id
int64
0
645k
text
stringlengths
4
253k
644,854
Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo 1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo. 2. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo. 3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo. 4. Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 5. Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo. Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo. 2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo. 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo. 4. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo. 5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo. 6. Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo. 7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo. 8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo. Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. 4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Điều 6. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo. Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật. Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Thuốc lá. 3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. 4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo. 5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc. 6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. 7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. 8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế. Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
644,860
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo 1. Lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. 2. Chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết. 3. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng. 4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
644,861
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo 1. Được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. 2. Được từ chối tiếp nhận quảng cáo. 3. Được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo. 4. Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật. 5. Khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
644,862
Điều 17. Phương tiện quảng cáo 1. Báo chí. 2. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác. 3. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác. 4. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo. 5. Phương tiện giao thông. 6. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao. 7. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo. 8. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
644,866
Điều 21. Quảng cáo trên báo in 1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác. 2. Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. 3. Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính. 4. Trên trang một của phụ trương quảng cáo phải ghi rõ các thông tin sau: a) Tên tờ báo; b) Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; c) Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”. 5. Không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
644,869
Điều 24. Quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác 1. Quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo: a) Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận; b) Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận; c) Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận. 2. Quảng cáo bằng các hình thức khác trên phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
644,876
Khoản 1. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
644,878
Khoản 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo; b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo; c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu; d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước; đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
644,879
Khoản 4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau: a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương; b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
644,885
Khoản 2. Hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác phải tuân thủ các quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
644,886
Điều 37. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời 1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị. 2. Việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: a) Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội; c) Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi; d) Bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ; đ) Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật; e) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân. 3. Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo.
644,887
Điều 38. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực; b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương; c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời. 2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm: a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực; b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
644,888
Chương IV. QUẢNG CÁO CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Điều 39. Quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện. Điều 40. Hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong hoạt động quảng cáo 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác, đầu tư với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2. Việc hợp tác, đầu tư nước ngoài trong hoạt động quảng cáo phải tuân theo các quy định pháp luật về đầu tư. Điều 41. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam 1. Doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. 2. Văn phòng đại diện được hoạt động khi có giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện. 3. Văn phòng đại diện chỉ được xúc tiến quảng cáo, không được trực tiếp kinh doanh dịch vụ quảng cáo. 4. Chính phủ quy định thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
644,890
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất 1. Toàn bộ khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo cơ chế cho vay hiện hành được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này. 2. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009.
644,891
Điều 2. Thời hạn, mức lãi suất và phương thức hỗ trợ lãi suất 1. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng áp dụng đối với từng khoản vay trong hạn, được tính từ ngày giải ngân đến 31 tháng 12 năm 2011. Không được tính hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời gian khoản vay bị quá hạn trả nợ, gia hạn nợ và khoảng thời hạn vay thực tế vượt quá 24 tháng. 2. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay: a) Đối với những khoản vay có lãi suất cho vay đang thực hiện lớn hơn 4%/năm: Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế. b) Đối với những khoản vay có lãi suất cho vay đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm: Mức lãi suất hỗ trợ là toàn bộ lãi suất tiền vay tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế (lãi suất cho vay là 0%/năm). 3. Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất: Khi thu lãi tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay. Đối với các khoản vay thuộc diện được ân hạn (Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên …), Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện giảm lãi suất tương ứng với mức và thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này ở thời điểm thu lãi.
644,892
Khoản 1. Đối với khách hàng vay có khoản vay được hỗ trợ lãi suất: a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ (hoặc văn bản có giá trị tương đương). Nếu sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thì không được hỗ trợ lãi suất, phải hoàn trả cho Ngân hàng Chính sách xã hội số lãi tiền vay được hỗ trợ trước đó và bị xử lý theo quy định của pháp luật. b) Thực hiện các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội về thủ tục vay vốn và hỗ trợ lãi suất. c) Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, hợp tác xã, hạch toán khoản chi trả lãi tiền vay theo đúng số tiền lãi phải trả cho Ngân hàng Chính sách xã hội, sau khi được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. d) Yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.
644,893
Khoản 2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: a) Hướng dẫn cụ thể cho khách hàng vay làm thủ tục hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. b) Thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu người vay thuộc đối tượng được vay vốn và hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất. c) Từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suất của khách hàng vay không đúng quy định của pháp luật. Bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật. d) Khi thu lãi tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay phải trả của khách hàng vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, đối với khoản cho vay trung, dài hạn chưa đến kỳ hạn thu lãi tiền vay, thì Ngân hàng Chính sách xã hội phải tính số lãi tiền vay phải trả của khách hàng vay và thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. Việc tính, hạch toán thu lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật. đ) Lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có xác nhận của khách hàng vay và Ngân hàng Chính sách xã hội (ký tên, đóng dấu) để làm chứng từ kiểm tra, giám sát: - Giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất được lập thành 02 bản, 01 bản lưu giữ hồ sơ tín dụng, 01 bản gửi cho khách hàng vay. - Giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất có những nội dung: Số Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ (hoặc văn bản có giá trị tương đương) và thời điểm ký kết; tên và địa chỉ của khách hàng vay, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay; số tài khoản của khách hàng vay; mục đích sử dụng vốn vay; kỳ hạn tính thu lãi cho vay (khoảng thời gian tính thu lãi); thời hạn cho vay và thời hạn được hỗ trợ lãi suất; lãi suất cho vay; dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất; số lãi tiền vay phải trả tính theo lãi suất trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và khế ước nhận nợ (hoặc văn bản có giá trị tương đương); số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay (ghi bằng số và bằng chữ); ký tên và đóng dấu của khách hàng vay, Ngân hàng Chính sách xã hội (ký tên đối với khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình). - Ngân hàng Chính sách xã hội quy định thời điểm, định kỳ lập giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng vay vốn theo các chương trình đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất đúng quy định của pháp luật. e) Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất, thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó; trường hợp không thu hồi được, thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hoặc khởi kiện việc vi phạm cam kết vay vốn của khách hàng vay.
644,894
g) Gửi giấy đăng ký kế hoạch và báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính theo các mẫu tại Phụ lục Thông tư này: - Giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất hàng quý theo mẫu 01 Phụ lục Thông tư này và gửi chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý; giấy đăng ký kế hoạch hỗ trợ lại suất quý III năm 2009 gửi chậm nhất là ngày 25 tháng 7 năm 2009. - Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất hàng quý theo các mẫu 02 và 03 Phụ lục Thông tư này và gửi chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý liền kề với quý báo cáo, đảm bảo chính xác và đúng thời hạn. Báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất tháng 5 và tháng 6 năm 2009 gửi chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2009. h) Theo dõi, thống kê kịp thời, chính xác các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất để phục vụ cho việc kiểm toán nội bộ, báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mở các tài khoản hoặc áp dụng các hệ thống quản lý thích hợp để hạch toán, theo dõi riêng các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất, số lãi tiền vay hỗ trợ lãi suất do Bộ Tài chính chuyển. i) Lưu giữ hồ sơ các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.
644,895
Khoản 1. Hàng quý, trên cơ sở báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội về tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay (mẫu số 02 và 03), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích từ nguồn tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cấp số tiền này cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.
644,896
Khoản 2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác tiến hành việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và cơ chế hỗ trợ lãi suất.
644,899
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Thuỷ sản: 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - Điều kiện chung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 01: 2009/BNNPTNT 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản - Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP Ký hiệu: QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 03: 2009/BNNPTNT 4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất đồ hộp thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 04: 2009/BNNPTNT 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở chế biến thuỷ sản khô - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 05: 2009/BNNPTNT 6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 06: 2009/BNNPTNT 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 07: 2009/BNNPTNT 8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 08: 2009/BNNPTNT 9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Kho lạnh thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 09: 2009/BNNPTNT 10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở thu mua thuỷ sản - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 10: 2009/BNNPTNT 11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Chợ cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02-11: 2009/BNNPTNT 12. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cảng cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm Ký hiệu: QCVN 02 - 12: 2009/BNNPTNT 13. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Tàu cá - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu: QCVN 02 - 13: 2009/BNNPTNT
644,902
Mục I. Đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53), được hướng dẫn thực hiện như sau: 1.Các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bao gồm: a). Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục-đào tạo), hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở dân số, gia đình và trẻ em. b). Các cơ sở ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ. 2. Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở bảo vệ chăm sóc trẻ em, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
644,904
Mục III. Nguyên tắc hoạt động của các cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 3 Nghị định số 53, được hướng dẫn cụ thể như sau: 1. Cơ sở ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí. 2. Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật. 3. Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ. 4. Tài sản của cơ sở ngoài công lập bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng. 5. Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, phải giải thể thì vận dụng theo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.
644,907
Mục V. Giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 5 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau: 1. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, phục vụ lợi ích công cộng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. 2. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em phục vụ lợi ích công cộng và các công trình khác được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất; hoặc thuê đất nhưng được miễn thu tiền thuê đất trong thời hạn được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. 3. Cơ sở ngoài công lập nêu tại điểm 1 và 2 khoản V này phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đất theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có), và được hạch toán vào vốn đầu tư của dự án. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quy mô, tính chất quan trọng của dự án đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần cho cơ sở ngoài công lập các khoản chi phí này hoặc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất phát sinh khi cơ sở ngoài công lập thực hiện vay vốn, huy động vốn để chi thực hiện những nhiệm vụ nêu tại mục này. 4. Trường hợp cơ sở công lập, bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập thì được tiếp tục sử dụng đất giao không thu tiền, hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, hoặc được nhà nước cho thuê đất theo hướng dẫn tại điểm 1 và điểm 2 mục V này. 5. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em phải sử dụng đất đúng mục đích; trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích thì cơ sở ngoài công lập bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời phải nộp lại toàn bộ tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi đối với thời gian sử dụng không đúng mục đích, và phải nộp lại những khoản cơ sở ngoài công lập được ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP 6. Thủ tục, trình tự giao đất, cho thuê đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chuyển tài sản gắn với quyền sử dụng đất từ hình thức công lập, bán công sang ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. 7. Cơ sở ngoài công lập được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, cho thuê đất nhưng miễn thu tiền thuê đất phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai; Không được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào tài sản của mình để thực hiện thế chấp tài sản khi cầm cố, vay vốn.
644,911
Khoản 1. Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và kế hoạch hoá gia đình; biểu diễn ca múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao, nghiên cứu triển khai, chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, người tàn tật, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. 1. Huy động vốn a). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và y tế và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật. b). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập. c). Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lãi trả cho vốn góp cổ phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở ngoài công lập. d). Lãi suất huy động vốn do cơ sở ngoài công lập thỏa thuận với tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn.
644,917
Khoản 1. Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động. Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ chuyên môn gửi cơ quan quản lý ngành (cơ quan cấp phép hoạt động). Báo cáo hoạt động tài chính gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính cùng cấp. (Báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập). Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật. 1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực bố trí cán bộ theo dõi, quản lý cơ sở ngoài công lập để giúp Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập. Định kỳ hàng quý và hàng năm, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các cơ sở ngoài công lập gửi chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ, ngành quản lý theo từng lĩnh vực. Định kỳ hàng năm các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá tình hình thực triển khai thực hiện xã hội hoá thuộc phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành và các cơ quan có liên quan .0 Các Bộ quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực đã nêu tại điểm a, khoản 1, Mục 1 thông tư này có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đồng gửi đến Bộ Tài chính. Cơ quan quản lý ngành đối với cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở ngoài công lập gửi Tổng cục Thống kê (nếu cơ sở do Trung ương thành lập) và Cục Thống kê địa phương (nếu cơ sở do địa phương thành lập).
644,918
Khoản 2. Cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng. 2. Cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập phối hợp với cơ quan hữu quan, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xử lý vi phạm đối với cơ sở ngoài công lập trong quá trình hoạt động.
644,919
Khoản 3. Hàng năm, các cơ sở ngoài công lập phải thực hiện công khai hoạt động của cơ sở và công khai tình hình hoạt động tài chính. Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt cần công khai các nội dung sau: - Công khai mức thu phí, lệ phí. - Công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập. - Công khai các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của cơ sở ngoài công lập. 3. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động có sai phạm nghiêm trọng phải đình chỉ hoạt động. Cấp nào cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở ngoài công lập thì cấp đó quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở ngoài công lập. Cơ quan ra quyết định đình chỉ, giải thể các cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
644,920
Khoản 5. Cơ sở ngoài công lập do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội dung hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đăng ký hoạt động với cơ quan thuế để làm căn cứ ưu đãi hoặc tính thuế thu nhập doanh nghiệp. XIII. Quản lý nhà nước đối với cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 53, được hướng dẫn thực hiện như sau:
644,921
Khoản 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: - Quy hoạch sử dụng đất của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học- công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em. - Căn cứ hướng dẫn cụ thể của thông tư này và các thông tư hướng dẫn của các Bộ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ban hành chế độ quy định ưu đãi cụ thể về giao đất, cho thuê đất, về hỗ trợ lãi suất...phù hợp với quy mô, hình thức hoạt động, loại hình ngoài công lập; phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực ở địa phương. - Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách ưu đãi thêm đối với cơ sở ngoài công lập; bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở ngoài công lập vào dự toán ngân sách địa phương hàng năm. - Những chế độ chính sách do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định ưu đãi tại Mục IV; Mục V; và Mục XIII này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần báo cáo xin ý kiến Hội đồng nhân dân trước khi ban hành. - Chỉ đạo cơ quan thuế ở địa phương cấp mã số thuế cho cơ sở ngoài công lập, báo cáo tình hình ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở ngoài công lập thực hiện theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ theo quy định.
644,922
Mục XIV. Tổ chức thực hiện: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. 2. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 phải đăng ký lại với cơ quan thuế để tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh phản ảnh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.
644,923
Khoản 1.4.1 Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước Là thông tin không thuộc nội dung tin “tuyệt mật”, “tối mật” và “mật” được quy định tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018. 1.4.2 Mật mã Là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin. 1.4.3 Mật mã dân sự Là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 1.4.4 Sản phẩm mật mã dân sự Là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 1.4.5 Sản phẩm bảo mật luồng IP Là sản phẩm mật mã sử dụng các kỹ thuật, công nghệ mật mã để đảm bảo an toàn bảo mật cho dữ liệu truyền, nhận trên môi trường mạng IP. 1.4.6 Kỹ thuật mật mã Là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin. 1.4.7 Mã hóa Là quá trình dùng kỹ thuật mật mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin. 1.4.8 Giải mã Là phép biến đổi ngược của quá trình mã hóa tương ứng. 1.4.9 Khóa Là dãy ký tự điều khiển hoạt động của biến đổi mật mã 1.4.10 Mật mã đối xứng Là mật mã trong đó khóa được sử dụng cho các phép mã hóa, giải mã là trùng nhau hoặc dễ dàng tính toán được khóa mã hóa khi biết khóa giải mã và ngược lại. 1.4.11 Mật mã phi đối xứng Là mật mã trong đó khóa được sử dụng cho phép mã hóa hoặc giải mã gồm hai thành phần là khóa công khai và khóa riêng với đặc tính có thể dễ dàng tính toán được khóa công khai nếu biết khóa riêng nhưng không khả thi về mặt tính toán để tính được khóa riêng từ khóa công khai. 1.4.12 Thuật toán băm Là thuật toán thực hiện quá trình biến đổi chuỗi dữ liệu đầu vào có độ dài bất kỳ thành một chuỗi dữ liệu đầu ra đặc trưng có độ dài cố định. 1.4.13 Thuật toán xác thực thông điệp Là thuật toán biến đổi các chuỗi dữ liệu đầu vào và khóa bí mật thành các chuỗi dữ liệu đầu ra có độ dài cố định thỏa mãn các tính chất sau đây: - Dễ dàng tính toán với bất kỳ khóa và chuỗi dữ liệu đầu vào nào; - Với khóa cố định bất kỳ và không biết trước khóa, bằng tính toán không thể tính được giá trị chuỗi dữ liệu đầu ra với bất kỳ chuỗi dữ liệu đầu vào mới nào 1.4.1 Thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước Là thông tin không thuộc nội dung tin “tuyệt mật”, “tối mật” và “mật” được quy định tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018. 1.4.2 Mật mã Là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin. 1.4.3 Mật mã dân sự Là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
644,925
2.2.2.3 Thuật toán băm STT Thuật toán Sử dụng đến năm 1 SHA-256, SHA-384, SHA-512/256, SHA-512 2027 2 SHA3-256, SHA3-384, SHA3-512 2027 2.2.2.4 Thuật toán xác thực thông điệp STT Thuật toán Sử dụng đến năm 1 AES-XCBC-96 2027 2 AES-CMAC-96 2027 3 HMAC-SHA-256-128 2027 4 HMAC-SHA-256 2027 5 HMAC-SHA-384-192 2027 6 HMAC-SHA-384 2027 7 HMAC-SHA-512-256 2027 8 HMAC-SHA-512 2027 9 HMAC-SHA3-256 2027 10 HMAC-SHA3-384 2027 11 HMAC-SHA3-512 2027 2.2.1 Quy định về thuật toán mật mã Các sản phẩm mật mã dân sự sử dụng công nghệ IPsec VPN, TLS VPN yêu cầu đáp ứng các quy định sau: 2.2.1.1 Thuật toán mật mã đối xứng - Sử dụng thuật toán trong danh sách sau: STT Thuật toán Tham chiếu 1 AES [TCVN 11367-3], [TCVN 12213], [SP 800-38D], [RFC 4309] 2 TDEA [TCVN 11367-3], [TCVN 12213] 3 Camellia 4 SEED 5 CAST [TCVN 11367-3], [RFC 2612] 6 GOST R 34.12-2015 [TCVN 12213], [RFC 7801] 2.2.1.2 Thuật toán mật mã phi đối xứng - Sử dụng thuật toán trong danh sách sau: STT Thuật toán Tham chiếu 1 RSA [FIPS 186-4], [SP 800-56B Rev. 2] 2 DSA [FIPS 186-4] 3 ECDSA 4 DH [FIPS 186-4], [SP 800-56A Rev. 3] 5 ECDH 6 GOST R 34.10-2001 [RFC 5832] 7 GOST R 34.10-2012 [RFC7091] 2.2.1.3 Thuật toán băm - Sử dụng thuật toán trong danh sách sau: STT Thuật toán Tham chiếu 1 SHA-256, SHA-384, SHA-512/256, SHA-512 [TCVN 11816-3], [FIPS 180-4], 2 SHA3-256, SHA3-384, SHA3-512 [FIPS 202] 2.2.1.
644,926
4 Thuật toán xác thực thông điệp - Sử dụng thuật toán trong danh sách sau: STT Thuật toán Tham chiếu 1 AES-XCBC-96 [RFC 3566] 2 AES-CMAC-96 [RFC 4494] 3 HMAC-SHA-256-128 [RFC 4868] 4 HMAC-SHA-256 5 HMAC-SHA-384-192 6 HMAC-SHA-384 7 HMAC-SHA-512-256 8 HMAC-SHA-512 9 HMAC-SHA3-256 [FIPS 198-1] [FIPS 202] 10 HMAC-SHA3-384 11 HMAC-SHA3-512 2.2.1.5 Bộ tạo số ngẫu nhiên - Sử dụng bộ tạo số ngẫu nhiên trong danh sách sau: STT Thuật toán Tham chiếu 1 Hash_DRBG [TCVN 12853] 2 HMAC_DRBG 3 CTR_DRBG 4 OFB_DRBG 5 MS_DRBG 6 MQ_DRBG 7 XOR - NRBG [SP 800-90C] 8 Oversampling-NRBG Construction 2.2.2 Quy định về an toàn, thời gian sử dụng 2.2.2.1 Thuật toán mật mã đối xứng STT Thuật toán Kích thước khóa theo bit Các chế độ cho phép sử dụng Sử dụng đến năm 1 AES ≥ 128 CBC, CFB, OFB, GCM, CCM, CTR 2027 2 TDEA 192 CBC, CFB, OFB, CTR 2025 3 Camellia ≥ 128 CBC, CFB, OFB, GCM, CCM, CTR 2027 4 SEED ≥ 128 CBC, CFB, OFB, GCM, CCM, CTR 2027 5 CAST ≥ 128 CBC, CFB, OFB, CTR 2027 6 GOST R 34.12-2015 256 CTR, CFB 2027 2.2.2.2 Thuật toán mật mã phi đối xứng STT Thuật toán Kích thước tham số theo bit Sử dụng đến năm 1 RSA nlen = 2048 2025 nlen ≥ 3072 2027 2 DSA, DH L = 2048, N = 256 2025 L ≥ 3072, N ≥ 256 2027 3 ECDH nlen ≥ 256 2027 4 ECDSA 5 GOST R 34.10-2001 nlen ≥ 256 2027 6 GOST R 34.10-2012 CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn cho tham số an toàn, các thuật toán sinh, các bộ tham số cụ thể cho các thuật toán RSA, DSA, DH, ECDH,
644,929
ECDSA trong quy chuẩn này áp dụng theo tiêu chuẩn FIPS 186-4. Các bộ tham số cụ thể cho thuật toán GOST R 34.10-2001, GOST R 34.10-2012 trong quy chuẩn này áp dụng theo RFC 5832 và RFC 7091. 2.2.2.3 Thuật toán băm STT Thuật toán Sử dụng đến năm 1 SHA-256, SHA-384, SHA-512/256, SHA-512 2027 2 SHA3-256, SHA3-384, SHA3-512 2027 2.2.2.4 Thuật toán xác thực thông điệp STT Thuật toán Sử dụng đến năm 1 AES-XCBC-96 2027 2 AES-CMAC-96 2027 3 HMAC-SHA-256-128 2027 4 HMAC-SHA-256 2027 5 HMAC-SHA-384-192 2027 6 HMAC-SHA-384 2027 7 HMAC-SHA-512-256 2027 8 HMAC-SHA-512 2027 9 HMAC-SHA3-256 2027 10 HMAC-SHA3-384 2027 11 HMAC-SHA3-512 2027
644,931
Điều 3. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Điều 3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ Điều 3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thủ trưởng BQP, CN TCCT; - Ban Cơ yếu Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; - Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng/BTTM; - Công báo, Cổng TTĐTCP; - Vụ Pháp chế/BQP; - Cổng TTĐTBQP; - Lưu: VT, BCY. G110. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Tân Cương QCVN 01:2022/BQP QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MẬT MÃ SỬ DỤNG TRONG CÁC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ THUỘC NHÓM SẢN PHẨM BẢO MẬT LUỒNG IP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IPSEC VÀ TLS National technical regulation on cryptographic technical specification used in civil cryptography products under IP security products group with IPsec and TLS MỤC LỤC Lời nói đầu 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi điều chỉnh 1.2 Đối tượng áp dụng 1.3 Tài liệu viện dẫn 1.4 Giải thích từ ngữ 1.5 Chữ viết tắt 1.6 Ký hiệu 2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1 Quy định chung 2.2 Quy định về đặc tính kỹ thuật mật mã 2.2.1 Quy định về thuật toán mật mã 2.2.2 Quy định về an toàn, thời gian sử dụng 2.3 Quy định về an toàn sử dụng trong giao thức 2.3.1 Quy định về an toàn sử dụng trong giao thức IPsec 2.3.2 Quy định về an toàn sử dụng trong giao thức TLS 3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỤ LỤC A TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời nói đầu QCVN 01:2022/BQP do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư số 23/2022/TT-BQP ngày 04 tháng 4 năm 2022. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT MẬT MÃ SỬ DỤNG TRONG CÁC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ THUỘC NHÓM SẢN PHẨM BẢO MẬT LUỒNG IP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ IPSEC VÀ TLS National technical regulation on cryptographic technical specification used in civil cryptography products under IP security products group with IPsec and TLS
644,932
3.1 Các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mật mã nêu tại Quy chuẩn này là các chỉ tiêu chất lượng phục vụ quản lý theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm mật mã dân sự được quy định tại Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015. 3.1 Các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mật mã nêu tại Quy chuẩn này là các chỉ tiêu chất lượng phục vụ quản lý theo quy định về quản lý chất lượng sản phẩm mật mã dân sự được quy định tại Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015. 3.2 Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục hậu quả khi bị xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020. Quản lý công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật 3.2 Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục hậu quả khi bị xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020. Quản lý công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật 3.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm mật mã dân sự được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. 3.3 Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm mật mã dân sự được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.
644,934
Điều 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý kỹ thuật mật mã theo Quy chuẩn này. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu quản lý./. PHỤ LỤC A (Quy định) Quy định về mã HS của sản phẩm bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPsec và TLS STT Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN Mã HS Mô tả sản phẩm hàng hóa 01 Sản phẩm mật mã dân sự thuộc nhóm sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh. 8471.30.90 Sản phẩm sử dụng công nghệ IPsec VPN hoặc TLS VPN để đảm bảo an toàn, bảo mật cho dữ liệu truyền nhận trên môi trường mạng IP. 02 8471.41.90 03 8471.49.90 04 8471.80.90 05 8517.62.10 06 8517.62.21 07 8517.62.29 08 8517.62.30 09 8517.62.41 10 8517.62.42 11 8517.62.49 12 8517.62.51 13 8517.62.52 14 8517.62.53 15 8517.62.59 16 8517.62.61 17 8517.62.69 18 8517.62.91 19 8517.62.92 20 8517.62.99 21 8525.50.00 22 8525.60.00 23 8528.71.11 24 8528.71.19 25 8528.71.91 26 8528.71.99 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai quản lý kỹ thuật mật mã theo Quy chuẩn này. Ban Cơ yếu Chính phủ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu quản lý./. PHỤ LỤC A 1. National Institute of Standards and Technology, “Guide to IPsec VPNs”, June 2020. 2. National Institute of Standards and Technology, “Guide to SSL VPNs” July 2008. 3. National Institute of Standards and Technology, “Guidelines for the Selection, Configuration, and Use of Transport Layer Security (TLS) Implementations", August 2019.
644,935
4. Federal Office for Information Security, Technical Guideline TR-02102-2 "Cryptographic Mechanisms: Recommendations and Key Lengths”. 2021. 5. Federal Office for Information Security, Technical Guideline TR-02102-3 “Cryptographic Mechanisms: Recommendations and Key Lengths”, 2021. 6. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-131A "Transitioning the Use of Cryptographic Algorithms and Key Lengths”, March 2019. 7. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-90A “Recommendation for Random Number Generation Using Deterministic Random Bit Generators”, June 2015. 8. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-90C (Second Draft) "Recommendation for Random Bit Generator (RBG) Constructions”, April 2016. 9. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-57 Part 1 Rev. 5 “Recommendation for Key Management: Part 1 - General”, May 2020. 10. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-203 “2017 NIST/ITL Cybersecurity Program Annual Report”, July 2018. 11. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-56A “Recommendation for Pair-Wise Key Establishment Schemes UsingDiscrete Logarithm Cryptography”, May 2013. 12. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-56B Revision 2 “Recommendation for Pair-Wise Key Establishment Using Integer Factorization Cryptography”, March 2019. 13. National Institute of Standards and Technology, Special Publication 800-38D “Recommendation for Block Cipher Modes of Operation: Galois/Counter Mode (GCM) and GMAC” November 2007. 14. RSA Laboratories, “PKCS#1 v2.1: RSA Cryptography Standard”, June 2002. 15. [RFC 8247]: “Algorithm Implementation Requirements and Usage Guidance for the Internet Key Exchange Protocol Version 2 (IKEv2)”, Internet Engineering Task Force (IETF), September 2017. 16. [RFC 7427]: “Signature Authentication in the Internet Key Exchange Version 2 (IKEv2)”, Internet Engineering Task Force (IETF), January 2015. 17. [RFC 4754]: “IKE and IKEv2 Authentication Using the Elliptic Curve Digital Signature Algorithm (ECDSA)”, Internet Engineering Task Force (IETF), January 2007. 18. [RFC 8446]: “The Transport Layer Security (TLS) Protocol Version 1.3”, Internet Engineering Task Force (IETF), August 2018.
644,936
19. [RFC 8422]: “Elliptic Curve Cryptography (ECC) Cipher Suites for Transport Layer Security (TLS) Versions 1.2 and Earlier”, Internet Engineering Task Force (IETF), August 2018. 20. [RFC 8734]: “Elliptic Curve Cryptography (ECC) Brainpool Curves for Transport Layer Security (TLS) Version 1.3”, Internet Engineering Task Force (IETF), February 2020. 21. National Institute of Standards and Technology, Information Technology Laboratory “National Vulnerability Database”. https://nvd.nist.gov/vuln/search.
644,937
Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Quy chế như sau: “Điều 21. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân…người Việt Nam có yêu cầu khai thác tư liệu khí tượng thủy văn (gọi chung là người khai thác tư liệu) cần phải có các giấy tờ và thủ tục sau: 1. Phục vụ tư liệu trong trường hợp đặc biệt như khoản 3 Điều 20 của Quy chế này, người khai thác tư liệu phải có chỉ thị bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi cho đơn vị phục vụ việc khai thác tư liệu.
644,938
Khoản 2. Đối tượng khai thác tư liệu khí tượng thủy văn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Quy chế này phải có Phiếu yêu cầu phục vụ tư liệu theo mẫu; Hợp đồng cung cấp tư liệu khí tượng thủy văn trong đó nêu rõ nội dung yêu cầu về cung cấp tư liệu. 2. Bổ sung Mẫu Phiếu yêu cầu phục vụ tư liệu (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này). a) Trường hợp tư liệu độ tối mật: Đối với người khai thác tư liệu thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ phải có giấy giới thiệu và công văn xin khai thác tư liệu do thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký và đóng dấu. Đối với người khai thác tư liệu thuộc thành phần khác phải có giấy giới thiệu và công văn xin khai thác tư liệu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký và đóng dấu. Giấy giới thiệu và công văn xin khai thác phải được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. b) Trường hợp tư liệu độ mật và bình thường: Đối với người khai thác tư liệu thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có giấy giới thiệu và công văn xin khai thác tư liệu do thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ hoặc tương đương ký tên và đóng dấu. Đối với người khai thác tư liệu thuộc thành phần khác phải có giấy giới thiệu và công văn xin khai thác tư liệu do Ủy ban nhân dân huyện, hoặc cấp tương đương ký và đóng dấu. Giấy giới thiệu và công văn xin khai thác tư liệu phải được thủ trưởng đơn vị phục vụ tư liệu phê duyệt.”
644,939
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý chất lượng phương tiện đo chuyên ngành khí tượng thuỷ văn ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ/KTTV ngày 12 tháng 3 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn. 1. Thay thế Điều 4 của Quy chế bằng Điều 4 và Điều 4a như sau: “Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước chất lượng phương tiện đo khí tượng thuỷ văn cấp ngành”: 1. Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng phương tiện đo khí tượng thuỷ văn theo các quy định tại văn bản này và các quy định pháp luật có liên quan. 2. Nội dung quản lý nhà nước chất lượng phương tiện đo khí tượng thuỷ văn: a) Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đo lường và PTĐ chuyên ngành KTTV trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó sau khi được duyệt. b) Xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng PTĐ trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý chất lượng PTĐ cấp cơ sở. d) Quản lý các chuẩn và hệ chuẩn đơn vị đo lường Ngành và Quốc gia đã được uỷ quyền theo quy định của cơ quan quản lý đo lường Nhà nước. đ) Tổ chức, thực hiện việc kiểm tra chất lượng các PTĐ trong toàn ngành.
644,940
Khoản 1. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nghiệp vụ chất lượng phương tiện đo khí tượng thuỷ văn, tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn các chuẩn và phương tiện đo khí tượng thuỷ văn.
644,941
Khoản 2. Nội dung quản lý nghiệp vụ chất lượng phương tiện đo khí tượng thuỷ văn: 2. Bổ sung các mẫu sau: a) Thực hiện việc so chuẩn và kiểm định quốc tế các PTĐ khí tượng thuỷ văn theo quy định của Tổ chức Khí tượng thế giới. a) Đơn đề nghị xác nhận chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này); b) Thực hiện việc kiểm định Nhà nước các PTĐ theo tiêu chuẩn Ngành và tiêu chuẩn Việt Nam theo thẩm quyền. b) Giấy xác nhận chất lượng phương tiện đo khí tượng thủy văn (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này); c) Lựa chọn và tổ chức thử nghiệm PTĐ mới, thẩm tra mẫu thiết kế chế tạo PTĐ trong nước để kiến nghị Bộ trưởng phê duyệt cho phép sử dụng, nhập khẩu hoặc sản xuất. c) Sổ giao nhận phương tiện đo khí tượng thủy văn (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này). d) Sử dụng các chuẩn và hệ chuẩn đơn vị đo lường Ngành và Quốc gia đã được uỷ quyền theo quy định của cơ quan quản lý đo lường Nhà nước. đ. Kiểm tra, đánh giá kết quả lắp đặt PTĐ mới trước khi đưa vào khai thác.”
644,942
Khoản 3. Thay cụm từ “Tổng cục Khí tượng thủy văn” tại các điều 2, 3, 10, 13, 16, 17, 19 và Điều 20 của Quy chế bằng cụm từ “Bộ Tài nguyên và Môi trường”; thay cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn” tại Điều 15, 19 và Điều 20 của Quy chế bằng cụm từ “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường”; thay cụm từ Tổng cục trưởng tại Điều 5 của Quy chế bằng cụm từ “Bộ trưởng”; thay cụm từ “Tổng cục” tại Điều 17, 18 và Điều 19 của Quy chế bằng từ “Bộ”; thay cụm từ “Cục Mạng lưới và trang thiết bị kỹ thuật KTTV” tại Điều 7 của Quy chế bằng cụm từ “Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu”.
644,943
Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2011. 1. Họ tên người yêu cầu tư liệu (số liệu):.................................................. 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý.
644,944
Điều 1. : Thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia AIPO với thành phần như sau: 1. Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch AIPO Nguyễn Văn An, Trưởng ban; 2. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, Phó Trưởng ban; 3. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Đỗ Văn Tài, Uỷ viên; 4. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Tổng thư ký AIPO Vũ Mão, Uỷ viên.
644,945
Điều 2. : Ban chỉ đạo Quốc gia AIPO có nhiệm vụ: 1. Tư vấn giúp Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo, điều hành và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch AIPO; 2. Chỉ đạo việc triển khai các nghị quyết của Đại hội đồng AIPO nói chung và đặc biệt là các nghị quyết của Đại hội đồng AIPO lần thứ 22 nói riêng; 3. Chỉ đạo việc tổ chức Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 tại Hà Nội từ ngày 8-13/9/2002.
644,946
Điều 3. : Ban chỉ đạo Quốc gia AIPO họp ít nhất mỗi tháng một lần để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác.
644,949
Điều 6. : Các cơ quan của Quốc hội và các thành viên của Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết này.. Nguyễn Văn An (Đã ký)
644,956
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này hướng dẫn quy trình bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho ngân hàng chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ cho các Dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 2. Trường hợp quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ của từng dự án có quy định khác với quy định tại Thông tư này thì áp dụng theo quy định của thỏa thuận đó.
644,957
Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các dự án tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 2. Doanh nghiệp dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này. 3. Ngân hàng chuyển đổi và các tổ chức tín dụng được phép liên quan đến việc thực hiện quy trình chuyển đổi ngoại tệ cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 4. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. 5. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy trình chuyển đổi ngoại tệ.
644,958
Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thỏa thuận Bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (sau đây gọi là GGU) là thỏa thuận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thay mặt Chính phủ ký với các bên tham gia dự án. 2. Dự án là các dự án đầu tư được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 3. Nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 4. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án tại Việt Nam. 5. Ngân hàng chuyển đổi là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam theo quy định của pháp luật được doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư chỉ định theo quy định tại GGU để thực hiện việc chuyển đổi đồng Việt Nam sang ngoại tệ cho dự án. 6. Tài khoản số 1 là tài khoản bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư mở tại ngân hàng chuyển đổi để nhận số lượng đồng Việt Nam cần chuyển đổi sang ngoại tệ theo cam kết của Chính phủ quy định tại GGU của từng dự án. 7. Tài khoản số 2 là tài khoản bằng ngoại tệ của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư mở tại ngân hàng chuyển đổi để nhận số ngoại tệ thu được từ việc chuyển đổi số lượng đồng Việt Nam trên tài khoản số 1 theo quy định tại GGU của từng dự án. 8. Ngày thông báo tỷ giá là ngày ngân hàng chuyển đổi thông báo tỷ giá chuyển đổi đồng Việt Nam sang ngoại tệ cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư theo quy định tại GGU của từng dự án. 9. Tỷ giá thông báo là tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam do ngân hàng chuyển đổi thông báo cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư vào ngày thông báo tỷ giá. Tỷ giá do ngân hàng chuyển đổi thông báo phải đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. 10. Ngày thanh toán là ngày số lượng đồng Việt Nam cần chuyển đổi được chuyển vào tài khoản số 1 theo quy định tại GGU của từng dự án. 11. Ngày đề nghị chuyển đổi là ngày ngân hàng chuyển đổi gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ để thực hiện cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư. 12. Ngày chuyển đổi là ngày Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng cho ngân hàng chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ cho doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư. 13. Tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước là tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam do ngân hàng chuyển đổi xác định vào ngày chuyển đổi. Tỷ giá do ngân hàng chuyển đổi xác định tại khoản này phải đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. 14. Trạng thái ngoại tệ của ngân hàng chuyển đổi là trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc liền kề trước ngày đề nghị chuyển đổi.
644,962
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước 1. Trách nhiệm của Sở Giao dịch: a) Thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch tại quy trình thực hiện chuyển đổi ngoại tệ quy định tại Điều 5 Thông tư này; b) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đồng thời thông báo gửi Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Chính sách tiền tệ) về tình hình bán ngoại tệ từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng cho ngân hàng chuyển đổi để chuyển đổi số ngoại tệ còn thiếu cho doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư ngay sau khi thực hiện giao dịch. 2. Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối: Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện bán ngoại tệ cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ. 3. Trách nhiệm của Vụ Tài chính - Kế toán: Phối hợp với Sở Giao dịch trong việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh về việc bán ngoại tệ cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ.
644,964
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư 1. Xác định nhu cầu bảo lãnh, hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ gửi Ngân hàng Nhà nước thông qua ngân hàng chuyển đổi theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này. 2. Chịu trách nhiệm về tính xác thực, chính xác của các tài liệu, chứng từ gửi ngân hàng chuyển đổi và Ngân hàng Nhà nước để làm căn cứ thực hiện quy trình chuyển đổi ngoại tệ theo quy định tại Thông tư này.
644,965
Điều 9. Chế độ báo cáo đối với ngân hàng chuyển đổi 1. Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, ngân hàng chuyển đổi phải thực hiện thông báo cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch) về: a) Tình hình thực hiện bán ngoại tệ cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư trong tháng thực hiện chuyển đổi; b) Dự kiến số lượng ngoại tệ cần chuyển đổi cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư trong tháng tiếp theo. 2. Định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 03 của tháng đầu tiên của quý báo cáo), ngân hàng chuyển đổi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch) về dự kiến nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư trong quý tiếp theo và kế hoạch cân đối ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu đó.
644,966
Điều 10. Chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư 1. Định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 03 của tháng đầu tiên của quý báo cáo), doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch) về dự kiến nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ trong quý tiếp theo. 2. Định kỳ hàng năm (chậm nhất vào ngày 05 tháng 01), doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch) về dự kiến nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của dự án trong năm đó.
644,967
Điều 11. Yêu cầu báo cáo đột xuất. Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư, ngân hàng chuyển đổi và tổ chức tín dụng được phép thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
644,968
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2019 2. Thông tư này thay thế Quyết định số 218/2002/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc quy định quy trình chuyển đổi đồng Việt Nam thành Đô la Mỹ và chuyển ra nước ngoài cho các dự án được Chính phủ bảo lãnh và cam kết. Điều 13. Tổ chức thực hiện. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của các tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này
644,969
Khoản 1. Bổ sung các điểm đ, e, g Khoản 2 Mục I: “đ) Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành là tổ chức có nhiệm vụ chính được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động là tư vấn giúp bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, định mức sử dụng máy, công lao động trong các lĩnh vực chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ này từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm trên 70% nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hàng năm." “e) Tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước là tổ chức có một trong các chức năng, nhiệm vụ chính dưới đây được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động; trong đó, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ này từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm trên 70% nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hàng năm: - Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; - Cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, thống kê khoa học và công nghệ phục vụ công tác hoạch định chính sách của cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước; - Phòng chống dịch bệnh, lưu giữ, bảo tồn giống, nguồn gen phục vụ lợi ích công và không vì mục tiêu lợi nhuận.” “g) Tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi là những tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành lập sau ngày 05/10/2005.”
644,970
Khoản 2. Sửa đổi Khoản 4 Mục I như sau: “4. Thời hạn xây dựng và phê duyệt Đề án: a) Tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động (theo mẫu tại Phụ lục Ia kèm Thông tư này), trình cơ quan có thẩm quyền trước ngày 30/9/2012; cơ quan có thẩm quyền thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án trước ngày 31/12/2012. b) Tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động (theo mẫu tại Phụ lục Ib kèm theo Thông tư này) để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án trước ngày 30/6/2012. c) Những tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nếu không có Đề án hoặc Đề án không được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng phương án sáp nhập hoặc giải thể. d) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ thành lập sau ngày 05/10/2005 phải xác định hình thức tổ chức và hoạt động theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi và phương án bảo đảm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong Đề án thành lập tổ chức.”
644,971
Khoản 3. Sửa đổi Khoản 5 Mục I như sau: “5. Tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tiếp tục là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Trường hợp cần thay đổi tên gọi, tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất trong Đề án để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.”
644,972
Khoản 4. Sửa đổi Khoản 6 Mục I như sau: “6. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập có nguồn thu thì căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể, Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ có thể xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và hoạt động tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Đơn vị trực thuộc mới thành lập có nghĩa vụ trích nộp một phần kinh phí từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước cho tổ chức khoa học và công nghệ trực tiếp quản lý đơn vị để chi phí cho công tác quản lý, điều tiết các hoạt động chung và đầu tư phát triển. Mức trích nộp được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trực thuộc mới thành lập.”
644,973
Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Mục II như sau: “1. Nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm: a) Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng là nhiệm vụ nhằm bảo đảm hoạt động của đơn vị, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giao trực tiếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quy định tại quyết định thành lập hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động (các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch; hoạt động thông tin, tuyên truyền; hoạt động hợp tác quốc tế; hội nghị, hội thảo chuyên ngành; đào tạo, tập huấn; quản lý cán bộ, tài sản; duy trì hoạt động bộ máy). b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước là các chương trình, đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước thông qua tuyển chọn, xét chọn hoặc giao trực tiếp. Tổ chức khoa học và công nghệ chủ động và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng chất lượng và thời gian. c) Nhiệm vụ khác của tổ chức khoa học và công nghệ - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước; - Điều tra, thống kê, quy hoạch do Nhà nước giao; - Đào tạo sau đại học; - Dịch vụ khoa học và công nghệ; - Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác; Tổ chức khoa học và công nghệ chủ động khai thác, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nội dung hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, cung cấp hàng hóa, và các loại hợp đồng kinh tế khác do tổ chức khoa học và công nghệ tự thoả thuận với đối tác trên cơ sở phù hợp với khả năng, lĩnh vực chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức khoa học và công nghệ có thể vận dụng quy định về lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước khi xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước.”
644,974
Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 4 Mục II như sau: “a) Tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh của địa phương, nơi tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ sở chính và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tổ chức khoa học và công nghệ được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
644,975
Khoản 7. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 4 Mục II như sau: “b) Hồ sơ đăng ký kinh doanh: Ngoài hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức khoa học và công nghệ cần phải nộp thêm các giấy tờ sau: - Bản sao hợp lệ Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động hoặc Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; - Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.”
644,976
Khoản 8. Sửa đổi Điểm a, Điểm b Khoản 1 Mục III như sau: "a) Kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công nghệ. - Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi: + Ngân sách Nhà nước không cấp trực tiếp kinh phí hoạt động thường xuyên. + Chậm nhất đến ngày 01/01/2014 kinh phí hoạt động thường xuyên được xác định và bố trí trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước. - Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi và các tổ chức khoa học và công nghệ đã được phê duyệt đề án chuyển đổi theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi nhưng thực tế hiện nay chưa tự đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên: + Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thức khoán chậm nhất đến hết ngày 31/12/2013. Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên không thấp hơn mức ngân sách nhà nước cấp chi hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề hoặc của năm được phê duyệt Đề án; ngoài ra Nhà nước cấp bổ sung các khoản chi thường xuyên tăng thêm cho các tổ chức khoa học và công nghệ do mở rộng tổ chức và tăng cường nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền và kinh phí thực hiện chính sách cải cách tiền lương do Nhà nước quy định. Cơ quan chủ quản quyết định mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào nguồn thu và dự toán chi của tổ chức khoa học và công nghệ hàng năm. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ tăng cường các nguồn thu, giảm dần dự toán chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước hàng năm. Các quy định trên không áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các doanh nghiệp, Tổng công ty. + Chậm nhất đến ngày 01/01/2014, nhà nước không cấp trực tiếp kinh phí hoạt động thường xuyên mà kinh phí hoạt động thường xuyên được xác định và gắn với kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước. - Đối với tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi: + Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo hình thức khoán. Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị không thấp hơn mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi kinh phí hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề; ngoài ra được tính tăng thêm đối với các khoản chi thực hiện cải cách tiền lương, mở rộng tổ chức và tăng cường nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
644,977
+ Ngoài kinh phí thường xuyên được cấp theo mức khoán nêu trên, chậm nhất đến ngày 01/01/2014, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ này được giao kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước. Với loại hình tổ chức khoa học và công nghệ này, trong dự toán chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng không có kinh phí hoạt động thường xuyên. - Đối với tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ công lập thành lập sau ngày 05/10/2005: + Kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm được cấp theo phương thức khoán tối đa trong 04 năm (với các tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối đa trong 06 năm) kể từ ngày được thành lập. Định mức kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sở Đề án thành lập tổ chức khoa học và công nghệ đã phê duyệt, tối đa bằng định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính áp dụng đối với các cơ quan hành chính cùng cấp theo quy định tại các Quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước và theo phương thức tính định mức chi hành chính áp dụng cho năm tài khóa mà tổ chức khoa học và công nghệ đó được thành lập. + Sau thời gian thành lập mới nói trên, các tổ chức này sẽ được Nhà nước giao kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước. b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: - Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại Quyết định thành lập, Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, hằng năm, tổ chức khoa học và công nghệ lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Các tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, chậm nhất đến hết 31/12/2013. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tế và quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN để hướng dẫn nội dung, mức chi thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho phù hợp và thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương mình. - Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước: + Nhiệm vụ thông qua tuyển chọn, xét chọn: Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm, các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền bình đẳng tham gia tuyển chọn, xét chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
644,978
+ Nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng trực tiếp: Các tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, tối đa đến hết 31/12/2013".
644,979
Khoản 9. Sửa đổi Khoản 2 Mục IV như sau: “2. Thu nhập của cán bộ, người lao động thuộc tổ chức khoa học và công nghệ: Kể từ ngày 01/01/2014, tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng quỹ lương và thực hiện chi trả lương, thu nhập cho cán bộ, người lao động thuộc tổ chức khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.”
644,980
Khoản 10. Sửa đổi Khoản 1 Mục VII như sau: “1. Khi lập Đề án chuyển đổi, tổ chức khoa học và công nghệ phải thống kê đầy đủ những tài sản hiện có tại đơn vị, giá trị tài sản tính theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm lập Đề án (theo mẫu tại Phụ lục II kèm Thông tư này) có phương án đề nghị được giao quản lý và sử dụng tài sản, khấu hao tài sản. Trước khi phê duyệt Đề án của tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản để tiến hành xác minh, kiểm tra, định giá tài sản, sau đó Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định giao tài sản và Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ ký nhận tài sản (theo mẫu tại Phụ lục III kèm Thông tư này). Việc giao tài sản được thực hiện theo Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.”
644,981
Khoản 11. Sửa đổi Khoản 2 Mục VII như sau: “2. Tổ chức khoa học và công nghệ được sử dụng tài sản nhà nước, bao gồm cả tài sản trí tuệ đã được giao quản lý và sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật; được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay và tài sản đã được giao quyền sở hữu hợp pháp để thế chấp theo quy định.”
644,982
Khoản 12. Sửa đổi Khoản 1 Mục VIII như sau: “1. Nguyên tắc ưu đãi về tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ chuyển đổi: Các tổ chức khoa học và công nghệ khi chuyển đổi sang loại hình tổ chức tự trang trải kinh phí hoạt động được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, được hưởng những ưu đãi về tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ và các ưu đãi về thuế như đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật hiện hành.”
644,983
Khoản 13. Sửa đổi Khoản 3 Mục XII như sau: “3. Những điểm a, b Khoản 2 Mục này phải lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ, viên chức. Đối với những vấn đề tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục này, khi cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành công đoàn có ý kiến chưa thống nhất với Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ thì từng tổ chức báo cáo bằng văn bản với cấp trên của tổ chức mình và Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của cơ quan chủ quản trực tiếp trước khi quyết định.”
644,984
Điều 2. Tổ chức thực hiện. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2012. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ để xem xét giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Trần Anh Tuấn KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh KT. BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tùng Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nội vụ các tỉnh/TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ KH&CN, Bộ TC, Bộ Nội Vụ; - Các đơn vị trực thuộc: Bộ KH&CN, Bộ TC, Bộ NV; - Lưu VT: Bộ KH&CN, Bộ TC, Bộ NV. Phụ lục Ia
644,985
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.. Mã số đăng ký: QCVN 109:2021/BGTVT.
644,986
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, lắp ráp; tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe ô tô và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng Thông tư này sớm hơn thời điểm có hiệu lực nêu trên.
644,988
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người. Điều 1. Quy định chung. Ký hiệu: QCVN 11: 2012/BLĐTBXH 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các thang cuốn và băng tải chở người (kiểu tấm nền hoặc kiểu băng). 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng với: 1.2.1. Các tổ chức, cá nhân chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang cuốn và băng tải chở người; 1.2.2. Các cơ quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa của Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
644,989
Khoản 2.1. Quy định chung về kỹ thuật 2 1.1. Các thang cuốn và băng tải chở người thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật an toàn theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. 2.1.2. Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
644,990
Khoản 2.2. Các quy định cụ thể Ngoài các quy đinh nêu ở trên thì thang cuốn và băng tải chở người phải tuân thủ các điều kiện khác như sau: 2.2.1. Tất cả các bộ phận dẫn điện hoặc có khả năng dẫn điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt ở những nơi có các nguy cơ cháy, nổ thì phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn phòng chống cháy, nổ 2.2.2. Tại các lối vào và lối ra của thang cuốn và băng tải chở người phải có diện tích đủ rộng không gây nên sự cản trở đối với hành khách. 2.2.3. Phải có các biện pháp phòng ngừa tại những nơi mà vật cản của tòa nhà có thể gây thương tích cho hành khách. Đặc biệt là chỗ giao nhau với mặt sàn tầng và các thang cuốn hoặc băng tải chở người đan chéo nhau, phải đặt tấm chắn thẳng đứng có chiều cao không nhỏ hơn 0,3m và không có các mép sắc nhọn ở phía trên gờ trên lan can. 2.2.4. Khu vực xung quanh thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được chiếu sáng đầy đủ, đặc biệt là ở khu vực gần tấm lược. Cường độ chiếu sáng tại các lối vào, lối ra bao gồm cả vùng tấm lược phải phù hợp với cường độ chiếu sáng của hệ thống chiếu sáng chung trong khu vực. Đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người được lắp đặt bất kể trong nhà hay ngoài trời, thì cường độ chiếu sáng tại lối vào, lối ra đo trên mặt sàn phải đảm bảo không được nhỏ hơn 50 lux. 2.2.5. Các trạm dẫn động và bị dẫn, các khoang máy bên trong kết cấu thép của thang cũng như trong khoang đặt máy riêng phải đảm bảo người không có trách nhiệm không thể vào được. Các khoang này chỉ được sử dụng cho lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cần thiết cho vận hành thang cuốn hoặc băng tải chở người. Cho phép lắp đặt trong khoang đặt máy hệ thống báo cháy, thiết bị dập lửa trực tiếp và các đầu phun nước tự động với điều kiện là chúng được bảo vệ thích hợp chống lại sự cố bất ngờ. Thiết bị dẫn động thang cũng được phép lắp đặt trong các buồng máy này.
644,991
Khoản 3.1. Hồ sơ kỹ thuật gốc của thang cuốn và băng tải chở người bao gồm: 3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được: Mã hiệu, nơi chế tạo, năm sản xuất, tải trọng cho phép, khả năng vận chuyển, loại dẫn động, điều khiển, vận tốc, nguyên lý hoạt động; các kích thước chính (chiều cao tầng, chiều rộng) và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, độ bền, độ ổn định của thang cuốn hoặc băng tải chở người, cơ cấu hạn chế quá tải) của thang cuốn hoặc băng tải chở người, các tiêu chuẩn áp dụng. 3.1.2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động. 3.1.3. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang cuốn hoặc băng tải chở người. 3.1.4. Bản vẽ tổng thể thang cuốn hoặc băng tải chở người có ghi các kích thước và thông số chính. 3.1.5. Quy trình kiểm tra và thử tải 3.1.6. Hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, quy trình xử lý, khắc phục sự cố 3.1.7. Chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ. 3.1.8. Chế độ làm việc của thang cuốn và băng tải chở người, cơ cấu hạn chế quá tải; các thiết bị an toàn. 3.1.9. Tất cả các bộ phận hợp thành của thang cuốn và băng tải chở người phải có đầy đủ chứng nhận về chất lượng và xuất xứ.
644,992
Khoản 3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang cuốn và băng tải chở người chế tạo trong nước; 3.2.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy đinh tại 3.1 của Quy chuẩn này 3 2 2. Được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 (quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nếu thang cuốn hoặc băng tải chở người được chế tạo hàng loạt thành từng lô hoặc chứng nhận hợp quy theo phương thức 8 nếu thang cuốn hoặc băng tải chở người được chế tạo đơn chiếc. 3.2.3. Đơn vị chế tạo phải công bố hợp quy và đăng ký hợp quy đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người theo quy định sau khi được chứng nhận hợp quy. 3.2.4. Gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. 3.2.5. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
644,993
Khoản 3.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang cuốn và băng tải chở người nhập khẩu: 3.3.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại 3.1 của Quy chuẩn này. 3.3.2. Được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 (quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nếu thang cuốn hoặc băng tải chở người được nhập khẩu hàng loạt thành từng lô hoặc chứng nhận hợp quy theo phương thức 8 nếu thang cuốn hoặc băng tải chở người được nhập khẩu đơn chiếc. Thang cuốn hoặc băng tải chở người khi nhập khẩu ở dạng tháo rời, tất cả các bộ phận cấu thành phải được xem xét sự phù hợp so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng tại cửa khẩu để cho phép tạm thời thông quan và phải được chứng nhận hợp quy sau khi lắp đặt xong để hoàn thành thủ tục hải quan. 3.3.3. Trong trường hợp các thang cuốn hoặc băng tải chở người nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu thang cuốn hoặc băng tải chở người quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các thang cuốn hoặc băng tải chở người này được miễn kiểm tra nhập khẩu. 3.3.4. Thang cuốn hoặc băng tải chở người nhập khẩu đáp ứng được quy định tại mục 3.3.1 nêu trên, khi nhập khẩu phải được tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tiến hành kiểm tra tại cửa khẩu. 3.3.5. Đối với các chủng loại thang cuốn hoặc băng tải chở người có cùng chủng loại, cùng kiểu mẫu, do cùng một đơn vị sản xuất thỏa mãn các quy định tại mục 3.3.1, 3.3.2 nếu qua 3 lần kiểm tra liên tục đạt chất lượng nhập khẩu, sẽ được xem xét miễn kiểm tra nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông báo với cơ quan Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nếu phát hiện thang cuốn hoặc băng tải chở người có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng nhập khẩu hoặc có phản ánh của người tiêu dùng, việc kiểm tra chất lượng thang cuốn hoặc băng tải chở người sẽ được chuyển sang chế độ kiểm tra chất lượng nhập khẩu thông thường. 3.3.6. Tiêu chuẩn hoặc băng tải chở người nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
644,994
Khoản 3.4. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người lưu thông trên thị trường Thang cuốn hoặc băng tải chở người lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải thực hiện các yêu cầu sau: 3.4.1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông thang cuốn hoặc băng tải chở người. 3.4.2. Chịu sự kiểm tra chất lượng theo những nội dung, trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.
644,995
Khoản 3.5. Thang cuốn hoặc băng tải chở người có đủ điều kiện lắp đặt Thang cuốn hoặc băng tải chở người chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau. 3.5.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật như đã nêu ở mục 3.1 của quy chuẩn này. 3.5.2. Thang cuốn hoặc băng tải chở người sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thang cuốn hoặc băng tải chở người nhập khẩu ở dạng tháo rời phải được chứng nhận hợp quy và hoàn thành thủ tục hải quan sau khi lắp đặt xong. 3.5.3. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của hãng thang cuốn hoặc băng tải chở người đứng tên. Đặc biệt chú ý quy cách các bộ phận chi tiết quan trọng như: - Hệ thống dẫn động; - Cơ cấu của thang, băng; - Hệ thống phanh điều khiển, dừng thang hoặc băng; - Hệ thống hãm an toàn; - Các thiết bị an toàn, tín hiệu bảo vệ; - Máy kéo (động cơ, hộp số); - Hệ thống điều khiển. Tất cả các bộ phận cấu thành của thang cuốn hoặc băng tải chở người, phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
644,996
Khoản 3.6. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, bảo trì thang cuốn hoặc băng tải chở người: 3.6.1. Có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật. 3.6.2. Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn theo quy định. 3.6.3. Có đủ điều kiện kỹ thuật, khả năng công nghệ cho công việc lắp đặt, hiệu chỉnh và sửa chữa. 3.6.4. Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lắp đặt và thử nghiệm của nhà chế tạo. Các yêu cầu, lắp đặt và thử nghiệm theo đúng TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt và TCVN 6906:2001 Thang cuốn và băng chở người - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. 3.6.5.Chịu trách nhiệm đối với việc lắp đặt, bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng. 3.6.6. Hướng dẫn vận hành, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ kiểm tra định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp cho đơn vị sử dụng. 3.6.7. Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, bảo trì, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt, bảo trì của nhà chế tạo. 3.6.8. Trong quá trình lắp đặt, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu cho từng hạng mục và khi công việc lắp đặt thang cuốn hoặc băng tải chở người hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt tổng thể với đơn vị sử dụng. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật được nêu trong TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. TCVN 6906:2001 Thang cuốn và băng chở người - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt. Nếu trong tiêu chuẩn thiết kế của nhà chế tạo quy định cao hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.
644,997
Khoản 3.7. Quản lý sử dụng an toàn thang cuốn hoặc băng tải chở người 3.7.1. Mỗi thang cuốn hoặc băng tải chở người phải có các biển chỉ dẫn an toàn khi sử dụng. 3.7.2. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành thang cuốn, băng tải chở người phải được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm nhằm hiểu được tính năng kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến thang cuốn hoặc băng tải chở người, các biện pháp phòng và xử lý các sự số khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt, và phải được cấp giấy chứng nhận hoặc thẻ an toàn lao động theo quy định. 3.7.3. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người: 3.7.3.1. Chỉ sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. 3.7.3.2. Trong trường hợp mất điện phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các lối vào và lối ra của thang cuốn hoặc băng tải chở người. 3.7.3.3. Trường hợp thang cuốn hoặc băng tải chở người đang sửa chữa hoặc chạy thử phải có thông báo và có các biện pháp ngăn cản người không có trách nhiệm lại gần khu vực đang sửa chữa chạy thử. 3.7.3.4. Mỗi thang cuốn hoặc băng tải chở người phải có số theo dõi bảo trì, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo.
644,998
Điều 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người 4.1. Thang cuốn hoặc băng tải chở người trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn hoặc băng tải chở người phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định. 4.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người: - 05 năm một lần đối với các thang cuốn hoặc băng tải chở người làm việc trong các điều kiện làm việc bình thường. - 03 năm một lần đối với các thang cuốn hoặc băng tải chở người làm việc trong các điều kiện môi trường ăn mòn, tần suất làm việc cao. - Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
644,999
Điều 5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 5.1. Thanh tra Nhà nước về lao động thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Quy chuẩn này. 5.2. Việc kiểm tra chất lượng chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo các quy định của Quy chuẩn này.
645,002
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh. Nghị định này quy định về Điều kiện kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam.
645,003
Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam. 2. Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
645,004
Điều 3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo) được thành lập hợp pháp và đáp ứng các Điều kiện về cơ sở đào tạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
645,006
Chương II. ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO Điều 5. Điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra 1. Hệ thống phòng học chuyên môn và phòng thi, kiểm tra phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học Điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy - điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. 2. Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn. Điều 6. Xưởng thực hành. Các xưởng thực hành phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Xưởng thực hành nguội - cơ khí, thực hành máy - điện. Điều 7. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy 1. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải đảm bảo có vùng nước để dạy thực hành lái, vận hành máy phương tiện thủy nội địa và cầu tàu để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. 2. Có đủ các phương tiện thực hành theo các loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Đối với các phương tiện dạy thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và phải treo biển “Phương tiện huấn luyện” ở vị trí dễ quan sát trong khi huấn luyện. Điều 8. Nội dung, chương trình đào tạo. Nội dung, chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Điều 9. Đội ngũ giáo viên 1. Tiêu chuẩn chung của giáo viên, gồm: Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe làm việc; đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật. 2. Đối với giáo viên dạy lý thuyết, ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều này, giáo viên dạy lý thuyết còn phải tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề đúng chuyên ngành hoặc tương đương chuyên ngành được phân công giảng dạy, theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. 3. Đối với giáo viên dạy thực hành, ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau: a) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được phân công giảng dạy; b) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên. 4. Cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 50% giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy theo từng chương trình loại, hạng.
645,008
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Hồ sơ bao gồm: 1. 01 tờ khai của cơ sở đào tạo đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo. 3. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của giáo viên và hợp đồng của giáo viên (hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỉnh giảng hoặc hình thức hợp đồng phù hợp khác theo quy định của pháp luật). 4. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành; giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn hiệu lực phù hợp với loại, hạng và thời gian đào tạo.
645,009
Điều 12. Trình tự cấp mới Giấy chứng nhận 1. Cơ sở đào tạo có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. 2. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu đáp ứng đủ Điều kiện, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đào tạo; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
645,012
Điều 15. Điều Khoản chuyển tiếp 1. Cơ sở đào tạo đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận. 2. Trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Khoản 1 Điều này hết thời hạn hoặc chưa hết thời hạn nhưng cơ sở đào tạo có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định này.
645,013
Khoản 1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: a) Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trong phạm vi toàn quốc; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; định kỳ 05 năm một lần tổ chức kiểm tra cơ sở đào tạo để đánh giá tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị, năng lực của đội ngũ giáo viên, nội dung, chương trình đào tạo, đảm bảo công tác đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế; c) Cập nhật, công bố danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
645,014
Khoản 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
645,015
Khoản 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật. Định kỳ cập nhật, công bố danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trong phạm vi địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.