text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Anaxagorea acuminata là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Michel Félix Dunal mô tả khoa học đầu tiên năm 1817 tại các trang 119 và 122 của "Monographie de la famille des Anonacées" như là "Xylopia acuminata". Năm 1825 Auguste François Saint-Hilaire mô tả chi "Anaxagorea" tại trang 91 của "Noveau Bulletin des Sciences". Năm 1832, Alphonse Louis Pierre Pyramus de Candolle tại trang 211 của "Memoires de la Société de physique et d'histoire naturelle de Genève" chuyển nó sang chi này.
1
null
Bình bát hay na biển (danh pháp hai phần: Annona glabra) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na, cùng chi với mãng cầu xiêm và cherimoya. Cây có nguồn gốc từ Florida ở Hoa Kỳ, Caribe, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Tây Phi. Nó phổ biến ở Everglades, miền nam Florida. Bình bát được coi là loài xâm lấn ở Sri Lanka, Việt Nam và Úc. Nó sống được ở đầm lầy, chịu được nước mặn nhưng không thể mọc ở đất khô cằn. Quả bình bát khi chín có mùi thơm nồng nặc, khi ăn có vị hơi chát nên đa số người ta đều cho đường cát vào khi ăn. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Mô tả. Cây bình bát cao tới 12 m. Thân cây hẹp, vỏ màu xám và đôi khi mọc thành từng đám. Lá bình bát hình ovan đến thuôn dài, mỗi lá có một đầu nhọn, dài 8–15 cm và rộng 4–6 cm, gân giữa nổi rõ. Mặt trên của lá có màu xanh lục nhạt đến đậm. Lá có mùi đặc biệt, tương tự như mùi táo xanh, có thể phân biệt được nó ở rừng ngập mặn. Trái bình bát hình cầu thuôn dài và có kích thước bằng hoặc lớn hơn quả táo, dài 7–15 cm và đường kính lên đến 9 cm, trái rụng khi có màu xanh lục hoặc chín vàng. Chúng phân tán bằng cách trôi đến các địa điểm mới, là thức ăn cho nhiều loài động vật như lợn rừng. Sinh sản bắt đầu khi cây được khoảng hai năm tuổi. Một quả chứa 100 hoặc nhiều hạt lồi, màu vàng nâu nhạt, dài khoảng 1 cm. Hoa của bình bát có vòng đời ngắn và có đường kính từ 2–3 cm. Những bông hoa có ba cánh hoa bên ngoài cũng như ba cánh hoa bên trong. Cánh hoa màu vàng nhạt hoặc màu kem, phần gốc bên trong có màu đỏ tươi. Phấn hoa của nó bị rụng dưới dạng phấn đơn bội vĩnh viễn. Hệ sinh thái. Bình bát phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Hạt và quả của nó có thể được phân tán trong những mùa ẩm ướt sau khi chúng rơi xuống đầm lầy và sông. Điều này cho phép hạt và quả lan ra các đường bờ biển. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy hạt bình bát có thể nổi trong nước mặn và nước ngọt đến 12 tháng. Khoảng 38% số hạt này sau đó có thể nảy mầm trong đất, mặc dù rễ của nó không phát triển tốt sau thời gian bị ngập úng liên tục. Một nghiên cứu khác vào năm 1998 cho thấy ngay cả khi bị ngập lụt dữ dội, tuổi thọ 12 tháng của hạt bình bát vẫn không bị ảnh hưởng, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nó giảm trong khoảng thời gian 6 tháng. So với các hạt và cây họ Na khác, bình bát vẫn có khả năng chống chọi tốt hơn với các trường hợp lũ lụt. Sử dụng. Không giống như các loài cây thuộc họ Na khác, cùi của quả bình bát khi chín có màu vàng cam thay vì màu trắng. Quả có thể ăn được đối với con người và hương vị của nó gợi nhớ đến dưa lê chín. Bình bát có thể được làm thành mứt, nó là một thành phần phổ biến của đồ uống trái cây tươi ở Maldives. Ngày trước, hạt bình bát còn được nghiền nát, nấu trong dầu dừa và bôi lên tóc để đuổi chấy. Thịt quả có mùi thơm dịu và hương vị dễ chịu, nhưng không giống như mãng cầu xiêm và các loại trái cây liên quan khác, bình bát chưa bao giờ được sử dụng phổ biến. Các thí nghiệm đã được tiến hành ở Nam Florida để sử dụng nó làm gốc ghép cho na hoặc mãng cầu xiêm. Trong khi một số mô ghép ban đầu có vẻ hiệu quả, có một tỷ lệ cao gốc ghép thường thất bại theo thời gian. Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất hạt cồn bình bát có chứa các hợp chất chống ung thư có thể được sử dụng trong dược phẩm. Loài xâm lấn. Bình bát là một loài cây xâm lấn ở phía bắc Queensland thuộc Úc và ở Sri Lanka, ở những nơi đó chúng phát triển ở các cửa sông và các đầm lầy ngập mặn. Nó đã được du nhập vào Bắc Queensland vào khoảng năm 1912 để làm gốc ghép cho các loài Annona tương tự như mãng cầu. Cây con sinh trưởng trải thảm dọc các bờ, chúng ngăn các loài khác nảy mầm hoặc phát triển. Chúng cũng ảnh hưởng đến các nông trại khi phát triển dọc theo các đường biên và cống rãnh của nông trại. Bình bát cũng xâm nhập và làm biến đổi các khu vực vốn không bị xáo trộn. Điều này có thể được quan sát trong trường hợp Vườn quốc gia đầm lầy Eubenangee của Úc. Ở Úc, hạt giống bình bát có thể được lan truyền bởi đà điểu đầu mào phương nam. Hạt của quả đã được tìm thấy trong phân của chúng với khoảng cách phát tán lên đến 5.212 m được ghi lại trong một nghiên cứu năm 2008, và đã đăng trên tạp chí Diversity and Distributions. Tuy nhiên, bản thân loài đà điểu đầu mào phương nam là một loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Úc. Theo Bộ Môi trường và Năng lượng của chính phủ Úc, chỉ còn lại khoảng 20-25% môi trường sống cho chúng. Ngoài ra, một phần trong kế hoạch phục hồi của chính phủ bao gồm các hành động hướng tới việc thiết lập các vườn ươm chứa đầy các loài thực vật mà đà điểu đầu mào phương nam tiêu thụ. Vì bình bát là một trong những loại thực phẩm được chúng ăn, việc tái phục hồi có thể là cần thiết để đảm bảo đà điểu đầu mào phương nam có nguồn thức ăn thay thế sẵn có. Khi quần thể bình bát được kiểm soát, thảm thực vật tự nhiên có thể tái sinh mà không cần sự can thiệp của con người. Do tác động của bình bát đối với môi trường như một loài xâm lấn, chính phủ Úc đã phân loại bình bát là Cây cỏ dại. Ngoài ra, chúng được coi là loài cây được xếp hạng cao nhất trong đánh giá rủi ro cỏ dại vùng nhiệt đới ẩm vào năm 2003. Ở Sri Lanka, chúng được dùng làm một giống ghép cho táo mãng cầu và mọc lan rộng ra các vùng đầm lầy xung quanh Colombo. Các chiến lược kiểm soát. Úc. Chính phủ Úc coi bình bát như một loài cây cỏ dại, Bộ Môi trường và Năng lượng đã đề nghị lập một kế hoạch kiểm soát vào năm 2001 cho các công dân nhằm mục đích loại bỏ bình bát trong 20 năm. Kế hoạch bao gồm sáu bước mà chủ sở hữu đất đai có thể thực hiện để xác định cách kiểm soát và giám sát sự bùng phát của bình bát, cũng như cách giảm thiểu thiệt hại tiền của. Để góp phần ngăn cản việc trồng và lây lan bình bát, việc buôn bán và nhập cảnh chúng bị cấm trên hầu hết lãnh thổ Úc. Có nhiều cách để kiểm soát bình bát bao gồm đốt, dùng chất hóa học và máy móc loại bỏ chúng, hoặc kết hợp cả 3 cách. Theo chính phủ Úc, thời điểm tốt nhất trong năm để tiến hành kiểm soát là trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11, tức là mùa khô. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét sự kiểm soát sinh học bình bát ở Úc. Vì nếu không có nghiên cứu trước điều này, bất kỳ hành động nào được thực hiện để loại bỏ bình bát bằng các biện pháp kiểm soát sinh học có thể vô tình ảnh hưởng đến các loài táo bản địa của Úc thuộc cùng một họ.
1
null
Triệu Lương Đống (chữ Hán: 趙良棟, 1621 – 1697), tự Kình Chi hay Kình Vũ, hiệu Tây Hoa, người Ninh Hạ, Cam Túc , tướng lãnh nhà Thanh, có công dẹp loạn Tam Phiên, được sử sách liệt vào "Hà Tây tứ tướng", còn lại là Trương Dũng, Vương Tiến Bảo, Tôn Tư Khắc. Tham gia quân đội. Tổ tiên sống ở Du Lâm Vệ, Thiểm Tây. Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), quân Thanh bình định Thiểm Tây, Lương Đống tòng quân, ở dưới quyền Tổng đốc Mạnh Kiều Phương, được nhiệm chức Đồng Quan thủ bị. Theo quân đi đánh Tần Châu, Củng Xương, đánh bại nghĩa quân của Hạ Trân, Vũ Đại Định. Được thụ chức Ninh Hạ thủy lợi đồn điền đô tư. Năm thứ 5 (1648), dẹp người Hồi ở Hà Tây, bắt Đinh Quốc Đống. Lương Đống ở giữa đường được thăng làm Cao Đài Du kích. Năm thứ 13 (1656), được Kinh lược Hồng Thừa Trù tiến cử, tòng chinh Vân, Quý, thụ chức Đốc tiêu Trung quân Phó tướng. Năm Khang Hi nguyên niên (1662), được thăng làm Quảng La Tổng binh thuộc tỉnh Vân Nam. Trước sau đánh dẹp người Miêu các nơi Mã Nãi, Lũng Nạp, Thủy Tây. Năm thứ 4 (1665), dời đi trấn thủ Bình Viễn thuộc Quý Châu, gặp tang cha, Ngô Tam Quế cho rằng Thủy Tây chưa yên, giữ lại để sai khiến. Lương Đống từ chối, cương quyết kháng lệnh, đồng liêu phải xin giúp, mới được về chịu tang. Năm thứ 8 (1669), được khởi dụng chức Đại Đồng Tổng binh thuộc tỉnh Sơn Tây. Năm thứ 11 (1672), dời đi trấn thủ Thiên Tân thuộc tỉnh Trực Lệ. Dẹp loạn Tam phiên. Ổn định Ninh Hạ. Năm thứ 12 (1673), Ngô Tam Quế phản. Năm thứ 13 (1674), Ninh Hạ có binh biến, Đề đốc Trần Phúc bị hại. Cam Túc Đề đốc Trương Dũng tiến cử Lương Đống, ông được thăng làm Ninh Hạ Đề đốc. Vào triều, tâu về việc xử trí loạn binh, xin chém kẻ cầm đầu, tha cho những kẻ bị bức bách tham gia, triều đình đồng ý. Lương Đống xin để vợ con ở lại kinh sư, được ban cho nhà cửa. Kén trăm tinh binh đi gấp đến nhiệm sở, tuyên thượng dụ úy lạo. Giết kẻ xướng loạn là Bả tổng Lưu Đức, bắt đồng mưu là Tham tướng Hùng Hổ, những kẻ giết Trần Phúc là Doanh binh Diêm Quốc Hiền, Trần Tiến Trung. Rồi chia quân phòng ngự các nơi, phân tán đồng đảng những kẻ làm loạn, xin ý chỉ để chém bọn Hùng Hổ. Tòng chinh Xuyên, Điền. Thu phục Thành Đô. Khi ấy Đại tướng quân Đồ Hải đốc quân đi Bình Lương, đánh Vương Phụ Thần, Lương Đống cùng Bình Lương Đề đốc Vương Tiến Bảo đều chịu sự chỉ huy của ông ta, chia quân bình định Tần Châu, Tây Hòa, Lễ (huyện). Năm thứ 18 (1679), ông dâng sớ đi đưa quân Ninh Hạ tham gia tiến đánh Xuyên (Tứ Xuyên), Điền (Vân Nam), triều đình đồng ý, cho ở dưới trướng Đồ Hải. Đồ Hải bàn trước hãy lũy địch ở các nơi Sạn Đạo, Ích Môn Trấn, chia 4 đường tiến đánh; còn Lương Châu Đề đốc Tôn Tư Khắc dâng sớ xin hoãn ra quân, có chỉ trách cứ. Vào ngày hẹn tháng 10, Lương Đống đem quân bản bộ đến huyện Huy. Quân Thanh tiến phá Mật Thụ Quan, điều binh tập kích Hoàng Chử Quan nhằm chia sức địch; đôi bên đại chiến, phá được quân phiên, chiếm huyện Huy. Tư Khắc ra Lược Dương, thẳng đến Giai Châu. Quân Lương Đống từ huyện Huy tiến hạ Lược Dương, tướng phiên là Ngô Chi Mậu thua chạy. Ông lại tiến lấy Dương Bình Quan, thu hàng huyện Miện. Vương Tiến Bảo đi huyện Phượng để đánh Hán Trung, Lương Đống cùng ông ta hội quân ở Ninh Khương, rồi cho báo tiệp. Được thụ hiệu Dũng Lược Tướng quân, vẫn lĩnh Ninh Hạ Đề đốc. Năm thứ 19 (1680), Lương Đống cùng Tiến Bảo chia đường tiến đến Bạch Thủy Bá, quân phiên bày trận ở Giáp Giang, nước sông lên cao, không có thuyền, địch lại bắn tên như mưa. Lương Đống đi đầu, lệnh cho chém kẻ nào thoái lui. Ông mặc giáp, thúc ngựa xuống nước mà vượt sông, quân Thanh đi theo, địch phát pháo, mấy chục người bị thương, không ai quay đầu. Quân phiên luống cuống bỏ chạy, quân Thanh đuổi thẳng đến Thanh Xuyên, đánh bại địch ở Thạch Hạp Câu, lại đánh bại địch ở Thanh Thiến Sơn, hạ Long An Phủ, vượt Minh Nguyệt Giang, đi qua Miên Trúc. Quân phiên tan rã, Tuần phủ phiên là Trương Văn Đức cùng tướng phiên là bọn Uông Văn Nguyên đều hàng, nên giành lại Thành Đô, từ lúc ra quân đến nay chỉ mới 10 ngày. Triều đình khen ngợi công lao của Lương Đống, thăng làm Vân Quý Tổng đốc, gia Binh bộ Thượng thư, vẫn lĩnh Tướng quân. Ông nghĩ mình đang là người của Ninh Hạ, nếu nhận việc ở Vân – Quý sẽ không thể tiếp tục tòng chinh, nên dâng sớ từ chối chức Tổng đốc, triều đình không cho. Các đại thần bàn Ninh Hạ chỉ nên đặt chức Tổng binh, triều đình lập tức cho con của Lương Đống là Triệu Hoằng Xán được ấm chức ấy, vẫn tiếp tục tòng chinh. Để mất Kiến Xương. Khi ấy Vương Tiến Bảo cũng hạ Bảo Ninh, cùng bọn Kiến Uy Tướng quân Ngô Đan thu hàng Thuận Khánh, Trùng Khánh, Tuân Nghĩa, đều xong. Lương Đống chia bọn du kích Dã Quốc Dụng ở phía Tây thu hàng Nhã Châu, giành lại các vệ Tượng Lĩnh, Kiến Xương; ở phía đông lấy Tự Châu, bình định các huyện Nạp Khê, Vĩnh Ninh. Dâng sớ xin gọi các quan viên ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên bàn bạc việc lương hướng. Quân Thanh từ Tứ Xuyên chia đường: 1 từ Bảo Ninh ra Vĩnh Ninh, đến Triêm Ích; 1 từ Thành Đô ra Kiến Xương, đến Vũ Định, cùng tiến xuống Vân Nam. Triều đình đồng ý với lời tâu của ông, sau đó đề nghị Ngô Đan ra Vĩnh Ninh, Lương Đống ra Kiến Xương. Ngô Thế Phiên sai bộ tướng là bọn Hồ Quốc Trụ, Hạ Quốc Tướng đánh chiếm Vĩnh Ninh, xâm phạm Lư Châu, Tự Châu, tụ quân uy hiếp Kiến Xương. Lương Đống gọi Tổng binh Chu Y Khách đưa 8000 quân đi giúp Kiến Xương, Chu Y Khách đánh không thắng, lui về Nhã Châu. Quân giữ Kiến Xương hết lương, bỏ thành mà chạy. Ông hặc Ngô Đan nắm binh không tiến, để Vĩnh Ninh rơi vào tay giặc, cùng việc Chu Y Khách lui quân, có chiếu lệnh Ngô Đan giao quân đội cho Phật Ni Liệt, bắt Chu Y Khách đến Hình bộ. Thu phục Kiến Xương. Năm thứ 20 (1681), Lương Đống soái quân đến Triều Thiên Quan, sai Hoằng Xán ra Mã Hồ quấy nhiễu phía sau địch, giao chiến ở Phượng Hoàng Thôn, tái chiến ở Quan Âm Nhai. Quân phiên giữ nhai, Hoằng Xán đốc quân trèo lên tập kích phía sau, giết 300, bắt hơn 80 tên địch. Hoằng Xán lệnh cho bọn Tổng binh Lý Phương Thuật, Thiên Đồ đuổi đến Hoàng Mao Cương, quân phiên chia 3 đường chống lại, Hoằng Xán cũng chia quân ứng chiến, từ sáng đến chiều, quân Thanh đại thắng, chém tướng phiên Thẩm Minh, Trương Văn Tường, bọn Quốc Trụ bỏ trốn. Quân Thành giành lại Lư Châu, Tự Châu, rồi hạ được Vĩnh Ninh, thu hàng Vinh Kinh. Lương Đống cùng Hoằng Xán hội quân ở Giáp Giang, hạ Nhã Châu, tiến lấy Kiến Xương. Vượt Kim Sa Giang, đến Vũ Định. Thu phục Côn Minh. Đại tướng quân Bối tử Chương Thái thống lãnh 40 vạn quân Mãn, Hán các lộ Hồ Quảng, Quảng Tây tiến xuống Vân Nam, đánh tỉnh thành Vân Nam (tức Côn Minh), đóng đồn từ chùa Quy Hóa ở phía đông thành, cho đến Bích Kê Quan ở phía tây, kéo dài 40 dặm, ngay trước hồ Côn Minh, trong hồ không bày quân. Ngô Thế Phiên thu tàn quân cố thủ, nhờ đường thủy vận lương, giằng co mấy tháng không có kết quả. Tháng 9, Lương Đống đến hội quân, xem xong doanh lũy, xin Chương Thái đánh gấp, vì giằng co lâu ngày, đại quân sẽ cạn lương. Chương Thái cho rằng không nên khinh suất, vả quân của Lương Đống vừa đến, cần được nghỉ ngơi. Ông không nghe, đưa quân bản bộ trong đêm đánh Nam Bá, phá lũy đoạt cầu, rồi xông vào thành. Chương Thái cho rằng quân Lương Đống đã mệt, nên tạm lui, để Tổng đốc Thái Dục Vinh thay thế, ông nói: "Quân ta liều chết lấy được đất này, sao lại nhường cho người ta chiếm mất?" Vì thế Chương Thái lệnh cho các cánh quân cùng tiến, quân phiên ra thành, giao chiến ở chùa Quế Hoa (tức chùa Quy Hóa), quân Thanh đều hăng hái xông lên, quân phiên đại bại, Ngô Thế Phiên bèn tự sát, tàn dư dâng thành đầu hàng. Dẹp xong loạn Tam Phiên. Từ khi Ngô Tam Quế giữ Vân Nam, đến khi Thế Phiên đã tải nhiều năm, tích trữ một lượng tài sản rất lớn. Thành phá, các tương tranh nhau chiếm đoạt, chỉ có Lương Đống không lấy gì, còn nghiêm cấm bộ hạ không được tơ hào đến. Luận tội Kiến Xương. Chu Y Khách bị bắt ở Hình bộ, dâng sớ biện bạch rằng Lương Đống giao ít quân, lại không có tiếp ứng, nên phải lui về. Vương Tiến Bảo cũng dâng sớ nói để mất Kiến Xương là tội của Lương Đống. Ông lại dâng sớ hặc Y Khách giảo biện dối trá, đổ lỗi Tiến Bảo. Triều đình cho rằng quân tình cấp bách, tạm chưa xét đến. Vân Nam đã yên, triệu Lương Đống về kinh sư, Tiến Bảo cũng vào triều, truyền dụ bỏ qua những gì 2 người công kích nhau, nhưng vẫn luận tội để mất Kiến Xương. Các đại thần bàn rằng Chu Y Khách đáng chém, Ngô Đan tước quan tịch, Lương Đống tước quan. Đế cho Chu Y Khách miễn chết làm nô, Ngô Đan tước quan, Lương Đống đổi thụ Loan nghi sứ. Cuối đời ấm ức. Năm thứ 22 (1683), Lương Đống dâng sớ trình bày chiến công, xin xét lại, các đại thần bàn rằng Lương Đống để mất Kiến Xương, lấy công chuộc tội; còn các tướng sĩ tòng chinh Hoằng Xán, Phương Thuật, Thiên Đồ đều gia hàm Tả Đô đốc. Ông xin nghỉ bệnh. Năm thứ 25 (1686), triều đình niệm tình Lương Đống lấy Vân Nam, liêm khiết giữ pháp kỷ, phục nguyên hàm Tướng quân, Tổng đốc. Năm thứ 27 (1688), vào triều, lại trình bày chiến công, triều đình lệnh cho về làng viết lại bản tấu cho đầy đủ. Năm thứ 28 (1689), thụ thế chức Bái Tha Lạt Bố Lặc Cáp Phiên (tên Hán là Kỵ đô úy). Năm thứ 30 (1691), Cát Nhĩ Đan quấy nhiễu biên cương, triều đình mệnh bọn Tây An Tướng quân Ni Nhã Hàn ra phòng ngự Ninh Hạ, đem việc quân hỏi Lương Đống. Năm thứ 32 (1693), triều đình lấy Ninh Hạ Tổng binh Phùng Đức Xương đi Cam Châu, mệnh Lương Đống tạm lĩnh trấn binh. Ông hặc Đức Xương cắt giảm quân lương, Đức Xương bị bãi chức. Năm thứ 33 (1694), triều đình mệnh Lương Đống soái quân đóng ở trú Thổ Lạt chống lại Cát Nhĩ Đan, được gọi về kinh sư. Năm thứ 34 (1695), Lương Đống dâng sớ trình bày chiến công bị Đại tướng quân Đồ Hải, Chương Thái chèn ép, Đại học sĩ Nạp Lan Minh Châu lấp liếm, Đế trách ông nhỏ mọn, trả lại sớ, vẫn ban sắc vỗ về, cho thụ tước Nhất đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (tên Hán là Tử tước). Lương Đống đòi ở lại kinh sư, xin nhà cửa. Ngự sử Cung Tường Lân hặc ông kiêu ngạo buông thả, Đế tha cho, ban 2000 lạng bạc, lệnh về làng. Cái chết. Năm thứ 36 (1697), Lương Đống bệnh, Thượng thư Mã Tề từ Ninh Hạ về triều, tâu lên, có chiếu thăm hỏi, ban nhân sâm, đuôi hươu. Ít lâu sau thì mất, hưởng thọ 77 tuổi. Đế thân chinh Cát Nhĩ Đan, đến Du Lâm, truyền dụ rằng Lương Đống tính thô lậu, lòng hẹp hòi nên kém hòa hợp với mọi người, mắc nhiều lỗi lầm, nhưng niệm công tích của ông, nay lại đã mất, cho dời vợ con về nguyên quán, để sinh hoạt được yên ổn. Xa giá đến Ninh Hạ, mệnh cho Hoàng trưởng tử Dận Thì viếng tang, ban lễ Tế táng, thụy là Tương Trung. Năm Càn Long thứ 47 (1782), xét công giành lại Tứ Xuyên, Vân Nam, cho rằng Lương Đống là cao nhất, được tiến tước Nhất đẳng Bá, thế tập võng thế (tức là đời đời không bị giáng phong).
1
null
Asimina incana là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Bartram mô tả khoa học đầu tiên năm 1794 dưới danh pháp "Annona incana". Năm 1927 Arthur Wallis Exell chuyển nó sang chi "Asimina". Phân bố. Loài này có tại các bang Georgia và Florida, Hoa Kỳ.
1
null
Asimina triloba là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Annona triloba". Năm 1817 Michel Felix Dunal chuyển nó sang chi "Asimina". "Asimina triloba," là loài bản địa Đông, Nam, Trung Đông Hoa Kỳ và Ontario phụ cận, Canada, từ New York đến phía tây và tây nam Nebraska, và về phía nam đến bắc Florida và đông Texas. Đây là loại cây thân cây gỗ nhỏ, cao tới 5 mét, phân cành nhiều, lá mọc so le, phiến lá như lá cây mãng cầu, quả ở nách trên cành. Quả được dùng để ăn và nuôi gia súc, gia cầm ở vùng đông bắc Mỹ cả ngàn năm trước. Do đó, hàng năm trên toàn vùng trung tây Hoa Kỳ đều có tổ chức lễ hội Pawpaw vào tháng 9. Loài cây này có chứa 133 hợp chất acetogenins được phát hiện, nghiên cứu. Trong đó, những chất acetogenins như bullatacin (A83), motrilin (A95), asimicin (A77), trilobacin (A96), annonacin (A8), gigantetronenin (A108) và squamocin (A73) được chứng minh rõ ràng là có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào MDR MCF -7/Adr một tế bào liên quan đến bệnh lý ung thư.
1
null
Cardiopetalum calophyllum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Diederich Franz Leonhard von Schlechtendal mô tả khoa học đầu tiên năm 1834. Phân bố. Loài này có tại Bolivia, Brasil, Peru. Lưu ý. The Plant List nhầm lẫn khi coi "Cymbopetalum parvifolium" (tên có nghĩa là lá nhỏ) là loài hợp lệ, đồng thời coi "Cymbopetalum parviflorum" (tên có nghĩa là hoa nhỏ) là đồng nghĩa của "Cardiopetalum calophyllum". Henry Hurd Rusby mô tả loài "C. parvifolium" theo mẫu vật thu được ở độ cao 550 m (1.800 ft) tại Tumupasa, Bolivia, trùng khu vực phân bố với "Cardiopetalum calophyllum", hiện đã được Plants of the World Online sửa lại là đồng nghĩa của "Cardiopetalum calophyllum", trong khi "Cymbopetalum parviflorum" mà Nancy A. Murray mô tả năm 1993 trong "Syst. Bot. Monogr." 40: 48 có ở tây nam Mexico, hiện đã được Plants of the World Online sửa lại là loài hợp lệ.
1
null
Bát đài Trung Bộ (danh pháp: Cyathocalyx annamensis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Suzanne Joves-Ast mô tả khoa học đầu tiên năm 1940 bằng tiếng Latinh, trên cơ sở mô tả của chính tác giả bằng tiếng Pháp năm 1938. Phân bố. Đặc hữu Việt Nam.
1
null
Vương Tiến Bảo (chữ Hán: 王进宝, 1626 – 1685), tự Hiển Ngô, người Tĩnh Viễn, Cam Túc, tướng lãnh nhà Thanh, có công dẹp loạn Tam Phiên, được sử sách liệt vào "Hà Tây tứ tướng", còn lại là Trương Dũng, Triệu Lương Đống, Tôn Tư Khắc. Tham gia quân đội. Ông giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Đầu thời Thuận Trị, theo Mạnh Kiều Phương dẹp yên người Hồi ở Hà Tây, thụ chức Thủ bị, dưới quyền Cam Túc Tổng binh Trương Dũng. Năm thứ 11 (1654), Dũng được điều làm Kinh lược Hữu tiêu Tổng binh, tòng chinh Hồ Quảng, Tiến Bảo tham gia thu hàng Hồ Nam. Năm thứ 15 (1658), xuống Quý Châu, quân Thanh đến Thập Vạn Khê, vách núi dựng đứng ngàn nhận, tướng Nam Minh là Lý Định Quốc sai bộ tướng La Đại Thuận chẹn nơi hiểm trở, đóng đồn cố thủ. Ông soái quân trèo lên vách núi, lật đổ sào huyệt địch, Đại Thuận tan chạy, nhờ công được thăng làm Kinh lược Hữu tiêu Trung doanh Du kích. Năm Khang Hi thứ 2 (1663), Dũng về làm Cam Túc Đề đốc, Tiến Bảo cũng đổi thụ Đề tiêu Tả doanh Du kích, theo quân có công, thăng làm Tham tướng. Ách Lỗ Đặc Mông Cổ muốn xin chăn nuôi ở Đại Thảo Than, Dũng theo lời bàn của Tiến Bảo, không đồng ý. Việc xong, Dũng cho đắp thành Vĩnh Cố, lấy ông làm Phó tướng trú ở đấy. Năm thứ 12 (1673), thăng làm Tây Ninh Tổng binh. Dẹp loạn Tam Phiên. Vương Phụ Thần đánh hạ Lan Châu, Dũng sai Tiến Bảo soái quân đánh dẹp. Đến Hoàng Hà, trong đêm lấy túi da kết bè, từ Thái Loan vượt sông, phá địch ở Long Vĩ Sơn thuộc Cao Lan, bắt tướng của Phụ Thần là Lý Đình Ngọc. Sau đó nhổ An Định ở phía Đông, thu phục huyện Kim; đánh Lâm Thao ở phía Tây, gặp tuyết lớn, nhân lúc địch không đề phòng, tập kích phá được. Phụ Thần sai sứ đưa tráp của Ngô Tam Quế chiêu hàng Tiến Bảo, ông đem dâng lên, được gia Tả Đô đốc. Tháng 4, tiến đánh Lan Châu. Phụ Thần sai quân mở lũy ra đánh, Tiến Bảo đốc binh hăng hái chiến đấu, từ sáng đến trưa, bắt chém quá nửa. Quân phiên thua chạy vào lũy, ông tiến hành vây khốn lâu dài, cắt đứt đường vận lương của địch. Tháng 6, quân phiên làm bè vượt Hoàng Hà, mưu bỏ trốn. Tiến Bảo ven sông tra xét, địch kế cùng, tướng phiên là Triệu Sĩ Thăng ra hàng. Mùa thu, Ngô Tam Quế sai bộ tướng Vương Bình Phiên, Ngô Chi Mậu từ Tứ Xuyên vào Thiểm Tây, cứu viện Phụ Thần. Chi Mậu giữ Phượng Hoàng Sơn thuộc Tây Hòa, Tiến Bảo đốc binh đánh dẹp. Giao chiến hiệp đầu, quân Thanh thất bại; đêm, quân phiên đến tập kích, ông dùng kế đi vòng, ép vào hậu phương của địch, quân phiên tan rã, phần lớn ngã khỏi vách núi mà chết. Năm thứ 15 (1676), thăng làm Thiểm Tây Đề đốc, vẫn kiêm lĩnh Tây Ninh Tổng binh, trú ở Tần Châu. Chi Mậu tiến chiếm Bắc Sơn, cắt đứt đường đi Lâm Thao, Củng Xương. Tiến Bảo và Tướng quân Phật Ni Liệt chia quân đi cứu, đánh bại hắn ta, bắt được bộ tướng Từ Đại Nhân. Giao chiến ở La Gia Bảo, tái chiến ở Diêm Quan, liên tiếp thắng lợi. Chi Mậu tập hợp hơn vạn quân đóng đồn ở Thiết Diệp Giáp, Hồng Sơn Bảo, dựng lũy, lấy cây lá che kín, ngầm đưa lương thảo ra ngoài. Ông sai quân phá địch ở Mẫu Đơn Viên, bắt được xe lương. Đại tướng quân Đồ Hải tiến đánh Bình Lương, Phụ Thần đưa Tứ Xuyên phản tướng Đàm Hoằng xâm phạm Thông Vị. Tiến Bảo đưa mấy chục kỵ binh vào từ Đông Hạp Khẩu, nghe tin Tướng quân Hách Diệp thua trận, thế địch lớn, bèn lệnh cho các binh sĩ chặt cây mà kéo lê, bụi mù bốc cao, quân phiên sợ chạy, quân Thanh đuổi giết mấy chục dặm. Ông chia quân tiến đánh, thu phục Tĩnh Ninh, vì thế Bình Lương bèn hàng. Tháng 6, quân Thanh đến Nhạc Môn, mới lập doanh, quân phiên đến đánh, Tiến Bảo đốc binh đánh trả, tiêu diệt mấy viên tướng địch. Ông lại cùng Phật Ni Liệt hợp binh, đánh luôn thắng, Chi Mậu chỉ còn hơn 10 kỵ binh bỏ chạy. Bình Nguyên, Cố Nguyên đều yên. Luận công, thụ Nhị đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên (tên Hán là Nam tước). Triều đình khen Tiến Bảo trung nghĩa, cho tiến Nhất đẳng, thụ hiệu Phấn uy Tướng quân, vẫn kiêm Đề đốc Bình Lương chư quân sự. Năm thứ 17 (1678), thu phục Khánh Dương, chém tướng phiên Viên Bổn Tú. Năm thứ 18 (1679), Đồ Hải bàn lấy Hán Trung. Đồ Hải và Tổng binh Phí Nhã Đạt từ Sạn Đạo đi trước, Tiến Bảo dâng sớ xin cho con trưởng Dụng Dư tòng chinh, triều đình thụ làm Phó tướng. Quân Thanh tiến đến Bảo Kê, ông sai Dụng Dư đánh quân phiên ở Hồng Hoa Phố, đại thắng, hạ được 2 huyện Phượng, Lưỡng Đương. Tiếp tục tiến đến Vũ Quan, lệnh cho Dụng Dư đưa ngàn quân quấy nhiễu phía sau quan, Tiến Bảo đốc binh trong đêm phá quan xông vào, bắt tướng phiên là bọn La Triều Hưng. Tiếp tục tiến lấy Kê Đầu Quan, nhằm thẳng Hán Trung, Vương Bình Phiên đưa quân từ Thanh Thạch Quan chạy đi Quảng Nguyên, Tiến Bảo sai quân truy kích, tướng phiên Dương Vĩnh Tộ, Tôn Khải Diệu đến hàng, quân Thanh thu phục hết đất Hán Trung. Khi Triệu Lương Đống cũng hạ được Lược Dương, triều đình mệnh cho ông ta chia đường bình định Tứ Xuyên. Tướng quân Ngô Đan, Ngạc Khắc Tể Cáp soái quân Mãn Châu đi tiếp theo, còn Tiến Bảo từ Thanh Thạch Quan tiến đến Thần Tuyên Dịch, đốc binh lấy Triều Thiên Quan, gấp gáp tiến lên, nhổ được Quảng Nguyên. Bình Phiên chạy đi Bảo Ninh. Năm thứ 19 (1680), Tiến Bảo chia quân đi Bảo Ninh, cách thành 20 dặm, lập doanh giữa đường cái, Bình Phiên đưa 2 vạn người ra đánh, ông đốc binh hăng hái chiến đấu, đại phá địch. Đuổi theo đến Cẩm Bình Sơn, liên tiếp nhổ được lũy phiên, lấy cầu nổi. Tiến Bảo xông vào thành, quân phiên giương cung lắp tên, ông vạch ngực hỏi: "Sao không bắn ta?" bọn chúng đều kinh ngạc. Dụng Dư phá cửa mà vào, Tiến Bảo cấm binh sĩ gây kinh động nhân dân, mọi người nói: "Đây là nhân nghĩa tướng quân!" Bình Phiên và bộ tướng Trần Quân treo cổ trên xà nhà, quân Thanh bắt được Ngô Chi Mậu và bọn bộ tướng Trương Khởi Long, Quách Thiên Xuân cả thảy 17 người, giết đi. Chia quân cho các bộ tướng cùng con thứ Dụng Tân thu phục Chiêu Hóa, các châu huyện Kiếm Châu, Thương Khê, Bồng Châu, Quảng An, Hợp Châu, Tây Sung, Nhạc Trì đều yên. Khi ấy Lương Đống đã hạ Thành Đô, được thụ Vân Quý Tổng đốc, dời quân tiến xuống Vân Nam. Có chiếu Tiến Bảo ở lại Tứ Xuyên, trú tại Bảo Ninh. Thăng Dụng Dư làm Tùng Phan Tổng binh. Tiến Bảo dâng sớ xưng bệnh xin hưu, triều đình mệnh cho về Cố Nguyên để chữa, lập tức lệnh cho Dụng Dư nắm các cánh quân trú tại Bảo Ninh. Sau đó đổi Dụng Dư làm Cố Nguyên Tổng binh. Lương Đống gọi các cánh quân Xuyên, Thiểm tòng chinh, Tiến Bảo dâng sớ nói các cánh quân của mình nên ở lại trấn thủ, xin dừng việc điều động, triều đình nghe theo. Tướng phiên là bọn Hồ Quốc Trụ, Hạ Quốc Tướng từ Quý Châu vào Tứ Xuyên, Đàm Hoằng đã hàng lại phản, chiếm Kiến Xương. Lương Đống dâng sớ hặc Tiến Bảo, ông nói đang nằm dưỡng bệnh, mất Cố Nguyên, Kiến Xương lại tội ở Lương Đống; có chiếu giục Tiến Bảo về Bảo Ninh nắm các cánh quân. Xét công, được tiến Tam đẳng Tinh Kỳ Ni Cáp Phiên (tên Hán là Tử tước), Dụng Dư được gia Tả Đô đốc, thụ thế chức Tha Sa Lạt Cáp Phiên (tên Hán là Vân kỵ úy). Năm thứ 20 (1681), tướng phiên Mã Bảo xâm phạm Tự Châu, Dụng Dư đánh đuổi hắn ta, rồi giành lại các huyện Nạp Khê, Giang An, Nhân Hoài, Hợp Giang, thu hàng tướng phiên là bọn Hà Đức Thành, Mã Bảo chạy về Vân Nam. Triều đình mệnh cho Dụng Dư đưa quân bản bộ trú tại Vĩnh Ninh. Những năm cuối đời. Năm thứ 21 (1682), dẹp xong loạn Tam Phiên, Tiến Bảo vào triều, Lương Đống cũng đến kinh sư, Đế mệnh cho các đại thần trả lại cho 2 người tấu chương đàn hặc nhau, tuyên dụ sẽ không truy cứu, để giữ toàn vẹn cho công thần. Được ban các thứ quần áo, cho về trấn. Năm thứ 23 (1684), bệnh nặng xin nghỉ, khi ấy Dụng Dư được điều làm Thái Nguyên Tổng binh. Triều đình mệnh cho thái y thường xuyên đến xem bệnh. Sau đó dời Dụng Dư làm Cam Túc Tổng binh, để tiện chăm sóc Tiến Bảo. Năm thứ 24 (1685), ông mất, được tặng Thái tử Thái bảo, ban lễ Tế táng, thụy là Trung Dũng. Dụng Dư tập tước, được tiến Nhị đẳng (Tử tước), mất khi đang ở chức. Thời Càn Long, con cháu được thế tập võng thế, sau đó được tiến Nhất đẳng.
1
null
Dasymaschalon clusiflorum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Elmer Drew Merrill mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Unona clusiflora". Năm 1915 tác giả này chuyển nó sang chi "Dasymaschalon". Loài này có ở Philippines và Borneo (gồm Brunei và Malaysia).
1
null
Mạo quả Evrard (danh pháp khoa học: Dasymaschalon evrardii) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Suzanne Joves-Ast mô tả khoa học đầu tiên năm 1940 bằng tiếng Latinh dựa theo mô tả bằng tiếng Pháp năm 1938 của chính tác giả này. Loài này có ở khu vực Phan Thiết, Việt Nam.
1
null
Dasymaschalon filipes là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Unona filipes". Năm 1975 Nguyễn Tiến Bân chuyển nó sang chi "Dasymaschalon". Loài này có ở bán đảo Mã Lai, bao gồm Thái Lan và Malaysia. Là cây gỗ nhỏ, cao tới 6 m. Ra hoa tháng 4-9, tạo quả tháng 8-1 năm sau. Mọc ở cao độ 550-1.300 m. Tên gọi tại Thái Lan là "bu-rong Kan Yao".
1
null
Dasymaschalon glaucum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Elmer Drew Merrill và Trần Hoán Dong mô tả khoa học đầu tiên năm 1935. Phân bố. Loài này có ở Lào, bắc, đông bắc và tây nam Thái Lan (các tỉnh Chiang Mai, Nong Khai, Prachuap Khiri Khan và Ratchaburi), Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây) và Việt Nam. Môi trường sống là rừng trên dốc núi cao trên núi đá vôi và sa thạch, ở cao độ 200-2400 m. Mô tả. Cây gỗ cao tới 8 m. Cành nhẵn nhụi hoặc có lông khi còn non. Cuống lá 4,5-10 mm, có lông thưa; phiến lá hình elip đến hình trứng ngược, 10,5-21 × 4-8 cm, giống da hoặc gần giống da, cả hai mặt đều nhẵn nhụi, phía xa trục lục xám, gân giữa phía xa trục nhẵn nhụi và phía gần trục có lông thưa, gân phụ 8-15 ở mỗi bên của gân giữa và phẳng hoặc chìm, đáy hơi hình tim, đỉnh nhọn hoắt. Hoa trên các cành non. Cuống hoa 1,7-1,9 cm, có lông rất thưa. Lá đài 2,5-3 × 2,5-3 mm. Cánh hoa màu đỏ tía, hình trứng, 2,6-4,2 × 0,8-1 cm, giống da, vặn xoắn, mé ngoài rậm lông; khoang hoa khoảng 6 mm, khoảng 20% chiều dài cánh hoa. Nhị nhiều; mô liên kết cắt đỉnh đến thuôn tròn; phấn hoacos gai nhọn. Lá noãn nhiều; đầu nhụy có lông thưa. Cuống quả 0,7-5,5 cm, nhẵn nhụi hoặc có lông thưa; cuống đơn quả 4-15 mm; đơn quả màu đỏ đến nâu, hình elipxoit khi 1 hạt hoặc hình chuỗi khi có hơn 1 hạt, 1,6-5,5 cm × 5-8 mm, đỉnh nhỏ 0,3-4 mm; chỗ thắt rộng 1,2-3,5 mm. Hạt 1-6 mỗi đơn quả, hình elipxoit, 6,5-13 × 4,8-7 mm. Ra hoa tháng 5-6 hoặc 8-10, tạo quả tháng 4-12, đôi khi đến tháng 2 năm sau. Tên gọi khác. Tên gọi trong tiếng Trung là 白叶皂帽花 (bạch diệp tạo mạo quả). Tại Thái Lan gọi là "bu-rong Bai Nuan".
1
null
Dasymaschalon lomentaceum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Achille Eugène Finet và François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906. Loài này phổ biến rộng tại Thái Lan và Campuchia, có thể có ở cả Lào và Việt Nam. Môi trường sống là rừng thường xanh khô. Là cây gỗ nhỏ, cao tới 5 m. Ra hoa tháng 1-10, tạo quả tháng 2-10. Mọc ở cao độ 0–150 m. Tên gọi tại Thái Lan là "prong kiu".
1
null
Dasymaschalon longiflorum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1820 dưới danh pháp "Unona longiflora". Năm 1906 Achille Eugène Finet & François Gagnepain chuyển nó sang chi "Dasymaschalon". Loài này có ở Assam (Ấn Độ) và Bangladesh.
1
null
Mạo quả đài to hay dất mèo (danh pháp khoa học: Dasymaschalon macrocalyx) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Achille Eugène Finet và François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906. Loài này có ở Lào, Việt Nam, Campuchia, miền đông Thái Lan (tỉnh Ubon Ratchathani), và Hải Nam (Trung Quốc). Là cây gỗ nhỏ, cao tới 6 m. Ra hoa tháng 3-10, tạo quả tháng 3-10. Mọc ở cao độ 200–800 m trong rừng hỗn hợp. Tên gọi tại Thái Lan là "ting fa". Mẫu vật gốc thu được tại Biên Hòa năm 1865. Từ nguyên. Tính từ định danh "macrocalyx" phản ánh đặc trưng khác biệt của lá đài của hoa thuần thục của loài này, với kích thước dài 5,5–15,5 mm và rộng 3–5,5 mm, lớn hơn đáng kể so với các loài khác trong chi "Dasymaschalon" trong khu vực. Lưu ý. Ast (1938) và Bân (1975) tin rằng "D. macrocalyx" ở khu vực Đông Dương là đồng loài với "D. trichophorum" chỉ có ở Hải Nam, Trung Quốc - do cả hai đều có các lá đài to. Tuy nhiên Tsiang và Li (1979) lại nhận thấy vỏ quả ngoài của "D. macrocalyx" có lông màu trắng mọc thẳng che phủ trong khi của "D. trichophorum" là gần như nhẵn nhụi. Ngoài ra, lá đài của "D. macrocalyx" hình tam giác trong khi của "D. trichophorum" là hình trứng. Ian Mark Turner (2018) coi chúng là hai loài tách biệt.
1
null
Mạo quả Robinson (danh pháp khoa học: Dasymaschalon robinsonii) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Suzanne Joves-Ast mô tả khoa học bằng tiếng Latinh lần đầu tiên năm 1940, dựa theo mô tả bằng tiếng Pháp của chính tác giả này năm 1938. Tên gọi "D. robinsonii" do Suzanne Ast công bố lần đầu tiên năm 1938 bằng tiếng Pháp trong "Flore Générale de l'Indo-Chine", suppl. 1: 115 - theo quy định từ năm 1935 trở đi là không có hiệu lực (nom. inval.). Từ nguyên. Tên gọi để vinh danh Charles Budd Robinson (1871–1913), nhà thực vật học người Canada. Mô tả. Cây gỗ cao tới 2 m. Các cành có lông cứng lởm chởm thưa thớt khi còn non, trở thành nhẵn khi già. Cuống lá 2,3-3,3 mm, có lông thưa thớt; phiến lá hình elip, 4-10 × 1,5-3,5 cm, giống da mỏng, cả hai mặt đều nhẵn nhụi, phía xa trục có phấn lục xám, gân giữa phía xa trục có lông rất thưa thớt và phía gần trục nhẵn nhụi, gân phụ 7-9 (-11) ở mỗi bên của gân giữa và phía gần trục in sâu vào, đáy thuôn tròn đến hơi hình tim, đỉnh nhọn, tù hoặc gần thuôn tròn. Hoa ở nách lá hoặc dưới gần đầu cành trên các cành non. Cuống hoa khoảng 4,5 (-11) mm, có lông rất thưa. Lá đài 2,7-3,7 × 2,2-2,7 mm. Cánh hoa hình tam giác, 2,3-2,6 × khoảng 0,6 cm, giống da, không vặn xoắn, mé ngoài rất thưa lông; khoang hoa khoảng 1,2 cm, khoảng 50% chiều dài cánh hoa. Nhị khoảng 60; mô liên kết có đỉnh nhọn ngắn; phấn hoa có bướu. Lá noãn khoảng 12; đầu nhụy dày đặc nhú. Cuống quả 6-8 mm, có lông rất thưa; cuống đơn quả 2,5-3 mm; đơn quả hình chuỗi, với 3-5 khớp á cầu, nhẵn nhụi, rộng khoảng 4,5 mm, chỗ thắt rộng 2,5-2,9 mm, đỉnh nhỏ khoảng 0,8 mm. Hạt 3-5 mỗi đơn quả, á cầu, 5,3-5,8 × 4,4-4,9 mm. Ra hoa tháng 4-6, tạo quả tháng 6-10. Phân bố. Rừng thưa trên đá vôi; ở cao độ khoảng 600 m. Tại Trung Quốc có ở Lệ Ba, Quý Châu, với tên gọi 钝叶假鹰爪 (dun ye jia ying zhua, độn diệp giả ưng trảo). Tại Việt Nam, loài này có trong khu vực từ Ninh Hòa đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
1
null
Mạo quả có mỏ hay chuối chác dẻ (danh pháp khoa học: Dasymaschalon rostratum) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Elmer Drew Merrill và Trần Hoán Dong (Chun Woon Young) mô tả khoa học đầu tiên năm 1934. Tên gọi trong tiếng Trung là 喙果皂帽花 (uế quả tạo mạo hoa). Phân bố. Loài này có phạm vi phân bố từ đông nam Trung Quốc tới Việt Nam. "D. rostratum" từng được thông báo là có tại Phúc Kiến (X. L. Hou & S. J. Li, 2003. "J. Trop. Subtrop. Bot." 11: 171-173.), nhưng Wang Jing (王静, Vương Tĩnh) và Richard M. K. Saunders tin rằng nhận dạng trong báo cáo này là đáng ngờ và cần được xác nhận thêm. Sườn dốc rừng thưa; ở cao độ 300-1000 m. Khu vực phân bố: Miền nam Trung Quốc (bao gồm Phúc Kiến (?), Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, đông nam Tây Tạng, nam Vân Nam) và Việt Nam. Mô tả. Cây gỗ cao tới 4 m. Các cành có lông thưa thớt khi còn non. Cuống lá 5-10 mm, có lông thưa thớt; phiến lá hình elip đến thuôn dài, 13-21,5 × 3,5-7,5 cm, dạng giấy, cả hai mặt nhẵn nhụi hoặc có lông rất thưa thớt, phía xa trục có phấn màu lục xám, gân giữa phía xa trục có lông thưa thớt và phía gần trục nhẵn nhụi, gân phụ 10-16 đôi ở mỗi bên của gân giữa và phía gần trục bằng phẳng, đáy thuôn tròn đến mảnh dẻ, đỉnh nhọn đến nhọn hoắt. Hoa trên các cành non. Cuống hoa 1,2-4 cm, có lông thưa thớt. Lá đài 2-3,5 × 1,5-3,5 mm. Cánh hoa hình trứng, 2-4 × 0,7-1,2 cm, giống da, thường không vặn xoắn, mé ngoài có lông rậm; khoang hoa 1-2 cm, khoảng 50% chiều dài cánh hoa. Nhị khoảng 120; mô liên kết cắt cụt ở đỉnh; phấn hoa có chồi cứng. Lá noãn khoảng 10; đầu nhụy nhẵn nhụi. Cuống quả 2-5 cm, có lông rất thưa; cuống đơn quả 6-13 mm; các đơn quả màu đỏ ánh cam, hình á cầu khi 1 hạt hoặc hình chuỗi khi có hơn 1 hạt, 1,1-2 × 0,6-0,8 cm, đỉnh nhỏ tận cùng 2-4 mm; các chỗ thắt rộng 2-3 mm. Hạt 1-2 mỗi dơn quả, á cầu, 8-9 × 6-7 mm. Ra hoa tháng 4-10, tạo quả tháng 7-12.
1
null
Dasymaschalon sootepense là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Phân bố. Loài này có ở Vân Nam và miền bắc Thái Lan (các tỉnh Chiang Mai, Uttaradit), trong rừng lá rộng thường xanh trên bồi tích đá/cát; ở cao độ 600-1.300 m.. Nó cũng có thể có ở Lào và Việt Nam. Mô tả. Cây gỗ cao tới 10 m. Các cành nhỏ có lông mịn, nhẵn hoặc nhẵn nhụi khi già. Cuống lá 5–9 mm, có lông thưa; phiến lá hình elip, 10-18 × 3 – 7 cm, giống giấy, phía xa trục có phấn màu lục xám hoặc có lông rất thưa thớt, phía gần trục nhẵn hoặc có lông rất thưa thớt, gân giữa phía xa trục có lông thưa và phía gần trục có phấn lục xám, gân phụ 9-12(-18) trên mỗi mặt của gân giữa và phẳng hay chìm, đáy thuôn tròn đến hơi mảnh bớt, đỉnh nhọn hoắt. Hoa trên các cành non. Cuống hoa 1–3 cm, có lông thưa, có lá bắc con ở gốc. Lá đài hình trứng rộng, 1-2,5 (-3) × 2,2-2,6 (-3) mm. Cánh hoa màu vàng, hình trứng, 2,5-4,5 × 1,1-1,3 (-2) mm, giống giấy, không vặn xoắn, mé ngoài có lông thưa; khoang hoa đến 3,7 mm, khoảng 90% chiều dài cánh hoa. Nhị khoảng 140; mô liên kết cắt đỉnh; phấn hoa có gai. Lá noãn khoảng 20, thuôn dài, khoảng 3 mm; noãn 2-7 mỗi lá noãn; đầu nhụy nhẵn hoặc lông thưa thớt. Cuống quả 1,5–3 cm, nhẵn hoặc có lông thưa; cuống đơn quả 6–12 mm; đơn quả màu đỏ, hình elipxoit khi 1 hạt hoặc hình chuỗi khi có hơn 1 hạt, 3-6 × 0,4-0,7 cm, đỉnh nhỏ 1,5-2,5 mm; chỗ thắt rộng 2-2,5 mm. Hạt 1-4 mỗi đơn quả, hình elipxoit, 17-24 × 4–5 mm. Ra hoa tháng 4-7, tạo quả tháng 6-9. Tên gọi. Tên gọi trong tiếng Thái là "bu-rong Suthep", còn trong tiếng Trung là 黄花皂帽花 (hoàng hoa tạo mạo hoa).
1
null
Dasymaschalon tibetense là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Xue Liang Hou mô tả khoa học đầu tiên năm 2005. Tại Trung Quốc gọi là 西藏皂帽花 (Tây Tạng tạo mạo hoa). Phân bố. Rừng cận nhiệt đới bán thường xanh; ở cao độ 500-1.300 m tại đông nam Tây Tạng. Mô tả. Cây gỗ cao tới 5 m. Các cành nhẵn nhụi hoặc có lông khi còn non. Cuống lá 0,9-1,1 cm, nhẵn nhụi; phiến lá thuôn dài, 13,5-20 × 4,5-5,5 cm, giống giấy, cả hai mặt nhẵn, phía xa trục có phấn lục xám, gân giữa nhẵn trên cả hai mặt, gân phụ khoảng 12 ở mỗi bên của gân giữa và phía gần trục phẳng, đáy hơi hình nêm, đỉnh nhọn hoắt. Hoa trên các cành non. Cuống hoa 1,2-1,5 cm, thưa lông. Lá đài khoảng 1,5 × 1,5 mm. Cánh hoa hình tam giác, khoảng 7 × 1,2 cm, giống da, không vặn, mé ngoài có lông thưa; khoang hoa khoảng 5,5 mm, khoảng 80% chiều dài cánh hoa. Nhị khoảng 100; mô liên kết tròn đỉnh; phấn hoa có gai. Lá noãn không thấy. Cuống quả 1-2,3 cm, nhẵn; cuống đơn quả khoảng 1,8 cm; đơn quả hình elipxoit khi 1 hạt hoặc hình chuỗi khi có hơn 1 hạt, khoảng 2,1 × 1 cm, đỉnh nhỏ khoảng 0,2 mm; chỗ thắt rộng khoảng 6 mm. Hạt 1 hoặc 2 mỗi đơn quả, hình elipxoit, 16-19 × khoảng 10 mm. Ra hoa tháng 3-7, tạo quả tháng 6-8.
1
null
Mạo quả Đắk Lắk (danh pháp khoa học: Dasymaschalon tueanum) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Nguyễn Tiến Bân mô tả khoa học đầu tiên năm 2000. Từ nguyên. Tên gọi để vinh danh Hà Văn Tuế, nhà thực vật học người Việt Nam. Phân bố. Loài này có ở miền trung Việt Nam (Đắk Nông, Đắk Lắk).
1
null
Hoa dẻ thơm hay hoa giẻ thơm, giổi tanh, (danh pháp khoa học: Desmos chinensis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Lour. mô tả khoa học đầu tiên năm 1790. Mô tả và môi trường sống. Đây là một cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi lan rộng có thể cao tới 4 m nếu tìm thấy một sự hỗ trợ đầy đủ, nếu không nó hiếm khi phát triển cao hơn 150 cm. Phấn hoa của nó được thải ra dưới dạng tetrads vĩnh viễn. "D. chinensis" được tìm thấy trên khắp Đông Nam Á từ Nepal đến Philippines. Nó phát triển ở bìa rừng ở những khu vực bằng phẳng có độ cao tới 600 m. Nó có thể phát triển như một nhà máy thô sơ ở hai bên đường, các khu vực nông thôn và các địa hình bị xáo trộn khác. Nó phát triển mạnh ở những nơi hơi râm mát. Cây này thường được sử dụng trong cảnh quan đô thị Bangkok. "D. chinensis" được sử dụng để tạo bóng mát dọc theo nhiều vỉa hè và trạm dừng xe buýt. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết lập của thành phố, do sự phát triển của lá dày đặc của nó cung cấp bóng mát, thân cây tương đối mỏng và hệ thống rễ không phá vỡ vỉa hè vỉa hè.
1
null
Disepalum plagioneurum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Friedrich Ludwig Emil Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1930 dưới danh pháp "Polyalthia plagioneura". Năm 1989, David Mark Johnson chuyển nó sang chi "Disepalum". Ghi chú. Theo Plants of the World Online, danh pháp "Polyalthia pingpienensis" là đồng nghĩa của "Disepalum plagioneurum" .
1
null
Liên tràng hình chỉ hay bát đài như chỉ (danh pháp khoa học: Drepananthus filiformis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Suzanne Joves-Ast mô tả khoa học đầu tiên năm 1940. Năm 2010 Surveswaran "et al." (2010) chuyển nó sang chi "Drepananthus". Loài này đặc hữu Việt Nam.
1
null
Duguetia phaeoclados là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Friedrich Philipp von Martius mô tả khoa học đầu tiên năm 1841 dưới danh pháp "Annona phaeoclados". Năm 1999 Paulus Johannes Maria Maas & Heimo Reiner chuyển nó sang chi "Duguetia". Phân bố. Loài này có ở Nam Mỹ, bao gồm Bolivia (Santa Cruz) đến trung tây Brasil và Paraguay.
1
null
Tôn Tư Khắc (chữ Hán: 孫思克, 1628 – 1700), tên tự là Tẫn Thần (藎臣), hiệu là Phục Trai (復齋), thuộc Hán quân Chính Bạch kỳ, nguyên quán Quảng Ninh, Liêu Ninh , con trai của Tôn Đắc Công, là tướng lĩnh của nhà Thanh, có công dẹp loạn Tam Phiên, được sử sách liệt vào "Hà Tây tứ Hán tướng", còn lại là Trương Dũng, Triệu Lương Đống, Vương Tiến Bảo. Cuộc đời. Trấn thủ Lương Châu. Ban đầu Tôn Tư Khắc là Hộ vệ của Vương phủ. Năm Thuận Trị thứ 8 (1651), nhậm chức Ngưu lục Ngạch chân (tức Tá lĩnh trong tiếng Hán) và Lý sự quan của Hình bộ. Năm thứ 11 (1654), thăng làm Giáp lạt Ngạch chân (tức Tham lĩnh). Ông tòng quân, từ Hồ Nam xuống Quý Châu, Vân Nam, có công tham chiến. Năm Khang Hi thứ 2 (1663), thăng làm Tổng binh của Thiểm Tây Cam Túc, trấn thủ Lương Châu. Năm thứ 5 (1666), Ách Lỗ Đặc của Mông Cổ dời đến chăn nuôi ở Đại Thảo Than, triều đình không cho. Họ không chịu đi, nên đôi bên giao chiến ở Định Khương miếu (定羌庙), họ thua chạy, lớn tiếng sẽ chia đường vào cướp. Tư Khắc và Đề đốc Trương Dũng dâng sớ xin dụng binh, các đại thần bàn rằng không nên khinh suất gây hấn, lệnh nghiêm phòng biên cảnh, vỗ về người Hồ. Ông bèn cùng Trương Dũng sửa chữa trường thành, bắt đầu từ cửa ngõ đi vào Bắc Kinh là Tây Thủy quan, cho đến Gia Dục quan, vì thế người Ách Lỗ Đặc đã vượt biên đều bỏ chạy. Tư Khắc xem khắp các ải hiểm yếu ở Nam Sơn, chia binh phòng ngự, rồi tăng cường quân kỷ, tuyển chọn tướng tài, trừ tham nhũng, thẩm tra lương bổng, hạn chế thất thoát, luyện binh an dân, biên cương được yên. Sơn Thiểm Tổng đốc Lư Sùng Tuấn tâu lên, Tư Khắc được gia Hữu Đô đốc. Dẹp loạn Tam Phiên. Năm thứ 13 (1674), Thiểm Tây Đề đốc Vương Phụ Thần (王辅臣) từ Bình Lương hưởng ứng Ngô Tam Quế, Lâm Thao, Củng Xương đều quy phụ, Lan Châu cũng mất. Tổng đốc Cáp Chiêm gọi Tư Khắc đến giúp, Tư Khắc suất quân men theo đập nước đi Lô Đường Bảo thuộc Hồng Thủy , đến Tác Kiều Bảo , kết bè vượt sông, chiếm được Tĩnh Viễn, khuất phục các thành, bảo phụ cận. Thai cát Mặc Nhĩ Căn của Ách Lỗ Đặc thừa cơ phá ải vào cướp, Phó tướng Trần Đạt tử trận. Ông bèn để bọn tham tướng Lưu Tuyển Thắng giữ Tĩnh Viễn, suất quân về Lương Châu, Mặc Nhĩ Căn bỏ đi. Người Cao Đài là Hoàng Phiên lại vào cướp, vây đánh các bảo Noãn Tuyền, Thuận Đức. Tư Khắc suất quân đến Cam Châu, Hoàng Phiên cũng bỏ trốn, ông bèn vượt sông trở lại miền Đông, hội quân với Trương Dũng. Dâng sớ nói binh sĩ của mình vất vả lâu ngày, xin cho khao thưởng, triều đình đặc mệnh đồng ý. Tư Khắc cùng Trương Dũng vây Củng Xương, khi ấy Đại tướng quân Bối lặc Đổng Ngạch đánh Tần Châu chưa hạ được, Ngô Tam Quế sai quân từ Tứ Xuyên đến, đặt doanh trên Nam Sơn, thế đang lớn. Triều đình gọi Tư Khắc soái 2000 người từ Củng Xương đi giúp, đắp lũy ở phía tây thành, giằng co với địch. Tướng của Phụ Thần là bọn Trần Vạn Sách đến hàng ông, Ba Tam Cương bỏ trốn, nên hạ được Tần Châu. Quân phiên ở Nam Sơn tan chạy, Tư Khắc và bọn tướng quân Phật Ni Liệt truy kích, đánh bại họ ở Diêm Quan, thu phục huyện Lễ; lại đánh bại họ ở Tây Hòa, phá cửa xông vào, giết quan lại phiên, các huyện Thanh Thủy, Phục Khương đều hàng. Ông đưa quân về Củng Xương, sai bọn Vạn Sách vào thành dụ tướng của Phụ Thần là bọn Trần Khả, họ dâng 17 châu, huyện Củng Xương về hàng. Hà Đông được yên. Quân Thanh hội họp tấn công Bình Lương, Tư Khắc suất quân ra Tĩnh Ninh, đánh bại tướng của Phụ Thần là Lý Quốc Lương, chém 500 thủ cấp, bắt 3 viên bộ tướng, lấy được thành. Tiến đến Hoa Đình, tướng của Phụ Thần là Cao Đỉnh đưa 28 viên bộ tướng, hơn ngàn quân ra hàng. Ông đến Bình Lương, hội quân với Bối lặc Đổng Ngạch. Quân giữ thành ra đánh, Tư Khắc đi bộ đốc quân chống địch, giao chiến ở Nam Sơn, ở phía bắc thành, thắng liền 8 trận. Lại vây Cửu Phúc, đánh bại địch ở ngoài Quách Nam. Quân phiên ngăn quân Thanh đào hào, Tư Khắc xua binh đánh gấp, quân phiên lui rồi lại tiến mấy lần, đều bị đánh bại. Đánh Bạch Khởi Trại thuộc Kính Châu, xua binh xông lên, hạ được trại, bắt tướng của Phụ Thần là Lý Mậu. Lại đánh bại địch ở Giáp Tử Dục, đánh bại địch ở Mã Doanh Tử, Ma Bố Lĩnh, Đổng Ngạch báo lên công trạng của ông. Năm thứ 15 (1676), Đồ Hải thay Đổng Ngạch làmĐDốc sư, đến Hổ Sơn Đôn ở phía bắc thành xem hình thế, rồi dò xét Cố Nguyên Đạo. Hơn vạn phục binh chợt nổi lên, Tư Khắc gấp đến đánh, đuổi địch hơn 10 dặm về phía Bắc, bị thương nặng. Phụ Thần xin hàng, Tư Khắc về Lương Châu. Có chiếu khen công của ông, thăng làm Đề đốc Lương Châu thụ thế chức Nhất đẳng A Đạt Cáp Cáp Phiên . Tư Khắc dâng sớ tạ ơn, nói mình bị thương ở cánh tay phải, phạm vào gân cốt, chữa không khỏi, đã thành tàn tật, xin hưu. Triều đình có chỉ vỗ về giữ lại. Năm thứ 16 (1677), xét công, được tiến Tam đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên . Cát Nhĩ Đan làm loạn, người Mông Cổ chạy vào biên cương quấy nhiễu dân chúng, Tư Khắc và Trương Dũng điều quân xua đuổi, họ bèn bỏ đi. Năm thứ 18 (1679), triều đình ban sắc cho Đồ Hải hợp các cánh quân xuống Tứ Xuyên, chia 4 đạo tiến binh, Tư Khắc và Tướng quân Tất Lực Khắc Đồ ra Lược Dương. Gặp lúc kinh sư có động đất, có chiếu cho đại thần trong ngoài triều trình bày ý kiến, ông dâng sớ đề nghị hoãn ra quân, đợi đến mùa xuân, binh cường, mã tráng thì hơn. Triều đình mệnh Học sĩ Lạp Long Lễ đến Lương Châu tuyên dụ trách mắng, ông nhận tội. Tư Khắc và Tất Lực Khắc Đồ suất quân đánh Giai Châu, tiến hạ các huyện Văn Thành, Miện. Triều đình mệnh cho Tư Khắc về Lương Châu. Sau đó theo lời tâu của Tổng đốc Cáp Chiêm, dời đi Trang Lãng. Năm thứ 20 (1681), dân Khánh Dương là Cảnh Phi tập hợp bọn thủ lĩnh Đạt Nhĩ Gia Tể Nông làm loạn, xâm phạm Hà Châu, Tư Khắc và Trương Dũng điều quân đánh dẹp được. Trấn thủ Cam Túc. Năm thứ 22 (1683), truy luận tội xin hoãn ra quân, bị bãi chức Đề đốc, mất thế chức, vẫn giữ chức Tổng binh. Năm thứ 23 (1684), lại được thụ chức Cam Túc Đề đốc. Năm thứ 29 (1690), Học sĩ Đạt Hô, Lang trung Tang Cách đi sứ Tây Vực trở về, đến bên ngoài Gia Dục Quan, bị người Tây Hải là A Kỳ La Bặc Tàng bắt giữ. Tư Khắc sai Du kích Chu Ứng Tường nói phải trái với Tể tang của họ, bọn Đạt Hô mới được thả về. Ông lại sai Phó tướng Phan Dục Long, Du kích Hàn Thành suất quân đánh dẹp, chém hơn 400 thủ cấp, A Kỳ La Bặc Tàng thua chạy. Tư Khắc sai sứ trách mắng các Thai cát ở Tây Hải, họ sợ hãi, thu gia sản của A Kỳ La Bặc Tàng để bồi thường. Ông dâng sớ xin miễn việc trừng trị, triều đình khen Tư Khắc xử trí hợp lẽ. Năm thứ 30 (1691), dâng sớ đề nghị đặt 1 viên Tổng binh, 3000 quân ở Gia Dục Quan, đề phòng Cát Nhĩ Đan; cho rằng Cam Túc đất xấu dân nghèo, thành ra không thể cung ứng lương thảo cho quân đội, nên đề nghị mở ra tiền lệ, quyên nộp lương thảo thì được ghi công, thăng cấp hay làm các chức quan nhỏ, khi nào đủ dùng thì dừng lại. Năm thứ 31 (1692), được gia Thái tử Thiếu bảo, cho thế chức Bái Tha Lạt Bố Lặc Cáp Phiên (tên Hán là Kỵ đô úy). Dâng sớ xin hưu, lại an ủi giữ lại. Được gia Chấn Vũ Tướng quân. Bình định Cát Nhĩ Đan. Năm thứ 32 (1693), Cát Nhĩ Đan làm loạn, triều đình mệnh Nội đại thần Lang Đại soái cấm quân ra trú ở Ninh Hạ, lấy Tư Khắc làm Tham tán. Năm thứ 35 (1696), Đế thân chinh, Đại tướng quân Phí Dương Cổ theo tây lộ, Tư Khắc suất quân ra Ninh Hạ, hội họp ở Ông Kim. Đế trú tại Khắc Lỗ Luân Hà (sông Kherlen), Cát Nhĩ Đan trốn chạy, Phí Dương Cổ đốc quân đón đánh, giao chiến ở Chiêu Mạc Đa . Tư Khắc nắm quân Lục Doanh ở giữa, cùng các cánh quân ra sức chiến đấu, đại phá địch, đuổi về phía bắc hơn 30 dặm, Cát Nhĩ Đan đưa vài kỵ binh bỏ chạy. Có chiếu khen ngợi, triệu đến kinh sư, mệnh cho thị vệ chào đón, ngự chế thơ, quạt để ban cho. Được vào trò chuyện ở Sướng Xuân Viên, ban cho biển ngạch có ý vỗ về cùng Đoan tráo , ban cho Đoàn long bổ phục , lông công, mũ áo, ngựa đã đóng yên... rồi ban lương thảo cho quan binh theo vào kinh sư. Mệnh cho trú ở Túc Châu, dò xét tung tích của Cát Nhĩ Đan. Năm thứ 37 (1698), xét công, được gia Tha Sa Lạt Cáp Phiên . Cái chết. Năm thứ 39 (1700), có bệnh xin hưu, triều đình cho thầy thuốc đến thăm, vẫn giữ chức vụ. Ít lâu sau mất, được tặng Thái tử Thái bảo, ban lễ Tế táng, thụy là Tương Vũ. Tang về kinh sư, mệnh cho Hoàng trưởng tử Dận Thì đi viếng. Tư Khắc trấn thủ vùng biên lâu năm, ơn uy đằm thắm. Tang đi từ Cam Châu đến Đồng Quan, qua nơi nào, quân dân ở 2 bên đường kêu khóc đưa tiễn. Đế nghe được, than: "Nếu Tư Khắc thời bình làm quan không tốt, sao được thế này?" Được tiến tước Nhất đẳng A Tư Cáp Ni Cáp Phiên kiêm thế chức Tha Sa Lạt Cáp Phiên . Thời Càn Long, con cháu họ Tôn được định phong Nhất đẳng Nam, sau đó được thế tập võng thế. Trong văn hóa đại chúng. Trong tiểu thuyết "Lộc Đỉnh ký", Tôn Tư Khắc là Vân Nam Phó tướng, vì không phải dòng chính của Ngô Tam Quế mà bị điều đến kinh thành, sau lại kết nghĩa huynh đệ cùng với Vi Tiểu Bảo, Trương Dũng, Triệu Lương Đống và Vương Tiến Bảo. Được diễn bởi Tương Khắc trong phim Lộc Đỉnh ký năm 1998.
1
null
Danh sách này liệt kê các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Di tích, di sản văn hóa. Ở Bắc Ninh, việc thờ Nguyễn Minh Không có tới hàng chục di tích thuộc địa bàn các huyện: thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình xưa vốn là quê ngoại của người, tiểu biểu như chùa Phả Lại ở Đức Long, Quế Võ và đình làng Đào Viên và Điện Tiền thuộc xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành thờ thánh Nguyễn với tư các sư tổ nghề đúc đồng.
1
null
Fusaea longifolia là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Jean Baptiste Christophe Fusée Aublet mô tả khoa học đầu tiên năm 1775 dưới danh pháp "Annona longifolia". Năm 1914 William Edwin Safford chuyển nó sang chi "Fusaea". Phân bố. Loài này có ở Bolivia, Brasil (bắc, đông bắc, tây trung), Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname, Venezuela.
1
null
Hornschuchia alba là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Auguste François César Prouvençal de Saint-Hilaire mô tả khoa học đầu tiên năm 1825 dưới danh pháp "Bocagea alba". Năm 1931 Robert Elias Fries chuyển nó sang chi "Hornschuchia". Phân bố. Loài này có tại bang Rio de Janeiro, đông nam Brasil. Mô tả. Cây bụi cao 0,5 đến 2 m, sống trên cạn, có trong các khu rừng ven Đại Tây Dương, trong khu vực rừng mưa vùng đất thấp và rừng duyên hải Restinga. Là loài cây lâu năm, hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ bọ cánh cứng.
1
null
Hornschuchia bryotrophe là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Christian Gottfried Daniel Nees von Esenbeck mô tả khoa học đầu tiên năm 1821. Phân bố. Loài này có tại các bang Bahia, Espírito Santo và Rio de Janeiro ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia cauliflora là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Paulus Johannes Maria Maas và A. K. van Setten mô tả khoa học đầu tiên năm 1988. Phân bố. Loài này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia citriodora là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được David Mark Johnson mô tả khoa học đầu tiên năm 1993. Phân bố. Loài này có tại các bang Bahia và Espírito Santo ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia leptandra là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được David Mark Johnson mô tả khoa học đầu tiên năm 1995. Phân bố. Loài cây gỗ này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia lianarum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được David Mark Johnson mô tả khoa học đầu tiên năm 1995. Phân bố. Loài này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài cây gỗ hay cây bụi này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương, thảm thực vật Carrasco, rừng lá bán sớm rụng theo mùa và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia myrtillus là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Christian Gottfried Daniel Nees von Esenbeck mô tả khoa học đầu tiên năm 1821. Phân bố. Loài này có tại các bang Bahia và Espírito Santo ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài cây bụi này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương, rừng lá bán sớm rụng theo mùa và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia obliqua là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Paulus Johannes Maria Maas và A. K. van Setten mô tả khoa học đầu tiên năm 1988. Phân bố. Loài này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài cây gỗ này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia polyantha là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Paulus Johannes Maria Maas mô tả khoa học đầu tiên năm 1986. Phân bố. Loài này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài cây gỗ hay cây bụi này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Hornschuchia santosii là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được David Mark Johnson mô tả khoa học đầu tiên năm 1995. Phân bố. Loài này có tại bang Bahia ở miền đông Brasil. Mô tả. Loài cây gỗ này có trong các khu rừng mưa Đại Tây Dương và vùng sinh thái trảng cỏ nhiệt đới Cerrado.
1
null
Meiogyne punctulata là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Henri Ernest Baillon mô tả khoa học đầu tiên năm 1871 dưới danh pháp "Melodorum punctulatum". Năm 1919, Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Fissistigma". Năm 1931, Albert Ulrich Däniker mô tả loài "Unona tiebaghiensis". Năm 1996, E.C.H.van Heusden chuyển nó sang chi "Meiogyne". Năm 2017, rà soát của Ian Mark Turner & Timothy Michael Arthur Utteridge cho thấy chúng là đồng loài và thuộc về chi "Meiogyne" chứ không phải thuộc chi "Fissistigma". Do danh pháp "Melodorum punctulatum" có độ ưu tiên cao nhất nên loài được đổi danh pháp thành "Meiogyne punctulata". Phân bố. New Caledonia. Lưu ý. Ian Mark Turner & Timothy Michael Arthur Utteridge ghi trong phần lưu ý rằng:
1
null
Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1906 – 1973) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Roma tại Việt Nam, ông là người Việt thứ 11 được tấn phong giám mục, giám mục người Việt đầu tiên của Giáo phận Sài Gòn và giám mục tiên khởi của Giáo phận Đà Lạt. Giám mục Nguyễn Văn Hiền quê tại Quảng Trị, từ nhỏ đã có chí hướng tu hành. Trong giai đoạn tu tập, chủng sinh Hiền cũng được cho đi du học Roma và được thụ phong linh mục tại đây vào ngày 21 tháng 12 năm 1935. Sau khi tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ Thần học, ông tiếp tục đi du học Pháp và tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân Văn Chương Pháp. Năm 1940, ông trở về Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ khác nhau của Giáo phận Huế, trong đó có các chức nhiệm quan trọng như Giám đốc Tiểu chủng viện Huế, Giám đốc Đại chủng viện Huế, Giám đốc Trường Thiên Hựu. Ngày 20 tháng 9 năm 1955, Tòa Thánh bổ nhiệm ông làm đại diện Tông Tòa Sài Gòn. Lễ tấn phong diễn ra vào ngày 30 tháng 11 sau đó tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Sau khi thiết lập hàng giáo phẩm năm 1960, Giáo hoàng Gioan XIII quyết định thuyên chuyển ông làm giám mục chính tòa tiên khởi Giáo phận Đà Lạt, còn Tân Tổng giáo phận Sài Gòn trao cho Tân Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình coi sóc. Ông qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1973 tại Đà Lạt, thọ 67 tuổi. Thân thế và tu tập. Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền sinh ngày 23 tháng 3 năm 1906 tại Nhu Lý, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng giáo phận Huế. Gia đình ông là hậu duệ của Thánh Simon Phan Đắc Hòa, vì vậy tên Thánh của ông được đặt là Simon Hòa. Từ nhỏ, cậu bé Hiền đã có chí hướng theo con đường tu hành. Năm mười một tuổi, ngày 8 tháng 9 năm 1917, gia đình cậu bé Hiền quyết định cho cậu vào học tại Tiểu chủng viện An Ninh. Cậu học tại đây đến khi hoàn tất tiểu chủng viện, rồi tiếp tục con đường tu tập bằng cách chọn học tại Đại Chủng viện Phú Xuân, Huế. Năm 1932, chủng sinh Nguyễn Văn Hiền được chọn gửi đi du học ngành Thần học tại Roma. Linh mục. Khi đang du học tại Roma về Thần học, ngày 21 tháng 12 năm 1935, phó tế Hiền đã được thụ phong chức linh mục tại Roma. Ngày 16 tháng 7 năm 1937, vị linh mục trẻ tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Thần học. Sau đó, linh mục Simon Hòa tiếp tục đi du học Pháp và ông đã tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân Văn chương Pháp vào ngày 16 tháng 10 năm 1939. Năm 1940, linh mục Nguyễn Văn Hiền trở về Việt Nam, được chọn làm Giáo sư Trường Thiên Hựu, Huế. Sau đó, năm 1943, linh mục Hiền được giám mục giáo phận chọn làm linh mục phó xứ giáo xứ Kim Long. Năm 1944, giám mục giáo phận lại thuyên chuyển linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền làm linh mục phó xứ chính tòa Phủ Cam, Huế. Năm 1946, ông trở thành linh mục chính giáo xứ Phường Tây, và giữ chức vụ này đến năm 1947. Từ 1947, linh mục Hiền được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại chủng viện Huế. Từ năm 1948 đến năm 1953, ông là Tổng úy Giáo phận Huế. Trong khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1955, ông là Giám đốc Tiểu Chủng viện Huế. Năm 1955, linh mục Hiền được chọn trở thành Giám đốc Trường Thiên Hựu, Huế. Giám mục. Năm 1955, Tòa Thánh Vatican công bố bổ nhiệm linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền làm giám mục hiệu tòa Sagalasse, đồng thời làm đại diện Tông tòa Giáo phận Sài Gòn thay cho vị Giám mục tiền nhiệm người Pháp Jean Cassaigne (tên Việt: Sanh) về hưu. Cũng trong đợt bổ nhiệm này, Tòa Thánh cũng loan tin bổ nhiệm linh mục Phaolô Nguyễn Văn Bình làm Đại diện Tông Tòa Giáo phận Cần Thơ. Ngày 30 tháng 11 cùng năm, lễ tấn phong cho hai tân giám mục được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Ông trở thành vị giám mục Việt Nam đầu tiên của Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn (Địa phận Sài Gòn). Ông lấy khẩu hiệu giám mục của mình là "(Chúng tôi) Rao giảng Chúa Giêsu / một Đấng Kitô chịu đóng đinh". Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập với ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn được nâng lên hàng tổng giáo phận, Giám mục Bình, Đại diện Tông Tòa Địa phận Cần Thơ được bổ nhiệm làm tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Sài Gòn, còn Giám mục Hiền được thuyên chuyển làm giám mục chính tòa của Giáo phận Đà Lạt. Tuy vậy, đến ngày 2 tháng 4 năm 1961, tân tổng giám mục mới đến nhận ngai tòa nên đến 6 tháng 4, Giám mục Hiền mới có thể đến nhận ngai tòa tại Đà Lạt. Ông chính thức trở thành giám mục chính tòa tiên khởi của Giáo phận Đà Lạt. Địa bàn giáo phận gồm thành phố Đà Lạt, các tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Phước Long (tách từ Tổng giáo phận Sài Gòn) và Quảng Đức (tách từ Giáo phận Kon Tum). Ông qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1973 tại Đà Lạt, thọ 67 tuổi, được an táng tại Nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Tông truyền. Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong giám mục năm 1955, dưới thời Giáo hoàng Piô XII, bởi: Năm 1966, Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền là phụ phong nghi thức truyền chức cho các giám mục: Ngoài ra, năm 1967, Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền còn phong chức linh mục cho Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, tổng giám mục Hà Nội.
1
null
Mạo đài Maingay (danh pháp khoa học: Mitrephora maingayi) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Joseph Dalton Hooker & Thomas Thomson mô tả khoa học năm 1872 và được Plants of the World Online công nhận là loài hợp lệ. The Plant List coi "Mitrephora maingayi" chỉ là danh pháp đồng nghĩa của "Mitrephora teysmannii" Từ nguyên. Tên loài là để vinh danh nhà thực vật học người Anh là Alexander Carroll Maingay, người đã thu thập mẫu để Hooker và Thomson kiểm tra. Phân bố. Loài này là bản địa Bangladesh, Borneo, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Sumatra và Việt Nam. Mô tả. Loài này là cây gỗ. Lá có kích thước 8-18 x 3-6 cm và nhọn đỉnh, nhẵn bóng ở mặt trên. Cuống lá dài 0,6-1,3 cm. Hoa rủ xuống, màu vàng với phớt đỏ. Hoa có 3 lá đài màu nâu có lông tơ che phủ rậm rạp. Sinh sản. Sử dụng danh pháp đồng nghĩa là "Mitrephora teysmannii", Yunyun Shao và Fengxia Xu thông báo rằng phấn hoa của "M. maingayi" được rải ra như những bộ bốn thường xuyên.
1
null
Monanthotaxis bokoli là loài thực vật có hoa thuộc họ Na, bản địa Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Gabon, Cộng hòa Trung Phi. Loài này được Émile Auguste Joseph De Wildeman và Théophile Alexis Durand mô tả khoa học đầu tiên năm 1900 dưới danh pháp "Xylopia bokoli". Năm 1971 Bernard Verdcourt chuyển só sang chi "Monanthotaxis". The Plant List coi nó là đồng nghĩa của "Popowia bokoli".
1
null
Monanthotaxis laurentii là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này đượcÉmile Auguste Joseph De Wildeman mô tả khoa học đầu tiên năm 1905 dưới danh pháp "Popowia laurentii". Năm 1971, Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Monanthotaxis". Phân bố. Loài này có tại Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, CH Congo, Gabon, Ivory Coast, Liberia, Nigeria, Sierra Leone, CHDC Congo.
1
null
Monanthotaxis parvifolia là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Lịch sử phân loại. Loài này được Daniel Oliver mô tả khoa học đầu tiên năm 1868 dưới danh pháp "Unona parvifolia". Năm 1901 Engler & Diels chuyển nó sang chi "Popowia" làm cho danh pháp này trở thành bất hợp lệ (nom. illeg.), do "Popowia parvifolia" đã được Wilhelm Sulpiz Kurz công bố năm 1875 để chỉ loài đặc hữu quần đảo Nicobar. Năm 1971 Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Monanthotaxis".
1
null
Monoon lateriflorum là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1825 dưới danh pháp "Guatteria lateriflora". Năm 1865, Friedrich Anton Wilhelm Miquel chuyển nó sang chi "Monoon". Năm 1874, Wilhelm Sulpiz Kurz chuyển nó sang chi "Polyalthia", và nó được đặt tại chi này đến năm 2012, khi Bine Xue "et al." phục hồi chi "Monoon" và chuyển nó sang chi này.
1
null
Neo-uvaria foetida là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Joseph Dalton Hooker & Thomas Thompson công bố mô tả khoa học hợp lệ đầu tiên năm 1872 dưới danh pháp "Popowia foetida", dựa theo mô tả trước đó của Alexander Carroll Maingay. Năm 1939, Herbert Kenneth Airy Shaw chuyển nó sang chi "Neo-uvaria". Nó là loài điển hình của chi "Neo-uvaria". Plants of the World Online và The Plant List hiện nay chỉ coi "Neo-uvaria foetida" như là danh pháp đồng nghĩa của "Neo-uvaria acuminatissima".
1
null
Phaeanthus ophthalmicus là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được George Don công bố miêu tả khoa học hợp lệ đầu tiên năm 1831 dưới danh pháp "Uvaria ophthalmica" dựa theo mô tả trước đó của William Roxburgh. Năm 1955, James Sinclair chuyển nó sang chi "Phaeanthus". Phân bố. Loài này là bản địa Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines, Papua New Guinea.
1
null
Nhọc, hay còn gọi là cây nóc, ran, quần đầu quả tròn, đuôi trâu (danh pháp khoa học: Huberantha cerasoides) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Roxburgh miêu tả khoa học đầu tiên năm 1795 dưới danh pháp "Uvaria cerasoides". Năm 1869 Richard Henry Beddome xếp nó trong chi "Polyalthia". Năm 2012, Tanawat Chaowasku và ctv. tách một phần của chi "Polyalthia" để thành lập chi "Hubera" và chuyển nó sang chi này. Tuy nhiên, năm 2015 nhóm tác giả đã đổi tên chi thành "Huberantha", do "Hubera" là đồng âm muộn của "Huberia" (họ Melastomataceae) nên nó là đồng âm muộn bất hợp lệ (nom. illeg. hom.). Vì thế, danh pháp chính thức hiện nay của loài này là "Huberantha cerasoides". Phân bố. Loài này phân bố trong khu vực từ đảo Hải Nam qua Đông Dương tới Ấn Độ và Sri Lanka.
1
null
Wangia florulenta là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Lí Bỉnh Thao (P. T. Li) công bố miêu tả khoa học đầu tiên năm 1976 dưới danh pháp "Polyalthia florulenta", dựa theo mô tả trước đó của Ngô Chinh Dật (C. Y. Wu). Năm 2016, Bine Xue "et al." chuyển nó sang chi "Wangia". Phân bố. Các khu rừng trên sườn dốc, ở cao độ 1.100-1.400 m tại tây và nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Mô tả. Cây bụi cao khoảng 2 m. Cành non có lông tơ, trở thành nhẵn nhụi khi già. Cuống lá 2–4 mm, có lông tơ; phiến lá thuôn dài tới hình mũi mác, 5-14,5 × 2,3–4 cm, có màng, phía xa trục có lông măng, phía gần trục nhẵn nhụi, ngoại trừ các gân giữa có lông nhỏ, gân thứ cấp 10-13 ở mỗi bên của gân giữa, xiên ngược và nối nhau ở gần mép lá, đáy hình nêm rộng, đỉnh tù đến nhọn. Các cụm hoa mọc đối lá, 1 hoa. Hoa đường kính khoảng 0,4 cm. Cuống hoa 1–10 mm, có lông tơ; lá bắc con 2 ở giữa cuống hoa, hình trứng-hình mũi mác, kích thước khoảng 3,5 × 1 mm, có lông tơ phía xa trục, nhẵn nhụi phía gần trục. Lá đài hình trứng, khoảng 2 × 2 mm, bên ngoài có lông tơ, bên trong nhẵn nhụi. Cánh hoa màu lục ánh vàng; cánh hoa bên ngoài hình trứng-hình mũi mác, khoảng 2,5 × 1,5 mm, lõm, phía ngoài có lông tơ, phía trong nhẵn nhụi; các cánh hoa bên trong hình trứng, khoảng 3,5 × 2 mm, phẳng. Nhị hoa hình nêm, khoảng 0,5 mm; các mô liên kết xét cụt ở định, có lông măng. Lá noãn khoảng 7, thuôn dài, khoảng 0,8 mm, nhẵn nhụi; noãn 1 trên mỗi lá noãn, ở gốc. Cuống quả 1-1,5 cm; cuống đơn quả 3–5 mm, có lông tơ; đơn quả đến 7, màu đỏ, hình tròn, đường kính khoảng 8 mm, nhẵn nhụi. Ra hoa tháng 12 đến tháng 2, tạo quả tháng 6 đến tháng 8.
1
null
Quần đầu jenkins (danh pháp khoa học: Huberantha jenkensii) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Joseph Dalton Hooker & Thomas Thomson miêu tả khoa học đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Guatteria jenkinsii". Năm 1872 các tác giả chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2015, Tanawat Chaowasku "et al." chuyển nó sang chi "Huberantha".
1
null
Nhọc duyên hải hay quần đầu duyên hải (danh pháp khoa học: Marsypopetalum littorale) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830 dưới danh pháp "Guatteria littoralis". Năm 1899, Jacob Gijsbert Boerlage chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2011, Xue "et al." chuyển nó sang chi "Marsypopetalum". Phân bố. Loài này phân bố trong khu vực từ đảo Hải Nam qua Việt Nam, Thái Lan tới Indonesia, về phía tây Malesia.
1
null
Huyền diệp hay hoàng nam (Monoon longifolium) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Pierre Sonnerat miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782 dưới danh pháp "Uvaria longifolia". Năm 1864, George Henry Kendrick Thwaites chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2012, Bine Xue "et al." chuyển nó sang chi "Monoon". Phân bố. Loài này là bản địa Ấn Độ và Sri Lanka. Nó được du nhập vào làm vườn tại nhiều quốc gia nhiệt đới trên khắp thế giới. Chẳng hạn, nó được trồng rộng khắp tại nhiều nơi ở Jakarta (Indonesia) và quốc đảo Caribe là Trinidad và Tobago. Tại VIệt Nam, nó được du nhập gần đây và những người làm vườn gọi nó là huyền diệp hay hoàng nam.
1
null
Trivalvaria costata là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Nathaniel Wallich đề cập tới trong danh sách chép tay của ông với danh pháp "Uvaria costata" và được Joseph Dalton Hooker & Thomas Thomson miêu tả khoa học đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Guatteria costata". Năm 2009 Ian Mark Turner chuyển nó sang chi "Trivalvaria". Phân bố. Loài này có ở quần đảo Andaman, Bangladesh, Hải Nam, Lào, Malaysia bán đảo, Myanmar, quần đảo Nicobar, Thái Lan, Việt Nam. Các tên gọi trong tiếng Việt có: ran rừng, nhọc đen, lèo heo, quần đầu ít tâm bì. Mô tả. Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao đến 5 m. Các cành có lông tơ từ dày đặc đến rất thưa thớt khi còn non, nhẵn nhụi. Cuống lá 2–10 mm, từ có lông tơ dày dặc đến nhẵn nhụi; phiến lá hình trứng ngược đến hình elip đến thuôn dài hình trứng, 6-25 × 2–9 cm, có màng đến giống da mỏng, phía xa trục có lông tơ từ thưa thớt đến dày dặc, phía gần trục nhẵn nhụi hoặc hiếm khi có lông tơ, đáy hình nêm đến thuôn tròn nhiều hay ít, gân giữa dẹp gần trục, các gân bên phía gần trục mờ nhạt đến không rõ ràng. Cụm hoa mọc ở ngoài nách lá hoặc đôi khi mọc đối lá, hiếm khi từ các cành già, thường trên trục gỗ có vết vảy của các hoa trước đó, kiểu 1 hoặc 2 hoa; lá bắc 1 hoặc 2, hình tam giác đến hình trứng, 1,5-3 (-5) mm. Hoa đa tạp (đực và lưỡng tính). Cuống hoa 2-5 (-8) mm, có lông tơ. Chồi 2,5-5 (-8) mm. Lá đài hình tam giác đến hình trứng rất rộng, 2-3,5 × 1,5–4 mm, bên ngoài có lông tơ dày dặc, đỉnh nhọn đến tròn. Cánh hoa màu trắng đến màu vàng nhạt bẩn, xếp lợp, hình mũi mác hay mác ngược, hình trứng hẹp đến hình tam giác rộng, 2-8 (-12) × 1-4,5 mm, tỏa rộng, mé ngoài có lông tơ, mé trong nhẵn nhụi; các cánh hoa bên trong hình trứng ngược đến hình mũi mác, 4-12 × 1–4 mm, đỉnh tròn đến nhọn. Hoa đực: đế hoa hình nón; nhị hoa nhiều, 1,3-2,6 mm; đỉnh mô liên kết giống như khiên, đôi khi hình lưỡi trên các nhị hoa bên ngoài, nhẵn nhụi hoặc lông măng dày đặc. Hoa lưỡng tính: đế hoa hình trụ; nhị hoa nhiều; lá noãn 2-10, rậm lông; nhụy hoa có lông tơ. Cuống quả 3-5 (-8) mm; cuống đơn quả 1–6 mm; đơn quả đến 5, đôi khi có phấn, quả chín màu đỏ, hình elipxoit đến thuôn dài, 10-28 × 5–11 mm, lông tơ thưa, phát triển kích thước vừa phải, với rãnh dọc chu vi.
1
null
Huberantha rumphii là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được August Wilhelm Eduard Theodor Henschel công bố miêu tả khoa học đầu tiên năm 1833 dưới danh pháp "Guatteria rumphii" theo mô tả trước đó của Carl Ludwig Blume. Năm 1923 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2015, Tanawat Chaowasku "et al." chuyển nó sang chi "Huberantha".
1
null
Quần đầu khỉ hay nhọc đen (danh pháp khoa học: Monoon simiarum) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Joseph Dalton Hooker & Thomas Thomson công bố miêu tả khoa học hợp lệ đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Guatteria simiarum", theo mô tả trước đó của Francis Buchanan-Hamilton. Năm 1862, George Bentham & William Jackson Hooker chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2012, Bine Xue "et al." chuyển nó sang chi "Monoon".
1
null
Huberantha stuhlmannii là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Heinrich Gustav Adolf Engler miêu tả khoa học đầu tiên năm 1895 dưới danh pháp "Unona stuhlmannii". Năm 1969, Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Polyalthia". Năm 2015, Tanawat Chaowasku "et al." chuyển nó sang chi "Huberantha".
1
null
Polyceratocarpus parviflorus là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Edmund Gilbert Baker miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alphonseopsis parviflora". Năm 1939 Jean H. P. A. Ghesquière chuyển nó sang chi "Polyceratocarpus". Phân bố. Cameroon, Gabon, Ghana, Ivory Coast, Liberia, Nigeria.
1
null
Monanthotaxis cauliflora là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Thomas Ford Chipp miêu tả khoa học đầu tiên năm 1923 dưới danh pháp "Popowia cauliflora". Năm 1971 Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Monanthotaxis". Phân bố. Loài này là bản địa khu vực Cameroon, Cộng hòa Congo, Gabon, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo.
1
null
Bô bốt hạt đậu hay bồ bốt hạt đậu (danh pháp khoa học: Popowia pisocarpa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume công bố mô tả khoa học hợp lệ đầu tiên năm 1830 dưới danh pháp "Bocagea pisocarpa", dựa trên mô tả của chính ông năm 1825 dưới danh pháp "Guatteria pisocarpa". Năm 1839 Stephan Ladislaus Endlicher chuyển nó sang chi "Popowia", Năm 1842 Guilielmo Gerardo Walpers công bố danh pháp này tại trang 74 Quyển 1 sách "Repertorium Botanices Systematicae" của ông., Nó là loài điển hình của chi "Popowia". Phân bố. Loài này có tại Borneo, Java, Malaysia bán đảo, Myanmar, Philippines, Sulawesi, Sumatra, Thái Lan và Việt Nam.
1
null
Porcelia macrocarpa là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được (Warm.) R.E. Fr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1930. Phân bố. Loài này có trong khu vực từ đông đến nam Brasil, bao gồm các bang Bahia, Minas Gerais, Rio de Janeiro, São Paulo, Paraná, Santa Catarina.
1
null
Pseuduvaria aurantiaca là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Friedrich Anton Wilhelm Miquel miêu tả khoa học đầu tiên năm 1865 dưới danh pháp "Orophea aurantiaca". Năm 1915 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Từ nguyên. Tên gọi "aurantiaca" là lấy theo màu da cam của quả loài này. Phân bố. Loài này có ở New Guinea.
1
null
Pseuduvaria filipes là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Adolf Georg Lauterbach và Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1901 dưới danh pháp "Orophea filipes". Năm 1956 James Sinclair chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Phân bố. Loài này có ở New Guinea.
1
null
Giả bồ Đông Dương (danh pháp: Pseuduvaria trimera) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Mitrephora trimera". Năm 1938 Elmer Drew Merrill mô tả loài "Pseuduvaria indochinensis". Rà soát năm 2006 của Yvonne C. F. Su và Richard M. K. Saunders thấy rằng chúng chỉ là một loài và đổi danh pháp thành "Pseuduvaria trimera". Phân bố. Loài này có ở Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
1
null
Pseuduvaria latifolia là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830 dưới danh pháp "Bocagea latifolia". Năm 1963 Reinier Cornelis Bakhuizen van den Brink chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Phân bố. Loài này có ở đảo Java, Indonesia.
1
null
Pseuduvaria macrophylla là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Daniel Oliver miêu tả khoa học đầu tiên năm 1887 dưới danh pháp "Mitrephora macrophylla". Năm 1915 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Phân bố. Loài này có trong khu vực từ Thái Lan qua Malaysia bán đảo cho tới đảo Sumatra.
1
null
Pseuduvaria prainii là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được George King miêu tả khoa học đầu tiên năm 1893 dưới danh pháp "Mitrephora prainii". Năm 1915 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Phân bố. Loài này có tại quần đảo Andaman và đảo Nicobar Lớn trong quần đảo Nicobar.
1
null
Pseuduvaria rugosa là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825 dưới danh pháp "Uvaria rugosa". Năm 1915 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Phân bố. Loài này có trong khu vực từ Đông Dương đến Tây Malesia, bao gồm Java, Lào, quần đảo Sunda Nhỏ, Malaysia bán đảo, Myanmar, quần đảo Nicobar, Sumatra, Thái Lan.
1
null
Pseuduvaria macrocarpa là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được William Burck miêu tả khoa học đầu tiên năm 1911 dưới danh pháp "Meiogyne macrocarpa". Năm 1912 Friedrich Ludwig Emil Diels mô tả loài "Mitrephora versteegii". Năm 1915 Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Pseuduvaria". Rà soát năm 2006 của Yvonne C. F. Su và Richard M. K. Saunders thấy rằng chúng chỉ là một loài và đổi danh pháp thành "Pseuduvaria macrocarpa". Phân bố. Loài này có triong khu vực từ Maluku đến New Guinea.
1
null
Săng mây (danh pháp khoa học: Sageraea elliptica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Alphonse Louis Pierre Pyrame de Candolle miêu tả khoa học đầu tiên năm 1832 dưới danh pháp "Uvaria elliptica". Năm 1855 Joseph Dalton Hooker và Thomas Thomson chuyển nó sang chi "Sageraea". Phân bố. Loài này có ở Quần đảo Andaman, Campuchia, Malaysia bán đảo, Myanmar, Việt Nam.
1
null
Sphaerocoryne gracilis là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Lịch sử phân loại. Loài này được Adolf Engler & Friedrich Ludwig Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1901 dưới danh pháp "Popowia gracilis" trong "Monographien Afrikanischer Pflanzen-Familien und -Gattungen" 6: 48 - mục từ số 11. Năm 1971 Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Melodorum" dưới danh pháp "Melodorum gracile", và tới năm 1986 lại chuyển nó sang chi "Sphaerocoryne". Cũng trong "Monographien Afrikanischer Pflanzen-Familien und -Gattungen" 6: 48 - mục từ số 12, Engler & Diels mô tả loài "Popowia macrocarpa" ở Angola, không để ý rằng danh pháp này đã được Henri Ernest Baillon đặt từ năm 1868 để chỉ một loài khác chỉ có ở Madagascar. Năm 1937, Arthur Wallis Exell và Francisco de Ascencão Mendonça nhận thấy sai sót này nên mô tả lại loài này theo danh pháp mới là "Popowia engleriana" trong "Conspectus florae angolensis" số 1, trang 23. Năm 1971 Bernard Verdcourt chuyển nó sang chi "Melodorum" và coi nó là phân loài của "Melodorum gracile". Năm 1986 nó cũng được Verdcourt chuyển sang chi "Sphaerocoryne". Phân bố. Nguyên chủng của loài này có tại Kenya, Mozambique, Tanzania. Phân loài "S. gracilis" subsp. "engleriana" có tại Angola, Zambia, CHDC Congo (Zaïre). Mô tả. Là cây bụi hay cây gỗ nhỏ hoặc dây leo, cao 3–12 m. Các cành màu nâu vàng và dần trở thành ánh đen, nhẵn nhụi, với các cành non ở nách hay trên nách tỏa rộng hay vươn thẳng. Lá có cuống; phiến lá (3) 5–12 x (1,3) 2–5 (5,8) cm, thuôn dài hay elip đến hình trứng hay trứng ngược, tù đến nhọn ngắn (hiếm hơn là thuôn tròn hay nhọn) ở đỉnh, hình nêm ở đáy, như da, lục sẫm hay lục ánh lam và nhẵn nhụi ở mặt trên, lục xám và nhẵn nhụi hoặc có lông tơ áp ép thưa ở mặt dưới, với gân giữa và phân bố gân mắt lưới lỏng lẻo, với gân rõ nét nhiều hay ít ở cả hai mặt hoặc chỉ rõ nét ở mặt trên, có tuyến; cuống lá dài 3–7 (8) mm, nhẵn nhụi. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hoặc thành các đôi xim hoa, ở đầu cành hay nách lá, rủ xuống; cuống hoa dài 0,4–1,5 cm, mở rộng lên phía trên, nhẵn nhụi hoặc có lông tơ áp ép rậm nhiều hay ít; lá bắc con nhỏ, dài khoảng 0,5 mm, hình tam giác hoặc bán nguyệt, có lông tơ màu gỉ sắt hoặc nhẵn nhụi, phía dưới đoạn giữa của cuống hoa. Lá đài dài 1,5–2,5 mm, hình trứng-tam giác, tù đến thuôn tròn hoặc nhọn đột ngột, rời hoặc hợp sinh ít nhiều ở gốc, lông tơ áp ép hoặc nhẵn nhụi. Cánh hoa màu vàng lục đến vàng sẫm, dày, xếp thành hai lớp; các cánh vòng ngoài có mảnh vỡ, dài 5–14 mm, hình trứng hoặc elip, nhọn hay tù, với lông tơ mịn như lụa nhiều hay ít ngoại trừ phần gần gốc mé trong; các cánh vòng trong xếp lợp (đôi khi có mảnh vỡ), dài khoảng một nửa cánh vòng ngoài, hình trứng ngược, tù, lông tơ áp ép mặt ngoài, nhẵn nhụi mé trong. Nhị nhiều, dài 0,75–1,5 mm, thẳng, nhẵn nhụi; mô liên kết thuôn dài hình đầu xiên lệch; chỉ nhị không khác biệt. Lá noãn khoảng 18–30, dài khoảng 2 mm, hình trụ cong; bầu nhụy có lông tơ áp ép hoặc nhẵn nhụi, 1–2-noãn; vòi nhụy dài bằng hoặc đôi khi ngắn hơn bầu nhụy, hình trụ hoặc dẹp, thường chẻ đôi, màu đỏ, nhẵn nhụi. Quả rủ xuống trên cuống quả dài 0,8–1,5 cm; lá noãn quả 2–19 (23), 1–2-hạt, các đoạn múi kích thước (1,1) 1,3–2 x 0,6–1 cm, hình elipxoit hoặc hình trụ, đôi khi nhọn đột ngột, nhẵn nhụi, nhăn mịn, màu đỏ thắm, có phấn, với cuống nhỏ dài 5–14 mm. Hạt dài khoảng 1–1,8 cm. Lưu ý. Danh pháp "Popowia macrocarpa" là hợp lệ để chỉ một loài có ở Madagascar.
1
null
Stelechocarpus cauliflorus là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Rudolph Herman Scheffer miêu tả khoa học đầu tiên năm 1885 dưới danh pháp "Sageraea cauliflora". Năm 1953, James Sinclair chuyển nó sang chi "Stelechocarpus". Một số tác giả tách loài này ra khỏi chi "Stelechocarpus" và xếp trong chi riêng, với danh pháp "Winitia cauliflora". Phân bố. Bản địa vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia.
1
null
Trivalvaria argentea là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Joseph Dalton Hooker và Thomas Thomson miêu tả khoa học đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Polyalthia argentea". Năm 1951 James Sinclair chuyển nó sang chi "Trivalvaria". Phân bố. Loài này có tại quần đảo Andaman, Bangladesh và Đông Himalaya (Arunachal Pradesh, Assam, Meghalaya, Nagaland, Manipur, Madhya Pradesh, Rajasthan, Uttar Pradesh). Môi trường sống là gần các con suối trong các khu rừng thường xanh thưa.
1
null
Trivalvaria macrophylla là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Carl Ludwig Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825 dưới danh pháp "Guatteria macrophylla". Năm 1865 Friedrich Anton Wilhelm Miquel chuyển nó sang chi "Trivalvaria". Phân bố. Loài này có tại Borneo, Java, Malaysia bán đảo, Myanmar, Sumatra.
1
null
Xylopia vielana là loài thực vật có hoa thuộc họ Na. Loài này được Pierre miêu tả khoa học đầu tiên năm 1881. Ở Việt nam loài này được gọi là cây dền, dền đỏ, canh ki na, sai, thối ruột thường mọc ở miền nam Việt nam Dền la một loại cây to, cao tới 20m hay hơn. Tủy cây bị tiêu hủy ngay khi cây còn non, do đó có tên cây thối ruột. Toàn thân có lớp vỏ màu đỏ nâu tím, rất dễ bóc, có thể bóc một lần vỏ từ ngọn đến gốc. Lá mọc so le, hình trứng dài, đầunhọn hay hơi tù, phía cuống tròn, dài 8–10 cm, rộng 3–4 cm, cuống ngắn 5-6mm. Hoa mọc ở kẽ lá đơn độc hay thành đôi. Đài 3 đính ở phía dưới thành hình chén nông. Tràng 6 hơi mẫm, màu vàng nhạt, mùi thơm. Qua kép hình tán, gồm nhiều phân quả hình trụ có cuống dài 2-2.5 cm, phần quả dài 22-35mm, rộng 10mm, vỏ ngoài đỏ nâu chứa 2-5 hạt, giữa những hạt hơi thắt lại. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 6-7.
1
null
Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông (tiếng Anh: The International Military Tribunal for the Far East (IMTFE)) còn được gọi là các phiên tòa Tokyo hay Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo, đã được triệu tập vào ngày 29 tháng 4 năm 1946 để xét xử giới lãnh đạo của Đế quốc Nhật với ba loại tội ác chiến tranh. "Loại A" dành cho những kẻ đã tham gia vào những âm mưu chung nhằm phát động chiến tranh, loại này gồm những người có quyền hành cao nhất; "loại B" dành cho những kẻ phạm phải những tội ác "thông thường" ("conventional") hoặc tội ác chống lại loài người; "loại C" dành cho những kẻ "lên kế hoạch, ra lệnh, cho phép, hoặc không chống lại các tội ác như trên ở những cấp chỉ huy cao hơn." Hoàn cảnh. Tòa án được thành lập để thực hiện Tuyên bố Cairo , Tuyên bố Potsdam , Văn kiện đầu hàng và Thông cáo Liên Xô - Anh - Mỹ . Tuyên bố Potsdam (tháng 7 năm 1945) đã tuyên bố, “công lý nghiêm khắc sẽ được thực thi đối với tất cả tội phạm chiến tranh, bao gồm cả những kẻ đã hành hạ các tù nhân của chúng ta một cách tàn ác” mặc dù nó không báo trước một cách cụ thể các phiên tòa. Các điều khoản tham chiếu của Tòa án được quy định trong Hiến chương IMTFE, ban hành ngày 19 tháng 1 năm 1946. Có sự bất đồng lớn, cả giữa các nước Đồng minh và trong nội bộ Chính quyền mỗi quốc gia, về việc phải cử ai và dựa trên nguyên tắc nào. Mặc dù chưa có sự đồng thuận, nhưng Thống Tướng Douglas MacArthur , Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Đồng minh, đã quyết định tiến hành các vụ bắt giữ. Vào ngày 11 tháng 9, một tuần sau khi đầu hàng, ông ra lệnh bắt giữ 39 nghi phạm-hầu hết là thành viên nội các chiến tranh của Tướng Hideki Tojo . Tojo đã cố gắng tự tử nhưng được hồi sức nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ Mỹ. Thành lập tòa án. Ngày 19 tháng 1 năm 1946, MacArthur ra tuyên bố đặc biệt ra lệnh thành lập Tòa án quân sự quốc tế về Viễn Đông (IMTFE). Cùng ngày, ông cũng phê chuẩn Hiến chương của Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông (CIMTFE), trong đó quy định cách thức thành lập tòa án, những tội ác cần xem xét và cách thức hoạt động của tòa án. Hiến chương nhìn chung tuân theo mô hình do của Tòa án Nürnberg đặt ra . Vào ngày 25 tháng 4, theo quy định tại Điều 7 của CIMTFE, Quy tắc tố tụng ban đầu của Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông với những sửa đổi đã được ban hành. Danh sách thẩm phán, công tố viên và bị cáo. Danh sách thẩm phán. Học giả pháp lý Roscoe Pound rõ ràng cũng đã sẵn sàng thay thế John P. Higgins làm thẩm phán, nhưng việc bổ nhiệm ông đã không thành công. Danh sách bị cáo. 28 bị cáo bị buộc tội, chủ yếu là sĩ quan quân đội và quan chức chính phủ.
1
null
Loạn Tam phiên (chữ Hán: 三藩之亂 "tam phiên chi loạn"; 1673 - 1681) là cuộc chiến giữa 3 Phiên vương phía Nam lãnh thổ Trung Quốc do Ngô Tam Quế cầm đầu chống lại vương triều nhà Thanh cuối thế kỷ 17 trong lịch sử Trung Quốc. Hoàn cảnh và nguyên nhân. Sau khi nhà Thanh tiến vào cai trị Trung Quốc, đến thời Khang Hi, lãnh thổ Trung Quốc chưa hoàn toàn được thống nhất, vẫn còn nguy cơ để lại từ cuối thời Minh: đó là "Tam phiên" tức 3 vị Vương từng là hàng tướng của nhà Minh gồm có Bình Tây vương Ngô Tam Quế ở Vân Nam, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ ở Quảng Đông và Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung ở Phúc Kiến; Trịnh Thành Công vẫn chiếm giữ Đài Loan, Nước Nga Sa hoàng nhiều lần gây chiến ở biên giới. Vì vậy từ khi chính thức trực tiếp nắm quyền hành, Khang Hi đã tự mình viết tấm biển "Tam phiên, Hà vụ, Tào vận" để đặt ra nhiệm vụ giải quyết những mối lo của triều đình, trong đó Tam phiên được coi là mục tiêu giải quyết trước. Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại là tướng cũ của nhà Minh, trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết tâm trừ bỏ. Tháng 3 năm 1673, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ tuổi cao sức yếu dâng thư lên triều đình xin được về hưu dưỡng lão và xin cho con là Thượng Chi Tín kế chức. Khang Hi nắm được cơ hội bắt đầu trừ bỏ Tam phiên, bèn đồng ý với thỉnh cầu từ chức của Khả Hỷ, nhưng không cho Chi Tín kế vị. Lúc đó con trai Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng đang ở Bắc Kinh đã nhanh chóng đưa tin về Vân Nam. Tháng 7 năm đó, tin tức đưa tới miền Nam. Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung thấy Khang Hi đồng ý với đề nghị rút lui của Thượng Khả Hỷ, lấy làm lo lắng, bèn đồng loạt viết thư xin cáo lão. Các đại thần cho rằng Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung không thực lòng rút lui, khuyên ông không nên phê chuẩn vì sẽ gây biến loạn. Trong khi đó, chỉ có số ít đại thần đồng tình với ý định triệt phiên của Khang Hi như Hộ bộ Thượng thư Mễ Tư Hàn, Hình bộ Thượng thư Mạc Lạc, Binh bộ Thượng thư Nạp Lan Minh Châu. Khang Hi muốn nhân cơ hội này trừ bỏ Tam phiên nên đã chấp thuận, và sai Bác Nhĩ Khẳng, Chiết Mại Lễ tới Vân Nam, sai Lương Thanh Tiêu tới Quảng Đông, Trần Nhất Bỉnh tới Phúc Kiến để thi hành mệnh lệnh, thúc giục Tam vương rời bỏ ngôi vị. Thấy rõ ý định của Khang Hi muốn trừ bỏ mình, Ngô Tam Quế bèn cầm đầu Tam vương khởi sự chống lại nhà Thanh. Diễn biến. Tam Quế viết thư cho Phúc Kiến và Quảng Đông đề nghị cùng khởi binh với danh nghĩa "phục Minh diệt giặc", tự xưng là "Thiên hạ đô chiêu thảo binh mã đại nguyên soái". Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung đều hưởng ứng. Con Trịnh Thành Công là Trịnh Kinh cũng nhân dịp đó mang quân từ đảo Đài Loan vào đất liền đánh chiếm Ôn châu, Tuyền châu, Chương châu…. Quân nổi dậy của Ngô Tam Quế nhanh chóng chiếm giữ Nguyên châu, Thường Đức rồi tiến vào Tứ Xuyên. Tam Quế đích thân tới Thường Đức, Lễ châu chỉ huy chiến trận. Trước thế mạnh của Tam vương, một số đại thần nhà Thanh khuyên Khang Hi theo nếp cũ của Hán Cảnh Đế từng chém Triều Thố để yên lòng Ngô vương Lưu Tỵ khi mới xảy ra loạn bảy nước, vì vậy nên chém những người đồng tình triệt phiên như Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc và Minh Châu để làm vừa lòng Tam phiên. Nhưng Khang Hi kiên quyết phản đối chủ trương đó, vì ông đã thấy trong quá khứ sau khi Hán Cảnh Đế chém Triều Thố, Lưu Tỵ vẫn không giải binh. Vì vậy ông tuyên bố một mình chịu trách nhiệm việc triệt phiên, và lệnh bắt giam con cháu Ngô Tam Quế ở Bắc Kinh là Ngô Ứng Hùng, Ngô Thế Lâm. Giữa lúc đó Ngô Tam Quế thông qua Đạt Lại Lạt Ma gửi thư tới Khang Hi yêu cầu cho mình được cát cứ phía Nam Trường Giang. Khang Hi bác bỏ đề nghị cát cứ Nam Trường Giang của Tam Quế, ra lệnh chém Ngô Ưng Hùng và Ngô Thế Lâm. Ngô Tam Quế thúc quân tấn công 30 thành trì vùng Giang Tây. Thủ hạ của Tam Quế là Vương Bỉnh Phiên tấn công vào Thiểm Cam – hậu phương nhà Thanh. Tháng 1 năm 1675, con nuôi Ngô Tam Quế là Vương Phụ Thần đang làm Đề đốc Thiểm Tây mang quân chiếm Bình Lương. Được Vương Bỉnh Phiên trợ giúp, Vương Phụ Thần chiếm được Thái châu, Lan Châu, Củng Xương, Định Biên. Ngô Tam Quế tuyên bố sẽ chiếm Kinh châu để tiến vào Bắc Kinh. Trong lúc đó, Cảnh Tinh Trung và Thượng Chi Tín cũng ra quân hưởng ứng Ngô Tam Quế. Trước tình hình biến loạn, Khang Hi vẫn bình tĩnh chỉ huy cuộc chiến. Ông xác định Ngô Tam Quế cầm đầu cuộc nổi dậy, chỉ cần tập trung lực lượng diệt Ngô Tam Quế. Vì vậy ông tận dụng mâu thuẫn giữa Cảnh Tinh Trung và Trịnh Kinh, ra chiếu gửi Quảng Đông và Phúc Kiến, chấp thuận cho Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung tiếp tục làm Vương. Đồng thời, ông điều quân Thanh đánh bật quân họ Trịnh bị cô lập ra khỏi đại lục. Năm 1677, Thượng Khả Hy vì mâu thuẫn với Ngô Tam Quế, buồn bực lâm bệnh qua đời. Quân hai xứ Phúc Kiến, Quảng Đông sau khi gặp một số bất lợi bèn chấp nhận yêu cầu của Khang Hi, dâng sớ chấp nhận bãi binh. Yên được hai phía, Khang Hi tập trung lực lượng đối phó với Ngô Tam Quế. Tuy đồng ý trên giấy tờ, hai xứ này vẫn chưa chịu hoàn toàn thần phục. Thấy vai trò quan trọng của Vương Phụ Thần trong việc giúp lực lượng Ngô Tam Quế phát triển, Khang Hi dùng sách lược vừa đánh vừa dụ. Ông sai con Phụ Thần tới hàng quân Vân Nam, rồi sai Đồ Hải mang quân tới chống Phụ Thần. Phụ Thần trúng kế điệu hổ ly sơn của Đồ Hải, bị hao binh tổn tướng. Bị quân Thanh vây hãm lâu ngày, Vương Phụ Thần hết lương phải ra hàng triều đình. Quân Thanh chiếm lại trọng điểm Bình Lương khiến Ngô Tam Quế ở Thiểm Tây bị thất thế. Sang năm 1678, quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại Thiểm Tây. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà Thanh. Cùng lúc Khang Thân vương Kiệt Thư đánh bại quân Ngô ở Giang Tây và Chiết Giang khiến Cảnh Tinh Trung không còn ngoại viện, thế cùng phải xin hàng. Thế cục đã thay đổi, Ngô Tam Quế phải rút về chỉ còn giữ được Vân Nam. Nhưng đầu năm 1678 Ngô Tam Quế vẫn cố xưng Đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là Ngô Thế Phan kế vị. Năm 1680, Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt Loạn Tam phiên. Hậu quả và ý nghĩa. Loạn Tam phiên kéo dài 8 năm, trải rộng trên địa bàn lớn từ Thiểm Tây, Vân Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông cuối cùng bị dẹp. Mối chia cắt lãnh thổ Trung Quốc trên đại lục bị xóa bỏ. Khang Hi thu về địa bàn rộng lớn phía Nam từ Vân Nam, Quảng Đông và Phúc Kiến. Việc cai trị của nhà Thanh trên toàn lãnh thổ được xác lập vững chắc hơn sau khi loại bỏ những tàn dư còn lại của nhà Minh.
1
null
Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Nước mới nhất mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao là Tonga (21 tháng 9 năm 2023 theo giờ Mỹ). Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 1 quan sát viên và 1 vùng lãnh thổ tranh chấp thực tế không độc lập: Palestine và Tây Sahara. Chưa có quan hệ ngoại giao với 2 quốc gia thành viên và 1 quan sát viên thuộc Liên Hợp Quốc: Tuvalu, Malawi và Thành Vatican. Việt Nam đã thiết lập quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong số các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 6 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ, Nhật Bản (2023); quan hệ Đối tác chiến lược với 12 quốc gia khác gồm: Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015), Úc (2018), New Zealand (2020); và quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia gồm: Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), Argentina (2010), Ukraina (2011), Đan Mạch (2013), Myanmar, Canada (2017), Hungary (2018), Brunei, Hà Lan (2019). Về chủ trương, theo "Báo cáo Chính trị" của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu lên chính sách đối ngoại: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh". Lịch sử ngoại giao. Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với nền ngoại giao tinh tế và hiển hách. Từ 1000 năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại từ Vua Hùng, An Dương Vương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn, Việt Nam chủ yếu có quan hệ ngoại giao với các triều đình phong kiến Trung Quốc. Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam ra đời khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đứng đầu ngành ngoại giao của Việt Nam. Thời kỳ chiến tranh. Năm 1964, Chu Ân Lai lo lắng về sự leo thang của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, nên đã ký thỏa thuận chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thỏa thuận này quy định rằng, nếu các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược, đánh phá Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách cho mượn phi công. Nhưng trong các cuộc tấn công của Mỹ, Mao Trạch Đông không gửi nhiều phi công được đào tạo như ông đã hứa. Kết quả dẫn đến việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận viện trợ quốc phòng của Liên Xô là chủ yếu. Đồng thời, ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 tháng 1 năm 1973). Hiệp định Paris là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, buộc Mỹ và các nước liên quan rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã phối hợp nhịp nhàng, theo phương châm "Tuy hai mà một, tuy một mà hai", "Vừa đánh, vừa đàm". Thời kỳ bao cấp. Đến năm 1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vì Bắc Kinh ngày càng coi Việt Nam là công cụ của Liên Xô để bao vây Trung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với chính quyền Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập lệnh cấm tháng 3 năm 1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia (tháng 12 năm 1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát động cuộc xâm lược biên giới Việt Nam (tháng 2 năm 1979). Phải đối mặt với việc cắt đứt viện trợ của Trung Quốc và quan hệ quốc tế căng thẳng, Việt Nam thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô bằng cách tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tháng 6 năm 1978), ký Hiệp ước với Liên Xô (tháng 11 năm 1978). Trong suốt thập niên 1980, Việt Nam đã nhận được gần 3 tỷ USD/năm viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại với Liên Xô và khối Comecon. Cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Khmer Đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, phương Tây và ASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam hơn 1 thập kỷ, gây rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế. Thời kỳ Đổi mới. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (tháng 5 năm 1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định đưòng lối đối ngoại của Việt Nam là "độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" Đại hội XI (2011) đã phát triển và bổ sung "nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế" Hội nhập quốc tế. Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Campuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa; bình thường hóa và từng bước xác lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả nước lớn, các nước công nghiệp phát triển. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 (một trăm chín mươi hai) nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 (hơn hai trăm hai mươi mốt) thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần V (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006), Hội nghị thượng đỉnh APEC 29 (2017)... Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (tháng 11 năm 2006). Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007, Việt Nam đã được bầu làm 1 trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Ngày 7 tháng 6 năm 2019, tại New York (Hoa Kỳ), Việt Nam lần thứ 2 được bầu chọn là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Năm 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động", chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ II. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ Latin về Thương mại và Đầu tư. Trong năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là Dịch COVID – 19, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công các Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Ứng phó dịch bệnh COVID-19 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới. Tính đến tháng 1/2013, các nước có quan hệ loại này với Việt Nam gồm 4 thành viên thường trực Liên Hợp Quốc: Nga (2001), Anh (2010), Trung Quốc (2008) và Pháp (2013) ; 2 cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản (2009); 1 cường quốc Nam Á là Ấn Độ (2007); 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia và Singapore (2013); tại châu Âu, 2 đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức (2011), Tây Ban Nha (2009), Ý (2013). Trong số này, mối quan hệ với Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ "đối tác toàn diện" với Úc và Hoa Kỳ (2013). Chủ trương đối ngoại. Chủ trương đối ngoại của Việt Nam có 3 trụ cột chính là: Chủ trương đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, bản sắc dân tộc: Được coi là mục tiêu tiên quyết trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với lịch sử là nước phải hứng chịu nhiều cuộc xâm lược của nước ngoài và không có đạo quân xâm lược nào quan tâm, chăm lo cho cuộc của người dân nước họ chiếm đóng. Mọi cường quốc dù dưới bất kì hình thức hay màu cờ nào cũng đều chỉ muốn làm lợi cho riêng mình trên lưng nhân dân Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc thì nhất định người Việt Nam phải làm chủ đất nước của mình và phải đảm bảo chiến tranh không xảy ra. Chỉ cần chiến tranh nổ ra thì dù kết quả thế nào đi chăng nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ luôn phải chịu vô cùng nhiều đau thương và mất mát. Một đất nước xảy ra chiến tranh triền miên sẽ không thể nào phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân được. Điểm mấu chốt của trụ cột này là Việt Nam không bị quân đội nước ngoài xâm lược, công việc nội bộ của Việt Nam do người Việt Nam quyết định và chính quyền Việt Nam không bị thao túng bởi bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài. Chủ trương đảm bảo sự thống nhất, ổn định của hệ thống chính trị: Từ góc độ lịch sử dân tộc cho thấy, yếu tố ổn định của hệ thống chính trị đóng vai trò quan trọng đối với nền hòa bình, an ninh và phát triển của Việt Nam. Bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào, bạo loạn gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nội chiến không nhất thiết sẽ nổ ra nhưng nó là nguy cơ không thể loại trừ. Lịch sử ngàn năm của Việt Nam cho thấy, khi đất nước bị chia rẽ, các cường quốc ở bên ngoài sẽ luôn chớp lấy thời cơ thao túng Việt Nam để trục lợi. Do đó, có thể nói rằng việc duy trì ổn định chính trị quốc nội và chính quyền vững mạnh là yếu tố mang tính then chốt để đảm bảo an ninh quốc gia. Chủ trương tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân và nâng cao vị thế quốc gia: Khu vực càng ít biến động, các cường quốc càng hạn chế tranh giành quyền lực, thì Việt Nam càng có thể tập trung nguồn lực phát triển kinh tế và đầu tư cho giáo dục, an sinh xã hội. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định chính trị sẽ đi theo. Theo giới tinh hoa Việt Nam, đảm bảo kinh tế phát triển và nâng cao đời sống người dân là yếu tố quyết định tới ổn định chính trị. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là một trong các nội dung để xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Trong đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được coi là quan trọng nhất. Một trong các biện pháp để Việt Nam đảm bảo 3 trụ cột vừa nói là "Cân bằng quan hệ", đặc biệt là cân bằng quan hệ các nước lớn. Theo Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: "Chính sách đối ngoại của đất nước ta trong 70 năm qua luôn bảo đảm nhất quán lập trường giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để phục vụ lợi ích dân tộc. Quan hệ quốc tế đúc kết ra thực tế rằng các nước lớn có thương lượng trên lưng các nước nhỏ. Nhiều quốc gia khác cũng trải qua việc này, không chỉ có Việt Nam. Để đạt được lợi ích quốc gia, các nước cũng có nhiều thỏa thuận gây hại cho quốc gia khác. Điều quan trọng là chúng ta phải đánh giá và có chủ trương đúng đắn, linh hoạt để tránh những tác hại từ những thỏa thuận của các nước lớn đối với lợi ích dân tộc. Đây cũng là thách thức to lớn bởi vì ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nước". Các vấn đề hiện tại. Kể từ chiến dịch biên giới Tây Nam, căng thẳng nảy sinh từ lịch sử giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng vẫn còn tồn đọng, đặc biệt là Trung Quốc khi cả hai quốc gia đều khẳng định yêu sách đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa - hai quần đảo lớn ở biển Đông. Các yêu sách mâu thuẫn nhau đã tạo ra những xung đột vũ trang quy mô nhỏ. Năm 1988, hơn 70 quân nhân Việt Nam đã thiệt mạng trong một cuộc đối đầu với lực lượng Trung Quốc, khi Trung Quốc chiếm đóng một số đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Việc Việt Nam và Nga tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 3 năm 2001 trong lần đầu tiên thăm Hà Nội của một nguyên thủ quốc gia Nga, được xem là một nỗ lực để đối trọng với Trung Quốc.
1
null
Là nơi xuất phát của Giáo hội, Công giáo ở châu Âu phát triển mạnh trên một diện tích khá rộng, bao phủ gần hết các quốc gia Latinh như Italia, Pháp, Tây Ban Nha. Giáo hội cũng phát triển ra nhiều quốc gia German và Slav khác như Ireland, Ba Lan. Giáo hội một số quốc gia khác như Anh, Đức, khu vực Bắc Âu cũng từng thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, trước khi li khai khỏi Giáo hội, thành lập Anh Giáo, cách giáo hội Kháng Cách. Italia là nơi đặt Toà Thánh trước khi Toà Thánh được công nhận là một quốc gia độc lập với tên gọi Thành quốc Vatican. Bởi thế, Italia nơi có nhiều giáo phận nhất thế giới, dù Brazil có nhiều tín đồ hơn. Nhà thờ chính toà của Giáo phận Rôma - giáo phận trung tâm của Giáo hội, là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô nằm trong thủ đô Rôma, Italia. Vị thế của Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô thậm chí còn lớn hơn Vương cung thánh đường Thánh Phêrô - nhà thờ "mẹ" của Giáo hội, thánh địa Công giáo nằm trong Vatican, dù Vương cung thánh đường Thánh Phêrô nổi tiếng hơn nhiều. Danh sách Giáo phận. Hội đồng Giám mục Italia. Territorial Prelature of Loreto Territorial Prelature of Pompei o Beatissima Vergine Maria del SSmo Rosario
1
null
Nudelman-Suranov NS-23 (Нудельман-Суранов, Nudelman-Suranov) là loại pháo tự động dùng cho máy bay quân sự được phát triển tại Liên Xô với sự chỉ đạo của A.E.Nudelman và A.Suranov trong Thế chiến thứ hai như loại thay thế cho pháo VYa-23. Súng đã được thông qua để đưa vào sử dụng năm 1944 để gắn trên các chiếc Antonov An-2, Ilyushin Il-10, Ilyushin Il-22, Lavochkin La-7, Lavochkin La-15, MiG-9, Yakovlev Yak-7, Yak-9U, Yak-15, Yak-17, và Yak-23, một số chiếc MiG-15 đời đầu cũng gắn loại pháo này. Loại pháo mới hơn là NR-23 đã bắt đầu thay thế NS-23 từ khoảng năm 1949. Lịch sử. Năm 1943, việc thử nghiệm NS-23 sử dụng loại đạn 23 mm mới phát triển dựa trên loại đạn chống tăng 14,5 mm đã được thực hiện. Việc kiểm tra dưới đất đã hoàn tất vào ngày 04 tháng 5 năm 1944 và chuyển sang thử nghiệm gắn trên máy bay Yak-9 cho đến ngày 07 tháng 6 năm 1944. Ngày 10 tháng 10 năm 1944, súng đã được thông qua để trang bị trong lực lượng Hồng quân và việc chế tạo hàng loạt được giao cho nhà máy số 2. Đến năm 1951 thì việc sản xuất được chuyển sang nhà máy số 535 tại Tula. NS-23 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn. Súng có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên giáp, đạn cháy, đạn cháy xuyên giáp... Việc sản xuất được thực hiện liên tục cho đến năm 1953. Có khoảng 28.479 khẩu đã được sản xuất trong hai nhà máy (nhà máy số 2 sản xuất 22.479 khẩu, nhà máy số 535 sản xuất 6000 khẩu).
1
null
Ủy ban Di sản thế giới là một cơ quan của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), đảm nhiệm việc xem xét và chấp thuận các di sản được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Ủy ban này chịu trách nhiệm về việc thi hành Công ước Di sản thế giới, xác định việc sử dụng Quỹ Di sản Thế giới và phân bổ hỗ trợ tài chính khi có yêu cầu từ các quốc gia. Ủy ban này bao gồm 21 quốc gia thành viên là những quốc gia đã ký kết và phê chuẩn "Công ước Di sản thế giới". được Đại hội đồng các quốc gia thành viên bầu ra cho nhiệm kỳ 4 năm. Theo Công ước Di sản thế giới, thì thời hạn phục vụ của thành viên ủy ban này là 6 năm, tuy nhiên nhiều quốc gia thành viên tự nguyện chọn thời hạn đảm nhiệm chức thành viên Ủy ban này chỉ trong 4 năm, để cho các quốc gia thành viên khác có cơ hội trở nên thành viên của Ủy ban này. Mọi thành viên ủy ban được bầu tại kỳ Đại hội toàn thể lần thứ 15 (năm 2005) đã quyết định tình nguyện giảm thời hạn nhiệm kỳ của mình từ 6 xuống 4 năm. Kỳ họp. Ủy ban Di sản thế giới họp mỗi năm một lần để thảo luận việc quản lý các Di sản thế giới hiện có, và xem xét chấp nhận các đề cử mới từ các quốc gia. Các cuộc họp bất thường có thể được triệu tập theo yêu cầu của hai phần ba số thành viên Ủy ban. Các cuộc họp được tổ chức trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới theo lời mời. Xoay vòng giữa các nước theo khu vực và các nền văn hóa là một yếu tố được xem xét để lựa chọn và địa điểm cho phiên họp tiếp theo được lựa chọn bởi Ủy ban vào bế mạc mỗi phiên. Các thành viên của Ủy ban Di sản thế giới. Thành viên hiện tại của Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO
1
null
Người Hungary hay người Magyar là một dân tộc thuộc phân nhóm Ugria trong nhóm Các dân tộc Phần Lan-Ugria, cư trú chủ yếu ở Hungary và lân cận, đồng thời cũng di cư khắp thế giới. Theo Joshua Project năm 2019 có khoảng 11,5 triệu người Hungary, cư trú tại 30 nước. Những nguồn dữ liệu khác thì cho ra tổng cộng có khoảng 13,2 - 14,5 triệu người Hungary, trong đó 9 - 9,5 triệu sinh sống ở Hungary ngày nay (năm 2011). Có ít nhất 2,2 triệu người Hungary sống ở khu vực đã là một phần của Vương quốc Hungary trước năm 1918-1920 khi giải thể nền quân chủ Áo-Hung và Hòa ước Trianon, và nay là một phần của bảy quốc gia láng giềng của Hungary, đặc biệt là România, Slovakia, Serbia và Ukraina. Nhóm quan trọng của những người có tổ tiên Hungary sống ở các vùng khác nhau khác trên thế giới, phần lớn là ở Hoa Kỳ, Đức, Anh, Brasil, Argentina, Chile, Canada và Úc. Người Hungary có thể được phân loại thành nhiều nhóm theo đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa địa phương, phân nhóm với bản sắc riêng biệt bao gồm các Székely, Csángó, Palóc, và những người Jassic (Jász). Người Hungary nói tiếng Hungary, một ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Ugria trong Ngữ hệ Ural.
1
null
Snowflake (Hoa tuyết) là một con khỉ đột bạch tạng, là cá thể bạch tạng duy nhất của loài, nổi tiếng thế giới. Snowflake sinh ra tring hoang dã với chứng bạch tạng bẩm sinh - một rối loạn về gen khiến chú khỉ đột này thiếu chất sắc tố trên da và lông. Người dân đã bắt được Snowflake ở Guinea Xích Đạo năm 1966. Chú khỉ đột hiếm gặp sau đó đã sống suốt 40 năm tại vườn thú Barcelona (Tây Ban Nha) cho tới khi qua đời vì bệnh ung thư da vào năm 2003. Trong thời gian sinh sống tại vườn thú,con khỉ đột này là cha của 22 đứa con (trong đó sáu con sống sót đến tuổi trưởng thành) với ba khỉ đột cái và sống để nhìn thấy cháu của mình. Không ai trong số con cái của con khỉ đột bạch tạng này là bạch tạng. Con khỉ đột đực, con trai cuối cùng của Snowflake, Urko, đã chết vào tháng 8 năm 2003. Tại thời điểm con khỉ đột này chết, nó được cho là có tuổi khoảng giữa 38 và 40 tuổi, tuổi thọ trung bình của một con khỉ đột trong tự nhiên là 25 tuổi. Từ năm 2001, nó đã bị mắc một dạng bất thường của chứng bệnh ung thư da, gần như chắc chắn liên quan đến tình trạng bạch tạng của nó, được gọi là chứng bạch tạng oculocutaneous loại 1 hoặc OCA1. Vào tháng 9 năm 2003, người ta công bố công khai rằng con khỉ đột bạch tạng đang hấp hối. Hàng ngàn đến thăm sở thú để nói lời tạm biệt trước khi nó được người ta cho chết nhẹ nhàng tháng 11 năm 2003. Nghiên cứu gene. Trước khi con khỉ đột chết, người ta đã lấy một mẫu máu bảo quản đông lạnh. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu đông lạnh này và giải trình tự bộ gen của nó vào năm 2012. Theo bài viết trên tạp chí BMC Genomics, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Tomas Marques-Bonet đến từ Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) dẫn đầu, đã so sánh bộ gen của Snowflake với bộ gen của những con khỉ đột không bị bạch tạng khác để tìm ra nguyên nhân căn bệnh rối loạn gen của nó. Nhóm nghiên cứu xác định, chứng bạch tạng của Snowflake do mình gen SLC45A2 gây ra và thừa hưởng đột biến trực tiếp từ cha mẹ. Khi phân tích sâu hơn, họ phát hiện, cha mẹ của Snowflake đã có quan hệ huyết thống gần gũi với 12% DNA giống hệt nhau, ám chỉ cha mẹ con khỉ bạch tạng này có thể là chú - cháu gái ruột.
1
null
Merremia boisiana hay bìm bôi hoa vàng là một loài thực vật có hoa trong họ Bìm bìm có nguồn gốc ở vùng khí hậu nhiệt đới đảo Hải Nam và khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Loài này được (Gagnep.) Ooststr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1939.
1
null
Eremogone aksayqingensis là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Zhou Lihua (周立华, Chu Lập Hoa) của Viện Sinh học Cao nguyên Tây Bắc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc mô tả khoa học đầu tiên năm 1987 dưới danh pháp "Arenaria aksayqingensis". Năm 2015 Richard Kevin Rabeler và Warren Lambert Wagner chuyển nó sang chi "Eremogone". Từ nguyên. Tính từ định danh "aksayqingensis" lấy theo địa danh Aksai Chin, nơi thu mẫu định danh "Northwest Plat. Inst. Biol. Acad. Sin. Exped. 3723" ở cao độ 4.900 m, lưu giữ tại Viện Sinh học Cao nguyên Tây Bắc (NWBI). Tên gọi. Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 阿克赛钦雪灵芝 (A Khắc Tái Khâm tuyết linh chi). Mô tả. Cây thảo sống lâu năm. Các rễ chính mập, hóa gỗ. Thân mọc thành cụm, hình gối, 3-4 cm, với các lá chen chúc, khô héo và bền ở gốc hóa gỗ. Phiến lá hình dùi, 5-10 × ~1 mm, đáy mở rộng, ôm chặt, dạng màng, mép dạng màng hẹp, thưa lông rung, đỉnh nhọn. Hoa đơn độc, đầu cành; lá bắc hình dùi, 3-4 × ~1 mm. Cuống hoa ~1 mm, nhẵn nhụi. Lá đài 5, hình mác, 6-7 × 1,5-2 mm, 3 gân gần nhau và gần mép, đáy mở rộng, mép dạng màng, đỉnh nhọn. Cánh hoa 5, màu trắng, hình trứng ngược, 4-5 mm, đỉnh tù. Đĩa hoa hình chảo nhỏ, với 5 tuyến hình trứng. Nhị hoa 10; các chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa; bao phấn màu tím. Bầu nhụy hình trứng, ~1,5 mm. Vòi nhụy 3, thẳng, 2-3 mm. Ra hoa tháng 7. Phân bố. Loài bản địa khu vực Aksai Chin, Tân Cương, Trung Quốc. Môi trường sống là các bãi sông; ở cao độ ~4.900 mét.
1
null
Hoa cẩm chướng (danh pháp hai phần: Dianthus caryophyllus, còn có các tên gọi khác là hương thạch trúc, hoa tiễn nhung hoa lạc dương, khang nãi hinh hay sư đầu thạch trúc, xạ hương thạch trúc, đại hoa thạch trúc, hạ lan thạch trúc) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng, thường phân bố ở vùng ôn đới Châu Âu, Phúc Kiến, Hồ Bắc và những nơi khác ở Trung Quốc đại lục. Loài này có có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và là một trong những loài hoa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Hoa cẩm chướng bao gồm nhiều giống và giống lai, có thể nở hoa gần như liên tục trong nhà kính. Từ năm 1907, cẩm chướng hồng đã được sử dụng như một biểu tượng của Ngày của Mẹ, vì vậy trở thành loại hoa dành riêng cho các bà mẹ ngày này. Loài hoa này đã được đề cập trong văn học Hy Lạp hơn 2000 năm trước, triết gia cổ đại người Hy Lạp Theophrastos đã tạo ra tên chi "Dianthus", từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp "thần thánh" (dios) và "hoa" (anthos). Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cẩm chướng quốc hoa của Slovenia. Ngoài ra cẩm chướng đỏ là quốc hoa của Tây Ban Nha và Monaco. Hoa cẩm chướng là loài xuất khẩu chính của Kenya và là giống hoa xuất khẩu lớn nhất của Colombia ở châu Mỹ. Chúng được trồng ở nhiều nước ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Tại châu Âu, các quốc gia như Đức, Hungary, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hà Lan cũng đang phát triển trên quy mô lớn. Mô tả. Hoa cẩm chướng là một loại cây thân thảo lâu năm mọc cao tới . Lá có màu xanh xám nhạt đến xanh lam, thon, dài tới . Những bông hoa mọc đơn lẻ hoặc lên đến năm với nhau trong một cụm; chúng có đường kính khoảng và có mùi thơm ngọt ngào; màu hoa tự nhiên ban đầu là màu tím hồng sáng, nhưng các giống màu khác, bao gồm đỏ, trắng, vàng, xanh dương và xanh lá cây, cùng với một số màu trắng với các biến thể sọc màu đã được phát triển. Những bông hoa lưỡng tính có mùi thơm đối xứng xuyên tâm. Bốn đến sáu bông quang đài hoa, lá có hình trứng, viền sắc nhọn có gai nhọn, chỉ dài bằng 1/4 cuống đài hoa.
1
null
Dianthus chinensis () là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753, mọc tự nhiên ở vùng Đông Bắc Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ). Mô tả. Cẩm chướng gấm là một cây thảo một năm hay hai năm, mọc thành bụi nhỏ, cao trung bình từ 30 tới 50 cm, có khi tới 60 cm. Hoa đơn độc hay họp thành chuỳ hoặc xim thưa, hơi thơm, 4 lá bắc không đều, cánh hoa dính nhau, các phiến màu đỏ (có những giống trồng có hoa trắng, hồng, tím và màu lốm đốm), có râu. Hoa dại mọc tháng 5-6, hoa trồng thì tới tháng 9.
1
null
Eremogone aberrans là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Marcus Eugene Jones mô tả khoa học đầu tiên năm 1930 dưới danh pháp "Arenaria aberrans". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Phân bố. Loài bản địa Arizona ở tây nam Hoa Kỳ.
1
null
Eremogone acerosa là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Pierre Edmond Boissier và Theodor Heinrich Hermann von Heldreich mô tả khoa học đầu tiên năm 1849 dưới danh pháp "Arenaria acerosa". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Phân bố. Loài bản địa Thổ Nhĩ Kỳ.
1
null
Eremogone acicularis là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Frederic Newton Williams mô tả khoa học đầu tiên năm 1909 dưới danh pháp "Arenaria acicularis". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Tên gọi. Tên gọi thông thường trong tiéng Trung là 针叶老牛筋 (châm diệp lão ngưu cân), nghĩa đen là "gân bò già lá kim". Mô tả. Cây thân thảo sống lâu năm. Rễ dài, mập, hóa gỗ. Thân mọc thành các cụm kết đặc, cao 6-20 cm, có nhiều lông nhỏ. Phiến lá thẳng-hình mác, 3 gân, các gân bên sát mép lá; phiến lá mọc trên thân cây ở phần xa có đáy mở rộng, dạng màng, tạo thành bẹ ngắn, mép khô xác, đỉnh nhọn. Xim hoa hai ngả, mọc thành cụm dày dặc, 6-9 hoa; trục xim hoa dài. Cuống hoa thưa lông tuyến. Lá đài 5, mọc thẳng, thường có màu tím, hình mác, dạng màng, có lông tuyến, với 3 gân thanh mảnh gần nhau về phía xa trục, mép dạng màng rộng, đỉnh nhọn thon. Cánh hoa 5, màu trắng, hình trứng ngược, 5-6 mm. Nhị hoa 10; bao phấn màu vàng. Bầu nhụy hình trứng ngược. Vòi nhụy 3. Quả nang hình trứng ngược-hình cầu, 3 mảnh vỏ; các mảnh vỏ 2 khe ở đỉnh. Ra hoa và tạo quả tháng 7-8. Phân bố. Loài bản địa đông nam Tây Tạng. Môi trường sống là đồng cỏ trong thung lũng sông; ở cao độ 300-4.600(-5.200) m. Lưu ý. Danh pháp "Arenaria acicularis" được Augustin Pyramus de Candolle đề cập đầu tiên năm 1824, dẫn theo mô tả của Friedrich Ernst Ludwig Fischer (1782-1854), nhưng nó là danh pháp không hợp lệ (nom. inval.) do tác giả này coi nó là đồng nghĩa của "Arenaria juniperina" (= "Sabulina juniperina" ). Ngoài ra, năm 1907 Karl von Keissler (1872-1965) đề cập tới "Arenaria acicularis" của Williams (khi đó chưa công bố mô tả khoa học), nhưng nó cũng là danh pháp không hợp lệ (nom. inval.) do nó là danh pháp trần trụi (nom. nud.) không kèm theo mô tả khoa học.
1
null
Eremogone aculeata là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Sereno Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1871 dưới danh pháp "Arenaria aculeata". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Từ nguyên. Tính từ định danh "aculeata" là tiếng Latinh, có nghĩa là gai; dùng để chỉ các lá hình kim với đỉnh hình gai. Tên gọi. Tên gọi thông thường trong tiếng Anh là prickly sandwort, nghĩa đen là cỏ cát gai. Mô tả. Loài thực vật thân thảo sống lâu năm tạo thảm mạnh, có phấn xám, thường có phần gốc hóa gỗ. Thân mọc thẳng, cao 7-25(-30) cm, rậm lông hình cuống-lông tuyến ở phần xa. Lá: các lá gốc bền; các lá ở thân 1-3 đôi, tiêu giảm đột ngột ở phần xa tới cặp thấp nhất; các phiến lá gốc hướng lên hoặc thường hình vòng cung-tỏa rộng, hình kim, (0,5-)1-2,5(-3,5) cm × 0,5-1,5 mm, cứng, dạng lá cỏ, hình gai ở đỉnh, nhẵn nhụi tới có lông tơ, phấn xám. Cụm hoa 5-25 hoa hoặc hơn, dạng xim hoa mở. Cuống hoa 3-25 mm, có lông hình cuống-lông tuyến. Hoa: lá đài 1-3 gân, các gân bên kém phát triển hoặc tất cả đều không rõ, hình trứng, đường kính 3-4,5 mm, tới 6 mm ở quả, mép rộng, đỉnh thường tù hoặc thuôn tròn, nhọn đột ngột, từ thưa tới rậm lông hình cuống-lông tuyến; cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược đến hình mác ngược, 4,5-10 mm, 1,5-3 lần dài hơn lá đài, đỉnh thuôn tròn; tuyến mật tròn ở bên và ở phần xa trục, hơi nở ra ở phần bên, ở đáy của các chỉ nhị đối diện với lá đài, 0,3 mm. Quả nang 5-9 mm, nhẵn nhụi. Hạt màu nâu ánh vàng đến màu xám, hình elipxoit-thuôn dài, 1,8-2,5(-3,2) mm, có mấu; các mấu thuôn tròn, thon dài. "2n" = 22. Ra hoa vào mùa hè-đầu mùa thu. Một số mẫu vật từ bắc trung bộ California và tây nam Oregon đã được đặt tên là "Arenaria pumicola" var. "california". R. L. Hartman (1993) coi quần thể này là dạng mập mạp của "E. aculeata" và không đáng được công nhận chính thức. Dựa trên công trình của M. F. Baad (1969), chúng cần được nghiên cứu thêm. Phân bố. Loài bản địa miền tây Hoa Kỳ (các bang California, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Utah, Washington). Môi trường sống là sườn núi đá, đất phù sa, đất núi lửa; ở cao độ 1.500-3.400 m. Các báo cáo về "E. aculeata" tại Arizona, New Mexico và Wyoming là sai. Lưu ý. Danh pháp "Arenaria aculeata" đã được Nicaise Augustin Desvaux (1784-1856) đề cập năm 1816, nhưng nó chỉ là tên gọi trần trụi (nom. nud.).
1
null
Eremogone acutisepala là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Frederic Newton Williams mô tả khoa học đầu tiên năm 1898 theo mô tả không được công bố của Heinrich Carl Haussknecht. Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Phân bố. Loài bản địa miền đông Thổ Nhĩ Kỳ.
1
null
Eremogone androsacea là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Valery Ivanovich Grubov mô tả khoa học đầu tiên năm 1955 dưới danh pháp "Arenaria androsacea". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone". Tên gọi. Tên gọi trong tiếng Trung là 点地梅状老牛筋 (điểm địa mai trạng lão ngưu cân). Mô tả. Cây thảo sống lâu năm. Rễ mập; rễ con nhiều. Thân có khớp nối, nhiều nhánh, thanh mảnh, 5-10 cm × ~1 mm, nhẵn nhụi. Phiến lá thẳng-hình dùi, 0,5-1,5 cm × ~1 mm, mép hơi uốn ngược, đỉnh có gai. Cụm hoa là xim 1-3 hoa; trục cụm hoa rậm lông tuyến; lá bắc hình trứng-hình mác, 2-3 mm, mép khô xác rộng màu trắng, đỉnh nhọn. Cuống hoa rậm lông tuyến. Lá đài 5, hình trứng-hình mác, 3-5 × 1-2 mm, có lông tuyến ở mặt xa trục, 1 gân, đáy mở rộng, mép có màng hẹp, đỉnh nhọn. Cánh hoa 5, màu trắng, hình tròn-hình trứng ngược, dài hơn lá đài, đỉnh hơi gợn sóng. Đĩa hoa có 5 tuyến. Nhị hoa 10; chỉ nhị dài bằng lá đài. Bầu nhụy hình trứng. Vòi nhụy 3, ~2 mm. Quả nang hình trứng, hơi dài hơn các lá đài bền, 3 mảnh vỏ; mảnh vỏ chẻ 2 khe ở đỉnh. Ra hoa và tạo quả tháng 7-9. Phân bố. Loài bản địa Mông Cổ, Trung Quốc (Cam Túc, Nội Mông, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương). Môi trường sống là miền núi ở cao độ 2.300-4.200 m. Lưu ý. Danh pháp "Arenaria androsacea" được Nicolas Charles Seringe đề cập lần đầu tiên năm 1824 (dẫn chiếu tới mô tả của Friedrich Ernst Ludwig Fischer trước đó) như là đồng nghĩa của "Arenaria otitoides". Tuy nhiên, nó là danh pháp không hợp lệ (nom. inval.) và hiện nay nó được coi là đồng nghĩa của "Eremogone rigida" .
1
null
Eremogone biebersteinii là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Diederich Franz Leonhard von Schlechtendal mô tả khoa học đầu tiên năm 1816 dưới danh pháp "Arenaria biebersteinii". Năm 1974 Josef Holub chuyển nó sang chi "Eremogone". Từ nguyên. Tính từ định danh là để vinh danh nam tước người Đức Friedrich August Marschall von Bieberstein (1768-1826) kiêm nhà thám hiểm và nhà khảo cổ tại khu vực Krym-Kavkaz của đế quốc Nga. Phân bố. Loài bản địa miền nam Nga, Kazakhstan và Ukraina.
1
null
Eremogone saxatilis là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Arenaria saxatilis". Năm 1973 Sergei Sergeevich Ikonnikov chuyển nó sang chi "Eremogone" và coi nó là loài điển hình của chi này. Phân bố. Loài bản địa Nga, Kazakhstan.
1
null
Cherleria arctica là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Lịch sử phân loại. Loài này được Peter Simon von Pallas đề cập lần đầu tiên năm 1776 dưới danh pháp "Arenaria grandiflora" khi ông khảo sát động thực vật tại khu vực Siberia nhưng không kèm theo mô tả. Danh pháp này là bất hợp lệ (nom. illeg.) do "Arenaria grandiflora" đã được Carl Linnaeus sử dụng từ năm 1759 để chỉ loài có ở trung nam châu Âu và tây bắc châu Phi. Năm 1824 Nicolas Charles Seringe mô tả khoa học loài này lần đầu tiên dưới danh pháp "Arenaria arctica" trong Quyển 1 sách "Prodromus" của Augustin Pyramus de Candolle, dựa theo mô tả trước đó của Christian von Steven. Năm 1918 Karl Otto Robert Peter Paul Graebner chuyển nó sang chi "Minuartia". Năm 2017 Abigail J. Moore và Markus S. Dillenberger chuyển nó sang chi "Cherleria". Phân bố. Loài bản địa vùng ven Bắc cực và ôn đới Bắc bán cầu, bao gồm miền bắc và đông bắc Nga, tây bắc Canada, Hoa Kỳ (Alaska), Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, miền bắc tới miền trung Nhật Bản và Kazakhstan. Đặc điểm. "C. arctica" có mặt ở vùng ven Bắc cực thuộc châu Á và châu Mỹ. Nó có những cánh hoa lớn màu trắng hoặc hồng và các lá đài có tuyến, màu xanh lục hoặc màu tía với các chóp dẹt (chứ không phải là dạng nắp đậy). Lá của nó có các chóp cắt cụt (chứ không nhọn), thường có màu tía. Lá nhìn chung nhẵn nhụi, mặc dù một số lá có thể có tuyến, có thể là do lai ghép với "C. obtusiloba" hoặc "C. yukonensis".
1
null
Cherleria baldaccii là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Eugen von Halácsy mô tả khoa học đầu tiên năm 1900 dưới danh pháp "Alsine baldaccii". Năm 1919 Johannes Mattfeld chuyển nó sang chi "Minuartia" thành "Minuartia baldaccii". Năm 2017 Abigail J. Moore và Markus S. Dillenberger chuyển nó sang chi "Cherleria". Đặc điểm. "C. baldaccii" là một loài uốn lượn. Nó khác biệt ở chỗ có hoa to lớn hơn các loài Balkan khác và các cành sinh dưỡng ngắn, bò trườn thay vì có các các cành sinh dưỡng từ thẳng đứng tới hướng lên. Phân bố. Loài bản địa Albania và tây bắc Hy Lạp.
1
null
Cherleria biflora là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Stellaria biflora". Năm 1907 Hans Schinz và Albert Thellung chuyển nó sang chi "Minuartia" thành danh pháp "Minuartia biflora". Năm 2017 Abigail J. Moore và Markus S. Dillenberger chuyển nó sang chi "Cherleria". Đặc điểm. "C. biflora" xuất hiện trên khắp đại lục Á-Âu và vùng ven Bắc cực thuộc Bắc Mỹ, với các quần thể bổ sung ở các khu vực núi cao của dãy núi Alp ở châu Âu, dãy núi Altai ở châu Á, Kavkaz, hiếm thấy ở vùng núi miền đông Canada, và vùng núi cao Tây Bắc Mỹ (là loài duy nhất của chi "Cherleria" ở Sierra Nevada của California và cùng xuất hiện với "C. obtusiloba" trên dãy núi Cascade và dãy núi Rocky). Trong phạm vi sinh sống của nó, "C. biflora" ưa thích môi trường sống ẩm ướt, chẳng hạn như các đống tuyết và các khu vực khác mà đất vẫn duy trì độ ẩm cao trong suốt mùa hè ngắn ngủi. Mặc dù nó từng bị nhầm lẫn với "C. obtusiloba" ở Bắc Mỹ ngoài vùng Bắc cực, nhưng hai loài này khác biệt về mặt di truyền và không có khả năng giao phối với nhau (chúng xuất hiện ở các nhánh chính khác nhau trong "Cherleria") và thường xuất hiện ở các môi trường sống khác nhau ("C. obtusiloba" thường chiếm các khu vực khô hạn hơn ở những nơi chúng cùng xuất hiện). Ngoài ra, chúng có thể được phân biệt về mặt hình thái như sau: các lá đài thường nhẵn nhụi ít nhất ở đầu chóp và thường uốn ngược ở quả ("C. biflora") so với có lông tuyến phủ khắp và thường không uốn ngược ở quả ("C. obtusiloba"); cánh hoa dài < 1,5 × lá đài ("C. biflora") so với dài > 2 × lá đài ("C. obtusiloba"); lá nói chung phẳng ít hay nhiều và thẳng ("C. biflora") so với hình tam giác rõ ràng và nhìn chung là hơi cong ("C. obtusiloba"); các cành già được bao phủ lưa thưa bằng các lá từ năm trước ("C. biflora") so với dày dặc lá (hoặc gân giữa của chúng) từ những năm trước ("C. obtusiloba"); cây mọc thành búi nhỏ hoặc các mảng thưa với hệ thống rễ nhỏ ("C. biflora") so với cây mọc thành mảng dày với thân dưới và rễ hóa gỗ rõ nét ("C. obtusiloba"). Phân bố. Loài bản địa cận Bắc cực và cận núi cao ở Bắc bán cầu. Nó được tìm thấy tại Nga, Mông Cổ, Nhật Bản, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, tây bắc Ấn Độ (Tây Himalaya), tây Trung Quốc (Tân Cương), Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch (Greenland), Iceland, Áo, Thụy Sĩ, Italia, Canada, Hoa Kỳ. Lưu ý. "Stellaria biflora" không theo nghĩa của Carl Linnaeus có thể là:
1
null
Cherleria capillacea là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Carlo Allioni mô tả khoa học đầu tiên năm 1785 dưới danh pháp "Arenaria capillacea". Năm 1918 Carl Otto Robert Peter Paul Graebner chuyển nó sang chi "Minuartia" với danh pháp "Minuartia capillacea". Năm 2017 Abigail J. Moore và Markus S. Dillenberger chuyển nó sang chi "Cherleria". Đặc điểm. "C. capillacea" phân bố rộng rãi khắp miền nam dãy núi Alp, bán đảo Balkan, đông nam Pháp và Ý, nhưng luôn chỉ được tìm thấy trên đất nền chứa đá vôi, nói chung là trên nền hoặc lớp nền đá vôi lộ ra ngoài. Ngoài môi trường sống, "C. capillacea" có thể được phân biệt bởi nó có các lá thường thẳng hoặc hơi uốn ngược lại (trái với lá xoắn theo các hướng khác nhau ở "C. garckeana", "C. langii" và "C. laricifolia"), luôn có các lá đài có lông tuyến (lông tuyến chỉ có ở "C. garckeana" và "C. laricifolia" subsp. "diomedis"), và với các gân bên của lá đài kết thúc vào khoảng nửa đường đến đầu chóp (thay vì khoảng 2/3 đường đến đầu chóp ở "C. laricifolia" và tất cả các đường gân đều dẫn đến chóp ở "C. garckeana" và "C. langii"). Quần thể trên bán đảo Balkan có thể là khác biệt về mặt di truyền và xứng đáng được công nhận là loài riêng biệt, nhưng cần phải có các nghiên cứu sâu rộng hơn. Phân bố. Loài này có ở Albania, Ý, Nam Tư, đông nam Pháp, Thụy Sĩ.
1
null
Cherleria circassica là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Nikolai Michailovich Albov mô tả khoa học đầu tiên năm 1894 dưới danh pháp "Alsine circassica". Năm 1914 Yury Nikolaevitch Voronov chuyển nó sang chi "Minuartia" như là "Minuartia circassica". Năm 1930 Alexander Alfonsovich Grossheim hợp lệ hóa nó. Năm 2017 Abigail J. Moore và Markus S. Dillenberger chuyển nó sang chi "Cherleria". Từ nguyên. Tính từ định danh "circassica" lấy theo Circassia (Cherkessia) - địa danh lịch sử nằm ở tây bắc Kavkaz, nơi Albov thu mẫu holotype: "Circassie: Mont Ochten, 8000 p.", 1893, "Alboff 298". Phân bố. Loài bản địa khu vực từ miền đông Thổ Nhĩ Kỳ tới Kavkaz.
1
null
Pseudocherleria laricina là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Spergula laricina". Cho tới gần đây nó được coi là thuộc chi "Minuartia" với danh pháp "Minuartia laricina". Năm 2014 Markus S. Dillenberger và Joachim W. Kadereit nhận thấy chi "Minuartia" là đa ngành và tách nó ra như là loài điển hình của chi mới do các tác giả thiết lập là "Pseudocherleria", với danh pháp tổ hợp mới là "Pseudocherleria laricina". Mô tả. Cây thảo sống lâu năm, cao 10-30 cm. Các thân mọc thành vầng, bò sát mặt đất, phân nhiều nhánh; các nhánh mọc hướng lên, nhẵn nhụi hoặc có lông tơ. Lá không cuống, thảng-hình dùi, 0,8-1,5 cm × 0,5-1,5 mm, 1 gân, mép thưa lông rung, đỉnh nhọn thon. Cụm hoa hình xim. Cuống hoa 1-2 cm, có lông ngắn; lá bắc hình mác. Lá đài thuôn dài-hình mác, 4-5(-6) mm, 3 gân, mép có màng, đỉnh tù. Cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược-thuôn dài, dài ~1,5 lần so với lá đài, đỉnh nguyên hoặc có khía. Chỉ nhị mở rộng dần dần. Quả nang gần thuôn dài-hình nón, 7-10 mm, khoảng 2 lần dài hơn lá đài, 3 mảnh vỏ. Hạt màu ánh nâu, hình cầu ép chặt, có sọc hơi nhăn; đường ráp với nốt sần dạng tua. Ra hoa tháng 7-8, tạo quả tháng 8-9. Phân bố. Loài bản địa Đông Siberia và Viễn Đông Nga (Amur, Chita, Khabarovsk, Primorsky, Sakhalin, Yakutia), Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên, đông bắc Trung Quốc (Cát Lâm, Hắc Long Giang, Nội Mông). Môi trường sống là các khu rừng bạch dương, bìa rừng lá kim; ở cao độ 400-1.600 m.
1
null
Cherleria sedoides là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm chướng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Tuy nhiên, trong một thời gian dài kể từ năm 1899 nó được biết đến như là "Minuartia sedoides" sau khi William Philip Hiern chuyển nó sang chi "Minuartia" nghĩa rộng. Nghiên cứu năm 2014 của Markus S. Dillenberger và Joachim W. Kadereit nhận thấy "Minuartia" nghĩa rộng là đa ngành và phục hồi lại chi "Cherleria" cũng như chuyển "Minuartia sedoides" về danh pháp gốc của nó. Phân bố. Loài bản địa vùng cận núi cao hoặc cận Bắc cực. Tìm thấy tại đảo Anh, Áo, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Đức, Italia, Nam Tư cũ, Pháp, Romania, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ. Nó khác biệt ở chỗ có các lá hình mác (so với lá thẳng hoặc lá thẳng-hình mác ở các loài "Cherleria" khác) với các đầu chóp tù và các cánh hoa bị tiêu giảm hoặc thường thì hoàn toàn không có.
1
null