text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Buckollia tomentosa là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Eileen Adelaide Bruce mô tả khoa học đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Tacazzea tomentosa". Năm 1994 Hendrik Johannes Tjaart Venter & Rudolf L. Verhoeven chuyển nó sang chi "Buckollia". Phân bố. Loài này có tại Ethiopia, Nam Sudan và đông bắc Uganda.
1
null
Buckollia volubilis là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Rudolf Schlechter mô tả khoa học đầu tiên năm 1895 dưới danh pháp "Raphionacme volubilis". Năm 1994 Hendrik Johannes Tjaart Venter & Rudolf L. Verhoeven chuyển nó sang chi "Buckollia". Phân bố. Loài này có tại Ethiopia, Kenya, Somalia, Tanzania và Uganda.
1
null
Calotropis gigantea trong tiếng Việt gọi tên Bòng bòng hay bòng bòng to, bông bông, bồng bồng, bồng bồng to, lá hen, nam tì bà, là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được (L.) Dryand. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1811. Đây là loài bản địa Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là một loại cây bụi lớn cao đến 4 m.
1
null
Kiền tím (danh pháp khoa học: Campestigma purpurea) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Julien Noël Costantin mô tả khoa học đầu tiên năm 1912 dựa trên mô tả trước đó của Jean Baptiste Louis Pierre. Đặc điểm. Cây leo, có mủ trắng. Lá hình trứng rộng, gốc hình tim, đỉnh có mũi nhọn; phiến 6-13,3 x 4-9,5 cm; cuống lá 4,5-12 cm. Cụm hoa xim, mảnh, ở nách lá, dạng tán, gồm 5-7 hoa, dài đến 6 cm; cuống cụm hoa rất mảnh, nhẵn, dài 2 cm; nụ hình trứng. Hoa cao 6-7 mm, màu tím. Đài hoa có thùy hình trứng, dài 2 mm, tròn, có lông ở mép; có 5 tuyến ở gốc. Tràng hoa hình bánh xe; ống 4-7 mm; thùy lớn, thuôn, tròn hay tù ở đỉnh. Tràng phụ kép. Hạt phấn tạo thành khối phấn và có sáp bao ngoài vách khối phấn; cơ quan truyền phấn mang 2 khối phấn hướng lên. Quả gồm 2 đại, mỗi đại, cỡ 20-25 cm x 6-8 mm, nhẵn, có khía. Hạt có lông mào dài 3 cm. Phân bố. Tại Việt Nam phát hiện tại Bà Rịa-Vũng Tàu (núi Đinh) và An Giang (Châu Đốc). Sinh sống ven rừng và ven đường đi. Cũng ghi nhận có tại Lào.
1
null
Carissa macrocarpa là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được (Eckl.) A.DC. mô tả khoa học đầu tiên năm 1844. Đặc điểm. "C. macrocarpa" chịu được môi trường gió chứa nhiều muối, nên nó thích nghi tốt với những khu vực ven biển. Nó được tìm thấy phổ biến ở dạng bụi rậm ven biển của Đông Cape và Natal, Nam Phi. Loài này cho hoa mày trắng tuyết và lá có màu lục đậm, bóng và tỏa hương mạnh vào ban đêm. Giống với các loài khác trong chi "Carissa", "C. macrocarpa" là cây bụi thường xanh có gai và chứa mủ. Chúng nở hoa trong nhiều tháng vào một thời điểm. Chúng có trái vào mùa hè và thu cùng thời điểm nở hoa, trái có màu đỏ thẩm, tròn và đều đặn. Trong điều kiện ức chế, ở các vùng ven biển chúng cho trái quanh năm. Trái có thể ăn sống được hoặc làm thành bánh, mứt, thạch, và nước sốt. Một số trường hợp khuyến cáo rằng các bộ phận khác của cây ngoài trái có chất độc. Tuy nhiên, khuyến cáo này vẫn còn một bí ẩn, có thể là những cây khác có điểm tương đồng với nó mà có mũ tương tự. Hệ thống kiểm soát độc California xếp loại cây này có độc tính trung bình. Đồng nghĩa. Các tên đồng nghĩa:
1
null
Cerbera odollam trong tiếng Việt còn gọi là mướp sát, xoài biển, hải qua tử, mật sát, cây tự tử, mướp sát vàng, (ở Ấn Độ gọi là Pong-pong, Othalanga) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Gaertn. mô tả khoa học đầu tiên năm 1791.
1
null
Tăng vốn là một lợi nhuận là kết quả của sự sắp xếp của tài sản vốn, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản, mà số tiền thực nhận trong việc xử lý vượt quá giá bán. Việc tăng vốn này là sự khác biệt giữa giá bán cao hơn và giá mua thấp hơn. Ngược lại, giảm vốn arises if the proceeds from the sale of a capital asset are less than the purchase price. Các tăng vốn có thể xem là "thu nhập đầu tư" tăng lên liên quan với các tài sản thực, như bất động sản; tài sản tài chính, như cổ phần/cổ phiếu hay trái phiếu; và các tài sản vô hình như tín nhiệm. Thuế tăng vốn. Một số quốc gia impose thuế tăng vốn của các cá nhân hay công ty. Exemptions and opinions on exemptions. Tax relief or exemptions may be available for capital gains in relation to holdings in certain assets such as significant common stock holdings. Some reasons given by politicians for such exemptions are to provide incentives for entrepreneurship, to compensate for the effects of inflation, or to avoid "double taxation". Tăng vốn trong kế toán thu nhập quốc dân. Tăng vốn hoặc giảm vốn thì không được tính trong kế toán thu nhập quốc gia vì chúng chỉ liên quan đến chuyển giao quyền mua cổ phiếu và tài sản và do đó không tương ứng với bất kỳ hoạt động sản xuất mới nào.
1
null
Cionura erecta là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Cynanchum erectum". Năm 1844 August Heinrich Rudolf Grisebach chuyển nó sang chi "Cionura". Loài này phân bố từ đông nam châu Âu tới tây nam Afghanistan.
1
null
Tinh thư hay cầu nhị rậm (danh pháp khoa học: Cosmostigma cordatum) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Jean Louis Marie Poiret mô tả khoa học đầu tiên năm 1804 dưới danh pháp "Periploca cordata". Năm 2001 Marselein Rusario Almeida chuyển nó sang chi "Cosmostigma". Loài này phân bố trong khu vực từ Ấn Độ và Sri Lanka tới Đông Dương.
1
null
Lê Thị Dãnh, tên thường gọi là Mẹ Nhu (1914-1968) quê làng Thanh Khê, huyện Hòa Vang, nay là phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà bà là cơ sở cách mạng nội thành, với hầm bí mật được xây dựng ngay trong nhà nuôi giấu cán bộ. Sau ngày thành phố Đà Nẵng được giải phóng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã tác tượng Mẹ Nhu bằng cách ghép nối hàng nghìn võ đạn đồng đại bác của Mỹ. Bức tượng đồ sộ cao hơn chục mét của bà mẹ anh hùng mặt hướng về phía cửa biển Đà Nẵng, trong tư thế đang phất tay ra lệnh "tiến lên", được đặt trên đại lộ Điện Biên Phủ dẫn vào trung tâm thành phố. Tham khảo. 2. hoilhpn.org.vn
1
null
Song sang hay hàm liên chuông (danh pháp khoa học: Dischidanthus urceolatus) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Joseph Decaisne mô tả khoa học đầu tiên năm 1844 dưới danh pháp "Marsdenia urceolata". Năm 1935 Ying Tsiang mô tả chi "Dischidanthus" với loài duy nhất là "Dischidanthus urceolatus" tách ra từ "Marsdenia". Phân bố. Rừng hỗn hợp, bụi rậm ở cao độ 300-800 m tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên) và Việt Nam. Tại Trung Quốc nó được gọi là 马兰藤 (mã lan đằng). Mô tả. Thân cây thanh mảnh, cao tới 3 m, ánh xám, có lông tơ dọc theo 2 hàng. Cuống lá 4-15 mm; phiến lá hình trứng tới hình trứng-mũi mác, kích thước 1,5-5 × 0,6-4 cm, mỏng bóng như da, không lông, đáy thuôn tròn, hiếm khi gần giống hình tim, đỉnh có mấu nhọn; 4 hoặc 5 đôi gân bên, gần trục phẳng, xa trục hơi nâng lên. Các xim hoa hơi ngắn hơn lá, 8-10 hoa; cuống hoa 2-5(-17) mm, có lông măng. Lá đài hình trứng, không cân đối, hơi khô xác, tới 0,8 mm, có lông rung, đỉnh thuôn tròn. Tràng hoa lục tới vàng, 3-4 mm; các thùy thẳng đứng, hình trứng-thuôn dài, khoảng 1,5 × 1 mm. Các thùy vành bao hoa hình lưỡi liềm. Các phần phụ của bao phấn nhọn, cụp vào trong. Bầu nhụy không lông. Quả đại thẳng-mũi mác, khảng 8 cm × 5 mm, không lông. Hạt hình trứng-thuôn dài, khoảng 6 × 2 mm, có mép; mào lông đầu hạt khoảng 3,5 cm. Ra hoa tháng 3-9, kết quả tháng 5-12. Sử dụng. Toàn cây được sử dụng để điều trị và làm giảm đau do thấp khớp.
1
null
Đặc điểm. Dischidia insularis là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Schltr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Đây là một loại cây thân nhỏ, sống lâu năm, có lá dài, mỏng như ngón tay. Nó phát triển trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt và thường mọc trên thân cây khác. Hoa của cây nhỏ, màu trắng. Hạt cây nhỏ, tròn và màu nâu. Cây con nhỏ thường có một thân đơn với các lá nhỏ hình bầu dục. Nơi sống. Nơi sống của chúng chủ yếu ở vùng nhiệt đới Ấn Độ và Sri Lanka. Công dụng, Lợi ích. Dischidia insularis được sử dụng như một loại cây cảnh, trồng trong chậu dưới đất hoặc chậu treo gió. Đây cũng là loại cây được trồng phổ biến trong nhà do có tán lá đẹp và dễ chăm sóc.
1
null
Huỳnh Ngọc Huệ (1914 – 1949), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, lãnh đạo Ủy ban khởi nghĩa thành phố (năm 1945), và là Đại biểu quốc hội của tỉnh Quảng Nam khóa 1 (1946). Ngoài ra, ông còn là một trong những người sáng lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và là Ủy viên chấp hành Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Với nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam, ông đã được nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Tiểu sử. Huỳnh Ngọc Huệ còn có bí danh là Hoa, Ngọc và Hồng Chinh, sinh ngày 10 tháng 8 năm 1914 trong một gia đình nông dân có truyền thống cách mạng tại làng Mỹ Hòa, tổng Mỹ Hòa, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Cuộc đời. Năm 1934, Huỳnh Ngọc Huệ tốt nghiệp loại giỏi trường Kỹ nghệ Thực hành Huế và được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Trong khoảng thời gian này, ông đã trở thành một trong những nòng cốt của phong trào thanh niên tại Huế. Cuối năm 1937, ông cùng với Tố Hữu và Đào Duy Dếnh được cử làm đại diện của Đoàn Thanh niên Dân chủ trong nhà trường và Hội hướng đạo; làm Thư ký hội Ái hữu trường Kỹ nghệ Thực hành Huế. Cũng trong năm này, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh hoạt chi bộ ghép giữa hai trường Kỹ nghệ và Quốc học đồng thời trở thành Bí thư Chi bộ đầu tiên. Ngày 26 tháng 3 năm 1938, Đoàn thanh niên dân chủ Huế được thành lập, Huỳnh Ngọc Huệ cùng với Tố Hữu và đào Duy Dếnh đều được cử vào Ban lãnh đạo. Ba lần bị bắt. Tháng 4 năm 1940, Huỳnh Ngọc Huệ bị Thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đầu năm 1941, ông bị đày lên Đăk Glei (Kon Tum) và gặp được nhà thơ Tố Hữu tại đây. Cũng tại nhà ngục Đăk Glei này, Huỳnh Ngọc Huệ đã được Tố Hữu tặng cho bài thơ "Tiếng hát đi đày". Tháng 3 năm 1942, ông cùng với Tố Hữu tổ chức vượt ngục thành công, nhưng chỉ vài tháng sau ông lại bị Pháp bắt tại Đà Nẵng và đưa về Đăk Glei. Đến năm 1944, ông lại cùng Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân và Hà Thế Hạnh tổ chức vượt ngục. Vừa về đến Đại Lộc không bao lâu, ông lại bị thực dân Pháp bắt đưa ra nhà tù Hỏa Lò và không lâu sau thì chuyển về Nhà lao Con Gà Tourane (Đà Nẵng). Ngày 10 tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Huỳnh Ngọc Huệ được thả ra, ông trở về hoạt động ở Đà Nẵng. Đến tháng 5, trong một cuộc họp bí mật trên sông Thu Bồn, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó được cử giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Tháng 7, Mặt trận Việt Minh thành phố ra đời với tên gọi "Mặt trận Việt Minh thành Thái Phiên", ban thường trực Mặt trận gồm có 7 người là Huỳnh Ngọc Huệ, Lê Văn Quý, Nguyễn Trác, Nguyễn Thị Phi, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Văn Tôn và Lê Văn Mậu. Giành chính quyền ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Ngày 13 tháng 8, ngay khi vừa biết tin Nhật Bản chuẩn bị đầu hàng Đồng Minh, ông đã tức tốc chạy về Tam Kỳ để báo tin. Theo đó, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định phát động toàn dân nổi dậy giành chính quyền, không cứng nhắc chờ lệnh của Trung ương hoặc Xứ ủy Trung kỳ nữa. Ngày 16 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa thành phố được thành lập: Lê Văn Hiến làm Trưởng ban, Huỳnh Ngọc Huệ làm Phó ban thường trực. Nhờ thông tin tình báo của Huỳnh Ngọc Huệ và quyết định kịp thời của Tỉnh ủy mà Quảng Nam trở thành 1 trong 4 tỉnh thành giành chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng Tháng Tám. Sáng ngày 26 tháng 8, dưới sự chỉ huy của Lê Văn Hiến và Huỳnh Ngọc Huệ, Đà Nẵng đã giành được chính quyền, lá cờ đỏ sao vàng được cắm trên nóc Tòa Đốc lý Tourane (tên của Đà Nẵng thời bấy giờ do Pháp đặt). Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Huỳnh Ngọc Huệ đã chỉ đạo Nguyễn Văn Dung và một số cán bộ kỹ thuật nghiên cứu chế tạo thành công súng tiểu liên Sten kiểu Pháp. Từ đây đưa đến sự hình thành các binh công xưởng Phan Đăng Lưu, Cao Thắng, rồi tiến đến thành lập các xưởng vũ khí QB140, QB 150, QB 160 và Hạ Lào để trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang địa phương. Đến năm 1951, Quảng Nam – Đà Nẵng đã có 5 xưởng sản xuất vũ khí và có công xưởng mang tên Huỳnh Ngọc Huệ. Sau Cách mạng Tháng Tám. Tháng 9 năm 1945, sau khi Xứ ủy Trung kỳ được thành lập lại, Nguyễn Chí Thanh – Ủy viên Trung ương Đảng – được cử làm Bí thư, Tố Hữu làm Phó Bí thư và Huỳnh Ngọc Huệ được cử làm Ủy viên Thường vụ, phụ trách Công vận Xứ ủy Trung kỳ. Đến tháng 10, Xứ ủy lại giao cho Huỳnh Ngọc Huệ làm Thư ký Hội Công nhân cứu quốc Trung Bộ. Tháng 12, Huỳnh Ngọc Huệ được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng giới thiệu ra ứng cử Đại biểu Quốc hội. Sang năm 1946, sau khi đắc cử trở thành Đại biểu Quốc hội Khóa I, Huỳnh Ngọc Huệ là một trong những người tham gia sáng lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Lao động Trung Bộ; được cử vào Ban Chấp hành Liện hiệp công đoàn thế giới. Cũng trong khoảng thời gian đầu năm 1946 này, Huỳnh Ngọc Huệ đã được cử làm Chủ nhiệm kiêm thư ký tòa soạn báo Tay Thợ – "Cơ quan tuyên truyền tranh đấu của công nhân Trung Bộ". Trước tết nguyên đán 1946, Huỳnh Ngọc Huệ đã dành ra số báo thứ 2 của tờ Tay Thợ để mừng tết đầu tiên sau khi độc lập, ngay trang nhất của tờ báo, ông đã cho in tranh vẽ Hồ Chí Minh của họa sĩ Trần Đức Thọ với ghi chú "Hồ Chí Minh – Người cha già của dân tộc Việt Nam". Tháng 4 năm 1946, Huỳnh Ngọc Huệ được bầu làm Phó Bí thư của Xứ ủy Trung kỳ. Ngày 27 tháng 5, Hội nghị đại biểu công nhân toàn quốc họp ở Hà Nội đã quyết định thành lập Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ông được giữ chức Tổng thư ký và được cử vào Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Cuối năm 1946, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Huỳnh Ngọc Huệ được giao thêm nhiệm vụ trực tiếp chuẩn bị chiến trường Quảng Nam– Đà Nẵng, đồng thời trở thành Chính uỷ đầu tiên của mặt trận này. Qua đời. Tháng 3 năm 1949, tại Đại hội Đảng bộ Liên khu V lần thứ I, Huỳnh Ngọc Huệ được bầu làm Phó Bí thư Liên khu ủy. Trong khoảng thời gian này, ông phụ trách trường Đảng ở rừng núi Phú Yên. Ngày 27 tháng 4, khi đang trên đường từ Quảng Ngãi ra Việt Bắc để nhận công tác mới, ông qua đời vì bị nhiễm trùng uốn ván. Đã xuất hiện những bài vè, bài thơ thể hiện sự thương tiếc của người dân Trung bộ đối với sự ra đi của ông. Ông được chôn cất ở Gò Cao, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; về sau mộ ông được di dời về Nghĩa trang Gò Cà (Đại Hiệp, Đại Lộc). Dưới sự ảnh hưởng và đóng góp của Huỳnh Ngọc Huệ cho phong trào cách mạng ở Trung bộ, nhiều tổ chức Đảng, công xưởng, trường học mang tên ông được thành lập. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã thành lập một "Giải thưởng Huỳnh Ngọc Huệ" để trao cho đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
1
null
Dischidiopsis papuana là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Otto Warburg mô tả khoa học đầu tiên năm 1893 dưới danh pháp "Dischidia papuana". Năm 1904 Friedrich Richard Rudolf Schlechter mô tả chi "Dischidiopsis" và chuyển "Dischidia papuana" thành "Dischidiopsis papuana" như là 1 trong 2 loài của chi mới tạo ra này. Loài thứ hai ông mô tả là "Dischidiopsis philippinensis" ở Philippines. Loài này tìm thấy ở New Guinea.
1
null
Dolichopetalum kwangsiense là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Tsiang mô tả khoa học đầu tiên năm 1973. Phân bố: Miền nam Trung Quốc (tây Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam). Tại Trung Quốc người ta gọi nó là 金凤藤 (kim phượng đằng).
1
null
Công đồng Trullo là công đồng được thừa nhận bởi Chính thống giáo phương Đông được tổ chức ở Constantinople (hay còn gọi là Công đồng Quinisextine – Công đồng thứ năm, sáu) được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Justinian II Rhinotmetus, chủ trì bởi Thượng phụ Phaolô III (687-693) của Constantinople, và sự tham dự của 327 giám mục Đông phương, thiết lập quy chế về trật tử trong giáo hội và các khoản luật mà công đồng Đại kết thứ năm và thứ sáu đã không thể thiết lập. Về nghệ thuật, Công đồng Quinisext đã xác định những tranh cãi trong lĩnhvực này: sự cấm đoán của những đại diện của thập giá trên vỉa hè nhà thờ (khoản luật 73), sự cấm đoán đại diện của Chúa như là cừu (tiêu chuẩn 82), và lệnh cấm chung chống lại "những hình ảnh, cho dù chúng là tranh hay dưới dạng nào đi chăng nữa, mà thu hút con mắt và làm sai lạc suy nghĩ, và xúi dục nó tới sự nhen nhóm của những vui thú cơ bản" (khoản luật 100).
1
null
Eustegia filiformis là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1794 dưới danh pháp "Apocynum filiforme". Năm 1820 Josef August Schultes chuyển nó sang chi "Eustegia". Loài này phân bố trong tỉnh Cape, Nam Phi.
1
null
Eustegia hastata là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1794 dưới danh pháp "Apocynum hastatum". Năm 1810 Robert Brown mô tả chi "Eustegia" trên cơ sở 2 loài là "Apocynum hastatum" và "A. minutum". Năm 1820 Josef August Schultes mô tả loài "Eustegia hastata" trên cơ sở mô tả trước đó của Robert Brown. WCSPF không công nhận loài này mà coi nó là đồng nghĩa của "Eustegia minuta".
1
null
Eustegia minuta là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carolus Linnaeus Trẻ mô tả khoa học đầu tiên năm 1782 dưới danh pháp "Apocynum minutum". Năm 1810 Robert Brown mô tả chi "Eustegia" trên cơ sở 2 loài là "Apocynum hastatum" và "A. minutum". Năm 1820 Josef August Schultes mô tả loài "Eustegia hastata" trên cơ sở mô tả trước đó của Robert Brown. Chỉ tới năm 1908 Nicholas Edward Brown mới thiết lập danh pháp "Eustegia minuta". WCSPF không công nhận "Eustegia hastata" mà coi nó là đồng nghĩa của "Eustegia minuta". Loài này phân bố ở tây nam tỉnh Cape, Nam Phi.
1
null
Dây mủ (danh pháp khoa học: Finlaysonia obovata) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma và có mặt ở Việt Nam. Loài này còn được gọi tên theo cách phiên âm là phin lai sơn hay lay sơn. Dây mủ được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1831.
1
null
Fockea comaru là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Ernst Heinrich Friedrich Meyer mô tả khoa học đầu tiên năm 1838 dưới danh pháp "Brachystelma comaru". Năm 1908 Nicholas Edward Brown chuyển nó sang chi "Fockea". Loài này phân bố từ miền nam Namibia tới tỉnh Cape, Nam Phi.
1
null
Fockea edulis là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1794 dưới danh pháp "Pergularia edulis". Năm 1895 Karl Moritz Schumann chuyển nó sang chi "Fockea". Loài này phân bố từ tây nam và nam tỉnh Cape tới KwaZulu-Natal.
1
null
Fockea sinuata là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Ernst Heinrich Friedrich Meyer mô tả khoa học đầu tiên năm 1838 dưới danh pháp "Brachystelma sinuatum". Năm 1916 George Claridge Druce chuyển nó sang chi "Fockea". Loài này phân bố từ trung và nam Namibia tới Free State, Nam Phi.
1
null
Vĩnh An là một nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc viết về quê hương mang âm hưởng dân ca Việt Nam. Tiểu sử. Nhạc sĩ Vĩnh An sinh ngày 2 tháng 5 năm 1929 tại Tây Sơn – Bình Định, một vùng quê được coi là chiếc nôi của nghệ thuật tuồng, trong một gia đình đam mê nghệ thuật. Cha là tay đàn giỏi, chú là giọng hát hay, đã từng tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên dân chủ. Lớn lên trong không khí hát bội Bình Định. Ông đã từng là người lính tham gia hoạt động thời kì bí mật, từng giữ các cương vị đại đội trưởng, huyện đội trưởng, trưởng đoàn đoàn văn công quân đội, trưởng ban tuyên huấn... Sự trưởng thành của Vĩnh An trên con đường âm nhạc là do quá trình tự học, học ở các thầy và đàn anh đi trước, học ở trường nghệ thuật quân đội và các chuyên gia nước ngoài. Ông sáng tác nhạc từ trước Cách mạng Tháng Tám. Vĩnh An yêu thích các làn điệu dân ca dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những làn điệu quê hương. Sau Hiệp định Genève, Ông rời vùng tự do Khu V ra Bắc tập kết và nổi tiếng ngay bằng bài hát Dấu chân trên rừng. Sau đó là Gửi anh lính bờ Nam và Như cánh chim Kơtia. Trong chiến tranh Việt Nam, Vĩnh An đã từng đi thực tế đến vùng đất Quảng Bình. Bước vào thập kỷ Đổi mới, ông trở về quê hương sông Côn của mình và viết ca khúc Đi tìm người hát Lý Thương nhau, Nắng ấm quê hương viết về Thái Bình. Những tác phẩm của nhạc sĩ Vĩnh An luôn nhận được nhiều lời yêu cầu của đông đảo thính giả nghe Đài tiếng nói Việt Nam Tác phẩm. Nhạc sĩ Vĩnh An đã sáng tác hơn 300 ca khúc (số ca khúc của ông bằng khoảng một nửa số ca khúc của Trịnh Công Sơn), hàng chục tác phẩm nhạc không lời cho sân khấu và điện ảnh. Với vốn văn học của một cây bút đã tốt nghiệp Đại học Văn, ông còn viết hàng trăm bản ca từ cho các làn điệu dân ca Bắc, Trung, Nam và hàng chục tác phẩm âm nhạc khác dành cho sân khấu. Một số tác phẩm tiêu biểu: Nhận xét. "Sinh ra và lớn lên ở Bình Định, một vùng quê được coi là chiếc nôi của nghệ thuật Tuồng, có lẽ vì thế mà màu sắc âm hưởng của môn nghệ thuật này rất đậm nét trong nhiều tác phẩm của Vĩnh An. Cũng có người cho rằng những tác phẩm của ông đã thể hiện cảm hứng nghệ thuật Tuồng khi ông se duyên cùng với một nghệ sĩ Tuồng – Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên. Thật khó có thể phân định được, chỉ biết rằng khi gặp nhau, hai tâm hồn nghệ sĩ ấy đã yêu thương và chắp cánh cho nhau rất nhiều...Những nhận xét "Vĩnh An - con người của dân ca" hay "Vĩnh An - Nhạc sĩ của những miền quê" đã bao trùm lên tất cả tác phẩm và con người của ông" (nhận xét của Minh Hà) "Tuy trong sáng tác của Vĩnh An ít thấy những khúc quân hành nhưng không vì thế mà mất đi sự gần gũi giữa ông với những người lính. Thông qua các sáng tác của mình, Vĩnh Anh đã dành cho các chiến sĩ những tình cảm yêu mến thiết tha nhất" (nhận xét của Minh Hà)
1
null
Thương nhân tài chính là người hay thực thể, trong tài chính, mua và bán các công cụ tài chính như các cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và các phái sinh, trong khả năng của nhà đại lý, nhà phòng hộ, nhà buôn chênh lệch, hoặc nhà đầu cơ. Theo Wall Street Journal năm 2004, một giám đốc điều hành thương nhân trái phiếu chuyển đổi trung bình kiếm được từ 700.000 USD tới 900.000 USD. Các thương nhân tài chính hoặc là những người chuyên nghiệp (được đào tạo) làm việc trong một định chế hoặc một công ty tài chính, hoặc các cá nhân (bán lẻ). Họ mua và bán các công cụ tài chính được trao đổi trên các thị trường chứng khoán, thị trường phái sinh và thị trường hàng hóa, gồm có các sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch phái sinh và sàn giao dịch hàng hóa. Một số phân loại và gọi tên cho các loại thương nhân được tìm thấy trong ngành tài chính, họ gồm có:
1
null
Công đồng Constantinople IV (879-880) là công đồng chung thứ VIII được thừa nhận bởi Chính thống giáo phương Đông được tổ chức ở Constantinople. Công đồng được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Basil II, chủ trì bởi Thượng Phụ Photius với sự tham dự của 383 Giám mục của cả hai phía đông và tây. Công đồng này tuyên bố xác nhận công đồng Nicea năm 787 chính thức là công đồng Chung Thứ bảy, và rút phép thông công những người không công nhận nó (đặc biệt là ở Pháp). Công đồng cũng bãi bỏ các Công đồng ở Rôma và Constantinople này đã kết án Thượng Phụ Photius. Ngoài ra, công đồng còn tuyên bố rằng Kinh Tin Kính, các biểu tượng của đức tin là vật lưu truyền xác thực của các Thánh Giáo hội (Holy Fathers). Bất cứ người nào dám thực hiện bất kỳ bổ sung thêm hoặc bớt (đặc biệt là liên quan đến tín điều filioque - "và Đức Chúa Con" về Chúa Thánh Thần)) đều bị rút phép thông công. Cuối cùng, công đồng ra lệnh rằng các Giáo hội Đông phương và Giáo hội Tây phương không can thiệp vào thẩm quyền của nhau. Giáo hội phương Tây có quyền phế truất các Giám mục miền tây và giáo hội phương đông có quyền phế truất các Giám mục phương Đông, và sự truất phế phải được công nhận bởi tất cả các Giáo hội. Công đồng này cũng được chấp nhận với đầy đủ các nội dung bởi Giáo hoàng Gioan VIII của Rôma.
1
null
Gymnanthera cunninghamii là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1868 dưới danh pháp "Wrightia cunninghamii". Năm 1991 Paul Irwin Forster chuyển nó sang chi "Gymnanthera". Phân bố. Loài này có tại Australia, bao gồm Lãnh thổ Bắc Úc, Tây Úc, Queensland.
1
null
Lõa hùng, lõa ti, lõa ti giả, dây mủ hay thiên lý dại (danh pháp khoa học: Gymnanthera oblonga) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Nicolaas Laurens Burman miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768 dưới danh pháp "Jasminum oblongum". Năm 1992 Peter Shaw Green chuyển nó sang chi "Gymnanthera". Phạm vi phân bố. Loài này phân bố tại các khu rừng ngập mặn ở Borneo, Campuchia, Java, Malaysia bán đảo, New Guinea, Philippines, Thái Lan, Úc (Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc), đông nam Trung Quốc (Quảng Đông, Hải Nam), Việt Nam. Mô tả. Dây leo thân gỗ đến 2 m. Cành nhỏ có màu nâu hung vàng, có mô xốp hình hột đậu, hơi có lông tơ. Cuống lá 5–10 mm; phiến lá thuôn hoặc hình elip, 3-5,5 × 1,5-2,5 cm, dạng giấy, nhẵn nhụi, gốc thuôn tròn hoặc hình nêm rộng, đỉnh tròn, nhọn đột ngột. Các xim hoa nhìn bên ngoài là ở nách lá, gần như không cuống, mọc dày, rộng khoảng 2 cm, đến 7 hoa, nhẵnnhụi. Cuống hoa 5–10 mm. Lá đài hình trứng, khoảng 2 × 1 mm, các tuyến ở đáy 5-10. Tràng hoa màu vàng-xanh; ống tràng 6–9 mm; các thùy hình trứng, khoảng 7 × 5 mm, tù. Thùy miện hoa hình trứng, đỉnh nhọn đột ngột. Phần tử mang phấn hoa hình trụ ngắn, thẳng đứng. Bầu nhụy nhẵn nhụi. Quả đại màu nâu sẫm, 8–12 cm × 5–6 mm. Hạt màu nâu hung vàng, thuôn dài, khoảng 7 × 2 mm; mào lông đầu hạt 2 cm. Ra hoa tháng 6-9, tạo quả tháng 9-1 năm sau.
1
null
Cẩm cù sậm hay hồ hoa sậm (danh pháp: Hoya fusca) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Wall. mô tả khoa học đầu tiên năm 1830. Phân bố. Ở Việt Nam phân bố ở Tây Nguyên thuộc các tỉnh như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
1
null
"Cẩm cù ly" Hoya lyi là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được H.Lév. mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. được đặt tên theo Jean Ly Phân bố. Ở Trung Quốc chúng phân bố ở Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam. Ở Lào phân bố ở Xiêng Khoảng. Ở Việt Nam phân bố ở Thanh Hoá và Hà Giang Sử dụng. Lá được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp khớp và chấn thương
1
null
"Cốp hoa trắng hay còn gọi là Cốp lá bắc thon hay Trang Tây Nguyên có tên khoa học là Kopsia arborea" Blume là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1823. Mô tả: Cốp hoa trắng là cây gỗ nhỏ có chiều cao trưởng thành từ 10-12m, đường kính thân cây có thể tới 30cm vỏ của nó có màu xám. Lá mọc đối, có cuống, lá có hình elip, dài 4,5-15 cm và rộng 1,4-8 cm. Các mép có dạng gợn sóng và cong lên trên. Các lá già hơn sẽ chuyển màu từ xanh sang đỏ như máu trước khi rụng. Mỗi lá có 11 đến 17 cặp gân và mép thuôn nhọn về đầu nhọn. Hoa hình ống có cuống, màu trắng với 5 cánh hoa hẹp, dài 2-3,5 cm và rộng 1,4-4 cm. Các hoa xếp thành cụm hoa có cuống. Chúng hơi giống với hoa lài, nhưng không thơm. Quả hình thuôn dài, dài khoảng 2,5cm và giống quả ô liu. Quả non có màu xanh lục và chuyển sang màu xanh đen khi gài và có màu trắng đục khi chín, quả tiết ra nhựa trắng khi nhổ hoặc cắt. Phân bố: Cây thích hợp các vùng đất cao, thích hợp vùng khí hậu Nhiệt đới, cận nhiệt đới / gió mùa. Trên thế giới: Từ quần đảo Andaman và Nicobar, đến miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo Malaysia, Sumatra, Borneo, Java, về phía đông đến Australia (Queensland) và Philippines. Gieo ươm, chăm sóc: Nhân giống từ giâm cành. Phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng trực tiếp đến bóng râm một phần. Có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện đất khác nhau.Cây có sức sống mạnh, không bị sâu bệnh hại lớn nào. Có thể cắt tỉa tạo tán bằng thủ công, ví dụ như cắt tỉa hoa, cành nhánh... Công dụng: - Làm thuốc (Vỏ cây có thể được sắc và dùng làm thuốc xổ. Lá và quả của cây Kopsia flavida có thể được dùng để chữa đau họng và viêm amidan.) - Được trồng làm cảnh quan tại các công viên, sân vườn và trên vỉa hè các con đường nhỏ có vỉa hè hẹp từ 2-3m.
1
null
Landolphia kirkii là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Dyer mô tả khoa học đầu tiên năm 1881. Loài cây này có thể tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Malawi, Mozambique, Tanzania, Zambia, Zimbabwe và ở tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi.
1
null
Landolphia owariensis là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được P.Beauv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1806. Loài cây này được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Mủ cây có thể được chiết xuất từ ​​nhà máy này để sản xuất cao su tự nhiên. Các tên khác của cây nho này là eta, cao su trắng và cây cao su Congo.
1
null
Trong giao dịch kinh tế, phái sinh () là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở khác nhau như tài sản, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu (giấy tờ có giá) – bản thân nó không có giá trị nội tại. Công cụ phái sinh có thể được sử dụng với nhiều mục đích bao gồm: phòng vệ, đầu cơ, tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch. Các giao dịch phái sinh thông thường trên thế giới bao gồm: giao dịch các nghiệp vụ nợ thế chấp và hoán đổi rủi ro tín dụng, các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch trần sàn (collar), và các sản phẩm cấu trúc. Phái sinh là một trong ba loại công cụ tài chính chính. Hai loại còn lại được biết đến là vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) và nợ (trái phiếu và thế chấp). Một ví dụ lâu đời nhất về phái sinh (thuộc phái sinh hàng hóa) trong lịch sử, được chứng thực bởi bởi Aristotle, được cho là một giao dịch hợp đồng ô liu, thực hiện bởi nhà triết học Hy Lạp cổ đại Thales – người đã kiếm được lợi nhuận thông qua việc trao đổi này. Phái sinh chứng khoán là một giao dịch thị trường hoàn toàn khác, không có việc trao đổi giao nhận, chỉ là mua bán giấy tờ có giá. Ứng dụng. Các phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng cho những mục đích sau đây: Các cơ chế và cơ sở xác định giá trị. Các sản phẩm khóa cứng có giá trị về mặt lý thuyết bằng không tại thời điểm thực hiện và do đó thường không yêu cầu một cuộc trao đổi ngay giữa các bên. Tuy vậy, trên cơ sở các chuyển dịch trong các tài sản cơ sở theo thời gian, giá trị của hợp đồng sẽ dao động, và phái sinh này có thể hoặc là một tài sản (tức là "được tiền") hoặc là một khoản nợ (tức là "mất tiền") tại các điểm khác nhau trong suốt cuộc đời của nó. Quan trọng là, một trong hai bên do đó tiếp xúc với chất lượng tín dụng của bên đối tác của nó và phải quan tâm đến việc tự bảo vệ trong một sự kiện vỡ nợ. Các sản phẩm tùy chọn có giá trị tức thời ngay từ đầu bởi vì chúng cung cấp bảo vệ cụ thể (giá trị nội tại) trong một thời gian nhất định (giá trị thời gian). Một hình thức phổ biến của sản phẩm tùy chọn quen thuộc với nhiều người tiêu dùng là bảo hiểm cho nhà ở và xe hơi. Người được bảo hiểm sẽ trả nhiều hơn cho một bảo hiểm đơn với trách nhiệm bảo vệ lớn hơn (giá trị nội tại) và kéo dài trong một năm chứ không phải là sáu tháng (giá trị thời gian). Vì giá trị tùy chọn là ngay lập tức, người mua quyền chọn thường phải trả ngay phí mua quyền. Cũng giống như đối với các sản phẩm khóa cứng, các chuyển dịch trong các tài sản cơ sở sẽ làm cho giá trị nội tại của tùy chọn thay đổi theo thời gian trong khi giá trị thời gian của nó bị suy giảm đều đặn cho đến khi hợp đồng hết hạn. Một sự khác biệt quan trọng với một sản phẩm khóa cứng là, sau trao đổi ban đầu, người mua quyền chọn không có trách nhiệm gì thêm nữa đối với bên đối tác của mình, khi đến hạn, người mua hoặc sẽ thực hiện quyền chọn nếu nó có giá trị dương (tức là nếu nó là "được tiền") hoặc để hết hạn mà không mất gì (trừ phí mua quyền ban đầu) (tức là nếu lựa chọn là "mất tiền"). Phòng hộ. Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở được chuyển từ một bên sang bên kia. Ví dụ, một nông dân trồng lúa mì và một chủ nhà máy xay có thể ký một hợp đồng tương lai để trao đổi một số tiền mặt xác định cho một số lúa mì xác định trong tương lai. Cả hai bên đã làm giảm nguy cơ tương lai: đối với người nông dân trồng lúa mì là sự không chắc chắn của giá cả, và đối với chủ nhà máy xay là sự không sẵn có của lúa mì. Tuy nhiên, vẫn còn là rủi ro là có thể sẽ không có sẵn lúa mì bởi các sự kiện không xác định trong hợp đồng, chẳng hạn như thời tiết, hoặc một bên từ bỏ hợp đồng. Mặc dù một bên thứ ba, được gọi là nhà thanh toán bù trừ, bảo đảm cho một hợp đồng tương lai, nhưng không phải tất cả các phái sinh đều được bảo hiểm chống lại rủi ro bên đối tác. Từ góc độ khác, cả người nông dân và chủ nhà máy xay đều giảm một rủi ro và nhận một rủi ro khác khi họ ký hợp đồng tương lai: người nông dân làm giảm rủi ro rằng giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới giá quy định trong hợp đồng và nhận rủi ro khi mà giá lúa mì sẽ tăng cao hơn mức giá quy định trong hợp đồng (do đó mất thu nhập bổ sung mà ông ta lẽ ra có thể kiếm được). Mặt khác, chủ nhà máy xay mua lại rủi ro rằng giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng (do đó trả nhiều tiền hơn trong tương lai mà lẽ ra không phải) và làm giảm nguy cơ rằng giá lúa mì sẽ tăng lên trên mức giá quy định trong hợp đồng. Theo ý nghĩa này, một bên là nhà bảo hiểm (mạo hiểm) cho một loại rủi ro, và bên đối kia là nhà bảo hiểm (mạo hiểm) cho một loại rủi ro khác. Việc phòng hộ cũng xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (như một hàng hóa, một trái phiếu có trả lãi, một cổ phiếu trả cổ tức, v.v.) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Cá nhân, tổ chức đó có quyền nắm giữ tài sản trong một thời gian nhất định, và sau đó có thể bán nó trong tương lai ở một mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho cá nhân hoặc tổ chức đó lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm rủi ro rằng giá bán tương lai sẽ đi chệch một cách bất ngờ khỏi đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản đó. Các phái sinh có thể phục vụ cho các mục đích kinh doanh chính đáng. Ví dụ, một công ty vay mượn một số tiền lớn với một lãi suất xác định. Lãi suất vay này được định lại sau mỗi 6 tháng. Công ty lo ngại rằng lãi suất có thể cao hơn nhiều trong sáu tháng. Công ty này có thể mua một thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn (FRA), là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định sáu tháng sau khi mua bán trên số lượng danh nghĩa tiền. Nếu lãi suất sau sáu tháng cao hơn lãi suất trong hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh lệch cho công ty, hoặc người mua FRA. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất trong hợp đồng, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA được dùng để giảm sự không chắc chắn liên quan đến tăng lãi suất và ổn định thu nhập. Đầu cơ và hưởng chênh lệch giá. Các phái sinh có thể được sử dụng để mua rủi ro, chứ không phải là hàng rào chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở, đánh cược rằng các bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ là sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ sở. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai ở một mức giá thấp theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai ở một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là thấp. Cá nhân và các tổ chức cũng có thể tìm kiếm cơ hội hưởng chênh lệch, như khi giá mua hiện tại của một tài sản giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn để bán tài sản. Kinh doanh đầu cơ trong các phái sinh đã bị rất nhiều tai tiếng vào năm 1995 khi Nick Leeson, một thương nhân tại Ngân hàng Barings, thực hiện đầu tư kém và không được phép trong hợp đồng tương lai. Bởi sự kết hợp của phán đoán tồi, thiếu quản lý của người quản lý và cơ quan quản lý của ngân hàng, và các sự kiện không may như trận động đất Kobe, Leeson đã gây ra vụ thua lỗ 1,3 tỷ USD, làm phá sản tổ chức nhiều trăm tuổi này. Tỷ lệ sử dụng cho phòng hộ và đầu cơ. Thật không may, tỷ lệ thực sự của các hợp đồng phái sinh được sử dụng cho các mục đích phòng hộ chính đáng là chưa được biết (và có lẽ là không thể biết), nhưng nó dường như là tương đối nhỏ. Ngoài ra, hợp đồng phái sinh chỉ chiếm 3-6% tổng số thua lỗ về tiền và lãi suất của các công ty trung bình. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các hoạt động phái sinh của nhiều công ty có ít nhất một số thành phần đầu cơ vì một loạt các lý do. Các loại. Trao đổi OTC và trao đổi qua sàn giao dịch. Theo nghĩa rộng, có hai nhóm hợp đồng phái sinh, được phân biệt bởi cách mà chúng được giao dịch trên thị trường: Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổ chức đầu tiên đã khảo sát các phái sinh OTC vào năm 1995, đã thông báo rằng "tổng giá trị thị trường, đại diện cho chi phí thay thế tất cả các hợp đồng mở theo giá thị trường lưu hành, ... đã tăng 74% kể từ năm 2004, tới 11 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007 (BIS 2007:24)." Các vị thế tài chính trên thị trường phái sinh OTC đã tăng tới 516 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007, cao hơn 135% so với mức được ghi nhận năm 2004. Tổng giá trị danh nghĩa còn lại là 708 nghìn tỷ USD (vào tháng 6/2011). Trong tổng số tiền danh nghĩa này, 67% là các hợp đồng lãi suất, 8% là các hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), 9% là các hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hóa, 1% là các hợp đồng vốn chủ sở hữu, và 12% là các hợp đồng khác. Do các phái sinh OTC không được trao đổi trên một sàn giao dịch, nên không có bên đối tác trung tâm. Vì vậy, chúng có thể là đối tượng của rủi ro bên đối tác, giống như một hợp đồng bình thường, do mỗi bên đối tác lại dựa vào bên kia để thực hiện. Một sàn giao dịch phái sinh hoạt động như một trung gian cho tất cả các giao dịch có liên quan, và lấy biên ban đầu (bảo chứng ban đầu) từ cả hai bên trao đổi để hoạt động như một đảm bảo. Các sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới (theo số lượng giao dịch) là Korea Exchange (niêm yết các tương lai và quyền chọn của chỉ số KOSPI), Eurex (niêm yết một loạt các sản phẩm như các sản phẩm lãi suất và chỉ số của châu Âu), và CME Group (được tạo ra từ cuộc sáp nhập của Chicago Mercantile Exchange và Chicago Board of Trade năm 2007 và việc mua lại New York Mercantile Exchange năm 2008). Theo BIS, tổng doanh số kết hợp trong các sàn giao dịch phái sinh của thế giới trong quý 4 năm 2005 là 344 nghìn tỷ USD. Vào tháng 12 năm 2007 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế báo cáo rằng "các phái sinh được trao đổi trên các sàn giao dịch đã tăng 27% đạt kỷ lục 681 nghìn tỷ USD." Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến. Một vài biến thể phổ biến của các hợp đồng phái sinh là: Các giao dịch hoán đổi về cơ bản có thể được phân thành hai loại: Một số ví dụ phổ biến về các phái sinh này như sau: Chức năng kinh tế của thị trường phái sinh. Một số chức năng kinh tế nổi bật của thị trường phái sinh bao gồm: Tóm lại, có sự gia tăng đáng kể trong tiết kiệm và đầu tư dài hạn do các hoạt động tăng cường của người tham gia thị trường phái sinh. Định giá. Giá thị trường và giá không hưởng chênh lệch. Hai đo lường phổ biến của giá trị là: Xác định giá thị trường. Đối với các phái sinh giao dịch chính thức, giá cả thị trường thường là minh bạch, làm cho nó khó phát tán giá cả một cách tự phát. Riêng với các hợp đồng OTC, không có sàn giao dịch trung tâm để đối chiếu và phổ biến giá. Xác định giá không hưởng chênh lệch. Giá không hưởng chênh lệch cho một hợp đồng phái sinh có thể phức tạp, và có rất nhiều biến số khác nhau để xem xét. Định giá không hưởng chênh lệch là một chủ đề trung tâm của toán học tài chính. Đối với hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn giá không hưởng chênh lệch là tương đối minh bạch, liên quan đến giá của tài sản cơ sở cùng với các chi phí mang (thu nhập nhận được trừ đi chi phí lãi suất), mặc dù vẫn có thể có những phức tạp. Tuy nhiên, đối với các quyền chọn và các phái sinh phức tạp hơn, việc định giá liên quan đến việc phát triển một mô hình định giá phức tạp: việc hiểu biết quá trình ngẫu nhiên của giá của tài sản cơ sở thường là rất quan trọng. Một phương trình quan trọng đối với định giá quyền chọn lý thuyết là công thức Black-Scholes, dựa trên giả định rằng các dòng tiền từ quyền chọn cổ phiếu châu Âu có thể tái tạo bởi một chiến lược mua và bán liên tục chỉ sử dụng cổ phiếu này. Một phiên bản đơn giản của kỹ thuật định giá này là mô hình lựa chọn nhị thức. OTC đại diện cho thách thức lớn nhất trong việc sử dụng các mô hình để định giá các phái sinh. Vì các hợp đồng này không được trao đổi công khai, không có sẵn giá thị trường hiện có để xác nhận việc định giá lý thuyết. Hầu hết các kết quả của mô hình là phụ thuộc vào đầu vào (có nghĩa là giá cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta lấy được các đầu vào định giá). Vì vậy tình trạng phổ biến là các phái sinh OTC được định giá bởi các Đại lý độc lập mà các đối tác tham gia giao dịch thỏa thuận chỉ định từ trước (khi ký hợp đồng). Phê bình. Các phái sinh thường là đối tượng cho các phê bình sau đây: Rủi ro đuôi tiềm ẩn. Theo Raghuram Rajan, nguyên là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), "... cũng có thể là các nhà quản lý của các hãng [các quỹ đầu tư] này đã tính toán các tương quan giữa các công cụ khác nhau mà họ nắm giữ và tin rằng chúng đã được phòng hộ. Tuy nhiên, như Chan và những người khác (2005) đã chỉ ra, những bài học của mùa hè năm 1998 sau sự vỡ nợ của chính phủ Nga rằng các tương quan đó là 0 hoặc âm trong những thời điểm bình thường có thể chuyển qua đêm thành 1 - một hiện tượng mà họ gọi là "giai đoạn nhốt chặt". Một vị thế được phòng hộ có thể trở thành không được phòng hộ vào những thời điểm tồi tệ nhất, gây thiệt hại đáng kể cho những người tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng họ được bảo vệ." Rủi ro. Việc sử dụng các phái sinh tài chính có thể gây ra những thua lỗ lớn vì việc dùng đòn bẩy hoặc vay mượn. Các phái sinh cho phép các nhà đầu tư kiếm được các khoản thu lớn từ những dịch chuyển nhỏ trong giá của tài sản cơ sở. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể mất những khoản tiền lớn nếu giá của tài sản cơ sở di chuyển ngược với giá phái sinh một cách đáng kể. Đã từng có một vài trường hợp thua lỗ lớn trên các thị trường phái sinh, như sau đây: Điều này dẫn đến con số choáng váng lên tới 39,5 tỷ USD, phần lớn diễn ra trong thập kỷ 2000 sau khi Luật hiện đại hoá các hợp đồng tương lai hàng hóa năm 2000 đã được thông qua. Rủi ro phía đối tác. Một số phái sinh (đặc biệt là các giao dịch hoán đổi) phơi bày các nhà đầu tư trước rủi ro phía đối tác, hoặc rủi ro phát sinh từ các bên khác trong một nghiệp vụ tài chính. Các loại khác nhau của các phái sinh có mức độ rủi ro phía đối tác khác nhau. Ví dụ, các quyền chọn cổ phiếu chuẩn hóa theo luật định yêu cầu bên ở ngưỡng rủi ro phải có một số tiền ký quỹ nhất định với sàn giao dịch, cho thấy rằng họ có thể chi trả cho một tổn thất bất kỳ; các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp tráo đổi lãi suất biến động lấy lãi suất cố định trên các khoản vay có thể thực hiện việc kiểm tra tín dụng đối với cả hai bên. Tuy nhiên, chẳng hạn trong các thoả thuận riêng giữa hai công ty, có thể không có các chuẩn mực để thực hiện thẩm định và phân tích rủi ro. Giá trị danh nghĩa lớn. Các phái sinh thường có giá trị danh nghĩa lớn. Như vậy, có một mối nguy là việc sử dụng chúng có thể dẫn đến thua lỗ mà nhà đầu tư sẽ không thể bù đắp. Khả năng rằng điều này có thể dẫn đến một phản ứng dây chuyền tiếp theo trong một cuộc khủng hoảng kinh tế đã được chỉ ra bởi nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett trong báo cáo hàng năm của Berkshire Hathaway năm 2002. Buffett gọi chúng là "vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt". Một vấn đề tiềm năng với các phái sinh là chúng bao gồm một lượng danh nghĩa ngày càng lớn các tài sản có thể dẫn đến các biến dạng trong bản thân các thị trường vốn cơ sở và vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào các thị trường phái sinh để ra quyết định mua, bán chứng khoán và vì vậy những gì ban đầu có nghĩa là một thị trường chuyển giao rủi ro bây giờ trở thành một chỉ số dẫn dắt. Cải cách tài chính và Quy định chính phủ. Theo luật pháp Mỹ và luật pháp của hầu hết các nước phát triển, các phái sinh có miễn trừ pháp lý đặc biệt làm cho chúng là một hình thức pháp lý đặc biệt hấp dẫn để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, các bảo vệ chủ nợ mạnh mẽ dành cho các bên đối tác của phái sinh kết hợp với sự phức tạp và thiếu minh bạch của chúng có thể làm cho các thị trường vốn định giá thấp rủi ro tín dụng. Điều này có thể góp phần vào sự bùng nổ tín dụng, và làm tăng các rủi ro hệ thống. Trên thực tế, việc sử dụng các phái sinh để che giấu rủi ro tín dụng từ các bên đối tác trong khi bảo vệ các đối tác phái sinh đã góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Hoa Kỳ. Trong bối cảnh cuộc kiểm tra năm 2010 với ICE Trust, một tổ chức công nghiệp tự điều tiết, Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa, cơ quan điều chỉnh hầu hết các phái sinh, được trích dẫn là đã phát biểu cho rằng thị trường phái sinh như các chức năng của nó hiện nay "thêm các chi phí cao hơn cho tất cả người Mỹ". Ông cũng cho biết rằng sự giám sát nhiều hơn nữa của các ngân hàng trên thị trường này là cần thiết. Ngoài ra, báo cáo cho biết, "Bộ Tư pháp cũng đang soi xét các phái sinh. Bộ phận chống độc quyền của Bộ đang tích cực điều tra 'khả năng về các thủ đoạn chống cạnh tranh trong các lĩnh vực thanh toán bù trừ, trao đổi và dịch vụ thông tin các phái sinh tín dụng,' theo một phát ngôn viên của Bộ." Đối với các nhà lập pháp và các ủy ban chịu trách nhiệm về cải cách tài chính liên quan đến các phái sinh ở Mỹ và các nơi khác, phân biệt giữa các hoạt động phòng hộ và đầu cơ phái sinh là một thách thức không nhỏ. Sự khác biệt là rất quan trọng vì quy định sẽ giúp cô lập và ngăn chặn đầu cơ với các phái sinh, đặc biệt là đối với các tổ chức "có tầm quan trọng mang tính hệ thống" mà rủi ro tín dụng của chúng có thể đủ lớn để đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính. Đồng thời, pháp luật nên tính tới các bên có trách nhiệm phòng hộ rủi ro mà không ràng buộc quá chặt vốn lưu động như tài sản thế chấp mà các hãng có thể sử dụng tốt hơn ở những nơi khác trong các hoạt động và đầu tư của họ. Về vấn đề này, điều quan trọng là phải phân biệt giữa những người dùng cuối cùng của các phái sinh tài chính (ví dụ như ngân hàng) và phi tài chính (ví dụ như các công ty phát triển bất động sản) vì việc sử dụng các phái sinh của các tổ chức này về bản chất vốn đã khác nhau. Quan trọng hơn, tài sản thế chấp hợp lý gắn với những đối tác khác nhau này có thể rất khác nhau. Sự khác biệt giữa các tổ chức này không phải là luôn luôn thẳng băng (ví dụ như các quỹ phòng hộ hoặc thậm chí một số hãng cổ phần tư nhân không hoàn toàn trùng khớp với một trong hai thể loại). Cuối cùng, ngay cả những người dùng tài chính cũng phải được phân biệt, như các ngân hàng 'lớn' có thể được phân loại là "quan trọng có tính hệ thống" mà các hoạt động phái sinh của chúng phải được giám sát chặt chẽ hơn và bị hạn chế hơn so với các ngân hàng nhỏ, địa phương và khu vực. Giao dịch ngoài sàn sẽ ít phổ biến hơn do Luật Cải cách phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank có hiệu lực. Luật này quy định việc thanh toán bù trừ các giao dịch hoán đổi nhất định tại sàn giao dịch có đăng ký và áp đặt các hạn chế khác nhau trên các phái sinh. Để thực hiện đạo luật Dodd-Frank, CFTC đã phát triển các quy định mới trên ít nhất 30 khu vực. Ủy ban này xác định các giao dịch hoán đổi nào phải thanh toán bù trừ bắt buộc và một sàn giao dịch phái sinh nào đó là thích hợp hay không thích hợp để thanh toán bù trừ một loại hợp đồng hoán đổi nhất định. Tuy nhiên, các thách thức trên đây và khác nữa của quá trình ra quy định đã trì hoãn sự ban hành đầy đủ các khía cạnh lập pháp liên quan đến các phái sinh. Các thách thức này còn bị phức tạp hơn nữa bởi sự cần thiết phải triển khai cải cách tài chính toàn cầu giữa các quốc gia bao gồm các thị trường tài chính lớn trên thế giới, một trách nhiệm chính của Ủy ban Ổn định tài chính mà tiến triển của nó đang diễn ra. Tại Hoa Kỳ, vào tháng 2 năm 2012, nỗ lực kết hợp của SEC và CFTC đã tạo ra hơn 70 quy tắc phái sinh được đề xuất và chung cuộc. Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đã trì hoãn việc thông qua một số quy định phái sinh vì gánh nặng của việc soạn thảo các quy định khác, tranh chấp và phản đối các quy tắc, và nhiều định nghĩa cốt lõi (chẳng hạn như các thuật ngữ "hoán đổi", "hoán đổi dựa trên chứng khoán", "đại lý hoán đổi"," đại lý hoán đổi dựa trên chứng khoán", "bên tham gia hoán đổi chính" và "bên tham gia hoán đổi dựa trên chứng khoán chính") vẫn chưa được thông qua. Chủ tịch SEC Mary Schapiro phát biểu: "Vào cuối ngày, có thể không có ý nghĩa để làm hài hòa tất cả mọi thứ [giữa các quy tắc SEC và CFTC] bởi vì một số các sản phẩm này là khá khác nhau và chắc chắn các cấu trúc thị trường khá khác nhau." Vào tháng 11 năm 2012, SEC và các nhà quản lý từ Úc, Brazil, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản, Ontario, Quebec, Singapore và Thụy Sĩ đã gặp nhau để thảo luận về cải cách thị trường phái sinh OTC, như đã được các nhà lãnh đạo thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2009 tại Pittsburgh vào tháng 9 năm 2009. Vào tháng 12 năm 2012, họ ra một tuyên bố chung với ý nghĩa chung rằng họ nhận ra rằng thị trường là thống nhất toàn cầu và "hỗ trợ vững chắc việc thông qua và thực thi các tiêu chuẩn mạnh mẽ và nhất quán trong và giữa các khu vực pháp lý", với mục tiêu giảm nhẹ rủi ro, nâng cao tính minh bạch, chống lạm dụng thị trường, ngăn ngừa những khoảng trống pháp lý, làm giảm khả năng đối với các cơ hội chênh lệch, và củng cố một sân chơi bình đẳng cho các bên tham gia thị trường. Họ cũng đồng ý về sự cần thiết giảm sự không chắc chắn có tính điều tiết và cung cấp cho các bên tham gia thị trường sự rõ ràng đầy đủ về pháp lý và các quy định bằng cách tránh, đến mức có thể, việc áp dụng các quy định mâu thuẫn với các đối tượng và các nghiệp vụ tương tự, và giảm thiểu việc áp dụng các quy định không phù hợp và trùng lặp. Đồng thời, họ lưu ý rằng "sự hài hoà hoàn toàn - liên kết hoàn hảo của các quy định trên các khu vực pháp lý" sẽ là khó khăn, vì các khác biệt của các khu vực pháp lý "trong pháp luật, chính sách, thị trường, thời gian thực hiện, và các quy trình quy phạm pháp luật. Báo cáo. Chế độ báo cáo bắt buộc đang được hoàn thiện tại một số quốc gia, chẳng hạn như Đạo luật Frank Dodd ở Mỹ, Quy định cơ sở hạ tầng thị trường châu Âu (EMIR) ở châu Âu, cũng như các quy định tại Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Canada, và các nước khác. Diễn đàn các nhà quản lý phái sinh OTC (ODRF), một nhóm gồm hơn 40 nhà quản lý trên toàn thế giới, cung cấp các kho thương mại với một tập hợp các hướng dẫn liên quan đến truy cập dữ liệu để quản lý, cùng Ủy ban ổn định tài chính và CPSS IOSCO cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan với việc báo cáo. DTCC, thông qua dịch vụ "Global Trade Repository" (GTR) của mình, quản lý kho trao đổi toàn cầu đối với các phái sinh lãi suất, hàng hóa, ngoại hối, tín dụng và vốn cổ phần. Công ty lập các báo cáo trao đổi toàn cầu cho CFTC ở Mỹ, và có kế hoạch tương tự cho ESMA ở châu Âu và cho các cơ quan quản lý tại Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore. Nó bao gồm các sản phẩm phái sinh OTC được hay không được thanh toán bù trừ, được hoặc không được giao dịch bằng xử lý điện tử hoặc riêng biệt.
1
null
Cho X là một không gian chuẩn tắc, lấy F là một tập đóng trong X.Cho formula_1 liên tục, khi đó có một ánh xạ liên tục formula_2 sao cho formula_3. Vì vậy trong một không gian định chuẩn, một hàm thực trên một không gian con đóng có thể được mở rộng thành một hàm thực liên tục trên toàn bộ không gian đó. =Chứng minh= a) Trường hợp tổng quát có thể suy ra từ trường hợp khi mà formula_4 và formula_5 chúng ta sẽ thu hẹp sự chú ý trong trường hợp này. b) Theo Định lý Urysohn có một hàm liên tục formula_6 sao cho: formula_7 Lấy formula_8. Khi đó formula_9, formula_10 và formula_11 c) Chúng ta có hàm số formula_12, chúng ta sẽ thu được một hàm số formula_13 sao cho: formula_14 Lấy formula_15, Khi đó formula_16 và formula_17, và formula_18 d) Chuỗi formula_19 hội tụ đều về hàm liên tục g. e) Vì formula_20, chuỗi formula_21 hội tụ đều về f.Do đó formula_22. f) Chú ý rằng việc xây dựng này thì formula_23 và formula_24 a) Giả sử rằng f hoặc bị chặn dưới, hoặc bị chặn trên, lấy h là một phép đồng phôi từ formula_25 vào formula_26.Khi đó miền xác định của formula_27 là một tập con của formula_28, do đó nó có thể mở rộng như hàm liên tục formula_29 phía trước sao cho formula_30 và formula_31 Nếu miền xác định của formula_32 bao gồm hoặc 0 hoặc 1 khi đó formula_33 là hàm như ta mong đợi. Nếu có trường hợp xảy ra như sau: miền xác định của formula_29 bao gồm cả 0 và 1. Trong trường hợp này lấy formula_35.Chú ý rằng C giao F bằng trống.Theo bổ đề Urysohn, có một hàm liên tục formula_36 sao cho formula_37,formula_38. Lấy formula_39. Khi đó formula_40 và miền xác định của formula_41 là tập con của formula_26, khi đó formula_43 là hàm như ta mong đợi. b) Nếu f bị chặn dưới khi đó tương tự như trường hợp trước chúng ta có thể sử dụng phép đồng phôi formula_44, và chúng ta đặt formula_45 Trường hợp f bị chặn trên là tương tự
1
null
Bùi Trân Phượng là nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học Việt Nam, nguyên là hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen. Tiểu sử. Bùi Trân Phượng sinh năm 1950 trong một gia đình có nhiều thế hệ theo nghề giáo. Sau khi hoàn thành chương trình trung học Pháp tại trường Marie Curie, bà đậu Tú tài hạng Ưu và đi du học Pháp vào năm 1968. Năm 1972, bà tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Lịch sử Đại học Paris I, Pháp. Năm 1994, bà tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Paris VII, Pháp, và tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh Doanh UBI (2003) và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Lyon 2, Pháp (2008). Từ năm 1972 đến 1975, bà dạy học tại trường Marie Curie và thỉnh giảng tại Đại học Cần Thơ. Từ 1975 đến 1991, bà công tác tại Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trải qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử. Về Trường Đại học Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1996. Từ năm 1996 đến tháng 4 năm 1999, bà giữ cương vị Hiệu Trưởng Trường Bán Công Hoa Sen. Từ tháng 4 năm 1999 đến tháng 11 năm 2006, bà giữ cương vị Hiệu Trưởng Cao đẳng Bán Công Hoa Sen. Đến tháng 11 năm 2006, bà giữ cương vị Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen. Từ năm 2012 đến 2017, bà giữ cương vị Phó Chủ tịch Hiệp Hội Các Trường Đại học Ngoài Công Lập. Bà cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ Phần ICONBBCT Ngày 23/2/2013 cùng với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - Dũng "khùng", bà là khách mời của chương trình Chuyện đương thời bàn về chủ đề "Đổ lỗi cho ai". Chuyện đương thời là chương trình đối thoại đầu tiên ở Việt Nam mổ xẻ các vấn đề đang nóng trong xã hội dưới góc độ tâm lý, mang đến những giá trị mới phù hợp với hơi thở của thời đại, kế thừa những điểm đã làm nên tính hấp dẫn của Người đương thời trong suốt 11 năm như: tính thời sự, tính nhân văn... Trong vai trò của nhà quản lý giáo dục. Trong vai trò hiệu trưởng của Trường Đại học Hoa Sen, bà đã vạch ra nhiều hướng đi đúng đắn để không ngừng phát triển nhà trường. Những thành quả trong việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo đã đưa Hoa Sen từ một trường Nghiệp vụ khi mới thành lập vươn lên thành trường Cao đẳng, rồi Đại học từ tháng 12/2006. Tại Đại học Hoa Sen cũng đang hình thành một đội ngũ trí thức được đào tạo chính quy từ nhiều nước khác nhau (100% giảng viên có trình độ tiến sĩ của Trường đều tốt nghiệp từ các đại học quốc tế). Bùi Trân Phượng tập hợp được một tập thể sư phạm đa dạng từ nhà giáo,doanh nhân, đến giáo sư quốc tế, Việt kiều và những bạn trẻ vừa du học về... Là một người quan tâm đến cải cách giáo dục, TS Bùi Trân Phượng tham gia nhiều diễn đàn cũng như cho tổ chức nhiều chương trình giao lưu, tọa đàm giữa sinh viên với văn nghệ sĩ, trí thức tại Đại học Hoa Sen. Hiện nay, Trường Đại học Hoa Sen đã không còn là ngôi nhà với bà. Thay vào đó, thầy Lưu Tiến Hiệp đã tiếp nối chức vụ chăm lo cho ngôi trường này. Trong vai trò của nhà nghiên cứu khoa học. Ngoài việc là nhà quản lý giáo dục giỏi, bà còn là nhà nghiên cứu khoa học say mê. Từ năm 1975 đến 1992, các công trình nghiên cứu của bà tập trung vào lịch sử cận hiện đại Việt Nam; từ 1992 đến nay, nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử phụ nữ Việt Nam. Đề tài luận án tiến sĩ của bà là: "Việt Nam 1920 - 1945, giới và hiện đại: những nhận thức và trải nghiệm mới". Những công trình nghiên cứu của bà luôn được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là có cái mới về tri thức cũng như phương pháp. Quan điểm. "Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học" "Càng biết rộng, hiểu sâu, người ta càng khoan dung và nhân hậu hơn với đời, với người" "Biển học là vô hạn, nhân sinh nhiều khác biệt, tri thức bất biến là tri thức chết"
1
null
Marsdenia crassipes là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Hemsl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1882. Marsdenia là một chi thực vật trong họ Apocynaceae, lần đầu tiên được mô tả vào năm 1810. Nó được đặt tên để vinh danh nhà sưu tầm thực vật và Bộ trưởng Bộ Hải quân Anh, William Marsden. Cây có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Úc và Châu Mỹ. Phạm vi bản địa của loài này là Panama. Đây là một loại cây thân leo lâu năm và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật nhiệt đới ẩm ướt.
1
null
Trong không gian tô pô, bổ đề Urysohn phát biểu rằng trong một không gian topo chuẩn tắc, hai tập con đóng rời nhau có thể tách nhau bằng một hàm số thực. Bổ đề Urysohn thường được sử dụng để xây dựng các hàm liên tục với các tính chất khác nhau trên các không gian chuẩn tắc. Nó được áp dụng rộng rãi vì tất cả các không gian metric và không gian Hausdorff compact đều chuẩn tắc. Bổ đề thường được sử dụng trong chứng minh cho định lý mở rộng Tietze. Bổ đề được đặt tên theo nhà toán học Pavel Samuilovich Urysohn. Định lý mở rộng Tietze. Cho X là một không gian chuẩn tắc, lấy F là một tập đóng trong X.Cho formula_1 liên tục, khi đó có một ánh xạ liên tục formula_2 sao cho formula_3. Vì vậy trong một không gian định chuẩn, một hàm thực trên một không gian con đóng có thể được mở rộng thành một hàm thực liên tục trên toàn bộ không gian đó. Nếu X là chuẩn tắc, F là tập đóng, U mở và formula_4, khi đó tồn tại một ánh xạ liên tục formula_5, sao cho: formula_6 trên F và formula_7 trên X\U. Tương tự lấy A, B là hai tập con đóng rời nhau của X, khi đó có một ánh xạ liên tục f từ X vào [0,1], sao cho formula_6 trên A và formula_7 trên B. Chứng minh. Vì X là chuẩn tắc, nếu F đóng, <chem>U</chem> mở và formula_4 khi đó có một tập mở <chem>V</chem> sao cho formula_11 formula_12 formula_13 formula_14 formula_15 Quy nạp chúng ta có họ các tập mở sau: formula_16 Lấy formula_17. Chúng ta có họ các tập mở formula_18 có tính chất formula_19 chúng ta chứng minh rằng f liên tục.Chỉ cần chứng minh rằng các tập có dạng formula_20 là tập mở. Bây giờ chúng ta chứng minh rằng formula_30, từ đó suy ra formula_31 là mở.Thực vậy, nếu formula_26 và formula_27 thì có một formula_34, sao cho formula_35. Khi đó formula_36 nên formula_37 Ví dụ. Dễ dàng hơn để chứng minh bổ đề Urysohn trong không gian mê tríc, với hàm sau: formula_38 Ý nghĩa. Trong một không gian chuẩn tắc thì hai tập con đóng rời nhau có thể được tách bởi một ánh xạ liên tục. Ứng dụng. Bổ đề Urysohn dẫn đến việc xây dựng một số tính chất tôpô khác như là tính chất tychonoff và không gian Hausdoff đầy đủ. ví dụ một hệ quả của bổ đề là không gian T1 chuẩn tắc là Hausdoff.
1
null
Microloma massonii là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Josef August Schultes mô tả khoa học đầu tiên năm 1896. World Checklist of Selected Plants Families (WCSPF) không công nhận loài này mà coi nó là danh pháp đồng nghĩa của "Microloma armatum" var. "armatum".
1
null
Bạch căn giả, sí quả đằng, sữa dây quả cánh, sữa quả cánh (danh pháp khoa học: Myriopteron extensum là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Robert Wight và George Arnott Walker Arnott mô tả khoa học đầu tiên năm 1834 dưới danh pháp "Streptocaulon extensum". Năm 1895 Karl Moritz Schumann chuyển nó sang chi "Myriopteron". Mô tả. Dây leo thân gỗ dài đến 10 m. Cành nhỏ màu xám nhạt, có mô xốp hình hột đậu, nhẵn nhụi. Cuống lá 1,5–4 cm; phiến lá hình trứng-elip đến hình trứng rộng, 8-18 (-30) × 4-11 (-22) cm, có màng, từ nhẵn nhụi đến có lông thưa thớt, đáy từ hình nêm rộng đến thuôn tròn, đỉnh từ nhọn đến gần có đuôi-nhọn đột ngột; gân bên 7-9 đôi. Cụm hoa hình nón, lỏng lẻo, nhiều hoa, 12–26 cm, nhẵn nhụi hoặc có lông tơ thưa thớt. Cuống hoa hình chỉ, 5–10 mm. Lá đài khoảng 1,0 × 0,7 mm, hình trứng, tù, thanh mảnh, nhẵn nhụi hoặc có lông rung, đảo ngược khi nở hoa. Tràng hoa đường kính khoảng 3 mm, nhẵn nhụi; thùy hình mác hoặc hình trứng-thuôn tròn. Thùy miện hoa 3–4 mm, nhẵn nhụi. Quả đại 7-7,5 × 3-3,5 cm, với khoảng 20 cánh. Hạt 8-10 × 3–4 mm; mào lông đầu hạt 2,5–3 cm. Ra hoa tháng 5-8, tạo quả tháng 8-12. Môi trường sống và phân bố. Bụi cây, rừng thưa; ở cao độ 600-1.600 m. Có tại Trung Quốc (Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Sử dụng. Rễ được dùng làm thuốc trị lao phổi, ho, sát trùng, cảm mạo, kinh nguyệt nhiều, thoát giang.
1
null
Oncinema lineare là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Carl Linnaeus Con mô tả khoa học đầu tiên năm 1782 dưới danh pháp "Apocynum lineare". Năm 1834 George Arnott Walker Arnott mô tả chi "Oncinema" với loài "Oncinema roxburghii". Năm 1963 Arthur Allman Bullock đồng nhất "Apocynum lineare" với "Oncinema roxburghii" và chuyển nó sang chi "Oncinema". Loài này sinh sống ở miền nam tỉnh Cape, Nam Phi.
1
null
Đảng Tự do (tiếng Anh: "Libertarian Party") là một chính đảng tại Hoa Kỳ theo chủ nghĩa tự do cá nhân. Đảng Tự do được thành lập tại Westminster, Colorado, tại tư gia của David Nolan vào ngày 11 tháng 12 năm 1971. Sự thành lập của đảng này được thúc đẩy bởi các lo ngại về Chiến tranh Việt Nam, quân dịch, và sự kết thúc của Bản vị vàng. Mặc dù không có sự chỉ định rõ ràng là "cánh tả" hay "cánh hữu", nhiều thành viên, như ứng cử viên tổng thống Gary Johnson, cho rằng họ có tư tưởng cấp tiến hơn Đảng Dân chủ về vấn đề xã hội, nhưng thủ cựu hơn Đảng Cộng hòa về vấn đề tài chính. Trong 30 tiểu bang mà cử tri có thể đăng ký theo đảng phái, có 330,811 người đăng ký là đảng viên Tự do. Với con số này, Đảng Tự do là đảng lớn thứ ba theo số đảng viên tại Hoa Kỳ, và cũng là đảng lớn thứ ba về số phiếu được nhận trong các cuộc bầu cử và số ứng cử viên trong mỗi cuộc bầu cử. Vì thế, đảng này được xem là chính đảng lớn thứ ba tại Hoa Kỳ, sau Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Nó cũng được nhiều nguồn cho rằng đây là chính đảng phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ.
1
null
Parsonsia heterophylla là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được A.Cunn. mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Đây là là một loại cây leo đặc hữu của New Zealand. Nó được tìm thấy trong rừng đất thấp ẩm ướt và hạt của nó bị phân tán bởi gió. [1] Ấu trùng của bướm đêm Stigmella kaimanua ăn lá P. heterophylla.
1
null
Công đồng Constantinople V (1341-1351) cũng được gọi là Công đồng Hesychast hoặc Công đồng Palamite đôi khi cũng được gọi Công đồng chung thứ IX. Công đồng diễn ra ở Nhà thờ Haghia Sophia được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Andronicus III, chủ trì là Thượng Phụ Đại Kết John Calecas, và sự tham dự của các Thượng phụ Alexandria, Antioch và Jerusalem, và một số giám mục và các bề trên tu viện, bao gồm cả Thánh Gregory Palamas. Công đồng này lên án Barlaam thành Calabria, người tin rằng ánh sáng của Mt. Tabor được tạo ra; chỉ trích Lời cầu nguyện với Chúa Giêsu (Jesus Prayer) là một âm mưu của phái Bogomils, và không rao giảng Chúa Kitô là Thiên Chúa. Hoàng đế Andronicus chết sau phiên họp đầu tiên của công đồng cho nên trên thực tế kỳ họp thứ hai đã được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã John VI Cantacuzene, và chủ trì bởi Thượng Phụ John Calecas. Công đồng này còn lên án Acindynus, người có khuynh hướng trái ngược lại với Barlaam thành Calabria. Acindynus tin rằng ánh sáng của Mt. Tabor mang bản chất thần thánh hơn sự sáng tạo của Thiên Chúa và năng lượng ấy rõ ràng là từ bản chất thiêng liêng của chính anh ta.
1
null
Vũ Quốc Thúc (1920 – 2021) là giáo sư, nhà kinh tế học và chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông được xem là người góp phần quan trọng trong việc đào tạo môn kinh tế học tại trường Đại học Luật khoa và Trường Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, đồng tác giả của "Kế hoạch Lilienthal – Vũ Quốc Thúc" - Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ và Việt Nam cộng hòa.. Ông cũng từng có thời gian giữ chức Thống đốc (1955-1956) Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1920 tại Nam Định. Ông từng theo học Trường Cao đẳng Luật học ("École Supérieure de Droit") tại Hà Nội và tốt nghiệp tại đây năm 1942. Ông là bào đệ của GS Vũ Quốc Thông, nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn, 1955-1964. Vũ Quốc Thúc có một thời kỳ tham gia trong chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các chánh phủ Quốc gia từ thập niên 50 đến 1975, như là Bộ trưởng Giáo dục thời Chính phủ Bửu Lộc (1953-1954), Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn, Quốc vụ khanh Đặc trách Tái thiết Hậu chiến thời Đệ Nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính đến cuối năm 1971, và là đồng tác giả của các phúc trình nổi tiếng như Phúc Trình Staley – Vũ Quốc Thúc (1961), Phúc Trình Lilienthal – Vũ Quốc Thúc (1968) về kế hoạch tái thiết kinh tế hậu chiến tại Miền Nam. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Thủ tướng Pháp Raymond Barre là người bạn cùng dự thi văn bằng Thạc sĩ khóa năm 1950 với ông, nên giáo sư Thúc đã được qua định cư tại Pháp năm 1978, ngụ tại Nanterre, và được bổ nhiệm làm giáo sư dậy môn kinh tế tại Đại học Paris, (Đại học Paris Nanterre), Paris-X. kể từ năm 1978 cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 1988. Ngày 12 tháng 4 năm 2012, ông làm lễ rửa tội, cải đạo Công giáo, với tên thánh Gioan Phaolô. Ông qua đời tại Paris, Pháp ngày 22 tháng 11 năm 2021. Kế hoạch Lilienthal – Vũ Quốc Thúc. Từ năm 1965, chiến tranh cục bộ đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu một kế hoạch cho thời kỳ mà cả phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đều nghĩ là chiến tranh sẽ kết thúc với sự chiến thắng của quân đội Mỹ. Vũ Quốc Thúc là trưởng phái đoàn phía Việt Nam trong cuộc soạn thảo ra bản Kế hoạch Kinh tế hậu chiến. Vào thời đó, đó là công trình kinh tế học nổi tiếng nhất của ông, cả ở miền Nam lẫn ở Mỹ. Thời kì sau Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ cho tới khi Mỹ trực tiếp tham chiến (1963-1965) là giai đoạn xáo trộn, gần như không có chính phủ, không có chủ trương đường lối rõ ràng. Các chính phủ thay đổi liên tiếp… Tướng Maxwell D. Taylor làm Tổng chỉ huy quân đội kiêm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa ông này rất lưu ý tới việc phát triển kinh tế của miền Nam, coi đó là một điều kiện tối quan trọng đảm bảo cho chiến thắng về quân sự. Chính phủ Mỹ đã cử một chuyên gia kinh tế là David E. Lilienthal (bạn thân của tổng thống Mỹ lúc đó) sang phối hợp với chính phủ Việt Nam cộng hòa để khởi thảo Kế hoạch kinh tế hậu chiến Vũ Quốc Thúc là đồng tác giả. Đến khoảng năm 1969 thì công trình này ra đời. Nhưng nó chưa được thực thi thì tình hình đã mau chóng biến đổi hoàn toàn khác với những dữ liệu trong bản kế hoạch… Theo GS Vũ Quốc Thúc, nội dung của Kế hoạch kinh tế hậu chiến là đẩy mạnh khai hoang và làm thủy lợi kết hợp với điện khí hóa ở đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích cuối cùng của kế hoạch này không phải là kinh tế, mà là chính trị: theo Lilienthal, đụng đến vùng đồng bằng này là đụng đến Mặt trận giải phóng. Vì những lợi ích kinh tế, có thể là cả nông dân và chính quyền vùng giải phóng sẽ sẵn sàng tham gia vào kế hoạch này. Sự dính líu đó có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa Miền Bắc với chính phủ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam… Nhưng kế hoạch này chưa được thực thi thì đã bùng nổ cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân. Mặt khác, vì kế hoạch này chỉ tính đến miền Nam, không tính đến Campuchia là thượng nguồn của sông Mê Kông, nên bị Campuchia phản đối. Nội công ngoại kích, kế hoạch Lilienthal-Vũ Quốc Thúc bị thất bại. Song kế hoạch này đã được Bộ Ngoại thương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa in làm sách tham khảo với tên gọi "Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh của Mỹ-nguỵ" xuất bản tại Hà Nội năm 1971 (375 trang). Và sau này được Đặng Phong tham khảo trong việc đề ra chiến lược phát triển kinh tế cho Việt Nam. Câu nói. Trong một buổi nói chuyện vào năm 1975, ông thổ lộ là mình bất lực do sự khống chế của Mỹ:
1
null
Công nghị Jerusalem được triệu tập bởi Thượng phụ Chính thống Hy Lạp Dositheos Notaras vào tháng 3 năm 1672. Thời gian diễn ra công đồng trùng với việc thánh hiến Thánh đường Chúa Giáng sinh ở Bethlehem nên còn được gọi là Công nghị Bethlehem. Triệu tập và chủ trì Công nghị là Thượng phụ Dositheus với sự tham dự của nhiều giám mục. Công đồng đã lên án Thượng phụ Cyril Lucaris với lý thuyết Calvin dị giáo của mình (rằng sự cứu rỗi là bởi ân điển của mình và do đó đã được Thiên Chúa tiền định sự cứu rỗi hoặc sa hỏa ngục của mỗi cá nhân mà không do bất kỳ hành động của người đó. Điều này làm cho ý chí của con người được tự do không liên quan đến sự cứu rỗi. Ông ta nói xằng bậy rằng Thiên Chúa muốn linh hồn sa hỏa ngục thì không phải do lỗi của họ và rằng rước lễ là không thực sự nhận lấy Mình máu thiêng liêng của Thiên Chúa, mà chỉ là biểu tượng của sự đau khổ của Chúa). Các đạo luật của công đồng này được ký kết bởi tất cả năm giáo trưởng, trong đó có Nga, do đó làm cho các quyết định của nó tương đương với một Công đồng đại kết của Chính thống giáo.
1
null
Công nghị Constantinopolis là một Công nghị Toàn-Chính thống giáo ("Pan-Orthodox"), được triệu tập và chủ trì bởi Thượng phụ Đại kết Anthimus VI, và sự tham dự của Thượng phụ Sophronius IV của Alexandria và Procopius II của Jerusalem cùng với một số giám mục. Công nghị lên án học thuyết "Phyletism" về tương quan giữa quốc gia và giáo hội (Thuyết vị chủng với niềm tin rằng các Kitô hữu Chính thống giáo ở một địa điểm và thời gian nên được chia thành phân khu riêng biệt, dựa trên dân tộc). Công nghị cũng kết án ly giáo Bulgaria. Các quyết định của Công nghị này về sau được chấp nhận bởi Giáo hội Chính Thống địa phương khác nên cũng được xem là công đồng đại kết của Chính thống giáo Đông Phương.
1
null
Streptocaulon corymbosum là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Adolph Daniel Edward Elmer miêu tả khoa học đầu tiên năm 1908 dưới danh pháp "Anodendron corymbosum". Năm 1938, Adolph Daniel Edward Elmer lại mô tả loài "Streptocaulon corymbosum". Mặc dù tình trạng hiện tại của "Anodendron corymbosum" là chưa dung giải, nhưng một số các dữ liệu cho thấy nó chính là đồng nghĩa của "Streptocaulon corymbosum".
1
null
Hà thủ ô trắng hay hà thủ ô nam, dây sữa bò (danh pháp hai phần: Streptocaulon juventas) là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được João de Loureiro mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1790 dưới danh pháp "Apocynum juventas". Năm 1935 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Streptocaulon".
1
null
Ớt làn mụn cóc (danh pháp: Tabernaemontana granulosa) là một loài thực vật có hoa trong bộ long đởm Gentianales, họ La bố ma. Phân bố ở Hòn bà và Ninh hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Loài này được Pit. miêu tả khoa học đầu tiên vào năm 1933.Đây là một loài thực vật đặc hữu của việt nam.
1
null
Di Li (sinh 1978) là một nhà văn và là một dịch giả Việt Nam. Cô được đánh giá là cây bút nữ đang nổi với dòng văn học trinh thám kinh dị, được xem là hiện tượng của văn học phía Bắc khi rất thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị. "Trại Hoa Đỏ" là tiểu thuyết đầu tay của cô. Sau khi cuốn tiểu thuyết "Trại Hoa Đỏ" được phát hành năm 2009, báo "Yomiuri" của Nhật Bản cũng đưa tin về sự kiện này. Thân thế. Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1978 tại Hà Nội. Cô từng theo học tại trường Phổ thông trung học Việt Đức, tốt nghiệp Cử nhân tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Thạc sĩ Quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện cô là giảng viên tiếng Anh trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Di Li là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn và Dịch giả châu Á Thái Bình Dương. Trại Hoa Đỏ là tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tay của cô. Nhà văn Di Li cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng (PR). Chị có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực này với vai trò người tư vấn chiến lược, tổ chức thực hiện các hoạt động PR, giảng dạy PR tại các trường đại học và là tác giả của 2 cuốn sách “Tôi PR cho PR” (cuốn sách PR thường thức bằng tiếng Việt đầu tiên được viết độc lập bởi một tác giả Việt Nam) và “Kỹ năng viết trong quan hệ công chúng” Tiểu thuyết "Trại Hoa Đỏ". "Trại Hoa Đỏ" được phát hành năm 2009 nhưng bản thảo tác phẩm đã được nhà văn đăng tải dần lên mạng từ tháng 10 năm 2007. Qua blog cá nhân của mình, Di Li lần lượt giới thiệu từng chương truyện, chỉ giấu hai chương mở nút cuối cùng. Với kết cấu chặt chẽ, mạch truyện kín, Di Li kể cho người đọc một câu chuyện không hề dễ đoán như các tác phẩm trinh thám thông thường của Việt Nam Nhân vật chính của tiểu thuyết "Trại Hoa Đỏ" là Diên Vĩ, một thiếu phụ sang trọng và xinh đẹp. Câu chuyện bắt đầu từ chỗ Diên Vĩ được chồng tặng cho một trang trại nằm lọt giữa một vùng rừng núi âm u, hẻo lánh. Ngay khi đặt chân đến trang trại có nhiều loài hoa đỏ nở kín rừng một cách huyền bí, Diên Vĩ đã thấy có rất nhiều những cảm giác bất an vây bủa xung quanh mình. Những người bản địa thuộc một dân tộc thiểu số kì dị; những cái chết bí ẩn xảy ra liên tục; những truyền thuyết ma quái về dòng họ Quách… đã khiến cho Diên Vĩ thực sự sợ hãi và kinh hoàng trong suốt quãng thời gian chị có mặt ở Trại Hoa Đỏ. Trong bối cảnh đó, cảnh sát hình sự Phan Đăng Bách, một khách mời của trang trại trong ngày khánh thành, tình cờ trở thành thám tử điều tra những cái chết bí ẩn ở Trại Hoa Đỏ. Cùng thời điểm ấy, người bạn thân nhất của anh bị sát hại khi đang điều tra một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Chôn chặt nỗi đau, anh âm thầm tìm kiếm kẻ giết bạn. Ông Nguyễn Thụ (Phó Giám đốc Nhà xuất bản Công an Nhân dân) cho rằng: "Với tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, nhà văn Di Li là người đầu tiên khai mở một thể loại tiểu thuyết kết hợp giữa trinh thám và kinh dị." Nhà văn Trần Thanh Hà, người vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam cho biết: "Truyện trinh thám, cũng như truyện kinh dị, rùng rợn, đều đã có ở Việt Nam từ thế kỷ trước với những tác phẩm của Thế Lữ, Hồ Dzếnh. Nhưng gần đây, hai thể loại này không phát triển. Di Li là người đầu tiên tạo nên hình thức kết hợp cả giữa trinh thám và kinh dị". Trần Thanh Hà cũng nhận xét thêm: "Di Li xử lý rất giỏi các vấn đề về kỹ thuật hình sự dù chị không phải là người trong nghề". Năm 2022, bộ phim cùng tên lấy cảm hứng từ tiểu thuyết "Trại Hoa Đỏ" do Victor Vũ làm đạo diễn được phát hành lần đầu tiên trên K+ và sau đó là Netflix ở 177 quốc gia và vùng lãnh thổ.
1
null
Trận Hàm Đan (chữ Hán: 邯鄲之戰, Hán Việt: "Hàm Đan chi chiến") là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc do nước Tần phát động tiến công vào kinh đô Hàm Đan của Nước Triệu nhằm tận diệt quốc gia này. Trận chiến này có sự tham gia của bốn nước Chư hầu là Ngụy, Triệu, Sở và Tần với kết quả là liên quân ba nước đánh bại quân Tần. Đây cũng là một trong những trận thua nặng nề nhất của quân đội nước Tần từ sau biến pháp Thương Ưởng Nguyên nhân, bối cảnh và sự chuẩn bị. Bạch Khởi chia quân đánh Triệu. Từ năm 262 TCN đến 260 TCN, hai nước chư hầu là Triệu và Tần nổ ra chiến tranh, quân Tần dưới sự chỉ huy của Bạch Khởi đã phá tan quân Triệu ở trận Trường Bình, tàn sát hơn 400.000 quân Triệu trong một đêm. Thảm bại tại Trường Bình đã làm kinh động toàn bộ nước Triệu. Nhân đà chiến thắng, Bạch Khởi chia quân làm ba đường tiến công nhằm tiêu diệt nước Triệu: một cánh do đích thân Bạch Khởi thống suất đánh Thượng Đảng, uy hiếp thành Hàm Đan từ phía tây; cánh thứ hai do Vương Hột thống lãnh, tiến về phía đông chiếm Hạ Bì Lao và Vũ An, trực tiếp uy hiếp Hàm Đan; cánh còn lại do Tư Mã Ngạnh chỉ huy tiến lên phía bắc, công đánh vào Thái Nguyên. Tô Đại khuyên Phạm Thư lui quân. Trước sự tiến công của quân Tần, hai nước Hàn và Triệu đều lo sợ, nhờ Tô Đại sang Tần thuyết phục tể tướng nước Tần là Phạm Thư xin vua Tần lui binh, Hàn và Triệu sẽ cầu hòa và thần phục Tần. Phạm Thư bèn khuyên Tần Chiêu vương rút quân với điều kiện Hàn phải cắt đất Ung và Triệu phải cắt sáu thành dâng cho Tần. Kết quả, vua Tần đồng ý. Sau Bạch Khởi biết được việc này, oán giận Phạm Thư. Hai bên xảy ra hiềm khích với nhau. Lời khuyên của Ngu Khanh. Trong khi Triệu Hiếu Thành vương đang chuẩn bị dâng sáu thành thì đại thần Ngu Khanh đến thuyết phục vua Triệu rằng nếu dâng sáu thành thì nước Tần không phải nhọc công cũng được đất, thì họ sẽ mạnh thêm, sau này Tần cũng sẽ ỷ thế để đòi thêm đất thì đất Triệu phải hết và khuyên Triệu vương hối lộ năm thành cho nước Tề đã họ giúp mình, gia hảo với Sở, Ngụy để chuẩn bị chống quân Tần. Vua Triệu đồng ý, tích cực chuẩn bị kháng chiến và liên kết với các nước. Lời khuyên của Bạch Khởi. Tần Chiêu vương thấy nước Triệu bội ước không dâng thành, lại chuẩn bị liên hợp đối phó mình, bèn chuẩn bị đánh Triệu. Tuy nhiên lúc đó đại tướng Bạch Khởi đang bị bệnh, Tần Chiêu vương đến hỏi thăm và hỏi về việc đánh Triệu. Bạch Khởi khuyên vua không nên đánh vì Triệu đã phòng bị kĩ, lại giao kết với các nước chống Tần, thế lực của họ mạnh không đánh được, chỉ nên ngoại giao mà thôi nhưng vua Tần không nghe. Tháng 9 năm 259 TCN, Tần Chiêu vương sai Vương Lăng làm chủ tướng thống lĩnh quân đi đánh Triệu. Quân Tần nhanh chóng tiến vào Hàm Đan, kinh đô nước Triệu. Trận chiến Hàm Đan bùng nổ. Diễn biến. Tần-Triệu giao tranh. Kích động lòng quân. Triệu Hiếu Thành vương cử lão tướng Liêm Pha thống lĩnh 10 vạn quân tử thủ tại kinh đô Hàm Đan. Tướng sĩ nước Triệu trên dưới một lòng, ngoan cường chống trả khiến Vương Lăng không sao tiến lên được. Còn trong kinh thành, tướng quốc của Triệu là Bình Nguyên quân Triệu Thắng nghe theo lời môn khách là Lý Đồng, đem gia tài ra làm tiền thưởng phát cho quân sĩ, cho thê thiếp vào quân ngũ, dốc sức san sẻ khó nhọc với quân dân. Kết quả có ba nghìn người xin làm cảm tử, theo Lý Đồng xông ra vào đánh úp quân Tần, buộc Vương Lăng phải tạm lui. Vương Hột thay Vương Lăng. Sang năm 258 TCN, tình hình chiến sự ngày một bất lợi đối với quân Tần, Vương Lăng vẫn bất lực không hạ nổi Hàm Đan. Tần Chiêu vương lại phái thêm 10 vạn quân tiếp viện, nhưng chẳng những không thắng mà thương vong lại càng trầm trọng. Tần Chiêu vương thấy Bạch Khởi đã khỏi bệnh, lại sai Phạm Thư đến khuyên bảo. Tuy nhiên, Khởi vẫn căm giận Thư trước kia ngăn trở sự thành công của mình, bèn tiếp tục cáo bệnh không tiếp. Vua Tần đành phái Vương Hột thay Vương Lăng làm chủ tướng, dẫn thêm 10 vạn viện binh sang Triệu công phá Hàm Đan. Vương Hột bao vây Hàm Đan thêm vài tháng vẫn không hạ được, mà trong quân thương vong đã đến quá nửa. Tần Chiêu vương lại đến bảo Bạch Khởi ráng gượng ra trận nhưng Khởi vẫn nhất quyết không chịu. Thừa tướng Phạm Thư bèn tiến cử người tâm phúc là Trịnh An Bình. Vua Tần liền phái An Bình đem 5 vạn quân và lương thảo đến Hàm Đan tiếp viện cho Vương Hột. Thành Hàm Đan bị vây ngặt hơn 1 năm, lương thực đã gần cạn mà quân Triệu yếu cũng không thể phản công. Triệu Hiếu Thành vương đành phải cầu cứu Sở và Ngụy. Sở, Ngụy cứu Triệu. Mao Toại uy hiếp vua Sở. Triệu Hiếu Thành vương sai Bình Nguyên quân đi sứ nước Sở, cầu cứu vua Sở Khảo Liệt vương đem quân giúp. Bình Nguyên quân dự định nếu vua Sở không chịu giúp thì phải hiếp vua Sở uống máu ăn thề, bèn lựa và mang theo 20 người môn hạ có đủ tài văn võ để cùng đi, nhưng chỉ chọn được 19 người. Sau có người khách là Mao Toại chưa từng chứng tỏ tài năng cũng xin đi. Bình Nguyên quân ban đầu còn do dự nhưng vì Mao Toại khẩn khoản xin ra sức giúp nên ông chấp nhận. Khi đến nước Sở, Bình Nguyên quân đề xuất kết minh hợp tung phá Tần nhưng Sở Khảo Liệt vương vẫn chưa đồng ý. Mao Toại tiến lên vừa dùng dao uy hiếp vừa lấy lời lẽ phân tích lợi hại của việc bỏ hợp tung sẽ không chỉ hại nước Triệu mà còn hại cho nước Sở. Sở Khảo Liệt vương sợ hãi, vội cùng uống máu ăn thề với Toại và điều 10 vạn quân do Xuân Thân quân Hoàng Yết thống lĩnh đi cứu Triệu. Triệu Thắng nhờ vợ. Phu nhân của Bình Nguyên quân vốn là con gái vua Chiêu vương nước Ngụy, chị của Ngụy An Ly vương và Tín Lăng quân. Trước tình thế phải cầu cứu Ngụy, Bình Nguyên quân lại nhờ phu nhân sang Ngụy cầu cứu. Vua Ngụy đồng ý, phái 10 vạn quân do Tấn Bỉ chỉ huy đi cứu Triệu. Tần Chiêu vương nghe tin, bèn sai sứ sang Ngụy đe dọa sẽ đánh Ngụy nếu Ngụy nếu giúp Triệu. Vua Ngụy lo sợ, bèn ra lệnh cho Tấn Bỉ đóng quân ở Thành Âm, lấy danh nghĩa cứu Triệu nhưng thực chất là xem xét động tĩnh của hai bên rồi mới quyết định. Còn quân Sở cũng khiếp sợ sức mạnh của quân Tần nên đóng quân từ xa không dám đánh. Không chịu tôn Tần. Vua Ngụy không muốn tiến quân nhưng cũng muốn giải vây cho Triệu, bèn sai khách tướng (tướng người nước khác sang) là Tân Diên Viễn sang Triệu, bày kế cho Bình Nguyên quân rằng bây giờ chỉ có Tần là hùng cường trong thiên hạ nếu chịu tôn vua Tần làm đế thì Tần sẽ lui binh. Bình Nguyên quân còn do dự chưa quyết định. Có người khách là Lỗ Trọng Liên biết tin tới yết kiến Bình Nguyên quân, đòi gặp Tân Diên Viễn để trách cứ. Cuối cùng Lỗ Trọng Liên thuyết phục Tân Diên Viễn, làm Viễn phải phục và tạ lỗi. Trộm binh phù, giết Tấn Bỉ. Trong khi đó ở nước Ngụy, Tín Lăng Quân và môn khách mấy lần xin vua Ngụy nhưng Ngụy An Ly vương sợ Tần nên không nghe. Tín Lăng quân liền đem hết người trong nhà định sang Triệu liều chết với quân Tần. Môn khách của Vô Kị là Hầu Doanh hiến kế có thể nhờ người thiếp của vua Ngụy là Như Cơ trộm tấm binh phù của vua Ngụy để giành lấy quân của Tấn Bỉ mà cứu nước Triệu, còn nếu Bỉ vẫn xuất thì phải giết đi. Tín Lăng quân nghe theo, kết quả là trộm được binh phù. Đến quân doanh, quả nhiên Tấn Bỉ không chịu phục. Môn khách của Vô Kị là Chu Hợi thấy vậy bèn đánh chết Tấn Bỉ, trao ấn tướng cho Tín Lăng quân. Tín Lăng quân ra lệnh nếu cha con đều ở trong quân thì cha về, anh em đều ở trong quân thì anh về, nếu là con một thì về phụng dưỡng cha mẹ, rồi lựa trong 100.000 người ra 80.000 người lên phía bắc cứu Triệu. Cường Tần thua trận. Năm 257 TCN, dưới sự giúp sức của quân Sở và quân Ngụy, quân Triệu ra sức phản công, đánh bại quân Tần. Quân Tần tổn thương trầm trọng, Vương Hột dẫn binh rút về Phần Thành. Tướng Tần là Trịnh An Bình bị quân Triệu vây ngặt, bèn đem 2 vạn quân hàng Triệu, thành Hàm Đan được giải vây. Ý nghĩa. Vai trò chính trị. Trận Hàm Đan kết thúc sau hai năm chiến tranh với thắng lợi hoàn toàn thuộc về liên quân Ngụy, Triệu, Sở. Trận thua này cũng là một trong những trận thua ê chề nhất của quân đội nước Tần từ sau biến pháp Thương Ưởng. Tuy nhiên nó cũng không thể ngăn cản được sức mạnh của quân Tần, cũng như không thể đem lại sức mạnh hay cơ hội đảo ngược tình thế của các chư hầu còn lại, đặc biệt là Triệu, vốn suy yếu trầm trọng sau trận Trường Bình. Các nước chư hầu ngày một thất thế, đến 30 năm thì lần lượt bị Tần thôn tính. Vai trò của hạng sĩ. Trận chiến Hàm Đan cũng là một trong những trận đánh vào thời Chiến Quốc mà vai trò của hạng sĩ được coi trọng nhất. Từ bọn thực khách (nguyên là thích khách, tội phạm bỏ trốn, sống bám vào chủ là công tử quý tộc) như Lý Đồng, Mao Toại, Chu Hợi, cho đến bọn biện sĩ như Phạm Thư, hay học sĩ (Lỗ Trọng Liên, Tân Diễn Viễn). Hạng sĩ này, nhất là bọn biện sĩ, càng về cuối thời Chiến Quốc và cả sang thời Tần-Hán sau này càng được coi trọng, tạo nên một giai cấp quan lại ở đời Tần, Hán.
1
null
Cynanchum rossicum là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được (Kleopov) Barbar. miêu tả khoa học đầu tiên. Đây là một loại thân thảo lâu năm bản địa miền nam châu Âu và là một loài thực vật xâm lấn mức độ cao cao ngày càng tăng trong tất cả các Đông Hoa Kỳ, ở giữa phía Tây và phía Nam Ontario, Quebec, và British Columbia. Lá lớn hơn ở gần gốc thân cây và giảm kích thước khi ở xa thân cây. Lá có hình elip hoặc hình bầu dục và có rìa lá mịn có mạch lớn bên dưới. Hoa mọc ở gần đỉnh của cây và phát triển trên thân cây đó đến từ các nách lá.
1
null
Chiếm đóng Nhật Bản là thời kỳ Nhật Bản bị Đồng Minh chiếm đóng chính thức sau Chiến tranh Thế giới thứ hai từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến ngày 28 tháng 4 năm 1952. Sự hiện diện này của các lực lượng nước ngoài đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị một thế lực ngoại bang chiếm đóng. Kể từ đó, Nhật Bản đã chuyển đổi sang mô hình chính quyền dân chủ và chế độ cộng hòa-tự do trên nền tảng cơ sở tôn trọng tuyệt đối các giá trị nhân quyền và bình đẳng cơ bản. Hiệp ước San Francisco được ký kết 8 tháng 9 năm 1951 đã chấm dứt việc chiếm đóng của quân Đồng Minh do Mỹ lãnh đạo. Sau khi hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1952, Nhật Bản đã trở lại là một quốc gia độc lập và trở thành đồng minh của Mỹ cho đến ngày nay, trừ quần đảo Ryukyu do một chính quyền dân sự của nước Mỹ quản lý đến năm 1972 cũng như đảo Iwo Jima đến năm 1968 mới trả lại cho nước này. Sự chiếm đóng này có codename là chiến dịch "Danh sách Đen" (Operation "Blacklist").
1
null
Đau đớn ở động vật là một trải nghiệm cảm giác sợ hãi gây ra bởi chấn thương thực thể hoặc tiềm năng dẫn đến sự vận động bảo vệ và các phản xạ không điều kiện, từ đó học cách tránh và có thể thay đổi hành vi cụ thể mang tính loài, bao gồm cả hành vi cộng đồng. Đây là khái niệm do Zimmerman đưa ra. Động vật do không có ngôn ngữ như con người nên không thể nói lên cảm xúc của mình và chúng ta cũng không biết chúng có ý thức và cảm giác đau hay không, đó vẫn là vấn đề mà các nhà khoa học đang còn tranh luận. Đau được Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế định nghĩa "là cảm giác khó chịu và là trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng với tổn thương mô thực thể hay tiềm tàng, hoặc được mô tả giống như có tổn thương." Tuy nhiên, đối với các loài động vật, điều này rất khó, thậm chí chúng ta còn không biết liệu các loài động vật có xuất hiện một trải nghiệm cảm xúc hay không. Chính vì vậy, khái niệm này không được áp dụng ở động vật. Các phương pháp lượng giá đau tiêu chuẩn ở người hiện nay đều dựa vào lời khai của người đó, bởi vì chỉ có họ mới có thể biết chính xác tính chất và cường độ đau, cũng như mức độ của cảm giác đau. Tổng quan. Đau bao gồm hai thành phần là đau thực thể (nociception) và đau cảm giác (suffering). Đau thực thể giúp cơ thể phát hiện các kích thích có hại và đưa ra những hành động phản xạ để tránh xa hoặc loại bỏ nguồn kích thích đó. Khái niệm về đau thực thể không ngụ ý tới 'cảm giác' chủ quan - mà là một hành động phản xạ, ví dụ như cách mà con người nhanh chóng rời ngón tay khỏi cái đĩa nóng, mặc dù không thực sự cảm thấy đau. Khả năng này có thể thấy ở tất cả các loài động vật bậc cao. Đau thực thể có thể được quan sát bằng các kỹ thuật hình ảnh hiện đại thông qua các đáp ứng sinh lý và hành vi. Thành phần thứ hai của đau được gọi là 'sự khó chịu' (unpleasantness) hay đau cảm giác (suffering), là trạng thái tâm lý ám ảnh, tiêu cực, tức là phần thuộc về nội tại, cảm xúc của quá trình đau thực thể. Do đó, đau là một trải nghiệm mang tính cảm xúc và riêng biệt. Để giải quyết vấn đề đánh giá khả năng biểu hiện trạng thái cảm xúc đau của các loài, chúng ta dùng đến phép ‘đối chứng tương tự’ (argument-by-analogy). Phương pháp này dựa trên nguyên tắc nếu một con vật đáp ứng với một kích thích theo một cách tương tự như với chính bản thân chúng ta, thì có khả năng chúng đã có một trải nghiệm tương tự như chúng ta. Có thể lập luận rằng khi chúng ta kẹp một cái kẹp vào ngón tay một con tinh tinh thì nó sẽ nhanh chóng rút tay lại, sử dụng phép đối chứng tương tự và suy ra rằng nó cũng thấy đau giống như chúng ta. Nếu nhất trí điều đó, chúng ta cũng có thể kết luận một con gián cũng có trải nghiệm tương tự khi nó quằn quại sau khi nó cũng bị kẹp như vậy. Tương tự như con người, khi dùng sự lựa chọn thức ăn, chuột và gà với các triệu chứng lâm sàng của đau sẽ ăn nhiều thức ăn có chứa thuốc giảm đau hơn so với các con không đau. Ngoài ra, việc tiêu thụ thuốc giảm đau carprofen ở một con gà què chân đã được khẳng định là có tương quan với mức độ nghiêm trọng của tổn thương cho đến khi dáng đi của nó được cải thiện. Sự hạn chế của phương pháp đối chứng tương tự là các phản ứng sinh lý thì không thể xác định cũng như được thúc đẩy bởi trạng thái tinh thần, và cách tiếp cận này bị chỉ trích là một sự diễn giải theo thuyết nhân cách hóa (anthropomorphism). Ví dụ, một sinh vật đơn bào như amip cũng quằn quại sau khi được tiếp xúc với các kích thích độc hại mà không phải là do đau. Lịch sử. Ý kiến cho rằng động vật không thể có trải nghiệm đau hoặc cảm giác đau như người được nhà triết học Pháp thế kỷ 17, René Descartes đưa ra, và lập luận rằng động vật không có ý thức. Mãi đến những năm 1980, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn liệu động vật có trải nghiệm đau hay không, các bác sĩ thú y được đào tạo ở Mỹ trước năm 1989 đã được học bỏ qua vấn đề đau ở động vật. Khi tiếp xúc với các nhà khoa học và các bác sĩ thú y khác, Bernard Rollin thường xuyên yêu cầu "chứng minh" rằng động vật có ý thức, và đã cung cấp những "căn cứ có thể chấp nhận được về mặt khoa học" để xác nhận động vật có cảm giác đau. Những đánh giá khoa học hiện nay cho thấy khả năng một số loài động vật ít nhất cũng có những suy nghĩ và cảm giác ý thức đơn giản, tuy nhiên một số tác giả vẫn tiếp tục đặt câu hỏi làm thế nào để xác định được trạng thái tâm lý ở động vật. Ở các loài. Mặc dù nhiều loài động vật cũng có cơ chế đáp ứng đau tương tự như của con người, như cũng có những dây thần kinh và những khu vực tương tự ở não bộ liên quan đến xử lý đau, cũng có các biểu hiện hành vi đáp ứng đau, nhưng điều rất khó là làm thế nào để đánh giá động vật thực sự có trải nghiệm đau hay không. Khả năng trải nghiệm đau ở một loài động vật kể cả con người không thể được xác định trực tiếp nhưng nó có thể được ghi nhận thông qua các phản ứng sinh lý và hành vi tương tự. Nhiều loài động vật cũng thể hiện thay đổi hành vi và sinh lý phức tạp cho thấy khả năng về trải nghiệm đau như: chúng ăn ít hơn, hành vi thông thường bị thay đổi, hành vi cộng đồng bị ức chế, chúng có thể có các hành vi bất thường như phát tiếng kêu cứu nạn đặc trưng, ​​thay đổi hô hấp và tim mạch, cũng như biểu hiện viêm và giải phóng hóc môn căng thẳng. Elwood đã đưa ra một số tiêu chí cho biết khả năng một loài có thể có cảm thấy đau đớn bao gồm: Động vật có xương sống. Cá. Cá đã được chứng minh là có tế bào thần kinh cảm giác rất nhạy cảm với các kích thích gây hại và đồng nhất về sinh lý giống với các thụ thể ở người. Các đáp ứng hành vi và sinh lý với một kích thích đau xuất hiện tương tự các động vật lưỡng cư, chim và động vật có vú, và khi được cho uống một loại thuốc giảm đau thì những phản ứng này cũng giảm. Những người ủng hộ bảo vệ động vật đã dấy lên lo ngại về sự đau đớn có thể có ở cá khi bị câu. Dựa trên kết quả của những nghiên cứu gần đây, một số nước như Đức, đã cấm các loại ngư cụ chuyên biệt, và Hội bảo vệ động vật Hoàng gia Anh (RSPCA) giờ đây sẽ chính thức khởi kiện những người nào tàn nhẫn với cá. Động vật không xương sống. Mặc dù đã có lập luận rằng hầu hết các động vật không xương sống không cảm thấy đau, nhưng có một số bằng chứng cho thấy động vật không xương sống, đặc biệt là các loài thập túc giáp xác (như cua và tôm hùm) và thân mềm (như bạch tuộc), có những biểu hiện phản ứng hành vi và sinh lý học cho thấy chúng có thể có trải nghiệm này. Người ta đã tìm thấy các thụ cảm thể ở giun tròn, giun đốt và động vật thân mềm. Hầu hết côn trùng không có thụ cảm thể, ngoại trừ loài ruồi giấm Các peptide opioid và các thụ thể opiate thấy xuất hiện tự nhiên ở giun tròn, động vật thân mềm, côn trùng và động vật giáp xác. Sự hiện diện của opioid trong động vật giáp xác đã được giải thích như là một dấu hiệu cho thấy rằng tôm hùm có thể có trải nghiệm đau, mặc dù nó đã được tuyên bố "hiện tại chưa rút ra được kết luận nào". Một lý do để bác bỏ trải nghiệm đau ở động vật không xương sống là bộ não của chúng quá nhỏ. Tuy nhiên, kích thước bộ não không nhất thiết phải tương đương với sự phức tạp của chức năng. Hơn nữa, tỷ lệ trọng lượng não trên trọng lượng cơ thể ở động vật thân mềm là tương tự như ở động vật có xương sống, nhưng nhỏ hơn ở các loài chim và động vật có vú, và tương tự hay lớn hơn so với hầu hết các bộ não cá. Trong khoa học. Thuốc thú y. Thuốc thú y sử dụng cho đau thực sự hoặc tiềm tàng ở động vật, tương tự như thuốc giảm đau và thuốc mê được sử dụng ở người. Lượng giá đau. Dolorimetry (dolor: Latin: đau, đau buồn) là phương pháp lượng giá đáp ứng đau ở động vật, bao gồm cả con người. Y học thường xuyên sử dụng phương pháp này để chẩn đoán, lượng giá và nghiên cứu khoa học về đau cũng như trong thử nghiệm về hiệu quả của thuốc giảm đau. Kỹ thuật lượng giá đau ở động vật không phải người bao gồm nghiệm pháp kiểm tra áp lực chân, nghiệm pháp búng đuôi và nghiệm pháp chiếc đĩa nóng. Trong phòng thí nghiệm. Động vật được sử dụng trong phòng thí nghiệm với nhiều lý do, trong đó có thể liên quan đến đau đớn, đau khổ hay bị hành hạ. Mức độ đau đớn và đau khổ mà thử nghiệm gây ra cho động vật thí nghiệm là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Marian Stamp Dawkins định nghĩa "đau khổ" ở động vật thí nghiệm như trải nghiệm của chúng trong "một phạm vi rộng các trạng thái khó chịu chủ quan (tâm thần) quá mức." Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ định nghĩa một "thủ thuật gây đau" trong nghiên cứu động vật là thủ thuật trong đó "nếu được áp dụng trên người thì sẽ gây ra đau nhiều hơn so với cơn đau nhẹ hay đau thoảng qua, hoặc gây mất sức trong phạm vi có thể chấp nhận được." Một số nhà phê bình cho rằng, có nghịch lý là trong thời đại nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật, thì chính các nhà nghiên cứu lại có khuynh hướng phủ nhận trải nghiệm đau của động vật đơn giản chỉ vì họ không muốn thừa nhận chính mình là người gây ra điều đó. Nghiên cứu động vật có tiềm năng gây ra đau được quy định bởi Luật bảo vệ động vật 1966 ở Mỹ, và nghiên cứu có khả năng gây "đau, đau khổ, kiệt sức hay tổn thương lâu dài" được quy định bởi Luật (thủ thuật khoa học) động vật 1986 ở Anh. Phân loại mức độ. Tính đến năm 2011, mười một quốc gia đã có hệ thống quốc gia phân loại mức độ nghiêm trọng liên quan đến đau và đau khổ ở động vật được sử dụng trong nghiên cứu là: Australia, Canada, Phần Lan, Đức, Cộng hòa Ireland, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Anh. Hoa Kỳ cũng có một hệ thống phân loại động vật sử dụng khoa học quốc gia bắt buộc, nhưng có sự khác biệt với các nước khác ở chỗ nó nói về các loại thuốc giảm đau đã được yêu cầu và/hoặc được sử dụng. Tại Việt Nam, gần đây Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo về động vật thí nghiệm, theo đó một mặt đánh giá sự cần thiết của việc sử dụng động vật trong nghiên cứu khoa học, các hội thảo này cũng đã đề cập đến quyền lợi của động vật và các biện pháp bảo vệ, chăm sóc động vật phục vụ nghiên cứu khoa học.. Phân loại mức độ đầu tiên được thực hiện năm 1986 ở Phần Lan và Vương quốc Anh. Số lượng các loại mức độ nghiêm trọng dao động trong khoảng 3 (Thụy Điển và Phần Lan) và 9 (Australia). Tại Anh, các dự án nghiên cứu được phân loại là "nhẹ", "vừa phải", và "đáng kể" về sự chịu đựng mà các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nói rằng họ có thể gây ra; một cấp thứ tư là "không phân loại" có nghĩa là con vật đã được gây mê và bị giết chết mà không phục hồi ý thức. Nên nhớ rằng trong hệ thống của Vương quốc Anh, nhiều dự án nghiên cứu (ví dụ như chuyển đổi gen, thức ăn chăn nuôi khó chịu) sẽ đòi hỏi phải có giấy phép theo Luật (thủ thuật khoa học) động vật 1986, nhưng có thể gây đau nhẹ hay không đau hoặc chịu đựng. Trong tháng 12 năm 2001, 39% (1296) giấy phép dự án có hiệu lực đã được phân loại là "nhẹ", 55% (1811) là "vừa phải", 2% (63) là "đáng kể", và 4% (139) là "không phân loại". Trong số giấy phép dự án được ban hành năm 2009, 35% (187) được phân loại là "nhẹ", 61% (330) là "vừa phải", 2% (13) là "nghiêm trọng" và 2% (11) không phân loại. Tại Mỹ, "Hướng dẫn chăm sóc và sử dụng động vật trong phòng thí nghiệm" xác định các tham số cho các quy định về thử nghiệm trên động vật. Theo đó, "khả năng trải nghiệm và đáp ứng với đau là phổ biến rộng rãi trong thế giới động vật... Đau là một căng thẳng và, nếu không làm giảm, có thể dẫn đến mức không thể chấp nhận được của sự căng thẳng và đau khổ ở động vật." "Hướng dẫn" tuyên bố khả năng nhận ra các triệu chứng đau ở các loài khác nhau là điều cần thiết cho người chăm sóc và sử dụng động vật. Theo đó, tất cả các vấn đề đau và khốn khổ của động vật và điều trị tiềm năng với thuốc giảm đau và gây mê, được yêu cầu các vấn đề pháp lý cho phê chuẩn nghị định thư động vật.
1
null
Trận Ascalon diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm 1099, và thường được coi là trận chiến cuối cùng của cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Bối cảnh. Quân viễn chinh đã thương lượng với Triều Fatimid của Ai Cập về chuyến hành trình đến Jerusalem, nhưng không đạt được sự thỏa hiệp nào, Triều đình Fatimid đã sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát Syria nhưng không chịu từ bỏ Palestina, nhưng điều này là không thể chấp nhận đối với quân viễn chinh vì mục tiêu của họ là Nhà thờ Thánh Sepulchre tại Jerusalem. Jerusalem đã bị chiếm từ triều Fatimid ngày 15 tháng 7 năm 1099, sau khi một cuộc bao kéo vây dài, và ngay lập tức quân viễn chinh biết được rằng một đội quân Fatimid đang trên đường tới tấn công họ. Quân viễn chinh đã hành động một cách nhanh chóng. Godfrey của Bouillon được nhận danh hiệu Người bảo vệ Thánh Sepulchre vào ngày 22 tháng 7 và Arnulf của Chocques, trở thành giáo trưởng của Jerusalem vào ngày 01 tháng 8, ông này phát hiện ra một di tích của Thập tự giá liêng thiêng vào ngày 05 tháng 8. Sứ giả của Triều Fatimid đến nơi và yêu cầu quân viễn chinh phải rời khỏi Jerusalem nhưng họ đã bỏ ngoài tai. Ngày 10 tháng 8 Godfrey dẫn đầu lực lượng thập tự quân còn lại ra khỏi Jerusalem và hướng tới Ascalon, Một ngày tháng ba đi, trong khi Peter Hermit dẫn đầu các giáo sĩ Công giáo và Chính thống Byzantine trong một đám rước và cầu nguyện từ Nhà thờ Thánh Sepulchre đến Đền đá. Robert II của Flanders và Arnulf đi kèm với Godfrey, nhưng Raymond IV của Toulouse và Robert của Normandy lại ở lại, có thể là họ lại có một cuộc tranh cãi với Godfrey hoặc vì họ thích nghe về quân đội Ai Cập từ các chư hầu của mình. Khi sự hiện diện của Ai Cập đã được xác nhận, họ cũng đã hành quân ngày tiếp theo. Ở gần Ramla, họ đã gặp được Tancred và Eustace, em trai của Godfrey, những người đã ở lại để chiếm lấy Nablus trong tháng trước. Theo sau người đứng đầu quân đội, Arnulf mang di tích của thập giá, trong khi Raymond của Aguilers mang các di tích của Cây giáo thần vốn đã được phát hiện tại Antiochia trong năm trước. Trận đánh. Quân của Triều Fatima được dẫn đầu bởi tể tướng al-Afdal Shahanshah, người lúc này chỉ huy có lẽ có đến 50.000 quân (các ước tính khác là khoảng từ 20-30.000 đến 200.000 người theo phóng đại của "Gesta Francorum"). Quân đội của ông bao gồm người Thổ Seljuq, người Ả Rập, Ba Tư, Armenia, người Kurd và Ethiopia. Ông có ý định bao vây quân viễn chinh ở Jerusalem, mặc dù ông đã không mang theo các thiết bị máy móc công thành. Tuy nhiên có một hạm đội, cũng lắp ráp tại cảng Ascalon. Số lượng chính xác của quân viễn chinh là không rõ, nhưng số lượng được đưa ra bởi Raymond của Aguilers là 1.200 hiệp sĩ và 9.000 lính bộ binh. Con số ước tính cao nhất là 20.000 người nhưng điều này là chắc chắn không thể ở giai đoạn này của cuộc thập tự chinh. Al-Afdal đóng trại ở vùng đồng bằng al-Majdal trong một thung lũng ở bên ngoài Ascalon, chuẩn bị để tiếp tục hành quân đến Jerusalem và bao vây quân viễn chinh ở đó, dường như ông không biết được rằng quân viễn chinh đang tiến tới để tấn công ông ta. Ngày 11 tháng 8 của quân viễn chinh thấy các đàn bò, cừu, lạc đà và dê tụ tập xung quanh doanh trại của quân đội Fatimid, họ chăn thả gia súc bên ngoài thành phố. Theo những tù binh bị bắt bởi Tancred trong cuộc giao tranh ở gần Ramla, Các con vật này được mang đi với tác dụng là khuyến khích quân viễn chinh giải tán hàng ngũ để cướp bóc, làm cho triều Fatimid có thể tấn công dễ dàng hơn. Tuy nhiên, al-Afdal vẫn chưa biết được quân viễn chinh đã xuất hiện trong khu vực của mình và rõ ràng không mong chờ đợi họ. Và những con vật này đã tiếp tục xuất phát cùng với họ vào sáng hôm sau, làm cho quân đội của họ dường như đông hơn nhiều so với thực tế. Vào sáng ngày 12, trinh sát thập tự quân báo cáo về vị trí của trại Fatima và Thập tự quân đã hành quân về phía nó. Trong thời gian hành quân, quân viễn chinh đã được tổ chức thành chín lộ binh: Godfrey chỉ huy bên cánh trái, Raymond bên cánh phải, và Tancred, Eustace, Robert của Normandie và Gaston IV của Béarn tạo thành cánh trung quân, họ được chia thành hai đơn vị nhỏ hơn và một đơn vị bộ binh lại hành quân trước một đơn vị kỵ binh. Sự sắp xếp này cũng được sử dụng như là đội hình chiến đấu ở bên ngoài Ascalon, với cánh trung quân của quân Thập tự chinh ở giữa Jerusalem và cổng Jaffa, cánh phải ra đến tận bờ biển Địa Trung Hải và cánh trái đối diện với cổng Jaffa.Theo hầu hết các tài liệu (cả từ phía thập tự quân và người Hồi giáo), quân Fatima đã bị tấn công mà không kịp chuẩn bị trước và trận chiến diễn ra chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhưng Albert của Aix lại nói rằng cuộc chiến kéo trong một số thời gian khá dài và quân đội Ai Cập đã được chuẩn bị khá tốt. Lực lượng chính của hai bên giao chiến với nhau bằng cung tên cho đến khi họ tiến vào đủ để chiến đấu tay đôi bằng giáo và các vũ khí cầm tay khác. Người Ethiopia tấn công vào đội hình trung tâm của Thập tự quân và đội quân tiên phong của triều đình Fatima đã có thể dùng mưu lừa quân viễn chinh và bao quanh hậu đội của họ cho đến khi Godfrey đến để giải cứu. Mặc dù có thế mạnh số đông, quân đội của al-Afdal lại dường như không thiện chiến và nguy hiểm bằng các đội quân Seljuq mà quân viễn chinh đã gặp phải trước đó. Cuộc chiến có vẻ như đã kết thúc trước kỵ binh hạng nặng Fatima chuẩn bị để nhập cuộc. Al-Afdal và quân đội của ông ta quá hoảng sợ và bỏ chạy về phía thành phố vốn đã được tăng cường phòng ngự; Raymond đuổi theo và một số trong số họ chạy ra biển, những người khác leo lên cây và bị giết bằng cung tên, trong khi một số khác nữa lại bị dẫm đạp trong cuộc rút lui trở lại các cánh cổng của thành phố Ascalon. Al-Afdal bỏ lại doanh trại phía sau mình cùng với các đồ vật quý báu của ông ta, và cái trại này đã bị chiếm bởi Robert và Tancred. Không rõ Thập tự quân thiệt hại bao nhiêu người nhưng người Ai Cập mất khoảng 10-12.000 người. Hậu quả. Quân viễn chinh nghỉ ngơi qua đêm ở trong chiếc trại bị bỏ lại và chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác, nhưng vào buổi sáng họ đã thấy rằng quân Fatimid đã rút lui về Ai Cập, Al-Afdal bỏ chạy bằng tàu. Họ đã cướp phá nhiều như họ có thể mang, bao gồm cả các lều trại và các đồ dùng cá nhân của al-Afdal và đốt bỏ các phần còn lại. Họ trở về Jerusalem vào ngày 13 và sau nhiều lễ kỷ niệm chiến thắng cả Godfrey và Raymond đều tuyên bố sẽ chiếm Ascalon. Khi đơn vị đồn trú biết được sự tranh chấp giữa hai người, họ đã tuyên bố từ chối đầu hàng. Sau trận đánh, hầu như tất cả quân viễn chinh còn lại đều trở về nhà của họ ở châu Âu, ý nguyện hành hương của họ đã hoàn thành. Có lẽ chỉ còn vài trăm hiệp sĩ ở lại tại Jerusalem vào cuối năm đó, nhưng họ đã dần dần được củng cố bởi quân viễn chinh mới, lấy cảm hứng từ sự thành công của cuộc thập tự chinh ban đầu. Mặc dù trận chiến Ascalon là một chiến thắng của quân thập tự chinh, thành phố này vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Triều đình Fatimid và cuối cùng nó lại được tăng cường các đơn vị đồn trú. Nó trở thành căn cứ hoạt động cho các cuộc xâm lược vào Vương quốc Jerusalem những năm sau đó và nhiều trận giao chiến lại xảy ra ở đó trong những năm tiếp theo, cho đến năm 1153 khi cuối cùng quân viễn chinh đã chiếm được nó trong Cuộc vây hãm Ascalon. Cuộc Thập tự chinh đầu tiên đã thành công trong việc thiết lập các "Thành bang thập tự chinh" như Edessa, Antioch, Jerusalem và Tripoli tại Palestina và Syria. Trở về nhà ở Tây Âu, những người sống sót từ Jerusalem được coi là những anh hùng. Robert của Flanders đã được mệnh danh là "Hierosolymitanus" để vinh danh những cống hiến của ông. Cuộc đời của Godfrey của Bouillon đã trở thành huyền thoại ngay chỉ sau khi ông chết một vài năm. Trong một số trường hợp, tình hình chính trị tại quê nhà đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự vắng mặt của những đại quý tộc khi họ phải tham gia thập tự chinh. Ví dụ trong khi Robert Curthose tham gia vào một cuộc thập tự chinh, ngai vàng của nước Anh đã được truyền cho người anh em của ông, Henry I của Anh và kết quả tất yếu của cuộc xung đột giữa họ đã dẫn đến Trận Tinchebray trong năm 1106. Trong khi đó, việc thành lập các Thành bang thập tự chinh ở phía đông đã giúp giảm bớt áp lực của người Seljuk vào Đế quốc Byzantine, họ đã lấy lại được một số lãnh thổ của mình ở vùng Anatolia với sự giúp đỡ của quân thập tự chinh và họ đã có một khoảng thời gian tương đối hòa bình và thịnh vượng trong thế kỷ 12. Ảnh hưởng của các triều đại Hồi giáo ở phía đông là ngấm dần dần nhưng cực kỳ quan trọng. Sau cái chết của Malik Shah I trong năm 1092 các bất ổn chính trị và làm phân chia Đế quốc Đại Seljuk, đã gây sức ép bắt người Byzantine phải kêu gọi viện trợ từ Đức Giáo hoàng, và họ cũng đã ngăn chặn được sự hung hăng và bành trướng của các tiểu quốc Latin. Sự hợp tác giữa họ là rất ít ỏi trong nhiều thập kỷ, nhưng từ khi từ Ai Cập cho đến Syria tới Baghdad đều đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi trục xuất quân Thập tự chinh, đỉnh điểm là cuộc tái chiếm Jerusalem dưới sự chỉ huy của Saladin vào cuối thế kỷ 12 khi Vương triều Ayyubid đã thống nhất được các khu vực xung quanh Palestina.
1
null
Carum carvi là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Là loài bản địa Tây Á, Châu Âu và Bắc Phi. Cây có hình dáng tương tự các thành viên khác trong họ cà rốt, với những chiếc lá có lông mịn, có phân chia giống như sợi chỉ, mọc cao từ thân. Thân hoa chính cao , với những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng trong những chùm hoa tán. Quả Caraway (được gọi nhầm là hạt) là quả một hạt có hĩnh lưỡi liềm, dài khoảng , với năm lằn màu nhạt.
1
null
Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư (1202–1204) ban đầu được dự định là để chinh phục người Hồi giáo và kiểm soát Jerusalem bằng cách tiến hành một cuộc xâm lược vào Ai Cập. Nhưng thay vào đó, trong tháng 4 năm 1204, quân Thập tự chinh Tây Âu đã xâm lược và chinh phục thành phố Constantinopolis của Kitô hữu (Chính Thống giáo Đông phương), thủ đô của Đế quốc Đông La Mã (Đế quốc Byzantine). Đây được xem là một trong các hành vi cuối cùng trong sự ly khai lớn giữa Chính Thống giáo Đông phương và Giáo hội Công giáo La Mã. Quân viễn chinh đã thành lập Đế quốc La Tinh (1204-1261) và thành bang Latin khác ở các vùng đất của Byzantine mà họ chinh phục. Bối cảnh. Sau thành công hạn chế của cuộc Thập tự chinh lần thứ ba (1189–1192), châu Âu có rất ít quan tâm đến một cuộc thánh chiến nữa chống lại người Hồi giáo. Quân viễn chinh đã để mất Jerusalem trước triều đại Ayyubid, triều đại vốn đang cai trị toàn bộ Syria và Ai Cập, và chỉ còn có một vài thành phố dọc theo bờ biển vẫn còn nằm trong tay của quân thập tự chinh, Vương quốc Jerusalem hiện chỉ tập trung ở Acre. Cuộc Thập tự chinh lần thứ ba cũng đã thành lập một vương quốc La tinh ở Cộng hòa Síp. Cuộc thập tự chinh bắt đầu. Giáo hoàng Innôcentê III đã lên ngôi Giáo hoàng trong năm 1198 và các lời rao giảng về một cuộc thánh chiến mới trở thành mục tiêu của ông. Nhưng phần lớn lời gọi của ông đã bị bỏ ngoài tai bởi các quốc vương châu Âu: nước Đức đang chiến đấu để chống lại quyền lực của Giáo hoàng trong khi nước Anh và nước Pháp vẫn tham chiến với nhau. Tuy nhiên, do lời rao giảng của Giáo hoàng đã đến được Fulk của Neuilly, một đội quân thập tự chinh cuối cùng đã được thành lập tại một giải đấu đang được tổ chức ở Écry bởi Bá tước Thibaut của Champagne trong năm 1199. Thibaut được bầu làm lãnh đạo, nhưng ông đã qua đời vào năm 1200 và được thay thế bởi một vị Bá tước khác, Boniface của Montferrat. Boniface và các nhà thủ lĩnh khác đã gửi phái viên tới Venice, Genova và các thành phố khác để đàm phán một hợp đồng vận chuyển đến Ai Cập, đích đến của cuộc thập tự chinh của họ, một trong những phái viên là Geoffrey Villehardouin, nhà sử gia tương lai. Genova đã không quan tâm tới cuộc thập tự chinh, nhưng trong tháng 3 năm 1201 các cuộc đàm phán đã được bắt đầu với Venezia, và thành phố này đồng ý vận chuyển 33.500 quân viễn chinh, một số lượng đầy tham vọng. Thoả thuận này yêu cầu Venezia có một năm chuẩn bị để chế tạo thêm nhiều tàu và đào tạo thêm thủy thủ để điều khiển những con tàu này, tất cả đã được tiến hành bất chấp sự giảm sút về hoạt động thương mại của thành phố. Các đội quân thập tự chinh được dự kiến sẽ bao gồm 4.500 hiệp sĩ (cũng như 4.500 ngựa), 9.000 hộ sỹ và 20.000 binh lính. Phần lớn quân đội thập tự chinh đã khởi hành từ Venice vào tháng 10 năm 1202 và đa số họ có xuất xứ ở các vùng thuộc nước Pháp. Họ bao gồm người đến từ Blois, Champagne, Amiens, Saint-Pol, Ile-de-France và Bourgogne. Một số khu vực khác của châu Âu đã gửi một lực lượng đáng kể cũng như Flanders và Montferrat. Đáng chú ý là các nhóm khác đến từ đế quốc La Mã Thần thánh, bao gồm cả những người đi theo Giám mục Martin của Pairis và Đức Giám mục Conrad của Halberstadt, cùng trong liên minh với những người lính và thủy thủ của Venezia do Tổng trấn Enrico Dandolo chỉ huy. Quân thập tự chinh đã sẵn sàng để lên tàu vào ngày 24 tháng 6 năm 1202 và thực hiện một chuyến viễn chinh thẳng tới Cairo, thủ đô của vương triều Ayyubid. Thỏa thuận này được phê chuẩn bởi Giáo hoàng Innôcentê, với một lệnh nghiêm cấm các cuộc tấn công vào các quốc gia Thiên chúa giáo. Tấn công Zara. Vì không có thỏa thuận ràng buộc giữa các quân viễn chinh rằng tất cả đều phải đi thuyền từ Venice nên nhiều người đã chọn để đi thuyền từ cảng khác, đặc biệt là từ các cảng Flanders, Marseilles và Genova. Vào năm 1201 phần lớn quân đội thập tự chinh đã được tập hợp tại Venice, mặc dù quân số lúc này ít hơn dự kiến: 12.000 người thay vì 33.500 người. Người Venezia đã thực hiện một phần của thỏa thuận: họ có tàu chiến Galley, tàu vận chuyển lớn, và tàu vận chuyển ngựa – với trọng tải gấp ba lần số lượng người ngựa mà quân Thập tự chinh có thể tập hợp. Người Venice, dưới sự chỉ huy của Viên Thống đốc Dandolo, người vừa mù vừa cao tuổi, đã không để cho quân viễn chinh lên đường mà không trả toàn bộ số tiền đã ký hợp đồng ban đầu bao gồm 85.000 đồng Mark bạc. Quân viễn chinh chỉ có thể trả một số tiền là 51.000 đồng Mark bạc và chừng đó đã đủ làm cho họ chở nên đói nghèo đến cùng cực. Đây là tai họa với Venezia vì thành phố đã phải dừng các hoạt động thương mại của họ lại trong một thời gian rất dài để chuẩn bị cho chuyến chinh phạt này. Ngoài ra khoảng 20-30,000 người đàn ông (trong tổng số dân cư khoảng 60.000 người của Venezia) đã được tuyển mộ để điều hành toàn bộ hạm đội, đã tạo thêm sự căng thẳng cho kinh tế của Venezia. Dandolo và người Venezia đã thành công trong việc lợi dụng quân thập tự chinh vào mục đích riêng của họ như là một hình thức trả nợ. Sau vụ thảm sát của người Latinh, các thương gia Venezia đã bị trục xuất ở thời cầm quyền của triều đại Angelos với sự ủng hộ của người dân Byzantine. Những sự kiện này đã cho người Venezia có một thái độ thù địch đối với Byzantine. Dandolo, người đã tham gia cuộc thập tự chinh trong một buổi lễ công cộng tại nhà thờ San Marco di Venezia, đề xuất rằng quân viễn chinh nên trả nợ họ bằng cách tấn công bến cảng Zara ở Dalmatia. Thành phố đã nằm trong sự thống trị về kinh tế của Venezia trong suốt thế kỷ 12, nhưng đã trỗi dậy trong năm 1181 và liên minh với vua Emeric của Hungary và Croatia. Cuộc tấn công sau đó của người Venezia đã bị đẩy lùi vào năm 1202 thành phố đã trở nên độc lập về kinh tế, dưới sự bảo vệ của nhà vua Hungary. Nhà vua Hungary là người Công giáo và đã tự mình đồng ý tham gia cuộc Thập Tự Chinh (mặc dù chủ yếu vì lý do chính trị và thực tế ông đã không chuẩn bị để khởi hành). Nhiều Thập tự quân đã phản đối kế hoạch tấn công Zara và một số người, bao gồm cả một lực lượng được chỉ huy bởi Simon de Montfort đã hoàn toàn từ chối tham gia và trở về nhà. Trong khi đại diện của Giáo hoàng đi cùng quân Thập tự chinh, Đức Hồng y Peter của Capua, người thừa kế Giáo hoàng, đã tiến hành một số bước cần thiết để ngăn chặn sự hoàn toàn thất bại của cuộc thập tự chinh này, Giáo hoàng Innôcentê III đã được cảnh báo vì nguy cơ này, thay bằng đi đánh quân Hồi giáo lại quay ra ăn cướp của người Thiên chúa giáo. Ông đã viết một lá thư cho các thủ lĩnh quân thập tự chinh và "đe dọa rút phép thông công". Trong cuốn "The Crusades" sử gia Geoffrey Hindley đã đề cập rằng trong năm 1202 Giáo hoàng Innôcentê III cấm quân Thập tự chinh của Thiên Chúa giáo phương Tây có các hành vi tàn bạo những người hàng xóm Kitô giáo của họ, mặc dù ông này vẫn muốn phát huy uy quyền của Giáo hoàng tới Byzantine. Bức thư này đã bị ém nhẹm đi và đa phần binh lính Thập tự chinh đã không được biết đến cho đến sau khi cuộc tấn công được tiến hành. Các công dân của Zara đã cố gắng nhắc nhở một thực tế rằng họ cũng là những đồng bào Công giáo bằng cách treo các lá cờ có đánh dấu thánh giá từ cửa sổ của mình và ở các bức tường của thành phố, tuy nhiên thành phố đã bị thất thủ sau một cuộc bao vây ngắn. Khi Innôcentê III nghe nói về cuộc bao vây ông đã gửi một lá thư cho quân viễn chinh và tuyên bố rút phép thông công họ và ra lệnh bắt họ phải thực hiện lời thề thiêng của mình và đi đến Jerusalem. Do lo sợ rằng sự kiện này sẽ làm tan rã quân đội, các thủ lĩnh quân thập tự chinh đã quyết định không thông báo về điều này cho binh lính. Chuyển hướng đến Constantinopolis. Trong khi đó Boniface của Montferrat đã rời hạm đội trước khi nó khởi hành từ Venice, và đến thăm Philip của Schwaben, người anh em họ của ông. Lý do cho chuyến viếng thăm của ông là một vấn đề vẫn còn đang được tranh cãi, có thể ông đã nhận ra kế hoạch của Venezia và bỏ đi để tránh vạ thông công, hoặc có thể ông muốn gặp Alexios Angelos, hoàng tử Byzantine, anh rể của Philip và con trai gần đây đã lật đổ hoàng đế Byzantine Isaac II Angelos. Alexios đã bỏ chạy tới lãnh địa của Philip vào năm 1201 nhưng người ta không chắc chắn rằng Boniface có gặp ông ta tại triều đình của Philip hay không. Alexios sẽ cung cấp 200.000 đồng Mark bạc, 10.000 người để giúp đỡ quân Thập tự chinh, duy trì 500 hiệp sĩ tại Đất Thánh, hải quân Byzantine sẽ tham gia vận chuyển quân Thập tự chinh tới Ai Cập và vị trí của Giáo hội Chính Thống Phương đông sẽ dưới quyền của Giáo hoàng nếu họ đi thuyền đến Byzantine và lật đổ Alexios III Angelos, nhà vua trị vì, và cũng là anh trai của Isaac II. Đó là một lời đề nghị hấp dẫn đối với đạo quân lúc đó đang thiếu tiền. Quan hệ giữa quân Thập tự chinh và Byzantine đã trở nên căng thẳng kể từ khi bắt đầu phong trào thập tự chinh, nhưng lời đề nghị của Alexios là một trong, ít nhất là trên lý thuyết, lý do để hàn gắn các rạn nứt giữa phương Đông và phương Tây và đó là những nỗ lực đáng kể để trợ giúp người Latinh. do đó Bá tước Boniface đã đồng ý và Alexios IV đã trở lại cùng với Hầu tước và tham gia với hạm đội ở tại Corfu sau khi nó đã khởi hành từ Zara. Các nhà lãnh đạo còn lại của quân Thập tự chinh cuối cùng đã chấp nhận kế hoạch này. Tuy nhiên có nhiều nhà lãnh đạo cao cấp không ưa thích đề xuất này và nhiều người bỏ ngũ. Hạm đội gồm 60 tàu chiến Galley, 100 tàu chở ngựa và 50 tàu vận tải lớn (toàn bộ hạm đội có 10.000 tay chèo và lính thủy người Venezia) đến Constantinopolis vào cuối tháng 6 năm 1203. Ngoài ra, 300 thiết bị công thành được mang theo trong hạm đội. Khi binh lính của cuộc Thập tự chinh lần thứ tư đến được Constantinopolis, thành phố có khoảng 400.000 dân và một đơn vị đồn trú khoảng 15.000 người (trong đó có lính vệ binh 5.000 Varangian) và một hạm đội 20 tàu Galley. Động cơ ban đầu của quân Thập tự chinh là khôi phục lại ngôi Hoàng đế Byzantine cho Isaac II để họ có thể nhận được sự hỗ trợ mà Alexios đã hứa. Conon của Bethune gửi thông điệp này đến phái đoàn người Lombard vốn được gửi đến bởi đương kim hoàng đế Alexios Angelos III, người đã bị lật đổ Isaac, anh trai của ông. Các công dân của Constantinople thì không quan tâm đến nguyên nhân tại sao hoàng đế bị lật đổ và con trai của ông đang phải sống lưu vong; tiếm quyền là việc thường xuyên xảy ra ở Byzantine và lần này thì việc thay đổi ngôi vị thậm chí vẫn chỉ trong nội bộ một gia đình. Các Thập tự quân đã khởi hành đến Constantinopolis trong 10 chiếc Galley và cho họ nhìn thấy Alexios IV, nhưng từ những bức tường của thành phố người Byzantine đã chế giễu và nhạo báng quân viễn chinh, mặc dù có người đã nói rằng Hoàng tử Alexios sẽ được chào đón. Trước tiên là quân viễn chinh đã bao vây và chiếm các thành phố Chalcedon và Chrysopolis sau đó họ đánh bại 500 lính kỵ binh của Byzantine trong một trận chiến chỉ bằng 80 hiệp sĩ người Frank. Lúc này Thập tự quân quay sang tấn công vào thành phố Constantinopolis. Cuộc vây hãm vào tháng 7 năm 1203. Để chiếm thành phố bằng vũ lực, đầu tiên là quân viễn chinh cần phải vượt qua vịnh Bosphorus. Khoảng 200 tàu chở ngựa và tàu Galley đã chở các đội quân thập tự chinh qua eo biển hẹp, đến nơi Hoàng đế Alexios III đã cho tập hợp quân đội Byzantine thành một đội hình chiến dọc theo bờ vịnh ở phía bắc vùng ngoại ô Galata. Các hiệp sĩ Thập tự chinh tấn công thẳng từ tàu chở ngựa và quân đội Byzantine tháo chạy về phía nam. Quân Thập tự chinh đuổi theo về phía nam và tấn công vào tháp Galata, người Byzantine phòng thủ phần cuối ở phía bắc bằng những chuỗi xích lớn để chặn lối vào vịnh Sừng Vàng. Khi họ bao vây tòa tháp, người Byzantine phản công và thu được một số thành công ban đầu. Tuy nhiên, khi quân Thập tự chinh tập hợp lại thì người Byzantine phải rút về phía ngọn tháp, quân Thập tự chinh đã bám theo những binh lính đang rút lui để chiếm chiếc cổng và tòa tháp phải đầu hàng. Lúc này Sừng Vàng đã được mở cửa cho quân Thập tự chinh và các hạm đội Venetian đã tiến vào. Ngày 11 tháng 7, quân Thập tự chinh đã vào vị trí đối diện với Cung điện của Blachernae ở góc tây bắc của thành phố. Họ bắt đầu cuộc bao vây một cách nghiêm túc vào ngày 17, và chia ra thành bốn lộ binh để tấn công vào bức tường trên bộ, trong khi hạm đội Venetian tấn công các bức tường trên biển từ vùng vịnh Sừng Vàng. Người Venezia đã chiếm được một phần của bức tường trên biển với khoảng 25 tòa tháp, trong khi quân vệ binh Varangian đã đẩy được quân Thập tự chinh ra khỏi bức tường trên bộ. Lính vệ binh Varangians di chuyển để chặn đứng mối đe dọa mới và người Venice rút lui dưới các đám lửa cháy. Ngọn lửa đã phá hủy khoảng 120 mẫu Anh diện tích thành phố. Cuối cùng Alexios III đã chuyển sang tấn công và đích thân chỉ huy 17 đội binh từ cổng St Romanus, quân đội của Alexios III có khoảng 8.500 người và đối mặt với bảy đội binh của Thập tự quân (có khoảng 3.500 người), mặc dù chiếm ưu thế đáng kể về quân số so với quân viễn chinh, nhưng lòng can đảm của ông đã thất bại và quân đội Byzantine trở lại thành phố mà không chiến đấu. Việc ông rút lui và những ảnh hưởng của các đám cháy đã làm cho tinh thần của các công dân của Constantinople bị suy xụp và họ quay ra chống lại Alexios III và sau đó ông này đã bỏ chạy. Ngọn lửa đã phá hủy rất nhiều ngôi nhà và làm 20.000 người chở thành vô gia cư. Hoàng tử Alexios được đặt lên ngôi vua như là Alexios IV cùng với Isaac, người cha mù của mình đồng cai trị Đế quốc. Các cuộc tấn công khác vào thành phố Constantinopolis. Alexios IV nhận ra rằng lời hứa của ông là rất khó giữ. Alexios III đã thành công khi chạy trốn với 1.000 kg vàng và một số đồ trang sức vô giá và để lại một kho bạc hoàng gia gần như trống rỗng. Lúc đó vị hoàng đế trẻ tuổi đã ra lệnh tiêu hủy và nấu chảy các biểu tượng có giá trị của La Mã và Byzantine để chiết xuất ra vàng và bạc, nhưng thậm chí sau đó ông này cũng chỉ có thể thu thập được 100.000 đồng Mark bạc. Nhưng trong con mắt của tất cả những người Byzantine thì đây là một dấu hiệu gây sốc của sự tuyệt vọng và lãnh đạo yếu kém và đáng bị trừng phạt bởi Chúa Trời. Sử gia Byzantine Nicetas Choniates coi đó là "bước ngoặt và làm suy sụp nhà nước Đông La Mã." Bắt người dân phải phá hủy các biểu tượng của họ theo lệnh của một đội quân ly giáo người nước ngoài đã làm cho Alexios IV bị các công dân của Constantinopolis thù ghét. Trong nỗi sợ hãi suốt cuộc đời của mình, vị đồng hoàng đế này đã yêu cầu quân Thập tự chinh ở lại thêm sáu tháng theo một hợp đồng mới đến cuối tháng 4 1204. Tuy nhiên, vẫn còn xung đột xảy ra trong thành phố. Trong tháng 8 năm 1203 Thập tự quân đã tấn công một nhà thờ Hồi giáo (ở Constantinopolis vào thời gian này có khá nhiều dân Hồi giáo) vốn được bảo vệ bởi một lực lượng kết hợp của người Hồi giáo và người Byzantine đối lập. Trong khi đó, Alexios IV đã yêu cầu 6.000 quân Thập tự chinh hành quân để chống lại Alexios III, đối thủ của mình tại Hadrianopolis. Lần nỗ lực thứ hai của người Venezia trong việc tạo ra một bức tường lửa để hỗ trợ cho việc tháo chạy của họ, họ gây ra một đám cháy cực to và đám cháy này đã đốt cháy và phá hủy một phần lớn thành phố Constantinople. Sự phản đối Alexios IV đã ngày càng tăng lên và Alexios Doukas (biệt danh "‘Mourtzouphlos’" vì ông này có đôi lông mày dậm) một trong những cận thần của ông, đã ngay lập tức lật đổ ông này và cho người bóp cổ ông ta đến chết. Alexios Doukas tự lên ngôi với tên hiệu là Alexios V; Isaac qua đời ngay sau đó, có thể là do nguyên nhân tự nhiên. Quân viễn chinh và người Venezia đã cực kỳ tức giận với cái chết của những người mà họ bảo trợ và yêu cầu "Mourtzouphlos" tôn trọng hợp đồng mà Alexios IV đã hứa. Khi hoàng đế Byzantine từ chối, Thập tự quân lại tấn công thành phố một lần nữa. Ngày 08 Tháng Tư, quân đội của Alexios V đã kháng cự một cách mạnh mẽ và làm nhiều quân viễn chinh nản lòng. Người Byzantine đã bắn những viên đạn rất lớn vào các máy công thành của quân địch và phá vỡ rất nhiều chiếc trong số chúng. Một trở ngại nghiêm trọng cho quân viễn chinh là điều kiện thời tiết xấu. Gió thổi từ biển và ngăn chặn hầu hết các tàu chiến không cho chúng vào đủ gần đến các bức tường để phát động các cuộc tấn công. Chỉ có năm trong số các tháp canh của bức tường đã được thực sự bị tấn công và không chiếc nào trong số những chiếc này đã bị chiếm, vào giữa buổi chiều người ta đã thấy một điều hiển nhiên rằng các cuộc tấn công đã thất bại. Các giáo sĩ Latin thảo luận tình hình với nhau và họ muốn quân đội Thập tự chinh không bị mất tinh thần. Họ đã phải thuyết phục những người của họ rằng các sự kiện của ngày 09 tháng 4 không phải là sự phán xét của Thiên Chúa vào một đội quân chứa đầy tội lỗi: Họ lập luận rằng các chiến dịch là chính đáng và phù hợp với niềm tin rằng nó sẽ thành công. Câu nói lòe bịp rằng Thiên Chúa thử thách quyết tâm của quân Thập tự chinh qua những thất bại tạm thời là một phương tiện quen thuộc cho các giáo sĩ để giải thích những thất bại trong quá trình của chiến dịch. Thông điệp của các giáo sĩ được viết ra để trấn an và động viên quân Thập tự chinh. Lập luận của họ rằng là các cuộc tấn công vào Constantinopolis xoay quanh hai chủ đề về tinh thần. Đầu tiên, họ nói người Byzantine là những kẻ phản bội và giết người vì họ đã giết chết Alexios IV, chúa tể hợp pháp của họ. Các giáo hội sử dụng ngôn ngữ có tính chất kích động và tuyên bố rằng "người Byzantine còn tồi tệ hơn người Do Thái" và họ cầu khấn cho sự ủy quyền của Thiên Chúa và Đức Giáo hoàng để hành động. Mặc dù Innôcentê III đã một lần nữa yêu cầu rằng họ không được tấn công người Byzantine, lá thư của Giáo hoàng đã bị dấu nhẹm bởi các giáo sĩ và các Thập tự quân lại chuẩn bị cho cuộc tấn công của họ, trong khi người Venezia thì tấn công từ hướng biển; quân đội của Alexios V ở lại trong thành phố để chiến đấu, cùng với các vệ sĩ của Hoàng đế, đội vệ binh Varangian, nhưng bản thân Alexios V thì lại chạy trốn trong màn đêm. Công chiếm Thành phố Constantinopolis. Ngày 12 tháng 4, năm 1204, cuối cùng thì điều kiện thời tiết đã ủng hộ quân Thập tự chinh. Một luồng gió mạnh từ phía bắc đã giúp cho các tàu của Venetian xáp đến gần các bức tường. Sau một cuộc chiến ngắn, khoảng bảy mươi lính Thập tự quân đã cố gắng đột nhập vào thành phố. Một số quân Thập tự chinh cuối cùng đã có thể tiến vào qua các lỗ hổng của các bức tường đủ rộng để một vài hiệp sĩ có thể chui qua tại một thời điểm để tiến vào; người Venezia cũng đã chiếm được một phần các bức tường từ phía biển, mặc dù đã nổ ra những trận chiến rất đẫm máu với các vệ binh Varangian. Quân viễn chinh đã chiếm được Blachernae, một phần ở phía tây bắc của thành phố và sử dụng nó như một căn cứ để tấn công các phần còn lại của thành phố, và đồng thời họ cũng cố gắng tự bảo vệ mình bằng một bức tường lửa, họ đã tạo nhiều đám cháy hơn nữa trong thành phố. Các đám cháy thứ hai này đã làm 15.000 người trở thành vô gia cư. Thập tự quân hoàn toàn chiếm thành phố vào ngày 13. Quân Thập tự chinh đã gây ra một tội ác khủng khiếp và man rợ tại Constantinople trong ba ngày, vào lúc đó rất nhiều công trình cổ đại và trung cổ của La Mã và Hy Lạp đã được bị lấy cắp hoặc bị phá hủy. Thư viện của thành phố Constantinopolis cũng đã bị phá hủy, bất chấp lời thề của họ và mối đe dọa rút phép thông công, quân Thập tự chinh đã phá hủy một cách tàn nhẫn và có hệ thống các nhà thờ tu viện của thành phố, họ phá hủy, làm ô uế hoặc ăn cắp tất cả những thứ họ có thể lấy được. Có người nói rằng tổng số tiền bị cướp từ Constantinople có giá trị khoảng 900.000 đồng mark bạc. Người Venezia nhận được 150.000 đồng mark bạc mà là người ta nợ họ, trong khi quân Thập tự chinh cũng nhận được 50.000 đồng mark bạc. Khoảng 100.000 đồng mark bạc được chia đều ra giữa quân Thập tự chinh và người Venezia. Phần còn lại khoảng 500.000 đồng mark bạc đã được bí mật giữ lại bởi các hiệp sĩ Thập tự chinh. Theo một hiệp ước sau đó Byzantine đã được phân chia giữa Venice và các thủ lĩnh của quân thập tự chinh và thành lập một đế quốc Latinh ở Constantinople. Boniface không được bầu làm hoàng đế mới mặc dù dường như người dân thường coi ông là, người Venice nghĩ rằng ông đã có quá nhiều mối quan hệ với đế quốc Byzantine trước đây vì anh trai của ông-Renier của Montferrat đã kết hôn với Maria Komnene, người vốn là một hoàng hậu trong các năm 1170. Thay vào đó họ đã đưa Baldwin của Flanders trên ngai vàng. Boniface đã ra đi và nhận lấy Vương quốc Thessalonica-một nước chư hầu của Đế quốc Latinh mới. Người Venice cũng thành lập Công quốc của quần đảo ở biển Aegean. Trong khi đó, người tị nạn Byzantine cũng đã thành lập các vương quốc của riêng mình, đáng chú ý nhất trong số này là đế quốc Nicaea của Theodore Laskaris và các vương quốc Trebizond và Trấn Epirus.
1
null
Cần độc, có sách gọi là sâm độc (danh pháp khoa học: Conium maculatum) là một loài thực vật có hoa trong họ Cần tây (Apiaceae), còn gọi là họ Hoa tán (Umbelliferae). Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Độc tính. Đây là một loài cây nguy hiểm, các lá của nó có thể khiến người lớn chết chỉ với 8-10 lá tươi do có chứa coniine và một số alkaloid. Nhà triết gia Sokrates của Hy Lạp cổ đại đã tự tử bằng cách uống chất độc từ cây này (có khả năng khác là ông bị ép phải uống, như tử hình)
1
null
Giáo hội Phương Đông Assyria tên chính thức là Giáo hội Phương Đông Thánh thiện Tông truyền Công giáo Assyria (tiếng Syriac: ܥܕܬܐ ܩܕܝܫܬܐ ܘܫܠܝܚܝܬܐ ܩܬܘܠܝܩܝ ܕܡܕܢܚܐ ܕܐܬܘܪܝܐ ʻIttā Qaddishtā w-Shlikhāitā Qattoliqi d-Madnĕkhā d-Āturāyē) là một nhánh của Kitô giáo Syriac có lịch sử phát triển tập trung ở vùng Assyria/Assuristan, miền bắc Lưỡng Hà. Đây là một trong những giáo hội tuyên bố kế thừa Tòa Thượng phụ Seleucia-Ctesiphon của Giáo hội Phương Đông trong lịch sử. Không giống với hầu hết các giáo hội theo nguồn gốc cổ xưa khác, Giáo hội Phương Đông Assyria hiện đại không hiệp thông với bất kỳ giáo hội nào khác, kể cả Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cổ Đông phương hay Công giáo Rôma. Về mặt thần học, Giáo hội được gắn với giáo thuyết Nestorius, dẫn đến việc giáo hội này cũng được biết đến với tên gọi là "Giáo hội Nestorian", mặc dù những người lãnh đạo giáo hội đã ở bác bỏ tên gọi Nestorian. Giáo hội này chỉ chấp nhận công đồng Nicea và tách khỏi các giáo hội Tây phương trong tiến trình li giáo Nestorius vào thế kỉ thứ 5. Tuy nhiên, giáo lý của giáo hội này không thể được xem là thuyết Nestorius. Nestorius chống lại tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) của Trinh nữ Maria và chỉ gọi là Mẹ Đức Kitô (Christotokos). Những người chống Nestorius cho rằng ông ta chia Đức Kitô làm 2 ngôi vị: Thiên Chúa Ngôi Lời không chịu đau khổ và chết trên thập tự giá, còn Giêsu con người thì bị như vậy, và Thiên Chúa Ngôi Lời thông suốt mọi sự, còn Giêsu con người thì có tri thức giới hạn; tuy nhiên Netorius khẳng định ông tin rằng Đức Kitô thực sự là một ngôi vị (tiếng Hi Lạp: prosopon). Giáo lý của Giáo hội Assyrian cho rằng Đức Kitô có hai bản thể (qnome, essences) không hoà lẫn nhưng vĩnh viễn thống nhất trong một ngôi vị - điều này khác với thuyết Nestorius. Do phát triển bên trong Đế quốc Ba Tư, giáo hội này nhanh chóng đi theo tiến trình khác với các giáo hội Kitô giáo Đông phương khác. Lúc đầu, giáo hội hình thành từ những cộng đồng Kitô hữu người Assyria trong vùng Assuristan của Đế quốc Parthia; và theo thời gian đã phát triển lan rộng từ trung tâm là Lưỡng Hà tới Trung Quốc và Ấn Độ. Một tranh chấp về quyền kế vị đã dẫn đến sự ly khai vào năm 1552, kết quả là có hai người tranh chức Thượng phụ. Một trong hai phía đã trở thành Giáo hội Phương Đông Assyria hiện đại, trong khi phía kia được gọi là Giáo hội Công giáo Chadea (Canđê) đã hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma mà người đứng đầu sau này mang tước hiệu "Thượng phụ của người Chaldea". Người đứng đầu Giáo hội hiện nay là Đức Thượng phụ Mar Dinkha IV, ngai tòa đặt ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Bên dưới Thượng Phụ là một số Tổng Giám mục, Giám mục, các linh mục và phó tế đang phục vụ tại các giáo phận và các giáo xứ ở Trung Đông, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Âu (bao gồm cả vùng Kavkaz và Nga). Trong chuyến viếng thăm Toà Thánh Vatican của Mar Dinkha IV từ 7 đến 9 tháng 11 năm 1984, đã nêu yêu cầu rằng người ta đừng gọi Giáo hội của ông là "Nestoria" nữa, và bày tỏ hy vọng rằng sẽ có một tuyên ngôn chung giữa ông và Giáo hoàng Rôma để diễn tả đức tin chung của hai giáo hội vào Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, sinh bởi Trinh nữ Maria. Giáo hội sử dụng phương ngữ Syriac của ngôn ngữ Aramaic trong cử hành Phụng vụ theo Nghi lễ Đông Syria, có ba Anaphora (Kinh nguyện Thánh Thể hay Kinh Thượng Tiến, Kinh Tiến Hiến) quan trọng nhất được sử dụng, được cho là bắt nguồn từ các thánh Addai và Mari, Theodorus thành Mopsuestia và Nestorius. Hiện nay, giáo hội này có khoảng 400.000 - 500.000 tín hữu.
1
null
Erigenia bulbosa (trong tiếng Anh thường gọi là "harbinger of spring", "cây báo xuân") là một loài thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). "E. bulbosa" là loài duy nhất trong chi Erigenia và tông Erigenieae. Đây là một trong những loài cây dại bản xứ trổ bông sớm nhất trong những cánh rừng đông Hoa Kỳ. "E. bulbosa" nở hoa trong thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 trên khắp vùng phân bố. Mô tả. Đây là một loài cây chóng tàn, có độ cao chỉ 5–15 cm lúc trổ bông, lớn lên đôi chút về sau. Thân cây màu tím, mọc ra từ thân hành, với ngọn là một tán hoa. Hoa có cánh trắng, bao phấn lớn màu đỏ tím-đỏ sậm. Cánh hoa hình giọt nước, dài 3–4 mm, xoè rộng; cánh trên cùng hoa không chạm nhau. Lá cây mọc gần gốc. Phân bố-môi trường sống. "E. bulbosa" sống trong rừng cây gỗ cứng miền đông Bắc Mỹ. Về phân bố, nó có mặt trên một vùng trải từ trung bộ New York-nam Wisconsin ở phía bắc đến trung Alabama ở phía nam. Dãy núi Ozark là rìa tây của phạm vi phân bố. Ở Canada, loài này sống ở cực nam Ontario. Với con người. Thân hành (sống lẫn chín) của loài này ăn được. Người Cherokee thời xưa nhai "E. bulbosa' để chữa đau răng; không rõ họ nhai phần nào trên cây.
1
null
N.F.-Board ("Nouvelle Fédération-Board") hay còn được gọi là non-FIFA (không phải FIFA) là 1 liên đoàn bóng đá thành lập năm 2003. Nó được thành lập cho các đội bóng thuộc các quốc gia độc lập (Monaco), các quốc gia đang tranh cãi (Tây Tạng) hay chỉ là đại diện cho 1 dân tộc (Đội Tamil) không phải là thành viên FIFA (do không đủ điều kiện). Người sáng lập là ông Luc Mission, 1 luật sư, người từng đại diện cho cho cầu thủ người Bỉ Jean-Marc Bosman trong vụ kiện đã dẫn đến sự ra đời của Luật Bosman. N.F.Board hoạt động dự trên nguyên lý: mọi người đều có quyền chơi bóng đá. Họ còn tổ chức VIVA World Cup, 1 giải không thuộc FIFA, lần đầu diễn ra vào tháng 11 năm 2006, tại Occitania. N.F. Board tổ chức VIVA World Cup lần thứ 5 vào tháng 6 năm 2012 tại Kurdistan. Có 9 đội tham gia và đội chủ nhà đã giành chức vô địch sau khi đánh bại Bắc Síp 2–1 trong trận chung kết trước 22.000 khán giả. VIVA World Cup 2012 được coi là lần tổ chức thành công nhất kể từ khi giải đấu được bắt đầu. Giải đấu lần thứ 5 cũng là giải đấu cuối cùng của VIVA World Cup, do NF-Board giải tán vì một số lý do chính trị. Sang năm 2013, thay cho NF-Board, một tổ chức tương tự, quy củ và lớn mạnh hơn ra đời là Liên đoàn các Hiệp hội bóng đá độc lập (ConIFA). Liên đoàn các Hiệp hội bóng đá độc lập ConIFA cũng có thể được coi là hậu thân của NF-Board. ConIFA đã tiếp tục cho tổ chức giải đấu ConIFA World Football Cup (thay cho VIVA World Cup) được tổ chức 2 năm 1 lần bắt đầu từ năm 2014. Thành viên. Đội nữ. The following teams have taken part the Women's VIVA World Cup.
1
null
Chính thống giáo Cổ Đông phương là các Giáo hội Kitô giáo Đông phương chỉ công nhận ba công đồng đại kết đầu tiên: Công đồng Nicaea thứ nhất, Công đồng Constantinopolis thứ nhất và Công đồng Ephesus thứ nhất. Tên gọi và đặc điểm. Chính thống giáo Cổ Đông phương đặc biệt bác bỏ các công thức định tín của Công đồng Chalcedon được tổ chức vào năm 451 tại Chalcedon. Do sự ly khai diễn ra vào buổi sơ khởi của lịch sử Kitô giáo nên phái phản đối Công đồng Chalcedon này được gọi là các giáo hội "Cổ Đông phương" hay "Cựu Đông phương". Công đồng này xác định rõ ràng Đức Giêsu có hai bản tính: bản tính thần linh và bản tính con người. Vì vậy các giáo hội này được phía ủng hộ Công đồng coi là theo Nhất tính thuyết (còn gọi là Đơn tính thuyết, "Monophysitism") do có liên hệ với Nhất tính thuyết của Eutyches. Tuy nhiên, Chính thống giáo Cổ Đông phương cho rằng họ không theo thuyết này nhưng theo giáo thuyết gọi là Hiệp tính thuyết (hay Hiệp nhất tính thuyết, "Miaphysitism"); họ bác bỏ giáo lý của cả Nestorius và Eutyches. Trong tiếng Anh, mặc dù các danh từ "Orient" và "East" đều có nghĩa là "phương Đông" nhưng các giáo hội này được gọi là Oriental Orthodoxy và được phân biệt với "Eastern Orthodoxy" – là các giáo hội Chính thống giáo Đông phương công nhận Công đồng Chalcedon. Hai nhóm Giáo hội này không hiệp thông với nhau. Những cuộc đối thoại theo hương tái phục hồi sự hiệp nhất bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, tuy vậy quá trình này khá chậm chạp. Lịch sử. Chính thống giáo Cổ Đông Phương và phần còn lại của Giáo hội Kitô giáo chia rẽ bắt đầu từ sự khác biệt về quan điểm Kitô học. Công đồng Nicea (325) tuyên bố rằng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, đồng bản thể với Đức Chúa Cha, và Công đồng Êphêsô đầu tiên (431) định tín rằng Đức Giêsu là một ngôi vị duy nhất: là Thiên Chúa trọn vẹn và là con người trọn vẹn (đây gọi là sự hiệp nhất ngôi vị - "hypostatic union"). Hai mươi năm sau công đồng Êphêsô, Công đồng Chalcedon tuyên bố rằng Đức Giêsu là một con người trong hai bản tính hoàn chỉnh: một bản tính con người và một bản tính thần linh. Những người phản đối Chalcedon cho rằng, điều này giống như học thuyết của dị giáo Nestorian đã bị kết án ở Êphêsô, rằng Đức Kitô là hai bản thể riêng biệt, một của Thiên Chúa (Ngôi Lời) và một của con người (Đức Giêsu). Trong thông điệp Sempiternus Rex, Giáo hoàng Piô XII đã tuyên bố về các anh em tín hữu thuộc các Giáo hội này như sau: "Các anh em ấy chỉ đi lạc về phương diện thuật ngữ, khi họ giải thích chi tiết giáo thuyết về sự nhập thể của Chúa. Người ta có thể nhận ra điều này từ các sách phụng vụ và thần học của họ". Cũng trong thông điệp nói trên, Piô XII nhận định rằng sự ly khai về giáo thuyết đã xảy ra "chỉ vì có một sự ngộ nhận về thuật ngữ ngay từ đầu". Sau đó, hai tuyên bố quan trọng khác đã lần lượt được đưa ra song song với những nỗ lực đại kết của Giáo hội Công giáo tại Công đồng Vatican II và những nỗ lực của các nhà thần học. Một tuyên bố được ký bởi Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Copt Shenouda III vào ngày 10 tháng 5 năm 1973; tuyên bố khác được ký bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thượng phụ Syria Ignatius Zakka I Iwas vào ngày 23 tháng 6 năm 1984. Trong cả hai văn bản này, các bên đã đi đến quan điểm thống nhất với nhau. Sau những tuyên bố đó, người ta không còn gọi các giáo hội này là "Nhất tính thuyết" nữa. Ngày nay các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội từ cả hai phía thường công nhận rằng giữa Chính thống giáo Cổ Đông phương và những người chấp nhận Công đồng Chalcedon, sự khác biệt về Kitô học chỉ mang tính câu chữ với các công thức khác nhau và rằng thực tế cả hai bên đều tuyên xưng chung một đức tin vào Đức Kitô. Hiện nay trên thế giới có khoảng 60 triệu tín hữu thuộc các Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương. Cấu trúc. Dù có liên hệ gần gũi trong đức tin và ngày nay hiệp thông đầy đủ với nhau nhưng các giáo hội này độc lập về thẩm quyền, và ngay từ ban đầu đã phát triển nền phụng tự, nghệ thuật và văn học của riêng mình. Các giáo hội này phát triển tại Armenia, Syria, Ai Cập, Ethiopia và Eritrea, cũng như sau này tại Kerala, Ấn Độ. Các giáo hội trong khối hiệp thông Chính thống giáo Cổ Đông phương là:
1
null
Karl Gustav von Sandrart (9 tháng 6 năm 1817 tại Stettin – 27 tháng 1 năm 1898 tại Koblenz) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Karl Gustav là con trai của viên Thượng tướng Kỵ binh Phổ Karl Wilhelm Emanuel von Sandrart (1773 – 1859). Sandrart đã học Trường Trung học Marienstift ở quê nhà Stettin của mình và vào năm 1833, ông đã nhập ngũ trong Trung đoàn Phóng lựu số 2 (Pommern 1) của quân đội Phổ. Vào năm 1848, ông đã tham gia giao chiến trên đường phố kinh thành Berlin, rồi sau đó là trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein giữa người Đức với Đan Mạch. Vào năm 1852, ông được thăng quân hàm Đại úy, và không lâu sau đó ông được bổ nhiệm làm khảo sát viên trong Bộ Tổng tham mưu. Đến năm 1856, ông được phong cấp bậc Thiếu tá. Trong các năm 1859 – 1860, Sandrart đã gia nhập bộ tham mưu của viên tướng Tây Ban Nha O'Donnell trong chiến dịch của ông này tại Maroc, và chứng kiến các trận đánh tại Samsa và Vad Râs. Vào năm 1863, ông được lên quân hàm Đại tá, và vào năm 1864 ông được phong cấp Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu 2 (Pommern số 9), và đã chỉ huy trung đoàn trong các trận đánh lớn tại Gitschin và Königgrätz-Sadowa. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông được thăng cấp bậc Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 23. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào năm 1870, ông là Tư lệnh của Sư đoàn số 9, và đã thống lĩnh sư đoàn của mình tham gia các trận đánh lớn ở Frœschwiller-Wœrth, Sedan và trận đánh cuối cùng của cuộc vây hãm Paris ở núi Valérien. Trên cương vị này, ông đã được tướng tư lệnh của mình là Hugo von Kirchbach và Thái tử Phổ Friedrich Wilhelm. Vì những cống hiến của ông trong cuộc chiến tranh chống Pháp thắng lợi, Friedrich đã đề trình lên vua cha Wilhelm I một bản báo cáo vào ngày 3 tháng 2 năm 1871, trong đó Thái tử yêu cầu cha mình phong tặng Huân chương Quân công danh giá cho von Sandrart. Thông qua "Mệnh lệnh cao nhất của chính quyền" ("Allerhöchste Kabinettsorder") gửi đến Bộ Chỉ huy Tối cao của Tập đoàn quân số 3 vào ngày 15 tháng 2 năm 1871, Quốc vương Phổ trao tặng cho Sandrart huân chương cao quý nhất của Vương quốc Phổ. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 30, tại Elsaß-Lothringen, lãnh thổ mà Đế quốc Đức mới chiếm được từ tay Pháp, và sau đó ông được lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn số 10 vào năm 1873. Sau khi chịu một cơn đột quỵ vào năm 1879, Karl Gustav von Sandrart đã giải ngũ vào năm 1880 với quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từ trần vào ngày 27 tháng 1 năm 1898 tại Koblenz. Gia đình. Vào năm 1861, Sandrart đã kết hôn với Wilhelmine, con gái của Thượng tướng Bộ binh Moritz von Hirschfeld. Cuộc hôn nhân đã mang lạiA cho ông ba người con gái.
1
null
Luật chống ly khai (, Hán Việt: "Phản phân ly quốc gia pháp") là một đạo luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó đã được thông qua trong phiên họp thứ ba Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 10 của Trung Quốc. Đạo luật này được phê chuẩn vào ngày 14 tháng 3 năm 2005 và lập tức được thi hành. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã ban hành đạo luật thông qua Nghị định Chủ tịch số 34. Dù rằng đạo luật này tương đối ngắn (với 10 điều khoản), nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi bởi đã chính thức hóa chính sách lâu dài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với việc sử dụng "các phương tiện phi hòa bình" chống lại "phong trào đòi độc lập cho Đài Loan" trong sự kiện tuyên bố "độc lập cho Đài Loan". Bối cảnh. Đài Loan được chính thức sáp nhập vào nhà Thanh năm 1683. Trong hiệp ước Shimonoseki năm 1895, Trung Quốc đã nhượng lại vĩnh viễn Đài Loan cho Nhật Bản. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đã bỏ lại Đài Loan cho chính quyền Quốc Dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc năm 1945. Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập, Đài Loan và đảo phụ cận tiếp tục do Trung Hoa Dân Quốc quản lý. Theo quan điểm chính thức của mình, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. CHNDTH tự coi mình là chính thể hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và do đó cũng có chủ quyền đối với Đài Loan. Theo lập luận của CHNDTH, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã không còn đại diện cho chủ quyền của Trung Quốc khi nó đánh mất quyền kiểm soát Trung Quốc Đại lục vào giữa những năm 1949-1950. Tuy vậy, trên thực tế, Đài Loan vẫn thuộc quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Quan điểm chính thức của THDQ là nó đã không chấm dứt sự tồn tại vào nằm 1949 và vẫn tiếp tục đóng vai trò một thực thể chính trị có chủ quyền ở Đài Loan cho đến bây giờ, khiến cho mối quan hệ của THDQ và CHNDTH giống như hai quốc gia bị chia cắt (như Triều Tiên và Hàn Quốc). Lập trường của CHNDTH được công nhận bởi hầu hết các nước khác bằng việc thông qua "Chính sách Một Trung Quốc" tuy vậy, họ muốn tiếp cận một cách mơ hồ với vấn đề này bằng cách giao thiệp với cả hai phía THDQ và CHNDTH. Sau khi luật chống ly khai của CHNDTH được công bố, Đài Loan đã có các phản đối mạnh mẽ. Có thể một phần do những kinh nghiệm của các vùng tự trị khác trong đại lục khiến họ không có niềm tin vào khoản 5 đạo luật này. Nội dung. Đạo luật này được chia thành 10 khoản. Khoản 1 tuyên bố rằng mục đích của đạo luật nhằm ngăn chặn phong trào đòi độc lập cho Đài Loan bằng cách ly khai khỏi đất nước và ủng hộ việc thống nhất Trung Quốc. Ổn định khu vực eo biển Đài Loan, bảo vệ lợi ích của dân tộc Trung Hoa cũng là những mục tiêu của đạo luật này. Khoản 2 đến 4 trình bày quan điểm của CHNDTH đối với vị thế chính trị của Đài Loan hiện nay. Theo đó, Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều thuộc một Trung Quốc và chỉ có một Trung Quốc và chủ quyền của Trung Quốc là không thể chia cắt; "vấn đề Đài Loan" là một tồn dư của nội chiến Trung Quốc và là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Khoản 5 xác nhận rằng Chính sách Một Trung Quốc là căn bản cho việc giải quyết vấn đề này và đất nước cần tìm ra mọi khả năng để thống nhất trong hòa bình. Cũng trong khoản này có nói rằng, sau khi thống nhất "trong hòa bình", Đài Loan sẽ được hưởng quyền tự trị mức độ cao và vận hành dưới một chế độ khác với Trung Quốc đại lục. Mặc dù khái niệm này cũng tương tự như ý tưởng một quốc gia, hai chế độ nhưng nó không được gọi như thế, vì người Đài Loan luôn phản đối chính sách này. Khoản 6 nhằm vào mối quan hệ Liên eo biển. Khoản này nói rằng, nhằm gìn giữ hoà bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và để thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển, nhà nước sẽ (1) khuyến khích sự tiếp xúc của người dân hai bên để thúc đẩy những mối quan hệ gàn gũi hơn và tăng cường hiểu biết, (2) thúc đẩy việc giao lưu kinh tế xuyên eo biển, (3) thúc đẩy giao lưu khoa học và văn hóa, (4) hợp tác cùng nhau chống tội phạm và (5) khuyến khích các nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
1
null
Carex aquatilis là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được Wahlenb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1803. Loài này phân bố ở khu vực xung quanh cận Bắc Cực, hiện diện ở các vùng bắc của bán cầu Bắc. Loài cây này mọc ở nhiều loại môi trường sống miền núi và Bắc Cực, bao gồm rừng cây lá kim ôn đới, đồng cỏ miền núi, vùng lãnh nguyên và vùng đất ngập nước. Có một số biến thể của loài này, và có bề ngoài hơi khác nhau. tạo ra những thân cây hình tam giác đạt chiều cao từ 20 cm đến 1,5 mét, và thường không hình thành các lùm cây như một số các loài cây lách khác. Chúng tạo ra những mạng lưới thân rễ dày đặc thành những tấm thảm rễ đủ dày để tạo thành các tấm thảm cỏ và các tế bào nhu mô khoảng cách cho phép chúng sống sót trong các khu vực đất thiếu oxy như những nơi bùn lầy đặc. Các cụm hoa có một số gai với một lá giống như vết nứt ở đáy dài hơn chính cụm hoa. Quả có vỏ bóng loáng và mặc dù cây thỉnh thoảng được tái tạo bằng hạt giống, hầu hết thời gian nó tái tạo thực vật, lan rộng qua thân rễ của nó. Trên thực tế, trong bất kỳ năm nào, hầu hết các chồi đều không có hoa. Đây là loài cây sống lâu năm này sống được đến 10 năm hoặc lâu hơn, có thể hình thành than bùn vì hệ thống thân rễ của chúng phân hủy và đôi khi được sử dụng để tái canh các khu vực mà than bùn đã được thu hoạch.
1
null
Carex berggrenii là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được Petrie publ. 1886 mô tả khoa học đầu tiên năm 1885. Loài này được tìm thấy ở dãy trung bộ của đảo Bắc. Ở Đảo Nam, loài này thường được tìm thấy rất đông từ Hồ Tennyson phía nam. Nó là một loài đất ngập nước dưới đất phát triển bên lề của các hồ và suối.
1
null
Tiểu hồi hương còn gọi là tiểu hồi, hồi hương , (Hay hạt Thì là/Thìa là) (tên khoa học: Foeniculum vulgare) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được Mill. mô tả khoa học đầu tiên năm 1768. Đây là loài bản địa ở bờ biển Địa Trung Hải nhưng đã được du nhập rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là trên các vùng đất khô gần bờ biển và trên các bờ sông. Nó là một loại thảo mộc có hương vị cao được sử dụng trong nấu ăn và cùng với cây tiểu hồi hưong có vị tương tự, là một trong những thành phần chính của rượu absinthe. Thì là Florence hoặc finocchio là một loại thực vật có phần gốc phồng lên giống như củ được dùng làm rau.
1
null
Heracleum mantegazzianum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được Sommier & Levier mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Thường mọc ở dọc bờ sông, ao hồ, trong rừng, dọc đường và trong vườn (do chim hoặc gió mang hạt tới). Chiều cao cây trưởng thành từ 2-5,5 m. Chúng có nguồn gốc tự nhiên từ khu vực Trung Á, nhưng nay đã phát tán ra nhiều nơi khắp châu Âu, Bắc Mỹ, châu Úc và rải rác nhiều nơi trên thế giới. Đây là loài cỏ dại có hại, nguy hiểm. Thân thẳng, rỗng ở trong, lá hơi giống lá cây đu đủ. Nhưng phía ngoài thân và cành lá có rất nhiều gai nhỏ như sợi tóc, nhọn, dài từ 2–7 cm. Vỏ cây màu xanh nhưng đặc biệt có nhiều đốm màu hơi đỏ tía, loang lổ. Hoa nhỏ màu trắng, kết thành chùm, bán kính chùm hoa có thể tới 30 cm. Loài này có độc tính cao, đặc biệt khi kết hợp với ánh sáng mặt trời và có thể gây ra ở người và thú sự phát ban đau đớn và phồng rộp như "hiện tượng đốt", và chậm lành. Lưu ý an toàn: Nếu người hoặc súc vật chạm vào thì sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau rát, sau đó phồng rộp lên, chảy nước, ngang với bị bỏng độ 1-2. Bị nặng có thể gây sốt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, thở gấp (đặc biệt nếu bị ở mắt có thể gây mù)... Trong trường hợp này nên đưa ngay bệnh nhân tới bác sĩ hoặc bệnh viện để được chữa trị sớm. Nếu phát hiện cây này cần cảnh báo và cẩn thận khi diệt trừ (tránh tiếp xúc trực tiếp, mọi thành phần của cây từ rễ, thân, lá, hoa quả... đều chứa độc tính).
1
null
Bảy công đồng đại kết đầu tiên được các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương cũng như Công giáo Rôma cùng công nhận. Những công đồng này đã minh định những giáo huấn căn bản của Đức tin Kitô giáo, thông qua các phán quyết về sách thánh và kinh tin kính và niên lịch phụng vụ, nhưng chính yếu vẫn nhằm làm sáng tỏ những gì Kitô Hữu tin tưởng về Đức Giêsu. Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: "oikoumenikos", chữ "ecumenical" nghĩa đen có nghĩa là "toàn thế giới" nhưng thường để chỉ trong phạm vi Đế quốc La Mã, như trong lời tuyên bố của Augustus tự xem mình là người cai trị oikoumene/toàn thế giới. Việc sử dụng thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong tác phẩm "Cuộc sống Constantine 3.6" của Eusebius được viết vào khoảng năm 338. Trong đó ông viết: "σύνοδον οἰκουμενικὴν συνεκρότει" (ông triệu tập một Công đồng Đại kết). Ngoài ra còn được dùng trong "Ad Afros Epistola Synodica" của Athanasius năm 369, và "Thư gửi cho Đức Thánh Cha Damasus I và các Giám mục Latinh" từ Công đồng Đầu tiên tại Constantinople vào năm 382. Mặc dù không được coi là công đồng "chung", công đồng Giêrusalem đã được đề cập đến trong sách Công vụ Tông đồ bao gồm các vị lãnh đạo Giáo hội thời tiên khởi để quyết định về một thắc mắc căn bản là vấn đề các người tòng giáo có phải tuân giữ luật Môsê hay không. Nhiều công đồng trong số các công đồng tiếp theo đã diễn ra từ khi có sự rạn nứt giữa các Kitô hữu Đông phương và Tây phương nhằm tìm ra phương cách hàn gắn sự chia cách trong nội bộ Kitô giáo, và các công đồng đó cũng còn đi xa hơn nữa trong việc làm sáng tỏ những giáo huấn về đức tin và phong hóa cùng ra lệnh cải tổ phụng vụ và cơ cấu Giáo hội. Sau đây là Danh sách Bảy công đồng chung đầu tiên:
1
null
Heracleum sphondylium là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Từ những năm gần đây, báo chí Hoa Kỳ và Canada thường đề cập đến những tin tức liên quan đến hiểm hoạ của một loại cỏ dại có tên là Giant hogweed hay Berce du Caucase.  Tin mới nhất cho biết người ta đã tìm thấy cỏ dại nói trên tại một vài cánh rừng ven thủ đô Ottawa và ngay cả trong Parc d’Angrignon,(Montreal) vào những tuần lễ đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua. Thật ra cỏ dại Giant hogweed đã xâm nhập vào Bắc Mỹ từ mấy chục năm nay rồi. Lịch sử phân bố và đặc điểm. Giant hogweed là một loài thực vật đa niên có tên khoa học là Heracleum mantegazzianum và có nguồn gốc từ các vùng núi Caucasus, thuộc miền Tây Nam Á Châu (Southwestern Asia).  Được du nhập vào Hoa Kỳ như một loài kiểng (ornamental plant) từ năm 1917. Sau đó vì nhận thấy sức tăng trưởng của loại thực vật nầy quá mạnh có hại cho sinh thái cũng như nó có chứa độc tính, nên chánh phủ Hoa kỳ đã quyết định liệt kê giant hogweed vào nhóm thực vật độc hại đến sức khỏe. Giant hogweed phải cần từ 3-5 năm để trưởng thành và chỉ ra hoa duy nhất một lần trong đời mà thôi. Tại Canada cỏ dại giant hogweed trổ hoa vào khoảng từ tháng 6 tới tháng 8. Loại cây nầy có thể cao đến 5-6 mét. Thân rỗng nhưng rắn chắc và có đường kính từ 5 cm đến 10 cm, phần trên cao có nhiều đóm đỏ tía và nhiều lông trắng. Phía dưới gốc có màu tím hơn và đặc hơn. Lá rất to màu xanh đậm, rộng từ 1m đến1.5m, và có khuyết hình răng cưa. Mặt dưới của phiếm lá chứa nhiều lông, mặt trên trơn láng. Hoa màu trắng nhưng cũng có thể hơi hồng hồng, kết chùm như cây dù rất đẹp mắt và có chứa cả chục ngàn hạt li ti, bay theo gió hoặc bám theo xe cộ để đến nhiễm những vùng đất mới. Vì có sức tăng trưởng quá mạnh, nên cỏ dại giant hogweed có khuynh hướng xâm chiếm, lấn đất khiến các loài thực vật khác không thể mọc lên nổi. Người ta thường thấy giant hogweed mọc ven sông, ven suối, trên những vùng đất hoang, ven rừng, hai bên lộ... Sau khi ra hoa một lần thì cỏ dại chết đi. Hệ thống rễ của giant hogweed rất rộng nhưng không được sâu nên không đủ sức giữ đất như các loài thực vật bản xứ. Hiện tượng xói mòn đất dọc theo các bờ sông, bờ suối thưòng hay xảy ra khi cỏ dại giant hogweed chết. Độc tính. Thân, lá và hoa giant hogweed có chứa một loại nhựa gồm có chất furocoumarins (psoralens) rất độc.Chính chất nầy làm cho da rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Khoa học gọi đây là hiện tượng cảm quang  photosensibilization.  Để mủ chạm vào da, một hai ngày sau, da sẽ bị phản ứng trở nên đỏ, nóng rát, phồng lên thành những bóng nước blister, rất lâu hết, kéo dài cả tháng, thậm chí cả năm trời và có thể để lại những vết xẹo xậm màu.  Nếu mủ văng mô mắt thì rất nguy hiểm, làm xót mắt, nặng thì bị mù loà luôn. Không nên sử dụng các phần của cỏ dại giant hogweed đem phơi khô để làm trà dược thảo, rất nguy hiểm.
1
null
Cần núi, danh pháp khoa học Levisticum officinale hoặc Ligusticum levisticum, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được W.D.J. Koch mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Đặc điểm mô tả. Là cây lâu năm, cây cao 2 m (6 ft), lá kép bóng có răng cưa, hoa màu vàng pha xanh, hạt nhỏ hình trứng. Phân bố. Được tìm thấy ở miền Nam châu Âu và Tây-Nam châu Á. Canh tác. Cây phát triển mạnh ở các sườn núi có ánh mặt trời. Lá cây được thu hoạch vào mùa xuân hay đầu hè. Rễ được thu hoạch vào mùa thu. Thành phần hóa học. Cây cần núi có chứa tinh dầu dễ bay hơi long não (gồm chất limonene, phellandrene, alpha - pinene và sesquiterpene), peucedanin, oxypeucedanin và estriol), quercetin. Dược tính. Rễ cây dùng làm ấm, có hương thơm, chất bổ và vị đắng. Nó có tác dụng rất mạnh bên trong dạ dày và bụng, ổn định chứng khó tiêu, giảm đầy hơi và tê liệt. Nó có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh có liên quan đến ngực, chữa cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản và kinh nguyệt. Nếu đắp cây cần núi lên da có thể gây phản ứng nhạy cảm với ánh nắng.
1
null
Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Vinh, tiền thân là Khối Trung học Phổ Thông Chuyên Toán-Tin của trường Đại học Sư phạm Vinh. Hay còn gọi là 'trường Bộ' để nhằm phân biệt với các trường trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, là một trường chuyên công lập chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Vinh, Việt Nam, trực thuộc Trường Đại học Vinh. Tháng 10 năm 1966, theo quyết định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lớp chuyên Toán đặc biệt đầu tiên gồm 36 học sinh (tiền thân của Trường THPT Chuyên - Đại học Vinh ngày nay) được khai giảng trên mảnh đất sơ tán Yên Dạ của xã miền núi Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Sau nhiều lần mở rộng quy mô, Trường hiện là cơ sở đào tạo đa lĩnh vực dành cho các học sinh có năng khiếu về: Toán, Tin Học, Vật Lý, Hóa Học, Ngữ Văn và tiếng Anh. Cơ sở vật chất. Phòng học. Trường sử dụng hai nhà học là nhà học G - 5 tầng dành cho học sinh hệ chuyên và nhà học Đa Năng - 4 tầng dành cho học sinh hệ không chuyên Chất Lượng Cao với quy mô trên 40 phòng học. Phòng thí nghiệm. Nhà Trường có ba phòng Thí nghiệm: Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. Mỗi phòng thí nghiệm được xây dựng quy mô với những trang thiết bị hiện đại, phục vụ và đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Ngoài ra, ký túc xá, sân vận động, thư viện của nhà trường không phải xây dựng riêng mà được sử dụng khu ký túc xá, sân vận động, thư viện có quy mô rất lớn của Trường Đại học Vinh. Tuyển sinh vào lớp 10 các năm học. Trước năm 2019, đề thi tuyển sinh của trường THPT Chuyên Đại Học Vinh là một đề riêng biệt. Tuy nhiên, do một số tính chất khách quan nên từ kì thi tuyển sinh năm học 2019 - 2020, trường sử dụng chung đề thi các môn chuyên với trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Đề của Sở GD&ĐT Nghệ An) Hệ Chuyên sẽ tuyển sinh đầu vào bằng cả hình thức sơ tuyển và xét tuyển điểm thi chuyên, còn hệ Chất lượng cao (từ năm 2018 - 2021) sẽ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ và xét tuyển từ những bạn trượt từ các lớp chuyên. Từ năm 2022 trở đi, hệ Chất lượng cao tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, chứng chỉ IELTS; xét tuyển từ những bạn trượt từ các lớp chuyên và xét tuyển bằng hình thức thi tuyển với 2 bài thi Toán và Tiếng Anh Thành tích. Kì thi học sinh giỏi quốc gia. Là một trường chuyên cấp quốc gia, các đội tuyển của Chuyên Đại Học Vinh được tham dự trực tiếp kì thi học sinh giỏi quốc gia mà không phải tham gia các kỳ thi cấp tỉnh và thành phố. Tính đến nay đã có gần 400 học sinh giỏi Quốc gia, nhiều học sinh đạt giải Báo Toán học và Tuổi trẻ, Vật lý và Tuổi trẻ. Chất lượng của trường luôn được đảm bảo lẫn đầu vào và đầu ra, khẳng định vị thế và vai trò của trường chuyên trong thời kì mới. Tuyển sinh vào đại học. Tỉ lệ thi đậu vào Đại học hàng năm của trường đều đạt 100% và luôn có những học sinh đạt điểm Thủ khoa hay thuộc nhóm những học sinh có điểm thi cao nhất cả nước. Từ năm 2011 đến năm 2014, Nhà trường đã dần cải thiện vị trí của mình trên BXH kết quả thi của 2700 trường THPT trên cả nước (trong đó có 77 trường THPT Chuyên). Năm 2014, Trường THPT Chuyên Đại học Vinh có thứ hạng là 20 trong danh sách những trường THPT tốt nhất cả nước. Sự việc liên quan. Năm 2023. Ngày 17 tháng 4 năm 2023, nhà trường xác nhận nữ sinh N.T.Y.N, trường THPT chuyên Đại học Vinh (Nghệ An), tự tử tại nhà riêng tối 15/4. Sau đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin nữ sinh tự tử do bị đánh, bị ngược đãi và bị áp đảo tâm lý, kèm theo đó là clip học sinh đánh nhau. Mặc dù nhà nhà trường đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên, nhưng nhiều người đã vào fanpage trên Facebook của nhà trường và thả ‘phẫn nộ’ khiến fanpage đã phải tạm khóa một thời gian. Hiệu trưởng cùng các giáo viên cũng liên tục nhận được các cuộc gọi đe dọa, khủng bố tinh thần. Một số người sau đó đã bị triệu tập lên công an vì phát tán thông tin vụ việc mà không được kiểm chứng. Nguyên nhân của vụ việc vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân cho biết nữ sinh bị bạn bè cô lập, thậm chí bị các bạn dọa đánh. Ngay trước thời điểm xảy ra vụ việc, học sinh đã nộp đơn xin chuyển lớp nhưng chưa được thông qua do vướng mắc trong chương trình học mới.
1
null
Petroselinum crispum có tên là ngò tây hay mùi tây (parsley) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được (Mill.) Nyman ex A.W. Hill miêu tả khoa học đầu tiên năm 1925. Ngò tây là loài bản địa khu vực trung tâm và đông Địa Trung Hải (Sardinia, Lebanon, Israel, Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, miền nam Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Malta, Morocco, Algeria và Tunisia), nhưng đã được du nhập vào những nơi khác ở châu Âu, và được trồng rộng rãi như một loại thảo mộc và một loại rau. Loài thực vật này phát triển hai năm một lần, trong năm đầu tiên, nó tạo thành một hình hoa thị gồm những chiếc lá ba vòng, dài 10–25 cm, với nhiều lá chét 1–3 cm và một rễ cái được sử dụng làm một cửa hàng thực phẩm trong mùa đông. Vào năm thứ hai, nó phát triển một thân cây ra hoa với những chiếc lá thưa hơn và hình bầu dục với những bông hoa màu vàng đến vàng lục. Mùi tây được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực châu Âu, Trung Đông và Mỹ.
1
null
Chedi Muscat là một khách sạn và nhà hàng sang trọng đạt tiêu chuẩn 5 sao ở Al Azaiba, phía tây bắc thủ đô Muscat, Oman. Khách sạn này nằm trên một bãi biển có 156 phòng được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của Oman với xeb lẫn ảnh hưởng từ Nhật Bản, Ả Rập và châu Âu. Công trình nằm trên diện tích 8360 mét vuông, với một ngọn tháp chọc trời cùng nhiều tòa nhà được xây dựng trong khu vườn rộng lớn. Nó được xây dựng vào năm 2003 và chính thức hoàn thành vào năm 2010 với những thiết kế nội thất vừa giản dị nhưng hiện đại cùng sự hòa hợp với môi trường xung quanh.
1
null
Hans (Karl Wilhelm) Passow, sau năm 1871 là von Passow (22 tháng 4 năm 1827 tại Wredenhagen – 18 tháng 1 năm 1896 tại Schwerin) là một sĩ quan quân đội Phổ – Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Passow xuất thân trong một gia đình trung lưu ở xứ Mecklenburg, đã từng sản sinh hàng thế hệ học sĩ và viên chức. Ông là con trai của viên trưởng kiểm lâm Đại Công quốc Friedrich Ludwig Passow (23 tháng 1 năm 1793 tại Ludwigslust – 30 tháng 6 năm 1872 tại Karlsbad) và người vợ của ông này là Luise, tên khai sinh von Bülow (1797 – 23 tháng 3 năm 1869 tại Schwerin). Ông đã theo đuổi một sự nghiệp sĩ quan, và sau khi giữ một số chức vụ, ông là một thiếu tá và tư lệnh cấp tiểu đoàn trong Trung đoàn Bộ binh số 2 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Nhân dịp các lực lượng của Đức ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Berlin vào ngày 16 tháng 6 năm 1871, Đức hoàng ("Kaiser") Wilhelm I, trên cương vị là Quốc vương Phổ, đã liệt ông vào hàng khanh tướng Vương quốc Phổ "vì đã thể hiện lòng dũng cảm trước kẻ địch trong cuộc chiến tranh chống Pháp ("wegen der im Kriege gegen Frankreich vor dem Feinde bewiesenen Tapferkeit"). Ông đã làm đến cấp bậc Trung tướng và Tư lệnh của Sư đoàn số 22, và vào năm 1889 ông nghỉ hưu với quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1869, tại Niekrenz, ông đã thành hôn với Erika Magdalene Theodore Steuer (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1848 tại Niekrenz-Neusanitz). Cặp đôi này có chín người con.
1
null
Carex pseudocyperus là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Loài này mọc trong đầm lầy, đầm lầy và lề của ao, sông và kênh. Thân cây có thể dài tới 90 cm với một cành đực và 3 gai cái hình nón 5-5, và lá màu xanh lá cây màu vàng sáng đến 1,2 mét.
1
null
Ferrari World là một công viên vui chơi giải trí trên đảo Yas ở Abu Dhabi. Công viên trung tâm này có diện tích mái che lên tới 200.000 m2 (2.152.782 sq ft) làm cho nó trở thành công viên giải trí trong nhà lớn nhất trên thế giới. Ferrari World chính thức khai trương vào ngày 4 tháng 11 năm 2010. các công viên giải trí là nơi có Formula Rossa, là tàu lượn siêu tốc nhanh nhất thế giới. Lịch sử. Vào cuối năm 2005, có tin nói rằng Ferrari và Aldar Properties đã ký một thỏa thuận xây dựng công viên theo chủ đề đầu tiên của Ferrari và trên thế giới tại Abu Dhabi. Vào thời điểm đó, nó đã được dự kiến ​​là mở cửa cho công chúng vào năm 2008. Tuy nhiên, sự chậm trễ khiến nó tới tận năm 2010 mới chính thức đi vào hoạt động. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 11 năm 2008 và được hoàn thành chưa tới hai năm. Vào giữa năm 2010, có thông báo rằng Ferrari World sẽ mở cửa vào ngày 28 tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên, nó đã bị trì hoãn thêm một tuần do sự ra đi của Sheikh Saqr bin Mohammad Al Qassimi Ras al-Khaimah Ferrari World chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày 4 tháng 11 năm 2010. Vào tháng 12 năm 2011, sau một năm hoạt động, Ferrari World rút ngắn thời gian hoạt động của mình. Điều này dẫn đến 100 nhân viên bị thôi việc, còn lại thì chỉ nhận được mức lương thấp hơn. Mô tả. Mái nhà của công trình mang biểu tượng của hãng Ferrari, được thiết kế bởi kiến trúc sư Benoy. Nó được mô hình hóa của một chiếc Ferrari GT. Ramboll là nhà cung ứng các kỹ thuật kết cấu, quy hoạch tổng thể và thiết kế đô thị, địa kỹ thuật cũng như kỹ thuật mặt tiền của công trình. Mái nhà có diện tích bề mặt tổng cộng lên tới 200.000 m2 (2.152.782 sq ft) với chu vi 2.200 m (7,218 ft). Công viên chủ đề có diện tích sử dụng 86.000 m2 (925.696 sq ft), nằm ​​dưới 50 m (164 ft) so với mái. Những yếu tố này làm cho Ferrari World trở thành công viên giải trí trong nhà lớn nhất thế giới. Một logo Ferrari tô điểm mái của tòa nhà với chiều dài 65 m (213 ft) và rộng 48,5 m (159,1 ft) khiến nó là logo của hãng Ferrari lớn nhất từng được tạo ra 12.370 tấn sắt thép đã được sử dụng để hỗ trợ mái nhà này. Trung tâm của mái nhà là một chiếc phễu bằng kính có đường kính 100 m (328 ft)} [11] Cấu trúc đã được công bố là đã hoàn chỉnh vào ngày 29 tháng 10 năm 2009 và mở cửa một năm sau đó . Các điểm vui chơi. xxxxnhỏ|180px|phải|Bell'Italia]] Jack Associates Rouse là một công ty thiết kế kinh nghiệm ở Cincinnati, chịu trách nhiệm cho việc thiết kế của hầu hết các điểm vui chơi giải trí trong công viên. Ngày 20 tháng 7 năm 2010, Ferrari World công bố tên của tất cả những điểm vui chơi trước ngày khai mạc. Ngoài ra, du khách có thể mua hàng hóa từ một số cửa hàng bán lẻ ở khắp công viên bao gồm Ferrari Store là cửa hàng lớn Ferrari nhất thế giới và một cửa hàng Ferrari có các đồ lưu niệm cá nhân. Các cửa hàng thực phẩm và đồ uống nhằm mục đích cung cấp kinh nghiệm ăn uống ở Ý.
1
null
Mua đa hùng, tên khoa học Melastoma malabathricum, còn gọi là đỗ quyên Ấn hay đỗ quyên Singapore hoặc ;campuchia បាយក្រញាញ, "bai kranhanh");, "Khlong khelng khi nok"), là một loài thực vật có hoa trong họ Mua. Loài này được Carolus Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Chúng được tìm thấy ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
1
null
Melastoma sanguineum là một loài thực vật có hoa trong họ Mua. Loài này được Sims mô tả khoa học đầu tiên năm 1821. Mô tả. "Melastoma sanguineum" là những cây bụi mọc thẳng hoặc những cây nhỏ cao tới 2 đến 4 m. Lá có hình trứng dài 10 đến 20 cm. Quả ở dạng quả mọng dài 15 mm với 6 ô và nhiều hạt nhỏ. Số nhiễm sắc thể 2n = 56. Phân bố. Là loài bản địa từ bán đảo Mã Lai, Java, Sumatra, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thỉnh thoảng được trồng ở Hawaii. Các quần thể du nhập đã thoát khỏi canh tác và đang lan rộng trên đảo Hawaii trong khu vực Keaukaha và trên đường cao tốc từ vườn viên quốc gia núi lửa Hawaii đến Hilo.
1
null
Cày ri ta Trung Bộ (danh pháp: Primulina annamensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này được François Pellegrin mô tả khoa học đầu tiên năm 1930 trong "Fl. Indo-Chine [P.H. Lecomte et al.]" 4: 530. 1930 dưới danh pháp "Chirita annamensis". Năm 2011, Mich.Möller & A.Weber chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Primulina cordata là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này được W.T.Wang mô tả khoa học đầu tiên năm 1981 dưới danh pháp "Chirita cordifolia". Tháng 7 năm 2011, Mich.Möller & A.Weber chuyển nó sang chi "Primulina" với danh pháp như đề cập trong bài, do danh pháp "Primulina cordifolia" đã được Yin Z.Wang sử dụng từ tháng 1 năm 2011. Lưu ý rằng loài "Primulina cordifolia" trước năm 2011 có danh pháp là "Chiritopsis cordifolia" , không phải "Chirita cordifolia" , mặc dù chúng đều được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1
null
Deinostigma cycnostyla là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi. Loài này được B.L.Burtt mô tả khoa học đầu tiên năm 1960 dưới danh pháp "Chirita cycnostyla". Năm 2011, Weber "et al." chuyển nó sang chi "Primulina" với danh pháp "Primulina cycnostyla". Năm 2016, Möller "et al." chuyển nó sang chi "Deinostigma". Loài này được tìm thấy trong khu vực Bà Nà Hills ở Đà Nẵng, ở độ cao 1.000-1.500 m.
1
null
Deinostigma cyrtocarpa là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này được D. Fang & L. Zeng mô tả khoa học đầu tiên năm 1993 dưới danh pháp "Chirita cyrtocarpa". Năm 2011, Weber "et al." chuyển nó sang chi "Primulina" với danh pháp "Primulina cyrtocarpa". Năm 2016, Möller "et al." chuyển nó sang chi "Deinostigma". Loài này được tìm thấy trong khu vực Hạ Châu ở đông bắc tỉnh Quảng Tây.
1
null
Primulina demissa là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này được Henry Fletcher Hance mô tả khoa học đầu tiên năm 1883 dưới danh pháp "Didymocarpus demissus". Năm 1891, Carl Ernst Otto Kuntze chuyển nó sang chi "Roettlera" với danh pháp "Roettlera demissa" (trong "Revis. Gen. Pl." 2: 476). Năm 1997, Wen Tsai Wang chuyển nó sang chi "Chirita" với danh pháp "Chirita demissa" (trong "Novon" 7(4): 424 in năm 1998).
1
null
Primulina depressa là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này được Joseph Dalton Hooker mô tả khoa học đầu tiên năm 1892 dưới danh pháp "Chirita depressa". Năm 1946, Chun chuyển nó sang chi "Didymocarpus" với danh pháp "Didymocarpus depressus" ("Sunyatsenia" 6: 298, in adnot. 1946).
1
null
Henckelia dielsii là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc), được Adrien René Franchet mô tả khoa học đầu tiên như một loài mới vào năm 1899 trong "Bulletin du Muséum national d'histoire naturelle" t. 5, tr. 251 dưới danh pháp "Roettlera uniflora". Năm 1914, Alexandru Borza mô tả loài mới "Didymocarpus dielsii" spec. nov. trong "Repertorium specierum novarum regni vegetabilis" (vol. 13, tr. 390) và có đề cập tới danh pháp "Didymocarpus uniflorus" như sau: Năm 1960, Brian Laurence Burtt chuyển nó sang chi "Chirita" dưới danh pháp "Chirita dielsii", do danh pháp "Chirita uniflora" (nay là "Codonoboea hirta") đã được Henry Nicholas Ridley đặt năm 1912 cho loài có ở khu vực Malaysia bán đảo. Năm 2011, D.J.Middleton & Mich.Möller chuyển nó sang chi "Henckelia".
1
null
Henckelia dimidiata là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống ở vùng núi có cao độ 500-1.500 m trong khu vực Sikkim, Assam, Bhutan và được Nathaniel Wallich liệt kê năm 1829 trong bản thảo chép tay của ông dưới danh pháp "Calosacme dimidiata", nhưng chỉ như là một tên gọi trần trụi ("nom. nud."). Năm 1883, Robert Brown xác nhận tính hợp lệ của danh pháp "Chirita dimidiata" trong "Monogr. Phan. [A.DC. & C.DC.]", vol. 5, tr. 115 với mô tả chi tiết. Năm 2011, D.J.Middleton & Mich.Möller chuyển nó sang chi "Henckelia".
1
null
Liebigia dissimilis là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống ở Tây Sumatra, Indonesia và được Olive Mary Hilliard mô tả khoa học đầu tiên năm 2003 trong "Edinburgh J. Bot." 60(3): 372 in năm 2004 dưới danh pháp "Chirita dissimilis". Năm 2011, Mich.Möller & A.Weber chuyển nó sang chi "Liebigia".
1
null
Primulina drakei là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống ở miền bắc Việt Nam, được Emmanuel Drake del Castillo mô tả khoa học đầu tiên năm 1890, nhưng danh pháp này là không hợp lệ ("nom. illeg."), do "Chirita bracteosa" đã được Friedrich Anton Wilhelm Miquel đặt năm 1858 để thay thế danh pháp "Liebigia bracteosa" (nay là "Liebigia horsfieldii") có ở Tây Java và Bali (Indonesia). Năm 1960, Brian Laurence Burtt đặt lại danh pháp thành "Chirita drakei". Năm 2011, Mich.Möller & A.Weber chuyển nó sang chi "Primulina" với danh pháp như đề cập trong bài.
1
null
Primulina eburnea là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên); được Henry Fletcher Hance mô tả khoa học đầu tiên năm 1883 dưới danh pháp "Chirita eburnea". Năm 2011, Wang Yin Zheng chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Codonoboea elata là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống tại Malaysia bán đảo, trong khu vực rừng núi thấp nhiều bóng râm, thường trên các sườn đất phía trên suối, ở cao độ 700–1000 m, được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1896 dưới danh pháp "Chirita elata".. Năm 2011, A. R. Rafidah chuyển nó sang chi "Codonoboea".
1
null
Primulina fangii là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này tìm thấy ở Tứ Xuyên, Trung Quốc và được W. T. Wang mô tả khoa học đầu tiên năm 1982 dưới danh pháp "Chirita fangii". Năm 2011, Mich.Möller & A.Weber chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Primulina fimbrisepala là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây (Trung Quốc) và được Heinrich Raphael Eduard Handel-Mazzetti mô tả khoa học đầu tiên năm 1925 dưới danh pháp "Chirita fimbrisepala". Năm 2011, Yin Z.Wang chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Primulina fordii là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống trong các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc) và được William Botting Hemsley mô tả khoa học đầu tiên năm 1890 dưới danh pháp "Didymocarpus fordii". Năm 1972, David Wood chuyển nó sang chi "Chirita" với danh pháp "Chirita fordii". Năm 2011, Yin Z.Wang chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Henckelia forrestii là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống tại khu vực tây bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và được John Anthony mô tả khoa học đầu tiên năm 1934 dưới danh pháp "Chirita forrestii". Năm 2011, D.J.Middleton & Mich.Möller chuyển nó sang chi "Henckelia". "Chirita forrestii" được Wood (1974) coi là thuộc "Chirita" sect. "Chirita", nhưng Wang "et al." (1998) và Li & Wang (2004) lại cho rằng nó thuộc về "Chirita" sect. "Gibbosaccus" (hiện nay được chuyển thành một phần chi "Primulina"). Weber "et al." (2011) tạm thời xếp nó vào "Henckelia", nhưng rõ ràng là cần có thêm nghiên cứu để xếp nó về đúng vị trí.
1
null
Henckelia fruticola là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và được H. W. Li mô tả khoa học đầu tiên năm 1983 dưới danh pháp "Chirita fruticola". Năm 2011, D.J. Middleton & Mich.Möller chuyển nó sang chi "Henckelia".
1
null
Damrongia fulva là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống trong khu vực Nakhon Si Thammarat, Surat Thani ở miền nam Thái Lan, được Euphemia Cowan Barnett mô tả khoa học đầu tiên năm 1961 dưới danh pháp "Chirita fulva". Năm 2011, D.J.Middleton & A.Weber chuyển nó sang chi "Damrongia".
1
null
Primulina gemella là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này sinh sống tại khu vực tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam), được David Wood mô tả khoa học đầu tiên năm 1972 dưới danh pháp "Chirita gemella". Năm 2011, Yin Z.Wang chuyển nó sang chi "Primulina".
1
null
Microchirita rupestris là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở miền nam Thái Lan, Malaysia bán đảo (Perak, Perlis, Kedah) và được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1905 dưới danh pháp "Chirita rupestris". Năm 2011, A.Weber & D.J.Middleton chuyển nó sang chi "Microchirita".
1
null