text
stringlengths
0
512k
Trương Xán (chữ Hán: 張燦, 1227 - ?) là Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử của Việt Nam. Ông quê ở xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch, châu Bố Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, chú thích số 763 của Đại Việt Sử ký Toàn thư lại chép rằng ...Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng)... Do người đỗ Trại trạng nguyên phải sinh sống từ khu vực Hoan Châu, Diễn Châu (Thanh Hóa - Nghệ An) trở vào nên có thể là do nguyên quán của Trương Xán là Tế Giang, Bắc Giang nhưng đã chuyển vào Hoành Bồ, Quảng Trạch sinh sống. Tháng hai năm Nguyên Phong thứ sáu (1256), đời vua Trần Thái Tông, Trương Xán đỗ Trại trạng nguyên cùng với Kinh trạng nguyên Trần Quốc Lặc, bảng nhãn Chu Hinh (朱馨), thám hoa lang Trần Uyên (陳淵). Khoa thi này là khoa thi đầu tiên phân ra kinh và trại trạng nguyên của nhà Trần, với 43 người thi đỗ thái học sinh, trong đó 42 người thuộc khu vực từ Ninh Bình trở ra. Ông làm quan đến chức Hàn lâm Học sĩ. Tôn vinh Một số làng chài đã lập đền thờ ông coi như một vị Phúc thần chuyên cứu giúp những người đi biển. Trương Xán được hậu thế tôn vinh tại di tích nhà thờ họ Trương Việt Nam thuộc thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đền Trương là nơi thờ những người họ Trương đã khuất tại ban thờ công đồng, trong hậu cung có tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế (Trương Hữu Nhân) và các danh nhân họ Trương tiêu biểu nhất thời phong kiến ở 3 miền Việt Nam gồm: Bên tả có tượng thờ 7 vị quan văn: Trương Hán Siêu (Thái phó thời Trần, người Ninh Bình), Trương Hanh (Trạng nguyên thời Trần, người Hải Dương), Trương Xán (Trạng nguyên thời Trần, người Quảng Bình), Trương Công Giai (Thượng thư thời Hậu Lê, người Hà Nam), Trương Đăng Quế (Thái sư thời Nguyễn, người Quảng Ngãi), Trương Quốc Dụng (Đông các học sĩ thời Nguyễn, người Hà Tĩnh), Trương Công Hy (Thượng thư thời Tây Sơn, người Quảng Nam). Bên hữu có tượng thờ 7 vị quan võ: Trương Hống (Tướng của Triệu Việt Vương, người Bắc Ninh), Trương Hát (Tướng của Triệu Việt Vương, người Bắc Ninh), Trương Nữu (Đại tư mã của Phùng Hưng, người Hải Phòng), Trương Ma Ni (Tăng lục võ sư thời Đinh, người Ninh Bình), Trương Chiến (Tướng nhà Lê, người Thanh Hóa), Trương Minh Giảng (Đại tướng quân thời Nguyễn, người Sài Gòn), Trương Công Định (Anh hùng thủ lĩnh chống Pháp, người Tiền Giang). Ngoài ra Quần thể nhà thờ họ Trương Việt Nam cũng có ban thờ mẫu và nhiều công trình kiến trúc khác như nhà đa năng, tả vu, hữu vu, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt, gác trống, gác chuông được xây dựng trong 4 năm từ 2016 đến 2019.
Hoàng Thế Thiện (1922–1995) là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong quân hàm cấp tướng trước năm 1975. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977-1982), từng giữ chức vụ Chính ủy của nhiều đơn vị khác nhau nên còn được mệnh danh là "Vị tướng Chính ủy". Ông là vị tướng duy nhất trong lịch sử cuộc Kháng chiến chống Mỹ đã vượt Đường Hồ Chí Minh trên biển để tham gia mở Đường Hồ Chí Minh trên bộ. Thân thế và quá trình tham gia cách mạng Ông tên thật là Lưu Văn Thi, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1922 tại ngõ Mai Viên, đường Agent Blambay (nay là đường Trần Bình Trọng, phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, trong một gia đình dân nghèo thành thị yêu nước. Ông là con trai thứ hai của vợ chồng cụ Lưu Văn Ngữ (1892-1946) và Trịnh Thị Tạc (1897-1944). Cụ Lưu Văn Ngữ quê ở thôn Hạ, xã Lê Xá, tổng Đội Sơn, huyện Duy Tiên, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam); là một người học Nho và là một đầu bếp giỏi ở Hải Phòng. Cụ là người có tư tưởng yêu nước, từng tham gia tổ chức đưa người sang Trung Quốc cho cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du. Gia đình cụ là cơ sở của nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng (sau là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) từ thập niên 1920. Năm 1927, cụ tham gia rải truyền đơn trong vụ người Việt và Hoa kiều đánh nhau ở Hải Phòng và, do đó, bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam 6 tháng. Những năm 1936-1938, cụ tham gia phong trào mặt trận Bình dân, là sáng lập viên và là Ủy viên Ban trị sự Hội Ái hữu công nhân tư gia thành phố Hải Phòng. Sớm ảnh hưởng tư tưởng yêu nước từ cha nên ngay từ khi còn là học sinh Trường Bonnal, Hoàng Thế Thiện đã tích cực tham gia vào các hoạt động yêu nước của phong trào Hướng đạo sinh thành phố Hải Phòng. Tháng 10 năm 1938, do gia đình quá nghèo nên ông đã phải thôi học, làm gia sư rồi làm thư ký đánh máy công nhật ở Ngân hàng Đông Dương. Đầu năm 1940, ông tham gia Tiểu tổ bí mật do nhà cách mạng Vũ Quý phụ trách, tự động xây dựng lại cơ sở cách mạng bí mật tại thành phố Hải Phòng đã bị địch khủng bố tan rã trước đó. Ông tham gia hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1940 và được cử làm Ủy viên Ban Trị sự Hội Truyền bá quốc ngữ thành phố Hải Phòng. Tháng 1 năm 1942, ông tham gia Đoàn Thanh niên Cứu quốc và được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh thành phố Hải Phòng, đồng thời phụ trách một cơ sở bí mật trong thanh niên, học sinh thành phố. Sau một đợt đấu tranh treo cờ, phân phát truyền đơn toàn thành phố Hải Phòng có kết quả vào cuối năm 1942, ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh niên Cứu quốc toàn thành phố và thống nhất đầu mối chỉ đạo. Tháng 3 năm 1943, do có sự phản bội của một Việt gian được mật thám Pháp cài vào tổ chức, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt tại Ngân hàng Đông Dương và đưa ra xử tại tòa án binh Hà Nội. Ông bị kết án 5 năm tù khổ sai, bị giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), rồi bị đày lên nhà tù Sơn La. Trong tù, mặc dù bị tra tấn, đày ải nhưng ông không nhụt chí đấu tranh. Ông được kết nạp vào nhóm Trung Kiên ở Hỏa Lò và Hội Lao tù Cứu quốc ở Sơn La, được nhà cách mạng Trần Đăng Ninh trực tiếp huấn luyện về công tác bí mật và vận động quần chúng. Tháng 3 năm 1945, ông vượt ngục tập thể trong nhóm của nhà cách mạng Trần Quốc Hoàn rồi về Thái Nguyên tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 4 năm 1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm Đội trưởng Đội Vũ trang Tuyên truyền Cứu quốc quân huyện Vũ Nhai. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại thị xã Thái Nguyên. Trên cương vị là Đội trưởng Đội Vũ trang tuyên truyền Cứu quốc quân Vũ Nhai, ông đã lãnh đạo cuộc biểu tình trên 5.000 người tuần hành vũ trang thị uy tiến vào nội ô thị xã Thái Nguyên vào chiều ngày 19-08-1945, uy hiếp quân phát xít Nhật đóng ở đây, uy hiếp và làm tan rã chính quyền tay sai của Nhật, kêu gọi sự đầu hàng của lính bảo an. Lực lượng do ông dẫn đầu đã tiến vào thị xã Thái Nguyên trước ngày 20-08-1945 một ngày và tổ chức đón Giải quân phóng từ Tân Trào tiến vào bao vây đồn binh Nhật, đưa tối hậu thư và tước vũ khí của lính bảo an, tấn công quân Nhật… Trong tập hồi ức "Những chặng đường lịch sử" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1994), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Chúng tôi tới Thịnh Đán thì được tin có một đội tuyên truyền xung phong từ Võ Nhai tiến xuống hôm trước, đã đột nhập thị xã, tổ chức quần chúng tuần hành thị uy. Một đội dân quân của Phú Bình, Phổ Yên cũng đã vào thị xã lùng bắt một số tay chân của địch. Tình hình bảo an binh đang hết sức hoang mang". Trong khởi nghĩa Thái Nguyên, cuộc biểu tình tuần hành thị uy của quần chúng trong ngày 19-08-1945 do ông lãnh đạo là bước thắng lợi có ý nghĩa quyết định đầu tiên. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời từ Tuyên Quang qua Thái Nguyên để về Hà Nội rất sớm và Giải phóng quân sớm về được Thủ đô cũng nói lên ý nghĩa quan trọng của khởi nghĩa thành công rất sớm ở Thái Nguyên . Tháng 9 năm 1945, ông làm Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946, ông là người phụ trách công tác tuyên truyền và công tác vận động thanh niên (công tác thanh vận) của tỉnh Thái Nguyên. Ông được xác định là người lãnh đạo chủ chốt đầu tiên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên . Tháng 10 năm 1946, ông làm Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Vĩnh Yên. Tham gia công tác trong quân đội Tháng 4 năm 1947, ông được điều vào Quân đội nhân dân Việt Nam làm Phái viên Chính trị Khu 10, rồi Trưởng phòng Chính trị Liên Khu 10 - Quân khu ủy viên. Từ đây, ông bắt đầu một cuộc đời binh nghiệp, tham gia chiến đấu tại nhiều chiến trường. Tháng 7 năm 1948, ông được cử làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Sông Lô. Tháng 9 năm 1949, ông được Bộ Quốc phòng cử làm Trưởng đoàn cán bộ quân sự vào tăng cường cho chiến trường Nam Bộ, Nam tiến lần thứ nhất. Tháng 7 năm 1950, ông làm Phái viên Kiểm tra Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Tháng 11 năm 1950, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Tây Đô (Khu 9), Chỉ huy phó Chiến dịch Long Châu Hà II và Chiến dịch Sóc Trăng II. Cuối năm 1951, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Cửu Long (Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ). Tháng 10 năm 1952, ông làm Trưởng phòng Chính trị rồi Chủ nhiệm Chính trị Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ - Quân khu ủy viên, ủy viên Ban Tuyên huấn và ủy viên Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam, Chủ nhiệm Báo Quân đội Nhân dân - Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc phụ trách Ban Đại diện miền Tây Nam Bộ. Tháng 12 năm 1955, ông làm Chủ nhiệm Chính trị Liên khu 3 - Quân khu ủy viên. Tháng 7 năm 1956, ông làm Chính ủy Ban Nghiên cứu Sân bay. Tháng 12 năm 1958, ông được phong quân hàm Thượng tá. Tháng 1 năm 1959, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Cục Không quân. Tháng 10 năm 1964, ông trở lại chiến trường Nam Bộ trên con tàu "không số" (Đoàn 125) với bí danh là Hoàng Dân tức Tư Dân, Nam tiến lần thứ hai. Lúc này, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng có chủ trương thành lập một sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam ở miền Tây Nam Bộ. Ông về thẳng miền Tây để chuẩn bị cho việc thành lập sư đoàn này và đảm nhiệm chức vụ Chính ủy sư đoàn, nhưng vì nhiều lý do khách quan nên sư đoàn này không thành lập được. Tháng 12 năm 1964, ông làm Phó Chính ủy Quân khu 8 (Trung Nam Bộ). Tháng 7 năm 1965, ông về miền Đông tham gia thành lập Sư đoàn 9 - Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân Giải phóng miền Nam, làm Phó Chính ủy - Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị đầu tiên của Sư đoàn 9. Tháng 2 năm 1966, ông được thăng quân hàm Đại tá. Tháng 8 năm 1966, ông về Mặt trận Tây Nguyên (B3) làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Sư đoàn 1, Đảng ủy viên Mặt trận B3; ông đã cùng Tư lệnh sư đoàn Nguyễn Hữu An chỉ huy, chỉ đạo Sư đoàn 1 đánh nhiều trận hay, đặc biệt là đánh thiệt hại nặng Lữ dù 173 của Mỹ trong Chiến dịch Đắc Tô 1 trên đồi 875 ở phía tây bắc Kon Tum vào mùa đông năm 1967. Tháng 1 năm 1969, ông làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Sư đoàn 304. Tháng 7 năm 1970, ông được điều vào tuyến lửa Trường Sơn, làm Phó Chính ủy - Thường vụ Đảng ủy Mặt trận 968 Nam Lào rồi tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (tháng 1 năm 1971). Tháng 6 năm 1971, ông làm Phó Chính ủy - Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559) kiêm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh khu vực 470 (tương đương Sư đoàn). Tháng 5 năm 1973, ông làm Chính ủy - Phó Bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Ngày 16 tháng 4 năm 1974, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng theo Lệnh số 21-LCT của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tôn Đức Thắng. Tháng 2 năm 1975, ông được điều vào chiến trường B2 (Nam Bộ), Nam tiến lần thứ ba, làm Chính ủy đầu tiên - Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 4, Phó Chính ủy - Thường vụ Đảng ủy Mặt trận phía Đông thuộc Bộ Tư lệnh B2. Ông trực tiếp chỉ huy hướng tiến công Dầu Tiếng - Chơn Thành. Tháng 4 năm 1975, ông tham gia chỉ huy cánh quân hướng Đông - một trong năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 12 năm 1976, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV. Tháng 4 năm 1977, ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế - Bí thư Đảng ủy Tổng cục. Từ tháng 10 năm 1978 đến tháng 6 năm 1982, ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Ban B.68 Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Đoàn Chuyên gia Việt Nam toàn Campuchia, Cố vấn cho Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Phó Tổng đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia, Phó Tư lệnh Chính trị Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia kiêm Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia (đoàn 478). Trở về công tác dân sự Tháng 7 năm 1982, ông được điều về nước làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thương binh và Xã hội. Tháng 5 năm 1983, ông được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa II. Tháng 2 năm 1987, ông làm Thứ trưởng thường trực đầu tiên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ông là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam đàm phán với Làng trẻ em SOS Quốc tế về việc thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam năm 1987 và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Làng trẻ em SOS Việt Nam (1987-1990). Tháng 7 năm 1989, ông được nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đầu thành lập trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của Hội Cựu chiến binh Quận 1 (1990-1993). Ông mất hồi 14 giờ 40 phút ngày 5 tháng 9 năm 1995 tại Viện Quân y 175, Thành phố Hồ Chí Minh sau một cơn bạo bệnh, thọ 73 tuổi. Phần mộ ông nằm tại khu 6, Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (nghĩa trang Lạc Cảnh), phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử thụ phong quân hàm Vinh danh Khen thưởng của Việt Nam Do những công lao đóng góp và thành tích cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, ông đã được nhà nước Việt Nam tặng thưởng: 50x50px 1 Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng năm 2002) 50x50px 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất 50x50px 2 Huân chương Quân công hạng Nhất 1 Huân chương Quân công hạng Nhì 50x50px 1 Huân chương Quân công hạng Ba 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba 50x50px 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất 50x50px 1 Huân chương Chiến thắng hạng Nhất 50x50px 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất 50x50px 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 1 hạng Ba) 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 1 hạng Ba) Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (năm 1995) Huy hiệu Vì nghĩa vụ quốc tế Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc Và nhiều huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu khác. Khen thưởng của nước ngoài Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được Ban Lãnh đạo Viện Hermann Gmeiner thuộc tổ chức Làng trẻ em SOS Quốc tế tặng "Kim vàng Danh dự" do đã có những đóng góp đặc biệt cho tổ chức này, và được Ủy ban Cựu chiến binh Liên Xô tặng "Huy hiệu danh dự". Thể theo đề nghị của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdec Techo Hun Sen, ngày 22-11-2019, Quốc vương Campuchia Preah Karuna Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đã ký Sắc lệnh số SL/11119/1727 truy tặng Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện Huân chương cao quý nhất của Vương quốc Campuchia dành cho người nước ngoài là Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng Nhất (cấp Đại Thập Tự) vì đã có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc, đặc biệt là những đóng góp quan trọng của ông trong thời kỳ làm nghĩa vụ quốc tế giúp Cách mạng Campuchia 1978-1982. Đây là lần đầu tiên Vương quốc Campuchia ban hành hình thức truy tặng Huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước và nhân dân Campuchia. Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành Quyết định số 757/BQP ngày 15-02-2023 về việc Truy tặng Huân chương Anh dũng hạng Nhất cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để khen ngợi và tôn vinh Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã có công lao to lớn và thành tích xuất sắc đóng góp cho Cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ tại chiến trường Trường Sơn giai đoạn 1970 - 1975, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ huy bảo vệ khu căn cứ chiến lược tại biên giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Thành tích nêu trên đã góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Lào - Việt Nam ngày càng vững mạnh, mãi mãi vững bền. Vinh danh trong từ điển Tên và tiểu sử của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã được đưa vào Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (xuất bản năm 1996, tái bản năm 2004). Vinh danh trong bảo tàng Hình ảnh, tượng đồng và kỷ vật kháng chiến của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện hiện được lưu giữ, trưng bày tại nhiều bảo tàng trên cả nước Việt Nam: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội), Bảo tàng Phòng không - Không quân (Việt Nam) tại (Hà Nội), Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh (Hà Nội), Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh), Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh), Bảo tàng Quân đoàn 4 (Việt Nam) tại Bình Dương, Bảo tàng các lực lượng vũ trang nhân dân đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ), Bảo tàng Quân đoàn 3 (Việt Nam) tại Gia Lai, Bảo tàng Hải Phòng, Khu di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khu di tích Nhà tù Sơn La... Vinh danh trên tem bưu chính Ngày 20 tháng 10 năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm “Chiến sĩ cách mạng Hoàng Thế Thiện (1922-1995)” gồm 1 mẫu tem, có giá mặt 4.000 đồng, do họa sĩ Vương Ánh Nguyệt thiết kế . Tên đường, phố Hoàng Thế Thiện Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa tên Hoàng Thế Thiện vào Quỹ đặt, đổi tên đường của thành phố (Nghị quyết số 66/2006/NQ-HĐND ngày 12-12-2006 thông qua danh sách bổ sung Quỹ đặt, đổi tên đường của thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình tại kỳ họp lần thứ 9 khóa VII, gồm 190 tên nhân vật lịch sử và địa danh). Tên Hoàng Thế Thiện đã được đưa vào Quỹ đặt, đổi tên đường của một số địa phương: thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cần Thơ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Hà Nam, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết số 164/2015/NQ-HĐND ngày 07-07-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 8, kỳ họp 14), tỉnh Sơn La (Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 28-10-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ), tỉnh An Giang , tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu , tỉnh Bắc Giang , tỉnh Quảng Trị , tỉnh Bình Thuận ,... Thành phố Hải Phòng đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến phố dài 700m, rộng 7m tại phường Đông Hải 1, quận Hải An (bên cạnh Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) theo Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 22-07-2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 14, kỳ họp 12. Tỉnh Quảng Nam đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài 300m, rộng 11,5m tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn theo Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày 26-04-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 8, kỳ họp 16 và theo Quyết định số 1882/QĐ-UBND ngày 31-05-2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc đặt tên một số tuyến đường tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc; thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn; thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Hà Nam đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến phố dài 750m, rộng 27m nằm trong khu Đô thị Sinh thái Thương mại và Dịch vụ Lam Hạ, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý theo Nghị quyết số 19/2016/NQ-HĐND ngày 29-07-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Phủ Lý (Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khoá XVIII kỳ họp thứ hai thông qua ngày 29-07-2016 và có hiệu lực từ ngày 08-08-2016) và theo Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 22-08-2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Thành phố Đà Nẵng đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài 800m, rộng 7,5m nằm trong khu Đô thị Sinh thái Hòa Xuân, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ theo Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 08-12-2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016 (Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08-12-2016 và có hiệu lực từ ngày 19-12-2016). Tỉnh Đắk Lắk đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài 800m, rộng 18m tại phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột theo Nghị quyết số 17/2016/NQ-HĐND ngày 14-12-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa IX, kỳ họp thứ ba về việc đặt, đổi tên đường trên địa bàn, đợt 4 (Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14-12-2016 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2017). Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài khoảng 2.460m, rộng 22,6m tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2 theo Quyết định số 6159/QĐ ngày 22-11-2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đặt tên đường mới trên địa bàn Quận 2 . Đường Hoàng Thế Thiện tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một đầu giao với đường Nguyễn Cơ Thạch, một đầu giao với đường số 11, nằm dọc theo Khu đô thị Sala của Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh, nằm song song với đường Mai Chí Thọ. Thủ đô Hà Nội đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con phố dài 816m, rộng 8-12m tại khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên; từ ngã ba giao cắt phố Chu Huy Mân tại điểm đối diện vườn hoa Phúc Đồng, đến ngã ba giao cắt phố Sài Đồng tại số nhà 85. Thành phố Cần Thơ đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài 360m, lòng đường 7,5m, lộ giới 15m, 2 làn xe, tại khu dân cư Hưng Phú 1, phường Hưng Phú, quận Cái Răng; có giới hạn từ tuyến đường chính Quang Trung đến đường Hoàng Văn Thái, theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 12-07-2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ mười ba về việc đặt tên đường (Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX thông qua ngày 12-07-2019 tại kỳ họp thứ mười ba và có hiệu lực từ ngày 01-08-2019). Tỉnh Quảng Nam đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một con đường dài 300m, rộng 15,5m, tại khu dân cư Tây Nam An Hà, phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 03-10-2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 về việc đặt tên, điều chỉnh giới hạn một số tuyến đường tại thành phố Tam Kỳ và thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Đắk Nông đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến đường có chiều dài 1.340m, chiều rộng 16m (tuyến đường nhựa dẫn vào Nghĩa trang thành phố nằm trên địa bàn xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, có điểm đầu giao với Quốc lộ 28, điểm cuối giao với cổng Nghĩa trang thành phố) theo Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 11-12-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Nông khóa III, Kỳ họp thứ 11 về việc đặt tên đường trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông năm 2020. Tỉnh Bạc Liêu đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến đường có chiều dài 756,25m, chiều rộng 9m, lộ giới 13m, có điểm đầu gần vòng xoay ngã năm, điểm cuối đến ranh dự án, thuộc địa bàn Khu dân cư Tràng An, phường 7, thành phố Bạc Liêu, theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 13-08-2021 về việc đặt tên 67 tuyến đường trên địa bàn thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu Khóa X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 13-08-2021 và có hiệu lực từ ngày 23-08-2021.. Tỉnh Ninh Thuận đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến đường có chiều dài 99,9m, chiều rộng 8m, có điểm đầu giao với đường Hoàng Minh Giám, điểm cuối giao với đường Hoàng Dư Khương, thuộc địa bàn Khu đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 11-12-2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 23-08-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08-12-2021 và có hiệu lực từ ngày 20-12-2021.. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến đường có chiều dài 550m, chiều rộng 19,5m, mặt đường 10,5m, có điểm đầu giao với đường Vũ Xuân Chiêm, điểm cuối giao với cuối kiệt 118 Nguyễn Lộ Trạch, thuộc địa bàn Khu quy hoạch Khu vực 4, phường Xuân Phú, thành phố Huế, theo Nghị quyết số 37/2021/NQ-HĐND về điều chỉnh và đặt tên đường tại thành phố Huế đợt X, năm 2021. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10-12-2021 và có hiệu lực từ ngày 20-12-2021.. Tỉnh Bắc Giang đã đặt tên Hoàng Thế Thiện cho một tuyến đường có chiều dài 460m, chiều rộng 42m, có điểm đầu giao với đường Hùng Vương kéo dài, điểm cuối giao với đường Trường Chinh, thuộc địa bàn Khu vực phía Đông Bắc thành phố Bắc Giang (một phần phường Xương Giang, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì), theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 12-07-2022.. Nhận định, đánh giá về Hoàng Thế Thiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Đồng chí Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của Quân đội. Đồng chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của Dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin yêu." "Chúng ta bày tỏ niềm thương tiếc đồng chí Hoàng Thế Thiện, một cán bộ trung kiên của Đảng và Quân đội, luôn được giao những chức vụ quan trọng ở nhiều chiến trường và đơn vị trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cán bộ và chiến sĩ tin yêu.” Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Thống tướng Men Sam An: "Chúng tôi cũng muốn nói thêm rằng dù tướng Hoàng Thế Thiện đã mất, nhưng những tình cảm, hành động Ngài ấy đã cống hiến, chia sẻ cho Campuchia sẽ trường tồn trong trái tim của tất cả các lãnh đạo đất nước chúng tôi." Chủ tịch danh dự Làng trẻ em SOS Quốc tế Helmut Kutin: "Ngài Hoàng Thế Thiện là người Cha rất đỗi nhân văn của hàng ngàn trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa ở Việt Nam." Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: "Anh là cán bộ chỉ huy chiến đấu giỏi, đã có công trong việc tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng và bảo vệ vững chắc tuyến hành lang Đường Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Suốt cả cuộc đời chiến đấu liên tục, anh Hoàng Thế Thiện đã khẳng định được mình, chứng minh đầy đủ lập trường, bản lĩnh của một đảng viên, một cán bộ kiên định, có tài năng, đức độ, luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ. Anh sống có tình người, thẳng thắn, đoàn kết, rộng lượng, gần gũi quần chúng, liêm khiết." Thượng tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo: "Anh Thiện có nhiều kinh nghiệm về công tác chính trị và có kiến thức quân sự. Anh chiến đấu rất dũng cảm. Anh Thiện đã cùng anh Nguyễn Hữu An chỉ huy, chỉ đạo Sư đoàn 1 đánh nhiều trận hay, đặc biệt là đánh thiệt hại nặng lữ dù 173 của Mỹ trong chiến dịch Đắc Tô I trên đồi 875 ở phía Tây Bắc Kon Tum vào mùa Đông năm 1967... Điểm đặc biệt của anh Thiện: tuy là Chính ủy nhưng rất chú ý đến quân sự và nghiên cứu về tình hình địch. Một Chính ủy như thế quả là hơi hiếm." Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Trịnh Vương Hồng: "Cuộc đời và sự nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện là một tấm gương sáng về phẩm chất của người cán bộ cách mạng, một vị tướng trưởng thành từ cơ sở, qua nhiều cương vị, là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội đứng mũi chịu sào của nhiều đơn vị. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng chí đã được Đảng tin cậy giao nhiệm vụ vào chiến trường Nam Bộ trong những thời điểm khó khăn nhất, nhưng đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trên 55 năm hoạt động cách mạng, gần 40 năm chiến đấu và công tác trong Quân đội, đồng chí luôn thể hiện là một cán bộ chính trị - quân sự trung kiên, dũng cảm, trung thực, liêm khiết, sống gần gũi với đồng chí, đồng bào, nghiêm khắc với mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã có nhiều công lao trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là một vị tướng có uy tín của Quân đội, công lao và thành tích xuất sắc của đồng chí đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội ta ghi nhận. Lịch sử hai cuộc kháng chiến vĩ đại của Dân tộc ta và lịch sử quá trình xây dựng, chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng còn mãi mãi ghi đậm hình ảnh và công lao vị tướng có tài tổ chức và chỉ huy chiến đấu, một Chính ủy kiên trung, mẫu mực, một đảng viên ưu tú của Đảng". Thượng tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giáo sư Nguyễn Hữu An: "Anh Hoàng Thế Thiện - Chính ủy là người toàn năng, không chỉ giỏi về chính trị mà còn là người hiểu biết về quân sự, khá sâu những vấn đề có liên quan đến cương vị của mình và rất xứng đáng là nhân vật trung tâm của Sư đoàn." Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Đan: "Tuy là Chính ủy nhưng anh Hoàng Thế Thiện có trình độ cao về nghệ thuật quân sự, về cách đánh của nhiều hình thức tác chiến khác nhau. Vì vậy, anh không chỉ đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị mà anh còn thực sự là một cán bộ chỉ huy quân sự, đi sâu vào tác chiến... Điều làm gương cho chúng tôi và cán bộ quân sự nói chung là địch tìm mọi cách chống lại ta thì anh luôn tìm cách để đánh thắng địch. Đây là một điểm rất đặc biệt ở anh Thiện, một Chính ủy mà cũng là một nhà quân sự. Địch có cách này thì ta có cách khác hay hơn nó để đánh thắng nó. Đây là điều rất cần thiết trong chiến tranh." Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ sử học Hồ Sơn Đài: "Có thể nói rằng, chặng đường chiến đấu của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện ở Nam Bộ gắn liền với các đơn vị chủ lực, với quá trình xây dựng, chiến đấu và công tác của lực lượng vũ trang chủ lực ở Nam Bộ, từ trung đoàn đến cấp quân đoàn. Ông có mặt ở hầu khắp các chiến trường Nam Bộ, từ miền Tây, miền Trung lên miền Đông và thành phố Sài Gòn, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ và những ngày tháng sôi động sau khi đất nước hòa bình, thống nhất. Những gì ông để lại cho lực lượng vũ trang Nam Bộ là hình ảnh một cán bộ chính trị - quân sự kiên trung, tận tụy, sâu sắc, mực thước và dung hậu. Với tư cách một người lính cầm súng, trên dọc đường hành quân đánh giặc, Nam Bộ là nơi ông dừng chân nhiều nhất, cũng là nơi ông dừng lại sau cùng." Trung tướng, Phó Giáo sư Lê Hữu Đức: "Qua hai cuộc kháng chiến, tôi được làm việc với nhiều đồng chí chính ủy trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn, quân khu, học viện. Với anh Hoàng Thế Thiện tôi giữ mãi những kỷ niệm về tình người ấm áp của anh. Quả là một đồng chí Chính ủy sư đoàn đích thực và xuất sắc!" Thiếu tướng Bùi Đức Tạm: "Anh là một cán bộ nhiệt tình, sôi nổi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đâu cần là anh có mặt." Nhà văn, nhà báo Phan Hoàng: "Hoàng Thế Thiện là hình ảnh Chính ủy tiêu biểu trên chiến trường. Ông là một con người đa năng, có trình độ toàn diện, một vị tướng có mặt trên khắp các chiến trường, làm công tác chính trị, quân sự, kinh tế và cả việc đền ơn đáp nghĩa. Dù ông đã mãi mãi đi xa nhưng hình ảnh và công lao của vị tướng có tài tổ chức và chỉ huy chiến đấu, một Chính ủy kiên trung, mẫu mực, một trái tim nhân hậu, nghĩa tình vẫn còn in đậm trong tâm khảm mọi người." Thiếu tướng, nhà thơ Nguyễn Đan Thành: "... Kháng chiến gian lao nên vất vả / Nam Bắc bôn ba chẳng nản lòng / Đất nước thanh bình vang tiếng hát / Thân cò lặn lội vẫn bên sông / Non nước tang bồng âu là thế / Hạt cát phù sa thế cũng xong..." Đại tá Hoàng Ngọc Giao: "Tháng năm dài thế kỷ / Mòn Bắc chiến - Nam chinh / Lửa nhuộm trái tim hồng / Sẵn sàng nơi bão tố / Mến thương người đồng chí / Tóc bạc tâm hồn xanh / Đường Trường Sơn máu lửa / Còn mãi dấu chân anh..." Nữ sĩ Thuận Bằng: "Thiếu hai sáu nữa mới tròn trăm / Chiến trận tung hoành bốn chục năm / Tuổi Đảng năm mươi tròn khí tiết / Giờ đây thanh thản với hương trầm." Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc: Thơ khoán thủ: "TƯỚNG văn danh tiếng nức ba quân / HOÀNG tâm võ trọng đức muôn phần / THẾ trung nghĩa trượng hồn muôn dặm / THIỆN tạc lòng Dân lưu tiếng thơm." Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Tá Nhí: Câu đối: “NGHĨA THẮM TÌNH THAY, TỪ TRẬN MẠC THÁI NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC, THÂN DÂN TƯ ĐẠO THỌ SƠN HÀ CÔNG TO LỚN LẮM, KHI ĂN CƠM ĐẤT BẮC, LÚC ĐÁNH GIẶC PHƯƠNG NAM, ÁI QUỐC THỬ TÂM HUYỀN NHẬT NGUYỆT” Dịch nghĩa là: "NGHĨA THẮM TÌNH THAY, TỪ TRẬN MẠC THÁI NGUYÊN ĐẾN CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC, THÂN DÂN ĐẠO LÝ SÁNH NÚI SÔNG CÔNG TO LỚN LẮM, KHI ĂN CƠM ĐẤT BẮC LÚC ĐÁNH GIẶC PHƯƠNG NAM, ÁI QUỐC LÒNG SON NHƯ NHẬT NGUYỆT” Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh: Câu đối: “Tâm đức THIỆN, chí khí cao, cả đời vì dân, vì nước Chính trị tài, quân sự giỏi, sự nghiệp LƯU mãi sử xanh” (Trong câu đối có chữ “Thiện” là tên, chữ “Lưu” là họ khai sinh của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện). Tác phẩm và hồi ức về Hoàng Thế Thiện Sách "Nhớ Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện" - Hồi ức, ký của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2005. "Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Người đi suốt cuộc trường chinh" - Hồi ức, ký của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022. "Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Người đi suốt cuộc trường chinh" - Tập sách ảnh - Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện lưu hành nội bộ, 2022. "Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập II" - Nhà xuất bản Hải Phòng, 2001. "Trái tim thắp lửa (10 Danh Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam)" - Chi Phan - Nhà xuất bản Thanh niên, 2007. "Quê hương và đồng đội" - Bút ký của Trần Thế Tuyển - Nhà xuất bản Trẻ, 2004. "Người Chính ủy Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Chu Huy Mân chủ biên - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006. "Pháo binh miền Trung Trung Bộ - Tây Nguyên thời đánh Mỹ" - Hồi ức của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2000. "Sài Gòn đất thiêng khí tụ" - Ký sự nhân vật - Phan Hoàng - Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2017. "Sài Gòn đất lành chim đậu (tập 2)" - Ký sự - Phan Hoàng - Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, 2018. "Núi rộng, sông dài" - Bút ký chân dung - Nguyễn Minh Ngọc - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2023. "Trái tim Người lính miền Tây" - Nhiều tác giả - Nguyễn Công Trung chủ biên - Nhà xuất bản Thanh niên, 2023. Phim tài liệu "Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Ba lần Nam tiến" - Phim tài liệu - Hãng phim Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TFS) sản xuất năm 2005, biên kịch Đinh Phong, đạo diễn Việt Bình. "Hoàng Thế Thiện - Tên gọi và cuộc đời" - Phim tài liệu nhựa - Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2018, biên kịch Nguyễn Huy Hùng, đạo diễn Phạm Hồng Thắng. Tượng điêu khắc Tượng chân dung bán thân "Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện" - tượng đồng của nhà điêu khắc Tạ Duy Đoán, sáng tác năm 2005. Phù điêu "Nụ cười chiến thắng" - phù điêu đồng của nhà điêu khắc Nguyễn Phúc Hưng, sáng tác năm 2022. Hồi ức của Hoàng Thế Thiện "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu" - Hồi ức của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1995; tái bản năm 2004. "Bác của chúng ta" - Hồi ức của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1985. "Khắc sâu lời Bác" - Hồi ức của nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2001.
Hồ Tông Thốc (胡宗簇; 1324-1404) là một vị quan, nhà sử học của Việt Nam vào thời vua Trần Nghệ Tông. Ông làm quan cho triều Trần tới chức Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, soạn các bộ sách sử như Việt Nam thế chí (01 bộ); Việt sử cương mục (01 bộ), nay đã thất lạc, mất năm 80 tuổi. Nguồn gốc và giáo dục Tên của ông nguyên là Hồ Tông Thốc, song sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (gọi tắt là Cương mục) ghi là Hồ Tôn Thốc (đổi sang Tôn) do kiêng húy nhà Nguyễn.Ông người ở Sĩ Thành, Diễn Châu, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hồ Tông Thốc tuổi trẻ đã đỗ cao, có tài danh. Khi chưa nổi danh, gặp tết Nguyên tiêu, có đạo nhân là Lê Pháp Quan treo đèn đặt tiệc, mời khách văn chương đến dự làm vui. Hồ Tông Thốc nhận thiếp xin đề thơ, làm xong trăm bài thơ ngay trên bữa tiệc. Mọi người xúm lại xem, rất thán phục. Từ đấy tiếng dậy kinh sư, vì giỏi văn học nên được người đương thời kính trọng. Sự nghiệp Quan trường Dưới triều vua Trần Nghệ Tông, năm 1372, Hồ Tông Thốc được làm Hàn Lâm viện học sĩ. Trước kia Hồ Tông Thốc làm An phủ, có lấy của dân, việc bị phát giác, vua Trần Nghệ Tông thấy làm lạ hỏi ông chuyện đó. Tông Thốc lạy tạ thưa rằng: Một con chịu ơn vua, cả nhà ăn lộc trời, vua tha tội cho. Sau ông được thăng nhiều lần, năm 1386 được phong làm Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ. Tác phẩm Nhà Minh xâm lược Đại Việt, theo phần Văn Tịch chí trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, các sách của Hồ Tông Thốc đã bị nhà Minh tịch thu đem về Kim Lăng, nay đã mất, bao gồm: Thảo nhàn hiệu tần (1 quyển); Việt Nam thế chí (1 bộ); Việt sử cương mục (1 bộ). Các sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích còn chép được mấy bài thơ như Thị ý, Đề Hạng Vương từ (2 bài), Du Động Đình họa Nhị Khê của Hồ Tông Thốc. Trích dẫn bài thơ Đề Hạng Vương Từ: Đề Hạng Vương Từ Bách nhị sơn hà khởi chiến phong Huề tương tử đệ nhập Quan Trung Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lãnh Tuyến tán Hồng Môn ngọc đẩu không Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả Trùng lai vô địa đáo Giang Đông Kinh doanh ngũ tại thành hà sự? Tiêu đắc khu khu tán Lỗ Công Dịch nghĩa: Đề đền Hạng Vương Non nước trăm hai nổi bụi hồng Đem đoàn đệ tử đến Quan Trung Khói tan Hàm Cốc cung châu lạnh Tuyến rã Hồng Môn chén ngọc tan Thua chạy trời xui đường Trạch Tả Quay về đất lấp nẻo Giang Đông Năm năm lặn lội hoài công cốc Chỉ còn vùi nơi mộ Lỗ Công. Cái chết Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Tông Thốc chết khi 80 tuổi, năm 1404. Ghi công Tên ông được đặt cho trường Trung học Cơ sở Hồ Tông Thốc (ở xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), và đường Hồ Tông Thốc (ở thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Nhận định Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư bàn về sách Việt sử cương mục của Hồ Tông Thốc:Riêng có bộ “Việt sử cương mục”của Hồ Tông Thốc làm là ghi chép thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thiết đáng mà không rườm rà, cũng gần hy vọng được. Nhưng sau cơn binh lửa, sách ấy không truyền. Giai thoại Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong thời gian đi sứ Trung Quốc ông có làm nhiều bài thơ hay. Trong đó phải nhắc đến bài thơ đuổi hồn ma Hạng Vũ như sau: Thói thường khi đi qua Ô Giang, nơi có đền thờ Hạng Vũ trên bờ sông, ai muốn qua sông an toàn thì phải mua hương và vàng mã để đốt cho Hạng Vũ. Nhưng Hồ Tông Thốc không mua mà cứ giục thuyền đi thẳng, đi đến giữa sông thì chợt nổi sóng gió mịt mù, thuyền như sắp lật nhưng ông không hề sợ mà còn đứng trước mũi thuyền đọc to bốn câu thơ: "Quân bất quân hề, thần bất thần. Như hà miếu mạo tại Giang Tân. Giang Đông tích nhật do hiềm tiểu. Hà tích thiên tiền bách vạn càn". Dịch nghĩa như sau: "Vua chẳng ra vua, tôi chẳng tôi. Trên sông đình miếu để thờ ai? Giang Đông ngày trước còn chê nhỏ. Tiền giấy nay sao lại cố đòi? Ý bài thơ là Hạng Vũ là tôi nước Sở nhưng quyền uy át vua nhỏ. Lúc đánh thua Lưu Bang có người khuyên ông nên đến Giang Đông để chiêu mộ binh sĩ quay lại tranh thiên hạ với Lưu Bang nhưng ông chê Giang Đông đất hẹp, người thưa khó lập đại nghiệp nên ông quay ra tử chiến với Lưu Bang và bị chết, hành động ấy không phải hành động của người trượng phu. Bài thơ vừa dứt thì sóng gió tắt ngấm, dòng sông êm đềm trở lại. Từ đấy mọi người đi qua sông đều không phải đốt vàng mã nữa. Sau đó Hồ Tông Thốc đến thăm đền thờ Hạng Vũ và có làm bài thơ ca ngợi tính dũng cảm thiện chiến của ông.
Cao Lỗ (277 TCN - 179 TCN), còn gọi là Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần, là một tướng tài của An Dương Vương (Thục Phán), quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông từng làm bộ hạ của Hùng Vương thứ 18 nhưng không được trọng dụng. Khi Âu Việt xâm lược Văn Lang, phò mã là Nguyễn Tuấn tử trận, vua Hùng phải tự tử, ông chán nản bỏ vào rừng sống ẩn dật. Sau này Thục Phán giết được danh tướng Đồ Thư và đánh tan 50 vạn đại quân nhà Tần, ông mới cảm phục ra giúp Thục Phán. Thục Phán cũng rất quý tài của ông. Tương truyền ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một lúc) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Tại kì họp ngày 5 tháng 8 năm 2005, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định lấy tên ông để đặt tên cho một con đường ở trung tâm huyện Đông Anh. Chế nỏ liên châu Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều mũi tên mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội). Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ. Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, quân Triệu đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí lợi hại của nước Âu Lạc. Từ năm 1959 ở Cổ Loa đã phát hiện được kho tên đồng hàng vạn mũi tại khu vực Cầu Vực. Cuộc khai quật Đền Thượng năm 2005 phát hiện di tích lò đúc mũi tên đồng cùng các khuôn đúc mũi tên ba cạnh, cho phép xác định rằng khu vực tây nam thành Trong xưa là một binh xưởng đúc mũi tên trang bị cho quân đội của An Dương Vương. Khảo cổ học đã phát hiện lẫy nỏ ở một số di chỉ như: Làng Vạc (Nghệ An), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Đặc biệt là hai chiếc lẫy nỏ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia được phát hiện ở Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 – 2000 năm. Qua phục dựng cho thấy đây là loại nỏ bắn nhiều phát một lúc, theo đó một mặt phẳng được khắc nhiều rãnh để nạp được nhiều mũi tên, sau khi thả lẫy thì dây bật ra, phóng đi nhiều mũi tên cùng lúc Nỏ liên châu cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Chiến Quốc (trước thời Cao Lỗ khoảng 200 năm), gồm 2 loại: 1 loại để nhiều mũi tên trên mặt phẳng khắc nhiều rãnh, mỗi lần thả dây sẽ phóng được nhiều mũi tên (giống nỏ Cao Lỗ). Loại này có tầm bắn xa nhưng kích thước lớn, nên phải gắn trên xe hoặc bệ, cần nhiều người để vận hành. 1 loại khác tân tiến hơn, có hộp chứa tên gắn với cơ cấu lên dây, mỗi lần thả dây chỉ phóng 1 mũi tên nhưng khi kéo lại thì nạp được luôn mũi tên mới. Loại này gọn nhẹ, bắn nhanh, mỗi bộ binh có thể mang theo bên mình như vũ khí cá nhân, nhưng tầm sát thương không bằng loại kia. Qua đời Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia, cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn. Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận. Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất. Ông mất ngày 4 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Tuất (179 TCN). Nguồn gốc, Phả hệ Cao Lỗ Có thuyết cho rằng cái tên Cao Lỗ không phải là họ Cao, mà do gắn với đá thạch, núi đá, rằng Cao Lỗ là một vị thần địa phương - thần Đá - đã được thu phục trong quá trình tiến xuống miền đồng bằng của An Dương Vương, và trở thành một vị tướng của nhà vua. Khi chết, ông trở thành thần bảo hộ cho vùng Việt Trì, Bạch Hạc. Nhà Trần đã sắc phong cho ông là "Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương". Theo GS Cao Thế Dung: "Họ Cao ở Nghệ An, theo thế phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) định cư tại đây". "Thám hoa Cao Quýnh (quan nhà Lê sơ) đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tông là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ". Đền thờ Cao Lỗ Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất. Tại Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm), tại xã Quảng An (phường Tứ Liên, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đền thờ Cao Lỗ ở trong chùa Giác Hạnh tại địa chỉ số nhà 51 đường Ông Ích Khiêm thuộc quận 11 Ngoài ra, trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam linh thiêng có nhiều người coi ông là hoá thân của Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh, nếu xét theo góc độ này ông có nhiều đền thờ khác.
Đinh Tiên Hoàng (; 22 tháng 3 năm 924 - tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領)), là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử. Tên gọi Hầu hết các chính sử như: An Nam chí lược; "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư", Việt sử tiêu án, đều viết Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh tên Bộ Lĩnh (丁部領). Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược cho biết "có sách" nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Hoàn (丁桓), "Bộ Lĩnh" là tước quan Trần Lãm phong cho Đinh Hoàn nhưng do Khâm định Việt sử thông giám cương mục và các sách khác đều nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh nên ông không dùng tên Đinh Hoàn để gọi Đinh Tiên Hoàng. Trần Trọng Kim không nói rõ "sách" mà ông nhắc đến là sách gì. Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng" có nghĩa là vị vua đã khuất mang họ Đinh, đây không phải là tên thật hay thuỵ hiệu, miếu hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Trong Việt sử lược Đinh Tiên Hoàng được gọi là "Đinh Tiên Vương" (丁先王), "Tiên Vương" (先王), trong Đại Việt sử ký toàn thư ông được gọi là "Tiên Hoàng Đế" (先皇帝), "Tiên Hoàng" (先皇). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tất cả bản dịch Việt sử lược hiện nay đều là bản được in lại trong pho đại bách khoa Tứ khố toàn thư của nhà Thanh bên Trung Quốc, trong đó các tước vị Hoàng đế của các vua Đại Việt đều được tác giả thời đó giáng xuống tước Vương, theo như quan điểm "An Nam tiếm xưng Đế hiệu" của các chính quyền phong kiến Trung Quốc. Dù vậy, "Tiên Vương", "Tiên Hoàng", "Tiên Hoàng Đế" đều là tên gọi tôn kính dùng để chỉ một vị vua đã khuất. Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo (ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo vương, là tước vị của ông). Tuổi thơ Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp. Theo sách An Nam chí lược: Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha-tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha. Theo sách Việt sử tiêu án: Vua Đinh, tên Bộ Lĩnh, người làng Đại Hoàng, động Hoa Lư. Thân phụ vua là Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, cai trị Hoan Châu, mẹ là họ Đàm, nằm mộng thấy có một người lớn tay cầm cái ấn vua đến xin làm con, bèn có mang mà sinh ra vua, được ít lâu thì thân phụ dắt vào ở trong động, chơi với trẻ chăn trâu, lũ trẻ tôn làm đàn anh. Mỗi khi chơi đùa, giao tay nhau cho vua ngồi lên, khiêng đi làm xe, lấy bông lao làm cờ, dàn ra hai bên, rước đi làm như nghị vệ nhà vua. Trong nhà nuôi được con lợn, thừa lúc mẹ đi vắng, vua mổ lợn khao bọn trẻ rồi di cư đến Đào Úc Sách. Bà mẹ sợ, mang chuyện ấy nói với chú Đinh Dự, Dự cầm dao đi tìm, đuổi đến bờ sông, vua chạy sa vào bùn lầy, thấy có con rồng vàng, đỡ hai bên vua sang qua sông. Ông chú sợ bỏ về, vua bèn theo bọn ngư hộ làm nghề đánh cá, bắt được ngọc huê lớn để vào đáy giỏ. Đến đêm vào chùa ngủ trọ, nhà sư thấy trong cái giỏ có tia sáng tròn, hỏi cớ sao, và nói rằng: "Anh này ngày sau cao quý không thể nói được". Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép::"Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho bọn chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, Chúng ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương." Thống nhất đất nước Không phục Hậu Ngô Vương Năm 951, con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Văn truất bỏ Dương Tam Kha, tự lập làm vương, xưng là Nam Sách vương, rước anh là Ngô Xương Ngập trở về lập làm Thiên Sách vương. Đinh Bộ Lĩnh lúc ấy cậy có khe núi Hoa Lư hiểm trở, không chịu làm tôi. Hai vương muốn cất quân đi đánh, Bộ Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Đinh Liễn đến, hai vương trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn đem theo đi đánh. Hai bên đánh nhau hơn một tháng không phân thắng bại, hai vương bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh tức giận nói Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao. Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Đinh Liễn mà bắn. Hai vương kinh sợ: Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì. Bèn không giết Liễn mà đem quân về. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức mà không có con nối, bèn cùng với con là Đinh Liễn đến nương tựa. Minh Công thấy Đinh Bộ Lĩnh dáng mạo khôi ngô lạ thường, lại có khí lượng, mới nuôi làm con, ơn yêu đãi ngày càng hậu, nhân đó giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác, đều thắng được cả. Theo sách Việt Nam sử lược: Do không hòa với chú nên Đinh cho nên Bộ Lĩnh cùng với con là Liễn sang ở với Sứ-quân Trần Minh-công ở Bố-hải khẩu (Phủ Kiến-xương, Thái-bình), chống hai vua Hậu Ngô Vương và các sứ quân khác. Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính. Dưới trướng ông những hào kiệt của Giao Châu đều có mặt (Giao Châu thất hùng gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng). Loạn 12 sứ quân Năm 944 Ngô Quyền mất. Anh vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Năm 950, Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm 954, Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Sách An Nam chí lược chép:Văn chết, tham-mưu của Văn là Ngô Xử Bình, Thứ Sử Phong Châu Kiều Tri Tả, Thứ Sử Ninh Châu Dương Huy và nha tướng Đổ Cảnh Thạc, dùng binh tranh lập, rồi đều bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên. Năm 966, sau cái chết của Nam Tấn vương các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân: Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội) Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình) Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh) Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên) Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ) Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên) Dẹp các sứ quân Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh bại lực lượng do Lữ Xử Bình và Kiều Công Hãn ở triều đình Cổ Loa, là những quyền thần nhà Ngô trực tiếp tranh giành ngôi vua. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết. Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận. Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu, chiếm 3 châu Thái Châu, Hào Châu và Phong Châu xưng là Kiều Tam Chế. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn thua chạy đem quân xuống phía nam với ý định hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất. Nguyễn Thủ Tiệp sau khi chiếm toàn bộ châu Vũ Ninh tự xưng là Vũ Ninh Vương. Khi giao tranh thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái. Nguyễn Khoan khi lớn mạnh xưng là Quảng Trí Quân, tức vị Vua vĩ đại. Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của sứ quân này tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh tấn công thành Hồi Hồ, tướng quân Kiều Thuận chống không nổi đành vượt sông Hồng chạy sang thành Mè kết hợp với Ma Xuân Trường chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm thành Mè, Kiều Thuận tử trận. Ma Xuân Trường chạy lên Yên Bái trốn thoát. Ngày nay, thị xã Phú Thọ còn dấu tích thành Mè. Làng Trù Mật xã Văn Lung thị xã Phú Thọ có đền thờ Ma Xuân Trường và Kiều Thuận. Lý Khuê chiếm giữ vùng đất Luy Lâu bờ nam sông Đuống, đặt căn cứ ở Siêu Loại (Thuận Thành). Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì sứ quân Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Đầu năm 968, sau khi chiếm lại vùng Bắc Ninh, vốn do các sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê cát cứ, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh chuyển quân về Siêu Loại, cho Đinh Liễn và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân tiến đánh quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương tản quân, đóng giữ chỗ hiểm yếu rậm rạp vùng bùn lầy. Hễ quân Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài lính, rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân Hoa Lư tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của quân Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh sâu vào trung tâm, bắt được Lã Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang. Chiêu hàng Để thực hiện nhiệm vụ dẹp loạn và thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo vận dụng kế sách chính trị kết hợp với quân sự. Khi lực lượng còn non yếu, ông đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình) rồi thu phục được Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên) về làm Thân vệ tướng quân. Cuối cùng khi lực lượng đủ mạnh ông không tiêu diệt mà hàng phục Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Hà Nội), Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa) vốn là những hậu duệ nhà Ngô để lấy lòng thiên hạ. Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân. Việc vua Đinh Tiên Hoàng khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa. Cai trị Mở nước Đại Cồ Việt Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Tên Đại Cồ Việt 大瞿越. Đại là từ Hán-Việt và có nghĩa “vĩ đại: great”; Cồ là một chữ Việt có nghĩa “to lớn, vĩ đại: great“; được ký âm bằng một chữ Hán có âm tương ứng. Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Vua phong cho Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân uy nghi và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Từ năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình. Nhà Đinh là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng. Về chính trị trong nước có phần quá thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm. Về quân sự, Đinh Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu. Vua thực hiện "ngụ binh ư nông", đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội. Đóng đô Hoa Lư Kinh đô nhà Đinh đóng tại Hoa Lư (Ninh Bình), thuộc về Trường Châu thời Bắc thuộc lần 3. Dựa vào các khối đá vôi cao dựng đứng ôm lấy vùng đất cao không bị ngập do thủy triều và nước lũ, lại có sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê chảy xuyên qua kinh thành thuận lợi giao thông. Đinh Tiên Hoàng đã cho đắp những đoạn tường thành nhân tạo nối liền các dãy núi thiên nhiên để tạo thành một đô thành vững chắc bảo vệ cung vua bên trong. Việc Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư mà không chọn Cổ Loa của nhà Ngô hay Đại La thời Bắc thuộc được nhà nghiên cứu Lê Văn Siêu xem là quyết định khôn ngoan. Với hoàn cảnh đương thời, sau nhiều năm loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược, nằm ở trung tâm đất nước thời đó, khống chế được cả khu vực sơn cước từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm địa thế vừa hùng vừa hiểm có thể cầm cự với Trung Hoa, nếu có cuộc xâm lăng của phía này tới. Với việc chọn Hoa Lư quê hương làm kinh đô, Đinh Tiên Hoàng có thêm sức mạnh của yếu tố nhân hòa, bởi do thời loạn 12 sứ quân trước đó mà nhân dân các vùng khác có thể còn hoài cổ về sứ quân chiếm đóng. Nhà địa chất, đồng thời là nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương cũng cho rằng: tính hiểm yếu của Hoa Lư không chỉ nhờ phần thành lũy, nền điện mà chính bởi hệ thống các thung lũng núi sâu hơn bên trong có thể liên thông với nhau bởi các khe ngách mà ngày nay do nước biển dâng cao đã biến thành những lạch nước ngầm. Khi quyết định dời Đại La về Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng không chỉ muốn dựa vào địa thế hiểm yếu của vùng núi Tràng An, tìm sự hậu thuẫn của quê hương, họ tộc mà còn vì muốn thoát khỏi những liên kết, ràng buộc của thể chế Trung Hoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng ở trung tâm châu thổ lớn để chuyên tâm chuẩn bị những bước đi mới căn bản cho sự chấn hưng dân tộc, việc trở về xây dựng kinh đô ở Hoa Lư của vua Đinh không phải là sự quay trở lại với Chủ nghĩa địa phương mà chính là nhằm hướng tới một tầm nhìn rộng lớn hơn của Chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ. Từ năm 968, Hoa Lư trở thành kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Sau này các triều đại nhà Trần, nhà Tây Sơn đều xây dựng phòng tuyến ở vùng đất này để làm nên những chiến công vang dội. Hiện nay, Khu di tích cố đô Hoa Lư nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, trở thành một điểm du lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng ở Ninh Bình. Xưng Hoàng Đế Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Đại Việt sử ký toàn thư chép sự kiện: "Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" và "Vua mở nước, lập đô, đổi xưng Hoàng đế". Ở Trung Quốc việc xưng Vương có từ thời thượng cổ đến thế kỷ III trước Công nguyên. Đến thời Tần Thủy Hoàng mới tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế. Chữ Hoàng có nghĩa là người thống trị bậc cao nhất, Chữ Đế trước đó chỉ dùng để gọi Trời mà không dùng để gọi Vua. Tần Thủy Hoàng muốn khẳng định mình có uy quyền thống trị toàn bộ thế gian vì đã thôn tính được 6 nước khác thống nhất Trung Hoa qua việc đổi xưng Hoàng đế. Ở Việt Nam, từ thời Hồng Bàng có Kinh Dương Vương và Hùng Vương. Người xưng Đế đầu tiên là Lý Nam Đế (nếu công nhận tính chính thống của nhà Triệu thì người xưng Đế đầu tiên ở Việt Nam là Triệu Vũ Đế), tiếp theo là Mai Hoắc Đế. Việc xưng Đế của các vị vua này khẳng định nước Nam cũng có Nam Đế giống với Bắc Đế ở Trung Quốc. Nhưng riêng Lý Nam Đế và Mai Hoắc Đế mới xưng Đế mà chưa xưng Hoàng Đế và chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó đất nước chưa thoát khỏi thời Bắc thuộc. Đinh Tiên Hoàng là người xưng hoàng đế đầu tiên ở Việt Nam. Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng đế, sử gia Lê Văn Hưu cho rằng có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết, Lê Tung cho rằng vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy. Ngoại giao Để tránh cuộc đụng độ, năm Nhâm Thân 972, Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Năm 975, vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Từ đó Đại Cồ Việt giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Như vậy bên ngoài vua Đinh bên ngoài thì xưng phiên thuộc nhưng trong nước thì vẫn xưng danh Đế. Từ năm Thái Bình thứ 7 (976), thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ tại kinh đô Hoa Lư để kết mối giao thương. Cái chết Đinh Tiên Hoàng có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng ông lại lập con út Hạng Lang làm Thái tử. Vì vậy đầu năm Kỷ Mão 979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 (âm lịch) năm đó, một viên quan là Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được táng ở sơn lăng Trường Yên, kinh đô Hoa Lư. Gần đây, một số nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra giả thuyết: Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Theo nhà giáo Hoàng Đạo Thuý và một số nhà nghiên cứu hiện nay, Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ,... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng. Nghi án cung đình Cũng theo nhóm tác giả này, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn có thể là những biểu hiện cho thấy mưu đồ thoán đoạt của Lê Hoàn. Ngày nay, số đền thờ các trung thần này rất nhiều so với vài đền thờ Lê Hoàn và thái hậu họ Dương. Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động. Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống phát binh xâm lược Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã đi lại với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị hại. Việc phong Liễn cho thấy nhà Tống thừa nhận ngôi vị của Liễn. Với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Việc Lê Hoàn thành công trong cuộc kháng chiến chống Tống có thể đã khiến nhân dân tha thứ cho ông. Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thiết Đỗ Thích chỉ là người vô tình có mặt ở hiện trường sau khi cha con vua Đinh bị hại (vì là quan nội thị) và lúc bấy giờ ông không thể thanh minh mình vô tội lúc nhiều người ập tới. Ông vội vã chạy trốn và bị bắt chém sau 3 ngày, trở thành nạn nhân trong mưu đồ của Lê Hoàn và Dương hậu. Tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra giả thiết: Trong cuộc chiến cung đình giữa các hoàng hậu, bà mẹ Hạng Lang đã chọn Nguyễn Bặc làm vây cánh. Khi Hạng Lang bị giết mà thủ phạm Đinh Liễn không bị trừng trị, bà nảy ý định trả hận và đã cùng Nguyễn Bặc dùng Đỗ Thích ra tay. Sau đó Nguyễn Bặc theo lệnh của bà bắt giết Thích để "diệt khẩu". Tuy nhiên, giả thiết này còn có những điểm không thoả đáng. Nguyễn Bặc là bạn "chí cốt" của Tiên Hoàng từ nhỏ. Quan hệ giữa ông và Tiên Hoàng rất gần, quan điểm cho rằng ông nảy ý định phản Tiên Hoàng là hơi gượng ép. Dù ông có bụng "thờ" Hạng Lang chứ không "thờ" Liễn (chọn chủ tương lai) thì cũng chỉ giết Liễn chứ không thể giết luôn cả Tiên Hoàng. Thứ nữa, nếu Nguyễn Bặc bày đặt sai Đỗ Thích giết cha con vua Đinh thì sau khi Thích hành sự xong, ông phải lập tức "đón lõng" bắt Thích ngay và chém tức khắc, không thể để trốn tránh tới 3 ngày, vì nhỡ trốn tránh lọt vào tay người khác lại khai ra ông, như vậy ông sẽ bị lộ là chủ mưu. Cũng tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra một giả thiết khác: Đỗ Thích là "gian tế" của nhà Tống, giết cha con vua Đinh để làm rối triều đình và cho nhà Tống thừa cơ mang quân sang đánh chiếm. Vì Trung Hoa là nước lớn nên phía Đại Cồ Việt dù có biết, cũng không dám "làm to chuyện" gian tế đó, chỉ dồn sức đánh trả sau này. Giả thiết này kém thuyết phục nhất. Cha con vua Đinh bị giết tháng 10 năm 979. Lê Hoàn lên thay ngôi nhà Đinh tháng 7 năm 980, hơn nửa năm sau (sau khi đã dẹp các trung thần nhà Đinh). Nhà Tống mãi tháng 3 năm 981 mới mang quân sang, tức là gần 1 năm rưỡi sau khi cha con vua Đinh bị hại. Nếu nhà Tống rắp tâm hại cha con vua Đinh để đánh chiếm thì phải sắp sẵn quân, chờ khi được tin "Đã giết được Giao Chỉ quận vương" là vượt biên giới ngay để người Nam bị "sét đánh không kịp bưng tai" thì mới chiếm được. Sự thực là tin vua Đinh bị hại đến khá muộn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cha con vua Đinh bị hại từ tháng 10 năm 979, tới tận tháng 6 năm 980, Tri Ung châu nhà Tống là Hầu Nhân Bảo mới dâng biểu lên Tống Thái Tông tâu nên đánh Giao Chỉ và từ tháng 7 năm đó vua Tống mới bắt đầu động binh. Tới khi Lê Hoàn đã lên ngôi (tháng 7 năm 980), nghe tin nhà Tống động binh và đưa thư dụ hàng, tới tháng 10 năm đó vẫn thác xưng danh của Đinh Toàn xin nối ngôi vua cha Tiên Hoàng để gửi thư sang vua Tống nhằm hoãn binh. Nhà Tống khi đó vẫn dè dặt dùng "lễ" để chiêu dụ trước. Nếu nhà Tống chủ mưu và chưa muốn dùng binh, ít ra cũng động binh sớm để áp sát biên giới, uy hiếp rồi sai sứ sang doạ để Giao Chỉ quy phục. Sự thực là nhà Tống động binh muộn và ra quân cũng muộn, đủ thời gian cho Lê Hoàn dẹp xong nội loạn, giữ vững nhân tâm và chuẩn bị đón đánh thắng lợi. Lời bàn Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản kỉ, quyển 1, có chép: Trước kia, khi vua [Đinh Tiên Hoàng] còn hàn vi, thường ra sông Giao Thủy [ở Ninh Bình] để đánh cá. Có lần kéo lưới, bắt được viên ngọc khuê to, nhưng lại lỡ làm va vào mũi thuyền, khiến bị mẻ mất một góc. Đêm ấy, nhà vua vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, để viên ngọc ở dưới đáy giỏ cá. Đang khi nhà vua ngủ say, thấy giỏ cá có ánh sáng lạ phát ra, nhà sư của chùa Giao Thủy bèn gọi Nhà vua dậy để hỏi cho ra duyên cớ. Nhà vua cứ tình thực mà kể, lại còn lấy viên ngọc cho nhà sư xem. Xem xong, nhà sư than rằng: "Ngày sau, anh sẽ phú quý không biết kể thế nào cho hết, nhưng tiếc là phúc đức không được bền lâu..." Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Đế vương dấy nghiệp không ai không nhờ ở trời. Nhưng thánh nhân không cậy có mệnh trời mà làm hết phận sự của mình. Việc đã thành, lại càng lo nghĩ đề phòng. Sửa sang lễ nhạc hình án chính sự là để phòng giữ lòng người. Đặt nhiều lần cửa, đánh hiệu canh là đề phòng kẻ hung bạo. Bởi vì lòng dục không cùng, việc đời không bến, không thể không đề phòng trước… Cho nên Tiên Hoàng không được trọn đời là do chưa làm hết việc người, không phải mệnh trời không giúp. Cũng vì vua không giữ được trọn đời khiến cho cái thuyết sấm đồ đắc thắng, đời sau không thể không bị mê hoặc vì điều đó." Nhận định Chính thống nước ta Xưa Đinh Tiên Hoàng Rồng vàng báo ứng Điềm mở đế vương Hoa Lư dấy nghĩa Bình dẹp sứ quân Hoà bình vừa lập Việc khác chưa thành Triều nghi mới chế Khiển lệnh cờ hồng Quân ngũ liền lệnh Lừng lẫy võ công Bày ra mưu rộng Lưu lại phép vương Giúp cho hậu thế Thông thái vô lường Ơn thấm lòng dân Đời xa chẳng quên... (Trích văn bia đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư) Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết..." Nhà sử học Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Vận trời đất, bí rồi ắt thái, Bắc Nam đều cùng một lẽ ấy. Thời Ngũ đại bên Bắc triều Trung Quốc suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam triều nước ta, 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy." Nhà sử học Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí" nhận xét: "Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước." Nhà sử học Ngô Thì Sĩ trong "Đại Việt sử ký tiền biên" nhận xét: "Tiên Hoàng dấy lên từ một người áo vải, một lần nổi lên dẹp được 12 sứ quân. Rồi dựng nước, dựng kinh đô, đổi niên hiệu, chính ngôi vua. Võ công vang khắp, văn hóa đều đổi mới..." Sử gia Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét: "Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng... song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay!" Lê Tung trong nhận xét trong "Việt giám thông khảo tổng luận": "Đinh Tiên Hoàng nhân khi nhà Ngô loạn lạc mất nước, dẹp được Mười hai sứ quân, trời cho người theo, nhất thông bờ cõi, dùng bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trinh Tú làm người phù tá, sáng chế chiều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta thực bắt đầu từ đấy. Kể về mặt dẹp giặc phá định, thì công to lắm." Trần Hưng Đạo cũng nói với Vua Trần Anh Tông rằng: Thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đinh Tiên Hoàng là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước Đại Cồ Việt, lập đô kinh đô Hoa Lư, lấy niên hiệu Thái Bình với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế (chưa xưng Hoàng Đế) từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử. Điểm giống Tần Thủy Hoàng Cuộc đời và sự nghiệp vua Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam, có nhiều điểm giống với Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa: Thời gian ở ngôi hoàng đế đều là 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN). Danh hiệu: Trước khi làm hoàng đế, cả hai đều có vương hiệu: Thủy Hoàng là Tần Vương, Tiên Hoàng là Vạn Thắng Vương. Sự thăng tiến trong danh hiệu này không chỉ là thăng tiến trong sự nghiệp cá nhân mà còn đều đánh dấu sự thay đổi của lịch sử quốc gia. Từ thời nhà Chu, các vua đứng đầu thiên hạ (thiên tử) đều chỉ xưng vương, các chư hầu thời Chiến Quốc cũng chỉ xưng vương, từ Tần Thủy Hoàng chính thức xưng hoàng đế là sự thay đổi "nâng bậc" về danh hiệu của vua đứng đầu thiên hạ. Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử Việt Nam cũng tương tự: từ khi giành độc lập trở lại thời họ Khúc, những người cầm quyền ban đầu đều chỉ xưng Tiết độ sứ với tư cách "trưởng quan" cai trị một vùng lãnh thổ thuộc về Trung Quốc. Tới nhà Ngô, các vua mới xưng vương và tới Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế, cũng là sự thay đổi lớn, tạo dấu ấn trong lịch sử quốc gia như Tần Thủy Hoàng. Đinh Tiên Hoàng xây dựng thành Hoa Lư bằng cách nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên bằng tường thành nhân tạo, Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn có của các nước chư hầu. Cả hai đều lập đô ở những vùng núi non hiểm trở. Những căn cứ quân sự này đều đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đinh Tiên Hoàng Đế và Tần Thủy Hoàng Đế cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán (dẹp nội chiến) để lập nên một đất nước thống nhất, tự chủ, chuyển đổi chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền. Cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi làm vua đều dùng chính sách cai trị bằng pháp luật nghiêm khắc. Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi mất đều đương quyền hoàng đế, người kế tục sự nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. Hai triều đại mà hai hoàng đế sáng lập tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử. Tôn vinh Hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có đường mang tên Đinh Tiên Hoàng. Một số nơi có đường mang tên Đinh Bộ Lĩnh như ở Thành phố Hồ Chí Minh, La Gi, Hương Trà, Nam Định, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Lai Châu, Bạc Liêu, Huế, Quy Nhơn, Cao Lãnh, Lào Cai,... Nhiều trường học được đặt tên Đinh Tiên Hoàng. Một số vận động viên thể thao khi gia nhập quốc tịch Việt Nam cũng lấy họ theo vua như Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max (bóng đá), Đinh Hoàng Chai (bóng chuyền). Tháng 3 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam được đặt tên là Đinh Tiên Hoàng. Trong văn học, nghệ thuật Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh tiêu biểu như: Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, truyền thuyết sông Hoàng Long, truyền thuyết con ngựa đá, bóng cờ lau, Giao châu thất hùng, Anh hùng thời loạn... Trong đó có tác phẩm đã được chuyển đổi thành phim. Trong dân gian, Đinh Bộ Lĩnh còn được xưng tụng với những tên gọi: anh hùng Vạn Thắng Vương, Đại Thắng Minh Hoàng đế... Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học: "Bé thì chăn nghé, chăn trâu Trận bày đã lấy bông lau làm cờ Lớn lên xây dựng cơ đồ Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua" Đinh Tiên Hoàng đế cũng xuất hiện trong các tác phẩm cổ tích, thần thoại như truyện Mộc tinh - quỷ Xương Cuồng, sự tích Cường Bạo đại vương, Con rái cá,.... Đền thờ, tượng đài Các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng rất đa dạng và có ở nhiều vùng miền khác nhau như ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hưng Yên, Quảng Nam,... Hơn 500 di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các danh nhân thời Đinh ở Việt Nam đã phản ánh sâu rộng sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này. Ninh Bình hiện còn ít nhất 23 di tích thờ vua Đinh Tiên Hoàng và 150 di tích thờ các danh nhân thời Đinh. Các đền thờ Vua phân bố ở phía bắc tỉnh Ninh Bình (trong khi các đền thờ Lê Đại Hành phân bố ở nửa phía nam của tỉnh này). Các đền, đình tiêu biểu như: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đình Yên Trạch, đình Yên Thành, Phủ Đại ở khu di tích cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên; đình Trung Trữ xã Ninh Giang, Hoa Lư; Núi Kỳ Lân và đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương; đình Viến và đền Thung Lau ở động Hoa Lư; đình Kính Chúc và đình Thượng Kính Chúc, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn; di tích Đàn Tế Trời ở đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu; đền Vua Đinh ở thôn Lão Cầu, xã Văn Phú; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, đền Bóng, đình Ngọc Mỹ, thôn Me, đình Vua làng Xát, đền làng Đông Thịnh ở xã Sơn Lai huyện Nho Quan. Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định gồm có đền vua Đinh ở xã Yên Thắng; đình Viết ở xã Yên Chính; đình Thượng Đồng, đền Thượng Thôn, đình Cát Lũy, đình Tân Cầu ở xã Yên Tiến, đình Đằng Động ở xã Yên Hồng, Ý Yên; đình Bườn xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc; đình Bách Cốc, đền làng Bịch Minh Thuận, Vụ Bản; đền vua Đinh ở Giao Thủy, Xuân Kiên, Xuân Trường… Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm; đình Lạc Nhuế, đền Thượng ở xã Đồng Hóa và Miếu Trung làng Đặng Xá ở xã Văn Xá, đình Phương Khê ở xã Ngọc Sơn (Kim Bảng); đền Ung Liêm (thành phố Phủ Lý); đình Đôn Lương, phường Yên Bắc (Duy Tiên); đình Yến ở xã Thanh Hà (Thanh Liêm)… Hà Nội có đền Đinh Tiên Hoàng Đế ở làng Vài, xã Hợp Thanh huyện Mỹ Đức với lễ hội mở hàng năm, đền Bách Linh ở Hòa Nam, Ứng Hòa đúc tượng thờ Vua Đinh cùng bài vị thờ 99 vị thần khác hay đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì… Xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, Hoà Vang; Quảng Nam có tượng Vua Đinh trong nhà thờ Tộc Đinh ở Hạ Nông, Điện Bàn; Lạng Sơn có đình Pác Mòng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn hay Đình Pò Háng, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn cũng là nơi thờ Vua Đinh của người Tày vùng biên giới Việt - Trung; Thanh Hóa có đền Vua Đinh ở làng Quan Thành, Thọ Tân, Triệu Sơn; Bắc Kạn có đền Phja Đeng thuộc xã Cường Lợi huyện Na Rì thờ Vua Đinh. Hưng Yên có đình Phù Liệt ở xã Thắng Lợi, Văn Giang thờ Vua Đinh và ngũ vị đại vương giúp vua dẹp loạn. Thái Bình có miếu Vua Đinh ở xã Song An, Vũ Thư và chùa Kỳ Bá ở thành phố Thái Bình; Vĩnh Phúc có chùa An Hòa, Vĩnh Yên với ngôi tổ đường thờ Vua Đinh Tiên Hoàng; Phú Thọ có đình Nông Trang là nơi thờ Đinh Bộ Lĩnh gắn với sự kiện hưởng ứng của dân địa phương khi vua về đây dẹp 2 sứ quân họ Kiều; Người Mường Hòa Bình thờ vua Đinh ở đình Sóc Bai (hay đình Xác Bái) ở xã Yên Bồng, Lạc Thủy; Đắk Lắk có đình Cao Phong ở Hòa Thắng, Buôn Ma Thuột; Quảng Bình có nơi thờ Vua Đinh ở Đồng Hới; Thừa Thiên Huế có miếu Lịch Đại Đế vương thờ Vua Đinh cùng với các vị Vua Hồng Bàng là những vị vua khai sáng... Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở Thành phố Hồ Chí Minh được dựng ở suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm thành phố Ninh Bình đã xây dựng khu quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Vua Đinh Tiên Hoàng như: Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Tục ném đá ở vùng Cát Ngạn (gồm 8 xã ở Thanh Chương, Nghệ An) mà trọng tâm là ở Cát Văn của người dân Thanh Chương vào dịp Tết Đoan ngọ hàng năm để tưởng nhớ tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ khi người cha còn làm thứ sử Hoan Châu. Tục cúng ông ba mươi ngày cuối năm có liên quan đến tích vua Đinh xưa tiêu diệt quỷ Xương Cuồng. Nhiều lễ hội dân gian thường diễn lại tích cờ lau tập trận và các trò chơi dân gian mô tả Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ. Trò Xuân Phả ở Thanh Hóa và nghệ thuật hát chèo là những di sản văn hóa khởi nguồn từ thời Vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Gia đình Cha: Đinh Công Trứ Mẹ: Đàm Thiềm Nương Chú: Đinh Dự Vợ: Theo chính sử có 5 Hoàng hậu: Đan Gia Hoàng hậu, Trinh Minh Hoàng hậu, Kiểu Quốc Hoàng hậu, Cồ Quốc Hoàng hậu, Ca Ông Hoàng hậu. Theo dã sử đã thấy 5 Hoàng hậu: Hoàng Thị Thi: là tên gọi của một Hoàng hậu nhà Đinh được hậu thế ghi nhận và tôn vinh ở chùa Bà Ngô, thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư. Bà sinh ra thái tử Đinh Hạng Lang, hai người con riêng của Bà với họ Ngô đều được gả cho hai con của Vua Đinh với người vợ cả là Đinh Liễn và công chúa Phất Kim. Bà là người có số phận bi thảm khi con trai Hạng Lang của bà rồi Vua Đinh bị sát hại, con riêng Ngô Nhật Khánh của bà bị bão dìm chết trận. Khi Đinh Toàn lên ngôi thì quyền lực về tay Đại Thắng Minh Hoàng hậu Dương Vân Nga, bà đã rời bỏ Hoàng cung về ngôi chùa phía Bắc kinh đô Hoa Lư tu hành. Ngôi chùa đó được người Việt gọi là chùa Bà Ngô. Đinh Thị Tỉnh: là Đệ nhị cung phi trong Hoàng cung nhà Đinh. Bà là người có nhan sắc, tài nghệ văn chương và tinh thông võ nghệ. Bà được thờ ở đền Thánh Mẫu, xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình. Trong sắc phong ở đền thờ hoàng hậu triều Đinh có ghi: "Trinh Thục hoàng hậu" và "Đệ nhị cung phi". Trong số 5 bà hoàng hậu triều Đinh, hoàng hậu thứ 2 có tên là Trinh Minh Hoàng hậu. Rất có khả năng tên của 2 vị này là 1 người (Trinh Minh – Trinh Thục). Tương tự như Trường hợp của Bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen thần tích ghi chép là Tứ phi Hoàng hậu, đối chiếu với tên gọi 5 Hoàng hậu tương đương với tên gọi Cồ Quốc. Dương Vân Nga: là hoàng hậu của 2 vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành trong lịch sử Việt Nam. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Đại Hành là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này. Vì là một người đàn bà quyền lực của nhiều triều đại, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu hay Dương thái hậu. Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu Dương Vân Nga. Theo giai thoại dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Cái tên Vân Nga là ghép từ Vân Long và Nga My là tên thôn quê cha mẹ bà. Từ khi Vua Đinh và Thái tử Đinh Hạng Lang (con trai của Hoàng hậu Đan Gia) bị sát hại, Dương Vân Nga mới thực sự làm chủ Hậu cung với tư cách là mẹ của Vua mới Đinh Toàn. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên nhà Tiền Lê. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành. Nguyễn Thị Sen: là tứ phi Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử Việt Nam, Bà được coi là bà tổ nghề may. Bà quê quán ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá, Bà tổ của nghề may là Nguyễn Thị Sen, một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá. Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo được nghề may trong cung vua. Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, quyền lực hậu cung rơi vào tay Dương Vân Nga và Lê Hoàn, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con gái trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng. Khi mất bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề áo dài truyền thống. Dương Thị Nguyệt: là Hoàng hậu được thờ ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Bà là người đã sinh ra công chúa Đinh Thị Ngọc Nương cũng được dân lập đền thờ. Bà được xem là người đã được Vua Đinh Tiên Hoàng giao về xứ Thanh truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng. Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt còn được thờ ở đình Tam Chúc (Hà Nam) và Nghè Xuân Phả ở Thanh Hóa. Con: Con trai: Về các con Vua Đinh Tiên Hoàng, các sử chép thống nhất có ba con trai Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn. Con gái: Sử không chép rõ ràng nhưng căn cứ vào các thần tích tại nhiều đền thờ có thể thấy ít nhất vua có năm con gái là: Công chúa Phất Kim (được thờ ở đền thờ công chúa Phất Kim khu di tích cố đô Hoa Lư) Công chúa Phù Dung (được thờ ở đình Phù Sa, xã Viên Sơn thị xã Sơn Tây Hà Nội) và phủ Phù Dung ở thôn Yên Trạch, cố đô Hoa Lư. Công chúa Minh Châu là vợ của Trần Thăng, em sứ quân Trần Lãm Công chúa Liên Hoa (được thờ ở đình Trâm Nhị, Ân Thi, Hưng Yên). Công chúa Ngọc Nương (được thờ ở thôn Đặng Xá, Kim Bảng, Hà Nam).
Thalidomide, được bán dưới tên thương hiệu Contergan và Thalomid, là một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư (bao gồm cả bệnh đa u tủy ), bệnh thải ghép đối với vật chủ và một số tình trạng da bao gồm các biến chứng của bệnh phong. Mặc dù nó đã được sử dụng trong một số bệnh liên quan đến HIV, việc sử dụng như vậy có liên quan đến việc gia tăng mức độ vi rút. Nó được dùng bằng đường uống qua miệng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, phát ban và chóng mặt. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm hội chứng ly giải khối u, cục máu đông và bệnh thần kinh ngoại vi. Sử dụng trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi, bao gồm cả việc dẫn đến dị tật các chi. Đối với nam giới đang dùng thuốc, biện pháp tránh thai là cần thiết nếu bạn tình của anh ta có thể mang thai. Nó là một loại thuốc điều hòa miễn dịch và hoạt động theo một số cơ chế, bao gồm kích thích tế bào T và giảm sản xuất TNF-α. Thalidomide lần đầu tiên được bán trên thị trường vào năm 1957 tại Tây Đức, nơi nó được bán không cần kê đơn. Khi lần đầu tiên được phát hành, thalidomide được quảng cáo đặc trị chứng lo lắng, khó ngủ, "căng thẳng" và ốm nghén. Mặc dù ban đầu nó được cho là an toàn trong thai kỳ, những lo ngại về dị tật bẩm sinh đã xuất hiện vào năm 1961 và loại thuốc này đã bị loại bỏ khỏi thị trường ở châu Âu vào năm đó. Tổng số phôi thai bị ảnh hưởng do sử dụng trong thời kỳ mang thai ước tính khoảng 10.000, trong đó khoảng 40% đã chết trong khoảng thời gian ngay trước hoặc sau sinh. Những trẻ em sống sót có các vấn đề về chân tay, mắt, đường tiết niệu và tim. Sự xâm nhập ban đầu của thuốc này vào thị trường Hoa Kỳ đã bị Frances Kelsey tại FDA ngăn cản. Các dị tật bẩm sinh do thalidomide gây ra đã dẫn đến việc phát triển các quy định và giám sát thuốc tốt hơn ở nhiều quốc gia. Thalidomide đã được phê duyệt để sử dụng chữa bệnh ung thư ở Hoa Kỳ vào năm 1998. Nó nằm trong Danh sách Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới và có sẵn như một loại thuốc gốc. Công dụng Thalidomide ban đầu là một thuốc an thần sử dụng tương đối rộng rãi tại châu Âu thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Thalidomide có thể dùng trong điều trị đa u tủy (multiple myeloma) và ban đỏ nốt do bệnh phong (erythema nodosum leprosum). Tác hại đến thai nhi Sử dụng Thalidomide trong khi mang thai có thể gây khiếm khuyết cho cơ thể thai nhi, nhất là làm cụt hai tay, hai chân. Thập kỷ 60 thế kỷ 20 có rất nhiều trường hợp dị tật thai nhi ở châu Âu do thalidomide. Trong lịch sử ngành dược gọi đó là "thảm họa thalidomide". Sau đó việc thử lâm sàng đối với các thuốc mới rất được chú trọng.
Chu kỳ bán rã, chu kỳ nửa phân rã hay thời gian bán rã (ký hiệu ) là thời gian cần thiết để một lượng (chất) giảm xuống còn một nửa giá trị ban đầu. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong vật lý hạt nhân để mô tả các nguyên tử không ổn định trải qua quá trình phân rã phóng xạ nhanh như thế nào hoặc các nguyên tử ổn định tồn tại được bao lâu. Thuật ngữ này cũng được sử dụng tổng quát hơn để mô tả bất kỳ loại phân rã theo cấp số mũ nào (hoặc hiếm khi là không theo số mũ). Ví dụ, khoa học y tế đề cập đến thời gian bán thải của thuốc và các hóa chất khác trong cơ thể con người. Khái niệm ngược lại của chu kỳ bán rã (trong tăng trưởng theo cấp số nhân) là doubling time. Bản chất xác suất Chu kỳ bán rã thường mô tả sự phân rã của các thực thể riêng biệt, chẳng hạn như các nguyên tử phóng xạ. Trong trường hợp đó, sẽ không đúng nếu sử dụng định nghĩa "chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để chính xác một nửa số thực thể phân rã". Ví dụ, nếu chỉ có một nguyên tử phóng xạ và chu kỳ bán rã của nó là một giây thì sẽ không còn "một nửa nguyên tử" nào sau một giây. Thay vào đó, chu kỳ bán rã được định nghĩa theo xác suất: "Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để chính xác một nửa số thực thể phân rã trung bình". Nói cách khác, xác suất để một nguyên tử phóng xạ phân rã trong chu kỳ bán rã của nó là 50%. Ví dụ, hình ảnh bên phải là minh họa của nhiều nguyên tử giống hệt nhau đang trải qua quá trình phân rã phóng xạ. Lưu ý rằng sau một chu kỳ bán rã, không có chính xác một nửa số nguyên tử còn lại, mà chỉ còn lại xấp xỉ, ​​do sự biến đổi ngẫu nhiên trong quá trình. Tuy nhiên, khi có nhiều nguyên tử giống hệt nhau đang phân rã (bên phải), luật số lớn cho thấy rằng sẽ là một xấp xỉ rất tốt (very good approximation) khi nói rằng một nửa số nguyên tử còn lại sau một chu kỳ bán rã. Nhiều exercise đơn giản khác nhau có thể chứng minh sự phân rã xác suất, ví dụ như liên quan đến việc tung đồng xu hoặc chạy một chương trình máy tính thống kê. Công thức tính chu kỳ bán rã theo cấp số mũ Sự phân rã theo cấp số mũ có thể được mô tả bằng bất kỳ công thức nào trong bốn công thức tương đương sau: Trong đó: là đại lượng ban đầu của chất sẽ phân rã (đại lượng này có thể được đo bằng gam, mol, số nguyên tử,...). là đại lượng còn lại và chưa phân rã sau thời gian . là chu kỳ bán rã của đại lượng phân rã. là một số dương gọi là mean lifetime của đại lượng phân rã. là một số dương gọi là hằng số phân rã của đại lượng phân rã. Ba tham số , , và có liên quan trực tiếp như sau: Trong đó là logarit tự nhiên của 2 (xấp xỉ 0,693). Ví dụ Vật lý Ngoài phân rã hạt nhân, chu kỳ bán rã còn xuất hiện trong các quá trình điện học như mạch RC hay mạch RL circuit; ở đó, hằng số phân rã là nghịch đảo của hằng số thời gian của mạch. Với các mạch RC và RL đơn giản, bằng RC (tích điện trở và điện dung hay L/R (thương của độ tự cảm trên điện trở). Hóa học Trong phản ứng hóa học, lấy theo chuyển hóa bậc một, là hằng số tốc độ phản ứng. Dược học Trong dược học, chu kỳ bán rã của thuốc hay chất được cơ thể hấp thụ là thời gian để lượng thuốc giảm đi một nửa so với ban đầu, nhờ vào các quá trình hấp thụ và chuyển hóa khác nhau. Đây là một hằng số quan trọng của các loại thuốc trong dược học và thường được gọi là thời gian bán thải, ký hiệu bởi . Đa phân rã Đại lượng phân rã có thể là tích của nhiều quá trình phân rã với các hằng số phân rã khác nhau. Ví dụ, xét quá trình phân rã với hai hằng số phân rã , , tương tự trên, ta có chu kỳ bán rã tương ứng là: Hay biểu diễn theo các chu kỳ bán rã riêng lẻ:
Đại La (chữ Hán: 大羅), còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay. Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 1 đời Đường Đại Tông (767); Triệu Xương cho đắp thêm năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791). Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[5], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này. Năm 1010,Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ ra Chiếu Dời Đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) đến Đại La và lấy tên này làm tên thành. Cũng trong năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên phủ thành Đại La là thành Thăng Long.
Rối loạn cường dương (tiếng Anh: Erectile dysfunction) là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, có biểu hiện là dương vật không đủ cương cứng lên được trong quá trình giao hợp. Hay nói cách khác độ cương cứng của dương vật không đủ để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn. Liệt dương là mức độ cao nhất của rối loạn cương dương. Tuy rối loạn cường dương (RLCD) là một chứng rất phổ biến nhưng vì là vấn đề nhạy cảm người nam, nên ít được nêu lên hay bàn thảo. Khoảng 5% người nam trên 40 và 15-25% trên 65 có triệu chứng RLCD. Thống kê Thống kê trên thế giới cho thấy có khoảng 150 triệu đàn ông bị rối loạn cường dương và theo dự đoán sẽ tăng lên trên 320 triệu vào năm 2025. Phần lớn sự gia tăng sẽ xảy ra ở các nước đã phát triển, do điều kiện sống được nâng cao, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng (sức khỏe nói chung và chức năng tình dục nói riêng suy giảm theo tuổi tác). Mặc dầu thống kê cho thấy càng lớn tuổi càng dễ bị RLCD, điều này không có nghĩa rằng RLCD là một trạng thái phải có khi lớn tuổi. Ở Việt Nam chưa có thống kê quy mô để xác định con số chính xác, chỉ có các thông số từ các phòng khám ở một số bệnh viện lớn. Phòng khám nam khoa bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong 3 năm (2000 -2002) đã có trên 2.100 người đến khám vì bệnh này với độ tuổi dao động rộng từ 18 đến 78. Tại Mỹ, có khoảng 30 triệu đàn ông bị ảnh hưởng bởi rối loạn cương dương. Một nghiên cứu thực hiện tại Massachusetts thấy rằng, 52% đàn ông trong lứa tuổi từ 40 đến 70 bị bệnh ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong đó 9,6% bị nặng, bệnh ở người cao tuổi thường liên quan đến trầm cảm. Tại Canada, khoảng 3 triệu đàn ông bị bệnh này, còn ở Anh khoảng 2,3 triệu. Sinh lý học Đầu dương vật là nơi dấy động các tín hiệu thần kinh tình dục, khởi sự một chuỗi liên hệ thần kinh đưa đến sự cương cứng của dương vật. Khi được cọ xát, các bộ phận đầu dây thần kinh trong đầu dương vật phát tín hiệu theo dây thần kinh pudendal vào xương cùng của xương sống, chuyền theo tủy sống lên trung tâm tình dục tại não. cọ xát tại những cơ quan liên hệ như hậu môn, da bọc dái, cũng có thể gây thêm tín hiệu thần kinh tình dục. Nhiều cơ quan khác cũng có thể gây xúc cảm tình dục, như tuyến tiền liệt, bàng quang, niệu đạo, ngay cả ruột, ống dẫn tinh, v.v.... Khi những cơ quan này bị trương phình hay nhột có thể tạo kích thích tình dục. Do đó nhiều trường hợp bệnh tình dục làm viêm các cơ quan này sẽ làm bệnh nhân tuy đau đớn nhưng lại... thèm làm tình hơn bình thường (!). Một số thuốc "gợi tình" (aphrodisiac) như cantharide tạo tác dụng bằng cách làm căng trướng của nội mạc niệu đạo và bàng quang. Yếu tố tinh thần tâm lý có ảnh hưởng rất mạnh trong việc nâng cao độ kích thích tình dục. Nghĩ, tưởng tượng hoặc nằm mơ đến giao hoan tình dục có thể làm cương cứng dương vật - và có thể làm xuất tinh. Ở tuổi dậy thì, nhiều người nam hay nằm mơ thấy mình đang làm tình và xuất tinh trước khi tỉnh dậy. Khi quá mệt hay buồn phiền, con người sẽ bớt thích giao hợp. Một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm là chứng liệt dương. Tuy các yếu tố tinh thần tâm lý trên cần có não để tác động sinh lý tình dục, não có lẽ không có nhiều ảnh hưởng bằng tủy sống. Nhiều trường hợp ở động vật (và một số ở người) cho thấy dương vật vẫn có khả năng xuất tinh mặc dầu cột sống bị cắt ngang phần lưng. Do đó, sự cương cứng và xuất tinh là có thể do một số phản xạ trong tủy sống - cộng thêm yếu tố tinh thần tâm lý từ não. Cương cứng là do tín hiệu từ hệ thần kinh đối giao cảm (para-sympathetic system) trong tủy sống theo dây thần kinh chậu đến dương vật. Khác với những dây thần kinh đối giao cảm ở các nơi khác trong cơ thể, dây thần kinh dương vật tiết chất nitric oxide thay vì chất acetylcholine. Nitric oxide làm giãn nở động mạch và các hệ thống chứa máu trong dương vật. Các hệ thống này gồm 3 thể hình ống dài dọc theo dương vật, hai thể trên gọi là thể hang (corpus caevrnosum - có nhiều hốc hang nhỏ đựng máu), thể dưới gọi là thể xốp (corpus spongiosum - có ống dẫn tiểu bên trong). Khi chưa cương cứng, máu theo động mạch vào các thể này rồi theo tĩnh mạch trở về cơ thể. Khi có xúc cảm từ dây thần kinh dương vật, máu tuôn vào nhanh làm căng các xoang ổ trong các thể chứa máu, căng mạnh đến độ làm bẹp các ống tĩnh mạch, làm nghẽn đường về của máu. Trong những giai đoạn đầu khi cương cứng một số tuyến trong phần trên niệu đạo có tiết ra chất nhờn để làm bớt sự cọ xát dương vật trong giao hợp. Tuy nhiên, trong giao hợp nam nữ, chất nhờn từ người nữ nhiều hơn và hữu hiệu hơn người nam. Nếu không đủ chất nhờn làm giảm cọ xát, giao hợp sẽ tạo đau đớn làm giảm khoái lạc. Xuất tinh xảy ra khi xúc cảm tính dục lên đến cực độ. Khi đã bắt đầu tới giai đoạn xuất tinh, con người không còn "làm chủ tình hình" được nữa vì đây là một phản xạ theo hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) trong tủy sống Tín hiệu theo dây thần kinh từ đốt xương sống L1-L2 theo dây hạ vị (hypogastric nerve) và đám thần kinh nhàu của hệ giao cảm trong chậu (pelvic sympathetic plexuses) ra các cơ quan sinh dục. Tác động này đưa đến sự co thắt của hai ống dẫn tinh và hai túi "tồn kho" trên hai ống này đẩy tinh trùng vào phần trên của niệu đạo. Sau đó các cơ trong vỏ tuyến tiền liệt co thắt, đẩy dung dịch trong tuyến này vào niệu đạo, pha trộn với tinh trùng và các chất nhờn (xem đoạn trên) - tạo thành tinh dịch. Khi phần trên niệu đạo bị trương phình bởi tinh dịch sẽ tạo phản xạ theo dây thần kinh thẹn trong (pudendal) vào tủy sống tạo nên cảm giác "căng cứng" của toàn bộ các bộ phận sinh dục. Sau đó là một loạt các rung động co giật nhịp nhàng của nhiều bắp thịt và cơ trong phần dưới chậu làm hẹp phần trong của dương vật. Sự co giật có nhịp điệu này tạo một loạt "sóng" đẩy tinh dịch ra ngoài theo nhiều đợt cho đến khi cạn tinh dịch bên trong niệu đạo (khoảng 2-10 mililit). Cả thời đoạn xuất tinh là tình trạng cực khoái tình dục ở nam - kéo dài khoảng 1 hay 2 phút. Một hay 2 phút sau khi xuất tinh, tất cả những cảm hứng tình dục đều tan biến, dương vật mềm lại và không thể cương cứng được - giai đoạn nghỉ này (resolution hay refractory period) dài khoảng 15-30 phút - để các hệ thần kinh "chỉnh đốn hàng ngũ" (nghĩa là tạo thăng bằng điều hòa các chất sinh hóa, hormone, v.v... trong cơ thể). Sau đó, mới có khả năng giao hợp trở lại. Nguyên nhân Cách nay 20 năm, các nhà chuyên khoa tâm thần cho rằng liệt dương (LD) 90% là do tâm lý. Thập niên sau, các chuyên khoa thận-tiểu lại cho rằng LD 90% là do bệnh tật cơ thể. Sau nữa thì y học cho rằng phải chia LD theo loại yếu tố nguyên nhân: A - tâm thần và B - cơ thể. Hiện nay, khoa học cho thấy nguyên nhân của LD có cả hai yếu tố - tâm thần và cơ thể - có thể ảnh hưởng riêng biệt, cũng có thể cùng lúc. Tromg một cuộc nghiên cứu gồm 63 người nam bị LD, 10 người có lý do hoàn toàn tâm lý; 3 người có lý do hoàn toàn vì bệnh cơ thể; 50 người còn lại có ít nhiều cả hai yếu tố. Hơn nữa, gần một phần ba (19/63) có yếu tố bệnh cơ thể nhưng lại có yếu tố tâm lý nhiều hơn. Những người này nếu chia loại như trên có lẽ sẽ bị liệt vào loại B - bệnh cơ thể, mặc dù chữa theo bệnh cơ thể có lẽ không hoàn hảo bằng khi chữa họ theo phương pháp tâm lý. Nghiên cứu này cho thấy, khi y sĩ xét nghiệm bệnh nhân bị LD và tìm ra một bệnh cơ thể nào đó trong cơ thể, đừng vội cho rằng đấy chính là nguyên nhân duy nhất của LD - nhiều khi căn bệnh ấy chỉ là ngẫu nhiên, có ít hoặc không có ảnh hưởng gì đến bệnh LD. Một cách nhận xét về nguyên nhân của LD là: Khi người nam có một chứng bệnh cơ thể nào đó, nó có thể làm chứng liệt dương nặng thêm vì đưa đến những lo phiền và những phản xạ tình dục bất thường, và tăng sự lo lắng về khả năng tình dục của mình - tạo vòng lần quẩn: Chẩn đoán Nam bệnh nhân thường rất mặc cảm về vấn đề liệt dương nên thường tránh khai bệnh với y bác sĩ. Khi một nam bệnh nhân tới khám bệnh nhiều lần nhưng chỉ khai những triệu chứng qua loa không rõ ràng hay tỏ vẻ ấp úng, ngượng ngùng, y sĩ nên tra vấn trực tiếp về vấn đề sinh lý: Có bị liệt dương không? Liệt dương xảy ra từ khi nào? Có bao giờ cương cứng thực sự không? Có cương cứng (dù không có cảm hứng) vào lúc thức dậy trong buổi sáng không? LD luôn luôn xảy ra hay là khi có khi không? Những yếu tố xã hội: công ăn việc làm: mệt mỏi, khó chịu, lo lắng không khí hoàn cảnh không thích hợp: có con nhỏ, ồn ào, chia chung phòng với ngưới khác, đau buồn liên hệ sinh lý: ngoại tình, thiếu tình yêu Những yếu tố bệnh lý: trầm cảm, đái tháo đường, bệnh giáp trạng, sử dụng hóa chất có tác hại đến tinh thần, thần kinh (thí dụ: rượu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, ma tuý, cần sa và các loại thuốc cấm v.v....) Những dấu hiệu lâm sàng: Tinh hoàn nhỏ hơn bình thường (thí dụ: hiện tượng thiếu hormone) Dương vật không bình thường (thí dụ: bệnh Peyronie) Xét nghiệm máu: Hormones: testosterone, thyroxine Thử thận, gan, chất đường, sắt (đa số những xét nghiệm này thường sẽ cho kết quả bình thường) Bệnh lý kết hợp Rối loạn cương dương thường đi kèm với các bệnh lý sau: 68% bệnh nhân bị cao huyết áp có rối loạn cương dương ở những mức độ khác nhau, 60% bệnh nhân rối loạn cương dương đang bị rối loạn lipid máu. 50% bệnh nhân rối loạn cương dương có vấn đề về tim mạch, trong đó 40% bị bệnh mạch vành 27-59% bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn cương dương (nghiên cứu của Massachusetts Male Aging Study) Tỷ lệ bệnh nhân suy thận bị rối loạn cương dương lên đến 40%, chủ yếu ở người chạy thận nhân tạo hơn là ghép thận. 75% bệnh nhân ghép thận có khả năng cải thiện cương dương 10%- 63% người nghiện rượu bị rối loạn cương dương con số thống kê chính xác tùy nghiên cứu. Rượu làm giảm testosterone (hóc môn nam) và tăng estrogen (hóc môn nữ) đồng thời tác động tiêu cực lên hệ thần kinh. Hút thuốc lá: Đàn ông hút thuốc lá rủi ro bị rối loạn cương dương nhiều hơn đàn ông không hút thuốc tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy thuốc lá không có những ảnh hưởng rõ rệt lên căn bệnh này (theo nghiên cứu đó thì tỷ lệ rối loạn cương dương ở người hút thuốc là khoảng 11% so với 9,5% ở nhóm người không hút) Điều trị Khi bệnh nhân chấp nhận là họ có chứng liệt dương, y sĩ sẽ khuyên giải và giải thích về các vấn đề liên hệ, đồng thời nên tạo niềm tin và hy vọng rằng có phương pháp điều trị. Thuốc Viagra Levitra Cialis Dụng cụ Phẫu thuật Sử dụng thanh kim loại dễ uốn nhét vào thể xốp bên dưới dương vật Một số bệnh nhân có rối loạn hay chấn thương ở các ống mạch dẫn tinh, dẫn máu, thì có thể dùng phẫu thuật để chữa trị.
Augustinô thành Hippo (tiếng Latinh: Aurelius Augustinus Hipponensis; tiếng Hy Lạp: Αὐγουστῖνος Ἱππῶνος, Augoustinos Hippōnos; 13 tháng 11, 354 - 28 tháng 8, 430), còn gọi là Thánh Augustinô hay Thánh Âu Tinh, là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong Cơ Đốc giáo Tây phương và triết học phương Tây. Ông được hầu hết các giáo hội nhìn nhận là Thánh và được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên phong Tiến sĩ Hội Thánh. Trong cộng đồng Kháng Cách, nhiều người xem nền thần học Augustinô là một trong những nhân tố khởi nguyên của hệ tư tưởng lập nền cho cuộc Cải cách Kháng nghị, đặc biệt là trong giáo lý cứu rỗi và ân điển. Augustinô cũng là nhà thần học xây dựng các khái niệm về nguyên tội và chiến tranh chính đáng. Khi Đế quốc La Mã bắt đầu suy sụp ở phương Tây, ông phát triển khái niệm Hội Thánh như là Thành phố Tâm linh của Thiên Chúa để phân biệt với Thành phố Trần tục của con người. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm trên thế giới quan Tây phương sau này. Chào đời ở Phi châu, là con trai đầu của Thánh Mônica, là người gốc Berber, ông đến Ý để học tập, và sau đó lãnh bí tích rửa tội từ Thánh Ambrôsiô. Các tác phẩm của ông – trong đó có cuốn Tự thuật (Confessiones), được xem là sách tự truyện đầu tiên ở phương Tây – vẫn tiếp tục mang theo mình sức mạnh soi dẫn cho nhiều người cho đến ngày nay. Cuộc đời Augustinô sinh năm 354 ở Tagaste (nay là Souk Ahras, Algérie), một tỉnh lỵ ở Bắc Phi thuộc Đế quốc La Mã. Lúc 11 tuổi, Augustinô đến học tại một ngôi trường ở Madaurus, 19 dặm phía nam Tagaste, Madaurus là một thành phố nhỏ, nổi tiếng với nền văn hóa ngoại giáo. Tại đây, cậu bắt đầu làm quen với văn chương tiếng Latinh cũng như lối sống và tín ngưỡng ngoại giáo. Từ năm 369 đến 370, cậu ở nhà đọc Hortensius của Cicero, về sau Augustinô thuật lại rằng tác phẩm này đã để lại một ấn tượng lâu dài, đồng thời khơi gợi trong ông lòng say mê triết học. Đến tuổi 17, nhờ lòng hào phóng của một người đồng hương tên Romaniaus, cậu đến Carthage để học môn hùng biện rồi mở trường dạy môn này cho đến chín năm sau đó. Mẹ của Augustinô, Monica, là một tín hữu Công giáo sùng tín. Cha ông, Patricius, là một người ngoại giáo, nhưng Augustinô lại chọn cho mình một tôn giáo gây nhiều tranh cãi, Minh giáo (Mani giáo), lựa chọn này là một điều kinh khủng đối với mẹ ông. Khi còn trẻ, Augustinô bị cuốn vào cuộc sống phóng túng, buông thả, khi còn ở Carthage, trong hơn 15 năm ông quan hệ với một cô nhân tình trẻ, và có một con trai với cô, ông đặt tên cho con là Adeodatus (nghĩa là Thiên Ân). Augustinô được đào tạo về triết học và tu từ học (thuật hùng biện). Khi đang dạy học ở Tagaste và Carthage, ông mong muốn có cơ hội đến Roma, được ông tin là nơi qui tụ những nhà hùng biện tài danh nhất. Tuy nhiên, sau khi sống ở Roma từ năm 383, Augustinô ngày càng trở nên thất vọng vì thái độ lãnh đạm của giới học thức ở đây. Những người bạn đồng đạo giới thiệu ông với Symmachus, thái thú của thành Roma, ông này đang tìm kiếm một giáo sư môn tu từ học cho triều đình ở Milano. Chàng trai tỉnh lẻ kiếm được việc làm và đi lên phương bắc để nhận việc vào cuối năm 384. Ở tuổi ba mươi, Augustinô đã chiếm được một vị trí hàn lâm danh giá trong thế giới Latin, được xem là sự khởi đầu tốt tạo đà cho những thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Dù vậy, Augustinô đã sớm cảm nhận được những áp lực trên chốn quan trường, có lần đang trên đường đến diễn thuyết trước hoàng đế, khi xe ông đi ngang qua một người hành khất say khướt bên đường, ông than thở rằng cuộc sống của ông còn nặng gánh lo âu hơn con người khốn khổ này. Mẹ ông, Monica, tìm cách thúc ép ông chấp nhận niềm tin Công giáo, nhưng chính giám mục thành Milano, Ambrôsiô, là người đã có nhiều ảnh hưởng trên Augustinô. Giống Augustinô, Ambrôsiô là bậc thầy về tu từ học, nhưng lớn tuổi hơn và từng trải hơn. Bị thuyết phục bởi những bài giảng của Ambrôsiô cùng những nghiên cứu khác của chính ông, kể cả những lần hội kiến đáng thất vọng với những nhà thuyết giảng hàng đầu của đạo Mani, Augustinô từ bỏ tôn giáo này; nhưng thay vì chấp nhận đức tin Cơ Đốc như Ambrôsiô và Monica, ông quay sang thuyết Tân Platon như là một cách tiếp cận với chân lý, nói rằng có lúc ông cảm thấy thật sự có tiến bộ trong hành trình tìm kiếm giải đáp cho những tra vấn tâm linh, nhưng cuối cùng ông lại rơi vào trạng thái hoài nghi. Khi mẹ ông đến Milano với ông, ông đồng ý để cho bà sắp xếp một cuộc hôn nhân, theo đó ông sẽ bỏ cô nhân tình (nhưng trong thời gian hai năm chờ đợi hôn thê đến tuổi kết hôn, Augustinô lại tìm đến dan díu với một phụ nữ khác). Trong thời gian này, Augustinô đã thốt lên câu nói trứ danh khi cầu nguyện, "Xin hãy ban cho con sự trinh bạch và tiết chế, nhưng xin đừng vội". Mùa hè năm 386, sau khi đọc biết và cảm động trước cuộc đời của Thánh Antôn Sa mạc, Augustinô trải nghiệm một cuộc khủng hoảng tâm linh sâu sắc và quyết định đến với Cơ Đốc giáo, từ bỏ sự nghiệp hùng biện, chức nghiệp giảng dạy ở Milano, chấm dứt dự định kết hôn, cung hiến cuộc đời ông để phục vụ Thiên Chúa trong mục vụ, kể cả việc theo đuổi cuộc sống độc thân. Nhân tố quyết định cho trải nghiệm qui đạo của Augustinô là tiếng hát của một bé gái mà ông tình cờ nghe được lúc ông đang trong cuộc tranh chấp nội tâm hầu tìm kiếm sự cứu rỗi, tolle lege (cầm lấy và đọc), ông làm theo, mở Kinh Thánh ra đúng vào một đoạn trong thư của Sứ đồ Phao-lô gởi tín hữu ở La Mã. Cuộc hành trình tâm linh này được thuật lại trong quyển tiểu sử nổi tiếng của ông, Tự thuật, đã trở nên tác phẩm kinh điển cho nền thần học Cơ Đốc giáo và văn học thế giới. Ambrôsiô làm lễ rửa tội (Thanh Tẩy) cho Augustinô và con trai ông vào Lễ Phục Sinh năm 387, rồi ông trở về Châu Phi trong năm 388. Mẹ ông từ trần trên đường về, chẳng bao lâu con trai ông cũng lìa đời, để ông ở lại với cuộc sống cô độc không một người thân thích. Sau khi đến Bắc Phi, Augustinô thiết lập một tu viện ở Tagaste cho ông và cho một nhóm thân hữu. Augustinô rất nổi tiếng ở Tagaste và nhiều người ngưỡng mộ sự thanh lịch, lòng nhân hậu, và sự khôn ngoan của ông. Mỗi ngày nhiều người muốn gặp ông để xin lời khuyên, ân huệ, sự giúp đỡ, v.v... và ông không thể nói lời từ chối với họ khiến cho đời sống học hành và cầu nguyện của ông bị quấy rầy. Ông quyết định rời Tagaste để chuyển tới một thành thị tên là Hippo (nay là Annaba, Algérie). Nhưng tại đó ông cũng rất nổi tiếng. Một ngày nọ ông bước vào nhà thờ Hippo khi một cuộc hội họp đang diễn ra. Giám mục giáo phận là Valeriô lúc ấy tuổi đã cao đang nói với các tín hữu về nhu cầu có một linh mục để giúp đỡ ông trong công tác chăn bầy. Các tín hữu vừa nhìn thấy Augustinô liền bắt đầu nhiệt liệt xướng tên ông. Năm 391, ông được phong chức linh mục ở Hippo. Ông trở nên một nhà thuyết giáo nổi tiếng (hiện còn bảo tồn hơn 350 bài giảng được cho là của ông), được biết tiếng qua những nỗ lực phản bác phe dị giáo Mani mà trước đây ông từng tin tưởng. Năm 396, Augustinô được tấn phong phụ tá giám mục thành Hippo (với quyền kế thừa giám mục khi vị này qua đời), sau đó là giám mục cho đến khi từ trần năm 430. Ông rời tu viện đến sống ở tòa giám mục nhưng vẫn duy trì nếp sống khổ hạnh của một tu sĩ. Ông đã biên soạn bộ quy tắc cho tu viện của mình, do đó ông được xem là Thánh bổn mệnh của các linh mục triều, những người đến làm cha sở tại giáo xứ nhưng vẫn tuân giữ những quy tắc nghiêm nhặt của nếp sống tu sĩ. Qua đời và được phong thánh Augustinô từ trần ngày 28 tháng 8 năm 430, đang khi thành Hippo bị vây phủ bởi các chiến binh Vandal (một bộ tộc đến từ miền Đông nước Đức, vào thế kỷ thứ 5 tiến chiếm một phần Đế quốc La Mã, thành lập một quốc gia ở Bắc Phi, thủ đô là Carthage). Người ta kể rằng Augustine đã khuyến khích công dân trong thành chiến đấu chống lại cuộc tấn công, bởi vì người Vandal theo dị giáo Arius. Năm 1303, Augustinô được Giáo hoàng Bônifaciô VIII phong Thánh và công nhận là Tiến sĩ Hội Thánh (tiếng Latinh: Doctor Ecclesiae Universalis). Ngày lễ Thánh Augustinô là ngày 28 tháng 8, người ta tin là ông từ trần vào ngày này. Ông được giáo dân Công giáo xem là Thánh đỡ đầu cho nghề ủ rượu bia, in ấn, nhà thần học, và một số thành phố và giáo phận. Người ta kêu cầu vị thánh này khi bị đau mắt. Tư tưởng Về chiến tranh chính nghĩa Các tác phẩm của Augustinô cũng giúp cấu thành học thuyết chiến tranh công chính (hoặc chiến tranh có chính nghĩa). Ông ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại những người ly giáo Donatus với lập luận, "Tại sao... Giáo hội lại không thể sử dụng vũ lực để ép buộc những đứa con lạc lối trở về, trong khi họ đang cưỡng bách những người khác đi theo sự hư mất của họ?" (Cải huấn người Donatus, 22-24). Theo quan điểm của Công giáo Roma về Augustinô, vấn đề chiến tranh chính nghĩa được bàn đến trong tác phẩm Thành phố Tâm linh về cơ bản đã khẳng định lập trường của ông liên quan đến việc đưa ra những lý lẽ ủng hộ cho sự hủy diệt và khổ đau dành cho kẻ thù trong trong chiến tranh chính nghĩa. Augustinô khẳng định rằng hòa bình đối với một sai phạm nghiêm trọng chỉ có thể ngăn chặn bằng bạo lực là một tội lỗi. Sự tự vệ hoặc bảo vệ cho người khác có thể là điều cần thiết, đặc biệt là khi được một thẩm quyền hợp pháp cho phép. Tuy không nêu rõ các điều kiện cần thiết cho chiến tranh chính nghĩa, Augustinô chính là người đã tạo ra khái niệm này, trong Thành phố Tâm linh. Điều cốt yếu là việc theo đuổi hòa bình phải bao gồm khả năng chiến đấu cùng với mọi kết quả kéo theo để giữ gìn hòa bình về lâu dài. Một cuộc chiến như vậy không thể là đánh phủ đầu, mà là phản công, để khôi phục hòa bình. Nhiều thế kỷ sau đó, Tôma Aquinô đã dựa vào lập luận của Augustinô trong một nỗ lực nhằm xác định các điều kiện của một cuộc chiến vì chính nghĩa. Biện thần luận Augustinô Quan điểm của Tin Lành về Augustinô chủ yếu được đề xướng bởi John Hick. Theo John Hick, loại biện thần luận này lập luận rằng cái ác không tồn tại ngoại trừ việc thiếu, mất, làm cho hư hỏng sự tốt lành, và do đó Thiên Chúa đã không tạo ra cái ác. Những học giả về Augustinô lập luận rằng Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới một cách hoàn hảo, không có cái ác hoặc là sự khổ đau. Cái ác đã vào trong thế giới này thông qua sự không vâng phục của A-đam và Ê-va và loại biện thần luận này cho rằng sự tồn tại của cái ác là sự trừng phạt thích đáng cho tội tổ tông. Loại biện thần luận này lập luận rằng con người có bản chất ác tương đương với mức độ mất đi sự tốt đẹp, hình dạng, trật tự và giới hạn ban đầu do kế thừa tội tổ tông của A-đam và Ê-va, nhưng cuối cùng vẫn là tốt lành nhờ sự tồn tại đến từ Thiên Chúa, vì nếu một bản chất là hoàn toàn ác (mất hết sự tốt lành), thì nó sẽ ngừng tồn tại. Biện thần luận Augustinô theo quan điểm của Tin Lành khẳng định rằng Thiên Chúa là tốt lành và không có lỗi. Về nguyên tội Nhiều người cho rằng nhờ những tranh luận của Augustinô phản bác Pelagius, ông này không tin vào nguyên tội (tội tổ tông), mà Cơ Đốc giáo phương Tây duy trì niềm tin giáo lý nguyên tội. Tuy nhiên, các nhà thần học Chính Thống giáo Đông phương, mặc dù vẫn tin vào tác hại của nguyên tội bởi Adam và Eve trên dòng dõi loài người, vẫn có nhiều bất đồng với Augustinô về học thuyết này, nhiều người xem đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chia cắt hội Thánh giữa phương Đông và phương Tây. Về thuyết tiền định Mặc dù thuyết tiền định tuyệt đối của Augustinô chưa bao giờ bị hoàn toàn lãng quên trong vòng Giáo hội Công giáo, học thuyết này đã tìm thấy sự luận giải đầy sức thuyết phục trong các tác phẩm của Bernard xứ Clairvaux và của các nhà thần học Kháng Cách như Martin Luther và John Calvin, các vị này trở về với Augustinô để tìm kiếm sự soi dẫn cho sự hiểu biết thấu suốt về Kinh Thánh. Về sau, bên trong Giáo hội Công giáo, các tác phẩm của Cornelius Jansen, người tự nhận chịu nhiều ảnh hưởng từ Augustinô, lập nền cho phong trào Jansen (Jansenism); nhiều người trong phong trào sau này đã tiến đến quyết định ly giáo và thành lập giáo hội cho riêng mình. Về pháp thuật Theo Leo Ruickbie, những cuộc thảo luận của Augustinô phản bác pháp thuật, phân biệt pháp thuật với phép lạ, là nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến của giáo hội chống lại các tư tưởng ngoại giáo, và trở nên trọng tâm trong việc bác bỏ pháp thuật và các phù thủy. Về Hội Thánh hữu hình và Hội Thánh vô hình Nhằm phản bác giáo phái Donatus, Augustinô phát triển học thuyết về hội Thánh, phân biệt giữa "hội Thánh hữu hình" và "hội Thánh vô hình". Hội Thánh hữu hình là thực thể có tổ chức hiện hữu trên mặt đất, công bố sự cứu rỗi và cử hành các Thánh lễ (bí tích), trong khi hội Thánh vô hình là thực thể bao gồm những người được chọn cho sự cứu rỗi, là những tín hữu thật trong mọi thời đại, và chỉ có Thiên Chúa biết những người này. Hội Thánh hữu hình trên mặt đất được cấu thành bởi "lúa mì" và "cỏ lùng" ("lúa mì" biểu trưng cho con dân thật của Chúa, còn "cỏ lùng" biểu trưng cho những kẻ gian ác bên trong hội Thánh) như được miêu tả trong Phúc âm Mátthêu 13:24-30 (Xem ẩn dụ Lúa mì và Cỏ lùng). Giáo thuyết này cũng được triển khai trong tác phẩm "Thành phố của Thiên Chúa", trong đó Augustinô khơi mở khái niệm hội Thánh là thành hoặc vương quốc thiên đàng cai trị bởi tình yêu, cuối cùng sẽ thắng hơn mọi đế quốc trên đất, cai trị bởi sự tham dục và lòng kiêu hãnh. Về dân Do Thái Trong Quyển 18, Chương 46 của một trong hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Augustinô (quyển kia là Tự thuật), Thành phố Tâm linh (The City of God), ông viết: "Người Do Thái đã giết Ngài (Chúa Giê-su), không chịu tin nhận Ngài, Ngài đến thế gian để chết và sống lại, nhưng họ bị trừ diệt cách thảm khốc bởi lính La Mã, họ bị bứng nhổ khỏi đất nước mình, bị cai trị bởi dân ngoại, bị tản lạc trên khắp cả đất (đến nỗi không có nơi nào mà không có người Do Thái), như thế chính Kinh Thánh của họ trở nên lời chứng cho chúng ta, xác định rõ ràng rằng chúng ta không hề giả mạo lời tiên tri về Đấng Kitô". Augustinô xem sự tản lạc của dân Do Thái là yếu tố quan trọng vì ông tin rằng đó là sự ứng nghiệm các lời tiên tri, chứng minh rằng Đức Giê-su là Đấng Kitô. Ông cũng trích dẫn lời tiên tri, "Xin Chúa đừng giết chúng, kẻo dân của con lãng quên đi.". (Thánh Vịnh 59:12). Augustinô tin rằng Thiên Chúa để dân Do Thái sống sót sau thời kỳ tản lạc là lời cảnh báo đối với Kitô giáo, ông tin rằng người Do Thái sẽ tiếp nhận Chúa Giê-su trong thời kỳ sau rốt. Ảnh hưởng Ảnh hưởng của Augustinô vẫn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay như là một nhân vật trung tâm trong Cơ Đốc giáo và trong lịch sử tư tưởng phương Tây. Trong việc thiết lập luận cứ thần học và triết học, Ông chịu ảnh hưởng các triết thuyết Khắc kỷ (Stoicism), Platon và Tân Platon, đặc biệt là các tác phẩm của Plotinus, tác giả bộ Enneads, có lẽ là qua tư duy của Porphyry và Victorinus (theo lập luận của Pierre Hadot). Những tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng của ông về ý chí tự do của con người, một chủ đề trọng tâm của đạo đức học, sau này thu hút sự chú ý của các triết gia như Schopenhauer và Nietzsche. Tôma Aquinô đã vay mượn nhiều từ thần học Augustinô khi tạo lập bộ hợp tuyển độc đáo của ông về tư tưởng Hy Lạp và Cơ Đốc sau khi tái khám phá những tác phẩm của Aristoteles. Tác phẩm Phần sau của tác phẩm Tự thuật bao gồm những suy nghĩ của Augustinô về bản chất của thời gian. Các nhà thần học Công giáo miêu tả niềm xác tín của Augustinô là Thiên Chúa hiện hữu bên ngoài thời gian, trong sự vĩnh cửu; trong khi thời gian chỉ tồn tại bên trong vũ trụ được tạo dựng bởi Thiên Chúa. Về Thần học Cơ Đốc (tiếng Anh: On Christian Doctrine, , 397-426) Tự Thuật (Confessiones, 397-398) Thành phố Tâm linh (De civitate Dei, bắt đầu khoảng năm 413, hoàn chỉnh năm 426) Về Ba Ngôi (De trinitate, 400-416) Enchiridion (Enchiridion ad Laurentium, seu de fide, spe et caritate) Khảo lược (Retractationes): Vào cuối đời (khoảng năm 426-428), Augustinô xem lại các tác phẩm của mình theo trình tự thời gian và cho rằng ông có thể viết khác hơn trong một tác phẩm mang tên Khảo lược, phác hoạ trình tự phát triển của người viết và những suy nghĩ sau cùng của ông. Sáng thế ký theo nghĩa đen (De Genesi ad litteram) Về Sự Tự do Chọn lựa (De libero arbitrio) On the Catechising of the Uninstructed (De catechizandis rudibus) Về biểu tượng và đức tin. (De fide et symbolo) - Tạm dịch Niềm tin về những điều chẳng thể thấy (De fide rerum invisibilium) - Tạm dịch Giá trị của sự tin tưởng (De utilitate credendi) - Tạm dịch Tín ngưỡng: Bài giảng về phân chia (De symbolo ad catechumenos) - Tạm dịch Biết kiểm soát (De continentia) - Tạm dịch (nghĩa khác: tự kiểm soát) Về người thầy (De magistro) - Tạm dịch (nghĩa khác: bậc thầy) Hôn nhân và hạnh phúc (De bono coniugali) - Tạm dịch (nghĩa khác: hạnh phúc của một hôn nhân) Trinh thánh (De sancta virginitate) - Tạm dịch (nghĩa khác: Trinh tiết của thánh) Điều tốt lành làm một góa phụ (De bono viduitatis) - Tạm dịch (nghĩa khác: cái lợi của góa phụ, lợi ích của một góa phụ) Dối trá (De mendacio) - Tạm dịch (nghĩa khác: nói dối) To Consentius: Against Lying (Contra mendacium [ad Consentium]) Công việc của một thầy tu (De opere monachorum) - Tạm dịch Sự kiên nhẫn (De patientia) - Tạm dịch (nghĩa khác: vững chí) Sự chuẩn bị cho cái chết (De cura pro mortuis gerenda) - Tạm dịch (dịch thuật khác: sống để chết) On the Morals of the Catholic Church and on the Morals of the Manichaeans (De moribus ecclesiae catholicae et de moribus Manichaeorum) On Two Souls, Against the Manichaeans (De duabus animabus [contra Manichaeos]) Acts or Disputation Against Fortunatus the Manichaean ([Acta] contra Fortunatum [Manichaeum]) Against the Epistle of Manichaeus Called Fundamental (Contra epistulam Manichaei quam vocant fundamenti) Reply to Faustus the Manichaean (Contra Faustum [Manichaeum]) Concerning the Nature of Good, Against the Manichaeans (De natura boni contra Manichaeos) On Baptism, Against the Donatists (De baptismo [contra Donatistas]) The Correction of the Donatists (De correctione Donatistarum) On Merits and Remission of Sin, and Infant Baptism (De peccatorum meritis et remissione et de baptismo parvulorum) On the Spirit and the Letter (De spiritu et littera) On Nature and Grace (De natura et gratia) On Man's Perfection in Righteousness (De perfectione iustitiae hominis) On the Proceedings of Pelagius (De gestis Pelagii) On the Grace of Christ, and on Original Sin (De gratia Christi et de peccato originali) On Marriage and Concupiscence (De nuptiis et concupiscientia) On the Nature of the Soul and its Origin (De natura et origine animae) Against Two Letters of the Pelagians (Contra duas epistulas Pelagianorum) On Grace and Free Will (De gratia et libero arbitrio) On Rebuke and Grace (De correptione et gratia) On the Predestination of the Saints (De praedestinatione sanctorum) On the Gift of Perseverance (De dono perseverantiae) Our Lord's Sermon on the Mount (De sermone Domini in monte) On the Harmony of the Evangelists (De consensu evangelistarum) Treatises on the Gospel of John (In Iohannis evangelium tractatus) Kẻ cô độc (Soliloquiorum libri duo) - Tạm dịch (nghĩa gốc: kẻ nói chuyện một mình) Enarrations, or Expositions, on the Psalms (Enarrationes in Psalmos) Linh hồn bất tử (De immortalitate animae) - Tạm dịch (nghĩa khác: sự bất tử của một linh hồn) Câu trả lời cho những bức thư của Petilian, giám mục vùng Cirta (Contra litteras Petiliani) - Tạm dịch Ghi chú
Monica thành Hippo (333–387) là người được Giáo hội Công giáo Rôma phong thánh và là mẹ của Thánh Augustine. Monica sinh tại Tagaste (nay thuộc Algérie, Bắc Phi). Bà được nuôi dưỡng trong đức tin Công giáo nhưng kết hôn với một người ngoại đạo lớn tuổi tên Patricius. Ông là người nhiều năng lực nhưng tính khí hung bạo và không chung thủy. Augustine thuật lại rằng Patricius từng hành hung Monica. Thêm vào đó, bà mẹ chồng không thích Monica và thường gây cho bà không ít rắc rối. Tuy nhiên, Monica đến nhà thờ mỗi ngày và học biết cách sống trong nhẫn nhục. Bà nói với những phụ nữ không may mắn trong hôn nhân, "Nếu có thể cầm giữ miệng lưỡi mình, không chỉ bạn có thể tránh bị bạo hành, mà có thể, một ngày nào đó, hoán cải chồng bạn trở nên một người tốt." Chỉ trong một thời gian ngắn, bà giành được cảm tình của mẹ chồng. Dần dần, bà thuyết phục Patricius đến với đức tin Ki-tô giáo và làm giảm nhẹ tính hung bạo của ông. Monica có ba con. Bà hạnh phúc vì những thành công của con trai trong cương vị học giả và giáo sư, nhưng cuộc sống phóng đãng của ông mang đến cho người mẹ không ít tủi nhục. Trong suốt mười năm, Augustine sống với một cô nhân tình và theo đuổi niềm tin vào học thuyết dị giáo Mani (Manichaenism). Monica gởi Augustine đến gặp một vị giám mục, mong đợi con trai chịu thuyết phục về những sai lầm của mình. Song vị Giám mục đã thất bại và chỉ biết khuyên Monica tiếp tục cầu nguyện cho con trai của bà. Ông nói, "Không thể nào một người con được bao bọc bởi quá nhiều nước mắt của người mẹ lại có thể bị hư mất". Từ đó, Monica kiên tâm cầu nguyện cho con trai. Ở tuổi 28, Augustine nhận lãnh ân điển, theo lời tự thuật trong tác phẩm Xưng tội (Confessions), và đến với đức tin Ki-tô giáo. Khi Patricius qua đời, Monica đến sống với Augustine ở Ý. Lúc 56 tuổi, bà từ trần tại Ostia khi cùng với con trai chuẩn bị trở về Phi châu, không lâu sau khi Augustine chịu phép rửa tội bởi Thánh Ambrose. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, Lễ Thánh Monica trước đây là ngày 4 tháng 5, nay là ngày 27 tháng 8. Bà được người Công giáo xem là thánh bổn mạng của các bà vợ, mẹ và nạn nhân bị lạm dụng. Di sản Một thành phố ở phía tây Quận Los Angeles, Santa Monica, California, được đặt theo tên của Monica để kỷ niệm sự kiện các nhà truyền giáo đã đến đây lần đầu tiên vào ngày lễ của nữ thánh. Nhà thờ Công giáo lớn nhất thành phố và một trường trung học mang tên bà. Có những nhà thờ khác mang tên Monica ở Duluth, Georgia, Philadelphia, Pennsylvania, Palatka, Florida, Barre City, Vermont, Berwyn, Pennsylvania, Garfield Heights, Ohio, Chicago, Illinois, Richmond District, San Francisco, California, Tucson, Arizona và Indianapolis, Indiana. Có các trường học được đặt theo tên Monica ở: Edmond, Oklahoma, Hoa Kỳ Edmonton, Alberta, Canada Cairns, Queensland, Australia Barre City, Vermont, Hoa Kỳ Prestwich, Bury, Anh Epping, Victoria, Australia Mishawaka, Indiana, Hoa Kỳ Garfield Heights, Ohio, Hoa Kỳ Adelaide, South Australia, Australia Ottawa, Ontario, Canada New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ Creve Coeur, Missouri, Hoa Kỳ Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ Sunbury, Pennsylvania, Hoa Kỳ Chicago, Illinois, Hoa Kỳ Barrie, Ontario, Canada Dallas, Texas, Hoa Kỳ San Francisco, CA,Hoa Kỳ Milwaukee, Wisconsin, Hoa Kỳ Sandakan, Sabah, Malaysia Richmond, New South Wales, Australia Calgary, Alberta, Canada Indianapolis, Indiana, Hoa Kỳ
Israel nằm ở rìa phía đông của Biển Địa Trung Hải. Nó có biên giới phía bắc giáp với Liban, phía đông bắc với Syri, phía đông và đông nam với Jordan, phía tây nam với Ai Cập, phía tây với Biển Địa Trung Hải. Trước tháng 6 năm 1967, vùng tạo thành Israel (kết quả của các đường biên giới ngừng bắn năm 1949 và 1950) khoảng 20.700 km² (8.000 mi²), gồm 445 km² (172 mi²) diện tích nước trong lục địa. Vì thế Israel có diện tích tương đương với Bang New Jersey, trải dài 424 kilômét (263 dặm) từ phía bắc xuống phía nam. Chiều rộng của nó thay đổi từ 114 kilômét (71 mi) tới, ở điểm hẹp nhất, 10 kilômét (6.2 mi). Sau cuộc chiến tranh tháng 6 năm 1967, tổng diện tích vùng lãnh thổ Israel chiếm đóng thêm là 7.099 km² (2.743 mi²). Những vùng lãnh thổ này gồm Bờ Tây, 5.879 km² (2.270 mi²); Đông Jerusalem (bị sáp nhập, theo luật Israel), 70 km² (27 mi²); và Cao nguyên Golan (sáp nhập trên thực tế (không chính thức)), 1.150 km² (444 mi²). Các tọa độ địa lý: Địa lý tự nhiên Địa hình Israel được chia thành bốn vùng: đồng bằng ven biển, đồi núi ở trung tâm, Châu thổ Jordan, và Sa mạc Negev. Đồng bằng ven Địa Trung Hải trải dài từ biên giới Liban tới phía bắc Gaza ở phía nam, chỉ bị ngăn cách tại Mũi Lạc Đà ở Vịnh Haifa. Nó rộng khoảng bốn mươi km tại Gaza và hẹp dần về hướng bắc tới khoảng năm km tại biên giới Liban. Vùng này màu mỡ và ẩm ướt (trước kia có bệnh sốt rét) và nổi tiếng về chanh và nghề trồng nho. Đồng bằng này có nhiều con sông ngắn cắt ngang, và chỉ hai con sông Yarqon và Qishon, là thường xuyên có nước chảy. Phía đông đồng bằng ven biển là vùng cao nguyên trung tâm. Phía bắc vùng này là những dãy núi và đồi của khu vực Thượng và Hạ Galilee; xa hơn về phía nam là các Đồi Samarian với nhiều thung lũng nhỏ và màu mỡ; và phía nam Jerusalem là những đồi đất cằn cỗi của Judea. Độ cao trung bình của cao nguyên là 610 mét (2.000 ft) là lên tới điểm cao nhất tại Núi Meron, ở 1.208 mét (3.963 ft), tại Galilee gần Zefat (Safad). Nhiều thung lũng cắt ngang các cao nguyên từ đông sang tây; thung lũng lớn nhất là Yizreel hay Thung lũng Jezreel (cũng được gọi là Đồng bằng Esdraelon), trải dài bốn tám kilômét (30 mi) từ Haifa phía đông nam tới châu thổ sông Jordan, và rộng mười chín km ở phần rộng nhất. Phía đông cao nguyên trung tâm là Châu thổ rãnh Jordan, đây là một phần nhỏ của Rãnh nứt Syri-Đông Phi dài 6.500-km (4.040 mi). Tại Israel Châu thổ Rãnh bị thống trị bởi Sông Jordan, Hồ Tiberias (cũng được gọi là Biển hồ Galilee và đối với người Israel là Hồ Kinneret), và Biển Chết. Sông Jordan, con sông lớn nhất Israel (322 km / 200 mi), bắt nguồn từ các con sông Dan, Baniyas, và Hasbani gần Núi Hermon tại Anti-Liban Mountains và chảy về phía nam xuyên qua Lòng chảo Hula khô cạn vào Hồ nước ngọt Tiberias. Hồ Tiberias có kích thước 165 km² (63.7 mi²) và tùy theo mùa và lượng mưa, nó nằm khoảng 213 mét (700 ft) dưới mực nước biển. Với dung tích nước ước tính 3 tỷ kilômét khối (106 tỷ feet khối), nó là hồ chứa nước chính của National Water Carrier (cũng được gọi là Ống dẫn Kinneret-Negev). Sông Jordan tiếp tục chảy từ phía nam Hồ Tiberias (tạo thành biên giới với Bờ Tây và Jordan) tới điểm cuối cùng ở vùng Biển Chết. Biển Chết rộng 1.020 km² (393 mi²) và thấp 399 mét (1.309 ft) so với mực nước biển, nó là điểm thấp nhất thế giới. Phía nam Biển Chết, Châu thổ Rãnh tiếp tục chạy vào Nahal HaArava (Wadi al Arabah trong tiếng Ả rập), và không thường xuyên có dòng chảy, dài 170 kilômét (106 mi) tới Vịnh Aqaba. Sa mạc Negev rộng khoảng 12.000 km² (4.600 mi²), hơn một nửa tổng diện tích đất liền Israel. Về mặt địa lý, nó kéo dài tới Sa mạc Sinai, tạo thành một tam giác gồ ghề với cạnh đáy ở phía bắc gần Beersheba (aka Beersheva), Biển Chết, và Đồi Judean phía nam, và nó có đỉnh tại Eilat. Về mặt địa hình, nó chạy song song với các vùng khác trong nước, với những vùng đất thấp ở phía tây, các đồi núi ở miền trung và Nahal HaArava là biên giới phía bắc của nó. Các độ cao Điểm thấp nhất: Biển chết -408 m (-1.339 ft) Điểm cao nhất: Har Hermon 2.248 m (7.375 ft) ở vùng đơn phương sáp nhập là Cao nguyên Golan hay Har Meron 1.208 m (3.963 ft) bên trong các biên giới năm 1967. Khí hậu Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khô cùng với mùa đông ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Mùa hè ở vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khô. Khí hậu được xác định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt đới của Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant hay phía đông Địa Trung Hải. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C (41 °F tới 54 °F), và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C (64 °F tới 100 °F). Tại Eilat, thành phố sa mạc, trong mùa hè nhiệt độ cao nhất nước. Nhưng không khí khô khiến nó rất dễ chịu. Hơn 70 phần trăm lượng mưa trung bình của đất nước rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3; từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Lượng mưa phân bố không đều, giảm nhiều khi đi về hướng nam. Tại điểm cực nam, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 millimét (2 in) hàng năm; ở phía bắc, lượng mưa trung bình hàng năm vượt quá 900 millimét (35 in). Lượng mưa thay đổi theo từng mùa và theo từng năm, đặc biệt tại Sa mạc Negev. Lượng mưa thường tập trung trong những trận bão mạnh, gây ra xói mòn và lũ lụt. Trong tháng 1 và tháng 2, có thể có tuyết tại những điểm cao ở cao nguyên trung tâm, gồm cả Jerusalem. Những vùng có thể trồng cấy của đất nước là những vùng có lượng mưa lớn hơn 300 millimét (12 in) hàng năm; khoảng một phần ba đất đai của nước này có thể trồng cấy được. Các vấn đề về môi trường Các thiên tai tự nhiên Bão cát có thể xảy ra vào mùa xuân; hạn hán; lũ lụt trong thời gian ngắn; động đất theo chu kỳ Môi trường—các vấn đề hiện nay Hạn chế về diện tích đất trồng trọt và các nguồn tài nguyên nước đặt ra những khó khăn nghiêm trọng; sa mạc hoá; ô nhiễm không khí từ khí thải của các khu công nghiệp và xe cộ; ô nhiễm nước ngầm từ nước thải công nghiệp và dân dụng, các phân bón hóa học, và thuốc trừ sâu Môi trường—những thỏa thuận quốc tế Thành viên của: Đa dạng sinh học, Thay đổi khí hậu, Sa mạc hoá, Những loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Chất thải nguy hại, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, Bảo vệ tầng Ozone, Ô nhiễm tàu biển, Đất trũng Đã ký, nhưng chưa phê chuẩn: Nghị định thư Kyoto, Bảo vệ sinh vật biển Ghi chú Biển hồ Galilee là một nguồn nước ngọt quan trọng. Địa lý nhân khẩu Năm 2005 tổng dân số tại các khu vực có người ở tại Israel được ước tính khoảng 6.9 triệu. Tùy theo các định nghĩa được áp dụng, có năm vùng đô thị, gồm một số trong 71 thành phố của Israel và hàng trăm thị trấn. Trong số các làng của Israel, kibbutz và moshav là những kiểu định cư duy nhất của Israel. Có 242 khu định cư Israel và các địa điểm sử dụng dân sự tại Bờ Tây, 42 tại vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan, và 29 tại Đông Jerusalem (tháng 2 năm 2002 ước tính); Địa lý đô thị Các vùng đô thị của Israel là Tel Aviv, Haifa và Beer Sheva và có thể cả Jerusalem và Nazareth . Năm 2005 có 71 thành phố tại Israel, gồm 3 thành phố Israel ở Bờ Tây. (xem Danh sách các thành phố tại Israel). Tình trạng các thành phố đó được quy định bởi Bộ nội vụ Israel, và những khu định cư thường có trên 20.000 người, dù bộ trưởng trong một số trường hợp có thể trao quy chế này trước đó. Các thị trấn của Israel có từ 5.000 người trở nên được kết hợp thành các "hội đồng địa phương". Đa số các thị trấn từ 2.000 tới 5.000 người nằm trong các hội đồng địa phương, dù vẫn có một số ngoại lệ. Địa lý nông thôn Vùng nông thôn Israel gồm nhiều kiểu khu định cư, đặc biệt nổi tiếng là moshav và kibbutz. Ban đầu những nơi đó là những khu định cư kiểu tập trung và hợp tác xã. theo thời gian, mức độ hợp tác của những khu định cư đó đã giảm bớt và nhiều cơ cấu kiểu đó đã bị loại trừ. Tất cả các khu định cư vùng nông thôn và nhiều thị trấn nhỏ (một số trong số chúng được gán cho cái tên "các khu định cư nông thôn") được ghép vào các hội đồng địa phương. Địa lý chính trị Diện tích Tổng: 20.770 km² (8.019 mi²) Đất: 20.330 km² (7.849 mi²) Nước: 440 km² (170 mi²) Các biên giới trên bộ Tổng: 1.017 km (632 mi) Các nước có chung biên giới: Ai Cập 266 km (165 mi), Dải Gaza 51 km (32 mi), Jordan 238 km (148 mi), Liban 79 km (49 mi), Syri 76 km (47 mi), Bờ Tây 307 km (191 mi) Bờ biển 273 km (170 mi) Tuyên bố chủ quyền lãnh hải Thềm lục địa: tới độ sâu khai thác Lãnh hải: 12 dặm biển (22.2 km) Điểm cực bắc - điểm phân giới ba nước với Syri và Liban, Cao nguyên Golan 1 Điểm cực đông - một điểm vô danh nằm trên biên giới với Syri 2 Điểm cực nam - điểm tại đó biên giới Israel-Ai Cập dẫn vào Vịnh Aqaba, đông Taba, Ai Cập Điểm cực tây - điểm phân giới ba nước Ai Cập-Israel-Gaza, là điểm cực tây Israel. Địa kinh tế Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đồng, phosphate, brom, Kali các bô nát, đất sét, cát, sulfur, asphalt, măng gan, lượng nhỏ khí tự nhiên và dầu mỏ Sử dụng đất Đất canh tác: 17.02% Mùa màng thường xuyên: 4.17% Khác: 78.81% (1998 ước tính) Đất được tưới tiêu 1.990 km² hay 768 mi² (1998 ước tính) Các nguồn http://mama.indstate.edu/users/gejdg/rural.pdf 1 Nếu vùng Cao nguyên Golan không được coi là một phần lãnh thổ của Israel, thì một vị trí vô danh tại biên giới Liban (Giới tuyến xanh), ngay sát phía bắc Metulla, là điểm cực bắc Israel. 2 Nếu Vùng Cao nguyên Golan không được coi là một phần của Israel, thì một vị trí vô danh ở biên giới với Syri phía tây Qela là điểm cực đông Israel. Các đặc điểm địa lý khác Biển Chết Galilee Núi Arbel Sông Jordan Lake Hula Masada Núi Carmel Negev Biển hồ Galilee Sharon Các quận ở Israel Danh sách các thành phố tại Israel
{{Thông tin viên chức | tên = Phan Anh | hình = Phan Anh1.jpg | cỡ hình = 220px | miêu tả = | quốc tịch = | ngày sinh = | nơi sinh = Hà Tĩnh, Liên bang Đông Dương | nơi ở = Hà Nội | ngày chết = | nơi chết = Hà Nội, Việt Nam | chức vụ = Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam thứ 1 | bắt đầu = 1955 | kết thúc = 1990 | tiền nhiệm = đầu tiên | kế nhiệm = Phùng Văn Tửu | chức vụ 2 = Bộ trưởng Ngoại thương thứ 1 | bắt đầu 2 = tháng 4, 1958 | kết thúc 2 = 1976 | tiền nhiệm 2 = bản thân (với tư cách Bộ trưởng Thương nghiệp) | kế nhiệm 2 = Đặng Việt Châu | chức vụ 3 = Bộ trưởng Thương nghiệp thứ 1 | bắt đầu 3 = 20 tháng 9, 1955 | kết thúc 3 = tháng 4, 1958 | tiền nhiệm 3 = bản thân <small>(với tư cách Bộ trưởng Công nghiệp)<small> | kế nhiệm 3 = bản thân (với tư cách Bộ trưởng Ngoại thương)Đỗ Mười <small>(với tư cách Bộ trưởng Nội thương)</small> | chức vụ 4 = Bộ trưởng Công thương thứ 1 | bắt đầu 4 = 14 tháng 5 năm 1951 | kết thúc 4 = 20 tháng 9 năm 1955 | tiền nhiệm 4 = bản thân (với tư cách Bộ trưởng Kinh tế) | kế nhiệm 4 = bản thân (với tư cách Bộ trưởng Thương nghiệp)Lê Thanh Nghị (với tư cách Bộ trưởng Công nghiệp) | chức vụ 5 = Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao | bắt đầu 5 = 19 tháng 8, 1948 | kết thúc 5 = | tiền nhiệm 5 = | kế nhiệm 5 = | địa hạt 5 = | trưởng chức vụ 5 = Chủ tịch | trưởng viên chức 5 = Hồ Chí Minh | chức vụ 6 = Bộ trưởng Kinh tế thứ 2 | bắt đầu 6 = tháng 7, 1947 | kết thúc 6 = 14 tháng 5, 1951 | tiền nhiệm 6 = Ngô Tấn Nhơn (tạm quyền) | kế nhiệm 6 = bản thân (với tư cách Bộ trưởng Công Thương) | địa hạt 6 = | phó chức vụ 6 = Thứ trưởng | phó viên chức 6 = *Phạm Văn Đồng (đến 7/1949) Cù Huy Cận (từ 7/1949) | chức vụ 7 = Bộ trưởng Quốc phòng thứ 2 | bắt đầu 7 = 2 tháng 3, 1946 | kết thúc 7 = 3 tháng 11, 1946 | tiền nhiệm 7 = Chu Văn Tấn | kế nhiệm 7 = Võ Nguyên Giáp | địa hạt 7 = | phó chức vụ 7 = Thứ trưởng | phó viên chức 7 = Tạ Quang Bửu | chức vụ 8 = Bộ trưởng Thanh niên thứ 1(chính phủ Trần Trọng Kim) | bắt đầu 8 = tháng 4, 1945 | kết thúc 8 = tháng 8, 1945 | tiền nhiệm 8 = không có| kế nhiệm 8 = không có| đa số = | đảng = Đảng Xã hội PhápĐảng Xã hội Việt Nam | đảng khác = | danh hiệu = | nghề nghiệp = | học vấn = | học trường = Trường Đại học Đông Dương, Hà Nội | dân tộc = Kinh | tôn giáo = không | họ hàng = | cha mẹ = Phan Điện (cha) | vợ = Đỗ Thị Thao (- 9/1952, mất)Đỗ Thị Hồng Chỉnh (5/1955 -) | chồng = | kết hợp dân sự = | con = Phan Trúc LongPhan Trí VânPhan Tân HộiPhan Tú TùngPhan Triều DươngPhan Thiên Thạch | website = | chữ ký = | phục vụ = | thuộc = | năm tại ngũ = | cấp bậc = | đơn vị = | chỉ huy = | tham chiến = | chú thích = }} Phan Anh (1 tháng 3 năm 1912 – 28 tháng 6 năm 1990) là một luật sư và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Thanh niên của Đế quốc Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ 2 (sau Bộ trưởng đầu tiên là Chu Văn Tấn) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và giữ nhiều chức vụ khác nhau trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Thiếu thời với nghiệp học Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1912 tại làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cha của ông là nhà nho Phan Điện. Ông còn có một người em ruột là Phan Mỹ cũng là một luật sư (về sau là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng). Mồ côi mẹ từ năm 10 tuổi, ông cùng với người em theo cha lưu lạc khắp nơi. Tuy sống cực khổ, nhưng được sự giáo dục của cha, cả hai anh em ông đều học giỏi. Năm 1926, ông giành được suất học bổng nội trú của Trường Bưởi, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông theo học ngành Luật tại Trường Đại học Đông Dương, Hà Nội. Trong thời gian theo học ở đây, ông tham gia hoạt động xã hội, là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên vào Đảng Xã hội Pháp. Vừa học, ông vừa tham gia dạy học ở trường Gia Long và trường Thăng Long. Năm 1937, ông tốt nghiệp Cử nhân Luật ở vị trí thứ 2. Năm 1938, ông sang Pháp để trình luận án Tiến sĩ Luật, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ nên ông không kịp bảo vệ luận án và phải về nước năm 1940, hành nghề luật sư tại văn phòng của luật sư Bùi Tường Chiểu. Hoạt động báo chí Năm 1940, ông cùng Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, thành lập báo Thanh Nghị (1941-1945) mong muốn đóng góp ý kiến của nhóm ông trước quốc dân. Ông là một trong 5 cây bút trụ cột của báo này, phụ trách nhiều chuyên mục của báo. Tuy là một luật sư nhưng nhờ biết chữ Hán, thông hiểu triết, văn, sử Trung Hoa (cả cổ học và tân học) nên các bài viết của ông rất có giá trị về cả phổ thông và chuyên môn. Sự nghiệp chính trị Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại mời ông và một số trí thức trẻ vào Huế tham khảo ý kiến về việc Nhật "trao trả độc lập" cho Việt Nam và để thành lập nội các mới. Sau đó ông được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ thanh niên trong chính phủ Trần Trọng Kim. Thời gian này, ông có sáng kiến thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến (còn gọi là Thanh niên Phan Anh, Thanh niên Xã hội). Trong cuộc mít-tinh lớn do Tổng hội sinh viên và Đoàn hướng đạo tổ chức tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hà Nội, vào đầu tháng 6-1945, Bộ trưởng Thanh niên Phan Anh đặt tay lên ngực, và kết thúc bài diễn thuyết của mình:"Các bạn hãy hiểu cho lòng người bạn cùng lứa tuổi. Tôi tuyên truyền cho "Thanh niên Tiền tuyến", các bạn hoan hô. Tôi rất cảm động. Nhưng các bạn biết không? Có một số anh em không hiểu tôi, và tôi bị mắc tiếng oan! Đó là một hy sinh. Một hy sinh khá đau đớn, vì là hy sinh danh dự… Âu cũng là vì quyền lợi tối cao của Tổ quốc"Cùng thời điểm, ông là thành viên của Hội đồng soạn thảo Hiến pháp kiêm thuyết trình viên (theo Dụ số 6 ngày 30 tháng 6 năm 1945) để soạn thảo một Hiến pháp cho nước Việt Nam mới (Đế quốc Việt Nam). Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông từ chức cùng với nội các Trần Trọng Kim về sống tại Hà Nội. Trả lời của Phan Anh tại cuộc phỏng vấn của nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson năm 1989:"… Chúng tôi không muốn bị cả người Pháp lẫn người Nhật đánh lừa mình… Chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ cấp bách là phải đuổi bọn Pháp ra khỏi bộ máy hành chính. Chúng tôi huy động sinh viên, công chức làm việc đó, đòi Nhật làm việc đó.Khẩu hiệu thứ hai của chúng tôi là tạm thời ngồi làm việc với người Nhật, nhưng không phải là "đồng tác giả", không phải là "kẻ hợp tác" với họ; phải giữ thế trung lập"."… Lấy tư cách là thành viên của chính phủ Trần Trọng Kim, tôi nói với ông rằng chúng tôi tuyệt đối không có ảo vọng gì về người Nhật. Tình thế đã dứt khoát rồi. Phải là kẻ điên mới đi hợp tác với Nhật. Có những người điên, nhưng chúng tôi là trí thức, chúng tôi tham gia chính phủ là để phụng sự… Chính vì muốn giữ thế trung lập mà chúng tôi đã quyết định không có bộ Quốc phòng. Người Nhật muốn có bộ ấy để lôi kéo chúng tôi đi với họ. Thay bộ ấy chúng tôi lập Bộ Thanh niên. Phong trào Việt Minh đã nổi tiếng và gây được hiệu quả là vì được thanh niên ủng hộ. Chúng tôi vận động một phong trào thanh niên là nhằm mục đích quốc gia và mục đích xã hội. Phong trào thanh niên của chúng tôi không hề xung đột gì với Việt Minh. Cùng theo đuổi một mục tiêu như nhau mà!"…Sau khi Quốc hội khóa I được bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 và thành lập Chính phủ Liên hiệp Quốc gia, ông được kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. vào ngày 3-11-1946 từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên là Chu Văn Tấn. Đến tháng 7 năm 1946, ông được Chính phủ giao chức Tổng thư ký phái đoàn Chính phủ Việt Nam (Trưởng đoàn là Phạm Văn Đồng) đi dự hội nghị Fontainebleau đàm phán với chính phủ Pháp. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, 19 tháng 12 năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm (1946-1954). Năm 1947, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế, thành viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao (năm 1949). Tháng 7 năm 1954, ông là phái viên phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Genève. Sau năm 1954, ông liên tục giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Công thương (từ tháng 5 năm 1951 đổi tên Bộ Kinh tế là Bộ Công thương), Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (từ tháng 9 năm 1955 đến tháng 4 năm 1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (từ tháng 4 năm 1958 đến năm 1976) trong Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông là người cùng với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường sáng lập hội Luật gia Việt Nam làm chủ tịch hội và thường vụ hội Luật gia quốc tế; Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới của Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới. Từ năm 1988, ông còn là phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ông mất năm 1990 tại Hà Nội và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Tên của ông được UBND Thành phố Hồ Chí Minh đặt cho một con đường tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Gia đình Luật sư Phan Anh có 2 đời vợ. Vợ đầu của ông là bà Đỗ Thị Thao, Tiến sĩ Dược khoa, Dược sĩ hạng nhất ở Paris (Pháp). Bà sinh cho ông ba con trai là Phan Trúc Long, Phan Trí Vân và Phan Tân Hội. Bà Thao mất năm 1952. Ông Phan Trúc Long là một nhà vật lý lý thuyết và là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vợ sau của ông là bà Đỗ Thị Hồng Chỉnh (gọi bà Đỗ Thị Thao là cô ruột''), Cử nhân Sư phạm. Bà cũng sinh cho ông ba con trai, đặt tên là Phan Tú Tùng, Phan Triều Dương, Phan Thiên Thạch. Chú thích
Trong đại số tuyến tính, nón lồi là tập con của một không gian vector mà kín đối với mọi tổ hợp tuyến tính với hệ số dương. Định nghĩa Giả sử V là một không gian vector trên trường K.Tập con C của V được gọi là một nón lồi nếu và chỉ nếu αx + βy thuộc C, với mọi số vô hướngα, β thuộc trường K và với mọi x, y thuộc C. Định nghĩa trên có thể viết gọn lại là αC + βC = C với mọi số vô hướngα, β thuộc trường K. Khái niệm trên thực ra chỉ có ý nghĩa với không gian vector nào chấp nhận khái niệm số vô hướng dương, chẳng hạn như những không gian trên tập số hữu tỉ, đại số hay (thông dụng hơn) trên trường số thực Theo định nghĩa nói trên thì tập rỗng, toàn bộ không gian V, không gian con tuyến tính của V (kể cả không gian con tầm thường {0}) đều là nón lồi. Các ví dụ khác về nón lồi: tập tất cả các vector sinh ra từ việc nhân một số dương tùy ý với một vector v cho trước của V, hay tập các vector thuộc V mà có tất cả các tọa độ đều dương. Một ví dụ tổng quát hơn về nón lồi là tập các vector có dạng λx trong đó λ là một số vô hướng dương và x là một phần tử nằm trong một tập lồi con X của V. Đặc biệt, nếu V là không gian vector định chuẩn, và X là một quả cầu mở (hoặc đóng) của V mà không chứa vector 0, thì phép xây dựng nói trên tạo ra tập gọi là nón tròn lồi mở (hoặc đóng) Nón lồi cũng kín đối với phép giao, nhưng điều này không chắc đúng đối với phép hợp. Nón lồi cũng kín đối với ánh xạ tuyến tính. Đặc biệt, nếu C là một nón lồi, phần nghịch của nó là -C cũng là nón lồi, và C(-C) là không gian vector con lớn nhất thuộc C. Nón lồi cũng là nón tuyến tính Nếu C là nón lồi, khi đó với bất kỳ số vô hướng dương α và bất kỳ x thuộc C, ta có vector αx = (α/2)x + (α/2)x cũng thuộc C. (Điều này đúng ngay cả khi số vô hướng 2 = 1 + 1 đồng nhất bằng 0, vì trong trường hợp đó, chỉ có một số vô hướng dương duy nhất là 1.) Lý luận trên cho thấy nón lồi C là một trường hợp đặc biệt của nón tuyến tính. Các định nghĩa khác Cũng từ tính chất vừa nêu ở trên, ta có thể định nghĩa nón lồi theo cách như sau: nón lồi là nón tuyến tính mà kín đối với phép tổ hợp lồi; hay chỉ cần kín với phép cộng. Một cách ngắn gọn, ta nói tập C là nón lồi nếu và chỉ nếu λC = C và C + C = C với mọi số vô hướng dương α của V. Cũng suy ra rằng người ta có thể thay phát biểu "các số vô hướng dương α, β" trong định nghĩa nón lồi bằng phát biểu "các số vô hướng không âm không đồng thời bằng zero α, β". Nón tù và nón nhọn Dựa vào định nghĩa ở trên, chúng ta suy ra rằng: nếu C là một nón lồi thì C>{0} và C{0} cũng là nón lồi. Một nón lồi được gọi là nhọn hay tù tùy thuộc vào việc nó có chứa vector 0 hay không. Thật ra với định nghĩa về nón lồi ở trên, nếu chúng ta thay điều kiện "dương" bằng điều kiện "không âm" của α, β thì ta đã loại trừ nón lồi bù trong phạm vi định nghĩa. Nữa không gian Nón lồi nhô và các nữa không gian hoàn hảo Mặt cắt và hình chiếu của một tập lồi Mặt cắt phẳng Mặt cắt cầu Luật sắp thứ tự từng phần dựa vào một nón lồi Nón lồi đúng Các ví dụ về nón lồi
Trinidad và Tobago (), tên chính thức là Cộng hoà Trinidad và Tobago () là một quốc gia nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nước này là một đảo quốc gồm hai đảo chính là Trinidad và Tobago cùng 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất. Thủ đô là Port of Spain. Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad (nghĩa là "Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi" - Trinity), trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² hay 116 mi²; khoảng 6% tổng diện tích) và dân cư thưa thớt hơn (50.000 người; hay 5% tổng dân số). Các công dân chính thức được gọi là "người Trinidad" hay "người Tobago" hay "công dân của Trinidad và Tobago", nhưng người Trinidad thường để chỉ người Trinis còn cả người Trinidad và người Tobago thường được gọi là Trinbagonians. Không giống hầu hết các nước nói tiếng Anh ở vùng Caribbe, Trinidad và Tobago là một nước chủ yếu công nghiệp hóa với nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và hóa dầu. Những con cháu của người Châu Phi và người Ấn Độ chiếm tới 80% dân số, phần còn lại chủ yếu là những người nhiều dòng máu với một số lượng nhỏ người châu Âu, người Hoa và người Ả Rập. Trinidad và Tobago nổi tiếng về Lễ hội Carnival tiền-Lenten và là nơi ra đời của nhạc cụ steelpan, điệu nhạc calypso và lối khiêu vũ limbo. Lịch sử Cả Trinidad và Tobago đều đã từng là nơi cư trú của người da đỏ có nguồn gốc Nam Mỹ. Ít nhất, ở thời kỳ tiền nông nghiệp Archaic đã có người sinh sống tại Trinidad từ 7.000 năm trước, biến nó trở thành phần lục địa Caribbean có người sinh sống sớm nhất. Những dân tộc nông nghiệp sử dụng đồ gốm đã định cư tại Trinidad khoảng năm 250 TCN và sau đó di chuyển tới dãy Lesser Antilles. Khi người châu Âu tới đây, Trinidad là lãnh thổ của nhiều bộ tộc sử dụng các ngôn ngữ Arawakan và Cariban gồm Nepoya, Suppoya và Yao; trong khi Tobago thuộc quyền kiểm soát của Đảo Caribs và Galibi. Tên gọi Trinidad của người da đỏ là Kairi hay Iere thường được dịch thành "Vùng đất của loài Chim ruồi", dù nhiều người khác cho rằng nó chỉ đơn giản có nghĩa là "hòn đảo". Cristoforo Colombo đã tới đảo Trinidad vào ngày 31 tháng 7 năm 1498 và đặt tên nó theo Chúa ba ngôi (Trinity). Colombo cũng đã nhìn thấy Tobago, mà ông gọi là Bella Forma, nhưng ông không đổ bộ lên đảo này. Cái tên Tobago có lẽ bắt nguồn từ chữ tobacco (thuốc lá). Buổi đầu người Tây Ban Nha thiết lập cơ sở tại Trinidad, nhưng vì thiếu dân tới định cư nên cuối cùng họ cho phép tất cả mọi người châu Âu theo Cơ đốc giáo định cư trên hòn đảo, dẫn tới những cuộc di cư từ Pháp và các nước khác. Trong lúc đó, Tobago hết thuộc quyền cai trị của Anh đến Pháp đến Hà Lan và Courland. Anh đã củng cố quyền lực của mình trên cả hai hòn đảo trong thời gian Chiến tranh Napoléon, và họ gộp chúng vào thành thuộc địa Trinidad và Tobago năm 1889. Vì những cuộc tranh giành thuộc địa đó, những tên địa điểm theo tiếng của thổ dân châu Mỹ, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh rất phổ biến tại quốc gia này. Những người nô lệ châu Phi, người Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha và những người lao động tự do từ châu Phi đã tới đây bổ sung vào lực lượng lao động trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Những cuộc di cư từ Barbados và Lesser Antilles, Venezuela và Syria và Liban cũng đã mang lại ảnh hưởng về mặt chủng tộc trên đất nước này. Dù ban đầu là một thuộc địa với mía và cacao là hai sản phẩm chủ lực của nền kinh tế ở thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau sự giảm sút sản lượng cacao (vì bệnh dịch và cuộc Đại khủng hoảng) dầu mỏ dần chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng và sự gia tăng thị phần dầu mỏ trong nền kinh tế dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc xã hội. Sự hiện diện của những căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Chaguaramas và Cumuto ở Trinidad trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi căn bản tính chất xã hội. Trong giai đoạn hậu chiến, làn sóng giải thực diễn ra khắp Đế quốc Anh dẫn tới sự thành lập Liên bang Tây Ấn năm 1958 như bước đầu tiên giành lại độc lập. Chaguaramas được đề xuất trở thành thủ đô của liên bang. Liên bang đã giải thể sau khi Jamaica rút lui, và Trinidad và Tobago đã lựa chọn độc lập năm 1962. Năm 1970, một số sinh viên đã tụ tập trước sứ quán Canada để phản đối khoản lệ phí visa cho sinh viên, ở thời ấy là kiểu bắt chước làn sóng nhân quyền thập niên 1960 tại Bắc Mỹ. Kết quả là cái mà ngày nay chúng ta gọi là Những cuộc nổi loạn quyền lực đen năm 1970. Năm 1976 nước này chấm dứt các quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hoà bên trong Khối thịnh vượng chung Anh. Năm 1990, 114 người thuộc Jamaat al Muslimeen, do Yasin Abu Bakr (trước đó thường được gọi là Lennox Phillip) lãnh đạo, đã xông vào Nghị viện Trinidad & Tobago tại Nhà Đỏ, và đài truyền hình duy nhất đất nước ở thời điểm đó, giữ chính phủ làm con tin trong sáu ngày. Vụ này đã được giải quyết và từ đó đất nước hoàn toàn thanh bình. Dầu mỏ, hóa dầu và khí tự nhiên tiếp tục là xương sống của nền kinh tế quốc gia. Du lịch cũng là một nhân tố chủ chốt của kinh tế Tobago, và hòn đảo này vẫn là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch châu Âu. Trinidad và Tobago là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất vùng Caribbean, dù đã có sút kém so với thời "bùng nổ dầu mỏ" trong khoảng giữa 1973 và 1983. Năm 1991, Patrick Manning được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo phải đương đầu với các cuộc nổi dậy của nhân dân phát sinh từ những khó khăn kinh tế và những đối kháng của thành phần cấp tiến. Tình trạng thất nghiệp và dư thừa nhân công là một trong những vấn đề dai dẳng ở đảo quốc này vàphần lớn nhân dân đòi Chính phủ quốc hữu hóa các ngành công nghiệp sản xuất đường và dầu mỏ hiện đang thuộc quyền kiểm soát của các công ty nước ngoài. Chính trị Trinidad và Tobago là một quốc gia theo chính thể dân chủ tự do với một hệ thống lưỡng đảng và hệ thống quốc hội lưỡng viện dựa trên Hệ thống Westminster. Quốc trưởng của Trinidad và Tobago là Tổng thống, hiện nay là Giáo sư danh dự George Maxwell Richards. Lãnh đạo chính phủ và Thủ tướng. Tổng thống được bầu ra bởi một Ủy ban bầu cử gồm toàn bộ các thành viên của hai viện Nghị viện. Thủ tướng được Tổng thống chỉ định. Tổng thống buộc phải chỉ định lãnh đạo của đảng nào mà ông cho là được nhiều thành viên trong nghị viện ủng hộ nhất vào chức vụ đó; thường đó là lãnh đạo đảng giành được số ghế nhiều nhất trong cuộc bầu cử trước đó (trừ trường hợp cuộc Tổng tuyển cử năm 2001). Nghị viện gồm hai cấp, Thượng viện (31 thành viên) và Hạ viện (36 thành viên, sẽ tăng lên thành 41 thành viên kể từ cuộc bầu cử sau). Các thành viên thượng nghị viện do tổng thống chỉ định. Mười sáu Thượng nghị sĩ Chính phủ được chỉ định theo sự gợi ý của Thủ tướng, sáu Thượng nghị sĩ Đối lập được chỉ định theo sự gợi ý của Lãnh đạo phe đối lập và chín Thượng nghị sĩ độc lập được chỉ định bởi Tổng thống để đại diện cho những lĩnh vực dân sự xã hội khác. 36 thành viên của Hạ nghị viện do nhân dâu bầu ra với nhiệm kỳ tối đa 5 năm. Từ 24 tháng 12 năm 2001, đảng cầm quyền là Phong trào nhân dân quốc gia do Patrick Manning lãnh đạo; đảng Đối lập là Đại hội quốc gia thống nhất do Kamala Persad-Bissessar lãnh đạo (Lãnh đạo đối lập) và Winston Dookeran (UNC lãnh đạo chính trị). Trinidad và Tobago là một thành viên tích cực của Cộng đồng Caribbean (CARICOM) và Khối kinh tế, thị trường chung CARICOM (CSME). Đảng Cộng sản Trinidad và Tobago là một đảng chính trị Marxist-Leninist thân Albania ở Trinidad và Tobago. Đảng này được thành lập vào tháng 8 năm 1979. Một nguồn tin cho rằng nó được thành lập bởi Hardial Bains, lãnh đạo Đảng Cộng sản Canada (Marxist-Leninist). CPTT xuất bản Đấu tranh giai cấp. Nhiều thành viên của Đảng này đã từ bỏ lập trường cộng sản cứng rắn của họ vào thời điểm những năm 1980 kết thúc trùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Các thành viên cũ Michael Als và Wade Mark đã tham gia vào chính trị đảng vào cuối những năm 1990. Địa lý Nước này gồm hai hòn đảo chính, Trinidad và Tobago, và 21 hòn đảo nhỏ hơn, các hòn đảo lớn nhất gồm Chacachacare, Monos, Huevos, Gaspar Grande (hay Gasparee), Little Tobago và St. Giles Is. Lãnh thổ đảo là hỗn hợp giữa các đồng bằng và các vùng núi. Điểm cao nhất nước nằm tại Dãy phía Bắc ở El Cerro del Aripo với độ cao 940 mét (3.085 foot) trên mực nước biển. Khí hậu nhiệt đới. Một năm có hai mùa: mùa khô trong sáu tháng đầu năm, và mùa mưa ở nửa cuối năm. Gió thường tới từ hướng đông bắc và thường bị ảnh hưởng bởi gió mậu dịch Đông Bắc. Không giống như hầu hết các hòn đảo khác ở vùng Caribbean, Trinidad và Tobago không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mạnh có sức tàn phá lớn như Bão Ivan, trận bão mạnh nhất đi qua gần hòn đảo này trong giai đoạn gần đây vào tháng 12 năm 2004. Đa số dân cư sống trên hòn đảo Trinidad, đây là nơi có nhiều thành phố và khu thị tứ lớn. Trinidad có ba vùng đô thị: Port of Spain, thủ đô, San Fernando, và Chaguanas. Trong số ba vùng đó, Chaguanas có tốc độ phát triển nhanh nhất. Thành phố lớn nhất tại Tobago là Scarborough. Trinidad được tạo nên từ nhiều kiểu nền đất khác nhau, đa phần là cát mịn và đất sét nặng. Các châu thổ đất bồi của Dãy phía bắc và vùng đất "Hành lang Đông Tây" là màu mỡ nhất. Dãy phía Bắc gồm phần lớn là những núi đá Thượng Jurassic và Cretaceous, đa số là andesite và đá phiến. Những vùng đất thấp phía bắc (Hành lang Đông Tây và Đồng bằng Caroni) gồm các kiến tạo từ thời Pleistocene hay cát và đất sét trẻ hơn với các con sông nhiều sỏi và đầm lầy đất bồi. Phía nam vùng này, Dãy Trung tâm là một nếp lồi phay nghịch gồm đá từ kỷ Cretaceous và Eocene, với các thành tạo theo thể Miocene dọc theo các sườn phía đông và phía nam. Đồng bằng Naparima và Đầm lầy Nariva tạo thành bộ phận phía nam của phay nghịc này. Các vùng đất thấp phía nam gồm cát thể Miocene và Pliocene, đất sét và sỏi. Chúng che giấu bên dưới các trầm tích dầu mỏ và khí tự nhiên, đặc biệt phía bắc Phay Los Bajos. Dãy phía Nam tạo thành phay nghịch nếp lồi thứ ba. Nó gồm nhiều dãy đồi, phần nổi tiếng nhất là Đồi Ba ngôi. Đá là đá sa thạch, đá phiến sétvà đá phù sa và đất sét đã được tạo thành từ thời Miocene và được đẩy lên cao trong kỷ Pleistocene. Cát dầu và các núi lửa bùn hiện diện đặc biệt nhiều ở vùng này. Dù chỉ nằm ngay ngoài khơi bờ biển phía đông Venezuela của Nam Mỹ, Trinidad và Tobago thường được coi là một phần của lục địa Bắc Mỹ vì nó có tính chất xã hội của một quốc gia vùng Caribbean. Xem Các quốc gia liên lục địa. Kinh tế Trinidad và Tobago nổi tiếng là một địa điểm đầu tư tuyệt vời cho giới doanh nhân quốc tế. Một lĩnh vực phát triển hàng đầu trong bốn năm qua là khí tự nhiên. Du lịch là lĩnh vực đang phát triển, dù không chiếm tỷ trọng cao như nhiều hòn đảo vùng Caribbean khác. Nền kinh tế nước này có lợi thế nhờ lạm phát thấp và thặng dư thương mại. Năm 2002 được đánh dấu bởi sự phát triển vững chắc của khu vực dầu khí, bù lại một phần cho tình trạng không ổn định chính trị trong nước. Đặc điểm khí hậu ở đảo quốc này giúp phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các đồn điền mía với sản lượng 129.000 tấn đường mỗi năm (1994). Các loại nông sản khác gồm: ca cao, cà phê, chuối, cam quýt, cơm dừa. Ngành chăn nuôi cũng rất phát triển. Công nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác hyđrocacbon. Hồ Pitch ở phía Tây Nam đảo Trinidad, được khai thác từ thế kỷ XVI, hiện nay cung cấp 108.000 tấn bitum (dùng làm nhựa rải đường) và phần lớn được xuất khẩu. Các vỉa dầu phần lớn ở miền Nam Trinidad cung cấp hơn 7 triệu tấn/năm (1994). Khai thác khí đốt cũng trên đà gia tăng. Dầu mỏ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Phần lớn giếng dầu và các nhà máy lọc dầu đều nằm trong tay các công ty của Hoa Kỳ. Sản lượng hyđrocacbon chiếm 80% tổng giá trị các loại sản phẩm xuất khẩu. Khí hậu ôn hòa, phong cảnh thiên nhiên đẹp và mạng lưới giao thông vận tải tốt giúp cho ngành du lịch mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. Tính đến năm 2016, GDP của Trinidad và Tobago đạt 22.809 USD, đứng thứ 106 thế giới và đứng số 1 khu vực Caribe. Nhân khẩu Thành phần dân tộc của Trinidad và Tobago phản ánh một lịch sử chinh phục và di cư. Hai nhóm dân tộc chính - người Trinidad gốc Ấn (Indo-Trinidadian) và người Trinidad gốc Phi - chiếm tới 80% dân số, trong khi những người dân đa chủng tộc, con cháu của người Trinidad gốc Âu/người châu Âu, người Trinidad gốc Trung Quốc/người Hoa và người Trinidad gốc Ả Rập/người Syria-người Liban chiếm đa phần số còn lại. Theo cuộc điều tra dân số năm 1990, người Trinidad gốc Ấn chiếm 40,3% dân số, người Trinidad gốc Phi chiếm 39,5%, người đa chủng 18,4%, người Trinidad gốc Âu 0,6% và người Hoa, người Syria và các sắc tộc khác 1,2%. Người Trinidad gốc Âu, đặc biệt là hậu duệ của tầng lớp chủ đất cũ, thường được gọi là người Pháp Creole, thậm chí nếu tổ tiên họ là người di cư đến từ Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha hay Đức. Nhóm người Cocoa Payol đa chủng là con cháu của người định cư Tây Ban Nha và những người nhập cư đến từ Venezuela. Dân Trini Bồ Đào Nha gồm cả người da trắng và người lai. Nhóm thiểu số da đỏ châu Mỹ phần lớn là đa chủng - nhóm thiểu số rất nhỏ Carib, hậu duệ của những thổ dân bản địa, được tổ chức xung quanh Cộng đồng Santa Rosa Carib. Sự di cư ra khỏi Trinidad và Tobago, cũng như đối với các nước Caribbean khác, đạt mức độ cao trong lịch sử; đa số họ tới Hoa Kỳ, còn Canada và Anh tiếp nhận hầu hết số còn lại. Sự di cư này vẫn đang tiếp diễn, dù ở mức độ thấp hơn, thậm chí tỷ lệ sinh đã giảm mạnh tới mức tương đương với các nước phát triển. Nhiều tôn giáo hiện diện ở Trinidad và Tobago. Hai tôn giáo lớn nhất là Công giáo La Mã và đạo Hindu; Anh giáo, Hồi giáo, Presbyterian, Methodist là những tôn giáo nhỏ hơn. Hai đức tin đa tạp Afro-Caribbean là Shouter (hay Spiritual Baptist) và Orisha (trước kia được gọi là Shango, ít mang ý nghĩa ca tụng hơn) nằm trong những nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất, cũng như các nhà thờ của Evangelical và Fundamentalist theo kiểu Mỹ thường được đa số người Trinidad coi gộp vào với nhau thành "Pentecostal" (dù cách định danh này thường không chính xác). Nhà thờ Mormon đã mở rộng sự hiện diện của họ tại quốc gia này từ giữa thập niên 1980. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, nhưng tiếng Bhojpuri, ở trong nước thường được gọi là tiếng Hindi, cũng được sử dụng bởi một số người Trinidad gốc Ấn và hiện diện nhiều trong âm nhạc bình dân. Ngôn ngữ chính, tiếng Anh-Trinidad vừa được xếp hạng là một thổ ngữ vừa là một biến thể của tiếng Anh hay một kiểu tiếng Anh lai Trinidad (Trinidadian Creole English). Ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Tobago là tiếng Anh lai Tobago (Tobagonian Creole English). Cả hai ngôn ngữ đều chứa đựng các yếu tố châu Phi; tuy nhiên, tiếng Anh Trinidad bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháp và tiếng Pháp lai cũng như tiếng Bhojpuri/Hindi. Các ngôn ngữ châu Mỹ và các thứ tiếng địa phương thường chỉ được sử dụng trong những dịp không chính thức, và cho tới nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn hóa cách viết (giống như trong tiếng Anh tiêu chuẩn). Những vị du khách tới đây trong một thời gian ngắn không cần phải lo ngại về việc học tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ, vì hầu như mọi người đều nói và hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, thường thì người dân sử dụng tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ để nói chuyện với nhau. Dù tiếng địa phương (một loại tiếng Pháp lai) từng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên hòn đảo này (và tại vùng bờ biển Paria Venezuela), nhưng hiện nay đã không còn giữ được vị trí đó nữa. Vì vị trí của Trinidad nằm trên bờ biển Nam Mỹ, nước này không phát triển nhiều quan hệ với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha, vì thế cho tới năm 2004 chỉ có 1.500 trên tổng số 1,3 triệu dân Trinidad nói tiếng Tây Ban Nha. Năm 2004 chính phủ đã đưa ra sáng kiến "Tiếng Tây Ban Nha - Ngoại ngữ số một (SAFFL)" , và công bố rộng rãi vào tháng 3 năm 2005. Các quy định của chính phủ hiện nay buộc các trường cao học phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên, trong khi 30% công chức sẽ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ này trong 5 năm tới. Người Venezuela thường tới Trinidad và Tobago để học tiếng Anh, và nhiều trường tiếng Anh đã mở rộng cả việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha. Văn hoá Trinidad và Tobago nổi tiếng về các lễ hội tuần chay của họ. Nước này cũng là nơi sản sinh ra âm nhạc calypso và nhạc cụ steelpan, được nhiều người công nhận là nhạc cụ duy nhất được phát minh ra trong thế kỷ XX. Nền văn hóa và tôn giáo đa dạng khiến nước này có nhiều lễ hội trong suốt năm. Các loại nghệ thuật bản xứ khác gồm âm nhạc Soca (một âm nhạc bắt nguồn từ calypso), Parang (âm nhạc Giáng sinh ảnh hưởng từ Venezuela), âm nhạc chutney, và pichakaree (các hình thức âm nhạc pha trộn giữa âm nhạc Caribbean và Ấn Độ) và điệu nhảy limbo nổi tiếng. Nghệ thuật ở nơi đây cũng sôi động. Trinidad và Tobago có hai tác giả đã đoạt giải Nobel về văn học, V. S. Naipaul và Derek Walcott sinh tại Saint Lucia. Nhà thiết kế thương hiệu Mas Peter Minshall không chỉ nổi tiếng về các trang phục dành cho lễ hội mà còn về vai trò của ông trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 1992, Giải vô địch bóng đá thế giới 1994, Thế vận hội Mùa hè 1996 và Thế vận hội Mùa đông 2002, và ông đã đoạt một Giải Emmy. Trinidad và Tobago cũng đã đoạt hai giải Hoa hậu hoàn vũ, với Penny Commisiong năm 1977, và Wendy Fitzwilliams năm 1998. Thể thao Cricket: Trinidad và Tobago tham dự cả hai giải one day international và Test cricket với tư cách thành viên của Đội cricket Đông Ấn. Đội tuyển quốc gia chơi tại giải hạng nhất trong các cuộc thi đấu vùng. Brian Lara, người giữ hai kỷ lục thế giới của môn thể thao này mang quốc tịch Trinidad và Tobago. Bóng đá: Đội tuyển quốc gia đã lọt qua vòng loại để tham gia vào World Cup 2006 tại Đức sau khi đánh bại Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain ở Manama ngày 16 tháng 11 năm 2005, biến họ trở thành nước nhỏ nhất (về dân số) từng lọt qua vòng đấu loại. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên người Hà Lan Leo Beenhakker, ở vòng đấu bảng Trinidad và Tobago chỉ giành được một điểm và sớm bị loại. Các cầu thủ nổi tiếng của đội tuyển gồm: Dwight York (Sydney FC, cựu cầu thủ Manchester United), Shakka Hislop (West Ham United) và Jason Scotland (St Johnstone F.C.). Thế vận hội: Hasely Crawford đoạt huy chương vàng đầu tiên và duy nhất cho Trinidad và Tobago ở môn chạy 100 m nam trong kỳ Thế vận hội mùa hè 1976. Mười hai vận động viên Trinidad và Tobago cũng đã đoạt huy chương, đầu tiên là chiếc Huy chương đồng của Rodney Wilkes năm 1948. Ato Boldon đã đoạt nhiều huy chương nhất cho Trinidad và Tobago. Xem thêm Trinidad và Tobago tại các kỳ Olympics All-Fours thỉnh thoảng được miêu tả là "Môn thể thao không chính thức của quốc gia". Các ngày nghỉ lễ Các ngày lễ ở Trinidad và Tobago. Xem thêm Ghi chú Archipelagic Waters and Exclusive Economic Zone Act No 24 of 1986 The Independent, 31 August 2005, "Hola! Trinidad drops English and learns to speak Spanish" . Tham khảo Besson, Gérard & Brereton, Bridget. 1992. The Book of Trinidad. 2nd ed. Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-36-0. Mendes, John. 1986. Cote ce Cote la: Trinidad & Tobago Dictionary. Arima, Trinidad. Saith, Radhica and Lyndersay, Mark. 1993. Why Not a Woman?'' Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-42-5.
Tinh dịch là chất dịch màu trắng đục chứa tinh trùng. Tinh dịch được phóng ra từ cửa niệu đạo của dương vật thường vào lúc con đực đạt cực khoái khi giao phối. Đôi khi cũng được phóng ra khi không có hoạt động tình dục như mộng tinh hoặc thủ dâm. Ở trạng thái bình thường, tinh dịch đậm đặc và có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Tinh dịch màu vàng nhạt là do trong thời gian dài không có xuất tinh, tinh dịch biến đổi về màu sắc và có sự kết dính. Ngoài một phần nhỏ các chất nhờn từ niệu đạo, 10% dung dịch tinh dịch là từ ống dẫn tinh, 30% từ tuyến tiền liệt và 60% từ túi tinh (seminal vesicles). Dung dịch trong túi tinh đẩy tinh trùng và "rửa sạch" ống dẫn tinh trong giai đoạn xuất tinh. Chức năng Chức năng chính của tinh dịch chính là bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng khỏe mạnh. Bởi vì trong tinh dịch có chứa các thành phần dưỡng chất như đường, protein, amino acid, kẽm, calci,… Ngoài chức năng chính ra thì tinh dịch còn có những chức năng khác như: – Chống trầm cảm tự nhiên: tiếp xúc tinh dịch có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng với những phụ nữ khi quan hệ tình dục không dùng bao thường có dấu hiệu trầm cảm ít hơn do âm đạo có thể hấp thu được một số thành phần tinh dịch. – Giúp điều hòa giấc ngủ: bởi vì trong tinh dịch có chứa chất melatonin, một hợp chất giúp điều hòa giấc ngủ và thư giãn, vậy nên sau khi quan hệ tình dục phụ nữ sẽ dễ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên và an toàn. – Làm giảm ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới: việc xuất tinh thường xuyên ở nam giới là một cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Thành phần tinh dịch người Đường: – Fructose: Vị đường rất ngọt ngào này thường có trong trái cây và mật ong. – Sorbitol: một chất có vị ngọt thường được sử dụng thay thế cho đường cho các bệnh nhân bị tiểu đường. – Inositol: Có hợp chất tương tự như đường ngọt, có thể tăng cường sự tăng trưởng cho mái tóc khỏe mạnh và thường được coi là thực phẩm tốt cho não bộ. Protein và amino acid: Do tinh dịch người có chứa nhiều dưỡng chất nên các nhà nghiên cứu tin rằng nuốt tinh dịch có thể giúp chống lão hóa. – Glutathione: đây là một chất chống oxy hóa quan trọng có thể liên kết loại trừ các độc tố như kim loại nặng, dung môi hoặc thuốc trừ sâu… – Deoxyribonucleic acid (DNA): A xít này được sử dụng trong việc phát triển và hoạt động của tất cả các sinh vật sống. – Creatine: đây là một sản phẩm chuyển hóa protein trong cơ, giúp cung cấp năng lượng cho các cơ của cơ thể. Khoáng Chất: – Phosphor: giúp cơ thể hấp thụ calci để cho xương chắc khoẻ. – Kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với nhu cầu cơ thể. Không có nó, một loạt các chức năng cơ thể sẽ bị ngưng trệ, điển hình là: mất cân bằng đường huyết, chuyển dưỡng chậm lại, làm giảm khả năng ngửi, nếm và sự phân chia tế bào và tổng hợp DNA sẽ bị tổn thương. Kẽm cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. – Magnesium: giúp duy trì cơ bắp và chức năng thần kinh bình thường, giữ nhịp tim ổn định, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, làm cho xương chắc khoẻ, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp bình thường, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein. – Calci: làm cho xương chắc khoẻ. – Kali: là điều cần thiết cho sự phát triển cơ thể bình thường và thay thế các mô đã lỗi thời. Vitamin: Trong một lần xuất tinh ở Nam Giới (khoảng một muỗng cà phê tinh dịch), tinh dịch đã có thể chứa 150 mg protein, 11 mg carbohydrate, 6 mg chất béo, 3 mg cholesterol, 7% kali, đồng và kẽm… – Vitamin C: là một loại vitamin thiết yếu cho cơ thể con người, có tác dụng như một chất chống oxy hóa, kiểm soát huyết áp. Vitamin C cũng khuyến khích sự tăng trưởng của các chuỗi protein trong collagen, và là thành phần chính trong tất cả các mô xơ của cơ thể. – Vitamin B12: cải thiện năng lượng – Choline: cải thiện trí nhớ cho bạn Hormone: – Testosterone: điều hành chức năng tình dục và tăng ham muốn tình dục – Prostaglandin: tham gia vào một loạt các chức năng cơ thể như sự co giãn của cơ bắp và co thắt các mạch máu, kiểm soát huyết áp và điều chế các viêm nhiễm. Một số chất khác: Ngoài các chất có lợi cho cơ thể được tìm thấy trong tinh dịch người ở Nam giới còn có: a xít lactic, urê, axit uric, nitơ… Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm tinh dịch người Lấy tinh dịch: Không xuất tinh từ 3 - 5 ngày trước khi lấy mẫu thử. Dùng tay để thủ dâm - không dùng xà phòng hay bất cứ chất nhờn nào. Xuất tinh tất cả tinh dịch vào lọ đã được tẩy trùng. Chuyển đến phòng thử nghiệm càng sớm càng tốt (dưới 1 tiếng đồng hồ), ráng giữ keo trong nhiệt độ bình thường trong người - để sát cạnh vào da mình là tốt nhất (Không nên cho vào tủ lạnh). Xét nghiệm: Để có khả năng tạo thai, tinh dịch tối thiểu phải có: Chú thích
Hậu Triệu (tiếng Trung giản thể: 后赵, phồn thể: 後趙, bính âm: Hòuzhào; 319-352) là một quốc gia thuộc Ngũ Hồ thập lục quốc trong thời Đông Tấn (265-420) tại Trung Quốc. Nhà nước này do họ Thạch thuộc bộ lạc Yết thành lập, quốc hiệu là Triệu, còn gọi là Thạch Triệu để phân biệt với Hán Triệu của người Hung Nô. Thành lập Nước Hậu Triệu thành lập trên cơ sở quân sự lớn mạnh của Thạch Lặc, một tướng của Hán Triệu - quốc gia mở đầu sự xâm chiếm trung nguyên của Ngũ Hồ. Xuất thân là người Yết ở huyện Võ Hương, quận Thượng Đảng, Tinh Châu (Sơn Tây) bị bắt bán làm nô lệ từ bé vào thời Tây Tấn, làm chăn ngựa, nên quen với Ngập Tan. Tên họ Thạch Lặc là do Ngập Tan đặt. Trong thời buổi hỗn loạn cuối triều Tây Tấn, Ngập Tan, Thạch Lặc lập thành băng cướp, sau đó gia nhập cánh quân của Công Sư Phiên, thuộc phe phái Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh. Năm 306, Tư Mã Dĩnh bị Tư Mã Hao thuộc phe Đông Hải Vương Tư Mã Việt giết ở Nghiệp Thành, Công Sư Phiên khởi quân báo thù, song thua trận và chết. Ngập Tan tiếp diễn và chiếm Nghiệp Thành, giết Tân Thái Vương Tư Mã Đằng báo thù cho Tư Mã Dĩnh. Tư Mã Việt phái Cẩu Hi tái chiếm Nghiệp Thành, giết Ngập Tan. Thạch Lặc trốn theo vua nhà Hán là Lưu Uyên. Diệt Tấn Lưu Uyên nhận Thạch Lặc vào hàng ngũ. Đến năm 309, để mở rộng chiến tuyến với triều Tấn, Lưu Uyên sai Thạch Lặc tự thống lĩnh một cánh quân riêng đánh phá xuống các quận Cự Lộc, Thường Sơn (Hà Bắc). Lúc này, quân đội Thạch Lặc bắt đầu tổ chức có quy mô hơn; ông thu dụng một số nhân sĩ người Hán trốn tránh loạn lạc, trong đó có Trương Tân, được ông dùng làm mưu sĩ. Trong thời kỳ này, Thạch Lặc dẫn một cánh quân di động đánh cướp những nơi chính quyền Tây Tấn suy yếu từ Hà Bắc xuống đến phía bắc sông Hoài. Năm 311, Đông Hải Vương Tư Mã Việt chết, phe cánh đưa tang về Đông Hải (Sơn Đông) bằng cánh quân chính quy còn lại của triều Tây Tấn. Trên đường đi, cánh quân này bị Thạch Lặc vây đánh tiêu diệt, con cháu họ Tư Mã cùng số lớn nhân sĩ của triều Tây Tấn bị bắt giết. Sau sự kiện này, Lạc Dương gần như không còn phòng thủ. Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Lưu Thông kế vị. Năm 311, Thạch Lặc được lệnh phối hợp với cánh quân của Vương Di, vốn cũng là một cánh quân độc lập đang hoạt động mạnh ở Sơn Đông, và một cánh quân Hán Triệu kéo xuống từ kinh đô Bình Dương cùng đánh kinh đô Lạc Dương của nhà Tấn. Lạc Dương thất thủ, Tấn Hoài Đế bị bắt đưa về Bình Dương. Diệt Vương Di Thạch Lặc và Vương Di tuy trên danh tiếng là bề tôi nhà Hán, song mỗi người đều đã có tư tưởng tự quyền, và e dè thế lực của nhau nên đã bắt đầu ngầm toan tính thôn tính nhau. Lưu Thôn, vốn là một quan lại triều Tấn, khuyên Vương Di tiêu diệt Thạch Lặc. Vương Di sai Lưu Thôn đến Thanh Châu trưng viện bộ tướng của mình là Tào Nghi vốn đang cát cứ ở đấy. Trên đường, Lưu Thôn bị Thạch Lặc bắt, âm mưu vì thế bại lộ. Thạch Lặc bày mưu mời Vương Di đến hội họp rồi bắt giết Di, thu phục thuộc hạ Vương Di. Lưu Thông dù biết Lặc chuyên quyền nhưng không còn chế ngự được. Thạch Lặc bắt đầu xây căn cứ ở Tương Quốc (nay thuộc thành phố Thạch Gia Trang), Hà Bắc. Diệt Vương Tuấn Lạc Dương tuy bị Hán chiếm, song một số nơi vẫn còn các thế lực cát cứ là chính quyền cũ triều Tây Tấn. Phía tây căn cứ Thạch Lặc, ở Tinh Châu (Thái Nguyên), có Lưu Côn; phía đông bắc của Thạch Lặc, có Vương Tuấn đang cát cứ U Châu. U Châu Vương Tuấn nhờ sự hỗ trợ của bộ lạc họ Đoàn người Tiên Ty, nên thế lực mạnh mẽ. Thạch Lặc mấy lần giao chiến đều bị kỵ binh họ Đoàn đánh bại. Song nhờ may mắn, ông bắt được một trong số các đầu lĩnh họ Đoàn, và thông qua người đó, ông kết liên với bộ tộc họ Đoàn và ly gián họ từ Vương Tuấn. Thạch Lặc còn giả vờ thuần phục, khuyên Vương Tuấn xưng đế để Tuấn nới phòng bị. Năm 314, Thạch Lập đem quân đánh úp Kế Thành, bắt sống Vương Tuấn rồi giết đi. Thạch Lặc trở thành thế lực quân sự duy nhất còn tồn tại ở cả vùng bình nguyên Hà Bắc, ông bắt đầu đánh chiếm đất đai và thành lập chính quyền cai trị có hệ thống. Thành lập nhà Hậu Triệu Năm 316, em họ Lưu Thông là Lưu Diệu đánh hạ kinh đô Trường An, tiêu diệt nhà Tây Tấn. Song thực chất thì chính quyền trung ương nhà Hán ở Bình Dương yếu kém, không kiềm chế được các thế lực độc lập trên danh tiếng thuộc quyền chỉ huy của mình như Thạch Lặc, Lưu Diệu, Tào Nghi. Năm 318, Lưu Thông chết, con là Lưu Xán kế vị, bị cha vợ Lưu Thông là Cận Chuẩn giết chết, cướp ngôi. Thạch Lặc từ phía đông, Lưu Diệu từ phía tây, đều cất quân đến đánh Bình Dương. Lưu Diệu xưng đế hiệu, mua chuộc Thạch Lặc bằng tước Triệu Công, chức Đại Tư Mã, Đại tướng Quân để Thạch Lặc khỏi ngã theo Cận Chuẩn. Thạch Lặc tấn công Bình Dương. Cận Chuẩn sai Bốc Thái mang xe ngự, áo bào ra dâng để cầu hòa. Thạch Lặc lại sai Thái mang sang Lưu Diệu, nhằm tỏ cho Lưu Diệu biết người trong thành Bình Dương không có ý theo Diệu, mong Diệu thất vọng tự bãi binh. Nhưng Lưu Diệu ngầm ăn thề với Bốc Thái, sai Thái quay về Bình Dương phủ dụ đầu lĩnh các bộ tộc (Đồ Các). Thạch Lặc ngầm đoán Lưu Diệu và Bốc Thái có thông đồng, muốn giết Thái và buộc Bình Dương phải tức khắc đầu hàng. Thuộc hạ của Thạch Lặc can gián, giải thích rằng nếu giết Bốc Thái thì Cận Chuẩn sẽ không dám đầu hàng, tốt hơn cho Thái trở lại Bình Dương làm điều Lưu Diệu muốn, Cận Chuẩn sợ chết sẽ mở thành đầu hàng Thạch Lặc. Thái về Bình Dương hợp mưu với một số bộ tướng của Cận Chuẩn giết Chuẩn, lập con Chuẩn là Cận Minh lên làm Minh chủ, còn Thái đem ngọc tỷ đến giao cho Lưu Diệu (để chứng tỏ Bình Dương muốn đầu hàng Lưu Diệu chứ không phải Thạch Lặc). Thạch Lặc bèn tấn công Bình Dương, Lưu Diệu sai Lưu Sướng dẫn quân cứu Bình Dương. Thạch Lặc nới vòng vây ở phía tây, Cận Minh bèn dẫn người bỏ thành chạy theo Lưu Diệu. Thạch Lặc chiếm được Bình Dương bèn cho tiêu hủy hết cung điện nhà Hán. Chuyển hết của cải quý báu về Tương Quốc. Năm 319, Thạch Lặc chính thức ly khai từ Lưu Diệu, tự xưng Đại Thiền Vu, thành lập nhà Hậu Triệu. Xây dựng quốc gia, thống nhất phương bắc Xây dựng quốc gia Thạch Lặc tuy xuất thân vô học, không biết chữ nhưng rất coi trọng việc giáo dục. Ông trọng dụng nhiều nhân sĩ người Hán, dùng các nho sinh giảng bài đọc sách cho mình. Bên ngoài, Thạch Lặc khuyến khích học tập, thưởng lụa cho người học giỏi. Thạch Lặc khuyến khích việc đồng áng, bỏ bớt luật phức tạp và nghiêm khắc của nhà Tấn, ban luật giản đơn hơn. Nhiều quan lại thanh liêm, đức độ được Thạch Lặc trọng dụng và do đó thu phục được lòng dân. Nước Hậu Triệu trở nên giàu mạnh. Mở rộng lãnh thổ, tiêu diệt Tiền Triệu Tình hình phương bắc sau khi Thạch Lặc và Lưu Diệu lên ngôi vẫn rất rối ren. Ngoài hai nước Triệu còn có Tào Nghi ở Tề - Lỗ, Nam Dương Vương Tư Mã Bảo nhà Tấn ở Thượng Khuê, Trương Mậu nước Tiền Lương phía Tây của Tiền Triệu; Dương Nan Địch ở Vũ Đô. Khi Thạch Lặc giết Vương Tuấn và rút về Tương Quốc thì Đoàn Thất Đạn chiếm U châu, tướng Thiều Tục nhà Tấn chiếm giữ Ký châu chống Ngũ Hồ. Năm 319, Thạch Lặc sai Khổng Tràng mang quân đánh họ Đoàn. Đoàn Thất Đạn thua chạy sang Ký châu với Thiều Tục. Năm 320, Thạch Lặc tấn công Ký châu, chia quân cho Thạch Hổ tấn công thành Khánh Thứ. Quân Thiều - Đoàn chia nhau ra địch bị thua to, phải rút vào thành cố thủ. Năm 321, Thạch Hổ hạ thành Khánh Thứ, bắt sống tướng Đoàn Văn Ương, Ký châu nguy cấp. Đoàn Thất Đạn định phá vây chạy sang hàng Đông Tấn nhưng em Thiều Tục là Thiều Lệ muốn hàng Hậu Triệu nên bắt Thất Đạn, mở cửa thành đầu hàng. Thạch Lặc vào thành giết chết anh em Thiều Tục và Đoàn Thất Đạn. Từ lúc đó các châu U, Tinh, Ký phía bắc mới hoàn toàn thuộc về Hậu Triệu. Sau khi Tổ Địch chết (321), Hậu Triệu cũng không còn phải đương đầu với lực lượng bắc phạt hùng mạnh của Đông Tấn. Năm 322, Thạch Lặc ra quân đánh hạ quận Thái Sơn (Sơn Đông), thứ sử Duyện châu của Đông Tấn là Hy Giám rút về Hợp Phì; em Tổ Địch là Tổ Ước ở Dự châu cũng bỏ thành chạy về Thọ Xuân. Năm 323, Hậu Triệu tấn công Bành Thành, Hạ Phì. Thứ sử Từ châu nhà Tấn là Biện Đôn bỏ chạy về Vu Thai. Tới năm 325, Hậu Triệu chiếm nốt các thành trì phía bắc sông Hoài của nhà Tấn. Từ đó, Hậu Triệu và Đông Tấn lấy sông Hoài làm ranh giới. Ở phía đông, Thạch Hổ được sai lo đánh Tào Nghi. Năm 323, Thạch Hổ vây đánh Tào Nghi ở Quảng Cố. Tào Nghi không chống nổi phải đầu hàng, nhưng sau đó vẫn bị giết. Cả vùng rộng lớn phía đông, từ Hoài Bắc trở lên thuộc về Hậu Triệu; chỉ còn họ Mộ Dung người Tiên Ty ở Liêu Đông và tàn dư họ Đoàn, họ Vũ Văn ở phía đông Liêu Đông. Trong khi đó, Lưu Diệu cũng mang quân chinh phạt các thế lực cát cứ phía tây. Năm 320, Lưu Diệu ra quân diệt lực lượng của Tư Mã Bảo và thủ hạ của Bảo là Trần An ở Thượng Khuê; Trương Mậu ở Lương và Dương Nan Địch xưng thần. Năm 328, chiến tranh giữa hai nước Triệu chính thức nổ ra. Thạch Lặc sai Thạch Hổ mang quân tấn công Bồ Bản. Lưu Diệu tự mang quân đi đánh, đại phá quân Hậu Triệu ở Cao Hầu. Nhân đà thắng, Diệu mang quân tấn công Lạc Dương của Hậu Triệu. Thạch Lặc đích thân đi cứu, qua bến Diên Tân tới cửa Thành Cao, tập kết toàn quân. Lưu Diệu vây đánh Lạc Dương 4 tháng không hạ được đã mệt mỏi, lại hay rượu nên lúc quân Hậu Triệu tấn công, Lưu Diệu không chống nổi, bị ngã ngựa và bị bắt. Thạch Lặc giết chết Diệu. Năm 329, Thạch Lặc sai Thạch Sinh tấn công chiếm được Trường An. Tháng 9 năm đó, quân Hậu Triệu công hạ thành cuối cùng của Tiền Triệu là Thượng Khuê, chính thức tiêu diệt Tiền Triệu. Lãnh thổ Sau khi diệt được Tiền Triệu, Hậu Triệu làm chủ hầu hết phương bắc. Khi đó ngoài họ Mộ Dung ở Liêu Đông, Tiền Lương của họ Trương và nước Cửu Trì của họ Dương ở cực tây, tất cả đất đai trung nguyên đã nằm trong quyền kiểm soát của Hậu Triệu. Đất đai của Hậu Triệu nam tới Hoài Hà, Hán Thủy, đông giáp tới biển, bắc đến Tuy Viễn. Trong các nước Ngũ Hồ. nhà nước Hậu Triệu về lãnh thổ đứng thứ hai, chỉ sau nước Tiền Tần đã từng thống nhất miền Bắc Trung Quốc dưới thời Phù Kiên (337-385). Khi Thạch Lặc thành lập nhà Hậu Triệu thì kinh đô đặt tại Tương Quốc (襄國, ngày nay là Tân Thái, Hà Bắc), nhưng năm 335 Thạch Hổ đã chuyển kinh đô về Nghiệp Thành (鄴城, ngày nay là Hàm Đan, Hà Bắc), và đây là kinh đô trong toàn bộ phần còn lại trong lịch sử nhà nước này (ngoại trừ ý đồ của Thạch Chi nhằm khôi phục kinh đô tại Tương Quốc). Chính quyền Thạch Hổ Nền cai trị tàn bạo Năm 333, Hậu Triệu Minh đế Thạch Lặc chết, thái tử Thạch Hoằng lên ngôi. Em Thạch Lặc là Trung Sơn vương Thạch Hổ (295–349) vốn cho rằng ngôi báu được truyền cho mình, nên khi thấy Hoằng lên ngôi bèn nắm lấy quyền hành, khống chế Hoằng. Hổ buộc Thạch Hoằng phong cho mình tước Ngụy vương, giết chết các mưu sĩ người Hán của Thạch Lặc là Trình Hà, Từ Quang. Các con của Lặc là Thạch Sinh, Thạch Lãng, Thạch Khôi lần lượt khởi binh chống lại Hổ nhưng không phải là đối thủ của Hổ nên lần lượt bị thất bại và bị giết. Tháng 9 năm 334, Hổ phế truất Thạch Hoằng làm Hải Dương vương, tự lập lên ngôi vua, tức là Hậu Triệu Vũ Đế, dời đô về đất Nghiệp. Thạch Hổ sống xa hoa, tuyển hàng vạn cung nữ; xây cất cung thất liên miên ở cả Tương Quốc lẫn Nghiệp Thành. Thạch Hổ tàn bạo, tính khí thất thường, giết hại nhiều người. Trong khi đó trong nước lại xảy ra mất mùa mấy năm liền. Thái tử Thạch Thuý thấy cha hung ác, muốn giết đi để thay ngôi, nhưng việc bị phát giác nên Thuý bị giết. Hổ dùng hai con là Thạch Tuyên và Thạch Thao làm phụ chính coi việc triều đình. Chiến tranh với Yên, Tấn Với tham vọng xâm lược các nước khác, Thạch Hổ xây dựng quân đội lên tới 50 vạn người, trong đó 17 vạn người làm công việc chế tạo tàu thuyền, liên tục cho quân đội tiến hành chiến tranh với Đông Tấn, Tiền Lương, Tiền Yên, bắt hàng vạn nông dân đi lính phải tự mang lương thảo, bò xe, bá tánh bị áp bức chết nhiều vô số. Nhiều vùng đất canh tác bị biến thành nơi săn bắn, làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại. Năm 337, thủ lĩnh người Tiên Ty ở Liêu Đông là Mộ Dung Quan xưng vương, lập ra nước Tiền Yên. Năm 338, Thạch Hổ hợp binh với Tiền Yên đánh họ Đoàn ở đất Tô. Quân Hậu Triệu chiếm được Tô thành, họ Đoàn bỏ chạy. Mộ Dung Quan lui quân. Thạch Hổ trách Tiền Yên không đến hội quân mà tự ý rút lui nên mang quân đi đánh. Đến tháng 5 năm 338, quân Hậu Triệu hạ được 36 ấp, bao vây Cức Thành. Đánh thành hơn 10 hôm không hạ được, quân Triệu mệt mỏi. Quân Tiền Yên thừa cơ phản công, vây giết hơn 3 vạn quân Hậu Triệu. Năm 340, Thạch Hổ huy động 50 vạn quân, 4 vạn con ngựa để chuẩn bị đi đánh Yên báo thù. Dân trong nước Hậu Triệu oán thán ngút trời. Mộ Dung Quan không đợi Hậu Triệu động binh xong, mang quân bất ngờ từ ải Ế Ông tiến vào bình nguyên đánh xuống Cao Dương. Quân Yên đốt phá, cướp bóc lương thảo và quân nhu của Triệu rất nhiều. Tướng Triệu giữ Tô Thành là Thạch Quang cố thủ không dám ra đánh. Nhiều kho tàng của Hậu Triệu bị đốt phá, việc phát động chiến tranh lớn của Thạch Hổ không thành. Nhưng Thạch Hổ vẫn không chịu ngưng chiến, lại muốn động binh đánh cả Yên và Đông Tấn. Ngoài ra, việc xây cất 40 đài quán ở Nghiệp Thành vẫn không ngưng nghỉ, vì thế dân trung nguyên vô cùng cực khổ, nhiều người tự tử trên cây ven đường. Năm 344, Thạch Hổ trưng tập 100 vạn quân định đánh diệt Đông Tấn. Tuy Hổ sau đó nghe lời can gián bèn thôi khởi đại quân nhưng vẫn tiến hành chiến tranh quy mô nhỏ xâm lấn đất đai của Đông Tấn. Tuy nhiên quân Triệu chỉ hạ được Chu Thành, ngoài ra không thu được thắng lợi nào khác. Phía tây, tướng Triệu là Ma Thu đi đánh Tiền Lương, cũng bị quân Tiền Lương do Tạ Nghĩa chỉ huy đánh lui. Suy vong Cuối đời Thạch Hổ, các con trai tranh quyền. Thái tử Thạch Tuyên giết Tần công Thạch Thao, Thạch Hổ liền giết Thạch Tuyên. Chống lại ách áp bức tàn bạo của Thạch Hổ, quân lính đồn trú tại Lương Châu đã nổi dậy khởi nghĩa lực lượng lên đến 10 vạn người và đánh bại quân đồn trú của Thạch Hổ gần thành Lạc Dương. Sau khi Thạch Hổ chết (349), con nuôi là Thạch Mẫn (Nhiễm Mẫn) và đại tướng Lý Nông thừa cơ khống chế chính quyền, giết Bành Thành vương Thạch Tuân, lập Nghĩa Dương vương Thạch Giám lên ngôi. Nhưng sau đó Thạch Giám sợ Thạch Mẫn lấn át quyền hành nên mưu giết Thạch Mẫn. Vì vậy Nhiễm Mẫn bắt giam Thạch Giám. Nhiễm Mẫn ra lệnh tàn sát thẳng tay các dân tộc thiểu số. Chỉ riêng ở kinh đô Nghiệp Thành có hơn 20 vạn người bị giết. Cuộc tàn sát khiến cho sau đó người Hung Nô bị suy yếu nhanh chóng, không thể phục hồi sức mạnh. Năm 350, Thạch Mẫn giết Thạch Giám cùng 5 người con và 28 người cháu của Thạch Hổ, giết sạch gia tộc họ Thạch, ban đầu đổi sang họ Lý, sau đổi lại thành họ Nhiễm, tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Ngụy, sử gọi là Nhiễm Ngụy. Tân Hưng vương Thạch Chi bèn lên nối ngôi vua Hậu Triệu ở Tương Quốc, được nhiều người Hồ các tộc Hung Nô, Yết, Chi, Khương ủng hộ, mang quân tiến đánh Nghiệp Thành. Nhiễm Mẫn thấy tình thế bất lợi, bèn bỏ chính sách tàn sát người Hồ. Sau đó Mẫn đem quân giao chiến với Thạch Chi. Nhiễm Mẫn thắng trận, cho quân bao vây Tương Quốc. Thạch Chi liên hợp với vua nước Tiền Yên là Mộ Dung Tuấn, thủ lĩnh người Khương là Diêu Dực Trọng và thủ lĩnh người Chi là Bồ Hồng đang làm thứ sử Ung châu. Nhiễm Mẫn không chống nổi liên quân, quân sĩ bị giết chết rất nhiều, phải rút lui. Tuy nhiên sau khi Nhiễm Mẫn lui quân, phía Hậu Triệu lại có nội loạn. Đô tướng quân Lưu Hiển của Hậu Triệu làm phản giết Thạch Chi, tự xưng làm hoàng đế. Không lâu sau, Nhiễm Mẫn tấn công hạ Nghiệp thành và giết chết Lưu Hiển. Cái chết của Thạch Chi đánh dấu sự chấm dứt của nước Hậu Triệu. Miền bắc Trung Quốc tiếp tục mở ra cục diện phân liệt mới. Nước Hậu Triệu tồn tại tất cả 34 năm, có 7 vua. Các vua Hậu Triệu
Nhà Tiền Lương (tiếng Trung: 前凉, bính âm: Qián Liáng) 320–376, là một quốc gia trong Ngũ Hồ Thập lục quốc vào cuối thời kỳ nhà Tấn (265-420) tại Trung Quốc. Quốc gia này do họ Trương của người Hán thành lập. Lãnh thổ của nó bao gồm các khu vực thuộc Cam Túc và một phần của Ninh Hạ, Thiểm Tây, Thanh Hải và Tân Cương. Tất cả những người cai trị của Tiền Lương chủ yếu giữ tước hiệu của nhà Tấn ban phong cho họ là Tây Bình công (西平公), ngoại trừ Trương Tộ đã tự xưng Vương. Tuy nhiên, tất cả các nhà cai trị của Tiền Lương đều dùng tước Vương khi cần có liên hệ ngoại giao với các nhà Hán Triệu, Hậu Triệu hay Tiền Tần. Các vua nhà Tiền Lương Niên hiệu Kiến Hưng là của Tấn Mẫn Đế (300-318, trị vì từ năm 313 đến năm 316), do họ Trương vẫn tuyên bố trung thành với nhà Tấn. Tuy nhiên, trong nội bộ, có thể họ vẫn sử dụng niên hiệu riêng, chẳng hạn Trương Mậu có niên hiệu Vĩnh Quang (永光).
Mikoyan, trước kia là Mikoyan-Gurevich (tiếng Nga: Микоян и Гуревич, МиГ), là một công ty chuyên thiết kế và sản xuất máy bay quân sự Nga, chủ yếu là máy bay chiến đấu. Trước kia nó là một phòng thiết kế của Liên bang Xô viết, và được thành lập bởi Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich với tên là "Mikoyan-Gurevich." Từ khi ông Mikoyan mất năm 1970, tên “Gurevich” đã bị bỏ đi. Tiền tố của Mikoyan là "MiG." Chính phủ Nga đang có kế hoạch hợp nhất Mikoyan với Ilyushin, Irkut, Sukhoi, Tupolev, và Yakovlev thành một công ty mới tên là Liên đoàn máy bay hợp nhất. Công ty này điều hành nhiều văn phòng thiết kế và các cơ sở chế tạo máy gồm cả nhà máy chế tạo máy bay trực thăng Kamov. Danh sách các máy bay của MiG Sản xuất MiG-1, 1940 MiG-3, 1941 MiG-9/I-300 "Fargo", 1946 MiG-15 "Fagot" và "Midget", 1948 MiG-17 "Fresco", 1953 MiG-19 "Farmer", 1954, máy bay tiêm kích siêu âm đầu tiên của MiG MiG-21 "Fishbed" và "Mongol", 1956, máy bay tiêm kích Biến thể của Mikoyan-Gurevich MiG-21 MiG-23 "Flogger", 1967 (định danh dùng lần thứ ba của tên MiG-23) MiG-25 "Foxbat", 1965, máy bay tiêm kích đánh chặn/trinh sát MiG-27 "Flogger D / J", 1970, máy bay cường kích phát triển từ MiG-23 MiG-29 "Fulcrum", 1977 MiG-29K "Fulcrum-D" MiG-29M "Fulcrum-E" MiG-31 "Foxhound", 1975, máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-35 "Fulcrum-F", 2007, máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4+ Thử nghiệm DIS/MiG-5, 1941 (tiêm kích hộ tống) MiG-6, 1940 (cường kích/trinh sát) MiG-7, 1944 MiG-8 Utka, 1945 MiG I-210, 1941 MiG I-211, 1942 MiG I-220, 1943 MiG I-222, 1944 MiG I-224, 1944 MiG I-225, 1944 MiG I-230/MiG-3U, 1942 MiG I-231, 1943 MiG I-250 (N), 1945 (còn gọi là "MiG-13") MiG I-270, 1947 MiG I-320, 1949 MiG I-350, 1951 MiG I-360, 1952 MiG I-370, 1955 MiG I-380, 1953 MiG I-3, 1953 MiG I-7U, 1957 MiG I-75, 1958 MiG SM-12, 1957 MiG SN, 1953 Ye-2, 1955 Ye-4/Ye-5, 1955 Ye-8, 1962, tiêm kích thử nghiệm Ye-50, 1956 Ye-150, 1958 Ye-151 Ye-152 "Flipper", 1959, tiêm kích, mã NATO "Flipper" Ye-166 MiG-23 – (định danh dùng lần 1) định danh sản xuất của Mikoyan-Gurevich Ye-2A, 1956 MiG-23 – (định danh dùng lần 2) tên ban đầu của Mikoyan-Gurevich Ye-8 (E-8/1 và E-8/2), 1960 MiG-AT, 1996 MiG-110, 1995 Mikoyan MiG-39, 1986–2000 Đề án MiG LFI MiG-105 Spiral, 1965 MiG-33 "Fulcrum-E" Mikoyan LMFS UAV MiG Skat Tai tiếng Hợp đồng giữa Algérie và Rosoboronexport của Nga cung cấp 34 chiếc MiG-29SMT đã được ký kết năm 2006. Giá trị hợp đồng, theo nguồn tin không chính thức, đạt 1,28 tỷ USD. Năm 2006-2007, Algérie đã nhận 15 chiếc MiG-29 nhưng sau đó nước này ngừng tiếp nhận sau khi tuyên bố hàng loạt lỗi kỹ thuật trên máy bay. Cuối cùng, Algérie đã trả lại máy bay cho Nga. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga phụ trách về vấn đề vũ khí Vladimir Popovkin cho rằng hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29 ký kết giữa Nga và Algérie bị đổ vỡ là vì những nguyên nhân chính trị. Phía Algérie khi đó đã khẳng định có những vấn đề về chất lượng và một số chiếc được lắp ráp từ đồ cũ. MiG-29 bắt đầu được đưa vào trang bị từ những năm 1980 và kho dự trữ các chi tiết và bộ phận của loại máy bay này vẫn còn nhiều nên tập đoàn MiG đã sử dụng các bộ phận này để lắp cho những chiếc MiG-29 bán cho Algérie. Vụ việc sau đó đã được điều tra và phanh phui. Vì vậy năm 2008 Nga phải chấp nhận mua 28 chiếc MiG-29 để giúp tập đoàn MiG không bị phá sản. Tưởng tượng Các máy bay MiG là các máy bay nổi tiếng nhất của Liên bang Xô viết trong Chiến tranh lạnh, và vì thế đã có một số máy bay MiG hư cấu trong văn hóa phương Tây. MiG-28 là một máy bay hư cấu được sử dụng trong bộ phim Top Gun năm 1986. Chúng được đóng thế bởi các máy bay T-38 Talon aircraft. MiG-31 "Firefox" là chủ đề của hai tiểu tuyết (Firefox và Firefox Down) và một bộ phim năm 1982 movie. Để tăng thêm tính mơ hồ, máy bay MiG-31 "Foxhound" thực tế có một radar tìm kiếm tên là "Foxfire." MiG-37 "Ferret-E" là một model bằng nhựa do Italeri tạo ra (cũng được bán bởi Testors).
Máy bay cường kích Ilyushin Ilyushin Il-2 "Sturmovik" Ilyushin Il-10 Sukhoi Sukhoi Su-2 Sukhoi Su-7 Sukhoi Su-24 Sukhoi Su-25 Yakovlev Yakovlev Yak-38 Máy bay ném bom Ilyushin Ilyushin DB-3 Ilyushin Il-4 Ilyushin Il-28 Myasishchev Myasishchev M-4 Myasishchev M-50/M-52 OKB-1 OKB-1 EF 140 Petlyakov Petlyakov Pe-2 Petlyakov Pe-8 Sukhoi Sukhoi Su-24 Tupolev Tupolev SB-2bis Tupolev TB-1 Tupolev TB-3 Tupolev Tu-2 Tupolev Tu-4 Tupolev Tu-16 Tupolev Tu-22 Tupolev Tu-22M Tupolev Tu-95 Tupolev Tu-160 Yakovlev Yakovlev Yak-2/Yak-4 Yak-26 Yak-28 Yermolayev Yermolayev Yer-2 Alexejew 150 Máy bay tiêm kích Lavochkin Lavochkin-Gorbunov-Goudkov LaGG-1 Lavochkin-Gorbunov-Goudkov LaGG-3 Lavochkin La-5 Lavochkin La-7 Lavochkin La-9 Lavochkin La-11 Lavochkin La-15 Mikoyan, trước kia là Mikoyan-Gurevich Mikoyan-Gurevich MiG-1/MiG-3 Mikoyan-Gurevich DIS còn gọi là MiG-5 Mikoyan-Gurevich MiG-7 Mikoyan-Gurevich MiG-9 Mikoyan-Gurevich I-250 (N) còn gọi là MiG-13 Mikoyan-Gurevich MiG-15 Mikoyan-Gurevich MiG-17 Mikoyan-Gurevich MiG-19 Mikoyan-Gurevich MiG-21 Mikoyan-Gurevich MiG-23 Mikoyan-Gurevich MiG-25 Mikoyan-Gurevich MiG-27 Mikoyan MiG-29 Mikoyan MiG-31 Mikoyan MiG-33 Mikoyan MiG-35 Mikoyan-Gurevich I-270 (thực nghiệm) Sukhoi Sukhoi Su-7 Sukhoi Su-9 Sukhoi Su-11 Sukhoi Su-15 Sukhoi Su-17/Su-20/Su-22 Sukhoi Su-24 Sukhoi Su-27 Sukhoi Su-30 Sukhoi Su-33 Sukhoi Su-34 còn gọi là Sukhoi Su-32 Sukhoi Su-35 Sukhoi Su-37 Sukhoi Su-57 Tupolev Tupolev I-4 Tupolev I-12 Tupolev Tu-28P Yakovlev Yakovlev Yak-1 Yakovlev Yak-3 Yakovlev Yak-7 Yakovlev Yak-9 Yakovlev Yak-15 Yakovlev Yak-17 Yakovlev Yak-23 Yakovlev Yak-25 Yakovlev Yak-28 Yakovlev Yak-41 Trực thăng chiến đấu Kamov Kamov Ka-15/Ka-18 Kamov Ka-20/Ka-25 Kamov Ka-22Vintokryl - Kamov Kamov Ka-25 Kamov Ka-26 Kamov Ka-27/Ka-28/Ka-29/Ka-32 Kamov Ka-50 Kamov Ka-136 Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Mátxcơva Mil Mi-1 Mil Mi-2 Mil Mi-4 Mil Mi-6 Mil Mi-8 Mil Mi-10 Mil Mi-12 - chỉ chế tạo mẫu, máy bay trực thăng lớn nhất thế giới Mil Mi-14 Mil Mi-17 Mil Mi-24 Mil Mi-26 - máy bay trực thăng nặng nhất thế giới Mil Mi-28 Mil Mi-34 Mil Mi-38 Yakovlev Yakovlev Yak-24 Trinh sát Tupolev Tupolev R-6 Yakovlev Yak-25R Yak-27R Đào tạo Yakovlev Yakovlev Yak-11 Yakovlev Yak-18 Vận tải Antonov Antonov An-26/An-30/An-32 Antonov An-72/An-74 Antonov An-124 (máy bay sản xuất hàng loạt lớn nhất thế giới) Antonov An-225 (máy bay tác chiến lớn nhất thế giới) Ilyushin Ilyushin Il-76 Đa dụng Yakovlev Yakovlev Yak-12 Thực nghiệm Bisnovat 5 Antonov An-225 (máy bay phản lực lớn nhất từng chế tạo)
Nhà nước Hậu Lương (tiếng Trung giản thể: 后凉, phồn thể: 後凉, bính âm: Hòu Liáng) 386-403) là một tiểu quốc trong Ngũ Hồ thập lục quốc vào cuối thời kỳ nhà Tấn (265-420) tại Trung Quốc. Nó được người họ Lã (Lữ) của bộ lạc Đê thành lập tại khu vực Cam Túc ngày nay. Tất cả những người cai trị của nhà nước Hậu Lương đều tự xưng là "Thiên Vương". Các vua Hậu Lương
hay Mẫu Đệ Tam (chữ Hán: 母第三), Đệ Tam Thánh mẫu (chữ Hán: 第三聖母), là vị nữ thánh dân gian Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các miền sông nước.. Trong khoa cúng, danh hiệu của Mẫu là Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên. Quan niệm dân gian Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Mẫu Thoải có mặt ở khắp mọi nơi để âm phù. Mẫu Thoải phủ con gái của Bát Hải Long Vương, là Mẫu Thủy Phủ - mẹ của người dân miền sông nước và mẹ có thể cứu con dân, đưa vong lên bờ để không phải chịu sự lạnh giá miền sông nước. Vì đức độ vì thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống, chúng ta sinh trưởng có mẹ. Cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh nhờ nguồn nước mẹ ban. Vì vậy công đức của mẹ cũng lớn không kém phần. Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước. Do vậy, mỗi khi bước xuống đò, qua một khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để làm gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng, nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái. Trong dân gian, Mẫu Thoải là hình ảnh của bà mẹ hiền lành, đảm đang, suốt đời lo lắng cho con cho cháu nhưng lại chịu hàm oan như trong lời hát văn: "Lẽ nào nát ngọc trầm châu Vùi hoa dập liễu bởi câu Tam tòng... Sự này há kể chi ai Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh." Thờ cúng Mẫu Thoải được thờ tại hầu hết các đền chùa có bàn thờ Mẫu. Mẫu còn được thờ làm thành hoàng ở một số vùng thời xưa chuyên nghề sông nước. Giỗ là ngày 12 tháng 6 âm lịch khi các con hương đệ tử làm lễ cúng tế rất lớn. Ở điện thờ Mẫu, nếu có đặt ba pho tượng nữ, giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi, và chỉ khác ở trang phục, thì ở bên phải là Mẫu Thượng Ngàn, ở giữa là Mẫu Liễu, còn bên trái là Mẫu Thoải. Tại các tượng hoặc ảnh thờ, Mẫu Thoải thường có trang phục màu trắng. Truyền thuyết Mẫu Đệ Tam vốn là con gái Vua Bát Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình. Bà kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Khi Kính Xuyên đi vắng, bà ở nhà khâu vá, chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, lấy tấm vải lụa trắng để thấm máu. Thảo Mai, tiểu thiếp của Kinh Xuyên, vốn đã sinh lòng đố kị từ lâu, nhân cơ hội đó giấu tấm lụa đi, đến khi Kính Xuyên về, Thảo Mai lấy ra rồi vu oan cho bà ở nhà đã cắt máu thề nguyền để tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không nghe lời thanh minh, ghen tuông mù quáng, một mực bắt đóng cũi bỏ bà lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Ở nơi rừng núi, bà được muôn loài quý mến, dâng hoa quả nước uống cho bà. Đến một ngày kia thì bà gặp được Liễu Nghị, vốn là thư sinh quê đất Thanh Miện nhờ tập ấm cha mẹ để lại nên đèn sách chuyên cần. Hôm đó trên đường đi thi thì chẳng may bị lạc vào nơi bà bị đày ải. Thấy bà vậy, Liễu Nghị đến hỏi han, sau khi biết rõ sự tình, Liễu Nghị nhận giúp đỡ bà. Bà đã viết thư nhờ Liễu Nghị mang về đến chốn Long Cung để vua cha thấu hết sự tình rồi sẽ định liệu sau. Theo lời bà, Liễu Nghị ra đến sông Ngân Hán, là mái Long Giai ngoài Biển Đông, thấy có cây ngô đồng, Liễu Nghị rút cây kim thoa, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động ầm ầm, giữa dòng thấy hiện lên đôi bạch xà, Liễu Nghị bèn trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống Thủy Cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua cha Bát Hải bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho Trưởng Tử Xích Lân lên đón bà về. Sau đó bà được rước về Thoải Phủ, kết duyên cùng Liễu Nghị, người được giao cho chức Quốc Tế Thủy Quan. Trong văn thỉnh Mẫu Thoải cũng có một đoạn nhắc đến giai thoại này: “Thỉnh mời Đệ Tam Thánh Tiên Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung Kính Xuyên sớm kết loan phòng Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan Kính Xuyên chẳng xét ngay gian Vàng mười nỡ để lầm than sao đành Lòng trời thương kẻ ngay lành Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào…” Ghi chép trong sử sách Đồng bằng bắc bộ thường xuyên có nạn lũ lụt. Khi Lý Thái Tổ, vua đầu tiên của nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, ông bắt tay ngay vào công việc trị thủy. Công việc tiến hành phải đến đời vua sau, đời Lý Thái Tông, mới cơ bản xong, các đoạn đê đã được nối vào nhau và có quy mô gần như ngày nay. Trong những năm xây dựng hệ thống đê, nạn lụt vẫn thường xảy ra. Khi đó, mẫu Thoải đã phái các thủy thần, tướng lĩnh của mình đến các làng ven kinh thành Thăng Long để âm phù, giúp dân đắp đê chống lụt. Tại các làng Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Yên Phụ... nay vẫn còn ghi lại các thần tích. Vào thời Lê, niên đại Vĩnh Thọ, có lần nước sông Hồng dâng lên rất cao, tràn cả vào Yên Phụ. Nhà vua phải thân hành làm lễ Nam giao (lễ tế cáo trời đất). Mẫu Thoải đã lập tức ứng hiệu và âm phù giúp dân chống lụt và xua đuổi thủy quái. Đời Lê Thánh Tông, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành. Khi thuyền đi qua vùng Phú Xuyên, Kim Bảng, thì một trận cuồng phong nổi lên. Vua sai lập đàn tràng để cầu xin các vị thần thánh. Mẫu Thoải hay tin, phái một tướng đến dẹp yên gió. Khi thắng trận trở về, nhà vua nhớ công ơn, phong tặng cho tướng ấy là Thượng Đẳng Thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa. Chú thích
Lâm Cung Thánh Mẫu (林宮聖母) hay Mẫu Thượng Ngàn (母上𡶨) hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn (婆主上𡶨), Thượng Ngàn Lê Mại Đại Vương (上岸黎邁大王) là một trong ba vị Thánh Mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Trong khoa cúng của Đạo Mẫu Tứ Phủ, Mẫu được tôn xưng là Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên. Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên và Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ. Thân thế Thần tích này liên quan đến đền Bắc Lệ, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Mẫu Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh (tức Vua Cha Nhạc Phủ) và Mỵ Nương Ngọc Hoa (媚娘玉花) trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. (Mỵ Nương là danh hiệu gọi con gái của Hùng Vương, tương tự như "Công Chúa"). Mẫu được cha mẹ đặt tên là La Bình. Khi còn trẻ là cô gái đức hạnh, tài sắc vẹn toàn; hay thường được cha cho đi cùng khắp mọi nơi. Vì thế nên La Bình học hỏi được nhiều điều. Thêm phần sáng dạ, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, tự chủ trong giao tiếp, thành thạo mọi việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, xem nàng là đại diện xứng đáng của Sơn Thánh. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương Ngọc Hoa về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, La Bình thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước Nam. Mẫu luôn chăm chỉ làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp,... Bà cải tiến và hoàn thiện những gì mà trước kia cha của bà chỉ mới bắt đầu. Làm nhà không chỉ vững chải mà còn chạm trổ cho đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc khắc hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn có thêm nhiều món mới. Công việc đồng áng, bà cũng dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống, phân phát hạt giống. Chăn nuôi thêm nhiều giống gia cầm gia súc, trồng trọt thêm những hoa thơm trái lạ. Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, thánh mẫu báo mộng cho vua lê rằng phải rút quân ngay vì địa hình ở đây không thuận lợi, Khi vua lê chưa kịp rút quân thì quân nhà Minh đánh đến bao vây. Nghĩa quân chống cự không nổi, tan tác mỗi người một nơi. Vua lê và nguyễn trãi chạy thoát thân nhưng trong rừng núi, với trời đã tối, không tìm thấy đường đi. Trong đêm tối, bà đã hóa phép thành đàn đom đóm màu trắng sáng như ngọn đuốc, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắc họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của Mẫu Thượng Ngàn chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, quân Minh không thể nào nhìn thấy. Trong một lần thao lược Nguyễn trãi đã chỉ ra chính sách đánh giặc do thánh mẫu chỉ đường . phải bảo vệ được cứ địa là núi Chí linh. Quân ta bị đánh úp 3-4 lần những đều rút về Chí linh an toàn. Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Gian khổ không tài nào kể xiết; nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Để ghi nhớ công ơn phù âm giúp đỡ của bà, đền Mẫu Thượng Ngàn tại Bắc Lệ được dựng lên. Những người đi rừng muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Mẫu chấp thuận. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ phong bà là Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín Thiền Sư. Huyền tích Chi Lăng - Xương Giang Tháng 11/1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Năm vạn quân Minh bị diệt, hơn một vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối. Bản thân Vương Thông bị thương. Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan. Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hòa để rút toàn quân về. Lê Lợi đã bằng lòng, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên, lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông: "Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được." Vương Thông nghe vậy hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa nhưng bề trong sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Minh Tuyên Tông. Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Quân của vua Lê sức mỏng lực kiệt, không đủ sức đánh đuổi được giặc mạnh. Mẫu Thượng Ngàn mới mách cho cách diệt giặc phải đánh chặn ngay từ Chi Lăng. Chặn được đường tiến công của Liễu Thăng tại Chi Lăng thì quân Mộc Thạnh tự khắc rút lui. Tháng 9/1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát, Lê Văn Linh và Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh. Lúc bấy giờ, Mẫu Thượng Ngàn mới hô các quân Mường, quân Mán từ 81 cửa ngàn, 36 cửa rừng và 16 cửa bể đến Bắc Lệ, chiếm lại thành Xương Giang từ tay giặc, phò minh quân dẹp giặc. Thế nên mới có ngôi đền Công Đồng Bắc Lệ. "Công Đồng Bắc Lệ" ở đây không phải là đền thờ công đồng Tứ Phủ, mà là công đồng các chúa Mán, chúa Mường, Bát Bộ Sơn Trang, lang hùm lang sói. Lúc đó Mẫu sắc sai Chầu Năm trấn ngay cửa rừng Suối Lân, khi nào thấy giặc đến thì đem quân ngàn ra mà đánh. Mế Lục trấn tại cánh Hữu Lũng, Mế Bé trấn ở Voi Xô. Trên đèo Kẻng, Mẫu cho dàn quân, Bát Bộ Sơn Trang chia ra trấn từng vùng từng phương khắp vùng Quan Lạng. Mẫu cùng Đệ Nhị Sơn Trang Diệu Tín và Đệ Tam Sơn Trang Diệu Nghĩa đứng trên núi Mỏ Ba quan sát, chỉ đạo trận chiến. Mẫu báo cho vua phải giả thua để dụ giặc vào trận mai phục tại ải Chi Lăng. Đồng thời Mẫu cũng báo cho vua ba tử huyệt của Liễu Thăng là đôi mắt, gáy và rốn; hãy dụ đánh đến trên núi mặt quỷ, dưới gốc cây to, khi nào thấy hắn ôm mặt thì chém sau gáy. Y theo lời Mẫu, ngày 8/10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Mẫu đứng trên đền Mỏ Ba, sai Chầu Mười hóa ra đàn ong đốt vào mắt quân địch. Liễu Thăng bị đốt vào mắt, ôm mặt, liền bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Khốn thay, loài ong đốt xong mất ngòi cũng chết, thế nên Chầu Mười hóa vào ngày 20/9 âm lịch. Nhân gian mới có câu: "Cuối thu mãn hạn về tiên Nhân dân kỷ niệm lập đền Mỏ Ba." Sau khi Liễu Thăng bị chém đầu, chỉ quy quân Minh là Lương Minh. Quân Lam Sơn viết thư khuyên Lương Minh rút quân, nhưng viên tướng này không chịu khuất phục mà vẫn tiếp tục dẫn quân (còn khoảng 9 vạn) về Cần Trạm (nay là thị trấn Kép và các địa phương lân cận). Ngày 15/10, quân Minh đến Cần Trạm. Quân Lam Sơ gồm 3 vạn quân của Lê Lý, Lê Văn An cùng với 1 vạn quân của Lê Sát và Lưu Nhân Chú từ Chi Lăng rút về đã tổ chức mai phục và tập kích đối phương. Quân Minh bị thiệt hại nặng nề. Chỉ huy Lương Minh tử trận, thay bằng Đô đốc Thôi Tụ. Quân Minh vẫn tiếp tục tiến lên. Ngày 18/10, quân Lam Sơn phục binh ở Phố Cát, giết 1 vạn quân Minh. Lý Khánh phải tự tử. Lực lượng còn lại của nhà Minh dưới sự chỉ huy của Thôi Tụ, Hoàng Phúc, trên đường đi bị quân Mán quân Mường phục kich giết hơn nửa. Dị bản khác Thần tích này liên quan đến đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (tương truyền đền được xây dựng vào thời Lê). Vào thời vua Hùng Vương thứ 9, Hùng Định Vương (雄定王, 1331 - 1252 TCN), Hoàng hậu mang thai mãi không sinh nở được. Tất cả mọi người ai cũng lo sợ, nhưng sau cũng thấy quen dần. Đến năm thứ ba, Hoàng hậu dạo chơi trong rừng thì cơn đau đẻ ập đến. Bà ôm chặt thân cây quế, sinh hạ được một cô con gái rồi kiệt sức mà qua đời. Vương nữ được vua cha yêu quý, đặt danh hiệu Mỵ Nương Quế Hoa. Mỵ Nương Quế Hoa lớn lên vừa ngoan ngoãn vừa xinh đẹp. Đến tuổi cập kê nàng vẫn màng hôn sự, chỉ hằng mong nhớ người mẹ quá cố của mình. Sau khi biết rõ sự tình, Mỵ nương quyết chí đi vào rừng tìm mẹ; để rồi từ đó chứng kiến những cảnh đói nghèo cơ cực của muôn dân. Nàng luôn trăn trở tìm cách giúp đỡ những người dân lành cực khổ kia. Một đêm, giữa rừng núi âm u, nàng linh cảm thấy hơi ấm của người mẹ đã sinh ra mình. Nàng thốt lên gọi: "Mẹ ơi... mẹ ơi..." Đồng cảm với nỗi lòng của Mỵ Nương, một ông tiên hiện lên trao cho nàng phép thần thông, có thể dời núi, lấp sông, cứu giúp dân lành, luyện phép trường sinh. Có được phép thần và sách tiên, Mỵ Nương cùng 12 thị nữ ra sức đi giúp đỡ người dân nghèo, mang lại cho họ cuộc sống ấm no. Một hôm, trên trời có đám mây ngũ sắc hạ xuống đón Mỵ Nương Quế Hoa và 12 thị nữ lên trời. Nhân dân đã lập đền thờ, tôn vinh Mỵ Nương Quế Hoa là Chúa Thượng Ngàn, hằng năm mở hội vào mùng 1/4 âm lịch để ghi nhớ công tích của Thánh Mẫu. Phù hộ Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa. Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy. Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt. Thờ phụng Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập đền thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ của bà. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được bà chấp thuận. Đôi khi Mẫu Thượng Ngàn cũng được hiểu chính là người Mẹ của Đức Thánh Tản Viên, theo cách hiểu này thì Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Mẫu Đợi ở làng Dụ Đại xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình để tưởng nhớ công ơn của Mẫu Ma Thị Cao Sơn - người mẹ có công ơn nuôi dưỡng Đức Thánh Tản Viên. Tuy nhiên, có ba nơi được coi là trụ xứ chính của bà, gồm: Thứ nhất là đền Đông Cuông, xã đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Thứ hai là đền Bắc Lệ, xã Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Thứ ba là đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Lý giải về tên gọi khác nhau Thánh Mẫu Thượng Ngàn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của Mẫu, địa danh đền của Mẫu, sắc phong của các triều đại phong kiến: - Mẫu Đông Cuông được gọi theo địa danh Đông Cuông nơi ngôi đền Mẫu ngự. - Lê Mại Đại Vương theo sắc phong của vua Lê lúc bà hoá phép giúp vua đánh giặc. - Sơn Mẫu theo tên của mẹ hoặc con Sơn Tinh. - Mỵ Nương Quế Hoa Công chúa, La Bình công Chúa theo tên gọi của nguồn gốc xuất thân lúc giáng trần. - Lâm Cung Thánh Mẫu chính là tên gọi khi hiển thánh tại đền Đông Cuông, Yên Bái. Tam tòa Sơn Trang Nhạc Phủ mà Mẫu Thượng Ngàn cai quản vốn xuất phát từ tín ngưỡng thờ Sơn Trang của đồng bào miền núi phía Bắc. Vì vậy nên còn thấy sự xuất hiện của Tam tòa Sơn Trang. Có người cho rằng Mẫu Thượng Ngàn chính là vị đứng đầu Tam tòa Sơn Trang. Cũng có người cho rằng toàn bộ Tam tòa Sơn Trang nằm dưới quyền Mẫu. Hoặc cả ba vị Tam tòa Sơn Trang đều là những hóa thân của Mẫu. Thanh Sơn Chính Phái Đệ Nhất Thượng Ngàn, sắc phong Lê Mại Đại Vương, hiệu viết Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa Đệ Nhị Thượng Ngàn Cao Sơn Công Chúa Diệu Tín Thiền Sư Đệ Tam Thượng Ngàn Sơn Trang Tàng Hình Diệu Nghĩa Thiền Sư Tránh nhầm lẫn Tam tòa Sơn Trang với Tam tòa Thánh Mẫu
Lý Chung Úc, phiên tiếng Anh Lee Jong-wook (12 tháng 4 năm 1945 - 22 tháng 5 năm 2006) là Tổng Giám đốc thứ sáu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông sinh ra ở Seoul, Hàn Quốc và học ngành y ở trường Đại học Quốc gia Seoul và ngành sức khỏe cộng đồng ở trường Đại học Hawaii. Ông gia nhập WHO trong thập kỷ 1980, và làm trong nhiều dự án bao gồm Chương trình toàn cầu về vắc xin và sự miễn dịch và ngăn chặn bệnh lao. Ngày 21 tháng 7 năm 2003, Lee Jong-wook trở thành Tổng Giám đốc WHO. Ông mất ngày 22 tháng 5 năm 2006 sau cuộc phẫu thuật não vì bệnh đông máu.
Họ Khúc khắc (tên khoa học Smilacaceae) là một danh pháp thực vật của một họ thực vật có hoa. Trong vài thập niên trước đây các chi hiện nay được đặt trong họ Smilacaceae thông thường đã đặt trong họ Liliaceae định nghĩa rộng, nhưng trong khoảng 20-30 năm trở lại đây (tức khoảng thập niên 1970-1980) thì phần lớn các nhà thực vật học đã chấp nhận họ Smilacaceae như là một họ riêng biệt. Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi so với hệ thống APG năm 1998), cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Liliales, trong nhánh monocot. Trong phạm vi APG II, nó là họ của 2 chi là Heterosmilax và Smilax. Họ này phân bổ trong khắp miền nhiệt đới và ôn đới ấm trên thế giới. Các thành viên trong họ này thông thường có rễ dạng gỗ và là dạng dây leo. Một số loài có thân leo dạng gỗ, thường có gai, trong khi các loài khác là cây thân thảo ở phía trên mặt đất và không gai. Một số nhà phân loại học tách các loài thân thảo có nguồn gốc Bắc Mỹ trong chi Smilax thành chi Nemexia, được biết đến vì hoa nặng mùi của chúng. Chi Smilax khi đó chỉ còn lại các dạng cây dây leo dạng gỗ có gai. Tuy nhiên, FNA (một tuyển tập về quần thực vật Bắc Mỹ) không công nhận chi Nemexia, cũng giống như hệ thống APG. Một số hệ thống khác cũng công nhận họ này, bao gồm: Hệ thống Cronquist phiên bản năm 1981, công nhận họ này và đặt nó trong bộ Liliales, thuộc phân lớp Liliidae trong lớp Liliopsida [=thực vật một lá mầm] của ngành Magnoliophyta [=thực vật hạt kín]. Hệ thống Reveal công nhận họ này và đặt nó trong bộ Smilacales, phân lớp Liliidae tương tự như trong hệ thống Cronquist. Hệ thống Thorne (1992) cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Dioscoreales thuộc siêu bộ Lilianae, phân lớp Liliidae [=thực vật một lá mầm] của lớp Magnoliopsida [=thực vật hạt kín]. Hệ thống Dahlgren sắp xếp nó giống như hệ thống Thorne (1992). Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Chú thích
Liêu Trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển, 496 bài và 8 đoạn phụ lục, các dịch giả như Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Phạm Tú Châu, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Đức Lân, Trần Thị Băng Thanh v. v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam. Đề tài Đề tài chủ yếu của Liêu Trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ ly, lang sói, hổ, báo, khỉ, vượn, voi, rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá v.v. nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu. Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính: Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá. Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài. Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên. Một số truyện tiêu biểu Nhiếp Tiểu Thiến 聶小倩 (hay thường được biết với tên Thiến nữ u hồn 倩女幽魂), kể về Ninh Thái Thần (người đất Chiết - tỉnh Chiết Giang) có việc đến Kim Hoa, vào tá túc trong một ngôi chùa, tình cờ quen được Yến Xích Hà, người đất Tấn, Thiểm Tây. Lại kể chuyện Nhiếp Tiểu Thiến là một cô gái đã mất năm 18 tuổi, được chôn cạnh chùa nhưng bị yêu tinh khống chế bắt phải quyến rũ để giết người. Tiểu Thiến vốn định đến quyến rũ Ninh Thái Thần nhưng Thái Thần là người đoan chính không bị dụ dỗ, Tiểu Thiến sinh cảm mến, nói hết mọi chuyện, lại dặn Thái Thần chỉ cần ở bên Xích Hà thì sẽ được bình yên. Xích Hà vốn là kiếm sĩ có tráp đựng bảo kiếm diệt yêu, đêm ấy xuất kiếm đánh thương yêu tinh. Ninh Thái Thần xong việc quay về nhà, lúc tạ từ được Xích Hà tặng cho bao da đựng kiếm, có thể tránh tà ma. Thái Thần dời mộ Tiểu Thiến về chôn gần nhà, giới thiệu cô với cha mẹ, Tiểu Thiến đỡ đần việc nhà, hiếu thảo với phụ mẫu Thái Thần nên hai người từ nghi hoặc cảnh giác chuyển sang quý mến. Thái Thần biết Tiểu Thiến là ma nên không dám treo chiếc bao da lên sợ tổn hại cô. Chợt một hôm, Tiểu Thiến có dự cảm yêu tinh đến trả thù, bảo Thái Thần đem bao da ra treo, phần cô thì do hấp thụ sinh khí đã không sợ bao da nữa. Đêm ấy nhờ chiếc bao da mà diệt được yêu tinh. Sau này Thái Thần đậu tiến sĩ, lấy thêm vợ, đẻ con, gia đình đều được yên ổn hạnh phúc. Họa bì 画皮, kể về Vương Sinh người Thái Nguyên (Sơn Tây) ngẫu nhiên đi đường gặp một cô gái xinh đẹp nói mình đang lâm nạn, Vương đưa về nhà cho trú ngụ rồi cùng chung chạ. Một hôm gặp một đạo sĩ, thấy Vương có tà khí bèn cảnh tỉnh, nhưng Vương xem thường không nghe. Về đến nhà lén rình cô gái thì phát hiện đó là con quỷ khoác tấm da người, Vương sợ hãi tìm đạo sĩ giúp. Đạo sĩ cho Sinh một chiếc phất trần dặn đem treo ở nhà. Con quỷ ban đầu còn sợ nhưng sau liều xông vào móc tim Vương rồi trốn. Em trai Vương đến tìm đạo sĩ nhờ đó thu phục được con quỷ. Vợ Vương là Trần thị cầu xin đạo sĩ bày cách cứu chồng, đạo sĩ còn từ chối nhưng Trần thị thiết tha nài nỉ đạo sĩ mới bày cách dặn đi tìm một người điên ở chợ, lại dặn dù có bị đánh đập hay làm nhục vẫn phải nhẫn nhục cầu xin người ấy. Trần thị tìm được người điên dù bị cào cấu đánh đập cũng vẫn nhẫn nhục, người điên lại bắt Trần thị phải nuốt cục đờm của mình rồi đi mất. Không được việc gì lại phải chịu nhục nuốt đờm người khác, Trần thị tủi hổ về khóc bên xác chồng, bỗng thấy cổ vướng liền nôn ra một quả tim rơi vào ngực chồng, nhờ đó Vương sinh sống lại. Họa bích 画壁 (Bức họa trên tường), kể về Mạnh Long Đàm cùng một viên Hiếu liêm họ Chu lên kinh đô, tình cờ vào chơi một ngôi chùa có vị sư già. Chu tình cờ đi lọt được vào bức vẽ trên tường, rồi quen biết tằng tịu với một cô gái trong đó. Mạnh phát hiện không thấy Chu đâu liền hỏi sư già. Vị sư liền gọi Chu từ bức vẽ đi ra. Chu ra tới nơi hốt hoảng hỏi sư già nguyên cớ, sư đáp "Ảo giác từ lòng người sinh ra, lão tăng làm sao giải thích được?", Chu và Mạnh bất giác kinh hãi, bái biệt mà về. Tiểu Thuý Thư sinh họ Diệp Đạo sĩ núi Lao Thụy Vân Vương Thành Anh Ninh Không đề Hồng Ngọc Bành Hải Thu Xảo Nương Ngũ Thu Nguyệt Cừu Đại Nương Tiểu Thu Thanh Phượng Phòng Văn Thục Công Tôn Hạ Thạch Thanh Hư Thanh Mai Cô gái áo xanh 绿衣女 kể về Vu Cảnh, người Ích Đô, đến ở nhờ chùa Lễ Tuyền để học, một hôm đang đêm thấy có cô gái mặc áo xanh đến làm quen. Vu hỏi han thân thế gốc tích nhưng cô gái nói lảng không đáp, hai người trò chuyện cảm mến rồi ân ái, sau đó đêm nào cũng tới tâm tình. Một hôm cô gái bất an có dự cảm chẳng lành, lúc cô gái đi nhờ Vu tiến ra cửa đến khi vừa khuất bóng thì có tiếng kêu cứu, chạy ra thì thấy có con nhện đang bắt một con ong xanh. Vu cứu lấy con ong mang vào phòng, một lát con ong hồi tỉnh, lê đến nghiên mực viết chữ "tạ" rồi bay đi mất, từ ấy không quay lại nữa. Đảo tiên Gái thần Thôi Mãnh Liên Hương Trương Hồng Tiệm Cô gái nghĩa hiệp Đại Nam Thư sinh họ Đổng Vợ thi hộ chồng Tinh cúc nghề hoa (Hoàng Anh) Bạch Thu Luyện Cát cân Mũi dao Kinh Kha (Điền Thất Lang) Người vợ ma (Quỷ thê) Bản dịch Các truyện trong bộ Liêu Trai chí dị đã được dịch và in sớm nhất tại Việt Nam từ năm 1901 trên báo Nông cổ mín đàm. Bản in thành sách đầu tiên được cho là của nhóm dịch Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiểu và Ngô Tường Vân do nhà in J. Viết (Sài Gòn) ấn hành năm 1916, gồm có 5 quyển, 42 truyện. Năm 2005, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn đã xuất bản bộ Liêu trai chí dị đầy đủ do Cao Tự Thanh dịch và chú giải, bao gồm 432 truyện phần chính văn và 68 truyện phần Liêu trai chí dị thập di, tổng cộng 500 truyện. Đây là bản dịch tiếng Việt đầy đủ nhất so với các bộ từ trước đến nay đã xuất bản tại Việt Nam. Năm 2013, bản dịch của Cao Tự Thanh được Nhà xuất bản Phụ nữ tái bản, bổ sung thêm 30 truyện, trong đó có 29 truyện trong bản Hội hiệu hội chú hội bình và bản dịch truyện Phong Dĩ của Vũ Hi Tô được đưa vào phần Phụ lục. Liêu Trai chí dị, 5 tập (Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu, tuyển chọn và hiệu đính), Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999. Liêu trai chí dị, 8 tập (Đàm Quang Hưng dịch và chú giải), Nhà xuất bản Yên Thanh, 2000, có tổng cộng 480 truyện. Liêu Trai chí dị, 2 tập (Cao Tự Thanh dịch và chú giải), Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, 2005, có tổng cộng 500 truyện. Liêu Trai chí dị, 2 tập (Cao Tự Thanh dịch và chú giải), Nhà xuất bản Phụ nữ, 2013, có tổng cộng 530 truyện. Liêu Trai chí dị toàn tập, 3 tập (Nguyễn Chí Viễn, Trần Văn Từ dịch và chú giải), Công ty Sách Thời Đại và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2013, có tổng cộng 445 truyện. Liêu Trai chí dị, (Đào Trinh Nhất tuyển chọn và dịch), Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học, 2015. Liêu trai chí dị, 5 tập (Đàm Quang Hưng dịch và chú giải), Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Văn học, 2016, có tổng cộng 473 truyện (đã được lược đi một số truyện trùng lặp nội dung). Chuyển thể thành phim Phim điện ảnh Phim truyền hình Chú thích Văn bản cổ điển Trung Quốc Tùng thoại Sách năm 1680 Tiểu thuyết Trung Quốc Văn học nhà Thanh
Trà sữa trân châu hay trà sữa Đài Loan (珍珠奶茶; trân châu nãi trà) là thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen được các cửa hàng đồ uống tại Đài Trung, Đài Loan phát triển từ những năm 1980. Đặc điểm của trà sữa trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường "Bào mạt hồng trà" (泡沫紅茶), "Bào mạt lục trà" (泡沫綠茶). Trà sữa trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà sữa trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà sữa trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn. Tổng quát Tên gọi Khi trà sữa trân châu (trân châu nãi trà) được giới thiệu vào các nước ngoài châu Á, nó được gọi bằng tên tiếng Anh là "bubble tea". Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết tiếng Anh cho rằng "bubble" trong "bubble tea" là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân châu trong "trà sữa trân châu" nói đến các hạt "trân châu" (bột sắn dây). Trân châu Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là boba đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ. Các hạt trân châu lớn, làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu. Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà sữa trân châu có thể pha chế thành trà sữa trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng và thạch trái cây hỗn hợp. Hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da. Bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì không biết rõ. Chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó. Vài năm về trước, món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ em. Sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ do hầu hết các quán không dùng sữa, trà hay hoa quả mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn dây và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em hay từ đế giày bị hỏng ngâm tẩm hoá chất để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt nhưng vô cùng độc hại gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cho tới giờ, hành vi nhập lậu các chất phụ gia để làm giả trân châu, trân châu giả hay bột giả trà sữa đều bị Bộ Y tế Việt Nam nghiêm cấm triệt để, đề phòng cho sức khoẻ người tiêu dùng. Các quán trà sữa tại Việt Nam cũng được kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng. Sữa Trong pha chế trà sữa trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lý do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường. Cách pha trà Trà sữa trân châu là trà pha đường, sữa và thường có các hương liệu khác. Trà uống nóng hoặc uống với nước đá. Trà được lắc kĩ, tạo ra các bong bóng nhỏ, đó là điểm đặc trưng của thức uống này. Cách pha trà sữa trân châu mỗi nơi mỗi khác. Trà thường được pha bằng trà đen hoặc trà xanh nóng, rồi đem lắc trong hộp lắc cocktail hoặc được trộn trong dụng cụ trộn với đá cho tới khi trà lạnh. Hỗn hợp này thường được cho thêm sữa và hạt bột sắn nấu chín. Li trà đã hoàn thành có thể được đậy bằng nắp nhựa hình vòm hay giấy bóng kính, người dùng có thể chọc thủng bằng ống hút. Hương liệu Hương liệu thêm vào trà sữa trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc siro, ví dụ các loại hương liệu như dâu, chanh dây, sô cô la và dừa. Nguồn gốc Trà sữa trân châu bắt nguồn từ Đài Trung, Đài Loan vào đầu thập niên 1980. Nancy Yang, 1 chủ quán trà người Đài Loan đã thử thêm trái cây, siro, khoai lang tẩm đường, và trân châu vào trà sữa. Mặc dù thức uống này lúc đầu không phổ biến, nhưng một số đài truyền hình Nhật Bản đã khiến các doanh nhân chú ý. Vào thập niên 1990, trà sữa trân châu trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Cuối thập niên 1990, trà sữa trân châu phổ biến ở đa số các thành phố Bắc Mỹ có nhiều người châu Á sinh sống. Xu hướng này bắt đầu từ thành phố SanGabriel, California và nhanh chóng lan ra khắp miền Nam California. Đồ uống này được chú ý nhiều từ các phương tiện truyền thông, cả trên sóng phát thanh quốc gia (National Public Radia show Morning Edition) và tờ báo Los Angeles Times. Trà sữa trân châu đã lan rộng ra quốc tế thông qua các Khu phố người Hoa (Chinatowns) và các cộng đồng châu Á hải ngoại. Ở Mỹ, các nhãn hiệu trà như Quickly và Lollicup phát triển ra các vùng ngoại ô, đặc biệt là các vùng có đông người châu Á. Trà sữa trân châu cũng xuất hiện ở phần lớn các thành phố châu Âu như Luân Đôn hay Paris. Cơn sốt tại châu Á Việt Nam Trà sữa của Đài Loan du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 nhưng phải mất vài năm sau đó, thức uống này mới được giới trẻ ưa chuộng. Các quán nước ven đường, các xe đẩy hiếm khi nào vắng bóng những học sinh vừa cầm cốc trà sữa vừa vui vẻ nói chuyện. Nhưng bẵng đi một thời gian, trào lưu trà sữa dần hạ nhiệt. Nhiều cửa hàng phải thanh lý hoặc đóng cửa, số khác vẫn chật vật để tồn tại. Tất cả là vì thông tin trà không có nguồn gốc, trân châu làm từ nhựa polyme rộ lên vào khoảng cuối năm 2009. Đến năm 2012, các thương hiệu Đài Loan đổ bộ vào Việt Nam, vẫn là món trà sữa ngày trước nhưng được phục vụ theo một phong cách hoàn toàn mới: trà sữa uống kèm topping, phát triển mô hình dạng chuỗi, không gian thiết kế bài bản không kém bất kỳ quán cà phê tên tuổi nào. Và ánh hào quang của trà sữa Đài Loan dần dần trở lại, đặc biệt vào khoảng cuối năm 2016 - đầu năm 2017. Theo một khảo sát của Lozi, trong năm 2017, thị trường trà sữa Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ với 100 thương hiệu lớn nhỏ cùng tồn tại và trên 1.500 điểm bán, trong đó có những thương hiệu lớn đến từ Đài Loan như Ding Tea (薡茶), Gong Cha (貢茶), BoBaPop, Tiên Hưởng (鮮饗茶),... Khảo sát này cũng cho thấy trà sữa đang trở thành loại đồ uống phổ biến tại Việt Nam khi 53% người được khẳng định uống trà sữa ít nhất 1 lần/tuần. Xét trên khía cạnh người tiêu dùng, trà sữa đặc trưng bởi vị ngọt, béo ngậy, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, không chỉ học sinh, sinh viên mà cả trẻ em, giới văn phòng đều yêu thích. Bên cạnh đó, trà sữa liên tục "biến hình" để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ những dòng trà kem phô mai, trà hoa quả cho đến trà ít béo. Một điểm cộng nữa khiến trà sữa được ưa chuộng chính là phong cách phục vụ. Thay vì những hàng quán nhỏ, những xe đẩy cổng trường như trong quá khứ, trà sữa được thiết kế thành không gian rộng rãi, có chỗ ngồi cố định, có điều hòa mát lạnh... Hồng Kông Cửa hàng trà sữa trân châu đang là cơn sốt mặt bằng ở các trung tâm thương mại của Hồng Kông nhờ doanh thu vượt trội so với các dịch vụ ăn uống khác. Sự bùng nổ các quán trà sữa Đài Loan đã vượt qua bất kỳ làn sóng kinh doanh đồ ăn thức uống nào trước đó tại Hồng Kông. Mỗi mét vuông của cửa hàng trà sữa có thể mang về 11.000 - 22.000 đô la Hồng Kông (tương đương 1.400 - 2.800 USD) mỗi tháng. Trong khi đó, nhà hàng ẩm thực Trung Hoa chỉ mang về 4.400 - 5.500 đô la Hồng Kông (tức 560 - 700 USD) mỗi tháng. Các cửa hàng đạt doanh thu càng cao thì chi phí thuê mặt bằng mà họ phải trả càng cao. Mối quan hệ giữa chủ và người thuê trong trung tâm mua sắm cũng giống như của các đối tác kinh doanh, thay vì chỉ tăng giá thuê cơ bản. Hầu hết chủ kinh doanh trà sữa ở đây đều yêu cầu kích thước cửa hàng khoảng 23 đến 28m², với giá 3.300 - 4.400 đô la Hồng Kông (tầm 420 - 560 USD) cho mỗi mét vuông tại khu vực đông khách hàng. Thời điểm cuối những năm 1990, hầu hết các cửa hàng kiểu này ở Hồng Kông chỉ bán trà sữa trân châu Đài Loan và sau đó phát triển thành các quán cà phê phục vụ đồ ăn nhẹ và đồ tráng miệng. Còn sự phát triển nhanh chóng như hiện nay chỉ bắt đầu từ quãng năm 2012 - 2013, với hình thức các cửa hàng tiện lợi nhỏ. Tính đến tháng 7 năm 2018, đã có 62 nhãn hiệu trà sữa trân châu khác nhau với 282 cửa hàng đang hoạt động ở Hồng Kông. Hàn Quốc Trà sữa không chỉ là một món thức uống hàng ngày mà nó còn trở thành "cơn sốt" được yêu thích tại nhiều quốc gia, trong đó có Hàn Quốc. Tính riêng tại thủ đô Seoul, có 4 tiệm trà sữa nổi tiếng, thu hút và là địa điểm vui chơi, hẹn hò, gặp gỡ của giới trẻ Hàn Quốc vào mỗi dịp cuối tuần, đó là: Gong Cha (공차), Cofioca, Amasvin (아마스 빈) và Happy Lemon (해피 레몬). Ở Hàn Quốc có rất nhiều quán trà sữa lớn nhỏ khác nhau, thương hiệu nổi tiếng hay chỉ là quán nhỏ gọn với một quầy nước và một chiếc bàn đi kèm. Trà sữa trân châu tuy bắt nguồn từ Đài Loan nhưng sang đến Hàn Quốc đều có những thay đổi nhất định. Người Hàn Quốc rất quan trọng việc giữ gìn vóc dáng, mỗi một bữa ăn họ đều phải xem chính xác lượng ca-lo nạp vào người là bao nhiêu để sau đó có những bài tập thể dục phù hợp nhằm làm tiêu tan những loại mỡ dư thừa. Bởi vậy, khi vào những tiệm ăn hay tiệm bánh ở Hàn Quốc, ta sẽ nhìn thấy những chỉ số ca-lo được ghi rất tỉ mỉ và cẩn thận như một cách bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ, tại các quán trà sữa Gong Cha ở đây, khách hàng có thể tự lựa chọn cho mình độ ngọt của trà sữa thông qua chọn mức nước đường (0% – 30% – 50% – 70% và 100%) và tương tự với chọn đá để tăng thêm khẩu vị yêu thích mang tính cá nhân cho ly trà sữa. Nhật Bản Ở Nhật Bản, rất khó để tìm thấy một cửa hàng trà sữa trân châu kiểu Đài Loan. Chúng chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là Tokyo, đơn cử như Gong Cha (貢茶) hay Shunsuido (春水堂) nhưng số lượng cửa hàng rất hạn chế. Tại thành phố Ōsaka cũng đã xuất hiện cửa hàng trà sữa Đài Loan có nguồn gốc từ Việt Nam mang tên Một Trăm (100), hay tên gọi đầy đủ là 生タピオカ専門店 モッチャム (Nama tapioka senmonten Mocchamu). Thế giới nước đóng chai ở các cửa hàng tiện lợi hay máy bán hàng tự động trên đường phố của Nhật có rất nhiều thương hiệu, mùi vị để khách hàng lựa chọn, và trà sữa ở Nhật Bản cũng hoạt động theo cách này. Nói đến sự bùng nổ của trà sữa thì không thể không kể đến trà sữa "đóng chai". Ở Việt Nam, hãng Kirin của Nhật cũng đã cho ra đời 2 đến 3 loại trà sữa cùng kiểu này, nhưng hầu hết đều chưa hợp khẩu vị người Việt. Còn ở Nhật, tùy thương hiệu mà hương vị trà sữa sẽ khác nhau về độ ngọt của sữa hay vị đậm của trà. Ngoài ra, dạng đóng chai còn dễ dàng giúp người mua mang đi hoặc cất vào túi khi chưa uống hết, tiện dụng hơn nhiều so với trà sữa đựng trong ly. Về giá cả, một ly trà sữa trân châu Đài Loan trung bình được bán ở Nhật dao động khoảng 500 yên (tương đương 100.000 đồng), ngang ngửa với Starbucks. Trong khi đó, giá một chai trà sữa 1,5l vào khoảng 150 yên (30.000 đồng). Sự kiện liên quan Quốc phòng tại Đài Loan Tháng 9 năm 2004, trong khi bảo vệ kế hoạch mua vũ khí trị giá 18 tỷ đô la, bộ trưởng quốc phòng Đài Loan đã sử dụng trà sữa trân châu như một ví dụ cho tổng chi phí mua vũ khí này. Ông đã so sánh, tổng chi phí cho hệ thống vũ khí trên chỉ bằng số tiền toàn dân Đài Loan tiết kiệm khi bớt uống một ly trà sữa mỗi tuần, trong hai mươi năm. Bảo tàng trà sữa trân châu The Bubble Tea Factory - Bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên trên thế giới bắt đầu mở cửa đón khách từ ngày 19 tháng 10 năm 2019. Đến với nơi đây, những tín đồ trà sữa sẽ thực sự đắm mình vào thế giới của trà sữa và trân châu với hơn 10 căn phòng được trang trí theo các chủ đề khác nhau trong tổng diện tích là 7.000 m². Bảo tàng nằm ở khu *Scape, trên đường Orchard, Singapore. Toàn bộ không gian là sản phẩm trí tuệ của Weiting Tan, một doanh nhân có nền tảng về khởi nghiệp công nghệ.
Đinh Phế Đế (chữ Hán: 丁廢帝 974 – 1001) hay Đinh Thiếu Đế (chữ Hán: 丁少帝), còn gọi là Đinh Đế Toàn, là vị hoàng đế thứ hai và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam. Vua trị vì được 8 tháng thì thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn lập ra nhà nhà Tiền Lê. Từ đó Đinh Toàn trở thành Vệ vương trong kinh thành Hoa Lư suốt 20 năm rồi hy sinh khi đi dẹp loạn ở tuổi 27. Lên ngôi Đinh Phế Đế tên húy là Đinh Toàn (丁璿) hoặc Đinh Tuệ (丁穗), sinh năm Giáp Tuất (974). Ông là con trai thứ hai của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng), còn mẹ đẻ là Hoàng hậu họ Dương. Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Vì Đinh Bộ Lĩnh lập Hạng Lang làm Thái tử nên con cả là Nam Việt Vương Đinh Liễn tức giận đã sai người giết chết Hạng Lang. Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị một viên quan là Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn lên ngôi. Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm nhiếp chính. Đinh Điền và Nguyễn Bặc thấy quyền lực tập trung vào Lê Hoàn, lại nghi rằng Lê Hoàn tư thông với Thái hậu Dương Vân Nga, nên cử binh đến đánh nhưng bị Lê Hoàn dẹp tan. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Năm 980, vua Bắc Tống là Tống Thái Tông bên Trung Quốc nghe tin Đinh Tiên Hoàng mất, cử binh sang đánh Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều đình tôn Lê Hoàn lên làm vua, lập nên nhà Tiền Lê. Với hai trận đánh lớn Bạch Đằng và Chi Lăng, Lê Hoàn đánh bại quân Tống. Hy sinh ở chiến trường Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên, mất năm 27 tuổi. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 1 ghi về cái chết của Đinh Toàn: Nhà vua [Lê Hoàn] đi đánh Cử Long, Vệ vương Toàn theo đi. Bấy giờ quân giặc thấy nhà vua, chúng giương cung, chĩa tên, toan bắn, chiếc tên rơi xuống; chúng lại giương cung, dây cung đứt. Chúng sợ, rút lui. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Quân giặc ở hai bên bờ đánh khép lại. Quan quân bị hãm ở sông. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận. Nhà vua kêu trời ba tiếng, rồi thân ra đốc chiến: quân giặc thua. Lời phê - Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thu". Đinh Đế Toàn được thờ cùng với vua cha Đinh Tiên Hoàng và các anh em trai trong hậu cung đền Vua Đinh Tiên Hoàng tại khu di tích Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tên gọi Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 1 ghi: "Phép chép thẳng tên húy như thế là vì thấy không có tên thụy. Đó là lệ ngoại của Cương mục. Thế mà Sử cũ của ta, đối với Đinh Toàn chép là "Phế đế", nay xin sửa lại, chép là Đế Toàn, cho hợp ý nghĩa và thể lệ trong sử Cương mục trên". Trong văn hoá đại chúng Chú thích Vua nhà Đinh Vua thiếu nhi Việt Nam Quan lại nhà Tiền Lê Người Ninh Bình Vương tước nhà Đinh
Thánh Mẫu hay Thánh bà là danh hiệu hoặc cách gọi để chỉ về người phụ nữ (hoặc người mẹ) đáng kính, đáng tôn trọng về mặt tâm linh và thường được xem là một vị nữ thánh, một vị Mẫu thần. Một số tín ngưỡng, tôn giáo hay Thánh giáo có dùng danh hiệu "Thánh Mẫu" như: Liễu Hạnh Công chúa, một trong bốn vị Thánh quan trọng nhất (tứ bất tử) của tín ngưỡng Việt Nam Thiên Hậu Thánh mẫu, một vị thần trong tín ngưỡng Trung Hoa Linh sơn Thánh Mẫu, còn gọi là Bà Đen, một vị thần được thờ cúng chủ yếu ở Tây Ninh, Việt Nam Thánh Mẫu Thiên Y A Na, nữ thần Ponagar của người Chăm Maria - Mẹ của Chúa Giêsu, Kitô giáo Lâm Cung Thánh Mẫu của Đạo Mẫu Việt Nam Đinh Triều Thánh Mẫu, tức hoàng hậu Đinh Thị Tỉnh vợ Vua Đinh, được thờ ở đền Thánh Mẫu (Đông Hưng, Thái Bình) Thủy cung Thánh Mẫu Bà chúa năm phương Thái Thái Thánh Mẫu Thánh Rachel Thủy Long Thánh Mẫu xem thêm Thần nữ Nữ Thần Phật mẫu Tiên nữ Địa Mẫu Nữ chúa Thánh nữ Tam Thánh mẫu Thuật ngữ tôn giáo Thánh
Đinh Hạng Lang (chữ Hán: 丁項郎; 975 - 979), là Thái tử nhà Đinh, con trai út của Đinh Tiên Hoàng. Tiểu sử Đinh Tiên Hoàng có ba con trai: Khuông Liễn, Toàn và Hạng Lang. Trong đó con cả Đinh Liễn là người cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Năm Mậu Thìn (968), khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương. Trong ba con trai của Đinh Bộ Lĩnh, chính sử chỉ ghi chép hoàng tử Đinh Toàn sinh năm 974 mà không ghi năm sinh của Đinh Liễn và Hạng Lang, rất có thể do 2 hoàng tử này sinh trước năm 968, tức khi Đinh Bộ Lĩnh chưa lên ngôi Hoàng đế. Các ý kiến hiện nay cho rằng Hạng Lang là con của hoàng hậu Hoàng Thị, vốn là phu nhân họ Ngô, mẹ của sứ quân Ngô Nhật Khánh. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán vì sử sách không ghi ai là mẹ của Hạng Lang. Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường cho rằng năm 974 là năm sinh của "Hoàng thứ tử" Toàn, là tiếp nối việc một "Hoàng trưởng tử" được sinh ra trước đó. Năm 978, Toàn được phong cùng lúc với "Hạng Lang", một người được chỉ định kế nghiệp, một người là chức vương phù trợ (Vệ Vương), tình hình tiến triển như thế chứng tỏ thứ bậc liên tiếp của hai người trong cùng một hệ phái, đồng thời cũng gián tiếp xác nhận "Hạng Lang" là em của Vệ Vương Đinh Toàn. Năm Mậu Dần (978), Đinh Bộ Lĩnh lập Hạng Lang làm Thái tử. Theo chính sử, lúc ấy Hạng Lang mới lên 4 tuổi. Đinh Liễn quá tức giận vì đã từng theo cha đánh dẹp 12 sứ quân, lập được nhiều công lớn mà lại không được chọn nên đã giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979. Sau đó Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn cùng bị một viên quan là Đỗ Thích giết chết. Người con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Toàn lên ngôi. Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỉ quyển 1: "Truyền ngôi cho con trưởng là đạo thường của muôn đời, bỏ đạo ấy mà không có biến loạn thì quả là chưa bao giờ nghe vậy. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập Thái Tử, nhưng trước hết phải chọn người có công, nếu con trưởng ác đức thì phải phế bỏ đi rồi sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng, người xưa cũng từng làm. Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con. Còn như Đinh Liễn giết em, nhẫn tâm đến thế thì rõ là thiên đạo và nhân luân đều mất hết, tức là tự chuốc họa thiệt thân, lại còn liên lụy đến cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm sao? Nếu không như vậy thì tội đại ác của Đỗ Thích vì đâu mà có, đúng như lời sấm truyền ?" Đinh Hạng Lang cùng Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn và Đinh Toàn được thờ ở Đền vua Đinh, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Cột kinh Phật-đảnh Tôn-thắng Đà-la-ni Theo giáo sư Hà Văn Tấn, năm 1963 ở Hoa Lư phát hiện được một cột kinh Phật do hoàng tử Đinh Liễn sai dựng năm 973, sang năm 1964 lại phát hiện được cột kinh thứ hai, và đến năm 1978 có thêm 14 cột kinh tương tự. Trên các cột kinh này đều có khắc bài Phật-đảnh Tôn-thắng Đà-la-ni, theo đó, hoàng tử Liễn đã dựng thảy 100 chiếc như vậy để cầu siêu cho người em là Đại đức Đính Noa Tăng Noa đã bị ông giết. Trong văn hoá đại chúng
VTV2 là Kênh truyền hình Khoa giáo của Đài Truyền hình Việt Nam, với các bản tin và chương trình chuyên đề được đầu tư kỹ lưỡng, hướng đến mục tiêu cải thiện dân sinh, phổ biến kiến thức khoa học - công nghệ. Các chương trình truyền hình mang tính chất khoa giáo được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV2 sẽ ngày càng đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân, đem lại trí tuệ, đem lại kiến thức, để mở mang kiến thức cho đông đảo nhân dân, với phong cách thể hiện truyền thống, dân gian, nhưng vẫn kế thừa tinh hoa của dân tộc. Hiện nay, VTV2 được truyền dẫn trên nhiều hạ tầng: truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số vệ tinh và các dịch vụ truyền hình trả tiền khác. Lịch sử Ban Khoa giáo có tiền thân là Phòng Khoa giáo được hình thành vào năm 1987. Ngày 1 tháng 1 năm 1990, Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập Ban Khoa giáo, trên cơ sở Phòng Khoa giáo. Cũng trong ngày này, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng Chương trình 2, sau này là kênh VTV2. Năm 1996, kênh được phủ sóng qua vệ tinh và đến năm 2002, kênh được tách thành kênh riêng trên vệ tinh. Năm 2004, VTV2 được tách thành kênh riêng trên cả nước. Khẩu hiệu 1990 - 2014: Khoa học - Giáo dục. 2014 - 2015: Tích lũy từ giá trị nhỏ nhất - Ươm mầm ước mơ khoa học - Hấp dẫn từ sự khác biệt. 2015 - 2017: Sắc màu cuộc sống. 2017 - nay: Chất lượng cuộc sống. Lãnh đạo Quyền Trưởng ban: Lê Hải Anh. Phó Trưởng ban: Nguyễn Trường Thành, Trịnh Quốc Đông, Nguyễn Thị Kim Hoa. Thời lượng phát sóng Trước năm 1995: Phát kết hợp với chương trình VTV1 của ngày hôm trước trên kênh 9, kênh 11 tại khu vực Hà Nội và phủ sóng qua vệ tinh: 09:00 - 11:00 Thứ 2 - Thứ 7. 06:00 - 10:00 Chủ nhật. Trên kênh 11 khu vực Hà Nội: 18:45 - 22:45 hàng ngày. Trước ngày 31 tháng 3 năm 1996: Phát kết hợp với chương trình VTV1 của ngày hôm trước trên kênh 9, kênh 11 tại khu vực Hà Nội và phủ sóng qua vệ tinh: 06:00 - 09:00 Thứ 2 - Thứ 7. 06:00 - 10:00 Chủ nhật. Trên kênh 11 khu vực Hà Nội: 19:00 - 21:30 hàng ngày. 31 tháng 3 năm 1996 - 30 tháng 3 năm 1997: Trên kênh 9 VHF tại khu vực Hà Nội và phủ sóng toàn quốc: 6:00 - 12:00 Thứ 2 - Thứ 7. 06:00 - 10:00 Chủ nhật. Trên kênh 11 khu vực Hà Nội: 19:00 - 21:30 hằng ngày. 31 tháng 3 năm 1997 - 30 tháng 3 năm 1998: Trên kênh 9 VHF tại khu vực Hà Nội và phủ sóng toàn quốc: 8:00 - 12:00 Thứ 2 - Thứ 7. 08:00 - 10:00 Chủ nhật. Trên kênh 11 khu vực Hà Nội: 19:00 - 21:30 hằng ngày. 31 tháng 3 năm 1998 - 29 tháng 4 năm 2001: Trên kênh 11 tại Hà Nội và các vùng lân cận: 10:00 - 23:00 hằng ngày. Trên kênh 9 tại Hà Nội và vệ tinh: 10:00 - 17:00 hằng ngày. 30 tháng 4 năm 2001 - 31 tháng 12 năm 2001: Trên kênh 11 tại Hà Nội: 10:00 - 23:00 hàng ngày. Trên kênh 9 tại Hà Nội: 10:00 - 17:00 hàng ngày. Trên vệ tinh và các khu vực khác: 10:00 - 17:00 và 20:30 - 23:00 hàng ngày. 1 tháng 1 năm 2002 - 31 tháng 12 năm 2003: 10:00 - 24:00 hàng ngày. 1 tháng 1 năm 2004 - 31 tháng 12 năm 2006: 06:00 - 24:00 hàng ngày. 01/01/2007 - 31/12/2010: 05:30 - 24:00 hàng ngày. 01/01/2011 - 31/12/2011, 19/03/2020 - 30/04/2020: 05:00 - 24:00 hàng ngày. 01/01/2012 - 18/03/2020, 01/05/2020 - nay: 24/7. Ngày 20/05/2015, Đài Truyền hình Việt Nam đã lên sóng thử nghiệm kênh VTV2 với chất lượng HD trên hệ thống truyền hình cáp kỹ thuật số của VTVCab. Sau đó ít ngày, VTV2 HD cũng được phát sóng trực tuyến tại trang điện tử VTVgo của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là kênh truyền hình thứ tư nằm trong hệ thống các kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam được phát sóng dưới dạng chuẩn HD. Sau khi lên sóng, khán giả đã nồng nhiệt hưởng ứng và đã có những ý kiến đóng góp tích cực cùng những trải nghiệm thú vị với VTV2 HD. Từ ngày 01/07/2015, VTV2 HD được lên sóng quảng bá chính thức trên hệ thống truyền dẫn kĩ thuật số mặt đất, và cũng là kênh truyền hình thứ hai phát hình với chất lượng HD toàn thời gian trên hệ thống này, sau VTV6 HD. Từ năm 2007 trở đi, sau khi kênh VTV3 rút ngắn thời lượng phát sóng một số sự kiện thể thao, hầu hết một số sự kiện thể thao trên kênh VTV3 được chuyển sang phát sóng chủ yếu trên kênh VTV2, trừ FIFA World Cup và UEFA Euro. Từ ngày 10/10/2022 đến nay, sau khi kênh VTV6 ngừng phát sóng, một số chương trình thể thao phát sóng trên kênh VTV6 được chuyển sang một số kênh truyền hình khác của Đài, trong đó có VTV2. Một số sự kiện thể thao như Olympic, Asiad chính thức trở lại trên sóng VTV2 sau khoảng 9 năm ngừng phát sóng. Tranh cãi Giam tiền thưởng sau lễ trao giải "Hiền tài nước Việt" Ban tổ chức chương trình "Hiền tài đất Việt" cùng với Công ty cơ khí thương mại Thăng Long & Đài Truyền hình Việt Nam bị rắc rối liên lụy sau sự cố Giam tiền thưởng 2 Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế. Khung giờ phim người lớn gây tranh cãi VTV2 đã từng gây tranh cãi về phim người lớn Chuyện ấy là chuyện nhỏ. Sau khi phim lên sóng đã dấy lên nhiều ý kiến phản đối của dư luận về những hình ảnh nhạy cảm cũng như lời thoại về các vấn đề tế nhị trên phim. Kể từ cuối tháng 11, sau 5 tập phát sóng, VTV đã ngừng phát sóng phim này. Chú thích Kênh truyền hình Việt Nam Kênh địa phương
VTV3 là Kênh Thể thao - Giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam, với lực lượng sản xuất chương trình nòng cốt từ Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí, được phát sóng chính thức từ ngày 31 tháng 3 năm 1996. Đây là một trong những kênh truyền hình phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay với nhiều thể loại chương trình phong phú nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả cả nước thuộc mọi lứa tuổi. Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Trưởng ban: Tạ Bích Loan Phó ban: Bùi Thu Thủy, Nguyễn Tùng Chi, Lại Bắc Hải Đăng, Phan Lạc Long Trưởng Ban qua các thời kỳ Lại Văn Sâm (31 tháng 3 năm 1996 – 30 tháng 6 năm 2017). Tạ Bích Loan (1 tháng 7 năm 2017 – nay). Các phòng và đơn vị trực thuộc Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng Đạo diễn – Quay phim Đoàn Thanh niên VTV3 Phòng Sự kiện – Nghệ thuật Phòng Văn hóa – Du lịch Phòng Giáo dục – Giải trí Phòng Nội dung số – Giải trí Phòng Sự kiện – Xã hội Lịch sử Kênh VTV3 lên sóng lần đầu tiên vào lúc 15:00 ngày 19 tháng 1 năm 1994. Kênh được phát sóng thử nghiệm trên kênh 9 VHF tại Hà Nội vào khung giờ buổi chiều của VTV1 và được phủ sóng toàn quốc trên vệ tinh Thaicom 1, với nội dung là Thể thao – Văn hoá – Giải trí tổng hợp. Vào lúc 10:00 ngày 31 tháng 3 năm 1996, chương trình VTV3 phát sóng chính thức với nội dung là Thể thao – Văn hoá – Giải trí – Thông tin kinh tế. Thời lượng phát sóng của VTV3 khi đó là 12:00 – 19:00 thứ 2 – thứ 7, 10:00 – 19:00 chủ nhật và 23:00 – 00:00 tất cả các ngày trong tuần. VTV3 cũng là kênh truyền hình đầu tiên phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, bắt đầu từ mùa giải 1996–97. VTV3 cũng là kênh truyền hình đầu tiên phát sóng các giải bóng đá như V.League, SEA Games 22 vào năm 2003 tại Việt Nam và giải UEFA Champions League/UEFA Europa League tại Việt Nam, bắt đầu từ mùa giải 1998–99 đến 2014–15. Từ tháng 3 năm 1997, VTV3 có thêm chương trình phát sóng vào buổi tối. Chương trình buổi tối của VTV3 chỉ phát sóng trên kênh 22 UHF, phát sóng từ 19:00 đến hết ngày, trong khi chương trình buổi sáng của VTV3 vẫn tiếp tục phát chung với VTV1 và VTV2. Cũng trong năm 1997, Đài Truyền hình Việt Nam thành lập Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế, là đơn vị chủ lực sản xuất chương trình cho kênh VTV3. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1998, VTV3 được tách thành kênh riêng trên vệ tinh Thaicom 3, phủ sóng toàn quốc. Tại Hà Nội và khu vực lân cận, VTV3 chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên kênh 22 UHF, phát sóng từ 12:00 – 24:00 thứ 2 – thứ 7 và 10:00 – 24:00 chủ nhật. Về sau, chương trình ngày thứ 7 được phát sóng sớm hơn, từ 10:00 đến 24:00. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đến ngày 31 tháng 8 năm 2006, kênh VTV3 phát sóng từ 06:00 đến 24:00 hằng ngày. Cuối năm 2003, Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế. Từ ngày 01/09/2006, VTV3 được chính thức phát sóng liên tục với thời lượng 24/7, bao gồm cả những ngày lễ đặc biệt, Tết âm lịch, Tết dương lịch. Cũng từ ngày 21 tháng 11 năm đó, tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam khi đó là ông Vũ Văn Hiến ký quyết định thành lập Trung tâm Thanh thiếu niên trên cơ sở tách Phòng Thanh thiếu niên ra khỏi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế. Từ khoảng sau Tết 2007, do những đặc thù về chương trình phát sóng, một số sự kiện thể thao vốn được tường thuật trực tiếp trên VTV3 được chuyển sang các kênh khác như VTV2, VTV6 và VTV5. Nhưng trong suốt mùa ASIAD 2010, để phục vụ người hâm mộ, kênh này đã cùng với VTV2 và VTV6 tham gia truyền hình trực tiếp tất cả các môn thi đấu của sự kiện này trong suốt thời gian như trên. Sau năm 2010, VTV3 mới chính thức tường thuật trực tiếp một số sự kiện thể thao lớn diễn ra ở khung giờ đêm. Ngày 31 tháng 3 năm 2013, kênh VTV3 được phát sóng thử nghiệm theo chuẩn truyền hình độ nét cao và được phát sóng chính thức từ ngày 1 tháng 6 cùng năm. Từ ngày 1 tháng 10 năm 2013, phòng Thể thao được tách ra khỏi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế để thành lập Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế. Từ ngày 7 tháng 9 năm 2014, do không còn chức năng sản xuất các chương trình thể thao, cũng như việc các chương trình kinh tế được chuyển giao cho Ban Thời sự và Trung tâm Tin tức VTV24, Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Sản xuất các chương trình Giải trí. Tuy nhiên, hình hiệu có dòng chữ Kênh Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế vẫn được sử dụng đến hết năm 2014, cũng như tên gọi đầy đủ cũng được giữ nguyên đến nay. Từ ngày 31 tháng 3 năm 2014 đến nay, bên cạnh logo VTV3 có xuất hiện tên chương trình phát sóng, giúp khán giả có thể nắm bắt tên chương trình phát sóng dễ dàng hơn. Năm 2015, VTV3 được phát sóng với chuẩn âm thanh Dolby Digital Plus trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB–T2. Từ ngày 12 tháng 10 năm 2015, hầu hết một số chương trình thể thao trên sóng VTV3 được chuyển sang kênh VTV6, sau này là kênh VTV5, chỉ còn lại một số sự kiện diễn ra vào buổi đêm như FIFA World Cup, UEFA EURO, Olympic và bản tin Nhịp đập thể thao. Từ giữa tháng 2/2022 đến nay, hầu hết một số chương trình thể thao như chuyên đề khai thác chính thức trở lại trên VTV3 vào khung giờ sáng và chiều, từ đó đưa nội dung thể thao chính thức trở lại trên kênh VTV3 sau khoảng 7 năm ngừng phát sóng. Từ ngày 16 tháng 9 năm 2016, kênh VTV3 chính thức phát sóng HD toàn thời gian, thay cho việc phát sóng HD bán thời gian. Từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID–19, kênh VTV3 rút ngắn thời gian phát sóng xuống còn 05h00 - 24h00 tất cả các ngày trong tuần. Sau đó, chính thức trở lại thời lượng cũ từ ngày 01/05/2020. Thời lượng phát sóng 19 tháng 1 năm 1994 – 30 tháng 3 năm 1996: 16:00 – 18:30 Thứ 2 – Thứ 7. 14:00 – 18:30 Chủ nhật. 31 tháng 3 năm 1996 – 30 tháng 3 năm 1997: 12:00 – 19:00, 23:00 – 24:00 Thứ 2 – Thứ 7. 10:00 – 19:00, 23:00 – 24:00 Chủ nhật. 31 tháng 3 năm 1997 – 30 tháng 3 năm 1998: Trên kênh 9 VHF tại khu vực Hà Nội và phủ sóng toàn quốc: 12:00 – 19:00, 23:00 – 24:00 Thứ 2 – Thứ 7. 10:00 – 19:00, 23:00 – 24:00 Chủ nhật. Trên kênh 22 UHF tại khu vực Hà Nội: 19:00 – 24:00 hàng ngày. 31 tháng 3 năm 1998 – 31 tháng 12 năm 2001: 12:00 – 24:00 Thứ 2 – Thứ 7 (sau là Thứ 2 - Thứ 6). 10:00 – 24:00 Chủ nhật, sau là Thứ 7 - Chủ nhật và các ngày 29 hoặc 30 đến mùng 3 Tết Âm lịch. 1 tháng 1 năm 2002 – 31 tháng 8 năm 2006: 06:00 – 24:00 hàng ngày. 1 tháng 9 năm 2006 – 18 tháng 3 năm 2020 và 1 tháng 5 năm 2020 – nay: 24/7 tất cả các ngày trong tuần. 19 tháng 3 năm 2020 – 30 tháng 4 năm 2020: 05:00 – 24:00 hàng ngày. Nội dung Chương trình tạp kỹ – văn hóa – giải trí Cà phê sáng (từ 2021)<ref group="ghi chú">Trước đây là Cafe sáng với VTV3/ Cafe sáng cuối tuần (2012-2020).</ref> Cà phê với VTV3 (từ 4/2023) Vui sống mỗi ngày (từ 2012) Nét ẩm thực Việt (từ 2018) Mỗi ngày một niềm vui (từ 2017) Làm sao bây giờ? (từ 2023) An toàn cho con (từ 2023) Trà chiều tâm giao (từ 2023) Gia đình đẹp (từ 2023) Nhịp đập Việt Nam Sống chậm (từ 2019) S – Việt Nam Việt Nam đa sắc (từ 2022) Lời tự sự (từ 2020) Ẩm thực đường phố V – Việt Nam (từ 2015) Lướt trên VTVGo (từ 2023) Có hẹn cùng thanh xuân (từ 2023) Chương trình thể thao Nhịp đập thể thao (6:00 hằng ngày, từ 12/4/2021) Giờ vàng thể thao (phát lại từ VTV1) Tin nhanh Thể thao (17:00 thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, từ 10/10/2022) Vượt ngưỡng (21:10 thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, từ 2022) Cận cảnh thể thao (phát lại từ VTV5) Kết nối thể thao tuần (phát lại từ VTV4) Thể thao cuối tuần (17:15 thứ Bảy hàng tuần, từ 12/08/2023) Tạp chí thể thao Thế giới (17:30 thứ Bảy hàng tuần, từ 12/08/2023) Tạp chí BundesligaTrò chơi truyền hình SV (từ 1996) Đường lên đỉnh Olympia (từ 1999) Vui khỏe có ích (từ 2004) Ai là triệu phú (từ 2005) Cơ hội cho ai - Whose Chance (từ 2019) Quân khu số 1 (từ 2022) Giờ thứ 9+ (từ 2022) Luật siêu dễ (từ 2023) Hãy yêu nhau đi (từ 2021) Casette hoài niệm (từ 2023) Khách sạn 5 sao (từ 2022) Của ngon vật lạ (từ 2023) Hành trình rực rỡ (từ 2023) Khi phụ nữ làm chủ (từ 2023) Đầu bếp thượng đỉnh (từ 2023) Sinh viên thế hệ mới (từ 2023) Cuối tuần tuyệt vời (từ 2023) Phim truyền hình Phim truyện Việt Nam Phim Việt giờ vàng (21:40 – 22:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu; chia làm 2 phần: thứ Hai, Ba, Tư + thứ Năm và thứ Sáu), từ 27/7/2020. Phim truyện giờ vàng phát lại (16:10 từ thứ Hai đến thứ Sáu), từ 19/4/2021. Phim truyện giờ vàng phát lại (18:10 từ thứ Hai đến thứ Sáu), từ 2/10/2023. Khung phim chỉ có thời lượng 25–30 phút, phát lại các bộ phim đã phát sóng (lúc 21:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu) trên kênh VTV1. Phim truyện Việt Nam cuối tuần (14:00 – 14:50 thứ Bảy và Chủ Nhật), từ 2018. Sitcom Nhà nông vui vẻ (từ 2016)Phụ nữ là số 1 (từ 2014) Phim hoạt họa Quà tặng cuộc sống (từ 2010) Chương trình thiếu nhi Biệt đội siêu nhân nhí (từ 2019)Trạng nguyên nhí (từ 2021)Du hành tuổi thơ (từ 2022)Ngôi làng vui vẻ'' (từ 2023) Phim truyện nước ngoài Khung phim truyện 00h00 (hằng ngày) từ 2006. Khung phim truyện 11h20 (thứ 2 – thứ 6) từ 2016. Khung phim truyện 12h00 (thứ 2 – thứ 6) từ 1997. Khung phim truyện 13h45 (thứ 2 – thứ 6) từ 2018. Khung phim truyện 22h40 (thứ 2 – thứ 6) từ 2006. Ghi chú Chú thích
Hậu Ngô Vương (後吳王) là thời kỳ cuối cùng của nhà Ngô, tính từ năm 950 đến 965. Hậu Ngô Vương gồm hai vua Nam Tấn vương và Thiên Sách vương. Một triều đình có hai Vua là trường hợp hy hữu trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới. Người cậu tranh ngôi Năm 944, Ngô Quyền mất, ủy thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha là em (có sách ghi là anh) của Dương hậu. Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng - Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương, Nam Sách (Hải Dương). Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn, Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền và Dương Như Ngọc làm con nuôi. Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh loạn hai thôn Đường, Nguyễn. Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công. Một nước hai vua Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về, khi đó Ngô Xương Ngập đang trốn ở Trà Hương, Nam Sách. Được Dương thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Nhưng Xương Ngập chuyên quyền, dần không cho Xương Văn tham dự chính sự nữa. Ngô Xương Ngập định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua. Nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, làm vua được 4 năm. Chỉ còn một vua là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh loạn hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém phải lui về giữ đất Bình Kiều. Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Nam Tấn đón Xương Ngập về để cùng trông coi chính sự, có thể gọi là người biết kính anh, muốn cho cùng hưởng phú quý. Xương Ngập nên lấy sự mình không có công lao mà nhường ngôi cho em, để cùng hưởng lập, thì đức ấy há chẳng rạng rỡ lớn lao ư? Lại câu nệ về phận đích trưởng, cũng xưng vương, trông coi chính sự, lại chuyên quyền làm oai làm phúc, đến nỗi Nam Tấn Vương không được dự chính sự nữa, thật là mất đạo nghĩa anh em, chí thú rất là ti tiện."
Quốc ca Việt Nam hiện nay là bài hát "Tiến quân ca" do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn thể Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam năm 1976. Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ XX. Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa được hiểu hiện nay. Lịch sử Bản quốc ca đầu tiên Theo Nguyễn Ngọc Huy, đến thời Chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng đế Bảo Đại xuống chiếu chọn 1 quốc kỳ và quốc ca. Quốc kỳ là cờ long tinh còn quốc ca là bài Đăng đàn cung. Đăng đàn cung là 1 bản cổ nhạc Việt Nam, hiện vẫn được sử dụng trong hầu hết các giáo trình dạy cổ nhạc và nhạc cụ cổ truyền. Đây là bài nhạc nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ tế Nam Giao, thực hiện 3 năm/lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế trời. Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung Kỳ và Bắc Kỳ, chứ không dùng cho Nam Kỳ vì Nam Kỳ là thuộc địa, là 1 lãnh thổ hải ngoại của Pháp. Năm 1942 ở Hà Nội, nhạc sĩ Lê Hữu Mục (1925-) ghi lại nhạc, đặt lời ca khác gọi đó là Quốc ca Việt Nam, lấy tên Tiếng Gọi Non Sông (còn được gọi là Hồn Việt Nam): Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan. Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.Còn tỏ tường bên núi sông. Xác thân tan tành.Vì nước quên mình. Đế quốc Việt Nam Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam. Nội các Trần Trọng Kim (tháng 4/1945) thành lập Chính phủ Đế quốc Việt Nam, tuyên bố độc lập trên danh nghĩa là thành viên của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, quyết định đặt quốc thiều là bài Đăng đàn cung; đổi quốc kỳ là cờ quẻ Ly có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Đồng thời, tại Nam Kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấy lên Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độc lập thật sự. Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học duy nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó. Tại đây, họ đã quen với bài Sinh viên hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh viên. Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt) do 1 nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn. Do đó, phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ "sinh viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca. Đoàn kỳ là cờ vàng sao đỏ. Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Giai đoạn 1945 - 1954 Sau Cách mạng Tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9/11/1946. Bài hát này tiếp tục là quốc ca của Việt Nam cho tới ngày nay. Trong khi đó, năm 1946, tại Nam Kỳ, Pháp thành lập Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ vào ngày 23/6 do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo. Chính phủ này dùng quốc ca là 1 bài hát của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính phủ này chỉ tồn tại 2 năm. Năm 1948, với sự ra đời của chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ này sau đó đã tự ý sử dụng bài Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đồng thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công dân", thành bài Tiếng gọi công dân làm quốc ca. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lúc còn sống đã phản đối việc nhạc phẩm của ông bị sử dụng trái phép để làm “quốc ca” cho các chế độ ở Sài Gòn trước 1975. Giai đoạn 1954 - 1976 Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra 2 vùng tập kết quân sự. Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến quân ca làm quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có đơn thư kịch liệt phản đối việc tác phẩm bị sử dụng trái phép, và sau này trong thời gian tập kết ngày Bắc đêm Nam, từ thủ đô Hà Nội, tiếng nói của nhạc sĩ trên làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục những lời nặng tiếng nhẹ bác bỏ kể cả giễu cợt chính phủ Việt Nam Cộng hoà nhưng bài "Tiếng gọi thanh niên" của ông vẫn cứ bị đối phương sử dụng vào một mục đích khác. Năm 1956, sau khi phế truất Bảo Đại và Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, hiến pháp 1956 đã đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công dân vẫn giữ làm quốc ca. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Năm 1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đối chọi với Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu Hữu Phước viết dưới bút hiệu Huỳnh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong lãnh thổ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi 2 miền thống nhất vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì quốc ca trên cả nước là Tiến quân ca. Một số dự định thay đổi quốc ca không thành công Việt Nam Cộng hòa Năm 1956, khi Quốc hội Việt Nam Cộng hòa soạn thảo hiến pháp, họ đã có ý chọn quốc ca mới. Bài Việt Nam minh châu trời Đông của Hùng Lân và bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy được chú ý nhiều nhất. Nhưng sau đó quốc hội tuyên bố không chọn được bài nào và giữ nguyên bài Tiếng gọi công dân. Việt Nam Quốc dân Đảng chọn Việt Nam minh châu trời Đông làm đảng ca. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày 28 tháng 4 năm 1981, các tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng thông báo về việc tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Thời hạn gửi bài dự thi là từ 19 tháng 5 - 19 tháng 12 năm 1981. Kết thúc vòng I của cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới đã chọn được 74 bài để tham dự vòng II. Tại vòng II, hội đồng giám khảo chọn được 17 bài để tham dự vòng III là: Việt Nam - Việt Nam (nhạc của Văn An, lời của Tạ Hữu Yên và Văn An). Việt Nam nắng hồng (nhạc của Hồ Bắc, lời thơ của Xuân Thủy). Quốc ca Việt Nam (của Trọng Bằng). Tổ quốc ta (nhạc của Lưu Cầu, lời của Diệp Minh Tuyền). Vinh quang Việt Nam (của Huy Du). Mở hướng tương lai (của Vân Đông). Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (của Ngô Sĩ Hiển). Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử (của Nguyễn Thị Lan và Trần Ngọc Huy). Việt Nam non nước ngàn năm (của Chu Minh). Việt Nam Tổ quốc ta (của Đỗ Nhuận). Tổ quốc (của Nguyên Nhung). Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng). Việt Nam quang vinh (nhạc của Phạm Đình Sáu, ý thơ của Xuân Thủy). Ngợi ca đất nước (của Nguyễn Trọng Tạo). Việt Nam nắng hồng (nhạc của Ngô Quốc Tính, lời thơ của Xuân Thủy). Tổ quốc vinh quang (của Nguyễn Đức Toàn). Tiến quân ca (của Hoàng Vân). Sau đó, cũng trong năm 1982, Ban vận động sáng tác Quốc ca mới và Hội đồng giám khảo sáng tác Quốc ca mới đề nghị Quốc hội Việt Nam cho phép kéo dài thời gian nhận bài dự thi thêm 6 tháng (từ 1 tháng 11-30 tháng 6 năm 1983). Từ những bài dự thi mới và những bài cũ đã được chỉnh sửa lại Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra 5 bài khá nhất trình lên Hội đồng Nhà nước sơ thẩm. Nếu được Hội đồng Nhà nước đồng ý, 5 bài này sẽ được trình lên Quốc hội để chọn lấy 1 bài làm quốc ca mới. Tác phẩm được chọn làm quốc ca là "Tổ Quốc" của Nguyên Nhung, tuy nhiên sau đó thì kế hoạch đổi quốc ca bị loại bỏ, từ đó cho đến nay không có thông tin thêm nào khác được đưa ra từ phía Quốc hội, Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 4 tháng 6 năm 2013, tại phiên thảo luận của Quốc hội Việt Nam về "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", khi góp ý về điều 13 chương I của "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Huỳnh Thành, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, đã đề nghị sửa lại lời của quốc ca, tức bài Tiến quân ca, còn phần nhạc thì giữ nguyên. Nhạc sĩ Đoàn Bổng phản đối đề xuất này: "Những lời ca hào hùng đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta về những hi sinh xương máu của cha ông và thôi thúc dân tộc ta phải cảnh giác với giặc ngoại xâm, đấy là bài học cảnh giác cách mạng. Thế thì tại sao chúng ta lại muốn thay đổi? Liệu nay mai, ta xây dựng đất nước ta lại tiếp tục đi thay đổi hay sao? Quốc ca mãi mãi là linh hồn của dân tộc và theo tôi lời Quốc ca nên để nguyên. Tại sao Bác Hồ lại chọn bài đó làm Quốc ca? Chúng ta học tập và làm theo tấm gương của Bác và bây giờ lại đi ngược lại với mong muốn của Bác hay sao? Bây giờ chúng ta có độc lập tự do, ta lại đi thay lời Quốc ca, tức là bác bỏ tất cả những giá trị của dân tộc ngày xưa mà chúng ta nhân danh bỏ cái cũ để theo cái mới. Liệu có một ngày nào đó người ta sẽ bỏ hết các bài hát cách mạng hay không? Cái gì đã là truyền thống thì ta phải cố gắng mà giữ”. Đề xuất thay đổi lời quốc ca đã không được chấp nhận, "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" do Quốc hội Việt Nam thông qua sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013 vẫn xác định quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca của Văn Cao.
Mẫu Địa (Chữ Hán: 母地) hay Địa Tiên Thánh Mẫu là tên của một vị thánh mẫu luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân tại trần thế. Địa Tiên Thánh Mẫu là vị thánh mẫu chỉ được thờ tại Bắc Bộ và có sự tích không rõ ràng. Quảng Cung Công chúa cũng chính là Mẫu Địa trong Tam phủ, Tứ phủ.
Phương Dung (tên khai sinh: Nguyễn Phan Phương Dung, sinh ngày 9 tháng 8 năm 1946) là một nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng người Việt Nam. Bà được đánh giá là một trong những giọng ca bền bỉ và có sức ảnh hưởng lớn của nền nhạc vàng miền Nam giai đoạn những năm thập niên 1960 - 1970. Tiếng hát Phương Dung gắn liền với biệt danh "Nhạn trắng Gò Công" mà thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà dành tặng cho bà. Cuộc đời Thời niên thiếu và sự nghiệp Phương Dung quê ở tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Bà bắt đầu cuộc đời ca hát từ lúc 13 tuổi khi đang học lớp Đệ Thất vào năm 1959 khi từ Gò Công lên Sài Gòn tham gia cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, khi đó bà đang học lớp Đệ thất, trong cuộc thi đó có sự tham gia của nhạc sĩ Thanh Sơn. Sau cuộc thi này, dù không đoạt giải cao nhưng Phương Dung may mắn được giới thiệu đi hát tại một số tụ điểm. Lần đầu tiên bà được mới thâu âm là cuối năm 1961 khi bà còn là một nữ sinh mới 14-15 tuổi. Ca khúc bà thu âm đầu tiên trong sự nghiệp ca hát là bài "Đường về khuya" của nhạc sĩ Minh Kỳ - Lê Dinh và nổi tiếng khi trình bày thành công ca khúc "Nỗi buồn gác trọ" của nhạc sĩ Hoài Linh và Mạnh Phát khi chỉ mới 16-17 tuổi năm 1962. “Lúc đó, hãng phim Alpha có làm một cuốn phim mang tên Saigon By Night có sự tham gia trình diễn của nhiều ca sĩ Sài Gòn. Nhạc sĩ Hoài Linh-Mạnh Phát đã viết bài "Nỗi buồn gác trọ" đưa cho hãng phim và Phương Dung may mắn được chọn hát ca khúc này trong phim, từ đó được khán giả Sài Gòn cũng như các tỉnh dành nhiều tình cảm”, Phương Dung chia sẻ. Sau thành công vang dội của "Nỗi buồn gác trọ", nhiều nhạc sĩ đã chọn Phương Dung để giới thiệu ca khúc mới của mình. Nhiều hãng đĩa đã tìm đến bà để mời thu âm. Đài phát thanh cũng chọn giọng ca Phương Dung phát trên sóng. Nhờ vậy mà tiếng hát của bà nhanh chóng nổi tiếng khắp Sài Gòn, được giới văn nghệ đón nhận nồng nhiệt. Năm 1964, bài hát "Những đồi hoa sim" (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan) do bà thu âm cho hãng dĩa Sóng Nhạc được tung ra thị trường. Đĩa nhựa này được đánh giá với số bán kỷ lục đưa tên tuổi Phương Dung vụt sáng thành một trong những nữ ca sĩ ăn khách nhất miền Nam. Cũng nhờ vào ca khúc "Tạ từ trong đêm" (của Trần Thiện Thanh) Phương Dung được trao giải huy chương Vàng dành cho nữ ca sĩ xuất sắc và ăn khách nhất năm 1965, trong khi đó nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nhận giải Bài hát xuất sắc nhất trong năm. Biệt danh Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà đã dành tặng cho Phương Dung biệt danh "Nhạn trắng Gò Công" và cái tên này theo bà đến tận bây giờ. Lý giải về biệt danh này, Phương Dung cho biết: “Mẹ tôi rất thích tôi mặc áo dài trắng đi hát vì trông giống như một cô học trò thích ca hát hơn là một ca sĩ. Áo dài trắng còn tượng trưng cho sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Ngoài ra, tôi quê ở Gò Công, nơi có rất nhiều chim nhạn bay nên hình ảnh "nhạn trắng" là sự kết hợp giữa chim nhạn Gò Công và áo dài trắng. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi biệt danh gắn liền với cuộc đời ca hát của mình xuất phát từ những hình ảnh quê hương”. Gia đình Sau năm 1967, bà lập gia đình với một thương gia là Võ Doãn Ngọc (quê ở Huế và sống ở trời tây) và rời Việt Nam vào khoảng năm 1977-1978. Phương Dung có tám người con, 6 trai và 2 gái. Con gái là Phương Vy đã từng cộng tác với Trung tâm Thúy Nga, còn Hoàng Ly là người mẫu. Sau đó bà định cư tại Úc và thỉnh thoảng vẫn tham gia hoạt động văn nghệ trên các show lớn của Trung tâm Thế giới Nghệ thuật, Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm Làng Văn, Asia Entertainment tại Mỹ. Hoạt động khác Tháng 6 năm 2014, Phương Dung đã cùng nữ ca sĩ Giao Linh được tôn vinh và thực hiện Liveshow Sol Vàng "Còn mãi những khúc tình ca" để hát lại các ca khúc mang đậm dấu ấn cá nhân và được khán giả mến mộ trong nhiều thập niên qua. Khoảng cuối năm 2014 Phương Dung được mời làm giám khảo của cuộc thi Solo cùng Bolero do Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long sản xuất. Thiện nguyện Với công việc thiện nguyện, bà là một trong những người thành lập hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để chữa mắt, xây nhà, trường học. Bà còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của bà tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt. Bắt đầu từ năm 1999, Phương Dung đều về Việt Nam giúp bệnh nhân hư mắt chữa trị, lúc đầu ở Gò Công, Tiền Giang, nơi bà sinh ra, sau đó ra tận Quảng Trị, Đồng Hới, Quảng Nam, Kon Tum, Đồng Tháp, Cần Thơ. Ngoài hoạt động chữa mắt, hội thiện nguyện còn giúp cho học sinh nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai, bão lụt. Ngày 21 tháng 7 năm 2019, Phương Dung đã đến thăm và hát tặng các cháu mồ côi tại Làng Thiếu nhi Thủ Đức và Trung tâm Nuôi dưỡng - Bảo trợ trẻ em Tam Bình thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM. Phương Dung xuất hiện trong chuyến đi từ thiện của gia đình NSƯT Bắc Sơn với trang phục giản dị. Bà đã hát tặng các cháu thiếu nhi hai ca khúc "Còn thương góc bếp chái hè" và "Bông bưởi hoa cau" của người nhạc sĩ mà mình tôn kính. Tác phẩm thu âm Trước 1975 Các bản thâu âm đĩa nhựa 45 vòng của Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca,... Các bản thâu âm cổ nhạc và tân cổ giao duyên cho hãng đĩa Hồng Hoa Thu chung băng reel (magnetophon) với nhiều ca sĩ khác trong các chương trình Thanh Thúy, Trường Hải, Shotguns, Nghệ thuật - Tâm Anh, Nhật Trường, Thương Ca, Premier,... Băng reel các chương trình dành riêng cho tiếng hát Phương Dung: Hương Quê 1 (1972, hòa âm Y Vân và Lê Văn Thiện) Sơn Ca 5 - Phương Dung (khoảng 1973-1974, hòa âm Văn Phụng) Sơn Ca 11 - Tiếng hát Phương Dung (thu năm 1974, không kịp phát hành ở Việt Nam, hòa âm Văn Phụng) Sóng Nhạc 6: collection các bản thu âm trên đĩa nhựa 45 vòng từ 1962~1970, hòa âm Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Văn Phụng và Lê Văn Thiện Sau 1975 Album riêng Chiếc bóng công viên Hình ảnh người em không đợi Phương Dung 1 - Ngày xưa kỷ niệm (1984) Phương Dung 2 - Sương lạnh chiều đông (1984) Phương Dung hải ngoại - Thư người chiến binh (Giáng Ngọc) Tiếng hát Phương Dung - Tím cả rừng chiều (Trung tâm Asia) Phương Dung 89 (Asia) Tiếng hát Phương Dung (1990, Asia) Con đường xưa em đi (1984, Làng Văn) Tiếng hát Phương Dung - Đố ai (1992, Làng Văn) Còn mãi những khúc tình ca (1996, Làng Văn) Tiếng hát Phương Dung (1999, Làng Văn) Nửa vành trăng đợi (1996, Giáng Ngọc) Tha La xóm đạo (1997, Thúy Anh) Album chung Không tính album tổng hợp có trên ba ca sĩ. Nếu một mai chung với Thiên Trang (Asia) Chuyện một đêm song ca Trường Thanh & Phương Dung (Trường Thanh) Hàn Mạc Tử song ca Tuấn Vũ & Phương Dung (1991, Giáng Ngọc) Tiễn người đi song ca Tuấn Vũ & Phương Dung (Thanh Lan) Vùng lá me bay song ca Tuấn Vũ & Phương Dung (Thúy Anh) Lính xa nhà song ca Tuấn Vũ & Phương Dung (1992, Thúy Anh) Buồn ga nhở song ca Chế Linh & Phương Dung (1992, Làng Văn) Mẹ và bông bí trắng cổ nhạc với Phượng Liên, Kiều Phượng Loan (1998) Chương trình truyền hình Việt Nam Solo cùng Bolero (2014 - 2016) Tình Bolero (2016) Gương mặt thân quen (2017) Ca sĩ giấu mặt (2017) Ban nhạc quyền năng (2018) Chân dung cuộc tình (2018 - 2019) Người kể truyện tình (2017 - 2018) Tinh hoa hội tụ (2018 - 2019) Sao nối ngôi (2019) Làng hài mở hội mừng xuân (2019) Hãy nghe tôi hát (2017, 2019) Thần tượng Bolero (2019) Ký Ức Vui Vẻ (2019) Bộ 3 Siêu đẳng (2021) Tiết mục thu hình ở hải ngoại Trung tâm Thúy Nga Trung tâm Mây Trung tâm Asia Chú thích
Vanuatu, tên chính thức Cộng hòa Vanuatu, là đảo quốc gồm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Quần đảo này nằm phía đông Úc cách 1.750 km, phía đông bắc Nouvelle-Calédonie cách 500 km, phía tây Fiji, và phía nam quần đảo Solomon. Trước năm 1980, Vanuatu có tên là Tân Hebrides thuộc sự đồng trị của cả hai nước Anh và Pháp. Người Việt thời đó gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu chân đăng ở Đông Dương để đi khai phá và canh tác đồn điền ở hai quần đảo gần nhau là Nouvelle-Calédonie (New Caledonia) và Nouvelles-Hébrides (New Hebrides). Người Việt Nam chân đăng gọi quần đảo Nouvelle-Calédonie là Tân Thế giới và Nouvelles-Hébrides là Tân Đảo. Một số người Việt ở hải ngoại thường nhầm lẫn dùng tên gọi Tân Đảo cho Nouvelle-Calédonie. Lịch sử Theo chứng tích khảo cổ thì con người có mặt trên đảo Vanuatu từ khoảng 1300 năm trước Công nguyên. Năm 1606, người Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Luis Váez de Torres và Pedro Fernández de Quirós đến đảo thám hiểm và cho rằng Vanuatu là một phần của lục địa châu Úc. Mãi đến thế kỷ XVIII sau chuyến hải hành thứ hai của nhà thám hiểm người Anh James Cook và đảo được đặt tên "New Hebrides" người châu Âu mới đến định cư vùng đảo. Trong thời gian ngắn ngủi sau năm 1879, đảo Efate thành lập thể chế cộng hòa dưới tên "Franceville" với đặc điểm là quốc gia độc lập đầu tiên với quyền đầu phiếu phổ thông không phân biệt sắc tộc hay giới tính. Tuy nhiên riêng người da trắng được nhậm chức. Năm 1887, đảo được đặt dưới quyền cai trị quân đội của hai nước Anh và Pháp. Về sau được xác định thông qua nghị định thư năm 1914, chính thức phê chuẩn năm 1923. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo Tân Hebrides được hưởng thể chế sau này đưa đến quyền tự trị năm 1975. Từ đó những bất đồng giữa cộng đồng Anh ngữ (đa số) và cộng đồng Pháp ngữ lại gia tăng. Việc tạm ngừng đấu tranh cho phép thông qua một dự án hiến pháp. Tháng 11 năm 1979, đảng thuộc cộng đồng Anh ngữ giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử, Mục sư Walter Lini trở thành Thủ tướng. Cộng đồng Pháp ngữ ở hai đảo Espíritu Santo và Tanna dự định tiến hành li khai. Một lực lượng gồm đội quân của Anh và Pháp phải can thiệp nhằm ngăn cản ý định li khai. Độc lập được tuyên bố ngày 30 tháng 7 năm 1980. Quần đảo New Hebrides đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu. Georges Ati Sokomanu được bầu làm Tổng thống. Năm 1983, đảng của Walter Lini đắc cử. Năm 1984, Sokomanu phải đương đầu với Lini, từ chức và tái đắc cử. Năm 1987, Lini lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Tháng 9 năm 1991, Lini rút khỏi chính trường và Maxime Carlot Korman thuộc cộng đồng Pháp ngữ trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Jean-Marc Leyé được bầu làm Tổng thống. Năm 1999, John Bani giữ chức Tổng thống và bổ nhiệm Donald Kalpokas vào chức Thủ tướng. Địa lý Vanuatu là một quần đảo san hô và núi lửa gồm 83 đảo lớn nhỏ, thuộc quần đảo Melanesia, gồm một quần đảo trải dài từ Bắc đến Nam trên 850 km ở Tây Nam Thái Bình Dương, nằm về phía Đông Bắc Nouvelle-Calédonie. Khoảng 75% diện tích đất đai bao phủ bởi các khu rừng nhiệt đới. Tabwemasana là đỉnh núi cao nhất (1.879 m) thuộc đảo Espíritu Santo (4.860 km2), đảo lớn nhất của quần đảo này. Nhiều ngọn núi lửa thuộc quần đảo này nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương" hiện vẫn còn hoạt động, nhất là đảo Tanna, Ambrym, Aoba và Gaua. Hai đảo Matthew và Hunter còn trong vòng tranh chấp với Nouvelle-Calédonie. Trong tổng số đó có 14 đảo với diện tích hơn 100 km² là: Đa số những hải đảo là núi non, địa chất phún thạch của những ngọn núi lửa xưa với khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Vũ lượng tại Vanuatu tính trung bình là 2.360 mm nhưng có năm lên đến 4.000 mm ở những đảo miền bắc. Có vài ngọn núi lửa còn hoạt động tại Vanuatu như ngọn Lopevi. Thiên tai địa chấn và núi lửa thường đe dọa quần đảo. Ngọn núi cao nhất Vanuatu là đỉnh Tabwemasana, đo được 1879 m trên đảo Espiritu Santo. Thành phố lớn nhất là thủ đô Port Vila trên đảo Efate. Thị trấn thứ nhì là Luganville trên đảo Espiritu Santo. Vanuatu được công nhận là vùng địa sinh thái đặc biệt (distinct terrestial ecoregion) thuộc phân khu sinh thái (ecozone) Australasia. Khí hậu Vanuatu nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới. Thời tiết ôn hòa nhờ gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình tương đối cao. Hành chính Kể từ năm 1994, Vanuatu được chia thành sáu tỉnh (province). Tên của sáu tỉnh thì ghép từ tên những đảo phụ thuộc. Malampa (MaLakula, Ambrym, Paama) Penama (Pentecost, Ambae, Maewo - trong tiếng Pháp: Pénama) Sanma (Santo, Malo) Shefa (nhóm Shepherds, Efate - trong tiếng Pháp: Shéfa) Tafea (Tanna, Aniwa, Futuna, Erromango, Aneityum - trong tiếng Pháp: Taféa) Torba (quần đảo Torres, quần đảo Banks) Mỗi tỉnh là đơn vị tự trị với hội đồng tỉnh do cư dân bầu lên. Hội đồng này có quyền thu thuế địa phương và quyết định ngân sách hàng tỉnh cùng những nghị luật. Chủ tịch Hội đồng do chính các thành viên bầu ra, lại có thư ký trợ lý do Ủy ban Công chức (Public Service Commission) bổ nhiệm. Ngành hành pháp có hành pháp viên (executive officer) do phủ Thủ tướng bổ nhiệm. Ở cấp tỉnh cũng có vị tổng thống tỉnh bang (provincial president) thuộc cử tri đoàn để bầu ra tổng thống Vanuatu. Dưới cấp tỉnh là xã (municipality), tương đương với một đảo một. Xã có hội đồng xã và xã trưởng do cư dân bầu nên. Chính trị Vanuatu là một nước dân chủ nghị viện. Đứng đầu là Tổng thống với nhiệm kỳ năm năm nắm vai trò lễ nghi. Cử tri đoàn gồm các đại biểu quốc hội và tổng thống tỉnh bang bỏ phiếu bầu tổng thống toàn quốc. Thủ tướng điều hành chính phủ thì do Quốc hội bầu nếu đạt được hơn nửa số phiếu của ¾ đại biểu. Thủ tướng có nhiệm vụ lập nội các, tức hội đồng bộ trưởng để điều hành ngành hành pháp Vanuatu. Quốc hội Vanuatu là viện lập pháp đơn viện (unicameral) với 52 đại biểu nhiệm kỳ bốn năm do cử tri trực tiếp bầu ra. Quốc hội có thể tự giải tán hay do lệnh Tổng thống với sự cố vấn của Thủ tướng. Song song với Quốc hội là Hội đồng tộc trưởng Malvatu Mauri để cố vấn chính phủ trong những lãnh vực văn hóa và ngôn ngữ Vanuatu. Các Đảng chính trị chính: Vanuaaku Pati, Đảng thống nhất Dân tộc (NUP) và một số đảng khác. Đối ngoại Vanuatu theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, chống vũ khí hạt nhân. Đến nay, Vanuatu có quan hệ ngoại giao với 74 nước. Vanuatu có quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa chặt chẽ với Úc, New Zealand và EU và Nam Thái Bình Dương. Hiện nay, Vanuatu cũng đang chú trọng phát triển quan hệ với nhiều nước khác, đặc biệt là các nước lớn cung cấp nhiều viện trợ như Trung Quốc, Mỹ và các nước láng giềng khu vực. Vanuatu là thành viên Liên Hợp Quốc (1981), Khối thịnh vượng chung (Common Wealth), Phong trào không liên kết (1983), Cộng đồng Pháp ngữ (ACCT), Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Diễn đàn các nước Nam Thái Bình Dương (SPF)... Kinh tế Vanuatu có nền kinh tế còn chưa phát triển, chủ yếu là nông nghiệp với quy mô nhỏ, công nghiệp còn khiêm tốn; ngoài ra còn một số ngành khác như đánh bắt hải sản, khai khoáng và du lịch. Tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 2,9%. Vanuatu nhập khẩu nhiều máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dầu mỏ, hoá chất trong khi xuất khẩu khiêm tốn chủ yếu là cùi dừa, ca cao, thịt bò, gỗ. Bạn hàng và cũng là nước cung cấp viện trợ chính là Úc, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, New Zealand. Nhập khẩu của Vanuatu từ Úc chiếm khoảng 40% - 50%, New Zealand: 11%, Nouvelle-Calédonie: 8%, Nhật: 10%, Fiji và Pháp: 6%. Thu nhập bình quân đầu người của Vanuatu đạt 2442 USD năm 2008 (số liệu của IMF). Nhân khẩu học Dân số Vanuatu hiện nay là 205,754 người. Bao gồm các sắc tộc chính: Người Vanuatu (94%), người châu Âu (4%), người gốc Micronesians, Polynesians; người Hoa và người Việt (2%). Người Người Vanuatu (94%), người gốc Micronesians, Polynesians nói tiếng Bislama; người châu Âu, người Hoa và người Việt nói tiếng Anh và tiếng Pháp. Các tôn giáo chính có: Giáo hội Trưởng Lão (Cơ Đốc) 36.7%, Anh giáo 15%, Công giáo 15%, tín ngưỡng bản địa 7.6%, các tôn giáo khác. Văn hóa Với dân số khoảng 221.000 người (thống kê 2006), Vanuatu tự hào có 113 ngôn ngữ khác nhau đại hình thành tại vô số đại phương ở những hòn đảo xa xôi. Điều này đã biến quốc đảo này là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới. Sự đa dạng là kết quả của hơn 3.000 năm tích tụ từ các dân tộc khác nhau về quốc đảo này đôi khi dẫn đến sự xung đột sắc tộc, tan biến văn hóa và đánh mất đi giá trị truyền thống gốc của nó. Thực phẩm, động vật là những vật quan trọng nhất của đảo vì nó là nguồn cung cấp thức ăn cho người dân và trong đó loài lợn là con vật quan trọng. Xét về khía cạnh sống lợn là con vật linh thiêng nhất cho cuộc sống người dân Vanuatu vì nó không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm, chất dinh dưỡng mà là nền tảng của đời sống nghi thức, biểu tượng của sự giàu có và quyền lực được xác lập từ bấy lâu nay. Nhịp sống hiện đại đã không làm xáo trộn nét đặc trưng của một nghi thức sống trong gia đình. Mọi khía cạnh của cuộc sống được tổ chức và biểu hiện dưới hình thái của một quy trình sống được tổ chức trong một đại gia tộc mà ở đó con số người thân có thể lên đến hàng trăm người. Mối quan hệ hiếu thảo được bảo tồn và còn lưu giữ nhiều tập tục cổ xưa cắt bao qui đầu khởi sinh cho một sinh linh bé bỏng… và các người chết là một việc người đó được về với tổ tiên vì thế mà được cho là việc làm tối thượng. Nghệ thuật tại quốc đảo này thật đa dạng và biểu cảm dưới nhiều hình thức khác nhau như từ việc trang trí đồ trang sức, trang trí thân người bởi hình xăm, các mặt nạ, mũ nón, chạm khắc… rất quan trọng đại diện tiêu biểu cho một làng nào đó. Với xã hội hiện đại, tại quốc đảo nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Họ trồng các loại cây thực phẩm như khoai lang, khoai, sắn, trái cây theo mùa… Với diện tích rừng bị thu hẹp để lấy đất làm nông nghiệp, săn bắt thú hình như không còn phổ biến như xưa và thay vào đó là nuôi động vật, loài lợn là quan trọng là chỗ dựa cho nền kinh tế không chỉ là cung cấp thực phẩm mà là thể hiện sự đẳng cấp giàu có của mình. Văn hóa sống vẫn được bảo tồn và gìn giữ như là một phần của nghi thức cuộc sống. Trên một số hòn đảo, bà mẹ trả tiền để các bác sĩ cắt bao qui đầu trẻ em, các bé trai được đưa vào bụi rậm một tuần, đôi khi cả tháng… có một vài bộ tộc vẫn còn khỏa thân nhưng không như xưa, cánh đàn ông có vỏ bọc dương vật trong khi các phụ nữ vẫn để đôi ngực trần của mình tự nhiên. Dấu ấn văn hóa Pháp Giành chủ quyền từ tay thực dân Pháp vào đầu những năm 1980, Vanuatu là đất nước thuộc thế giới thứ ba ở quần đảo Nam Thái Bình Dương. Dấu ấn văn hóa Pháp vẫn in đậm trên những con phố và đặc biệt là thủ đô Port Vila, đồng thời là thành phố lớn nhất trên đảo Efate. Port Vila nằm trải dài quanh vịnh Vila. Đứng trên cảng, sẽ thấy một khung cảnh tuyệt mỹ, xa xa là những hòn đảo nhô lên giữa đại dương xanh thẳm. Văn hóa Pháp hòa quyện với văn hóa truyền thống của người bản xứ NiVan tạo nên nét độc đáo cho vùng đất này. Những con phố đông đúc, những khu chợ sầm uất ở thủ đô Port Vila nằm dọc theo bến cảng, nơi có nhiều thuyền đang neo đậu. Hầu hết cư dân ở đây đều đi bộ, chỉ một số ít đi lại bằng xe ô tô (loại xe tải). Những chiếc xe này luôn chật ních người và sẽ phải kinh ngạc về luật giao thông đường bộ ở đây. Chú thích
Anbani là tên phiên âm tiếng Việt có thể chỉ đến: Quốc gia Albania ở châu Âu Albany, thủ phủ Tiểu bang New York
{{Thông tin nhân vật | nền = ca sĩ | tên = Duy Quang | hình = Duy Quang.jpg | kích thước hình = 300px | chú thích hình = | tên khai sinh = Phạm Duy Quang | ngày sinh = 4 tháng 11 năm 1950 | nơi sinh = Hà Nội | ngày mất = | nơi mất = California, Hoa Kỳ | nghề nghiệp = Ca sĩNhạc sĩ | module = {{Nghệ sĩ âm nhạc | embed = yes | nghệ danh = Duy Quang | dòng nhạc = Nhạc tiền chiếnTình khúc 1954–1975Nhạc vàng | hợp tác với = The Dreamers | Hãng đĩa = Dream Studio | ca khúc = Kiếp đam mêThà như giọt mưa }} | cha = Phạm Duy | mẹ = Thái Hằng | người thân = Phạm Duy Tốn (ông nội) | quốc tịch = | spouse = *Julie Quang Mỹ Hà (1984–2002) Yến Xuân (2007–2009) }} Duy Quang (4 tháng 11 năm 1950 – 19 tháng 12 năm 2012) tên thật Phạm Duy Quang là một ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm. Ông hát nhiều thể loại như nhạc tình 1954–1975, nhạc tiền chiến và nhạc vàng, tuy nhiên nổi tiếng nhất với những bài tình ca do cha ông, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác.Nghệ sĩ thương tiếc ca sĩ Duy Quang - eva.vn Cuộc đời Ca sĩ Duy Quang là con của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ danh ca Thái Hằng, người gốc Hà Nội, sinh tại Chợ Neo (Bắc Lương, Thọ Xuân), Thanh Hóa. Tên khai sinh của ông là Phạm Duy Quảng, tuy nhiên khi gia đình di cư vào Nam, làm lại giấy khai sinh thì bị ghi sai thành Phạm Duy Quang. Duy Quang là một thành phần trong đại gia đình nghệ sĩ. Ngoài người cha là nhạc sĩ Phạm Duy, mẹ là ca sĩ Thái Hằng, còn có dì ruột là danh ca Thái Thanh, cậu ruột là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương (tức Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung) và nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ (tức Hoài Nam). Các em ruột anh gồm Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Cường đều thành công trên con đường nghệ thuật. Ngoài ra ông còn có em rể là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), em dâu là ca sĩ Thiên Phượng (vợ của Duy Cường) cùng các chị, em họ như Mai Hương, Ý Lan. Khi còn nhỏ, Duy Quang theo gia đình vào Sài Gòn. Cũng như những người em khác trong gia đình, ông được cha hướng theo nghiệp âm nhạc từ nhỏ. Ông khởi nghiệp ca sĩ từ năm 17 tuổi, nhưng rành nhạc lý từ năm 10 tuổi, ngoài hát, ông còn biết chơi mandolin, guitar, dương cầm, trống. Vào những năm 1960, do bị bố cấm chơi nhạc (theo lời kể của Duy Cường thì nhạc sĩ Phạm Duy đã ít nhất 2 lần đập đàn khi thấy các con chơi nhạc) nên Duy Quang bắt đầu sự nghiệp ca hát với các ban nhạc ở Nha Trang chuyên hát cho các club Mỹ, nổi bật nhất trong số đó là "The Free Ones" (Julie và Duy Cường cũng là thành viên của ban nhạc này). Sau này, The Free Ones tan rã khi nhạc sĩ Phạm Duy đánh điện bắt các con trở về Sài Gòn. Và khi nhận thấy rằng không thể ngăm cấm các con được nữa, nhạc sĩ Phạm Duy đã để các con mình theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Và tên tuổi của Duy Quang thực sự nổi bật vào đầu những năm 1970 khi thành lập nhóm nhạc gia đình "The Dreamers" với các thành viên trong gia đình mình (gồm Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Julie, Vény và sau này là Thái Hiền) dưới sự đỡ đầu của Phạm Duy. The Dreamers trở thành một ban nhạc tiên phong cho phong trào trình diễn nhạc nước ngoài và nhạc trẻ, với những bài hát nhạc ngoại lời Việt của The Rolling Stones, The Carpenters, The Beatles, The Shadows. Bên cạnh đó, ông còn được cha sáng tác riêng cho một số tình khúc phù hợp với chất giọng, như Còn Chút Gì Để Nhớ, Con Đường Tình Ta Đi, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Chỉ Chừng Đó Thôi, hay những bài phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên như: Em Hiền Như Ma-soeur, Thà Như Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận…, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Anh vái trời, rất được ưa thích trong giới sinh viên thời bấy giờ và dần trở thành cái tên quen thuộc trong các Đại hội nhạc trẻ, và đó cũng là những ca khúc gắn liền với tên tuổi ông về sau. Ngoài ca hát, ông còn sáng tác một số nhạc phẩm, trong đó nổi bật nhất là ca khúc Kiếp đam mê được nhiều người yêu thích và nhiều ca sĩ thể hiện. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình ông ly tán do cha mẹ ông và các em (Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh) đã di tản ra nước ngoài, còn Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng và Duy Cường không theo kịp. Ông gần như không hoạt động âm nhạc cho đến năm 1978, sang Pháp dưới sự bảo lãnh của Julie và 1 năm sau đó, khi chuyển qua Mỹ định cư, đoàn tụ cùng gia đình và thành lập trung tâm Dream Studio chuyên sản xuất các album ca nhạc. Chính Duy Quang là người đã đưa ra ý tưởng đưa truyện ma của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn sang định dạng audio thay vì sách giấy, Và ông cũng đảm nhiệm phần âm nhạc và sản xuất các băng truyện ma đó trong một thời gian dài. Tại đây ông tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình với những ca khúc trữ tình hải ngoại khi cộng tác với nhiều Trung tâm với các buổi Đại nhạc hội ghi hình. Thời gian này anh kết hôn với nữ danh ca Julie, nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1982, ông và Julie chia tay sau khi có chung một người con gái. Hai năm sau ông kết hôn chính thức với bà Mỹ Hà, lúc đó là hoa khôi người Việt ở Washington, cho đến khi hai người chính thức chia tay vào năm 2002. Năm 2004, Duy Quang có ý định về Việt Nam, 1 năm sau, ông cùng Duy Cường và cha là nhạc sĩ Phạm Duy về nước và mua một căn nhà để sống ở quận 11. Tại quê nhà, ông tiếp tục đi hát những bài tình ca cũ, ngoài ra còn kinh doanh phòng trà. Năm 2007, ông kết hôn lần 2 với nữ ca sĩ Yến Xuân, nhưng cuộc hôn nhân mau chóng đổ vỡ sau đó 2 năm. Sau lần đổ vỡ này, ông ít tham gia các sự kiện, sống khép kín, lặng lẽ. Tháng 10 năm 2012, ông bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan giai đoạn muộn. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, ông được gia đình đưa qua Mỹ chữa trị. Thời gian này ông sa sút rất nhanh, cân nặng chỉ còn 20 ký, sức khỏe yếu và thường hôn mê sâu. Đến 11 giờ 39 phút giờ địa phương (19:39 GMT) ngày 19 tháng 12 năm 2012, ông qua đời. Trước khi ông qua đời ít lâu, ngày 2 tháng 12 năm 2012, một số bạn hữu của Duy Quang đã thực hiện đêm nhạc "Đêm Hội Ngộ Duy Quang" tại California, thể hiện tinh thần "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", với sự tham gia của Elvis Phương, Kiều Nga, Hương Lan, Công Thành & Lynn, Phi Khanh, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Don Hồ,...Trên 500 khán giả tham dự đêm ca nhạc hội ngộ Duy Quang , Người Việt, 18/12/2012 Giọng hát Giọng Duy Quang không vang lộng, không ấm hơn những giọng ấm áp khác, cũng không có chút "tạo dáng" hay phô diễn kỹ thuật nào trong cách trình diễn; thế nhưng, chính cái vẻ tự nhiên và "thật thà thua thiệt" ấy, chính cái chất giọng thoải mái, hiền lành như là tiếng hát trong sân trường ấy lại thích hợp với những bài tình ca học trò, dễ tạo được cảm giác gần gũi và làm "mềm" những trái tim. Đời tư Duy Quang có một sự nghiệp thuận lợi với sự dẫn dắt của người cha là nhạc sĩ Phạm Duy. Ở ngoài đời, ông được các đồng nghiệp đánh giá là dễ mến và hài hước, nhưng về chuyện tình duyên, ông không được hạnh phúcCa sĩ Duy Quang, cả đời khổ vì vợ -ngoisao.net. Tình yêu đầu đời và được biết đến nhiều nhất của ông là với ca sĩ Julie Quang, từng cùng ông là một cặp tình nhân lý tưởng trên sân khấu từ trước 1975. Thời kỳ ở Mỹ, hai người đã trở thành vợ chồng tuy không hôn thú, có với nhau một người con gái (Phạm Lylan). Tuy nhiên cặp đôi sớm đến hồi chia cắt, theo Duy Quang thì do khi đó ông còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời. Hai năm sau khi chia tay Julie, ông có cuộc hôn nhân chính thức với hoa khôi Mỹ Hà từ năm 1984 đến 2002, cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm và có hai người con gái. Theo lời ông kể, bà Mỹ Hà là người mê cờ bạc, khiến ông phải cầm cố gia sản nhiều lần để trả nợ, cuối cùng, "lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen". Cuộc hôn nhân thứ ba và cuối cùng của ông với ca sĩ Yến Xuân, vào năm 57 tuổi, năm 2007, thì chỉ kéo dài được 2 năm. Duy Quang có 3 người con gái: Phạm Ly Lan (với Julie), Phạm Mỹ An và Phạm Mỹ Kim (với Mỹ Hà) Sáng tác Riêng Bài Thơ Vu Quy (phổ thơ Tuệ Mai, 1970) Chào Bạn Âu Sầu Chẳng Còn Như Xưa Chiếc Áo Quê Hương (Phạm Duy & Duy Quang) Đất Mới Hát Cho Quyền Làm Người Hát Cho Tổ Quốc Việt Nam Khi Em Về Kiếp Đam Mê (thơ Huyền Công) Nắng Quê Mẹ Ngày Em Đi Ngày Như Đêm Ngày Vui Của Em Người Em Nhỏ Quê Hương Mời Gọi (Phạm Duy & Duy Quang) Tình Em Tình Yêu Hôm Nay Vì Yêu Em Viết lời Việt Biển Trời Tình Yêu (La Isla Bonita) Chàng Kiêu Kỳ Chẳng Còn Như Xưa Cô Gái Ma Quái (Black Magic Woman) Em Đợi Chờ Anh Em Là Tất Cả Hãy Buông Tha Tôi Không Bao Giờ Nói Xa Nhau (Never Say Goodbye) Lời Anh Hứa (Can't Wait) Mãi Mãi Yêu Em Nàng (Elle) Ngày Hôm Nao (Yesterday Once More) Người Hay Chăng (Don't You Know) Người Tình Trong Mơ (Fantasy Boy) Người Trong Mơ (Pretty Young Girl) Niềm Thương Nhớ (Nostalgie) Nụ Cười Trong Bóng Mơ (The Shadow of Your Smile) Quên She's Not There Stars On Magic Tình Em Trao Anh Xin Anh Hãy Quên (viết chung với Tommy Ngô) Xin Cho Tôi Thiên Thần (Send Me An Angel) Album Dream Musical Productions 1988: Dream Studio 1 - Mộng Du - Dreamers 1 1988: Dream Studio 2 - Làm Sao Mà Quên Được (Duy Quang 1) 1989: Dream Studio 06 - Nửa Đoạn Tình Buồn (Duy Quang 2) 1989: Dream Studio 10 - Oh! Mê Ly - Dreamers 2 1989: Dream Studio 11 - Thà Như Giọt Mưa (Duy Quang 3) 1989: Dream Studio 12 - Tình Phai. với Ngọc Lan 1989: Dream Studio 14 - Nga. với Kiều Nga 1989: Dream Studio 15 - Lời Thì Thầm. với Ngọc Lan, Kiều Nga 1989: Dream Studio 18 - Nụ Hôn Tình Sầu (Duy Quang 4) 1990: Dream Studio 21 - Con Đường Tình Ta Đi. với Thái Hiền 1990: Dream Studio 22 - Liên Khúc Hẹn Em Bốn Mùa 1991: Dream Studio 23 - Nhạc Yêu Cầu (Duy Quang 5) 1991: Dream Studio 24 - Tình Phai 2. với Ngọc Lan 1991: Dream Studio 25 - Xin Một Ngày Mai Có Nhau. với Phượng Thúy, Như Mai, Tuấn Ngọc 1992: Dream Studio 30 - Đợi Chờ (Duy Quang 6) 1993: Dream Studio 32 - Hãy Yêu Chàng. với Elvis Phương, Tuấn Ngọc 1993: Dream Studio 33 - Hai Phương Trời Xa. với Hương Lan 1993: Dream Studio 35 - Mộng Nhỏ Ngày Xưa. với Phượng Mai 1993: Dream Studio 36 - Tình Thời Chinh Chiến 1993: Dream Studio 37 - Chỉ Còn Trái Tim. với Hương Lan, Thái Châu 1993: Dream Studio 38: Chàng Là Ai. với Thái Hiền 1994: Dream Studio 39: Nắng Quê Mẹ. với Duy Khánh, Hương Lan, Sơn Ca 1994: Dream Studio 40 - Tình Yêu Là Chiếc Bóng. với Thái Hiền, Tuấn Ngọc 1994: Dream Studio 41 - Tình Đẹp Như Mơ (Duy Quang 7) 1994: Dream Studio 43 - Thu Đi Vào Nhớ. với Phựong Mai, Thái Châu Trung tâm khác 1979: Phượng Nga 3 1980: Phạm Duy 3 - Hát Trên Đường Tị Nạn 1980: Phạm Duy - Ngục Ca 1981: Châu Đình An - Như Những Lời Ca Thép 1981: Quê Mẹ Ca 1 - Mây Trôi Trôi Hết Một Đời. với Julie 1981: Tiếng Hát Duy Quang (collection thâu trước 1975) 1982: Shotguns 64 - Về Đây Nghe Em 1983: Bích Liên - Khi Em Nhìn Anh. với Hương Lan 1983: Bích Liên - Em Yêu Dấu 1983: Màu Kỷ Niệm 1984: Thanh Lan 14 - Mắt Lệ Người Tình. với Kim Anh 1984: Tú Phương 6 - Tứ Quý Tứ Ca 1985: Phạm Duy - Lá Diêu Bông. với Thái Hiền 1985: Quê Mẹ 3 - Tình Anh Lính Chiến 1985: Tú Phương 8 - Ngậm Ngùi. nhạc Phạm Duy 1986: Thúy Nga 12 - Định Mệnh. với Phượng Mai, Elvis Phương 1986: Tú Phương 9 - Thương Tình Ca 1987: Giáng Ngọc 31- Tứ Quý. với Hưong Lan, Ngọc Lan, Tuấn Vũ 1987: Thúy Nga 14 - Ai Buồn Hơn Ai (Làng Văn 40) với Kim Anh 1988: Dạ Lan 48 - Je T'aime. với Billy Shane 1988: Hà Nguyễn - Đôi Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau. với Thái Hiền 1988: Kim Ngân 17 - Biển Mộng. với Ngọc Lan 1988: Làng Văn 52 - 10 Năm Tình Cũ. với Kiều Nga 1988: Làng Văn 72 - Bên Kia Sông 1988: Rong Ca - Người Tình Già Trên Đầu Non. với Thái Hiền 1988: Thanh Lan 111 - Lãng Tử (Tứ quý) 1989: Asia 50 - Asia Collection 1. với Billy Shane 1989: Làng Văn 106 - Chân Trời Tím. với Sĩ Phú, Elvis Phương 1989: Thúy Anh 40 - Tuổi Thần Tiên. với Ngọc Lan 1990: Phượng Hoàng 22 - Đôi Ngã Chia Ly. với Hưong Lan, Phương Mai, Hoàng Liêm 1991: Phượng Hoàng 27 - Nỗi Buồn Sa Mạc. với Thanh Phong, Huơng Lan, Phựong Mai 1993: Paris By Night 19 - Tác Phẩm Và Con Người Phạm Duy https://www.youtube.com/watch?v=IkJkpoonQ6s 1994: Phạm Duy Cường 9 - Trường Ca Hàn Mặc Tử 1995: Paris By Night 30 - Phạm Duy 2 - Người Tình 1997: Phạm Duy - Minh họa Kiều 1 1998: Thái Hiền 3 - Tình Vẫn Rong Chơi. với Thái Hiền 1998: Kim Lợi - Một Thời Để Nhớ (Duy Quang 8) 1999: Kim Lợi - Tình Ta Ngày Đó. Thanh Lam'' 2002: Duy Quang 9 - Mối Tình Trương Chi 2002: Phạm Duy - Minh họa Kiều 2 2004: Phạm Duy - Hương Ca 2000 2004: Phạm Duy - Minh họa Kiều 3 2005: Những Bài Tình Các tiết mục trình diễn trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga Trung tâm Asia Trung tâm Mây
"Yumi, Yumi, Yumi" ("Chúng ta, chúng ta, chúng ta") là quốc ca Vanuatu, được viết lời và phổ nhạc bởi François Vincent Ayssav (sinh năm 1955) và trở thành quốc ca năm 1980.
Độ Fahrenheit (℉ hay độ F), là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686–1736). Lịch sử Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7,5॰, điểm sôi là 60॰, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer. Fahrenheit chọn điểm số không trên thang nhiệt độ của ông là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708/1709, một mùa đông khắc nghiệt, ở thành phố Gdansk (Danzig) quê hương ông. Bằng một hỗn hợp "nước đá, nước và Amoni chloride (NH4Cl)" (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8 °C) này. Fahrenheit muốn bằng cách đó tránh được nhiệt độ âm, như thường gặp ở thang nhiệt độ Rømer-Skala trong hoàn cảnh đời sống bình thường. Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết (ở 32 °F) và điểm chuẩn thứ ba là "thân nhiệt của một người khỏe mạnh" (ở 96 °F). Theo các tiêu chuẩn hiện nay thì các điểm chuẩn trên và dưới khó có thể tạo lại một cách thực sự chính xác được. Vì thế mà thang nhiệt độ này về sau đã được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới là nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước, tức là 32 °F và 212 °F. Theo đó, thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6 °F (37 °C), chứ không phải là 96 °F (35,6 °C) như Fahrenheit đã xác định nữa. Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác. Sử dụng Thang nhiệt độ Fahrenheit từng được sử dụng chủ yếu trong đo đạc thời tiết, công nghiệp và y tế ở hầu hết các nước nói tiếng Anh cho đến những năm 1960. Vào nửa cuối những năm 1960 và 1970, thang nhiệt độ Celsius dần dần được các chính phủ đưa vào sử dụng trong kế hoạch chuẩn hóa hệ thống đo lường. Những người ủng hộ thang nhiệt độ Fahrenheit cho rằng sự phổ biến của nó trước kia là do yếu tố tiện dụng. Đơn vị của nó chỉ bằng 5/9 của một độ Celsius, cho phép thể hiện chính xác hơn các đo đạc nhiệt độ mà không cần sử dụng đến các đơn vị lẻ. Ngoài ra, nhiệt độ không khí môi trường ở hầu hết các vùng cư dân trên thế giới thường cũng không vượt xa giới hạn từ 0 °F đến 100 °F, vì thế mà thang nhiệt độ Fahrenheit được cho là thể hiện nhiệt độ mà con người có thể cảm nhận được, thể hiện theo từng cấp 10 độ một trong hệ thống Fahrenheit. Hơn nữa, đồng thời mức thay đổi nhiệt độ nhỏ nhất có thể cảm nhận được là một độ Fahrenheit, nghĩa là một người bình thường có thể nhận biết nếu có chênh lệch nhiệt độ ở mức chỉ một độ. Nhưng cũng có những người ủng hộ thang nhiệt độ Celsius lập luận rằng hệ thống của họ cũng rất tự nhiên; ví dụ như họ có thể nói rằng nhiệt độ từ 0 – 10 °C là lạnh, 10 – 20 °C là mát mẻ, 20 – 30 °C là ấm áp và 30 – 40 °C là nóng. Ở Mỹ, hệ thống Fahrenheit vẫn là hệ thống được chấp nhận là chuẩn cho mục đích phi khoa học. Mọi quốc gia khác đã áp dụng thang nhiệt độ chính là Celsius. Fahrenheit đôi khi vẫn được thế hệ cũ sử dụng, đặc biệt là để đo nhiệt độ ở các mức cao. Chuyển đổi Công thức chuyển đổi cơ bản Các thang nhiệt độ * sử dụng nhiệt độ của một hỗn hợp lạnh từ nước đá, nước và Ammonichloride (−17,8 °C) và „thân nhiệt của một người khỏe mạnh" (35,6 °C). Chuyển đổi nhiệt độ So sánh
Dương Tam Kha (chữ Hán: 楊三哥, ? - 980), tức Dương Bình Vương (楊平王), là một vị vua Việt Nam, trị vì từ 944 đến 950, xen giữa triều đại nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Với thân phận là anh/em vợ của Ngô Quyền và là con trai của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, ông đã tạo nên một thế lực đủ mạnh để cướp ngôi nhà Ngô, tự lập triều đại riêng của mình trong vòng 6 năm, cho đến khi bị Hậu Ngô Vương phế truất. Tiểu sử Dương Tam Kha là con của Dương Đình Nghệ, là em (có sách nói là anh) của Dương hậu vợ Ngô Quyền. Tiểu sử của ông còn nhiều chỗ chưa rõ. Theo Đại Việt sử lược thì Dương Tam Kha tên húy là Dương Chủ Tướng (楊主將). Còn theo ghi chép trong Tống sử thì Dương Tam Kha có tên gọi là Dương Thiệu Hồng (楊紹洪). Có tài liệu nói rằng ông là con trai thứ ba của Dương Đình Nghệ, hai người con trai trước là Dương Nhất Kha và Dương Nhị Kha. Làm bộ tướng Dương Đình Nghệ là một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết độ sứ. Lúc này Dương Tam Kha làm một bộ tướng của cha. Được 6 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Năm 938 Ngô Quyền, vốn là bộ tướng cũng là con rể của Dương Đình Nghệ, giết Kiều Công Tiễn. Dương Tam Kha lại theo anh rể làm bộ tướng. Theo thần phả, chính Dương Tam Kha cùng con Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập là người chỉ huy quân tiên phong tiến ra Đại La tiêu diệt Công Tiễn. Trước đó Công Tiễn sai người sang Nam Hán xin quân cứu viện, vua Nam Hán cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Quan Nam Hán chưa tới thì Công Tiễn đã bị giết. Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo kéo sang bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Dương Tam Kha cũng tham dự trận này. Cướp ngôi Năm 944, Ngô Quyền mất, ủy thác con trưởng là Ngô Xương Ngập cho ông. Dương Tam Kha cướp ngôi cháu, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng là Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương - Nam Sách (Hải Dương). Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn, Dương Tam Kha sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền làm con nuôi. Trong thời gian cai trị đất nước, ông giữ chính sự tương đối ổn định, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, nhất là ở các vùng Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) và Cổ Lễ (Nam Định). Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình (khu vực Sơn Tây, Vĩnh Phúc ngày nay vốn thuộc lãnh địa của các sứ quân Nguyễn Khoan và Ngô Nhật Khánh). Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Biết ơn của Dương Tam Kha, Xương Văn không giết Tam Kha mà chỉ giáng ông xuống làm Chương Dương sứ. Với biến cố loạn 12 sứ quân Sử xưa chép loạn 12 sứ quân bắt đầu từ thời kỳ Dương Tam Kha giành ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thần phục. Như vậy các sử sách cũ đã đồng tình quan điểm cho rằng sự kiện Dương Tam Kha cướp ngôi chính là nguyên nhân gây nên loạn 12 sứ quân. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu lịch sử lại có một cái nhìn khác. Sử gia Nguyễn Văn Sơn cho rằng loạn 12 sứ quân không phải một ngày mà có. Trong thời họ Khúc, họ Dương và Ngô cầm quyền, các thế lực phong kiến cát cứ không dám cựa quậy, vì các vị lãnh đạo quốc gia bấy giờ được nhân dân hoàn toàn cảm phục. Họ Khúc nổi tiếng về đức độ và lòng ái quốc. Họ Dương, họ Ngô là những anh hùng giải phóng dân tộc. Dân chúng đâu có chịu vì những kẻ mưu đồ quyền lợi riêng tư để chống lại với các thủ lĩnh uy danh sáng ngời đó. Nhưng khi Ngô qua đời, Dương Tam Kha phụ lời ủy ký, mối biến loạn đã có sẵn nay mới có cơ hội để bột phát. Giáo sư Trần Quốc Vượng coi thời kỳ loạn 12 sứ quân như là "Sự hoài cổ tiền Bắc thuộc". Theo Giáo sư, thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, nhưng khuynh hướng chính là tiến bộ, tiến tới nền tự chủ của Việt Nam. Sử cũ ghi chép chuyện đánh lẫn nhau rồi bên yêu cầu ngoại viện (của Kiều Công Tiễn). Thực chất của cuộc nội chiến này là sự đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Việt của các thủ lĩnh địa phương. Chính quyền quân chủ trung ương nhà Đường suy tàn rồi biến mất tạo ra một khoảng trống quyền lực ở đất Việt (An Nam đô hộ phủ), một cái "hẫng hụt trung ương" mà nhiều hào trưởng địa phương có tham vọng điền vào chỗ trống ấy. Trần Quốc Vượng cho rằng thời kỳ "Thập nhị sứ tướng quân" không chỉ như là một cuộc loạn sau thời Ngô Quyền mất, tức khi Dương Tam Kha cướp ngôi. Cái "loạn" ấy có mầm mống ngay sau năm 905, hay còn từ trước đó nữa vì trong số 12 sứ quân mà sử cũ chép có đến 2 ông sứ quân họ Kiều là cháu nội của Kiều Công Tiễn ở Phong Châu, 2 ông sứ quân họ Ngô thuộc dòng dõi Ngô Quyền, và ông sứ quân họ Đỗ – Đỗ Cảnh Thạc - mà từ đời Đỗ Viện – Đỗ Tuệ Độ thế kỷ thứ IV đã là một thế lực lớn ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai – Hà Nội)... Cuối đời Năm 953, Dương Tam Kha cùng gia quyến và thuộc hạ tiếp tục đi xuống phía Nam để khai khẩn vùng đất mới, Giao Thủy (Nam Định). Tại đây, ông đã đổi tên là Dương Tùng Khuê. Ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở Cổ Lễ hay còn gọi là Cổ Lĩnh (nay thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định), lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê. Ông đã dạy dân canh tác, đắp đê phòng lụt, khai khẩn sông ngòi, làm thủy lợi, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất. Năm 980, ông trở về quê cũ làng Giàng (Dương Xá, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) và mất tại đây. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ tôn ông làm “Dương cảnh phúc thần”. Ông chính là cha của hoàng hậu Dương Vân Nga và ông ngoại của Đinh Phế Đế và ông còn sống tới lúc gả bà cho Đinh Bộ Lĩnh năm 966. Nhận định Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt Sử ký Toàn thư: Nhận xét của Lê Văn Hưu chưa hoàn toàn thỏa đáng. Dương Tam Kha không noi gương Chu Công Đán phò tá Chu Thành vương mà làm việc của Vương Mãng, đúng là đáng chê trách. Nhưng việc Ngô Xương Văn tha ông không giết là nhân từ, không phải là sai lầm. Bởi lẽ sau này khi là Chương Dương công, ông không gây "hậu họa" gì cho nhà Ngô nữa. Đó là cái tình cậu cháu trong nhà đã trọn vẹn và không để xảy ra cảnh máu chảy đầu rơi. Qua việc ông nhận Xương Văn làm con (để nhường ngôi) và việc ông gả con gái cho Đinh Bộ Lĩnh chứng tỏ Dương Tam Kha có con mắt tinh đời. Đành rằng, có thể tại Xương Văn là cháu ruột ông (do bà Dương hậu sinh ra - xem thêm bài Ngô Xương Ngập), nhưng xem cách hành xử của anh em Xương Ngập và Xương Văn lúc ngồi chung ngai vàng thì thấy đạo đức và tài năng của người anh kém xa người em. Rất có thể Dương Tam Kha đã nhận thấy người cháu lớn không đủ phẩm chất xứng đáng để ngồi ngai vàng nên ông đã giành ngôi và việc truy bức Xương Ngập để "trừ hậu hoạ" vì ông lường trước việc Xương Ngập khó lòng để ông sống nếu một mình được thống soái trên ngai vàng. Việc ông không chọn một người trong họ Dương, dù là họ xa, làm con mà vẫn lấy Xương Văn làm con càng chứng tỏ Dương Tam Kha vẫn có ý định trả ngôi về cho họ Ngô chứ không nhất quyết giữ ngôi cho họ Dương. Ngô Xương Xí sau này còn về quê hương ông để lập căn cứ thời 12 sứ quân. Nếu ông muốn chiếm ngôi cho họ Dương, nhiều khả năng cả Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng, Nhật Khánh đều đã bị thanh trừng. Có lẽ đây là một lý do khiến các sử gia gộp thời đại ông trị vì nằm trong "Kỷ nhà Ngô" mà không tách riêng như Đại Việt Sử ký Toàn thư đã làm với nhà Tiền Lý khi tách 3 vua: Tiền Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương và Hậu Lý Nam Đế làm 3 "kỷ" riêng. Còn đối với trường hợp gả Dương Vân Nga cho Đinh Bộ Lĩnh, đành rằng ông có thiện cảm với người đã từng chống được anh em họ Ngô (năm 951, xem bài Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn) nhưng trong lúc loạn 12 sứ quân mới bùng phát và chưa rõ cục diện, ông đã sáng suốt nhìn ra người có thể cứu vãn đại cục và việc tác động chiêu hàng họ Ngô (Xương Xí) của ông đã góp phần sớm chấm dứt mối loạn lạc chia năm xẻ bảy ở Việt Nam, có thể làm mồi cho Trung Hoa đang trên đà thống nhất trở lại dưới tay nhà Tống. Đền thờ Do có nhiều công lao, Dương Tam Kha được lập đền thờ ở nhiều nơi như: Đền thờ Dương Tam Kha ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền thờ Dương Tam Kha tại thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Đền thờ Dương Tam Kha ở đền xóm Kiều Nguyễn, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, Hưng Yên. Đền thờ Bình vương Dương Tam Kha tại làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Ghi chú
Chu Huy Mân (17 tháng 3 năm 1913–ngày 1 tháng 7 năm 2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò Tư lệnh Quân khu Tây Bắc và được bổ nhiệm làm Chính ủy các chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng trong Chiến tranh Việt Nam. Tiểu sử Ông tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1913 tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Sự nghiệp Ông tham gia cách mạng từ năm 1929, kết nạp vào Đảng năm 1930. Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ông tham gia đội Tự vệ đỏ và là đội phó đội tự vệ xã, sau đó làm Bí thư chi bộ xã (năm 1933), Bí thư phân Huyện ủy huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (năm 1936). Tháng 5 năm 1935, ông đổi tên là Chu Huy Mân. Ngoài ra, ông còn có một số bí danh như Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh. Từ 1937 đến năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần ở nhà lao Vinh, đến năm 1940 đưa đi giam ở Đắc Lay rồi Đắc Tô, Kon Tum. Năm 1943, ông vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Ban Việt Minh tỉnh và Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Sau khi giành được chính quyền năm 1945, ông vào quân đội và lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính 4 tỉnh Trung Bộ, Trưởng ban Kiểm tra Đảng, Ủy viên Quân khu Việt Bắc. Từ năm 1947 đến năm 1949 là Trung đoàn trưởng, Bí thư Trung đoàn ủy các Trung đoàn 72, Trung đoàn 74 Cao Bằng và Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng. Tháng 5-1951, ông làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy Đại đoàn 316, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Tháng 8-1954, là Đoàn trưởng Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào. Năm 1957, ông giữ chức Chính ủy Quân khu IV; 4/1958 là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc. Năm 1961 ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4. Tháng 8-1965, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên. Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế- Đà Nẵng. Từ 1975 đến 1976, ông là Chính uỷ, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980). Ông là Đại biểu Quốc hội khoá II, VI, VII, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IV, V. Sau Đại hội VI, ông nghỉ hưu theo chế độ. Ngày 21 tháng 01 năm 1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 401KT/CT trao tặng huân chương Sao Vàng cho Đại tướng Chu Huy Mân vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đại tướng Chu Huy Mân qua đời ngày 1-7-2006 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Khen thưởng Đại tướng Chu Huy Mân được Đảng, Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 50x50px Huân chương Sao Vàng (21/01/1995). 50x50px Huân chương Hồ Chí Minh. Huân chương Độc lập hạng Nhất. 50x50px Huân chương Quân công hạng Nhất. 02 Huân chương Quân công hạng Nhì. 50x50px Huân chương Chiến thắng hạng Nhất. 52x52px Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. 52x52px Huân chương Chiến công hạng Nhất. 52x52px Huân chương Chiến công hạng Nhì. 50x50px Huy chương Quân kỳ quyết thắng. 50x50px Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương khác. Lịch sử thụ phong quân hàm Gia đình Tháng 5 năm 1937, thực dân Pháp bắt ông rồi đưa đi nhiều nhà tù, ai cũng bảo ông đã bị Pháp giết trong nhà tù. Vợ ông tần tảo nuôi 2 đứa con chờ chồng, nhưng trận đói lịch sử năm 1945 đã khiến người con trai 7 tuổi mất. Vợ ông bế đứa con gái còn nhỏ đến Hà Nội xin ăn để tìm đường sống. Ngày ông trở về chỉ còn căn nhà hoang vắng. Người vợ nghĩ ông đã chết cũng đi lấy chồng. Đến năm 1952, ông mới đi bước nữa với Lê Thu Thủy, cán bộ phụ nữ huyện Yên Dũng, Bắc Giang và sinh được 3 người con, 2 gái 1 trai. Người con trai Chu Thế Sơn sinh năm 1959, nhập ngũ, nhập học Học viện Kỹ thuật Quân sự, chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Sau khi ra trường được điều về làm kỹ sư tại Nhà máy Z153, thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Sau đó, ông Sơn công tác tại Văn phòng Bộ Quốc phòng. Ngày 25 tháng 5 năm 1998, Trung tá Chu Thế Sơn hy sinh khi chiếc máy bay trực thăng chở đoàn cán bộ tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam (tất cả 14 người, có Trung tướng Đào Trọng Lịch) đi công tác tại Lào bị rơi tại Xiêng Khoảng. Ông còn có một người con gái là Thượng tá Chu Minh Châu, Phó Trưởng phòng PB11 (Phòng Tình báo, nay là Phòng An ninh Đối Ngoại) Công an Thành phố Hà Nội. Công trình gắn liền với tên tuổi của Chu Huy Mân Tên của ông được đặt cho con đường ở Hà Nội (nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside), Đà Nẵng (nối đường Lê Đức Thọ và đường Ngô Quyền), Vinh (nối từ đường Nguyễn Viết Xuân) và ở phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình (nối từ Hoàng Văn Thái đến Nguyễn Văn Linh)...Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có đường mang tên ông Chú thích Sách Người Vinh Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phó Chủ tịch nước Việt Nam Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II Huân chương Sao Vàng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Quân công Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Tư lệnh Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam Chính ủy Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1980
Lê Trung Tông (chữ Hán:黎中宗) có thể là những vị quân chủ nhà Lê trong lịch sử Việt Nam sau: Danh sách Vua Lê Trung Tông của nhà Tiền Lê Vua Lê Trung Tông của nhà Lê Trung Hưng
Tiền Lê Trung Tông (chữ Hán: 前黎中宗 983 – 1005), tên thật Lê Long Việt là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tiền Lê. Khi vua cha Lê Đại Hành mất, Thái tử Lê Long Việt vâng theo di chiếu nối ngôi nhưng bị anh em tranh chấp ngôi báu trong 8 tháng mới dẹp yên. Khi chính thức lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh sai người đầu độc cướp ngôi vua. Tiểu sử Lê Trung Tông tên húy là Lê Long Việt (黎龍鉞), sinh năm Quý Mùi 983 tại kinh đô Hoa Lư, con trai thứ ba của Lê Đại Hành, mẹ là Chi hậu Diệu nữ, em trai là Lê Long Đĩnh. Hoàng đế Lê Đại Hành có hơn 10 hoàng tử, đều phong Vương. Năm Kỷ Sửu (989), Long Việt thụ phong tước Nam Phong vương (南封王), cùng với Kình Thiên đại vương Lê Long Thâu và Đông Thành vương Lê Long Tích. Lên ngôi Năm Giáp Thìn (1001), Nam Phong vương Lê Long Việt được lập làm Thái tử, lại gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh đại vương, Long Tích làm Đông Thành đại vương. Trước đó, Long Đĩnh xin làm Thái tử, vua có ý muốn cho. Đình thần nghị bàn cho rằng không lập con trưởng mà lập con thứ là không phải lễ. Vua bèn thôi. Đến đây lập Long Việt làm Hoàng thái tử mà gia phong Long Đĩnh và Long Tích làm Đại vương. Năm Ất Tỵ (1005), mùa xuân tháng 3, Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Tranh chấp chính xảy ra giữa Thái tử Long Việt và hoàng tử thứ hai Lê Long Tích là người lớn nhất trong số các anh em còn lại. Tháng 10 năm đó, Long Tích thua chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết. Long Việt lên ngôi, trong nước vẫn chưa yên ổn hẳn. Được 3 ngày, Trung Tông bị em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh sai người trèo tường lẻn vào cung hãm hại, hưởng dương 22 tuổi. Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho Long Việt là Trung Tông Hoàng đế, cho Lý Công Uẩn làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ. Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử ký Toàn thư: "Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông." Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên đánh giá về Lê Trung Tông: "Vua không biết phòng giữ cẩn mật đến nỗi bị nạn, có tính nhân hậu mà không biết làm vua, đáng tiếc thay!" Trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, nhà sử học Ngô Thì Sĩ thì bàn rằng: "Xét việc Trung Tông lên ngôi mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu đã bị giết, trước 3 ngày đó thuộc Đại Hành, sau 3 ngày đó thuộc Ngọa Triều. Niên hiệu hình như không lệ thuộc vào đâu, nhưng Trung Tông chính ngôi Thái tử, Lê Đại Hành mất, [Trung Tông] vâng theo di chiếu nối ngôi, tức là Thái tử lên ngôi báu đã thành vua rồi. Năm đó tuy Ngọa Triều đã cướp ngôi, nhưng cũng chưa có niên hiệu, đối với phép chép sử biên niên không có vướng mắc gì. Xét như Bắc sử, khi vua Minh Thần Tông mất, Thái tử Hy Tông lên nối ngôi, chưa kịp đổi niên hiệu nhưng sử vẫn chép to chữ "Hy Tông" cho rõ chính thống mà niên hiệu thì viết to chữ "Vạn Lịch năm thứ 40 vua [Thần Tông] mất". Như vậy kỷ Lê Trung Tông nên chép theo phép chép ấy là đúng, cho nên chép theo như thế". Bí ẩn xung quanh cái chết Đại Việt Sử ký Toàn thư đã chép: "Vua lên ngôi được 3 ngày thì bị Long Đĩnh giết. Bầy tôi đều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc". Theo nghiên cứu gần đây thì cái chết này còn nhiều bí ẩn vì tại sao tất cả bầy tôi đều phải chạy trốn. Hành động của bọn thích khách là xông vào giết vua hay trộm trèo tường và ai là người chỉ huy đội đặc nhiệm này trong khi chỉ còn một mình Lý Công Uẩn, khi đó đang làm chỉ huy quân Cấm vệ. Câu hỏi về thời gian trị vì Xét thực tế, Lê Trung Tông chỉ làm vua 3 ngày, nhưng theo phép chép sử xưa thì thời gian ấy phải là 8 tháng, thậm chí tính tròn 1 năm. Chỉ với 3 ngày ở trên ngôi báu, Lê Trung Tông cùng với vua Dục Đức triều Nguyễn là hai vị vua có thời gian cai trị ngắn nhất. Tuy nhiên theo phàm lệ về việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư thì lệ chép sử các triều vua được tính như sau: “Đế vương các đời ở ngôi lâu hay chóng, vị trước sáng nghiệp năm nào thì lấy năm ấy làm năm bắt đầu ở ngôi, đến năm nào chết, hay nhường ngôi hoặc bị giết mà vị sau nối lên ngôi và đổi niên hiệu thì năm ấy hãy còn là năm cuối cùng của vị vua trước. Hoặc là chết hay nhường ngôi vào mùa xuân, mùa hạ năm ấy, thì năm ấy là năm đầu ở ngôi của vị sau, mà những tháng mùa xuân, mùa hạ ấy là tháng còn lẻ lại của vị trước, nếu chết hay nhường ngôi vào cuối năm, tính lại những năm ở ngôi còn có những tháng chưa hết thì cũng gọi là tháng lẻ… Lê Trung Tông lên ngôi được 3 ngày thì bị giết, nhưng các vương tranh nhau làm vua đến 8 tháng, những tháng ấy ở vào trong năm Trung Tông nối ngôi, cho nên chép Trung Tông là vua, để định tội của Ngọa Triều cướp ngôi giết anh, mà tính kể là Trung Tông nối ngôi được 1 năm”. Do đó nếu xét thực tế thì Lê Trung Tông chỉ làm vua có 3 ngày nhưng theo cách tính thời gian theo phép chép sử thời xưa thì thời gian làm vua của ông được tính là 8 tháng hoặc thậm chí tính tròn là 1 năm. Hậu duệ Theo gia phả "Lê tộc sinh hạ" của nhà Hậu Lê lập năm Thuận Thiên thứ ba (1430), thì sau khi Trung Tông chết, vợ là Phạm Thị Duyên và con trai là Lê Long Diên vẫn còn sống. Họ được các đại thần trung thành đưa đi trốn chạy về khu vực cửa sông Cà Lồ. Hoàng đệ Định Phiên vương Lê Long Tung đóng ở Tư Doanh (nay là Cổ Loa, Hà Nội) và trấn trị cả vùng Ngũ Huyện Giang (thường gọi là Ngũ Huyện Khê) đã giúp đỡ con cháu của Long Việt. Thờ phụng Lê Trung Tông không được thờ ở đền Vua Lê Đại Hành trong khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) nhưng ông được đúc tượng và thờ cùng với Lê Đại Hành và vua em Lê Long Đĩnh tại 3 địa điểm khác là đền Lăng ở quê hương Liêm Cần, đình Yến ở xã Thanh Hà đều thuộc Thanh Liêm (Hà Nam) và Di tích quốc gia đình An Lãng, xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội. Trong văn hoá đại chúng
Nguyễn Huy Oánh (chữ Hán: 阮輝, 1713 - 1789), tự: Kinh Hoa, hiệu:Lưu Trai; là đại thần và là nhà văn thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Nguyễn Huy Oánh sinh trưởng trong một gia đình Nho học tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Ông sinh ngày 4 tháng 11 năm 1713. Năm Nhâm Tý (1732), Nguyễn Huy Oánh đỗ đầu khoa thi Hương tại Trường thi Nghệ An lúc 20 tuổi, được bổ quan, thăng dần đến chúc Tri phủ Trường Khánh. Năm 1733, ông tham dự kỳ thi Hội nhưng không đậu. Năm Mậu Thìn (1748), ông đỗ thi Hội, và khi vào thi Đình, ông đỗ Đình nguyên Thám hoa năm 36 tuổi. Đỗ thứ hạng cao, ông được bổ làm Hàn lâm viện đãi chế. Năm Kỷ Tỵ (1749), ông làm tham mưu cho đạo Thanh Hoa. Năm sau (1750), chuyển ông làm Hiệp đồng đạo Nghệ An, cùng với Phạm Đình Trọng vây phá Bào Giang (căn cứ của Nguyễn Hữu Cầu). Năm 1753, cử ông làm Đề điệu trường thi Hương ở Hải Dương và Yên Quảng. Năm 1756, ông làm Tán trị thừa chính sứ xứ Sơn Nam. Năm 1757, ông được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội, rồi thăng Đông các đại học sĩ. Năm 1759, ông làm Nhập nội thị giảng kiêm Quốc tử giám tư nghiệp. Năm 1761, nhà vua ban cho ông phẩm phục hàng tam phẩm, Sau đó, ông được cử lo việc tiếp đón sứ nhà Thanh (Trung Quốc). Năm 1765, thấy ông có tài ứng đối, nhà vua cử ông làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Ông đi sứ từ Thăng Long đến Yên Kinh từ 1765 đến 1766. Về nước, ông được thăng chức Thiêm đô ngự sử ở Ngự sử đài. Năm 1768, ông làm Hữu thị lang bộ Công. Cũng trong năm này, ông được cử làm Tán lý quân vụ, lo việc tiễu trừ hải tặc ở đạo Thanh Hoa, Sơn Nam và Hải Dương. Năm 1777, ông được phong Hữu thị lang bộ Lại. Gặp lúc dân miền núi nổi dậy ở Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên và Cao Bằng; ông lại được cử làm Tán lý quân vụ để lo việc đánh dẹp và vỗ yên. Sau khi xong việc, ông xin về trí sĩ nhưng không được chập thuận. Nhà vua phong ông làm Tả thị lang bộ Lại. Năm 1782, ông được thăng chức Thượng thư bộ Hộ. Năm Nhâm Dần 1783, ông viết Từ Tham Tụng Khải (Bài khải từ chối chức Tham Tụng - Tể Tướng), ông cáo lão về trí sĩ ở hẳn quê nhà. Về lại Hà Tĩnh, Nguyễn Huy Oánh mở trường dạy học, lập Thư viện Phúc Giang (Phúc Giang tàng thư) (chứa hàng vạn quyển sách, đây là một tàng thư lớn lúc bấy giờ). Ngoài ra, ông còn trích ruộng làm "học điền" để khuyến khích việc học hành. Học trò ông có nhiều đỗ đạt. Nguyễn Huy Oánh mất ngày 2 tháng 6 năm 1789 tức ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Dậu, thụy là Văn Túc. Triều đình và nhân dân địa phương lập đền thờ ông, tục gọi là đền thờ cụ Thám. Gia đình Cha ông là Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750), từng làm Tham chính Thái Nguyên, sau phong hàm Công bộ Thượng thư, tước Khiết Nhạ hầu. Thân mẫu ông người họ Phan, tên chữ Cẩm Trực là cô ruột Thám hoa Phan Kính, người cùng xã. Em trai ông là Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1785) đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thìn (1772) và làm quan đến Đốc thị Thuận Quảng, Hàn lâm viện thị giảng. Con ông là Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương năm 1759; đến năm 1779 được công nhận học vị tương đương với Tiến sĩ, chuyển sang ban võ nhưng vẫn sáng tác văn thơ. Nguyễn Huy Tự là tác giả truyện thơ Nôm Hoa tiên đặc sắc. Con Thứ Phan Huy Cẩn là danh thần, nhà sử học thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Cháu ông là Nguyễn Huy Hổ, tác giả truyện thơ Mai đình mộng ký. Tác phẩm Sinh thời, Nguyễn Huy Oánh cùng với anh là Nguyễn Quýnh cùng nổi tiếng thơ văn trong phái Hồng Sơn. Ông không những là tác gia mở đầu dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, mà còn là một trong các tác gia tiêu biểu của thế kỷ 18. Nguyễn Huy Oánh giỏi thiên văn, địa lý, sử, triết và có tài về hội họa. Ông đã để lại một sự nghiệp trước tác đồ sộ có, gồm ngót 40 tập sách nhưng đã bị mất mát nhiều. Hiện chỉ còn 8 quyển, đó là: Bắc dư tập lãm (Xem tập sách địa lý phong tục của phương Bắc): Được biên lược từ quyển Danh thắng toàn chí của Trung Quốc. Hoàng hoa sứ trình đồ (Bản đồ về hành trình đi sứ). Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (Bài ca tổng quát đi sứ Yên Kinh): Gồm 472 câu lục bát chữ Hán, ghi lại cuộc hành trình từ Đại Việt sang Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay), là kinh đô nhà Thanh. Sơ học chỉ nam (Sách hướng dẫn cho người mới học). 'Quốc sử toản yếu (Tóm lược quốc sử): Quyển sử do ông san bổ từ khởi thủy đến nhà Hậu Trần. Huấn nữ tử ca (Bài ca giáo huấn con gái): Gồm 632 câu lục bát. Dược tính ca quát (Tổng quát những bài ca về tính dược): Gồm 234 câu lục bát. Thạc Đình di cảo (Bản thảo để lại của Thạc Đình): Tập thơ văn của ông do người cháu là Nguyễn Huy Vịnh biên soạn. Ngoài hơn 100 bài thơ, còn có khá nhiều các bài ca từ, ký, tấu, khải... Chú thích Sách tham khảo Nguyễn Thạch Giang, Văn học thế kỷ 18. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004. Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992. Lại Văn Hùng, mục từ "Nguyễn Huy Oánh" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004. Nhà thơ Việt Nam thời Lê trung hưng Nhà văn Việt Nam thời Lê trung hưng Nhà giáo Việt Nam thời Lê trung hưng Quan lại nhà Lê trung hưng Thủ khoa Nho học Việt Nam Thám hoa Việt Nam Người Hà Tĩnh Người họ Nguyễn tại Việt Nam Dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu
Lionel Andrés Messi (; sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987), còn được gọi là Leo Messi, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo và là đội trưởng của câu lạc bộ Major League Soccer Inter Miami và đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Được xem là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, Messi giữ kỷ lục 8 lần giành Quả bóng vàng, 6 lần giành Chiếc giày vàng châu Âu và vào năm 2020 được xếp vào Ballon d'Or Dream Team. Trước khi rời câu lạc bộ vào năm 2021, anh đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình cho Barcelona, tại đây anh đã giành được kỷ lục 34 danh hiệu cấp câu lạc bộ, bao gồm 10 La Liga, 7 Copa del Rey và 4 UEFA Champions League. Với đất nước của mình, anh đã giành được danh hiệu Copa América 2021 và FIFA World Cup 2022. Là một tay săn bàn cừ khôi và đồng thời còn là cầu thủ kiến tạo xuất sắc, Messi đang nắm giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất ở La Liga (474), nhiều hat-trick nhất ở La Liga (36) và UEFA Champions League (8), nhiều pha kiến tạo nhất ở La Liga (192) và Copa América (17), đồng thời còn nắm giữ kỷ lục nam cầu thủ ghi nhiều bàn thắng quốc tế nhất khu vực Nam Mỹ (106). Anh đã ghi được hơn 800 bàn thắng trong sự nghiệp cho câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, đồng thời là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất từ trước đến nay cho một câu lạc bộ (672). Messi đã chuyển đến Tây Ban Nha từ Argentina khi mới 13 tuổi để gia nhập Barcelona, anh có trận ra mắt chính thức cho đội bóng xứ Catalan ở tuổi 17 vào tháng 10 năm 2004. Anh dần là cầu thủ chủ chốt của câu lạc bộ trong ba năm tiếp theo. Trong mùa giải đầu tiên không bị gián đoạn bởi chấn thương, anh đã giúp Barcelona đạt được cú ăn ba đầu tiên của lịch sử bóng đá Tây Ban Nha; vào năm đó, ở tuổi 22, Messi đã giành được Quả bóng vàng lần đầu tiên. Ba mùa giải thành công sau đó, với việc Messi giành được bốn Quả bóng vàng liên tiếp, anh trở thành cầu thủ đầu tiên giành được giải thưởng này bốn lần liên tiếp. Trong mùa giải 2011–12, anh lập kỷ lục tại La Liga và châu Âu về số bàn thắng ghi được nhiều nhất trong một mùa giải, đồng thời khẳng định mình là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của Barcelona. Hai mùa giải tiếp theo, Messi về nhì tại Quả bóng vàng sau Cristiano Ronaldo (đối thủ lớn nhất trong sự nghiệp của anh), trước khi lấy lại phong độ tốt nhất của mình trong mùa giải 2014–15, trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại ở La Liga và cùng Barcelona giành cú ăn ba lịch sử lần thứ hai, sau đó anh giành Quả bóng vàng thứ năm vào năm 2015. Messi đảm nhận tấm băng đội trưởng của Barcelona vào năm 2018 và vào năm 2019, anh đã giành được Quả bóng vàng thứ sáu. Sau khi hết hạn hợp đồng với Barcelona, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ Pháp Paris Saint-Germain vào tháng 8 năm 2021 và đã cống hiến hai mùa giải tại đây, giành hai chức vô địch Ligue 1. Messi gia nhập câu lạc bộ Mỹ Inter Miami vào tháng 7 năm 2023, giành chức vô địch Leagues Cup 2023 vào tháng 8 cùng năm. Trong màu áo Argentina, Messi là cầu thủ ra sân nhiều nhất và cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại của đất nước quê hương anh. Ở cấp độ trẻ, anh đã giành chức vô địch giải bóng đá trẻ thế giới năm 2005, kết thúc giải đấu với Quả bóng vàng và Chiếc giày vàng, giành tấm huy chương vàng Olympic tại Thế vận hội Mùa hè 2008. Phong cách rê bóng bằng chân trái của anh được so sánh với Diego Maradona, người đã mô tả Messi là truyền nhân của ông. Sau trận ra mắt đội tuyển vào tháng 8 năm 2005, Messi trở thành cầu thủ Argentina trẻ nhất thi đấu và ghi bàn tại FIFA World Cup vào năm 2006 và lọt vào trận chung kết Copa América 2007, nơi anh được vinh danh là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất. Với tư cách là đội trưởng của đội tuyển từ tháng 8 năm 2011, anh đã dẫn dắt Argentina đến ba trận chung kết liên tiếp: FIFA World Cup 2014, nơi anh giành Quả bóng vàng, Copa América 2015 và 2016. Sau khi tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế vào năm 2016, anh đã thay đổi quyết định và đưa đất nước của mình giành quyền tham dự FIFA World Cup 2018, về đích ở vị trí thứ ba tại Copa América 2019 và giành chức vô địch Copa América 2021, giải đấu mà anh giành giải Quả bóng vàng và Chiếc giày vàng. Thành tích này giúp anh nhận được Quả bóng vàng thứ bảy kỷ lục vào năm 2021. Năm 2022, Messi đã dẫn dắt đội tuyển Argentina lên ngôi vô địch FIFA World Cup 2022, giải đấu mà anh giành được Quả bóng vàng lần thứ hai kỷ lục, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn ở tất cả các giai đoạn của World Cup (bao gồm cả hai bàn trong trận chung kết), và phá kỷ lục về số lần ra sân nhiều nhất tại các vòng chung kết World Cup với 26 trận đã đấu. Messi đã được tài trợ bởi hãng đồ thể thao Adidas từ năm 2006 và dần trở thành người quảng bá thương hiệu hàng đầu của họ. Theo France Football, anh là cầu thủ bóng đá được trả lương cao nhất thế giới trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2014, và được Forbes xếp hạng là vận động viên được trả lương cao nhất thế giới vào năm 2019. Messi nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time trong năm 2011, 2012 và 2023. Anh được trao giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus cho Vận động viên nam của năm vào các năm 2020 và 2023, trở thành cầu thủ bóng đá đầu tiên và cũng là vận động viên môn thể thao đồng đội đầu tiên giành được giải thưởng này. Cuối năm 2020, Messi trở thành cầu thủ bóng đá thứ hai (và vận động viên môn thể thao đồng đội thứ hai) vượt qua cột mốc 1 tỷ USD thu nhập trong suốt sự nghiệp. Thiếu thời Messi sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987 tại Rosario, Santa Fe, là con thứ ba trong số 4 người con của Jorge Messi, giám đốc nhà máy thép và Celia Cuccittini, công nhân làm việc trong xưởng sản xuất nam châm. Bên nội của Messi là người gốc Ý và Tây Ban Nha, là chắt của những người nhập cư từ vùng Adriatic Marche miền bắc nước Ý và Catalonia, còn bên ngoại của anh có tổ tiên chủ yếu là người Ý. "Leo" lớn lên trong một gia đình đầm ấm và mê bóng đá, nên từ nhỏ anh đã say mê môn thể thao này; thường xuyên chơi bóng với hai người anh ruột là Rodrigo và Matías cũng như những người anh em họ là Maximiliano và Emanuel Biancucchi, cả hai sau này đều trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Lúc 4 tuổi, anh gia nhập câu lạc bộ địa phương Grandoli, tại đây anh được huấn luyện bởi cha mình, nhưng người có ảnh hưởng đầu tiên đến tư cách một cầu thủ của Messi lại là bà ngoại của anh, Celia, người đã cùng anh tập luyện và thi đấu. Anh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cái chết của bà, ngay trước sinh nhật tuổi 11; kể từ đó, là một tín hữu Công giáo, anh thường ăn mừng bàn thắng của mình bằng việc nhìn và chỉ tay lên trời nhằm tưởng nhớ bà. Là một người hâm mộ trung thành của Newell's Old Boys, Messi đã gia nhập câu lạc bộ Rosario khi mới 6 tuổi. Trong sáu năm chơi cho Newell's, anh ghi gần 500 bàn thắng với tư cách là thành viên của "The Machine of '87" (), được đặt theo năm sinh của các cầu thủ. Tuy nhiên, tương lai trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của Messi bị đe dọa khi lên 10 tuổi, anh được chẩn đoán mắc chứng thiếu hormone tăng trưởng. Vì bảo hiểm y tế của cha anh chỉ chi trả được trong hai năm điều trị, tiêu tốn ít nhất 1.000 peso mỗi tháng, nên Newell's đã đồng ý hỗ trợ, nhưng sau đó họ lại không thực hiện lời hứa. Anh được câu lạc bộ ở Buenos Aires River Plate, nơi cầu thủ kiến thiết thần tượng của anh Pablo Aimar đang thi đấu, chiêu mộ, nhưng họ cũng không thể chi trả phí điều trị cho anh do nền kinh tế Argentina lúc đó đang lâm vào suy thoái. Thần tượng ghi bàn của Messi khi trưởng thành là Ronaldo, Messi từng gọi anh là "tiền đạo xuất sắc nhất mà tôi từng thấy". Vì gia đình Messi có người thân sống ở Catalonia nên họ đã tìm cách sắp xếp cho Messi thử việc với Barcelona vào tháng 9 năm 2000. Giám đốc kỹ thuật Charly Rexach ngay lập tức muốn được ký hợp đồng với anh, nhưng ban lãnh đạo lại do dự; vào thời điểm đó, việc các câu lạc bộ châu Âu ký hợp đồng với những cầu thủ nước ngoài ở độ tuổi trẻ như vậy là rất bất thường. Vào ngày 14 tháng 12, gia đình Messi đã đưa ra tối hậu thư cho Barça nhằm chứng minh cam kết của họ, và Rexach lúc đó không mang theo tờ giấy nào trong người nên đã viết một bản hợp đồng trên tờ giấy ăn. Vào tháng 2 năm 2001, gia đình Leo chuyển đến Barcelona, sinh sống trong một căn hộ gần sân nhà của câu lạc bộ, Camp Nou. Trong năm đầu tiên của anh ở Tây Ban Nha, Messi hiếm khi được thi đấu cho Infantiles do còn mâu thuẫn trong vấn đề chuyển nhượng với Newell's; là một người ngoại quốc, anh chỉ có thể được ra sân trong các trận giao hữu và giải vô địch Catalan. Không có bóng đá, anh phải vật lộn để hòa nhập với đội bóng; vốn là người kín tiếng, anh ít nói đến mức ban đầu những người đồng đội tin rằng Messi bị câm. Anh còn phải trải qua quãng thời gian nhớ nhà sau khi mẹ anh chuyển về Rosario cùng với các anh trai và cô em gái María Sol, trong khi Messi vẫn ở lại Barcelona với cha mình. Sau một năm theo học tại lò đào tạo trẻ của Barcelona, La Masia, Messi cuối cùng đã được ghi danh vào Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha (RFEF) tháng 2 năm 2002. Có thể góp mặt ở mọi giải đấu, anh kết bạn với nhiều người đồng đội, trong số đó có Cesc Fàbregas và Gerard Piqué. Sau khi hoàn thành đợt điều trị hormone tăng trưởng ở tuổi 14, Messi trở thành một phần không thể thiếu của "Baby Dream Team", đội trẻ vĩ đại nhất từ trước đến nay của Barcelona. Trong mùa giải đầu tiên (2002–03), anh là vua phá lưới với 36 bàn sau 30 trận cho Cadetes A, giành được cú ăn ba vô tiền khoáng hậu của giải quốc nội bao gồm hai cúp Tây Ban Nha và một cúp Catalan. Trận chung kết Copa Catalunya, chiến thắng 4–1 trước Espanyol, được biết đến trong lịch sử câu lạc bộ với cái tên partido de la máscara, trận chung kết của những chiếc mặt nạ. Một tuần sau khi bị gãy xương gò má trong một trận đấu tại giải vô địch quốc gia, Messi được phép ra sân với điều kiện phải đeo một miếng bảo vệ bằng nhựa; bị cản trở bởi chiếc mặt nạ, anh đã tháo nó ra và ghi hai bàn trong 10 phút trước khi rời sân. Vào cuối mùa giải, anh nhận được đề nghị gia nhập Arsenal, lần đầu tiên từ một câu lạc bộ nước ngoài, nhưng trong khi Fàbregas và Piqué sớm đến Anh, anh đã chọn ở lại Barcelona. Sự nghiệp câu lạc bộ Barcelona 2003–05: Lên đội một Trong mùa 2003–04, mùa giải thứ tư của anh tại Barcelona, Messi nhanh chóng thăng tiến qua các cấp độ câu lạc bộ, ra mắt cho cả năm đội trẻ chỉ trong một mùa bóng duy nhất. Sau khi được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trong cả bốn giải đấu quốc tế tiền mùa giải của Juvenil B, anh chỉ chơi một trận chính thức cho đội trước khi được đôn lên Juvenil A, nơi anh ghi 18 bàn sau 11 trận ra sân ở giải vô địch quốc gia. Messi sau đó là một trong số những cầu thủ trẻ được gọi lên để tăng cường sức mạnh cho đội một đang ngày càng sa sút. Cầu thủ chạy cánh người Pháp Ludovic Giuly giải thích cách mà Leo lọt vào mắt xanh của Frank Rijkaard trong một buổi tập với đội hình chính: "Cậu ấy vượt qua hết tất cả chúng tôi... Mọi người đều cố ngăn cản cậu ấy lại để không bị cậu ấy biến thành trò hề, nhưng cậu ấy vẫn vượt qua và tiếp tục chơi bóng. Cậu ấy có thể vượt qua bốn cầu thủ rồi ghi bàn. Ngay cả những trung vệ hàng đầu của đội bóng cũng cảm thấy bất lực. Cậu ấy đúng là người ngoài hành tinh." Ở tuổi 16, 4 tháng và 23 ngày, Messi có trận ra mắt đội một lần đầu tiên khi vào sân ở phút 75 trong trận giao hữu với Porto của José Mourinho vào ngày 16 tháng 11 năm 2003. Màn trình diễn của anh, tạo ra hai cơ hội và một cú sút trúng khung thành, đã gây ấn tượng với các nhân viên kỹ thuật, sau đó anh bắt đầu tập luyện hàng ngày với đội dự bị của câu lạc bộ, Barcelona B, cũng như hàng tuần với đội một. Sau buổi tập đầu tiên với đội hình chính, cầu thủ ngôi sao của Barça, Ronaldinho, đã nói với các đồng đội rằng anh tin Messi sẽ trở thành một cầu thủ thậm chí còn xuất sắc hơn cả mình. Ronaldinho sớm kết bạn với Messi, anh được Ronaldinho gọi là "tiểu đệ", điều này giúp Messi dễ dàng chuyển tiếp lên đội một. Để có thêm kinh nghiệm thi đấu, Messi gia nhập đội hình Barcelona C cùng với Juvenil A, chơi trận đầu tiên cho đội vào ngày 29 tháng 11. Anh đã giúp họ thoát khỏi khu vực xuống hạng của Tercera División, ghi năm bàn sau mười trận, bao gồm một cú hat-trick trong tám phút tại một trận đấu Copa del Rey. Sự tiến bộ của Messi được thể hiện trong bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của anh, được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, kéo dài đến năm 2012 và có điều khoản mua lại ban đầu là 30 triệu euro. Một tháng sau, vào ngày 6 tháng 3, anh có trận ra mắt Barcelona B ở Segunda División B và điều khoản mua lại của anh tự động tăng lên 80 triệu euro. Anh chơi năm trận với đội hình B trong mùa giải đó nhưng không ghi bàn nào. Về mặt thể lực, anh kém hơn đối thủ của mình, những người thường to cao hơn anh rất nhiều, trong quá trình luyện tập, anh đã nỗ lực tăng khối lượng cơ và sức bền của mình để có thể vượt qua các hậu vệ. Đến cuối mùa giải, anh trở lại cả hai đội trẻ, giúp Juvenil B giành chức vô địch. Anh kết thúc mùa giải khi ghi bàn cho bốn trong số năm đội mình tham gia với tổng cộng 36 bàn thắng ở tất cả các giải đấu chính thức. Trong mùa giải 2004–05, Messi đảm bảo vị trí xuất phát trong đội hình B, chơi 17 trận trong suốt mùa giải và ghi 6 bàn. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 trước đó, anh đã không được gọi lên đội hình chính một lần nào nữa, nhưng vào tháng 10 năm 2004, các cầu thủ chuyên nghiệp đã yêu cầu huấn luyện viên Frank Rijkaard gọi anh trở lại. Từ khi Ronaldinho chơi ở cánh trái, Rijkaard đã chuyển Messi từ vị trí quen thuộc của anh sang cánh phải (mặc dù ban đầu là cánh trái do mong muốn của anh), cho phép anh băng cắt vào trung lộ và dễ dàng sút bóng bằng chân trái. Messi ra mắt giải đấu trong trận đấu tiếp theo vào ngày 16 tháng 10, gặp Espanyol, vào sân ở phút 82. Ở tuổi 17, 3 tháng và 22 ngày, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất thi đấu cho Barcelona trong một giải đấu chính thức. Với vai trò là một cầu thủ dự bị, anh đã chơi 77 phút trong chín trận đấu cho đội một tại mùa giải đó, bao gồm cả trận ra mắt ở UEFA Champions League trước Shakhtar Donetsk. Anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình vào ngày 1 tháng 5 năm 2005, trong trận gặp Albacete, từ một pha kiến tạo của Ronaldinho, trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất cho câu lạc bộ thời điểm đó. Barcelona, trong mùa giải thứ hai dưới thời Rijkaard, đã vô địch La Liga lần đầu tiên sau sáu năm. 2005–08: Trở thành cầu thủ trong đội hình xuất phát Vào ngày sinh nhật tuổi 18 của anh, Messi ký hợp đồng đầu tiên với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp. Nó giúp anh trở thành cầu thủ của Barcelona cho đến năm 2010. Bước đột phá của anh đến hai tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 8, trong Joan Gamper Trophy, giải đấu trước mùa giải của Barcelona. Lần đầu tiên đá chính, anh đã có một màn trình diễn được đánh giá cao trước Juventus của Fabio Capello, nhận được sự hoan nghênh từ toàn bộ Camp Nou. Trong khi Capello yêu cầu cho mượn Messi, Inter Milan sẵn sàng trả 150 triệu euro tiền điều khoản mua đứt Leo và tăng lương lên gấp ba lần cho anh. Theo chủ tịch Joan Laporta khi đó, đây là lần duy nhất câu lạc bộ đối mặt với nguy cơ mất Messi nhưng cuối cùng anh vẫn quyết định ở lại. Vào ngày 16 tháng 9, hợp đồng của anh được gia hạn đến năm 2014. Do các vấn đề liên quan đến thân phận pháp lý của anh trong Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha, Messi đã bỏ lỡ trận mở màn La Liga, nhưng vào ngày 26 tháng 9, anh đã nhập quốc tịch Tây Ban Nha và đủ điều kiện để thi đấu. Mang áo số 19, anh dần khẳng định mình là sự lựa chọn hàng đầu ở vị trí tiền vệ cánh phải, tạo thành bộ ba tấn công với Ronaldinho và tiền đạo Samuel Eto'o. Anh có mặt trong đội hình xuất phát tại các trận đấu lớn như Clásico đầu tiên của anh với đối thủ Real Madrid vào ngày 19 tháng 11, cũng như chiến thắng trên sân khách trước Chelsea ở vòng 16 đội Champions League. Sau khi anh ghi 8 bàn trong 25 trận, bao gồm cả bàn đầu tiên của anh ở Champions League, chiến thắng 5–0 trước Panathinaikos vào ngày 2 tháng 11 năm 2005, mùa giải của anh sớm kết thúc trong trận lượt về với Chelsea vào ngày 7 tháng 3 năm 2006, khi anh bị rách cơ gân khoeo. Messi đã nỗ lực để lấy lại thể lực kịp thời cho trận chung kết Champions League, nhưng vào ngày 17 tháng 5, ngày diễn ra trận chung kết, anh cuối cùng đã không thể thi đấu. Anh rất thất vọng vì đã không ăn mừng chiến thắng cùng với câu lạc bộ trước Arsenal ở Paris, điều mà sau này anh cảm thấy nuối tiếc. Trong khi Barcelona bắt đầu sa sút phong độ, Messi 19 tuổi đã khẳng định mình là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong mùa giải 2006–07. Là một thần tượng của culés, những người hâm mộ câu lạc bộ, anh đã ghi 17 bàn sau 36 trận trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, anh tiếp tục gặp phải chấn thương nghiêm trọng; gãy xương cổ chân xảy ra vào ngày 12 tháng 11 năm 2006 khiến anh phải nghỉ thi đấu trong ba tháng. Anh đã kịp thời bình phục trong trận đấu ở vòng 16 đội Champions League trước Liverpool; Barcelona, những nhà đương kim vô địch, đã bị loại khỏi giải. Tại La Liga, những bàn thắng của anh dần tăng lên vào cuối mùa giải; 11 trong số 14 bàn thắng của anh ở 13 trận gần nhất. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2007, anh lập hat-trick đầu tiên tại Clásico, trở thành cầu thủ đầu tiên làm được điều này sau 12 năm, gỡ hòa sau mỗi bàn thắng dẫn trước của Real Madrid để kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 3–3 ở phút bù giờ. Tầm quan trọng ngày càng tăng của anh đối với câu lạc bộ được phản ánh trong bản hợp đồng mới, được ký vào cùng tháng đó, mức lương của anh đã được tăng lên rất nhiều. Thường xuyên được so sánh với người đồng hương Diego Maradona, Messi đã chứng minh sự tương đồng của họ khi anh gần như tái hiện lại hai bàn thắng nổi tiếng nhất của Maradona trong khoảng bảy tuần. Trong trận bán kết Copa del Rey với Getafe vào ngày 18 tháng 4, anh đã ghi một bàn thắng tương tự như bàn thắng thứ hai của Maradona trong trận tứ kết FIFA World Cup 1986, được gọi là Bàn thắng thế kỷ. Messi nhận bóng bên cánh phải gần nửa đường biên, chạy bứt tốc và vượt qua 5 hậu vệ trước khi ghi bàn bằng một cú dứt điểm chéo góc, giống như Maradona đã làm. Một trận đấu với Espanyol vào ngày 9 tháng 6 đã chứng kiến anh ghi bàn bằng việc tự đẩy bóng qua đầu thủ môn bằng tay của mình tương tự như bàn thắng Bàn tay của Chúa mà Maradona đã thực hiện trong cùng một trận đấu World Cup. Khi Messi tiếp tục thăng hoa, Barcelona chùn bước; đội đã không thể lọt vào trận chung kết Copa del Rey sau khi Messi được cho nghỉ trong trận lượt về với Getafe và thua Real Madrid về kết quả đối đầu. Sau khi Ronaldinho sa sút phong độ, Messi dần trở thành ngôi sao của Barça khi mới 20 tuổi, nhận được biệt danh "Đấng cứu thế" từ giới truyền thông Tây Ban Nha. Những nỗ lực của anh trong năm 2007 giúp anh có được sự công nhận tại các giải thưởng; các nhà báo đã bầu chọn anh là cầu thủ xuất sắc thứ ba Quả bóng vàng châu Âu 2007, sau Kaká và Cristiano Ronaldo, trong khi các huấn luyện viên và đội trưởng đội tuyển quốc gia bầu anh đứng vị trí thứ hai cho giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, một lần nữa xếp sau Kaká. Mặc dù anh đã ghi được 16 bàn thắng trong mùa giải 2007–08, nửa sau mùa giải của anh một lần nữa bị gián đoạn bởi những chấn thương sau khi anh bị rách cơ gân khoeo vào ngày 15 tháng 12. Anh trở lại ghi hai bàn trong chiến thắng trên sân khách trước Celtic ở vòng 16 đội Champions League, trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải đấu vào thời điểm đó với sáu bàn thắng, nhưng anh tiếp tục bị tái phát chấn thương trong trận lượt về vào ngày 4 tháng 3 năm 2008. Rijkaard đã tung anh vào sân bất chấp cảnh báo từ các nhân viên y tế, khiến đội trưởng Carles Puyol chỉ trích giới truyền thông Tây Ban Nha vì đã gây sức ép buộc Messi phải thi đấu mỗi trận. Barcelona kết thúc mùa giải mà không có danh hiệu nào, bị loại ở bán kết Champions League bởi nhà vô địch Manchester United và đứng thứ ba tại La Liga. 2008–09: Cú ăn ba đầu tiên Sau hai mùa giải không thành công, Barcelona bước vào một cuộc đại tu, dẫn đến sự ra đi của Rijkaard và Ronaldinho. Sau đó, Messi được trao chiếc áo số 10. Anh ký bản hợp đồng mới vào tháng 7 năm 2008 với mức lương hàng năm là 7,8 triệu euro, trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất của câu lạc bộ. Trước thềm mùa giải mới, mối quan tâm lớn vẫn là những chấn thương cơ thường xuyên của anh, khiến anh phải nghỉ thi đấu trong vòng 8 tháng từ năm 2006 đến năm 2008. Để giải quyết vấn đề này, câu lạc bộ đã thực hiện các chế độ tập luyện, dinh dưỡng và lối sống mới, đồng thời chỉ định cho anh một nhà vật lý trị liệu cá nhân, người sẽ đi cùng anh trong các đợt tập trung cho đội tuyển quốc gia Argentina. Kết quả là Messi hầu như không dính chấn thương nào trong suốt 4 năm tiếp theo, cho phép anh phát huy hết khả năng của mình. Bất chấp chấn thương hồi đầu năm, màn trình diễn của anh trong năm 2008 đã giúp Leo một lần nữa được bầu là Á quân của Quả bóng vàng và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, cả hai lần đều đứng sau Cristiano Ronaldo. Trong mùa giải đầu tiên không bị gián đoạn bởi chấn thương, mùa 2008–09, anh đã ghi 38 bàn sau 51 trận, góp phần cùng với Eto'o và cầu thủ chạy cánh Thierry Henry vào tổng số 100 bàn thắng trên mọi đấu trường, một kỷ lục vào thời điểm đó của câu lạc bộ. Trong mùa giải đầu tiên dưới thời tân huấn luyện viên, ​​cựu đội trưởng Pep Guardiola, Messi chủ yếu chơi ở cánh phải, giống như dưới thời Rijkaard, mặc dù lần này là một cầu thủ chạy cánh ảo với khả năng tự do di chuyển vào trong trung lộ. Tuy nhiên, trong trận Clásico vào ngày 2 tháng 5 năm 2009, lần đầu tiên anh thi đấu ở vị trí số 9 ảo, được bố trí đá trung phong nhưng lại chơi lùi xuống hàng tiền vệ để liên kết với Xavi và Andrés Iniesta. Anh đã kiến tạo bàn thắng đầu tiên cho Barça và ghi hai bàn để kết thúc trận đấu trong chiến thắng ấn tượng 6–2, trận thắng đậm nhất của câu lạc bộ tại Sân vận động Santiago Bernabéu của Real Madrid. Trở lại cánh, anh chơi trận chung kết đầu tiên kể từ khi lên đội một vào ngày 13 tháng 5, ghi một bàn và kiến tạo bàn thứ hai khi Barcelona đánh bại Athletic Bilbao 4–1 để giành chức vô địch Copa del Rey. Với 23 bàn thắng của Messi trong mùa giải đó, Barcelona đã trở thành nhà vô địch La Liga ba ngày sau đó và đạt được cú đúp danh hiệu lần thứ năm. Là vua phá lưới Champions League mùa giải này với chín bàn thắng, người trẻ nhất trong lịch sử giải đấu, Messi ghi hai bàn và kiến tạo thêm hai bàn nữa trong chiến thắng 4–0 trước Bayern Munich ở tứ kết. Anh trở lại một số 9 ảo trong trận chung kết vào ngày 27 tháng 5 tại Rome với Manchester United. Barcelona đã lên ngôi vô địch châu Âu với chiến thắng 2–0, bàn thắng thứ hai đến từ cú đánh đầu của Messi vào lưới Edwin van der Sar. Barcelona qua đó đạt được cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha. Thành công này được thể hiện trong bản hợp đồng mới, được ký vào ngày 18 tháng 9, Messi sẽ gắn bó với câu lạc bộ đến hết năm 2016 với điều khoản mua lại mới là 250 triệu euro, trong khi mức lương của anh tăng lên 12 triệu euro. 2009–10: Quả bóng vàng đầu tiên Sự thành công của Barça được tiếp nối vào nửa cuối năm 2009, khi Barcelona trở thành câu lạc bộ đầu tiên giành được sáu danh hiệu lớn chỉ trong một năm. Sau chiến thắng ở Supercopa de España và UEFA Super Cup vào tháng 8, Barcelona đã giành chức vô địch FIFA Club World Cup trước Estudiantes de La Plata vào ngày 19 tháng 12, với bàn thắng ấn định chiến thắng 2–1 của Messi bằng ngực. Ở tuổi 22, Messi giành được Quả bóng vàng và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, cả hai lần đều có tỷ lệ bình chọn cao nhất trong lịch sử của mỗi giải thưởng. Không hài lòng với vị trí của mình ở cánh phải – cùng với việc câu lạc bộ mua lại Zlatan Ibrahimović vào mùa hè ở vị trí tiền đạo trung tâm – Messi tiếp tục chơi như một số 9 ảo vào đầu năm 2010, mở đầu bằng trận đấu thuộc vòng 16 đội Champions League với VfB Stuttgart. Sau trận hòa lượt đi, Barcelona thắng trận lượt về với tỷ số 4–0 với hai bàn thắng và một pha kiến tạo của Messi. Tại thời điểm đó, anh trở thành tâm điểm chiến thuật của Barcelona dưới thời Guardiola một cách hiệu quả và tỷ lệ ghi bàn của anh đã tăng lên. Messi đã ghi tổng cộng 47 bàn thắng trên mọi đấu trường mùa giải đó, ngang bằng với kỷ lục của Ronaldo từ mùa giải 1996–97. Anh đã ghi tất cả bốn bàn thắng cho Barca trong trận tứ kết Champions League với Arsenal của Arsène Wenger vào ngày 6 tháng 4 để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của Barcelona tại giải đấu này. Mặc dù Barcelona đã bị loại ở bán kết Champions League trước nhà vô địch Inter Milan, Messi đã kết thúc mùa giải với tư cách vua phá lưới (8 bàn thắng) năm thứ hai liên tiếp. Là vua phá lưới của La Liga với 34 bàn thắng (một lần nữa vượt qua kỷ lục của Ronaldo), anh đã giúp Barcelona giành được danh hiệu La Liga thứ hai liên tiếp chỉ với một trận thua duy nhất và giành Chiếc giày vàng châu Âu lần đầu tiên. 2010–11: Chức vô địch La Liga thứ năm và Champions League thứ ba Messi giành được danh hiệu đầu tiên cùng Barcelona trong mùa giải 2010–11, Supercopa de España, bằng việc lập một hat-trick trong chiến thắng 4–0 lượt về trước Sevilla, sau thất bại ở lượt đi. Đảm nhận vai trò kiến tạo, anh là mấu chốt trong trận Clásico vào ngày 29 tháng 11 năm 2010, trận đầu tiên của Real Madrid dưới thời José Mourinho, khi Barcelona đánh bại Real với tỷ số 5–0. Messi đã giúp đội bóng có được 16 chiến thắng liên tiếp, một kỷ lục của bóng đá Tây Ban Nha, kết thúc với một hat-trick khác vào lưới Atlético Madrid vào ngày 5 tháng 2 năm 2011. Màn trình diễn ở câu lạc bộ của Messi trong năm 2010 đã giúp anh giành được Quả bóng vàng FIFA đầu tiên, một sự kết hợp của Quả bóng vàng và giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, mặc dù chiến thắng của anh đã vấp phải một số chỉ trích do anh không thành công với đội tuyển Argentina tại FIFA World Cup 2010. Theo thể thức cũ của giải thưởng, anh sẽ nằm ngoài top 3, chiến thắng này của anh là nhờ sự bình chọn từ các huấn luyện viên và đội trưởng đội tuyển quốc gia. Vào cuối mùa giải, Barcelona đã chơi 4 trận Clásico trong khoảng thời gian 18 ngày. Một trận đấu vào ngày 16 tháng 4 đã kết thúc với tỷ số hòa sau một quả phạt đền thành công từ Messi. Sau khi Barcelona thua trận chung kết Copa del Rey 4 ngày sau đó, Messi đã ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 2–0 của đội bóng ở bán kết lượt đi Champions League tại Madrid, bàn thắng thứ hai – một pha lừa bóng qua 3 cầu thủ Real – được ca ngợi là một trong những pha xử lý bóng xuất sắc nhất từng có tại giải đấu. Mặc dù không ghi bàn, nhưng anh một lần nữa góp công lớn trong trận hòa lượt về đưa Barcelona vào chung kết Champions League, nơi họ gặp lại Manchester United. Là vua phá lưới của giải đấu năm thứ ba liên tiếp, với 12 bàn thắng, Messi đã có màn trình diễn xuất sắc tại Wembley vào ngày 28 tháng 5, ghi bàn ấn định chiến thắng 3–1 cho Barça. Barcelona đã giành chức vô địch La Liga thứ ba liên tiếp. Ngoài 31 bàn thắng, Messi còn là cầu thủ kiến tạo số một giải đấu với 18 lần. Anh kết thúc mùa giải với 53 bàn thắng và 24 pha kiến tạo trên mọi đấu trường, trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất mọi thời đại của Barcelona và là cầu thủ đầu tiên của bóng đá Tây Ban Nha đạt mốc 50 bàn thắng. Messi đã ghi kỷ lục 73 bàn thắng và 29 đường kiến tạo trong tất cả các giải đấu cấp câu lạc bộ trong mùa giải 2011–12, lập 10 cú hat-trick trở lên. Anh bắt đầu mùa giải bằng việc giúp Barcelona giành cả hai Siêu cúp Tây Ban Nha và châu Âu; tại Supercopa de España, anh ghi ba bàn giúp Barca giành chiến thắng chung cuộc 5–4 trước Real Madrid, vượt qua Raúl để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của giải đấu với tám bàn thắng. Vào cuối năm, ngày 18 tháng 12, anh ghi hai bàn trong trận chung kết FIFA Club World Cup, chiến thắng 4–0 trước Santos, giành Quả bóng vàng, như anh từng làm được hai năm trước. Với những nỗ lực của mình vào năm 2011, anh một lần nữa nhận được Quả bóng vàng FIFA, trở thành cầu thủ thứ tư trong lịch sử 3 lần giành Quả bóng vàng, sau Johan Cruyff, Michel Platini và Marco van Basten. Ngoài ra, anh cũng giành được giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm của UEFA, một sự hồi sinh của Quả bóng vàng kiểu cũ. Vào thời điểm đó, Messi được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử, bên cạnh những danh thủ như Diego Maradona và Pelé. 2012: Một năm phá kỷ lục Khi Messi duy trì phong độ ghi bàn của mình trong nửa sau của mùa giải, năm 2012 chứng kiến anh phá vỡ một số kỷ lục lâu đời. Vào ngày 7 tháng 3, hai tuần sau khi ghi bốn bàn trong trận đấu với Valencia, anh ghi năm bàn trong trận đấu vòng 16 đội Champions League trước Bayer Leverkusen, một thành tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử giải đấu. Ngoài việc là cầu thủ kiến tạo số một với năm đường kiến tạo, chiến công này đưa anh trở thành vua phá lưới với 14 bàn thắng, ngang bằng kỷ lục của José Altafini từ mùa giải 1962–63, cũng như trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai sau Gerd Müller trong bốn mùa giải. Hai tuần sau, vào ngày 20 tháng 3, Messi trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Barcelona ở tuổi 24, vượt qua kỷ lục 57 năm của César Rodríguez với cú hat-trick vào lưới Granada. Bất chấp phong độ cá nhân của Messi, chu kỳ bốn năm thành công của Barcelona dưới thời Guardiola – một trong những kỷ nguyên vĩ đại nhất trong lịch sử câu lạc bộ – đã kết thúc. Mặc dù Barcelona đã giành chức vô địch Copa del Rey trước Athletic Bilbao vào ngày 25 tháng 5, danh hiệu thứ 14 trong thời kỳ này, đội đã để mất chức vô địch La Liga vào tay Real Madrid và bị loại ở bán kết Champions League bởi nhà vô địch Chelsea, Messi thực hiện cú sút phạt chạm xà ngang tại trận lượt về. Trong trận đấu cuối cùng trên sân nhà của Barça vào ngày 5 tháng 5, trước Espanyol, Messi đã ghi cả bốn bàn thắng trước khi đến gần băng ghế dự bị để ôm chầm lấy Guardiola, người đã tuyên bố từ chức huấn luyện viên trưởng. Anh kết thúc mùa giải với tư cách là vua phá lưới ở Tây Ban Nha và châu Âu lần thứ hai, với 50 bàn thắng, một kỷ lục tại La Liga, trong khi 73 bàn thắng của anh trên mọi đấu trường đã giúp anh vượt qua 67 bàn thắng của Gerd Müller trong mùa giải Bundesliga 1972–73 để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử các câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Dưới sự dẫn dắt của Tito Vilanova, người đầu tiên huấn luyện anh ở tuổi 14 tại La Masia, Messi đã giúp câu lạc bộ có sự khởi đầu tốt nhất từ trước đến nay tại La Liga trong nửa cuối năm 2012, tích lũy được 55 điểm, một kỷ lục của bóng đá Tây Ban Nha. Cú đúp ghi được vào lưới Real Betis ngày 9 tháng 12 đã giúp Messi phá vỡ hai kỷ lục lâu dài: anh vượt qua 190 bàn thắng của César Rodríguez, trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của Barcelona tại La Liga và cũng vượt qua 85 bàn thắng mà Gerd Müller ghi được vào năm 1972 cho Bayern Munich và Tây Đức để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một năm dương lịch. Messi đã gửi cho Müller một chiếc áo số 10 của Barcelona, sau khi phá vỡ kỷ lục 40 năm của ông. Vào cuối năm đó, Messi đã ghi được 91 bàn thắng trên mọi đấu trường cho Barcelona và Argentina. Mặc dù FIFA không công nhận thành tích này, anh đã nhận được danh hiệu từ Kỷ lục Guinness thế giới cho hầu hết các bàn thắng ghi được trong một năm dương lịch. Là cầu thủ được yêu thích nhất, Messi một lần nữa giành được Quả bóng vàng FIFA, trở thành cầu thủ duy nhất trong lịch sử bốn lần giành Quả bóng vàng. 2013–14: Messidependencia Barcelona gần như đã giành được chức vô địch La Liga sớm vào đầu năm 2013, san bằng kỷ lục 100 điểm của Real Madrid ở mùa giải trước. Tuy nhiên, màn trình diễn của họ dần sa sút trong nửa sau mùa giải 2012–13, bên cạnh việc Vilanova vắng mặt trên băng ghế chỉ đạo vì sức khỏe kém. Sau khi liên tục để thua các trận Clásico, bao gồm cả bán kết Copa del Rey, họ gần như bị loại ở vòng 16 đội Champions League bởi Milan, nhưng sự phục hồi phong độ ở lượt về đã dẫn đến cuộc lội ngược dòng 4–0 đầy ngoạn mục, với hai bàn thắng và một pha kiến tạo từ Messi. Trong mùa giải chuyên nghiệp thứ chín của anh tại Barcelona, Messi đã ký bản hợp đồng mới vào ngày 7 tháng 2, tiếp tục gắn bó với câu lạc bộ đến hết năm 2018, trong khi mức lương cố định của anh tăng lên 13 triệu euro. Anh được đeo băng đội trưởng lần đầu tiên một tháng sau đó, vào ngày 17 tháng 3, trong trận đấu với Rayo Vallecano tại La Liga; lúc đó, anh trở thành tâm điểm chiến thuật của đội bóng ở một mức độ được cho là sánh ngang với các cựu cầu thủ Barcelona như Josep Samitier, László Kubala và Johan Cruyff. Kể từ khi bắt đầu chơi ở vị trí số 9 ảo ba năm về trước, tỷ lệ chọc thủng lưới của anh đã tăng lên; từ 24% trong mùa giải Barcelona giành cú ăn ba, tỷ lệ bàn thắng của anh đã tăng lên hơn 40% trong mùa giải đó. Sau 4 mùa giải gần như không dính chấn thương nào, những chấn thương cơ trước đó của Messi lại tái phát. Sau khi anh bị căng cơ gân khoeo vào ngày 2 tháng 4, trong trận tứ kết lượt đi với Paris Saint-Germain (PSG), anh đã không được ra sân thường xuyên. Trong trận lượt về với PSG, Messi vào sân từ băng ghế dự bị ở hiệp hai và trong vòng chín phút đã tạo nên bàn thắng ấn định tỷ số, giúp họ tiến vào bán kết. Vì không đủ thể lực, anh tỏ ra mờ nhạt trong trận lượt đi với Bayern Munich và không thể thi đấu trong suốt trận lượt về, khi Barcelona bị Bayern đánh bại với tổng tỷ số 7–0. Những trận đấu như vậy đã hình thành nên khái niệm Messidependencia, sự phụ thuộc về mặt chiến thuật và tâm lý của Barcelona vào Messi. Messi tiếp tục vật lộn với chấn thương trong suốt năm 2013, cuối cùng phải chia tay bác sĩ vật lý trị liệu cá nhân lâu năm của mình. Chấn thương gân khoeo của anh vào ngày 12 tháng 5 đã chấm dứt chuỗi ghi bàn trong 21 trận liên tiếp của anh, một kỷ lục thế giới; anh đã ghi được 33 bàn thắng trong suốt quãng thời gian thi đấu của mình, bao gồm cả 4 bàn vào lưới Osasuna, đồng thời trở thành cầu thủ đầu tiên chọc thủng lưới cả 19 đội ở La Liga. Với 60 bàn thắng trên mọi đấu trường, trong đó có 46 bàn tại La Liga, anh kết thúc mùa giải với tư cách vua phá lưới ở Tây Ban Nha và châu Âu năm thứ hai liên tiếp, trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử ba lần giành Chiếc giày vàng châu Âu. Sau khởi đầu mùa giải mới đầy thất thường dưới thời huấn luyện viên Gerardo Martino, trước đây làm việc tại câu lạc bộ thời thơ ấu của anh là Newell's Old Boys, Messi dính chấn thương lần thứ năm trong năm 2013 khi anh bị rách cơ gân khoeo vào ngày 10 tháng 11, khiến anh phải ngồi ngoài hai tháng. Bất chấp chấn thương, anh được bầu chọn là á quân Quả bóng vàng FIFA, một lần nữa đứng sau Cristiano Ronaldo. Trong nửa sau mùa giải 2013–14, những nghi ngờ vẫn tồn tại về phong độ của Messi, dẫn đến một số ý kiến cho rằng anh sẽ đá dự bị ở FIFA World Cup 2014. Theo thống kê, đóng góp của anh về số bàn thắng, cú sút và đường chuyền đều giảm đi đáng kể so với các mùa giải trước. Anh vẫn cố gắng phá vỡ hai kỷ lục lâu dài trong khoảng thời gian bảy ngày: một hat-trick vào ngày 16 tháng 3 trước Osasuna giúp anh vượt qua 369 bàn thắng của Paulino Alcántara để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Barcelona trong mọi giải đấu bao gồm cả trận giao hữu, trong khi một cú hat-trick khác vào lưới Real Madrid ngày 23 tháng 3 cũng giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại ở El Clásico, vượt qua 18 bàn của cựu cầu thủ Real Madrid Alfredo Di Stéfano. Messi kết thúc mùa giải với hiệu suất tệ nhất sau 5 mùa giải, dù anh vẫn ghi được 41 bàn thắng trên mọi đấu trường. Lần đầu tiên sau 5 năm, Barcelona kết thúc mùa giải mà không có một danh hiệu lớn nào; họ đã bị đánh bại trong trận chung kết Copa del Rey trước Real Madrid và để mất chức vô địch La Liga trong trận đấu cuối cùng trước Atlético Madrid, Messi bị một số thành phần người hâm mộ ở Camp Nou la ó. Sau những đồn đoán về tương lai của anh với câu lạc bộ, Messi đã ký bản hợp đồng mới vào ngày 19 tháng 5 năm 2014; mức lương của anh được tăng lên 20 triệu euro, tức 36 triệu euro trước thuế, mức lương cao nhất trong môn thể thao này. Có thông tin cho rằng Vilanova đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Messi ở lại câu lạc bộ cho dù Chelsea của Mourinho đang rất quan tâm đến anh. 2014–15: Cú ăn ba thứ hai Dưới thời tân huấn luyện viên và cựu đội trưởng Luis Enrique, Messi đã không dính chấn thương nào trong giai đoạn đầu mùa giải 2014–15, cho phép anh phá thêm ba kỷ lục lâu dài nữa vào cuối năm. Một hat-trick ghi được vào lưới Sevilla vào ngày 22 tháng 11 đã giúp anh trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại ở La Liga, vượt qua kỷ lục 59 năm với 251 bàn thắng do Telmo Zarra nắm giữ. Một hat-trick thứ ba, ghi vào lưới đối thủ cùng thành phố Espanyol vào ngày 7 tháng 12, giúp anh vượt qua César Rodríguez để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại trong Derbi barceloní với 12 bàn thắng. Messi một lần nữa đứng thứ hai tại Quả bóng vàng FIFA sau Cristiano Ronaldo, phần lớn là do thành tích về nhì cùng Argentina tại World Cup. Vào đầu năm 2015, Barcelona đã nghĩ đến một mùa giải thất vọng, với những đồn đoán trên các phương tiện truyền thông cho rằng Messi sẽ rời câu lạc bộ. Một bước ngoặt đã đến vào ngày 11 tháng 1 trong chiến thắng 3–1 trước Atlético Madrid, lần đầu tiên bộ ba tấn công của Barça bao gồm Messi, Luis Suárez và Neymar, được mệnh danh là "MSN", mỗi người thay nhau ghi bàn trong từng trận đấu, đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn thành công rực rỡ. Sau 5 năm chơi ở vị trí giữa sân, Messi đã trở lại vị trí cũ bên hành lang cánh phải vào cuối năm trước, theo lời đề nghị của chính anh và được xác nhận bởi Suárez, tiền đạo cắm của đội. Từ đó, anh lấy lại phong độ tốt nhất, trong khi Suárez và Neymar đã chấm dứt sự phụ thuộc của hàng công câu lạc bộ vào Messi. Với 58 bàn thắng của Messi, bộ ba này đã ghi tổng cộng 122 bàn thắng trên mọi đấu trường mùa giải đó, một kỷ lục của bóng đá Tây Ban Nha. Vào cuối mùa giải, Messi đã ghi bàn trong chiến thắng 1–0 trên sân khách trước Atlético Madrid vào ngày 17 tháng 5, giành chức vô địch La Liga. Trong số 43 bàn thắng của anh tại La Liga mùa giải đó, cú hat-trick ghi được trong 11 phút vào lưới Rayo Vallecano ngày 8 tháng 3, nhanh nhất trong sự nghiệp của Messi; đây là hat-trick thứ 32 của anh cho Barcelona, giúp anh vượt qua Telmo Zarra để trở thành cầu thủ ghi nhiều hat-trick nhất trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha. Là cầu thủ kiến tạo nhiều nhất của mùa giải với 18 lần, anh vượt qua Luís Figo để trở thành cầu thủ có nhiều đường kiến tạo nhất ở La Liga; anh đã có pha kiến tạo thứ 106 kỷ lục trong trận đấu với Levante vào ngày 15 tháng 2, trong đó anh cũng lập một hat-trick. Messi ghi hai bàn giúp Barcelona đánh bại Athletic Bilbao 3–1 trong trận chung kết Copa del Rey vào ngày 30 tháng 5, giành được cú đúp danh hiệu thứ sáu trong lịch sử câu lạc bộ. Bàn thắng mở tỷ số của anh được xem là một trong những bàn thắng đẹp nhất trong sự nghiệp của Messi; anh nhận bóng gần đường biên ngang và vượt qua bốn cầu thủ đối phương, trước khi đánh bại thủ môn để ghi bàn trong không gian hẹp ở góc gần. Tại Champions League, Messi ghi hai bàn và kiến tạo một bàn trong chiến thắng 3–0 ở bán kết trước Bayern Munich. Bàn thắng thứ hai của Messi, đến chỉ ba phút sau bàn thắng đầu tiên, anh lốp bóng qua đầu thủ môn Manuel Neuer sau pha lừa bóng qua Jérôme Boateng khiến hậu vệ này ngã sõng soài; nó đã lan truyền, trở thành câu chuyện được tweet nhiều nhất trong năm về khoảnh khắc thể thao và được UEFA bầu chọn là bàn thắng đẹp nhất mùa giải. Bất chấp trận thua lượt về, Barcelona đã tiến đến trận chung kết vào ngày 6 tháng 6 tại Berlin, nơi họ đánh bại Juventus 3–1 để giành cú ăn ba thứ hai, trở thành câu lạc bộ đầu tiên trong lịch sử làm được điều này. Mặc dù Messi không ghi bàn, nhưng anh đã tham gia kiến tạo vào mỗi bàn thắng của Barca, đặc biệt là bàn thắng thứ hai khi anh khiến thủ môn Gianluigi Buffon phải bay người cản phá, từ đó Suárez đã dễ dàng đệm bóng vào lưới. Ngoài việc là cầu thủ kiến tạo nhiều nhất với sáu pha kiến tạo, Messi còn là vua phá lưới giải đấu với mười bàn thắng, giúp anh trở thành cầu thủ đầu tiên đạt được thành tích ghi bàn nhiều nhất trong năm mùa giải Champions League. Vì những thành công của anh trong mùa giải, anh được nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu của UEFA lần thứ hai. 2015–16: Thành công quốc nội Messi mở màn mùa giải 2015–16 bằng việc ghi hai bàn từ những quả đá phạt trong chiến thắng 5–4 của Barcelona (sau hiệp phụ) trước Sevilla ở Siêu cúp UEFA. Vào ngày 16 tháng 9, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất có 100 lần ra sân tại UEFA Champions League trong trận hòa 1–1 trên sân khách trước Roma. Sau chấn thương đầu gối, anh trở lại sân cỏ vào ngày 21 tháng 11, vào sân thay người trong chiến thắng 4–0 trên sân khách của Barcelona trước kình địch Real Madrid ở El Clásico. Messi đã kết thúc năm bằng chiến thắng trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2015 vào ngày 20 tháng 12, danh hiệu câu lạc bộ thứ năm của anh trong năm 2015 khi Barcelona đánh bại River Plate 3–0 tại Yokohama. Vào ngày 30 tháng 12, Messi ghi bàn trong lần ra sân thứ 500 cho Barcelona, trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Real Betis. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2016, Messi giành được Quả bóng vàng FIFA lần thứ năm trong sự nghiệp. Vào ngày 3 tháng 2, anh ghi một hat-trick trong chiến thắng 7–0 của Barcelona trước Valencia tại trận lượt đi bán kết Copa del Rey ở Camp Nou. Trong chiến thắng 6–1 trên sân nhà trước Celta Vigo tại La Liga, Messi đã kiến tạo cho Suárez từ một quả phạt đền. Một số người coi đó là "pha chạm bóng của thiên tài", trong khi những người khác chỉ trích đó là hành động thiếu tôn trọng đối thủ. Các cầu thủ Celta chưa từng phàn nàn và huấn luyện viên của họ còn lên tiếng rằng, "Các tiền đạo của Barca rất đáng nể." Kiểu sút phạt đền này được so sánh với biểu tượng của Barça, Johan Cruyff vào năm 1982, người đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, khiến nhiều người hâm mộ cho rằng quả phạt đền là một sự tôn vinh đối với ông. Bản thân Cruyff cũng thấy "rất vui" với cách sút phạt đền này, khẳng định "nó hợp lệ và mang tính giải trí". Vào ngày 17 tháng 2, Messi đã ghi bàn thắng thứ 300 tại La Liga trong chiến thắng 3–1 trên sân khách trước Sporting de Gijón. Vài ngày sau, anh ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 0–2 của Barcelona trước Arsenal trên sân Emirates, tại trận lượt đi vòng 16 đội UEFA Champions League 2015–16, đây là bàn thắng thứ 10.000 của Barcelona trong các trận đấu chính thức. Vào ngày 17 tháng 4, Messi đã chấm dứt cơn khát bàn thắng kéo dài 5 trận với bàn thắng thứ 500 trong sự nghiệp cho câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia tại trận thua 2–1 trên sân nhà của Barcelona trước Valencia. Messi đã kết thúc mùa giải 2015–16 bằng việc ghi cả hai bàn thắng trong chiến thắng 2–0 ở hiệp phụ trước Sevilla tại trận chung kết Copa del Rey 2016, trên Sân vận động Vicente Calderón, vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, giúp Barcelona giành cú đúp danh hiệu quốc nội mùa thứ hai liên tiếp. Tổng cộng, Messi đã ghi 41 bàn và có 23 đường kiến tạo, bộ ba tấn công của Barcelona đã ghi kỷ lục 131 bàn thắng tại Tây Ban Nha trong suốt mùa giải, phá vỡ kỷ lục mà chính họ đã thiết lập từ mùa giải trước. 2016–17: Chiếc giày vàng thứ tư Messi mở màn mùa giải 2016–17 bằng chức vô địch Supercopa de España 2016 với tư cách đội trưởng của Barcelona khi Andrés Iniesta vắng mặt do chấn thương; anh đã giúp cho Munir ghi bàn trong chiến thắng 2–0 trên sân khách trước Sevilla ở trận lượt đi vào ngày 14 tháng 8, sau đó ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 3–0 tại trận lượt về vào ngày 17 tháng 8. Ba ngày sau, anh ghi hai bàn và kiến tạo để giúp Barcelona giành chiến thắng 6–2 trước Real Betis trong trận mở màn La Liga mùa giải 2016–17. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, Messi lập hat-trick đầu tiên của mùa giải tại trận mở màn UEFA Champions League 2016–17 gặp Celtic trong chiến thắng 7–0; đây cũng là hat-trick thứ sáu của Messi tại Champions League, nhiều nhất bất kỳ cầu thủ nào khác. Một tuần sau, Messi dính chấn thương háng trong trận hòa 1–1 trước Atlético Madrid và phải nghỉ thi đấu trong ba tuần. Anh đánh dấu sự trở lại của mình bằng một bàn thắng sau khi vào sân từ băng ghế dự bị được ba phút trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Deportivo de La Coruña, vào ngày 16 tháng 10. Ba ngày sau đó, anh ghi hat-trick thứ 37 cho câu lạc bộ khi Barcelona đánh bại Manchester City 4–0. Vào ngày 1 tháng 11, Messi ghi bàn thắng thứ 54 ở vòng bảng Champions League trong trận thua 3–1 trên sân khách trước Manchester City, vượt qua kỷ lục 53 bàn do Raúl nắm giữ. Messi đã kết thúc năm với 51 bàn thắng, trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất châu Âu, hơn Zlatan Ibrahimović ​một bàn. Sau khi đứng thứ hai ở Quả bóng vàng 2016, vào ngày 9 tháng 1 năm 2017, Messi tiếp tục cán đích ở vị trí thứ hai – một lần nữa sau Cristiano Ronaldo – trong Giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất FIFA năm 2016. Vào ngày 11 tháng 1, Messi ghi bàn từ một quả đá phạt trực tiếp trong chiến thắng 3–1 của Barcelona trước Athletic Bilbao ở trận lượt về vòng 16 đội Copa del Rey, giúp Barcelona tiến vào tứ kết giải đấu; đây là bàn thắng thứ 26 đến từ một quả phạt trực tiếp cho Barcelona của Messi trên mọi đấu trường, anh đã cân bằng kỷ lục mọi thời đại của câu lạc bộ, mà trước đó đã được thiết lập bởi Ronald Koeman. Trong trận đấu tiếp theo của anh, vào ngày 14 tháng 1, Messi ghi bàn trong chiến thắng 5–0 trước Las Palmas; với bàn thắng này, anh đã cân bằng kỷ lục ghi bàn nhiều nhất ở La Liga của Raúl (35). Vào ngày 4 tháng 2 năm 2017, Messi đá phạt thành bàn thứ 27 cho Barcelona trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Athletic Bilbao ở giải đấu, vượt qua Koeman để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của câu lạc bộ từ những quả đá phạt. Vào ngày 23 tháng 4, Messi ghi hai bàn trong chiến thắng 3–2 trên sân khách trước Real Madrid. Bàn thắng ấn định chiến thắng ở phút bù giờ là bàn thắng thứ 500 của anh cho Barcelona. Messi đã có màn ăn mừng đáng nhớ ngay sau đó bằng pha cởi áo thi đấu và giơ ra góc khán đài hướng về phần đông cổ động viên Real Madrid. Vào ngày 27 tháng 5, Messi ghi một bàn thắng và kiến tạo cho Paco Alcácer lập công trong trận chung kết Copa del Rey 2017, giúp Barcelona giành chiến thắng 3–1 trước Alavés và được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Messi kết thúc mùa giải 2016–17 với 54 bàn thắng và 16 đường kiến tạo, trong đó 37 bàn thắng của anh ở La Liga giúp Leo giành được giải Pichichi và Chiếc giày vàng châu Âu lần thứ tư trong sự nghiệp. 2017–18: Chiếc giày vàng thứ năm và cú đúp danh hiệu quốc nội Messi mở màn mùa giải 2017–18 bằng việc thực hiện thành công một quả phạt đền trong trận thua 1–3 lượt đi trên sân nhà của Barcelona trước Real Madrid ở Supercopa de España. Qua đó, Messi cũng kéo dài kỷ lục ghi bàn nhiều nhất trong El Clásico với 24 bàn thắng tại các trận đấu chính thức. Vào ngày 9 tháng 9, Messi ghi hat-trick đầu tiên trong mùa giải 2017–18 vào lưới Espanyol tại Derbi barceloní, qua đó giúp Blaugrana giành chiến thắng 5–0 trên sân nhà trước đối thủ cùng thành phố. Messi ghi hai bàn vào lưới Gianluigi Buffon, giúp Barça đánh bại nhà vô địch Ý mùa trước Juventus 3–0 trên sân nhà tại UEFA Champions League vào ngày 12 tháng 9. Vào ngày 19 tháng 9, Messi ghi bốn bàn trong trận thắng 6–1 trước Eibar tại Camp Nou ở La Liga. Ba tuần sau, vào ngày 1 tháng 10, Messi vượt qua Carles Puyol để trở thành cầu thủ ra sân nhiều thứ ba trong lịch sử câu lạc bộ, khi anh giúp Barça đánh bại Las Palmas 3–0 bằng pha kiến tạo cho Sergio Busquets mở tỷ số và sau đó anh ghi thêm hai bàn thắng nữa trong trận đấu chính thức thứ 594 cho câu lạc bộ; những trận đấu tại La Liga được diễn ra tại Camp Nou mà không có khán giả do bạo lực ở Catalonia liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý độc lập đang diễn ra. Vào ngày 18 tháng 10, trong lần ra sân thứ 122 cho câu lạc bộ tại đấu trường châu Âu, Messi ghi bàn thắng thứ 97 ở UEFA Champions League và thứ 100 trong tất cả các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, trong chiến thắng 3–1 trên sân nhà trước Olympiacos. Messi trở thành cầu thủ thứ hai sau Cristiano Ronaldo đạt được cột mốc thế kỷ này, nhưng đã hoàn thành nó chỉ trong 21 lần ra sân ít hơn so với kình địch người Bồ Đào Nha. Vào ngày 4 tháng 11, anh có trận đấu thứ 600 cho Barcelona trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà trước Sevilla ở La Liga. Sau khi nhận được Chiếc giày vàng thứ tư, Messi đã ký bản hợp đồng mới với Barcelona vào ngày 25 tháng 11, anh tiếp tục ở lại câu lạc bộ đến hết mùa giải 2020–21. Điều khoản mua lại của anh được giữ cố định ở mức 700 triệu euro. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2018, Messi đã có trận đấu thứ 400 cho Barcelona ở La Liga trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Levante, đánh dấu bằng pha kiến tạo thứ 144 tại giải đấu và bàn thắng thứ 365 cho câu lạc bộ, bàn thắng đó giúp anh cân bằng kỷ lục cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho cùng một câu lạc bộ ở một trong năm giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu của Gerd Müller. Một tuần sau, anh ghi bàn thắng thứ 366 tại La Liga từ một quả đá phạt trực tiếp trong chiến thắng 4–2 trên sân khách trước Real Sociedad. Vào ngày 4 tháng 3, anh ghi bàn thắng thứ 600 trong sự nghiệp từ một quả đá phạt trực tiếp trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Atlético Madrid tại La Liga. Vào ngày 14 tháng 3, Messi ghi bàn thắng thứ 99 và 100 tại Champions League trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Chelsea, trở thành cầu thủ thứ hai sau Cristiano Ronaldo đạt được cột mốc này, với số lần ra sân ít hơn, ở độ tuổi trẻ hơn và sút ít hơn kình địch người Bồ Đào Nha. Bàn thắng mở tỷ số của Messi, chỉ sau hai phút và tám giây, cũng là bàn thắng nhanh nhất trong sự nghiệp của anh, giúp Barcelona tiến vào tứ kết giải đấu mùa thứ mười một liên tiếp. Vào ngày 7 tháng 4, anh lập một hat-trick trong chiến thắng 3–1 trước Leganés, bao gồm bàn thắng thứ sáu ghi được từ một quả phạt trực tiếp trong mùa giải, cân bằng kỷ lục do người đồng đội cũ Ronaldinho thiết lập. Anh một lần nữa là vua phá lưới La Liga, với 34 bàn thắng, đồng thời giúp anh giành được Chiếc giày vàng lần thứ năm. Vào ngày 21 tháng 4, Messi ghi bàn thắng thứ hai cho Barcelona – bàn thắng thứ 40 của anh trong mùa giải – trận thắng 5–0 trước Sevilla ở chung kết Copa del Rey 2018, sau đó anh kiến tạo cho Suarez ghi bàn thắng thứ hai; đây là danh hiệu thứ tư liên tiếp của Barcelona. Vào ngày 29 tháng 4, Messi lập một hat-trick trong chiến thắng 4–2 trên sân khách trước Deportivo de La Coruña, giúp Barcelona giành chức vô địch La Liga lần thứ 25. Vào ngày 9 tháng 5, Messi ghi bàn trong chiến thắng 5–1 của Barcelona trước Villarreal để thiết lập chuỗi trận bất bại dài nhất lịch sử La Liga (43 trận). 2018–19: Đội trưởng, danh hiệu La Liga thứ mười và kỷ lục Chiếc giày vàng thứ sáu Với sự ra đi của cựu đội trưởng Andrés Iniesta vào tháng 5 năm 2018, Messi được bầu làm đội trưởng mới của câu lạc bộ trong mùa giải tiếp theo. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2018, anh đã giành danh hiệu đầu tiên của mình với tư cách là đội trưởng của Barcelona, Supercopa de España, sau chiến thắng 2-1 trước Sevilla. Vào ngày 19 tháng 8, Messi ghi hai bàn giúp Barcelona đánh bại Alavés 3–0 trong trận đấu đầu tiên của họ ở La Liga, với bàn thắng mở tỷ số của anh đến từ một quả đá phạt chìm, đây là bàn thắng thứ 6000 của Barcelona tại La Liga. Vào ngày 18 tháng 9, Messi đã ghi một hat-trick trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước PSV Eindhoven tại trận đấu mở màn vòng bảng Champions League, lập kỷ lục là cầu thủ ghi nhiều hat-trick nhất giải đấu, với tám cú hat-trick. Vào ngày 20 tháng 10, Messi ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4–2 trên sân nhà trước Sevilla, nhưng anh buộc phải rời sân ở phút 26 vì bị dính chấn thương ở cánh tay phải; các xét nghiệm sau đó xác nhận rằng anh đã bị gãy xương, phải nghỉ thi đấu trong khoảng ba tuần. Vào ngày 8 tháng 12, Messi thực hiện thành công hai quả đá phạt – bàn thắng thứ chín và thứ mười của anh đến từ các tình huống cố định trong năm đó – trận thắng 4–0 trên sân khách trước Espanyol tại Derbi barceloní ở La Liga; đây là lần đầu tiên anh làm được điều này tại giải đấu. Mười bàn thắng đó của Messi cũng giúp anh trở thành cầu thủ đầu tiên đạt được con số này trong 13 mùa giải La Liga liên tiếp. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2019, Messi ra sân trận thứ 435 tại La Liga và ghi bàn thắng thứ 400 cũng ở giải đấu đó trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Eibar, trở thành cầu thủ đầu tiên đạt được cột mốc này ở một trong năm giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Vào ngày 2 tháng 2, Messi ghi hai bàn trong trận hòa 2–2 trước Valencia, với bàn thắng đầu tiên đến từ chấm phạt đền, bàn thắng thứ 50 tại La Liga; như vậy, anh trở thành cầu thủ thứ ba trong lịch sử La Liga sau Cristiano Ronaldo và Hugo Sánchez thực hiện thành công 50 quả phạt đền. Cuối tháng đó, câu lạc bộ thừa nhận rằng họ đã bắt đầu chuẩn bị cho việc giải nghệ trong tương lai của Messi. Vào ngày 23 tháng 2, Messi ghi hat-trick thứ 50 trong sự nghiệp và cũng là người kiến tạo cho Suárez lập công, giúp Barcelona giành chiến thắng 4–2 trên sân khách trước Sevilla ở La Liga; bàn thắng này cũng là bàn thắng thứ 650 trong sự nghiệp của anh cho câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia ở cấp độ chuyên nghiệp. Vào ngày 16 tháng 4, Messi ghi hai bàn trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Manchester United ở trận lượt về vòng tứ kết Champions League để giúp Barcelona giành chiến thắng chung cuộc 4–0, tiến vào bán kết giải đấu lần đầu tiên kể từ năm 2015; đây cũng là những bàn thắng đầu tiên của anh ở tứ kết Champions League kể từ năm 2013. Vào ngày 27 tháng 4, Messi vào sân từ băng ghế dự bị và ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Levante, giúp Barcelona giành chức vô địch giải đấu; đây là lần ra sân thứ 450 của anh tại La Liga và là chức vô địch đầu tiên của anh với tư cách đội trưởng câu lạc bộ. Vào ngày 1 tháng 5, Messi ghi hai bàn trong chiến thắng 3–0 trên sân nhà trước Liverpool ở lượt đi bán kết Champions League; bàn thắng thứ hai của anh trong trận đấu, một quả đá phạt từ cự ly 35m, là bàn thắng thứ 600 ở cấp độ câu lạc bộ trong sự nghiệp của anh, tất cả đều được ghi cho Barcelona. Trong trận lượt về sau đó sáu ngày tại Anfield, Barcelona đã nhận thất bại 4–0 trên sân khách, giúp Liverpool tiến vào chung kết với tổng tỷ số 4–3. Vào ngày 19 tháng 5, trong trận đấu cuối cùng của Barcelona tại La Liga, Messi đã ghi hai bàn trong trận hòa 2–2 trên sân khách trước Eibar (bàn thắng thứ 49 và 50 của anh trên mọi đấu trường mùa giải đó), giúp anh giành được danh hiệu Pichichi lần thứ sáu khi là Vua phá lưới giải đấu, với 36 bàn sau 34 lần ra sân; anh đã cân bằng kỷ lục cầu thủ có nhiều giải thưởng Vua phá lưới nhất ở La Liga của Telmo Zarra. Anh cũng giành được Chiếc giày vàng lần thứ sáu và là thứ ba liên tiếp kể từ mùa giải 2016–17. Vào ngày 25 tháng 5, Messi ghi bàn thắng cuối cùng của mùa giải trong trận thua 2–1 trước Valencia ở chung kết Copa del Rey 2019. 2019–20: Quả bóng vàng thứ sáu Vào ngày 5 tháng 8 năm 2019, có thông báo cho rằng Messi sẽ bỏ lỡ chuyến du đấu của Barcelona tại Mỹ sau khi dính chấn thương bắp chân phải. Vào ngày 19 tháng 8, bàn thắng từ rìa vòng cấm của Messi vào lưới Real Betis đã được đề cử cho Giải thưởng FIFA Puskás 2019. Cuối tháng đó, Messi tiếp tục dính chấn thương bắp chân, khiến anh không thể thi đấu trận mở màn mùa giải; do đó, anh phải ngồi ngoài và chỉ được trở lại thi đấu cùng Barcelona sau kỳ nghỉ quốc tế vào tháng 9. Vào ngày 2 tháng 9, Messi là một trong ba ứng cử viên cuối cùng tranh Giải thưởng FIFA Puskás 2019 và Giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm 2019 của FIFA, Messi giành chiến thắng sau đó vào ngày 23 tháng 9. Messi ra sân trận đầu tiên trong mùa giải 2019–20 vào ngày 17 tháng 9, và vào ngày 6 tháng 10, Messi ghi bàn thắng đầu tiên của mình ở mùa giải đó bằng một quả đá phạt trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Sevilla; đây là bàn thắng thứ 420 của anh tại La Liga, giúp anh phá kỷ lục ghi 419 bàn thắng của Cristiano Ronaldo ở 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Vào ngày 23 tháng 10, Messi ghi bàn thắng đầu tiên tại Champions League trong chiến thắng 2-1 trên sân khách trước Slavia Prague, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong 15 mùa giải Champions League liên tiếp (không tính vòng loại). Anh cũng san bằng kỷ lục ghi bàn vào lưới 33 đội khác nhau trong một năm của Raúl và Cristiano Ronaldo. Vào ngày 29 tháng 10, Messi ghi bàn và có hai lần kiến tạo trong chiến thắng 5–1 trên sân nhà trước Real Valladolid ở La Liga; bàn thắng mở tỷ số của anh – một cú sút xa 35m – là quả đá phạt thành công thứ 50 trong sự nghiệp của anh. Với tổng số bàn thắng là 608, Messi đã vượt qua tổng số 606 bàn thắng ghi được của Cristiano Ronaldo tính riêng ở cấp độ câu lạc bộ. Vào ngày 9 tháng 11, Messi ghi ba bàn (trong đó có hai quả đá phạt) trong chiến thắng 4–1 trên sân nhà trước Celta Vigo. Đây là cú hat-trick thứ 34 của anh tại La Liga, cân bằng kỷ lục của Cristiano Ronaldo. Vào ngày 27 tháng 11, trong trận đấu thứ 700 của anh cho Barcelona, Messi ghi một bàn và kiến tạo hai bàn trong chiến thắng 3-1 trên sân nhà trước Borussia Dortmund tại UEFA Champions League. Borussia Dortmund là đội bóng thứ 34 mà anh đã chọc thủng lưới trong giải đấu đó, phá vỡ kỷ lục trước đó là 33 do Cristiano Ronaldo và Raúl nắm giữ. Vào ngày 2 tháng 12, Messi đã giành được Quả bóng vàng lần thứ sáu. Vào ngày 8 tháng 12, Messi ghi hat-trick thứ 35 tại La Liga trong chiến thắng 5–2 trên sân nhà trước Mallorca. Vào ngày 22 tháng 2 năm 2020, Messi ghi bốn bàn trong chiến thắng 5–0 trên sân nhà trước Eibar tại La Liga. Vào ngày 14 tháng 6, trong chiến thắng 4–0 trước Mallorca, Messi đã ghi một bàn và có hai lần kiến tạo, trở thành cầu thủ đầu tiên ở La Liga ghi được 20 bàn thắng trở lên trong 12 mùa giải liên tiếp. Vào ngày 30 tháng 6, Messi thực hiện thành công quả phạt đền theo kiểu panenka trong trận hòa 2–2 trên sân nhà trước Atlético Madrid ở La Liga, cán mốc bàn thắng thứ 700 trong sự nghiệp của anh cho Barcelona và Argentina. Vào ngày 11 tháng 7, Messi đã có pha kiến tạo thứ 20 trong mùa giải cho Arturo Vidal lập công ở trận thắng 1–0 trên sân khách trước Real Valladolid, cân bằng kỷ lục 20 pha kiến tạo của Xavi trong mùa giải La Liga 2008–2009; với 22 bàn thắng, anh cũng trở thành cầu thủ thứ hai sau Thierry Henry trong màu áo Arsenal ở Premier League mùa giải 2002–03 (24 bàn và 20 pha kiến tạo), ghi được ít nhất 20 bàn và có 20 pha kiến tạo trong một mùa giải tại một trong năm giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Sau cú đúp của anh trong chiến thắng 5–0 trước Alavés ở trận đấu cuối cùng mùa giải vào ngày 20 tháng 5, Messi kết thúc mùa giải khi là Vua phá lưới và Vua kiến tạo tại La Liga, với 25 bàn thắng và 21 đường kiến tạo, giúp anh giành được danh hiệu Pichichi lần thứ bảy, vượt qua Zarra; tuy nhiên, Barcelona đã để mất chức vô địch vào tay Real Madrid. Vào ngày 9 tháng 8, trong trận lượt về vòng 16 đội Champions League với Napoli tại Camp Nou, Messi ghi bàn thắng thứ hai và kiếm được một quả phạt đền dẫn đến bàn thắng thứ ba, giúp Barcelona giành chiến thắng 3–1 trên sân nhà và với tổng tỷ số 4–2, Barcelona tiến vào tứ kết gặp Bayern Munich. Vào ngày 15 tháng 8, Messi trải qua trận thua tồi tệ nhất với tư cách một cầu thủ khi Bayern Munich đánh bại Barcelona với tỷ số 8–2 tại Lisboa, một lần nữa Barca bị loại khỏi Champions League. Tháng 8 năm 2020: Mong muốn rời Barcelona Sau khi ngày càng bất mãn với cách điều hành của ban lãnh đạo Barcelona cả trong và ngoài sân cỏ, Barça thông báo rằng Messi đã gửi đến câu lạc bộ "một văn bản bày tỏ mong muốn được ra đi" vào ngày 25 tháng 8 năm 2020. Thông báo này đã thu hút sự chú ý từ giới truyền thông, bao gồm các đồng đội hiện tại và trước đây (những người ủng hộ quyết định của Messi) và thống đốc Catalan Quim Torra. Vào ngày 26 tháng 8, giám đốc thể thao Barcelona Ramon Planes đã nhắc lại mong muốn của câu lạc bộ là "xây dựng một đội bóng xung quanh cầu thủ xuất sắc nhất thế giới" và khẳng định Messi chỉ có thể ra đi nếu điều khoản mua đứt trị giá 700 triệu euro được trả; Messi có quyền lựa chọn chấm dứt hợp đồng sớm (nó cho phép anh rời câu lạc bộ một cách tự do), điều đó chỉ có thể được thực thi nếu anh thông báo quyết định của mình với Barcelona trước ngày 31 tháng 5 năm 2020, mặc dù những người đại diện của Leo cho rằng thời hạn cuối cùng được dời lại đến ngày 31 tháng 8, do mùa giải 2019–20 đã bị hoãn lại. Vào ngày 30 tháng 8, La Liga đưa ra một tuyên bố cho biết hợp đồng và điều khoản mua đứt của Messi vẫn còn hiệu lực. Vào ngày 4 tháng 9, Jorge Messi, cha và là người đại diện của Leo, đã đưa ra một tuyên bố đáp trả lại La Liga rằng điều khoản giải phóng "không có hiệu lực khi việc chấm dứt hợp đồng là do quyết định đơn phương của cầu thủ từ cuối mùa giải 2019–20", như đã nêu trong bản hợp đồng của Messi với Barcelona; ngay sau đó, La Liga đã đưa ra lời phản hồi nhắc lại tuyên bố trước đây của họ vào ngày 30 tháng 8. Cuối buổi tối hôm đó, Messi tuyên bố tại một cuộc phỏng vấn với Goal rằng anh sẽ tiếp tục ở lại Barcelona trong năm cuối cùng của hợp đồng. Trong cuộc phỏng vấn, Messi tiết lộ rằng đã thông báo cho Barcelona về mong muốn ra đi của anh nhiều lần và chủ tịch câu lạc bộ Josep Maria Bartomeu cho biết Messi có thể quyết định việc ra đi hoặc ở lại vào cuối mỗi mùa giải, Bartomeu chỉ đề cập đến điều khoản giải phóng. Điều này khiến Messi có hai sự lựa chọn: ở lại hoặc ra tòa chống lại câu lạc bộ, anh nói rằng "Tôi sẽ không bao giờ ra tòa chống lại câu lạc bộ của cuộc đời mình". 2020–21: Mùa giải cuối cùng tại Barcelona Vào ngày 27 tháng 9, Messi mở đầu mùa giải 2020–21 bằng việc thực hiện thành công một quả phạt đền trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Villarreal ở La Liga. Hai ngày trước trận khai màn, anh lại lên tiếng chỉ trích câu lạc bộ, lần này là về sự ra đi của Luis Suárez, nói rằng, "ở giai đoạn này không có gì làm tôi ngạc nhiên nữa". Vào ngày 20 tháng 10, Messi thực hiện thành công một quả phạt đền và kiến tạo bàn thắng thứ năm trong chiến thắng 5–1 trên sân nhà trước Ferencváros tại Champions League, trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong 16 mùa giải Champions League liên tiếp. Vào ngày 25 tháng 11, Messi được đề cử cho giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm 2020 của FIFA, và sau đó được lọt vào danh sách ba ứng cử viên cuối cùng tranh giải. Vào ngày 29 tháng 11, Messi ghi bàn thắng thứ tư trong chiến thắng 4–0 trước Osasuna. Sau khi ghi bàn, anh đã để lộ một chiếc áo của đội bóng cũ Newell's Old Boys, để tưởng nhớ đến Diego Maradona, người đã qua đời bốn ngày trước đó, và chỉ cả hai tay lên màn hình hiển thị khuôn mặt của Maradona trong sân vận động. Nó là bản sao của chính chiếc áo mà Maradona đã mặc trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ vào năm 1993. Vào ngày 17 tháng 12, Messi đứng thứ ba tại giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm của FIFA sau Robert Lewandowski và Cristiano Ronaldo, đồng thời được xếp vào FIFA FIFPro World XI năm thứ 14 liên tiếp. Vào ngày 23 tháng 12, Messi ghi bàn thắng thứ 644 cho Barcelona trước Real Valladolid ở La Liga, vượt qua Pelé trong màu áo Santos để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho một câu lạc bộ. Để chúc mừng thành tích này, Budweiser gửi những chai bia đến tất cả thủ môn mà Messi đã từng chọc thủng lưới. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2021, Messi bị đuổi khỏi sân lần đầu tiên trong sự nghiệp câu lạc bộ của mình vì hành vi bạo lực (vung tay vào đầu Asier Villalibre, ban đầu bị trọng tài bỏ qua nhưng sau đó được xem lại qua VAR) trong những phút cuối cùng của trận thua 2-3 trước Athletic Bilbao ở trận chung kết Supercopa de España 2020–21. Vào ngày 10 tháng 3, Messi ghi bàn từ cự ly 35m trong trận hòa 1–1 trước Paris Saint-Germain tại Sân vận động Công viên các Hoàng tử ở trận lượt về vòng 16 đội Champions League. Lần đầu tiên sau 14 năm Barcelona bị loại ngay tại vòng 16 đội với tổng tỷ số 2–5 sau khi đã để thua 1–4 trên sân nhà Camp Nou vào ngày 16 tháng 2, Messi là người ghi bàn thắng duy nhất cho Barcelona trong trận đấu đó. Vào ngày 15 tháng 3, Messi ghi 2 bàn và có một pha kiến tạo trong chiến thắng 4–1 trước Huesca. Với bàn thắng đầu tiên, anh trở thành cầu thủ đầu tiên ghi ít nhất 20 bàn trong 13 mùa giải liên tiếp ở 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Vào ngày 21 tháng 3, anh vượt qua Xavi để trở thành cầu thủ có nhiều lần ra sân nhất cho câu lạc bộ với 768 lần ra sân, anh cũng lập một cú đúp trong chiến thắng 6–1 trên sân khách trước Real Sociedad. Vào ngày 17 tháng 4, Messi ghi hai bàn trong chiến thắng 4–0 của Barcelona trước Athletic Bilbao ở trận chung kết Copa del Rey 2021. Với bàn thắng thứ hai của anh, Messi đã phá vỡ kỷ lục ghi 30 bàn thắng trong 12 mùa giải liên tiếp của Gerd Müller, lập kỷ lục mới là 13. Với danh hiệu thứ 35 cùng Barcelona, Messi cũng vượt qua Ryan Giggs để trở thành cầu thủ có nhiều danh hiệu nhất cho một câu lạc bộ. Là vua phá lưới tại La Liga, Messi giành được danh hiệu Pichichi lần thứ tám trong sự nghiệp. Đây cũng là danh hiệu Vua phá lưới thứ năm liên tiếp của anh tại La Liga, vượt qua Alfredo Di Stéfano và Hugo Sánchez, cả hai đều có bốn lần giành được danh hiệu này trong màu áo Real Madrid. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2021, Messi trở thành cầu thủ tự do sau khi hết hạn hợp đồng, cùng với việc các cuộc đàm phán về một bản hợp đồng mới đi vào bế tắc do những vấn đề tài chính tại Barcelona. Vào ngày 5 tháng 8, Barcelona thông báo rằng Messi sẽ không ở lại câu lạc bộ, mặc dù cả hai bên đã đạt được thỏa thuận và sẽ ký hợp đồng vào ngày hôm đó. Câu lạc bộ cho rằng những trở ngại về tài chính và các quy định bất lợi từ La Liga như một phần lý do cho sự ra đi của anh. Ba ngày sau, trong một cuộc họp báo đầy nước mắt được tổ chức tại Camp Nou, Messi xác nhận rằng anh sẽ chia tay Barcelona. Paris Saint-Germain 2021–22: Thích nghi trong mùa giải đầu tiên Vào ngày 10 tháng 8, Messi gia nhập câu lạc bộ Pháp Paris Saint-Germain. Anh ký hợp đồng có thời hạn hai năm đến tháng 6 năm 2023 cùng với tùy chọn gia hạn thêm một năm. Messi đã chọn khoác áo số 30, số áo mà anh từng mặc khi có trận ra mắt với đội một Barcelona. Messi có trận ra mắt câu lạc bộ vào ngày 29 tháng 8, vào sân thay người trong hiệp hai ở trận thắng 2–0 trên sân khách trước Reims tại Ligue 1. Anh có trận ra mắt cho câu lạc bộ tại UEFA Champions League với trận hòa 1–1 trên sân khách trước Club Brugge vào ngày 15 tháng 9. Bốn ngày sau, Messi có trận ra mắt trên sân nhà cho PSG trong chiến thắng 2–1 trước Lyon. Vào ngày 28 tháng 9, Messi ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ, một pha lập công từ ngoài vòng cấm sau khi phối hợp một-hai với Kylian Mbappé, trong trận thắng 2–0 trên sân nhà trước Manchester City của Pep Guardiola tại vòng bảng UEFA Champions League. Vào ngày 21 tháng 11, Messi ghi bàn thắng đầu tiên tại Ligue 1 trong chiến thắng 3–1 trên sân nhà trước Nantes. Vào ngày 28 tháng 11, Messi lập hat-trick kiến tạo thứ năm trong sự nghiệp khi PSG đánh bại Saint-Étienne 3–1 trên sân khách. Ghi được 40 bàn thắng ở cấp độ câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia trong năm 2021 và giúp Argentina vô địch Copa América cùng năm, vào ngày 29 tháng 11, Messi nhận được Quả bóng vàng thứ bảy kỷ lục. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2022, PSG thông báo rằng Messi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, anh sau đó bỏ lỡ hai trận đấu thuộc khuôn khổ giải vô địch quốc gia và một trận đấu cúp. Anh đã trở lại trong trận đấu với Reims tại Ligue 1 vào ngày 23 tháng 1, nơi anh vào sân thay người trong hiệp hai và có pha kiến tạo bàn thắng thứ ba cho PSG trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà. Vào ngày 13 tháng 3, sau khi bị Real Madrid loại khỏi Champions League ngay tại vòng 16 đội, Messi và người đồng đội Neymar đã bị một số cổ động viên PSG la ó trên Sân vận động Công viên các Hoàng tử trong trận đấu với Bordeaux ở Ligue 1. Vào ngày 23 tháng 4 năm 2022, Messi đã giúp PSG giành chức vô địch Ligue 1 thứ 10 sau khi ghi bàn từ pha sút xa ngoài vòng cấm địa trong trận hòa 1–1 trước Lens tại Sân vận động Công viên các Hoàng tử. Mùa giải đầu tiên của Messi ở đội bóng thành Paris kết thúc với 11 bàn thắng và 14 pha kiến tạo trên mọi đấu trường. Lần đầu tiên kể từ mùa giải 2005–06, anh đã không ghi được 10 bàn thắng tại giải vô địch quốc gia khi chỉ có vỏn vẹn 6 bàn. 2022–23: Lấy lại phong độ và rời Paris Sau khi thích nghi với môi trường mới và ổn định cuộc sống ở Paris, dưới thời tân huấn luyện viên Christophe Galtier, Messi trở lại vai trò tấn công tự do ưa thích của mình; vị trí tiền vệ kiến thiết phía sau hai tiền đạo, trong bộ ba tấn công cùng với Neymar và Kylian Mbappé, nhanh chóng lấy lại phong độ so với mùa giải trước khi anh khởi đầu mùa giải mới vào ngày 31 tháng 7 bằng việc ghi bàn thắng mở tỷ số cho PSG trong chiến thắng 4–0 trước Nantes ở Trophée des Champions, giành danh hiệu thứ hai cùng đội bóng thủ đô nước Pháp. Do phong độ thất vọng ở mùa giải trước, Messi đã không được đề cử cho giải Quả bóng Vàng lần đầu tiên kể từ năm 2005. Vào ngày 21 tháng 8, Messi đã có pha kiến tạo từ xa cho Mbappé ghi bàn thắng nhanh thứ hai lịch sử Ligue 1 ở giây thứ 8, trước khi chính anh ghi bàn trong chiến thắng 7–1 trước Lille. Các trận đấu tiếp theo, sau khi đóng góp sáu bàn thắng, bao gồm một bàn và năm pha kiến ​​tạo trong tháng 9, Messi được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất tháng này của Ligue 1. Vào ngày 5 tháng 10, anh ghi bàn trong trận hòa 1–1 trước Benfica ở Champions League, trở thành cầu thủ duy nhất trong lịch sử giải đấu chọc thủng lưới 40 đội bóng khác nhau tại Champions League. Vào ngày 25 tháng 10, anh ghi hai bàn trong chiến thắng 7–2 trên sân nhà trước Maccabi Haifa tại Champions League, lập kỷ lục ghi nhiều bàn thắng từ ngoài vòng cấm địa nhất so với bất kỳ cầu thủ nào khác trong giải đấu này, với 23 bàn. Bốn ngày sau, Messi ghi bàn và kiến tạo giúp PSG giành chiến thắng 4–3 trước Troyes để tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Ligue 1. Đây là bàn thắng thứ bảy của anh tại Ligue 1 mùa 2022–23 và là bàn thắng thứ mười hai nói chung cho PSG trong mùa giải này, vượt qua tổng số 11 bàn thắng của anh trên mọi đấu trường trong mùa giải 2021–22 chỉ sau 18 trận. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2023, PSG đánh bại Marseille 3–0 tại Le Classique, Messi ghi bàn thắng thứ 700 trong sự nghiệp cấp câu lạc bộ cũng như kiến tạo cho hai bàn thắng của Mbappé. Vào ngày 11 tháng 3, PSG đánh bại Brest 2–1, Messi kiến tạo cho bàn thắng quyết định của Mbappé ở phút cuối, đạt cột mốc 300 pha kiến tạo trong sự nghiệp. Vào ngày 8 tháng 4, anh ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 2–0 trước Nice ở Ligue 1, giúp anh vượt qua Cristiano Ronaldo để trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng đá cấp câu lạc bộ châu Âu với 702 bàn; cũng trong trận đấu này, anh còn cán mốc 1.000 pha góp công trực tiếp vào bàn thắng trong sự nghiệp câu lạc bộ. Vào ngày 2 tháng 5, Messi bị treo giò hai tuần và bị phạt tiền sau khi thực hiện chuyến du lịch trái phép đến Ả Rập Xê Út cùng gia đình như một phần của thỏa thuận quảng cáo thương mại. Anh không xuất hiện tại buổi tập vào ngày hôm trước sau thất bại 3–1 của PSG trước Lorient. Như một phần của án phạt, Messi cũng sẽ không được tham dự buổi tập của đội trong thời gian bị treo giò và bị rút khỏi đội hình xuất phát cho trận đấu gặp Troyes. Vào ngày 28 tháng 5, Messi ghi bàn trong trận hòa 1–1 trước Strasbourg giúp PSG giành chức vô địch Ligue 1 lần thứ 11 và là lần thứ hai liên tiếp của anh. Ngày 1 tháng 6, Galtier xác nhận rằng trận đấu trên sân nhà của PSG với Clermont Foot vào ngày 3 tháng 6 sẽ là trận đấu cuối cùng của Messi cho đội bóng thủ đô Paris, và câu lạc bộ đã xác nhận sự ra đi của anh hai ngày sau đó; trận đấu kết thúc với thất bại 3–2. Anh kết thúc mùa giải với số lượng kiến tạo nhiều nhất giải đấu với 16 lần và cũng được xướng tên trong đội hình tiêu biểu Ligue 1 của UNFP cùng với những người đồng đội Achraf Hakimi, Nuno Mendes và Mbappé. Inter Miami Sau khi xác nhận rời PSG, Messi được cho là sẽ trở lại câu lạc bộ cũ Barcelona, cũng như chuyển đến câu lạc bộ Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út Al Hilal, nhưng quyết định cuối cùng của anh là ký hợp đồng với câu lạc bộ Major League Soccer Inter Miami, thông tin này đã được thông báo cho chủ tịch Barcelona Joan Laporta vào ngày 5 tháng 6 năm 2023. Barcelona không thể chiêu mộ anh do những hạn chế về mặt tài chính. Vào ngày 7 tháng 6, Inter Miami đã đăng một video lên rang mạng xã hội của họ gợi ý về việc câu lạc bộ này đã ký hợp đồng với Messi, mặc dù chưa xác nhận liệu anh có ký hợp đồng chính thức hay chưa. Cùng ngày, Messi xác nhận ý định gia nhập Miami trong một cuộc phỏng vấn chung với các tờ báo Mundo Deportivo và Sport, trong đó anh cho biết rằng họ "chưa chốt 100%"; MLS cũng xác nhận rằng thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất. Anh giải thích rằng mặc dù La Liga đã chấp nhận mọi điều và đồng ý cho anh trở lại Barcelona, ​​nhưng còn rất nhiều việc phải làm như giảm lương và bán cầu thủ, và anh không muốn trải qua nó một lần nữa hoặc chịu trách nhiệm cho việc đó. Anh xác nhận rằng có các câu lạc bộ khác ở châu Âu đã tiếp cận anh, nhưng Barcelona là đội bóng duy nhất ở châu Âu mà anh muốn thi đấu. Ngày 15 tháng 7 năm 2023, Inter Miami công bố việc ký hợp đồng với Messi trong một bản hợp đồng có thời hạn hai năm rưỡi. Anh có buổi ra mắt chính thức với người hâm mộ tại một sự kiện phát trực tiếp được gọi là "La PresentaSÍon", diễn ra tại sân vận động DRV PNK vào ngày hôm sau cùng với người đồng đội cũ tại Barcelona là Sergio Busquets. 2023: Vô địch Leagues Cup và Quả bóng vàng thứ tám Messi có trận ra mắt câu lạc bộ vào ngày 21 tháng 7 trong trận đấu gặp Cruz Azul ở Leagues Cup, anh ghi bàn thắng từ quả đá phạt trực tiếp trong thời gian bù giờ để ấn định chiến thắng 2–1. Trong trận chung kết Leagues Cup 2023 gặp Nashville SC, Messi ghi bàn ở phút thứ 23 để giúp cho Miami vươn lên dẫn trước với tỷ số 1–0. Sau khi Nashville gỡ hòa trong hiệp hai, trận đấu đã kết thúc trên loạt sút luân lưu và Miami đã giành chiến thắng với tỷ số 10–9, mang về cho họ chức vô địch Leagues Cup đầu tiên. Messi có trận ra mắt MLS vào ngày 26 tháng 8, anh vào sân thay người ở phút 60 và ghi bàn ấn định chiến thắng 2–0 cho Inter Miami trên sân khách trước New York Red Bulls, kết thúc chuỗi 11 trận không thắng của đội bóng ở giải đấu này. Bàn thắng đầu tiên của Messi trong mùa giải chính thức đã giúp anh giành được giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất vòng đấu với 89,7% số phiếu bầu. Ngày 30 tháng 10, sau khi giành chức vô địch World Cup cùng Argentina và đoạt danh hiệu Ligue 1 cùng PSG, Messi đã được nhận giải Quả bóng vàng thứ tám, tiếp tục nối dài kỷ lục của mình. Sự nghiệp quốc tế 2004–2005: Thành công ở cấp độ trẻ Mang hai quốc tịch Argentina–Tây Ban Nha, Messi đủ điều kiện thi đấu cho đội tuyển quốc gia của cả hai nước. Những tuyển trạch viên cho đội U-17 Tây Ban Nha bắt đầu để ý đến anh vào năm 2003 sau khi giám đốc bóng đá của Barcelona, Carles Rexach, lên tiếng cảnh báo với Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha về cầu thủ trẻ này. Messi đã từ chối lời đề nghị đó, anh khao khát được khoác áo La Albiceleste từ khi còn nhỏ. Để ngăn cản việc Tây Ban Nha tiếp tục lôi kéo Messi, Liên đoàn bóng đá Argentina đã tổ chức hai trận giao hữu U-20 vào tháng 6 năm 2004, với Paraguay và Uruguay, nhằm mục đích hoàn thiện tư cách cầu thủ Argentina của anh với FIFA. Năm ngày sau sinh nhật tuổi 17, vào ngày 29 tháng 6, anh có trận ra mắt đội U-20 trước Paraguay, ghi một bàn và có hai pha kiến tạo trong chiến thắng 8–0 của họ. Sau đó, anh được gọi vào đội hình tham dự Giải vô địch trẻ Nam Mỹ, được tổ chức tại Colombia vào tháng 2 năm 2005. Vì anh không có thể lực ổn định, kết quả của việc thiếu hụt hormone tăng trưởng trước đây, Messi được sử dụng như một cầu thủ vào sân thay người trong sáu trong số chín trận đấu. Sau khi được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu với Venezuela, anh ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 2–1 trong trận đấu với Brazil, qua đó giành hạng ba vòng loại Giải vô địch trẻ thế giới. Nhận thức được những hạn chế về mặt thể chất, Messi đã thuê một huấn luyện viên cá nhân để tăng cường khối lượng cơ bắp của mình, trở lại đội tuyển trong thể trạng tốt nhất kịp thời cho Giải vô địch trẻ thế giới do Hà Lan đăng cai vào tháng 6 năm 2005. Sau khi anh bị loại khỏi đội hình xuất phát trong trận đấu đầu tiên với Hoa Kỳ, thua 1–0, các cầu thủ trong đội đã yêu cầu huấn luyện viên Francisco Ferraro để Messi xuất phát ngay từ đầu, vì họ coi anh là cầu thủ xuất sắc nhất của tuyển Argentina. Sau khi giúp đội tuyển đánh bại Ai Cập và Đức để vượt qua vòng bảng, Messi là nhân tố quyết định ở vòng đấu loại trực tiếp khi anh ghi bàn gỡ hòa trước Colombia, một bàn thắng và một pha kiến tạo trước Tây Ban Nha và ghi bàn mở tỷ số trước nhà đương kim vô địch Brazil. Trước trận chung kết, anh được nhận Quả bóng vàng với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Anh thực hiện thành công hai quả phạt đền trong chiến thắng 2–1 của họ trước Nigeria, giành chức vô địch lần thứ năm của Argentina và anh còn là vua phá lưới với 6 bàn thắng. Màn trình diễn của anh được so sánh với người đồng hương Diego Maradona, người đã dẫn dắt Argentina đến chức vô địch năm 1979. 2005–2006: Ra mắt đội tuyển và World Cup Để ghi nhận thành tích của anh với đội U-20, huấn luyện viên đội tuyển quốc gia José Pékerman đã triệu tập Messi lần đầu tiên trong trận giao hữu với Hungary vào ngày 17 tháng 8 năm 2005. Ở tuổi 18, Messi có trận ra mắt đội tuyển Argentina trên sân vận động Ferenc Puskás khi anh vào sân ở phút 63, bị đuổi khỏi sân chỉ sau hai phút vì pha phạm lỗi với Vilmos Vanczák, người đã túm áo anh; Messi đã vung cánh tay của mình vào mặt Vanczák trong khi đang cố gắng đẩy hậu vệ này ra, mà trọng tài giải thích đó là hành động thúc cùi chỏ có chủ ý, một quyết định gây tranh cãi. Messi được cho là đã khóc trong phòng thay đồ sau khi rời sân. Anh trở lại đội tuyển vào ngày 3 tháng 9 sau trận thua Paraguay ở vòng loại World Cup. Messi ra sân trong trận đấu với Peru cũng tại vòng loại World Cup, trong đó anh đã thực hiện thành công một quả phạt đền quan trọng giúp đội tuyển chiến thắng. Sau trận đấu, Pékerman mô tả anh như "một viên ngọc quý". Sau đó, anh ra sân thường xuyên cho đội tuyển trước khi tham dự FIFA World Cup 2006, ghi bàn thắng đầu tiên trong trận giao hữu với Croatia vào ngày 1 tháng 3 năm 2006. Chấn thương gân khoeo kéo dài một tuần sau đó đã khiến anh có nguy cơ vắng mặt ở World Cup, nhưng Leo vẫn được gọi vào đội hình của Pékerman và kịp thời lấy lại thể lực để bước vào giải đấu. Trong kỳ World Cup ở Đức, Messi đã chứng kiến trận thắng mở màn của họ trước Bờ Biển Ngà trên băng ghế dự bị. Trong trận đấu tiếp theo, gặp Serbia và Montenegro, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất thi đấu cho Argentina tại FIFA World Cup khi vào sân thay người ở phút 74. Anh ghi bàn thắng thứ tư trong vòng vài phút và ghi bàn thắng cuối cùng trong chiến thắng 6–0 của họ, giúp anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại giải đấu và là cầu thủ trẻ thứ sáu ghi bàn trong lịch sử World Cup. Khi họ đã chắc suất vào vòng loại trực tiếp, một số cầu thủ xuất phát đã được cho nghỉ trong trận đấu cuối cùng vòng bảng. Do đó, Messi ra sân ngay từ đầu trong trận đấu với Hà Lan, với tỷ số hòa 0–0, họ đứng đầu bảng của mình nhờ hiệu số bàn thắng bại. Trong trận đấu vòng 16 đội với Mexico, diễn ra đúng vào ngày sinh nhật tuổi 19 của anh, Messi vào sân ở phút 84, với tỷ số hòa 1–1. Anh đã ghi một bàn thắng, nhưng nó đã bị việt vị, bàn thắng muộn trong hiệp phụ giúp đội tuyển tiếp tục cuộc hành trình tại World Cup. Anh không thi đấu trong trận tứ kết với Đức, trận đấu mà Argentina bị loại với tỷ số 4–2 trong loạt sút luân lưu. Trở về quê nhà, quyết định để Messi lên băng ghế dự bị của Pékerman trong trận gặp Đức dẫn đến sự chỉ trích từ những người tin rằng Messi đã có thể thay đổi kết quả trận đấu theo hướng có lợi cho Argentina. 2007–2008: Chung kết Copa América và huy chương vàng Olympic Khi Messi trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, anh đảm bảo một vị trí trong đội hình xuất phát của Alfio Basile, là một phần của đội tuyển Argentina tham dự Copa América 2007, được tổ chức tại Venezuela. Anh kiến tạo bàn thắng ấn định tỷ số 4–1 của họ trước Hoa Kỳ trong trận mở màn, trực tiếp dẫn đến quả phạt đền mở tỷ số trong chiến thắng 4–2 ở lượt trận tiếp theo trước Colombia. Khi họ đã chắc suất vào vòng loại trực tiếp, Messi ngồi ghế dự bị trong trận đấu thứ ba, anh vào sân trong 25 phút cuối khi tỷ số 0–0 để giúp Argentina đánh bại Paraguay bằng bàn thắng duy nhất. Tại vòng tứ kết, họ đối đấu với Peru, anh ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 4–0 đưa Argentina vào bán kết, anh đệm bóng qua người thủ môn trong trận thắng 3–0 trước Mexico ở bán kết. Argentina bất ngờ để thua 3–0 tại trận chung kết trước một đội tuyển Brazil thiếu vắng một số cầu thủ trụ cột. Trận thua này của họ nhận nhiều lời chỉ trích tại Argentina, mặc dù Messi hầu như được bỏ qua do tuổi trẻ và vị thế nhỏ bé trước cầu thủ ngôi sao Juan Román Riquelme. Anh được CONMEBOL bầu chọn là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải. Trước Thế vận hội Mùa hè 2008, Barcelona đã cấm Messi chơi cho Argentina tại giải đấu này vì nó trùng với các trận đấu vòng loại Champions League của họ. Sau sự can thiệp từ huấn luyện viên mới được bổ nhiệm của Barcelona, Pep Guardiola, người đã vô địch giải đấu năm 1992, Messi được phép cùng đội U-23 của Sergio Batista đến Bắc Kinh. Trong trận đấu đầu tiên, anh ghi bàn mở tỷ số và kiến tạo một bàn thắng trong chiến thắng 2-1 của họ trước Bờ Biển Ngà. Sau chiến thắng 1–0 ở trận đấu tiếp theo với Australia, đảm bảo một suất vào tứ kết, Messi được nghỉ ngơi trong trận đấu với Serbia, Argentina giành chiến thắng trong trận đấu đó để về nhất ở bảng đấu của họ. Trong trận đấu với Hà Lan, anh ghi bàn đầu tiên và kiến tạo pha lập công thứ hai để giúp Argentina giành chiến thắng 2-1 trong hiệp phụ. Sau chiến thắng 3–0 ở bán kết trước Brazil, Messi đã kiến tạo bàn thắng duy nhất trong trận chung kết khi Argentina đánh bại Nigeria giành huy chương vàng Olympic. Cùng với Riquelme, Messi được FIFA bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải. 2008–2011: Tập thể tàn tạ Từ cuối năm 2008, đội tuyển quốc gia trải qua khoảng thời gian ba năm được đánh dấu bằng những màn trình diễn tệ hại. Dưới thời huấn luyện viên Diego Maradona, người đã dẫn dắt Argentina vô địch World Cup khi còn là một cầu thủ, đã chật vật vượt qua vòng loại World Cup 2010, họ chỉ chắc suất có mặt tại giải đấu sau khi đánh bại Uruguay 1–0 trong trận đấu vòng loại cuối cùng. Maradona đã bị chỉ trích vì những quyết định chiến lược của mình, trong đó có việc sử dụng Messi không đúng với vị trí quen thuộc của anh. Trong tám trận đấu vòng loại dưới sự dẫn dắt của Maradona, Messi chỉ ghi được một bàn thắng, bàn mở tỷ số trong trận thắng 4–0 trước Venezuela. Cũng trong trận đấu đó, diễn ra vào ngày 28 tháng 3 năm 2009, anh khoác áo số 10 của Argentina lần đầu tiên, sau khi Riquelme giải nghệ thi đấu quốc tế. Messi đã ghi bốn bàn sau 18 lần ra sân trong suốt quá trình vòng loại. Trước thềm giải đấu, Maradona đã đến gặp Messi ở Barcelona để hỏi ý kiến về chiến thuật; Messi sau đó vạch ra sơ đồ 4–3–1–2 với việc anh chơi sau hai cầu thủ tiền đạo, còn được gọi là enganche trong bóng đá Argentina, vốn là vị trí ưa thích của anh từ khi còn nhỏ. Bất chấp phong độ nghèo nàn của họ tại vòng loại, Argentina vẫn được coi là ứng cử viên vô địch tại kỳ World Cup ở Nam Phi. Khởi đầu giải đấu, sơ đồ mới đã tỏ ra hiệu quả; Messi đã cố gắng ghi bàn ít nhất 4 lần trong trận mở màn nhưng liên tục bị thủ môn Nigeria từ chối, dẫn đến chiến thắng 1–0. Trong trận đấu tiếp theo, gặp Hàn Quốc, anh đã thể hiện rất xuất sắc vai trò kiến tạo của mình, góp phần vào cả 4 bàn thắng trong chiến thắng 4–1 của đội tuyển. Vì chắc suất vào vòng loại trực tiếp, hầu hết nhiều cầu thủ đã được nghỉ ngơi trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng, nhưng Messi được cho là đã từ chối ngồi dự bị. Anh đeo băng đội trưởng lần đầu tiên trong chiến thắng 2–0 trước Hy Lạp; là tâm điểm trong lối chơi của Argentina, anh kiến tạo bàn thắng thứ hai để giúp Argentina là đội đứng đầu bảng đấu. Tại vòng 16 đội, họ đánh bại Mexico 3–1, với Messi kiến tạo bàn thắng đầu tiên của họ, một pha lập công gây tranh cãi dù đã vào thế việt vị. Argentina đã bị loại trong trận tứ kết với Đức. Trận thua 4–0 của họ là tỷ số thất bại tồi tệ nhất của họ tại một kỳ World Cup kể từ năm 1974. FIFA sau đó đã đánh giá Messi là một trong 10 cầu thủ xuất sắc nhất của giải đấu, với tốc độ và khả năng sáng tạo "vượt trội", khả năng rê dắt, sút và chuyền bóng "ngoạn mục và hiệu quả" của anh. Tuy nhiên, khi trở về quê nhà, Messi là đối tượng bị chỉ trích gay gắt hơn cả. Là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, anh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt đội tuyển đến chức vô địch, giống như Maradona đã làm vào năm 1986, nhưng anh đã không thể lặp lại màn trình diễn của mình tại Barcelona trong màu áo đội tuyển quốc gia, dẫn đến thông tin cho rằng anh quan tâm đến tổ quốc ít hơn câu lạc bộ chủ quản. Maradona được thay thế bởi Sergio Batista, người đã giúp Argentina giành vàng tại Olympic. Batista công khai rằng ông có ý định xây dựng một đội bóng xung quanh Messi, sử dụng anh như một số 9 ảo trong sơ đồ 4–3–3, như đã từng rất thành công ở Barcelona. Mặc dù Messi đã ghi kỷ lục 53 bàn thắng cho câu lạc bộ trong mùa giải 2010–11, anh đã không ghi bàn cho Argentina trong bất kỳ một trận đấu chính thức nào kể từ tháng 3 năm 2009. Bất chấp sự thay đổi chiến thuật, cơn khát bàn thắng của anh vẫn tiếp tục tại Copa América 2011, do Argentina đăng cai. Hai trận đấu đầu tiên của họ, gặp Bolivia và Colombia, đều kết thúc với tỷ số hòa. Truyền thông và người hâm mộ cho rằng anh không kết hợp ăn ý với tiền đạo Carlos Tevez, người được công chúng Argentina yêu thích hơn; Do đó, lần đầu tiên trong sự nghiệp, Messi bị chính những người ủng hộ đội tuyển quay lưng. Trong trận đấu quan trọng tiếp theo, khi Tevez ngồi trên băng ghế dự bị, anh có một màn trình diễn được đánh giá cao, kiến tạo hai bàn trong chiến thắng 3–0 của họ trước Costa Rica. Trận tứ kết trước Uruguay kết thúc với tỷ số hòa 1–1 sau hiệp phụ, với việc Messi kiến tạo bàn thắng gỡ hòa, Argentina bị loại 4–5 trong loạt sút luân lưu. 2011–2013: Đảm nhận băng đội trưởng Sau màn trình diễn không thành công của Argentina tại Copa América, Batista được thay thế bởi Alejandro Sabella. Khi được bổ nhiệm vào tháng 8 năm 2011, Sabella đã trao tấm băng đội trưởng cho Messi, được sự chấp nhận của đội trưởng Javier Mascherano khi đó. Messi tiếp tục dẫn dắt Argentina với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất của họ, trong khi Mascherano tiếp tục hoàn thành vai trò người dẫn dắt và động lực của đội. Trong một cuộc tái thiết đội bóng, Sabella đã gạt bỏ Tevez và đưa về những cầu thủ cùng Messi giành chức vô địch Giải trẻ thế giới và Thế vận hội. Đang chơi ở một vai trò tự do trong một đội hình đang ngày một tiến bộ, Messi đã chấm dứt cơn khát bàn thắng của mình bằng việc ghi bàn trong trận đấu vòng loại World Cup đầu tiên của Argentina với Chile vào ngày 7 tháng 10, bàn thắng chính thức đầu tiên của anh cho Argentina sau hai năm rưỡi. Dưới thời Sabella, tỷ lệ ghi bàn của Messi tăng lên đáng kể; anh chỉ ghi được 17 bàn sau 61 trận đấu dưới thời các huấn luyện viên tiền nhiệm, anh đã ghi 25 bàn sau 32 lần ra sân trong ba năm sau đó. Anh đã ghi tổng cộng 12 bàn sau 9 trận cho Argentina vào năm 2012, cân bằng kỷ lục do Gabriel Batistuta nắm giữ về số bàn thắng nhiều nhất trong một năm cho đất nước mình. Hat-trick đầu tiên của anh với Albicelestes là trong trận giao hữu với Thụy Sĩ vào ngày 29 tháng 2 năm 2012, sau đó là hai hat-trick nữa trong một năm rưỡi tiếp theo tại những trận giao hữu với Brazil và Guatemala. Messi sau đó đã giúp đội tuyển đảm bảo tấm vé góp mặt tại World Cup 2014 với chiến thắng 5–2 trước Paraguay vào ngày 10 tháng 9 năm 2013 khi anh ghi hai bàn từ các quả phạt đền, nâng tổng số bàn thắng quốc tế của anh lên 37 bàn trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng thứ hai cho Argentina sau Batistuta. Anh đã ghi tổng cộng 10 bàn thắng sau 14 trận đấu trong suốt chiến dịch vòng loại. Cùng với màn trình diễn tốt của Messi, mối quan hệ giữa anh với những cầu thủ đồng hương được cải thiện, anh dần nhận được cái nhìn thiện cảm hơn ở Argentina. 2014–2015: Chung kết World Cup và Copa América Trước thềm World Cup ở Brazil, những nghi ngờ về phong độ của Messi liên tiếp xuất hiện, khi anh kết thúc một mùa giải không thành công với Barcelona và dính chấn thương. Tuy nhiên, khi vào giải, anh đã có những màn trình diễn đầy thuyết phục, được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong bốn trận đấu đầu tiên. Trong trận đấu đầu tiên ở World Cup với tư cách đội trưởng, anh đã dẫn dắt đội giành chiến thắng 2–1 trước Bosnia và Herzegovina; anh khiến Sead Kolašinac đá phản lưới nhà và ghi bàn thắng thứ hai sau khi lừa bóng qua ba cầu thủ, bàn thắng đầu tiên của anh tại World Cup kể từ khi ra mắt giải đấu này tám năm trước. Trong trận đấu thứ hai với Iran, anh ghi một bàn thắng ở phút bù giờ từ khoảng cách 25m để mang về chiến thắng 1–0, chắc suất vào vòng loại trực tiếp. Anh ghi hai bàn trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng, chiến thắng 3–2 trước Nigeria, bàn thắng thứ hai của anh là từ một quả đá phạt, giúp họ đứng đầu bảng đấu của mình. Messi đã kiến tạo bàn thắng muộn trong hiệp phụ mang về chiến thắng 1–0 trước Thụy Sĩ ở vòng 16, trước khi ghi bàn thắng ấn định tỷ số 1–0 trong trận tứ kết với Bỉ, giúp Argentina tiến đến bán kết World Cup lần đầu tiên kể từ năm 1990. Sau trận hòa 0–0 trong hiệp phụ, họ loại Hà Lan 4–2 trong loạt sút luân lưu để vào chung kết, Messi thực hiện thành công quả đá đầu tiên cho Argentina. Trận chung kết được xem là cuộc đọ sức giữa Messi với Đức, giữa cầu thủ xuất sắc nhất thế giới với đội tuyển xuất sắc nhất, nó tái hiện lại trận chung kết năm 1990 có sự góp mặt của Diego Maradona. Trong nửa giờ đầu tiên, Messi đã kiến tạo cơ hội dẫn đến bàn thắng, nhưng nó rơi vào thế việt vị. Anh bỏ lỡ một số cơ hội để mở tỷ số trong suốt trận đấu, đặc biệt là vào đầu hiệp hai khi nỗ lực đột phá của anh đã đi bóng chệch cột dọc. Cầu thủ vào sân thay người Mario Götze ghi bàn ở phút 113, giúp Đức giành chiến thắng với tỷ số 1–0 để lên ngôi World Cup. Kết thúc trận chung kết, Messi nhận Quả bóng vàng với tư cách là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Ngoài là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba, với bốn bàn thắng và một pha kiến tạo, anh còn tạo ra nhiều cơ hội nhất, nhiều pha rê bóng nhất, thực hiện nhiều đường chuyền trong vòng cấm nhất và nhiều pha chọc khe nhất giải đấu. Tuy nhiên, việc trao danh hiệu này cho Messi đã nhận về nhiều lời chỉ trích do anh không có bàn thắng nào ở vòng loại trực tiếp; Chủ tịch FIFA Sepp Blatter bày tỏ sự ngạc nhiên, trong khi Maradona cho rằng Messi được chọn vì mục đích tiếp thị là không xứng đáng. Một lần khác góp mặt tại trận chung kết, lần thứ ba trong sự nghiệp quốc tế của Messi, Copa América 2015, được tổ chức tại Chile. Dưới sự chỉ đạo của cựu huấn luyện viên Barcelona Gerardo Martino, Argentina bước vào giải đấu với tư cách là ứng cử viên vô địch do thành tích về nhì tại World Cup. Trong trận đấu mở màn với Paraguay, họ dẫn trước hai bàn sau hiệp một nhưng để thua và kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 2–2; Messi đã ghi bàn từ một quả đá phạt đền, đây là bàn thắng duy nhất của anh tại giải đấu. Sau chiến thắng 1–0 trước đương kim vô địch Uruguay, Messi có lần khoác áo thứ 100 cho đất nước mình trong trận đấu cuối cùng vòng bảng, chiến thắng 1–0 trước Jamaica, trở thành cầu thủ Argentina thứ năm đạt được cột mốc này. Trong 100 lần ra sân, anh đã ghi được tổng cộng 46 bàn thắng cho Argentina, 22 trong số đó là các trận đấu chính thức. Khi Messi từ đội trưởng biểu tượng của Argentina thành một người lãnh đạo thực sự, anh đã dẫn dắt đội tuyển tiến vào vòng loại trực tiếp với tư cách đội đứng đầu bảng. Trong trận tứ kết, họ đã tạo ra rất nhiều cơ hội, bao gồm cả cú đánh đầu dội cột của Messi, nhưng liên tục bị thủ môn Colombia cản phá, cuối cùng kết thúc thời gian thi đấu chính thức mà vẫn bất phân thắng bại, dẫn đến chiến thắng trên loạt sút luân lưu 5–4 của Argentina, Messi thực hiện thành công quả đá đầu tiên. Ở bán kết, Messi kiến tạo ba bàn trong chiến thắng 6–1 của Argentina trước Paraguay, nhận được tràng pháo tay từ đối thủ. Argentina bắt đầu trận chung kết với tư cách là ứng cử viên vô địch, nhưng đã bị Chile đánh bại 4–1 trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 0–0 trong hiệp phụ. Đối mặt với sự công kích từ các cầu thủ đối phương, Messi đã chơi dưới sức, mặc dù anh là cầu thủ Argentina duy nhất thực hiện thành công quả phạt đền của mình. Cuối giải đấu, anh được nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất nhưng đã từ chối danh hiệu. Argentina tiếp tục cơn khát danh hiệu bắt đầu từ năm 1993, thất bại tại World Cup và Copa América một lần nữa dẫn đến những lời chỉ trích cay nghiệt dành cho Messi từ giới truyền thông và người hâm mộ Argentina. 2016–2017: Chung kết Copa América thứ ba, giải nghệ và trở lại Vị trí của Messi trong đội hình Argentina tham dự Copa América Centenario ban đầu bị đặt vào tình trạng báo động khi anh dính chấn thương lưng trong chiến thắng 1–0 trước Honduras nhằm chuẩn bị cho Copa América vào ngày 27 tháng 5 năm 2016. Sau đó có thông tin cho rằng anh bị một vết bầm tím ở vùng thắt lưng. Anh sau đó ngồi trên băng ghế dự bị trong trận thắng mở màn 2–1 của Argentina trước nhà đương kim vô địch Chile vào ngày 6 tháng 6 do những lo ngại về thể lực. Mặc dù Messi được thông báo ra sân trong trận đấu thứ hai của Argentina trước Panama vào ngày 10 tháng 6, Martino lại để anh trên băng ghế dự bị một lần nữa; anh vào thay Augusto Fernández ở phút 61 và sau đó lập một hat-trick chỉ trong 19 phút, cũng là người kiến tạo cho Sergio Agüero lập công, trận đấu kết thúc với chiến thắng 5–0, giúp Argentina giành quyền vào tứ kết; anh được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận vì màn trình diễn của mình. Vào ngày 18 tháng 6 năm 2016, trong trận tứ kết Copa América với Venezuela, Messi là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu, kiến tạo hai bàn và ghi một bàn trong chiến thắng 4–1, giúp anh sánh ngang với kỷ lục ghi 54 bàn trong các trận đấu quốc tế chính thức của Gabriel Batistuta. Kỷ lục này tiếp tục bị phá vỡ ba ngày sau đó khi Messi đá phạt thành bàn trong trận bán kết thắng 4–0 trước chủ nhà Hoa Kỳ; anh cũng đã kiến tạo hai bàn thắng trong trận đấu đó đưa Argentina vào trận chung kết năm thứ hai liên tiếp, và được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu một lần nữa. Trong trận chung kết diễn ra vào ngày 26 tháng 6, Argentina một lần nữa để thua Chile trên chấm luân lưu sau khi hòa nhau 0–0 ở 120 phút, dẫn đến thất bại thứ ba liên tiếp của Messi trong một trận chung kết giải đấu lớn với Argentina và là trận thứ tư của riêng cá nhân anh. Sau trận đấu, Messi, người đã sút hỏng quả phạt đền trong loạt luân lưu, tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế. Anh nói, "Tôi đã cố gắng hết sức. Đội tuyển đã thất bại vì tôi, một quyết định được đưa ra." Huấn luyện viên của Chile Juan Antonio Pizzi phát biểu sau trận đấu, "Thế hệ của tôi không thể so sánh anh ấy với Maradona, bởi vì những gì Maradona đã làm cho bóng đá Argentina. Nhưng tôi nghĩ đó là cầu thủ xuất sắc nhất hiện tại từng có mặt ở Hoa Kỳ." Messi kết thúc giải với tư cách là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai, sau Eduardo Vargas, với 5 bàn thắng và là cầu thủ kiến tạo nhiều nhất với 4 pha kiến tạo, đồng thời giành được nhiều giải Cầu thủ xuất sắc nhất trận hơn bất kỳ cầu thủ nào khác tại giải đấu (3); anh được xếp vào đội hình xuất sắc giải đấu vì những màn trình diễn của mình, nhưng đã để mất giải thưởng Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất vào tay Alexis Sánchez. "Đừng đi, Leo" Sau quyết định của anh, một chiến dịch bắt đầu tại Argentina nhằm kêu gọi Messi thay đổi ý định giải nghệ. Anh được người hâm mộ chào đón bằng những khẩu hiệu như "Đừng đi, Leo" khi cả đội hạ cánh xuống Buenos Aires. Tổng thống Argentina Mauricio Macri kêu gọi Messi đừng bỏ cuộc, nói rằng: "Chúng tôi may mắn, đó là một trong những ý muốn của cuộc đời, đó là món quà từ Chúa khi có cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở một đất nước yêu bóng đá như chúng tôi... Lionel Messi là điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi có ở Argentina và chúng tôi phải chăm sóc cậu ấy." Thị trưởng Buenos Aires Horacio Rodríguez Larreta đã khánh thành một bức tượng của Messi ở thủ đô để thuyết phục anh xem xét lại việc giải nghệ. Trên mạng xã hội, NoTeVayasLeo trở thành chủ đề thịnh hành toàn cầu và thậm chí còn có danh sách phát trên Spotify. Chiến dịch cũng tiếp tục trên các đường phố và đại lộ của thủ đô Argentina, với khoảng 50.000 người ủng hộ đi đến Obelisco de Buenos Aires vào ngày 2 tháng 7, sử dụng chung một khẩu hiệu. Trở lại Chỉ một tuần sau khi Messi tuyên bố giải nghệ quốc tế, tờ La Nación của Argentina đưa tin rằng anh đang xem xét lại việc thi đấu cho Argentina tại vòng loại FIFA World Cup 2018 vào tháng 9. Vào ngày 12 tháng 8, có thông tin xác nhận rằng Messi đã thay đổi quyết định từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế và anh được gọi vào đội hình tham dự vòng loại World Cup 2018 sắp tới. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, trong trận đấu đầu tiên trở lại, anh ghi bàn duy nhất trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Uruguay tại vòng loại World Cup 2018. Vào ngày 28 tháng 3 năm 2017, Messi bị treo giò 4 trận quốc tế vì xúc phạm trợ lý trọng tài trong trận đấu với Chile vào ngày 23 tháng 3 năm 2017. Anh cũng bị phạt 10.000 CHF. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2017, lệnh cấm thi đấu bốn trận cũng như khoản tiền phạt 10.000 CHF của Messi đã được FIFA dỡ bỏ sau khi Liên đoàn bóng đá Argentina kháng cáo, điều đó có nghĩa là anh có thể chơi những trận còn lại của vòng loại World Cup. Tấm vé có mặt ở World Cup 2018 của Argentina đang bị lung lay trước khi bước vào trận đấu cuối cùng vì họ đang đứng thứ sáu trong bảng, ngoài năm vị trí có thể vượt qua vòng loại World Cup CONMEBOL, có nghĩa là họ có nguy cơ không đủ điều kiện tham dự World Cup lần đầu tiên kể từ năm 1970. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2017, Messi đã dẫn dắt đội tuyển vượt qua vòng loại World Cup khi lập một hat-trick giúp Argentina đánh bại Ecuador 3–1 trên sân khách; Argentina đã không đánh bại Ecuador ở Quito kể từ năm 2001. Ba bàn thắng của Messi giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại ở vòng loại World Cup CONMEBOL với 21 bàn thắng, cùng với Luis Suárez của Uruguay, vượt qua kỷ lục trước đó do người đồng hương Hernán Crespo nắm giữ. 2018: World Cup Sau một chiến dịch vòng loại đầy chật vật của Argentina, kỳ vọng đặt lên đội tuyển là không cao tại World Cup 2018, khi Messi dính chấn thương, Argentina để thua Tây Ban Nha 6–1 vào tháng 3 năm 2018. Trước đó, đã có nhiều đồn đoán trên các phương tiện truyền thông về việc liệu đây có phải là kỳ World Cup cuối cùng của Messi hay không. Trong trận đấu mở màn của Argentina với Iceland vào ngày 16 tháng 6, Messi đã bỏ lỡ một quả phạt đền trong trận hòa 1–1. Trong trận đấu thứ hai của Argentina tại World Cup 2018 vào ngày 21 tháng 6, đội đã để thua 3–0 trước Croatia. Sau trận đấu, huấn luyện viên Argentina Jorge Sampaoli nói về sự thiếu chất lượng của đội hình xung quanh Messi rằng: "Đơn giản là chúng tôi không thể chuyền bóng cho Messi để giúp anh ấy tạo ra những tình huống quen thuộc. Chúng tôi cố gắng đưa bóng cho Messi nhưng đối thủ cũng rất tập trung để ngăn cản anh ấy lấy bóng. Chúng tôi đã thua trận đấu đó." Tiền vệ Luka Modrić của Croatia cũng phát biểu sau trận đấu, "Messi là một cầu thủ đáng kinh ngạc nhưng anh ấy không thể làm mọi thứ một mình." Trong trận đấu cuối cùng vòng bảng của Argentina với Nigeria tại sân vận động Krestovsky, Saint Petersburg vào ngày 26 tháng 6, Messi ghi bàn mở tỷ số trong chiến thắng 2–1, trở thành cầu thủ Argentina thứ ba sau Diego Maradona và Gabriel Batistuta ghi bàn ở ba kỳ World Cup; anh cũng trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại World Cup ở độ tuổi thiếu niên, hai mươi và ba mươi. Là một trong những bàn thắng đẹp nhất giải, Messi nhận một đường chuyền dài từ giữa sân và dẫn bóng chỉ với hai chạm trước khi sút tung lưới bằng chân phải không thuận của mình. Sau đó anh được nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Argentina đi tiếp với tư cách đội á quân sau Croatia. Trong trận đấu vòng 16 đội với Pháp vào ngày 30 tháng 6, Messi đã giúp cho Gabriel Mercado và Sergio Agüero ghi bàn trong trận thua 4–3, khiến Argentina bị loại khỏi World Cup. Với hai pha kiến tạo trong trận đấu này, Messi trở thành cầu thủ đầu tiên có một pha kiến tạo tại bốn kỳ World Cup gần nhất và cũng trở thành cầu thủ đầu tiên có hai đường kiến tạo trong một trận đấu cho Argentina kể từ khi Diego Maradona làm được điều tương tự trong trận đấu với Hàn Quốc năm 1986. Sau giải đấu, Messi thông báo rằng anh sẽ không tham gia các trận giao hữu của Argentina trước Guatemala và Colombia vào tháng 9 năm 2018, đồng thời anh sẽ không thi đấu cho đội tuyển trong phần còn lại của năm đó. Sự vắng mặt của Messi ở đội tuyển quốc gia và việc anh tiếp tục không giành được danh hiệu nào cùng Argentina đã khiến giới truyền thông đồn đoán rằng Messi có thể từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế một lần nữa. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2019, anh được gọi vào đội tuyển Argentina trong các trận giao hữu với Venezuela và Morocco vào cuối tháng đó. Anh đã trở lại thi đấu quốc tế vào ngày 22 tháng 3, trong trận thua 3–1 giao hữu trước Venezuela tại Madrid. 2019–2020: Hạng ba Copa América, bị đình chỉ thi đấu và vô địch Superclásico Vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, Messi được gọi vào đội hình 23 cầu thủ Argentina cuối cùng của Lionel Scaloni tham dự Copa América 2019. Trong trận đấu thứ hai của Argentina tại giải đấu này vào ngày 19 tháng 6, Messi đã ghi bàn thắng gỡ hòa từ chấm phạt đền trong trận hòa 1–1 trước Paraguay. Sau khi bị giới truyền thông chỉ trích về màn trình diễn của anh sau chiến thắng 2–0 của Argentina trước Venezuela trong trận tứ kết diễn ra tại sân vận động Maracanã vào ngày 28 tháng 6, Messi đã nhận xét rằng đây không phải là kỳ Copa América hay nhất của anh, đồng thời lên tiếng phê bình mặt sân thi đấu có chất lượng kém. Sau thất bại của Argentina trước chủ nhà Brazil ở bán kết vào ngày 2 tháng 7, Messi đã chỉ trích trọng tài điều hành trận đấu. Trong trận tranh hạng ba với Chile vào ngày 6 tháng 7, Messi đã kiến tạo cho Agüero ghi bàn mở tỷ số từ một quả đá phạt trực tiếp trong chiến thắng 2–1, giúp Argentina giành huy chương đồng; tuy nhiên, anh đã bị đuổi khỏi sân cùng với Gary Medel ở phút thứ 37 của trận đấu, sau khi tham gia vào một cuộc ẩu đả với hậu vệ Chile. Sau trận đấu, Messi từ chối lên nhận huy chương và ngụ ý trong một cuộc phỏng vấn sau trận rằng những bình luận của anh sau trận bán kết đã khiến anh bị đuổi khỏi sân. Messi sau đó đưa ra lời xin lỗi vì những bình luận của anh, nhưng đã bị CONMEBOL phạt 1.500 đô la và cấm thi đấu một trận, theo đó anh sẽ không góp mặt trong trận đấu vòng loại World Cup tiếp theo của Argentina. Vào ngày 2 tháng 8, Messi bị CONMEBOL cấm thi đấu quốc tế 3 tháng và phạt 50.000 đô la vì những bình luận chống lại các quyết định của trọng tài; lệnh cấm này có nghĩa là anh sẽ bỏ lỡ các trận giao hữu của Argentina với Chile, Mexico và Đức vào tháng 9 và tháng 10. Vào ngày 15 tháng 11, Messi góp mặt trong trận Superclásico de las Américas 2019 với Brazil, ghi bàn thắng quyết định nhờ cú dứt điểm bồi từ quả phạt đền bị hỏng ăn. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2020, Messi thực hiện thành công một quả phạt đền trong trận thắng 1–0 trước Ecuador, giúp Argentina có khởi đầu suôn sẻ trong chiến dịch vòng loại World Cup 2022. 2021–2022: Vô địch Copa América và World Cup Vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, Messi ghi bàn từ một quả đá phạt trong trận hòa 1–1 trước Chile tại trận đấu mở màn Copa América 2021 của Argentina ở Brazil. Bàn thắng này đồng nghĩa với việc anh đã vượt qua 56 bàn thắng từ các quả đá phạt trực tiếp của Cristiano Ronaldo để trở thành cầu thủ có nhiều quả đá phạt trực tiếp thành công nhất. Anh cũng vượt qua kỷ lục 38 bàn của Gabriel Batistuta trong các trận chính thức cho Argentina. Trong trận đấu thứ hai, Messi đã góp công vào bàn thắng ấn định chiến thắng trước Uruguay, giúp Guido Rodríguez đánh đầu ghi bàn mang về 3 điểm cho Argentina. Vào ngày 21 tháng 6, Messi ra sân trận thứ 147 của mình, giúp anh cân bằng kỷ lục ra sân nhiều nhất cho Argentina của Javier Mascherano trong chiến thắng 1–0 trước Paraguay ở trận thứ ba vòng bảng. Một tuần sau, anh phá kỷ lục ra sân nhiều nhất cho đội tuyển Argentina trong chiến thắng 4–1 trước Bolivia ở trận đấu cuối cùng vòng bảng, Leo kiến tạo bàn mở tỷ số của Alejandro 'Papu' Gómez và sau đó tự mình ghi thêm hai bàn thắng nữa. Vào ngày 3 tháng 7, Messi có hai lần kiến tạo và ghi bàn từ một quả đá phạt trong chiến thắng 3–0 trước Ecuador tại trận tứ kết giải đấu. Vào ngày 6 tháng 7, trong trận hòa 1–1 ở bán kết trước Colombia, Messi đã có lần ra sân thứ 150 cho đội tuyển Argentina và có pha kiến tạo thành bàn thứ năm của mình tại giải đấu, một đường chuyền ngược lại cho Lautaro Martínez lập công; sau đó Messi đã thực hiện thành công quả đá của mình trong chiến thắng 3–2 trên loạt sút luân lưu đưa Argentina tiến đến trận chung kết. Vào ngày 10 tháng 7 năm 2021, Argentina đánh bại đội chủ nhà Brazil với tỷ số 1–0 tại trận chung kết để giành chức vô địch Copa América 2021, mang về cho cá nhân Messi danh hiệu quốc tế lớn đầu tiên và đây cũng là danh hiệu lớn đầu tiên của Argentina kể từ năm 1993, nâng tổng số lần vô địch Copa América của Argentina lên kỷ lục 15 lần. Messi đã đóng góp trực tiếp vào 9 trong số 12 bàn thắng mà Argentina ghi được, ghi 4 bàn và kiến tạo 5 bàn; anh được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất giải vì màn trình diễn của mình, Leo đã chia sẻ danh hiệu này cùng với Neymar. Anh cũng là vua phá lưới giải đấu với bốn bàn thắng bằng với Luis Díaz của Colombia, nhưng Chiếc giày vàng đã được trao cho Messi khi anh có nhiều pha kiến ​​tạo hơn. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2021, Messi lập một cú hat-trick trong chiến thắng 3–0 trước Bolivia ở vòng loại World Cup 2022, giúp anh vượt qua Pelé để trở thành nam cầu thủ ghi nhiều bàn thắng quốc tế nhất khu vực Nam Mỹ với 79 bàn. Trong trận Finalissima 2022, phiên bản thứ ba của Siêu cúp Liên lục địa CONMEBOL–UEFA, tổ chức tại Wembley vào ngày 2 tháng 6 năm 2022, Messi đã có hai pha kiến ​​tạo trong chiến thắng 3–0 trước Ý và được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất trận, mang về danh hiệu thứ hai cho Argentina ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Sau đó, Messi đã ghi năm bàn cho Argentina trong chiến thắng 5–0 trong trận giao hữu trước Estonia vào ngày 6 tháng 6, vượt qua Ferenc Puskás để vươn lên đứng thứ tư trong danh sách tay săn bàn vĩ đại nhất ở cấp độ đội tuyển. Tại FIFA World Cup 2022 ở Qatar, Messi đã thực hiện thành công quả phạt đền trong trận ra quân của Argentina, thất bại 2–1 trước Ả Rập Xê Út, trước khi anh lập công từ một cú sút xa 20 mét và có pha kiến tạo cho Enzo Fernández ghi bàn trong trận thắng 2–0 trước Mexico. Trong trận đấu thuộc vòng 16 đội gặp Australia, Messi đã ghi bàn mở tỷ số trong chiến thắng 2–1 của Argentina tại trận đấu thứ 1000 trong sự nghiệp của mình, trở thành nam cầu thủ bóng đá Nam Mỹ (thành viên CONMEBOL) có nhiều trận ra sân nhất mọi thời đại, phá vỡ kỷ lục trước đó do Iván Hurtado của Ecuador thiết lập, cùng với việc vượt qua và san bằng một số kỷ lục khác liên quan đến FIFA World Cup và cấp độ đội tuyển quốc gia. Trong trận tứ kết với Hà Lan, Messi đã có pha kiến tạo bằng một đường chuyền chọc khe cho Nahuel Molina mở tỷ số và sau đó chính anh ghi bàn từ chấm phạt đền giúp Argentina nhân đôi cách biệt, hai đội hòa nhau 2–2 sau hiệp phụ. Argentina thắng 4–3 trong loạt sút luân lưu, với Messi là người thực hiện quả phạt đền đầu tiên. Trong trận bán kết với Croatia, Messi đã có trận đấu thứ 25 tại World Cup, ngang bằng kỷ lục với Lothar Matthäus của Đức, anh ghi bàn mở tỷ số bằng một quả phạt đền trước khi kiến tạo bàn thắng thứ ba cho Julián Álvarez lập công trong chiến thắng 3–0 của Argentina. Argentina tiến vào trận tranh ngôi vô địch với Pháp, Messi nói rằng đây sẽ là lần cuối cùng anh tham dự World Cup. Trong trận chung kết FIFA World Cup 2022 vào ngày 18 tháng 12, Messi đã lập kỷ lục có 26 lần ra sân ở vòng chung kết World Cup tại Sân vận động Lusail. Messi mở tỷ số trên chấm phạt đền cho Argentina, qua đó anh trở thành cầu thủ đầu tiên kể từ khi vòng 16 đội được giới thiệu vào năm 1986 ghi bàn ở tất cả các giai đoạn ở World Cup. Sau khi Argentina vươn lên dẫn 2-0, tiền đạo Kylian Mbappé của Pháp đã ghi liên tiếp 2 bàn thắng chỉ trong 2 phút để đưa trận đấu về vạch xuất phát, Messi tiếp tục ghi bàn trong hiệp phụ để khôi phục lại thế dẫn trước cho Argentina, trước khi Mbappé một lần nữa gỡ hòa cho Pháp. Hòa 3–3 sau hiệp phụ, trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu. Messi thực hiện thành công lượt sút đầu tiên cho Argentina, Argentina giành chiến thắng chung cuộc 4–2, chấm dứt 36 năm mòn mỏi chờ đợi chiếc cúp vàng của quốc gia này. Messi nhận Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu, trở thành cầu thủ đầu tiên hai lần giành được giải thưởng này. Anh về nhì trong cuộc đua Chiếc giày vàng với 7 bàn sau 7 trận, kém Mbappé một bàn. Với sự góp mặt và hai bàn thắng trong trận chung kết, Messi đã lần lượt vượt qua Matthaüs để trở thành cầu thủ có nhiều lần ra sân nhất tại World Cup (26), và Pelé để trở thành cầu thủ có nhiều đóng góp trực tiếp vào bàn thắng nhất tại World Cup (21 – 13 bàn và 8 kiến tạo). Đây được ca ngợi là một trong những trận đấu hay nhất mọi thời đại, với việc giới truyền thông tập trung rất nhiều vào cuộc đấu tay đôi giữa Messi và Mbappé. Sau trận đấu, Messi khẳng định rằng bản thân không có kế hoạch từ giã đội tuyển quốc gia, anh nói: "Tôi muốn tiếp tục thi đấu với tư cách nhà vô địch." 2023–nay: 100 bàn thắng quốc tế Tháng 3 năm 2023, Messi trở về Argentina với tư cách nhà vô địch thế giới bằng việc ra sân trong hai trận giao hữu ở quê nhà. Anh ghi bàn thắng quốc tế thứ 99 bằng một quả sút phạt trực tiếp trong chiến thắng 2–0 của Argentina trước Panama; đây cũng đánh dấu bàn thắng thứ 800 trong sự nghiệp của anh cho câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia. Trong trận đấu tiếp theo gặp Curaçao, Messi đã lập hat-trick, cú hat-trick thứ chín của anh cho Argentina, và có một pha kiến tạo trong chiến thắng 7–0. Bàn đầu tiên trong số ba bàn thắng giúp anh cán mốc 100 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia, đưa Messi trở thành cầu thủ thứ ba trong lịch sử đạt được cột mốc này. Hồ sơ cầu thủ Phong cách chơi bóng Do dáng người nhỏ nhắn, Messi có trọng tâm thấp hơn so với nhiều cầu thủ khác, nó mang lại cho anh sự nhanh nhẹn, cho phép anh đổi hướng nhanh hơn và né tránh những pha vào bóng của đối phương; điều này đã khiến giới truyền thông Tây Ban Nha đặt cho anh biệt danh La Pulga Atómica ("Bọ chét nguyên tử"). Mặc dù có thể hình không quá lý tưởng, Messi sở hữu sức mạnh phần thân trên đáng kể, cùng với trọng tâm thấp và khả năng giữ thăng bằng, cho phép anh chống chọi lại những áp lực vật lý từ đối phương; Messi cũng được công nhận là một cầu thủ không mấy khi ăn vạ trong một môn thể thao đầy rẫy những tình huống tiểu xảo. Đôi chân ngắn và khỏe của Messi cho phép anh thực hiện những pha bứt tốc trong phạm vi ngắn đồng thời giúp anh giữ quyền kiểm soát bóng khi rê bóng ở tốc độ cao. Cựu huấn luyện viên của Barcelona Pep Guardiola từng tuyên bố, "Messi là cầu thủ duy nhất chạy với bóng còn nhanh hơn khi không có bóng." Mặc dù Messi đã cải thiện khả năng chơi chân không thuận của mình từ giữa những năm 20 tuổi, nhưng anh chủ yếu là một cầu thủ thuận chân trái; anh thường bắt đầu rê dắt bóng bằng má ngoài chân trái, trong khi sử dụng má trong bàn chân của mình để dứt điểm, chuyền và kiến tạo. Là một tay săn bàn cừ khôi, Messi được biết đến với khả năng dứt điểm, chọn vị trí, phản ứng nhanh và thực hiện những pha tấn công để đánh bại hàng phòng ngự đối phương. Anh cũng đóng vai trò kiến tạo, nhờ tầm nhìn và khả năng chuyền bóng. Anh thường được mô tả như một nhà ảo thuật, tạo ra những bàn thắng và cơ hội mà dường như không thể nào tin nổi. Ngoài ra, anh còn là một cầu thủ sút phạt và sút luân lưu chính xác. Với tỷ lệ chuyển hóa thành bàn từ những cú sút phạt của Messi đã tăng lên theo thời gian, anh dần trở thành một trong những cầu thủ đá phạt trực tiếp hay nhất thế giới. Anh cũng có thiên hướng ghi bàn từ những cú lốp bóng. Tốc độ và kỹ thuật của Messi cho phép anh thực hiện các pha đi bóng cá nhân về phía khung thành đối phương, đặc biệt là trong những đợt phản công, thường bắt đầu từ nửa đường biên bên cánh phải. Được coi là một trong những cầu thủ rê bóng vĩ đại nhất mọi thời đại, cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Argentina Diego Maradona đã nói về năng lực này của Messi, "Quả bóng luôn dính chặt vào chân anh ấy; tôi đã từng thấy nhiều cầu thủ xuất sắc trong sự nghiệp của mình, nhưng tôi chưa từng thấy ai kiểm soát bóng tốt như Messi." Ngoài những phẩm chất cá nhân, anh còn là một cầu thủ toàn diện, luôn làm việc hết mình vì đội bóng, được biết đến với những sự kết hợp sáng tạo, đặc biệt là với các tiền vệ cũ của Barcelona như Xavi và Andrés Iniesta. Về mặt chiến thuật, Messi chơi ở vai trò tấn công tự do; là một cầu thủ đa năng, anh có thể tấn công ở cả hai cánh hoặc trung lộ. Vị trí ưa thích của Messi từ thời thơ ấu là tiền vệ chơi phía sau hai tiền đạo, được gọi là enganche trong bóng đá Argentina, nhưng anh bắt đầu sự nghiệp của mình tại Tây Ban Nha với vai trò tiền vệ cánh trái hoặc tiền đạo cánh trái. Khi ra mắt đội một, anh được Frank Rijkaard chuyển sang cánh phải; tại vị trí này, anh có thể dễ dàng di chuyển vào trung lộ và tung ra các cú sút về phía khung thành bằng chân trái, thay vì chủ yếu là những quả tạt bóng cho đồng đội. Dưới thời Guardiola và những huấn luyện viên sau này, anh thường đóng vai trò số 9 ảo; được xếp đá ở vị trí trung phong hoặc tiền đạo đơn độc, Messi luôn lãng vãng ở khu vực trung lộ, thường xuyên di chuyển sâu vào hàng tiền vệ và thu hút các hậu vệ đối phương, để mở và khai thác khoảng trống phục vụ cho các đường chuyền, đồng đội chạy chỗ, những pha đi bóng của chính Messi, hoặc phối hợp với Xavi và Iniesta. Dưới sự chỉ đạo của Luis Enrique, ban đầu Messi trở lại chơi ở vị trí cánh phải sở trường của anh vào những năm đầu sự nghiệp trong sơ đồ 4–3–3, nhưng càng về những mùa giải sau, Messi có khuynh hướng chơi tự do và khó lường hơn. Dưới thời Ernesto Valverde, Messi đã chơi ở nhiều vai trò khác nhau. Thỉnh thoảng anh tiếp tục được đảm nhận vai trò đá lùi sâu, nhờ đó anh có thể thực hiện những pha dẫn bóng trực diện vào vòng cấm, hoặc từ bên cánh phải hay như một số 9 ảo, anh cũng được sử dụng ở vai trò trung tâm trong sơ đồ tấn công 4–2–3–1, hoặc là tiền đạo thứ hai trong sơ đồ 4–4–2, cho phép anh được lùi sâu, liên kết với hàng tiền vệ, điều phối lối chơi tấn công và tạo cơ hội cho đối tác trên hàng công là Suárez. Do gánh nặng tuổi tác, Messi hạn chế rê dắt bóng hơn. Thay vào đó, anh chơi lùi sâu, dần phát triển thành một trong những chân chuyền và cầu thủ kiến thiết lối chơi xuất sắc nhất lịch sử bóng đá. Tỷ lệ tắc bóng và tham gia phòng ngự của Messi cũng giảm dần khi sự nghiệp thăng tiến; bằng việc ít bao phủ mặt sân hơn nhằm tiết kiệm năng lượng cho những pha bứt tốc ngắn, anh đã cải thiện khả năng di chuyển và cách chơi của mình để tránh mắc phải chấn thương cơ, mặc dù thường xuyên góp mặt ở phần lớn các trận đấu trong suốt mùa giải. Thật vậy, anh là người dễ bị dính chấn thương trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Messi sau đó đã giảm nguy cơ dính chấn thương của mình bằng việc hạn chế dẫn bóng hơn, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi nghiêm ngặt. Trong màu áo đội tuyển Argentina, Messi cũng chơi ở nhiều vai trò khác nhau; trải qua nhiều đời huấn luyện viên, anh đã được sử dụng ở bên phía cánh phải như một số 9 ảo hay như một tiền đạo đá lệch phải, trong vai trò hộ công cho một tiền đạo khác, hoặc trong vai trò tự do lùi sâu như một số 10 cổ điển hay tiền vệ tấn công phía sau các tiền đạo. Sự đón nhận và so sánh với Diego Maradona Là một tài năng phi thường ở độ tuổi thiếu niên, Messi đã xác lập vị thế của riêng mình là một trong số những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trước tuổi 20. Diego Maradona coi Messi 18 tuổi là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cùng với Ronaldinho, trong khi chính cầu thủ người Brazil, ngay sau khi giành Quả bóng vàng đã nhận xét, "Tôi thậm chí không phải là người giỏi nhất ở Barça", ám chỉ việc Messi là môn đồ của mình Bốn năm sau, khi Messi giành Quả bóng vàng lần đầu tiên với một khoảng cách kỷ lục, cuộc tranh luận về những phẩm chất cầu thủ của Messi không chỉ tập trung vào vị trí của anh trong nền bóng đá đương đại, mà còn đi sâu vào khả năng anh là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử. Một trong số những người đầu tiên ủng hộ quan điểm này là huấn luyện viên trưởng thời điểm đó của anh Pep Guardiola, đã tuyên bố vào đầu tháng 8 năm 2009 rằng Messi là cầu thủ xuất sắc nhất mà ông từng chứng kiến. Trong những năm tiếp theo, ý kiến này đã được chấp nhận rộng rãi bởi các chuyên gia, huấn luyện viên, cầu thủ đã giải nghệ và cầu thủ đang thi đấu, vào cuối mùa giải giành cú ăn ba thứ hai của Barça, sự vượt trội của Messi trước Maradona và Pelé, đã trở thành quan điểm chủ đạo của nhiều chuyên gia và người hâm mộ ở châu Âu lục địa. Ban đầu, anh bị một số nhà phê bình xem thường vì không giành được một danh hiệu lớn nào cùng với đội tuyển Argentina, cho đến năm 2021 khi anh giành được danh hiệu đầu tiên cùng Argentina tại Copa América 2021. Trong suốt sự nghiệp của mình, Messi đã được so sánh với người đồng hương quá cố Diego Maradona, do họ có phong cách chơi bóng tương tự nhau, đều là những cầu thủ nhỏ con và thuận chân trái. Ban đầu, Messi cũng chỉ là một trong số nhiều cầu thủ trẻ khác của Argentina, bao gồm cả thần tượng thời thơ ấu của anh Pablo Aimar, được mệnh danh là "Maradona mới", nhưng khi sự nghiệp thăng tiến, Messi chứng tỏ sự tương đồng của mình đã vượt qua tất cả các cầu thủ trước đó, khẳng định anh là cầu thủ vĩ đại nhất mà bóng đá Argentina từng sản sinh từ thời Maradona. Jorge Valdano, người đã vô địch World Cup 1986 cùng với Maradona, phát biểu vào tháng 10 năm 2013, "Messi là Maradona mỗi ngày. Trong 5 năm qua, Messi là Maradona của kỳ World Cup ở Mexico." César Menotti, người đã giúp Argentina lên ngôi vô địch World Cup 1978, cho rằng Messi chơi bóng "ở phong độ tốt nhất của Maradona". Những cựu cầu thủ người Argentina khác như Osvaldo Ardiles, Javier Zanetti và Diego Simeone đều cho biết họ tin rằng Messi đã vượt qua Maradona để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử. Trước năm 2019, trong xã hội Argentina, Messi thường bị đánh giá thấp hơn so với Maradona, điều này có nguyên nhân không chỉ từ những màn trình diễn kém thuyết phục với đội tuyển quốc gia, mà còn bởi sự khác biệt về giai tầng, tính cách và xuất thân. Messi ở một khía cạnh nào đó là sự tương phản của người tiền bối: Maradona là một nhân vật hướng ngoại và gây tranh cãi, người từ khu ổ chuột nghèo khó vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, còn Messi thì dè dặt và khiêm tốn hơn, một người không có gì nổi bật bên ngoài sân cỏ. Có một điều luôn gây trở ngại cho Messi là trên thực tế, dù không phải lỗi hoàn toàn do bản thân, Messi chưa bao giờ chứng tỏ năng lực của mình tại Primera División, mà trở thành ngôi sao ở nước ngoài từ khi còn rất trẻ, trong khi sự thiếu bộc lộ tình cảm ra bên ngoài của anh đối với màu áo Albiceleste (anh không hát quốc ca cho đến năm 2019 và ít có cử chỉ biểu hiện cảm xúc) trước đây đã dẫn đến quan niệm sai lầm rằng anh cảm thấy mình là người Catalan hơn là người Argentina. Nhà báo bóng đá Tim Vickery khẳng định rằng quan điểm của người Argentina là Messi "luôn được coi là người Catalan hơn là của họ". Mặc dù đã sống tại Tây Ban Nha từ năm 13 tuổi, Messi từ chối lựa chọn thi đấu cho đội tuyển Tây Ban Nha. Anh nói: "Argentina là đất nước của tôi, gia đình của tôi, cách thể hiện bản thân của tôi. Tôi sẽ đánh đổi tất cả các kỷ lục của mình để làm cho người dân đất nước tôi hạnh phúc." Ngoài ra, một số chuyên gia và nhân vật bóng đá, bao gồm cả Maradona, đã có lúc đặt dấu hỏi về khả năng lãnh đạo của Messi đối với đội tuyển Argentina, bất chấp khả năng chơi bóng của anh. Vickery cho biết rằng quan niệm về Messi của người Argentina đã thay đổi vào năm 2019, khi Messi đã nỗ lực để trở nên "gắn bó hơn với đất nước và con người Argentina", Vickery cũng bổ sung thêm rằng sau chức vô địch World Cup 2022 Messi sẽ được những người đồng hương coi trọng như Maradona. So sánh với Cristiano Ronaldo Trong số các cầu thủ bóng đá đương thời, Messi thường được so sánh với tiền đạo người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo, như một phần của cuộc cạnh tranh đang diễn ra hay còn được so sánh với những cuộc cạnh tranh thể thao trước đó như Muhammad Ali–Joe Frazier trong môn quyền anh, Björn Borg–John McEnroe trong môn quần vợt và Senna–Prost trong môn đua xe Công thức Một. Mặc dù Messi đã vài lần từ chối bất cứ một sự cạnh tranh nào, họ được cho là đang thúc đẩy lẫn nhau với mục tiêu trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới: kể từ năm 2008, Messi đã giành được bảy Quả bóng vàng so với năm của Ronaldo, sáu giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA so với năm của Ronaldo, sáu Chiếc giày vàng châu Âu so với bốn của Ronaldo. Nhiều chuyên gia và người hâm mộ thường xuyên tranh cãi về giá trị cá nhân của cả hai cầu thủ; ngoài phong cách chơi bóng, cuộc tranh luận còn xoay quanh sự khác biệt về vóc dáng – Ronaldo cao cùng với một thân hình đầy vạm vỡ – và cả tính cách trước công chúng cũng trái ngược nhau, sự tự tin của Ronaldo khác biệt với sự khiêm tốn của Messi. Từ mùa giải 2009–10 đến 2017–18, Messi từng đối đầu với Ronaldo ít nhất hai lần mỗi mùa tại El Clásico, được xếp trong số các sự kiện thể thao thường niên được xem nhiều nhất trên thế giới. Ngoài sân cỏ, Ronaldo còn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Messi về tiền lương, nhãn hàng tài trợ và lượng người hâm mộ trên các trang mạng xã hội. Trong văn hóa đại chúng Theo France Football, Messi là cầu thủ bóng đá được trả lương cao nhất thế giới trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2014; anh là cầu thủ đầu tiên vượt mốc 40 triệu euro, với thu nhập 41 triệu euro vào năm 2013 và cũng vượt mốc 50–60 triệu euro, với thu nhập 65 triệu euro vào năm 2014. Messi đứng thứ hai trong danh sách vận động viên thể thao được trả lương cao nhất thế giới của Forbes (sau Cristiano Ronaldo) với thu nhập 81,4 triệu đô la từ tiền lương và các hợp đồng quảng cáo của anh trong năm 2015–16. Vào năm 2018, anh là cầu thủ đầu tiên vượt mốc 100 triệu euro trong một năm dương lịch, với thu nhập tổng cộng 126 triệu euro (154 triệu đô la) đến từ tiền lương, tiền thưởng và các hợp đồng quảng cáo. Forbes xếp anh là vận động viên thể thao được trả lương cao nhất thế giới vào năm 2019. Kể từ năm 2008, anh là cầu thủ được trả lương cao nhất của Barcelona, với mức lương tăng dần từ 7,8 triệu euro lên 13 triệu euro trong 5 năm tiếp theo. Đặt bút ký bản hợp đồng mới với Barcelona vào năm 2017, anh kiếm được 667.000 đô la tiền lương mỗi tuần và Barcelona cũng trả thêm cho anh 59,6 triệu đô la tiền thưởng. Điều khoản mua lại của anh được giữ ở mức 835 triệu đô la (700 triệu euro). Năm 2020, Messi trở thành cầu thủ bóng đá thứ hai (và là vận động viên môn thể thao đồng đội thứ hai) sau Cristiano Ronaldo, vượt mốc 1 tỷ đô la thu nhập trong sự nghiệp. Ngoài tiền lương và tiền thưởng, phần lớn thu nhập của anh đến từ các hợp đồng quảng cáo; SportsPro do đó xếp anh là một trong những vận động viên thể thao được tiếp thị nhiều nhất thế giới hàng năm kể từ khi nghiên cứu của họ bắt đầu vào năm 2010. Nhà tài trợ chính của Messi từ năm 2006 là hãng đồ thể thao Adidas. Là cầu thủ trẻ triển vọng của Barcelona, anh đã ký hợp đồng với Nike từ năm 14 tuổi, nhưng chuyển sang Adidas sau khi họ thành công trong việc tranh chấp bản quyền hình ảnh của anh với công ty đối thủ tại tòa án. Theo thời gian, Messi tự khẳng định mình là đại diện thương hiệu hàng đầu của họ; từ năm 2008, anh đã công bố một bộ sưu tập giày Adidas F50 lâu dài có chữ ký cá nhân, và vào năm 2015, anh trở thành cầu thủ bóng đá đầu tiên nhận được dòng giày riêng của Adidas, Adidas Messi. Kể từ năm 2017, Messi đã mang phiên bản mới nhất của mẫu giày Adidas Nemeziz. Vào năm 2015, chiếc áo thi đấu của Barcelona với tên và số áo của Messi là mẫu áo đấu bán chạy nhất trên toàn thế giới. Là một thực thể thương mại, thương hiệu tiếp thị của Messi chủ yếu dựa trên tài năng và những thành tích của anh trên sân cỏ, trái ngược với những cầu thủ được cho là hào hoa hơn như Cristiano Ronaldo và David Beckham. Khi bắt đầu sự nghiệp cầu thủ, anh chủ yếu có các hợp đồng tài trợ với những công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao, chẳng hạn như Adidas, Pepsi và Konami. Từ năm 2010 trở đi, bên cạnh việc đạt được nhiều thành tích hơn với tư cách một cầu thủ, sức hút tiếp thị của anh ngày càng được lan rộng, dẫn đến những hợp đồng quảng bá lâu dài với các thương hiệu xa xỉ như Dolce & Gabbana và Audemars Piguet. Messi cũng là đại sứ thương hiệu toàn cầu cho Gillette, Turkish Airlines, Ooredoo và Tata Motors, cùng nhiều công ty khác. Ngoài ra, Messi là gương mặt đại diện cho loạt trò chơi điện tử Pro Evolution Soccer của Konami, xuất hiện trên các trang bìa của PES 2009, PES 2010, PES 2011 và PES 2020. Sau đó, anh ký hợp đồng với công ty đối thủ EA Sports để trở thành gương mặt đại diện cho loạt trò chơi điện tử FIFA và đã xuất hiện liên tiếp trên bốn trang bìa từ FIFA 13 đến FIFA 16. Sự nổi tiếng và tầm ảnh hưởng toàn cầu của Messi đã được ghi nhận. Anh nằm trong Time 100, danh sách những người có ảnh hưởng nhất thế giới do Time công bố thường niên vào năm 2011 và 2012. Cộng đồng người hâm mộ của anh trên trang mạng xã hội Facebook là một trong những nhân vật công chúng có lượng người theo dõi nhiều nhất: trong vòng bảy giờ sau khi ra mắt vào tháng 4 năm 2011, trang Facebook của Messi đã có gần bảy triệu người theo dõi và tính đến tháng 8 năm 2021, anh đã có hơn 103 triệu người theo dõi, cao thứ hai đối với một vận động viên thể thao sau Cristiano Ronaldo. Anh cũng có hơn 400 triệu người theo dõi trên Instagram, cao thứ hai đối với một vận động viên thể thao sau Cristiano Ronaldo. Bài đăng ăn mừng chức vô địch World Cup của anh vào ngày 18 tháng 12 năm 2022 là bài đăng được yêu thích nhất trên Instagram với hơn 70 triệu lượt thích. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2014 của công ty nghiên cứu thể thao Repucom tại 15 thị trường quốc tế, Messi quen thuộc với 87% số người được hỏi trên khắp thế giới, trong đó 78% người đã đánh giá tích cực về anh, khiến Messi trở thành cầu thủ được công nhận nhiều thứ hai trên toàn cầu sau Ronaldo, và là người được yêu thích nhất trong số tất cả các cầu thủ bóng đá đương đại. Nói về tác động kinh tế của Messi đối với thành phố nơi anh thi đấu, Terry Gibson gọi anh là một "điểm đến thu hút khách du lịch". Nhiều sự kiện khác đã minh chứng cho sự hiện diện của Messi trong nền văn hóa đại chúng. Một bản sao bằng vàng ròng của bàn chân trái, nặng trị giá 5,25 triệu đô la, đã được bán tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2013 để gây quỹ giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011. Một quảng cáo của Turkish Airlines năm 2013 có sự tham gia của Messi, trong đó anh góp mặt vào một cuộc thi chụp ảnh tự sướng với ngôi sao Los Angeles Lakers lúc bấy giờ là Kobe Bryant, là quảng cáo được xem nhiều nhất trên YouTube trong năm nó phát hành, nhận được 137 triệu lượt xem và sau đó được bình chọn là quảng cáo hay nhất trong thập niên 2005–15 nhằm kỷ niệm ngày thành lập YouTube. World Press Photo đã chọn "Trận đấu cuối cùng", bức ảnh Messi thẫn thờ nhìn chiếc cúp World Cup sau thất bại của Argentina tại trận chung kết trước Đức, là hình ảnh thể thao ấn tượng nhất năm 2014. Messi, bộ phim tài liệu về cuộc đời anh của nhà làm phim Álex de la Iglesia, được công chiếu tại Liên hoan phim Venice vào tháng 8 năm 2014. Vào tháng 6 năm 2021, Messi ký hợp đồng 5 năm để trở thành đại sứ cho thương hiệu Hard Rock Cafe. Anh nói, "thể thao và âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Thật vinh dự khi trở thành vận động viên thể thao đầu tiên được hợp tác với một thương hiệu đã có lịch sử hợp tác cùng những huyền thoại âm nhạc." Tháng 5 năm 2022, Messi được công bố làm đại sứ du lịch của Ả Rập Xê Út. Do hồ sơ nhân quyền tệ hại của Ả Rập Xê Út, Messi đã bị chỉ trích khi đảm nhận vai trò này, được coi như một nỗ lực nhằm gột rửa tên tuổi của quốc gia này bằng thể thao (). Tháng 8 năm 2022, gia đình của Mohammed al Faraj đã kêu gọi Messi can thiệp giúp đỡ để giải cứu con trai họ, người đã bị bắt giữ vào năm 2017 khi mới 15 tuổi vì tội danh chống lại chế độ Ả Rập Xê Út và phải đối mặt với án tử hình. Đời tư Gia đình và các mối quan hệ Kể từ năm 2008, Messi đã nảy sinh tình cảm với Antonella Roccuzzo, một người đồng hương Rosario. Hai người quen biết nhau từ khi Messi mới 5 tuổi, vì Roccuzzo là em họ của cầu thủ bóng đá Lucas Scaglia, người bạn thân thời thơ ấu của Messi. Sau khi giữ kín mối quan hệ trong một năm, Messi lần đầu xác nhận chuyện tình cảm của họ trong một buổi phỏng vấn vào tháng 1 năm 2009, trước khi chính thức công khai một tháng sau đó trong một lễ hội hóa trang ở Sitges sau trận derby Barcelona–Espanyol. Messi và Roccuzzo có với nhau ba người con trai: Thiago (sinh năm 2012), Mateo (sinh năm 2015) và Ciro (sinh năm 2018). Nhân kỷ niệm lần mang thai đầu tiên của người bạn đời, Messi đã để quả bóng vào trong áo của mình sau khi ghi bàn ở trận thắng 4–0 của Argentina trước Ecuador vào ngày 2 tháng 6 năm 2012, trước khi lên tiếng xác nhận trong một cuộc phỏng vấn hai tuần sau đó. Thiago sinh ngày 2 tháng 11 năm 2012 tại Barcelona, Messi dự sinh sau khi được câu lạc bộ cho phép nghỉ tập. Anh thông báo về sự xuất hiện của cậu con trai trên trang Facebook của mình, viết, "Hôm nay tôi là người đàn ông hạnh phúc nhất trên thế giới, con trai tôi đã được sinh ra và cảm ơn Chúa vì món quà này!" Tên và dấu tay của Thiago được anh xăm lên bắp chân trái. Vào tháng 4 năm 2015, Messi xác nhận trên Facebook rằng Roccuzzo đang mang thai một người con khác. Anh đã bỏ lỡ buổi tập trước trận đấu với Atlético Madrid để dự sinh cậu con trai thứ hai, Mateo, vào ngày 11 tháng 9 năm 2015 tại Barcelona. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2017, anh kết hôn với Roccuzzo tại một khách sạn sang trọng có tên là Hotel City Centre ở Rosario với khoảng 260 khách mời tham dự lễ cưới. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2017, vợ anh thông báo rằng cô đang mang thai đứa con thứ ba của họ trong một bài đăng trên Instagram, với dòng chữ "Gia đình 5 người". Vào ngày 10 tháng 3 năm 2018, Messi bỏ lỡ trận đấu với Málaga sau khi Ciro chào đời. Messi có mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mẹ của anh, Celia, người mà anh đã xăm khuôn mặt lên vai trái. Các công việc chuyên môn chủ yếu được điều hành như một công việc kinh doanh của gia đình Leo: cha anh, Jorge, là người đại diện của Messi từ khi anh 14 tuổi; người anh cả, Rodrigo, xử lý lịch trình thường ngày của anh. Mẹ và người anh trai khác của Messi, Matías, quản lý tổ chức từ thiện của anh, Quỹ Leo Messi, cũng như chăm lo những vấn đề cá nhân và nghề nghiệp ở Rosario. Kể từ lúc chuyển tới Tây Ban Nha ở tuổi 13, Messi luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với quê hương Rosario, thậm chí còn giữ nguyên chất giọng Rosario đặc trưng của mình. Anh vẫn giữ quyền sở hữu căn nhà cũ thời thơ ấu, mặc cho nó đã bị bỏ trống từ lâu; anh dành tặng cho mẹ mình một căn hộ áp mái, cũng như sở hữu một căn dinh thự ở ngoại vi thành phố. Mỗi khi tập luyện cùng với đội tuyển quốc gia ở Buenos Aires, anh đều thực hiện một chuyến đi bằng ô tô kéo dài ba giờ đến Rosario ngay sau buổi tập để ăn tối và ngủ qua đêm cùng với gia đình, rồi trở lại Buenos Aires vào ngày hôm sau. Messi vẫn giữ liên lạc qua điện thoại và tin nhắn với một nhóm bạn tâm tình ở Rosario, hầu hết đều là thành viên của "The Machine of '87" tại Newell's Old Boys. Anh hiện đang sống ở Castelldefels, một ngôi làng gần Barcelona. Mặc dù được coi là one-club man (cầu thủ chỉ đá cho một đội bóng trong suốt sự nghiệp), anh đã có kế hoạch trở lại Rosario từ lâu để kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình tại Newell's. Anh cũng có mối quan hệ không được tốt với câu lạc bộ sau khi chuyển đến Barcelona, nhưng đến năm 2012 mối thù công khai của họ đã kết thúc, khi Newell vẫn giữ mối quan hệ với Messi, thậm chí còn cấp thẻ thành viên câu lạc bộ cho cậu con trai mới sinh của anh. Từ thiện Trong suốt sự nghiệp của mình, Messi đã tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện nhằm hướng đến trẻ em dễ bị tổn thương, một phần bắt nguồn từ những khó khăn y tế mà anh từng đối mặt trong thời ấu thơ của mình. Kể từ năm 2004, anh đã đóng góp thời gian và tài chính của mình cho Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), một tổ chức mà Barcelona cũng có mối liên hệ cộng tác chặt chẽ. Messi giữ vai trò đại sứ thiện chí của UNICEF kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 3 năm 2010, hoàn thành nhiệm vụ thực địa đầu tiên của mình cho tổ chức này 4 tháng sau đó khi anh đến Haiti để nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoàn cảnh của trẻ em đất nước này sau trận động đất. Từ đó, anh đã tham gia vào nhiều chiến dịch của UNICEF nhằm mục đích phòng chống HIV, giáo dục và hòa nhập xã hội cho trẻ em khuyết tật. Để chúc mừng sinh nhật đầu tiên của con trai mình, vào tháng 11 năm 2013, Messi và Thiago đã tham gia một chiến dịch công khai nhằm nâng cao nhận thức về tỷ lệ tử vong ở trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài công việc với UNICEF, Messi thành lập tổ chức từ thiện của riêng mình, Quỹ Leo Messi, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thể thao cho trẻ em. Nó được thành lập vào năm 2007 sau chuyến thăm của Messi đến một bệnh viện dành cho trẻ em mắc bệnh nan y ở Boston, một trải nghiệm đã gây ấn tượng với Messi đến mức anh quyết định tái đầu tư một phần thu nhập của mình cho xã hội. Thông qua quỹ từ thiện của mình, Messi đã trao các khoản tài trợ nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo y tế, đầu tư vào việc phát triển những trung tâm và dự án y học ở Argentina, Tây Ban Nha và nhiều nơi khác trên thế giới. Ngoài các hoạt động gây quỹ của riêng mình, chẳng hạn như những trận đấu bóng đá toàn cầu "Messi và những người bạn", quỹ của anh nhận được sự hỗ trợ tài chính từ nhiều công ty khác nhau mà anh đã từng tham gia quảng cáo, với Adidas là nhà tài trợ chính. Messi còn đầu tư vào bóng đá trẻ ở Argentina: anh hỗ trợ tài chính cho Sarmiento, một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Rosario, nơi anh sinh ra, vào năm 2013 để tân trang lại cơ sở vật chất và lắp đặt sân bóng thích hợp trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời tài trợ cho việc quản lý một số cầu thủ trẻ tại Newell's Old Boys và câu lạc bộ kình địch Rosario Central, cũng như với River Plate và Boca Juniors ở Buenos Aires. Tại Newell's Old Boys, câu lạc bộ thời niên thiếu của Messi, anh đã tài trợ xây dựng một phòng tập thể dục mới và một ký túc xá dành cho học viện trẻ của câu lạc bộ vào năm 2012. Cựu huấn luyện viên đội trẻ của anh tại Newell's, Ernesto Vecchio, được Quỹ Leo Messi tuyển dụng như một người tìm kiếm các tài năng trẻ. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2016, Messi thắng kiện trong một vụ cáo buộc chống lại tờ báo La Razón và nhận được 65.000 euro tiền bồi thường thiệt hại, mà anh dùng để quyên góp cho tổ chức từ thiện Médecins Sans Frontières. Messi đã quyên góp 1 triệu euro (1,1 triệu đô la) để phòng chống sự lây lan của coronavirus. Số tiền này được gửi đến bệnh viện Clinic Barcelona ở Barcelona, Tây Ban Nha và quê hương Argentina của anh. Ngoài ra, Messi cùng với các đồng đội ở FC Barcelona tuyên bố sẽ cắt giảm 70% lương trong trường hợp khẩn cấp do coronavirus năm 2020 và chi trả đầy đủ tiền lương cho tất cả các nhân viên của câu lạc bộ. Vào tháng 11 năm 2016, với việc Liên đoàn bóng đá Argentina bị FIFA ban bố tình trạng khẩn cấp do khủng hoảng kinh tế, ba nhân viên an ninh của đội tuyển quốc gia nói với Messi rằng họ đã không nhận lương trong sáu tháng. Anh đã trả lương cho ba người họ. Vào tháng 2 năm 2021, Messi đã tặng đôi giày Adidas mà anh từng mang khi ghi bàn thắng thứ 644 cho Barcelona và phá kỷ lục của Pelé về số bàn thắng ghi được nhiều nhất cho một câu lạc bộ cho Museu Nacional d'Art de Catalunya, đôi giày này sau đó được bán với giá 125.000 bảng Anh vào tháng 4 nhằm giúp đỡ trẻ em mắc bệnh ung thư. Trước kỳ Copa América 2021 diễn ra ở Uruguay, Messi đã tặng ba chiếc áo có chữ ký của mình cho công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech—ban giám đốc của công ty nói về sự ngưỡng mộ của họ dành cho Messi—nhằm đặt hàng 50.000 liều vắc xin COVID-19 CoronaVac của Sinovac, với hy vọng tiêm chủng cho tất cả các cầu thủ bóng đá Nam Mỹ. Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou đã đứng ra làm trung gian đàm phán để có được số vắc xin này, trong bối cảnh nguồn vắc xin trong khu vực vẫn còn khan hiếm, kế hoạch ưu tiên tiêm chủng cho các cầu thủ bóng đá đã gây ra nhiều tranh cãi, thị trưởng thành phố Canelones nhận xét rằng "Tôi hy vọng ngài Tổng thống có thể cân nhắc làm điều tương tự với Canelones, cũng như khi ông bày tỏ sự hợp tác đối với CONMEBOL để tiêm chủng cho các cầu thủ trước thềm Copa América". Gian lận thuế Những vấn đề tài chính của Messi bắt đầu bị điều tra vào năm 2013 vì nghi ngờ trốn thuế. Nhiều công ty nước ngoài ở các thiên đường thuế như Uruguay và Belize đã được sử dụng để trốn 4,1 triệu euro tiền thuế liên quan đến thu nhập tài trợ từ năm 2007 đến năm 2009. Một công ty ma được thành lập vào năm 2012 tại Panama sau đó đã được xác định là thuộc về Messi trong vụ rò rỉ dữ liệu Panama. Messi đã tự nguyện trả khoản nợ 5,1 triệu euro vào tháng 8 năm 2013. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2016, Messi và cha anh đều bị kết tội gian lận thuế và bị tuyên án 21 tháng tù treo, lần lượt phải nộp 1,7 triệu euro và 1,4 triệu euro tiền phạt. Đối mặt với thẩm phán, anh nói, "Tôi chỉ chơi bóng. Tôi ký hợp đồng vì tôi tin tưởng cha tôi và các luật sư đã quyết định rằng họ sẽ phụ trách những công việc đó." Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đội tuyển quốc gia Danh hiệu Barcelona La Liga: 2004–05, 2005–06, 2008–09, 2009–10, 2010–11, 2012–13, 2014–15, 2015–16, 2017–18, 2018–19 Copa del Rey: 2008–09, 2011–12, 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2020–21 Supercopa de España: 2005, 2006, 2009, 2010, 2011, 2013, 2016, 2018 UEFA Champions League: 2005–06, 2008–09, 2010–11, 2014–15 UEFA Super Cup: 2009, 2011, 2015 FIFA Club World Cup: 2009, 2011, 2015 Paris Saint-Germain Ligue 1: 2021–22, 2022–23 Trophée des Champions: 2022 Inter Miami Leagues Cup: 2023 U20 Argentina FIFA U-20 World Cup: 2005 U23 Argentina Thế vận hội Mùa hè: 2008 Argentina FIFA World Cup: 2022 Copa América: 2021 CONMEBOL–UEFA Cup of Champions: 2022 Cá nhân Quả bóng vàng châu Âu/Quả bóng vàng FIFA: 2009, 2010, 2011, 2012, 2015, 2019, 2021, 2023 Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 2009 Cầu thủ nam xuất sắc năm của FIFA (): 2019, 2022 Chiếc giày vàng châu Âu: 2009–10, 2011–12, 2012–13, 2016–17, 2017–18, 2018–19 Quả bóng vàng Giải vô địch bóng đá thế giới: 2014, 2022 Chiếc giày bạc Giải vô địch bóng đá thế giới: 2022 Quả bóng vàng FIFA Club World Cup: 2009, 2011 Quả bóng vàng Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới: 2005 Chiếc giày vàng Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới: 2005 Giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm của UEFA: 2008–09, 2010–11, 2014–15 Cầu thủ xuất sắc nhất Cúp bóng đá Nam Mỹ: 2015, 2021 Vua phá lưới Cúp bóng đá Nam Mỹ: 2021 Cầu thủ xuất sắc nhất La Liga: 2008–09, 2009–10, 2010–11, 2011–12, 2012–13, 2014–15 Cúp Pichichi: 2009−10, 2011–12, 2012−13, 2016–17, 2017−18, 2018–19, 2019–20, 2020–21 Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus cho Vận động viên nam của năm: 2020, 2023 Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Argentina: 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022 Ghi chú Chú thích Thư mục
Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn sau khi thảm kịch cột cờ bị Trung Quốc chiếm lược tấn công vào năm 1779 (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Miêu tả Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng 1: Mỗi chiều 42,5 m; cao 3,1 m Tầng 2: Mỗi chiều 27 m; cao 3,7 m Tầng 3: Mỗi chiều 12,8 m; cao 5,1 m; có 4 cửa, trừ cửa Bắc, 3 cửa còn lại đều có đắp 2 chữ tuỳ theo từng hướng: Cửa Đông - Nghênh Húc (迎旭  – đón nắng ban mai) Cửa Nam - Hướng Minh (向明 – hướng về ánh sáng) Cửa Tây - Hồi Quang (回光 – ánh sáng phản hồi) Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên. Trên tầng 3 là thân cột Cờ hình trụ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13 m với thân cao 18,2 m. Trụ hình thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc; được rọi sáng (và thông hơi) bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có tới 5 hoặc 6 cửa sổ. Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4 m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ cao 8 m, phía trên treo cờ đỏ sao vàng. Toàn phần xây từ đế đến trụ này cao 33,4 m gồm 3 tầng đế cao 12 m, cột cao 18,2 m, lầu 3,3 m. Nếu kể cả trụ treo cờ thì trên 40 m. Khi người Pháp phá thành Hà Nội, họ định phá luôn cột cờ, may mắn là họ không tiến hành việc này, lý do vì họ muốn biến nó thành đài xem đua ngựa. Hiện Cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.
Phạm Cự Lạng (chữ Hán: 范巨倆, hay còn gọi là Phạm Cự Lượng 范巨量; 944 – 984) là danh tướng đời Đinh Tiên Hoàng và được Lê Đại Hành phong cho đến chức Thái úy. Ông là người có vai trò rất quan trọng trong binh biến đưa Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế và Chiến tranh Tống - Việt, 981. Ông được sử sách Trung Hoa liệt vào danh sách "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người Giao Châu gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng. Tiểu sử Phạm Cự Lạng sinh ngày 20 tháng 11 năm Giáp Thìn (tức 8 tháng 12 năm 944), người làng Trà Hương, Khúc Giang (nay thuộc Nam Sách, Hải Dương), trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Ông nội là Phạm Lệnh Công, giữ chức Đông giáp tướng quân đời Ngô Quyền. Cha là Phạm Mạn, làm tham chính đô đốc đời Ngô Nam Tấn Vương (Xương Văn), mẹ là Trần Thị Hồng. Ông bà có tám người con, 5 trai, 3 gái đều hiển đạt. Ngay từ nhỏ Phạm Cự Lạng đã tỏ rõ tư chất thông minh, có chí lớn, văn võ đều thấu hiểu. Ông thường cùng anh cả là Phạm Hạp đem tiền của chiêu dụ mọi người, mua ngựa luyện quân. Sự nghiệp Giúp Đinh Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lạng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lượng trở thành tướng nhà Đinh, được phong chức Phòng Ngự sứ Tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại Ác. Năm Mậu Thìn (968), dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Phạm Cự Lượng được phong Tâm phúc Tướng quân coi việc Thị vệ Quan thân cận của vua. Phò Lê Năm 979, vua Đinh và Nam Việt vương Liễn bị sát hại (xem bài về Đinh Tiên Hoàng), Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi được lập lên ngôi. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc và anh Phạm Cự Lạng là Phạm Hạp thấy uy quyền của Phó vương Lê Hoàn quá lớn bèn khởi binh chống Lê Hoàn nhưng cả ba tướng nhanh chóng bị Lê Hoàn dẹp tan. Phạm Hạp bị Lê Hoàn xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lạng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm tướng dưới quyền. Năm sau, nhà Tống nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren, liền nảy ý đồ đánh chiếm, sai quan trấn thủ Ung Châu Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Triệu Phụng Huân, đem quân theo hai đường thủy bộ vào xâm lược. Tình thế Đại Cồ Việt vô cùng nguy cấp. Tháng 7 năm ấy, Thái hậu Dương Vân Nga phong Phạm Cự Lạng làm Đại tướng tiên phong đem quân đi chống giặc. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lạng hội quân sĩ ở cửa Đào Lâm (nay là thôn Đào Lâm, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), nói rằng: "Có công thì thưởng, có tội thì phạt vẫn là lẽ dùng binh. Bây giờ quân giặc sắp vào cõi mà chúa thượng hãy còn thơ ấu, chúng ta có chút công trạng thì ai biết cho... Chẳng bằng nay ta tôn Thập Đạo Tướng quân lên ngôi Thiên tử đã, rồi sau sẽ xuất quân." Quân sĩ nghe nói đều hô vang vạn tuế. Trong “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sĩ có những câu phê phán Phạm Cự Lượng khi không tận trung với nhà Đinh như sau: “Bặc – Điền vì nước liều mình, Cớ sao Cự Lượng tán thành mưu gian”. Đánh Tống và Chiêm Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, Phạm Cự Lạng được phong làm Thái úy. Cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981), mọi mũi tiến quân của quân Tống đều bị quân Đại Cồ Việt phá, tướng Tống là Hầu Nhân Bảo chết trận, quá nửa quân Tống bị diệt, buộc vua Tống xuống chiếu lui quân. Năm Nhâm Ngọ (982), Phạm Cự Lạng được cử cầm quân đánh Chiêm Thành để trả đũa việc vua Chiêm vô cớ bắt sứ giả Đại Cồ Việt. Thời bình Mùa thu năm Quý Mùi (983), Phạm Cự Lạng được vua tin trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bà Hòa (tức từ Đan Nê, Yên Định đến Đồng Hòa, Tĩnh Gia Thanh Hoá ngày nay). Trên đắp thành đường lớn, dưới khai thành sông lớn để lưu thông thủy bộ. Cũng trong năm này, Phạm Cự Lạng còn chỉ huy đào cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay). Ngày 12 tháng 9 năm Giáp Thân (tức 9 tháng 10 năm 984), Phạm Cự Lạng mắc bệnh sốt rét, mất tại Đồng Cổ, nơi ông đang làm việc, hưởng dương 41 tuổi. Nhà vua thương tiếc sai người đem tướng cữu hồi kinh, an táng tại phía nam Bồ Sơn. Đền thờ Ghi nhớ công ơn Phạm Cự Lạng ở Đồng Cổ và Đa Cái hiện còn đền thờ ông. Tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội), đời cháu ngoại Lê Đại Hành là vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) giao cho Bộ Lễ viết sắc phong: "Thần Phạm Cự Lạng làm Hoằng Thánh Đại Vương" (sau vì kiêng húy đổi thành Hồng Thánh) chuyên xét việc hình ngục, thờ tại đền Ngự sử (nay là đền Lương Sử thuộc khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội). Tại Hưng Lộc (Nghĩa Hưng, Nam Định) cũng có đền thờ Phạm Cự Lạng ghi lại sự tích tương tự như đền thờ Lương Sử (Hà Nội). Tại thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh, Ninh Bình) ông được thờ ở nhà thờ thái úy cùng với mộ táng của ông tại nghĩa trang làng Đa, xã Khánh Ninh gần đó. Qua cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 4 di tích lịch sử văn hóa thờ danh nhân Phạm Cự Lạng. Đó là các di tích: đình Đoài thuộc xóm Ngói, xã Hà Châu, huyện Phú Bình, đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, xã Nam Tiến, đình Thượng Giã, xã Thuận Thành, nghè thôn Nam Đô, làng Đông Cao, huyện Phổ Yên. Trong văn hoá đại chúng
Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập.. Một phần lớn các khu kinh tế cửa khẩu được địa phương đề xuất với tưởng tượng thái quá, không tính đúng tính đủ hai bên biên giới có cái gì, dẫn đến khi triển khai thì không có tính thực tế. Các khu kinh tế đặt ở vùng mà hai bên biên giới là vùng chưa phát triển thì sau hàng chục năm vẫn còn là "tiềm năng" trên giấy để định hướng cho tầm nhìn đến mai sau . Chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Ngay từ năm 1996, Chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành thí điểm xây dựng khu kinh tế Móng Cái thông qua việc phê duyệt một số cơ chế ưu đãi cho khu kinh tế này. Trên cơ sở Móng Cái, năm 1998, Chính phủ tiến hành thí điểm ở quy mô rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách ưu đãi cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu thương mại Lao Bảo. Đây là lần đầu tiên, tên gọi Khu kinh tế cửa khẩu được sử dụng một cách chính thức. Tuy nhiên, khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu vẫn chưa được xác định. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới. và Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Cuối tháng 12 năm 2002, Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Sau hội nghị, Chính phủ đã khẳng định: "Về kinh tế đã có bước phát triển làm sống động cuộc sống tại các Khu vực cửa khẩu: góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, có cửa khẩu của khu vực và cả nước; thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu và các vùng liên quan. Về xã hội đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động; từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trở thành vùng sôi động; thúc đẩy quá trình "đô thị hoá" ở đó." Tháng 10 năm 2005, Chính phủ chính thức cho phép thành lập khu bảo thuế trong khu kinh tế cửa khẩu, cam kết sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng của khu kinh tế cửa khẩu. Đầu năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020". Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai, Đồng Đăng-Lạng Sơn, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp sẽ được quan tâm xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách. Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu Về đại thể, khu kinh tế của khẩu có một số đặc trưng phổ quát sau đây: Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước. Dân cư tại các khu kinh tế cửa khẩu với dân cư địa phương lân cận của các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo,... Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất lượng cuộc sống. Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu. Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi. Vai trò của các khu kinh tế cửa khẩu Các khu kinh tế cửa khẩu có thể có những đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng. Nhưng nhìn chung, có các vai trò chủ yếu sau đây: Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới. Góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán. Xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận. Cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Yếu tố tự nhiên. Yếu tố lịch sử. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các bên. Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị. Danh sách các khu kinh tế cửa khẩu Hiện ở 21 tỉnh biên giới của Việt Nam được thành lập làm khu kinh tế cửa khẩu hoặc được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu tại đó, do Thủ tướng Chính phủ hoặc chính quyền địa phương ra quyết định. Khu được thành lập sớm nhất vì mục đích thí điểm là Khu Kinh tế Cửa khẩu Móng Cái (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Sau đây là danh sách các khu kinh tế cửa khẩu xếp theo tỉnh lần lượt từ tỉnh phía Đông sang phía Tây, phía Bắc xuống phía Nam. Ghi chú: Các khu kinh tế cửa khẩu in đậm được Chính phủ Việt Nam tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2015 theo Công văn số 2074/TTg-KTTH của Thủ tướng. Trước năm 2015, chính phủ Việt Nam có kế hoạch bổ sung thêm 4 khu kinh tế cửa khẩu là A Đớt ở Thừa Thiên Huế, Nậm Cắn - Thanh Thủy ở Nghệ An, Na Mèo ở Thanh Hóa, Khu kinh tế cửa khẩu Long An ở Long An. Từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm 3 khu kinh tế cửa khẩu là La Lay ở Quảng Trị, Đắk Per ở Đăk Nông, Đắk Ruê ở Đăk Lăk.
Tủy sống là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến toàn bộ cơ thể. Tuỷ sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng. Tủy sống không chỉ là phần nối dài của bộ não, nó còn giữ một chức năng vô cùng quan trọng, đó là sự phản xạ. Có thể nói rõ là sự phản ứng tức thời của cơ thể mà không cần não xử lý, nó bảo vệ chúng ta khỏi những mối nguy hiểm hằng ngày. Ví dụ khi bạn lỡ tay chạm vào nồi canh nóng, lập tức cơ thể bạn sẽ tự xử lý bằng cách ngón tay rụt phắt lại. Tủy sống nằm xuyên bên trong ống cột sống, nó được bao bọc bởi ba lớp màng: mành ngoài gọi là màng cứng, màng giữa gọi là màng nhện, màng trong gọi là màng nuôi. Cấu tạo Có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm thần kinh vận động nhưng lại được nối với các rễ trước (rễ vận động) Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. + Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng nuôi (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống. + Chất xám: Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên. Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành. Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy. Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy. + Chất trắng: Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục. Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp. Các bó hướng tâm: gồm  bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên (bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung) Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy) Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ  là bó lưng, bó bên và bó bụng Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tất cà các dây thần kinh này đều là dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thề. Nửa bên trái tủy sống đóng giữ vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản xạ không điều kiện Chức năng Tủy sống có ba chức năng chính là: Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng. + Chức năng phản xạ.  Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có ba loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành. Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động. Các phản xạ tuỷ điển hình như: - Phản xạ da.  Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12 - Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4 - Phản xạ trương lực cơ.  Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn. + Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau. + Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi). Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện. Hình ảnh
Chi Ngọc lan hay chi Giổi (Michelia) là một chi thực vật có hoa thuộc về họ Mộc lan (Magnoliaceae). Chi này có khoảng 50 loài cây thân gỗ và cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á (miền Ấn Độ - Mã Lai), bao gồm cả miền nam Trung Quốc. Họ Magnoliaceae là một họ cổ; các hóa thạch thực vật được xác định thuộc về họ Magnoliaceae có niên đại tới 80-95 triệu năm. Các đặc điểm nguyên thủy của họ Mộc lan là các hoa lớn, hình dáng tựa như đài hoa và thiếu các đặc điểm của cánh hoa hay đài hoa thực thụ. Các bộ phận lớn không chuyên biệt của hoa, tương tự như cánh hoa, được gọi trong tiếng Anh là tepal (không có thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt). Lá, hoa và hình dáng của chi Michelia là tương tự như chi Magnolia (mộc lan), nhưng hoa của chi Michelia nói chung mọc thành cụm giữa các nách lá, hơn là mọc đơn ở đầu cành như của chi Magnolia. Một vài loài cây thân gỗ lớn là các nguồn cung cấp gỗ có giá trị quan trọng mang tính địa phương. Một số loài, bao gồm hoàng ngọc lan (M. champaca) và M. doltsopa được trồng để lấy hoa, cả để làm cây cảnh cũng như lấy hoa thuần túy. Hoa hoàng ngọc lan cũng được sử dụng để sản xuất tinh dầu trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Một số loài đã được đưa vào các khu vực ngoài miền Ấn Độ - Mã Lai để trồng trong vườn hoặc trên đường, bao gồm M. figo, M. doltsopa và M. champaca. Tên khoa học của chi này được đặt theo tên của một nhà thực vật học người Firenze, Italy là Pietro Antonio Micheli (1679-1737). Thay đổi trong phân loại Các dữ liệu hình thái học và phân tử gần đây đã chỉ ra rằng chi Michelia có quan hệ họ hàng rất gần với phân chi Yualania của chi Magnolia. Nhiều nhà thực vật học hiện nay cũng coi chi Michelia là như vậy và các tổ hợp tên gọi khoa học mới cũng đã được đề nghị cho nó. Để có thêm thông tin, xem bài về chi Mộc lan (Magnolia). Các loài Các tên gọi thông thường có thể là giổi hay ngọc lan hoặc hàm tiếu. M. aenea Dandy (được coi là đồng nghĩa của M. foveolata Merr. ex Dandy theo J. Li (1997)) M. alba DC. (đồng nghĩa: M. longifolia Blume), loài lai ghép giữa M. champaca L. và M. montana Blume: Bạch ngọc lan, sứ ngọc lan, đại mộc, dầu gió, mộc hoa, ngọc đường xuân, vọng xuân, nghênh xuân, mộc lan (tên gọi này dành cho chi Magnolia nhiều hơn). Bạch ngọc lan có mùi hương rất thơm, ở Việt Nam được dùng làm hoa cúng (để trong đĩa cùng một số loại hoa nhỏ khác) chứ không bày chơi làm cảnh. Đàn bà người Việt có khi dùng hoa cài trên tóc hoặc giắt trong túi để lấy hương thơm. M. angustioblonga Y.-W.Law & Y.-F.Wu M. balansae (A.DC.) Dandy (đồng nghĩa gốc: Magnolia balansae A.DC.): Giổi bà M. baillonii (Pierre) Finet & Gagnep. (đồng nghĩa: Aromadendron spongocarpum, Paramichelia baillonii, Magnolia baillonii) M. braianensis Gagnep. M. calcicola C.Y.Wu ex Y.-W.Law & Y.-F.Wu (được coi là đồng nghĩa cho M. ingrata Chen & Yang theo Chen & Nooteboom (1993)) M. caloptila Y.-W.Law & Y.-F.Wu (đơn vị phân loại đáng ngờ, theo như Chen & Nooteboom (1993)) M. cavaleriei Finet & Gagnep. M. champaca L.: Hoàng ngọc lan, ngọc lan ngà, sứ vàng, hoàng miễn quế, đại hoàng quế, hoàng lan (tên gọi hoàng lan được biết đến nhiều hơn cho Cananga odorata thuộc họ Na, nó cũng là tên gọi của một loài lan thực thụ là Cymbidium lowianum). Có nguồn gốc ở Ấn Độ, Java và Philipin. Là cây thân gỗ hay cây bụi cao và có tán từ 3 – 6 m. Các lá bóng loáng, màu lục sáng dài tới 16 cm. Tạo ra các hoa thơm màu vàng, da cam hoặc trắng kem về mùa xuân. Hoa của nó cũng được dùng để sản xuất tinh dầu cho nước hoa. M. chapaensis Dandy (M. constricta) M. compressa (Maxim.) Sarg. (đồng nghĩa: M. formosana, M. philippinensis, Magnolia compressa Maxim.) M. coriacea Chang & Chen M. crassipes Y.-W.Law M. doltsopa Buch.-Ham. ex DC. (đồng nghĩa: M. manipurensis). Cây thân gỗ và cây bụi lớn, cao tới 30 m. Có nguồn gốc ở miền đông Himalaya và các rừng cận nhiệt đới Meghalaya. Dao động về hình dáng từ cây bụi rậm rạp tới cây gỗ mọc thẳng và hẹp tán. Các lá lục sẫm dày như da, dài từ 6 – 17 cm. Các cụm hoa trắng kem nở về mùa đông. Được trồng phổ biến trên các đường ven biển tại California. M. elegans Y.-W.Law & Y.-F.Wu (được coi là đồng nghĩa của M. cavaleriei Finet & Gagnep. theo Chen & Nooteboom (1993)) M. elliptilimba Chen & Noot. (được coi là đồng nghĩa của M. sphaerantha C.Y.Wu ex Z.S.Yue theo J. Li (1997))) M. faveolata Y.-W.Law & Y.-F.Wu: Giổi nhung M. floribunda Finet & Gagnep. M. foveolata Merr. ex Dandy M. fujianensis Q.F.Zheng M. fulgens Dandy (được coi là đồng nghĩa của M. foveolata Merr. ex Dandy theo Gagnepain (1939)))) M. fulva Chang & Chen M. fuscata (Andrews) Blume ex Wall. (đồng nghĩa gốc: Magnolia fuscata Andrews; được coi là đồng nghĩa cho M. figo (Lour.) Spreng. theo Baillon (1866)): Hàm tiếu, giổi, hương tiêu, hoa tiêu. Cây bụi hay cân thân gỗ chậm lớn, cao tới 5 m và gần như thế về tán lá. Các lá nhỏ, bóng loáng màu lục mọc rậm rạp. Các cụm hoa lớn màu trắng, đôi khi có vệt màu tía. Hoa có mùi ngọt như của chuối. Port Wine Magnolia là một thứ của loài này có hoa màu hồng hay màu hạt dẻ. M. guangxiensis Y.-W.Law & R.-Z.Zhou M. hedyosperma Y.-W.Law (được coi là đồng nghĩa của M. hypolampra Dandy theo Chen & Nooteboom (1993)) M. hypolampra Dandy M. ingrata Chen & Yang M. iteophylla C.Y.Wu ex Y.-W.Law & Y.-F.Wu (đồng nghĩa cho Michelia formosana (Kaneh.) Masam. & Suzuki do cùng kiểu; M. formosana lại là đồng nghĩa của M. compressa (Maxim.) Sarg. theo Chen & Nooteboom (1993)) M. kisopa Buch.-Ham. ex DC.: Có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Meghalaya M. koordersiana Noot. M. lacei W.W.Sm. (đồng nghĩa: M. tignifera) M. laevifolia Y.-W.Law & Y.-F.Wu (được coi là đồng nghĩa của M. yunnanensis Franch. ex Finet & Gapnep. theo Xia & Deng (2002)) M. lanuginosa Wall. (đồng nghĩa: M. velutina): Có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Meghalaya M. leveillana Dandy M. longipetiolata C.Y.Wu ex Y.-W.Law & Y.-F.Wu (được coi là đồng nghĩa của M. leveilleana Dandy theo Chen & Nooteboom (1993)) M. longistamina Y.-W.Law (được coi là đồng nghĩa của M. martinii (H.Lév.) Finet & Gagnep. ex H.Lév. theo Chen & Nooteboom (1993)) M. longistyla Y.-W.Law & Y.-F.Wu (được coi là đồng nghĩa của M. foveolata Merr. ex Dandy theo Chen & Nooteboom (1993)) M. macclurei Dandy M. martini (H.Lév.) Finet & Gagnep. ex H.Lév. (đồng nghĩa gốc: Magnolia martinii H.Lév.) M. masticata Dandy M. maudiae Dunn M. mediocris Dandy: Giổi xanh M. microtricha (được coi là đồng nghĩa của M. floribunda Finet & Gagnep. theo J. Li (1997)) M. montana Blume M. nilagiricaZenker.. Có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ. M. odora (W.Y.Chun) Noot. & Chen (đồng nghĩa gốc: Tsoongiodendron odorum W.Y.Chun) M. pachycarpa Y.-W.Law & R.-Z.Zhou M. platypetala Hand.-Mazz. (được coi là một thứ của Magnolia maudiae (Dunn) Figlar (= Michelia maudiae Dunn) theo Sima (2001)) M. polylneura C.Y.Wu ex Y.-W.Law & Y.-F.Wu M. punduana Hook.f. & Thomson. Có nguồn gốc từ các rừng cận nhiệt đới Meghalaya M. rajaniana Craib M. salicifolia A.Agostini M. scortechinii (King) Dandy (đồng nghĩa gốc: Manglietia scortechinii King) M. shiluensis W.Y.Chun & Y.-F.Wu M. skinneriana Dunn (được coi là đồng nghĩa của M. figo (Lour.) Spreng. theo Chen & Nooteboom (1993)) M. sphaerantha C.Y.Wu ex Z.S.Yue M. subulifera Dandy M. szechuanica Dandy (được coi là phân loài của Magnolia ernestii Figlar (= Michelia wilsonii Finet & Gagnep.) theo Sima & Figlar (2001)) M. tonkinensis: Giổi xanh, giổi bắc M. wilsonii Finet & Gagnep. (đồng nghĩa: M. sinensis Hemsl. & E.H.Wilson; dựa trên cùng một kiểu nhưng công bố sau vài tuần) M. xanthantha C.Y.Wu ex Y.-W.Law & Y.-F.Wu M. yunnanensis Franch. ex Finet & Gapnep. Chú thích
Hoàng lan trong tiếng Việt có thể là: Thực vật Một tên gọi của Cananga odorata thuộc họ Annonaceae. Xem bài Hoàng lan. Một tên gọi của một số loài lan thực thụ (họ Orchidaceae), có danh pháp khoa học là: Cymbidium iridioides, Cymbidium lowianum, Cymbidium schroederi. Xem bài Hoàng lan (lan). Một tên gọi của một loài mộc lan (họ Magnoliaceae), có danh pháp khoa học là Magnolia champaca. Xem bài Hoàng ngọc lan. Tên người Hoàng Lan (sinh năm 1959) nghệ sĩ kịch nói.
Hồ Bắc (, tiếng Vũ Hán: Hŭbě) là một tỉnh ở miền trung của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giản xưng chính thức của tỉnh Hồ Bắc là "Ngạc" (鄂), lấy theo tên một nước chư hầu thời xưa, sau trở thành đất thuộc nước Sở và Nhà Tần, nay nằm ở phía đông của tỉnh. Tên Hồ Bắc ám chỉ về vị trí của tỉnh này nằm ở phía bắc của hồ Động Đình. Giản xưng không chính thức của Hồ Bắc là Sở (楚), gọi theo nước Sở hùng mạnh ở đây vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Năm 2018, Hồ Bắc là tỉnh đông thứ chín về số dân, đứng thứ bảy về kinh tế Trung Quốc với 59 triệu dân, tương đương với Ý và GDP đạt 3.937 tỉ NDT (594,9 tỉ USD) tương ứng với Ba Lan. Hồ Bắc giáp với Hà Nam về phía bắc, An Huy về phía đông, Giang Tây về phía đông nam, Hồ Nam về phía nam, Trùng Khánh về phía tây, và Thiểm Tây về phía tây bắc. Tỉnh này có đập Tam Hiệp vào hàng lớn nhất thế giới tại Nghi Xương ở phía tây. Tỉnh Hồ Bắc từng là tâm điểm của đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc. Lịch sử Hồ Bắc có một lịch sử lâu dài, khi khai quật khảo cổ tại Vân huyện, người ta đã phát hiện ra hóa thạch của người Vân Dương (郧阳人) và người Trường Dương (长阳人) thời viễn cổ. Tại di chỉ văn hóa Khuất Gia Lĩnh (屈家嶺文化) đã phát hiện được một số lượng lớn các công cụ bằng đá và đồ gốm thời đại đồ đá mới, phản ánh nền nông nghiệp, đánh bắt cá, săn bắn, thủ công nghiệp của khu vực đã có sự phát triển đáng kể. Từ thời nhà Hạ, văn minh Trung Nguyên đã có ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Giang Hán. Đến thời nhà Thương, Hồ Bắc đã được sáp nhập vào cương vực Trung Hoa. Thời Tây Chu, trên địa phận Hồ Bắc là lãnh thổ của nhiều tiểu quốc chư hầu, có thể kể đến là Ngạc, Đặng, Quyền, Nhược (鄀), Tùy (隨), Tằng (曾), La (罗), Vân (郧), Lại (赖), Dong (庸), Đường (唐), Quân (麇), Đam (聃). Đến thời Xuân Thu (770 TCN - 476 TCN), nước Sở nguyên ở Hà Nam ngày nay trở nên lớn mạnh, dần dần thôn tính các nước khác ở phương nam. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ VIII-đầu thế kỷ thứ VII, nước Sở đã dời quốc đô từ Đan Dương (丹阳, nay thuộc Tích Xuyên của Hà Nam), đến Dĩnh (郢, nay thuộc Dĩnh Châu của Hồ Bắc); Dĩnh vẫn vị thế là quốc đô nước Sở cho đến năm 278 TCN. Nước Sở đã góp phần mở rộng nền văn minh Trung Hoa xuống phía nam song cũng có nhiều nét văn hóa độc đáo. Từ lưu vực Trường Giang, Sở tiếp tục mở rộng lãnh thổ lên bình nguyên Hoa Bắc. Sở Trang Vương là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu. Đến thời Chiến Quốc (475 TCN - 221 TCN), Sở là một trong Chiến Quốc thất hùng. Theo thời gian, nước Sở và nước Tần trở thành hai nước có lãnh thổ rộng lớn nhất. Trong các cuộc chiến tranh giữa Sở và Tần, Sở đã để mất nhiều đất đai, đầu tiên là tầm ảnh hưởng tại bồn địa Tứ Xuyên, đến năm 278 TCN, thì để mất vùng lãnh thổ lõi là tỉnh Hồ Bắc hiện nay và phải dời quốc đô khỏi đất Dĩnh. Sở sau đó triệt thoái về phía đông song đã bị Tần tiêu diệt hoàn toàn vào năm 223 TCN. Sau khi Tần thống nhất Trung Quốc, nếu muốn đi xuống phía nam cần qua Hồ Bắc nên vùng đất này đã trở thành yếu đạo về giao thông, nhân khẩu bắt đầu gia tăng. Các vùng đầm lầy tại Hồ Bắc đã được con người tiêu thoát nước để trở thành các vùng đất trồng trọt màu mỡ. Nhà Tần cũng thiết lập các đơn vị quận huyện tại địa phận tỉnh Hồ Bắc hiện nay. Do kị húy của Tần Trang Tương Vương (cha Tần Thủy Hoàng), triều đình Nhà Tần đã đổi tên đất Sở thành "Kinh" (荆). Sau đó, đến thời Nhà Hán, tại Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay đã thiết lập nên Kinh châu, đôi khi được gọi hợp lại thành "Kinh Sở". Thời kỳ cuối của Nhà Hán, tức đầu thế kỷ thứ III, Kinh châu do châu mục Lưu Biểu trấn giữ. Sau khi Lưu Biểu mất, Lưu Tông lên làm Kinh châu mục. Khi Tào Tháo đánh vào Kinh châu, Lưu Tông bèn ra hàng Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo thua trận Xích Bích, Lưu Bị lấy danh nghĩa tôn Lưu Kỳ làm thứ sử Kinh Châu để đóng quân ở Kinh châu phát triển lực lượng. Trong và sau trận Xích Bích, phía Đông Ngô tổn thất và tốn kém nhân lực hơn phía Lưu Bị nên không bằng lòng việc Lưu Bị chiếm mấy quận Kinh châu, nhưng vì Lưu Kỳ là con Lưu Biểu - người cai trị cũ của Kinh châu - nhân danh làm chủ Kinh châu nên phía Tôn Quyền đành tạm chấp nhận. Kinh châu thời Lưu Biểu nguyên có 7 quận, lúc đó chiến tranh qua lại giữa 3 phe Tào - Tôn - Lưu sau trận Xích Bích, mỗi bên còn giữ một phần: Lưu Bị có 4 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa, Vũ Lăng và một nửa quận Giang Hạ của Lưu Kỳ (con cả Lưu Biểu); Tôn Quyền chiếm được Giang Lăng, nửa quận Giang Hạ và nửa Nam quận; Tào Tháo còn giữ lại quận Nam Dương và nửa Nam quận. Năm 209, khi Lưu Kỳ qua đời, cuộc tranh chấp Kinh châu giữa Tôn Quyền và Lưu Bị lại căng thẳng, Lưu Bị bị mang tiếng "mượn" Kinh châu lâu ngày không trả. Tháng 12 năm 211, từ Kinh châu, Lưu Bị đưa quân đi đánh Ích châu (nay là Trùng Khánh và Tứ Xuyên), Quan Vũ được giao ở lại giữ Kinh châu. Sau đó, trong khi Quan Vũ mải đánh Vu Cấm (một tướng của Tào Tháo) thì Tôn Quyền sai Lã Mông mang quân đánh úp Kinh châu. Trong vài thập kỉ sau đó, Kinh châu hoàn toàn do Đông Ngô nắm giữ. Đến thời Tây Tấn, các bộ lạc du mục phía bắc Trung Quốc nổi nên và đến đầu thế kỷ thứ IV đã xâm nhập vào Trung Nguyên, khởi đầu cho gần 300 năm Trung Quốc bị phân liệt. Trong thời gian đó, phía bắc Trung Quốc là những quốc gia và triều đại của các dân tộc du mục (song bị Hán hóa ở các mức độ khác nhau), còn phía nam Trung Quốc do các triều đại của người Hán cai quản. Hồ Bắc thuộc miền Nam và nằm dưới quyền cai trị của Đông Tấn và các Nam triều. Sau loạn Hầu Cảnh, vào tháng 11 năm 552, Tiêu Dịch đã xưng đế ở Giang Lăng, tức Lương Nguyên Đế. Tuy nhiên, sau đó đại quân Tây Ngụy đã chiếm được Giang Lăng, bắt sống các tướng cùng Lương Nguyên Đế, giao cho Tiêu Sát trông giữ và sau đó hành hình Lương Nguyên Đế cùng các tôn thất nước Lương tại đây. Bách tính Giang Lăng hơn 1 vạn người bị Tây Ngụy chia cho tướng sĩ làm nô lệ và bị dẫn hết về Quan Trung. Khi thành Giang Lăng bị bao vây, Lương Nguyên Đế đã ra lệnh thiêu hủy 14 vạn quyển sách rất có giá trị, gây tổn thất cho kho tàng văn hóa Trung Quốc. Tây Ngụy đem Giang Lăng giao cho Tiêu Sát coi giữ, sau đó Tiêu Sát thành lập nước Hậu Lương, tức Lương Tuyên Đế, đóng đô ở Giang Lăng, thần phục nhà Tây Ngụy, tồn tại cho đến năm 587. Sau khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, ngoại trừ khu vực phía tây bắc và góc phía đông, tuyệt đại bộ phận Hồ Bắc hiện nay thuộc Kinh châu, gồm các quận Nam, Di Lăng, Cạnh Lăng, Miện Dương, Thanh Giang, Tương Dương, Thung Lăng, Hán Giang, An Lục, Vĩnh An, Giang Hạ. Đến năm Khai Hoàng thứ 9 (589) thời Tùy Văn Đế, Giang Hạ quận trong một thời gian đã được đổi tên thành Ngạc Châu, sau đó Ngạc Châu trở thành tên trị sở của quận này. Giản xưng "Ngạc" hiện nay của Hồ Bắc bắt nguồn từ đây. Sau khi Nhà Đường thay thế nhà Tùy vào năm 617, toàn quốc được chia thành 10 đạo, tây bộ Hồ Bắc thuộc Sơn Nam Đông đạo còn đông bộ Hồ Bắc thuộc Hoài Nam đạo, đông nam bộ Hồ Bắc thuộc Giang Nam Tây đạo còn tây nam bộ của Hồ Bắc thuộc Kiềm Trung đạo. Trên địa phận Hồ Bắc khi đó có 15 châu. Về sau địa bàn Hồ Bắc hiện nay bị phân chia giữa Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ, Kinh Nam tiết độ sứ và Vũ Xương tiết độ sứ. Trong khoảng thời gian này, Hồ Bắc đã trở thành một trong những khu vực đứng đầu về sản xuất ngũ cốc tại Trung Quốc. Sản xuất và mậu dịch trà, cam quýt và các sản vật khác phát triển rất mạnh. Phát triển kinh tế cũng kéo theo sự phát triển về văn hóa, các thi nhân nổi tiếng đương thời như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên, Sầm Than, Lục Vũ, Bì Nhật Hưu khi đi ngao du vùng Kinh Sở đã cho ra đời nhiều thi thiên tráng lệ. Thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), bảy châu là Tương, Quân, Phòng, Tùy, Dĩnh, Phục, An tại Hồ Bắc thuộc quyền cai quản của Ngũ Đại; còn các châu Hoàng, Kì, Ngạc thì ban đầu thuộc nước Ngô, sau thuộc nước Nam Đường; hai châu Hoàng, Kì về sau lại rơi vào tay triều Hậu Chu; nước Nam Bình nằm ở khu vực Giang Lăng, chiếm cứ ba châu Kinh, Quy, Hạp; riêng châu Thi thì thuộc Thục. Nhà Tống đã tái thống nhất Trung Quốc vào năm 982, sau đó đặt Kinh Hồ Bắc lộ (giản xưng là Hồ Bắc lộ, tên gọi Hồ Bắc ra đời từ đây) tại đại bộ phận Hồ Bắc hiện nay, lộ này có các châu Ngạc, Phục, Hạp, Quy và Giang Lăng phủ, Đức An phủ, cùng với Kinh Môn quân, Hán Dương quân. Ở bắc bộ Hồ Bắc, triều đình thiết lập Kinh tây nam lộ, gồm các châu Tùy, Kim, Phòng, Quân, Dĩnh cùng Tương Dương phủ và Quang Hoa quân. Đông bộ Hồ Bắc lấy Trường Giang làm ranh giới, phía Bắc thuộc Hoài Nam Tây lộ, gồm hai châu Kì và Hoàng; phía nam thuộc Giang tây nam lộ, gồm Hưng Quốc quân; Thi châu ở tây bộ Hồ Bắc thuộc Quỳ Châu lộ. Đến cuối thời Bắc Tống, quân Kim Nữ Chân xâm nhập phương Bắc, chiến loạn xảy ra, vì thế có rất nhiều người đã di cư xuống phương Nam. Những di dân đem theo cả nền văn hóa và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến từ phương Bắc xuống, Hồ Bắc vì thế dần trở nên phồn vinh, trở thành vùng sản xuất lương thực trọng điểm. Sau khi quân Mông Cổ tiêu diệt cả hai triều Kim, Tống và lập ra Nhà Nguyên, đã thiết lập các hành tỉnh làm đơn vị hành chính cấp một. Hồ Bắc khi đó bị phân chia giữa Hà Nam Giang Bắc đẳng xứ hành trung thư tỉnh (河南江北等处行中书省) và Hồ Quảng đẳng xứ hành trung thư tỉnh (湖广等处行中书省). Hồ Quảng hành tỉnh bao gồm đông nam bộ Hồ Bắc và các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Hải Nam và góc tây nam của Quảng Đông hiện nay. Tại phần đông nam bộ Hồ Bắc, triều đình Nhà Nguyên đã thiết lập Vũ Xương lộ, Hưng Quốc lộ (Dương Tân) và Hán Dương phủ. Vũ Xương là thủ phủ của Hồ Quảng hành tỉnh, cũng là trung tâm về nông sản của lưu vực Lưỡng Hồ. Đại bộ phận Hồ Bắc thuộc Hà Nam Giang Bắc hành tỉnh, trên địa bàn có Tương Dương lộ, Hoàng Châu lộ, Kì Châu lộ, Hạp Châu lộ (Nghi Xương), Trung Hưng lộ (Kinh Châu) và các phủ Đức An, Miện Dương và An Lục (Chung Tường). Thời Minh sơ, Hồ Bắc thuộc Hồ Quảng hành tỉnh. Về sau, triều đình chia toàn quốc thành 13 bố chính sứ ti, toàn bộ Hồ Bắc hiện nay về cơ bản thuộc Hồ Quảng thừa tuyên bố chánh sử ti (湖广承宣布政使司), trị sở tại Giang Hạ (nay là Vũ Xương thuộc Vũ Hán). Trên địa bàn Vũ Hán khi đó có các phủ Vũ Xương, Hán Dương, Hoàng Châu, Thừa Thiên, Đức An, Kinh Châu, Tương Dương và Vân Dương. Thời Minh mạt, sau khi Hán Thủy đổi dòng, tại Hồ Bắc đã hình thành nên các thành trấn thương nghiệp mới nổi Hán Khẩu tại vùng bờ lõm phía bắc của dòng chảy mới, thu hút một số lớn bang thương nhân từ Huy Châu, Sơn Tây, Giang Tây đến kinh doanh muối, trà, gỗ, thuốc chữa bệnh và các mặt hàng khác. Khu đô thị ven bờ bắc Hán Thủy trải dài 20 lý, là một trong tứ đại danh trấn đương thời. Thời Thanh Năm Khang Hi thứ 3 (1664) thời Nhà Thanh, Hồ Quảng bố chính sứ ti được phân thành tả và hữu bố chính sứ ti, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), Hồ Quảng tả và hữu bố chính sử ti đổi tên thành Hồ Bắc bố chính sứ ti và Hồ Nam bố chính sứ ti. Hồ Bắc và Hồ Nam ổn định về ranh giới và tên gọi từ đó. Hồ Bắc đặt trị sở tại Vũ Xương. Thời Thanh, ban đầu tỉnh Hồ Bắc được phân thành 8 phủ là Vũ Xương, Hán Dương, Hoàng Châu, An Lục, Đức An, Kinh Châu, Tương Dương, Vân Dương, đến cuối thời Thành thì tỉnh Hồ Bắc tổng cộng có 10 phủ là Vũ Xương, Hán Dương, Kinh Châu, Tương Dương, Hoàng Châu, An Lục, Đức An, Vân Xương, Nghi Xương, Thi Nam và Kinh Môn trực lệ châu. Năm 1860, Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai kết thúc, tư bản ngoại quốc đổ vào các khu vực ven Trường Giang, Hán Khẩu trở thành một thương cảng hiệp ước, theo đó thiếp lập tô giới Anh tại Hán Khẩu ở hạ du thị trấn cũ. Từ năm 1895 đến 1898, lại tiếp tục thiết lập tô giới Đức tại Hán Khẩu, tô giới Nga tại Hán Khẩu, tô giới Pháp tại Hán Khẩu, tô giới Nhật tại Hán Khẩu. Ngoài ra, vào các năm 1877 và 1896, Nghi Xương và Sa Thị cũng trở thành các thương cảng hiệp ước. Trong cùng thời kỳ đó, Dương Vụ vận động (洋务运动, nghĩa là phong trào Tây hóa) đã nổi lên, tổng đốc Hồ Quảng Trương Chi Động khi nhậm chức đến Hồ Bắc đã cho thiết lập một số lượng lớn các xí nghiệp theo kiểu Tây, như xưởng luyện thép Hán Dương, xưởng công binh Hán Dương. Ông cũng đã thành lập Xưởng dệt tứ cục Hồ Bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai. Ông còn lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc. Hồ Bắc trở thành một trong những tỉnh công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc. Thời Trung Hoa Dân Quốc Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, Hồ Bắc không có nhiều thay đổi về mặt hành chính tổng thể, các phủ, châu và thính đều được chuyển thành huyện. Đến năm 1949, Hồ Bắc có 1 thị (Vũ Xương), 8 khu đốc sát hành chính, 69 huyện. Hán Khẩu khi thì là một thành phố thuộc tỉnh, khi thì là một thành phố đặc biệt trực thuộc chính phủ trung ương. Từ năm 1927 trở đi, Cộng sản đảng bắt đầu tiến hành cách mạng vũ trang, thiết lập các chính quyền Xô viết. Đầu năm 1927, một thời gian ngắn trước khi Tưởng Giới Thạch chiếm giữ được Thượng Hải và chuyển thủ đô về Nam Kinh, phe cánh tả trong Quốc Dân đảng Uông Tinh Vệ đã tuyên bố thủ đô của chính quyền Dân quốc là Vũ Hán. Trong khi cố gắng chỉ đạo chính phủ từ Vũ Hán, Uông đã cộng tác chặt chẽ với những nhân vật cộng sản hàng đầu, bao gồm Mao Trạch Đông, Trần Độc Tú, và Mikhail Markovich Borodin. Tưởng Giới Thạch chiếm được Thượng Hải vào tháng 4 năm 1927, và bắt đầu một cuộc đàn áp đẫm máu đối với cộng sản gọi là thanh đảng. Trong vòng vài tuần lễ Tưởng đàn áp cộng sản tại Thượng Hải, chính phủ cánh tả của Uông đã bị một quân phiệt liên kết với Quốc Dân đảng tấn công và bị tan rã, điều này đã khiến Tưởng Giới Thạch trở thành lãnh đạo hợp pháp duy nhất của Trung Hoa Dân quốc. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nửa phía đông của Hồ Bắc bị quân Nhật xâm chiếm trong khi nửa phía tây vẫn nằm trong tay các lực lượng Trung Quốc. Thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trong Cách mạng Văn hóa, Vũ Hán là một trong những trọng điểm hoạt động của Hồng vệ binh. Do lo ngại có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân trong thời điểm các xung đột biên giới Trung-Xô vào cuối thập niên 1960, chính quyền Trung Quốc khi đó đã lựa chọn Hàm Ninh làm nơi để xây dựng công trình 131, tên gọi "131" này là do nó được quyết định xây dựng vào ngày 31 tháng 1 năm 1969. Hệ thống đường hầm được thường thuật là dài 456 mét, và có chi phí xây dựng là 130 triệu NDT với mục đích sẽ trở thành trung tâm đầu não của đất nước khi chiến tranh hạt nhân xảy ra. Hồ Bắc nói chung và Vũ Hán nói riêng đã phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của các trận lụt Trường Giang vào năm 1954. Sau đó, các dự án xây đập quy mô lớn đã được triển khai, đập Cát Châu Bá (葛洲坝) trên Trường Giang đã bắt đầu được xây dựng từ năm 1970 và hoàn thành vào năm 1988; việc xây dựng đập Tam Hiệp ở xa hơn về thượng nguồn đã bắt đầu vào năm 1993 và ngoại trừ thang nâng tàu, đập này đã hoàn thành với đầy đủ chức năng vào tháng 4 năm 2012. Công trình đập Tam Hiệp đã khiến 1,3 triệu cư dân phải di dời, nó trị giá 60 tỷ USD và là công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Địa lý Hồ Bắc thuộc khu vực Hoa Trung, do nằm ở phía nam giới tuyến "Tần Lĩnh-Hoài Hà" nên Hồ Bắc thuộc miền Nam Trung Quốc. Đồng bằng Giang Hán chiếm phần lớn trung bộ và đông bộ của Hồ Bắc, cùng với đồng bằng hồ Động Đình của Hồ Nam tạo thành một dải đồng bằng thống nhất. Trên vùng tây bộ và các vùng giáp ranh của Hồ Bắc thì có địa hình nhiều đồi núi hơn. phía tây Hồ Bắc, gần như theo thứ tự từ bắc xuống nam, là các dãy Vũ Đang Sơn, Kinh Sơn (荆山), Đại Ba Sơn (大巴山), Vu Hiệp (巫峡). Dãy Đại Biệt Sơn nằm ở phía đông bắc đồng bằng Giang Hán, tại vùng giáp giới giữa Hồ Bắc với hai tỉnh Hà Nam và An Huy. Dãy Đồng Bách Sơn (桐柏山) nằm ở phía bắc, trên ranh giới giữa Hồ Bắc và Hà Nam. Ở phía đông nam, dãy Mạc Phụ Sơn (幕阜山) tạo thành ranh giới giữa Hồ Bắc và Giang Tây. Đỉnh cao nhất tại Hồ Bắc là đỉnh Thần Nông (神农顶) với cao độ 3.105 m thuộc Đại Biệt Sơn và nằm trên địa phận của lâm khu Thần Nông Giá. Núi non chiếm 55,5% diện tích toàn tỉnh, vùng gò đồi và đồng ruộng chân đồi chiếm 24,5%, vùng đồng bằng và hồ chiếm 20%. Hai sông lớn tại Hồ Bắc là Trường Giang và phụ lưu tả ngạn của nó là Hán Thủy, đồng bằng Hán Thủy lấy theo tên của hai con sông này. Trường Giang tiến vào Hồ Bắc từ phía tây qua Tam Hiệp, tổng chiều dài đoạn chảy qua Hồ Bắc là 1061 km; nửa phía đông của Tam Hiệp, tức Tây Lăng Hiệp (西陵峡) và một phần Vu Hiệp, nằm ở tây bộ của Hồ Bắc, trong khi nửa phía tây của Tam Hiệp thuộc về Trùng Khánh. Hán Thủy tiến vào Hồ Bắc từ tây bắc, đoạn chảy qua Hồ Bắc dài 878 km. Sau khi chảy qua một đoạn lớn trên địa bàn Hồ Bắc, hai sông này hợp dòng tại tỉnh lị Vũ Hán. Trường Giang chảy dọc theo chiều đông-tây của tỉnh, Hồ Bắc nằm ở cả hai bên sông ngoài một đoạn khi sông tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Hồ Nam và Hồ Bắc. Trong số các chi lưu nổi tiếng của Trường Giang, có suối Thần Nông (神农溪), song nó đã bị ảnh hưởng từ công trình đập Tam Hiệp; sông Thanh (清江), một tuyến thủy đạo chính ở tây nam Hồ Bắc; sông Hoàng Bách (黄柏河) gần Nghĩa Xương; và Phú Thủy (富水) ở phía đông nam tỉnh. Có hàng nghìn hồ nước nằm rải rác tại vùng đồng bằng Giang Hán của Hồ Bắc, vì thế tỉnh còn có biệt hiệu là "vùng hồ Hoa Trung" (华中屋脊). Các hồ lớn nhất trong số đó là hồ Lương Tử (梁子湖; 304,3 km²) và Hồng Hồ (洪湖, 348 km²). Nhiều đập thủy điện đã tạo nên các hồ chứa lớn, lớn nhất trong số đó là hồ chứa Đan Giang Khẩu (丹江口水库) trên Hán Thủy, ở ranh giới giữa Hồ Bắc và Hà Nam. Đông Hồ ở Vũ Hán với diện tích 33,7 km² là hồ đô thị lớn nhất Trung Quốc, diện tích gấp 6 lần Tây Hồ của Hàng Châu. Hồ Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa hay Cwa theo phân loại khí hậu Köppen), với bốn mùa rõ rệt. Mùa đông tại Hồ Bắc mát hoặc lạnh, với nhiệt trung bình là vào tháng giêng, trong khi mùa hè nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình là vào tháng 7; tỉnh lị Vũ Hán đôi khi có nhiệt độ lên đến hoặc cao hơn. Các khu vực núi non ở phía tây Hồ Bắc, đặc biệt là Thần Nông Giá, có mùa hè mát mẻ hơn, vì thế đã thu hút nhiều du khách từ Vũ Hán và các thành phố vùng thấp khác. Nhân khẩu Năm 2011, số nhân khẩu thường trú của tỉnh Hồ Bắc là 57,6 triệu người, trong đó nam có 29,56 triệu người (51,34%), nữ là 28,02 triệu người (48,66%). Số người trong độ tuổi 0-14 tuổi là 7,99 triệu người (13,88%), từ 15-64 tuổi là 44,33 triệu người (77%), số người trên 65 tuổi là 5,25 triệu người (9,12%). Năm 2010, tuổi thọ bình quân của cư dân Hồ Nam là 75,9 năm. Riêng công trình đập Tam Hiệp đã khiến 1,3 triệu cư dân phải tái định cư. Dân cư Hồ Bắc tập trung cư trú tại đồng bằng Giang Hán. Tỉnh Hồ Bắc có thành phần dân tộc đa dạng. Theo tổng điều tra nhân khẩu lần thứ 6 vào năm 2010, số người thuộc các dân tộc thiểu số tại Hồ Bắc là 2.468.500 người người, chiếm 4,31% tổng dân số toàn tỉnh. Trong số các dân tộc thiểu số, những dân tộc có dân số trên 10.000 người tại Hồ Bắc là người Thổ Gia (2,1 triệu), người Miêu (177.000), người Hồi (67.000), người Động (52.000), người Mãn (13.000), người Choang (12.000) và người Mông Cổ (~10.000). Tỉnh Hồ Bắc có châu tự trị Ân Thị của người Thổ Gia và Miêu, 2 huyện tự trị là Trường Dương và Ngũ Phong của người Thổ Gia, ngoài ra còn có 12 hương trấn dân tộc của các dân tộc Hồi, Thổ Gia, Động, Bạch và 20 thôn/nhai dân tộc. Tổng diện tích các khu vực tự trị dân tộc của Hồ Bắc là 30.000 km², chiếm khoảng 1/6 diện tích của tỉnh; tổng dân số của các địa phương tự trị dân tộc là 3,87 triệu, chiếm 6,76% tổng dân số toàn tỉnh. Cư dân Hồ Bắc chủ yếu nói Quan thoại tây nam, Quan thoại Giang Hoài và tiếng Cám. Các đơn vị hành chính Hồ Bắc được chia ra 13 đơn vị cấp địa khu (trong đó có 12 địa cấp thị và 1 châu tự trị), cũng như 3 phó địa cấp thị là các đô thị cấp huyện trực thuộc và một lâm khu cấp huyện trực thuộc. Các đơn vị trên được chia ra thành 102 đơn vị cấp huyện (38 quận nội thành, 24 thành phố cấp huyện, 37 huyện, 2 huyện tự trị, một lâm khu). Các đơn vị này lại được chia ra thành 1234 đơn vị cấp hương (737 trấn, 215 hương, 9 hương dân tộc và 273 nhai đạo). Kinh tế Nắm 2011, tổng GDP của Hồ Bắc là 1,96 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 13,8% so với năm trước đó và là năm thứ 8 liên tục tăng trưởng hai con số. Trong đó, khu vực một của nền kinh tế đạt giá trị 256,9 tỉ NDT, tăng trưởng 4,4%; khu vực hai của nền kinh tế đạt giá trị 981,9 tỉ NDT, tăng trưởng 17,9%; khu vực ba của nền kinh tế đạt giá trị 853,8 tỉ NDT, tăng trưởng 19,1%. Tỉ lệ giữa ba khu vực của nền kinh tế biến đổi từ 13,6:49,1:37,3 vào năm 2009 thành 13,1:50,1:36,8 vào năm 2011. Hồ Bắc là khu vực quá độ giữa nền nông nghiệp sản xuất lúa mì ở phía bắc và nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo ở phía nam, vì thế có thể trồng một vụ lúa gạo, một vụ lúa mì. Đặc biệt, ở nam bộ Hồ Bắc, còn trồng thêm được vụ màu thứ ba, do vậy sản lượng nông nghiệp ở mức cao. Do Hồ Bắc có nhiều hồ, nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của tỉnh, và là một trong ba tỉnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản tại Trường Giang cũng phong phú. Hồ Bắc thường được gọi là "ngư mễ chi hương" (鱼米之乡), nghĩa đen là vùng đất của cá và gạo, nghĩa bóng có nghĩa là vùng đất sung túc. Các loại nông sản có thế mạnh khác của Hồ Bắc là bông và trà. Năm 2011, giá trị nông lâm mục ngư nghiệp của Hồ Bắc đạt 256,9 tỉ NDT, tăng trưởng 4,4% so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực đạt 23,89 triệu tấn, liên tục 8 năm liền được mùa, so với năm trước thì sản lượng tăng 3,14%. Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ tại Hồ Bắc cũng đạt được những bước phát triển nhất định, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa tổng GDP. Trong đó, các ngành công nghiệp nặng tập trung nhiều tại Vũ Hán, Nghi Xương, Hoàng Thạch, Tương Dương và Thập Yển. Các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc đặt trụ sở tại Hồ Bắc có thể kể đến như Công ty Tập đoàn Gang thép Vũ Hán (Wuhan Iron and Steel), Công ty Ô tô Đông Phong (Dongfeng Motor). Năm 2011, giá trị quy mô ngành công nghiệp toàn tỉnh Hồ Bắc là 856 tỉ NDT, so với năm trước tăng tới 226 tỉ NDT, đạt tốc độ tăng trưởng 20,5%. Các mặt hàng công nghiệp chính của Hồ Bắc là ô tô, sắt thép, hóa dầu, chế biến thực phẩm, thông tin điện tử, dệt may, sản xuất thiết bị và vật liệu xây dựng. Trong năm 2011, đã có 339 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới được phê duyệt; với số vốn ký kết đạt 4,97 tỷ USD, số vốn giải ngân trên thực tế là 4,66 tỷ USD. Hồ Bắc là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú, trên toàn tỉnh đã phát hiện được 136 chủng loại khoáng sản, chiếm khoảng 81% chủng loại khoáng sản đã được tìm thấy tại Trung Quốc. Trong đó đã xác minh được trữ lượng của 87 chủng loại khoáng sản, chiếm 56% của cả nước. Theo biểu trữ lượng khoáng sản tỉnh Hồ Bắc, tỉnh có 956 khu khai khoáng, 1287 điểm khoáng sản. Một số loại khoáng sản trên địa bàn Hồ Bắc là borac, wollastonite, đá thạch lựu, marl, sắt, phosphor, đồng, thạch cao, rutile, thạch diêm, hỗn hợp vàng, mangan, vanadi và hongshiite (có chứa đồng và bạch kim), đá vôi. Trữ lượng than đá có thể khai thác của Hồ Bắc là 548 triệu tấn, khá khiêm tốn so với các tỉnh khác của Trung Quốc. Ngoài ra, Hồ Bắc cũng có các mỏ ngọc lam nguyên chất và faustite lục (một loại khoáng sản có chứa nhôm, đồng, hydro, oxy, phosphor, và kẽm). Khi hoàn thành, đập Tam Hiệp là công trình thủy điện hàng đầu thế giới. Tổng công suất phát điện của công trình này là 22.500 MW. Cùng với chức năng sản xuất điện, công trình còn giúp ngăn lũ lụt, tăng cường năng lực vận chuyển ở vùng hạ du của Trường Giang. Một số đập thủy điện khác tại Hồ Bắc là đập Cát Châu Bá (葛洲坝水利枢纽), đập Đan Giang Khẩu (丹江口大坝), đập Cách Hà Nham (隔河岩大坝), đập Phú Thủy (富水大坝). Năm 2018, Hồ Bắc là tỉnh đông thứ chín về số dân, đứng thứ bảy về kinh tế Trung Quốc với 59 triệu dân, tương đương với Ý và GDP đạt 3.937 tỉ NDT (594,9 tỉ USD) tương ứng với Đài Loan. Năm 2010, GDP Hồ Bắc đứng hạng 11/31, đến năm 2018 xếp hạng bảy, tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt tớn 7,8%. GDP bình quân đạt 9.917 USD/người. Đó cũng là thành quả bởi nỗ lực chỉ đạo kinh tế của Lý Hồng Trung, Vương Quốc Sinh hay Vương Hiểu Đông giai đoạn 2007 đến nay, và cũng là lý do bầu nhiệm, tin tưởng và thăng cấp. Đối với Hồ Bắc, tỉnh có vị trí kinh tế đáng chú ý. Tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc, khu Hoa Trung, tại ngã ba Vành đai kinh tế sông Dương Tử từ đông sang tây vành đai kinh tế đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu từ bắc xuống nam. GDP của Hồ Bắc kể từ năm 2015 đứng thứ nhì trong số sáu tỉnh ở miền Trung. Đây là nơi có trung tâm giao thông toàn diện lớn nhất ở miền Trung, sở hữu những lợi thế mạnh mẽ trong khu vực, bao gồm có các tổ chức giáo dục và khoa học mạnh, giàu tài nguyên thiên nhiên, có cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông tốt, các cơ sở công nghiệp mạnh. Trung ương vì thế đã phê duyệt kế hoạch tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế miền Trung, và lãnh tụ Tập Cận Bình đã thúc giục Hồ Bắc trở thành trụ cột trong sự trỗi dậy của miền Trung trong chuyến thăm tỉnh năm 2013. Hồ Bắc đã và đang tập trung vào phát triển các ngành sản xuất tiên tiến và mới nổi, thúc đẩy mạng lưới và số hóa thông minh ngành sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến và Internet. Từ năm 2016, Hồ Bắc được phép thành lập Khu vực thương mại tự do với mục tiêu đảm bảo di chuyển công nghiệp có trật tự sang các khu vực trung tâm, thành lập một nhóm các cơ sở công nghiệp cho các ngành công nghiệp công nghệ cao và mới nổi, và là tiêu điểm cho việc thực hiện "Chiến lược phát triển khu vực miền Trung" và phát triển vành đai kinh tế sông Dương Tử. Và đối với Hồ Bắc nói riêng, Hoa Trung nói chung, Thành phố phó tỉnh Vũ Hán là trái tim kinh tế. Giao thông Đường sắt Đến cuối năm 2011, tổng chiều dài đường sắt của Hồ Bắc là 3.340 km. Cũng trong năm này, mạng lưới đường sắt Hồ Bắc đã vận chuyển được 85 triệu lượt người, và vận chuyển được 100,59 triệu tấn hàng hóa. Các tuyến đường sắt trên địa bàn Hồ Bắc là: Đường sắt Kinh-Quảng (京广铁路), từ Bắc Kinh đến Quảng Châu. Đường sắt Vũ-Quảng (武广高铁), đường sắt cao tốc từ Vũ Hán đến Quảng Châu. Đường sắt Kinh-Cửu (京九铁路), từ Bắc Kinh đến Hồng Kông Đường sắt Hán-Đan (襄渝铁路), từ Vũ Hán đến Đan Giang Khẩu Đường sắt Tương-Du (襄渝铁路), từ Tương Dương đến Trùng Khánh Đường sắt Tiêu-Liễu (焦柳铁路), từ Tiêu Tác (Hà Nam) đến Liễu Châu (Quảng Tây) Đường sắt Nha-Nghi (鸦宜铁路), từ trấn Nha Tước Lĩnh (鸦宜铁) của huyện Di Lăng đến Nghi Xương Đường sắt Nghi-Vạn (宜万铁路), từ Nghi Xương đến Vạn Châu (Trùng Khánh) Đường sắt Hán-Nghi (汉宜铁路), từ Vũ Hán đến Nghi Xương Đường sắt Hợp-Vũ (合武铁路), từ Hợp Phì đến Vũ Hán Đường sắt Vũ-Cửu (武九铁路), từ Vũ Hán đến Cửu Giang (Giang Tây) Đường sắt Vũ-Ma (武麻铁路), nối giữa đường sắt Kinh-Quảng và đường sắt Kinh-Cửu tại Hồ Bắc, từ Vũ Hán đến Ma Thành Đường sắt Trường-Kinh (武麻铁路), nối đường sắt Hán-Đan với phụ trạm Trường Giang. Đường bộ Trong năm 2011, mạng lưới công lộ của Hồ Bắc đã vận chuyển được 1,05 tỉ triệu lượt hành khách và vận chuyển được 827,4 triệu tấn hàng hóa. Tính đến năm này, toàn tỉnh Hồ Bắc có 4007 km đường bộ cao tốc. Quốc lộ Quốc lộ 316, từ Phúc Châu đến Lan Châu Quốc lộ 318, từ Thượng Hải đến biên giới Trung Quốc-Nepal thuộc trấn Zangmu, huyện Nyalam, Tây Tạng Quốc lộ 106, từ Bắc Kinh đến Quảng Châu Quốc lộ 107, từ Bắc Kinh đến Thâm Quyến Quốc lộ 207, từ Xilinhot (Nội Mông) đến Từ Văn (Quảng Đông) Quốc lộ 209, từ Hohhot (Nội Mông) đến Bắc Hải (Quảng Tây) Đường bộ cao tốc Đường cao tốc Kinh-Cảng-Áo (京港澳高速公路), từ Bắc Kinh đến Hồng Kông và Macau Đường cao tốc Đại-Quảng (大广高速公路), từ Đại Khánh (Hắc Long Giang) đến Quảng Châu Đường cao tốc Hỗ-Dong (沪蓉高速公路), từ Thượng Hải đến Thành Đô Đường cao tốc Phúc-Ngân (福银高速公路), từ Phúc Châu đến Ngân Xuyên Đường thủy Trong năm 2011, hệ thống giao thông đường thủy của tỉnh Hồ Bắc đã vận chuyển được 3,48 triệu lượt hành khách, vận chuyển được 173,58 triệu tấn hàng hóa. Trong đó, hai tuyến thủy đạo chính là Trường Giang và Hán Thủy. Tại Hồ Bắc có trên 20 cầu vượt Trường Giang. Đường không Năm 2011, chi nhánh Hồ Bắc của ba công ty lớn là Air China, China Eastern Airlines và China Southern Airlines đã vận chuyển được 9,1 triệu lượt hành khách, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 94.300 tấn. Hồ Bắc có bốn sân bay dân dụng lớn và trung bình là: sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán (sân bay trung tâm của vùng Hoa Trung), sân bay Tam Hiệp Nghi Xương, sân bay Lưu Tập Tương Phàn, sân bay Hứa Gia Bình Ân Thi Giáo dục Thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc là một trong 5 trung tâm giáo dục lớn nhất Trung Quốc. Trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc Đại học Vũ Hán (武汉大学) Đại học Khoa học-Kỹ thuật Hoa Trung (华中科技大学) Đại học Khoa học-Công nghệ Vũ Hán (武汉理工大学) Đại học Địa chất Trung Quốc (中国地质大学), khu trường sở Vũ Hán Đại học Sư phạm Hoa Trung (华中师范大学) Đại học Pháp luật-Chính trị-Kinh tế-Tài chính Trung Nam (中南财经政法大学) Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (华中农业大学) Đại học Dân tộc Trung Nam (中南民族大学) Trường quân sự Học viện Kinh tế Quân sự (军事经济学院) Đại học Công trình Hải quân (海军工程大学) Học viện Radar Không quân (空军雷达学院) Học viện Chỉ huy Pháo binh số 2 (第二炮兵指挥学院) Học viện Chỉ huy Thông tín (通信指挥学院) Học viện Chỉ huy Cảnh sát vũ trang Vũ Hán (武警武汉指挥学院)
Máy đánh chữ là một dụng cụ viết chữ bằng tay chạy trên thiết bị cơ khí, điện cơ hoặc điện tử-cơ, được trang bị một bộ phím sử dụng những chiếc búa nhỏ, đập qua dải vải tẩm mực và in mực lên tờ giấy đặt phía sau dải mực. Nguyên tắc hoạt động của hầu hết các máy đánh chữ là dập các ký tự lên trang giấy bằng các đòn bẩy đặc biệt với các bệ bằng kim loại hoặc chữ nhựa. Khi nhấn phím tương ứng, cần gạt sẽ chạm vào băng thấm mực, do đó để lại dấu ấn của chữ cái trên tờ giấy được xuất hiện. Trước khi ký tự tiếp theo được in, tờ giấy được tự động chuyển (và như một quy luật, ruy băng mực cũng được di chuyển để thay thế phần dòng mới theo bức thư). Để in nhiều bản sao của cùng một tài liệu, người ta sử dụng các tờ giấy than được chèn vào giữa các tờ giấy thông thường. Các máy đánh chữ thương mại đầu tiên được giới thiệu vào năm 1874, nhưng chúng không phổ biến trong các văn phòng cho đến sau giữa những năm 1880. Máy đánh chữ nhanh chóng trở thành một công cụ không thể thiếu trên thực tế cho tất cả các công việc viết lách ngoài thư từ viết tay cá nhân. Chúng đã từng được sử dụng rộng rãi bởi các nhà văn chuyên nghiệp, trong văn phòng và cho thư từ kinh doanh tại nhà riêng. Với các công nghệ dịch vụ tốc độ hiện đại ngày nay, máy đánh chữ đã bị thay thế hoàn toàn và hiếm khi được nhu cầu sử dụng. Cơ chế hoạt động Cấu trúc Các bộ phận thiết yếu của máy đánh chữ kiểu đòn bẩy hoạt động bằng tay: (A) Bộ phận đòn bẩy (B) bộ phận Wagner hộp số (E) trục lăn có thể xoay và di chuyển ngang. (C) nhấn vào dải mực (D) và giấy (F) được giữ trên trục lăn (E). Một số tài liệu cần bản sao (bản sao trên giấy than) được tạo bằng cách sử dụng giấy than giữa một số tờ giấy được chèn vào. Sau mỗi lần nhấn phím (bao gồm cả phím cách), chuyển động của hộp chứa giấy với con lăn được kích hoạt bằng một bước viết sang trái. Bộ phận máy được kéo bởi một lò xo, mà người sử dụng sẽ kéo căng lại khi cần gạt được đưa trở lại phía đầu dòng. Đồng thời, con lăn được quay một bước bằng công tắc dòng (cần gạt ở bên trái của thanh). Những chuyển động này được thực hiện bằng tay người sử dụng, cũng bao gồm việc chuyển từ chữ viết thường sang chữ viết hoa, theo đó toàn bộ khung chữ thường được nâng lên để đến vị trí viết ở phía trước của loại chữ tương ứng. Trong máy đánh chữ cơ điện, chuyển động của các cần gạt phím được hỗ trợ bởi một động cơ điện; Trong các máy đánh chữ được điều khiển điện tử, các phím thay vì đòn bẩy chính chỉ đóng vai trò như một bộ kích hoạt (công tắc). Việc lựa chọn kiểu in và điểm dừng được thực hiện bởi động cơ điện. Việc điện khí hóa máy đánh chữ đã khuyến khích việc sử dụng các thiết bị mang kiểu mới làm biến thể của cần gạt kiểu. Cơ chế di chuyển Việc thiết kế bộ phận đánh chữ phụ thuộc vào thiết kế của cơ chế in. Trong máy đánh chữ có bộ phận di chuyển chữ viết theo phân đoạn đòn bẩy, bộ phận chứa toàn bộ cơ cấu nạp giấy, chiều rộng đường truyền tương ứng với chiều rộng của vùng có thể in, hộp chứa giấy di chuyển tương ứng với cơ chế in tĩnh. Khi in từng ký tự, xuống dòng được dịch chuyển một chỗ, thường có chuông báo hiệu một số ký tự trước khi kết thúc dòng. Trong máy đánh chữ cơ học, việc xuống dòng được thực hiện thủ công với một cần gạt đặc biệt, trong khi dòng được bỏ qua ở một khoảng cách dòng nhất định. Việc xuống dòng của một trang giấy ở máy đánh chữ điện được cơ khí hóa và kích hoạt bằng một nút ấn trên bàn phím. Trên giá đỡ của một máy đánh chữ có phương tiện văn học hình cầu hoặc hình hoa cúc, một cơ cấu in và một cơ chế để vẽ một dải băng mực. Hộp mực di chuyển trong kích thước của máy đánh chữ so với giấy. Hướng giấy Máy đánh chữ sử dụng nguồn cấp giấy ma sát bao gồm một con lăn đỡ giấy và một con lăn áp lực. Cuộn đỡ giấy thường có tay cầm để nạp giấy thủ công. Để nhả giấy, con lăn áp lực được tháo ra khỏi cần đỡ giấy. Trong khi đó máy đánh chữ điện tử, việc nạp giấy có thể được tự động hóa. Bố cục bàn phím Các bàn phím QWERTY được bố trí và phát triển cho máy đánh chữ vẫn là tiêu chuẩn hàng đầu cho các loại bàn phím máy tính. Bố cục QWERTY không phải là bố cục hiệu quả nhất có thể cho ngôn ngữ tiếng Anh, vì nó yêu cầu người đánh máy cảm ứng di chuyển ngón tay giữa các hàng để nhập các chữ cái phổ biến nhất. Mặc dù bàn phím QWERTY là kiểu bố trí được sử dụng phổ biến nhất trong máy đánh chữ, nhưng là loại bàn phím tốt hơn, ít vất vả hơn đã được tìm kiếm trong suốt cuối những năm 1900. Một cách giải thích phổ biến nhưng chưa được xác minh cho cách sắp xếp QWERTY là nó được thiết kế để giảm khả năng xung đột bên trong của các thanh kiểu chữ bằng cách đặt các tổ hợp chữ cái thường được sử dụng xa nhau hơn bên trong máy. Thiết kế Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích và kích thước, máy đánh chữ được chia thành loại dùng trong văn phòng và mang di động. Theo quy chuẩn, máy đánh chữ loại văn phòng phẩm được sử dụng trong điều kiện văn phòng phẩm. Ô tô xách tay nhỏ gọn, vừa vặn trong một chiếc vali nhỏ như một chiếc cặp và dành cho những người làm công việc sáng tạo và những người thường xuyên đi du lịch (đây là những loại cho của nhà báo, nhà văn, sinh viên, nhà khoa học, doanh nhân, v.v.) Lịch sử hình thành Giống như hầu hết các thiết bị kỹ thuật và phát minh khác, sự phát triển của cơ chế máy đánh chữ không phải là kết quả của nỗ lực của một người. Nhiều nhà phát minh độc lập hoặc cạnh tranh với nhau đã nảy ra ý tưởng in nhanh các văn bản. Cũng giống như đối với ngành ô tô, điện thoại và điện báo, một số nhà sáng chế đã đóng góp những hiểu biết và phát minh để cuối cùng tạo ra những công cụ thương mại thành công hơn bao giờ hết. Các nhà sử học đã ước tính rằng một số hình dạng máy đánh chữ đã được sáng tạo ra tới 52 lần khi các nhà sáng chế cố gắng đưa ra một thiết kế hoàn chỉnh khả thi. Mô tả đầu tiên được biết đến về máy đánh chữ được tìm thấy là bằng sáng chế được cấp bởi Nữ vương Anne I của Anh cho Henry Mill vào năm 1714. Đặc điểm kỹ thuật của bằng sáng tạo đề cập đến một loại máy móc hoặc phương pháp nhân tạo "để in các chữ cái liên tục lần lượt như khi viết, rõ ràng và chính xác đến mức không thể phân biệt chúng với chữ cái được in." Thật không may, không có thông tin chi tiết về phát minh của ông đã được bảo tồn. Ngoài ra, không có thông tin nào về việc tạo ra và sử dụng thực tế máy đánh chữ của ông được mô tả còn sót lại.. Một số thử nghiệm đã được đề cập đến cho thấy rằng đó là thời điểm thành công để phát minh ra máy đánh chữ. Nỗ lực thực hiện "cho phép người khiếm thị có viết cũng như đọc" làm góp phần vào lòng dũng cảm của phát minh. Tiền thân của "chiếc máy chữ mù" nhãn hiệu Waverley của kỹ sư người Anh Henry Charles Jenkins đã được bảo tồn. [Năm 1889, ông Jenkins rời đi để giám sát việc phát triển và thiết kế nhà máy sản xuất máy móc được cấp bằng sáng chế; được tiến hành tại số 34 Baldwin Gardens WC dưới tên của Higgins và Jenkins.] Dòng thời gian của máy đánh chữ Năm 1575, một thợ in người Ý tên là Francesco Rampazetto, đã phát minh ra scrittura tattile - một loại máy đã tạo được ấn tượng cho các chữ cái trên các giấy tờ. 1714 - Henri Mill sáng chế máy đánh chữ thô sơ đầu tiên. 1829 - William Bert sáng chế máy "máy chữ cho người mù". 1843 - Tracterobe sáng chế chiếc máy chữ với những phím chữ được sắp trên một đĩa bằng đồng, người sử dụng dùng tay quay đến từng chữ, phủ mực lên và gõ ra lên giấy. 1856 - máy chữ kiểu mới với các phím được bố trí theo hình tròn và mỗi lần gõ thì chữ sẽ được đánh vào một điểm ở giữa. 1867 - máy chữ cận đại đầu tiên sáng tạo bởi ba người Mỹ: C.Sholes, S. Soule và C. Glidden. Ba ông này lại bán bản quyền cho hai nhà kinh doanh Densmore và Yost với giá 12.000 đô Mỹ. Hai ông này ký hợp đồng với công ty làm súng Remington & Sons sản xuất máy chữ hàng loạt có tên "Sholes and Gliden Type-Writer" vào cuối năm 1873. Kỹ thuật tổng quát của loại máy này hiện hữu cho đến thập niên 1990, khi kỹ thuật máy tính ra đời với các máy in càng ngày càng rẻ, máy đánh chữ dần dần bớt được sử dụng. Hiện tại Tính đến năm 2011, máy đánh chữ gần như không còn được các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng. Tuy nhiên, ở một vài nơi như Ấn Độ, máy đánh chữ vẫn được sử dụng tương đối phổ biến bởi nhu cầu viết đơn xin việc trước các công ty tuyển dụng. Sở dĩ máy chữ được ưa chuộng hơn máy in hiện đại vì người ta có thể mang nó đến bất cứ nơi đâu (thường là vỉa hè) quanh các cơ quan tuyển dụng, và dễ dàng soạn ra các mẫu đơn mà không cần hệ thống cồng kềnh gồm máy in kết nối với máy tính. Mặc dù ngay cả với lợi thế này, máy đánh chữ cũng đang dần dần ít đi do sự mọc lên của các cửa hàng in ấn chuyên nghiệp xung quanh các cơ quan tuyển dụng. Olympia báo cáo đã bán được 8.000 máy đánh chữ điện ở Đức trong năm 2013. Chúng được sử dụng khi việc sử dụng máy tính bàn đắt tiền, chẳng hạn như điền vào một số biểu mẫu hoặc dán nhãn các phong bì riêng lẻ. Năm 2015, Shanghai Weilv Mechanism Co. là nhà sản xuất máy đánh chữ cơ học cuối cùng trên thế giới. Nhà sản xuất Danh sách các nhà sản xuất máy đánh chữ lâu đời trên thế giới (bao gồm ngừng sản xuất): Bộ sưu tập
ConTEXt là hệ thống sắp chữ dựa trên TeX. Khác với LaTeX, một gói macro TeX chính khác, ConTeXt vừa có tính mô-đun hơn trong khái niệm, vừa có tính đơn khối hơn trong thiết kế. Thí dụ như đồ hoạ véc-tơ dựa trên TeX được tích hợp đầy đủ vào ConTeXt thông qua Metafun, phần mở rộng (mô-đun) của ngôn ngữ lập trình đồ hoạ MetaPost (MetaPost xuất phát từ ngôn ngữ Metafont, một công trình của Donald Knuth). Nó cũng chú trọng đến việc sử dụng PdfTeX để phát sinh các phiên bản trên giấy lẫn màn hình (screen) trực tuyến của cùng một tài liệu. Nó có chứa một số văn lệnh tiện ích viết bằng Perl, như TeXutil và TeXexec. Nó tích hợp bộ phân tích cú pháp (parser) XML (có hỗ trợ MathXML). Hệ thống này được Hans Hagen của PRAGMA Advanced Document Engineering (Pragma ADE), một công ty đặt trụ sở tại Hà Lan, phát triển từ năm 1990.
Apophis có thể là: Thiên thạch 99942 Apophis Tên tiếng Hy Lạp của vị thần Apep trong thần thoại Ai Cập Một trong các tên của Apepi, pharaon của Vương triều thứ 15 es:Apophis
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 20-25 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp với khí quản.Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau. Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản. Giáp trạng tiết các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hoocmôn TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Chức năng Điều tiết lượng calci trong máu luôn duy trì nồng độ 1%; điều tiết lượng phosphor trong máu. Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản, xếp thành đôi. Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin và iod. Tác dụng của tyroxin: Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục. Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp. Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa. Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết. Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh. Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt: Nếu thiếu iod trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp với các biểu hiện: hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm, tăng trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm.Ở người xuất hiện bệnh bướu cổ, run tay và chứng đần độn. Hội chứng cường tuyến giáp(bệnh Basedo): do tuyến giáp hoạt động quá mạnh có các biểu hiện: tăng thân nhiệt, tim đập nhanh. Người mắc bệnh này có thể bị lồi mắt... Tuyến cận giáp, nằm cạnh tuyến giáp, tiết ra tyrocalcitonincos tác dụng làm tăng sự hấp thu calci từ ống tiêu hóa vào máu và từ máu vào xương, làm ổn định calci huyết. Chú ý: Nếu thiếu calci thì tuyến giáp sẽ làm việc liên tục để lấy calci từ xương vào máu (nhằm duy trì nồng độ 1% calci trong máu) và gây nên tình trạng rối loạn tuyến giáp. Các bệnh lý giáp trạng Suy giáp Suy giáp bẩm sinh Cường giáp Ung thư giáp trạng Bệnh Basedow Hình ảnh
Bài Lịch sử Israel này viết về lịch sử quốc gia Israel hiện đại, từ khi được tuyên bố thành lập năm 1948 cho tới tới hiện tại. Nền độc lập của Nhà nước Israel hiện đại đã được hoàn thành năm 1948 sau hơn 60 năm nỗ lực của các nhà lãnh đạo phái Zion (Chủ nghĩa lập quốc Do Thái) nhằm thiết lập chủ quyền và quyền tự quyết trên một Tổ quốc Quốc gia Do Thái. Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người La Mã năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số. Tuy nhiên, từ thời Holocaust, chủ nghĩa Do Thái đã lấn át trong những người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionist). Hiện hay, tất cả những người theo phái Cải cách, Bảo thủ và Chính thống đều là người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái; và thậm chí những người Do Thái Haredi đã thay đổi từ chống Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chống đối tích cực Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) thành không theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (giữ thái độ trung lập với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.) Những phong trào không theo Phục quốc Do Thái hiện nay rất hiếm thấy. Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouin và các dân tộc thiểu số khác. Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv, ở nửa sau thế kỷ 19 xuất hiện một hình thức nhập cư Do Thái mới, đa số là những người cánh tả theo chủ nghĩa xã hội với mục tiêu đòi lại đất đai bằng cách lao động trên đó. Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Tuyên bố này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền ủy trị Palestine. Vào những năm 1920, việc nhập cư của những người Do thái diễn ra khá chậm chạp. Những biến động chính trị gây ra bởi sự khủng bố của Đức Quốc xã tại châu Âu đã làm gia tăng nhanh chóng làn sóng nhập cư vào những năm 1930, cho đến khi Anh Quốc ban hành lệnh phong tỏa vào năm 1939.Chứng kiến sự tàn sát người Do thái của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giúp đỡ người Do thái thoát khỏi sự phong tỏa của Anh Quốc để định cư tại Jerusalem. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới sự ủy trị của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc. Cuộc di cư của người Do Thái tăng dần từ thập niên 1920; về căn bản cuộc di cư này tăng chủ yếu trong thập niên 1930, vì sự bất ổn chính trị tại châu Âu với cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức đang diễn ra ở thời điểm đó, tới khi những biện pháp hạn chế được Anh Quốc đưa ra năm 1939. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự hầu như tuyệt chủng của người Do Thái tại châu Âu với nguyên nhân từ Phát xít Đức, sự ủng hộ quốc tế cho những người Do Thái đang tìm kiếm nơi định cư tại Palestine khiến các nỗ lực của Anh nhằm ngăn chặn làn sóng này không còn kết quả. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã thông báo ý định rút lui khỏi lãnh thổ ủy trị Palestine của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành hai nhà nước, một nhà nước Ả rập và một nhà nước Do Thái, với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối nó. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine (tuy nhiên, họ không bị một ràng buộc pháp lý nào với việc chấp nhận kế hoạch bởi các nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính bắt buộc). Bạo lực giữa cộng đồng Ả rập và Do thái nổ ra hầu như ngay lập tức sau đó. Tới cuối thời kỳ ủy trị của Anh, người Do Thái dự định tuyên bố thành lập một nhà nước riêng rẽ, một động thái mà người Ả rập quyết tâm ngăn chặn. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, những lực lượng Anh cuối cùng rời khỏi Palestine, và người Do Thái, dưới sự chỉ đạo của David Ben Gurion, đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, theo Kế hoạch phân chia. Chiến tranh giành độc lập 1948 Ngay sau việc tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, các lực lượng Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan, và Liban tấn công nhà nước mới ra đời từ mọi hướng. Trong một cuộc chiến liều lĩnh và đẫm máu đặc trưng bởi sự sử dụng nhiều loại vũ khí và những chiến thuật mưu mô, Israel cuối cùng đã đẩy lùi các lực lượng thù địch, và sau đó tiến quân chiếm một số vùng lãnh thổ vốn được quy định dành riêng cho người Ả rập theo Kế hoạch phân chia và cả thành phố Jerusalem. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa hai phía, và giới tuyến trở thành đường biên giới giữa Israel và các lãnh thổ Ả rập. Như một kết quả của cuộc chiến tranh năm 1948, Israel kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đã được dành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ dành cho người Ả rập cũng như một nửa thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Các vùng lãnh thổ Ả rập còn lại là Bờ Tây và Dải Gaza; Bờ Tây do Jordan quản lý, trong khi Dải Gaza thuộc quyền quản lý của Ai Cập. Để có thêm chi tiết, xem Chiến tranh Ả rập-Israel 1948. Năm 1949, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, bốn thỏa thuận đình chiến đã được đàm phán và ký kết tại Rhodes, Hy Lạp, giữa Israel và các nước lân cận là Ai Cập, Jordan, Liban và Syria. Cuộc chiến tranh giành độc lập 1948-49 dẫn tới việc lãnh thổ Israel tăng thêm 50%, gồm cả phần tây Jerusalem. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại Rhodes không mang lại được một thỏa thuận dàn xếp tổng thể và bạo lực dọc theo các đường biên giới tiến tục kéo dài trong nhiều năm. Kết cục của cuộc chiến này, khoảng 711.000 người tị nạn Ả rập trở thành người tị nạn và hơn 800.000 người Do Thái cũng rơi vào tình trạng tương tự. Con số sau gồm cả toàn bộ người Do Thái phải bỏ chạy hay bị trục xuất khỏi các nước Ả rập sau khi nhà nước Israel hình thành. Những nguồn tin ủng hộ người Palestine gọi đó là những người di cư, chứ không phải người tị nạn. Những người ủng hộ Israel cho rằng đó là sự trục xuất người Do Thái khỏi những vùng đất Ả rập, nhiều cộng đồng trong số đó đã được hình thành từ hơn 2000 năm trước. Theo quan điểm của đại đa số người Ả rập sự ra đời của Israel là một nguyên nhân gây ra sự tẩy rửa sắc tộc mà mục tiêu chính là những người Palestine. Khoảng 600.000 người tị nạn Do Thái đã định cư tại Nhà nước Israel, họ không có ý định và cũng không muốn quay trở lại những quốc gia cũ; nhiều người tị nạn Ả rập, và con cháu họ, tới bây giờ vẫn là những người tị nạn sống trong những trại tị nạn do Cơ quan Cứu trợ và Lao động Liên hiệp quốc cho những Người tị nạn Palestine tại Cận Đông (UNRWA) thành lập. Họ là nhóm người tị nạn duy nhất không được các quốc gia thu nhận từ giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 5 tháng 7 năm 1950, Knesset (Nghị viện Israel) thông qua luật hồi hương trao cho mọi người Do Thái quyền di cư tới Israel. Thậm chí trước khi luật này được thông qua, những làn sóng nhập cư đã tăng mạnh, và được chính quyền nước này hỗ trợ. Từ năm 1947 đến năm 1950 khoảng 250.000 người còn sống sót sau những vụ diệt chủng của Phát xít Đức đã quay trở về Israel. "Chiến dịch Thảm Thần" đã đưa hàng nghìn người Yemen (gốc do thái) về Israel. Những năm đầu tiên nhà nước Israel mới thành lập gặp khá nhiều khó khăn, và một chính sách thắt lưng buộc bụng được đưa ra áp dụng năm 1949, và có hiệu lực mãi tới năm 1959. Vụ Lavon Sau khi Gamal Abdal Nasser lên cầm quyền ở Ai Cập 1952, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ai Cập đã được cải thiện. Điều này được coi là một mối đe dọa đối với Israel. Trong một vụ rắc rối khiến công chúng Israel xúc động khi sự thật được phơi bày, và sau đó dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ, một nhóm ca nhân bên trong chính phủ Israel và Mossad đã âm mưu phá hại quan hệ giữa Ai Cập và Mỹ. Nhóm này đã đạo diễn một chiến dịch đánh bom chống lại các cơ sở chính phủ và dân sự Mỹ tại Ai Cập, gồm cả thư viện Mỹ tại Alexandria và Cairo, một rạp chiếu phim MGM, và các tòa nhà kinh doanh dân sự khác của Mỹ. Chiến dịch này bị ngừng lại năm 1954 với sự bắt giữ hai nhân viên mật vụ đang tìm cách gài một quả bom; việc này đã dẫn tới sự tan rã của nhóm và sự bắt giữ hay hành quyết đa số thành viên của nó của người Ai Cập. Một số người cho rằng Israel đã không hành động đầy đủ để bảo vệ các nhân viên mật vụ của mình, những người bị cho là bị các cơ quan Ai Cập ngược đãi và tra tấn. Trong cuộc điều tra sau đó, Thiếu tướng Binyamin Gibli đã tuyên bố rằng Bộ trưởng Quốc phòng, Pinhas Lavon đã ra lệnh miệng tiến hành chiến dịch này. Giám đốc Nhân sự ở thời điểm đó, Moshe Dayan, đồng ý với ý kiến này. Vì hậu quả của vụ việc, hiện được gọi là Vụ Lavon, Lavon buộc phải từ chức. David Ben Gurion lên thay thế. Năm 1960, sau khi bằng chứng mới từ một vụ xét xử kín một nhân viên mật vụ bị nghi ngờ là hai mang năm 1958, Lavon đã yêu cầu Ben Gurion tuyên bố miễn tội cho mình. Ben-Gurion đã từ chối, bởi ông không thể tin rằng các sĩ quan của quân đội Israel, do chính ông đào tạo nên, có thể phạm một hành động bất lương như vậy như Lavon dàn dựng. Năm 1960, một ủy ban gồm bảy bộ trưởng đã tiến hành một cuộc điều tra vụ việc và tìm ra một tài liệu đã được Moshe Dayan và Shimon Peres khi ấy là Thứ trưởng Quốc phòng sử dụng, để đẩy trách nhiệm về chiến dịch Ai Cập 1954 cho Lavon. Một băng ghi âm sau đó cho thấy Peres, Dayan và Thiếu tướng Abraham Givli cũng có liên quan. Những kết luận của ủy ban được chính phủ chấp nhận. Dù có những nỗ lực nhằm che đậy các chi tiết của vụ việc dưới mác an ninh quốc gia, Vụ Lavon đã dẫn tới một scandal thứ hai và Ben Gurion buộc phải từ chức vì sự bất lực của chính phủ liên quan tới các nguyên nhân chính trị. Công chúng Israel phản ứng trước diễn biến mới của vụ việc khi họ biết sự thật của âm mưu này. Trong cuộc bầu cử năm 1961 sau đó, Ben-Gurion đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ chấp nhận nhậm chức nếu Lavon rời khỏi chức vụ lãnh đạo Histadrut, tổ chức liên đoàn lao động của Israel. Những yêu cầu của ông được chấp nhận; tuy nhiên năm 1963 ông một lần nữa phải rời khỏi nhiệm sở khi vụ việc được lật lại. Những nỗ lực của ông nhằm tạo lập đảng chính trị MAPAI riêng biệt của mình để giải quyết vấn đề này trong giai đoạn 1964-1965 đã hại ông, và Ben-Gurion buộc phải ra đi. Thông tin thêm về Vụ Lavon Doron Geller: The Lavon Affair Danh sách các cuốn sách và bài viết về vụ việc Jack Riemer: Author unravels the scandal that brought down Ben-Gurion Tóm tắt của chính phủ Israel (tiếng Hebrew) Chiến tranh Suez 1956 Bài chính: Chiến tranh Suez 1956. Cuộc khủng hoảng Suez xảy ra khi cuộc xung đột năm 1956 giữa Israel và Ai Cập nổ ra, với việc Ai Cập đã gửi các lực lượng du kích vào trong lãnh thổ Israel và Israel tung ra những cuộc tấn công vào lãnh thổ Ai Cập để trả đũa. Ai Cập phong toả Vịnh Aqaba, và đóng cửa Kênh đào Suez với tàu bè Israel. Ai Cập cũng quốc hữu hóa kênh đào, sự việc khiến những nước châu Âu đang cai quản kênh nổi giận. Để trả đũa, Pháp và Anh Quốc ký kết một thỏa thuận mật với Israel để chiếm lại con kênh bằng vũ lực. Theo thỏa thuận này (vốn không được chính thức công nhận cho mãi tận gần đây), Israel xâm chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai vào tháng 10 năm 1956. Các lực lượng Israel sẽ nhanh chóng tiến tới kênh đào và sau đó các lực lượng Anh và Pháp sẽ tới với lý do thiết lập lại ổn định. Các lực lượng Israel, Pháp và Anh nhanh chóng giành thắng lợi nhưng buộc phải rút lui vào tháng 3 năm 1957 vì có áp lực từ phía đồng minh của họ là Hoa Kỳ, vốn không ủng hộ cuộc Chiến tranh Suez. The Liên hiệp quốc thành lập Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) để giữ gìn hòa bình trong vùng. Cuộc chiến sáu ngày Bài chính: Chiến tranh sáu ngày. Tháng 6 năm 1967, quân đội Ả rập thống nhất triển khai với số lượng lớn dọc các đường biên giới, trong khi Ai Cập đóng cửa Eo Tiran và Nasser yêu cầu UNEF rời Ai Cập. Cuộc Chiến tranh sáu ngày bắt đầu ngày 5 tháng 6 năm đó, không quân Israel tung ra các cuộc tấn công trước phá hủy các căn cứ không quân Ai Cập, cùng ngày hôm đó họ cũng tấn công các lực lượng không quân Jordan và Syria. Sau đó Israel đánh bại (gần như liên tục) Ai Cập, Jordan và Syria. Tới ngày 11 tháng 6 các lực lượng Ả rập rút lui và tất cả các bên chấp nhận lời kêu gọi ngừng bắn của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc theo Nghị quyết 235 và 236. Israel giành được quyền kiểm soát Bán đảo Sinai, Dải Gaza, Cao nguyên Golan, và vùng Bờ Tây Sông Jordan vốn thuộc quyền kiểm soát của Jordan trước kia, gồm cả Đông Jerusalem thành nhà nước 'Đại Israel'. Ngày 22 tháng 11 năm 1967, Hội đồng bảo an thông qua Nghị quyết 242, theo công thức "đổi đất lấy hòa bình", kêu gọi thành lập một nền hòa bình công bằng và lâu dài dựa trên việc rút quân đội Israel khỏi các vùng đất chiếm đóng năm 1967 để đổi lấy việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa mọi quốc gia, sự tôn trọng chủ quyền của mọi nước trong vùng, và quyền sống trong hòa bình, an ninh cũng như được công nhận các đường biên giới. Trong cuộc chiến tranh tiêu hao giai đoạn 1969-1970, máy bay Israel đã tấn công sâu vào trong lãnh thổ Ai Cập để trả đũa những vụ bán pháo liên tục của Ai Cập vào các vị trí của họ dọc Kênh Suez. Đầu năm 1969, giao tranh nổ ra giữa Ai Cập và Israel dọc theo Kênh đào Suez. Hoa Kỳ đã giúp chấm dứt những cuộc xung đột đó vào tháng 8 năm 1970, nhưng những nỗ lực sau này của Hoa Kỳ nhằm đàm phán một thỏa thuận tạm thời để mở cửa Kênh Suez và giải giáp các lực lượng hai bên không mang lại thành công. Chiến tranh Yom Kippur Bài chính: Chiến tranh Yom Kippur. Chiến tranh Yom Kippur bắt đầu khi vào ngày 6 tháng 10 năm 1973 (Ngày Chuộc lỗi của người Do Thái) quân đội Syria và Ai Cập tung ra những cuộc tấn công đồng thời, trước sự bất ngờ của Bộ Quốc phòng Israel, vào Đại Israel khiến nước này phải chịu một thất bại tạm thời. Sau 24-48 giờ đầu tiên ưu thế chuyển sang phía Israel và trong ba tuần sau đó, phe tấn công bị đẩy lùi, các vùng đất được tái chiếm và một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc được triển khai. Kết quả của sự sửng sốt của xã hội Israel khiến chính phủ nước này phải bắt đầu các cuộc đàm phán về an ninh cho những đường biên giới của họ. Ngày 18 tháng 1 năm 1974, một thỏa thuận giải giáp được ký kết với chính phủ Ai Cập và ngày 31 tháng 3, với chính phủ Syria. Trên bình diện quốc tế, thế giới Ả rập trả đũa bằng cách áp đặt một lệnh cấm vận dầu lửa lên các nước có quan hệ thương mại với Israel. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 22 tháng 11 năm 1973 rằng họ sẽ tái lập các mối quan hệ với chính phủ Israel trừ khi nước này rút khỏi mọi vùng lãnh thổ chiếm đóng năm 1967. Nghị quyết "Chủ nghĩa Zion là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" của Liên hiệp quốc Ngày 10 tháng 11 năm 1975, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết xác nhận Chủ nghĩa Zion là một hình thức của Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Văn bản nghị quyết này có tại Nghị quyết 3379 tháng 11 năm 1975 . Đại hội đồng đã hủy bỏ Nghị quyết này.. (Xem thêm Chủ nghĩa Zion là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, Israel và Liên hiệp quốc.) Tiến trình hòa bình Ai Cập-Israel Tháng 11 năm 1977, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã chấm dứt 30 năm thù địch với Israel khi viếng thăm Jerusalem theo lời mời của Thủ tướng Israel Menachem Begin, người vừa nhậm chức đầu năm sau thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1977, trong sự kiện được gọi là Mahapakh. Trong chuyến thăm hai ngày, gồm cả một bài phát biểu trước Knesset, nhà lãnh đạo Ai Cập đã tạo ra một không khí thuận lợi mới tại Trung Đông theo đó nền hòa bình giữa Israel và các nước Ả rập láng giềng dường như đã trở thành một mục tiêu hiện thực. Sadat công nhận quyền tồn tại của Israel và tạo ra những nền tảng cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ai Cập và Israel. Tháng 9 năm 1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã mời Tổng thống Sadat và Thủ tướng Begin tới gặp cùng ông tại Trại David, và vào ngày 11 tháng 9 họ đã đồng thuận trên một khuôn khổ hòa bình giữa Israel và Ai Cập và một nền hòa bình toàn diện tại Trung Đông. Nó đã đặt ra những nguyên tắc rộng lớn và hướng lộ trình cho những cuộc đàm phán giữa Israel với các quốc gia Ả rập. Nó cũng thiết lập những khuôn khổ cho một chế độ chuyển tiếp tại Bờ Tây-Gaza với quyền tự trị toàn diện cho những người dân Palestine đang sống trên những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và cho một hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel. Hiệp ước được Begin và Sadat ký kết ngày 26 tháng 3 năm 1979, với một chữ ký làm chứng của Tổng thống Carter. Theo hiệp ước này, Israel trao trả Sinai cho Ai Cập vào tháng 4 năm 1982. Năm 1989, Chính phủ Israel và Ai Cập ký kết một thỏa thuận giải quyết quy chế của Taba, một vùng do lịch tại Vịnh Aqaba. Liên đoàn Ả rập đã phản ứng trước hiệp ước hòa bình bằng cách tạm ngưng quy chế thành viên của Ai Cập trong tổ chức này và rời trụ sở của nó từ Cairo tới Tunis. Sadat sau này bị các thành viên phản đối những nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ông với Israel trong quân đội Ai Cập ám sát. Liban Những năm sau cuộc chiến năm 1948, biên giới của Israel với Liban khá yên tĩnh so với những đường biên giới với các quốc gia khác. Tuy nhiên, sau cuộc trục xuất những chiến binh fedayeen Palestine khỏi Jordan năm 1970 buộc họ phải tràn vào miền nam Li ban, tình trạng thù địch tại biên giới phía bắc Israel ngày càng tăng cao. Tháng 3 năm 1978, sau một loạt những vụ chạm súng giữa các lực lượng Israel và du kích Palestine tại Li ban, các lực lượng Israel đã vượt biên giới vào Liban bắt đầu Chiến dịch Litani. Sau khi Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an được thông qua, kêu gọi sự rút lui của Israel và thành lập Các lực lượng lâm thời Liên hiệp quốc tại Liban (UNIFIL) để giữ gìn hòa bình, Israel đã rút lui. Tháng 7 năm 1981, sau những cuộc đấu súng khác giữa Israel và người Palestine tại Liban, phái viên đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, Philip C. Habib, đã giúp đỡ dàn xếp một cuộc ngừng bắn giữa các bên. Trong thời gian này Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã tung ra các cuộc tấn công bằng rocket và pháo vào miền bắc Israel. PLO đồng thời giao chiến với các lực lượng Thiên chúa giáo Li ban. Tháng 6 năm 1982, Israel trả đũa bằng cách xâm chiếm phần phía nam Liban trong cuộc Chiến tranh Liban 1982 nhằm tiêu diệt PLO, ban đầu chỉ là khỏi miền nam Liban nhưng sau này trên toàn diện đất nước. Một số người Liban ban đầu thực sự có cảm tình với Israel, nhưng sau đó hầu như toàn bộ người Liban cảm thấy bực bội với sự chiếm đóng của Israel. Thương tích nặng nề của Israel và sự thiếu hụt mục tiêu rõ rệt khiến sự bất bình trong nhân dân Israel về cuộc chiến cũng ngày càng gia tăng. Tháng 8 năm 1982, PLO rút toàn bộ các lực lượng của mình khỏi Liban. Với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Israel và Liban đã đạt được một thỏa thuận vào tháng 5 năm 1983 đặt ra tiến trình rút quân đội Israel khỏi Liban. Tuy nhiên, những văn kiện đã được phê chuẩn không bao giờ được trao đổi giữa hai bên, và vào tháng 3 năm 1984, dưới sức ép từ phía Syria, Liban đã hủy bỏ thỏa thuận này. Tháng 6 năm 1985, Israel rút đa số quân đội của mình khỏi Liban, chỉ để lại một lực lượng đồn trú nhỏ và một nhóm du kích ủng hộ Israel tại miền nam Liban trong một "vùng an ninh," mà Israel coi là miếng đệm cần thiết chống lại các cuộc tấn công vào lãnh thổ phía bắc của họ. Cuối cùng Israel đã rút toàn bộ khỏi vùng này năm 2000, dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ehud Barak, đáp ứng Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an. Từ đó Liban vẫn tuyên bố chủ quyền với một vùng nhỏ tại Cao nguyên Golan được gọi là "Shebaa Farms" mà Israel đã chiếm của Syria năm 1967. Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: , Phong trào Intifada lần thứ nhất Bài chính: Phong trào Intifada lần thứ nhất. Để trả đũa việc Israel tiếp tục chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza, người Palestine đã bắt đầu (cuộc nổi dậy) Intifada lần thứ nhất năm 1987. Israel đáp lại bằng các biện pháp quân sự và cảnh sát mạnh mẽ, nhưng không thể chấm dứt cuộc xung đột. Phong trào intifada lần thứ nhất kéo dài tới tận năm 1991. Chiến tranh Vùng Vịnh Bài chính: Chiến tranh Vùng Vịnh Năm 1990, Iraq xâm chiếm Kuwait, dẫn tới cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh giữa Iraq và một lực lượng liên quân, do Hoa Kỳ cầm đầu. Iraq, tìm cách lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng Ả rập và ngăn chặn các nước Ả rập tham gia Liên quân (và cả khả năng tham gia cùng Iraq), đã tấn công Israel với 39 quả tên lửa Scud. Dưới sức ép từ phía Hoa Kỳ, Israel đã không trả đũa. Thay vào đó, họ chấp nhận sự hỗ trợ bảo vệ trước những cuộc tấn công từ phía Hoa Kỳ. Một người đàn ông ở vùng lân cận Ramat Khen tại Ramat Gan đã bị một tên lửa chống tên lửa MIM-104 Patriot gây thiệt mạng khi nó đi trệch mục tiêu. Khoảng 7 tới 13 người đã chết vì ngạt do sử dụng mặt nạ phòng độc không đúng cách. Những phân tích thống kê cho thấy khoảng 30-80 cái chết khác cũng có liên quan tới các cuộc tấn công, chủ yếu do những cơn đau tim được quy cho bởi "căng thẳng thần kinh và khó thở" (Journal of the American Medical Association, Tập 273(15), 19 tháng 4 năm 1995, trang 1208-1210). Cuộc di cư từ Liên bang xô viết cũ Năm 1990, Liên bang Xô viết cho phép những người Sô viết gốc Do Thái di cư từ Liên bang Xô viết về Israel. Trước sự kiện này chính phủ Xô viết từng cấm tất cả những người Do Thái Xô viết (gần ba triệu người), những người muốn được di cư, quay trở lại Israel. Hàng trăm ngàn người đã lựa chọn rời bỏ đất nước sau khi lệnh cấm bị bãi bỏ. Một số nghi ngờ đặt ra về con số người Do Thái thực sự theo luật Do Thái là bao nhiêu trong cuộc di cư này. Những người Do Thái truyền thống bày tỏ quan ngại này vì những vấn đề liên quan tới sự đồng nhất trong cộng đồng Do Thái. Những lo ngại khác tập trung trên khả năng thích ứng với văn hóa Israel và khả năng tìm kiếm việc làm thích hợp của những người di cư. Tiến trình hòa bình Trung Đông Bài chính: Tiến trình hòa bình của cuộc xung đột Israel-Palestine. Thắng lợi của liên quân trong cuộc chiến vùng Vịnh mở ra những khả năng mới cho một nền hòa bình khu vực, và vào tháng 10 năm 1991 Tổng thống Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đã cùng tham dự một cuộc gặp lịch sử tại Madrid với các nhà lãnh đạo Israel, Liban, Jordan, Syria, và Palestine. Cuộc gặp này đã trở thành nền tảng cho những cuộc đàm phán song phương và đa phương dẫn nhằm mang lại một nền hòa bình lâu dài cũng như sự phát triển kinh tế cho khu vực. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Israel và PLO đã ký Tuyên bố về các Nguyên tắc (DOP) (văn bản DOP) tại Sảnh phía Nam Nhà Trắng. Tuyên bố này là một sự đột phá lớn về nhận thức đạt được sau cuộc gặp tại Madrid. Nó đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng liên quan tới việc chuyển giao chính quyền từ phía Israel cho một nhà nước lâm thời Palestine. DOP quy định thắng 5 năm 1999 sẽ là thời gian để một thỏa thuận vĩnh viễn về quy chế cho Bờ Tây và Dải Gaza bắt đầu có hiệu lực. Israel và PLO sau này đã ký kết Hiệp ước Gaza-Jericho vào ngày 4 tháng 5 năm 1994, và Hiệp ước Chuẩn bị Chuyển giao Quyền lực và Trách nhiệm ngày 29 tháng 8, 1994, bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực từ Israel cho người Palestine. Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: , Căng thẳng với Jordan đã giảm bớt ngày 25 tháng 7, 1994 khi hai quốc gia ký Tuyên bố Washington chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh vốn đã tồn tại giữa họ từ năm 1948. Ngày 26 tháng 10, 1994, Israel và Jordan đã ký kết một hiệp ước hòa bình lịch sử tại biên giới giữa hai nước, với sự chứng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, cùng với Ngoại trưởng Warren Christopher. Israel nhường một phần đất tranh cãi nhỏ cho Jordan, và hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, với đường biên giới mở và thương mại tự do. Govt Israel, Govt Jordan Thủ tướng Yitzhak Rabin và Chủ tịch PLO Yasser Arafat đã ký kết Thỏa thuận Lâm thời Israel-Palestine mang tính lịch sử về Bờ Tây và Dải Gaza ngày 28 tháng 9 năm 1995, tại Washington, D.C.. Thoả thuận này, với sự chứng nhận của Tổng thống Bill Clinton thay mặt cho Hoa Kỳ và Nga, Ai Cập, Na Uy, cùng Liên minh châu Âu, kết hợp và thay thế cho những thỏa thuận trước đó và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đàm phán đầu tiên giữa Israel và PLO. Hiệp ước mở rộng quyền tự trị của người Palestine thông qua cuộc bầu cử tự do để hình thành một hội đồng lập pháp. Nó quy định việc bầu cử và thành lập hội đồng đó, chuyển giao quyền dân sự, việc tái triển khai của Israel tại các trung tâm dân cư ở Bờ Tây, cá thỏa thuận an ninh, và hợp tác trong nhiều khu vực khác. Những cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng bắt đầu ngày 5 tháng 5 năm 1996 tại Taba, Ai Cập. Như đã được đồng thuận trong Tuyên bố về các Nguyên tắc năm 1993, những cuộc đàm phán này sẽ giải quyết vấn đề quy chế Jerusalem, những người tị nạn Palestine, những người định cư Israel tại Bờ Tây và Dải Gaza, những thỏa thuận an ninh cuối cùng, các đường biên giới, các mối quan hệ và hợp tác với các quốc gia láng giềng, và các vấn đề liên quan tới lợi ích chung khác. Vụ ám sát Rabin Vụ ám sát Thủ tướng Rabin với một người Do Thái cực đoan cánh hữu ngày 4 tháng 11, 1995 đã đẩy cuộc tranh luận tầm quốc gia về vấn đề tiến trình hòa bình sẽ đi đến đâu lên đỉnh điểm. Cái chết của Rabin khiến Israel bị rung động mạnh mẽ, dẫn tới một giai đoạn tự vấn quốc gia và tạo ra sự đồng thuận ở mức độ cao trong nước cao nhất ủng hộ cho tiến trình hòa bình. Netanyahu lên nắm quyền lực Tháng 2 năm 1996 người kế nhiệm Rabin, Shimon Peres, kêu gọi tổ chức bầu cử sớm. Cuộc bầu cử được tổ chức tháng 5 năm 1996 và là lần đầu tiên chức vụ thủ tướng được bầu trực tiếp, dẫn tới một thắng lợi sít sao cho lãnh đạo Đảng Likud là Binyamin (Bibi) Netanyahu cùng Liên minh Quốc gia trung hữu (Likud) của ông ta và đánh bại Peres cùng chính phủ Lao động/Meretz trung tả. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các cuộc khảo sát đều cho thấy Peres sẽ chiến thắng với một tỷ lệ an toàn, nhưng một loạt các vụ đánh bom tự sát diễn ra ở thời điểm đó khiến lập trưởng của Likud về an ninh được người dân ủng hộ hơn. Hamas tuyên bố nhận trách nhiệm về đa số các vụ đánh bom này. Dù có những quan điểm khác biệt với Hiệp ước Oslo, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố tiếp tục tôn trọng việc áp dụng nó, nhưng thời kỳ cầm quyền của ông đã cho thấy một thời kỳ chậm lại trong Tiến trình Hòa bình. (Những người ủng hộ Netanyahu cho rằng sự chậm lại này có nguyên nhân từ chủ nghĩa khủng bố Palestine.) Thỏa thuận Hebron và Sông Wye Thủ tướng Netanyahu đã ký kết Nghị định thư Hebron với Chính quyền Palestine ngày 15 tháng 1 năm 1997. Nghị định thư này dẫn tới việc tái triển khai các lực lượng Israel tại Hebron và việc chuyển giao chính quyền dân sự tại đa số diện tích thuộc vùng này cho Chính quyền Palestine. Từ thỏa thuận này, đã có ba tiến trình đàm phán nhỏ giữa Israel-Palestine. Một cuộc khủng hoảng lòng tin đã xảy ra giữa các bên khi họ không thể đáp ứng những yêu cầu của nhau cũng như giải quyết những vấn đề lo ngại của phía bên kia. Tuy nhiên, Israel và Palestine đã đồng thuận, vào tháng 9 năm 1997, về một lịch trình đàm phán bốn bên tiếp theo: hợp tác an ninh trong cuộc chiến chống khủng bố; những chiến dịch tái triển khai thêm nữa của các lực lượng Israel; một "hạn chót" cho những hành động đơn phương có thể dẫn tới những dự đoán trước về các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng; và việc đẩy nhanh những cuộc đàm phán đó. Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy các bên tiếp tục áp dụng Thỏa thuận tạm thời 1995 cùng với việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng. Để vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin cũng như tạo bước đột phá những rào cản, Tổng thống Clinton đã đưa những sáng kiến của Hoa Kỳ nhằm khôi phục tiến trình hòa bình ra trước Thủ tướng Netanyahu và Chủ tịch Arafat tại Washington vào tháng 1 năm 1998. Những ý tưởng này bao gồm mọi lĩnh vực của lịch trình đàm phán bốn bên tháng 9 năm 1997 và sẽ cho phép việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng. Người Palestine đã đồng ý với những nguyên tắc trong ý tưởng đó. Hoa Kỳ tiếp tục thúc giục các bên liên quan đạt tới một thỏa thuận dựa trên các đề xuất của họ. Sau cuộc họp chín ngày tại Trung tâm Hội nghị Sông Wye ở Maryland, một thỏa thuận đã đạt được ngày 23 tháng 10 năm 1998. Thỏa thuận Wye dựa trên nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau và đáp ứng các yêu cầu chủ chốt của cả hai phía, gồm cả những biện pháp an ninh chưa từng có từ phía Palestine cũng như việc tiếp tục tái triển khai quân đội Israel tại Bờ Tây. Thỏa thuận này cũng cho phép các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng diễn ra vào ngày 4 tháng 5, 1999 ngày kết thúc của Thỏa thuận Tạm thời. Chuyến thăm của Giáo hoàng Ngày 21 tháng 3 năm 2000 Giáo hoàng John Paul II tới Israel trong một chuyến thăm lịch sử . Rút quân khỏi Liban Năm 2000, Israel đơn phương rút nốt các lực lượng của họ tại "vùng an ninh" ở nam Liban. Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kết luận rằng, tới ngày 16 tháng 6 năm 2000, Israel đã rút các lực lượng của họ ở Liban theo Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an. Liban tuyên bố rằng Israel tiếp tục chiếm vùng lãnh thổ Liban được gọi là "Sheeba Farms"; nhưng Liên hiệp quốc nhấn mạnh rằng Sheeba Farms thuộc Syrian, chứ không phải là lãnh thổ của Liban. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: Phong trào Intifada lần thứ hai Lãnh đạo đối lập Israel Ariel Sharon đã tới thăm Temple Mount ngày 28 tháng 9, 2000, gây ra những vụ bạo loạn của người Palestine. Chuyến thăm này đánh dấu sự khởi đầu của al-Aqsa Intifada. Israel tuyên bố rằng người Palestine đã xếp đặt các kế hoạch nổi dậy từ trước chuyến thăm của Sharon, và rằng chuyến thăm của ông ta được sử dụng làm cái cớ cho những kế hoạch nổi dậy đó. Trong cuốn sách Giá đắt của Hòa bình The High Cost of Peace) của mình, Yossef Bodansky đã miêu tả sự kiện: "Khi Sharon thể hiện ý muốn viếng thăm Temple Mount, Barak đã ra lệnh cho giám đốc GSS là Ami Ayalon tiếp cận Jibril Rajoub với một yêu cầu đặc biệt nhằm bảo đảm cuộc viếng thăm diễn ra suôn sẻ trong tình hữu nghị... Rajoub đã hứa rằng nó sẽ diễn ra trong hòa bình nếu Sharon không vào bất kỳ một thánh đường Hồi giáo nào hay cầu nguyện trước công chúng... Để cẩn thận hơn nữa, Barak đã đích thân yêu cầu Arafat và một lần nữa được bảo đảm rằng chuyến thăm của Sharon sẽ diễn ra suôn sẻ..." (trang 354) Tháng 10 năm 2000, người Palestine đã phá hủy một lăng mộ Do Thái tại Nablus, Mộ Joseph. Họ cũng ném đá vào những người cầu nguyện tại Bức tường phía Tây và tấn công những lăng mộ Do Thái khác, Mộ Rachel. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: Những cuộc bầu cử và đàm phán đặc biệt của Barak Khi tiến trình hòa bình dần đi chệch hướng, Thủ tướng Israel Ehud Barak đã kêu gọi một cuộc bầu cử Thủ tướng đặc biệt. Barak hy vọng rằng một chiến thắng sẽ trao cho ông quyền lực mới trong đàm phán với người Palestine. Nhưng những hy vọng của Barak không diễn ra, và vào năm 2001, lãnh đạo đối lập Ariel Sharon được bầu làm Thủ tướng Israel trong cuộc bầu cử thủ tướng đặc biệt 2001. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: Một tấm bản đồ về đề xuất của Barak tại cuộc Đàm phán Trại David tháng 10 năm 2000 có thể được tìm thấy tại đây: Hàng rào Bờ Tây của Israel Trong những năm gần đây, đa số giới chức lãnh đạo chính trị và công luận Israel đều mất lòng tin vào Chính quyền Palestine với tư cách là một đối tác hòa bình, cho rằng nhiều người Palestine coi hiệp ước hòa bình với Israel chỉ là một biện pháp tạm thời. Cùng với biểu hiện như vậy, một số nhóm cánh tả Israel đã khẳng định rằng Israel chưa bao giờ được tôn trọng theo những thuật ngữ của bất kỳ một đề xuất nào họ từng đồng ý với người Palestine: và gắng sức làm mất uy tin của tất cả những đề xuất hòa bình thật sự, không cần biết nguồn gốc của nó: Sự rút lui khỏi Gaza Ngày 18 tháng 12 năm 2003, Cựu thủ tướng Ariel Sharon đã thông báo rằng ông sẽ xem xét việc đơn phương rút quân khỏi nhiều khu vực lãnh thổ chiếm đóng để việc đối phó trong thời hạn lâu dài với phong trào intifada đang diễn ra được dễ dàng hơn. Đây bị chỉ trích là một kế hoạch nhằm rút toàn bộ khỏi Dải Gaza, trong khi vẫn giữ đa số khu định cư ở Bờ Tây. Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sự ủng hộ của họ cho kế hoạch này ngày 14 tháng 4 năm 2004. Giai đoạn đầu của kế hoạch liên quan tới công việc của những ủy ban kỹ thuật nhằm đưa ra những chi tiết hậu cần được nội các Israel thông qua ngày 6 tháng 6 năm 2004. Ngày 26 tháng 10 năm 2004, kế hoạch rút quân của Sharon được nghị viện Israel phê chuẩn. Trước đó nó đã bị bác bỏ trong một cuộc bỏ phiếu bên trong đảng Likud của Sharon và chỉ được nghị viện thông qua với sự hỗ trợ của phe Công đảng đối lập. Nhiều cuộc bỏ phiếu khác đã được tổ chức về các kế hoạch sẽ diễn ra trong năm sau trước khi kế hoạch này được triển khai. Ngày 12 tháng 4 năm 2005, Sharon tới trang trại của Tổng thống Bush tại Crawford, Texas, Hoa Kỳ. Những người phản đối kế hoạch rút quân đã đốt lốp xe tại Tel Aviv. Một ngày trước đó một cuộc náo loạn đã diễn ra tại Temple Mount, địa điểm linh thiêng nhất của Do Thái giáo, nơi các cuộc xung đột giữa những người Israel theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan và người Ả rập đã khiến hơn 3.000 cảnh sát phải can thiệp. Danh sách các tổng thống, thủ tướng Israel (1948_nay): Tổng thống: Chaim Weizmann: 17 tháng năm, 1948_09 tháng 11 năm 1952 Yitzhak Ben-Zvi: 16 Tháng 12, 1952_Ngày 23 tháng 4 năm 1963 Zalman Shazar: 21 tháng năm 1963_24 tháng năm, 1973 Ephraim Katzir: 24 tháng năm 1973_Ngày 29 tháng 5 năm 1978 Yitzhak Navon: Ngày 29 tháng 5 năm 1978_Ngày 05 tháng 5 năm 1983 Chaim Herzog: Ngày 05 tháng 5 năm 1983_13 tháng 5 năm 1993 Ezer Weizman: 13 tháng 5 năm 1993_Tháng Bảy 13, 2000 Moshe Katsav: 01 tháng 8 năm 2000_01 Tháng 7 năm 2007 Shimon Peres: 15 Tháng Bảy, 2007_24 Tháng Bảy Reuven Rivlin: 24 Tháng Bảy, 2014_Hiện nay thủ tướng: David Ben-Gurion: 14 Tháng Năm 1948 - 26 Tháng Một, 1954 Moshe Sharett: Ngày 26 tháng 1 năm 1954 - 3 tháng 11 năm 1955 David Ben-Gurion: 3 tháng 11 năm 1955 - 26 Tháng Sáu, 1963 Levi Eshkol: 26 tháng 6 năm 1963 - 26 tháng 2 năm 1969 + Yigal Allon(Tạm thời): 26 tháng 2 năm 1969 - 17 tháng 3 năm 1969 Bà Golda Meir: Ngày 17 tháng 3 năm 1969 - 3 Tháng Sáu, 1974 Yitzhak Rabin: 03 tháng 6 năm 1974 - 20 tháng 6 năm 1977 Menachem Begin: 20 tháng 6 năm 1977 - 10 Tháng 10, 1983 Yitzhak Shamir: 10 Tháng 10, 1983 - 13 Tháng Chín, 1984 Shimon Peres: 13 Tháng 9 1984 - 20 tháng 10 năm 1986 Yitzhak Shamir: Ngày 20 tháng 10 năm 1986 - 13 Tháng Bảy, 1992 Yitzhak Rabin: 13 Tháng 7 năm 1992 - 4 Tháng Mười Một năm 1995 Shimon Peres: Ngày 22 tháng 11 năm 1995 - 18 Tháng Sáu, 1996 Benjamin Netanyahu: Tháng Sáu 18, 1996 - 06 Tháng Bảy, 1999 Ehud Barak: 06 tháng 7 năm 1999 - 7 Tháng 3 năm 2001 Ariel Sharon: 07 tháng 3 năm 2001 - Ngày 14 tháng 4 năm 2006 Ehud Olmert: Ngày 14 tháng 4 năm 2006 - 31 tháng ba, 2009 Benjamin Netanyahu: 31 Tháng Ba, 2009_nay Quan hệ nước ngoài của Nhà nước Israel Bài chính: Quan hệ ngoại giao của Israel. Từ khi Israel được thành lập năm 1948, nhà nước này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại. Năm 1948, Israel bị cô lập ngoại giao, hậu của việc họ bị các nước Ả rập láng giềng tẩy chay. Để đối phó, chính phủ Israel bắt đầu phát triển quan hệ với các nước ở xa. Chính phủ Israel đã tìm cách thiết lập các mối quan hệ hữu hảo, đặc biệt vbới chính phủ Hoa Kỳ, và các nước mới thành lập tại Châu Phi và Châu Á. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, chính phủ Israel đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng những quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ được thiết lập từ năm 1992. Ngày 15 tháng 5 năm 1952, quan hệ ngoại giao giữa nước này và Nhật Bản đã được thiết lập. Lịch sử Kinh tế Israel hiện đại Bối cảnh trước khi thành lập đất nước Lịch sử Israel hiện đại bắt đầu từ thập niên 1880, khi những người nhập cư theo chủ nghĩa Zion (chủ nghĩa phục quốc Do Thái) đầu tiên tới Palestine, khi ấy còn dưới sự quản lý của Ottoman, để gia nhập vào cộng đồng Do Thái đã sinh sống từ trước tại đó, lập nên những khu vực định cư và một số ngành công nghiệp, khôi phục tiếng Hebrew làm ngôn ngữ chính thức quốc gia, và tạo lập nên những định chế kinh tế và xã hội mới. Những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến dân số Do Thái giảm một phần ba, xuống còn 56.000 người, tương đương với mức đầu thế kỷ. Vì hậu quả chiến tranh, Palestine rơi vào tầm kiểm soát của Anh, Tuyên bố Balfour của Anh trước đó đã kêu gọi thành lập một Quốc gia Do Thái tại Palestine. Quyền kiểm soát của Anh Quốc được chính thức công nhận năm 1920, khi họ được Hội quốc liên chính thức Ủy quyền cai trị Palestine. Trong thời gian Ủy quyền, kéo dài tới tận tháng 5 năm 1948, cơ cấu xã hội, chính trị và kinh tế của một quốc gia Israel tương lai đã được phát triển. Dù chính phủ Palestine chỉ có một chính sách kinh tế duy nhất, các nền kinh tế Do Thái và Ả rập phát triển riêng biệt, có rất ít quan hệ với nhau. Hai yếu tố là phương tiện bồi dưỡng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của khu vực Do Thái: sự nhập cư và các dòng vốn. Dân số Do Thái tăng chủ yếu nhờ nhập cư; tới cuối năm 1947 đã đạt tới 630.000, khoảng 35 phần trăm tổng dân số. Những người nhập cư tới theo từng đợt, với số lượng đặc biệt lớn vào giữa thập niên 1920 và 1930. Họ gồm những người thuộc ý thức hệ Zion và người tị nạn, cả kinh tế và chính trị, từ Đông và Trung Âu. Các dòng vốn gồm cả vốn công cộng, được các định chế Zion thu thập, nhưng chủ yếu là vốn tư nhân. Sản phẩm quốc nội tăng trưởng mạnh mẽ trong những giai đoạn nhập cư lớn, nhưng cả hai làn sóng nhập cư lớn đều kéo theo những thời kỳ giảm sút, những giai đoạn chỉnh sửa và củng cố. Trong giai đoạn từ năm 1922 tới 1947 Sản phẩm Quốc nội Thực (NDP) của khu vực Do Thái tăng trưởng với mức độ trung bình 13.2 phần trăm, và tới năm 1947 đã chiếm 54 phần trăm NDP nền kinh tế của cả khu vực Do Thái và Ả rập. NDP trên đầu người ở khu vực Do Thái tăng ở mức 4.8 phần trăm; tới cuối giai đoạn này nó đã vượt 8.5 lần so với năm 1922, và lớn gấp 2.5 lần khu vực Ả rập (Metzer, 1998). Dù phát triển nông nghiệp - một mục tiêu ý thức hệ - không đáng kể, lĩnh vực này chưa bao giờ chiếm hơn 15 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội thực của kinh tế Do Thái. Tăng trưởng sản xuất ở mức chậm trong hầu hết thời gian này, nhưng rất nhanh chóng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Palestine không bị cạnh tranh từ phía bên ngoài và trở thành nhà cung cấp chính cho các lực lượng quân sự Anh ở Trung Đông. Tới cuối giai đoạn, sản xuất đã chiếm một phần tư NDP. Xây dựng nhà cửa, dù là một yếu tố nhỏ của NDP, là lĩnh vực hay thay đổi nhất, và có đóng góp vào các vòng luân chuyển kinh doanh. Một yếu tố nổi bật của kinh tế Do Thái trong thời gian Ủy trị, và tiếp tục đảm trách vai trò ở các giai đoạn sau này, chiếm phần quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ - hơn một nửa tổng NDP. Lĩnh vực dịch vụ còn gồm cả giáo dục và y tế, nền tài chính hiệu quả và các lĩnh vực kinh doanh, và các định chế bán chính phủ Do Thái, sau này sẽ sẵn sàng đảm trách trách nhiệm của các cơ quan chính phủ. Những năm hình thành: 1948-1965 Nhà nước Israel đang được hình thành, giữa tháng 5 năm 1948, trong một cuộc chiến với những người Ả rập láng giềng. Những vấn đề kinh tế trước mắt rất nghiêm trọng: để đảm bảo đủ tiền chi trả cho cuộc chiến, và để thu hút càng nhiều người nhập cư càng tốt (ban đầu là những người tị nạn tại các trại ở châu Âu và Cyprus), để cung cấp các đồ dùng căn bản cho người già và dân số mới, và để tạo lập một bộ máy chính phủ quan liêu nhằm đối phó với những thách thức đó. Việc thành lập một chính phủ diễn ra khá êm xuôi, bởi các định chế bán chính phủ Do Thái vốn đã phát triển trong thời gian Ủy trị hiện trở thành các cơ quan của chính phủ. Những thoả thuận ngừng bắn được ký kết năm 1949. Tới cuối năm đó, tổng cộng 340.000 người nhập cư đã tới, và tới cuối năm 1951 có thêm 345.000 người (những người này gồm cả người nhập cư từ các nước Ả rập), tăng gấp đôi số dân Do Thái. Những nhu cầu cấp bách được đáp ứng bằng một chương trình thắt lưng buộc bụng chặt chẽ và chính sách tài chính lạm phát của chính phủ, được kìm nén bằng các biện pháp quản lý giá và cung cấp các nhu yếu phẩm bằng tem phiếu. Tuy nhiên, các vấn đề như cung cấp nhà cửa và sử dụng lực lượng lao động mới chỉ được giải quyết dần dần. Một Chính sách Kinh tế Mới được đưa ra đầu năm 1952. Nó bao gồm việc phá giá trao đổi ngoại tế, dần giảm các biện pháp quản lý giá và cung cấp tem phiếu, và kìm chế mở rộng tiền tệ, chủ yếu bằng cách kiềm chế ngaâ sách. Những biện pháp khuyến khích nhập cư bị cắt bớt, để chờ đợi sự hội nhập của những người di cư trước đó. Từ năm 1950 tới 1965, Israel đã đạt mức tăng trưởng cao: GNP Thực (Tổng Sản phẩm Quốc dân) tăng trưởng ở mức trung bình 11 phần trăm và GNP trên đầu người ở mức hơn 6 phần trăm. Nhân tố nào đã khiến điều này trở thành hiện thực?Israel may mắn nhận được những dòng vốn lớn: sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dưới hình thức chuyển vốn và những khoản cho vay đơn phương, sự bồi thường thiệt hại của Đức và sự hoàn trả các khoản tiền tư nhân, việc bán Khế ước nợ của Nhà nước Israel ra nước ngoài, và việc đơn phương chuyển các khoản hoàn trả công cộng, chủ yếu là Cơ quan Do Thái, vốn chịu trách nhiệm thu hút người nhập cư và các khu định cư nông nghiệp. Vì thế, Israel có được những nguồn tài nguyên lớn để sử dụng trong nước – cho tiêu thụ công cộng và cá nhân và đầu tư - khoảng 25 phần trăm lớn hơn chính GNP của họ. Điều này khiến họ có khả năng tiến hành một chương trình đầu tư ở diện rộng, chủ yếu được cung cấp tài chính thông qua một khoản ngân sách đặc biệt của chính phủ. Cả những nhu cầu tội phạm và triết lý xã hội của đảng chính trị lớn trong các liên minh chính phủ dẫn tới sự can thiệp sâu của chính phủ vào nền kinh tế. Ngân sách chính phủ và các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ để thay thế nhập khẩu, cho phép phát triển các ngành công nghiệp mới, chủ yếu là dệt may, và các khoản trợ cấp giúp tăng trưởng xuất khẩu, ngoài món hàng xuất khẩu truyền thống là các sản phẩm cam quýt và gia công kim cương. Trong bốn thập kỷ từ giữa thập niên 1960 tới ngày nay, nền kinh tế Israel đã phát triển và thay đổi, cũng như chính sách kinh tế của họ. Một lĩnh vực chính phản ánh những sự phát triển đó là cuộc xung đột Ả rập-Israel. Ảnh hưởng của nó được chú ý đầu tiên, và tiếp đó là những xáo động ngắn hạn trong tăng trưởng kinh tế cũng như tiến trình hoạch địch chính sách kinh tế. Cuộc xung đột Ả rập-Israel Sự kiến đáng quan tâm nhất của thập kỷ 1960 là Cuộc chiến sáu ngày năm 1967, cuối cuộc chiến này Israel đã kiểm soát Bờ Tây (Sông Jordan) – vùng thuộc Palestine đã bị Jordan sáp nhập từ năm 1949 – và Dải Gaza, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Ai Cập. Như một hậu quả của việc chiếm đóng các vùng đất đó Israel chịu trách nhiệm về đời sống kinh tế và chính trị tại các vùng họ chiếm đóng. Những khu vực Ả rập tại Jerusalem được thống nhất vào các khu vực Do Thái. Các khu định cư Do Thái được thành lập tại nhiều vùng lãnh thổ chiếm đóng. Khi những vụ việc căng thẳng tăng lên, các khoản đầu tư đặc biệt vào hạ tầng được tiến hành để bảo vệ những người định cư Do Thái. Sự phân bổ các nguồn tài nguyên cho những người định cư Do Thái tại những vùng đất chiếm đóng bắt đầu trở thành một vấn đề chính trị và kinh tế từ thời điểm đó. Kinh tế Israel và các lãnh thổ bị chiếm đóng được hoà nhập một phần. Việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ phát triển, với những hạn chế trong việc xuất khẩu tới Israel các sản phẩm bị cho là có tính cạnh tranh quá cao, và những công nhân Palestine được vào làm việc bên trong Israel đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp. Ở thời kỳ đỉnh điểm, năm 1996, số nhân công người Palestine làm việc tại Israel lên tới 115.000 đến 120.000 người, chiếm khoảng 40 lực lượng lao động Palestine, nhưng chưa bao giờ chiếm hơn 6.5 lực lượng lao động tại Israel. Vì thế, trong khi việc lao động tại Israel là nhân tố đóng góp chính vào nền kinh tế Palestine, thì những hiệu ứng của nó trên kinh tế Israel, trừ các lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng, không lớn. Kinh tế Palestine phát triển nhanh chóng – thu nhập thực trên đầu người của quốc gia tăng với mức độ trung bình gần 20 phần trăm hàng năm trong giai đoạn 1969-1972 và 5 phần trăm trong giai đoạn 1973-1980 – nhưng đã thay đổi rất bất thường sau giai đó, và trên thực tế đã giảm sút trong những khoảng thời gian xảy ra các vụ việc thù địch giữa hai bên. Thu nhập trên đầu người của người Palestine bằng 10.2 phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Israel năm 1968, 22.8 phần trăm năm 1986, và giảm xuống còn 9.7 phần trăm năm 1998 (Kleiman, 2003). Một phần nhờ tiến trình hoà bình giữa Israel và người Palestine bắt đầu được tiến hành trong thập niên 1990, một thoả thuận kinh tế được ký kết giữa hai bên năm 1994, trên thực tế nó chuyển đổi cái từng hầu như là thoả thuận hải quan một bên (vốn trao cho Israel toàn quyền hành động trong việc xuất khẩu vào các vùng lãnh thổ nhưng hạn chế các loại hàng xuất khẩu của Palestine vào Israel) trở thành một liên minh thuế quan công bằng hơn: thực tế Israel được hưởng chính sách thương mại bên ngoài đồng nhất trong khi người Palestine chỉ được trao một số chủ quyền hạn chế trong việc nhập khẩu một số loại hàng hoá. Những cuộc nổi dậy của người Ả rập (intifadas), trong thập niên 1980, và đặc biệt là cuộc nổi dậy có mức độ bạo lực cao hơn bắt đầu từ năm 2000 và tiếp diễn tới tận năm 2005, dẫn tới việc Israel đưa ra nhiều biện pháp hạn chế chặt chẽ những hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong việc sử dụng nhân công Palestine tại Israel, và thậm chí là việc tái chiếm bằng quân sự một số vùng đã được trao cho người Palestine kiểm soát trước kia. Các biện pháp đó khiến nền kinh tế Palestine tụt hậu nhiều năm, xoá sạch đa số những thành quả thu nhập đầu người từng đạt được từ năm 1967 – GNP trên đầu người năm 2004 là $932, so với khoảng $1500 năm 1999. Các công nhân Palestine tại Israel được thay thế bằng các công nhân nước ngoài. Một quan hệ kinh tế quan trọng của cuộc xung đột Ả rập-Israel là Israel phải tái cơ cấu một phần quan trọng trong ngân sách quốc phòng của họ. Tầm vóc của ngân sách quốc phòng luôn thay đổi, tăng trong chiến tranh và trong những cuộc xung đột quân sự. Tổng gánh nặng quốc phòng (gồm cả các chi phí không thuộc trong ngân sách) đã đạt tới mức cao nhất trong và sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, chiếm tần 30 phần trăm GNP trong giai đoạn 1974-1978. Trong giai đoạn 2000-2004, chỉ riêng ngân sách quốc phòng lên tới khoảng 22 đến 25 phần trăm GDP. Israel rất may mắn nhận được các khoản tiền hỗ trợ to lớn từ phía Hoa Kỳ. Cho tới năm 1972 đa số chúng tới từ các khoản trợ cấp hay vay nợ, đặc biệt dưới hình thức mua hàng nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng từ năm 1973 viện trợ của Hoa Kỳ đã thay đổi trở nên liên quan mật thiết hơn tới nhu cầu quốc phòng của Israel. Trong giai đoạn 1973-1982 các khoản trợ cấp và vay nợ một năm trung bình ở mức $1.9 tỷ, và chiếm khoảng 60 phần trăm tổng nhập khẩu quốc phòng. Nhưng thậm chí trong những giai đoạn yên gắng nhất, gánh nặng quốc phòng, chưa tính tới khoản hỗ trợ của Mỹ, đã lớn hơn cả khoản chi thông thường của các quốc gia công nghiệp trong thời gian hoà bình. Tăng trưởng và sự Dao động kinh tế Israel từng đạt những mức độ tăng trưởng cao nhất về thu nhập và thu nhập trên đầu người cho tới năm 1973, nhưng từ đó nó không bao giờ còn có thể quay về mức cũ nữa. Tăng trưởng GDP thường có biến động, nói chung trong khoảng 2 đến 5 phần trăm, đạt tới mức 7.5 phần trăm năm 2000, nhưng đã giảm xuống dưới 0 trong những năm giảm phát từ 2001 tới giữa 2003. Tới cuối thế kỷ 20, thu nhập trên đầu người đạt mức khoảng $20.000, tương tự mức ở những nước có mức độ công nghiệp hoá cao hơn. Những biến động kinh tế tại Israel thường có liên quan tới những làn sóng nhập cư: một làn sóng người nhập cư lớn bất thần khiến những nhu cầu dân cư tăng cao trong một giai đoạn cho tới khi họ hội nhập được vào nền kinh tế, với những khoản đầu tư cho sự hội nhập đó. Nhập cư không bao giờ còn đạt mức cao như những năm đầu tiên sau khi Nhà nước được thành lập, nhưng sau khi Liên bang Xô viết bãi bỏ những quy định hạn chế, làn sóng nhập cư lại một lần nữa tăng khá cao. Tổng số người nhập cư trong giai đoạn 1972-1982 là 325.000, và sau khi Liên bang Xô viết tan rã tổng số người nhập cư lên tới 1.050.000 trong giai đoạn 1990-1999, chủ yếu từ các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây. Không giống như ở giai đoạn trước, những người nhập cư lần này dần hội nhập vào nền kinh tế (dù thường không làm việc trong lĩnh vực trước đây) không cần nhờ đến các dự án tạo việc làm của chính phủ. Tới cuối thế kỷ dân số Israel vượt quá 6.300.000 người, và số lượng dân Do thái chiếm 78 phần trăm. Những người nhập cư từ Liên Xô cũ chiếm một phần năm số dân Do Thái, và là lực lượng lao động chất xám quan trọng của đất nước. Khi kinh tế phát triển, cơ cấu sản xuất cũng thay đổi. Dù các lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm một phần khá lớn – thương mại và dịch vụ đóng góp 46 phần trăm sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh – nông nghiệp đã giảm tầm quan trọng, và công nghiệp chiếm một phần tư tổng thể. Cơ cấu sản xuất cũng đã thay đổi: cả trong tổng sản lượng và trong số phần trăm xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu truyền thống, hàm lượng kỹ thuật thấp giảm bớt, và những loại hàng tinh vi, có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử đã chiếm một phần quan trọng. Những biến động trong sản lượng sản xuất được đánh dấu bởi các giai đoạn lạm phát và các giai đoạn tỷ lệ thấp nghiệp cao. Sau một sự thay đổi trong chính sách tỷ giá cuối thập kỷ 1970 (như được thảo luận dưới đây), một giai đoạn từ từ giảm lạm phát diễn ra. Những tỷ lệ lạm phát siêu tốc xuất hiện trong thập kỷ 1980, khoảng 400 phần trăm mỗi năm khi một chính sách ổn định quyết liệt được áp dụng năm 1985. Tỷ giá trao đổi ổn định, ngân sách và tiền tệ được thắt chặt, và lương cũng như giá ổn định đã khiến tỷ lệ lạm phát giảm lớn xuống mức chưa tới 20 phần trăm, và sau đó là khoảng 16 phần trăm cuối thập kỷ 1980. Các chính sách tiền tệ rất mạnh mẽ, từ cuối thập kỷ 1990, cuối cùng đã khiến tỷ lệ lạm phát còn 0 phần trăm năm 2005. Tuy nhiên, chính sách này, cộng với các yếu tố bên ngoài như sự phát triển của bong bóng công nghệ cao, sự giảm phát trên thế giới, và tình trạng mất an ninh bên trong do hậu quả của phong trào intifada, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10 phần trăm từ đầu thế kỷ mới. Những cải thiện kinh tế có được từ nửa cuối năm 2003, tới nay (tháng 2 năm 2005), không khiến con số thất nghiệp giảm nhiều. Những thay đổi chính sách Nền kinh tế Israel ban đầu bị nhà nước quản lý chặt chẽ. Dần dần nó chuyển sang một nền kinh tế thị trường khá tự do (dù không hoàn toàn như vậy). Quá trình này đã bắt đầu từ thập kỷ 1960. Để đối phó sự thực hiện chính sách can thiệp quá đáng của chính phủ bởi những nhà làm luật, và với những thách thức đặt do do việc thành lập một liên minh thuế quan chung tại châu Âu (để dần trở thành Liên minh châu Âu ngày nay), từ đó Israel đã tiến hành một quá trình tự do hoá kinh tế từng bước. Quá trình này rõ ràng phải bắt đầu từ thương mại nước ngoài: những biện pháp hạn chế nhập khẩu được thay thế bằng việc bảo hộ bằng thuế quan, và các biện pháp bảo hộ này cũng dần giảm bớt, cả hoạt động thay đổi nhập khẩu và xuất khẩu đều được khuyến khích bằng các biện pháp tỷ giá sát thực tế hơn là bằng các biện pháp bảo hộ và trợ cấp. Nhiều thoả thuận thương mại từng phần với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), bắt đầu từ năm 1964, dẫn tới một Thoả thuận Tự do Thương mại (FTA) trong lĩnh vực hàng công nghiệp năm 1975, và một Thoả thuận Tự do Thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực năm 1985. Tới cuối năm 1977 tự do hoá thương mại đã ở mức độ khá cao. Tháng 10 năm đó, Israel chuyển đổi từ hệ thống tỷ giá trao đổi cố định sang một hệ thống tỷ giá biến động, và các hạn chế áp đặt trên việc di chuyển dòng vốn được tự do hoá mạnh mẽ. Tuy nhiên, hành động này đã kéo theo một thời kỳ lạm phát nghiêm trọng khiến quá trình tự do hoá vốn lại bị tái kiểm soát. Các dòng vốn không hoàn toàn được tự do hoá cho tới đầu thế kỷ mới. Trong suốt thập niên 1980 và 1990 những biện pháp tự do hoá mới đã được áp dụng: trong chính sách tiền tệ, trong thị trường vốn trong nước, và trong nhiều công cụ quản lý chính phủ vào hoạt động kinh tế. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế đã giảm bớt đáng kể. Mặt khác, một số chức năng kinh tế của chính phủ đã tăng lên: một hệ thống y tế quốc gia được đưa ra, dù các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân vẫn tiếp tục tham gia vào trong hệ thống y tế quốc gia. Các khoản chi phí xã hội, như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp cho người già và hỗ trợ thu nhập tối thiểu, được mở rộng liên tục, cho tới khi chúng chiếm một phần lớn trong chi phí ngân sách nhà nước. Những khoản hỗ trợ đó, ở tầm rộng, đóng góp vào sự tiến bộ liên tục của sự đồng đều thu nhập, khiến Israel trở thành một trong những nước phát triển có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập tốt nhất. Tới năm 2003, 15 phần trăm ngân sách chính phủ chi cho những dịch vụ y tế, 15 phần trăm cho giáo dục và 20 phần trăm nữa cho những khoản chi thông qua Cơ quan Bảo hiểm Quốc gia. Từ đầu năm 2003, Bộ tài chính đã tiến hành một nỗ lực lớn nhằm giảm các khoản chi phí lương, thúc đẩy sự tham gia lớn hơn vào thị trường lao động, tư nhân hoá các doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của chính phủ, và giảm bớt cả quy mô các khoản thâm hụt của chính phủ cũng như của lĩnh vực công cộng. Các hành động đó là kết quả của một sự chấp nhận ý tưởng của những nhà làm luật hiện nay rằng một nền kinh tế thị trường thực sự là cần thiết để hội nhập vào một thế giới toàn cầu hoá. Một định chế kinh tế quan trọng là Histadrut, một liên đoàn của các liên minh lao động. Cái làm định chế này trở thành duy nhất là, bên ngoài các chức năng liên đoàn lao động, nó còn gồm cả khu vực nông nghiệp và các hợp tác xã, các doanh nghiệp xây dựng và công nghiệp lớn, và cả các định chế an sinh xã hội, gồm cả nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính. Trong thời uỷ trị, và trong nhiều năm sau đó, Histadrut là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và trong việc gây ảnh hưởng tới chính sách kinh tế. Trong thập kỷ 1990, Histadrut bị cắt bớt nhiều hoạt động không mang tính liên đoàn lao động, và ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế vì đó cũng có giảm sút. Các liên đoàn chính liên minh với nó vẫn có nhiều tiếng nói trong các vấn đề liên quan tới lương bổng và việc làm. Những thách thức phía trước Tiến vào thế kỷ mới, kinh tế Israel đã chứng minh một tương lai tươi sáng, khi nó tiếp tục đưa ra và áp dụng những cải tiến kinh tế mới, và có khả năng đương đầu với những biến đổi kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Israel cũng phải đối đầu với một số thách thức nghiêm trọng. Một số trong số đó tương tự như vấn đề mà hầu hết các nền kinh tế công nghiệp trên thế giới hiện gặp phải: làm sao để sự đổi mới diễn ra êm thấm, sự chuyển đổi từ các hoạt động truyền thống không còn mang lại nhiều lợi nhuận, sang các loại sản phẩm tinh vi và có hàm lượng công nghệ cao, với việc tái cơ cấu nguồn lao động liên quan, và sự bình đẳng trong thu nhập. Giống như các nền kinh tế nhỏ khác, Israel phải đối mặt với vấn đề làm sao hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với hai thị trường chủ chốt là EU và Hoa Kỳ, và Trung Quốc, nền kinh tế đang nổi lên để trở thành một yếu tố kinh tế mới. Các vấn đề xã hội liên quan tới những mối quan hệ giữa Israel và các nước Ả rập láng giềng của họ. Đầu tiên là những sự liên quan tài chính của nhiều vụ xung đột và các mối đe doạ quân sự. Rõ ràng, nếu hoà bình đến với khu vực này, các nguồn tài nguyên sẽ được chuyển đổi ở hiệu suất cao hơn. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài, vốn rất quan trọng cho sự phát triển tương lai của Israel, cũng rất nhạy cảm với sự ổn định chính trị và an ninh. Các vấn đề khác phụ thuộc vào kiểu quan hệ được thiết lập; liệu hàng hoá sẽ được vận chuyển tự do và sẽ có những người lao động làm việc giữa nhà nước Israel và một nhà nước Palestine? Liệu sẽ có những mối quan hệ kinh tế khá tự do với các nước Ả rập khác để dẫn tới một sự hội nhập sâu hơn của Israel vào vùng này, hay, như mọi người thường nghĩ, liệu định hướng thương mại của Israel sẽ tiếp tục như hiện nay, chỉ diễn ra chủ yếu với các nước công nghiệp? Nếu điều này được chứng minh là đúng, Israel sẽ phải khéo léo đối xử giữa hai ông lớn: EU và Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao và các hiệp ước hòa bình Ả rập-Israel Hội nghị Paris, 1919 Thỏa thuận Faisal-Weizmann (1919) Các thỏa thuận đình chiến 1949 Hiệp ước Trại David (1978) Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel (1979) Hiệp ước Madrid 1991 Hiệp ước Oslo (1993) Hiệp ước Hòa bình Israel-Jordan (1994) Hội nghị Thượng đỉnh Trại David 2000 Tiến trình Hòa bình trong cuộc xung đột Israel-Palestine Những Dự án cho Hòa bình giữa người Israel và người Ả rập Danh sách những đề xuất hòa bình tại Trung Đông Luật Quốc tế và cuộc xung đột Ả rập-Israelgftftf
Tupolev Tu-160, biệt danh "Thiên Nga Trắng" là một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, siêu thanh với thiết kế cánh cụp-cánh xòe, được thiết kế bởi Liên bang Xô viết. Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô trước khi tan rã và là máy bay ném bom có vận tốc gấp hơn hai lần tốc độ âm thanh (Mach 2,05) lớn nhất từng được con người chế tạo. Được giới thiệu năm 1987, việc chế tạo máy bay này vẫn đang tiếp tục, với 17 chiếc hiện đang phục vụ trong Không quân Nga. Tupolev đã bắt đầu thiết kế mẫu máy bay này từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của V.I. Bliznuk. Ngày 19/12/1981 Tu-160 tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. NATO gọi loại máy bay này là Blackjack. Cho tới năm 2020, Tu-160 vẫn giữ kỷ lục là máy bay lớn nhất trong lịch sử máy bay quân sự có thể bay siêu thanh, cũng là chiến đấu cơ to lớn nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 275 tấn. Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất trong lịch sử, đạt 2.200 km/h (một số máy bay ném bom như XB-70 Valkyrie hoặc Sukhoi T-4 có vận tốc cao hơn, nhưng chúng chỉ là mẫu máy bay thử nghiệm chứ không được đi vào sản xuất như Tu-160). Trong giới phi công, chiếc máy bay này được đặt cho biệt danh là "Thiên nga trắng". Lịch sử Cuộc cạnh tranh sản xuất một loại máy bay siêu thanh ném bom chiến lược được Liên bang Xô viết khởi xướng năm 1967. Chiếc máy bay Sukhoi T-4 này có tốc độ bay vượt Mach 3, để đối đầu với loại XB-70 Valkyrie phát triển từ cuối thập niên 50 của Mỹ. Ngay sau đó mọi người thấy rằng loại máy bay như vậy quá đắt và khó chế tạo, vì thế các tiêu chuẩn của nó được hạ thấp xuống (ở Mỹ, dự án XB-70 đã bị hủy bỏ). Năm 1972, Liên bang Xô viết đưa ra dự án về một loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ mới với các tính năng: siêu thanh, thay đổi hình dạng cánh (máy bay ném bom hạng nặng "cánh cụp cánh xoè") với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.3, để cạnh tranh với dự án máy bay ném bom B-1A của Không quân Hoa Kỳ. Phòng thiết kế Tupolev đưa ra mẫu thiết kế có cánh kéo dài với tên hiệu Aircraft 160M, kết hợp một số yếu tố của loại Tu-144, để cạnh tranh với các bản thiết kế của Myasishchev M-18 và Sukhoi T-4. Thiết kế của Myasishchev đề xuất một máy bay có thể thay đổi hình dạng cánh, được coi là kiểu thành công nhất, dù Tupolev được đánh giá cao về khả năng thực hiện dự án. Cuối cùng, năm 1973 Tupolev được chỉ định làm công ty phát triển loại máy bay mới dựa trên thiết kế của Myasishchev. Sau khi chế tạo các nguyên mẫu B-1A, Hoa Kỳ quyết định rằng việc sử dụng tốc độ siêu thanh là không có lợi bằng việc bay ở độ cao cực thấp và tốc độ cận âm. Ngoài ra, việc loại bỏ khả năng bay siêu âm cho phép tăng tải trọng chiến đấu thông qua việc sử dụng hệ thống treo bên ngoài. Do đó, phía Mỹ đã quyết định hủy bỏ B-1A và chuyển sang sản xuất biến thể B-1B, tốc độ tối đa là 1300 km/h trong khi Liên Xô vẫn giữ yêu cầu tốc độ tối đa của Tu-160 là 2200 km/h. Kết quả là khối lượng của Tu-160 tăng lên 275 tấn, và chiều dài tăng thêm 10 mét. Lực đẩy của các động cơ, tương ứng, phải được tăng lên hai đến ba lần . Với biến thể B-1B, tốc độ tối đa giảm xuống còn 1350 km/h, nhưng nó giảm tầm nhìn của radar bằng cách phủ lớp phủ hấp thụ radar lên cửa hút gió. Ở tốc độ 2200 km/h của Tu-160, điều này không thực hiện được. Đối với Liên Xô lúc đó, việc giảm tốc độ được coi là hạ thấp danh tiếng sản phẩm và họ không quan tâm đến giảm tầm nhìn radar. Dù dự án B-1A đã bị bãi bỏ năm 1977, công việc phát triển loại máy bay ném bom mới của Liên Xô vẫn tiếp tục, và cùng trong năm đó, thiết kế của nó đã được ủy ban nhà nước chấp nhận. Mẫu của loại máy bay này đã được một hành khách trên một chuyến bay thương mại chụp ảnh tại sân bay Zhukovsky vào tháng 11 năm 1981, khoảng một tháng trước khi chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra (ngày 18 tháng 12 năm 1981). Liên Xô đã rất vội vàng với chiếc máy bay này đến mức bắt đầu lắp ráp và gửi nó cho Không quân trước khi các bài kiểm tra cấp nhà nước được hoàn thành. Liên Xô, như mọi khi, thực sự muốn vượt lên trước Hoa Kỳ mặc dù điều này chỉ nhằm hướng đến lợi ích chính trị. Năm 1984 máy bay được phép sản xuất, bắt đầu tại Tổ hợp hàng không Kazan. Loại máy bay này, ký hiệu Tu-160 (ký hiệu của nhà sản xuất "aircraft 70" hay "product K"), ban đầu được dự kiến sản xuất 100 chiếc, dù trên thực tế mới chỉ có 35 chiếc xuất xưởng, gồm cả ba mẫu. Mẫu thứ hai đã bị phá hủy trong một chuyến bay thử nghiệm năm 1987, tổ bay đã nhảy dù thoát hiểm an toàn. Vì tình trạng thiếu vốn sau khi Liên Xô tan rã nên hoạt động chế tạo diễn ra chậm chạp, và đã ngừng lại năm 1994, dù một số chiếc vẫn ở tình trạng chưa hoàn thành. Hiện nay chỉ có 16 chiếc hoạt động vì thiếu linh kiện để dành cho những chiếc sau này. Dù trông Tu-160 có vẻ ngoài rất giống với loại B-1B Lancer của Mỹ, nhưng thực ra đây là hai loại máy bay hoàn toàn riêng biệt Tu-160 có các đặc điểm giống với Tu-144 nhưng sử dụng cánh có thể thay đổi hình dạng. Tu-160 không phải là máy bay rải bom mà là một bệ phóng tên lửa hành trình chiến lược trên không, nó lớn hơn và bay nhanh hơn B-1 (vốn là một máy bay ném bom) khá nhiều tuy độ cao trần thấp hơn (16.000 m so với 18.000 m của B-1). Trong khi B-1 là sơn màu đen để phục vụ cho việc hấp thụ sóng radar thì Tu-160 sơn màu trắng để chống lại các tia phóng xạ phát ra khi một vụ nổ hạt nhân xảy ra ở gần. Tu-160 không có hai cánh mũi nhỏ phía trước trong khi B-1 thì có. Để đổi lấy vận tốc nhanh hơn, tầm bay xa hơn thì Tu-160 cũng phải mang nhiều nhiên liệu hơn B-1 của Mỹ. Tu-160 cần mang đến 148 tấn nhiên liệu so với 88,5 tấn của B-1. Lượng nhiên liệu của Tu-160 chiếm đến 53,8% trọng lượng máy bay (275 tấn bao gồm nhiên liệu là 148 tấn) trong khi B-1B chỉ là 40,9% (216 tấn bao gồm 88,5 tấn nhiên liệu). B-1 được trang bị 4 động cơ General Electric F101-GE-102, mỗi động cơ có lực đẩy tối đa là 13.960 kgf, còn Tu-160 dùng 4 động cơ Kuznetsov NK-32, mỗi động cơ có lực đẩy tối đa tới 25.000 kgf. B-1 Lancer có thể đạt vận tốc tối đa 1,25 Mach (1.546 km/giờ), trong khi Tu-160 đạt tới 2,05 Mach (2.536 km/giờ). Tu-160M sau khi được nâng cấp sẽ sử dụng động cơ NK-32 mới, cho phép gia tăng thêm 1.000 km hành trình. 6 chiếc hoàn thành đã được bàn giao cho Không quân Nga vào năm 1994 và việc sản xuất Tu-160 đã ngừng lại. Năm 2008, chiếc Tu-160 thứ 16, được đặt tên là "Vitaly Kopylov", đến với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Nó là một chiếc máy bay được lắp ráp từ những bộ phậb linh kiện cũ thời Liên Xô. Lịch sử hoạt động Tu-160 được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên trong một cuộc duyệt binh năm 1989. Trong những năm 1989-1990 nó cũng đã lập ra 44 kỷ lục thế giới về tốc độ đối với máy bay ở hạng trọng lượng của nó. Việc phân chia loại máy bay này về các phi đội Không quân tầm xa đã bắt đầu từ tháng 4, 1987. Tới năm 1991 19 chiếc phục vụ trong Trung đoàn Ném bom Hạng nặng Cận vệ 184 ở Pryluki, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraina, thay thế những chiếc Tu-16 'Badger' và Tu-22M3 'Backfire'. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, những máy bay đó trở thành tài sản của Ukraina, dù một thỏa thuận năm 1999 giữa Nga và Ukraina dẫn tới việc Ukraina trao trả lại cho Nga tám chiếc để đổi lấy việc Nga giảm bớt số nợ về năng lượng của Ukraina. Ukraina đã chính thức từ bỏ vũ khí hạt nhân để đánh đổi số nợ theo một thỏa thuận về việc giải tán Liên Xô, nên đã phá hủy những chiếc Tu-160 thuộc sở hữu của họ, ngoại trừ một khung máy bay nhằm mục đích trưng bày. Đơn vị Tu-160 thứ hai của Nga, Trung đoàn Ném bom Hạng nặng Cận vệ 121 đóng tại Engels, được thành lập năm 1992, nhưng cho tới năm 1994 nó chỉ nhận được 6 chiếc. Từ năm 1999 đến 2000, 8 chiếc của Ukraina trước kia đã được trao cho trung đoàn, một chiếc nữa được hoàn thiện trong nhà máy và được chuyển giao năm 2000. Ít nhất một chiếc đã bị mất trong một chuyến bay thử sau khi sửa chữa động cơ ngày 16 tháng 9 năm 2003. Có 14 chiếc Tu-160 đang phục vụ ở thời điểm tháng 11 năm 2005. Hai chiếc khác mới sản xuất đang sắp hoàn thành ở Nhà máy hàng không Kazan, một chiếc đang được dự tính đưa vào sử dụng tháng 3-2006, chiếc kia vào cuối năm. Cho đến 2001, sáu chiếc Tu-160 khác được dùng làm máy bay thực nghiệm ở Zhukovsky, bốn chiếc trong số đó vẫn sử dụng được. Có dự tính hoàn thành thêm 2 chiếc nữa trong năm 2007, nâng tổng số máy bay hoạt động lên 30 chiếc vào năm 2012. Ngày 30 tháng 12-2005, theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tu-160 chính thức được đưa vào sử dụng trong Không quân Liên bang Nga. Ngày 17 tháng 8-2007 Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga tiếp nối những chuyến tuần tra thời Chiến tranh lạnh, cho những chiếc máy bay ném bom thực hiện những chuyến bay tầm xa nhằm thử nghiệm hệ thống phòng thủ của các nước khác và quan sát. Người phát ngôn Không quân Nga Alexander Drobyshevsky được trích dẫn đã nói: "Hiện nay, nhiều cặp máy bay Tu-160 và Tu-95MS đang trên không phận Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và được theo dõi bởi máy bay của khối NATO." Tupolev Tu-160 được thiết kế để phóng các loại vũ khí hạt nhân và thông thường, chống lại những mục tiêu của đối phương ở sâu trong nội địa. Từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Tupolev Tu-160 thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tầm xa tại Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhưng không hề mang theo vũ khí và Moskva đã không tiết lộ về điều này. Ngày 17/11/2015, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cất cánh từ căn cứ không quân Angels gần Saratov nằm sâu trong lãnh thổ Nga đã phóng 16 tên lửa hành trình Kh-101 vào các vị trí của phiến quân IS tại Syria với cự ly lên tới 4.500km. Đây là lần đầu tiên lực lượng không quân chiến lược Nga thực hiện phóng tên lửa hành trình trong điều kiện chiến đấu thật. Kết quả 16 tên lửa hành trình Kh-101 đều bắn trúng mục tiêu của phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS nằm sâu trong lãnh thổ Syria. Tu-160 đã tham gia vào Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022. Theo đó, ngày 6/3/2022, các máy bay Tu-160 và Tu-95MS đã phóng 8 tên lửa Kh-101 (X-101) vào sân bay Vinnytsia . Tiếp đó, ngày 26/6/2022, người phát ngôn của Không quân Ukraina Yurii Ihnat tuyên bố Nga đã dùng tên lửa Kh-101 phóng từ các máy bay Tu-160 và Tu-95MS tấn công vào Kiev. Các máy bay được cho là xuất kích từ Astrakhan Nga được cho là đã sử dụng tên lửa Kh-101 phóng từ Tu-160 và tên lửa hành trình Kalibr để tấn công các nhà máy điện của Ukraina, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Kharkov số 5, gây ra tình trạng mất điện diện rộng ở Ukraina Miêu tả Tu-160 có cùng kiểu cánh hỗn hợp và thay đổi hình dạng, với góc nghiêng tùy chọn từ 20° tới 65°. Phía trước và sau cánh có các tấm cánh lái (slat - flap). Tu-160 có hệ thống kiểm soát fly-by-wire. Tu-160 sử dụng bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần Kuznetsov NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu. Không giống như loại B-1B, vốn đã loại bỏ yêu cầu tốc độ Mach 2+ của loại B-1A nguyên bản, nó giữ các cửa hút gió biến đổi, và có thể bay hơi nhanh hơn Mach 2. Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới trên 140 tấn, khiến nó không cần tái nạp nhiên liệu vẫn có thể hoạt động 15 giờ và bay xa trên 15.000 km. Dù Tu-160 được thiết kế để giảm khả năng bị cả radar và các hệ thống hồng ngoại phát hiện, nó không phải là một máy bay tàng hình. Các nguồn tin Nga tuyên bố rằng nó có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ hơn chiếc B-1B của Mỹ, nhưng điều này chưa từng được kiểm định độc lập, và có lẽ là không đúng bởi vì chiếc Tu-160 có cửa hút khí và diện tích cánh lớn hơn. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 4-2006 theo báo chí của Nga thì Chỉ huy Igor Khvorov tuyên bố rằng Tu-160 có khả năng xâm nhập bầu trời Bắc Mỹ mà không bị phát hiện, dẫn đến một cuộc điều tra của NATO. Tu-160 được trang bị một radar tấn công ("Obzor-K", NATO "Clam Pipe") trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất "Sopka" riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp. Tu-160 có một máy ngắm ném bom điện quang, và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động. Đội bay Tu-160 gồm bốn người (phi công chính, phi công phụ, sĩ quan điều khiển các hệ thống vũ khí và người điều hành các hệ thống phòng vệ) với các ghế phóng K-36DM. Phi công sử dụng thanh điều khiển kiểu máy bay chiến đấu, nhưng các dữ liệu bay vẫn được hiển thị theo kiểu đồng hồ cơ khí thông thường chứ không phải là màn hình LCD. Một khu vực nghỉ ngơi cho đội bay, một toilet và một bếp được thiết kế phục vụ cho những chuyến bay dài. Nó không có hệ thống hiển thị trên mũ bay, và cũng không có các thiết bị hiển thị CRT đa chức năng như trên máy bay nguyên bản, tuy nhiên các kế hoạch nhằm hiện đại hoá toàn bộ Tu-160 đã được thông báo từ năm 2003. Nó sẽ có thêm một hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số mới và khả năng mang các kiểu vũ khí mới khác, như các tên lửa hành trình tầm xa không mang đầu đạn hạt nhân. Các loại vũ khí được chứa trong hai khoang vũ khí, mỗi khoang có thể chứa 20.000 kg (44.400 lb) các loại vũ khí rơi tự do hay một máy phóng quay cho các tên lửa hạt nhân. Tu-160 được trang bị tên lửa hành trình Kh-55 có tầm bắn 3000 km, xa hơn 2500 km so với tầm bắn của tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk của Mỹ. Tên lửa tầm rất xa cho phép Tu-160 có thể hủy diệt mục tiêu từ bên ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không đối phương. Vì vậy mà Tu-160 không được trang bị các loại vũ khí phòng thủ, biến nó thành loại máy bay ném bom đầu tiên của Liên Xô thời hậu chiến không được trang bị vũ khí phòng thủ. Tai nạn Ngày 18/9/2003 Tu-160 mang tên "Mikhail Gromov" (tên của phi công đã từng lập 2 kỷ lục thế giới về cự ly bay những năm 30 của thế kỷ trước) với 4 thành viên tổ lái trên khoang đã đâm xuống khu vực Saratov, cách thủ đô Moscow 700 km về phía đông nam, làm toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Hiện đại hóa Trong năm 2006, Không quân Nga dự đoán sẽ nhận được 5 chiếc nâng cấp và 1 chiếc Tu-160 hoàn toàn mới. Mỗi năm Không quân Nga sẽ nâng cấp 5 chiếc Tu-160, có nghĩa là việc hiện đại hóa đội máy bay sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm nếu theo đúng tiến độ. Các thay đổi được thông báo bao gồm: Hệ thống điện tử toàn kỹ thuật số, dự phòng nhiều lớp, chịu được bức xạ hạt nhân và neutron. Hỗ trợ hoàn toàn việc lái và dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Động cơ NK-32 nâng cấp nhằm tăng độ tin cậy. Mang được tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân hoặc phi hạt nhân (Kh-55) dẫn đường bằng GLONASS. Mang được tên lửa phóng vệ tinh dân dụng hay quân sự. Mang được bom dẫn đường bằng laser. Đại tướng Vladimir Mikhailov tuyên bố vào tháng 1-2007 rằng cứ mỗi 3 năm không quân sẽ nhận 2 máy bay Tu-160 mới, và sẽ bắt đầu một chương trình mới nâng cấp hệ thống điện tử trên đội máy bay 16 chiếc ném bom hiện có. Tháng 8/2011, các hãng thông tấn của Nga nói rằng trong số 16 Tu-160 vẫn còn trong biên chế của Không quân Nga chỉ có 4 chiếc là hoạt động tốt. Phòng Thiết kế Kuznetsov (OKB) là đơn vị phát triển các mẫu động cơ NK-32 của Tu-160 nhưng hiện tại các nhà máy đã không sản xuất bất kỳ sản phẩm mới nào trong hơn 10 năm qua. Hiện các công ty thừa hưởng những gì còn lại của Kuznetsov OKB và nhà máy KMPO trong thời kỳ hậu Liên Xô hiện nay chỉ có khả năng sửa chữa hạn chế các động cơ NK-32 cho Tu-160. Mặc dù vào năm 2011 các công ty này đã có được một hợp đồng để tái sản xuất 26 động cơ dành cho Tu-160, nhưng họ chỉ có thể đại tu 4 động cơ trong hai năm. Quá trình hiện đại hóa Tu-160 cũng như khởi động lại các dây chuyền sản xuất linh kiện nâng cấp máy bay đang gặp rất nhiều khó khăn và việc này có thể không hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra trước đây. Không chỉ khó khăn trong vấn đề nâng cấp, việc duy trì Tu-160 cũng là bài toán nan giải với Không quân Nga hiện tại. Theo các nguồn tin, có một số bộ phận của Tu-160 cần phải được thay thế nhưng vấn đề là các bộ phận này đã không còn được sản xuất hoặc không còn nguồn cung dự phòng. Những chiếc Tu-160 bay tới Venezuela cuối tháng 10/2013 không phải là phiên bản nâng cấp của Tu-160 mà chỉ là phiên bản cũ của Tu-160. Không chỉ gặp vấn đề ở động cơ, một số chiếc Tu-160 cũng đã gần hết niên hạn sử dụng, đồng nghĩa với việc Không quân Nga có thể phải loại bỏ một số chiếc Tu-160. Năm 2019, Nga cho ra mắt phiên bản Tu-160M2 được chế tạo mới. Máy bay Tu-160 nâng cấp từ những chiếc cũ sẽ có tên mã Tu-160M, còn máy bay lắp ráp mới sẽ có tên mã Tu-160M2. Không quân Nga dự kiến nâng cấp 15 máy bay Tu-160M, chế tạo mới 10 máy bay Tu-160M2 tới năm 2027. Hạn chế Lúc đầu, người ta cho rằng Nga cần phải có 50 chiếc Tu-160M ​​vào năm 2035, nhưng hiện nay có nguồn tin cho rằng nhu cầu đã tăng lên 76 chiếc. Theo ước tính thận trọng nhất của Mỹ, Tu-160 có giá 250 triệu USD, chi phí cho toàn bộ vòng đời của một chiếc máy bay vượt giá của nó từ 3-5 lần. Hoạt động của nó cũng rất tốn kém. Để chuẩn bị khởi hành, cần tới 15 xe đặc chủng và 3 bồn chở dầu. Quá trình chuẩn bị cho chuyến bay mất nhiều giờ. Chuyến bay tốn hơn 100 tấn nhiên liệu. Do đó, nó sẽ chỉ được sử dụng cho các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu quan trọng nhất, chẳng hạn như chống lại lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc tàu sân bay. Tiếng ồn trong quá trình chuẩn bị cho máy bay hoạt động có thể lên tới 130 decibel, vượt quá ngưỡng gây đau là 45 decibel. Do khả năng hiển thị của Tu-160 cao hơn nhiều lần so với khả năng hiển thị của B-1B, các radar phòng không của đối phương sẽ phát hiện ra nó ở bất kỳ phạm vi nào cho đến đường chân trời vô tuyến, ở độ cao 10 km là 400 km. Nhiệm vụ thứ hai của Tu-160 - tiêu diệt tàu sân bay - được thực hiện bởi tên lửa chống hạm tầm bắn 1.000 km như Kh-22. Nhưng nếu không có sự trợ giúp từ vệ tinh hoặc các phương tiện trinh sát khác, nó sẽ phải tiếp cận gần hơn, ở cự ly tối đa 450 km, từ đó radar của Tu-160 có thể phát hiện tàu sân bay - các máy bay chiến đấu của tàu sân bay được điều khiển bởi máy bay cảnh báo sớm Hawkeye và hệ thống phòng không Aegis sẽ phát hiện ra nó từ cự ly này. Máy bay chiến đấu sẽ phát hiện ra Tu-160 bằng radar ở phạm vi 350-500 km và có thể đánh chặn Tu-160 ở bất kỳ tốc độ nào. Trường hợp duy nhất khi bay siêu âm hữu ích là khả năng thoát khỏi máy bay chiến đấu nếu Tu-160 đang quay trở lại sau một nhiệm vụ và máy bay chiến đấu đang đuổi theo nó từ phía sau, nhưng Tu-160 không có thiết bị định vị phía sau, và rất khó phát hiện thực tế là tiêm kích tấn công. Máy bay chiến đấu sẽ nhắm vào Tu-160, thậm chí không bật radar của nó, mà tập trung vào bức xạ hồng ngoại mạnh mẽ của động cơ Tu-160 Để bay với tốc độ hơn 2.000 km / h, Tu-160 phải leo lên độ cao 14–16 km, nơi có mật độ không khí ít hơn 5 lần so với gần mặt đất. Nhưng ở độ cao như vậy, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng gấp hai hoặc ba lần so với khi bay ở độ cao tối ưu khi bay cận âm. Do đó, trong tổng số phạm vi bay thông thường là 10.000 km, chiều dài của phần siêu thanh sẽ không vượt quá 300–500 km. Chuyến bay siêu âm gần mặt đất nói chung là không thể. Trong trường hợp cực đoan, tốc độ sẽ đạt 900 km / h. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng lên đáng kể. Nhiều khả năng Tu-160 sẽ không thể vượt qua hệ thống phòng không ở độ cao thấp. Tu-160 sẽ không thể bay ở độ cao 50 m, giống như một máy bay chiến đấu thông thường. Một chiếc máy bay quá nặng không thể đi vòng qua chướng ngại vật, và bay ở độ cao 100 m trở lên là quá nguy hiểm vì một lý do khác - hệ thống phòng không sẽ có thể phát hiện Tu-160 ở khoảng cách lên đến 50 km. Bất kỳ máy bay ném bom tầm xa nào, do kích thước lớn và khả năng cơ động thấp, đều là mục tiêu dễ bị tấn công. Ngay cả chiếc B-2 Spirit cũng sẽ bị phát hiện bởi các radar sóng mét cũ của Liên Xô. Ở phạm vi khoảng 1000 km, tốt hơn là không nên sử dụng Tu-160 mà là máy bay ném bom tiền tuyến như Su-34 Mặc dù các chuyên gia trong một số nguồn tin cho rằng Tu-160M ​​sẽ nhận được một tổ hợp thiết bị vô tuyến-điện tử hiện đại hóa trên khoang, sẽ được trang bị các phương tiện liên lạc, dẫn đường và điều khiển mới. Tuy nhiên Tu-160M ​​vẫn có những hạn chế như không thể lặng lẽ tiếp cận biên giới Hoa Kỳ bởi các vệ tinh và các phương tiện theo dõi khác sẽ phát hiện máy bay ném bom sớm hơn nhiều. Tu-160 cũng không phải là thành phần mạnh nhất của bộ ba hạt nhân bởi tàu ngầm mang nhiều tên lửa hơn và mạnh hơn. Tu-160 cũng không là bất khả xâm phạm bởi dù được trang bị thiết bị bảo vệ nhưng một cuộc tấn công gồm nhiều máy bay chiến đấu đối phuơng có thể vô hiệu hóa mọi nỗ lực bảo vệ máy bay ném bom và nó sẽ bị phá hủy. Tốc độ của Tu-160 cao, nhưng tốc độ của tên lửa hiện đại vẫn cao hơn và chúng có thể hạ được Tu-160. Mặc dù việc khởi động lại Tu-160 được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông Nga như một thành tích lớn nhưng thực tế là ngay cả khi có động cơ mới và hệ thống kỹ thuật số, Tu-160 về cơ bản vẫn là một thiết kế thời Chiến tranh Lạnh được kéo dài khai thác trong thế kỷ 21. Các biến thể Một phiên bản thương mại phi quân sự của loại Tu-160 với tên gọi Tu-160SK, đã được trưng bày tại triển lãm hàng không Singapore năm 1994 với một mô hình một phương tiện vũ trụ nhỏ tên là Burlak gắn bên dưới thân. Năm 1995, Tupolev đã thông báo kế hoạch cộng tác với hãng OHB-System của Đức nhằm chế tạo ra các máy bay dùng làm phương tiện phóng; chính phủ Đức sau đó đã rút vốn năm 1998. Theo các thông tin được đưa ra, việc phát triển vẫn đang tiếp tục, dù số tiền cung cấp cho dự án từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập rất ít ỏi. Nhiều biến thể khác cũng đã được đề xuất, nhưng không được chế tạo, bao gồm: TU-160: Phiên bản sản xuất loạt Tu-160S: được dự định để sử dụng cho seri Tu-160 khi cần phân biệt chúng với toàn bộ các loại đã từng được chế tạo trước đó và những chiếc thực nghiệm Tu-160V: phiên bản sử dụng nhiên liệu hydro lỏng (xem thêm Tu-155) Tu-160 NK-74: phiên bản cải tiến (mở rộng tầm bay) với các động cơ NK-74 Tu-160M: Biến thể nâng cấp sâu của Tu-160 với các thiết bị điện tử mới, hệ thống liên lạc mới và khả nâng sử dụng các loại tên lửa mới, cả thông thường lẫn hạt nhân. Chiếc đầu tiên đã cất cánh vào ngày 6/2/2020 Tu-160P (Tu-161): một máy bay chiến đấu/đánh chặn hộ tống tầm bay rất xa Tu-160PP: một máy bay tác chiến điện tử mang thiết bị cân bằng nhiễu (stand-off jamming) và ECM () Tu-160R: một máy bay trinh sát chiến lược Tu-160SK: phiên bản thương mại, được thiết kế để phóng các vệ tinh bên trong hệ thống "Burlak" (, "hauler") . Tu-160M2: Phiên bản T-160 sản xuất mới hoàn toàn, được trang bị động cơ NK-32-02 mới cùng các hệ thống điện tử, kháng nhiễu, điều khiển vũ khí, định vị và điều khiển hiện đại. Chiếc đầu tiên đã cất cánh vào ngày 12/1/2022 Những nước sử dụng Nga Ukraine (đã ngừng hoạt động). Đặc điểm kỹ thuật (Tu-160) Tổ lái: 4 (phi công chính, phi công phụ, , người vận hành hệ thống phòng thủ). Chiều dài: 54.1 m (177 ft 6 in). Sải cánh Xòe (nghiêng 20°): 55.70 m (189 ft 9 in). Cụp (nghiêng 65°): 35.60 m (116 ft 10 in). Chiều cao: 13.10 m (43 ft 0 in). Diện tích Cánh xòe: 400 m² (4.310 ft²). Cánh cụp: 360 m² (3.875 ft²). Trọng lượng rỗng: 110.000 kg (242.500 lb). Trọng lượng chất tải: 267.600 kg (590.000 lb). Trọng lượng cất cánh tối đa: 275.000 kg (606.000 lb). Động cơ (phản lực): 4 × động cơ phản lực 2 luồng Kuznetsov NK-32 Lực đẩy chính: 137 kN. Lực đẩy quy đổi: 30.900 lbf. Lực đẩy tái đốt nhiên liệu: 245 kN (55.100 lbf). Tốc độ tối đa: Mach 2.05 (2.220 km/h, 1.380 mph). Tăng tốc độ tối đa: Ở độ cao lớn hơn. Tốc độ hành trình: 960 km/h. Tầm hoạt động: 12.300 km (6.640 nm, 7.640 mi) khi không tiếp nhiên liệu trong chuyến bay, vận tốc Mach 0,77, mang 6 tên lửa Kh-55SM và dự trữ nhiên liệu 5%. 10.500 km khi mang theo 40 tấn vũ khí. Hoặc 14.000 km khi mang theo 9 tấn vũ khí. Hoặc trên 12.000 km khi không mang theo vũ khí. Bán kính chiến đấu: 2.000 km ở tốc độ Mach 1,5. 7.300 km ở tốc độ cận âm. Tăng tầm hoạt động: Tiếp dầu trên không. Trần bay: 16.000 m. Trần bay quy đổi: 49.200 ft. Tốc độ lên: 70 m/s (13.780 ft/min). Chất tải: 743 kg/m² 152 (lb/ft²) với cánh cụp hết cỡ ra phía sau. Lực đẩy/Trọng lượng: 0.37. Trang bị vũ khí: 2 khoang chứa vũ khí bên trong 46.000 kg (88.200 lb), có thể gồm: Chú thích
Tupolev (tiếng Nga: Туполев) là một công ty hàng không và quốc phòng Nga. Tên chính thức của Tupolev là Công ty cổ phần công cộng Tupolev. Đây là công ty kế tục của Tupolev OKB hay Văn phòng thiết kế Tupolev nổi tiếng (OKB-156, phòng thiết kế với tiền tố Tu) do kỹ sư hàng không nổi tiếng Xô viết Andrei Tupolev đứng đầu. Chính phủ Nga hiện có kế hoạch hợp nhất Tupolev với các công ty sản xuất máy bay khác như Mikoyan, Ilyushin, Irkut, Sukhoi, và Yakovlev thành Tập đoàn Hàng không Hợp nhất. Giới thiệu Phạm vi hoạt động của PSC Tupolev gồm phát triển, chế tạo và sửa chữa các sản phẩm hàng không dân dụng và quân sự như máy bay và các hệ thống vũ khí. Nó cũng hoạt động mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa và hàng không hải quân. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, PSC Tupolev đã hoàn thành hơn 300 dự án. Hơn 18.000 máy bay Tupolev đã được sản xuất tại Liên Xô và Khối Đông Âu. Lịch sử Tupolev OKB do Andrei Nikolayevich Tupolev thành lập năm 1922. Các cơ sở của nó chỉ phục vụ nhu cầu nghiên cứu hàng không và thiết kế máy bay, việc chế tạo được giao cho các công ty khác. Tupolev OKB đã đảm nhiệm nghiên cứu toàn bộ các máy bay kim loại trong thập kỷ 1920. Trong số những thành quả lớn nhất ở giai đoạn này có loại máy bay ném bom hạng nặng, với thiết kế của Tupolev đạt tới mức tiêu chuẩn trong nhiều năm sau trong phát triển máy bay hạng nặng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiếc Tu-2 'Bat' bằng kim loại, hai động cơ là một trong những máy bay ném bom mặt trận tốt nhất của Liên Xô. Nhiều biến thể của nó đã được sản xuất với số lượng lớn từ năm 1942. Trong chiến tranh, thân máy bay được chế tạo bằng gỗ vì khan hiếm kim loại. Năm 1945, bốn chiếc Siêu pháo đài bay B-29 của Boeing đã hạ cánh xuống lãnh thổ Xô viết sau một phi vụ tại Nhật Bản. Chúng nhanh chóng được văn phòng thiết kế mô phỏng và hình thành nên loại máy bay ném bom chiến lược liên lục địa đầu tiên của Xô viết, chiếc Tu-4 'Bull' ("Bull" là tên hiệu của NATO), lần đầu tiên cất cánh năm 1947 và được sản xuất với số lượng đáng kể. Tu-4 là kiểu riêng biệt trong giai đoạn phát triển thời hậu chiến của Tupolev, nhiều chiếc máy bay quan trọng thời gian sau này có đặc tính kỹ thuật trái ngược với máy bay của Boeing. Tiếp sau loại máy bay này, Tupolev phát triển máy bay ném bom động cơ phản lực Tu-16 'Badger', dựa trên phiên bản phóng to của thân B-29/Tu-4, sử dụng cánh chéo phía sau nhằm có được tính năng hoạt động tốt nhất ở tộc độ thấp hơn tốc độ âm thanh. Khi máy bay dùng động cơ turbin phản lực không có đủ hiệu suất sử dụng nhiên liệu để hoạt động ở tầm liên lục địa thật sự, người Sô viết quyết định phát triển một máy bay ném bom mới, Tu-20 'Bear', thường được gọi là Tu-95. Cả loại máy bay này cũng dựa trên thân và thiết kế kết cấu của Tu-4, nhưng được trang bị bốn động cơ turbin phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-12 khổng lồ khiến nó vừa có tốc độ của máy bay phản lực vừa có tầm hoạt động lớn. Nó hiển nhiên trở thành loại máy bay ném bom liên lục địa của Sô viết, với tầm hoạt động liên lục địa và tính năng tương tự như máy bay phản lực. Ở nhiều khía cạnh, loại máy bay này tương tự với B-52 Stratofortress của Boeing, nó trở thành một máy bay ném bom chiến lược và đảm nhiệm nhiều vai trò khác, gồm cả trinh sát và chống tàu ngầm. Tu-16 được phát triển thành loại Tu-104 'Camel' dân sự, thỉnh thoảng là loại máy bay phản lực dân sự duy nhất hoạt động sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay De Havilland Comet. Tu-95 đã trở thành cơ sở phát triển cho loại máy bay chở khách tầm trung tới tầm xa duy nhất Tu-114 'Cleat', máy bay động cơ turbin phản lực nhanh nhất thế giới. Một đặc điểm chung ở các loại máy bay Tupolev hạng lớn dưới tốc độ âm thanh là những khoang chứa (pod) lớn phía sau cánh lái đuôi của cánh, giữ thiết bị hạ cánh máy bay. Nó cho phép máy bay sử dụng thiết bị hạ cánh chế tạo từ nhiều lốp áp suất thấp, rất có giá trị khi sử dụng trên những đường băng chất lượng thấp phổ biến ở Liên Xô thời đó. Ví dụ máy bay chở khách Tu-154 'Careless' của Liên Xô tương đương với chiếc Boeing 727 có 14 lốp, số lượng bằng với loại máy bay 777-200 lớn hơn của Boeing. Thậm chí trước khi các chuyến bay đầu tiên của Tu-16 và Tu-20/Tu-95 diễn ra, Tupolev đã nghiên cứu các máy bay ném bom hạng năng siêu thanh tốc độ cao, kết quả là loại Tu-98 'Backfin' không thành công. Dù máy bay đó không bao giờ được đưa vào sử dụng, nó đã trở thành cơ sở cho mẫu chiếc Tu-102 (sau này được phát triển thành interceptor Tu-28 'Fiddler') và chiếc Tu-105, sau này phát triển thành máy bay ném bom siêu thanh Tu-22 'Blinder' ở giữa thập kỷ 1960. Với ý định trở thành đối trọng của chiếc Convair B-58 Hustler, Tu-22 'Blinder' đã cho thấy khả năng của nó kém hơn, dù nó có thời gian phục vụ dài hơn loại máy bay Mỹ. Trong lúc ấy Phòng "K" đã được Tupolev lập ra, với nhiệm vụ thiết kế những máy bay trinh sát không người lái như Tu-139 và Tu-143. Thập kỷ 1960 là thời kỳ vươn lên nắm quyền của con trai A. N. Tupolev, là A. A. Tupolev. Nhiệm vụ của ông gồm phát triển loại máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên trên thế giới Tu-144 'Charger', máy bay chở khách thông thường Tu-154 'Careless' và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M 'Backfire'. Tất cả những phát triển đó đã cho phép Liên bang Xô viết hoàn thành mục tiêu thiết lập thế quân bằng chiến lược trong hàng không dân sự và quân sự với phương Tây. Trong thập kỷ 1970, Tupolev tập trung nỗ lực vào việc cải thiện tính năng của máy bay ném bom Tu-22M, các biến thể của nó gồm máy bay hoạt động trên biển. Cũng vì số lượng quá lớn của loại máy bay này dẫn tới các hiệp ước SALT I và SALT II. Hiệu năng và tính năng của Tu-154 đã được cải thiện tới đỉnh cao của nó ở chiếc Tu-154M. Trong thập kỷ 1980 phòng thiết kế này đã phát triển loại máy bay ném bom siêu thanh chiến lược Tu-160 'Blackjack'. Đặc điểm chính của nó là cánh biến đổi. Ở một số mặt Tu-160 có tính năng tốt hơn so với các đối thủ phương Tây như Rockwell B-1B Lancer, nhưng việc Liên Xô tan rã khiến sự phát triển của nó chậm lại và nhiều vấn đề trước đó không bao giờ được sửa chữa ở mức độ thích hợp. Thời hậu Xô Viết Cùng với sự chấm dứt Chiến tranh lạnh, công việc nghiên cứu tập trung vào máy bay dân sự dưới tốc độ âm thanh, chủ yếu là mức độ kinh tế trong vận hành và các loại nhiên liệu thay thế. Những phát triển gồm fly-by-wire, động cơ turbin cánh quạt phản lực có lỗ phun phụ hiệu suất cao hơn và hình dạng khí động học tiên tiến hơn đáp ứng yêu cầu máy bay vận chuyển thế kỷ 21 như loại Tu-204/Tu-214, Tu-330 và Tu-334. Những dự án hiện nay của Tupolev: phát triển thêm dòng Tu-204/214 và TU-334 phát triển máy bay vận tải Tu-330, máy bay tầm ngắn (regional) Tu-324 nghiên cứu những khía cạnh ứng dụng của máy bay dùng nhiên liệu thay thế hiện đại hóa Hàng không hải quân và Không quân Nga Các đời lãnh đạo Andrei Nikolayevich Tupolev là người lãnh đạo thiết kế tại Viện Thủy động lực học-Hàng không Trung tâm tại Mátxcơva (TsAGI) từ năm 1929 tới khi ông mất năm 1972. Văn phòng thiết kế này đã chế tạo hầu như toàn bộ máy bay ném bom và máy bay dân dụng. Alexei Tupolev, con trai của Andrei Tupolev, cũng là một nhà thiết kế máy bay tiếng tăm. Bản thiết kế nổi tiếng nhất của ông là chiếc máy bay chở khách siêu thanh Tu-144. Ông đã lãnh đạo Tupolev tới khi mất năm 2001. Máy bay Tupolev Văn phòng này đã thực hiện rất nhiều bản thiết kế. Những loại được đưa vào chế tạo hàng loạt có thể lên tới 4.500 chiếc như đối với Tu-2. Tuy nhiên, nhiều chiếc đã chết yểu sau giai đoạn thực nghiệm, với chỉ một số mẫu được chế tạo. Chúng bị từ bỏ vì những thay đổi trong quân sự hay tình hình chính trị. Nhiều biến thể thực nghiệm đó là những nấc thang dẫn tới thành công của những phiên bản chế tạo hàng loạt. Ở phương Tây, máy bay Sô viết thường được biết đến theo tên hiệu của NATO. Chúng được ghi chú ở bất kỳ nơi nào có thể. Máy bay thời kỳ đầu Tàu lượn Tupolev vào năm 1922. Máy bay dùng động cơ piston thời gian đầu ANT-1 - Máy bay đầu tiên của A.N.T. và là máy bay đầu tiên do Liên Xô chế tạo. Thiết kế dùng nhiều loại vật liệu. Công việc đã bắt đầu từ năm 1911. Lắp ráp từ năm 1922. Thử nghiệm đã bị bãi bỏ vì trục trặc động cơ. ANT-2 - Máy bay chở hai hành khách. Loại máy bay hoàn toàn kim loại đầu tiên của Xô viết. ANT-3/R-3 - Máy bay trinh sát hai tầng cánh, hai ghế ngồi. 1925. Khoảng 100 chiếc đã được sản xuất. ANT-3 Pervenets - tàu phóng ngư lôi (không phải là máy bay!). Nó được đưa xuống nước ngày 14 tháng 3 năm 1928. ANT-4/TB-1 - Máy bay ném bom hạng nặng một tầng cánh hoàn toàn kim loại, hai động cơ (M-17B). 1929. 212 đã được sản xuất. Có phiên bản chở hàng G-1. ANT-5 - Mẫu của máy bay chiến đấu I-4. Máy bay đầu tiên do Pavel Sukhoi thiết kế và bay lần đầu tiên vào năm 1927. 369 chiếc đã được sản xuất. I-4 đưa vào sử dụng năm 1928-1933. ANT-6/TB-3 - Phát triển bốn động cơ của TB-1. 1930. Có hai phiên bản chở hàng G-2. ANT-7/R-6/KR-6/MR-6 - Phát triển của TB-1 cho nhiệm vụ trình sát (R-6), "tuần tiễu" (máy bay chiến đấu hộ tống, KR-6), và tuần tra trên biển/máy bay phóng ngư lôi (MR-6). 1929. ANT-8/MDR-2 - Thủy phi cơ trinh sát tầm xa.1931. ANT-9/PS-9: Máy bay chở khách 3 động cơ, 1929. ANT-10/R-7: Mẫu thử máy bay ném bom/trinh sát hạng nhẹ, 1930. ANT-11/MTBT: Đề án tàu bay, 1929. ANT-12/I-5: Mẫu thử máy bay tiêm kích hai tầng cánh, 1930. Sau chế tạo với tên Polikarpov I-5. ANT-13/I-8: Mẫu thử tiêm kích/tiêm kích đánh chặn, phát triển từ ANT-12, 1930. ANT-14 Pravda - Máy bay tuyên truyền hạng lớn một tầng cánh, một động cơ. ANT-15/DI-3: Đề án máy bay tiêm kích hai chỗ, 1930. ANT-16/TB-4 - Phiên bản sáu động cơ của TB-3, thế hệ sau của ANT-20. ANT-17/TShB: Mẫu thử máy bay cường kích, 1933. ANT-18/TShB: Máy bay cường kích 2 động cơ, phát triển từ ANT-7. ANT-19: Đề án máy bay chở khách. ANT-20 Maxim Gorky - Máy bay chở hàng hạng nặng tám động cơ/máy bay tuyên truyền. ANT-21/MI-3 - Máy bay chiến đấu nhiều chỗ ngồi. Phát triển của R-6. 1932. ANT-22/MK-1 - Thủy phi cơ trinh sát bọc thép sáu động cơ. 1934. ANT-23/I-12 - Máy bay chiến đấu hai động cơ thử nghiệm được trang bị hai súng không giật 75mm. 1931. ANT-24/TB-4: Mẫu thử máy bay ném bom 4 chỗ được phát triển từ ANT-16, thế hệ trước của ANT-26, 1931. ANT-25 - Máy bay ném bom một tầng cánh, một động cơ tầm xa. Do Pavel Sukhoi thiết kế. ANT-25RD (RD viết tắt của "Rekord Dalnosty", ví dụ "Range Record") được sử dụng để ghi lại chuyến bay từ Mátxcơva tới San Jacinto, California, USA qua Bắc Cực - 10148 km. 1933. ANT-26/TB-6: Đề án máy bay ném bom hạng nặng 12 động cơ, 1932. ANT-27/MDR-4/MTB-1: Tàu bay tuần tra cho Hải quân Liên Xô, 1934. ANT-28: Phiên bản chở hàng của ANT-26. ANT-29/DIP-1: Tiêm kích 2 động cơ. Phát triển từ ANT-21, 1935. ANT-29 (II): Phiên bản chở khách của MTB-1. ANT-30/SK-1: Máy bay ném bom tốc đọcao/tiêm kích hộ tống hai động cơ, được phát triển từ R-6 và MI-3, 1933. ANT-31/I-14: Máy bay tiêm kích cánh đơn, 1935. ANT-32/I-13: Đề án tiêm kích một chỗ. ANT-33: Đề án máy bay chở khách. ANT-34/MI-4: Đề án máy bay tiêm kích nhiều chỗ. ANT-35/PS-35: ANT-36/DB-1: ANT-37/DB-2: ANT-38/VSB-1: ANT-39: ANT-40/SB/PS-40/PS-41: ANT-41/T-1/LK-1: ANT-42/TB-7: ANT-43: ANT-44/MTB-2: ANT-45/DIP: ANT-46/DI-8: ANT-47/I-20: ANT-48/SS: ANT-49: ANT-50: ANT-51: ANT-53: ANT-56/SRB: ANT-57/PB: ANT-58: ANT-59: Tu-2 "Bat" (ANT-60): Tu-4 "Bull" (còn gọi là ANT-68): B-4 Máy bay thử nghiệm Tu-1 (ANT-63P): Tu-6 (ANT-64): Tu-8 (ANT-69): Tu-10 "Frosty" (ANT-68): Tu-12 (còn gọi là Tu-77): Tu-18 (còn gọi là Tu-72): Tu-24: Tu-26: Tu-30: Tu-54: Tu-64: Tu-70 "Cart": Tu-71: Tu-73 (I): Tu-73 (II): Tu-74 (còn gọi là Tu-73R): Tu-75: Tu-76 (I): Tu-76 (II): Tu-76 (III) (còn gọi là Tu-4D): Tu-78: Tu-79 (I): Tu-79 (II): Tu-80: Tu-81 (I): Tu-81 (II): Tu-82 "Butcher": Tu-83: Tu-84: Tu-85 "Barge": Tu-86: Tu-87: Tu-88: Tu-89 (còn gọi là Tu-14R): Tu-90: Tu-91 "Boot": Tu-92: Tu-93: Tu-94: Tu-95LAL: Tu-96: Tu-97: Tu-98 "Backfin" (còn gọi là Tu-24): Tu-99: Tu-100: Tu-101: Tu-102: Tu-103: Tu-105: Tu-106: Tu-107: Tu-108: Tu-109: Tu-110 "Cooker": Tu-111: Tu-112: Tu-114: Tu-115 (còn gọi là Tu-114VTA): Tu-116: Tu-117: Tu-118: Tu-119: Tu-120: Tu-122: Tu-124: Tu-125: Tu-127 (I): Tu-127 (II): Tu-129: Tu-130: Tu-132: Tu-134: Tu-135 (I): Tu-135 (II): Tu-136 Zvezda: Tu-136 (II): Tu-136 (III): Tu-137 Sputnik: Tu-137 (II): Tu-138: Tu-148: Tu-155: Tu-156: Tu-161: Tu-164: Tu-174: Tu-184: Tu-194 (I): Tu-194 (II): Tu-206: Tu-216: Tu-244: Tu-334: Tu-2000: Máy bay ném bom và các kiểu quân sự khác Tu-14 "Bosun" (còn gọi là Tu-81) Tu-16 "Badger" Tu-20/Tu-95 "Bear" Tu-142 "Bear F/Bear J" Tu-22 "Blinder" Tu-22M/Tu-26 "Backfire" Tu-126 "Moss" Tu-160 "Blackjack" Máy bay tiêm kích đánh chặn Tu-28/Tu-128 "Fiddler" Máy bay chở khách/vận tải Tu-104 "Camel" Tu-114 Rossiya "Cleat" Tu-124 "Cookpot" Tu-134 "Crusty" Tu-144 "Charger" Tu-154 "Careless" Tu-204 Tu-214 Tu-234 Tu-225 Máy bay không người lái Tu-121 Tu-123 Yastreb-1, 1961 Tu-139 Yastreb-2 Tu-141 Yastreb-P Tu-141 Strizh Tu-143 Reis Tu-243 Reis-D Tu-300 Korshun Đề án máy bay PAK DA: n Tu-324: Tu-330: Tu-338: Tu-344: Tu-404: Tu-414: Tu-444: Aerosledge Tupolev A-3 Aerosledge
Sukhoi (tiếng Nga: Сухой) là một công ty sản xuất máy bay quân sự lớn của Nga. Được thành lập bởi Pavel Osipovich Sukhoi năm 1939 với cái tên Văn phòng thiết kế Sukhoi (OKB-51, văn phòng thiết kế, tiền tố Su), hiện được gọi là Công ty Sukhoi. Nó gồm Văn phòng thiết kế Sukhoi theo hình thức cổ phần nằm tại Moskva, Liên hiệp sản xuất hàng không Novosibirsk (NAPO), Liên hiệp sản xuất hàng không Komsomolsk-na-Amure (KnAAPO) và Công ty hàng không Irkutsk. Sukhoi có trụ sở tại Moskva. Finmeccanica đang mua lại 25% khu vực dân sự của Sukhoi. Chính phủ Nga hiện có kế hoạch hợp nhất Sukhoi với Mikoyan, Ilyushin, Irkut, Tupolev và Yakovlev thành một công ty mới với cái tên Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Hiện nay Su-24, Su-25, Su-24M, Su-27, Su-30, Su-33 hiện đang phục vụ trong Không quân và Hải quân Nga. Máy bay chiến đấu Sukhoi đã được cung cấp cho Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Đức, Syria, Algérie, Triều Tiên, Việt Nam, Afghanistan, Yemen, Ai Cập, Libya, Iran, Angola, Ethiopia và Peru. Tổng số hơn hai nghìn chiếc Sukhoi đã được cung cấp cho nước ngoài qua các hợp đồng mua bán. Với Su-26, Su-29 và Su-31 các model Sukhoi cũng là một trong những kiểu máy bay có tính năng cơ động tốt nhất thế giới. Sukhoi đã thiết lập các quan hệ đối tác với các công ty hàng không nước ngoài khác để tiến hành công việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình bằng việc cùng phát triển và chế tạo các loại máy bay cho thị trường dân sự. Ngoài ra Sukhoi cũng mua một số các thiết bị khoa học điện tử được phát triển bởi các công ty này để trang bị cho các chiến đấu cơ dùng cho xuất khẩu của mình để giải quyết tạm thời vấn đề thiếu phụ tùng. Theo phân tích của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (SAMTO) năm 2012 thì máy bay tiêm kích Su của hãng Sukhoi hiện chiếm vị trí số một về số lượng xuất khẩu trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015. Máy bay thành phẩm Su-2: 1937, máy bay ném bom hạng nhẹ Su-7 "Fitter" và "Moujik": máy bay cường kích Su-9 "Fishpot" và "Maiden": 1956, máy bay tiêm kích đánh chặn Su-11 "Fishpot-C": 1958, máy bay tiêm kích đánh chặn Su-15 "Flagon": 1962, máy bay tiêm kích đánh chặn Su-17/Su-20/Su-22 "Fitter": máy bay cường kích Su-24 "Fencer": 1970, máy bay cường kích/ném bom Su-25 "Frogfoot": 1975, máy bay cường kích Su-26: 1984, máy bay biểu diễn nhào lộn (dân dụng) Su-27 "Flanker": 1977, máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-29: 1991, máy bay biểu diễn nhào lộn (dân dụng) Su-30 Flanker-C: 1993, máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK-2 "Flanker-G": máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKK "Flanker-G": máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI "Flanker-H":máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-31: 1992, máy bay biểu diễn nhào lộn (dân dụng) Su-33 "Flanker-D": 1987, máy bay tiêm kích đa năng trên tàu sân bay Su-34/Su-32 "Fullback": 2006, "Platypus", máy bay tiêm kích Su-27M/Su-35 "Flanker-E": 1995, máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35BM: máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Sukhoi Su-57: máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-80: máy bay vận tải STOL Superjet 100: 2008, máy bay chở khách phản lực vùng Irkut MS-21: máy bay chở khách phản lực thân hẹp Máy bay thử nghiệm Su-1/I-330: 1940, tiêm kích tầng cao Su-3/I-360: 1942, Su-1 cải tiến Su-5/I-107: tiêm kích động cơ hỗn hợp Su-6: 1942, cường kích Su-8/DDBSh: 1943, cường kích Su-9: tiêm kích phản lực Su-10: ném bom phản lực Su-12: thám sát (1947) Su-15: tiêm kích đánh chặn Su-17: tiêm kích Sukhoi-Gulfstream S-21: mẫu thiết kế máy bay phản lực thương mại siêu âm [ Sukhoi KR-860: mẫu thiết kế máy bay phản lực hai tầng. Su-37 ("Terminator"): Su-35 cải tiến Su-28/Su-25UB: huấn luyện và trình diễn Su-25TM/Su-39: 1984, cường kích, thiết kế cho nhiệm vụ chuyên biệt chống tăng Su-38: máy bay nông nghiệp hạng nhẹ S-32/37: tiêm kích đa năng (được đặt tên mã Su-47) Su-47: máy bay thử nghiệm P-1: 1958, tiêm kích đánh chặn T-3: 1956, tiêm kích T-4/100: 1972, ném bom siêu âm, tương tự như khái niệm XB-70 Valkyrie, do Sukhoi phát triển trong thập niên 1960 và 1970. T-60S: ném bom tầm trung. Sukhoi/HAL FGFA: FGFA là đề án phát triển từ PAK FA, do Sukhoi OKB và HAL hợp tác phát triển cho Không quân Ấn Độ (FGFA là định danh chính thức cho phiên bản của Ấn Độ). Sukhoi Su-75:máy bay tiêm kích thử nghiệm Dự án máy bay Sukhoi S-54 Sukhoi Superjet 130 Ghi chú: Sukhoi OKB đã sử dụng lại các tên gọi cũ ở một số thời điểm, ví dụ: Su-9 từ 1946 và sau đó Su-9 từ 1956, loại sau này không được chế tạo nhiều. Các tên gọi của các kiểu máy bay mẫu được xác định dựa trên kiểu cánh. Cánh thẳng và cánh vuốt về phía sau được gọi với tiền tố "S", trong khi cánh tam giác (gồm cả cánh đuôi hình tam giác) có tiền tố "T". Ví dụ: S-37 và T-75. Máy bay không người lái Sukhoi Zond-1
Ilyushin (tiếng Nga: Илью́шин), hay Cục thiết kế Ilyushin là một hãng sản xuất và thiết kế máy bay của Nga (trước kia của Liên bang Xô viết) (văn phòng thiết kế với tiền tố Il), được thành lập bởi Sergey Vladimirovich Ilyushin. Cục thiết kế được thành lập vào ngày 13 tháng 1-1933 theo sắc lệnh của Bộ trưởng dân ủy Công nghiệp Nặng Liên Xô và là người đứng đầu của Ban công nghiệp hàng không là P.I.Baranov. Công nghiệp Hàng không Ilyushin là công ty con được thành lập vào năm 1992 với vai trò cung cấp dịch vụ khách hàng và tiếp thị của Ilyushin. Ilyushin đã phát triển các máy bay với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Chính phủ Nga đã sáp nhập Ilyushin với Mikoyan, Irkut, Sukhoi, Tupolev và Yakovlev thành một tổng công ty mới với tên gọi là Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Sản phẩm của Ilyushin Các máy bay đáng chú ý của Ilyushin bao gồm: I-21 DB-3 DB-4 Il-1 Il-2 Shturmovik Il-4 "Bob" Il-6 Il-8 Il-10 Shturmovik Il-12 "Coach" Il-14 "Crate" Il-16 Il-18 "Clam" (1946) Il-18 "Coot" Il-20M "Coot-A" Il-20 (1948) Il-22 (1947) Il-22 "Coot-B" Il-24 "Coot-C" Il-26 Il-28 "Beagle" và "Mascot" Il-30 Il-32 Il-34 Il-36 Il-38 "May" Il-40 "Brawny" Il-42 Il-46 Il-52 Il-54 "Blowlamp" Il-56 Il-62 "Classic" Il-64 Il-66 Il-66 Il-70 Il-72 Il-72 (1964) Il-74 Il-76 "Candid" A-50 Shmel A-60 Il-78 "Midas" Il-80 "Maxdome" Il-82 Il-84 Il-86 "Camber" Il-87 "Aimak" Il-90 Il-96 Il-98 Il-100 Il-102 Il-103 Il-106 Il-108 Il-112 Il-114 Il-118 Il-140 Il-196 UAC/HAL Il-214 Irkut MS-21 Hình ảnh
Sông Irkut (tiếng Nga: Иркут) là một con sông tại Buryatia và tỉnh Irkutsk ở Nga, sông nhánh tả ngạn của sông Angara. Chiều dài con sông là 488 km (tính từ đầu nguồn sông Irkut Đen). Lưu vực của nó rộng 15.780 km². Sông Irkut đóng băng vào cuối tháng 10 - giữa tháng 11 và bị băng che phủ cho tới tận cuối tháng 4 - đầu tháng 5. Thành phố Irkutsk nằm ở cửa sông Irkut, nơi hợp lưu với sông Angara. Lượng nước cung cấp cho sông này chủ yếu là tuyết núi cao và mưa. Sông Irkut Đen bắt đầu từ vùng núi Nuksu-Daban trên độ cao 1.875 m trên mực nước biển, chảy ra từ hồ Ilchir; sau khi hợp lưu với sông Irkut Trắng và Irkut Trung thì tên gọi chung là sông Irkut. Tiếp theo nó chảy dọc theo dãy núi Sayan Lớn, là dãy núi ngăn cách nó với Tunkinskye Goltsy, sau đó quay lại hướng đông, chảy trong khe núi. Đoạn sông này có nhiều ghềnh thác. Sau đó nó đổ vào sông Angara tại khu vực Irkutsk. Sông này có thể thả bè gỗ trôi theo dòng và phục vụ cho du lịch thủy.
Bài này nói về phòng thiết kế và nhà sản xuất máy bay. Về các nghĩa khác, xem Yakovlev (định hướng). Văn phòng thiết kế A.S. Yakovlev (tiếng Nga: КБ Яковлев) là một nhà sản xuất và thiết kế máy bay Nga (tiền tố văn phòng thiết kế Yak). Nó được thành lập năm 1934 dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế Alexander Sergeyevich Yakovlev với tên OKB-115 (văn phòng thiết kế co cơ sở chế tạo của riêng mình tại Cơ sở №115), nhưng ngày thành lập của nó được coi là ngày 12 tháng 5, 1927, ngày chuyến bay đầu tiên của chiếc AIR-1 được phát triển bởi Phòng thiết kế máy bay hạng nhẹ GUAP (Cơ quan đầu não công nghiệp hàng không) dưới sự giám sát của A.S.Yakovlev. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Yakovlev đã thiết kế và chế tạo một số máy bay chiến đấu rất nổi tiếng. Nó đã được hợp nhất vào Công ty hàng không Yak cùng với Công ty cổ phần hàng không Smolensk trong tháng 3, 1992, dù hai công ty vẫn tiếp tục hoạt động độc lập. Sau đó nó được tư nhân hóa và trở thành Công ty hàng không Yak. Chính phủ Nga hiện có kế hoạch hợp nhất công ty này với Mikoyan, Ilyushin, Irkut, Sukhoi và Tupolev thành một công ty với tên gọi là Liên đoàn hàng không hợp nhất. Công ty này là nhà thiết kế của Pchela (tiếng Nga, "bee", máy bay trinh sát không người lái) (bee). Cái tên "Yakovlev" thường được sử dụng ở phương Tây, nhưng ở Nga nó thường được viết tắt thành Yak (tiếng Nga: Як) như một phần của tên máy bay.
Lima (phát âm như "Lai-mơ"; IPA: ) là một thành phố thuộc Quận Allen, Ohio. Theo Thống kê Dân số năm 2000, thành phố này có 40.081 người. Nó là quận lỵ của Quận Allen. Lima nằm vào miền tây bắc Ohio, về phía bắc của Dayton dọc theo Đường 75; nó được thành lập vào năm 1831. Địa lý Lima tại 40°44′27″ vĩ bắc, 84°6′54″ kinh tây (40,740700, −84,114997). Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố này có tổng diện tích là 33,4 km² (12,9 dặm vuông). Trong đó, 33,1 km² (12,8 dặm vuông) là đất và 0,3 km² (0,1 dặm vuông) là mặt nước. Diện tích mặt nước chiếm 0,78% tổng diện tích. Lima tại ngã tư Bang lộ 309 (Xa lộ Lincoln ngày xưa) và Đường 75, đường này thay cho Xa lộ 25 Hoa Kỳ, một trong những quãng đường trong hệ thống Xa lộ Dixie. Dân tộc Theo thống kê dân số năm 2000, thành phố này có 40.081 người, 15.410 hộ, và 9.569 gia đình. Mật độ dân số là 1.210,9 người/km² (3.135,0 người/dặm vuông). Có 17.631 nhà ở, mật độ trung bình là 532,7 nhà/km² (1.379,0 nhà/dặm vuông). Trong thành phố này, có 69,30% là người da trắng, 26,48% là người da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,31% là người Mỹ da đỏ, 0,51% là người Á Châu, 0,01% là người dân đảo Thái Bình Dương, 0,97% là người thuộc một chủng tộc khác, và 2,42% là người lai. 1,97% của dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào đó. Có 15.410 hộ, trong đó 31,9% có trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi ở trong nhà, 37,3% là đôi vợ chồng ở với nhau, 19,7% có đàn bà đơn thân làm chủ hộ, và 37,9% hộ không phải là hộ gia đình. Có 32,1% hộ chỉ có một người, còn 12,6% hộ chỉ có một người 65 tuổi trở lên ở một mình. Cỡ hộ trung bình là 2,42 người, còn cỡ gia đình trung bình là 3,06 người. Trong thành phố này, 27,2% dân số chưa đến 18 tuổi, 11,5% dân số từ 18 đến 24 tuổi, 28,7% from dân số từ 25 đến 44 tuổi, 19,4% dân số từ 45 đến 64 tuổi, và 13,3% dân số đã 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình của dân số thành phố này là 33. Cho mỗi 100 nữ có 100,6 nam, cho mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, có 98,3 nam. Thu nhập trung bình hàng năm của hộ ở thành phố này là 27.067 đô la, và thu nhập trung bình hàng năm của gia đình là 32.405 đô la. Thu nhập trung bình hàng năm của nam giới là 29.149 đô la, của nữ giới là 22.100 đô la. Thu nhập trên đầu người hàng năm của thành phố là 13.882 đô la. Có 22,7% người và 19,2% gia đình có thu nhập dưới mức sống tối thiểu. Trong tất cả dân cư, 33,3% của những người chưa đến 18 tuổi và 14,3% của những người đã 65 tuổi trở lên đang dưới mức sống tối thiểu.
Chính quyền miền Nam là một từ thường được dùng để chỉ một chính thể quản lý một phần của một quốc gia khi nước đó bị chia cắt. Chính quyền miền Nam thường giao tranh với chính quyền miền Bắc để thống nhất quốc gia đó, hay là một chính quyền ly khai chưa được công nhận. Nó có thể chỉ đến một trong những chính thể sau: Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Triều Tiên Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) Hoa Kỳ Liên hiệp Các bang Mỹ (Confederate States of America): chính quyền ly khai tại miền nam Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến. Síp Cộng hòa Síp: chính quyền được quốc tế công nhận trên đảo, quản lý miền Nam, phân biệt với chính quyền ly khai ở miền Bắc. Gruzia Cộng hòa Nam Ossetia: chính quyền ly khai tại Nam Ossetia, Gruzia. Sudan Miền Nam Sudan: chính quyền tự trị tại miền Nam Sudan sau cuộc nội chiến Sudan kết thúc.
Lê Long Đĩnh (chữ Hán: 黎龍鋌 15 tháng 11 năm 986 – 19 tháng 11 năm 1009) là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi sau khi ám sát người anh trai là Lê Trung Tông để giành ngôi. Ông trị vì được 4 năm, từ năm 1005 đến năm 1009. Cái chết đột ngột của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay Lý Công Uẩn, người lập ra nhà Lý. Trong sử sách, Lê Long Đĩnh được nhắc đến là một ông vua dâm đãng, tàn bạo và độc ác, bị coi là điển hình của một hôn quân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng một số tình tiết về Lê Long Đĩnh là do thêu dệt, nhưng chỉ tập trung vào vấn đề "dâm loạn quá độ nên bị bệnh trĩ", vốn chỉ là lời đồn dân gian từ thời Hậu Lê. Xuất thân Lê Long Đĩnh còn có tên là Lê Chí Trung (黎至忠), sinh vào tháng 10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (tức ngày 15 tháng 11 năm 986) tại kinh đô Hoa Lư, là con trai thứ năm của Lê Đại Hành. Sử không chép rõ về tên của mẹ ông, chỉ ghi là Chi hậu Diệu nữ hoặc sơ hầu Di nữ, và ghi ông là em cùng mẹ với Nam Phong vương Lê Long Việt. Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ) chép rằng năm Hưng Thống thứ 4 (992), ông được Lê Đại Hành phong tước Khai Minh vương (開明王), cho thực ấp ở Đằng Châu (Hưng Yên ngày nay). Năm 1004, Kình Thiên đại vương Lê Long Thâu (con cả của Lê Đại Hành) mất, Lê Đại Hành lập Nam Phong vương Long Việt làm Hoàng thái tử, gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh đại vương, Lê Long Tích làm Đông Thành đại vương. Trước đó, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhận, Lê Long Đĩnh xin làm Thái tử, Lê Đại Hành có ý muốn cho, đình thần bàn nghị lập thứ mà không lập trưởng là không phải lễ, nhà vua bèn thôi. Tranh đoạt Hoàng vị Năm 1005, vua Lê Đại Hành băng hà ở điện Trường Xuân, Thái tử Lê Long Việt cùng với 3 người em khác là Đông Thành vương Lê Long Tích, Trung Quốc vương Lê Long Kính và người em cùng mẹ Khai Minh đại vương Lê Long Đĩnh tranh giành ngôi vị. Sách An Nam chí lược chép rằng: "Lê Hoàn đã chết, mấy người con đều tụ tập binh mã, chia đặt trại sách, quan thuộc ly tán, nhân dân lo sợ". Các bên giằng co trong 8 tháng, đất nước không có chủ. Tháng 10 năm 1005, Lê Long Việt đánh bại Đông Thành vương khiến Vương phải chạy vào đất Cử Long. Lê Long Việt lại đuổi bắt, Đông Thành vương chạy sang Chiêm Thành, chưa đến nơi thì bị người châu Thạch Hà giết ở cửa biển Cơ La. Lê Long Việt do đó lên ngôi, tức là Trung Tông Hoàng đế. Tuy nhiên, Trung Tông ở ngôi được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết chết. Bầy tôi đều chạy trốn hết, chỉ có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc. Theo Đại Việt sử ký, có nguồn dã sử chép lại chi tiết việc hành thích vua anh của Lê Long Đĩnh: "Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Mùa đông năm 1005, Lê Long Đĩnh xưng là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Văn Thần Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế (開天應運聖文神武則天崇道大勝明光孝皇帝), truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng thái hậu (興國廣聖皇太后). Một số nguồn cho rằng Lê Long Đĩnh truy hiệu cho vua anh Lê Long Việt là Trung Tông, tuy nhiên Đại Việt sử ký tiền biên lại cho rằng đó là hiệu do Lý Công Uẩn truy tôn: Sử cũ chép Đĩnh truy đặt tên thụy cho Ngoạ Triều là Trung Tông Hoàng đế. Nhưng lấy việc Lý Thái Tổ truy đặt tên thụy cho Ngọa Triều mà suy, thi cổ lẽ là triều Lý truy đặt tên thụy cho Trung Tông mới đúng sự thật. Cùng năm 1005, Ngự Bắc vương Lê Long Cân cùng Trung Quốc vương Lê Long Kính chiếm trại Phù Lan làm phản. Lê Long Đĩnh thân đi đánh, đến Đằng Châu, viên Quản giáp là Đỗ Thị đem việc người anh em họ ngoại là Lê Hấp Ni làm phản tâu lên. Long Đĩnh sai bắt tra hỏi, Hấp Ni và những kẻ dự mưu 12 người đều bị giết. Đến trại Phù Lan, người trong trại đóng cửa trại cố thủ. Đánh không hạ được, bèn vây chặt vài tháng, người trong trại hết lương ăn. Ngự Bắc vương tự biết kế cùng thế khuất, bèn bắt Trung Quốc vương đem nộp. Nhà vua bèn sai chém Trung Quốc vương, tha tội cho Ngự Bắc vương, rồi đem quân đánh Ngự Man vương Lê Long Đinh ở Phong Châu. Ngự Man vương phải chịu hàng. Quân về đến Đằng Châu, đổi tên châu ấy làm phủ Thái Bình. Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả. Chuyến đi này khi quân triều đình đánh nhau với người trại Phù Lan, chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua Lê Long Đĩnh về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh quân Cử Long. Năm 1006, nhà vua phong cho con trưởng là Sạ làm Khai Phong vương, con nuôi là Lê Thiệu Lý làm Sở vương cho ở bên tả; Lê Thiệu Huân làm Hán vương cho ở bên hữu. Ông còn có người con nuôi khác là Lê Ác Thuyên, phong làm Tam Nguyên vương vào năm 1008. Theo sử gia Ngô Thì Sĩ, hệ quả của việc anh em Long Đĩnh tranh giành ngôi vua đã khiến cho Lý Công Uẩn mạnh lên: Quân Tứ sương (do Lý Công Uẩn chỉ huy) chỉ đứng ngoài bên xem ai thành ai bại, để cho người họ khác vào nắm binh quyền, Công Uẩn dần dần mạnh lên, rồi họ Lý nổi lên không ai ngăn nổi. Sự nghiệp trị vì Ngoại giao Nghe tin Lê Đại Hành băng hà, một số quan lại ở vùng biên ải phía Nam của Trung Quốc đã dâng thư về triều, thúc giục Hoàng đế nhà Tống nhanh chóng lợi dụng cơ hội thuận tiện này để xuất quân sang đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống không nghe, cho rằng: Họ Lê thường sai con sang chầu, góc biển ấy vẫn được yên, chưa từng bất trung, bất thuận. Nay nghe tin Lê Hoàn mới mất, chưa có lễ thăm viếng mà đã vội đem quân đánh kẻ đang có tang, đó chẳng phải là việc làm của đấng vương giả. Năm 1006, Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo theo đúng như nhà Tống.<ref>Đại Việt sử lược, trang 107 chép: "Năm Đinh Vị (Mùi) tức năm 1007 Vua sửa định lại quan chế văn võ theo nhà Tống.</ref> Năm 1007, ông sai em là Minh Xưởng và Chưởng Thư ký là Hoàn Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng. Nhà Tống phong cho vua làm Giao Chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ và cho tên là Chí Trung, ban tước cho Minh Xưởng và Thành Nhã. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, năm 1009, ông lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu thuộc Trung Hoa, nhưng Tống đế chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng, là những nơi giáp vùng biên giới thôi. Theo An Nam chí lược, vua Tống cho rằng Giao Chỉ thường cướp phá vùng bờ biển nước Tống, nay cho buôn bán ở Ung Châu không tiện, cứ theo lệ cũ là trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Tống sử có ghi lại là "Chí Trung mới 26 tuổi nhưng tàn nhẫn bạo ngược bất pháp, người trong nước không theo", nhưng không ghi cụ thể những hành vi tàn nhẫn bạo ngược đó là gì. Phát triển kinh tế Khi Hoàng đế đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền: người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thể vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì, xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại. Khi ông đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện. Ông cũng sai dân Ái Châu đào kênh, đắp đường từ cửa Vân Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lũng. Thỉnh kinh về Đại Cồ Việt Sử chép: Mùa xuân năm Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng Thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin Cửu kinh và kinh sách Đại Tạng". Trong Việt Nam Phật giáo sử lược, thiền sư Thích Mật Thể viết: Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành [đúng ra là Ngọa Triều] sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thổ sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy. Cửu kinh gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ; là 9 bộ sách vĩ đại, nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên nhập vào Việt Nam theo con đường chính thức (trước đó các sách trên vẫn tồn tại trong giới nho sĩ) là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển. Dẹp loạn Lê Đế Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền đã 5 lần cầm quân đánh dẹp ở các vùng đất thuộc Hưng Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay: Lần thứ nhất (1005): dẹp tan bạo loạn, tranh giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người. Từ đấy về sau các Vương và giặc cướp đều hàng phục. Lần thứ hai (1005): khi quan quân đang đánh nhau với người ở trại Phù Lan chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Phù (Ninh Bình). Ông về đến sông Tham, đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long. Lần thứ ba (1008): đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long. Lần thứ tư (1008): đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu. Lần thứ năm (1009): tháng 7, đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Cái chết Lê Long Đĩnh cai trị được 4 năm, đến tháng 10, ngày Tân Hợi, năm Kỷ Dậu (tức ngày 19 tháng 11 năm 1009) thì qua đời, hưởng dương 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con trai là Lê Cao Sạ còn bé, Lê Minh Đề, Lê Minh Xưởng tranh cướp ngôi vua, bị Lý Công Uẩn giết. Dưới sự vận động và sắp đặt của quan Chi hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra triều đại nhà Lý. Sách An Nam chí lược chép:Tháng 3 năm thứ 3 (1010), Chí Trung (Lê Long Đĩnh) mất, có con mới mười tuổi, bị Lý Công Uẩn soán ngôi. Lúc ấy, sứ thần của Chí Trung còn ở Kinh sư, Chân Tông cho biết tin và nói nếu muốn để tang cũng cho phép. Sứ giả chỉ che mặt than khóc mà thôi.Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 (1010), Chí Trung mất, con còn nhỏ, em là Minh Đề, Minh Sưởng tranh ngôi. Công Uẩn đuổi và giết đi, tự lĩnh việc Giao Châu, xưng là An Nam Tĩnh Hải quân quyền Lưu hậu.Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục cho rằng tháng 10 năm 1009, Lê Long Đĩnh mất và cái chết của ông là hậu quả của sự hoang dâm, mê tửu sắc.Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 2. Riêng cuốn Đại Việt sử ký tiền biên của sử gia Ngô Thì Sĩ thì cho biết thêm có nguồn dã sử cho rằng Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi, và bản thân sử gia ủng hộ điều đó: Đại Việt sử ký toàn thư chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi được sư Vạn Hạnh nói về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua:"Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua". Sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình:Nhà Lê thay nhà Đinh, nhà Lý thay nhà Lê, nhà Trần thay nhà Lý,... nói cho cùng, cũng đều chưa khỏi tiếng cướp ngôi.An Nam chí lược của Lê Tắc cũng chép thái độ của Tống Nhân Tông khi Lý Công Uẩn cướp ngôi vua, sang Tống triều cống và xin chiếu chỉ:"Chí Trung bất nghĩa mà được ngôi, nay Công Uẩn bắt chước làm bậy, lại càng đáng ghét". Mặc dù trong chính sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc triều đình suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi và không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành nhưng ngày nay, một số tư liệu tìm thấy trong dân gian mà điển hình như sách Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch có đoạn chép: Tục truyền rằng nhà Tiền Lê có con vua Lê Đại Hành đóng giữ ở Công Trung, châu trị Diễn Châu chôn mẹ ở đó. Đến khi nhà Lý cướp ngôi nhà Lê bèn chiếm cứ châu ấy xưng vua. Vua Lý đánh mãi không được, bèn ngầm sai người quật huyệt ấy lên, rồi lại đánh thì phá được.Nhà Tiền Lê kết thúc, trải qua 3 đời, tồn tại 29 năm. Sách sử thời sau thường gọi Lê Long Đĩnh với hiệu Ngọa Triều Hoàng đế mà không cho biết nguồn gốc, cũng không nói đó có phải thụy hiệu hay không (Khâm định Việt sử Thông giám cương mục cho rằng đây không phải thụy hiệu). Riêng trong Đại Việt sử ký tiền biên lại cho rằng Lý Công Uẩn là người đã truy tôn cho Lê Long Đĩnh thụy hiệu đó. Ngô Thì Sĩ, chủ biên của Đại Việt sử ký tiền biên chỉ hoài nghi nhưng vẫn nhận xét điều này là một việc không tốt: Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên "Ngoạ Triều" cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng là vua thì hoặc gọi là phế đế, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ, hơn nữa Long Đĩnh cướp ngôi của anh mà được nước, thì nên theo cách chép của Cương mục vè Tề vương Trọng Quý, chỉ tước bỏ hiệu đế, vãn chép là Khai Minh Vương, không cho được tự xưng là "đế".Đánh giá Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Hưu nói:Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi, không phải là sự bất hạnh của nhà Lê, lỗi ở Đại Hành không sớm đặt Thái tử và do Trung Tông không biết phòng giữ từ khi mới chớm nên đến nỗi thế.Đại Việt sử lược viết về vua Lê Ngọa Triều:Niên hiệu Cảnh Thụy năm thứ 1 (1008), Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long, bắt được người Man và vài trăm con người, sai lấy gậy đánh, người Man đau quá kêu gào, nhiều lần phạm tên húy của Đại Hành, vua thích lắm. Lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu [Nghệ An] và châu Thiên Liễu, bắt được người thì làm chuồng nhốt vào rồi đốt.Vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng. Người ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết". Vua cả cười. Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải đến bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết. Lại bắt [tù nhân] treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây. Có khi vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi. Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiên vào để tự tay vua đâm chết đã, rồi sau mới giao cho người nấu bếp. Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Mão mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười rầm lên. Hoặc đêm đến vua sai làm thịt mèo để cho các tước vương xơi. Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tước vương đều mửa thốc mửa tháo. Mỗi khi đến buổi chầu thì sai những tên hề ra nói leo lẻo luôn mồm để làm khỏa lấp lời những ai bẩm bạch về việc gì. Lại thấy kẻ giữ cung làm món chả thì đến cùng người tranh nhau mà ăn...Một số ý kiến cho rằng những hành vi tàn nhẫn của Lê Long Đĩnh đã bị sử sách đời sau nói quá lên để tạo sự chính danh cho việc Lý Công Uẩn đoạt ngôi nhà Lê lập ra nhà Lý. Tuy nhiên, ngay cả Tống sử (bộ sử do Trung Quốc soạn thảo, tập hợp các tài liệu từ nhà Tống đương thời nên không cần thiên vị Lý Công Uẩn) cũng viết là "Chí Trung mới 26 tuổi nhưng tàn nhẫn bạo ngược bất pháp, người trong nước không theo". Điều này cho thấy tiếng ác của Lê Long Đĩnh đã truyền cả sang nước lân bang, không thể là ngụy tạo. Nghi vấn bệnh trĩ Trong Toàn thư thời Hậu Lê có ghi: "Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ", theo đó việc này chỉ là lời đồn dân gian (dã sử) đương thời. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thời Nguyễn cũng dẫn lại và khẳng định Lê Long Đĩnh vì mắc bệnh trĩ nên khi ra thiết triều phải nằm, vì vậy tục gọi là Lê Ngọa Triều. Sách Đại Việt sử ký tiền biên thời Tây Sơn hoài nghi tên hiệu này là do Lý Công Uẩn đặt ra để bôi nhọ. Trong có đoạn:Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là Phế đế, Mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngọa Triều" thì thô bỉ không căn cứ?Theo ý kiến của một số nhà khoa học ngày nay, bệnh trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo của thành tĩnh mạch và huyết động học vùng chậu, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành búi trĩ. Nếu các búi trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4. Bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẫu, các giải pháp này ở gần năm 1010 chưa có. Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường cũng có lời bình như sau: "Mùa đông tháng Mười chết mà trong năm đó Ngọa Triều còn ở trên công trường xây dựng đường sá, suy nghiệm ra một cách rất thực tế về việc dò tìm lối có thể qua sông dễ dàng. Mùa thu tháng Bảy ông còn ở trên chiến trường Nghệ An, bỏ đường thủy theo đường bộ về kinh đô,... Nói nhiều về tội của Ngọa Triều chỉ vì sử quan mang tính cách phe phái trong ghi chép: Họ oán giận chuyện Ngọa Triều róc mía trên đầu Tăng thống Quách Mão mà lại cố tình lỡ tay làm chảy máu, và cười! Toàn thư chỉ nói đến "nhà sư Quách Ngang" nhưng bấy nhiêu đó cũng là đủ kể tội Ngọa Triều rồi, vì mãi đến bây giờ khi nói về sự tàn ác của ông ta, có sách cũng chỉ viện dẫn đến chứng cớ ấy mà thôi." Nhà báo Hoàng Hải Vân trên báo Thanh niên điện tử cho rằng khó tin được Lê Long Đĩnh là người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" (ngọa triều) vì trong suốt thời gian ngắn 4 năm cầm quyền ông đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Lê Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng (trận vua đem quân đi đánh châu Hoan Đường, Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu 1009). Theo nhà báo này, cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng. Về thụy hiệu "Ngọa Triều", Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ nhất của nhà Nguyễn cho rằng cách gọi này không chính xác vì Long Đĩnh không có thụy hiệu:Long Đĩnh giết anh mà tự lập, hoang dâm thành bệnh, nằm mà coi chầu, nhân gọi là Ngọa Triều. Sử cũ chép là "Ngọa Triều Hoàng đế", có lẽ là theo tên gọi thời bấy giờ, chứ không phải là tên thụy. Chép vậy thật là trái thường quá lắm! Này, đã không có tên thụy, thì cứ chép thẳng tên thực, đó là biến lệ của sử Cương mục (Trung Quốc). Nay đổi lại, chép là "Đế Long Đĩnh" để cho hợp với ý nghĩa và thể lệ của Cương mục dẫn trên. Thờ cúng Lê Long Đĩnh được đúc tượng và thờ cúng cùng với vua cha Lê Đại Hành tại 4 địa điểm là đền Vua Lê Đại Hành ở khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), đền Lăng ở quê hương Liêm Cần; đình Yến ở xã Thanh Hà đều thuộc Thanh Liêm (Hà Nam) và Di tích quốc gia đình An Lãng, xã Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội. Hoàng đế Lê Long Đĩnh từng được Lê Đại Hành giao trấn giữ Đằng Châu, đồng thời là người khai sáng tên gọi phủ Thái Bình, nay là 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên nên ông cũng được nhân dân nhiều vùng 2 nơi này lập làm Thành hoàng làng thờ phụng. Thần tích đền Mây ở Hưng Yên, nơi thờ sứ quân Phạm Bạch Hổ có ghi đoạn liên quan đến vua như sau:Lê Long Đĩnh đang lúc làm Khai Minh vương, có thực ấp ở Đằng Châu, thường đến làng đó; thuyền đang đi giữa sông, đang lúc vua du lãm, bỗng nhiên ban ngày tối đen, mây kéo mù mịt, rồi gió mưa ào đến, ông bảo kiếm chỗ đậu tránh, thấy trên bờ cao có đền thờ mới hỏi người trong thôn rằng đền thờ ấy thờ thần gì. Thôn dân thưa là đền thờ thần Thổ Địa của Đằng Châu. Ông mới lớn tiếng bảo rằng:Thần như có linh thì làm thế nào cho lui được gió mưa khiến bên này tạnh, bên kia mưa thì ta mới tin là có linh nghiệm.Nói đoạn quả nhiên nửa sông gió, nửa sông mưa, vua khỏi bị ướt áo xiêm. Vua Lê Long Đĩnh rất lấy làm lạ, bảo trùng tu lại miếu cũ. Từ đó đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình.'' Trong văn hóa đại chúng
Uncyclopedia, "bách khoa toàn thư không có nội dung (content-free) mà ai cũng có thể sửa đổi", là cách nói nhại theo Wikipedia ("bách khoa toàn thư với nội dung tự do [free-content] mà ai cũng có thể sửa đổi"), mặc dù Uncyclopedia tuyên bố ngược lại (và cũng tuyên bố rằng Wikipedia tuyên bố ngược lại, và cứ như thế đến bất tận). Trang này được Jonathan Huang và người cộng tác không nêu tên (được nội bộ Uncyclopedia biết với biệt danh 'Stillwaters') cho ra đời vào tháng 1 năm 2005, và tuyên bố là dự án của Tổ chức Uncyclomedia giả tưởng. Sứ mệnh tự tuyên bố của Uncyclopedia là để cung cấp SPOV, hay Quan điểm trào phúng (Satirical Point of View). Tuy nhiên, dưới hình thức wiki nó thường đi trệch khỏi mục tiêu này, và cho ra đời các bài viết hài hước về mọi chủ đề, hầu hết trong đó không nhất thiết phải trào phúng. Lịch sử Uncyclopedia được Jonathan Huang ("Chronarion") cho ra đời vào tháng 1 năm 2005 như là nơi trào phúng về Wikipedia, và lúc đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của trang Những trò đùa dở tệ và những thứ vô nghĩa lý bị xoá khác trên Wikipedia tiếng Anh. Tuy nhiên nó không thông báo về chính nó trên Wikipedia, và trở thành một nơi dành cho các bài viết nhỏ có tính trào phúng trên những chủ đề tương ứng. Uncyclopedia nhanh chóng phát triển vượt quá khả năng của webhost ban đầu; vào ngày 26 tháng 5 năm 2005, nó được thông báo là sẽ được host bởi Wikia, Inc. Giấy phép và tên miền trang web vẫn được giữ nguyên. Nội dung trên Uncyclopedia được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 2.0. Tương tự các trang Wikia khác, cơ sở dữ liệu bài viết đầy đủ được cung cấp miễn phí để tải xuống trực tuyến. Tháng 1 năm 2006 Uncyclopedia có hơn 18.000 bài viết và lớn thứ 3 trong số wiki được host bởi Wikia. Nội dung Các mục từ trên Uncyclopedia thường mang tính giả tưởng, dựa một cách lỏng lẻo vào thực tế nhưng nhắm vào việc nhại lại. Một số bài viết đi kèm với hình ảnh thường là phiên bản hài hước của cái được miêu tả hoặc minh hoạ gây cười về hiện tượng. Một trò đùa lặp đi lặp lại là trích dẫn sai Oscar Wilde - hoặc là trích dẫn một câu nói nổi tiếng của ông nhưng sửa chữa chút ít để nhại sự lạm dụng câu nói đó, hoặc với một cụm từ hoàn toàn khác biệt với phong cách của ông. Ở đó có danh mục toàn bộ các lời trích dẫn Oscar Wilde tưởng tượng cũng như Undictionary, một "ick!tionary" (từ điển hủ lậu) cho truyện hài một dòng và "daffynitions" (định nghĩa dở hơi) đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, và UnNews, "nguồn thông tin sai lạc đến phút cuối". (Undictionary và UnNews nhại theo Wiktionary và Wikinews.) Steve Ballmer cũng trở thành chủ đề của các lời đùa tương tự khi ông được trích dẫn sai trên nhiều trang để đe doạ loại bỏ chủ đề bài viết - nhại lại lời đe doạ tiêu diệt Google ("fucking kill Google") của ông ta. Một kiểu đùa khác là "Những điều George Bush không quan tâm" để nhại lời chỉ trích của Kanye West rằng George Bush "không quan tâm đến người da đen."
Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể. Sinh lý học Các tuyến nội tiết và hormone Nam và nữ Vùng dưới đồi Tuyến yên Tuyến tùng Tuyến giáp trạng Tuyến cận giáp Tuyến ức Gan Tuyến tụy Tuyến thượng thận Tim Gan Dạ dày Ruột Nhau thai Thận Mô mỡ Leptin Estrogen (hầu hết là estrone) Riêng nam Tinh hoàn Androgen (hầu hết là testosterone) Riêng nữ Nang buồng trứng Thể hoàng buồng trứng Nhau (khi có thai) Progesterone Estrogens (hầu hết là estriol) Các bệnh nội tiết Suy thượng thận Suy tuyến giáp Suy tuyến yên Đái tháo đường Cường Giáp Các cơ quan nội tiết lan toả
Liên hoan phim Cannes lần thứ 59 diễn ra từ ngày 17 tới 28 tháng 5 năm 2006. Có 20 bộ phim từ 11 quốc gia tham gia tranh giải Cành cọ vàng. Trưởng ban giám khảo liên hoan là ông Vương Gia Vệ, đạo diễn người Trung Quốc đầu tiên từng đảm nhiệm chức vụ này. Đạo diễn người Anh Ken Loach đã giật giải Cành cọ vàng với bộ phim The Wind That Shakes the Barley. Những người chiến thắng khác tại liên hoan gồm có Pedro Almodóvar (Kịch bản xuất sắc nhất cho phim Volver) và Alejandro González Iñárritu (Đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Babel). Đây cũng là lần đầu tiên sau ba năm không có một bộ phim, nam/nữ diễn viên hay nhà làm phim nào của Mỹ thắng giải tại Cannes. Liên hoan phim khai mạc với buổi chiếu ra mắt tác phẩm Mật mã Da Vinci dựa trên tiểu thuyết của Dan Brown. Transylvania của Tony Gatlif là tác phẩm chiếu bế mạc liên hoan. Paris, je t'aime chiếu khai mạc ở hạng mục Un Certain Regard. Giám khảo Tranh cử chính Dưới đây là những nhân vật được bổ nhiệm vào ban giam khảo phần tranh cử chính của liên hoan phim năm 2006: Vương Gia Vệ (Hồng Kông) – Trưởng ban giám khảo Helena Bonham Carter (Liên hiệp Anh) Monica Bellucci (Ý) Samuel L. Jackson (Mỹ) Patrice Leconte (Pháp) Lucrecia Martel (Argentina) Tim Roth (Liên hiệp Anh) Elia Suleiman (Palestine) Chương Tử Di (Trung Quốc) Un Certain Regard Dưới đây là những nhân vật được bổ nhiệm vào ban giám khảo hạng mục Un Certain Regard năm 2006: Monte Hellman (đạo diễn) (Mỹ) Trưởng ban giám khảo Jean-Pierre Lavoignat (nhà phê bình) (Pháp) Lars-Olav Beier (nhà phê bình) (Đức) Laura Winters (nhà phê bình) (Mỹ) Marjane Satrapi (tác giả) (Iran) Maurizio Cabonat (nhà phê bình) (Ý) Cinéfondation và phim ngắn Dưới đây là những nhân vật được bổ nhiệm vào ban giám khảo của hạng mục Cinéfondation và phim ngắn: Andrei Konchalovsky (đạo diễn) (Nga) Trưởng ban giám khảo Daniel Brühl (nam diễn viên) (Đức) Sandrine Bonnaire (nữ diễn viên) (Pháp) Souleymane Cissé (đạo diễn) (Mali) Tim Burton (đạo diễn) (Mỹ) Zbigniew Preisner (nhà soạn nhạc) (Ba Lan) Máy quay vàng Dưới đây là những nhân vật được bổ nhiệm làm giám khảo của Máy quay vàng 2006: Luc và Jean-Pierre Dardenne (đạo diễn) (Bỉ) Trưởng ban giám khảo Alain Riou (nhà phê bình) (Pháp) Frédéric Maire (chủ tịch của Liên hoan Locarno) (Thụy Sĩ) Jean-Paul Salomé (đạo diễn) (Pháp) Jean-Louis Vialard (nhà quay phim) (Pháp) Jean-Pierre Neyrac (kĩ thuật viên) (Pháp) Luiz Carlos Merten (nhà phê bình) (Brazil) Natacha Laurent (giám đốc cinémathèque của Toulouse) (Pháp) Danh sách phim tranh giải Tranh cử chính (Cành cọ vàng) Dưới đây là những bộ phim điện ảnh tranh giải Cành cọ vàng: Người và phim chiến thắng Cành cọ vàng được in nổi. Un Certain Regard Dưới đây là các bộ phim được lựa chọn tranh cử Un Certain Regard: 2:37 của Murali K. Thalluri 977 của Nikolay Khomeriki Bled Number One của Rabah Ameur-Zaïmeche French California (La Californie) của Jacques Fieschi Giang thành hạ nhất của Vương Siêu Murderers (Meurtrières) của Patrick Grandperret The Page Turner (La Tourneuse de pages) của Denis Dercourt Paraguayan Hammock (Hamaca paraguaya) của Paz Encina Paris, je t'aime của Gurinder Chadha, Bruno Podalydès, Gus Van Sant, Anh em nhà Coen, Walter Salles, Daniela Thomas, Christopher Doyle, Isabel Coixet, Suwa Nobuhiro, Sylvain Chomet, Alfonso Cuarón, Olivier Assayas, Oliver Schmitz, Richard LaGravenese, Vincenzo Natali, Wes Craven, Tom Tykwer, Gérard Depardieu, Frédéric Auburtin, Alexander Payne Re-cycle (Gwaï wik) của Oxide Pang & Danny Pang Retrieval (Z odzysku) của Sławomir Fabicki Salvador của Manuel Huerga A Scanner Darkly của Richard Linklater Serambi của Garin Nugroho, Tonny Trimarsanto, Viva Westi, Lianto Luseno Suburban Mayhem của Paul Goldman Taxidermia của György Pálfi Ten Canoes của Rolf de Heer To Get to Heaven, First You Have to Die (Bihisht faqat baroi murdagon) của Jamshed Usmonov The Unforgiven (Yongseobadji mothan ja) của Yoon Jong-bin Uro của Stefan Faldbakken The Violin (El violin) của Francisco Vargas The Way I Spent the End of the World (Cum mi-am petrecut sfârşitul lumii) của Cătălin Mitulescu The Wedding Director (Il regista di matrimoni) của Marco Bellocchio You Am I của Kristijonas Vildziunas Phim không tranh giải Dưới đây là những bộ phim được trình chiếu song không tranh giải: An Inconvenient Truth của Davis Guggenheim Avida của Benoît Delépine Bamako của Abderrahmane Sissako Boffo! Tinseltown's Bombs and Blockbusters của Bill Couturié The Boy on the Galloping Horse (Chlopiec na galopujacym koniu) của Adam Guziński Clerks II của Kevin Smith A Curtain Raiser (Un lever de rideau) của François Ozon Mật mã Da Vinci của Ron Howard El-banate dol của Tahani Rached Xã hội đen 2 của Đỗ Kỳ Phong Halim của Sherif Arafa The House Is Burning của Holger Ernst I Only Wanted to Live (Volevo solo vivere) của Mimmo Calopresti Ici Najac, à vous la terre của Jean-Henri Meunier Nouvelle chance của Anne Fontaine Over the Hedge của Tim Johnson, Karey Kirkpatrick Requiem for Billy the Kid của Anne Feinsilber Room 666 (Chambre 666) của Wim Wenders Les signes của Eugène Green Shortbus của John Cameron Mitchell SIDA của Gaspar Noé Ngụy ty của Tô Chiếu Bân Sketches of Frank Gehry của Sydney Pollack Stanley's Girlfriend của Monte Hellman Transylvania của Tony Gatlif United 93 của Paul Greengrass The Water Diary của Jane Campion X-Men: The Last Stand của Brett Ratner Zidane: A 21st Century Portrait (Zidane, un portrait du 21e siècle) của Philippe Parreno và Douglas Gordon Cinéfondation Dưới đây là những phim ngắn được lựa chọn tranh giải Cinéfondation: Doorman của Etienne Kallos Een ingewikkeld verhaal, eenvoudig verteld của Jaap van Heusden Elastinen parturi của Milla Nybondas Emile's Girlfriend (Ha'chavera shell Emile) của Nadav Lapid Even Kids Started Small của Yaniv Berman Firn của Axel Koenzen Ge & Zeta của Gustavo Riet Une goutte d'eau của Deniz Gamze Ergüven Graceland của Anocha Suwichakornpong Hunde của Matthias Huser Jaba của Andreas Bolm Justiça ao insulto của Bruno Jorge Mother của Siân Heder Mr. Schwartz, Mr. Hazen & Mr. Horlocker của Stefan Mueller Snow của Dustin Feneley Tetris của Anirban Datta Le virus của Ágnes Kocsis Phim ngắn Dưới đây là những phim ngắn tranh giải Cành cọ vàng cho phim ngắn: Banquise của Cédric Louis, Claude Barras Conte de quartier của Florence Miailhe Film noir của Osbert Parker Nature's Way của Jane Shearer O monstro của Eduardo Valente Ongeriewe của Robin Kleinsmidt Poyraz của Belma Bas Primera nieve của Pablo Aguero Sexy Thing của Denie Pentecost Sniffer của Bobbie Peers Cannes Classics Hạng mục Cannes Classics ghi dấu di sản điện ảnh, những bộ phim được tái khám phá, phục chế và bản chiếu rạp, truyền hình hoặc DVD của những bộ phim vĩ đại trong quá khứ. Tribute India Song của Marguerite Duras (1975) Sergei Eisenstein Hommage A Sergei Eisensten (02:17) Bezhin Meadow (Bejin lug) của Sergei Eisenstein (phim ngắn 1936) Alejandro Jodorowsky The Holy Mountain (1973) El Topo (1970) Carol Reed A Kid for Two Farthings (1955) The Fallen Idol (1948) Odd Man Out (1947) The Way Ahead (1944) Seance John Ford / John Wayne (03:22) Norman McLarenProgramme McLaren (01:30)Norman McLaren's Opening Speech với Arthur Lipset (phim ngắn 1961)Begone Dull Care (phim ngắn 1949) với Evelyn LambartBlinkity Blank (phim ngắn 1955)A Chairy Tale (phim ngắn 1957) với Claude JutraHen Hop (phim ngắn 1942)Lines horizontal (phim ngắn 1962) với Evelyn LambartMail Early (phim ngắn 1941)Le merle (phim ngắn 1958)Neighbours (phim ngắn 1952)Pas de deux (phim ngắn 1968)La poulette grise (phim ngắn 1947)Stars and Stripes (phim ngắn 1940)Synchromy (phim ngắn 1971) Phim tài liệu về điện ảnhIl était une fois...Rome ville ouverte của Marie Genin, Serge JulyJohn Ford / John Wayne: The Filmmaker and the Legend của Sam PollardMarcello, una vita dolce của Annarosa Morri, Mario Canale Phim phục chếThe 14 Amazons (Thập tứ nữ anh hào, 十四女英豪) của Khang Ái Đức (1972)Blast of Silence của Allen Baron (1961)Cabiria của Giovanni Pastrone (1914)Estate Violenta của Valerio Zurlini (1959)The Hussy (La Drolesse) của Jacques Doillon (1978)Harvest: 3,000 Years (Mirt Sost Shi Amit) của Haile Gerima (1975)The Last Adventure (Les Aventuriers) của Robert Enrico (1967)Monte Cristo của Henri Fescourt (1929)Le mystère de la tour Eiffel của Julien Duvivier (1927)Nausicaa của Thung lũng gió (Kaze no Tani no Naushika) của Miyazaki Hayao (1984)October: Ten Days That Shook the World (Oktyabr) của Sergei Eisenstein, Grigori Aleksandrov (1927)Platoon của Oliver Stone (1986)Rome, Open City (Roma città aperta) của Roberto Rossellini (1945)The Searchers của John Ford (1956)La Terra Trema của Luchino Visconti (1948) Kết quả Giải chính thức Dưới đây là những bộ phim và nhân vật giành giải chính thức của liên hoan phim Cannes 2006: Cành cọ vàng: The Wind That Shakes the Barley của Ken Loach Giải thưởng lớn: Flandres của Bruno Dumont Đạo diễn xuất sắc nhất: Alejandro González Iñárritu cho phim BabelKịch bản hay nhất: Pedro Almodóvar cho phim VolverNữ diễn viên xuất sắc nhất: Chus Lampreave, Yohana Cobo, Carmen Maura, Lola Dueñas, Blanca Portillo, Penélope Cruz cho các vai diễn của họ trong phim Volver của Pedro Almodóvar Nam diễn viên xuất sắc nhất: Jamel Debbouze, Samy Naceri, Sami Bouajila, Roschdy Zem, Bernard Blancan cho các vai diễn của họ trong phim Days of Glory (Indigènes) của Rachid Bouchareb Giải của Ban Giám khảo: Red Road của Andrea Arnold Un Certain Regard Prix Un Certain Regard: Giang thành hạ nhật của Vương Siêu Giải Un Certain Regard đặc biệt của ban giám khảo: Ten Canoes của Rolf de Heer Prix d’interprétation féminine: Dorotheea Petre trong phim The Way I Spent the End of the World (Cum mi-am petrecut sfârşitul lumii) Prix d’interprétation masculine: Ángel Tavira trong phim The Violin (El violin) Prix du Président du Jury Un Certain Regard: Meurtrières của Patrick Grandperret Cinéfondation Giải nhất: Ge & Zeta của Gustavo Riet Giải nhì: Mr. Schwartz, Mr. Hazen & Mr. Horlocker của Stefan Mueller Giải ba: Mother của Siân Heder & Le virus của Máy quay vàng Giải máy quay vàng: 12:08 East of Bucharest của Corneliu Porumboiu Phim ngắn Giải Cành cọ vàng cho phim ngắn: Sniffer của Bobbie Peers Giải của ban giám khảo: Primera nieve của Pablo Aguero Trao tặng đặc biệt: Conte de quartier'' của Florence Miailhe
Khu vực sinh thái Indomalaya trước đây được gọi là khu vực sinh thái Đông Dương. Nó trải rộng từ khu vực Makran ở miền nam Pakistan qua tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á tới các vùng đất thấp ở miền nam Trung Quốc, và qua Indonesia tới Java, Bali và Borneo, phía đông của nó nằm trên đường Wallace, ranh giới sinh thái được đặt theo tên của Alfred Russel Wallace, là người đã tách Indomalaya ra khỏi Australasia. Indomalaya còn bao gồm cả Philipin, vùng đất thấp của Đài Loan và quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản. Phần lớn khu vực sinh thái Indomalaya nguyên thủy được che phủ bởi rừng, chủ yếu là các rừng ẩm ướt lá bản rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó rừng khô lá bản rộng nhiệt đới và cận nhiệt đới chiếm đa số ở Ấn Độ và một phần của Đông Nam Á. Các rừng ẩm nhiệt đới của Indomalaya chủ yếu là các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Malesia là một tiểu khu vực thực vật nằm trên ranh giới giữa Indomalaya và Australasia. Nó bao gồm cả bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Indonesia (gọi là Sundaland), Philipin, các đảo miền đông Indonesia và New Guinea. Trong khi khu vực này có nhiều điểm chung về hệ thực vật với cả khu sinh thái Indomalya thì lại rất khác về hệ động vật; Sundaland chia sẻ hệ động vật với châu Á đại lục, trong khi các đảo phía đông của đường Wallace hoặc là không có các động vật có vú như đất liền hoặc là quê hương của các động vật đất liền có nguồn gốc từ Australia, bao gồm cả các loài thú có túi và các loài chim thuộc bộ chim chạy. Một trong các bộ động vật có vú, bộ Cánh da (Dermoptera), là đặc hữu của khu vực sinh thái này, cũng như các họ Đồi (Tupaiidae, thuộc bộ Nhiều răng (Scandentia)) và Vượn (Hylobatidae, thuộc bộ Linh trưởng (Primates)). Các loài động vật có vú lớn đặc trưng cho Indomalaya bao gồm báo hoa mai, hổ, trâu, voi châu Á, tê giác Ấn Độ, tê giác Java, heo vòi Mã Lai, vượn người, vượn và vượn Tarsius (cận bộ Tarsiiformes). Indomalaya có ba họ chim đặc hữu, là các họ Chim xanh (Irenidae), họ Cu rốc (Megalaimidae) và Rhabdornithidae (sẻ Philipin). Các loài gà lôi (họ Phasianidae), chim đuôi cụt (họ Pittidae), khướu (họ Timaliidae) và chim sâu (họ Dicaeidae) cũng là đặc trưng của khu vực sinh thái này. Hệ thực vật của Indomalaya là sự hỗn hợp các thành phần từ các siêu lục địa cổ là Laurasia và Gondwana. Các thành phần thuộc Gondwana được đưa tới từ Ấn Độ, khi tiểu lục địa này tách ra khỏi Gondwana khoảng 90 triệu năm trước, mang theo cùng với nó các hệ thực-động vật có nguồn gốc Gondwana về phía bắc, trong đó bao gồm cả cá rô phi (Cichlidae) và các họ thực vật có hoa như họ Lôi (Crypteroniaceae) và có thể là cả họ Dầu (Dipterocarpaceae). Tiểu lục địa này va chạm với châu Á khoảng 30-45 triệu năm trước và dẫn tới sự trao đổi các loài. Muộn hơn, khi mảng kiến tạo Australia-New Guinea trôi dạt về phía bắc, sự va chạm giữa các mảng kiến tạo Australia và châu Á đã làm nổi lên các đảo Wallacea, cách biệt với nhau chỉ bằng các eo biển hẹp, cho phép có sự trao đổi thực vật giữa Indomalaya và Australasia. Các loài thực vật rừng mưa châu Á khi đó như các loài dầu, vượt qua Wallacea tới New Guinea, và một số loài trong các họ thực vật của Gondwana, bao gồm kim giao (họ Podocarpaceae) và bách tán (chi Araucaria), đã từ Australia-New Guinea chuyển sang phía tây vào miền tây Malesia và Đông Nam Á. Khu vực sinh thái đất liền
Nhạc trẻ (đôi khi còn được gọi là nhạc xanh) là hiện tượng âm nhạc xuất hiện ở miền Nam vào đầu thập niên 1960, ảnh hưởng bởi âm nhạc đương đại của châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các bài hát nhạc trẻ có giai điệu trẻ trung, giao thoa với âm nhạc đương đại thế giới, thường chơi với nhạc cụ điện tử. Ở phương Tây thì chỉ có phân chia nhạc cổ điển - nhạc nhẹ - nhạc dân gian, chứ không có khái niệm nhạc trẻ. Nhưng ở Việt Nam thì riêng thanh nhạc, lại hay phân chia nhạc phong cách thính phòng (tức ca khúc thính phòng, không nhầm lẫn nhạc thính phòng với nghĩa là một nhánh nhạc cổ điển), phong cách nhạc nhẹ (bao gồm cả nhạc trẻ, một phần lớn nhạc trữ tình) và phong cách dân gian. Các bài hát nhạc trẻ thời mới du nhập đó thường là giai điệu đơn giản, dễ nhớ, điệu Chachacha, Disco, Twist, thậm chí Fox, Tango (các nhạc sĩ nhạc nhẹ trong nước thập niên 1980 cũng hay sử dụng các điệu này), có thể chất rock hay pop ballad, jazz..., thiên về sự cân đối nhịp nhàng, rất khác với nhạc trẻ hiện đại đa số là Pop và Rock có sự phá cách, các thể loại khác như nhạc dance hay hiphop... Nhạc trẻ thường coi trọng về giai điệu hơn là ca từ (thiên sự bình dân), có tính giải trí cao, thường có sự đổi mới, phá cách, không dập khuôn các khuôn mẫu sẵn có chặt chẽ cầu kỳ như nhạc cổ điển,... Khái niệm và ý nghĩa Khái niệm "nhạc trẻ" xuất hiện đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết Tuổi Choai Choai của nhà báo Trường Kỳ và trở nên thông dụng sau cuốn phim Thế giới Nhạc Trẻ sản xuất bởi Jo Marcel, tuy nhiên chính tác giả cũng không giải thích rõ ý nghĩa rõ ràng khái niệm này. Danh từ "nhạc trẻ" có thể hiểu theo 3 cách: Thứ âm nhạc non trẻ, mới ra đời (tác giả Nguyễn Thủy trên tạp chí Âm nhạc và Thời đại). Thứ âm nhạc do những người trẻ tự sáng tác và biểu diễn (ý kiến Nhạc sĩ Thế Bảo). Thứ âm nhạc dành cho giới trẻ, mang phong cách pop/rock trẻ trung, sôi nổi. Cả ba ý nghĩa này đều có thể áp dụng cho nhạc trẻ tuy nhiên lại không được chính xác. Trước khi nhạc trẻ ra đời thì đã có tên gọi dành cho thể loại âm nhạc mới du nhập từ phương Tây như twist hay rock'n roll với phong cách giật gân, sôi động là "nhạc kích động". Theo nhà báo Trường Kỳ, ông đưa ra khái niệm này để dành cho tất cả thứ âm nhạc "trẻ" cả về âm nhạc lẫn công chúng và nghệ sĩ biểu diễn, sáng tác, thứ âm nhạc trẻ trung, tươi mới, tự do. Thực tế, nhạc trẻ bao gồm âm nhạc từ loại pop/rock nhẹ nhàng của Bread và The Carpenters, cho đến những bài hát yéyé của Pháp, và rock nặng (heavy rock) của Mĩ. Nhạc trẻ cũng để phân biệt với Nhạc vàng, nhạc tiền chiến, nhạc tình, nhạc đỏ ... Năm 1971, đêm đại hội nhạc trẻ lớn chính thức được diễn ra tại sân vận động Hoa Lư, với gần 20 ban nhạc quốc tế của Mỹ, Phillippines và Việt Nam, với sự chủ tọa của bà đệ nhất phu nhân Nguyễn Văn Thiệu và sự hợp tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Một năm sau, một đại nhạc hội nhạc trẻ khác được tổ chức tại Thảo Cầm Viên với sự ủng hộ của rất đông khán giả. Năm 1973 là năm nở rộ của phong trào nhạc trẻ. Bắt đầu bằng việc xuất hiện những ca khúc nhạc ngoại lời Việt của Phạm Duy cùng các nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hồng. Tiếp theo đó là sự ra đời của những ca khúc nhạc trẻ tiếng Việt của Tùng Giang, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Phạm Duy, Ngọc Chánh. Cũng trong năm này, Phạm Duy, Ngọc Chánh và Thanh Lan đi dự Đại hội âm nhạc quốc tế tại Tokyo, tại đây bản nhạc trẻ Tuổi biết buồn của Phạm Duy được lọt vào chung kết. Thuộc thế hệ nhạc sĩ đi trước từ rất lâu, nhưng Phạm Duy vẫn được coi là người đứng đầu của phong trào nhạc trẻ với sự ủng hộ, nâng đỡ cũng như những đóng góp lớn, đáng kể như việc ông tham gia Việt hóa những ca khúc trẻ ngoại quốc, trong đó số lượng những ca khúc nhạc ngoại lời Việt của Phạm Duy được cho là nhiều và thành công nhất thời này. Sau 1975 khi Việt Nam thống nhất, dưới tác động của xã hội và công chúng, thì cái tên "nhạc trẻ" không còn được sử dụng nữa. Những nhạc sĩ nhạc trẻ như Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng... và những nhạc sĩ khác như Nguyễn Ngọc Thiện, Từ Huy, Nguyễn Văn Hiên, Vy Nhật Tảo... với những sáng tác trẻ trung đã gia nhập phong trào Ca khúc chính trị và nhạc trẻ cũng phát triển dưới tên gọi "Ca khúc chính trị". Thời gian này nhạc trẻ bị cấm, Nhà nước cho nó là sản phẩm văn hóa thực dân mới, hướng người nghe đến cuộc sống hưởng thụ cá nhân không có lợi cho xây dựng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên xét về giai điệu vẫn có một số ca khúc có tính trẻ trung sôi nổi. Đến những năm 1985-1986, thì "nhạc trẻ" lại dần thay thế bằng khái niệm "nhạc nhẹ". Khái niệm này được sử dụng nhiều trong các báo chí, phương tiện đại chúng và cả trong các cuộc thi, liên hoan... và xuất hiện những danh từ như ca sĩ nhạc nhẹ, phong cách nhạc nhẹ, ban nhạc nhẹ. Danh từ "nhạc nhẹ", xuất hiện sau năm 1975, được dùng thay cho "nhạc hoà tấu" (ở tiếng Anh, light music được dùng để chỉ light orchestral music tức là hoà tấu nhẹ). Sau này nó dành để thay thế cho nhạc pop/rock, nhạc phổ thông dành cho đa số công chúng và cũng dần đồng hoá với nhạc trẻ. Sau thập niên 2000, xuất hiện những khái niệm mới như âm nhạc đương đại, nhạc thị trường, dân gian đương đại... Lúc này, nhạc trẻ (nhạc nhẹ) đã trở thành một khái niệm lớn, dành để chỉ âm nhạc quần chúng và là một trong 3 mảng lớn của thanh nhạc Việt Nam hiện nay (ca khúc thính phòng, nhạc mang âm hưởng dân gian, nhạc nhẹ). Âm nhạc hội nhập nhiều hơn với thế giới, ngoài Pop Ballad, Rock mang tính đại chúng, có cả nhạc Jazz/Blues,...Đôi khi (trong dân chúng, không phải giới chuyên môn) nhạc trẻ dùng để phân biệt với nhạc nhẹ với giai điệu ít sôi động hơn (còn gọi nhạc xanh) xuất hiện từ các thập niên trước. Trước năm 1975 Những nhạc sĩ tiên phong: Lê Hựu Hà Nguyễn Trung Cang Phạm Duy Nam Lộc Trường Kỳ Tùng Giang Jo Marcel Ngọc Chánh Sau 1975 Thập niên 1990 Thập niên 1990, sau thời kỳ đổi mới, sự quản lý âm nhạc cũng được nới lỏng hơn, cùng với chương trình Làn sóng xanh, nhạc trữ tình và nhạc trẻ lại phổ biến tại Việt Nam tại Làn sóng xanh. Những ca sĩ biểu tượng: Lam Trường Phương Thanh Thanh Lam Hồng Nhung Mỹ Linh Trần Thu Hà Bằng Kiều Quang Linh Đan Trường Các nhạc sĩ đại diện: Hồ Hoài Anh Đức Huy Bảo Chấn Dương Thụ Nguyễn Ngọc Thiện Một số nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai: Kim Tuấn Việt Anh Huỳnh Nhật Tân Lê Quang Hoài An Võ Thiện Thanh Thế kỷ 21 Cùng với sự lớn mạnh của những người nghe nhạc tuổi thiếu niên, nhạc trẻ ngày nay bao gồm nhiều thể loại mới, cho cả các cấp tuổi trẻ hơn và các ca khúc hài hước. Sự phổ cập Internet cũng xuất hiện một hình thức lưu truyền ca khúc và video qua mạng lưới Internet, qua các trang YouTube, Zing music, như các ca khúc: Bonjour Vietnam, Hòn đá cô đơn, Em của ngày hôm qua, Chắc ai đó sẽ về, Bống bống bang bang,... Tuy nhiên các bài nhạc hiện đại ngày nay đôi khi được xem là một dòng nhạc mới là nhạc đương đại chứ không còn thuộc dòng nhạc trẻ. Bên cạnh những ca sĩ nổi bật của thập niên 1990 là sự xuất hiện của nhiều ca sĩ: Mỹ Tâm Hồ Ngọc Hà Lệ Quyên Tuấn Hưng Đàm Vĩnh Hưng Hoàng Thùy Linh Bảo Thy Thùy Chi Đông Nhi Thủy Tiên Noo Phước Thịnh Tóc Tiên Bích Phương Hương Tràm Sơn Tùng M-TP Bùi Anh Tuấn Một số nhạc sĩ trẻ nổi bật: Dương Cầm Đỗ Hiếu Mew Amazing Only C Châu Đăng Khoa Vũ Cát Tường Khắc Hưng Phùng Khánh Linh Hoàng Tôn Chi Dân Một số ca khúc Bống bống bang bang Bùa yêu Buông đôi tay nhau ra Để Mị nói cho mà nghe Chắc ai đó sẽ về Duyên mình lỡ Em của ngày hôm qua Em gái mưa Nơi này có anh Cho Nhau Lối Đi Riêng Ông bà anh Phía sau một cô gái Vợ người taTham khảo Jason Gibbs: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam''. Bản dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Trương Quý. (Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, 2008) Chú thích
Trương Nghệ Mưu (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1950) là nam đạo diễn, nhà sản xuất kiêm nhà biên kịch phim, từng là diễn viên kiêm nhà quay phim người Trung Quốc. Ông được mọi người biết đến qua các tác phẩm đình đám như Cao lương đỏ, Anh hùng, Thập diện mai phục, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thu Cúc đi kiện, Hoàng Kim Giáp, Kim Lăng thập tam thoa, Tử chiến Trường Thành, Vô ảnh và gần đây là Huyền nhai chi thượng. Ông còn là tổng đạo diễn chương trình khai mạc, bế mạc của Thế vận hội Mùa hè 2008, Paralympic Bắc Kinh 2008, Thế vận hội Mùa Đông 2022 và Paralympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Từ năm 2012 ông làm tổng đạo diễn cho các buổi trình diễn nghệ thuật thực cảnh ở Trung Quốc. Tiểu sử Cha của ông đã từng tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố và bị liệt vào thành phần phản cách mạng trong Cách mạng Văn hóa. Vì thế mà gia đình ông bị mọi người xa lánh. Say mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, năm 1974 ông mua chiếc máy ảnh đầu tiên. Sau đó nhiều tấm ảnh của ông được đăng báo địa phương. Năm 1979 ông theo học Học viện Điện ảnh Bắc Kinh khi 29 tuổi, quá 7 tuổi cho phép. Ông đã gặp bộ trưởng bộ văn hóa Hoàng Chấn đề nghị xem xét hồ sơ cũng như tác phẩm của mình và được chấp thuận. Ông theo học tại đây đến năm 1982 chuyên ngành điện ảnh quay phim. Ông tốt nghiệp cùng khóa với Trần Khải Ca. Danh sách phim Đạo diễn Huyền nhai chi thượng (2021) Vô Ảnh (2018) Tử chiến Trường Thành (2016) Trở về (Coming Home, 2014) Kim Lăng Thập Tam Thoa (金陵十三钗, The Flowers Of War, 2011) Chuyện tình cây táo gai (山楂树之恋 2010) Tam thương phách án kinh kỳ (三枪拍案惊奇 2009) Hoàng kim giáp (满城尽带黄金甲 2006) Đơn thân độc mã ngàn dặm (千里走单骑 2005)Thập diện mai phục (十面埋伏 2004)Anh hùng (英雄 2002)Thời gian hạnh phúc (幸福时光 2000)Đường về nhà (我的父亲母亲 1999)Không thiếu một em (一个都不能少 1998)Có lời thì nói (有話好好說 1997)Lumière and Company (1995) Hội Tam Hoàng Thượng Hải (搖呀搖﹐搖到外婆橋 1995) Phải sống (活着 1994) Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司 1992) Đèn lồng đỏ treo cao (大紅燈籠高高掛 1991) Cúc Đậu (菊豆 1990) Codename Cougar (代号美洲豹 1988)Cao lương đỏ (紅高梁 1987) Diễn viênLão tỉnh (老井 1986)Cao lương đỏ (紅高梁 1987)Cổ kim đại chiến Tần dũng tình (古今大战秦俑情 1989)Có lời thì nói'' (有話好好說 1997)
Nguyễn Văn Tạo (1908-1970) là một nhà báo, nhà cách mạng, một người Cộng sản Việt Nam từ thời sơ khai. Ông cũng là một người bạn của một nhà cách mạng nổi tiếng khác của Việt Nam là Tạ Thu Thâu. Xuất thân Ông sinh ngày 20 tháng 5 năm 1908, tại làng Phước Lợi (có tài liệu ghi là làng Gò Đen), tổng Long Hưng Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ ông học tại Sài Gòn, đến năm 1926 tham gia bãi khóa đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh nên bị đuổi khỏi trường trung học Chasseloup-Laubat. Sang Pháp Sau khi bị đuổi học ông bèn đi lậu vé tàu thủy qua Pháp, vừa học Đại học Văn khoa, vừa đi làm, lại tham gia Đảng Việt Nam Độc lập, rồi gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Sau khi đỗ tú tài, ông lên Paris đầu năm 1927, làm việc trong một xí nghiệp sơn mài để kiếm sống. Có người giới thiệu, ông được làm việc ở Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, được phân công theo dõi tình hình các thuộc địa. Thời gian này ông còn làm chủ bút báo Lao Nông, sau đổi là Vô sản, tham gia viết bài cho báo L'Humanité của Đảng Cộng sản Pháp dưới bút danh "Chợ Mới" và "An". Năm 1928, ông được cử tham gia Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp đi dự Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô (từ 17 tháng 7 đến 1 tháng 9). Ông lấy tên là An và đọc tham luận về tình hình Đông Dương và đề nghị Quốc tế Cộng sản nghiên cứu việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương. Năm 1929 ông trở thành người Việt Nam duy nhất là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, phụ trách vấn đề thuộc địa. Năm 1930, ở Việt Nam nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị đưa lên đoạn đầu đài, ông và các đồng chí tổ chức một cuộc biểu tình trước điện Élysée (phủ Tổng thống Pháp). Do đó, ông và nhiều người biểu tình bị bắt và đưa ra tòa. Ông bị giam 8 tháng và đến tháng 10 năm 1930, bị trục xuất về nước (tổng số 19 người bị trục xuất, trong đó có Trần Văn Giàu, Tạ Thu Thâu). Về nước hoạt động Sau khi về nước, ông làm chủ bút báo Trung Lập của Trần Thiện Quí và cộng tác với báo La Cloche fêlée (Tiếng chuông rè), La Lutte (Tranh đấu), Mai, Dân Quyền... Ông còn viết cuốn sách nhỏ Mặt trận Bình dân Pháp với nguyện vọng của quần chúng Đông Dương, xuất bản tháng 6 năm 1936. Trong cuộc tranh cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1933, ông đắc cử Ủy viên Hội đồng, tích cực dùng nghị trường đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng lao động. Trong thời gian này ông liên lạc được với Đảng Cộng sản Đông Dương qua Xứ ủy Nam Kỳ. Năm 1936, ông tham gia tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội và có chân trong Ủy ban hành động. Nhưng sau đó phong trào bị khủng bố; ngày 27 tháng 9 năm 1936 ông bị Pháp bắt. Trong tù, ông và các bạn tuyệt thực 11 ngày để phản đối. Thực dân Pháp buộc lòng phải trả tự do cho ông, nhưng vẫn cưỡng bức ông lưu trú tại Cần Thơ. Trong thời gian này ông vẫn viết bài gửi đăng báo Đuốc Nhà Nam ở Sài Gòn. Đầu năm 1937, sau khi được trả tự do, ông và các nhân vật trong nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn nhân danh Sổ lao động cùng với Dương Bạch Mai, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm đắc cử vẻ vang. Năm 1939, ông cùng nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Cho rằng cuộc bầu cử tổ chức gian lận, ông phản đối với Toàn quyền Đông Dương và Quốc hội Pháp. Trong khi đó có nhiều cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận. Pháp bắt hết cả liên danh đưa ra tòa với tội phá rối trị an. Ông bị kết án 5 năm tù, một năm giam ở Khám lớn và sau đó bị đày ra Côn Đảo. Năm 1943, Pháp đưa ông về giam ở Bà Rá (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Hoạt động sau Cách mạng tháng Tám Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông về hoạt động tại Sài Gòn, tham gia lãnh đạo Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ. Ông tham gia cấp chính quyền tại Sài Gòn và được chỉ định vào Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ với chức vụ Ủy trưởng Nội vụ. Trong cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I năm 1946, ông trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Rạch Giá. Năm 1946 Nguyễn Văn Tạo ra Bắc, được chỉ định vào Chính phủ, giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động (1946-1965) (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Năm 1951 ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công làm thành viên Ban Kinh tế Tài chính, Tiểu ban Công vận, Ủy viên Ban Việt kiều Trung ương (năm 1959). Năm 1965 ông giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Nội chính của Chính phủ, hàm Bộ trưởng thay Trần Quốc Hoàn. Đồng thời ông tham gia công tác Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tiếp các khóa II, III. Năm 1956 ông được cử tham gia Tiểu ban Đấu tranh thống nhất của Quốc hội. Năm 1969 ông giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Quốc hội. Ông cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Kinh tế - Tài chính (Đại học Kinh Tài - Đại học Kinh tế Quốc dân ngày nay) từ 1956 đến 1960. Ngày 16 tháng 8 năm 1970, ông qua đời tại Hà Nội. Vinh danh Năm 2001 (hoặc 2002), Nguyễn Văn Tạo được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2009, ông được truy tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Việt Nam.
Chi Trâu (Bubalus) là một chi trong họ Trâu bò (Bovidae). Các loài thuộc về chi này có: Phân chi Bubalus: Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758), (đồng nghĩa: Bubalus arnee): Trâu, trâu rừng, trâu nước. Bubalus mephistopheles (Hopwood, 1925): Trâu nước sừng ngắn. Loài này được ITIS chấp nhận, nhưng không thấy trong danh sách của CITES. Bubalus mindorensis (Heude, 1888) (đồng nghĩa: Anoa mindorensis): Trâu lùn Mindoro, Philipin. Phân chi Anoa: Bubalus depressicornis (C. H. Smith, 1827): Trâu lùn đồng bằng (anoa) Bubalus quarlesi (Ouwens, 1910): Trâu lùn miền núi (anoa) Sự phân loại của B. arnee/B. bubalis vẫn chưa rõ ràng. Một số nhà động vật học chia B. arnee thành hai loài khác nhau, trong khi một số nhà khoa học khác coi nó có hai phân loài là trâu sông (B. arnee bubalis) và trâu đầm (B. arnee carabanesis). Ngoài ra, ITIS chỉ chấp nhận tên gọi B. bubalis, trong khi CITES trong phụ lục I, II, III có hiệu lực từ ngày 23 tháng 6 năm 2005 gọi trâu rừng là B. arnee còn trâu nhà (trâu rừng đã thuần hóa) là B. bubalis.
Nước miếng hay còn gọi là nước dãi và nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, tiết ra từ các tuyến nước bọt vào miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất là giúp việc nhai và tiêu hoá thức ăn trước khi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong miệng giữ cho răng bớt sâu mòn. Thành phần nước bọt gồm: nước (99%), chất hữu cơ (men amylase, men lysosom, men maltase, chất nhầy), chất vô cơ (K+, Na+, HCO3-, Cl-). Hàm lượng nước miếng Trung bình mỗi ngày con người tiết ra 1,5 L nước miếng. Dịch nhờn trong nước miếng gồm có mucopolysaccharide và glycoprotein Các chất kháng trùng: thiocyanate, hydrogen peroxide, và IgA tiết. Các loại enzyme: alpha-amylase (EC3.2.1.1), lysozyme (EC3.2.1.17), và lingual lipase (EC3.1.1.3). Nước miếng con người còn có chất acid phosphatases A và B (EC3.1.3.2), N-acetylmuramyl-L-alanine amidase (EC3.5.1.28), NAD(P)H dehydrogenase-quinone (EC1.6.99.2), lactoperoxidase (EC1.11.1.7), superoxide dismutase(EC1.15.1.1), glutathione transferase (EC2.5.1.18), aldehyde dehydrogenase - loại 3(EC1.2.1.3), glucose-6-phosphate isomerase (EC5.3.1.9), và kallikrein mô (EC3.4.21.35). Những chất này làm nước miếng có mùi hôi. Chức năng Dịch nhờn làm công việc nhai và làm trơn miệng và hầu để thức ăn dễ trượt qua và nuốt dễ hơn. Các enzymes Amyloza tiêu hóa tinh bột trong miệng, hoạt động tốt nhất tại pH 7,4. Lingual lipase tác động tốt nhất tại pH 4.0 nên có tác dụng khi theo thức ăn vào dạ dày. Lysozyme có chức năng tiêu hủy vi khuẩn. Nước bọt còn giúp giữ chất ngà cho răng. Sau khi ăn uống, chất acid được tạo ra khi vi khuẩn gây men bằng các chất đường và tinh bột trong miệng. Khi acid khiến pH của miệng xuống dưới 5 có thể làm hủy mòn chất khoáng bọc răng. Nước miếng giúp trung hoà độ acid và khi pH lên trên 5.5 ngà răng có thể được bồi khoáng. Lúc không ăn nước bọt vẫn được tiết ra liên tục nhưng không nhiều. Khi ăn lượng nước bọt tiết rất nhiều hoặc chỉ cần nhìn thấy, ngửi thấy, nghĩ đến các món ăn thôi cũng làm cho nước bọt tiết ra nhiều (phản xạ có điều kiện). Khả năng sát trùng Có nhiều người cho rằng nước miếng có khả năng sát trùng - và họ tin rằng khi có vết thương có thể dùng nước miếng liếm sạch; như thường thấy trong một số động vật như mèo, chó,v.v... Các nhà khảo cứu tại đại học Florida ở Gainesville Hoa Kỳ khám phá ra chất đạm có tên gọi là yếu tố phát triển thần kinh (NGF - nerve growth factor) trong nước miếng của chuột. Khi cho chất này vào vết thương, vết thương lành chóng hơn hai lần những vết thương không được cho chất ấy. Tiếc thay, nước miếng con người không có chất này. Tuy nhiên, nước miếng con người có các chất giúp chống vi sinh trùng như IgA tiết, lactoferrin, và lactoperoxidase. Chưa có cuộc khảo cứu nào cho thấy liếm vết thương có khả năng sát trùng ở con người.
Ngô Xương Xí (chữ Hán: 吳昌熾), còn gọi là Ngô sứ quân (吳使君), được chính sử ghi nhận là một trong những thủ lĩnh thời 12 sứ quân thế kỷ X. Nhiều tài liệu cho biết ông là con trai của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, tức là cháu nội của Ngô Tiên chúa Ngô Quyền. Sử không ghi rõ năm sinh và năm mất của Ngô Xương Xí, nhưng căn cứ vào hành trạng của Ngô Xương Ngập thì ông sinh khoảng từ năm 944 đến trước năm 950. Ra đời trong ly loạn Năm 944, Ngô Quyền mất, ủy thác con trưởng Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha - em của Dương hậu, vợ Ngô Quyền. Dương Tam Kha lợi dụng chiếm ngôi của nhà Ngô. Theo thần phả, Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng - Phạm Lệnh Công - ở làng Trà Hương, Nam Sách. Ở đó Ngô Xương Ngập lấy Phạm Thị Ngọc Dung (Uy Duyên), con gái Phạm Bạch Hổ và sinh ra Ngô Xương Xí. Dương Tam Kha lên ngôi, xưng là Dương Bình vương, nhận Ngô Xương Văn - em trai Ngô Xương Ngập - làm con nuôi. Năm 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không giết, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công. Ngô Xương Văn lên ngôi, là Nam Tấn Vương, năm 950. Ngô Xương Văn cũng cho người đón Ngô Xương Ngập về. Được sự chuẩn y của Dương thái hậu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua, sử gọi là Hậu Ngô Vương. Hoàng tử làm sứ quân Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, chỉ còn Ngô Xương Văn. Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường (thuộc căn cứ Đường Lâm) và thôn Nguyễn (thuộc phạm vi kiểm soát của sứ quân Nguyễn Thái Bình) thì bị phục binh bắn nỏ chết. Tại Cổ Loa các tướng Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Đỗ Cảnh Thạc, Dương Huy tranh nhau làm vua. Vì thế lực ngày càng yếu nên Ngô Xương Xí phải bỏ chạy khỏi kinh đô về Bình Kiều. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì một viên tướng người họ Ngô là Ngô Xương Xí tụ tập quân giữ Bình Kiều. Tuy nhiên lời chua sách này ghi Ngô Xương Xí: con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập. Đại Việt sử lược thì chép sứ quân Nguyễn Du Dịch tên Xương Xí. Các cuốn sử trên cùng với Đại Việt sử ký toàn thư đều không chép việc Xương Xí nối ngôi vua. Từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không phục đã nổi lên. Cho tới thời của Ngô Xương Xí thì hình thành 12 đạo quân lớn hơn cả, trấn giữ các địa phương, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Ngô Xương Xí cũng nằm trong số đó, tức Ngô sứ quân (吳使君). 吳使君 có nghĩa là sứ quân họ Ngô, không phải tước hiệu Quân/Vương. Chữ 使 chỉ có nghĩa là sứ giả, đi sứ, giả sử, sai khiến... Ông là con vua nhưng do thế lực yếu, không tự xưng Vương cũng không được nhân dân suy tôn làm Vua. Thành Bình Kiều Thành này hiện còn đang tranh cãi. Học giả Đào Duy Anh lúc nói ở Hưng Yên, lúc lại nói ở Thanh Hóa, nhưng cả hai nơi này đều không thờ Ngô Xương Xí. Ngô Xương Xí được thờ ở làng Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội - đều thuộc huyện Mỹ Lương và Hoài An xưa. Theo Phan Huy Chú và Ngô Thì Sĩ thì đây là đất Châu Đường Lâm, vốn rất rộng chứ không phải nhỏ bằng một xã Đường Lâm ngày nay. Đây là hai nơi duy nhất thờ Ngô Xương Xí giữa rất nhiều nơi thờ tướng của Đinh Bộ Lĩnh xung quanh. Ở đây có xòm Bình Kiều và bãi Bình Kiều là nơi luyện tập binh mã. Cách đình Phú Duy 1 km có Núi Mả là nơi Sứ quân mất. Gần đó có Đền Trống và đào được trống đồng năm 1962. Trước năm 2010, những người đi tìm nguồn sắt đã bắt gặp rất nhiều dấu tích vũ khí của nghĩa quân được chôn giấu sâu dưới lòng núi quanh Chùa Hương. Đình hiện vẫn còn lưu giữ nhiều sắc phong dù từng bị phá hủy thời chống Pháp. Còn theo tài liệu của GS. Phan Đại Doãn năm 1971 và kết quả khảo sát thực địa năm 1981 thì thành ở các xã Hợp Lý, Hợp Tiến, Hợp Thành, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ở đây có một cây cầu tên Bừng (chữ Hán tức là Bình Kiều) bắc qua sông Mau Giếng. Thành đắp bằng đất, có hình vuông, mỗi bề gần 1.800 m. Nay đã trở thành bờ vùng, bờ thửa và lũy tre. Xung quanh thành có vết hào bao bọc, thành cao khoảng 2 m, chân thành rộng từ 3 – 4 m, mặt thành rộng khoảng 2 m. Thành có 4 cửa và bồn góc thành có 4 cồn đất cao. Tuy nhiên tài liệu không có thông tin gì về niên đại hay vết tích vũ khí hoặc tín ngưỡng của nhân dân xung quanh. Trong khi ở Thanh Hóa có rất nhiều tập đoàn phong kiến từng chiếm giữ, nên thành này có thể là của họ Hồ, họ Lê, họ Trịnh, họ Nguyễn. Đặc biệt đây là quê nhà Dương Tam Kha - đã từng truy sát Ngô Xương Ngập (cha Ngô Xương Xí) nhiều lần nhưng không thành. Ngoài ra, Đinh Bộ Lĩnh chống lại nhà Ngô từ khi hai Vua còn tại vị. Cha Đinh Bộ Lĩnh trấn thủ Hoan Châu và từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh đều do họ Đinh kiểm soát từ trước. Vậy nên Ngô Xương Xí khó mà chạy vào đây. Còn ở Hưng Yên nay có một xã tên Bình Kiều, huyện Khoái Châu. Tuy nhiên vùng này nằm giữa quyền kiểm soát của hai sứ quân Phạm Bạch Hổ và Lã Đường nên hẳn đơn thuần là trùng tên. Hàng phục họ Đinh Theo các tài liệu nghiên cứu, việc bình định Ngô Xương Xí của Đinh Bộ Lĩnh diễn ra một cách hòa bình. Ngô Xương Xí quy hàng Đinh Bộ Lĩnh. Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chép rằng: "...Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được các sứ quân Ngô Xương Xí, phá được Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc..." Có tài liệu nói rằng sở dĩ ông hàng Bộ Lĩnh vì có sự tác động của cuộc hôn nhân giữa Đinh Bộ Lĩnh và Dương Vân Nga, con gái Dương Tam Kha, rồi ông ngoại ông là Sứ quân Phạm Bạch Hổ hay Ngô Nhật Khánh đều là những người có quan hệ thân thích với ông cùng quy thuận Đinh Bộ Lĩnh. Bổ sung từ nguồn truyền thuyết kết hợp với di tích sưu tầm được ở Thanh Hóa cho biết, khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thu phục Bình Kiều của Sứ quân Ngô Xương Xí, ông hành quân vào Ái Châu, đóng quân tại sườn Cửu Noãn Sơn, có thần nhân (mưu sĩ?) mách bảo: không cần đánh, chỉ cần mở tiệc khao quân, Xương Xí hoảng sợ tất phải xin hàng. Nay ở xã Thọ Tân có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Cho tới năm Mậu Thìn 968, đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh. Đinh Tiên Hoàng có mời Ngô Xương Xí tham gia triều chính nhưng ông từ chối và lánh về ẩn cư ở vùng thượng du châu Ái (tức Thanh Hoá). Nhà Ngô kết thúc. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông có một người anh, là con cả của Ngô Xương Ngập tên là Ngô Xương Tỷ (933-1011), theo nghiệp tu hành, đổi tên là Ngô Chân Lưu và sau được Đinh Tiên Hoàng phong làm Khuông Việt đại sư. Nhận định Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên có nhận xét: "Ngô Sứ quân là con thứ của dòng họ lớn nối cơ nghiệp đã suy của cha chú, ngôi báu mất, lòng người chia lìa, hào kiệt thừa cơ mà nổi dậy, chia cắt huyện ấp, cắn xé lẫn nhau, thế mà [Xương Xí] đã lấy chút đèn tàn ở xứ Bình Kiều mà dự vào hàng ngũ sứ quân".
Feodor Ingvar Kamprad (30 tháng 3 năm 1926 – 27 tháng 1 năm 2018) là nhà tư bản công nghiệp Thụy Điển. Ông sáng lập ra chuỗi cửa hàng cung cấp trang bị đồ nội thất trong nhà bán lẻ IKEA, năm 1943. Chữ viết tắt IKEA được tạo ra từ các chữ đầu của tên ông là IK (Ingvar Kamprad) cộng với của Elmtaryd, trang trại gia đình nơi ông sinh ra; và Agunnaryd, một làng gần đó, ở tỉnh Småland. Tuổi thơ Kamprad sinh ra tại Pjätteryd (nay thuộc Älmhult), hạt Kronobergs län, của Småland, Thụy Điển, con của Frans Feodor Kamprad và Berta Linnéa Matilda Nilsson. Bố ông sinh ở Đức và chuyển đến Thụy Điển lúc 1 tuổi cùng cha mẹ. Ông nội của Kamprad là Achim Erdmann Kamprad xuất thân từ vùng Thuringia, và bà nội ông Franzisca ("Fanny") Glatz sinh tại Bohemia khi đó thuộc Đế quốc Áo-Hung; họ rời Đức đến Thụy Điển năm 1896. Tên họ Kamprad là biến thể của "Comrade" bắt nguồn từ thế kỷ 14. Mẹ của Achim Kamprad có họ hàng với Paul von Hindenburg. Achim mua một trang trại Elmtaryd (ngày nay gọi là Älmtaryd) gần một làng nhỏ ở Agunnaryd (nay thuộc Ljungby) thuộc tỉnh Småland; với diện tích 449 hectares nó là trang trại lớn nhất trong vùng khi đó. Ông đã tự sát một vài năm sau khi Frans Feodor chào đời, để lại trang trại cho Franzisca và sau đó thuộc về Franz Feodor. Ingvar Kamprad với cha mẹ ông, em gái và bà nội từ lúc 6 tuổi.
12 sứ quân là những vị thủ lĩnh chiếm giữ các vùng lãnh thổ để hình thành lên thời kỳ loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của họ được chép trong các chính sử như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư,... Cuốn chính sử "Lịch triều hiến chương loại chí" còn trang trọng xếp 12 sứ quân vào danh sách dòng chính thống các bậc đế vương bởi trong số các sứ quân cai trị nhiều người đã xưng Vương hoặc được tôn xưng là Vương và đóng góp nhiều cho cuộc sống người Việt thời bấy giờ. Hiện nay có rất nhiều di tích ở Việt Nam thờ các vị thủ lĩnh này. Danh sách các sứ quân Đến năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương: Ngô Xương Xí, tức Ngô Sứ Quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai và Thanh Oai, Hà Nội). Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên). Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu (Phú Thọ). Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ). Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh). Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh). Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Theo Việt sử kỷ yếu: "Từ khi Dương Tam Kha chiếm vị xưng vương, lòng người không phục. Các thổ hào có quân đội hùng cứ mỗi người một phương, chiếm giữ quận ấp, xung đột tranh giành ảnh hưởng, tiêu diệt lẫn nhau. Một nước phân liệt chia thành nhiều giang sơn. Quốc sử chép là Thập nhị sứ quân. Con số 12 đây là không kể các tù trưởng miền rừng núi và mấy thố hào ít nổi tiếng". Có ý kiến cho rằng số sứ quân trên mang tính ước lượng cho phù hợp với con số 12 châu Tĩnh Hải quân vì theo các tài liệu lịch sử và thần tích còn lưu lại, một số nhân vật tương tự nhưng không được kê vào danh sách sứ quân trên. Điển hình như cuốn Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đảo (Trung Hoa) ghi: Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Ngô Xương Văn chết, tham mưu của Văn là Ngô Xử Bình, cùng Phong Châu Thứ sử Kiều Tri Hựu, Vũ Ninh châu Thứ sử Dương Huy, Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc, bọn ấy cùng tranh lập. Mười hai châu của Giao Chỉ đại loạn, trộm cướp cùng dấy. Có thể trong số các nhân vật: Lã Xử Bình, Dương Huy,... hoặc không có thực ấp, không phải là thổ hào, thứ sử hoặc đã chết tại thời cực thịnh của 12 sứ quân. Nguồn gốc xuất thân Theo cuốn "Gốc và Nghĩa từ Việt thông dụng" của Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998 thì từ "Sứ quân" được dịch là "Vua cai trị" (sứ: cai trị, quân: vua). Ở Trung Hoa, Sứ quân còn là cách gọi tôn xưng dành cho người nắm giữ chức đầu của một châu mục nào đó, tức Thứ sử (Theo định nghĩa của từ điển Từ nguyên). Cách gọi này được dùng trong các văn bản từ đời Hán cho đến đời Thanh. Trong các sứ quân trên: Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh là quý tộc nhà Ngô; Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn là tướng nhà Ngô; các sứ quân còn lại được xác định là các thủ lĩnh địa phương.. 5 trong số 12 thủ lĩnh cát cứ có gốc là người Hoa: Đỗ Cảnh Thạc gốc người Quảng Lăng ở tỉnh Giang Tô, Trần Lãm là người gốc Quảng Đông; Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp là 3 anh em gốc người Phúc Kiến.± Kiều Công Hãn, Kiều Thuận là 2 anh em, cháu nội Kiều Công Tiễn. Lực lượng Sứ quân Trần Lãm sau khi sứ tướng mất hợp nhất về với Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh. Các sứ quân thường được mô tả thân hình dũng mãnh, khí phách anh hùng như: Phạm Bạch Hổ có thân hình vạm vỡ, mạnh mẽ như hổ, thông minh hơn người, văn võ song toàn; Đỗ Cảnh Thạc bị bọn cướp xẻo mất một bên tai, lòng căm thù sôi sục, quyết tìm thầy học võ; Nguyễn Thủ Tiệp mình dài tiếng to, ai nghe thấy tiếng nói cũng phải giật mình, người ta gọi là ông Sấm;; Kiều Thuận khi sinh ra có ánh sáng lạ tràn ngập khắp ngôi nhà; Nguyễn Siêu chết trôi sông 3 tháng không nát, nước da vẫn tươi nguyên... Bậc đế vương Cuốn chính sử Việt Nam "Lịch triều hiến chương loại chí" trang trọng xếp 12 sứ quân vào danh sách dòng chính thống các bậc đế vương. Trong số các sứ quân cai trị ở vùng chiếm đóng, nhiều người đã xưng Vương hoặc được tôn xưng là Vương như: Ngô Xương Xí, hiệu Ngô Sứ quân (吳使君), là hậu duệ nhà Ngô, từng làm Vương nhưng trong danh sách những vị Quân chủ Việt Nam thì ông không được thừa nhận.. Nguyễn Thủ Tiệp, vốn xưng Lệnh Công (令公), sau xưng Vũ Ninh vương (武宁王), giống tên hiệu một vị vua thời Tam Quốc Triều Tiên. Ngô Nhật Khánh, vốn xưng Lãm Công (覽公), sau xưng An vương (安王). Nguyễn Khoan, xưng làm Thái Bình (太平), sau xưng Quảng Trí quân (瀇智君), tức một vị Quân vương có đức lớn tài cao, rộng hiểu biết và đầy tình bác ái, biết canh tân mỹ tục.. Phạm Bạch Hổ, được người dân một số vùng tôn sùng như một vị Vương. Các đền thờ của ông ở Hưng Yên và Nam Định đều được gọi là đền Vua Mây và có bức đại tự ở chính cung tôn vinh 4 chữ: "Thái Bình vương phủ" (太平王府). Trần Lãm được người dân lập đền thờ ở nhiều nơi trong đó thành phố Thái Bình có di tích Miếu Vua Lãm. Kiều Thuận, cũng được hậu thế tôn vinh như là một vị Vương. Trong ngôi đền Trù Mật, trên long ngai thờ Kiều Thuận có bốn chữ vàng "Quang Hiển quốc vương" (光顯國王). Kiều Công Hãn được gọi là Long Kiều vương (隆橋王), Đỗ Cảnh Thạc là Độc Nhĩ Đại vương (獨耳大王). Đây là 2 sứ quân trực tiếp giành ngôi Vương ở triều đình Cổ Loa khi Nam Tấn vương Ngô Xương Văn mất. Tóm tắt sự nghiệp Các căn cứ quân sự Đỗ Động Giang Thành Đỗ Động là trung tâm căn cứ chiếm đóng của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Thành còn gọi là thành Quèn hay trại Quyền thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội ngày nay. Theo vết tích còn lại, thành hình vuông mỗi cạnh 170m, cao từ 1m50 đến 2m, chân rộng 9,50m, bốn góc thành có 4 u đất, bên ngoài đắp lượn tròn. Ở giữa thành có khu đất cao hình chữ nhật mỗi bề 23m và 20m, được gọi là ruộng cột cờ. Thành nằm sâu bên bờ sông Con, còn gọi là sông Tích, tức sông Đỗ Động, bốn mặt đều có cửa. Dưới chân thành ở độ sâu từ 0,4 – 0,6m có một lớp di vật độ dày tới 1m bao gồm gạch ngói, ngói bản, ngói ống và những mảnh nồi, vò đất nung. Những di vật này cho biết nơi đây dưới thời Bắc thuộc đã từng là một lỵ sở huyện, trấn hoặc cũng có thể đã xây thành đắp lũy ở đây. Một căn cứ quân sự của ông nữa cũng nằm cách trại Quèn khoảng 20 km theo đường chim bay là đồn Bảo Đà (nay thuộc thôn Bình Đà, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội). Bình Đà nằm ở thượng nguồn nhánh sông Đỗ Động, suốt từ trại Quèn xuống đến Thiên Phúc, Bảo Đà thuộc Thanh Oai đều thuộc quyền Đỗ Cảnh Thạc cai quản. Sau khi thống nhất 12 sứ quân, thống nhất lãnh thổ lập lên nhà nước Đại Cồ Việt, khu vực Đỗ Động Giang thuộc về Đạo Quốc Oai, một trong 10 đạo, là các đơn vị hành chính Việt Nam dưới thời Đinh. Tam Đái Tam Đái, tức 3 giải đất quanh ngã ba Bạch Hạc, Về quân sự, Nguyễn Khoan xây dựng thủ phủ trên gò Biện Sơn và đóng đồn ở gò Đồng Đậu, chiêu mộ và huấn luyện dân binh để xây dựng lực lượng quân sự dùng khi hữu sự Nay có Đồng Đậu là một di chỉ cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở trung tâm vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ, phạm vi diện tích phân bố rộng nhất, tầng văn hoá dày nhất, chứa đựng khối lượng hiện vật khảo cổ rất lớn và phong phú. Sơn tây tỉnh chí chép về vùng đất Tam Đái: Một bên là núi Một tai, một bên là núi Biện, ở địa phận xã Vĩnh Mỗ, huyện Yên Lạc giữa đất bằng nổi lên đồi đất, hình như voi quỳ. Dưới có đầm sâu, Nguyễn Sứ quân chiếm Tam Đái, đóng đô ở đấy, vì thế có tên là Nguyễn Gia Loan. Loan giang - cùng với Bạch Hạc giang - Phó Đáy giang tạo nên Tam Đái - trở thành địa danh lịch sử từ thời Sứ quân, một “tiểu triều đình” tạo nên bởi ba dải sông, nên sự trù phú: “Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu”. Bố Hải Khẩu Bố Hải Khẩu xuất phát là vùng cảng biển, sau do phù sa các sông bồi tụ vùng "Kỳ Bố" chuyển thành vùng cảng sông của sông Hồng và sông Trà Lý và dần trở thành đất liền. Nơi đây là vùng đất có vị trí quan trọng về kinh tế và quân sự, giao thông thủy bộ thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà. Lịch sử truyền thống của vùng đất thành phố Thái Bình, nơi được đặt làm trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình ngày nay gắn liền với địa danh Bố Hải Khẩu xưa với sự kiện vị thủ lĩnh Trần Lãm chọn nơi đây để xây thành đắp lũy, lập đại bản doanh và trở thành sứ quân mạnh nhất trong thời loạn 12 sứ quân ở thế kỷ X. 60 năm sau sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Bố Hải Khẩu lại được ghi vào sử sách khi nhà Lý mở mang chính sách khuyến nông, năm Mậu Dần (1038) vua Lý Thái Tông đã về Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền. Không có tài liệu để xác định rõ ranh giới kiểm soát, quản lý của sứ quân Trần Lãm. Nhiều ý kiến cho rằng vào thế kỷ X, Bố Hải Khẩu là trung tâm của vùng đất phía nam sông Luộc, gồm cả vùng đất 2 tỉnh ven biển là Thái Bình và Nam Định ngày nay. Dấu tích địa danh Kỳ Bố Hải Khẩu nay thuộc kẻ Bo - làng cổ ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, vốn được lập trên vùng cửa sông gọi là Bố Hải khẩu, tức cửa biển Bo cách ngày nay hơn nghìn năm. Làng có giống ổi Bo to ngon nổi tiếng. Cầu bắc qua sông cũng gọi là cầu Bo. Di chỉ của thành Kỳ Bố Hải Khẩu thời kỳ Trần Lãm hiện vẫn còn ở thành phố Thái Bình. Tây Phù Liệt; Nguyễn Siêu đóng quân trên địa bàn Tây Phù Liệt, nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội. Tổng số có 100.000 binh mã trong đó 8000 quân tinh nhuệ, địa bàn cát cứ có giới hạn trong khoảng từ 30 – 40 km. Thời kỳ các sứ quân cát cứ từng vùng để tiến lên giành quyền cai trị Tĩnh Hải quân, Nguyễn Siêu đã tiến hành xây dựng thành lũy kiên cố. Những thần tích còn để lại cho biết tuyến lũy của Nguyễn Siêu có chiều 10 km kéo dài từ làng Việt Yên qua Ngọc Hồi. Lũy được cấu tạo bằng cọc rặng tre gai đã có sẵn, bao quanh các thôn xóm, được trồng thành nhiều lớp, bên ngoài là cánh đồng nước hoặc đầm lầy. Chân cọc rào tre được đắp đất dày và vững chắc. Mãi đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì rặng tre và lũy đất vẫn là những công trình kiến trúc quân sự rất có giá trị. Tại trung tâm căn cứ, nơi đặt đại bản doanh của Nguyễn Siêu vùng gò đồi tập trung mà hiện nay còn thấy rải rác tại các cánh đồng làng Đông Phù Liệt. Các mô Ma Cả, Ma Treo, Đường Chộ, Tam Thai… được đắp đất để cao thêm, nối liền tạo thành bức tường thành bọc lấy cánh đồng Dinh là vết tích còn để lại. Hiện nay người Việt chỉ có thể thấy một cách phác lại diện mạo căn cứ này để hiểu thêm về nghệ thuật quân sự ở thế kỷ X của các bậc tiền nhân. Đông Phù Liệt hay Nam Phù Liệt hiện nay gồm các xã: Đông Mỹ, Vạn Phúc của huyện Thanh Trì và Duyên Thái của huyện Thường Tín còn Tây Phù Liệt gồm các xã: Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp và phần lớn xã Liên Ninh. Hồi Hồ Thành cổ Hồi Hồ thuộc làng Hoa Khê, còn có tên là Cẩm Khê, nay là làng Văn Khúc, xã Văn Khúc thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây cách thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê 10 km, cách thành phố Việt Trì 40 km. Địa danh Hồi Hồ hiện còn có vết tích thành đất cũ của sứ quân Kiều Thuận. Đây là căn cứ quân sự thuộc vùng núi hiểm trở và cách xa kinh đô Hoa Lư thời nhà Đinh nhất trong số các căn cứ của 12 sứ quân. Huyện Hoa Khê, theo các sách địa lý cổ, trước là Hồi Hồ. Các sử thần đời Lê chú thích: "nay ở xã Trần Xá, huyện Hoa Khê vẫn còn nền thành cũ" . Đến đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược Đại Việt, huyện Hồi Hồ gọi là huyện Hoa Khê. Thành Phượng Dực do Kiều Thuận gây dựng bây giờ vẫn còn dấu vết, nay thuộc xóm Quang Trung xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê. Sách "Viêm giao trung cổ ký" (Ghi chép sưu tập di tích cổ nước Nam) của Cao Xuân Dục, trang 148 có chép: Phế thành Kiều Công ở xã Trương Xá, huyện Cẩm Khê, thành do sứ quân Kiều Thuận đắp lên, di chỉ hiện vẫn còn. Siêu Loại Căn cứ vào thần tích và di vật còn ở Siêu Loại, Lý Khuê từng cho sửa lại thành Luy Lâu làm đại bản doanh. Nhưng thực chất chỉ là cái bẫy cho đối phương. Sự thật, ông đã bí mật cho đại quân kéo về ấp Cồi, nay thuộc làng Thư Đôi, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành xây dựng căn cứ chính. Tại đây, Lý Khuê đã cho xây dựng ấp thành căn cứ quân sự: Đào ao toàn bộ xung quanh ấp, đắp lũy cao, rồi trồng tre gai thật dầy. Cả ấp chỉ để hai cổng ra vào. Riêng cổng ở Ngõ Dưới hướng lên phía bắc, ông cho xây dựng rất kiên cố. Bên ngoài cổng cho đắp một cái bãi hình mũi mác chĩa ra đường cái, gọi là Bãi Mác. Cạnh đấy, ông còn cho xây một đồn canh có hình thù rất kỳ dị và độc đáo: Đồn nửa chìm nửa nổi, phần nổi có hình như một cái bụng người nên gọi là Đồn Bụng. Riêng Đồn Bụng sau này đã bị quân Minh tàn phá nên đổi tên gọi là Vườn Bụng ở giữa ngõ Ngoài và ngõ Giữa. Còn bên trong cho đắp những gò đống để khi bí thế thì rút quân vào đấy. Chỗ này gọi là Tầm Bùi. Ông còn cho đào một cái ao khá lớn, xung quanh cũng trồng tre gai dày đặc, dưới ao cũng thả rau muống, rau ngổ cho lên cao tốt. Ở giữa ao cho đắp một cái gò khá rộng để họp bộ chỉ huy. Chỗ này gọi là Vườn Phủ. Những ghi chép cho thấy, địa bàn hoạt động của sứ quân Lý Khuê nằm ở bờ nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần nhỏ ở Gia Lâm, Hà Nội ngày nay. Ông không xâm chiếm lãnh địa của các sứ quân khác mà hành động theo kế "Tọa sơn quan hổ đấu", tức là ngồi trên núi xem hổ đánh nhau chứ chưa thực sự nổi dậy, tranh hùng và mở rộng lãnh thổ. Bình Kiều Thành Bình Kiều là một tòa thành do chính Sứ quân Ngô Xương Xí xây dựng trên vùng đất mới chọn sau khi phải dời khỏi triều đình Cổ Loa. Thành nằm lọt vào giữa vùng đất cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía Đông, cạnh dãy Cửu Noãn Sơn, liền kề phía Bắc núi Nưa thuộc huyện Như Thanh. Vùng đất này ngày nay thuộc về các xã Hợp Lý, Hợp Tiến, Hợp Thành thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bình Kiều có nghĩa là cầu bằng (tức cầu không cong), nguyên là tên một cây cầu bắc qua sông Mau Giếng. Theo tài liệu của Giáo sư Phan Đại Doãn công bố vào năm 1971 và kết quả khảo sát thực địa tiến hành vào năm 1981 thì tòa thành này đắp bằng đất, được xây dựng trên một khu đất vuông vắn, thành có hình vuông, mỗi bề gần 1.800 m. Nay đã trở thành bờ vùng, bờ thửa và lũy tre. Chung quanh thành có vết hào bao bọc, thành cao khoảng 2 m, chân thành rộng từ 3 – 4 m, mặt thành rộng khoảng 2 m. Thành có 4 cửa và bồn góc thành có 4 cồn đất cao. Tòa thành nằm cạnh con sông Mau Giếng, một nhánh của sông Nhơm – thượng nguồn của sông Cầu Quan, đổ vào sông Yên để ra biển qua cửa Ghép. Tên gọi Bình Kiều xuất phát từ một chiếc cầu: cầu Bừng bắc qua sông Mau Giếng ở gần phía Bắc tòa thành. Phong Châu Phong Châu thuộc Việt Trì, Phú Thọ vốn là đô cũ thời Hùng Vương. Thế kỷ X, Phong Châu trở thành trung tâm quyền lực của họ Kiều. Lần lượt Kiều Công Tiễn rồi cháu nội là Kiều Công Hãn trở thành thứ sử Phong Châu. Tế Giang Theo cuốn sách Miền quê Văn Giang của tác giả Trần Khắc Cần – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân tộc - 2004: Khi giải thích về nguồn gốc huyện Văn Giang thì Tế Giang là tên một con sông. Sông Tế Giang lớn. Khi nước triều lên, càng rộng, nối sông Hồng với sông Thương, Sông Cầu, là đường vận tải thủy chở các sản vật miền xuôi lên vùng núi Bắc Giang, Thái Nguyên và ngược lại. Vào thế kỷ X, nơi đây là vùng đất bùn lầy, quanh co, địa thế hiểm yếu. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lữ Đường tự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ, chờ thời cơ nổi dậy. Tiên Du Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh công, chiếm giữ Tiên Du. Tại đây, ông trở thành một sứ quân quyền lực với nhiều tài sản, có trang trại lớn gọi là Nguyễn Xá Trang. Theo một số ghi chép thì Nguyễn Thủ Tiệp đã về vùng núi Bát Vạn đắp thành lập lũy tạo thành căn cứ quân sự của mình. Thành cổ núi Bát Vạn hiện vẫn còn dấu tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du với nhiều giai thoại về cuộc đời và sự nghiệp của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp. Sau khi mở rộng địa bàn, Nguyễn Thủ Tiệp xưng là Vũ Ninh Vương vẫn đóng đô ở đây. Đường Lâm Ngô Nhật Khánh là một trong 12 sứ quân, đóng tại quê hương nhà Ngô, tức Đường Lâm, tự xưng là Ngô Lãm Công. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào hành trạng của ông mà suy đoán ông được Ngô Quyền giao trấn thủ đất hương hỏa, sau không phục Dương Tam Kha mà chiếm đóng và củng cố lực lượng để trở thành sứ quân. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì thôn Đường (cùng thôn Nguyễn, lực lượng khiến Ngô Xương Văn tử trận), tức Đường Lâm thuộc phạm vi chiếm đóng của sứ quân Ngô Nhật Khánh, còn thôn Nguyễn Gia Loan thuộc căn cứ của sứ quân Nguyễn Thái Bình, tức Nguyễn Khoan. Đằng Châu Địa danh Đằng Châu có từ thời Bắc Thuộc. Năm 1005, Nhà Tiền Lê đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình. Vùng đất thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay. Đằng Châu vốn là một căn cứ quân sự, nơi đóng quân của tướng Phạm Bạch Hổ thời 12 sứ quân. Hiện nay chỉ còn địa danh làng Đằng Châu, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Các thổ hào khác Các thế lực khác mặc dù bản chất cũng là các sứ quân (là hào trưởng, có thực ấp và quân lính) nhưng do theo về với Đinh Bộ Lĩnh nên không được nhắc tới trong chính sử như sau: Dấu tích Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426. Thành Tam Giang của Kiều Công Hãn sau được nhà Trần sử dụng làm căn cứ quân sự. Các tòa thành như thành Hồi Hồ, thành Bình Kiều hiện vẫn còn dấu tích. Hiện nay, ở Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nội... có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị "hùng trưởng" khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm... dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương. Trong danh sách thống kê có 280 danh nhân thời Đinh trong đó quê hương các tướng phân bố như sau: Ninh Bình 42 tướng, Hà Nội 49 tướng, Thái Bình 27 tướng, Hải Dương 27 tướng, Hà Nam 23 tướng, Thanh Hóa 22 tướng, Nam Định 21 tướng, Hưng Yên 20 tướng, Bắc Ninh 16 tướng, Hải Phòng 8 tướng, Bắc Giang 8 tướng, Phú Thọ 5 tướng, Trung Hoa 5 tướng, Nghệ An 4 tướng, Vĩnh Phúc 2 tướng, Cao Bằng 2 tướng, Hà Tĩnh 1 tướng. Trong danh sách thống kê các di tích về thời Đinh, hiện có 500 di tích liên quan tới Vua Đinh và 280 danh nhân thời Đinh trong đó Hà Nội: 100 di tích, Nam Định 36 di tích, Ninh Bình gần 150 di tích, Thái Bình 46 di tích, Hưng Yên 29 di tích, Hải Dương 30 di tích, Hà Nam 28 di tích, Hải Phòng 8 di tích, Bắc Ninh 10 di tích, Nghệ An 13 di tích, Thanh Hóa 10 di tích, Phú Thọ 8 di tích, Bắc Giang 5 di tích, Vĩnh Phúc 6 di tích, Thái Nguyên 4 di tích. Các tỉnh khác cũng có di tích thời Đinh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, An Giang, Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh... Nhiều di tích thờ các bộ tướng và sứ quân trở thành điểm đến nổi tiếng của các địa phương như: Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Đình Làng Phú Khê ở Hoằng Phú huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá; đình Bến ở Văn Giang và đền Mây ở thành phố Hưng Yên; đền Trù Mật ở thành phố Phú Thọ; đền Gin và đền Xám ở Nam Trực, Nam Định; đền Gia Loan ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc; đình Đông Phù ở Thanh Trì, đình Yên Bình ở Gia Lâm, đình Cổ Hiền và đền Tam Xã ở Quốc Oai, Hà Nội; đình Ném Đoài ở thành phố Bắc Ninh; đình Bo ở thành phố Thái Bình, đền Khai Long ở Đô Lương, Nghệ An... Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn. Sách "Việt Nam phong sử" bình rằng: "Nói đến việc tranh nhau thì mười hai sứ quân chẳng tránh khỏi tội; nói về cuộc thống nhất thì mười hai sứ quân lại là có công vì lẽ nó tạo cơ hội cho Đinh Tiên Hoàng thống nhất được quốc gia mà không bị kẻ ngoài cướp đoạt,... người Nam làm vua nước Nam, chắc hẳn 12 Sứ quân có linh thiêng cũng ngậm cười ở nơi chín suối…" Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng, lập ra triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.
Loạn 12 sứ quân (chữ Nôm: 亂12使君; chữ Hán: 十二使君之亂, Thập nhị sứ quân chi loạn) là một giai đoạn nội chiến diễn ra vào cuối thời nhà Ngô, kéo dài từ năm 944 sau khi Ngô Quyền mất cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh năm 968, được ghi chép trong phần Bản kỷ Ngô sứ quân Ngô Xương Xí. Cuộc loạn lạc này có nguyên nhân sâu xa từ quá trình phân hóa xã hội thời Bắc thuộc, dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp thổ hào, quan lại có thế lực mạnh về kinh tế, chính trị và tạo ra sự phân tán cát cứ. Thực chất của cuộc nội chiến này là việc đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Tĩnh Hải quân của các thủ lĩnh địa phương khi nhà Đường suy yếu, người Việt có cơ hội đứng lên tranh giành quyền lãnh đạo. Giai đoạn này có mầm mống từ đầu thế kỷ X và có cơ hội phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng, nhiều người còn xưng Vương như An vương Ngô Nhật Khánh, Vũ Ninh vương Nguyễn Thủ Tiệp, Quang Hiển quốc vương Kiều Thuận, Quảng Trí quân Nguyễn Khoan hoặc tranh ngôi vua như Lã Xử Bình, Dương Huy, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Giai đoạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944–968) và kết thúc khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt – Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam. Giống với thời Xuân Thu – Chiến Quốc của Trung Quốc và Chiến Quốc (Nhật Bản) của Nhật Bản, giai đoạn này cũng có thể coi là một thời kỳ chiến quốc của Việt Nam. Bối cảnh và lịch sử Các Hào trưởng trở thành Tiết độ sứ Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Họ Khúc đã mở đầu thời kỳ tự chủ của người Việt sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Năm 906, tướng Nguyễn Nê theo lệnh vua Đường đem 7000 quân sang An Nam đòi họ Khúc triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả, lấy vợ Việt sinh ra ba con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu. Cũng trong thời kỳ nhà Đường suy yếu, nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp mà con cháu họ sau này trở thành các sứ quân như Đỗ Cảnh Thạc và Trần Lãm. Năm 918, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay hèn yếu, bất lực dù đã có Đại La (Hà Nội) vẫn không khống chế nổi các hào trưởng địa phương, phải cầu viện nhà Hậu Lương (Trung Quốc). Quân Nam Hán tiến sang, bắt Khúc Thừa Mỹ và đem về Quảng Châu. Năm 931, hào trưởng Dương Đình Nghệ từ Ái châu đánh đuổi Thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán, giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ, dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn làm nha tướng. Năm 937, Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền đã giết hại Dương Đình Nghệ để cướp quyền với lý do Đình Nghệ là người gây ra cái chết của Khúc Thừa Mỹ, chúa cũ của Tĩnh Hải quân. Hai cháu nội Tiễn là Kiều Công Hãn và Kiều Thuận sau này trở thành các sứ quân ở gần khu vực Phong Châu. Năm 938, Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ ra Đại La giết Kiều Công Tiễn rồi dẹp giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng, lên ngôi Vua, lập ra nhà Ngô, dựng lại quyền tự chủ. Trong số các tướng có Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Sứ quân Kiều Công Hãn và Sứ quân Phạm Bạch Hổ. Tàn dư họ Kiều còn lại là Sứ quân Kiều Thuận chạy về chiếm vùng núi Hồi Hồ và liên kết với Ma Xuân Trường thâu tóm các tộc trưởng miền núi. Triều đình Cổ Loa dẹp loạn Năm 944, Ngô Quyền mất, con trai Dương Đình Nghệ là Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình vương. Ngô Xương Ngập (con trưởng Ngô Quyền) chạy về nhà một hào trưởng là Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương (Hải Dương). Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, thêm nhiều nơi không chịu thần phục. Đặc biệt là loạn ở hai thôn Đường - Nguyễn, nhiều thủ lĩnh nổi lên chống đối như Sứ quân Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (thôn Đường) và Sứ quân Nguyễn Khoan nổi dậy ở Tam Đái (thôn Nguyễn), Sứ quân Phạm Bạch Hổ là con của Phạm Lệnh Công chiếm Đằng Châu, Sứ quân Trần Lãm chiếm giữ ở Bố Hải Khẩu. Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn (con Ngô Quyền) đi đánh 2 thôn Đường Lâm và Nguyễn Gia Loan ở Thái Bình. Ngô Xương Văn cho rằng đây là các ấp vô tội và thuyết phục các tướng dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công. Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa, cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương, sử sách gọi là Hậu Ngô Vương. Năm 951, Hậu Ngô Vương tiến đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư hơn một tháng không được đành mang Đinh Liễn về Cổ Loa làm con tin. Cũng từ đó Ngô Xương Ngập chuyên quyền, không cho Xương Văn tham dự chính sự nữa. Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh thượng mã phong mà chết, chỉ còn một vua là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn. Sau khi Thiên Sách vương mất, thủ lĩnh ở quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục nhà Ngô. Nam Tấn vương thân chinh đi đánh, chém được Chu Thái. Cũng sau thời gian này, Ngô Xương Văn đi đánh giặc Lý Huy/Dương Huy ở châu Tây Long, đóng quân ở cửa Phù Lan, suốt tháng trời giặc tan mới rút quân trở về. Chiến tranh giữa các sứ quân (966-968) Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường tức Đường Lâm của sứ quân Ngô Nhật Khánh và thôn Nguyễn Gia Loan của sứ quân Nguyễn Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết. Khi Ngô Xương Xí nối ngôi, Ngô Nhật Khánh là anh em cùng họ cũng kéo quân từ Đường Lâm về Cổ Loa tranh giành. Cũng trong năm 965 Thứ sử Phong Châu Kiều Công Hãn kéo quân về triều đình Cổ Loa cùng tranh ngôi vua với Lã Xử Bình, con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều, trở thành Ngô Sứ quân. Theo sử gia Ngô Thì Sĩ "thì lúc đó Nam Tấn mới mất, trong nước rối ren, Đinh Liễn có công dẹp loạn, lại được phong tước, chứ chẳng như những con tin tầm thường nhân lúc loạn lạc mà trốn về". Đinh Liễn sau 15 năm làm con tin ở Cổ Loa đã trở về Hoa Lư, cùng cha là Đinh Bộ Lĩnh sang đầu quân cho Sứ quân Trần Lãm ở Thái Bình. Năm 966 Thứ sử Dương Huy, Thứ sử Kiều Công Hãn, Tham mưu Lã Xử Bình và Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc tranh nhau làm vua. Đinh Bộ Lĩnh giết được Lã Xử Bình, kiểm soát được thành Cổ Loa. Các tướng Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc thua chạy về Phong Châu và Đỗ Động, nổi dậy thành sứ quân. Các sứ quân ra mặt đánh chiếm lẫn nhau: Phạm Bạch Hổ tấn công Trần Lãm, Lã Đường tấn công Đỗ Cảnh Thạc; Kiều Công Hãn tấn công Nguyễn Khoan; Nguyễn Thủ Tiệp giết Dương Huy chiếm Vũ Ninh và tự xưng là Vũ Ninh vương. Năm 967, Sứ quân Trần Lãm mất, Sứ quân Ngô Nhật Khánh từ Đường Lâm, Đỗ Động Giang tập hợp 500 con em Ngô Tiên chúa đánh Bố Hải Khẩu, khi đến đất Ô Man thì bị Ngô phó sứ chặn đánh phải bỏ về. Đinh Bộ Lĩnh liền cất quân đi đánh, không bộ lạc nào ở đó không hàng phục. Các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí đem quân về hàng, lực lượng họ Đinh ngày càng lớn mạnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Nguyễn Khoan, Kiều Công Hãn, Kiều Thuận. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục đánh dẹp các sứ quân Lý Khuê, Lã Đường và thống nhất Tĩnh Hải quân, lên ngôi Hoàng đế ở kinh đô Hoa Lư, chính thức lập ra triều đại nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam. 12 sứ quân Đến năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương: Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa). Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai và Thanh Oai, Hà Nội). Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên). Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu (Phú Thọ). Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ). Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh). Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh). Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Theo Việt sử kỷ yếu: "Từ khi Dương Tam Kha chiếm vị xưng vương, lòng người không phục. Các thổ hào có quân đội hùng cứ mỗi người một phương, chiếm giữ quận ấp, xung đột tranh giành ảnh hưởng, tiêu diệt lẫn nhau. Một nước phân liệt chia thành nhiều giang sơn. Quốc sử chép là Thập nhị sứ quân. Con số 12 đây là không kể các tù trưởng miền rừng núi và mấy thố hào ít nổi tiếng". Có ý kiến cho rằng số sứ quân trên mang tính ước lượng cho phù hợp với con số 12 châu Tĩnh Hải quân vì theo các tài liệu lịch sử và thần tích còn lưu lại, một số nhân vật tương tự nhưng không được kê vào danh sách sứ quân trên. Điển hình như cuốn Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đảo (Trung Hoa) ghi: Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Ngô Xương Văn chết, tham mưu của Văn là Ngô Xử Bình, cùng Phong Châu Thứ sử Kiều Tri Hựu, Vũ Ninh châu Thứ sử Dương Huy, Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc, bọn ấy cùng tranh lập. Mười hai châu của Giao Chỉ đại loạn, trộm cướp cùng dấy. Có thể trong số các nhân vật: Lã Xử Bình, Dương Huy,... hoặc không có thực ấp, không phải là thổ hào, thứ sử hoặc đã chết tại thời cực thịnh của 12 sứ quân. Theo cuốn "Gốc và Nghĩa từ Việt thông dụng" của Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998 thì từ "Sứ quân" được dịch là "Vua cai trị" (sứ: cai trị, quân: vua). Ở Trung Hoa, Sứ quân còn là cách gọi tôn xưng dành cho người nắm giữ chức đầu của một châu mục nào đó, tức Thứ sử (Theo định nghĩa của từ điển Từ nguyên). Cách gọi này được dùng trong các văn bản từ đời Hán cho đến đời Thanh. Trong các sứ quân trên: Ngô Xương Xí và Ngô Nhật Khánh là quý tộc nhà Ngô; Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn là tướng nhà Ngô; các sứ quân còn lại được xác định là các thủ lĩnh địa phương.. 5 trong số 12 thủ lĩnh cát cứ có gốc là người Hoa: Đỗ Cảnh Thạc gốc người Quảng Lăng ở tỉnh Giang Tô, Trần Lãm là người gốc Quảng Đông; Nguyễn Khoan, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp là 3 anh em gốc người Phúc Kiến. Kiều Công Hãn, Kiều Thuận là 2 anh em, cháu nội Kiều Công Tiễn. Lực lượng Sứ quân Trần Lãm sau khi sứ tướng mất hợp nhất về với Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh. Các sứ quân thường được mô tả thân hình dũng mãnh, khí phách anh hùng như: Phạm Bạch Hổ có thân hình vạm vỡ, mạnh mẽ như hổ, thông minh hơn người, văn võ song toàn; Đỗ Cảnh Thạc bị bọn cướp xẻo mất một bên tai, lòng căm thù sôi sục, quyết tìm thầy học võ; Nguyễn Thủ Tiệp mình dài tiếng to, ai nghe thấy tiếng nói cũng phải giật mình, người ta gọi là ông Sấm;; Kiều Thuận khi sinh ra có ánh sáng lạ tràn ngập khắp ngôi nhà; Nguyễn Siêu chết trôi sông 3 tháng không nát, nước da vẫn tươi nguyên... Cuốn chính sử Việt Nam "Lịch triều hiến chương loại chí" trang trọng xếp 12 sứ quân vào danh sách dòng chính thống các bậc đế vương. Trong số các sứ quân cai trị ở vùng chiếm đóng, nhiều người đã xưng Vương hoặc được tôn xưng là Vương như: Nguyễn Thủ Tiệp, vốn xưng Lệnh Công (令公), sau xưng Vũ Ninh vương (武宁王), giống tên hiệu một vị vua thời Tam Quốc Triều Tiên. Ngô Nhật Khánh, vốn xưng Lãm Công (覽公), sau xưng An vương (安王). Nguyễn Khoan, xưng làm Thái Bình (太平), sau xưng Quảng Trí quân (瀇智君), tức một vị Quân vương có đức lớn tài cao, rộng hiểu biết và đầy tình bác ái, biết canh tân mỹ tục.. Phạm Bạch Hổ, được người dân một số vùng tôn sùng như một vị Vương. Các đền thờ của ông ở Hưng Yên và Nam Định đều được gọi là đền Vua Mây và có bức đại tự ở chính cung tôn vinh 4 chữ: "Thái Bình vương phủ" (太平王府). Trần Lãm được người dân lập đền thờ ở nhiều nơi trong đó thành phố Thái Bình có di tích Miếu Vua Lãm. Kiều Thuận, cũng được hậu thế tôn vinh như là một vị Vương. Trong ngôi đền Trù Mật, trên long ngai thờ Kiều Thuận có bốn chữ vàng "Quang Hiển quốc vương" (光顯國王). Kiều Công Hãn được gọi là Long Kiều vương (隆橋王), Đỗ Cảnh Thạc là Độc Nhĩ Đại vương (獨耳大王). Đây là 2 sứ quân trực tiếp giành ngôi Vương ở triều đình Cổ Loa khi Nam Tấn vương Ngô Xương Văn mất. Ngô Xương Xí, tức Ngô sứ quân (吳使君) có nghĩa là sứ quân họ Ngô, chứ không phải tước hiệu Sứ Quân. Chữ 使 chỉ có nghĩa là sứ giả, đi sứ, sai khiến hoặc giả sử. Ông là con vua Ngô Xương Ngập nhưng do thế lực yếu, không tự xưng Vương cũng không được nhân dân suy tôn làm vua. Trong danh sách những vị Quân chủ Việt Nam thì ông không được thừa nhận. Nguyên nhân và hậu quả Nguyên nhân Ngoài trừ vị trí Bình Kiều của Ngô Xương Xí và Hồi Hồ của Kiều Thuận thuộc vùng núi, nhà nghiên cứu Lê Văn Siêu chỉ ra rằng hầu hết lãnh địa của các sứ quân đều dọc theo sông Hồng và sông Đuống, nơi có ruộng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc và thuận tiện giao thông đường thủy. Lê Văn Siêu cho rằng loạn 12 sứ quân trong đó nhiều sứ quân nổi dậy không hẳn vì lý do tranh bá đồ vương mà có thể vì lý do kinh tế; Đại Việt sử ký toàn thư ghi về sự kiện này: Nam Tấn Vương mất, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ. Có tới 5 sứ quân vốn là người gốc Hoa ở phương Bắc chạy loạn về phía nam để thử thời vận và không được sự hậu thuẫn nào từ chính quốc. Các sứ quân này cũng như các sứ quân người Việt khác, không chủ trương mở đất làm rộng căn cứ mà chỉ cố thủ ở nơi hiểm yếu để chờ biến cố từ phương Bắc. Ông cho rằng chỉ có hai sứ quân họ Ngô thực sự có ý đồ khôi phục nhưng lực lượng nhỏ yếu không đủ để thống nhất. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sơn cho rằng loạn sứ quân không phải một ngày mà có. Trong thời họ Khúc, họ Dương và họ Ngô cầm quyền, các thế lực phong kiến cát cứ không dám cựa quậy, vì các vị lãnh đạo quốc gia bấy giờ được nhân dân hoàn toàn cảm phục. Họ Khúc nổi tiếng về đức độ và lòng ái quốc. Họ Dương, họ Ngô là những anh hùng giải phóng dân tộc. Dân chúng đâu có chịu vì những kẻ mưu đồ quyền lợi riêng tư để chống lại với các thủ lĩnh uy danh sáng ngời đó. Nhưng khi Ngô Quyền qua đời, Dương Tam Kha phụ lời ủy ký, mối biến loạn đã có sẵn nay mới có cơ hội để bột phát. Giáo sư Trần Quốc Vượng coi thời kỳ loạn 12 sứ quân như là "Sự hoài cổ tiền Bắc thuộc". Theo Giáo sư, thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, nhưng khuynh hướng chính là tiến bộ, tiến tới nền tự chủ của nước nhà. Nhiều sử sách Trung Hoa đã nói: "Dân Việt rất khó cai trị, rất thích làm loạn". Chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện "Ngũ đại Thập quốc" kéo dài hơn nửa thế kỷ. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc ở Hồng Châu vốn là một hào trưởng địa phương. Lợi dụng sự trống chỗ của Tiết độ sứ cai quản An Nam, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy kéo quân về Đô hộ phủ và tự xưng Tiết độ sứ năm 905. Khúc Thừa Dụ mất năm 907, con ông là Khúc Hạo chỉ để tang cha có 7 ngày đã bắt tay cầm quyền trị nước, cải cách hành chính, giảm tô thuế để sinh lợi cho dân. Nhưng đến Khúc Thừa Mỹ hèn yếu, bất lực và thần phục nhà Hậu Lương là một trong ngũ đại ở Trung Hoa, Khúc Thừa Mỹ đã đi bước lùi của lịch sử vì đã có Đại La (Hà Nội) vẫn không khống chế nổi các hào trưởng địa phương, phải cầu viện ngoại viện nhà Lương. Quân Nam Hán tiến sang, bắt Khúc Thừa Mỹ và đem về Quảng Châu. Nhưng lại có hào trưởng ở Ái Châu là Dương Đình Nghệ diệt tướng Nam Hán, xưng Tiết độ sứ. Hào trưởng Châu Phong là một thế lực lớn ngoại biên gần châu thổ sông Hồng đã kéo quân giết Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền - là con rể Dương Đình Nghệ - đã kết liễu Kiều Công Tiễn rồi dẹp giặc bên Nam Hán ở sông Bạch Đằng, dựng lại quyền tự chủ. Sử cũ ghi chép chuyện đánh lẫn nhau rồi bên yếu cầu ngoại viện. Thực chất của cuộc nội chiến này là sự đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Việt của các thủ lĩnh địa phương. Chính quyền quân chủ Trung ương nhà Đường suy tàn rồi biến mất tạo ra một khoảng trống quyền lực ở đất Việt (An Nam đô hộ phủ), một cái "hẫng hụt trung ương" mà nhiều hào trưởng địa phương có tham vọng điền vào chỗ trống ấy. Do vậy thời kỳ "Thập nhị sứ tướng quân" không chỉ như là một cuộc loạn sau thời Ngô Quyền mất. Cái "loạn" ấy có mầm mống ngay sau năm 905, hay còn từ trước đó nữa vì trong số 12 sứ quân mà sử cũ chép theo nhau có đến 2 ông sứ quân họ Kiều là cháu nội của Kiều Công Tiễn ở Phong Châu, 2 ông sứ quân họ Ngô thuộc dòng dõi Ngô Quyền, 3 ông họ Nguyễn là con của tướng Bắc triều và ông sứ quân họ Đỗ - Đỗ Cảnh Thạc mà từ đời Đỗ Viện - Đỗ Tuệ Độ thế kỷ thứ IV đã là một thế lực lớn ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai – Hà Nội)... Hậu quả Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Ủy ban Khoa học xã hội năm 1971 viết: "Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc". Việc vua Đinh Tiên Hoàng khôn khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát thì Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước Xây dựng lực lượng Đinh Bộ Lĩnh là con Đinh Công Trứ làm quan Thứ sử ở Hoan Châu. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng bằng cách cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Cuộc chiến thắng của họ Đinh thật vang dội và đã quyết định tình thế thời bấy giờ vì những hào kiệt của Giao Châu hầu hết đều có mặt dưới cờ của Đinh Bộ Lĩnh (Giao Châu thất hùng gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng). Sau những chiến công oanh liệt liên tiếp ông được dân chúng tôn làm Vạn Thắng Vương. Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Đánh dẹp Năm 965, sau khi Ngô Xương Văn mất, các lực lượng của Lữ Xử Bình, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc, Dương Huy cùng tranh lập ở triều đình Cổ Loa. Với sự trợ giúp của con trai Đinh Liễn trước đó từng bị hai vua Hậu Ngô vương bắt làm con tin, Đinh Bộ Lĩnh chính thức khởi đầu chiến dịch đánh dẹp của mình. Năm 966, phe Lã Xử Bình bị tiêu diệt, Đinh Bộ Lĩnh kiểm soát được Cổ Loa và đuổi các thế lực tranh lập khác khỏi kinh đô. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân rất mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành lũy, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết. Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất. Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp lũy để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến, Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông Hồng tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan, Nguyễn Siêu tử trận. Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái. Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh tấn công thành Hồi Hồ, tướng quân Kiều Thuận chống không nổi đành vượt sông Hồng chạy sang thành Mè kết hợp với Ma Xuân Trường chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm thành Mè, Kiều Thuận tử trận. Ma Xuân Trường chạy lên Yên Bái trốn thoát. Sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại đánh nhau với lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh bị thua chạy và mất ở làng Dương Xá (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Đầu năm 968, sau khi chiếm lại vùng Bắc Ninh, vốn do các sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê cát cứ, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh chuyển quân về Siêu Loại, cho Đinh Liễn và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân tiến đánh quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương tản quân, đóng giữ chỗ hiểm yếu. Khi quân Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài lính, rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân Hoa Lư tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của quân Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh sâu vào trung tâm, bắt được Lã Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang. Chiêu hàng Để thực hiện nhiệm vụ dẹp loạn và thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo vận dụng kế sách chính trị kết hợp với quân sự. Khi lực lượng còn non yếu, ông đã liên kết với Sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Kỳ Bố) (Thái Bình) rồi thu phục được Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên) về và phong làm Thân vệ Đại tướng quân. Nhiều vị tướng nhà Đinh vốn là thổ hào địa phương, thực chất họ cũng có tiềm lực trở thành các sứ quân như: Võ Trung, Nguyễn Tấn, Phạm Đông Nga, Phạm Hán, Phạm Phổ, Phạm Hạp, Phạm Cự Lượng, Nguyễn Phúc Thời, Lê Lương, Lê Chương, Lê Du, Đinh Nga, Đào Ngọc Sâm, Cao Điền, Cao Đỗ, Bạch Tượng, Bạch Địa, Đào Lang, Lưu Quyền, Phạm Quảng, Lê Cát Bạo, Lý Mộc Trang, Đinh Hùng Lực, Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh, Trương Ma Ni, Lê Khai, Đặng Sỹ Nghị, Phùng Cường Bạo, Từ Hải cũng được Đinh Bộ Lĩnh thu phục và trở thành những công thần dẹp loạn. Cuối cùng khi lực lượng đủ mạnh ông không tiêu diệt mà hàng phục Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm , Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa) vốn là những hậu duệ nhà Ngô để lấy lòng thiên hạ. Dấu tích Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành Đỗ Động của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426. Thành Tam Giang của Kiều Công Hãn sau được nhà Trần sử dụng làm căn cứ quân sự. Các tòa thành như thành Hồi Hồ, thành Bình Kiều hiện vẫn còn dấu tích. Hiện nay, ở Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nội... có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị "hùng trưởng" khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm... dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương. Trong danh sách thống kê có 280 danh nhân thời Đinh trong đó quê hương các tướng phân bố như sau: Ninh Bình 42 tướng, Hà Nội 49 tướng, Thái Bình 27 tướng, Hải Dương 27 tướng, Hà Nam 23 tướng, Thanh Hóa 22 tướng, Nam Định 21 tướng, Hưng Yên 20 tướng, Bắc Ninh 16 tướng, Hải Phòng 8 tướng, Bắc Giang 8 tướng, Phú Thọ 5 tướng, Trung Hoa 5 tướng, Nghệ An 4 tướng, Vĩnh Phúc 2 tướng, Cao Bằng 2 tướng, Hà Tĩnh 1 tướng. Trong danh sách thống kê các di tích về thời Đinh, hiện có 500 di tích liên quan tới Vua Đinh và 280 danh nhân thời Đinh trong đó Hà Nội: 100 di tích, Nam Định 36 di tích, Ninh Bình gần 150 di tích, Thái Bình 46 di tích, Hưng Yên 29 di tích, Hải Dương 30 di tích, Hà Nam 28 di tích, Hải Phòng 8 di tích, Bắc Ninh 10 di tích, Nghệ An 13 di tích, Thanh Hóa 10 di tích, Phú Thọ 8 di tích, Bắc Giang 5 di tích, Vĩnh Phúc 6 di tích, Thái Nguyên 4 di tích. Các tỉnh khác cũng có di tích thời Đinh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, An Giang, Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh... Nhiều di tích thờ các bộ tướng và sứ quân trở thành điểm đến nổi tiếng của các địa phương như: Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Đình làng Phú Khê ở Hoằng Phú huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá; đình Bến ở Văn Giang và đền Mây ở thành phố Hưng Yên; đền Trù Mật ở thành phố Phú Thọ; đền Gin và đền Xám ở Nam Trực, Nam Định; đền Gia Loan ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc; đình Đông Phù ở Thanh Trì, đình Yên Bình ở Gia Lâm, đình Cổ Hiền và đền Tam Xã ở Quốc Oai, Hà Nội; đình Ném Đoài ở thành phố Bắc Ninh; đình Bo ở thành phố Thái Bình, đền Khai Long ở Đô Lương, Nghệ An... Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn. Sách "Việt Nam phong sử" bình rằng: "Nói đến việc tranh nhau thì mười hai sứ quân chẳng tránh khỏi tội; nói về cuộc thống nhất thì mười hai sứ quân lại là có công vì lẽ nó tạo cơ hội cho Đinh Tiên Hoàng thống nhất được quốc gia mà không bị kẻ ngoài cướp đoạt,... người Nam làm vua nước Nam, chắc hẳn 12 Sứ quân có linh thiêng cũng ngậm cười ở nơi chín suối…" Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng, lập ra triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.
Ngô Xương Ngập (chữ Hán: 吳昌岌; 915? - 954) là một vị vua nhà Ngô, trị vì từ 951 đến 954 cùng với em trai là Ngô Xương Văn. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô Vương. Thân thế Ngô Xương Ngập là con trưởng của Ngô Quyền. Theo thần phả, ông đã từng tham gia vào trận đánh thành Đại La (cùng với cậu là Dương Tam Kha làm tiên phong) diệt Kiều Công Tiễn và có dự Trận Bạch Đằng năm 938. Ông vua mất ngôi Năm 944, Ngô Quyền mất, ủy thác Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha - em Dương hậu vợ của Ngô Quyền. Nhưng Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng là Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) ở làng Trà Hương, Nam Sách, Hải Dương. Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn, Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Ở đó Ngô Xương Ngập lấy vợ và sinh con là Ngô Xương Xí. Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền làm con nuôi. Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Người em nhân đức Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi dẹp loạn hai thôn Đường, Nguyễn. Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công, tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập. Được Dương thái hậu chuẩn tấu, Ngô Xương Ngập cũng làm vua, là Thiên Sách Vương năm 951. Lúc đó tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sử gọi là Hậu Ngô Vương. Năm 951, ông cùng Nam Tấn vương đi đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình) nhưng không thắng phải trở về (xem thêm bài Đinh Bộ Lĩnh). Ngô Xương Ngập chuyên quyền, không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ngô Xương Ngập còn định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua, nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập lâm bệnh qua đời, làm vua được 4 năm. Các con Sau khi Nam Tấn vương Ngô Xương Văn mất (965), con Xương Ngập là Ngô Xương Xí thế yếu không thể khôi phục nhà Ngô nên đã trở thành một sứ quân và cuối cùng đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Xương Ngập còn một người con nữa, chính là thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011), vốn có tên là Ngô Xương Tỷ, người sau này được Đinh Tiên Hoàng phong làm Khuông Việt đại sư. Như vậy Chân Lưu mới là con cả của Xương Ngập. Căn cứ vào khoảng cách giữa hai ông cháu Ngô Quyền và Chân Lưu (chỉ có 35 năm) và việc Xương Ngập có tham chiến trận diệt Kiều Công Tiễn, có thể suy đoán Ngô Xương Ngập sinh ra khoảng năm 915, khi Ngô Quyền chưa lấy Dương thị con gái Dương Đình Nghệ và như vậy Xương Ngập không phải là con bà Dương thị; tức là Tiền Ngô vương còn một người vợ cả mất sớm và không được sử nhắc đến. Điều này có thể lý giải cho thái độ đối xử với hai người cháu của Dương Tam Kha rất khác nhau: với Xương Ngập thì đã tranh ngôi lại còn tầm nã gắt gao, vì Xương Ngập không phải là cháu do em gái/chị mình sinh ra, còn với Xương Văn thì nhận làm con (nghĩa là có ý định truyền ngôi), đó là vì Xương Văn là con đẻ của bà Dương thị. Có lẽ trong cảnh gia đình gặp tai họa đó, người cha không biết sống chết lúc nào, cậu bé Ngô Chân Lưu (11 tuổi năm 944) đã tìm đến cửa thiền đề thoát nạn. Nhận xét Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: Ở Quang Đàm, An Hải (huyện cũ), Hải Phòng có một đền thờ Ngô Xương Ngập.
Tôn Đức Thắng (20 tháng 8 năm 1888 - 30 tháng 3 năm 1980) là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước cuối cùng của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1976 đến năm 1980, ông là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đến khi qua đời. Trước đó, ông là Phó Chủ tịch nước (1960 - 1969), Quyền Chủ tịch nước (2 tháng 9 - 22 tháng 9 năm 1969), Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960) - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ. Sau khi kế nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông trở thành Chủ tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thân thế Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Sơn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Nơi thường trú tại quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội. Là con đầu của ông Tôn Văn Đề, và bà Nguyễn Thị Dị. Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông còn được gọi là Hai Thắng. Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn. Hoạt động chính trị Thời trẻ Năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga. Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc. Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn và Kỳ bộ Nam Kỳ, và được phân công trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), cảnh sát thực dân Pháp gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện, đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh). Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu, cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo. Có tổng cộng hơn 60 người bị bắt trong vụ án này, theo hồi ký Passion, Betrayal, and Revolution in Colonial Saigon: The Memoirs of Bao Luong, của bà Nguyễn Trung Nguyệt (Bảo Lương). Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo. Theo ông Christoph Giebel, giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc. Sau Cách mạng tháng 8 Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI. Năm 1946: Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955). Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951). Năm 1947: Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947). Năm 1948: Quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1948-1955), Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương. Năm 1950: Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô. Năm 1951: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (1951-1955) trong cuộc nổi dậy chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị giải thể sau Hiệp định Genève năm 1954 trao cho Việt Minh duy nhất kiểm soát Bắc Việt Nam. Sau đó ông tiếp quản một tổ chức khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một nhóm dân tộc chủ nghĩa thân Cộng sản. Tôn Đức Thắng đã lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc trong cuộc chinh phục để thu hút những người ủng hộ từ miền Nam Việt Nam. Kết quả là ông đã nhận được Giải thưởng Hòa bình của Stalin vào năm 1955. Năm 1955: Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam. Từ năm 1960-1969: Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong giai đoạn này, công việc chính của ông là cố gắng giành lại miền Nam Việt Nam cũng giúp đưa ông trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới thời chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1960. Năm 1967, khi ông vẫn còn là phó chủ tịch, ông đã giành được Giải Hòa bình Lênin, một giải thưởng hàng năm tương tự như Giải Nobel Hòa bình, nhưng được trao bởi Liên Xô. Chủ tịch nước (1969-1980) Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Tôn Đức Thắng kế nhiệm Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước. Tuy nhiên, hầu hết quyền lực thực sự được trao cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Lê Duẩn. Từ năm 1976-1980: Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1980). Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV, nhưng không tham gia Bộ Chính trị. Trong các văn kiện của nhà nước Việt Nam, báo chí của Nhà nước, giai đoạn ông làm Chủ tịch nước, tên ông bao giờ cũng được đặt lên đầu, trên cả Tổng bí thư Lê Duẩn và các lãnh đạo khác. Gia đình Ông kết hôn với bà Đoàn Thị Giàu (sinh năm 1898 tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; mất ngày 25 tháng 5 năm 1974) vào năm 1921 ở nhà ông bà ngoại của bà Giàu ở xã Vĩnh Kim, Tiền Giang. Đây là cuộc hôn nhân có ý nghĩa đền ơn trả nghĩa vì ông đã giúp an táng ông Ba Sứ, anh trai bà Giàu, một người bạn của ông ở Pháp. Bà Đoàn Thị Giàu là cô giáo trường làng. Hai người sinh được hai con gái, con gái đầu là Tôn Thị Hạnh, sinh năm 1924 và con gái thứ hai là Tôn Thị Nghiêm, sinh năm 1928. Đầu năm 1929, hai ông bà sinh con trai thứ ba tên là Tôn Đức Liêm, nhưng Liêm đã qua đời lúc 3 tuổi vì bị bệnh nặng. Bà Tôn Thị Hạnh kết hôn với ông Dương Văn Phúc, nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, vào năm 1950. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Tôn Thị Hạnh và Tôn Thị Nghiêm theo cha lên chiến khu Việt Bắc. Tôn Thị Hạnh làm văn thư lưu trữ còn Tôn Thị Nghiêm làm điện báo viên ở Văn phòng Trung ương. Bà Tôn Thị Nghiêm kết hôn với ông Tưởng Bích Trúc, Phó Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Đại học Y Hà Nội. Vợ chồng bà Tôn Thị Nghiêm đã mất vào thập niên 1980, ít năm sau khi Tôn Đức Thắng qua đời. Hai người có ba con gái (Tưởng Bích Vân, Tưởng Bích Hà và Tưởng Hoài Nam). Năm 1946, Tôn Đức Thắng nhận nuôi hai người con gái nuôi là Tôn Thị Ngọc Quang, sinh năm 1927 (không phải họ Tôn, sau 1954 đổi sang họ Tôn) và Tôn Thị Tuyết Dung, sinh năm 1933 . Bà Tôn Thị Ngọc Quang làm y tá ở một Viện quân y ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, và kết hôn với Nguyễn Thanh Phúc, quê Quảng Trị, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Lào. Hai người có một con gái (Nguyễn Thanh Thanh) và hai con trai (Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thanh Phong). Qua đời Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời lúc 6 giờ 35 phút ngày 30 tháng 3 năm 1980. Hưởng thọ 92 tuổi. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ quốc tang ông với nghi thức trọng thể nhất trong 5 ngày từ ngày 1 đến ngày 5-4-1980. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Khen thưởng và vinh danh Tưởng niệm, giải thưởng 75x75px Huân chương Sao Vàng (19/08/1958) Huân chương Đại đoàn kết dân tộc (truy tặng 15/11/2005) Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin của Liên bang Xô viết (12/1955) Huân chương Lenin (11/1967) Huân chương Cách mạng Tháng Mười (1978) Huân chương Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lenin (1978) Huân chương Sukhbaatar của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (08/1978) Huy chương Hữu nghị kỷ niệm 20 năm Cách mạng Cuba (1953 – 1973) Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân". Nhân dịp tròn 70 tuổi, ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và là người đầu tiên được tặng Huân chương này (1958). Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng (1955). Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Sukhbaatar - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ. Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải, và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông. Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất. Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 - 20/8/1988), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng ở An Giang cũng đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Phim Tổ quốc tiếng gà trưa- biên kịch Nguyễn Quang Sáng, đạo diễn Nguyễn Huy Thành. Đường Tôn Đức Thắng tại Việt Nam Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối Chu Văn An với Nguyễn Lương Bằng), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Đinh Tiên Hoàng đến đoạn cắt Võ Văn Kiệt - Hàm Nghi), Hải Phòng (từ ngã tư Tô Hiệu và Trần Nguyên Hãn đến đường Hùng Vương), Đà Nẵng (nối Nguyễn Lương Bằng với Điện Biên Phủ), Đồng Hới (từ ngã tư Trần Hưng Đạo, Xuân Diệu và Hoàng Diệu đến đường Hà Huy Tập), Thành Phố Pleiku (Nối Ngô Quyền Và Phạm Hùng Với Lê Đại Hành Và QL14). Tại thành phố Long Xuyên, tên ông được đặt cho con đường nối từ Tượng đài Bông lúa đến Trần Hưng Đạo. Bảo tàng Bảo tàng Tôn Đức Thắng đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu về Tôn Đức Thắng, phục vụ nhu cầu thăm viếng và tưởng nhớ của người dân các tỉnh, thành phía Nam. Một số tỉnh, thành gần đây cũng có xây dựng các phòng trưng bày về Tôn Đức Thắng, nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Ảnh
Ngô Xương Văn (chữ Hán: 吳昌文; 934 – 965) là một vị vua nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ 950 đến 965, trong đó khoảng từ 951 – 954 ông trị vì cùng với anh trai là Ngô Xương Ngập. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô Vương. Thân thế Ngô Xương Văn là con thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là hoàng hậu họ Dương. Giữa cậu và anh Năm 944, Ngô Quyền mất, ủy thác con trưởng Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha - em trai (có sách viết là anh) Dương hậu. Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng là Dương Bình vương. Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách được một hào trưởng là Phạm Lệnh Công che chở. Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được. Ở đó Ngô Xương Ngập lấy vợ và sinh con là Ngô Xương Xí. Dương Bình vương lấy Ngô Xương Văn làm con nuôi. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Ngô Xương Văn lấy con gái Bình vương là Dương Vân Nga và chính ông là người chồng đầu tiên của bà, nhưng giả thuyết này không vững chắc và có nhiều điểm mâu thuẫn (xem chi tiết bài Dương Vân Nga). Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm Canh Tuất (950), Tam Kha sai Xương Văn cùng hai tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Ngô Xương Văn đi đến nửa đường, dụ hai tướng quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Trích Đại Việt sử ký toàn thư: Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng hai tướng họ Dương và họ Đỗ đem quân đi đánh hai làng là Đường và Nguyễn ở Thái Bình. Khi quân đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn nói với hai tướng rằng: - Đức lớn của Tiên Vương ta đã thấm vào tận lòng dân, cho nên, chính lệnh ban ra, không ai là không thuận nghe theo. Nay, không may Tiên Vương đã lìa bỏ quần thần, Bình Vương [chỉ Dương Tam Kha] làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh ta, tội thật không có gì lớn bằng. Giờ đây, Bình Vương lại sai chúng ta đi đánh hai làng vô tội. Nếu may mà thắng được thì chẳng nói làm gì, còn như họ không chịu hàng phục thì ta biết làm sao được? Hai tướng cùng nói: - Chúng tôi xin theo lệnh của ông. Ngô Xương Văn lại nói: - Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình Vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên Vương ta, như thế có nên chăng? Hai tướng cùng cho là hay, bèn quay về đánh úp Dương Tam Kha. Mọi người muốn giết Dương Tam Kha đi, nhưng Ngô Xương Văn nói: - Bình Vương đối với ta có ơn [chỉ việc Dương Tam Kha đã nhận Ngô Xương Văn làm con nuôi], tại sao lại nỡ giết? Nói rồi, bèn giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho đất làm thực ấp (nay là bến Chương Dương). Ngô Xương Văn không giết Dương Tam Kha, giáng xuống làm Chương Dương Công. Nam Tấn vương Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về. Được sự chuẩn tấu của Dương thái hậu, Ngô Xương Ngập cũng lên làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Khi đó cùng tồn tại hai vua. Năm 951, ông cùng Thiên Sách vương đi đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình) không thần phục triều đình nhưng không thắng phải quay trở về (xem chi tiết các bài: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn). Ngô Xương Ngập chuyên quyền, không cho Ngô Xương Văn tham gia chính sự. Ngô Xương Ngập còn định trừ Ngô Xương Văn để một mình làm vua, nhưng năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết. Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn một mình trị nước. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục dẫn chiếu từ Ngũ đại sử (thiên Nam Hán thế gia), sau khi Xương Ngập chết, Xương Văn sai sứ đến gặp vua Nam Hán là Lưu Thịnh (con Lưu Cung) xin "tiết việt". Lưu Thịnh sai cấp sự trung là Lý Dư đem cờ tinh, cờ tiết sang để chiêu dụ. Lý Dư đi đến Bạch Châu, Ngô Xương Văn sai người đến ngăn lại, bảo rằng: "Giặc biển làm loạn, đường sá khó đi", thành thử Lý Dư không sang được tới nơi. Có lẽ Nam Tấn vương đã ân hận trong việc "thần phục" kẻ địch từng thua bại dưới tay ông ngoại và cha mình và thấy Nam Hán không đủ mạnh để thần phục nên tìm cách không gặp sứ Nam Hán. Trong nước có nhiều nơi làm loạn không thần phục triều đình, Nam Tấn vương mang quân đi dẹp. Đầu tiên ông dẹp được giặc Chu Thái ở Thao Giang (Phú Thọ), sau đó năm 965, Ngô Xương Văn đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây). Ông bị phục binh bắn nỏ trúng, tử trận. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì thôn Đường, tức Đường Lâm thuộc phạm vi chiếm đóng của sứ quân Ngô Nhật Khánh, còn thôn Nguyễn Gia Loan thuộc căn cứ của sứ quân Nguyễn Thái Bình, tức Nguyễn Khoan. Ngô Xương Văn làm vua được 15 năm. Thời kỳ trị vì của Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập được gọi chung là Hậu Ngô Vương. Sau đó con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí lên ngôi, nhưng thế lực suy yếu phải rút về giữ đất Bình Kiều. Từ 966 hình thành 12 sứ quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Cho tới năm Mậu Thìn 968, đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh sau hàng loạt chiến thắng, thống nhất đất nước, mở ra nhà Đinh. Nhà Ngô kết thúc. Đánh giá Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lê Văn Hưu viết: "Nam Tấn Vương nhà Ngô trước bị gia thần là Tam Kha giam giữ, sau bị anh là Xương Ngập áp chế, một sớm đắc chí, không biết cẩn thận giữ mình, cho nên hưởng nước ngắn ngủi, không có chính tích gì, đáng tiếc thay! Nhưng, cứ xem việc tha tội cho Bình Vương, há không phải là nhân ư? Chịu nhịn cho Xương Ngập kiêu xấc, há không phải là cung ư? Đã nhân lại cung, cũng có thể thấy vương là người ra sao rồi." Ngô Sĩ Liên có lời bàn trong Đại Việt Sử ký Toàn thư: Nam Tấn nhà Ngô dùng chính nghĩa trừ kẻ tàn bạo, lấy lại được cơ nghiệp cũ. Công việc ấy cũng đã yên ủi vong linh tiên tổ mình, làm nguôi lòng bực tức của quỷ thần, của nhân dân. Thế mà, chỉ vì hiền lành nhù nhờ, đã không trừng trị Tam Kha về tội cướp nước, lại còn gây ra chiến tranh bẩn thỉu ở Thái Bình, cuối cùng tự rước lấy tai nạn, thật đáng tiếc! Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án cũng có lời bàn về Ngô Xương Văn như sau: Hậu Ngô Vương ở chỗ thâm cung, nên tặc thần không ngờ đến, ở giữa đường quay về, mà chư tướng không dám trái ý, truất phục được kẻ gian tà dễ như thay bàn cờ, 15 năm giữ cơ nghiệp, đáng gọi là lương chúa, đẻ con như thế Ngô Quyền cũng như là không chết. Đến như Thiên Sách chuyên quyền mà mình không được dự chính quyền, Tam Kha cướp ngôi vua mà không nỡ gia hình, luận giả cho Xương Văn là cô tức, nhưng xét bản tâm của Xương Văn thì chỉ biết cung kính anh, để kính nhường dòng con trưởng, không giết cậu, để mẹ được yên lòng, cũng là người có tư chất tốt, không thế, thì nếu không giết anh là Xương Ngập, cũng không để Tam Kha được sống. Duy chỉ có lỗi là để lộ cơ mưu, đến nỗi bị mũi tên lạc, chí khí hăng hái của thiếu niên chưa bỏ đi được, là đáng tiếc đó thôi. Khi đề cập tới Xương Văn có tư chất tốt, không thế, thì nếu không giết anh là Xương Ngập, cũng không để Tam Kha được sống, Ngô Thì Sĩ có lẽ muốn so sánh chuyện nhà Ngô với những cảnh "huynh đệ tương tàn", thói ích kỷ, vô nhân của một số quân vương trong lịch sử Trung Quốc, như Lý Thế Dân giết anh em cùng mẹ và 10 cháu ruột, bức cha thoái vị; Tống Cao Tông Triệu Cấu không muốn xin nhà Kim thả cha (Huy Tông) và anh (Khâm Tông) đang làm tù binh trong tay giặc được về mà chỉ xin tha cho mẹ, rồi tìm cách vu tội giết Nhạc Phi vì danh tướng này muốn đánh vào kinh đô nhà Kim để rước 2 vua cũ về nam; hay Minh Anh Tông được em là Cảnh đế cứu thoát từ tay người Mông sau 7 năm làm tù binh đã tìm cách sát hại em để đoạt lại ngôi. Lời bàn của Ngô Sĩ Liên có phần chưa thỏa đáng. Việc gọi anh về cùng làm vua và tha cho Dương Tam Kha là lòng nhân nghĩa, khiêm nhường của Xương Văn, không thể nói là ông nhu nhược. Dẹp được giặc Chu Thái, có thể nói là ông đủ cứng cỏi để cầm quyền. So với Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu và Ngô Thì Sĩ có lời bàn hợp lý hơn. Chú thích
Trần Đăng Ninh (1910 – 1955) là nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp giai đoạn 1950 – 1955 (nay là Tổng cục Hậu cần). Huân chương Sao Vàng và ông còn là con người có công lớn trong cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp Trước năm 1945 Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Đáng, quê tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Dù gia cảnh khó khăn thiếu thốn, ông vẫn quyết tâm vượt khó học hết tiểu học. Lớn lên, ông ra Hà Nội học nghề in và làm thợ tại nhà in Lê Văn Tân. Sau đó, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930 trong phong trào công nhân ngành in. Năm 1935, ông giác ngộ với cách mạng. Năm 1936, ông được cử vào nghiệp đoàn bí mật và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1937 đến năm 1939, ông đã tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc bãi công, bãi thị, mít tinh, đấu tranh chống thuế... Năm 1939, ông là Ủy viên Thành ủy Hà Nội, tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân. Năm 1940, ông là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Khi khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, ông được cử về huyện Bắc Sơn tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, lập Ủy ban cách mạng, tổ chức du kích, xây dựng căn cứ Ngũ Viễn – Vũ Lăng. Ngày 11/11/1940, ông tham gia Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 7 cùng các ông Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu... Hội nghị đã khẳng định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 6 là đúng đắn. Hội nghị chỉ rõ kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật, quyết định phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 5 năm 1941, ông là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến tháng 7/1941, ông được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Cuối năm đó, ông bị mật thám bắt và bị kết án 20 năm tù khổ sai. Năm 1942, bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, ông vẫn hoạt động chống chế độ của nhà tù đế quốc nên cuối năm bị chuyển lên nhà tù Sơn La. Tại đay, ông đã hoạt động trong tổ chức bí mật của Đảng trong nhà lao, tham gia tổ chức huấn luyện chính trị và quân sự cho các tù nhân chính trị. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục lần thứ nhất trốn khỏi nhà tù Sơn La cùng các ông Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu trở về xuôi và hoạt động trong Ban thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Nhưng đến tháng 9 năm 1943 thì bị bắt lại và bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Từ năm 1945 đến khi mất Tháng 3 năm 1945, ông vượt ngục lần hai. Đây là cuộc vượt ngục có quy mô lớn gồm khoảng 100 tù chính trị, trong đó có các ông Đỗ Mười, Trần Tử Bình. Sau đó, ông được cử làm ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, phụ trách chiến khu Hoàng Hoa Thám. Tháng 8 năm 1945, ông được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào. Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông được phân công cùng ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng, tiến đánh tỉnh lỵ Thái Nguyên, sau đó bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông được cử làm Đặc phái viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ, Giữa năm 1946, ông được cử lên công tác tại Phú Thọ. Tại đây, ông bị Quốc dân đảng bắt giam, nhưng ông thoát được. Ngày 20/11/1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng. Ông cùng với ông Nguyễn Lương Bằng được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ bí mật ở lại xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, lấy các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Chợ Mới, Chợ Đồn (Bắc Kạn) làm địa bàn chính, đồng thời bố trí địa điểm làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ ở nhiều địa phương khác trong tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Năm 1947, ông được cử giữ chức Trưởng ban Kiểm tra Ban chấp hành Trung ương Đảng kiêm, Tổng Thanh tra Phó, Ban Thanh tra Chính phủ (12/1949, ông từ chức Tổng Thanh tra Phó vào tháng 2/1951). Ông đã xây dựng nền móng tổ chức cho 2 cơ quan, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng về mặt quan điểm tư tưởng, phương pháp kiểm tra và thanh tra cho cán bộ. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo các đoàn kiểm tra, thanh tra phát hiện được những vấn đề cấp thiết, đóng góp cho sự lãnh đạo của Trung ương đảng và Chính phủ. Ông đã tham gia chuyến đi bí mật cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và yêu cầu Trung Quốc chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Ông được cử làm Đặc phái viên Chính phủ phụ trách công việc sửa chữa đường sá và huy động nhân lực, vật lực phục vụ kháng chiến. Năm 1950, ông được điều sang công tác trong quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần); Ủy viên Tổng quân ủy (1950-1955), kiêm Trưởng ban Cung cấp chiến dịch Biên giới (1950) <ref name="tdbkqs1001">Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Trần Đăng Ninh (tr. 1001)</ref>. Trong Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Ông cũng chính là người xây dựng hệ thống dân công tiếp tế, một yếu tố dẫn đến thắng lợi cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, do sức khỏe kém, ông mất sau khi về tiếp quản Hà Nội một thời gian ngắn vào ngày 6 tháng 10 năm 1955. Sau khi qua đời, ban đầu thi hài ông được an táng tại quân Thanh Xuân, Hà Nội. Năm 1976, mộ ông được cải táng về Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Vinh danh Tặng thưởng Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2003). Huân chương Độc lập hạng nhất. Huân chương Quân công hạng nhì. Huân chương Chiến thắng hạng nhất. Những đóng góp cao Sau khi ông mất, để tưởng nhớ ông, tháng 7 năm 1956, Bưu điện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành một bộ tem gồm 4 mẫu in hình chân dung của ông. Ngoài ra, tên của ông được đặt cho: Một con đường ở Thành phố Hà Nội. Một con đường và một phường ở thành phố Nam Định và một đường ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trường THCS của thành phố Nam Định, thành phố Hà Nội và trường Phổ thông Trung học của huyện Ứng Hòa tại xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa được mang tên Trần Đăng Ninh. Tại khu đất của gia đình thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa quê hương ông, vào năm 2003 đã xây dựng Khu lưu niệm Trần Đăng Ninh. Chú thích Nhà cách mạng Việt Nam Người Hà Nội Khởi nghĩa Bắc Sơn Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Huân chương Sao Vàng Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ Đạo Hạnh (chữ Hán: 徐道行; 1072 – 1116), tục gọi là Đức Thánh Láng (德聖𣼽), là một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại. Trước khi truyền thuyết về Liễu Hạnh phổ biến, ông thường được liệt vào hàng thánh nổi tiếng trong tín ngưỡng Việt Nam, gọi là Tứ bất tử. Truyền thuyết nổi tiếng nhất về ông chính là việc ông trút xác, hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là Lý Thần Tông sau này. Chính vì truyền thuyết nổi tiếng này, cùng sự huyền diệu của các câu chuyện dân gian về ông đã khiến trong một thời gian ông có tên trong danh sách Tứ bất tử của người Việt Nam, cho đến khi truyền thuyết về Bà Chúa Liễu Hạnh trỗi dậy. Dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), tục gọi là chùa Thầy và chùa Láng, chùa Nền ở Hà Nội. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày ông viên tịch. Tiểu sử Tương truyền ông tên là Lộ (路), con của quan Đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan. Do Từ Vinh bị giết bởi một pháp sư có tên là Đại Điên, Từ Lộ đã có ý đi sang Tây Thiên tu luyện phép thuật giết Đại Điên để trả thù cho cha nhưng đi nửa đường đã quay lại và chọn núi Sài Sơn chùa Phật Tích để tu hành. Ngài chuyên trì kinh "Đại Bi Tâm Đà La Ni" của đức Quán thế Âm tới khi cảm ứng, có vị thần tự xưng Trấn Thiên vương hiện lên và xin làm đệ tử để cho ngài sai khiến. Sau đó ngài dùng gậy đánh chết Đại Điên. Đại Điên cũng là người tu hành nên sau đó tái sinh làm đứa trẻ, tuy 3 tuổi mà chuyện gì cũng biết, được gọi là Giác Hoàng. Vua Lý Nhân Tông biết chuyện kỳ lạ bèn đón về Kinh Sư cho nó ở chùa Báo Thiên. Vua muốn nhận đứa trẻ làm con nhưng quần thần và dân chúng không nghe, nên vua lập đàn cầu nguyện pháp hội kéo dài 7 ngày để đứa trẻ linh dị kia đầu thai trở lại vào nơi cung cấm. Từ Đạo Hạnh biết đứa bé là Đại Điên đầu thai để mê hoặc quần chúng, rối loạn chính pháp nên nhờ người chị mang lá bùa của mình, giả làm người đi xem hội rồi treo ở tấm rèm của đứa bé. Tới ngày thứ ba của pháp hội, đứa bé Giác Hoàng bị ốm và nói: "Khắp biên giới trong nước đều có lưới sắt vây che, tuy muốn thác sinh nhưng không có lối". Sau đó đứa bé chết, Lý Nhân Tông truy ra và bắt Từ Đạo Hạnh đem về Hưng Thánh lâu. Từ Đạo Hạnh xin với em vua là Sùng Hiền Hầu cứu thoát và hứa sẽ làm con của Hầu để trả ơn, tuy nhiên phải báo cho sư biết trước khi vợ của Hầu sắp sinh. Đạo Hạnh dặn rằng: "Bao giờ phu nhân sắp đến ngày sinh thì báo cho tôi biết trước để cầu khấn với sơn thần". Lại nói chuyện năm xưa đi cầu đạo cùng 2 người bạn Nguyễn Minh Không và Giác Hải, Từ Đạo Hạnh từng có lúc biến ra con hổ để dọa Nguyễn Minh Không, bị Nguyễn Minh Không nhắc nhở, Từ Đạo Hạnh bấm độn biết được kiếp sau sẽ bị hóa hổ. Tới khi sắp tạ thế, Đạo Hạnh bảo Nguyễn Minh Không rằng: "Xưa tôn sư của ta tu đã tròn quả phúc mà còn bị nạn đau thương quả báo, huống chi ở cái thuở mạt thế huyền vị này, há có thể tự giữ mình được sao? Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái kiếp sau quyết là khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau". Sau này khi Lý Thần Tông hóa hổ, các lương y trong thiên hạ không chữa nổi, lúc ấy có đứa trẻ hát rằng: "Dục tử trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không". Triều đình tìm tới Nguyễn Minh Không và Nguyễn Minh Không chữa hết bệnh cho nhà vua. Trút xác Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông cho thiền sư Nguyễn Minh Không biết mình sẽ đầu thai thành con của Sùng Hiền hầu – em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông. Tương truyền ông viên tịch vào ngày 7 tháng 3 năm Bính Thân (1116) tại chùa núi Sài Sơn. Quốc Oai là tên huyện, tức là huyện Quốc Oai ngày nay, tên núi là Phật Tích. Từ Đạo Hạnh đến chơi núi ấy, thấy tảng đá trong hang núi có vết chân người, lấy chân ướm vào vừa đúng: tục truyền đó là chỗ Đạo Hạnh trút xác. Trước kia phu nhân của Sùng Hiến hầu là Đỗ thị đã có mang, đến đây trở dạ mãi không đẻ. Hầu nhớ lại lời Đạo Hạnh dặn khi trước, sai người chạy ngựa đi báo. Đạo Hạnh lập tức thay áo tắm rửa, vào hang núi trút xác mà qua đời. Người làng cho là việc lạ, để xác Đạo Hạnh vào trong khám để thờ. Nay núi Phật Tích tức là chỗ ấy. Hàng năm, mùa xuân, cứ đền ngày mồng 7 tháng 3, con trai, con gái hội họp ở chùa, là hội vui có tiếng một vùng. Người đời sau ngoa truyền là ngày giỗ của sư (xác Đạo Hạnh đến khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh, bị người Minh đốt cháy, người làng ấy lại đắp tượng lại thờ như cũ, hiện nay hãy còn). Đến tháng 6 thì Lý Dương Hoán, con trai của Sùng Hiền hầu ra đời, đây chính là vị vua tương lai Lý Thần Tông. Sau này Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, người vua mọc lông cọp và gầm như cọp, quần thần phải dùng cũi vàng nhốt Vua. Người cứu chữa được là Đại sư Nguyễn Minh Không. Tại Hà Nội có chùa Láng, tên chữ là Chiêu Thiền Tự được xây dựng đời vua Lý Anh Tông (con của Lý Thần Tông). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Bên cạnh đó có chùa Nền, tên chữ là Đản Cơ Tự dựng trên nền ngôi nhà cũ của Từ Đạo Hạnh. Tác phẩm lưu lại Giáo trò Hữu không (in trong Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 1977) Kệ thị tịch Thất châu Vấn Kiều Trí Huyền Nam bang Tứ Bất tử Tứ Bất tử (chữ Hán: 四不死) là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Bốn vị đó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh Công chúa. Tứ Bất tử là phạm trù cổ của người Việt về các vị thần thánh trong nước. Tương truyền từ xưa khi Mẫu Liễu Hạnh chưa xuất hiện thì vị trí đó là của Từ Đạo Hạnh Thiền sư. Sau thế kỷ 16, người ta mới gắn Mẫu Liễu vào vị trí thứ 4 sau 3 vị thần từ đời viễn cổ. Từ Đạo Hạnh là một trong những danh tăng nổi tiếng và có nhiều truyền thuyết linh dị nhất trong lịch sử Việt Nam, Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ngài cũng chính là người mở đầu cho một tín ngưỡng hòa trộn vào Phật giáo sau đó có sức ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý - Trần, tín ngưỡng thờ Thánh Tổ. Thánh Tổ là các vị sư, cuộc đời có nhiều công hạnh kỳ bí linh thiêng, sau khi viên tịch được nhân dân dựng đền thờ riêng hoặc lập nơi thờ ở sau điện Phật. Thánh Tổ vừa đại diện cho Phật vừa gần gũi với cuộc sống của nhân dân, tuy vẫn thuộc đạo Phật nhưng lại như một thế lực thần thánh bảo trợ cho nhân dân. Các chùa dạng này thường có mô hình "Tiền Phật - Hậu Thánh " và đặc trưng là thường rất to lớn về quy mô, ảnh hưởng tâm linh đến cả một vùng miền, xứ sở xung quanh như: Chùa Thầy, Chùa Keo - Nam Định, Chùa Keo - Thái Bình, chùa Láng, Chùa Trăm Gian, Chùa Bối Khê, Chùa Bái Đính cổ, Đền Nguyễn Minh Không, Chùa Ngũ Xã, Chùa Thiên Vũ (Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội),... Ban đầu các Thánh Tổ tập trung vào 3 vị: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải sau có thêm Nguyễn Bình An chùa Trăm Gian cuối đời Trần. Hệ thống Các Đền, Chùa Liên Quan Chú thích
Gỗ mít là một loại gỗ từ cây mít. Gỗ này thường được sử dụng rộng rãi trong việc tạc tượng Phật nói riêng và tượng thờ nói chung. Nguyên nhân là vì loại gỗ này chống mối mọt và không chịu nhiều tác động của nước, lại dễ kiếm và không đắt như các loài gỗ quý khác. Gỗ mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định,không cong vênh, ít bị mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như làm tượng Phật, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nội thất khác. Hiện nay gỗ mít đang ngày càng khan hiếm, chủ yếu được khai thác từ các vùng rừng núi tây bắc, Trung Bộ và nước Lào.
Lê Xuân Tùng (sinh năm 1936) là một Giáo sư Kinh tế, chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tiểu sử Ông sinh tại làng Thọ Lộc, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1950 đến năm 1952, ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu 4. Năm 1953, học tại trường Trung cấp Sư phạm, khoá 2, tại Khu học xá Nam Ninh và tốt nghiệp năm 1956. Ông quyết định gia nhập đảng Lao động Việt Nam từ năm 1959. Năm 1961, ông được cử sang Liên Xô học Đại học Tổng hợp Voronezh (Воро́неж) và tốt nghiệp năm 1966, sau trở về giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội Năm 1969, ông sau chuyển sang giảng dạy, chủ nhiệm khoa Kinh tế- chính trị rồi Phó giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Ngoài ra ông còn là giảng viên Trường đại học Kinh tài nay là Đại học Kinh tế Quốc dân. Những năm 1980 ông làm công tác thư ký cho Ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ. Năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ 6, ông trúng ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được cử làm trợ lý Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1991, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, giữ chức Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội. Năm 1996, ông được tái trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị (đến năm 2001), phụ trách công tác Tư tưởng – Văn hóa và Khoa giáo Trung ương và giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội (đến năm 2000). Mặc dù đã nghỉ hưu trí nhưng vẫn đang đảm nhiệm chức vụ ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đóng góp Từ năm 1986 đến năm 1996, ông Lê Xuân Tùng phụ trách nhóm chuẩn bị phần kinh tế của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ông còn tham gia chuẩn bị văn kiện các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là Văn kiện Ban Chấp hành Trung ương lần VI, khoá VI (1989). Các tác phẩm sách tiêu biểu Lịch sử cận hiện đại Thái Lan Các lợi ích kinh tế (1983) Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1985) Nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam (1987) Các thành phần kinh tế ở nước ta Những vấn đề lý luận - thực tiễn về hợp tác xã cổ phần (1999) Công tác tư tưởng - văn hóa, khoa giáo và sự lãnh đạo của Đảng (2001) Xây dựng và phát triển thương hiệu / Lê Xuân Tùng. - Hà Nội: Lao động - Xã hội, 2005 Bách khoa thư Hà Nội, gồm 18 tập, ông là tổng chủ biên Phong tặng Ông được phong Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1988.
Nguyễn Khắc Viện (5 tháng 2 năm 1913 - 10 tháng 5 năm 1997) là một bác sĩ nhi khoa, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam. Thân thế Ông quê ở xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm giữ chức Quyền Tổng đốc Thanh Hóa. Học tập và cư trú tại Pháp Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris. Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ nên ông không thể trở về. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng. Mãi đến năm 1947, ông mới tạm hồi phục và trở lại Paris. Tại Pháp, ông nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và Hoa Kỳ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí và báo nổi tiếng tại Paris như La Pensée (Tư tưởng), Esprit (Tinh thần), Europe (Châu Âu), La nouvelle critique (Phê bình mới), Cahiers du communisme (Tập san cộng sản), L’Observateur (Người quan sát), France nouvelle (Nước Pháp mới), Le monde diplomatique (Thế giới ngoại giao) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên... Ông từng là Chủ tịch của Hội người Việt Nam tại Pháp (Union Générale les Vietnamiens en France). Hoạt động tại Việt Nam Năm 1963, vì hoạt động cho cộng sản, ông bị trục xuất khỏi nước Pháp. Về nước ông tham gia đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập và chủ biên Tạp chí đối ngoại Nghiên cứu Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Études Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Năm 1984, ông sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý (trung tâm NT), xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý", đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, Nguyễn Khắc Viện qua đời. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những lãnh đạo nhà nước cao cấp. Vinh danh Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 63.000 USD) cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT). Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn "Việt Nam, một thiên lịch sử". Tên của ông được đặt cho các đường phố tại quận Long Biên thuộc TP Hà Nội, Quận 7 thuộc TP Hồ Chí Minh, quận Ngũ Hành Sơn thuộc TP Đà Nẵng, TP Nha Trang, TP Hà Tĩnh. Các tác phẩm Truyện Kiều (dịch sang tiếng Pháp) Lịch sử Việt Nam Kinh nghiệm Việt Nam Miền Nam Việt Nam sau Điện Biên Phủ Tuyển tập văn học Việt Nam Việt Nam, Patrie retrouvée Từ điển tâm lý Từ vựng tâm lý Từ điển xã hội học Nỗi khổ của con em Tâm lý gia đình Tâm lý tiểu học Từ sinh lý đến dưỡng sinh Tâm lý trẻ em Tâm lý đại cương Tâm bệnh lý trẻ em Bàn về đạo Nho Tìm lại Tổ Quốc Việt Nam một thiên lịch sử Ước mơ và Hoài niệm. Tâm lý học và đời sống/ Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Khắc Viện.- H.: Khoa học xã hội, 1994.- 309tr Ôn dịch, thuốc lá (Đã được đưa vào SGK Ngữ văn 8 - Tập 1)
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê Trung Hưng. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho các con phố ở Hà Nội. Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám. Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ." Sự nghiệp Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau  được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây. Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình. Tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích. Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Giống như những tác giả thơ văn ở thời này, ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam. 12 câu của bài thơ này (dịch) đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập hai của Việt Nam.
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp chất opioid, thường là morphine và heroin, cũng như dẫn xuất của nhiều hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô. Ba loại chính là morphine, codeine và thebaine (trong khi chính thebaine chỉ có tính chất thần kinh rất nhẹ, nó là tiền chất quan trọng trong phần lớn các chất dẫn xuất thuốc phiện bán tổng hợp, như oxycodone). Định nghĩa Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, cocain. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất gây nghiện mà người đó sử dụng. Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người dùng cao (heroin, Crystal Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ (như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng các chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại trong khi công dụng dược liệu ít được để ý). Tính chất Làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người sử dụng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng lâng và không tự chủ được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử dụng là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên. Phân loại Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có: Ma túy tự nhiên Ví dụ: thuốc phiện. Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, Cocain... Nguồn gốc: Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc,...), có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Từ lá cây coca, chế ra chất cathinone, có nhiều ở Nam Mỹ Ma túy tổng hợp Những loại ma túy tổng hợp với ví dụ điển hình là Heroin. Chúng thường là những hóa chất khá độc hại nằm trong nhóm ketamin hay amphetamin,... Nguồn gốc Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuộc nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin... Độc lực So với thuốc phiện tự nhiên, các chất ma túy tổng hợp có tính độc hại hơn gấp 500 lần. Chúng có những tác động xấu đến tâm sinh lý của người sử dụng. Các dạng ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine. Nguồn gốc và sự phát triển Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng. Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai Tác hại của ma túy Sức khỏe Chú ý: thông tin sau đây không nhằm tổng quát hóa toàn bộ các loại chất ma túy mà chỉ áp dụng cho một số loại nhất định. Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp làm tăng tần số thở gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản... Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi. Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc..., cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ... Đối với hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị... Sử dụng ma túy còn có khả năng nhiễm HIV/AIDS và khả năng tử vong cao (từ các bệnh cơ hội). Xã hội Ma túy vốn là chất độc "tuyệt nhân mệnh lại tổn thương nguyên khí". Số người nghiện càng tăng thì lượng tiền bạc để hút chích càng lớn, càng có nhiều gia đình người nghiện bị phá sản. Kinh tế dân sinh càng khó khăn, phong tục càng đồi bại. Bản thân con nghiện cũng trở nên ốm yếu, sức lao động ngày càng sút kém, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một sỹ phu Trung Quốc thế kỷ 19 nhận xét: "Trên thì quan phủ, khoa bảng thân sĩ; dưới đến công, thương, con hát, tôi đòi; cho đến phụ nữ, tăng ni, đạo sĩ, đều hút thuốc phiện. Một khi đã nghiện, thì một giờ không bỏ được, gia đình trung lưu thường bị phá sản; thứ khói thuốc này quấy nhiễu trăm mạch, đưa đến bệnh hoạn, lâu rồi tinh thần đại hao, không thể cứu trị." Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho biết có hơn 50% phạm nhân trong các trại giam là đối tượng liên quan đến ma tuý. Bộ Công an xác định ma tuý là tội phạm của mọi tội phạm, là nguyên nhân gây ra hầu hết các tội phạm. Từ nghiện ma tuý sinh ra trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí giết người cướp của; sử dụng ma tuý gây ảo giác giết cả gia đình. Con nghiện ma túy không điều khiển được hành vi, không chấp hành pháp luật, không còn đạo đức, ít nhất cũng không có lối sống thông thường: Thời nhà Thanh, quan đại thần Lâm Tắc Từ từng dâng tấu cho vua Đạo Quang nói về tác hại của ma túy: "Thuốc phiện nếu không cấm tuyệt, thì nước mỗi ngày một nghèo, dân mỗi ngày một yếu; chỉ hơn chục năm sau, nước ta sẽ không còn quân mạnh để ngự địch, không có bạc nén để lo quân lương". Vua Đạo Quang cũng tán đồng: "Vật này (thuốc phiện) nếu không cấm tuyệt, khiến lưu hành trong nội địa, thì không những tan nhà, mà còn tan cả nước." Những khu vực sản xuất ma túy lớn trên thế giới Colombia, Afghanistan, Trung Đông,Trung Quốc và Tam giác Vàng. Kiểm soát ma túy Đầu thế kỷ 19, Trung Quốc bị các nước phương Tây đưa thuốc phiện vào buôn bán, khiến số người nghiện ngày càng tăng. Năm 1848, nhà Thanh ra lệnh tịch thu và thiêu hủy thuốc phiện của tàu buôn châu Âu, Anh Quốc phát động cuộc chiến tranh nha phiến khiến đất nước Trung Quốc hầu như bị tê liệt. Chiến tranh Trung - Anh mà lịch sử gọi là Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ và kết quả là triều Thanh phải nhượng bộ, Anh quốc được tiếp tục buôn thuốc phiện vào Trung Quốc. Sau Cách mạng Tân Hợi, chính phủ mới tại Trung Hoa đã cấm chỉ mọi hình thức sử dụng và buôn bán thuốc phiện. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, vùng biên giới phía Bắc của Thái Lan, phía Tây của Lào và phía Nam của Myanmar (còn được gọi là Tam Giác Vàng) là nơi trồng cây anh túc và cần sa lớn nhất thế giới và cũng là nơi buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vào những năm 90 của thế kỷ 20 thì số lượng anh túc lẫn cần sa tại Thái Lan giảm, (trước kia, đây là nước sản xuất và buôn bán ma túy lớn nhất thế giới. Hiện nay, nó thuộc về Pakistan.) trong khi đó diện tích của hai cây ấy lại tăng vọt ở Myanmar khiến nơi đây trở thành nơi sản xuất ma túy lớn thứ hai thế giới. Singapore có những quy định tử hình rất nhiêm khắc đối với tội phạm ma túy. Cụ thể: dù chỉ tàng trữ một lượng ma túy nhỏ để sử dụng cũng sẽ bị phạt tiền tối đa 20.000 USD và phạt tù tối đa 10 năm tù giam. Những đối tượng mang theo các chất sau với khối lượng tương ứng sẽ bị kết án tử hình: heroin (từ 15 gr trở lên), cocaine (từ 30 gr trở lên), morphine (từ 30 gr trở lên), hashish (từ 200 gr trở lên), methamphetamine (từ 250 gr trở lên), cần sa (từ 500 gr trở lên) và thuốc phiện (từ 1.200 gr trở lên). Với những quy định nghiêm khắc bậc nhất thế giới về kiểm soát ma túy, người Singapore tự hào với tỉ lệ nghiện ma túy tại nước họ thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Tại Việt Nam Số người nghiện ma túy tại Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh. năm 2009, cả nước có trên 146.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, đến tháng 12/2019 cả nước có trên 235.000 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 60%).Một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng này là do pháp luật quá nương nhẹ, cụ thể Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã bãi bỏ tội danh "sử dụng trái phép chất ma túy" mà chỉ coi người nghiện là "bệnh nhân". Do đó, người nghiện không bị bắt đi cai nghiện mà vẫn tiếp tục ở ngoài xã hội, họ vừa rủ rê người khác mắc nghiện theo, vừa phạm tội gây tác động xấu đến tình hình trật tự, an toàn, xã hội. Năm 2020, Quốc hội đã thảo luận về Luật Phòng chống ma tuý (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng: với xu hướng người nghiện gia tăng nhanh chóng, tình hình an ninh xã hội xấu đi do ma túy thì không thể tiếp tục chính sách coi người nghiện là "bệnh nhân" để nương nhẹ xử lý như những năm qua. Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng: hành vi sử dụng ma tuý rất nguy hiểm cho xã hội, nhiều đối tượng nghiện ma tuý đã gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ không bị bắt đi cai nghiện mà chỉ bị phạt hành chính 500 ngàn - 1 triệu đồng nên chưa đủ sức răn đe. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết có hơn 50% phạm nhân trong các trại giam là đối tượng liên quan đến ma tuý. Ông khẳng định cần phải xử lý người nghiện ma túy một cách nghiêm khắc hơn chứ không thể tiếp tục chính sách coi đối tượng này là người bệnh: "Ở nước ta, trước đây chúng ta coi người sử dụng ma tuý là người bệnh, phải chữa bệnh, không coi là tội phạm. Nhưng trên thực tế, người nghiện tăng lên rất nhiều dẫn đến chúng ta trở thành điểm có nhu cầu về sử dụng ma tuý nên nguồn cung sẽ tập trung về nước ta. Chúng ta đã chặn những đường dây hàng nghìn bánh heroin nhưng vì trong nước có nguồn cầu nên ma tuý vẫn lọt vào. Chính vì vậy, chúng ta xử lý người nghiện tức là giải quyết nguồn cầu. Các đối tượng tổ chức ma tuý lôi kéo, cho người khác sử dụng miễn phí dẫn đến việc họ bị nghiện ma tuý. Như thế rất đáng lo. Chính vì vậy, chúng tôi khẳng định, không thể coi người nghiện ma tuý là người bệnh." Bộ Công an xác định ma tuý là tội phạm của mọi tội phạm, là nguyên nhân gây ra hầu hết các tội phạm. Từ nghiện ma tuý sinh ra trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí giết người cướp của; sử dụng ma tuý gây ảo giác giết cả gia đình... chúng không điều khiển được hành vi, không chấp hành pháp luật, không còn đạo đức, ít nhất cũng không có lối sống thông thường. Chính vì vậy, phải tính toán xử lý hành vi sử dụng ma tuý Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Trước đây, gần như tỉnh nào cũng có cơ sở cai nghiện bắt buộc tập trung, nhưng năm 2008, khi sửa đổi luật để coi người nghiện là "bệnh nhân" thì một số cơ sở cai nghiện phải chuyển sang mục đích khác. Nhiều gia đình có con bị nghiện ma túy rất đau khổ, không quản lý được người nghiện mà cũng không cho đi cai nghiện tập trung được. Ông Vương nêu ra thực tiễn rằng Trung Quốc thực hiện cai nghiện rất chặt chẽ, một đối tượng nghiện ma túy thì bắt buộc phải vào trại cai nghiện ba năm, sau khi ra trại nếu tái nghiện là bị truy tố hình sự. Trung Quốc giao các trại cai nghiện tập trung này cho Bộ Công an để quản lý an ninh. Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng Việt Nam cần học theo chính sách cơ sở cai nghiện tập trung nghiêm túc như vậy thì mới giảm bớt được tình trạng ma túy đang lan rộng.
Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả. Sử dụng Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Sả có hương vị như chanh, có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô và tán thành bột. Phần cuống khá cứng, không ăn được nhưng lõi non bên trong mềm hơn, có thể đem thái nhỏ dùng như gia vị. Sả cũng có thể đem cất lấy tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal) Sả nói chung được dùng pha nước uống (phổ biến ở châu Phi), nấu thành súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm và hải sản. Phân loại Sả dịu (Cymbopogon flexuosus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma và Thái Lan trong khi sả chanh (Cymbopogon citratus) được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Hai loài này có thể được sử dụng tương tự như nhau, tuy nhiên C. citratus phù hợp hơn khi dùng cho ẩm thực. Tại Ấn Độ, C. citratus được dùng cả trong y học và trong sản xuất nước hoa. Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) và sả Java (Cymbopogon winterianus) tương tự như các loài trên, nhưng có thể mọc cao tới 2 m; phần gốc có màu đỏ. Các loài này được dùng để sản xuất tinh dầu sả, được dùng trong xà phòng, thuốc trừ muỗi trong các loại bình xịt diệt côn trùng hay nến cũng như trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Các thành phần cơ bản của tinh dầu sả, geraniol và citronellol, là các chất khử trùng, vì thế dầu sả được dùng trong các chất tẩy uế và xà phòng gia dụng. Ngoài việc sản xuất tinh dầu sả, cả hai loài này cũng được dùng trong ẩm thực hay làm chè uống. Sả hồng hay sả hoa hồng (Cymbopogon martinii) là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với lá và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị thơm ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Sả hồng cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu tinh thần, giảm bớt căng thẳng thần kinh. Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông Can và Duy Ngô Nhĩ. Một số loài sả Cymbopogon ambiguus: sả Australia, cỏ hương chanh Úc (nguồn gốc Úc) Cymbopogon bombycinus: cỏ dầu lụa (nguồn gốc Úc) Cymbopogon citratus (đồng nghĩa: Andropogon citratus): sả, sả chanh. Cymbopogon citriodora: Cymbopogon exaltatus (đồng nghĩa Andropogon exaltatus): sả Úc Cymbopogon flexuosus (đồng nghĩa Andropogon flexuosus): sả dịu, Cymbopogon jwarancusa (đồng nghĩa: Andropogon jwarancusa) Cymbopogon jwarancusa x Cymbopogon nardus thứ confertiflorus (đồng nghĩa: Andropogon jwarancusa x Andropogon confertiflorus): cỏ mân khôi Cymbopogon martini (đồng nghĩa: Andropogon martini, Andropogon schoenanthus thứ martinii): sả hồng, sả hoa hồng, Cymbopogon martinii thứ martinii (đồng nghĩa: Cymbopogon martinii thứ motia): sả hồng, sả hoa hồng, phong lữ Đông Ấn, cỏ phong lữ, phong lữ Thổ Cymbopogon martinii thứ sofia: sả gừng, cỏ gừng Cymbopogon nardus (đồng nghĩa: Andropogon nardus, Cymbopogon afronardus, Cymbopogon validus): sả Sri Lanka, sả Xây lan, sả Cymbopogon obtectus Silky-heads (nguồn gốc Úc) Cymbopogon pendulus sả tía, sả Jammu, Cymbopogon procerus (nguồn gốc Úc) Cymbopogon refractus (đồng nghĩa: Andropogon refractus): cỏ xà phòng Cymbopogon schoenanthus (đồng nghĩa: Andropogon schoenanthus): cỏ lạc đà, sả Madagascar Cymbopogon tortilis: og(k)arukaya (Nhật Bản) Cymbopogon winterianus: sả đỏ, sả xòe, sả Java Chú thích
Sả trong tiếng Việt có thể là: Tên gọi thông thường của một số loài cây thuộc chi Cymbopogon trong họ Hòa thảo (Poaceae). Xem bài Chi Sả. Tên gọi của một bộ, họ, chi chim có danh pháp khoa học tương ứng là: Coraciiformes, Coraciidae, Coracias. Xem các bài Bộ chim Sả, Họ Sả rừng, Chi chim Sả.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Ngọc (1932-2006) là một nhà toán học và nhà tình báo người Việt Nam. Ông được xem là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam. Ông cũng được phong cũng được phong quân hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam vì những đóng góp trong lĩnh vực tình báo của mình. Tham gia công tác điệp báo và sự nghiệp khoa học Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1932 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội, có bốn anh em, ông là con cả. Mẹ ông là bà Lê Thị Khoa còn cha ông, bác sĩ Nguyễn Đình Diệp, trước năm 1945 đã bị thực dân Pháp bắt tù đày ở nhà tù Sơn La. Tháng 12 năm 1946, kháng chiến bùng nổ, bác sĩ Diệp trở thành Quân y xá trưởng tỉnh Phúc Yên. Cuối năm 1947, trong một trận càn, bác sĩ Diệp cùng ông lúc đó mới 15 tuổi bị thực dân Pháp bắt và áp giải đến Đáp Cầu, Bắc Ninh thì tách cha con ra, sau đó cha ông bị bắn chết. Sau đó, mẹ ông đưa các anh em ông về Hà Nội tiếp tục ăn học. Năm 18 tuổi ông đỗ tú tài và 19 tuổi, đỗ Math. géné, 20 tuổi, thi đỗ luôn cùng một lúc hai certificats: Physique générale và Mécanique rationelle. Năm 1952, ông được Nguyễn Hữu Khiếu, lúc ấy là Giám đốc Công an Liên khu 4, huấn luyện ở Con Cuông, Nghệ An và đưa ông gia nhập lực lượng điệp báo của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Dưới bí danh Ziệp Sơn, tháng 7 năm 1954 ông di cư vào Sài Gòn. Hè năm 1955, ông thi đỗ Calcul diff., hoàn tất chương trình licence. Ông được giới thiệu làm gia sư trong nhà Phan Huy Quát (tổng trưởng Bộ Quốc Phòng trong nội các Quốc gia Việt Nam) sau đó yêu và lấy cháu vợ ông này tháng 10 năm 1955. Được học bổng du học về Khí tượng, ông sang Pháp tháng 11 năm 1955. Sau đó vợ ông cũng sang Pháp đầu năm 1956 và sinh con trai đầu lòng cuối năm 1956. Ông nhập học tại Đại học Paris, và tốt nghiệp với ba bằng kỹ sư về các ngành khá khác biệt nhau: Thủy văn - Khí tượng, Đóng tàu và Viễn thông. Sau đó, ông tiếp tục nhận được hai bằng tiến sĩ (doctorat de 3ème cycle) về Địa lý và Toán học. Dưới sự hướng dẫn của giáo sư Charles Ehresmann, luận văn tiến sĩ khoa học (doctorat d'etat) của ông với nhan đề "Sur les espaces fibres et les prolongements" được bảo vệ tại Đại học Paris-Sorbonne vào năm 1963. Ông làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Poitiers, rồi ở Đại học Brest và từng làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học cao cấp (IHES). Ở đó, ông có người bạn thân là Alexander Grothendieck (Huy chương Fields năm 1966). Sau này Grothendieck sang thăm và giảng dạy ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1967, có ghé qua thăm nhà của mẹ ông ở Hà Nội. Tháng 2, năm 1966, Nguyễn Đình Ngọc trở về miền Nam Việt Nam để lại vợ con ở Pháp. Tại Pháp, con ông được Grothendieck kèm học Toán và theo lời kể của GS Nguyễn Hữu Việt Hưng thì Grothendieck cũng có quan hệ tình cảm với vợ ông. Về nước, ông được nhận vào làm giáo sư giảng dạy tại Viện Đại học Sài Gòn. Ông tiếp tục làm công tác điệp báo và nhận sự chỉ chỉ huy trực tiếp của Hai Tân tức Nguyễn Phước Tân. Ông thường xuyên được mời cộng tác làm việc cho hệ thống tính toán của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và cả quân đội Mỹ. Do mối quan hệ cộng việc và xã hội, ông đã cung cấp được nhiều thông tin tình báo quan trọng một cách kịp thời và chính xác như: báo trước 72 giờ cho Trung ương Cục Miền Nam kịp thời sơ tán tránh được một cuộc hành quân càn quét lớn vào căn cứ ở “vùng lõm” vào đầu năm 1970; báo trước cuộc đảo chính của Lon Nol-Sirik Matak lật đổ Sihanouk và chính phủ mới thân Mỹ sẽ không để yên cho cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng “nhờ” trên đất Campuchia; báo trước 24 giờ cho Bộ chỉ huy tối cao rằng quân đội Mỹ sẽ không quay trở lại giúp chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975... Tham gia xây dựng ngành công nghệ thông tin Do thành tích trong ngành điệp báo, sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn mời ông ra miền Bắc. Do kinh nghiệm công tác trong ngành máy tính, ông được giao công tác tiếp cận các hệ thống máy tính của Mỹ để lại và tiếp nhận các hệ thống máy tính mới của Liên Xô. Từ 1989 đến 1994, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Cục trưởng, rồi Cục trưởng Cục V17 (Cục Khoa học Viễn thông và Tin học, nay là Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an) Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Năm 1989, Giáo sư Hoàng Xuân Sính mời ông tham gia và giữ chức Phó trưởng ban Ban Vận động thành lập Trường Đại học Dân lập Thăng Long – đại học ngoài công lập đầu tiên ở Việt Nam thời đổi mới. Ông tham gia đào tạo ra nhiều khóa sinh viên tại Đại học Thăng Long. Ông được các học trò đánh giá là "Thầy rất nhiệt tình, nghiêm khắc và không bao giờ nhận quà cáp, biếu xén của học trò. Nếu thấy học trò khó khăn, thầy còn giúp đỡ vật chất" (lời ông Phạm Thiện Nghệ - Giám đốc Công ty Máy tính Khai Trí). Ông còn là sáng lập viên và là Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Tây Đô (Cần Thơ)... Năm 1994, ông được nhà nước Việt Nam phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Khi Ban Chỉ đạo Chương trình Công nghệ Thông tin Quốc gia được thành lập (2000), ông được cử giữ chức Phó Trưởng ban. Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 2006, tại Bệnh viện 198 (Bộ Công an) vì bệnh ung thư. Tác phẩm Ông có một số công trình Toán học sau Nguyễn Đình Ngọc. Sur la suite exacte de cohomologie non abélienne. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 250 1960 3438–3440. Nguyễn Đình Ngọc. Cohomologie non abélienne et classes caractéristiques.(French) C. R. Acad. Sci. Paris 251 1960 2453–2455. Nguyễn Đình Ngọc. Sur la généralisation de la notion de tenseur. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 252 1961 4100–4102. Nguyễn Đình Ngọc. Sur les espaces fibrés et les prolongements. (French) 1963 Topologie et géométrie différentielle (Séminaire C. Ehresmann), Vol. IV (1962-63), Cahier 4 74 pp. Institut H. Poincaré, Paris.
Quả cầu trong không gian metric Giả sử M là một không gian metric. Một quả cầu (mở) với bán kính r > 0 và tâm là điểm p trong M được định nghĩa là với d là khoảng cách hay còn gọi là metric. Nếu ký hiệu nhỏ hơn (<) trong định nghĩa trên được thay bằng ký hiệu nhỏ hơn hoặc bằng (≤), ta được định nghĩa về cái gọi là quả cầu đóng: . Chú ý rằng, bất kể là đóng hay mở, quả cầu luôn luôn chứa điểm p vì r>0. Một quả cầu đơn vị (đóng hay mở) là quả cầu có bán kính r bằng một trong hai định nghĩa nói trên. Một tập con của một không gian metric được gọi là bị chặn nếu nó được chứa trong một quả cầu nào đó. Một tập hợp được gọi là bị chặn toàn phần nếu cho trước một bán kính r bất kỳ, có thể tìm được một số hữu hạn quả cầu có bán kính r mà phủ được tập hợp đó. Các quả cầu mở với metric d tạo ra một cơ sở của topo cảm ứng bởi d (theo định nghĩa). Điều này có nghĩa là, tất cả các tập mở trong một không gian metric đều có thể biểu diễn bằng hợp của một số quả cầu mở nào đó. Quả cầu Euclide Trong không gian Euclide n chiều, với metric thông thường; nếu không gian này là một đường thẳng thì quả cầu mở là một khoảng; và nếu không gian này là một mặt phẳng, thì quả cầu mở là hình đĩa bên trong đường tròn. Một quả cầu đơn vị đóng thường được ký hiệu bằng Dn; phần bên ngoài của quả cầu này là một mặt cầu n-1, được ký hiệu là Sn-1. Chẳng hạn như mặt cầu 3-chiều S3 sẽ là "phần bên ngoài" (hay phần biên) của D4. Hai khái niệm quả cầu và mặt cầu trong không gian có số chiều cao hơn thường được gọi là siêu cầu và siêu mặt cầu. Có thể xem thêm về khái niệm "thể tích" và "diện tích" trong trường hợp không gian có số chiều lớn hơn 3. Với các metric khác nhau, hình dạng quả cầu trong cùng một không gian có thể khác nhau. Ví dụ: Trong không gian 2 chiều: Với chuẩn-1 (tức là theo hình học taxicab), quả cầu là một hình vuông có các đường chéo song song với các trục tọa độ. Với chuẩn cảm ứng từ khoảng cách Chebyshev, quả cầu là một hình vuông có các cạnh song song với các trục tọa độ. Trong không gian 3 chiều: Với chuẩn-1, quả cầu là một bát diện đều với các đường chéo thân song song với các trục tọa độ. Với chuẩn cảm ứng từ khoảng cách Chebyshev, quả cầu là một khối lập phương có các cạnh song song với các trục tọa độ. Quả cầu trong không gian topo Chúng ta có thể đưa ra khái niệm quả cầu trong không gian topo bất kỳ, mà không cần thiết phải cho nó cảm ứng với một metric nào đó. Một quả cầu (đóng hay mở) trong một không gian topo là một tập đồng phôi với một quả cầu Euclide (đóng hay mở) đã định nghĩa ở phần trên. Một quả cầu có số chiều của nó: một quả cầu n-chiều được viết tắt là quả cầu-n và được ký hiệu là hoặc . Với hai giá trị n và m khác nhau, quả cầu-n không đồng phôi với quả cầu-m. Một quả cầu không nhất thiết phải trơn; nếu nó trơn thì cũng không nhất thiết phải vi đồng phôi với một quả cầu Euclide.
Antonov, còn được gọi là Tổ hợp Khoa học/Công nghệ Hàng không Antonov (Antonov ASTC) (tiếng Ukraina: Авіаційний науково-технічний комплекс імені Антонова, АНТК ім. Антонова) là một cơ sở sản xuất và dịch vụ máy bay có trụ sở tại Ukraina (từ năm 1952) (văn phòng thiết kế với tiền tố An) với chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất các máy bay vận tải siêu lớn. Lịch sử Công ty được đặt theo tên Oleg Konstantinovich Antonov, người sáng lập và là nhà thiết kế các loại máy bay An-2, An-24, An-22 và nhiều loại máy bay nổi tiếng khác. Công ty Antonov thiếu một số cơ sở để chế tạo toàn bộ một số loại máy bay, một hậu quả của chiến lược công nghiệp Xô viết phân chia việc sản xuất quốc phòng giữa các vùng trong Liên bang Xô viết. Sự phân chia này làm giảm bớt các nguy cơ tiềm tàng khi xảy ra chiến tranh và ngăn chặn các nước Cộng hòa Xô viết phát triển những nền kinh tế đầy đủ của riêng họ. Vì thế, các máy bay của Antonov thường được chế tạo bởi một số công ty tại Kharkiv (Ukraina), Novosibirsk (Nga) và Tashkent (Uzbekistan). Giải thể Do cuộc khủng hoảng quan hệ Nga-Ukraine nổ ra từ năm 2014, Nga đã cắt giảm phần lớn các khoản hỗ trợ cho Antonov, khiến nó mất thị trường và không thể duy trì hoạt động. Từ tháng 6-2016, một số doanh nghiệp trực thuộc Antonov đã được tách ra và chuyển sang tập đoàn "Ukroboronprom" cũng thuộc Chính phủ Ukraine. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2017 chính phủ Ukraine đã thông qua 1 quyết định đóng cửa tập đoàn chế tạo máy bay Antonov với lý do tập đoàn này không thể trả một khoản nợ lên đến 27 triệu USD. Trên thực tế việc loại bỏ cái tên "Antonov" chỉ là thủ tục kỹ thuật. Chính phủ đã thành lập một Ủy ban thanh lý do Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Yuri Brovchenko đứng đầu trong vòng ba tháng phải trình lên chính phủ cán cân thanh lý của tập đoàn và hai tháng để chấp nhận những khiếu nại của chủ nợ. Tất cả các công ty trong thành phần của Antonov đều được chuyển sang tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraina "Ukroboronprom". Ngay từ năm 2015, các doanh nghiệp Antonov đã được quyết định chuyển sang cho doanh nghiệp nhà nước Ukroboronprom quản lý còn trên thị trường thì sản phẩm làm ra sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu Antonov. Sau khi chấm dứt các mối quan hệ với Nga, Antonov đã ngừng sản xuất máy bay và đang tìm kiếm đối tác mới để thay thế. Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) đã thông qua một đạo luật cho phép Antonov có thể liên doanh nước ngoài trong tháng 6/2017. Antonov đang tiến hành hợp tác với Arab Saudi về việc xây dựng trên lãnh thổ của vương quốc này khu phức hợp sản xuất An-132 và hợp tác cùng Azerbaijan về máy bay An-178. Ngoài ra Antonov cũng tiếp tục hợp tác với phía Trung Quốc để sản xuất máy bay An-225 Mriya Các sản phẩm Các máy bay của Antonov có rất nhiều loại từ kiểu to lớn An-2 'Colt' hai tầng cánh (với chỉ riêng cánh của nó cũng đã lớn bằng một máy bay khác) cho đến loại máy bay trinh sát Antonov An-28 cùng loại sản xuất hàng loạt An-124 'Condor' và máy bay vận tải chiến lược An-225 'Cossack' (loại này là máy bay dịch vụ lớn nhất thế giới). Các loại kém nổi tiếng hơn gồm An-24 'Coke', An-26 'Curl' và kiểu An-30 'Clank' với tua bin phản lực cánh quạt đôi, cánh cao, máy bay chở khách cho dịch vụ nội địa. Các máy bay An-72/An-74 'Coaler' phản lực loại nhỏ dần thay thế những chiếc An-70 lớn hơn. Chiếc An-70 có bề ngoài giống với thiết kế của loại Airbus A400M đã được sử dụng tại châu Âu. Trong lĩnh vực thương mại các hoạt động của Antonov ASTC gồm: Thiết kế và chế tạo máy bay dân dụng Các dịch vụ vận chuyển hàng không (Antp) Bảo dưỡng và nâng cấp máy bay Hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới lĩnh vực hàng không Điều hành Sân bay Gostomel (Sân bay Antonov) Thiết kế, chế tạo xe điện bánh hơi (một sản phẩm phụ, sử dụng chuyên môn kỹ thuật đã có trong lĩnh vực). Antonov ASTC là một công ty thương mại nhà nước của Nga. Máy bay Tàu lượn Antonov PS-2 Antonov Rot Front 7 Antonov A-1 Antonov A-2 Antonov A-7 Antonov A-9 Antonov A-10 Antonov A-11 Antonov A-13 Antonov A-15
Airbus A400M là một máy bay vận tải quân sự bốn động cơ phản lực cánh quạt. A400M được thiết kế bởi Airbus Army International (nay là Airbus Defence and Space) để đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia châu Âu về máy bay vận tải quân sự để thay thế Transall C-160 và Lockheed C-130 Hercules. Bên cạnh vai trò vận tải, A400M có thể thực hiện tiếp nhiên liệu trên không và sơ tán y tế với trang thiết bị thích hợp. Airbus ở Bremen đã bắt đầu sản xuất máy bay hàng loạt vào tháng 11 năm 2010. Ngày 1 tháng 8 năm 2013 chiếc máy bay đầu tiên đã được giao cho không quân Pháp và cuối tháng 2013 chuyến bay đầu tiên trong thực tế là chuyến đi sang Mali. Bối cảnh Dự án được khởi động với tư cách nhóm Máy bay vận tải quân sự quốc tế tương lai (FIMA), năm 1982 bởi Aerospatiale, British Aerospace, Lockheed và MBB để phát triển một loại máy bay thay thế cho C-130 Hercules và C-160 Transall. Những yêu cầu khác biệt và những đòi hỏi khác theo thực tế chính trị quốc tế khiến quá trình chế tạo bị chậm lại. Năm 1989 Lockheed rời bỏ dự án để phát triển thế hệ máy bay Hercules, C-130J thứ hai. Với sự tham gia về sau này của Alenia và CASA nhóm FIMA trở thành nhóm thuộc Cộng đồng châu Âu. Các nước tham gia, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Luxembourg, đã ký một thỏa thuận vào tháng 5 năm 2003 để mua 212 chiếc. Sau khi Italia rút lui và sửa đổi lại số lượng đặt mua, tổng cộng yêu cầu đặt hàng còn 180 chiếc, với chuyến bay đầu tiên năm 2008 và lần giao hàng đầu tiên năm 2009. Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Nam Phi đã tham gia vào dự án. Airbus A400M sẽ tăng năng lực chuyên chở và tầm bay so với những máy bay mà nó sẽ thay thế là loại Hercules và Transall. Khả năng chở hàng được mong đợi sẽ tăng gấp đôi so với những loại hiện nay, và tầm bay cũng sẽ vượt cao hơn. Giống như những loại máy bay khác của Airbus, A400M sẽ có buồng lái với mọi thông tin hiển thị trên màn hình màu và hệ thống điều khiển bay có công nghệ tiên tiến so với những loại C-130s và C-160s cũ mà nhiều nước hiện sử dụng. Airbus A400M sẽ hoạt động với nhiều nhiệm vụ, gồm vận chuyển hàng hoá, quân đội, MEDEVAC, tiếp dầu trên không và giám sát điện tử. Việc lựa chọn các động cơ của EuroProp đã gây ra vấn đề liên quan tới nhiều phía: cuộc họp kéo dài tới 11 giờ, Pratt & Whitney Canada đã được coi là người thắng thầu trong sản xuất và kỹ thuật cũng như giá thành, nhưng những sức ép ở giờ phút cuối của các chính phủ châu Âu đã khiến Airbus phải thay đổi thái độ và lựa chọn đề xuất của EuroProp. Lịch sử Những chậm trễ về chính trị và tài chính với dự án A400M đã buộc Không lực Hoàng gia Anh phải khởi động chương trình Máy bay chiến lược giai đoạn ngắn (STSA) lựa chọn loại C-17 làm biện pháp thay thế tạm thời cho mục đích vận tải chiến lược trong khi chờ đợi A400M được đưa vào sử dụng. Những kinh nghiệm với loại C-17 từ khi nó được đưa vào sử dụng khiến Không lực hoàng gia kéo dài thêm hợp đồng sử dụng nó. Ngày 21 tháng 7 năm 2004 Geoff Hoon thông báo rằng Không lực hoàng gia sẽ mua bốn chiếc C-17, thậm chí khi A400M đang được đưa vào sản xuất. Họ cũng đang tiến hành thương thảo yêu cầu đặt hàng một chiếc C-17. Ngày 9 tháng 12 năm 2004, Không quân Nam Phi thông báo họ sẽ mua 8 chiếc A400Ms và có kế hoạch mua thêm 6 chiếc nữa, vì thế Nam Phi sẽ gia nhập nhóm máy bay quân sự của Airbus và trở thành một đối tác công nhiệp. Việc giao hàng theo kế hoạch sẽ bắt đầu từ 2010 tới 2014. Ngày 18 tháng 7 năm 2005, Không quân Chilê đã ký kết một hợp đồng mua ba chiếc và sẽ được chuyển giao từ năm 2018 tới 2022. Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Không quân hoàng gia Malaysia đặt mua bốn chiếc A400M, để thay thế đội máy bay C-130 đã cũ của họ. Canada cũng là một khách hàng tiềm năng. Bộ Quốc phòng đã thông báo vào cuối năm 2005 rằng 13 trong số 19 chiếc CC-130E cũ của họ cần phải được thay thế bằng 16 chiếc máy bay vận chuyển chiến lược mới. Loại C-130J của Lockheed C-130J và C-17 của Boeing IDS cũng đang được cân nhắc. A400M sẽ bắt đầu được lắp ráp tại nhà máy EADS Tây Ban Nha (một phần của nhánh Airbus Quân sự) ở vào tháng 10, 2006, chế tạo được ba chiếc một tháng. Chuyến bay thử đầu tiên sẽ diễn ra năm 2007. , Chuyến đầu tiên Sau một thời gian dài chậm trễ trong kế hoạch chế tạo, ngày thứ Sáu, 11 tháng 12 năm 2009, A400M cất cánh từ trong chuyến bay đầu tiên từ phi trường Sevilla, Tây Ban Nha. Phi công trưởng Ed Strongman người Anh và phi hành đoàn 3 người đều mang dù trong phi vụ thử nghiệm của chiếc máy bay có biệt danh là "Con Gấu" do hình dáng mập mạp của nó. Đáp ứng nhu cầu chiến trường ngày nay khi dùng ở sân bay ngắn, với trọng lượng kể cả hàng hóa và nhiên liệu khoảng 100 tấn, A400M có thể cất cánh 980 mét và hạ cánh 770 mét trên phi đạo đất mềm. A400M1 có 4 động cơ cánh quạt bán phản lực, mỗi động cơ công suất 11.000 mã lực nghĩa là vào hạng mạnh nhất nhì của Tây phương. Chong chóng có 8 cánh, và quay ngược chiều nhau ở hai động cơ trên một bên cánh. Trị giá mỗi chiếc A400M khoảng 100 triệu Euro và có thể còn cao hơn nữa. Chuyến bay đầu tiên ngày 11 tháng 12 năm 2009 là một thành công quan trọng và bảo đảm cho việc tiếp tục sản xuất loại máy bay vận tải quân sự được coi là nhu cầu thiết yếu cho các nước châu Âu đầu thế kỷ 21. Các đơn đặt hàng Biến thể A400M Grizzly Phiên bản thử nghiệm A400M-180 Atlas Phiên bản sản xuất Các quốc gia vận hành Không quân Hoàng gia Anh: Đang vận hành 12 chiếc, 2 chiếc đang đăt hàng Không quân Pháp: Đang vận hành 18 chiếc, 32 chiếc đang đặt hàng. Không quân Đức: Vận hành 35 chiếc, 18 chiếc đang đặt hàng. Không quân Kazakhstan: Đặt hàng 2 chiếc dự kiến chuyển giao vào 2024. Không quân Bỉ: Đặt hàng 7 chiếc, đã giao 3 chiếc. Không quân Luxembourg: Đang vận hành 1 chiếc. Không quân Malaysia: Đang vận hành 4 chiếc Không quân Tây Ban Nha: Đặt hàng 27 chiếc, đã nhận 11 chiếc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ: Đặt hàng tổng cộng 10 chiếc, đã nhận 9 chiếc Không quân Indonesia: Đặt hàng 2 chiếc với tùy chọn mua thêm 4 chiếc. Các tiêu chuẩn kỹ thuật Các tiêu chuẩn chung Đội bay: 3-4 (2 phi công, người thứ ba tùy chọn, 1 loadmaster) Sức chứa: xem trọng lượng Tổng chiều dài: 43.8 m (143 ft 8 in) Sải cánh: 42.4 m (139 ft 1 in) Tổng chiều cao: 14.6 m (47 ft 11 in) Trọng lượng Trọng lượng hoạt động rỗng: 70 tonnes (154 000 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 130 tonnes (287 000 lb) Trọng lượng hạ cánh tối đa: 114 tonnes Tổng trọng tải: 37 tonnes (82 000 lb) Tổng trọng lượng nhiên liệu trong: 46.7 tonnes Hành khách: 116 lính được trang bị đầy đủ / lính dù Sơ tán y tế: tới 66 người với 25 nhân viên y tế Hoạt động Tốc độ bay: Mach 0.68 - 0,72 Tốc độ hoạt động tối đa: 300 kt CAS (560 km/h, 350 mph) Tốc độ bay ban đầu: ở mức MTOW: 29 000 ft Trần bay: 37 000 ft (11 300 m) Trần hoạt động tối đa: 40 000 ft Tầm bay với trọng lượng tối đa: 1 800 nm (3 300 km, 2 000 dặm) (tốc độ bay xa; reserves as per MIL-C-5011A) Tầm bay với trọng tải 30 tấn: 2 600 nm (4 800 km, 3 000 dặm) (xem trên) Tầm bay với trọng tải 20 tấn: 3 750 nm (6 950 km)(xem trên) Ferry Range: 5000 nm Khoảng cách cất cánh chiến thuật: 940 m (3 080 ft) <small>(trọng lượng máy bay 100 tấn, soft field, ISA, mực nước biển) Khoảng cách hạ cánh chiến thuật: 625 m (2 050 ft) (xem trên) Động cơ 4 x EPI (EuroProp International) TP400-D6, 8.250 kW power Điều khiển động cơ kỹ thuật số Cánh quạt: 5.33 m (17.5 ft) đường kính 8-cánh composite Ratier-Figeac FH386 cánh quạt variable pitch and fully reversing Khác Bán kính quay (Mặt đất): 28.6 m Giá bán: gần 100 triệu euros
Antonov An-70 là thế hệ máy bay vận tải hạng nặng sử dụng bốn động cơ tua bin cánh quạt thế hệ mới,và là máy bay đầu tiên sử dụng các động cơ tua bin propfan.Được phát triển bởi phòng thiết kế Antonov để thay thế loại máy bay vận tải quân sự đã lỗi thời An-12 , công việc thiết kế và chế tạo An-70 đã bắt đầu từ đầu thập kỷ 1990 đến nay. Chuyến bay đầu tiên của mẫu thiết kế diễn ra ngày 16 tháng 12, 1994 tại Kiev, Ukraina. Lịch sử chế tạo và tiếp thị Nga và Ukraina năm 2002 đã đồng ý một thỏa thuận sản xuất với tỷ lệ chia sẻ rủi ro 50-50. Đặc biệt, đã có những kế hoạch nhằm thiết lập việc sản xuất hàng loạt model này tại cả Kiev và Samara (Nga), đảm bảo việc làm cho khoảng 80.000 người ở cả hai nước. Chính phủ Nga đã tỏ ý quan tâm tới việc mua 160 chiếc máy bay này cho lĩnh vực quân sự của họ. Nguyên mẫu đầu tiên đã tan tành trong một chuyến bay thử năm 1995 làm 7 người chết. Mẫu thứ hai bị hư hại trong một lần hạ cánh khẩn cấp năm 2001 trong lần bay thử nghiệm ở thời tiết lạnh tại Nga, nhưng đã được sửa chữa lại. Ngay sau lần lao xuống đất đầu tiên, chính quyền Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi về những khả năng của An-70 và đưa ra những yêu cầu phát triển hơn nữa. Tháng 5, 2005, các quan chức cao cấp của Không quân Nga tuyên bố rằng sự phát triển từ hai phía và những thử nghiệm thêm nữa của loại máy bay này đang được tiếp tục, dù một nguồn tin từ bên trong (Piort Butowski) nói rằng An-70 đang đánh mất cơ hội cho loại Il-76MF cải tiến, cùng với Tu-330 và Il-214 cũng đang trở thành những đối thủ đáng gờm. Tháng 11, 2005, Bộ Quốc phòng Ukraina thông báo các kế hoạch mua năm chiếc AN-70 cho Không quân Ukraina. Tháng 12, 2005, Antonov cho rằng việc sản xuất loại máy bay này vẫn đang được ưu tiên. Tháng 4, 2006, Nga thông báo việc rút lui hoàn toàn khỏi dự án. Lãnh đạo Không quân Nga Vladimir Mikhailov cho rằng An-70 đã trở thành một loại máy bay chở hàng hạng nặng quá đắt đỏ - một đối thủ cạnh tranh không tương xứng với loại Il-76MF cải tiến và các dự án khác, coi các kế hoạch gia nhập NATO của Ukraina, khiến cho việc tham gia dự án của Nga trở nên lạc lõng kể từ khi diễn ra cách mạng da cam vào cuối năm 2004 tại Ukraina. Năm 2010 Ukraina và Nga đã đồng ý sản xuất loại máy bay này cho thị trường Nga. Tới năm 2006, loại máy bay này đã được thử nghiệm đầy đủ và được chứng nhận quốc tế, dù Nga và các khách hàng tiềm năng phương Tây vẫn chưa đầu tư vào việc mua hay sản xuất hàng loạt loại An-70. Công nghệ Hệ thống lái fly-by-wire hoàn toàn, An-70 có các đặc tính buồng lái với các màn hình hiển thị và sử dụng hoàn toàn vật liệu composite. Nó có bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy D-27, mỗi động cơ có một đôi cánh quay ngược chiều và đạt tới hiệu suất (theo tuyên bố) tới 90% ở tốc độ phản lực. Thông số kỹ thuật (An-70) Đặc điểm riêng Phi đoàn: 3-5 'Sức chứa: 300 lính dù hoặc 206 thương binh Trọng tải: 47 tấn (2.25g) (103.620 lb (2.25g)) hàng hóa Chiều dài: 40.7 m (133 ft 6 in) Sải cánh: 44.06 m (144 ft 7 in) Chiều cao: 16.38 m (53 ft 9 in) Diện tích cánh: 66.230 kg (146.000 lb) Trọng lượng rỗng: 108.860 kg (240.000 lb) Trọng lượng cất cánh: 145.000 kg (2.25g) (319.725 lb (2.25g)) Trọng lượng cất cánh tối đa: Động cơ: 4× động cơ propfan Progress D-27, 10.350 kW (14.000 hp) mỗi chiếc Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: 780 km/h (420 knots, 485 mph) Tầm bay: 6.600 km (3.600 nm, 4.100 mi) với 20 tấn hàng hóa - 8.000 km (4.320 nm, 4.970 mi) khi không tải Trần bay: 12.000 m (40.000 ft) Vận tốc lên cao: 24.9 m/s (4.900 ft/min) Lực nâng của cánh: n/a Lực đẩy/trọng lượng: n/a
Ngày 10 tháng 2 năm 1995, lúc 16:09 CET, mẫu chế tạo đầu tiên chiếc máy bay vận tải Antonov An-70 của Ukraina đã lao xuống đất trong một chuyến bay thử nghiệm tại Kyiv Oblast. Chiếc máy bay của Công ty Antonov đã va chạm với chiếc máy bay hộ tống An-72 và rơi vào rừng. Không một ai trong số bảy thành viên đội bay sống sót. Chiếc An-72 bị hư hại đã cố gắng hạ cánh an toàn tại Sân bay Gostomel căn cứ của chúng. Các lý do của vụ tai nạn được cho là có liên quan tới cuộc cạnh tranh quyết liệt mà model mới này đang dự tính để tham nhập thị trường máy bay vận tải quốc tế. Tuy nhiên, mẫu này chưa bao giờ được ủng hộ chính thức. Hệ thống thủy lực của các máy bay An-70 đã được thiết kế lại sau vụ tai nạn này. Đội bay Chiếc An-70 gặp tai nạn do đội bay dân sự Antonov điều khiển, gồm: Serhiy V. Maksimov, Cơ trưởng, Phi công thử nghiệm hạng nhất Volodymyr H. Lysenko, Phi công số 2, Phi công thử nghiệm hạng nhất Volodymyr F. Nepochatykh, Hoa tiêu, Hoa tiêu thử nghiệm hạng nhất Pavlo Yu. Skotnykov, Kỹ sư bay, Kỹ sư bay thử nghiệm hạng hai Andriy I. Kostrykin, Điều hành radio, Điều hành radio thử nghiệm hạng hai Mykhailo M. Bereziuk, Kỹ sư trưởng thực nghiệm hạng nhất Oleksandr V. Horeltsov, Kỹ sư trưởng thực nghiệm hạng nhất
Gai dầu hay Cần sa, tài mà, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đạ ma, hỏa ma, bồ đà, (danh pháp khoa học: Cannabis) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài: Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ và các khu vực xung quanh. Các loài trong chi Cannabis đã được gieo trồng từ lâu để lấy sợi, hạt, dầu gai dầu, nhưng cũng được dùng để chữa bệnh hoặc sử dụng như là một loại chất kích thích giải trí. Ở quy mô toàn cầu, trong năm 2013 có 60,4 tấn cần sa được sản xuất hợp pháp Năm 2013 có khoảng 128-232 triệu người được cho là đã sử dụng cần sa như là một loại chất kích thích (2,7-4,9% dân số toàn cầu trong độ tuổi 15-65). Trong số người sử dụng cần sa được thống kê trên thế giới, có 9% những người sử dụng cần sa bị nghiện do lạm dụng cần sa. Miêu tả Cannabis là thực vật có hoa, thân thảo, đơn tính khác gốc, sống một năm. Lá dạng lá kép chân vịt hoặc phân ngón, với các lá chét có khía răng cưa ở mép lá. Cặp lá đầu tiên thường chỉ có 1 lá chét, với số lượng lá chét tăng dần tới tối đa khoảng 13 lá chét trên mỗi lá (thường là 7-9), phụ thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng. Ở trên đỉnh của cây ra hoa thì số lượng lá chét lại giảm xuống tới chỉ còn 1 lá chét trên mỗi lá. Các cặp lá phía dưới thường mọc đối trong khi các cặp lá trên thường mọc so le trên thân chính của cây trưởng thành. Các lá có một kiểu gân lá khác thường và đặc trưng cho phép ngay cả những người không quen với các loài cây này cũng có thể phân biệt lá các loài Cannabis với các loài khác có lá gần giống dễ gây nhầm lẫn (xem hình minh họa). Như phổ biến ở các loại lá khía răng cưa, mỗi khía răng cưa có một gân trung tâm kéo dài tới đỉnh khía. Tuy nhiên, gân khía răng cưa bắt nguồn từ phía thấp hơn dọc theo gân trung tâm của lá chét, thường là đối diện với vị trí của vết khía chữ V kế tiếp (thứ hai kế tiếp) chứ không phải của vết khía chữ V thứ nhất phía dưới. Điều này có nghĩa là trên đường của nó từ gân giữa của lá chét tới điểm của khía răng cưa thì gân nối với đỉnh của khía đi qua gần với vết khía chữ V xen giữa. Đôi khi gân này thực sự đi qua gần như tiếp xúc với vết khía chữ V, nhưng thường nó sẽ đi qua với khoảng cách rất nhỏ, và khi điều này xảy ra thì có một gân cựa (thỉnh thoảng là một cặp gân cựa như vậy) tách nhánh và nối với mép lá ở điểm sâu nhất của vết khía chữ V. Kiểu gân lá này hơi thay đổi giữa các chủng, nhưng nói chung nó cho phép người ta có thể xác định được lá của Cannabis trong số các loại lá gần giống mà không gặp nhiều khó khăn cũng như không cần phải có thiết bị đặc biệt. Các mẫu nhỏ xíu của cây Cannabis cũng có thể được nhận dạng với độ chính xác cao bằng kiểm tra vi thể tế bào lá và các đặc trưng tương tự, nhưng điều này đòi hỏi phải có chuyên môn và thiết bị đặc biệt. Các loài cây này được cho là có nguồn gốc trong khu vực miền núi ở tây bắc dãy núi Himalaya. Thuật ngữ "gai dầu" nói chung được dùng để chỉ các chủng Cannabis được gieo trồng không phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc/ma túy. Sinh sản Các loài Cannabis thông thường có hoa không hoàn hảo, với các hoa đực và hoa cái mọc trên các cây riêng biệt. Tuy nhiên, những cây có cả hoa đực lẫn hoa cái cũng không phải là điều bất thường. Mặc dù cây đơn tính cùng gốc thường được nói tới như là "cây lưỡng tính", nhưng cây lưỡng tính thật sự (rất hiếm gặp ở chi này) mang các cấu trúc nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa trong khi cây đơn tính cùng gốc có các hoa cái và hoa đực ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây. Các hoa đực thường mọc thành các chùy hoa lỏng lẻo trong khi các hoa cái mọc thành các cành hoa. Từ rất sớm, người Trung Quốc đã ghi nhận các loài Cannabis như là cây đơn tính khác gốc và khoảng thế kỷ 3 TCN thì từ điển Nhĩ Nhã đã định nghĩa tỉ 枲 "Cannabis đực" và phu 莩 (hay tư 苴) "Cannabis cái". Tất cả các chủng đã biết của Cannabis đều thụ phấn nhờ gió và quả là loại quả bế. Phần lớn các chủng Cannabis là thực vật thực vật ngày ngắn, với ngoại lệ có lẽ chỉ là C. sativa subsp. sativa var. spontanea (= C. ruderalis) nói chung được miêu tả là "nở hoa tự động" và có lẽ là trung tính về ngày. Phân loại Chi Cannabis trước đây từng được đặt trong họ Tầm ma (Urticaceae) hoặc họ Dâu tằm (Moraceae), và sau đó cùng với chi Humulus (hoa bia) được tách ra thành họ riêng, là họ Gai dầu (Cannabaceae sensu stricto). Các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây dựa trên phân tích vị trí hạn chế cpDNA và trình tự gen gợi ý mạnh rằng Cannabaceae sensu stricto phát sinh từ trong họ cũ Celtidaceae, và hai họ tốt nhất nên hợp nhất lại để tạo ra một họ đơn ngành, là họ Cannabaceae sensu lato. Các kiểu khác nhau của Cannabis đã từng được miêu tả, và được phân loại rất khác nhau thành loài, phân loài hay thứ: nhóm cây được gieo trồng để lấy sợi hay hạt, được miêu tả là gây nghiện thấp, phi ma túy, hoặc kiểu cây lấy sợi. nhóm cây được gieo trồng để sản xuất thuốc/ma túy, được miêu tả là gây nghiện cao hoặc kiểu cây thuốc/ma túy. loại thoát ra, lai ghép hoặc hoang dã của một trong hai nhóm trên. Các loài cây trong chi Cannabis sản sinh ra một họ các hợp chất tecpen-phenol độc đáo duy nhất gọi là cannabinoid, tạo ra cảm giác "vui vẻ, phấn khởi" như khi người ta dùng marijuana. Cho tới nay, người ta đã biết 483 hợp chất có thể nhận dạng có trong các loài Cannabis, và ít nhất 85 cannabinoid khác nhau đã được cô lập từ các loài cây này. Hai cannabinoid thường được sản sinh nhiều nhất là cannabidiol (CBD) và/hoặc Δ9-tetrahydrocannabinol (THC), nhưng chỉ có THC là có tác động tâm thần. Kể từ đầu thập niên 1970, các loài Cannabis đã từng được phân hạng loại theo kiểu hình hóa học của chúng ("chemotype"), dựa theo lượng THC tổng thể sản sinh ra cũng như tỷ lệ THC/CBD. Mặc dù sự sản xuất cannabinoid tổng thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, nhưng tỷ lệ THC/CBD được xác định về mặt di truyền và duy trì ổn định trong cả vòng đời của chúng. Các chủng phi thuốc/phi ma túy sản sinh ra THC ở mức tương đối thấp và CBD ở mức tương đối cao, trong khi các chủng thuốc/ma túy sản sinh ra THC ở mức tương đối cao và CBD ở mức tương đối thấp. Khi các cây của hai kiểu hình hóa học này thụ phấn chéo thì cây lai thế hệ F1 có kiểu hình hóa học trung gian và sản sinh ra lượng CBD và THC gần tương đương. Các cây cái của kiểu hình hóa học này có thể sản sinh đủ lượng THC để sử dụng trong sản xuất thuốc/ma túy. Việc các kiểu thuốc/phi thuốc, gieo trồng hay hoang dại của Cannabis tạo thành một loài duy nhất có mức độ biến đổi cao hay chi này là nhiều loài đã từng là chủ đề gây tranh cãi trong trên 2 thế kỷ. Vấn đề hay gây tranh cãi này là do không có định nghĩa được chấp nhận phổ quát chung về loài. Một trong các tiêu chí được áp dụng để công nhận loài cho rằng loài là "các nhóm thực tế hay tiềm năng có thể giao phối của các quần thể tự nhiên về mặt sinh sản là cô lập với các nhóm khác giống như thế". Các quần thể về mặt sinh lý học có khả năng giao phối, nhưng về mặt hình thái học hay di truyền học là phân kỳ và cô lập bởi yếu tố địa lý hay sinh thái đôi khi được coi là các loài tách biệt. Các rào cản sinh lý học với sinh sản không được biết đến là có xảy ra trong phạm vi chi Cannabis, và các cây từ các nguồn phân kỳ mạnh là có khả năng lai giống. Tuy nhiên, các rào cản tự nhiên đối với việc trao đổi gen (chẳng hạn dãy núi Himalaya) có thể đã cho phép kho gen Cannabis phân kỳ trước khi có sự can thiệp của con người, kết quả là tạo ra sự hình thành loài. Điều vẫn còn gây tranh cãi là sự phân kỳ hình thái và sự phân kỳ di truyền xảy ra trong phạm vi chi này như là kết quả của sự cô lập địa lý hay sinh thái là đủ hay không đủ để biện minh cho sự công nhận là chi này có trên 1 loài. Lịch sử của cannabis Cannabis sativa xuất hiện tự nhiên tại nhiều nơi ẩm ướt trong khu vực nhiệt đới. Việc sử dụng nó như là một loại thuốc làm thay đổi tinh thần đã được lập hồ sơ nhờ các phát hiện khảo cổ học trong các xã hội tiền sử ở châu Âu, châu Á và châu Phi Hồ sơ ghi chép cổ nhất còn lưu lại về sử dụng cannabis là dẫn chiếu của nhà sử học người Hy Lạp Herodotus về việc người Scythia ở khu vực miền trung Á-Âu tắm hơi chứa cannabis. Các ghi chép trong cuốn sách Lịch sử của ông, khoảng năm 440 TCN, cho thấy "Người Scythia, như tôi đã nói, lấy một ít hạt của loại cây gai này [có lẽ là hoa], và, bọc trong các gói bằng phớt, ném nó vào những hòn đá nóng đỏ; ngay lập tức nó bốc khói, và nó tỏa ra thứ hơi mà không một nhà tắm hơi Hy Lạp nào có thể vượt nổi; và những người Scyth la hét vì vui thích.". Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng từng sử dụng cannabis, trong khi tại Trung Đông, việc sử dụng cannabis đã lan tỏa khắp đế quốc Hồi giáo tới tận Bắc Phi. Năm 1545, cannabis lan tỏa tới Tây bán cầu, khi mà người Tây Ban Nha nhập khẩu nó vào Chile để sử dụng nó trong sản xuất sợi. Tại Bắc Mỹ, cannabis dưới dạng gai dầu, được trồng để sản xuất chão, quần áo và giấy. Các phân loại ban đầu Chi Cannabis lần đầu tiên được phân loại bằng sử dụng hệ thống danh pháp hai phần của phân loại học "hiện đại" bởi Carolus Linnaeus năm 1753. Ông cho rằng chi này đơn loài, với chỉ một loài mà ông đặt tên là Cannabis sativa. Linnaeus biết nhiều về gai dầu châu Âu, là loài cây được trồng phổ biến trong thời gian đó. Năm 1785, nhà sinh học tiến hóa Jean-Baptiste de Lamarck công bố miêu tả loài thứ hai của chi Cannabis, mà ông đặt tên là Cannabis indica. Lamarck đặt cơ sở của miêu tả của ông cho loài thứ hai này theo mẫu cây thu thập tại Ấn Độ. Ông mô tả C. indica như là loại cây có chất lượng sợi kém hơn của C. sativa, nhưng được sử dụng nhiều hơn như là một thuốc gây say. Các loài Cannabis khác được đề xuất thêm vào trong thế kỷ 19, bao gồm các chủng thu được từ Trung Quốc và Việt Nam (Đông Dương) được gán cho các tên gọi Cannabis chinensis, Cannabis gigantea. Tuy nhiên, nhiều nhà phân loại học nhận thấy rằng các loài được giả định này rất khó phân biệt. Đầu thế kỷ 20, khái niệm chi Cannabis đơn loài vẫn còn được chấp nhận rộng rãi, ngoại trừ tại Liên Xô, nơi Cannabis vẫn tiếp tục là đối tượng của nghiên cứu phân loại học tích cực. Tên gọi Cannabis indica được liệt kê trong nhiều loại dược điển, và được sử dụng rộng rãi để chỉ các chủng Cannabis phù hợp cho sản xuất các chế phẩm y học. Thế kỷ 20 Năm 1924, nhà thực vật học người Nga là D.E. Janichevsky kết luận rằng chủng Cannabis mọc nơi đổ nát ở miền trung Nga hoặc là một thứ của C. sativa hoặc là một loài tách biệt. Ông đề xuất C. sativa L. var. ruderalis Janisch. và Cannabis ruderalis Janisch. Như là các tên gọi thay thế lẫn nhau. Năm 1929, nhà thám hiểm thực vật danh tiếng Nikolai Vavilov đã gán các quần thể hoang dại hoặc tự nhiên hóa của Cannabis ở Afghanistan là C. indica Lam. var. kafiristanica Vav., và các quần thể mọc nơi đổ nát ở châu Âu là C. sativa L. var. spontanea Vav. Năm 1940, các nhà thực vật học người Nga Serebriakova và Sizov đề xuất một phân loại phức tạp, trong đó họ công nhận C. sativa và C. indica như là các loài tách biệt. Trong phạm vi loài C. sativa họ công nhận 2 phân loài là C. sativa L. subsp. culta Serebr. (bao gồm các loại cây trồng), và C. sativa L. subsp. spontanea (Vav.) Serebr. (bao gồm các loại cây hoang dại hoặc tự nhiên hóa). Serebriakova và Sizov chia 2 phân loài của C. sativa thành 13 thứ, bao gồm 4 nhóm khác biệt trong phạm vi phân loài culta. Tuy nhiên, họ không phân chia C. indica thành phân loài hay thứ. Việc phân chia thái quá C. sativa là cồng kềnh và vì thế ít được ủng hộ. Trong thập niên 1970, phân loại khoa học của Cannabis nhận được tầm quan trọng bổ sung tại Bắc Mỹ. Luật pháp cấm Cannabis tại Hoa Kỳ và Canada nêu tên cụ thể các sản phẩm từ C. sativa như là các loại vật liệu cấm. Các luật sư cho bị đơn trong một số vụ bắt giữ thuốc cho rằng vật liệu Cannabis bị bắt giữ không phải là C. sativa, và vì thế không bị luật pháp cấm. Các luật sư cho cả hai bên đều thuê các nhà thực vật học để có lời làm chứng từ phía chuyên gia. Trong số những người tuyên thệ cho bên khởi tố có Ernest Small, trong khi Richard E. Schultes và một số người khác làm chứng cho bị đơn. Các nhà thực vật học này đã lao vào một cuộc tranh luận nóng bỏng ngoài tòa, và cả hai bên đều bài bác, nghi vấn sự trung thực của nhau. Các luật sư của bị đơn đã không thành công trong vụ này, do mục đích của luật là rõ ràng. Năm 1976, nhà thực vật học người Canada là Ernest Small và nhà thực vật học người Mỹ là Arthur Cronquist đã công bố một sửa đổi phân loại trong đó công nhận một loài Cannabis với 2 phân loài C. sativa L. subsp. sativa và C. sativa L. subsp. indica (Lam.) Small & Cronq. Các tác giả nêu giả thuyết cho rằng 2 phân loài đã rẽ ra chủ yếu là do tác động của con người; C. sativa subsp. sativa được giả định là được chọn lọc để có các đặc điểm gia tăng sản xuất sợi hoặc hạt, trong khi C. sativa subsp. indica chủ yếu được chọn lọc để sản xuất thuốc. Trong phạm vi 2 phân loài này, Small và Cronquist mô tả C. sativa L. subsp. sativa var. spontanea Vav. như là thứ hoang dã hoặc thoát ra tự nhiên của Cannabis gây nghiện thấp, và C. sativa subsp. indica var. kafiristanica (Vav.) Small & Cronq. như là thứ hoang dã hoặc thoát ra tự nhiên của Cannabis gây nghiện cao. Phân loại này dựa trên vài yếu tố như khả năng lai giống, sự đồng nhất nhiễm sắc thể, kiểu hình hóa học và phân tích định lượng các đặc trưng kiểu hình. Các giáo sư William Emboden, Loran Anderson và nhà thực vật học từ Harvard là Richard E. Schultes cùng các cộng tác viên cũng tiến hành các nghiên cứu phân loại Cannabis trong thập niên 1970 và kết luận rằng các khác biệt hình thái ổn định hỗ trợ sự công nhận ít nhất là 3 loài, bao gồm C. sativa, C. indica và C. ruderalis. Đối với Schultes, điều này là đảo ngược diễn giải trước đó của ông rằng Cannabis là đơn loài. Theo miêu tả của Schultes và Anderson thì C. sativa là cây cao và phân cành lỏng lẻo với các lá chét tương đối hẹp, trong khi C. indica ngắn hơn, có dạng hình nón, và có các lá chét tương đối rộng, còn C. ruderalis ngắn hơn cả, không phân cành và mọc hoang dã tại Trung Á. Diễn giải phân loại này được chớp lấy bởi những người cuồng nhiệt Cannabis, những người nói chung phân biệt các chủng "sativa" lá hẹp với các chủng "indica" lá rộng. Các nghiên cứu tiếp theo Các kỹ thuật phân tích phân tử phát triển vào cuối thế kỷ 20 đang được áp dụng cho các câu hỏi về phân loại học. Điều này đã tạo ra nhiều kết quả phân loại lại dựa theo hệ thống học tiến hóa. Một vài nghiên cứu DNA đa hình khuếch đại ngẫu nhiên (Random Amplified Polymorphic DNA, RAPD) và các kiểu khác của đánh dấu di truyền đã được tiến hành trên các chủng làm thuốc và lấy sợi của Cannabis, chủ yếu là cho mục đích gây giống thực vật và pháp lý. Nhà nghiên cứu Cannabis người Hà Lan E.P.M. de Meijer cùng cộng tác viên đã mô tả một vài nhiên cứu RAPD của họ như là chỉ ra một mức độ "cực cao" của tính đa hình di truyền giữa và trong các quần thể, gợi ý rằng một mức độ cao sự biến đổi tiềm năng cho chọn lọc, thậm chí trong các giống gai dầu được chọn lọc kỹ. Họ cũng bình luận rằng các phân tích này xác nhận sự liên tục trong kho gen của Cannabis trong khắp các đăng ký đã nghiên cứu, và cung cấp sự xác nhận thêm nữa cho rằng chi này chỉ bao gồm 1 loài, mặc dù các kết quả của họ tự bản thân chúng không phải là một nghiên cứu hệ thống học. Karl W. Hillig, một nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm của nhà nghiên cứu Cannabis Paul G. Mahlberg tại Đại học Indiana, đã tiến hành điều tra hệ thống học về sự biến đổi di truyền, hình thái và phân loại học hóa học trong số 157 mẫu đăng ký Cannabis với nguồn gốc địa lý đã biết, bao gồm các quần thể lấy sợi, làm thuốc và tự nhiên hóa. Năm 2004, Hillig và Mahlberg công bố một phân tích phân loại hóa học về sự biến thiên cannabinoid trong bộ sưu tập chất mầm nguyên sinh Cannabis của họ. Họ sử dụng sắc ký khí để xác định hàm lượng cannabinoid để suy luận ra các tần suất allele của gen kiểm soát sản sinh CBD và THC trong các quần thể đã nghiên cứu, và kết luận rằng các mẫu hình biến thiên cannabinoid hỗ trợ sự công nhận C. sativa và C. indica như là 2 loài tách biệt, nhưng không đề cập tới C. ruderalis. Các tác giả gán các chủng địa phương lấy sợi/hạt và các chủng tự nhiên hóa ở châu Âu, Trung Á, Tiểu Á vào C. sativa. Các đăng ký chủng làm thuốc lá chét hẹp và lá chét rộng, Nam Á và Đông Á, và các quần thể Himalaya tự nhiên hóa được gán cho C. indica. Năm 2005, Hillig công bố một phân tích gen của cùng một tập hợp các đăng ký và đề xuất phân loại 3 loài, công nhận C. sativa, C. indica và C. ruderalis (không dứt khoát). Trong luận án tiến sĩ công bố cùng năm, Hillig thông báo rằng phân tích thành phần cơ bản các đặc điển kiểu hình (hình thái) thất bại trong việc phân biệt các loài được giả định cho là có [tồn tại], nhưng phân tích đại lượng ngẫu nhiên kinh điển lại có kết quả là mức độ cao của sự phân iệt các loài giả định này cũng nư các đơn vị phân loại nội loài. Một bài báo khác trong loạt bài về biến thiên phân loại hóa học trong hàm lượng terpenoid của tinh dầu Cannabis bộc lộ rằng một vài chủng làm thuốc lá chét rộng trong bộ sưu tập có các mức tương đối cao của một số loại rượu sesquiterpen nhất định, bao gồm guaiol và các đồng phân của eudesmol, tách bạch chúng ra khỏi các đơn vị phân loại giả định khác. Hillig kết luận rằng các mẫu hình biến thiên di truyền, hình thái và phân loại hóa học hỗ trợ sự công nhận C. sativa và C. indica như là các loài tách biệt. Ông cũng kết luận rằng có ít hỗ trợ để xử lý C. ruderalis như là loài tách biệt với C. sativa vào thời điển này, nhưng nghiên cứu thêm nữa về các quần thể hoang dã và cỏ dại là cần thiết do chúng có quá ít trong bộ sưu tập của họ. Tháng 9 năm 2005, New Scientist thông báo rằng các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Canberra đã nhận dạng một kiểu mới của Cannabis dựa trên phân tích DNA ti thể và lục lạp. Thông báo của New Scientist được một số hãng thông tấn và website đăng lại, chỉ ra rằng nghiên cứu được công bố tại tạp chí Forensic Science International Ứng dụng y học Trong cần sa có những chất có thể được dùng để chữa bệnh được gọi chung là cannabinoid. Chủ yếu được nghiên cứu và được dùng để trị bệnh là 2 chất Δ9-Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabidiol (CBD). Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ. Tác dụng phụ khá nhiều: làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng. Hiện nay các nhà bào chế thuốc đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt từ cây có họ với cần sa để giảm tác dụng phụ. Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở Madrid và Viện nghiên cứu Cajal (Tây Ban Nha), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh lẫn Alzheimer và từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh Các bác sĩ chỉ định cần sa y tế vì nó có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và sụt cân ở bệnh nhân HIV/AIDS Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và phát hiện chất THC không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng. Ngoài công dụng trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, do lạm dụng cần sa có thể gây tác hại cho sức khỏe nên việc sử dụng cần sa trong y học thường không dùng nguyên cây mà dùng chiết xuất để loại bỏ các chất độc, đồng thời cần phải được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng được quy định chặt chẽ. Chất kích thích Cần sa để tiêu khiển là việc dùng những sản phẩm của cây cần sa cái như là chất kích thích. Việc dùng cần sa làm chất kích thích vẫn bị cấm hầu như ở khắp các nước. Không phải loại cannabis (tên Latin) nào cũng được thích hợp để chế chất kích thích, thường dùng là loại Cannabis indica, trong khi Cannabis sativa (hay gọi là cây gai dầu) được dùng để lấy sợi làm vải. Trong các chất Cannabinoide có trong cây cần sa, chủ yếu Tetrahydrocannabinol (THC) là chất có ảnh hưởng đến Hệ thần kinh trung ương của con người. Nó có tác dụng làm cho thanh thản, trầm tĩnh, chống nôn mửa. Khó mà phân biệt được việc dùng cần sa làm chất kích thích với việc dùng nó làm thuốc chữa bệnh. Marijuana lấy từ mọi phần của cây và hoa phơi khô, ép lại và Hashish tác dụng mạnh hơn được chế từ lông của cây, ép lại thành nhựa. Mạnh nữa là dầu hashish, là một loại dầu đặc lấy từ nhựa hashish và cũng được dùng để hút. Cần sa là một trong những chất kích thích bị cấm mà được dùng nhiều nhất ở nhiều nước, 49% người Mỹ đã thử qua một lần, nó lại được dùng để chữa bệnh. Chính vì vậy cho nên phải cần biết về những hậu quả cúa nó. Đến năm 2015, 2 bang của nước Mỹ đã hợp thức hóa cần sa do lợi ích của nó cũng như tác dụng giải trí, nhưng vẫn được chính phủ cũng như y học kiểm soát về việc buôn bán cần sa hợp pháp để không lạm dụng và dẫn đến nghiện.