id
int64 0
23k
| passage
stringlengths 27
4.61k
| metadata
dict |
---|---|---|
22,300 | Title: Vi hiếp
Một số người thuộc cộng đồng LGBTQ+ cho biết đã nhận được những biểu hiện của vi hiếp ngay cả từ chính những người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Họ nói rằng việc họ bị gạt bỏ, hoặc không được chào đón hay được thấu hiểu trong cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ là vi hiếp. Roffee và Waling cho rằng các vấn đề giữa nhiều nhóm người khác nhau phát sinh là do một người thường đưa ra các giả định manh tính định kiến dựa trên kinh nghiệm cá nhân và khi họ truyền đạt những giả định đó, người tiếp nhận có thể cảm thấy rằng nó thiếu tính khách quan và là một hình thức của vi hiếp.
Tính liên tầng định kiến.
Những người cùng thuộc nhiều nhóm thiểu số khác nhau (ví dụ: một người đàn ông Mỹ gốc Á đồng tính nam hoặc một phụ nữ chuyển giới) cũng phải đối mặt với nhiều lớp của hành vi vi hiếp dựa trên các yếu tố được cho là "loại trừ xã hội" tương ứng. Ví dụ, một người vừa là người đồng tính vừa mắc HIV, hay một người vừa là người dân tộc thiểu số vừa là một người lao động di cư phải chịu cùng lúc nhiều sự kỳ thị bởi cùng mang nhiều đặc tính không hợp chuẩn.
Người mắc rối loạn tâm thần.
Những người mắc rối loạn tâm thần cho biết họ nhận được nhiều hình thức vi hiếp một cách công khai đến từ gia đình và bạn bè cũng như từ những người có thẩm quyền. Trong một nghiên cứu liên quan đến sinh viên đại học và người lớn đang được điều trị tại cơ sở chăm sóc cộng đồng, có năm hình thức vi hiếp đã được xác định: bị vô hiệu, giả định về sự mặc cảm, nỗi sợ bệnh tâm thần, xấu hổ vì bệnh tâm thần và bị đối xử như công dân hạng hai. Việc bị vô hiệu sẽ xảy ra khi bạn bè và các thành viên trong gia đình coi nhẹ các triệu chứng sức khỏe tâm thần. Đôi khi, bệnh nhân mắc bệnh tâm thần bị đánh đống với việc có trí thông minh thấp hơn người bình thường.
Người khuyết tật.
Người khuyết tật cũng đối mặt với những hành vi vi hiếp nhưː quan niệm sai lầm rằng những người khuyết tật luôn muốn hoặc yêu cầu sửa chữa khiếm khuyết, hay bị hỏi những câu hỏi thiếu tế nhị.
Truyền thông. | {
"split": 4,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 490
} |
22,301 | Title: Vi hiếp
Các thành viên trong các nhóm thiểu số cũng đã mô tả những hành vi vi hiếp do các nghệ sĩ thực hiện dưới các hình thức truyền thông khác nhau, ví dụ như truyền hình, phim, nhiếp ảnh, âm nhạc và văn học. Một số nhà nghiên cứu tin rằng nội dung văn hóa như vậy không chỉ phản ánh thực tế xã hội mà còn định hình xã hội, cho phép các cá nhân hấp thụ một cách không chủ đích các định kiến và thiên kiến dựa trên mức tiêu thụ phương tiện của họ.
Phân biệt tuổi tác và sự không khoan dung.
Vi hiếp có thể nhắm nhắm tới những người có chung độ tuổi hoặc hệ thống đức tin. Hành vi vi hiếp là một biểu hiện của hành vi bắt nạt sử dụng sức mạnh ngôn ngữ vi mô để biểu lộ sự không khoan dung một cách tinh tế và tiến đến loại bỏ bất kỳ mục tiêu nào bằng cách biểu thị khái niệm "người khác".
Thủ phạm.
Vì vi hiếp khó nhận ra và thủ phạm có thể có thành ý tốt nên nạn nhân thường cảm thấy mơ hồ, khó quy kết. Điều này có thể khiến họ bỏ qua hành vi vi hiếp và đổ lỗi cho bản thân là quá nhạy cảm.
Nếu bị phơi bày về hành vi vi hiệp, thủ phạm thường sẽ bảo vệ hành vi của mình bằng cách coi đó như một sự hiểu lầm, một trò đùa hoặc một điều gì đó nhỏ nhặt không đáng bị thổi phồng.
Một nghiên cứu năm 2020 liên quan đến các sinh viên đại học Mỹ đã tìm thấy mối tương quan giữa khả năng vi hiếp với thành kiến chủng tộc.
Tác động. | {
"split": 5,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 341
} |
22,302 | Title: Vi hiếp
Một đánh giá học thuật năm 2013 về các hành vi vi hiếp đã kết luận rằng "tác động tiêu cực của các hành vi vi hiếp chủng tộc đối với sức khỏe tâm lý và thể chất đang bắt đầu được ghi nhận; tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu mang tính tương quan và dựa trên sự hồi tưởng và tự báo cáo, gây khó khăn cho việc xác định liệu các hành vi vi hiếp chủng tộc có thực sự gây ra các tác động tiêu cực tới sức khỏe hay không và nếu có thì thông qua cơ chế nào". Một đánh giá năm 2017 về nghiên cứu hành vi vi hiếp đã lập luận rằng khi các học giả cố gắng tìm hiểu tác hại có thể xảy ra từ vi hiếp, họ đã không tiến hành nhiều nghiên cứu về nhận thức hay hành vi, cũng như không có nhiều buổi thực nghiệm và họ đã dựa quá nhiều vào các lời khai mang tính hồi tưởng từ các tập hợp mẫu không đại diện cho bất kỳ nhóm người cụ thể nào. Những khẳng định này sau đó đã bị phản đối trong cùng một tạp chí đó vào năm 2020, nhưng sự phản đối trên đã bị chỉ trích vì không giải quyết được những phát hiện trong các cuộc đánh giá có hệ thống và tiếp tục rút ra những suy luận nhân quả từ dữ liệu tương quan. | {
"split": 6,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 275
} |
22,303 | Title: Vi hiếp
Những nạn nhân của vi hiếp đã cảm thấy tức giận, thất vọng hoặc kiệt sức. Người Mỹ gốc Phi cho biết họ cảm thấy bị áp lực khi phải "đại diện" cho nhóm của họ, phải kìm nén bộc lộ bản sắc của chính họ và "trở nên giống như người da trắng". Theo thời gian, tác động tích lũy của vi hiếp được cho là dẫn đến giảm sút sự tự tin và khiến hình ảnh bản thân trở nên xấu, đồng thời có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và chấn thương tâm lý. Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng những hành vi vi hiếp gây tổn hại nhiều hơn so với những hình thức biểu hiện công khai của phân biệt đối xử bởi vì chúng nhỏ và do đó thường bị bỏ qua nên khiến nạn nhân cảm thấy nghi ngờ bản thân và nghi ngờ về sự cần thiết trong việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác, thay vì tức giận chính đáng và cô lập ra khỏi hành vi xấu. Một số nghiên cứu cho rằng hành vi vi hiếp gây ra gánh nặng đủ để khiến một số người da màu cảm thấy sợ hãi, không tin tưởng và/hoặc tránh tương tác với người da trắng để tránh bị vi hiếp. Mặt khác, một số người báo cáo rằng việc đối phó với vi hiếp đã giúp họ kiên cường hơn. Các học giả đã gợi ý rằng, mặc dù những hành vi vi hiếp "có vẻ nhỏ nhặt", nhưng chúng "nhiều đến mức việc cố gắng hoạt động trong một môi trường như vậy giống như 'nâng một tấn lông vũ'."
Chỉ trích.
Thảo luận công chúng và gây hại cho người nói. | {
"split": 7,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 362
} |
22,304 | Title: Vi hiếp
Kenneth R. Thomas đã viết trong "American Psychologist" rằng các khuyến nghị lấy cảm hứng từ lý thuyết về vi hiếp, nếu "được thực hiện, có thể có tác động đáng sợ đối với quyền tự do ngôn luận và sự sẵn lòng của người Da trắng, bao gồm cả một số nhà tâm lý học, trong việc tương tác với người da màu." Các nhà xã hội học Bradley Campbell và Jason Manning đã viết trên tạp chí khoa học "Comparative Sociology" rằng khái niệm vi hiếp "thuộc một đẳng cấp cao hơn của các chiến thuật giải quyết xung đột trong đó người bị hại tìm cách thu hút và huy động sự hỗ trợ của bên thứ ba" mà đôi khi liên quan đến việc "xây dựng vỏ bọc cho hành động bằng cách ghi lại, phóng đại, hoặc thậm chí làm sai lệch hành vi phạm lỗi”.
Một loại vi hiếp được một bản tin của Đại học Oxford đề xuất là tránh giao tiếp bằng mắt hoặc không nói chuyện trực tiếp với mọi người. Điều này đã gây ra một cuộc tranh cãi vào năm 2017 khi chỉ ra rằng các đề xuất như vậy thiếu tế nhị với những người mắc chứng tự kỷ, những người có thể gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt.
Văn hóa nạn nhân. | {
"split": 8,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 267
} |
22,305 | Title: Vi hiếp
Các nhà xã hội học Bradley Campbell và Jason Manning trong bài viết của mình đã nói rằng việc diễn ngôn về vi hiếp sẽ dẫn đến văn hóa nạn nhân. Nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt cho rằng văn hóa nạn nhân làm giảm "khả năng tự giải quyết các vấn đề nhỏ giữa các cá nhân" của nạn nhân và "tạo ra một xã hội với đầy xung đột đạo đức và sự gay gắt khi mọi người cạnh tranh để trở thành nạn nhân hoặc là người bảo vệ nạn nhân". Đồng quan điểm, nhà ngôn ngữ học và nhà bình luận xã hội John McWhorter nói rằng "việc dạy cho người da đen biết rằng những hành vi vi mô, và thậm chí những hành vi có tính vĩ mô hơn, sẽ kìm hãm chúng ta lại, làm tổn hại vĩnh viễn đến tâm lý của chúng ta hoặc khiến chúng ta được miễn trừ khỏi sự cạnh tranh thực sự." McWhorter không đồng ý rằng tồn tại của vi hiếp. Tuy nhiên, anh ấy lo lắng rằng xã hội tập trung quá nhiều vào vi hiếp sẽ gây ra các vấn đề khác và cho rằng thuật ngữ này nên được giới hạn trong trường hợp "khi mọi người coi thường nhau dựa trên khuôn mẫu."
Kiệt sức về mặt cảm xúc.
Greg Lukianoff và Jonathan Haidt trên tờ "The Atlantic" bày tỏ lo ngại rằng việc tập trung vào vi hiếp có thể gây ra nhiều chấn thương tinh thần hơn là trải nghiệm về hành vi vi hiếp tại thời điểm xảy ra. Họ tin rằng việc một cá nhân tự kiểm soát suy nghĩ hoặc hành động của mình để tránh khỏi vi hiếp có thể gây tổn hại về mặt tinh thần khi luôn tìm cách tránh trở thành kẻ bắt nạt. Và việc kiểm soát bản thân quá mức như vậy có thể dẫn đến tác động xấu tới tâm lý. Họ cũng cho rằng việc đặt những câu hỏi có tính hợp lý (chứ đừng nói đến sự chân thành) về trạng thái cảm xúc của ai đó trở nên khó khăn, dẫn đến việc cáo buộc có hành vi vi hiếp giống như công cuộc "săn phù thủy".
Amitai Etzioni, viết trên tờ "The Atlantic", cho rằng việc tập trung chú ý đến những hành vi vi hiếp sẽ khiến việc giải quyết những vẫn đề nghiêm trọng hơn nhiều trở nên khó khăn.
Khả năng đọc suy nghĩ. | {
"split": 9,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 495
} |
22,306 | Title: Vi hiếp
Theo Lilienfeld, một tác động có hại có thể có của vi hiếp là làm tăng xu hướng diễn giải quá mức lời nói của người khác theo cách tiêu cực. Lilienfeld đề cập vấn đề này như là khả năng đọc suy nghĩ, "trong đó người hỏi sẽ chỉ phỏng đoán rằng đối phương đang phản ứng tiêu cực với họ mà không có sự xác minh chính xác. Ví dụ như trong nghiên cứu của Sue và cộng sự liên quan đến câu hỏi "Bạn sinh ra ở đâu?" nhắm vào người Mỹ gốc Á bị cho là vi hiếp. | {
"split": 10,
"title": "Vi hiếp",
"token_count": 122
} |
22,307 | Title: Vi khuẩn Gram âm
Vi khuẩn Gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ được Tím tinh thể khi cho phản ứng với hoá chất thử nghiệm theo tiêu chuẩn nhuộm Gram. Tiêu chuẩn này được dùng để phân chia vi khuẩn làm hai loại "Gram âm" và "Gram dương" - dựa theo khác biệt của vỏ tế bào.
Trong khi vi khuẩn Gram dương giữ sắc xanh sau khi rửa qua rượu, vi khuẩn gram âm thì không - và hóa sắc đỏ hay hồng. Do vi khuẩn gram dương có vỏ ngoài (màng tế bào) dày hơn nên sau khi nhuộm Xanh Methylene và để trong 1 phút, xanh metylen sẽ ngấm vào sâu trong lớp màng tế bào do đó khi rửa qua rượu vẫn giữ được sắc xanh của xanh metylen. Đây là tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá độ dày mỏng lớp vách tế bào của vi khuẩn. | {
"split": 0,
"title": "Vi khuẩn Gram âm",
"token_count": 191
} |
22,308 | Title: Vi khuẩn Gram dương
Vi khuẩn Gram dương là vi khuẩn cho kết quả dương tính trong thử nghiệm nhuộm Gram, phương pháp truyền thống được sử dụng để nhanh chóng phân loại vi khuẩn thành hai loại rộng theo cấu trúc thành tế bào của chúng.
Vi khuẩn Gram dương sẽ giữ lại màu tím tinh thể được sử dụng trong thử nghiệm, vì vậy, khi nhìn qua kính hiển vi sau đó thì chúng sẽ có màu tím. Điều này là do lớp peptidoglycan dày trong thành tế bào vi khuẩn giữ lại màu nhuộm sau khi màu bị rửa sạch khỏi phần còn lại của mẫu, trong giai đoạn khử màu của thử nghiệm.
Vi khuẩn Gram âm không thể giữ lại màu nhuộm tím sau bước khử màu; cồn được sử dụng trong giai đoạn này làm phân hủy màng ngoài của tế bào Gram âm, làm cho thành tế bào xốp hơn và không có khả năng giữ lại màu tím tinh thể. Lớp peptidoglycan của chúng mỏng hơn và kẹp giữa màng tế bào bên trong và màng ngoài của vi khuẩn, làm cho chúng sẽ có màu của phản chất nhuộm (safranin hoặc fuchsine) nên khi nhìn qua kính sẽ có màu đỏ hoặc hồng.
Mặc dù lớp peptidoglycan dày hơn, vi khuẩn Gram dương lại mẫn cảm với kháng sinh hơn Gram âm, do thiếu lớp màng ngoài.
Đặc điểm.
Nhìn chung, các đặc điểm sau đây sẽ có mặt trong vi khuẩn Gram dương:
Chỉ một số loài có lớp màng nhầy, thường chứa polysaccharide. Ngoài ra, chỉ có một số loài có roi hay tiên mao, và nếu chúng có roi, thì chỉ có hai đĩa gốc để nâng đỡ, trong khi Gram âm có đến bốn đĩa gốc. Cả hai vi khuẩn Gram dương và Gram âm thường có một lớp bề mặt được gọi là lớp S. Trong vi khuẩn Gram dương, lớp S được gắn vào lớp peptidoglycan. Lớp S của vi khuẩn Gram âm lại được gắn trực tiếp vào màng ngoài. Chỉ có vi khuẩn Gram dương mới có axit teichoic trong thành tế bào. Một số trong số đó là các axit lipoteichoic, có thành phần lipid trong màng tế bào để có thể hỗ trợ trong việc neo giữ peptidoglycan. | {
"split": 0,
"title": "Vi khuẩn Gram dương",
"token_count": 483
} |
22,309 | Title: Viêm da
Viêm da là tình trạng viêm nhiễm nông ở da, đặc trưng mô học là phù thượng bì và lâm sàng là mụn nước (khi cấp tính), hồng ban bờ kém, phù, xuất tiết, đóng sừng, tróc vảy, thường kèm đau, và lichen hoá do gãi hay chà.
Hiện vẫn còn bất đồng về tên gọi "viêm da" và "eczema". Thông thường eczema dùng để chỉ viêm da mụn nước, nhưng một số người lại giới hạn eczema vào viêm da mạn tính. Một số cũng dùng từ viêm da để chỉ viêm da xốp do có đặc điểm mô học là hiện tượng xốp hoá (phù nội thượng bì).
Bệnh viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng là viêm da do tiếp xúc với chất gây kích ứng như: hóa chất, bụi ô nhiễm,xi măng gây bệnh đặc thù là dị ứng xi măng | {
"split": 0,
"title": "Viêm da",
"token_count": 196
} |
22,310 | Title: Viên Hi
Viên Hy (chữ Hán: 袁熙; ?-207) tự Hiển Dịch (顯奕), là quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt với Tào Tháo và cuối cùng thất bại.
Giữ U châu.
Viên Hy là con trai thứ hai của Viên Thiệu, gia đình ông nhiều đời làm đại thần nhà Hán, có danh vọng rất cao. Khi đó Viên Thiệu đang trấn thủ Ký châu. Năm 199, Viên Thiệu tiêu diệt Công Tôn Toản, mở rộng thế lực ra 4 châu Hà Bắc là Ký, Tinh, U, Thanh. Viên Hy được cha giao trấn thủ U châu, người vợ ông là Chân Lạc ở lại Ký châu.
Năm 200, Viên Thiệu mang quân đi nam tiến đánh Tào Tháo. Cuối năm đó, Viên Thiệu đại bại ở Quan Độ, dẫn vài trăm quân kị vượt Hoàng Hà chạy về bắc. Bỏ lại phía sau hàng vạn quân bộ cũng tháo chạy tứ tán theo ông.
Sau trận Quan Độ, Viên Thiệu suy sụp, ốm nặng rồi qua đời tháng 5 năm 202. Anh cả của Viên Hy là Viên Đàm cùng em ông là Viên Thượng tranh nhau quyền thừa kế. Viên Hy không tham gia vào cuộc chiến đó. Mâu thuẫn của Viên Đàm và Viên Thượng bị Tào Tháo triệt để khai thác, làm suy yếu cả hai.
Năm 204, Viên Thượng bị Tào Tháo đánh chiếm mất Ký châu, lại bị Viên Đàm truy kích ở Trung Sơn, phải bỏ chạy về U châu theo Viên Hy. Nghiệp Thành bị hạ, vợ Viên Hy là Chân Lạc đang ở trong thành không chạy thoát được, bị con Tào Tháo là Tào Phi bắt được và lấy làm vợ.
Thất bại và bị giết. | {
"split": 0,
"title": "Viên Hi",
"token_count": 402
} |
22,311 | Title: Viên Hi
Đầu năm 205, Tào Tháo đánh hạ Thanh châu diệt Viên Đàm rồi mang quân tới U châu. Hai bộ tướng của Viên Hy là Tiêu Xúc, Trương Nam phản lại ông, hợp tác với Tào Tháo. Viên Hy và Viên Thượng không giữ nổi U châu, phải bỏ chạy lên phía bắc tới Liễu Thành nương nhờ Thiền vu Đạp Đốn của Ô Hoàn, sau đó lại cùng Đạp Đốn liên kết với Thiền vu Ô Diên ở Hữu Bắc Bình là Tô Bộc Diên.
Tháng 10 năm 205, Tào Tháo tiến quân đánh Ô Hoàn. Anh em Viên Hy hợp binh với Đạp Đốn đối trận với Tào Tháo ở núi Bạch Lang. Tướng tiên phong của Tào Tháo là Trương Liêu mang quân tới phá tan quân Ô Hoàn. Anh em Viên Thượng cùng Ô Hoàn chống cự không nổi bỏ chạy ra ngoài Trường Thành.
Sang tháng 8 năm 206, Tào Tháo tiếp tục truy kích, đánh thắng 1 trận nữa, giết chết Đạp Đốn. Viên Thượng, Viên Hy và Tô Bộc Diên mang vài ngàn tàn quân chạy đến Liêu Đông nương nhờ Công Tôn Khang.
Tào Tháo tính toán rằng nếu mang quân truy kích quá gắt gao, Công Tôn Khang sẽ nghi ngờ họ Tào có ý thôn tính luôn Liêu Đông, sẽ liên kết với họ Viên. Vì vậy Tào Tháo chủ động rút quân từ Liễu Thành về nam.
Tào Tháo rút lui khỏi Liễu Thành về nam trong hoàn cảnh rất gian khổ. Khi đó ở phía bắc rất lạnh, quân Tào nhiều người bị rét cóng; toàn quân đi 200 dặm không có nước; quân Tào phải giết vài ngàn con ngựa ăn mới về tới khu vực có lúa của người Hán. Các nhà sử học Trung Quốc nêu giả thiết, nếu Viên Hy và Viên Thượng biết được tình cảnh thê thảm đó của quân Tào mà dẫn tàn quân truy kích thì chưa biết tình hình sẽ ra sao.
Công Tôn Khang yên tâm về thái độ của Tào Tháo không muốn tấn công lên Liêu Đông, bèn chủ định giết anh em họ Viên để cầu hòa với Tào Tháo. | {
"split": 1,
"title": "Viên Hi",
"token_count": 496
} |
22,312 | Title: Viên Hi
Khi Viên Hy, Viên Thượng và Tô Bộc Diên chạy tới Liêu Đông, Công Tôn Khang cho quân đao phủ mai phục rồi mới mời vào. Anh em họ Viên cùng Tô Bộc Diên vừa làm lễ, Công Tôn Khang bèn hô đao phủ xông ra bắt trói rồi chém đầu. Công Tôn Khang sai quân mang 3 đầu lâu tới huyện Nghiệp dâng Tào Tháo và được phong chức.
Cả ba anh em Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng và Cao Cán cuối cùng đều bị Tào Tháo tiêu diệt, toàn bộ Hà Bắc thuộc về Tào Tháo.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Viên Hy trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mô tả khá mờ nhạt. Ông là một trong các tướng tham gia trận Thương Đình dưới quyền Viên Thiệu, kết cục bị Công Tôn Khang giết cùng Viên Thượng. | {
"split": 2,
"title": "Viên Hi",
"token_count": 198
} |
22,313 | Title: Viễn Đông Nga
Viễn Đông Nga (; ) hay Transbaikalia là một thuật ngữ chỉ những vùng của Nga ở Viễn Đông, ví dụ, những vùng cực đông của Nga, giữa Hồ Baikal ở Trung Siberia, và Thái Bình Dương. Quận Viễn Đông Liên bang của Nga, bao phủ vùng này, không nên bị nhầm lẫn với Quận Liên bang Siberia.
Thuật ngữ.
Tại Nga.
Tại Nga, vùng thường được gọi là "Viễn Đông", dễ gây nhầm lẫn với ý nghĩa quốc tế của Viễn Đông khi phiên dịch. Viễn Đông thường được gọi trong tiếng Nga là "Vùng châu Á Thái Bình Dương" (, viết tắt theo ), hay "Đông Á" ().
Lịch sử.
Buổi đầu lịch sử.
Nga đã mở ra tới bờ biển Thái Bình Dương năm 1647 với việc thành lập Okhotsk, và củng cố sự kiểm soát của họ với Viễn Đông Nga vào thế kỷ 19.
Lãnh thổ.
Cho tới năm 2000, Viễn Đông Nga vẫn không có các biên giới được quy định chính thức. Một thuật ngữ duy nhất "Siberia và Viễn Đông" () thường được dùng để chỉ các vùng của Nga nằm ở phía đông dãy Ural mà không chỉ ra một sự phân biệt rõ ràng giữa "Siberia" và "Viễn Đông." Nhiều thực thể với cái tên "Viễn Đông" đã tồn tại ở nửa đầu thế kỷ 20, tất cả với các biên giới hoàn toàn khác biệt:
Từ năm 1938 tới năm 2000, không có thực thể chính thức với cái tên này và thuật ngữ "Viễn Đông" được sử dụng một cách lỏng lẻo.
Năm 2000, các thực thể liên bang của Nga được gộp vào trong các vùng liên bang, và Vùng liên bang Viễn Đông được thành lập, gồm Amur, Khu tự trị Chukotka, Tỉnh tự trị Do Thái, Kamchatka, Khu tự trị Koryak, Khabarovsk Krai, Magadan, Primorsky Krai, Cộng hoà Sakha (Yakutia), và Sakhalin. Từ năm 2000, thuật ngữ "Viễn Đông" ngày càng được dùng nhiều ở Nga để chỉ quận này, dù nó cũng thường được dùng một cách lỏng lẻo hơn.
Các biên giới được xác định của quận liên bang, Viễn Đông có diện tích 6.2 triệu km² — chiếm một phần ba tổng diện tích của Nga.
Nhân khẩu.
Dân số. | {
"split": 0,
"title": "Viễn Đông Nga",
"token_count": 500
} |
22,314 | Title: Viễn Đông Nga
Theo cuộc Điều tra dân số năm 2002, Quận Viễn Đông Liên bang có dân số 6,692,865 người.
Hầu hết số này tập trung ở các vùng phía nam. Với diện tích rất to lớn của lãnh thổ Viễn Đông Nga, 6.7 triệu người người ở đây có mật độ dân số chỉ hơn 1 người trên 1 km², khiến Viễn Đông Nga là một trong những nơi có dân cư thưa thớt nhất thế giới. Dân số Viễn Đông Nga đã suy giảm nhanh chóng từ sự sụp đổ của Liên Xô (thậm chí nhanh hơn mức trung bình của toàn nước Nga), giảm 14% trong 15 năm qua. Chính phủ Nga đã thảo luận một loạt các chương trình tái cấu trúc dân số để tránh sự dự báo dân số sẽ chỉ còn 4.5 triệu người vào năm 2015, hy vọng thu hút số dân cư Nga từ các quốc gia lân cận.
Sắc tộc Nga và Ukraina chiếm đa số dân cư.
75% dân số sống tại đô thị. Các thành phố lớn nhất là (tất cả các con số đều lầy theo cuộc điều tra dân số năm 2002):
Các nhóm sắc tộc truyền thống.
Các nhóm sắc tộc truyền thống của Viễn Đông Nga gồm (được gộp theo nhóm ngôn ngữ): | {
"split": 1,
"title": "Viễn Đông Nga",
"token_count": 262
} |
22,315 | Title: Việc sa thải James Comey
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải James Comey khỏi chức vụ giám đốc FBI vào ngày 9 tháng 5 năm 2017. Comey đã chịu nhiều áp lực công cộng và chính trị từ cả hai cuộc điều tra của FBI về tiềm năng rò rỉ an ninh của cựu Bộ trưởng Ngoại giao và cựu ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Hillary Clinton, và tiềm năng các liên kết giữa những người ủng hộ Tổng thống Trump và chính phủ Nga. FBI cũng đã điều tra bằng chứng về sự can thiệp khác của Nga trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 và liên hệ của Nga với chiến dịch bầu cử Donald Trump năm 2016.
Việc sa thải Comey gây nhiều tranh cãi, với một số nhà bình luận tin tức so sánh nó với cuộc thảm sát tối thứ bảy (Saturday Night Massacre) 1973 (Tổng thống Richard Nixon sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox, người điều tra vụ bê bối Watergate) và việc sa thải bộ trưởng tư pháp tạm thời Sally Yates, đầu năm 2017. Trump tuyên bố trong thư sa thải, Comey đã nói với ông "trong ba dịp riêng biệt, rằng ông ta không bị điều tra." Tuyên bố này đã được tranh cãi cho là sai bởi hơn 30 quan chức tại Nhà Trắng, Bộ Tư pháp, FBI và ở Capitol Hill (quốc hội). Họ cũng cho là Roger Stone, Rudy Giuliani, Jeff Sessions, Rod Rosenstein, Keith Schiller và các cộng sự và các người được bổ nhiệm khác của Donald Trump thúc giục mạnh mẽ cho việc sa thải Comey. | {
"split": 0,
"title": "Việc sa thải James Comey",
"token_count": 339
} |
22,316 | Title: Việc sa thải James Comey
Nhà Trắng đưa ra tuyên bố khẳng định Comey mất sự ủng hộ rất nhiều của các thành viên FBI, nói rằng họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sa thải anh ta Các lý do khác cho việc sa thải Comey bao gồm việc xử lý của ông về việc điều tra email của Hillary Clinton. Trump cho biết, "Khi tôi quyết định sa thải Comey, tôi tự nói với mình, vấn đề của Nga về Trump và Nga là một chuyện được dựng lên, nó chỉ là một cái cớ để phe Dân chủ cho là họ thua một cuộc bầu cử mà đáng lẽ họ phải thắng". Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders bày tỏ niềm hy vọng là việc sa thải Comey sẽ giúp cuộc điều tra về những dính líu với Nga được kết thúc một cách chính trực.
Tuy nhiên, những lý do đưa ra này đang bị tranh cãi từ các tường thuật từ nhiều cơ quan thông tấn với nhiều nguồn khác nhau. Theo các cơ quan thông tấn này, Trump đã công khai nói về sa thải Comey trong vòng ít nhất một tuần trước khi sa thải ông ta. Trump từ lâu tra hỏi lòng trung thành và sự phán xét của Comey. Hơn nữa, Trump tức giận Comey không hỗ trợ cáo buộc của ông là Tổng thống Barack Obama cho nghe lén văn phòng vận động tranh cử của ông, trở nên thất vọng khi Comey tiết lộ trong buổi điều trần Thượng viện bề rộng của cuộc điều tra phản gián vào nỗ lực của Nga để gây ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 và tin tưởng Comey bỏ quá nhiều chú ý để điều tra Nga. | {
"split": 1,
"title": "Việc sa thải James Comey",
"token_count": 348
} |
22,317 | Title: Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Đào tạo quốc tế (cũng được gọi là Viện ISB hay UEH-ISB; tiếng Anh: UEH-International School of Business) là một trường đại học thành viên trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), được thành lập vào năm 2010 với mục tiêu tạo ra một môi trường năng động và chương trình giáo dục quốc tế.
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt được năng lực mạnh mẽ để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, UEH-ISB cung cấp các chương trình đại học và sau đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và theo định dạng học thuật quốc tế. UEH-ISB có quan hệ đối tác chặt chẽ với Đại học Western Sydney, Úc, cũng như các liên kết với Đại học Victoria, Úc, UQAM và Đại học Houston – Clear Lake.
Chương trình EMBA tại UEH-ISB, được điều hành với tư cách hợp tác thông qua Université du Québec à Montréal (UQÀM), hiện được xếp hạng 283 trong số các trường kinh doanh trên thế giới.
Lịch sử.
Viện Đào tạo quốc tế được thành lập năm 2010 bởi Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Đông Phong và Phó Hiệu trưởng TS. Trần Hà Minh Quân tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường được thành lập với tư cách hợp tác với Đại học Western Sydney, Úc. Sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình học cử nhân và thạc sĩ của UEH-ISB sẽ nhận được bằng liên kết của UEH và từ trường đại học đối tác.
Đội ngũ giảng viên của UEH-ISB bao gồm các giáo sư đến từ Mỹ, Úc, Malaysia, Singapore, New Zealand, Anh, Ba Lan và các quốc gia khác.
Khuôn viên và cơ sở vật chất.
Trường hiện có ba khuôn viên với cơ sở vật chất chất lượng cao, tất cả đều tọa lạc tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc sống sinh viên. | {
"split": 0,
"title": "Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 425
} |
22,318 | Title: Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh chương trình học thuật, UEH-ISB còn cung cấp nhiều câu lạc bộ và nhóm sinh viên, qua đó sinh viên có thể phát triển các kỹ năng mềm quan trọng và trau dồi kiến thức thực tế. Tại trường, sinh viên sẽ được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thú vị và năng động. Với hơn 10 câu lạc bộ khác nhau, sinh viên trường có cơ hội thể hiện khả năng và sở thích của mình; tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến chuyên ngành của mình; đồng thời có được các kỹ năng xã hội cần thiết và mở rộng các mối quan hệ cá nhân.
Có một số câu lạc bộ hoạt động trong khuôn viên chính ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh của UEH-ISB, bao gồm một chương địa phương của Toastmasters International. | {
"split": 1,
"title": "Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 191
} |
22,319 | Title: Viện Dịch vụ Đối ngoại Hoa Kỳ
Viện Dịch vụ Đối ngoại (tiếng Anh: Foreign Service Institute, viết tắt là FSI) là cơ sở đào tạo chính của chính phủ liên bang Hoa Kỳ cho các nhân viên đối ngoại, nhà ngoại giao cũng như các chuyên gia khác thúc đẩy các lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài và ở Washington. FSI cung cấp hơn 800 khóa học (bao gồm 70 ngoại ngữ) cho hơn 225.000 học viên mỗi năm từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và hơn 50 cơ quan chính phủ khác và các chi nhánh dịch vụ quân sự. FSI có trụ sở tại Trung tâm Đào tạo Đối ngoại Quốc gia George P. Shultz ở quận Arlington, tiểu bang Virginia.
Giám đốc Viện Dịch vụ Đối ngoại có cấp bậc tương đương với Trợ lý Ngoại trưởng, và người này được bổ nhiệm trực tiếp bởi Bộ trưởng Ngoại giao. | {
"split": 0,
"title": "Viện Dịch vụ Đối ngoại Hoa Kỳ",
"token_count": 183
} |
22,320 | Title: Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học
Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học viết tắt theo chữ Latin là PAS ("Pontificia Academia Scientiarum") là viện hàn lâm khoa học của Tòa Thánh Vatican, được giáo hoàng Piô XI thành lập năm 1936. Viện được đặt dưới sự bảo trợ của giáo hoàng.
Mục đích của Viện là thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên, Toán học và Vật lý học cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan tới nhận thức luận. Viện có những viện sĩ rất nổi tiếng trong khoa học thế kỷ 20, trong đó có những người từng đoạt giải Nobel chẳng hạn như Ernest Rutherford, Max Planck, Niels Bohr, Otto Hahn và Charles Hard Townes.
Lịch sử.
Viện có nguồn gốc từ "Accademia Pontificia dei Nuovi Lincei" ("Viện hàn lâm Linh miêu mới của giáo hoàng"), thành lập năm 1847 với mục đích như một cơ quan giám sát chặt chẽ kế thừa Accademia dei Lincei ("Viện hàn lâm Linh miêu") được thiết lập ở Roma năm 1603, bởi Federico Cesi (1585–1630), hoàng thân La Mã thông thái, một nhà thực vật học và nhà khoa học tự nhiên trẻ.
Hoàng thân Cesi muốn các viện sĩ của "Accademia dei Lincei" tạo ra phương pháp nghiên cứu dựa trên việc quan sát, thí nghiệm và phương pháp quy nạp. Do đó ông gọi Viện hàn lâm này là "dei Lincei" (linh miêu, mèo rừng) vì những nhà khoa học được gia nhập viện phải có đôi mắt sắc sảo như linh miêu (lincei) để nhìn thấu suốt các bí mật của thiên nhiên, quan sát chúng cả ở mức vĩ mô và vi mô. Người lãnh đạo đầu tiên của viện là nhà khoa học nổi tiếng Galileo Galilei.
Sau khi người sáng lập qua đời thì Viện bị giải thể. Tới năm 1847 thì giáo hoàng Piô IX tái lập Viện này, và đặt tên là "Accademia Pontificia dei Nuovi Lincei ("Viện hàn lâm Linh miêu mới của giáo hoàng"). Năm 1936 giáo hoàng Piô XI tái lập viện và đặt tên lại như hiện nay. Năm 1976 giáo hoàng Phaolô VI và năm 1986 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đều đã cập nhật hóa quy chế của viện. | {
"split": 0,
"title": "Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học",
"token_count": 497
} |
22,321 | Title: Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học
Từ năm 1936, Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học đảm nhiệm việc nghiên cứu các đề tài khoa học cụ thể thuộc các ngành cá biệt và thúc đẩy việc hợp tác liên ngành. Số lượng viện sĩ của Viện đã tăng dần lên và tăng tính chất quốc tế của viện. Viện hàn lâm này là vịện độc lập của Tòa Thánh, có toàn quyền tự do trong nghiên cứu. Quy chế năm 1976 quy định:
Tổ chức.
Do Viện và các viện sĩ không chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố quốc gia, chính trị hoặc tôn giáo, nên Viện nghiên cứu tìm tòi đưa ra nguồn thông tin khoa học khách quan có giá trị cho Tòa Thánh và cho cộng đồng khoa học quốc tế. Ngày nay Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng đảm nhiệm nghiên cứu các lãnh vực chính:
Các ngành có liên quan chia thành 9 lĩnh vực:
Trụ sở.
Trụ sở của Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học nằm ở Casina Pio IV (biệt thự Giáo hoàng Piô IV) ngay giữa Vatican Gardens (Khu vườn hoa Vatican).
Ban điều hành.
Việc điều hành Viện do Chủ tịch đảm nhiệm với sự trợ giúp của một chancellor và Hội đồng khoa học. Chủ tịch viện được chọn trong số các viện sĩ và được Giáo hoàng bổ nhiệm.
Chủ tịch Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học hiện nay là Werner Arber, một nhà khoa học đã đoạt giải Nobel, và là một tín đồ đạo Tin Lành đầu tiên giữ chức chủ tịch Viện này.
Các viện sĩ hiện nay.
Các viện sĩ mới không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo được Giáo hoàng bổ nhiệm, căn cứ trên việc bầu chọn của đoàn viện sĩ, dựa trên giá trị khoa học cao trong hoạt động và đạo đức của họ.
Các viện sĩ đoạt giải Nobel.
Trong quá trình hoạt động của mình, có nhiều người đoạt giải Nobel là viện sĩ của Viện; nhiều người trong số này đã là viện sĩ của Viện trước khi đoạt giải Nobel: | {
"split": 1,
"title": "Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học",
"token_count": 421
} |
22,322 | Title: Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học
Các viện sĩ nổi tiếng khác có linh mục Agostino Gemelli (1878–1959), người sáng lập Đại học Thánh tâm (Công giáo) và là chủ tịch Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học sau khi viện được tái lập cho tới năm 1959, và đức ông Georges Lemaitre (1894–1966), một trong số cha đẻ của khoa vũ trụ học (cosmology) hiện đại, cũng làm chủ tịch Viện này từ năm 1960 tới 1966, và nhà khoa học thần kinh người Brasil Carlos Chagas Filho. | {
"split": 2,
"title": "Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học",
"token_count": 120
} |
22,323 | Title: Viện Hàn lâm Khoa học Litva
Viện Hàn lâm Khoa học Litva (tiếng Litva: "Lietuvos mokslų akademija", tiếng Anh: "Lithuanian Academy of Sciences"), viết tắt trong giao dịch là LAS, là Viện nghiên cứu khoa học đầu ngành của Litva.
Viện thành lập năm 1941 với tên gọi Viện Hàn lâm Khoa học CHXHCN Litva (tiếng Litva: "Lietuvos TSR Mokslų akademija", tiếng Anh: "Lithuanian SSR Academy of Sciences"), với tư cách cơ quan nghiên cứu khoa học tự trị do nhà nước trợ cấp, phục vụ như một cơ quan cố vấn khoa học cho chính phủ SSR Litva.
Năm 1991 sau khi Luật Nghiên cứu và Giáo dục Đại học của Cộng hòa Litva được thông qua, Viện đã được tổ chức lại. | {
"split": 0,
"title": "Viện Hàn lâm Khoa học Litva",
"token_count": 173
} |
22,324 | Title: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: "The Vietnam Institute of Educational Sciences" - viết tắt: VNIES) là một đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Chức năng.
Viện có vai trò hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nghiên cứu toàn diện về giáo dục (nghiên cứu cơ bản về khoa học giáo dục, nghiên cứu về quản lý giáo dục, nghiên cứu về chương trình và nội dung, phương pháp giáo dục, nghiên cứu về chính sách giáo dục), xây dựng chiến lược giáo dục, chính sách quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học giáo dục và các ngành liên quan. | {
"split": 0,
"title": "Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam",
"token_count": 168
} |
22,325 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (International Food Policy Research Institute - IFPRI) là một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế được thành lập vào đầu những năm 1970 để nâng cao sự hiểu biết về chính sách nông nghiệp và lương thực quốc gia để thúc đẩy việc thông qua đổi mới trong công nghệ nông nghiệp. Ngoài ra, IFPRI đã có nghĩa là để làm sáng tỏ thêm về vai trò của phát triển nông nghiệp và nông thôn trong con đường phát triển rộng lớn của một quốc gia.Nhiệm vụ của IFPRI là để tìm kiếm các giải pháp bền vững cho kết thúc đói nghèo thông qua nghiên cứu.IFPRI thực hiện nghiên cứu chính sách lương thực và phổ biến nó thông qua hàng trăm ấn phẩm, bản tin, hội nghị, và các sáng kiến khác. IFPRI đã được tổ chức như một quận của Columbia phi lợi nhuận, công ty không cổ trên 05 tháng 3 năm 1975 và bản tin nghiên cứu đầu tiên được sản xuất vào tháng 2 năm 1976.IFPRI có văn phòng ở nhiều nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, Ethiopia, và Ấn Độ, và có nhân viên nghiên cứu làm việc tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu diễn ra ở các nước đang phát triển ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. IFPRI là một phần của một mạng lưới các viện nghiên cứu quốc tế tài trợ một phần bởi CGIAR, mà lần lượt được tài trợ bởi các chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và các quỹ và Ngân hàng Thế giới.
Phạm vi.
Chiến lược của IFPRI dựa trên ba trụ cột:. nghiên cứu, nâng cao năng lực, truyền thông và chính sách.
Lĩnh vực nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu đã bao gồm cây trồng thấp và năng suất vật nuôi, và suy thoái môi trường, quản lý nước, các vùng đất mỏng manh, quyền sở hữu, hoạt động tập thể, thâm canh bền vững của sản xuất nông nghiệp, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông dân nghèo, các vấn đề và cơ hội của công nghệ sinh học, an ninh lương thực, suy dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng, các chương trình tài chính vi mô, an ninh lương thực đô thị, phân bổ nguồn lực trong các hộ gia đình,và cho ăn học ở các nước có thu nhập thấp.
Giới và Phát triển. | {
"split": 0,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 506
} |
22,326 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Một lĩnh vực chính của nghiên cứu là giới tính và phát triển, Một nghiên cứu được tiến hành ở tiểu vùng Sahara châu Phi, nhìn vào năng suất tương đối của khu đất trang trại được kiểm soát bởi những người đàn ông so với lô điều khiển bởi phụ nữ. Họ phát hiện ra rằng phần lớn các nguồn lực dành cho lô điều khiển bởi những người đàn ông, nhưng nếu nguồn lực đã được chuyển hướng đến âm mưu kiểm soát bởi năng suất phụ nữ có thể tăng đến 20%. Trong một nghiên cứu ở Kenya, nơi phụ nữ có được hầu như không có giáo dục, họ xác định rằng nếu phụ nữ nông dân được cung cấp trong một năm của giáo dục tiểu học, sản xuất ngô có thể tăng nhiều như 24%.
Biến đổi khí hậu.
Một trong những lĩnh vực nghiên cứu cho IFPRI là tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước đang phát triển. Biến đổi khí hậu mô tả một sự thay đổi toàn cầu trong khí hậu, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các khu vực trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng như nhau hoặc là tất cả họ sẽ trải qua cùng một loại biến đổi khí hậu. Một số khu vực có thể trở nên ấm áp hơn khi những người khác có thể trở nên lạnh hơn. IFPRI đã tiến hành nghiên cứu để mô hình các tác động của biến đổi khí hậu lên các quần thể phát triển.
Trong năm 2011, IFPRI công bố kết quả của một nghiên cứu tại Cộng hòa Yemen dự đoán kết quả kinh tế của biến đổi khí hậu trong cộng đồng Yemen đô thị và nông thôn. Nghiên cứu dự đoán rằng GDP của nước này sẽ giảm, nhưng đó GDP nông nghiệp sẽ tăng lên. Nó dự đoán rằng lũ sẽ gây ra người nông dân mất một số cây trồng, nhưng nông nghiệp nói chung sẽ được hưởng lợi. Nhóm này dự kiến sẽ phải chịu nhiều nhất sẽ là vùng nông thôn phi nông dân. Về lâu dài, biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ gây tổn hại an ninh lương thực và gây giảm GDP hộ gia đình. Trong tháng 12 năm 2011, IFPRI xuất bản một báo cáo gửi cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nêu bật sự cần thiết phải nghiên cứu hệ thống nông nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Họ nhấn mạnh rằng 12 họ đề nghị nên có nhiều ưu tiên nghiên cứu:
- Sâu và bệnh | {
"split": 1,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 507
} |
22,327 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
- Các hệ sinh thái đất
- Động vật nhai lại Nông nghiệp
- Cơ cấu thủy lợi và hiệu quả
- Trồng cây lâu năm
- Chất lượng hạt
- Lưu trữ
- Công nghệ sinh học
- Sử dụng đất
- Thương mại quốc tế
- Sở hữu trí tuệ
- Phát triển nguồn nhân lực
Suy dinh dưỡng.
IFPRI đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng sang các lĩnh vực liên quan đến suy dinh dưỡng. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên toàn thế giới về các vấn đề khác nhau mà phát sinh từ hoặc gây suy dinh dưỡng. Họ đã nhìn HIV và sốt rét và cách suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến dịch tễ học của các bệnh này. Họ đã xem xét các tác động của suy dinh dưỡng ở trẻ em đối với sức khỏe của người lớn. Họ đã xem xét các lợi ích tiềm năng của cây trồng CNSH về dinh dưỡng trẻ em, và những ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin nói chung.
Một nghiên cứu ở Ethiopia để kiểm tra hiệu quả chi phí của hai phương pháp khác nhau để điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em đã được thực hiện bởi Tekeste Asayehegn. Trong nghiên cứu này các so sánh hai phương pháp khác nhau chăm sóc dài hạn cho các trẻ em bị suy dinh dưỡng. Trong phương pháp đầu tiên trẻ em được đưa đến Trung tâm ăn điều trị nơi họ vẫn là bệnh nhân nội trú. Phương pháp thay thế liên quan đến các nguồn cung cấp để điều trị suy dinh dưỡng trẻ em được gửi đến phòng khám địa phương và các cơ sở y tế, nơi trẻ em được đưa vào một cơ sở hàng tuần hoặc hai tuần để điều trị. sau đó các chất bổ sung dinh dưỡng được đưa về nhà với con. Các tình nguyện viên kiểm tra trên các bệnh nhân tại nhà và đưa họ đến các cơ sở điều trị. chương trình điều trị nội địa hóa này đã được tìm thấy để cắt giảm chi phí điều trị một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng trong một nửa. | {
"split": 2,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 409
} |
22,328 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Tại Uganda, IFPRI tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng và tỷ lệ mắc bệnh sốt rét. Có hai biến trong nghiên cứu đầu tiên là bằng chứng của suy dinh dưỡng ở trẻ em và thứ hai là có hay không việc trẻ em bị nhiễm HIV. Nghiên cứu chỉ ra rằng có thể có một mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Cả hai bệnh nhân HIV âm tính và dương tính đã được suy dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ cao của bệnh sốt rét so với các nhóm chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cây trồng biến đổi gen.
IFPRI không hỗ trợ cũng không phản đối thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên, họ đã phát hành nhiều ấn phẩm về các tác động tiềm năng của việc sử dụng cây trồng biến đổi gen. Có rất nhiều loại cây trồng biến đổi gen. Một số thay đổi khả năng của cây để sản xuất thuốc trừ sâu tự nhiên trong khi những người khác ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của các loại cây trồng chính mình. Năm 2009 IFPRI phát hành một ấn phẩm đó là một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng cây trồng CNSH từ năm 1997 đến năm 2007. Kể từ học viện duy trì quan điểm trung lập về vấn đề này, họ đã chọn thuật ngữ "công nghệ sinh học" như là ít viêm hơn "biến đổi gen" hoặc " chuyển gen. " việc công bố là một đánh giá của nhiều nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian mười năm ở một số nước trên thế giới. | {
"split": 3,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 331
} |
22,329 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Họ quan sát thấy rằng nhiều nghiên cứu đã không thể kết luận về giá trị kinh tế của cây trồng. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy kết luận rằng việc sử dụng bông Bt làm giảm nhu cầu điều trị thuốc trừ sâu và tăng năng suất cây trồng, nhưng họ không cho thấy cho dù đó tăng lợi nhuận cho các trang trại nhỏ tham gia.Họ xác định rằng các thông tin được cung cấp cho người tiêu dùng là quan trọng trong nghiên cứu luận án. thông điệp tiêu cực là rất hiệu quả trong việc sử dụng dissuading. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu xác định rằng một số chủng loại cây trồng công nghệ sinh học được đầy hứa hẹn về kinh tế đặc biệt là ở các nước như Ấn Độ và Trung Quốc. Họ không muốn làm quá mạnh một phán quyết trên các dữ liệu được cung cấp giới thiệu các nghiên cứu tốt hơn được thực hiện trong mười năm sau để có được một sự hiểu biết đầy đủ hơn về những tác động kinh tế của cây trồng CNSH ở các nước đang phát triển. Ấn phẩm này đã không quan sát về các vấn đề môi trường và sức khỏe liên quan đến tiềm năng có liên quan với các loại cây trồng. Nó chỉ đơn giản là xử lý với lợi nhuận tiềm năng và tác động kinh tế.
IFPRI cũng phân tích những cải cách thị trường nông nghiệp, chính sách thương mại, đàm phán Tổ chức Thương mại Thế giới trong bối cảnh nông nghiệp, hiệu quả thể chế, cây trồng và đa dạng hóa thu nhập, hoạt động sau thu hoạch, và nông lâm.Viện có liên quan đến đo lường dự án Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và hỗ trợ các chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển.Công việc tiếp theo bao gồm nghiên cứu về các hệ thống đổi mới nông nghiệp và vai trò của tăng cường năng lực trong phát triển nông nghiệp.
Sản phẩm và ấn phẩm.
IFPRI mục tiêu chính sách và nghiên cứu sản phẩm của mình cho nhiều khán giả, bao gồm hoạch định chính sách phát triển quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức xã hội dân sự ", lãnh đạo ý kiến", các nhà tài trợ, cố vấn, và phương tiện truyền thông. | {
"split": 4,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 472
} |
22,330 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
Ấn phẩm của IFPRI bao gồm sách, báo cáo nghiên cứu, mà còn các bản tin, tóm tắt, và tờ.mà cũng có sẵn từ Repository Kiến thức IFPRI của.Nó cũng tham gia vào việc thu thập dữ liệu sơ cấp và việc soạn thảo và xử lý dữ liệu thứ cấp.
Báo cáo chính sách lương thực toàn cầu là một trong những ấn phẩm hàng đầu của IFPRI của. Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào sự phát triển chính sách lương thực chủ yếu và các sự kiện. Đáp lại sự quan tâm quốc tế về thực phẩm và dinh dưỡng an toàn và bền vững, báo cáo thường niên này cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phát triển chính sách thực phẩm đã đóng góp vào hoặc cản trở sự tiến bộ trong thực phẩm và dinh dưỡng, an ninh. Nó đánh giá những gì đã xảy ra trong chính sách lương thực và lý do tại sao, xem xét những thách thức và cơ hội chính, cổ phiếu chứng cứ và kiến thức mới, cập nhật chỉ số chính sách lương thực chính, và nổi bật các vấn đề đang nổi lên.
Năm 1993 IFPRI giới thiệu Tầm nhìn 2020 Initiative, mà nhằm phối hợp và hỗ trợ một cuộc tranh luận giữa các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, và các yếu tố khác của xã hội dân sự để đạt được an ninh lương thực cho tất cả vào năm 2020.
Đến năm 2006 IFPRI sản xuất Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) hàng năm đo lường sự tiến bộ và sự thất bại của từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong cuộc chiến chống đói nghèo. GHI là sự hợp tác của IFPRI, các Welthungerhilfe, Concern Worldwide.
IFPRI đã sản xuất Chỉ số đói nghèo liên quan đối với các nước Ấn Độ (ISHI) (2008) và Tiểu Quốc Chỉ số đói nghèo cho Ethiopia (2009).
Cơ cấu tổ chức.
IFPRI được tạo thành từ các văn phòng của Tổng giám đốc, Đông và Nam Phi Office, Nam Văn phòng khu vực châu Á, Tây và Trung Phi Office, Truyền thông & Kiến thức bộ phận quản lý, sự Tài chính và Hành chính, và 5 nghiên cứu bộ phận:
- Chiến lược phát triển và quản trị
- Công nghệ môi trường và sản xuất
- Thị trường, thương mại, và các tổ chức | {
"split": 5,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 511
} |
22,331 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
- Đói nghèo, y tế, dinh dưỡng và
- Truyền thông & Kiến thức quản lý
- Tài chính và Quản trị
- Đối tác, tác động và năng lực Tăng cường
Giám đốc Tổng
- Shenggen Fan (2009 -nay)
- Joachim von Braun (2002 - 2009)
- Mỗi Pinstrup - Andersen (1992 - 2002)
- Chỉ cần Faaland (tạm DG, 1990-1992)
- John W. Mellor (1977 - 1990)
- Dale E. Hathaway (1975 - 1977, thành lập Tổng giám đốc)
IFPRI cũng dẫn hai của chương trình nghiên cứu của CGIAR (CRPs): Chính sách, tổ chức, và Thị trường (PIM) và nông nghiệp vì dinh dưỡng và sức khỏe (A4NH).
IFPRI tổ chức một số mạng lưới nghiên cứu:
- Khoa học nông nghiệp và chỉ số công nghệ (ASTI)
- Chương trình CGIAR toàn hệ thống về hành động tập thể và quyền sở hữu (Capri)
Harvest Plus
HarvestChoice
AGRODEP
ReSAKSS
Impact.
Các đánh giá nghiên cứu định hướng chính sách đặt ra rất nhiều thách thức bao gồm những khó khăn để xác định tác động của kiến thức và ý tưởng về giảm nghèo và hoặc tăng thu nhập hoặc sự ghi nhận thay đổi về những con số này cho một dự án nghiên cứu hoặc nghiên cứu cụ thể.
Mặc dù có những thách thức, nghiên cứu tìm thấy rằng nghiên cứu của IFPRI có hiệu ứng lan tỏa cho nghiên cứu cấp quốc gia cụ thể, mà còn trong việc thiết lập chương trình nghị sự chính sách toàn cầu, ví dụ như trong các lĩnh vực đa dạng sinh học (ảnh hưởng đến các Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật) và thương mại (với đối với Vòng đàm phán Doha của đàm phán thương mại).
Một ví dụ về tác động IFPRI về xây dựng chính sách là cuộc khủng hoảng giá lương thực 2007-2008 trên thế giới. IFPRI đã có thể nhanh chóng kéo nghiên cứu cùng có liên quan và kiến nghị kết quả của nó đã được bao gồm trong khung toàn diện của Liên Hợp Quốc về hành động về an ninh lương thực. | {
"split": 6,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 460
} |
22,332 | Title: Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế
IFPRI dẫn một số các đối tác tham gia mà các bên liên quan khác nhau ảnh hưởng đến chính sách với một tác động về nghèo đói và tình hình lương thực của người nghèo. Mới nhất của các sáng kiến này là Compact2025, một sự hợp tác phát triển và phổ biến các lời khuyên dựa trên bằng chứng để các chính trị gia và các nhà hoạch định khác nhằm chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng trong 10 năm tới.
Phê bình.
CGIAR và các cơ quan của nó, bao gồm cả IFPRI, đã bị chỉ trích vì kết nối của họ cho các chính phủ phương Tây và kinh doanh nông nghiệp đa quốc gia, mặc dù các ấn phẩm nghiên cứu của nó cũng đã được trích dẫn bởi các nhà phê bình của sinh vật biến đổi gen trong nông nghiệp. IFPRI mô tả mình là "không phải là một người ủng hộ cũng không phải là đối thủ của cây trồng biến đổi gen." Ngoài ra, nhiều nguồn tin nhận CGIAR là có hỗ trợ các hộ sản xuất nhỏ và nông dân nghèo Trung ương đến sứ mệnh của mình. | {
"split": 7,
"title": "Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế",
"token_count": 236
} |
22,333 | Title: Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki
Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki là một tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, có trụ sở tại Warsaw. Viện được thành lập vào năm 1918, đây là một trong những tổ chức hàng đầu của cả nước về các lĩnh vực sinh học thần kinh, sinh học phân tử và hóa sinh.
Lịch sử.
Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki được thành lập vào năm 1918, ngay sau khi Ba Lan trở thành một quốc gia độc lập. Viện bao gồm 3 phòng thí nghiệm được liên kết với Hội Khoa học Warsaw: Phòng thí nghiệm Sinh học thần kinh (được thành lập từ năm 1911), Phòng thí nghiệm Sinh lý học (được thành lập từ năm 1913) và Phòng thí nghiệm Sinh học tổng hợp (được thành lập năm 1913). Viện được thành lập bởi Marceli Nencki và cộng sự của ông là Nadine Sieber-Shumova đến từ Berne và St. Petersburg. [1]
Trong hai thập kỷ tiếp theo, Viện đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học ở Ba Lan. Trong đó, một trong những nhà sinh lý học thần kinh nổi tiếng của Ba Lan đó là Jerzy Konorski, người đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện thứ cấp cũng làm việc tại đây. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Viện chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng, trong đó, hơn một chục nhân viên của Viện đã thiệt mạng và các cơ sở dữ liệu liên quan cũng bị phá hủy.
Các nhân viên còn sống sót bao gồm các giáo sư: Jan Dembowski, Jerzy Konorski và Włodzimierz Niemierko đã khôi phục lại Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki. Năm 1952, Viện được sáp nhập vào Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Giám đốc của Viện lúc bấy giờ là Giáo sư Dembowski. Trong giai đoạn 1953-1955, trụ sở của Viện được đặt tại Số 3 đường Pasteur ở Warsaw. | {
"split": 0,
"title": "Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki",
"token_count": 422
} |
22,334 | Title: Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki
Các nhân viên còn sống sót bao gồm các giáo sư: Jan Dembowski, Jerzy Konorski và Włodzimierz Niemierko đã khôi phục lại Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki. Năm 1952, Viện được sáp nhập vào Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Giám đốc của Viện lúc bấy giờ là Giáo sư Dembowski. Trong giai đoạn 1953-1955, trụ sở của Viện được đặt tại Số 3 đường Pasteur ở Warsaw.
Những hoạt động gần đây.
Năm 1990, Viện trở thành một tổ chức nằm trong Mạng lưới sinh học phân tử và tế bào toàn cầu (MCBN) thuộc UNESCO. Viện tuyển dụng các nhà nghiên cứu mới và cấp khoảng 15 bằng tiến sĩ hàng năm. Viện liên kết với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn SWPS đào tạo trình độ tiến sĩ.
Cơ cấu tổ chức.
Các phòng thuộc Viện Sinh học Thực nghiệm là:
Phòng Sinh học tế bào
Phòng Hóa sinh
Phòng Sinh học phân tử và tế bào
Phòng Sinh lý thần kinh
Trung tâm Sinh học thần kinh
Viện cũng có phòng thí nghiệm tế bào học, phòng kính hiển vi điện tử, phòng thí nghiệm tin học và một thư viện nhỏ.
Học giả nổi tiếng.
Một trong những học giả hàng đầu của Ba Lan từng làm việc tại đây là Leszek Kaczmarek. | {
"split": 1,
"title": "Viện Sinh học Thực nghiệm Nencki",
"token_count": 285
} |
22,335 | Title: Viện Tưởng niệm Battelle
Viện Tưởng niệm Battelle (được biết đến nhiều hơn với tên gọi Battelle) là một công ty phát triển khoa học và công nghệ ứng dụng phi lợi nhuận có trụ sở tại Columbus, Ohio. Battelle là một quỹ ủy thác từ thiện được tổ chức như một công ty phi lợi nhuận theo luật lệ của Tiểu bang Ohio và được miễn thuế theo Điều 501(c)(3) của Luật Thu nhập Nội bộ vì nó được tổ chức cho mục đích từ thiện, khoa học và giáo dục. Viện mở cửa vào năm 1929 nhưng có nguồn gốc từ di chúc năm 1923 của nhà công nghiệp Ohio Gordon Battelle nhằm cung cấp cho sự sáng tạo của nó. Ban đầu tập trung vào ký hợp đồng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực kim loại và khoa học vật liệu, Battelle hiện là một doanh nghiệp khoa học và công nghệ quốc tế chuyên khám phá các lĩnh vực khoa học mới nổi, phát triển và thương mại hóa công nghệ và quản lý phòng thí nghiệm cho khách hàng.
Hợp đồng nghiên cứu kinh doanh.
Battelle được chia thành các mảng như sau:
Ngoài trụ sở chính ở Columbus (Ohio), Battelle còn có văn phòng tại Aberdeen (Maryland), West Jefferson (Ohio), Seattle (Washington), Arlington (Virginia), Norwell (Massachusetts), Charlottesville (Virginia), Baltimore (Maryland), Boulder (Colorado) và Egg Harbor Township (New Jersey).
Quản lý phòng thí nghiệm quốc gia.
Ngoài việc vận hành các cơ sở nghiên cứu của riêng mình, kể từ năm 2019, Battelle quản lý hoặc đồng quản lý thay mặt Bộ Năng lượng Hoa Kỳ các phòng thí nghiệm quốc gia sau đây:
Ngoài ra, thay mặt Bộ An ninh Nội địa:
Dự án Quỹ Khoa học Quốc gia:
Dự án nổi bật.
Vào những năm 1940, Phó Chủ tịch Kỹ thuật của Battelle, John Crout đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu của Battelle, bao gồm William Bixby và Paul Andrus, phát triển khái niệm sao chép khô của Chester Carlson. Carlson đã bị từ chối tài trợ bởi hơn một chục cơ quan bao gồm cả Hải quân Mỹ. Công việc này đã dẫn đến các thiết bị xerography thương mại đầu tiên, và sự hình thành của tập đoàn Xerox. | {
"split": 0,
"title": "Viện Tưởng niệm Battelle",
"token_count": 494
} |
22,336 | Title: Viện Tưởng niệm Battelle
Battelle cũng đã phát triển các thanh nhiên liệu hạt nhân đầu tiên cho các lò phản ứng hạt nhân, nhiều tiến bộ trong ngành luyện kim đã giúp thúc đẩy chương trình vũ trụ, thuật toán và lớp phủ của Mỹ dẫn đến máy ghi âm quang học đầu tiên do James Russell phát triển, mở đường cho đĩa compact đầu tiên và động cơ phản lực thế hệ đầu tiên sử dụng hợp kim titan.
Những tiến bộ khác bao gồm mạ giáp cho những chiếc xe tăng trong Thế chiến II; Snopake, bút xóa đầu tiên, được phát triển vào năm 1955; nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, USS Nautilus (SSN-571); phát triển mã sản phẩm chung vào năm 1965; hệ thống điều khiển hành trình cho ô tô năm 1970; và pin quang điện toàn bộ được phún xạ đầu tiên cho năng lượng mặt trời vào năm 1974. Năm 1987, PIRI, một liên doanh sợi quang với Mitsubishi và NTT, đã được đưa ra, dẫn đến thị trường trị giá 1,8 tỷ đô la. Kết hợp với Kevin M. Amula, Battelle Geneva đã phát triển sô-cô-la "Không tan chảy" vào năm 1988.
Battelle đã đạt được nhiều tiến bộ y học, bao gồm cả sự phát triển đột phá của loại ống đặc biệt năm 1972 nhằm ngăn ngừa cục máu đông trong quá trình phẫu thuật, và gần đây, sự phát triển của bút tiêm insulin có thể tái sử dụng, bao gồm cả bộ nhớ liều lượng thuốc, với Eli Lilly and Co..
Battelle là nhà thầu cho một hệ thống máy tính mà Voter News Service đã dựa vào để kiểm đếm dữ liệu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội và Thượng viện Hoa Kỳ tháng 11 năm 2002; hệ thống thất bại và kết quả không được tường trình cho đến mười tháng sau cuộc bầu cử. Thất bại đã dẫn đến sự tan rã của VNS và hình thành sự thay thế của nó, National Election Pool.
Trung tâm Chính sách Khoa học và Công nghệ Battelle (OSU/Glenn). | {
"split": 1,
"title": "Viện Tưởng niệm Battelle",
"token_count": 446
} |
22,337 | Title: Viện Tưởng niệm Battelle
Battelle cung cấp ngân quỹ cho một trung tâm nghiên cứu chính sách công tại Trường Công vụ John Glenn thuộc Đại học Tiểu bang Ohio nhằm tập trung vào các câu hỏi học thuật liên quan đến chính sách khoa học và công nghệ. Trung tâm Chính sách Khoa học và Công nghệ Battelle bắt đầu hoạt động chính thức vào tháng 7 năm 2011. | {
"split": 2,
"title": "Viện Tưởng niệm Battelle",
"token_count": 78
} |
22,338 | Title: Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii
Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii (, viết tắt: IfA) là một đơn vị nghiên cứu trong hệ thống Đại học Hawaii, do Günther Hasinger làm giám đốc. Trụ sở chính của IfA đặt tại 2680 Woodlawn Drive ở Honolulu, Hawaii, , trong khuôn viên Đại học Hawaii tại Mānoa. Các cơ sở khác đặt tại Pukalani, Maui và Hilo trên đảo Hawaiʻi (Đảo Lớn). IfA tuyển dụng hơn 150 nhà thiên văn học và tình nguyện viên. Các nhà thiên văn IfA thực hiện nghiên cứu vật thể, sao, thiên hà và Hệ Mặt Trời.
Viện Thiên văn học được thành lập năm 1967 để nghiên cứu và quản lý các khu phức hợp quan sát tại Haleakalā, Maui và Đài Quan sát Mauna Kea trên đỉnh Mauna Kea. Nó có khoảng 55 giảng viên và hơn 300 nhân viên. | {
"split": 0,
"title": "Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii",
"token_count": 205
} |
22,339 | Title: Viện Toán học Clay
Viện Toán học Clay, (tiếng Anh: Clay Mathematics Institute, viết tắt là CMI) là một tổ chức không vụ lợi do Quỹ tư nhân lập ra ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Viện cống hiến cho việc mở mang và phổ biến kiến thức toán học. Viện trao nhiều giải thưởng và tiền bảo trợ khác nhau cho các nhà toán học có triển vọng.
Viện được thành lập năm 1998 qua tầm nhìn xa trông rộng và sự hào phóng của doanh nhân Landon T. Clay ở Boston.
Nhà toán học Arthur Jaffe của Đại học Harvard là chủ tịch đầu tiên của viện.
Viện nổi tiếng về Các bài toán của Giải Thiên niên kỷ ("Millennium Prize Problems"), và cũng có nhiều hoạt động rộng rãi, trong đó có chương trình đào tạo hậu tiến sĩ (hàng năm có 10 nghiên cứu sinh được trợ cấp) và một khóa mùa hè hàng năm. Các hoạt động này được xuất bản chung với Hội Toán học Hoa Kỳ.
Việc cai quản.
Viện hoạt động theo cơ cấu tiêu chuẩn gồm một Ban Giám đốc, quyết định việc trao các giải thưởng và các đề nghị nghiên cứu, và một Ban cố vấn khoa học, giám sát và chấp thuận các quyết định của Ban Giám đốc.
Vào tháng 1 năm 2008, Ban Giám đốc gồm có các thành viên trong gia đình Clay (kể cả Landon Clay), trong khi Ban cố vấn khoa học gồm các người có thẩm quyền hàng đầu trong ngành toán học, tức Sir Andrew Wiles, Yum-Tong Siu, Richard Melrose, Gregory Margulis, James Carlson, và Simon Donaldson. James Carlson hiện là chủ tịch của viện.
Các bài toán của Giải Thiên niên kỷ. | {
"split": 0,
"title": "Viện Toán học Clay",
"token_count": 365
} |
22,340 | Title: Viện Toán học Clay
Viện nổi tiếng về việc lập ra "Các bài toán của Giải Thiên niên kỷ" vào ngày 24.5.2000. Bảy bài toán này được viện coi là "các vấn đề cổ điển quan trọng chưa có giải đáp trong nhiều năm". Người đầu tiên giải được một trong 7 bài toán này sẽ được Viện thưởng 1 triệu dollar. Khi loan báo giải, Viện đã đưa ra sự so sánh với các bài toán của Hilbert, được đề nghị năm 1900, có tác động lớn lao tới toán học ở thế kỷ 20. Đa số các bài trong số 23 bài toán ban đầu của Hilbert đã được giải, chỉ còn một bài (giả thiết Riemann, làm thành công thức năm 1859) được dùng làm một trong 7 bài toán của Giải Thiên niên kỷ.
Mỗi bài toán, Viện có một nhà toán học chuyên môn viết ra một bản trình bày chính thức bài toán, bản này sẽ là tiêu chuẩn chính để so sánh với lời giải được đua ra. 7 bài toán là:
Một số nhà toán học tham gia vào việc chọn lựa và trình bày 7 bài toán này là Atiyah, Bombieri, Connes, Deligne, Fefferman, Milnor, Mumford, Wiles, và Witten.
Các giải khác.
Giải Clay.
Nhằm nhìn nhận các nghiên cứu đột phá chính trong toán học, hàng năm viện đều trao một giải gọi là Giải Clay. Cho tới nay các người đoạt giải là Manindra Agrawal, Manjul Bhargava, Alain Connes, Nils Dencker, Alex Eskin, Ben Green, Christopher Hacon, Richard Hamilton, Michael Harris, Laurent Lafforgue, Ngô Bảo Châu, Phạm Tuấn Huy, Gérard Laumon, James McKernan, Oded Schramm, Stanislav Smirnov, Terence Tao, Richard Taylor, Claire Voisin, Andrew Wiles và Edward Witten.
Giải Olympiad.
Viện cũng lập ra Giải Olympiad Clay dành cho giải pháp sáng tạo nhất cho một bài toán về Olympiad Toán học Hoa Kỳ.
Các hoạt động khác. | {
"split": 1,
"title": "Viện Toán học Clay",
"token_count": 434
} |
22,341 | Title: Viện Toán học Clay
Bên cạnh "Giải các bài toán Thiên niên kỷ", Viện cũng trợ giúp cho Toán học thông qua việc thưởng các học bổng nghiên cứu (từ 2 tới 5 năm, nhắm vào các nhà toán học trẻ), cũng như các học bổng ngắn hạn cho các chương trình nghiên cứu cá nhân và viết sách. Ngoài ra viện cũng tổ chức nhiều khóa học mùa hè, các hội nghị, các cuộc hội thảo, các buổi diễn thuyết công cộng và các hoạt động xa hơn chủ yếu nhắm vào các nhà toán học trẻ (từ trình độ cao trung tới hậu tiến sĩ). | {
"split": 2,
"title": "Viện Toán học Clay",
"token_count": 126
} |
22,342 | Title: Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia
Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველოს მეცნიერებათა ეროვნული აკადემია, "Sakartvelos Mecnierebata Erovnuli Akademia") là viện khoa học chủ yếu của Gruzia. Từ khi thành lập cho tới tháng 11 năm 1990 Viện được đặt tên là Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Viện có nhiệm vụ điều phối việc nghiên cứu khoa học ở Gruzia và phát triển quan hệ với các viện hàn lâm cùng trung tâm khoa học của các nước ngoài. Từ tháng 11 năm 1990, viện đổi tên thành "Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia" như hiện nay.
Lịch sử.
Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia được thành lập trong tháng 2 năm 1941 ở thành phố Tbilisi. Những người sáng lập là các viện sĩ Giorgi Akhvlediani (Ngôn ngữ học), Ivane Beritashvili (Sinh lý học), Arnold Chikobava (Ngôn ngữ Ibero-Caucase), Giorgi Chubinashvili (Nghệ thuật), Simon Janashia (Lịch sử), Alexandre Janelidze (Địa chất học), Korneli Kekelidze (Ngữ văn học), Niko Ketskhoveli (Thực vật học), Tarasi Kvaratskhelia (Văn hóa vùng cận nhiệt đới), Niko Muskhelishvili (Toán học, Cơ học; chủ tịch đầu tiên của Viện), Ilia Vekua (Toán học; chủ tịch thứ hai của Viện), Akaki Shanidze (Ngôn ngữ học), Alexander Tvalchrelidze (Khoáng vật học), Dimitri Uznadze (Tâm lý học), Kiriak Zavriev (Cơ học xây dựng) và Philip Zaitsev (Động vật học). | {
"split": 0,
"title": "Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia",
"token_count": 402
} |
22,343 | Title: Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia
Những viện sĩ nổi tiếng khác của Viện gồm Ekvtime Takaishvili (Sử học), Shalva Nutsubidze (Triết học), Giorgi Tsereteli (Đông phương học), Simon Kaukhchishvili (Ngữ văn học cổ điển), Konstantine Gamsakhurdia (Văn học), Giorgi Melikishvili (Sử học), Nikoloz Berdzenishvili (Sử học), Revaz Dogonadze (Vật lý học), Malkhaz Abdushelishvili (Nhân loại học), Guram Mchedlidze (Cổ sinh học), và Levan Chilashvili (Khảo cổ học)…
Các viện sĩ hiện nay.
Ngày nay, Viện có những viện sĩ nổi tiếng như Tamaz Gamkrelidze (Ngôn ngữ học), David Muskhelishvili (Sử học), Revaz Gamkrelidze (Toán học), Simon Khechinashvili (Y học), George Nakhutsrishvili (Thực vật học), Vladimer Papava (Kinh tế học), David Lordkipanidze (Cổ nhân loại học), vv... | {
"split": 1,
"title": "Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia",
"token_count": 253
} |
22,344 | Title: Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew
Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew (tiếng Hebrew: הָאָקָדֶמְיָה לַלָּשׁוֹן הָעִבְרִית, HaAkademya laLashon haIvrit) là "tổ chức tối cao cho việc nghiên cứu ngôn ngữ Hebrew".
Được chính phủ Israel thành lập năm 1953 trên Đại học Hebrew của Jerusalem, Viện thay thế cho Ủy ban Ngôn ngữ Hebrew (Vaad lashon ha-ha-Ivrit) được thành lập vào năm 1890 bởi Eliezer Ben Yehuda, chủ tịch đầu tiên của tổ chức. Do tiếng Do Thái trở thành ngôn ngữ nói ở Palestine và đã được thông qua bởi hệ thống giáo dục này, Ủy ban Ngôn ngữ Hebrew xuất bản bản tin và từ điển. Ủy ban đặt ra hàng ngàn từ trong sử dụng hàng ngày ngày nay.. Đơn vị kế tục của nó, Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew đã tiếp tục sứ mệnh này tạo ra các từ mới tiếng Do Thái, để giữ cho sử dụng hiện đại.
Mặc dù hoạt động của Viện là tạo ra từ mới có nguồn ngốc và cấu trúc từ tiếng Do Thái để thay thế từ vay mượn có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác, nhưng tên của Viện vẫn là một từ vay mượn "akademya". Viện thiết lập các tiêu chuẩn về ngữ pháp, chính tả, phiên âm, và dấu chấm câu cho tiếng Do Thái hiện đại dựa trên lịch sử phát triển của ngôn ngữ.
Ban quản trị bao gồm 23 thành viên. Ngoài ra, Viện sử dụng 15 cố vấn học tập, trong đó có các học giả đáng kính của ngôn ngữ, ngôn ngữ học, nghiên cứu Lịch sử Do Thái và Kinh Thánh Do Thái. Những quyết định của Viện có tính bắt buộc trên tất cả các cơ quan chính phủ, bao gồm Cơ quan phát thanh truyền hình Israel. | {
"split": 0,
"title": "Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew",
"token_count": 403
} |
22,345 | Title: Viện hàn lâm châu Âu
Viện hàn lâm châu Âu (tiếng Latinh: Academia Europaea) là Viện hàn lâm được thành lập năm 1988, nhằm mục đích thúc đẩy học thuật, giáo dục và nghiên cứu. Viện xuất bản tạp chí "European Review" 3 tháng một lần, thông qua "Cambridge Journals".
Ngoài ra, cho tới năm 2009 Viện còn xuất bản một bản tin thường kỳ tên là "The Tree", sau đó được thay thế bằng bản tin điện tử .
Lịch sử.
Khái niệm thành lập một Viện hàn lâm Khoa học châu Âu đã nẩy sinh trong cuộc họp các bộ trưởng bộ khoa học châu Âu ở Paris năm 1985. Sau đó Hội Hoàng gia Luân Đôn tổ chức một cuộc họp ở Luân Đôn trong tháng 6 năm 1986 gồm Arnold Burgen (vương quốc Anh), Hubert Curien (Pháp), Umberto Columbo (Ý), David Magnusson (Thụy Điển), Eugen Seibold (Đức) và Eugen Seibold, Ruud van Lieshout (Hà Lan), họ đồng ý cần phải lập một Viện hàn lâm châu Âu.
Viện hàn lâm châu Âu được chính thức thành lập như "Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và Khoa học nhân văn" trong cuộc họp ở Cambridge trong tháng 9 năm 1988. Chủ tịch đầu tiên của Viện là Arnold Burgen. Bộ trưởng bộ Khoa học Pháp Hubert Curien - sau này trở thành chủ tịch thứ hai của Viện - đã đọc diễn văn khai mạc tại cuộc họp toàn thể lần đầu đã diễn ra ở London trong tháng 6 năm 1989, với 627 viện sĩ hiện diện.
Các viện sĩ.
Hiện nay Viện hàn lâm châu Âu có trên 2.000 viện sĩ từ 35 nước châu Âu và 8 nước ngoài châu Âu, trong đó có hơn 40 người đã đoạt giải Nobel. Trong số các viện sĩ có những chuyên gia hàng đầu thuộc các lãnh vực Vật lý học, Sinh học, Y học, Toán học, Công nghệ, Kinh tế học, Luật học, Khoa học nhân văn, Văn học, Khoa học xã hội và Khoa học nhận thức.
Các giải thưởng của viện.
Sau đây là các giải thưởng của Viện hàn lâm châu Âu. | {
"split": 0,
"title": "Viện hàn lâm châu Âu",
"token_count": 460
} |
22,346 | Title: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng (tên gọi khác: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 2, Viện cấp cao 2) là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Việt Nam có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Lịch sử.
Tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng là Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (gọi tắt là Viện Phúc thẩm 2).
Ngày 1 tháng 6 năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với 33 nhân viên.
Năm 2017, số lượng nhân viên tăng lên 63, trong đó có 20 kiểm sát viên cao cấp.
Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2019, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Cơ cấu tổ chức.
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng gồm có: | {
"split": 0,
"title": "Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng",
"token_count": 272
} |
22,347 | Title: Viện kiểm sát
Viện kiểm sát có chức năng thực hiện quyền công tố. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc nhánh Tư pháp trong bộ máy nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp).
Việt Nam.
Việt Nam là một nước theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa.
Bộ máy nhà nước của các nước nằm trong hệ thống các nước XHCN được xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không trực tiếp thực thi quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nước, trong đó Viện kiểm sát nhân dân được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát.
Phân cấp.
Ở Việt Nam Viện kiểm sát được tổ chức ở các cấp:
Cấp trung ương: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cấp huyện: Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Còn có một hệ thống Viện kiểm sát quân sự bao gồm: Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát khu vực. | {
"split": 0,
"title": "Viện kiểm sát",
"token_count": 370
} |
22,348 | Title: Viện toán Steklov
Viện toán Steklov (tiếng Nga: Математический институт имени В.А.Стеклова) là một viện nghiên cứu toán học có trụ sở tại Moskva. Viện được thành lập ngày 24 tháng 4 năm 1934 từ quyết định của Hội đồng khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô tại thành phố Leningrad. Viện lấy tên theo nhà toán học Vladimir Andreevich Steklov.
Năm 1940 viện chuyển đến Moskva, trụ sở ban đầu ở Leningrad lúc đó trở thành phân viện. Cho đến hôm nay, phân viện này tách riêng ra thành viện độc lập, có tên gọi là "Petersburg Department of Steklov Institute of Mathematics of Russian Academy of Sciences" hoặc PDMI RAS, có trụ sở đặt tại Sankt-Peterburg. Tên gọi "Petersburg Department" hay bị bỏ đi vì phân viện nay đã trở thành viện độc lập và không có liên hệ gì với Viện toán Steklov ở Moskva.
Năm 1966, Viện toán ứng dụng Keldysh (Tiếng Nga: Институт прикладной математики им. М.В.Келдыша) tách riêng ra khỏi Viện toán Steklov. | {
"split": 0,
"title": "Viện toán Steklov",
"token_count": 246
} |
22,349 | Title: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945. Đây là tổ chức quân sự được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hình thành.
Giữa năm 1944, chính quyền Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh ở vùng Cao - Bắc - Lạng, tận dụng lợi thế do Pháp - Nhật chú ý ghìm nhau ở Đông Dương, chủ yếu ở các vùng đô thị quan trọng, nên chưa thể thực hiện trấn áp ở vùng núi biên giới. Tuy vậy, dù đã có những đội du kích vũ trang, nhưng hoạt động tuyên truyền chính trị của cán bộ Việt Minh vẫn chưa hoàn toàn kết hợp được với hoạt động vũ trang, khi đó vẫn mang nặng tính địa phương, thiếu thống nhất, nên chưa phát huy tác dụng gây dựng cơ sở lan rộng, nhất là với những vùng vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát, dù là lỏng lẻo, của người Pháp.
Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh nhận định nếu chỉ có tuyên truyền chính trị sẽ khó thành công, vì vậy ông đã ra chỉ thị về việc thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ chính trị, đội viên du kích năng nổ. Hồ Chí Minh chỉ định ông Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Sau khi được đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba thông báo kế hoạch thành lập tổ chức vũ trang lấy tên "Đội Việt Nam Giải phóng quân", Người đã thêm hai từ "Tuyên truyền" để thành tên gọi hoàn chỉnh "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". | {
"split": 0,
"title": "Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân",
"token_count": 397
} |
22,350 | Title: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Trên cơ sở đó, tháng 9 năm 1944, một số cán bộ chính trị và đội viên du kích của Việt Minh, tập hợp thành 3 đội vũ trang tập trung của Tam Kim, Hoa Thám, Chí Kiên, đã được triệu tập dự lớp huấn luyện 20 ngày tại rừng Khuổi Cọ (cách đèo Cao Bắc khoảng 6 km) do các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Sâm làm giảng viên.. Giữa tháng 12 năm 1944, một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá, của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Nguyên Giáp. Nội dung chỉ thị như sau:
Thành lập.
Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu.
Hoạt động.
Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.
Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn)... | {
"split": 1,
"title": "Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân",
"token_count": 396
} |
22,351 | Title: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam Giải phóng quân.
Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề:
Danh sách các đội viên đầu tiên.
Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh. | {
"split": 2,
"title": "Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân",
"token_count": 334
} |
22,352 | Title: Việt Nam quê hương tôi
"Việt Nam quê hương tôi" là bản tình ca cách mạng nổi tiếng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được sáng tác vào năm 1960. Không chỉ là một trong những sáng tác tiêu biểu của Đỗ Nhuận, đây còn là một trong những tác phẩm giúp ông nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
Hoàn cảnh sáng tác.
Từ năm 1959 đến năm 1962, Đỗ Nhuận theo học tại Nhạc viện Tchaikovsky của Liên Xô. Theo lời kể của con trai ông là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, giữa thời gian tu nghiệp ông đã có dịp quay về Việt Nam nghỉ hè vào năm 1960. Sau một thời gian ngắn ở Việt Nam, ông lên đường trở lại Liên Xô tiếp tục học tập. Trên chuyến tàu liên vận đi từ Hà Nội qua Trung Quốc rồi Siberia đến Moskva, ông chợt nảy ra ý tưởng sáng tác một ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của Việt Nam, giới thiệu Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Ông bắt đầu sáng tác ngay trên tàu và bài hát được hoàn thành sau khi ông đến Liên Xô. Đây là một bài hát với nhịp điệu 3/4, tiết tấu khoan thai, tha thiết, với giai điệu mượt mà, du dương. Bài hát không chỉ có lời tiếng Việt mà còn được dịch sang tiếng Nga.
Biểu diễn.
Sau khi lời được dịch sang tiếng Nga, bài hát đã được Đoàn văn công Cờ Đỏ của Quân đội Liên Xô biểu diễn cùng với bài "Hành quân xa" do Đỗ Nhuận sáng tác từ năm 1953. Là một bài hát được xem là đi cùng năm tháng, đã có rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam trình bày ca khúc này, từ những Nghệ sĩ ưu tú như Kiều Hưng, Việt Hoàn, Đăng Dương, đến ca sĩ trẻ như Khánh Ly, Dương Kim Ánh, Hà Anh Tuấn. Nhưng được biết đến nhiều nhất là bản do hai Nghệ sĩ ưu tú Phan Huấn và Tuyết Thanh cùng tốp ca Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng như những bản đơn ca của Thanh Thúy và Trọng Tấn. | {
"split": 0,
"title": "Việt Nam quê hương tôi",
"token_count": 442
} |
22,353 | Title: Việt Nam quê hương tôi
Đến nay, trong nhiều chương trình âm nhạc có chủ đề liên quan đến con người, biển đảo, đất nước Việt Nam hay giới thiệu Việt Nam đến khán giả quốc tế, "Việt Nam quê hương tôi" thường được nhiều nghệ sĩ, dàn hợp xướng lựa chọn trình bày, đặc biệt là vào dịp lễ quan trọng như ngày 2 tháng 9 hằng năm; không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác như Pháp, România, Úc, Đức. Ngày 2 tháng 9 năm 2011, buổi hòa nhạc "Điều còn mãi" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Một danh mục những sáng tác khí nhạc, hợp xướng và ca khúc nổi bật trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đã được chọn để trình bày tại buổi hòa nhạc, nhạc phẩm này cũng là một trong số đó. Năm 2012, trong cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tổ chức tại Đà Nẵng, đội chủ nhà Việt Nam đã chọn chủ đề "Vinh quang con người Việt Nam" và đi kèm là 5 ca khúc trữ tình ca ngợi quê hương, đất nước và con người Việt Nam, trong đó có "Việt Nam quê hương tôi".
Năm 2014, nhân kỷ niệm 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, dàn nhạc Dân tộc Gugak Chungnam, thành phố Cheonan – một trong những dàn nhạc hàng đầu của Hàn Quốc – đã có buổi biểu diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) do Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức. Trong đêm nhạc, ca khúc "Việt Nam quê hương tôi" đã được nữ ca sĩ An So Eun thể hiện với sự hỗ trợ của dàn nhạc. Không chỉ được biểu diễn bởi các ca sĩ, ca khúc này của nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn thường được sử dụng kết hợp với các tiết mục nghệ thuật khác, đặc biệt là múa. Năm 2016, trong lần đầu tiên tham gia Liên hoan Nghệ thuật dân gian quốc tế Pisek, đại diện Việt Nam đã biểu diễn tiết mục múa quạt kết hợp múa nón trên nền nhạc "Việt Nam quê hương tôi". | {
"split": 1,
"title": "Việt Nam quê hương tôi",
"token_count": 452
} |
22,354 | Title: Việt Nam quê hương tôi
Cũng trong năm 2016, khi vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa trở nên căng thẳng, một số nghệ sĩ Việt Nam đã hợp tác thực hiện MV "Việt Nam quê hương tôi" để bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Trong dự án âm nhạc cộng đồng này, ca khúc của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận được trình bày không chỉ bằng tiếng Việt mà còn có bản tiếng Anh do ca sĩ Kyo York phiên dịch. MV dài gần 10 phút với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam như các Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa, Tự Long, Công Lý, các Nghệ sĩ ưu tú Hồng Liên, Đức Hùng, Chiều Xuân, Xuân Bắc, Khánh Hoà, các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thu Phương, Mỹ Linh, Trọng Tấn, Hồ Ngọc Hà, Minh Quân được ra mắt vào đúng ngày Quốc khánh.
Đón nhận.
"Việt Nam quê hương tôi" là một trong những ca khúc tiêu biểu của Đỗ Nhuận viết về chủ đề con người, đất nước Việt Nam, được ví như một bức tranh sơn thủy rất đẹp đầy sức quyến rũ về Việt Nam. Nhiều ý kiến đánh giá rằng, thông qua những ca khúc như "Du kích sông Thao", "Chiến thắng Điện Biên", "Việt Nam quê hương tôi", "nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã tạc được những tượng đài bằng âm thanh về con người Việt Nam, sức sống Việt Nam". Ca khúc này đã được đưa vào sách giáo khoa chương trình âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở. Năm 2022, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cho phát hành một bộ tem bưu chính lấy ý tưởng từ ca khúc "Việt Nam quê hương tôi". Trên mẫu tem được phát hành, lời bài hát này được in cùng chân dung cố nhạc sĩ. | {
"split": 2,
"title": "Việt Nam quê hương tôi",
"token_count": 406
} |
22,355 | Title: Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 1980
Tại Thế vận hội Mùa hè 1980 ở Moskva, Liên Xô, CHXHCN Việt Nam tham dự với 31 vận động viên tranh tài tại 4 môn thi đấu. Đây là lần đầu tiên Việt Nam góp mặt trở lại tại Thế vận hội kể từ sau Chiến tranh Việt Nam và tái thống nhất đất nước. Tuy nhiên đây là một kỳ Thế vận hội bị chính trị chi phối nặng nề khi rất nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Tây Đức, Nhật Bản... tẩy chay không tham gia. Tổng cộng chỉ có 80 quốc gia gửi vđv tranh tài tại kỳ Đại hội này, so với 92 quốc gia tại Thế vận hội Mùa hè 1976 hay 121 quốc gia tại Thế vận hội Mùa hè 1972. | {
"split": 0,
"title": "Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 1980",
"token_count": 161
} |
22,356 | Title: Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008
Việt Nam tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 8 đến 24 tháng 8 năm 2008. Đoàn Việt Nam có 13 vận động viên giành quyền tranh tài tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh ở 8 môn thi đấu. Ngoài ra có 8 vận động viên tham dự môn biểu diễn (không tính huy chương) Wushu. Kết quả vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được 1 huy chương bạc duy nhất cho đoàn thể thao Việt Nam. Kể từ sau tấm huy chương bạc của Trần Hiếu Ngân tại Thế vận hội năm 2000, đây là lần thứ 2 trong lịch sử Thế vận hội đoàn Việt Nam giành được huy chương. Tấm huy chương bạc của Hoàng Anh Tuấn đã giúp đoàn Việt Nam đứng thứ 70 trên (trong tổng số 204 quốc gia tham dự).
Bắn súng.
Nam
Cầu lông.
Nam
Nữ
Cử tạ.
Nam
Nữ
Điền kinh.
Đội nam
Đội nữ
Taekwondo.
Nam
Nữ
Thể dục dụng cụ.
Thể dục nghệ thuật.
Đỗ Thị Ngân Thương là vận động viên thể dục dụng cụ đầu tiên của Việt Nam được tham dự Thế vận hội Mùa hè. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, cô là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á tranh tài ở bộ môn thể dục dụng cụ. Trong cuộc thử doping ngẫu nhiên của Ủy ban Y tế Olympic, Ngân Thương có kết quả dương tính với chất Furosemide - một chất bị cấm dùng trong thể thao. Ngay sau đó, Ủy ban Olympic Quốc tế thu hồi thẻ vận động viên của cô và loại cô ra khỏi danh sách các vận động viên tham dự Thế vận hội lần này - đây chỉ là mức kỷ luật mang tính hình thức vì cô đã bị loại từ vòng loại (xếp thứ hạng 59). | {
"split": 0,
"title": "Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008",
"token_count": 380
} |
22,357 | Title: Việt Ngọc
Việt Ngọc là một xã thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Hành chính.
Xã Việt Ngọc có 10 thôn bao gồm:
Vị trí địa lý.
Xã nằm phía Tây huyện Tân Yên cách thị trấn Cao Thượng 14 km. Về địa giới hành chính:
Địa hình.
Việt Ngọc là xã miền núi có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc địa hình cao hơn với các dải đồi xen kẽ các khu dân cư và cánh đồng tạo nên bề mặt không đồng đều. Phía Nam địa hình thấp dần với những mỏm đồi nhấp nhô xen kẽ đồng bằng.
Dân cư.
Năm 2011 dân số của xã là 8.628 người, trong đó Nam chiếm 49,14%, Nữ chiếm 50,86%; mật độ dân số bình quân 996 người/km2. Người dân Việt Ngọc chủ yếu là dân tộc kinh, số người trong độ tuổi lao động lớn (chiếm 60,36%). Toàn xã có 2.380 hộ, trong đó: hộ làm nông nghiệp 1.919 hộ; 189 hộ làm Công nghiệp - Xây dựng và 272 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2011 khoảng 5.208 người, chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình.
Di tích.
Xã Việt Ngọc có lịch sử văn hóa lâu đời, hiện nay xã 4 ngôi chùa 2 ngôi đình được công nhận là di tích lịch sử cấp Tỉnh: chùa Gia, chùa Chính, chùa Thể Hội, chùa Hương Thịnh, Đình Thể và Đình Dĩnh. Trải qua các thời kỳ, Đảng bộ và Nhân dân xã Việt Ngọc quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lịch sử.
Trước năm 1954 xã Việt Ngọc nằm trong xã Hồng Kiều thuộc tổng Vân Cầu, huyện Yên Thế. Ngày 20/10/1954, Hồng Kiều tách ra làm 3 xã: Việt Ngọc, Ngọc Vân và xã Song Vân. | {
"split": 0,
"title": "Việt Ngọc",
"token_count": 446
} |
22,358 | Title: Việt Yên
Việt Yên là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Địa lý.
Huyện Việt Yên nằm ở phía tây nam của tỉnh Bắc Giang, nằm ven sông Cầu, có vị trí địa lý:
Huyện Việt Yên có diện tích 171,01 km², dân số năm 2022 là 228.953 người, mật độ dân số đạt 1.339 người/km².
Huyện Việt Yên có diện tích 171,01 km², dân số năm 2020 là 219.089 người, mật độ dân số đạt 1.281 người/km².
Việt Yên là huyện trung du và miền núi, nằm giữa lưu vực sông Cầu và Sông Thương, ở khoảng 20°16'B - 21°17'B, 106°1'Đ - 107°7'Đ, có diện tích 171,4 km² (chiếm 4,5% diện tích tỉnh Bắc Giang).
Hiện nay, Việt Yên đang trên đà phát triển. Điển hình là các khu công nghiệp: Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu đã đang hoạt động. Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền Bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu. Nơi phát lưu truyền những làn điệu quan họ của Kinh Bắc xưa ven dòng sông Cầu huyền thoại và lịch sử.
Hành chính.
Huyện Việt Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Bích Động (huyện lỵ), Nếnh và 15 xã: Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lạn, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến.
Lịch sử.
Việt Yên là một vùng đất cổ, xuất hiện trên bản đồ từ khá sớm. Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Việt Yên thuộc huyện Tây Vu, bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Thời Bắc thuộc, Việt Yên vẫn thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ.
Thời Lý, sau chiến tranh Tống - Việt, một vùng đất ven tả ngạn sông Cầu đối diện với Như Nguyệt - Thị Cầu, Vạn Xuân được lập ra thành một đơn vị hành chính mới - huyện Yên Việt, thuộc phủ Bình Lỗ, lộ Bắc Giang. | {
"split": 0,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 505
} |
22,359 | Title: Việt Yên
Yên Việt cùng với phòng tuyến sông Như Nguyệt là những cái tên ghi lại trang sử oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thế kỷ 11. Tên gọi Yên Việt tồn tại tới thế kỷ 19.
Tháng 7 năm 1820, (năm Minh Mệnh thứ nhất), huyện Yên Việt đổi tên thành huyện Việt Yên.
Trải qua thời gian, địa giới hành chính huyện Việt Yên đã có nhiều thay đổi. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, huyện Việt Yên có 5 tổng: Ngọ Xá, Đông Lỗ, Tiên Lát, Quang Biểu, Hương Tảo, chạy dài theo tả ngạn sông Cầu, huyện lỵ đặt ở Yên Viên (làng Vân) thuộc xã Vân Hà ngày nay.
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, để phục vụ cho chính sách cai trị, chúng điều chỉnh lại đơn vị hành chính các địa phương, trong đó huyện Việt Yên có sự điều chỉnh khá lớn: Hai tổng Ngọ Xá, Đông Lỗ cắt về huyện Hiệp Hòa, tổng Hương Tảo cắt về huyện Yên Dũng, đồng thời Việt Yên nhận về 5 tổng của huyện Yên Dũng: Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng Mai.
Sau khi điều chỉnh lại đơn vị hành chính, từ đầu thế kỷ 20, chính quyền thực dân dời huyện lỵ về Bích Động. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện Việt Yên có 7 tổng: Quang Biểu, Tiên Lát, Mật Ninh, Dĩnh Sơn, Tự Lạn, Thiết Sơn, Hoàng Mai, gồm 67 xã. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xóa bỏ đơn vị hành chính tổng, thành lập đơn vị hành chính liên xã hoặc xã. Từ 67 xã nay sáp nhập thành 21 xã với các tên gọi: Chấn Hưng, Cộng Hòa, Hồng Phong, Kính Ái, Hà Lạn, Phương Lạn, Cai Vàng, Mỏ Ngân, Nghĩa Hạ, Thiết Thượng, Chu Ngàn, Quang Tiến, Quang Trung, Khả Cao, Tăng Long, Thần Chúc, Tiên Sơn, Yên Hà, Tự Lạn, Thiện Mỹ, Ninh Sơn. | {
"split": 1,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 492
} |
22,360 | Title: Việt Yên
Trong kháng chiến chống Pháp, để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo được thuận tiện, Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu I đã hợp nhất các liên xã hoặc xã thành những xã lớn hơn như ba xã Chấn Hưng, Cộng Hòa, Vân Trung thành Hồng Phong; hai xã Hà Lạn, Phương Lạn thành xã Việt Tiến; hai xã Cai Vàng, Mỏ Ngân thành xã Minh Đức; hai xã Chu Ngàn, Quang Tiến thành xã Quang Châu; hai xã Tự Lạn, Thiện Mỹ thành xã Lan Đình; ba xã Ninh Sơn, Khả Cao, Quang Trung thành xã Quảng Minh; ba xã Yên Hà, Thần Chúc, Tiên Sơn thành xã Sơn Hà. Cuối năm 1950, xã Song Mai cắt từ huyện Lạng Giang nhập vào huyện Việt Yên.
Sau năm 1954, theo chủ trương của trung ương, các xã lớn lại được chia thành các xã nhỏ hơn: xã Việt Tiến chia thành hai xã: Việt Tiến, Hòa Tiến; xã Kính Ái chia thành hai xã: Hồng Thái, Tăng Tiến; xã Hồng Phong chia thành hai xã: Dân Tiến, Hòa Bình; xã Quảng Minh chia thành hai xã: Quảng Minh, Ninh Sơn; xã Sơn Hà chia thành Vân Hà, Tiên Sơn; xã Lan Đình chia thành hai xã: Thượng Lan, Tân Tiến.
Ngày 15 tháng 10 năm 1957, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 5904 về việc đặt tên xã, xóm ở nông thôn. Căn cứ vào thông tư của Bộ Nội vụ, tên một số xã ở huyện Việt Yên đã được đổi lại.
Năm 1968, xã Tân Tiến đổi thành xã Tự Lạn; xã Dân Tiến đổi thành xã Vân Trung.
Năm 1973, xã Hòa Bình đổi thành xã Hoàng Ninh.
Năm 1974, xã Hòa Tiến đổi thành xã Hương Mai.
Từ đó, huyện Việt Yên có 18 xã: Bích Sơn, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Song Mai, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lan, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến. | {
"split": 2,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 460
} |
22,361 | Title: Việt Yên
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1963, huyện Việt Yên thuộc tỉnh Hà Bắc.
Ngày 22 tháng 4 năm 1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 127/NV cắt hai thôn Đa Mai và Thanh Mai thuộc xã Song Mai để thành lập tiểu khu Đa Mai trực thuộc thị xã Bắc Giang (nay là phường Đa Mai, thành phố Bắc Giang).
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Song Mai được sáp nhập vào thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang). Huyện Việt Yên còn 17 xã: Bích Sơn, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Hương Mai, Minh Đức, Nghĩa Trung, Ninh Sơn, Quang Châu, Quảng Minh, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Tự Lan, Vân Hà, Vân Trung, Việt Tiến.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bắc Giang được tái lập từ tỉnh Hà Bắc cũ, huyện Việt Yên trở lại thuộc tỉnh Bắc Giang.
Ngày 22 tháng 12 năm 1997, thành lập thị trấn Bích Động, thị trấn huyện lỵ huyện Việt Yên trên cơ sở 526,95 ha diện tích tự nhiên và 6.243 người của xã Bích Sơn.
Ngày 20 tháng 2 năm 2003, thành lập thị trấn Nếnh trên cơ sở 348,58 ha diện tích tự nhiên và 4.271 người của xã Hoàng Ninh; 211,97 ha diện tích tự nhiên và 2.861 người của xã Quảng Minh.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Bích Sơn vào thị trấn Bích Động và sáp nhập xã Hoàng Ninh vào thị trấn Nếnh.
Huyện Việt Yên có 2 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
Ngày 29 tháng 11 năm 2021, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1286/QĐ-BXD công nhận huyện Việt Yên là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Bắc Giang.
Kinh tế - xã hội.
Trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp Đình Trám, Vân Trung và Quang Châu, cùng với nhiều Cụm công nghiệp nhỏ và vừa như Tăng Tiến, Việt Tiến, Vân Hà, Hoàng Mai đã được đưa vào sử dụng, thu hút hàng chục nghìn nhân lực lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Việt Yên hướng tới trở thành vùng trọng điểm Công nghiệp. | {
"split": 3,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 502
} |
22,362 | Title: Việt Yên
Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loại nhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Hạ... cung cấp ra cho cho hầu hết miền Bắc và xuất khẩu. Nơi phát lưu truyền những làn điệu quan họ của Kinh Bắc xưa ven dòng sông Cầu huyền thoại và lịch sử.
Việt Yên là huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát.., đặc biệt còn có KCN đầu tiên của tỉnh với nhiều dự án đầu tư đang được thực hiện. Ngoài ra huyện còn có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là mây tre đan Tăng Tiến và chế biến thực phẩm Làng Vân.
Các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện:
Ngoài ra còn có trường Đại học Nông Lâm.
Văn hóa.
Làng nghề.
Các làng nghề cổ xưa và làng nghề thủ công truyền thống, nghề mới như:
Di tích.
Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - Việt Yên), đình Mật Ninh. Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn).chùa Vĩnh Hưng (thôn Khả Lý thượng, xã Quảng Minh), chùa Sùng Nghiêm và đình làng Vân Cốc (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt vào ngày 16 17 18 tháng 2 âm lịch tại 2 chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) và Sùng Nghiêm (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) có ngày hội lớn, tại thôn Vân Cốc, xã Vân Trung có lễ rước thánh rất trang nghiêm. Tại làng Đồng, xã Trung Sơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra di tích cổ là Miếu cổ bên trong Cây Xanh.
Các làng quan họ Bắc Giang. | {
"split": 4,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 479
} |
22,363 | Title: Việt Yên
Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 68 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).
19 làng quan họ Bắc Giang ở Việt Yên gồm: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Khi hát quan họ thường hát trong các lễ hội, các cửa đình, cửa chùa. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa, các di tích quen thuộc với dân làng cho nên các làng quan họ cũng thường có các di tích đi kèm:
Giao thông.
Có Quốc lộ 1 (đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang), Quốc lộ 37, Sông Cầu chạy qua, tỉnh lộ 295B, tuyến đường sắt xuyên việt chạy qua huyện, nối liền Việt Yên với thủ đô Hà Nội và biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Tỉnh lộ 172, 289, 398 cùng mạng lưới đường liên xã, liên thôn nối liền các thôn xã với nhau và các vùng xung quanh. | {
"split": 5,
"title": "Việt Yên",
"token_count": 334
} |
22,364 | Title: Việt nữ kiếm
Việt nữ kiếm () là một truyện ngắn võ hiệp của Kim Dung, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1970.
Nội dung.
Câu chuyện xảy ra vào thời Chiến Quốc, sau khi Việt vương Câu Tiễn bại trận trước Ngô vương Phù Sai. Câu Tiễn thi hành chín chính sách diệt Ngô của Văn Chủng. Trong đó có việc dâng hai mỹ nữ là Tây Thi và Trịnh Đán cho Phù Sai. Phù Sai cử tám kiếm sĩ sang nước Việt để so tài, đồng thời cũng để giám sát thực lực của Câu Tiễn, cho ông ta biết khó, mà từ bỏ ý định phục thù. Các kiếm sĩ Ngô lần lượt đấu một, đấu đôi và đấu bốn với các kiếm sĩ nước Việt và giết liên tục tám người là vệ sĩ của Câu Tiễn. Hơn nữa họ còn biết sử dụng binh pháp trong khi giao đấu. Mặc dù rất tức giận nhưng Câu Tiễn vẫn làm ra vẻ thản nhiên và ban tặng cho tám kiếm sĩ nước Ngô mỗi người mười cân vàng.
Các kiếm sĩ nước Ngô theo lệnh Phù Sai dâng tặng Câu Tiễn một thanh bảo kiếm. Nhắc đến chuyện đúc kiếm họ cho mời Tiết Chúc vào cung. Tiết Chúc cho biết Ngũ Tử Tư đã mời sư huynh của ông ta là Phong Hồ Tử sang giúp nước Ngô dạy cho thợ đúc kiếm, vì thế mà binh khí của nước Ngô trở nên sắc bén. Phong Hồ Tử phụng mệnh Ngũ Tử Tư mời Tiết Trúc sang giúp Ngô đúc kiếm. Tiết Chúc sợ có ngày họ sẽ dùng kiếm đó để giết người Việt nên từ chối không đi, bị Phong Hồ Tử chặt đứt bốn ngón tay. Văn Chủng đề nghị Tiết Chúc dạy người đúc kiếm. Tiết Chúc cho biết "sắt để đúc kiếm thì hai nước Việt Ngô đều có cả, nhưng đồng tốt thì Việt có, mà thiếc tốt thì lại ở tại Ngô". Phạm Lãi liền đưa ra kế dùng giá cao để mua thiếc tốt. | {
"split": 0,
"title": "Việt nữ kiếm",
"token_count": 427
} |
22,365 | Title: Việt nữ kiếm
Trong một lần đi dạo, Phạm Lãi gặp tám kiếm sĩ nước Ngô. Tám kiếm sĩ này ngang ngược chém đứt tay thị vệ của Phạm Lãi. Và cũng vô duyên vô cớ chém chết dê của cô bé A Thanh. A Thanh bắt chúng đền nhưng chúng không đền còn muốn giết cô, chỉ với bốn động tác cô đã chọc mù một mắt hai tên. Sáu tên còn lại xông vào bao vây nhưng cũng bị cô chọc mù một mắt từng người một. Phạm Lãi đã đứng ra đền dê cho cô gái và mời cô gái về nhà. Cô gái nói thương đàn dê không nỡ thấy chúng bị người ta giết thịt. Thấy thế, Phạm Lãi cho người đem gạo, vải đến nhà cô để cô khỏi phải bán dê, đồng thời dò hỏi xem ai đã dạy cô kiếm pháp. A Thanh nói là ông Bạch. Muốn gặp ông Bạch thì phải đi chăn dê. Từ đó, ngày ngày Phạm Lãi đi chăn dê cùng cô, kể cho cô nghe nhiều câu chuyện và cô đã yêu ông. Ông Bạch, thực ra là một con vượn trắng, trông thấy A Thanh và Phạm Lãi thân mật thì nổi cơn ghen ba lần xông vào định giết Phạm Lãi, nhưng A Thanh đều phá giải được các đường tấn công của nó và đánh nó gãy hai tay. Con vượn đau quá bỏ chạy. Biết cô gái không biết dạy người khác kiếm pháp nên Phạm Lãi đã triệu tập tám mươi kiếm sĩ giỏi nhất đến để đấu với cô, nhưng họ đều bị cô đánh trọng thương chỉ sau hai hoặc ba lần múa gậy. Rồi sau đó cô bỏ đi mất tích. Phạm Lãi cho người tìm khắp nước Việt nhưng không thấy cô. | {
"split": 1,
"title": "Việt nữ kiếm",
"token_count": 383
} |
22,366 | Title: Việt nữ kiếm
Tám mươi kiếm sĩ kia tuy không nhìn thấy rõ ràng những động tác của cô nhưng cũng đã hình dung được một thứ kiếm pháp tuyệt diệu. Trên nền tảng đó họ đã huấn luyện kiếm pháp cho quân đội nước Việt. Ba năm sau Câu Tiễn hưng binh phạt Ngô. Quân Ngô bị thua. Phạm Lãi dẫn một ngàn binh tiến vào Quán Oa cung của Ngô vương. Đang vui mừng gặp lại Tây Thi thì nghe thấy tiếng dê, rồi tiếng A Thanh vang vọng ở bên ngoài đòi giết Tây Thi. Lúc này Phạm Lãi mới hiểu ra A Thanh đã yêu mình. Phạm Lãi liền cho điều một nghìn tên giáp sĩ, một nghìn kiếm sĩ, chia ra thủ ngự mặt trước, mặt sau Quán Oa cung. Và băn khoăn không biết xử lý A Thanh thế nào vì cô ấy là ân nhân của nước Việt. Phạm Lãi nhìn Tây Thi và mỉm cười chấp nhận chết chung với nàng. Lúc đó A Thanh đã vượt qua hàng rào thị vệ của Phạm Lãi và đến trước mặt hai người. A Thanh nhìn thấy Tây Thi còn đẹp hơn cả sự mô tả của Phạm Lãi liền bỏ đi. Phạm Lãi bỏ lại tất cả, đưa Tây Thi đi bơi thuyền trên Thái Hồ, cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, ung dung tự tại. | {
"split": 2,
"title": "Việt nữ kiếm",
"token_count": 300
} |
22,367 | Title: Việt phục
Y phục truyền thống Việt Nam (còn gọi Việt Nam phục sức hay Việt phục (越服)) bao gồm các loại y phục của người Việt/Kinh và y phục cung đình.
Một số quan điểm khác tổng quát các dân tộc đã sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay từ lâu đời, chẳng hạn như người Chăm-pa, người Khmer và các dân tộc thiểu số khác.
Lịch sử.
Trang phục trước thế kỷ XI.
Trước thời Bắc thuộc, có sách ghi người Việt mặc áo cài bên trái. Kể từ thời tự chủ thế kỷ thứ 10 trở đi thì áo người Việt đại thể có ba loại căn cứ theo cách cắt cổ áo:
Đàn bà còn dùng yếm một mảnh vải vuông che phần ngực, một góc cắt lẹm đi rồi đính hai dải vải buộc vào sau gáy. Hai góc trái và phải cũng đính hai dải vải, gọi là dải yếm, dài đủ để quành ra sau lưng rồi buộc lại ở trước ngực. Khi ở nhà làm lụng, người đàn bà có khi chỉ mặc yếm. Khi ra ngoài giao tiếp mới mặc thêm áo.
Ở phía dưới bụng thì ngày xưa đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy. Khố là mảnh vải hẹp mà dài. Người mặc quấn quanh bụng vài vòng rồi chèn từ phía trước bẹn ra sau cài chặt lại. Tích Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương đã nhắc tới việc trang phục dùng khố. Tuy nhiên, khẳng định này vẫn còn tranh cãi.
Thời Lý, Trần.
Người Việt mặc loại áo dài cổ tròn (viên lĩnh) 4 vạt, gọi là áo "tứ điên"; dưới thì vận thường đen. Đàn ông đàn bà đều có thể mặc vậy. Ngoài ra, còn có các kiểu khác như: áo giao lĩnh (cổ chéo) ở trên, dưới quây thường bên
ngoài hay mặc váy bên trong (với nữ) hoặc mặc áo giao lĩnh hay viên lĩnh trên mặc quần hay khố (với nam). Áo may dài quá đầu gối, cài khuy với áo viên lĩnh, buộc vạt bên phải với áo giao lĩnh. Sứ giả Triệu Nhữ Thích bình rằng lối ăn mặc người Việt thời bấy giờ (1125) không khác người Tống là mấy. | {
"split": 0,
"title": "Việt phục",
"token_count": 490
} |
22,368 | Title: Việt phục
Nam đầu đội mũ đinh tự, nhìn như con ốc. Cả nam và nữ, quý tộc và thường dân đều đi đất và nhuộm răng đen.
Thời Lê.
Áo trực lĩnh phổ biến, dùng làm thường phục trong dân gian (mặc lót trong là 1 viên lĩnh đơn y hoặc yếm). Màu sắc áo cũng đã thành lệ: đàn ông thường dùng áo màu xanh, khi có việc trọng đại thì dùng màu đen, màu thẫm. Người làm ruộng thì dùng màu nâu. Bông vải là hàng chính. Chỉ người sang trọng mới dùng hàng tơ lụa. Quần thì chỉ có hai màu trắng và nâu. Họa hoằn những người giàu có hay già cả mới dùng quần màu đỏ.
Căn cứ theo minh họa trong sách "Vạn quốc nhân vật chi đồ" (1645) của Nhật Bản thì vẽ người đàn bà đội nón dâu (rộng), tóc dài, mặc váy ở dưới, phía trên mặc áo trực lĩnh, mặc yếm trong. Đàn ông thì búi tóc, mặc một loại rông cài bên phải.
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thế kỷ 18, chúa Nguyễn Võ Vương ở Đàng Trong có sắc quy định y phục trong Nam, nhất là lối ăn mặc của phụ nữ, bỏ váy mà mặc quần, còn áo thì cài khuy, bỏ lối thắt vạt. Đàng Ngoài thuộc chúa Trịnh thì vẫn giữ áo tứ thân buộc vạt. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12. Áo tứ thân hình dạng tương đồng với áo Bối Tử thời Tống.
Hoàng Bào.
Trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú ghi nhận: "Từ thời Lê Trung Hưng về sau, các lễ lớn như vua lên ngôi, tiến tôn và ban chiếu, đều đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng Bào..." . | {
"split": 1,
"title": "Việt phục",
"token_count": 418
} |
22,369 | Title: Việt phục
Áo thời Lê không được ghi chép rõ về hoa văn, hiện vật duy nhất của Hoàng Bào thời Lê là từ áo bồi táng của vua Lê Dụ Tông thời Lê Trung Hưng, nhưng hoa văn rồng trên áo này đã theo kiểu "long vân đại hội", một dạng hoa văn rất phổ biến thời Minh mạt. Lúc này, đồ án rồng rất to trước ngực và sau lưng, ở trên vai là hình đồ án rồng tương tự nhưng kích thước nhỏ hơn, khắp xung quanh áo là hình mây cùng ngọn lửa. Có thể thấy, cục diện hoa văn này đã xa thời Minh sơ mà rất gần với thời Minh mạt, cho nên hoa văn cách thức của áo Bào Lê Dụ Tông chỉ biểu thị một giai đoạn Lê Trung Hưng, còn thời Lê Sơ có lẽ vẫn theo kiểu hình Đoàn Long.
Thời Nguyễn.
Thời Nguyễn thì nam giới cả hai miền Nam Bắc đã quen mặc áo ngũ thân (áo lập lĩnh may bằng năm khổ vải), thân áo dài quá đầu gối, tay áo hẹp. Đàn bà từ Hoành Sơn vào Nam cũng mặc áo ngũ thân nhưng khác áo đàn ông chút ít với thân áo may dài hơn; gấu áo dài quá bắp chân, dưới hạ y mặc quần. Đàn bà từ Hà Tĩnh trở ra vẫn mặc áo tứ thân (giản lược về màu sắc) và mặc váy.
Lễ phục thì vẫn còn dùng áo giao lĩnh, nhưng khoác ra bên ngoài cùng khi hành lễ, gọi là áo thụng hay bổ phục
Áo Nhật bình (xẻ trước ngực) với tay áo rộng là lễ phục khoác ra ngoài của nữ giới quyền quý trong chốn cung đình. Các thiếu nữ trong gia đinh quý tộc khi xuất giá cũng được mặc áo nhật bình nhưng các hoa văn giản lược hơn.
Áo viên lĩnh được sử dụng làm triều phục các quan từ Lục phẩm trở lên.
Thế kỷ 19 tiện phục.
Về màu sắc thì người dân quê làm ruộng, quần áo hay nhuộm màu nâu hay đen, chỉ những khi nhàn nhã mới mặc màu bạch hay màu tươi như yếm màu hồng, màu đào. Đàn ông mặc quần lá tọa. Quần này may sâu đũng để có thể kéo cạp quần lên cao hay xuống thấp để cho ống quần dài hay ngắn tùy ý; cạp quần buông loà xòa, buộc bằng thắt lưng ở bụng. | {
"split": 2,
"title": "Việt phục",
"token_count": 512
} |
22,370 | Title: Việt phục
Khăn, tóc (cân, mạo, phát).
•Thời Lý, Trần thì tóc ngắn, đầu trần. Đàn bà để tóc dài hơn đàn ông độ 1 tấc .Đàn ông dùng khăn quấn đỉnh đầu kín, không lộ tóc
•Thời Lê: khi đối diện người có địa vị cao hơn thì để tóc dài chuốt sáp gọn ra sau lưng.Mọi người chỉ búi tóc chuy kế khi làm điền, làm việc nặng, hoặc đi sứ
Thúc phát của nữ giới xuất giá sẽ 2 kết (tạo hình như tai thỏ) để cài trâm lên ước phát (1 mảnh vải hoặc búi tóc có trang sức ngọc hoặc kim loại), buộc phần dưới của hợp phát rồi để thả 2 đầu ách ti (扼臂) (lụa buộc kết) xuống. Cùng với châu xuyến và san hô (đã tạo thành hình giống đinh ba) thả 2 đầu song song ách ti
Thúc phát của Bé gái (chưa cập kê) tạo kiểu nha đầu (dài dọc bên tai)để thả 1 phần tóc sau gáy.Khi được tuyển vào cung đình vẫn để nha đầu.Gia nhân kết 1 búi to phía trước (gần như tranh "Boxer Codex)". Thị nữ cung đình sau tập sự búi hình thỏ. Nữ quan, quý tộc búi ước phát cài trâm
Phụ nữ, đàn ông tùy địa vị (đinh tự cân, bao đính cân, trúc quan), tuổi tác (bức cân, bát tiên cân)sẽ dùng khăn phù hợp theo điển lệ. Quân đội triều đình trước khi đội các loại lạp thì phải đeo trách (mao kê cân) coi như tiện phục
•Thời Nguyễn: bé gái kết nha đầu, bé trai đeo khăn ngũ sắc trùm kín tai. | {
"split": 3,
"title": "Việt phục",
"token_count": 396
} |
22,371 | Title: Việt phục
Đàn bà phía nam sông Gianh kết tóc cài trâm, phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn trắng. Hôn lễ thì kết kim ước phát. Đàn ông thường búi tóc, búi tó to được cho là đẹp. Khăn là một mảnh vải gồm 12, 13 vuông vải bằng nhiễu hay lượt khâu lại thật dài dùng quấn quanh đầu, giữ búi tóc cho chặt. Người đội khăn quấn năm hay bảy vòng. Số năm tượng trưng cho "ngũ thường" và số bảy là bảy vía của người đàn ông. Thế kỷ 20 ta chế khăn đóng sẵn, gọi là "khăn đóng" hay "khăn xếp"
Khăn đàn ông thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ "nhất" (Hán Tự: 一) hay chữ "nhân" (人) với nếp trái đè lên nếp phải tạo bằng hai vòng quấn đầu tiên.
Đàn bà Bắc Bộ cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vòng quanh đầu. Hình dáng búi tó thông tục gọi là "búi tó củ hành" hay "búi tó củ kiệu". Phụ nữ có chồng khi ra ngoài trùm thêm khăn đen mỏ quạ.
Người Việt còn dùng nhiều loại nón như nón ba tầm, nón ngựa, nón cụ
Hài, lí (giầy, dép, guốc).
Sách "Giao Châu ký" của Trung Hoa thì kể rằng Bà Triệu (thế kỷ thứ 3) chân đi guốc bằng ngà voi.
Người nông thôn thường đi chân đất. Khi có việc thì mới xỏ guốc bằng gỗ hay gộc tre, buộc quai dọc tết bằng dây mây, sau mới dùng quai ngang bằng da. Guốc phụ nữ đẽo thon hơn, sơn đen có hoa văn.Guốc đàn ông to bản, tục gọi là guốc xuồng. Gỗ thường để mộc nguyên màu không sơn phết nên gọi là guốc mộc | {
"split": 4,
"title": "Việt phục",
"token_count": 441
} |
22,372 | Title: Việt phục
Ở thành thị đàn ông lẫn đàn bà còn dùng lí (履) (dép đơn giản nhất chỉ là một lớp da trâu, có khi đan bằng sơ dừa hay bằng cói, không có đế).Người xỏ ngón chân vào lỗ khuyết ở đằng mũi. Ở mu bàn chân có thêm một quai thẳng ngang như chữ "nhất" nên gọi là dép một.
Sang hơn thì đàn bà đi lí đóng bằng bốn năm lớp da trâu. Đầu mũi lí vót nhọn và dùng đanh tre uốn cao vồng lên che hẳn đầu ngón chân, xỏ ngón chân thứ hai vào vòng bằng da ở đằng mũi.Vì loại lí này nặng nên không thể đi nhanh
•Thời Lê: ca nương, hoa nương, tân nương, quý tộc dùng tích (潟) (loại hài vếch lên có hoa văn) khi lễ
•Thời Nguyễn, Tân nương (Bắc bộ) xỏ guốc cong có 2 đế cao vếch lên (tựa như tích).Phía nam sông Gianh, tân nương xỏ hài (鞋) đầu nhọn
Nữ quý tộc xỏ hài vếch nhọn, cung nhân xỏ guốc sơn son thếp vàng khi Công phục. Nữ quý tộc xỏ hài đế cao (thon hơn của nam) khi tiện phục.Đàn ông xỏ hài Gia Định. Một đặc danh nữa là dép da Chi Long, gót cao 2–3 cm, mũi ôm lấy mu bàn chân và chạy bọc quành ra đến gót, dép sơn đen hoặc đỏ, mặc khi công phục. Hài mõm ếch khi tiện phục
Lễ phục.
Tế lễ Thời Nguyễn, dân gian dùng áo thụng, đội phong cân.
Tang lễ dùng vải sô trắng, nam thắt khăn trắng chống trượng đi đầu. Nữ chùm mền trắng hình dạng theo tang chế.
Lễ phục cung đình có quy chế nghiêm ngặt.
Văn quan dùng bì ngoa mũi tròn, võ quan dùng bì ngoa mũi nhọn
Nữ nhân hoàng tộc dùng phụng tích khi lễ phục
Thế kỷ 21.
Áo dài được cách tân dựa theo áo lập lĩnh (ngũ thân) tay chẽn. Thập niên 1930 họa sĩ Cát Tường trong nhóm Tự lực Văn đoàn đã cách tân áo dài tân thời theo hướng tây hóa. | {
"split": 5,
"title": "Việt phục",
"token_count": 497
} |
22,373 | Title: Việt phục
Áo dài trắng đã trở thành trang phục cho học sinh trung học ở Việt Nam. Một số nữ nhân viên, giáo viên, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc áo dài khi làm việc. Ngày nay Hoa hậu trái đất cũng mặc áo dài | {
"split": 6,
"title": "Việt phục",
"token_count": 54
} |
22,374 | Title: Vickers Wellington
Vickers Wellington là một loại máy bay ném bom hạng trung tầm xa hai động cơ của Anh, được thiết kế vào giữa thập niên 1930 tại Brooklands ở Weybridge, Surrey, bởi kỹ sư thiết kế trưởng của hãng Vickers-Armstrongs là R. K. Pierson thực hiện. Nó được sử dụng rộng rãi làm máy bay ném bom bay đêm vào thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới II, trước khi bị thay thế bởi các loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ như Avro Lancaster. Wellington tiếp tục được sử dụng cho đến hết chiến tranh với các vai trò khác nhau, đặc biệt là làm máy bay chống ngầm. Nó là máy bay ném bom duy nhất của Anh được chế tạo mà hoạt động đến hết chiến tranh. Wellington là một trong hai máy bay ném bom được đặt tên theo Quận công Wellington, chiếc kia là Vickers Wellesley.
Tính năng kỹ chiến thuật (Wellington Mark IC).
Vickers Aircraft since 1908 | {
"split": 0,
"title": "Vickers Wellington",
"token_count": 215
} |
22,375 | Title: Vicky Leandros
Vassiliki Papathanasiou ( sinh ngày 23 tháng 8 năm 1949 hoặc 1952) còn được gọi là Vicky Leandros, là một ca sĩ người Đức gốc Hy Lạp có một sự nghiệp quốc tế lâu dài. Bà là con gái của ca sĩ, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc Leandros Papathanasiou (còn được gọi là Leo Leandros cũng như Mario Panas). Năm 1972, bà đã đạt được danh tiếng trên toàn thế giới sau khi giành chiến thắng trong "cuộc thi Ca khúc Eurovision" với bài hát " Après Toi " trong khi đại diện cho đất nước Luxembourg.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2006, Vicky Leandros đã được bầu làm ủy viên thị trấn của thị trấn cảng Piraeus của Hy Lạp trong danh sách Pasok. Nhiệm vụ của bà liên quan đến sự phát triển Văn hóa và Quốc tế của Piraeus. Bà cũng là Phó Thị trưởng của Piraeus. Tháng 6 năm 2008, Leandros quyết định rời khỏi chính trị Hy Lạp ngay lập tức, và nói rằng cô đã đánh giá thấp khối lượng công việc và thời gian cần thiết để thực hiện nghĩa vụ chính trị và không thể kết hợp những nhiệm vụ đó với sự nghiệp ca hát của mình. | {
"split": 0,
"title": "Vicky Leandros",
"token_count": 267
} |
22,376 | Title: Victor Dziekiewicz
Victor Ignacio Dziekiewicz (1951, Buenos Aires, Argentina - ngày 1 tháng 3 năm 2015, Chicago, Hoa Kỳ) là một kiến trúc sư sống tại Chicago, chủ sở hữu của DesignBridge LTD., và là giáo sư tại Đại học Bắc Illinois.
Kháng cáo xây dựng và bảo tồn.
Ông đã phục vụ 2 nhiệm kỳ dưới thời Richard M. Daley trong hội đồng kháng cáo xây dựng thành phố Chicago, và dưới thời Rahm Emanuel là thành viên của Ủy ban về địa danh Chicago. Dziekiewicz chấp thuận việc bảo tồn Tòa nhà Liên minh Quốc gia Ba Lan tại Quảng trường Noble. | {
"split": 0,
"title": "Victor Dziekiewicz",
"token_count": 129
} |
22,377 | Title: Victor Moses
Victor Moses (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1990) là cầu thủ bóng đá chuyên Nghiệp người Nigeria đang chơi cho câu lạc bộ Spartak Moscow tại Russian Premier League. Vị trí sở trường của anh là tiền vệ cánh và anh có thể chơi ở cả vị trí hậu vệ cánh.
Moses bắt đầu sự nghiệp tại Crystal Palace trước khi chuyển đến Wigan Athletic và có cơ hội thi đấu tại Premier League từ năm 2010. Đến năm 2012, anh chuyển đến Chelsea và có được danh hiệu vô địch UEFA Europa League ngay trong mùa giải đầu tiên. Sau đó anh lần lượt được Chelsea đem cho mượn tại Liverpool, Stoke City và West Ham United trước khi trở lại Chelsea vào mùa giải 2016-17 và cùng Chelsea giành chức vô địch Premier League. Từ tháng 1 năm 2019, anh lại chuyển đến Fenerbahçe, Inter Milan và Spartak Moscow theo các hợp đồng cho mượn trước khi chinh thức trở thành cầu thủ của Spartak Moscow vào tháng 7 năm 2021.
Sinh ra ở Nigeria, anh bắt đầu sang Anh năm 11 tuổi và đã chơi cho các đội U-16, U-17, U-19 và U-21 của Anh nhưng anh đã chọn Nigeria làm đội tuyển quốc gia của mình. Anh cùng đội tuyển Nigeria giành chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2013 và tham dự World Cup 2014 cùng World Cup 2018. Anh tuyên bố chia tay đội tuyển quốc gia ở tuổi 27 vào năm 2018.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Crystal Palace.
Moses sinh ra tại Lagos, Nigeria. Năm 11 tuổi, cha mẹ anh trở thành nạn nhân của các cuộc bạo động tôn giáo ở Nigeria và sau đó anh phải tị nạn đến Anh. Anh học trường Trung học Kỹ thuật Stanley tại South Norwood, sau đó được các tuyển trách viên của câu lạc bộ Crystal Palace phát hiện và Moses đã đồng ý vào học viện đào tạo trẻ của câu lạc bộ.
Một thời gian ngắn sau khi gia nhập học viện, Palace đã đề nghị anh chuyển đến học tại trường Whitgift ở Croydon, nơi có huấn luyện viên Steve Kember và cựu danh thủ Colin Pates đang tham gia huấn luyện đội bóng trường này, với hi vọng cơ sở vật chất và huấn luyện viên của Whitgift sẽ phút phát triển tài năng của Moses.
Moses ở tuổi 14 đã ghi 50 bàn cho đội trẻ U-14 của Palace và giúp Whitgift vô địch nhiều giải đấu trường, trong đó có Giải Quốc gia, trong đó có 5 bàn trong trận chung kết với trường Healing tại ở sân vận động Walkers, Leicester. | {
"split": 0,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 510
} |
22,378 | Title: Victor Moses
Anh có trận đấu tiên tại Giải hạng Nhất vào ngày 6 tháng 11 năm 2007 trong trận sân khách với Cardiff. Trong đội hình chính của Palace, Moses đã ghi ba bàn trong mùa giải 2007-08. Tháng 7 năm 2008, anh gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ đến năm 2012. Tuy nhiên mùa giải sau đó anh chỉ ghi được hai bàn.
Wigan Athletic.
Ngày 31 tháng 1 năm 2010, Moses hoàn tất vụ chuyển nhượng trị giá 2,5 triệu £ đến câu lạc bộ tại Premier League là Wigan Athletic. Ngày 6 tháng 2 năm 2010, anh có trận đấu đầu tiên cho Wigan khi vào sân thay người trong trận hòa Sunderland 1–1.
Ngày 20 tháng 3 năm 2010, Moses vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu với Burnley và có đường chuyền thành bàn đầu tiên cho Hugo Rodallega trong những phút bù giờ. Bàn thắng đầu tiên của anh cho Wigan đến vào ngày 3 tháng 5 năm 2010 trong trận hòa 2-2 với Hull City.
Moses đã gặp phải hai chấn thương vào đầu mùa giải 2010-11 và gặp khó khăn trong việc cạnh tranh suất đá chính sau đó. Anh có bàn thắng đầu tiên trong Giải ngoại hạng mùa này khi ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu ngày 13 tháng 11 năm 2010 với West Bromwich Albion.
Khi Charles N'Zogbia ra đi, Moses trở thành cầu thủ đá chính thường xuyên cho Wigan trong mùa giải 2011-12.
Chelsea.
Ngày 23 tháng 8 năm 2012, cuộc đàm phán giữa Wigan và Chelsea về việc chuyển nhượng Moses đã thành công sau bốn lần đàm phán bất thành trước đó. Ước tính phí chuyển nhượng của anh là 9 triệu bảng. Ngày 24 tháng 8]], anh chính thức là cầu thủ của câu lạc bộ Chelsea sau khi hoàn tất thủ tục kiểm tra y tế. Tại Chelsea, Moses khoác áo số 13, số áo trước đây thuộc về tiền vệ người Đức Michael Ballack.
2012-13.
Ngày 15 tháng 9, Moses có trận đấu đầu tiên cho Chelsea tại Premier League trên sân Loftus Road của QPR khi vào sân từ băng ghế dự bị. Trận đấu đã kết thúc với tỷ số 0-0. Bàn thắng đầu tiên của anh cho The Blues đến trong chiến thắng 6-0 tại vòng 3 Cúp Liên đoàn trước Wolverhampton Ngày 31 tháng 10 năm 2012, anh được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu vòng 4 Cúp liên đoàn giữa Chelsea và Manchester United, trận đấu mà Chelsea đã thắng 5-4. | {
"split": 1,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 506
} |
22,379 | Title: Victor Moses
Ngày 3 tháng 11, Moses có bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong màu áo Chelsea khi ghi bàn mở tỉ số trong trận hòa 1-1 với Swansea City. 4 ngày sau đó, anh trở thành người hùng của Chelsea khi ghi bàn thắng ở những phút bù giờ để đem lại chiến thắng 3-2 trước Shakhtar Donetsk tại lượt trận thứ tư vòng bảng UEFA Champions League 2012-13.
Moses có bàn thắng đầu tiên trong năm 2013 trong chiến thắng 5-1 trước Southampton tại vòng 3 cúp FA 2013. Ngày 5 tháng 4 năm 2013, anh có bàn thắng đầu tiên tại Cúp UEFA Europa League với bàn thắng nâng tỉ số lên 2-0 trong chiến thắng 3-1 trước Rubin Kazan ở lượt đi và tiếp tục ghi bàn ở lượt về.
Tại bán kết Europa League, Moses tiếp tục ghi bàn trong cả hai trận lượt đi và về vào lưới đội bóng Thụy Sĩ FC Basel. Tuy nhiên anh đã không được ra sân trong trận chung kết tại Amsterdam với Benfica vào ngày 15 tháng 5, trận đấu mà các đồng đội của anh đã giành chiến thắng 2-1.
Liverpool.
Sự có mặt của các tân binh Willian và André Schürrle ở mùa giải 2013-14 đã khiến cho vị trí của Moses tại Chelsea không còn được bảo đảm. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Liverpool đã chính thức mượn được Moses trong thời hạn một mùa giải với khoản phí 1 triệu £. Ngay trong trận đầu tiên ra mắt Liverpool vào ngày 16 tháng 9 gặp Swansea, anh đã có pha lập công nâng tỉ số lên 2-1. Ngày 25 tháng 1 năm 2014, anh ghi bàn mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Bournemouth tại vòng 4 Cúp FA. Moses không có nhiều cơ hội thể hiện tại Liverpool, với chỉ 22 lần ra sân và có 2 bàn thắng.
Stoke City.
Ngày 16 tháng 8 năm 2014, Moses chính thức gia nhập câu lạc bộ Stoke City theo dạng cho mượn cho đến hết mùa giải 2014-15. Anh có trận đấu đầu tiên cho Stoke tại Giải Ngoại hạng Anh vào ngày 30 tháng 8 năm 2014, trong chiến thắng 1–0 trước Manchester City. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Stoke vào ngày 1 tháng 11 năm 2014 trong trận hòa 2-2 với West Ham United. | {
"split": 2,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 453
} |
22,380 | Title: Victor Moses
Moses dính phải chấn thương đùi trong trận đấu với Burnley vào ngày 22 tháng 11 năm 2014 khiến anh phải nghỉ thi đấu 8 tuần. Ngày 17 tháng 1 năm 2015, anh trở lại đội hình chính trong trận thắng 1-0 trước Leicester City. Anh có pha lập công từ chấm phạt đền ở phút thứ 90 để đem về chiến thắng 2-1 của Stoke trước kình địch Aston Villa ngay tại Villa Park vào ngày 21 tháng 2. Đến ngày 4 tháng 3, anh ghi bàn trong chiến thắng 2–0 trước Everton.
Trở lại Chelsea (2015).
Sau mùa giải cho mượn thi đấu thành công tại Stoke City, Moses trở lại câu lạc bộ chủ quản Chelsea và có mặt trong tất cả các trận giao hữu đầu mùa, ngoài ra còn ghi được bàn thắng trong trận đấu với PSG. Moses được vào sân ở phút thứ 82 trận tranh Siêu cúp Anh 2015 gặp Arsenal thay cho John Terry và chung cuộc Chelsea đã thua 1–0.
West Ham United.
Ngày 1 tháng 9 năm 2015, Moses tiếp tục được đem cho một câu lạc bộ khác mượn, lần này là West Ham United cho đến cuối mùa giải 2105-16. Ngay trước khi đến West Ham, Moses đã gia hạn hợp đồng thêm 4 năm với đội chủ sân Stamford Bridge đến năm 2019. Anh ghi được bàn thắng đầu tiên cho West Ham vào ngày 19 tháng 9 từ một cú sút xa, giúp đội bóng của mình giành thắng lợi 2-1 trước Manchester City.
Trở lại Chelsea (2016-17).
Tân huấn luyện viên của Chelsea Antonio Conte đã tạo điều kiện cho Moses trở lại Chelsea trong mùa giải 2016-17. Ngày 15 tháng 8 năm 2016, Moses có trận đấu đầu tiên tại Premier League cho Chelsea sau ba năm khi vào sân từ ghế dự bị thay cho Hazard ở những phút cuối trận thắng West Ham United 2–1. Ngày 23 tháng 8, Moses vào sân ngay từ đầu và ghi được 1 bàn thắng trong chiến thắng 3-2 trước Bristol Rovers tại vòng 2 Cúp Liên đoàn. Ngày 1 tháng 10, sau hơn ba năm kể từ tháng 5 năm 2013, Moses mới lần đầu tiên có tên trong đội hình xuất phát của Chelsea tại Premier League, trong trận đấu với Hull City và đã có một màn trình diễn ấn tượng góp phần vào chiến thắng 2-0 của Chelsea. | {
"split": 3,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 464
} |
22,381 | Title: Victor Moses
Trong sơ đồ 3-4-3 mới của huấn luyện viên Antonio Conte, Moses có được một suất đá chính ở vị trí bên cánh phải. Ngày 15 tháng 10, anh có được bàn thắng thứ hai tại Giải Ngoại hạng, ấn định chiến thắng 3-0 trước Leicester City.
2017-18.
Moses là người ghi bàn mở tỉ số trận đấu Siêu cúp Anh 2017 với Arsenal nhưng sau đó Chelsea đã để thua đối thủ trên loạt sút luân lưu. Đến ngày 20 tháng 1 năm 2018, anh mới có bàn thắng đầu tiên tại Premier League mùa giải 2017-18 trong chiến thắng 4-0 trước Brighton & Hove Albion. Ngày 12 tháng 2, anh có được bàn thắng thứ hai trong mùa giải ở trận thắng 3-0 trước West Bromwich Albion.
Ngày 19 tháng 4, anh ghi dấu ấn cá nhân trong cả hai bàn thắng, trong đó có pha ấn định tỉ số 2-1, giúp Chelsea lấy trọn ba điểm tại Turf Moor trước Burnley. Đến ngày 6 tháng 5, anh có pha tạt bóng để tiền đạo Olivier Giroud ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Liverpool để duy trì hi vọng có được cơ hội tham dự Champions League mùa giải sau. Vào cuối mùa giải, Moses cùng Chelsea giành được danh hiệu vô địch Cúp FA sau khi đánh bại Manchester United.
Sau khi Chelsea có huấn luyện viên mới là Maurizio Sarri, Moses không còn được trọng dụng và nửa đầu mùa giải 2018-19 anh chỉ được ra sân 6 trận, trong đó chỉ có 26 phút tại Premier League.
Fenerbahçe.
Cuối tháng 1 năm 2019, Moses được Chelsea đem cho đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ Fenerbahçe mượn với thời hạn 18 tháng. Ngày 28 tháng 1 năm 2019, anh có trận đấu đầu tiên cho Fenerbahçe tại Süper Lig khi được vào sân từ phút 66 trận thắng Yeni Malatyaspor 3-2. Đến ngày 1 tháng 2, anh có được bàn thắng đầu tiên cho đội bóng mới ấn định chiến thắng 2-0 trước Göztepe tại Süper Lig.
Inter Milan. | {
"split": 4,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 405
} |
22,382 | Title: Victor Moses
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Moses chuyển đến Ý thi đấu cho Inter Milan theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 6 tháng kèm điều khoản có thể mua đứt và tại đây anh được tái hợp người thầy cũ Antonio Conte Anh có trận ra mắt 6 ngày sau đó, vào sân từ ghế dự bị trong trận thắng 2-1 trước Fiorentina tại Coppa Italia quarter-finals. Moses có tổng cộng 20 trận thi đấu cho Inter Milan và đóng góp 5 đường chuyền thành bàn nhưng Inter Milan quyết định không kích hoạt điều khoản mua đứt.
Spartak Moscow (mượn).
Ngày 15 tháng 10 năm 2020, Moses gia nhập đội bóng Nga Spartak Moscow theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 mùa bóng kèm điều khoản có thể mua đứt. Hai ngày sau đó, anh có trận đấu đầu tiên trên đất Nga khi vào sân thay người trong trận thắng 3-2 trước Khimki. Ngày 24 tháng 10, trong trận đá chính đầu tiên cho Spartak Moscow, Moses có cho mình bàn thắng đầu tiên trong màu áo mới, góp công vào chiến thắng 3-1 trước Krasnodar.
Ngày 16 tháng 5 năm 2021, Moses ghi bàn gỡ hòa 2-2 ở phút 85 của trận đấu với Akhmat Grozny đem về 1 điểm giúp Spartak Moscow cán đích Giải bóng đá Ngoại hạng Nga 2020–21 ở vị trí thứ hai và giành quyền tham dự UEFA Champions League mùa giải sau. Những đóng góp của Moses với 4 bàn thắng và 2 kiến tạo trong 19 trận tại Giải bóng đá Ngoại hạng Nga đã khiến Spartak Moscow đồng ý kích hoạt điều khoản mua đứt anh từ Chelsea với phí chuyển nhượng 3,9 triệu £.
Moses có 9 năm thuộc biên chế Chelsea sau khi chuyển đến từ Wigan vào năm 2012, ra sân tổng cộng 128 lần cho the Blues, ghi được 18 bàn thắng và vô địch Premier League, Cúp FA và Europa League.
Spartak Moscow.
Ngày 2 tháng 7 năm 2021, Spartak Moscow ký hợp đồng có thời hạn hai năm với Moses sau khi chính thức mua đứt anh từ Chelsea.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Các đội trẻ Anh. | {
"split": 5,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 435
} |
22,383 | Title: Victor Moses
Mặc dù sinh ra tại Nigeria, Moses đã chọn thi đấu cho đội trẻ U-16 của Anh và giành danh hiệu Victory Shield năm 2005. Năm 2007, anh cùng đội tuyển U-17 Anh tham dự Giải vô địch U-17 châu Âu tại Bỉ. Tại giải đấu này anh ghi được 3 bàn (cú đúp trong trận gặp U-17 Hà Lan và bàn thắng duy nhất trong trận bán kết với U-17 Pháp), giành được danh hiệu Chiếc giày Vàng và đội tuyển U-17 Anh đứng thứ hai giải đấu sau U-17 Tây Ban Nha. Cùng năm đó, anh tiếp tục cùng U-17 Anh tham dự Giải vô địch U-17 thế giới, ghi được 3 bàn ở vòng bảng nhưng U-17 Anh bị loại ở tứ kết.
Moses sau đó tiếp tục được gọi vào đội tuyển U-19 Anh, tham dự Giải vô địch U-19 châu Âu nhưng U-19 Anh bị loại ngay vòng bảng. Đầu mùa giải 2010-2011, anh được gọi vào đội tuyển U-21 Anh và có trận đầu tiên gặp U-21 Uzbekistan.
Nigeria.
Moses được gọi vào Nigeria cho trận đấu với Guatemala vào tháng 2 năm 2011, nhưng trận giao hữu này đã bị hoãn. 1 tháng sau, anh lại được triệu tập cho các trận đấu với Ethiopia và Kenya. Tuy nhiên, anh không được thi đấu do việc đăng ký đổi quốc tịch của anh với FIFA chưa hoàn tất. Phải đến ngày 1 tháng 11 năm 2011, FIFA chính thức cho Moses và Shola Ameobi khoác áo Nigeria. Anh có trận đấu đầu tiên cho Nigeria vào ngày 29 tháng 2 năm 2012 trong trận gặp Rwanda.
Ngày 13 tháng 10 năm 2012, anh có bàn thắng đầu tiên cho Nigeria với một cú đúp trong chiến thắng 6-1 trước Liberia và đưa đội bóng chính thức giành vé tham dự Cúp bóng đá châu Phi 2013 (CAN 2013).
Moses được triệu tập vào danh sách đội tuyển Nigeria tham dự CAN 2013, giải đấu chính thức đầu tiên của anh trong màu áo đội tuyển quốc gia Nigeria. Ngày 29 tháng 1, trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Ethiopia, anh đã lập cú đúp đều từ chấm phạt đền giúp Nigeria lọt vào vòng sau ở vị trí nhì bảng. Chung cuộc, Nigeria đã giành chức vô địch châu lục lần đầu tiên kể từ năm 1994 và Moses cũng giành được danh hiệu Cầu thủ thi đấu Fair Play nhất giải đấu. | {
"split": 6,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 480
} |
22,384 | Title: Victor Moses
Ngày 16 tháng 11, Moses ghi bàn thắng mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Ethiopia tại lượt về vòng loại World Cup khu vực châu Phi lượt đấu cuối cùng, chính thức đưa Nigeria tham dự World Cup 2014 tại Brasil. Thành tích xuất sắc trong màu áo đội tuyển và câu lạc bộ trong năm 2013 đã giúp anh giành danh hiệu Cầu thủ Nigeria xuất sắc nhất năm vào ngày 27 tháng 11. Sau khi nhận giải thưởng, Moses đã chia sẻ trên Twitter rằng: "Đó là giấc mơ trở thành sự thật khi chơi cho đất nước của mình, tôi rất cảm ơn các bạn."
Tháng 6 năm 2014, Moses được triệu tập vào đội hình đội tuyển Nigeria tham dự World Cup 2014 tại Brasil. Tại giải đấu này, anh được ra sân trong trận đấu vòng bảng với Iran và trận thua 2-0 trước Pháp ở vòng 1/16.
Moses tiếp tục có cơ hội tham dự World Cup 2018 tại Nga. Anh ra sân trong cả ba trận vòng bảng bảng D, có một đường chuyền thành bàn trong trận thắng 2-0 trước Iceland và ghi được một bàn thắng từ chấm phạt đền trong trận thua 1-2 trước . Chung cuộc đội tuyển Nigeria rời giải với vị trí thứ 3 bảng đấu.
Sau giải đấu đó, Victor Moses tuyên bố chia tay đội tuyển Nigeria sau 6 năm gắn bó để tập trung cho sự nghiệp câu lạc bộ, tổng cộng anh đã thi đấu 37 trận và ghi được 12 bàn thắng. | {
"split": 7,
"title": "Victor Moses",
"token_count": 287
} |
22,385 | Title: Victor von Hennigs
Victor Carl Gustav von Hennigs (18 tháng 4 năm 1848 tại Stremlow – 10 tháng 3 năm 1930 tại Berlin-Lichterfelde) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng kỵ binh. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Tuổi trẻ và giáo dục.
Victor sinh vào tháng 4 năm 1848, là con thứ năm trong chín người con của Chủ thái ấp Albert von Hennigs với người vợ của ông này là Kathinka, nhũ danh Baronesse von Fock. Một trong những người em của ông là Waldemar von Hennigs, về sau là Thượng tướng Bộ binh của Phổ.
Thuở nhỏ, Hennigs đã được đào tạo trong đội Đội thiếu sinh quân Potsdam. Sau khi ông được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 18 tháng 4 năm 1865, ông gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 1 "Hoàng đế Alexander III của Nga" (Tâu Phổ) với cấp bậc này trong cùng năm đó, và được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của trung đoàn này vào năm 1868.
Là một viên sĩ quan trẻ tuổi, Hennigs đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871. Trong cuộc chiến ở Pháp, ông đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Giữa hai cuộc chiến tranh này, ông học tại Học viện Quân sự Phổ và tiếp tục học tập ở đây sau khi cuộc chiến năm 1870-1871 chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của người Đức.
Sự nghiệp về sau. | {
"split": 0,
"title": "Victor von Hennigs",
"token_count": 374
} |
22,386 | Title: Victor von Hennigs
Kể từ năm 1873 cho đến năm 1876, Hennigs được ủy thác làm cộng sự quân sự Vương công Friedrich Wilhelm và cũng trong khoảng thời gian này ông được thăng cấp Trung úy. Tiếp sau đó, vào năm 1876, Hennigs được cắt cử vào Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin và cùng năm đó, ông được đổi vào Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 23 (số 1 Đại Công quốc Hessen), tại đây ông được bổ nhiệm làm chỉ huy một đội kỵ binh vào năm 1878. Tiếp sau đó, vào năm 1882, ông gia nhập biên chế của Trung đoàn Thương kỵ binh số 7 "Đại Công tước Friedrich xứ Baden" (Rhein) với chức vụ sĩ quan phụ tá của Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") của Quân đoàn II tại Stettin. Từ đơn vị này, ông chuyển sang Trung đoàn Thương kỵ binh số 11 "Bá tước Haeseler" (số 2 Brandenburg), ban đầu đóng quân tại Perleberg ở miền Prignitz phía Tây Bắc Brandenburg, sau đó dời đến Saarburg ở Lothringen.
Sau khi lên quân hàm Thiếu tá, ông đồng hành với vị vương hầu xứ Hessen-Kassel nêu trên, giờ đây là Bá tước Friedrich Wilhelm III, trong chuyến đi vòng quanh thế giới vào các năm 1887 cho đến năm 1888, trong đó hai người đã hành trình khắp Bắc Mỹ, Trung Mỹ và châu Á cho đến khi dừng chân tại Singapore vào tháng 10 năm 1888.
Vào năm 1892, Hennigs được chuyển đến Potsdam, tại đây ông thoạt tiên được lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Thương kỵ binh số 3 với cấp bậc Thượng tá. Đến năm 1894, ông được bổ nhiệm chức Trưởng khoa Kỵ binh trong Bộ Chiến tranh ở kinh thành Berlin, sau đó ông được nhậm chức chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 3 ở Stettin vào năm 1896. Sau đó, vào năm 1901, với quân hàm Trung tướng, Hennigs được ủy nhiệm làm Thanh tra của Quân đoàn II. | {
"split": 1,
"title": "Victor von Hennigs",
"token_count": 437
} |
22,387 | Title: Victor von Hennigs
Vào các năm 1900, 1901 và 1903, Hennigs là trọng tài trong các cuộc diễn tập Hoàng đế ("Kaisermanöver"). Đến ngày 16 tháng 10 năm 1906, ông được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh. Hai năm sau (1908), ông giải ngũ và được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng lực lượng Hiến binh Phổ.
Hôn nhân và hậu duệ.
Vào các ngày 11 và 12 tháng 12 năm 1889, Hennigs thành hôn với bà Paula von Albedyll, một người con gái của Thiếu tướng và Lữ trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 3 ở Georg von Albedyll với Elisabeth Pauline von Wedel-Burghagen (8 tháng 7 năm 1861 – 6 tháng 8 năm 1946).
Cặp đôi này đã sản sinh ra hai người con trai Rudolf von Hennigs (4 tháng 2 năm 1891) và Georg-Wilhelm von Hennigs (14 tháng 9 năm 1895) cùng với một người con gái là Elisabeth (18 tháng 9 năm 1893). Sau khi ly dị người chồng thứ nhất của mình là viên sĩ quan quân đội Phổ "Bogislav Thilo Otto Hans-Karl von Schleicher" vào năm 1931, Elisabeth đã tái giá với người anh em họ của ông này là tướng Kurt von Schleicher, vị Thủ tướng cuối cùng của nền Cộng hòa Weimar ngắn ngủi trong lịch sử Đức.
Trong khi cả hai người con trai của Hennigs đều hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1934, Elisabeth cùng với chồng minh bị các thành viên Cơ quan an ninh SS ám sát trong sự kiện Đêm của những con dao dài.
Phong tặng.
Hennigs đã được phong danh hiệu của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 3 ở Potsdam và được trao tặng các huân chương sau đây: | {
"split": 2,
"title": "Victor von Hennigs",
"token_count": 396
} |
22,388 | Title: Video âm nhạc
Video âm nhạc (tiếng Anh: Music video hoặc MV) là một dạng phim ngắn hợp nhất bài hát và hình ảnh, được sản xuất với mục đích khuyến mại hoặc nghệ thuật. Cũng như các thể loại phim khác, một số video âm nhạc có thể chứa hình ảnh vi phạm pháp luật như khiêu dâm, bạo lực hoặc ngôn từ tục tĩu, vì vậy chúng bị buộc phải kiểm duyệt tại các hệ thống trình chiếu theo nhiều phương thức khác nhau.
Các video âm nhạc đương đại được thực hiện chính yếu và sử dụng như một công cụ quảng bá doanh số đĩa nhạc. Mặc cho được bắt nguồn từ lâu, video âm nhạc chỉ mới thịnh hành từ thập niên 1980, khi kênh truyền hình MTV được thành lập dựa trên thể loại này. Trước thập niên 1980, các tác phẩm này được mô tả bởi nhiều cụm từ như "bài hát minh họa", "filmed insert", "phim quảng bá", "clip quảng bá", "video quảng bá", "video bài hát", "clip bài hát" hoặc "clip phim".
Các video âm nhạc sử dụng đa dạng các phong cách kỹ thuật thực hiện video đương đại, bao gồm hoạt họa, phim do người thật đóng, phim tài liệu và các phương pháp không tường thuật như phim trừu tượng. Nhiều video âm nhạc diễn giải các hình ảnh và cảnh tượng từ lời nhạc, trong khi các video khác có phương pháp theo chủ đề hơn. Các video âm nhạc khác có thể được làm mà không có bối cảnh, được ghi hình từ màn trình diễn trực tiếp của bài hát. | {
"split": 0,
"title": "Video âm nhạc",
"token_count": 327
} |
22,389 | Title: Video âm nhạc
Sau thời gian bùng nổ các kênh truyền hình âm nhạc như MTV hoặc VH1 vào thập niên 1980, các video âm nhạc cũng trở nên đa dạng và được phổ biến rộng rãi hơn. Một số nghệ sĩ mạnh dạn bỏ ra kinh phí lớn để thực hiện các video âm nhạc quảng bá gây được tiếng vang, nổi bật có Michael Jackson cùng "Thriller" với 800.000 đô-la Mỹ (1983) và "Scream" (1995) với 7 triệu đô-la Mỹ. Số khác lại tìm được nguồn khán giả lớn từ khi mạng toàn cầu xuất hiện vào thập niên 2000, với các hệ thống trình chiếu và thương mại như YouTube, Google Videos, Yahoo! Video, Facebook, MySpace, Vevo và Cửa hàng iTunes, giúp các video âm nhạc được tiếp cận tốt hơn và mở ra một vài thể loại video tân thời khác như "Video lời nhạc" hay "Video không chính thức". Nhờ sự phát triển rộng rãi của video âm nhạc trong ngành công nghiệp, chúng được chú trọng hơn trong khâu quảng bá và được nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tính vào cơ sở cấu trúc xếp hạng đĩa nhạc dưới dạng số liệu truyền dữ liệu hàng tuần, đơn cử như "Billboard" Hot 100 Hoa Kỳ. | {
"split": 1,
"title": "Video âm nhạc",
"token_count": 255
} |
22,390 | Title: Video UFO Lầu Năm Góc
Các video UFO Lầu Năm Góc là những thước quay chọn lọc của màn hình hiển thị thiết bị buồng lái của các máy bay tiêm kích thuộc Hải quân Hoa Kỳ từ tàu sân bay USS "Nimitz" và USS "Theodore Roosevelt" năm 2004, 2014 và 2015. Ba video này, được cho là ghi nhận chính thức của UFO, là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong truyền thông năm 2017, và sau này được giải mật bởi Lầu Năm Góc năm 2020. Sự nổi tiếng của những video này đã dẫn đến nhiều lời giải thích được đưa ra, bao gồm drone hay máy bay không xác định, lỗi trong việc đọc thiết bị, hiện tượng quan sát vật lý (như thị sai), lỗi trong việc quan sát và cảm quan của con người, và thiết bị bay ngoài hành tinh.
Bối cảnh.
Năm 2004, phi công và thiết bị cảm biến của tiêm kích F/A-18 Super Hornet thuộc Lực lượng Tấn công Hàng không Mẫu hạm USS "Nimitz" báo cáo ghi nhận vật thể trên không không rõ. Theo phi công Hải quân David Fravor, một người vận hành radar trên tàu USS Princeton nói anh điều tra tín hiệu radar của một mục tiêu ở độ cao và di chuyển rất nhanh xuống biển rồi dừng lại ở khoảng . Fravor nói người vận hành radar bảo rằng anh ta cũng đã ghi nhận những tín hiệu tương tự trong vòng hai tuần. Năm 2014–2015, phi công tiêm kích thuộc lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm ghi nhận cảm biến phát hiện vật thể trên không không xác định. Những phát hiện này, cùng với quan sát của phi công, sau được truyền thông đại chúng phổ biến. Một số những phi công có liên quan đã tham gia phỏng vấn về trải nghiệm của mình. | {
"split": 0,
"title": "Video UFO Lầu Năm Góc",
"token_count": 387
} |
22,391 | Title: Video UFO Lầu Năm Góc
Ba video được tạo thành, với tên gọi "GIMBAL.wmv," "GOFAST.wmv," và "FLIR.mp4", nhằm cho thấy những lần phi cơ của "Nimitz" và "Theodore Roosevelt" đụng độ với vật thể bay rất nhanh và có hình dáng kỳ lạ, trở thành đề tài cho những "suy đoán nồng nhiệt bởi điều tra viên UFO". Những câu chuyện đăng tải bởi tờ "New York Times" về các video này đã bị phê phán bởi giáo sư báo chí Keith Kloor là "một câu chuyện cuốn hút có vẻ được truyền tải bởi trần thuật ít nguồn và bị bóp méo". Theo Kloor, "Những lời giải thích tầm thường, khả dĩ nhất lại ít được chú ý. Thay vào đó tâm điểm hầu hết là những hình ảnh kỳ quặc, huyền bí, thể hiện tinh thần của từ "UFO" trong tiêu đề".
Các video, quay dữ liệu hiển thị trong buồng lái và ảnh hồng ngoại, được cung cấp cho giới báo chí bởi Luis Elizondo, một cựu nhân viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ làm việc với công ty "To the Stars" về những vấn đề liên quan đến UFO. Tháng 4 năm 2020, những video này được giải mật và công bố bởi Lầu Năm Góc. Một phát ngôn viên cho Lầu Năm Góc xác nhận rằng những video đó là do phi công hải quân quay và là "một phần của việc các vật thể trên không không xác định phát hiện trong những chuyến bay diễn tập ngày càng tăng trong những năm gần đây".
Hải quân Hoa Kỳ thừa nhận rằng các phiên điều trần quốc hội bởi các phi công và sĩ quan tình báo hải quân cấp cao trước các nghị sĩ Quốc hội đã diễn ra nhằm trả lời những câu hỏi liên quan.
Giải thích. | {
"split": 1,
"title": "Video UFO Lầu Năm Góc",
"token_count": 391
} |
22,392 | Title: Video UFO Lầu Năm Góc
Tính đến năm 2020, những hiện tượng trên không ghi nhận bởi "Nimitz" và "Roosevelt" được phân loại bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là "không xác định". Sự chú ý của giới truyền thông đã dấy lên nhiều giả thuyết và phỏng đoán của các cá nhân và tổ chức về sự thật đằng sau các sự kiện này, bao gồm những ngành giả khoa học như là UFO học. Về những lời giải thích đó, tác giả Matthew Gault nói rằng những sự kiện này "phản chiếu hình mẫu đã lặp lại cả chục lần trước đó. Một người nhìn thấy thứ gì đó lạ trên trời... và mọi người đưa ra một kết luận vô lý".
Những lời giải thích đơn giản hơn bao gồm trục trặc/bất thường/lỗi trong thiết bị và phần mềm, ảo giác của con người (ví dụ như thị sai) hay lỗi quan sát, máy bay thông dụng (như máy bay chở khách) hay thiết bị bay (như một khinh khí cầu thời tiết). Tác giả khoa học Mick West khẳng định những vật thể trong các đoạn phim "nhiều khả năng...là một vật di chuyển tương đối chậm như một con chim hay một bóng bay", và "chiếc phi cơ quay nó bay rất nhanh, tạo thành ảo giác về một vật thể di chuyển nhanh so với đại dương". West nói rằng video GIMBAL có thể được giải thích là thước phim của một máy bay ở xa với sự quay là do ánh chói từ camera IR quay.
Sau phiên điều trần Quốc hội, để khuyến khích phi công tiếp tục phát hiện những bất thường "đã liên tục diễn ra từ 2014", Hải quân Hoa Kỳ thông báo đã cập nhật quy trình chính thức cho phi công báo cáo về những quan sát vật thể lạ trên không. Nói về hướng dẫn mới này, người phát ngôn cho phó Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Hoa Kỳ nói, "Mục đích của thông điệp gửi tới hạm đội là cung cấp hướng dẫn mới về thủ tục báo cáo những hành vi nghi là xâm nhập không phận của chúng ta". Phát ngôn viên cũng nói một nguyên nhân khả dĩ cho số vụ xâm nhập tăng cao có thể là do các hệ thống trên không không người lái như là quadcopter ngày càng phổ biến. | {
"split": 2,
"title": "Video UFO Lầu Năm Góc",
"token_count": 481
} |
22,393 | Title: Video UFO Lầu Năm Góc
Chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban Tình báo Thượng viện, Marco Rubio, nói rằng ông e sợ những UFO trong các video có thể là công nghệ của Trung Quốc hay Nga.
Năm 2020, Đô đốc về hưu Gary Roughead, người từng chỉ huy cả Hạm đội Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trước khi giữ chức Tham mưu trưởng Hải Quân từ năm 2007 đến năm 2011, nói rằng vào thời ông, "hầu hết đánh giá đều không đưa ra kết luận rõ ràng" thứ gì xuất hiện trong những video đó. | {
"split": 3,
"title": "Video UFO Lầu Năm Góc",
"token_count": 121
} |
22,394 | Title: VideoSport MK2
VideoSport MK2 là một hệ máy chơi trò chơi điện tử tại gia chuyên dụng do hãng Henry's, nhà bán lẻ truyền hình và thiết bị Hi-fi của Anh sản xuất, bắt đầu chào bán ra thị trường từ năm 1974 hoặc đầu năm 1975 cho đến năm 1977. Khách hàng có thể mua hệ máy chơi game này tại các cửa hàng hoặc chuyển giao qua đường bưu điện. Giá gốc là 34,72 bảng Anh; nó giảm xuống còn 29,50 bảng vào tháng 5 năm 1976 và xuống 20,20 bảng sau này vào năm 1976 hoặc đầu năm 1977. Đến tháng 5 năm 1976, nhà sản xuất đã bán được hơn 10.000 chiếc VideoSport MK2.
Đây là một trong những máy chơi trò chơi điện tử đầu tiên của châu Âu.
Phần cứng.
Hệ máy và tay cầm.
Hệ máy chơi game này có phần thân chính giữa chỉ có một công tắc nguồn và một núm xoay để chọn chơi một trong ba tựa game: "Football", "Tennis/Pong" và "Hole-in-the-wall". Có hai tay cầm kèm theo dây cáp kết nối với máy chơi game, mỗi tay cầm có hai nút nhấn (để di chuyển dọc và ngang) và một nút nữa (để giao bóng và phát bóng vào khung thành). Có hai biến thể của hệ máy này, VideoSport MK2 bản gốc có chữ vàng và VideoSport MK2 về sau không có chữ vàng, có vẻ như nhằm làm giảm bớt chi phí sản xuất. VideoSport MK2 chủ yếu được hãng cho lắp ráp bằng tay và màu sắc của các nút ấn phụ thuộc vào những bộ phận được mua "nhanh chóng".
Thông số kỹ thuật.
Bên trong chiếc máy chơi game này, chỉ có hai mạch tích hợp kiểu TTL, mỗi mạch chứa bốn cổng NAND. Mạch còn lại chỉ bao gồm các linh kiện rời rạc. Nguồn điện chỉ được cung cấp duy nhất thông qua dòng điện chính. | {
"split": 0,
"title": "VideoSport MK2",
"token_count": 408
} |
22,395 | Title: Vidhan Parishad
Vidhan Parishad còn được gọi Hội đồng Lập pháp là thượng viện của lập pháp bang trong các tiểu bang khác nhau của Ấn Độ. Tính đến năm 2014 có tổng số 7/29 tiểu bang có Hội đồng lập pháp: Andhra Pradesh, Bihar, Karnataka, Maharashtra, Telangana, và Uttar Pradesh. Chính phủ Liên bang Ấn Độ đã giải thể Hội đồng Lập pháp bang Assam ngày 28 tháng 11 năm 2013. Trong năm 2010 Quốc hội Ấn Độ thông qua đạo luật thành lập Vidhan Parishad tại Tamil Nadu, nhưng đạo luật không được thi hành do vấp phải sự phản đối của chính quyền bang. Tương tự bang Rajasthan đề nghị thành lập Vidhan Parishad Quốc hội không phê chuẩn.
Thành viên.
Vidhan Parishad là cơ quan thường trực và không bị giải thể. Mỗi đại biểu của Hội đồng có nhiệm kỳ 6 năm với điều kiện 1/3 số đại biểu được bầu so le 2 năm. Sự sắp xếp song song với Rajya Sabha.
Điều kiện trở thành đại biểu Vidhan Parishad:
Số ghế trong Hội đồng không thể tối đa gấp 1/3 lần so với Nghị viện và tối thiểu 40 ghế (trừ Jammu và Kashmir có số ghế 36 do Quốc hội quy định).
Đại biểu được bầu theo hình thức: | {
"split": 0,
"title": "Vidhan Parishad",
"token_count": 269
} |
22,396 | Title: Vidisha
Vidisha là một thành phố và khu đô thị của quận Vidisha thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ.
Địa lý.
Vidisha có vị trí Nó có độ cao trung bình là 424 mét (1391 feet).
Nhân khẩu.
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Vidisha có dân số 125.457 người. Phái nam chiếm 53% tổng số dân và phái nữ chiếm 47%. Vidisha có tỷ lệ 70% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 77%, và tỷ lệ cho phái nữ là 62%. Tại Vidisha, 15% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. | {
"split": 0,
"title": "Vidisha",
"token_count": 148
} |
22,397 | Title: Vietnam Championship Series mùa xuân 2019
Vietnam Championship Series mùa xuân 2019, tên tiếng Việt thường gọi là "Giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam mùa xuân 2019", là giải đấu Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp dành riêng cho các đội Việt Nam diễn ra từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 13 tháng 4 năm 2019.
Thông tin giải đấu.
Giải Vietnam Championship Series mùa xuân 2019 diễn ra từ ngày 17/1 đến ngày 13/4 tại GG stadiums bao gồm 56 trận vòng bảng diễn ra theo thể thức Bo3 và 3 trận loại trực tiếp theo thể thức Bo5. Đội vô địch sẽ giành suất tham dự Mid Season Invitational 2019 được tổ chức ở Việt Nam và Đài Loan. Quán quân và Á quân của giải đấu sẽ liên minh cùng với quán quân và á quân của LMS mùa xuân 2019 đối đầu với 4 đại diện mỗi khu vực từ LPL và LCK trong Rift Rival 2019.
Vòng bảng.
Vòng bảng của Vietnam Championship Series mùa xuân 2018 diễn ra trong vòng 7 tuần từ ngày 17 tháng 1 năm 2019 đến ngày 24 tháng 3 năm 2019 trong đó có 1 tuần nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.
4 đội đứng đầu vòng bảng là Phong Vũ Buffalo, Sky Gaming Daklak, EVOS Esports và Friends Forever tiếp tục thi đấu ở vòng loại trực tiếp.
Giải thưởng.
Giải thưởng tập thể.
Đội vô địch: Phong Vũ Buffalo, nhận giải thưởng 400.000.000 VNĐ và một suất đại diện VCS tham gia MSI 2019 và Rift Rival 2019
Đội á quân: EVOS Esports, nhận giải thưởng 200.000.000 VNĐ và đại diện VCS tham gia Rift Rival 2019.
Đội hạng 3: Sky Gaming Daklak, nhận giải thưởng 150.000.000 VNĐ và đại diện VCS tham gia Rift Rival 2019.
Các đội từ hạng 4 - 8 nhận phần thưởng tương ứng với vị trí trên bảng xếp hạng.
Giải thưởng cá nhân.
Tuyển thủ xuất sắc nhất mùa giải - Clear Man of Regular Season: PVB Zeros - 10.000.000 VNĐ
Tân binh xuất sắc nhất - Clear Rookie of the Split: EVOS Dia1 - 5.000.000 VNĐ
Tuyển thủ xuất sắc nhất trận chung kết - Clear Man of Grand Final: PVB BigKoro - 10.000.000 VNĐ
Đội hình của mùa giải.
Đường trên: PVB Zeros
Đi rừng: EVS Yijin
Đường giữa: SGD Optimus
Xạ thủ: SGD Slayder
Hỗ trợ: PVB Palette | {
"split": 0,
"title": "Vietnam Championship Series mùa xuân 2019",
"token_count": 510
} |
22,398 | Title: Vietnam Championship Series mùa xuân 2019
Tổng giá trị giải thưởng là 1.200.000.000 VNĐ ("Một tỷ hai trăm triệu đồng)"
Truyền thông và tài trợ.
Truyền thông.
Vietnam Championship Series được ghi hình và phát sóng trực tiếp bởi Vietnam Esports TV trên Garena Live và kênh Youtube của Vietnam Esports TV. Các trận thi đấu vòng bảng diễn ra từ thứ 5 đến chủ nhật hàng tuân (Trừ tuần 4 và 5). Một ngày diễn ra hai cặp trận, trận đấu thứ nhất bắt đầu lúc 16h00 và trận đấu thứ hai bắt đầu lúc 19h00 (giờ Hà Nội).
Các bình luận viên và MC sân khấu:.
- Hoàng Luân (Bình luận viên đọc giao tranh)
- Đức Mạnh (Bình luận viên đọc giao tranh)
- Minh Tân (Cộng tác viên BLV hỗ trợ bình luận giao tranh)
- Hữu Trung (Cộng tác viên BLV hỗ trợ bình luận giao tranh)
- Mạnh An (Bình luận viên phân tích trận đấu)
- Mạnh Linh (Cộng tác viên BLV hỗ trợ bình luận giao tranh)
- Lê Khôi (Bình luận viên đọc giao tranh - Phỏng vấn)
- Minh Nghi (Dẫn chương trình – Phỏng vấn)
Tài trợ.
Vietnam Championship Series mùa xuân 2019 được tài trợ bởi nhãn hàng dầu gội ClearMen của Tập đoàn Unilever.
Chế độ đãi ngộ tuyển thủ..
Mỗi đội sẽ nhận mức lương hỗ trợ tăng từ 4 triệu lên 5 triệu đồng / thành viên (tổng là 7 VĐV + 1 HLV + 1 quản lí đội). Tổng chi phí hỗ trợ cho mỗi đội trong mùa giải này sẽ là 135 triệu VNĐ / đội.
Các đội tuyển có trụ sở nằm ngoài Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được BTC giải đấu hỗ trợ chi phí di chuyển trong suốt quá trình diễn ra giải đấu. | {
"split": 1,
"title": "Vietnam Championship Series mùa xuân 2019",
"token_count": 395
} |
22,399 | Title: Vignole Borbera
Vignole Borbera là một đô thị ở tỉnh Alessandria trong vùng Piedmont của Italia, có vị trí cách khoảng 100 km về phía đông nam của Torino và khoảng 30 km về phía đông nam của Alessandria. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.154 người và diện tích là 8,5 km².
Đô thị Vignole Borbera có các "frazioni" (các đơn vị cấp dưới, chủ yếu là các làng) Variano Inferiore, Variano Superiore and Precipiano.
Vignole Borbera giáp các đô thị: Arquata Scrivia, Borghetto di Borbera, Grondona, Serravalle Scrivia, và Stazzano. | {
"split": 0,
"title": "Vignole Borbera",
"token_count": 162
} |
Subsets and Splits