng 3 năm 1946 Quốc hội họp, thảo luận và đã thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 12 thành viên, trong đó Hồ Chí Minh (lãnh đạo Việt Minh) làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) làm Phó Chủ tịch; Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) giữ Bộ trưởng bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Khanh là Phó Chủ tịch Kháng chiến uỷ viên hội và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) đảm trách bộ Kinh tế. Tháng 4/1946, Ủy ban Hành chính Bắc bộ ký thỏa thuận với đại diện Việt Quốc tại 4 thị xã nhằm thành lập Ủy ban Hành chính liên hiệp giữa 2 bên. Đầu tháng 5/1946, Ủy ban Hành chính Bắc bộ cảnh báo với Ủy ban tỉnh Bắc Giang cần linh hoạt với các thành viên Việt Quốc để duy trì sự đoàn kết đồng thời phải chuẩn bị kế hoạch dự phòng nhằm tránh các tình huống bất thường xảy ra. Tại Phú Thọ, tướng Vương của Trung Hoa Dân quốc làm trung gian để Việt Minh và Việt Quốc thảo luận việc thành lập chính quyền liên hiệp nhưng hai bên ngừng thảo luận và đấu súng với nhau tại chợ khiến dân chúng bị thiệt hại nên họ đã gửi kiến nghị lên Hồ Chí Minh phàn nàn cả hai bên bắt cóc nhiều con tin, khiến giao thương đình trệ và không bên nào lắng nghe những bậc cao niên ở địa phương. Tướng Vương phải ép hai bên ngừng bắn, cuộc ngừng bắn kéo dài được 4 tháng. Tháng 5/1946, Trần Đăng Ninh, phụ trách an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến Vĩnh Yên với lý do thảo luận về công tác sửa chữa đê điều và bị Vũ Hồng Khanh bắt. Ninh và 2 người khác trốn thoát. Việc bắt giữ này trở thành lý do để đàn áp Việt Quốc. Vệ quốc quân bắt đầu tuần tra quanh nơi hoạt động của Việt Quốc. Ngày 20/5/1946, trong một cuộc đụng độ gần Phú Thọ, Việt Quốc bắt giữ và hành quyết một nhóm người ủng hộ Việt Minh, thả vài xác chết xuống sông Hồng để cảnh cáo. Giữa tháng 5/1946, Bộ Nội vụ ra lệnh cho tất cả các cán bộ công chức đang làm việc tại 7 thị xã ở các tỉnh phía Tây và Tây Bắc Hà Nội sơ tán và tham gia vào các Ủy ban thay thế được thành lập ở các địa điểm mới. Những người không thực hiện lệnh này không còn là người của chính phủ. Tháng 6/1946, khi quân đội Trung Quốc rút về Vân Nam, dân quân của Việt Minh cô lập các thị xã do Việt Quốc kiểm soát. Ngày 18/6/1946, Vệ quốc quân tấn công Phú Thọ và Việt Trì. Quốc dân quân của Việt Quốc ở Phú Thọ hết đạn sau 4 ngày và phải rút lui. Vũ Hồng Khanh chỉ huy 350 lính phòng thủ Việt Trì trong 9 ngày rồi rút lui về Yên Bái. Việt Quốc ở Vĩnh Yên do Đỗ Đình Đạo chỉ huy đàm phán với Việt Minh và đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng. Đỗ Đình Đạo đồng ý sáp nhập lực lượng của ông vào Vệ quốc quân và thành lập Ủy ban Hành chính liên hiệp tại Vĩnh Yên. Lực lượng này được chia nhỏ đưa về các tiểu đoàn Vệ quốc quân tại nhiều nơi. Đỗ Đình Đạo được thuyên chuyển về Hà Nội. Trong suốt tháng 5 và tháng 6/1946, Báo Việt Nam của Việt Quốc tại Hà Nội khẩn thiết kêu gọi Việt Minh ngừng tấn công Việt Quốc. Cuối tháng 6 tại Hà Nội, các thành viên Việt Quốc họp để thảo luận về việc có nên thừa nhận sự lãnh đạo của Việt Minh, rút lui về biên giới hay tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt Quốc dân Đảng là đồng minh của Việt Quốc, đang lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính có thể bắt đầu bằng việc tấn công lính Pháp để gây rối loạn. Người Pháp lại có ý định diễu binh quanh hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14/7/1789) khiến lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo ngại sự kiện này có thể trở thành mục tiêu của các đảng phái đối lập với Việt Minh. Võ Nguyên Giáp hỏi ý kiến của chỉ huy quân Pháp tại Bắc Kỳ, đại tá Jean Crépin về thái độ của Pháp nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng cường trấn áp Việt Quốc và Việt Cách thì được ông này trả lời Pháp sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật, chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) được Nha Công an Trung ương báo cáo phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị đảo chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ đạo phải tập trung trấn áp Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng phải có đủ chứng cứ. Sáng sớm ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946 khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên nhưng vẫn tiến hành để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn. Công an cũng phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Ông này đọc rồi nói "Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!". Tuy nhiên, tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong Đại Việt Quốc dân Đảng, không có văn bản chứng minh về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14/7/1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh. Sau đó, lúc 7h sáng ngày 12/7/1946, Việt Nam Công an vụ thực hiện phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương). Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó... Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu qua nhân ngày quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp. Nhà nước sau đó thông báo sự việc với báo chí. Các cuộc tấn công được gọi tắt là "Vụ án phố Ôn Như Hầu". Các báo của Việt Minh và các đảng phái thân Việt Minh đều tường thuật vụ án này. Các báo đưa tin công an đã phá tan âm mưu chống chính phủ, đã bắt những kẻ tiến hành những vụ bắt cóc tống tiền, ám sát, bán nước, in truyền đơn chống chính phủ, làm bạc giả... Tuy nhiên Việt Quốc đã không bị kể tên trong một số bài báo. Theo David G. Marr, nếu thật sự Pháp muốn đảo chính (họ đã cân nhắc và hoãn nhiều lần) thì không cần phải dựa vào Trương Tử Anh khơi ngòi, càng không cho Anh thành lập chính phủ. Công an cố tình lập lờ giữa Đại Việt Quốc Dân Đảng do Trương Tử Anh lãnh đạo và Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Tưởng Tam và Vũ Hồng Khanh lãnh đạo khi nhắm vào tòa soạn Báo Việt Nam và các trụ sở khác của Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau cuộc tấn công, có người trong chính quyền đã cố gắng hạn chế những lời lên án công khai Việt Quốc để tuyên truyền về Mặt trận Thống nhất. Việt Quốc trên danh nghĩa vẫn nằm trong mặt trận. Ngoại trừ một vài đảng viên Việt Quốc hợp tác với Việt Minh, mọi công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ đó trở đi đều sợ hãi khi bị cho là đảng viên Việt Quốc. Việt Quốc đồng nghĩa với tội phản quốc. Ngày 20/7/1946, Ủy ban Hành chính Bắc Bộ dù không nhắc đến Việt Quốc đã thông báo đến các tỉnh rằng gần đây công an đã phát hiện được việc tống tiền, bắt cóc và làm tiền giả. Tất cả đều phải bị điều tra và truy tố. Ủy ban hướng dẫn các địa phương không để việc bắt bớ và giam giữ các phần tử phản động biến thành khủng bố. Các Ủy ban Hành chính địa phương giờ đã được chấp thuận cho việc bắt giữ các đảng viên Việt Quốc đã bị phát hiện hay còn tình nghi, tuy nhiên họ không săn lùng và hành quyết ngay lập tức. Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người bị bắt, bị thẩm vấn. Hàng trăm người bị tống giam, bị đưa đến các trại cải tạo; hàng trăm người khác bị cách chức. Cán bộ phòng chính trị thuộc Sở Công an các tỉnh bắt những kẻ tình nghi, thẩm vấn, bắt ký vào lời khai, sau đó báo cáo lên chính quyền tỉnh là thả, xét xử hay biệt giam những người này. Từ cuối tháng 7/1946 cho đến cuối năm 1946, phần lớn những người bị công an giam giữ vì lý do chính trị đều bị xem là Việt Quốc. Công an tiếp tục thẩm vấn các đảng viên Việt Quốc về vụ bắt cóc một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương xảy ra vào cuối năm 1945. Cuối tháng 7/1946, Báo Việt Nam bị đình bản nhưng Tuần báo Chính nghĩa vẫn tiếp tục xuất bản suốt 3 tháng sau. Báo chính nghĩa đăng một loạt bài xã luận lên án chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc Xô Viết đồng thời chỉ trích hệ thống Ủy ban Hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc chính phủ không thể thành lập hệ thống tư pháp độc lập, chính sách ngoại giao của Hồ Chí Minh cũng bị hoài nghi. Cuối tháng 10/1946, các bài xã luận và tin tức trong nước bị loại bỏ. Tới đầu tháng 12, Tuần báo Chính Nghĩa hoàn toàn bị vô hiệu hóa, không còn một tin tức hay bài viết nào đáng phải kiểm duyệt nữa. Từ tháng 7/1946 đến tháng 11/1946, nhiều đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc bị bắt. Đại biểu Phan Kích Nam, đảng viên Việt Quốc, bị bắt trong vụ án phố Ôn Như Hầu, bị buộc tội bắt cóc, tống tiền và bị tống giam ngay lập tức. Đại biểu Nguyễn Đổng Lâm bị công an Hải Dương bắt và bị kiến nghị gửi đến trại biệt giam trong 2 năm với lý do "chính quyền địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ông Lâm còn tự do ngoài vòng pháp luật". Trường hợp của Lâm được báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Tố. Tố cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra lệnh thả Lâm. Ngày 21/8/1946, Nguyễn Đổng Lâm được thả. Tại các địa phương khác, các đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc cũng bị sách nhiễu hoặc bắt giữ. Đại biểu Trình Như Tấu gửi kháng nghị đến 5 cơ quan chính phủ khác nhau sau khi ông bị dân quân bao vây nhà riêng để yêu cầu bồi thường một máy đánh chữ không có thật và đe dọa dùng vũ lực nếu ông không tuân thủ. Trình Như Tấu yêu cầu được bảo vệ với tư cách nghị sĩ nhưng không được hồi đáp. Tại kỳ họp lần thứ hai của Quốc hội vào cuối tháng 10/1946, chưa tới 12 người trong số 50 đại biểu Quốc hội thuộc Quốc dân Đảng tham dự. Sau khi rút lui về Yên Bái, Vũ Hồng Khanh nhận ra rằng nguồn cung cấp lương thực tại địa phương chỉ đủ nuôi sống lực lượng quân đội Việt Quốc chứ không đủ cung cấp cho những người ủng hộ Việt Quốc từ đồng bằng sông Hồng đến. Vệc tiếp tế từ Lào Cai gặp nhiều khó khăn vì Việt Minh đã phá hủy đường sắt. Tới tháng 11, Lào Cai bị Vệ Quốc quân bao vây và lương thực sắp hết. Vũ Hồng Khanh quyết định sơ tán sang Vân Nam và ra lệnh hành quyết 2 giảng viên học viện quân sự vì cố gắng dẫn học viên của họ quay trở lại đồng bằng. Tháng 10/1947, khi Pháp nhảy dù xuống Phú Thọ, có những tường thuật cho rằng công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xử bắn hơn 100 tù nhân Việt Quốc. Trong khi đó, một nhóm đảng viên cũ Việt Nam Quốc dân đảng lập Ủy ban Vận động cải tổ và ra Tuyên ngôn (tháng 9 năm 1946), cho rằng "Sau bao nhiêu năm im lìm, Việt Nam Quốc dân Đảng nay đã được sống lại trên đất nước Việt Nam,...nhưng tiếc rằng các đồng chí đã vì không nghiêm mật tổ chức, nên đã thu nhặt vào Đảng nhiều phần tử phức tạp, làm sai tôn chỉ của Đảng" và đề nghị "cần phải cải tổ ngay lại đảng", cho rằng "Việt Nam Quốc dân đảng cải tổ sẽ là bạn đồng hành đắc lực của tất cả các đảng phái chân chính cách mạng Việt Nam trên con đường tranh đấu chống kẻ thù chung là bọn thực dân phản động Pháp" Ông Nguyễn Văn Xuân, cựu đảng viên Việt Quốc từng tham gia khởi nghĩa Yên Bái đã đăng bài trên báo Độc lập của Đảng Dân chủ Việt Nam, về cải tổ Quốc dân Đảng, phê phán Vũ Hồng Khanh đã cùng Nguyễn Thế Nghiệp giết hại Việt kiều và tiêu tán tài sản của họ bên Vân Nam (Nguyễn Thế Nghiệp sau đầu hàng Pháp), còn Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Khái Hưng... không tham gia một đảng phái nào cho đến năm 1941 bị Pháp bắt về vụ Đại Việt thân Nhật, trừ Nguyễn Tường Tam được Nhật giúp trốn ra nước ngoài, sau cuộc đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 họ hợp tác với Nhật. Giai đoạn 1947-1954 Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương và Trương Tử Anh mất tích, sự thống nhất của Mặt trận Quốc dân Đảng bị tan vỡ, các đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng trở lại hoạt động dưới danh nghĩa Đại Việt. Các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng cố gắng tái tổ chức lại lực lượng tại Trung Quốc và một số vùng do Pháp kiểm soát. Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân Đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chủ trương là chống chính quyền Việt Minh, ủng hộ Pháp thực hiện giải pháp Bảo Đại, thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 8 năm 1948, Hoàng Đạo qua đời tại Trung Quốc. Năm 1949 Nhượng Tống bị du kích Việt Minh ám sát vì tội danh hợp tác với Pháp tại Hà Nội. Từ đó, Việt Nam Quốc dân Đảng lại phân hóa thành nhiều nhóm khác nhau, chủ yếu là 3 nhóm là nhóm Vũ Hồng Khanh, nhóm Nguyễn Tường Tam, nhóm Nguyễn Hòa Hiệp (hệ phái miền Nam). Tuy nhiên, hoạt động cũng không còn thực lực như thời kỳ đầu nữa. Từ năm 1951, Nguyễn Tường Tam tuyên bố không tham gia hoạt động chính trị nữa và không thuộc bất kỳ đảng phái nào. Cũng từ năm 1949, Đảng phân hóa thành 2 khuynh hướng: khuynh hướng ủng hộ hợp tác với Pháp và Bảo Đại để chống Việt Minh, đáng kể là Nghiêm Xuân Thiện (được phong làm tổng trấn Bắc Kỳ năm 1949), Trần Trung Dung (bộ trưởng Quốc phòng Đệ I Cộng Hòa, Nghị sĩ Đệ II Cộng Hòa), Vũ Hồng Khanh, Ngô Thúc Định, Trần Văn Tuyên. Còn lại số khác chống Bảo Đại vì quyết giữ lập trường chống Pháp, đáng kể là Xuân Tùng, Hoàng Văn Đào (tác giả quyển sử Việt Nam Quốc Dân Đảng), Nguyễn Văn Chấn, Lê Ngọc Chấn (sau là Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa). Giai đoạn 1955-1963 Sau 1954, theo Hiệp định Genève, các lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng đều di chuyển xuống miền Nam. Năm 1955, nổ ra cuộc tranh giành quyền lực giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với các lực lượng đối lập, lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng bị chính quyền đàn áp, bắt giam nhiều lãnh tụ. Một số có lực lượng quân sự như nhóm Nguyễn Hòa Hiệp do liên hiệp với Hòa Hảo nên bị quân Ngô Đình Diệm tiêu diệt. Vũ Hồng Khanh bị bắt giam năm 1958 mãi đến năm 1963 khi Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam bị lật đổ ông mới được thả. Nguyễn Tường Tam cũng chuyển hướng đối lập với chính quyền, cùng đường lối với đảng Đại Việt. Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông chỉ huy cuộc đảo chính tại Sài Gòn. Lực lượng Việt Quốc và Đại Việt đối lập tham gia ủng hộ chính trị cho cuộc đảo chính. Do cuộc đảo chính thất bại, nhiều đảng viên bị bắt và cầm tù, chờ xét xử. Ngày 26 tháng 2 năm 1962, 2 phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa là đảng viên Việt Quốc ném bom Dinh Độc Lập mưu sát Ngô Đình Diệm bất thành. Phi công Nguyễn Văn Cử đào thoát sang Campuchia xin tỵ nạn chính trị. Phi công Phạm Phú Quốc bị bắn hạ và bị bắt. Vì sự biến này, chính quyền đã mở cuộc truy quét và bắt giữ nhiều đảng viên trong đó có Nguyễn Tường Tam. Ngày 8 tháng 7 năm 1963, tòa án quân sự đặc biệt được thành lập để xét xử những người liên can tới vụ đảo chính 1960 và vụ binh biến năm 1962. Nhiều đảng viên bị xử với nhiều mức án khác nhau. Riêng Nguyễn Tường Tam tự sát, để lại di ngôn nổi tiếng: "Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả". Giai đoạn 1964–1975 Sau đảo chính 1963, cả Việt Quốc và Đại Việt bắt đầu phục hồi lại. Đặc biệt, trong giai đoạn 1964–1965, liên minh 2 đảng tham gia trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa với Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn và Thủ tướng Phan Huy Quát. Vũ Hồng Khanh sau khi được thả cố khôi phục lại địa vị lãnh đạo nhưng Đảng bị phân hóa, chia thành 3 nhóm chính: Kỳ bộ Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Đình Lương lãnh đạo, chủ lực ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Tín với khoảng 50.000 đảng viên; Trung ương Việt Nam Quốc dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Phạm Thái lãnh đạo, chủ yếu ở Sài Gòn; Xứ bộ Miền Nam Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Hòa Hiệp và Trần Văn Tuyên lãnh đạo, chủ lực ở Tiền Giang và Hậu Giang với khoảng 95.000 đảng viên. Tuy nhiên, khi chính quyền thuộc về tay nhóm các tướng trẻ, cả Đại Việt lẫn Việt Quốc đều bị hạn chế lực lượng, không thể phát triển mạnh mẽ và chỉ còn là một đảng đối lập thiểu số trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Điển hình là trong cuộc bầu cử Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam năm 1967, Việt Nam Quốc dân Đảng chỉ chiếm được một ghế ở Thượng viện. Ở Hạ viện, đảng có 9 đảng viên là dân biểu trên tổng số 127 dân biểu. Giai đoạn sau 1975 Sau năm 1975, nhiều đảng viên di tản ra nước ngoài. Tổ chức trong nước hoàn toàn tan rã. Từ năm 1980, các đảng viên cũ và các đảng viên mới gia nhập ở nước ngoài đã tìm cách tổ chức lại đảng ở hải ngoại. Ngày 25 tháng 11 năm 1994, các đảng viên đã tổ chức việc thống nhất các hệ phái, tổ chức và hành động để thực hiện cương lĩnh của đảng kể từ lúc mới thành lập năm 1927. Tuy nhiên, chủ yếu hoạt động vẫn chỉ giới hạn ở hình thức vận động chính trị trong các nhóm người gốc Việt tại Mỹ. Đảng viên nổi tiếng Nguyễn Thái Học - đảng trưởng Phan Khôi - chủ nhiệm chi bộ Quảng Ngãi Chu Bá Phượng Nguyễn Tường Tam Vũ Hồng Khanh Nghiêm Kế Tổ Nguyễn Khắc Nhu Phó Đức Chính Nhượng Tống Cô Bắc Cô Giang Nguyễn Tôn Hoàn Phan Huy Quát
Indonesia Raya (tiếng Việt: Indonesia vĩ đại) là quốc ca của nước Cộng hòa Indonesia kể từ khi nước này tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1945. Bài hát được người sáng tác, Wage Rudolf Supratman giới thiệu tại Đại hội Thanh niên Indonesia lần thứ hai năm 1928 Lời tiếng Indonesia 1. Indonesia tanah airku, Tanah tumpah darahku. Disanalah aku berdiri Jadi pandu ibuku. Indonesia kebangsaanku, Bangsa dan Tanah Airku. Marilah kita berseru "Indonesia bersatu." Hiduplah tanahku, Hiduplah negriku, Bangsaku, Rakyatku, semuanya. Bangunlah jiwanya, Bangunlah badannya Untuk Indonesia Raya. Điệp khúc: Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka Tanahku, negriku yang kucinta. Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka Hiduplah Indonesia Raya. Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka Tanahku, negriku yang kucinta. Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka Hiduplah Indonesia Raya. 2.Indonesia! Tanah yang mulia, Tanah kita yang kaya. Disanalah aku berada Untuk slama-lamanya. Indonesia, Tanah pusaka, Pusaka Kita semuanya. Marilah kita mendoa, "Indonesia bahagia!" Suburlah Tanahnya, Suburlah jiwanya, Bansanya, Rakyatnya semuanya. Sadarlah hatinya, Sadarlah budinya Untuk Indonesia Raya. (Điệp khúc) 3.Indonesia! Tanahku yang suci, Tanah kita yang sakti. Disanalah aku berdiri Menjaga ibu sejati. Indonesia! Tanah berseri, Tanah yang aku sayangi. Marilah kita berjanji: "Indonesia abadi!" Slamatlah Rakyatnya, Slamatlah putranya, Pulaunya, lautnya semuanya. Majulah Negrinya, Majulah Pandunya Untuk Indonesia Raya. (Điệp khúc) Dịch nghĩa tiếng Việt Dưới đây là bản dịch tạm của bài Indonesia trong tiếng Việt.
Sao lạ là một ngôi sao quark làm từ vật chất quark lạ. Chúng tạo thành một nhóm nhỏ dưới thể loại sao quark. Những ngôi sao lạ có thể tồn tại mà không liên quan đến giả định Bodmer của Witten về sự ổn định ở nhiệt độ và áp suất gần như bằng không, vì vật chất quark lạ có thể hình thành và duy trì ổn định ở lõi của các sao neutron, giống như vật chất quark thông thường có thể. Những ngôi sao kỳ lạ như vậy tự nhiên sẽ có lớp vỏ vật liệu sao neutron. Độ sâu của lớp vỏ sẽ phụ thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh vật lý của toàn bộ ngôi sao và vào các tính chất của vật chất quark lạ nói chung. Các ngôi sao được tạo thành một phần từ vật chất quark (bao gồm cả vật chất quark lạ) cũng được gọi là sao lai tạo (hybrid star). Lớp vỏ sao lạ trên lý thuyết này được đề xuất là một lý do có thể đằng sau các vụ nổ radio nhanh (FRBs). Đây vẫn chỉ là lý thuyết, nhưng có bằng chứng tốt rằng sự sụp đổ của các lớp vỏ sao lạ này có thể là khởi đầu của một vụ nổ này. Đối với lớp vỏ nói trên sụp đổ từ một ngôi sao lạ, nó phải tích tụ vật chất từ môi trường của nó dưới một hình thức nào đó. Việc phát hành một lượng nhỏ vật chất này thậm chí còn gây ra hiệu ứng xếp tầng trên lớp vỏ của ngôi sao. Điều này được cho là dẫn đến sự giải phóng lớn năng lượng từ tính cũng như các cặp electron và positron trong các giai đoạn ban đầu của giai đoạn sụp đổ. Sự giải phóng các hạt năng lượng cao và năng lượng từ tính này trong một khoảng thời gian ngắn như vậy làm cho các cặp electron / positron mới được giải phóng được hướng về các cực của ngôi sao lạ do năng lượng từ tính tăng lên do sự tiết ra ban đầu của vật chất lạ. Khi các cặp electron/positron này được hướng đến các cực của ngôi sao, chúng sẽ bị đẩy ra với vận tốc tương đối, được đề xuất là một trong những nguyên nhân gây ra FRBs.
(, nghĩa là "Hành khúc Hoàng gia") là quốc ca của vương quốc Tây Ban Nha, một trong một số các quốc ca không có lời. Nó cũng được gọi là Himno Nacional de España, tức là "Quốc ca Tây Ban Nha". Lịch sử Quốc ca Tây Ban Nha là một trong những quốc ca cổ nhất của các nước Âu Châu và có nguồn gốc không biết. Nó được nói đến lần đầu tiên trong một văn kiện đề năm 1761: cuốn Libro de Ordenanza de los toques militares de la Infantería Española ("Sách Bộ binh Tây Ban Nha về các Kèn lệnh Quân đội") bởi Manuel de Espinosa. Điệu được gọi La Marcha Granadera ("Hành khúc Lính ném lựu đạn"); tuy nhiên, ông không đề tên người soạn nhạc. Năm 1770, Quốc vương Carlos III tuyên bố rằng Marcha Granadera là "Hành khúc nghi lễ", bằng cách ấy nó được chơi ở những tổ chức công khai và nghi thức. Bởi vì nó được chơi ở những tổ chức công khai khi hoàng gia có mặt ở đấy, dân Tây Ban Nha nhìn Marcha Granadera là quốc ca và gọi nó là Marcha Real ("Hành khúc Hoàng gia"). Dưới Cộng hòa Tây Ban Nha đệ nhị (1931–1939), El Himno de Riego thay cho La Marcha Real là quốc ca Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi Nội chiến kết thúc, Francisco Franco mang lại La Marcha Real là quốc ca, dưới tên cũ La Marcha Granadera. Francisco Grau được ủy thác để viết phiên bản hiện nay sau khi hiến pháp 1978 được thông qua. Vào tháng 10 năm 1997 Quốc vương Juan Carlos I ra sắc lệnh điều chỉnh cách sử dụng Marcha Real chính thức như quốc ca Tây Ban Nha. Lời Tuy Marcha Real không có lời ngày nay, nó vẫn có lời ngày xưa. Một phiên bản được sử dụng dưới triều Alfonso XIII và phiên bản khác được sử dụng dưới nền chuyên chính của Tổng tư lệnh Franco; tuy nhiên, hai phiên bản đó không chính thức. Lời tiếng Việt Tây Ban Nha muôn năm! Tất cả chúng ta đều cùng nhau hát vang với một giọng hát khác và một trái tim Tây Ban Nha muôn năm! Từ những thung lũng xanh đến những bờ biển bao la Cùng hát vang về tình yêu Tổ Quốc yêu Quê Hương Chà, anh ấy biết ôm rồi Dưới bầu trời xanh của vùng quê, Các dân tộc trong tự do. Vinh quang cho Ta mà Ta cống hiến cho lịch sử công lý và sự vĩ đại Dân chủ và hòa bình
Sri Lanka Matha là quốc ca của Sri Lanka. Lời tiếng Sinhala Sri Lanka Matha, apa Sri Lanka, Namo Namo Namo Namo Matha. Sundara siri barini, Surändi athi Sobamana Lanka Dhanya dhanaya neka mal pala thuru piri, jaya bhoomiya ramya. Apa hata säpa siri setha sadana, jee vanaye Matha! Piliganu mana apa bhakti pooja, Namo Namo Matha. Apa Sri Lanka, Namo Namo Namo Namo Matha, apa Sri Lanka, Namo Namo Namo Namo Matha. Obave apa vidya obamaya apa sathya obave apa shakti apa hada thula bhakti oba apa aloke apage anuprane oba apa jeevana ve apa muktiya obave Nava jeevana demine nithina apa Pubudu karan matha Gnana veerya vadavamina ragena yanu mana jaya bhoomi kara Eka mavekuge daru kala bavina yamu yamu wee nopama Prema vadamu sama bheda durara da Namo Namo Matha Lời tiếng Tamil Sri lankA thAyE - nam Sri Lanka nammO nammO nammO nammO thAyE nallezil poli sIraNi nalangkaL yAvum niRai vAnmaNi langkA njAlam pukaz vaLa vayal nathi malai malar naRunjsOlai koL langkA namathuRu pukalitam ena oLirvAy namathuthi El thAyE namathalai ninathati mEl vaiththOmE namathuyirE thAyE - nam Sri Lanka nammO nammO nammO nammO thAyE namathAraruL AnAy navai thavir uNarvAnAy namathOr valiyAnAy navil suthanthiram AnAy namathiLamaiyai nAttE naku mati thanaiyOttE amaivuRum aRivutanE atalseRi thuNivaruLE - nam Sri Lanka nammO nammO nammO nammO thAyE namathOr oLi vaLamE naRiya malar ena nilavum thAyE yAmellAm oru karuNai anaipayantha ezilkoL sEykaL enavE iyaluRu piLavukaL thamai aRavE izivena nIkkituvOm Iza sirOmaNi vAzvuRu pUmaNi nammO nammO thAyE - nam Sri Lanka nammO nammO nammO nammO thAyE Lời tiếng tiếng Anh Mother Lanka we salute Thee! Plenteous in prosperity, Thou, Beauteous in grace and love, Laden with grain and luscious fruit, And fragrant flowers of radiant hue, Giver of life and all good things, Our land of joy and victory, Receive our grateful praise sublime, Lanka! we worship Thee. Thou gavest us Knowledge and Truth, Thou art our strength and inward faith, Our light divine and sentient being, Breath of life and liberation. Grant us, bondage free, inspiration. Inspire us for ever. In wisdom and strength renewed, Ill-will, hatred, strife all ended, In love enfolded, a mighty nation Marching onward, all as one, Lead us, Mother, to fullest freedom. Lời tiếng tiếng Việt Mẹ Lanka chúng tôi chào Ngài! Nhiều trong sự thịnh vượng, Ngươi, Đẹp trong ân sủng và tình yêu, Đầy ngũ cốc và trái cây ngon, Và thơm hoa của màu sắc rạng rỡ, Đấng ban sự sống và tất cả những điều tốt đẹp, Đất của chúng tôi niềm vui và chiến thắng, Nhận được lời khen ngợi biết ơn của chúng tôi tuyệt vời, Lanka! chúng ta thờ phượng Ngài.
GIMP ( ) viết tắt của GNU Image Manipulation Program, là một phần mềm tự do nguồn mở được sử dụng để chỉnh sửa hình ảnh, vẽ tự do, chuyển đổi giữa các định dạng hình ảnh khác nhau và các tác vụ chuyên biệt hơn. Nó là một chương trình để tạo ra và xử lý đồ họa raster, nhưng cũng có hỗ trợ cho đồ họa vector. Dự án được bắt đầu xây dựng từ năm 1995 bởi Spencer Kimball và Peter Mattis và hiện được bảo trì bởi một nhóm tình nguyện viên. GIMP được phát hành theo giấy phép GPLv3+ và có sẵn cho Linux, macOS, và Microsoft Windows. Giao diện tiếng Việt cho phần mềm này hiện còn tương đối hạn chế. Lịch sử GIMP Ban đầu được phát hành với tên gọi General Image Manipulation Program. Năm 1995 Spencer Kimball và Peter Mattis bắt đầu phát triển GIMP như một dự án dài cả học kỳ tại University of California, Berkeley cho eXperimental Computing Facility. Năm 1996 GIMP (0.54) được phát hành dưới dạng bản phát hành công khai đầu tiên. Vào năm sau Richard Stallman đã đến thăm UC Berkeley, nơi Spencer Kimball và Peter Mattis hỏi liệu họ có thể thay đổi General thành GNU (tên được đặt cho hệ điều hành do Stallman tạo ra). Richard Stallman đã chấp thuận và định nghĩa của từ viết tắt GIMP đã được thay đổi thành GNU Image Manipulation Program. Điều này phản ánh sự tồn tại mới của nó khi được phát triển dưới dạng Phần mềm tự do như là một phần của dự án GNU. Số lượng kiến trúc máy tính và hệ điều hành được hỗ trợ đã mở rộng đáng kể kể từ lần phát hành đầu tiên. Bản phát hành đầu tiên hỗ trợ các hệ thống UNIX, chẳng hạn như Linux, SGI IRIX và HP-UX. Kể từ khi phát hành lần đầu, GIMP đã được port sang nhiều hệ điều hành, bao gồm Microsoft Windows và macOS; Port ban đầu cho nền tảng Windows 32-bit được khởi động bởi lập trình viên người Phần Lan Tor M. Lillqvist (tml) vào năm 1997 và được hỗ trợ trong phiên bản GIMP 1.1. Sau lần phát hành đầu tiên, GIMP đã nhanh chóng được thông qua và một cộng đồng những người đóng góp được hình thành. Cộng đồng bắt đầu phát triển các hướng dẫn, artwork và chia sẻ các quy trình và kỹ thuật làm việc tốt hơn. Một bộ công cụ GUI có tên GTK (GIMP tool kit)đã được phát triển để tạo điều kiện cho GIMP phát triển. GTK đã được thay thế bởi GTK+ kế nhiệm của nó sau khi được thiết kế lại bằng cách sử dụng các kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Sự phát triển của GTK+ được cho là do Peter Mattis trở nên không hài lòng với bộ công cụ Motif mà GIMP sử dụng ban đầu; Motif đã được sử dụng cho đến khi bản GIMP 0.60. Phát triển GIMP được các tình nguyện viên phát triển chủ yếu như một dự án phần mềm tự do nguồn mở được liên kết với cả các dự án GNU và Gnome. Quá trình phát triển diễn ra trong kho lưu trữ mã nguồn git công khai, trên mailing lists công cộng và trong các kênh trò chuyện công khai trên mạng GIMPNET IRC. Các tính năng mới được tổ chức trong các nhánh mã nguồn riêng biệt công khai và được sáp nhập vào nhánh chính (hoặc phát triển) khi nhóm GIMP chắc chắn rằng chúng sẽ không làm hỏng các chức năng hiện có. Đôi khi, điều này có nghĩa là các tính năng xuất hiện hoàn chỉnh không được hợp nhất hoặc mất vài tháng hoặc nhiều năm trước khi chúng có sẵn trong GIMP. GIMP được phát hành dưới dạng mã nguồn. Sau đó các trình cài đặt và gói phát hành mã nguồn được tạo cho các hệ điều hành khác nhau bởi các bên có thể không liên hệ với các nhà bảo trì GIMP. Số phiên bản được sử dụng trong GIMP được thể hiện theo định dạng major-minor-micro, với mỗi số mang một ý nghĩa cụ thể: số đầu tiên (major) chỉ được tăng cho các phát triển chính (và hiện tại là 2). Số thứ 2 (minor) được tăng lên với mỗi lần phát hành các tính năng mới, với các số lẻ dành riêng cho các phiên bản phát triển đang thực hiện và các số chẵn được gán cho các bản phát hành ổn định; số thứ ba (micro) được tăng lên trước và sau mỗi lần phát hành (với số chẵn cho bản phát hành và số lẻ cho ảnh chụp nhanh phát triển) với bất kỳ sửa lỗi nào sau đó được áp dụng và phát hành cho phiên bản ổn định. Mỗi năm GIMP tham gia một số vị trí trong Google Summer of Code (GSoC); cho đến nay GIMP đã tham gia trong tất cả các năm trừ năm 2007. Từ 2006 đến 2009 đã có chín dự án GSoC được liệt kê là thành công, mặc dù không phải tất cả các dự án thành công đã được sáp nhập vào GIMP ngay lập tức. Healing brush và các công cụ nhân bản phối cảnh và các ràng buộc Ruby đã được tạo ra như một phần của GSoC năm 2006 và có thể được sử dụng trong phiên bản 2.8.0 của GIMP, mặc dù có ba dự án khác đã được hoàn thành và sau đó có sẵn trong phiên bản GIMP ổn định; những dự án đó là Vector Layer (cuối năm 2008 là 2.8 và master), và một plugin JPEG 2000 (giữa năm 2009 vào 2.8 và master). Một số dự án GSoC đã được hoàn thành trong năm 2008, nhưng đã được sáp nhập vào bản phát hành GIMP ổn định vào cuối năm 2009 đến 2014 cho Version 2.8.xx và 2.9.x. Một số chúng cần thêm một số mã làm việc cho cây chủ. Phiên bản phát triển 2.9 công khai thứ 2 là 2.9.4 với nhiều cải tiến sâu sắc sau phiên bản công khai 2.9.2 ban đầu. Phiên bản phát triển 2.9 công khai thứ ba là Phiên bản 2.9.6. Một trong những tính năng mới là loại bỏ giới hạn kích thước 4GB của file XCF. Tăng các luồng có thể lên 64 cũng là một điểm quan trọng để thực hiện song song hiện đại trong bộ xử lý AMD Ryzen và Intel Xeon thực tế. Phiên bản 2.9.8 bao gồm nhiều sửa lỗi và cải tiến về gradients và clips. Những cải tiến về hiệu suất và tối ưu hóa ngoài việc tìm lỗi là mục tiêu phát triển cho 2.10.0. Bản beta cho MacOS có sẵn với phiên bản 2.10.4 Phiên bản ổn định tiếp theo trong lộ trình là 3.0 với một port GTK3. Giao diện người dùng Giao diện người dùng của GIMP được thiết kế bởi một nhóm thiết kế chuyên dụng và khả năng sử dụng. Nhóm này được thành lập sau khi các nhà phát triển của GIMP đăng ký tham gia dự án OpenUsability. Một nhóm thảo luận giao diện người dùng đã được tạo cho GIMP, nơi người dùng GIMP có thể gửi đề xuất của họ về cách họ nghĩ giao diện người dùng GIMP có thể được cải thiện. GIMP được trình bày ở hai dạng, chế độ một và đa cửa sổ; GIMP 2.8 mặc định ở chế độ đa cửa sổ. Trong chế độ đa cửa sổ, một bộ cửa sổ chứa tất cả chức năng của GIMP. Theo mặc định, các công cụ và cài đặt công cụ ở bên trái và các hộp thoại khác ở bên phải. Thẻ layers thường ở bên phải của thẻ công cụ, và cho phép người dùng làm việc riêng lẻ trên các layer hình ảnh riêng biệt. Các layers có thể được chỉnh sửa bằng cách nhấp chuột phải vào một layercụ thể để hiển thị các tùy chọn chỉnh sửa cho layer đó. thẻ công cụ và thẻ layer là các thẻ có thể gắn phổ biến nhất. Libre Graphics Meetings Libre Graphics Meeting (LGM) là một sự kiện thường niên nơi mà các nhà phát triển của GIMP và các dự án khác gặp nhau để thảo luận về các vấn đề liên quan đến phần mềm đồ họa tự do nguồn mở. Các nhà phát triển GIMP tổ chức các phiên birds of a feather (BOF) tại sự kiện này. Phân phối Phiên bản hiện tại của GIMP hoạt động với nhiều hệ điều hành, bao gồm Linux, macOS và Microsoft Windows. Nhiều bản phân phối Linux bao gồm GIMP như một phần hệ điều hành desktop của họ, ví dụ như Fedora và Debian. Trang web GIMP liên kết đến các trình cài đặt nhị phân do Jernej Simončič biên soạn cho nền tảng. MacPorts đã được liệt kê là nhà cung cấp được đề xuất cho các bản build Mac của GIMP, nhưng điều này không còn cần thiết như phiên bản 2.8.2 và sau đó chạy tự nhiên trên macOS. GTK+ ban đầu được thiết kế để chạy trên máy chủ X11, port của GIMP tới macOS is đơn giản hơn so với việc tạo port cho Windows. GIMP cũng có sẵn như là một phần của gói Ubuntu noroot từ Google Play Store trên Android. Vào tháng 11 năm 2013, GIMP đã xóa phần tải xuống từ SourceForge, trích dẫn các nút tải xuống gây hiểu lầm có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng, cũng như trình cài đặt Windows của SourceForge, bao gồm các chương trình không mong muốn. Trong một tuyên bố, GIMP đã gọi SourceForge là "nơi hữu ích và đáng tin cậy để phát triển và lưu trữ các ứng dụng FLOSS" hiện phải đối mặt với "một vấn đề với quảng cáo mà họ cho phép trên trang web của mình..." Tranh cãi về SourceForge GIMP, đã ngừng sử dụng SourceForge làm mirror download vào tháng 11 năm 2013, đã báo cáo vào tháng 5 năm 2015 rằng SourceForge đã lưu trữ các phiên bản bị nhiễm virus của các file nhị phân Windows của họ trên thư mục Open Source Mirror của họ. Đánh giá chuyên nghiệp Lifewire đã đánh giá GIMP tháng 3/2019, viết rằng "(đối với những người chưa từng trải nghiệm Photoshop, GIMP chỉ đơn giản là một chương trình xử lý hình ảnh rất mạnh mẽ," và "nếu bạn sẵn sàng đầu tư thời gian để học nó, nó có thể một công cụ đồ họa rất tốt." NĂng lực của GIMP để sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp thường xuyên được xem xét; nó thường được so sánh và đề xuất như một sự thay thế khả dĩ cho Adobe Photoshop. GIMP có chức năng tương tự Photoshop, nhưng có giao diện người dùng khác. GIMP 2.6 đã được sử dụng để tạo ra gần như tất cả các tác phẩm nghệ thuật trong Lucas the Game, một video game độc lập của nhà phát triển Timothy Courtney. Courtney bắt đầu phát triển Lucas the Game vào đầu năm 2014, và video game đã được xuất bản cho PC và Mac vào tháng 7/2015. Courtney giải thích GIMP là một công cụ mạnh mẽ, hoàn toàn có khả năng cho các dự án chuyên nghiệp lớn, như trò chơi điện tử. Chế độ một cửa sổ được giới thiệu trong GIMP 2.8 đã được xem xét vào năm 2012 bởi Ryan Paul của Ars Technica, và lưu ý rằng nó làm cho trải nghiệm người dùng cảm thấy "hợp lý hơn và ít lộn xộn hơn". Michael Burns, viết cho Macworld năm 2014, đã mô tả giao diện một cửa sổ của GIMP 2.8.10 là một "cải tiến lớn". Trong bài đánh giá về GIMP cho ExtremeTech vào tháng 10 năm 2013, David Cardinal lưu ý rằng danh tiếng của GIMP là khó sử dụng và thiếu các tính năng đã "thay đổi đáng kể trong vài năm qua" và rằng "không còn là một sự thay thế tê liệt cho Photoshop ". Ông mô tả script của GIMP là một trong những thế mạnh của nó, nhưng cũng nhận xét rằng một số tính năng của Photoshop giống như Text, 3D commands, Adjustment Layers và History ít mạnh hơn hoặc bị thiếu trong GIMP. Cardinal đã mô tả bộ chuyển đổi UFRawcho các hình ảnh thô được sử dụng với GIMP, lưu ý rằng nó vẫn "đòi hỏi một chút kiên nhẫn để tìm ra cách sử dụng các khả năng nâng cao hơn đó". Cardinal tuyên bố rằng GIMP "đủ dễ để thử" mặc dù không có hệ thống tài liệu và trợ giúp được phát triển tốt như Photoshop, kết luận rằng nó "đã trở thành một lựa chọn thay thế xứng đáng cho Photoshop cho bất kỳ ai có ngân sách không cần tất cả Photoshop bộ tính năng rộng lớn". Linh vật Wilber là linh vật chính thức của GIMP. Wilber có liên quan bên ngoài GIMP với tư cách là một tay đua trong SuperTuxKart và được hiển thị trên Bibliothèque nationale de France (Thư viện Quốc gia của Pháp) như một phần của Project Blinkenlights. Wilber được tạo ra tại một thời điểm trước ngày 25 tháng 9 năm 1997 bởi Tuomas Kuosmanen (tigert) và từ đó đã nhận được thêm các phụ kiện và bộ dụng cụ xây dựng để giảm bớt quá trình. Phân nhánh và dẫn xuất Do tính chất tự do nguồn mở của GIMP, một vài phân nhánh,các biến thể và dẫn xuất của chương trình máy tính đã được tạo ra để phù hợp với nhu cầu của người tạo ra chúng. Mặc dù GIMP có sẵn cho các hệ điều hành phổ biến, các biến thể của GIMP có thể dành riêng cho hệ điều hành. Các biến thể này không được lưu trữ cũng như không được liên kết trên trang web GIMP. Trang web GIMP cũng không lưu trữ các bản build GIMP cho các hệ điều hành tương tự Unix hoặc Windows, mặc dù nó có chứa một liên kết đến bản build Windows. Các biến thể nổi tiếng bao gồm: CinePaint: Trước đây là Film Gimp, Nó là phân nhánh của GIMP version 1.0.4, được sử dụng để chỉnh sửa từng khung hình của phim truyện. CinePaint hỗ trợ độ sâu màu điểm nổi lên tới 32 bit cho mỗi kênh, cũng như quản lý màu và HDR. CinePaint được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp phim do chủ yếu là hỗ trợ các định dạng hình ảnh có độ trung thực cao. Nó có sẵn cho BSD, Linux, và macOS. GIMP classic: Một bản vá chống lại mã nguồn GIMP v2.6.8 được tạo để hoàn tác các thay đổi được thực hiện cho giao diện người dùng trong GIMP v2.4 đến v2.6. Bản build GIMP classic cho Ubuntu đã có sẵn. Kể từ tháng 3 năm 2011, một bản vá mới có thể được tải xuống các bản vá này dựa trên GIMP v2.7 thử nghiệm. GIMP Portable: Một phiên bản portable của GIMP cho Microsoft Windows XP trở lên bảo tồn brushes và cài đặt trước giữa các máy tính GIMPshop: Công cụ phái sinh của GIMP có giao diện nhái lại Adobe Photoshop. Việc phát triển GIMPshop đã bị dừng lại vào năm 2006 và dự án bị từ chối bởi nhà phát triển, Scott Moschella, sau khi một bên không liên quan đăng ký "GIMPshop" là một phần của tên miền Internet và chuyển khỏi trang web thuộc về Moschella trong khi chấp nhận quyên góp và kiếm tiền từ quảng cáo nhưng không mang lại thu nhập nào cho Moschella GimPhoto: GimPhoto theo truyền thống Photoshop-UI của GIMPshop. Có thể sửa đổi nhiều hơn với công cụ GimPad. GimPhoto đang dừng ở phiên bản 24.1 cho Linux và Windows (dựa trên GIMP v2.4.3) và phiên bản 26.1 trên macOS (dựa trên GIMP v2.6.8). Trình cài đặt được bao gồm cho Windows 7, 8.1 và 10; macOS 10,6+; Ubuntu 14 và Fedora; cũng như mã nguồn. Chỉ có một nhà phát triển đang làm việc trong dự án này, vì vậy các bản cập nhật nhanh và các phiên bản mới dựa trên Gimp 2.8.x hoặc 2.9.x không được lên kế hoạch. Instrumented GIMP (ingimp): Được tạo tại Đại học Waterloo để theo dõi và báo cáo sự tương tác của người dùng với chương trình để tạo số liệu thống kê về cách sử dụng GIMP, lần đầu tiên được phát hành vào ngày 5 tháng 5 năm 2007. Các số liệu thống kê được thu thập công khai miễn phí trên dự án trang web sau khi được ẩn danh. Trang web ingimp đã ngừng hoạt động vào năm 2014. McGimp: Một port độc lập cho macOS nhằm chạy GIMP trực tiếp trên nền tảng này và tích hợp nhiều plugin nhằm tối ưu hóa ảnh. Tiện ích mở rộng đáng chú ý GIMP Animation Package (GAP) Một plug-in GIMP cho phép tạo ảnh động. GAP có thể lưu ảnh động dưới nhiều định dạng, bao gồm GIF và AVI. Chức năng ảnh động dựa trên khả năng đánh số tên file và hình ảnh của GIMP. Ảnh động được tạo bằng cách đặt từng khung trên lớp riêng của nó (nói cách khác, coi mỗi lớp là cel hoạt hình) hoặc bằng cách thao tác từng file được đánh số như thể đó là khung trong video: di chuyển, xoay, lật, thay đổi màu sắc, áp dụng các bộ lọc, v.v. cho các lớp bằng cách tận dụng phép nội suy trong các lệnh gọi hàm (sử dụng plug-in), trong phạm vi khung đã chỉ định. Dự án kết quả có thể được lưu dưới dạng GIF động hoặc file video được mã hóa. GAP cũng cung cấp chuyển tiếp lớp được lập trình, thay đổi tốc độ khung hình và di chuyển đường dẫn, cho phép tạo ra các hình ảnh động tinh vi. GIMP Paint Studio (GPS) Một bộ sưu tập bút vẽ và cài đặt trước công cụ đi kèm, nhằm vào các nghệ sĩ và nhà thiết kế đồ họa. Nó tăng tốc các tác vụ lặp đi lặp lại và có thể lưu cài đặt công cụ giữa các phiên. Resynthesizer Một tập hợp các plugin ban đầu được phát triển như một phần của luận án tiến sĩ của Paul Harrison cung cấp tính năng "context-aware fill", bao gồm heal selection, heal transparency, uncrop và general resynthesize (các plugin khác là các chuyên môn thân thiện với người dùng của plugin này). plugin hiện được duy trì bởi Lloyd Konneker. Một số sử dụng cho plugin đang tạo ra nhiều kết cấu hơn, bao gồm tạo các kết cấu có thể điều chỉnh được, xóa các đối tượng khỏi hình ảnh để chạm vào ảnh và tạo hình ảnh theo chủ đề. G'MIC Một framework xử lý hình ảnh nguồn mở có phân phối dưới dạng plugin GIMP cung cấp hàng trăm bộ lọc khác nhau cung cấp bản xem trước và cài đặt tham số. Có một vài bộ lọc khử nhiễu mạnh mẽ. So sánh với Adobe Photoshop Hơn: Photoshop được giấy phép hỗ trợ cho hệ thống khớp màu Pantone. GIMP chưa xử lý được ảnh 16 bit trên kênh. Kém: Số lượng plugin của Photoshop nhiều hơn. GIMP không có hỗ trợ cho màu điểm. GIMP bị hạn chế trong chỉnh Gamma. GIMP bị hạn chế trong quản lý màu thông qua LittleCMS Nguyên nhân là bởi gimp là công cụ được sử dụng trên linux, mà window lại được nhiều người sử dụng hơn
GIF (viết tắt của Graphics Interchange Format; trong tiếng Anh nghĩa là "Định dạng Trao đổi Hình ảnh") là một định dạng tập tin hình ảnh bitmap cho các hình ảnh dùng ít hơn 256 màu sắc khác nhau và các hoạt hình dùng ít hơn 256 màu cho mỗi khung hình. GIF là định dạng nén dữ liệu đặc biệt hữu ích cho việc truyền hình ảnh qua đường truyền lưu lượng nhỏ. Định dạng này được CompuServe cho ra đời vào năm 1987 và nhanh chóng được dùng rộng rãi trên World Wide Web cho đến nay. Tập tin GIF dùng nén dữ liệu bảo toàn trong đó kích thước tập tin có thể được giảm mà không làm giảm chất lượng hình ảnh, cho những hình ảnh có ít hơn 256 màu. Số lượng tối đa 256 màu làm cho định dạng này không phù hợp cho các hình chụp (thường có nhiều màu sắc), tuy nhiên các kiểu nén dữ liệu bảo toàn cho hình chụp nhiều màu cũng có kích thước quá lớn đối với truyền dữ liệu trên mạng hiện nay. Định dạng JPEG là nén dữ liệu thất thoát có thể được dùng cho các ảnh chụp, nhưng lại làm giảm chất lượng cho các bức vẽ ít màu, tạo nên những chỗ nhòe thay cho các đường sắc nét, đồng thời độ nén cũng thấp cho các hình vẽ ít màu. Như vậy, GIF thường được dùng cho sơ đồ, hình vẽ nút bấm và các hình ít màu, còn JPEG được dùng cho ảnh chụp. Định dạng GIF đã được đăng ký sở hữu trí tuệ bởi Unisys, và những ai muốn viết chương trình để tạo ra hoặc hiển thị tập tin GIF phải trả tiền bản quyền. Tiêu chuẩn định dạng PNG đã ra đời để thay thế GIF, giảm các hạn chế luật pháp và hạn chế công nghệ. Nay giấy phép sở hữu trí tuệ của Unisys đã hết hạn, nhưng PNG vẫn được ưa chuộng do có nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội, và đã trở thành định dạng phổ biến thứ 3 trên mạng. Lịch sử Công ty CompuServe đã cho ra đời định dạng GIF vào năm 1987 để cung cấp khả năng định dạng hình ảnh màu trong khu vực tải file thay thế cho định dạng RLE (chỉ gồm 2 màu trắng đen) của họ. Định dạng GIF đã trở nên thông dụng vì khả năng sử dụng kỹ thuật nén LZW - một kỹ thuật nén cho hiệu cao hơn cả PCS và MacPaint sử dụng. Điều này giúp cho việc tải những hình ảnh màu lớn về trở nên dễ dàng hơn, thậm chí với những modem rất chậm. Phiên bản ban đầu của các định dạng GIF được gọi là 87a. Năm 1989, CompuServe cho ra đời một phiên bản nâng cao, được gọi là 89a - hỗ trợ cho những hình ảnh động, màu sắc trong suốt và ứng dụng khả năng siêu lưu trữ. Hai phiên bản có thể phân biệt bằng cách nhìn vào sáu byte đầu tiên của tập tin (được gọi là "con số ma thuật" hay "chữ ký"), khi chuyển sang mã ASCII được hiểu tương ứng là "GIF87a" và "GIF89a". GIF là một trong số hai định dạng ảnh đầu tiên thường sử dụng trên những trang web. Cái còn lại là XBM (hình trắng đen) Với tính năng nhiều tính năng ưu việt như lưu trữ nhiều hình trên cùng một file, tạo hình động có thể ứng dụng trên web,...GIF đã trở nên hết sức phổ biến và là chuẩn thông dụng cho đến ngày nay Sử dụng Kich thước tập tin hình ảnh là một vấn đề quan trọng cho tốc độ truyền tin trên mạng, ngay cả với mạng băng thông rộng. GIF là một giải pháp tốt cho hình ảnh trên mạng, cho các hoạt hình nhỏ và ngắn. Đa phần các biểu trưng và các hình ảnh nhỏ trong thiết kế trang mạng ở định dạng GIF hay PNG vì các định dạng này hoạt động tốt cho hình ảnh chứa các mảng lớn có cùng màu sắc hoặc có chi tiết lặp lại. JPEG không thể nén các mảng màu lớn với đường nét chuyển màu sắc nét. JPEG được dùng cho ảnh chụp có chứa tới 16 triệu màu sắc. Những hình ảnh không được nén như Windows bitmap được dùng trong trường hợp tốc độ xử lý ảnh quan trọng hơn là kích thước tập tin, vì các ảnh không nén được xử lý nhanh hơn. Màu Định dạng GIF dựa vào các bảng màu: một bảng chứa tối đa 256 màu khác nhau cho biết các màu được dùng trong hình. Một trong số các màu trong bảng màu có thể được đặt là trong suốt. Định dạng thay thế Định dạng PNG được thiết kế để thay GIF, cho hình ảnh tĩnh. PNG nén tốt hơn và có nhiều tính năng kỹ thuật hay hơn GIF. Tất cả tính năng của GIF, trừ nén hoạt hình, đều được hỗ trợ bởi PNG. Các trình duyệt mạng hiện đại đều hỗ trợ PNG. MNG, một định dạng gần với PNG để hỗ trợ hoạt hình đã đạt phiên bản 1.0 vào năm 2001 nhưng hiện chưa có mấy trình duyệt hỗ trợ định dạng này. Năm 2004, định dạng APNG được gợi ý để tăng thêm tính năng hỗ trợ hoạt hình, đồng thời vẫn tương thích với các phần mềm chỉ hiểu định dạng PNG.
IAST, viết tắt của International Alphabet of Sanskrit Transliteration (hay Bảng chữ cái chuẩn quốc tế ký âm Latinh tiếng Phạn), là một tiêu chuẩn học thuật được dùng để ký âm tiếng Phạn với bảng ký tự Latinh, rất giống với chuẩn Latinh hoá theo National Library at Calcutta romanization đang được áp dụng với nhiều bộ chữ Ấn Độ. Thực tế thì IAST đã là tiêu chuẩn được dùng trong các văn bản in ấn như sách hoặc tạp chí và cùng với sự phổ biến của các bộ chữ theo mã thống nhất (Unicode), nó ngày càng được áp dụng trong các văn bản điện tử. Chuẩn này được đặt trên chuẩn căn bản được đề ra ở hội nghị của các nhà Đông phương học tại Athena năm 1912. Chuẩn IAST cho phép ký âm bộ chữ Devanāgarī không mất mát và như thế, nó không chỉ trình bày các âm tố của tiếng Phạn mà cũng cho phép trình bày cách ký âm đọc (ví dụ như âm phóng xuất ḥ là một Đồng vị âm (en. allophone) của các ký tự r và s đứng cuối chữ) Tổng mục của các ký tự như sau:
Thuật ngữ Môi trường bên trong (tiếng Pháp: le milieu intérieur, tiếng Anh: the internal environment) được đề ra bởi nhà sinh lý học người Pháp Claude Bernard để chỉ dịch ngoài tế bào (dịch ngoại bào). Khoảng 60 % khối lượng cơ thể người là dịch, chủ yếu là nước trong đó hòa tan các ion cùng nhiều chất khác. 2/3 lượng dịch này ở bên trong các tế bào - gọi là dịch nội bào, 1/3 còn lại bên ngoài các tế bào gọi là dịch ngoại bào. Mô kẽ chứa 80% dịch ngoại bào, 20% kia lưu thông trong huyết tương (dĩ nhiên sự phân chia này chỉ là khiên cưỡng bởi lẽ dịch ở mô kẽ và trong huyết tương trao đổi liên tục). Dịch ngoại bào luân chuyển thường xuyên khắp cơ thể. Chúng từ mô kẽ pha lẫn vào dòng máu tuần hoàn rồi lại được thẩm thấu vào dịch mô qua vách mao mạch. Dịch ngoại bào chứa các ion và các dưỡng chất cần thiết cho sự sống của tế bào. Do vậy, có thể nói tất cả mọi tế bào cùng sống trong một môi trường có tên gọi dịch ngoại bào. Đây chính là lý do để Claude Bernard - ông tổ của sinh lý học hiện đại - từ thế kỷ 19 đã gọi dịch ngoại bào là môi trường bên trong của cơ thể. Tế bào còn sống, tăng trưởng, sinh sản và thực hiện chức năng chuyên biệt của mình được một khi trong môi trường bên trong này còn chứa nồng độ thích hợp các chất oxy, glucozơ, amino acid, chất béo v.v. Sự khác nhau giữa dịch ngoại bào và dịch nội bào: Dịch ngoại bào chứa lượng lớn Na+, Cl- và các ion cácbônat (HCO3-, CO3--), cũng như các dưỡng chất: oxy, glucozơ, axit béo, amino acid. Nó cũng chứa CO2 đưa từ tế bào ra thải ở phổi, cùng nhiều chất thải khác để bài tiết ở thận. Dịch nội bào chứa lượng lớn K+, Mg2+ và các ion phosphat thay vì Na+ và Cl- như dịch ngoại bào. Có những cơ chế đặc biệt để vận chuyển ion qua màng tế bào giữ cho sự chênh lệch nồng độ này được duy trì.
Trong lý thuyết nhóm, một tập con của một nhóm có thể là một nhóm hoặc không. Trong trường hợp nó là một nhóm, nó được gọi là nhóm con của G. Định nghĩa Cho một nhóm G với phép toán hai ngôi *, và tập con H của G. H được gọi là nhóm con của G nếu chính H là một nhóm với phép toán * của G. Các điều kiện tương đương Cho tập con H của nhóm G. Các mệnh đề sau là tương đương: H là nhóm con của G; Với mọi a, b H ta có và ; Với mọi a, b H ta có ; Các nhóm con đặc biệt Cho G là một nhóm với phép toán * và phần tử đơn vị 1. Chính G là một nhóm con của G Tập con gồm một phần tử đơn vị {1} của G là một nhóm con của G (gọi là nhóm con tầm thường). Giao của một họ bất kỳ các nhóm con của G là một nhóm con của G. Nếu a G thì tập H các phần tử là luỹ thừa của phần tử a H= là một nhóm con của G. Nhóm con sinh bởi một tập con Cho A là tập con của G. Nhóm con nhỏ nhất H của G chứa A được gọi là nhóm con sinh bởi A. Nếu H=G ta nói A là tập sinh của G. Nếu nhóm G sinh bởi một tập con có một phần tử {a} thì G được gọi là nhóm cyclic, phần tử a được gọi là phần tử sinh của G Các nhóm cyclic hữu hạn có nhiều ứng dụng trong lý thuyết mật mã. Các ví dụ Xét tập các số nguyên như một nhóm với phép cộng. Nhóm con sinh bởi tập hợp gồm một số nguyên k là {x.k | x } Nhóm con sinh bởi tập m số nguyên là tập Xét nhóm cộng theo modulo 6 các số tự nhiên nhỏ hơn 6. Ta có các nhóm con sinh bởi các phần tử 2,3 là: = = Xét tập các số tự nhiên nhỏ hơn 12 và nguyên tố với 12: ={ 1, 5, 7, 11} với phép nhân modulo 12. Ta có bảng nhân sau: Ta có các nhóm con của nhóm nhân sau: Nhóm con { 1} sinh bởi phần tử 1 Nhóm con { 1, 5} sinh bởi phần tử 5 Nhóm con { 1, 7} sinh bởi phần tử 7 Nhóm con { 1, 11} sinh bởi phần tử 11 Các nhóm con chứa nhiều hơn một phần tử khác 1 đều trùng với chính Nhóm con chuẩn tắc Cho H là một nhóm con của G. Ký hiệu xH là tập con của G gồm các phần tử dạng x.h trong đó x G và h H. xH được gọi là lớp trái của H. Tương tự Ký hiệu Hx là tập con của G gồm các phần tử dạng h.x trong đó x G và h H. Hx được gọi là lớp phải của H. Định lý Các lớp xH, x G tạo thành một phân hoạch của tập G; Các lớp Hx, x G tạo thành một phân hoạch của tập G; Hx=xH với mọi xG khi và chỉ khi với mọi xG và mọi h H. Định nghĩa Nhóm con H của G được gọi là nhóm con chuẩn tắc của G nếu Hx=xH với mọi xG, hay tương đương với mọi xG và mọi h H. Ví dụ Mọi nhóm con của nhóm Abel đều là nhóm con chuẩn tắc. Xét nhóm các phép thế S3 của ba số tự nhiên dương đầu tiên 1, 2, 3. S3 gồm 6 phép thế sau: Ta có bảng nhân của Có thể kiểm tra Nhóm con của sinh bởi gồm e, ; Nhóm con của sinh bởi gồm e, ; Nhóm con của sinh bởi gồm e, ; Nhóm con của sinh bởi gồm e, ; Nhóm con của sinh bởi gồm e,
SVG (viết tắt của Scalable Vector Graphics) là một ngôn ngữ đánh dấu (markup language) XML và dùng để miêu tả các hình ảnh đồ họa véc tơ hai chiều, tĩnh và hoạt hình, thường dành cho ứng dụng trên các trang mạng. SVG thuộc tiêu chuẩn mở và được quản lý bởi tổ chức World Wide Web Consortium, một tổ chức quản lý nhiều chuẩn khác như HTML, XHTML... Các tập tin có đuôi ".svg" được mặc định hiểu là tập tin SVG. SVG có thể phóng to thu nhỏ mọi kích cỡ mà không giảm chất lượng hình ảnh. Vì thế, nó được dùng nhiều trong các bản đồ, sơ đồ. Đối thủ chính của SVG là Macromedia Flash, nhưng Macromedia Flash không phải là một chuẩn mở. Ưu điểm Vì là định dạng đồ họa vectơ, lợi điểm của SVG là khả năng hiển thị tốt ở mọi kích cỡ và độ phân giải. Với một kích thước tương tự, một tập tin SVG có thể chứa nhiều thông tin hơn là một tập tin định dạng nhị phân khác (GIF, PNG,...). SVG là một chuẩn mở, nó cho phép việc tùy biến theo mục đích sử dụng một cách dễ dàng. Các hình ảnh SVG có thể được dễ dàng sửa chữa và phát triển sau này, khác với đồ họa mảng thường là sản phẩm cuối cùng của các xử lý ảnh, không chứa mã nguồn các lớp ảnh. Các tập tin SVG ở dạng văn bản, việc chỉnh sửa có thể thực hiện bằng các trình soạn thảo đơn giản nhất. Nhược điểm SVG là ngôn ngữ không được thiết kế để sửa chữa trực tiếp trên mã nguồn. Để tạo ra các hình ảnh SVG nói chung, cần dùng các công cụ hỗ trợ. Dù SVG có thể là một lựa chọn cho hình ảnh của các trang mạng trong tương lai không xa, nó vẫn còn khá mới mẻ và cần sự hỗ trợ từ các trình duyệt mạng. Hiện nay Firefox đã hỗ trợ tương đối đầy đủ cho SVG, tuy nhiên Internet Explorer 8 và một số trình duyệt khác cần có plug-in đặt riêng lẻ. Trình duyệt và phần mềm hỗ trợ Sự phổ biến của SVG trên mạng mới ở giai đoạn bắt đầu. Lý do là các đồ họa mảng đã là thói quen khó bỏ. Một số wiki đã thử cho phép người sử dụng thay đổi trực tiếp mã SVG để sửa hình ảnh, tuy nhiên lợi ích từ việc này hiện còn hạn chế. Hiện Wikipedia chỉ hỗ trợ hiển thị định dạng SVG. Tuy nhiên việc truyền lên các tập tin SVG cho Wikipedia được khuyến khích do chúng có mã nguồn mở, giúp dễ dàng được sửa chữa và phát triển sau này, khác với đồ họa mảng thường là sản phẩm cuối cùng của các xử lý ảnh, không chứa mã nguồn các lớp ảnh. Plugin Một số trình duyệt, như Internet Explorer, cần plugin để hiển thị hình ảnh ở định dạng SVG. Các plug-in hỗ trợ SVG như: Adobe SVGViewer Corel SVGViewer Java-based SVG toolkit Hỗ trợ trực tiếp Trình duyệt Opera từ phiên bản 8.0 Beta 3 trở đi hỗ trợ SVG 1.1 Tiny. Trình duyệt Mozilla Firefox từ phiên bản 1.5 Beta 1 hỗ trợ không đầy đủ cho SVG 1.1 Full. Trình duyệt Amaya hỗ trợ một phần SVG. Trình duyệt Konqueror có hỗ trợ tương đối đầy đủ qua plugin KSVG. Phiên bản 2 của plugin này sắp được cho vào hỗ trợ trực tiếp trong trình duyệt. Trình duyệt Safari cũng sắp dùng KSVG cho hỗ trợ trực tiếp. Batik SVG Toolkit có thể được dùng trong các chương trình Java để hiện thị hay xử lý hình ảnh SVG. Trên các phương tiện di động Ikivo và Bitflash hỗ trợ dùng SVG trên điện thoại di động. Bitflash và Intesis có thể dùng cho PDA. Macromedia Flash Lite của Macromedia có thể hỗ trợ SVG Tiny từ phiên bản 1.1. Công cụ Các phần mềm xử lý đồ họa véc tơ như Adobe Illustrator hay Corel Draw đều hỗ trợ xuất và nhập dưới định dạng SVG. OpenOffice.org Draw từ phiên bản 1.1 có thể xuất tập tin SVG. Từ Draw 2.0, có thêm plugin nhập SVG. Inkscape, một phần mềm mã nguồn mở cho nhiều hệ điều hành xử lý đồ họa véc tơ, dùng định dạng mặc định SVG. Sodipodi một phần mềm tổ tiên của Inkscape, vẫn đang được phát triển. Skencil một phần mềm mã nguồn mở xử lý đồ họa véc tơ khác, cũng xuất và nhập SVG. SVGmaker tạo tập tin SVG từ các trình thông thường trong Windows. Sketsa là một phần mềm xử lý SVG có bản quyền. Ví dụ <?xml version="1.0" standalone="no" ?> <!DOCTYPE svg PUBLIC "-//W3C//DTD SVG1.1//EN" "http://www.w3.org/Graphics/SVG/1.1/DTD/svg11.dtd"> <svg width=100% height=100% version="1.1" xmlns="http://www.w3.org/2000/svg/"> <circle cx="50" cy="50" r="50" stroke="yellow" stroke-width="3" fill="blue" /> </svg>
Cycloalkan hay alkan vòng là các hợp chất hữu cơ với một hay nhiều vòng cacbon trong đó các nguyên tử hydro được đính vào phù hợp với công thức CnH2n-2x, trong đó x là số cạnh chung cho các vòng (cạnh chung chỉ tính một lần). Do vậy các cycloalkan vòng đơn có công thức tổng quát CnH2n () do không có cạnh nào chung. Các cycloalkan với vòng đơn được đặt tên tương tự như các alkan thông thường của chúng với cùng một số lượng nguyên tử cacbon: cyclopropan, cyclobutan, cyclopentan, cyclohexan, v.v. Các cycloalkan lớn hơn, với số nguyên tử cacbon trên 20 thông thường gọi là cycloparafin. Cycloalkan được phân loại thành các cycloalkan nhỏ, bình thường và lớn, trong đó cyclopropan và cyclobutan là các cycloalkan nhỏ, cyclopentan, cyclohexan, cycloheptan là các cycloalkan thường, và các cycloalkan còn lại là các cycloalkan lớn. Danh pháp Xem thêm: Danh pháp IUPAC Việc đặt tên cho các alkan đa vòng là phức tạp hơn, với tên gọi gốc chỉ ra số lượng cacbon trong hệ thống vòng, một tiền tố chỉ ra số lượng vòng (ví dụ "bicyclo" tức hai vòng), và các tiền tố bằng số để chỉ ra số lượng cacbon trong mỗi phần của mỗi vòng, loại trừ các cạnh chung. Ví dụ, bicyclooctan C8H14 bao gồm một vòng 6 thành viên và một vòng 4 thành viên, có nghĩa là chúng chia sẻ hai nguyên tử cacbon cạnh nhau và tạo ra 1 cạnh chung, là [4.2.0]-bicyclooctan. Phần của vòng 6 thành viên sau khi loại trừ cạnh chung chỉ còn 4 nguyên tử cacbon. Phần tương tự của vòng 4 thành viên sau khi loại trừ đi cạnh chung chỉ còn 2 nguyên tử cacbon. Cạnh chung sau khi loại trừ đi hai cạnh chung đã xác định trong mỗi vòng thì có 0 nguyên tử cacbon. Phản ứng Các cycloalkan thường và lớn là rất ổn định, tương tự như các alkan, và các phản ứng của chúng (các phản ứng mạch gốc tự do) là tương tự như alkan. Các cycloalkan nhỏ - cụ thể là cyclopropan (C3H6) và cyclobutan (C4H8) - có độ ổn định rất thấp do ứng suất Baeyer và sức căng vòng. Chúng phản ứng tương tự như các anken, có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng với Hydro để tạo ra alkan tương ứng(xúc tác Ni/Pt,to), cộng với dd Brom (phản ứng tương tự như hydro,trong dung môi CCl4), với acid HX đậm đặc (X là halogen) cũng như dung dịch H2SO4 đđ, do đó cycloalkan cũng làm mất màu dd brom nhưng chậm hơn so với anken. Nhưng các cycloalkan lớn không có phản ứng cộng với H2 trong cùng điều kiện. Cycloalkan tham gia phản ứng thế với các halogen và acid nitric tạo ra sản phẩm acid halide (nếu là halogen) và H2O (nếu là HNO3) Các phản ứng này là phản ứng mở vòng hay phản ứng phá vỡ của ankyl cycloalkan. Các cycloalkan có thể tạo thành trong phản ứng Diels-Alder.
Trong hóa học hữu cơ, căng vòng là hiện tượng không ổn định của các phân tử có cấu tạo mạch vòng—chẳng hạn như các cycloankan—do sự phân bổ không gian cao năng lượng không được ưa thích của các nguyên tử trong nó. Các phân tử không có cấu tạo mạch vòng không có sự căng vòng do các nguyên tử ở cuối mạch của chúng không bị cưỡng ép kết nối thành một dạng cụ thể trong định hướng không gian. Căng vòng là tổ hợp của các hiệu ứng căng xoắn và căng góc.
Trong hóa hữu cơ, nhóm sulfhydryl hay nhóm thiol là một nhóm chức bao gồm hai nguyên tử lưu huỳnh và hiđrô (-SH). Nó là gốc lưu huỳnh tương tự như nhóm hydroxyl -OH tìm thấy trong các loại rượu. Các hợp chất hữu cơ chứa nhóm thiol được biết đến như là các thiol hay như trước đây vẫn gọi là mecaptan. Do lưu huỳnh và oxy thuộc về cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố nên chúng chia sẻ một số thuộc tính liên kết hóa học tương tự nhau. Vì thế các tính chất hóa học của các hợp chất chứa nhóm sulfhydryl là tương tự như của các rượu; các thiol tạo ra các thioête, thioaxêtal và thioeste, trong đó các nguyên tử oxy có nguồn gốc trong rượu được thay thế bằng nguyên tử lưu huỳnh trong các hợp chất tương tự chứa oxy là ête, axêtal và este. Nguyên tử lưu huỳnh trong nhóm sulfhydryl có ái lực hạt nhân hơn so với nguyên tử oxy trong rượu. Nhóm S-H có tính axít rõ nét (pKa thông thường khoảng 10-11), vì thế khi ở trong môi trường base thì các anion thiolat được tạo ra và nó là anion có ái lực hạt nhân rất mạnh. Nhóm (hoặc anion tương ứng của nó) dễ bị oxy hóa bởi các chất oxy hóa như brom, tạo ra disulfua hữu cơ R-S-S-R, hoặc bởi các chất oxy hóa mạnh hơn như natri hypoclorit, tạo ra các axít sulfonic R-SO3H. Do có sự chênh lệch về độ âm điện nhỏ giữa lưu huỳnh và hiđrô, liên kết S-H trên thực tế gần như là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Các thiol ít bị liên kết bởi các liên kết hiđrô. Chúng có điểm sôi thấp hơn và hòa tan ít hơn trong nước và các dung môi phân cực khác khi so sánh với rượu có cùng một gốc. Trong vai trò nhóm chức của amino acid cystein, nhóm sulfhydryl đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh vật. Khi các nhóm sulfhydryl của hai phần còn lại của cystein (trong đơn phân tử hay trong khối đa phân tử) được đưa lại gần nhau trong quá trình tạo protein, phản ứng oxy hóa có thể tạo ra một đơn vị cystin với liên kết disulfua (-S-S-). Các liên kết disulfua có thể góp phần vào cấu trúc cấp ba của protein nếu như các cystein là một phần của cùng một chuỗi peptit, hoặc góp phần vào cấu trúc cấp bốn của các protein nhiều đơn vị bằng cách tạo ra các liên kết không cộng hóa trị tương đối mạnh giữa các chuỗi peptit khác nhau. Các nhóm sulfhydryl trong vị trí hoạt động của enzym cũng có thể tạo ra các liên kết không cộng hóa trị với chất nền của enzym, góp phần vào hoạt động xúc tác.
Trong hóa học, các thiol (trước đây gọi là mecaptan) là các hợp chất hữu cơ chứa nhóm sulfhydryl -SH gắn vào nguyên tử cacbon. Các thiol là tương tự như các loại rượu, với nguyên tử oxy của nhóm hydroxyl -OH bị thay thế bởi nguyên tử lưu huỳnh (Oxy và lưu huỳnh có các thuộc tính hóa học tương tự nhau, do chúng thuộc về cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.) Các thiol tạo ra các thioête, thioaxêtal và thioeste, trong đó nguyên tử oxy trong rượu bị thay thế bởi nguyên tử lưu huỳnh. Nhiều thiol là các chất lỏng không màu có mùi tương tự như mùi của tỏi. Mùi của chúng hôi mạnh và hăng. Các thiol liên kết mạnh với protein của da, và chúng là nguyên nhân của mùi khó ngửi rất dai dẳng không chịu được do chồn hôi tiết ra. Các thiol cũng là nguyên nhân gây ra các khiếm khuyết của rượu do các phản ứng không mong muốn giữa lưu huỳnh và men rượu. Các nhà phân phối hơi đốt đã tiến hành bổ sung thêm một lượng nhỏ các dạng khác nhau của các thiol vào hơi đốt (bình thường nó không có mùi) sau khi xảy ra vụ nổ ở trường học tại New London năm 1937. Khi nhóm thiol được thay thế vào trong ankan thì có một số cách đặt tên cho các thiol được tạo ra: Phương pháp được ưa chuộng nhất (được IUPAC sử dụng) là thêm hậu tố -thiol vào tên của ankan. Ví dụ: CH3SH gọi là mêtanthiol. Trong phương pháp cũ thì từ mecaptan thay thế cho rượu trong tên gọi của hợp chất rượu tương đương. Ví dụ: CH3SH sẽ gọi là mecaptan mêtyl hay mêtyl mecaptan. Một số ví dụ về thiol: Methanethiol - CH3SH Ethanethiol - C2H5SH Coenzym A Lipoamit Glutathione Cystein. Thuật ngữ Nhìn vào trạng thái liên kết của thiol đối với các kim loại, cụ thể là thủy ngân, người ta có thể thấy lý do của việc gọi là mecaptan, nó có nguồn gốc từ tiếng Latinh mercurius captans, nghĩa là "chiếm đoạt/bắt giữ thủy ngân" do nhóm thiolat liên kết rất mạnh với các hợp chất chứa thủy ngân. Các thiol phản ứng với thủy ngân tạo ra các mercaptide. Cấu trúc và liên kết Thiol và rượu có cấu trúc phân tử tương tự. Khác biệt chính là kích thước của chalcogenua, với chiều dài liên kết C–S khoảng 180 picomet. Góc C–S–H gần 90°. Trong các chất lỏng, liên kết hydro giữa các nhóm thiol riêng lẻ là yếu, và lực liên kết chủ yếu là các tương tác van der Waals giữa các trung tâm sulfur hóa trị hai phân cực cao. Do chênh lệch độ âm điện giữa lưu huỳnh và hydro nhỏ hơn chênh lệch độ âm điện của oxy với hydro, nên liên kết S–H ít phân cực hơn so với nhóm hydroxyl. Các thiol có mômen lưỡng cực thấp hơn so với rượu tương ứng.
{{Thông tin quốc gia | Tên chính = Cộng hòa Nam Phi | Tên bản ngữ = | Tên thường = Nam Phi | Tên ngắn = South Africa | Lá cờ = Flag of South Africa.svg | Huy hiệu = Coat of arms of South Africa.svg | Bản đồ = South Africa (orthographic projection).svg | Bản đồ 2 = South Africa - Location Map (2013) - ZAF - UNOCHA.svg | Chú thích bản đồ = Vị trí Nam Phi (xanh) trên thế giới | Khẩu hiệu = !ke e: ǀxarra ǁke(Tiếng ǀXam: "Đoàn kết trong sự đa dạng") | Quốc ca = Nkosi Sikelel' iAfrica & Die stem van Suid-Afrika | Thủ đô = Cape Town (Thủ đô lập pháp) Pretoria (Thủ đô hành chính) Bloemfontein (Thủ đô tư pháp) | Tọa độ thủ đô = 33°55'S 18°27'E Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm: chín mươi thành viên của Hội đồng Tỉnh Quốc gia (Thượng viện); và bốn trăm thành viên của Quốc hội (Hạ viện). Các thành viên hạ viện do dân bầu theo đại diện tỷ lệ: một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh. Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh Quốc gia, không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai viện được tổ chức mỗi năm năm. Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống. Chính trị Nam Phi hiện tại do đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) chi phối, đảng này đã nhận được 69.7% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004 vừa qua và 66.3% số phiếu trong cuộc bầu cử thành phố năm 2006. Đối thủ chính đe dọa sự cầm quyền của ANC là đảng Liên minh Dân chủ, nhận được 12.4% số phiếu trong cuộc tuyển cử 2004 và 14.8% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2006. Lãnh đạo đảng này là Helen Zille (được bầu ngày 6 tháng 5 năm 2007). Lãnh đạo trước đó của đảng là Tony Leon. Đảng Quốc gia Mới, vốn nắm ưu thế chính trị trước kia, và là đảng đưa ra chính sách apartheid qua tiền thân của nó là Đảng Quốc gia, đã ngày càng mất tín nhiệm của nhân dân qua các cuộc bầu cử từ năm 1994, và cuối cùng đã giải tán. Đảng này đã lựa chọn hợp nhất với ANC ngày 9 tháng 4 năm 2005. Các đảng chính trị lớn khác có mặt trong Nghị viện gồm Đảng Tự do Inkatha, chủ yếu đại diện cho các cử tri người Zulu, và đảng Những người Dân chủ Độc lập, chiếm 6.97% và 1.7% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2004 và 2006. Cơ sở chủ yếu của luật pháp Nam Phi là luật thương mại và cá nhân Rôma-Hà Lan cùng Thông luật Anh, ảnh hưởng từ những người định cư Hà Lan và những kẻ thực dân Anh. Luật đầu tiên dựa trên cơ sở châu Âu tại Nam Phi do Công ty Đông Ấn Hà Lan đưa ra và được gọi là Luật Rôma-Hà Lan. Nó được đưa ra trước khi luật châu Âu được đưa vào trong Luật Napoleonic và giống với Luật Scotland ở nhiều khía cạnh. Sau bộ luật này là cả Thông luật và Statutory law của Anh Quốc ở thế kỷ XIX. Bắt đầu với sự thống nhất từ năm 1910, Nam Phi có nghị viện riêng của mình và đưa ra những bộ luật riêng biệt cho Nam Phi, được xây dựng trên cơ sở luật pháp trước đó của từng thuộc địa. Quan hệ ngoại giao Khi còn là Liên minh Nam Phi, quốc gia này là một thành viên sáng lập của Liên Hợp quốc. Sau đó, Thủ tướng Jan Smuts đã viết lời mở đầu cho Hiến chương Liên hợp quốc. Nam Phi là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Phi (AU), và có nền kinh tế lớn thứ hai của tất cả các thành viên. Đây cũng là một thành viên sáng lập Đối tác mới của Liên minh châu Phi vì sự phát triển châu Phi (NEPAD). Nam Phi đã đóng vai trò trung gian trong các cuộc xung đột ở châu Phi trong thập kỷ qua, như Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Comoros và Zimbabwe. Sau khi phân biệt chủng tộc kết thúc, Nam Phi đã được gia nhập vào Khối Thịnh vượng chung quốc gia. Nước này là thành viên của Nhóm 77 (G77) và chủ trì tổ chức vào năm 2006. Nam Phi cũng là thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi, Khu vực Hợp tác và Hòa bình Nam Đại Tây Dương, Liên minh Hải quan Nam Phi, Hệ thống Hiệp ước Nam Cực, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, G20, G8+5 và Hiệp hội quản lý cảng của Đông và Nam Phi. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nâng cấp quan hệ song phương giữa hai nước vào ngày 24/8/2010, khi họ ký Hiệp định Bắc Kinh, nâng cao mối quan hệ đối tác chiến lược của Nam Phi với Trung Quốc. trong cả hai vấn đề kinh tế và chính trị, bao gồm tăng cường trao đổi giữa các đảng cầm quyền và cơ quan lập pháp tương ứng. Vào tháng 4 năm 2011, Nam Phi chính thức gia nhập BRICS, được xác định bởi Tổng thống Zuma là đối tác thương mại lớn nhất của đất nước, và cũng là đối tác thương mại lớn nhất với toàn bộ châu Phi. Zuma khẳng định rằng các nước thành viên BRICS cũng sẽ làm việc với nhau thông qua Liên Hợp Quốc, G20 và Diễn đàn Ấn Độ, Brazil và Nam Phi (IBSA). Phân cấp hành chính Khi chế độ apartheid chấm dứt năm 1994, chính phủ Nam Phi đã phải tích hợp các Bantustan độc lập và bán độc lập trước đó vào cơ cấu chính trị Nam Phi. Để thực hiện điều này, chính phủ đã xóa bỏ bốn tỉnh Nam Phi trước đó (Tỉnh Cape, Natal, Tỉnh Orange Free State, và Transvaal) và thay thế chúng bằng chín tỉnh mới hoàn toàn. Các tỉnh mới thường nhỏ hơn tỉnh cũ, và trên lý thuyết mang lại cho các chính phủ địa phương nhiều nguồn tài nguyên trên một diện tích nhỏ hơn. Chín tỉnh được chia nhỏ tiếp thành 52 quận: 6 khu đô thị và 46 đô thị cấp quận. 46 đô thị cấp quận được chia tiếp thành 231 thành phố địa phương. Các đô thị cấp quận cũng gồm 20 vùng quản lý quận. Sáu khu đô thị vừa có chức năng như các quận vừa như đô thị cấp quận. Các tỉnh mới gồm: Địa lý Nam Phi là đất nước nằm ở phần mũi phía nam của lục địa châu Phi, với một đường bờ biển dài hơn 2500 kilometres (1.550 dặm) chạy qua hai đại dương (Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Với tổng diện tích là 1.219.912 km² (470 979 mi²) Nam Phi là nước lớn thứ 25 trên thế giới (sau Mali). Nước này có kích thước tương đương Colombia. Njesuthi tại Drakensberg với độ cao 3 408 m (11.424 ft) là đỉnh cao nhất Nam Phi. Nam Phi giáp biên giới với Botswana - 1.840 km, Lesotho - 909 km, Mozambique - 491 km, Namibia - 967 km, Eswatini - 430 km, và Zimbabwe - 225 km. Nó có bờ biển dài 2.798 km. Trái ngược với quan niệm thông thường của mọi người, Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hòa, một phần nhờ nó được bao quan bởi Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại bán cầu nam với thời tiết dịu hơn, và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc (về hướng xích đạo) và trong lục địa. Vì những ảnh hưởng địa hình và hải dương này, Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu. Các vùng khí hậu khá khác biệt, từ sa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tươi tốt ở phía đông dọc biên giới với Mozambique và Ấn Độ Dương. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển thành núi non dựng đứng về hướng cao nguyên nội địa được gọi là Thảo nguyên cao. Thậm chí Nam Phi bị xếp hàng là bán khô cằn, có khá nhiều khác biệt về khí hậu cũng như địa hình. Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét bụi rậm rộng lớn, phẳng và dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo xa mạc Namib. Trái lại, ở bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước với kiểu khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam có khí hậu rất giống với kiểu khí hậu Địa Trung Hải với mùa đông ẩm và mùa hè khô, là nơi có Quần xã sinh vật Fynbos nổi tiếng. Khu vực này cũng là nơi sản xuất ra đa số các loại rượu Nam Phi. Vùng này cũng vì loại gió tại đó, thổi không liên tục suốt năm. Sự dữ dội của loại gió này khiến việc đi ngang qua Mũi Hảo Vọng trở nên đặc biệt khó khăn cho các thủy thủ, gây ra nhiều vụ đắm tàu. Xa hơn về phía đông của bờ biển phía nam đất nước, lượng mưa được phân bố đồng đều suốt năm khiến phong cảnh xanh tươi. Vùng này thường được gọi là Garden Route. Free State đặc biệt bằng phẳng nhờ nó nằm trên cao nguyên. phía bắc Sông Vaal, Thảo nguyên cao được cung cấp nhiều nước hơn và không có kiểu thời tiết đặc biệt nóng cận nhiệt đới. Johannesburg, tại trung tâm Thảo nguyên cao, ở độ cao 1740 mét (5.709 ft) và có lượng mưa trung bình hàng năm 760 milimét (30 in). Mùa đông tại vùng này lạnh, dù tuyết khá hiếm. Tới phía bắc Johannesburg, độ cao giảm về hướng vách đứng Thảo nguyên cao, và chuyển về hướng Thảo nguyên cây bụi thấp hơn, một vùng pha trộn giữa những khu rừng khô và phong phú về động thực vật hoang dã. phía đông Thảo nguyên cao, về hướng vách đứng phía đông, Thảo nguyên thấp trải dài về phía Ấn Độ Dương. Vùng này có nhiệt độ đặc biệt cao, và cũng là nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cận nhiệt đới. Các dãy núi Barberton dải Greenstone tại thảo nguyên thấp là những dãy núi già nhất trên Trái Đất, có niên đại từ 3.5 tỷ năm trước. Bằng chứng sớm nhất về cuộc sống (có niên đại 3.2 - 3.5 triệu năm) đã được tìm thấy tại những dãy núi này. Dãy núi cao Drakensberg, hình thành nên dốc đứng đông nam Thảo nguyên cao, là nơi có thể tổ chức môn trượt tuyết vào mùa đông. Nhiều người cho rằng địa điểm lạnh nhất Nam Phi là Sutherland ở phía tây Núi Roggeveld, nơi nhiệt độ vào giữa mùa đông có thể xuống tới −15 độ C (5 °F). Trên thực tế, nơi lạnh nhất là Buffelsfontein, tại quận Molteno thuộc Đông Cape. Buffelsfontein đã ghi nhận nhiệt độ −18.6 độ C (-1.5 °F). Vùng sâu trong nội địa có thời tiết nóng nhất: nhiệt độ 51.7 °C (125 °F) đã được ghi lại năm 1948 tại Bắc Cape Kalahari gần Upington. Nam Phi cũng có một quần đảo cận Nam Cực nhỏ là Quần đảo Hoàng tử Edward, gồm Đảo Marion (290 km²/112 mi²) và Đảo Hoàng tử Edward (45 km²/17.3 mi²) (không nên nhầm với một tỉnh trùng tên của Canada). Hệ động thực vật Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái. Nước này có hơn 20.000 loài cây cỏ khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các giống loài thực vật được biết trên thế giới. Nam Phi là nước đa dạng sinh thái thứ ba trên thế giới, sau Brasil và Indonesia và có mức đa dạng sinh thái cao hơn bất kỳ một quốc gia nào có diện tích tương đương hoặc nhỏ hơn (Brazil lớn gần gấp bảy lần Nam Phi, và Indonesia lớn hơn 50%). Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ, đặc biệt trên Thảo nguyên cao, nơi mặt đất được bao phủ chủ yếu bởi nhiều loài cỏ, cây bụi thấp, và cây keo, chủ yếu là camel-thorn và táo gai. Cây cỏ trở nên thưa thớt hơn ở phía tây bắc vì lượng mưa thấp. Có nhiều loài cây mọng nước như lô hội và đại kích ở vùng Namaqualand rất nóng và khô. Các thảo nguyên cỏ và táo gai dần chuyển thành thảo nguyên cây bụi về phía đông bắc đất nước, với mật độ cây dày hơn. Có một số lượng khá lớn cây bao báp trong vùng này, gần điểm cuối phía bắc Công viên Quốc gia Kruger. Quần xã fynbos, chiếm ưu thế tại vùng thực vật Cape, một trong sáu vương quốc thực vật, nằm trong một vùng nhỏ tại Tây Cape và sở hữu trên 9.000 loài, khiến nó trở thành một trong những vùng thực vật phong phú nhất trên thế giới. Đa số các loài cây là cây lá cứng xanh tốt với lá dạng kim nhỏ, như những cây sclerophyllous. Một loại cây độc hữu của Nam Phi là giống hoa protea. Có khoảng 130 loài protea tại Nam Phi. Tuy Nam Phi có rất nhiều loài hoa, nhưng nước này lại sở hữu ít rừng. Chỉ 1% diện tích Nam Phi được rừng bao phủ, hầu như chỉ tập trung tại vùng đồng bằng ven biển ẩm dọc Ấn Độ Dương tại KwaZulu-Natal (xem Rừng ven biển KwaZulu-Cape). Thậm chí còn có những khu bảo tồn rừng rất nhỏ không bao giờ gặp nguy cơ hỏa hoạn, được gọi là rừng trên núi (xem Rừng trên núi Knysna-Amatole). Canh tác các loài cây nhập khẩu là hoạt động chủ yếu, đặc biệt là bạch đàn và thông. Nam Phi đã mất nhiều khu môi trường sống tự nhiên rộng lớn trong bốn thập kỷ gần đây, chủ yếu vì nạn nhân mãn, tình trạng phát triển và sự phá rừng trong thế kỷ mười chín. Nam Phi là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới trước sự xuất hiện của các giống loài ngoại lai (ví dụ keo đen, Port Jackson, Hakea, cây cứt lợn và lan dạ hương) đặt ra một mối đe dọa lớn với đa dạng sinh thái bản địa và đã gây ra tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên nước. Rừng ôn đới trước kia đã bị những người định cư châu Âu tới Nam Phi khai thác cạn kiệt và hiện chỉ còn sót lại vài khu nhỏ. Hiện tại, các loài cây gỗ cứng tại Nam Phi như hoàng đàn (Podocarpus latifolius), stinkwood (Ocotea bullata), và lim đen (Olea laurifolia) Nam Phi đang được chính phủ bảo vệ. Nhiều loài động vật có vú sinh sống tại các thảo nguyên cây bụi gồm sư tử, báo, tê giác trắng, Blue Wildebeest, linh dương kudu, linh dương châu Phi, linh cẩu, hà mã, và hươu cao cổ. Có một quần thể sinh vật thảo nguyên cây bụi rất đáng chú ý ở phía đông bắc như Vườn quốc gia Kruger và Khu dự trữ Mala Mala, cũng như ở vùng cực bắc tại Sinh quyển Waterberg. Sự thay đổi khí hậu được cho là sẽ mang lại tình trạng nhiệt độ cao và khô cho vùng đất vốn đã bán khô cằn này, với tần số và cường độ hoạt động khí hậu cực độ như sóng nhiệt, lụt và hạn. Theo dự đoán biến đổi khí hậu trên máy tính của Viện Đa dạng Sinh thái Quốc gia Nam Phi (SANBI) (cùng với nhiều viện đối tác khác), nhiều vùng phía nam châu Phi sẽ đối mặt với hiện tượng tăng nhiệt độ khoảng 1 độ C dọc theo bờ biển cho tới 4 độ C tại hầu hết những vùng nội địa đã có khí hậu rất nóng như Bắc Cape vào thời điểm cuối thu và hè từ năm 2050. Vương quốc thực vật Cape đã được xác định là một trong điểm đa dạng sinh thái gặp nguy hiểm của thế giới bởi nó sẽ phải đối mặt với tình trạng thời tiết rất nóng do sự thay đổi khí hậu. Hạn hán, ngày càng diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn cùng với sự tăng nhiệt độ được cho là sẽ khiến nhiều loài quý hiếm đi tới tuyệt chủng. Cuốn sách Scorched: South Africa's changing climate dựa trên mô hình thay đổi thời tiết do SANBI đưa ra. Nam Phi sở hữu nhiều giống loài đặc hữu, trong số đó có loài Thỏ ven sông (Bunolagus monticullaris) đang ở tình trạng nguy cơ tuyệt chủng cao tại Karoo. Kinh tế Theo xếp hạng của Liên hiệp quốc, Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại trung bình và sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên; tài chính, truyền thông và năng lượng rất phát triển, thị trường chứng khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới. Nam Phi có một cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ phân phối hàng hóa hiệu quả, tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, phân cách giàu nghèo đang gia tăng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương đương, đặt nước này vào vị trí một trong năm mươi nước giàu nhất thế giới Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên, sự phát triển này chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg. Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và tình trạng nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm quan trọng gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như các vùng: Vịnh Mossel tới Vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; vùng Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West; KZN North Coast. Hố sâu thu nhập và một nền kinh tế đối ngẫu cho thấy Nam Phi là một nước phát triển. Nam Phi có một trong những tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới. Một thập kỷ tăng trưởng kinh tế liên tục đã giúp giảm tình trạng thất nghiệp, nhưng các vấn đề kinh tế vẫn còn đó. Các vấn đề khác gồm tội phạm, tham nhũng và HIV/AIDS. Bắt đầu từ năm 2000, Tổng thống Thabo Mbeki đã tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách giảm bớt các hạn chế của luật lao động, đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá, và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết của chính phủ. Các chính sách của ông gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các công đoàn. Nam Phi cũng là nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn nhất châu lục châu Phi. Đồng rand Nam Phi, đồng tiền tệ thị trường hoạt động nhất thế giới, đã gia nhập câu lạc bộ mười lăm đồng tiền tệ được ưa thích, hệ thống Thanh toán kết nối liên tục (CLS), nơi các giao dịch được giải quyết lập tức, làm giảm nguy cơ giao dịch xuyên múi giờ. Theo Bloomberg Currency Scorecard, đồng rand Nam Phi (ZAR) là đồng tiền tệ hoạt động tốt nhất trước đồng dollar Mỹ trong giai đoạn 2002 - 2005. Sự biến đổi nhanh của đồng rand đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, với sự sụt giá mạnh của nó trong năm 2001, rơi xuống mức thấp kỷ lục R13.85 trên dollar Mỹ, làm dấy lên những lo ngại lạm phát, và buộc Ngân hàng Dự trữ Quốc gia phải tăng tỷ lệ lãi suất. Từ thời điểm đó đồng rand đã phục hồi, đạt mức R6.99 trên dollar Mỹ ở thời điểm tháng 1 năm 2007 trong khi chính sách của Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi về lạm phát với đã hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát về mức kiểm soát được. Tuy nhiên, đồng rand càng mạnh càng gây nhiều sức ép lên những nhà xuất khẩu, và nhiều người hiện kêu gọi chính phủ can thiệp vào tỷ lệ trao đổi giúp giảm giá đồng rand. Người tị nạn từ các quốc gia nghèo láng giềng cộng với dòng người nhập cư từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Zimbabwe, Malawi và nhiều nước khác đang là một vấn đề với Nam Phi. Với tỷ lệ thất nghiệp cao trong cộng đồng người nghèo Nam Phi, tình trạng bài ngoại là một mối lo ngại rất hiện thực và nhiều người sinh tại Nam Phi cảm thấy bực bội với những người nhập cư được coi là nguyên nhân khiến nhiều người Nam Phi bị mất việc vì người nhập cư nhận đồng lương thấp hơn công dân Nam Phi, đặc biệt trong ngành công nghiệp xây dựng, du lịch, nông nghiệp và dịch vụ trong nước. Những người nhập cư bất hợp pháp cũng tham gia tích cực vào thị trường chợ đen. Tuy nhiên, nhiều người nhập cư tới Nam Phi vẫn tiếp tục sống trong tình trạng nghèo khổ, và chính sách nhập cư của Nam Phi dần trở lên chặt chẽ từ năm 1994. Nông nghiệp Nam Phi có lĩnh vực nông nghiệp rộng lớn và là nhà xuất khẩu các sản phẩm trang trại lớn. Có tới hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp trên khắp đất nước, và những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chiếm 8% tổng xuất khẩu Nam Phi trong năm năm qua. Công nghiệp nông nghiệp chiếm khoảng 10% nhân công chính thức, khá thấp so với những khu vực khác tại châu Phi, cũng như cung cấp việc làm cho những lao động bán thời gian và đóng góp khoảng 2.6% Tổng sản phẩm quốc nội cho quốc gia. Tuy nhiên, vì đất đai khô cằn, chỉ 13.5% diện tích có thể sử dụng cho trồng cấy, và chỉ 3% được coi là đất có nhiều tiềm năng. Dù lĩnh vực trang trại thương mại khá phát triển, người dân tại một số vùng nông thôn vẫn sống nhờ nông nghiệp. Đây là nước sản xuất rượu lớn thứ tám thế giới, và thứ mười một về hạt hướng dương. Nam Phi là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất gồm đường, nho, chanh, xuân đào, rượu và các loại hoa quả. Loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất tại Nam Phi là ngô, và ước tính hàng năm 9 triệu tấn được chế tạo, và 7.4 tấn được tiêu thụ. Thú nuôi cũng phổ biến tại các trang trại Nam Phi, nước này sản xuất ra 85% tất cả các loại thịt được tiêu thụ. Ngành công nghiệp chế biến sữa gồm khoảng 4.300 nhà sản xuất sữa cung cấp việc làm cho 60.000 công nhân trang trại và mang lại sinh kế cho khoảng 40.000 người khác. Trong những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp đã trải qua nhiều cải cách, một số chúng gây nhiều tranh cãi, như cải cách ruộng đất và bãi bỏ quy định thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp. Cải cách ruộng đất bị cả các nhóm nông dân và những người công nhân làm thuê không ruộng đất chỉ trích, những người không ruộng đất cho rằng sự thay đổi chưa đủ mạnh, những người sở hữu ruộng đất cho rằng đó là cách đối xử phân biệt chủng tộc và thể hiện lo ngại tình trạng tương tự như chính sách cải cách ruộng đất Zimbabwe có thể sẽ diễn ra, một mối lo ngại càng gia tăng sau những lời bình luận của phó tổng thống nước này. Lĩnh vực này vẫn phải tiếp tục đương đầu với nhiều vấn đề, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nước ngoài và tình trạng tội phạm là hai thách thức nghiêm trọng nhất. Chính phủ đã bị cáo buộc không cung cấp đầy đủ thời gian và tiền bạc để giải quyết vấn đề những cuộc tấn công trang trại như với những dạng thức tội phạm khác. Một vấn đề khác ảnh hưởng tới nông nghiệp Nam Phi là những thiệt hại về môi trường do sự sử dụng không đúng đắn đất đai và sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Nam Phi dễ bị tổn thương vì sự thay đổi khí hậu và kết quả chính là tình trạng giảm sút nguồn nước bề mặt. Một số dự đoán cho thấy nguồn cấp nước bề mặt sẽ giảm 60% năm 2070 ở nhiều vùng thuộc Tây Cape. Để đảo ngược những thiệt hại do sự quản lý đất đai sai lầm, chính phủ đã ủng hộ một kế hoạch khuyến khích phát triển bền vững và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Phong trào những người không có đất là một diễn biến độc lập ở Nam Phi. Nó bao gồm những nông dân và người sống trong những chiếc lán tạm bợ thuộc những khu định cư trong thành phố..Phong trào những người không có đất tẩy chay cuộc bầu cử nghị viện và có một lịch sử trước đó về vấn đề xung đột với các Quốc Hội thuộc cái quốc gia Châu Phi. Phong trào những người không có đất có liên quan đến thuật ngữ "Via Campesina" một cách quốc tế, và chi nhánh của nó ở Johannesburg đã thành lập Liên minh những người nghèo khổ tại Nam Phi. Nhân khẩu Nam Phi là quốc gia có hơn 58 triệu dân (2019) với nhiều nguồn gốc, văn hoá, ngôn ngữ, và tôn giáo khác nhau. Thống kê tại Nam Phi đưa ra năm đặc điểm chủng tộc để người dân tự xếp loại mình, đặc điểm cuối cùng trong số đó, "không xác định/khác" chiếm số lượng không đáng kể và những kết quả đó không được tính. Những con số ước tính năm 2006 về những đặc điểm kia gồm Người da đen châu Phi 79.5%, Da trắng 9.2%, Da màu 8.9%, và Người Ấn Độ hay châu Á 2.5%. Nam Phi có tỉ lệ gia tăng dân số vào khoảng 1.3%(2020). Đa số dân cư tự xếp loại mình là người châu Phi hay người da đen, nhưng về văn hóa hay ngôn ngữ không có sự đồng nhất. Các nhóm sắc tộc chính gồm Zulu, Xhosa, Basotho (Nam Sotho), Bapedi (Bắc Sotho), Venda, Tswana, Tsonga, Swazi và Ndebele, tất cả các nhóm đó đều sử dụng các ngôn ngữ Bantu (xem Các sắc tộc Bantu tại Nam Phi). Một số sắc tộc, như Zulu, Xhosa, Bapedi và các nhóm Venda, là duy nhất chỉ hiện diện tại Nam Phi. Các nhóm khác sinh sống tại cả các quốc gia láng giềng khác: nhóm Basotho cũng là một nhóm sắc tộc lớn tại Lesotho. Nhóm thiểu số Tswana chiếm đa số dân cư của Botswana. Nhóm sắc tộc Swazi là nhóm chính tại Eswatini. Nhóm Ndebele cũng hiện diện tại Matabeleland ở Zimbabwe, nơi họ được gọi là người Matabele. Tuy nhiên, những nhóm sắc tộc Ndebele đó trên thực tế là người Zulu bởi họ nói tiếng Zulu và là con cháu của một nhóm chiến binh Mzilikazi đã bỏ trốn khỏi sự ngược đãi của Shaka khi di cư tới vùng đất hiện tại của họ. Nhóm sắc tộc Tsonga cũng có mặt ở miền nam Mozambique, nơi họ được gọi là Shangaan. Dân cư da trắng chủ yếu là con cháu của những người di cư thời thuộc địa: Hà Lan, Đức, Pháp Huguenot, và Anh. Về mặt văn hóa và ngôn ngữ, họ được chia thành nhóm người Hà Lan Nam Phi, nói tiếng Hà Lan Nam Phi, và các nhóm nói tiếng Anh, nhiều người trong số họ là con cháu của những người Anh di cư (xem Người Anh châu Phi). Nhiều cộng đồng nhỏ đã di cư tới đây trong thế kỷ qua vẫn giữ ngôn ngữ của họ. Người da trắng đang giảm sút bởi tỷ lệ sinh thấp và tình trạng di cư; một nguyên nhân dẫn tới quyết định ra đi của họ có thể là tỷ lệ tội phạm cao và các chính sách hành động khẳng định (affirmative action) của chính phủ. Trong thập kỷ đầu tiên sau khi đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) lên nắm quyền, một triệu người da trắng đã bỏ nước ra đi Thuật ngữ "Người da màu" vẫn được sử dụng nhiều để chỉ những người lai con cháu của những nô lệ được mua về từ Đông và Trung Phi, người bản xứ Khoisan những người đã sống tại Cape ở thời điểm đó, những người da đen châu Phi bản xứ, người da trắng (chủ yếu là người Hà Lan/người Hà Lan Nam Phi và những người định cư Anh) cũng như sự lai tạp giữa người Nhật, Malay, Ấn Độ, Malagasy và những nhóm người Âu khác (như người Bồ Đào Nha) và người có dòng máu châu Á (như Miến Điện). Đa số họ nói tiếng Hà Lan Nam Phi. Khoisan là thuật ngữ dùng để miêu tả hai nhóm riêng biệt, về hình thể giống nhau ở chỗ họ cùng có nước da sáng và nhỏ người. Người Khoikhoi, những người từng được người Châu âu gọi là Hottentots, là những chủ trại chăn nuôi và đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn; người San, được người châu Âu gọi là thổ dân, là những người săn bắn hái lượm. Bên trong cái hiện được gọi là cộng đồng da màu, những người nhập cư gần đây hơn cũng có mặt: người da màu từ Rhodesia cũ (hiện là Zimbabwe) và Namibia và những người nhập cư có dòng máu lai từ Ấn Độ và Myanma (Anh-Ấn/Anh-Miến) những người đã được chào đón tới Cape khi Ấn Độ và Miến Điện giành lại độc lập. Đa phần dân cư người Châu Á tại nước này có nguồn gốc Ấn Độ (xem người Ấn Độ Nam Phi), nhiều người trong số họ là con cháu của những lao động giao kèo được đưa tới đây từ thế kỷ mười chín để làm việc trên những cánh đồng mía vùng bờ biển phía đông khi ấy còn được gọi là Natal. Cũng có một nhóm khá đông người Trung Quốc Nam Phi (xấp xỉ 100.000 người) và người Việt Nam Nam Phi (xấp xỉ 50.000 người). HIV/AIDS và sốt rét Như nhiều quốc gia châu Phi khác, sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%. Sự liên quan giữa HIV, một loại virus truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục, và AIDS từ lâu đã bị tổng thống và bộ trưởng y tế bác bỏ, họ nhấn mạnh rằng nhiều trường hợp tử vong trong nước do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, và vì thế do tình trạng nghèo khổ, chứ không phải do HIV. Gần đây, sau nhiều lần trì hoãn, chính phủ đã cung cấp những nguồn tài nguyên cần thiết để chiến đấu với dịch bệnh này. AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình. Sở Y tế tuyên bố ngày 25 tháng 4 năm 2007 rằng đã có sự sụt giảm đáng kể tới 65% số ca mắc bệnh sốt rét trong nước. Số lượng tử vong vì căn bệnh này giảm 73%. Tôn giáo Theo cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân số. Con số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%, Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%, và nhánh Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo tôn giáo nào, 2.3% khác và 1.4% không được xếp hạng. Nhà thờ Bản xứ Nam Phi là những nhóm Thiên chúa giáo lớn nhất. Mọi người cho rằng nhiều người trong số những người tự cho là không theo tôn giáo nào có tham gia các tôn giáo bản xứ truyền thống. Nhiều người theo cả Thiên chúa giáo và các tôn giáo bản xứ truyền thống. Hồi giáo tại Nam Phi có thể xuất hiện từ trước thời thuộc địa, và không có liên quan với những thương nhân Ả Rập và Đông Phi. Nhiều người Hồi giáo Nam Phi được miêu tả là người da màu, chủ yếu tập trung tại Tây Cape, gồm cả những người có tổ tiên là những nô lệ tới từ quần đảo Indonesia (Cape Malays). Những người khác được cho là người Ấn Độ, chủ yếu tại Kwazulu-Natal, gồm cả những người có tổ tiên là những thương nhân tới từ Nam Á; nhóm này còn gồm những người khác từ khắp nơi trên lục địa Châu Phi cũng như những người da trắng, da đen cải đạo. Có một vài ngôi chùa Phật giáo tại Nam Phi, đa số là các ngôi chùa Trung Hoa, mà nổi tiếng nhất là Fo Guang Shang Nan Hoa Temple, nằm trong khu phố của những người Hoa định cư tại đó Văn hoá Có thể cho rằng không chỉ có "một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngày nay, sự đa dạng thực phẩm từ nhiều nền văn hóa được nhiều người thưởng thức, đặc biệt là những khách du lịch muốn khám phá sự phong phú trong ẩm thực Nam Phi. Ngoài thực phẩm, âm nhạc và nhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật. Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, hay thịt nước. Nam Phi cũng đã phát triển trở thành một quốc gia sản xuất rượu lớn, với một số vườn nho thuộc loại tốt tại các thung lũng quanh Stellenbosch, Franschoek, Paarl và Barrydale. Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi là Kwaito. Một người đáng chú ý là Brenda Fassie với bài hát "Weekend Special", biểu diễn bằng tiếng Anh. Nhiều nhạc công truyền thống gồm Ladysmith Black Mambazo, còn Soweto String Quartet trình diễn nhạc cổ điển với hương vị châu Phi. Các ca sĩ da trắng và da màu Nam Phi theo truyền thống thường có ảnh hưởng từ các phong cách âm nhạc châu Âu gồm cả ban nhạc metal phương Tây như Seether. Âm nhạc sử dụng tiếng Hà Lan Nam Phi có nhiều kiểu, như hiện đại với Steve Hofmeyr và punk rock với ban nhạc Fokofpolisiekar. Các nghệ sĩ đa phong cách như Johnny Clegg và các ban nhạc Juluka, Savuka đã đạt nhiều thành công trong nước và tại nước ngoài. Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các vùng nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong những cộng đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất; bởi những người da đen cũng đang trải quá quá trình đô thị hoá và tây Phương hoá ngày càng nhanh, nhiều nét văn hóa truyền thống đang mai một. Những người da đen sống tại đô thị thường sử dung tiếng Anh hay tiếng Hà Lan Nam Phi ngoài tiếng mẹ đẻ của họ. Có những nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn rất đáng chú ý những người sử dụng các ngôn ngữ Khoisan, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức, nhưng cũng được xếp hạng là một trong tám ngôn ngữ không chính thức. Có các nhóm nhỏ khác sử dụng các ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm, đa số chúng thuộc ngữ hệ Khoi-San, và không được chính thức ghi nhận; tuy nhiên, một số nhóm ngôn ngữ bên trong Nam Phi đang tìm cách phổ biến sự sử dụng ngôn ngữ đó giúp chúng tồn tại. Phong cách sống của tầng lớp trung lưu, chủ yếu là thiểu số người da trắng nhưng số lượng người da đen, người da màu và người Ấn Độ thuộc tầng lớp này cũng đáng kể, tương tự nhau về nhiều phương diện với tầng lớp trung lưu tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Australasia. Các thành viên tầng lớp trung lưu thường học tập và làm việc tại nước ngoài để có cơ hội tiếp cận sâu hơn với các thị trường thế giới. Dù tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ apartheid, người da màu thường có xu hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da đen Nam Phi, đặc biệt là những người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của họ tương đồng hay đồng nhất với những người Nam Phi gốc Hà Lan. Những ngoại lệ là những người da màu và các dòng họ đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid và muốn được gọi là người da đen. Những trường hợp đó thường chỉ chiếm thiểu số. người châu Á, chủ yếu có nguồn gốc Ấn Độ, gìn giữ di sản văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của riêng họ, họ có thể là tín đồ Thiên chúa giáo, Hindu giáo hay Hồi giáo Sunni và nói tiếng Anh cùng các ngôn ngữ Ấn Độ như Hindi, Telugu, Tamil hay Gujarati. Đa số người Ấn Độ sống theo phong cách tương tự người da trắng. Những người Ấn Độ đầu tiên tới Nam Phi trên con tàu Truro với tư cách nhân công giao kèo tại Natal để làm việc trên những cánh đồng mía. Có một cộng đồng người Trung Quốc nhỏ tại Nam Phi, dù số lượng của họ đã tăng thêm với số người nhập cư từ Trung Hoa Dân Quốc. Nam Phi cũng có ảnh hưởng khá lớn trên phong trào Hướng đạo sinh, nhiều truyền thống và lễ hội Hướng đạo sinh xuất phát từ những trải nghiệm của Robert Baden-Powell (người thành lập Hướng đạo sinh) trong thời gian ông sống tại Nam Phi với tư cách sĩ quan quân sự trong thập niên 1890. Hiệp hội Hướng đạo sinh nam Phi là một trong những tổ chức thanh niên đầu tiên mở cửa chấp nhận thành viên từ mọi sắc tộc tại Nam Phi. Sự việc này xảy ra ngày 2 tháng 7 năm 1977 tại một hội nghị được gọi là Quo Vadis. Ngôn ngữ Theo Hiến pháp, Nam Phi có mười một ngôn ngữ chính thức: Tiếng Afrikaans, Tiếng Anh, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu. Về số lượng nước này chỉ đứng sau Ấn Độ. Tuy trên lý thuyết các ngôn ngữ đều tương đương nhau, một số ngôn ngữ có số người sử dụng đông hơn. Theo cuộc điều tra dân số quốc gia năm 1996, ba ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất tại gia đình là Zulu (9.2 triệu), Xhosa (7.2 triệu) và Tiếng Afrikaans (5.8 triệu). Ba ngôn ngữ được dùng tại gia đình như ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh (2.2 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (1.1 triệu) và Zulu (0.5 triệu). Bốn ngôn ngữ được dùng nhiều nhất tại gia đình là Zulu (9.8 triệu), Xhosa (7.5 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (6.9 triệu) và tiếng Anh (5.7 triệu). Cuộc điều tra dân số năm 1996 không lấy thông tin về các ngôn ngữ được sử dụng bên ngoài gia đình. Có mười một tên chính thức để gọi Nam Phi, mỗi tên theo một ngôn ngữ chính thức quốc gia. Nước này cũng công nhận tám ngôn ngữ không chính thức: Fanagalo, Khoe, Lobedu, Nama, Miền Bắc Ndebele, Phuthi, San và Ngôn ngữ Ký hiệu Nam Phi. Những ngôn ngữ không chính thức này có thể được sử dụng chính thức trong một số thời điểm ở một số vùng hạn chế nơi đã được xác nhận rằng chúng chiếm ưu thế. Tuy thế, số dân sử dụng ngôn ngữ này chưa đủ lớn để được công nhận là ngôn ngữ chính thức quốc gia. Nhiều trong số "ngôn ngữ không chính thức" của người San và Khoikhoi chứa những thổ ngữ vùng kéo dài tới tận Namibia và Botswana, và nước khác. Những sắc tộc đó, về mặt thể chất có khác biệt với người châu Phi, có nền văn hóa riêng dựa trên các cơ cấu xã hội săn bắn hái lượm. Họ sống khá cách biệt, và nhiều ngôn ngữ đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều người da trắng Nam Phi cũng sử dụng các ngôn ngữ Châu Âu khác, như tiếng Bồ Đào Nha (cũng được người da đen Angola và Mozambique sử dụng), tiếng Đức, và tiếng Hy Lạp, tuy nhiều người châu Á và Ấn Độ tại Nam Phi sử dụng các ngôn ngữ Nam Á, như Telugu, Hindi, Gujarat và Tamil. Tội phạm Tội phạm tiếp tục là một vấn đề lớn tại Nam Phi. Theo một cuộc điều tra cho giai đoạn 1998–2000 do Liên hiệp quốc tiến hành, Nam Phi được xếp hạng thứ hai về các vụ tấn công và giết người (bằng tất cả phương tiện) trên đầu người, ngoài ra nước này cũng bị xếp hạng thứ hai về các vụ hãm hiếp và số một về số vụ hãm hiếp trên đầu người. Tổng tội phạm trên đầu người đứng thứ mười trên tổng số sáu mươi quốc gia được nghiên cứu. Vì thế tình trạng tội phạm đã có ảnh hưởng trên xã hội: nhiều người giàu có tại Nam Phi đã chuyển vào sống tại các khu an ninh cao, rời những quận kinh doanh tại một số thành phố có tỷ lệ tội phạm cao. Hiệu ứng này thấy rõ nhất tại Johannesburg, dù khuynh hướng này cũng dễ dàng nhận thấy tại các thành phố khác. Nhiều người di cư khỏi Nam Phi cũng bình luận rằng tội ác là một lý do chính thúc đẩy họ ra đi. Tội ác chống lại cộng đồng nông dân tiếp tục là một vấn đề lớn. Quân đội Các lực lượng vũ trang Nam Phi, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Nam Phi (SANDF), được thành lập năm 1994. Trước kia chỉ được gọi đơn giản là Lực lượng Quốc phòng Nam Phi (SADF), lực lượng mới gồm Lực lượng Quốc phòng Nam Phi cũ, cũng như các lực lượng của các nhóm quốc gia châu Phi, là Umkhonto we Sizwe (MK), Quân đội Giải phóng Nhân dân Azanian (APLA), và các lực lượng phòng vệ tổ quốc cũ. SANDF được chia thành bốn nhánh, Quân đội Nam Phi, Không quân Nam Phi, Hải quân Nam Phi, và Quân y Nam Phi. Những năm gần đây, SANDF đã trở thành lực lượng gìn giữ hòa bình chính tại châu Phi và đã tham gia vào các chiến dịch tại Lesotho, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Burundi, cùng nhiều nơi khác. Lực lượng này cũng tham gia như một phần của các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia Liên hiệp quốc. Nam Phi đã tiến hành một chương trình vũ khí hạt nhân trong thập niên 1970 và có thể đã tiến hành một vụ thử hạt nhân trên Đại Tây Dương năm 1979. Từ đó nước này đã từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và phá hủy kho vũ khí hạt nhân nhỏ sở hữu, ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân năm 1991. Đây là nước châu Phi duy nhất đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân. Truyền thông Nam Phi có một hệ thống truyền thông lớn, tự do và năng động thường xuyên lên tiếng chỉ trích chính phủ, một thói quen đã được hình thành từ thời kỳ apartheid khi báo chí và phương tiện truyền thông là khu vực ít bị chính phủ kiểm soát nhất. Đa số các vụ scandal lớn nổ ra khi báo chí thông báo trách nhiệm tham nhũng đã được chứng minh là đúng trong những trường hợp như của Schabir Shaik, theo đó vị phó tổng thống (khi ấy) là Jacob Zuma đã có dính líu, và những cáo buộc tham nhũng dẫn tới sự sa thải Winnie Mandela khỏi nghị viện. Lập trưởng của chính phủ về cuộc bầu cử nghị viện Zimbabwe năm 2005 và đại dịch AIDS cũng thường được báo chí đề cập. Thậm chí khi hiện tại Nam Phi đang sở hựu mạng lưới truyền thông lớn nhất châu Phi, đây là một trong những nước cuối cùng trên thế giới cho phép truyền hình, sử dụng hình ảnh màu bắt đầu từ năm 1975. Tới cuối thời kỳ apartheid năm 1994, các mạng lưới truyền hình đã phủ sóng toàn bộ các khu vực đô thị và một số vùng ít dân cư hơn, trong khi các mạng lưới đài phát thanh hầu như đã phủ sóng khắp nước. Trong thời kỳ Apartheid đa số các đài truyền hình thương mại và tất cả đài phát thanh công cộng đều thuộc sự điều khiển của Liên đoàn Truyền hình Nam Phi (SABC), và là đối tượng kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao của chính phủ, với chỉ một số nhỏ đài truyền hình địa phương độc lập được cho phép hoạt động. Việc thành lập khu quê hương độc lập của người da đen (hay Bantustan) trong thập niên 1970 đã cho phép các đài phát thanh và truyền hình được thành lập bên ngoài sự kiểm soát của Chính phủ apartheid. Sau khi chế độ này bị bãi bỏ, ngành công nghiệp truyền hình được điều chỉnh lại với việc thương mại hóa nhiều đài phát thuộc Liên đoàn truyền hình Nam Phi và việc tư nhân hóa các đài phát thuộc Bantustan trước đây và bán cho các công ty và các consortiums với sở hữu đa số của người da đen. Các kênh truyền hình của SABC hiện đang hoạt động. Một kênh truyền hình bằng ngôn ngữ châu Phi đã được SABC thành lập năm 1981 (trong thời kỳ apartheid) với một kênh tiếng châu Phi nữa sau một thập kỷ. Sự độc quyền truyền hình của SABC cuối cùng đã bị đe dọa năm 1986 khi một mạng lưới truyền hình tư nhân M-Net được triển khai. M-Net đã bị cấm điều hành hoạt động thông tin. Nam Phi hiện có hai mạng lưới truyền hình mặt đất tự do phát sóng (SABC và e.tv), một mạng lưới truyền hình mặt đất theo thuê bao (M-Net), cũng như có khả năng thu truyền hình vệ tinh (DStv) do bên sở hữu M-Net là Multichoice điều hành. e.tv được cho phép hoạt động như một kênh cung cấp thông tin độc lập. SABC phát sóng các kênh tin tức và giải trí trên khắp châu Phi qua vệ tinh. Xếp hạng quốc tế
Boson (tiếng Việt đọc là: Bô dông), đặt tên theo nhà vật lý người Ấn Độ Satyendra Nath Bose, là một trong hai loại hạt cơ bản trong tự nhiên (loại hạt kia là fermion). Chúng là loại hạt duy nhất tuân theo thống kê Bose-Einstein, nghĩa là chúng có thể nằm cùng một trạng thái lượng tử (không tuân thủ nguyên lý Pauli). Theo lý thuyết thống kê spin, chúng có spin lấy giá trị nguyên. Các tính chất nêu trên của boson hoàn toàn đối lập với fermion (có spin bán nguyên, tuân thủ nguyên lý Pauli). Theo mô hình chuẩn, một lý thuyết gauge, lực giữa các fermion được mô hình hóa bằng cách tạo ra các boson, có tác dụng như các thành phần trung gian. Hệ Lagrange của mỗi tập hợp hạt boson trung gian không thay đổi dưới một dạng biến đối gọi là biến đổi gauge, vì thế các boson này còn được gọi là gauge boson. Gauge boson là các hạt cơ bản mang tương tác cơ bản. Chúng là W boson của lực hạt nhân yếu, gluon của lực hạt nhân mạnh, photon của lực điện từ, và graviton của lực hấp dẫn. Biến đổi gauge của các gauge boson có thể được miêu tả bởi một nhóm unita, gọi là nhóm gauge. Nhóm gauge của tương tác mạnh là SU(3), nhóm gauge của tương tác yếu là SU(2)xU(1). Vì vậy, mô hình chuẩn thường được gọi là SU(3)xSU(2)xU(1). Higg boson là boson duy nhất không thuộc gauge boson, các tính chất của boson này vẫn còn được bàn cãi. Mọi hạt trong tự nhiên đều hoặc là boson hoặc là fermion. Các hạt tạo nên từ các hạt cơ bản hơn (như proton hay hạt nhân nguyên tử) cũng thuộc một trong hai nhóm boson và fermion, phụ thuộc vào tổng spin của chúng. Các tính chất boson của photon giải thích bức xạ vật đen và hoạt động của laser. Tính chất boson của heli-4 giải thích khả năng tồn tại ở trạng thái siêu lỏng. Những boson cũng có thể nằm ở trạng thái đông đặc Bose-Einstein, một trạng thái vật chất đặc biệt ở đó mọi hạt đều ở cùng một trạng thái lượng tử. Đông đặc Bose-Einstein chỉ xảy ra tại nhiệt độ rất thấp. Ở nhiệt độ thường, boson và fermion đều ứng xử rất giống nhau, giống hạt cổ điển tuân thủ gần đúng thống kê Maxwell-Boltzmann. Lý do là vì cả thống kê Bose-Einstein và thống kê Fermi-Dirac (thống kê hạt fermion) đều tiệm cận đến thống kê Maxwell-Boltzmann ở nhiệt độ phòng. Các boson trong mô hình chuẩn là: Photon, hạt trung gian trong tương tác điện từ. W và Z boson, hạt trung gian trong lực hạt nhân yếu. 8 gluon, hạt truyền trung gian trong lực hạt nhân mạnh. 6 trong số các gluon được đánh dấu bằng các cặp "màu" và "đối màu" (ví dụ như một hạt gluon mang màu "đỏ" và "đối đỏ"), 2 gluon còn lại là cặp màu được "pha trộn" phức tạp hơn. Higgs boson, hạt gây ra bất đối xứng trong các nhóm gauge, và cũng là loại hạt tạo ra khối lượng quán tính. Graviton là boson được cho là hạt truyền tương tác của tương tác hấp dẫn, nhưng không được nhắc đến trong mô hình chuẩn. Các ví dụ boson khác: Hạt nhân với spin nguyên Nguyên tử Heli-4 Nguyên tử Natri-23 phonon
Cyclopropan là một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H6. Cyclopropan còn có một đồng phân khác là propylen. Cấu trúc phân tử Phân tử cyclopropan bao gồm 3 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành một vòng, với mỗi nguyên tử cacbon gắn với 2 nguyên tử hiđrô. Các liên kết giữa các nguyên tử cacbon là yếu hơn nhiều so với liên kết C-C thông thường. Nó là kết quả của góc 60° giữa các nguyên tử cacbon, nhỏ hơn rất nhiều so với góc 109,5° thông thường. Sức căng của vòng này là do sự khấu trừ năng lượng từ liên kết C-C thông thường, làm cho nó có tính hoạt động hóa học cao hơn so với các ankan không tạo vòng và các cycloankan khác, chẳng hạn như cyclohexan và cyclopentan. Đây là liên kết banana của các cycloankan. Tuy nhiên, cycloprôpan là ổn định hơn nhiều so với phân tích chỉ duy nhất sức căng góc có thể dự báo. Có điều này có lẽ là do mô hình liên kết banana (không tính tới các hiệu ứng vặn chính) là không chính xác; cycloprôpan được lập mô hình tốt hơn như là tổ hợp quỹ đạo liên kết ba tâm của mêtylen cacben. Nó tạo ra quỹ đạo Walsh của cycloprôpan, trong đó các liên kết C-C có đặc trưng pi đáng kể. Nó cũng giải thích tại sao cycloprôpan thông thường có các phản ứng tương tự như các anken. Tính chất hóa học Cyclopropan có phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni), với dung dịch Br2 và với HBr Khi đi qua Al2O3 ở 100 °C, cyclopropan có phản ứng đồng phân hóa mở vòng biến thành propen Cyclopropan có phản ứng cháy với O2, tỏa nhiều nhiệt Tuy nhiên, cyclopropan không làm mất màu dung dịch KMnO4 Trạng thái tự nhiên Các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên trong một số loài cúc ở châu Phi (tìm thấy trong một số loài thuộc chi Chrysanthemum) chứa cycloprôpan. Ứng dụng Cycloprôpan là một chất gây mê khi hít thở phải, nhưng nó đã bị thay thế bằng các thuốc gây mê khác ít độc tính hơn trong gây mê của y học hiện đại. Khi khí này được trộn lẫn với oxy thì nguy cơ nổ là rất cao. Điều chế CH2Br-CH2-CH2Br + Zn → + ZnBr2
Cyclobutan, C4H8, là một cycloankan chứa 4 nguyên tử cacbon, trong đó tất cả các nguyên tử cacbon được kết nối với nhau tạo ra vòng. Cấu trúc phân tử Nếu góc liên kết giữa các nguyên tử cacbon là 90 độ, các liên kết bị căng một cách đáng kể và vì thế cyclobutan không đồng phẳng mà có hình mái nhà. Góc giữa 2 "mái nhà" khoảng 20-25 độ. Chúng có năng lượng liên kết lớn hơn so với các phân tử butan mạch thẳng hoặc các cycloankan đồng vòng lớn hơn, chẳng hạn như cyclohexan. Vì vậy cyclobutan là không ổn định ở nhiệt độ cao hơn 775 K (khoảng 502 °C). Tính chất hoá học Cyclobutan có phản ứng cộng H2 xúc tác Ni, phản ứng thế halogen dưới tác dụng của ánh sáng và phản ứng cháy
Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經; phát âm tiếng Trung: ) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại "nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!", Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ "Đạo Đức Kinh" dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử. Cấu trúc Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh. Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh. Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Đạo Đức Kinh vốn không phân chia thành phần hay chương. Chính người đời sau phân chia ra. Các bản dịch Việt và phổ biến Có hai bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần, còn có hai bản dịch của Nhượng Tống và Lý Minh Tuấn. Ngoài ra còn có một bản dịch song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với câu mở đầu: "Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng danh dã". Luân lý trong Đạo Đức kinh Câu mở đầu của Đạo đức kinh là Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh, do vậy theo ông, Đạo là không thể nào định nghĩa được. Vô vi Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường bị hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi (chương 48), vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống. Nhân ái Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả. Đạo Đức kinh và Đạo giáo Đạo đức kinh ngày nay đã trở thành quyển sách chính đạo của các Tôn giáo theo Tiên giáo như kiểu Kinh Thánh. Ở Việt Nam nổi bật lên là đạo Cao Đài lấy Đạo đức kinh làm giáo trình chính để đi theo, họ coi đây là một quyển sách về Dịch (như Kinh Dịch) nhưng không có quẻ. Đạo đức kinh trong đạo giáo được coi như là cách thức để tu luyện nhằm tiến tới trạng thái trường sinh bất lão là mục đích chính, chứ không nhằm mục đích dùng đạo để phát huy đức. Nhận xét Lời lẽ trong Đạo Đức Kinh rất khúc chiết, ý nghĩa rất uyên thâm, luận về hai chữ "Đạo Đức", nói về cơ tạo hóa, định vị trời đất, hóa sinh vạn vật, và những phương pháp huyền bí dạy về tu luyện để đắc thành bậc Thiên Tiên. Đây là quyển kinh căn bản của Tiên giáo do Lão Tử (còn được gọi là Thái Thượng Lão Quân) viết ra và người đời sau suy tôn ông là giáo chủ Tiên giáo. Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Lão Tử căn cứ trên hai chữ Đạo và Đức, nên ông theo đó mà lập thành giáo lý. Nhiều người cho rằng giáo huấn của Lão Tử thật kỳ lạ, vì ông khuyên người ta rèn luyện trí tuệ đạt tới mức tưởng như ngu độn, đời sống không nên tranh giành, xử thế nên đơn giản, tính tình nên giản phác.
Cyclopentan là một hydrocarbon mạch vòng (cycloankan) dễ bắt cháy với công thức hóa học C5H10 và số CAS 287-92-3, bao gồm một vòng phẳng chứa 5 nguyên tử cacbon và mỗi nguyên tử này liên kết với 2 nguyên tử hiđrô nằm phía trên và dưới mặt phẳng này. Ở điều kiện tiêu chuẩn nó có dạng một chất lỏng trong suốt, không màu với mùi tương tự như xăng. Điểm nóng chảy của nó là -94 °C và điểm sôi là 49 °C. Cyclopentan được sử dụng để sản xuất các loại nhựa tổng hợp và keo dán cao su. Tại Hoa Kỳ mỗi năm người ta sản xuất trên 1 triệu pao (khoảng 454.000 kg) hóa chất này.
Cyclohexan là phân tử hợp chất hữu cơ với công thức phân tử C6H12 (phân tử gam = 84,18g/mol) bao gồm 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau để tạo ra mạch vòng, với mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 2 nguyên tử hiđrô. Do sự cần thiết cố hữu của cặp lai quỹ đạo sp³ (và do đó các liên kết C-H) trên cacbon hóa trị bốn để đạt được 109,5°, cyclohexan có cấu trúc phân tử của vòng cacbon không phải là phẳng. Tồn tại cyclohexan hình ghế và hình xoắn với cấu hình hình ghế là ổn định nhất với sức căng gần như là tự do (các góc 111,5° cho liên kết C-C-C). Odd Hassel đã nhận được giải Nobel hóa học cho các công trình nghiên cứu về cấu hình của cyclohexan. Trong cấu hình ghế với năng lượng thấp nhất, một nửa trong số 12 nguyên tử hiđrô là ở các vị trí trục, có nghĩa là các liên kết C-H của chúng là song song và biểu hiện ở dạng cắm xuống dưới hay lên trên của vòng, nửa còn lại (6 nguyên tử hiđrô) nằm ở các vị trí xích đạo; có nghĩa là chúng bị xiên ngang sang hai bên. Cyclohexan có thể tồn tại trong các cấu hình hình bán ghế, hình xoắn hay hình thuyền. Chỉ có cấu hình xoắn là có thể cô lập - do giống như dạng hình ghế - nó thể hiện mức tối thiểu về năng lượng, mặc dù vẫn còn cao hơn mức năng lượng của dạng hình ghế do sự tăng của sức căng xoắn khi so sánh với dạng hình ghế. Dạng hình thuyền và bán ghế là các trạng thái chuyển tiếp giữa các dạng xoắn và giữa dạng xoắn với dạng hình ghế, và không thể cô lập được. Trong dạng hình ghế, một tiến trình gọi là xấp ngửa vòng có thể xảy ra, và nó dẫn tới sự thay đổi vị trí của các nguyên tử hiđrô phía trên của trục với các nguyên tử hiđrô phía trên của xích đạo. Tuy nhiên, hướng tương đối của các nguyên tử hiđrô đối với vòng vẫn được duy trì, vì thế các nguyên tử hiđrô ở phía trên của trục, khi bị làm xấp ngửa, vẫn duy trì như là các nguyên tử hiđrô ở phía trên của xích đạo. Trong khoảng cách gần xung quanh vòng, có thể thấy là các vị trí phía trên của trục xen kẽ với các vị trí phía trên của xích đạo, vì thế trans-1,2-cyclohexan, các thay thế phải hoặc là cả hai đều là trục hay cả hai đều là xích đạo để duy trì trên các hướng khác nhau của vòng. Tương tự, đối với cis-1,2-cyclohexan, sự thay thế ở 1 phải là xích đạo và 2 là thay thế trục, hoặc ngược lại. Mỗi cấu hình sẽ có khác biệt về sự ổn định của chúng, phụ thuộc vào sự xác định của mỗi nhóm chức. Nói chung, các thay thế là ổn định hơn khi trong vị trí quỹ đạo, do trong trưoiừng hợp này không có tương tác lưỡng trục 1,3 giữa nhóm thay thế trục và bất kỳ nhóm trục nào khác của vòng. Ví dụ, nếu có nhóm mêtyl trên cacbon 1 ở vị trí trục, nó sẽ tương tác với hiđrô trên trục ở các vị trí của cacbon 3 và 5. Ứng dụng Từ cyclohexan, người ta sản xuất "dầu KA", thứ hỗn hợp gồm cyclohexanol, cyclohexanone bằng cách oxy hoá không hoàn toàn cyclohexan với xúc tác cobalt: 2C6H12 + O2 (to)→ 2C6H11OH Trong quá trình này, cũng có cả cyclohexanone. Sau đó, hỗn hợp trên được dùng để sản xuất nilon-6,6.
Cyclohexen ở điều kiện tiêu chuẩn là một cycloanken lỏng trong suốt với mùi đặc trưng mạnh không được ưa thích gợi nhớ đến mùi của dầu mỏ được chưng cất. Nó là một chất không bền khi lưu trữ lâu trong điều kiện bị chiếu sáng và bị lộ ra ngoài không khí và người ta cần phải chưng cất nó trước khi sử dụng để loại bỏ các perôxít. Một thí nghiệm phổ biến khi học hóa hữu cơ là xúc tác axít cho quá trình khử nước của cyclohexanol với việc tách cyclohexen bằng chưng cất từ hỗn hợp của phản ứng.
1,3-Cyclohexadien là một cycloanken dễ bắt cháy, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là một chất lỏng trong suốt không màu.
1,4-Cyclohexadien là một cycloanken dễ bắt cháy, ở điều kiện tiêu chuẩn nó là một chất lỏng trong suốt không màu. 1,4-Cyclohexadien và các hợp chất có liên quan có thể điều chế từ benzen với sự tham gia của lithi hay natri trong amonia lỏng, quy trình này gọi là phản ứng khử Birch. Tuy nhiên 1,4-cyclohexadien rất dễ bị oxy hóa thành benzen. Sự chuyển hóa thành vòng thơm có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm với việc sử dụng anken chẳng hạn như styren, cùng với các chất chuyển hiđrô như paladi kim loại với sự có mặt của than củi. γ-Terpinen là dẫn xuất có nguồn gốc tự nhiên của 1,4-cyclohexadien, được tìm thấy trong các tinh dầu của rau mùi (Coriandrum sativum), chanh (Citrus × limon) và thì là Ai Cập (Cuminum cyminum).