text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Nở ngày hay còn gọi là Bách nhật, Bạch nhật, Cúc bách nhật, Hoa bi (danh pháp khoa học: Gomphrena globosa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Chúng là một loài thân thảo nhiều năm, cao đến 40–60 cm. Thân phù ở mắt. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục hoặc tròn dài có đuôi lá thon. Cuống lá dài từ 0,5–1 cm. Hoa tự đầu tròn hoặc bầu dục. Tràng hoa màu trắng, đỏ hoặc hồng, tím hoa cà. | 1 | null |
Diêm sinh thảo (danh pháp hai phần: Halogeton glomeratus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được (M.Bieb.) Ledeb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1829, được tìm thấy ở các vùng núi có độ cao từ 500-4000 mét thuộc khu vực Trung Á, Nga và Trung Quốc. Loài này được di thực đến Hoa Kỳ từ cuối những năm 1930 và được xem như loài gây nguy hại đến hệ sinh thái đồng cỏ Bắc Mỹ do tốc độ sinh trưởng và phát tán hạt giống nhanh chóng.
Diêm sinh thảo thuộc giống cây chịu mặn, có thể sinh trưởng và phát triển bình thường dưới nồng độ NaCl lên đến 500 mM thông qua cơ chế tích trữ muối trong không bào, đồng thời giữ nước lại trong lá và cấu trúc lồi mặt ngoài của tế bào khí khổng. Ngoài ra, loài này cũng được tìm thấy ở các hồ cạn với đất có pH kiềm. | 1 | null |
Diêm giác (danh pháp khoa học: Halosarcia indica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được (Willd.) Paul G.Wilson mô tả khoa học đầu tiên năm 1980.
Cây cỏ mọc đứng hoặc hơi bò thành từng đám. Thân cành mọc thành từng đốt, lá dạng vảy mọc đối. Phân bổ thường thấy ở các vùng đất ven biển hoặc có ngập nước mặn. | 1 | null |
Phì diệp biển hay cỏ bồng đất mặn (danh pháp khoa học: Suaeda maritima) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Chenopodium maritimum". Năm 1827 Barthélemy Charles Joseph du Mortier chuyển nó sang chi "Suaeda". | 1 | null |
James "Jimmy" Ashcroft (12 tháng 9 năm 1878 – 9 tháng, 1943) là thủ môn bóng đá người Anh.
Sinh ra ở Liverpool, Ashcroft bắt đầu sự nghiệp ở một vài CLB địa phương, một thời gian ngắn ở Everton chơi như một cầu thủ nghiệp dư trước khi chuyển đến miền nam gia nhập Gravesend United thuộc Giải vô địch miền Nam (Southern League) vào năm 1899. Anh nhanh chóng được đội bóng lân cận, Woolwich Arsenal thuộc Football League, phát hiện và sau đó anh đã ký một bản hợp đồng chuyên nghiệp và chơi cho the Gunners vào tháng 6 năm 1900.
Ashcroft nhanh chóng có trận ra mắt đối đầu với Burton Swifts vào ngày 15 tháng 9 năm 1900; mặc dù Arsenal thua 1-0 nhưng Ashcroft vẫn giữ được vị trí của mình một cách vững chắc cho đến hết mùa giải đó, và kể cả mùa giải tiếp theo. Mùa giải 1901-02, Ashcroft giữ sạch lưới 17 trong tổng số 34 trận ở Giải vô địch cho Woolwich Arsensal, bao gồm chuỗi 6 trận không bị thủng lưới liên tiếp (đây là kỷ lục của CLB, thành tích này chỉ được lặp lại một lần sau đó bởi Alex Manninger vào năm 1998); Arsenal kết thúc tại vị trí thứ tư ở Second Division mùa giải đó, và thứ ba ở mùa giải tiếp sau.
Ashcroft giữ sạch lưới 20 trận ở mùa giải 1903-04 để giúp Arsenal thăng hạng lên chơi ở First Division, và mùa giải 1904-05 anh thiết lập nên kỷ lục chuỗi ra sân 154 trận liên tiếp cho câu lạc bộ (thành tích này chỉ có Tom Parker vượt qua trong thời gian sau đó). Arsenal hai lần vào đến bán kết FA Cup (ở mùa giải 1905-06 và 1906-07) với Ashcroft trấn giữ tại khung thành, anh cũng ba lần được chơi cho đội tuyển Anh, chơi cả ba trận cho đội tuyển Anh tại giải British Home Championship năm 1906 (tuyển Anh thắng hai, thua một, chia sẻ chức vô địch 1905-06 với Scotland). Như vậy, Ashcroft là cầu thủ Arsenal đầu tiên chơi cho đội tuyển Anh.
Ashcroft đã chơi 303 trận trong tám mùa bóng ở Arsenal. Anh được bán cho Blackburn Rovers vào mùa hè năm 1908 để làm giảm bớt các vấn đề tài chính của CLB trong thời gian đó. Tại Rovers, anh đã chơi 120 trận và vào đến bán kết FA Cup 1910-11 và đăng quang ngôi vô địch First Division 1911-12. Năm 1913 anh rời khỏi Blackburn khi hết hợp đồng; không thể tìm thấy một câu lạc bộ nào để chơi bóng anh phải đăng quảng cáo trên tờ "The Athletic News":
Cuối cùng Ashcroft gia nhập Tranmere Rovers, nơi anh đã chơi được một mùa giải nữa trước khi Thế chiến thứ I nổ ra buộc tất cả các giải đấu phải tạm hoãn; anh giã từ sự nghiệp tại thời điểm đó. Anh mất vào năm 1943 lúc 64 tuổi | 1 | null |
Kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới vào ngày 22 tháng 11 năm 1985 đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã phê chuẩn đưa 56 di sản của Trung Quốc vào danh mục Di sản thế giới. Trong số 56 di sản thế giới tại Trung Quốc, có 14 di sản tự nhiên, 38 di sản văn hóa, và 4 di sản hỗn hợp. Số di sản thế giới của Trung Quốc hiện nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Ý với 57 di sản. Thủ đô Bắc Kinh có tới 6 Di sản thế giới, là thành thị có số lượng di sản nhiều nhất thế giới.
Danh sách di sản dưới đây được sắp xếp theo thời điểm được liệt vào danh mục di sản thế giới. Trong danh sách, N thể hiện di sản tự nhiên, C thể hiện di sản văn hóa, còn NC thể hiện di sản hỗn hợp. Trong số các tỉnh, khu tự trị, trực hạt thị và khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các địa phương Hắc Long Giang, Hải Nam, Thượng Hải và Hồng Kông không có di sản thế giới nào, (địa khu Đài Loan cũng không có di sản thế giới nào).
Bản đồ.
Dưới đây là bản đồ phân bố di sản thế giới tại Trung Quốc
Danh sách dự kiến.
Tính đến hết ngày 30 tháng 1 năm 2019, Trung Quốc hiện có 59 di sản dự kiến: | 1 | null |
Son Won Il là Phó Đô đốc Hải quân, Tư lệnh Chiến dịch (CNO) đầu tiên, một trong những người sáng lập Hải quân Hàn Quốc. Sau khi giải ngũ, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thứ 5 và sau đó là Đại sứ Hàn Quốc đầu tiên tại Tây Đức.
Nhằm vinh danh Son, ROKS Son Won Il cũng như lớp tàu ngầm Son Won Il của Hải quân Hàn Quốc hiện nay được đặt theo tên ông. | 1 | null |
Quân đoàn 2 Hàn Quốc được thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 1950, ngay trước trận Vành đai Pusan, bao gồm Sư đoàn Bộ binh 1 và Sư đoàn Bộ binh 6.
Tháng 9 năm 1950, trụ sở chính của quân đoàn được đặt ở Hamch'ang.
Hiên nay, trụ sở chính của quân đoàn được đặt tại thành phố Chuncheon.
Cấu trúc hiện tại.
Sư đoàn Bộ binh 7 Hàn Quốc
Sư đoàn Bộ binh 15 Hàn Quốc
Sư đoàn Bộ binh 27 Hàn Quốc
Lữ đoàn Công binh 2
Lữ đoàn Pháo binh 2 | 1 | null |
Vừ A Dính (RPA: "Vwj A Ziv," Chữ Hmông Việt: "Vưx A Jir," 1934-1949), người H'mông, liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Pháp, và là một nhân vật trong nhiều tài liệu, sách giáo khoa của Việt Nam.
Tiểu sử.
Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, là con một gia đình người dân tộc H'mông tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).
Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của Việt Minh tại huyện Tuần Giáo.
Hoạt động cách mạng và hi sinh.
Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây.
Trong tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung.
Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi. Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác.
Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.
Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”. Dính nói với tên đội Tây.
Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo. Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch. | 1 | null |
Tupolev Tu-123 Yastreb (Đại bàng, ) là một trong những loại máy bay trinh sát không người lái đầu tiên của Liên Xô, được bắt đầu phát triển vào năm 1960. Đôi khi còn gọi là "DBR-1", được đưa vào phục vụ năm 1964.
Tham khảo.
This article contains material that originally came from the web article "Unmanned Aerial Vehicles" by Greg Goebel, which exists in the Public Domain. | 1 | null |
Tupolev Tu-141 Strizh (Swift, ) là một loại máy bay không người lái trinh sát của Liên Xô, trang bị cho Hồng quân và các nước đồng minh của Liên Xô trong thập niên 1970 và 1980.
Tham khảo.
This article contains material that originally came from the web article "Unmanned Aerial Vehicles" by Greg Goebel, which exists in the Public Domain. | 1 | null |
Loạn chư Lã (chữ Hán: 诸吕之乱), Loạn chư Lữ, đôi khi còn gọi là Tru Lã an Lưu (誅呂安劉), là một chuỗi sự kiện tranh chấp quyền lực trong triều đình nhà Hán của lịch sử Trung Quốc.
Tuy mầm mống bắt đầu từ khi Lã hậu bắt đầu xưng chế năm 187 TCN, thế nhưng sự bùng phát chính thức xảy ra khi Lã hậu qua đời vào năm 180 TCN. Theo đó, ngày 16 tháng 8 cùng năm, Tề Ai vương Lưu Tương dấy binh nổi dậy và kết thúc khi Hán Văn Đế Lưu hằng lên ngôi cũng trong năm ấy.
Tham vọng dòng tộc.
Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời (195 TCN), người kế vị là Hán Huệ Đế Lưu Doanh hèn yếu, quyền lực trong triều rơi vào tay Lã Thái hậu. Đến năm 187 TCN, Huệ Đế mất, không có con nối dõi. Lã Thái hậu lấy con của người khác, giết mẹ chúng rồi bảo là con Huệ Đế, sau đó lập liên tiếp hai Thiếu Đế lên ngôi, còn Lã Thái hậu lấy cớ vua còn nhỏ, lâm triều xưng chế, tự nắm hết quyền lực.
Trước kia khi Hán Cao Tổ sắp mất, ông đã có giao ước với các đại thần: "Ai không phải họ Lưu mà lên làm Vương, thì Thiên hạ cùng đánh nó". Tuy nhiên khi nắm quyền trong tay, Lã Thái hậu cũng muốn phong cho thân thích họ Lã làm Vương. Nguyên vào thời Cao Tổ, các thân tộc họ Lã cũng đã được phong hầu, cụ thể như sau:
Đến khi nắm quyền, Lã hậu lại phong thêm cho các thân tộc họ Lã:
Những năm tiếp theo, Lã hậu dần diệt các thân tộc họ Lưu để phong vương cho họ Lã: giết ba vị Triệu vương họ Lưu, muốn hại Tề vương Lưu Phì. Năm 187 TCN, Lã Thái hậu đổi Lã Thái làm "Lã vương" (吕王), trở thành người đầu tiên của họ Lã được phong vương.
Năm 181 TCN, Triệu vương Lưu Khôi và Yên vương Lưu Kiến mất, Lã hậu bỏ con cháu của họ, lập Lã Lộc làm "Triệu vương" (趙王) và Lã Thông làm "Yên vương" (燕王); còn Lã Gia (呂嘉), con của Lã Thái, có tội bị giáng. Con thứ của Lã Trạch là Lã Sản được phong làm "Lã vương", sau đổi làm "Lương vương" (梁王).
Ngoài ra, Lã hậu tìm cách lấy lòng dòng dõi của Tề vương ở phía đông, phong cho hai người con của Điệu vương nước Tề là Lưu Chương và Lưu Hưng Cư lên tước hầu. Tóm lại, vào cuối thời Lã Thái hậu, trong lãnh thổ nhà Hán có 13 chư hầu vương, trong đó 9 người họ Lưu, ba người họ Lã, hai người họ khác (Trường Sa vương Ngô Thần, Lỗ vương Trương Yển) cụ thể như sau:
Tuy số Vương họ Lưu áp đảo, song cả ba vương họ Lã đều nắm quyền trong nước, thế lực mạnh, còn trong số các vương họ Lưu thì Tế Xuyên vương, Thường Sơn vương, Hoài Dương vương còn nhỏ nên ở kinh đô, không có thực quyền, Ngô vương và Sở vương ở xa, cộng thêm Lã hậu nắm quyền triều chính nên mọi quyền lực đều nằm trong tay họ Lã.
Diễn biến.
Tề vương xuất quân.
Năm 180 TCN, Lã Thái hậu mắc bệnh nặng, bèn sai Triệu Vương Lã Lộc làm Thượng tướng quân, coi cánh quân ở phía bắc, Lã vương Sản coi cánh quân phía Nam để đề phòng các đại thần lật đổ họ Lã sau khi bà qua đời. Bà dặn Lộc và Sản:
Rồi phong Lã Sản làm Thừa tướng, lấy con gái Lã Lộc làm Hoàng hậu cho Thiếu đế để tăng cường vây cánh.
Cùng năm đó, Lã Thái hậu qua đời, các đại thần và tôn thất họ Lưu bắt đầu nổi dậy. Chu Hưu hầu Lưu Chương, con thứ của Tề Điệu vương Lưu Phì, muốn đánh họ Lã để lập anh trưởng của mình là Tề Ai vương Lưu Tương làm Thiên tử, bèn xin Tề vương đem binh về hướng tây giết họ Lã mà lên ngôi Thiên tử, ông và em trai thứ là Đông Mưu hầu Lưu Hưng Cư (刘兴居) cùng các quan đại thần sẽ làm nội ứng.
Tề vương chuẩn bị ra quân nhưng tướng quốc Thiệu Bình (vốn được họ Lã lấy lòng từ trước) không đồng ý và tạo phản. Tề vương bèn giết Thiệu Bình rồi phong Ngụy Bột làm tướng quân, Chúc Ngọ làm nội sử đánh họ Lã. Để có thêm lực lượng, Tề vương cho mời Lang Tà vương Lưu Trạch đến gặp, rồi bắt giam Lưu Trạch, ép cho mượn binh sau mới thả ra, rồi đem quân tiến về phía Tây đánh nước Lã ở Tế Nam, đưa thư cho các chư hầu, kêu gọi đứng lên đánh họ Lã.
Trước sức mạnh của quân Tề, thừa tướng Lã Sản sai Quán Anh cầm binh đánh dẹp, nhưng Quán Anh lại bàn với quân lính, đóng binh ở Huỳnh Dương, và sai sứ đến phía đông liên kết với Tề vương, dự định khi họ Lã làm biến sẽ tiêu diệt.
Mưu kế của Trần Bình và Chu Bột.
Lã Lộc và Lã Sản ở kinh đô muốn khởi binh làm loạn nhưng sợ thế lực của các đại thần, còn chần chừ chưa quyết định. Các đại thần Trần Bình, Chu Bột bàn mưu, thấy người con của Khúc Chu Hầu Lịch Thương là Lịch Ký thân với Lã Lộc, bèn ép Lịch Thương bảo con đến nói với Lộc nếu ở lại kinh cầm binh sẽ bị nghi ngờ, chi bằng trao ấn cho Thái úy mà về nước Triệu.
Lã Lộc đem việc ấy bảo với Lã Sản. Nội bộ họ Lã biết việc ấy, nhưng chưa dứt khoát quyết định. Lã Lộc nói với người cô là Lâm Quang hầu Lã Tu nhưng Lã Tu biết được mưu đồ đó, không đồng ý.
Cùng lúc đó Giả Thọ từ nước Tề về, lại khuyên Lã Sản mau chóng làm loạn và giục Sản vào Vị Ương cung để làm loạn. Cùng lúc Chu Bột bảo tướng Kỷ Thông cầm cờ tiết giả làm lệnh hoàng đế trao cho mình cầm đầu đạo quân phía bắc rồi ra lệnh cho Lịch Ký và Lưu Yết tới thuyết phục Lã Lộc lần nữa. Lã Lộc nghe theo, trả tướng ấn lại, giao cho Chu Bột cầm quân. Chu Bột nắm được đạo quân phía nam.
Cùng lúc đó Trần Bình hay tin Lã Sản đã làm loạn, sai Chu Hư hầu giúp Bột. Chu Bột lại ra lệnh không cho Lã Sản vào điện. Chu Bột sai Chu Hư hầu đem 1000 quân vào Vị Ương cung, nhưng vì còn e họ Lã nên chỉ nói là vào bảo vệ Thiếu đế, rồi vào đâm chết Lã Sản.
Kết quả và ý nghĩa.
Sau khi Lã Sản bị giết, các đại thần và tôn thất nhà Hán nhanh chóng thanh trừng vây cánh họ Lã, giết Lã Lộc và Lã Thông, đánh chết Lã Tu, phế Lỗ vương Trương Yển, sau đó xử tử toàn bộ gia tộc họ Lã.
Các đại thần họp bàn với nhau, cho rằng Thiếu đế và các Lương vương, Hoài Dương vương, Thường Sơn vương đều không phải con Hiếu Huệ, không thể cho làm Thiên tử được, bèn chia nhau giết chết tất cả, rồi sai sứ yêu cầu Tề Ai vương rút quân về. Loạn chư Lã chấm dứt chỉ sau vài tháng. Các đại thần bàn nhau lập con thứ tư của Cao Tổ là Đại vương Lưu Hằng lên ngôi, tức Hán Văn đế, mở ra một thời kì mới cho nhà Hán. | 1 | null |
Dương Quang Trung (sinh ngày 03 tháng 9 năm 1928 mất ngày 22 tháng 6 năm 2013) biệt hiệu Tư Trung là một bác sĩ người Việt Nam.
Sự nghiệp.
Ông sinh tại An Xuyên – Cà Mau. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành y tế của Thành phố Hồ Chí Minh như nguyên Thành ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Thành phố, nguyên đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố, nguyên Giám đốc Sở Y tế Thành phố, nguyên Phó Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành phố, nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố (nay là trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học thành phố.
Thành tích.
Ông được phong tặng danh hiệu và được trao tặng như sau: | 1 | null |
Josquin des Prez (or Josquin Lebloitte dit Desprez; ; sinh năm 1450/1455 - mất ngày 27 tháng 8 năm 1521) thường được gọi đơn giản là Josquin là nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng người vùng Flem (nay thuộc Bỉ, Hà Lan và Pháp).
Josquin là một trong những nhà soạn nhạc có đóng góp lớn cho âm nhạc thời Phục hưng. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lớn của trường phái có tên Những Người Hà Lan (cùng với Johannes Ockeghem, Jakob Obrecht và Orlando di Lasso). Trường phái này tiếp nối những gì mà trường phái Bourgogne (những người Bourgognian) đã sáng tác ở các thể loại như motet, mass, chason... Mặc dù vậy, do trương phái Bourgogne đã suy giảm ảnh hưởng của mình ở giữa thế kỷ XV nên phong cách của Những Người Hà Lan khác hoàn toàn, thậm chí là đối lập với những người đàn anh đi trước. | 1 | null |
Franz Lehár (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1870 - ngày 24 tháng 10 năm 1948) là nhà soạn nhạc người Áo gốc Hungary. Ông là một trong những nhà soạn nhạc sống trong sự chuyển giao giữa âm nhạc Lãng mạn và Hiện đại. Ông được biết đến với những vở operetta, trong đó thành công nhất và nổi tiếng nhất là "Bà quả phụ vui tính" (The Merry Widow).
Ông là một trong những người có công đưa thể loại operetta, một thể loại gần giống với opera nhưng có quy mô nhỏ hơn (chỉ có một màn, hiếm khi 2, 3 màn), được khai sinh bởi Jacques Offenbach, phát triển lên tầm cao mới. Ông tiếp tục duy trì những chuẩn mực vốn có của thể loại này, từ đó thể hiện ước mơ sáng tác cho các nhà hát opera. Giacomo Puccini là người nổi bật chịu ảnh hưởng của Léhar trong thể loại này. | 1 | null |
Charles Edward Ives (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1874 - mất ngày 19 tháng 5 năm 1954) là nhà soạn nhạc người Mỹ thời kỳ hiện đại. Ông sống trong thời kỳ âm nhạc có nhiều chuyển biến, có nhiều phong cách khác nhau cả ở châu Âu và Mỹ như chủ nghĩa biểu hiện, cấu trúc, tân cổ điển. Ông là một trong những nhà soạn nhạc người Mỹ đầu tiên gây tiếng vang lớn cho thế giới. Trong thể loại giao hưởng, ông bám sát những hình thức sáng tạo mang tính cá nhân cao, thử nghiệm với phép đa âm và nhiều biện pháp sáng tác mới mẻ khác. | 1 | null |
Một loạt giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan tại vùng tranh chấp Kashmir diễn ra từ đầu tháng 1 năm 2013.
Bối cảnh.
Kashmir là lãnh thổ tranh chấp từ thời gian người Anh trao trả độc lập cho hai nước. Ấn Độ và Pakistan đã từng ba lần có chiến tranh kể từ năm 1947, với hai lần liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir. Hai quốc gia ký kết một thỏa thuận ngưng bắn ở Kashmir từ khoảng một thập niên nay, nhưng thỉnh thoảng vẫn có các vụ nổ súng qua lại gây thiệt hại nhân mạng.
Nhưng sau vụ nhóm khủng bố đặt căn cứ ở Pakistan mở cuộc tấn công vào Mumbai và làm cho quan hệ giữa hai quốc gia Nam Á đều có vũ khí nguyên tử xuống đến mức thấp nhất năm 2008, tình hình đã cải thiện dần trong thời gian gần đây.
Diễn biến.
Tình hình căng thẳng trở lại khi Pakistan loan báo quân đội Ấn vượt qua đường phân chia ranh giới trong vùng Kashmir ngày 8 tháng Giêng tấn công một tiền đồn của mình.
Sau đó Bộ Ngoại Vụ Ấn Độ nói rằng 8 tháng Giêng một toán tuần tiễu phát hiện trong sương mù những binh sĩ Pakistan tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ 500 mét và tấn công họ. Theo thông cáo của Ấn Độ, hai binh sĩ Ấn bị giết trong cuộc giao tranh và thi hài bị chặt tàn ác vô nhân đạo. Pakistan phủ nhận cáo buộc này và đề nghị Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra. Phát ngôn viên quân đội J Dahiya nói với phóng viên thông tấn xã AP: "Chúng tôi có thể xác nhận là binh sĩ Pakistan đã chặt đầu một quân nhân Ấn Độ và lấy thủ cấp đem đi".
Ngày 10 tháng Giêng, quân đội Pakistan lên tiếng cáo buộc lính Ấn Độ nổ súng bắn qua lằn ranh biên giới ở Kashmir, làm thiệt mạng một lính Pakistan. Đây là vụ đụng độ gây thiệt mạng lần thứ ba ở vùng tranh chấp chỉ trong ít ngày qua.
Ngày 15 tháng Hai, lính Ấn Độ nổ súng bắn chết một binh sĩ Pakistan vì người này vượt lằn ranh Đường kiểm soát. Một giới chức quân sự Pakistan nói với báo chí người lính của họ bị bắn chết sau khi vô tình bước sang phía biên giới của Ấn. Tuy nhiên, sau đó trong ngày, quân đội Pakistan lên tiếng cáo buộc quân đội Ấn Độ đã nổ súng dù rằng người lính Pakistan lên tiếng xác nhận danh tánh và cho hay đi lạc sang biên giới.
Phản ứng.
Ngày 9 tháng Giêng, Chính quyền Ấn Độ triệu mời đại diện ngoại giao Pakistan đến để bày tỏ sự phản đối hành động "tàn ác vô nhân đạo" trong vụ giết hai lính biên phòng.
Hasan Askari Rizvi, một phân tích gia độc lập ở Lahore nói rằng đây là đe dọa nghiêm trọng nhất cho hòa bình kể từ khi đường ranh giới đình chiến được lập ra ở Kashmir năm 2003. Nhưng theo ông, "Mặc dầu cả hai bên đều lên tiếng phản đối, tôi không thấy phía nào muốn đảo ngược tiến trình quan hệ hòa hoãn, đặc biệt về mậu dịch".
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khursid cũng tìm cách làm dịu căng thẳng, tuyên bố: "Theo tôi điều quan trọng về lâu về dài là đừng để leo thang những chuyện đã xảy ra".
Nhưng vào thời điểm hai nước đều sắp có bầu cử, người ta lo ngại những phe phái dân tộc cực đoan sẽ khích động quần chúng và những nhóm chiến binh quá khích để gây ra những hành động chưa thể lường trước được hậu quả.
Ngày 14 tháng Giêng, cấp chỉ huy quân sự hai nước có những lời cáo buộc lẫn nhau liên quan đến các vụ nổ súng. Phía chính phủ Ấn Độ nói rằng lính Pakistan vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Ấn Độ và hạ sát hai binh sĩ của họ ngày 8 Tháng Giêng. Pakistan bác bỏ tố cáo này, tố ngược lại là lính Ấn Độ bắn chết hai người lính Pakistan. Ngoại trưởng hai nước lên tiếng cảnh cáo là không nên làm tình trạng căng thẳng trầm trọng hơn. Tuy nhiên tham mưu trưởng quân đội Ấn ngày 14 tháng Giêng ra lệnh cho các cấp chỉ huy ở trận địa phải có hành động đáp trả mạnh mẽ nếu Pakistan còn nổ súng vào vị trí của họ.
Hậu quả lên quan hệ.
Các vụ nổ súng qua lại đe dọa tiến trình thương thảo giữa Islamabad và Tân Delhi. Tuy nhiên, theo các quan sát viên quân sự, lần này có vẻ nguy hiểm hơn vì xảy ra sau hai vụ chạm trán khác mà cả Ấn Độ lẫn Pakistan cáo buộc lẫn nhau là đưa quân vượt biên giới gây nổ súng.
Ngày 15 tháng Giêng, bên lề một buổi lễ quân sự, Thủ tướng Manmohan Sigh của Ấn Độ cảnh cáo rằng mối liên hệ giữa Ấn Độ và Pakistan không thể tiếp tục như bình thường sau khi xảy ra vụ nổ súng. Singh nói thêm rằng việc nổ súng khiến hai quân nhân Ấn Độ thiệt mạng là "điều không thể chấp nhận" và những kẻ có tội phải bị mang ra xét xử. | 1 | null |
Alban Maria Johannes Berg (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1885 tại Viên - mất ngày 24 tháng 12 năm 1935 tại Viên) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là thành viên của trường Đệ Nhị Trường Phái Viên cùng với Arnold Schoenberg và Anton Webern đồng thời cùng với Gustav Mahler phát hành các tác phẩm lãng mạn dựa trên kỹ thuật 12 âm ban đầu của Schoenberg.
Tiểu sử.
Xuất thân và thời thơ ấu.
Alban Berg được sinh ra trong một gia đình có bốn người con. Cha của Alban là Conrad Berg là một thương gia, đến định cư tại Viên từ năm 1867, còn mẹ của Alban là một người Áo chính gốc. Cậu bé Alban được học piano với cô giáo dạy trẻ của gia đình.
Khi Alban lên 5 tuổi, người cha Conrad đã đột ngột qua đời vì bệnh tim và việc kinh doanh rơi vào tay người khác. Chính vì thế, hoàn cảnh gia đình của nhà Berg trở nên khó khăn. Phải nhờ sự hào phóng của người chú, cậu bé Alban mới tiếp tục việc học của mình.
Ngay từ nhỏ, Berg đã quan tâm đến âm nhạc và văn học.
Thời thanh niên.
Tuy có sự quan tâm đặc biệt dành cho âm nhạc và văn học từ nhỏ, Berg mới dám theo đuổi con đường sáng tác âm nhạc vào năm 18 tuổi.
Năm 1902, Berg có con với một người giúp việc trong nhà tên Marie Scheuchl. Chính người phụ nữ này đã tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc lớn sáng tác bản concerto cho violin.
Vì quá quan tâm đến âm nhạc, Berg đã sao nhãng việc học tập ở lớp. Điều hiển nhiên là ông không có kết quả học tập tốt. Vả lại, trong khoảng thời gian này, ông thiếu thốn tình cảm. Tất cả những điều đó đã khiến Berg đưa ra quyết định tự tử nhưng không thành công.
Tháng 10 năm 1904, ông quyết định làm việc tại văn phòng chính phủ với ý định trở thành một công chức nhà nước. Tuy nhiên, tâm trí của ông lúc nào cũng hướng về âm nhạc. Trong phòng làm việc của ông, người ta không khỏi bắt gặp chân dung của những tác giả vĩ đại trước đó và đương thờiː Ludwig van Beethoven, Henrik Ibsen, Johannes Brahms, Gustav Mahler.
Cuối cùng, tình cảm sâu sắc dành cho âm nhạc và nghệ thuật cũng được đáp lại. Vào thời điểm đó, Arnold Schoenberg đang làm việc tại thành Viên với tư cách là một nhà soạn nhạc và giáo viên. Khi đọc được tờ quảng cáo tờ dạy học của nhà soạn nhạc này, chú của Berg đã đưa ra lời gợi ý cho cháuu của mình để được Schoenberg dạy. Không chỉ được nhận, Berg còn không phải trả học phí cho người đàn anh. Bởi lẽ, Schoenberg đã nhận thấy cá tính và trí thông minh khác thường ở Berg. Tuy nhiên, Berg đã nhận ra một nhược điểm ở người học tròː Berg hiện tại mới chỉ giỏi ở tư duy ca khúc, chưa có tư duy khí nhạc. Đây là một bất lợi nếu Berg muốn viết các tác phẩm dành cho nhạc cụ. Ngay cả phát triển một chủ đề đơn giản thôi cũng đã là việc khó, chứ đừng nói những điều cao xa hơn. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của Schoenberg, Berg nhanh chóng học được những kỹ thuật biểu diễn và đã có những tác phẩm gây chú ý.
Lúc trưởng thành.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, Berg phục vụ trong quân đội Áo. Vì lý do sức khỏe, ông chỉ được chức cảnh vệ ở Viên và sau đó là làm trong văn phòng của bộ chiến tranh. Mặc dù hết sức bận rộn với công việc văn phòng, Berg vẫn dành thời gian cho sáng tác.
Kết thúc chiến tranh, Berg rời quân đội và quản lý Hiệp hội biểu diễn âm nhạc tư nhân, một tổ chức được lập ra bởi chính người thầy của Berg, Schoenberg. Các buổi hòa nhạc do hiệp hội tổ chức thường ở quy mô nhỏ, chỉ bó hẹp trong giới phê bình. Các tác phẩm có trong kế hoạch biểu diễn được chuẩn bị rất cẩn thận. Một buổi biểu diễn của hiệp hội đã đưa tên tuổi của Berg lên cao. Thật bất ngờ đó là một vụ bê bối. Tác phẩm được biểu diễn hôm đó là "Năm bài hát giao hưởng". Câu chuyện cụ thể là khi các tác phẩm của Schoenberg, Anton von Webern và Mahler được biểu diễn, các khán giả cảm thấy chán ngắt. Rồi khi tác phẩm của Berg được biểu diễn, khán giả đã tỏ ra phấn khích quá mức, dẫn đến một cuộc ẩu đả. Vụ ẩu đả nghiêm trọng đến mức cảnh sát phải ra tay can thiệp thì nó mới chấm dưt. Nguyên nhân của cuộc ẩu đả này là phần lời viết cho giọng soprano lại được hát bởi giọng tenor. Thêm vào đố, lỗi cũng ở Schoenberg khi ông không chỉ huy tốt phần biểu diễn tác phẩm. Chính vì sự cố này, Berg đã cảm thấy chán nản và thôi không viết một tác phẩm nào thuộc thể loại này nữa.
Tuy nhiên, sau đó, thành công luôn đến với Berg.
Tháng 1 năm 1923, Berg đã cho xuất bản phần thanh nhạc của "Wozzeck" và chỉ vài tuần sau, ông bắt tay vào tác phẩm concerto thính phòng. Tháng 4 năm ấy, ông có hợp đồng với Universal Edition để xuất bản "Ba đoạn nhạc dành cho dàn nhạc giao hưởng" và "Wozzeck". Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập của nhà xuất bản này, Berg sáng tác "Schliesse mir die Augen beide". Về chuyện tình cảm, trong khoảng thời gian này, Berg đem lòng yêu Hanna Fuchs-Robettin. Chính người phụ nữ này đã giúp Berg có cảm hứng viết "Tổ khúc trữ tình".
Ngày 26 tháng 10 năm 1928, Berg có cuộc gặp gỡ quan trọng với vợ của nhà văn Frank Wedekind để xin chuyển đổi bộ đôi kịch "Lulu" thành vở opera cùng tên của mình. Trong các năm 1924 đến năm 1933, Berg không phải lo lắng về tài chính, nhất là khi "Lulu" là một vở opera thành công.
Năm 1933, chủ nghĩa phát xít nổi lên ở Đức khi Adolf Hitler trở thành lãnh tụ tối cao của quốc gia này. Điều này ảnh hưởng đến Berg bởi các tác phẩm của ông không được biểu diễn nhiều như trước, ông còn phải viết nhạc theo yêu cầu của chính quyền. Tiêu biểu đó chính là "Der Wein" và bản concerto cho violin.
Qua đời.
Tháng 8 năm 1935, ngay sau khi hoàn thành bản concerto cho violin, Berg bị nhiễm khuẩn. Bệnh đã chuyển sang trạng thái áp xe. Mặc dù vậy, ông cố hoàn thành tổ khúc mang tên "Lulu", cùng tên với opera nổi tiếng của chính ông. Sau khi điều trị sức khỏe ở Kärnten và sau khi nghe buổi trình diễn đầu tiên của tổ khúc trên, Berg qua đời vào ngày 23 tháng 12 năm 1935, hưởng thọ 50 tuổi.
Phong cách âm nhạc.
Chỉ với hơn chục tác phẩm, Berg đã để lại dấu ấn bằng tài năng khác thường. Âm nhạc của ông phản ánh thế giới nội tâm phức tạp của con người thế kỷ 20. Con đường âm nhạc của ông biểu hiện cho ý chí, khát vọng hướng tới cái đẹp. Ông đã kết hợp ngôn ngữ âm nhạc mới với cấu trúc của âm nhạc kinh điển. | 1 | null |
Arvo Pärt (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1935; ) là một nhà soạn nhạc cổ điển và nhạc sĩ sáng tác thánh nhạc người Estonia. Ông là một trong những nhà soạn nhạc thời Hiện đại và là một trong những nhà soạn nhạc thánh xuất sắc theo trào lưu tối thiểu. Ngoài ra Ông còn là nhà soạn nhạc xuất sắc ở thể loại giao hưởng.
Ông là một trong những niềm tự hào hiếm hoi của nền âm nhạc Estonia, một nền âm nhạc ít nổi bật như nền âm nhạc Ý, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc. Có thể nói Pärt là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc của thế kỷ XX và là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng đầu thế kỷ XXI. | 1 | null |
Heitor Villa-Lobos (; sinh ngày 5 tháng 3 năm 1887 tại Rio de Janeiro - mất 17 tháng 11 năm 1959 tại Rio de Janeiro) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sưu tầm âm nhạc dân gian, nhà sư phạm người Brazil. Ông là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc của Brazil nói riêng và khu vực Mỹ Latin nói chung trong thế kỷ 20. Ông đã trở thành nhà soạn nhạc Mỹ La Tinh nổi tiếng nhất và quan trọng nhất cho đến nay.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Heitor Villa-Lobos tham gia biểu diễn âm nhạc khi mới có 12 tuổi, chơi cello trong dàn nhạc opera và giao hưởng của Rio de Janeiro, nhưng không được học nhạc chuyên sâu và có hệ thống. Từ năm 1905, Villa-Lobos bắt đầu nghiên cứu và thu thập dân ca, dân vũ Brazil. Ông cũng có một thời gian sống ở châu Âu, chủ yếu là Paris, làm nhạc trưởng đi lưu diễn ở nhiều nước. Từ năm 1931, ông chính phủ Brazil trao quyền đứng ra thiết lập một hệ thống giáo dục âm nhạc thống nhất. Viện Hàn lâm Âm nhạc Brazil được thành lập là nhờ sáng kiến của ông, và ông là giám đốc của viện. Năm 1942, ông thành lập Nhạc viện Quốc gia về hát hơp xướng.
Phong cách sáng tác.
Âm nhạc của Villa-Lobos mang chất dân gian, những rất hiếm khi ông sử dụng, trích dẫn dân ca, mà dựa vào tiết tấu và màu sắc để tạo âm nhạc hương vị Brazil. Là nhà giai điệu và là người theo chủ nghĩa lãng mạn, ông sử dụng hình thức "choro" của dân gian làm cơ sở cho hàng loạt tác phẩm, cho những lối kết hơp nhạc cụ và giọng điệu, tạo nên màu sắc dân tộc đặc trưng.
Các tác phẩm.
Villa-Lobos để lại 5 vở opera; 15 vở ballet; những tác phẩm tôn giáo gồm bản mixa lớn "Missa Sao Sebasto", chín bản "Bachianas Brasileiras", 16 bản "Chôrus"; 11 bản giao hưởng; các bản giao hưởng thơ; các bản concerto; 10 bản tứ tấu đàn dây; những tiểu phẩm cho guitar, cho piano, các ca khúc. Tông cộng ông để lại 1500 tác phẩm lớn nhỏ. | 1 | null |
Tường thành La Mã ở Lugo (tiếng Tây Ban Nha, Galicia: "Muralla Romana de Lugo") là hệ thống tường thành được xây dựng trong thế kỷ thứ 3 và hầu như vẫn còn nguyên vẹn cho tới tận ngày nay. Hệ thống kéo dài trên 2 km xung quanh trung tâm lịch sử của Lugo ở Galicia (Tây Ban Nha). Các công sự và hệ thống tường thành của Lugo đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào cuối năm 2000 với tính chất là một "ví dụ tốt nhất của pháo đài La mã ở Tây Âu". Các bức tường cũng đã trở thành di tích quốc gia ở Tây Ban Nha kể từ năm 1921. Năm 2007, các bức tường ở đây đã được kết nghĩa với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc trong một buổi lễ có sự tham dự của đại sứ Trung Quốc ở Tây Ban Nha.
Ngày nay, trên các bức tường có một lối đi cho phép du khách đi dạo dọc theo toàn bộ chiều dài. Từ việc hệ thống tường ở Lugo được ghi vào danh sách Di sản thế giới vào năm 2000, thị trấn này đã nắm giữ một lễ hội được tổ chức hàng năm gọi là Arde Lucus để kỷ niệm quá khứ La Mã.
Các bức tường thành phố được xây dựng giữa 263 và 276 Trước công nguyên để bảo vệ thị trấn La Mã Lucus Augusti (Lugo ngày nay) chống lại các bộ lạc địa phương và những kẻ xâm lược German. Các bức tường được hình thành một phần của một cấu trúc công sự phức tạp bao gồm một con hào và khu rừng thưa giữa các bức tường và thành phố. Toàn bộ chiều dài của bức tường là khoảng 2.120 m, bao quanh một diện tích 34,4 ha. Không phải tất cả thành phố đều được bao bọc bởi những bức tường. Phần lớn phía đông nam của thành phố vẫn không được bảo vệ, trong khi ở những nơi khác hoàn toàn được bao bọc bởi hệ thống tường này.
Chiều rộng của bức tường là 4,2 m và chiều cao thay đổi từ 8 đến 12 m. Các bức tường bao gồm đá bên trong và bên ngoài được xây từ hỗn hợp sỏi, đá cuội và đá tái chế từ các tòa nhà bị phá hủy, được gắn chặt bằng vữa.
Có 10 cổng trong các bức tường: 5 cổng được xây dựng từ thời La Mã và 5 cổng khác được thêm vào năm 1853 sau khi dân số thành phố tăng nhanh. Bảo tồn tốt nhất trong số 5 cổng ban đầu là Porta Falsa và Porta Mina, khi nó vẫn có nguyên bản gốc ban đầu với bộ vòm giữa hai tháp cổng. Năm cầu thang và một đoạn đường nối vào các lan can đi bộ trên các bức tường. Trong các bức tường, một số cầu thang đôi phục vụ cho việc ra vào các tòa nhà cao từ lan can đi bộ .
Trong số các tháp canh ban đầu, 49 tháp vẫn còn nguyên vẹn, và 39 tháp khác còn lại một phần. Các tòa tháp được xây dựng trong khoảng thời gian khác nhau, dọc theo bức tường. Chúng bao gồm hai cấu trúc chủ yếu là hình bán nguyệt, một số ít là hình chữ nhật. Những khoảng trống trong bức tường có chiều dài từ 5,35 m đến 12,80 m. Vật liệu được sử dụng cho việc xây dựng các tòa tháp thường là bằng đá granit và đá phiến.
Trong thời Trung Cổ, những người hành hương đi qua các cổng của các bức tường Lugo, đặc biệt là Porta Mina để đến Santiago de Compostela. | 1 | null |
Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài () là công trình vườn hoa cổ của hoàng gia, nay là khu phức hợp khách sạn và nhà nghỉ mang giá trị lịch sử ở Bắc Kinh, Trung Quốc. "Điếu ngư đài" có nghĩa là "đài câu cá"; sở dĩ có cái tên này bởi vì nơi đây từng là địa điểm câu cá ưa thích của hoàng đế Kim Chương Tông.
Địa danh này không hề có liên quan đến quần đảo Điếu Ngư Đài/Senkaku tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Khu phức hợp khách sạn này cũng được liệt vào Bắc Kinh thập đại công trình, danh sách liệt kê các công trình kiến trúc tiêu biểu năm 1959 kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhà khách tọa lạc tại Hải Điến, nằm về phía tây của đường Sanlihe và phía đông của công viên Ngọc Uyên Đàm (玉渊潭公园). Nhà khách này thường được dùng làm nơi ở cho các yếu nhân nước ngoài và các quan chức cấp tỉnh tới thăm viếng Bắc Kinh. Trong lúc diễn ra cách mạng Văn hóa, đây cũng là nơi cư ngụ thường xuyên của Giang Thanh, tức Mao phu nhân. Thời gian gần đây Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài đã mở cửa để đón khách thông thường (không phải các nhân vật chính trị). | 1 | null |
Hannibal Lecter là một nhân vật hư cấu trong series truyện trinh thám kinh dị của Thomas Harris. Lecter được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 trong cuốn tiểu thuyết kinh dị "Red Dragon" (Rồng Đỏ), là một bác sĩ tâm thần xuất sắc và là một kẻ ăn và giết người hàng loạt. Cuốn tiểu thuyết và phần tiếp theo, "The Silence of the Lamb"s (Sự Im Lặng Của Bầy Cừu), Lecter là đối thủ thứ hai sau hai tên giết người hàng loạt trong cả hai cuốn tiểu thuyết. Tại cuốn tiểu thuyết thứ ba, Hannibal Lecter trở thành một nhân vật chính. Và ở cuốn tiểu thuyết cuối cùng trong bộ truyện, "Hannibal Rising" (Hannibal báo thù), kể về quá khứ của ông cũng như lý do tại sao lại trở thành một kẻ giết người hàng loạt.
Bộ phim chuyển thể đầu tiên từ tiểu thuyết của Harris có tên là "Manhunter" (dựa vào "Red Dragon") với Brian Cox trong vai Lecter, được gọi là "Lecktor". Năm 1991, Anthony Hopkins đã thắng một giải Oscar cho vai diễn của ông trong "The Silence of the Lambs". Ông còn trở lại đóng vai Lecter trong "Hannibal" năm 2001 và trong lần chuyển thể thứ hai của "Red Dragon" năm 2002 dưới cái tên chính thức của nó. Năm 2003, Hannibal Lecter (nhân vật do Anthony Hopkins thủ vai) đã được Viện Phim Mỹ bình chọn là nhân vật phản diện hàng đầu trong Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ. Vào tháng 7 năm 2010, Lecter nằm trong danh sách 100 nhân vật vĩ đại nhất hai mươi năm qua của Entertainment Weekly.
Những lần xuất hiện.
Tiểu thuyết.
Trước khi câu chuyện trong Rồng đỏ xảy ra, đặc vụ FBI Will Graham ban đầu xin ý kiến Lecter về tên giết người hàng loạt trước khi nhận ra rằng chính vị bác sĩ là thủ phạm; Lecter thấy được dấu hiệu bất thường đó trên mặt anh, đi đến đằng sau Graham và đâm anh, mổ bụng nhưng không giết. Lecter bị kết tội và bị tống giam vào bệnh viện tâm thần Baltimore dành cho tội phạm liên bang, dưới sự giám sát của Tiến sĩ Frederick Chilton, một nhà tâm lý học mà Lecter khinh miệt. Một vài năm sau, Graham rời khỏi nơi ẩn dật và đến hỏi thăm ý kiến của Lecter trong một vụ điều tra bắt giữ một kẻ giết người hàng loạt khác, Francis Dolarhyde, được biết đến với biệt danh "The Tooth Fairy". Trên mục thông tin mật mã của một tờ báo lá cải, "The National Tattler", Lecter đã cung cấp cho Dolarhyde địa chỉ nhà Graham, cho phép hắn làm biến dạng gương mặt của anh và cố gắng giết gia đình Graham. Tại phần cuối của cuốn tiểu thuyết, Lecter gửi cho Graham một bức thư, trong đó nói rằng ông mong anh "không xấu lắm".
Vào năm 1988 phần tiếp theo "Sự im lặng của bầy cừu", Lecter giúp đỡ một nhân viên tập sự FBI tên Clarice Starling trong việc bắt giữ một tội phạm giết người hàng loạt biệt danh "Buffalo Bill". Lecter và Starling đã tạo nên một sự trao đổi không bình thường trong lúc ông cung cấp cho cô một thông tin về kẻ giết người và phương pháp gây án đổi lại cô cho biết quá khứ không hạnh phúc của mình. Lecter trước đây đã gặp Buffalo Bill, người tình trước đây của bệnh nhân (đồng thời cũng là nạn nhân của ông) Benjamin Raspail; ông đã cung cấp thông tin ấy cho chính bản thân, hơn là cho Starling dưới hình thức cho cô manh mối và kế hoạch kỳ lạ để giúp cô hiểu ra chính bản thân mình. Lecter cuối cùng đã dàn dựng được một vở kịch, biến mình trông như một nhân viên cảnh sát có gương mặt dính đầy máu để thoát khỏi tình trạng giam cầm và lẩn trốn. Trong khi trốn, ông viết một lá thư cho Starling mong cô khoẻ, và thề là sẽ có một cuộc trả thù kinh khủng dành cho Chilton. Chilton mất tích ngay sau đó.
Trong cuốn tiểu thuyết thứ ba, "Hannibal" năm 1999, Lecter trốn ở Florence, Ý, dưới một cái tên giả. Cuốn sách tiết lộ một trong những nạn nhân của Lecter vẫn sống sót: Mason Verger, một tỉ phú và là một kẻ ấu dâm tàn bạo đã bị Lecter đánh thuốc mê và làm tàn tật trong một buổi trị liệu. Verger đề nghị một món tiền thưởng to lớn cho ai bắt được Lecter, người mà hắn định dùng để cho heo rừng ăn. Verger nhận được sự giúp đỡ từ Rinaldo Pazzi, thanh tra người Ý bị giáng chức, và Paul Krendler - nhân viên tham nhũng của Bộ Tư Pháp và sếp của Starling. Lecter đã giết Pazzi và 1 tên trong nhóm tổ chức bắt hắn rồi trở về Hoa Kỳ. Về Hoa Kỳ, hắn tiếp tục cuộc sống của mình như ở Ý, hay chính xác là khi chưa bị bắt với gu thưởng thức ẩm thực, rượu, thiên nhiên..tinh tế nên đã phần nào bị lần ra tung tích. Mason cùng đồng bọn quyết định đẩy Starling vào rắc rối để dụ bác sĩ Lecter ra mặt vì chúng biết Lecter quan tâm đến cô. Trong 1 lần theo dõi Starling, chúng đã bắt gặp Lecter đang định trao quà sinh nhật cho Starling và bắn hạ hắn bằng thuốc mê rồi mang hắn về trang trại của Mason để phục vụ cho "trò chơi " tàn bạo của chúng. Bất ngờ là Starling đã thấy sự việc. Khi không nhận được sự trợ giúp từ lực lượng chức năng, cô quyết định làm theo bản năng, lý trí- như Lecter đã từng nói: "vì cô là 1 chiến binh" để giải cứu hắn. Cô đã đến đúng lúc và cứu được hắn nhưng đồng thời cũng bị thương suýt mất mạng vì trúng thuốc mê. Sau đó thì chính Lecter đã cứu Starling, đem cô đến căn nhà của mình để chữa trị. Trong suốt thời gian đó ông cho cô uống thuốc an thần, thuốc mê-thôi miên, cố gắng biến Starling thành người em gái Mischa đã chết của Lecter bằng các cách điều trị cổ điển. Một ngày, ông mời cô một bữa ăn tối đúng kiểu ở nơi vị khách và món ăn đầu tiên là Paul Krendler, họ đã cùng ăn bộ não của hắn cùng nhau. Vào tối hôm ấy, Starling nói với Lecter rằng ký ức của Mischa có thể sống trong ông thay vì tại ở nơi cô. Cô cũng chợt nhân ra mình đã nảy sinh tình cảm với Lecter, họ trở nên yêu nhau. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với cảnh ba năm sau khi cặp tình nhân sống ở Argentina.
Harris viết cuốn "Hannibal trả thù" sau khi nhà sản xuất Dino De Laurentiis (người giữ bản quyền điện ảnh về nhân vật Lecter) công bố rằng ông muốn thực hiện một phần phim nói về thời thơ ấu của Lecter cũng như làm sao Lecter lại trở thành một tên sát nhân hàng loạt và không thể thiếu sự giúp đỡ của Harris. (Harris còn viết kịch bản cho bộ phim.) Cuốn tiểu thuyết là một biên niên sử về cuộc sống thuở nhỏ của Lecter từ khi sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Litva năm 1933, rồi trở thành trẻ mồ côi, cùng với người em gái yêu quý Mischa, năm 1944 khi máy bay Stuka của không quân Đức ném bom vào chiếc xe tăng của Liên Xô trước cánh rừng mà họ tị nạn. Ngay sau đó, Lecter và Mischa bị băng nhóm làm việc cho Đức Quốc xã bắt giữ, những kẻ đã giết và ăn thịt Mischa trước mắt Lecter. Không thể đắp lành vết thương lòng, cậu bé trốn cùng với những kẻ đào ngũ và được gửi đến một trại mồ côi, chính tại nơi đây Lecter bị bắt nạt và bị hiệu trưởng lạm dụng. Khi trở thành một thanh thiếu niên 16 tuổi, Lecter được chú Robert và vợ chú người Nhật Bản, quý bà Murasaki, nhận làm con nuôi. Sau khi chú chết, Lecter trở nên khép kính, tạo dựng một mối quan hệ lãng mạn giả tạo với người dì goá; trong thời gian này anh cũng cho thấy được mình có một trí thông minh cao, thi đậu vào trường y với độ tuổi còn trẻ. Mặc dù bề ngoài cuộc sống khá thoải mái và ổn định, Lecter luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh man rợ và ý định trả thù cho cái chết của Mischa. Hắn giết người lần đầu khi còn là thanh thiếu niên, chặt đầu một người chủ cửa hàng bán cá phân biệt chủng tộc đã xúc phạm Murasaki. Hắn còn cẩn thận khám phá ra, bằng cách tra tấn, và giết những kẻ đã giết em gái hắn, trong quá trình từ bỏ những mối quan hệ với Murasaki cũng như nhân cách hắn dần bị huỷ hoại. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với cảnh Lecter được nhận vào trường đại học John Hopkins.
Điện ảnh.
"Rồng đỏ" lần đầu tiên được chuyển thể vào năm 1986 do Michael Mann thực hiện dưới tựa đề là "Manhunter". Do vấn đề bản quyền, những nhà làm phim đổi cái tên "Lecter" thành "Lecktor", do Brian Cox diễn. Cox đã diễn nhân vật của mình giống như tên giết người hàng loạt người Scotland Peter Manuel.
Năm 1991, Orion Pictures đã sản xuất một bộ phim do Jonathan Demme đạo diễn chuyển thể từ phần tiếp theo "The Silence of the Lambs", Lecter được diễn bởi Anthony Hopkins. Hopkins đã thắng giải Oscar cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai này. Năm 2001, "Hannibal" được chuyển thể, với Hopkins diễn vai Lecter. Trong phần phim chuyển thể này, Starling đã cố gắng tóm Lecter, nhưng ông đã trốn thoát khỏi còng tay của cô bằng cách tự chặt tay mình. Năm 2002, "Red Dragon" lại một lần nữa được chuyển thể, lần này với tựa đề gốc của truyện, với Hopkins lần nữa diễn vai Lecter và Edward Norton vào vai Will Graham. Hopkins đã viết kịch bản phần tiếp theo cho Hannibal với cảnh Starling giết Lecter nhưng nó không bao giờ được sản xuất.
Vào năm 2006, cuốn tiểu thuyết "Hannibal Rising" mới được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, nội dung chính giải thích tại sao Lecter lại trở thành một kẻ tâm thần mất tính người. Trong phim, được hoàn thành vào năm 2007, Lecter lúc tám tuổi được diễn bởi Aaron Thomas, rồi Gaspard Ulliel diễn khi ông trở thành thanh niên. Cả tiểu thuyết lẫn phim đều được đánh giá là khá tệ với những bình luận tiêu cực.
Truyền hình.
Vào tháng 2 năm 2012, NBC quyết định làm một bộ phim truyền hình khác, kể về những sự việc xảy ra trước cả "Red Dragon" được Bryan Fuller viết kịch bản và là nhà sản xuất tài trợ. Mads Mikkelsen diễn vai Lecter và Hugh Dancy trong vai Will Graham.
Fuller đã nói về vai diễn Lecter của Mads Mikkelsen: "Cái tôi thích nhất ở Mads là trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi, anh đã không muốn nhân vật mình giống như của Hopkins hay Cox. Anh ấy nói về nhân vật của mình không hoàn toàn tựa như ‘Hannibal kẻ ăn thịt người tâm thần’, nhưng như Satan – Thiên thần sa ngã (Fallen Angel) người đã say mê với nhân loại và đã có một sự đồng cảm cho loài người chúng ta, nhưng chắc chắn không phải ở giữa chúng tôi – anh ấy khác. Tôi đã nghĩ điều đó thật tốt, một sự tiếp cận thú vị, bởi vì tôi yêu khoa học giả tưởng và kinh dị và – không phải chúng tôi đã cố tình làm điều gì để có được đề nghị này – nhưng việc anh ấy diễn Lecter giống Lucifer là một sự thú vị thực sự cho bộ phim. Có một chút khác biệt so với những phần phim trước và cũng sẽ hoành tráng hơn nếu bạn xem chương trình qua lăng kính ‘Đây là cách Satan làm việc, cám dỗ một người nào đó với một quả táo tinh thần’. Việc được thực hiện bộ phim này làm tôi rất vui mừng."
Tập đầu tiên của bộ phim được chiếu trên đài NBC vào ngày 4 tháng 4 năm 2013, nó đã được sửa đổi liên tục, cuối cùng Lecter và Graham gặp nhau trong quá trình làm việc cho FBI để bắt tên Garrett Jacob Hobbs. Trong suốt mùa đầu tiên, Lecter được giới thiệu để làm bác sĩ tâm lý của Will Graham dù Lecter có ý xem Graham như bạn. Trong tập cuối của mùa thứ nhất, Lecter đã miễn cưỡng để cho Graham khám phá ra tội ác của mình – nhưng không trước khi Graham nhận ra rằng Lecter là kẻ giết người hàng loạt anh đã cố gắng bắt giữ.
Nhân vật Hannibal.
Nguồn gốc
Thomas Harris đã có một vài cuộc phỏng vấn, và không bao giờ giải thích nơi tạo cảm hứng cho nhân vật Hannibal Lecter. Trong một bộ phim quay cảnh thực hiện bộ "Hannibal Rising", tội ác đầu tiên của Lecter dựa trên một vụ án có thật mà Harris đã làm phóng viên nhà báo vào những năm 1960. Năm 1992, Harris còn có mặt trong buổi xét xử Pietro Pacciani, kẻ bị tình nghi là tên giết người hàng loạt biệt danh "Monster of Florence". Một số điểm trong cách làm của kẻ giết người làm đã được dùng để tham khảo cho cuốn "Hannibal", được xuất bản năm 1999. Trong một cuộc phỏng vấn cho "Inside the Actors Studio", Hopkins nói ông đã sử dụng những đặc điểm riêng biệt của Katharine Hepburn và HAL 9000 từ để truyền cảm hứng cho vai diễn của mình.
Theo David Sexton, tác giả của cuốn "The Strange World of Thomas Harris: Inside the Mind of the Creator of Hannibal Lecter", Harris có một lần đã nói với người quản thư viện ở Cleveland, Mississippi, rằng Lecter đã được lấy cảm hứng từ William Coyne, một kẻ giết người địa phương đã vượt ngục năm 1934 và đã nổi một cơn thịnh nộ bao gồm cả nghệ thuật giết người và ăn thịt người.
Trong cuốn "Evil Serial Killers", Charlotte Greig khẳng định tên giết người hàng loạt Albert Fish đã truyền một chút cảm hứng sáng tác cho Harris để sáng tạo nên Lecter. Greig còn tuyên bố chứng minh bệnh lý của Lecter, Harris đã mượn câu chuyện về tên giết – ăn thịt người hàng loạt Andrei Chikatilo từ người anh Stepan của hắn trong đó Chikatilo đã bắt cóc và ăn thịt bằng cách bỏ đói những người hàng xóm (dù cho Greig chứng minh nhưng không rõ là câu chuyện có thật hay thậm chí cả Stepan Chikatilo cũng không tồn tại).
Đặc điểm
Rồng đỏ là một bằng chứng cho thấy Lecter không có gì ăn khớp với hồ sơ tâm lý học. Trong phần phim "The Silence of the Lambs", bác sĩ điều trị cho Lecter, tiến sĩ Frederick Chilton, cho là Lecter là một kẻ "thái nhân cách" (những kẻ thái nhân cách thường có đặc điểm chung là thiếu lương tâm, cảm giác tội lỗi, rất giỏi trong việc thao.túng cảm xúc và thường nguỵ trang để chúng có thể hoà nhập với cộng đồng. Những kẻ thái nhân cách hầu hết là những tên tội phạm, những kẻ giết người hàng loạt. Nguồn gốc bệnh lý của chúng thường bắt nguồn từ tuổi thơ khiếm khuyết, thường hay bị lạm dụng và gặp khó khăn trong việc hoà nhập).
Trong tiểu thuyết, tiến sĩ Chilton gọi Lecter là mầm móng xấu cho xã hội. Trong cuốn Rồng đỏ, Hannibal được miêu tả như một kẻ không có lương tâm. Từ khi còn rất nhỏ, hắn sẵn sàng tra tấn và giết hại những con vật nhỏ. Nhưng Những đặc điểm mà Hannibal biểu hiện không hề khớp với đặc điểm chung của những tên giết người hàng loạt. Hannibal được gọi là kẻ "thái nhân cách" vì không có tên gọi nào phù hợp hơn với hắn. Trong Rồng đỏ, Hannibal được nhà tâm lý học gọi là kẻ "thái nhân cách" vì "họ không biét tên gọi nào phù hợp hơn với hắn". Bệnh lý của Lecter được cho thấy nhiều hơn trong "Hannibal" và "Hannibal Rising" với lời giải thích là ông có những nỗi đau không thể bù đắp khi còn là đứa trẻ ở Litva năm 1944 khi ông chứng kiến em gái Mischa của mình bị giết và ăn thịt bởi Litvan Hilfswillige. Một thành viên trong Hilfswillige cho là Lecter không cố ý ăn em gái mình.
Hannibal được miêu tả như một người "trí thức cao", với trí tuệ, vốn hiểu biết và triết lý sâu sắc. Hăn sở hữu những kĩ năng xã hội và tài đối nhân xử thế vô cùng khéo léo, tạo ấn tượng ban đầu là một người có biệt tài thưởng thức, tinh thông các môn nghệ thuật và đặc biệt là ẩm thực. Hăn có thể nói trôi chảy nhiều thứ tiếng. Hannibal không thích những hành vi thiếu lịch sự, đôi lúc hắn giết những kẻ có hành vi tồi. Hắn có khứu giác đặc biệt tốt, đôi khi có thể nhận ra người từ mùi trên cơ thể họ, như nước hoa hay nước cạo râu. Những đặc điểm của Hannibal không giống với số đông những kẻ thái nhân cách và những tên tội phạm khác, những kẻ có IQ chỉ trên dưới trung bình. Hắn cũng khác với những kẻ giết người hàng loạt, vì nạn nhân của hắn không có điểm chung. Họ có thể là bất cứ ai, không kể tuổi tác, giới tính. Không có đặc điểm nào của họ trỗi dậy bản năng thú tính của Hannibal như những tên tội phạm khác. Hắn coi "thịt chỉ là thịt", một khi đã quyết định kết liễu nạn nhân. | 1 | null |
Minh tần Phác thị (Hangul: 명빈 박씨, chữ Hán: 䄙嬪朴氏; ? - 17 tháng 5 năm 1703) là một trong những phi tần rất được sủng ái của Triều Tiên Túc tông.
Cuộc đời.
Xuất thân từ Mật Dương Phác thị (密陽朴氏), không rõ năm sinh, là con gái của Phác Hiếu Kiển (朴孝建), Phác thị là cung nữ xuất thân.
Năm Túc Tông thứ 24 (1698), bà được Túc Tông ban ân sủng, hoài thai, từ Chính ngũ phẩm Thượng cung sắc phong làm tòng tứ phẩm Thục viên (淑媛). Ngày 13 tháng 6 năm sau, bà sinh hạ Diên Linh quân, lại tấn phong Thục nghi (淑儀). Năm thứ 27, thăng Quý nhân; năm sau lại chính thức sắc phong Minh tần.
So với Trương Hy tần, Phác thị cũng được coi là rất được sủng ái, do vậy con trai bà là Diên Linh quân cũng được trọng đãi phi thường. Năm Túc Tông thứ 29 (1703), Minh tần Phác thị đột ngột qua đời không rõ lý do. | 1 | null |
"Blowin' in the Wind" là đĩa đơn của ca sĩ-nhạc sĩ Bob Dylan nằm trong album "The Freewheelin' Bob Dylan" được phát hành vào năm 1963. Mặc dù được coi là một trong những bài hát của phong trào phản kháng và được xem là thánh ca của phong trào tranh đấu cho dân quyền, "Blowin' in the Wind" đề cập nhiều câu hỏi tu từ liên quan tới hòa bình, chiến tranh và tự do. Câu hát điệp khúc "The answer, my friend, is blowin' in the wind" từng được miêu tả như "một sự mơ hồ khó diễn đạt: hoặc là câu trả lời nó hiển hiện trước mắt, hoặc là nó chỉ nằm vô định trong cơn gió". Năm 1994, ca khúc này có tên trong Grammy Hall of Fame và tới năm 2004, nó được xếp hạng số 14 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". | 1 | null |
Fast & Furious 6 (còn được biết đến với tên gọi Fast Six hay Furious 6) là một bộ phim hành động được biên kịch bởi Chris Morgan và đạo điẽn bởi Justin Lin.Đây là phần thứ sáu trong loạt phim điện ảnh "The Fast and the Furious" (Quá Nhanh Quá Nguy Hiểm).Các diễn viên chính của bộ phim bao gồm Vin Diesel, Paul Walker, Dwayne Johnson, Michelle Rodriguez, Jordana Brewster, Tyrese Gibson, Chris Bridges, Sung Kang, Luke Evans, Gina Carano và John Ortiz. "Fast & Furious 6" nói về một băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp dẫn đầu bởi Dominic Toretto và (Vin Diesel),người đã giải nghệ sau vụ cướp thành công của băng nhóm trong "Fast and Furious Five " (2011),nhưng vẫn còn là một tên tội phạm bị truy nã.
Tóm tắt.
Sau vụ cướp thành công 100 triệu USD ở Brazil, Dominic "Dom" Toretto và băng tội phạm chuyên nghiệp của mình đã chạy trốn khắp thế giới: Dom sống với Elena; em gái Mia của anh sống cùng Brian O'Conner và con trai của họ; Jack, Gisele và Han sống cùng nhau; Roman và Tej sống trong giàu sang. Trong khi đó, nhân viên an ninh Luke Hobbs và Riley Hicks điều tra vụ một đoàn tàu quân sự Nga bị hủy diệt bởi một băng nhóm dẫn đầu bởi cựu quân nhân Anh Quốc Owen Shaw. Hobbs thuyết phục Dom giúp bắt Shaw bằng cách cho Dom xem một bức ảnh của Letty Ortiz, người yêu cũ tưởng đã chết của Dom. Dom và nhóm của mình chấp nhận làm nhiệm vụ để đổi lấy lệnh ân xá, cho phép họ trở về Hoa Kỳ...
Âm nhạc.
Lucas Vidal là người đã biên soạn phần nhạc nền cho "Fast & Furious 6". Ngoài phần nhạc nền của Vidal, một số bài nhạc của nhà soạn nhạc Brian Tyler từ phần trước của bộ phim cũng được xuất hiện trong phần này. Album nhạc phim của bộ phim được phát hành bởi hãng ghi âm Def Jam Recordings vào ngày 21 tháng 5 năm 2013. Trong album có rất nhiều bài hát mang giai điệu điện tử và hip hop, trong đó có các bài hát của deadmau5, Ludacris, và nhiều nghệ sĩ khác. | 1 | null |
"I See the Light" là một ca khúc do nhà soạn nhạc Alan Menken và nhà viết lời bài hát Glenn Slater sáng tác cho phim hoạt hình chiếu rạp thứ 50 của Walt Disney Animation Studios "Công chúa tóc mây" (2010). Là một bản song ca do nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ Mandy Moore cùng nam diễn viên Mỹ Zachary Levi thể hiện trong vai các nhân vật chính của họ trong phim, Rapunzel và Flynn Rider, ca khúc pop ballad có chất liệu dân gian này đóng vai trò vừa là bản tình ca lẫn bài hát chủ đề của phim. Về mặt lời ca, "I See the Light" diễn tả tình yêu đang lớn dần giữa Rapunzel và Flynn. Bài hát xuất hiện ở track thứ bảy trong album nhạc phim.
Họa sĩ hoạt hình Glen Keane của Disney là người đầu tiên hình thành nên ý tưởng chophim "Công chúa tóc mây". Sau đó, hãng Walt Disney Animation Studios mời nhà soạn nhạc gạo cội của Disney Alan Menken và nhà viết lời bài hát Glenn Slater tới viết các ca khúc cho phim. Ban đầu, Menken và Slater viết một phiên bản "I See the Light" trang trọng hơn, sau đó mới sửa lại thành một ca khúc nhẹ nhàng, đơn giản và mang hơi hướng dân gian hơn. Sau này Menken kể rằng, trong số năm ca khúc của "Công chúa tóc mây", ông tự hào với "I See the Light" nhất.
"I See the Light" nhận được phản hồi ở mức trung bình khá từ các nhà phê bình điện ảnh và âm nhạc, họ có ý kiến trái chiều về nội dung của ca khúc và tính sáng tạo của nó. Tuy nhiên, "phân cảnh thả đèn trời" chứa ca khúc "I See the Light" của Rapunzel và Flynn nhận được phản hồi rất tích cực, nhiều nhà báo và nhà bình luận ca ngợi hiệu ứng hình ảnh của đoạn trích. Về chuyên môn, cả ca khúc và phân cảnh này được so sánh nhiều với các phân cảnh nhạc kịch lãng mạn tương tự trong các phim hoạt hình Disney trước đây, trong đó có "Kiss the Girl" trong phim "Nàng tiên cá "(1989) và "A Whole New World" trong phim "Aladdin "(1992), cả hai đều là các bản tình ca do Menken viết.
Mặc dù nhận được phản hồi không quá xuất sắc, "I See the Light" đã được trao một số giải thưởng. Bài hát được đề cử giải Oscar và giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất năm 2011, nhưng đều không giành được, lần lượt để mất vào hai bài hát "We Belong Together" trong phim "Câu chuyện đồ chơi 3" (2010) và "You Haven't Seen the Last of Me" trong phim "Burlesque "(2010). Sau đó, "I See the Light" còn giành Las Vegas Film Critics Society Award cho Giải Cộng đồng phê bình phim Las Vegas cho ca khúc trong phim hay nhất và giải Grammy cho Ca khúc nhạc phim hay nhất. Kể từ khi phát hành, đã có nhiều ca sĩ hát lại ca khúc này, trong đó đó một số nghệ sĩ nhà hát kịch như David Harris và Lucy Durack, cùng ca sĩ nhạc cổ điển Jackie Evancho.
Bối cảnh.
Ý tưởng về một bộ phim hoạt hình dựa theo truyền cổ tích "Rapunzel" của anh em nhà Grimm ban đầu do họa sĩ hoạt hình Disney Glen Keane từ năm 1998. Nhà soạn nhạc gạo cội của Disney Alan Menken vừa mới hoàn thành phần nhạc phim cho phim "Chuyện thần tiên ở New York" của Walt Disney Pictures (2007) thì ông nhận được cuộc gọi từ Walt Disney Animation Studios vào năm 2008. Họ mời ông soạn nhạc cho bộ phim hoạt hình sắp tới của hãng "Công chuấ tóc mấy." Khi nhận lời, Menken mời Glenn Slater, một người đồng nghiệp thường xuyên cộng tác với ông, gần đây nhất là trong phim "Ngôi nhà trên núi" (2004) của Disney và phiên bản nhạc kịch Broadway chuyển thể của phim "Nàng tiên cá" (1989), để cùng tham gia viết lời ca khúc với mình.
Hiểu rằng "Công chúa tóc mây" sẽ không phải là "một phim nhạc kịch [truyền thống] như "Người đẹp và quái thú" hay ["The"] "Hunchback of Notre Dame"", cả hai đều do Menken soạn nhạc, ông miêu tả bộ phim sẽ là "một sự kết hợp"ref></ref> bởi nó "khác xa so với [một] tác phẩm cổ điển chuyển sang nhạc kịch." Với "Công chúa tóc mây", Menken đặt ra thử thách cho chính mình là mang tới một âm hưởng mới lạ, khác xa so với phong cách nhạc kịch của các dự án phim và các ca khúc chịu ảnh hưởng từ nhạc kịch Broadway trước đây. Lấy cảm hứng từ mô-típ mới của Rapunzel, với "mái tóc dài và khát vọng tự do", Menken quyết định chọn thể loại nhạc kịch rock dân gian của thập niên 1960, cụ thể là tài năng và phong cách nghệ thuật từ ca sĩ-nhạc sĩ người Canada Joni Mitchell làm nguồn cảm hứng chính.
Sáng tác và thu âm.
Khi đi vào thực tế sáng tác các ca khúc cho phim, Menken và Slater "phải tìm một khoảnh khắc thích hợp để hai nhân vật chính hát." Với trường hợp cụ thể của "I See the Light", Menken kể tỉ mỉ, "Bài hát đèn lồng... nó có vẻ nằm ngoài cái gọi là sự hoàn mỹ và [Rapunzel] cuối cùng được nhìn thấy lễ thả đèn lồng và khoảnh khắc này đến. Nó giống như It’s more of a montage number."
Menken và Slater ban đầu định để "I See the Light" mang âm hưởng hơi "trang trọng" hơn". Hai nhạc sĩ sau đó đã đổi ý, viết lại "I See the Light" thành một bài hát nhẹ nhàng, mang hơi hướng nhạc dân gian hơn. Menken nói về quá trình sáng tạo của mình, "chúng tôi bắt đầu viết giai điệu, sắp xếp lời ca và các đoạn điệp âm và hoà âm, rồi chúng tôi chờ đợi một cái gì đó để gắn vào". Ngoài ra, Menken còn công nhận rằng, trong số năm bài hát của "Công chúa tóc mây", ông tự hào nhất với "I See the Light" bởi nó "nằm ở một khoảnh khắc tuyệt vời trong phim và tôi thấy hài lòng với vẻ đẹp và sự đơn giản của nó."
Tương tự, đồng đạo diễn Byron Howard cũng tỏ ra thích thú ngay lập tức với ca khúc này. Ca ngợi "I See the Light" là bài hát yêu thích của ông trong phim, Howard nhận xét, "Lúc [đồng đạo diễn Nathan Greno và tôi] nghe bản thu thử của Alan Menken, chúng tôi biết đó sẽ là một ca khúc truyền thống."
Một bản song ca lãng mạn cất lên dưới dạng lời kể chuyện của hai nhân vật chính, Rapunzel và Flynn Rider, "I See the Light" do ca sĩ và nữ diễn viên người Mỹ Mandy Moore trong vai Rapunzel cùng với nam diễn viên Mỹ Zachary Levi trong vai Flynn Rider thể hiện. Khi thu âm "Công chúa tóc mây", Moore và Levi chỉ gặp mặt và làm việc cùng nhau đúng hai lần vào hai dịp khác nhau, một trong số đó là để thu âm "I See the Light". Theo Levi, and và Moore lần đầu tập luyện với nhau trực tiếp cùng một dàn nhạc gồm 80 người của phim, sau đó được chia vào các phòng riêng biệt để thu âm lời và nhạc riêng rẽ với nhau.
Cảnh phim.
Xuất hiện gần cuối "Công chúa tóc mây", "I See the Light" nằm ở nửa sau của phim không lâu sau khi Rapunzel và Flynn Rider hoàn thành chuyến đi trốn khỏi toà tháp của mẹ Gothel đến vương quốc Corona. Họ tới vừa kịp lúc để xem lễ thả đèn lồng hàng năm mà Rapunzel đã dành cả mười tám năm cuộc đời mình nhìn ngắm từ xa trong sự giam hãm của mẹ Gothel. Hai người lên một chiếc thuyền để ngắm buổi lễ khi "bầu trời đêm rực sáng với một biển đèn lồng." Trong phân cảnh then chốt này, được các nhà phê bình đánh giá là "đỉnh cao cảm xúc" của phim bởi "ước mơ xem thả đèn lồng của Rapunzel có vẻ đã trọn vẹn", ca khúc vừa "làm ngời sáng… những chiếc đèn lồng bay lên cao" mà quan trọng hơn nó còn cho thấy "tình cảm lãng mạn đang hé nở" giữa Rapunzel và Flynn, hai con người đang bắt đầu yêu nhau.
Theo Marianne Paluso của báo "Catholic News Agency", Rapunzel, trong cảnh này, "cuối cùng đã tận mắt nhìn thấy buổi lễ thả đèn lồng kỳ diệu mà cô mong ước suốt cuộc đời mình". Còn trong khi đó, khán giả được chứng kiến cách "tình yêu... nảy nở giữa "hai nhân vật chính của phim. Được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong những "khoảnh khắc đỉnh cao" của "Tangled", Rapunzel và Flynn vừa thể hiện bản song ca lãng mạn vừa ""công kích" nhau" trong lửa tình đang bừng cháy
Với bối cảnh lãng mạn và lời ca của "I See the Light", bài hát đã được so sánh với nhiều ca khúc và phân cảnh tương ứng trong các phim hoạt hình Disney trước đây, trong đó nhiều nhất là với các ca khúc "Kiss the Girl" trong "Nàng tiên cá "(1989) và "A Whole New World" trong "Aladdin "(1992), cả hai bản ballad lãng mạn trên cũng đều do Menken sáng tác. Nhà phê bình Steven D. Greydanus của tờ "Decent Films Guide", so sánh phân cảnh này với phân cảnh "Nutcracker Suite" trong phim hoạt hình "Fantasia" (1940) của Disney, miêu tả đó là "khoảnh khắc hình ảnh siêu việt."
Trong quá trình sản xuất phim, hai đạo diễn của "Tangled" là Byron Howard và Nathan Greno liên tục đặc biệt đề cao phân cảnh này và nói với nhóm sản xuất rằng "I See the Light" "sẽ là cảnh phim hoạt hình hoành tráng nhất bạn từng được xem." Theo Greno, 45.000 chiếc đèn trời sử dụng trong phân cảnh lấy cảm hứng trực tiếp từ những buổi lễ truyền thống của người Indonesia trong đó người dân "làm những chiếc đèn lồng bằng giấy và thả lên trời."
Sáng tác.
Là một ca khúc tình yêu "mơ mộng" hàm chứa "cảm xúc lãng mạn cổ điển", "I See the Light" là một bản pop ballad lãng mạn "tươi tắn và tràn đầy sức sống" với một giai điệu "bay bổng" kéo dài ba phút bốn mươi tư giây. Kết hợp cả hai phong cách cổ điển và hiện đại cùng với âm hưởng dân gian, lời hát của bản song ca lãng mạn "đáng yêu" này xoay quanh tình yêu đang lớn dần giữa hai nhân vật chính Rapunzel và Flynn; khi giữa họ "bắt đầu có mối liên hệ về mặt tình cảm" và cuối cùng yêu nhau, thì tình cảm ấy cuối cùng đã giúp họ "[nhìn] cuộc đời theo một cách hoàn toàn mới".
Theo như bản nhạc chính thức của ca khúc do Walt Disney Music Publishing phát hành trên trang web Musicnotes.com, "I See the Light" là một bản pop ballad có tempo trung bình, viết ở khoá Đô trưởng (sao đó chuyển sang Mi giáng trưởng) với tempo tương đối chậm ở mức 104 nhịp trên phút. Tựu trung lại, quãng giọng của Moore và Levi trải trên hai quãng tám, nốt thấp của Levi là B♭2 và nốt cao của Moore là E♭5. Bên cạnh giọng hát, phần nhạc đệm của ca khúc có sử dụng đàn hạc, acoustic guitar và dàn nhạc giao hưởng. | 1 | null |
Fast & Furious 6 (Original Motion Picture Soundtrack) là album nhạc phim của bộ phim "Fast & Furious 6", phát hành kỹ thuật số trên iTunes vào ngày 17 tháng 5 năm 2013 và dưới định dạng đĩa CD vào ngày 21 tháng 5 năm 2013, bởi hãng ghi âm Def Jam Recordings. Album chủ yếu bao gồm các bài hát nhạc điện tử và hip hop.
Lucas Vidal biên soạn phần nhạc nền cho "Fast & Furious 6".
Bài hát "We Own It (Fast & Furious)" của 2 Chainz và Wiz Khalifa đã đạt được vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart, trở thành đĩa đơn thành công nhất của 2 Chainz tại quốc gia này. | 1 | null |
Number 1 (phát âm tiếng Việt: Năm-bờ-oăn) là một nhãn hàng nước tăng lực khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Loại nước uống này được tập đoàn Tân Hiệp Phát (nay là Tập đoàn Number 1) sản xuất và giới thiệu ra thị trường vào năm 2001, từng chiếm giữ được 30% thị phần nước giải khát tăng lực với tổng số kênh phân phối bao gồm 300,000 điểm bán lẻ, 200 đại lý trên khắp 64 tỉnh thành toàn quốc. Việc kinh doanh tốt đến nỗi Number 1 đã không đủ để cung cấp cho các kỳ lễ hội như là Tết Âm lịch. Vào năm 2001, thị trường nước tăng lực chỉ chiếm 0.67% thị trường nước giải khát, và chỉ có ba nhãn nhiệu là Red Bull, Rhino và Lipovitan. | 1 | null |
High School DxD (ハイスクールD×D) là loạt light novel do Ishibumi Ichiei thực hiện với sự minh họa của Miyama-Zero. Tác phẩm đăng trên tạp chí Dragon Magazine của Fujimi Shobo từ ngày 20 tháng 9 năm 2008. Cốt truyện xoay quanh Hyoudou Issei, một nam sinh trung học năm hai bị giết ngay trong ngày đầu hẹn hò bởi một thiên thần sa ngã, nhưng sau đó được hồi sinh bởi Rias Gremory vì thế anh đồng ý tham gia vào nhóm của cô. Issei là vật chủ của Ddraig (rồng đỏ và biệt danh là Welsh Dragon), một trong những sinh vật mà cả ba thế giới đều sợ. Anh có thể sử dụng sức mạnh của rồng để chiến đấu bảo vệ cho Gremory cũng như những người mà anh yêu mến. Thời gian sau, Gremory và các thành viên nữ khác trong nhóm bắt đầu nảy sinh tình cảm với Issei.
Loạt tiểu thuyết đã được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như manga và anime. Hãng TNK đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 06 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 2012, bộ anime thứ hai có tựa "High School DxD New" phát sóng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2013.
Nhân vật.
Ác ma nguyên thủy.
Cấp độ: Quỷ Hạ cấp -> Quỷ Trung cấp -> Quỷ Thượng Cấp
Chủng tộc: Quỷ Tái Sinh (Dạng người)
Quân cờ:
• Pawn (Tốt): 8 quân (biến dị).
• Queen (Hậu): Thăng cấp.
• King (Vua).
Trang bị: Boosted Gear, Ascalon, Boosted Gear: Scale Mail, Boosted Gear: Juggernaut Drive, Illegal Move Triaina, Cardinal Crimson Full Drive (Cardinal Crimson Promotion), Diabolos Dragon God (D∞D), Boosted Gear: Balance Breaker
Kĩ năng:
• Dress-Break
• Pailingual
• Nyuutron Beam Cannon
• Boosted Gear: Gift
• Boosted Gear: Boost
• Longinus Smasher
• Divine Dividing
# Rias Gremory (リアス・グレモリー, "Riasu Guremorī").
Cấp độ: Quỷ Thượng Cấp
Vị trí: Vua
Chủng tộc: Quỷ Thuần Chủng
Sức mạnh: Sức mạnh của Sự Hủy Diệt
# Asia Argento (アーシア・アルジェント, "Âshia Arujento").
Cấp độ: Quỷ Hạ Cấp
Vị trí: Quân Tượng
Chủng tộc: Quỷ Tái Sinh
Sacred Gear: Twilight Healing
# Himejima Akeno (姫島 朱乃, Himejima Akeno).
Cấp độ: Quỷ Hạ Cấp -> Quỷ Trung Cấp
Vị trí: Quân Hậu
Chủng tộc: Quỷ Tái Sinh (dạng nửa người nửa thiên thần sa ngã)
Sức mạnh: Phép thuật Nguyên tố (chủ yếu là sấm sét), Thánh Quang (sức mạnh kết hợp từ sấm sét và chớp)
# Kiba Yuuto (木場 祐斗, Kiba Yūto).
Cấp độ: Quỷ Hạ cấp -> Quỷ Trung cấp
Vị trí: Mã
Chủng tộc: Quỷ Tái Sinh
Sacred Gears: Sword Birth, Blade Blacksmith
Weapons (vũ khí):Holy Cursed Sword, Demonic Emperor Sword Gram, Balmung, Nothung, Tyrfing, and Dáinsleif.
# Toujou Koneko (塔城 小猫, Tōjō Koneko).
Cấp độ: Quỷ Hạ cấp
Vị trí: Xe
Chủng tộc: Quỷ hồi sinh (Dạng Nekomata - Miêu tinh)
Sức mạnh: Senjutsu, Youjutsu
Dạng tấn công: Vật lý
# Xenovia (ゼノヴィア,Zenovia).
Cấp độ: Quỷ cấp thấp
Vị trí: Mã
Chủng tộc: Quỷ hồi sinh (Dạng người)
Vũ khí: Excalibur Destruction, Ex-Durandal.
# Gasper Vladi (ギャスパー・ヴラディ, Gyasupā Buradi).
Cấp độ: Quỷ cấp thấp
Vị trí: Tượng
Chủng loại: Quỷ hồi sinh (Dạng Dhampir - Nửa người nửa ma cà rồng)
Năng lực: Sức mạnh của ma cà rồng, Time Stop (Ngưng đọng thời gian)
# Rossweisse (ロスヴァイセ, Rosuvaise).
Cấp độ: Quỷ cấp thấp
Vị trí: Xe
Chủng loại: Quỷ hồi sinh (Dạng Valkyrie)
Năng lực: Ma thuật Bắc Âu
# Shidou Irina (紫藤イリナ,Shidō Irina).
Cấp bậc/Vị trí: Quân át bích (Michael Brave Saint)
Chủng tộc: Thiên thần hồi sinh
Vũ khí: Excalibur Mimic, Mass-produced Holy Demonic Sword
# Raiser Phenex (レイヴェル・フェニックス, Reiveru Fenikkusu).
Cấp bậc: Quỷ cấp cao
Vị trí: Tượng (Tự do)
Năng lực: Bất tử, Aerokinesis (điều khiển phân tử không khí), Pyrokinesis (tạo và điều khiển lửa)
# Ophis (オーフィス, "Ōfisu").
Cấp bậc/Vị trí: Rồng
Năng lực: Bất tử, Infinity, Snakes
Truyền thông.
Light Novel.
Ishibumi Ichiei đã thực hiện loạt light novel với sự minh họa của Miyama-Zero. Tác phẩm đã đăng trên tạp chí Dragon Magazine của Fujimi Shobo từ ngày 20 tháng 9 năm 2008. Các chương sau đó được tập hợp lại và phát hành thành các bunkobon, tính đến ngày 25 tháng 11 năm 2014 thì có đã có 19 tập được phát hành trong đó có hai tập có phiên bản đặc biệt là 13 và 15. Hiện tại cốt truyện đã có bốn phần.
Một tập tiểu thuyết ngoại truyện có tên "Rias in Wonderland" (リアス・イン・ワンダーランド) đã phát hành vào ngày 20 tháng 3 năm 2013 trong dịp Kỷ niệm 25 năm của Fantasia Bunko.
Các mẫu ngoại truyện ngắn đã đăng trên tạp chí Dragon Magazine đã được tổng hợp lại thành bộ có tựa DX. Tập đầu tiên đã phát hành vào ngày 10 tháng 3 năm 2015.
Manga.
Mishima Hiroji đã thực hiện một loạt manga chuyển thể của tiểu thuyết và bắt đầu đăng trên tạp chí Dragon Magazine vào tháng 7 năm 2010 sau đó chuyển sang tạp chí Monthly Dragon Age từ tháng 3 năm 2011, cả hai tạp chí đều của Fujimi Shobo. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành các tankōbon, tính đến tháng 1 năm 2013 thì đã có 4 tập được phát hành.
Một tập manga ngoại truyện có tựa "High School DxD - Asia & Koneko Himitsu no Keiyaku!?" (ハイスクールDxD アーシア&小猫 ヒミツのけいやく!?) do Hiroichi thực hiện và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012. Fujimi Shobo sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 1 tankōbon vào ngày 09 tháng 3 năm 2012.
Internet radio.
Một chương trình internet radio có tên "Highschool DxD - KuŌ Gakuen Ura-Okaruto Kenkyū-bu" (ハイスクールD×D 駒王学園 裏オカルト研究部) đã được HiBiKi Radio Station phát sóng từ ngày 12 tháng 12 năm 2011 đến ngày 02 tháng 4 năm 2012. Chương trình được thực hiện với sự tham gia của các nhân vật chính trong bộ anime để trả lời thư của những người hâm mộ.
HiBiKi Radio Station cũng đang phát sóng một chương trình khác có tên "High School RADIOxRADIO ~ Ryakushite Ready Ready!~" (「ハイスクールRADIO×RADIO 〜略してレディレディ!〜) từ ngày 19 tháng 6 năm 2013.
Anime.
Hãng TNK đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 06 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 2012 trên kênh AT-X, sau khi tập đầu được phát sóng thì vài ngày sau các kênh TV Kanagawa, Chiba TV, Sun TV, TV Aichi và Tokyo MX cũng bắt đầu phát sóng bộ anime này. Funimation đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ còn Madman Entertainment thì đăng ký phân phối tại Úc và New Zealand, Kazé Germany thì đăng ký tại Đức.
Hai tập OVA đã được thực hiện và phát hành để đình kèm với các hai tập phiên bản đặc biệt của loạt tiểu thuyết là tập 13 và 15 phát hành vào ngày 06 tháng 9 năm 2012 và ngày 31 tháng 5 năm 2013.
Bộ anime thứ hai có tựa "High School DxD New" (ハイスクールD×D NEW) cũng đã được thực hiện và đã bắt đầu phát sóng từ ngày 07 tháng 7 đến ngày 22 tháng 9 năm 2013 với tập trên các kênh AT-X, Chiba TV, Tokyo MX, Sun Television, TV Aichi và BS11. Các tập trong phiên bản BD/DVD của bộ anime đều có thêm một số cảnh mà khi chiếu trên truyền hình không có kéo độ dài các tập ra khoảng vài phút. Một tập OVA có tựa "High School DxD New Oppai, Tsutsumimasu!" (ハイスクールD×D NEW OVA おっぱい、包みます!) được tính vào bộ này đã phát hành như đĩa đính kèm phiên bản giới hạn của tập light novel tổng hợp các mẫu ngoại truyện ngắn DX.1 vào ngày 10 tháng 3 năm 2015. Funimation đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ, Kazé Germany thì đăng ký tại Đức.
Bộ anime thứ ba có tựa "High School DxD BorN" (ハイスクールD×D BorN) cũng được thực hiện và bắt đầu phát sóng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2015.
Bộ anime thứ 4 có tựa
"Highschool DxD Hero" do hãng phim Passione sản xuất và Sueda Yoshifumi đạo diễn được phát sóng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2018.
Drama CD.
Các bộ drama CD đã được thực hiện và phát hành như đĩa đính kèm với các hộp phiên bản BD đặc biệt của hai bộ anime.
Trò chơi điện tử.
Kadokawa Games đã phát triển và phát hành một chuyển thể trò chơi điện tử thể loại visual novel của tác phẩm cho hệ Nintendo 3DS, trò chơi trước đó dự tính phát hành vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 nhưng đã dời việc phát hành đến ngày 19 tháng 12 năm 2013 để điều chỉnh nâng cao chất lượng.
Âm nhạc.
Bộ anime đầu có hai bài hát chủ đề một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tựa "Trip -innocent of D-" do Larval Stage Planning trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 25 tháng 1 năm 2012. Bài hát kết thúc có tựa "STUDYxSTUDY" do StylipS trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 08 tháng 2 năm 2012 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên giới hạn có đính kèm đĩa chứa các đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 2012. Album chứa các bài hát do các nhân vật nữ chính trình bày đã phát hành vào ngày 27 tháng 6 năm 2012.
Bộ anime thứ hai có bốn bài hát chủ đề, hai mở đầu và hai kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tựa "Sympathy" do Larval Stage Planning trình bày, đĩa đơn chứ bài hát đã phát hành vào ngày 17 tháng 7 năm 2013. Bài hát mở đầu thứ hai có tựa "Gekijouron" (激情論) do ZAQ trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 21 tháng 8 năm 2013 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm đĩa chứa các đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc thứ nhất có tên "Houteishiki wa Kotaenai" (方程式は答えない) và bài hát kết thúc thứ hai có tên "Lovely ♥ Devil" (らぶりぃ♥でびる) cả hai đều do nhóm Occult Kenkyuubu Girls trình bày, album chứa hai bài hát cùng các bản nhạc do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2013. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 09 tháng 10 năm 2013.
Đón nhận.
"Highschool DxD" đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng các loạt light novel bán chạy nhất năm 2012 của Oricon với 654.224 bản được tiêu thụ. | 1 | null |
Colin Addison (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1940) là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và cựu huấn luyện viên người Anh.
Sinh ra ở Taunton, Somerset Addison bắt đầu sự nghiệp chơi bóng của anh với York City trước khi chuyển đến Nottingham Forest, Arsenal và Sheffield United. Sự nghiệp huấn luyện của anh bắt đầu khi anh đảm nhận vai trò cầu thủ kiêm huấn luyện viên ở Hereford United vào năm 1971 với chiến dịch FA Cup 1971-72 nổi tiếng, tại đó họ đã đánh bại Newcastle United.
Kể từ đó Addison đã huấn luyện một loạt các câu lạc bộ ở Liên hiệp Anh, cũng như ở các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Nam Phi, Kuwait và Qatar.
Sự nghiệp cầu thủ.
Addison được sinh ra ở Somerset nhưng lớn lên ở York và ký hợp đồng chuyên nghiệp với York City vào năm 1957. Anh chơi ở vị trí tiền đạo trong. Mặc dù vậy, là một cầu thủ đa năng anh cũng chơi ở hàng tiền vệ trong sự nghiệp của mình.
Trong mùa giải thứ hai của mình anh đã ghi được 10 bàn thắng ở Giải vô địch giúp York thang hạng lên chơi ở Third Division, và giữa mùa giải 1960-61 anh được chuyển nhượng đến đội bóng đang chơi ở First Division là Nottingham Forest với phí chuyển nhượng 12.000 bảng Anh, đó là mức phí kỷ lục của City.
Addison thường xuyên được thi đấu tại City Ground, ghi được 62 bàn thắng trong 160 trận ở Giải vô địch, trước khi gia nhập Arsenal của Bertie Mee vào năm 1966 với phí chuyển nhượng 45.000 bảng Anh. Arsenal đang trong tình trạng ảm đạm khi anh gia nhập từ Nottingham Forest vào tháng 9 năm 1966 với hy vọng rằng năng lực chuyên môn của anh có thể vực dậy đội bóng của HLV Bertie Mee. Addison là một cầu thủ đa năng, chơi tốt ở hàng tiền vệ cũng như tiền đạo. Thật không may, chấn thương đã cản trở anh trong suốt thời gian ở Bắc London và kết quả là anh không bao giờ chơi ổn định ở một vị trí nào.
Anh ghi bàn trong ba trận thắng liên tiếp vào tháng 9 năm 1967 và kết thúc với một kỷ lục là ghi bàn trong mỗi ba trận cho CLB, nhưng Addison đã không hoàn toàn khẳng định được mình và chuyển đến Sheffield United sau hơn một năm với Arsenal khi kết thúc mùa giải 1966-67.
Addison gia nhập United dựa trên sự giới thiệu của trợ lý HLV Andy Beattie, người mà anh đã cùng chơi bóng khi còn ở Nottingham Forest, với phí chuyển nhượng 40.000 bảng Anh. Chơi ở vai trò trung phong và kiến tạo, anh có được vị trí thường xuyên ở đội I cho đến mùa giải 1971, sau đó anh đã quyết định chuyển lên vai trò huấn luyện, dẫn dắt đội bóng nghiệp dư (chưa tham gia liên đoàn) Hereford United trong vai trò cầu thủ kiêm HLV.
Sự nghiệp huấn luyện.
Cầu thủ kiêm huấn luyện viên.
Addison đến Hereford United vào tháng 10 năm 1971, kế nhiệm huyền thoại John Charles trong vai trò cầu thủ kiêm HLV. Anh đã được thừa hưởng một đội ngũ cầu thủ chất lượng, dẫn dắt họ trong chiến dịch FA Cup nổi tiếng nhất trong lịch sử CLB và cuối cùng là đưa đội bóng gia nhập liên đoàn bóng đá.
Ở vòng hai, Addison và đội bóng của ông cần đến hai trận đá lại để vượt qua Northampton Town, chờ đợi họ ở phía trước là chuyến hành quân đến sân của đội bóng đang thi đấu ở hạng đấu cao nhất nước Anh Newcastle United. Sau khi bị dẫn trước với tỷ số 2-1, Addison đã ghi bàn từ cự ly 22,8 mét để cân bằng tỷ số buộc the Magpies phải tham dự trận đá lại tại Edgar Street.
Trước đám đông khán giả và trên mặt sân lầy lội, Addison và Hereford đã có chiến thắng không tưởng với tỷ số 2-1 sau hiệp phụ với các bàn thắng của Radford và George. Họ tiếp tục buộc West Ham United phải đi đến trận đá lại ở vòng bốn, nhưng cuối cùng họ đã phải nhận thất bại với tỷ số 3-1 tại Boleyn Ground.
Hereford đã được gia nhập vào Liên đoàn Bóng đá khi kết thúc mùa giải đầu tiên của Addison trên cương vị huấn luyện viên toàn thời gian, và thành công tiếp tục đến ở mùa giải tiếp sau đó khi Hereford kết thúc với vị trí á quân ở Division Four.
Huấn luyện viên toàn thời gian.
Addison chơi bóng cho đến tháng 11 năm 1973, nhưng sau một chấn thương gãy chân, anh đã dành toàn bộ thời gian trong vai trò huấn luyện cho đến năm 1974, anh chuyển đến đội bóng của Nam Phi là Durban City F.C.. Để ghi nhận những thành tựu của anh tại Hereford, khu vực phía Bắc của Edgar Street được đặc tên là "Addison Court" để vinh danh anh.
Anh trở lại nước Anh vào tháng 12 năm 1975, gia nhập Notts County trong vai trò trợ lý của Ronnie Fenton. Vị trí huấn luyện tiếp theo của anh là tại Newport County trước khi anh trở lại vai trò trợ lý HLV, dưới quyền của Ron Atkinson tại West Bromwich Albion.
Sau hai mùa giải phụ trách ở Derby County Addison đã rời đi vào năm 1982, trở lại Newport County nơi mà anh đã dẫn dắt đội bóng kết thúc ở vị trí cao nhất của họ tại giải vô địch trong thời kỳ hậu chiến ở mùa giải 1982-83. Tháng 5 nam 1985, Addison rời đội bóng miền Nam Xứ Wales, chuyển đến Qatar để dẫn dắt Al-Ahli kết thúc ở vị trí thứ hai tại Giải vô địch Qatar. Sau đó, Addison di chuyển đến Tây Ban Nha, nơi mà anh đã đưa Celta Vigo từ Second Division giành quyền lên chơi ở 'La Liga' First Division trong mùa giả đầu tiên mà anh phụ trách.
Kế tiếp là lần trở lại West Bromwich Albion trong vai trò trợ lý cho Ron Atkinson, trước khi anh và Ron chuyển đến Atlético Madrid vào tháng 10 năm 1988. Tuy nhiên, Atkinson đã rời 'Colchoneros' chỉ sau hai tháng, theo đó Addison tiếp quản CLB. Addison rời Atletico sau khi giúp đội bóng thủ đô kết thúc ở vị trí thứ 5 tại La Liga First Division. Addison sau đó được liên hệ chuyển đến Cádiz CF, nơi mà anh đã giúp CLB có được một chuỗi các chiến thắng để đảm bảo một suất trụ hạng cho Cadiz ở La Liga First Division. Điểm đến tiếp theo của anh là Kuwait, đứng đầu giải vô địch cùng với Al-Arabi, nằm trên đội bóng xếp ở vị trí thứ hai là Al Qadisiya, được huấn luyện bởi Felipe Scolari. Trở lại Liên hiệp Anh, Addison một lần nữa đảm nhận vai trò huấn luyện ở Hereford United.
Anh tiếp tục dẫn dắt một loạt các CLB ở Liên hiệp Anh bao gồm Yeovil Town, Swansea City và đội bóng thuộc giải Conference National là Forest Green Rovers, dẫn dắt CLB kết thúc ở vị trí cao nhất trong lịch sử của họ ở giải vô địch.
Cuộc sống cá nhân.
Addison hiện đang sống ở thành phố Hereford, và là một bình luận viên trên BBC Radio Wales cho đến năm 2008. | 1 | null |
Antoni Gaudí là một kiến trúc sư xứ Catalonia, Tây Ban Nha. Ông là một kiến trúc sư theo phong cách Tân nghệ thuật của trong dòng kiến trúc Hậu Hiện đại, nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân.
Gaudí khi là sinh viên Kiến trúc tại trường cao đẳng Tècnica Superior d'Arquitectura ở Barcelona 1873-1877, ông đạt loại xuất sắc trong môn học về "bản vẽ thử nghiệm và dự án". Sau 5 năm làm việc, ông đã được trao danh hiệu kiến trúc sư thực thụ vào năm 1878. Khi ký tên trên chứng chỉ của Gaudi, Elies Rogent tuyên bố, "Qui sap si hem donat el diploma a un boig o a un geni: el temps ens ho dirà". ("Ai biết được chúng ta trao chứng chỉ này cho một người kém cỏi hay một thiên tài. Thời gian sẽ trả lời.")
Chàng kiến trúc sư trẻ ngay lập tức bắt tay vào thiết kế, quy hoạch và duy trì mối liên hệ với ngôi trường này đến những ngày cuối cùng trong sự nghiệp của mình.
Antoni Gaudí và Tân nghệ thuật.
Antoni Gaudi sinh năm 1852 tại Reus, một thị trấn nhỏ phía nam của Barcelona. Bối cảnh vào cuối thế kỷ 19 ở Catalonia được đánh dấu bởi cái gọi là "hiện đại", là một phong trào nghệ thuật văn hóa từ ca năm 1880 đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, song song với dòng như Tự nhiên, Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ, và Tân nghệ thuật. Nó được thúc đẩy trở lại truyền thống là một biểu hiện của bản sắc dân tộc, cũng như sự ra đời của kỹ thuật hiện đại và các vật liệu như là một phần của sự tiến bộ. Phong trào này khác thể hiện trong văn học và âm nhạc, cũng như trong hội họa, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và kiến trúc. Các kiến trúc sư giỏi nhất được biết đến bao gồm ngoài Antoni Gaudí thì còn có Lluís Domènech i Montaner, với các thiết kế ở Barcelona là các di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Ba tác phẩm của Antoni Gaudi (1852-1926) được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 1984 (tiêu chuẩn i, ii và iv) bao gồm:
Các địa điểm mở rộng bao gồm thêm bốn tác phẩm của Gaudi vào năm 2005 (đề cử trên cơ sở tiêu chuẩn i, ii, iii và vi):
Ngoài ra là 8 địa điểm tại các khu vực khác là các thiết kế theo phong cách Tân Nghệ thuật bao gồm (nhưng không thuộc danh sách di sản thế giới của UNESCO): | 1 | null |
Greatest Hits là album tập hợp những bài hát hay nhất thứ hai và cũng là album cuối cùng của ban nhạc nam người Ireland Westlife. Nó được phát hành ngày 18 tháng 11 năm 2011 bởi Hãng thu âm RCA và Sony Music. "Greatest Hits" là album tập hợp những tác phẩm hay nhất thứ hai của nhóm tiếp sau "Unbreakable - The Greatest Hits Vol. 1" (2002). Đây là album đầu tiên của nhóm không được phát hành bởi hãng Syco Music và không dưới sự giám sát của Simon Cowell, bởi nhóm đã rời khỏi Syco và Cowell vào tháng 3 năm 2011. Album tổng hợp này bao gồm nhiều đĩa đơn trải dài suốt sự nghiệp của nhóm, cũng như bốn bài hát mới được sản xuất bởi John Shanks, bao gồm đĩa đơn mở đầu "Lighthouse", ra mắt ngày 14 tháng 11 năm 2011, và "Beautiful World", đĩa đơn thứ hai của album, ra mắt ngày 15 tháng 12 năm 2011. Album được phát hành dưới hai định dạng, một phiên bản tiêu chuẩn chứa mười tám bài hát của album, và một phiên bản mở rộng chất lượng cao, chứa một vài đĩa đơn khác trong lịch sử hoạt động của nhóm, cùng với một DVD chứa hầu hết các video âm nhạc của nhóm.
Vào thời điểm ra mắt album, "Greatest Hits" nhận được những ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, một số khen ngợi cấu trúc của album tổng hợp, trong khi số khác không thích phong cách âm nhạc của nhóm thể hiện trong các bài hát. Album xếp thứ tư trong bảng xếp hạng UK Albums Chart; đó là vị trí thấp nhất một album của Westlife từng đạt được. Album bán được 423.000 bản ở Anh và được xếp vào danh sách một trong những album bán chạy nhất năm 2011. Album cũng đạt vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng Irish Albums Chart, lọt vào top 40 tại New Zealand và Na Uy. | 1 | null |
Philippe de Vitry (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1291 - mất ngày 9 tháng 6 năm 1361) là nhà soạn nhạc, nhà lý luận âm nhạc, nhà thơ, đồng thời cũng là giáo sĩ người Pháp. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi bật cuối thời kỳ Trung Cổ. Ông đã sáng tạo ra phong cách âm nhạc mới, đó là ars nova (tiếng Latin nghĩa là "nghệ thuật mới"). Hệ quả của việc ars nova xuất hiện là âm nhạc cuối thời kỳ Trung cổ phức tạp hơn trước, phản ánh tinh thần mới ở châu Âu, làm nổi bật sự tài tình và khéo léo của con người. Tác giả của phong cách ars nova cũng đã tìm ra hệ thống gồm các ký hiệu về thời gian. Điều này làm cho các nhà soạn nhạc thế kỷ XIV có những giai điệu mới, rất tự do, trong sáng tác của mình.
Ghi âm.
2009 - "En un gardin. Les quatre saisons de l'Ars Nova. Manuscrits de Stavelot, Mons, Utrecht, Leiden." Capilla Flamenca. MEW 0852. Contains recordings of "Vos quid admiramini virginem / Gratissima virginis / Gaude gloriosa" and "Adesto sancta trinitas / Firmissime fidem / Alleluia Benedicta" by Philippe de Vitry. | 1 | null |
Hildegard xứ Bingen (; ; ), còn được gọi là Thánh Hildegard hay Nữ tiên tri sông Rhine, là một tu viện trưởng dòng Benedicti người Đức và là nhà bác học đa tài trong nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, tiên tri và y học thời Trung đại. Bà là một trong những nhà soạn nhạc thánh ca đơn âm nổi tiếng nhất, cũng như được thu âm nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Bà đã được nhiều người ở Châu Âu coi là người sáng lập ra ngành khoa học lịch sử tự nhiên ở Đức.
Tu viện nơi Hildegard tu hành đã bầu bà làm "magistra" (mẹ bề trên) vào năm 1136. Bà thành lập các tu viện Rupertsberg vào năm 1150 và Eibingen vào năm 1165. Hildegard là tác giả của một lượng lớn tác phẩm thần học, thực vật học và y học, cũng như thư từ, thánh ca và điệp khúc phụng vụ. Bên cạnh đó, bà còn sáng tác thơ và biên tập cuốn minh họa thếp vàng tác phẩm đầu tay của bà là "Scivias". Hildegard là tác giả của nhiều bài thánh ca còn tồn tại cho đến nay hơn bất kỳ nhà soạn nhạc nào trong toàn bộ thời Trung cổ, và bà là một trong số ít nhà soạn nhạc sáng tác cả nhạc và ca từ. Một trong những tác phẩm của bà, "Ordo Virtutum", là một trong những vở kịch phụng vụ đầu tiên và được cho là vở kịch đạo đức lâu đời nhất còn tồn tại. Bà cũng được ghi nhận là đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nhân tạo được gọi là "Lingua Ignota".
Mặc dù quá trình phong thánh chính thức của bà rất phức tạp và mới chỉ diễn ra gần đây, nhưng từ lâu trong lịch phụng vụ nhà thờ Công giáo tại nhiều địa phương bà vẫn được coi là Thánh Hildegard trong suốt nhiều thế kỷ. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2012, Giáo hoàng Benedict XVI đã công nhận Hildegard với nghi lễ "tương đương phong thánh" trên toàn thể Giáo hội Công giáo. Vào ngày 7 tháng 10 năm 2012, bà được tôn phong Tiến sĩ Hội Thánh và tôn vinh vì "đức thánh thiện trong đời sống và tính sáng tạo trong lời răn."
Tiểu sử.
Hildegard sinh khoảng năm 1098, chưa rõ thời gian chính xác. Cha mẹ bà là Mechtild xứ Merxheim-Nahet và Hildebert xứ Bermersheim, một gia đình quý tộc bậc thấp phụng sự cho Bá tước Meginhard xứ Sponheim. Tương truyền Hildegard vốn ốm yếu từ khi sinh ra, bà là người con thứ mười và là con út, mặc dù có ghi chép cho rằng trước bà chỉ có bảy người anh chị.
Trong tự thuật "Vita" của mình, Hildegard kể rằng bà đã có những linh cảm tâm linh và nhìn thấy khải tượng từ khi còn rất nhỏ. Có lẽ vì điều này, hoặc vì lý do củng cố địa vị chính trị, cha mẹ Hildegard đã đưa bà đến phụng sự ở tu viện dòng Benedicti ở Disibodenberg. Theo "Vita," năm lên tám tuổi, bà cùng tuyên xưng với Sơ Jutta, con gái của Bá tước Stephan II của Sponheim và hơn Hildegard khoảng sáu tuổi. Tuy nhiên, Jutta được cho là vào nhà tu kín vào năm 1112, khi Hildegard mới mười bốn tuổi. Họ tuyên thệ trước Giám mục Otto của Bamberg vào Ngày Các Thánh năm 1112. Một số học giả suy đoán rằng Hildegard đã được Jutta chăm sóc từ năm 8 tuổi, và hai người sống bên nhau trong sáu năm sau đó.
Hildegard và Jutta sống cùng nhau tại Disibodenberg và hình thành nên một cộng đồng nữ giới gắn bó với tu viện. Jutta cũng là một thầy tiên tri nên đã thu hút rất nhiều tín đồ đến thăm viếng. Hildegard kể lại rằng Jutta đã dạy bà đọc và viết, nhưng chính Jutta cũng không được học hành nhiều nên không thể dạy Hildegard ngâm vịnh kinh thánh. Bản ghi chép về "Cuộc đời Jutta" cho thấy Hildegard có lẽ đã hỗ trợ bà đọc các bài thánh vịnh, làm vườn, các công việc thủ công và chăm sóc người bệnh. Đây có thể là khoảng thời gian Hildegard học cách chơi đàn psaltery mười dây. Một vị khách viếng thăm thường xuyên là Volmar có thể là người đã dạy Hildegard ký hiệu đàn psaltery. Đây có thể là khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác âm nhạc sau này của Hildegard.
Sau cái chết của Jutta vào năm 1136, Hildegard được các nữ tu đồng môn nhất trí bầu làm "chưởng giáo". Tu viện trưởng Kuno của Disibodenberg muốn Hildegard làm "Mẹ bề trên", dưới quyền quản lý của ông. Tuy nhiên, bà đã xin Kuno cho phép cả cộng đồng nữ tu chuyển tới khu Rupertsberg cũ, mặc dù tồi tàn nhưng đổi lại họ sẽ được sống tự tại hơn ở đó. Khi bị từ chối, Hildegard đã thỉnh cầu vượt cấp lên Tổng Giám mục Henry I của Mainz và được chấp thuận. Tu viện trưởng Kuno vẫn không đồng ý, cho đến khi Hildegard mắc bệnh liệt giường, bà cho rằng Chúa đã trừng phạt bà vì bất tuân ý chúa khi không chuyển tới Rupertsberg. Tu viện trưởng không lay chuyển được Hildegard nên cuối cùng đã cho phép các nữ tu thành lập tu viện riêng. Hildegard và khoảng hai mươi nữ tu đã chuyển đến tu viện Thánh Rupertsberg vào năm 1150, nơi Volmar làm giám hộ, đồng thời là cha giải tội và kí lục của Hildegard. Năm 1165, Hildegard thành lập một tu viện thứ hai cho các nữ tu của mình tại Eibingen.
Trước khi Hildegard qua đời vào năm 1179, tu viện của bà có một vài mâu thuẫn với các giáo sĩ ở Mainz. Một người đàn ông bị rút phép thông công sau khi chết đã được chôn cất ở Rupertberg, vì thế các giáo sĩ muốn di dời thi thể ra khỏi đất thánh. Hildegard không chấp nhận vì cho rằng người chết đã được xá tội khi qua đời.
Tác phẩm.
Âm nhạc.
Trong những thập kỷ gần đây, mối quan tâm dành cho các nhân vật phụ nữ thuộc Giáo hội Công giáo thời trung cổ đã khiến cho âm nhạc của Hildegard được chú ý trở lại. Các tác phẩm còn tồn tại của bà bao gồm Bản nhạc "Ordo Virtutum" cùng với 69 bản nhạc đi kèm ca từ riêng, và ít nhất bốn bản khác nữa được biết đến tuy đã không còn giữ được ký hiệu âm nhạc. Điều này khiến Hildegard trở thành một trong những nhà soạn nhạc có khối lượng tác phẩm đồ sộ nhất thời Trung cổ.
Bản thảo khoa học và y học.
Các bản thảo khoa học và y học của Hildegard tuy cùng thể hiện quan điểm của bà về tự nhiên nhưng lại khác nhau ở trọng tâm và phạm vi. Các công trình này đều không xuất phát từ các trải nghiệm khải tượng của bà mà bắt nguồn từ kinh nghiệm chăm sóc vườn dược liệu và trông coi bệnh xá của tu viện, cũng như các kiến thức y học bà tiếp thu được từ sách vở tiếng La tinh trong thư viện. Từ các kỹ năng thực tế về chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh, bà kết hợp điều trị thân thể với phương pháp "chữa lành tinh thần". Bà trở nên nổi tiếng với khả năng chữa bệnh bằng cồn thuốc, thảo mộc và đá quý, đi theo một triết lý viện dẫn từ Sáng thế ký: tất cả mọi thứ được tạo ra trên thế giới đều là để cho con người sử dụng.
Ngôn ngữ nhân tạo.
Hildegard đã sáng tạo ra một bảng chữ cái thay thế, "Litterae ignotae," cũng có thể coi như một loại mật ngữ. Ngôn ngữ nhân tạo của Hildegard bao gồm một loạt các từ vựng được phát minh mới tương ứng với một danh sách chiết trung khoảng 1000 danh từ."" Barbara Newman cho rằng Hildegard tạo ra "Lingua Ignota" nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng nữ tu, trong khi Sarah Higley chỉ ra không có bằng chứng về việc Hildegard dạy mật ngữ cho các nữ tu. Bà cho rằng ngôn ngữ nhân tạo này được tạo ra không nhằm mục đích giữ bí mật mà là vì lý do tôn giáo.
Các văn bản và các sáng tác của Hildegard cho thấy sử dụng một dạng sửa đổi của tiếng Latinh trung đại, bao gồm nhiều từ được sáng tạo, ghép lại và rút gọn. Phần ca từ trong các ca khúc của bà cũng bao gồm nhiều từ ngữ được bà phát minh ra. Do đó, nhiều nhà ngôn ngữ học coi bà như một người đi trước thời đại ở thời trung cổ.
Sức ảnh hưởng.
Khi còn sống.
Maddocks cho rằng tuy Hildegard được học tiếng Latinh đơn giản và các nguyên lý của đức tin Cơ đốc nhưng không được giáo dục bảy môn khai phóng, vốn là nền tảng giáo dục cơ bản thời Trung cổ, bao gồm ngữ pháp, phép biện chứng, hùng biện, số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Tuy vậy, bà vẫn đóng góp vào nghệ thuật hùng biện Cơ đốc giáo châu Âu và "là nhà thần học tự phong" thông qua các nghệ thuật hùng biện thay thế. Hildegard đã sáng tạo ra cách diễn giải thần học của riêng bà. Bà cho rằng "có thể phụ nữ được tạo ra từ đàn ông, nhưng không có người đàn ông nào được tạo ra mà không từ phụ nữ."
Tôn vinh.
Hildegard là một trong những người đầu tiên được chính thức áp dụng quy trình phong thánh Công giáo, nhưng quá trình này kéo dài đến nỗi đã có bốn lần phong thánh không thành, và bà vẫn được duy trì ở mức độ phong chân phước. Mặc dù vậy, bà vẫn được xếp vào hàng các vị Tử đạo Công giáo vào cuối thế kỷ 16. Ngày lễ thánh của bà là ngày 17 tháng 9. Nhiều giáo hoàng đã nhắc đến Hildegard như một vị thánh, bao gồm cả Giáo hoàng John Paul II và Giáo hoàng Benedict XVI. Giáo xứ và nhà thờ hành hương của Hildegard ở Eibingen gần Rüdesheim là nơi chứa thánh tích của bà.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 2012, Giáo hoàng Benedict XVI đã mở rộng kính lễ Thánh Hildegard cho toàn thể Giáo hội Công giáo, với một thủ tục được gọi là "phong thánh tương đương". Vào lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 7 tháng 10 năm 2012, Giáo hoàng đã tôn phong bà là Tiến sĩ Hội thánh. Ông nhắc tới Hildegard như người "có ảnh hưởng lâu đời" và là "một giáo viên thần học đích thực và một học giả uyên bác về khoa học tự nhiên và âm nhạc."
Hildegard cũng có tên trong lịch phụng vụ của các nhà thờ Anh giáo khác nhau, bao gồm cả Nhà thờ Anh.
Mối quan tâm thời hiện đại.
Từ cuối thế kỷ 20, Hildegard là đối tượng được các học giả nữ quyền đặc biệt quan tâm. Họ nhận thấy bà luôn coi mình là một thành viên của phái yếu và có xu hướng coi thường phụ nữ. Hildegard thường tự cho mình là một phụ nữ không có học thức, hoàn toàn không có khả năng chú giải Kinh thánh. Tuy nhiên, có thể điều này là có mục đích khiến những tuyên bố rằng tất cả các tác phẩm khoa học và âm nhạc của bà đều đến từ hiển linh trở nên đáng tin hơn, giúp bà được phép lên tiếng trong một thời đại và môi trường hạn chế đối với phụ nữ. Hildegard đã dùng tiếng nói của mình để lên án thể chế tham nhũng trong nhà thờ, đặc biệt là tệ mua bán chức sắc tôn giáo.
Hildegard cũng đã trở thành một nhân vật được tôn sùng trong phong trào Thời đại Mới đương đại, chủ yếu là vì quan điểm toàn diện và tự nhiên của bà về việc chữa bệnh, cũng như các quan điểm tâm linh thần bí. Mặc dù các bản thảo y học của bà đã bị lãng quên từ lâu và sau đó lại được nghiên cứu mà không xem xét đến bối cảnh, bà là nguồn cảm hứng cho cuốn "Hildegard-Medicine" của Tiến sĩ Gottfried Hertzka về các phương pháp chữa bệnh dân gian, và là tên của bà được đặt cho Hildegard Network của June Boyce-Tillman, một trung tâm chữa trị tập trung vào cách tiếp cận toàn diện để chăm sóc sức khỏe và kết nối những người quan tâm đến mối liên hệ giữa tâm linh, nghệ thuật và chữa lành. Danh tiếng của bà với tư cách là một tác giả và một thầy thuốc cũng được các nhà nữ quyền thời kỳ đầu sử dụng để đấu tranh cho quyền của phụ nữ được theo học tại các trường y khoa.
Tranh luận về Hildegard được hồi sinh trở lại từ năm 1924 khi nhà thần bí người Áo Rudolf Steiner thuyết giảng về một nữ tu trong mô tả của bà là tiền kiếp của nhà thơ-triết gia Nga Vladimir Soloviev, người nhìn thấy khải tượng thường được so sánh với Hildegard. Nhà ngụy biện Robert Powell chứng minh điều này qua chiêm tinh học thần bí. Các cộng đồng thần bí cho rằng hậu duệ của Hildegard bao gồm nghệ sĩ Carl Schroeder, từ giả thuyết của nhà xã hội học người Columbia Courtney Bender và được ủng hộ bởi những người theo thuyết tái sinh Walter Semkiw và Kevin Ryerson.
Trong văn hóa đại chúng.
Các bản thu âm và biểu diễn âm nhạc của Hildegard đã được giới phê bình khen ngợi và phổ biến kể từ năm 1979. Nhiều tác phẩm âm nhạc hiện đại có liên hệ trực tiếp với Hildegard và âm nhạc của bà như:
Trong không gian, tiểu hành tinh 898 Hildegard được theo tên bà.
Hildegard được thể hiện bởi Patricia Routledge trong bộ phim tài liệu của BBC "Hildegard of Bingen" (1994), bởi Ángela Molina trong "Barbarossa" (2009) và Barbara Sukowa trong phim "Vision", do Margarethe von Trotta đạo diễn.
Hildegard là chủ đề của cuốn tiểu thuyết tiểu sử hư cấu năm 2012 "Illumination" của Mary Sharatt.
Chi thực vật "Hildegardia" được đặt theo tên bà vì những đóng góp của bà trong lĩnh vực thảo dược.
Hildegard xuất hiện trong "The Baby-Sitters Club # 101: Claudia Kishi, The Middle School Drop-Out" của Ann M. Martin, khi Anna Stevenson hóa trang thành Hildegard trong ngày Halloween.
Bộ phim tài liệu dài tập, "The Unruly Mystic: Saint Hildegard," được thực hiện bởi đạo diễn người Mỹ Michael M. Conti vào năm 2014.
Vở nhạc kịch "In the Green" ở sân khấu Broadway do Grace McLean viết kịch bản tiếp nối câu chuyện của Hildegard.
Trong cuốn sách "The Man Who Mistook His Wife for a Hat", nhà thần kinh học Oliver Sacks dành hẳn một chương về Hildegard và cho rằng các khải tượng bà nhìn thấy là phi thực tế. | 1 | null |
Nợ thị trường mới nổi (EMD) là một thuật ngữ được sử dụng để bao gồm các trái phiếu được phát hành bởi các nước kém phát triển. Nó không bao gồm các khoản vay từ chính phủ, các tổ chức siêu quốc gia chẳng hạn như IMF hoặc các nguồn tư nhân, mặc dù các khoản vay được chứng khoán hoá và phát hành ra thị trường có thể được bao gồm. Một thảo luận rộng hơn về tất cả các loại vay mượn của các nước đang phát triển có tại nợ của các nước đang phát triển.
Phát hành.
Nợ thị trường mới nổi chủ yếu được phát hành bởi các tổ chức phát hành có chủ quyền. Nợ doanh nghiệp không tồn tại trong thể loại này, nhưng các công ty trong các nước đang phát triển thường có xu hướng vay từ các ngân hàng và các nguồn khác, vì phát hành nợ công đòi hỏi cả thị trường phát triển tương đối đầy đủ lẫn nhu cầu vay vốn lớn. Phát hành có chủ quyền về lịch sử đã được phát hành chủ yếu bằng ngoại tệ (nợ nước ngoài), hoặc USD hoặc Euro (ngoại tệ mạnh so với đồng nội tệ). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống hưu trí tại một số quốc gia đã dẫn đến sự phát hành bằng nội tệ ngày càng tăng.
EMD có xu hướng có một xếp hạng tín dụng thấp hơn so với các nợ công khác vì những rủi ro kinh tế và chính trị gia tăng - nơi mà hầu hết các nước phát triển có xếp hạng tín dụng là AAA hoặc AA, thì hầu hết các phát hành EMD được đánh giá là dưới cấp độ đầu tư, mặc dù một vài nước được nhìn nhận có các cải thiện đáng kể đã được nâng cấp lên các xếp hạng BBB hoặc A, và một số ít các nước có thu nhập thấp đã đạt mức xếp hạng tương đương với các nước phát triển tiêu xài hoang phí hơn. Trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 2010, một số quốc gia thị trường mới nổi đã nổi lên như là có thể ít bị rủi ro tín dụng hơn các thị trường phát triển.
Lịch sử.
Nợ thị trường mới nổi về lịch sử đã là một phần nhỏ của thị trường trái phiếu, vì phát hành sơ cấp bị hạn chế, chất lượng dữ liệu nghèo nàn, các thị trường kém thanh khoản và khủng hoảng là chuyện xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời của Kế hoạch Brady đầu thập niên 1990, việc phát hành đã tăng mạnh. Thị trường này vẫn tiếp tục là dễ bị khủng hoảng hơn các thị trường nợ khác, bao gồm cả khủng hoảng Tequila trong 1994-95, khủng hoảng tài chính Đông Á vào năm 1997, khủng hoảng tài chính Nga 1998 và khủng hoảng kinh tế Argentina trong 2001-2002.
Đầu tư trên EMD.
Các nhà đầu tư có xu hướng sử dụng các quỹ tương hỗ để đầu tư vào EMD, vì nhiều chứng khoán cá nhân trở nên dễ mất thanh khoản hơn trong các thị trường thứ cấp và Chênh lệch giá chào giá mời là quá rộng để trao đổi tích cực. Các chỉ số thị trường thống lĩnh đối với các khoản đầu tư bằng đồng đôla Mỹ là Chỉ số EMBI+ của JPMorgan, Chỉ số toàn cầu EMBI của JPMorgan và Chỉ số đa dạng toàn cầu EMBI của JPMorgan. Các ngân hàng khác cũng cung cấp các chỉ số.
Các nước phát hành phát hành EMD.
Nói chung thì các quốc gia cần vay tiền không quá công khai khi vay nợ trừ khi khoản vay lớn đến mức làm ảnh hưởng đến các chi phí có liên quan. Do vậy, phần lớn các quốc gia nhỏ và nghèo thì không được tính vào nhóm các nước phát hành EMD. Dưới đây là danh sách các quốc gia phát hành EMD:
Nhiều quốc gia đã ngưng phát hành nợ dưới dạng EMD do nhu cầu vay giảm, chất lượng tín dụng tăng hay do kinh tế các nước này đã phát triển hơn. Một số ví dụ là Cộng hòa Séc, Ấn Độ, Kazakhstan, Ba Lan, Hàn Quốc và Thái Lan. | 1 | null |
Jacob Obrecht (sinh năm 1457/1458 - mất vào cuối tháng 7 năm 1505) là nhà soạn nhạc nổi tiếng Thời kỳ Phục hưng người vùng Flem (nay thuộc Hà Lan, Bỉ và Pháp). Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi bật của trường phái Những Người Hà Lan cũng như của thời kỳ Phục hưng. Đồng nghiệp và là đồng hương của ông có Johannes Ockeghem, Josquin des Prez, những người cũng rất nổi bật trong trường phái Những Người Hà Lan và thời kỳ Phục hưng. | 1 | null |
M là một bộ phim kinh dị của đạo diễn người Đức Fritz Lang. Đây là một trong những bộ phim kinh dị hiếm hoi được lồng tiếng thời bấy giờ. M được đánh giá là một trong những bộ phim kinh điển của dòng phim kinh dị và được Fritz Lang xem là tác phẩm hay nhất của ông.
Nội dung.
Một kẻ giết người hàng loạt đang bị truy nã tại thành phố Berlin, đối tượng của hắn là các em bé. Cả thành phố hoang mang, lo sợ, ảnh truy nã dán đầy phố, bố mẹ lo lắng chờ con ngoài cổng trường học, không ngừng để mắt khi cho chúng xuống chơi dưới sân khu tập thể… Hành động tàn nhẫn của kẻ giết người bệnh hoạn đã khiến không chỉ cảnh sát mà ngay cả thế giới ngầm của bọn xã hội đen thành phố Berlin cũng phải ra tay truy tìm kẻ thủ ác.
Đánh giá.
M được xếp thứ 33 trong '"100 phim hay nhất của điện ảnh thế giới" của tạp chí Empire trong năm 2010. | 1 | null |
Kiến trúc tế bào (tiếng Anh: cytoarchitecture hoặc cytoarchitectonics, từ tiếng Hy Lạp "κύτος"=tế bào + "αρχιτεκτονική"=kiến trúc) là ngành học nghiên cứu cấu tạo tế bào của mô trong cơ thể ở tầm vi mô.
Trong sinh học, kiến trúc tế bào nói đến sự sắp xếp tế bào trong một mô hoặc cấu trúc phân tử của tế bào. Trong thần kinh học, nó đề cập riêng đến sự sắp xếp thân nơ-ron trong não hoặc tủy sống.
Tế bào chất.
Trong tế bào, tế bào chất là bào quan được tạo nên bởi các chất lỏng giống như thạch (được gọi là chất tế bào) và và những cấu trúc khác bao quanh nhân.
Khung tế bào.
Khung tế bào là một mạng lưới các tơ sợi dài cấu trúc nên khung cấu trúc của tế bào. Khung tế bào có vài chức năng chủ chốt như xác định hình dáng của tế bào, tham gia vào quá trình phân chia tế bào, cho phép các tế bào di chuyển. Chúng cũng cung cấp hệ thống giống như các con đường hướng dẫn các bào quan và các hợp chất di chuyển trong tế bào.
Mạng lưới nội chất (ER).
Bào quan này giúp xử lý các phân tử được tạo ra bởi tế bào. Mạng lưới nội chất cũng vận chuyển những phân tử đến những nơi chuyên biệt bên ngoài hoặc bên trong tế bào. | 1 | null |
Georg Leo Graf von Caprivi de Caprera de Montecuccoli (tên khai sinh là Georg Leo von Caprivi; 24 tháng 2 năm 1831 – 6 tháng 2 năm 1899) là một Thượng tướng Bộ binh và chính khách của Đức, người đã kế nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Đức. Ông là người Phổ gốc Ý và Slavơ, đã từng tham gia quân đội Phổ trong các cuộc chiến tranh với Áo năm 1866, trên cương vị là một thành viên bộ tham mưu của "Binh đoàn thứ nhất". Sau đó, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871, ông được bổ nhiệm làm tham mưu trưởng của Quân đoàn X, một phần thuộc "Binh đoàn thứ hai", và đã tham chiến trong các trận đánh quanh Metz và quanh Orléans. Vào năm 1883, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải quân, chỉ huy hạm đội và đại diện cho hải quân Đức trong Quốc hội. Ông từ chức năm 1888 và được đổi làm tư lệnh Quân đoàn X.
Do ông là người có tài điều khiển và không dính líu với các đảng phái chính trị, Bismarck đã từng coi Caprivi là người kế nhiệm có tiềm năng của mình. Và, vào ngày 20 tháng 3 năm 1890, Caprivi được phong làm Thủ tướng của Đức và Phổ, đồng thời là Bộ trưởng Ngoại giao. Ông giữ ghế Thủ tướng Đức cho đến tháng 10 năm 1894. Dưới thời ông, bộ luật chống xã hội chủ nghĩa bị bãi bỏ và việc phục vụ quân ngũ được cắt ngắn từ 3 năm xuống 2 năm. Ngoài ra, như một phần thuộc "đường lối mới" của Đức hoàng Wilhelm II, Caprivi đã từ bỏ chính sách phối hợp về quân sự, kinh tế và tư tưởng với Nga với Bismarck, và không thể hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Anh. Ông đã đàm phán các hiệp ước thương mại và chú trọng tái cấu trúc nền quân sự Đức.
Tiểu sử.
Ông sinh ra tại Charlottenburg (khi ấy là một thị trấn ở tỉnh Brandenburg của Phổ, ngày nay là một quận của Berlin), là con trai của luật gia Julius Leopold von Caprivi (1797 – 1865), người mà sau này đã trở thành thẩm phán tại tòa án tối cao Phổ và là thành viên của Viện Quý tộc Phổ. Gia đình bên nội của ông có nguồn gốc Ý và Slovenia, tên họ ban đầu là "Kopriva" và xuất pháp từ Koprivnik ("Nesseltal") gần Kočevje ở miền Kočevski Rog ("Hornwald") của Hạ Carniola (Slovenia ngày nay). Gia tộc Caprivi đã được phong làm quý tộc trong các cuộc chiến tranh Ottoman-Habsburg vào thế kỷ 17, sau này họ dời đến Landau ở Schlesien. Mẹ của ông là Emilie Köpke, con gái của Gustav Köpke, hiệu trưởng trường trung học Berlinisches Gymnasium zum Grauen Kloster và là thầy học của Otto von Bismarck, người tiền nhiệm của Caprivi.
Sự nghiệp quân sự.
Caprivi đã gia nhập quân đội Phổ vào năm 1849 và tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 (với tư cách là một thiếu tá trong bộ tham mưu của Vương thân Friedrich Karl của Phổ), và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trên cương vị là tham mưu trưởng của Quân đoàn X. Được sự đồng tình của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, Caprivi được phong quân hàm Thượng tá và đã thể hiện tài năng của mình trong trận Mars-la-Tour, cuộc vây hãm Metz và trận Beaune-la-Rolande, được trao tặng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông đã phục vụ trong Bộ Chiến tranh Phổ. Vào năm 1882, ông được lãnh chức Sư trưởng của Sư đoàn Bộ binh số 30 tại Metz. Vào năm 1883, ông kế nhiệm Albrecht von Stosch, một đối thủ gay gắt của Thủ tướng Bismarck, làm Bộ trưởng Bộ Hải quân Đức. Việc Bismarck ủy nhiệm ông làm Bộ trưởng Hải quyan6 đã gây bất mãn lớn trong đội ngũ sĩ quan hải quân. Tuy nhiên, Caprivi đã thể hiện đáng kể tài năng quản lý của mình khi giữ chức vụ này.
Những bất đồng của Caprivi với chính sách hải quân của Hoàng đế Wilhelm I đã dẫn đến sự từ chức của ông vào năm 1888. Trong một thời gian ngắn, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh của quân đoàn cũ của mình, Quân đoàn X đặt doanh trại tại Hanover, trước khi được Hoàng đế Wilhelm II triệu hồi về kinh thành Berlin vào tháng 2 năm 1890. Caprivi được biết rằng Đức hoàng có dự kiến cử ông thay thế Bismarck nếu như vị "Thủ tướng Sắt và Máu" phản kháng những thay đổi đối với chính phủ mà Wilhelm đề xuất, và sau khi Bismarck bị sa thải vào ngày 18 tháng 3, Caprivi nhậm chức Thủ tướng.
Thủ tướng Đức.
Thời kỳ cầm quyền của Caprivi mang dấu ấn của cái mà các nhà sử học gọi là "Đường lối mới" ("Neuer Kurs") về cả chính sách đối ngoại lẫn đối nội, với các hoạt động hướng đến sự hòa giải của Đảng Dân chủ Xã hội về đối nội, và hướng đến một chính sách đối ngoại thân Anh, được cụ thể hóa bởi Hiệp định Anh-Đức vào tháng 7 năm 1890, theo đó người Anh nhượng Heligoland cho Đức để đổi lấy quyền kiểm soát Zanzibar. Sự kiện này đã gây phẫn nộ cho các tổ chức có chủ trương đẩy mạnh chủ nghĩa thực dân như Liên minh Đại Đức ("Alldeutscher Verband"), trong khi chính sách tự do thương mại của Caprivi đã dẫn tới sự đối kháng từ những người bảo thủ theo chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp. Hiệp ước cũng mang lại cho Đức dải Caprivi ("Caprivizipfel"), dải đất đã được thêm vào lãnh thổ Tây Nam Phi thuộc Đức, nhờ đó xứ thuộc địa Tây Nam Phi được nối liền với sông Zambezi, mà ông hy vọng sử dụng với mục đích giao thương và giao lưu với Đông Phi. Điều đáng tiếc là thuyền bè không thể đi lại được trên con sông lớn này. Ông phản đối những ý tưởng về một cuộc "chiến tranh đề phòng" với Nga mà tướng Alfred von Waldersee đã đề ra, tuy nhiên ông đồng thuận với quyết định của Đức hoàng Wilhelm II và các đại thần có cùng khuynh hướng trong Văn phòng Ngoại giao mà tiêu biểu là Friedrich von Holstein về việc bãi bỏ Mật ước tái cam kết mà Bismarck đã ký với Nga vào năm 1887, và điều này đã thúc đẩy Nga thiết lập liên minh với Pháp.
Sự chống đối của Đảng Bảo thủ đối với Chính phủ Caprivi gia tăng, kèm theo những cuộc công kích công khai không ngừng nghỉ của cựu Thủ tướng Bismarck. Caprivi cũng đánh mất sự ủng hộ của Đảng Tự do Quốc gia và Đảng Tiến Bộ trong một thất bại lập pháp vào năm 1892 khi ông cổ vũ Bộ trưởng Giáo dục Phổ đề xuất "Đạo luật trường học", theo đó một số đặc quyền của Giáo hội Công giáo được khôi phục. Đây là một nỗ lực bất thành nhằm khôi phục cho Đảng Trung tâm (theo Công giáo) sau khi Bismarck sung công tài sản của Nhà thờ và hạn chế vai trò của Nhà thờ trong nền giáo dục trong cuộc Đấu tranh Văn hóa ("Kulturkampf") của ông. Caprivi, mặc dù là một tín đồ Kháng Cách, cần có 100 phiếu của Đảng Trung tâm Công giáo nhưng điều đó đã gây cho các nhà chính trị theo Kháng Cách hãi hùng. Thậm chí nhiều người bảo thủ và một số người theo Đảng Dân chủ Xã hội cũng phản đối đạo luật này. Caprivi bị buộc phải từ chức Thủ tướng Phổ và được thay thế bởi Bá tước Botho zu Eulenburg, dẫn đến một sự chia rẽ quyền lực khó lường giữa Thủ tướng Đức và Thủ tướng, và điều này cuối cùng dẫn đến việc cả hai ông bị sa thải vào năm 1894. Đức hoàng cử Vương công Chlodwig von Hohenlohe-Schillingsfürst làm tân Thủ tướng của Phổ và Đế quốc Đức.
Những thành tựu cơ bản của ông là các đạo luật quân đội năm 1892 và 1893, cùng với hiệp định thương mại được ký kết với Nga vào năm 1894.
Đọc thêm.
_ | 1 | null |
George Atwood (rửa tội ngày 15 tháng 10 năm 1745, tại Luân Đôn - mất ngày 11 tháng 7 năm 1807, tại Luân Đôn) là nhà vật lý, nhà toán học người Anh. Ông là phát minh ra máy tính để minh họa tác động của Các định luật về chuyển động của Newton.
George Atwood mất lúc 61 tuổi tại Westminster khi còn độc thân và được chôn cất ở Nhà thờ Saint Margaret tọa lạc trên nền của tu viện Westminster. | 1 | null |
Klemens Wenzel Lothar von Metternich (15 tháng 5 năm 1773 – 11 tháng 6 năm 1859), được gọi ngắn gọn là Klemens von Metternich hoặc Vương công Metternich, là một chính khách và nhà ngoại giao bảo thủ người Đức, phục vụ cho Đế quốc La Mã Thần thánh và sau là cho Đế quốc Áo. Matternich giữ vai trò giúp cân bằng cán cân quyền lực của các cường quốc châu Âu và được xem là nhạc trưởng của nền chính trị châu lục này trong 3 thập kỷ dưới vài trò Bộ trưởng ngoại giao của Đế quốc Áo từ năm 1809 và Tể tướng đại thần (Thủ tướng) từ năm 1821 cho đến khi Cách mạng Tự do 1848 buộc ông phải từ chức.
Ông là thành viên của Nhà Metternich với tư cách là con trai của một nhà ngoại giao, Metternich được học hành tử tế tại các trường Đại học Strasbourg và Mainz. Metternich đã thăng tiến nhờ các chức vụ ngoại giao quan trọng, bao gồm vai trò đại sứ tại Vương quốc Sachsen, Vương quốc Phổ, và đặc biệt là nước Pháp thời Napoléon. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao là thiết kế một hòa hoãn với Pháp, bao gồm cuộc hôn nhân của Napoléon với Nữ đại công tước Áo Marie Louise. Ngay sau đó, ông đã dàn dựng việc Áo tham gia Chiến tranh Liên minh thứ Sáu theo phe Đồng minh, ký Hiệp ước Fontainebleau đưa Napoléon đi lưu vong và dẫn đầu phái đoàn Áo tại Đại hội Viên phân chia châu Âu thời hậu Napoléon giữa các cường quốc. Vì sự phục vụ tận tuỵ của mình cho quyền lợi của Đế chế Áo, Metternich được phong tước hiệu Fürst (Vương công) vào tháng 10 năm 1813. Dưới sự hướng dẫn của ông, "hệ thống Metternich" của các đại hội quốc tế tiếp tục tồn tài trong một thập kỷ nữa khi Áo liên kết với Đế quốc Nga và ở một mức độ thấp hơn là Vương quốc Phổ. Điều này đánh dấu đỉnh cao về tầm quan trọng ngoại giao của Áo và sau đó Metternich dần dần trượt vào vùng ngoại vi của ngoại giao quốc tế. Ở quê nhà, Metternich giữ chức vụ Tể tướng đại thần, đứng đầu chính phủ của Đế chế từ năm 1821 đến năm 1848 dưới thời cả Hoàng đế Franz I và con trai của ông là Ferdinand I. Sau một thời gian ngắn sống lưu vong ở London, Brighton và Brussels, kéo dài cho đến năm 1851, ông trở lại triều đình Viên, ông đã đưa ra lời khuyên cho người kế vị của Ferdinand là Hoàng đế Franz Joseph I. Metternich đã sống thọ hơn bất kỳ chính trị gia nào khác cùng thời với mình, ông qua đời vào năm 1859 ở tuổi 86.
Là một người bảo thủ truyền thống, Metternich rất muốn duy trì sự cân bằng quyền lực, đặc biệt là bằng cách chống lại tham vọng lãnh thổ của Đế chế Nga ở Trung Âu và Đế chế Ottoman ở vùng Cận Đông. Chẳng hạn, ông không thích chủ nghĩa tự do và cố gắng ngăn chặn sự tan rã của Đế chế Áo bằng cách dập tắt các cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Bắc Bán đảo Ý thuộc Áo. Ở quê nhà, ông theo đuổi một chính sách tương tự, sử dụng cơ chế kiểm duyệt và mạng lưới gián điệp rộng khắp để trấn áp tình trạng bất ổn. Metternich vừa được khen ngợi vừa bị chỉ trích nặng nề vì những chính sách mà ông theo đuổi. Những người ủng hộ ông chỉ ra rằng ông chủ trì "hệ thống Áo" khi ngoại giao quốc tế giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Những phẩm chất ông ấy với tư cách là một nhà ngoại giao đã được khen ngợi, một số nhà sử học đã lưu ý rằng chính những kỹ năng khôn khéo và dứt khoát đã tạo ra một địa vị đáng nể cho Đế chế Áo. Trong khi đó, những người gièm pha lập luận rằng lẽ ra ông có thể làm được nhiều điều để đảm bảo tương lai của Áo, và ông bị coi là vật cản đối với các cải cách ở Áo. Metternich cũng là một người ủng hộ nghệ thuật, đặc biệt quan tâm đến âm nhạc; ông quan tâm đến một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất ở châu Âu vào thời điểm đó bao gồm Haydn, Beethoven, Rossini, Liszt và Strauss.
Cuộc sống đầu đời.
Klemens Metternich được sinh ra vào ngày 15 tháng 5 năm 1773, trong Gia tộc Metternich, một gia đình quý tộc lâu đời ở vùng Rhenish. Cha của ông là Franz Georg Karl, Bá tước xứ Metternich-Winneburg zu Beilstein (1746–1818), một nhà ngoại giao đã chuyển từ phục vụ tại Tổng giáo phận vương quyền Trier sang phục vụ cho triều đình đế chế, và mẹ ông là Maria Beatrix Aloisia, Nữ bá tước xứ Kageneck (1755-1828). Ông được đặt tên để vinh danh Tổng giám mục Clemens Wenzeslaus von Sachsen, Tuyển hầu xứ Trier và là chủ cũ của cha ông. Ông là con trai cả và có một chị gái Pauline (1772–1855), vợ của Công tước Ferdinand xứ Württemberg. Vào thời điểm ông sinh ra, gia đình Metternich sở hữu một pháo đài đổ nát ở Beilstein, một lâu đài ở Winneberg, một điền trang ở phía Tây Koblenz, và một điền trang khác ở Königswart, Bohemia, giành được trong thế kỷ XVII. Vào thời điểm này, cha của Metternich, được người đương thời mô tả là "một kẻ nói lảm nhảm nhàm chán và nói dối kinh niên", trở thành đại sứ Áo tại các triều đình của ba Tuyển hầu ở vùng Rhenish (Trier, Cologne và Mainz). Việc học của Metternich do mẹ của ông phụ trách, bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc họ ở gần Pháp; Metternich nói tiếng Pháp tốt hơn tiếng Đức. Khi còn nhỏ, ông đã đi thăm chính thức cha mình và dưới sự hướng dẫn của gia sư Tin lành John Frederick Simon, được dạy kèm các môn học thuật, bơi lội và cưỡi ngựa.
Vào mùa hè năm 1788, Metternich bắt đầu học luật tại Đại học Strasbourg, trúng tuyển vào ngày 12 tháng 11. Khi còn là sinh viên, ông đã được Vương công Maximilian xứ Zweibrücken, vị vua tương lai của Vương quốc Bayern, cho ở tại tư dinh trong một thời gian. Vào thời điểm này, ông được Simon mô tả là "hạnh phúc, đẹp trai và đáng yêu", mặc dù những người đương thời sau này kể lại ông đã từng là một kẻ dối trá và khoác lác như thế nào. Metternich rời Strasbourg vào tháng 9 năm 1790 để tham dự lễ đăng quang vào tháng 10 của Hoàng đế Leopold II tại Frankfurt, nơi ông giữ vai trò là Thống chế Nghi lễ cho Bá tước xứ Westphalia (một trong 4 ghế dự bị trong Đại hội Đế chế). Ở đó, dưới sự che chở của cha mình, Metternich đã gặp Hoàng đế Franz II tương lai.
Từ cuối năm 1790 đến mùa hè năm 1792, Metternich học luật tại Đại học Mainz, nhận được một nền giáo dục bảo thủ hơn ở Strasbourg, một thành phố không an toàn để quay lại. Vào mùa hè, anh ấy làm việc với cha mình, người đã được bổ nhiệm vào ghế Cai trị toàn quyền xứ Hà Lan thuộc Áo. Vào tháng 3 năm 1792, Francis kế vị vương miện Hoàng đế La Mã Thần thánh và lên ngôi vào tháng 7, cho phép Metternich tiếp tục đảm nhận vai trò Thống chế Nghi lễ trước đó của ông. Trong khi đó, Pháp đã tuyên chiến với Áo, bắt đầu Chiến tranh Liên minh thứ nhất (1792–7) và khiến việc nghiên cứu thêm của Metternich ở Mainz là không thể. Giờ đây, theo công việc của cha mình, ông được cử ra mặt trận thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Tại đây, ông dẫn đầu cuộc thẩm vấn Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Pháp, Hầu tước xứ Beurnonville và một số ủy viên Hội nghị Quốc gia tháp tùng. Metternich đã quan sát cuộc bao vây và sự sụp đổ của Valenciennes, sau này nhìn lại những điều này như những bài học quan trọng về chiến tranh. Đầu năm 1794, ông được cử đến Vương quốc Anh, bề ngoài là giúp Tử tước Desandrouin, Tổng Thủ quỹ của Hà Lan thuộc Áo, đàm phán một khoản vay.
Cuộc hôn nhân đầu tiên và Đại hội Rastatt.
Trong quá trình thực hiện công tác tại Vương quốc Anh, ông đã có cơ hội diện kiến Nhà vua nhiều lần và ăn tối với một số chính trị gia có ảnh hưởng của Anh lúc bầy giờ, bao gồm William Pitt, Charles James Fox và Edmund Burke. Metternich cũng đã ăn tối với nhà soạn nhạc nổi tiếng Joseph Haydn và ông bầu Johann Peter Salomon sau khi xem một số buổi hòa nhạc của họ tại Quảng trường Hannover. Chính tại một trong những buổi hòa nhạc này, ông ấy đã hội ngộ với một người thầy của mình trong quá khứ, Andreas Hofmann trong số khán giả đã đến để do thám nước Anh cho người Pháp. Metternich được đề cử làm Công sứ mới của Hà Lan thuộc Áo và rời Anh vào tháng 9 năm 1794. Khi đến nơi, ông thấy một chính phủ lưu vong và bất lực đang phải rút lui khỏi cuộc tiến công mới nhất của Pháp. Vào tháng 10, một đội quân Pháp tràn vào Đức và sáp nhập tất cả các điền trang của Metternich ngoại trừ Königswart. Thất vọng và bị ảnh hưởng bởi những lời chỉ trích mạnh mẽ về chính sách của cha mình, ông đã cùng cha mẹ mình đến Vienna vào tháng 11. Ngày 27 tháng 9 năm 1795, ông kết hôn với Nữ bá tước Eleonore von Kaunitz-Rietberg (1775-1825), cháu gái của cựu thủ tướng Áo Wenzel Anton, Thân vương xứ Kaunitz-Rietberg. Cuộc hôn nhân do mẹ của Metternich sắp đặt và giới thiệu anh với xã hội Viên. Đây chắc chắn là một phần động lực cho Metternich, người ít thể hiện tình cảm với cô hơn là cô dành cho ông. Cha của cô dâu, Hoàng thân Kaunitz, đưa ra hai điều kiện: thứ nhất, Eleonore vẫn còn trẻ nên phải tiếp tục sống ở nhà mình; và thứ hai, Metternich bị cấm phục vụ với tư cách là một nhà ngoại giao chừng nào Hoàng thân vẫn còn sống. Con gái Maria của họ chào đời vào tháng 1 năm 1797.
Sau khi Metternich học ở Vienna, cái chết của Hoàng thân vào tháng 9 năm 1797 đã cho phép Metternich tham gia Đại hội Rastatt. Ban đầu, cha của ông, người đứng đầu phái đoàn hoàng gia, đã nhận ông làm thư ký và đảm bảo rằng, khi đại hội chính thức bắt đầu vào tháng 12 năm 1797, ông được chỉ định là đại diện của Bá tước xứ Westphalia. Metternich buồn chán vẫn ở lại Rastatt với vai trò này cho đến năm 1799 khi đại hội cuối cùng bị giải tán. Trong thời kỳ này, Eleonore đã chọn sống với Metternich tại Rastatt: và sinh các con trai Francis (tháng 2 năm 1798) và Klemens (tháng 6 năm 1799) ngay sau khi kết thúc Đại hội. Metternich vô cùng đau khổ, Klemens qua đời chỉ sau vài ngày, còn Francis nhanh chóng bị nhiễm trùng phổi và không bao giờ hồi phục.
Đại sứ.
Dresden và Berlin.
Thất bại của Đế chế La Mã Thần thánh trong Chiến tranh Liên minh thứ hai đã làm rung chuyển giới ngoại giao, và Metternich đầy triển vọng giờ đây được đưa ra lựa chọn giữa ba vị trí: Đại diện cho Hoàng gia trong Đại hội Đế chế tại Regensburg; làm đại sứ tại Copenhagen của Vương quốc Đan Mạch; hoặc làm đại sứ tại Dresden của Tuyển hầu xứ Sachsen. Ông đã chọn trở thành đại sứ tại Dresden vào cuối tháng 1 năm 1801, và việc bổ nhiệm ông được chính thức công bố vào tháng 2 cùng năm. Metternich đã nghỉ hè ở Vienna, nơi ông viết "Hướng dẫn", một bản ghi nhớ thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn nhiều về nghệ thuật chính trị so với bài viết trước đó của mình. Ông đến thăm điền trang Königswart vào mùa thu trước khi đảm nhận vị trí mới vào ngày 4 tháng 11. Sự tinh tế của bản ghi nhớ đã bị mất tại triều đình Sachsen, do Tuyển hầu Frederick Augustus đã nghỉ hưu, một người đàn ông có ít sáng kiến chính trị, đứng đầu. Bất chấp sự nhàm chán của triều đình, Metternich tận hưởng sự phù phiếm nhẹ nhàng của thành phố và lấy một tình nhân, Katharina Bagration-Mukhranska, người đã sinh cho ông một cô con gái, Marie-Clementine. Vào tháng 1 năm 1803, Metternich và vợ có một đứa con mà họ đặt tên là Viktor. Tại Dresden, Metternich cũng có một số mối quan hệ quan trọng bao gồm Friedrich von Gentz, một nhà báo sẽ phục vụ Metternich với tư cách vừa là bạn tâm giao vừa là nhà phê bình trong ba mươi năm tới. Ông cũng thiết lập mối quan hệ với các nhân vật chính trị quan trọng của Ba Lan và Pháp.
Để bù đắp cho việc mất đi các điền trang của tổ tiên Metternich ở thung lũng Moselle khi bị Đệ nhất Cộng hòa Pháp sáp nhập bờ Tây sông Rhine, "Reichsdeputationshauptschluss" năm 1803 đã mang lại cho gia đình Metternich những điền trang mới ở Ochsenhausen, tước hiệu Thân vương và một ghế trong Đại hội Đế chế. Trong cuộc cải tổ ngoại giao sau đó, Metternich được bổ nhiệm làm đại sứ tại Vương quốc Phổ, được thông báo về điều này vào tháng 2 năm 1803 và nhậm chức vào tháng 11 năm đó. Ông đến Phổ trong giải đoạn quan trọng trong nền ngoại giao châu Âu, nhanh chóng trở nên lo lắng về tham vọng lãnh thổ của Napoléon Bonaparte, nhà lãnh đạo mới của Pháp. Nỗi sợ hãi này đã được chia sẻ bởi triều đình Nga dưới thời Alexander I, và Sa hoàng đã thông báo cho Metternich về chính sách của Đế chế Nga. Vào mùa thu năm 1804, Vienna quyết định hành động bắt đầu vào tháng 8 năm 1805, Đế quốc Áo (khi Đế chế La Mã Thần thánh đang trong quá trình tan rã) bắt đầu tham gia vào Chiến tranh Liên minh thứ ba. Nhiệm vụ gần như bất khả thi lúc này của Metternich là thuyết phục Phổ tham gia liên minh chống lại Bonaparte. Tuy nhiên, thỏa thuận cuối cùng của họ không phải do Metternich, và sau thất bại của liên minh trong Trận Austerlitz, Phổ đã bỏ qua thỏa thuận và thay vào đó ký một hiệp ước với Pháp.
Paris.
Trong cuộc cải tổ sau đó ở Vienna, Bá tước Johann Philipp von Stadion-Warthausen trở thành Bộ trưởng Ngoại giao của Đế chế Áo, Metternich đã bị loại khỏi kế hoạch đến làm Đại sứ tại Đế quốc Nga. Ông ấy không bao giờ đến được Nga, vì nhu cầu về một đại sứ Áo tại triều đình Pháp là cấp bách hơn cả. Metternich đã được phê duyệt cho vị trí này vào tháng 6 năm 1806. Ông rất thích và vui mừng vì được gửi đến Pháp với mức lương hậu hĩnh 90.000 Gulden mỗi năm. Sau một chuyến đi gian khổ, ông đến trú sứ vào tháng 8 năm 1806, được giới thiệu tóm tắt bởi Nam tước von Vincent và Engelbert von Floret, những người mà ông sẽ giữ lại làm cố vấn thân cận trong hai thập kỷ tiếp theo của sự nghiệp mình. Ông gặp ngoại trưởng Pháp Thân vương Charles Maurice de Talleyrand-Périgord vào ngày 5 tháng 8 và diện kiến Hoàng đế Napoléon năm ngày sau tại Saint-Cloud; chẳng bao lâu, Chiến tranh Liên minh thứ tư đã kéo cả Talleyrand và Napoléon về phía Đông. Vợ và các con của Metternich đã đến sống cùng ông ở Paris vào tháng 10, và ông ấy bước vào xã hội thượng lưu, sử dụng sự quyến rũ của mình để giành được sự nổi tiếng ở đó. Sự hiện diện của Eleonore không ngăn cản Metternich khỏi một loạt các cuộc tình vụng trộm, trong đó có cả Công chúa Caroline Murat, em gái của Hoàng đế Napoléon, Laure Junot, và có lẽ nhiều người khác nữa.
Sau Hiệp ước Tilsit vào tháng 7 năm 1807, Metternich thấy rằng vị trí của Áo ở châu Âu dễ bị tổn thương hơn nhiều nhưng tin rằng hiệp định giữa Nga và Pháp sẽ không kéo dài. Trong khi chờ đợi, ông nhận thấy Bộ trưởng Ngoại giao mới của Pháp, Jean-Baptiste Champagny không thích nghi và đã tranh cãi để thương lượng một giải pháp thỏa đáng về tương lai của một số pháo đài của Pháp trên Sông Inn. Trong những tháng tiếp theo, chính sách của Áo và danh tiếng của Metternich đã tăng lên. Metternich đã thúc đẩy một liên minh Nga-Áo, mặc dù Sa hoàng Alexander quá bận tâm đến ba cuộc chiến khác mà ông đã tham gia. Theo thời gian, Metternich coi cuộc chiến cuối cùng với Pháp là điều không thể tránh khỏi.
Trong một sự kiện đáng nhớ, Metternich đã tranh luận với chính Hoàng đế Napoléon tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 39 của Napoléon vào tháng 8 năm 1808 về sự chuẩn bị ngày càng rõ ràng cho chiến tranh của cả hai bên. Ngay sau đó, Napoléon từ chối sự tham dự của Metternich tại Đại hội Erfurt; Metternich sau đó rất vui khi nghe tin từ Talleyrand rằng nỗ lực của Napoléon tại Đại hội nhằm khiến Nga xâm lược Áo đã không thành công. Cuối năm 1808, Metternich được triệu hồi về Viên để họp trong 5 tuần về khả năng Áo xâm lược Pháp trong khi Napoléon đang tham gia chiến dịch ở Tây Ban Nha. Bản ghi nhớ của ông báo cáo rằng Pháp không đoàn kết sau Napoléon, rằng Nga có vẻ không muốn đánh Áo, và rằng Pháp có ít quân đội đáng tin cậy có thể chiến đấu ở Trung Âu. Trở lại Paris, Metternich tỏ ra lo lắng về sự an toàn của bản thân. Khi Áo tuyên chiến với Pháp, Metternich thực sự đã bị bắt để trả đũa việc bắt giữ hai nhà ngoại giao Pháp ở Vienna, nhưng tác động của việc này là rất nhỏ. Ông được phép rời Pháp dưới sự hộ tống của quân đội để trở về Áo vào cuối tháng 5 năm 1809. Sau khi Napoléon chiếm được Kinh đô Viên, Metternich được đến và trao đổi ở đó để lấy các nhà ngoại giao Pháp.
Bộ trưởng ngoại giao.
Hòa hoãn với Pháp.
Lúc bấy giờ trở lại Áo, Metternich đã tận mắt chứng kiến sự thất bại của quân đội Áo trong Trận Wagram năm 1809. Stadion đã đệ đơn từ chức Bộ trưởng Ngoại giao sau đó, và Hoàng đế ngay lập tức trao chức vụ này cho Metternich. Ông ấy tiếp nhận chức vụ mới với lo lắng rằng Napoléon sẽ nắm bắt điều này để yêu cầu các điều khoản hòa bình khắc nghiệt hơn, thay vào đó, ông đồng ý trở thành ngoại trưởng (ông đã bắt đầu vào ngày 8 tháng 7) và dẫn đầu các cuộc đàm phán với người Pháp với sự hiểu biết rằng ông sẽ thay thế Stadion làm Bộ trưởng Ngoại giao tại một ngày sau đó. Trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Altenburg, Metternich đưa ra các đề xuất thân Pháp để cứu chế độ quân chủ Áo. Tuy nhiên, Napoléon không thích quan điểm của ông về tương lai của Ba Lan, và Metternich dần dần bị Thân vương xứ Liechtenstein loại khỏi quá trình đàm phán. Tuy nhiên, ông sớm giành lại ảnh hưởng vào ngày 8 tháng 10, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao (và thêm vào đó là Bộ trưởng Bộ Hoàng gia). Đầu năm 1810, mối quan hệ tình cảm trước đó của Metternich với Junot được công khai nhưng nhờ sự khéo léo của Eleonore nên vụ bê bối chỉ ở mức tối thiểu.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Metternich là thúc đẩy cuộc hôn nhân của Napoléon với Nữ Đại công tước Marie Louise hơn là với em gái út của Sa hoàng Nga Anna Pavlovna. Metternich sau đó đã tìm cách tránh xa kế hoạch dùng hôn nhân để cầu hoà với Pháp bằng cách cho rằng đó là ý tưởng riêng của Napoléon, nhưng điều này là không thể xảy ra; trong mọi trường hợp, ông ấy rất vui khi nhận trách nhiệm vào thời điểm đó. Đến ngày 7 tháng 2, Napoléon đã đồng ý và cặp đôi đã kết hôn theo ủy quyền vào ngày 11 tháng 3. Marie Louise rời Pháp ngay sau đó và Metternich theo một con đường khác và không chính thức. Metternich giải thích rằng chuyến đi được thiết kế để đưa gia đình ông (bị mắc kẹt ở Pháp do chiến tranh bùng nổ) về nhà và báo cáo với Hoàng đế Áo về các hoạt động của Marie Louise.
Thay vào đó, Metternich ở lại 6 tháng, giao văn phòng của mình ở Vienna cho cha mình. Ông ta bắt đầu sử dụng cuộc hôn nhân và sự tâng bốc, để đàm phán lại các điều khoản đặt ra tại Schönbrunn. Tuy nhiên, những nhượng bộ mà ông ta giành được là khá tầm thường: một số quyền kinh doanh, chậm thanh toán tiền bồi thường chiến tranh, bồi thường một số điền trang thuộc về người Đức trong quân đội Áo, bao gồm cả gia đình Metternich, và dỡ bỏ giới hạn 150.000 người đối với quân đội Áo. Vấn đề cuối cùng được hoan nghênh và xem như một dấu hiệu cho thấy Áo ngày càng độc lập, mặc dù Áo không còn đủ khả năng chi trả cho một đội quân lớn hơn giới hạn quy định.
Trở thành đồng minh của Pháp.
Khi Metternich trở lại Vienna vào tháng 10 năm 1810, ông không còn nổi tiếng nữa. Ảnh hưởng của ông chỉ giới hạn trong các vấn đề đối ngoại, và những nỗ lực của ông nhằm tái lập một Hội đồng Nhà nước đầy đủ đã thất bại. Tin chắc rằng một nước Áo suy yếu nhiều sẽ tránh được một cuộc xâm lược khác của Pháp, ông bác bỏ những tiến bộ của Sa hoàng Alexander và thay vào đó ký kết liên minh với Hoàng đế Napoléon vào ngày 14 tháng 3 năm 1812. Ông cũng ủng hộ một giai đoạn kiểm duyệt vừa phải, nhằm ngăn chặn sự khiêu khích của người Pháp. Yêu cầu chỉ có 30.000 quân Áo chiến đấu bên cạnh quân Pháp, hiệp ước liên minh hào phóng hơn hiệp ước mà Vương quốc Phổ đã ký một tháng trước đó; điều này cho phép Metternich đảm bảo với cả Anh và Nga rằng Áo vẫn cam kết kiềm chế tham vọng của Napoléon. Ông tháp tùng vị Hoàng đế của mình trong cuộc gặp cuối cùng với Napoléon tại Dresden vào tháng 5 năm 1812 trước khi Napoléon bắt tay vào cuộc xâm lược Nga.
Cuộc họp ở Dresden tiết lộ rằng ảnh hưởng của Áo ở châu Âu đã đạt đến điểm thấp nhất, và Metternich hiện đang muốn thiết lập lại ảnh hưởng đó bằng cách sử dụng điều mà ông coi là mối quan hệ bền chặt với tất cả các bên trong cuộc chiến, đề xuất các cuộc đàm phán hòa bình chung do Áo đứng đầu. Trong 3 tháng tiếp theo, ông sẽ từ từ tách Áo ra khỏi chính nghĩa của Pháp, đồng thời tránh liên minh với Phổ hoặc Nga, và sẵn sàng đón nhận bất kỳ đề xuất nào có thể đảm bảo một vị trí cho vương triều Bonaparte-Habsburg kết hợp. Điều này được thúc đẩy bởi mối lo ngại rằng nếu Napoléon bị đánh bại, Nga và Phổ sẽ thu được quá nhiều. Tuy nhiên, Napoléon không khoan nhượng và cuộc giao tranh (nay chính thức là Chiến tranh Liên minh thứ sáu) vẫn tiếp tục. Liên minh của Áo với Pháp kết thúc vào tháng 2 năm 1813, và Áo sau đó chuyển sang vị trí trung lập vũ trang.
Tuyên bố trung lập.
Nếu so với các nhà chính trị cùng thời với mình, Metternich ít muốn quay lưng lại với Pháp hơn (mặc dù không phải là Hoàng đế), và ông ủng hộ các kế hoạch của riêng mình cho một dàn xếp chung. Vào tháng 11 năm 1813, ông đưa ra Đề xuất Frankfurt cho Napoléon, cho phép Napoléon vẫn là Hoàng đế nhưng sẽ đưa nước Pháp trở thành "biên giới tự nhiên" và hủy bỏ quyền kiểm soát của nước này đối với hầu hết Bán đảo Ý, Đức và Hà Lan. Napoléon, mong muốn chiến thắng trong cuộc chiến, đã trì hoãn quá lâu và đánh mất cơ hội này; đến tháng 12, quân Đồng minh đã rút lại lời đề nghị. Đến đầu năm 1814, khi họ đã tiến gần đến Paris, Napoléon đã đồng ý với các đề xuất Frankfurt, quá muộn, và Matternich đã từ chối, sau đó các điều khoản mới, khắc nghiệt hơn được đề xuất.
Tuy nhiên, quân Đồng minh không tiến triển tốt và mặc dù tuyên bố về mục tiêu chiến tranh chung bao gồm nhiều cái gật đầu với Áo đã được đảm bảo từ Nga, Anh vẫn không tin tưởng và nhìn chung không muốn từ bỏ sáng kiến quân sự mà nước này đã đấu tranh trong 20 năm để thiết lập. Mặc dù vậy, Hoàng đế Francis đã trao cho Matternich, lúc này là Bộ trưởng Ngoại giao Áo Huân chương Maria Theresa ở mức Grand-Chancellor, một vị trí đã bị bỏ trống kể từ thời Kaunitz. Metternich ngày càng lo lắng rằng cuộc rút lui của Napoléon sẽ kéo theo tình trạng hỗn loạn có thể gây hại cho Vương tộc Habsburg. Ông tin rằng một nền hòa bình phải sớm được ký kết. Vì không thể ép buộc người Anh nên Anh chỉ gửi đề xuất cho Pháp và Nga. Tuy nhiên, những điều này đã bị từ chối sau các Trận Lützen (2 tháng 5) và Trận Bautzen (1813) (20–21 tháng 5), một hiệp định đình chiến do Pháp khởi xướng đã được ký kết. Bắt đầu từ tháng 4, Metternich chuẩn bị "chậm rãi và miễn cưỡng" cho Áo tham chiến với Pháp; hiệp định đình chiến cho Áo thời gian để huy động đầy đủ hơn.
Vào tháng 6, Metternich rời Vienna để đích thân xử lý các cuộc đàm phán tại Jičín ở Bohemia. Khi đến nơi, ông được đón chào bởi sự hiếu khách của Công chúa Wilhelmine, Nữ công tước xứ Sagan và bắt đầu mối quan hệ tình cảm với cô kéo dài vài tháng. Không có tình nhân nào khác từng đạt được ảnh hưởng đối với Metternich như Wilhelmine, và ông ấy vẫn tiếp tục viết thư cho cô sau khi họ chia tay. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hugues-Bernard Maret vẫn lảng tránh, mặc dù Metternich đã cố gắng thảo luận về tình hình công việc với Sa hoàng vào ngày 18–19 tháng 6 tại Opotschna. Trong các cuộc đàm phán mà sau này sẽ được phê chuẩn thành Công ước Reichenbach, họ đã đồng ý về các yêu cầu hòa bình chung và đặt ra một quy trình để Áo có thể tham chiến theo phe Liên minh. Ngay sau đó Metternich được mời tham gia nghị đàm cùng Napoléon tại Dresden, nơi ông có thể trực tiếp đưa ra các điều khoản. Mặc dù không có hồ sơ đáng tin cậy nào về cuộc họp của họ vào ngày 26 tháng 6 năm 1813, nhưng có vẻ như đó là một cuộc họp giông bão nhưng hiệu quả. Thỏa thuận cuối cùng đã đạt được khi Metternich chuẩn bị rời đi: các cuộc đàm phán hòa bình sẽ bắt đầu ở Praha vào tháng 7 và kéo dài đến ngày 20 tháng 8. Khi đồng ý với điều này, Metternich đã phớt lờ Công ước Reichenbach, và điều này khiến các đồng minh Liên minh của Áo tức giận. Hội nghị Praha sẽ không bao giờ họp đúng nghĩa vì Napoléon đã trao cho các đại diện của mình là Armand Caulaincourt và Bá tước Narbonne không đủ quyền đàm phán. Tại các cuộc thảo luận không chính thức được tổ chức thay cho hội nghị, Caulaincourt ngụ ý rằng Napoléon sẽ không đàm phán cho đến khi quân đội đồng minh đe dọa chính nước Pháp. Điều này đã thuyết phục được Metternich, và sau khi tối hậu thư mà Metternich đưa ra cho Pháp không được chú ý, Áo tuyên chiến vào ngày 12 tháng 8.
Trở thành đối tác liên minh.
Các đồng minh của Áo coi tuyên bố này là sự thừa nhận rằng tham vọng ngoại giao của Áo đã thất bại, nhưng Metternich coi đó là một nước đi trong một chiến dịch dài hơn nhiều. Trong phần còn lại của cuộc chiến, ông đã cố gắng giữ Liên minh lại với nhau và do đó, để kiềm chế động lực của Nga ở châu Âu. Cuối cùng, ông đã giành được chiến thắng sớm với tư cách là một tướng Áo, Thân vương Schwarzenberg, được xác nhận là chỉ huy tối cao của lực lượng Liên minh chứ không phải là Sa hoàng Alexander I. Ông cũng đã thành công trong việc lôi kéo được ba vị vua đồng minh (Alexander, Francis và Friedrich Wilhelm III) đi theo ông và quân đội của họ trong chiến dịch. Với Hiệp ước Teplitz, Metternich cho phép Áo tiếp tục cam kết về tương lai của Pháp, Ý và Ba Lan. Tuy nhiên, ông vẫn bị giới hạn bởi người Anh, những người đang trợ giúp cho Phổ và Nga (vào tháng 9, Metternich cũng yêu cầu hỗ trợ cho Áo). Trong khi đó, lực lượng Liên minh đã tấn công. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1813, Metternich chứng kiến Trận Leipzig thành công và hai ngày sau, ông được phong tước Thân vương (tiếng Đức: Fürst) vì "chỉ đạo sáng suốt" của mình. Metternich rất vui mừng khi Frankfurt được chiếm lại vào đầu tháng 11 và đặc biệt, bằng cách khác, Sa hoàng đã cho Francis thấy tại một buổi lễ do Metternich tổ chức ở đó. Về mặt ngoại giao, khi chiến tranh sắp kết thúc, ông vẫn quyết tâm ngăn cản việc thành lập một nhà nước Đức thống nhất, thậm chí còn đưa ra những điều khoản hào phóng cho Napoléon để giữ ông ta làm đối trọng. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1813, Napoléon đồng ý đàm phán, mặc dù các cuộc đàm phán này bị trì hoãn do cần có sự tham gia của một nhà ngoại giao cấp cao hơn của Anh, (Tử tước Castlereagh).
Trước khi các cuộc đàm phán có thể bắt đầu, quân đội Liên minh đã vượt sông Rhine vào ngày 22 tháng 12. Metternich từ Frankfurt về Breisgau để đón Giáng sinh cùng gia đình vợ trước khi đến trụ sở mới của Liên minh tại Basel vào tháng 1 năm 1814. Những cuộc cãi vã với Sa hoàng Alexander, đặc biệt là về số phận của nước Pháp gia tăng vào tháng 1, khiến vị sa hoàng này nổi cơn thịnh nộ. Do đó, ông đã bỏ lỡ sự xuất hiện của Castlereagh vào giữa tháng Giêng. Metternich và Castlereagh đã hình thành một mối quan hệ làm việc tốt đẹp và sau đó gặp Alexander tại Langres. Tuy nhiên, Sa hoàng vẫn không hài lòng, yêu cầu tấn công mạnh vào trung tâm nước Pháp; nhưng ông ấy quá bận tâm để phản đối những ý tưởng khác của Metternich, chẳng hạn như một hội nghị hòa bình cuối cùng ở Vienna. Metternich đã không tham gia các cuộc nói chuyện với người Pháp tại Chatillon vì ông ấy muốn ở lại với Alexander. Các cuộc đàm phán bị đình trệ, và sau một cuộc tiến công ngắn, lực lượng Liên quân phải rút lui sau Trận Montmirail và Trận Montereau. Điều này làm giảm bớt lo ngại của Metternich rằng một Alexander quá tự tin có thể hành động đơn phương.
Metternich tiếp tục đàm phán với đặc phái viên Pháp Caulaincourt từ đầu đến giữa tháng 3 năm 1814, khi chiến thắng tại Laon đưa Liên quân trở lại cuộc tấn công. Vào thời điểm này, Metternich đã quá mệt mỏi với việc cố gắng giữ các nước trong Liên minh lại với nhau, và ngay cả Hiệp ước Chaumont do Anh thiết kế cũng không giúp được gì. Trong trường hợp không có người Phổ và người Nga, Liên minh đã đồng ý khôi phục triều đại Bourbon. Hoàng đế Francis từ chối lời cầu xin cuối cùng từ Napoléon rằng ông sẽ thoái vị để ủng hộ con trai mình với Marie Louise làm nhiếp chính, và Paris thất thủ vào ngày 30 tháng 3. Các cuộc diễn tập quân sự đã buộc Metternich phải đi về phía Tây đến Dijon vào ngày 24 tháng 3 và bây giờ, sau một sự trì hoãn có chủ ý, ông đã rời thủ đô của Pháp vào ngày 7 tháng 4. Vào ngày 10 tháng 4, ông tìm thấy một thành phố yên bình và, khiến ông rất khó chịu, phần lớn nằm trong sự kiểm soát của Sa hoàng Alexander. Người Áo không thích các điều khoản của Hiệp ước Fontainebleau (1814) mà Nga đã áp đặt lên Napoléon khi họ vắng mặt, nhưng Metternich miễn cưỡng phản đối chúng và vào ngày 11 tháng 4 đã ký vào hiệp ước. Sau đó, ông tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của Áo trong hoà ước sắp tới; khẳng định ảnh hưởng của Áo ở Đức so với Phổ; và hủy bỏ uy quyền của Nga. Vì những lý do này, ông đảm bảo rằng các tỉnh Lombardy và Venetia của Ý, bị mất vào tay các quốc gia chư hầu của Pháp vào năm 1805, đã được sáp nhập lại một cách hợp lệ vào Đế chế Áo.
Về việc phân chia Ba Lan và Đức trước đây do Pháp chiếm đóng, Metternich bị hạn chế nhiều hơn bởi lợi ích của Đồng minh. Sau hai đề xuất thất bại do người Phổ đưa ra, vấn đề này đã bị hoãn lại cho đến sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết. Ở những nơi khác, Metternich, giống như nhiều người đồng cấp của mình, lo lắng cung cấp cho chế độ quân chủ mới của Pháp các nguồn lực để đàn áp cuộc cách mạng mới. Hiệp ước Paris (1814) hào phóng được ký kết vào ngày 30 tháng 5. Bây giờ được tự do, Metternich tháp tùng Sa hoàng Alexander đến Anh; Wilhelmine, người đã theo Metternich đến Paris, cũng đã vượt biển. Metternich chiến thắng đã lấp đầy bốn tuần của mình bằng sự vui chơi, tái lập danh tiếng của ông và của Áo; ông cũng đã được trao bằng luật danh dự tại Đại học Oxford. Ngược lại và theo niềm vui của Metternich, Alexander lại cư xử thô lỗ và thường xuyên xúc phạm. Bất chấp những cơ hội, rất ít hoạt động ngoại giao diễn ra; thay vào đó, tất cả những gì đã được nhất trí chắc chắn là các cuộc thảo luận thích hợp sẽ diễn ra tại Viên, với ngày dự kiến được ấn định là ngày 15 tháng 8. Khi Sa hoàng cố gắng hoãn nó đến tháng 10, Metternich đã đồng ý nhưng đưa ra các điều kiện ngăn cản Alexander thực hiện bất kỳ lợi thế nào do quyền kiểm soát trên thực tế của ông đối với Ba Lan. Metternich cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình ở Áo vào giữa tháng 7 năm 1814, sau khi dừng lại một tuần ở Pháp để xoa dịu nỗi sợ hãi xung quanh Marie Louise, vợ của Napoléon, hiện là Nữ công tước xứ Parma. Sự trở lại Vienna của ông được tổ chức bằng một bản cantata thỉnh thoảng có dòng "Lịch sử tôn vinh bạn cho hậu thế như một hình mẫu giữa những vĩ nhân".
Đại hội Viên.
Vào mùa thu năm 1814, những người đứng đầu của năm triều đại trị vì và đại diện của 216 gia đình quý tộc bắt đầu tập trung tại Kinh thành Viên của Đế chế Áo. Trước khi các bộ trưởng từ "Big Four" (đồng minh của Liên minh gồm Anh, Áo, Phổ và Nga) đến, Metternich lặng lẽ ở lại Baden bei Wien, hai giờ về phía nam. Khi nghe tin họ đã đến Vienna, ông ấy đã lên đường đến gặp họ và khuyến khích họ đi cùng mình trở lại Baden. Họ từ chối, và bốn cuộc họp đã được tổ chức ngay trong thành phố. Trong đó, các đại diện đã đồng ý về cách thức hoạt động của Đại hội và, trước sự vui mừng của Metternich, đã bổ nhiệm phụ tá của mình là Friedrich Gentz làm thư ký cho các cuộc đàm phán của "Big Six" (Bộ tứ lớn cộng với Pháp và Tây Ban Nha). Khi Talleyrand và đại diện Tây Ban Nha Don Pedro Labrador biết được những quyết định này, họ đã vô cùng tức giận vì các thỏa thuận chỉ được đàm phán bởi Big Four. Thụy Điển và Bồ Đào Nha cũng tức giận tương tự khi họ bị loại khỏi tất cả trừ Đại hội đầy đủ, đặc biệt là vì Metternich quyết tâm trao cho Đại hội càng ít quyền càng tốt. Kết quả là, Big Six trở thành Ủy ban sơ bộ của 8 người, quyết định đầu tiên của họ là hoãn đại hội đến ngày 1 tháng 11. Trên thực tế, nó sẽ sớm bị hoãn lại, chỉ với một khoản hoa hồng nhỏ bắt đầu được thực hiện vào tháng 11. Trong khi chờ đợi, Metternich đã tổ chức một loạt các trò giải trí gây tranh cãi cho các đại biểu bao gồm cả chính ông.
Rời Castlereagh để thay mặt Sa hoàng Alexander đàm phán, Metternich nhanh chóng chuyển sự chú ý của mình sang việc dập tắt cảm giác chống Habsburg ở Bán đảo Ý. Cùng lúc đó, ông ấy biết rằng Nữ công tước xứ Sagan đang tán tỉnh Sa hoàng. Thất vọng và kiệt sức vì các vòng xã hội, Metternich mất cảnh giác, khiến Sa hoàng Alexander tức giận trong các cuộc đàm phán về Ba Lan (lúc đó được Napoléon cai trị với tư cách là Đại công quốc Warsaw) bằng cách ám chỉ Áo có thể sánh ngang với Nga về mặt quân sự. Bất chấp sai lầm, Hoàng đế Francis từ chối cách chức bộ trưởng ngoại giao của mình, và cuộc khủng hoảng chính trị đã làm rung chuyển Vienna trong suốt tháng 11, đỉnh điểm là tuyên bố của Sa hoàng Alexander rằng Nga sẽ không thỏa hiệp trong tuyên bố của mình đối với Ba Lan với tư cách là một vương quốc vệ tinh. Liên minh hoàn toàn bác bỏ điều này, và thỏa thuận dường như còn xa vời hơn bao giờ hết. Trong lúc đối đầu, có vẻ như Alexander thậm chí còn đi xa đến mức thách đấu tay đôi với Metternich. Tuy nhiên, Sa hoàng Alexander đã sớm tỏ ra nhanh chóng và đồng ý chia cắt Ba Lan. Ông cũng mềm mỏng hơn đối với Vương quốc Sachsen của người Đức, và lần đầu tiên cho phép Talleyrand tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận của Big Four (nay là Big Five).
Với sự đồng thuận mới, các vấn đề chính liên quan đến Ba Lan và Đức đã được giải quyết vào tuần thứ hai của tháng 2 năm 1815. Áo giành được đất đai trong sự phân chia của Ba Lan và ngăn cản việc Phổ sáp nhập Sachsen, nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của Nga ở Ba Lan và gia tăng ảnh hưởng của Phổ ở Đức. Metternich hiện tập trung vào việc khiến các nhà nước khác nhau của Đức nhượng lại các quyền lịch sử cho một Quốc hội Liên bang mới có thể chống lại Phổ. Ông cũng hỗ trợ Ủy ban Thụy Sĩ và giải quyết vô số vấn đề nhỏ hơn, như quyền hàng hải trên sông Rhine. Bắt đầu Mùa Chay vào ngày 8 tháng 2 đã mang lại cho ông nhiều thời gian hơn để dành cho các vấn đề Đại hội này cũng như các cuộc thảo luận riêng về miền Nam Bán đảo Ý, nơi Joachim Murat được cho là đang nuôi dưỡng một đội quân Neapolitan. Vào ngày 7 tháng 3, Metternich được đánh thức với tin tức rằng Hoàng đế Napoléon đã trốn thoát khỏi đảo Elba của mình và trong vòng một giờ đã gặp cả Sa hoàng và Vua nước Phổ. Tất nhiên, Metternich không muốn thay đổi vội vàng và lúc đầu, có rất ít tác động đến Đại hội. Cuối cùng, vào ngày 13 tháng 3, Big Five tuyên bố Napoléon là kẻ ngoài vòng pháp luật và quân Đồng minh bắt đầu chuẩn bị cho cuộc giao tranh mới. Vào ngày 25 tháng 3, họ đã ký một hiệp ước cam kết mỗi bên cử 150.000 người mà không có dấu hiệu nào cho thấy lập trường gây chia rẽ trước đây của họ. Sau khi các chỉ huy quân sự rời đi, Đại hội Viên bắt tay vào công việc nghiêm túc, ấn định ranh giới của một Hà Lan độc lập, chính thức hóa các đề xuất về một liên minh lỏng lẻo gồm các bang của Thụy Sĩ và phê chuẩn các thỏa thuận trước đó về Ba Lan. Đến cuối tháng 4, chỉ còn lại hai vấn đề lớn, đó là tổ chức một liên bang mới của Đức và vấn đề của Ý.
Áo đã củng cố quyền kiểm soát của mình đối với Lombardy-Venice và mở rộng sự bảo vệ của mình đối với các tỉnh trên danh nghĩa nằm dưới sự kiểm soát của Marie Louise, con gái của Hoàng đế Francis. Vào ngày 18 tháng 4, Metternich thông báo rằng Áo chính thức có chiến tranh với Napoli của Murat. Áo thắng Trận Tolentino vào ngày 3 tháng 5 và chiếm được Napoli chưa đầy ba tuần sau đó. Metternich sau đó có thể trì hoãn quyết định về tương lai của đất nước cho đến sau Đại hội Vienna. Các cuộc thảo luận về nước Đức sẽ kéo dài cho đến đầu tháng 6 khi một đề xuất chung giữa Áo-Phổ được phê chuẩn. Nó để lại hầu hết các vấn đề hiến pháp cho Quốc hội mới; chủ tịch của nó sẽ là chính Hoàng đế Francis. Bất chấp những lời chỉ trích từ bên trong Áo, Metternich hài lòng với kết quả và mức độ kiểm soát mà nó mang lại cho Vương tộc Habsburg, và thông qua họ, cho chính ông. Chắc chắn, Metternich đã có thể sử dụng Quốc hội cho mục đích của mình trong nhiều trường hợp. Sự sắp xếp cũng phổ biến tương tự với hầu hết các đại diện của Đức. Một hiệp ước tổng kết được ký vào ngày 19 tháng 6 (người Nga ký một tuần sau đó), Đại hội Viên chính thức kết thúc. Bản thân Metternich đã lên đường vào ngày 13 tháng 6 để ra tiền tuyến, chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ chống lại Napoléon. Tuy nhiên, Napoléon đã bị đánh bại một cách dứt khoát trong Trận Waterloo vào ngày 18 tháng 6.
Paris và Ý.
Metternich đã sớm trở lại với các đồng minh trong liên minh ở Paris, một lần nữa thảo luận về các điều khoản hòa bình. Sau 133 ngày đàm phán, lâu hơn cả tình trạng hỗn loạn, Hiệp ước Paris thứ hai đã được ký kết vào ngày 20 tháng 11. Metternich, cho rằng nước Pháp không nên bị chia cắt, hài lòng với kết quả: Pháp chỉ mất một vùng đất nhỏ dọc theo biên giới phía Đông, 700 triệu franc Pháp và các tác phẩm nghệ thuật mà nước này đã cướp được. Vương quốc Pháp cũng chấp nhận một đội quân chiếm đóng lên tới 150.000 người. Trong khi chờ đợi, một hiệp ước riêng biệt, do Alexander đề xuất và Metternich soạn thảo lại, đã được ký kết vào ngày 26 tháng 9. Điều này đã tạo ra một Liên minh Thần thánh mới tập trung vào Nga, Phổ và Áo; đó là một tài liệu mà Metternich không thúc đẩy cũng không mong muốn, do tình cảm tự do mơ hồ của nó. Đại diện của hầu hết các quốc gia châu Âu cuối cùng đã ký kết, ngoại trừ Lãnh địa Giáo hoàng, Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman. Ngay sau đó, một hiệp ước riêng biệt đã tái khẳng định Liên minh Bốn bên và thiết lập thông qua điều khoản thứ sáu của nó Hệ thống các cuộc họp ngoại giao thường kỳ của Đại hội hội. Khi châu Âu hòa bình, lá cờ Áo giờ đây đã tung bay trên 50% diện tích đất liền so với khi Metternich trở thành Bộ trưởng Ngoại giao.
Metternich hiện quay trở lại câu hỏi về Bán đảo Ý, thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến đất nước này vào đầu tháng 12 năm 1815. Sau khi thăm Venice, gia đình ông đã cùng ông đến Milan vào ngày 18 tháng 12. Lần đầu tiên, Metternich đóng vai người theo chủ nghĩa tự do, thúc giục Hoàng đế Francis trao cho khu vực một số quyền tự trị một cách vô ích. Metternich đã dành bốn tháng ở Ý, bận rộn vô tận và bị viêm mí mắt mãn tính. Ông cố gắng kiểm soát chính sách đối ngoại của Áo từ Milan và khi có bất đồng nghiêm trọng giữa Đế chế Áo và Vương quốc Bayern, ông đã bị chỉ trích nặng nề vì vắng mặt. Tuy nhiên, kẻ thù của ông ta không thể tận dụng điều này; Stadion bận rộn với công việc của mình với tư cách là bộ trưởng tài chính và Hoàng hậu Maria Ludovika, một người chỉ trích gay gắt các chính sách của Metternich, qua đời vào tháng 4. Khoảng cách không bình thường giữa quan điểm của Metternich và hoàng đế của ông chỉ được xoa dịu bằng sự thỏa hiệp tích cực của các đề xuất. Metternich trở lại Vienna vào ngày 28 tháng 5 năm 1816 sau gần một năm vắng bóng. Về mặt chuyên môn, phần còn lại của năm 1816 lặng lẽ trôi qua đối với vị Bộ trưởng mệt mỏi, người quan tâm đến chính sách tài khóa và theo dõi sự lan rộng của chủ nghĩa tự do ở Đức và chủ nghĩa dân tộc ở Ý. Cá nhân ông ấy đã bị chấn động vào tháng 11 trước cái chết của Julie Zichy-Festetic. Hai năm sau, ông ấy viết rằng "cuộc đời đã kết thúc ở đó" và sự phù phiếm cũ của ông ấy đã mất một thời gian để quay trở lại. Niềm an ủi duy nhất là tin tức vào tháng 7 rằng Metternich sẽ nhận được các điền trang mới dọc theo sông Rhine tại Johannisberg, chỉ 25 dặm (40 km) từ nơi sinh của ông tại Koblenz.
Vào tháng 6 năm 1817, Metternich được yêu cầu hộ tống con gái mới cưới của hoàng đế là Maria Leopoldine của Áo lên một con tàu ở Livorno. Có sự chậm trễ khi họ đến nơi, và Metternich lại dành thời gian đi du lịch vòng quanh nước Ý; ông ấy đã đến thăm Venice, Padua, Ferrara, Pisa, Florence và Lucca. Mặc dù lo lắng trước những diễn biến (ông lưu ý rằng nhiều nhượng bộ của hoàng đế Francis vẫn chưa được thực hiện), ông vẫn lạc quan và đưa ra một lời kêu gọi khác về phân quyền vào ngày 29 tháng 8. Sau khi điều này thất bại, Metternich quyết định mở rộng nỗ lực của mình sang cải cách hành chính chung để tránh có vẻ như ủng hộ người Ý hơn phần còn lại của Đế chế. Trong khi làm việc này, ông trở lại Vienna vào ngày 12 tháng 9 năm 1817 để ngay lập tức bị cuốn vào việc tổ chức hôn lễ của con gái ông là Maria với Bá tước Joseph Esterházy chỉ 3 ngày sau đó. Nó đã chứng minh quá nhiều, và Metternich bị ốm. Sau một thời gian trì hoãn để phục hồi, Metternich đã cô đọng các đề xuất của mình cho Ý thành ba tài liệu mà ông đệ trình lên Hoàng đế Francis, tất cả đều đề ngày 27 tháng 10 năm 1817. Chính quyền sẽ vẫn phi dân chủ, nhưng sẽ có một Bộ Tư pháp mới và bốn bộ trưởng mới—mỗi người có tiền gửi địa phương, bao gồm một cho "Ý". Điều quan trọng là, sự phân chia sẽ mang tính khu vực chứ không phải quốc gia. Cuối cùng, hoàng đế đã chấp nhận các đề xuất sửa đổi, mặc dù có một số thay đổi và hạn chế.
Aachen, Teplice, Karlsbad, Troppau và Laibach.
Trọng tâm chính của Metternich vẫn là duy trì sự thống nhất giữa các cường quốc châu Âu và do đó, quyền lực của chính ông với tư cách là người hòa giải. Ông cũng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Ioannis Kapodistrias có đầu óc tự do đối với Sa hoàng Alexander và mối đe dọa liên tục của việc Nga sáp nhập các khu vực rộng lớn của Đế quốc Ottoman đang suy tàn (cái gọi là Câu hỏi phương Đông). Như ông đã dự tính trước đó, vào tháng 4 năm 1818, nước Anh đã soạn thảo và Metternich đã thông qua các đề xuất tổ chức Đại hội tại Aachen, khi đó là một thị trấn biên giới của Vương quốc Phổ, 6 tháng sau. Trong khi đó, Metternich được khuyên nên đến thị trấn spa Karlsbad để điều trị chứng thấp khớp ở lưng. Đó là một chuyến đi thú vị kéo dài 1 tháng, mặc dù ở đó ông nhận được tin cha mình qua đời ở tuổi 72. Ông đã đến thăm điền trang của gia đình tại Königswart và sau đó là Frankfurt vào cuối tháng 8 để khuyến khích các quốc gia thành viên của Bang liên Đức thống nhất về các vấn đề thủ tục. Bây giờ ông ấy cũng có thể đến thăm Koblenz lần đầu tiên sau 25 năm và điền trang mới của ông ấy tại Johannisberg. Đi cùng Hoàng đế Francis, ông được các thị trấn Công giáo dọc theo sông Rhine chào đón nồng nhiệt khi ông tiến về phía Aachen. Ông đã sắp xếp trước để các tờ báo đưa tin về đại hội thời bình đầu tiên của loại hình này. Khi các cuộc thảo luận bắt đầu, Metternich đã thúc đẩy việc rút quân đồng minh khỏi Pháp và các biện pháp để duy trì sự thống nhất của các cường quốc châu Âu. Thỏa thuận đầu tiên đã được đồng ý gần như ngay lập tức, nhưng thỏa thuận thứ hai chỉ mở rộng để duy trì Liên minh Bộ tứ. Metternich từ chối các kế hoạch lý tưởng của Sa hoàng về (trong số những thứ khác) một đội quân châu Âu duy nhất. Các khuyến nghị của chính ông với người Phổ về việc kiểm soát nhiều hơn quyền tự do ngôn luận cũng khó không kém đối với các cường quốc khác như Anh để ủng hộ một cách công khai.
Metternich đã cùng Thân vương phu nhân Dorothea von Lieven đến Brussels ngay sau khi đại hội tan rã, và mặc dù ông không thể ở lại quá vài ngày, nhưng cặp đôi đã trao đổi thư từ trong 8 năm tiếp theo. Ông đến Viên vào ngày 11 tháng 12 năm 1818 và cuối cùng đã có thể dành thời gian đáng kể cho các con của mình. Ông ấy đã tiếp đãi Sa hoàng trong mùa Giáng sinh và dành 12 tuần để theo dõi Bán đảo Ý và Đức trước khi lên đường cùng Hoàng đế trong chuyến đi thứ ba tới Ý. Chuyến đi bị cắt ngắn do vụ ám sát nhà viết kịch bảo thủ người Đức August von Kotzebue. Sau một thời gian ngắn trì hoãn, Metternich quyết định rằng nếu chính phủ Đức không hành động để giải quyết vấn đề đã được nhận thức này, thì Áo sẽ phải buộc họ. Ông triệu tập một hội nghị không chính thức ở Karlsbad và bày tỏ trước sự ủng hộ của Phổ bằng cuộc gặp với Friedrich Wilhelm III tại Teplice vào tháng 7. Metternich đã thực hiện ngày đó, sử dụng một nỗ lực gần đây về cuộc đời của Bộ trưởng Nassau, Carl Ibell để giành được sự đồng ý cho chương trình bảo thủ hiện được gọi là Công ước Teplitz. Hội nghị Karlsbad khai mạc vào ngày 6 tháng 8 và kéo dài đến hết tháng. Metternich đã vượt qua bất kỳ sự phản đối nào đối với "nhóm các biện pháp phản cách mạng, đúng đắn và phủ đầu" do ông đề xuất, mặc dù chúng bị người ngoài lên án. Bất chấp sự chỉ trích, Metternich rất hài lòng với kết quả này, được gọi là Nghị định Carlsbad.
Tại hội nghị ở Viên vào cuối năm đó, Metternich thấy mình bị các Vua của Württemberg và Bayern ép buộc phải từ bỏ kế hoạch cải cách Bang liên Đức. Bây giờ ông ấy hối hận vì đã nhanh chóng thông qua hiến pháp ban đầu của nó 5 năm trước. Tuy nhiên, ông vẫn giữ vững quan điểm về các vấn đề khác và Đạo luật cuối cùng của Hội nghị có tính phản động cao, giống như Metternich đã dự tính. Ông ở lại Kinh đô Viên cho đến khi kết thúc vào tháng 5 năm 1820, và nhận thấy toàn bộ công việc trở nên nhàm chán. Vào ngày 6 tháng 5, ông nghe tin con gái mình Klementine qua đời vì bệnh lao. Đang trên đường đến Praha, ông nghe tin con gái lớn Maria của mình cũng mắc bệnh. Metternich đã ở bên giường bệnh của cô ấy ở Baden bei Wien khi cô ấy qua đời vào ngày 20 tháng 7. Điều này đã thôi thúc Eleonore và những đứa trẻ còn lại rời đến nước Pháp có không khí trong lành hơn. Phần còn lại của năm 1820 tràn ngập các cuộc nổi dậy của phe tự do mà Metternich dự kiến sẽ đáp trả. Cuối cùng, Bộ trưởng Ngoại giao Áo đã bị giằng xé giữa việc tuân theo cam kết bảo thủ của mình (một chính sách được người Nga ủng hộ) và tránh xa một quốc gia mà Áo không có lợi ích (được người Anh ủng hộ). Ông đã chọn "không hành động thông cảm" đối với Tây Ban Nha, nhưng trước sự thất vọng và ngạc nhiên của ông, Guglielmo Pepe đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy ở Napoli kinh đô của Vương quốc Hai Sicilia vào đầu tháng 7 và buộc Vua Ferdinand I phải chấp nhận một hiến pháp mới. Metternich miễn cưỡng đồng ý tham dự Đại hội Troppau do Nga khởi xướng vào tháng 10 để thảo luận về những sự kiện này. Ông không cần phải lo lắng: Sa hoàng đã nhượng bộ và chấp nhận một đề nghị thỏa hiệp về chủ nghĩa can thiệp ôn hòa.[58] Vẫn lo lắng về ảnh hưởng của Kapodistrias đối với Sa hoàng, ông đã đặt ra các nguyên tắc bảo thủ của mình trong một bản ghi nhớ dài, bao gồm cả việc tấn công báo chí tự do và sáng kiến của tầng lớp trung lưu.
Đại hội giải tán vào tuần thứ ba của tháng 12, và bước tiếp theo sẽ là một Đại hội tại Laibach để thảo luận về việc can thiệp với Ferdinand để kiềm chế cách mạng tự do tại Vương quốc Hai Sicilia. Metternich nhận thấy mình có thể nắm đại hội Laibach dưới bàn tay của mình hơn bất kỳ đại hội nào khác, giám sát việc Ferdinand từ chối hiến pháp tự do mà ông đã đồng ý chỉ vài tháng trước đó. Quân đội Áo hành quân đến kinh đô Napoli vào tháng 2 và tiến vào thành phố vào tháng 3. Đại hội đã bị hoãn lại, nhưng, được báo trước hoặc do may mắn, Metternich đã theo sát các đại diện của các cường quốc cho đến khi cuộc nổi dậy bị dập tắt. Kết quả là, khi các cuộc nổi dậy tương tự nổ ra ở Piedmont vào giữa tháng 3, Metternich đã nắm được Sa hoàng trong tay, người đã đồng ý cử 90.000 người đến biên giới để thể hiện tình đoàn kết. Viên ngày càng lo ngại rằng chính sách của Metternich quá đắt. Ông ấy trả lời rằng Napoli và Piedmont sẽ trả giá cho sự ổn định; tuy nhiên, rõ ràng ông cũng lo lắng cho tương lai của Bán đảo Ý. Ông cảm thấy nhẹ nhõm khi được Hoàng đế Áo trao cho ghế Chưởng ấn triều đình và Chưởng ấn Nhà nước vào ngày 25 tháng 5, một vị trí bị bỏ trống kể từ cái chết của Kaunitz vào năm 1794. Ông cũng hài lòng về sự gần gũi mới (nếu mong manh) giữa Áo, Phổ và Nga; tuy nhiên, nó đã phải trả giá bằng cái giá của hiệp định Anh-Áo.
Giữ ghế Tể tướng đại thần.
Hannover, Verona, và Czernowitz.
Năm 1821, trong khi Metternich vẫn đang ở Laibach cùng với Sa hoàng Alexander, cuộc nổi dậy của Hoàng thân Alexander Ypsilantis đe dọa đưa Đế chế Ottoman đến bờ vực sụp đổ. Muốn có một Đế chế Ottoman hùng mạnh để đối trọng với Đế quốc Nga, Metternich phản đối mọi hình thức của chủ nghĩa dân tộc Hy Lạp. Trước khi Alexander trở về Nga, Metternich đã đảm bảo thỏa thuận không hành động đơn phương và sẽ viết thư cho Sa hoàng hết lần này đến lần khác yêu cầu ông không can thiệp. Để được hỗ trợ thêm, ông đã gặp Tử tước Castlereagh (nay cũng là Hầu tước xứ Londonderry) và Vua George IV của Vương quốc Anh tại Hannover vào tháng 10. Sự chào đón nồng nhiệt của Metternich được làm dịu đi bởi lời hứa của ông sẽ giải quyết một phần các khoản nợ tài chính của Áo đối với Anh. Do đó, hiệp định Anh-Áo trước đó đã được khôi phục, và cặp đôi đồng ý rằng họ sẽ ủng hộ quan điểm của Áo liên quan đến vùng Balkan. Metternich vui vẻ ra về, nhất là vì ông đã gặp lại Dorothea Lieven một lần nữa.
Vào dịp Giáng sinh, Sa hoàng dao động nhiều hơn những gì Metternich mong đợi và cử Dmitry Tatishchev đến Viên vào tháng 2 năm 1822 để nói chuyện với Tể tướng đại thần Áo. Metternich sớm thuyết phục được người Nga "tự phụ và đầy tham vọng" để ông dàn xếp cho các sự kiện. Đổi lại, Áo hứa sẽ hỗ trợ Nga thực thi các hiệp ước với Ottoman nếu các thành viên liên minh khác cũng làm như vậy; Metternich biết rằng điều này là bất khả thi về mặt chính trị đối với người Anh. Đối thủ của Metternich tại triều đình Nga, Kapodistrias, đã nghỉ việc ở đó; tuy nhiên, vào cuối tháng 4, có một mối đe dọa mới: Nga hiện quyết tâm can thiệp vào Tây Ban Nha, hành động mà Metternich mô tả là "hoàn toàn vô nghĩa". Ông đã câu giờ, thuyết phục đồng minh của mình là Castlereagh đến Viên để đàm phán trước một đại hội dự kiến ở Verona, mặc dù Castlereagh đã tự sát vào ngày 12 tháng 8. Với việc Castlereagh đã chết và quan hệ với người Anh suy yếu, Metternich đã mất đi một đồng minh hữu ích. Đại hội Verona là một sự kiện xã hội tốt nhưng kém thành công về mặt ngoại giao. Được cho là quan tâm đến Ý, thay vào đó, Đại hội phải tập trung vào Tây Ban Nha. Áo kêu gọi không can thiệp, nhưng chính người Pháp đã đưa ra đề xuất của họ về một lực lượng xâm lược chung. Vương quốc Phổ cam kết cung cấp binh lính, và Sa hoàng cam kết cử 150.000 người tham chiến. Metternich lo lắng về những khó khăn trong việc vận chuyển số lượng quân lớn như vậy đến Tây Ban Nha và về tham vọng của Pháp, nhưng vẫn cam kết hỗ trợ (nếu chỉ về mặt tinh thần) cho lực lượng chung.
Ông ấy nán lại Verona cho đến ngày 18 tháng 12, sau đó dành một số ngày ở Venice với Sa hoàng và sau đó một mình ở Munich. Ông trở lại Vienna vào đầu tháng 1 năm 1823 và ở lại cho đến tháng 9; sau Verona, ông ít đi du lịch hơn trước, một phần vì chức vụ Thủ tướng mới và một phần vì sức khỏe giảm sút. Ông ấy đã phấn chấn khi gia đình của mình trở về từ Paris vào tháng 5. Metternich lại một lần nữa tỏa sáng trong xã hội Viên. Về mặt chính trị, đây là một năm đầy thất vọng. Vào tháng 3, quân Pháp đơn phương vượt qua dãy núi Pyrenees, phá vỡ "tinh thần đoàn kết" được thiết lập tại Verona. Tương tự như vậy, Metternich cho rằng tân Giáo hoàng Leo XII quá thân Pháp, và đã xảy ra rắc rối giữa Áo và một số nhà nước của Đức về lý do tại sao họ không được có mặt tại Đại hội Verona. Hơn nữa, Metternich, khi làm mất uy tín của nhà ngoại giao Nga Pozzo di Borgo, thay vào đó, Sa hoàng lại nghi ngờ ông trước đây. Tồi tệ hơn đến vào cuối tháng 9: khi tháp tùng Hoàng đế đến cuộc gặp với Alexander tại Czernowitz, một khu định cư của Áo, ngày nay nằm trong lãnh thổ của Ukraine, Metternich bị ốm sốt. Ông ta không thể tiếp tục và phải giải quyết bằng cuộc nói chuyện ngắn với Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Bá tước Karl Robert von Nesselrode-Ehreshoven. Tại cuộc hội đàm Czernowitz, khi Metternich vắng mặt, một Sa hoàng thiếu kiên nhẫn đã yêu cầu tổ chức một đại hội ở thủ đô Saint Petersburg của Đế chế Nga lúc bấy giờ để thảo luận về Câu hỏi phương Đông. Metternich, cảnh giác với việc để người Nga chi phối công việc, chỉ có thể câu giờ.
Đề xuất kép của Sa hoàng cho các cuộc họp ở St Petersburg, một giải pháp cho Câu hỏi phương Đông có lợi cho Nga và quyền tự trị hạn chế cho ba công quốc Hy Lạp, là một cặp đôi không được các cường quốc châu Âu khác ưa thích và những người tham dự tiềm năng như Ngoại trưởng Anh George Canning dần quay lưng, khiến Alexander rất khó chịu. Trong vài tháng sau đó, Metternich tin rằng ông đã đạt được mức độ ảnh hưởng độc nhất vô nhị đối với Sa hoàng. Trong khi đó, ông đổi mới chương trình bảo thủ mà ông đã vạch ra tại Karlsbad vào 5 năm trước và tìm cách tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của Áo đối với Quốc hội Bang liên Đức. Ông cũng thông báo với báo chí rằng họ không còn có thể công khai biên bản các cuộc họp của Nghị viện, mà chỉ có thể công bố các phán quyết của nó. Vào tháng 1 năm 1825, ông bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của vợ mình là Eleonore và ông đã đến giường bệnh của bà ở Paris ngay trước khi bà qua đời vào ngày 19 tháng 3. Thương tiếc cô một cách chân thành, ông cũng nhân cơ hội dùng bữa tối với giới thượng lưu Paris. Ông rời Paris lần cuối vào ngày 21 tháng 4 và cùng với Hoàng đế đến Milan sau khi đến vào ngày 7 tháng 5. Ông từ chối lời mời của Giáo hoàng để trở thành hồng y của nhà thờ. Ngoài ra còn có một chuyến đi ngắn đến Genoa. Đầu tháng 7, triều đình ngừng làm việc và Metternich đến thăm hai cô con gái Leontine (14 tuổi) và Hermine (chín tuổi) tại thị trấn Bad Ischl yên tĩnh. Bất chấp việc sống ẩn dật, Metternich liên tục nhận được các báo cáo, bao gồm cả những báo cáo về những diễn biến đáng ngại ở Đế chế Ottoman, nơi cuộc nổi dậy của người Hy Lạp nhanh chóng bị Ibrahim Ali của Ai Cập dập tắt. Ông cũng phải đối phó với hậu quả từ St. Petersburg, nơi Sa hoàng, mặc dù không thể triệu tập một đại hội đầy đủ, nhưng đã nói chuyện với tất cả các đại sứ của nước lớn. Đến giữa tháng 5, rõ ràng là các đồng minh không thể quyết định hướng hành động và do đó, Liên minh Thần thánh không còn là một thực thể chính trị khả thi nữa.
Nghị viện Hungary, cái chết của Alexander I và các vấn đề ở Ý.
Vào đầu những năm 1820, Metternich đã khuyên Hoàng đế Francis rằng việc triệu tập Nghị viện Hungary sẽ giúp cải cách tài chính được chấp thuận. Trên thực tế, Nghị viện từ năm 1825 đến năm 1827 đã chứng kiến 300 phiên họp đầy rẫy những lời chỉ trích về cách Đế chế đã làm xói mòn các quyền lịch sử của giới quý tộc Vương quốc Hungary. Metternich phàn nàn rằng nó "làm cản trở thời gian của [ông ấy], phong tục của [ông ấy] và cuộc sống hàng ngày của [ông ấy]", khi ông ấy buộc phải tới Pressburg (Bratislava ngày nay) để thực hiện các nhiệm vụ nghi lễ và quan sát. Ông lo lắng trước sự phát triển của tình cảm dân tộc Hungary và cảnh giác với ảnh hưởng ngày càng tăng của những người theo chủ nghĩa dân tộc như István Széchenyi, người mà ông đã gặp hai lần vào năm 1825. Trở lại Kinh thành Viên, vào giữa tháng 12, ông nghe tin Sa hoàng Alexander qua đời với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Ông ta biết rõ về Sa hoàng và được nhắc nhở về sự yếu đuối của chính mình, mặc dù cái chết có khả năng xóa sạch những phương tiện ngoại giao chua chát tồn tại trước đó giữa ông và vị hoàng đế này. Hơn nữa, ông ta có thể tuyên bố công lao vì đã thấy trước cuộc nổi dậy của phe tự do tháng Chạp mà Sa hoàng Nicholas I mới lên ngôi mà phải đương đầu. Ngay thời điểm đó, Metternich đã 53 tuổi, ông chọn cử Đại công tước Ferdinand để thiết lập liên lạc đầu tiên với Nicholas. Metternich cũng thân thiện với sứ thần Anh (Công tước xứ Wellington) và tranh thủ sự giúp đỡ của ông ta để quyến rũ Nicholas. Mặc dù vậy, 18 tháng đầu tiên dưới triều đại của Nicholas không suôn sẻ đối với Metternich: thứ nhất, người Anh được chọn thay vì người Áo để giám sát các cuộc đàm phán Nga-Ottoman; và kết quả là Metternich không thể có ảnh hưởng gì đối với kết quả của Công ước Akkerman. Nước Pháp cũng bắt đầu xa rời quan điểm không can thiệp của Metternich. Vào tháng 8 năm 1826, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Nesselrode từ chối đề xuất của Metternich về việc triệu tập một đại hội để thảo luận về các sự kiện cuối cùng đã dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Nội chiến Bồ Đào Nha, nơi mà hai anh em ruột Pedro I của Brazil thuộc chủ nghĩa tự do và Miguel I của Bồ Đào Nha theo chủ nghĩa chuyên chế tranh dành ngai vàng. Ngoại trưởng Áo chấp nhận điều này với "sự kiên cường đáng ngạc nhiên". Vào ngày 29 tháng 3 năm 1827, Metternich đã phát biểu và tham dự Đám tang của Beethoven, người mà ông có thể đã gặp trong Đại hội Viên.
Vào ngày 5 tháng 11 năm 1827 Nữ Nam tước Antoinette von Leykam, con gái của nhà ngoại giao Christoph Ambros Nam tước von Leykam (1777–1830) và Donna Antonia Caputo dei Marchesi della Petrella (b.1783), trở thành vợ thứ hai của Metternich. Cô ấy chỉ mới 20 tuổi, và cuộc hôn nhân của họ, một chuyện nhỏ ở Hetzendorf (một ngôi làng ngay bên ngoài Vienna), đã bị chỉ trích đáng kể vì sự khác biệt về địa vị của họ. Cô thuộc tầng lớp quý tộc thấp hơn nên bị xem là quý tiện kết hôn, nhưng sự duyên dáng và quyến rũ của Antoinette đã sớm chiếm được cảm tình của xã hội Vienna. Cùng ngày, các lực lượng Anh, Nga và Pháp đã tiêu diệt hạm đội Ottoman trong Trận Navarino. Metternich lo lắng rằng nếu tiếp tục can thiệp sẽ lật đổ Đế quốc Ottoman, điều này sẽ làm đảo lộn thế cân bằng được tạo ra một cách cẩn thận vào năm 1815. Thật nhẹ nhõm cho ông, tân Thủ tướng Anh Công tước Wellington và nội các của ông cũng lo sợ không kém việc nhường thế thượng phong cho Nga ở Balkan. Sau khi một loạt các đề xuất khác của ông về các đại hội bị từ chối, Metternich đứng ra khỏi Câu hỏi phương Đông, chứng kiến Hiệp ước Adrianople (1829) được ký kết vào tháng 9 năm 1829. Mặc dù ông công khai chỉ trích hiệp định này là quá khắc nghiệt đối với Thổ, nhưng về mặt cá nhân, ông hài lòng với sự khoan hồng của nó. và hứa hẹn về quyền tự trị của Hy Lạp, khiến nước này trở thành vùng đệm chống lại sự bành trướng của Nga hơn là một quốc gia vệ tinh của Nga. Cuộc sống riêng tư của Metternich đầy đau buồn. Vào tháng 11 năm 1828, mẹ ông qua đời, và vào tháng 1 năm 1829, Antoinette qua đời, năm ngày sau khi sinh con trai của họ, Richard von Metternich. Sau khi chiến đấu với bệnh lao trong nhiều tháng, Viktor, con trai của Metternich, khi đó là một nhà ngoại giao cấp dưới, qua đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1829. Do đó, ông đã trải qua lễ Giáng sinh một mình và chán nản, lo lắng trước những phương pháp hà khắc của một số người bảo thủ đồng nghiệp của mình và trước làn sóng đổi mới của chủ nghĩa tự do.
Vào tháng 5, Metternich đã có một kỳ nghỉ tại điền trang của mình ở Johannisberg. Ông trở lại Vienna một tháng sau đó, vẫn còn lo lắng về "sự hỗn loạn ở London và Paris" và khả năng ngăn chặn nó đang suy giảm. Nghe tin Nesselrode sẽ đi lấy nước tại Karlsbad, hai người đã gặp nhau ở đó vào cuối tháng Bảy. Metternich mắng mỏ Nesselrode trầm lặng, nhưng không có hành vi xúc phạm nào. Hai người đã sắp xếp một cuộc gặp thứ hai vào tháng 8. Trong thời gian tạm thời, Metternich đã nghe nói về cuộc Cách mạng Tháng Bảy của Pháp, điều này khiến ông vô cùng sốc và về mặt lý thuyết, cần phải tổ chức một đại hội của Liên minh Bộ tứ. Thay vào đó, Metternich gặp Nesselrode như đã định và trong khi người Nga từ chối kế hoạch khôi phục lại Liên minh cũ của ông ta, cả hai đồng ý về "Chiffon de Carlsbad": sự hoảng loạn đó là không cần thiết trừ khi chính phủ mới thể hiện tham vọng lãnh thổ ở châu Âu. Mặc dù hài lòng về điều này, nhưng tâm trạng của Metternich trở nên tồi tệ trước tin tức về tình trạng bất ổn ở Brussels (khi đó vẫn còn là một phần của Hà Lan), việc Wellington từ chức ở London và những lời kêu gọi hợp hiến ở Đức. Ông ấy đã viết với sự u ám: "thú vị gần như bệnh hoạn" rằng đó là "sự khởi đầu của sự kết thúc" của Châu Âu già. Tuy nhiên, ông ấy rất phấn khích trước thực tế là Cách mạng Tháng Bảy đã khiến liên minh Pháp-Nga không thể tồn tại và Hà Lan đã triệu tập một đại hội kiểu cũ theo kiểu mà ông ấy rất thích. Cuộc triệu tập Nghị viện Hungary năm 1830 cũng thành công hơn những lần trước, phong Đại công tước Ferdinand làm Vua của Hungary mà không có bất kỳ ý kiến phản đối nào. Hơn nữa, vào tháng 11, lễ đính hôn của ông với Nữ bá tước 25 tuổi Melanie Zichy-Ferraris, người xuất thân từ một gia đình quý tộc Hungary mà Metternichs đã biết từ lâu, đã được đồng ý. Thông báo này khiến Vienna ít kinh ngạc hơn nhiều so với cô dâu trước của Metternich, và họ kết hôn vào ngày 30 tháng 1 năm 1831.
Vào tháng 2 năm 1831 quân nổi dậy chiếm các thành phố Parma, Modena, Bologna và kêu gọi sự giúp đỡ của Pháp. Những người chủ cũ của họ đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Áo, nhưng Metternich lo lắng không được đưa quân Áo vào Lãnh địa Giáo hoàng mà không có sự cho phép của Giáo hoàng mới Gregory XVI. Tuy nhiên, ông đã chiếm đóng Parma và Modena, và cuối cùng đã xâm nhập vào lãnh thổ của Giáo hoàng. Kết quả là, Ý đã được bình định vào cuối tháng 3. Ông cho phép rút quân khỏi Lãnh địa Giáo hoàng vào tháng 7, nhưng đến tháng 1 năm 1832, họ quay lại dẹp loạn lần thứ hai. Lúc này Metternich đã già đi rõ rệt: tóc bạc và khuôn mặt hốc hác, mặc dù vợ ông vẫn rất thích bầu bạn với ông. Vào tháng 2 năm 1832, một cô con gái, cũng được đặt lên là Melanie, chào đời; năm 1833, một bé trai tên Klemens chào đời, mặc dù cậu bé này qua đời khi mới 2 tháng tuổi; vào tháng 10 năm 1834, con trai thứ hai, Paul; và vào năm 1837, một đứa con trai thứ 3 của ông với Melanie, Lothar chào đời. Về mặt chính trị, Metternich có một đối thủ mới, Lãnh chúa Palmerston, người đã tiếp quản Bộ Ngoại giao Anh vào năm 1830. Đến cuối năm 1832, họ đã xung đột về hầu hết mọi vấn đề. "Tóm lại," Metternich viết, "Palmerston đã sai về mọi thứ". Phần lớn, Metternich khó chịu vì ông khăng khăng rằng theo thỏa thuận năm 1815, ông có quyền phản đối việc Áo thắt chặt kiểm soát các hội nghị ở Đức, như Metternich đã làm một lần nữa vào năm 1832. Metternich cũng lo lắng rằng nếu các đại hội trong tương lai được tổ chức ở Anh, như Palmerston muốn, sức ảnh hưởng của chính ông ta sẽ giảm đi đáng kể.
Câu hỏi phương Đông được xem xét lại và hòa bình ở châu Âu.
Năm 1831, Ai Cập xâm lược Đế quốc Ottoman. Có những lo ngại về sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế này, theo đó Đế chế Áo sẽ thu được rất ít quyền lợi. Do đó, Metternich đã đề xuất hỗ trợ đa phương cho Ottoman và một Đại hội Viên để sắp xếp chi tiết, nhưng người Pháp lảng tránh và người Anh thì từ chối ủng hộ bất kỳ đại hội nào được tổ chức tại Viên. Vào mùa hè năm 1833, quan hệ Anh-Áo xuống một mức thấp mới. Với Nga, Metternich tự tin hơn trong việc gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn và phải quan sát từ xa sự can thiệp của Nga vào khu vực (đỉnh điểm là Hiệp ước Hünkâr İskelesi). Ông vẫn sắp xếp để gặp Vua nước Phổ tại Teplitz và tháp tùng Hoàng đế Francis đến gặp Sa hoàng Nicholas tại Münchengrätz vào tháng 9 năm 1833. Cuộc gặp trước đó diễn ra tốt đẹp: Metternich vẫn cảm thấy có thể thống trị người Phổ, bất chấp vị thế kinh tế đang lên của họ ở châu Âu. Sau này căng thẳng hơn, nhưng khi Nicholas ấm lên, ba Thỏa thuận Münchengrätz đã đạt được và hình thành nên một liên minh bảo thủ mới nhằm duy trì trật tự hiện có ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và các nơi khác. Metternich rời đi trong hạnh phúc; nỗi thất vọng duy nhất của ông là phải cam kết cứng rắn hơn với những người theo chủ nghĩa dân tộc Ba Lan. Gần như ngay lập tức, ông nghe nói về việc thành lập Liên minh Bốn bên năm 1834 giữa Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Liên minh của những người theo chủ nghĩa tự do này là một sự sỉ nhục đối với các giá trị của Áo đến nỗi Palmerston đã viết rằng: ông "rất muốn nhìn thấy khuôn mặt của Metternich khi ông ấy đọc hiệp ước của chúng ta". Nó thực sự đã bị lên án gay gắt, chủ yếu là vì nó tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Metternich đã thử hai chiến thuật: âm mưu phế truất Ngoại trưởng Anh và cố gắng (vô ích) xây dựng các thỏa thuận giữa các khối quyền lực. Palmerston thực sự đã rời nhiệm sở vào tháng 11, nhưng chỉ tạm thời và không phải do bất kỳ nỗ lực nào của Metternich. Tuy nhiên, chiến tranh quy mô lớn đã tránh được và Liên minh Bốn bên đang bắt đầu tan rã.
Vào ngày 2 tháng 3 năm 1835, Hoàng đế Francis qua đời, người con trai mắc bệnh động kinh của ông là Ferdinand I lên kế vị. Metternich sớm tháp tùng Ferdinand trong cuộc gặp đầu tiên với Sa hoàng Nicholas và Vua Phổ, một lần nữa tại Teplitz. Ferdinand bị choáng ngợp, đặc biệt là khi các phái đoàn diễu hành vào Praha. Tuy nhiên, về tổng thể, đó là một cuộc họp không có gì rắc rối. Vài năm tiếp theo trôi qua tương đối yên bình đối với Metternich: sự cố ngoại giao chỉ giới hạn ở việc thỉnh thoảng trao đổi giận dữ với Lãnh chúa Palmerston và việc Metternich không thể làm trung gian hòa giải giữa Anh và Nga về tranh chấp Biển Đen của họ. Ông cũng nỗ lực đưa công nghệ mới như đường sắt vào Đế chế Áo. Vấn đề cấp bách nhất là Hungary, nơi Metternich vẫn miễn cưỡng ủng hộ Széchenyi theo đường lối trung dung (nhưng vẫn theo chủ nghĩa dân tộc). Sự do dự của ông là "một bài bình luận đáng buồn về quyền lực hiện diện chính trị đang suy giảm của ông". Tại triều đình, Metternich ngày càng mất quyền lực vào tay ngôi sao đang lên Franz Anton von Kolowrat-Liebsteinsky, đặc biệt là trong các đề xuất tăng ngân sách quân sự của ông. Sau nỗ lực thất bại vào năm 1836 nhằm buộc cải cách hiến pháp (điều này sẽ mang lại cho ông ảnh hưởng lớn hơn) — phần lớn bị cản trở bởi Đại công tước John của Áo có tư tưởng tự do hơn — Metternich buộc phải chia sẻ nhiều quyền lực hơn với Kolowrat và Đại công tước Ludwig như một phần của Hội nghị Nhà nước Bí mật của Áo. Việc ra quyết định tạm dừng. Việc giải trí và duy trì các điền trang của ông tại Johannisberg, Königswart và Plasy (cùng với Mariánská Týnice) tiêu tốn nhiều nguồn lực của ông vào thời điểm ông phải nuôi bốn đứa con nhỏ, khiến ông thêm căng thẳng.
Metternich đã dự đoán từ lâu về một cuộc khủng hoảng mới ở phương Đông, và khi Chiến tranh Ottoman-Ai Cập lần thứ hai nổ ra vào năm 1839, ông rất nóng lòng muốn thiết lập lại uy tín ngoại giao của Áo. Ông nhanh chóng tập hợp các đại diện ở Vienna, từ đó vào ngày 27 tháng 7, họ đưa ra một thông cáo gửi tới Constantinople cam kết hỗ trợ Ottoman. Tuy nhiên, Sa hoàng Nicholas đã gửi cho Metternich một thông điệp từ St Petersburg thách thức tuyên bố của Vienna về vai trò trung tâm ngoại giao. Metternich làm việc cật lực đến nỗi ngã bệnh, dành 5 tuần tiếp theo để nghỉ ngơi tại Johannisberg. Người Áo mất thế chủ động và Metternich phải chấp nhận rằng London sẽ là trung tâm đàm phán mới về Câu hỏi phương Đông. Chỉ ba tuần sau khi được thành lập, Liên minh các cường quốc châu Âu của Metternich (phản ứng ngoại giao của ông đối với các động thái gây hấn của Thủ tướng Pháp Adolphe Thiers) đã trở thành một sự tò mò đơn thuần. Người ta cũng ít nghe về đề xuất tổ chức đại hội ở Đức của ông. Một nỗ lực riêng nhằm tăng cường ảnh hưởng của các đại sứ đóng tại Viên cũng bị từ chối. Điều này tạo ra tiếng vang cho phần còn lại của chức vụ thủ tướng của Metternich. Đối với những người khác, căn bệnh của ông ấy dường như đã phá vỡ niềm yêu thích làm việc tại văn phòng. Trong thập kỷ tiếp theo, vợ ông lặng lẽ chuẩn bị cho việc ông nghỉ hưu hoặc qua đời khi còn tại chức. Công việc của Metternich vào đầu những năm 1840 lại bị thống trị bởi Hungary và nói chung là các câu hỏi về bản sắc dân tộc đa dạng trong Đế quốc Áo. Tại đây, Metternich đã "cho thấy [khoảnh khắc] nhận thức sâu sắc". Tuy nhiên, các đề xuất về Hungary của ông đã đến quá muộn, vì Lajos Kossuth đã dẫn đầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Hungary mạnh mẽ. Sự ủng hộ của Metternich đối với các quốc tịch khác không đồng đều vì ông chỉ phản đối những quốc gia đe dọa sự thống nhất của Đế chế.
Tại Đại hội Nhà nước, Metternich đã mất đi đồng minh chính của mình là Bá tước Karl von Clam-Martinic vào năm 1840, điều này càng làm cho chính phủ Áo ngày càng tê liệt. Metternich giờ đây đã phải vật lộn để thực thi ngay cả mức độ kiểm duyệt mà ông ấy mong muốn. Không có thách thức lớn nào đối với chế độ từ bên ngoài. Bán đảo Ý yên lặng, và việc Metternich cố gắng thuyết phục vị vua mới của Phổ Frederick William IV cũng như sự nhàm chán của Nữ hoàng mới của Anh là Victoria trong cuộc gặp đầu tiên của họ đã đặt ra những vấn đề ngay lập tức. Đáng lo ngại hơn nhiều là Sa hoàng Nicholas, người có đánh giá thấp về triều đại Habsburg và Đế chế Áo. Sau chuyến công du ngẫu hứng đến Ý vào năm 1845, Sa hoàng bất ngờ dừng lại ở Vienna. Vốn đã có tâm trạng không tốt, ông ấy là một vị khách khó tính, mặc dù giữa những lời chỉ trích Áo, ông ấy đã trấn an Metternich rằng Nga sẽ không xâm lược Đế chế Ottoman một lần nào nữa. Hai tháng sau, các quốc gia trong liên minh được yêu cầu hợp tác cùng nhau trong cuộc Thảm sát Galicia và tuyên bố độc lập khỏi Kraków. Metternich cho phép chiếm đóng thành phố và sử dụng quân đội để lập lại trật tự ở các khu vực xung quanh, với ý định hủy bỏ nền độc lập giả tạo đã được trao cho Kraków vào năm 1815. Sau nhiều tháng đàm phán với Phổ và Nga, Áo đã sáp nhập thành phố vào tháng 11 năm 1846 Metternich coi đó là một chiến thắng cá nhân, nhưng đó là một hành động có ích lợi đáng ngờ: không chỉ những người bất đồng chính kiến Ba Lan bây giờ chính thức là một phần của Áo, phong trào bất đồng chính kiến Ba Lan trên toàn châu Âu hiện đang hoạt động tích cực chống lại "hệ thống Metternich" đã lật đổ chế độ quyền được tôn trọng vào năm 1815. Anh và Pháp cũng tỏ ra phẫn nộ tương tự, mặc dù những lời kêu gọi Metternich từ chức đã bị phớt lờ. Trong hai năm tiếp theo, Hoàng đế Ferdinand không thể thoái vị để ủng hộ cháu trai của mình mà không có quyền nhiếp chính; Metternich tin rằng Áo sẽ cần ông trong thời gian tạm thời để cùng nhau nắm giữ chính phủ.
Cách mạng.
Mặc dù Metternich đang mệt mỏi, nhưng các bản ghi nhớ vẫn tiếp tục tuôn ra từ vị trí thủ tướng của ông. Mặc dù vậy, ông đã không lường trước được cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Tân Giáo hoàng Piô IX nổi tiếng là một người theo chủ nghĩa dân tộc tự do, đối trọng với Metternich và Áo; đồng thời, Đế quốc trải qua tình trạng thất nghiệp và giá cả tăng cao do mùa màng thất bát. Metternich đã rất ngạc nhiên trước sự phản đối kịch liệt của người Ý, Giáo hoàng và Palmerston khi ông ra lệnh chiếm đóng Ferrara do Giáo hoàng kiểm soát vào mùa hè năm 1847. Mặc dù đã đạt được thỏa thuận của Pháp lần đầu tiên sau nhiều năm từ François Guizot trong Nội chiến Thụy Sĩ, Pháp và Áo buộc phải ủng hộ các bang ly khai. Cặp đôi đề xuất một hội nghị, nhưng chính phủ đã dập tắt cuộc nổi dậy. Đó là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Metternich, và các đối thủ của ông ở Vienna gọi đó là bằng chứng cho thấy ông kém cỏi. Vào tháng 1 năm 1848, Metternich dự đoán sẽ có rắc rối ở Ý trong năm tới. Ông đã hành động theo phán đoán này bằng cách cử một phái viên, Karl Ludwig von Ficquelmont đến Ý; bằng cách hồi sinh kế hoạch năm 1817 của ông chính là tạo ra một ghế thủ tướng cho Ý; và bằng cách sắp xếp các kế hoạch dự phòng khác nhau với người Pháp. Vào cuối tháng 2, nguyên soái người Áo Joseph Radetsky đã đặt nước Ý thuộc Áo (gọi là Vương quốc Lombardy-Venetia) dưới chế độ thiết quân luật khi những xáo trộn lan rộng. Mặc dù vậy và nghe nói về cuộc cách mạng mới ở Pháp, Metternich vẫn thận trọng, vẫn nghĩ rằng cuộc cách mạng trong nước khó có thể xảy ra. Ông được một nhà ngoại giao Sachsen mô tả, theo lời của nhà viết tiểu sử Musulin, "đã thu nhỏ lại thành cái bóng của chính mình trước đây".
Vào ngày 3 tháng 3, Kossuth đã có một bài phát biểu sôi nổi tại Quốc hội Hungary, kêu gọi xây dựng hiến pháp. Mãi đến ngày 10 tháng 3, Metternich mới tỏ ra lo ngại về các sự kiện ở Vienna, nơi hiện đang có các mối đe dọa và phản công đang bay tới. Hai kiến nghị đã được tổ chức, kêu gọi tự do, minh bạch và đại diện hơn. Các sinh viên đã tham gia vào một số cuộc biểu tình, đỉnh điểm là vào ngày 13 tháng 3 khi họ cổ vũ hoàng gia thực hiện yêu sách, nhưng họ lại bày tỏ sự tức giận với Metternich. Sau một buổi sáng theo thông lệ, Metternich được gọi đến gặp Đại công tước Ludwig ngay sau buổi trưa. Thủ tướng đã cử quân xuống đường đồng thời tuyên bố một sự nhượng bộ tối thiểu và đã được sắp xếp trước. Vào buổi chiều, đám đông trở nên thù địch, và một bộ phận quân đội đã nổ súng vào đó, giết chết 5 người. Đám đông bây giờ đã thực sự bị kích động, khi những người theo chủ nghĩa tự do được tham gia bởi những người Vienna kém may mắn bắt đầu tàn phá. Các sinh viên đề nghị thành lập một Quân đoàn Hàn lâm ủng hộ chính phủ nếu yêu cầu của họ được đáp ứng. Ludwig háo hức chấp nhận và nói với Metternich rằng ông phải từ chức, ông miễn cưỡng đồng ý. Sau khi ngủ trong Phủ thủ tướng, ông được khuyên nên rút lại đơn từ chức hoặc rời thành phố. Sau khi Ludwig gửi cho ông ta một thông điệp rằng chính phủ không thể đảm bảo an toàn cho ông, Metternich rời đến nhà của Bá tước Taaffe và sau đó, với sự trợ giúp của những người bạn Charles von Hügel và Johann Rechberg, đã đến được nơi ở của gia đình Thân vương Liechtenstein cách đó 40 dặm tại Felsberg, hiện nay là một thị trấn tại Cộng hòa Séc. Con gái của Metternich với Leontine, đi cùng họ vào ngày 21 tháng 3 và đề xuất nước Anh như là một nơi đến an toàn; đồng ý, Metternich, Melanie và Richard 19 tuổi lên đường, để lại những đứa trẻ cho Leontine. Sự từ chức của Metternich đã nhận được sự cổ vũ ở Vienna, và ngay cả những người dân thường ở Vienna cũng hoan nghênh sự kết thúc của kỷ nguyên xã hội bảo thủ của Metternich.
Lưu vong, trở về và cái chết.
Sau một cuộc hành trình đầy lo lắng kéo dài 9 ngày, trong đó họ được chào đón ở một số thị trấn và bị từ chối nhập cảnh ở những thị trấn khác, Metternich, vợ và con trai Richard đã đến thành phố Arnhem của Hà Lan. Họ ở lại cho đến khi Metternich lấy lại sức, sau đó đến Amsterdam và The Hague, nơi họ chờ nghe kết quả của một cuộc biểu tình của các nhà lập biểu người Anh, dự kiến vào ngày 10 tháng 4. Vào ngày 20 tháng 4, họ đến Blackwall, London, nơi họ ở trong khách sạn Brunswick bên Quảng trường Hannover trong 2 tuần cho đến khi tìm được nơi ở lâu dài. Metternich phần lớn tận hưởng thời gian ở London: Công tước Wellington, hiện đã gần 80 tuổi, cố gắng giúp ông giải trí, và cũng có những chuyến thăm từ Palmerston, Guizot (hiện cũng đang sống lưu vong) và Benjamin Disraeli, những người rất thích cuộc trò chuyện chính trị của ông. Sự thất vọng duy nhất là chính Nữ vương Victoria đã không thừa nhận sự hiện diện của Metternich ở thủ đô. Bộ ba đã thuê một ngôi nhà tại 44 Quảng trường Eaton, trong 4 tháng. Những đứa trẻ nhỏ hơn đã đến cùng với họ trong mùa hè. Ông ấy đã theo dõi các sự kiện ở Áo từ xa, nổi tiếng phủ nhận việc từng mắc sai lầm; trên thực tế, ông tuyên bố tình trạng hỗn loạn ở châu Âu là minh chứng cho các chính sách của mình. Tại Vienna, một nền báo chí hậu kiểm duyệt thù địch tiếp tục tấn công Metternich; đặc biệt, họ buộc tội ông ấy tham ô và nhận hối lộ, khiến chính quyền phải tiến hành điều tra. Metternich cuối cùng đã được xóa bỏ những cáo buộc cực đoan hơn, và việc tìm kiếm bằng chứng về những tội danh nhẹ hơn cũng như thế. (Rất có thể những tuyên bố chi tiêu lớn của Metternich chỉ là sản phẩm của nhu cầu ngoại giao đầu thế kỷ XIX.) Trong khi đó, khi bị từ chối lương hưu, Metternich đã phụ thuộc một cách trớ trêu vào các khoản vay.
Vào giữa tháng 9, gia đình chuyển đến 42 Brunswick Terrace, Brighton, trên bờ biển phía Nam nước Anh, nơi cuộc sống yên bình tương phản rất nhiều với châu Âu cách mạng bị bỏ lại phía sau. Các nhân vật trong nghị viện, đặc biệt là Disraeli, đã đến thăm họ, cũng như Dorothea Lieven, người bạn cũ của Metternich (Melanie đã dẫn đầu một cuộc hòa giải giữa hai người). Mong đợi chuyến thăm từ Leontine, con gái của Metternich và con gái riêng của cô ấy là Pauline, gia đình chuyển đến một dãy phòng tại Cung điện Richmond vào ngày 23 tháng 4 năm 1849. Những vị khách bao gồm Công tước Wellington, người vẫn theo dõi Metternich; Johann Strauss I, nhà soạn nhạc; và Dorothea de Dino, em gái của người tình cũ của Metternich, Wilhemine xứ Sagan; và người tình cũ Catherine Bagration. Metternich đã già đi và việc ông thường xuyên ngất xỉu là điều đáng lo ngại. Cựu Thủ tướng cũng chán nản vì thiếu thông tin liên lạc từ Hoàng đế mới Franz Joseph I và chính phủ của ông. Leontine đã viết thư cho Vienna để cố gắng khuyến khích liên hệ này, và vào tháng 8, Metternich nhận được một lá thư ấm áp từ Hoàng đế Franz Joseph; chân thành hay không, điều đó đã khích lệ Metternich đáng kể. Từ giữa tháng 8, Melanie bắt đầu thúc đẩy việc chuyển đến Brussels, một thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ hơn và gần với các vấn đề lục địa hơn. Họ đến vào tháng 10, nghỉ qua đêm tại khách sạn Bellevue. Khi cuộc cách mạng lắng xuống, Metternich hy vọng họ sẽ quay trở lại Vienna. Trên thực tế, thời gian lưu trú của họ kéo dài hơn 18 tháng trong khi Metternich chờ cơ hội tái gia nhập chính trường Áo. Đó là một kỳ nghỉ vừa đủ dễ chịu (và rẻ), đầu tiên là ở Boulevard de l'Observatoire và sau đó là ở khu vực Sablon, Brussels—đầy những chuyến viếng thăm của các chính trị gia, nhà văn, nhạc sĩ và nhà khoa học. Tuy nhiên, đối với Metternich, sự tẻ nhạt và nỗi nhớ nhà chỉ tăng lên. Vào tháng 3 năm 1851, Melanie thuyết phục ông ta viết thư cho lực lượng chính trị mới ở Vienna, Hoàng thân Schwarzenberg, để hỏi liệu ông ta có thể trở lại nếu hứa sẽ không can thiệp vào các vấn đề nhà nước hay không. Vào tháng 4, ông nhận được câu trả lời "được phép quay về Áo", và câu trả lời này được ủy quyền bởi Hoàng đế Franz Joseph.
Vào tháng 5 năm 1851, Metternich rời đến điền trang Johannisberg của mình, nơi ông đến thăm lần cuối vào năm 1845. Mùa hè năm đó, Metternich rất thích bầu bạn với đại diện nước Phổ Otto von Bismarck. Ông ta cũng rất thích chuyến thăm của Frederick William, mặc dù Nhà vua đã chọc tức Metternich bằng cách coi ông như một công cụ chống lại Schwarzenberg. Vào tháng 9, Metternich quay trở lại Vienna, dọc đường được tiếp đón bởi nhiều Thân vương Đức. Metternich đã được hồi sinh, rũ bỏ nỗi nhớ và sống ở hiện tại lần đầu tiên sau một thập kỷ. Hoàng đế Franz Josef đã xin lời khuyên của Metternich về nhiều vấn đề (mặc dù ông ấy quá cứng đầu để bị ảnh hưởng nhiều bởi nó), và cả hai phe mới nổi ở Vienna đều cố thân thiết với Metternich; ngay cả Sa hoàng Nicholas cũng đã đến thăm ông trong một chuyến thăm cấp nhà nước. Metternich không mặn mà với Bộ trưởng Ngoại giao mới, Bá tước Karl Ferdinand von Buol, vì cho rằng ông ấy kém cỏi đến mức có thể gây ấn tượng. Lời khuyên của Metternich có chất lượng khác nhau; tuy nhiên, một trong số đó rất hữu ích, ngay cả trong các vấn đề hiện đại. Lúc bấy giờ Metternich bị điếc, ông đã viết không ngừng, đặc biệt là cho Hoàng đế Franz Josef bằng tất cả lòng cảm kích vì đã cho ông hồi hương. Ông muốn Áo trung lập trong Chiến tranh Krym, mặc dù Buol thì không. Sau khi lên nắm quyền vào đầu năm 1856, ông bận rộn chuẩn bị cho cuộc hôn nhân giữa con trai Richard và cháu gái Pauline (con gái của chị kế của Richard) và tiến hành nhiều chuyến du lịch hơn. Vua của Bỉ đến thăm, Bismarck cũng vậy, và vào ngày 16 tháng 8 năm 1857, ông tiếp đãi Edward VII, vị vua tương lai của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Buol ngày càng phẫn nộ với lời khuyên của Metternich, đặc biệt là về Bán đảo Ý. Vào tháng 4 năm 1859, Hoàng đế Franz Josef đến hỏi ông về những gì nên làm ở Ý. Theo Pauline, Metternich cầu xin ông đừng gửi tối hậu thư cho Ý, và Franz Josef giải thích rằng tối hậu thư đó đã được gửi đi.
Theo cách này, trước sự thất vọng của Metternich và sự bối rối của hoàng đế, Áo bắt đầu tham gia Chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Ý chống lại lực lượng tổng hợp của Vương quốc Piedmont-Sardinia do Vua Victor Emmanuel II đứng đầu và đồng minh của nó là Đệ Nhị Đế chế Pháp của Hoàng đế Napoleon III. Mặc dù Metternich đã có thể đảm bảo việc thay thế Buol bằng người bạn Rechberg, người đã giúp đỡ ông rất nhiều vào năm 1848, nhưng bản thân việc tham gia vào cuộc chiến giờ đây đã vượt quá khả năng của ông. Ngay cả một nhiệm vụ đặc biệt do Hoàng đế Franz Josef giao cho ông vào tháng 6 năm 1859— soạn thảo các giấy tờ bí mật đề cập đến sự kiện cái chết của Franz Josef — giờ đây cũng quá nặng nề. Ngay sau đó Metternich qua đời tại Viên vào ngày 11 tháng 6 năm 1859, hưởng thọ 86 tuổi, và là nhân vật vĩ đại cuối cùng trong thế hệ của ông. Hầu như tất cả những người nổi tiếng ở Vienna đều đến để tỏ lòng thành kính; trên báo chí nước ngoài, cái chết của ông hầu như không được chú ý.
Những đánh giá của các nhà sử học.
Các nhà sử học đánh giá cao về kỹ năng ngoại giao của Metternich và sự cống hiến của ông cho chủ nghĩa bảo thủ. Theo Arthur May, ông tin rằng:
đông đảo người châu Âu khao khát an ninh, yên tĩnh và hòa bình, đồng thời coi những khái niệm trừu tượng tự do là đáng ghê tởm hoặc hoàn toàn thờ ơ với chúng. Ông khẳng định, mô hình tốt nhất trong tất cả các mô hình chính phủ là chế độ chuyên chế độc đoán, được hỗ trợ bởi một đội quân trung thành, bởi bộ máy quan liêu và cảnh sát phục tùng, hiệu quả, và bởi những giáo sĩ đáng tin cậy.
Đặc biệt trong thời gian còn lại của thế kỷ XIX, Metternich bị chỉ trích nặng nề, bị coi là người đã ngăn cản Áo và phần còn lại của Trung Âu "phát triển theo đường lối tự do và hợp hiến bình thường". Nếu Metternich không cản trở "sự tiến bộ", Áo có thể đã cải cách, giải quyết tốt hơn các vấn đề về quốc tịch và Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể đã không bao giờ xảy ra. Thay vào đó, Metternich đã chọn chiến đấu trong một cuộc chiến vô nghĩa áp đảo chống lại các lực lượng của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc. Kiểm duyệt gắt gao chỉ là một trong một loạt các công cụ đàn áp của nhà nước dành cho ông ta, bao gồm cả một mạng lưới gián điệp rộng lớn.] Metternich phản đối cải cách bầu cử, chỉ trích Dự luật Cải cách năm 1832 của Anh. Nói tóm lại, ông ta tự giam mình trong một trận chiến cay đắng chống lại "tâm trạng thịnh hành của thời đại mình".
Mặt khác, tài ngoại giao và tài chính trị của Metternich đã trở thành tâm điểm ca ngợi trong thế kỷ XX từ các nhà sử học có khuynh hướng ưu ái hơn, đặc biệt là nhà viết tiểu sử Heinrich von Srbik. Ví dụ, đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai, các nhà sử học có nhiều khả năng sẽ bảo vệ các chính sách của Metternich như những nỗ lực hợp lý để đạt được các mục tiêu của ông, chủ yếu là cân bằng quyền lực ở châu Âu. Các nhà sử học thông cảm chỉ ra rằng Metternich đã dự đoán chính xác và làm việc để ngăn chặn sự thống trị của Nga ở châu Âu, thành công ở nơi mà những người kế vị ông sẽ thất bại 130 năm sau. Theo lập luận của Srbik, chính Metternich đã theo đuổi tính hợp pháp, hợp tác và đối thoại, và do đó đã giúp đảm bảo 30 năm hòa bình, "Kỷ nguyên Metternich". Các tác giả như Peter Viereck và Ernst B. Haas cũng ghi nhận Metternich vì những lý tưởng tự do hơn của ông, ngay cả khi chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong các chính sách tổng thể của ông.
Các quan điểm chỉ trích cho rằng Metternich có khả năng định hình châu Âu một cách thuận lợi nhưng đã chọn không làm như vậy. Nhiều bài phê bình hiện đại hơn như của A. J. P. Taylor đã đặt câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của Metternich trên thực tế. Robin Okey, một nhà phê bình Metternich, lưu ý rằng ngay cả trong lĩnh vực đối ngoại, Metternich "chỉ có sức thuyết phục của riêng mình để dựa vào", và điều này đã suy giảm theo thời gian. Theo cách giải thích này, nhiệm vụ của ông ta là tạo ra một "màn khói" che giấu điểm yếu thực sự của Áo. Khi nói đến việc chọn một tập hợp các nguyên tắc hợp lý, Taylor viết, "hầu hết đàn ông có thể làm tốt hơn khi cạo râu." Kết quả là Metternich không phải là nhà ngoại giao hấp dẫn: Taylor mô tả ông là "người đàn ông nhàm chán nhất trong lịch sử châu Âu". Các nhà phê bình lập luận rằng những thất bại của ông không chỉ giới hạn trong các vấn đề đối ngoại: ở trong nước, ông cũng bất lực không kém, thậm chí không thực hiện được các đề xuất cải cách hành chính của chính mình. Ngược lại, những người đã cố gắng phục hồi ánh hào quang của Metternich mô tả ông là "không còn nghi ngờ gì nữa [một] bậc thầy về ngoại giao", người đã hoàn thiện và thực sự định hình bản chất của ngoại giao trong thời đại của ông. Theo cách tương tự, Alan Sked lập luận rằng "màn khói" của Metternich có thể đã phục vụ mục đích thúc đẩy một bộ nguyên tắc tương đối mạch lạc.
Hậu duệ.
Con, cháu và chắt của Metternich là (tên vẫn giữ nguyên bằng tiếng Đức):
Với Nữ bá tước Maria Eleonore von (10 tháng 10 năm 1775 – 19 tháng 3 1825), cháu gái của Wenzel Anton, Thân vương xứ Kaunitz-Rietberg:
Với Nữ Nam tước Maria Antoinette von , Nữ bá tước von Beylstein (15 tháng 8 năm 1806 – 17 tháng 1 năm 1829), con gái của Christoph Ambros Freiherr von Leykam ( 1781-1830) và vợ, Lucia Caputo di Petrella:
Với Nữ bá tước Melania Maria Antonia Zichy-Ferraris de Zich et Vásonykeö (18 tháng 1 năm 1805 – 3 tháng 3 năm 1854), con gái của Bá tước Ferenc Franz Zichy de Zich et Vásonkeö (1777-1839) và vợ, Nữ bá tước Marie Wilhelmine von (1780-1866):
Với Nữ bá tước Katharina , con của Nữ thân vương Bagration (ngoài giá thú, được thừa nhận):
Danh dự khác.
Năm 1823, nhà thực vật học Johann Christian Mikan đã công bố một chi thực vật có hoa từ Brazil, thuộc họ "Solanaceae" với tên gọi "Meternichia" để vinh danh ông. Chi này chỉ có một loài duy nhất, đó là Metternichia principis, tên loài được đặt theo tiếng La Tinh, "principis" có nguồn gốc từ "Princeps" có nghĩa là quan trọng nhất. | 1 | null |
Charles Babbage, FRS (sinh ngày 26 tháng 12 năm 1791 - mất ngày 18 tháng 10 năm 1871) là một nhà bác học người Anh. Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Anh. Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy tính và là người phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên. | 1 | null |
Las Médulas (tiếng Galicia: "As Médulas" hoặc "As Meduas") là một di tích lịch sử gần thị trấn Ponferrada trong khu vực của El Bierzo (thuộc tỉnh León, Castile và León, Tây Ban Nha), từng là mỏ vàng quan trọng nhất của Đế quốc La Mã. Las Médulas ngày nay là cảnh quan văn hóa được UNESCO công nhận là một trong những di sản thế giới.
Cảnh quan ngoạn mục của Las Médulas xuất phát từ việc khai thác vàng từ các ngọn núi, kỹ thuật khai thác mỏ La Mã cổ đại dựa trên các nguyên tắc của thùng Pascal gọi là "Ruina montium". Kỹ thuật khai thác này đã được mô tả bởi Pliny the Elder trong năm 77 Trước công nguyên. Kỹ thuật sử dụng một loại khai thác thủy lực có liên quan đến phá hoại một ngọn núi bằng lượng lớn nước. Nước được cung cấp bằng hệ thống dẫn nước. Ít nhất là bảy cống dẫn nước dài trong khu vực khai thác dẫn nước từ các dòng suối của huyện Cabrera. Các cống dẫn nước cùng được sử dụng để đãi vàng trên diện tích rộng.
Khu vực Hispania Tarraconensis đã bị xâm chiếm vào năm 25 trước Công nguyên bởi hoàng đế Augustus. Trước cuộc chinh phục La Mã, các cư dân bản địa đã tìm được vàng từ lòng đất tại đây. Sản xuất quy mô lớn đã không được tiến hành cho đến nửa sau của thế kỷ 1.
Kỹ thuật khai thác mỏ.
Pliny the Elder một người kiểm sát viên thời La Mã trong khu vực vào năm 74 Trước công nguyên mô tả một kỹ thuật khai thác thủy lực có thể quan sát trực tiếp tại Las Médulas:
Pliny cũng mô tả các phương pháp được sử dụng để rửa quặng từ dòng suối nhỏ chảy qua các máng giúp đọng lại các hạt vàng nhỏ nặng. Nhiều mỏ sâu như vậy đã được tìm thấy ở vùng núi xung quanh Las Médulas. Khai thác bắt đầu với việc xây dựng các cống dẫn nước và bể chứa trên các vùng khai thác.
Phần còn lại của một hệ thống như vậy đã được nghiên cứu tại Dolaucothi, Nam Wales. Phương pháp lộ thiên sẽ làm các khối đá yếu đi bằng nhiệt độ của lửa, sau đó dùng các kỹ thuật cơ khí để phá nhỏ thành các mảnh vỡ và cuối cùng là cuốn trôi bởi các luồng nước mạnh. Chỉ khi tất cả các công việc lộ thiên là không mang tính kinh tế thì thay vào đó các đường hầm khai thác sẽ được hình thành.
Pliny cũng nói rằng 20.000 Bảng La Mã vàng được rút ra mỗi năm. Việc khai thác có sự tham gia của 60.000 lao động tự do, mang về 5.000.000 Bảng La Mã (1.650.000 kg vàng) trong 250 năm.
Cảnh quan văn hóa.
Các bộ phận của khu vực khai thác vẫn còn được bảo quản tốt ở những vị trí dốc, và bao gồm một số đá cắt khắc. Nghiên cứu về Las Médulas đã được thực hiện chủ yếu bởi Claude Domergue (vào năm 1990) nghiên cứu khảo cổ có hệ thống khu vực này. Tuy nhiên, nó đã được thực hiện từ năm 1988 bởi nhóm nghiên cứu cấu trúc xã hội và theo lãnh thổ cảnh quan Khảo cổ học của Hội đồng Tây Ban Nha nghiên cứu khoa học (CSIC). Kết quả là, Las Médulas không chỉ là một mỏ vàng với các kỹ thuật khai thác độc đáo mà nó một cảnh quan văn hóa mà trong đó tất cả các tác động của khai thác mỏ La Mã đã được tiến hành rõ ràng. Khảo sát và khai quật các khu định cư trước La Mã và dưới thời La Mã, cả khu vực giải thích lịch sử, làm phong phú thêm các nghiên cứu về khai thác mỏ La Mã .
Một kết quả tích cực của những nghiên cứu có hệ thống đã đưa Las Médulas trở thành một di sản thế giới vào năm 1997. Kể từ đó, sự quản lý của Công viên văn hóa đã được giám sát bởi Quỹ Las Médulas, trong đó bao gồm các bên liên quan là địa phương, khu vực, quốc gia, cả công đồng và các cá nhân.
Tham khảo.
"Journeys Through European Landscapes/Voyages dans les Paysages Européens". COST-ESF, Ponferrada: 101-104. | 1 | null |
Paul Erdős ( ; sinh ngày 26 tháng 3 năm 1913 - mất 20 tháng 9 năm 1996) là nhà toán học người Hungary. Erdős làm việc với hàng trăm cộng tác viên, theo đuổi vấn đề trong toán học tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết số, giải tích toán học, lý thuyết xấp xỉ, lý thuyết tập hợp và lý thuyết xác suất. Ông được coi là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất thế kỷ XX và cũng được biết đến với cách tính lập dị của ông. | 1 | null |
Lee Ho-won (Hangul:이호원; Hanja:李浩沅; sinh ngày 28 tháng 3 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Hoya, là một ca sĩ, dancer, rapper, diễn viên người Hàn Quốc. Anh từng là main dancer, rapper và là giọng ca phụ của nhóm Infinite được ra mắt dưới sự quản lý của công ty Woollim Entertainment vào 2010.
Tiểu sử.
Hoya sinh ra ở Busan, Hàn Quốc. Anh rời trường trung học (cấp 3) vào năm đầu tiên để theo đuổi ước mơ làm ca sĩ của mình. Anh bắt đầu tham gia thử giọng sau khi anh hoàn thành việc học và được nhận vào công ty quản lý Woollim Entertainment. Anh từng là cựu thực tập sinh của JYP Entertainment.
Sự nghiệp.
Infinite.
Hoya đã từng hoạt động với tư cách rapper & dance của nhóm Infinite.
Hoạt động solo.
Vào 30 tháng 4 năm 2012, một đoạn thông báo ngắn nói rằng Hoya sẽ được ra mắt với tư cách là một diễn viên trong bộ phim mới của tvN. Sau đó công ty của anh đã từ chối rằng, "Chưa có xác nhận chính thức"". Vài tuần sau, Hoya xác nhận rằng chính anh sẽ thử sức trong bộ phim Reply 1997. Anh đóng vai Kang Joon Hee người yêu thầm một nhân vật bất ngờ. Bộ phim đã nhận được lời khen ngợi từ khán giả và các nhà phê bình.
Anh tham gia vào một nhóm nhỏ, Dynamic BLACK trình diễn trên SBS Gayo Daejun vào tháng 12 năm 2012.
Vào 10 tháng 1 năm 2013, anh cùng với Dongwoo, ra mắt chính thức nhóm nhạc nhỏ đầu tiên mang tên Infinite H. Và phát hành mini album đầu tay của họ "Fly High".
Sự nghiệp cá nhân
Ngày 30 tháng 8, Woollim Entertainment đã thông báo về việc rời INFINITE của Hoya. Nam ca sỹ mong muốn được theo đuổi sự nghiệp cá nhân với dòng nhạc khác với INFINITE nên đã không kí tiếp hợp đồng cùng công ty (sau đó đã kí hợp đồng với Glorious Entertainment và debut với tư cách nghệ sĩ solo).
Danh sách đĩa nhạc.
Infinite H
OST | 1 | null |
Johann Heinrich Lambert (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1728 - mất ngày 25 tháng 9 năm 1777) là một nhà nhà toán học, vật lý học, triết học và thiên văn học người Thụy Sĩ. Ông đã chứng minh rằng số Pi là một số vô tỷ, tức là không thê biểu diễn nó dưới dạng một tỷ lệ nào đó (số hữu tỷ), làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người về việc biểu diễn số Pi. Tiểu hành tinh 187 Lamberta được đặt tên để vinh danh ông. | 1 | null |
Siméon Denis Poisson (; sinh ngày 21 tháng 6 năm 1781 - mất ngày 25 tháng 4 năm 1840) là nhà toán học, nhà vật lý người Pháp. Ông cùng với Cauchy và Fourier trở thành những nhà khoa học lớn cuối thế kỷ XVIII -đầu thế kỷ XIX. Cả ba người đều đã bỏ qua công trình nghiên cứu vĩ đại của Galois về nhóm Galois, khiến nó phải mất một thời gian dài mới thể hiện được ý nghĩa của mình. | 1 | null |
Wacław Franciszek Sierpiński (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1882 - mất ngày 21 tháng 10 năm 1969) là nhà toán học người Ba Lan. Ông được biết đến vì những đóng góp về lý thuyết tập hợp (nghiên cứu trên các Tiên đề chọn và Giả thiết continum), lý thuyết số, lý thuyết về Hàm số và Tô pô. Ông đã công bố hơn 700 bài báo và 50 cuốn sách. | 1 | null |
John Venn, tên đầy đủ là Jonh Archiblad Venn, (4 tháng 8 năm 1834 - 4 tháng 4 năm 1923) là nhà toán học, nhà triết học người Anh và là người đã sáng tạo ra biểu đồ Ven. Biểu đồ do ông sáng tạo ra, ngày nay đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lý thuyết tập hợp, xác suất, luận lý học, khoa học Thống kê, và khoa học máy tính. | 1 | null |
Ken Remi Stefan Strandberg (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1990) là một cầu thủ người Na Uy chơi ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Hannover 96 tại giải Bundesliga. Sinh ra ở Lyngdal, Strandberg bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình cho Mandalskameratene trước khi chuyển tới Valerenga trong năm 2009. Sau ba mùa giải với câu lạc bộ Oslo, anh gia nhập Rosenborg trước mùa giải 2012.
Strandberg là cầu thủ đội tuyển Na Uy U-15 đến U-21 và là đội trưởng của đội U-21 dự Giải vô địch U-21 bóng đá châu Âu 2013. Anh đã được gọi vào đội tuyển quốc gia hai lần, nhưng đã phải rút khỏi đội hình cả hai lần vì chấn thương.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Strandberg được sinh ra tại Lyngdal và chơi cho IL Lyngdal cho đến khi anh chuyển đến Mandalskameratene năm 2006 nơi anh có trận ra mắt đội hình chính ở tuổi 15. Anh chơi ba mùa bóng cho Mandalskameratene và đã có tám lần ra sân tại giải hạng nhất.
Strandberg ký hợp đồng bốn năm với Valerenga trong năm 2009 Anh được cho mượn sang Bryne FK trong tháng 7 năm 2009, như một sự thay thế cho Christian Gauseth. Strandberg chơi bốn trận đấu tại giải hạng nhất trong suốt mùa hè, trước khi trở về Valerenga. Anh đã có màn ra mắt câu lạc bộ taị giải hạng nhì Na Uy vào ngày 12 tháng 9 năm 2009 khi anh thay thế Mohammed Fellah ở phút thứ 11 trước khi thi đấu 90 phút trong trận đấu với Fredrikstad. Trước đó anh đã thử việc với các câu lạc bộ như: Derby, Portsmouth và Stuttgart Valerenga đã bán Strandberg, vì anh chỉ còn một năm hợp đồng. Anh được bán cho Rosenborg trước mùa giải 2012.
Sự nghiệp quốc tế.
Strandberg làn đầu tiên được gọi vào đội tuyển U-15 quốc gia, nơi anh đã chơi hai trận trong năm 2005. Một năm sau đó, anh đã chơi ba trận cho đội tuyển U-16. Anh ghi một bàn thắng trong các trận đấu cho đội tuyển U-18 tuổi trong năm 2008, trước khi anh chơi bốn trận đấu cho đội tuyển U-19 trong năm tiếp theo. Anh có trận ra mắt cho đội tuyển U-21 khi anh thay thế Harmeet Singh ở phút thứ 78 của trận đấu với U-21 Hungary vào ngày 28 tháng 5 năm 2010. Sau đó, anh chính thức thi đấu thường xuyên trong đội U-21, và là đội trưởng của đội U-21 tham dự giải vô địch U-21 bóng đá châu Âu 2013
Strandberg đã được gọi vào đội tuyển Na Uy cho King Cup 2012, nhưng đã phải rút lui vì chấn thương và người vào thay anh là Thomas Drage. Strandberg cũng được gọi vào đội tuyển quốc gia cho các trận đấu giao hữu với Nam Phi và Zambia vào tháng 1 năm 2013, nhưng đã phải rút lui khỏi đội tuyển do chấn thương ở hông và phải phẫu thuật. | 1 | null |
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Lân Tuất, còn có bút danh là Lân Tuất (7 tháng 1 năm 1935 tại Hà Nội – 29 tháng 4 năm 2014) nguyên là Chủ nhiệm khoa Lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk – Nga, phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga. Ông là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga. Theo Hội Nhạc sĩ Nga, ông là nhà soạn nhạc Xibia có các tác phẩm được biểu diễn nhiều nhất.
Sự nghiệp.
Nguyễn Lân Tuất là con trai trưởng trong số 8 người con của cố NGND Nguyễn Lân. Ông được sinh ra ở Hà Nội, nhưng sau đó đã dời đến sống ở Huế trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Chính nếp sống ở Huế đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và khả năng cảm nhận âm nhạc của ông về sau.
Khi ông 11 tuổi, ông theo gia đình lên Việt Bắc, tham gia kháng chiến lúc 15 tuổi, rồi nhận Huy chương Chiến thắng hạng nhì khi 16 tuổi. Một năm sau, ông bị thương và được cử sang Trung Quốc để học tiếng Trung trong mấy năm. Sau khi về nước, ông làm phiên dịch viên tại Sở chỉ huy Sư đoàn Phòng không số 1 và bắt đầu sáng tác âm nhạc. Ban đầu, ông chỉ dùng cây đàn guitar để thẩm âm, chọn giai điệu và tập luyện với một dàn hợp xướng nghiệp dư của quân đội. Người ta đã phát hiện ra ông và mời ông đến đài phát thanh để làm việc. Tại đây, ông đã sáng tác và dàn dựng nhiều bài hát cho trẻ em miền Bắc Việt Nam khi đó. Nhưng phần lớn các tác phẩm ấy đều khuyết danh. Nửa thế kỷ sau, một số bài hát vẫn còn được sử dụng nhưng không ai biết tên tác giả của chúng, thậm chí còn quên cả tên bài hát. Đơn giản là những cái tên ấy đã bị lãng quên nhưng âm nhạc thì vẫn còn đó.
Năm 1959, ông được cử sang Liên Xô tu nghiệp. Nguyễn Lân Tuất bắt đầu một cuộc sống mới và không hề biết rằng ông không có cơ hội trở về. Tại Leningrad, ông gặp Svetlana Kurbetova, một nghệ sĩ dương cầm sau này trở thành vợ ông. Bà cũng là người đầu tiên biểu diễn các tác phẩm của ông trên sân khấu, là người bạn trung thành nhất và cũng là vị "giám khảo" nghiêm khắc nhất khi phán xét về những tác phẩm của ông.
Vào năm 1960, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô xấu đi. Nguyễn Lân Tuất không phải là người cộng sản, cũng không phải là người bất đồng chính kiến. Ông không chống lại hay ủng hộ chủ nghĩa xét lại. Năm 1961, ông được lệnh về nước để cải tạo tư tưởng nhưng ông quyết định nghỉ học và ở lại Liên Xô và có thời gian, ông phải đi trốn. Tại Việt Nam, ông bị xem là "kẻ đào ngũ", "Việt gian", "theo Liên Xô chống Trung Quốc", bị truy nã và bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam vì tội "theo chủ nghĩa xét lại". Đến 30 năm sau ông mới lại được trở về Việt Nam một cách hợp pháp.
Ông tốt nghiệp Đại học âm nhạc tại Leningrad ngành sáng tác, 1965-1970. Năm 1980, nhận văn bằng Thạc sĩ. Từ năm 1984, ông sống ở Novosibirsk và công tác tại Viện Hàn lâm âm nhạc Novosibirsk.
Cuối thập niên 1980, ông nhận quốc tịch Liên Xô và xin gia nhập Hội Nhạc sĩ Liên Xô, nhưng đơn của ông bị từ chối với lý do "thiếu chuyên nghiệp". Nhờ quen biết với nhạc sĩ Aleksey Nikolaev, bí thư của Hội Nhạc sĩ Nga, đơn của ông lại được chấp nhận.
Nguyễn Lân Tuất tâm sự:
Nhưng đến khi mà Nguyễn Lân Tuất được vinh danh Nghệ sĩ công huân Nga thì ông Nguyễn Lân đã không còn cười nhạo nữa. Và ông không còn sống để chứng kiến việc con ông được trao danh hiệu "Vinh danh nước Việt" của báo điện tử VietnamNet vào năm 2005.
Ngày 21 tháng 9 năm 2009, hai tuần trước khi tròn 75 tuổi, Nguyễn Lân Tuất đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học với đề tài "Sân khấu truyền thống Việt Nam hiện đại" tại Trường Đại học sư phạm Quốc gia Liên bang Nga ở Sankt-Peterburg. Ông đã phá kỷ lục người có tuổi cao nhất bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại học viện này. Ông cũng trở thành người đầu tiên và duy nhất có học hàm Tiến sĩ khoa học trong ngành sân khấu ở Việt Nam.
Ngày 29 tháng 4 năm 2014 ông qua đời ở nhà riêng tại Novosibirsk, Nga vì bệnh ung thư.
Đời tư.
Vợ của ông là phó giáo sư - cũng nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Svetlana Kurbetova. Gia đình ông hiện có nhiều người cùng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài vợ ông, con gái ông Natalia là nghệ sĩ đàn organ Nhà hát thành phố Novosibirsk. Cháu ngoại ông, Alina tham gia trong một ban nhạc rock của thành phố. Gia đình ông là một trong hai gia đình ở tỉnh Novosibirsk có cả chồng lẫn vợ đều là nghệ sĩ công huân nước Nga. | 1 | null |
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ năm đã được diễn ra vào ngày 24 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 năm 2016 tại quảng trường công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Việt Nam tổ chức sự kiện thể thao đa môn cấp khu vực, sau Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á (2009) và Đại hội Thể thao Đông Nam Á (2003). Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên sự kiện không được tổ chức tại Hà Nội.
Biểu trưng.
Biểu trưng Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ năm được thiết kế để mô phỏng sóng và cát trong hình dạng của các vận động viên trẻ, khỏe mạnh và năng động, thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng ném) với biểu tượng của Hội đồng Olympic châu Á bên trong.
Với sức mạnh và sức mạnh của thể thao, tất cả các phần của biểu trưng vươn lên để tạo thành một hình dạng lớn V (có nghĩa là "Việt Nam", "Chiến thắng", "V" - thứ năm trong chữ cái La Mã...) mà khẳng định vai trò của nước chủ nhà, làm nổi bật tinh thần thi đấu cũng như nguyện vọng của các vận động viên chiến thắng.
Sự kết hợp giữa biển và cát vẫy cùng nhau phản ánh sức mạnh và mạnh mẽ ý chí của Việt Nam cũng như mang thông điệp thân thiện và chào mừng đến tất cả các đoàn thể thao; đại diện cho sự đoàn kết và hữu nghị của gia đình châu Á với sự kỳ vọng của Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 thành công.
Linh vật.
Linh vật Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 là một đặc trưng riêng biệt của vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam nổi tiếng với yến sào - một sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Linh vật là một cậu bé được cách điệu với tóc hài hước trên đỉnh đầu, đuôi nhỏ hình chữ V (một đặc trưng của yến), cầm một ngọn đuốc thắp sáng đại diện cho tinh thần đoàn kết, hòa bình và sức sống của nhân loại. Mặt trời của Hội đồng Olympic châu Á và làn sóng truyền thống trên trang phục tượng trưng cho Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á.
Những màu sắc được sử dụng cho linh vật là màu xanh da trời, đỏ, đen và vàng đại diện cho nước biển xanh, cát vàng và lông vũ của chim. Linh vật với trẻ con, đáng yêu và ngây thơ biểu hiện trên khuôn mặt, hình dáng đơn giản và nhiều màu sắc được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim của mọi người và dễ dàng để trở thành một món quà lưu niệm phổ biến.
Địa điểm thi đấu.
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 có 4 địa điểm cho đại hội này.
Lễ khai mạc.
Lãnh đạo ngành Thể thao Việt Nam cùng Ban tổ chức địa phương đã có mặt tại chương trình sơ duyệt Lễ khai mạc đã diễn ra tại Quảng trường công viên Biển Đông để giám sát tiến độ chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này. Chương trình Tổng duyệt Lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc 20h00 ngày 23 tháng 9 và lễ khai mạc Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 24 tháng 9 tại Quảng trường công viên Biển Đông - Đà Nẵng.
Lễ bế mạc.
Lễ bế mạc Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 3 tháng 10 tại Quảng trường công viên Biển Đông - Đà Nẵng.
Quốc gia tham dự.
41 trên tổng số 45 quốc gia châu Á được tham dự. CHDCND Triều Tiên, Palestine, Ả Rập Xê Út và Yemen đã không tham dự. Dưới đây là danh sách các NOC tham dự; số vận động viên thể hiện trong ngoặc. | 1 | null |
Guiraut Riquier ("khoảng" 1230 – 1292) là một trong những nghệ sĩ hát rong cuối cùng hát bằng Tiếng Occitan. Ông nổi tiếng vì sự kỹ lưỡng đối với những tác phẩm của mình và giữ chúng lại với nhau.
Ông đã phục vụ cho Aimery IV, Tử tước của Narbonne, cũng như Alfonso el Sabio, vua của Castile. Ngoài ra ông còn phục vụ dưới thời Henri II của Pháp. | 1 | null |
Operetta ; ; là một dạng opera nhẹ với những đoạn thoại nói, những ca khúc và những vũ điệu. Operetta nhấn mạnh vào âm nhạc giàu tính giai điệu đồng thời dựa vào các phong cách opera thế kỉ 19, thể loại Operetta đã không ngừng phát triển suốt nửa cuối thế kỉ 19 và nửa đầu thế kỉ 20. Trong suốt thế kỉ 20, operetta phát triển nhưng phần lớn dần bị thể loại Musical thế chỗ. | 1 | null |
Chùa Thành (tên chữ là Diên Khánh Tự) là một ngôi cổ tự, hiện toạ lạc tại số 3 đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Năm 1993, chùa đã được xếp hạng di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hiện nay, chùa là Trụ sở của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh .
Lịch sử.
Chùa do nhân dân quanh vùng lập vào thế kỷ 15, thời Lê sơ. Lúc ấy, chùa có tên là Hương Lâm, nhưng vì ở cạnh Đoàn Thành, nên người dân quen gọi là chùa Thành.
Năm 1796, dưới triều vua Cảnh Thịnh, chùa được chuyển về vị trí hiện nay (cách vị trí cũ khoảng 200 mét), tức ở khu vực Bến đá Kỳ Cùng , bên bờ nam sông Kỳ Cùng và cạnh bến đò Thạch Độ (chỗ cầu Kỳ Cùng bây giờ) và lấy tên là Diên Khánh Tự (Diên Khánh có nghĩa là tích thiện để có nhiều phúc cho đời sau). Năm 1846, dưới triều vua Thiệu Trị, chùa đổi tên là Tuần Khánh Tự. Về sau, chùa đổi lại tên cũ là Diên Khánh Tự cho đến ngày nay.
Kiến trúc.
Chùa Thành là ngôi chùa cổ bề thế ở tỉnh Lạng Sơn. Tam quan chùa thiết kế theo lối chồng diêm lớp lớp gồm 24 mái, lợp ngói mũi hài và các đầu đao cong vút. Hệ thống mái chùa được chạm đục tỉ mỉ với các đầu phượng đỡ toàn bộ hoành và các kèo. Những linh vật, như: long, ly, quy, phượng...đều được đắp vẽ rất mỹ thuật.
Các cột gỗ lim to, cao 9 m, được đặt trên các chân tảng đá xanh và nền chùa lát gạch Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Cửa sổ cũng được thiết kế đậm chất Á Đông với ngoài tròn, trong vuông tượng trưng cho âm dương, trời đất. Cánh cửa được tạo tác như một bức tranh tứ bình, tứ quý. Toàn bộ câu đối phía ngoài bằng chữ Hán được ghép bằng sứ hết sức tỉ mỉ, công phu.
Chùa gồm 38 gian lớn nhỏ, với nhiều hạng mục công trình: tiền đường, phương đình, bái đường, tổ đường, hậu đường...
Chùa Thành được trùng tu nhiều lần vào các năm 1796, 1947, 1967, 1980, 1992. Đến năm 2004, chùa lại được đại trùng tu, tạo nên sự bề thế như ngày nay.
Giá trị.
Toàn bộ hệ thống tượng thờ (gồm 53 pho tượng lớn, nhỏ) của chùa Thành được đúc bằng đồng nguyên khối. Năm 2007, hệ thống tượng thờ này đã được "Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam" xác nhận là "Ngôi chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam".
Bên cạnh đó, các hoành phi, câu đối của chùa cũng được chạm khắc tinh xảo. Nhiều bộ được sơn son thếp vàng và có tuổi hàng trăm năm. Đặc biệt, ở chùa hiện còn lưu giữ quả chuông nặng 600 kg được đúc từ năm Cảnh Trị thứ 9 (1671), dưới triều vua Lê Huyền Tông , và tấm bia Diên Khánh tự bi ký (Bài ký bia chùa Diên Khánh) dựng năm 1796, dưới triều vua Cảnh Thịnh. Đây là bia đá hai mặt, khắc văn bia viết bằng chữ Hán, đặt trên lưng rùa, trán bia khắc nổi "lưỡng Long chầu nguyệt", riềm bia khắc hoa văn trang trí.
Ngoài ra, tại tam quan hiện treo một đại hồng chung, do các nghệ nhân đến từ làng Ngũ Xã (Hà Nội) đúc năm 2007. Trọng lượng của quả chuông nặng 2,1 tấn thể hiện ý nghĩa cầu cho nước Việt Nam ở thế kỷ 21, được thịnh vượng và quốc thái dân an. | 1 | null |
Cù lao An Hóa nằm giữa sông Ba Lai, là một trong ba cù lao thuộc tỉnh Bến Tre.
Lịch sử.
Năm 1859, cù lao An Hóa nằm trong sở tham biện Kiến Hòa thuộc tỉnh Mỹ Tho.
Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thực hiện Nghị định ký ngày 20/12/1899 đổi sở tham biện thành tỉnh, cù lao An Hóa vẫn thuộc tỉnh Mỹ Tho gồm hai tổng Hòa Quới và Hòa Thinh với 26 làng cho đến năm 1945. Năm 1902, (theo Địa chí tỉnh Mỹ Tho) tổng số dân các làng thuộc cù lao An Hóa là 20.000 người.
Năm 1948, cù lao An Hóa được cắt ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, sáp nhập vào tỉnh Bến Tre.
Sau hiệp định Geneve, chính quyền Sài Gòn tách cù lao An Hóa ra khỏi tỉnh Bến Tre, nhập lại tỉnh Mỹ Tho, cho đến năm 1956, khi thành lập tỉnh Kiến Hòa mới nhập cù lao An Hóa về lại tỉnh Kiến Hòa (đổi tên tỉnh Bến Tre).
Hành chính.
Cù Lao An Hóa bao gồm một phần huyện Châu Thành và huyện Bình Đại. | 1 | null |
Cầu An Hóa là một cây cầu bắc qua kênh Giao Hòa trên đường tỉnh 883, nối liền hai huyện Châu Thành và Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Cầu dài 281,4 m, rộng 8 m, gồm 11 nhịp bằng dầm bê tông cốt thép dự ứng lực. Tĩnh không thông thuyền của cầu cao 7 m, rộng 30 m.
Công trình được đưa vào sử dụng từ năm 1998. | 1 | null |
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2013 (tên chính thức tiếng Anh: FIFA Club World Cup 2013) là giải bóng đá giữa các câu lạc bộ vô địch châu lục lần thứ 10 được FIFA tổ chức tại Maroc từ 11 đến 21 tháng 12 năm 2013
Địa điểm.
Địa điểm thi đấu FIFA Club World Cup 2013 diễn ra tại Marrakesh và Agadir.
Kết quả giải đấu.
Bảng kết quả.
"Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (Tây Âu) (UTC±0) | 1 | null |
Thực vật bản địa là các loài thực vật đặc hữu hay phát triển tự nhiên ở một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định trong một khoảng thời gian địa chất nào đó.
Khái niệm này cũng bao gồm các loài thực vật đã từng phát triển, xuất hiện một cách tự nhiên hoặc đã tồn tại trong nhiều năm tại một khu vực (như cây, hoa, cỏ, và các loài thực vật khác). Ở Bắc Mỹ, một loài thực vật thường được coi là bản địa nếu nó từng xuất hiện trước thời kỳ thuộc địa hóa.
Một số loài thực vật bản địa đã thích nghi đối với các môi trường không bình thường, trong phạm vi nhỏ hoặc các điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt hay các điều kiện đất hiếm gặp. Mặc dù cũng có một số kiểu thực vật vì những lý do trên nên nó chỉ tồn tại trong một dải phân bố rất hẹp (đặc hữu), những loài các có thể sống trong các khu vực đa dạng hơn hoặc thích nghi với những điều kiện xung quanh khác nhau.
Các nghiên cứu cho thấy rằng côn trùng phụ thuộc vào các loài thực vật bản địa. | 1 | null |
Bức màn tre là một uyển ngữ thời chiến tranh Lạnh cho sự phân chia ranh giới giữa các quốc gia cộng sản và các quốc gia tư bản hoặc phi cộng sản ở Đông Á, đặc biệt là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cụm từ này thi thoảng được dùng để chỉ khu phi quân sự Triều Tiên chia cắt Triều Tiên và Hàn Quốc hoặc đường biên giới ở Đông Nam Á ngăn cách chủ nghĩa cộng sản và phương Tây.
Trong thời kỳ cách mạng văn hóa, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh hạn chế đi lại qua những ranh giới này, cấm đi vào hoặc ra khỏi quốc gia mà không có sự cho phép rõ ràng từ chính quyền Trung Quốc. Nhiều người tị nạn khi cố gắng đi đến các nước tư bản đã không thể trốn thoát theo cách băng qua "bức màn" này. Thi thoảng khi sự kiểm soát được nới lỏng, đã có nhiều làn sóng người tị nạn vào Hong Kong khi đó còn là thuộc địa của Anh.
Thuật ngữ "bức màn tre" ít được sử dụng hơn cụm từ "bức màn sắt" một phần bởi
trong khi "bức màn sắt" gần như cố định trong hơn 40 năm thì "bức màn tre" thay đổi liên tục. Đây cũng là một sự mô tả kém chính xác về tình hình chính trị của châu Á vì không có sự cố kết bên trong Khối cộng sản Đông Á mà cuối cùng đã gây ra chia rẽ Trung-Xô; chính quyền cộng sản Mông Cổ, Việt Nam và sau đó là Lào ủng hộ Liên Xô trong khi chế độ Pol Pot của Campuchia lại trung thành với Trung Quốc. Không lâu sau chiến tranh Triều Tiên, Bắc Triều Tiên tuyên bố không ngả theo bất cứ bên nào. Tuy vẫn từ chối đứng về một bên nhưng Triều Tiên ngày nay đi theo một hướng khác bằng cách tuyên bố đoàn kết với cả Trung Quốc và Nga.
Mối quan hệ được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giai đoạn sau của chiến tranh Lạnh đã khiến cho thuật ngữ này ít nhiều trở nên lỗi thời, trừ khi nó dùng để nói về bán đảo Triều Tiên hoặc sự phân cắt giữa các đồng minh của Mỹ và của Liên Xô ở Đông Nam Á. Ngày nay, khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên được gọi là DMZ. "Bức màn tre" thường được sử dụng hơn để nói đến tình trạng đóng cửa biên giới và kinh tế của Myanmar.
Xem thêm.
Bức màn sắt | 1 | null |
Cục tình báo mật (Secret Intelligence Service-SIS), thường được biết đến là MI6 (Tình báo quân đội-Bộ phận 6) là cơ quan có nhiệm vụ cung cấp cho chính phủ Anh những thông tin tình báo nước ngoài. Nó hoạt động dưới sự chỉ đạo chính thức của Ủy ban Tình báo chung (Joint Intelligence Committee-JIC), cùng với Cơ quan An ninh (MI5), Government Communications Headquarters (GCHQ) và Defence Intelligence (DI).Tổng cục An ninh Anh ban đầu được thành lập nhằm mục đích chống lại tình báo Đức vào năm 1909 nhưng sau đó cơ quan này được tách ra thành hai nhánh gọi là MI-5 và MI-6.
Công việc của MI-6 hoàn toàn giống với thế giới gián điệp của James Bond, nhưng các chiến dịch của MI-6 hoàn toàn tuyệt mật. Khác với các hoạt động tương đối công khai của MI-5, MI-6 thu thập thông tin tình báo nước ngoài theo một phương thức hết sức bí mật.
Theo luật của Anh, vai trò của MI-6 là thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động hay mưu toan của những người bên ngoài nước Anh và phải hành đồng vì các lợi ích an ninh, quốc phòng, ngoại giao và kinh tế trong khuôn khổ do Ủy ban Tình báo kết hợp (JIC) và các bộ trưởng quy định.Khác với MI-5, MI-6 luôn tiến hành các chiến dịch tình báo mật trên toàn thế giới, từ Bắc Ireland, Trung Đông, châu Phi và mới đây nhất là Afghanistan, Iraq. Vai trò của MI-6 đã thay đổi đáng kể sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, do nhu cầu phản gián đối với Liên Xô không còn tính cấp bách nữa. Tuy nhiên, mối đe doạ của khủng bố quốc tế cũng đang đặt ra cho MI-6 một trách nhiệm mới.
Tổng hành dinh.
Tổng hành dinh hiện tại của MI6 đặt tại Vauxhall Cross, Luân Đôn. Khu phức hợp của MI6 được thiết kế bởi kiến trúc sư Terry Farrell sau một cuộc thi để chọn ra bản thiết kế cho khu phức hợp này năm 1983. Năm 1988, thủ tướng anh bấy giờ là Margaret Thatcher cho phép khởi công xây dựng toà nhà và hoàn thành năm 1994. Toà nhà rộng 130.000 ft vuông (12.000m2) bao gồm phòng tập gym, nhà hàng, phòng tập aerobics... Trong quá trình xây dựng toà nhà có 25 loại kính khác nhau được sử dụng và xây 2 hào nước để đảm bảo an ninh. Các cửa sổ của toà nhà được lắp hai lớp kính vì lý do an ninh và đã cho tác dụng tuyệt vời khi vào tháng 9 năm 2000, một nhóm khủng bố sử dụng súng chống tăng RPG-22 bắn một quả rocket vào tầng 8 của toà nhà. Các báo cáo cho thấy quả rocket khi bắn vào cửa kính toà nhà đã bị bật lại và không gây ảnh hưởng gì. Vì tính chất bí mật hoạt động của MI6, hầu hết các hoạt động nằm dưới toà nhà và có một số thông tin cho rằng bên dưới toà nhà có các đường hầm được sử dụng với chức năng đặc biệt và một trong số đó nối thẳng với Whitehall, đầu não hoạt động của chính phủ Anh. Toà nhà MI6 nổi tiếng nhờ xuất hiện trong các phần phim Điệp Viên 007, và đã được cho nổ trong phần phim Skyfall. | 1 | null |
Nhội hay còn gọi là nhội tía, lội, bích hợp, quả cơm nguội, sô trang, loi tia, ko phum phak, thu phong, ô dương, trọng dương mộc (danh pháp khoa học: Bischofia javanica) là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Chúng phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á, Úc, Polynesia và Bắc Mỹ
| 1 | null |
Cù đề (danh pháp: Breynia vitis-idaea) là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được (Burm.f.) C.E.C.Fisch. mô tả khoa học đầu tiên năm 1932.
Tên gọi.
Tên gọi trong các ngôn ngữ khác gồm:
Đặc điểm.
Loài này chứa saponin breynin và glycoside terpenic và phenolic. Chất độc của "B. vitis-idaea" có thể gây tổn thương tế bào gan. | 1 | null |
Into the Wild là một bộ phim của điện ảnh Mỹ năm 2007 được đạo diễn bởi Sean Penn. Nó được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên được viết vào năm 1996 bởi Jon Krakauer kể một câu chuyện có thật về chuyến đi xuyên Bắc Mỹ của Christopher McCandless cùng với cuộc sống của anh ở vùng hoang dã Alaska vào đầu những năm 1990. Bộ phim có sự góp mặt của Emile Hirsch trong vai McCandless, Marcia Gay Harden và William Hurt trong vai cha mẹ của anh, ngoài ra còn có Catherine Keener, Vince Vaughn, Kristen Stewart, và Hal Holbrook.
Bộ phim lần đầu được công chiếu tại liên hoan phim Rome 2007 và sau đó được chiếu ở Fairbanks, Alaska ngày 21 tháng 9 năm 2007. Bộ phim sau đó được đề cử hai giải Quả Cầu vàng và chiến thắng trong hạng mục bài hát gốc hay nhất cho bài "Guaranteed" của Eddie Vedder. Bộ phim cũng được đề cử hai giải Oscar, trong đó có Hal Holbrook cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Cốt truyện.
"Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về hành trình xuyên quốc gia của McCandless, với hai mốc thời gian kể chuyện đan xen nhau: một là khi anh đang bị mắc kẹt tại một vùng hẻo lánh ở Alaska, hai là chuyến hành trình hai năm của anh qua nhiều vùng đất trước khi đến Alaska. Các tóm tắt cốt truyện ở đây được viết theo trình tự thời gian."
Trong tháng 5 năm 1992, một chàng thanh niên trẻ có tên Christopher McCandless (Emile Hirsch) đã đặt chân đến một vùng đất hẻo lánh xa xôi tại phía Bắc của Công viên Bảo tồn Quốc gia Denali ở Alaska. Anh đã cắm trại trong một chiếc xe buýt bị bỏ lại ở đó, thứ mà anh gọi là "Chiếc xe buýt Kì diệu". Khoảng thời gian đầu của McCandless ở đó thật là tuyệt vời: đó là sự cô lập với thế giới bên ngoài, vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã và một cuộc sống thật an nhàn. Buổi sáng anh chuẩn bị một khẩu súng trường cỡ nòng 22 để săn bắt thú. Tối đến anh ngồi đọc sách và viết vào cuốn nhật ký của mình về suy nghĩ của mình trong trong ngày tháng sống ở đây và sự chuẩn bị cho một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên.
Vào khoảng 2 năm trước tháng 5 năm 1990, McCandless tốt nghiệp đại học với tấm bằng danh dự của trường Đại học Emory ở Atalanta, Georgia. Ngay sau hôm đó, McCandless đã quyết định từ bỏ cuộc sống mà anh cho là tầm thường của mình bằng cách tiêu xài hết toàn bộ số tiền của mình trong thẻ tín dụng. Anh đã tặng toàn bộ số tiền tiết kiệm 24,000 USD tới Oxfam và nảy ra ý tưởng lái xe đường dài xuyên quốc gia, với chiếc xe thân thuộc Datsun B210 để trải nghiệm cuộc sống nơi thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên McCandless đã không tiết lộ với cha mẹ là Walt (William Hurt) và Billie McCandless (Marcia Gay Harden), hay thậm chí cả người em gái thân thiết Carine (Jena Malone) về kế hoạch táo bạo của mình và ngắt đường liên lạc với họ. Đến khi gia đình biết anh đã rời đi thì họ ngày càng trở nên lo lắng và tuyệt vọng tột cùng.
Tại hồ Mead, Arizona, xe của McCandless bị một cơn lũ quét tràn qua phá hỏng khiến anh phải bỏ lại nó và buộc phải đi bộ tiếp tục cuộc hành trình. Sau khi đốt hết toàn bộ số tiền trong người, anh đã lấy một cái tên mới là "Alexander Supertramp". Ở phía Bắc California, McCandless gặp hai người hippie là Jan Burres (Catherine Keener) và Rainey (Brian H.Dieker). Rainey đã kể cho anh về mối quan hệ thất bại của mình với Jan, và sau đó McCandless đã giúp anh phấn chấn lên. Tháng 9 Mc Candless đến Carthage, Nam Dakota và làm việc cho một công ty kinh doanh thuộc sở hữu của Wayne Westerberg (Vince Vaughn), nhưng anh đã buộc phải ra đi sau khi Westerberg bị bắt vì vi phạm bản quyền vệ tinh. | 1 | null |
Sóc đỏ hay còn gọi bọt ếch đỏ (danh pháp khoa học: Glochidion coccineum) là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Francis Buchanan-Hamilton mô tả khoa học đầu tiên năm 1800 dưới danh pháp "Agyneia coccinea". Năm 1863, Johannes Müller Argoviensis chuyển nó sang chi "Glochidion". | 1 | null |
Phyllanthus emblica (hay "Embellica officinallis"), tiếng Việt gọi là me rừng, me mận, chùm ruột núi hoặc là mắc kham. Tiếng Lào cũng gọi là "mak kham" trong khi danh từ aamla phổ biến ở Ấn Độ và Nê Pan (theo từ amalaki trong tiếng Phạn), hay Dhatrik (trong tiếng Maithili). Đây là một loài thực vật có hoa với quả ăn được, trong họ Diệp hạ châu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.. Quả của cây này cũng được gọi là aamla ở Ấn Độ và Nê Pan.
Mô tả cây và thu hoạch.
Cây "Phyllanthus emblica" tức me mận cao từ 8 đến 18 mét. Hoa màu xanh vàng. Trái me mận dánghình cầu, màu xanh vàng nhạt, vỏ nhẵn và cứng, trong ruột có 6 múi. Me mận chín vào mùa thu, khi thu hoạch phải trèo lên cây hái. Vị me mận chua, hơi đắng, và có nhiều xơ. Tại Ấn Độ, quả này thường được người dân ngâm muối, hoặc làm mứt. Me mận này cũng được dùng để duỗi tóc.
Nghiên cứu y khoa.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy me mận có tính kháng khuẩn
Lá, vỏ và quả của cây này có tiềm năng chống lại các bệnh như bỏng, ung thư, lão hóa, và tiểu đường.
Các tên gọi khác ở Ấn Độ.
Các tên gọi khác tại Ấn Độ và trong các ngôn ngữ khác:
"amalika" (अमलिक) trong tiếng Phạn
"Dhatric" (धात्रिक) trong tiếng Maithili
"āmlā" (आमला) trong tiếng Hindi
"āmla" (આમળાં) trong tiếng Gujarati
"aavnlaa" (awla) (hay "awla") trong tiếng Urdu
"āvaḷā" (आवळा) (hay "awla") trong tiếng Marathi
"ambare" (अमबरे) trong tiếng Garo
"āvāḷo" (आवाळो) trong tiếng Konkan
"sunhlu" trong tiếng Mizo
"amalā" (अमला) trong tiếng Nepal
"amloki" (আমলকী) trong tiếng Bengal<br>
"amlakhi" trong tiếng Assam
"anlaa" (ଅଁଳା) trong tiếng Oriya
"Aula" (ਔਲਾ) trong tiếng Punjabi
"nellikka" (നെല്ലിക്ക) trong tiếng Malayalam
"heikru" trong tiếng Manipur
"halïlaj" hay "ihlïlaj" (اهليلج هليلج) trong tiếng Ả Rập
"sohmylleng" trong tiếng Khasi
"rasi usiri" (రాశి ఉసిరి కాయ) (hay "rasi usirikai") trong tiếng Telugu
"nellikkai" (நெல்லிக்காய்/ ನೆಲ್ಲಿ ಕಾಯಿ/ ಗುಡ್ದದ ನೆಲ್ಲಿ)
"nellikkaai" or "nellikaayi") trong tiếng Tamil và tiếng Kannada
"nelli" (නෙල්ලි) trong tiếng Sinhala
"mak kham bom" trong tiếng Lào
"ma kham pom" (มะขามป้อม) trong tiếng Thái
"anmole" (庵摩勒) trong tiếng Hán
"Kantout Prei" (កន្ទួតព្រៃ) trong tiếng Khmer
"skyu ru ra" (སྐྱུ་རུ་ར་) trong tiếng Tạng
"melaka" trong tiếng Malay, bang Malacca của Malaysia được đặt tên theo cây này.
"zee phyu thee" (ဆီးၿဖဴသီး) trong tiếng Myanma
Ngoài ra còn có tên "emblic", "emblic myrobalan", "cây malacca" và các biến thể "aola", "ammalaki", "aamvala", "aawallaa", "dharty", "nillika", và "nellikya". | 1 | null |
Phyllanthus maestrensis là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Urb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924.
Phân bổ.
Loài cây này sống chủ yếu ở Cuba (Sierra Maestra). Nó là một loại cây bụi nhỏ hoặc cây bụi phát triển chủ yếu trong hệ sinh thái nhiệt đới ẩm. | 1 | null |
Drosanthemum lavisii là một loài thực vật có hoa trong họ Phiên hạnh. Loài này được L.Bolus mô tả khoa học đầu tiên năm 1935.
Phân bố và môi trường sống.
"Drosanthemum lavisii" là một loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc hữu của tỉnh Tây Cape, Nam Phi.
Phạm vi phân bố của nó kéo dài từ Ashton, Bonnievale và Montagu ở phía bắc, về phía nam đến tận Bredasdorp và chân đồi phía bắc của núi Potberg. Về phía đông, loài này phân bố ở các vùng Heidelberg và Riversdale của Overberg, đến tận Albertinia.
Môi trường sống ưa thích của "D.lavisii" là cuội kết và các ruộng bậc thang nằm trên sườn tích với đá thạch anh. Đôi khi cũng có các yếu tố của silcret, ferricret hoặc đá phiến sét (nó thường được tìm thấy trong các kiểu thảm thực vật Shale Renostervelds và Ferricret Fynbos).
Thảm thực vật xung quanh bao gồm các loại cây bụi nhỏ, Restionaceae và mật độ cỏ cao giữa các sỏi phù sa. | 1 | null |
Phèn đen hay "diệp hạ châu mạng" (danh pháp hai phần: Phyllanthus reticulatus) là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Poir. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1804.
Chất chỉ thị màu.
Trong quả phèn đen có chứa chất anthocyanin giúp tạo ra màu tím và là một chất chỉ thị màu trong tự nhiên
Dinh dưỡng.
Cây phèn đen chỉ là một cây dại.Quả có vị ngọt hơi chát có giá trị dinh dưỡng rất thấp | 1 | null |
Mesembryanthemum crystallinum là một loài cây bò mọng nước bản địa châu Phi, Sinai, Nam Âu, tự nhiên hóa ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc. Loài cây có tế bào đựng nước lớn, trơn bóng.
Description.
"Mesembryanthemum crystallinum" phủ những "túi nước" - tế bào biểu bì phình to. Mục đích chính của chúng là dự trữ nước.
Cây trổ hoa vào xuân-đầu hè. Hoa nở lúc sáng, khép lại khi trời tối. Việc thụ phấn nhờ vào côn trùng.
Chúng có thể là cây một năm, hai năm hay lâu năm, tùy vào điều kiện sống, nhưng vòng đời thường chỉ dài vài tháng.
Môi trường sống.
"Mesembryanthemum crystallinum" sống được trong nhiều thứ đất, từ đất cát (chẳng hạn đụn cát), đất mùn tới đất sét. Nó chịu được đất mặn và đất nghèo dưỡng chất. Như nhiều loài du nhập, nó mọc ở cả nơi xáo động như vệ đường, bãi rác hay vườn nhà.
Công dụng.
Lá cây và hạt ăn được. Lá đập nát có thể làm xà bông thay thế và có một số công dụng y dược. Nó hầu như chẳng bao giờ là thức ăn cho gia súc.
Nó còn được trồng làm cây cảnh. | 1 | null |
Savia dictyocarpa là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu, bản địa Brasil. Loài này được Johannes Müller Argoviensis miêu tả khoa học đầu tiên năm 1874.
"Kleinodendron".
Chi "Kleinodendron" được đề xuất năm 1964 để chứa 1 loài cây gỗ là "K. riosulense" từ bang Santa Catarina, Brasil.
Tuy nhiên, năm 1982 nhà thực vật học Grady Webster lưu ý về sự tương tự của loài cây này với loài "S. dictyocarpa" từ các bang Rio de Janeiro và São Paulo và coi tất cả ba quần thể này chỉ là một phần của "S. dictyocarpa". Kết luận nà sau đó được các tác giả muộn hơn chấp nhận. Chi "Savia" hiện nay đã được di chuyển từ họ Euphorbiaceae sang họ Phyllanthaceae. | 1 | null |
Crocus tommasinianus là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được Herb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1847.
Thời gian ra hoa kéo dài từ tháng Hai đến tháng Ba. Các "Crocus tommasinianus" là một trong những hoa thuộc chi nghệ tây ("Crocus") nở sớm nhất. | 1 | null |
Sâm đại hành hay còn gọi phong nhạn, tỏi đỏ, tỏi lào, hành lào (danh pháp hai phần: Eleutherine bulbosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được (Mill.) Urb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1918.
Hình dạng bên trong - ngoài:.
Là cây thảo sống dai cao trung bình 30 cm. Dò hình trứng dài 4 – 5 cm, đường kính 2 – 3 cm, giống như củ hành nhưng dài hơn, bên ngoài phủ vẩy màu đỏ nâu, phía bên trong màu nâu hồng đến đỏ nâu.Lá hình mác, gân lá song song, dài 40–50 cm, rộng 3–5 cm. Từ đó mọc lên một cán mang hoa dài 30–40 cm. Hoa mọc thành chùm, 3 lá đài, 3 cánh hoa màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng.
Thành phần hóa học:.
Chủ yếu là: Eleutherin, isoeleutherin, eleutherol...
Tác dụng trên vi sinh vật:.
Trên vi khuẩn "Diplococcus pneumoniae", "Streptococcus hemolyticus", "Staphylococcus aureus", tác dụng yếu hơn với "Shigella flexneri", "Shiga,Bacillus mycoides", "B. anthracis"; không tác dụng đối với "Escherichia coli", "Bacillus pyocyaneus", "B. diphteriae".
Công dụng.
Chữa chứng chốc đầu ở trẻ em, nhọt đầu đinh, viêm họng, viêm da, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến, bổ máu, chữa mệt mỏi. Dùng dạng thuốc sắc, dạng rượu hoặc chế thành viên. Ngày dùng 4-12g khô hoặc tươi. | 1 | null |
Justin Portal Welby (sinh ngày 6 tháng 1 năm 1956) là đương kim Tổng Giám mục Canterbury, tức là Giám mục trưởng của Giáo hội Anh. Ông cũng là nhà lãnh đạo tinh thần của Cộng đồng Anh giáo thế giới.
Welby làm việc trong công nghiệp dầu khí cho đến năm 1989 khi ông quyết định bỏ việc để nghiên cứu thần học tại St John’s College thuộc Đại học Durham. Sau khi trải qua một vài nhiệm sở, năm 2007 ông đến cai quản Đại Giáo đường Liverpool, rồi Giám mục Durham trong năm 2011.
Quan điểm thần học của Welby được xem là tiêu biểu cho truyền thống Tin Lành trong Anh giáo. Trong một số tác phẩm, ông khảo sát mối quan hệ giữa tài chính với tôn giáo, và khi bước vào Viện Quý tộc sau khi được tấn phong Giám mục, ông tham dự Ủy ban Quốc hội về Chuẩn mực Ngân hàng năm 2012.
Ngày 9 tháng 11 năm 2012, văn phòng Thủ tướng công bố Welby được chọn để trở thành Tổng Giám mục Canterbury. Lễ nhậm chức cử hành tại Đại Giáo đường Canterbury ngày 10 tháng 1 năm 2013. Ông chính thức nhận nhiệm vụ trong một buổi lễ tại Đại Giáo đường St Paul, dù vậy, ông chỉ thực sự thi hành mục vụ trong cương vị Tổng Giám mục Canterbury kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2013 khi lễ đăng quang tổ chức tại Đại Giáo đường Canterbury.
Thiếu thời và Học vấn.
Welby chào đời tại Luân Đôn, Anh Quốc. Cha cậu, Gavin Bramhall James Welby, sinh năm 1910 tại Ruislip, West London, với tên Bernard Gavin Weiler, qua đời năm 1977. Mẹ là Jane Gillian (nhũ danh Portal). Ông nội của Welby là di dân Do Thái gốc Đức (Welby không biết gì về gốc gác của mình cho đến khi trưởng thành).
Sau khi ly hôn năm 1959, mẹ cậu tái hôn với Charles Williams trong năm 1975 (năm 1985, Williams gia nhập Viện Quý tộc khi được phong Nam tước Williams của Elvel). Welby là cháu ngoại của Phó Thủ tướng đảng Bảo thủ Rab Butler, về sau là Huân tước Butler của Saffron Walden; cũng về họ ngoại, Sir Montagu Butler là cha của Lord Butler và Iris Butler, Iris là bà ngoại của Welby.
Welby theo học Trường St Peter’s ở Seaford, rồi Eaton College, sau đó đến Trinity College, Đại học Cambridge, tại đây cậu nhân văn bằng Cử nhân lịch sử và luật trong năm 1978.
Hoạt động trong doanh nghiệp.
Welby có tổng cộng 11 năm làm việc trong công nghiệp dầu khí, trong đó 5 năm làm việc cho công ty Elf Aquitaine đặt trụ sở ở Paris. Năm 1984, ông nhận trách nhiệm thủ quỹ cho nhóm thăm dò dầu Enterprise Oil PLC ở Luân Đôn, tại đây ông dành nhiều quan tâm đến các đề án dầu ở Tây Phi và Bắc Hải.
Năm 1989, Welby từ bỏ vị trí điều hành, cho biết ông cảm nhận được ơn gọi từ Chúa và muốn cống hiến cho mục vụ.
Suốt trong thời gian hoạt động doanh nghiệp, Welby là thành viên của Nhà thờ Anh giáo Holy Trinity theo khuynh hướng Tin Lành ở Brompton, Luân Đôn.
Mục vụ.
John Hughes, Giám mục Kensington, từ chối phong chức mục sư cho Welby, bảo rằng, "Không có chỗ cho anh trong Giáo hội Anh." Về sau, nhờ sự ủng hộ của Sandy Millar, Quản nhiệm Nhà thờ Holy Trinity, Welby mới được chấp nhận để trở thành mục sư.
Từ năm 1989 đến 1992, Welby nghiên cứu thần học và được đào tạo tại Cranmer Hall và St John’s College thuộc Đại học Durham, đậu bằng cử nhân và hoàn thành một chứng chỉ mục vụ năm 1992. Ông nhận chức phó quản nhiệm tại Chilvers Coton, rồi St Mary the Virgin, Astley (Nuneaton) trong quãng thời gian từ năm 1992 đến 1995. Ông nhận nhiệm vụ quản nhiệm Nhà thờ St James’ ở Southam, rồi về quản nhiệm Nhà thờ St Michael and All Angels, Ufton thuộc Giáo hạt Coventry, từ năm 1995 đến 2002.
Năm 2001, Welby được bổ nhiệm và ban quản nhiệm Đại Giáo đường Coventry và là đồng giám đốc Mục vụ Quốc tế của Trung tâm Quốc tế về Hòa giải. Năm 2005, ông nhận chức Sub-Dean và Canon cho Mục vụ Hòa giải.
Tháng 12, 2007 Welby về cai quản Đại Giáo đường Liverpool, nhậm chức ngày 8 tháng 12 năm 2007.
Welby viết nhiều sách trong các lĩnh vực đạo đức và tài chính với những tác phẩm tiêu biểu như "Managing the Church?: Order and Organisation in a Secular Age" và "Explorations in Financial Ethics". Luận văn của Welby là một khảo cứu xem các công ty có phạm tội ác hay không, nêu bật quan điểm của ông cho rằng cấu trúc của một hệ thống có thể "tạo điều kiện thuận lợi để nó có thể chọn lựa đúng hay sai."
Trong một cuộc phỏng vấn của BBC năm 2011, Welby nói rằng được bổ nhiệm Giám mục Durham là vinh dự lớn nhưng cũng là một thách thức, "Tôi ngạc nhiên khi được dành cho địa vị ấy. Đó là lòng khao khát nhiệt thành muốn nhìn thấy một hội thánh tràn đầy sức sống tâm linh, phụng sự Chúa Giê-xu Cơ Đốc và phục vụ mọi người." Cuộc bầu phiếu được phê chuẩn tại York Minster ngày 29 tháng 11 năm 2011, ông rời Đại Giáo đường Liverpool ngày 2 tháng 10. Ông được tấn phong Giám mục ngày 28 tháng 10 năm 2011 tại York Minster, và nhậm chức Giám mục Durham tại Đại Giáo đường Durham ngày 26 tháng 11 năm 2011.
Welby được tiến cử vào Viện Quý tộc ngày 12 tháng 1 năm 2012, ngồi vào hàng ghế dành cho những nhà lãnh đạo tinh thần. Ông đọc bài diễn văn đầu tiên tại Viện Quý tộc ngày 16 tháng 5 năm 2012. Cũng trong năm 2012, Welby được yêu cầu gia nhập Ủy ban Quốc hội về Chuẩn mực Ngân hàng.
Tổng Giám mục Canterbury.
Ngày 9 tháng 11 năm 2012, có những bàn tán về sự bổ nhiệm Welby. Trong tháng 1 năm 2013, Welby nói rằng ông xem đó là "lời nói đùa hoàn toàn ngớ ngẩn" bởi vì ông chỉ mới đảm nhiệm chức vụ Giám mục trong một thời gian ngắn. Nhưng đến ngày 4 tháng 1 năm 2013, lễ xác nhận việc bổ nhiệm cử hành tại Đại Giáo đường St Paul; hôm sau chính thức công bố Welby gia nhập Hội đồng Cơ mật Anh Quốc, tất cả tổng Giám mục đều là thành viên của hội đồng. Welby đăng quang Tổng Giám mục tại Đại Giáo đường Canterbury ngày 21 tháng 3 năm 2013 vào ngày lễ kỷ niệm Thomas Cranmer theo lịch Anh giáo.
Ông dự định viếng thăm Vatican vào ngày 14 tháng 6 năm 2013, và hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô.
Lập trường.
Nữ Giám mục.
Welby ủng hộ việc tấn phong Giám mục cho phụ nữ. Sau khi Đại hội đồng Giáo hội Anh bác bỏ việc phong chức Giám mục cho phụ nữ trong tháng 11 năm 2012, Welby gọi đó là một "ngày rất u ám, cho hầu hết nữ mục sư và những người ủng hộ".
Hôn nhân đồng tính.
Welby xác nhận "Giáo hội Anh phản đối hôn nhân đồng tính", nhưng ông cũng mạnh mẽ phê phán thái độ tiêu cực đối với người đồng tính, bày tỏ rằng ông "luôn dị ứng với những ngôn từ kỳ thị, nhất là khi chúng ta được kêu gọi để yêu thương giống như cách Chúa Giê-xu yêu chúng ta."
Đời sống riêng tư.
Welby kết hôn với Caroline (nhũ danh Eaton), họ có sáu con. Năm 1983, Johanna, con gái bảy tháng tuổi của hai người, thiệt mạng trong một tại nạn xe hơi ở Pháp. Welby thuật lại, "Đó là thời gian rất đen tối đối với vợ tôi Caroline và tôi, nhưng theo một phương cách lạ lùng, điều này khiến chúng tôi gần với Chúa hơn." Welby thiết lập một ngày đặc biệt ở Đại Giáo đường Coventry dành cho những ông bố bà mẹ mất con, ở đó tổ chức buổi lễ hằng năm tưởng nhớ những đứa con đã mất. Một quyển sách ghi tên những đứa trẻ đã mất được đặt trong nhà thờ để bất cứ ai mất con có thể đến yêu cầu ghi tên vào cuốn sách.
Dù xuất thân từ giai tầng cao và thụ hưởng một nền giáo dục tinh túy, Welby được tán dương vì cho các con theo học tại những trường công ở địa phương.
Welby nói tiếng Pháp và yêu thích văn hóa Pháp, sở thích của ông là "hầu hết những gì liên quan đến Pháp, và đi thuyền." | 1 | null |
Iris acutiloba là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được C.A.Mey. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1831.
Nó là một loại cây thân rễ lâu năm, từ những ngọn núi của vùng Kavkaz và được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Dagestan ở Bắc Kavkaz và Iran. Đây là một loài lùn, có lá hẹp, hình chim ưng hoặc cong, nó có một bông hoa vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, có các màu từ kem, trắng kem, trắng, nâu nhạt, xám nhạt, đến tím nhạt. Nó có nhiều gân hoặc sọc và nhọn, với 2 đốm đen và râu ngắn màu nâu, tím, tím đậm hoặc đen. Nó được trồng làm cây cảnh ở vùng ôn đới. Có hai phân loài, "Iris acutiloba subsp. subolata" và "Iris acutiloba. longitepala". | 1 | null |
Gentiana acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Long đởm. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "acaulis" là tiếng Latinh, có nghĩa là "thân ngắn".
Phân bố.
Đây là loài bản địa trung và nam châu Âu, từ Tây Ban Nha đến bán đảo Balkan, nhưng cũng du nhập vào đảo Anh, mọc đặc biệt ở các vùng núi, như dãy Alps và Pyrenees, ở độ cao .
Mô tả.
Đây là một loại cây lâu năm thường xanh, cao tới 10 cm (3,9 in) và tạo thành những "tấm thảm" rộng tới 50 cm (20 in). Các lá hình mác, hình elip hoặc hình trứng ngược, dài 2-3,5 cm, tạo thành nơ lá ở gốc, hình thành một cụm. Những bông hoa hình loa kèn ở đầu cành có màu xanh lam với những chiếc họng dài có đốm màu xanh lục-ô liu. Thân cuống hoa thường không có lá, hoặc có 1 hoặc 2 cặp lá. Nó ưa nắng, chịu lạnh tốt và ra hoa vào cuối mùa xuân tới mùa hè ở châu Âu (tháng 5 đến tháng 8), tùy thuộc vào địa điểm.
Phân loài.
"G. acaulis" subsp. "acaulis".
Danh pháp đồng nghĩa:
Khu vực phân bố: Áo, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đức, Nam Tư cũ, Pháp, Romania, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraina, Ý. Du nhập vào đảo Anh.
"G. acaulis" subsp. "dinarica".
"G. acaulis" subsp. "dinarica" có các danh pháp đồng nghĩa sau:
Khu vực phân bố: Miền trung Ý, miền tây bán đảo Balkan (Nam Tư cũ, Albania).
Sử dụng.
Loài cây này, giống như những cây khác thuộc chi của nó, có giá trị trong canh tác vì hoa màu xanh lam đậm tinh khiết khác thường của nó. Nó đã được Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia trao Giải thưởng Giá trị làm vườn.
Văn hóa.
Hình minh họa hoa long dởm thân ngắn có thể thấy trên mặt trái đồng xu € 0,01 của Áo. | 1 | null |
Metagentiana alata là một loài thực vật có hoa trong họ Long đởm.
Lịch sử phân loại.
Loài này nguyên được Adrien René Franchet mô tả dưới danh pháp "Gentiana kusnezowii" tháng 11 năm 1896 trong quyển 43 tạp chí "Bulletin de la Société Botanique de France" (in năm 1897). Tuy nhiên, tháng 5 năm 1896 thì Ernest Friedrich Gilg đã sử dụng danh pháp này để đặt tên cho một loài có ở Bolivia (danh pháp chính thức của loài này hiện nay là "Gentianella kusnezowii"), vì thế danh pháp của Franchet là nomen illegitimum (nom. illeg.). Năm 1993, Ho Ting Nung đặt lại tên khoa học lại loài này là "Gentiana alata". Năm 2002, Ho Ting Nung và Liu Shang Wu chuyển nó sang chi "Metagentiana".
Phân bố.
Loài này có ở miền trung tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Môi trường sống là những khoảng trống trong rừng, ở cao độ 1.200-2.000 m. Tên gọi của nó trong tiếng Trung là 翅萼龙胆 (sí ngạc long đảm), nghĩa đen là long đởm đài hoa có cánh.
Mô tả.
Cây một năm, cao 15-25 cm. Thân mọc thẳng, phân cành hoặc hiếm khi chỉ có thân đơn giản, nhẵn nhụi. Các lá ở gốc khô héo khi nở hoa. Các lá trên thân cách xa nhau; phiến lá hình trứng đến hình tim, 3-7 × 3-6 mm, ngắn hơn các lóng thân, mặt xa trục có lông tơ thô ráp trên gân, đáy thuôn tròn, mép có răng cưa nhỏ, đỉnh nhọn, gân 3. Hoa ở đầu cành, đơn độc, không cuống. Đài hoa hình chuông, 1,8-2,2 cm, có cánh rộng; các thùy hình tam giác-thẳng, 0,9-1,1 cm, đỉnh nhọn, gân giữa mặt ngoài có gờ lớn và men xuống thành các cánh của ống đài. Tràng hoa màu tía nhạt, hình ống rộng đến hình phễu, 2,3-2,5 cm; các thùy hình trứng, 6-8 mm, mép nguyên, đỉnh tù; các nếp gấp hình tam giác, ~2 mm, đỉnh có tua dài. Nhị đính ở đáy ống tràng, không đều nhau, 2 nhị dài 1,3-1,5 cm, 3 nhị ngắn 5-6 mm; bao phấn hình elipxoit hẹp, 2-2,5 mm. Vòi nhụy 1-1,2cm; các thùy đầu nhụy hình elipxoit hẹp. Ra hoa và tạo quả tháng 10. | 1 | null |
Gentiana × billingtonii là một loài thực vật có hoa trong họ Long đởm có nguồn gốc lai ghép. Loài này được Oliver Atkins Farwell mô tả khoa học đầu tiên năm 1921 (in năm 1923) và cho rằng nó có nguồn gốc lai ghép. Năm 1964, James S. Pringle đưa ra mô tả chi tiết cho loài này và xác định nguồn gốc lai ghép của nó.
Loài này là sản phẩm lai ghép của "Gentiana andrewsii" và "Gentiana puberula". Phân bố tại miền đông Canada (Ontario) và miền đông Hoa Kỳ (Iowa, Minnesota, Ohio, Wisconsin). | 1 | null |
Iris missouriensis là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được Nutt. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1834.
Phân bố.
Chúng là loài bản địa miền tây Bắc Mỹ. Chúng phân bố đa dạng; mọc ở độ cao lớn trên núi, đồng cỏ núi cao và xuống đến mực nước biển ở những ngọn đồi ven biển.
Loài này được trồng rộng rãi ở các vùng ôn đới.
Sử dụng.
Một số bộ lạc người da đỏ cao nguyên sử dụng rễ để điều trị đau răng.
Người Navajo sử dụng nước sắc của loài cây này như một loại thuốc gây nôn. Người Zuni áp dụng một loại thuốc đắp từ rễ đã nhai để tăng sức khỏe cho trẻ sơ sinh và các đứa bé dưới 7 tuổi. | 1 | null |
Iris pseudacorus (trong tiếng Anh gọi là yellow flag, yellow iris, water flag) là một loài cây trong họ Diên vĩ (Iridaceae). Đây là loài bản địa châu Âu, Tây Á và Tây Bắc Phi. Tên loài ("pseudacorus") có nghĩa "giả acorus", chỉ nét tương đồng ở lá giữa "I. pseudacorus" và "Acorus calamus". | 1 | null |
Adenanthos barbigerus Hairy Jugflower, Hairy Glandflower) là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được Lindl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1839. Adenanthos barbigerus là một loài đặc hữu nằm ở phía tây nam của Tây Úc. Chúng thường phát triển với chiều cao lên đến 1 mét với hoa màu đỏ tươi và thường xuất hiện chủ yếu vào giữa tháng tám và tháng 12 hằng năm. | 1 | null |
Adenanthos cuneatus là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa, bản địa vùng bờ nam Tây Úc. Nhà tự nhiên học người Pháp Jacques Labillardière ban đầu mô tả nó năm 1805. Trong chi "Adenanthos", nó thuộc đoạn "Adenanthos" và có họ hàng gần nhất với "A. stictus". "A. cuneatus" có thể lai với bốn loài "Adenanthos" khác. | 1 | null |
Adenanthos obovatus là một loài cây bụi trong họ Quắn hoa ("Proteaceae") đặc hữu vùng tây nam Úc. Nó được mô tả bởi nhà tự nhiên học Jacques Labillardière năm 1805, và được thu thập lần đầu bởi Archibald Menzies năm 1791. Trong chi "Adenanthos", nó nằm trong đoạn "Eurylaema" và có họ hàng gần nhất với "A. barbiger". "A. obovatus" lai với "A. detmoldii" tạo ra loài lai "A. × pamela". | 1 | null |
Alloxylon wickhamii là một loài cây rừng nhiệt đới trong họ Quắn hoa với độ cao có thể lên đến . Loài này được (W.Hill & F.Muell.) P.H.Weston & Crisp miêu tả khoa học đầu tiên năm 1991. Chúng có thể được tìm thấy như một loài đặc hữu ở vùng nhiệt đới ẩm ướt của Queensland. | 1 | null |
Austromuellera valida là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Đây là loài đặc hữu của vùng đông bắc Queensland, Úc. Loài này được B.Hyland miêu tả khoa học đầu tiên năm 1999 trong loạt bài Flora of Australia (Tập 17B, Proteaceae).
Mô tả.
Các lá chủ yếu đơn giản, đôi khi có thùy, phiến lá dài 7–10 cm, rộng 5,5–8 cm, có cuống lá dài 5,5–9 cm. Chồi non được bao phủ dày đặc bởi những sợi lông màu nâu gỉ. Những bông hoa mọc thành chùm dài 17–30 cm. Quả dài 10–15 cm. | 1 | null |
Banksia aculeata là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được A.S.George miêu tả khoa học đầu tiên năm 1981.
Loài này phân bố từ dãy Stirling ở phía tây nam của Tây Úc. Là một loại cây bụi cao tới 2 m, nó có tán lá rậm rạp và những chiếc lá có rìa răng cưa rất nhiều gai. Các gai hoa màu hồng nhạt, rủ (treo) khác thường, thường ẩn trong tán lá và xuất hiện vào đầu mùa hè. Mặc dù nó được thu thập bởi nhà tự nhiên học James Drummond vào những năm 1840, Banksia aculeata không được chính thức mô tả cho đến năm 1981, bởi Alex George trong chuyên khảo của ông về chi banksia.
Là một loài thực vật quý hiếm, Banksia aculeata được tìm thấy trong đất có nhiều sỏi ở các khu vực cao. Là loài bản địa từ một môi trường sống bị đốt cháy bởi các đám cháy rừng định kỳ, loài này thường bị lửa thiêu chết và tái sinh từ hạt giống sau đó. Trái ngược với các cây trong chi banksia Tây Úc khác, nó dường như có một số khả năng chống lại nấm mốc nước sinh ra từ đất "Phytophthora cinnamomi". | 1 | null |
Banksia aemula là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1811.
Đây là một loài cây thân mộc có thân hình ống, được từ Bundaberg phía nam Sydney trên bờ biển phía đông của Úc, nó là một loại cây bụi hoặc cây thẳng cao đến 8 m mọc ở khu vực đất cằn ven biển trên đất cát sâu, được gọi là Wallum.
Đầu tiên được mô tả bởi các nhà thực vật học Robert Brown trong những năm đầu thế kỷ 19, nó có nguồn gốc biệt danh cụ thể của nó nghĩa là "tương tự" từ sự tương đồng của nó với "Banksia serrata" là loài có mối quan hệ chặt chẽ. Nó được biết đến nhiều năm ở New South Wales với danh pháp "Banksia serratifolia", trái ngược với việc sử dụng của B. aemula nơi khác. Tuy nhiên, danh pháp cũ, ban đầu được đặt ra bởi Richard Anthony Salisbury, đã chứng minh hợp lệ, và Banksia aemula đã được phổ dụng như là tên khoa học chính xác từ năm 1981. Một loạt các động vật có vú, chim và động vật không xương thường đến ăn mật và giúp thụ phấn hoa loài này. | 1 | null |
Banksia attenuata là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1811.
Cây thươngg đạt chiều cao từ 10 m (33 ft), nó có thể là một loại cây bụi của 0,4–2 m tại khu vực khô cằn hơn. Nó có lá dài hẹp có răng cưa và chùm hoa vàng rực rỡ, hoặc các cụm hoa. Nó được tìm thấy ở hầu khắp các phía tây nam của Tây Úc, từ phía bắc của công viên quốc gia Kalbarri nam đến Cape Leeuwin và sau đó về phía đông tới Vườn quốc gia sông Fitzgerald. Robert Brown đặt tên cho loài vào năm 1810. Trong chi Banksia, các mối quan hệ gần gũi và vị trí chính xác của B. attenuata là không rõ ràng. Cây được thụ phấn nhờ và cung cấp thực phẩm cho một mảng rộng động vật có xương sống và không xương sống động vật trong những tháng mùa hè, bao gồm cả việc họ ăn mật và possum mật ong, một thú có túi nhỏ. Cây mọc lại sau các vụ cháy rừng bằng mọc lên lại từ gốc gỗ của nó hoặc từ nụ epicormic trong thân cây của nó. Loài này có thể sống đến 300 năm. Nó đã được sử dụng rộng rãi như là một cây trồng đường phố và cho các khu vực đất trồng trong đô thị Tây Úc. | 1 | null |
Iris unguicularis là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được Poir. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789. Đây là loài bản địa Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Syria và Tunisia. Nó phát triển thành , với những chiếc lá thường xanh cỏ, tạo ra hoa tử đinh hương hoặc hoa màu tím với một dải màu vàng trung tâm trên thác. Những bông hoa xuất hiện vào mùa đông và đầu mùa xuân. Chúng có mùi thơm, với các ống bao hoa mạnh mẽ dài tới 20 cm..
Chúng rất dễ bị sên ăn, đặc biệt là những con rất nhỏ.
Loại cây này được trồng rộng rãi ở các vùng ôn đới và rất nhiều giống đã được chọn để sử dụng trong vườn, bao gồm cả đấu thầu dạng trắng 'Alba', và một giống lùn "I. unguicularis" subsp. "cretensis". Giống 'Mary Barnard' được trao giải has giải nhà vườn của Hội làm vườn Hoàng gia. | 1 | null |
Banksia burdettii là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được Baker f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1934.
Loài thực vật này hiện diện ở xứ đồng bằng cát phía bắc Gingin, Western Australia. Chúng cao đến 4 m, chúng có lá dài răng cưa lá và hoa tươi sáng lớn, ban đầu màu trắng trước hi mở ra chuyển thành màu cam sáng, chủ yếu nở vào cuối Hè (tháng 2 và tháng 3). Edmund Gilbert Baker mô tả "B. burdettii" vào năm 1934, đặt tên cho nó theo nhà sưu tập loài cây này, W. BURDETT. Một khi đã thiết lập loài cây này có khả năng chống sương giá cả và hạn hán, chúng thích ánh nắng mặt trời hoặc bóng râm và đất thoát nước tốt, | 1 | null |
Banksia dentata là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
Loài cây này phân bố ở miền bắc Australia, miền nam New Guinea và quần đảo Aru. Loài cây có thân xương xẩu đến cao đến 7 m (23 ft), nó có lá lớn lá lên đến 22 cm (8,7 in) với rìa lá hình răng cưa. Các chùm hoa màu vàng hình trụ (gai hoa), cao đến 13 cm, xuất hiện trong những tháng lạnh hơn, thu hút nhiều loài như chim ăn mật, chim hút mật, sóc bay mía. | 1 | null |
Banksia goodii là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là là loài đặc hữu một khu vực nhỏ ở phía tây nam của Tây Úc. Nó có thân dày nhiều lông, lá hình trứng lượn sóng, thuôn dài với mép khía răng cưa không đều, hoa màu nâu gỉ và quả có lông. Loài cây này mọc trong rừng thấp và rừng cây gần Albany và được liệt kê là "có nguy cơ tuyệt chủng". | 1 | null |
Banksia hookeriana là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được Meisn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1855.
Đây là một loài cây bụi của chi Banksia trong họ Proteaceae. Nó là loài bản địa phía tây nam của Tây Úc và có thể lên đến 4 m (13 ft) và cao 3 m (9,8 ft). Loài này có lá hẹp dài và cụm hoa lớn, màu trắng nhạt ban đầu trước khi mở ra màu cam sáng xuất hiện trong những tháng lạnh. Các hoa được thụ phấn bởi loài chim ăn mật hoa. Các cụm hoa già đi và phát triển hạt giống cây gỗ được gọi là nang trứng. B. Hookeriana là serotinous - một số lượng lớn các hạt giống được lưu giữ trong tán cây trong nhiều năm cho đến khi cây bị cháy.
Mô tả.
Đây là loài cây bụi rậm đến đường kính khoảng 3 m, và cao 3-4 mét (10–13 ft). Nó có vỏ trơn. Sự tăng trưởng mới xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. [2] Bất cứ nơi nào với một số lông cúc dài 15–25 cm - nhánh dài xuất hiện từ các nút dưới các nhánh lớn hơn. Các lá tự rải rác dọc theo cành cây nhưng lại đông hơn đối với các đầu. Chúng dài 6–16 cm và rộng 0.5-1.2 cm và có hình lõm nhẹ. Lề của lá có từ 20-45 hình tam giác dài mỗi bên. Các thùy hình chữ V cao 1-3mm rộng 1–6 mm. Các chồi hoa, được gọi là cụm hoa, xuất hiện ở cuối các cành cây, xuất hiện từ cuối tháng 4 đến tháng 10, với đỉnh cao vào tháng 7 và tháng 8. Chúng có chiều rộng 9–10 cm (3 1/2 -4 inch) và rộng 7–12 cm (2 3/4-4 3/4 inch). Mỗi hoa cành chứa khoảng 1000 hoa nhỏ riêng lẻ. Những bông hoa vẫn còn trên các gai già đi, phát triển lên đến 20 vỏ hạt gỗ mỗi hoa. | 1 | null |
Banksia integrifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
Loài cây này mọc dọc theo bờ biển phía đông của Úc. Một trong những loài "Banksia" phân bố rộng rãi nhất, loài này hiện diện giữa Victoria và trung tâm Queensland trong một phạm vi rộng của sinh cảnh, từ các đụn cát ven biển đến Dãy núi Great Dividing. Loài này rất đa dạng về hình thức, nhưng thường gặp nhất là một cây cao tới 25 mét. Lá có mặt trên màu xanh lục sẫm và mặt dưới màu trắng, một sự tương phản có thể nổi bật vào những ngày gió.
Tên.
Ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi là coast banksia hoặc coastal banksia , B. Integrarifolia trước đây được biết đến với một loạt các tên thông dụng. Danh sách Kiểm tra Cây của Úc liệt kê bốn tên phổ biến khác: honeysuckle , white banksia , white bottlebrush và white honeysuckle ; [5] và một số nguồn cũ gọi nó là honeysuckle oak . [6] [7]
Nó được người Úc bản địa biết đến trước khi được người Châu Âu khám phá và đặt tên cho nó ; ví dụ, người Gunai ở Gippsland gọi nó là birrna . [8] Vì phạm vi rộng nên nó có thể có tên trong một số ngôn ngữ bản địa khác , nhưng những ngôn ngữ này hiện đã bị mất. Vào năm 2001, một cuộc tìm kiếm trong các kho lưu trữ lịch sử về các tên bản địa được ghi lại của các loài động thực vật thời Victoria đã không tìm được tên riêng cho loài này. [9]
Mô tả.
"B. integrifolia" là một loài có khả năng biến đổi cao. Nó thường được bắt gặp nhất là một cây cao tới 25 mét (82 ft), nhưng ở những nơi có mái che, nó có thể đạt tới 35 mét (115 ft). Ở những khu vực tiếp xúc nhiều hơn, nó có thể phát triển như một cây nhỏ, xương xẩu, cao không quá khoảng 5 mét (16 ft) và ở những vị trí tiếp xúc nhiều, chẳng hạn như trên các mũi đất ven biển lộ thiên, nó thậm chí có thể chỉ còn là một cây bụi nhỏ . [10]
Cây thường có một thân cây mập mạp , thường cong queo, có vỏ sần sùi màu xám đặc trưng của Banksia . Các lá có màu xanh đậm với mặt dưới màu trắng và mọc thành từng chùm từ 3 đến 5 lá. Lá trưởng thành có toàn bộ mép; George chỉ định kích thước của chúng là dài 4–20 cm (1,6–7,9 in) và rộng 6–35 mm (0,24–1,38 in), [10] [11] nhưng "Banksia Atlas" cảnh báo rằng "Những người đóng góp cho Atlas nhận thấy sự thay đổi lớn trong các phép đo này với các mẫu vật thường nằm ngoài giới hạn giống do George (1981) quy định hoặc là trung gian giữa hai giống. " [12]Lá non có rìa răng cưa với một vài răng ngắn, và thường lớn hơn lá trưởng thành. [10]
Hoa xuất hiện ở dạng "cành hoa" đặc trưng của "Banksia" , một cụm hoa được tạo thành từ vài trăm bông hoa xếp dày đặc theo hình xoắn ốc xung quanh trục thân gỗ. Nó gần như hình trụ, cao 10–12 cm (3,9–4,7 in) và rộng 5 cm (2,0 in). Hoa thường có màu vàng nhạt đến vàng, nhưng có thể có màu xanh lục hoặc hơi hồng ở nụ. Mỗi bông hoa riêng lẻ bao gồm một bao hoa hình ống được tạo thành từ bốn lớp phủ hợp nhất và một kiểu dây dài . Đặc điểm của phần phân loại mà nó được đặt, các kiểu thẳng hàng chứ không phải móc câu. Điểm kết thúc của vòi nhụy bị kẹt bênh trong nang bao hoa ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ được giải phóng ở giai đoạn hoa nở .[10] Quá trình này bắt đầu với những bông hoa ở dưới cùng của chùm hoa, quét lên cành với tốc độ cao bất thường từ 96 đến 390 bông hoa mỗi 24 giờ. [13]
Các gai hoa không nổi bật như ở một số loài "Banksia" khác , vì chúng phát sinh từ các nút hai đến ba năm tuổi nằm trong tán lá. Sau khi ra hoa, các phần hoa già héo và rụng đi trong khoảng thời gian vài tháng, để lộ "hình nón", một trục thân gỗ có nhiều nang nhỏ . Các quả nang lúc đầu có màu xanh lục và sương mai, sau chuyển dần sang màu xám đen. Mỗi nang chứa một hoặc đôi khi hai hạt , được ngăn cách bởi một ngăn cách bằng gỗ mỏng . Bản thân hạt có màu đen, dài 6–10 milimét (0,24–0,39 in) với 'cánh' màu đen có lông dài 10–20 milimét (0,39–0,79 in). [10] [11]
Ý nghĩa sinh thái học.
Giống như hầu hết các họ Proteaceae, khác ," B.integrifolia" có rễ chùm, rễ với các cụm rễ con ngắn bên dày đặc tạo thành lớp đệm trong đất ngay dưới lớp lá. Những chất này tăng cường khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng, do đó cho phép hấp thụ chất dinh dưỡng trong các loại đất ít dinh dưỡng như đất bản địa thiếu Phốt pho của Úc. Các nghiên cứu về "B. integrationrifolia" cho thấy rằng tấm lót rễ proteoid của nó đạt được điều này bằng cách biến đổi môi trường đất về mặt hóa học.
"Các loài hoa" thuộc loài Banksia có vòng đời ngắn bất thường, chỉ tạo ra Mật ong.trong khoảng bốn đến mười hai ngày sau khi ra hoa. Hầu hết mật hoa được sản xuất vào ban đêm và sáng sớm, chỉ có một lượng nhỏ được sản xuất vào ban ngày. Hoa được sản xuất quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa thu. Vào thời điểm này, rất ít hoa khác ra hoa trong phạm vi của nó, vì vậy nó là nguồn thức ăn quan trọng theo mùa cho các loài Động vật ăn mật hoa. Các cuộc khảo sát đã quan sát thấy một loạt các loài động vật ăn các loài này, bao gồm nhiều loại côn trùng ; nhiều loài chim bao gồm cả Phylidonyris novaehollandiae (Một loài chim ăn mật ở New Holland). "Anthochaera carunculata" (Chim sơn ca đỏ), chim chích chòe than, "Anthochaera chrysoptera" (chim mỏ quạ), "Acanthorhynchus tenuirostris" ( Vẹt cầu vồng ), và các loài động vật có vú như "Trichoglossus haematodus" (sóc bay), "Petaurus norfolcensis", "Acrobates pygmaeus", "Pteropus poliocephalus" (Dơi đầu xám), dơi mật hoa lưỡi dài. Ở một số khu vực như tại Vườn quốc gia Bungawalbinở phía bắc New South Wales,B. integrationrifolia là nguồn cung cấp mật hoa và phấn hoa duy nhất vào mùa thu (tháng 3 - tháng 4) và cuối mùa đông (tháng 7). Tầm quan trọng của các loài động vật có vú không bay đối với sự thụ phấn của B. Integrarifolia đã được chứng minh vào năm 1989, với một nghiên cứu tại Vườn quốc gia Wilsons Promontorycho thấy sự giảm đậu trái khi các biện pháp loại trừ chúng được thực hiện. Banksia Integrarifolia là cây ký chủ của loài địa y Arthonia bankiae .Ve Eriophyid vi thể họ Eriophyidae ( bọ ve mật) gây ra hiện tượng chui rúc trên những cụm hoa non của "B. integrationrifolia"
Không giống như hầu hết các loài "Banksia , B. Integrarifolia" không yêu cầu cháy rừng để kích hoạt việc giải phóng hạt của nó. Đúng hơn, hạt giống được phát hành tự phát khi đạt độ chín vào cuối mùa hè. Việc loài này không dựa vào lửa để phát tán hạt giống cho thấy rằng việc loại trừ lửa sẽ không ảnh hưởng đến các quần thể thực vật, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy điều ngược lại là đúng: ở những khu vực đã loại trừ lửa trong nhiều năm, quần thể đã suy giảm đáng kể. Một cuộc điều tra về sự rụng lá và chết sớm của cây cối trên eo đất Yanakie ở nam Victoria đã đưa ra kết luận tạm thời rằng việc không có lửa đã tạo ra điều kiện đất bề mặt không tốt cho sức khỏe. Trên Bán đảo Mornington, các cuộc khảo sát về một khu vực không bị đốt cháy kể từ những năm 1890 cho thấy mật độ của B. Tích hợp đã giảm 77% từ năm 1977 đến năm 2000. Một nghiên cứu sau đó cho thấy sự sụt giảm là do tỷ lệ cây con chết rất cao, do chăn thả. bởi động vật ăn cỏ và cạnh tranh gay gắt về độ ẩm của đất trong mùa hè. Mặc dù thừa nhận rằng "vai trò của lửa trong các hệ thống này vẫn chưa rõ ràng", nó kết luận rằng "việc phát triển các chế độ quản lý lửa và / hoặc chăn thả sẽ là cần thiết để bảo tồn tính toàn vẹn về cấu trúc của các hệ sinh thái ven biển này.
Bỏ những lo ngại này sang một bên, "B. Integrarifolia" dường như không bị đe dọa. Nó có khả năng chống chịu cao với nấm Phytophthora cinnamomi trở lại, là mối đe dọa lớn đối với nhiều loài "Banksia" khác và sự phân bố rộng rãi của nó bảo vệ khỏi nguy cơ mất môi trường sống do khai hoang đất đai. Do đó, nó không nằm trong danh sách các loài thực vật bị đe dọa của Úc theo Đạo luật Bảo vệ Môi trường và Bảo tồn Đa dạng Sinh học 1999 .
Phân loại học.
"B. Integrarifolia" lần đầu tiên được thu thập tại Vịnh Botany vào ngày 29 tháng 4 năm 1770, bởi Sir Joseph Banks và Tiến sĩ Daniel Solander , các nhà tự nhiên học trên "tàu Endeavour" trong chuyến đi đầu tiên của Trung úy (sau này là Thuyền trưởng) James Cook đến Thái Bình Dương. Tuy nhiên, loài này không được công bố cho đến tháng 4 năm 1782, khi Carolus Linnaeus the Younger mô tả bốn loài "Banksia đầu tiên trong Bổ sung Plantarum" của mình . Linnaeus đã phân biệt các loài bằng hình dạng lá của chúng, và đặt tên chúng cho phù hợp. Do đó, các loài có mép lá hoàn toàn đã được đặt tên cụ thể là "Integrarifolia" , từ "số nguyên Latinh", có nghĩa là "toàn bộ", và "folium" , có nghĩa là "lá". Tên đầy đủ của loài này là "Banksia" Integrarifolia Lf
Sau đó là khoảng 200 năm nhầm lẫn về giới hạn phân loại của loài, gây ra bởi sự biến đổi lớn của loài, sự tương đồng với các loài có quan hệ họ hàng gần và những nỗ lực ban đầu để phân loại loài chỉ dựa trên vật liệu mẫu khô. "Một hệ thống phân loại Banksia" ổn định đã không bắt đầu xuất hiện cho đến năm 1981 với việc xuất bản cuốn sách chuyên khảo mang tính bước ngoặc của Alex George về "Chi Banksia Lf (họ Proteaceae)" . Trong 18 năm tiếp theo, sự sắp xếp của George dần dần được hoàn thiện dưới ánh sáng của nghiên cứu mới và khám phá ra vật liệu mới, và có một số thay đổi đối với đơn vị phân loại hạ tầng của "B." Tích hợp . Những thay đổi này lên đến đỉnh điểm trong sự sắp xếp của George năm 1999, được chấp nhận rộng rãi cho đến năm 2005, khi Austin Mast , Eric Jones và Shawn Havery công bố một hệ thống phát sinh loài không phù hợp với sự sắp xếp của George. Một cách sắp xếp phân loại mới chưa được công bố vào thời điểm đó, nhưng vào đầu năm 2007 Mast và Thiele đã khởi xướng việc sắp xếp lại bằng cách chuyển "Dryandra" cho "Banksia" , và xuất bản "B." subg. "Spathulatae" cho các loài có lá mầm hình thìa . Họ báo trước sẽ xuất bản một sự sắp xếp đầy đủ sau khi lấy mẫu DNA của "Dryandra" đã hoàn thành; trong khi đó, nếu những thay đổi về danh pháp của Mast và Thiele được coi là một sự sắp xếp tạm thời, thì "B. Tích phânrifolia" được xếp vào "B." subg. "Spathulatae" ; nó là loại loài cho các chi con.
Vị trí trong Banksia.
Sự sắp xếp phân loại hiện tại của chi "Banksia" dựa trên chuyên khảo năm 1999 của George về bộ sách "Flora of Australia" . Theo cách sắp xếp này, "B. Integrarifolia" được đặt trong "Banksia" subg. "Banksia" , vì cụm hoa của nó có dạng như những gai hoa đặc trưng của "Banksia ;" Giáo phái "Banksia . Banksia" vì phong cách thẳng thắn của nó ; và "Banksia" ser. "Salicinae" vì cụm hoa của nó có hình trụ. Kevin Thiele cũng đặt nó vào "phân ngành Integrifoliae" , nhưng điều này không được George ủng hộ.
Vị trí của "B. Integrarifolia" trong "Banksia" có thể được tóm tắt như sau:
Tên loài.
Tên của ba loài phụ được chấp nhận tại Điều tra Thực vật Úc vào tháng 5 năm 2020:
Mặc dù một số khả năng biến đổi lớn của "B. Tích" phân có thể là do các yếu tố môi trường, nhưng phần lớn là do di truyền : George viết rằng nó "tạo ấn tượng rằng nó đang tích cực xác định để lấp đầy nhiều ngóc ngách sinh thái thông qua phạm vi của nó". Sự biến đổi di truyền trong phạm vi của nó đã được lập bản đồ một số chi tiết với các điểm đánh dấu tế bào vi mô , tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích sâu hơn các mối quan hệ nội bộ cụ thể. Phân tích Fractal hình dạng và quang phổ (màu sắc) của lá đã được sử dụng để xác định loài thực vật không rõ nguồn gốc thuộc loài nào.
Con lai.
Các giống lai tự nhiên được cho là đã được báo cáo giữa "B. Integrarifolia" và các thành viên khác của "Banksia" ser. "Salicinae" , mặc dù không có tên lai nào được chính thức công bố cho đến nay. Các giống lai giả định được xác định bằng các đặc điểm trung gian của chúng; ví dụ những loài có Banksia paludosa (swamp bankia), được biết đến từ Vịnh Jervis và Green Cape trên bờ biển phía nam New South Wales, có thói quen nhỏ hơn, gai hoa dài hơn, mỏng hơn và hoa già dai dẳng trên "nón" cũ, mặt khác là không có "B. Tích" phân thuần khiết .
Các phép lai giả định với Banksia marginata (silver bankia) xảy ra trên Wilsons Promontory ở Victoria; chúng được tìm thấy ở các địa phương nơi cả hai loài cùng xuất hiện và có các đặc điểm trung gian giữa hai loài. Một loài lai có mục đích khác với "B. marginata" , được cho là đến từ Cape Paterson trên bờ biển phía nam của Victoria, được Alf Salkin mô tả lần đầu tiên và có sẵn trên thị trường với số lượng nhỏ. Nó tạo thành một loại cây mọc thấp cứng cáp hấp dẫn đến 1 mét (3,3 ft).
Phân bố và sinh cảnh.
B. integrifolia được phân bố rộng rãi, cả về mặt địa lý và sinh thái .Theo Alex George, "nó trải dài một phạm vi địa lý và khí hậu rộng hơn bất kỳ loài nào khác." Thiele và Ladiges cũng đưa ra tuyên bố tương tự: rằng sự phân bố của nó "có biên độ vĩ độ, địa hình và sinh thái rộng hơn bất kỳ loài nào khác, ngoại trừ "B. spinulosa" ." Không có loài cây nào khác xuất hiện gần bờ biển ở Cape Byron , làm cho "B. Integrarifolia" trở thành cây phục sinh đẹp nhất trên đất liền Úc.
Nó xảy ra dọc theo gần như toàn bộ bờ biển phía đông của Úc, từ Geelong, Victoria đến Proserpine, Queensland . Có một quần thể sống biệt lập trên Long island , Tasmania vào năm 1999, và một hồ sơ năm 1876 được cho là từ king island , mặc dù có suy đoán rằng mẫu vật đó thực sự được thu thập trong Nhóm Furneaux . Loài này không còn xuất hiện tại bất kỳ địa điểm nào trong số này của Tasmania, và đã bị tuyên bố tuyệt chủng ở Tasmania theo "Đạo luật Bảo vệ Các loài bị Đe doạ năm 1995" của bang đó . Phạm vi vĩ độ do đó là khoảng 20 °đến 38 ° S.
Đối với phần lớn sự phân bố của nó, "B. Integrarifolia" chỉ xuất hiện trong khoảng 50 km (31 mi) bờ biển, nơi nó thường xuất hiện trên đất cát chất lượng kém có nguồn gốc từ sa thạch. Nó mọc gần các mỏm đá ven biển và mũi đất, dọc theo các cửa sông , và thậm chí trên các cồn cát đã ổn định. Phạm vi nhiệt độ cho khu vực này là khoảng 0–30 ° C (32–86 ° F), hầu như không có sương giá . Loài có thể xuất hiện trên các giá thể thuần túy, nhưng thường liên quan đến các loài khác như "Melaleuca quinquenervia" (vỏ cây lá rộng), "Angophora costata" (táo vỏ nhẵn), "Corymbia gummifera" (gỗ đỏ), "Eucalyptus botryoides"(bangalay), "Monotoca elliptica" (bụi cây cưới) và "Leptospermum laevigatum" (cây chè bờ biển).
Giữa Sydney và Brisbane , loài "B. Integrarifolia" được tìm thấy trong đất liền dài tới 200 km (120 mi), với con "B." Integrarifolia. "monticola" xảy ra ở Blue Mountains ở độ cao lên đến 1.500 mét (4.900 ft). Ở đó, nó phát triển trên đất núi lửa hoặc đất đá chất lượng tốt hơn có nguồn gốc từ đá granit và đá bazan , và sẽ trải qua 100 đợt sương giá mỗi năm. Trong môi trường sống trên núi này, nó xuất hiện cùng với các loài "Bạch đàn" như "E. viminalis" (kẹo cao su manna) và "E. pauciflora" (kẹo cao su tuyết), và cả các loài rừng nhiệt đới như "Nothofagus moorei"(Sồi Nam Cực) và "Orites excelsa" (tro gai).
Khả năng trồng trọt.
Cứng rắn và đa năng, "B. Integrarifolia" sẽ phát triển trong đất sét , cát , axit và thậm chí cả đất kiềm , và nó cho thấy khả năng chống chịu gió và muối tốt , nên thích hợp để trồng ven biển. Do đó, nó được đánh giá cao như một loại cây vườn ít phải chăm sóc, mặc dù kích thước lớn của nó khiến nó không phù hợp với những khu vườn nhỏ hơn. Tuy nhiên, độ cứng của nó có thể báo trước tiềm năng của cỏ dại, vì một số bằng chứng về khả năng làm cỏ đã được thấy ở Nam Phi , Tây Úc và New Zealand. Khi mọc gần đất bụi trong môi trường sống bản địa của nó, bạn nên lấy hạt giống hoặc cây có nguồn gốc địa phương nếu có.
Dạng phổ biến nhất hiện có trong các vườn ươm thương mại là "Banksia integrifolia" subsp. "integrifolia". Nó ưa nắng mà không phải tiếp xúc với sương giá, và chịu được việc cắt tỉa khá nặng . Hạt giống không cần bất kỳ xử lý nào và mất 5 đến 6 tuần để nảy mầm. Sự ra hoa bắt đầu vào khoảng bốn đến sáu năm từ hạt. Các loài phụ khác ít được biết đến trong trồng trọt hơn, nhưng có thể thu được. Việc trồng trọt có lẽ tương tự như "B. integrifolia" subsp. "integrifolia", ngoại trừ "B. integrifolia" subsp. "monticola" có thể được cho là chịu được sương giá. Lùn là các dạng của "B. integrationrifolia" đôi khi được bán và một giống cây trồng phục hình đã được đăng ký , Banksia 'Roller Coaster, có sẵn. Loại thứ hai là một loại cây bám đất mạnh mẽ, có thể lan rộng đến 4 hoặc 5 mét (13 hoặc 16 ft) nhưng vẫn chỉ cao 50 cm (20 in).
Do tính kháng cao đối với "P. cinnamomi" dieback, tính khả thi của việc sử dụng "B. integrifolia" làm gốc ghép cho các loài "Banksia" nhạy cảm trong buôn bán hoa cắt cành đang được điều tra. Hiện nay, tỷ lệ ghép thành công chỉ là 30–40%, và ngay cả khi ghép thành công, công đoàn vẫn có xu hướng thất bại khi bị căng thẳng. Cần nghiên cứu thêm trước khi kỹ thuật này sẵn sàng để sử dụng thương mại.
Các mục đích sử dụng khác.
Gỗ của "B. integrifolia" có màu hồng đến đỏ, với các vân và các tia dễ thấy. Nó xốp và nhiều lổ, với mật độ khoảng 530Kg trên mét khối (33 lb / cu ft). Nó được coi là có tính trang trí cao, nhưng nó bị cong vênh khi sấy khô, có chất lượng chịu tải kém và dễ bị mối tấn công, do đó nó không phù hợp cho hầu hết các mục đích xây dựng. Đôi khi nó được sử dụng để ốp tủ và trang trí cây cảnh , và những đường cong tự nhiên đã từng được săn lùng để làm "đầu gối thuyền". Nó được dùng làm củi đốt .
"B. Integrarifolia tạo ra mật hoa" có màu hổ phách sẫm với chất lượng trung bình và do đó giá trị thương mại thấp. Mặc dù vậy, loại mật này được đánh giá cao bởi những người nuôi ong vì nó tạo ra một lượng lớn phấn hoa và mật hoa trong suốt mùa thu và mùa đông, do đó giúp hỗ trợ tổ ong vào thời điểm ít hoa khác.
Trong lịch sử, những người Úc bản địa lấy mật hoa từ "B. integrifolia" bằng cách chà sát các gai hoa sau đó liếm tay hoặc bằng cách ngâm các gai hoa trong bồn nước lạnh qua đêm. Họ cũng sử dụng gai hoa làm lược chải tóc . Những người định cư ban đầu đã sử dụng mật hoa như một loại xi-rô trị đau họng và cảm lạnh; và những người thợ sẽ tẩm chất béo cằn cỗi "hình nón" để tạo ra một ngọn nến cháy chậm .
Gần đây hơn, "B. Integrarifolia" đã được sử dụng trong nghệ thuật bonsai . Sự sần sùi và các lóng dài của nó là thách thức để vượt qua, nhưng lá sẽ giảm bớt khi cắt tỉa, và không giống như loài gnarlier B. serrata (cưa lá xẻ), thân của nó có thể trở nên sần sùi theo tuổi tác.
Nó được sử dụng làm biểu tượng hoa bởi hai khu vực chính quyền địa phương của Queensland : Thành phố Redcliffe và Thành phố Logan. Năm 2000, nó được xuất hiện trên tem bưu chính Úc . | 1 | null |
Ixia brunneobractea là một loài thực vật có hoa trong họ Diên vĩ. Loài này được G.J.Lewis miêu tả khoa học đầu tiên năm 1962.
Phân bổ.
Phạm vi bản địa của loài này là W. Cape (Núi Bokkeveld). Đây là một loại thực vật địa sinh có củ và phát triển chủ yếu ở hệ sinh thái cận nhiệt đới. | 1 | null |
Banksia lemanniana là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa, là loài bản địa Tây Úc. Loài này được Meisn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1852.
Loài cây này thường phát triển dưới dạng cây bụi mở hoặc cây nhỏ cao đến năm mét với lá răng cưa cứng chùm hoa treo bất thường. Hoa nở vào mùa hè, chồi màu xanh lục phát triển thành gai hoa hình bầu dục trước khi chuyển sang màu xám và nang thân gỗ lớn đặc trưng. Loài này hiện diện trong và ngay phía đông của vườn quốc gia sông Fitzgerald ở bờ biển phía nam của tiểu bang. "Banksia lemanniana" bị lửa rừng đốt cháy và tái sinh từ hạt giống.
Lần đầu tiên được mô tả bởi nhà thực vật học Thụy Sĩ Carl Meissner vào năm 1856, nó được đặt tên để vinh danh nhà thực vật học người Anh Charles Morgan Lemann. Không có phân loài được công nhận. "Banksia lemanniana" được phân loại là Không bị đe dọa theo Đạo luật bảo tồn động vật hoang dã ở Tây Úc. Không giống như nhiều ngân hàng Tây Úc, nó dường như có một số khả năng chống lại sự chết chóc từ "Phytophthora cinnamomi" sinh ra dưới đất, và là một trong những loài Tây Úc dễ trồng hơn trong canh tác. | 1 | null |
Banksia menziesii là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830.
Loài cây này có thể cao lên đến 10 m hoặc mọc dưới dạng cây bụi thấp 1–3 m lan rộng ở khu vực phía bắc của phạm vi phân bố của chúng. Lá có răng cưa màu lục tối và cây mới mọc có màu lục xám nhạt. Chùm hoa nổi bật vào mùa thu và mùa đông thường hai màu đỏ hoặc hồng vàng. Hoa vàng rất hiếm gặp.
"B. menziesii" được mô tả bởi nhà thực vật học Robert Brown vào thể kỷ 19, và không có thứ nào của loài này được công nhận. "B. menziesii" được tìm thấy ở Tây Úc, từ Perth (32°N) về phía bắc tới sông Murchison (27°N), và thường mọc trên đất nhiều cát, trong vùng cây bụi hoặc rừng thưa thấp. "B. menziesii" cung cấp thực phẩm cho nhiều loài động vật không xương sống và có xương sống. Là một loài cây tương đối khỏe mạnh, "B. menziesii" thường được thấy trong các khu vườn, đường cây xanh và công viên ở những khu vực đô thị của Úc có khí hậu Địa Trung Hải, nhưng loài này dễ bị chết khô do loài mốc nước trong đất "Phytophthora cinnamomi" khiến chúng chỉ có thể sống trong thời gian ngắn ở những nơi có mùa hè ẩm ướt, như Sydney. "B. menziesii" được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cắt tỉa hoa ở cả Úc và ngoài nước Úc. | 1 | null |
Banksia oblongifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được Cav. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1799.
Được tìm thấy dọc theo bờ biển phía đông của Úc từ Wollongong, New South Wales ở phía nam đến Rockhampton, Queensland ở phía bắc, loài này thường mọc trên đất cát ở vùng đất hoang, rừng mở hoặc rìa đầm lầy và khu vực ẩm ướt. | 1 | null |
Banksia paludosa là một loài thực vật có hoa trong họ Quắn hoa. Loài này được R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1811.
Đây là loài bản địa New South Wales, Australia, nơi loài này được tìm thấy giữa Sydney và vịnh Batemans, với một quần thể cô lập hơn nữa về phía nam khoảng Eden. Có hai phân loài được công nhận, với phân loài chỉ định một loại cây bụi lan rộng cao đến 1,5 m, và subsp. astrolux là một loại cây bụi cao tới 5 m (16 ft) cao chỉ có ở vườn quốc gia Nattai. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.