source
stringlengths 12
19.4k
| summary
stringlengths 12
2.82k
|
---|---|
Ngực có cấu tạo từ các mô mỡ. Thực hiện kế hoạch giảm cân tổng thể sẽ giúp làm giảm các mô mỡ trong cơ thể, giúp ngực trở nên nhỏ hơn. Nhiều phụ nữ nhận thấy mỡ trong cơ thể họ giảm ở ngực đầu tiên. Luyện tập tim mạch. Các bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc tập trên máy chạy bộ đều hỗ trợ chuyển hóa và đốt mỡ rất tốt. Nhảy, bơi và kickboxing cũng là những ý tưởng hay. Nếu bạn thấy thoải mái thì có thể chạy bộ hoặc chạy chậm. Hãy làm những việc mà khiến nhịp tim đập nhanh hơn và bạn thì được vận động. Cố gắng tập ít nhất 45 phút, 5 tới 6 buổi một tuần. Đảm bảo mặc áo ngực vừa vặn khi tập tim mạch để bảo vệ ngực. Nếu bạn đang thường xuyên tập thể dục và ăn kiêng nhưng ngực không nhỏ đi, có thể bạn có mô bào đặc thay vì mô mỡ. Mô bào đặc không thể bị đốt cháy thông qua chế độ ăn và luyện tập. Để hỗ trợ giảm cân và đốt mỡ, hãy ăn uống sao cho lành mạnh. Những thực phẩm tốt cho quá trình đốt mỡ là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, hoa quả và rau, và uống nhiều nước. Đừng ăn kiêng khắt khe. Giảm lượng calo nạp vào quá mức có thể làm chậm quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực của bạn. Hãy tiêu thụ ít nhất 1200 calo một ngày, và nhớ là phải nạp thêm năng lượng sau khi tập thể dục. Bổ sung thêm những bài tập luyện cơ sẽ giúp cơ ngực săn chắc hơn. Những bài tập này sẽ không đốt mỡ ở ngực ngay lập tức, nhưng khi kết hợp với luyện tim mạch và ăn uống lành mạnh, chúng sẽ giúp bạn cải thiện phần ngực. Hãy thử các bài tập sau: chống đẩy, đẩy tạ, đẩy xà kép, ép ngực trong, đẩy ngực và tập cơ vai. Tăng cường sức mạnh cho cơ ngực, lưng và vai có thể giúp ích cho bạn nếu bạn bị đau lưng trên, đau cổ, căng vai hoặc có dáng xấu do ngực lớn. Những bài tập này nên được thực hiện 2 tới 3 lần một tuần. Bắt đầu từ 8 tới 10 lượt và tăng dần. Để làm săn chắc ngực, bạn nên dùng tạ nhẹ và làm nhiều lượt hơn. Nếu bạn dùng tạ nặng mà đẩy ít lượt, cơ bắp sẽ bị to ra. Bó ngực sẽ có ích nếu bạn muốn hạn chế tình trạng ngực xê dịch khi bạn cử động, hoặc khi bạn muốn ăn mặc như đàn ông, hoặc đơn giản là bạn muốn làm cho ngực phẳng ra. Áo nịt ngực sẽ làm phẳng ngực bạn một cách an toàn và có thể mua được ở các cửa hàng trên mạng hoặc các shop bán lẻ khác. Không dùng băng co giãn hoặc băng dính để bó ngực. Chúng có thể gây ra tác hại, ví dụ như gãy xương sườn và tích tụ dịch trong cơ thể. Luôn mặc áo bó giấu ngực có kích cỡ vừa vặn. Không mua loại quá nhỏ để cố làm cho ngực nhỏ thêm, việc này cũng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Loại phẫu thuật này sẽ loại bỏ mỡ, mô và da để làm nhỏ kích thước ngực xuống mức khách hàng cảm thấy đẹp hoặc dễ chịu. Phẫu thuật thu nhỏ ngực có thể rất đắt và là một quyết định táo bạo đối với một số người. Nếu bạn muốn được phẫu thuật thu nhỏ ngực, hãy lên kế hoạch gặp gỡ chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ. | Giảm cân. Ăn uống lành mạnh và giảm calo. Thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe. Bó ngực. Thực hiện phẫu thuật làm nhỏ ngực. |
Đừng xem thường sự xuất hiện của họ bên cạnh bạn. Nếu ai đó yêu bạn, bạn cần cố gắng để duy trì tình cảm đó. Cách tốt nhất để giữ tình cảm của người ấy là đừng bao giờ xem sự hiện diện của người ấy là điều hiển nhiên. Hãy thể hiện sự cảm kích của bạn dành cho người người ấy. Ví dụ, nói cảm ơn khi người ấy làm việc gì đó cho bạn. Hãy đảm bảo rằng tiếng “cảm ơn” là thật lòng và cụ thể. Bạn có thể nói “Cảm ơn anh đã dọn dẹp bát đĩa và pha cà phê sáng nay! Nhờ có anh mà buổi sáng của em thêm tuyệt vời! Em thật sự rất cảm kích.” Khi hai bạn đã bắt đầu mối quan hệ và tiến triển tốt thì không có nghĩa là bạn sẽ ngừng cố gắng. Mà hãy tiếp tục hẹn hò, tặng hoa cho nhau và những hành động tình cảm khác. Việc này sẽ cho người ấy biết là bạn luôn quan tâm và xem trọng mối quan hệ này. Điều quan trọng nhất là nói yêu người ấy mỗi ngày. Đừng chỉ luôn thực hiện cùng một việc. Thói quen sẽ tạo cảm giác gần gũi và thoải mái nhưng phá vỡ nó và làm những điều mới mẻ cùng nhau cũng rất quan trọng. Việc này cho người ấy thấy rằng họ có thể mong đợi điều thú vị từ mối quan hệ đó và cuộc sống của họ sẽ không bị gò bó khi ở cùng bạn. Nó cũng giúp lưu giữ khoảnh khắc thú vị lúc mới yêu. Làm những việc mạo hiểm như nhảy dù hoặc leo núi. Cùng nhau tham gia lớp khiêu vũ hoặc vẽ. Cùng học những điều mới như thiết kế nội thất mà bạn có thể áp dụng để cùng nhau xây dựng tổ ấm. Tổ chức buổi chơi game nhập vai để cùng nhau giải trí và trải nghiệm cảm giác thắng thua. | Cảm kích sự hiện diện của người ấy. Dành thời gian đáng kể cho nhau. Làm cho mọi việc trở nên thú vị. |
Hầu hết chuyên gia huấn luyện chó tin rằng tình trạng lo âu, kích động, hoặc sợ hãi cực độ thường do không huấn luyện đầy đủ gây nên. Bạn cần củng cố hành vi tích cực khi huấn luyện chó. Dạy chúng cách không căng thẳng khi đến phòng khám thú y, kích động ở công viên dành cho chó, hoặc sợ tiếng sấm sét. Bạn có thể thực hiện bằng cách đưa ra nhiệm vụ thay thế để chú cún tập trung và sau đó thưởng cho vật nuôi khi chúng hoàn thành nhiệm vụ thành công. Chú cún xem bạn là một thành viên trong bầy đàn. Nếu thú cưng thấy bạn lo lắng hoặc sợ hãi, chúng sẽ nhận thức cảm xúc tương tự. Nếu gặp phải trường hợp khó khăn, bạn không nên biểu lộ cảm xúc của mình. Hít sâu và đếm từng nhịp, sau đó thở ra từ từ và thong thả. Đây là chất dẫn truyền hóa học do chó mẹ tiết ra trong khi cho chó con bú sữa để trấn an tinh thần cho đàn con. Trên thị trường hiện nay có sản phẩm tổng hợp Pheromone xoa dịu tinh thần cho chó (DAP) được bày bán tại các cửa hàng vật nuôi. Bạn chỉ cần cắm vào tường hoặc gắn lên vòng cổ của thú cưng và quan sát thiết bị phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần cho chó. Chất này có chứa protein chiết xuất từ sữa có tác dụng an thần giống như diazepam. Loại thuốc này uống hai lần một ngày và được chứng minh là có tác dụng xoa dịu tinh thần cho chó trong khi trời có sấm sét, đi khám bác sĩ thú y, hoặc ở trong cũi. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách nào phát huy hiệu quả tốt nhất, bằng hành vi hoặc thuốc. Nếu cần, bạn có thể nhận toa thuốc tác dụng mạnh hơn. Chỉ cho thú cưng uống nếu bác sĩ thú y kê toa và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Năm loại thuốc thường dùng để khắc phục vấn đề hành vi ở loài cho bao gồm benzodiazepine (BZ), thuốc ức chế oxiđaza monoamin (MAOI), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). | Huấn luyện chó. Che lấp phản ứng của bản thân. Sử dụng bộ khuếch tán pheromone. Cho chó dùng chất bổ sung zylkene. Trao đổi với bác sĩ thú y. |
Cơ thể con người thật kỳ diệu. Cơ thể của bạn là duy nhất và cần được chăm sóc để bạn thấy tự tin với khả năng trong chuyện chăn gối của chính mình. Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, và tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và suy nghĩ tích cực về bản thân. Một số loại thuốc và rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Tránh sử dụng chúng để loại bỏ nỗi sợ kéo dài. Nếu gặp khó khăn trong việc kích thích và giữ được sự cương cứng, thì hãy nhờ đến bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo để giải quyết vấn đề này. Sự bất thường trong việc cương cứng thường góp phần gây ra việc cung ứng lưu lượng máu cho dương vật thấp. Việc ăn thức ăn tốt cho sức khỏe mạch máu và giữ chế độ tốt cho tim mạch sẽ giúp cải thiện tình hình. Bạn nên ăn uống theo chế độ gồm nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc, chất xơ, thịt nạc, và sản phẩm bơ sữa có hàm lượng mỡ thấp. Tạo áp lực quá mức lên bản thân sẽ gây bất lợi cho bạn. Nếu lo sợ là mình không thể hoàn thành và đáp ứng nhu cầu của đối phương, thì bạn cần phải điều chỉnh suy nghĩ của chính mình. Nam giới thường có xu hướng cạnh tranh nhiều điều trong cuộc sống, và điều này không phải lúc nào cũng tốt. Việc này sẽ trở thành vấn đề khi nó khiến bạn cảm thấy quá căng thẳng trong suốt quá trình quan hệ khi bạn tập trung nhiều vào việc “chiến thắng” hơn là tận hưởng sự hợp tác của nhau. Tập trung quá mức vào việc chiến thắng đối phương chứng tỏ bạn rất mong chờ mức độ thừa nhận sự hấp dẫn bên ngoài. Chuyển hướng suy nghĩ sang một số điều mà bạn đang chia sẻ khi tương tác. Điều này sẽ chuyển sự tập trung từ bản thân sang trải nghiệm và người yêu. Không nên phê bình bản thân. Giá trị của bạn không phụ thuộc vào khả năng giường chiếu. Bạn là một người có nhiều ưu điểm và năng lực. Đừng để một khía cạnh cuộc sống định nghĩa con người bạn. Liệt kê danh sách những ưu điểm của bạn, và cách chúng mang lại lợi ích cho bạn và mọi người xung quanh bạn ra sao. Thường thì sẽ gặp khó khăn để có thể hiểu được cảm giác trong bạn và chia sẻ thẳng thắn với một ai đó. Sự thất vọng sẽ xuất hiện khi bạn không biết bản thân đang cảm nhận điều gì. Bạn có thể lo ngại nói điều gì đó sai hoặc là không nói ra ý mà bạn thực sự muốn bày tỏ. Khởi đầu bằng cách viết về cảm xúc mà bạn đang có. Viết lách giúp sắp xếp suy nghĩ về nổi sợ và làm rõ cảm giác trong bạn. Bài viết không cần phải hoàn hảo. Điều quan trọng cần làm là mang cảm xúc từ trong tiềm thức đến thừa nhận, và xử lý chúng. Nếu có điều gì đó mà bạn muốn nói với đối phương, thì hãy diễn tập trước. Tưởng tượng là bản thân đang gặp gỡ đối phương và có một cuộc trò chuyện thú vị với họ. Đừng tạo sức ép để có suy nghĩ định kiến về cảm giác trong bạn. Bạn không cần phải quy cho mọi thứ một nhãn mác hoàn hảo để nó hiện hữu. Có thể là bạn sẽ cảm thấy một chút do dự, một ít lo lắng và phấn khởi, và một ít ghê sợ trong cùng một thời điểm. Điều này có thể được hiểu là bạn cảm nhận tình yêu hay sự mê đắm dành cho một ai đó. Cảm giác đó có thể khiến bạn bối rối. | Tìm hiểu sức khỏe thể chất của bạn. Xoa dịu sự mong chờ, hy vọng để cải thiện khả năng. Cải thiện vốn từ về cảm xúc. |
Con cái ghẻ (Sarcoptic) thường gây ra cơn ngứa dữ dội. Chó có thể không ngừng gãi hay gặm da cho bớt ngứa. Da chó tấy lên do gãi và cắn liên tục nên dễ dàng bị nhiễm trùng. Cảm giác ngứa có thể khó chịu đến mức chó quên cả những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống hay nghỉ ngơi. Những trường hợp ghẻ lở Sarcoptic nặng có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hay nấm, gây ra những mảng trắng, bong vẩy hình thành trên vùng da bị kích ứng, mặc dù điều này không thường xảy ra trong mọi trường hợp. Ngoài ra, chó mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát cũng thường bị sút cân, sốt, và/hoặc xuất hiện hạch bạch huyết sưng to. Bệnh ghẻ lở cục bộ do ký sinh trùng Demodectic (dân gian hay gọi là bệnh xà mâu) ít nghiêm trọng hơn, thường gây ra một hoặc hai mảng "lông thưa" hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng và không gây ngứa nghiêm trọng. Khi bệnh ghẻ Demodectic cục bộ không tự khỏi, bệnh thậm chí có thể lan rộng ra phần còn lại trên cơ thể chó, dẫn đến ghẻ lở toàn thân. Những mảng lông thưa hoặc trụi sẽ phát triển nhiều hơn trên cơ thể chó với đường kính có khi xấp xỉ 2,5 cm. Da ở những vùng này sẽ trở nên đỏ, có vảy, và/hoặc cứng. Tình trạng viêm da khiến chó gãi nhiều, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Một số bệnh viêm nhiễm thứ phát cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như trường hợp mắc cái ghẻ — sốt, sút cân, sưng hạch bạch huyết, vân vân. Một số trường hợp ghẻ cục bộ do Demodectic gây ra tình trạng viêm chân Demodectic. Tình trạng này xảy ra khi ve bét gây ghẻ lở ăn sâu hơn vào chân chó, vị trí này rất khó xử lý. Chân chó thường sẽ sưng to và tấy rát. Triệu chứng thường nặng hơn quanh gốc móng và thường đi cùng một chứng viêm nhiễm thứ phát khác. Một trong những cách để phát hiện bệnh ghẻ lở ở chó là tìm những vết cắn của ve bét trên cơ thể người nuôi. Khi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt. May mắn thay, triệu chứng này hầu như không bao giờ trở nặng. Tuy nhiên, việc phát hiện những triệu chứng này sau khi ở gần chú chó gãi không ngừng là một dấu hiệu đáng tin của bệnh ghẻ Sarcoptic. Lưu ý: chúng ta không bị ảnh hưởng bởi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Demodectic. Ngứa hoặc mất lông từng mảng cũng là triệu chứng của những bệnh lý dưới da khác như dị ứng, hội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát), tiểu đường, cường giáp trạng, và nhiễm ký sinh trùng. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sỹ thú y về tình trạng bệnh nhằm áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp. | Quan sát dấu hiệu ngứa dữ dội. Kiểm tra tình trạng rụng lông. Lưu ý với tình trạng những vùng lông thưa hoặc trụi lông lan rộng. Kiểm tra xem chân chó có bị sưng hay kích ứng không. Tìm kiếm những mảng da sưng rát, tấy đỏ trên cơ thể bạn hay những người khác trong nhà. Chú ý rằng những dấu hiệu của bệnh ghẻ lở cũng có khả năng là triệu chứng của một số bệnh (có thể nghiêm trọng) khác ở chó. |
Tình trạng thể chất có tác động đến trạng thái tinh thần và thái độ của bạn về mặt cảm xúc. Bạn nên nhìn lại thói quen hằng ngày của mình. Quyết định xem liệu điều chỉnh giấc ngủ hằng ngày, hoạt động thể chất, hoặc thói quen ăn uống có thể đem lại lợi ích cho quá trình cải thiện thái độ hay không. Tập thể dục và vận động mỗi ngày vào mỗi buổi sáng sẽ làm tiêu hao năng lượng dư thừa. Từ đó, bạn sẽ ít cáu kỉnh và dễ chịu hơn trong ngày. Tập thể dục phóng thích endorphin, đem lại cảm giác hạnh phúc và sự khỏe khoắn tổng thể. Ngoài ra, tập luyện thể thao hằng ngày sẽ giúp cải thiện khả năng tự cảm nhận ngoại hình cơ thể, dẫn đến xây dựng lòng tự trọng cao hơn. Đi bộ, chạy bộ chậm hoặc nhanh vào buổi sáng là cách tuyệt vời để tham gia hoạt động thể chất và giảm thiểu căng thẳng nói chung. Ngay cả tương tác nhỏ nhặt hoặc trần tục nhất cũng tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần của con người. Bạn nên tham gia cùng người khác trong ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện thái độ và quan điểm tinh thần của bạn. Tương tác xã hội sẽ tác động một cách tự nhiên đến quá trình phóng thích serotonin vào não bộ. Serotonin sẽ ảnh hưởng đến sự cải thiện trong tâm trạng và niềm hạnh phúc tổng quát. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể. Đối với một vài người, thiếu hụt vitamin D có thể gây kiệt sức, tiêu cực và sở hữu thái độ tinh thần không tốt. Chỉ cần “phơi” cơ thể dưới ánh mặt trời hoặc dưới đèn cực tím trong vòng 15 phút mỗi ngày cũng sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực đến trạng thái tinh thần của bạn. Sẽ khó để duy trì sự tích cực và tính khí vui vẻ nếu bạn không ăn uống đầy đủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có thói quen ăn uống lành mạnh thường sẽ nhận thấy sự cải thiện trong thái độ tinh thần của họ. Ngược lại, người ăn uống không lành mạnh thường dễ tức giận, khó gần và dễ cáu hơn. Bạn nên cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn để quan sát xem liệu nó có tác động đến thái độ về mặt tinh thần hoặc cảm xúc của bạn hay không. Bạn nên nhớ dùng nhiều loại thức ăn đa dạng từ các nhóm thực phẩm thích hợp trong chế độ dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, rau củ quả, thực phẩm chế biết từ sữa và lúa mì. B-12, có trong nhiều loại thịt đỏ và rau lá xanh, đã được chứng minh có liên hệ tích cực đến niềm hạnh phúc và sức khỏe tinh thần nói chung. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng dành thời gian với động vật sẽ giảm thiểu mức độ căng thẳng. Phương pháp này sẽ cải thiện trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn. Ngay cả tương tác với động vật trong thời gian ngắn cũng sẽ cải thiện thái độ của bạn. Căng thẳng có thể phát triển trong ngày, tác động tiêu cực đến thái độ tinh thần của bạn với thế giới xung quanh. Vì vậy, thiền hoặc luyện tập cách thư giãn vào mỗi buổi tối sẽ giúp ích cho bạn. Ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến trạng thái tinh thần và quan điểm về mặt cảm xúc. Bạn nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày và theo sát nó. Hầu hết mọi nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng người trưởng thành trung bình nên ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện tích cực trong thái độ của mình nếu bạn duy trì thói quen ngủ ổn định và lành mạnh mỗi đêm. | Đánh giá trạng thái thể chất hiện tại của bản thân. Tập thể dục mỗi sáng. Tăng cường tương tác xã hội. Phơi nắng nhiều hơn. Cải thiện thói quen ăn uống. Dành nhiều thời gian với động vật. Thiền hoặc thực hiện kỹ thuật thư giãn. Ngủ đủ giấc như quy định. |
Không có gì khiến một chàng trai cảm thấy đặc biệt hơn là người yêu thể hiện con người thật trước mặt họ, những điều mà bạn thường không thể hiện với người khác. Hãy cứ ngốc nghếch, lạ lùng, hay hoang dại — bất cứ điều gì thuộc về bản chất của bạn! Điều này cho thấy bạn thoải mái khi được ở bên anh ấy, và cũng khiến anh ấy hạ “lá chắn” xuống một chút. Thời điểm cũng quan trọng. Bạn chỉ nên hạ tấm khiên phòng thủ khi đã chắc chắn hai người thích nhau, đừng ngay lập tức thể hiện mọi thói quen kỳ quái của mình, nó có thể gây bối rối cho đối phương. Thay vào đó, hãy thể hiện bản thân từ từ để hai bên đều có cơ hội làm quen với con người thật của nhau. Nghe hơi ngược đời, nhưng nếu bạn tin tưởng vào bản thân thì chàng trai của bạn càng thấy bản thân anh ấy có giá trị. Đừng tạo áp lực hay lo lắng việc phải khiến chàng cảm thấy đặc biệt. Thay vào đó, hãy thư giãn và bình thường thôi. Hãy thân thiện và thành thật tỏ ra hứng thú với những điều anh ấy nói, nhưng đừng gượng ép bản thân phải cười với câu đùa mà bạn không thấy thú vị. Cứ giữ kết nối bằng ánh mắt khi nói chuyện, cười nếu anh ấy làm bạn vui. Những cử chỉ đơn giản này thể hiện bạn tự tin ở bên và yêu thương anh ấy. Mặt khác, những cử chỉ như tránh né ánh mắt, nhìn xuống chân, hay nghe từng câu từng chữ anh ấy nói một cách lo lắng sẽ gây phản tác dụng. Nam giới đôi khi không giỏi đọc cảm xúc người khác, nên nếu bạn tỏ ra lo lắng, e dè hoặc im lặng, anh ấy sẽ nghĩ bản thân đã làm gì sai. Nam giới thường bị áp lực về hình tượng mạnh mẽ, tự tin, do đó nếu bạn có thể đỡ phần nào gánh nặng này thì anh ấy sẽ cảm kích. Ví như có ai không tôn trọng anh ấy nơi công cộng, bạn không cần phải nhu mì đứng sang một bên để anh ấy tự xử lý đâu. Cứ tự tin đứng lên bảo vệ anh ấy bằng lời nói và hành động. Điều này sẽ khiến chàng nghĩ bạn sẵn sàng phá bỏ vùng an toàn mà bảo vệ anh ấy, rằng bạn quan tâm anh tới chừng nào. Nam giới không có nhiều cơ hội để thể hiện nỗi lo hay suy nghĩ của họ. Họ vốn được dạy rằng thể hiện nỗi bất an (như sợ hãi, khóc lóc...) là yếu đuối. Bạn biết điều đó, và hãy cho anh ấy biết bạn sẽ luôn ở bên họ. Trao cho họ một bàn tay hay đôi vai để nương tựa khi cuộc sống không ổn sẽ khiến anh ấy thấy bản thân họ trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Vài chàng trai sẽ khó bộc lộ ngay những lo âu và sợ hãi của họ, vì vậy bạn đừng cảm thấy mình vô dụng khi anh ấy tỏ ra mọi sự vẫn ổn nhưng rõ ràng là có điều không ổn. Hãy đề nghị giúp đỡ (dù bị từ chối), thể hiện rằng bạn quan tâm và luôn sẵn lòng giúp đỡ. Thế nên hãy trong tư thế sẵn sàng khi anh ấy “chịu” nhờ vả bạn nhé. | Hãy là chính mình. Hãy tự tin. Bảo vệ anh ấy. Ủng hộ khi anh ấy tuột dốc. |
Trong phương pháp này, chúng ta sẽ thử lấy phần giấy bị kẹt ra bằng tay và nhiều dụng cụ khác, vì thế hãy chuẩn bị nhanh nhằm đảm bảo an toàn cho bạn khi xử lý chỗ kẹt. Việc máy hủy tài liệu vô tình bật lên trong khi bạn đang cho tay hoặc dụng cụ vào trong là điều không mong muốn. Hầu hết các máy hủy tài liệu ngày nay có hai phần: thùng rác và bộ phận máy bên trên làm nhiệm vụ nghiền giấy. Nếu có thể tháo phần máy nghiền ra, bạn sẽ dễ xem xét cả hai phía của khe giấy để xử lý chỗ kẹt hơn. Thông thường, phần máy hủy có thể được nhấc lên khỏi thùng giấy; những model máy hủy tài liệu cao cấp hơn sẽ có cơ chế khóa đơn giản. Nếu có thể, bạn hãy đặt bộ phận hủy giấy lên trên một tờ báo lớn (hoặc tại vị trí mà sự lộn xộn sẽ không thành vấn đề) trước khi bắt đầu xử lý. Nhíp sẽ giúp bạn kẹp chặt và kéo giấy bị kẹt trong khe cắm giấy khá hẹp ra. Nhưng bạn cũng có thể dùng tay miễn là bạn chắc chắn rằng máy hủy tài liệu đã được rút điện. Kéo giấy ra từ phía trên và phía dưới máy nghiền. Thoạt nhìn qua thì khó mà xác định chính xác bộ phận nghiền bị kẹt như thế nào, tốt nhất là bạn nên xử lý từ cả hai phía. Khi giấy bị kẹt, các dây giấy có thể quấn quanh trục lăn hình trụ bên trong máy và gây khó khăn cho việc xử lý. Hãy luồn dao (hoặc lưỡi kéo) bén qua nhúm giấy và cắt những dây giấy cuộn tròn để giúp máy hủy vận hành dễ hơn. Nếu bạn có thể nhìn thấy tập giấy dày hoặc các miếng nhựa nhỏ kẹt trong lưỡi dao (tình trạng này thường dễ thấy nhất nếu bạn quan sát từ bên dưới máy), hãy sử dụng những dụng cụ bằng kim loại để bẩy lưỡi dao lên và loại bỏ vật cản. Bạn cần giật hoặc cạy mạnh để lấy những vật cản cứng đầu ra khỏi máy (nhưng đừng quá bạo lực). Lưu ý: khi sử dụng những dụng cụ này để lấy vật cản, điều quan trọng nhất là không làm hỏng lưỡi dao của máy hủy vì như vậy bạn sẽ phải tốn tiền sửa chữa trong tương lai. Những dụng cụ này đặc biệt hữu dụng trong việc loại bỏ những mẩu nhựa cứng bị kẹt trong máy hủy nếu bạn cho những thứ như đĩa CD, thẻ ATM các loại, vân vân, vào máy. Nghe có vẻ khó tin, nhưng đôi khi việc cho thêm nhiều giấy vào thực sự có thể giúp máy hủy tài liệu hết kẹt. Với mẹo này, hãy tìm một tấm giấy cứng (như giấy bìa đựng hồ sơ hoặc giấy hộp ngũ cốc) mà bạn không còn dùng đến. Cho giấy cứng trực tiếp vào giữa khe khi máy hủy đang chạy. Ấn mạnh vào để giúp đẩy giấy bị kẹt ra. Nếu không thành công, bạn hãy dừng lại và thử cách khác để tránh làm tình trạng ùn tắc trầm trọng hơn. Đôi khi tình trạng kẹt nghiêm trọng xảy ra do lưỡi dao của máy hủy không được bôi trơn. Để khắc phục tình trạng này, hãy sử dụng dầu bôi trơn máy hủy (có bán trên mạng và hầu hết các cửa hàng văn phòng phẩm với giá khá rẻ - khoảng 230000 đồng/chai). Bạn có thể thay thế bằng dầu ăn nhưng không nên sử dụng dầu bôi trơn có chứa aerosol (chẳng hạn như chai xịt bôi trơn và chống rỉ sét WD-40) vì những loại sản phẩm này có thể làm hỏng động cơ bên trong của máy hủy. Để sử dụng dầu bôi trơn máy hủy, bạn nhỏ vài giọt dung dịch vào những vị trí kẹt nghiêm trọng. Để dầu thấm trong khoảng nửa tiếng, sau đó chạy máy hủy ở chế độ chuyển tiếp lần nữa. Sau khi dầu thấm vào, giấy sẽ trở nên mềm và bôi trơn lưỡi dao tốt hơn khi nghiền. Nếu bạn đã xử lý phần lớn chỗ kẹt nhưng giấy vẫn còn lại trong máy hủy, hãy thử cho máy chạy ngược. Thường thì khi máy "chạy lùi", bạn sẽ lấy giấy ra dễ dàng hơn. Giấy phải đi qua máy hủy một cách dễ dàng. Sau khi xử lý xong, bạn có thể tiếp tục sử dụng máy! | Rút điện máy hủy tài liệu cho an toàn. Tháo bộ phận "nghiền giấy" phía trên cùng ra nếu có thể. Dùng nhíp kéo những mảnh giấy ra khỏi lưỡi dao. Dùng dao cắt những mẩu giấy bị cuộn tròn rồi kéo ra. Dùng tua vít hoặc kìm để lấy những mẩu giấy hoặc nhựa ra. Tiếp tục cho giấy trơn dày vào máy hủy khi kẹt. Sử dụng dầu bôi trơn máy hủy với những trường hợp kẹt nghiêm trọng. Chạy máy hủy ở chế độ đảo ngược một lần sau khi bạn đã lấy gần hết giấy bị kẹt ra. Kiểm tra xem máy đã hết kẹt chưa bằng cách nghiền thử một tờ giấy. |
Nhiều người trong chúng ta dùng thuật ngữ "hoang tưởng" khá tùy tiện. Thực ra chứng hoang tưởng trong tâm lý học bao gồm những cảm giác hành hạ dai dẳng và cường điệu về tầm quan trọng của bản thân. Khác với sự nghi ngờ bình thường, chứng hoang tưởng không dựa trên cơ sở hợp lý nào. Nhiều bệnh lý y khoa hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây hoang tưởng nhưng không phổ biến. Bạn không thể và không nên cố chẩn đoán cho mình. Nếu có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chỉ có chuyên gia y khoa mới có thể chẩn đoán được các bệnh lý tâm thần. Chứng PPD tác động lên 0,5% đến 2,5% dân số. Những người PPD có cảm giác nghi ngờ người khác đến mức gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày của chính họ, chẳng hạn như cực kỳ cô lập với xã hội. Các triệu chứng bao gồm: Nghi ngờ người khác mà không dựa trên cơ sở nào, nhất là cho rằng mình có thể bị người đó làm hại, lợi dụng hoặc lừa gạt Nghi ngờ độ tin cậy của người khác, ngay cả đối với bạn bè và gia đình Khó tin tưởng hoặc khó làm việc chung với người khác Diễn giải những sự kiện hoặc những lời bình luận vô hại thành ẩn ý hoặc đe dọa Mang trong lòng sự ác cảm Xa lánh hoặc thù ghét xã hội Có các phản ứng giận dữ đột ngột Người mắc chứng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng thường tin rằng có người đang truy hại họ hoặc những người thân của họ. Họ cũng có thể cho rằng mình vô cùng quan trọng (chứng hoang tưởng tự đại). Chỉ có khoảng 1% dân số mắc chứng tâm thần phân liệt. Các dấu hiệu thường gặp khác của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng gồm có: Cô lập hoặc xa lánh xã hội Nghi ngờ những người khác Có hành vi cảnh giác hoặc dè chừng Có tính ghen tỵ ảo giác Có ảo giác về âm thanh (“nghe thấy các sự việc”) Rối loạn ảo giác là sự tin tưởng vào một hoặc nhiều ý nghĩ hoang tưởng đặc biệt (chẳng hạn, “FBI đang ở trong ti vi và theo dõi nhất cử nhất động của mình”). Nó được xác định cụ thể và không nhất thiết bao trùm mọi phương diện, đồng thời người bệnh vẫn có năng lực bình thường mà không có hành vi kỳ lạ nào. Chứng rối loạn này cực kỳ hiếm; chỉ có khoảng 0,02% dân số mắc chứng rối loạn ảo giác. Các triệu chứng thông thường của chứng rối loạn ảo giác bao gồm: Có mức độ tự tham chiếu cao, nghĩa là người bệnh liên hệ đến bản thân họ trong mọi việc, ngay cả khi đó không thể là sự thực (ví dụ như họ tin rằng diễn viên trong phim đang nói chuyện trực tiếp với họ). Bứt rứt Phiền muộn Hung hăng Chứng hoang tưởng có thể đi kèm với PTSD, một bệnh lý tâm thần phát sinh sau khi người bệnh trải qua một biến cố sang chấn. Các trải nghiệm sang chấn thậm chí có thể gây ảo giác và cả hoang tưởng. Nếu từng trải qua sang chấn trong quá khứ như bị bạo hành, bạn có thể phát sinh ý nghĩ gọi là “hoang tưởng bị hại”, hoặc tin rằng những người khác đang có ý định làm hại bạn. Lòng tin này khiến bạn nghi ngờ những người khác hoặc lo lắng bị hại, ngay cả trong các tình huống mà hầu như không ai thấy đáng nghi ngờ hoặc nguy hiểm. Khác với hầu hết các thể hoang tưởng khác, kiểu lo sợ này có cơ sở dựa trên những phản ứng với sang chấn. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm xử lý trường hợp sang chấn có thể giúp bạn vượt qua PTSD và thể hoang tưởng này. Phương pháp điều trị PTSD phổ biến nhất là liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT), trong đó tập trung vào việc học cách nhận biết sang chấn đó tác động lên suy nghĩ và hành vi của bạn như thế nào. Bạn có thể thực hành các lối suy nghĩ mới về bản thân và thế giới, và nhờ đó bạn có thể giảm các triệu chứng bệnh. Các phương pháp điều trị khác bao gồm liệu pháp tiếp xúc và EMDR (liệu pháp gây tê và phục hồi bằng chuyển động mắt). Nếu không có sự giúp đỡ, có thể bạn sẽ khó biết được tại sao bạn có cảm giác hoang tưởng, cũng như khó xác định được cách nào tốt nhất để đối phó với các cảm giác đó. Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn hiểu và vượt qua điều này. Luôn nhớ rằng cảm giác hoang tưởng có thể là một phần của bệnh lý tâm thần và cần phải chữa trị. Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn hiểu điều gì đang diễn ra và quyết định chương trình hành động tốt nhất. Đến gặp bác sĩ trị liệu là việc rất bình thường. Người ta thường xuyên đến bác sĩ để có cảm giác dễ chịu hơn và cải thiện cuộc sống của mình. Bạn có thể sẽ hài lòng về bản thân khi tìm sự giúp đỡ: điều đó cho thấy bạn dũng cảm và quan tâm đến bản thân mình. Bạn cứ thoải mái đổi bác sĩ trị liệu! Nhiều người cảm thấy mắc kẹt ở nơi mà họ đã bắt đầu. Nếu bạn nghiêm túc, hãy tìm một chuyên gia khác. Tìm một người khiến bạn cảm thấy thoải mái và tin cậy. Đó là con đường nhanh nhất để tiến bộ. Bạn nên biết rằng pháp luật yêu cầu bác sĩ trị liệu giữ kín thông tin của bạn. Người mắc chứng hoang tưởng thường ngại chia sẻ những vấn đề của họ, nhưng bạn đừng quên rằng bác sĩ trị liệu phải giữ bí mật do những ràng buộc về pháp luật và đạo đức. Chỉ có trường hợp ngoại lệ là khi bạn tiết lộ kế hoạch làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, có dính líu đến bạo hành hay bỏ rơi, hoặc khi tòa án yêu cầu bác sĩ tiết lộ thông tin vì bạn có liên quan đến kiện tụng. | Định nghĩa đúng về “hoang tưởng”. Tìm các triệu chứng đặc thù của chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD). Quan sát các dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Lưu ý các dấu hiệu của chứng rối loạn ảo giác. Suy nghĩ xem liệu bạn có bị rối loạn stress sau sang chấn không (PTSD). Cân nhắc việc trao đổi với bác sĩ trị liệu về cảm giác của bạn. |
Chất gây dị ứng có thể là bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hoặc nấm mốc. Các chất này có thể gây kích ứng ở khoang mũi và dẫn đến tình trạng chảy dịch mũi sau. Tắm cho vật nuôi để loại bỏ lông rụng vì chúng có thể gây kích ứng và dẫn đến chảy dịch mũi sau. Nếu cần thiết, bạn có thể mang vật nuôi của mình ra khỏi nhà khi tình trạng dị ứng và chảy dịch mũi sau trở nên nghiêm trọng hơn. Loại bỏ cây cảnh và cây trồng có hoa ra khỏi nhà. Gói chăn gối chăn gối không dùng tới trong túi nylon để giảm thiểu chất gây dị ứng có thể bám vào. Bạn cũng có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí, giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng. Khi bị kích ứng, khoang mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều dịch mũi hơn. Chảy dịch mũi sau kéo dài có thể là do bạn bị dị ứng với một loại đồ ăn nào đó mà bạn không ý thức hoặc mới phản ứng gần đây. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để kiểm tra nếu bạn bị dị ứng với một thứ gì đó mà bạn không hay biết. Có hai loại dị ứng chính là dị ứng với gluten (một loại protein tìm thấy trong lúa mỳ) và dị ứng với sản phẩm từ sữa. Dị ứng sữa thường gây ra các vấn đề về xoang, đường hô hấp trên và họng trong khi dị ứng lúa mỳ thường gây ra các rắc rối liên quan đến tiêu hóa. Nếu bạn nghi ngờ sữa là thủ phạm, hãy loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn trong vòng một tháng. Sau đó, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu giảm nhẹ, bạn có thể khẳng định sữa không phải là chất gây ra dị ứng. Nếu các triệu chứng có dấu hiệu giảm nhẹ, điều đó chứng tỏ sữa chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều dịch mũi hơn mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng tỏ được sự liên hệ rõ ràng giữa sữa và sự tiết dịch mũi. | Nếu có thể, hãy loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống của bạn. Dùng máy lọc không khí để loại bỏ yếu tố gây kích ứng trong môi trường sống. Tham khảo ý kiến chuyên gia về dị ứng hoặc tiến hành xét nghiệm dị ứng. |
Khay nhỏ được thiết kế dành cho mèo con, nhưng chúng sẽ lớn rất nhanh đến nỗi bạn phải thay thế khay mới sau một thời gian tập cho mèo đi vệ sinh. Khi mua khay mới, bạn sẽ phải huấn luyện lại cho chúng. Vì thế bạn nên mua khay lớn ngay từ ban đầu để sử dụng lâu dài. Mèo con không gặp khó khăn trong việc bước vào khay vệ sinh lớn, miễn là phần cạnh đủ thấp để chúng dễ dàng bước vào. Nếu đã tìm được chiếc khay hoàn hảo nhưng không chắc liệu mèo con có khả năng trèo vào hay không, bạn có thể dùng miếng gỗ dán hoặc chất liệu phẳng khác có độ bám cao và đặt tựa vào khay để làm đường dốc nhỏ. Dùng băng keo dán chặt miếng gỗ vào khay và tháo ra khi mèo con đủ lớn để có thể tự bước vào bên trong. Một số loại khay có nắp đậy xung quanh. Ưu điểm của chúng là không làm rơi vãi đất và giảm mùi hôi nếu đặt trong khu vực có diện tích nhỏ. Một số con mèo sẽ cảm thấy an toàn trong khay kín. Khay vệ sinh kín cần có kích thước lớn; khi đó mèo có đủ không gian để quay người bên trong khay. Đa số mèo có hành vi ngửi phân và sau đó chôn lấp lại, và chiếc khay cần phải có đủ không gian để mèo có thể làm được điều này. Một số mèo không thích khay vệ sinh kín lúc ban đầu. Bạn có thể tháo cánh cửa cho đến khi chúng quen với chiếc khay. Có nhiều loại cát cho bạn lựa chọn, và bất kỳ loại nào cũng phù hợp với mèo con và mèo trưởng thành (từ 8 tháng tuổi trở lên). Bạn nên chọn cát không chứa bụi để tránh làm kích ứng phổi của mèo. Bạn nên xem xét các yếu tố sau đây khi lựa chọn đất vệ sinh: Không dùng loại cát vón cục để cho mèo con đi vệ sinh. Nếu chúng ăn cát (mèo con thường làm vậy), cát sẽ kết dinh trong ruột và gây hậu quả nghiêm trọng. Dùng cát không mùi nếu có thể. Mèo con và mèo trưởng thành không thích cát có mùi thơm; nếu mùi quá nồng, chúng sẽ đi vệ sinh ở chỗ khác. Thêm vào đó, mùi hương có thể gây kích ứng mũi và mắt mèo hoặc gây nên vấn đề liên quan đến hô hấp ở mèo. Chọn cát có thể xúc dọn được. Loại đất này thường là sự lựa chọn phổ biến, vì giúp cho việc dọn phân mèo dễ dàng hơn. Bạn nên lưu ý rằng mèo có thể bị ốm nếu ăn phải loại cát này, tuy rằng hiện nay có rất ít bằng chứng liên quan đến sự cố này. Chọn loại cát có bán rộng rãi. Một số mèo thường quen với một loại cát và không thể nhận biết khay cát là nơi đi vệ sinh trừ phi có chứa loại cát quen thuộc của chúng. Các vật dụng cuối cùng mà bạn cần để sẵn sàng huấn luyện mèo con đi vệ sinh là chiếc xẻng để xúc phân trong khay vệ sinh và khăn trải dưới đáy khay để tránh phân rơi vãi làm bẩn sàn nhà . | Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn. Cân nhắc lựa chọn khay vệ sinh kín. Mua cát vệ sinh dành cho mèo. Mua xẻng xúc cát và khăn trải. |
Nếu bạn tạo một cơ sở dữ liệu trống, bạn sẽ muốn sắp xếp nó theo cách hợp lý nhất và thêm các cấu trúc thích hợp. Sau đây là một vài cách định dạng và tương tác với dữ liệu trên Access: Bảng – đây là cách phổ biến để lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Bảng có thể so sánh với bảng tính trên Excel: dữ liệu được sắp xếp theo hàng và cột. Do đó, việc nhập các dữ liệu quan trọng từ Excel và các phần mềm tương tự khác là việc tương đối đơn giản. Biểu mẫu – đây là cách để nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Trong khi bạn phải nhập trực tiếp dữ liệu vào bảng, dùng biểu mẫu sẽ nhanh chóng và trực quan hơn. Báo cáo – cách này giúp tóm tắt và hiển thị dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Báo cáo để phân tích dữ liệu và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi cụ thể, chẳng hạn như lợi nhuận là bao nhiêu, khách hàng thuộc khu vực nào. Nó chủ yếu được thiết kế khi cần in ra. Truy vấn – đây là cách thu thập và lọc dữ liệu. Bạn có thể dùng truy vấn để hiện thị các truy vấn cụ thể từ nhiều bảng. Bạn cũng có thể dùng nó để tạo và cập nhật dữ liệu. Nếu bạn tạo một cơ sở dữ liệu trống, nó sẽ tự động tạo một bảng trống. Bạn có thể bắt đầu nhập dữ liệu vào bảng theo cách thủ công hoặc sao chép và dán nội dung từ nguồn khác. Mỗi phần của dữ liệu nên được viết vào các cột (trường) riêng biệt, còn mỗi hồ sơ là một hàng riêng biệt. Ví dụ, điền tên khách hàng vào từng hàng, tương ứng với mỗi cột là các mẩu thông tin khác nhau về khách hàng đó (tên, tên họ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại.v.v). Bạn có thể đổi tên nhãn của mỗi cột để dễ dàng biết được nội dung cột đó. Nhấp đúp chuột vào phần tiêu đề của cột để đổi tên. Nếu bạn muốn nhập dữ liệu từ một tập tin hay một vị trí cụ thể, bạn có thể thiết lập cho Access nhận các thông tin đó và tự nhập vào cơ sở dữ liệu. Đây là cách hiệu quả để lấy thông tin từ một trang chủ hay nguồn chia sẻ khác. Nhấp chọn tab Dữ liệu Ngoài (External Data). Chọn kiểu tập tin bạn muốn nhập. Trong mục “Nhập và Liên kết” (Import and Link), bạn sẽ thấy một vài kiểu tập tin. ODBC là viết tắt của Kết nối Cơ sở dữ liệu Mở, bao gồm cơ sở dữ liệu như SQL. Chuyển hướng tới vị trí chứa dữ liệu. Nếu nó thuộc một trang web, bạn cần cung cấp địa chỉ trang web đó. Ở cửa sổ tiếp theo, chọn "Xác định cách và vị trí lưu trữ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu hiện tại" (Specify how and where you want to store the data in the current database). Chọn "OK". Làm theo các bước trên màn hình để nhập dữ liệu. Bạn sẽ muốn lưu các hồ sơ khác nhau trên những cơ sở dữ liệu khác nhau. Điều này giúp cơ sở dữ liệu chạy mượt hơn. Ví dụ, bạn tạo bảng lưu thông tin khách hàng và dùng bảng khác để lưu thông tin đặt hàng. Bạn có thể liên kết thông tin khách hàng với bảng thông tin đặt hàng. Add another table. You will want to keep your different records in different databases. Trong mục Tạo (Create) ở tab Home, chọn nút tạo bảng. Bảng mới sẽ xuất hiện trong cơ sở dữ liệu. Bạn có thể nhập thông tin tương tự như cách nhập ở bảng đầu. | Xác định cấu trúc phù hợp nhất với dữ liệu. Tạo bảng đầu tiên. Nhập dữ liệu từ nguồn khác. Thêm một bảng khác. |
Về cơ bản, omega-3 là axit béo đa bất bão hòa rất cần thiết cho cơ thể. Omega-3 giúp phát triển trí não và cả thể chất, và đặc biết omega-3 còn có đặc tính chống viêm tổng thể. Axit này còn có tác dụng giúp bôi trơn động mạch nhằm ức chế mảng bám tích tục và có thể giúp điều trị hoặc ngăn chặn một số bệnh như bệnh tim, huyết áp cao, ung thư, tiểu đường, và rối loạn nhịp tim. Chuyên gia khuyến cáo liều lượng dùng omega-3 hàng ngày là 1,1 g/ngày đối với phụ nữ, và 1,6 g/ngày đối với nam giới. Tuy nhiên, bạn có thể tăng lượng tiêu thụ omega-3 lên 2-3 g/ngày. Lượng omega-3 trung bình trong mỗi loại cá phụ thuộc vào sinh lý, chế độ ăn uống, và môi trường sinh sống của loài cá đó. Loài cá ăn tảo (hoặc ăn loài cá nhỏ có ăn tảo), thường có lượng DHA cao (một thành phần của omega-3), và DHA được trữ trong lớp mỡ như lớp cách nhiệt với vùng nước lạnh, những loài cá này là kho cung cấp omega-3 tốt nhất. Dưới đây là bảng lượng dùng cho từng loại cá chứa nhiều omega-3 theo biểu đồ này, tính theo khẩu phần chuẩn là 170g. Bạn có thể tham khảo thêm biểu đồ đầy đủ để có thêm thông tin. Cá hồi -- 3,2 g Cá cơm -- 3,4 g Cá mòi Thái Bình Dương -- 2,8 g Cá thu Thái Bình Dương - 3,2 g Cá thu Đại Tây Dương -- 2,0 g Cá hồi trắng -- 3,0 g Cá ngừ vây xanh -- 2,8 g Cá hồi vân -- 2,0 g Bạn nên tiêu thụ khoảng 220-340g cá giàu omega-3 trong vòng 1 tuần. Bạn cũng nên kết hợp với nhiều loại hải sản khác để giúp tăng lượng omega-3 và cũng như làm cho bữa ăn trở nên đa dạng phóng phú. Tùy thuộc vào nhu cầu calo, mỗi khẩu phần ăn có thể có từ 110-170g. Dưới đây cũng bảng lượng dùng cho một số loài cá tương tự như bảng ở trên: Cá ngừ đóng hộp có nước-- 1,4 g Cua xanh hoặc cua Hoàng đế Alaskan -- 0,8 g Cá bơn -- 1,0 g Tôm hoặc sò điệp -- 0,6 g Cá rô biển hoặc cá tuyết -- 0,4 g Tôm hùm -- 0,2 g Người Pháp có câu ngạn ngữ “Bạn thể hiện những gì bạn ăn”, và cá cũng như vậy. (Cá thể hiện môi trường nó sống.) Cá sinh sống trong môi trường sạch sẽ, lành mạnh và được đánh bắt và chuẩn bị cẩn thận sẽ cung cấp nhiều omega-3 hơn và không nhiễm một số chất phụ đi kèm như độc tố. Nhiều người cũng cho rằng cá có vị ngon hơn, sẽ dễ ăn hơn. Nếu có thể, bạn nên chọn mua cá có thông tin nguồn gốc và thời gian đánh bắt rõ ràng. Không nên căn cứ vào quy mô hình thức của cửa hàng mà xác định chất lượng và nguồn gốc của cá, bạn nên hỏi người bán hàng để có thông tin rõ ràng hơn. Bạn nên cố gắng chú ý đến cách đánh bắt cá bởi vì cách đánh bắt có thể quyết định chất lượng của chính loại cá ấy. Một trong những lý do chính để tìm hiểu xuất xứ của cá là để biết thông tin rõ hơn về khả năng cá bị nhiễm độc tố. Ví dụ, PCB, một chất ô nhiễm công nghiệp gây ung thư, được tìm thấy có nhiều trong cá hồi nuôi hơn so với cá hồi sống trong tự nhiên. Theo như chúng ta biết, thủy ngân gây cản trở phát triển não ở thai nhi và trẻ em và ảnh hưởng đến chức năng não ở người lớn. Phụ nữ mang thai đặc biệt được khuyến cáo nên hạn chế ăn loại cá có lượng thủy ngân cao, thường chỉ nên ăn 340 g/tuần (2-3 phần ăn), thậm chí ít hơn nếu là cá mập và cá kiếm. Loài cá săn mồi lớn là thủ phạm lớn nhất, bởi vì loài cá săn mồi lớn thường tiêu thụ rất nhiều các loài cá nhỏ có chứa thủy ngân. Do đó, mặc dù chứa rất nhiều omega-3, nhưng bạn nên thận trọng khi ăn một số loài cá như cá mập, cá kiếm, cá kình, cá thu, cá cờ, cá orange roughy, và cá ngừ vây xanh. Cá ngừ đóng hộp có mức độ nhiễm thủy nhân ở mức trung bình, nhưng cá ngừ vây dài đóng hộp có khả năng chứa nhiều thủy ngân hơn cá ngừ trắng đóng hộp. | Bạn phải hiểu rõ cơ thể bạn cần bao nhiều omega-3. Chọn loại cá nước lạnh có nhiều mỡ. Chế biến chung với hải sản khác. Biết rõ nguồn gốc của cá, cách nuôi cũng như cách đánh bắt. Hạn chế tiêu thụ cá chứa nhiều thủy ngân và chất độc khác. |
Có lẽ bạn đã thực sự hết chủ đề để trò chuyện, hoặc cần đi đâu đó. Dù thế nào, bạn sẽ cần tạm biệt đối phương. Hãy nói, "À, tôi phải đi học rồi. Rất vui được nói chuyện với bạn. Chúc bạn có một ngày tuyệt vời". Cân nhắc việc nói rằng bạn phải đi, ngay cả khi bạn không thực sự phải đi. Đây là một cách dễ dàng để kết thúc cuộc trò chuyện mà không mang cảm giác khiếm nhã. Cuộc trò chuyện trực tuyến theo một giao thức hơi khác so với cuộc trò chuyện trực tiếp. Nó không quá trang trọng. Trừ khi đối phương bị giới hạn truy cập internet, bạn không cần phải sắp xếp "cuộc hẹn thứ hai". Bạn có thể nói, "Thỉnh thoảng chúng ta nói chuyện lại nhé!" Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, bạn chỉ cần nhắn tin lại cho người đó sau 1 hoặc 2 ngày khi cả hai bạn đang trực tuyến. Lần này, bạn nên làm quen với nhau nhiều hơn. Hãy trò chuyện thêm dựa trên thông tin và câu chuyện đùa mà hai bạn đã chia sẻ ban đầu. Nếu đối phương chỉ có thể truy cập internet vào thời gian hoặc địa điểm nhất định (giả sử khoảng 3 tiếng đồng hồ mỗi buổi chiều, hoặc chỉ ở thư viện), hãy lên kế hoạch chính thức. Chẳng hạn như, "Tôi thực sự rất thích nói chuyện với bạn. Tôi biết rằng không phải lúc nào bạn cũng lên mạng - tôi có thể hẹn nói chuyện lại với bạn vào thứ ba không?" Nếu bạn lên kế hoạch gặp gỡ trực tiếp, hãy vận dụng khả năng đánh giá tốt nhất của bạn về tình huống. Một cuộc trò chuyện có thể cho bạn biết rất nhiều điều và mọi người không phải lúc nào cũng giống như họ nói trên mạng trực tuyến. Cân nhắc việc nói chuyện trực tuyến với người đó nhiều hơn trước khi bạn chuyển sang gặp gỡ trực tiếp. Nếu đang sử dụng trang mạng hẹn hò trực tuyến như OKCupid hoặc Tinder, bạn có thể quyết định gặp mặt đối phương sớm--hoặc ngay lập tức. Hãy vận dụng khả năng đánh giá tốt nhất của bạn. Nếu bạn gặp một người lạ, hãy nói với một người bạn thông tin về nơi bạn sẽ đến và sẽ gặp ai. Mang theo điện thoại của bạn, và nếu có thể, hãy gặp nhau ở nơi công cộng (chẳng hạn như quán cà phê) vào ban ngày. | Trò chuyện cho đến khi không còn gì để nói. Đừng cảm thấy bạn cần phải có kế hoạch chính thức. Hãy cẩn thận. |
Mặc dù việc tập luyện không chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu giảm cân, nhưng khi có mục tiêu giảm cân khá cao, bạn sẽ cần tăng khối lượng các bài tập cardio hàng ngày. Hoạt động cardio hoặc aerobic là một dạng bài tập chịu trách nhiệm đốt cháy lượng calo cao hơn so với bài tập rèn sức mạnh. Phần lớn các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị tập cardio ít nhất 150 phút mỗi tuần; tuy nhiên, vì việc giảm 12 kg trong hai tháng được coi là giảm cân nhanh, bạn sẽ phải tăng cường hoạt động để giúp đạt mục tiêu. Cân nhắc tập cardio tối thiểu 300 phút mỗi tuần. Khối lượng tập luyện như vậy là lớn, nhưng nó sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, nhờ đó cũng giảm cân nhanh hơn. Chọn các bài tập như: chạy bộ/chạy nhanh, bơi lội, tập trên máy elliptical, các lớp tập aerobic, đạp xe hoặc tham gia lớp đạp xe trong nhà. Bài tập rèn sức mạnh hoặc bài tập kháng lực không đốt cháy nhiều calo trong mỗi buổi tập nhưng cũng là một phần quan trọng trong chế độ tập luyện tổng thể. Bài tập rèn sức mạnh giúp xây dựng và duy trì khối cơ nạc trong quá trình giảm cân. Ngoài ra, càng có nhiều khối cơ nạc thì bạn càng đốt cháy được nhiều calo trong lúc nghỉ, tức là bạn đang đốt cháy nhiều calo hơn. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên kết hợp tối thiểu 2-3 ngày tập rèn sức mạnh mỗi tuần. Tập cho từng nhóm cơ chính trong cơ thể cho mỗi ngày tập bài tập rèn sức mạnh. Nếu mục tiêu 150 -300 phút tập cardio hàng tuần khó đạt được, bạn hãy cắt giảm thời gian tập rèn sức mạnh. Trong thời hạn ngắn hai tháng, khối lượng tập bài tập cardio cao sẽ có lợi hơn đối với bạn. Hoạt động cơ bản là các dạng bài tập mà bạn thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Bản thân các dạng hoạt động này không đốt cháy nhiều calo, nhưng gộp chung lại vào cuối ngày, chúng cũng có tác động đáng kể lên toàn bộ lượng calo đốt cháy được. Các hoạt động hàng ngày bao gồm những việc như: làm việc nhà, làm vườn, đi bộ ra xe hoặc từ xe tới điểm đến, hoạt động đi bộ trong cả ngày và leo cầu thang. Khi lập kế hoạch tập luyện để giảm cân, bạn cũng nên tìm cách để vận động nhiều hơn trong cả ngày. Ví dụ, bạn có thể đậu xe xa hơn khi đi làm hoặc đi mua sắm ở các cửa hàng không? Có cách nào để bạn đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy không? Bạn có thể đứng lên hoặc vận động nhiều hơn khi xem ti vi không? Một dạng bài tập theo xu thế mới hơn gọi là bài tập HIIT hoặc bài tập cường độ cao ngắt quãng. Dạng bài tập này đốt cháy nhiều calo hơn trong thời gian ngắn và có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân. HIIT là một dạng bài tập kết hợp các đợt hoạt động cardio cường độ rất cao với các đợt ngắn cường độ vừa phải hơn. Các buổi tập HIIT thường ngắn hơn so với các bài tập cardio đều đặn (như chạy bộ 45 phút). Mặc dù thời gian tập ngắn hơn, các buổi tập HIIT đốt cháy lượng calo nhiều hơn so với bài tập cardio thông thường. Hơn nữa, các nghiên cứu đã cho thấy chúng giúp duy trì trạng thái trao đổi chất (sự đốt cháy calo của cơ thể) tăng cao trong thời gian dài sau khi buổi tập đã hoàn thành. Bên cạnh các bài tập cardio đều đặn và rèn sức mạnh, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm 1 hoặc 2 buổi tập HIIT trong tuần. Lượng calo được đốt cháy thêm này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm 12 kg trong hai tháng. | Tập đủ khối lượng bài tập cardio. Kết hợp các bài tập rèn sức mạnh thường xuyên. Tăng cường các hoạt động cơ bản. Cân nhắc tập HIIT. |
Có nhiều chương trình giúp bạn tìm và xóa những tập tin bị trùng lặp trên ổ cứng để giải phóng bộ nhớ. Sau đây là một số tùy chọn phổ biến: dupeGuru, VisiPics, Duplicate File Finder và Duplicate Cleaner Free của DigitalVolcano. Bạn sẽ thấy cửa sổ chọn tập tin và thư mục đầu vào mà bạn muốn quét. Sau khi nhập một số tập tin, chọn "Scan" (Quét). Sau khi chương trình quét toàn bộ tập tin được xóa, bạn sẽ thấy vị trí của tập tin trùng lặp. Bạn chỉ nhấp chọn tập tin và ấn "Delete" (Xóa). Sau khi quét thư mục mong muốn, thoát chương trình và kiểm tra dung lượng đã giải phóng trên ổ cứng. Bạn nên quét 2 đến 3 thư mục trước khi kiểm tra bộ nhớ được giải phóng. Bạn truy cập vào Computer và nhấp chuột vào ổ cứng. Dung lượng sẽ hiển thị ở thanh thông tin nằm ở đáy cửa sổ. | Chọn chương trình tìm trùng lặp. Mở ứng dụng. Xóa tập tin trùng lặp. Hoàn thành. |
Nếu bạn luôn giữ những suy nghĩ như "Cuộc đời thật chẳng ra sao, lại còn đang mưa nữa chứ" thì thật khó để bạn hoàn thành việc gì đó. Những suy nghĩ đó chỉ khiến ta muốn cuộn tròn trong chăn tới khi ai đó tới và kéo ta ra khỏi đó. Đừng như vậy! Những suy nghĩ tích cực chính là điểm khởi đầu nếu bạn muốn tự tạo động lực cho bản thân. Tránh suy nghĩ tiêu cực bằng cách ngừng nghĩ đến nó ngay khi bạn nhận ra mình đang có xu hướng đó. Hãy lái suy nghĩ của bạn sang một vấn đề khác, nhất là khi bạn đang nghĩ về việc tạo động lực để thực hiện một vấn đề nào đó. Đây là việc hoàn toàn có thể thực hiện được và bạn hoàn toàn có khả năng làm được điều đó. Nếu bạn chỉ nghĩ đến những gì tiêu cực có thể xảy đến thì có lẽ bạn thậm chí còn chẳng bao giờ thử làm một điều gì cả. . Bạn cần duy trì thái độ tích cực đối với xung quanh và với cả bản thân bạn. Ngay cả việc bạn nghĩ rằng bạn không thể tự tin được cũng đã là một chướng ngại vật trong công cuộc chinh phục sự tự tin rồi. Tại sao phải làm một thứ gì đó mà chính bạn nghĩ rằng bạn không làm được? Đúng thế đấy, nếu bạn không nghĩ rằng mình làm được một việc nào đó thì chính bạn đã đặt dấu chấm hết cho việc đó rồi. Đầu tiên, hãy kể ra những thành tựu mà bạn đạt được. Bạn đang có những gì? Bạn từng làm điều gì tuyệt vời trong quá khứ? Hãy nghĩ đến tất cả những gì bạn đạt được từ trước đến nay. Chẳng có lý do gì bạn lại không làm được điều bạn muốn làm bởi bạn đã từng thành công với những mong muốn trong quá khứ. Khi nói về động lực, Les Brown luôn nhắc lại rằng "Bạn phải khao khát", bạn phải thực sự mong muốn làm được điều đó, như thể bạn không thể sống thiếu nó. Nếu bạn chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp thì chẳng ích gì mấy, hãy khao khát điều đó. Bởi nếu bạn không thực sự mong muốn đến vậy thì bạn đang làm gì để tự tạo động lực cho mình? Thỉnh thoảng bạn cần tự vấn để nhận ra bạn thực sự mong muốn điều gì đó hay không. Bạn đang gặp khó khăn trong việc bắt tay vào làm việc gì đó? Liệu rằng nó có dẫn đến việc gì khác không? Nếu bạn đã từng tha thiết mong được đi nghỉ ở Hawaii, hãy nghĩ về tình huống hiện tại như mong muốn ấy. Bạn rất muốn đến Hawaii, và làm việc sẽ giúp bạn đạt được ước muốn đó vào một ngày không xa. Khi bạn làm một việc mà bạn không có vẻ muốn thực hiện cho lắm thì việc đính kèm với một mục đích cụ thể mà bạn thực sự mong muốn sẽ giúp bạn bắt tay vào việc một cách dễ dàng hơn. Bạn cần hiểu rằng sẽ luôn có thất bại trên con đường dẫn tới thành công. Quá cầu toàn về bản thân sẽ chỉ khiến bạn một lúc nào đó muốn bỏ cuộc. Chẳng ai có thể hoàn hảo và không hề thất bại. Bạn có thể không đạt được mục đích vào thời điểm này hay thời điểm khác, nhưng hãy luôn chuẩn bị cho mình một kế hoạch dự phòng. Thất bại hoặc sự trì hoãn luôn xảy ra trong cuộc sống. Đôi khi chuyện đó xảy ra là do bạn (không phải lúc nào quyết định bạn đưa ra cũng là xuất sắc), tuy nhiên đôi khi thất bại của bạn đến từ những thứ mà bạn không thể kiểm soát được. Bạn sẽ được nhiều hơn là mất khi đón nhận thất bại trong tư thế ngẩng cao đầu. | Hãy tích cực. Hãy tự tin Thực sự mong muốn điều đó. Sẽ luôn có thất bại. |
Người hung hăng thụ động thường thích làm người khác nổi giận và mất bình tĩnh, trong khi họ vẫn tỏ ra thản nhiên và cư xử như thể họ không làm gì sai. Nếu bạn cảm thấy ai đó đang cố tình chọc tức bạn nhưng lại tỏ ra thân thiện và điềm tĩnh thì có thể bạn đang đối mặt với một người hung hăng thụ động. Ví dụ, có thể bạn nhận thấy cô bạn cùng phòng thường dùng đồ trang điểm của bạn, ngay cả sau khi bạn đã yêu cầu cô ấy không làm vậy. Nếu bạn tỏ thái độ về việc này mà cô ấy đáp lại bằng thái độ câm lặng thì có lẽ đó là hành vi hung hăng thụ động. Có thể cô ta giả vờ như không biết rằng bạn bực bội về điều đó, thậm chí có vẻ khoái chí vì đã chọc tức được bạn. Người hung hăng thụ động có thể đưa ra những lời khen với hàm ý mỉa mai. Thực ra đó là những lời xúc phạm được ngụy trang bằng sự khen ngợi. Người bị “khen đểu” thậm chí có thể không nhận ra sự xúc phạm, nhưng người đưa ra lời khen đó lại cảm thấy thỏa mãn vì hành động của họ. Ví dụ, một người hung hăng thụ động có thể khen đồng nghiệp vốn là đối thủ của mình vừa được thăng chức bằng những câu như, “Chúc mừng anh nhé! Vậy là tốt quá rồi. Sau bao nhiêu năm cố gắng thì cuối cùng anh cũng được thăng chức”. Câu khen này ngụ ý rằng người được khen chẳng mấy thành công vì mất quá nhiều thời gian mới đạt được điều đó. Người hung hăng thụ động thường hay hứa hẹn, nhưng sau đó lại nuốt lời như một kiểu trả đũa. Một số người hung hăng thụ động thường cố tình phá vỡ cam kết để khiến người khác thất vọng. Ví dụ, cô bạn của bạn đồng ý giúp bạn làm một số việc nhà, nhưng đến sáng hôm đó lại nhắn tin rằng cô ấy không khỏe nên không thể đến giúp bạn được. Điều này nếu xảy ra một hai lần thì có thể hiểu được, nhưng nếu cô bạn đó lần nào cũng viện cớ để không giúp thì có lẽ cô ta đang tỏ thái độ hung hăng thụ động. Người hung hăng thụ động còn có đặc điểm là không chịu nói ra những điều khiến họ bực dọc - ngoài miệng thì nói không sao, nhưng trong lòng lại hậm hực. Ví dụ, người bạn hung hăng thụ động của bạn một mực bảo rằng, “Tôi không giận gì đâu!” nhưng rõ ràng là cô ấy tỏ thái độ bằng cách im lặng trong thời gian xảy ra bất đồng, hoặc không nhận điện thoại hay trả lời tin nhắn của bạn. Tuy nhiên một số người gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm giác của mình nhưng không hẳn là người hung hăng thụ động. Người hung hăng thụ động thực sự tỏ thái độ giận dỗi hoặc thu mình lại kèm với những đặc điểm khác của hành vi hung hăng thụ động, đặc biệt là xu hướng sau đó đột ngột bùng nổ giận dữ hoặc ngấm ngầm phá hoại mối quan hệ. Trong mối quan hệ mới, một người cho dù cực kỳ hung hăng thụ động cũng có thể kiềm chế trong cách cư xử với bạn vào lúc ban đầu. Tuy nhiên bạn cũng có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy người đó có cách hành xử lành mạnh hay có xu hướng hung hăng thụ động qua việc quan sát cách họ đối xử với những người khác, như người yêu cũ hoặc những người bề trên như cha mẹ hoặc sếp của họ. Người đó có thường hay nói xấu sau lưng những người khác mà không bao giờ nói thẳng với họ về những điều khiến mình bực bội? Cô ấy có thường thuận theo mọi người nhưng sau đó lại khiến họ thất vọng? Có phải cô ấy không tỏ lòng trìu mến, quan tâm, hoặc dùng con cái để làm công cụ mặc cả (ví dụ như trong quan hệ với chồng cũ hoặc với cha mẹ của mình)? Đây là những đặc điểm của tính cách hung hăng thụ động. Đừng quên rằng mặc dù người đó không đối xử tệ với bạn, nhưng một khi mối quan hệ trở nên thân thiết hơn, rất có khả năng bạn cũng sẽ bị đối xử giống như cách họ đối xử với những người khác. Nhiều người dùng cách châm biếm để gây cười, nhưng một số người không ngừng mỉa mai để che giấu sự thực rằng họ không có khả năng biểu đạt rõ ràng cảm giác thực của mình. Bạn hãy nhớ rằng người hung hăng thụ động có đặc trưng là không thể bộc lộ cảm giác của mình trong thời điểm hiện tại, do đó anh ta kìm nén sự bức xúc hoặc giận dữ trong lòng và xử lý sau. Nỗi bức xúc hoặc tức giận có thể được bộc lộ thoáng qua bằng những sự châm biếm, đặc biệt là những lời mỉa mai cay đắng và ác ý. Hầu như tất cả mọi người, ngay cả những người lành mạnh, vào lúc này hay lúc khác đều có thể có những hành vi giống những hành vi hung hăng thụ động như mỉa mai, không giữ lời hứa, viện cớ, tránh né và kể ơn. Nhưng vấn đề của người hung hăng thụ động là những hành vi như vậy tạo thành nếp hoặc làm tổn hại các mối quan hệ do tính chất lặp đi lặp lại. | Lưu ý đến những toan tính làm bạn tức giận. Xác định những lời “khen đểu”. Ngẫm nghĩ về những lần họ nuốt lời hứa hoặc phá vỡ cam kết. Xem xét thái độ giận dỗi, thu mình lại và câm lặng. Để ý xem cách người đó cư xử với những người khác. Lưu ý đến những lời châm biếm. Tìm các kiểu thức. |
Có thể bạn muốn thả cá vào hồ nước để vừa có cá lại vừa có chuồn chuồn, nhưng thực ra đây không phải là ý hay. Cá sẽ ăn ấu trùng chuồn chuồn, vì vậy chuồn chuồn sẽ không tìm đến hồ nước có cá để sinh sản. Nếu không muốn xây hồ nước, bạn chỉ cần lắp đặt một đài phun nước. Các đài phun nước sẽ ít tốn công bảo dưỡng hơn nhiều. Bạn có thể mua máy bơm nước hồ cá ở các cửa hàng trang trí sân vườn và đặt vào máng hoặc chậu. Thông thường, bạn sẽ cần mua thêm bộ lọc cho đài phun nước lắp đặt ngoài trời. Một số loài hoa sẽ thu hút chuồn chuồn tìm đến. Bạn hãy trồng các loài hoa này xung quanh nguồn nước, trong luống hoa hoặc xung quanh nhà để dụ chuồn chuồn ghé thăm. Bạn có thể thử trông các loài hoa như cây mắt huyền, cúc lạc, cúc hoàng anh, bạc hà mèo, thanh cúc, thiên lam tú cầu, xô thơm, cúc vạn diệp. | Tránh thả cá vào hồ. Đặt một đài phun nước trong vườn. Trồng các cây hoa hấp dẫn chuồn chuồn trong nhà và xung quanh nhà. |
Nếu bị áp đảo bởi nhiệm vụ to lớn, để thành công bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Bạn sẽ không thể chấp nhận ý chí nếu có cảm giác như thể bạn đang thiết lập tiêu chuẩn cho bản thân cao tới mức không thể đạt được. Bạn nên tăng cường ý chí bằng cách chia nhiệm vụ khó khăn thành nhiều phần nhỏ, có thể kiểm soát được. Trong bút ký Bird By Bird, nhà văn Anne Lamott mô tả anh trai của mình đã làm báo cáo học tập về phân loại nhiều giống chim khác nhau. Việc phải làm xong dự án vào phút cuối khiến anh trai của cô cảm thấy bị áp đảo. Cha cô đã đến bên, đặt bàn tay lên vai của anh cô và nói: "Từng chú chim một. Con chỉ cần phân loại chúng lần lượt". Điều này có nghĩa là một nhiệm vụ lớn có thể được chia nhỏ thành nhiều phần trong sự kiểm soát. Nếu bạn muốn hoàn thành điều gì đó và cảm thấy bị quá tải, hãy chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ hơn để dễ dàng kiểm soát. Nếu có bài tập 20 trang, hãy hứa với bản thân là viết 2 trang một ngày trong nhiều tuần cho tới thời hạn đã định. Nếu bạn muốn giảm 18 kg, hãy đặt mục tiêu giảm 3,5 kg một tháng. Nếu bạn muốn có thể chạy được 8 km, hãy dùng ứng dụng như "Couch to 5K" để dần dần xây dựng tốc độ và sức mạnh theo thời gian. Khi bạn chia nhiệm vụ lớn lao thành nhiều phần nhỏ, tự nhiên chúng sẽ trở nên khả thi hơn. Nếu bạn muốn tăng cường ý chí, bạn cần lập ra thời hạn cho bản thân. Không ai có thể hoạt động mà không có lịch trình. Hãy đặt hạn chót mà bạn có thể hoàn thành một cách hợp lý và tuân thủ chúng. Giả sử nếu bạn muốn bắt đầu tập thể dục 5 ngày một tuần và ở thời điểm hiện tại bạn không tập luyện gì cả, bạn sẽ kiệt sức trong một tuần khi hướng tới mục tiêu. Thay vào đó, hãy tạo một lịch trình. Quyết định vận động 2 ngày 1 tuần trong vòng một tuần, sau đó tăng cường độ lên 3 ngày, 4 ngày, và 5 ngày. Theo dõi sự thành công. Đầu tư vào tờ lịch cỡ lớn có thể dán trên tủ lạnh hoặc trên tường. Viết một ghi chú nhỏ về sự thành công vào ngày nào đó trên tờ lịch. Ví dụ, vào ngày 3 tháng 10 hãy viết điều gì đó như, "Hôm nay chạy 5 km" Xem sự thành công đúng đắn có thể giúp bạn cảm nhận sự tự hào, động viên bạn tiếp tục cố gắng. Một phương pháp có thể hữu ích để kiểm tra ý chí của bạn là sử dụng "ý định thực hiện", hoặc câu "Nếu, thì" để lên kế hoạch cho tình huống mà bạn có thể đối mặt với sự cám dỗ. Ví dụ, nếu đang cố gắng không ăn ngọt nữa, song bạn đang có một bữa tiệc sinh nhật và biết rõ là sẽ có một chiếc bánh ngọt ở đó. Hãy lên kế hoạch trước bữa tiệc rằng: "Nếu ai đó mời mình một mẫu bánh, thì mình sẽ chọn ăn một ít salad trái cây mà mình đã mang tới". Có sẵn kế hoạch đúng lúc có thể giảm áp lực lên ý chí, vì bạn thật sự đã đưa ra quyết định và không cần phải chật vật với mong muốn ăn món ngọt trong thời điểm đó. Cách này có thể hiệu quả, thậm chí nếu sự tự kiểm soát đã bị suy giảm. | Chia một việc thành các phần nhỏ để có thể quản lý được. Tạo thời hạn hợp lý. Tạo kế hoạch. |
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cam kết chỉ nghe sách nói lúc tập gym sẽ thôi thúc mọi người đến phòng tập đều đặn hơn. Hãy chọn một sách nói mà bạn rất yêu thích để bản thân thực sự có động lực đi tập. Nếu không thích nghe sách nói, bạn có thể lập danh sách các bộ phim muốn xem và chỉ cho phép mình xem trong khi đang tập luyện, chẳng hạn như khi đi bộ trên máy đi bộ hoặc dùng máy chạy bộ trên không. Bạn cũng có thể cân nhắc tạo một danh sách các bài hát chỉ nghe lúc tập gym. Hãy tổng hợp các bài hát mà bạn yêu thích và cam kết là chỉ nghe lúc tập thôi nhé. Hoặc bạn có thể thay thế sách nói bằng một chương trình phát thanh để nghe ở phòng gym. Hãy chọn các chương trình vui nhộn để việc tập luyện thú vị hơn. Việc biết rằng nếu cố gắng thì sẽ được thưởng cũng sẽ giúp bạn có động lực để đi tập. Hãy dành thời gian để thiết kế các phần thưởng cho bản thân khi bạn đi tập được một số lần nhất định trong tuần và trong tháng. Ví dụ, bạn có thể thưởng cho mình một lọ nhũ mới hoặc thuê một bộ phim nếu đến phòng tập gym 5 lần một tuần, hoặc thưởng cho mình được đi làm móng hoặc đến rạp xem phim nếu đi tập 20 lần trong tháng. Hãy chọn những phần thưởng có thể tạo động lực phấn đấu cho bản thân và cam kết chỉ được nhận chúng nếu bạn đạt được mục tiêu đi tập gym đã đặt ra. Thẻ thành viên của các phòng tập có giá không hề rẻ, vậy nên nếu không dùng thì bạn sẽ lãng phí một khoản tiền kha khá. Nếu bạn sẽ có động lực hơn khi xót tiền thì hãy dành thời gian ngồi tính xem mình sẽ mất bao nhiêu tiền nếu không đi tập hoặc không đi tập đều đặn. Ví dụ, thẻ thành viên của bạn tốn 200.000 VNĐ một tháng, nếu không đi tập một tuần thì bạn sẽ lãng phí mất 50.000 VNĐ; nếu chỉ đi tập 2 lần một tháng thì đồng nghĩa với việc bạn phải trả 100.000 VNĐ cho mỗi lần tập. Nếu việc mất một khoản tiền lớn hơn chi phí đến phòng tập sẽ khiến bạn đi tập tích cực hơn thì hãy thử cam kết sẽ quyên góp 2.000.000 VNĐ hoặc hơn để làm từ thiện nếu bạn không đến phòng tập đủ số lần đã đặt ra trong một tháng. Ví dụ, bạn có thể cam kết sẽ đi tập 20 lần một tháng hoặc quyên góp 2.000.000 VNĐ cho trung tâm cứu hộ động vật ở địa phương. Hoặc, nếu nghĩ rằng mình sẽ có động lực hơn nếu buộc phải chi tiền cho điều gì đó không xứng đáng thì bạn có thể cam kết sẽ phải bỏ tiền ra cho điều đó nếu không hoàn thành mục tiêu đi tập. | Mua sách nói và chỉ dành để nghe lúc tập gym. Lên kế hoạch thưởng cho bản thân. Tính toán chi phí cho việc không đi đến phòng gym. Cam kết đi tập gym hoặc phải chi tiền làm từ thiện. |
Nếu vảy gàu của bạn khá mỏng, trong suốt, và chỉ bám trên tóc chứ không xuất hiện trên da đầu, chúng có thể chỉ là phản ứng của da đầu trước sản phẩm tạo kiểu tóc. Bạn nên kiểm tra xem liệu sản phẩm mà bạn sử dụng có chứa Paraphenylenediamine hay không, đây là thành phần khiến bạn bị gàu. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận trước các loại hóa chất có hại hoặc cồn có chứa trong thuốc nhuộm tóc. Tình trạng gàu cũng có thể là do bạn sử dụng quá nhiều sản phẩm khác nhau. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách loại bỏ hoặc thay đổi sản phẩm tạo kiểu tóc và gội đầu thường xuyên hơn. Nếu bạn không chắc chắn loại sản phẩm nào mới là thủ phạm, bạn nên tiến hành loại bỏ từng loại một cho đến khi bạn có thể xác định rõ. Viêm da tiết bã nhờn, là tình trạng gây kích ứng, gây dầu cho da đầu, có thể trở nên tồi tệ hơn do lượng dầu từ tóc và lỗ chân lông tiết ra. Gội đầu thường xuyên sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây kích ứng và giúp da đầu không còn gàu. Ngay cả hành động gội đầu nhanh và xả tóc trước khi ra ngoài cũng có thể đem lại điều kỳ diệu cho trình trạng gàu của bạn. Cho phép da đầu tiếp xúc với lượng ánh nắng mặt trời vừa phải sẽ rất có lợi. Tia cực tím sẽ giúp bạn giảm thiểu vảy gàu trên da đầu. Tuy nhiên, quá nhiều ánh nắng mặt trời sẽ gây hại cho da, vì vậy, bạn không nên nằm hoặc hoạt động dưới trời nắng quá lâu. Thay vì vậy, hãy nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà và dành một chút thời gian để da đầu có thể “tắm nắng”. Nếu bạn không hài lòng về tình trạng gàu của bạn sau một vài tuần tự chữa trị, bạn nên đi khám bệnh. Gàu hiếm khi hình thành vấn đề sức khỏe khác, nhưng nếu bạn muốn loại bỏ chúng vì một lý do cá nhân nào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc mạnh hơn cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn tiến hành thêm phương pháp điều trị steroid để giảm viêm và ngứa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng isotretinoin, nhưng loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ nặng nề, vì vậy, bạn chỉ nên dùng nó như giải pháp cuối cùng. | Chấm dứt sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc. Gội đầu thường xuyên hơn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Thảo luận về phương pháp điều trị với bác sĩ. |
Thuốc tẩy oxy không mạnh bằng thuốc tẩy chlorine, và vì vậy cũng đỡ hại vải hơn. Nước oxy già cũng là một ví dụ của thuốc tẩy oxy thường được sử dụng để tẩy vết bẩn. Thuốc tẩy chlorine mạnh hơn, độc hại hơn và cần phải cẩn thận khi sử dụng. Thuốc tẩy chlorine sẽ làm hỏng màu của vải, nhưng với quần áo trắng thì điều này không thành vấn đề. Nếu thường xuyên sử dụng thuốc tẩy trong máy giặt, bạn có thể nhìn thấy các vệt vàng xuất hiện trên quần áo trắng. Một cách ít chính xác hơn để làm trắng quần áo và tẩy sạch vết bẩn chỉ đơn giản là cho một ít thuốc tẩy vào mẻ giặt bình thường. Bạn cần đọc nhãn sản phẩm để biết lượng thuốc tẩy cần cho vào máy giặt là bao nhiêu. Ngoài việc đọc nhãn thuốc tẩy, bạn cũng nên kiểm tra nhãn gắn trên quần áo để xem chất liệu vải có chịu được thuốc tẩy không, ví dụ như lụa và len sẽ bị hư hại nếu bạn dùng thuốc tẩy. | Phân biệt thuốc tẩy oxy và thuốc tẩy chlorine. Cho thuốc tẩy vào mẻ giặt. |
Nếu có quyền truy cập tài khoản quản trị viên trên máy tính mà không có mật khẩu cho tài khoản nội bộ (không phải tài khoản Microsoft), bạn có thể đăng nhập vào tài khoản quản trị viên và thay đổi mật khẩu của tài khoản khác từ Control Panel. Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình. Gõ control panel, rồi nhấp vào Control Panel trong kết quả tìm kiếm. Tiêu đề này ở giữa phần bên phải cửa sổ Control Panel. Thao tác này sẽ mở trang tài khoản người dùng của bạn. Nếu việc nhấp vào User Accounts mở một trang với User Accounts được ghi ở phía trên cửa sổ, bạn nhấp vào User Accounts tại đó. Đó là đường dẫn bên dưới ảnh đại diện của bạn. Thao tác này sẽ mở danh sách các tài khoản nội bộ có chứa tài khoản mà bạn muốn thay đổi mật khẩu. Nhấp vào tài khoản mà bạn muốn thay đổi mật khẩu. Gõ mật khẩu mới vào trường "New password" (Mật khẩu mới) và trường "Confirm new password" (Xác nhận mật khẩu mới). Bạn cũng có thể thêm gợi ý mật khẩu vào trường "Type a password hint" (Gõ gợi ý mật khẩu). Thao tác này sẽ giúp bạn nhớ mật khẩu trong tương lai. Việc này sẽ đặt lại mật khẩu cho tài khoản nội bộ của bạn, cho phép bạn đăng nhập bằng mật khẩu mới khi khởi động lại máy tính. | Biết khi nào bạn có thể dùng phương pháp này. Mở Start {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":760,"bigHeight":760,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Mở Control Panel. Nhấp vào User Accounts (Tài khoản người dùng). Nhấp vào Manage another account (Quản lý một tài khoản khác). Chọn tài khoản nội bộ của bạn. Nhấp vào Change the password (Thay đổi mật khẩu) ở bên trái cửa sổ trang cá nhân hiện tại của tài khoản. Nhập mật khẩu mới. Nhấp vào Change password (Thay đổi mật khẩu) ở bên dưới cửa sổ trang cá nhân. |
Hãy đối xử với Bọ Cạp bằng tình cảm, sự tôn trọng, lòng vị tha và họ sẽ hết lòng vì bạn. Bọ Cạp luôn là những người bạn tốt. Chỉ cần bạn toàn tâm toàn ý đối xử tốt với họ, chắc hẳn họ sẽ đền đáp cho bạn bằng cả tấm lòng! Bọ Cạp chỉ có vài mối quan hệ tình bạn chân thành vì họ muốn gắn kết với bạn bè một cách sâu sắc và đầy chân tình. Tình bạn hời hợt, sớm nở tối tàn không phải là điều mà Bọ Cạp quan tâm. Khi bạn đã trở thành một phần trong cuộc sống của Bọ Cạp, chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên bạn. Nếu bạn làm điều sai trái với Bọ Cạp, họ có thể tha thứ cho bạn, sau khi đã giày vò bạn, nhưng họ sẽ không bao giờ quên. Sự phản bội sẽ được đáp trả bằng một đòn trả thù ngoạn mục. Đó là lý do vì sao biểu tượng của cung này là con bọ cạp. Khả năng bạn dành được chiến thắng trong cuộc chiến với họ là rất thấp. Hầu hết những người thuộc cung Bọ Cạp (không hẳn tất cả) thích tranh đấu - và gần như tất cả họ đều thắng. Bọ Cạp thích những môn thể thao hoặc trò chơi có tính thi đua. Nếu Bọ Cạp có mục tiêu, họ sẽ luôn cố gắng đạt được điều đó. Họ không bao giờ bỏ cuộc và luôn thành công trong bất kỳ việc gì. | Trung thành. Đừng chọc tức Bọ Cạp. Tôn trọng tính cạnh tranh của Bọ Cạp. |
Chăm sóc bản thân bằng cách tham gia các hoạt động mình yêu thích giúp bạn có tâm trạng vui vẻ để cư xử tử tế hơn với mọi người, và quên đi những chuyện không vui. Nếu kiểm soát được tâm trạng, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt (không dựa trên cảm xúc) về cách giao tiếp với người khác. Nếu là người sống nội tâm, đôi khi bạn cần thời gian ở một mình, đó như một cách thư giãn để bạn có tâm trạng thoải mái. Điều này đặc biệt có lợi nếu đối tượng nhận hành vi hẹp hòi của bạn là những người thân yêu; bạn sẽ biết ứng xử thế nào cho phù hợp sau một thời gian tạm lánh xa họ. Nghiên cứu cho thấy việc trải nghiệm gián tiếp thông qua người khác (xảy ra khi đọc sách hoặc xem chương trình tivi yêu thích) có thể tạo ra cảm giác hạnh phúc cho người xem. Người ta cũng trải qua cảm xúc phấn chấn hay hồi hộp khi cùng với các nhân vật hư cấu trải qua diễn biến của phim. Bộc lộ tình cảm trong một môi trường kiểm soát như vậy giúp bạn kiểm soát được tình cảm trong cuộc sống thật. Tập thể dục có mối liên hệ chặt chẽ với tâm trạng. Khi tập thể dục ở cường độ vừa phải, tâm trạng bạn nói chung sẽ ổn định hơn. Điều này khiến cuộc sống thêm vui vẻ và tác động tích cực đến cách ứng xử của bạn với mọi người. Tập yoga. Yoga yêu cầu người tập phải vận động cả thể chất lẫn tinh thần, vì vậy nó mang lại lợi ích tương tự như tập thể dục và thiền. Nếu không thể đến phòng tập yoga bạn nên tải một đoạn phim hay ứng dụng dạy yoga về điện thoại di động để tự tập. Mỗi khi tinh thần bất ổn bạn có thể tập khiêu vũ để vừa nâng cao sức khỏe vừa kích hoạt trung tâm kiểm soát hưng phấn của não bộ. Tập thể dục mỗi ngày là cách để phục hồi năng lượng một cách toàn diện, giúp bạn cư xử tỉnh táo và kiên nhẫn với người khác, tránh bị kích động. Đói bụng cũng là nguyên nhân làm bạn dễ nổi cáu với người khác, do đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm toàn phần để giữ sức khỏe tốt và tâm trạng vui vẻ hơn. Chế độ ăn nên có ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau và protein. Thực phẩm nhiều chất béo lành mạnh cũng giúp bạn no lâu hơn. Tránh ăn thực phẩm được chế biến quá nhiều và thực phẩm gầy. Chúng thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết khiến bạn không cảm thấy sung mãn. Thực phẩm chống viêm và thực phẩm chứa axít béo omega-3 đặc biệt có ích cho tâm trạng. Một số thực phẩm thuộc nhóm này là rau có lá, quả bơ, măng tây, quả óc chó, sôcôla thẫm màu và trà xanh. Nhiều khi bạn đổ nỗi bực dọc của mình lên người khác vì cảm thấy bị cô lập. Vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian hơn giao du với bạn bè để cải thiện tâm trạng nếu cảm thấy bị tách biệt với thế giới xung quanh. Ví dụ, đến sớm hoặc về trễ vào giờ ăn trưa để có thời gian trò chuyện, đi ăn tối hoặc uống bia cùng với nhóm bạn. Nếu ngân sách không cho phép ra tiệm ăn thì bạn có thể đi tản bộ với họ trong công viên, ngồi ghế đá hay xích đu nói chuyện. Trong trường hợp không thể gặp mặt trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại (với một người bạn vui tính) cũng là cách cải thiện tâm trạng rất tốt. | Làm việc mình thích. Dành thời gian ở một mình. Đọc sách hay xem chương trình tivi yêu thích. Tập thể dục. Ăn uống lành mạnh. Giao du với bạn bè. |
Nếu bạn báo cảnh sát rằng bạn bị mất điện thoại, họ có thể trợ giúp bạn tìm nó. Các nhà hành pháp tại địa phương có thể yêu cầu bạn cung cấp số seri của máy. Các dãy số chức năng Android ID như số seri, bạn có thể tìm Android ID bằng cách tháo pin ra kiểm tra. Android ID là dãy số “IMEI” (International Mobile Equipment Identity - thiết bị nhận dạng điện thoại di động quốc tế). Khi báo cảnh sát, hãy nói, “Xin chào, tôi bị mất cắp điện thoại. Tôi không thấy điện thoại từ 10 phút trước, lúc phát hiện ra mất điện thoại thì tôi đang ở ngoài thư viện công cộng ở đường A.” Nếu bạn gọi tới số điện thoại nhưng không ai nhấc máy, bạn nên gọi cho nhà cung cấp dịch vụ và thông báo điện thoại bị đánh cắp. Họ có thể sử dụng GPS để xác định vị trí điện thoại của bạn. Nếu không thể tìm kiếm GPS hoặc cách này không có kết quả, hãy yêu cầu họ ngừng cung cấp dịch vụ cho điện thoại của bạn. Như vậy sẽ ngăn chặn tên trộm gọi điện thoại mà bạn sẽ là người phải thanh toán hóa đơn. Nghĩ xem bạn mất điện thoại ở đâu và lần theo dấu đó. Có thể tên trộm đã đổi ý sau khi lấy cắp điện thoại, nếu may mắn thì chúng sẽ để lại điện thoại của bạn ở chỗ chúng vừa lấy cắp. Đi quanh khu vực trước khi mất điện thoại, tiếp tục gọi điện thoại và tìm kiếm. | Liên hệ với nhà chức trách. Báo cho nhà cung cấp dịch vụ. Tự đi tìm điện thoại. |
Có nhiều người hay trầm trọng hóa vấn đề, đặc biệt là trong tình huống căng thẳng. Họ hay đặt ra khả năng xấu nhất cho một sự việc nào đó. Bạn hãy cố gắng nhận biết khi nào mình đang quá bi quan về tình huống. Có nhiều dạng bi kịch hóa. Giả sử như một hôm bạn nhận được email của sếp nói rằng bạn cần đóng góp nhiều hơn trong các cuộc họp công ty. Nếu là người hay bi kịch hóa, bạn sẽ cho rằng công việc của bạn đang gặp nguy, bạn là một nhân viên tồi trong con mắt của sếp, cuối cùng bạn sẽ bị đuổi việc và thất nghiệp, rồi tất cả bạn bè và người thân sẽ coi thường bạn. Nếu bạn phát hiện mình đang suy diễn như vậy, hãy hít một hơi sâu và cố gắng suy nghĩ một cách logic. Trong ví dụ này, bạn có thể tự nhủ “Việc của sếp là đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. Chị ấy chỉ muốn mình thể hiện hết khả năng, và mọi người ai chẳng có lúc bị phê bình. Điều này là bình thường mà”. Thu nhỏ cũng là một dạng bi kịch hóa khi bạn xem nhẹ những thành quả và phẩm chất tốt đẹp của mình mà không nhìn thấy những mặt tiêu cực trong cuộc sống của người khác. Bạn có thể ngưỡng mộ những người mà bạn cho rằng họ có tất cả, rằng họ hoàn hảo và thành đạt, để rồi khi phát hiện ra khuyết điểm của họ ở một khía cạnh nào đó, ngay lập tức bạn xóa bỏ tất cả. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với chính bản thân mình – bạn nghĩ rằng mình là người thành đạt nhất thế giới, và chỉ sau một trở ngại nhỏ, bạn nhìn bản thân mình như một kẻ thất bại thảm hại. Hãy cố gắng thừa nhận rằng các kiểu suy nghĩ đó là khiếm khuyết và hiểu một sự thật rằng tất cả mọi người đều có mặt tốt và mặt xấu. Ý nghĩ huyền hoặc về tầm quan trọng của mình cũng tai hại như ý nghĩ bi kịch hóa. Nếu bạn cho rằng mình là người quan trọng nhất trong văn phòng, hoặc là học sinh xuất sắc nhất trong lớp, có lẽ là bạn không sáng suốt trong suy nghĩ. Tất cả mọi người đều đóng một vai trò quan trọng trong công ty, trường học, tổ chức hoặc lĩnh vực nào đó. Thái độ tự cao tự đại không chỉ làm người khác khó chịu, mà nó còn thực sự gây trở ngại cho bạn trong công việc và cuộc sống. Tự nhận thức về bản thân là điều cần thiết để bạn điều chỉnh tương tác của mình với mọi người. Hãy cố gắng vượt qua cảm giác tự mãn bằng cách tự nhủ rằng, mặc dù cảm giác hài lòng về bản thân là điều quan trọng, nhưng bạn cũng phải thừa nhận công sức và sự đóng góp của những người khác. Cá nhân hóa cũng là một dạng tự đề cao mình khi bạn nghĩ rằng một sự kiện nào đó vốn không mấy liên quan đến bạn dường như xảy ra là do sự hiện diện của bạn. Điều này có thể tốt hoặc xấu. Chẳng hạn như khi thấy một đồng nghiệp trò chuyện với một người có vẻ hấp dẫn trong văn phòng, bạn sẽ cho rằng họ đang cố ý khiến bạn ghen tức. Nếu cũng người đồng nghiệp đó không đến dự buổi tiệc sinh nhật của bạn, bạn sẽ nghĩ rằng họ có ác cảm với mình, nhưng thực ra có thể là họ chỉ bận việc gì đó. Nếu bạn nhận thấy mình đang cá nhân hóa vấn đề, hãy cố gắng nhớ rằng cuộc sống của mọi người đều bận rộn như bạn vậy. Có thể họ không có nhiều thời gian để ra những quyết định có liên quan đến bạn. Tư duy ma thuật không chỉ dành cho trẻ em. Người lớn đôi khi cũng có những lối suy nghĩ mê tín, đặc biệt là để đối phó với một sự kiện gây sang chấn. Người ta tin rằng việc tham gia nghi thức nào đó, chẳng hạn như cầu nguyện hoặc suy nghĩ tích cực, có thể gây tác động lên kết quả của tình huống. Tuy rằng rất khó khăn để thừa nhận, nhưng bạn nên nhớ rằng có nhiều tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc chỉ kiểm soát được rất ít. Lối suy nghĩ này thường khiến người ta chối bỏ trách nhiệm cho các hành động của mình. Nếu bạn gặp phải một vấn đề, hãy nhận biết và chấp nhận nó, sau đó tìm cách để sửa chữa hoặc rút kinh nghiệm từ việc đó. Kết luận vội vàng nghĩa là bạn xét đoán về con người hoặc tình huống mà không dựa trên thực tế. Người ta rất thường vội vàng đi đến kết luận mà không nhận ra điều đó. Ví dụ, khi cô nhân viên ở quầy tính tiền nói chuyện cộc lốc với bạn, bạn có thể nghĩ, “Chắc chắn là cô ta không thích mình vì ngoại hình, cân nặng, cách ăn mặc, v.v.. cùa mình”, trong khi thực tế thì bạn không biết người ta đang nghĩ gì. Người ta cũng thường mặc nhiên cho rằng người khác tự nhiên phải biết mình đang nghĩ gì, và điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Ví dụ, bạn có thể mặc nhiên cho rằng người bạn cùng phòng biết là bạn muốn cậu ấy cho chó của bạn ra ngoài khi bạn về muộn, nhưng thực ra nếu bạn không nói thì cậu ấy có thể không biết. Bạn hãy cố gắng chú ý đến những kết luận vội vàng trong cuộc sống thường ngày của mình. Tư duy “tất cả hoặc không gì cả” là một dạng phổ biến của lối suy nghĩ bất hợp lý. Người ta không thể nhìn thấy “màu xám” trong các tình huống, họ chỉ nhìn tình huống, con người và kết quả với một màu đen hoặc trắng. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy mình thất bại hoàn toàn vì email của bạn có một từ viết sai chính tả mà không nhận thấy rằng bạn đã chuyển tải thành công ý kiến của bạn và không ai bình luận gì về lỗi đó. Bạn hãy cố gắng chấp nhận rằng hầu như mọi khía cạnh trong cuộc sống không chỉ toàn tiêu cực hoặc tích cực. | Nhận biết lối suy nghĩ bi kịch hóa của bạn. Tránh tự đề cao mình. Nhận biết tư duy ma thuật. Cảnh giác với tư duy kết luận vội vàng. Nhận biết tư duy “tất cả hoặc không gì cả”. |
Một chiếc giùi xì gà chỉ dùng để đục một lỗ xuyên qua đầu xì gà. Tuy vậy, có đến ba loại giùi xì gà khác nhau được sử dụng: Giùi đầu đạn: Thích hợp để treo vào móc chìa khóa, khi xoáy nó sẽ tạo một lỗ tròn ở đầu xì gà. Giùi Havana: An toàn hơn giùi đầu đạn, giùi Havana có một đầu có thể thụt ra thụt vào để tạo lỗ ở đầu xì gà, và đầu tạo lỗ này sẽ nhả ra phần thuốc lá bị cắt bỏ sau mỗi lần thao tác. Giùi đa kích thước: Có nhiều kích cỡ để tạo lỗ cho các loại xì gà có kích thước khác nhau. Phần thuốc lá bị cắt bỏ sẽ rơi ra ngoài. | Sử dụng một chiếc giùi xì gà. Nếu có thể, chọn một giùi có kích thước hợp lý, sau đó đặt đầu tạo lỗ vào phần mũ bọc ở đầu xì gà. Sau khi đầu tạo lỗ được đặt vào phần mũ bọc, xoáy đầu tạo lỗ cho đến khi tạo thành một lỗ ở đầu xì gà, sau đó rút đầu tạo lỗ ra. |
Nhím được xem là loài động vật ngoại lai, và hành vi nuôi làm thú cưng có thể phải chịu sự quản lý của pháp luật ở địa phương hoặc quốc gia. Ở một số nơi cho rằng hành vi này là bất hợp pháp, trong khi những tỉnh thành khác lại yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt. Bạn nên tìm hiểu quy định tại địa phương, thành phố, và quận huyện để nắm bắt luật lệ hoặc quy tắc nuôi động vật ngoại lai. Nếu cần hỗ trợ tìm hiểu quy định cụ thể tại địa phương, hoặc tìm nơi trú ngụ cho con nhím mà bạn không được phép nuôi, thì bạn có thể liên hệ tổ chức công tác xã hội động vật hoặc tổ chức dành riêng cho nhím. Loài nhím do người chăn nuôi có trách nhiệm cung cấp thường rất hòa đồng, vì họ chăm sóc tốt cho nhím bố và nhím mẹ, vì vậy bạn sẽ có được chú nhím con khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là bạn nên tìm đến trại chăn nuôi có chất lượng. Nếu không, thứ mà bạn nhận được sẽ là một con nhím cục cằn và hay đau ốm. Trại chăn nuôi cần phải có nguồn cung cấp nhím chất lượng cao không mắc hội chứng gai lung lay ở nhím (WHS) hoặc ung thư. Kiểm tra trại chăn nuôi được cấp phép USDA. Tại Hoa Kỳ, các trại chăn nuôi nhím phải có giấy phép USDA. Quá trình mua bán bao gồm một số giấy tờ cung cấp mã số giấy phép của trại. Cẩn thận với các trại chăn nuôi đăng thông tin trên mục rao vặt hoặc quảng cáo trực tuyến. Hỏi người chăn nuôi về giấy chứng nhận sức khỏe. Chính sách mỗi nơi một khác, nhưng bạn sẽ yên tâm với lựa chọn của mình nếu trại chăn nuôi cho phép đổi trả hoặc chọn con khác nếu con nhím hiện tại gặp phải vấn đề về sức khỏe bất ngờ trong thời gian đầu. Điều này cũng cảnh báo cho trại biết về nguy cơ bệnh tật có thể phát sinh ở một số giống nhím. Do đó việc quan tâm đến vấn đề này cho thấy đây là trại chăn nuôi kinh doanh có tâm. Bạn có thể quan sát một số dấu hiệu cho thấy nhím có sức khỏe tốt trước khi lựa chọn. Mắt trong suốt: Con nhím phải trong tình trạng tỉnh táo; đôi mắt không bị đỏ, lõm xuống, hoặc sưng lên . Lông và gai sạch sẽ: Trong khi dầu nhờn tiết ra là dấu hiệu bình thường (xem dưới đây), thì hiện tượng phân dính xung quanh hậu môn có thể là triệu chứng tiêu chảy hoặc một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác . Làn da khỏe mạnh. Vùng da dưới gai đỏ tấy có thể là do bị khô da hoặc ve bét. Nếu nhím bị ve bét, bạn cần phải chữa trị cho nhím. Ngoài ra bạn cũng nên tìm dấu hiệu nhiễm bọ chét (các nốt nhỏ bằng đầu đinh ghim nhảy rất nhanh). Nếu có thì bạn cũng phải chữa trị cho chúng. Không mắc bệnh ghẻ hoặc bị thương. Nếu nhím bị ghẻ hoặc có vết thương trên người, người chăn nuôi cần phải giải thích được nguyên nhân, và khẳng định rằng chúng đang hồi phục. Một số con nhím có thể sống sót sau những tổn thương bẩm sinh (như mù lòa, mất một chi, v.v…) và vẫn sống hạnh phúc khỏe mạnh, nhưng bạn phải xem xét về nhu cầu chăm sóc cho những con này và liệu xem trên thực tế mình có đủ sức quan tâm chăm sóc hay không. Tnh táo: Con nhím phải luôn nhận thức được môi trường xung quanh, không bị lờ đờ hoặc không có phán ứng. Phân: Bạn cần kiểm tra chuồng không có phân xanh hoặc tiêu chảy. Nếu có thì con nhím có thể đã gặp phải vấn đề về sức khỏe. Cân nặng vừa phải. Nhím bị béo phì có "túi” mỡ xung quanh vùng nách và không thể cuộn thành quả bóng. Còn những con bị gầy còm thường có bụng lõm và hai bên trũng sâu. Cả hai dấu hiệu này có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe. Bàn chân khỏe mạnh. Móng chân phải được cắt ngắn để không bị cuộn bên dưới móng. Nếu móng nhím quá dài thì bạn nên hỏi người chăn nuôi cách cắt móng cho chúng. Trước khi tiến hành mua nhím, bạn cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Dành ra ít nhất một tháng để nhím làm quen với bạn, các mùi mới và môi trường mới. Chúng vừa trải qua sự thay đổi lớn trong cuộc đời của mình! Ẵm nhím mỗi ngày để tập làm quen cho chúng. Bạn có thể thực hiện một số động tác đơn giản như đặt nhím vào lòng và trò chuyện với chúng. Xây dựng lòng tin bằng cách thưởng đồ ăn bằng tay, và cho nhím tiếp xúc với áo thun cũ bạn vừa mặc cả ngày để nó quen mùi của bạn. Một trong những hành vi kỳ lạ nhất của loài nhím là tiết nước bọt nhiều khi tiếp xúc với thức ăn mới, mùi lạ hoặc muối. Con nhím xoắn mình thành hình chữ S, ngoái đầu ra sau và thoa nước bọt lên gai. Không ai biết rõ lý do tại sao, nhưng có thể là chúng làm vậy để trang bị vũ khí bằng cách thoa chất gây kích ứng lên gai. Vì lý do này, bạn sẽ thấy da bị kích ứng nhẹ khi đụng chạm vào nhím lần đầu. | Đảm bảo rằng việc nuôi nhím là hợp pháp tại địa phương. Mua nhím từ trại chăn nuôi được cấp phép. Kiểm tra sức khỏe của nhím. Mang nhím về nhà một cách phù hợp. Chuẩn bị cho hành vi thoa chất độc. |
Một khi có kế hoạch hành động chi tiết cho việc làm thế nào để đối phó với tình huống bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể vững tin ở khả năng đối mặt với tình huống đó một cách thật hiệu quả và do đó, không còn sợ hãi. Trong những thời khắc ấy, chúng ta vẫn thường bỏ quên lý trí và nhìn nhận, hành động theo cảm tính. Cảm xúc và sức khỏe thể chất tác động mạnh mẽ đến trạng thái nhận thức và dường như, bản năng đã cho phép cảm xúc và tình cảm chế ngự con người bạn. Dù vậy, giữ bình tĩnh lại rất quan trọng. Chỉ như vậy, bạn mới có thể lắng nghe những gì người từ chối nói và hồi đáp một cách lý trí, phù hợp. Hãy cùng xem xét tình huống mà ở đó, một người đã cắt đầu xe trong lúc bạn đang di chuyển. Nếu cảm sốt và vô cùng mệt mỏi, bạn sẽ phản ứng thế nào? Trái lại, phản ứng của bạn sẽ ra sao khi vừa nhận tin được thăng chức? Có lẽ bạn sẽ vô cùng tức giận ở tình huống đầu tiên nhưng lại nhẹ nhàng cho qua ở tình huống sau. Cùng một sự việc nhưng vì nhân tố ngoại cảnh, chẳng hạn như tâm trạng và sức khỏe thể chất, khác nhau, phản ứng của bạn cũng không hề đồng nhất. Hay trong trường hợp khác, dù có thể rất muốn hét vào mặt nhà tuyển dụng vì đã từ chối bạn, giữ bình tĩnh và xử sự một cách chuyên nghiệp dưới tình huống đó là rất quan trọng. Bạn không nhất thiết phải thích quyết định của họ nhưng bạn có thể tiếp nhận nó một cách tôn trọng. Nhật ký là nơi mà bạn có thể ghi lại cảm xúc, suy nghĩ, ý tưởng, sự nghi ngờ và sợ hãi của bản thân. Nó rất hữu ích trong việc phát triển và thể hiện nhận thức. Một khi đã đưa cảm xúc vào từng trang giấy, rũ bỏ chúng và giữ mình không bị lún sâu hay mãi dằn vặt với những điều không thể thay đổi (chia tay, thư từ chối của trường đại học, trượt học bổng, v.v.) sẽ không còn là nhiệm vụ quá khó khăn. Cũng chính vì vậy, viết lách có thể là công cụ đẩy lùi sợ hãi đầy hữu hiệu. Quá trình chuyển cảm xúc cũng như những ý nghĩ mông lung thành câu chữ có thể giúp bạn hiểu rõ chúng hơn. Riêng với nỗi sợ bị từ chối, viết lách cho phép bạn đứng ở góc độ trung hòa, ít cảm xúc hơn và nhờ đó, có thể đánh bại chúng. Đó có thể là: bạn sợ bị từ chối điều gì (ví dụ: "Mình sợ bị từ chối khi ngỏ lời cùng ai đó"), nếu bị từ chối, bạn sẽ cảm thấy thế nào (ví dụ: “Vô dụng. Không sức hút"), đâu là nguyên nhân khả thi cho sự từ chối đó (ví dụ: “Vì anh ấy chỉ vừa mới chia tay người kia"), mặt tốt của việc bị từ chối là gì (ví dụ: “Mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Mình có thể tìm được tình yêu mới và hẹn hò cùng người khác”), nếu không thử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ điều gì (ví dụ: “Không ngỏ lời cùng người đó, mình có thể sẽ mãi thắc mắc về câu trả lời của cô ấy”). Có bao giờ những suy nghĩ như “Không vào được trường này thì mày thật là vô dụng và sẽ chẳng thể làm nên trò trống gì” hay “Người ấy từ chối mình. Ai mà yêu và chấp nhận được mình cơ chứ?” lóe lên trong đầu bạn? Chúng là ví dụ cho suy nghĩ “trắng và đen” hay “được ăn cả, ngã về không”. Những phát ngôn ấy không hề chính xác, chúng suy diễn quá mức và dùng một sự kiện để giải thích hay áp đặt cho toàn bộ con người và cá nhân của bạn. Hãy dừng lại và có cái nhìn đa chiều hơn về sự từ chối. Suy nghĩ cực đoan theo kiểu được ăn cả, ngã về không thường là kết quả của trạng thái cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như giận dữ hay vô cùng buồn bã. Nhận diện, rà soát những suy nghĩ và cảm nhận ấy sẽ cho bạn sức mạnh, sự lì lợm cần thiết và từ đó, đẩy lùi sợ hãi. Hãy thử những bước sau: Nhận diện và viết những phát ngôn được ăn cả, ngã về không. Ví dụ: “Không giành được vị trí này thì mày chỉ là đồ vô dụng và chẳng bao giờ làm nên trò trống gì". Nhận diện thành phần được ăn cả, ngã về không trong phát ngôn. Ví dụ: “Công việc này làm nên giá trị con người mình. Mất nó, mình chẳng còn là gì cả”. Phản biện tư tưởng cực đoan. Ví dụ: “Trước đây, mình đâu làm việc này và đời vẫn đầy ý nghĩa đấy thôi”. Tập trung vào những điều tích cực. Ví dụ: "Mình từng ứng tuyển và cũng đã thành công với bao vị trí khác. Giờ, nhờ nộp đơn vào công ty này, mình đã sửa sang và có được thư xin việc thật xuất sắc cùng kỹ năng phỏng vấn tuyệt vời". Nó là một phần của cuộc sống này và để đối mặt nỗi sợ bị từ chối, bạn cần hiểu rằng đó là điều luôn có thể xảy đến, nó đến với rất nhiều người và đó không hề là dấu chấm hết mà trái lại, chỉ là một khởi đầu. Bạn ứng tuyển xin việc ư? À, 100 người khác cũng vậy đấy. Bạn ngỏ lời mời ai đó đi chơi? Thế thì, khả năng cô ấy nói "không" lên đến 50-50 (và "có" cũng vậy!). Hãy hiểu rằng ngoài chính mình, bạn chẳng thể kiểm soát được ai khác nữa. Ví dụ, nếu xin học bổng, bạn chẳng thể biết những ứng viên khác có gì trong hồ sơ hay đã trình bày điều gì trong đơn ứng tuyển của họ. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là đảm bảo bản thân đã nỗ lực và làm tốt nhất trong khả năng: Bạn chỉ kiểm soát được hành động của MÌNH mà thôi. Hiểu bị từ chối là điều bình thường đến thế nào sẽ giúp bạn đối mặt với nó hiệu quả hơn. Bạn thấy đấy, nó xảy đến với tất cả mọi người và thế giới này không hề chống lại bạn. Thêm vào đó, càng trải nghiệm nhiều, nó lại càng trở nên bình thường và ít đáng sợ hơn. Dường như điều này nói thì dễ hơn làm, đặc biệt là khi mà bạn đang vô cùng phiền muộn vì bị từ chối. Thế nhưng, chấp nhận sự từ chối đó một cách nhã nhặn và dễ chịu không chỉ tốt cho trạng thái tâm lý của chính bạn mà còn có thể đem lại nhiều lợi ích về sau. Thay vì la hét và chỉ trích, hãy cho thấy sự cảm thông và thấu hiểu. Một điều chắc chắn là trước đây, có lẽ bạn đã từng từ chối ai đó và biết rằng sẽ thế nào khi phải bóp chết hy vọng của người khác. Bị từ chối chính là thời điểm để bạn có thể là một con người, một nhân cách "lớn lao hơn" và không hành xử một cách thô lỗ hay công kích. Càng đương đầu tốt với sự từ chối, bạn càng dễ dàng đẩy lùi nỗi sợ của bản thân. Ví dụ, giả sử bạn xin việc và bị từ chối. Có lẽ hầu hết chúng ta sẽ dừng ở đó. Thế nhưng, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu tiến thêm bước nữa, gửi thư đến nhà tuyển dụng nhằm cảm ơn vì thời gian và công sức của họ. Sự ghi nhận ngắn gọn ấy có thể giúp bạn khép lại sự việc và rũ bỏ cảm giác tiêu cực. Một ngày nào đó, có thể bạn sẽ ứng tuyển cho vị trí khác cũng tại công ty ấy. Và vì vậy, đừng qua cầu rút ván, làm những điều khiến bản thân phải hối hận về sau. Bên cạnh cảm ơn, bạn cũng có thể đặt câu hỏi, chẳng hạn như: “Anh chị có thể cho tôi một vài gợi ý để có thể cải thiện bản thân và trở nên tốt hơn được chứ?”. Nhờ đó, bạn sẽ nhìn nhận rõ ràng về những gì bản thân cần để là một ứng viên mạnh hơn dưới góc nhìn nhà tuyển dụng. Lấy ví dụ khác, nếu cô gái mà bạn yêu mến từ chối lời mời đi chơi, hãy chấp nhận một cách lịch thiệp và nhã nhặn. Bạn có thể nói: “Anh hiểu và tôn trọng quyết định của em. Anh thật sự hy vọng tụi mình vẫn có thể là bạn của nhau”. Đó là cách làm của con người chín chắn, đáng tôn trọng – đối tượng vẫn luôn nhận được sự yêu mến, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Dù không muốn hẹn hò nhưng có lẽ, người ấy sẽ rất hạnh phúc khi cả hai vẫn là bạn. Dù luôn là khả năng hiện hữu nhưng không phải ở bất kỳ tình huống nào, từ chối cũng thành hiện thực. Bạn sẽ không thể hoàn thành mục tiêu, chạm đến giấc mơ hay kể cả chỉ là gặp ai đó nếu không mạnh dạn bước tới và tạo cơ hội cho chính mình. Bởi đã đẩy mình ra khỏi phạm vi an toàn và dám thử, dám làm, hiển nhiên, khả năng bị từ chối lúc này hay lúc khác là hoàn toàn thực tế. Và nó vô cùng ổn vì có lẽ, những điều đó không phải là dành cho bạn và còn rất nhiều cơ hội khác tốt hơn vẫn đang chờ đợi để được bạn khám phá. Đừng quên ngoài từ chối, cuộc sống còn biết bao điều kỳ diệu khác và thời gian phía trước vẫn còn để bạn có thể trải nghiệm, thành công cũng như thất bại. Quan trọng là phải duy trì một cái nhìn lớn, xa hơn, rộng hơn khoảng khắc bị từ chối ấy. Đừng chỉ mãi ôm ấp quá khứ mà cũng hãy hướng đến tương lai. Nếu choáng ngợp với tình huống bị từ chối cụ thể nào đó, hãy tự hỏi: “Liệu trong một tuần, một tháng rồi một năm nữa, giây phút này còn quan trọng đến vậy không?”. Có lẽ lúc này đây, bị từ chối bởi người ấy, thế giới dường như sụp đổ. Nhưng rồi, thời gian qua và đó cũng chỉ là một điểm nhấn nhỏ nhoi trong cuộc đời của bạn. Giây phút này, nỗi đau thật lớn. Và cùng thời gian, mọi chuyện sẽ qua và niềm vui mới sẽ đến. Dù hiện tại đau đớn và day dứt đến mức nào, bước vào tuổi 40, nhiều khả năng người ấy chỉ còn là ký ức nhạt nhòa trong tâm trí bạn. Cũng nên nhìn lại quá khứ. Hẳn rồi, bạn đã không có được công việc mong muốn. Nhưng bạn đã ứng tuyển và thành công với nhiều vị trí khác. Bạn biết mình có thể và hồ sơ thật sự chứng mình điều đó! Một lần bị từ chối không có nghĩa là cả đời bị từ chối. Đừng sợ hãi những điều thậm chí còn chưa xảy đến. Bất kỳ sự kiện gặp phải nào cũng thường được liên kết trực tiếp với những cảm nhận của chúng ta. Bị từ chối chỉ có nghĩa bạn đã không đạt được điều mình muốn. Cảm xúc đi kèm sau đó, chẳng hạn như nghi ngờ, lo sợ, thiếu hụt hay buồn bã, là của chính bạn. Hãy cố nắm bắt thời khắc mà ở đó, cảm xúc mãnh liệt đang được ồ ạt đổ vào một tình huống hoàn toàn trung tính. Ví dụ, ai đó vừa từ chối bạn. Đôi khi, theo bản năng, chúng ta cố tự bảo vệ và do đó, phản ứng, suy nghĩ một cách tiêu cực: “Anh ấy cố tình từ chối để mình cảm thấy thật tồi tệ”. Tuy nhiên, nhiều khả năng, người ấy không nghĩ nhiều đến vậy. Chẳng hạn như với tình huống xin việc, nhà tuyển dụng có lẽ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tìm ra ứng viên phù hợp thay vì đưa ra những đánh giá cá nhân về khả năng của bạn. Họ đánh trượt không phải vì muốn làm bạn tổn thương mà đơn giản là bạn chưa thật sự phù hợp và tốt nhất cho vị trí đó. Việc cố gắng nhận diện cả ý nghĩa khách quan của sự từ chối và cảm xúc mà bản thân đã gán cho thực tế ấy là rất quan trọng. Ví dụ: “Mình đã không được nhận vào làm ở vị trí này. Vậy là mình sẽ không làm việc cho công ty đó. Bị từ chối khiến mình cảm thấy nghi ngờ khả năng của bản thân. Mình buồn bởi lẽ đã rất tự tin với nó”. Xác định cảm xúc đã gán cho một tình huống cụ thế sẽ giúp bạn ý thức được những lo ngại và nghi ngờ cá nhân – điều có thể giải quyết với những bước dưới đây. | Duy trì bình tĩnh và sự tỉnh táo. Bắt đầu ghi nhật ký. Nhận diện lối suy nghĩ theo chiều hướng "được ăn cả, ngã về không". Nhớ rằng từ chối luôn là một khả năng hiện hữu. Hãy nhã nhặn và lịch sự khi bị từ chối. Giữ vững quan điểm, cách nhìn của bạn. Thừa nhận rằng mọi sự kiện đều trung tính cho đến khi chính bạn gán cảm xúc vào nó. |
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn từ người tư vấn tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Người này có thể đánh giá bạn và xác định hình thức rối loạn lo âu bạn đang phải chịu đựng và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp để loại bỏ các triệu chứng. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến: Liệu pháp tâm lý. Liệu pháp trò chuyện bao gồm chia sẻ chi tiết những lo lắng của bản thân với tư vấn viên hoặc nhà tâm lý học, sau đó tìm ra giải pháp vượt qua lo lắng và căng thẳng. Nhà tâm lý học có thể sử dụng liệu pháp nhận thức-hành vi tập trung vào thói quen suy nghĩ vô lý của bạn và tìm ra cách hiệu quả hơn để đối phó với căng thẳng. Điều trị bằng thuốc. Nếu lo âu làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, có thể bác sĩ tâm lý sẽ kê đơn thuốc cho bạn.Các loại thuốc thường được kê để điều trị lo âu: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc ức chế beta. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh án và tiền sử gia đình của bạn để quyết định loại thuốc nào phù hợp với bạn. Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ phải kết hợp điều trị tâm lý và dùng thuốc để kiểm soát lo âu. Với liệu pháp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi chứng rối loạn lo âu. Hãy tìm người để nói chuyện. Việc họ hiểu chứng rối loạn của bạn ở mức nào không quan trọng, chỉ cần bạn chia sẻ mối lo với bạn bè hoặc gia đình cũng là điều hữu ích. Bác sĩ có thể gợi ý bạn viết nhật ký hàng ngày để nhắm vào nỗi sợ hãi và tìm ra nguyên nhân. Viết nhật ký có thể giúp bạn nhìn nhận gốc rễ nỗi lo âu và phát triển phương pháp phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Nhật ký là nơi thích hợp để bày tỏ suy nghĩ lo âu. Tuy nhiên, hãy thận trọng để chắc rằng bạn không sử dụng nó để nghiền ngẫm lại và làm chứng lo âu trở nên tệ hơn. Vào đầu ngày hoặc cuối ngày, bạn có thể viết nhật ký miêu tả tâm trạng hiện tại của bạn và tường thuật chi tiết về ngày hôm đó. Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ những lo lắng của mình về bài kiểm tra sắp tới hay buổi hẹn đầu tiên. Sử dụng nhật ký để xác định chiến lược giải tỏa căng thẳng như đã thảo luận ở trên. Sau một khoảng thời gian ngắn suy nghĩ, bạn hãy đóng cuốn nhật ký lại và quyết tâm bỏ lại mối lo âu bằng từ ngữ trên trang giấy. Tập trung hoàn toàn vào việc tìm ra giải pháp chính là hành động để giải tỏa căng thẳng nhưng không ngẫm lại những suy nghĩ lo lắng. Châm cứu là một phương pháp điều trị hiệu quả khác để kiểm soát lo âu và căng thẳng. Các thầy thuốc Trung Hoa tin rằng khi cơ thể mất cân bằng khí huyết, con người sẽ phải chịu đựng lo âu và trầm cảm. Việc châm kim vào những huyệt quan trọng trên cơ thể giúp lưu thông khí huyết, lấy lại sức khỏe tổng thể và tâm trạng vui vẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị chứng lo âu hay không. Khoảng 40 triệu người Mỹ đang phải chịu đựng chứng lo âu mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 1/3 con số đó tiếp nhận điều trị. Hãy thực hiện các bước cần thiết để tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài nếu bạn không thể giải quyết lo âu một mình. | Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia. Trò chuyện với người bạn tin tưởng. Viết nhật ký. Thử châm cứu. Biết rằng bạn không cô đơn. |
Trước khi tiếp cận, bạn nên xác định đâu là thời gian thuận tiện với cấp trên. Chắc hẳn, bạn không muốn làm phiền khi họ đang căng thẳng hay bận rộn. Có thể bạn đã nắm rõ thói quen làm việc của cấp trên. Thế nhưng, nếu có thể, hãy dùng máy tính kiểm tra lại lịch trình của họ. Tùy văn hóa và thói quen làm việc của công ty, bạn nên hỏi trước liệu họ có thể dành vài phút trao đổi với bạn hay không. Trao đổi riêng nếu tình huống cho phép. Cân nhắc sức ép trong ngày và phong cách làm việc của cấp trên. Nếu họ là con người của buổi sáng, hãy cố trò chuyện trước giờ trưa. Nếu biết họ luôn là người đầu tiên đến văn phòng, một buổi sáng nào đó, bạn có thể đi làm sớm hơn và trao đổi trước khi những người khác xuất hiện. Khi trao đổi, đừng vòng vo mà hãy đi thẳng vào vấn đề. Bạn cần đảm bảo rằng bản thân đang trình bày chính xác những gì muốn nói một cách ngắn gọn và rõ ràng. Vòng vo quá lâu có thể khiến cấp trên cảm thấy bạn đang làm phí thời gian của họ và do đó, mất dần thiện cảm. Tránh nói: "vâng, nhưng..." bởi có thể cấp trên sẽ chỉ tiếp nhận phần "vâng" và nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu biết cách sắp xếp công việc hơn. Thay vì dùng từ tiêu cực như "nhưng", hãy cố dùng từ ngữ có tính tích cực hơn. Ví dụ, thay vì nói: "Tôi biết chị đã yêu cầu tôi làm báo cáo này. Thế nhưng, tôi có quá nhiều việc khác để làm", hãy thử: "Tôi có ý kiến về việc làm thế nào để sắp xếp lại khối lượng công việc của dự án này". Việc giải thích lý do từ chối một cách rõ ràng và hiệu quả là đặc biệt quan trọng. Thiếu cơ sở lý luận vững chắc, cấp trên có thể sẽ không hiểu vì sao bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ví dụ, nếu được yêu cầu làm điều gì đó vượt xa ngoài phạm vi công việc của bản thân, bạn nên làm rõ điều này và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham chiếu mô tả công việc khi cần thiết. Đừng đề cập ngay đến mô tả công việc dù luôn sẵn sàng cho việc tham chiếu đến nó. Nếu vấn đề nằm ở thời gian, bạn cần lý do rõ ràng và không thể chối cãi để từ chối nhiệm vụ được giao. Dẫn chứng những ưu tiên quan trọng khác mà bạn đang thực hiện. Ví dụ: "Tuần tới là hạn cuối của báo cáo Mùa xuân rồi. Với việc mới này, tôi sẽ không thể nào hoàn thành báo cáo đúng hạn". Nhấn mạnh lợi ích mà công ty cũng như cấp trên thu được khi phân công nhiệm vụ cho người khác bằng cách nhấn mạnh rằng việc bạn cần làm là quan trọng hơn. Giải thích một cách kiên quyết và trực tiếp nhưng không bốc đồng hay mang tính đối đầu. Nếu nhanh chóng nhận ra nhiệm vụ nào đó là không phù hợp hoặc bản thân sẽ không thể hoàn thành nó, đừng chờ đợi quá lâu trong việc thu xếp trao đổi với cấp trên. Làm vậy, khi phân công lại, nhiệm vụ khó có thể được hoàn thành đúng hạn. Nếu chờ đến phút chót, nhiều khả năng điều đó là bất khả thi. Và chắc hẳn, cách xử lý này chẳng thể giúp bạn có được thiện cảm từ cấp trên. | Chọn thời gian phù hợp. Hãy ngắn gọn, súc tích. Giải thích bản thân. Đừng trì hoãn quá lâu. |
Đèn nguồn phía trước sẽ sáng màu đỏ. Nếu sau khi chuyển đổi TV hoặc cáp HDMI, bạn bật máy PS3 lên mà trên màn hình không có gì thì hãy tiến hành quá trình thiết lập này. Quá trình này mất khoảng 5 giây. Có thể bạn cần nhấn vào nút PS trên tay cầm chơi game để mở trình đơn thiết lập trước. Bạn có thể thiết lập độ phân giải thích hợp tại đây. | Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã tắt. Ngắt kết nối máy PS3 và TV khỏi nguồn điện. Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã được kết nối với TV bằng cáp HDMI. Cắm điện lại cho máy PS3 và TV. Chuyển sang đầu vào HDMI trên TV. Nhấn giữ nút nguồn trên PS3 cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai. Sử dụng tay cầm chơi game PS3 để hoàn tất quá trình thiết lập hình ảnh HDMI. Điều hướng đến "Settings" (Cài đặt) → "Display Settings" (Cài đặt hiển thị). |
Trong cơn hoảng loạn, cơ thể bạn có phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, giống như bạn đang ở trong một tình thế nguy cấp và đáng sợ, mặc dù không có tình huống nguy hiểm nào thực sự xảy ra. Những triệu chứng thường gặp của cơn hoảng loạn bao gồm: Đau tức ngực hoặc khó chịu Chóng mặt hoặc choáng váng Sợ chết Sợ bị mất kiểm soát hay sợ tận thế sắp xảy ra Cảm thấy nghẹt cuống họng Cảm thấy tách biệt Cảm giác không ở trong hiện thực Buồn nôn hoặc cảm giác xáo trộn trong dạ dày Tê cứng hoặc cảm giác kim châm ở bàn tay, bàn chân hoặc trên mặt Đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc mạnh Toát mồ hôi, rét run hoặc nóng bừng Run rẩy Hầu hết các cơn hoảng loạn thường khiến bạn thở gấp và nông, làm tăng mức độ hoảng loạn và triệu chứng càng kéo dài. Bằng cách kiểm soát hơi thở, bạn có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường, giảm huyết áp, giảm tiết mồ hôi và kiểm soát lại cảm giác. Một phương pháp để thở chậm lại là hít một hơi sâu và nín lại càng lâu càng tốt. Việc này giúp cân bằng mức ô-xy và carbon dioxide, do đó khiến bạn bớt cảm giác khó thở. Sau khi nín hơi, bắt đầu thở sâu bằng bụng. Hít vào chậm và sâu, sau đó thở ra còn chậm hơn. Để tập thở bụng, bạn ngồi trên ghế, một tay đặt trên ngực, tay kia đặt dưới khung xương sườn. Ngồi thoải mái, đầu gối gập vào, thả lỏng vai và cổ. Sau đó hít vào chầm chậm qua mũi và để cho bụng phồng ra, giữ yên lồng ngực trên hết sức có thể. Từ từ thở ra, thót cơ bụng và giữ yên lồng ngực. Bàn tay đặt trên bụng phải chuyển động tới trước khi thở ra, và lùi lại khi hít vào, còn bàn tay đặt trên ngực càng giữ yên được càng tốt. Một phương pháp khác là phương pháp 5-2-5. Hít vào bằng bụng trong 5 giây. Nín thở trong 2 giây, sau đó thở ra trong 5 giây. Lặp lại 5 lần. Phương pháp thở vào túi giấy không còn được khuyến khích sử dụng nữa. Phương pháp này không đem lại lợi ích như người ta tưởng, thậm chí còn có hại. Một trong những cách hiệu quả để dứt cơn hoảng loạn là dùng loại dược chất được xếp vào nhóm thuốc chống lo âu, thường là benzodiazepines (nhóm hợp chất có tác dụng dược lý dùng làm thuốc an thần). Các loại thuốc thông dụng dùng để điều trị cơn hoảng loạn được xếp vào nhóm benzodiazepines bao gồm alprazolam, lorazepam, và diazepam. Những loại thuốc này có tác dụng khá nhanh và có thể giúp giảm triệu chứng trong vòng 10 đến 30 phút. Một số dược chất có kê toa khác thuộc nhóm benzodiazepines có tác dụng chậm hơn một chút nhưng ở lại trong máu lâu hơn. Một vài ví dụ cho loại dược chất này là clonazepam, chlordiazepoxide, và oxazepam. Các loại thuốc trên thường được kê toa với liều thấp để uống thường xuyên cho đến khi các cơn hoảng loạn có thể kiểm soát được bằng các loại thuốc khác, ví dụ như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, hoặc với liệu pháp nhận thức – hành vi. Trong khả năng có thể, bạn hãy tiếp tục thực hiện những việc mình đang làm và các sinh hoạt thường ngày nhằm ngăn cơn hoảng loạn chi phối bạn. Tiếp tục nói chuyện, cử động, tập trung suy nghĩ. Bằng cách này, bạn đang gửi tín hiệu lên não và báo cho cơn hoảng loạn của bạn biết rằng không có nguy hiểm, không có cảnh báo và không có lý do gì để duy trì trạng thái chiến – đấu – hay – bỏ - chạy. Nếu bạn lên cơn hoảng loạn ở một nơi nhất định nào đó, ví dụ như ở cửa hàng thực phẩm, có lẽ bạn muốn bỏ chạy và rời xa cửa hàng càng nhanh càng tốt. Bằng cách ở lại nơi đó và cố kiểm soát các triệu chứng, bạn đang tiến hành các bước rèn luyện cho não nhận biết rằng không có tình huống nguy hiểm thực sự nào ở cửa hàng thực phẩm. Nếu bạn bỏ chạy, bộ não sẽ bắt đầu liên tưởng nơi đó (và có thể là tất cả các cửa hàng thực phẩm) với sự nguy hiểm, và có khả năng sẽ gây nên cảm giác hoảng sợ mỗi lần bạn bước vào một cửa hàng thực phẩm. Với sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu, bạn có thể học được các phương pháp tập trung suy nghĩ một cách tự nhiên, và kiểm soát cơn hoảng loạn. Ví dụ như bạn có thể uống thứ gì đó ấm hoặc lạnh, đi dạo vài bước, hát một bài hát yêu thích, nói chuyện với một người bạn, hoặc xem ti vi. Để tập trung vào việc khác nhằm thoát khỏi cơn hoảng loạn, bạn có thể thử những hoạt động như tập bài tập giãn cơ, giải ô chữ, thay đổi nhiệt độ không khí, hạ kính xuống nếu bạn đang ở trong ô tô, đi ra ngoài hít thở không khí trong lành, hoặc đọc thứ gì đó thú vị. Mặc dù các phản ứng sinh lý của hai trạng thái này tương tự nhau, ví dụ như huyết áp tăng cao, toát mồ hôi và tim đập nhanh, nhưng đây là hai tình huống khác nhau rõ rệt: Trạng thái căng thẳng có thể xảy ra ở tất cả mọi người vào lúc này hay lúc khác. Bản năng tự nhiên “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể được kích hoạt trong tình huống căng thẳng hay hồi hộp cũng tương tự như trong cơn hoảng loạn, nhưng ở đây luôn có một nguyên cớ, sự kiện hay trải nghiệm liên quan trực tiếp đến phản ứng đó. Cơn hoảng loạn không gắn với một sự kiện nào, không thể đoán trước, và mức độ nghiêm trọng có thể rất dữ đội và đáng sợ. Lấy lại bình tĩnh bằng cách áp dụng các phương pháp thư giãn để kiểm soát tình trạng hồi hộp và căng thẳng thái quá. Nếu mắc chứng hoảng loạn hoặc rối loạn hoảng sợ, bạn có thể làm việc với một chuyên gia trị liệu về nhận thức - hành vi, học những chiến thuật thư giãn để kiểm soát sự hoảng loạn khi nó bắt đầu xảy ra. Bất kể bạn đang trong cơn hoảng loạn, lo âu hoặc căng thẳng, bằng cách tập trung vào các giác quan, thậm chí chỉ cần vài phút, bạn cũng có thể làm chậm lại các triệu chứng lâm sàng đang diễn ra. Dùng thị giác để tập trung vào các thứ dễ chịu xung quanh. Nếu đang ở một nơi an toàn, bạn thử nhắm mắt lại và mường tượng một bông hoa, một bức tranh, một bãi biển mà bạn yêu thích, hoặc thứ gì đó khiến bạn thư giãn hơn. Ngừng lại và lắng nghe những thứ quanh bạn. Cố gắng nghe tiếng nhạc văng vẳng từ đằng xa, tiếng chim hót, tiếng gió thổi hay tiếng mưa rơi, thậm chí tiếng ồn của xe cộ trên xa lộ gần đó. Cố gắng tìm một âm thanh gì đó khác hơn là tiếng tim đập hoặc những âm thanh gắn với sự kiện căng thẳng. Tiếp tục dùng các giác quan bằng cách xác định mùi hương xung quanh bạn. Có thể bạn đang ở trong nhà và ai đó đang nấu ăn, hoặc bạn đang ở ngoài trời và ngửi thấy mùi của những hạt mưa trong không khí. Tập trung vào xúc giác. Có thể bạn không nhận ra, nhưng bạn luôn chạm vào vật gì đó. Khi ngồi trên ghế, bạn hãy tập trung cảm nhận về chiếc ghế, hoặc để ý xem mặt bàn mà bạn đang đặt tay lên lạnh hay ấm, hoặc bạn có thể cảm nhận làn gió nhẹ lướt qua trên mặt mình. Bằng việc bỏ ra vài phút để xem xét các giác quan, bạn đang hướng sự tập trung ra khỏi cơn hoảng loạn, lo âu hoặc căng thẳng. Việc này rõ ràng không giải quyết được nguyên nhân của hoảng loạn, lo âu hoặc căng thẳng, nhưng việc tập trung vào các giác quan là có lợi khi xử trí phản ứng sinh lý không mong muốn mà có lẽ bạn đang trải qua. | Nhận biết những triệu chứng lâm sàng. Kiểm soát hơi thở. Uống thuốc theo toa bác sĩ. Cố gắng tiếp tục hoạt động của bạn. Tránh bỏ chạy. Tập trung vào các sự việc khác. Phân biệt giữa trạng thái căng thẳng và cơn hoảng loạn. Áp dụng các phương pháp thư giãn. Dùng các giác quan để đối phó với cơn bệnh. |
Bạn có thể nỗ lực để quá trình phấn đấu dễ dàng hơn cũng như bắt bản thân mình luôn tập trung. Đến cuối cùng, bạn sẽ đạt được hết các mục tiêu nếu bạn đầu tư thời gian và công sức. Suy nghĩ xem bạn kỳ vọng trong vòng bao lâu mình sẽ đạt được mục tiêu, và khi nào bạn muốn hoàn thành. Ví dụ, bạn hy vọng mình sẽ dành 40 tiếng để học hết những kiến thức cơ bản về chơi đàn ghita và bạn muốn học trong một tháng thì bạn cần dành hơn một tiếng mỗi ngày để thực hiện. Không còn cách nào khác ngoài đầu tư thời gian. Nếu bạn thực sự cam kết với mục tiêu của chính mình, thì đó là điều bạn phải làm. Có một cách để đầu tư thời gian dễ dàng hơn đó là biến nỗ lực đó thành thói quen hằng ngày. Lên kế hoạch sao cho thời gian thực hiện mục tiêu thành hoạt động diễn ra hằng ngày. Ví dụ, bạn có thể dành nửa tiếng đồng hồ từ 6:30 để luyện tập thang âm. Và nửa giờ còn lại từ 6:30 đến 7 giờ để học cách chơi một bài hát nào đó. Nếu bạn học như vậy hằng ngày (hoặc thậm chí là ngày có ngày không), thì bạn vẫn có thể học những kiến thức cơ bản về cách chơi bất kỳ nhạc cụ nào vô cùng nhanh chóng! Khi bạn bắt đầu bắt tay làm việc hướng đến mục tiêu của mình, hãy theo dõi tiến bộ của bản thân. Bạn nên viết nhật ký, sử dụng ứng dụng, hoặc dùng lịch để bàn và ghi chú thời gian bạn đã đầu tư, những mục tiêu nhỏ bạn đã đạt được, v.v. Theo dõi tiến bộ của bản thân còn giúp bạn luôn có động lực khi nhìn thấy những thành công của mình. Và cảm thấy cần có trách nhiệm với thói quen hằng ngày đó. Viết nhật ký về quá trình hằng ngày cũng là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng có thể nảy sinh trong quá trình đạt mục tiêu. Một trong những yếu tố khó nhất khi bạn gắn bó với một mục tiêu, đặc biệt nếu đó là mục tiêu dài hạn, chính là luôn giữ vững được động lực. Lập các mục tiêu nhỏ có thể đạt được và theo dõi tiến bộ đều hữu ích. Nhưng, bạn vẫn cần tự củng cố thêm động lực cho mình. Củng cố bản thân nghĩa là bạn tạo ra kết quả cho hành động. Có hai loại củng cố bản thân. Củng cố tích cực có nghĩa là cho thêm gì đó vào cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể chiêu đãi bản thân mình một bữa tráng miệng kỷ niệm vì đã được mục tiêu nhỏ. Củng cố tiêu cực là khi lấy đi một thứ gì đó. Nếu đó là việc bạn không muốn làm, thì cũng có thể coi là phần thưởng. Ví dụ, bạn có thể cho phép bản thân không làm việc vặt một tuần coi như là phần thưởng vì đã đạt được một mục tiêu nhỏ. Việc vặt này bị "loại" ra khỏi cuộc sống của bạn trong tuần đó. Củng cố sẽ hiệu quả khi nó giữ vững động lực cho bạn chứ không phải là coi đó là một hình phạt. Ngăn không cho mình hưởng thụ gì đó hoặc tự phạt vì thất bại có thể có tác dụng nếu áp dụng vừa đủ. Nhưng hãy có cả phần thưởng khi có thể. | Đầu tư thời gian. Biến nó thành thói quen hằng ngày. Theo dõi tiến bộ của bản thân. Luôn giữ vững động lực. |
. Bạn sẽ không thể hàn gắn một mối quan hệ nếu cứ giữ mãi nỗi hờn giận trong lòng. Vì thế, tha thứ cho cha mẹ vì những lỗi lầm mà họ đã gây ra là điều hữu ích. Có thể bạn cũng nên tha thứ cho bản thân vì cách mà bạn đã phản ứng với những lỗi lầm của cha mẹ. Đừng quên rằng bạn tha thứ không chỉ vì người kia mà còn vì cảm giác nhẹ nhõm của chính bạn. Tha thứ cho cha mẹ cũng đồng nghĩa là bạn đang chọn cách trút bỏ nỗi oán giận của mình nhưng không bảo rằng những điều họ đã nói hoặc làm với bạn là đúng. Để tha thứ cho ai đó, bạn sẽ phải chủ động chọn cách trút bỏ mọi hờn giận. Một cách để làm việc này là viết thư cho bố mẹ bạn, lá thư mà bạn sẽ không gửi đi. Trong thư, bạn hãy trung thực diễn tả cảm giác của bạn về sự việc đã xảy ra, vì sao bạn lại tức giận, và vì sao bạn nghĩ bố mẹ bạn lại làm như vậy. Cuối cùng, bạn hãy kết thúc lá thư bằng một câu như “Con không vui vì sự việc đã xảy ra, nhưng con sẽ rũ bỏ nỗi tức giận trong lòng. Con tha thứ cho bố mẹ”. Bạn cũng có thể tự nói điều này thành tiếng với mình. Bạn cần nói với bố mẹ về cảm giác của bạn và lý do vì sao bạn lại giữ khoảng cách với họ. Làm sao bố mẹ bạn có thể giải quyết nếu không biết là có vấn đề đang tồn tại? Bạn đừng trách móc hoặc tỏ ra thiếu lễ phép. Hãy nói với bố mẹ về cảm giác của bạn thay vì phàn nàn về những việc bố mẹ đã làm. Thay vì nói “Bố (mẹ) tước mất quyền con người của con”, bạn có thể nói một câu mang tính xây dựng hơn như “Con cảm thấy mình không được tự quyết định điều gì”. Khi bắt đầu cải thiện mối quan hệ, bạn cần phải tránh sa vào lối cũ. Xác định trước những quyết định nào bố mẹ bạn có thể và không thể can thiệp. Tương tự như vậy, các ranh giới cũng bao gồm những quyết định nào bạn có thể tham gia hoặc những gì bạn có thể hỏi bố mẹ. Ví dụ, bạn có tham khảo ý kiến bố mẹ đối với các quyết định quan trọng về nghề nghiệp, ví dụ như nên vào trường đại học nào, hoặc nên hay không nên nhận lời mời làm công việc nào đó. Mặt khác, có thể bạn sẽ không để bố mẹ can dự vào những quyết định cá nhân của mình, chẳng hạn như bạn hẹn hò với ai, kết hôn hoặc không kết hôn với ai. Bạn cũng có thể từ chối tham gia vào những vấn đề mà bố mẹ nêu ra, như những rắc rối trong chuyện tình cảm chẳng hạn. Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ quyết định ở bên cạnh để giúp đỡ khi bố mẹ bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, ví dụ như bệnh ung thư hoặc bệnh tim. | Khép lại quá khứ Nói rõ với bố mẹ với thái độ tôn trọng. Thiết lập ranh giới rõ ràng cho bạn và bố mẹ bạn. |
Bạn có thể làm cho gạo thường có vị tương tự như gạo làm sushi bằng việc nêm đúng gia vị. Tuy nhiên, sẽ rất khó làm cho gạo thường có độ dẻo giống như gạo làm sushi. Bạn có thể dùng cơm trong phương pháp này để làm món sashimi, cơm bento và cuốn sushi nhưng sẽ rất khó để làm món nigiri. Nước sẽ ngừng sôi trong vài giây khi bạn cho gạo vào. Chờ nước và gạo sôi trở lại, sau đó giảm nhiệt và đậy kín nắp nồi. Tiếp tục đun đến khi gạo thấm hút hết nước. Đặt nồi sang một bên để làm nguội. Trong các bước tiếp theo, bạn nên tránh dùng bất kỳ vật dụng kim loại nào; nếu không, bạn sẽ gặp tình trạng giấm làm dậy mùi kim loại. Loại cơm dẻo của người Nhật chỉ ngon khi vẫn còn ấm thay vì nóng. | Tìm hiểu thành phẩm. Đậy nắp nồi và đun liu riu khoảng 15 phút. Nhấc nồi nước gia vị ra khỏi bếp. Cho cơm vào bát thủy tinh. Dọn cơm lên ăn khi vẫn còn ấm. |
Bạn rửa khoai tây với nước ở nhiệt độ phòng và dùng mút xốp mềm chà sạch vỏ. Hầu hết khoai tây đều có những đốm xanh lá hoặc nâu. Bạn dùng dao hoặc dụng cụ bào rau củ để cắt bỏ những chỗ này. Bạn gọt vỏ khoai tây bằng cách dùng dao hoặc dụng cụ bào rau củ. Vỏ khoai tây cần được gọt sạch và các đốm xanh hoặc chỗ không đẹp mắt còn sót lại cũng cần được cắt bỏ. Sau khi gọt vỏ khoai tây, bạn ngâm nước lạnh ngay lập tức cho đến lúc nướng hoặc đến khi muốn cắt thành kích cỡ theo ý thích. Nước lạnh giúp cho phần bề mặt của khoai tây không bị biến màu. Luôn cẩn thận khi gọt vỏ khoai tây để không bị cắt vào tay. Cắt khoai tây theo chiều dọc với độ dày khoảng 1 cm đến 1,3 cm. Để nguyên các lát khoai tây vừa cắt để tạo múi cau hoặc tiếp tục cắt thành khối vuông. Sau khi cắt, bạn cần nhanh chóng phết dầu và gia vị lên khoai tây. Việc phết dầu ngay lập tức giúp khoai tây không chuyển sang màu nâu và không bị dính vào vỉ nướng. Bạn lấy một bát nhỏ khuấy dầu ăn với một ít bơ, muối, tiêu và tỏi để có gia vị tẩm thơm ngon. Bạn xếp khoai tây ở giữa vỉ nướng với một mặt cắt hướng xuống. Nếu cắt khoai tây thành khối vuông, bạn có thể đặt chúng trên giấy bạc hoặc xiên vào que trước khi xếp lên vỉ nướng để chúng không rơi xuống bếp. Điều chỉnh bếp sang lửa vừa và nướng khoai khoảng 5-6 phút rồi lật khoai sang mặt cắt thứ hai. Nướng mặt thứ hai khoảng 5-6 phút rồi chuyển sang nướng mặt còn lại. Bạn sẽ nướng đến khi khoai mềm. Khoai tây múi cau nên có màu nâu đẹp mắt. Dọn khoai tây lên ăn khi còn nóng. | Rửa khoai tây. Bỏ những chỗ không đẹp mắt. Gọt vỏ và ngâm khoai tây (tùy chọn). Cắt khoai tây. Phết gia vị lên các miếng khoai tây. Xếp khoai tây trực tiếp lên vỉ nướng. Nướng khoai tây. |
Bạn không cần mua dụng cụ thí nghiệm chuyên môn để thực hiện thí nghiệm lý thú này, vì hầu hết các vật liệu có thể tìm tại nhà. Bạn hãy liệt kê những thứ có sẵn và xem thử liệu có thể ứng biến nếu thiếu vật liệu nào đó không. Ví dụ, nếu không có ô-xy già 6%, bạn có thể dùng loại 3%. Nhớ rằng thí nghiệm này sẽ khá bừa bộn, vì vậy bạn hãy bảo mọi người phải cùng ở lại dọn dẹp. Bạn cần một khoảng thời gian đủ để mọi người tham gia và thích thú với thí nghiệm. Thí nghiệm phun bọt có thể rất thú vị với mọi lứa tuổi, nhưng trẻ con có thể quá phấn khích đến mức mất kiểm soát. Dù định làm thí nghiệm trong bồn tắm, ngoài sân, dùng khay nướng rộng hoặc thùng nhựa, bạn cũng nên giảm nhẹ công việc dọn dẹp bằng cách chuẩn bị một không gian kín. Lượng ô-xy già sẽ quyết định khối lượng bọt tạo ra. Dù có ô-xy già 3% trong tủ thuốc, bạn cũng có thể đến cửa hàng chăm sóc sắc đẹp tìm mua loại 6%, vì loại o-xy già này thường không có bán ở hiệu thuốc. Các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp bán ô-xy già 6% để làm chất tẩy trắng. | Tìm các vật liệu có sẵn trong nhà. Sắp xếp đủ thời gian để chuẩn bị thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và dọn dẹp. Chuẩn bị một khu vực có thể văng nước. Tìm đủ lượng ô-xy già. |
Đưa mặt sát gương, cúp tay ôm vào mặt để ngăn ánh sáng khỏi mắt, tạo thành một đường hầm tối. Khi bạn làm vậy, nếu ánh sáng trong phòng quan sát phía bên kia sáng hơn chỗ bạn, bạn sẽ có thể nhìn xuyên qua gương vào phòng bên kia. Nếu vẫn thấy chưa thuyết phục, hãy tắt hết đèn, rồi rọi đèn pin vào tấm gương (bạn có thể dùng đèn flash điện thoại). Nếu đó là gương hai chiều, căn phòng bên kia tấm gương có thể được chiếu sáng và bạn sẽ thấy được nó. Gõ nhẹ lên mặt gương để đủ phát ra tiếng. Một tấm gương bình thường sẽ phát ra tiếng đục, cạn vì đằng sau đó chỉ là bức tường. Còn gương hai chiều sẽ cho ra âm thanh rộng mở, vang vọng vì bên kia là không gian rỗng cho người đứng quan sát. Âm thanh bạn gõ vào gương hai chiều cũng có thể sáng tỏ và sắc sảo hơn tiếng đục đục của gương một chiều bình thường. Dù cách kiểm tra này không hoàn toàn chính xác, bạn vẫn có thể dùng móng tay để xác định gương một mặt và hai mặt . Chỉ cần thao tác chĩa đầu ngón tay vào gương. Nếu đó là gương hai lớp, tức gương một chiều bình thường, ngón tay bạn không thể chạm được vào ảnh phản chiếu mà sẽ có đường ngăn cách, đó là lớp kính thứ hai được chèn lên lớp tráng gương. Còn nếu chạm vào gương mà có thể chạm vào hình ảnh phản chiếu, thì đó là do không có lớp kính lót nào ở đó. Người ta rất hiếm dùng gương một lớp như vậy nên nếu có, khả năng cao đó là vì lý do đặc biệt và đó là gương hai chiều. Gương hai lớp chính là loại gương bình thường bạn dùng hằng ngày. Do biến thể của ánh sáng và vật liệu sản xuất, đôi khi cũng khó xác định bạn có đang chạm vào ảnh phản chiếu hay không. Bạn có thể nghĩ mình đang chạm vào gương một lớp trong khi không phải. Thêm nữa, gương hai chiều cũng có thể là gương hai lớp như bình thường. Trong trường hợp những phương pháp xác định bằng ánh sáng và cách lắp đặt gương đã cho bạn biết đó là gương hai chiều rồi thì bạn không cần phải nghe theo cách thức kiểm tra bằng móng tay nữa. Nếu đó là gương thường thì sẽ nứt vỡ và bạn có thể thấy đằng sau là lớp lót bảo vệ gương hoặc bức tường. Nếu đó là gương hai chiều thì đằng sau đó sẽ là một căn phòng. Bạn chỉ nên cân nhắc trường hợp này khi cảm thấy bị đe dọa hoặc trong tình trạng nguy hiểm. Đập vỡ gương có thể gây thương tổn và nguy hại cho sự an toàn của bạn. | Quan sát kỹ xuyên qua gương. Rọi đèn vào gương. Kiểm tra âm thanh. Thực hiện kiểm tra bằng móng tay. Cân nhắc những biện pháp cực đoan như đập vỡ gương. |
Nhấp đúp chuột vào ứng dụng Exel màu trắng với chữ X màu xanh lá, sau đó, bạn nhấp vào nút File, nhấp tiếp vào tùy chọn Open... rồi chọn file cần thao tác. Trên hệ điều hành Windows, nhấp chuột vào hình ảnh trong file Exel hiện hành, sau đó, nhấp vào tab Format rồi chọn tùy chọn Compress (nén) trong thanh công cụ. Trên hệ điều hành Mac, bạn nhấp vào File rồi chọn Reduce File Size… (giảm kích thước tập tin). Các hình ảnh cần thiết trong tập tin sẽ được nén lại, còn những hình ảnh không liên quan sẽ bị xóa. | Mở tập tin Microsoft Excel lên. Mở hộp thoại Compression (nén dữ liệu) lên bằng cách: Sau đó, nhấp chuột vào trình đơn thả xuống bên cạnh mục "Picture Quality" (chất lượng hình ảnh). Hãy chọn độ phân giải hình ảnh thấp hơn. Đừng quên tích vào ô "Delete cropped areas of pictures" (xóa những vùng ảnh bị cắt xén). Tiếp tục, nhấp chuột vào All pictures in this file (tất cả hình ảnh trong tệp hiện hành). Cuối cùng, bạn nhấp OK. |
Các tốt nhất để bắt đầu giải quyết vấn đề đó là nghiên cứu và giáo dục. Kiến thức là sức mạnh, cũng như việc nắm rõ nguyên nhân gây nên trầm cảm của bản thân giúp bạn đi được một nửa chặng đường khắc phục vấn đề của mình. Hỗ trợ thông tin có thể giúp những ai bị trầm cảm đối mặt với tình huống khó khăn. Giáo dục tâm lý là thuật ngữ đặc biệt dành cho người tìm hiểu đầy đủ kiến thức về chứng rối loạn của bản thân. Bạn có thể hỏi bác sĩ chuyên khoa về giáo dục tâm lý đối với tình trạng rối loạn của mình và lên kế hoạch điều trị. Thu thập sách vở, bài báo nghiên cứu, xem phim tài liệu, và tiến hành nghiên cứu trực tuyến để tìm hiểu thông tin về tình trạng của bạn. Đây là bước không thể thiếu trong mọi liệu pháp giảm triệu chứng trầm cảm. Để chữa trầm cảm hiệu quả, bạn cần có kế hoạch. Tự hỏi bản thân rằng mình muốn đạt được kết quả gì trong việc điều trị trầm cảm lâm sàng. Bạn muốn khắc phục chứng trầm cảm như thế nào? Bạn muốn tình trạng này được giảm nhẹ? Bạn muốn tìm giải pháp đối phó mới? Bạn nên xác định cụ thể và đặt ra giới hạn thời gian (một tuần, một tháng, sáu tháng) và những mục tiêu có thể đạt được. Ví dụ như, mục tiêu chữa trị trầm cảm triệt để trong một tháng có thể không mấy thực tế. Tuy nhiên, việc giảm mức độ nghiêm trọng của trầm cảm ở thang điểm từ 1 đến 10 (10 là trầm cảm nặng, và một là không còn trầm cảm) từ chín xuống bảy thường dễ thực hiện hơn. Vạch ra kế hoạch giảm thiểu trầm cảm. Sử dụng chiến lược đối phó liệt kê dưới đây để tạo dựng mục tiêu cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đạt mục tiêu tiến hành nghiên cứu về rối loạn tâm trạng ít nhất một lần một tuần. Đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch. Thay đổi kế hoạch nếu cần để áp dụng chiến lược mới mà bạn chưa thử lần nào. Việc lựa chọn cách thức đối mặt với trầm cảm tùy thuộc vào nguyên nhân gây căng thẳng, văn hóa, nguồn lực cá nhân, và tình huống xã hội độc nhất. Một số hoạt động lành mạnh bao gồm: đọc sách, xem phim, viết lách (nhật ký hoặc truyện ngắn), hội họa, điêu khắc, chơi đùa với thú cưng, nấu ăn, chơi nhạc, thêu thùa, và đan len. Sắp xếp các hoạt động lành mạnh này vào thói quen hằng ngày của bạn. Các hoạt động tâm linh và tôn giáo được chứng minh có tác dụng giảm trầm cảm, đặc biệt là ở người già. Nếu cảm thấy phù hợp thì bạn có thể thực hiện giải pháp này. Đôi khi một số biến cố trong đời sống cũng như tình huống căng thẳng có thể nảy sinh làm bạn trở nên trầm cảm. Bạn nên tìm cách giải quyết vấn đề của mình để giảm thiểu căng thẳng. Tập trung vào những điều có thể chế ngự trong tình huống này (phản ứng hoặc suy nghĩ của bạn về tình trạng này) thay vì lo lắng về những thứ không thể kiểm soát (chẳng hạn như điều mà người khác làm). Đôi khi xung đột cá nhân có thể góp phần làm cho bệnh trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên giải quyết mâu thuẫn khi có trục trặc với người khác. Ví dụ, bạn có thể trao đổi cảm xúc cởi mở nhưng không nên gây hấn. Nhấn mạnh bằng cách dùng chủ ngữ “Em/anh,” chẳng hạn như, “Em cảm thấy buồn khi anh quên gọi lại cho em.” Tránh tìm kiếm thông tin mới trên cơ sở liên tục trì hoãn hành động thực tế; tình trạng này rất phổ biến với những người bị trầm cảm. Bạn nên cố gắng chấp nhận thực tế rằng nếu muốn thay đổi hoàn cảnh, bạn cần phải hành động. Thu thập thông tin cho chính mình về những lựa chọn giúp bạn thực hiện quyết định, nhưng đến một thời điểm nào đó bạn cần phải tiến lên và thực hiện quyết định này, cho dù là kết thúc tình bạn không lành mạnh hoặc áp dụng cách thức điều trị mới. Tập trung vào những điều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tái tập trung vào kế hoạch và giải quyết vấn đề có thể thay đổi, thay vì suy nghĩ quá nhiều về những sai lầm của người khác hoặc những chuyện đang xảy ra trong môi trường sống của bạn (giao thông, hàng xóm ồn ào, v.v…). Hoạt động thể chất có tác dụng giảm trầm cảm hiệu quả. Việc rèn luyện thậm chí có thể giúp vượt qua chứng trầm cảm, cho dù cơ thể đang có bệnh hay một vài biến cố xảy ra trong cuộc sống. Bạn có thể thực hiện một số hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập máy, đi bộ đường dài, hoặc nâng tạ. Bạn có thể thực hiện một số bài tập mang lại niềm vui chưa bao giờ thử trong đời, chẳng hạn như: Zumba, nhảy nhịp điệu, yoga, Bài tập tăng cường sức khỏe, và chèo xuồng. Thiền chánh niệm có thể tăng cường nhận thức và giảm thiểu căng thẳng. Chánh niệm là trạng thái ở trong thời điểm hiện tại, ngay tại đây và ngay bây giờ. Tâm trí đang tập trung vào hiện tại thay vì gợi nhớ quá khứ hay lo lắng về những chuyện có thể xảy ra vào ngày mai. Rèn luyện chánh niệm là bước cơ bản dành cho người mới bắt đầu thực hành chánh niệm. Bạn có thể tập luyện chánh niệm bằng cách chú tâm ăn một miếng trái cây (táo, chuối, dâu, hoặc loại trái cây ưa thích). Đầu tiên, quan sát miếng trái cây. Bạn thấy chúng có màu sắc và hình dạng như thế nào? Sau đó chạm vào miếng trái cây. Chúng có cảm giác thế nào? Mềm, mịn, hay gồ ghề? Lưu tâm về cảm giác và cấu trúc của loại trái cây. Sau đó ngửi và tận hưởng mùi thơm của miếng trái cây. Tiếp theo là cắn một miếng nhỏ. Trái cây có vị thế nào? Chua hay ngọt? Cấu trúc khi đưa vào trong miệng như thế nào? Ăn từ từ trong khi suy nghĩ và tập trung vào trải nghiệm thưởng thức trái cây. Lưu ý những suy nghĩ khác có thể làm đầu óc xao nhãng, sau đó thả trôi dòng suy nghĩ mà không cần phải phán xét chúng. Một bài rèn luyện chánh niệm khác đó là đi dạo chánh niệm. Bạn chỉ cần đi bộ sang nhà hàng xóm (nếu an toàn) hoặc công viên gần nhà. Cũng như bài tập về trái cây, bạn có thể lưu ý những thứ mình chứng kiến, ngửi thấy, nghe được, nếm trải, và cảm giác trên da và cơ thể. Bài tập kìm hãm, hay kỹ thuật xao nhãng, đặc biệt hữu ích nếu bạn cần thoát khỏi đau đớn cảm xúc tạm thời. Kìm hãm giúp bạn tránh xa cảm giác trầm cảm suy tư và tập trung vào thứ khác trong một thời gian nhất định. Áp dụng kỹ thuật kìm hãm tinh thần liệt kê tên các tỉnh thành, màu sắc, hoặc động vật (từ A đến Y). Thực hiện bài tập kìm hãm thể chất như xả nước lạnh lên tay, tắm bọt, hoặc âu yếm thú cưng. Bạn có thể tìm thêm nhiều bài tập kìm hãm trên mạng. Điều này chỉ khiến cho bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Đối mặt với trầm cảm một cách tiêu cực bao gồm tự cô lập bản thân ra khỏi xã hội (tránh tiếp xúc xã hội), thực hiện hành động gây hấn (chẳng hạn như la hét, bạo lực, hoặc làm hại người khác), hoặc uống rượu bia hay dùng chất kích thích quá liều. Không nên dùng ma túy và rượu bia để giải quyết tâm trạng chán nản hoặc triệu chứng trầm cảm khác. | Tự giáo dục bản thân. Đặt mục tiêu. Tăng cường hoạt động mang lại niềm vui thích phù hợp với bạn. Cố gắng giải quyết vấn đề. Tập thể dục. Thực hành chánh niệm hoặc thiền định. Kìm hãm bản thân. Tránh sử dụng chiến lược đối phó tiêu cực. |
Rửa miếng cá phi lê dưới vòi nước chảy vài phút rồi dùng khăn giấy thấm bớt nước thừa. Sữa sẽ giúp giảm mùi “tanh” nồng. Bạn có thể chuyển sang dùng đĩa nếu không có bát phù hợp. Phủ cá phi lê trong bột ngô đựng trong bát nông hoặc đĩa sẽ dễ hơn. Lật vài lần cho mỗi mặt của miếng cá được phủ đều bột ngô. | Chuẩn bị phi lê cá tuyết. Đổ sữa vào bát nông. Ngâm cá phi lê trong sữa 15 phút. Trộn bột ngô, muối và tiêu trong bát nông. Đun nóng dầu trong chảo chiên với lửa vừa khoảng 3 phút. Phủ miếng cá phi lê đã ngâm sữa vào hỗn hợp bột ngô. Rán cá khoảng 5 phút mỗi mặt. Chuyển cá đã rán lên đĩa ăn. Rưới nước cốt chanh lên. Trang trí một ít rau mùi tây tươi và thưởng thức. |
Nếu chân bị sưng hoặc ngồi lâu trên máy bay, các cục máu đông có thể hình thành và lan đến các động mạch phổi, gây tắc nghẽn. Cơn đau liên quan đến phổi thường nặng hơn khi bạn thở, cử động hoặc ho. Đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Các bệnh về phổi có thể cần phẫu thuật cấp cứu để giảm nhẹ các triệu chứng. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng của các túi khí trong phổi (phế nang). Khi bị viêm, các phế nang chứa đầy dịch, trở thành đờm hoặc chất nhầy có thể thấy được khi ho. Trường hợp này cơn đau ngực có thể kèm theo: Sốt Ho ra chất nhầy hoặc đờm Mệt mỏi Buồn nôn và nôn Trong các trường hợp nhẹ, bạn có thể nghỉ ngơi ở nhà và chờ cho hệ miễn dịch đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng. Nhưng nếu diễn tiến nặng, căn bệnh này có thể nguy hiểm chết người, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Bạn cần đến bác sĩ nếu: Bạn thấy khó thở Cơn đau ngực tăng rõ rệt Bạn bị sốt từ 39 độ C trở lên và không hạ sốt Chứng ho không thuyên giảm, đặc biệt khi ho ra mủ Đặc biệt thận trọng với trẻ dưới hai tuổi, người lớn trên 65 tuổi và bất cứ ai có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh (azithromycin, clarithromycin, hoặc erythromycin) để chống lại tình trạng nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, cho dù thuốc kháng sinh không phải là cách điều trị căn bệnh của bạn, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để làm dịu đau ngực và giảm ho vốn khiến cơn đau nặng thêm. Thuyên tắc động mạch phổi xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong động mạch phổi. Tràn khí màng phổi (xẹp phổi) xảy ra khi không khí lọt vào khoang giữa phổi và thành ngực (khoang màng phổi). Cả hai tình trạng này đều gây nên hiện tượng thở gấp, hoặc tím tái ở miệng và các ngón tay. Ở các bệnh nhân thể trạng yếu như người già hoặc người bệnh hen suyễn mãn tính, chứng ho nặng do viêm phổi đôi khi gây tắc nghẽn phổi hoặc rách phổi. Nếu nghi ngờ bị thuyên tắc động mạch phổi hoặc tràn khí màng phổi, bạn cần nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế. Ngoài hiện tượng đau ngực, cả hai trường hợp trên đều gây thở gấp hoặc tím tái ở miệng và các ngón tay. Cả hai căn bệnh trên đều cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Máu hoặc khí tràn vào khoang ngực có thể nhanh chóng tích tụ lại và ép lên phổi. Tình trạng này sẽ không tự khỏi mà cần can thiệp y khoa. Bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. | Nhận biết mức độ nghiêm trọng của tình trạng phổi. Lưu ý các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Đến bác sĩ khám bệnh nếu các triệu chứng viêm phổi trở nặng. Hỏi bác sĩ về các loại thuốc. Quan sát các triệu chứng của bệnh thuyên tắc động mạch phổi và tràn khí màng phổi. Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức trong trường hợp thuyên tắc động mạch phổi và tràn khí màng phổi. |
Có hai lý do chính khiến chó kén ăn. Lý do đầu tiên là chó có thể bị bệnh. Lý do thứ hai là chó thường xuyên được cho ăn thức ăn ướt cao sang hoặc thức ăn dành cho con người. Để tìm ra nguyên nhân kén ăn ở chó, bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y. Nếu sức khỏe của chó bình thường thì kén ăn là do thói quen. Trong trường hợp này, bạn cần thay đổi thói quen của chó. Hãy cho bác sĩ biết chó bắt đầu kén ăn từ khi nào. Chó bị bệnh có thể trở nên kén ăn chỉ sau một đêm. Bạn có thể nhận thấy chó chỉ nhắm nháp thức ăn hoặc không ăn gì hết. Kén ăn ở chó có thể là do buồn nôn hoặc mất cảm giác thèm ăn. Một số bệnh như bệnh tim, bệnh thận hoặc bệnh gan, các vấn đề tiêu hóa, khối u hoặc các vấn đề về răng có thể là nguyên nhân kén ăn ở chó. Ngay cả khi chó khỏe mạnh, kén ăn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và hành vi từ nhẹ đến nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các vấn đề này bao gồm: Béo phì Viêm tụy Suy dinh dưỡng Khó điều trị một căn bệnh mãn tính mà chó có thể mắc phải sau này Tiêu chảy Các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như xin ăn | Đưa chó đi khám thú ý. Cân nhắc thời kỳ chó bắt đầu kén ăn. Nhận thức được tình trạng kén ăn có thể gây ra nhiều vấn đề. |
Nhớ đi tất đủ lâu để cho mùi của bạn bám lại trên chiếc tất. Trùm chiếc tất vào tay, trong khi các ngón tay vẫn giữ nhúm bạc hà mèo bên trong tất. Sau đó vặn đầu tất lại. Không cần vặn chặt quá, chỉ cần vửa đủ để quấn lại nhiều lớp. Bây giờ bạn sẽ có một "lớp" mới để thêm vào món đồ chơi. Không cần nhiều quá. Không phải chú mèo nào cũng thích bạc hà mèo, nhưng nếu chú nào đã thích thì thường rất nhạy cảm với loài cây này. Một giả thuyết cho rằng mèo hưng phấn với bạc hà mèo là do loài cây này tác động lên vùng dưới đồi trong não mèo và kích thích phản ứng săn mồi của mèo. Một số nghiên cứu cho rằng các phân tử trong cây bạc hà mèo đóng vai trò như một chất opioid đối với mèo, kích thích trung tâm “sung sướng” trong não của chúng. Không phải chú mèo nào cũng chịu ảnh hưởng của cây bạc hà mèo. Chỉ có khoảng 30-70% số mèo phản ứng với cây bạc hà mèo. Bạn cần buộc sao cho hơi lỏng một chút để mèo có thể tiếp cận được bạc hà mèo. Việc “lao động” tìm kiếm thức ăn khiến mèo thích thú với bản năng săn mồi mà chú mèo nào cũng có. Một số mèo “miễn nhiễm” với bạc hà mèo, nhưng số còn lại thì sẽ không thể cưỡng lại món đồ chơi này. Ngay cả khi không thích bạc hà mèo, chú mèo của bạn chắc chắn vẫn thích chơi với món đồ chơi. Mèo sẽ ngửi được mùi của bạn trên chiếc tất, và nó có thể sẽ liên hệ mùi của bạn với trải nghiệm thích thú và vui vẻ khi chơi với bạc hà mèo; như vậy đây sẽ là món đồ chơi tuyệt vời cho chú mèo mới nuôi. | Đi một chiếc tất cũ trong vài giờ. Giữ một nhúm lá bạc hà mèo trong tay. Thả nhúm lá bạc hà mèo vào phần ngón của tất. Nắm chặt phần ngón của chiếc tất có bạc hà mèo bên trong và kéo tất ra. Lặp lại động tác đó, mỗi lớp lại cho nhiều bạc hà mèo hơn một chút. Buộc thắt nút ở đầu tất. Cho mèo chơi món đồ chơi. |
Bã nhờn là dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây kích ứng. Sử dụng một loại dầu khác là cách tốt nhất để hòa tan dầu (cùng bụi bẩn, mảnh vụn từ tế bào, vi khuẩn,…). Chúng ta từng nghĩ rằng dầu không tốt cho da và quên đi rằng da cũng được bảo vệ và dưỡng ẩm bởi một lớp dầu tự nhiên. Cũng từ đó mà chúng ta có xu hướng dùng sản phẩm vệ sinh da mặt chứa thành phần hóa chất (thường) gây kích ứng da. Chọn loại dầu tốt nhất trong danh sách các loại dầu non-comedogenic. Non-comedogenic nghĩa là không gây tắc lỗ chân lông. Một số loại dầu có thể đắt hơn các loại khác và một số loại có thể dễ tìm mua hơn. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, dầu non-comedogenic tốt nhất với đánh giá từ 0-1 trên 5 là: Dầu hạt gai dầu (0) Dầu khoáng (0) Bơ hạt mỡ (0) Dầu hoa hướng dương (0) Dầu thầu dầu (1): Dầu thầu dầu giúp dưỡng ẩm da trong một số trường hợp nhưng cũng có thể gây khô da trong những trường hợp khác. Bạn nên thử phản ứng của da với sản phẩm rửa mặt chứa dầu. Thử sản phẩm trên một vùng da nhỏ trước và chờ khoảng một ngày. Không sử dụng sản phẩm và thử dùng loại mới nếu tình trạng da xấu đi. Tránh sử dụng sản phẩm rửa mặt có thể kích thích phản ứng dị ứng. Ví dụ, nếu dị ứng với các loại hạt, bạn không nên dùng dầu hạt phỉ. Đổ một lượng nhỏ dầu vào lòng bàn tay. Nhẹ nhàng mát-xa dầu lên mặt trong vòng 2 phút theo chuyển động tròn nhỏ. Mát-xa mặt bằng dầu hai lần mỗi ngày và sau khi đổ nhiều mồ hôi. Có thể cho thêm tinh dầu vào sản phẩm rửa mặt chứa dầu. Cho 1-2 giọt tinh dầu vào mỗi 1/2 cốc sản phẩm rửa mặt. Có thể chọn tinh dầu có hương: Yến mạch Hoa cúc Hoa oải hương Nhúng khăn mặt vào nước ấm rồi đắp lên mặt khoảng 20 giây. Cách này giúp dầu thấm vào da tốt hơn. Dùng khăn ẩm, ấm để nhẹ nhàng lau dầu trên da. Nhúng khăn vào nước ấm và tiếp tục lau đến khi sạch dầu trên da. Dùng khăn cotton nhẹ nhàng thấm khô da mặt. Không lau quá mạnh để tránh kích ứng da. Sau khi rửa mặt sạch và thấm khô, dùng sản phẩm dưỡng ẩm chứa dầu để dưỡng ẩm cho da. Sản phẩm dưỡng ẩm không nhất thiết phải chứa loại dầu giống như sản phẩm rửa mặt. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng da cải thiện hơn khi dùng dầu rửa mặt, bạn nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm chứa cùng loại dầu. Nếu bệnh Rosacea ảnh hưởng đến vùng da khác trên cơ thể, bạn cũng có thể dùng sản phẩm rửa mặt để vệ sinh vùng da đó. Thoa dầu lên da, chờ dầu thấm rồi rửa mặt bằng nước ấm. Thoa sản phẩm dưỡng ẩm chứa dầu lên khắp người. Bảo vệ da bao gồm cả việc bảo vệ da khỏi ánh nắng và nhiệt độ cao. Thoa kem chống nắng khi ở ngoài trời nắng trong thời gian dài, thường là trên 15 phút. Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Nếu da quá nhạy cảm với kem chống nắng hóa học (hầu hết các loại kem chống nắng thông thường), bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý. Đây là loại kem chống nắng chứa các thành phần giúp “phản chiếu” ánh nắng khỏi da. Bạn nên tìm mua kem chống nắng chứa thành phần kẽm oxit hoặc titan dioxit. Ngoài ra, có thể thử dùng kem chống nắng tự nhiên như retinyl palmitate (một dạng vitamin A), vitamin E hoặc beta carotene. Bệnh Rosacea có thể trở nặng khi thời tiết nắng nóng nên bạn cần làm mát da. Chườm mát bằng cách nhúng khăn cotton vào nước mát. Sau đó, đắp khăn lên da để giảm tình trạng da đỏ. | Chọn sản phẩm vệ sinh da mặt chứa dầu. Thử sản phẩm rửa mặt chứa dầu trên một vùng da nhỏ trước. Mát-xa dầu lên da. Đắp khăn ẩm, ấm lên mặt. Nhẹ nhàng lau sạch dầu trên da. Thấm khô da. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm chứa dầu. Dùng sản phẩm rửa mặt chứa dầu cho những vị trí khác bị ảnh hưởng. Thoa kem chống nắng. Chườm mát để làm mát da mặt. |
Tùy chọn này có biểu tượng hình chữ nhật và nằm trong thanh công cụ chạy dọc bên trái màn hình. Một trình đơn với nhiều hình dạng sẽ hiện ra. Lặp lại bước này mỗi khi bạn muốn chuyển đổi giữa các công cụ hình dạng khác nhau. Công cụ này cho phép bạn vẽ hình vuông và hình chữ nhật. Hình chữ nhật sẽ hiện ra khi bạn kéo chuột. Nếu bạn muốn vẽ hình vuông hoàn hảo, hãy kéo cho đến khi xuất hiện đường màu hồng cắt vào hình chữ nhật theo đường chéo, dấu hiệu này cho thấy 4 cạnh của hình vuông đã bằng nhau. Công cụ này cho phép bạn chỉ định số cạnh hình học để vẽ. Khi bạn nhấp vào khung vẽ, một hộp thoại sẽ hiện ra. Hãy nhập số cạnh hình học mà bạn muốn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn vẽ hình bát giác thì nhập 8. Tương tự như khi vẽ hình chữ nhật, hãy kéo ra ngoài cho đến khi bạn tạo được hình với kích thước mong muốn. Chúng ta cũng có thể tạo hình tròn và ngôi sao bằng trình đơn này theo cách tương tự như hình chữ nhật và bát giác. | Nhấp và giữ trên công cụ Shape. Nhấp vào Rectangle Tool (Công cụ hình chữ nhật). Nhấp chuột vào khung vẽ và kéo theo bất kỳ hướng nào. Nhấp giữ trên công cụ Shape và chọn Polygon Tool (Công cụ đa giác). Nhấp khung vẽ để nhập số cạnh. Nhấp và kéo trên khung để vẽ hình. |
Suy nghĩ cẩn thận về mức độ cảm giác. Giờ đây bạn cần xử lý cảm giác và quan sát tình huống ở mọi góc độ, có cách nào khác để lý giải việc đã xảy ra không? Cảm giác của bạn có thay đổi từ lúc bạn bắt đầu xử lý chúng? Cảm giác thay đổi khi suy nghĩ thay đổi. Lên danh sách những điều có thể làm để thay đổi tình thế bạn đang gặp phải. Xem xét hậu quả, nỗ lực cần thiết hay bạn có nên nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác. Hành động của bạn phụ thuộc vào cá nhân liên quan và mối quan hệ giữa hai bên (gia đình, người yêu, bạn bè, người quen, đồng nghiệp, cấp trên) vì vậy hãy nghĩ về điều thích hợp với tình huống của bản thân. Làm những gì bạn có thể để thay đổi tình thế. Nếu bạn có trách nhiệm, hãy thành thật và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Chân thành xin lỗi về lỗi lầm đã gây ra và cố gắng bù đắp. Hiểu rằng bạn đã làm những điều tốt nhất có thể là một phần quan trọng để xóa bỏ cảm giác hiện tại. Dù lý do là gì đi nữa, nếu nỗ lực giải quyết tình huống của bạn không hiệu quả hay không đi đến thỏa thuận với các bên liên quan (ví dụ họ qua đời hoặc cắt đứt liên lạc với bạn), bạn cần yêu bản thân đủ nhiều để vượt qua mọi chuyện. Hiểu được bản thân đã làm hết sức có thể chính là điều bạn học được từ tình huống này. Hãy ghi nhớ bài học đó. Đôi khi khá khó khăn để tìm ra nguồn gốc của cảm giác. Chuyên gia có thể giúp bạn phát hiện nguyên nhân vấn đề và học cách đối phó với chúng một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thông tin trên mạng để tìm các chuyên gia được đào tạo gần nơi bạn sống. Bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu. Ta hay có quan niệm sai lầm rằng vấn đề phải thật nghiêm trọng mới cần tìm đến chuyên gia. Trên thực tế, chuyên gia có thể giúp bạn xác định cách suy nghĩ và hành xử vô ích trong cuộc sống hàng ngày và học cách sống cuộc sống tình cảm ổn định và hết mình. | Đối phó với suy nghĩ tiêu cực. Cân nhắc hành động bạn có thể làm để thay đổi tình thế. Hành động. Khép lại giai đoạn này của cuộc sống. Trao đổi với chuyên gia. |
Tình trạng huyết khối có thể đe dọa đến tính mạng, vì vậy sự can thiệp y tế cần phải tiến hành càng sớm càng tốt Thuốc chống đông máu ngăn chặn quá trình hình thành huyết khối. Có nhiều loại thuốc chống đông máu trên thị trường, trong đó bao gồm:: Enoxaparin (Lovenox). Enoxaparin là một loại thuốc tiêm làm loãng máu ngay lập tức. Liều lượng thông thường cho người lớn là 40 mg tiêm vào vùng mỡ của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc bụng. Warfarin (Coumadin). Warfarin là thuốc uống chống đông máu, có tác dụng làm loãng máu. Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Để xác định liều lượng và cách dùng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm đông máu, còn gọi là INR. Heparin. Heparin là thuốc chống đông máu thông thường, được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa sự phát triển của huyết khối. Liều lượng tùy vào từng trường hợp cụ thể; bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để quyết định liều dùng. Thuốc tiêu sợi huyết, còn gọi là thuốc tiêu huyết khối, có tác dụng làm tan các sợi tơ huyết liên kết các huyết khối. Liều lượng sử dụng khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể và phác đồ điều trị. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng thích hợp với mình. Nếu không loại bỏ được huyết khối chỉ bằng cách dùng thuốc, bạn sẽ cần đến phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật bao gồm: Thông tim. Đối với các huyết khối trong tim, phẫu thuật thông tim sẽ được tiến hành để xử lý huyết khối. Một quả bóng sẽ được đưa vào để nong chỗ tắc nghẽn, sau đó người ta sẽ đặt ống giá đỡ (stent) để giữ cho mạch máu mở đúng mức. Áp lực từ bóng và stent đánh tan huyết khối thành các mẩu nhỏ và khôi phục tuần hoàn máu. Điều trị tiêu sợi huyết động mạch trực tiếp qua ống thông. Đây là một thủ thuật đưa ống thông trực tiếp vào huyết khối và phóng thích thuốc để làm tan huyết khối. Phẫu thuật lấy huyết khối. Đây là phẫu thuật loại bỏ các huyết khối. Phẫu thuật này thường được tiến hành khi phương pháp điều trị tiêu sợi huyết động mạch không có hiệu quả, hoặc trong các trường hợp cấp cứu đòi hỏi phải can thiệp khẩn cấp. | Bắt đầu điều trị ngay. Uống thuốc chống đông máu. Hỏi bác sĩ về thuốc tiêu sợi huyết. Cân nhắc phương án phẫu thuật. |
Tĩnh điện hoạt động mạnh hơn trong không khí khô, đặc biệt là những tháng mùa đông khi trong nhà được sưởi ấm khiến độ ẩm trong không khí càng giảm. Bạn có thể tăng độ ẩm trong nhà và nơi làm việc bằng cách sử dụng máy tạo ẩm. Độ ẩm trong không khí có thể giúp giảm sự tích tụ điện tích. Trồng cây trong nhà hoặc tại nơi làm việc cũng có thể giúp tăng độ ẩm. Bạn có thể tự tạo độ ẩm chỉ bằng phương pháp đơn giản là đun sôi nước trên bếp. Một chút hương vị như quế hay vỏ cam quýt thêm vào cũng đem lại cho không khí mùi thơm dễ chịu trong khi tạo độ ẩm trong nhà. Hầu hết các nhà bán lẻ thảm hoặc các công ty kinh doanh thảm trực tuyến đều cung cấp hóa chất xử lý thảm. Có một số loại thảm được thiết kế đặc biệt với nguyên liệu chống tĩnh điện. Xịt một lớp mỏng hóa chất chống tĩnh điện lên thảm và chờ cho khô hẳn trước khi bước lên thảm. Cách này sẽ giảm đáng kể lượng tĩnh điện khi bạn bước đi trên thảm. Để tự làm nước xịt chống tĩnh điện tại nhà, bạn có thể pha 1 nắp chai nước xả quần áo vào bình xịt chứa nước, lắc kỹ và xịt nhẹ lên thảm. Lau đồ đạc bọc đệm hoặc đệm xe bằng giấy thơm sấy quần áo để giảm tĩnh điện trên bề mặt. Giấy thơm sấy quần áo giúp trung hòa điện tích. Bạn cũng có thể sử dụng chai xịt giảm tĩnh điện xịt lên nệm bọc. | Sử dụng máy tạo ẩm. Xử lý thảm bằng hóa chất chống tĩnh điện. Dùng giấy thơm sấy quần áo để lau đệm bọc. |
Trung tâm LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới) là nơi mà bạn nhận được thông tin tư vấn và sức khỏe, cũng như danh sách các cơ sở kinh doanh và cộng đồng thân thiện với LGBT. Tìm trung tâm LGBT tại địa phương bằng cách truy cập trang web CenterLink: Cộng đồng Trung tâm LGBT. Chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ và hoạt động tình dục có khả năng giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ của mình cũng như cảm xúc của người chồng. Có thể bạn cảm thấy lo lắng hoặc một số cảm xúc nảy sinh trong mối quan hệ, và điều này giúp bạn quan sát ở góc độ sâu xa hơn về cảm nhận của mình. Nếu cảm thấy mối quan hệ đang trục trặc, bạn nên tìm đến tư vấn dành cho các cặp đôi. Hiện nay có nhiều bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực cộng đồng LGBT. Bạn có thể cảm thấy rằng đời sống tình dục trong hôn nhân là vấn đề riêng tư, nhưng điều này giúp bạn thay đổi quan điểm của bản thân đối với sự việc. Bạn nên chọn người không có thói phán xét người khác và sẵn sàng tôn trọng bạn cũng như đáng tin cậy. | Đến trung tâm LGBT để được hỗ trợ. Gặp gỡ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Tâm sự với người thân hoặc người bạn đáng tin cậy. |
Bạn cần tháo ổ đĩa cứng ra khỏi máy tính bị treo, cắm ổ cứng vào thiết bị tiếp hợp (adapter) và cắm adapter vào máy tính Windows khác đang hoạt động. Tùy vào loại ổ cứng mà bạn cần thiết bị tiếp hợp SATA hay IDE. Ổ đĩa IDE có đầu cắm rộng ở cuối ruy-băng kết nối, còn ổ đĩa SATA có đầu cắm và ruy băng hẹp hơn. Có lẽ bạn đã tải ProduKey rồi, nhưng nếu chưa, hãy cài đặt chương trình này trước khi tiếp tục. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra. Một cửa sổ mới sẽ mở ra. Tùy chọn nằm gần đầu cửa sổ. Tìm trong danh sách và nhấp vào ổ đĩa cứng mà bạn đã gắn vào. Có thể bạn cần mở rộng tùy chọn "Computer" (Máy tính) đầu danh sách trước. Cửa sổ sẽ đóng lại. Bạn sẽ thấy 25 ký tự product key nằm bên phải tên của ổ đĩa cứng; đây là khóa sản phẩm của máy tính bị treo. Bạn có thể chụp ảnh màn hình lại hoặc ghi lại mã key để chắc rằng bạn có quyền truy cập sau này. | Kết nối ổ đĩa cứng của máy tính bị treo với máy tính đang hoạt động. Mở ProduKey. Nhấp vào File (Tập tin) ở góc trên bên trái cửa sổ ProduKey. Nhấp vào Select Source (Chọn nguồn) ở đầu trình đơn thả xuống. Tích vào ô "Load the product keys from external Windows directory" (Nạp khóa sản phẩm từ thư mục Windows bên ngoài). Nhấp vào Browse… (Duyệt tìm…) ở bên phải trường văn bản. Chọn ổ cứng được kết nối. Nhấp vào OK ở cuối cửa sổ Browse. Nhấp vào OK ở cuối cửa sổ Source. Ghi lại khóa sản phẩm. |
Gom phần tóc bạn muốn xử lý và thoa toner lên. Bạn không nhất thiết phải thoa toner đều khắp mái tóc. Đừng lo nếu bạn có lỡ tay thoa toner lên mảng tóc sẫm màu; toner không ảnh hưởng gì đến những phần tóc đó. Ví dụ, có thể bạn muốn làm dịu bớt những mảng màu highlight hoặc phần chân tóc. Toner gốc amoniac thích hợp nhất cho tóc có gam màu vàng hoe. Loại toner này sẽ thay đổi sắc tố của tóc nên được xem là loại thuốc nhuộm bán tạm thời. Tuy nhiên, thuốc nhuộm bán tạm thời không ngấm vào biểu bì tóc mà chỉ bao bọc sợi tóc, nghĩa là dần dần nó sẽ phai màu. Bạn có thể dùng toner gốc amoniac cho tóc đã tẩy, chỉ cần nhớ chờ vài ngày sau khi tẩy tóc. Sử dụng amoniac ngay sau khi tẩy có thể làm hư tổn tóc. Trộn toner theo hướng dẫn. Thông thường, bạn cần trộn 1 phần toner với một tỷ lệ nhất định dung dịch trợ nhuộm volume 20. Mỗi hiệu toner sẽ có các hướng dẫn khác nhau, vì vậy bạn đừng cố thay đổi hoặc tự trộn theo ý mình. Bạn có thể dùng dầu gội tím ngay sau khi tẩy tóc. Dầu gội tím nhẹ hơn nhiều nên sẽ không làm hư tổn tóc vốn mỏng manh sau khi tẩy. Dầu gội tím có thể tẩy đi màu ngả vàng hoặc đồng thau, thêm màu lạnh và xám tro cho mái tóc. Bạn cần gội đầu với dầu gội tím 2-3 lần mỗi tuần để đạt kết quả tốt nhất. Nhớ để dầu gội trên tóc 5-10 phút trước khi xả sạch. Tùy vào sắc độ vàng ban đầu, tóc có thể chuyển thành màu xám thay vì vàng hoe. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy dùng dầu gội tím xen kẽ với 1 hoặc 2 lần dùng dầu gội thường. Hiệu lực của toner tím sẽ tùy thuộc vào từng nhãn hiệu sản phẩm. Thuốc nhuộm tím cũng có thể được dùng để cân bằng màu tóc vàng hoe. Thuốc nhuộm tím giúp loại bỏ màu ngả vàng hoặc đồng thau trên tóc và có thể dùng ngay sau khi tẩy tóc. Bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ thuốc nhuộm, khoảng vài giọt là đủ. Bạn sẽ không dùng cả lọ thuốc nhuộm tím mà chỉ trộn một lượng nhỏ thuốc nhuộm với dầu xả màu trắng, sau đó phết lên tóc và để yên khoảng 15-20 phút. Quan trọng là chỉ dùng một lượng nhỏ thuốc nhuộm, vì nếu dùng quá nhiều và để trên tóc quá lâu, mái tóc của bạn sẽ thành màu tím. Nếu chưa từng dùng toner cho tóc bao giờ, bạn nên đến tiệm làm tóc. Bạn sẽ được tẩy tóc đúng cách, và thợ làm tóc sẽ chọn đúng loại toner cho bạn. Nếu bạn đã có màu tóc vàng hoe, họ sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn. Nếu sử dụng toner ở nhà khi chưa có kinh nghiệm, mái tóc của bạn có thể sẽ lên màu không như bạn mong đợi. Toner sẽ bắt đầu phai đi sau nhiều lần gội đầu. Càng gội đầu nhiều, bạn sẽ càng phải dặm lại toner thường xuyên hơn. Toner sẽ lưu lại trên tóc lâu hơn nếu bạn ít gội đầu. Để dặm lại toner, bạn có thể đến tiệm làm tóc hoặc dùng loại toner tại nhà. | Dùng toner ở bất cứ phần tóc nào. Chọn toner gốc amoniac nếu bạn đã có mái tóc vàng hoe. Sử dụng dầu gội tím ngay sau khi tẩy tóc. Sử dụng thuốc nhuộm tím sau khi tẩy tóc. Đến tiệm làm tóc trong lần đầu tiên sử dụng toner. Dặm lại toner. |
Ớt là một trong những loài cây trồng rất thú vị, vì chúng rất phong phú với nhiều màu sắc, kích cỡ, hương vị và độ cay khác nhau. Ớt có thể là cây một năm (cần phải trồng lại mỗi năm) hoặc cây lâu năm (tự mọc trở lại). Có ba loại ớt chính: ớt ngọt, ớt cay và ớt cảnh. Cả ba loại ớt đều có độ cay nhất định, nhưng ớt ngọt có độ cay nhẹ nhất, ớt cảnh có nhiều màu sắc và hình dáng đẹp mắt (nhưng có thể rất cay), và ớt cay được sử dụng chủ yếu do độ cay mạnh và hương vị của chúng. Ớt có nhiều màu sắc, từ xanh, vàng nhạt, cam và đỏ rực đến tím và đen nhánh. Màu sắc của ớt không liên quan trực tiếp đến hương vị và độ cay của từng giống ớt. Đến vườn ươm tìm loài ớt nào sinh trưởng tốt trong vùng khí hậu nơi bạn ở. Một số giống ớt được sử dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới trong các công thức nấu ăn đặc biệt; ví dụ, ớt Serrano chủ yếu dùng trong các món ăn Mexico, ớt Calcutta thường dùng trong các món cà ri châu Á. Ớt là loài cây ưa nóng và phát triển mạnh nhất ở những vùng có nhiều ánh nắng. Chọn một khoảnh đất trong vườn, nơi nhận được ánh sáng mặt trời hoàn toàn, hoặc ít nhất cũng có ánh nắng chiếu tới phần lớn thời gian trong ngày. Nếu sống trong vùng sa mạc, bạn cần nơi có chút bóng râm để cây khỏi bị cháy nắng. Nếu sống trong vùng nhiều mưa, bạn nên cố gắng tìm vị trí có thể nhận được ánh nắng hoàn toàn và thoát nước tốt; nước quá nhiều sẽ khiến cây ớt bị úng và ít cho quả. Nếu nơi bạn ở không phải là vùng thích hợp trồng ớt (gần xích đạo), có lẽ bạn nên trồng ớt trong chậu đặt trong nhà vào mùa đông, sau đó chuyển ra trồng ngoài trời khi mùa xuân đến và thời tiết ấm áp hơn. Mặc dù bạn có thể trồng trực tiếp xuống đất, nhưng như thế cây sẽ không có nhiều cơ hội phát triển như khi bạn bắt đầu trồng cây con trong nhà và sau đó chuyển ra ngoài trời. Bạn có thể trồng ớt từ hạt hoặc trồng bằng cây con đem về từ vườn ươm, nhưng bạn sẽ có nhiều loại cây phong phú hơn nếu trồng bằng hạt. Trồng bằng cây con khá dễ; bạn chỉ cần bắt đầu trồng vào thời điểm ít nhất 6 tuần trước khi chuyển cây ra trồng ngoài trời. Ớt có thể trồng ngoài trời sau đợt sương giá cuối cùng. Đất trong vườn có thể cần điều chỉnh một chút để ớt cho quả to hơn, khỏe mạnh hơn và đậm đà hơn. Ớt cần đất thoát nước tốt và nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn hãy pha chút cát vào đất để giúp đất thoát nước tốt hơn và bón phân trộn vài tuần hoặc vài tháng trước khi trồng. Nếu loại đất trong vườn nhà bạn có độ thoát nước kém hoặc trung bình, bạn có thể cải thiện bằng cách trộn ít cát vào đất. Nếu lượng kali trong đất không đủ, bạn nên bón thêm kali để cây phát triển nhanh hơn. Bạn luôn luôn nên thử đất trước. Nếu đất có hàm lượng kali thấp, bạn có thể đến vườn ươm và chọn loại phân bón có hàm lượng kali cao và lượng ni-tơ thấp (như loại phân bón tỷ lệ 0-20-0). Thử độ pH trong đất và xác định xem có cần điều chỉnh không; ớt ưa loại đất trung tính hoặc có tính a-xít nhẹ, khoảng từ 6,5 đến 7. Đất càng được chuẩn bị tốt thì cây ớt càng mọc khỏe. | Chọn giống ớt. Tìm vị trí tốt nhất để trồng ớt. Suy nghĩ xem có nên trồng cây trong nhà thời gian đầu hay không. Điều chỉnh đất. |
Chuẩn bị tắm bồn vào ngày nào bạn rảnh rỗi ít nhất 40 phút. Chọn thời điểm mà bạn có thể thư giãn và không phải vội vã trong khi tập trung vào việc tắm bồn giải độc. Bật đèn mờ và đốt nến nếu thích. Hoặc bạn có thể mở vài bản nhạc yêu thích. Hít thở thật sâu và êm để đưa đầu óc vào trạng thái thư giãn. Nếu có thể, nên dùng viên clo để lọc nước nóng vừa phải vào bồn tắm. Thêm muối Epsom (magiê sul-phat). Ngâm mình trong muối Epsom giúp bù đắp nồng độ magiê trong cơ thể, chống tình trạng tăng huyết áp. Magiê sul-phat giúp thải độc tố, đồng thời giúp hình thành các protein trong não và khớp. Đối với trẻ nhỏ dưới 27 kg, cho thêm 1/2 cốc muối Epsom vào bồn tắm tiêu chuẩn. Đối với trẻ nhỏ từ 27-45 kg, cho thêm 1 cốc muối Epsom vào bồn tắm tiêu chuẩn. Đối với người trên 45 kg, cho thêm 2 cốc muối Epsom hoặc hơn vào bồn tắm tiêu chuẩn. Muối nở được biết đến với khả năng làm sạch và đặc tính kháng nấm. Muối nở còn giúp da mềm mại hơn. Muối biển bao gồm magiê, kali, canxi clorua và bromua giúp bù lại các khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của da. Magiê là khoáng chất quan trọng trong việc chống lại căng thẳng và phù nề, làm chậm quá trình lão hóa da và xoa dịu hệ thần kinh. Canxi là khoáng chất hiệu quả trong việc ngăn ngừa tích nước, tăng cường tuần hoàn, cải thiện sức mạnh của xương và móng. Kali cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cân bằng độ ẩm cho da. Bromua hoạt động giúp giảm tình trạng cứng cơ và giúp thư giãn cơ bắp. Natri là khoáng chất quan trọng trong việc cân bằng dịch bạch huyết (nên rất quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch). Giấm táo giàu vitamin, khoáng chất và enzyme nên sẽ là một trong những nguyên liệu tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại tinh dầu như tinh dầu oải hương và ngọc lan tây có đặc tính chữa bệnh. Tinh dầu tràm trà và khuynh diệp có thể hỗ trợ quá trình thải độc. Dùng khoảng 20 giọt tinh dầu là đủ cho bồn tắm tiêu chuẩn. Nếu thích, bạn có thể dùng thảo mộc tươi. Cho lá bạc hà, hoa oải hương, cúc La Mã hoặc bất kỳ thảo mộc nào phù hợp với tâm trạng. Cho thêm gừng có thể giúp thải độc qua việc tiết mồ hôi. Gừng có tính nóng nên bạn cần cẩn trọng với liều lượng sử dụng. Tùy độ nhạy cảm mà bạn có thể cho thêm 1 thìa hoặc 1/3 cốc gừng. Có thể dùng chân khuấy nước trong bồn tắm. Muối nở và giấm hòa tan vào nhau sẽ tạo ra phản ứng sủi bọt. Không cần phải khuấy đến khi tất cả các hạt muối tan rồi mới tắm. | Chọn đúng thời gian ngâm mình. Tạo bầu không khí thư giãn. Chuẩn bị bồn tắm. Cho thêm 1-2 cốc muối nở (natri bicacbonat). Cho thêm 1/4 cốc muối biển hoặc muối Himalaya. Cho thêm 1/4 cốc giấm táo. Cho thêm dầu dùng trong liệu pháp mùi hương nếu muốn. Khuấy tất cả nguyên liệu với nhau. |
Dầu gội và dầu xả làm thẳng tóc có công thức làm cho tóc bớt xoăn. Đến cửa hàng mỹ phẩm hoặc tiệm làm tóc để tìm được sản phẩm tốt nhất hoặc nhờ nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp tư vấn cho bạn. Đọc thành phần trên dầu gội và dầu xả mà bạn mua. Đảm bảo nguyên liệu chính không phải là cồn vì nó sẽ làm khô tóc và tóc sẽ khó thẳng hơn. Mua serum làm thẳng tóc hoặc dầu xả khô để giúp làm thẳng nang tóc. | Mua sản phẩm làm thẳng tóc. |
Retinoid là một dạng vitamin A giúp giảm tình trạng phình tuyến bã nhờn. Sản phẩm điều trị mụn trứng cá chứa retinoid liều thấp thường được bán ở dạng không kê đơn nhiều hơn. Một số người bị mụn trứng cá sẽ có phản ứng với sản phẩm chứa retinoid liều thấp và không cần sản phẩm kê đơn. Nên hỏi bác sĩ để biết liệu sản phẩm dạng kê đơn hay không kê đơn là tốt nhất cho trường hợp của bạn. Phụ nữ bị mụn trứng cá nặng có thể uống thuốc tránh thai để kiểm soát nồng độ hormone. Thuốc cũng giúp cân bằng các ảnh hưởng thứ cấp của hormone, ví dụ như kích ứng và tăng cân do trữ nước. Bạn cần được bác sĩ kê đơn để mua thuốc tránh thai ảnh hưởng đến hormone. Phụ nữ mang thai hoặc đang muốn mang thai không được uống thuốc tránh thai. Accutane là thuốc chữa mụn trứng cá được dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng và cần có đơn thuốc của bác sĩ. Nếu tuyến bã nhờn phình to hoặc bị mụn trứng cá nắng, bạn có thể hỏi bác sĩ xem có thể dùng thuốc Accutane không. Cần theo dõi máu mỗi tháng khi uống thuốc Accutane. Tác dụng phụ có thể xuất hiện trong vòng vài tháng sau khi uống thuốc. Không dùng Accutane khi chưa hiểu hết nguy cơ của thuốc. Thuốc Accutane có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không được dùng thuốc Accutane. Quang trị liệu là phép điều trị có thể thực hiện tại nhà bằng thiết bị đặc biệt hoặc bạn có thể đến gặp chuyên gia da liễu. Các nghiên cứu ủng hộ phép điều trị này vì đơn giản và dễ thực hiện. Về mặt kỹ thuật, tiếp xúc với ánh nắng cũng là quang trị liệu. Tuy nhiên, ở những vùng không đủ giờ chiếu nắng hoặc khi bạn không thể ra ngoài lúc trời nắng, bạn có thể lựa chọn điều trị bằng quang trị liệu. Sử dụng thiết bị quang trị liệu để điều trị mụn trứng cá theo chỉ dẫn và đọc kỹ hướng dẫn an toàn đi kèm thiết bị. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thiết bị quang trị liệu bao gồm da trở nên đỏ, bong da hoặc đổi màu da. Bác sĩ cũng có thể tiến hành liệu pháp quang động. Liệu pháp này là quá trình thoa một loại thuốc lên da, sau đó thuốc được kích hoạt bằng một ánh sáng đặc biệt. Liệu pháp này hiệu quả hơn so với quang trị liệu thông thường. Kháng sinh đường uống và thoa tại chỗ có thể dùng để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là trong trường hợp tái nhiễm trùng. Kháng sinh thoa tại chỗ có thể dùng trong thời gian dài, thường dùng với benzoyl peroxide hoặc retinoid. Kháng sinh đường uống thường được dùng trong thời gian ngắn để kiểm soát mụn trứng cá mức độ nặng. Kháng sinh đặc biệt hữu ích đối với mụn trứng cá viêm, tức mụn trứng cá có nhiều vết mụn đỏ hoặc u nang. | Cân nhắc sử dụng retinoid được kê đơn. Cân nhắc việc uống thuốc tránh thai. Hỏi bác sĩ về thuốc Accutane. Hỏi bác sĩ về quang trị liệu. Trao đổi với bác sĩ về thuốc kháng sinh. |
Thử sử dụng dịch vụ phổ biến Skype để thực hiện cuộc gọi thoại hoặc video cho bất cứ người dùng ở quốc gia nào, miễn là họ cài đặt Skype trên điện thoại hoặc máy tính. Bạn cũng có thể gọi đến số điện thoại thông thường với một khoản phí rất nhỏ, không quan trọng số này có liên kết với tài khoản Skype hay không. Tải Skype miễn phí dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính để bắt đầu gọi đến tài khoản Skype ngay mà không mất phí. Nếu bạn muốn dùng Skype để gọi đến số điện thoại Hoa Kỳ thông thường, hãy mua tín dụng Skype Credit để chi trả khi gọi, hoặc chọn đăng ký gói tháng cho tiết kiệm nếu phải gọi thường xuyên. Bạn cần chắc chắn rằng máy tính hoặc điện thoại đang kết nối với Internet tốc độ cao khi gọi Skype, vì chất lượng hình ảnh và âm thanh sẽ tốt và chân thực hơn nếu kết nối ổn định. Lưu ý: nếu sử dụng ứng dụng di động Skype trên điện thoại hoặc máy tính bảng không kết nối Wi-Fi, bạn sẽ phải thanh toán cước dữ liệu. Hãy trao đổi với nhà cung cấp thẻ SIM/điện thoại về những khoản phí này, hoặc mua gói dữ liệu với dung lượng từ lớn đến không giới hạn nếu bạn sử dụng các ứng dụng này thường xuyên mà không kết nối Internet. Sử dụng dịch vụ khác cung cấp gọi thoại/video như Google Hangouts, Viber hoặc WhatsApp. Tương tự Skype, những cuộc gọi thông qua các dịch vụ này đều miễn phí đối với người dùng và chỉ tốn một khoản phí nhỏ nếu bạn gọi số điện thoại di động hoặc cố định thông thường. Sử dụng các dịch vụ này trên máy tính hoặc thông qua ứng dụng miễn phí dành cho điện thoại hoặc máy tính bảng. Lưu ý: nếu điện thoại không kết nối Wi-Fi, bạn sẽ phải trả cước dữ liệu cho cuộc gọi bằng ứng dụng trên mạng di động. Những dịch vụ gọi này có tính năng hơi khác nhau, vì thế hãy dùng thử để xem ứng dụng nào hợp với bạn nhất. Hoặc chúng ta có thể lựa chọn dựa trên tiêu chí liên hệ ở Hoa kỳ sẽ hoặc đang sử dụng ứng dụng nào để bạn có thể gọi cho họ miễn phí. Bạn cần nạp danh bạ, số điện thoại hoặc tín dụng (nếu cần thiết) vào dịch vụ hoặc ứng dụng gọi trước khi sử dụng để gọi đến Hoa Kỳ từ Vương Quốc Anh. Làm quen với quy trình gọi, chất lượng hình ảnh, âm thanh và bất kỳ tính năng khác để bạn có thể sử dụng thuần thục mà không gặp trở ngại nào. Nếu có thể, hãy gọi thử trước khi lên đường đến Vương Quốc Anh nhằm làm quen với mọi thứ. Quan trọng là kết nối Internet phải ổn định và bạn sử dụng cùng một thiết bị để kết nối khi ra nước ngoài. Chuẩn bị micro và tai nghe tốt để gọi từ Vương Quốc Anh, đặc biệt là nếu bạn gọi bằng chiếc máy tính cũ không tích hợp micro/loa, hoặc nếu bạn muốn trò chuyện rảnh tay. | Dùng Skype để gọi thoại hoặc video. Thử những ứng dụng gọi khác. Kiểm tra dịch vụ trước khi sử dụng. |
Khi đối đầu với người khó tính, bạn nên quyết định xem liệu thời điểm nào là xứng đáng nhất để bạn nỗ lực bàn luận về vấn đề. Không phải bất kỳ trận chiến nào cũng cần thiết. Bạn càng sớm nhận ra điều này bao nhiêu thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn bấy nhiêu. Lý tưởng nhất là, bạn và người khó tính có thể bỏ qua sự khác biệt và thoả hiệp với nhau. Đôi khi, điều này sẽ không khả thi. Tự hỏi bản thân xem liệu tình huống mà bạn đang phải đối mặt có khiến bạn đau khổ đến nỗi bạn cần phải giải quyết nó. Cân nhắc mối quan hệ của bạn với người đó. Nếu người khó tính là sếp của bạn hoặc một đối tượng quyền lực nào đó, bạn cần phải cố gắng chấp nhận điều mà bạn không thích (trừ khi đó là hành động bạo hành). Nếu người đó là bạn bè hoặc người thân của bạn, bạn có thể suy nghĩ xem liệu phớt lờ tình huống có tạo sự khuyến khích cho hành vi xấu hay đơn giản chỉ là giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tránh hình thành nỗi sầu khổ cho bạn. Hít thở sâu trước khi phản ứng để tập trung suy nghĩ và giúp bản thân bình tĩnh lại. Nếu mâu thuẫn diễn ra là thông qua email hoặc tin nhắn, bạn nên tránh gửi lại tin nhắn cho đối phương khi bạn đang bực bội. Hãy dành một chút thời gian giảm thiểu mức độ căng thẳng. Sau đó, bạn sẽ có thể tiếp cận người đó một cách hợp lý hơn. Nếu có thể, hãy bàn luận về vấn đề trong một tình huống trung lập nào đó hoặc tại địa điểm đang diễn ra hoạt động cụ thể. Ví dụ, bạn có thể trò chuyện với người đó khi đang đi bộ. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế sự tương tác trực diện tiêu cực. Không nên cho phép người đó có cơ hội thao túng hoặc bóp méo từ ngữ của bạn. Cố gắng sử dụng câu nói bắt đầu bằng từ “tôi” thay vì lời cáo buộc bắt đầu bằng từ “bạn”. Ví dụ: “Tôi biết rằng bạn đang thất vọng vì sự chậm trễ của tôi. Tôi cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy. Nhưng không may mắn thay, sáng nay, hệ thống tàu điện ngầm bị ngừng hoạt động và mọi người đã bị mắc kẹt trong nhà ga. Tôi rất tiếc đã để bạn đợi!”. Không nên nói: “Bạn thật vô lý khi hy vọng rằng tôi sẽ đến đúng giờ trong khi hệ thống tàu điện ngầm bị hỏng. Nếu bạn thật sự quan tâm, bạn có thể đã kiểm tra lịch trình chuyến tàu của tôi”. Cho dù phản ứng của đối phương có như thế nào, bạn cũng nên bình tĩnh. Tránh chửi rủa. Hít thở trước khi trả lời. Điều quan trọng đó chính là bạn không nên hạ thấp bản thân xuống mức của người đó. Đồng thời, bạn càng bình tĩnh bao nhiêu thì đối phương càng dễ dàng nhận thức và nhìn lại hành vi của họ bấy nhiêu. Bạn nên giữ cho câu chuyện ngắn gọn và rõ ràng và không đắm chìm với quá nhiều chi tiết hoặc cảm xúc. Có khả năng là người đó sẽ không hiểu được quan điểm của bạn và bạn không cần phải cố gắng thuyết phục họ. Bạn nên nêu lên sự thật và không cần phải cảm thấy như thể bạn cần phải biện hộ cho chính mình. Tránh chủ đề kích hoạt. Ví dụ, nếu bạn thường tranh cãi khi nói về kỳ nghỉ với em dâu của bạn, bạn không nên thảo luận về nó! Hãy để cho người khác trở thành người trung gian trong việc dẫn dắt chủ đề này. Không nên bảo thủ. Bạn có thể sẽ muốn tranh cãi về quan điểm của mình nhưng đối với người khó tính, cách tốt nhất là bạn nên phớt lờ những cuộc cãi vã này. Không nên phí thời gian để cố gắng chứng minh rằng bạn đã đúng. Thay vào đó, bạn nên duy trì sự trung lập trong tình huống. Mặc dù, hy vọng là bạn sẽ có thể đối phó với người khó tính, nếu không, bạn hãy hạn chế thời gian gặp gỡ người đó. Nếu bạn cần phải tương tác, bạn nên cố gắng giữ cho mọi chuyện ngắn gọn bằng cách xin phép cáo lui hoặc lôi kéo người thứ ba tham gia cuộc trò chuyện. Duy trì sự tích cực càng nhiều càng tốt và hãy nhớ bình tĩnh lại ngay sau đó. Chấp nhận rằng người đó có thể sẽ không bao giờ trở thành người bạn, người đồng nghiệp, hoặc anh chị em như bạn mong đợi. Nếu mọi việc không tiến triển và bạn cần phải cố gắng để giải quyết vấn đề, bạn có thể trò chuyện với người hòa giải tiềm năng. Có thể là sếp của bạn sẽ giúp cải thiện tình hình. Nếu sự mâu thuẫn diễn ra trong gia đình bạn, bạn nên tìm người có khả năng thương lượng mà mọi người đều quen biết. Bạn chỉ nên chia sẻ và than phiền với người mà bạn tin tưởng. | Lựa chọn chiến thuật một cách thông minh. Ngừng lại trong một khoảnh khắc. Nêu rõ nhu cầu của bản thân bằng thái độ quyết đoán. Duy trì thái độ lịch sự. Theo sát sự thật. Hạn chế tương tác. Trò chuyện với đồng minh. |
Tác vụ nằm ở góc dưới, bên trái màn hình. Bạn cũng có thể nhấn phím ⊞ Win để mở Start. Nếu sau khi nhấp vào ứng dụng Cài đặt, máy tính đưa bạn đến đến một trang khác so với trang Settings chính, hãy nhấp vào nút "Back" (Quay lại) ở góc trên, bên trái cửa sổ cho đến khi nút này biến mất. Tùy chọn này nằm ở phía trên, bên trái trang Settings. Ngay gần đầu cửa sổ, bạn sẽ thấy dung lượng bộ nhớ ổ đĩa cứng được chia làm ba loại sau: Total – Tổng dung lượng lưu trữ cho phép của ổ đĩa sau khi trừ đi khoảng trống cần thiết để thiết lập hệ điều hành Windows. Used – Dung lượng ổ đĩa mà các tập tin và chương trình hiện đang chiếm. Remaining – Dung lượng lưu trữ còn lại của ổ đĩa. | Mở Start {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":760,"bigHeight":760,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Nhấp vào biểu tượng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/d\/d0\/Windowssettings.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/d\/d0\/Windowssettings.png","smallWidth":460,"smallHeight":445,"bigWidth":760,"bigHeight":735.483870967742,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} nằm bên dưới, về phía cánh trái cửa sổ Start. Nhấp vào mục System (Hệ thống) với biểu tượng chiếc máy tính, nằm trong trang Settings. Nhấp vào thẻ Storage (Lưu trữ). Ngay bên dưới đề mục "Local storage" (Bộ nhớ cục bộ) trên trang, nhấp vào ổ đĩa cứng của bạn. Xem dung lượng sử dụng ổ đĩa cứng. |
Đây là loại hình báo cáo giải trình/đề xuất. Những báo cáo này có thể được dùng để đề xuất lên ban quản lý hay người có quyền ra quyết định quan trọng trong công ty, thường có cấu tạo hai phần: tóm tắt và nội dung. Tóm tắt nêu bật đề nghị của bạn. Phần nội dung (thân bài) phân tích kỹ hơn lợi ích, chi phí, rủi ro, v.v. đi kèm với nó. Giả sử bạn muốn đề nghị trang bị máy in 3D cho bộ phận của mình. Để thuyết phục quản lý chấp thuận mua máy này, bạn cần viết một báo cáo giải trình/đề xuất nhằm kiên nghị ban quản lý một cách chính thức. Báo cáo điều tra giúp xác định độ rủi ro liên quan đến một đường lối hành động nhất định. Loại báo cáo này vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ công ty dự báo hậu quả có thể xảy ra. Nó bao gồm phần giới thiệu, nội dung điều tra và kết luận. Phần giới thiệu nhấn mạnh vấn đề được xem xét. Phần nội dung điều tra được dùng để thảo luận về những yếu tố thực tế và kết quả điều tra. Kết luận được dùng để tóm tắt lại vấn đề. Giả sử công ty dược phẩm X muốn hợp tác cùng công ty dược phẩm Y nhưng vẫn còn một số lo lắng. Công ty X không muốn hợp tác với một công ty có vấn đề về tài chính trong hiện tại hoặc quá khứ. Công ty này sẽ tiến hành điều tra và dùng báo cáo điều tra để thảo luận sâu về thông tin tài chính của công ty Y và giám đốc của họ. Đây là báo cáo tuân thủ, được dùng để giúp công ty thể hiện trách nhiệm của mình. Nó chứng minh việc tuân thủ luật lệ/quy định và chi tiêu hợp lý của công ty trước cơ quan chủ quản (chính quyền thành phố, tỉnh, nhà nước,…). Báo cáo này bao gồm phần giới thiệu, phần nội dung báo cáo và kết luận. Phần giới thiệu thường chứa đựng cái nhìn khái quát về những nội dung chính trong báo cáo. Phần nội dung trình bày dữ liệu, sự kiện, v.v. cơ quan điều hành cần biết. Kết luận được dùng để tóm tắt lại. Ví dụ, Nestle cần cho hội đồng quản trị thấy họ tuân thủ hướng dẫn chính sách và luật của nước sở tại qua các năm. Do đó, họ đã dùng báo cáo tuân thủ hàng năm nhằm minh bạch các hoạt động trong năm. Báo cáo thăm dò dùng để xác định liệu một ý tưởng có thiết thực hay không được gọi là báo cáo khả thi. Báo cáo này nên có kết cấu hai phần: tóm tắt và nội dung báo cáo. Phần nội dung trình bày lợi ích, những vấn đề có thể gặp phải, chi phí đi kèm,v.v. của ý tưởng được đề xuất. Một công ty có thể sử dụng báo cáo khả thi nhằm khai thác những câu hỏi tương tự như sau: Dự án này có thể được hoàn thành trong ngân sách hay không? Dự án này liệu sẽ sinh lời? Dự án này có thể được hoàn thành trong khung thời gian được phân bổ hay không? Báo cáo nghiên cứu điều tra trình bày nghiên cứu về một vấn đề hay vướng mắc nào đó. Đó thường là cái nhìn chuyên sâu về một vấn đề đặc biệt cụ thể, nên bao gồm các phần: tóm tắt, giới thiệu, phương pháp nghiên cứu, kết quả thu được, kết luận và đề xuất. Nghiên cứu liên quan cũng nên được đề cập đến trong báo cáo này. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu ở quy mô toàn công ty về việc nên hay không cấm hút thuốc ở sảnh nhân viên. Người thực hiện sẽ lập báo cáo nghiên cứu điều tra. Được lập trên những khoảng thời gian cố định, chẳng hạn như tuần, tháng, quý, v.v., báo cáo định kỳ có thể rà soát một cách chi tiết tính hiệu quả, lợi nhuận và thua lỗ hay bất kỳ tiêu chuẩn nào khác trong khoảng thời gian cho trước. Chẳng hạn như, hàng tháng, đại diện bán hàng dược phẩm có thể sẽ lập bảng tóm tắt số lượng cuộc gọi bán hàng của họ. Trái ngược với khoảng thời gian cố định, tình huống cụ thể cần đến báo cáo tình hình. Tình hình ở đây có thể chỉ đơn giản như thông tin thu được từ một cuộc hội thảo hay phức tạp như báo cáo về việc phản ứng trước một thảm họa tự nhiên. Báo cáo này bao gồm các phần: giới thiệu, nội dung và kết luận. Dùng phần giới thiệu nhằm nhận diện sự kiện và điểm qua những gì sẽ được đề cập đến trong nội dung báo cáo. Kết luận được dùng để nêu lên những cam kết hay hành động cần thiết trong tình huống này. Chẳng hạn như, sau đợt bão lớn, cơ quan chủ quản nhà nước sẽ cần đến một báo cáo tình hình. Báo cáo so sánh cân nhắc một vài giải pháp khả dĩ cho một tình huống nào đó. Dựa trên kết quả, người viết sẽ đề xuất đường lối hành động cụ thể. Nó thường bao gồm ba phần: giới thiệu, nội dung và kết luận. Phần giới thiệu nêu rõ mục đích của báo cáo. Phần giữa trình bày tình huống hay vấn đề cùng giải pháp/lựa chọn khả thi. Phần kết tiết lộ giải pháp hay lựa chọn thay thế tốt nhất. Xét tình huống công ty sản xuất xe hơi ABC muốn mở một nhà máy tại châu Á. Dựa trên những gì công ty cần, báo cáo có thể thu hẹp phạm vi lựa chọn xuống ba quốc gia. Tiếp đó, nó sẽ kết luận đâu là địa điểm thành lập nhà máy tốt nhất trong số ba quốc gia này. | Trình bày ý tưởng. Trình bày rủi ro gắn liền với một cơ hội cụ thể. Trình bày thông tin về việc tuân thủ theo một cơ quan chủ quản nào đó. Trình bày tính khả thi của ý tưởng hay dự án được đề xuất. Trình bày kết quả nghiên cứu điều tra. Giúp công ty cải thiện chính sách, sản phẩm hay quy trình hoạt động thông qua việc không ngừng theo dõi, kiểm tra. Báo cáo về một tình huống cụ thể. Trình bày giải pháp cho vấn đề hay tình huống. |
Có lẽ bạn rất nóng lòng muốn được quay về bên anh ấy, nhưng điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm là liên tục ở bên anh ấy, gọi điện hoặc nháy mắt với anh ấy trong lớp học cho đến khi chàng hiểu được ẩn ý. Nếu bạn thường xuyên ở cạnh anh ấy, chắc chắn chàng sẽ hiểu ý bạn, nhưng đây sẽ không phải là điều anh ấy thích. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi và ngừng quanh quẩn bên anh ấy, ít nhất là trong một vài tuần hoặc nhiều hơn. Bạn có thể quyết định xem liệu bạn có muốn cắt đứt liên lạc hoàn toàn, hay điều này không khả thi vì cả hai học cùng lớp. Ngừng gọi điện hoặc nhắn tin cho anh ấy. Ngay cả khi bạn nghĩ ra một thứ gì đó khá vui nhộn và khiến bạn nhớ về anh ấy, tốt nhất là bạn nên giữ nó trong lòng. Cố gắng tránh gặp mặt anh ấy hoàn toàn, ngay cả khi bạn đang gặp gỡ bạn bè mà cả hai cùng quen biết. Nếu cả hai gặp nhau tại một buổi tiệc nào đó, bạn không cần phải trở nên thô lỗ với anh ấy, nhưng cũng không nên dành quá nhiều thời gian để trò chuyện với anh ấy. Bạn không cần phải thô lỗ để có thể tránh xa anh ấy. Nếu cả hai gặp nhau, đừng chạy trốn, nhưng cũng không nên nấn ná và nói những chuyện không đâu vào đâu. Mặc dù giữ khoảng cách với bạn trai cũ sẽ giúp bạn có thể xem xét lại vấn đề trong mối quan hệ. Nếu muốn giành lại anh ấy, bạn cần phải xác định vấn đề đã xảy ra để không phạm phải nó lần nữa. Chúng có thể khá đơn giản, hoặc cần nhiều thời gian hơn để xác định. Sau đây là một vài vấn đề có thể đã xảy ra: Có lẽ bạn quá ghen tuông hoặc kiểm soát, và anh ấy không chịu được. Có thể hai bạn không dành đủ thời gian bên nhau. Có lẽ anh ấy cảm thấy như thể bạn thiếu quan tâm hoặc yêu mến anh ấy. Có thể anh ấy có cảm giác rằng bạn quá đeo bám và thường xuyên ở cạnh anh ấy. Có lẽ tình huống đã thay đổi, chẳng hạn như một trong hai bạn phải di chuyển đến nơi khác, hoặc có thể trong một vài tháng tới anh ấy sẽ phải xa nhà để đi học đại học và muốn chia tay. Có lẽ hai bạn thường xuyên tranh cãi và không hòa hợp. Một khi bạn đã xác định rõ vấn đề trong mối quan hệ - nó có thể là sự kết hợp của nhiều vấn đề chứ không chỉ vì một vấn đề duy nhất – đã đến lúc bạn cần suy nghĩ cách thay đổi mọi chuyện trong tương lai. Bạn sẽ không muốn người ấy quay về bên mình nếu bạn vẫn sẽ gặp phải vấn đề và bi kịch tương tự một lần nữa. Bạn cần phải nỗ lực thực hiện thay đổi to lớn, cho dù là kiểm soát một khía cạnh nào đó trong tính cách của mình dẫn đến sự sụp đổ của mối quan hệ, hay là suy nghĩ về cách để bạn có thể thay đổi động lực của mối quan hệ nếu có thể bắt đầu lại. Nếu vấn đề là do sự ghen tuông của bạn, bạn cần phải suy nghĩ về cách để trở nên ít ghen tuông hơn. Nếu anh ấy xem bạn như kẻ hống hách hoặc kiểm soát, bạn cần phải giảm thiểu khía cạnh đó trong tính cách. Nếu hai bạn thường xuyên tranh cãi, bạn có thể suy nghĩ về cách để trở nên ít hiếu chiến hơn. Nếu vấn đề có liên quan đến anh ấy nhiều hơn, bạn cần phải suy nghĩ về cách để cả hai có thể quay về bên nhau mà không gặp lại vấn đề đó – có lẽ anh ấy sẽ sẵn sàng thay đổi. Nhưng nếu anh ấy không muốn thay đổi và nếu bạn biết rõ nó sẽ hình thành vấn đề về lâu dài, bạn cần phải cân nhắc xem liệu có đáng để giành lại anh ấy hay không. Bạn nên dành một chút thời gian để giải quyết bất kỳ vấn đề nào đã khiến mối quan hệ của bạn kết thúc, và chỉ cần dành thời gian tận hưởng một mình hoặc gặp gỡ bạn bè. Hãy thiết lập danh sách ba khuyết điểm mà bạn muốn thay đổi về bản thân, và bắt đầu giải quyết chúng. Phát triển bản thân sẽ tốn cả cuộc đời, nhưng ngay cả việc cải thiện từng bước nhỏ để trở thành bước lý tưởng cũng sẽ giúp ích cho mối quan hệ của bạn. Nếu bạn dành thời gian cho "chính mình", người yêu cũ của bạn sẽ bắt đầu thắc mắc không biết bạn đang ở đâu. Khi bạn bận rộn tập trung vào bản thân, anh ấy sẽ suy nghĩ về bạn nhiều hơn. Dành thời gian với bạn bè nữ, tập thể dục, hoặc theo đuổi thói quen mà bạn yêu thích. Dành thời gian để cải thiện bản thân, nhưng đừng tốn quá nhiều thời gian. Nếu bạn dành nhiều tháng để giải quyết vấn đề của mình và hoàn toàn không còn quan tâm đến tình huống, bạn trai cũ của bạn có thể sẽ tiến bước. | Ngừng gặp gỡ bạn trai cũ. Suy nghĩ về vấn đề. Thiết lập kế hoạch để giải quyết vấn đề. Cải thiện bản thân. |
Bạn sẽ khó có thể thay đổi lối suy nghĩ của mình nếu bạn không thể (hoặc không muốn) xác định nguồn gốc của vấn đề. Việc chấp nhận rằng đôi khi bạn cũng có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực và rằng bạn không hài lòng với cách phản ứng của mình với chúng có thể giúp bạn bắt đầu quá trình thay đổi bản thân. Đừng đánh giá bản thân qua các suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hãy nhớ rằng: những suy nghĩ xuất hiện một cách tình cờ hoặc cảm xúc mà bạn đang phải đối mặt không hẳn là “tốt” hay “xấu”, chúng chỉ đơn thuần là suy nghĩ và cảm xúc. Điều mà bạn có thể kiểm soát chính là cách bạn nhìn nhận và phản ứng với chúng. Chấp nhận những điều mà bạn không thể thay đổi ở bản thân. Ví dụ, nếu bạn là một người hướng nội và thường cần những khoảng thời gian yên tĩnh để “nạp năng lượng”, việc cố gắng để biến mình trở thành người hướng ngoại sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy kiệt sức và không vui. Hãy học cách chấp nhận bản chất thật sự của chính mình. Có như vậy thì bạn mới có thể tự do phát triển bản thân trở thành người tích cực! Mục tiêu đem lại cho chúng ta cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bằng cách thiết lập mục tiêu, bạn có thể nhanh chóng trở nên tự tin và tràn trề hy vọng, ngay cả khi bạn không thể hoàn thành chúng ngay lập tức. Đề ra những mục tiêu có ý nghĩa và phù hợp với giá trị của bản thân sẽ giúp bạn có thể đạt được chúng và tiến bước trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ. Bạn không nên tiến hành thực hiện những việc to tát ngay lập tức. Chậm mà chắc. Bạn nên đề ra mục tiêu cụ thể. Mục tiêu “trở nên tích cực hơn” là mục tiêu tuyệt vời, nhưng nó quá lớn đến nỗi bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu. Thay vì vậy, hãy thiết lập mục tiêu nhỏ hơn, chẳng hạn như “Thiền hai lần một tuần” hoặc “Mỉm cưới với người lạ mặt một lần mỗi ngày”. Trình bày mục tiêu theo hướng tích cực. Nghiên cứu đã chứng minh rằng bạn sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn trình bày nó theo hướng tích cực. Nói cách khác, hãy đề ra mục tiêu mà bạn muốn thực hiện, chứ không phải là muốn tránh. Ví dụ: “Không ăn thức ăn vặt” là một mục tiêu vô ích. Nó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy xấu hổ hoặc có lỗi với chính mình. “Ăn 3 phần hoa quả và rau củ mỗi ngày” sẽ là một mục tiêu cụ thể và tích cực. Chỉ nên thiết lập mục tiêu xoay quanh bản thân mình. Hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát người khác. Nếu bạn đề ra mục tiêu đòi hỏi phản ứng từ phía người khác, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn bã hơn nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi. Thay vì vậy, hãy đề ra mục tiêu mà bạn có thể kiểm soát – thành tích của riêng bạn. Còn được biết dưới tên gọi metta bhavana hoặc “thiền tâm từ”, đây là loại thiền bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo. Nó hướng dẫn bạn cách để trải rộng cảm xúc yêu thương mà bạn dành cho người thân yêu của mình đến mọi người trên thế giới. Phương pháp thiền này cũng được cho rằng có thể giúp bạn cải thiện sự kiên cường của bản thân – khả năng phục hồi sau những trải nghiệm tiêu cực – và cải thiện mối quan hệ của bạn với người khác chỉ trong vòng một vài tuần. Chỉ cần dành năm phút mỗi ngày để luyện tập, bạn có thể cảm nhận hiệu quả tích cực mà nó đem lại. Có khá nhiều nơi cung cấp khoá học thiền tâm từ. Bạn cũng có thể tìm những bài hướng dẫn thiền dưới định dạng MP3 trực tuyến. Trung tâm Tâm lý Tu hành trong Xã hội và Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức UCLA đều có cung cấp những bài hướng dẫn thiền quán từ bi miễn phí mà bạn có thể tải về. Thiền quán từ bi cũng rất tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền tâm từ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm, và học cách yêu thương người khác cũng có thể giúp bạn yêu thương bản thân mình. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tích cực thật sự có thể được nhìn nhận theo như một công thức toán học: ba cảm xúc tích cực để thay thế cho mỗi cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn duy trì được sự cân bằng lành mạnh. Viết nhật ký sẽ giúp bạn có thể nhìn lại tất cả những cảm xúc mà bạn đã trải qua trong ngày và xác định xem liệu bạn có cần phải điều chỉnh tỷ lệ này hay không. Nó cũng có thể giúp bạn tập trung vào các trải nghiệm tích cực để bạn có thể dễ dàng ghi nhớ chúng sau này. Viết nhật ký không có nghĩa là bạn viết về danh sách những điều mà bạn không thích. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu bạn chỉ tập trung viết về cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực, bạn sẽ tăng cường mức độ ảnh hưởng của chúng đến bạn, khiến bạn cảm thấy tiêu cực hơn. Thay vì vậy, hãy viết về cảm xúc của mình mà không cần phải bày tỏ nhận xét rằng chúng tốt hay xấu. Ví dụ, hãy viết về cảm xúc tiêu cực như sau: “Hôm nay tôi cảm thấy rất buồn vì đồng nghiệp trêu chọc cân nặng của tôi”. Sau đó, hãy suy nghĩ về phản ứng của bạn. Bạn phản ứng như thế nào tại thời điểm đó? Bây giờ thì bạn sẽ lựa chọn phản ứng như thế nào khi bạn không ở trong tình cảnh đó? Ví dụ: “Lúc đó, tôi cảm thấy thật tệ về bản thân mình, tôi cảm thấy rằng mình thật vô dụng. Bây giờ khi nghĩ lại, tôi nhận ra rằng đồng nghiệp của tôi thường nói những câu thiếu tế nhị với tất cả mọi người. Người khác không được phép đánh giá bản thân tôi hoặc giá trị của tôi. Chỉ có tôi mới được phép làm vậy”. Hãy nghĩ về cách mà bạn có thể sử dụng những trải nghiệm này như là cơ hội để học tập. Làm thế nào để bạn có thể sử dụng điều này để phát triển cá nhân? Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Ví dụ: “Lần sau khi một ai đó nói một điều gì đó gây tổn thương cho tôi, tôi sẽ nhớ rằng phán quyết của họ không thể hình thành giá trị của tôi. Tôi cũng sẽ nói với người đồng nghiệp của tôi rằng lời nhận xét của anh ta rất thiếu tế nhị và gây tổn thương đến cảm xúc của tôi để tôi sẽ luôn nhớ rằng cảm xúc của tôi mới chính là điều quan trọng nhất”. Đừng quên viết về những điều tích cực! Dành một vài phút để viết về sự tử tế của một người lạ mặt, về cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, hoặc một cuộc tán gẫu thú vị với một người bạn sẽ giúp bạn “lưu trữ” các khoảnh khắc này để bạn có thể ghi nhớ về chúng. Vì nếu bạn không tập trung vào chúng, chúng sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng mà bạn không hề hay biết. Lòng biết ơn không chỉ đơn thuần là một cảm xúc, nó là một hành động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng biết ơn rất tốt đối với bạn. Nó giúp thay đổi quan điểm của bạn gần như ngay lập tức, và bạn càng luyện tập thì bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi ích hơn. Lòng biết ơn giúp bạn cảm thấy tích cực hơn, củng cố mối quan hệ của bạn với người khác, khuyến khích sự cảm thông, và tăng cường sự hạnh phúc. Một số người sở hữu “bản chất biết ơn”, trạng thái tự nhiên của lòng biết ơn, cao hơn những người khác. Tuy nhiên, bạn có thể nuôi dưỡng “thái độ biết ơn” của bạn cho dù “bản chất biết ơn” thông thường của bạn đang ở bất kỳ mức độ nào! Đối với các mối quan hệ và các tình huống khác nhau, bạn nên tránh tiếp cận chúng như thể bạn “xứng đáng” được nhận một điều gì đó từ chúng. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải tin rằng bạn không xứng đáng với bất kỳ điều gì, và cũng không có nghĩa là bạn phải chịu đựng thái độ ngược đãi hoặc thiếu tôn trọng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là bạn cần phải tiếp cận mọi việc mà không tỏ thái độ như thể bạn “được quyền” nhận một kết quả, một hành động, hoặc một lợi ích cụ thể nào đó. Chia sẻ lòng biết ơn với mọi người. Hành động chia sẻ lòng biết ơn với mọi người sẽ giúp bạn “thiết lập” cảm xúc biết ơn trong ký ức. Nó cũng sẽ giúp bạn truyền cảm hứng tích cực cho người mà bạn chia sẻ. Hãy quan sát xem liệu bạn có một người bạn nào đó có thể trở thành “đối tác biết ơn” của bạn hay không và hãy cùng nhau chia sẻ ba điều mà bạn cảm kích mỗi ngày. Nỗ lực nhận biết tất cả những điều tích cực nhỏ nhặt trong ngày. Hãy viết chúng vào nhật ký, chụp ảnh để đăng lên Instagram, viết về chúng trên Twitter – bất kỳ hành động nào có thể giúp bạn nhận thức và ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà bạn cảm kích. Ví dụ, nếu chiếc bánh việt quất do bạn tự làm khá ngon, hoặc tình hình giao thông khi bạn đi đến công ty không quá tệ, hoặc một người bạn của bạn khen tặng bộ quần áo mà bạn mặc, hãy ghi chú lại những điều này! Chúng sẽ nhanh chóng gia tăng số lượng. Tận hưởng những điều tốt đẹp. Con người thường có xu hướng tập trung vào những điều tiêu cực và cho phép chúng len lỏi vào tâm hồn. Khi bạn ghi chú về những điều tích cực trong cuộc sống, hãy dành thời gian để nhìn nhận chúng một cách sâu sắc. Hãy cố gắng “lưu giữ chúng” trong ký ức của bạn. Ví dụ, nếu bạn trông thấy một vườn hoa thật đẹp trên con đường hằng ngày mà bạn thường đi qua, hãy dừng lại một chút và nói với bản thân rằng “Khoảnh khắc này thật đẹp, và mình muốn ghi nhớ cảm giác biết ơn mà mình dành cho nó”. Hãy “chụp ảnh” khoảnh khắc đó trong tâm trí của bạn. Nó sẽ giúp bạn có thể nhớ về chúng trong tương lai, và trong thời điểm mà bạn đang gặp khó khăn với trải nghiệm tiêu cực. Tự khẳng định mình nghe có vẻ khá sến, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng trên mức độ cơ bản, điều này sẽ đem lại lợi ích cho bạn; chúng có thể giúp bạn hình thành cụm tế bào thần kinh dành riêng cho “suy nghĩ tích cực”. Bạn cần phải nhớ rằng: bộ não của bạn thường thích sử dụng đường tắt để có thể nhanh chóng đi đến con đường thường được dùng nhiều nhất. Nếu bạn hình thành thói quen thường xuyên nói những điều yêu thương với chính mình, bộ não của bạn sẽ nhìn nhận chúng như “tiêu chuẩn” để thực hiện. Độc thoại và tự khẳng định mình một cách tích cực có thể làm giảm căng thẳng và sự trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch, và gia tăng kỹ năng đối phó của bạn trước mọi tình huống. Lựa chọn các yếu tố khẳng định có ý nghĩa đối với bạn. Bạn có thể lựa chọn sử dụng sự khẳng định thể hiện lòng yêu thương đối với cơ thể mình, suy nghĩ về bản thân, hoặc nhắc nhở bản thân về tín ngưỡng tâm linh của bạn. Hãy thực hiện bất kỳ điều gì có thể giúp bạn cảm thấy tích cực và bình yên hơn về bản thân mình! Ví dụ, bạn có thể nói những câu như “Mình có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần tươi đẹp” hoặc “Hôm nay mình sẽ cố gắng hết sức để tử tế với mọi người” hoặc “Hôm nay thần linh sẽ luôn ở bên mình”. Nếu bạn gặp khó khăn trong một lĩnh vực nào đó, hãy tập trung tìm kiếm sự khẳng định tích cực về lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn gặp vấn đề với hình thể của mình, hãy nói rằng “Mình xinh đẹp và mạnh mẽ” hoặc “Mình có thể học cách yêu bản thân như yêu người khác” hoặc “Mình xứng đáng được yêu thương và tôn trọng”. Các nhà nghiên cứu trong những năm 1970 đã phát hiện ra rằng trong số những người trúng xổ số – một sự kiện mà hầu hết mọi người trong chúng ta đều nghĩ rằng nó vô cùng tích cực – thường sẽ không cảm thấy hạnh phúc hơn sau một năm so với những người không trúng xổ số. Thích nghi với sự hưởng thụ (hedonic adaptation) chính là lý do của vấn đề này: con người thường có xu hướng quay về với “tiêu chuẩn” hạnh phúc ban đầu sau khi đã trải qua các sự kiện nào đó (dù tốt hay xấu). Tuy nhiên, ngay cả khi tiêu chuẩn thông thường của bạn khá thấp, bạn có thể tích cực nuôi dưỡng sự lạc quan. Lạc quan giúp cải thiện lòng tự trọng của bạn, cảm giác hạnh phúc tổng thể, và mối quan hệ với người khác. Lạc quan là một cách để bạn có thể diễn giải thế giới. Nhờ sự linh hoạt của bộ não con người, bạn có thể tìm hiểu những cách khác nhau để diễn giải thế giới này! Người bi quan sẽ nhìn nhận thế giới với thái độ không thể thay đổi và chủ quan: “Mọi việc thật không công bằng”, “Mình sẽ không thể nào thay đổi được nó”, “Cuộc sống của mình thật tệ và đó là do lỗi của mình”. Người lạc quan nhìn nhận thế giới với thái độ linh hoạt và hữu hạn. Ví dụ, với thái độ bi quan, bạn sẽ nhìn vào kế hoạch biểu diễn cello quan trọng trong tuần sau và bảo rằng “Mình chơi cello rất tệ. Dù sao thì mình cũng sẽ phá hỏng buổi biểu diễn. Có lẽ mình nên quay về với trò chơi Nintendo của mình”. Tuyên bố này giả định rằng kỹ năng chơi cello của bạn là bẩm sinh và dài hạn, chứ không phải là một điều gì đó mà bạn có thể thay đổi bằng cách luyện tập chăm chỉ. Nó cũng kèm theo lời đổ lỗi tổng thể cho bản thân của bạn – “Mình chơi cello rất tệ” – điều này khiến kỹ năng chơi cello của bạn trở thành một thất bại cá nhân, chứ không phải là một kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập. Cách nhìn bi quan này cũng cho thấy rằng bạn không luyện tập cello vì bạn nghĩ nó vô nghĩa, hoặc bạn cảm thấy có lỗi vì bạn “không giỏi” một kỹ năng nào đó. Cả hai cách nghĩ này đều vô ích. Với thái độ lạc quan, bạn sẽ tiếp cận tình huống này bằng câu nói sau: “Tuần sau là đến buổi trình diễn cello quan trọng, và mình không hài lòng với kỹ năng của mình. Mình sẽ luyện tập thêm một giờ mỗi ngày cho đến ngày biểu diễn, và mình sẽ cố gắng hết sức. Đây là tất cả những điều mà mình có thể làm, nhưng ít ra thì mình cũng đã cố gắng chăm chỉ hết sức để có thể thành công”. Cách nhìn lạc quan không nói rằng sự thử thách và trải nghiệm tiêu cực không hề tồn tại, mà nó lựa chọn con đường khác để diễn giải tình huống. Lạc quan chân chính và lạc quan một cách “mù quáng” là hoàn toàn khác nhau. Lạc quan một cách mù quáng sẽ khiến bạn hy vọng rằng trong lần đầu tiên bạn chơi cello, bạn sẽ được nhận ngay vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Điều này không thực tế, và sự mong đợi này có thể khiến bạn lâm vào tình trạng thất vọng. Sự lạc quan chân chính sẽ nhận thức được tình hình thực tế của bạn và tạo điều kiện để bạn chuẩn bị đối mặt với chúng. Góc nhìn lạc quan chân chính sẽ hy vọng rằng bạn sẽ luyện tập chăm chỉ trong một vài năm nữa, và cho dù sau đó bạn có thể không được nhận vào ngôi trường mình mơ ước, nhưng ít ra bạn cũng đã làm tất cả mọi điều mà bạn có thể làm để đạt được mục đích. Một trong những sai lầm mà mọi người thường phạm phải chính là cố gắng tìm cách né tránh hoặc phớt lờ những trải nghiệm tiêu cực. Trên một mức độ nào đó thì điều này hoàn toàn hợp lý, bởi chúng khiến bạn cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, việc cố gắng kiềm nén hoặc phớt lờ chúng sẽ chỉ gây tổn hại đến khả năng đối phó với chúng. Thay vì vậy, hãy cân nhắc cách mà bạn có thể thực hiện để điều chỉnh các trải nghiệm này. Bạn có thể học hỏi từ chúng hay không? Bạn có thể thay đổi quan điểm của mình theo hướng khác hay không? Ví dụ, hãy xem xét tình huống của nhà phát minh Myshkin Ingawale. Trong Sự kiện Hội thảo TED Talk (hội thảo toàn cầu về công nghệ, giải trí, thiết kế) vào năm 2012, Ingawale đã kể câu chuyện về quá trình mà ông phát minh ra thiết bị để cứu sống sinh mạng của phụ nữ mang thai tại vùng sâu vùng xa của Ấn Độ. 32 lần đầu tiên ông thử tiến hành chế tạo thiết bị đều kết thúc thất bại. Hết lần nọ đến lần kia, ông phải đối mặt với nguy cơ suy nghĩ về trải nghiệm của mình như một thất bại và từ bỏ nó. Tuy nhiên, ông đã lựa chọn sử dụng kinh nghiệm này để học hỏi, và ngày nay, phát minh của ông đã giúp làm giảm tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai tại vùng nông thôn Ấn Độ xuống 50%. Một ví dụ khác, hãy xem xét câu chuyện của bác sĩ Viktor Frankl, người đã bị Nazi bắt giam vào trại tập trung trong thời kỳ Holocaust (thời kỳ diễn ra cuộc tàn sát chủng tộc trong Chiến tranh Thế giới II). Mặc dù phải đối mặt với thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, bác sĩ Frankl đã chọn cách nhìn nhận tình hình theo hướng riêng của mình, ông viết rằng “Họ có thể lấy đi tất cả trừ một thứ: sự tự do cuối cùng của con người – để lựa chọn thái độ đối diện với hoàn cảnh, để lựa chọn con đường riêng của mình”. Thay vì cho phép bản thân phản ứng tiêu cực ngay lập tức khi đối diện với thách thức và trải nghiệm tiêu cực, hãy chậm lại và đánh giá tình hình. Điều gì thật sự đã đi sai đường? Điều gì thật sự đang bị đe dọa? Bạn có thể học hỏi được điều gì để có thể thay đổi tình hình trong tương lai? Kinh nghiệm này có khiến bạn trở nên tử tế hơn, rộng lượng hơn, khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn? Dành thời gian để suy ngẫm về nó thay vì chỉ nhìn nhận nó theo nghĩa tiêu cực sẽ giúp bạn có thể tái diễn giải vấn đề. Cơ thể và tâm trí của bạn có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng cảm xúc tích cực, có thể là vì cơ thể của bạn đang chống lại bạn. Nhà tâm lý học xã hội Amy Cuddy đã chỉ ra rằng dáng điệu có thể ảnh hưởng đến lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể của bạn. Hãy cố gắng đứng thẳng. Đưa vai về phía sau và ưỡn ngực về phía trước. Mắt nhìn thẳng về phía trước. Chiếm lĩnh không gian. Tư thế này được gọi là “tư thế quyền lực”, và nó có thể giúp bạn cảm thấy tự tin và lạc quan hơn. Mỉm cười. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi bạn mỉm cười – cho dù là bạn có “cảm thấy” vui vẻ hay không – bộ não sẽ có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng. Điều này đặc biệt chính xác nếu bạn cười chân thành (duchenne smile), nụ cười này sẽ kích hoạt các cơ xung quanh đôi mắt và miệng của bạn. Những người mỉm cười khi đang phải thực hiện các thủ thuật y tế đau đớn thường sẽ cảm thấy ít đau hơn so với những người không cười. Lựa chọn trang phục giúp thể hiện bản thân. Trang phục bạn mặc sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mặc áo choàng sử dụng trong phòng thí nghiệm khi thực hiện một nhiệm vụ khoa học đơn giản thường sẽ làm việc tốt hơn so với những người không mặc – ngay cả khi sự khác nhau giữa họ chỉ là ở tấm áo choàng! Hãy mặc những bộ trang phục giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, cho dù xã hội có nói như thế nào về nó. Và đừng chỉ dựa vào kích cỡ để lựa chọn: kích cỡ quần áo hoàn toàn không giống nhau, và size S tại cửa hàng này sẽ có thể là size M tại cửa hàng khác. Hãy nhớ rằng, không có bất kỳ một con số ngẫu nhiên nào có thể xác định được giá trị của bạn! Khi bạn tập thể thao, cơ thể của bạn sẽ phóng thích endorphin, một chất hóa học tự nhiên trong cơ thể giúp đem lại cảm giác “sảng khoái”. Luyện tập thể dục thể thao có thể giúp bạn chiến đấu với cảm xúc lo lắng và sự trầm cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải sẽ giúp tăng cường sự điềm tĩnh và sự khỏe mạnh. Lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải trong vòng ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Bạn không cần phải trở thành vận động viên thể hình để có thể cảm nhận được hiệu quả của việc tập thể dục. Ngay cả các bài tập thể dục vừa phải như chạy bộ, bơi lội, hoặc làm vườn có thể giúp bạn cảm thấy tích cực hơn. Các bài tập thiền như yoga và thái cực quyền cũng có thể giúp bạn cảm thấy tích cực hơn và tăng cường sức khỏe tổng quát của bạn. Nếu bạn muốn có nhiều thành công hơn, hãy tập trung vào những phương pháp giúp bạn thành công. Nếu bạn muốn có nhiều tình yêu hơn, hãy tập trung vào tất cả những người luôn quan tâm đến bạn và vào tình yêu dồi dào mà bạn dành cho người khác. Nếu bạn muốn có sức khỏe tốt hơn, hãy tập trung vào những phương pháp giúp bạn khỏe mạnh, v.v. Trong cuộc sống, mọi người thường phải đương đầu với những việc tưởng chừng như khá quan trọng vào thời điểm đó nhưng lại không phải là một vấn đề thật sự một khi chúng ta lùi lại và nhìn nhận sự việc từ góc nhìn đúng đắn hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vật chất khiến bạn buồn có thể sẽ không thật sự khiến bạn hạnh phúc. Trong thực tế, tập trung vào vật chất thường là cách để bù đắp cho những nguyện vọng chưa được hoàn thành. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chúng ta cần năm điều cơ bản để có thể thành công trong cuộc sống: Cảm xúc tích cực Sự gắn kết (thật sự tham gia hoặc bị cuốn vào một điều nào đó) Mối quan hệ với người khác Ý nghĩa Thành tựu Hãy nhớ rằng bạn có thể tự mình xác định ý nghĩa của những điều này đối với bản thân! Không nên chạy theo những điều mà người khác cho rằng đó mới là “ý nghĩa” hoặc “thành tựu” thật sự. Nếu bạn không nhận thức được ý nghĩa trong hành động và cách cư xử của mình, bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ. Vật chất, danh vọng, và tiền bạc thật sự sẽ không khiến bạn hạnh phúc. | Chấp nhận bản thân. Thiết lập mục tiêu cho bản thân. Luyện tập phương pháp thiền “quán từ bi”. Viết nhật ký. Luyện tập lòng biết ơn. Tự khẳng định mình. Nuôi dưỡng sự lạc quan. Tìm hiểu về cách để điều chỉnh những trải nghiệm tiêu cực. Sử dụng cơ thể. Tập thể thao. Tạo dựng cuộc sống từ bên trong tâm hồn. Không nên để ý đến những chuyện nhỏ nhặt. |
Đôi khi, việc có một vật hữu hình nào đó để tưởng nhớ tới người đã khuất sẽ rất có ích. Đó có thể là một bộ sưu tập ảnh về ông bà hoặc một bức tranh do chính bạn vẽ nên và đóng khung. Sau đó, bạn có thể treo chúng ở một vị trí đặc biệt trong nhà hoặc trong phòng để có thể luôn nhớ về ông bà. Hãy dành thời gian tới thăm mộ của ông bà. Bạn có thể mang hoa hoặc đồ kỉ niệm tới đặt bên mộ ông bà để bày tỏ lòng kính yêu với họ. Việc này cũng đem lại cho bạn cơ hội được “trò chuyện” với ông bà và chia sẻ mọi cảm xúc mà bạn có. Thông thường, đi thăm mộ người đã khuất cũng là một hình thức để giải toả niềm tiếc thương. Một cách khác để tưởng nhớ tới ông bà là viết một bức thư hoặc một câu chuyện về ông bà, hoặc cũng có thể là một câu chuyện để dành tặng ông bà. Sau đó, bạn có thể lưu giữ bức thư ở một nơi an toàn và mang ra đọc lại mỗi khi thấy buồn về sự ra đi của họ. Thể hiện cảm xúc bằng cách viết ra sẽ giúp bạn bớt đau buồn và chấp nhận sự mất mát này. Một cách khác để bày tỏ niềm kính yêu với ông bà là giữ cho những kỉ niệm sống mãi thông qua việc chia sẻ với những thành viên khác trong gia đình. Đó có thể là một câu chuyện vui nhộn từ thời thơ ấu của ông bà do ai đó kể lại cho bạn nghe, hoặc là một kỉ niệm mà bạn từng có với ông bà khi họ còn sống. Bạn có thể biến việc này thành một truyền thống vào mỗi dịp sinh nhật hoặc ngày giỗ của ông bà. Có một hoặc một vài ngày cố định để tưởng nhớ tới ông bà sẽ giúp mọi người bớt thương nhớ người đã khuất. | Tạo ra vật kỉ niệm để tưởng nhớ tới ông bà. Thăm mộ ông bà. Viết thư cho ông bà. Chia sẻ những kỉ niệm và câu chuyện về ông bà với những người thân khác. |
Điều quan trọng trong lớp là ghi lại các bài tập được giao. Khi thầy cô thông báo có bài kiểm tra vào tối thứ sáu tới, bạn hãy ghi lại. Đánh dấu mỗi ngày cho đến ngày kiểm tra. Việc ghi lại các bài tập được giao giúp bạn củng cố nhiệm vụ này trong danh sách cần làm mà bạn ghi nhớ trong đầu. Một lịch học có tổ chức sẽ giúp bạn không bị choáng ngợp. Để lịch học có hiệu quả, bạn cần sử dụng hàng ngày và nhìn vào đó mỗi lần ngồi xuống làm bài tập ở nhà. Mỗi người thích đọc sách và làm việc vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Bạn hãy thử nghiệm với một vài khoảng thời gian để tìm ra khi nào bạn làm việc có năng suất nhất. Thông thường học sinh sẽ nghỉ một thời gian ngắn sau giờ học ở trường trước khi học ở nhà. Dành thời gian chợp mắt một chút và ngồi vào bàn học. Nếu hoàn thành việc học vào buổi chiều, bạn có thể thư giãn vào buổi tối. Nhiều người nhận thấy rằng làm bài tập hay học bài vào ban đêm hoặc sáng sớm sẽ đem lại hiệu quả hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian biểu và thói quen của mỗi người. Nếu muốn chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động sau giờ học, bạn sẽ phải sắp xếp thời gian học thật cẩn thận. Người ta rất dễ bỏ qua việc học sau khi tập luyện cường độ cao, vì vậy bạn nên lưu ý. Bạn cần một chiếc bàn học đủ rộng và ánh sáng tốt. Học sinh thường bảo nhau rằng nghe nhạc, bật ti vi hoặc để điện thoại sẽ giúp ích, nhưng những thứ đó đều khiến bạn phân tâm. Nếu không thể học trong bầu không khí yên lặng, bạn hãy nghe nhạc nền thay vì nhạc có lời. Tránh đọc sách giáo khoa trên giường. Bạn sẽ dễ dàng bị giấc ngủ quyến rũ. Việc ra khỏi nhà để học bài có thể giúp bạn tập trung. Thay đổi nơi học tập có thể cải thiện khả năng ghi nhớ của bạn. Thử đến quán cà phê hoặc thư viện gần nhà, tùy theo ý thích. Nhiều người thấy được lợi ích khi tham gia vào các nhóm học tập. Các nhóm học này cực kỳ thoải mái và thường rất hiệu quả. Bạn không cần phải làm “con sói đơn độc” trong việc học tập. Con người là những sinh vật có đời sống xã hội. Cho dù cảm thấy như mình không biết nhiều như những bạn khác, bạn vẫn nên thử. Bạn sẽ thấy rằng thực ra mình có nhiều thứ để đóng góp cho nhóm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ôn thi cùng nhóm thường có điểm số cao hơn. Có ba kiểu học khác nhau: học qua hình ảnh, học qua âm thanh và học qua vận động. Nếu là người thích hợp với kiểu học qua hình ảnh, có thể bạn cần làm nổi bật các ghi chép của mình. Nếu là người thích học qua âm thanh, có lẽ bạn nên đặt lời cho một bài hát từ các ghi chép đó. Nếu là người học bằng cách vận động, bạn có thể cần phải biến các ghi chép của mình thành hoạt động. Kiểu học chiếm phần lớn thành công trong học tập. Nếu bạn học không đúng với kiểu học thích hợp với mình thì các kiến thức cũng sẽ không được in sâu vào não. Bạn cần học ít nhất 2 tiếng rưỡi mỗi ngày, do đó bạn nên học mỗi môn khoảng 30 phút. | Duy trì chương trình học. Lên kế hoạch cho thời gian học. Tạo không gian thích hợp để học. Lập một nhóm học tập. Biết kiểu học của bạn. |
Bạn nên cố gắng xem xét tình huống từ quan điểm của người đó. Đôi khi, yếu tố ngoài khả năng kiểm soát xuất hiện và thất hứa là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, thỉnh thoảng, con người chỉ đơn giản là có động cơ không tốt. Cho dù là như thế nào, khi bạn có khả năng trở nên cảm thông, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ sự thù hận nhiều hơn. Suy nghĩ về ý định của người đó. Có phải người đó có ý định tốt nhưng vấn đề nào đó đã xảy ra khiến họ phải thất hứa? Bạn nên hiểu rõ rằng có thể bạn không phải là nguyên nhân khiến họ thất hứa. Người thất hứa thường tập trung vào tình huống riêng đang diễn ra trong nội tâm của họ hoặc trong môi trường bên ngoài nhiều hơn, và họ không nhận ra tác động mà hành động thất hứa của họ đem đến cho bạn. Ví dụ, nếu người khác hứa đi chơi cùng bạn nhưng lại thay đổi kế hoạch vào phút cuối, có lẽ xe của họ bị hư hoặc họ đang “túng tiền” nhiều hơn họ nghĩ nhưng lại quá xấu hổ để thừa nhận điều này. Bạn nên nhớ rằng bất kỳ người nào cũng sẽ thất hứa tại một thời điểm nào đó. Hãy suy nghĩ lại về khoảng thời gian bạn đã thất hứa. Cảm giác khi phải thất hứa thật không dễ chịu và người chịu ảnh hưởng cũng không cảm thấy tốt hơn. Chúng ta là con người và đôi khi, vấn đề sẽ xảy đến. Nếu người đó là người thất hứa mãn tính, bạn nên tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với cuộc sống của họ đến nỗi họ thường phải thất hứa. Có lẽ hành vi này chính là sự phản ánh của những vấn đề mãn tính khác đang diễn ra trong cuộc sống của người đó và họ đang cần giúp đỡ. Có thể nó là yếu tố bên trong như họ sở hữu ranh giới thấp hoặc tác nhân bên ngoài như vấn đề trong hôn nhân. Bạn nên cố gắng bày tỏ lòng trắc ẩn bằng cách cân nhắc cảm xúc của người đó trong hiện tại. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu vì lời hứa suông khiến bạn gặp khó khăn, sau đây là một vài biện pháp giúp bạn nuôi dưỡng lòng trắc ẩn tốt hơn: Tìm kiếm điểm tương đồng với người đó. Có lẽ cả hai bạn đều yêu thích cùng một loại nhạc hoặc cùng lái một mẫu xe nào đó. Có vô vàn điểm tương đồng mà cả hai có thể sở hữu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả điều đơn giản như búng ngón tay theo cùng một giai điệu cũng sẽ gia tăng hành vi cảm thông. Không đổ lỗi cho người khác đã đem lại sự bất hạnh cho bạn. Ngay cả khi hành động thất hứa của họ để lại hậu quả tiêu cực cho bạn, bạn nên hiểu rằng bạn đã lựa chọn không sử dụng nhiều tùy chọn có sẵn khác. Ví dụ, nếu bạn trông chờ người đó đưa bạn đến buổi phỏng vấn vì xe của bạn bị hư và người đó không đến, bạn nên nhớ rằng bạn đã có cơ hội để thiết lập kế hoạch dự phòng. Bạn không phải là nạn nhân. Xem người đó như là một con người chứ không phải là “kẻ thất hứa”. Khi bạn xem người đó như người đang gặp khó khăn trong một vài lĩnh vực, bạn sẽ sẵn sàng tha thứ cho họ nhiều hơn là xem họ như kẻ thất hứa không biết quan tâm. Khi bạn cho phép bản thân tha thứ cho người đã đối xử không tốt với bạn, bạn sẽ nhận được khá nhiều lợi ích về mặt tâm lý và vật lý. Khi bạn hiểu rõ rằng sự khỏe khoắn của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn loại bỏ hận thù, bạn sẽ có động lực tiến bước với quá trình tha thứ. Sau đây là một vài lợi ích từ việc tha thứ cho người khác: Gia tăng sự khỏe khoắn về mặt tâm lý Giảm thiểu trầm cảm Ít lo lắng hơn Giảm mức độ căng thẳng Tăng cường sự khỏe khoắn về mặt tinh thần Cải thiện sức khỏe tim mạch Hạ huyết áp Củng cố hệ thống miễn dịch Xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn giữa người với người Gia tăng lòng tự trọng và cảm giác về giá trị của bản thân Nghiên cứu đã chỉ ra tha thứ đem lại lợi ích rõ rệt vì nó giảm thiểu cảm xúc tiêu cực cũng như căng thẳng. Tha thứ là loại bỏ khao khát muốn trả thù hoặc làm điều xấu với người mà bạn cảm thấy rằng họ đã đối xử không đúng với bạn. Ngoài ra, khi người khác thất hứa, đặc biệt nếu họ khá thân với bạn, bạn sẽ có cảm giác mất mát và đau buồn. Tha thứ là giải pháp tự nhiên của quá trình đau buồn. Tha thứ không có nghĩa bạn là kẻ yếu đuối. Thật ra, đây là lựa chọn rất mạnh mẽ và cuối cùng sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn. Thứ tha không có nghĩa là bạn phải quên đi chuyện đã xảy ra. Thật ra, bạn cần phải xây dựng ranh giới với người không đáng tin. Bạn vẫn có thể làm bạn với một người nào đó mà không nhờ họ giúp đỡ. Tha thứ không phải là bạn cần phải hòa giải mối quan hệ. Bạn có thể bỏ qua hận thù mà không tiếp tục duy trì mối quan hệ nếu bạn tin rằng nó không lành mạnh hoặc độc hại. Tha thứ cho người khác không đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua hành động của họ mà là bạn thực hiện điều này để bạn có thể tiếp tục với cuộc sống, và nó không có nghĩa là bạn cần phải bào chữa cho người đó. Bạn có thể tha thứ và vẫn hành động để bảo vệ bản thân tránh phải đau khổ trong tương lai. Sau khi bạn đã hoàn tất khâu chuẩn bị, bây giờ chính là thời điểm bạn cần phải bỏ qua. Quyết định xem liệu bạn có muốn tực tiếp nói cho người đó biết hay là bạn muốn giải tỏa thù hận một cách riêng tư. Sau đây là một vài biện pháp bạn có thể thực hiện để bày tỏ sự tha thứ: Cho người đó biết rằng bạn tha thứ cho họ. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc yêu cầu gặp mặt người đó. Hãy dành cơ hội này để nói cho họ biết rằng bạn không còn muốn tiếp tục thù hận và rằng bạn tha thứ cho sự thất hứa của họ. Nếu người đó đã mất, không thể liên lạc, hoặc nếu bạn chỉ muốn giải tỏa thù hận một cách riêng tư, bạn có thể tự mình bày tỏ sự tha thứ đối với bản thân bằng ngôn ngữ. Bạn nên tìm vị trí yên tĩnh, nơi mà bạn có được một chút riêng tư. Chỉ cần nói to “Tôi tha thứ cho bạn, ____”. Bạn có thể đi vào chi tiết nhiều như bạn muốn. Viết thư. Đây cũng là tùy chọn khá tuyệt vời. Bạn sẽ có thể quyết định xem liệu bạn có nên gửi nó hay không. Mục tiêu ở đây là bạn cung cấp cho bản thân cơ hội để thật sự giải tỏa nỗi thù hận. Nếu bạn quyết định duy trì mối quan hệ hoặc nếu người đó là người thân mà bạn sẽ dành rất nhiều thời gian để ở bên cạnh họ, bạn cần phải bảo vệ an toàn cho bản thân bằng cách thiết lập ranh giới. Ranh giới sẽ giúp bạn tái xây dựng cảm giác an toàn để bạn ít gặp phải tình trạng thất hứa. Phương pháp này sẽ giúp bạn tái xây dựng niềm tin và bắt đầu quá trình giành lại sức mạnh cá nhân. Ví dụ như người họ hàng của bạn đã hứa giúp bạn trông con để bạn có thể tham dự sự kiện quan trọng nhưng cô ấy lại hủy hẹn vào phút cuối. Một trong những ranh giới mà bạn có thể xây dựng đó là cô ấy phải thông báo cho bạn biết trước 1 ngày nếu muốn hủy hẹn trong tương lai (giả sử như không có trường hợp khẩn cấp nào xảy đến) để bạn tiện sắp xếp. Bạn có thể cho cô ấy biết nếu cô ấy không thực hiện đúng như thỏa thuận, bạn sẽ không bao giờ nhờ cô ấy trông con của bạn và bạn cũng sẽ không bao giờ trông con giúp cô ấy. Bạn nên nhớ, một khi bạn bắt đầu tái xây dựng sự tin tưởng, ranh giới có thể thay đổi. Điều quan trọng là bạn cần phải thiết lập ranh giới với người thất hứa mãn tính. Vâng, mọi người đều sở hữu một vài vấn đề mà họ cần phải giải quyết, nhưng bạn không cần phải cho phép bản thân bị lợi dụng liên tục trong khi người đó đang cố gắng giải quyết vấn đề của mình. | Thể hiện sự đồng cảm. Thể hiện lòng trắc ẩn ngay cả khi người đó thường xuyên thất hứa. Nhận thức lợi ích của sự tha thứ. Quyết định tha thứ. Xóa tan hận thù. Tái xây dựng niềm tin bằng cách thiết lập ranh giới. |
Bạn có thể tạo hình chú thỏ bằng những ký hiệu phím cơ bản: (\__/) (='.'=) (\___/) (")_(") Khác với nghệ thuật vẽ thỏ trên, con cú được hình thành từ những nét thẳng hơn, vì thế bạn cần sử dụng dấu ngoặc vuông ([ ]) và dấu "sổ thẳng": ,_, [0,0] |)__) -”-”- Nghệ thuật tạo hình mèo bằng bàn phím tương tự như vẽ thỏ: /\_/\ (>'.'<) (U U) (")__(") Bạn cần tìm ký hiệu nhiệt độ trên máy tính để tạo ảnh nghệ thuật ASCII này: }<((((°> | Tạo hình thỏ. Tạo hình cú. Thiết kế hình mèo. Tạo hình cá. |
Để tập tin "torrc" (yếu tố quyết định sự hiển thị của nút mạng thoát trên Tor) xuất hiện, trình duyệt cần được khởi chạy trên máy tính ít nhất một lần. Bạn có thể khởi chạy Tor bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng trình duyệt rồi chọn Connect. Mục trình đơn này nằm đầu màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra. Nếu không tìm thấy mục trình đơn này, trước tiên bạn cần nhấp vào màn hình desktop hoặc mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1d\/Macfinder2.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1d\/Macfinder2.png","smallWidth":460,"smallHeight":431,"bigWidth":760,"bigHeight":712.5,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Finder. Tùy chọn này nằm cuối trình đơn thả xuống. Một khung văn bản sẽ hiện ra giữa màn hình. Bạn hãy nhập ~/Library/Application Support/TorBrowser-Data/Tor/ rồi nhấn ⏎ Return. Thư mục chứa tập tin "torrc" sẽ mở ra. Nhấp đúp vào tập tin "torrc", sau đó chọn TextEdit khi máy tính yêu cầu chọn chương trình. Thao tác này sẽ cho phép bạn chỉnh sửa nội dung của tập tin "torrc". Bạn hãy đặt con trỏ chuột phía dưới dòng cuối cùng trong tài liệu, sau đó nhập EntryNodes {} StrictNodes 1 rồi nhấn ⏎ Return. Bạn nhập ExitNodes {} StrictNodes 1 và nhấn ⏎ Return. Hãy truy cập https://web.archive.org/web/20180328074444/http://www.b3rn3d.com/blog/2014/03/05/tor-country-codes/ bằng trình duyệt web trên máy tính, cuộn xuống tiêu đề "List of country codes for Tor", sau đó tìm mã của đất nước mà bạn muốn sử dụng làm nút mạng truy cập và thoát. Chẳng hạn, nếu bạn muốn phiên duyệt web Tor bắt đầu ở Canada và kết thúc ở Cộng hòa Uganda, hãy tìm mã của "Canada" (ca) và "Uganda" (ug). Hãy nhập mã của quốc gia mà bạn muốn sử dụng để bắt đầu phiên duyệt web vào giữa dấu ngoặc nhọn {} bên phải dòng "EntryNodes", sau đó thực hiện tương tự với quốc gia thoát ở dòng "ExitNodes". Chẳng hạn, nếu muốn truy cập ở Canada và thoát ở Uganda, bạn nhập như sau: EntryNodes {ca} StrictNodes1 ExitNodes {ug} StrictNodes1 Bạn có thể tiến hành thay StrictNodes 1 bằng StrictNodes 0 nhằm đảm bảo rằng Tor vẫn sẽ sử dụng mã quốc gia khác nếu quốc gia được chỉ định không hoạt động. Nếu bạn muốn nút mạng nghiêm ngặt được bật với nút mạng truy cập và/hoặc nút mạng thoát, hãy cân nhắc việc thêm vào nhiều quốc gia thay vì chỉ một. Bạn có thể thêm bằng cách nhập từng mã quốc gia vào một cặp dấu ngoặc nhọn và phân định chúng bằng dấu phẩy. Chẳng hạn, để thêm nước Mỹ và Pháp vào dòng "ExitNodes" của Uganda, bạn nhập: ExitNodes {ug},{us},{fr} StrictNodes 1 Bạn cần chắc chắn rằng không có khoảng cách giữa mỗi cặp dấu ngoặc nhọn với quốc gia bên trong. Bạn hãy nhấn ⌘ Command+S, sau đó thoát TextEdit. Nội dung của tập tin "torrc" ban đầu sẽ được cập nhật. Lúc này Tor có thể mất lâu hơn vài giây để khởi chạy, đặc biệt là nếu bạn chọn quốc gia nào đó ở xa. iểm tra các nút mạng truy cập và thoát của mạch Tor. Hãy truy cập website bất kỳ (ví dụ: https://www.google.com/) bằ ng trình duyệt Tor, sau đó nhấp vào biểu tượng củ hành ở phía trên bên trái trang. Một trình đơn thả xuống với tiêu đề "Tor circuit for this site" (Mạch Tor cho trang web này) sẽ hiện ra cùng trình duyệt, nốt mạng truy cập, kết nối trung gian, nốt mạng thoát và dữ liệu Internet, tất cả được liệt kê từ trên xuống dưới. Trong ví dụ này, bạn sẽ thấy: Trình duyệt này > Canada [địa chỉ IP] > [Quốc gia] [địa chỉ IP] > Uganda [địa chỉ IP] > Internet | Bạn cần chắc chắn rằng Tor đã được khởi chạy ít nhất một lần. Nhấp vào Go. Nhấp vào Go to Folder (Đi đến thư mục). Nhập địa chỉ thư mục Tor. Mở tập tin "torrc" bằng TextEdit. Thêm dòng "EntryNodes". Thêm dòng "ExitNodes". Tìm mã quốc gia truy cập và thoát. Nhập mã quốc gia truy cập và thoát. Cân nhắc việc vô hiệu hóa nút mạng nghiêm ngặt. Thêm nhiều tùy chọn quốc gia vào nút mạng nghiêm ngặt. Thay tập tin "torrc" ban đầu bằng tập tin vừa được cập nhật. Mở Tor. |
Để huấn luyện vẹt đi vệ sinh, bạn cần chú ý đến hành vi của nó ngay trước khi nó đi vệ sinh. Bạn cũng nên lưu ý tần suất vẹt đi vệ sinh. Bằng cách đó, bạn sẽ biết khi nào và số lần cần phải mang vẹt đến khu vực vệ sinh. Đa số vẹt thường hạ thấp người một chút và nhổng đuôi lên khi chúng đi vệ sinh. Hãy quan sát con chim để xem nó có hành động gì khi chuẩn bị đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cần theo dõi tần suất nó đi tiêu. Vẹt có thể đi tiêu khá thường xuyên, khoảng mỗi 15 phút. Sau một thời gian quan sát, bạn sẽ biết bao lâu phải mang vẹt đến khu vực vệ sinh. Bạn nên chọn một câu mệnh lệnh để khuyến khích hành vi ở vẹt. Bạn sẽ nói một câu nào đó mỗi khi thấy vẹt hạ thấp người để cảnh báo nó cần phải đến khu vực đi vệ sinh. Chọn một câu đơn giản như "Đi vệ sinh" để dạy cho nó biết chỗ đi vệ sinh. Bạn nên dành riêng một khu vực trong chuồng chim để nó đi vệ sinh. Đa số mọi người đều dùng những thứ như giỏ rác, lót một tờ báo hay khăn giấy tại vị trí nào đó trong nhà. Bạn cũng có thể dùng đĩa giấy. Đảm bảo chọn một nơi nào đó mà chim dễ dàng tiếp cận. | Quan sát hành vi tự nhiên của vẹt. Chọn câu mệnh lệnh. Tạo khu vực đi vệ sinh. |
Một số loại miếng dán trắng răng có thành phần nước ô xy già, một chất gây độc khi nuốt vào. Tránh nuốt chất gel hoặc nước bọt tiết ra khi đang dán miếng trắng răng. Đừng quá lo lắng nếu chẳng may bạn nuốt một ít chất gel đó. Lượng nhỏ chất gel này có lẽ không gây ra triệu chứng nào. Các hóa chất trong miếng dán trắng răng có thể gây ê buốt cho răng và lợi. Việc này có thể là do chất gel đã tiếp xúc trực tiếp với lợi, do để miếng dán quá lâu hay quá nhiều trên răng, hoặc do răng quá nhạy cảm với chất gel làm trắng. Tạm ngưng sử dụng nếu bạn cảm thấy răng và lợi bắt đầu bị ê buốt. Hỏi nha sĩ xem liệu sử dụng miếng dán trắng răng có an toàn cho bạn hay không. Không phải miếng dán trắng răng loại nào cũng dùng các hóa chất và quá trình giống nhau để cho kết quả làm trắng răng. Một số loại thực sự có thể làm xấu đi những vấn đề răng miệng sẵn có, hoặc làm phát sinh thêm các vấn đề mới. Bạn hãy hỏi nha sĩ xem liệu miếng dán làm trắng răng và các sản phẩm làm trắng răng khác có thích hợp cho bạn không. | Không nuốt chất gel trong miếng dán. Ngưng sử dụng nếu bạn bị ê buốt răng. Hỏi nha sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm làm trắng răng nào. |
Người nổi tiếng có thể dễ dàng bắt chuyện với nhiều loại người. Điều này có thể đáng sợ hoặc khó chịu. Cười, tiếp xúc ánh mắt, và bắt đầu câu chuyện phù hợp với tình huống. Bạn có thể đưa ra lời khen. Áp dụng câu nói, "Mình thích ____ của bạn, bạn mua ở đâu vậy?" Bạn có thể giới thiệu bản thân mình, "Chào bạn, tên mình là ___ ." Nếu đang ở bảo tàng hoặc triển lãm, "Bức tranh này thật đẹp. Anh có biết tác giả là ai không?" hoặc "Mình thích kiểu tác phẩm này. Chị có biết chỗ nào trưng bày thể loại như vậy hay không?" Chuẩn bị câu hỏi để bắt đầu trò chuyện sẽ giúp bạn bớt lo âu hơn khi làm quen với người mới. Việc duy trì ánh mắt cần có thời gian luyện tập và là một thử thách nếu bạn có lòng tự trọng thấp. Bắt đầu bằng 5 giây, và sau đó tăng dần thời gian. Để ngưng tiếp xúc mắt, bạn có thể nhìn sang những phần khác trên khuôn mặt (không bao giờ nhìn dưới cằm, và trên vai), sau đó tiếp tục nhìn vào mắt đối phương. Duy trì ánh mắt thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ và tạo mối liên kết giữa bạn và người kia. Tiếp xúc mắt nhiều hơn khi bạn đang lắng nghe thay vì đang nói chuyện. Nhìn vào mắt và nở nụ cười khi thấy họ. Điều này giúp bạn hấp dẫn hơn và khiến người khác cảm thấy thoải mái. Hành động cười thậm chí có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng khi cười với người khác, họ sẽ đáp lại nụ cười của bạn vì nụ cười rất dễ lan truyền. Nụ cười chân thành thu hút người đối diện và giúp bạn có thêm bạn bè mới. Nụ cười ra hiệu cho người khác thấy rằng bạn là người vui vẻ, tích cực; đây là kiểu người mà ai cũng muốn tiếp xúc. | Tìm hiểu cách bắt đầu cuộc trò chuyện. Tiếp xúc ánh mắt khi nói chuyện với người khác. Mỉm cười với mọi người. |
Đảm bảo hiểu kỹ về thứ mà bạn ao ước để có thể trả lời khi bố mẹ hỏi. Thử viết ra vài gạch đầu dòng cho dễ nhớ nếu bạn thấy việc này có ích. Sẽ rất có lợi nếu bạn có thể diễn giải những điều mà bạn tìm hiểu được về đề tài đó. Ngoài ra, nếu bạn sẵn sàng và có khả năng, hãy cân nhắc trả một phần tiền cho thứ bạn muốn. Nếu muốn bố mẹ cho phép nuôi chó, bạn hãy nghiên cứu xem chi phí nuôi chó tốn bao nhiêu tiền và giá mua chó là bao nhiêu. Ngoài những thông tin chi tiết về chó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về những điểm tốt của việc nuôi chó, và vì sao điều đó lại tuyệt vời cho bạn và gia đình bạn. Việc lờ đi "bất lợi" của thứ bạn thích sẽ không ích gì, vì hầu như phụ huynh nào cũng sẽ nêu ra những điểm đó, và rõ ràng là bất lợi nếu bạn không có thời gian để suy nghĩ về nhược điểm của nó khi đang cố gắng thuyết phục bố mẹ. Để đề phòng điều này, bạn hãy tìm trước những "bất lợi" của thứ bạn muốn xin để có thời gian suy nghĩ câu trả lời. Bố mẹ sẽ lưu tâm đến thứ bạn xin hơn nếu họ nắm được một số thông tin cơ bản. Càng quen thuộc với thứ bạn muốn xin thì bố mẹ càng thấy nó bớt “đáng sợ” hoặc “rủi ro”, và cơ hội được chấp nhận của bạn càng cao. Ngoài ra, bạn nên giữ lại các nguồn thông tin để bố mẹ bạn có thể vào trang web đó và tự nghiên cứu. Ví dụ, nếu muốn đến chơi nhà bạn bè và ngủ lại, bạn cần đảm bảo bố mẹ biết số điện thoại, tên của bố mẹ bạn ấy và biết nhà bạn ấy ở đâu. Nếu muốn xỏ khuyên trên người hoặc xăm hình, bạn nên lấy số điện thoại của cơ sở xăm hình hoặc vài trang web uy tín nói về việc đó. Nếu bố mẹ bạn biết người mà bạn muốn đến nhà ngủ lại hoặc trước đó đã thấy tiệm xăm hình thì cũng có ích. Người ta rất dễ bị cuốn vào trận tranh cãi và quên mất những lý lẽ ban đầu muốn nói. Viết ra ba hoặc bốn điểm chính mà bạn muốn thuyết phục bố mẹ. Trong lúc trao đổi, bạn cần nhớ lại và nhấn mạnh vào những điểm đó, đảm bảo thảo luận hết lý lẽ trước khi phải dùng đến “hạ sách” như, “Nhưng con thích lắm cơ!" Nếu muốn nuôi thú cưng, bạn có thể dễ dàng nghĩ ra một số điểm có lợi cho mình. Thú cưng sẽ giúp cả nhà có thời gian gắn kết, người nuôi thú cưng thường sống lâu hơn, chơi với thú cưng là một phương pháp tập luyện tốt, và nó còn dạy bạn sống có trách nhiệm. Ai mà chẳng thích chứ? ” Để xem liệu bạn có xứng đáng với thứ bạn muốn xin không, hoặc đôi khi để cho qua cuộc tranh cãi, các bậc phụ huynh thường hỏi con rằng chúng có làm đúng bổn phận và nhiệm vụ của mình chưa. Chuẩn bị trước cho những câu hỏi này bằng cách dọn phòng của mình, nhà tắm, phòng khách, v.v…, làm bài tập, ăn rau – bất cứ điều gì bố mẹ thường bảo bạn phải làm. Không những điều này sẽ “vô hiệu hóa” những câu hỏi của bố mẹ mà còn chứng tỏ một điều rằng bạn thực sự có trách nhiệm. Tốt nhất là bạn nên làm những việc này nhiều ngày, thậm chí cả tuần trước khi xin. Nếu bố mẹ hỏi phòng bạn có sạch không và bạn trả lời rằng có, họ có thể đáp lại rằng, “Ồ, đã lâu rồi mới thấy phòng của con sạch như thế”. Có lẽ bạn phải làm việc này trước một thời gian dài để có sức thuyết phục. | Tìm thêm thông tin về điều bạn muốn xin bố mẹ. Đảm bảo có các nguồn uy tín mà bố mẹ có thể tin tưởng. Liệt kê những điểm chính trong lập luận của bạn. Chuẩn bị cho những câu hỏi như, “Thế phòng của con có sạch không? |
Ứng dụng Google có biểu tượng màu trắng với chữ "G" màu đỏ, vàng, xanh lá và xanh dương. Hãy nhấn vào biểu tượng trên màn hình chính, thư mục Google hoặc trình đơn ứng dụng để mở ứng dụng Google. Tùy chọn này có biểu tượng ba chấm nằm ngang. Nếu tài khoản Google mà bạn đã đăng nhập không phải tài khoản đã liên kết với YouTube, hãy chọn tài khoản thực sự liên kết với YouTube từ trong trình đơn. Nếu không có tài khoản đã liên kết với YouTube hiện ra trong danh sách, bạn cần nhấn vào Add another account (Thêm tài khoản khác) và đăng nhập với địa chỉ email và mật khẩu liên kết với tài khoản YouTube. Nút này nằm bên dưới tên và địa chỉ email ở đầu màn hình. Trình đơn của tài khoản Google sẽ hiện ra. Đây là thẻ thứ hai ở đầu màn hình và là nơi mà bạn chỉnh sửa hồ sơ cá nhân. Đây là tùy chọn đầu tiên nằm đầu trình đơn Personal Info. Đây có thể là ảnh đại diện hiện tại hoặc hình tròn màu với hình bóng người bên trong. Trình đơn "Pick a photo" sẽ hiện ra. Đây là ô vuông đầu tiên ở góc trên bên trái trình đơn "Pick a photo". Một số ứng dụng mà bạn có thể dùng để chọn ảnh sẽ hiện ra. Hoặc nếu ảnh cần sử dụng đã được tải lên Google, bạn có thể nhấn vào ảnh trong trình đơn "Pick a photo" để đặt làm ảnh đại diện. Nếu bạn muốn chụp ảnh bằng camera, hãy chọn Capture image, nhấn vào Camera và sử dụng nút màu trắng nằm cuối màn hình để chụp ảnh. Nếu bạn muốn chọn ảnh từ Gallery (Thư viện) thì nhấn vào Files rồi chọn tập tin để làm ảnh hồ sơ. Nếu được hỏi bạn có muốn cho phép Google truy cập máy ảnh hoặc hình ảnh, hãy nhấn Allow. Như vậy ảnh sẽ được xác nhận và đặt làm hình đại diện cho tài khoản Google và YouTube. | Mở ứng dụng Google. Nhấn vào thẻ More … (Tùy chọn khác) ở góc dưới bên phải ứng dụng. Nhấn vào tên và địa chỉ email của bạn ở góc trên bên trái trình đơn "More". Nhấn vào tài khoản Google liên kết với tài khoản YouTube. Nhấn vào Manage your Google account. Nhấn vào thẻ Personal info (Thông tin cá nhân). Nhấn vào Photo (Ảnh). Nhấn vào biểu tượng hồ sơ hình tròn nằm phía trên tên bạn. Nhấn vào Upload Photo. Nhấn vào Capture image (Chụp ảnh) hoặc Files (Tập tin). Nhấn vào Done ở góc trên bên phải màn hình đang hiển thị ảnh hồ sơ. |
Cũng như mọi loại cây khác, hoa cũng cần đất tốt để phát triển khỏe mạnh. Cho dù trồng hoa trong chậu hoặc trong vườn, đất tốt luôn là điều thiết yếu. Tìm hiểu loại đất thích hợp nhất cho loại hoa bạn muốn trồng, sau đó cố gắng tìm một vị trí hoặc loại đất trộn tốt nhất. Mặc dù hoa thường dễ trồng, nhưng không phải chỗ nào cũng có thể trồng được. Một số loài hoa rất khó trồng ở những nơi có quá nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc quá rợp bóng. Bạn cần tìm hiểu kiểu ánh sáng nào là tối ưu cho loài hoa bạn định trồng. Nếu có ý định trồng một loài hoa nào đó, bạn cần biết cây ưa kiểu ánh sáng nào để chọn vị trí tương ứng. Có thể bạn cần phải chọn một ví trí khác có nhiều hoặc ít ánh nắng hơn vị trí dự định ban đầu. Nếu định trồng nhiều loại hoa, bạn hãy chọn những loài hoa có cùng nhu cầu về ánh sáng/bóng râm để chúng có thể phát triển đồng đều tại cùng một vị trí. Cho dù có đất trồng hoàn hảo, vị trí trồng lý tưởng và giống hoa khỏe mạnh, vườn hoa của bạn vẫn có thể bị hỏng nếu bạn trồng không đúng thời điểm. Hầu hết các loại hoa đều không phát triển tốt trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh, do đó thông thường tốt nhất là nên trồng vào mùa xuân, vì đây là mùa ôn hòa hơn. Trồng hoa vào mùa xuân thì hiển nhiên rồi, nhưng ngoài ra bạn cũng nên lưu ý nghệ thuật chọn đúng thời điểm trồng hoa. Ngoại trừ các loại củ và hoa dại, bạn hãy trồng hoa vào mùa thu, chờ cho đến khi qua đợt sương giá cuối cùng ít nhất hai tuần, và khoan trồng cho đến khi nhiệt độ vào ban đêm thường xuyên cao hơn nhiệt độ đóng băng. Dùng lịch nông vụ để biết thời điểm trồng hoa tốt nhất trong vùng. Các khu vực khác nhau sẽ có thời tiết khác nhau, vì vậy bạn có thể trồng các loài hoa trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy. Xem hướng dẫn trên gói hạt giống hoa bạn định trồng để biết thời điểm trồng tốt nhất. | Tìm loại đất tốt nhất. Chọn vị trí trồng hoa. Trồng đúng thời điểm. |
Mặc dù gãi là cách dễ dàng nhất để giảm ngứa, nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Gãi chỉ khiến bệnh ngứa kéo dài thêm Khi gãi, bạn sẽ khiến da phải chịu một cơn đau nhẹ. Cảm giác đau xen lẫn với cảm giác ngứa, khiến bạn sẽ có cảm thấy đau thay vì ngứa. Tuy nhiên, não bộ sẽ tiết ra chất serotonin để phản ứng lại với cơn đau nhằm giảm đau, chất này có thể kích hoạt cơ quan cảm nhận bệnh ngứa và khiến bệnh nặng hơn nữa. Rất khó kiềm chế việc gãi ngứa. Che vùng bị ngứa bằng băng cá nhân hoặc băng gạc có thể giúp ích. Bạn nên cắt móng tay hoặc mặc quần áo che đi chỗ bị ngứa Nhiệt độ thấp tác động lên các dây thần kinh gây ra ngứa và đôi khi có thể khiến chúng hoạt động chậm lại, làm mất cảm giác ngứa. Bôi nước lạnh lên vùng da bị ngứa để bớt ngứa. Để vùng bị ngứa dưới vòi nước lạnh. Bạn cũng có thể đặt khăn mặt lạnh lên da đến khi hết ngứa. Tắm nước lạnh có thể giúp ích, đặc biệt nếu chỗ bị ngứa có diện tích lớn. Chườm đá cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể mua túi đá bán sẵn tại các siêu thị hoặc nhà thuốc. Luôn quấn túi đá trong khăn tắm hoặc khăn mặt, không bao giờ áp đá trực tiếp lên da Nếu không có túi đá, bạn có thể cho đá cục vào trong túi nilon hoặc dùng rau củ đông lạnh như túi đậu đông lạnh chẳng hạn. Yến mạch đã được chứng minh có tác dụng làm mịn da, tắm nước mát với yến mạch có thể giúp giảm ngứa. Nên dùng keo yến mạch vì nó dễ tan trong nước hơn. Tuy nhiên, nếu không tìm được thì bạn cũng có thể dùng máy xử lý thực phẩm hoặc máy xay sinh tố để xay nhuyễn 1 cốc yến mạch không có gia vị. Cho nước âm ấm vào bồn tắm rồi đổ yến mạch vào bồn. Khuấy đều để không còn vón cục. Ngâm mình trong bồn từ 15 đến 20 phút, khi tắm xong, vỗ da cho khô. Nếu bị ngứa, bạn nên giảm thiểu tấy rát ở vùng da đó. Mặc quần áo không phù hợp có thể khiến vết ngứa tệ hơn. Chọn quần áo rộng rãi được làm từ chất liệu có cấu trúc mềm mịn. Tránh mặc quần áo chật, bó. Nếu có thể, chọn những bộ trang phục không che phủ chỗ ngứa. Vải tự nhiên như lụa hoặc cotton không làm rát vùng da bị ngứa. Không nên mặc đồ len. | Tránh gãi. Sử dụng nước lạnh. Tắm bằng yến mạch. Mặc loại quần áo phù hợp. |
Trở thành học sinh giỏi nhất lớp không chỉ đơn thuần là việc đạt điểm số cao mà bạn còn phải phấn đấu trở thành người tử tế. Bạn không muốn trở thành kẻ bắt nạt người khác hay trò hề của lớp; điều đó sẽ không khiến bạn trở thành người giỏi nhất lớp. Hãy tập trung khiến mọi người cảm thấy vui vẻ bằng cách khen ngợi mỗi khi ai đó hoàn thành tốt việc gì. Bạn cần hòa nhã, không trêu chọc hay nói những điều gây tổn thương người khác. Hãy trở thành người tốt bằng cách giúp đỡ mọi người khi có thể. Bạn nên chia sẻ với người khác khi biết làm gì đó hay có cách thức dễ dàng hơn để làm gì đó. Đừng tỏ ra thông minh hay giỏi giang hơn người, hãy cư xử hòa nhã và thân thiện. Bạn cũng có thể thực hiện những hành động tử tế bé nhỏ, ví dụ như giữ cửa mở cho người đến sau và giúp mọi người mang vác vật nặng. Ví dụ, nếu ai đó nghỉ học một thời gian, hãy đề nghị giúp đỡ họ và cho họ xem vở ghi bài của bạn. Bạn vẫn nên tôn trọng mọi người, dù họ có thái độ không tốt với mình. Đừng to tiếng hay dùng vũ lực với họ, cũng đừng nói xấu hay đứng chắn đường họ chỉ để trêu tức. Bạn chỉ cần đơn thuần mặc kệ họ và đối xử với họ như những người xung quanh. Hãy tôn trọng người khác bằng cách không lấn lướt họ và để họ chia sẻ ý kiến nếu muốn. Tôn trọng ý kiến của người khác và cũng đừng quá lo lắng nếu ý kiến của họ khác với ý kiến của bạn. Bạn nên để mọi người được là chính mình, đừng khiến họ cảm thấy tồi tệ vì họ đặc biệt hay khác thường. Khi ở trên lớp, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh hết sức có thể. Đừng chạy qua chạy lại và làm phiền người khác. Bạn cũng không nên quá căng thẳng khi việc học trở nên khó khăn. Căng thẳng không tốt cho bạn và cũng khiến bạn dễ trút giận lên người khác. Giữ bình tĩnh bằng cách hít thở chậm rãi. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Bạn đủ mạnh mẽ để làm mọi thứ! Đừng quá lo lắng về việc phải đạt điểm số tối đa. Bảng điểm đẹp chỉ thật sự quan trọng vào năm cuối và trong nửa quá trình học cấp ba, sau đó là quá trình học đại học (nếu bạn có kế hoạch học cao học). Mặt khác, hãy tập trung thu nạp nhiều kiến thức hết mức có thể và đừng lo lắng về điểm số. Kiến thức vẫn luôn quan trọng hơn điểm số. Hãy cố gắng giúp đỡ mọi người tận hưởng thời gian học bằng sự nhiệt tình và tích cực trên lớp. Niềm hứng thú học hỏi có thể khiến mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Thậm chí, nhiều người thường ngày không tỏ ra quan tâm đến việc học cũng có thể thể hiện sự thích thú của mình. Ví dụ, bạn bắt đầu tìm hiểu về các hành tinh trong môn khoa học. Hãy chọn một tấm hình tuyệt đẹp về hành tinh mà bạn yêu thích và chia sẻ với mọi người, sau đó thách đố mọi người tìm một bức ảnh đẹp về hành tinh mà họ yêu thích. Quan trọng nhất, bạn phải là chính mình. Bạn không thể trở thành người giỏi nhất trong khả năng của bản thân nếu bạn giả vờ là một người khác. Hãy làm những điều khiến bạn hạnh phúc, chia sẻ những điều bạn yêu thích, làm bạn với những người hiểu bạn và khiến bạn cảm thấy hài lòng về chính mình. Đừng bận tâm về những suy nghĩ của người khác. Sự thật là chỉ vài năm sau thôi, bạn sẽ chẳng còn nhớ nổi tên của một nửa số người đó. Nếu bây giờ họ không cho rằng bạn là người tuyệt vời nhất, bạn sẽ còn chẳng quan tâm tới điều đó sau 5 hoặc 6 năm đâu! Điều duy nhất bạn quan tâm sẽ là cảm giác buồn bã khi bạn không làm những điều khiến mình hạnh phúc. | Khiến mọi người cảm thấy thoải mái. Biết giúp đỡ mọi người. Tôn trọng người khác, ngay cả khi họ cư xử tồi tệ với bạn. Giữ bình tĩnh. Tạo không khí học tập vui vẻ cho mọi người. Hãy là chính mình! |
Trong một chiếc bát sạch, hãy trộn thuốc tẩy, dầu gội và chất khai triển với lượng bằng nhau. Trộn đều. Bạn có thể mua chất khai triển ở các cửa tiệm làm đẹp, tiệm thuốc hoặc nơi bán thuốc nhuộm tóc. Làm ướt tóc và dùng khăn thấm nhẹ trước khi bôi hỗn hợp lên tóc. Đeo găng tay vào trước khi xử lý. Bắt đầu từ gốc tóc, bạn sẽ bôi hỗn hợp dần lên chân tóc. Để hỗn hợp trên tóc và bọc mũ trùm đầu lại trong 10 phút. Đừng để quá lâu kẻo hỏng tóc. Nếu không có mũ trùm đầu, bạn có thể dùng bọc ni lông để bọc tóc. Dùng nước lạnh để xả hết hỗn hợp. Dùng thêm dầu xả để tránh gãy và hỏng tóc. Bạn có thể dùng mặt nạ dưỡng tóc. | Trộn thuốc tẩy, dầu gội đầu và chất khai triển. Bôi hỗn hợp lên tóc ướt. Dùng mũ tắm để trùm lại. Sau cùng, xả sạch. |
Trải nghiệm cá nhân gần đây hoặc đã lâu cũng có thể khiến họ hình thành ý nghĩ tự sát. Một người có thể bị kích thích tự tử và có nguy cơ cao khi gặp phải những trường hợp như người thân yêu qua đời, mất việc, bị bệnh nặng (đặc biệt bao gồm đau mạn tính), ngược đãi, và những điều trong cuộc sống gây căng thẳng. Lưu ý đặc biệt khi một người đã từng có ý định tự sát. Những người này thường sẽ thử lại một lần nữa. Trên thực tế, một phần năm số người chết do tự sát thường có ý định từ trước. Tình trạng bị lạm dụng về thể chất hoặc tình dục trong quá khứ cũng có thể khiến một người có nguy cơ tự tử cao. Một số vấn đề sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, hoặc tâm thần phân liệt, hay có tiền sử mắc các bệnh trên cũng góp phần rủi ro cao. Trên thực tế, 90% các vụ tự sát thường liên quan đến trầm cảm hoặc một số bệnh tâm thần khác, và 66% những người có ý định tự tử cũng bị rối loạn tâm thần. Rối loạn do căng thẳng lo âu (ví dụ như rối loạn căng thẳng sau chấn thương) và thiếu kiểm soát tính cách bốc đồng (chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn hành vi, rối loạn chất) cũng là những tác nhân dẫn đến ý định tự sát. Triệu chứng bệnh tâm thần làm gia tăng nguy cơ tự tử bao gồm căng thẳng cực độ, hoảng loạn, tuyệt vọng, mất hy vọng, cảm thấy mình là gánh nặng, mất hứng thú và niềm vui, và suy nghĩ ảo tưởng. Mặc dù vẫn chưa có mối liên hệ chính xác giữa tự tử và trầm cảm, nhưng hầu hết những người chết do tự sát đều bị trầm cảm nặng. Người mắc nhiều bệnh tâm thần cùng lúc thường dễ có ý định tự sát. Việc mắc hai bệnh tâm thần làm gia tăng nguy cơ tự tử lên gấp đôi, và ba bệnh cùng lúc sẽ làm tăng gấp ba khi so sánh với bệnh nhân chỉ mắc phải một tình trạng rối loạn tâm thần. Các nhà khoa học vẫn chưa kết luận chính xác liệu nguyên nhân chính có phải do môi trường, di truyền, hoặc cả hai, nhưng việc tự sát thường xảy ra trong một gia đình. Một số nghiên cứu cho hay nguyên nhân gây nên tự sát có liên quan đến gen di truyền, vì thế nếu một người là con nuôi của gia đình, đây có thể là yếu tố nguy cơ. Ảnh hưởng từ môi trường sống gia đình cũng có thể là một tác nhân. Bất kỳ ai cũng có thể có ý định tự sát về mặt thống kê, nhưng một số nhóm người thường có tỷ lệ tự sát cao hơn nhóm khác. Nếu biết một người có nguy cơ, bạn cần lưu ý những điều sau: Nam giới thường hay có nguy cơ tự tử. Đối với mọi lứa tuổi và chủng tộc, tỷ lệ tự sát ở nam giới cao gấp bốn lần so với nữ giới. Trên thực tế, 79% các vụ tự sát thường xảy ra ở nam giới. Bất kể giới tính thông thường, cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và chuyển giới) thường có nguy cơ tư sát cao gấp bốn lần. Người lớn tuổi thường có nguy cơ tự tử cao hơn so với nhóm trẻ. Những người ở độ tuổi từ 45 đến 59 có tỷ lệ tự sát cao nhất, và người trên 74 tuổi có nguy cơ cao thứ hai. Người Mỹ bản địa và Da trắng cũng được thống kê là có rủi ro tự sát cao hơn chủng tộc khác. Các số liệu thống kê này không có nghĩa là bạn không cần phải lưu ý những người không nằm trong các nhóm nêu trên. Nếu người mà bạn quan tâm có những biểu hiện muốn tự tử, cho dù là nam hay nữ, ở độ tuổi nào, thì bạn cũng nên hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, nếu người đó thuộc một trong các nhóm trên, họ sẽ có nguy cơ cao hơn. | Xem xét lịch sử ra đời và hoàn cảnh hiện tại. Lưu ý sức khỏe tâm thần của một người. Điều tra tiền sử tự sát của gia đình. Xem xét số liệu thống kê tự sát. |
Nếu tóc của bạn quá khô, có thể bạn cần xoa dầu lên tóc hàng ngày. Nhiều người Mỹ gốc Phi thoa dầu lên tóc hàng ngày vì họ nhận thấy hiệu quả của việc này. Dầu giúp tăng độ ẩm và độ bóng của tóc. Đừng thoa dầu lên da đầu hàng ngày. Da đầu cũng tự tiết dầu, vì vậy phần tóc gần sát da đầu thường khá khỏe mạnh. Việc thoa dầu lên da đầu hàng ngày có thể gây hại hơn là có lợi vì nó tạo ra nhiều dầu ở chân tóc. Thoa một lớp dầu mỏng lên thân tóc, tập trung vào ngọn tóc. Chất dầu từ da đầu sẽ di chuyển xuống ngọn tóc, nhưng với mái tóc dài thì đoạn đường này hơi xa, do đó ngọn tóc thường bị khô và giòn. Tóc xoăn cũng thường khô ở ngọn tóc vì những đoạn tóc quăn cản trở dầu truyền xuống. Đừng dùng quá nhiều dầu nếu bạn thoa dầu hàng ngày. Đừng thoa đẫm dầu vào tóc. Hẳn là bạn không muốn ra ngoài với mái tóc lúc nào cũng xẹp và nhờn bóng! Mỗi tuần một lần hoặc 2 tuần một lần, bạn nên dùng dầu để làm mặt nạ dưỡng sâu cho tóc. Thấm đẫm dầu vào tóc. Khi dưỡng tóc hàng ngày, bạn chỉ nên phủ một lớp dầu mỏng, nhưng để dưỡng tóc sâu, bạn cần phải thoa một lớp dầu dày. Búi tóc lên cao để vai áo và lưng áo khỏi dính dầu. Trùm mũ tắm lên tóc nếu muốn. Mũ tắm đặc biệt hữu ích nếu bạn không có vỏ gối ni lông để bảo vệ gối. Nếu không dùng mũ tắm, bạn có thể dùng vỏ gối vinyl hoặc phủ 2 lớp khăn tắm lên gối để dầu khỏi làm ố bẩn gối. Để dầu trên tóc ít nhất 8 tiếng hoặc đến khi tắm vào ngày hôm sau. Nhiều người nhận thấy thoa dầu lên tóc còn ẩm sẽ có lợi nhất cho tóc khô và giòn. Bạn có thể dùng dầu nền thay thế cho dầu xả bình thường mỗi tuần 2 lần, ngay sau khi xả sạch dầu gội trên tóc. Dầu gội lấy đi chất dầu tự nhiên trên tóc và làm khô tóc, và đây là lúc để tăng cường độ ẩm cho tóc. Gội đầu bằng dầu gội và thoa dầu ngay sau khi bắt đầu tắm. Để dầu ngấm vào tóc trong khi tắm. Cố gắng để dầu lưu trên tóc 5-10 phút. Trùm mũ tắm lên tóc để nước khỏi làm trôi dầu trước khi gội. Cẩn thận khi thoa dầu dưới vòi sen. Bồn tắm sẽ rất trơn khi bạn xả dầu trên tóc. | Xoa một chút dầu lên tóc hàng ngày để dưỡng tóc. Dùng dầu như dầu xả khô. Thoa dầu khi tóc còn ẩm nếu tóc đặc biệt khô giòn. |
Rót giấm trắng vào lọ nhỏ giọt. Cầm chắc vật kim loại trong tay hoặc đặt trên bàn và rỏ vài giọt giấm lên bề mặt món đồ. Nếu màu của kim loại thay đổi thì đó không phải là vàng nguyên chất.; nếu màu không thay đổi thì đó là vàng nguyên chất. Đặt một hòn đá thử vàng màu đen trên bàn. Cằm chắc vật kim loại trong tay và quẹt vào hòn đá đủ mạnh để tạo thành một vạch. Nếu dấu vết để lại trên hòn đá có độ cứng và màu vàng kim thì vật mà bạn muốn thử là vàng nguyên chất. Nếu không có vạch nào hoặc chỉ có một vết rất nhẹ thì vật đó có lẽ là vàng mạ hoặc hoàn toàn không phải là vàng. Cẩn thận với phương pháp này, vì không khéo thì bạn có thể làm hư hại món trang sức. Bạn cũng cần sử dụng đúng loại đá, nếu không thì dấu vết để lại sẽ vô nghĩa. Bạn có thể mua đá thử vàng ở các tiệm bán dụng cụ thợ bạc hoặc trên mạng. Đặt chiếc đĩa gốm không tráng men lên mặt bàn. Cầm vật bằng vàng trong tay và chà vào đĩa. Quan sát xem có vạch hoặc vết nào xuất hiện không. Vạch màu đen cho biết vật bạn đang thử không phải là vàng hoặc chỉ là vàng mạ. Thoa một lớp mỏng kem nền dạng lỏng lên mu bàn tay và chờ cho khô. Ấn vật kim loại vào lớp kem nền và chà. Vàng thật sẽ để lại một vạch trên lớp kem. Nếu không thấy có vạch nào thì vật đó là vàng mạ hoặc là một kim loại khác. Đây là một thiết bị cầm tay nhỏ gọn có một đầu dò mà bạn có thể mua trên mạng hoặc ở các cửa hàng bán dụng cụ thợ bạc. Để phân tích một kim loại, bạn sẽ xoa một chất gel “thử” có tính dẫn điện lên vật kim loại, sau đó chà đầu dò vào đó. Chất gel này có bán cùng nơi bán thiết bị thử vàng. Cách phản ứng của kim loại với điện sẽ cho biết kim loại đó có phải là vàng nguyên chất không. Đọc kỹ hướng dẫn đi kèm với thiết bị thử vàng để có kết quả chính xác. Vàng là một kim loại dẫn điện tốt, do đó một vật bằng vàng nguyên chất sẽ có chỉ số cao hơn vật mạ vàng. Máy này được nhiều thợ kim hoàn sử dụng để xác định nhanh chất lượng của một mẫu kim loại. Do giá thành khá đắt, máy này có thể không thích hợp để thử vàng tại nhà, trừ khi bạn định sử dụng thường xuyên. Để sử dụng máy quét XRF, bạn cần đặt vật kim loại vào máy, kích hoạt máy và chờ kết quả hiển thị. Nếu bạn nhận được các kết quả mâu thuẫn hoặc nếu muốn xác nhận kết quả, bạn có thể hỏi tiệm vàng về việc kiểm định. Chuyên gia kiểm định sẽ phân tích sâu hơn về chất lượng của kim loại. Cách này có thể tốn kém, vì vậy bạn chỉ nên thực hiện nếu bạn tin rằng món đồ của mình đáng giá. | Rỏ một ít giấm lên bề mặt món đồ và quan sát sự thay đổi màu sắc. Quẹt vật kim loại vào đá thử vàng. Chà vật có thể là vàng vào đĩa gốm. Thử vàng bằng kem nền trang điểm dạng lỏng. Sử dụng máy thử vàng điện tử. Cho vàng vào máy phân tích quang phổ XRF. Đem vàng đến chuyên gia kiểm định. |
Tất nhiên, rau củ quả tươi là những lựa chọn tuyệt vời. Riêng cà rốt, cà chua, đậu, các loại quả mọng và rau xanh rất có lợi cho da. Ngoài ra, việc bổ sung thịt nạc như thịt bò, gà và heo ở mức vừa phải cũng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho biết axit béo trong thực phẩm như quả bơ, sô-cô-la đen, các loại hạt và dầu dừa cũng là thành phần chính giúp cho da tươi khỏe. Hãy cắt giảm thịt đỏ và tăng cường các loại thực phẩm như cá, trứng và đậu nếu mục tiêu của bạn là tăng lượng chất đạm nhưng không muốn gây hại cho da. Dùng một viên bổ sung nhiều loại vitamin mỗi ngày để đảm bảo nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn chưa có được từ chế độ ăn uống của mình. Hãy chạy bộ, cử tạ, tập yoga, chơi thể thao hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào mà bạn thích để có thể vận động. Việc bạn làm gì không quan trọng bằng việc bạn có thực hiện thường xuyên hay không. Hoạt động thể chất cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa đường huyết và thải những chất không tốt cho sức khỏe thông qua mồ hôi. Ngoài ra, việc vận động cũng tốt cho tim mạch, hệ miễn dịch, chức năng não và gần như tất cả mọi thứ! Da sẽ khỏe hơn khi cơ thể được cấp đủ nước. Kiến thức từ xa xưa khuyên chúng ta nên uống 8 cốc nước 240ml trong suốt 24 giờ. Tuy nhiên, cách tốt hơn là uống nước khi cảm thấy khát. Chỉ cần bạn không uống ít hơn 2 lít nước. Một cách hiệu quả để biết bạn có uống đủ nước chưa là quan sát màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt, điều đó có nghĩa là cơ thể đã được cấp đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, bạn nên uống thêm nước. Hãy uống nước lọc, trà và cà phê. Nước có ga và các loại thức uống ngọt khác có nhiều đường - vốn là nguyên nhân gây mụn và các vấn đề về da. Nhu cầu nghỉ ngơi của mỗi người đều khác nhau, nhưng hầu hết chuyên gia đều đồng ý rằng 7-9 tiếng là mục tiêu cần đạt được để bạn có vẻ ngoài và cảm giác tốt nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với tình trạng da, cho cơ thể thời gian để phục hồi mô tổn thương và sản sinh tế bào mới tốt cho sức khỏe. Nằm ngửa khi ngủ để mặt không tiếp xúc trực tiếp với bao gối. Nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ, hãy chọn bao gối lụa, satin hoặc vải cotton mềm mịn. Chất liệu cứng có thể gây trầy xước da. | Chọn chế độ ăn cân bằng bao gồm thực phẩm siêu dinh dưỡng và chất béo tốt cho sức khỏe. Tập thể dục khoảng 30-60 phút vài lần trong tuần. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm. |
Truy cập trang chủ và tải tập tin cài đặt về máy tính. Bạn cũng có thể thêm tập tin bằng cách nhấp vào nút +. Cửa sổ chọn tập tin sẽ mở ra. Đây là trình đơn thả xuống duy nhất trên thanh menu của Audio Converter. Bạn có thể chọn chuyển đổi sang âm thanh mono hoặc stereo. Lưu ý rằng nếu bạn chọn đầu ra mono, một số dữ liệu âm thanh có khả năng bị mất. Bạn có thể chọn tần số lấy mẫu mà bạn muốn sử dụng. Đĩa CD âm thanh thường sử dụng tần số 44.1 kHz (hoặc 44100 Hz). Nếu bạn chọn tần số nhỏ hơn mức này, chất lượng sẽ giảm rõ rệt. Bạn có thể chọn tốc độ truyền dữ liệu (bit rate) mà mình muốn. MP3 trên mạng thường sử dụng tốc độ truyền 128kbps. Nhấp vào nút Convert để bắt đầu chuyển đổi tập tin FLAC. Nhấp vào nút Locate cạnh tập tin được chuyển đổi để mở thư mục chứa tập tin MP3 đã chuyển đổi. Nút Locate có hình kính lúp. Audio Converter còn có thể chuyển đổi tập tin âm thanh sang định dạng WMA, MP3, AAC, WAV, OGG, AIFF và Apple Lossless. | Tải ứng dụng Audio Converter của MediaHuman. Cài đặt ứng dụng Audio Converter . Mở Audio Converter. Nhấp và kéo một hoặc nhiều tập tin FLAC thả vào cửa sổ Audio Converter. Nhấp vào trình đơn thả xuống Format (Định dạng), sau đó chọn MP3. Trong hộp thoại MP3, bạn chọn thiết lập định dạng cho tập tin MP3 sau cùng. Chuyển đổi tập tin âm thanh. Tìm tập tin sau khi được chuyển đổi. |
Bạn nên ngắm qua tủ quần áo của mình. Hãy đảm bảo tất cả quần áo bạn sở hữu đều phù hợp với bạn, chứ không phải là những bộ cánh đã cũ và không thể mặc được. Trang phục sẽ thể hiện được bản thân và tính cách của bạn. Nếu bạn định hình được phong cách, crush có thể nhận biết được con người cũng như tính cách của bạn, điều này sẽ khiến đối phương thích nói chuyện với bạn hơn. Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, hãy mặc chiếc áo của đội bóng yêu thích. Nếu bạn thuộc tuýp người nữ tính và duyên dáng, hãy tôn vinh bản thân với những bộ trang phục có gam màu dịu nhẹ và bằng ren. Nếu bạn là một người có cá tính mạnh, hãy mặc áo sơ mi và quần jean (quần bò) màu đen. Không nên bắt chước theo phong cách của crush. Chỉ vì crush có phong cách học đường, đừng buộc mình phải ăn mặc giống như thể bạn đang đi đến một câu lạc bộ đồng quê nếu đó không phải gu ăn mặc của bạn. Bạn cần thực sự thoải mái và tự tin với trang phục của mình. Hãy nói to khi crush đang ở gần bạn. Nếu bạn đang ở trong cùng một lớp học với người bạn phải lòng, hãy tham gia và trả lời các câu hỏi. Bạn nên bày tỏ ý kiến và đưa ra nhận xét tại các cuộc họp trong công việc hoặc câu lạc bộ. Thậm chí bạn chỉ cần cố gắng trò chuyện với bạn bè xung quanh crush. Điều này sẽ giúp crush hiểu rõ hơn về con người bạn. Cố gắng duy trì sự vui vẻ và lạc quan khi crush đang bên cạnh mình. Những người vui vẻ và tự tin thường thu hút người khác, vì vậy hãy luôn tích cực khi có đối phương bên cạnh. Phương tiện truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để gián tiếp tiếp cận người bạn thầm thương trộm nhớ. Ngay cả khi crush không phải là bạn bè trên Facebook hoặc không theo dõi bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, anh ấy vẫn có thể xem bài đăng hoặc hình ảnh của bạn thông qua bạn bè chung. Cố gắng chăm chút kỹ trang cá nhân trên phương tiện truyền thông xã hội để trông nổi bật nhất có thể. Hãy đảm bảo rằng những bài đăng và hình ảnh của bạn thể hiện bạn là một người tích cực và thú vị. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị gắn thẻ bất kỳ ảnh xấu hoặc ảnh "dìm hàng" nào. Dù crush khiến bạn hồi hộp, hãy cố gắng giữ tự tin. Đứng thẳng người và mỉm cười thư giãn. Bạn không nên khoanh tay, nhìn xuống bên dưới hay bồn chồn vì bạn sẽ trông thật cứng nhắc và căng thẳng với những động tác này. Hãy cố gắng quay người về phía đối phương. | Định hình phong cách cá nhân. Nói lên suy nghĩ của mình. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Tự tin sử dụng ngôn ngữ cơ thể. |
Hầu hết mọi người sợ mèo đều đã ý thức được rằng mèo cũng khá vô hại. Tuy nhiên, họ lại có phản ứng sợ hãi xuất hiện trong não bộ khiến họ không thể kiểm soát được vào thời điểm hiện tại. Nỗi sợ ám ảnh thường là hành vi được tích lũy. Một người có thể đã có trải nghiệm tồi tệ với mèo, trong tiềm thức họ bắt đầu liên kết mèo với nhiều điều tiêu cực như bệnh tật, hoặc họ đã “tích lũy” nỗi sợ mèo từ việc quan sát phản ứng sợ hãi của bố mẹ khi mèo ở xung quanh từ khi còn là trẻ con. Rất nhiều khu vực não bộ có liên quan đến nỗi sợ ám ảnh. Do đó, bạn cần thời gian để rèn luyện lại não bộ nhằm suy nghĩ và phản ứng khác đối với mèo. Khi có thể xác định được những suy nghĩ vô ích này, thì bạn có thể bắt đầu đánh giá chúng. Bạn sẽ có khả năng nhận ra rằng hầu hết mọi suy nghĩ đó đều thuộc một (hoặc nhiều hơn) trong 3 sự xuyên tạc nhận thức: Dự đoán tương lai là khi một người cho rằng họ biết kết quả của sự việc sẽ là gì mà lại không có chứng cứ thực sự để chứng minh dự đoán đó. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Con mèo này sắp làm xước da mình” thậm chí bạn chưa từng có bất kỳ tương tác nào với con mèo đó trước đây. Khái quát hóa quá mức là khi một người nhìn nhận tình huống nào đó và khái quát hóa nó đối với tất cả các tình huống. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Con mèo của người bạn đã từng cào mình 2 năm trước do đó tất cả con mèo đều đáng ghét”. Làm trầm trọng hóa vấn đề là khi bạn dự đoán một hậu quả tiêu cực sắp xảy ra và tin rằng khi nó xảy ra, thì sẽ có kết thúc thê thảm. Làm trầm trọng hóa vấn đề là lúc bạn cho rằng một tình huống sắp dẫn đến bi kịch tồi tệ nhất. Ví dụ, bạn có thể nghĩ “Nếu con mèo cào mình, thì mình sẽ bị nhiễm trùng và chết”. Bạn có thể tạo ra phát biểu thay thế để chống lại suy nghĩ tiêu cực. Khi làm thế, bạn thật sự đang rèn luyện lại tiềm thức nhằm giải phóng sự xuyên tạc nhận thức không có giá trị và thay thế chúng bằng niềm tin tích cực hơn. Tập trung thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng câu tích cực giúp bạn nhấn mạnh kết quả trung lập hoặc lạc quan hơn. Ví dụ, bạn có thể thay thế suy nghĩ “Con mèo này sắp cào mình” với câu “Nhiều người tiếp xúc với mèo hằng ngày và không hề bị cào hay xước da”. Bạn thậm chí có thể bắt đầu bằng cách dùng nhiều câu ít tiêu cực hơn so với suy nghĩ thực sự mà bạn có. Ví dụ, bạn có thể thay thế suy nghĩ “Nếu con mèo cào mình, thì mình sẽ bị nhiễm trùng và chết” với câu ít tiêu cực hơn, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là con mèo cào mình và chạy mất. Mình đã từng bị cào xước da trước đây và điều này không hề nghiêm trọng. Mình sẽ không có nguy cơ bị nhiễm trùng”. Cuối cùng thì bạn có thể thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng điều gì đó thậm chí lạc quan, tươi đẹp hơn. Cố gắng dùng cách này bất cứ khi nào suy nghĩ tiêu cực xuất hiện. Kết quả là bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn về mèo. | Nhận ra rằng nỗi sợ ám ảnh mèo có nguy cơ thêm trầm trọng bởi suy nghĩ vô ích. Tạo danh sách nhiều suy nghĩ vô ích và tiêu cực mà bạn trải qua khi ở gần mèo. Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ hữu ích hơn. |
Nếu động tác ép không thể khiến máu ngừng chảy, nếu bạn đang ở nơi hoang dã, nếu vì lý do nào đó mà bạn không thể gọi cấp cứu, nếu có quá nhiều vết thương khiến bạn không thể dùng biện pháp ép, hoặc nếu bạn đang ở trong trường hợp khẩn cấp khác, có lẽ bạn cần dùng ga-rô để cầm máu cho nạn nhân. Bạn chỉ nên dùng ga-rô như một biện pháp cuối cùng trong tình huống khẩn cấp. Nguyên nhân là vì có một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng ga-rô. Nếu thấy hoàn toàn cần thiết dùng ga-rô để cứu mạng sống cho nạn nhân, bạn nên cân nhắc về một số biến chứng có thể xảy ra trước khi áp dụng biện pháp này. Các yếu tố cần ghi nhớ là: Ga-rô buộc quá lỏng có thể gây chảy máu nhiều hơn. Máu ở động mạch chịu áp lực cao hơn máu ở những nơi khác, do đó nếu ga-rô quá lỏng, máu ở động mạch vẫn chảy qua, trong khi máu ở những nơi khác bị chặn lại. Ga-rô tháo ra quá sớm có thể gây tổn thương cho các mạch máu bị ép và máu sẽ chảy lại. Ga-rô nếu buộc quá lâu có thể gây tổn thương các dây thần kinh, các cơ và mạch máu. Theo nguyên lý chung, tổn thương vĩnh viễn có thể xảy ra nếu ga-rô được đặt lâu hơn một hoặc hai tiếng. Đặt ga-rô sai vị trí, chẳng hạn như ga-rô đặt quá xa vết thương hoặc trên các khớp có thể sẽ không có hiệu quả. Ga-rô nếu buộc đúng có thể rất đau. Nếu muốn làm ga-rô đúng cách, bạn cần tìm đúng vật liệu cho vùng tổn thương. Ga-rô phải có chiều rộng ít nhất từ 2,5 đến 5 cm. Vết thương ở cánh tay nên dùng ga-rô nhỏ hơn, và ga-rô dày hơn dùng cho chân. Xé hoặc cắt áo sơ mi, khăn hoặc vải trải giường thành những dải băng để làm vật liệu ga-rô. Dải băng quá hẹp hoặc quá mỏng có thể cắt vào da, trong khi dải băng quá rộng cần phải buộc thật chặt mới có hiệu quả. Đảm bảo chất liệu dải băng làm ga-rô không co giãn hoặc trơn để không bị xục xịch. Bạn có thể dùng ga-rô bằng những vật liệu sẵn có như thắt lưng hoặc dây đai buộc áo. Để có hiệu quả, ga-rô phải được đặt đúng chỗ. Ga-rô cần đặt cách vết thương khoảng 5 cm về phía tim. Bạn cũng phải buộc đủ chặt để ngăn chặn hoàn toàn dòng máu chảy trong động mạch. Không đặt ga-rô trên các khớp như khuỷu tay hoặc đầu gối. Dòng máu chảy qua khớp được bảo vệ để không bị gián đoạn khi khớp gập vào. Bạn cũng không nên đặt ga-rô lên trên quần áo để tránh bị trượt khi buộc. Máu trong động mạch sẽ phụt ra do hoạt động bơm của tim. Không bao giờ đặt ga-rô trên bất cứ bộ phận nào khác ngoài chân và tay. Buộc ga-rô bằng nút thắt vuông thông thường. Đảm bảo nút thắt phải chặt. Nếu định dùng một vật để trợ giúp trong quá trình buộc, bạn sẽ phải buộc hai nút. Buộc nút thứ nhất để cố định băng trên chân hoặc tay. Sau đó đặt một que gỗ dài từ 12 đến hoặc 20 cm hoặc một que kim loại nhẵn (gọi là tay quay) lên và thắt thêm một nút nữa bên trên. Đảm bảo tay quay phải nhẵn để không cắt vào da nạn nhân hoặc làm đứt ga-rô. Tay quay có thể là một chiếc que, vật dụng kim loại nhẵn, bút chì hoặc một vật dài. Nếu sử dụng thắt lưng, bạn cần thắt càng chặt càng tốt để cầm máu. Nếu sử dụng tay quay, bạn phải buộc chặt ga-rô hết mức có thể bằng cách vặn tay quay cho dải băng thắt chặt xung quanh cánh tay hoặc chân. Ga-rô cho vết thương ở chân cần phải chặt hơn ở cánh tay vì mạch máu ở chân lớn hơn. Sau khi buộc ga-rô cầm máu, bạn hãy chờ đội cấp cứu đến. Đảm bảo ghi lại thời gian bắt đầu đặt ga-rô. Khi đội cấp cứu tới, họ sẽ cần biết thông tin này. Nếu dịch vụ cấp cứu chậm đến, bạn có thể làm mát chi bị thương bằng nước đá hoặc túi chườm lạnh để giảm rủi ro tổn thương mô khi đang đặt ga-rô. Không tháo ga-rô trừ khi bạn có thể ép trực tiếp lên vết thương. Nếu có thể, bạn hãy tháo ga-rô một cách cẩn thận, chú ý tình trạng chảy máu và dấu hiệu sốc. Nếu máu vẫn rỉ ra xung quanh vết thương, không tháo ga-rô. | Cân nhắc dùng ga-rô. Đánh giá các yếu tố rủi ro. Làm ga-rô. Đặt ga-rô. Buộc ga-rô. Thắt chặt ga-rô. Chờ cấp cứu. |
Khi mèo con bắt đầu cai sữa, nó sẽ dễ thuần hoá hơn. Đây là giai đoạn mèo con trở nên độc lập với mèo mẹ. Khi mèo con đã quen với con người, nó sẽ phù hợp với việc được nhận nuôi. Những khi không huấn luyện cho mèo con làm quen với con người, bạn nên cung cấp cho mèo con một căn phòng nhỏ và yên tĩnh để nó được thư giãn. Đó có thể là phòng tắm hoặc một căn phòng chưa ai sử dụng. Bật đèn ngủ qua đêm để phòng không bị tối om. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn luyện tập cho mèo con làm quen với con người ở nơi có nhiều người qua lại. Bạn có thể thử làm trong sân, nơi người khác đang làm việc hoặc chơi đùa. Nếu không, bạn có thể huấn luyện mèo ở một địa điểm tương tự trong nhà. Đừng đứng sừng sững bên cạnh mèo con. Hãy ngồi xuống sàn. Miễn là chú mèo con đó khoẻ mạnh, bạn có thể dùng đồ ăn để giúp mèo làm quen với người. Nhờ đó, bạn có thể khiến mèo tới gần bạn vì nó đang đói và muốn ăn thức ăn mà bạn có. Ngồi gần mèo con khi nó đang ăn. Bạn còn có thể đặt đĩa đựng đồ ăn của mèo lên đùi để mèo còn tới gần bạn hơn. Mang đồ ăn ra chỗ khác khi bạn rời đi. Nhờ đó, mèo sẽ liên hệ bạn với đồ ăn. Khi mèo đã quen với sự hiện diện của bạn vào giờ ăn, hãy cho mèo ăn một ít đồ trên tay. Bạn có thể dùng đồ ăn ướt của mèo hoặc đồ ăn dành cho em bé (hãy chọn vị thịt bò hoặc thịt gà). Một chú mèo con có thể ngoạm đồ ăn thay vì liếm vì đó là cách ăn tự nhiên. Mèo con còn có thể cắn nhẹ vào ngón tay bạn khi ăn nữa. Khi mèo con đang đói và muốn ăn, hãy thử nhẹ nhàng vuốt ve nó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chỉ vuốt ve ở đầu và vai mèo. Nếu mèo bỏ chạy, hãy thực hiện lại bước trước lâu hơn một chút. Khi mèo đã quen với sự hiện diện và vuốt ve của bạn, bạn cần phải loại bỏ thức ăn ra khỏi quy trình này. Việc này sẽ đảm bảo rằng mèo vẫn thích được vuốt ve dù không được cho ăn nữa. Hãy thử vuốt ve mèo sau khi mèo đã được ăn no. Nếu bạn đang thuần hoá một chú mèo để người khác nhận nuôi, bạn cần đảm bảo rằng chú mèo đó sẽ quen với những người khác ngoài bạn. Bắt đầu cho phép từng người một tiếp cận mèo con. Những người đó cũng nên bắt đầu cho mèo con ăn bằng đĩa trước, sau đó mới dùng tay để cho ăn. Mèo con sẽ quen với giọng nói, mùi hương và cử chỉ của họ. | Hãy thuần hoá mèo con khi nó được 4 tới 8 tuần tuổi. Cung cấp cho mèo con một nơi trú ẩn an toàn. Chọn vị trí phù hợp. Cúi xuống ngang tầm với mèo con. Cho mèo con ăn đồ ăn ướt. Cho mèo liếm đồ ăn trên tay bạn. Bắt đầu vuốt ve mèo con. Chuyển sang giai đoạn vuốt ve không cần tới đồ ăn. Từ từ giúp mèo làm quen với những người khác. |
Mèo đang sống những ngày cuối đời, nhưng không có nghĩa là bạn không cần quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của nó nữa. Nếu các vấn đề sức khỏe không được kiểm soát, mèo sẽ càng không thoải mái và tình trạng của nó sẽ tệ đi nhanh hơn. Bạn có thể đặt lịch khám và trao đổi với bác sĩ thú y về các vấn đề sức khỏe khác nhau mà mèo gặp phải và cách để kiểm soát chúng. Nếu mèo mắc các bệnh nan y, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh thận mãn tính, bạn hãy cùng bác sĩ lên kế hoạch để kiểm soát và giúp nó dễ chịu nhất có thể. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mèo có thể bị đau rất nhiều. Khi mèo hấp hối, bạn nên biết mình cần làm gì để giúp nó bớt đau. Hãy nhờ bác sĩ thú y giới thiệu cho bạn một số loại thuốc giảm đau mèo có thể dùng. Lưu ý rằng, khi mèo đã ở giai đoạn này của cuộc đời, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng khiến mèo thoải mái hơn chứ không giúp chữa bệnh cho nó. Bạn nên dùng dụng cụ uống thuốc để cho mèo uống thuốc giảm đau nếu nó không thể tự mở miệng ra được. Đặt dụng cụ uống thuốc giống như cách đặt ống hút nhỏ giọt. Khi mèo mở miệng, bạn sẽ đẩy dụng cụ này để đưa viên thuốc đi sâu xuống cổ họng mèo. Để kích thích mèo nuốt xuống, bạn có thể dùng ống hút nhỏ giọt cho mèo uống một ít nước. Đau đớn, bệnh tật và sức khỏe yếu sẽ khiến mèo rất khó đi đến chỗ hộp vệ sinh đúng lúc. Nếu mèo không kiểm soát được việc đi tiểu, bác sĩ thú y có thẻ sẽ kê thuốc để xử lý vấn đề này. Mèo có thể cũng sẽ gặp vấn đề với việc kiểm soát việc đi tiêu. Bạn cần kiểm tra mèo thường xuyên để phát hiện chất bẩn hoặc ẩm ướt. Nhẹ nhàng vệ sinh vùng hậu môn và cơ quan sinh dục cho mèo để ngăn ngừa tổn thương da do nước tiểu và viêm da do vấn đề bài tiết. Bạn nên dùng vải mềm và nước ấm để vệ sinh cho mèo. Bạn cũng có thể mua bỉm dùng một lần cho mèo. Nếu ở các cửa hàng thú cưng gần nhà không có bán, bạn có thể tìm mua trực tuyến hoặc tham khảo chỗ bác sĩ thú y. Lúc đầu thì việc đóng bỉm cho mèo có thể hơi bất tiện và khó khăn, do vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y để có thể làm việc này một cách dễ dàng nhất. | Xác định các vấn đề về sức khỏe. Giảm đau cho mèo. Kiểm soát vấn đề bài tiết của mèo. |
Dùng những vòng tròn vừa vẽ. Không cần phải vẽ cánh hoa dài bằng nhau. | Vẽ một vòng tròn nhỏ ở giữa tờ giấy. Vẽ vòng tròn to hơn đồng tâm với vòng tròn nhỏ. Vẽ cánh hoa bằng những nét vẽ cong. Vẽ cánh hoa xoay quanh vòng tròn. Vẽ thêm những cánh hoa khác để phủ kín khoảng trống trong vòng tròn. Vẽ nhánh hoa và lá bằng những nét vẽ cong. Chỉnh sửa phần lá để chúng trông giống lá thật. Vẽ lại bằng bút và xoá những nét thừa. Tô màu bức tranh! |
Nếu muốn gây ấn tượng với chàng, bạn cần trở nên cuốn hút và có khả năng lôi cuốn mọi người ở bất cứ nơi mà bạn đến. Khác với việc tỏ ra ồn ào hay kịch tích không cần thiết – tỏ ra lôi cuốn bằng những hành động tự nhiên và vui vẻ khi bước vào bất cứ căn phòng nào, cho dù bạn không quen biết ai ở đó. Một người thật sự duyên dáng có khả năng bắt chuyện với hầu hết mọi đối tượng và làm cho người đó cảm thấy thoải mái, cho dù đó là một chàng trai 18 tuổi hay một phụ nữ 80 tuổi. Hãy gọi tên người đối diện khi nói chuyện với họ. Điều đó giúp cho đối phương cảm thấy mình được tôn trọng và duy trì không khí vui vẻ. Đàn ông luôn cảm thấy dễ chịu và tươi mới khi ở bên một người phụ nữ dí dỏm. Để gây ấn tượng với chàng bằng trí tuệ của mình, hãy tỏ ra khéo léo bằng cách duy trì dòng chảy của sự hiểu biết cũng như những lời bình luận nhẹ nhàng, sắc bén và làm anh ấy phải ngạc nhiên bởi tài đối đáp, những suy nghĩ và cách phản ứng nhanh trí của bạn. Trở nên hóm hỉnh có nghĩa là nhìn thế giới theo một cách rất riêng, vui nhộn và sáng tạo. Khi anh ấy nói điều gì đó hài hước, đừng chỉ đơn thuần cười to – hãy đáp lại chàng bằng một nhận xét cũng không kém phần vui nhộn. Đàn ông dễ bị ấn tượng bởi những người phụ nữ tự tin vì điều này cho thấy họ có một sự thoải mái nhất định với bản thân và hạnh phúc với việc là chính mình. Khi ở bên cạnh một người phụ nữ tự tin, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu, vui vẻ và tăng thêm nguồn năng lượng tích cực trong bất kỳ tình huống nào. Nếu bạn thật sự muốn chàng ấn tượng vì mình thì trước hết hãy hài lòng về bản thân bạn, những việc bạn làm và hướng đi của riêng mình. Nếu bạn cảm thấy tự tin và cuộc trò chuyện diễn ra đúng hướng, bạn có thể tiếp cận gần gũi hơn bằng cách chạm vào người chàng. Sự tự tin không thể được hình thành chỉ trong một đêm, thậm chí có thể phải mất cả đời. Tuy nhiên, việc đặt ra mục tiêu là hạnh phúc và hài lòng hơn với bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào và vui vẻ chia sẻ bản thân mình với những người khác. Cư xử như thể bạn đã đạt được mục tiêu của mình – bước đi với đầu ngẩng cao, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Bạn sẽ bắt đầu toát lên sự tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể của mình. Con trai thích những cô gái nổi bật khỏi đám đông và không giống với bất kỳ ai. Đừng ngại thể hiện sự độc đáo của mình, cho dù là nhuộm tóc màu hồng, nhảy múa điên cuồng hay học cách làm món sushi cho riêng mình. Bất kể bạn muốn gì, hãy bắt tay vào thực hiện và bạn sẽ được đền đáp. Các chàng trai thường bị ấn tượng bởi những cô gái khác biệt với số đông vì cô ấy luôn nhận thức được giá trị của bản thân. Không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với chàng, sự độc đáo còn dẫn lối giúp cho bạn có được những người bạn thú vị. Đàn ông bị cuốn hút bởi những người phụ nữ độc lập và chỉ thích làm theo cách riêng của họ. Không chàng trai nào thích một cô gái cứ bám riết lấy anh ta và muốn cuộc sống của cô luôn xoay quanh anh ấy – thay vào đó, họ thích một cô nàng luôn tận hưởng cuộc sống của riêng mình và vui vẻ với việc đi chơi cùng họ. Để trở thành một người độc lập, bạn cần có những đam mê riêng và thoải mái theo đuổi chúng; ngoài ra hãy luôn giữ vững lập trường, đừng chạy theo trào lưu hay bắt chước bất kỳ ai khác. Một người độc lập là người có lối suy nghĩ không lệ thuộc. Bạn nên học cách suy nghĩ và hành xử theo chất riêng của mình. | Trở nên lôi cuốn. Thể hiện sự hóm hỉnh. Tỏ ra tự tin. Trở nên độc đáo. Trở nên độc lập. |
Ví dụ, bạn hãy tự nhủ rằng nếu tập trung được trong 15 phút sắp tới, bạn sẽ được ăn vài viên kẹo M&M đem theo trong ba lô. Cứ mỗi lần thêm 15 phút tập trung, bạn lại tự thưởng thêm cho mình vài hạt nữa. Hoặc thay cho kẹo M&M, bạn có thể cho phép mình xem lướt qua điện thoại. Bạn cũng thể tự hứa sẽ cho phép mình chơi bộ game mới trong một tiếng khi về đến nhà nếu bạn ghi chép tốt trong cả giờ học. Một món quà có thể tận hưởng ngay sau giờ học sẽ là động lực tốt nếu bạn thấy khó mà vượt qua được cả giờ học hoặc nếu buổi học đó khá dài. Nói cho cùng, có lẽ bạn cũng sẽ chán ăn kẹo M&M hoặc lướt điện thoại trong một giờ học kéo dài 3 tiếng. Ví dụ, trước khi bước vào giờ học môn vật lý ngày hôm đó, bạn hãy tự nhủ rằng nếu tập trung được trong cả buổi học, bạn sẽ tự thưởng cho mình một ly trà sữa yêu thích hoặc chạy đến máy chơi game ngay sau khi tan học. Ví dụ, có thể bạn cảm thấy chán ngắt trong giờ học tiếng Pháp. Ồ, đâu phải chỉ mình bạn cảm thấy như vậy! Hãy tự bảo mình rằng nếu tập trung học trong ngày hôm đó, bạn sẽ cho phép mình đi xem một bộ phim nói tiếng Pháp mới công chiếu rất hay (tất nhiên là có phụ đề!) mà bạn vẫn háo hức muốn xem. Bạn cũng có thể tự thết mình món bánh sừng bò hoặc bánh su kem kiểu Pháp sau giờ học. Chắc rằng bạn sẽ cảm thấy khá thoải mái sau khi đã chú tâm trong giờ học và ăn thỏa thích bánh su kem. Thấy không? Cuối cùng thì môn tiếng Pháp cũng đâu có tệ lắm đâu? Bằng cách này, bạn có thể liên hệ giờ học với những điều tích cực. Nếu đến lớp với ý nghĩ rằng giờ học sẽ thật đáng sợ và buồn tẻ rồi tự bảo rằng mình không thể tập trung được, bạn sẽ không thể có động lực để đi đúng hướng. Thay vì thế, bạn hãy bước vào lớp với suy nghĩ rằng mình sẽ thành công trong việc tập trung học. Hãy sẵn sàng tâm thế để đạt được mục tiêu! Bạn hãy nhờ một người bạn học cùng lớp kín đáo báo hiệu cho bạn biết khi thấy bạn rõ ràng là đang thả tâm hồn lên mây. Người bạn đó có thể vỗ lên vai bạn một lần hoặc khẽ ra tín hiệu nào đó để giúp bạn tập trung trở lại vào bài học. Bạn của bạn có thể giúp bạn có trách nhiệm với mục tiêu của mình trong suốt giờ học. Bạn không phải là người hoàn hảo – mà thực ra cũng đâu có ai hoàn hảo! Có thể ngày hôm nay tâm trí bạn đi lạc đường vài lần, hoặc hoàn toàn không tập trung, thậm chí là ngủ gật gần như suốt giờ học. Nhưng điều này có thể xảy ra với tất cả mọi người, vì vậy bạn đừng tự trách mình. Chỉ cần bạn tự nhủ rằng ngày mai sẽ khác và tiếp tục cố gắng. | Đặt ra các mục tiêu và các phần thưởng nhỏ cho các mục tiêu đó. Chọn một phần thưởng mà bạn có thể có ngay sau giờ học. Tự đãi mình món quà gì đó có liên quan đến môn học. Chuẩn bị tâm thế đúng đắn trước khi bước vào lớp. Nhờ một người bạn giúp đỡ để khỏi đi chệch hướng. Đừng nản lòng nếu bạn vẫn thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý. |
Tiêu đề phụ lục cần được ghi rõ ràng ở phía trên cùng trang. Hãy sử dụng toàn chữ viết hoa, như “PHỤ LỤC” hoặc chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên, như “Phụ lục”. Bạn có thể sử dụng cùng một phông chữ và kích cỡ giống như các tiêu đề chương trong bài luận. Nếu có nhiều hơn một phụ lục, bạn cần sắp xếp thứ tự theo chữ cái hoặc số và nhất quán về trình tự. Chẳng hạn, nếu đang sử dụng chữ cái, tiêu đề các phụ lục nên là “Phụ lục A”, “ Phụ lục B”, v.v. Nếu đang sử dụng số, tiêu đề các phụ lục sẽ là “Phụ lục 1”, “ Phụ lục 2”, v.v. Nếu có nhiều hơn một phụ lục, bạn hãy đảm bảo rằng mỗi phụ lục bắt đầu một trang mới. Điều này sẽ giúp người đọc biết khi nào một phụ lục kết thúc và một phụ lục mới bắt đầu. Bạn nên sắp xếp thứ tự nội dung phụ lục dựa trên thời điểm nó xuất hiện trong văn bản. Điều này sẽ giúp phụ lục thân thiện với người dùng hơn và dễ tìm kiếm hơn. Ví dụ, nếu dữ liệu thô được đề cập ở dòng đầu tiên trong bài viết, hãy viết phần dữ liệu thô trước tiên trong phụ lục. Hoặc, nếu bạn đề cập đến những câu hỏi phỏng vấn ở cuối bài luận, hãy viết các câu hỏi phỏng vấn ở cuối phụ lục. Phụ lục nên xuất hiện sau danh sách tham khảo hoặc danh sách nguồn. Nếu giáo sư muốn phụ lục nằm ở trang khác sau nội dung bài luận, chẳng hạn như trước phần danh sách tham khảo, bạn hãy làm theo yêu cầu của họ. Bạn cũng cần liệt kê phụ lục trong bảng mục lục nếu có. Bạn có thể liệt kê dựa trên tiêu đề, chẳng hạn như “Phụ lục”, hoặc “Phụ lục A”, nếu có nhiều hơn một phụ lục. Đảm bảo rằng phụ lục có số trang ở góc phải dưới cùng trang hoặc ở giữa trang. Hãy sử dụng cùng một kiểu định dạng số trang giống như nội dung còn lại của bài luận. Tiếp tục đánh số trang phụ lục để có nội dung nhất quán. Chẳng hạn, nếu nội dung văn bản có 17 trang, hãy tiếp tục đánh số từ trang 17 khi đánh số trang phụ lục. | Đặt tiêu đề phụ lục. Sắp xếp nội dung trong phụ lục. Viết phụ lục sau danh sách tham khảo. Đánh số trang. |
Sau khi đã định hình được hình dáng khuôn mặt, hãy cố gắng chọn kiểu tóc phù hợp với hình dáng đó. Bước này đòi hỏi sự kiên nhẫn, bởi vì bạn cần phải chờ tóc mọc dài để tạo kiểu ưng ý. Sau đây là một vài gợi ý hay để tạo kiểu tóc, dựa trên hình dáng khuôn mặt: Khuôn mặt trái xoan: Bạn có thể tùy ý tạo hầu hết mọi kiểu tóc, nhưng việc để tóc mái đằng trước sẽ làm khuôn mặt bạn trông tròn trịa hơn. Khuôn mặt vuông: Kiểu tóc quanh đường viền có thể trông đẹp hơn nếu nó mềm mại hơn. Kiểu tóc ngắn và tỉa cao sẽ làm nổi bật đặc điểm góc cạnh của khuôn mặt. Tránh rẽ ngôi giữa. Khuôn mặt hình chữ nhật: Nên chọn kiểu tóc cân bằng. Để tóc hai bên ngắn trong khi phần đỉnh để tóc dài sẽ làm khuôn mặt bạn trông có vẻ dài hơn. Tạo kiểu cho phần tóc trước đang định hình trên khuôn mặt sẽ giúp cân bằng chiều dài của khuôn mặt. Khuôn mặt hình tròn: Tránh để kiểu tóc trước cắt ngang sắc sảo hoặc để tóc quá dài phủ lên mặt. Khuôn mặt dáng kim cương: Kiểu tóc hơi dài một xíu sẽ là sự lựa chọn sáng suốt. Tránh kiểu tóc cắt ngắn quá sắc sảo gần tai và quanh bờ tóc. Khuôn mặt dáng hình trái tim: Chọn kiểu tóc dài là thích hợp nhất. Để cân bằng phần dưới của khuôn mặt, bạn nên để râu, chẳng hạn như râu bình thường, ria mép, hoặc chòm râu nhỏ ở cằm. Khuôn mặt hình tam giác: Ý kiến hay ở đây là nên chọn kiểu tóc dài nhưng tạo ra nhiều lớp để thêm độ rộng và độ bồng cho phần trên. Cách tốt nhất để có độ bồng là tạo kiểu tóc gợn sóng hoặc kiểu tóc xoăn. Tóc bạn thuộc loại tóc gợn sóng, tóc thẳng, tóc kết cấu, hoặc tóc xoăn? Sợi tóc bạn nhỏ, trung bình, hay dày? Khi đã xác định được loại tóc, bạn sẽ dễ dàng tạo kiểu và đáp ứng được xu hướng tự nhiên của tóc hơn. Mặc dù một vài kiểu sẽ phù hợp với kết cấu tóc, nhưng hầu hết các kiểu tóc chỉ ăn nhập với một loại tóc nhất định. Thử xác định xem tóc bạn có khuynh hướng làm gì theo tự nhiên và tìm kiểu tóc nào có thể bổ sung những xu hướng đó. Nếu bạn sở hữu mái tóc thẳng trước sau như một, nên cân nhắc đến việc chọn kiểu tóc Prohibition High-and-Tight. Hãy để tóc mọc tự nhiên (chừng nào chúng hết mỏng) và chờ tóc dài, sau đó chải hoặc cắt bớt đi. Kiểu tóc Prohibition High-and-Tight thường làm nổi bật phần tóc hai bên được xén rất ngắn trong khi làm mờ phần tóc ngắn ở sau gáy và tóc mai. Phần tóc trên đỉnh đầu nên để dài khoảng 4 cm. Để tạo kiểu, bạn nên dùng gel để chải phần tóc trên đỉnh về một góc. Không nên chọn kiểu này nếu bạn sở hữu mái tóc gợn sóng hoặc tóc xoăn. Để tạo hiệu ứng đánh rối tự nhiên, bạn chỉ cần để tóc mọc qua vai. Việc tạo kiểu còn đơn giản hơn. Chỉ cần lau khô tóc và bôi một ít kem tạo kiểu và giữ nếp lên tóc. Kiểu flow and comb thường bắt đầu với kiểu cắt hình vuông, nhưng phần tóc ở hai bên và trên đỉnh nên để dài. Bôi một ít mousse lên tóc ướt, và sau đó chải ngược tóc về đằng sau. Tránh kiểu này nếu tóc bạn là tóc xoăn. Kiểu tóc cắt ngắn bao gồm việc hớt ngắn phần tóc ở hai bên và trên đỉnh đầu. Bạn không cần thiết phải sử dụng sản phẩm tạo kiểu cho kiểu tóc cắt sát đầu này. Nếu bạn sở hữu một mái tóc xoăn hoặc gợn sóng, kiểu tóc pompadour sẽ là ý kiến hay. Hãy để tóc mọc tự nhiên hoặc cắt bớt đi. Pompadour được xem là kiểu tóc cổ điển. Kiểu hỗn hợp này nên được cắt theo tỷ lệ 2:1, tức là đỉnh đầu 2 : hai bên 1. Về cơ bản, điểu này có nghĩa là bạn nên để tóc hai bên ngắn hơn so với phần tóc trên đỉnh đầu, nhưng không có nghĩa là ngắn quá. Dùng pomade để tạo kiểu và chải tóc trên đỉnh về một chỗ. Tránh chọn kiểu này nếu tóc bạn quá nhỏ, thẳng, và mỏng. Để tạo hiệu ứng đánh rối tự nhiên, bạn chỉ cần để tóc mọc qua vai. Việc tạo kiểu còn đơn giản hơn. Chỉ cần lau khô tóc và bôi một ít kem tạo kiểu và giữ nếp lên tóc. Để làm cho đầu bù xù hơn giống như vừa mới ngủ dậy, hãy nói thợ làm tóc thêm kết cấu và tạo thêm kiểu với gel. Kiểu tóc cắt ngắn bao gồm việc hớt ngắn phần tóc ở hai bên và trên đỉnh đầu. Bạn không cần thiết phải sử dụng sản phẩm tạo kiểu cho kiểu tóc cắt sát đầu này. Nếu bạn muốn sở hữu đường tóc hớt lui về phía sau (receding hairline), chỉ cần giữ tóc bạn luôn ở trạng thái ngắn. Nếu bạn muốn trông bản thân hơi bụi bặm và mạo hiểm, hãy cạo sạch sẽ và nuôi râu hoặc chùm râu nhỏ dưới cằm. Độ dài trung bình của tóc mai thường chỉ đến giữa tai, nhưng độ dài này có thể được điều chỉnh tùy theo đặc điểm trên khuôn mặt và hình dáng của đầu. Cho dù bạn muốn độ dài này là bao nhiêu, thì hai bên tóc mai cũng phải ăn khớp với kiểu tóc. Do đó, nếu bạn đang để tóc ngắn, tóc mai cũng nên để ngắn và tỉa tót đẹp mắt. Tóc dài và bồng bềnh có thể hợp với tóc mai dài và rậm rạp hơn. Tóc mai dài có thể làm khuôn mặt bạn trông như bị thu hẹp lại, trong khi đó tóc mai ngắn chưa đến giữa tai có thể tạo phản ứng trái ngược. Vì vậy, tóc mai ngắn thường thích hợp với khuôn mặt dài, trong khi đó tóc mai dài sẽ làm khuôn mặt ngắn như dài thêm. | Nên chọn kiểu tóc có thể bổ sung vẻ ngoài của khuôn mặt. Tìm hiểu xem tóc bạn thuộc loại nào. Chọn kiểu tóc ăn khớp với loại tóc. Cân nhắc về độ dài của tóc mai. |
Chó cái thường động dục hai lần trong năm, do đó, bạn nên theo dõi chu kỳ của chó nhằm xác định thời điểm rụng trứng (nghĩa là chó cái có khả năng sinh sản). Chó cái sẽ trải qua lần lượt bốn giai đoạn khác nhau trong chu kỳ động dục: tiền động dục, động dục, hậu động dục và đình dục. Bạn có thể cần phải theo dõi qua vài chu kỳ động dục của chó để nắm vững từng giai đoạn. Giai đoạn tiền động dục bắt đầu khi âm hộ của chó cái bắt đầu sưng lên và chảy máu. Giai đoạn này thường diễn ra trong chín ngày, nhưng có thể kéo dài từ bốn đến 20 ngày. Trong suốt giai đoạn này, chó cái có thể thu hút nhiều chó đực nhưng lại từ chối giao phối. Tiếp theo là giai đoạn động dục, và đây là giai đoạn chó cái có thể giao phối. Giai đoạn này thường kéo dài chín ngày, và chó cái đạt khả năng sinh sản cao nhất trong năm ngày đầu tiên. Chó cái sẽ thích giao du với cho đực và cho phép chó đực giao phối với mình. Giai đoạn sinh sản hoàn chỉnh được nhận biết khi âm đạo của chó cái trở lại hình dạng bình thường và cô nàng không còn tán tỉnh hoặc chấp nhận bạn tình. Giai đoạn hậu động dục thường diễn ra trong 50 ngày, nhưng có thể kéo dài từ 80 đến 90 ngày, và giai đoạn cuối cùng được gọi là giai đoạn đình dục có thể kéo dài từ hai đến ba tháng. Trong thời kỳ hậu động dục và đình dục, chó cái đang ở cuối chu kỳ động dục và sẽ không cho phép giao phối. Để xác nhận chó có đang trong chu kỳ động dục hay không, bác sĩ thú y sẽ thực hiện xét nghiệm phết tế bào âm đạo của chó. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra các tế bào âm đạo của chó dưới kính hiển vi. Phương pháp này không xâm lấn cũng như không hề gây hại đến chó của bạn. Bác sĩ thú y sẽ lấy mẫu thử nghiệm từ chó và có thể làm xét nghiệm trên một số mẫu để xác nhận chó nhà bạn đang trong chu kỳ động dục. Nằm trong một phần của xét nghiệm, bác sĩ thú y sẽ tìm kiếm những thay đổi trong các tế bào cho thấy chó nhà bạn đang rụng trứng. Việc phết tế bào âm đạo cũng có thể xác định thời điểm giao phối tối ưu của chó cái. Bạn cũng có thể xác định thời điểm rụng trứng của chó bằng cách nhờ bác sĩ thú y thực hiện xét nghiệm máu để đo mức progesterone trong máu của chó. Xét nghiệm này đòi hỏi phải có mẫu máu từ chó nhà bạn. Bác sĩ thú y có thể sẽ cần vài mẫu máu để dự đoán chính xác thời kỳ rụng trứng của chó. Xét nghiệm này được xem là có độ chính xác cao trong việc xác định thời điểm giao phối tối ưu của một con chó cái. Đó là một lựa chọn lý tưởng nếu chó cái của bạn có tiền sử giao phối không thành công hoặc nếu bạn muốn chắc chắn rằng chó cái đã sẵn sàng trước khi đưa cô nàng đến giao phối với chó đực. | Theo dõi chu kỳ động dục của chó. Yêu cầu bác sỹ thú y phết tế bào âm đạo cho chó. Chó của bạn sẽ được xét nghiệm progesterone huyết thanh. |
Mặc dù trở nên nổi tiếng sẽ khá thú vị, bạn không bao giờ được đặt bản thân vào tình huống khiến bạn cảm thấy khó chịu chỉ để làm vui lòng người khác. Nếu bạn không thoải mái trong một tình huống nào đó, bạn nên lắnh nghe trực giác của mình. Phản ứng trực giác tiêu cực thường xuất hiện trước tình huống nguy hiểm. Rút lui khỏi tình huống khi bạn không thoải mái. Tìm cách cáo từ khỏi một buổi tiệc hoặc sự kiện nào đó nếu bạn cảm thấy lo lắng. Bạn có thể cố gắng nêu lên lời viện cớ ngắn gọn nếu bạn muốn tránh xa sự chất vấn trong khoảnh khắc đó. Ví dụ, bạn có thể nói "Xin lỗi, nhưng tôi phải đi rồi. Tôi cảm thấy đau đầu quá". Nếu bạn đang tham dự sự kiện có sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia, tốt nhất bạn nên rời khỏi đó. Bạn sẽ không muốn bỏ qua sự an toàn của bản thân để có thể trở nên nổi tiếng. Ngoài ra, uống rượu bia khi chưa đủ tuổi hoặc sử dụng thuốc phi pháp sẽ khiến bạn phải lãnh nhận hậu quả pháp lý. Nếu bạn bị ép buộc thực hiện điều bất hợp pháp, bạn nên tìm cách để nhanh chóng thoát khỏi tình huống. Nếu bạn đang trên đường đến tham dự một buổi tiệc có phục vụ rượu bia và thuốc lá, bạn nên lên kế hoạch cho hoạt động mà bạn nên làm trong sự kiện này nếu bạn bị ép buộc phải tham gia. Bạn có thể nhờ một người bạn mà bạn tin tưởng gọi điện cho bạn, người có thể giúp bạn thoát khỏi tình huống. Áp lực tiêu cực từ phía bạn bè thường sẽ khuyến khích bạn bắt nạt hoặc tẩy chay học sinh khác. Nhóm học sinh nổi tiếng trong trường trung học hoặc phổ thông thường tham gia vào hành động bắt nạt. Hãy nhớ là bắt nạt có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng về mặt cảm xúc cho nạn nhân. Bạn phải cưỡng lại cám dỗ muốn tung tin đồn nhảm và không nên công khai tàn nhẫn với học sinh khác trong trường. Sẽ khó để bạn cưỡng lại áp lực tiêu cực từ phía bạn bè, nhưng bạn nên ghi nhớ lợi ích mà nó sẽ đem lại. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về bản thân và có thể ảnh hưởng đến bạn bè khác trong việc chống lại hành động như bắt nạt hoặc nói xấu. Áp lực từ phía bạn bè không nhất thiết phải tiêu cực. Đôi khi, bạn của bạn sẽ ép buộc bạn chấp nhận những rủi ro xứng đáng. Ví dụ, bạn bè tốt sẽ khuyến khích bạn gửi bài thơ của bạn đến cuộc thi nào đó hoặc mời người mà bạn đang để ý đi chơi. Bạn bè cũng có thể sẽ dẫn dắt bạn đến với điều thú vị và mới mẻ, như nhóm nhạc hoặc tác giả mới. Mặc dù bạn nên từ chối áp lực tiêu cực từ phía bạn bè, bạn cần tập trung vào yếu tố tích cực. Cho phép bạn bè bạn hướng dẫn bạn về điều mới mẻ và giúp bạn tìm kiếm cơ hội cho niềm vui, sự học hỏi, và sự phát triển cá nhân. | Tin vào bản năng của bạn. Không nên tham gia vào hoạt động phi pháp. Tránh bắt nạt. Tập trung vào áp lực tích cực từ phía bạn bè. |
Lập kế hoạch có chủ ý cho chính mình, chẳng hạn như "Hôm nay, mình sẽ không gọi món bánh pho mát để ăn trưa để mình có thể theo sát thói quen ăn uống lành mạnh của mình. Mình sẽ gọi một quả táo" hoặc "Mình sẽ chỉ uống 1 cốc bia trong buổi tiệc tối nay và sẽ nhờ người yêu của mình nhắc nhở nếu mình muốn uống thêm một cốc nữa". Tuyên bố kế hoạch với bản thân bằng thuật ngữ rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu lâu dài của chính mình, thay vì vào sự thỏa mãn mong muốn ngay lập tức. Lập kế hoạch thông qua việc sử dụng thuật ngữ "nếu – thì" có thể sẽ khá hữu ích. Ví dụ, bạn có thể đối mặt với tình huống cám dỗ như sau: "Nếu người nào đó mời tôi một mẩu bánh tại buổi tiệc thì tôi sẽ nói rằng 'Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được, tôi đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong cơ thể', và sau đó là bắt chuyện với một người nào đó đang ở gần bạn". Nếu bạn cảm thấy khó có thể từ chối bất kỳ điều nào đó, chẳng hạn như một điếu thuốc hoặc một mẩu bánh, bạn có thể nhờ bạn đời hoặc bạn bè ngăn cản để bạn không thể có được chúng. Biện pháp này sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm trước người khác và loại bỏ sự lựa chọn của bản thân. Ví dụ, nếu bạn đang trong một buổi tiệc và đang cố gắng kiểm soát lượng rượu bia mà bạn tiêu thụ, bạn có thể nhờ người đi cùng nhắc nhở bạn về kế hoạch mà bạn dự định thực hiện sau khi uống một ly rượu. Bạn có thể chịu trách nhiệm trước bản thân bằng cách sử dụng ứng dụng điện thoại hoặc chương trình trên máy tính cho phép bạn theo dõi thói quen của mình. Nếu bạn đang cố gắng tránh tiêu tiền hoang phí, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý ngân sách để theo dõi quá trình chi tiêu của bản thân. Hoặc nếu bạn đang kiểm soát cân nặng của mình, bạn có thể sử dụng ứng dụng điện thoại để theo dõi những loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Sử dụng thiết bị công nghệ cũng cho phép bạn biết rõ thời điểm mà bạn dễ dàng đầu hàng sự cám dỗ. Ví dụ, bạn có thể sẽ nhận ra rằng bạn thường khá bê tha vào ngày cuối tuần. Nếu bạn đang bị cám dỗ và biết rằng một người nào đó cũng đang cố gắng đầu hàng hoặc tránh xa một điều gì đó, bạn có thể thách thức người đó cạnh tranh với bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn tập thể dục nhiều hơn, nhưng bạn lại gặp khó khăn, bạn có thể thách thức người bạn của bạn xem liệu người nào sẽ giảm cân nhiều hơn hoặc sẽ dành nhiều thời gian hơn trong phòng tập. Một cuộc cạnh tranh thân thiện có thể sẽ là tất cả những gì bạn cần để chịu trách nhiệm với bản thân (và với đối phương). Bạn nên nhớ đồng ý với điều khoản của sự thách thức trước khi cả hai bắt đầu. Lòng biết ơn cho phép bạn ghi nhớ yếu tố mà bạn cần phải trân trọng trong cuộc sống. Tập trung vào chúng có thể khiến bạn ít cần đến những điều khác. Hãy cố gắng viết về yếu tố mà bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Cất danh sách bên mình và đọc nó bất kỳ khi nào bạn cảm thấy bị cám dỗ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể phát triển sự tự chủ ngay cả khi bạn là một người trưởng thành bằng cách luyện tập. Những bài tập này đồng thời cũng giúp tăng cường tính hiệu quả và giảm thiểu sự bốc đồng của bạn. Cũng tương tự như cơ bắp thể chất của bạn, cơ bắp của sự tự chủ sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn thông qua thói quen luyện tập thường xuyên. Một phương pháp khác để rèn luyện đó là cố gắng thay đổi hoặc phá vỡ thói quen của bản thân, ngay cả khi đó chỉ là thói quen thông thường. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy rằng bạn luôn chải răng từ vùng răng bên phải của miệng, bạn có thể nỗ lực một cách có ý thức để bắt đầu chải răng từ phía bên trái. Thiết lập thói quen hằng ngày cũng là một biện pháp tốt để luyện tập. Ví dụ, bạn có thể hình thành kế hoạch thức dậy vào lúc 7 giờ 30 phút mỗi sáng, bao gồm cả ngày cuối tuần, và ăn một bữa sáng được nấu nướng thay vì cầm vội lấy chiếc bánh vòng. Khi bạn luyện tập thói quen này, bạn sẽ có thể phát triển kỹ năng tự chủ. Bạn cũng có thể cố gắng rèn luyện sự tự chủ theo cách ý nghĩa hơn, chẳng hạn như hình thành kế hoạch để đi đến trường bằng xe đạp thay vì xe máy. Hình thành thói quen thiết lập mục tiêu cho bản thân và theo sát nó có thể giúp bạn xây dựng "cơ bắp" của sự tự chủ. | Thiết lập kế hoạch cụ thể. Nhờ người khác giúp đỡ. Sử dụng công nghệ. Thách thức người khác. Luyện tập lòng biết ơn. Xây dựng kỹ năng thông qua luyện tập. |
Không như ở trường lớp, cơ hội tiếp xúc với cô gái mà bạn muốn mời đi chơi sẽ cao hơn nhiều trong môi trường làm việc, bất kể cô ấy có đồng ý hẹn hò hay không. Ở đây bạn không thể chỉ đơn giản ngỏ lời với một cô gái khác hoặc chờ cho học kỳ kết thúc, và cô ấy cũng vậy. Khi hiểu được những rủi ro liên quan đến cảm giác thoải mái của bạn (và của cô ấy) nếu sự việc không diễn ra như ý muốn, bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng công việc của hai bạn vẫn trôi chảy cho dù có xảy ra chuyện gì. .. Không phải vô cớ mà người ta thường khuyên đàn ông nên tránh vướng vào tình cảm với những đối tượng này. Khi bạn càng ở gần một người nào đó thì việc hẹn hò hay theo đuổi họ càng dễ dẫn đến những chuyện ồn ào và rắc rối. Điều này có nghĩa là, nếu không thể không hẹn hò ở cơ quan, bạn hãy chọn cô gái nào không làm việc gần hoặc hay gặp mặt. Nếu bạn làm việc ở một công ty lớn như một cửa hàng bách hóa hoặc văn phòng lớn của công ty, hãy cố gắng nhắm đến các cô gái làm việc ở bộ phận khác. Như vậy, cho dù có chuyện gì xảy ra thì cả hai bạn cũng vẫn có thể tiếp tục làm việc mà không bị khó xử. Tất nhiên, thái độ tôn trọng là một yếu tố cần thiết trong mọi chiến lược hẹn hò (thực tế), nhưng môi trường công sở lại càng đòi hỏi bạn phải đặc biệt lưu ý. Hãy đặt mình vào địa vị của cô gái mà suy xét: Cô ấy đến chỗ làm là vì cần một công việc, cô ấy không có ý định tìm các anh chàng đẹp trai khi phỏng vấn xin việc. Bất cứ điều gì tạo thêm áp lực trong công việc sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của cô gái. Cô ấy không thể thôi việc chỉ vì không thoải mái khi gặp mặt đồng nghiệp. Đừng bao giờ đẩy một cô gái vào tình thế tồi tệ hơn so với trước khi bạn ngỏ lời mời. Hãy ngắn gọn, lịch thiệp, và nếu có bị từ chối thì bạn cũng đừng cố nài ép hay tiếp tục làm phiền cô ấy. Ngay cả khi bạn cho rằng thái độ của bạn rất thân ái, có thể cô gái ấy vẫn không thích bạn tiếp tục xen vào cuộc sống của mình sau khi cô ấy đã từ chối. Bạn hãy để cô ấy được thoải mái. Nhiều chủ lao động không hài lòng với những mối tình ở công sở, vì điều này thường kéo theo việc giảm năng suất lao động và vi phạm nội quy (từ việc kéo dài giờ nghỉ cho đến những cuộc cãi vã và những phiền toái khác). Nếu bạn muốn theo đuổi một phụ nữ ở nơi làm việc thì đừng tiết lộ ý định của mình với những người khác. Nếu bạn vẫn làm việc với năng suất như cũ, sếp của bạn có lẽ cũng không phiền lòng khi bạn cố gắng tán tỉnh một cô gái ở nơi làm việc, thậm chí hẹn hò thường xuyên với nhau. Nhưng bạn cần nhớ: Công sở trước hết là nơi để làm việc; mọi thứ khác chỉ là thứ yếu, cho dù điều đó đối với bạn có thú vị và quan trọng đến đâu chăng nữa. | Hiểu về các rủi ro. Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan. Tỏ thái độ tôn trọng. Kín đáo. |
Điều này có thể giúp bạn nhận biết những kiểu sự kiện như thế nào khiến bạn tức giận và mức độ tức giận của bạn. Một số sự kiện chỉ làm bạn hơi bực bội, trong khi số khác có thể khiến bạn bùng nổ cơn giận. Bạn không cần phải dùng thang chuyên môn đo mức giận dữ. Bạn có thể tự tạo ra thang đo của mình với thang điểm từ một đến mười, hoặc từ không đến một trăm và dùng thang đo nào thích hợp với bạn. Ghi nhật ký để theo dõi các sự kiện khiến bạn giận dữ. Bạn cũng có thể theo dõi về mức độ giận dữ của mình do các sự kiện đó gây ra, hoàn cảnh trước và trong khi cơn giận xảy ra. Theo dõi cách phản ứng của bạn khi tức giận và cả những phản ứng của những người khác với bạn. Khi viết nhật ký, bạn có thể biết những điều sau: Điều gì đã khơi dậy cơn giận ở bạn? Đánh giá mức giận dữ của bạn. Những suy nghĩ nào xuất hiện khi bạn nổi giận? Bạn đã phản ứng như thế nào? Những người khác phản ứng với bạn ra sao? Tâm trạng của bạn trước khi xảy ra cơn giận? Bạn cảm thấy những triệu chứng nào xảy ra trong cơ thể biểu hiện cho sự giận dữ? Bạn muốn rời khỏi hoặc muốn có hành động nào đó, ví dụ như đập cửa, đập một thứ gì đó hoặc đánh ai đó, hay bạn nói những lời mỉa mai? Cảm xúc của bạn ngay sau khi xảy ra sự cố? Cảm giác của bạn vài tiếng sau khi xảy ra sự cố? Vụ việc được giải quyết ra sao? Khi theo dõi các dữ kiện này, bạn có thể biết mình nhạy cảm với những tình huống và tác nhân kích thích nào. Từ đó bạn có thể cố gắng tránh hoặc đoán được khi nào các tình huống như vậy xảy ra nếu bạn không tránh được. Tác nhân kích thích là một sự kiện hoặc một trải nghiệm dẫn đến một cảm xúc hoặc một ký ức nào đó. Một số tác nhân kích thích cơn giận thường gặp là: Không thể kiểm soát hành động của người khác. Khi thấy người khác không đáp ứng sự chờ đợi của mình. Không thể kiểm soát các sự kiện hàng ngày, chẳng hạn như kẹt xe. Khi đang bị ai đó dùng mánh khóe để điều khiển. Nổi giận với bản thân vì lỗi lầm nào đó. Tình trạng thiếu ngủ có thể xảy ra do nhiều đêm ngủ không ngon giấc dồn lại, hoặc có thể do một đêm thức trắng. Sự trao đổi chất của cơ thể, tuổi tác, nghị lực và các tố chất cá nhân khác sẽ quyết định cách bạn phản ứng với sự thiếu ngủ. Các tác động sau đây có thể góp phần khiến bạn khó kiểm soát được tâm trạng: Quá nhạy cảm với các sự cố (do kém hợp tác hoặc buồn ngủ) Quá nhạy cảm với sự lạnh nhạt Tình trạng lão hóa nhanh Các vấn đề về cảm xúc (mất kiểm soát, lo âu, hoảng sợ, trầm cảm) Cáu kỉnh, buồn bực, giảm khả năng đối phó với stress Kỹ năng xét đoán kém, kém tập trung và thiếu khả năng ra quyết định Các tác hại lâu dài của tình trạng thiếu ngủ có thể gồm chứng béo phì, bệnh tim hoặc tiểu đường. | Đánh giá mức độ giận dữ của bạn. Viết nhật ký về các cơn giận. Xác định các tác nhân kích thích cơn giận của bạn. Hiểu về những tác động có thể xảy ra của việc thiếu ngủ. |
Một nhân tố quan trọng của sự hạnh phúc đó chính là nhận được sự tương tác và hỗ trợ từ xã hội. Trò chuyện với một người bạn về nỗi buồn hoặc tình huống khiến bạn buồn bã có thể giúp giảm thiểu sự đau buồn bởi vì bạn sẽ biết rằng có một ai đó quan tâm đến bạn và cảm xúc của bạn. Nói về vấn đề cũng có thể giúp bạn "trút bỏ" cảm xúc và làm sáng tỏ nó bởi vì quá trình này đòi hỏi bạn phải trình bày về cảm xúc thông qua từ ngữ. Nỗi buồn của bạn không còn là một yếu tố trừu tượng, mà nó trở thành một cảm xúc thật sự, một điều mà bạn có thể gọi tên và thảo luận về nó thông qua cách phát âm rõ ràng bằng từ ngữ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trải nghiệm sự căng thẳng to lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất đi người bạn đời hoặc mất việc, nếu họ có mạng lưới bạn bè và người thân mà họ có thể tìm đến và dựa vào, họ sẽ dễ vượt qua khó khăn hơn. Bạn cũng có thể học hỏi được một điều gì đó từ việc nói chuyện với bạn bè. Ví dụ, có lẽ người bạn của bạn cũng đã từng trải qua cảm xúc hoặc tình huống tương tự và có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ và lời khuyên. Ngoài ra, người bạn đó cũng có thể đưa ra một số phương pháp đối phó mà bạn chưa hề nghĩ đến. Ví dụ, nếu bạn vừa mới chia tay người yêu, có thể người bạn đó sẽ giúp bạn nhớ về khoảng thời gian mà bạn không ngừng gọi điện cho cô ấy để than phiền về sự lơ là và ích kỷ của người bạn yêu. Tương tự, người bạn của bạn cũng có thể giúp bạn nhớ về lý do vì sao bạn chia tay với bạn trai của mình khi bạn đang mắc kẹt trong cảm xúc buồn bã của quá trình này. Bạn bè cũng có thể giúp bạn cảm thấy được ủng hộ và xoa dịu cảm giác cô đơn. Họ có thể là người biết lắng nghe và hiểu bạn. Ngoài ra, trò chuyện với một người bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn vì tại một thời điểm nào đó, họ sẽ khiến bạn phải mỉm cười hoặc cười vang! Bạn có thể đi xem phim, đi ăn tối, hoặc lái xe đi dạo cùng bạn bè hoặc người thân. Ngoài việc gây xao nhãng cho bạn, tương tác xã hội sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về nỗi buồn trong vòng một vài giờ. Chỉ cần trò chuyện với người khác - ngay cả khi chỉ thông qua những lời đùa cợt thông thường - và sự thay đổi về cảnh quan có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Nếu bản chất của bạn là một người cô độc, bạn không nên cố gắng xã giao quá mức vì nó chỉ sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Bạn chỉ nên tiến hành tương tác xã hội theo một mức độ hạn chế và nhẹ nhàng, chẳng hạn như làm những việc lặt vặt, đi chợ, hoặc đi làm móng với một người bạn, thay vì dành cả buổi tối để nhảy nhót với bạn bè trong quán bar. Nếu bạn không muốn xã giao với con người, bạn có thể dành thời gian cho vật nuôi của bạn! Ôm ấp hoặc vuốt ve loài động vật mà bạn yêu thích có thể giúp cải thiện tâm trạng buồn bã của bạn vì nó làm thỏa mãn nhu cầu kết nối và gần gũi cơ bản của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dành thời gian với chú chó của bạn có thể làm tăng nồng độ endorphin, chất hóa học có thể tương tác với cơ quan cảm nhận trong não giúp kích hoạt cảm xúc tích cực và cải thiện tâm trạng của bạn. Ngoài ra, động vật rất giỏi trong việc cảm nhận tâm trạng thông qua cử động của cơ thể và giọng điệu của chúng ta, vì vậy, chúng thường khá “ăn nhịp” với cảm xúc của con người. Dành thời gian và năng lượng để giúp đỡ người khác không chỉ giúp bạn duy trì sự bận rộn, mà còn đem lại mục đích và cảm giác như được tưởng thưởng cho bạn, giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và về hoàn cảnh của mình. Tìm kiếm hoạt động tình nguyện mà bạn đam mê chẳng hạn như giúp đỡ tại nơi ở dành cho người vô gia cư hoặc quán ăn tình thương (phát thức ăn miễn phí cho người nghèo), chăm sóc hoặc dắt những chú chó bị lạc chủ đi dạo, hoặc tình nguyện giúp đỡ tại nhà người cao tuổi. Ngay cả thực hiện một điều nhỏ nhặt cho một người nào đó, chẳng hạn như nhường người khác tính tiền trước tại siêu thị, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hành động của sự tử tế giúp tăng cường sự khỏe khoắn cho bạn bởi vì chúng là những hành động cụ thể mà bạn có thể thực hiện chứ không phải là chỉ có thể suy nghĩ về chúng. | Trò chuyện với một người bạn. Đi chơi và xã giao với người khác. Dành thời gian với vật nuôi. Tập trung vào người khác. |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.