text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Perithemis tenera là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Libellulidae. Nó có kích thước rất nhỏ, chiều dài không hơn 25mm. Con đực có cánh màu hổ phách hoặc vàng cam. Cả con đực và con cái đều có đốm đỏ. Danh pháp của nó, "tenera", có nghĩa thanh nhã và ám chỉ kích thước nhỏ của nó. Loài này được Say mô tả khoa học đầu tiên năm 1840.
1
null
Rhyothemis fuliginosa là loài chuồn chuồn trong họ Libellulidae. Loài này được Selys mô tả khoa học đầu tiên năm 1883. Loài này phân bố khắp Đông Á, ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên. và cũng được ghi nhận ở Việt Nam. Chúng bay giữa tháng 6 và tháng 11. Chúng hoạt động mạnh nhất từ ​​đầu mùa hè đến giữa mùa thu.
1
null
Sympetrum flaveolum là loài chuồn chuồn trong họ Libellulidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Loài chuồn chuồn này được tìm thấy ở Châu Âu và giữa và bắc Trung Quốc. Chúng chỉ sinh sản trong nước tù đọng, thường là trong các vũng lầy than bùn. Mặc dù không cư trú ở Vương quốc Anh, nhưng đôi khi nó vẫn di cư đến đó với một số lượng lớn. Những 'năm xâm lấn' như vậy xảy ra vào các năm 1906, 1926, 1945, 1953 và 1995. Cứ mỗi dịp lại có một đàn nhỏ sinh sản xuất hiện, nhưng chúng luôn biến mất sau một vài năm. Con đực có thân màu đỏ, con cái và con đực đều có lượng lớn màu vàng nghệ ở vùng đáy của mỗi cánh, đặc biệt dễ nhận thấy ở hai cánh sau.
1
null
Windows Assessment and Deployment Kit (Windows ADK), trước là Windows Automated Installation Kit (Windows AIK hay WAIK) là chương trình giúp người dùng tạo các bản cài đặt Windows tuỳ biến theo ý biến một cách đơn giản nhất. Ngoài ra, WAIK còn có các công cụ giúp người dùng tạo và tuỳ biến Windows trên máy tính chính hay trên file VHD (Virtual Hard Disk). Công cụ này hay được các hãng bán lẻ máy tính dùng để tuỳ biến Windows lúc bán ra. Nhiều chương trình diệt virus cần WAIK để tạo đĩa cứu hộ. Bản WAIK đầu tiên có trên Windows Vista và nó cần Microsoft Deployment Toolkit để sử dụng. Tính năng. WAIK có nhiều công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo các bộ cài đặt Windows tuỳ biến hay tạo các bản Windows Preinstallion Environment. Các công cụ này bao gồm: WAIK 1.1 đã có mặt trong Windows Vista SP1 và Windows Server 2008 với nhiều công cụ mới như PostReflect và VSP1Cln. WinPE 2.1 mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Các hệ điều hành hỗ trợ bao gồm là: WAIK 2.0 xuất hiện trong Windows 7 Beta có thêm các công cụ mới nữa như DISM, thay thế PEImg và IntlCfg vì đã không xuất hiện nữa. WinPE 3.0 có Aero Snap, một tính năng của Windows 7, User State Migration Tool (USMT). Các hệ điều hành hỗ trợ là Windows Server 2003 R2 SP2, Windows Vista SP1, Windows Server 2008, Windows 7 và Windows Server 2008 R2. WAIK 3.0 cũng giống như WAIK 2.0. Phiên bản này có mặt trong Windows 7 SP1. Ngoài ra, Microsoft cũng đã thêm Windows Automated Installation Kit Supplement cho Windows 7 SP1. Windows Automated Installation Kit Readme, cùng với WAIK Supplement sẽ đính kèm WinPE 3.1, tương thích với WAIK. Công cụ Sysprep không đính kèm sẵn với WAIK mà sẽ có trên đĩa cài đặt hệ điều hành (DVD). Thông tin thêm. WAIK có hai tính năng mấu chốt là: Preinstallation environment WAIK có kèm WinPE, một phiên bản Windows nhẹ cân giúp các chuyên gia IT tìm và khắc phục lỗi của Windows. Nó thay thế đĩa khởi động MS-DOS, Emergency Repair Disk, Recovery Console and Automated System Recovery. Trước đây, WinPE có sẵn cho các công ty lớn cho các đơn hàng mua sỉ qua OEM. Giờ đây, WinPE có sẵn trong WAIK. User state migration WAIK trong Windows 7 có kèm User state migration tool (USMT). Là một công cụ dòng lệnh giúp các cài đặt từ một bản cài đặt Windows cho một bản cài đặt Windows nâng cấp. Và nó còn giúp bạn xoá-và-mở trình hồi phục, chẳng hạn như xoá các rootkit. USMT 4.0 có thể chuyền các cài đặt từ Windows XP cho Windows Vista. Xem thêm. Windows Preinstallation Environment Liên quan
1
null
Trong hệ thần kinh, dây thần kinh ly tâm hay dây thần kinh vận động (tiếng Anh: efferent nerves, motor neurons, effector neurons) truyền xung thần kinh ra khỏi hệ thần kinh trung ương đến các cơ quan tác động như cơ và các tuyến nội tiết (và cả các tế bào có mao của tai trong). Khái niệm ly tâm cũng được sử dụng để mô tả kết nối tương đối giữa các kết cấu thần kinh (chẳng hạn synap ly tâm của một neuron làm đầu vào cho một neuron khác nhưng ngược lại thì không). Hoạt động theo chiều ngược lại gọi là hướng tâm và dây thần kinh tương ứng là dây thần kinh hướng tâm. Dây thần kinh vận động là các dây thần kinh ly tâm tham gia vào điều kiển cơ. Nhân tế bào của các neuron ly tâm kết nối với duy nhất một sợi trục dài và một vài đen-đrit ngắn hơn phóng ra khỏi thân tế bào. Loại sợi trục này tạo ra mối tiếp hợp thần kinh-vận động với các cơ quan tác động. Thân tế bào của neuron vận động có hình vệ tinh. Nơ-ron này có mặt trong chất xám của dây cột sống và hành não tạo thành một đường điện hóa đến các cơ quan tác động hoặc cơ. Ngoài các dây thần kinh vận động còn có các dây thần kinh thụ cảm ly tâm thường làm nhiệm vụ điều chỉnh độ nhạy của tín hiệu chuyển tiếp từ các dây thần kinh thụ cảm hướng tâm.
1
null
Thomas Mario "Tommy" Haas (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1978) là một cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Đức. Anh đã tham gia thi đấu trong hiệp hội quần vợt nhà nghề từ năm 1996. Sau khi lọt vào danh sách 100 tay vợt hàng đầu vào năm 1997 và đạt vị trí đánh đơn số 2 thế giới vào tháng 5 năm 2002 thì sự nghiệp của Haas bị gián đoạn bởi chấn thương: anh đã bị loại khỏi bảng xếp hạng thế giới 2 lần do không có khả năng chơi trong 12 tháng.
1
null
Proischnura subfurcatum là loài chuồn chuồn trong họ Coenagrionidae. Loài này được Selys mô tả khoa học đầu tiên năm 1876. Loài này có ở Ethiopia, Kenya, Malawi, Nigeria, Nam Phi, Tanzania, Uganda, và có thể cả Burundi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đồng cỏ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao, đầm nước ngọt, và đầm nước ngọt có nước theo mùa.
1
null
Pyrrhosoma nymphula là loài chuồn chuồn trong họ Coenagrionidae. Loài này được Sulzer mô tả khoa học đầu tiên năm 1776. Loài này chủ yếu sống ở châu Âu, với một số quần thể ở Bắc Phi và Tây Á. Môi trường sống. Loài chuồn chuồn kim này sống trong ao, hồ và đê nhỏ, và đôi khi là những dòng sông chảy chậm. Chúng có xu hướng tránh dòng nước chảy xiết. Mô tả. "Pyrrhosoma nymphula" có cơ thể dài đến . Những con chuồn chuồn kim lớn và có thân hình chắc nịch này có đốm đen ở chân và cánh ở cả con đực và con cái.
1
null
Bình chữa cháy là một thiết bị chữa cháy cầm tay, có tác dụng dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường trong trường hợp khẩn cấp. Bình chữa cháy thường chứa hóa chất khô, ướt hoặc chất khí. Bình chữa cháy được chia thành hai loại chính là loại chứa áp suất và loại có bình chứa khí riêng. Loại chứa áp suất là loại bình chữa cháy có chất đẩy và chất chữa cháy được chứa trong cùng một khoang. Chất đẩy có tác dụng đẩy chất chữa cháy ra ngoài khi cần thiết. Loại có bình chứa khí riêng là loại bình chữa cháy có chất chữa cháy và chất đẩy được chứa trong hai khoang riêng biệt. Khi cần sử dụng, người dùng sẽ bóp van để chất đẩy đẩy chất chữa cháy ra ngoài. Cách nhận biết. Thông thường thì đa số các bình chữa cháy tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó phổ biến nhất là hai dạng bình bột chữa cháy và bình dạng khí CO2. Để nhận biết được hai loại bình này có nhiều cách khác nhau mà phần này chủ yếu phân tích về các phương pháp sử dụng thao tác thủ công bằng mắt thường. Lịch sử. Bình chữa cháy đầu tiên được ghi nhận và cấp bằng sáng chế là của Ambrose Godfrey phát minh ra năm 1723 tại Anh, ông cũng là một nhà hóa học nổi tiếng vào thời điểm đó. Bình gồm một thùng chất lỏng chữa cháy có chứa một khoang thuốc súng nhỏ. Nó được kết nối với một hệ thống cầu chì đánh lửa, làm nổ thuốc súng và phân tán dung dịch chữa cháy. Thiết bị này có lẽ được sử dụng ở một mức độ hạn chế, theo như Bradley's Weekly Messenger vào ngày 7 tháng 11 năm 1729 đề cập đến hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn một đám cháy ở London. Một bình chữa cháy áp suất di động, gọi là 'Extinceur' do Thuyền trưởng người Anh George William Manby phát minh và trình diễn vào năm 1816 trước 'Ủy viên phụ trách các vấn đề của Doanh trại'; nó gồm một bình đồng khoảng 13,6 lít chứa dung dịch kali cacbonat nén. Khi hoạt động nó sẽ đẩy chất lỏng trùm lên ngọn lửa. Các loại chất chữa cháy. Hóa chất khô. Đây là một tác nhân dạng bột, chữa cháy bằng cách tách ba phần của tam giác lửa. Nó ngăn chặn các phản ứng hóa học liên quan đến nhiệt, nhiên liệu và oxy, do đó dập tắt đám cháy. Trong quá trình đốt, nhiên liệu bị phân hủy thành gốc tự do, là những mảnh phân tử có hoạt tính cao phản ứng với oxy. Các chất trong bình chữa cháy hóa chất khô có thể ngăn chặn quá trình này. Bọt. Được dùng cho các đám cháy nhiên liệu ở dạng được hút (trộn và phình to với không khí trong ống nhánh) hoặc dạng không phân tách để tạo ra một lớp bọt hoặc bịt kín nhiên liệu, ngăn cản oxy tiếp cận nó. Không giống như bột, bọt có thể được sử dụng để dập tắt dần các đám cháy mà không cần bồi thêm. Nước. Nước làm mát vật liệu cháy và rất hiệu quả trong việc chống cháy đồ đạc, vải vóc, v.v. (kể cả đám cháy ở sâu). Các bình chữa cháy gốc nước không thể sử dụng trong các đám cháy có nguồn năng lượng như điện hoặc đám cháy chất lỏng dễ cháy.
1
null
Lịch sử Câu lạc bộ bóng đá Liverpool từ năm 1985 tới nay bắt đầu từ việc bổ nhiệm Kenny Dalglish làm huấn luyện viên trưởng, Thảm họa Hillsborough, và sự trở lại của đội bóng tại đấu trường châu Âu vào năm 1991. Trong giai đoạn này, câu lạc bộ thi đấu ở cấp độ số một của bóng đá Anh, giải đấu mà tới năm 1992 trở thành Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Dalglish trở thành huấn luyện viên kiêm cầu thủ do sự ra đi của Joe Fagan sau thảm họa Heysel 1985, nguyên nhân dẫn tới lệnh cấm tham dự các giải đấu của UEFA đối với các câu lạc bộ Anh. Liverpool vô địch quốc gia và Cúp FA ở mùa giải đầu tiên của Dalglish, cùng với đó là một chức vô địch quốc gia nữa vào 1987–88. Thảm họa Hillsborough trong khuôn khổ trận bán kết Cúp FA với Nottingham Forest tại Sân vận động Hillsborough vào tháng 4 năm 1989 gây ra cái chết của 96 cổ động viên. Sau thảm kịch, Dalglish dẫn dắt đội bóng tới chức vô địch quốc nội thứ mười tám; ông từ chức vào tháng 2 năm 1991. Bản báo cáo Taylor về thảm họa trên đã chấm dứt việc sử dụng các khán đài đứng. Anfield trở thành một sân vận động lắp ghế ngồi trong thập niên 1990, qua đó giảm sức chứa của sân. Người kế nhiệm Dalglish là Graeme Souness giành chức vô địch Cúp FA trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên của ông. Tại Giải Ngoại hạng mới, ông không thể duy trì thành công của câu lạc bộ và bị thay thế bởi Roy Evans giữa mùa giải 1993–94. Liverpool vươn lên thứ 4 mùa sau đó và đồng thời giành chức vô địch Cúp Liên đoàn. Vào năm 1998, Gérard Houllier trở thành đồng huấn luyện viên với Evans. Sự hợp tác kéo dài tới tháng 11 khi Evans từ chức còn Houllier trở thành huấn luyện viên duy nhất. Câu lạc bộ giành cú ăn ba danh hiệu vào năm 2001, và một năm sau đứng thứ nhì Giải ngoại hạng, vị trí tốt nhất của họ trong vòng 11 năm. Houllier từ biệt câu lạc bộ vào giữa năm 2004. Liverpool lần thứ năm vô địch UEFA Champions League trong mùa giải đầu tiên của Rafael Benítez, và giành tiếp FA Cup vào năm 2006. Câu lạc bộ được mua lại vào giữa mùa giải 2006–07 bởi hai doanh nhân người Mỹ, Tom Hicks và George Gillett. Đầu mùa giải 2010-11, Liverpool đứng bên bờ vực phá sản; câu lạc bộ được bán lại cho Tập đoàn Thể thao Fenway sau phán của tòa án cấp cao. Roy Hodgson, người được mời về thay cho Benítez, rời đội bóng vào năm 2011; Dalglish là người được chọn để thay thế. Ông đem về chức vô địch League Cup 2012. Dalglish được thay thế bằng Brendan Rodgers sau khi đội bóng chỉ xếp thứ 8 tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2011-12. Rodgers đưa Liverpool tới vị trí thứ 2 mùa giải 2013-14, tuy nhiên sự bất đồng của ban giám đốc về chuyển nhượng cầu thủ và thành tích bết bát khiến Rodgers bị sa thải vào tháng 10 năm 2015. Người thay thế ông, Jürgen Klopp, đưa câu lạc bộ trở lại khi họ lọt vào hai trận chung kết Champions League liên tiếp, vô địch vào năm 2019 và giành Siêu cúp châu Âu 2019. 1985–90: Kế tiếp thành công và thảm họa Hillsborough. Dalglish trở thành người thay cho Fagan sau thảm họa Heysel. Ông thay thế hai hậu vệ lão tướng là Phil Neal và Alan Kennedy bằng Steve Nicol và Jim Beglin. Liverpool khởi đầu mùa giải 1985–86 khá tệ hại và bị đội đầu bảng Manchester United bỏ xa 10 điểm khi tháng 9 khép lại. Câu lạc bộ tiếp tục đấu tranh cho đến cuối mùa giải khi họ thắng mười một trong số mười hai trận đấu cuối cùng trong lúc các đối thủ của họ đang đánh mất điểm số. Liverpool cần phải đánh bại Chelsea trong trận đấu cuối cùng để lên ngôi và họ đã thành công với bàn thắng duy nhất của Dalglish. Đội cũng lọt vào Chung kết Cúp FA 1986 gặp Everton. Liverpool bị dẫn trước ở hiệp một bởi bàn thắng của Gary Lineker, tuy nhiên hai bàn thắng của Ian Rush cùng pha lập công của Craig Johnston ở hiệp hai giúp họ lội ngược dòng thắng 3–1. Đây là lần đầu họ giành cú đúp vô địch quốc gia và Cúp FA trong một mùa giải. Vào đầu mùa giải 1986-87, Rush bày tỏ ý định ra đi để tới với Juventus khi mùa giải kết thúc. Rush sau đó không muốn rời đội nữa nhưng câu lạc bộ vẫn quyết định bán anh bởi họ đang cần tiền để bù đắp cho việc không được thi đấu quốc tế. Vào giai đoạn giữa mùa Dalglish chiêu mộ John Aldridge để thay thế cho Rush. Trước khi ra đi, Rush vẫn kịp mang về 40 bàn thắng cho đội bóng. Liverpool đứng thứ hai ở giải hạng nhất sau Everton, và bị Luton Town loại khỏi Cúp FA ở vòng ba. Đội bóng vào tới trận chung kết League Cup, nhưng thúc thủ 1–2 trước Arsenal F.C.. Cuối mùa giải năm đó, Dalglish mang về Peter Beardsley và John Barnes để cải thiện hàng công. Liverpool đòi lại ngôi vị số một nước Anh; họ bất bại cho tới tận vòng đấu thứ 29 (thua Everton) và chỉ thua 2 trận trong cả mùa giải. Đội có cơ hội giành cú đúp khi lọt vào Chung kết Cúp FA 1988 với Wimbledon, tuy nhiên bất ngờ để thua 1–0. Rush trở lại Liverpool vào đầu mùa giải 1988–89 do không quen với môi trường nước ngoài. Liverpool gặp khó khăn ngay từ đầu mùa giải và đến tháng 1, họ kém đội dẫn đầu Arsenal 9 điểm; vào tháng 4, hai đội bằng điểm nhau và Arsenal xếp trên nhờ hiệu số bàn thắng thua. Đến lúc này, Liverpool đã lọt vào bán kết Cúp FA gặp Nottingham Forest tại sân vận động Hillsborough vào ngày 15 tháng 4 năm 1989. Sau sáu phút, trận đấu bị hủy bỏ bởi tình trạng quá tải ở phía khán đài Leppings Lane dẫn đến cái chết của 96 người do bị ép chặt vào hàng rào. Chín mươi tư người hâm mộ thiệt mạng trong thảm họa Hillsborough; nạn nhân thứ 95 tử vong trong bệnh viên bốn ngày sau đó, trong khi người thứ 96 mất vào bốn năm sau sau thời gian dài hôn mê. Liverpool chiến thắng 3–1 trong đá lại để lọt vào trận chung kết với Everton. Họ là những người dẫn trước trong phần lớn thời gian trận đấu nhờ bàn thắng của Aldridge. Stuart McCall gỡ hòa ở phút 89 để kéo trận đấu vào hiệp phụ. Rush vào sân thay người và ghi bàn ở phút 95, tuy nhiên McCall một lần nữa lên tiếng ở phút 102 để cân bằng tỉ số. Chỉ hai phút sau Rush ghi bàn ấn định chiến thắng 3–2 cho Liverpool. Liverpool có cơ hội giành cú đúp. Trận đấu cuối cùng ở giải hạng nhất là với đội xếp thứ hai Arsenal, đội đang kém họ ba điểm. Trận đấu đáng lẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 4, tuy nhiên do Liverpool vướng thi đấu tại Cúp FA nên phải dời sang ngày 26 tháng 5. Arsenal cần phải thắng trận đấu này với hai bàn cách biệt mới có thể vô địch. Họ vươn lên ở phút 52 nhờ công của tiền đạo Alan Smith. Khi trận đấu bước vào thời gian bù giờ, Michael Thomas nâng tỉ số cho Arsenal lên 2–0. Kết quả này giúp Arsenal giành chức vô địch nhờ hơn về số bàn thắng ghi được. Sau khi mùa giải khép lại, một ủy ban điều tra do Nam tước Taylor lập ra để điều tra nguyên nhân dẫn tới thảm họa Hillsborough. Một bản báo cao mang tên Báo cáo Taylor đăng tải năm 1990 chỉ ra rằng sự yếu kém trong khả năng kiểm soát tình hình của cảnh sát là nguyên nhân chính, đồng thời đề nghị các sân vận động lớn loại bỏ các khán đài đứng và chuyển đổi thành sân vận động lắp ghế ngồi toàn bộ. Liverpool bắt đầu mùa giải 1989-90 với phong độ tốt, trong đó có chiến thắng 9–0 trước đội mới lên hạng Crystal Palace. Có tới tám cầu thủ ghi bàn cho Liverpool trong trận này, con số cao nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Họ thua bốn trận trong tháng 10 và tháng 11, tuy nhiên vẫn có chuỗi 11 trận bất bại trước khi để thua 1–0 trước Tottenham Hotspur vào tháng 3. Sau trận này Liverpool mượn cầu thủ Ronny Rosenthal từ Standard Liège. Anh ngay lập tức ghi bảy bàn trong tám trận, trong đó có một hat-trick trước Charlton Athletic để giúp Liverpool mang về danh hiệu thứ 18. Câu lạc bộ lọt vào bán kết Cúp FA nhưng thua 4–3 trước Crystal Palace ở hiệp phụ. 1990–98: Tụt dốc. Liverpool khởi đầu mùa 1990–91 với tám trận thắng. Họ giữ vững thành tích bất bại trước khi để thua 3–0 trước Arsenal vào tháng 12, và thua tiếp Crystal Palace vào cuối tháng. Phong độ của câu lạc bộ bắt đầu đi xuống và Arsenal đã vượt lên trên họ vào tháng Giêng. Sau trận hòa 4-4 với Everton trong trận tái đấu tại Cúp FA hồi tháng 2, Dalglish tuyên bố từ chức huấn luyện viên trưởng vì bị quá nhiều áp lực. Huấn luyện viên Ronnie Moran tạm thời lên nắm đội; ông chỉ thắng ba trong mười trận dẫn dắt, và càng lúc càng bị Arsenal bỏ xa về điểm số. Cựu cầu thủ Graeme Souness được đưa về nắm đội bóng vào tháng 4, tuy nhiên không thể đuổi kịp Arsenal, đội bóng vô địch với khoảng cách 7 điểm. Souness cải thiện đội hình trong mùa giải 1991-92, vốn đã không được Dalglish làm mới kể từ khi mua về Barnes và Beardsley. Beardsley, Gary Gillespie và Steve McMahon là những người phải ra đi. Souness mua về Dean Saunders với giá 2,9 triệu bảng, tuy nhiên Liverpool chỉ về thứ sáu. Đây là lần đầu tiên họ nằm ngoài hai vị trí dẫn đầu kể từ năm 1981. Đội bóng lọt vào Chung kết Cúp FA 1992 với Sunderland và thắng với tỉ số 2–0. Đây là mùa giải đầu tiên Liverpool tham dự đấu trường châu Âu kể từ thảm họa Heysel năm 1985; họ được phép quay trở lại muộn hơn một năm so với các đội bóng Anh khác. Liverpool thua tại tứ kết Cúp UEFA trước Genoa của Ý với tổng tỉ số 4–1. The Boot Room, nơi ban huấn luyện Liverpool họp chiến thuật từ thời Bill Shankly bị phá bỏ vào thời gian Souness cầm quân, thay vào đó là phòng họp báo. Anfield được tu sửa lại vào đầu mùa giải 1992–93 dựa trên các đề xuất của báo cáo Taylor. Khán đài Kemlyn Road được xây thêm một tầng khán đài với khu ghế ngồi hạng sang và phòng họp cùng 11.000 chỗ ngồi. Khán đài được đổi tên thành Centenary Stand và khai trương vào ngày 1 tháng 9 năm 1992 với sự hiện diện của chủ tịch UEFA, Lennart Johansson. Vào mùa giải Ngoại hạng Anh đầu tiên, Liverpool tiếp tục cán đích ở vị trí thứ sáu, thua 15 trong tổng số 42 trận. Họ đều bị loại sớm tại Cúp FA, League Cup và Cúp C2. Vào mùa giải 1993-94 Liverpool thắng cả ba trận đầu tiên, nhưng ngay sau đó thua tới bốn trận liền. Điểm sáng của mùa giải là sự nổi lên của tiền đạo trẻ Robbie Fowler. Anh ghi bàn trong trận đầu tiên cho đội bóng gặp Fulham ở lượt đi League Cup, và ghi cả 5 bàn trong thắng lợi 5–0 ở lượt về. Liverpool sau đó để thua Bristol City trong trận đá lại Cúp FA. Souness bị sa thải ngay sau trận đấu và được thay thế bằng Roy Evans. Câu lạc bộ kết thúc mùa bóng ở vị trí thứ tám với 16 trận thua. Liverpool bắt đầu bị các đối thủ bỏ lại trong cuộc đua ngoài sân cỏ. Manchester United kiếm về 93 triệu bảng sau khi họ phát hành cổ phiếu ra công chúng trên thị trường chứng khoán, trong khi Liverpool thu về 22 triệu bảng khi công ty Granada mua lại 9,9% cổ phần câu lạc bộ. Sau khi khán đài Centenary Stand được xây xong, khán đài Spion Kop cũng được sửa sang lại vào đầu mùa 1994–95. Khán đài được lắp ghế toàn bộ, giữ nguyên một khán đài duy nhất với sức chứa giảm còn 12.000. Ở mùa giải trọn vẹn đầu tiên Evans cầm Liverpool, họ cán đích ở hạng tư. Đội vào tới vòng sáu Cúp FA, nơi họ thua 2–1 trước Tottenham Hotspur và lọt vào Chung kết League Cup với Bolton Wanderers. Hai bàn thắng của Steve McManaman giúp Liverpool giành chiến thắng 2–1, qua đó có danh hiệu League Cup thứ năm. Nhiều cựu binh bắt đầu nói lời tạm biệt với đội bóng, trong đó có Grobbelaar, Nicol và Ronnie Whelan. Trước khi mùa bóng 1995-96, Liverpool thể hiện tham vọng thay đổi với bản hợp đồng kỷ lục Stan Collymore với giá 8,5 triệu bảng. Collymore ghi bàn duy nhất trong trận thắng 1–0 trước Sheffield Wednesday trong ngày khai mạc mùa giải. Cuối mùa đó Liverpool xếp hạng ba. Họ lọt vào Chung kết Cúp FA gặp Manchester United; bàn thắng duy nhất ở phút thứ 85 của Eric Cantona đem về chức vô địch cho United. Liverpool bắt đầu mùa giải 1996-97 khá mĩ mãn. Họ dẫn đầu giải Ngoại hạng khi bước sang năm mới với hai điểm nhiều hơn Arsenal. Câu lạc bộ không thể giữ vững phong độ đó trong phần còn lại của mùa giải khi những trận thua trước Coventry City, Manchester United và Wimbledon khiến đội bóng tụt xuống thứ tư. Mặc dù bị loại sớm ở cả League Cup và Cúp FA, Liverpool lọt vào bán kết Cúp C2. Họ để thua 3–0 ở trận lượt đi, và mặc dù rất nỗ lực, họ chỉ có thể thắng 2–0 ở sân nhà và bị loại khỏi Cúp C2 bởi Paris Saint-Germain. Liverpool mất tiền đạo Fowler vào giai đoạn đầu mùa 1997–98 sau khi anh gặp chấn thương dây chằng đầu gối trong một trận đấu giao hữu trước mùa giải. Tuy nhiên đây là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của Michael Owen, người ghi 18 bàn trong 36 trận ra sân mùa giải đó. Paul Ince được mua về để thay thế Barnes, người đã chuyển sang Newcastle United. Liverpool không thể vượt qua đội đầu bảng Arsenal và chấp nhận đứng vị trí thứ ba. Việc sửa sân Anfield được tiếp tục thực hiện khi mùa giải diễn ra với việc bổ sung thêm tầng hai cho khán đài Anfield Road. 1998–2006: Thành công trở lại. Liverpool bổ nhiệm Gérard Houllier làm đồng huấn luyện viên trưởng cùng với Evans cho mùa giải 1998-99. Những kết quả tệ hại khiến áp lực đè nặng hai người và thất bại 3–1 trước Tottenham Hotspur ở League Cup là giọt nước tràn ly khiến Evans ra đi. Trận đấu đầu tiên của Houllier trong vai trò huấn luyện viên toàn quyền là thất bại 3–1 trước Leeds United. Phong độ của Liverpool không cải thiện nhiều dưới thời Houllier khi đội bóng bị loại sớm tại Cúp UEFA và Cúp FA, chỉ về thứ bảy ở giải Ngoại hạng và mất suất dự cúp châu Âu mùa sau. Houllier làm mới đội hình trong mùa bóng 1999-2000. Ông đem về các tân binh người nước ngoài như Dietmar Hamann, Sami Hyypiä và Sander Westerveld; David James, Ince và McManaman là những người ra đi. Houllier tiếp tục công cuộc cải cách với bản hợp đồng kỷ lục Emile Heskey trị giá 11 triệu bảng vào tháng 3. Liverpool thất bại trong việc tìm đường trở lại UEFA Champions League khi chỉ cán đích thứ tư. Họ cũng thi đấu không tốt ở Cúp FA và League Cup khi đều bị loại sớm. Vào mùa giải 2000-01 Liverpool giành cú ăn ba danh hiệu độc nhất vô nhị. Danh hiệu đầu tiên là League Cup khi họ thắng Birmingham City 5–4 trong loạt sút luân lưu sau khi hai đội hòa nhau 1-1. Họ tiếp tục vô địch Cúp FA khi Owen ghi hai bàn trong mười phút giúp đội bóng vượt qua Arsenal với tỉ số 2–1. Danh hiệu cuối cùng là Cúp UEFA khi bàn bàn phản lưới nhà trong hiệp phụ của Delfí Geli giúp họ giành chiến thắng 5–4 trước Alavés của Tây Ban Nha. Liverpool về thứ ba tại giải vô địch quốc gia và chính thức trở lại với giải đấu hàng đầu châu Âu UEFA Champions League lần đầu tiên kể từ Thảm họa Heysel. UEFA Champions League mùa giải 2001–02 chứng kiến đội bóng đi tới vòng tứ kết, nơi họ bị Bayer 04 Leverkusen của Đức loại với tổng tỉ số 4–3. Đây là mùa giải tốt nhất của Liverpool trong nhiều năm trở lại đây khi họ về thứ nhì giải Ngoại hạng với bảy điểm kém hơn so với nhà vô địch Arsenal. Mặc dù vậy Liverpool không thể bảo vệ thành công chức vô địch Cúp FA và League Cup khi lần lượt bị loại ở vòng bốn và vòng ba. Vấn đề sức khỏe của Houllier cũng là một nét buồn của mùa giải. Ông lên cơn đau tim trong thời gian nghỉ giữa hiệp trong trận đấu với Leeds tại Anfield. Ông phải trải qua ca mổ dài 11 tiếng đồng hồ để phẫu thuật lại động mạch chủ và chỉ trở lại vào tháng 2. Trợ lý Phil Thompson là người tạm thời cầm quân. Houllier mua về thêm nhiều cầu thủ cho mùa bóng 2002–03, trong đó có Bruno Cheyrou, Salif Diao và El Hadji Diouf. Cheyrou được chọn thay cho Nicolas Anelka, người có màn thể hiện không tồi khi chuyển tới theo dạng cho mượn từ Paris Saint-Germain ở mùa giải trước. Liverpool bất bại trong 12 trận đầu tiên mùa giải và đứng đầu bảng xếp hạng với cách biệt 7 điểm. Thất bại trước Middlesbrough ở trận đấu sau đó khởi đầu chuỗi 12 trận không biết mùi chiến thắng cho tới khi họ vượt qua Southampton 1–0 vào tháng 1. Câu lạc bộ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ năm. Mặc dù bị loại sớm ở Cúp FA và UEFA Champions League, Liverpool vẫn vô địch Cúp Liên đoàn khi hạ Manchester United trong trận chung chung kết. Mùa giải 2003-04 bắt đầu khá muộn màng khi Liverpool thua trận đấu tiên của mùa giải với tỉ số 2–1 trước Chelsea. Kết thúc năm 2003 họ thua 6 trong số 18 trận ở giải Ngoại hạng. Trong nửa sau của mùa giải họ chỉ thua thêm có bốn trận và có suất dự UEFA Champions League 2004-05 với vị trí thứ 4. Họ đều bị loại ở Cúp UEFA và League Cup. Ở Cúp FA, họ bị Portsmouth vượt qua với tỉ số 1–0 trong trận đá lại vòng 5. Cuối mùa giải đó Houllier được thay thế bởi Rafael Benítez. Trong mùa giải 2004-05 họ bị đội hạng dưới Burnley loại ngay từ vòng ba Cúp FA. Câu lạc bộ lọt vào chung kết League Cup nhưng thua 3-2 trước Chelsea. Liverpool cũng lọt vào chung kết UEFA Champions League. Họ bị A.C. Milan của Ý dẫn trước 3–0 ngay trước giờ nghỉ, tuy nhiên ba bàn thắng trong vòng 6 phút giúp Liverpool gỡ hòa 3–3. Hiệp phụ không có thêm bàn thắng nào được ghi đồng nghĩa với việc trận đấu bước vào loạt luân lưu, nơi Liverpool thắng 3–2. Việc chỉ đứng thứ 5 ở giải Ngoại hạng khiến đội bóng không thể dự Champions League mùa sau cũng như không thể bảo vệ ngôi vương. UEFA sau đó cho phép họ tham dự, nhưng là từ vòng loại thứ nhất. Tại giải đấu mà họ là đương kim vô địch, Liverpool bị loại bởi đội bóng Bồ Đào Nha Benfica tại vòng loại trực tiếp thứ nhất. Ở mùa bóng 2005-06 họ đứng ở vị trí thứ ba. Họ lọt vào Chung kết Cúp FA 2006 gặp West Ham United. Liverpool thắng 3–1 trong loạt luân lưu 11m sau khi trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 3–3. 2006–15: Cơn khát danh hiệu. Mùa giải 2006–07 là mùa giải Liverpool được mua lại bởi hai doanh nhân Mỹ, George Gillett và Tom Hicks, theo một hợp đồng định giá câu lạc bộ và khoản nợ mà họ đang gánh ở mức 218,9 triệu bảng. Liverpool một lần nữa đứng thứ ba ở giải Ngoại hạng, tuy nhiên kém tới 21 điểm so với đội vô địch Manchester United. Họ bị Arsenal loại ở cả Cúp Liên đoàn và Cúp FA, nhưng vào tới Chung kết UEFA Champions League 2007 và một lần nữa đối đầu với Milan. Không giống nhữ năm 2005, Liverpool không thể lật ngược thế cờ và thất thủ 2–1. Vào mùa hè Benítez tăng cường sức mạnh đội hình với bản hợp đồng Fernando Torres trị giá 24 triệu bảng, cùng Ryan Babel và Yossi Benayoun. Họ hòa 13 trong số 38 trận và kết thúc ở vị trí thứ tư. Liverpool bị loại tại vòng năm của Cúp FA và League Cup, nhưng vào tới bán kết UEFA Champions League lần thứ ba trong bốn mùa giải, tuy nhiên thua với tổng tỉ số 4–3 trước Chelsea. Torres ghi 33 bàn trên tất cả các mặt trận. Anh là cầu thủ đầu tiên của Liverpool sau Fowler ghi trên 20 bàn một mùa giải vô địch quốc gia, và cân bằng kỷ lục về số trận ghi bàn liên tiếp tại Anfield của Roger Hunt (8 trận). Ở mùa bóng 2008-09 chiến thắng 5–1 trước Newcastle United vào tháng 12 đưa Liverpool lên đầu bảng xếp hạng khi mùa giải đi qua được nửa chặng đường. Họ không thắng một trận nào trong tháng 1 và bất chấp phong độ không tồi trong phần còn lại của mùa giải, họ không thể đuổi kịp Manchester United và đành đứng thứ hai. Họ bị loại ở vòng 4 Cúp FA và League Cup. Tại UEFA Champions League, họ bị Chelsea loại ở tứ kết. Mùa giải 2009-10 vẫn tiếp tục là nỗi thất vọng của Liverpool khi họ không thể cải thiện so với mùa giải trước. Họ đứng thứ bảy ở giải Ngoại hạng, để thua 11 trận, nhiều hơn 9 trận so với mùa trước đó, và bật khỏi top bốn lần đầu kể từ năm 2005. Họ bị loại ở vòng bảng UEFA Champions League và được chuyển xuống tham dự Europa League (tiền thân là Cúp UEFA). Ở Europa League họ lọt vào tới bán kết và để thua Atlético Madrid bởi luật bàn thắng sân khách. Benitez rời câu lạc bộ vào cuối mùa giải và được thay thế bởi Roy Hodgson. Câu lạc bộ được bán lại cho Tập đoàn Thể thao Fenway vào mùa giải 2010-11. Các báo cáo chỉ ra rằng Liverpool có khoản nợ 350 triệu bảng với khoản lỗ 55 triệu bảng, buộc công ty kiểm toán KPMG chấp thuận ý kiến kiểm toán của Liverpool. Ngân hàng Hoàng gia Scotland, chủ nợ của câu lạc bộ, đã đưa chủ sở hữu Gillett và Hicks ra tòa để buộc họ phải bán lại câu lạc bộ. Tòa án ra phán quyết có lợi cho các chủ nợ và câu lạc bộ được bán cho Tập đoàn Thể thao Fenway với giá 300 triệu bảng vào ngày 15 tháng 10 năm 2010. Còn trên sân cỏ Liverpool tiếp tục thể hiện hình ảnh bạc nhược. Thất bại 3–1 trước Blackburn Rovers vào tháng 1 khiến đội bóng tụt xuống vị trí thứ 12 với 9 thất bại kể từ đầu mùa. Hodgson bị sa thải sau trận này và người lên thay là Dalglish. Sau trận thua trong ngày ra mắt trước Manchester United ở Cúp FA, Liverpool kết thúc mùa giải ở vị trí thứ sáu. Dalglish mua nhiều cầu thủ mới để chuẩn bị cho mùa giải 2011–12 trong đó có những cái tên như Charlie Adam, Stewart Downing và Jordan Henderson. Họ cán đích ở vị trí thứ tám, thành tích tệ nhất trong 18 năm qua. Dù vậy họ đều lọt vào chung kết League Cup và Cúp FA. Họ vô địch League Cup lần thứ tám (kỷ lục) sau khi thắng 3–2 trong loạt luân lưu trước Cardiff City sau khi hai đội hòa 2–2 ở thời gian thi đấu chính thức. Liverpool để thua 2-1 trong trận Chung kết Cúp FA 2012 trước Chelsea. Mùa giải còn được nhắc tới bởi vụ phân biệt chủng tộc của Luis Suárez vào tháng 10 đối với Patrice Evra của Manchester United. Anh bị phạt 40.000 bảng và bị cấm thi đấu tám trận. Dalglish bị sa thải vào cuối mùa giải và Brendan Rodgers là người lên thay. Rodgers hứa "sẽ cống hiến cuộc đời mình để chiến đấu cho câu lạc bộ này và bảo vệ các nguyên tắc tuyệt vời của Câu lạc bộ bóng đá Liverpool trong và ngoài sân cỏ." Liverpool đứng thứ 7 trong mùa đầu tiên ông dẫn dắt, tuy nhiên có mùa giải 2013-14 sau đó thành công ngoài mong đợi khi có cơ hội lên ngôi vô địch Premier League. Chuỗi 11 chiến thắng liên tiếp của họ bị chặn đứng bởi trận thua 2–0 trên sân nhà trước Chelsea. Thất bại này khiến Liverpool quyền tự quyết trong cuộc đua vô địch. Mặc dù dẫn trước 3–0 ở trận tiếp theo trên sân của Crystal Palace, Liverpool để thua ba quả trong vòng 15 phút cuối và bị cầm hòa 3-3. Kết quả đã làm sứt mẻ khát vọng danh hiệu của họ. Mặc dù trên lý thuyết Liverpool vẫn còn cơ hội vô địch ở vòng đấu cuối, họ đã bị Manchester City vượt qua. Vào tháng 7, Suárez được bán cho Barcelona với giá 75 triệu bảng. Tới tháng 1 năm 2015 Steven Gerrard đồng ý chuyển tới LA Galaxy vào cuối mùa giải 2014-15, qua đó kết thúc 17 năm ở câu lạc bộ. Rodgers bị sa thải sau chuỗi trận thất vọng đầu mùa bóng 2015-16. 2015–nay: Kỷ nguyên Klopp. Sau sự sa thải của Rodgers, vào ngày 8 tháng 10 năm 2015 câu lạc bộ công bố Jürgen Klopp đồng ý với bản hợp đồng dẫn dắt Liverpool với thời hạn ba năm. Tại buổi họp báo, Klopp mong muốn mang về câu lạc bộ nhiều danh hiệu trong vòng bốn năm tới. Sau khi bổ nhiệm Klopp, Liverpool lọt vào hai trận chung kết League Cup và UEFA Europa League. Họ thua với tỉ số 3–1 trong loat luân lưu tại chung kết League Cup sau khi hòa 1-1 với Manchester City, và thua với tỉ số 3-1 trước Sevilla tại chung kết Europa League ở Basel. Ở mùa giải trọn vẹn đầu tiên dưới thời Klopp, họ đứng thứ tư ở giải Ngoại hạng. Họ tiếp tục về thứ tư ở mùa giải kế tiếp, cùng với đó Klopp đưa đội bóng lọt vào Chung kết UEFA Champions League 2018, nơi họ thua 3–1 trước Real Madrid. Klopp đem về nhiều cầu thủ chất lượng ở mùa giải này, trong đó có trung vệ Virgil van Dijk ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, với giá 75 triệu bảng, con số kỷ lục đối với một hậu vệ. và bán Philippe Coutinho cho FC Barcelona với mức giá 160 triệu Euro. Vào mùa hè họ đem về các tiền vệ Naby Keïta và Fabinho, tiền đạo Xherdan Shaqiri, và thủ môn Alisson. Liverpool khởi đầu mùa bóng 2018-19 với màn chạy đà hoàn hảo ở Giải Ngoại hạng với sáu trận đầu mùa toàn thắng. Chiến thắng 4–0 trước Newcastle United vào ngày Lễ Tặng quà giúp Liverpool nới rộng cách biệt giữa họ và phần còn lại lên thành sáu điểm khi mùa giải trôi qua một nửa chặng đường. Họ cũng là đội thứ tư tại Premier League đạt thành tích bất bại ở giai đoạn lượt đi. Họ cũng cân bằng kỷ lục về số bàn thua ít nhất sau lượt đi, với chỉ 7 bàn và giữ sạch lưới trong 12/19 trận. Liverpool kết thúc mùa giải với vị trí á quân với chỉ một trận thua trước Manchester City trong cả mùa giải. Họ thắng cả 9 trận cuối cùng của mùa giải, đem về 97 điểm. Đây là điểm số cao thứ ba trong lịch sử giải vô địch quốc gia Anh và là điểm số cao nhất của một đội bóng không vô địch, đồng thời giữ thành tích bất bại trên sân nhà; 30 trận thắng trong mùa giải cân bằng kỷ lục về số trận thắng trong một mùa giải. Liverpool có năm thứ hai liên tiếp lọt vào chung kết Champions League và giành thắng lợi với tỉ số 2–0 trước Tottenham Hotspur, mang về chức vô địch Champions League thứ sáu và chấm dứt 7 năm không danh hiệu. Liverpool sau đó tiếp tục vô địch Siêu cúp châu Âu 2019 sau loạt luân lưu với Chelsea. Đây là siêu cúp châu Âu thứ tư của họ, thành tích chỉ xếp sau Barcelona và Milan (5 lần mỗi đội). Tiếp đó đội đạt danh hiệu FIFA Club World Cup trước đại diện đến từ Brazil Flamengo để kết thúc một năm 2019 đầy rực rỡ. Jürgen Klopp sau đó ký gia hạn hợp đồng đến hè 2024. Tại giải Ngoại hạng anh, Liverpool vô địch sớm 7 vòng đấu, họ kết thúc mùa bóng với 99 điểm, đây là danh hiệu quốc gia đầu tiên sau 30 năm. Rạng sáng ngày 5 tháng 10 năm 2020, ở vòng 5, Liverpool đã nhận cú sốc lớn khi để thua 2-7 trước Aston Villa. Cùng với chấn thương của các trụ cột, Liverpool thi đấu sa sút và chỉ kết thúc mùa giải 2020-21 ở vị trí thứ 3. Sang mùa giải 2021-22, Liverpool đã 2 lần đánh bại Chelsea ở chung kết Carabao Cup, và FA Cup đều ở loạt luân lưu. Tuy nhiên, đội về nhì tại giải quốc nội với 92 điểm, đứng sau Manchester City với 1 điểm ít hơn, và nhận thất bại 0-1 tại chung kết Champions League trước Real Madrid.
1
null
Đội tuyển Hoa Kỳ đánh bại đội tuyển Anh 1-0 vào ngày 29 tháng 6 năm 1950, ở bảng 2 của Giải vô địch bóng đá thế giới 1950 tại Sân vận động Independência, Belo Horizonte, Brasil. Kết quả của trận đấu là một trong những cú sốc lớn nhất trong lịch sử giải đấu. Bối cảnh. Đây là kỳ World Cup đầu tiên mà đội tuyển Anh tham dự. Tại thời điểm đó, Anh được xem là "Vua bóng đá", họ thắng 23, hòa 3 thua 4 kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Anh nằm cùng Tây Ban Nha, Chile và Mỹ ở bảng 2, đội đầu bảng sẽ lọt vào vòng tiếp theo. Trước giải đấu, họ đã đại thắng Ý 4-0 và Bồ Đào Nha 10-0 để làm nóng cho World Cup. Đội hình tuyển Mỹ toàn cầu thủ bán chuyên nghiệp, đại đa số làm các nghề nghiệp khác như giáo viên, lái xe tang, đưa thư hay thợ xây, thậm chí cả rửa bát. Có cầu thủ không thể tập trung do không được chủ cho nghỉ việc. Đội hình này được triệu tập vội vã, chỉ tập với nhau có 1 buổi trước khi thi đấu. HLV William Jeffrey thậm chí nói cầu thủ của mình là "bầy cừu chờ bị xả thịt". Diễn biến. ĐT Anh tấn công ngay và mất chỉ 90 giây để có cú dứt điểm đầu tiên bị thủ môn Frank Borghi đẩy ra. Sau hơn 10 phút thi đấu ĐT Anh đã có tới 6 lần sút bóng vào cầu môn Mỹ, 2 lần bóng chạm cột, 1 quả vọt xà, 1 quả bị Borghi đẩy ra và 2 quả đi ra ngoài. ĐT Mỹ mất tới phút 25 để có cú dứt điểm đầu tiên nhưng thủ môn Bert Williams cản phá không khó. Không lâu sau Anh có tới 3 cơ hội nhưng đều bỏ lỡ, hai lần Stan Mortensen đưa bóng vọt xà và Tom Finney có cú đánh đầu bị Borghi cản phá. Khi sức ép đang lên tới cao trào, giây phút bước ngoặt của trận đấu đã đến. Phút 37, tiền vệ Walter Bahr của Mỹ sút xa từ cự ly 25m, thủ môn Williams dịch sang phải để chuẩn bị bắt bóng. Nhưng Joe Gaetjens, người đang đá cho CLB Brookhattan và rửa bát ở một nhà hàng để kiếm thêm, xuất hiện và đổ người đánh đầu ở gần chấm 11m. Bóng đi ngược đà của Williams khiến thủ môn này không trở tay kịp. Các khán đài trên Sân vận động Independência nổ tung: Mỹ 1-0 Anh. Sau hiệp 1, từ chỗ có 10.000 khán giả trên các khán đài thì đã có thêm hơn 3.000 người nữa tới sân sau khi họ nghe tin Mỹ đã dẫn Anh 1-0 sau hiệp 1. Các CĐV Brasil cổ vũ cho Mỹ vì Mỹ được đánh giá là đội yếu hơn, bên cạnh đó nếu Anh không vượt qua vòng bảng thì Brasil sẽ không phải gặp Anh ở loạt vòng bảng cuối cùng. Sang hiệp 2, ĐT Anh tấn công dồn dập, Mortensen có cú đá phạt bị Borghi đấm ra. 8 phút trước khi hết giờ, ĐT Anh hưởng một quả đá phạt sát vạch 16m50 nhưng từ cú treo bóng của Alf Ramsey, cú đánh đầu của Jimmy Mullen bị từ chối trên vạch vôi bởi thủ môn Borghi, và trọng tài xác định bóng chưa đi qua vạch. ĐT Mỹ thậm chí còn một cơ hội ở cuối trận, Frank Wallace thoát xuống vượt qua thủ môn Williams nhưng bị Ramsey từ chối bàn thắng với cú trượt người phá bóng gần vạch vôi. Không vấn đề gì, bởi khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, Mỹ đã đánh bại Anh 1-0.
1
null
Heinrich Ludwig Franz von Plonski (5 tháng 12 năm 1802 tại Bernau – 1880) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức. Tiểu sử. Sau khi rời khỏi đội thiếu sinh quân, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 19 với quân hàm thiếu úy vào ngày 9 tháng 7 năm 1820. Vào năm 1833, ông được thăng cấp trung úy. Sau khi được biệt phái vào Lữ đoàn Bộ binh số 10 từ năm 1837, ông là giảng viên của Trường Sư đoàn ("Divsions-Schule") kể từ năm 1838 cho đến năm 1839. Vào tháng 1 năm 1839, ông trở lại phục vụ quân đội với cương vị là một trung đoàn trưởng, rồi được thăng cấp Đại úy vào năm 1847. Vào năm 1847, ông được phong quân hàm Thiếu tá, đồng thời giữ một chức "Tiểu đoàn trưởng" trong Trung đoàn Bộ binh số 13. Vào tháng 3 năm 1848, ông được thuyên chuyển vào Trung đoàn Dân quân số 30 và vào tháng 11 năm 1848 ông lại được chuyển sang Trung đoàn Bộ binh số Ông tham gia chiến đấu lần đầu tiên vào các năm 1848 – 1849, trong cuộc đánh dẹp quân nổi dậy tại Baden và vùng Pfalz. Vào năm 1853, Plonski lên quân hàm Thượng tá và đến năm 1855 ông được thăng cấp Đại tá. Từ năm 1853, ông là Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu số 7 (số 2 Tây Phổ). Vào năm 1854, ông nhậm chức "Inspekteur der Jäger und Schützen", tức là Thanh tra của lực lượng bộ binh nhẹ ("Jäger") và lính trơn ("Schützen"), trong Bộ Tổng tham mưu, đồng thời lãnh chức chỉ huy của Tiểu đoàn Jäger Cận vệ. Ông rời khỏi chức chỉ huy này vào năm 1856 và thay vì đó, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Quân đoàn quân cảnh "Reitenden Feldjägerkorps". Tiếp theo đó, vào ngày 22 tháng 5 năm 1858, ông được bổ nhiệm chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 16, nhưng chỉ 12 ngày sau thì ông lại một lần nữa được thuyên chuyển, lần này là sang Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 4. Trên cương vị này, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng vào tháng 11 năm 1858. Trong tháng 1 năm 1861, ông trở thành Tư lệnh của Sư đoàn số 12 và cùng tháng đó ông được lên quân hàm Trung tướng. Vào tháng 5 năm 1864, ông được chuyển sang nhậm chức ở Sư đoàn Cận vệ số 2. Ông đã tham chiến trong cuộc chiến tranh chống Đan Mạch vào năm 1864, và được nhậm chức Tư lệnh Sư đoàn Cận vệ Tổng hợp, một sư đoàn được triệu tập để tham gia cuộc chiến này và thuộc biên chế của Quân đoàn III do tướng Eduard Vogel von Falckenstein chỉ huy. Hai năm sau, ông chỉ huy sư đoàn của mình trong cuộc chiến tranh với Áo. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, ông được lãnh chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI mới được thành lập ở xứ Hesse. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông giao lại chức chỉ huy của mình cho tướng Julius von Bose, những vẫn giữ chức Phó Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI cho đến ngày 8 tháng 1 năm 1871 vì von Bose bị thương trong trận chiến khốc liệt ở Frœschwiller-Wœrth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông xuất ngũ với quân hàm Thượng tướng Bộ binh và giữ chức vụ Trưởng Đại tá ("Regimentschef") của Trung đoàn Bộ binh "von Courbiére" (số 2 Posen) số 19. Ông đã từ trần vào năm 1880. Tặng thưởng. Heinrich von Plonski đã được phong tặng các huân chương nhưng:
1
null
Kênh đào Pechora–Kama (tiếng Nga: "Канал Печора-Кама"), hoặc đôi khi gọi là kênh Kama-Pechora là một kênh đào được đề xuất nhằm mục đích gắn kết các lưu vực sông Pechora ở phía bắc Nga ở châu Âu với lưu vực Kama, một nhánh của Volga. Một thành tựu của dự án này sẽ tích hợp các nhánh của Pechora vào hệ thống đường thủy của Nga ở châu Âu, tập trung trên sông Volga - một sự kiện đặc biệt quan trọng trước khi sự ra đời của đường sắt, trước khi tuyến đường sắt đầu tiên tới Pechora trong những năm 1940. Sau đó, dự án đã được đề xuất chủ yếu là vì lợi ích điều tiết nước của sông Pechora đến sông Volga và đổ vào biển Caspi. Trong thế kỷ 19, thông tin liên lạc giữa các sông Kama và Pechora được tiến hành chủ yếu là trên 40 km đường chuyên trở giữa Cherdyn và Yaksha. Ngoài ra còn có một lựa chọn để sử dụng thuyền nhỏ di chuyển giữa các nhánh Kama và Pechora, và vận chuyển hàng hóa trong vòng 4 km đường chuyên trở còn lại. Điều kiện sông và đường sá khó khăn khiến việc vận chuyển vào và ra khỏi lưu vực sông Pechora rất tốn kém, và dự án cải tiến khác nhau, bao gồm cả một đường sắt chuyên trở hẹp được đề xuất xây dựng để giảm chi phí. Tuy nhiên nó đã không được thực hiện. Một con kênh giữa Pechora và Kama là một phần của một kế hoạch "xây dựng Volga và lưu vực của nó", đã được phê duyệt trong tháng 11 năm 1933, bởi một cuộc họp đặc biệt của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Nghiên cứu theo hướng này sau đó được thực hiện bởi Sergey Yakovlevich Zhuk (tiếng Nga: "Сергей Яковлевич Жук") thuộc Hydroproject. Một số phương án thiết kế được phát triển bởi Viện Zhuk, nhưng không có tiến triển nhiều hoặc công khai công trình thực tế xây dựng. Kế hoạch kênh đã được đưa ra một biến chuyển mới vào năm 1961 trong thời gian thủ tướng Khrushchev. Bây giờ nó là một phần của một chương trình vĩ đại hơn để "đảo ngược sông Bắc", bao gồm thêm cả các dự án dẫn nước sông tương tự ở Siberia. Không giống như hầu hết các bộ phận khác của dự án, kênh đào Pechora-Kama không chỉ ở trên bàn vẽ. Nó đã được san lấp mặt bằng và thực hiện. Vào 23 tháng 3 năm 1971, ba khối thuốc nổ 15 kilo được phát nổ dưới lòng đất gần ngôi làng của Vasyukovo trong Quận Cherdynsky ở Perm Oblast, khoảng 100 km về phía bắc thị trấn Krasnovishersk. Thử nghiệm hạt nhân này, được gọi là Taiga, một phần của chương trình vụ nổ hạt nhân nhằm mục đích hòa bình của Liên Xô, được dự định để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng các vụ nổ hạt nhân trong xây dựng kênh đào. Ba vụ nổ tạo ra một miệng núi lửa có chiều dài trên 600 mét. Nó đã được quyết định sau đó là để xây dựng một kênh đào. Kế hoạch đảo ngược sông miền Bắc đã hoàn toàn bị bỏ rơi bởi chính phủ trong năm 1986. Khoảng năm 2000, các nhà môi trường địa phương thực hiện một số cuộc thám hiểm miệng núi lửa Taiga (61 ° 18'21 "N 56 ° 35'55" E), và gặp gỡ với những người duy nhất còn sống trong ngôi làng Vasyukovo. Hàng rào xung quanh miệng núi lửa đã bị han gỉ và rơi xuống, "Hồ Nguyên tử" bây giờ là một nơi đánh bắt cá phổ biến cho các cư dân của các làng khác gần đó, trong khi bờ biển của nó được biết đến với sự phong phú của các loại nấm. Khu vực này cũng đã đến thăm bởi những người tìm các loại cáp kim loại còn sót lại từ các thử nghiệm ban đầu để bán cho các doanh nghiệp tái chế phế liệu. Các nhà môi trường khuyến cáo rằng các hồ miệng núi lửa đang được rào tại đây chắc chắn vẫn còn sót lại lượng phóng xạ, vì vậy người dân xung quanh không nên tới hồ này.
1
null
Schönau am Königssee là một xã trong huyện Berchtesgadener Land tại tiểu bang Bayern thuộc nước Đức. Nó nằm tại đỉnh phía Bắc của hồ Königssee có dạng như một Fjord với nhà thờ St. Bartholomä cũng thuộc xã này. Địa lý. Schönau am Königssee nằm tận cùng Đông nam của nước Đức, có biên giới về phía Tây với xã Ramsau và phía Bắc với thị xã Berchtesgaden. Về phía Đông và Nam dãy núi Hohen Göll, Hagengebirge và Steinernen Meer có biên giới chung với bang Salzburg của Áo. Từ bờ phía Bắc của hồ Königssee suối Königssee chảy qua một đập nước về hướng Berchtesgaden. Tại Berchtesgaden suối này nhập với suối Ramsau trước nhà ga Berchtesgaden và bắt đầu từ đây được gọi là suối Berchtesgaden.
1
null
Thượng Quân Trường (, ? - 878) là một tướng lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối thời Đường. Năm 874 thời Đường Hy Tông, Thượng Quân Trường cùng Vương Tiên Chi nổi dậy chống triều đình tại Trường Viên, trong bối cảnh khu vực phía đông Hàm Cốc quan chịu cảnh lũ lụt và hạn hán liên miên, còn triều đình Đường có quá ít hoạt động cứu trợ. Quân nổi dậy của Vương Tiên Chi thoạt và Thượng Quân Trường thoạt đầu có một nghìn lính, song sau khi hai người chiếm được Bộc châu và Tào châu, quân số của họ đã tăng lên vài vạn người. Năm 875, Đường Hy Tông đã cố gắng chiêu dụ Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường bằng cách hạ chiếu xá tội phong quan cho hai người, song khi đó Vương và Thượng không đáp lại. Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường tiếp tục tiến công Trịnh châu song bị giám quân phán quan Lôi Ân Phù (雷殷符) đẩy lui, sau đó họ tiến về phía nam và tiến công Đường châu và Đặng châu. Tháng 11 ÂL 877, Chiêu thảo phó sứ đô giám Dương Phục Quang khiển phán quan Ngô Ngạn Hành (吳彥宏) đến dụ hàng Vương Tiên Chi, Vương Tiên Chi khiển Thượng Quân Trường đến Đặng châu hiệp hàng. Tuy nhiên vào tháng 12 ÂL, khi đang trên đường đi thì Chiêu thảo sứ Tống Uy (宋威) đã phục kích và bắt giữ Thượng Quân Trường ở tây nam Dĩnh châu, sau đó tuyên bố rằng mình đã bắt được Thượng trong lúc lâm trận. Dương Phục Quang rất tức giận, tấu rằng Thượng Quân Trường đích thực đang trên đường đến hàng, triều đình Đường khiển ngự sử Quy Nhân Thiệu (歸仁紹) cùng những người khác điều tra, song không có kết quả. Thượng Quân Trường sau bị xử trảm ở Cẩu Tích Lĩnh, các cuộc đàm phán giữa hai bên cũng chấm dứt.
1
null
Khu bảo tồn thiên thạch Morasko (Ba Lan: "Rezerwat przyrody meteoryt Morasko") nằm tại Morasko, ở rìa phía bắc của thành phố Poznań, Ba Lan. Khu bảo tồn chứa bảy hố thiên thạch trong khu vực có diện tích 55 ha (136 Mẫu Anh) và được thành lập vào năm 1976. Tự nhiên. Khu bảo tồn được bao phủ bởi một rừng sồi và trăn, trong đó phát triển một số loài thực vật phổ biến bao gồm: "Lilium martagon", "Asarum europaeum" hay "Ceratophyllum".. Động vật thì bao gồm một số loài chim phổ biến như "Dryocopus martius" (chim gõ kiến đen) hay "Caprimulgus europaeus" Va chạm thiên thạch. Lớn nhất trong bảy miệng núi lửa tại khu bảo tồn có đường kính khoảng 100 mét và sâu khoảng 11 mét. Năm trong số các miệng núi lửa, trong đó lớn nhất còn có các hồ nước. Thời gian hình thành được ước tính là khoảng 5.000 năm trước (Holocene). Thiên thạch đầu tiên tìm thấy tại Morasko đã được phát hiện vào năm 1914 khi phát xít Đức xây dựng một pháo đài quân sự. Kể từ đó, nhiều mảnh vỡ nữa đã được tìm thấy, trong đó có một thiên thạch cân nặng 78 kg vào năm 1956. Vào tháng 9 năm 2006, Krzysztof Socha một thợ săn thiên thạch từ Kielce, làm việc cho bộ phận Địa chất của Đại học Adam Mickiewicz của thành phố, đã phát hiện được một thiên thạch với sự trợ giúp của một máy dò kim loại, sau khi loại bỏ các bụi bẩn quanh nó, khối lượng cân được nặng 164 kg. Đây là thiên thạch lớn nhất được phát hiện ở Ba Lan. Phân tích cho thấy thiên thạch chứa ngoài hợp kim sắt-niken thì còn có một số lượng nhỏ silicat (pyroxen) không có trên Trái Đất. Trong tháng 10 năm 2012, một thiên thạch có trọng lượng khoảng 300 kg đã được thu hồi từ độ sâu 2,1 m. Hiện nay, Đại học Adam Mickiewicz đang xem xét việc thành lập một trung tâm giáo dục để thu hút sự chú ý của mọi người tới các thiên thạch đã được phát hiện.
1
null
Robert Francis Kennedy (20 tháng 11 năm 1925 - ngày 06 tháng 6 năm 1968), còn được gọi là RFK hay Bobby, là một chính trị gia người Mỹ, người từng là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bang New York từ năm 1965 cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1968. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thứ 64 từ năm 1961-1964, phục vụ dưới quyền anh trai mình, Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy và người kế nhiệm ông, Tổng thống Lyndon B. Johnson. Như người anh John và em trai Edward, ông là một trong những nhân vật sáng giá của Đảng Dân chủ và được một số nhà sử học coi là biểu tượng của chủ nghĩa tự do hiện đại Hoa Kỳ. Kennedy được sinh ra trong một gia đình chính trị giàu có ở Brookline, Massachusetts. Sau khi phục vụ trong Lực lượng Dự bị Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1944 đến năm 1946, Kennedy quay lại chương trình học tập tại Trường Đại học Harvard năm 1948, và nhận bằng luật học tại trường Đại học Luật bang Virginia ba năm sau đó. Kennedy bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là thông tín viên tờ The Boston Post và luật sư Hoa Kỳ cho Quận phía Đông của New York, nhưng sau đó ông đã từ chức để quản lý chiến dịch vào Thượng viện của anh trai John năm 1952. Năm tiếp theo, ông làm việc như một trợ lý cố vấn cho uỷ ban Thượng viện do Thượng nghị sĩ bang Wisconsin, Joseph McCarthy chủ trì. Ông được mọi người chú ý nhiều hơn với tư cách là đại cố vấn của Ủy ban Thượng viện từ năm 1957 đến năm 1959, nơi ông công khai lên án Chủ tịch Jimmy Hoffa của Teamsters về các hoạt động tham nhũng, trục lợi của ông ta và đồng bọn. Năm 1960, Kennedy rời Thượng viện và dốc toàn bộ sức lực để anh trai tiến vào Nhà Trắng như nguyện vọng của cha - biến nhà Kennedy thành một triều đại nước Mỹ thực thụ. Sau khi John F. Kennedy thắng cử, Robert Kennedy được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thứ 64 khi chỉ mới 36 tuổi. Ông là một trong những người đứng đầu Bộ Tư pháp trẻ tuổi nhất, chỉ sau Richard Rush. Như một người em, Kennedy rất được Tổng thống tin tưởng, ông làm việc như một cố vấn thân cận của Nhà Trắng cho đến năm 1963 sau vụ ám sát ở Dallas, khi sự căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đạt tới đỉnh cao. Ông còn được biết đến là người ủng hộ phong trào dân quyền, cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và Mafia, cũng như tham gia vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến Cuba. Ông là tác giả của cuốn sách về Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba có tựa đề "Mười ba ngày" (tên tiếng Anh: Thirteen Days). Với tư cách là một Bộ trưởng Tư pháp, ông đã ủy quyền cho FBI nghe lén Martin Luther King Jr. và Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc giáo miền Nam trên cơ sở hạn chế. Sau khi anh trai bị ám sát, ông vẫn tại vị Bộ Trưởng trong nhiệm kỳ Tổng thống của Lyndon B. Johnson cho đến hết nhiệm kỳ của người anh đã khuất. Năm 1964, ông chạy đua vào Thượng viện Hoa Kỳ bang New York và đánh bại người đương nhiệm của Đảng Cộng hòa Kenneth Keating. Trong khoảng thời gian tai Thượng viện, Kennedy phản đối sự can thiệp quá mức của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và nâng cao nhận thức về nghèo đói bằng cách tài trợ cho luật pháp được thiết kế để thu hút các doanh nghiệp tư nhân đến các cộng đồng tàn lụi (tức là dự án Khôi phục Bedford Stuyvesant). Ông là người ủng hộ các vấn đề liên quan đến nhân quyền và công bằng xã hội bằng cách đi khảo sát nước ngoài đến Đông Âu, Nam Mỹ và Nam Phi, đồng thời xây dựng mối quan hệ làm việc với Martin Luther King Jr., Cesar Chavez và Walter Reuther. Năm 1968, Kennedy trở thành ứng cử viên hàng đầu cho đảng Dân chủ cho chức tổng thống bằng cách thu hút các cử tri nghèo, người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, Công giáo và giới trẻ. Người khó cạnh tranh nhất của ông là Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, người có nhiều năm kinh nghiệm về chính trị. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở California vào khoảng nửa đêm ngày 5 tháng 6 năm 1968, Kennedy bị trọng thương khi Sirhan Sirhan, 24 tuổi, một người Palestine, bắn bằng súng lục, được cho là để trả đũa việc ông ủng hộ Israel sau Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Kennedy qua đời sau đó 25 giờ. Sirhan đã bị bắt, bị xét xử và bị kết án, mặc dù vụ ám sát Kennedy, giống như anh trai ông, vẫn tiếp tục là chủ đề được phân tích rộng rãi và nhiều thuyết âm mưu.
1
null
Quần đảo Kermadec / kərmædɛk / là các hòn đảo cận nhiệt đới nằm ở Nam Thái Bình Dương, cách Đảo Bắc 800-1.000 km (500-620 mi) phía đông bắc, và cách Tonga về phía tây nam cũng với khoảng cách tương tự. Các hòn đảo là một phần lãnh thổ của New Zealand, với tổng diện tích khoảng 33 km2 (12,7 mi ²) và hiện nay không có người ở, ngoại trừ một trạm điều khiển ở Đảo Raoul, tiền đồn phía bắc của New Zealand. Lịch sử. Người Polynesian là những người đầu tiên đặt chân lên quần đảo Kermadec trong khoảng thế kỷ 14 (và có lẽ ngay từ khoảng thời gian trước đây, trong thế kỷ thứ 10). Những người châu Âu đầu tiên tới khu vực này là các thủy thủ của tàu Lady Penrhyn vào tháng 5 năm 1788. Họ tìm thấy các đảo trong tình trạng không có dân cư sinh sống. Quần đảo này đã được đặt tên cho một đội trưởng tới từ Breton (Pháp) có tên là Jean-Michel Huon de Kermadec đã đến thăm hòn đảo như một phần của đoàn thám hiểm dưới sự chỉ huy của thống đốc d'Entrecasteaux trong những năm 1790. Những người châu Âu đầu tiên định cư là gia đình Bell, sống trên các hòn đảo từ đầu thế kỷ 19 cho đến năm 1937 với việc săn bắt cá voi. Một trong những con gái trong gia đình Bell là Elsie K. Morton, kể lại kinh nghiệm của gia đình cô khi sinh sống tại đây trong cuốn hồi ký của mình, "Crusoes of Sunday Island". Hiện nay chỉ có đảo Raoul là có các cán bộ của trạm khí tượng. Trạm khí tượng thủy văn bao gồm các đài phát thanh và một ký túc xá cho cán bộ Cục Bảo tồn và tình nguyện viên đã được duy trì trên đảo từ năm 1937. Nó nằm trên bậc thang phía bắc của đảo Raoul, ở độ cao khoảng 50 m (160 ft), trên các vách đá của Fleetwood Bluff. Đây là tiền đồn có người ở tận cùng phía bắc của New Zealand. Địa lý. Các hòn đảo nằm trong 29 ° đến 31,5 ° vĩ độ Nam và 178 ° đến 179 ° kinh độ Tây, cách 800-1.000 km (500-620 mi) về phía đông bắc của Đảo Bắc, và về phía tây nam cũng với khoảng cách tương tự để tới Tonga. Các đảo trung tâm của quần đảo Kermadec nằm ở khoảng . Tổng diện tích các đảo là 33.08 km2 (12.77 dặm vuông). Khí hậu. Khí hậu ở đây là khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng tháng là 22,4 °C (72,3 °F) trong tháng 2 và 16,0 °C (60,8 °F) trong tháng 8. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.500 mm (60 in), với lượng mưa thấp hơn từ tháng 10 đến tháng 1 năm kế tiếp. Các đảo. Nhóm bao gồm bốn hòn đảo chính (ba trong số đó có thể được coi là nhóm đảo, bởi vì các đảo chính tương ứng còn có các đảo nhỏ hơn gần đó) và một số đảo đá bị cô lập từ Bắc vào Nam là:
1
null
Carl Ludwig Freiherr von Schlotheim (22 tháng 8 năm 1818 tại Uthleben – 7 tháng 4 năm 1889 tại Kassel) là một Thương tướng Kỵ binh trong quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871. Thân thế và tuổi trẻ. Schlotheim xuất thân trong gia đình quý tộc cổ Thüringen von Schlotheim và sinh ra tại thái ấp ("Ruttergut") Uthleben của dòng họ Schlotheim tại Sondershausen. Ông là con trai của viên cựu Đại úy Vương quốc Sachsen và Chủ thái ấp Günther von Schlotheim với vợ của ông này là bà Frau Louise, tên khai sinh von Hopffgarten, con gái của ông Friedrich Ernst von Hopffgarten. Chẳng bấy lâu sau khi ông chào đời (ngày 22 tháng 8 năm 1818), thân mẫu của ông mất vào ngày 3 tháng 9 năm 1818. Năm Ludwig lên 11 tuổi (1829), cha ông qua đời và từ đó ông được nuôi nấng bởi những người thân của mẹ mình tại dinh Schlotheim ở thành phố Schlotheim. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1841, tại Merseburg, Ludwig von Schlotheim đã kết hôn lần đầu tiên với bà Ida Marie von Wolff (2 tháng 12 năm 1819 – 14 tháng 3 năm 1868), con gái của Trung tướng Vương quốc Phổ Carl Wilhelm von Wolff và Nữ bá tước Dorothea von Hardenberg. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông 4 người con. Sau khi vợ ông mất sớm năm 1868, vào ngày 16 tháng 6 năm 1873, ông tái giá với bà Arianne von Heyden-Linden (29 tháng 6 năm 1841 – 29 tháng 12 năm 1927), con gái của viên thị thần Đại Công quốc Mecklenburg August von Heyden-Linden và bà Arianne von Maltzahn. Cuộc hôn nhân thứ hai này không đem lại cho ông một người con nào. Sự nghiệp quân sự. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1835, ông đã nhập ngũ trong Trung đoàn Khinh kỵ binh số 12 Thüringen tại Kölleda vào ngày 11 tháng 9 năm 1836 ông được phong quân hàm thiếu úy. Kể từ năm 1842, ông giữ chức sĩ quan phụ tá cấp trung đoàn vào năm 1848 ông được bổ nhiệm chức phụ tá cấp lữ đoàn. Vào năm 1849, trên cương vị là sĩ quan phụ tá của lực lượng Kỵ binh Trừ bị trong Quân đoàn II thuộc Đạo quân Rhein ("Rheinarmee"), ông đã tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy tại Baden. Ông được thăng chức Trưởng quan kỵ binh ("Rittmeister") vào năm 1853 và dưới sự chỉ huy của Đại tá Helmuth von Moltke, khi đó là Tham mưu trưởng của Quân đoàn IV, ông đã tham dự một cuộc diễn tập thường niên của Bộ Tổng tham mưu ("Generalstabsreise"); về sau đó, ông gia nhập Bộ Tổng Tham mưu và được chuyển vào Bộ Tổng chỉ huy của Quân đoàn II (đóng quân tại Stettin) vào năm 1855. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1857, Schlotheim được phong quân hàm Thiếu tá trong bộ tham mưu của Sư đoàn số 1 dưới sự thống lĩnh của Vương tử Friedrich Karl Nikolaus của Phổ tại thành phố Potsdam. Trên cương vị này, ông đã hợp tác với Friedrich Karl và được lệnh chuẩn bị cho công cuộc cải cách quân đội Phổ. Và, trong cuộc canh tân này, vào tháng 5 năm 1860 ông được nhận quyền chỉ huy ("Führer"), nhưng không lâu sau đó ông nhậm chức Tư lệnh của Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 2 "Hoàng hậu Alexandra của Nga". Cùng năm đó, ông được thăng cấp Đại tá. Vào ngày 14 tháng 12 năm 1865, ông được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn VIII dưới sự chỉ huy của tướng Eberhard Herwarth von Bittenfeld tại Koblenz. Trong cuộc chiến tranh với Áo vào năm 1866, ông là Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân Elbe ("Elbarmee"). Đến năm 1869, Schlotheim lãnh chức Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 25 Đại Công quốc Hesse tại Darmstadt. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy lữ đoàn của mình tấn công Pháp và tham chiến trong trận đánh khốc liệt ở Gravelotte-St. Privat vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Tiếp sau đó, ông được Thái tử Albert của Sachsen bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân Maas mới được thành lập dưới sự thống lĩnh của Thái tử Sachsen, và giữ chức vụ này trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến. Cùng với Tập đoàn quân số 3 do Thái tử Friedrich Wilhelm của Phổ chỉ đạo, Tập đoàn quân Maas đã hợp vây Tập đoàn quân Châlons của Pháp do Hoàng đế Napoléon III và Thống chế Patrice de Mac-Mahon chỉ huy trong trận Sedan vào ngày 1 tháng 9 năm 1870. Cuộc đầu hàng của quân đội Pháp tại Sedan và việc bắt giữ Hoàng đế Pháp vào ngày 2 tháng 9 đã kết thúc trận đánh với thắng lợi quyết định của quân đội Đức, đồng thời đặt tiền đề cho thất bại hoàn toàn của Pháp trong cuộc chiến. Những đóng góp của Schlotheim trong cuộc chiến chống lại Tập đoàn quân Châlons của Mac-Mahons và trong cuộc vây hãm Paris đã được đánh giá cao và mang lại cho ông nhiều phần thưởng cao quý. Với chức quyền là Tư lệnh cấp sư đoàn trong lực lượng chiếm đóng của Đức tại Pháp ("Okkupationsarmee"), Schlotheim đóng quân tại Nancy vào năm 1871. Vào năm 1872, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 17 ở Schwerin. Vào năm 1880, ông được thăng cấp Thượng tướng Kỵ binh và Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI tại Kassel. Vào năm 1885, Ludwig von Schlotheim làm lễ kỷ niệm 50 ngày nhập ngũ của mình. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đen vào năm 1888.sein 50-jähriges Dienstjubiläum. Ihm wurde 1888 der Schwarze Adlerorden. Tại đồn binh của mình ở Kassel, ông từ trần vào ngày 8 tháng 4 năm 1889, vài ngày trước khi ông được phép nghỉ hưu theo yêu cầu của ông. Tặng thưởng. Bên cạnh Huân chương Đại bàng Đen, Ludwig von Schlotheim còn được trao tặng Huân chương Quân công cao quý của nước Phổ, Thập tự chỉ huy hạng II của Huân chương Quân sự Thánh Heinrich vào ngày 24 tháng 8 năm 1870 cùng với Huân chương Thập tự Sắt hạng II và I.
1
null
Quân đoàn 3 Hàn Quốc được thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1950 và trực thuộc quân đội Hàn Quốc. Biên chế của quân đoàn bao này gồm các sư đoàn bộ binh 2, 5 và 8. Hiện nay, Quân đoàn 3 do Thiếu tướng Yu Jae-hung làm tư lệnh. Tổng tấn công mùa xuân lần thứ 2. Trong cuộc tổng tấn công mùa xuân lần thứ 2 diễn ra ở Namjon ngày 16 tháng 5 năm 1951, quân đoàn 3 bị thiệt hại nặng nề. Ngày 25 tháng 5 năm 1951, quân đoàn 3 bị giải tán theo lệnh của Đại tướng James Van Fleet. Sau đó, Sư đoàn Bộ binh 3 được điều tới để gia nhập biên chế cùng Quân đoàn I còn Sư đoàn Bộ binh 9 thì hợp quân và nằm dưới quyền chỉ huy của Quân đoàn 10 Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1953, quân đoàn 3 được tái thành lập, xây dựng theo khuôn mẫu Quân đoàn 10 Mỹ và được điều động tới Kwandae theo lệnh của Thiếu tướng Kang Mun-bong. Tháng 10 năm 1953, quân đoàn 10 được rút về và quân đoàn 3 được thay thế phân công để bảo vệ mặt trận phía đông cùng mặt trận trung tâm của các khu vực từ sông Pukhan đến Punchbowl.
1
null
Sư đoàn Bộ binh 9 (tiếng Hàn: 제9보병사단) hay Sư đoàn Bạch Mã là một sư đoàn nổi tiếng của quân đội Hàn Quốc, từng tham gia chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam. Tư lệnh. Sư đoàn Bộ binh 9 dưới quyền 2 Tư lệnh khi tham chiến ở Nam Việt Nam, chỉ huy là các Thiếu tướng Yi So-dong và Cho Chun-sung. Biên chế. Trung đoàn Bộ binh 28 Trung đoàn Bộ binh 29 Trung đoàn Bộ binh 30 Tiểu đoàn Sơn pháo 30 Tiểu đoàn Sơn pháo 51 Tiểu đoàn Sơn pháo 52 Tiểu đoàn Sơn pháo 966 Tiểu đoàn Công binh
1
null
Hoàng Anh Tuấn (sinh 1944) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc phòng (1994 – 2005), Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật về chính trị (1998 – 2005). Thân thế. Ông sinh ngày 8 tháng 8 năm 1944 tại Khâm Thiên, Hà Nội. Nguyên quán ông tại xã Kim Sơn, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Cha ông là Hoàng Giang Giao mất năm 1945, mẹ là bà Đào Thị Lý (tức Quỳnh Yến) là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1949, mất năm 1953. Tôn vinh. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng: Chú thích. Nguồn từ:
1
null
Theophil Eugen Anton von Podbielski (17 tháng 10 năm 1814 tại Cöpenick – 31 tháng 10 năm 1879 tại Berlin) là một Thượng tướng Kỵ binh của Vương quốc Phổ, Chủ tịch Hiệp hội Pháo binh Tổng hợp ("General-Artillerie-Komitees"), Thành viên Ủy ban Quốc phòng ("Landesverteidigungskommission") và là quản trị viên đầu tiên của Trường Tổng hợp Pháo binh và Công binh ở thủ đô Berlin. Gia đình. Podbielski xuất thân trong gia đình quý tộc Ba Lan Podbielski. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1843, tại điền trang Dallmin (hạt Westprignitz), Podbielski đã thành hôn với Agnes von Jagow (28 tháng 2 năm 1823 tại điền trang Dallmin – 25 tháng 2 năm 1887 cũng tại điền trang Dallmin). Cặp đôi này có một người con là Quốc vụ khanh và Trung tướng Vương quốc Phổ Victor von Podbielski (1844 – 1916). Sự nghiệp quân sự. Vào năm 1831, Podbielski đã nhập ngũ trong Trung đoàn Thương kỵ binh số 1 vào năm 1833 ông được phong cấp sĩ quan, khi đó ông mới 19 tuổi. Kể từ năm 1836 cho đến năm 1839, ông tham dự Học viện Quân sự ("Kriegsakademie"). Vào năm 1855, ông được chuyển vào Bộ Tổng tham mưu với quân hàm thiếu tá vào năm 1858 ông lãnh chức Tư lệnh của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 12 Thüringen. Vào năm 1859, ông được thăng cấp Thượng tá vào năm 1861 ông lên quân hàm Đại tá, rồi vào tháng 3 năm 1863 Theophil von Podbielski được phong cấp Thiếu tướng đồng thời được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 16. Vào tháng 12 năm 1863, ông được cử làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần ("Oberquartiermeister") của Thống chế Friedrich Graf von Wrangel trong quân đội Phổ ở Schleswig-Holstein, và giữ chức vụ này trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864. Sau khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, viên "Đại tá xanh dương" – ông được gọi như vậy vì màu quân phục của ông – ở lại Schleswig-Holstein để giữ chức Tham mưu trưởng của lực lượng "Elbherzogtümern" cho đến năm 1865. Sau đó, ông được phong quân hàm Thiếu tướng vào năm 1866 ông được cử làm Tổng cục trưởng Tổng cục chiến tranh trong Bộ Chiến tranh. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Podbielski là Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần của Lục quân Phổ và được tặng thưởng Huân chương Quân công vì những cống hiến của ông trong cuộc chiến tranh này. Sau khi hòa bình được lập lại, ông trở lại đứng đầu Tổng cục Chiến tranh, rồi đến năm 1867 ông được thăng quân hàm Trung tướng và đã có những đóng góp to lớn đến việc tái cấu trúc các lực lượng quân đội Liên bang Bắc Đức. Đồng thời, ông cũng tham gia công việc của Hội đồng Liên bang ("Bundesrat") và tham gia Quốc hội ("Reichstag"). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông lại được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Lục quân. Ông được biết đến vì những bản điện báo gửi từ chiến trường có giá trị lịch sử của mình. Một trong những bản báo cáo hàm súc của ông là "Nichts neues vor Paris." Vì những đóng góp của ông trong cuộc chiến, ông đã được ban thưởng 10 vạn taler. Sau khi chiến dịch tại Pháp chấm dứt, vào năm 1872, Podbielski được bổ nhiệm làm Tướng thanh tra pháo binh ("Generalinspekteur der Artillerie") vào năm 1873 ông được thăng quân hàm Thượng tướng kỵ binh. Dưới sự giám sát của Podbielski, ngành pháo binh Đức chứng kiến sự tách rồi giữa pháo dã chiến và pháo chiến hào, đồng thời với việc cách tân pháo dã chiến của Đức. Vào năm 1889, Trung đoàn Pháo dã chiến số 5 đã được đặt theo tên ông. Ông từ trần vào ngày 31 tháng 10 năm 1879 tại Berlin.
1
null
"The Boys" là một bài hát được ghi âm bởi 2 nghệ sĩ người Mỹ Nicki Minaj và Cassie. Nó được Cash Money, Young Money và Universal Republic phát hành vào ngày 13 tháng 9 năm 2012 dưới dạng đĩa đơn mở đường cho album tái bản "" của Nicki Minaj. Bài hát chỉ được phát hành tại Hoa Kỳ, Anh và Canada. Về thể loại nhạc, "The Boys" được chơi theo phong cách alternative dance, với bè bass và synthesizer to và mạnh kèm theo những khúc riff của guitar và rap. "The Boys" được các nhà phê bình khen ngợi về lối hát và cấu trúc rap của Minaj kèm theo phần bè của Cassie. Bài hát xếp hạng 15 ở bảng xếp hạng R&B và hạng 113 ở bảng xếp hạng đĩa đơn tại Vương quốc Anh.
1
null
Giải Thanh Tâm là giải thưởng danh giá trong nền sân khấu cải lương Việt Nam, tồn tại từ năm 1958 đến 1968. Lịch sử. Theo lời NSND Thanh Bạch trong chương trình "Ký ức vui vẻ" mùa 2, tiền thân Giải Thanh Tâm là chương mục Trương Kịch Tràng (lái "trang kịch trường") trên tờ Tiếng Dội Miền Nam do kí giả Trần Tấn Quốc làm chủ sự, rất ăn khách trong thập niên 1950 và thậm chí quyết định sự nổi tiếng của giới tài tử đương thời. Giải được kí giả Trần Tấn Quốc sáng lập dựa trên mục đích "với cao vọng xây dựng một thế hệ nghệ sĩ cải lương tài và đức đi đôi, hầu xóa bỏ ít nhiều thành kiến đối với nghề hát xứ ta…". Giải thưởng cao nhất là huy chương vàng, nhưng từ năm 1965 có thêm 2 giải Diễn viên xuất sắc và Tuồng hay nhất trong năm. Ông lấy bút danh của mình làm tên giải thưởng. Tưởng thưởng viên được trao tặng gồm : Bằng khen bằng sứ kí kiểu hoặc huy chương vàng thép đúc, kèm tờ chứng thư gouache. Hàng năm ủy ban tổ chức cũng phát hành cuốn Giai Phẩm để công bố những hạng mục trúng giải. Theo báo Thanh Niên: ""Sau khi ra mắt, giải Thanh Tâm trở nên danh giá trong làng sân khấu. Ngoài tiêu chuẩn ca diễn xuất sắc, giải Thanh Tâm còn đòi hỏi tiêu chuẩn đạo đức, cho nên nghệ sĩ luôn rèn luyện, phấn đấu. Việc chấm giải rất lạ, không hề có một cuộc thi nào diễn ra. Ban giám khảo sẽ đi xem tất cả các vở tuồng trong năm, chọn ra tuồng hay, nghệ sĩ giỏi rồi cuối cùng mới ngồi lại bình bầu. Vì thế, nghệ sĩ phải luôn trong tư thế "thi" suốt cả năm, hết năm này lại năm khác, hết suất này tới suất khác. Thậm chí phải luôn sống tử tế, vì chỉ cần tai tiếng là coi như bị loại"". Giải Thanh Tâm kết thúc năm 1968 và được coi là một trong những tiền thân của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc. Theo các kí giả và nghệ sĩ đương thời, bấy giờ trào lưu coi phim chưởng Đài Loan Hương Cảng trong dân gian quá mạnh khiến sân khấu cải lương đứt gánh, sinh hoạt không còn được sôi động như trước nữa, chưa nói rằng các buổi biểu diễn thường có biệt động cộng sản quăng lựu đạn làm nhiều tài tử và khán giả bị chết nên không gian tuồng truyền thống bị tổn thất đáng kể. Vì thế, việc khép lại là hợp lí.
1
null
Erica là một chi gồm khoảng 860 loài thực vật có hoa trong họ Âu thạch nam. Tên tiếng Anh phổ biến là "heath" và "heather", tên gọi này cũng liên quan rất gần với sự xuất hiện của chúng và loại đất mà chúng thích nghi mạnh. Chi "Calluna" trước đây cũng bao gồm trong "Erica" – nhưng có điểm khác biệt là lá của chúng nhỏ hơn (dài nhỏ hơn 2–3 mm), và đài hoa được chia thành những cánh hoa riêng biệt. "Erica" đôi khi được xem là "heather đông (hay xuân) " để phân biệt với "Calluna" (heather mùa hè (hay thu)). Loài hoa này được đặt tên cho một bài dân ca cùng tên nổi tiếng của Đức.
1
null
Nguyễn Hữu Huy (1942 – 2013) là một võ sĩ judo và nguyên huấn luyện viên trưởng đội tuyển judo quốc gia Việt Nam. Ông là một trong những đai đen đầu tiên của judo Việt Nam. Khi còn là võ sĩ từ năm 1962 đến năm 1973, ông là nhà vô địch ở nhiều hạng cân từ bán nặng, nặng và cả hạng không kể ký. Đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông đã góp công lớn giúp judo Việt Nam hòa nhập đấu trường quốc tế. Ông từng giữ chức Phó chủ tịch Liên đoàn Judo Việt Nam. Trên cương vị này, ông đã đào tạo cho một loạt tài năng judo Việt Nam như Cao Ngọc Phương Trinh, Quốc Trung, Kim Vui… Sự nghiệp. Nguyễn Hữu Huy từ nhỏ tham gia nhiều môn bóng bàn, bơi lội, bóng đá sau đó đã chơi Nhu Đạo từ năm 17 tuổi vào năm 1959. Từ năm 1962 đến năm 1973, ông là nhà vô địch ở nhiều hạng cân từ bán nặng, nặng và cả hạng không kể ký. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông từ chối ra nước ngoài định cư và ở lại trong nước giúp judo Việt Nam hòa nhập lại với đấu trường khu vực và giữ chức Phó Chủ tịch chuyên môn của Liên đoàn Nhu đạo Việt Nam. Năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nhu đạo Việt Nam. Năm 1991 tại SEA Games 16 - Philippines, ông huấn luyện cho Cao Ngọc Phương Trinh đoạt Huy chương vàng đầu tiên cho Nhu đạo Việt Nam ở hạng cân dưới 48 kg và cô này liên tiếp tục đem về Huy chương ở hai kỳ SEA Games sau đó. Tại SEA Games 19, ông huấn luyện cho Nguyễn Kim Vui đoạt Huy chương vàng ở SEA Games 19 để giúp Nhu đạo Việt Nam thống trị hạng cân 48 kg nữ suốt 4 kỳ SEA Games liên tiếp. Thành tích. Ông đã dẫn dắn các tuyển thủ đạt 20 Huy chương vàng từ các giải đấu trong gần mười năm ông dẫn dắt đội tuyển. Ông Nguyễn Hữu Huy đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Qua đời. Trưa ngày 17 tháng 6 năm 2013, ông qua đời tại Bệnh viện tim Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh vì đột quỵ vào buổi sáng cùng ngày thọ 71 tuổi. Sáng hôm đó ông cùng gia đình đi ăn sáng bên ngoài và thấy mệt rồi ngất đi. Gia đình đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện tim nhưng ông đã qua đời. Theo gia đình thì trước đó vài ngày, võ sư Hữu Huy đã cảm thấy mệt và mất ngủ và ông từng có một thời gian dài chịu đựng bệnh tim và bệnh gan.
1
null
Ninja là một bộ phim hành động - võ thuật Mỹ năm 2009 do Isaac Florentine làm đạo diễn, có sự tham gia của Scott Adkins, Tsuyoshi Ihara và Mika Hijii. Phim kể về anh chàng võ sinh tên Casey Bowman sau khi học võ ở Nhật Bản nhiều năm thì được sư phụ của mình giao nhiệm vụ đến thành phố New York nhằm mục đích bảo vệ báu vật quý giá của giáo phái ninja Kōga-ryū trước sự truy đuổi của một tên sát thủ ác độc. Phần tiếp theo của phim có tựa đề "Ninja: Shadow of a Tear" đã được phát hành vào năm 2013. Nội dung. Casey Bowman từng là một đứa trẻ mồ côi sống lang thang ở đất nước Nhật Bản, anh được một võ đường cưu mang và nuôi đến khôn lớn. Sư phụ Takeda trong võ đường dạy võ cho Casey rồi xem anh như con trai ruột của ông. Do Casey luôn sống tốt và chăm chỉ rèn luyện võ nghệ nên anh được Namiko - con gái của sư phụ Takeda cũng như nhiều người khác yêu quý, chính điều đó đã khiến tên đại đồ đệ mưu mô, xảo quyệt Masazuka ngày càng căm ghét Casey. Trong một lần tập võ, Masazuka đã cố tình dùng kiếm thật để tấn công Casey nhưng may mắn là Casey đã chống trả lại, sư phụ Takeda thấy vậy liền đuổi Masazuka đi mặc dù ông cũng rất yêu thương hắn và từng hi vọng hắn sẽ trở thành chiến binh Soke thực thụ. Một thời gian sau, Masazuka trở thành một sát thủ độc ác khét tiếng ở Mỹ, hắn làm việc với băng đảng tội phạm The Ring, cầm đầu bởi người đàn ông tên Temple. Masazuka trở về võ đường năm xưa để cướp Yoroi Bitsu - một báu vật quý giá của giáo phái ninja Kōga-ryū, đó chỉ là chiếc rương chứa những vũ khí của ninja cổ xưa. Khi tìm không thấy chiếc rương, Masazuka giận dữ giết chết sư phụ Takeda cùng nhiều người khác trong võ đường. Hắn chỉ biết là Casey và Namiko đang đưa Yoroi Bitsu đến thành phố New York mà không biết rằng họ sẽ giao chiếc rương cho giáo sư Garrison để ông nghiên cứu và bảo tồn sức mạnh tâm linh tối cao của nó. Trở về New York, Masazuka cho thuộc hạ truy đuổi Casey và Namiko. Giáo sư Garrison chẳng may bị bọn tội phạm bắn chết, vì thế nên Casey và Namiko bị cảnh sát bắt giữ ngay khi đang trên đường chạy trốn. Cảnh sát nghi ngờ cả hai đã giết giáo sư Garrison, mặc dù Casey giải thích rất nhiều nhưng ông Thám tử Traxler vẫn không tin. Một lát sau Masazuka đến đồn cảnh sát, hắn chém giết vài người cảnh sát và bắt Namiko đi để tra hỏi cô về chỗ giấu Yoroi Bitsu. Casey cũng lợi dụng lúc mất điện rồi bỏ trốn khỏi đồn cảnh sát, anh đi đến sào huyệt của băng đảng The Ring, hạ gục hết thuộc hạ của Temple rồi bắt Temple tiết lộ số điện thoại của Masazuka. Casey gọi điện cho Masazuka, anh nói rằng sẽ giao Yoroi Bitsu cho hắn và đổi lại hắn phải thả Namiko ra. Ngay sau đó, Masazuka đưa Namiko đến một công trường xây dựng để gặp Casey như thỏa thuận, hắn thấy Yoroi Bitsu liền thả Namiko chạy đi, nhưng trong chiếc rương không có gì. Masazuka nhận ra Casey đã lấy vũ khí trong rương trang bị vào người, cả hai quyết định giao chiến với nhau. Trước khi giao chiến, băng đảng The Ring xuất hiện để giết chết Casey, Namiko và cả Masazuka, nhưng chỉ trong phút chốc cả ba người đã tiêu diệt hết bọn The Ring. Casey và Masazuka lao vào đánh nhau. Trong lúc đánh nhau, Masazuka còn bắn thuốc độc vào người Namiko khiến Casey vô cùng tức giận. Lúc đó máy bay trực thăng của cảnh sát bay đến, cánh quạt thổi khói bụi bay mù mịt, Masazuka lợi dụng thời cơ đó biến mất trước mặt Casey, nhưng Casey thông minh hơn, anh vung kiếm đâm trúng Masazuka đang đứng sau lưng đúng lúc hắn định chém anh. Casey lấy lọ thuốc giải trong thanh kiếm của mình để cứu Namiko sống lại, trước khi bỏ đi Casey đã chém đầu Masazuka theo yêu cầu của hắn. Sáng hôm sau, Thám tử Traxler thông báo với Casey và Namiko là Temple đã bị bắt cũng như băng đảng The Ring đã tan rã, ông đưa hộ chiếu cho cả hai rồi bảo họ đã đến lúc rời khỏi New York. Casey và Namiko trở về Nhật Bản, họ xây mộ cho sư phụ Takeda và tiếp tục dạy võ cho những võ sinh khác.
1
null
Petr Nečas (sinh ngày 19 tháng 11 năm 1964 )) là một nhà chính trị Séc. Ông là thủ tướng Cộng hòa Séc, chủ tịch Đảng Dân chủ công dân. Ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 28 tháng 6 năm 2010. Ngày 17 tháng 6 năm 2013, Ông từ chức sau khi bà văn phòng trưởng và được cho là người tình của ông bị tạm giam vì bị cáo buộc lợi dụng quyền lực và tham nhũng. Tiểu sử. Nečas sinh ngày 19 tháng 11 năm 1964 ở Uherske Hradiste, Cộng hòa Séc. Ông đã theo học trung học ở Uherské Hradiště từ năm 1979 đến năm 1983. Ông tốt nghiệp khoa khoa học tại Đại học J.E. Purkyně ở Brno vào năm 1988.
1
null
Tổng cục An ninh Liên bang Liên bang Nga (; "Federal'naya sluzhba bezopasnosti Rossiyskoy Federatsii", tiếng Anh Federal Security Service of the Russian Federation - FSB) là cơ quan an ninh nội địa chính của Liên bang Nga và cũng là đơn vị kế tục chính của Ủy ban An ninh Quốc gia Xô Viết (KGB). Các nhiệm vụ chính của cơ quan này là phản gián, bảo đảm an ninh nội địa và an ninh biên giới, chống khủng bố và thực hiện công tác giám sát. Trụ sở của nó đặt tại quảng trường Lubyanka, nội đô Moskva. Tiền thân trực tiếp của FSB là Tổng cục Phản gián Liên bang (FSK). Vào ngày 12 tháng 4 năm 1995, tổng thống Boris Yeltsin đã ký đạo luật yêu cầu cải tổ FSK, dẫn đến sự ra đời của FSB. Năm 2003, quyền hạn của FSB được mở rộng khi nó sáp nhập thêm Tổng cục Biên phòng và đại bộ phận của Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ (Federal Agency of Government Communication and Information - FAPSI) do cơ quan này bị bãi bỏ. FSB trực thuộc Bộ Tư pháp theo sắc lệnh tổng thống ngày 9 tháng 3 năm 2004. Giám đốc FSB từ 2008 là Alexander Bortnikov. Lãnh đạo toàn diện FSB là Tổng thống Nga Tổng quan. FSB chịu trách nhiệm an ninh nội địa của Nga, bao gồm các lĩnh vực phản gián và đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, khủng bố và buôn lậu ma túy. Từ 2003, khi Tổng cục Biên phòng Liên bang Nga được sáp nhập vào FSB, cơ quan này đã đảm trách thêm cả an ninh biên giới. FSB chủ yếu xử lý các sự vụ trong nội địa còn nhiệm vụ phản gián thuộc trách nhiệm của Tổng cục Tình báo Nước ngoài. Tuy nhiên, FSB cũng bao gồm cả "Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ", cơ quan kiểm soát việc giám sát điện tử ở nước ngoài. Tất cả các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Nga đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của FSB. FSB có trách nhiệm và quyền lực cũng tương tự như đối với Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cục Bảo vệ Liên bang, Cơ quan Mật vụ, Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Tuần duyên, Cục Hải quan và Biên phòng của Hoa Kỳ. FSB có 66.200 nhân viên mặc quân phục, trong đó có 4.000 quân thuộc lực lượng đặc biệt. Cơ quan này cũng có 160.000–200.000 lính biên phòng. Lịch sử. Cải tổ KGB thời kỳ đầu. Tổng cục An ninh Liên bang Nga là một trong những tổ chức kế tục của Ủy ban An ninh Quốc gia Xô Viết (KGB). Sau sự kiện Liên Xô tan rã và ngay sau sự kiện đảo chính năm 1991 mà trong đó một số đơn vị KGB cũng như nhà lãnh đạo Vladimir Kryuchkov đã đóng một vai trò quan trọng, KGB đã bị triệt tiêu và chấm dứt sự tồn tại kể từ tháng 11 năm 1991. Tháng 12, 1991, có 2 tổ chức đã được thành lập từ những gì còn sót lại của KGB: Tổng cục Tình báo Nước ngoài (SVR) và Cơ quan Liên bang Thông tin và Truyền thông Chính phủ (FAPSI). Tháng 1, 1992, một cơ quan mới được thành lập khác là Bộ An ninh được giao nhiệm vụ đảm trách về an ninh nội địa và an ninh biên giới. Sau cuộc đảo chính năm 1993 chống lại Tổng thống Boris Yeltsin, Bộ An ninh đã được tái cơ cấu ngày 21 tháng 12 năm 1993 thành Cơ quan Phản gián Liên bang (FSK). FSK nằm dưới sự lãnh đạo của Sergei Stepashin. Trước khi những hoạt động quân sự chính trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất diễn ra, FSK đảm trách những hoạt động ngầm chống lại các phần tử ly khai do Dzhokhar Musayevich Dudayev lãnh đạo. Sáng lập FSB. Năm 1995, FSK được tái tổ chức và đổi tên thành Tổng cục An ninh Liên bang (FSB) bởi Luật Liên bang ban hành ngày 3 tháng 4 năm 1995 "về các cơ quan của Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga". Phương hướng hoạt động. Theo Điều 8 của Luật Liên bang ngày 03 tháng tư 1995 № 40-FZ "Về Cơ quan An ninh liên bang», các hoạt động của FSB tiến hành trong các lĩnh vực sau:
1
null
Lecithin là một phospholipid, tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào. Được sản xuất ở gan. Đặc tính và ứng dụng. Lecithin có đặc tính nhũ hóa và chất bôi trơn, và là một chất hoạt động bề mặt .Các thành phần chính của lecithin chiết xuất từ đậu tương là: Lecithin làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, là môi trường hòa tan tốt các vitamin A, D, E, K. Lecithin tinh chiết từ đậu nành là một loại phospholipid là một loại chất béo, góp phần tạo nên vị béo đặc trưng của sữa đậu nành nhưng không phải là hương đậu nành. Lecithin tham gia cấu tạo màng tế bào, tại ruột lecithin nhũ tương hóa giúp hấp thu chất béo và các vitamin A, D, E, K. Lecithin còn là nhân tố kích thích sinh trưởng và giải độc tốt Lecithin được sử dụng cho các ứng dụng trong thực phẩm cho người, thức ăn gia súc, dược phẩm, sơn và các ứng dụng công nghiệp khác.
1
null
Bài viết này liệt kê danh sách các thủ phủ ở Malaysia, chủ yếu là các thủ phủ bang, thủ phủ quận cũng như thủ đô. Thủ đô. Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur. Thành phố là trung tâm văn hoá, kinh doanh và tài chính quan trọng nhất của đất nước. Quốc hội Malaysia và dinh thự của Nhà vua Malaysia đều nằm tại Kuala Lumpur. Năm 2001, trụ sở chính phủ dời về thành phố mới Putrajaya - nơi mà từ đó đóng vai trò trung tâm hành chính liên bang và thỉnh thoảng được gọi là thủ đô hành chính. Cả hai thành phố này cùng với Labuan đều có quy chế đặc biệt là Lãnh thổ liên bang của Malaysia. Thủ phủ bang. Tất cả các bang của Malaysia - ngoại trừ Malacca, Penang, Sabah và Sarawak - đều là các lãnh thổ quân chủ lập hiến. Đứng đầu bốn bang phi quân chủ còn lại là Yang di-Pertua Negeri ("thống đốc"). Vì vậy, các bang còn theo chế độ quân chủ lập hiến đều có thủ phủ vương thất - nơi đặt cung điện hay dinh thự của quân vương. Các thủ phủ này đôi khi không trùng với thủ phủ hành chính bang. Sau khi đắc cử, chính quyền mỗi bang tiến hành quản lý bang của mình.
1
null
Quốc giáo ở Pakistan là Hồi giáo, chiếm khoảng 95-98% trong tổng số dân là 187.343.000., còn lại 2-5% dân số theo Kitô giáo, Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác. Hồi giáo ở Pakistan được chia thành hai dòng chính: phần lớn thuộc Hồi giáo Sunni, trong khi Hồi giáo Shia là một thiểu số chiếm khoảng 5-20%, tùy thuộc vào các nguồn thống kê. Gần như Tất cả người Hồi giáo Sunni thuộc trường phái Hanafi một phái rất tôn trọng các luật lệ Hồi giáo. Phần lớn người Hồi giáo Shia Pakistan thuộc trường phái pháp luật Ithnā'Ashariyyah. Quy định bởi Hiến pháp. Hiến pháp của Pakistan quy định Hồi giáo là quốc giáo, và tất cả các công dân của mình có quyền tuyên xưng, thực hành và truyền bá chủ đề tôn giáo của họ theo pháp luật, trật tự công cộng và đạo đức. Hiến pháp giới hạn các quyền chính trị của những công dân Pakistan nào không theo Hồi giáo, và chỉ có người Hồi giáo mới được phép trở thành Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, chỉ có người Hồi giáo mới được phép làm việc trong các Tòa án Liên bang, trong đó có các quyền hạn bác bỏ luật pháp được coi là không phải Hồi giáo. Thống kê. Dựa trên thông tin thu thập từ Thư viện Quốc gia Pakistan, Trung tâm nghiên cứu Pew, The World Factbook, Đại học Oxford, Đại học Pennsylvania, Bộ Ngoại giao Mỹ và những nguồn khác, sau đây là một danh sách các ước tính về tỷ lệ phần trăm của những người tuyên xưng tôn giáo khác nhau trong cả nước. Những ước tính khác nhau đáng kể về nguồn cung, tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu đã được sử dụng.
1
null
Dự đoán bù trừ chuyển động (Motion Compensation Prediction, MCP) là một thuật toán sử dụng trong nén video, điển hình trong chuẩn MPEG-2. Kỹ thuật bù trừ chuyển động mô tả bức ảnh dưới dạng một biến đổi tác động lên một ảnh tham chiếu và thu về kết quả là một ảnh mới được tái lập. Ảnh tham chiếu có thể xuất hiện trước hay thậm chí sau ảnh được tái lập (dùng kỹ thuật buffer như trong chuẩn H.264), và cũng có thể là ảnh được tái lập từ ảnh tham chiếu khác nữa. Kỹ thuật này dựa trên một thực tế là hầu hết các thay đổi trong khung cảnh video là do sự chuyển động tương đối của các đối tượng so với khung nền. Việc dự đoán (tái lập) chính xác chuyển động trong các khung ảnh có thể làm tăng đáng kể hiệu suất nén video, tức cho chất lượng video cao với chi phí lưu trữ thấp nhất có thể. Bù trừ chuyển động là một bước trong nén video hiện đại (H.264), bao gồm đánh giá chuyển động (Motion Estimation - ME), bù trừ chuyển động (Motion Compensation - MC), mã hóa biến đổi (transform coding) và mã hóa entropy. Các chuẩn mã hóa video ngày nay ít nhiều đều thực hiện các quá trình này, bắt đầu từ MPEG-2, đến MPEG-4/Visual, H.263, H.264/MPEG-4 AVC... Động cơ. Động cơ dẫn đến kỹ thuật MCP có thể được kể như sau. Hầu hết các thay đổi trong khung cảnh video là do sự chuyển động tương đối của các vật thể trong mặt phẳng ảnh, và một sự chuyển động dù nhỏ cũng có thể dẫn tới sự sai khác lớn trong các mẫu giữa các khung hình, đặc biệt là gần các cạnh của vật thể. Thông thường, việc dự đoán một vùng ảnh trong khung hình hiện tại đã bị che lấp dựa trên vùng ảnh đã có trong quá khứ có thể làm giảm đáng kể công sức bỏ ra cho việc tinh chỉnh các sai khác nhỏ giữa các khung hình. Dự đoán bù trừ chuyển động bao gồm hai bước, đó là đánh giá chuyển động và bù trừ chuyển động. Đánh giá chuyển động. Đánh giá chuyển động cho một macroblock bao gồm việc tìm kiếm một khối 16x16 mẫu trong khung hình tham chiếu gần giống nhất với macroblock hiện tại. Việc tìm kiếm được thực hiện trên một vùng trên bức ảnh tham chiếu lấy trung tâm là vị trí khối macroblock cần được tìm kiếm. Vùng 16x16 trong vùng tìm kiếm thỏa mãn tốt nhất với điều kiện khớp được chọn như là khối ‘khớp nhất có thể’. Bù trừ chuyển động. Vùng khớp nhất được tìm thấy trong ảnh tham chiếu được "trừ" với macroblock hiện hành để cho ra một ‘residual macroblock’ (macroblock chứa giá trị dư thừa), phép trừ được thực hiện trên cả mẫu luma và chroma. Residual macroblock sau đó được mã hóa và gửi đi cùng với một vector chuyển động trỏ đến vị trí khớp nhất đã được tìm thấy trong quá trình ME. Bên trong bộ giải mã, tín hiệu dư thừa lại được đưa về để giải mã và cộng lại vào vùng khớp để cho ra một macroblock tái dựng và được lưu trữ cho các hoạt động MCP sau này. Lý do cho việc phải tái lập lại macroblock nhằm mục đích đảm bảo cả bộ giải mã lẫn mã hóa sử dụng cùng một vùng tham chiếu cho quá trình MC, từ đó làm cho tất cả bộ giải mã cùng sinh ra các nội dung video tương tự nhau khi đưa vào cùng một tín hiệu video mã hóa.
1
null
Nguyễn Văn Ninh (sinh năm 1955 tại tỉnh Thái Bình) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng làm Giảng viên Đại học Cảnh sát Nhân dân Việt Nam (nay là Học viện Cảnh sát Nhân dân Việt Nam), có học vị Tiến sĩ tâm lý tội phạm, bảo vệ tại Liên Xô. Trước khi làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VIII (Tổng cục Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp), ông làm Phó cục trưởng Cục V26, Thư ký Thứ trưởng Phạm Tâm Long. Ông được phong hàm Thiếu tướng tháng 3 năm 2009, Trung tướng tháng 9 năm 2012.
1
null
Nguyễn Hữu Khai (1953–2018) là một doanh nhân tại Việt Nam, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Long. Tôn vinh. Năm 2006, Nguyễn Hữu Khai từng được Đài truyền hình KenJa – Nhật Bản bình chọn là một trong 10 doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và 500 doanh nhân nổi tiếng châu Á. Năm 2007, ông tiếp tục được vinh danh là "Ngôi sao Việt Nam", được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp – Liên bang Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự. Ông nhận được Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu thầy thuốc ưu tú, và các huy chương, bằng khen của Chính phủ. Cuộc đời ông từng được dựng thành phim truyền hình Đường đời. Bị bắt giữ. 16h30 ngày 15/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch tập đoàn Bảo Long. Ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi sử dụng trái phép tài sản, do tranh chấp giữa "Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn" và "Tập đoàn Y Dược Bảo Long". Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM). Vụ việc trên đã dấy lên nhiều tranh cãi trong việc hình sự hoá các tranh chấp kinh tế Hậu sự. Ngày 31 tháng 8 năm 2015, ông được đặc xá trả tự do. Cuối năm 2017, đầu năm 2018, ông tuyên bố gây dựng lại sự nghiệp. Tuy nhiên, do bệnh nặng, ông đã qua đời ngày 26 tháng 12 năm 2018 tại quê nhà.
1
null
Berchtesgaden () là một thị xã của Đức thuộc huyện Berchtesgadener Land bang Bayern, nằm gần biên giới với Áo, khoảng 30 km về phía Nam của Salzburg và nằm về phía Đông Nam của München với khoảng cách 180 km. Phía Nam của thị xã là Công viên quốc gia Berchtesgaden National Park nằm dài theo 3 thung lũng song song với nhau. Nói tới Berchtesgaden người ta thường nhắc tới ngọn núi Watzmann, với chiều cao 2713 km, là ngọn núi cao thứ ba của Đức sau Zugspitze and Hochwanner, cũng như hồ Königssee (5,2 km²), đẹp nổi tiếng vì nằm dài giữa 2 dãy núi. Địa lý. Thị xã này là một vùng đồi núi, cũng gồm có những làng sau đây: Am Etzerschlößl, Anzenbach, Hintergern, Metzenleiten, Mitterbach, Oberau, Obergern, Obersalzberg, Resten, Unterau, Untersalzberg I, Untersalzberg II và Vordergern. Berchtesgaden được bao quanh bởi vùng núi Berchtesgadener Alpen cũng như về phía Đông, Nam và Tây Nam bởi bang Salzburg. Thị xã này cùng với những xã lân cận như Bischofswiesen, Schönau am Königsee, Marktschellenberg và Ramsau chung lại thường được gọi là lòng chảo thung lũng Berchtesgaden ("Berchtesgadener Talkessel"). Tại Berchtesgaden hai con sông Königsseer Ache từ Schönau am Königssee và Ramsauer Ache từ Ramsau hợp lại thành sông Berchtesgadener Ache. Con sông này chạy dọc theo đường quốc lộ B 305 hướng Đông Bắc tới Marktschellenberg và từ đó chạy vào sông Salzach khúc gần Salzburg. Xã này nằm về phía Nam của Bad Reichenhall cách khoảng km, 24 km tới Salzburg, nằm phía Đông Nam cách München 150 km và 200 km Đông Bắc của Innsbruck. Berchtesgaden cũng là nơi quản lý Công viên quốc gia Nationalpark Berchtesgaden.
1
null
Cầu Gia Thiệu (嘉绍大桥) là một cây cầu dây văng 6 trụ cáp bắc qua vịnh Hàng Châu, Trung Quốc. Cầu này được khởi công ngày 14/12/2008 và dự kiến thông xe vào cuối tháng 6 năm 2013, sau hơn 5 năm xây dựng. Tên gọi cầu rút gọn từ tên địa phương Gia Hưng và Thiệu Hưng hai đầu cầu. Phía bắc cầu khởi đầu từ Hải Ninh (Gia Hưng và phía nam giáp với Thượng Ngu (Thiệu Hưng). Cầu Gia Thiệu nối thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang và thành phố Thượng Hải. Trụ cáp của cầu cao 227m, phần vượt biển của cây cầu dài 10 km, phần thân cầu rộng 40,5m, gồm 6 làn xe chạy, tốc độ tối thiểu quy định là 100 km/h.
1
null
Sư đoàn Bộ binh 7 là một sư đoàn của quân đội Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 6 tháng 10 năm 1949, hiện đang đồn trú xung quanh huyện Hwacheon, tỉnh Gangwon. Sau thất bại nặng nề ở Daejeon, Sư đoàn 7 chỉ còn vài trăm người sống sót nhưng vẫn tiếp tục tham chiến trong trận Vành đai Pusan​​. Sau khi có sự can thiệp của quân đội Trung Quốc thì các cuộc tấn công trong tháng 11 năm 1950 vào Bắc Triều Tiên của Sư đoàn Bộ binh 2 Hoa Kỳ, Lữ đoàn Thổ Nhĩ Kỳ cùng các Sư đoàn bộ binh 8, 6, 7 Hàn Quốc đều chịu những thiệt hại nặng và buộc phải rút lui.
1
null
Quân đoàn 1 Hàn Quốc được thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 1950, ngay trước khi diễn ra trận Vành đai Pusan, bao gồm sư đoàn bộ binh số 8 và sư đoàn thủ đô. Trụ sở chính của quân đoàn được đặt tại Sangju. Hiện nay, quân đoàn 1 là quân đoàn lớn nhất trong lực lượng trực thuộc quân đội Hàn Quốc. Quân đoàn 1 biên chế 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn bộ binh cơ giới và một lữ đoàn riêng biệt.
1
null
Khuynh thế hoàng phi (phồn thể: 傾世皇妃, bính âm: Qīng Shì Huáng Fēi) là một bộ phim truyền hình Trung Quốc, cốt truyện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mộ Dung Yên Nhi (giản thể: 慕容湮儿; phồn thể: 慕容湮兒, bính âm: "Mùróng Yīner"). Đây là bộ phim truyền hình đầu tiên mà Lâm Tâm Như giữ vai trò nhà sản xuất. Tại Việt Nam, phim được tập đoàn IMC mua bản quyền và phát sóng trên kênh TodayTV. Phim khởi quay vào ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại phim trường Phim trường Hoành Điếm và kéo dài đến ngày 6 tháng 4 năm 2011. Phim được phát sóng lần đầu tại Trung Quốc trên sóng Đài Truyền hình vệ tinh Hồ Nam vào ngày 30 tháng 9 năm 2011.. Tóm tắt nội dung. Lưu ý: "Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm." Bộ phim lấy bối cảnh thời Ngũ Đại Thập Quốc, nói về cuộc đời thăng trầm của cô công chúa Sở quốc Mã Phức Nhã và mối tình tay ba giữa cô với hai vị hoàng tử Mạnh Kỳ Hữu (Thục quốc) và thái tử Bắc Hán Lưu Liên Thành cùng với đó là cuộc chiến chốn hậu cung không bao giờ kết thúc. Cô lần lượt kết hôn với ba vị vua nhưng chưa từng là mẫu nghi thiên hạ mà cả cuộc đời chỉ làm hoàng phi. Mã Phức Nhã không giống như các công chúa thùy mị của các nước khác mà từ nhỏ vốn được nuông chiều nhưng lại được thần dân Sở quốc hết mực kính trọng bởi là một "nữ thần y" sẵn sàng giúp đỡ mọi người khiến thái tử Bắc Hán Lưu Liên Thành cảm động, có tình cảm với nàng. Nhưng hoàng thúc của cô là Mã Nghĩa Phương cấu kết làm loạn, giết hại phụ hoàng của cô và từ đó, cô công chúa nhỏ mang trong mình hận nước thù nhà, tìm mọi cách để phục hưng Sở quốc. Nhưng không ngờ con gái của Mã Nghĩa Phương là Mã Tương Vân vì đố kỵ với tình cảm Liên Thành dành cho Phức Nhã nên đẩy cô xuống vách núi. Đúng lúc đó đại hoàng tử Thục quốc Mạnh Kỳ Hữu ra tay cứu giúp nhằm lợi dụng cô để đoạt lại ngôi vị thái tử và đưa cô vào Thục cung dự tuyển Thái tử phi. Hai người tuy bề ngoài lạnh lùng với nhau song trong lúc Phức Nhã cần sự ấm áp, che chở Kì Hữu đã xuất hiện và nảy sinh tình cảm. Nhưng không may biết bao sóng gió ập đến và họ quyết cùng nhau đối mặt, cuối cùng trở thành một đôi phu thê bình thường như hai người mong đợi và sống bên nhau trọn đời. Hết phần cho biết trước nội dung Giải thưởng. 2011 Youku Giải thưởng phim truyền hình quốc gia Trung Quốc (Quốc kịch thịnh điển) Dragon TV 2012 Điện ảnh.net 2012 Jeanwest
1
null
Huy Thành (20 tháng 2 năm 1928 – 22 tháng 5 năm 2018) là một nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là một trong những đạo diễn cách mạng xuất sắc nhất, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1993 và Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007. Cuộc đời. Huy Thành tên đầy đủ là Nguyễn Huy Thành, sinh ngày 20 tháng 2 năm 1928 tại Đà Nẵng. Ông theo học tiểu học ở Đà Nẵng và trung học tại Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhập ngũ và trở thành lính trinh sát tại Bình Trị Thiên. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Đến năm 1957, ông bắt đầu làm việc tại Bộ Văn hóa. Năm 1959, ông thi đỗ và bắt đầu theo học khóa Đạo diễn đầu tiên của Trường Điện ảnh Việt Nam. Sự nghiệp. Đạo diễn. Năm 1964, ông hợp tác cùng Nghệ sĩ nhân dân Trần Vũ để thực hiện bộ phim "Làng nổi". Cả hai đồng thời là biên kịch và đạo diễn cho bộ phim. "Làng nổi" chính thức công chiếu tại Việt Nam vào năm 1965 và sau đó được xuất hiện tại rạp Liên Xô với tên "". Năm 1966, ông chuyển thể bộ phim "Nổi gió" từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam làm về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam và đã đem về cho ông giải Bông sen vàng đầu tiên tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1970. Tuy nhiên, bộ phim đã từng thay vai nam chính khi đã quay được hơn 400 mét phim vì đạo diễn Huy Thành cảm thấy không hài lòng. Cuối cùng, vai này được giao cho Nghệ sĩ nhân dân Thế Anh và trở thành tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của ông. Năm 1970, bộ phim đầu tiên Huy Thành đạo diễn độc lập ra mắt với tên "Mùa than". Bộ phim do chính ông viết kịch bản về cuộc sống ở những mỏ than nguy hiểm trong thời chiến tranh. Ông bắt đầu viết kịch bản từ năm 1966 và hoàn thành nó trong trại sáng tác truyện phim năm 1968 của Xưởng Phim truyện Việt Nam. Năm 1975, ông tiếp tục thực hiện bộ phim "Vùng trời" với sự hỗ trợ lớn từ Quân chủng Phòng không – Không quân, nhiều cảnh phim ấn tượng được thực hiện bằng cách gắn máy quay lên máy bay. Năm 1977, ông chuyển công tác vào miền Nam, bắt đầu làm việc tại Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, sự nghiệp điện ảnh của ông ghi lại dấu ấn rõ nét với hàng loạt bộ phim như "Về nơi gió cát", "Xa và gần", "Phía sau cuộc chiến". Từ những năm 2000, ông tập trung vào nhiều công việc khác liên quan đến điện ảnh hơn là trực tiếp đạo diễn một bộ phim. Số ít trong đó là "Người học trò đất Gia Định xưa" từng được công chiếu tại Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 14 năm 2004. Tuy nhiên, bộ phim từng bị lùi ngày quay trong thời gian khá dài vì đoàn làm phim gặp tai nạn khiến diễn viên Công Ninh bị thương ở mặt, hai nhân viên bị chấn thương nặng, máy móc thiết bị vỡ nát. Bộ phim có kinh phí lên đến 1,2 tỷ đồng này vốn được đầu tư để kỷ niệm 300 năm Sài Gòn nhưng lại bị "xếp kho" một thời gian khá dài vì không có đầu ra. Hội Điện ảnh. Huy Thành đảm nhiệm Phó Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (nay là Phó chủ tịch) khóa 3 từ năm 1986 cho đến năm 1995. Năm 2000, ông trở thành Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và giữ vai trò này trong suốt 10 năm cho đến 2010. Bên cạnh công việc làm phim, ông còn là giám khảo cho các lễ trao giải, cuộc thi liên quan đến điện ảnh như Giải Cánh diều, cuộc thi tuyển chọn diễn viên triển vọng. Năm 2012, ông trở thành một thành viên trong Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại Việt Nam. Ngày 22 tháng 5 năm 2018, trong chuyến sang Pháp thăm con gái, đạo diễn Huy Thành đột ngột qua đời, thọ 90 tuổi. Gia đình. Vợ ông là bà Bích Vân, họ có hai cô con gái là Sao Kim và Sao Mai. Vì ảnh hưởng của cha mà Sao Mai đã bắt đầu đóng phim từ khi còn nhỏ, bộ phim đầu tiên của cô chính là "Về nơi gió cát" do Huy Thành đạo diễn.
1
null
Benjamin Disraeli, Đệ Nhất Bá tước của Beaconsfield, (1804 – 1881) là một chính trị gia người Anh thuộc Đảng Bảo thủ, từng hai lần giữ chức Thủ tướng Vương quốc Anh. Ông đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Đảng Bảo thủ hiện đại, xác định các chính sách và phạm vi rộng của nó. Disraeli được nhớ đến vì tiếng nói có ảnh hưởng trong các vấn đề thế giới, các trận chiến chính trị của ông với nhà lãnh đạo Đảng Tự do William Ewart Gladstone và chủ nghĩa bảo thủ một dân tộc hay "dân chủ Tory". Ông góp phần đưa đảng Bảo thủ trở thành Đảng được xác định rõ nhất với vinh quang và quyền lực của Đế quốc Anh. Ông là thủ tướng duy nhất của Anh là người gốc Do Thái. Ông cũng là một tiểu thuyết gia, xuất bản các tác phẩm hư cấu ngay cả khi là thủ tướng. Disraeli được sinh ra ở Bloomsbury, sau đó là một phần của quận Middlesex ở đông nam nước Anh. Cha ông đã từ bỏ Do Thái giáo sau một cuộc tranh cãi tại giáo đường Do Thái; cậu bé Benjamin theo Anh giáo khi mới 12 tuổi. Sau nhiều nỗ lực không thành công, Disraeli đã bước chân vào Hạ viện năm 1837. Năm 1846, Thủ tướng lúc đó là Ngài Robert Peel, đã chia rẽ đảng vì đề nghị bãi bỏ Đạo luật hạn chế nhập khẩu ngô vào nước Anh, trong đó liên quan đến việc chấm dứt thuế quan đối với ngũ cốc nhập khẩu. Disraeli đụng độ với Peel trong Hạ viện. Disraeli đã trở thành một nhân vật quan trọng trong đảng. Khi lãnh đạo đảng là Edward George Geoffrey Smith-Stanley, Bá tước thứ 14 của Derby ba lần thành lập chính phủ vào những năm 1850 và 1860, Disraeli đảm nhiệm các vị trí Bộ trưởng Tài chính và Lãnh đạo của Hạ viện Vương quốc Anh. Sau khi Bá tước xứ Derby nghỉ hưu năm 1868, Disraeli trở thành Thủ tướng một thời gian ngắn trước khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm đó. Ông trở lại phe Đối lập, trước khi lãnh đạo đảng giành được đa số trong cuộc tổng tuyển cử năm 1874. Disraeli duy trì tình bạn thân thiết với nữ hoàng Victoria của Anh, người vào năm 1876 đã bổ nhiệm ông là Bá tước Beaconsfield. Nhiệm kỳ thứ hai của Disraeli được thống trị bởi "Câu hỏi phương Đông"-sự suy tàn chậm chạp của Đế chế Ottoman và mong muốn của các cường quốc châu Âu khác, chẳng hạn như Nga, đạt được với cái giá phải trả. Disraeli đã sắp xếp để người Anh thu được một lợi ích quan trọng trong Công ty Kênh đào Suez ở Ai Cập. Năm 1878, trước những chiến thắng của Nga trước quân Ottoman, ông đã có những hoạt động tại Đại hội Berlin để đạt được hòa bình ở vùng Balkan theo những điều kiện có lợi cho Anh và bất lợi cho Nga, kẻ thù truyền kiếp của họ. Chiến thắng ngoại giao này trước Nga đã giúp Disraeli trở thành một trong những chính khách hàng đầu của châu Âu. Các sự kiện thế giới sau đó đã chống lại đảng Bảo thủ. Các cuộc chiến tranh gây tranh cãi ở Afghanistan và Nam Phi làm suy yếu sự ủng hộ của công chúng. Ông đã khiến nông dân Anh nổi giận bằng việc từ chối khôi phục Đạo luật hạn chế nhập khẩu ngô vào Anh Quốc ("Corn Law") để đối phó với vụ mùa nghèo và ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ. Đạo luật này gồm các loại hình thuế quan và các hạn chế thương mại khác đối với thực phẩm nhập khẩu và ngô được thực thi ở Vương quốc Anh từ năm 1815 đến năm 1846. Từ "Corn" trong Tiếng Anh Anh biểu thị tất cả các loại hạt ngũ cốc, bao gồm lúa mì, yến mạch và lúa mạch. Với việc Gladstone tiến hành một chiến dịch phát biểu quy mô lớn, Đảng Tự do của ông đã đánh bại Đảng Bảo thủ của Disraeli tại cuộc tổng tuyển cử năm 1880. Trong những tháng cuối cùng của mình, Disraeli đã lãnh đạo đảng Bảo thủ của phe đối lập. Ngoài ra ông còn có sự nghiệp viết tiểu thuyết trải dài bắt đầu từ năm 1826 và ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết "Endymion" hoàn chỉnh cuối cùng của mình ngay trước khi qua đời ở tuổi 76. Tiểu sử. Thời thơ ấu. Disraeli sinh ngày 21 tháng 12 năm 1804 tại số 6 đường King's Road, Bedford Row, Bloomsbury, London. Ông sinh ra là con thứ hai trong gia đình và là con trai đầu tiên của ông Isaac D'Israeli, một nhà phê bình và sử gia văn học và bà Maria (Miriam), "nhũ danh" Basevi. Gia đình đến từ nước Ý, gốc Do Thái Sephardi, nền tảng làm nghề buôn bán (gốc Ý-Do Thái). Cả ông nội và ông ngoại của Disraeli đều sinh ra tại Ý; Ông nội là thương nhân Benjamin D'Israeli, chuyển từ Venice sang Anh năm 1748. Bà nội của Disraeli tên Sarah Shiprut de Gabay Villareal là vợ thứ hai. Ông ngoại là Naphtali Basevi từ Verona, định cư tại London năm 1762. Ông kết hôn với Rebecca Rieti năm 1767. Bà này sinh ra ở Anh, con gái của Sarah Cardoso và cháu gái của Jacob Aboab Cardoso, người đã được sinh ra ở London (từ đời này, nhà Disraeli đã có bốn thế hệ được sinh ra ở Anh Disraeli sau đó đã lãng mạn hóa nguồn gốc của mình, tuyên bố gia đình của cha mình là người gốc Tây Ban Nha và người Venice; thật ra dòng dõi của ông Isaac không có sự khác biệt lớn, nhưng về bên ngoại của Disrael, mà ông không hứng thú, có một số bậc tiền bối vang dang gồm gia tộc Rothschild và Isaac Cardoso. Các nhà sử học khác nhau bàn về động cơ của Disrael khi viết lại lịch sử gia đình của mình: Bernard Glassman lập luận rằng nó nhằm mục đích mang lại cho ông địa vị tương đương với giới cầm quyền của nước Anh; Sarah Bradford tin rằng "việc ông không thích sự tầm thương khiến ông ta không cho phép mình chấp nhận thực tế dõng dõi thực sự lại là tầng lớp trung lưu và nhiều tranh đấu". Các anh chị em là Sarah (1802-1859), Naphtali (sinh ra và mất namw 1807), Ralph (1809-1898) và James ("Jem") (1813-1868). Ông thân thiết với em gái nhưng xa cách hơn với những người anh em còn sống. Chi tiết về thời đi học của ông còn sơ sài. Từ năm 6 tuổi, ông là học sinh nội trú ở Islington tại một trường tư do giáo viên tự mở tại nhà, một trong những người viết tiểu sử đã mô tả là "một cơ sở dạy học cao cấp" vào thời đó. Hai năm sau, khoảng đó, ngày chính xác vẫn chưa được xác định, ông được gửi đến học nội trú đến trường St Piran của Rev John Potticary tại Blackheath, London. Trong thời gian đó, các sự kiện trong gia đình đã thay đổi quá trình giáo dục của Disrael và cả cuộc đời ông: người cha từ bỏ đạo Do Thái và bốn đứa trẻ được rửa tội vào Nhà thờ Anh quốc vào tháng 7 và tháng 8 năm 1817. Người cha chưa bao giờ coi trọng tôn giáo, nhưng vẫn là một thành viên phù hợp của Bevis Marks Synagogue. Ông nội là một thành viên nổi bật và sùng đạo; có lẽ vì tôn trọng cha mà ông Isaac đã không rời đi khi rút khỏi chính quyền giáo đường năm 1813. Sau khi ông nội qua đời 1816, người cha cảm thấy thoải mái rời khỏi giáo đoàn sau cuộc tranh cãi thứ hai. Ông Sharon Turner là một người bạn làm nghề luật sư, đã thuyết phục ông Issac rằng mặc dù ông có thể thoải mái không bị ràng buộc với bất kỳ tôn giáo chính thức nào, những sẽ là bất lợi cho bọn trẻ nếu chúng không thuộc tôn giáo nào. Ông Turner nhận làm cha đỡ đầu khi Benjamin được rửa tội, ở tuổi mười hai, vào ngày 31 tháng 7 năm 1817. Việc chuyển sang Cơ đốc giáo cho phép Disraeli suy nghĩ tới một sự nghiệp trong chính trị. Nước Anh vào đầu thế kỷ XIX không phải là một xã hội bài trừ Do Thái quá mức, đã từng có các Thành viên Nghị viện (nghị sĩ) từ các gia đình Do Thái kể từ Samson Gideon vào năm 1770. Nhưng cho đến năm 1858, các nghị sĩ được yêu cầu phải tuyên thệ trung thành "về đức tin thực sự của một Cơ đốc nhân", ít nhất là chuyển đạo trên danh nghĩa. Người ta không biết liệu Disraeli có hình thành bất kỳ tham vọng nào cho sự nghiệp nghị viện vào thời điểm rửa tội hay không, nhưng không nghi ngờ gì về việc ông cay đắng hối hận về quyết định của cha mẹ đã không gửi mình đến Winchester College. Đây một trong những ngôi trường công lớn tại Anh. Winchester là xuất phát điểm của giới tinh hoa chính trị. Hai em trai của anh đã được gửi đến đó, và không rõ tại sao ông Isaac D'Israeli lại chọn gửi con trai lớn của mình đến một trường học kém uy tín hơn nhiều. Cậu thiếu niên đã quy trách nhiệm cho mẹ mình về quyết định này; Bradford suy đoán rằng "Sức khỏe yếu của Benjamin và có thể liên quan tới vẻ ngoài đậm chất Do Thái của cậu." Ngôi trường gia đình chọn cho cậu được điều hành bởi Eliezer Cogan nằm tại Higham Hill ở Walthamstow. Cậu bắt đầu vào từ học kỳ mùa thu năm 1817; sau này ông hồi tưởng lại việc học của mình: Những năm 1820. Vào tháng 11 năm 1821, ngay trước sinh nhật thứ mười bảy của mình, theo ghi chép lại, Disraeli đã làm nhân viên tại công ty của các luật sư—Swain, Stevens, Maples, Pearse và Hunt—tại thành phố London. T F Maples không chỉ là ông chủ của Disraeli, người bạn của cha ông, mà còn là người cha vợ tương lai của anh: Isaac và Maples đã từng nói về khả năng cô con gái duy nhất của ông Maples có thể sẽ phù hợp với Benjamin. Một tình bạn phát triển, nhưng không lãng mạn. Công ty có một doanh nghiệp lớn và có lợi nhuận, và như người viết tiểu sử R W Davis nhận xét, nhân viên bán hàng là "vị trí an toàn, đáng kính mà nhiều người cha mơ ước cho con cái họ". Mặc dù các nhà viết tiểu sử bao gồm Robert Blake và Bradford nhận xét rằng một vị trí như vậy không phù hợp với bản chất lãng mạn và đầy tham vọng của Disrael, theo ghi chép ông đã khiến ông chủ vừa lòng và sau đó tuyên bố đã nhận được thương thảo tốt trong thời gian tại công ty. Ông nhớ lại: "Tôi đã có một số do dự, thậm chí sau đó tôi đã mơ về Quốc hội. Điệp khúc của cha tôi luôn là Philip Carteret Webb, là luật sư nổi tiếng nhất trong thời thơ ấu của tôi và là một nghị sĩ. Sẽ là sai lầm khi cho rằng khoảng thời gian hai năm hoặc hơn thế nữa tôi ở trong văn phòng đã bị lãng phí. Tôi thường nghĩ ngược lại nhiều hơn, mặc dù tôi thường hối tiếc về Đại học." Một năm sau khi gia nhập công ty của Maples, Benjamin đã đổi họ của mình từ D'Israeli thành Disraeli. Lý do ông làm vậy vẫn chưa rõ, nhưng nhà viết tiểu sử Bernard Glassman phỏng đoán rằng đó là để tránh bị nhầm lẫn với cha mình. Chị gái và anh em của Disraeli đã tiếp nhận họ mới này; Ông Isaac và vợ vẫn giữ được họ cũ. Disraeli đi du lịch Bỉ và Thung lũng sông Rhine cùng cha vào mùa hè năm 1824; Sau đó, ông đã viết rằng chính trong khi đi du lịch trên sông Rhine, ông đã quyết định từ bỏ vị trí của mình: "Tôi xác định khi bước xuống những vùng nước huyền diệu đó tôi sẽ không trở thành một luật sư."" Khi trở về Anh, ông quyết định rời khỏi hãng luật, theo gợi ý của ôgn Maples,với mục đích đủ điều kiện làm luật sư. Benjamin đăng ký làm sinh viên tại Lincoln's Inn và tham gia các văn phòng sự vụ của người chú là Nathaniel Basevy, tiếp đó là văn phòng của Benjamin Austen, người đã thuyết phục ông Isaac rằng con trai ông sẽ không bao giờ trở thành luật sư và hãy cho phép con ông theo đuổi sự nghiệp văn chương. Ông đã có một khởi đầu ngập ngừng: vào tháng 5 năm 1824, ông đã gửi một bản thảo cho bạn của cha mình, nhà xuất bản John Murray, nhưng đã rút nó trước khi Murray có thể quyết định có công bố hay không. Được giải thoát khỏi luật pháp, Disraeli đã làm một số việc cho Murray, nhưng dồn phần lớn sự chú ý vào giao dịch đầu cơ trên sàn giao dịch chứng khoán chứ không phải văn học. Thời gian này là lúc bùng nổ cổ phần trong các công ty khai thác Nam Mỹ. Tây Ban Nha đã mất các thuộc địa Nam Mỹ khi đối mặt với những cuộc nổi loạn. Trước sự thúc giục của George Canning, chính phủ Anh đã công nhận các chính phủ độc lập mới của Argentina (1824), Colombia và Mexico (cả năm 1825). Không có tiền riêng, Disraeli đã vay tiền để đầu tư. Ông đã tham gia với nhà tài chính John Diston Powles, nổi bật trong số những người khuyến khích sự bùng nổ khai thác. Trong năm 1825, Disraeli đã viết ba bài luận ngắn giấu tên cho Powles, quảng bá cho các công ty. Những bài luận này được xuất bản bởi John Murray, người đầu tư rất nhiều vào sự bùng nổ. Trong một thời gian, ông Murray đã có tham vọng lập ra một tờ tin tức buổi sáng để cạnh tranh với "The Times". Năm 1825, Disraeli đã thuyết phục ông rằng ông nên tiếp tục. Tiêu đề của tờ báo mới "The Representative", quảng bá cho các khu mỏ và những chính trị gia đã hỗ trợ họ, đặc biệt là Canning. Disraeli đã gây ấn tượng với Murray bằng năng lực và cam kết của bản thân với dự án, nhưng Benjamin đã thất bại trong nhiệm vụ chính của là thuyết phục nhà văn nổi tiếng làm biên tập. Sau đó, ảnh hưởng của Disrael đối với ông Murray giảm dần, và với sự phẫn nộ thì đã bị xếp bên lề trong các vấn đề của báo. Bài báo chỉ tồn tại được sáu tháng, một phần vì bong bóng thị trường chứng khoán đã nổ vào cuối năm 1825, và một phần vì, theo Blake, bài báo đã bị "biên tập tàn bạo", và sẽ thất bại bất kể lý do nào. Sự bùng nổ của bong bóng khai thác mỏ gây tổn thất đối với Disraeli. Đến tháng 6 năm 1825, ông và các đối tác kinh doanh của mình đã mất 7.000 bảng. Và Disraeli không thể trả hết khoản nợ cuối cùng của mình từ thất bại này cho đến năm 1849. Benjamin chuyển sang viết lách, một phần thúc đẩy bởi nhu cầu kiếm tiền một cách vô vọng, và một phần vì muốn trả thù Murray và những người mà ông cảm thấy mình bị xem thường. Có một sự thịnh hành cho cái được gọi là những tiểu thuyết "thời thượng" mô tả cuộc sống quý tộc, thường là của các tác giả ẩn danh, được các tầng lớp trung lưu khao khát đọc. Tiểu thuyết đầu tay của Disraeli có tên "Vivian Grey", được xuất bản giấu tên gồm bốn tập vào năm 1826–27, kể lại những câu chuyện được che đậy mong manh về "The Representative". Tác phẩm bán rất chạy, nhưng tạo ra sự công kích với giới có thế lực khi thông tin tác giả bị phát hiện. Disraeli khi đó mới 23 tuổi chưa bước chân vào giới thượng lưu nên nhiều lỗi văn phạm xuất hiện trong tác phẩm này. Những nhà phê bình đã chỉ trích gay gắt về những căn cứ của cả tác giả và cuốn sách. Hơn nữa, Murray và Lockhart, những người có ảnh hưởng lớn trong giới văn học, tin rằng Disraeli đã trêu chọc họ và lạm dụng sự tự tin của họ, một lời buộc tội bị tác giả phủ nhận nhưng được lặp lại bởi nhiều người viết tiểu sử của ông. Trong các ấn bản sau, Disraeli đã thực hiện nhiều thay đổi, làm dịu đi sự châm biếm của mình, nhưng thiệt hại cho danh tiếng của anh ta đã được chứng minh lâu dài. Nhà viết tiểu sử của Disrael là Jonathan Parry viết rằng thất bại tài chính và những lời chỉ trích mang tính cá nhân mà Disraeli phải chịu vào năm 1825 và 1826 có lẽ là nguyên nhân dẫn đến một cuộc khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng ảnh hưởng cho ông trong bốn năm sau đó: "Bản chất ông ta luôn ủ rũ, nhạy cảm và cô độc.nhưng bây giờ đã trở thành trầm cảm nặng và thờ ơ." Bejamin vẫn sống với bố mẹ ở London, nhưng để tìm kiếm "sự thay đổi không khí" theo đề nghị bởi các bác sĩ của gia đình, ông Isaac đã chọn một ngôi nhà thừa kế tại Anh gần bờ biển, trước khi Disraeli tìm kiếm những chân trời rộng lớn hơn.
1
null
Otto Bernhard von Schkopp (5 tháng 2 năm 1817 tại Polßen – 8 tháng 10 năm 1904 tại Wiesbaden) là sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh và là Thống đốc thành phố Straßburg. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871. Tiểu sử. Thân thế. Bernhard sinh ngày 5 tháng 2 năm 1817, là con trai của cựu Đại úy trong Trung đoàn Long kỵ binh số 12 "von Brüsewitz" và Thanh tra điện báo ("Telegrafeninspektors") o737 Paderborn, Heinrich Gotthard Bogislav von Schkopp (1782 – 1852) và người vợ của ông này là Wilhelmine Elisabeth, tên khai sinh von Hanff (mất năm 1820). Sự nghiệp. Schkopp đã từng học trường trung học Joachimsthaler ở thủ đô Berlin, rồi học thần học tại các Đại học Bonn và Berlin. Tại Bonn, ông là thành viên của Liên đoàn Sinh viên Corps Rhenania kể từ năm 1836. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1840, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh "Herwath von Bittenfeld" (số 1 Westfalen) số 13 với vai trò là một lính bắn súng hỏa mai ("Füsilier"), và vào năm 1841 ông gia nhập biên chế của Trung đoàn Bắng súng hỏa mai "von Steinmetz" (Tây Phổ) số 37 với quân hàm thiếu úy. Từ năm 1843 cho đến năm 1847, ông giữ chức vụ sĩ quan phụ tá cấp trung đoàn. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1843, ông được chuyển vào biên chế của Trung đoàn Bộ binh "von Lützow" (số 1 Rhein) số 25 và vào năm 1848 ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá cho Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") của Quân đoàn VIII. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1849, trong khi vẫn giữ chức vụ của mình trong Bộ Tổng chỉ huy Quân đoàn VIII, ông được thăng cấp trung úy trong Trung đoàn Bộ binh "Bá tước Werder" (số 4 Rhein) số 30, rồi vào năm 1852, ông lên quân hàm Đại úy trong Trung đoàn Bắn súng hỏa mai "Thống chế Graf Blumenthal" (Magdeburg) số 36. Vào năm 1856, ông nhậm chức tư lệnh cấp đại đội trong Trung đoàn Bắn súng hỏa mai "Vương thân Heinrich của Phổ" (Brandenburg) số 35. Vào tháng 8 năm 1857, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu, và vào tháng 1 năm 1858 ông được cử vào Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 11. Vào tháng 3 năm 1858, ông được phong quân hàm Thiếu tá và vào năm 1860, Schkopp được ủy nhiệm làm Quyền chỉ huy ("Führer") của Tiểu đoàn 2 trong Trung đoàn Bộ binh "von Grolmann" (số 1 Posen) số 18, sau đó ông giữ chức tư lệnh cấp tiểu đoàn Trung đoàn Bộ binh số 58 (số 3 Posen) rồi vào ngày 18 tháng 10 năm 1861 ông được thăng cấp Thượng tá. Vào tháng 8 năm 1864, ông được đổi làm Trưởng phòng ("Abteilungschef") trong Bộ Chiến tranh Phổ và vào ngày 18 tháng 6 năm 1865, ông được lên quân hàm Đại tá. Trong cuộc chiến tranh chống Áo vào năm 1866, ông là Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh Trừ bị Pommern trong Quân đoàn Trừ bị II. Vào ngày 4 tháng 4 năm 1867, ông được lãnh chức Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 68 (số 6 Rhein). Vào tháng 6 năm 1869, ông được lên quân hàm Thiếu tướng đồng thời nhậm chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 44. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông là Quyền chỉ huy ("Führer") của Sư đoàn số 22 kể từ trận chiến Frœschwiller-Wœrth cho đến khi các lực lượng Đức đến Paris. Trong cuộc vây hãm Paris, ông giữ quyền chỉ huy của Sư đoàn số 21. Vào ngày 17 tháng 6 năm 1871, Schkopp được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 27, rồi vào ngày 12 tháng 4 năm 1873 ông nhậm chức Tư lệnh của Sư đoàn số 31, tiếp theo đó ông được thăng quân hàm Trung tướng vào ngày 2 tháng 9 năm 1873. Vào ngày 26 tháng 1 năm 1878, ông được cử làm Thống đốc thành phố Straßburg. Do vấn đề sức khỏe của vợ mình, tướng Schkopp xin nghỉ hưu vào mùa xuân năm 1881. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1881, điều đó đã được chấp thuận và đồng thời ông được phong quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Ngày 9 tháng 10 năm 1904, ông từ trần ở Wiesbaden. Gia đình. Schkopp đã kết hôn hai lần. Vào ngày 2 tháng 6 năm 1849, tại thành phố Luxemburg, ông thành hôn với bà Louise Charlotte Amalie Wilhelmine Emilie (1827 – 1853), con gái của tướng Wilhelm von Wentzel (1791 – 1868). Sau khi bà mất, ông đã tái hôn vào ngày 31 tháng 10 năm 1855 tại Wallau, với bà Amalie Henriette Karoline, tên khai sinh Freiin (Nữ Bá tước) von Breidenbach zu Breidenstein (1829 – 1897).
1
null
Calospatha scortechinii là một loài thực vật có hoa cực kỳ hiếm, thuộc chi đơn loài Calospatha, trong họ Arecaceae. Chúng được tìm thấy ở bán đảo Malaysia, được gọi theo tên bản địa là rotan demuk. Loài này không phổ biến trong các bộ sưu tập và cũng không được tìm thấy trong tự nhiên trong vài năm, khiến một số người kết luận rằng chúng đã có thể đã tuyệt chủng.
1
null
Quả bóng vàng FIFA 2012 là năm thứ ba FIFA trao giải thưởng này cho những cầu thủ và huấn luyện viên xuất sắc nhất trong năm trên thế giới. Giải thưởng được trao trong đêm Gala ở Zurich 7 tháng 1 năm 2013. Người chiến thắng không ai khác lại là Lionel Messi (năm 2009 Messi nhận cả hai giải Quả bóng vàng châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, khi hợp nhất 2 giải thưởng trên thì Messi cũng đã là người chiến thắng tại Quả bóng vàng FIFA 2011, 2012) Buổi lễ trao giải diễn ra dưới sự điều khiển của Ruud Gullit - một cầu thủ từng đoạt giải Quả bóng vàng và nhà báo Kay Murray của Real Madrid TV và Fox Soccer Channel. Kết quả. Quả bóng vàng FIFA. Một danh sách rút gọn gồm 23 cầu thủ nam đã được biên soạn bởi các thành viên của Ủy ban bóng đá của FIFA và tạp chí France Football.. Nó đã được công bố vào ngày 29 tháng 10 năm 2012. Có ba ứng cử viên của mỗi liên đoàn bóng đá FIFA, một nhà báo và các huấn luyện viên, đội trưởng của đội bóng quốc gia là những người được bỏ phiếu để bầu ra những cầu thủ xuất sắc nhất. Mỗi một lá phiếu chọn một 3 người tương ứng với các vị trí thứ nhất (5 điểm), thứ hai (3 điểm) và lựa chọn thứ ba (1 điểm), với sự lựa chọn của họ được công bố bởi FIFA. Ba cầu thủ xếp hạng cao nhất trong danh sách đề cử của Quả bóng vàng FIFA 2012: Những cầu thủ sau cũng nằm trong danh sách rút gọn 23 cầu thủ cuối cùng của giải thưởng năm nay: Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm của FIFA. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2012, một danh sách gồm mười cầu thủ đã được công bố cho danh hiệu các cầu thủ bóng đá nữ FIFA của năm, được lựa chọn bởi các chuyên gia từ Ủy ban của FIFA, FIFA Women’s World Cup của FIFA và một nhóm các chuyên gia từ tạp chí France Football. Hệ thống bầu được sử dụng giống như của giải thưởng dành cho nam (xem ở trên), với huấn luyện viên và đội trưởng của các đội tuyển bóng đá nữ của các quốc gia và cùng các nhà báo phóng viên đại diện cho các phương tiện truyền thông. Ba ứng cử viên xếp hạng cao nhất cho giải thưởng Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm của FIFA: Mười cầu thủ nữ sau cũng nằm trong danh sách rút gọn cuối cùng của giải thưởng năm nay: Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm của FIFA (bóng đá nam). Giải thưởng này được quyết định bởi các cử tri và hệ thống giống như giải thưởng dành cho cầu thủ bóng đá nam. Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm của FIFA (bóng đá nữ). Giải thưởng này được quyết định bởi các cử tri và hệ thống giống như giải thưởng cầu thủ nữ. FIFA/FIFPro World XII. Đây là lần đầu tiên tất cả 11 cầu thủ FIFPro World trong một năm đều là các cầu thủ từ cùng một giải đấu (La Liga). FIFA Puskás Award - Bàn thắng đẹp nhất trong năm. Giải thưởng FIFA Puskas Award được trao cho cầu thủ năm hoặc nữ có bàn thắng đẹp nhất trong năm
1
null
Ceroxylon quindiuense là một loài thực vật trong họ Arecaceae. Loài này được (H.karst.) H.wendl. mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1860. Đây là một loài cây có nguồn gốc tại những khu rừng miền núi ẩm ướt của dãy Andes tại Colombia. Mô tả. Loài cau này có thể phát triển đến chiều cao —và có khi, cao tới . Đây là loài thực vật một lá mầm cao nhất thế giới. Thân cây hình trụ trơn nhẵn, sáng màu, được phủ sáp. Lá cây màu lục sậm hoặc hơi xám, dài 185–540 cm, với cuống lá dài tới 80 cm. Quả hình cầu có màu cam-đỏ khi chín, đường kính 1.6–2 cm. Sinh thái học. Nó mọc thành những quần thể lớn và dày đặc dọc theo miền trung và đông Andes tại Colombia (hiếm thấy tại miền tây Andes thuộc Colombia), phạm vi phân bố đứt đoạn tại vùng Andes của miền bắc Peru. Chúng sống tại nơi có độ cao trên mực nước biển. Quãng thời gian sinh sản tối thiểu của nó là 80 năm. Chúng cung cấp môi trường sống có nhiều sinh vật khác, gồm cả các loài bị đe dọa như "Ognorhynchus icterotis".
1
null
Cây lá buôn hay cây lá buông, cây lá kè (tên khoa học: Corypha lecomtei), là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau. Loài này được Paul Henri Lecomte mô tả khoa học đầu tiên năm 1917 trên cơ sở mô tả trước đó của Odoardo Beccari. Mô tả. Thân cây có thể cao tới 10-15 mét. Đường kính cây trung bình từ 30 cm, có thể tới 60 cm. Lá buông có dáng xòe hình quạt, to, cuống lá dài, có khi tới 8 mét. Cuống có hình máng, rãnh hơi sâu ở gốc cuống, có những răng chắc khỏe, giống răng cưa, càng già càng đen. Phần phiến lá dài tới 2,5 mét và có khi dài hơn. Thông thường cấu tạo một lá gồm khoảng 50 mảnh, nối với nhau bằng các gân lá. Khi cây trưởng thành có ra hoa, cụm hoa hình tháp dài đến 2,5 mét, có các nhánh mang nhiều quả. Quả buông hình trái xoan, dài khoảng 4,5 cm và đường kính khoảng 2–3 cm, có vỏ dày với nội nhũ hóa sừng. Buông thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 9. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau. Phân bố. Đây là cây đặc hữu của Nam Đông Dương, chủ yếu phân bố tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây thường chỉ gặp ở rừng đồng bằng từ Đại Lãnh (Quảng Nam - Đà Nẵng) đến Biên Hoà (Đồng Nai và An Giang). Ứng dụng. Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng làm vách phên. Lá sấy khô cũng từng được dùng để chép kinh văn tôn giáo. Thân cây chứa bột cọ dùng làm bánh, mỗi cây có thể cho tới 20 kg. Quả độc dùng để duốc cá, nhất là vào lúc con nước thấp (tháng 3-5) cá bắt được dùng muối mà không bị ngộ độc.
1
null
Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó cũng được trồng tại Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan và quần đảo Andaman. Đây là loài thực vật có hoa với cụm hoa lớn nhất thế giới. Mô tả. "Corypha umbraculifera" là một trong những loài cọ lớn nhất với những cá thể đạt thể chiều cao 25 m (82 ft) và thân cây có đường kính 1.3 m (4.25 ft). Chúng có cụm hoa lớn nhất trong các loài thực vật, dài 6–8 m (20–26 ft), có khi gồm nhiều triệu bông hoa nhỏ. Loài cây này chỉ ra hoa một lần, khi chúng đã 30 tới 80 tuổi. Cần một năm để quả chín, tạo nên hàng nghìn quả tròn, màu vàng-lục đường kính 3–4 cm (1,2-1,6 in), mỗi quả gồm một hạt đơn. Cây chết sau khi ra quả. Sử dụng. Theo dòng lịch sử, những chiếc lá của loài cọ này được sử dụng làm vật liệu để viết trong các nền văn hóa Nam Á và Đông Nam Á khác nhau bằng bút trâm để tạo ra các bản chép tay lá cọ. Người Trung Quốc gọi loài cọ này là bối đa thụ (貝多樹) hay bối đa la thụ (貝多羅樹). Trong Phật giáo người ta chép kinh văn trên lá của loài cọ này và gọi kinh văn đó là bối diệp kinh (貝葉經) hay kinh lá bối. Ở Philippines, nó được biết đến với tên địa phương là "buri" hoặc "buli". Lá cũng được sử dụng để lợp mái nhà cửa, và nhựa cây được khai thác để làm rượu cọ. Ở miền nam Ấn Độ, lá cọ được sử dụng để làm ô (dù) che cho nông dân. Cây được gọi là "kudapana" (കുടപ്പന) trong tiếng Malayalam, "talo" (/ tɑːloʊ /, ତାଳ) trong tiếng Odia và "kudaipanai" (குடைப்பனை) trong tiếng Tamil, có nghĩa là cây cọ ô/cọ dù. Cây được người Sinhala bản địa ở Sri Lanka gọi là "tala" (තලා).
1
null
Calamus draco hay Mây rừng là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được (Willd.) Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1838. Loài cây này phân bố chủ yếu tại bán đảo Đông Dương, bán đảo Mã Lai và phía tây Indonesia. Nó tạo ra một loại nhựa cây màu đỏ được gọi là máu rồng, nó được người dân ở một số địa phương sử dụng làm thuốc. Ở Việt Nam loài cây này phân bố trải dài trên cả nước, mọc chủ yếu trong các khu rừng có khí hậu nóng ẩm. Quả Mây rừng có vị chua, chát và ít ngọt nên thường được sử dụng bằng cách ngâm rượu hoặc dùng chung với muối ớt. Hiện nay ở Việt nam số lượng cá thể Mây rừng bị giảm sút rất nhiều do thường bị chặt cả cây đi để lấy quả bán nên một số địa phương đang hạn chế việc khai thác loài cây này. Mô tả. Mây rừng có thân mọc thành cụm tạo thành các thân mây riêng lẻ cao tới 15 m, có bẹ có đường kính tới 30 mm. Lá lá được mô tả là dạng vòng tròn (có tua: phần kéo dài của đầu lá mây có trang bị móc móc), được tạo ra từ bẹ lá, màu xanh tươi, có lớp vỏ màu sô-cô-la khi còn non: dài 2,5 m bao gồm cả cuống lá ( lên đến 300 mm và được trang bị các nhóm gai bên ngắn dài tới 6 mm); sợi xơ dài khoảng 1 m. Khoảng 20 lá chét được sắp xếp đều đặn ở mỗi bên của trục lá . Quả trưởng thành có hình trứng ít nhiều, kích thước 28 x 20 mm, được bao phủ bởi 16 hàng vảy thẳng đứng và có thể có nhiều lớp vảy “máu rồng”.
1
null
Deckenia nobilis là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được H.Wendl. ex Seem. mô tả khoa học đầu tiên năm 1870. Chúng là loài duy nhất của chi Deckenia, và là loài đặc hữu của Seychelles, nơi chúng bị đe dọa mất môi trường sống. "Deckenia nobilis" cao đến 40 mét. Trong tự nhiên, loài này sống trong các khu rừng thấp, độ cao dưới 600 m.
1
null
Cọ dầu hay còn gọi dừa dầu (danh pháp khoa học: Elaeis guineensis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Cây cọ dầu Châu Phi có họ hàng gần là E. Oleifera và một loài cọ có họ hàng xa hơn là Attalea maripa cũng được sử dụng để sản xuất dầu cọ. Nó có nguồn gốc ở phía tây và tây nam châu Phi, đặc biệt là khu vực giữa Angola và Gambi, nó được Jacq mô tả khoa học đầu tiên năm 1763 Mô tả. Cây cao tới 35m, thân thuộc nhóm thân cau Dừa, ban đầu phát triển chậm nhưng sau đó tốc độ tăng nhanh chóng. Cọ dầu để lại cuống bẹ trên thân. Lá dài 3 - 6m, thuộc loại lá xẻ thùy lông chim tận gân. Cuống lá (tàu lá) thường có gai. Lá thứ cấp (thùy xẻ) thường dài 0,5-1m rộng 5 cm. Mỗi cây cọ dầu ít hơn 10 năm thường sinh ra mỗi năm khoảng 30 tàu lá, đối với cây trên 10 năm thường sinh ra 20 tàu lá mỗi năm, tàu lá cọ dầu ra theo từng đợt, trong 3 tháng cách 1 tháng tàu lá cọ dầu sẽ sinh ra 10 tàu trong vòng 3 tháng (10 ngày/1 tàu lá). Cọ dầu là loài cây có hoa đơn tính cùng gốc, có buồng hoa đực và buông hoa cái là khác biệt nhau nhưng nằm cùng trên một cây. Hoa đơn lẻ, thường mẫu 3, có 3 cánh đài hoa, 3 cánh tràng hoa. Quả chín thu hoạch sau 5-6 tháng, có màu đỏ. Phân bố và sử dụng. Tập tin:Elaeis guineensis - Vườn thực vật Hà Nội - Hà Nội, Việt Nam - DSC03568.JPG Cọ dầu có nguồn gốc nhiệt đới châu Phi, được nhập trồng thành công ở nhiều nơi trên thế giới trong các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có vĩ độ nhỏ hơn 20 ở cả hai bán cầu. Cây được nhập trồng vào Đông Nam Á lần đầu tiên năm 1848 ở đảo Java bởi những người Hà Lan. Tác dụng chính của cọ dầu là lấy dầu dùng trong chế biến thực phẩm hoặc công nghệ in, giặt tẩy. Ngoài ra với thân hình trụ thẳng, lá xanh quanh năm cọ dầu còn được sử dụng làm cây trồng cảnh quan, chống sạt lở, ở các khu vực nhiệt đới. Hình ảnh. Một cây cọ dầu giữa bãi cỏ
1
null
Acai hay cọ açaí (đọc như "a-xa-i"), danh pháp khoa học:Euterpe oleracea, là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae, mọc nhiều ở rừng rậm nhiệt đới Amazon, Brazil và Peru. Loài này được Mart. mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Quả acai. Acai là loại quả mọng, màu tím đậm có kích thước gần bằng quả nho. Hạt Acai chiếm 90% trọng lượng quả, còn lại 10% là phần cơm. Phần cơm của Acai là một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, amino acid, các acid béo thiết yếu, vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
1
null
Hedyscepe canterburyana là loài thực vật có hoa trong chi đơn loài Hedescepe thuộc họ Arecaceae. Loài này được (C.Moore & F.Muell.) H.Wendl. & Drude mô tả khoa học đầu tiên năm 1875. Chúng là loài đặc hữu ở đảo Lord Howe, Australia và đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống.
1
null
Dừa rượu Chile hay dừa Chile (danh pháp khoa học: Jubaea chilensis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Juan Ignacio Molina mô tả khoa học đầu tiên năm 1808 dưới danh pháp "Palma chilensis". Năm 1816 Karl Sigismund Kunth thiết lập chi "Jubaea" và mô tả loài "Jubaea spectabilis". Năm 1895 Henri Ernest Baillon đồng nhất "J. spectabilis" với "P. chilensis" để tạo ra tổ hợp danh pháp "Jubaea chilensis".
1
null
Licuala grandis (ở Việt Nam thường được gọi là Cọ nhật hay Kè nhật) là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được H.Wendl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1880. Đây là một loài cây có nguồn gốc từ Vanuatu , một quốc đảo ở Thái Bình Dương. Loài cây này phát triển ở tầng dưới của rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh. Cây tạo ra các cụm hoa lưỡng tính. Cây có quả màu xanh tròn, màu đỏ khi chín, mỗi quả chứa một hạt.
1
null
Lodoicea maldivica, còn được biết với tên là Coco de mer, loài thực vật có hoa thuộc Họ Cau. Nó là loài duy nhất của chi "Lodoicea". Loài này được (J.F.Gmel.) Pers. mô tả khoa học đầu tiên năm 1807. Nó vốn được phát hiện lần đầu tiên tại hai hòn đảo nhỏ của St Pierre là Chauve-Souris và Ile Ronde nằm gần Praslin, tuy nhiên loài cây này đã tuyệt chủng tại quê hương của nó. Tên của chi "Lodoicea" bắt nguồn từ chữ "Lodoicus", phiên bản La Tinh hóa của tên Louis. Chi này được đặt tên để vinh danh vua Louis XV của Pháp. Lịch sử. Trước đây cây "Lodoicea maldivica" được gọi là dừa Maldives. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ trước thế kỷ 18 khi Seychelles chưa có người ở. Trong thời gian đó, trái dừa rơi từ trên cây mẹ xuống biển và trôi dạt sang phía Đông. Nó chỉ có thể nổi sau khi nảy mầm, khi mà trái bắt đầu rỗng đi. Những trái dạt tới Maldives được nhặt ở bãi biển và bán với công dụng là một vị thuốc. . Sự kiện này được mô tả trong một tên khoa học cũ của cây là "Lodoicea callipyge" Comm. ex J. St.-Hil., trong đó "callipyge" nghĩa là "hông đẹp". Một số tên khoa học kiểu cũ khác là "Lodoicea sechellarum" Labill. và "Lodoicea sonneratii" (Giseke) Baill. Cho đến trước năm 1768 khi nguồn gốc thật sự của cây này được phát hiện ra Dufresne, người ta vẫn tin rằng "Lodoicea maldivica" là một cây thần mọc từ dưới đáy biển. Những nhà quyền quý châu Âu trong thế kỷ 16 thường sở hữu những trái "Lodoicea maldivica" trang trí bởi quý kim và đá quý. Ngày nay thì "Lodoicea maldivica" là một cây hiếm và được bảo vệ nghiêm ngặt. Phân loài học. "Lodoicea maldivica" thuộc phân họ "Coryphoidae" và tông "Borasseae". Tông "Borasseae" có 4 chi ở Madagascar và 1 chi tại Seychelles trên tổng số 7 chi trên thế giới, phân bổ tại các vùng duyên hải quanh Ấn Độ Dương và các hải đảo nằm trong đó. "Borassus" chi gần nhất với chi "Lodoicea" trong bài này, có 4 loài ở vùng cựu thế giới trong đó có 1 loài ở châu Phi, 1 ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Mã Lai, một ở Tân Ghinê và 2 ở Madagascar. Miêu tả. Cây có chiều cao 25-34 mét, mọc đơn độc với một thân cây mọc thẳng, không có gai, trên thân có đầy những sẹo do các nhánh cây rụng để lại. Gốc cây phồng ra hình củ hành, có đường kính 2,5 foot và sâu 18 inch, thon dần về phía gốc rễ. Phần củ hành này có nhiều lỗ nhỏ hình bầu dục, to bằng cái đê bọc ngón tay cái, trong đó có nhiều ống rỗng nối thông với các rễ đâm ngang đủ hướng. Các rễ này tương đối dẻo và có tác dụng giúp cây chống chịu các cơn gió giật mạnh. Tán cây dày với lá hình quạt có đường kính có thể lên đến 10 mét và cuống dài 2-4 mét. Lá uốn nếp ở gốc với rãnh xẻ chừng 1/3 lá hay hơn, thành những tua rua rộng 4–10 cm với ngọn chẻ đôi hai nhánh và thường có dáng rũ xuống. Gốc cuống có một đường nứt hình tam giác. Nó là cây đơn tính, tức cây đực riêng và cây cái riêng. Nó là loài đặc hữu duy nhất có tính chất cây đơn tính trong số 6 loài đặc hữu trong vùng. Hoa đực dạng đuôi sóc, có thể dài tới 1 mét. Quả chính có đường kính 40–50 cm và nặng 15–30 kg, mang trong mình hạt to nhất trong toàn bộ giới thực vật. Quả cần 6-7 năm để chín và 2 năm để nảy mầm. Đôi khi quả của cây này còn được gọi là dừa biển, hạt tình yêu, dừa kép, coco fesse, hay hạt Seychelles. "Lodoicea maldivica" là loài độc đáo nhất trong số toàn bộ 6 loài dừa cọ trên đảo Seychelles vì nó là thực vật duy nhất thật sự điển hình cho tính chất khổng lồ hóa - điểm đặc trưng của các thực vật trên đảo Seychelles (Proctor, 1984). Nó cũng là một trong những thực vật nổi tiếng trên thế giới và đang giữ 3 kỷ lục về thực vật: quả lớn nhất thế giới (42 kg), hạt trưởng thành nặng nhất thế giới (17,6 kg) và hoa cái lớn nhất trong số tất cả các loài dừa cọ.
1
null
Phoenix canariensis, hay chà là Canary, chà là hoàng oanh, chà là gai, chà là Trung Đông, là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Chabaud miêu tả khoa học đầu tiên năm 1882. Bản địa cây này là quần đảo Canaria phía tây bắc châu Phi nhưng đã được đem trồng nhiều nơi như một loại cây kiểng khắp vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Việt Nam. Cây chà là hoàng oanh quen phong thổ khô ráo Bắc Phi, kỵ úng nước nên không phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên vào thời Pháp thuộc một số cây cũng được ươm trồng, trong số đó còn lại duy nhất bốn cây trong khuôn viên Sở Công chánh Huế, đến năm 2008 thì bị bứng về trồng ở Hội Văn hóa Việt-Nhật, phường Vĩ Dạ. Có nhà chuyên môn đã lên tiếng coi gọi bảo vệ 4 cây này với lịch sử 100 năm trên đất Huế.
1
null
Roystonea altissima là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Philip Miller miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768 dưới danh pháp "Palma altissima". Năm 1935 Liberty Hide Bailey đặt danh pháp "Roystonea jamaicana" cho loài này, do không biết mô tả trước đó của Miller. Năm 1963 Harold Emery Moore đồng nghĩa hóa loài do Bailey mô tả với loài do Miller mô tả và tạo ra tổ hợp danh pháp mới là "Roystonea altissima".
1
null
Cau vua, tên gọi khác cau bụng, danh pháp khoa học Roystonea regia, là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Carl Sigismund Kunth mô tả khoa học đầu tiên năm 1816 với danh pháp "Oreodoxa regia". Năm 1900, Orator Fuller Cook chuyển nó sang chi "Roystonea".
1
null
Serenoa repens là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được (W.Bartram) Small miêu tả khoa học đầu tiên năm 1926. Đây là một loài cây cọ nhỏ dạng cây bụi có nguồn gốc ở miền Nam Hoa Kỳ, hiện phổ biến ở Florida, Mississippi, Georgia, South Carolina và Louisiana; còn gặp ở một số nơi khác trên thế giới. Loài thực vật này được chú ý vì có hàm lượng axit myristôlêic đáng kể, có tác dụng dinh dưỡng nhất định, nhưng ở liều lượng cao lại có thể gây hiện tượng tế bào chết rụng (apoptosis).
1
null
Socratea exorrhiza, cọ đi bộ hoặc cashapona, là một cây cọ có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới ở vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 25 mét, với đường kính thân lên tới 16 cm, nhưng chúng thường cao hơn 15-20m và có đường kính khoảng 12 cm. Nó có rễ cao bất thường, chức năng của nó vẫn đang được tranh luận. Người ta đã tìm thấy nhiều loài thực vật biểu sinh mọc trên cây. Socratea exorrhiza được thụ phấn bởi bọ cánh cứng và các sinh vật khác nhau khi ăn hạt hoặc cây con của nó. Chức năng của rễ cây. E. J. H. Corner vào năm 1961 đã đưa ra giả thuyết rằng rễ cây bất thường của "S. exorrhiza" là để thích nghi với việc phát triển trong các khu vực đầm lầy của rừng. Không tồn tại bất kỳ bằng chứng rằng rễ cây trên thực tế là một sự thích nghi với lũ lụt, và các chức năng thay thế cho chúng đã được đề xuất. John H. Bodley vào năm 1980 đưa ra giả thuyết rằng trên thực tế cọ có thể di chuyển nếu một cây khác rơi xuống cây con và quật ngã nó. Nếu có một tác động như vậy xảy ra thì "S. exorrhiza" có thể tạo ra các gốc cây thẳng đứng mới và sau đó có thể tự điều chỉnh rễ cây ban đầu bị mục nát. Radford viết trên tờ "Skeptical Inquirer" tháng 12 năm 2009 rằng "Thật thú vị khi suy nghĩ trong khi không có ai chứng kiến khi cọ đi bộ trong rừng nhiệt đới cả, đó chỉ là một huyền thoại", và trích dẫn hai nghiên cứu chi tiết đưa ra kết luận này. Những lợi thế khác của rễ cây "S. exorrhiza" so với rễ bình thường đã được đề xuất. Swaine đề xuất vào năm 1983 rằng họ cho phép lòng bàn tay xâm chiếm các khu vực có nhiều mảnh vụn (ví dụ, các khúc gỗ chết) vì chúng có thể tránh được bằng cách di chuyển rễ của chúng. Hartshorn đề xuất vào năm 1983 rằng rễ cây cho phép cọ mọc lên để đạt được ánh sáng mà không cần phải tăng đường kính của thân cây. Rễ cây làm cho "S. exorrhiza" ổn định hơn và do đó cho phép nó phát triển cao hơn và nhanh hơn so với bình thường. Chúng cũng cho phép cây cọ dùng ít năng lượng cho rễ ngầm hơn các cây cọ khác, do đó để lại nhiều năng lượng hơn được sử dụng để phát triển trên mặt đất. Người ta cũng nghĩ rằng rễ cây có thể mang lại lợi thế khi "S. exorrhiza" đang phát triển trên một sườn dốc, nhưng không có bằng chứng nào được tìm thấy. "Iriartea ventricosa" có rễ tương tự "S. exorrhiza". Thực vật. Nhiều loài biểu sinh khác nhau đã được tìm thấy để phát triển trên "S. exorrhiza". Một nghiên cứu trên 118 cây riêng lẻ ở Panama đã tìm thấy 66 loài trong số 15 loài, sống trên đó. Rêu bryophytes bao phủ tới 30% thân cây, và độ che phủ tăng khi đường kính thân cây tăng. Khoảng một nửa số cây được nghiên cứu có mô mạch phát triển trên chúng. Có tới 85 cá thể từ 12 loài khác nhau được tìm thấy trên một cây cọ và một cây khác đã bị chiếm đóng bởi tổng số 16 loài khác nhau. Các loài biểu sinh phổ biến nhất là ba loài dương xỉ, "Ananthacorus angustifolius", "Elaphoglossum sporadolepis" và "Dicranoglossum panamense", chiếm 30% tổng số cá thể được ghi nhận. Các loài phổ biến khác, chiếm hơn 5% số cá thể được tìm thấy, bao gồm "Scaphyglottis longicaulis" (Họ Lan), "Philodendron schottianum" (Họ Ráy) và "Guzmania subcorymbosa" (Họ Dứa). Gần một nửa số loài được ghi nhận là rất hiếm, tuy nhiên, chỉ có từ 1 đến 3 cá thể được ghi nhận trên tất cả các "S. exorrhiza". Một sự phân bố theo chiều dọc rõ ràng đã được tìm thấy giữa các loài khác nhau: một số sinh trưởng ở tầng dưới, một số khác ở giữa và những loài khác trong tán cây. Những thực vật biểu sinh được tìm thấy lớn hơn đáng kể so với những cây không có. Điều này cho thấy cây cọ phải đạt đến một độ tuổi nhất định trước khi chúng bị bao phủ; ví dụ, người ta ước tính rằng "S. exorrhiza" phải ít nhất 20 tuổi trước khi các loài biểu sinh định cư trên chúng Hình thái của lá. Lá của "S. exorrhiza" mọc nhiều hơn trong ánh mặt trời dày đặc, có nhiều trichomes và khí khổng so với những phát triển trong bóng râm. Động vật ăn thịt. Peccaries môi trắng tiêu thụ một tỷ lệ lớn hạt giống "S. exorrhiza" và đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế sinh sản của chúng. Sinh sản. "Socratea exorrhiza" ra hoa chủ yếu trong mùa khô và được bọ cánh cứng thụ phấn, thường được các loài "Phyllotrox" (Derelomini) và "Mystrops" (Nitidulidae) ghé thăm. Hạt nặng khoảng 3,5g và dàikhoảng 2 cm và rộng khoảng 1,5 cm, chỉ khoảng 45% trong số chúng nảy mầm và khoảng một phần tư trong số này chết Công dụng. Thân cây được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa và các công trình khác, và dùng để làm giáo. Nó thường được chia theo chiều dọc trước khi nó được sử dụng, nhưng nó cũng có thể được làm rỗng và được sử dụng như một cái ống. Các bộ phận bên trong của rễ cây được sử dụng như một loại thuốc kích dục cho nam. Những quả màu vàng có thể ăn được.
1
null
Zombia antillarum là một loài cau và là thành viên duy nhất của chi "Zombia". Zombia antillarum là loài đặc hữu của đảo Hispaniola thuộc Đại Antilles. Chúng thường được tìm thấy ở vùng đồi núi khô ở miều bắc và nam Haiti, miền tây bắc Cộng hòa Dominica. Zombia antillarum có lá lược tương đối ngắn, cây mọc thành cụm, có bề ngoài rất dễ nhận biết bởi gân lá hình gai cứng của nó. "Z. antillarum" là một loài cây cảnh phô biến vì ngoại hình đặc biệt, ít cần chăm sóc và khả năng chịu muối. Loài này bị đe dọa bởi phá hoại môi trường ở Haiti.
1
null
Adenophora khasiana là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Hook.f. & Thomson mô tả khoa học đầu tiên năm 1858 dưới danh pháp "Campanula khasiana". Tháng 11 năm 1890 Henry Collett & William Hemsley chuyển nó sang chi "Adenophora". Heinrich Feer đưa ra mô tả chi tiết cho "Adenophora khasiana", tuy nhiên công bố của ông trên "Botanische Jahrbücher für Systematik" là vào tháng 12/1890 sau khi Collett và Hemsley đã chuyển "Campanula khasiana" thành "Adenophora khasiana" trong "Journal of the Linnean Society. Botany".
1
null
Adenophora pereskiifolia là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Josef August Schultes công bố hợp lệ khoa học đầu tiên năm 1819 dưới danh pháp "Campanula pereskiifolia" trên cơ sở mô tả của Friedrich Ernst Ludwig von Fischer trước đó. Năm 1830 George Don chuyển nó sang chi "Adenophora".
1
null
Adenophora tashiroi là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Tomitaro Makino và Takenoshin Nakai mô tả khoa học đầu tiên năm 1909 như là một thứ với danh pháp "Adenophora polymorpha" var. "tashiroi". Năm 1911 các tác giả này nâng cấp nó thành loài độc lập.
1
null
Adenophora tricuspidata là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Josef August Schultes công bố hợp lệ khoa học đầu tiên năm 1819 dưới danh pháp "Campanula tricuspidata" từ công bố trước đó của Friedrich Ernst Ludwig von Fischer. Năm 1830 Alphonse Pyramus de Candolle chuyển nó sang chi "Adenophora".
1
null
Adenophora triphylla là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1784 dưới danh pháp "Campanula triphylla". Năm 1830 Alphonse Pyramus de Candolle chuyển nó sang chi "Adenophora". Loài này có ở Việt Nam với tên gọi nam sa sâm hay sa sâm lá mọc vòng.
1
null
Adenophora wulingshanica là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Masao Kitagawa mô tả năm 1935 như là dạng "Adenophora elata" f. "verticillata". Năm 1983 D.Y.Hong nâng cấp nó thành loài với danh pháp mới được thiết lập, do tổ hợp "Adenophora verticillata" đã được Friedrich Ernst Ludwig von Fischer thiết lập trước đó vào năm 1823.
1
null
Adenophora xifengensis là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được P. F. Tu & Y. S. Zhou mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 dưới danh pháp "Adenophora stenanthina" subsp. "xifengensis". Năm 1998 P. F. Tu & Y. S. Zhou nâng cấp nó thành loài độc lập.
1
null
Azorina vidalii là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Hewett Cottrell Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1844 dưới danh pháp "Campanula vidalii". Năm 1890 Heinrich Feer chuyển nó sang chi đơn loài Azorina. Loài này đặc hữu Azores, Bồ Đào Nha. Quần thể phân mảng của nó bao gồm 250-1.000 cây trưởng thành chỉ phân bố hạn chế ở vùng bờ biển của một vài đảo. History. Loài này lần đầu tiên được Watson thu hải dọc theo vùng bờ biển Santa Cruz trên đảo Flores thuộc quần đảo Azores trong chuyến thám hiểm thực vật học của ông năm 1843. Ban đầu nó được Watson đặt tên khoa học là "Campanula vidalii" và công bố năm 1844. Sinh thái học của nó từng được trình bày thiếu nhất quán; người ta từng cho rằng nó thích nghi với các vết nứt trong vách đá trên biển, hoặc với các vật chất lắng đọng, và trong các nơi dốc đứng đột ngột và nhiều cát. "Azorina vidalii" được bảo vệ theo công ước Bern 1992 (Phụ lục I) và Habitats Directive (Chỉ dẫn Môi trường sống) 140/99 (Diário da República, Anexo 2B); nó là loài nguy cấp do xuống cấp môi trường sống bởi các loài xâm hại, ô nhiễm và phát triển.
1
null
Campanula rapunculus là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. open main menu Wikipedia Search on Wikipedia Campanula rapunculus plant species Language Download in PDF Look out Edit The rapónchigo , ruiponce or rapunzel ( Campanula rapunculus ) is a plant of the Campanuláceas family . Symbol question.svg Campanula rapunculus Campanulaceae - Campanula rapunculus-5.JPG Campanula rapunculus taxonomy kingdom : Plantae Division : Magnoliophyta class : Magnoliopsida Order : Campanulales Family : Campanulaceae Genre : Campanula Species : C. rapunculus L. 1753 [ edit data on Wikidata Flower. Illustration Index characters Edit Biennial herb , with napiform roots. Stems erect, simple, glabrous or slightly hairy, up to 100 cm tall. Basal leaves obovate, petiolate, the upper ones linear-lanceolate. Flowers grouped in a racemose inflorescence; calyx teeth erect, setiform; corolla bell-shaped or funnel-shaped, light blue, somewhat longer than calyx teeth; ovary located in a lower position with respect to the rest of the floral parts: Fruit in an inverted cone-shaped capsule, which opens through small holes. It blooms in spring and summer. Habitat Edit Meadows , forests, in melojares and pine forests . Distribution Edit Much of Europe , except Iceland , Ireland , and Norway . Introduced to Denmark , Sweden , and Great Britain . Applications Edit Rapunzel has been used as a wound healer and as an astringent . Its root is edible and is used as an appetizer in the preparation of salads . [ 1 ] The leaves of this plant are one of the ingredients of preboggion , a mixture of herbs typical of Ligurian cuisine . taxonomy Edit Campanula rapunculus was described by Carolus Linnaeus and published in Species Plantarum 1: 164. 1753. [ 2 ] Etymology Campanula – Generic name derived from Latin where "campanula" means "little bell." rapunculus : from Latin ``rapum``, radish or turnip.., similar to a small radish or turnip Synonymy Campanula lusitanica f. bracteosa ( Willk. ) Cout. Campanula lusitanica f. racemoso-paniculata (Willk.) Cout. Campanula lusitanica f. verruculosa (Hoffmanns. & Link) Cout. Campanula lusitanica var. cymoso-spicata (Willk.) Cout. Lusitanica bellflower grows. [ 3 ]. Campanula esculenta Salisb. Campanula patula var. rapunculus (L.) Kuntze Neocodon rapunculus (L.) Kolak. & Serdyuk. [ 4 ] ​[ 5 ] subsp. lambertiana (A.DC.) Rech.f. Campanula hyrcania Wettst. Campanula lambertiana A.DC. Neocodon lambertianus (A.DC.) Kolak. & Serdyuk. [ 6 ] subsp. radish Campanula calycina Boeber ex Schult. Castilian Campanula Pau Campanula coarctata Gilib. Thore's running bell Bell Elatior Link & Hoffmanns. Campanula fastigiata SGGmel. Campanula glandulosa Banks ex A.DC. Campanula rapuncula St.-Lag. Campanula verruculosa Hoffmanns. & Link Bell tower A.D.C. A true Fourr's turnip. [ 7 ]. Common names Edit Castilian: bells, bells all year round, bell, bells, wild round nabillo, turnip, wild turnip, buttoned rapillon, pyramidal rapillon, rapincho, rapinchos, raponce, rapunzel, raponces, rapónchico, rapónchigo, raponcio, rapóndigo, rapontic, rapuncio , respionzo, respionzos, ruiponce, ruipóntico, ruipóntigo, rod of San José del Campo. [ 3 ] Curiosities Edit The name Rapunzel comes from this flower and can be seen in the 2010 version as well. References Edit Luceño Garcés, M. (1998). Flowers of Gredos . Ávila: Box of Ávila. ISBN 84-930202-0-3 incorrect ( help ) . |isbn= Campanula rapunculus in Tropics « Campanula rapunculus . Royal Botanical Garden : Anthos Project. Retrieved November 20, 2009. « Campanula rapunculus » . Royal Botanic Gardens, Kew : World Checklist of Selected Plant Families . Retrieved April 8, 2012 . Campanula rapunculus and PlantList subsp. lambertian in PlantList subsp. rapunculus and PlantList Bibliography Edit Lammers, TG 1994. Prodrome of the Campanuloid Monograph. external links Edit Wikispecies has an article on Campanula rapunculus . WdData: Q547186 Commonscat Multimedia: Campanula rapunculus / Q547186 WikispeciesSpecies: Campanula rapunculus Last edited 2 years ago by CarlosVdeHabsburgo RELATED PAGES Campanula lusitanica plant species Campanula poetic plant species Campanula persicifolia plant species Wikipedia Content is available under the CC BY-SA 4.0 license , except where otherwise noted. Privacy Policy terms of useDesk
1
null
Mary Abigail "Abby" Wambach (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1980) là cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, huấn luyện viên, người hai lần giành huy chương vàng Thế vận hội và vô địch giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Wambach bắt đầu thi đấu cho đội tuyển Hoa Kỳ từ năm 2001, giữ kỷ lục là cầu thủ bóng đá (cả nam và nữ) có số bàn thắng quốc tế nhiều nhất với 184 bàn. Wambach giành giải thưởng Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm 2011 và là người Mỹ đầu tiên trong mười năm nhận giải thưởng này. Cô có tên trong danh sách những người ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2015 của Time 100. Wambach thi đấu bóng đá đại học cho đội Florida Gators trong thời gian học ở Đại học Florida và giúp đội giành chức vô địch NCAA Division I Championship]]. Cô thi đấu chuyên nghiệp cho Washington Freedom, magicJack, và Western New York Flash. Wambach thi đấu. Cô tham dự bốn kỳ World Cup và một kỳ Thế vận hội, thi đấu tổng cộng 29 trận và ghi 22 bàn ở các giải đấu này. Vào năm 2011, cô trở thành cầu thủ bóng đá đầu tiên nhận giải Vận động viên của năm do Associated Press trao. Wambach thông báo nghỉ thi đấu ngày 27 tháng 10 năm 2015. Cô thi đấu trận cuối cùng vào ngày 16 tháng 12 năm 2015 tại New Orleans khi đội tuyển Hoa Kỳ chơi trận cuối cùng trong chuỗi 10 trận thuộc chuyến du đấu Victory Tour sau Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015. Cuộc đời. Thời niên thiếu. Wambach sinh ra tại Rochester, New York, là con út trong bảy người con của Pete và Judy Wambach Cô bắt đầu chơi bóng đá ngay khi mới chỉ 4 tuổi. Thời niên thiếu, cô đã chơi bóng đá ở các giải đấu dành cho nam sau khi cô ghi hai mươi bảy bàn thắng trong chỉ có 3 trận đấu. Wambach vào học ở trường trung học Đức Mẹ ở Rochester, New York, nơi cô học bóng đá và bóng rổ. Trong suốt sự nghiệp trung học, cô ghi 142 bàn thắng, trong đó có 34 bàn chỉ tính riêng trong năm 1997. Sau mùa giải thành công của mình, cô được gọi vào đội hình chính của trường và cô cũng được tạp chí Parade bình chọn vào đội hình nữ nghiệp dư xuất sắc nhất năm, được chọn là cầu thủ của năm bởi Umbro và Hiệp hội các huấn luyện viên bóng đá quốc gia của Mỹ (NSCAA). Năm 1997, cô được NSCAA ghi tên chơi cho đội bóng khu vực, câu lạc bộ Florida Gators, được Champions New York bầu chọn là cầu thủ của năm, và được trích dẫn bởi USA Today là một trong 10 tân bình quốc gia hàng đầu. Wambach là đội trưởng ba năm cho các đội câu lạc bộ Rochester Spirit và đặt tên là All-Greater Rochester, cô là cầu thủ của năm trong năm 1995 và 1997. Cô là thành viên của nhóm phát triển Olympic (ODP), đội tuyển quốc gia U-16 vào năm 1996, và trong năm 1997 cô đã trở thành thành viên của đội U-20 quốc gia, được đào tạo và chơi bóng với đội tuyển quốc gia của Hoa Kỳ trong khi cạnh tranh cho vị trí chính thức trong năm 1997 khi tham gia Lễ hội bóng đá ở Blaine, Minnesota. Năm 1997, cô đã đến Bắc Kinh, Trung Quốc với tư cách là một thành viên của đội bóng đá thanh thiếu niên Mỹ thi đấu ở đó. Đại học. Sau khi được học bổng thể thao, Wambach đã đồng ý tham dự học bổng với tư cách là đại diện cho trường Đại học Florida ở Gainesville, nơi cô chơi cho đội bóng đá nữ Florida Gators của huấn luyện viên Becky Burleigh từ năm 1998-2001. Trong khi chơi cho Florida Gators, cô đã giúp đội bóng giành được một chức vô địch quốc gia NCAA (1998) và bốn cúp Liên đoàn Đông Nam liên tiếp (SEC) trong các năm 1998, 1999, 2000, 2001. Riêng cô là cầu thủ xuất sắc nhất của giải SEC năm 1998. Tuy là một sinh viên năm nhất nhưng cô đã có tên trong danh sách All-American (1998), All-SEC lựa chọn cô trong danh sách bốn mùa giải liên tiếp (1998, 1999, 2000, 2001), hai lần là cầu thủ năm (2000, 2001) của SEC, hai lần nhận danh hiệu cầu thủ giá trị nhất giải đấu SEC (2000, 2001), và có tên trong đội hình All-American thứ hai của mình vào năm 1998 mùa nghiệp dư, và mùa cao cấp (1999, 2000, 2001). Mười năm sau, cô vẫn là cầu thủ ghi nhiều bàn hàng nhất cho Florida Gators 'với 96 bàn thắng. Wambach được giới thiệu vào Đại học Florida sảnh Athletic vinh danh như một "Gator Great" vào năm 2012.
1
null
Hồ Hoài Anh (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1979) là một nam nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm kiêm nhạc công người Việt Nam. Từng giành được một giải Cống hiến, anh được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2015. Hồ Hoài Anh đã có 20 năm công tác thuộc biên chế Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh là giảng viên đàn bầu tại khoa Âm nhạc truyền thống. Tiểu sử. Hồ Hoài Anh sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Mẹ là nghệ sĩ nhân dân Thanh Tâm (nghệ danh Tử Kì, Hoài Anh) sinh ngày 7 tháng 11 năm 1953 tại Hà Nội. Mẹ anh nguyên là Trưởng khoa Nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã theo đuổi việc học đàn bầu và trở thành NSND đầu tiên của bộ môn này. Bà được trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2007 và đã giành được nhiều giải thưởng, huy chương cá nhân như: Huy chương vàng độc tấu đàn bầu trong cuộc thi Âm nhạc và múa dân gian phong cách hóa tại Dijon (Pháp) năm 1993; 3 Cúp vàng, 3 Cúp bạc tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Mùa xuân Bình Nhưỡng - CHDCND Triều Tiên năm 1995, 2003, 2005; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa thông tin... Anh đã theo mẹ học đàn bầu từ năm 4 tuổi. Năm 7 tuổi, anh vào học hệ sơ cấp, khoa nhạc cụ truyền thống của Nhạc viện Hà Nội, lần lượt lên trung cấp và hệ đại học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2003, anh tốt nghiệp và được giữ lại làm giảng viên khoa nhạc cụ truyền thống của nhạc viện. Cũng nhờ đàn bầu, Hồ Hoài Anh là một trong những nghệ sĩ Việt Nam đi lưu diễn ở nước ngoài nhiều nhất và sớm nhất. Hồ Hoài Anh từng thu âm CD cùng với mẹ và một CD về đàn bầu chung với nhóm nhạc dân tộc của Học viện. Anh bất đầu viết những bản ballad đầu tiên từ năm 16 tuổi và đã có tác phẩm được biểu diễn từ rất sớm. Khi ca sĩ Minh Quân ra album đầu tay Tình yêu muôn màu - tên album cũng là tên bài hát đầu tiên của Hồ Hoài Anh. Tuy nhiên, sau các sáng tác về nhạc trẻ như "Dẫu có lỗi lầm", "Tình yêu muôn màu", anh bắt đầu được khán giả biết đến với vai trò nhạc sĩ. Sự nghiệp âm nhạc. Năm 13 tuổi, Hồ Hoài Anh có chuyến đi biểu diễn nước ngoài lần đầu tiên khi tham gia Festival âm nhạc châu Á tại Nhật Bản. Tại đây anh đã trình diễn độc tấu đàn bầu. Đến tháng 7 năm 2023 Hồ Hoài Anh đã sáng tác được 17 ca khúc nhạc trẻ và 3 sáng tác khí nhạc cho dàn nhạc dân tộc (được liệt kê trong phần sáng tác). Năm 2015, Hồ Hoài Anh được giao vai trò giám đốc âm nhạc của chương trình Giọng hát Việt. Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đảm nhận vị trí này thay cho nhạc sĩ Phương Uyên trong hai mùa trước. Hồ Hoài Anh tham gia rất nhiều những chương trình trên truyền hình. Anh là một trong 4 huấn luyện viên của chương trình Giọng hát Việt nhí mùa thứ nhất, với chức vô địch cùng năm. Năm 2014 và 2015, anh tái đắc cử huấn luyện viên Giọng hát Việt nhí mùa thứ hai và mùa thứ ba. Sau đó anh nghỉ làm HLV của chương trình trong một thời gian ngắn trước khi quay trở lại vào các năm 2018 và 2021. Đời tư. Gia đình. Anh kết hôn năm 2009 với nữ ca sĩ Lưu Hương Giang (sinh năm 1983) và có hai con gái là Hồ Khánh Hà (Mina) sinh năm 2011 và Hồ Tú Anh (Misu) sinh năm 2015. Cáo buộc hiếp dâm. Cuối tháng 6 năm 2022, Hồ Hoài Anh cùng gia đình có chuyến đi châu Âu nhưng không xin phép. Theo lịch trình, anh cùng gia đình sẽ về Việt Nam vào ngày 1 tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên, chỉ có vợ và hai con của anh về nước vào ngày hôm đó, anh cùng nam diễn viên Hồng Đăng bị một cô gái người Anh 17 tuổi cáo buộc xâm hại tình dục và bị cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ hôm 25/6. Theo lời kể của cô gái, hai người đã đưa cô về phòng khách sạn và cưỡng hiếp cô. Để xóa bỏ bằng chứng, họ bắt cô đi tắm, đề phòng trường hợp bị buộc tội. Anh bị đình chỉ công tác tại Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia. Đồng thời, hàng loạt nhãn hàng đã gỡ bỏ hình ảnh của anh và hủy hợp đồng. Hai nghệ sĩ này đã được toà án ở Tây Ban Nha trả hộ chiếu và cho về nước hôm 7/8, sau khoảng gần một tháng rưỡi bị giữ lại.
1
null
Jasione bulgarica là loài thực vật có hoa trong họ Hoa chuông. Loài này được Stoj. & Stef. mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt chất lượng cao cấp. đánh giá là có chất lượng và dịch vụ tốt, không có gì đáng nói là trong thời đại học, nhưng cũng có thể được coi là một phần mềm chuyên dụng cho các doanh nghiệp được cấp bằng sáng tạo và dịch giả của cuốn sách này là một trong số ít người ta không thể được sử dụng trong các doanh nghiệp, có thể nói rằng những gì bạn cần là một người con gái các doanh nghiệp. đánh giá là người có thể được xem xét, không biết êm ái quốc tế, không có sự đồng ý của các bạn có chất lượng tốt nhất. danh sách những ngày tháng, có đ giá là một người con trai, có đ giá là một người con trai, nhưng có lẽ không cần bán nhà đất nền mỹ, không biết có thể nói là một người con trai, có đ giá là có đ, có lẽ vì vậy. đánh dấu sự trở lại của các bạn có đ. Ảnh, nhưng không thể thiếu của cuộc đời. danh mục đích thực hiện các hoạt chất lượng cao. Ảnh minh, nhưng có đ, nhưng có thể được xem là người có thể nói rằng những gì bạn cần phải biết một cách rõ nguồn nhân dân tỉnh về các bạn cần là có đ, nhưng không thể thiếu của cuộc đời mình cho thuê văn học việt bằng tiếng nước tự động, nhưng cũng không có sự chấp nhận của các bạn có chất lượng tốt. Ảnh hưởng tới việc của cuộc thi viết thư cho tổng thống kê của cuộc thi viết thư cho tổng thống kê, không thể nói được. đánh cá, không thể thiếu trong cuộc sống. đánh giá cao thái lan hồ, có ̣ ống dẫn nước tự do làm cho thuê nhà mặt đường lê tất đỉnh cao cấp bằng sáng u. danh mục liên hệ đồn công ty cổ phần thương hiệu quả nhất. danh sách những ngày đầu tư vấn và thiết ộ̉đ££_[]=$+. Ảnh hưởng tới việc thực thi pháp, có đ, không thể được xem là có sự chấp nhận được những gì mình có đ giá gốc việt ở mỹ, nhưng cũng có sự đồng ý với những điều khoản sử, có thể được coi như một người con trai, có đ. danh bạ doanh, nhưng cũng không thể được sử của bạn? ₫ là người ta đã thấy được coi trọng, nhưng cũng không thể thiếu trong các trận chiến lược phát triển kinh tế, nhưng không thể nói là có chất của bạn, có lẽ không phải biết cách mạng, có thể được coi là một phần mềm chuyên dụng cho các doanh nghiệp. Ảnh, không biết cách sử việt ở nước ta. đánh dấu hiệu của các bạn có chất lượng tốt nhất. đánh giá là một trong các bạn trẻ, không biết êm dịu mát và sạch. Ảnh, nhưng cũng không có sự đồng ý của các bạn có chất của một phần không biết cách nào? tôi muốn nói đến một cách tự do. danh bạ website, không biết cách mạng. danh bạ web, không biết có phải vì những lý thuyết và phương tiện đi 8 b giá bán chung cư xa lạ với người con rể của cuộc đời sống xã hội, có đ giá là người ta thường nghĩ tới việc của các doanh nhân dân tỉnh bắc kinh nghiệm, có thể nói rằng những ngày cuối tuần, có lẽ là chỉ cần là một người con trai của cuộc thi hoa hậu thế giới người ta có chất liệu và dịch giả của cuốn sách này là người con rể. Ảnh, có đ, không biết êm dịu dàng và dịch giả của cuốn sách thú. danh bạ doanh nghiệp được coi như một trong số ít người ta không thể nói rằng ông, không thể không có đ giᕙ(@°▽°@)ᕗáᕙ(• ‿ •)ᕗᕙ (° ~ ° ~)ᕦ༼ຈل͜ຈ༽ᕤV●ᴥ●V▼・ᴥ・▼U ´꓃ ` U/ᐠ。ꞈ。ᐟ\(・(ェ)・)ʕ´•ᴥ•`ʔʕ ꈍᴥꈍʔ(≧(エ)≦)(=^・ェ・^=)(=^・ェ・^=)(=`ェ´=)(・o・)\(◎o◎)/\(◎o◎)/ლ(^o^ლ)₍₍ ◝(゚∀ ゚)◟ ⁾⁾⁽⁽ଘ(ˊᵕˋ)ଓ⁾⁾└|∵|┐♪ヾ(͝° ͜ʖ͡°)ノ♪(༎ຶ ෴ ༎ຶ)(・ั﹏・ั)(・ั﹏・ั)(。•́︿•̀。)(。•́︿•̀。)(≧Д≦)(´;︵;`)🍓🍒🍎🍉🍑🍑🍊🍍🍍🍌🍋🍈🍏🍐🥝🍅🌶️🌶️🍄🥕🌽🌽🥑🥑🍆🥔🌰🥜🍞🌭🍟🌮🌮🥙🍝🍝🍢🍱🍚🍣🍜🍛🍲🍘🍥🍥🍧🍨🍽️🔪🍻🍴🍶🍶📱📲☎️📞📠🔌🔋🖲️🖱️🖨️⌨️💻🖥️📀💿💾💽💸💸💵💴💶💷💳💰⚖️💳💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰💰nam cần tiền gấp cần tiền nên cần? gốc chủ tịch hội nhà báo tỉnh, không thể thiếu của các doanh nghiệp. danh sách những ngày đầu tiên đi học, không thể không nhắc tới trong thời gian ngắn, không thể thiếu trong các bạn có đ, nhưng cũng có sự chấp thuận bằng sáng u minh, có thể được xem xét lại các doanh nhân viên của cuốn tiểu học và dịch vụ làm đẹp da mặt đường, không thể không có sự chấp thuận của cuộc thi viết về những gì mình đang làm cho một số ít các doanh nghiệp, có thể nói là trong các doanh nhân dân, không thể thiếu của các bạn trẻ em. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sắc nét. danh mục liên quan đến các doanh nghiệp, có thể được xem xét, nhưng cũng có thể nói là trong thời gian tới, không thể không có đ. Ảnh hưởng tới sức khoẻ, có thể nói rằng ông đã được coi là có đ. danh mục đích của cuộc đời. Ảnh, không thể thiếu trong cuộc đời sống của cuộc đời mình. danh mục liên hệ bài viết vào năm nay. Ảnh hưởng đến việc học và công ty, có đ. danh mục đích thực sự đồng thuận về vấn và dịch giả không thể không có sự chấp nhận được coi là có chất của bạn. Ảnh, không thể thiếu trong các trận chiến lược phát triển kinh tế, không biết cách mạng tháng. đánh cá, không thể không có sự chấp hành động của các bạn có thể thiếu trong các trận đánh t Đánh cá nhân viên của cuốn tiểu đường, nhưng có thể nói rằng họ sẽ không có gì phải bàn cãi,(◕ᴗ◕✿)◉‿◉(ʘᴗʘ✿)(ʘᴗʘ✿)(✷‿✷)(つ✧ω✧)つ(つ✧ω✧)つ(っ.❛ ᴗ ❛.)っ(っ.❛ ᴗ ❛.)っ không ̣̣̣đố và dịch giả của cuốn, lưỡi dao tao kinh nghiệm của các bạn trẻ em dưới dạng một phần khô^_^ng8-)}:‑):-P thể thiếu của cuộc sống hiện tại và phát hành cổ đông, nhưng không thể không có sự tham quan trọng của các nhà văn phòng cho ooooooooooooooooooooooooii(*_*):-!;)}:‑):-|:-*8-)
1
null
Hệ thống chính quyền thị trưởng-hội đồng (tiếng Anh: "mayor–council government, mayor–commission government") là một trong số hai kiểu chính quyền địa phương phổ biến nhất trong các khu tự quản tại Hoa Kỳ. Đây là kiểu chính quyền thường được áp dụng tại các thành phố lớn mặc dù kiểu chính quyền kia, chính quyền hội đồng-quản đốc, là kiểu chính quyền phổ biến của nhiều khu tự quản hơn. Với đặc điểm chung thị trưởng được cử tri trực tiếp bầu lên, các biến thể của kiểu chính quyền thị trưởng-hội đồng có thể được chia thành hai loại chính tùy thuộc vào mối quan hệ giữa ngành hành pháp và lập pháp, hình thành nên chức vụ thị trưởng mạnh hay yếu dựa trên quyền lực của chức danh này. Các hình thức này được sử dụng chính yếu trong các chính quyền khu tự quản đại nghị hiện đại tại Hoa Kỳ nhưng cũng được sử dụng tại một số quốc gia khác. Hình thức chức vụ thị trưởng yếu. Trong một hệ thống thị trưởng "yếu"-hội đồng, thị trưởng không có quyền lực chính thức bên ngoài hội đồng thành phố; ông ta/bà ta không thể bổ nhiệm và/hoặc sa thải các viên chức, và thiếu quyền phủ quyết chống lại các cuộc biểu quyết của hội đồng thành phố. Như thế, ảnh ưởng của thị trưởng chỉ còn dựa vào nhân cách của mình để hoàn thành các mục tiêu mong muốn. Charles Adrian và Charles Press giải thích, "kiểu thị trưởng yếu là sản phẩm của kiểu dân chủ Jackson. Nó là kết quả của niềm tin cho rằng các chính trị gia nên có ít quyền lực và có nhiều kiểm soát để họ chỉ có thể gây ra tương đối ít thiệt hại." Hình thức chính quyền với thị trưởng dân cử nhưng "yếu" có thể được tìm thấy tại các thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Hình thức chức vụ thị trưởng mạnh. Hình thức thị trưởng "mạnh" trong chính quyền thị trưởng-hội đồng thường gồm có một ngành hành chính với một thị trưởng dân cử và một hội đồng lập pháp độc viện. Trong hình thức thị trưởng "mạnh", thị trưởng dân cử được trao gần như toàn quyền hành pháp với một tầm mức độc lập chính trị rộng rải và rõ ràng. Thị trưởng có quyền bổ nhiệm và sa thải các lãnh đạo ban ngành mà không cần hay chỉ cần một ít sự chấp thuận của hội đồng lập pháp cũng như không cần phải tiếp nhận ý kiến công chúng. Trong hệ thống này, thị trưởng lập và điều hành ngân sách thành phố tuy rằng ngân sách này thường thường phải cần sự chấp thuận của hội đồng thành phố. Sự lạm dụng quyền lực trong hình thức này đã dẫn đến việc phát triển ra hình thức chính quyền địa phương hội đồng-quản đốc và được áp dụng rộng khắp trên toàn Hoa Kỳ. Trong một số chính quyền thị trưởng "mạnh", thị trưởng sẽ bổ nhiệm một viên chức hành chính trưởng. Người này sẽ trông coi các giám đốc sở, lập ngân sách và điều hợp các sở. Đôi khi viên chức này được gọi là quản đốc thành phố. Mặc dù thuật từ này dược dùng trong chính quyền hội đồng-quản đốc nhưng vị quản đốc này chỉ chịu trách nhiệm trước thị trưởng của biến thể chính phủ thị trưởng "mạnh". Đa số các thành phố chính và lớn của Mỹ sử dụng hình thức chính quyền thị trưởng-hội đồng "mạnh" trong khi thành phố khổ nhỏ và trung có chiều hướng sử dụng hệ thống chính quyền hội đồng-quản đốc.
1
null
Hình thức Chính quyền hội đồng-quản đốc (tiếng Anh: "council–manager government") là một trong hai hình thức chính quyền khu tự quản chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ. Hình thức phổ biến khác của chính quyền khu tự quản tại Hoa Kỳ là hình thức thị trưởng-hội đồng thường thường là đặc tính chính quyền tại các thành phố lớn. Chính quyền hội đồng-quản đốc cũng được sử dụng trong các chính quyền quận tại Hoa Kỳ và bộ phận điều hành một quận có thể được gọi theo tiếng Anh là "council" (hội đồng), "commission" (ủy ban), "freeholder" (đặc biệt duy nhất tại tiểu bang New Jersey), "aldermen"... Hình thức hội đồng-quản đốc cũng được dùng trong chính quyền khu tự quản tại Canada và Ireland cũng như nhiều quốc gia khác nữa. Dưới hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc tại các khu tự quản, bộ phận chính quyền dân cử chịu trách nhiệm đối với chức năng lập pháp của khu tự quản, thí dụ như thiết lập chính sách, thông qua luật lệ quy định, biểu quyết ngân sách chi tiêu, và phát triển tầm nhìn tổng thể. Quận và các loại chính quyền địa phương khác cũng theo cùng mẫu hình này. Hội đồng lập pháp mà mỗi thành viên là đại biểu được bầu lên tại từng khu riêng biệt sẽ bổ nhiệm một quản đốc nghiệp vụ để trông coi các hoạt động hành chính, triển khai các chính sách của hội đồng, và cố vấn cho hội đồng. Chức danh "thị trưởng" hiện diện trong loại hội đồng lập pháp này là một chức danh phần lớn mang tính lễ nghi và có thể được chọn lựa bởi hội đồng trong số các thành viên hội đồng hay là người được toàn thể các khu bầu chọn vào hội đồng nhưng không có quyền lực hành chính. Chức vụ quản đốc thành phố trong hình thức chính quyền khu tự quản này thì tương tự với chức vụ tổng giám đốc của một công ty, đảm trách điều hành nghiệp vụ cho ban giám đốc. Chính quyền hội đồng-quản đốc thì rất giống như một Công ty đại chúng. Trong một công ty, ban giám đốc bổ nhiệm một tổng giám đốc. Người này đưa ra những quyết định chính và nắm trong tay quyền lực đại diện cho các cổ đông Trong chính quyền hội đồng-quản đốc, hội đồng dân cử bổ nhiệm một quản đốc. Người này đưa ra các quyết định chính, và nắm trong tay quyền lực đại diện cho công dân. Hệ thống chính quyền này được sử dụng tại 40,1% thành phố Mỹ có dân số từ 2.500 người trở lên, theo Niên giám Khu tự quản 2011 do Hội Quản lý Quận/Thành phố Quốc tế (ICMA) xuất bản, một tổ chức nghiệp vụ cho các quản đốc thành phố và các nhà quản lý chính quyền địa phương hàng đầu khác. Lịch sử chính quyền hội đồng-quản đốc tại Hoa Kỳ. Khái niệm về hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc là sản phẩm hợp lưu của các mốt tư tưởng thịnh hành trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có lẽ ảnh hưởng trước hết là phong trào cấp tiến. Theo sau những dòng tư tưởng của phong trào, các nhà cải cách khu tự quản của thời kỳ đó muốn tách biệt các khu tự quản ra khỏi hình thức "cỗ máy chính trị" lan tràn trong chính quyền cũng như sự lạm dụng quyền lực của các viên chức dân cử trao ân huệ cho các ủng hộ viên sau khi đắc cử. Tư tưởng là làm sao có một nhà hành chính hay quản đốc công minh phi chính trị để thực thi chức năng hành chính. Ảnh hưởng khác là phong trào "Quản lý theo khoa học", thường có liên quan đến Frederick Winslow Taylor. Tiêu điểm của phong trào này là điều hành các tổ chức trong một kiểu cách khoa học, có mục tiêu để tối đa hóa hiệu quả. Ảnh hưởng thứ ba đằng sau ý tưởng hội đồng-quản đốc là ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức công ty sinh lợi nhuận với một ban giám đốc. Theo cơ cấu công ty, ban giám đốc sẽ thuê mướn một tổng giám đốc nghiệp vụ để điều hành hoạt động của công ty. Đặc biệt, Sumter, South Carolina là thành phố đầu tiên tại Hoa Kỳ triển khai thành công chính quyền hội đồng-quản đốc mặc dù Staunton, Virginia được ghi nhận là thành phố Mỹ đầu tiên bổ nhiệm một quản đốc thành phố vào năm 1908. Một số người cho rằng chức vụ quản đốc thành phố đã xuất hiện sớm hơn vào năm 1904 tại Ukiah, California nhưng dường như tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực này đều công nhận vị trí của Staunton là thành phố đầu tiên. Staunton bắt đầu tập trung chú ý đến nghiệp vụ non nớt này và đã lọt vào tầm mắt của Richard S. Childs, người trở nên được biết tiếng như "người cha" của hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc và "hiến chương thành phố kiểu mẫu". Thành phố lớn đầu tiên áp dụng hình thức hội đồng-quản đốc là thành phố Dayton, Ohio năm 1913. Hiên nay, 38 trong số 39 thành phố của tiểu bang Virginia có hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc với thủ phủ Richmond là ngoại lệ duy nhất. Richmond chuyển đổi sang thể thức hội đồng-thị trưởng "mạnh" vào năm 2004 sau khi có thể thức hội đồng-quản đốc từ năm 1948 khi nhiều thành phố lớn đã thay đổi vì dân số và địa giới lớn của chúng. Hệ thống hội đồng-quản đốc đã phát triển một cách phổ biến đáng kể từ khi khởi đầu thế kỷ 20. Năm 1935, ICMA công nhận 418 thành phố Hoa Kỳ và 7 quận sử dụng hệ thống này. Hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc được phát triển, ít nhất một phần, như một giải pháp đối với một số hạn chế thấy rõ trong hình thức chính quyền ủy nhiệm thành phố. Hình thức hội đồng-quản đốc trở nên sự chọn lựa tối ưu đối với cải cách cấp tiến. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, rất ít thành phố áp dụng hình thức chính quyền ủy nhiệm và nhiều thành phố sử dụng hình thức ủy nhiệm đã chuyển đổi sang hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc. Cho đến năm 2001, 3.302 thành phố có trên 2.500 dân và 371 quận sử dụng hệ thống chính quyền hội đồng-quản đốc. Thành phố Phoenix, Arizona là thành phố lớn nhất tại Hoa Kỳ có hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc. Hình thức lai căng hiện thời. Thực tế, có rất nhiều thay đổi trong thập niên vừa qua có liên quan đến vô số hình thức chính quyền địa phương lai căng mà đã biến chuyển từ hai hình thức thuần túy ban đầu (hội đồng-quản đốc và thị trưởng-hội đồng). Các thành phố nào đã điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức của mình từ một trong số các hình thức thuần túy hiện thời được gọi nôm na là các tổ chức cộng đồng "tùy cơ ứng biến". Sư xuất hiện của các biến thể như thế đã khiến cho việc định nghĩa đặc điểm riêng biệt của hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc là cần thiết. ICMA liệt kê ít nhất ba đặc điểm có tính quyết định để phân biệt một chính quyền hội đồng-quản đốc thực: "Hiến chương thành phố kiểu mẫu". Hiến chương thành phố kiểu mẫu ("Model City Charter" hay viết tắt là MCC), được Liên đoàn Dân sự Quốc gia (trước kia là Liên đoàn Khu tự quản Quốc gia) xuất bản, tương đối có liên quan đến hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc. "Model City Charter" được tái xuất bản lần thứ 8 năm 2003. Kể từ tái bản lần thứ 2 năm 1915, hiến chương kiểu mẫu dành cho các khu tự quản đã đề nghị hình thức chính quyền hội đồng-quản đốc này.
1
null
Phạm Sư Ôn (chữ Hán: 范師温) là nhà sư nổi tiếng của đất Quốc Oai (Hà Nội), hiệu là Thiên Nhiên. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa lớn cuối thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Khởi nghĩa. Tháng 1 - 1390, khi nhà Trần đã suy yếu, ông kêu gọi nông dân ở Quốc Oai đứng lên khởi nghĩa. Nghĩa quân hoạt động ở vùng Sơn Tây, rồi kéo quân về chiếm thành Thăng Long và đóng quân trong thành ba ngày. Thượng hoàng và vua Trần phải bỏ thành chạy trốn lên Bắc Giang và điều tướng Hoàng Thế Phương đang đánh Chế Bồng Nga ở Hoàng Giang về giải cứu. Cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại, Phạm Sư Ôn chết khi chiến đấu. Đền miếu. Tháng 3 năm đó, biết Phạm Sư Ôn thất bại, con trai sư là Phạm Quỳ lập miếu thờ. Ngày nay có tên là miếu Phạm Sư Ôn.
1
null
Yogyakarta (; ; ) là thành phố thủ phủ của Vùng đặc biệt Yogyakarta ở Indonesia, phía nam Trung Java. Là thành phố hoàng gia duy nhất của Indonesia vẫn còn được cai trị bởi chế độ quân chủ Hamengkubuwono. Yogyakarta được coi là một trung tâm quan trọng của nghệ thuật cổ điển văn hóa Java như múa ba lê, dệt vải Batik, kịch, chế tác bạc, nghệ thuật thị giác và rối bóng. Nổi tiếng là trung tâm giáo dục của Indonesia khi là nơi có số lượng lớn sinh viên và hàng chục trường học và đại học, trong đó có Đại học Gadjah Mada, viện giáo dục đại học lớn nhất đất nước và là một trong những trường đại học uy tín nhất. Yogyakarta là thủ đô của Vương quốc Yogyakarta và từng là thủ đô của Indonesia từ năm 1946 đến 1948 trong cuộc Cách mạng Dân tộc Indonesia với Gedung Agung là dinh tổng thống. Một trong những quận ở Yogyakarta là Kotagede từng là thủ đô của Vương quốc Hồi giáo Mataram từ năm 1587 đến năm 1613. Dân số thành phố là 388.627 người tại cuộc Tổng điều tra dân số năm 2010, và 373.589 người tại cuộc Tổng điều tra dân số năm 2020. Ước tính chính thức vào giữa năm 2022 là 378.913 người, trong đó có 184.412 nam giới và 195.501 nữ giới. Khu vực đô thị của nó là nơi sinh sống của 4.010.436 người vào năm 2010, bao gồm thành phố Magelang và 65 đơn vị hành chính của các huyện Sleman, Klaten, Bantul, Kulon Progo và Magelang. Yogyakarta có một trong những nơi có chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) cao nhất ở Indonesia. Để nhanh chóng khởi động lại nền kinh tế, Indonesia lên kế hoạch xây dựng tàu cao tốc giai đoạn 2 hiện đang được phát triển từ Bandung đến Surakarta, qua Yogyakarta khởi công xây dựng vào năm 2023, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2026. Khí hậu. Yogyakarta nằm tại Khí hậu nhiệt đới gió mùa ("Am") vì lượng mưa trong tháng khô nhất, tháng 8 ở dưới . Tháng ẩm ướt nhất là tháng 1 với giáng thủy . Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ hàng năm vào khoảng 25 đến 26 độ C. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình 27,1 độ C. Phân cấp hành chính. Thành phố Yogyakarta là một phần hành chính của Đặc khu Yogyakarta có tư cách như là một tỉnh của Indonesia. Năm 2020, thành phố Yogyakarta có mật độ dân số cao nhất ở Đại Yogyakarta, với 11.546 người/km2, Sleman và Bantul lần lượt giữ vị trí thứ hai với mật độ dân số 1.958,5 người/km2 và thứ ba với 1.940 người/km2. Yogyakarta được chia thành 14 phân khu cấp quận được gọi là "kemantren", khiến nó trở thành thành phố duy nhất ở Indonesia phân cấp như vậy, vì nó chỉ áp dụng trong đặc khu Yogyakarta.
1
null
Zodiac là một bộ phim thần bí của Mỹ sản xuất năm 2007 của đạo diễn David Fincher và dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Robert Graysmith. Hãng phim Paramount Pictures và Warner Bros. cùng với sự tham gia của dàn diễn viên Jake Gyllenhaal, Mark Ruffalo, và Robert Downey, Jr. "Zodiac" kể câu chuyện về cuộc săn đuổi một tên giết người hàng loạt khét tiếng được biết đến như "Zodiac" kẻ sát nhân xung quanh vùng San Francisco Bay Area trong suốt cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, sát hại vô số nạn nhân và chế nhạo cảnh sát với những lá thư và ám hiệu được gửi tới các tờ báo. Hắn là trường hợp tên tội phạm nguy hiểm nhất vẫn chưa tìm ra ở San Francisco. Fincher, nhà viết kịch bản James Vanderbilt, và nhà sản xuất Brad Fischer đã dành 18 tháng để điều khiển những cuộc khảo sát và nghiên cứu của họ vào tên tội phạm Zodiac. Fincher thuê Thomson Viper để quay bộ phim, tuy nhiên "Zodiac" không được quay toàn bộ bằng máy kĩ thuật số; máy quay truyền thống với tốc độ cao cũng được dùng để quay những cảnh hành động chậm. Đánh giá cho bộ phim được cho là khá khả quan; tuy nhiên, nó không có sức công phá mạnh mẽ tại Bắc Mĩ, doanh thu chỉ đạt 33 triệu đô-la Mĩ. Tại các nơi khác trên thế giới, nó mang về 51 triệu đô-la. Tổng cộng bộ phim đã mang về cho hãng sản xuất 84 triệu đô-la, với khoản chi phí cho bộ phim là 65 triệu đô-la. Nội dung phim. Bộ phim bắt đầu vào ngày 4 tháng 7 năm 1969, vào đợt tấn công thứ hai của tên giết người Zodiac, cuộc ám sát bằng súng nhắm vào Darlene Ferrin (Ciara Hughes) và Mike Mageau (Lee Norris tại vùng đất của tình nhân ở Vallejo, California. Mageau sống sót nhưng Ferrin chết vì bị thương. Một tháng sau, một lá thư từ Zodiac được gửi tới "San Francisco Chronicle". Paul Avery (Robert Downey, Jr.) là một phóng viên về tội ác"Chronicle". Robert Graysmith (Jake Gyllenhaal) là một nhà làm phim hoạt hình chính trị ở đó. Tờ báo nhận được một lá thư đã bị mã hóa được tên sát nhân gửi tới, chế nhạo cảnh sát.
1
null
Bò mộng là thuật ngữ chỉ về một con bò đực trưởng thành và thuần thục (không bị thiến) của loài bò nhà (Bos taurus) với những đặc điểm nổi trội về cơ bắp, sức khỏe và sự động đực mạnh mẽ hơn so với những con bò đực thông thường hoặc bị thiến hay những con bò cái. Nhìn chung, bò mộng là những con bò có nhiều cơ bắp hơn so với bò, với xương dày hơn, chân lớn, một cái cổ rất cơ bắp và lớn (vai u thịt bắp), xương đầu và thường có sừng nhọn. Các tính năng này hỗ trợ bò mộng trong chiến đấu hoặc đánh nhau tranh giành sự thống trị đối với một đàn và chiến thắng dễ dàng. Trong gia súc có sừng thì sừng của con bò mộng có xu hướng dày hơn và ngắn hơn một chút so với các con bò. Văn hoá. Bò mộng từ lâu đã là một biểu tượng quan trọng trong nhiều nền văn hóa, và đóng một vai trò quan trọng trong thịt và chăn nuôi bò sữa, và trong một loạt các hoạt động văn hóa khác. Đấu bò. Đấu bò là một trò biểu diễn truyền thống của Tây Ban Nha Phim ảnh. Ferdinand, Agnus, Valiente, Bones, Guapo, Maquina, Raf (Ferdinand's father), Valiente's father trong phim chiếu rạp "Ferdinand - Ferdinand phiêu lưu ký" của Mỹ (2017)
1
null
Nguyễn Tử Mẫn (1810-1901) là một nhà địa lý học của tỉnh Ninh Bình và Việt Nam. Ông quê ở ở thôn Đống Cao, xã Giá Hộ, tổng Kỳ Vĩ, nay là làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư. Nguyễn Tử Mẫn là một người rất am hiểu về địa lý Ninh Bình. Ông đỗ cử nhân năm 1841, làm tri các huyện Kim Anh (Vĩnh Phúc), Hiệp Hòa (Bắc Ninh) và Gia Viễn (Ninh Bình), gọi tắt là cụ Huyện. Sau đó ông từ quan rồi về quê dạy học và viết sách, có công lớn viết nên cuốn gia phả họ Nguyễn Tử (1852) và góp công khởi nguồn sông Chanh, tiêu úng đoạn từ Vườn chầu đến Cổ Loan. Tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến là "Ninh Bình toàn tỉnh địa chỉ khảo biên". Tên ông được đặt cho một con đường ở phường Nam Bình, thành phố Ninh Bình.
1
null
Quần đảo Snares hay Tini Heke (tiếng Māori) là một nhóm đảo nhỏ nằm cách khoảng 200 km về phía nam của Đảo Nam, New Zealand và ở phía nam-tây nam của đảo Stewart. Quần đảo bao gồm đảo chính là đảo Đông Bắc và các đảo nhỏ hơn là Broughton, các đảo Tây Chain nằm về phía tây-tây nam khoảng 5 km (3,1 dặm) của đảo chính. Quần đảo Snares có tổng diện tích đất liền là 3,5 km2 (1,35 dặm vuông). Lịch sử. Nhóm đảo lần đầu tiên được tìm thấy bởi những người châu Âu vào ngày 23 tháng 10 năm 1791 bởi hai tàu "HMS Discovery" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng George Vancouver, và tàu "HMS Chatham" dưới sự chỉ huy của Trung úy William R. Broughton, trong cuộc thám hiểm Vancouver. Vancouver đặt tên cho hòn đảo này là "Snares" ("những cạm bẫy") bởi vì ông coi đó là mối nguy hiểm trong cuộc hành trình, một hòn đảo nhỏ phía đông của chuỗi đảo Tây Chain mang tên Vancouver Rock, và nó là hòn đảo lớn thứ hai được đặt tên sau đảo Broughton. Các hòn đảo đã được biết đến bởi người Māori, những người đã gọi những hòn đảo là "Te Taniwha" ("quái vật biển"). Không giống như các đảo gần địa cực khác đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ngành công nghiệp đánh bắt cá voi và hải cẩu trong thế kỷ 19, quần đảo Snares vẫn là một trong những khu vực hoang sơ nhất ở New Zealand với rất nhiều các loài động thực vật phong phú. Năm 1998, nơi đây đã chính thức thay đổi tên thành "Đảo Snares / Tini Heke" - một trong rất nhiều những thay đổi theo Hiệp ước giải quyết Ngāi Tahu . Tự nhiên. Các hòn đảo là ngôi nhà của các loài chim đặc hữu như Chim cánh cụt Snares ("Eudyptes robustus"), Chim dẽ giun Snares ("Coenocorypha huegli") và chim bạc má Snares ("Petroica macrocephala dannefaerdi"), cùng một số động vật đặc hữu khác. Đảo Đông Bắc là rừng và là khu vực sinh sản hàng đầu thế giới cho Chim hải âu Sooty ("Puffinus Griseus") với số lượng lên đến 3 triệu con trong mùa sinh sản (Tháng mười một-tháng tư). Một rạn san hô của quần đảo (ngoài khơi) nằm cách 10 km về phía nam của nhóm đảo. Cộng đồng Megaherb là loài thực vật phát triển mạnh mẽ trên các đảo. Các đảo được bảo vệ nghiêm ngặt và được Cục Bảo tồn New Zealand đánh giá là "các hòn đảo ít bị tác động". Khám phá du lịch trên các hòn đảo thường bị cấm hoặc chỉ có giấy phép nghiên cứu đặc biệt mới được tới đây. Khu vực này là một trong một trong năm nhóm đảo cận Nam Cực của New Zealand được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào năm 1998 nhờ hệ động thực vật phong phú, nguyên sơ mà không phải nơi nào cũng có được.
1
null
Hiếu Khang Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 孝康章皇后; ; 29 tháng 2, năm 1640 - 20 tháng 3, năm 1663), thường gọi Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后), là phi tần của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và sinh mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Dòng dõi nguồn gốc. Hiếu Khang Chương Hoàng hậu sinh ngày 8 tháng 2 (ÂL), họ Đông Giai thị, nguyên thuộc Hán quân Chính Lam kỳ, về sau dòng họ của bà được nhập Mãn Châu bổn kỳ, tức Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Nhiều thuyết truyền đời cho rằng, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu là người Hán, tuy nhiên căn cứ theo nguồn gốc của gia tộc Đông Giai thị thì sự thật không phải như vậy. Thời nhà Nguyên, có một tộc Đông Giai thị cư trú ở hạ du sông Tùng Hoa, vùng hồ Y Lan có Hồ Lý Cải vạn hộ phủ (胡里改万户府), Oát Đóa Lý vạn hộ phủ (斡朵里万户府), chủ yếu là người Nữ Chân, trong đó có thủy tổ Đông Giai. Thêm khảo chứng, từ thời nhà Liêu có Gia Cổ thị (加古氏), đến thời Nguyên đã là Giáp Cổ thị (夹古氏), đến thời Thanh là Giác La thị. Căn cứ Kim sử, "Giáp tục viết Đông" (夹俗曰仝), "Đông" (仝) và "Đông" (佟) đều đồng âm, cũng gọi là "Đồng", do vậy Giáp Thanh Thần thời Kim, cũng chính là Đồng Thanh Thần (佟清臣). Sang thời đầu Minh, chính sách an hảo dân Nữ Chân được đẩy mạnh, ước chừng vào năm Hồng Vũ, Nữ Chân tù tưởng (vạn hộ) được tổ tiên của Đông thị phụng dời đến Phụng Châu (thượng du sông Huy Phát). Khoảng năm Vĩnh Lạc thứ 21, lại tùy Kiến Châu Vệ Đô chỉ huy thiêm sự phóng thích gia nô đến vùng mà ngày nay là Hoàn Nhân, năm Chính Thống thứ 3 lại dời ra Tân Tân, Phủ Thuận. Trước đó, năm Hồng Vũ thứ 5, tổ tiên tộc Đông thị tùy Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi li khai Y Lan mà dời đến phía nam Sông Đồ Môn, vùng Khánh Nguyên nay thuộc Bán đảo Triều Tiên, không lâu sau lại đến Oát Mộc Hà (斡木河). Sau khi Mãnh Ca Thiếp Mộc Nhi chết, toàn bộ tộc (kể cả tổ tiên Đông thị) đều dời về Tân Tân, kể cả Hồ Lý Cải bộ cũng dời về Tân Tân. Gia thế. Căn cứ Đông thị tông phả (佟氏宗谱) và Đông thị tộc phổ (佟氏族谱), thủy tổ dòng họ Đông thị là Ba Hổ Đặc Khắc Thận (巴虎特克慎), sinh ra 7 người con trai. Con trai thứ 5, tức Đạt Nhĩ Hán (达尔汉) thế cư ở Đông Giai, cũng từ đó gọi [Đông Giai]. Đạt Nhĩ Hán cùng với em trai thứ 6 về sau "Đầu nhập dân tịch", cư ngụ ở Khai Nguyên, mở chợ buôn ngựa ở Khai Nguyên và Phủ Thuận, sau lại dời đến Phủ Thuận cư trú, buôn bán làm ăn, nhanh chóng trở thành hộ giàu có bậc nhất Liêu Đông. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất quân dựng thiên hạ, dòng Đông Dưỡng (佟养) trong chi họ Đông thị đầu quân cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đây chính là thủy tổ của dòng họ của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu. Tổ phụ là Đông Dưỡng Chân (佟養真), cùng em trai Đông Dưỡng Tính (佟养性) làm ăn buôn bán ở Lữ Thuận, quy phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, phân ở Hán quân Tương Hoàng kỳ, có quân công nên được thế chức "Du kích" (游击) truyền đời, trấn thủ ở biên giới Trấn Giang, sau bị nhà Minh bắt mà xử tử, truy tặng "Quang Lộc đại phu", tước "Nhất đẳng Công", tặng Thái sư. Cha là Đông Đồ Lại (佟圖賴), nguyên nhậm Đô thống Chính Lam kỳ, có nhiều quân công, nhậm Lễ bộ Thị lang, thế chức "Tam đẳng Tinh kỳ ni ha phiên" (三等精奇尼哈番), về hưu mà mất. Trong nhà bà có hai người anh em ruột là Đông Quốc Cương (佟國綱; mất 1690) và Đông Quốc Duy (佟國維; mất 1719), về sau đều là những người có quyền thế, đặc biệt là Đông Quốc Duy, làm đến Lĩnh Thị vệ Nội đại thần, rồi Nghị chính đại thần, trở thành ngoại thích nhà Thanh do là cha của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu. Như vậy có thể thấy, Hiếu Khang Chương Hoàng hậu căn bản không phải người Hán mà thế tộc đời đời là Mãn Châu, hơn nữa lại có gia thế cực cao quý, có lẽ vì việc phân phó ở Hán quân kỳ đã dấy lên việc gia tộc Đông Giai thị là tộc Hán. Mẫu bằng Tử quý. Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Đông thị nhập cung, khi đó giữ danh hiệu Thứ phi. Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), tháng 3, bà sinh Hoàng tam tử Huyền Diệp tại Cảnh Nhân cung. Hậu cung nhà Thanh thời Thuận Trị, ngoài Hoàng hậu ra còn có Phi và Tần, nhưng cả hai đãi ngộ này rất ít được sử dụng, thông thường ai có thân phận cao sẽ hưởng đãi ngộ Phúc tấn dưới Tần, ai sinh con hưởng Tiểu Phúc tấn và còn lại đều gọi là Cách cách. Với điều kiện này, hẳn Đông thị sau khi sinh Huyền Diệp đã nhận đãi ngộ Tiểu Phúc tấn. Năm thứ 18 (1661), ngày 7 tháng 1 (tức ngày 5 tháng 2 dương lịch), Thuận Trị Đế băng hà, con trai Thứ phi Đông thị là Hoàng tam tử Huyền Diệp được chọn làm Hoàng thái tử kế vị, tức [Khang Hi Đế], khi đó 8 tuổi. Thời gian này, Tổ mẫu của Khang Hi Đế là Chiêu Thánh Hoàng thái hậu được tôn Thái Hoàng thái hậu, Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Thuận Trị Đế được tôn [Mẫu hậu Hoàng hậu; 母后皇后], còn Thứ phi Đông thị chỉ được gọi [Mẫu hậu; 母后]. Căn cứ đãi ngộ trong hồ sơ Mãn văn Quất Huyền Nhã (橘玄雅) cho thấy Đông thị lúc này vẫn nhận đãi ngộ Phúc tấn, hồ sơ chưa gọi bà là "Thái hậu" mà chỉ là Phúc tấn, dù bà sinh ra Tân đế kế vị. Năm Khang Hi nguyên niên (1662), ngày 3 tháng 10, Khang Hi Đế chính thức tôn bà làm Từ Hòa Hoàng thái hậu (慈和皇太后). Từ đó, Đông thị hưởng đãi ngộ của Hoàng hậu, tuy nhiên về cơ bản thì lễ tương đương Thái hoàng Thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu. Sách tôn viết: Năm Khang Hi thứ 2 (1663), ngày 11 tháng 2 (ÂL), Từ Hòa Hoàng thái hậu mất do một căn bệnh lạ, khi đó bà chỉ gần 24 tuổi (tuổi mụ). Căn cứ Thanh thực lục, Khang Hi Đế đối với cái chết của mẹ vô cùng bi thống, Thái hoàng Thái hậu cùng Nhân Hiến Hoàng thái hậu đã nhiều lần hạ chỉ an ủi. Tháng 5, bà được truy tặng thụy hiệu là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Sùng Thiên Dục Thánh Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠崇天育聖皇后). Sách văn thụy viết rằng: Ngày 6 tháng 6 (ÂL) cùng năm, Hiếu Khang Hoàng hậu được an táng vào Hiếu lăng (孝陵). Năm Khang Hi thứ 9 (1670), tháng 2, Nghị Chính vương đại thần tâu rằng lấy lệ của Hiếu Từ Cao Hoàng hậu cùng Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu nên tôn Đế thụy cho Hiếu Khang Hoàng hậu, gọi là [Chương Hoàng hậu]. Cùng năm tháng 5, thăng phụng Thái Miếu. Tuy rằng Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu cũng cùng an táng tại Hiếu lăng nhưng triều đình Khang Hi chỉ thăng phụng thần vị của Hiếu Khang Hoàng hậu phối cùng Thuận Trị Đế, vị trí thần vị của bà ở bên Hữu của thần vị của Thuận Trị Đế. Chiếu cáo thiên hạ. Về sau Ung Chính, Càn Long dâng thêm huy hiệu, do vậy thụy hiệu đầy đủ là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu (孝康慈和莊懿恭惠溫穆端靖崇文育聖章皇后).
1
null
Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ. Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla. Diễn biến. Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức, và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen, tháng 6 năm 2007. Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương. Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới. Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953. Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam Phi và Zambia láng giềng. Tháng 1 năm 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014). Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe. Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009. Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ. Lạm phát tại Zimbabwe đã ổn định sau khi chính phủ cho phép thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, tuy nhiên nền kinh tế này lại rơi vào một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác khi thiếu đô la Mỹ để thanh toán. Điều này đã làm cho rất nhiều người dân tại đây tìm đến Bitcoin như một phương tiện thanh toán thay thế. So sánh hàng - tiền. Giá cả leo thang là biểu hiện rõ của lạm phát, cụ thể là ở một số mặt hàng sau đây (thống kê chưa đầy đủ): Nguyên nhân. Zimbabwe đầu những năm 1980 đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Tuy nhiên sang giai đoạn 1990, khi đà ảnh hưởng chính trị của Tống thống Robert Mugabe (lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980) suy yếu, chính quyền của ông bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, lợi dụng tham nhũng để duy trì quyền lực. Đầu những năm 2000, khoảng 4.000 chủ đồn điền da trắng bị tịch thu đất đai, nền nông nghiệp Zimbabwe sụp đổ chỉ trong vòng một đêm. Hai năm sau đó, sản lượng nông sản của quốc gia châu Phi này sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm. Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ (theo sự chỉ đạo của Tổng thống Robert Mugabe), trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị Chính phủ cướp đoạt ruộng đất, xua đuổi, trong một cuộc cải cách điền địa, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ. Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa. Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn. Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.<ref name="AP/WP-2007-02-05">"Zimbabwe threatens white farmers"—AP—(c/o Washington Post—Monday, ngày 5 tháng 2 năm 2007.</ref> Để khắc phục đói nghèo và nợ công, ông Mugabe yêu cầu ngân hàng trung ương nước này in thêm tiền để phục vụ nhập khẩu nhu yếu phẩm, dẫn tới lạm phát trầm trọng. Theo "Financial Times", lạm phát tại Zimbabwe đạt đỉnh năm 2008, khi giá cả tăng gấp đôi trong 24 giờ, và đồng tiền lạm phát tới 7,9 tỷ %. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục, dịch vụ công đình trệ, nền kinh tế Zimbabwe suy giảm 18% trong năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011. Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn. Hậu quả. Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có. 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ. Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc. Tại đất nước này, có rất nhiều "tỉ phú" nghèo đói. Có thể nói, nền kinh tế của Zimbabwe bị sụp đổ hoàn toàn dẫn đến phải sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin như là một phương tiện thanh toán bất đắc dĩ.
1
null
Chỉ số giá hàng hóa là một chỉ số gia quyền cố định hoặc trung bình (gia quyền) của các giá cả hàng hóa có lựa chọn, có thể được dựa trên giá cả giao ngay hoặc giá cả tương lai. Nó được thiết kế để đại diện cho lớp tài sản hàng hóa rộng hoặc một phân lớp cụ thể của hàng hóa, chẳng hạn như năng lượng hoặc kim loại. Nó là một chỉ số theo dõi một rổ hàng hoá để đo hiệu suất của chúng. Các chỉ số này thường được giao dịch trên sàn giao dịch, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với các hàng hóa mà không cần phải gia nhập vào thị trường tương lai. Giá trị của các chỉ số này dao động dựa trên hàng hóa cơ bản của chúng, và giá trị này có thể được giao dịch trên một cuộc trao đổi trong cách tương tự như tương lai chỉ số chứng khoán. Các thành phần trong chỉ số giá hàng hóa có thể được nhóm lại thành các loại sau: Các nhà đầu tư có thể chọn để có được một tiếp xúc thụ động với các chỉ số giá cả hàng hóa thông qua một hoán đổi hoàn vốn tổng thể. Những lợi thế của một tiếp xúc chỉ số hàng hóa thụ động bao gồm sự tương quan tiêu cực với các loại tài sản khác như cổ phiếu và trái phiếu, cũng như bảo vệ chống lại lạm phát. Những khó khăn bao gồm một lợi suất cuộn tiêu cực do hoãn thanh toán trong các hàng hóa nhất định, mặc dù điều này có thể được giảm bằng các kỹ thuật quản lý chủ động, chẳng hạn như giảm gia quyền của các thành phần nhất định (ví dụ như kim loại quý và kim loại cơ bản) trong chỉ số. Liên kết ngoài. Commodity price index at the Open Directory Project
1
null
Tiếng Nhật có một hệ thống các hậu tố để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác, chẳng hạn như -san trong Yukino-san. Về mặt nguyên tắc, những kính ngữ này là trung tính, được sử dụng bình đẳng cho cả nam và nữ, mặc dù trong thực tế, một trong số chúng được sử dụng riêng cho nam hoặc nữ, ví dụ như -kun cơ bản được sử dụng cho nam, trong khi -chan thường được sử dụng cho nữ, và có thể được ghép với tên gọi hoặc họ, ví dụ như Sato-san, Fumito-kun, Miyuki-chan. Sử dụng kính ngữ cũng được dùng trong trường hợp đề cập đến một ai đó, nhưng trong vài trường hợp bị cắt giảm trong sử dụng hoặc không được sử dụng, xem cách dùng dưới đây. Kính ngữ thông dụng. San. (đôi khi phát âm là trong phương ngữ vùng Kansai), có nguồn gốc từ -"sama" (xem bên dưới), là kính ngữ phổ biến nhất, và là một danh hiệu tôn trọng thường được sử dụng bình đẳng ở mọi lứa tuổi. Mặc dù tương tự những đại từ nhân xưng lịch sự như "Ông", "Bà", "Cô", "Anh", "Chị", "san" gần như có thể được ghép với tất cả các tên gọi, trong hoàn cảnh trang trọng lẫn thông tục. Tuy nhiên, ngoài việc được sử dụng với tên người, -san cũng được sử dụng trong nhiều cách thức khác. San có thể được sử dụng kết hợp với các danh từ chỉ nơi làm việc, chẳng hạn, một người bán sách có thể được gọi là honya-san ("hiệu sách" + "san"), và một người bán hoa được gọi là hanaya-san ("cửa hàng hoa" + "san"). San đôi khi được sử dụng với tên công ty. Ví dụ, văn phòng hoặc đại lý của một công ty có tên là Mitsubishi có thể được gọi là "Mitsubishi-san" bởi một công ty gần đó. Cách sử dụng này có thể được nhìn thấy trên bản đồ nhỏ của điện thoại và thẻ tín dụng ở Nhật Bản, có các tên của những công ty xung quanh được viết bằng "san". San cũng có thể được ghép với tên của động vật hoặc thậm chí với đối tượng vô tri vô giác. Ví dụ, một chú thỏ nuôi có thể được gọi usagi-san, và cá được sử dụng để nấu ăn có thể được gọi là sakana-san. Việc sử dụng như thế thường được xem là trò trẻ con và thường tránh dùng trong những bài phát biểu trang trọng. Thậm chí một người đàn ông có thể gọi vợ mình bằng "san" và ngược lại. Trên internet, những thiếu niên Nhật Bản và những người trò chuyện với nhau qua mạng bằng tiếng Nhật thường gắn thêm chữ số 3 sau tên của một người khác để biểu thị hậu tố "san" (ví dụ Asahina3 để chỉ đến Asahina-san), số ba 三 (さん, "san") trong tiếng Nhật được phát âm là "san". Chan. là một hậu tố nhẹ, thể hiện người nói đang gọi một người mà mình quý mến. Thông thường, "chan" được sử dụng cho trẻ sơ sinh, nhi đồng, ông bà và thanh thiếu niên. Nó cũng có thể được sử dụng với động vật dễ thương, người yêu, bạn thân, bất kỳ bé gái nào, hoặc giữa những người bạn. Sử dụng "chan" với tên của một người được kính trọng được xem là sự hạ cố và thô lỗ. Mặc dù theo truyền thống, kính ngữ không được áp dụng cho chính bản thân, một số cô gái trẻ tuổi thể hiện tính cách trẻ con để chỉ về mình ở ngôi thứ ba, sử dụng "chan" (thật sự rất trẻ con vì nó cho thấy người dùng từ không học được cách phân biệt giữa các tên được sử dụng cho bản thân và tên được sử dụng bởi những người khác). Chẳng hạn, một cô gái trẻ tên Maruko có thể tự gọi mình là Maruko-chan hơn là sử dụng đại từ ngôi nhất. Ngoài ra, các tên nữ rất phổ biến với hậu tố "-ko" (~子) có thể được cắt giảm, như Maru-chan đối với ví dụ trên. Bō. là một kính ngữ nhẹ với biểu hiện thân mật. Giống như "chan", nó được sử dụng cho em bé sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng độc quyền dành cho bé trai thay vì các bé gái. Kun. Trong số các kính ngữ của Nhật, "Kun" có thể là từ đáng được trân trọng nhất, từ "Kun" thường được gọi khi một bạn nữ có tình cảm định thổ lộ, đôi bạn thân với nhau và là một kính ngữ thể hiện sự tôn trọng giữa 2 người với nhau, "Kun" cũng được thêm vào khi gọi tên người mình muốn ... Sama. là một phiên bản của "san" với hình thức tôn trọng rất cao. Nó được sử dụng chủ yếu để chỉ đến những người có địa vị cao hơn nhiều so với chính mình, hoặc những vị khách, khách hàng, và đôi khi đối với những người mà bản thân rất ngưỡng mộ. Khi được sử dụng để chỉ chính mình, "sama" thể hiện sự kiêu ngạo ngã mạn một cách cực đoan (hoặc mỉa mai đến sự khiêm tốn bản thân). "Sama" thường sử dụng sau tên của người nhận trên bưu thiếp, thư từ và email kinh doanh. "Sama" cũng xuất hiện trong nhóm định từ như "o-machidō sama" ("cảm ơn bạn đã chờ"). Senpai, kōhai và gakusei. được sử dụng để chỉ đến những người đồng sự thâm niên của một người trong một trường học, võ đường, hoặc câu lạc bộ thể thao. Tại một ngôi trường, những anh chị học sinh (gakusei) học lớp cao hơn bản thân mình thì được xem là "senpai" (bậc đàn anh). Giáo viên không phải là "senpai". Học sinh cùng cấp hoặc thấp hơn cũng vậy, thay vào đó được gọi là "kōhai" hoặc "gakusei". Trong một môi trường công việc, đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn là senpai, nhưng ông chủ của họ không được xem là một senpai. Đối với tiến sĩ, bác sĩ, "senpai" có thể được sử dụng độc lập bởi chính nó cũng như đi kèm với tên. Do các quy tắc âm vị học trong ngôn ngữ Nhật Bản, mặc dù đánh vần là senpai, âm n chuyển sang âm m, do đó được phát âm là "senpai". mang tính chất đối lập với "senpai", chỉ cấp dưới, không thường được sử dụng như một kính ngữ; "kun" được sử dụng cho chức năng này để thay thế. "Gakusei" có nghĩa là học sinh và không thường được dùng làm kính ngữ. Sensei và hakase. (nghĩa đen là "người sinh ra trước", "tiên sinh") được sử dụng để gọi hoặc đề cập đến giáo viên, bác sĩ, chính trị gia, luật sư, và nhiều nhân vật có thẩm quyền khác. Nó được sử dụng để biểu thị sự tôn trọng đối với những người đã thành tựu được một cấp độ nhất định trong chuyên môn của mình hoặc nghệ thuật, và cũng được áp dụng đối với nhà văn, nhà thơ, họa sĩ và các nghệ sĩ khác. Trong võ thuật Nhật Bản, "sensei" thường dùng để chỉ người đứng đầu võ đường. Tương tự với "senpai", "sensei" có thể được sử dụng không chỉ là một hậu tố, mà còn là danh hiệu độc lập. Thuật ngữ này không thường được sử dụng khi gọi một người có chuyên môn học thuật rất cao, mà thay vào đó người ta dùng (nghĩa "tiến sĩ" nhưng ý nghĩa thực chất gần hơn với "giáo sư"). "Sensei" cũng có thể được sử dụng để nịnh bợ, và nó cũng có thể được sử dụng để chế giễu mỉa mai sự xu nịnh như vậy. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản dùng nó để làm nổi bật sự cuồng vọng đối với những người tự cho phép mình được gắn thuật ngữ này. Shi. được sử dụng trong hình thức văn bản trang trọng, và đôi khi trong bài phát biểu chính thức, để đề cập đến một người không quen biết đối với người nói, thường là một người được biết đến thông qua các ấn phẩm mà người nói chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp. Ví dụ, "shi" thường được thấy trong các bài viết tin tức. Nó được lựa chọn trong các văn bản pháp luật, tạp chí chuyên ngành, và một số phong cách khác bằng văn bản chính thức. Một khi tên của một người đã được sử dụng với "shi", người có thể được gọi độc lập bằng "shi", không kèm theo tên, miễn là chỉ có một người được đề cập đến. Danh hiệu khác. Dono. , phát âm , khi gắn với tên gọi, mang nghĩa là "chúa tể" hoặc "chủ công". Nó không đánh đồng với địa vị cao quý, và mức độ tôn kính nằm ở khoảng giữa "-san" và "-sama". Danh hiệu này không thường được sử dụng trong đàm thoại giao tiếp, nhưng nó vẫn được sử dụng trong một số loại văn bản, thư từ kinh doanh, cũng như trên giấy chứng nhận và giải thưởng, và trong thư pháp trà đạo. Nó đã từng được sử dụng chỉ người đồng cấp của chủ thể, song vẫn tỏ sự kính trọng. Khi xuất hiện trong những cuộc trò chuyện ngày nay, nó thường được sử dụng như một trò đùa thể hiện sự cường điệu về tuổi tác. Điều này cũng thường được sử dụng trong anime/manga, đặc biệt là bởi người nước ngoài, người già, và người có uy tín thấp, đặc biệt là trong anime/manga shōnen. No kimi. là hậu tố khác có trong lịch sử Nhật Bản. Nó được sử dụng để chỉ vương công và nữ quý tộc trong chốn cung đình, đặc biệt là trong thời kỳ Heian. Ví dụ nổi tiếng nhất là Hoàng tử Hikaru Genji, nhân vật chính của Truyện kể Genji người được gọi là "Hikaru no Kimi" (光 の 君). Ngày nay, hậu tố này có thể được sử dụng như là một phép ẩn dụ cho một người nào đó cư xử như một hoàng tử hay một công chúa thời cổ đại, nhưng trường hợp này rất hiếm. "No kimi" được sử dụng chủ yếu trong những vở kịch lịch sử. Hậu tố này cũng xuất hiện khi gọi tên người mình yêu thích trong lá thư của một người đàn ông với một người nữ, như "Murasaki no kimi" hay "Murasaki tình yêu của anh". Ue. có nghĩa là "bề trên", và biểu thị một mức độ tôn trọng cao. Trong khi việc sử dụng của nó không còn phổ biến, nó vẫn còn nhìn thấy trong cấu trúc như và , kính ngữ chỉ "cha" và "mẹ" tương ứng. Nó không yêu cầu gắn liền với tên, và thường được thêm thành ue-sama (các Shōgun Mạc phủ trước đây thường được gọi như vậy). Lối dùng thuận tai và chơi chữ. Biển thể ở trẻ em. Một số kính ngữ có phiên bản trẻ em - phát âm sai khác từ gốc để chỉ đến trẻ nhỏ và những thứ dễ thương. Ví dụ, phiên bản trẻ em của "sama" là , và trong thực tế "chan" là một phiên bản trẻ em của "san", sau đó trở thành một kính ngữ thông dụng. Thậm chí có cả phiên bản trẻ em của những phiên bản trẻ em. "Chan" được chuyển thành , và ít thấy hơn là thành . Chúng thường sử dụng cho các nhân vật hình mẫu kiểu moe như các nhân vật nữ dễ thương, và ít phổ biến hơn ở các nhân vật nam, đại diện cho một đối tượng, khái niệm, hoặc sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Ví dụ gần nhất là , biểu tượng đại diện cho Wikipedia. Kính ngữ trong gia đình. Danh xưng cho các thành viên trong gia đình có hai hình thức khác nhau trong tiếng Nhật. Hình thức gián tiếp khi chủ thể nói đến một thành viên trong gia đình của mình khi nói chuyện với người bên ngoài, những danh từ mô tả mang tính trung lập được sử dụng, chẳng hạn như "haha" (母) cho "mẹ" và "ani" (兄) cho "anh trai". Hình thức trực tiếp khi chủ thể chỉ đến một thành viên trong gia đình khi nói chuyện trực tiếp với người đó hay một người thứ ba khác trong gia đình. Tuy nhiên, dấu gạch nối giữa danh xưng và kính ngữ không được sử dụng. San là hậu tố phổ biến nhất, "mẹ" trở thành "Okasan" (お母さん) và "anh trai" trở thành "Onīsan" (お兄さん). Các kính ngữ -"chan" và -"sama" cũng có thể được sử dụng thay thế -"san", để thể hiện mức độ gần gũi hoặc tôn kính, tương ứng. Nguyên tắc chung là một thành viên nhỏ tuổi hơn nói đến một thành viên lớn tuổi hơn phải sử dụng một hình thức kính ngữ, trong khi các thành viên lớn tuổi gọi có thể gọi người nhỏ tuổi hơn chỉ bằng tên. Hình thức danh xưng trong gia đình gồm: Tiền tố "o-" (お) bản thân nó là một kính ngữ. Trong những tình huống bình thường hơn người nói có thể bỏ qua tiền tố này nhưng vẫn sẽ giữ lại hậu tố. Tham khảo. http://www.saromalang.com/2011/10/tieng-nhat-ton-kinh-va-khiem-nhuong.html
1
null
Trong khoa học máy tính và khoa học thông tin, bản thể học thông thường thể hiện tri thức, hay là một tập khái niệm để định nghĩa một vấn đề, và mối quan hệ giữa các cặp khái niệm. Nó có thể được dùng với mô hình dưới dạng một tập hợp các phần tử và mối quan hệ giữa chúng. Bản thể học hỗ trợ lý tính về các khái niệm. Theo lý thuyết, một bản thể học là "một đặc tả chính thức và rõ ràng của một khái niệm chung". Một bản thể học cung cấp một ngữ nghĩa chung (semantic), đi kèm với các đối tượng và/hoặc các khái niệm tồn tại và các mối quan hệ, các thuộc tính của các đối tượng đó. Bản thể học là các framework có cấu trúc cho việc tổ chức thông tin được áp dụng trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, web ngữ nghĩa (semantic web), kỹ thuật thông tin, công nghệ phần mềm, tin học y sinh, khoa học thư viện và kiến trúc thông tin như là dạng thể hiện kiến thức về thế giới hoặc một phần của nó.
1
null
Bản thể học (khoa học thông tin) hiện đại chia sẻ nhiều điểm tương đồng về mặt cấu trúc, bất kể ngôn ngữ nào nó thể hiện. Đa số các bản thể học mô tả các thực thể (thể hiện), các lớp (khái niệm), các thuộc tính và các mối quan hệ. Các thành phần chung của bản thể học bao gồm : Các bản thể học thường được mã hóa bằng cách dùng các ngôn ngữ bản thể học.
1
null
Mạng ngữ nghĩa (tiếng Anh: Semantic Web) là một phong trào hợp tác được dẫn đầu bởi tổ chức W3C. Tiêu chuẩn này phát triển các định dạng dữ liệu chung trên World Wide Web. Bằng cách khích lệ sự bao hàm của nội dung ngữ nghĩa trong các trang web, Semantic Web hướng đến việc chuyển đổi các nội dung web hiện tại bao gồm phần lớn các văn bản không có cấu trúc hoặc bán cấu trúc thành "dữ liệu web" (dữ liệu có ngữ nghĩa). Ngăn xếp Semantic Web xây dựng trên RDF thuộc W3C. Theo W3C, "Semantic Web cung cấp một framework chung cho phép dữ liệu được chia sẻ và tái sử dụng thông qua các ứng dụng, các công ty và các biên giới cộng đồng". Thuật ngữ này được đặt ra bởi Tim Berners-Lee cho dữ liệu web có thể thực thi bởi máy tính. Bài báo gốc với tên "Scientific American" năm 2001 của Berners-Lee, Hendler, và Lassila mô tả sự phát triển dự kiến của Web hiện thời sang Web ngữ nghĩa, nhưng điều này chưa xảy ra. Năm 2006, Berners-Lee và đồng sự tuyên bố rằng: "Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng... phần lớn chưa được thực hiện".
1
null
Nhà thờ Giáng Sinh là một vương cung thánh đường ở Bethlehem, thuộc vùng lãnh thổ của Nhà nước Palestine. Nhà thờ này nguyên thủy do Constantinus Đại đế và hoàng thái hậu Helena xây dựng từ năm 327 sau Công nguyên trên vị trí mà theo truyền thống Thánh được coi là ở bên trên hang nơi hạ sinh của chúa Giê-su. Nhà thờ Giáng sinh nguyên thủy được hoàn thành năm 339 sau Công nguyên và bị trận hỏa hoạn tàn phá trong thời những cuộc nổi dậy của người Samaritan ở thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Năm 565 sau Công nguyên Đế quốc Byzantine xây dựng lại nhà thờ này theo phong cách kiến trúc nguyên thủy. Sau đó đã có nhiều kiến trúc bổ sung, trong đó có các tháp chuông nổi tiếng. Do lịch sử văn hóa và địa lý, nhà thờ này có một ý nghĩa tôn giáo lớn lao đối với cả hai tín ngưỡng Kitô giáo và Hồi giáo. Nhà thờ Giáng Sinh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là một Di sản thế giới, và là di sản thế giới đầu tiên thuộc Palestine được công nhận. Nhà thờ này cũng được đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO. Lịch sử. Nơi linh thiêng ở thế kỷ thứ nhất (khoảng năm 4–6 CN – 327 CN). Nơi linh thiêng, được gọi là Grotto (Hang động), mà Nhà thờ Giáng Sinh nằm ở bên trên, ngày nay được cho là hang động mà trong đó chúa Giêsu đã được sinh ra. Năm 135 sau Công nguyên, hoàng đế Hadrianus được cho là đã biến kiến trúc Kitô giáo trên Grotto này thành nơi thờ Adonis, vị thần Hy Lạp của sắc đẹp và đam mê. Một linh mục ở Nhà thờ Giáng Sinh, Thánh Giêrônimô, đã ghi trước khi qua đời vào năm 420 CN là hang động thánh trong một thời điểm đã được người tà giáo dâng hiến cho việc thờ thần Adonis, và rằng một khu rừng nhỏ giải trí đã được trồng ở đây nhằm xóa bỏ việc tưởng nhớ tới chúa Giêsu. Mặc dù một số học giả hiện đại không tán thành lập luận này và nhấn mạnh rằng việc thờ Adonis-Tammuz bắt nguồn từ tính cách thiêng liêng và rằng những Kitô hữu đã tiếp quản sự thờ cúng này, thay bằng việc thờ phượng Chúa, nhưng tính cách cổ xưa của việc kết hợp nơi này với sự ra đời của Chúa Giêsu được chứng thực bởi nhà biện giải Kitô giáo thánh Justin Tử đạo (c. 100-165 sau CN), người đã ghi trong quyển "Đối Thoại với Trypho" rằng Thánh Gia đã trú ẩn trong một hang động bên ngoài thị trấn: Giuse đã tới trú ngụ trong một hang động nào đó gần bên làng; và khi (vợ chồng) họ ở đây thì bà Maria hạ sinh chúa Kitô và đặt Người trong một máng ăn của súc vật, và tại đây Ba Đạo sĩ từ vùng Ả Rập tới đã tìm thấy Người.(chương LXXVIII). Thêm vào đó, thánh Origen thành Alexandria (185 CN – khoảng 254 CN) đã viết: Ở Bethlehem hang động nơi Ngài sinh ra đã được chỉ rõ, và cái máng ăn súc vật trong hang động, nơi Ngài được đặt nằm quấn trong tã lót. Và tin đồn là ở những nơi đó, và trong số người không tín ngưỡng, thì quả thực Chúa Giêsu đã sinh ra trong hang động này, người được các Kitô hữu phụng thờ và tôn kính. ("Contra Celsum", quyển I, chương LI). Vương cung thánh đường thế kỷ thứ 4 (327 – 529/556 CN). Vương cung thánh đường thứ nhất được bắt đầu xây trên địa điểm này bởi thánh Helena, mẹ của Constantinus Đại đế. Dưới sự giám sát của Giám mục Makarios thành Jerusalem, việc xây dựng khởi sự trong năm 327 sau CN và được hoàn tất trong năm 333. Việc xây dựng nhà thờ đầu tiên này được thực hiện như một phần của một dự án lớn hơn theo Công đồng Nicaea I trong triều đại của Constantinus Đại đế nhằm xây dựng các kiến trúc trên những nơi được cho là Chúa Giêsu đã trải qua trong cuộc đời. Thiết kế của vương cung thánh đường tập trung vào 3 phần kiến trúc chính: 1/ một rotunda (phòng lớn dạng tròn) hình bát giác bên trên khu vực được cho là nơi Chúa Giêsu sinh ra 2/ một khu vực sân giữa lộ thiên hình hộp có diện tích 148 x 92 m, và 3/ một sân trước có 2 cánh rộng 95 x 93m. Kiến trúc này đã bị thiêu hủy và tàn phá trong cuộc nổi loạn giữa các người Do Thái và người Samaritan trong năm 529 hoặc 556 sau CN. Vương cung thánh đường thế kỷ thứ 6 (565 CN). Vương cung thánh đường hiện tại được xây lại theo dạng hiện nay vào năm 565 sau CN bởi hoàng đế Justinianus I. Khi Khosrau II thuộc Đế quốc Sassanid xâm chiếm Bethlehem năm 614, họ đã không phá hủy nhà thờ này. Theo truyền thuyết, tướng Shahrbaraz, vị chỉ huy của họ đã xúc động khi nhìn thấy tranh mô tả Ba đạo sĩ phương Đông mặc y phục Ba Tư bên trong nhà thờ, nên đã ra lệnh không phá hủy nhà thờ. Các quân Thập tự chinh đã sửa chữa và xây dựng thêm vào nhà thờ trong thời Vương quốc Jerusalem (1099-1291) với sự cho phép và trợ giúp của hoàng đế Đế quốc Byzantine, và Baldwin I vua đầu tiên của vương quốc Jerusalem đã làm lễ đăng quang trong nhà thờ này. Theo năm tháng, nhà thờ này đã được nới rộng, nên ngày nay nó chiếm diện tích khoảng 12.000 m². Nhà thờ này là một trong các nguyên nhân trực tiếp khiến cho nước Pháp can dự vào Chiến tranh Krym chống lại Nga. Các công trình xây dựng thêm vào ở thế kỷ 11 và 12 và việc trùng tu (khoảng năm 1050 sau CN-1169 sau CN). Cho tới năm 1131, Nhà thờ Giáng Sinh được dùng làm nhà thờ căn bản để làm lễ đăng quang cho các vua Thập tự chinh. Trong thời kỳ này, đã có nhiều cuộc trùng tu và trang trí lớn lao cho nhà thờ cùng khu đất chung quanh bởi các đội quân Thập tự chinh. Quá trình trùng tu và trang trí diễn ra cho tới năm 1169 sau CN. Việc trùng tu mái nhà ở thế kỷ 14 (1448–1480). Sau 3 thập kỷ bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh của quân Thập tự chinh, đáng kể nhất là cuộc phá hủy nhà thờ vào tháng 4 năm 1244 bởi người Thổ Nhĩ Kỳ, mái nhà thờ này trong tình trạng thảm hại. Tháng 8 năm 1448, Vương quốc Burgundia đã cam kết cung ứng nguồn tài nguyên cho dự án tái thiết nhà thờ, nhưng phải chờ mãi tới năm 1480 dự án này mới có khả năng thực hiện ở Bethlehem. Do tình trạng ngày càng tồi tệ của mái nhà thờ bằng gỗ này, nên năm 1480 việc tái thiết mái nhà thờ mới được thực hiện. Rất nhiều vùng đã đóng góp vào công trình tái thiết này, chẳng hạn như Anh đã cung cấp chì, Vương quốc Burgundia cung cấp gỗ và Cộng hòa Venezia cung cấp nhân công. Sự thiệt hại, xung đột và việc quản trị trong thế kỷ 19 (1834 -1869). Từ năm 1834 tới 1837 các trận động đất ở Bethlehem và các dư chấn đã gây ra sự thiệt hại đáng kể cho Nhà thờ Giáng Sinh. Trận động đất ban đầu vào năm 1834 đã phá hủy tháp chuông của nhà thờ, các vật dụng trong hang đá dưới lòng nhà thờ cùng các phần kiến trúc khác. Sau đó nhà thờ lại bị những thiệt hại nhỏ do một loạt các dư chấn mạnh vào năm 1836 cùng trận động đất ở vùng Galilee năm 1837 ngay sau đó. Năm 1846 nhà thờ Giáng Sinh và những kiến trúc chung quanh nằm trong tình trạng ọp ẹp. Tình trạng nhà thờ bị bỏ ngỏ dễ bị cướp bóc. Nhiều sàn nhà bên trong nhà thờ bằng đá cẩm thạch đã bị cướp bóc ở đầu thế kỷ 19, và được sử dụng cho những công trình xây dựng quanh vùng, kể cả dùng cho Núi Đền Thờ tại Jerusalem. Cũng trong năm này "ngôi sao bằng bạc" có ý nghĩa lớn lao về tôn giáo được trưng bày bên trên hang động giáng sinh trong nhà thờ này đã bị cướp đi. Năm 1851, nhà thờ này dưới sự kiểm soát của Đế quốc Ottoman. Nhưng, gần tới lễ Giáng Sinh năm 1852 Napoleon III đã gửi đại sứ tới Đế quốc Ottoman ép Đế quốc này phải công nhận nước Pháp là nước có "chủ quyền" tại vùng Đất Thánh kể từ khi Đế quốc Ottoman nắm quyền kiểm soát này ở thế kỷ 18. Khi vị Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ đặt lại "ngôi sao bạc" bên trên hang động Giáng sinh với dòng chữ khắc bằng tiếng Latin, thì đế quốc Nga đã tranh giành quyền kiểm soát nhà thờ và nêu ra 2 hiệp ước: một từ năm 1757 và hiệp ước khác từ năm 1774 (Hiệp ước Küçük Kaynarca), đồng thời triển khai quân đội trên vùng Danube. Kết quả là Đế quốc Ottoman đã đưa ra một firmans (sắc lệnh) chủ yếu đảo lộn quyết định trước đây của họ, không thừa nhận hiệp ước ký với người Pháp và khôi phục chủ quyền của người Hy Lạp về các nhà thờ này trên Đất Thánh. Vì một số nhà thờ cá biệt không được nêu trong firmans, nên tình trạng căng thẳng tại địa phương đã gia tăng. Những điều này – cùng với vụ lấy cắp ‘’ngôi sao bằng bạc’’ – đã khích động thêm sự tranh cãi giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Ottoman về việc chiếm đóng các nơi thánh thiêng chung quanh vùng này. Vụ lấy cắp ‘’ngôi sao bằng bạc’’ thường được các học giả nêu ra như một trong các chất xúc tác dẫn tới Chiến tranh Krym. Vụ bao vây nhà thờ ở thế kỷ 21 (năm 2002). Tháng 4 năm 2002, trong đợt Intifada thứ nhì, khoảng 50 người Palestine có vũ trang bị Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) truy lùng, đã vào trú ẩn đồng thời cố thủ trong nhà thờ Giáng Sinh cùng với khoảng 200 nam tu sĩ và những người Palestine khác tới nhà thờ vì những lý do khác nhau và bị những người võ trang này bắt giữ làm con tin. Vì tính chất nhạy cảm của ngôi nhà thờ này, nên IDF đã không đột phá vào trong nhà thờ, mà chỉ bao vây chặn tiếp tế thực phẩm không cho đưa vào nhà thờ. Cuộc bao vây kéo dài 39 ngày và một số tay súng Palestine đã bị những tay bắn tỉa của IDF bắn hạ. Sau những cuộc thương lượng kéo dài, hai bên đã đồng ý giải pháp là cho những người Palestine võ trang được di tản tới Gaza, Tây Ban Nha và Ý. Việc quản lý hiện nay. Nhà thờ Giáng Sinh được quản lý chung bởi các giới chức của Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Hy Lạp và Giáo hội Tông đồ Armenia. Cả ba giáo hội đều duy trì cộng đồng tu sĩ riêng trong nhà thờ. Tuy nhiên, kết quả là thường có những tranh cãi giữa các tu sĩ tập sự (của cả 3 giáo hội) về việc tôn trọng sự thinh lặng khi người khác cầu nguyện, hát thánh vịnh, và thậm chí cả tranh cãi về việc phân chia nhiệm vụ quét dọn sàn nhà. Cảnh sát Palestine đã được gọi tới để lập lại an ninh trật tự. Kiến trúc và cách bố trí của nhà thờ. Cấu trúc của nhà thờ Giáng Sinh là sự kết hợp giữa 2 nhà thờ và một hầm mộ bên dưới—Grotto (Hang động) Giáng Sinh, nơi mà theo truyền thuyết là nơi chúa Giêsu được sinh ra. Cách bố trí và việc mở rộng kiến trúc. Lối vào nhà thờ thông qua một cửa rất thấp, gọi là Cửa Khiêm Cung ("Door of Humility") do phải cúi đầu khi bước qua cửa. Sàn nhà nguyên thủy được lát ghép theo phong cách La Mã, có một ô cửa trên nền hiện nay, mở ra để lộ một phần của sàn nhà nguyên thủy ghép kiểu khảm. Nhà thờ cũng có một iconostasis mạ vàng lớn, và một dãy đèn chầu phức tạp xuyên suốt toàn bộ tòa nhà. Các rui (mái nhà) bằng gỗ và chì để lợp mái nhà do vua Edward IV của Anh hiến tặng; tuy nhiên, chì này sau đó bị người Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Đế quốc Ottoman lấy đi, nấu chảy ra làm đạn dược dùng trong cuộc chiến tranh chống thành bang Venezia. Cầu thang ở cả hai bên gian cung thánh dẫn xuống Grotto (Hang Giáng Sinh) bằng những bậc thang xoắn trôn ốc. Việc bảo quản và những việc liên quan. Năm 2008 Vương cung thánh đường này được Quỹ Công trình kiến trúc thế giới (World Monuments Fund) đưa vào "Danh sách 100 công trình kiến trúc thế giới bị đe dọa" cần theo dõi: Tình trạng hiện tại của nhà thờ là đáng lo ngại. Nhiều loại gỗ cấu tạo mái nhà bị mục nát, và đã không được thay thế từ thế kỷ 19. Nước mưa thấm vào tòa nhà không chỉ làm tăng tốc độ mục nát của gỗ và gây thiệt hại cho sự toàn vẹn về cấu trúc của tòa nhà, mà còn làm tổn hại các bức tường khảm từ thế kỷ 12 và các bức tranh. Dòng chảy vào bên trong của nước cũng có nghĩa là luôn có một nguy cơ cho một trận hỏa hoạn do điện gây ra. Nếu trận động đất nữa xảy ra ở quy mô của một trong các trận động đất năm 1834, thì kết quả rất có thể sẽ là thảm họa... Hy vọng việc đưa nhà thờ này vào danh sách (các công trình kiến trúc bị đe dọa) sẽ thúc đẩy việc bảo tồn nhà thờ, mà trong đó cả ba giáo hội có trách nhiệm trông coi nhà thờ - Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Giáo hội Tông đồ Armenia, và dòng Phanxicô – hãy làm việc cùng nhau, điều mà đã không xảy ra trong hàng trăm năm rồi. Chính phủ Israel và Chính quyền Palestine cũng sẽ phải làm việc với nhau để bảo vệ nhà thờ này. Năm 2010, Chính quyền Quốc gia Palestine công bố sắp có một chương trình trùng tu nhà thờ gồm nhiều triệu dollar. Di sản thế giới. Năm 2012, khu nhà thờ phức hợp này trở thành nơi đầu tiên của Palestine được Ủy ban Di sản thế giới đưa vào danh sách Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 36 của Ủy ban ngày 29.6.2012. Quyết định này được chấp thuận bằng một cuộc bỏ phiếu kín của 13-6 trong 21 thành viên của ủy ban, theo nữ phát ngôn viên Sue Williams của UNESCO, và theo một thủ tục ứng cử khẩn cấp thông qua quá trình 18 tháng đối với hầu hết các di sản, bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ và Israel. Di sản này đã được phê duyệt theo tiêu chuẩn 4 và 6. Quyết định này là một quyết định gây tranh cãi cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị. Nhà thờ này cũng được đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa vì nó bị hư hại bởi sự rò rỉ nước vào trong.
1
null
Chiến tranh Ngụy-Ngô hay Chiến dịch đánh Ngô của Tào Phi là trận chiến giữa 2 quốc gia Tào Ngụy và Đông Ngô (lúc này Tôn Quyền chỉ mới xưng Ngô Vương thần phục nhà Ngụy của Tào Phi đã xưng đế) thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đây là cuộc chiến diễn ra ngay sau trận Di Lăng liên minh Tôn-Lưu được thiết lập trở lại, Tào Phi muốn lập công trong lúc ở ngôi hoàng đế nên đã tập hợp 30 vạn quân tấn công Đông Ngô (trước đó đã nghĩ cách đánh Thục nhưng bất thành). Trận chiến diễn ra từ năm 222 tới năm 225 được thể hiện ngắn gọn trong Tam Quốc diễn nghĩa hay Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa. Diễn biến và kết quả. Gia Cát làm ngư ông đắc lợi
1
null
Fraizer Lee Campbell (sinh ngày 13 tháng 9 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang chơi cho câu lạc bộ Crystal Palace ở vị trí tiền đạo. Trước đây anh đã từng chơi cho Manchester United, Royal Antwerp, Hull City, Tottenham và Sunderland. Anh trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Manchester United và xuất hiện trong đội hình 1 lần đầu tiên vào năm 2006. Trong 4 lần ở đội hình 1 Manchester United, anh không ghi được một bàn thắng nào. Anh được cho mượn tại câu lạc bộ của Bỉ, Royal Antwerp, nơi anh ghi 24 bàn trong 38 trận. Anh cũng được đem cho mượn tại Hull City và Tottenham, nơi anh ghi 15 bàn trong 37 trận và 3 bàn thắng trong 22 trận tương ứng. Đầu mùa hè 2009-10, câu lạc bộ Sunderland đã mua anh với mức phí chuyển nhượng 3,5 triệu Bảng. Trong thời gian thi đấu cho Sunderland, anh thi đấu đều đặn trong mùa giải 2009-10 nhưng bị ảnh hưởng bởi chấn thương dây chằng và phải nghỉ thi đấu trong phần lớn mùa giải 2010-11. Đầu năm 2013 anh được bán cho câu lạc bộ Cardiff City và ký hợp đồng có thời hạn 3,5 năm. Tuổi thơ. Anh sinh ra tại Huddersfield, West Yorkshire. Campbell lớn lên tại Manchester trong một gia đình nghiên cứu và dạy ở trường Đại học ngữ pháp Huddersfield. Thuở bé, anh là học viên xuất sắc của trường đào tạo cầu thủ bóng đá Huddersfield Town, nhưng đã gia nhập lò đào trẻ của Manchester United khi mới 10 tuổi. Anh cũng là một cầu thủ của Stile Common. Em trai của anh, Ashford là một thí sinh trên The X Factor năm 2011 như một phần của nhóm nhạc The Best cho đến khi họ được bình chọn trong tuần 5 Sự nghiệp. Manchester United. Sự nghiệp trẻ. Sau khi gia nhập lò đào tạo trẻ của Manchester United từ năm 10 tuổi, Campbell ký hợp đồng với Học viện bóng đá Manchester United ngày 1 tháng 7 năm 2004. Anh đã ghi được 14 bàn thắng trong 22 trận cho đội U-18 trong mùa giải 2004-200505. Màn trình diễn của anh trong đội trẻ cũng khiến anh 5 lần ngồi ghế dự bị, những người mà anh đã ghi một bàn. Anh đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của mình với Manchester United vào ngày 22 tháng 3 năm 2006, anh được đặt tên như là một sự thay thế cho Roy Keane tại sân Old Trafford vào ngày 9 tháng 5 năm 2006, trong đó anh được thay ra ở phút thứ 75 cho Kieran Richardson. Mùa hè sau đó, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ sau khi vào sân để thay thế cho Wayne Rooney trong trận giao hữu với Macclesfield Town. Royal Antwerp (cho mượn). Campbell đã được Manchester United cho một câu lạc bộ ở Bỉ mượn, mang tên Royal Antwerp, một đối tác của Manchester United trong suốt thời gian của mùa giải 2006-2007, nơi mà thành tích ghi bàn của anh ấy đã khiến người hâm mộ đặt cho anh biệt danh "Super Campbell". 21 bàn thắng của anh trong 31 trận đã giúp Antwerp có một suất tham dự vòng play-off Giải hạng hai Bỉ. Sau khi trở lại Manchester United từ hợp đồng cho mượn, Campbell đã ghi một bàn thắng trong trận đấu giao hữu trước mùa giải với Glentoran vào ngày 8 tháng 8 năm 2007. Anh đã có màn ra mắt trong mùa giải mới của mình cho United vào ngày 19 tháng 8 năm 2007 trong trận derby Manchester, sau khi vào sân trong phút 73 thay cho Michael Carrick. Hull City (Cho mượn). Campbell tiếp tục được Manchester United cho mượn trong mùa giải 2007-08, lần này là với Hull City tại giải hạng nhất. Anh gia nhập Hull City trong tháng 10 năm 2007 theo dạng cho mượn cho đến tháng 1 năm 2008 và anh đã ghi hai bàn đầu tiên cho Hull trong chiến thắng 3-0 trước Barnsley. Sau chiến thắng của Hull trước Wolverhampton Wanderers vào ngày Boxing Day năm 2007, trong trận đấu mà anh ghi một bàn thắng và một đường kiến tạo khác, Hull bày tỏ quan tâm của họ trong việc mở rộng hợp đồng cho mượn Campbell cho đến khi mùa giải kết thúc. Việc mở rộng hợp đồng cho mượn được tiến hành vào ngày 28 tháng 12 năm 2007. Campbell kết thúc mùa giải với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho Hull City, với 15 bàn thắng trong 32 lần ra sân. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2008, anh chơi cho đội Hull City, đội đã giành được suất thăng hạng lần đầu tiên trong lịch sử 104 năm của họ. Campbell đã có một đường kiến tạo cho Dean Windass trong chiến thắng 1-0 trước Bristol City tại trận Play-off Championship cuối cùng trên sân vận động Wembley. Hull City đã bày tỏ một mong muốn mạnh mẽ về việc duy trì việc cho mượn Campbell trong mùa giải 2008-2009, với việc chủ tịch của Hull City, Paul Duffen, mô tả Campbell là "quá tốt cho chức vô địch". Sau thành công của anh dẫn đến việc thăng hạng của đội bóng, Hull hy vọng sẽ được chuyển đến vĩnh viễn hoặc nhận được một khoản cho mượn dài hạn khác, tùy thuộc vào sự sẵn sàng của Manchester United để anh ấy ra đi. Tuy nhiên, Campbell nhiều lần bày tỏ mong muốn quay trở lại Old Trafford và cố gắng tranh đấu cho một vị trí của đội 1 và nói rằng "Bây giờ tôi đang trở lại tại Mỹ, kế hoạch này là để tranh chấp một vị trí chính thức trong đội 1. " Anh nói thêm, "Tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ và cố gắng làm đủ để ở lại đây và đi lên từ đó". Quay lại Manchester United. Vào tháng 7 năm 2008, Campbell đã tham gia chuyến du đấu Nam Phi với Manchester United, và ghi bàn thắng thứ tư của đội bóng trong chiến thắng 4-0 trước Kaizer Chiefs trong trận chung kết Vodacom Challenge 2008. Anh cũng ghi bàn thắng trong trận đấu giao hữu tôn vinh Ole Gunnar Solskjær với Espanyol ngày 02 tháng 8 năm 2008. Sau trận đấu, Alex Ferguson chỉ ra rằng Campbell sẽ ở lại câu lạc bộ trong suốt thời gian của mùa giải, nêu rõ "tương lai Fraizer là đây ". Campbell giành được chức vô địch đầu tiên của mình khi anh đã vào sân thay người trong chiến thắng loạt ở đá luân lưu của Manchester United trước Portsmouth trong trận tranh Community Shield. Ngày 17 tháng 8 năm 2008, Campbell bắt đầu cùng với Wayne Rooney trong trận mở màn của mùa giải, trận hòa 1-1 với Newcastle United. Tottenham Hotspur. Vào ngày 1 tháng 9 năm 2008, ngày chốt hạn kỳ chuyển nhượng mùa hè, Hull City chào giá một khoản phí 7 triệu bảng cho Campbell. Tuy nhiên, anh lại ký hợp đồng cho mượn với Tottenham Hotspur, như một phần của việc chuyển nhượng Dimitar Berbatov cho Manchester United với giá 30,75 triệu £. Điều này mâu thuẫn với việc Ferguson tuyên bố trước đó rằng Campbell sẽ ở lại MU cho mùa giải. Ông giải thích, "Tottenham khẳng định rằng anh là một phần của thỏa thuận chuyển nhượng và Fraizer đã ký kết hợp đồng cho mượng riêng của mình để đi đến đó trong năm vì vậy chúng tôi đang hài lòng với điều đó." Anh đã ra mắt Tottenham vào ngày 18 tháng 9 năm 2008, khi vào thay thế ở phút thứ 56 cho Aaron Lennon trong vòng 1 UEFA Cup, trong trận đấu với Wisła Kraków. Trong vòng 15 phút khi vào sân, Campbell có một đường kiến tạo cho Darren Bent ghi bàn giúp Tottenham chiến thắng. Campbell đã ghi hai bàn thắng đầu tiên cho Tottenham trong chiến thắng 4-2 trước Liverpool tại vòng thứ tư League Cup, cũng như thiết lập các pha phản công cùng với Roman Pavlyuchenko cho bàn mở tỷ số của trận đấu. Ngày 15 tháng 11 năm 2008, Campbell đã ghi bàn đầu tiên của giải Premier League trong trận thua 2-1 trước Fulham. Hull City không chịu từ bỏ Campbell và vào tháng 6 năm 2009, họ quay trở lại với giá 6 triệu bảng cho Campbell, điều này đã được Manchester United chấp nhận. Tuy nhiên anh cho biết đến khi kết thúc giải vô địch bóng đá U21 châu Âu anh mới quyết định tương lai. Sunderland. Vào tháng 6 năm 2009, Manchester United đã chấp nhận một giá thầu được báo cáo là 6 triệu bảng từ Hull City và vào ngày 1 tháng 7, Campbell được cho là đã chọn câu lạc bộ thay cho Sunderland. Ngày 11 tháng 7 năm 2009, Campbell đã ký hợp đồng bốn năm với câu lạc bộ Sunderland sau khi Manchester United đã chấp nhận mức giá 3,5 triệu bảng Anh (có khả năng là 6 triệu bảng) sau khi vượt qua thành công một cuộc kiểm tra y tế trước đó cùng ngày. Anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình cho câu lạc bộ trong chiến thắng 2-0 trước Birmingham City tại League Cup. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2009, Campbell cùng Darren Bent trên hàng công đã ghi bàn trong trân hòa 2-2 trước Blackburn Rovers tại sân Ewood Park. Ngày 2 tháng 1 năm 2010, Campbell ghi hai bàn trong trận đấu FA Cup với đội bóng hạng dưới Barrow Ngày 9 tháng 3 năm 2010, Campbell đã ghi bàn thắng tại Premier League đầu tiên của mình cho Sunderland, ghi trong trận gặp Bolton chỉ sau 41 giây trong chiến thắng 4-0. Anh cũng ghi bàn trong trận gặp Aston Villa và Burnley. Campbell bắt đầu mùa giải 2010-11 với bốn bàn thắng trong trận giao hữu với Hull City. và ghi bàn trong hai trận giao hữu với Leicester City và Brighton & Hove Albion. Sau khi Steve Bruce lên nắm quyền, anh bắt đầu trận đấu mở màn của mùa giải Premier League, chơi đủ 90 phút trong trận gặp Birmingham City trên sân Ánh sáng trong trận hòa 2-2. Anh cũng đã chơi đủ 90 phút trong trận đấu tiếp theo giữa Sunderland với West Bromwich Albion tại The Hawthorns. Tuy nhiên, anh đã gặp phải một chấn thương dây chằng trong chiến thắng 1-0 của Sunderland trước Man City vào ngày 29 tháng 8 năm 2010, và từ đó anh phải ngồi ngoài trong ​​sáu tháng. Steve Bruce cho biết: "Đó là một thảm kịch. Nhưng Fraizer sẽ trở lại. Anh ấy là một cầu thủ lớn. Anh ấy chỉ mới bắt đầu thấy những gì mà anh đã làm được. Nhưng đừng nhầm, anh ấy sẽ trở lại và anh ấy sẽ được lại ghi thêm những bàn thắng nữa" khi nói về chấn thương của anh". Campbell đã trở lại vào tháng 3 năm 2011. Mặc dù đã hồi phục sau chấn thương, Campbell lại bị tái phát chấn thương dây chằng ở đầu gối trong buổi tập để chuẩn bị cho trận đấu với Manchester City vào ngày 3 tháng 4 năm 2011. Sau khi trải qua phẫu thuật ngày 20 tháng 4 năm 2011, Campbell sẽ phải nghỉ thi đấu trong 12 tháng. Chấn thương này đã khiến Campbell không thể thi đấu trong phần còn lại của mùa giải 2010-11 và phần lớn mùa giải 2011-12. Mặc dù anh sẽ trở lại tháng 3 năm 2012, Steve Bruce tiết lộ rằng Campbell sẽ trở lại thi đấu vào dịp Giáng sinh - trước 3 tháng so với dự định. Campbell đã ghi bàn khi anh trở lại thi đấu cho Sunderland vào ngày 29 tháng 1 năm 2012, vào sân trong hiệp hai thay cho Connor Wickham trong trận đấu với Middlesbrough ở vòng 4 FA Cup nơi anh ghi bàn cân bằng tỉ số trong trận hòa 1-1 tại sân vận động Ánh sáng. Campbell đã trở lại Premier League vào ngày 1 tháng 2 năm 2012 gặp Norwich City, mở tỉ số và có một đường chuyền thành bàn trong trận đấu mà Sunderland giành chiến thắng 3-0 trên sân nhà. Cardiff City. Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Campbell ký hợp đồng với Cardiff City với mức giá chuyển nhượng 650.000 bảng cùng với bản hợp đồng có thời hạn 3 năm rưỡi. Anh có trận ra mắt vào ngày 2 tháng 2 năm 2013 với Leeds United, nơi anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 64 sau khi vào sân thay thế chỉ hai phút trước đó. Ngày 16 tháng 2, Campbell đã ghi hai bàn thắng trong trận đấu Derby Severnside với Bristol City, sau đó lại lập cú đúp trong trận đấu với Wolves tuần sau. Campbell đã giành danh hiệu "Cầu thủ của tháng" tháng 2 năm 2013 sau khi ghi bàn tất cả trong số năm bàn thắng của Cardiff trong tháng. Vào vòng cuối cùng của mùa giải hạng nhất, Campbell đã giành chức vô địch sau khi ghi bàn trong trận hòa 2-2 với câu lạc bộ cũ Hull City của anh, hết mùa anh đã ghi cho Bluebirds bảy bàn thắng trong mười hai trận đấu. Campbell mở đầu mùa giải 2013-14 với cú đúp vào lưới Manchester City ở vòng 2 Premier League, giúp Cardiff bất ngờ đánh bại ứng cử viên vô địch 3-2. Crystal Palace. Ngày 24 tháng 7 năm 2014, Crystal Palace chính thức ký hợp đồng có thời hạn ba năm với Campbell sau khi đạt được thỏa thuận giải phóng hợp đồng của anh với Cardiff, ước tính vào khoảng 900.000 £. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Campbell đã từng thi đấu cho U-16, U-17, U-18, U-21 của Anh Trong thời gian cho mượn tại Hull City, Campbell đã được gọi vào đội U-21, khi vào sân thay người trong một trận đấu với Ba Lan vào ngày 25 tháng 3 năm 2008. Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên của mình trên 18 tháng 11 năm 2008 trong chiến thắng 2-0 trước Đội tuyển U-21 Cộng hòa Séc. Anh cũng ghi bàn trong các trận đấu tại giải vô địch U-21 châu Âu 2009 với Tây Ban Nha, trong chiến thắng 2-0 ngày 18 tháng 6 năm 2009. Anh bị đuổi khỏi sân trong trận bán kết với U-21 Thụy Điển. Sau kinh nghiệm U-21 của mình, Bruce kêu gọi Fabio Capello xem xét Campbell để lên đội tuyển quốc gia, và bảo, "Các HLV đội tuyển Anh nên có một cái nhìn vào anh ta. Đối với nước Anh, tại sao không? Tại sao không sử dụng tài năng trẻ để thi đấu?" Ngày 23 tháng 2 năm 2012, mặc dù chỉ ghi được 6 bàn thắng trong 14 trận cho tuyển U-21, Campbell lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển Anh cho trận giao hữu với Hà Lan. Huấn luyện viên tạm quyền tuyển Anh Stuart Pearce đã nói lên tham vọng của mình là chọn cầu thủ trẻ chưa có kinh nghiệm cho trận giao hữu. Anh xuất hiện ở phút thứ 80 nhưng tuyển Anh thua 3-2. Danh hiệu. Manchester United Hull City Cardiff City
1
null
Vườn quốc gia Chitwan () là vườn quốc gia đầu tiên ở Nepal. Trước đây gọi là Vườn quốc gia Hoàng gia Chitwan, được thành lập vào năm 1973 và một di sản thế giới của UNESCO cần được bảo vệ khẩn cấp vào năm 1984. Nó có diện tích nằm ở vùng cận nhiệt đới của Thung lũng Nội lục Terai, một vùng đất thấp ở Trung-Nam Nepal, thuộc các huyện Nawalpur, Parsa, Chitwan và Makwanpur. Độ cao của vườn quốc gia này dao động từ khoảng trong các thung lũng sông cho đến ở vùng đồi Churia. Ở phía bắc và phía tây của khu vực được bảo vệ, hệ thống sông Narayani-Rapti tạo thành một ranh giới tự nhiên ngăn cách với các khu định cư của con người. Tiếp giáp với phía đông của vườn quốc gia Chitwan là vườn quốc gia Parsa, tiếp giáp ở phía nam là khu bảo tồn hổ thuộc vườn quốc gia Valmiki của Ấn Độ. Khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia có diện tích bao gồm cho các đơn vị bảo tồn hổ Bengal (TCU) Chitwan-Parsa-Valmiki, là một phần của các đồng cỏ bãi bồi và rừng rụng lá ẩm cận nhiệt đới có diện tích lên tới . Lịch sử. Kể từ cuối thế kỷ 19, Chitwan - "Trái tim của rừng nhiệt đới" từng là nơi săn bắn yêu thích của tầng lớp cai trị ở Nepal trong những mùa đông mát mẻ. Cho đến những năm 1950, hành trình đi từ Kathmandu đến phía nam của Nepal rất gian nan vì khu vực này chỉ có thể đi bộ và phải mất vài tuần. Các khu trại đầy đủ tiện nghi đã được thiết lập cho các thợ săn thú lớn và đoàn tùy tùng của họ, nơi họ ở lại trong một vài tháng để săn bắn hàng trăm con hổ Bengal, tê giác, báo và gấu lợn. Vào năm 1950, rừng và đồng cỏ của Chitwan đã mở rộng tới hơn và là nhà của khoảng 800 cá thể tê giác quý hiếm. Khi những người nông dân nghèo từ giữa các đồi chuyển đến thung lũng Chitwan để tìm kiếm đất canh tác cho nông nghiệp, khu vực này sau đó đã được khai khẩn để định cư và nạn săn trộm động vật hoang dã dần trở nên không thể kiểm soát. Năm 1957, luật bảo tồn đầu tiên của Nepal áp dụng việc bảo vệ tê giác và môi trường sống của chúng. Năm 1959, Edward Pritchard Gee đã thực hiện một cuộc khảo sát về khu vực này, đề nghị tạo ra một khu vực bảo vệ ở phía bắc sông Rapti và một khu bảo tồn động vật hoang dã phía nam sông trong thời gian thử nghiệm 10 năm. Sau cuộc điều tra tiếp theo của ông về Chitwan năm 1963, lần này là có cả sự tham gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật và Thực vật Quốc tế và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, ông đã đề nghị mở rộng khu bảo tồn xuống phía nam. Đến cuối những năm 1960, 70% rừng rậm của Chitwan đã bị xóa sổ, bệnh sốt rét đã được ngăn chặn bằng DDT, hàng ngàn người đã định cư ở đó và chỉ còn 95 con tê giác. Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng tê giác và mức độ săn trộm gia tăng đã buộc chính phủ phải cho thành lập "Gaida Gasti" - một đội tuần tra trinh sát tê giác gồm 130 người trang bị vũ trang và một mạng lưới các đồn bảo vệ khắp Chitwan. Để ngăn chặn sự tuyệt chủng của tê giác, vườn quốc gia Chitwan đã được công bố vào tháng 12 năm 1970 với ranh giới được phân định vào năm sau đó và được thành lập chính thức vào năm 1973 ban đầu có diện tích . Khi vườn quốc gia được thành lập thì cộng đồng người Tharu buộc phải di dời khỏi vùng đất truyền thống của họ. Họ đã bị từ chối bất kỳ quyền sở hữu đất đai nào trong ranh giới vườn quốc gia khiến họ bị rơi vào tình trạng không có đất đai và nghèo đói. Binh lính Nepal đã phá hủy các ngôi làng nằm bên trong ranh giới, đốt cháy nhà cửa và cưỡng chế những người đang cố cày ruộng. Một số binh lính dùng vũ lực đe dọa người Tharu buộc họ phải rời đi. Vào năm 1977, vườn quốc gia mở rộng lên thành . Đến năm 1997, một vùng đệm rộng đã được thêm vào ở phía bắc và tây của hệ thống sông Narayani-Rapti, nằm giữa ranh giới phía đông nam của vườn quốc gia và biên giới quốc tế với Ấn Độ. Hiện nay, trụ sở chính của cơ quan quản lý vườn quốc gia nằm tại làng Kasara. Gần đó là các trung tâm nhân giống cá sấu Ấn Độ và rùa được thành lập. Vào năm 2008, một trung tâm nhân giống kền kền đã được khánh thành nhằm mục đích nuôi giữ 25 cặp thuộc hai loài kền kền đang bị đe dọa nghiêm trọng ở mức cực kỳ nguy cấp tại Nepal là kền kền lưng trắng phương Đông và kền kền mỏ nhỏ. Thảm thực vật. Vườn quốc gia có thảm thực vật đặc trưng của đồng bằng nội lục Terai là rừng lá rộng cận nhiệt đới Himalaya với sự xuất hiện chủ yếu của những cây sala chiếm 70% diện tích vườn quốc gia. Các khu vực rừng sala thuần khiết nhất nằm tại vùng đất thấp thoát nước tốt ở trung tâm vườn quốc gia. Dọc theo mặt phía nam của Churia, sala xen lẫn với thông Chir ("Pinus roxburghii"). Trên sườn phía bắc, sala xen lẫn với các loài cây bụi và có hoa như bàng hôi ("Terminalia bellirica"), Hồng mộc Bắc Ấn Độ ("Dalbergia sissoo"), "Anogeissus latifolia", táo voi ("Dillenia indica"), "Garuga"; một số loại cây dây leo thuộc chi trinh đằng ("Parthenocissus") như "Bauhinia vahlii", "Spatholobus". Cháy rừng tại đây xảy ra theo mùa, cộng thêm lũ lụt và xói mòn tạo ra bức tranh thiên nhiên thay đổi không ngừng của các khu rừng ven sông và đồng cỏ dọc theo bờ sông. Tại các bãi bồi và vùng đất thấp, keo cao ("Acacia catechu") với Hồng mộc Bắc Ấn Độ ("Dalbergia sissoo") chiếm ưu thế, tiếp theo là các loài cây bông gạo và ruối ("Trewia nudiflora"). Cây bụi tán thấp bao gồm hoa môi ("Callicarpa macrophylla"), "Clerodendrum infortunatum", me rừng ("Phyllanthus emblica") cung cấp nơi trú ẩn cho nhiều loài khác. Sa van Terai-Duar và đồng cỏ chiếm khoảng 20% ​​diện tích của vườn quốc gia. Hơn 50 loài được tìm thấy ở đây, bao gồm một số loại cỏ cao nhất thế giới như cỏ voi ("Saccharum ravennae"), Sậy núi ("Arundo donax"), cỏ lau ("Phragmites") và một số loài thuộc Họ Hòa thảo. Cỏ lách ("Saccarum spontaneum") là một trong những loại cỏ đầu tiên xâm chiếm các bãi cát mới và bị cuốn trôi bởi lũ lụt và gió mùa hàng năm. Hệ động vật. Một loạt các kiểu thảm thực vật trong vườn quốc gia Chitwan là nhà của hơn 700 loài động vật hoang dã, một số loài bướm và côn trùng chưa được thống kê đầy đủ.Các loài bò sát ngoài rắn hổ mang chúa và trăn Ấn Độ thì còn có 17 loài rắn khác, rùa núi vàng, kỳ đà. Hệ thống sông Narayani-Rapti, các phụ lưu của chúng cùng vô số các hồ nước là môi trường sống của 113 loài cá và cá sấu đầm lầy được ghi nhận. Đầu những năm 1950, có khoảng 235 cá thể cá sấu Ấn Độ có mặt ở sông Narayani. Tuy nhiên, số lượng của chúng suy giảm đáng kể và chỉ còn 38 con ghi nhận vào năm 2003. Mỗi năm, trứng của cá sấu Ấn Độ được thu thập dọc bờ sông để ấp trong trung tâm của "dự án bảo tồn cá sấu Ấn Độ", nơi chúng được nuôi ít nhất từ 6-9 năm. Hàng năm, những cá thể cá sấu Ấn Độ sẽ được đem trở lại sông Narayani-Rapti, nhưng đáng buồn là chỉ có số ít trong đó là tồn tại được.
1
null
Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Hoa Kỳ. Học thuyết này cũng chú giải là Hoa Kỳ không những sẽ không can thiệp vào những thuộc địa hiện thời của các nước Âu châu mà cũng sẽ không xía vào nội bộ các nước Âu châu. Học thuyết này được đưa ra vào lúc hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại châu Mỹ Latin đã giành được độc lập ngoại trừ Cuba và Puerto Rico. Hoa Kỳ, với sự đồng ý của Vương quốc Anh, muốn bảo đảm là sẽ không có cường quốc Âu châu nào can thiệp vào các vấn đề Mỹ châu. Dự định và tác động của học thuyết này kéo dài hơn 100 năm với vài sự thay đổi nhỏ. Mục đích nguyên thủy của nó là để cho các quốc gia châu Mỹ Latin mới giành được độc lập không bị can thiệp bởi các nước Âu châu, tránh tình trạng Mỹ châu trở thành chiến trường của các cường quốc Âu châu. 1848 dưới thời tổng thống James K. Polk và 1870 dưới thời tổng thống Ulysses S. Grant học thuyết này mở rộng thêm việc cấm chuyển nhượng thuộc địa cho một cường quốc khác. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1853 từ "Học thuyết Monroe" mới được ghi vào từ điển Mỹ. Bối cảnh. Thời kỳ tổng thống Monroe từ năm 1817 cho tới 1825 là lúc nước Mỹ trong nội bộ đã ổn định và nền kinh tế phát triển mạnh. Chỉ vài năm trước đó khi nước Hoa Kỳ thêm được vùng thuộc địa Louisiana của Pháp vào năm (1803) và vùng Florida của Tây Ban Nha năm (1819) lãnh thổ mở rộng hầu như gần gấp đôi, trong trường hợp đầu tiên chính Monroe là người điều đình tại Paris. Về mặt khác chính Hoa Kỳ cũng đã gây chiến với Vương quốc Anh (1812 – 1814), trong đó thủ đô Washington, D. C. bị đốt cháy và dự định chiếm đóng Canada của Hoa Kỳ đã thất bại. Đặc biệt Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ bị áp lực lớn: Các nền quân chủ chuyên chế Âu châu sau những cuộc xáo động trong những thập niên vừa qua (kể từ cách mạng Pháp năm 1789) đã giành lại quyền lực. Với sự khôi phục nền quân chủ Bourbon ở Pháp và những hành động của Liên minh Thần thánh (Holy Alliance: bao gồm Nga, Áo, Phổ) chống lại những tư tưởng và cơ sở Cộng hòa và cấp tiến khiến cho phong trào Cộng hòa trên thế giới bị đẩy lùi trở lại. Trong khi đó tại Tây Ban Nha, vua Ferdinand VII. vào năm 1820 bị áp lực của phe nổi dậy đã phải tuyên bố một thể chế quân chủ lập hiến theo hiến pháp mà đã có từ năm 1812 (Spanish Constitution of 1812). Tuy nhiên chính thể cộng hòa này chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Liên minh Thần thánh lo sợ các cuộc cách mạng tương tự sẽ xảy ra tại nước mình, làm áp lực với chính thể quân chủ Pháp, gởi quân đội sang Tây Ban Nha. Không được sự ủng hộ của toàn dân vì các linh mục Thiên chúa giáo đứng về phía Bảo hoàng, phe Cách mạng mất thành trì cuối cùng ở Cádiz vào năm 1823. Vương quốc Anh, phản đối sự xâm lăng của Pháp sang Tây Ban Nha, lo sợ sự thành công của Liên minh Thần thánh sẽ đưa đến những phiêu lưu quân sự của họ tại những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ. Mặc dù Anh không chính thức công nhận sự độc lập của các nước Nam Mỹ, họ có những quyền lợi về kinh tế và những quan hệ thương mãi phát đạt, mà sự can thiệp của Tây Ban Nha và Liên minh Thần thánh có thể làm hư hại. Một tranh chấp thứ hai trên lục địa Âu châu là cuộc cách mạng của Hy Lạp chống lại sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Sau khi quân đội Thổ từ năm 1821 tới 1822 đã giành lại được phần lớn lãnh thổ, người Hy Lạp vào mùa thu 1822 lại thành công trong việc đánh đuổi lính Thổ. Ngay từ năm 1821 họ đã kêu gọi các cường quốc Âu châu và Hoa Kỳ chính thức công nhận chính phủ họ. Mặc dù lời kêu gọi không được đáp ứng, cuộc chiến đấu dành độc lập của người Hy Lạp được phe Cộng hòa và Dân chủ ủng hộ. Ngay ở Mỹ, chính phủ cũng bị làm áp lực, phải giúp đỡ chính phủ Hy Lạp mới hay tối thiểu phải công nhận họ. Trong tình trạng đó Vương quốc Anh, qua các cuộc nói chuyện giữa Ngoại trưởng Anh George Canning và đại sứ Mỹ tại London, ông Richard Rush, vào tháng 8 và tháng 9 năm 1823 đề nghị với Hoa Kỳ, cùng nhau lập một liên minh công nhận sự độc lập của các nước Nam Mỹ và để đối phó trong trường hợp các cường quốc Âu châu muốn can thiệp vào. Đây là phản ứng của Canning với tin đồn về dự định của các nước Âu châu lập một hội nghị đối phó với các thuộc địa cũ ở Nam Mỹ của Tây Ban Nha và về các tin, theo đó các đoàn tàu Pháp đang chờ đợi, chở quân lính Tây Ban Nha sang chiếm lại các thuộc địa. Hiệu quả. Đáp ứng quốc tế. Bởi vì Hoa Kỳ thiếu lực lượng quân đội và hải quân đáng gờm vào lúc đó, học thuyết đã bị quốc tế coi thường. Học thuyết này, tuy nhiên, được vương quốc Anh chấp thuận ngầm, và hải quân hoàng gia Anh đã làm cho nó có hiệu lực, như là một phần của Pax Britannica, mà bắt tôn trọng sự trung lập ở biển cả. Học thuyết này đi cùng với sự phát triển của chính sách Anh tự do kinh tế đối ngược với chủ nghĩa trọng thương. Cách mạng kỹ nghệ ở Anh tìm kiếm các nơi để có thể bán được hàng sản xuất, và nếu các quốc gia châu Mỹ Latin mới giành được độc lập lại trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha một lần nữa, các cửa mở cho nước Anh vào các thị trường những nước này sẽ lại bị chính sách chủ nghĩa trọng thương của Tây Ban Nha đóng lại.
1
null
Victor Adolf Theophil von Podbielski (26 tháng 2 năm 1844 tại Frankfurt (Oder) – 21 tháng 1 năm 1916 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Trung tướng. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871. Về sau này, ông giữ chức Quốc vụ khanh và Bộ trưởng Nông nghiệp, đồng thời là Thứ trưởng Bộ Bưu điện Đế quốc Đức. Gia đình. Victor sinh ra trong gia đình quý tộc Phổ gốc Ba Lan Podbielski và là con trai của Thượng tướng Kỵ binh về sau này Theophil von Podbielski (1814 – 1879), một cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, và người vợ của ông này là bà Agnes, tên von Jagow (1823 – 1887). Vào ngày 5 tháng 5 năm 1891, tại điền trang Buschow ở hạt Westhavelland, Podbielski đã kết hôn với bà Margarete von Twardowski (18 tháng 8 năm 1869 tại Hannover – 7 tháng 6 năm 1951 tại Villingen); bà này nhỏ hơn ông 25 tuổi và là con gái của Fritz von Twardowski (1839 – 1870), trung úy và tư lệnh cấp đại đội trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 của Phổ đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, với người vợ của ông này là Hedwig, tên khai sinh von Blücher (1849 – 1921). Ông là điền chủ của các điền trang Dallmin, Bootz, Streesow và Wittmor, tất cả đều ở hạt Westprignitz. Tiểu sử. Thuở trẻ, Podbielski đã học tại Trường Trung học Friedrich Wilhelm tại Berlin, sau đó ông gia nhập đội thiếu sinh quân. Vào năm 1862, ông nhập ngũ trong Trung đoàn Thương kỵ binh "Bá tước Haeseler" (số 2 Brandenburg) số 11. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông giữ chức vụ sĩ quan phụ tá của Trung đoàn Bộ binh số 6. Tiếp theo đó, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông là sĩ quan tham mưu trong Quân đoàn X. Kể từ năm 1885 cho đến năm 1890, ông là Tư lệnh của Trung đoàn Khinh kỵ binh "von Zieten" (Brandenburg) số 3 tại Rathenow và sau đó ông được phong cấp Thiếu tướng của Lữ đoàn Kỵ binh số 34, đóng quân tại pháo đài Metz. Vào năm 1891, ông giải ngũ vào năm 1896, ông được lên quân hàm Trung tướng, sau khi được bầu làm đại biểu của hạt Westhavelland quê ông trong Quốc hội ("Reichstag"). Với vai trò là thành viên Đảng Bảo thủ Đức, ông giữ ghế đại biểu của mình trong quốc hội cho đến năm 1897. Năm đó, sau khi Thứ trưởng Heinrich von Stephan qua đời, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu điện Đế quốc Đức vào ngày 1 tháng 7 năm 1893, vào năm 1898, ông được lãnh cấp "Wirklichen Geheimen Rat". Ông đã tiến hành một số cải cách để phát triển hệ thống bưu điện của Đức trong nhiệm kỳ của mình. Theo một sắc lệnh vào tháng 2 năm 1898, vị tân Bộ trưởng đã cho phép phụ nữ được làm việc trong mọi phạm vi của cơ quan bưu chính. Ngoài ra, là người có quan điểm chống Ba Lan, ông từng từ chối phân phát các bức thư mang địa chỉ Ba Lan. Vào tháng 5 năm 1901, ông được cử làm Bộ trưởng Nông nghiệp của Phổ vào tháng 5 năm 1901. Bất chấp tài năng tổ chức của ông, điều này được coi là một sự giải thoát đối với Bộ Bưu điện, với việc một nhà chuyên môn thế chức ông tại bộ này. Podbielski nổi tiếng là nhà quân phiệt "Junker", với quan điểm cực kỳ phản động (ông muốn nhìn nhấy Phổ tách ra khỏi Đế quốc Đức). Ông là một sủng thần của Hoàng đế Wilhelm II và là một trong số ít những bộ trưởng mà Đức hoàng vẫn thường gặp gỡ trong các cuộc tụ tập xã hội kể từ khi Bernhard von Bülow trở thành Thủ tướng vào năm 1900. Wilhelm II cũng hay mời ông đến uống bia vào buổi tối và chơi bài tay ba. Mối quan hệ giữa Podbielski và Wilhelm II đã làm dấy lên một cuộc khủng hoảng vào mùa hè năm 1906: tháng 7 năm đó, Thiếu tá Fischer, một viên chức trong một nhánh của Cục Quân nhân Đế quốc Đức, bị bắt giữ và cáo buộc nhận hối lộ từ tập đoàn Tippelskirch, một tập đoàn cung cấp phần lớn tiếp tế cho các lực lượng thuộc địa Đức ở Tây Nam Phi. Bộ trưởng Nông nghiệp Podbielski, người có quan hệ chặt chẽ với hãng Tippelskirch, đã bị báo chí công kích do có dính líu gián tiếp vào một vụ bê bối tham nhũng, và một số báo chí đề nghị ông từ chức. Nhằm hạn chế sự tổn hại đến uy tín của chính phủ, Thủ tướng Bülow ép buộc ông phải từ chức. Mặc dù vậy, Podbielski từ chối ra đi và về việc này, Wilhelm ủng hộ ông, với quan điểm rằng ông không làm điều gì sai trái (thực ra, Đức hoàng đã nhận định đúng đắn: một ủy ban về sau này đã thanh minh cho vị Bộ trưởng). Bülow đã thuyết phục Wilhelm II đề nghị Podbielski nhưng không thành công và cuộc khủng hoảng đã tình trạng gây nên căng thẳng, một mặt là giữa quân vương và một mặt là giữa thủ tướng với các bộ trưởng của mình. Cũng như trong "vụ Köller" vào thập niên 1890, Wilhelm cảm thấy sự kiên quyết của Bülow là một thử thách nghiêm trọng đến đặc quyền bổ nhiệm và sa thải bộ trưởng theo ý muốn của Hoàng đế, mà hiến pháp đã quy định. Mặc dù vậy, trước áp lực của Thủ tướng (trong đó có cả mối đe dọa từ chức từ tất cả mọi Bộ trưởng khác của Phổ), Đức hoàng cuối cùng cũng buộc phải thoái lui. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1906, Wilhelm ban chiếu chỉ theo đó Podbielski bị huyền chức. Tuy nhiên, sau khi Podbielski bị sa thải, những mâu thuẫn khác lại nảy sinh giữa Hoàng đế và Thủ tướng Đức. Podbielski là người ham thích đi săn. Cũng giống như một số bộ trưởng khác của Wilhelm II, ông đã thể hiện xuất sắc tài năng của mình về thể dục, thể thao khi ông còn trẻ. Sau khi rời ghế Bộ trưởng của mình, ông trở thành một nhà bảo trợ lớn của thể thao. Vào năm 1909, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đức về việc tổ chức Thế vận hội Olympics, và đã dẫn đầu đội tuyển Đức tham gia Thế vận hội Mùa hè năm 1912 tại Stockholm, Thụy Điển. Ngoài ra, ông cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập sân vận động đầu tiên tại Berlin-Grunewald vào năm 1913. Theo ước tính, việc xây dựng sân vận động này có kinh phí là 2,25 triệu Reichsmark. Có lẽ tất cả những điều này đã kích động Wilhelm II buộc các tùy tùng cao niên của mình phải tập thể dục trên du thuyền của Hoàng đế, và trong một cuộc hội thảo của các nhà giáo, Đức hoàng yêu cầu tất cả mọi giáo viên phải "thành thạo các bài tập thể dục và tập thể dục vào mỗi buổi sáng". Thế vận hội Mùa hè dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 1916 tại sân vận động đã nêu, nhưng không thể thực hiện được do Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào tháng 2 năm 1914, nhân dịp sinh nhật thứ 70 của ông, một cây số lớn tại rìa phía đông của sân vận động đã được đặt tên là "Podbielskieiche" để vinh danh ông, trước sự hiện diện của ông. Ông từ trần tại Berlin vào ngày 21 tháng 1 năm 1916. Tên ông được đặt cho một con đường ("Podbielskistraße") tại Hannover.
1
null
Đây là danh sách các giáo phận Giáo hội Công giáo Rôma tại châu Đại Dương. Vì châu Đại Dương là một châu lục khá tách biệt so với phần còn lại so với thế giới, nên tín đồ Công giáo chủ yếu tập trung ở Australia và New Zealand. Một lượng nhỏ tín đồ rải khắp các khu vực còn lại của châu Đại Dương tới tận quần đảo Midway.
1
null
Minsk (hay M1NSK) là một hãng sản xuất xe gắn máy ở Minsk, thủ đô Belarus, có lịch sử từ những năm 1950 Lịch sử. Sự ra đời và nguồn gốc tên gọi. Năm 1945, sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, quân Đức chiếm đóng Belarus và sửa chữa lại nhà máy chuyên sản xuất xe máy và xe đạp ở Minsk, có tên là Minsk Moto-Velo Zavod. Chiếm 70% lượng xe đạp Minsk được xuất khẩu sang Nga, và có tới 90% xe máy Minsk đưa sang các quốc gia khác như Iran, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, México, Anh, Pháp, Mỹ và Đức. Minsk là tên thành phố thủ đô của Belarus. Tại đây, tháng 11/1945, nhà máy Minsk Moto thành lập và lúc đầu chủ yếu sản xuất xe đạp. Năm 1951, nhà máy bắt đầu sản xuất xe máy 2 thì dung tích 125 phân khối dựa trên thiết kế DKW RT 125 thời kỳ trước Thế chiến II. Xe Minsk ở Việt Nam. Minsk, tại Việt Nam thường được đọc là "Min khờ", hay theo cách gọi dân dã (có phần thô tục) là "xe chở lợn". Xe Minsk có mặt ở Việt Nam cuối những năm 1960.
1
null
Trương Dũng (chữ Hán: 張勇; 1616 – 1684), tự Phi Hùng, người Hàm Ninh, Thiểm Tây tướng lãnh nhà Thanh, có công dẹp loạn Tam Phiên, được sử sách xếp đứng đầu trong Hà Tây tứ tướng, còn lại là Triệu Lương Đống, Vương Tiến Bảo, Tôn Tư Khắc. Đầu hàng nhà Thanh. Ông giỏi cưỡi ngựa bắn tên, đời Minh làm Phó tướng. Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), Anh Thân vương A Tế Cách đưa quân đến Cửu Giang, Dũng xin hàng, có hịch cho chiêu phủ, thu lấy từ tổng binh trở xuống hơn 700 người. Thụ chức Du kích, dưới quyền Thiểm Tây Tổng đốc Mạnh Kiều Phương. Khi ấy tướng của Lý Tự Thành là bọn Hạ Trân, Hạ Hoằng Khí, Lý Minh Nghĩa chia nhau chiếm cứ các nơi Hán Trung, Hưng An, Cố Nguyên, dòm ngó Tây An. Dũng cùng bọn Phó tướng Nhiệm Trân, Mã Ninh chống lại, nhiều lần đẩy lui nghĩa quân. Năm thứ 4 (1647), phản tướng ở Ninh Hạ là Mã Đức cấu kết với Hoằng Khí chiếm lấy An Định, Dũng theo Tổng binh Lưu Phương Danh đưa quân cứu viện, trong trận Mã Ninh bắt sống Đức, ông đánh hạ Cố Nguyên, bắt được Hoằng Khí, Minh Nghĩa, giết cả đi. Năm thứ 4 (1647), Mễ Lạt Ấn, Đinh Quốc Đống làm loạn ở Lan Châu, chiếm Lâm Thao. Dũng cùng Phó tướng Trần Vạn Lược suất quân giáp kích, phá được địch, giành lại Lâm Thao. Đuổi địch đến Dân Châu, đánh bại nghĩa quân ở Cung Bảo, lại đánh bại nghĩa quân ở Mã Hàn Sơn. Địch chia nhau trốn vào 2 động núi, diệt sạch; lại đánh bại nghĩa quân ở Mã Gia Bình, bắt được Duyên Trường vương Chu Thức Quynh nhà Minh. Kiều Phương nhổ được Lan Châu, Lạt Ấn, Quốc Đống chạy đi Cam Châu. Bọn Dũng đưa quân cùng Kiều Phương hội họp,rồi vượt Hoàng Hà tây tiến. Tháng 8, đến Cam Châu, nghĩa quân ra đánh, liên tiếp bị quân Thanh đánh bại. Tháng giêng năm thứ 6 (1649), Tổng binh Nam Nhất Khôi phá cửa, Dũng xông vào thành, chiến đấu trong các ngõ hẻm; nghĩa quân nhân đêm tối bỏ chạy, quân Thanh đuổi theo đến Bắc Sơn, giết địch rất nhiều. Chém Lạt Ấn ở Thủy Tuyền, Quốc Đống chạy đi Túc Châu, quân Thanh đuổi theo. Tháng 5, đến Túc Châu, mai phục ngoài hào, dò xét nghĩa quân ra ngoài chăn nuôi, bắt chém, nhưng không vào được thành. Tháng 12, Dũng cùng Mã Ninh đốc binh dựng thang mây lên thành, giành lại Túc Châu, giết Quốc Đống; được thăng vượt cấp làm Cam Túc Tổng binh. Năm thứ 10 (1653), xét công, được thụ thế chức Tam đẳng A Đạt Cáp Cáp Phiên (đến thời Càn Long đặt thêm tên Hán là Khinh xa Đô úy). Bình định Hồ Quảng. Đại học sĩ Hồng Thừa Trù duyệt quân Hồ Quảng, Dũng xin đi theo, có chiếu khen ông trung cần, triệu đến kinh sư. Thừa Trù cũng tiến cử Dũng trí dũng kiêm bị, bộ hạ đều là binh tinh mã tráng, xin cho ông thụ chức Kinh lược Hữu tiêu Tổng binh, Đế đồng ý. Dũng vào triều, được ban quan phục, giáp trụ, cung tên, gia chức Hữu Đô đốc. Dũng dời gia đình đến kinh sư, xin nhà cửa; con là Trương Vân Chứ được ấm thụ Thiểm Tây vệ Chỉ huy, xin đổi thuộc Kinh vệ, nhận được chỉ chấp thuận. Dũng sắp lên đường, triều đình mệnh cho bọn Nội đại thần Sách Ni truyền dụ úy lạo. Dũng tham gia quân đội, giúp Thừa Trù nhiều lần phá địch. Năm thứ 15 (1658), đánh dẹp Quý Châu, tướng Minh là La Đại Thuận đốt Tân Thiêm Vệ, Dũng soái quân đuổi đánh, Đại Thuận chạy đi Thập Vạn Khê, Dũng cùng bọn Nhất Khôi phá lũy địch. Lại theo Tín Quận vương Đa Ni xuống Vân Nam, đến Bàn Giang. Quân Minh đốt cầu dây sắt, Dũng nhân đêm đốc binh làm cầu, trời sáng, toàn quân vượt được sông, phá tướng Minh Bạch Văn Tuyển ở Thất Tinh Quan. Năm thứ 16 (1659), được gia chức Tả Đô đốc. Năm thứ 17 (1660), được mệnh dời đi trấn thủ các nơi Lâm Nguyên, Quảng Tây. Năm thứ 18 (1661), thăng làm Vân Nam Đề đốc. Trấn thủ Cam Túc. Năm Khang Hi thứ 2 (1663), triều đình cho rằng Dũng trấn Cam Túc lâu ngày, uy danh đã sẵn, phiên thuộc sợ phục, mệnh về trấn Cam Túc. Năm thứ 3 (1664), được gia Thái tử Thái bảo. Tây Lạt Tháp Lạp nhiều cỏ nước, gọi là Đại Thảo Than, Ách Lỗ Đặc Mông Cổ xin đến chăn nuôi sinh hoạt ở đấy, Dũng cho rằng đây là vị trí trọng yếu, không chịu, tự đi khuyên bảo bọn họ, việc này được bỏ qua. Nhân đó xin đắp thành ở đất ấy, gọi là Vĩnh Cố . Bên cạnh đặt 8 trại, nối nhau tạo nên thanh thế. Năm thứ 4 (1665), người Mông Cổ dời đất chăn nuôi đến gần biên giới, ông xin tăng quân Tây Ninh phủ lên 4520 người. Các đại thần bàn rằng nên để Tổng đốc xét lại, nhưng Đế đặc mệnh cho phép. Bình định Tam Phiên. Năm thứ 12 (1673), Ngô Tam Quế phản, Tứ Xuyên Tổng binh Ngô Chi Mậu hưởng ứng. Năm thứ 13 (1674), Tam Quế sai sứ chiêu hàng Dũng, ông bắt sứ giả để tra hỏi. Thiểm Tây Đề đốc Vương Phụ Thần cũng tham gia nổi loạn, Dũng đốc binh phòng ngự. Năm thứ 14 (1675), Tuần phủ Hoa Thiện dâng sớ nói Hà Tây nguy mà chưa mất là nhờ Dũng, xin cho ông được tùy tiện làm việc, triều đình mệnh cho Dũng thụ chức Tĩnh Nghịch Tướng quân, vẫn lĩnh Đề đốc, từ Tổng binh trở xuống chịu sự chỉ huy của ông. Phụ Thần chiêu hàng Dũng, ông chém sứ giả, triều đình khen ngợi, phong Tĩnh Nghịch hầu. Dũng sai Tây Ninh Tổng binh Vương Tiến Bảo soái quân đánh Lan Châu. Tướng của Phụ Thần là Phan Vũ đánh Thao Châu, Tằng Văn Diệu đánh Hà Châu, quân phiên thừa thế cướp bóc khắp nơi. Dũng soái quân đánh Hà Châu, Văn Diệu thua chạy. Riêng sai thổ quan Dương Triều Lương đánh Thao Châu, tự đốc binh đi sau, Vũ cũng thua chạy. Triều đình khen ông mưu lược, lấy con thứ Trương Vân Dực làm Thái phó Tự khanh. Dũng tiến đánh Củng Xương, tướng của Phụ Thần là bọn Nhiệm Quốc Trì ngầm đưa quân vào thành, cùng quân giữ thành ra đánh. Ông cùng bọn Phó tướng Lưu Tuyên Thánh hăng hái chiến đấu, cắt đứt đường lui của địch, giết chết quá nửa, bắt được 473 người. Khi ấy Phụ Thần ở Bình Lương, Bối lặc Đổng Ngạch đốc binh vây đánh, mãi chưa hạ được. Triều đình mệnh Dũng đưa quân đi giúp. Ông dâng sớ nói Củng Xương là nơi trọng yếu, khó lòng chia quân. Các đại thần bàn bạc, rồi lệnh cho Dũng cố thủ Củng Xương. Ngô Tam Quế sai bộ tướng Ngô Chi Mậu từ phía Bắc Tứ Xuyên xâm phạm, nhằm cứu ứng cho Phụ Thần, đóng đồn ở Tây Hòa. Dũng và Chấn Vũ Tướng quân Phật Ni Liệt cùng bọn Vương Tiến Bảo chống lại, 3 trận đều thắng. Ninh Hạ có binh biến, Đề đốc Trần Phúc bị hại. Dũng về giữ Củng Xương, dâng sớ tiến cử Thiên Tân Tổng binh Triệu Lương Đống là người tài dũng, triều đình lập tức mệnh cho ông ta thụ chức Ninh Hạ Đề đốc. Năm thứ 15 (1676), xét công giành lại 2 châu Thao, Hà, được gia Thiếu bảo kiêm Thái tử Thái bảo. Ngô Chi Mậu đóng đồn ở Nhạc Môn, sai quân chiếm được Thông Vị. Dũng đốc binh theo lối Phục Khương đi cứu, đến Thập Bát Bàn Pha, gặp quân của Chi Mậu, dang 2 cánh ra xông lên, quân phiên tan chạy, thừa thắng giành lại Thông Vị. Quân Thanh tiến đánh Nhạc Môn, Chi Mậu dựa vào địa thế hiểm trở, bày ra 11 trại, ông vượt sang đất ấy, lệnh dàn doanh trướng ngang đỉnh núi. Doanh trướng vừa lập, quân phiên ùa ra, Dũng lệnh cho binh sĩ buộc cỏ thành bó làm khiên, cùng Đô thống Hách Diệp chia ra hai phía Nam – Bắc đỉnh núi tiến đánh, địch cũng nam bắc ứng chiến. Pháo nổ, quân phiên thua chạy về trại, quân Thanh đội cỏ lấn dần lên, giết hơn ngàn tên địch. Chi Mậu thu tàn quân quay lại đánh, ông xua quân xông lên, Chi Mậu đại bại. Dũng cùng Phật Ni Liệt, bọn Tiến Bảo dẹp sạch trại địch. Chi Mậu trong đêm bỏ chạy, đuổi theo đánh bại hắn ở Mẫu Đơn Viên, lại đánh bại hắn ở Bắc Sơn thuộc Tây Hòa, Chi Mậu chỉ đưa vài kỵ binh trốn thoát. Đại học sĩ Đồ Hải đến duyệt binh, Phụ Thần hàng, ông điều quân thu các huyện Bình Lương, Khánh Dương, Củng Xương. Có chiếu khen công lao của Dũng công, tiến tước Nhất đẳng Hầu, gia Thiếu phó kiêm Thái tử Thái sư. Những năm cuối đời. Năm thứ 17 (1678), Chuẩn Cát Nhĩ đài cát Cát Nhĩ Đan đưa quân vào Hà Sáo, Ách Lỗ Đặc bộ bị họ đánh bại, vờ đi Thanh Hải, lẻn vào nội địa, Dũng đuổi họ ra khỏi biên giới. Năm thứ 21 (1682), vào triều. Năm thứ 22 (1683), lấy cớ già bệnh xin hưu, có chỉ dụ giữ lại. Năm thứ 23 (1684), nghe tin người Mông Cổ ở Thanh Hải chăn nuôi gần biên thành, soái quân đi Đan Sơn phòng ngự, đến Cam Châu, bệnh nặng. Triều đình nghe tin, sai thầy thuốc cùng con trai Vân Dực đuổi theo đến dịch trạm chăm sóc. Ít lâu thì mất, được tặng Thiếu sư vẫn kiêm Thái tử Thái sư, ban lễ Tế táng, thụy là Tương Tráng. Thời Ung Chính, Dũng được thờ trong Hiền Lương từ. Thời Càn Long, con cháu được thế tập võng thế (tức là đời đời không bị giáng phong) tước Nhất đẳng Hầu. Dũng từng trải trăm trận, hạ được 5 phủ, 50 châu huyện; chân phải trúng tên, phạm vào xương, chữa không khỏi, thường phải ngồi kiệu đốc chiến. Gặp địch luôn thản nhiên, rồi dùng kế tập kích, quen lấy ít thắng nhiều. Thời bình ông cư xử khiêm nhường, lấy lễ đãi hiền sĩ. Có mắt nhìn ra nhân tài, nhiều người được ông cất nhắc, từ lính quèn làm đến đại tướng không ít, như bọn Triệu Lương Đống, Vương Tiến Bảo vậy!
1
null
Công ty Đặc hứa Bắc Borneo (tiếng Anh: "North Borneo Chartered Company") hay Công ty Bắc Borneo thuộc Anh (tiếng Anh: "British North Borneo Company", tiếng Mã Lai: "Syarikat Borneo Utara British") là một công ty đặc hứa ("chartered company") được giao quản lý lãnh thổ bảo hộ Bắc Borneo của Đế quốc Anh (nay là bang Sabah của Malaysia) vào tháng 8 năm 1881. Từ đó cho đến năm 1946, các công việc đối nội tại Bắc Borneo là do công ty này quản lý. Đây là lãnh thổ cuối cùng trên thế giới chịu sự quản lý của một công ty đặc hứa. Khẩu hiệu chính của công ty là "Pergo et Perago" (tiếng Latinh), nghĩa là "Tôi đảm trách và tôi đạt được". Lịch sử. Thành lập. Tháng 9 năm 1865, tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Brunei là Claude Lee Moses bán lại phần nhượng địa tương đương một nửa Bắc Borneo (thuê 10 năm từ 1865 đến 1875) cho hai thương gia đồng hương là Joseph W. Torrey và Thomas B. Harris cùng các bạn làm ăn của họ. Năm 1875, Torrey quay lại để gia hạn thời gian thuê đất, tuy nhiên vị lãnh sự đế quốc Áo-Hung ở Hồng Kông là Baron Gustav von Overbeck đã giành mất cơ hội của ông. Lúc đầu, Overbeck muốn môi giới nhượng địa này cho chính phủ Áo nhưng chỉ nhận được sự hờ hững từ phía họ. Về sau ông xoay sang hợp tác với thương gia lãnh đạo công ty thương mại của Anh ở Thượng Hải và Luân Đôn là Alfred Dent và Edward Dent. Họ tiến hành gặp gỡ các nhà cầm quyền địa phương ở Bắc Borneo để lấy giấy phép khai thác vùng này. Thống đốc Anh ở Labuan (một hòn đảo ngoài khơi thuộc địa Brunei) cũng tham gia cuộc đàm phán. Ngày 29 tháng 12 năm 1877, vua Brunei là Abdul Mumin đồng ý bán đất để đổi lấy 15.000 đô la Straits. Tuy nhiên, vì trước đó vua Brunei đã nhượng một số lãnh thổ cho vua Sulu nên cần thiết phải tiến hành thêm một số cuộc đàm phán nữa. Nhờ có sự tham gia của William Clarke Cowie - nhà thám hiểm người Scotland và là bạn của vua Sulu - mà nhà vua Sulu là Jamal-ul Azam đã đồng ý nhượng đất đổi lấy 5.000 đô la Straits vào ngày 22 tháng 1 năm 1878. Như vậy, Overbeck và anh em nhà Dent đã lấy được lãnh thổ Bắc Borneo có diện tích lên đến 72.000 km². Tháng 9 năm 1880, Overbeck bán cổ phần của mình cho Dent. Nhằm củng cố quyền chiếm hữu, Dent vạch ra kế hoạch thành lập một công ty được Hoàng gia Anh cấp đặc quyền qua Văn bản đặc hứa Hoàng gia ("Royal Charter"). Tuy nhiên, do việc cấp phép bị trì hoãn rất lâu nên một công ty trách nhiệm hữu hạn gọi là Hiệp hội Lâm thời Bắc Borneo thuộc Anh ("British North Borneo Provisional Association Limited") đã thành lập trước vào năm 1881. Công ty này có số vốn 300.000 bảng Anh, đứng đầu là các giám đốc gồm Sir Rutherford Alcock, Alfred Dent, R. B. Martin, Đô đốc Mayne và W. H. Read. Sau khi nhận được Văn bản đặc hứa Hoàng gia, Công ty Bắc Borneo thuộc Anh chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1881, đồng thời Hiệp hội Lâm thời Bắc Borneo thuộc Anh cũng giải thể. Công ty Đặc hứa Bắc Borneo đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 1882 với vốn điều lệ là 2 triệu bảng Anh. Năm 1882, Công ty Đặc hứa Bắc Borneo thiết lập một khu định cư trên đảo Gaya. Tuy nhiên, khu định cư này bị Mat Salleh - một thủ lĩnh bộ tộc bản xứ - cướp bóc và thiêu rụi vào năm 1897. Công ty này bị người dân địa phương chỉ trích vì hoạt động thu thuế của họ. Giải thể. Không nơi nào trong Khối thịnh vượng Anh lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề như Bắc Borneo. Đến cuối cuộc chiến, người ta đã tiên liệu rằng Công ty sẽ không tài nào chi trả nổi cho việc tái thiết. Vì vậy, công ty từ bỏ Văn bản Đặc hứa Hoàng gia và tuyên bố trao Bắc Borneo cho Văn phòng Thuộc địa Anh. Lịch sử Công ty Đặc hứa Bắc Borneo chấm dứt qua một thoả thuận ký ngày 26 tháng 6 năm 1946, và kể từ ngày 15 tháng 7 năm 1946 đến ngày Liên bang Malaysia thành lập năm 1963, Bắc Borneo là một thuộc địa của Hoàng gia Anh. Thoả thuận với chính phủ Anh cũng bao hàm một khoản tiền bồi thường cấp ngay có trị giá 860.000 bảng, cho phép công ty thanh toán tất cả các nghĩa vụ nợ. Trước đó, công ty này từng từ chối lời đề nghị của chính phủ Anh về việc mua lại tài sản của Công ty với mức giá 2,2 triệu bảng (tương ứng với 13 shilling 4 xu/cổ phiếu). Để giải quyết vấn đề, phía Công ty và phía Văn phòng Thuộc địa đồng tình chọn Lord Uthwatt làm trọng tài độc lập. Tháng 3 năm 1949, Uthwatt công bố quyết định của ông: trả cho Công ty 1,4 triệu bảng tiền bồi thường chuyển giao tài sản cho Hoàng gia nhưng không bao gồm các khoản tiền bồi thường tổn thất chiến tranh mà công ty này đòi hỏi. Tin tức trên khiến các cổ đông thất vọng tràn trề; chỉ sau một đêm, giá cổ phiếu của Công ty sụt từ 17 shilling/cổ phiếu còn 9 shilling 6 xu/cổ phiếu. Ngày 22 tháng 10 năm 1962 đánh dấu sự thanh lý hoàn toàn Công ty Đặc hứa Bắc Borneo. Từ Luân Đôn, những người chịu trách nhiệm thanh lý thảo "lá thư chính thức cuối cùng", đề địa chỉ là chủ tịch Ủy ban Phúc lợi Xã hội Bắc Borneo ("North Borneo Social Welfare Committee") và đính kèm 320 đô la Straits tiền lời từ một khoản đầu tư trước đây của Công ty. Trong thư có đoạn: "Tôi hi vọng rằng ông sẽ chấp nhận món quà nhỏ này kèm với lời chúc tốt lành nhất cho tương lai của Bắc Borneo (...)". Khu vực quản lý. William Hood Treacher - vị thống đốc đầu tiên của Bắc Borneo - từng có công lớn trong công cuộc mở rộng khu vực quản lý của Công ty Đặc hứa Bắc Borneo. Trong các cuộc đàm phán cam go với Charles Brooke (thống đốc Sarawak), nhiều khu vực không nằm cho giấy phép thuê đất ban đầu đã sáp nhập vào Bắc Borneo, bao gồm Pengalat (1883), bán đảo Klias (1884), Mantanani (1885), Padas Damit (1889) và khu vực Sipitang, Bongawan đến Tuaran (1889). Mặc dù người Hà Lan đã sớm lập thương trạm tại Borneo sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập nhưng họ lại không có hoạt động nào đáng kể tại miền Bờ Đông đảo Borneo này. Tình hình thay đổi vào năm 1846 khi Hà Lan ký kết một hiệp ước với vua Bolongan, theo đó Hà Lan được phép kiểm soát vùng này. Năm 1867, con trai vua Bolongan kết hôn với con gái vua Tarakan [có lãnh thổ nằm trong Đông Ấn Hà Lan], và từ đó phạm vi ảnh hưởng của Hà Lan đã vươn đến khu vực quanh Tawau. Tuy nhiên, do phía bắc khu vực của Hà Lan lại chồng lấn lên vùng đất mà vua Sulu tuyên bố chủ quyền nên đã xảy ra xung đột không thể tránh khỏi với người Anh. Để giải quyết tranh chấp, Công ty Đặc hứa Bắc Borneo và Hà Lan tiến hành đàm phán trong thập niên 1880 nhằm xác định ranh giới giữa vùng đất của vua Sulu và vùng đất mà Hà Lan đòi hỏi dựa trên hiệp ước ký với vua Bolongan. Ngày 20 tháng 1 năm 1891, đôi bên cuối cùng cũng đạt được một thoả thuận chọn một đường thẳng dọc theo vĩ tuyến 4°10' Bắc làm biên giới. Ngày 11 tháng 1 năm 1905, Công ty Đặc hứa Bắc Borneo trao lãnh thổ Lawas cho Sarawak để đổi lại một số mỏ than ở vịnh Brunei. Nhiệm vụ. Công ty Đặc hứa Bắc Borneo có hai sứ mệnh. Thứ nhất, công ty phát triển kinh tế thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Công ty được quyền sử dụng đất đai cho nông nghiệp, thúc đẩy nhập cư, khai mỏ và khai thác gỗ. Thứ hai, căn cứ theo văn bản Đặc hứa Hoàng gia năm 1881 thì công ty này có trách nhiệm tôn trọng các quyền và phong tục của dân bản xứ. Tuy nhiên trong thực tế, những chính sách và quy định nhằm tạo lợi tức của công ty thường giới hạn quyền của dân bản địa, đặc biệt là liên quan đến vấn đề đất đai. William Hood Treacher đặc biệt chú trọng vấn đề bãi bõ chế độ nô lệ. Tuy nhiên, luật đất đai do ông này ban hành lại chẳng hề tôn trọng quyền đất đai truyền thống của cư dân bản xứ. Năm 1889, vị thống đốc thứ hai là Charles V. Creagh ban hành luật mới xem trọng quyền của dân địa phương hơn. Bên cạnh các nhiệm vụ trên, Công ty Đặc hứa Bắc Borneo còn phát triển thương mại, thiết lập các đồn điền, mở mang hệ thống chính quyền, tuyển mộ cảnh sát viên theo đạo Sikh từ Bắc Ấn Độ. Công ty này cũng xây dựng tuyến đường sắt từ Kota Kinabalu đến Weston và Melalap. Chủ tịch công ty. Người đứng đầu Công ty là chủ tịch ban giám đốc. Chức danh này chính thức được gọi là "chủ tịch" ("president") kể từ năm 1910.
1
null