text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Bệnh thoái hóa là loại bệnh mà chức năng hoặc kết cấu của mô hoặc cơ quan bị ảnh hưởng sẽ ngày một thoái hóa, do trang phục hoặc cách sống như thói quen tập thể dục hoặc ăn uống. Các bệnh thoái hóa thường được đối sánh với các bệnh lây nhiễm. | 1 | null |
Albrecht von Stosch (20 tháng 4 năm 1818 tại Koblenz – 29 tháng 2 năm 1896 tại Mittelheim, Rheingau, ngày nay là một quận thuộc Oestrich-Winkel) là một Thượng tướng Bộ binh và Đô đốc của Đức, ông là Quốc vụ khanh Phổ đồng thời là vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Hải quân Đế quốc Đức kể từ năm 1872 cho đến năm 1883. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871, và được nhìn nhận là một trong những sĩ quan giỏi giang nhất của quân đội Phổ.. Trên cương vị là chỉ huy trưởng hải quân, ông chủ trương cấu trúc lực lượng hải quân Đức và góp phần đặt nền móng cho Đức trở thành một trong những cường quốc hải quân hàng đầu trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngoài ra, ông còn là một địch thủ chính trị của Thủ tướng Otto von Bismarck.
Thân thế.
Albrecht von Stosch sinh ra tại Koblenz, trong một nhánh của một dòng họ quý tộc vùng Schlesien, đã từng từ bỏ đẳng cấp quý tộc và sản sinh ra nhiều nhà thần học Kháng Cách tài ba. Tiêu biểu trong số đó có vị Cha Tuyên úy nổi tiếng của Đại Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, Bartholomäus v. Stosch. Ngoài ra, ông nội của Abrechts v. Stosch cũng là một Cha Tuyên úy tại kinh đô Berlin. Tuy nhiên, các con của ông lại chuyển sang sự nghiệp quân sự. Sự phục vụ của những người con của ông trong quân đội Phổ đã tạo điều kiện cho họ nhận lại đẳng cấp quý tộc mà gia đình đã từ bỏ. Điều này đã đến với Trung úy Wilhelm St. vào ngày 11 tháng 4 năm 1815 và em trai của ông này là Đại úy Ferdinand St. vào ngày 11 tháng 1 năm 1815. Viên đại úy này chính là phụ thân của Albrecht, anh em họ của Hans Stosch-Sarrasani, người sáng lập ra rạp xiếc Sarrasani nổi tiếng thế giới trong những năm trước Chiến tranh thế giói thứ hai.
Vào ngày 18 tháng 10 năm 1845, tại Koblenz, Stosch đã kết hôn với "Rosalie Ulrich" (13 tháng 12 năm 1822 tại Koblenz – 26 tháng 7 năm 1902 tại Mittelheim), con gái của Bác sĩ "August Leopold Ulrich", người giữ cấp "Geheimer Medizinalrat" (Tư vấn Y học xuất sắc) của Vương quốc Phổ, và bà "Auguste Hoffmann".
Sự nghiệp quân sự.
Stosch đã khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1829 trong đội thiếu sinh, sau đó ông được phong quân hàm trung úy vào năm 1835 và học tại Trường Chiến tranh ("Kriegsschule") kể từ năm 1839 cho đến năm 1842. Từ năm 1844 cho đến năm 1847, ông làm việc trong Cục đo đạc địa hình ("topografischen Abteilung") của Bộ Tổng tham mưu và sau đó ông giữ các chức vụ tham mưu khác. Vào năm 1856, ông được lên quân hàm Thiếu tá vào năm 1861, ông được thăng cấp Đại tá, đồng thời là Tham mưu trưởng của Quân đoàn IV.
Vào năm 1866, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, ông đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình trên cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần ("Oberquartiermeister") của "Binh đoàn thứ hai", dưới sự thống lĩnh của Thái tử Friedrich Wilhelm. Cho đến năm 1870, ông là Giám đốc Khoa Kinh tế Quân sự trong Bộ Chiến tranh. Vào năm 1870, ông được phong cấp Thiếu tướng và được cử làm Quản đốc Lục quân ("Generalintendant der Armee"). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, khi Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin được ủy nhiệm làm chỉ huy của một lực lượng tổng hợp vào cuối năm 1870, Stosch trên cương vị là Tham mưu trưởng của Mecklenburg nắm thực quyền chỉ huy đạo quân của vị đại công tước. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt vào năm 1871, ông nhậm chức Tham mưu trưởng của Lực lượng chiếm đóng ("Besatzungsarmee") tại Pháp. Do những thành tích của ông trong cuộc chiến với Pháp, ông đã được ban tặng 100.000 thaler.
Kể từ tháng 1 năm 1872 cho đến tháng 3 năm 1873, Stosch là Bộ trưởng Bộ Hải quân Đế quốc Đức, đồng thời giữ chức vụ danh dự ("Charakter") Bộ trưởng Nhà nước không bộ. Vào năm 1875, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh và Đô đốc. Ông là bạn của Thái tử Friedrich Wilhelm (tức vị "Hoàng đế 99 ngày" Friedrich III tương lai) và với tư cách là một người theo xu hướng Cựu tự do ("Altliberale"), ông giữ lập trường đối địch với chính sách đối nội của Thủ tướng Bismarck. Những bất đồng với Bismarck đã dẫn đến việc ông từ chức vào năm 1883. Mặc dù ông giành phần lớn thời gian của mình tại điền trang của ông ở Rheinland sau khi thoái chức, ông vẫn luôn giữ mối quan hệ với Thái tử. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1883, như một động thái nhỏ chống lại vị Thủ tướng quyền uy, Friedrich và Thái tử phi Victoria đã vời Stosch đến dự một bữa tiệc chia tay riêng.
Stosch là chủ sở hữu của một xưởng rượu vang tại Mittelheim (Rheingau) và từ năm 1872 cho đến khi từ trần vào năm 1896, ông là một thành viên của Viện Quý tộc Phổ. Tên ông được đặt cho một hòn đảo ở Chile, đảo Stosch.
Xây dựng Hải quân Đức.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1872, Đức hoàng Wilhelm I chuyển Bộ Hải quân của Phổ thành Bộ Hải quân Đế quốc Đức, đồng thời bổ nhiệm Stosch làm Bộ trưởng mới của bộ. Mặc dù tướng Stosch trước đây không có kinh nghiệm về các vấn đề hải quân, ông đã có những đóng góp lớn đến việc tổ chức lực lượng Hải quân Đức. Ông đã từng nói với một người bạn của mình: "Ông biết rằng chính hải quân thì không kích động tôi nhưng sự độc đáo và khó nhọc của công việc thì có". Về cơ bản, với kế hoạch phát triển hải quân, gọi là "Flottengründungsplan", do ông đề ra vào năm 1873, ông vẫn duy trì chiến lược hải quân của Đức. Theo kế hoạch của mình, ông tiếp tục nhấn mạnh việc phòng ngự bờ biển như một sứ mệnh hàng đầu của hải quân, điều này cho thấy nhận thức của ông không khác với lý luận của Roon về nước Đức như là một cường quốc hải quân hạng hai và cả quan điểm của Bismarck (mặc dù ông là một địch thủ chính trị của vị Thủ tướng). Lục quân vẫn là lực lượng quân sự tối ưu của Đức. Như Eberhard von Mantey đã chỉ ra, Stosch hiểu rằng sức mạnh của Đế quốc Đức chỉ nằm ở một cái đầu lưỡi lê của lục quân, và "điều này hoàn toàn là dĩ nhiên vì lục quân đã hoàn thành thắng lợi công cuộc thống nhất đế quốc". Và, để thực hiện sứ mệnh hàng đầu của hải quân, Stosch đã chủ trương xây dựng tàu thuyền, và ông còn có các khẩu đội pháo nổi và monitor để phòng vệ vùng lãnh hải của Đức, các tuần dương hạm để bảo vệ quyền lợi của Đức ở hải ngoại, cũng như các tuần phòng hạm và hộ vệ hạm để thực hiện các chiến dịch phối hợp.
Trong suốt 11 năm tại nhiệm ở Bộ Hải quân Đức, Stosch đã hoàn thành 4 dự án chiến hạm mà ông thừa hưởng và khởi đầu 6 dự án chiến hạm khác, trong đó có 2 chiếc là "Kaiser" và "Deutschland" được xây dựng ở Anh. Tất cả đều không bì được những tàu chiến lớn nhất và tân tiến nhất của các hải quân hàng đầu của châu Âu. Các chiến hạm xây dựng ở Đức lệ thuộc nặng nề vào bộ phận của Anh hoặc là công nghệ Anh được chuyển giao có phép cho các nhà sản xuất của Đức. Đế quốc Đức non trẻ ban đầu không có thuộc địa nhưng có đội thương thuyền lớn thứ ba thế giới, vì thế họ cần những tàu chiến có chức năng tuần tra để giương cờ nước ở hải ngoại: Stosch đã đáp ứng nhu cầu này bằng việc bổ sung cho lực lượng hải quân 8 hộ vệ hạm bọc sắt và 3 pháo hạm sắt. Từ sự khởi đầu khiêm tốn này, Stosch đã đặt nền móng trong hải quân Đức trở thành một trong những hải quân hàng đầu thế giới trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi hai chiến hạm "Kaiser" và "Deutschland" được hoàn tất, cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, tất cả các chiến hạm của Đức đều được xây dựng ở các âu thuyền Đức, và Stosch cũng dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh về việc bọc thiết giáp. Mặc dù hãng Krupp ở Essen không sản xuất thiết giáp trước năm 1890, ngay từ đầu hãng đã cung cấp mọi khẩu pháo của hạm đội Đức đồng thời tiếp liệu cho các hải quân Nga, Áo-Hung và một số hải quân khác. Tập đoàn Krupp đã trở thành một thế lực lớn trong nền công nghiệp hậu cần hải quân đến mức mà các nhà sản xuất hàng đầu của Anh và Pháp phải gắng sức để đuổi kịp.
Stosch cũng chú trọng xây dựng các viện nghiên cứu của ngành hải quân. Dưới thời ông, Đài Quan sát Hải quân Đức và Nha Thủy Văn học đã được thiết lập. Để cải thiện chất lượng tồi tệ của sĩ quan hải quân Phổ (năm 1861, thuyền buồm nhỏ "Amazone" đã bị đắm và tất cả các học viên hải quân đều thiệt mạng), một học viện hải quân đã được thành lập tại Kiel. Kế hoạch huấn luyện sĩ quan tham mưu được đề xuất, và nhiều trạm hải quân được thiết lập ở khắp nơi. Ngoài ra, thời kỳ ông làm Bộ trưởng cũng cho thấy Hải quân Đế quốc Đức áp dụng kiểu chào quân sự chính thức của Quân đội Phổ. Ông cũng áp dụng kỷ luật khắt khe của Lục quân Phổ vào Hải quân và điều này vấp phải sự chống đối của các sĩ quan hải quân cao niên.
Vào đầu thập niên 1880, Đức thực sự đã theo kịp hoặc là vượt Anh và Pháp về số lượng chiến hạm. Ngay từ năm 1873, lực lượng hải quân Đức đã đủ mạnh để cung cấp tàu thuyền để hỗ trợ cho một nỗ lực của Anh nhằm khống chế biển Địa Trung Hải trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha khi đó. Hàng tá năm sau đó, khi Đức giành được thuộc địa tại châu Phi và Thái Bình Dương, đã dùng đến các tàu tuần dương bọc sắt được chế tạo dưới thời Stosch. Stosch giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải quân cho đến năm 1883, tuy nhiên 5 năm cuối thời ông đánh dấu những khủng hoảng và tai tiếng, khởi đầu với việc một tàu chiến mới, SMS Grosser Kurfürst, bị đắm do một vụ va chạm vào tháng 5 năm 1878. Sự kiện này đã cướp đi sinh mạng của 276 người, đã đem đến cho dư luận một hình ảnh xấu về lực lượng hải quân, và tạo điều kiện cho nhiều địch thủ của ông gây áp lực buộc Stosch phải từ chức. Stosch đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi ông cố gắng che chở cho phe cánh của mình và sa thải những sĩ quan mà ông cho là "bất trung". Mặc dù Stosch vẫn giữ chặt cái ghế Bộ trưởng Bộ Hải quân của mình khi Bismarck đòi huyền chức ông, sự kiên nhẫn của ông không đem lại điều gì tốt đẹp cho hải quân. Trong 5 năm này, kinh phí hải quân suy giảm và không một chiến hạm mới nào được chế tạo. Nhưng nhờ vào những dự án đã được khởi công trong những năm đầu tại chức của ông, nước Đức đã có được lực lượng hải quân thiết giáp lớn thứ ba thế giới. Ngư lôi của Đức cũng tốt nhất thế giới, chít ít là về mặt chất lượng. Stosch đã đặt nền tảng cho một hệ thống phòng ngự tích cực bờ biển đúng đắn với các tàu ngư lôi và đủ tàu thiết giáp để hình thành một "hạm đội phá vây", có thể phá dỡ vòng phong tỏa nếu như Hải quân Anh phong tỏa bờ biển Đức. Sự ra đi của ông vào năm 1883 đã gây tiếc nuối cho phần lớn đội ngũ sĩ quan hải quân Đức, trong đó có Đô đốc tương lai Alfred von Tirplitz.
SMS "Stosch", một hộ vệ hạm thuộc lớp "Bismarck", đã được đặt lườn vào năm 1876 tại xưởng đóng tàu của hãng Vulcan AG ở Stettin. Nó được hạ thủy vào năm 1877 và nhập biên chế vào năm 1878. | 1 | null |
Ilse Koch hay Margarete Ilse Köhler(22 tháng 9 năm 1906 - 1 tháng 9 năm 1967) là vợ của Karl-Otto Koch, chỉ huy của các trại tập trung Buchenwald (1937-1941) và Majdanek (1941-1943) của Đức Quốc xã. Bà là một trong những nhân vật đầu tiên nổi bật của Đức Quốc xã bị Quân đội Mỹ bắt.
Sau phiên xét xử được những phương tiện truyền thông trên toàn thế giới chú ý, các nhân chứng còn sống đã kể lại việc mụ hành hạ các tù nhân một cách tàn bạo, mụ là hiện thân của "nữ sát nhân trong các trại tập trung", một hình ảnh thông dụng trong xã hội Đức thời hậu chiến.
Mụ bị cáo buộc về tội lấy da có hình xăm đặc trưng từ những tù nhân bị sát hại để làm quà lưu niệm. Mụ bị nhắc đến với cái tên như "Phù thủy của Buchenwald" (Die Hexe von Buchenwald) bởi sự tàn ác của mình đối với tù nhân. Ngoài ra mụ còn bị gọi với các tên khác bằng tiếng Anh như "Quái thú Buchenwald", "Nữ chúa Buchenwald", "Phù thủy đỏ Buchenwald", "Góa phụ đồ tể" và "Quỷ cái Buchenwald".
Cuộc đời.
Koch sinh ra ở Dresden, Đức và là con gái của một quản đốc nhà máy. Mụ được biết đến như một đứa trẻ hiền lành trong trường tiểu học. Năm 15 tuổi, mụ bước vào học tại một trường đào tạo về kế toán. Sau đó, mụ ra trường và đã làm nghề nhân viên kế toán. Vào thời điểm nền kinh tế của Đức vẫn chưa phục hồi sau thất bại trong Thế chiến thứ I. Năm 1932, mụ đã trở thành một thành viên của Đảng Quốc xã. Thông qua một số bạn bè trong SA và SS, mụ đã gặp Karl-Otto Koch vào năm 1934. Hai người đã kết hôn hai năm sau đó.
Tội ác chống nhân loại của mụ.
Năm 1936, mụ bắt đầu làm người bảo vệ và thư ký tại trại tập trung Sachsenhausen gần Berlin và dưới sự chỉ huy của vị hôn phu của mụ, họ đã kết hôn ngay trong năm đó. Năm 1937, mụ đã đến Buchenwald khi chồng mụ đã được phân đến thực hiện nhiệm vụ chỉ huy tại đây.
Năm 1940, mụ xây dựng một đấu trường thể thao trong nhà tại trại tập trung này có giá hơn 250.000 Reichsmark, hầu hết số tiền đó người ta tin rằng đôi vợ chồng họ đã trấn lột từ các tù nhân. Năm 1941, mụ đã trở thành "Oberaufseherin" (nữ trưởng cai) là một trong vài các nữ vệ sĩ phục vụ tại trại. Năm 1941, Karl Otto Koch đã được chuyển tới Lublin, nơi hắn đã thành lập trại tập trung và hủy diệt Majdanek. Ilse Koch vẫn ở Buchenwald cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1943, khi mụ và chồng mụ bị bắt giữ theo lệnh của Josias von Waldeck-Pyrmont, SS và Police Leader tới Weimar, người có thẩm quyền giám sát cấp cao ở Buchenwald. Các cáo buộc đối với vợ chồng Koch bao gồm biển thủ, tham ô, và giết hại các tù nhân để ngăn cản họ đứng ra làm chứng.
Ilse Koch đã bị nhốt tù cho đến năm 1944 cho đến khi mụ được tha bổng vì thiếu bằng chứng, nhưng chồng mụ đã bị kết tội và kết án tử hình bởi Tòa án quân sự Đức tại Munich, và thi hành án tại Buchenwald vào tháng 4 năm 1945. Mụ đã đến sống với gia đình của mình tại thị trấn Ludwigsburg, nơi mụ đã bị bắt giữ bởi Quân đội Mỹ vào ngày 30 tháng 6 năm 1945.
Xét xử sơ thẩm.
Koch và 30 bị cáo khác đã bị buộc tội trước tòa án quân sự Mỹ tại Dachau (Tòa án quân sự của Chính phủ về việc xét xử tội phạm chiến tranh) vào năm 1947. Mụ đã bị thẩm phán Robert L. Kunzig truy tố và công bố tội danh. Các cáo buộc gồm "tham gia vào một kế hoạch tội phạm để giúp đỡ, tiếp tay và tham gia vào vụ giết người ở Buchenwald".
Koch khai trong phiên tòa rằng mụ đã mang thai. Thực tế là cái thai của mụ cũng chỉ được 8 tháng bởi người đàn bà này nổi tiếng là lăng nhăng. Theo Báo cáo từ Buchenwald, có tin đồn rằng Koch đã có tình cảm đồng thời với cả Waldemar Hoven,là một thành viên Đức quốc xã và một bác sĩ ở trại tập trung Buchenwald, hay Hermann Florstedt, là Phó chỉ huy trại. Phóng viên của tòa án ở Dachau, Joseph Halow trong cuốn sách của ông có tựa đề "Innocent at Dachau", báo cáo có những tin đồn chưa được xác minh rằng Koch đã ngủ với cả các sĩ quan SS, và thậm chí với một số tù nhân tại trại tập trung Buchenwald. Công bố mang thai của Koch gây sốt cho tòa án vì mụ ta đã 41 tuổi vào thời điểm đó và đã được biệt giam, không được tiếp xúc với bất kỳ người đàn ông nào ngoại trừ các thẩm vấn viên của Mỹ, nhất là những người Do Thái. Ông cũng nói rằng ông đã bị sốc khi biết rằng Koch có thể quay sang với người đàn ông khác bởi vì chồng bà là một "người đồng tính". Hồ sơ Buchenwald tiết lộ rằng ông đã được điều trị chứng bệnh giang mai. Halow cũng tuyên bố thêm rằng có sự suy đoán trong số các phóng viên tòa án rằng Josef Kirschbaum, một thẩm vấn người Do Thái là người một trong số ít những người đàn ông có quyền vào nhà tù của Koch. Ngày 19 tháng 8 năm 1947, bà bị kết án tù chung thân vì "vì sát hại nhiều người vô tội trong chiến tranh".
Giảm án.
Ngày 8 tháng 6 năm 1948, sau khi thi hành án trong hai năm, Lucius D. Clay, thống đốc quân sự tạm thời của Quân đội Mỹ ở Đức, đã giảm án tù xuống còn 4 năm với lý do "không có bằng chứng thuyết phục rằng mụ ta đã xăm da, hay lột da các tù nhân".
Jean Edward Smith trong cuốn tiểu sử của mình "Lucius D. Clay, an American Life", báo cáo chung cho rằng các tấm da thực chất là da dê. Cuốn sách này trích dẫn một tuyên bố về tội ác của Koch gây ra tại trại
Theo Báo cáo Buchenwald, đã có một nhà máy sản xuất hàng da từ da động vật tại Buchenwald, nhưng nó đã bốc cháy trong một vụ đánh bom tấn công của quân Đồng Minh vào trại ngày 24 tháng 8 năm 1944.
Tin tức về việc giảm án đã không thành công cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1948. Bất chấp sự việc đó, Clay vẫn đứng vững trước quyết định của ông ta.
Xét xử lần thứ hai.
Dưới áp lực của dư luận, Koch đã bị bắt giữ lần hai vào năm 1949 và đã bị xét xử trước Tòa án Tây Đức. Buổi điều trần mở ra vào ngày 27 tháng 11 năm 1950 trước khi Tòa án ở Augsburg xét xử chính thức trong thời gian 7 tuần, trong đó có tới 250 nhân chứng đã được lắng nghe, trong đó có 50 bảo vệ phiên tòa. Koch sụp đổ và phải rời sân bằng của tòa án tại các phiên tòa vào cuối tháng 12 năm 1950, và một lần nữa vào ngày 11 tháng 1 năm 1951. Có ít nhất bốn nhân chứng riêng cho việc truy tố, họ làm chứng rằng chính họ đã nhìn thấy Koch cho xăm hình lên các tù nhân, Sau khi vết xăm đã liền sẹo và lên màu, người đàn bà ác độc bắt tù nhân phải cởi hết áo để xem "sản phẩm". Nếu chúng đẹp, mụ ta sẽ đem những tù nhân xấu số đi xử bắn hoặc cho vào phòng hơi độc để họ chết hẳn rồi lột lấy vùng da đó. Sau khi lấy được những hình xăm trên da đó, Koch sẽ dùng chúng làm chao đèn, găng tay và đồ bọc sách. Tuy nhiên, chi tiết này đã được giảm xuống bởi không ai trong số họ có thể chứng minh được những chiếc chao đèn hoặc bất kỳ đồ vật nào thực sự được làm từ da người.
Ngày 15 tháng năm 1951, Tòa án tuyên phán quyết của mình, trong một quyết định dài 111 trang, mà bị cáo Koch đã không có mặt tại tòa. Theo đó, bản cáo trạng kết luận rằng các phiên tòa trước đó vào năm 1944 và 1947 không phải là một căn cứ để tố tụng, như tại phiên tòa năm 1944 Koch chỉ bị buộc là tội nhận, trong khi năm 1947 mụ đã bị cáo buộc tội ác chống lại nhân loại trong khoảng thời gian từ 1 tháng 9 năm 1939 đến khi bị bắt, và không có tội ác chống lại nhân loại trong quãng thời gian trước và thời gian đó. Koch đã bị kết án vì tội kích động giết người, cố tình kích động giết người, và kích động gây đau thương cho các tù nhân, và vào ngày 15 tháng 1 năm 1951, mụ đã bị kết án tù chung thân và tịch thu vĩnh viễn các quyền dân sự.
Koch kháng án, nhưng quyết định bị bác bỏ vào ngày 22 tháng 4 năm 1952 bởi Tòa án Tối cao Liên bang. Sau đó, mụ thực hiện một số kiến nghị để tha bổng, nhưng bị Bộ Tư pháp bang Bavaria từ chối. Koch phản đối án tù chung thân của Ủy ban Nhân quyền Quốc tế nhưng vô ích.
Cái chết.
Ilse Koch đã tự tử bằng cách treo cổ tại nhà tù Aichach vào ngày 1 tháng 9 năm 1967 , khi đó mụ đã 60 tuổi. Con trai Ilse khi nghe tin đã rất choáng váng vì ông dự định ngày hôm sau sẽ đi thăm bà. Koch được chôn cất trong một ngôi mộ vô danh và không có người canh giữ tại nghĩa trang Aichach. Theo Joseph Halow trong "Innocent at Dachau" (người vô tội tại Dachau), sau khi mụ chết thì cậu con trai cũng mất. | 1 | null |
Thoái hóa thần kinh là thuật ngữ chung (umbrella term) cho sự mất mát cấu trúc hay chức năng của nơ-ron, bao gồm cả chết nơ-ron. Nhiều chứng bệnh thoái hóa thần kinh bao gồm Parkinson, Alzheimer, và Huntington xảy ra do các quá trình thoái hóa thần kinh. Qua các nghiên cứu, nhiều điểm tương đồng xuất hiện kết nối các chứng bệnh này với nhau ở mức độ hạ tế bào. Phát hiện những điểm tương đồng này cho ta hy vọng phát triển các phương pháp chữa trị có khả năng cải thiện nhiều căn bệnh cùng lúc. Các chứng rối loạn suy thoái thân kinh giống nhau ở nhiều điểm bao gồm các khối protein bất thường (atypical protein assemblies) cũng như tình trạng chết tế bào. Thoái hóa thần kinh có thể thấy ở nhiều mức của các mạch thần kinh từ tế bào đến hệ thống. | 1 | null |
Phan An (sinh năm 1984) là bút danh của một nhà văn trẻ, một Lập trình viên tài năng, được biết đến với các tác phẩm "Quẩn quanh trong tổ", Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất và "Trời hôm ấy không có gì đặc biệt". Anh cũng nổi tiếng với trang web lacai.org, chuyên đả kích sự lá cải hóa của báo mạng Việt Nam.
Anh là một trong những người phát triển Vue.js, một Web framework nổi tiếng thế giới . Tháng 4, 2021 những dòng code của anh trong Vue.js đã đóng góp một phần nhỏ giúp Trực thăng bay đầu tiên của loài người cất cánh trên sao Hoả .
Tiểu sử.
Trên giấy tờ, Phan An sinh năm 1984, nhưng thực tế anh sinh năm 1985 (như ghi trong cuốn "Quẩn quanh trong tổ") tại Quảng Nam. Anh từng thi đỗ vào Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, theo học Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh nhưng bỏ dở vào năm 4. Anh từng làm việc tại Singapore, sau đó chuyển đến sinh sống và làm việc tại Munich, Đức.
Tác phẩm.
"Chữ như tuôn ra chảy tràn những đầu ngón tay... Ngồn ngộn những ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ vỉa hè, những bài hát cải biên... Giễu cợt, đắng ngắt, gây buồn ở những câu có thể khiến người ta lăn ra cười."
Cuốn sách được coi là khá thành công và được giới thiệu trên chuyên mục "Mỗi ngày một cuốn sách" trên VTV1.
"Có lần anh Trung Bảo của báo Lao động hỏi tôi: Lúc nào thì đóng cửa Lacai.org? Tôi trả lời: Khi một trong ba điều sau đây xảy ra. Một là, tôi không còn đủ thời gian. Hai là, tôi không còn đủ khả năng. Ba là, tôi không còn thấy có trách nhiệm. Nay thì một trong ba điều ấy đã đến. Tôi không cảm thấy mình có trách nhiệm nữa. Thật ra, không hẳn thế. Mà là tôi mệt mỏi. Càng lúc tôi càng cảm thấy rằng mình cần một chút không gian tách biệt khỏi những cướp giết hiếp, những trò lố bịch, đồi bại, những con người (nếu bọn chúng còn đáng gọi là người) ngu xuẩn, kệch cỡm, những ban bệ vô tri, dốt nát, tham lam, bần tiện. Càng lúc tôi càng cảm thấy rằng, tôi cần phải dành thời gian vào những công việc khác, những dự án khác, những thứ không có chút gì dính líu đến sự thối nát của một nền báo chí sa đọa đến mức độ không gì có thể cứu vãn nổi."
Sau khi lacai.org đóng cửa, báo Lao động đã có một bài viết về sự kiện này.
Ngày 11/9/2021, Phan An xuất bản sách - Lá Cải: Một ngàn câu chuyện. Toàn bộ số tiền bán sách sẽ được dùng để giúp đỡ những nạn nhân COV ID-19 tại Việt Nam. | 1 | null |
Giải Cánh diều năm 2012 được Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức, diễn ra vào ngày 9 tháng 3 năm 2013, tại Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Giải có sự tham gia của 11 phim truyện nhựa,18 phim truyền hình, 24 phim ngắn, 13 phim hoạt hình, 37 phim tài liệu, 10 phim khoa học, và 3 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Sau nhiều năm tổ chức, giải Giải Cánh diều vẫn nhận nhiều chỉ trích từ báo chí do công tác tổ chức giải còn yếu kém, cẩu thả; nhiều phim nhận giải chưa được công chiếu rộng rãi. Việc đạo diễn Victor Vũ, người giành giải đạo diễn xuất sắc nhất không đến nhận giải cũng đặt ra nhiều câu hỏi về uy tín của giải thưởng này.
"Thiên mệnh anh hùng", bộ phim của đạo diễn Victor Vũ đã giành giải Cánh diều vàng. Ngoài ra, đoàn làm phim còn đoạt các giải thưởng dành cho quay phim điện ảnh xuất sắc, đạo diễn xuất sắc nhất và nam diễn viên xuất sắc nhất.
Phim truyện nhựa.
"Xem thêm Danh sách phim điện ảnh đạt giải Cánh Diều Vàng" | 1 | null |
Flavius Ardabur Aspar (khoảng 400 – 471) là một nhà quý tộc gốc Alan và là magister militum ("Thống chế") của Đế quốc Đông La Mã. Gia tộc Aspar đã tạo dựng nên một ảnh hưởng lớn đủ sức khuynh đảo triều chính dưới thời các Hoàng đế Đông La Mã là Theodosius II, Marcianus và Leo I trong nửa thế kỷ, từ những năm 420 đến khi ông mất vào năm 471.
Người Alan là một giống dân Iran và tên của Aspar (lúc đầu là Aspwar hoặc Aspidar) trong tiếng Iran có nghĩa là "kỵ sĩ" và "người cưỡi ngựa".
Tiểu sử.
Là con trai của Thống chế Ardaburius, Aspar có đóng một vai trò quan trọng trong chuyến viễn chinh thảo phạt kẻ cướp ngôi phía tây là Joannes thành Ravenna của cha mình vào năm 424, để rồi đưa Galla Placidia và con bà là Valentinianus III lên ngôi báu. Ông còn giúp đàm phán một hiệp ước hòa bình với Geiseric sau cuộc xâm lược châu Phi của người Vandal.
Aspar dần thăng lên chức chấp chính quan vào năm 434 sau chiến dịch quân sự ở châu Phi. Tuy nhiên, Aspar không thể trở thành Hoàng đế vì giáo phái Arianus của ông. Thay vào đó, ông đóng vai trò là quyền thần chi phối việc bổ nhiệm những chức vụ quan trọng với cấp dưới của mình, Marcianus lúc này đã lên ngôi Hoàng đế nhờ kết hôn với Pulcheria, chị của Hoàng đế Theodosius II.
Ngày 27 tháng 1 năm 457, Hoàng đế Marcianus lâm bệnh nặng qua đời và các nhân vật chính trị và quân sự của Đông La Mã đã mất mười một ngày để lựa chọn một người kế vị. Bất chấp sự hiện diện của một ứng cử viên sáng giá cho chiếc áo màu tía, thống chế và người con rể của Marcianus là Anthemius, sự lựa chọn diễn ra hoàn toàn khác nhau. Aspar nhân dịp này được Viện Nguyên lão bày tỏ ý muốn đưa lên ngôi báu nhưng ông nhất quyết từ chối, rồi cũng dự tính chọn người con Ardabur của mình, nhưng thay vào đó ông lại chọn một Hộ dân quan (Tribune) ít người biết đến thuộc một trong những đơn vị quân đội của mình là Leo I lên ngôi Hoàng đế Đông La Mã.
Năm 470, vào lúc xảy ra cuộc tranh đấu quyền bính giữa Aspar và viên tướng người Isauria là Zeno, Aspar đã thuyết phục Hoàng đế bổ nhiệm người con thứ hai của ông là Julius Patricius làm "Caesar" và kết hôn với Leontia, con gái của Leo I nhằm tạo dựng thanh thế trong triều. Tuy nhiên, đối với các giáo sĩ và nhân dân Constantinopolis thì một người thuộc giáo phái Arianus không đủ điều kiện để làm Hoàng đế, những tin tức của các cuộc bạo loạn đã nổ ra tại trường đua ngựa thành phố, dưới sự dẫn dắt của các Thầy tu không ngủ mà đứng đầu bởi Marcellus: Aspar và Leo đã hứa với các Giám mục rằng Patricius sẽ chuyển sang Chính Thống giáo trước khi trở thành Hoàng đế, và chỉ sau khi chuyển đổi thì ông mới có thể kết hôn với Leontia.
Năm 471, một âm mưu diệt trừ quyền thần của triều đình do Hoàng đế Leo I chủ xướng đã gây ra cái chết của hai cha con Aspar và Ardabur, cũng có thể là Patricius đã chết trong dịp này, mặc dù một số nguồn tin cho rằng ông chỉ bị thương nhẹ không ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra Aspar từng là thầy dạy của Theodoric Đại đế về sau trở thành vua của người Ostrogoth. Aspar còn có một đứa con trai khác là Ermanaric với em gái của Theodoric Strabo. Vợ của Aspar cũng là người Ostrogoth như vậy thì vua Ostrogoth Theodoric là cháu trai của bà. Một bể chứa nước do chính ông xây cất đến nay vẫn còn tồn tại ở Istanbul. | 1 | null |
Ardabur (? – 471) là con trai của Flavius Ardabur Aspar, giữ chức Kỵ đô úy (Master of Horse) và Thống chế (Magister Militum) của Đế quốc Đông La Mã vào thế kỷ 5. Ardabur thường phục vụ dưới trướng người cha đầy uy danh trong các chiến dịch quân sự thảo phạt man tộc. Năm 466 Ardabur bị phe cánh chính trị của cha mình buộc tội mưu phản. Những lời buộc tội đã nhanh chóng làm suy giảm quyền uy của Aspar để rồi kết cục cả hai cha con đều bị Hoàng đế Leo I ra lệnh ám sát trong một cuộc bạo loạn năm 471. | 1 | null |
Terillus (; ? – ?) là con trai của Crinippus và là bạo chúa thành bang Himera trên đảo Sicilia khoảng đầu thế kỷ 5 TCN.
Không có tài liệu nào cho biết về cuộc đời của Terillus và cách mà ông lên nắm quyền cai trị thành bang. Cũng không có bất kỳ thông tin chi tiết nào cho các sử gia tìm hiểu về khoảng thời gian hoặc sự kiện dưới thời ông. Thay vào đó, những hiểu biết về Terillus phần lớn đều dựa trên những tác động qua lại với các nhân vật lịch sử khác.
Theo sử sách cho biết thì ban đầu Terillus tìm cách củng cố quyền lực và cai trị như một bạo chúa ở thành bang Himera bằng cách gả cô con gái Cydippe của mình cho Anaxilas, người cai trị thành bang Rhegium. Terillus cũng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với viên tướng Carthage Hamilcar để làm chỗ dựa vững chắc sau này.
Do đó, khi Terillus bị Theron, bạo chúa thành bang Agrigentum (còn gọi là Acragas) trục xuất khỏi Himera, ông đã tìm kiếm sự hỗ trợ của người Carthage. Người con rể Anaxilas không chỉ ủng hộ lời yêu cầu của ông tới người Carthage mà đổi lại còn đề nghị Terillus đem chính con mình ra làm con tin ở chỗ họ. Đáp lại, người Carthage quyết định mang quân giúp đỡ Terillus khôi phục quyền hành ở Himera. Tuy nhiên, người Carthage chỉ lợi dụng yêu cầu của Terillus làm cơ sở cho việc bành trướng lãnh thổ trên đảo Sicilia. Vì vậy việc bạo chúa Theron thành Acragas trục xuất Terillus đã trở thành cái cớ cho một cuộc viễn chinh lớn của người Carthage dưới quyền Hamilcar với mục đích thống trị các thành phố Hy Lạp trên đảo Sicilia, để rồi phải kết thúc trong đại bại ở trận Himera vào năm 480 TCN.
Riêng số phận của Terillus sau thất bại ở Himera vẫn còn là điều bí ẩn. Có người đoán ông bị tử trận hoặc bị bắt làm tù binh, hoặc cho rằng có thể ông đã kịp thời trốn thoát khỏi chiến trường nhưng sau đó thì không rõ tung tích. | 1 | null |
Anaxilas hoặc Anaxilaus (tiếng Hy Lạp ' hoặc ') (? – 476 TCN), là con trai của Cretines và là một bạo chúa thành bang Rhegium (nay là Reggio Calabria trên đảo Sicilia thuộc Ý). Ông vốn xuất thân từ Messenia trên bán đảo Peloponnesus.
Tiểu sử.
Anaxilas bắt đầu lên nắm quyền ở Rhegium vào năm 494 TCN, lúc đầu ông ra sức khuyến khích người Samian và một số người Ionia lánh nạn khác đánh chiếm Zancle, một thành phố trên eo biển ở Sicilia khi đó còn nằm dưới sự cai trị của bạo chúa Scythes. Ngay sau khi người Samian vào tiếp quản, Anaxilas bèn tự mình cất quân tiến hành vây hãm thành phố, trục xuất người Samian cùng cư dân mới đến ra khỏi và đổi tên thành Messina dựa theo quê hương Messene của ông.
Pausanias kể một câu chuyện hơi khác nhau. Sau cuộc chiến tranh lần hai với người Sparta, Anaxilas đã hỗ trợ những người tị nạn từ Messina trên đảo bán đảo Peloponnesus tới chiếm Zancle ở Sicilia.
Anaxilas kết hôn Cydippe, con gái của Terillus, bạo chúa thành bang Himera. Năm 480 TCN ông nhận được sự hỗ trợ của người Carthage cho người cha vợ đã bị bạo chúa Agrigentum là Theron trục xuất khỏi thành phố. Đạo quân tiếp viện này đã bị Gelon đánh bại ở Himera. Anaxilas muốn tiêu diệt người Locrian nhưng đã bị Hieron I của Siracusa ngăn chặn theo như lời kể của Epicharmus.
Để kết tình thông gia mà Anaxilas đã gả cô con gái của mình cho Hiero I, ông mất vào năm 476 TCN và giao lại việc giám hộ các con mình cho cận thần Micythus rồi về sau ông này giành luôn quyền thừa kế của chúng vào năm 467 TCN. Tuy nhiên, chẳng bao lâu thì Micythus cũng bị cư dân thành bang Rhegium nổi dậy lật đổ ngôi vị. | 1 | null |
Tiêu Khắc (bính âm: Xiāo Kè; tiếng Trung: 蕭克; sinh ngày 14 tháng 7 năm 1907 - mất ngày 24 tháng 10 năm 2008), là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tiểu sử.
Tiêu Khắc sinh ra ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Năm 1927, gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc.
Tháng 4 năm 1949, Khắc thăng chức trở thành tham mưu trưởng Phương diện quân 4, dẫn dắt cấp quân này tham gia trận Quảng Đông, Quảng Tây và các nơi khác.
Ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được thăng chức Thượng tướng của quân đội Trung Quốc, là một trong 57 quân nhân đầu tiên được phong cấp Thượng tướng.
Trong sự kiện Thiên An Môn, ông đã cùng với một nhóm cựu binh của PLA đồng ý ký vào một bức thư phản đối họ Đặng dùng quân đội đàn áp người biểu tình. Một đoạn được trích ra trong bức thư được công bố rộng rãi: | 1 | null |
Đàm Chính (bính âm: Tán Zhèng; Wade-Giles: Tan Cheng; sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 mất ngày 06 tháng 11 năm 1988) là đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tiểu sử.
Đàm Chính sinh ra ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Ông của Chính là một thành viên của tầng lớp giàu có, và cha của Chính là một giáo viên trường tiểu học.
Năm 1912, khi Chính 6 tuổi, gia đình gửi ông đến học ở trường tư thục.
Năm 1955, ông được phong đại tướng, là một trong 10 quân nhân đầu tiên được phong hàm Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. | 1 | null |
Sự cố thủy điện Sông Tranh 2 là một sự cố nghiêm trọng tại nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 năm 2012-2013. Các nhà khoa học cho biết lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gấp 5 lần mức cho phép, rất nguy hiểm.
Theo báo cáo, công trình thủy điện Sông Tranh 2 có công suất lắp máy 190 MW, với dung tích hồ chứa 730 triệu m3, chiều cao lớn nhất của đập dâng là 96 m.
Đập dâng thủy điện Sông Tranh 2 đã được hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiệm thu tích nước hồ chứa giai đoạn 1 vào ngày 29/11/2010 và nghiệm thu tích nước giai đoạn 2 ngày 13/10/2011, được phép tích nước đến mức dâng bình thường tại cao trình 175m vào đầu tháng 11/2011.
Đây cũng là một chủ đề nóng thảo luận Quốc hội. | 1 | null |
Đường Bá Hổ điểm Thu Hương (; tựa tiếng Anh: Flirting Scholar) là một bộ phim hài Hồng Kông của đạo diễn Lý Lực Trì và diễn viên Châu Tinh Trì. Bộ phim được phát hành tại Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1993 và đã thu về 40,171,804 đô la Hồng Kông.
Nội dung.
Vào thời nhà Minh ở Trung Hoa, Đường Bá Hổ là một nhà thơ và họa sĩ nổi tiếng, tác phẩm của anh được đón nhận khắp nơi. Mẹ của anh cưới cho anh tám người vợ, nhưng tám người vợ này đều mê cờ bạc và không biết trân trọng tác phẩm của anh, khiến anh chán nản. Biết được trong nhà họ Hoa có cô hầu gái xinh đẹp tên Thu Hương, Bá Hổ quyết định tán tỉnh cô nàng này. Anh giấu thân phận thật của mình, giả nghèo khổ xin vào làm gia nhân trong nhà họ Hoa để tiếp cận Thu Hương. Một lần nọ, Bá Hổ đã cứu Thu Hương thoát khỏi những kẻ xấu đột nhập vào nhà. Khi Hoa phu nhân hỏi anh là ai, anh nói rằng mình chính là kẻ thù của Đường Bá Hổ. Hoa phu nhân sau đó đồng ý cho Bá Hổ làm gia sư dạy học cho hai người con trai của bà.
Ninh Vương - một người có thế lực lớn trong triều đình - đến nhà họ Hoa để so tài với Hoa thái sư. Ông ta dẫn theo hai tên quan khác là Đối Xuyên Tường và Đoạt Mệnh Thư Sinh, một người giỏi văn và một người giỏi võ. Tên quan Đoạt Mệnh Thư Sinh võ nghệ cao cường cũng chính là kẻ năm xưa giết chết cha của Bá Hổ. Đối Xuyên Tường ra câu đối hóc búa khiến Hoa thái sư không tài nào đáp trả được, Bá Hổ liền thay thế Hoa thái sư đối lại một cách khôn ngoan khiến Đối Xuyên Tường kinh ngạc. Sau khi so tài văn chương, một cuộc so tài võ thuật đã diễn ra, Hoa phu nhân và Bá Hổ cùng nhau chống lại Đoạt Mệnh Thư Sinh. Trong lúc đấu võ, họ đã vô tình hủy hoại bức tranh của Ninh Vương. Bá Hổ liền vào trong trổ tài vẽ lại bức tranh khác trả cho Ninh Vương khiến ông ta bất ngờ. Chờ cho Ninh Vương ra về, Hoa phu nhân đã lừa Bá Hổ khai ra thân phận thật của anh. Hoa phu nhân vốn có mối thù với nhà họ Đường, bà cho người bắt giữ Bá Hổ và giam anh trong kho chứa cũi. Từ đây Thu Hương bắt đầu nảy sinh tình cảm với Bá Hổ.
Đoạt Mệnh Thư Sinh bất ngờ tấn công vào nhà họ Hoa, hắn đòi giết hết cả gia đình này. Hoa phu nhân cố gắng chiến đấu nhưng không thể hạ gục Đoạt Mệnh. Lúc đó Bá Hổ được Thu Hương thả ra và anh cũng tham gia trận đánh. Trong lúc giao chiến, đầu giáo của Bá Hổ bị văng ra, tuy nhiên anh vẫn có thể dùng cán giáo đâm xuyên người Đoạt Mệnh, giết chết hắn. Nhà họ Hoa đồng ý cho Bá Hổ cưới Thu Hương. Nhưng đến ngày cưới, Hoa phu nhân cho nhiều người che mặt mặc đồ cô dâu xuất hiện, bắt buộc Bá Hổ đứng từ xa và chỉ ra người nào thật sự là Thu Hương. Bá Hổ làm đủ mọi cách nhưng đều bị Hoa phu nhân ngăn cản. Thu Hương sau đó đi ra từ một hướng khác và tiến hành hôn lễ. Bá Hổ giật mình ngất xỉu khi phát hiện ra Thu Hương cũng là một người mê cờ bạc. | 1 | null |
Trần Nguyệt Hồ (chữ Hán: 陳月湖) là người đứng thứ 4 trong các cuộc khởi nghĩa nông dân đã khởi nghĩa chống quân Minh.
Tiểu sử.
Khi biết Hồ Quý Ly bị bắt, ông nổi dậy khởi nghĩa cùng Phạm Chấn ở Đông Triều. Ông huy động nhân dân ở các nơi khác, cũng nổi dậy khởi nghĩa chống Minh vào ngày 30 tháng 9 năm 1407. Tiêu biểu là Trần Ngỗi.
Nguyễn Trãi đã viết một câu thơ. Câu thơ đó là:
Trần Nguyệt Hồ có người giúp sức là Trần Ngỗi đánh 4 vạn quân Minh, nhưng rồi Trần Ngỗi giết Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Trần Nguyệt Hồ hy sinh ở Đông Triều. | 1 | null |
Thánh bài III (; tựa tiếng Anh: God of Gamblers III: Back to Shanghai) là một bộ phim hài Hồng Kông sản xuất vào năm 1991, đạo diễn bởi Vương Tinh. Đây là phần tiếp theo của phim Thánh bài I và Thánh bài II.
Nội dung.
Châu Tinh bây giờ trở thành tay chơi cờ bạc nổi tiếng ở Hồng Kông, anh được mọi người gọi là "Đổ thánh" hay "Thánh bài". Anh và chú Ba thảo luận về một người đàn ông tên Châu Đại Phúc, là cha của chú Ba và cũng là ông nội của Tinh. Họ cũng có nói về Pierre Cashon - vua cờ bạc người Pháp đã chết một cách bí ẩn vào năm 1937. Cao thủ cờ bạc tên Đại Quân kéo anh em hắn đến tìm Tinh để trả thù. Họ dùng siêu năng lực hay còn gọi là công năng đặc dị chiến đấu với nhau. Việc này khiến Tinh, Đại Quân và chú Ba bị cuốn vào vòng xoáy thời gian rồi bị đưa về quá khứ. Tinh tỉnh lại gặp được cô gái tên Như Mộng, nhưng cô ấy đã bỏ chạy.
Tinh cứu Châu Đại Phúc, chính là ông nội của anh, đang treo cổ định tự tử. Tinh xem qua tờ báo mới biết Hứa Văn Cường vừa bị giết chết hôm qua. Lúc này anh mới biết mình đang ở Thượng Hải năm 1937. Tinh và ông Phúc tình cờ rơi vào một cuộc giao chiến giữa hai băng đảng xã hội đen. Tinh khai thác sức mạnh từ môn võ với khả năng tung ra cú đấm mạnh như trời giáng, chính cú đấm đó đã giết chết Lôi Lão Hổ - kẻ đã sát hại Hứa Văn Cường. Đinh Lực cảm kích trước hành động của Tinh nên mời anh và ông Phúc về dinh thự. Đinh Lực hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ Tinh và ông Phúc, bất cứ điều gì họ cần. Vào ngày tang lễ của Hứa Văn Cường, tên trùm xã hội đen Hoàng Kim Quý đến thuyết phục Đinh Lực hỗ trợ quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc, nhưng Đinh Lực không đồng ý. Ông thị trưởng và con gái ông, Như Tiên, cũng có mặt trong tang lễ. Như Tiên và Như Mộng là hai chị em song sinh, và Tinh không hề biết điều đó. Kim Quý cho đám thuộc hạ giết Đinh Lực, tuy nhiên Tinh đã dùng siêu năng lực giúp Đinh Lực thoát chết.
Vào ngày khai trương sòng bạc của Đinh Lực, Kawashima Yoshiko - nữ chỉ huy quân Nhật đến định hại Đinh Lực phá sản. Đại Quân bây giờ đang là thuộc hạ của Yoshiko. Tinh thấy thế quyết định giúp Đinh Lực thắng ván Tài Xỉu. Yoshiko tức giận bỏ đi sau khi hẹn tái đấu lần sau.
Ông Phúc và Ngô Xuân Thiên tìm cách sắp xếp cho Tinh và Như Mộng hẹn hò với nhau, đi chơi cùng nhau. Tinh nghĩ Như Mộng là Như Tiên và đem lòng yêu cô. Như Mộng cũng đem lòng yêu anh. Trong khi đó Như Tiên bất ngờ phát hiện ra cha mình đang hợp tác với quân Nhật, sau đó cô bị Kim Quý xô từ trên lầu rơi xuống mặt đường, chết ngay tại chỗ. Ông thị trưởng đành phải cho Như Mộng đóng giả Như Tiên để tiếp cận Đinh Lực.
Yoshiko cử một tên cao thủ võ thuật người Nhật đi bắt Tinh và ông Phúc về căn cứ quân Nhật. Họ cũng gặp được chú Ba đang bị bắt giữ trong này. Yoshiko bắt buộc Tinh và ông Phúc mưu sát Đinh Lực, nhưng Tinh không muốn làm điều đó. Họ cho nổ tung một chiếc xe để làm giả cái chết của Đinh Lực nhằm đánh lừa Yoshiko.
Tinh gọi điện thoại cho Long Ngũ ở năm 1991 nhờ giúp đỡ. Long Ngũ sau đó nhờ các nhân vật có siêu năng lực của Đại Quân đưa anh đến năm 1937. Tinh tìm cách giúp những người còn lại bỏ trốn khỏi căn cứ quân Nhật. Khó khăn lắm Tinh mới đánh gục được tên cao thủ võ thuật người Nhật. Nhóm của Tinh bị quân Nhật bao vây, may mắn là đội đặc nhiệm Long Ngũ từ tương lai đến cứu họ kịp thời, tiêu diệt đồn lính Nhật. Tinh kêu Long Ngũ về tương lai trước, còn anh đi đến sòng bạc giúp đỡ Đinh Lực.
Yoshiko mời vua cờ bạc người Pháp Pierre Cashon chơi bài với Tinh. Tinh và Pierre đấu với nhau dữ dội đến nỗi cả hai đều bị mất hết siêu năng lực. Cả hai đành phải chơi bài bằng khả năng thật của mình. Đại Quân bất ngờ thay đổi chiến tuyến và giúp Tinh thắng ván bài cuối cùng. Pierre bị sốc nên ngã ra chết tại chỗ. Kim Quý tính bắt Như Mộng làm con tin để uy hiếp mọi người, nhưng hắn bị Đinh Lực bắn chết.
Đại Quân dùng siêu năng lực để đưa Tinh và chú Ba về lại Hồng Kông năm 1991. Riêng Đại Quân chỉ muốn ở lại nơi này chứ không muốn về năm 1991 nữa. Tinh muốn đưa Như Mộng đi theo nhưng không được, vì cô sẽ bị già và chết nếu đến tương lai. Tinh đành phải để cô ở lại và dặn Đinh Lực chăm sóc cô.
Tinh và chú Ba về đến Hồng Kông năm 1991. Quá đau lòng khi phải xa Như Mộng, Tinh tuyên bố sẽ không yêu ai nữa. Bất ngờ một chiếc xe hơi chạy đến, người trong xe bước ra là Ỷ Mộng (người yêu của Tinh trong phim "Thánh bài"), làm Tinh nhảy cẫng lên vui sướng và bỏ rơi chú Ba, chạy đến bên cô. | 1 | null |
Giuse Vũ Văn Thiên (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1960) là một giám mục Công giáo người Việt. Ông hiện là tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội và Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ 2022–2025. Trên cương vị tổng giám mục Hà Nội, ông cũng là Tổng giám mục trưởng Giáo tỉnh Hà Nội.
Tổng giám mục Vũ Văn Thiên sinh tại Hải Dương, từ nhỏ gia đình đã có ước muốn cho ông theo con đường tu trì. Vì thế, cậu bé Vũ Văn Thiên lần lượt được gia đình cho đi làm giúp lễ và sinh sống tại nhà xứ. Trải qua khoảng thời gian dài tu học, năm 1988, Giuse Vũ Văn Thiên được truyền chức linh mục, trở thành thành viên linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng. Trong thời kỳ làm linh mục, ông được cử đi du học, sau đó trở về làm giáo sư Đại chủng viện.
Năm 2002, Tòa Thánh chọn linh mục trẻ tuổi Giuse Vũ Văn Thiên làm Giám mục Hải Phòng, giám mục đầu tiên xuất thân từ giáo phận này. Lễ tấn phong sau đó diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 2003. Trong thời kỳ đảm nhận vai trò Giám mục Hải Phòng, giám mục Thiên đã có những đóng góp vào quá trình phát triển của Giáo phận, đặc biệt là các công trình tôn giáo.
Năm 2018, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Hà Nội kiêm Giám quản Tông Tòa Hải Phòng.
Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông từng đảm nhận vai trò Phó Tổng Thư ký trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (nhiệm kỳ 2016–2019 và 2019–2022). Trước đó, ông từng đảm nhận chức chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (nhiệm kỳ 2007 – 2010, 2010 – 2013 và 2013 - 2016).
Thân thế, thời kì linh mục.
Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên sinh ngày 26 tháng 10 năm 1960 tại Giáo xứ Kẻ Sặt, xã Tráng Liệt (nay thuộc thị trấn Kẻ Sặt), huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, thuộc Địa phận Hải Phòng. Ông là con thứ tư của gia đình 5 người con. Song thân ông sống bình dân và có mong muốn cho ông bước vào con đường tu tập.
Năm 8 tuổi, Vũ Văn Thiên làm giúp lễ cho linh mục chính xứ Kẻ Sặt là Gioan Kim Nguyễn Quang Mỹ và hai năm sau thì quyết định dọn vào sống trong nhà xứ. Năm 14 tuổi, ông theo linh mục đỡ đầu đến Tòa giám mục. Sau 8 năm giúp việc tại đây, ông được Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương gửi đi học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.
Ngày 23 tháng 9 năm 1982, Vũ Văn Thiên nhập học tại Đại chủng viện Hà Nội. Sau quá trình tu học dài hạn, ngày 24 tháng 1 năm 1988, Phó tế Giuse Thiên, lúc ấy 28 tuổi, tiến đến việc được thụ phong linh mục, là linh mục thuộc linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng. Nghi thức truyền chức linh mục được cử hành bởi Giám mục Giáo phận Hải Phòng Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương.
Sau khi được thụ phong, linh mục Thiên được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa Giám mục Hải Phòng, sau đó là linh mục Chính xứ Giáo xứ Mỹ Động, và giữ chức nhiệm này đến năm 1994. Sau đó, linh mục Thiên được điều chuyển làm linh mục chính xứ Giáo xứ Đồng Xá, từ 1994 đến 1996. Ông cũng quản nhiệm các giáo xứ Thắng Yên, và Nghĩa Xuyên.
Năm 1996, linh mục Giuse Thiên được cử đi du học tại Paris (Pháp) và học tại đó đến tháng 12 năm 2000. Trở về nước, linh mục Thiên đảm nhiệm vị trí giáo sư thần học tại Đại chủng viện Hà Nội.
Giám mục.
Ngày 26 tháng 11 năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm linh mục Giuse Vũ Văn Thiên làm Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng, kế nhiệm Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương đã qua đời trước đó khiến Giáo phận này trống tòa trong ba năm. Ông là vị Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng đầu tiên xuất thân từ chính giáo phận này. Nhân lực giáo phận khi tân giám mục được bổ nhiệm chỉ khoảng 20 linh mục, các cơ sở tôn giáo như nhà thờ xuống cấp và hệ thống giáo hạt bị xóa sổ sau năm 1954.
Ngày 2 tháng 1 năm 2003, lễ tấn phong Giám mục của ông diễn ra tại khuôn viên Nhà thờ chính tòa Hải Phòng, do Hồng y – Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng chủ phong, và Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam – Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình phụ phong. Khẩu hiệu giám mục của ông là: "Phục vụ trong niềm vui và hy vọng". Ông cho biết về khẩu hiệu Giám mục của mình, rằng Vui mừng và Hy vọng là hai câu đầu của Hiến chế mục vụ về Giáo hội của công đồng Vatican II. Từ "Phục vụ" ông thêm trước khẩu hiệu là ước mong của cá nhân ông luôn luôn kiên nhẫn và nhìn thấy Thánh ý Chúa. Về huy hiệu Giám mục: Thánh giá biểu tượng Hy vọng, Cây đuốc là biểu tượng Hy sinh phục vụ và nốt son cách điệu là biểu tượng của niềm vui.
Vài ngày sau lễ tấn phong, ngày 5 tháng 1 năm 2003, Tân giám mục Vũ Văn Thiên viết thư ngỏ bày tỏ lòng cám ơn của mình đối với các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong ngoài nước đã đóng góp vật chất và tinh thần cho buổi lễ tấn phong của mình.
Từ năm 2007 đến năm 2016, giám mục Vũ Văn Thiên kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ông là một trong số ba giám mục người Việt tham gia Đại hội Giới trẻ năm 2008 tại Sydney. Hai giám mục còn lại gồm: Giuse Đặng Đức Ngân và Phaolô Bùi Văn Đọc. Ngoài ra còn có giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương dẫn đầu đoàn Hoa Kỳ cũng tham gia đại hội. Các giám mục đã chủ sự lễ đồng tế bằng tiếng Việt trong ngày đầu của đại hội, 16 tháng 7 năm 2008.
Tháng 9 năm 2010, Tòa giám mục Hải Phòng gửi văn thư phản đối về việc báo Hải Phòng có bài báo "Cuộc chiến chống gián điệp, phản động trong lòng thành phố" dùng từ ngữ thiếu văn hóa với cố giám mục Hải Phòng Phêrô Maria Khuất Văn Tạo. Giám mục Vũ Văn Thiên cho biết trong văn bản từ Tòa giám mục nhắc đến ba điểm: bài báo đi ngược chủ trương hòa giải dân tộc, đoàn kết tôn giáo; từ ngữ thiếu văn hóa; thông tin không đúng sự thật lịch sử. Tiếp nhận phản ảnh, phía Công an Hải Phòng, Ủy ban Nhân dân Hải Phòng cho biết họ ngỡ ngàng trước sự việc và sẽ yêu cầu nhà báo, ban biên tập báo Hải Phòng chịu trách nhiệm.
Trong chuỗi các diễn biến phức tạp tại Nhà thờ Thái Hà và Nhà Chung do Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt khởi sự, Giám mục Thiên bày tỏ sự ủng hộ Giáo dân Hà Nội bằng cách đến giáo xứ Thái Hà cầu nguyện. Ông đã có lời phát biểu:"Trong tâm tình hiệp thông từ Hải Phòng hôm nay chúng tôi lên tới đây trước nhất để cầu nguyện, để tôn vinh Đức Mẹ, và bầy tỏ tâm tình hiệp thông của giáo phận Hải Phòng đối với giáo xứ Thái Hà và với các Cha Dòng Chúa Cứu Thế." Ngày 19 tháng 9 năm 2008, ông viết thư hiệp thông, trong đó biểu lộ thái độ đồng tình việc Tổng giám mục Kiệt kêu gọi chính quyền các cấp can thiệp để tránh làm xấu đi quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước. Trong thư, ông cũng cho biết luôn cầu nguyện và mong muốn có giải pháp ôn hòa cho vụ việc. Đánh giá về các diễn biến căng thẳng cùng ngày tại Tòa Tổng giám mục Hà Nội và Dòng Mến Thánh giá Hà Nội, giám mục Thiên cho rằng: "căng thẳng và đầy bạo lực đe dọa".
Trong vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, nhà giáo dân Phêrô Đoàn Văn Vươn bị tháo dỡ. Giám mục Vũ Văn Thiên ra văn thư tuyên bố hiệp thông và kêu gọi cầu nguyện cho gia đình giáo dân này. Hai năm sau khi chính thức nhậm chức, Giám mục Vũ Văn Thiên cho xây dựng Tòa giám mục Hải Phòng cạnh Nhà thờ chính tòa Hải Phòng và năm 2012, xây dựng Tiền Chủng viện Giêrônimô Liêm. Ngoài các công trình này, Trung tâm Mục vụ Giáo phận và Nhà hưu dưỡng linh mục cũng được tiến hành xây dựng.
Từ ngày 22 tháng 7 năm 2013, Giám mục Thiên với tư cách Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tổ chức tại Brazil. Phái đoàn giới trẻ Việt Nam gồm 3 giám mục, ngoài giám mục Thiên còn có giám mục Micae Hoàng Đức Oanh – giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum và giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Ngoài 3 giám mục, đoàn còn có 24 thành viên, trong đó có 14 linh mục và 10 giáo dân.
Tháng 10 năm 2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam bầu ban thường vụ mới, Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên được chọn làm Phó Tổng thư kí trong nhiệm kì 2016 – 2019. Ông cho rằng Giới trẻ là tương lai Giáo hội, đôi khi lại bị quên lãng và không được quan tâm, ông mong muốn quy tụ và chỉ bảo họ các giá trị sống trong xã hội hôm nay.
Sau 15 năm coi sóc giáo phận Hải Phòng, giám mục Vũ Văn Thiên đã phát triển số lượng linh mục cũng như giáo xứ, với số linh mục từ 20 lên 82, số giáo xứ từ 62 nâng lên 92, các hội tu, dòng tu phát triển. Giám mục Thiên cũng quyết định thành lập rồi chia tách 3 giáo hạt thành 6 giáo hạt. Ông mời gọi các dòng tu Công giáo về sinh hoạt tại giáo phận và các dòng này đã đến theo lời đề nghị để hỗ trợ những nơi xa xôi và khó khăn. Ông cũng có mối quan hệ tốt với những người lương dân, người khó khăn, nghèo khổ và cũng có mối tương quan hài hòa với chính quyền các cấp. Ngoài ra, Giám mục Giuse Thiên cũng là người quyết định nâng cấp các cơ sở giáo phận, khởi đầu là Tòa Giám mục, Tiền chủng viện thánh Giêrônimô Liêm, Trung tâm mục vụ và nhà hưu dưỡng Đồng Giới, và gần đây là công trình tái thiết Đền Thánh Hải Dương. Sau khi kết thúc nhiệm vụ sứ vụ tại Hải Phòng, ông cho rằng ước mong có hàng giáo sĩ không những giỏi chuyên môn mà còn có thể tham gia các lĩnh vực xã hội như: Caritas, mục vụ giới trẻ và truyền giáo... là ước mơ ông chưa thực hiện được trong thời gian làm Giám mục Hải Phòng.
Sau khi rời khỏi vai trò Giám mục chính tòa Hải Phòng, Ban Kiến thiết Xây dựng Đền thánh Hải Dương công bố thông tin các khoản quyên góp được Giám mục Vũ Văn Thiên đi vận động trong các năm từ 2006 đến năm 2018. Tổng cộng, trong 16 lần vận động, Giám mục Thiên đã vận động được số tiền 398.485 đô la Mỹ, 18.400 euro, 100 bảng Anh và 443.860.000 đồng. Trong 16 năm quản nhiệm tại Hải Phòng, ông đã truyền chức cho 65 linh mục và số linh mục này chiếm phần lớn trong linh mục đoàn giáo phận gồm 88 linh mục tính đến tháng 12 năm 2018.
Đầu tháng 12 năm 2018, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên chủ sự lễ từ biệt giáo phận Hải Phòng.
Tổng giám mục.
Bổ nhiệm và chúc mừng.
Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Tòa Thánh loan báo tin chấp thuận đơn từ nhiệm của Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, đồng thời bổ nhiệm Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục kế vị. Ông cũng kiêm Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hải Phòng, chờ ngày bổ nhiệm Giám mục chính tòa mới cho giáo phận này. Trong văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng cùng ngày, Tân Tổng giám mục Thiên cho biết ông bất ngờ với bổ nhiệm này từ Giáo hoàng Phanxicô.
Trước ngày bổ nhiệm, một số tin "hành lang" cũng đã đưa ra dự đoán Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên sẽ được chọn làm người kế nhiệm Hồng y Nhơn tại Hà Nội. Việc này cũng được chính Tổng giám mục Thiên thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với báo Công giáo và Dân tộc thực hiện ngay sau đó. Khi được Đại diện Tòa Thánh loan báo Giáo hoàng đã quyết định chọn mình làm Tổng giám mục Hà Nội, ông đã nói:""Tôi rất hạnh phúc khi ở giáo phận Hải Phòng chúng tôi. Nhưng nếu Tòa Thánh muốn chuyển tôi đi nơi khác, tôi xin vui lòng vâng theo"."
Nhận được tin tức bổ nhiệm, Tân Tổng giám mục Thiên đã cử hành thánh lễ tạ ơn vào sáng ngày 18 tháng 11 năm 2018 tại Nhà thờ chính tòa Giáo phận Hải Phòng. Sau lễ, nhiều đoàn thể, cá nhân đã đến gặp tân Tổng giám mục để chúc mừng. Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Giuse Nguyễn Chí Linh ra văn thư đại diện loan báo cho giáo dân biết tin bổ nhiệm Tổng giám mục Hà Nội và kêu gọi cầu nguyện cho lễ nhậm chức Tổng giám mục Hà Nội của Tổng giám mục Thiên.
Thăm viếng.
Sáng ngày 19 tháng 11, phái đoàn các linh mục Tổng giáo phận Hà Nội đã đến chào thăm tân Tổng giám mục của giáo phận. Tiếp đoàn, Tổng giám mục Thiên cũng chia sẻ suy nghĩ ông rằng khi tiếp quản Tổng giáo phận Hà Nội, với vị thế ở thủ đô quốc gia và nhiều việc hệ trọng, ông lo lắng về việc sẽ gặp nhiều thách đố mới. Đáp lại chuyến viếng thăm, ngày 20 tháng 11, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên dẫn đầu phái đoàn đến chào thăm Tòa Giám mục Hà Nội. Đón Tân Tổng giám mục có vị tiền nhiệm của ông là Hồng y Nguyễn Văn Nhơn, giám mục phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh cùng một số linh mục. Tại cuộc gặp này, hai bên trao đổi về tình hình mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội cũng như việc bàn giao Tổng giáo phận trong lễ nhậm chức của Tân Tổng giám mục Thiên. Hồng y Nhơn bày tỏ sự vui mừng khi Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục Thiên làm người kế vị cũng như tin tưởng bàn giao lại Tổng giáo phận Hà Nội cho vị này.
Nhậm chức.
Nhằm chia tay Giáo phận Hải Phòng, ông cử hành lễ tạ ơn vào ngày 4 tháng 12 năm 2018.
Chiều ngày 16 tháng 12, Tổng giáo phận Hà Nội cử hành nghi thức đón Tân Tổng giám mục Thiên tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội vào lúc 17 giờ 45. Trước sự đón tiếp của vì tiền nhiệm là Hồng y Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Lôrensô Chu Văn Minh cùng đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và Giáo phận Hải Phòng, Tân Tổng giám mục Thiên cảm thấy xúc động. Ông cho rằng sự đón tiếp là biểu hiện của tình yêu mến, tình hiệp thông và sự kỳ vọng của mọi người đối với ông. Trước đó, một phái đoàn Tổng giáo phận này đến Tòa Giám mục Hải Phòng đón tân Tổng giám mục gồm có Giám mục phụ ta Chu Văn Minh, các linh mục trong Ban tư vấn, các linh mục quản hạt, đại diện các dòng tu và một số giáo dân. Sau hành trình dài hai giờ, họ đến Nhà thờ chính tòa Hà Nội. Sau nghi thức đón tiếp ngắn gọn, Tân Tổng giám mục về ở tại Tòa Tổng giám mục Hà Nội.
Sáng ngày 17 tháng 12, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đến chúc mừng Tân Tổng giám mục Hà Nội đồng thời gửi lời chúc giáng sinh của thành phố đến linh mục, tu sĩ giáo dân Tổng giáo phận. Tổng giám mục Thiên bày tỏ sự cảm kích với sự quan tâm của chính quyền. Ông cũng khẳng định tiếp nối công việc của các vị tiền nhiệm, đảm bảo hoạt động nằm trong khuôn khổ pháp luật và mong Công giáo góp phần vào quá trình phát triển của Hà Nội. Ngoài ra, Tổng giám mục Thiên cũng cho biết ông cảm thấy vinh dự vì đã trở thành công dân thủ đô. Tổng Giám mục Thiên cũng mong đợi trong quá trình quản lý giáo phận được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền Hà Nội.
Tối ngày 17 tháng 12, Tân Tổng giám mục Hà Nội cử hành nghi thức tuyên xưng đức tin và trung thành với Giáo hội Công giáo Rôma, lời tuyên thệ được tuyên bố bằng tiếng Pháp. Việc tuyên xưng đức tin này có sự chứng kiến của Hồng y Nhơn, Tổng giám mục Đại diện không thường trú tại Việt Nam Marek Zalewski, hai giám mục đến từ Hoa Kỳ là Giám mục gốc Việt Tôma Nguyễn Thái Thành, giám mục phụ tá Giáo phận Orange và giám mục chính tòa Giáo phận này Kevin Vann, ngoài ra, còn có 14 giám mục khác từ các giáo phận tại Việt Nam.
Nghi thức tuyên xưng đức tin và tuyên thệ nhận tòa giám mục đã tiến hành vào chiều ngày 17 tháng 12 và thánh lễ nhậm chức của Tổng giám mục Vũ Văn Thiên được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội vào ngày 18 tháng 12 năm 2018, lúc 10 giờ sáng. Phái đoàn Tòa Thánh tham gia phiên họp chung lần thứ 7 với chính quyền Việt Nam cũng thông báo rằng họ sẽ tham dự lễ nhậm chức này. Tham dự lễ nhận tòa của ông có đông đảo giám mục từ nhiều giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Nhân dịp nhận chức vụ mới tại Hà Nội, Tổng giám mục Thiên đến chào thăm Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Tiếp ông có ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Những thay đổi và mục vụ năm đầu nhiệm kỳ.
Khi được hỏi về tranh chấp đất đai khi Tổng giáo phận Hà Nội gửi đơn kiến nghị bày tỏ không đồng tình việc thi công tại khu đất của Tổng giáo phận Hà Nội, xưa là trường Dũng Lạc (hai lần vào ngày 7 tháng 11 và 15 tháng 11 năm 2018) với thời gian phỏng vấn chỉ sau một ngày nhậm chức Tổng giám mục Hà Nội, Tổng giám mục Thiên cho biết, ông chưa nắm rõ sự tình do vừa nhậm chức chính thức. Ông cũng cho biết, với tư cách là lãnh đạo giáo phận, ông sẽ tìm cách bảo vệ tài sản Giáo hội, vì đó là nhu cầu cấp thiết. Được chất vấn đề việc xin lại các cơ sở Nhà nước đã mượn nhưng không được chấp thuận, Tổng giám mục Thiên cho biết, ông nhiều lần kiến nghị với chính quyền và mong muốn được sự cảm thông của Nhà nước và chính quyền với nhu cầu của Giáo hội.
Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 2019, Vũ Văn Thiên viết Thư Chúc Xuân gửi đến giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ Tổng giáo phận Hà Nội. Trong thư, ông cho biết sau khi nhậm chức chính thức đã có dịp đến thăm một số giáo xứ, tiếp xúc với các linh mục và giáo dân và được họ đón tiếp nồng hậu. Tổng giám mục Hà Nội cho rằng để có thể điều hành Tổng giáo phận, ông cần mọi người, nhất là các linh mục cộng tác và cầu nguyện và bày tỏ sự mong đợi có thể xây dựng Tổng giáo phận Hà Nội thành một gia đình yêu thương và phát triển để giới thiệu Thiên Chúa cho xã hội. Ông cũng kêu gọi mọi người hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, đau yếu để có một xuân thêm phần ý nghĩa.
Trong khoảng thời gian từ ngày 4 và ngày 5 tháng 3 năm 2019, các linh mục hiện đang đảm nhận các công việc mục vụ trong Tổng Giáo phận Hà Nội về Nhà Chung với mục đích triển khai công tác của Giáo phận và tĩnh tâm định kỳ. Tổng giám mục Vũ Văn Thiên đưa ra các tiêu chí và nhờ linh mục đoàn bầu chọn cho ông một vị trong số họ để bổ nhiệm chức danh Tổng Đại diện. Kết quả cuối cùng, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên bổ nhiệm linh mục Antôn Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1970) làm Tổng Đại diện Tổng giáo phận. Sáng ngày 9 tháng 3, Vũ Văn Thiên chủ sự nghi thức tuyên xưng và nhận chức vụ của linh mục Thắng tại Nhà nguyện Fatima, trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Hà Nội.
Ngày 14 tháng 4 năm 2019, Vũ Văn Thiên tham gia Đại hội Giới Trẻ mùa Chay năm 2019 của Tổng giáo phận Hà Nội. Tại đây, ông có bài phát biểu về chủ đề đại hội: "Đức Ki-tô là ai?" Đầu tháng 5 năm 2019, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên gửi thư đến giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội với chủ đề kêu gọi mọi người cầu nguyện cho những người theo con đường tu trì cho Tổng giáo phận Hà Nội và cộng tác công việc đào tạo giáo sĩ tại Đại Chủng viện. Trong thư, ông nhắc lại vấn đề đào tạo chủng sinh là trách nhiệm chung của mỗi giáo dân. Vũ Văn Thiên cũng nhắc đến truyền thống đóng góp, quyên góp cho việc đào tại chủng sinh vào ngày Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh đã có truyền thống nhiều năm để hỗ trợ cho việc đào tạo nhân sự. Nói đến ước muốn tu trì, Vũ Văn Thiên nhấn mạnh ý định đến từ Thiên Chúa nhưng có khởi đầu từ gia đình và chịu ảnh hưởng bởi linh mục chính xứ cũng như cộng đoàn giáo xứ. Chính vì vậy, ông yêu cầu các phụ huynh cũng như các linh mục quản xứ lưu ý hỗ trợ các trẻ em có ý định tu trì.
Ngày 1 tháng 6 năm 2019, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên tham gia lễ bế giảng Khoa Thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Nhân dịp này, ông cũng chính thức bổ nhiệm Ban giám đốc mới của Đại chủng viện. Cụ thể, linh mục Brunô Phạm Bá Quế làm Giám đốc và linh mục Giuse Nguyễn Văn Diễm làm phó Giám đốc. Cũng kể từ tháng 6, quyết định thành lập 10 giáo xứ và 4 giáo họ trong địa bàn Tổng giáo phận Hà Nội chính thức có hiệu lực, quyết định này được Tổng giám mục Thiên ấn ký ngày 25 tháng 5 năm 2019.
Tổng giáo phận Hà Nội, với sự chứng kiến của Tổng giám mục Vũ Văn Thiên cho chuyển di cốt của linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh đặt dưới chân bàn thờ thánh Antôn tại Nhà thờ Lớn Hà Nội vào ngày 2 tháng 6 năm 2019. Một ngày sau đó, Tòa Tổng giám mục Hà Nội công bố văn thư của Tổng giám mục Thiên, trong nội dung đề cập đến việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong Tổng giáo phận là các linh mục Đặc trách và các linh mục Quản hạt.
Ngày 21 tháng 6 năm 2019, giám mục Vũ Văn Thiên tuyên bố bổ nhiệm ban tư vấn Tổng giáo phận, gồm 9 linh mục: linh mục Tổng đại diện Nguyễn Văn Thắng, Tôma Aquinô Nguyễn Xuân Thủy, Tổng Quản lý, Bruno Phạm Bá Quế, Giám đốc Đại Chủng viện và các linh mục quản hạt. Hai ngày sau đó, ông cử hành nghi thức làm phép Trung tâm Hành hương Nhà thờ Lớn Hà Nội, cơ sở này dùng để đón tiếp khách hành hương đến với ngôi nhà thờ này.
Chiều ngày 23 tháng 6, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên khởi hành đến Rôma nhận dây pallium dành riêng cho các Tổng giám mục đô thành từ tay giáo hoàng. Tháp tùng có linh mục thư ký Gioan Nguyễn Văn Toàn. Trước khi đến Rôma, ông đến Pháp để hành hương tại Lisieur – quê hương Têrêxa Hài Đồng Giêsu, một vị thánh Công giáo và địa điểm Bà Maria hiện hình tại Lộ Đức. Ông chính thức đặt chân đến Roma tối ngày 27 tháng 6. Trong ngày 28, tổng giám mục Thiên gặp gỡ Hồng y Tổng trưởng truyền giáo Fernando Filoni và ngoại trưởng Tòa Thánh, tổng giám mục Paul Gallagher. Cùng ngày, ông nhận lời phỏng vấn của phóng viên ban Việt ngữ hãng Thông tấn Vatican (Vatican News).
Vào lúc 9 giờ 30 giờ Rôma (14 giờ 30 giờ Việt Nam), lễ trao dây Pallium cho các tân Tổng giám mục được cử hành, trong số này có tổng giám mục Vũ Văn Thiên. Lễ này được trực tiếp thông qua ứng dụng YouTube, đi kèm thuyết minh tiếng Việt do hãng Thông tấn Vatican và tiếp sóng tại webisite Tổng giáo phận Hà Nội ("tgphanoi.org"). Cùng theo đoàn Việt Nam có một số linh mục và nhiều đoàn giáo dân hành hương cũng tham dự lễ này.
Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho hãng thông tấn Vatican News trong dịp đến Rôma nhận dây Pallium, Vũ Văn Thiên cho biết cảm xúc bồi hồi và xúc động khi đến Rôma. Nói về vấn đề mục vụ giới trẻ Công giáo, tổng giám mục Hà Nội cho biết ông thao thức về việc giữ đạo cho những người trẻ lên thành phố, giới thiệu Công giáo cho những người trẻ ngoài tôn giáo. Ông cho rằng sự tham gia của giới trẻ trong truyền giáo còn hạn chế. Nói về Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa về một số lưu ý trong đời sống đức tin, tổng giám mục Thiên cho rằng những hiện tượng đạo đức bình dân, gây hoang mang cho người Công giáo và những người ngoài Công giáo hiểu nhầm. Ông đánh giá thư hướng dẫn này kịp thời và thiết yếu vì những hiện tượng gây bức xúc, hoang mang và hiểu lầm trong giáo dân. Nói về việc kiêm nhiệm chức Giám quản Giáo phận Hải Phòng và thông tin về vị tân giám mục giáo phận Hải Phòng, tổng giám mục Thiên cho rằng đây là một công việc vất vả khi phải chăm sóc mục vụ cho hai giáo phận, đi lại giữa Hải Phòng và Hà Nội trong vòng 2 giờ trên cung đường 100 km. Tổng giám mục Thiên cho biết đã xin Đại diện Tòa Thánh và Tòa Thánh sớm lo liệu cho giáo phận Hải Phòng có tân giám mục và bày tỏ sự hy vọng việc này nhanh chóng xúc tiến để hoạt động tôn giáo tại hai giáo phận tiến đến ổn định. Tổng giám mục Thiên cho rằng thời gian tới sẽ sớm có giám mục, nhưng không thể chia sẻ vì chưa biết chính thức thời gian việc bổ nhiệm được ấn định.
Sau chuyến đi nhận dây Pallium, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và châu Âu. Trong khoảng thời gian này, ông viếng thăm giáo phận Orange – là giáo phận "kết nghĩa" với Tổng giáo phận Hà Nội. Trong khoảng thời gian này, ông tham dự Thánh lễ Khánh thành nhà thờ chính tòa mới của Giáo phận Orange vào ngày 17 tháng 7. Ông tham dự buổi "gặp mặt của Hội Bảo trợ Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội" vào ngày 22 tháng 7. Trong suốt chuyến đi từ châu Âu đến Hoa Kỳ, Tổng giám mục Thiên gặp gỡ các linh mục, chủng sinh và các nữ tu đang du học và các giáo dân tại hải ngoại.
Nghi lễ trao dây Pallium tại địa phương cho Tổng giám mục Vũ Văn Thiên được ấn định tổ chức vào sáng ngày 6 tháng 8 năm 2019 tại Nhà thờ Lớn Hà Nội. Các giám mục cai quản các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội tham gia nghi thức trao dây này, bày tỏ sự hiệp thông và tình huynh đệ với Tổng giám mục Trưởng giáo tỉnh. Nghi thức trao dây do Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam Marek Zalewski chủ sự.
Sáng ngày 31 tháng 8 năm 2019, Tổng giám mục Thiên chủ sự lễ tại Nhà thờ Lớn Hà Nội cho cộng đoàn Công giáo mới thành lập tại Tổng giáo phận Hà Nội là "Cộng đoàn Doanh nhân Công giáo". Ông cho rằng sự thành lập cộng đoàn nhằm sửa quan niệm cũ là người Công giáo quê mùa, ít học và nghèo khổ. Ông muốn cho thấy người Công giáo cũng thành đạt và đóng góp cho xã hội.
Tòa Tổng giám mục Hà Nội quyết định thành lập một Văn phòng Đọc sách và Văn phòng Thiếu nhi. Riêng Phòng đọc sách đặt ngay cổng vào Tòa Tổng giám mục. Tổng giám mục Vũ Văn Thiên đã cử hành nghi thức làm phép hai cơ sở mới này vào ngày 3 tháng 9 năm 2019. Ngày 4 tháng 9, ông gửi thư đến các học sinh, sinh viên Công giáo nhân dịp năm học mới. Trong thư, vị tổng giám mục Hà Nội đề cập đến việc các sinh viên và học sinh cần nhận ra Thiên Chúa trong môi trường giáo dục. Ông cho rằng bệnh thành tích đã làm nền giáo dục Việt Nam xuống dốc gây nên nhiều hệ lụy mà nổi bật là sự gian dối. Tổng giám mục Thiên khêu gọi sinh viên và học sinh Công giáo sống ngay thẳng và tôn trọng tiếng nói của lương tâm. Tổng giám mục Vũ Văn Thiên còn kêu gọi thoát khỏi các thú vui vô bổ, các đam mê không lành mạnh và những tính toán lợi lộc, đồng thời phát triển tinh thần cầu nguyện và bác ái, lấy tình yêu thương và nối kết mọi người. Giữa thư, ông cũng kêu gọi quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, ông cho rằng cần từ chối các vật dụng chưa thực sự có ích và chọn các vật dụng có thể sử dụng lâu bền và có ích. Vị tổng giám mục Hà Nội cho rằng các sinh viên và học sinh Công giáo "có thể sống xanh, sống thẳng như cây tre Việt ngay trong thời đại của mình."
Đầu tháng 9 năm 2019, trong phiên tĩnh tâm linh mục mỗi 2 tháng một lần, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên thông báo di dời Khoa Triết của Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội]] ra khỏi khuôn viên Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Ý định này được Ban Tư vấn tán đồng 100%. Ngoài ra, ông cũng công bố chương trình mục vụ cho Tổng Giáo phận trong 3 năm: 2020 đến 2022 với chủ đề lần lượt là Nên thánh, Hiệp thông và Truyền giáo. Ngày 6 tháng 9 năm 2019, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên gửi thư đến các tầng lớp tín hữu Công giáo khác nhau nhằm trình bày thực trạng khó khăn tại miền Trung Việt Nam, nhất là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình gặp phải tình trạng mưa nhiều khiến mực nước dâng cao, cuốn trôi tài sản và gây lụ lụt nghiêm trọng. Ông kêu gọi thực hiện truyền thống tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân lụ lụt. Việc quyên góp từ các giáo xứ là số tiền quyên góp vào một lễ tại mỗi nhà thờ thuộc Tổng giáo phận vào sáng ngày 8 tháng 9. Tổng giám mục Vũ Văn Thiên đã đại diện các thành phần giáo dân Tổng giáo phận gửi số tiền quyên góp được đến giáo phận Hà Tĩnh là 500.000.000 đồng. Tòa giám mục Hà Tĩnh có văn bản xác nhận và cảm ơn ngày 11 tháng 9. Ngoài ra, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên cũng đại diện gửi số tiền ủng hộ của giáo dân Giáo phận Hải Phòng cho giáo phận Hà Tĩnh. Số tiền ủng hộ được công bố là 300.000.000 đồng. Tòa giám mục Hà Tĩnh có văn bản xác nhận và cảm ơn ngày 13 tháng 9.
Từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 9 năm 2019, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên tham dự Tuần lễ Hành hương Các thánh Tử đạo tại Tổng Giáo phận Seoul, Hàn Quốc. Tháp tùng ông là linh mục chánh văn phòng Tòa Tổng giám mục Anphongso Phạm Hùng, và linh mục chính xứ Sở Kiện Antôn Trần Quang Tiến. Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 4 tháng 10, ông tham gia Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIV tại Hải Phòng. Với tư cách giám mục nơi đăng cai đại hội, ông đã đón tiếp các đoàn giám mục khác tham gia kỳ họp vào chiều ngày 30 tháng 9. Ông cũng có buổi trả lời phỏng vấn về nội dung đại hội giám mục.
Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2019. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Tổng giám mục Vũ Văn Thiên làm Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2019 – 2022.
Ngày 5 tháng 12 năm 2019, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên viết thư mục vụ Giáng sinh gửi giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội. Thư có nội dung chính là bối cảnh tín hữu đang chuẩn bị mừng lễ giáng sinh, sự khiêm nhường của Thiên Chúa trong cảnh giáng sinh, Chúa Giêsu mang bản tính nhân loại, Thánh Gia là nơi khởi đầu hành trình làm người của Thiên Chúa. Thư cũng triển khai các chủ đề năm mục vụ 2020 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: "Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện" và chủ đề của riêng Tổng giáo phận Hà Nội là "Nên Thánh". Nói về giới trẻ đang có nhiều người "mất niềm tin, lạc hướng và lệch chuẩn trong suy nghĩ và ứng xử.", Tổng giám mục Thiên hy vọng với sự quan tâm của các linh mục, phụ huynh và các giáo xứ sẽ hỗ trợ các người trẻ trưởng thành trở thành người có ích cho xã hội và Giáo hội Công giáo. Ngày 24 tháng 12, Tổng giám mục Thiên dùng bữa với 73 người vô gia cư tập trung ở các khu vực và nội đô Hà Nội.
Mục vụ từ năm 2020.
Với tình hình dịch Covid-19, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên gửi thông báo đến Giáo sĩ và giáo dân Tổng giáo phận vào ngày 16 tháng 2 năm 2020. Trong thư, Tổng giám mục Thiên đề nghị phổ biến "Kinh Xin Ơn Chữa Lành", tổ chức nghi thức "Chầu Thánh Thể", lần hạt Mân Côi... tại các giáo xứ để cầu nguyện cho tình hình dịch bệnh. Tổng giám mục Thiên cũng đề nghị các linh mục Tổng giáo phận cử hành và sinh hoạt mục vụ cách thận trọng: nghi thức rước lễ trên tay, dùng khẩu trang, miễn trừ luật lễ buộc, hạn chế tập trung đông người để phòng tránh lây lan dịch bệnh. Sau thông báo đầu tiên, ngày 9 tháng 3 năm 2020, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên gửi thư mục vụ số hai về tình hình dịch bệnh. Trong thư, tổng giám mục loan tin đình chỉ các sinh hoạt mục vụ cho thiếu nhi và việc dạy và học giáo lý, cho phép cử hành nghi thức bí tích Hòa Giải theo cách tập thể và một số điều chỉnh mục vụ Công giáo trong Tuần Thánh. Sau khi tiếp thu từ những người có trách nhiệm, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên công bố thư Mục vụ số 3 về tình hình dịch bệnh vào ngày 27 tháng 3, trong đó yêu cầu các linh mục chỉ cử hành lễ với số người tham dự rất ít, khuyến khích giáo dân xem lễ trực tuyến và cầu nguyện riêng trong các nhà thờ được mở cửa. Về cử hành các nghi lễ Tuần Thánh, ông cho biết sẽ quyết định sau. Nói về tình hình dịch bệnh, Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên đánh giá thế giới nhìn chung và giáo hội Công giáo đang trải qua thử thách đau thương và ông bà tỏ sự đau buồn khi phải cắt giảm vả đình chỉ các sinh hoạt mục vụ Công giáo. Ngày 2 tháng 4 năm 2020, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên ký văn thư số 4 về tình hình dịch bệnh để quy định các quy tắc mục vụ tại Tổng giáo phận Hà Nội trong Tuần Thánh năm 2020.
Trả lời phỏng vấn đài Vatican News tiếng Việt trong bối cảnh Việt Nam có khoảng 40 ca dương tính với Covid-19, Tổng giám mục Vũ Văn Thiên cho rằng người Công giáo cần cầu nguyện với Thiên Chúa, không hoảng loạn, chủ quan và kỳ thị với những bệnh nhân. Ông kêu gọi bình tĩnh, thể hiện lòng bác ái và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua tham gia các hoạt động phòng tránh dịch bệnh. Ông cho biết khi nhận được tin các sinh hoạt tôn giáo tại châu Âu, Rôma, bị đình trệ, ông rất buồn và đánh giá đây là ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Ông loan tin các sinh hoạt tôn giáo tại Tổng giáo phận Hà Nội và Giáo phận Hải Phòng vẫn hoạt động bình thường, chỉ trừ một số sinh hoạt đã bị hoãn. Ông cho rằng đây là dịp nhận ra bản chất con người mỏng manh và đầy giới hạn và cần sám hối, trở về với Thiên Chúa. Nói về suy tư cá nhân, Tổng giám mục Thiên cho rằng dịch bệnh không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Tổng giám mục Thiên cho rằng với sự phá hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, nhiều khi do con người nên các đại họa.
Trong kỳ Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XV tại Hà Nội kéo dài từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10 năm 2022, các giám mục Việt Nam bầu chọn Tổng giám mục Vũ Văn Thiên đảm nhận chức Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022–2025.
Tông truyền.
Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên được tấn phong giám mục năm 2003, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:
Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:
Nhận định.
Trong bài viết "16 năm, một hành trình" đăng trên trang mạng điện tử Báo Công giáo và Dân tộc, tác giả Hùng Luân – Mai Lan nhận định về Tổng giám mục Vũ Văn Thiên: | 1 | null |
Tony Alexander Adams (MBE, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1966) là một huấn luyện viên bóng đá và là cựu cầu thủ người Anh.
Adams đã dành trọn sự nghiệp 22 năm của anh để chơi ở vị trí hậu vệ cho Arsenal. Anh được coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại của Arsenal bởi những người hâm mộ của CLB và có tên trong danh sách 100 Huyền thoại của Football League. Với Arsenal, anh đã giành được bốn danh hiệu ở Giải vô địch cao nhất của nước Anh, ba FA Cup, hai League Cup, một UEFA Cup Winners' Cup, và ba FA Community Shield. Một bức tượng nhằm tôn vinh Adams đã được khánh thành tại sân vận động Emirates vào ngày 9 tháng 12 năm 2011, cùng với bức tượng của Thierry Henry và Herbert Chapman.
Khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ anh chuyển sang làm huấn luyện viên bóng đá, trải qua những khoảng thời gian phụ trách Wycombe Wanderers, Portsmouth và đội bóng của Azerbaijan là Gabala.
Thời thơ ấu.
Sinh ra ở Romford, Luân Đôn, Adams lớn lên ở Dagenham và theo học tại Trường Tiểu học Hunters Hall từ năm 1971 đến năm 1978, sau đó là Trường Tổng hợp Eastbrook từ năm 1978 đến năm 1983.
Sự nghiệp CLB.
Adams gia nhập Arsenal như một học viên vào năm 1980. Ba năm sau anh có trận đấu ra mắt đối đầu với Sunderland ở First Division, bốn tuần sau sinh nhật lần thứ 17 của anh. Thật khó để có một khởi đầu tốt đẹp - Adams là một phần nguyên nhân cho trận thua 2-1 trên sân nhà - nhưng anh đã sớm tìm thấy phong độ đỉnh cao của mình. Adams trở thành cái tên quen thuộc của đội hình Arsenal ở mùa giải 1985-86.
Tám tháng sau khi giành được huy chương đầu tiên ở trận chung kết League Cup 1987 khi đánh bại Liverpool với tỷ số 2-1 trên sân vận động Wembley, Adams trở thành đội trưởng trẻ nhất trong lịch sử của Arsenal ở tuổi 21 vào ngày 1 tháng 1 năm 1988. Đó là vị trí anh đã nắm giữ trong suốt 14 năm cho đến khi nghỉ hưu.
Anh là thủ lĩnh của bộ Tứ Vệ nổi tiếng, xây dựng được sự thấu hiểu với những người bạn đồng đội là trung vệ Steve Bould và các hậu vệ cánh Lee Dixon và Nigel Winterburn. Dưới thời George Graham bộ Tứ này đã nổi tiếng về sự kỷ luật trong sử dụng bẫy việt vị. Ở góc độ cá nhân, thật khó có thể nghĩ ra một cái tên trung thành hơn, dũng cảm hơn và truyền được nhiều cảm hứng cho đồng đội hơn anh trong lịch sử Arsenal.
Kỷ luật của Adams ở hàng phòng ngự được coi là nhân tố chính giúp Arsenal giành được chức vô địch League Cup 1986-87 và sau đó là hai lần vô địch First Division; lần đầu là mùa giải 1988-89 sau khi thắng Liverpool ở trận đấu cuối cùng của mùa giải, lần thứ hai là ở mùa giải 1990-91, chỉ thua một trận ở mùa giải đó.
Mùa giải 1992-93 Adams đã lập nên một kỷ lục khi là đội trưởng của CLB đầu tiên giành cú đúp vô địch League Cup và FA Cup, nâng cao cúp vô địch European Cup Winners' Cup một năm sau đó. Mặc dù có được những thành công như vậy, nhưng cuộc chiến với chứng nghiện rượu, bắt đầu từ giữa thập niên 80, ngày càng tàn phá cuộc sống của anh như việc anh được báo cáo thường xuyên tham gia vào chiến đấu ở các hộp đêm. Vào ngày 6 tháng 5 năm 1990, Adams đâm chiếc Ford Sierra của anh vào một bức tường ở Rayleigh và khi kiểm tra nồng độ rượu trong máu thì nồng độ rượu nhiều hơn bốn lần giới hạn cho phép. Ngày 19 tháng 12 cùng năm đó, tại Southend Crown Court, anh bị bắt giam bốn tháng (được trả tự do khi thực hiện được một nửa bản án vào ngày 15 tháng 2 năm 1991) nhưng sau khi được thả, chứng nghiện rượu lại tiếp tục và gây ra nhiều sự cố, bao gồm việc chơi suốt một trận đấu ở mùa giải 1993-94 mặc dù đang say rượu, rơi xuống cầu thang và cần 29 mũi khâu ở đầu, bắn vào bình chữa cháy và làm bùng phát ngọn lửa trong phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật với đồng đội Ray Parlour tại Pizza Hut ở Hornchurch, nơi mà họ đang bị chế giễu bởi những người ủng hộ của các CLB đối thủ.
Vào ngày 14 tháng 9 năm 1996, Adams thừa nhận với công chúng rằng anh là một người nghiện rượu, sau khi tìm cách chữa trị, anh tìm được sự hứng thú khi trở về với giáo dục và cố gắng học piano. Anh trở thành một trong những người nghiện rượu phục hồi nhanh ở Anh; trận chiến với rượu được trình bày chi tiết trong cuốn tự truyện của anh, Addicted, được phát hành vào tháng 5 năm 1998 để đánh dấu sự kiện quan trọng này.
Sự phục hồi của anh được giúp đỡ một phần không nhỏ bởi sự xuất hiện của Arsène Wenger trên cương vị huấn luyện viên của Arsenal vào tháng 10 năm 1996. Vị huấn luyện viên người Pháp tập trung vào chế độ ăn uống và lập kế hoạch để giúp Adams chống lại thói quen cũ trong khi vẫn để cho người đội trưởng của Arsenal thể hiện nhiều hơn trên sân cỏ. Wenger đã cải cách chế độ ăn uống của CLB và lối sống của các cầu thủ. Wenger đã giúp Adams sau lời thú nhận của anh về vấn đề nghiện rượu, và sự cải tiến trong chế độ ăn uống đã giúp cho sự nghiệp của anh kéo dài thêm nhiều năm nữa. Adams đã đáp lại sự thấu hiểu của huấn luyện viên dành cho anh một cách hậu hĩ, anh là đội trưởng đưa CLB giành hai cú đúp vô địch Premiership và FA Cup vào mùa giải 1997-98 và 2001-02; anh là cầu thủ duy nhất trong lịch sử của bóng đá Anh làm đội trưởng một đội bóng giành danh hiệu ở giải đấu cao nhất nước Anh trong ba thập kỷ khác nhau.
Trong khi Graham thích tập trung vào một vị trí, Wenger khuyến khích Adams chơi rộng hơn. Anh đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự đỉnh đạc trong kiểm soát bóng, phát động tấn công từ phía sau và dâng cao khi có thể. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất vào những ngày cuối của mùa giải 1997-98 khi Adams, nhận bóng từ đường chuyền loại bỏ tất cả hàng phòng ngự đối phương của Bould, đã tung cú sút đầy uy lực vào góc của khung thành Everton giúp Arsenal giành ngôi vô địch giải Ngoại hạng. Màn ăn mừng của Adams trước khán đài North Bank vẫn là một khoảnh khắc mang tính biểu tượng trong lịch sử lâu đời của Arsenal.
Vào tháng 8 năm 2002, ngay trước khi bắt đầu mùa giải 2002-03, Adams giã từ bóng đá chuyên nghiệp sau sự nghiệp kéo dài gần 20 năm, trận đấu cuối cùng của anh là trận đấu cuối cùng của mùa giải trước trên sân nhà tiếp đón Everton (trận chung kết FA Cup năm 2002 là một ngoại lệ khi diễn ra trước vòng đấu cuối cùng của giải vô địch). Anh đã chơi 668 trận cho Arsenal (chỉ có David O'Leary là chơi nhiều hơn con số đó) và là đội trưởng thành công nhất trong lịch sử CLB. Chiếc áo số 6 mà Adams mặc thì không được sử dụng cho đến mùa giải 2006-07, khi nó được trao cho Philippe Senderos.
Ngay trước khi tuyên bố giã từ sự nghiệp cầu thủ, Adams đã ứng cử để trở thành huấn luyện viên của Brentford (đội bóng vừa bỏ lỡ cơ hội thăng hạng lên chơi ở Division One) sau sự từ chức của Steve Coppell, nhưng sự đề nghị của anh đã bị từ chối.
Biệt danh Mr. Arsenal, anh đã được tôn vinh bởi trận đấu trước Celtic vào tháng 5 năm 2002 với nhiều huyền thoại của Arsenal, bao gồm Ian Wright, John Lukic và các thành viên còn lại trong bộ tứ vệ huyền thoại, Dixon, Winterburn và Bould. Trận đấu kết thúc với tỉ số 1-1 với Lee Dixon, trong lần xuất hiện cuối cùng cho The Gunners, đã ghi bàn.
Vào tháng 3 năm 2003, chỉ bảy tháng sau khi giã từ sân cỏ, tờ BBC Sport đã nói rằng Adams là cựu cầu thủ của Arsenal nếu như trở về khoác đội bóng thì sẽ giúp cho đội bóng hưởng lợi nhiều nhất từ sự trở về này.
Năm 2004, Adams có tên trên Bức tường Danh vọng của bóng đá Anh nhằm để tôn vinh tầm ảnh hưởng của anh trong các trận đấu ở nước Anh, và năm 2008 anh đứng thứ ba trong cuộc bầu chọn 50 Pháo thủ xuất sắc nhất mọi thời đại trên website chính thức của CLB.
Một bức tượng của Adams đã được đặt bên ngoài sân vận động Emirates trong lễ kỷ niệm 125 năm thành lập CLB vào ngày 9 tháng 12 năm 2011. Huấn luyện viên Herbert Chapman và tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của Arsenal Thierry Henry cũng được bất tử với hình tượng được đặt bên ngoài sân vận động.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Adams có trận ra mắt cho đội tuyển Anh trong trận đấu với Tây Ban Nha vào năm 1987, sau đó anh chơi ở Euro 88, ghi được một trong hai bàn thắng của đội tuyển Anh. Anh là cầu thủ đầu tiên trong những cầu thủ được sinh ra sau chiến thắng ở World Cup 1966 có vinh dự khoác áo đội tuyển Anh.
Sau một khởi đầu đầy hứa hẹn trong sự nghiệp ở đội tuyển quốc gia, Adams đã phải chịu một loạt những thất bại trong những năm đầu của thập niên 1990. Anh đã bị loại khỏi đội hình tham dự World Cup 1990 một cách đầy bất ngờ bởi huấn luyện viên Bobby Robson, và đã bỏ lỡ Euro 92 bởi chấn thương. Tuy nhiên, anh vẫn giữ được một vị trí thường xuyên ở hàng phòng ngự, và sau khi Gary Lineker giã từ sân cỏ vào năm 1992, Adams chia sẻ chiếc băng đội trưởng của đội tuyển Anh với David Platt một cách không chính thức, mặc dù vậy Adams đã trở thành đội trưởng đội tuyển Anh ngay trước khi Euro 96 diễn ra, đồng nghĩa với việc vị trí của Platt trở nên khó đảm bảo. Tuyển Anh vào đến bán kết của Euro 96, trước khi để thua trên chấm phạt đền trước tuyển Đức.
Khi huấn luyện viên tuyển Anh Glenn Hoddle lấy chiếc băng đội trưởng từ Adams và trao cho Alan Shearer, đó là viên thuốc đắng mà Adams buộc phải nuốt. Phát biểu tại một diễn đàn của người hâm mộ vào năm 2008 Adams nhấn mạnh "Tôi có một vài sự bất bình trước cái cách mà Glenn Hoddle lấy chiếc băng đội trưởng trao cho Alan Shearer thay vì tôi nhưng tôi có thể bỏ qua điều đó. Tôi đã phản ứng một cách tích cực. Tôi không đồng ý với ông ấy [Hoddle] và ông ấy nghĩ rằng Alan có thể kiếm được nhiều quả phạt đền hơn khi chơi ở vị trí trung phong. Mọi người biết phản ứng của tôi về điều đó".
Adams tiếp tục chơi cho đội tuyển quốc gia, và cuối cùng anh cũng được xuất hiện ở một vòng chung kết World Cup vào năm 1998. Giải đấu quốc tế cuối cùng của anh là màn trình diễn thất vọng của đội tuyển Anh ở chiến dịch Euro 2000. Với việc Shearer giã từ đội tuyển quốc gia sau giải đấu này, Adams đã lấy lại chiếc băng đội trưởng. Tuy nhiên, trong vòng vài tháng, tuyển Anh thất bại ở trận đấu tại vòng loại World Cup trước tuyển Đức vào tháng 10 năm 2000, đó là trận đấu cuối cùng được tổ chức tại Sân vận động Wembley trước khi nó bị phá bỏ để xây dựng lại. Trận đấu đó là lần ra sân thứ 60 của Adams tại Wembley, đó là một kỷ lục. Với việc Sven-Göran Eriksson lên nắm quyền đội tuyển Anh và sự nổi lên của cầu thủ trẻ Rio Ferdinand, Adams giã từ đội tuyển quốc gia trước khi Eriksson chọn lựa đội hình đầu tiên của ông ấy. Anh là tuyển thủ Anh cuối cùng ghi bàn trên Sân vận động Wembley cũ khi anh ghi bàn thắng thứ hai cho đội tuyển Anh trong chiến thắng 2–0 ở trận giao hữu trước Ukraine vào ngày 31 tháng 5 năm 2000. Đây cũng là lần đầu tiên anh ghi bàn kể từ bàn thắng anh ghi được trong trận giao hữu đối đầu với Ả Rập Xê Út vào tháng 11 năm 1988, đây là một kỷ lục cho khoảng thời gian dài nhất giữa hai bàn thắng mà một cầu thủ ghi được cho đội tuyển Anh.
Tổng cộng Adams đã ra sân 66 lần cho đội tuyển Anh, và ghi được 5 bàn thắng.
Sự nghiệp quản lý và huấn luyện.
Sau khi có được tấm bằng về khoa học thể thao tại Đại học Brunel, Adams trở thành huấn luyện viên của Wycombe Wanderers vào tháng 11 năm 2003. Anh đã không thể ngăn sự rớt hạng của CLB xuống League Two ở mùa giải đó, và mặc dù CLB đã đứng đầu bảng xếp hạng vào tháng 8 năm 2004, một sự sa sút phong độ đã kéo họ trượt dài trên bảng xếp hạng. Anh đã từ chức huấn luyện viên ở Wycombe vào tháng 11 năm 2004 với lý do cá nhân. Anh được kế nhiệm bởi John Gorman.
Vào tháng 7 năm 2005, Adams chấp nhận vai trò huấn luyện viên tập luyện ở đội bóng Hà Lan Feyenoord, phụ trách đội dự bị và đội trẻ. Sau đó, lần thứ hai Adams trải qua một khoảng thời gian ngắn ở Utrecht trong vai trò huấn luyện viên tập luyện vào tháng 1 và tháng 2 năm 2006. Trong thời gian tại Feyenoord anh cũng làm việc bán thời gian trong vai trò một tuyển trạch viên cho Arsenal, theo dõi các trận đấu ở Italia, Pháp, và Hà Lan.
Adams gia nhập Portsmouth làm trợ lý cho Harry Redknapp vào tháng 6 năm 2006, lấp vào vị trí còn bỏ trống sau sự ra đi của Kevin Bond. Trong mùa giải đầu tiên của anh trong vai trò trợ lý, Portsmouth kết thúc ở vị trí thứ chín tại Premier League – thứ hạng cao nhất của họ kể từ thập niên 1950 và vô địch FA Cup 2007-08. Adams được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền của Portsmouth vào tháng 10 năm 2008, cùng với Joe Jordan, sau sự ra đi của Harry Redknapp đến Tottenham Hotspur. Sau đó anh được bổ nhiệm là huấn luyện viên chính thức. Anh bị sa thải vào tháng 2 năm 2009 sau khi Portsmouth chỉ giành được 10 điểm trong 16 trận mà anh dẫn dắt.
Vào tháng 5 năm 2010, Adams ký hợp đồng ba năm huấn luyện CLB của Azerbaijan là Gabala FC thuộc Azerbaijan Premier League. Anh rời cương vị huấn luyện viên của Gabala vào ngày 16 tháng 11 năm 2011, trước khi kết thúc mùa giải 2011-12.
Hoạt động từ thiện.
Vào tháng 9 năm 2000, từ những trải nghiệm của mình với chứng nghiện rượu và nghiện ma túy, Adams đã thành lập Phòng khám Sporting Chance, một quỹ từ thiện nhằm mục đích điều trị, tư vấn và hỗ trợ cho các vận động viên nam và nữ bị ảnh hưởng bởi chứng nghiện rượu, ma túy hay nghiện cờ bạc. Phòng khám hoạt động dựa trên chương trình 12 bước của Alcoholics Anonymous, một tổ chức có trụ sở gần Liphook ở Hampshire, và bao gồm Kate Hoey, Alex Rae và Elton John trong vai trò những người bảo trợ, được tài trợ bởi Hiệp hội Cầu thủ bóng đá Chuyên nghiệp. Cựu đồng đội của Adams ở Arsenal và đội tuyển Anh,Paul Merson, là một người nghiện rượu đang trong quá trình hồi phục, cũng là người bảo trợ của tổ chức này.
Trận đấu của Arsenal nhằm tôn vinh những cống hiến của anh, đối đầu với Celtic, đã quyên góp 500.000 bảng cho quỹ từ thiện của anh, Phòng khám Sporting Chance.
Adams là người bảo trợ cho NACOA—một tổ chức từ thiện cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ cho bất cứ ai bị ảnh hưởng bởi việc uống rượu của cha mẹ họ.
Danh hiệu.
Arsenal
Số liệu thống kê.
Huấn luyện viên.
1 Trận đấu đầu tiên của Adams dẫn dắt Portsmouth (hòa 1-1 với Fulham) là trong vai trò huấn luyện viên tạm quyền cùng với Joe Jordan, trước khi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên chính thức.
Trong văn hóa đại chúng.
Trong một bộ phim vào năm 1997 "The Full Monty", Horse (diễn xuất bởi Paul Barber) đặc biệt đề cập đến Adams trong khi cố gắng giải thích rằng một phần đặc biệt trong vũ điệu của họ là tương tự như "bẫy việt vị của Arsenal."
Trong album đầu tay "Rock Art and the X-Ray Style" của Joe Strummer và the Mescaleros, ca khúc mở đầu mang tên 'Tony Adams'.
Adams vẫn là một nhân vật nổi tiếng với người hâm mộ Arsenal. Vào tháng 12 năm 2008, Hơn sáu năm sau khi anh rời CLB, khi Adams dẫn dắt Portsmouth hành quân đến Arsenal anh đã được chào đón bằng bài hát "Chỉ có một Tony Adams" bởi người hâm mộ của Arsenal.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2009 Adams là biên tập viên khách mời trên chương trình "Today" của BBC Radio 4.
"Ali in the Jungle" một bài hát của ban nhạc rock người Anh The Hours, có đề cập đến anh trong lời bài hát.
Trong loạt sách CHERUB, nhân vật chính James Adams thay đổi họ của anh để vinh danh huyền thoại của Arsenal trong nỗ lực che giấu danh tính. | 1 | null |
Castilleja miniata là loài thực vật có hoa thuộc họ Cỏ chổi. Loài này được Douglas ex Hook. mô tả khoa học đầu tiên năm 1838.
Đây là loài bản địa phía tây Bắc Mỹ từ Alaska đến Ontario đến California đến New Mexico, nơi chúng thường mọc ở những nơi ẩm ướt trong nhiều kiểu môi trường sống.
Loài hoa dại này là một loại cây cỏ sống lâu năm, cao tới khoảng 80 cm, mảnh mai và có màu xanh lục đến tím sẫm. | 1 | null |
Cistanche tubulosa là loài thực vật có hoa thuộc họ Cỏ chổi. Loài này được (Schenk) Wight mô tả khoa học đầu tiên năm 1848.
Nó còn có tên là "Lục bình sa mạc", là loài cây sống dạng ký sinh lên rễ cây chủ (mọc trên rễ cây bụi sa mạc). Nó là một loài quý hiếm và đang bị đe dọa. Hầu hết các cây chủ được ưa thích cho loài cây ký sinh này là Salvadora persica. Sa mạc lục bình không thể tổng hợp chất diệp lục trực tiếp và do đó nó không có màu xanh lục. Nó là một loại thực vật hàng năm phân bố rộng rãi, ra hoa một cành hình kim tự tháp, trên đó dày đặc của những bông hoa màu vàng rực rỡ đứng đầu bởi những nụ màu nâu đỏ. Các hạt nhỏ bé của nó có thể không hoạt động trong nhiều năm cho đến khi rễ của cây chủ của nó đủ gần để kích hoạt sự nảy mầm. Loài này có thể chịu được môi trường nước mặn và được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng khô cằn của Rajasthan, Punjab và Pakistan.
Ở Đài Loan, lục bình sa mạc thường được sử dụng như một loại thuốc bổ cho thận bệnh liệt dương, cảm giác lạnh ở thắt lưng và đầu gối, vô sinh nữ và táo bón do khô ruột ở tuổi già. | 1 | null |
Thằn lằn Tegu (Danh pháp khoa học: Tupinambis) hay còn gọi là quái vật béo bệu là một chi bò sát lớn có nguồn gốc Nam Mỹ. Hiện nay một số nơi nuôi chúng làm cảnh như một thú nuôi độc lạ, thể hiện đẳng cấp của người chơi.
Đặc điểm.
Chúng có ngoại hình trông khá nặng nề như một con thằn lằn béo bệu. Một con tegu trưởng thành có chiều dài 1.5m, nặng đến 10 kg. Tuy có ngoại hình khá nặng nề, nhưng thằn lằn Tegu là một sinh vật rất nhanh nhẹn, hung tợn.
Chúng là những con vật rất phàm ăn, và ăn khá tạp, các loại thịt, rau, củ quả va giỏi leo trèo. Loài này bơi giỏi dưới nước nhưng có thể leo trèo và sống trên cây cao. Thằn lằn Tegu khá hung dữ, khi đói bụng nó có thể tấn công con người để ăn thịt. Nếu không được gần gũi với con người thường xuyên, tegu có thể sẽ trở nên khá hung dữ.
Các loài.
Các loài trong chi này gồm:
Vật cưng.
Thằn lằn Tegu từng rơi vào nghi vấn là một sinh vật kỳ dị với hình dáng ma quái, chưa từng được khoa học biết đến đã xuất hiện ở hồ Thetis, Canada. Loài này đã xuất hiện ở Việt Nam và trở thành một vật nuôi được nhiều bạn trẻ ưa thích nhưng chỉ những dân chơi thứ thiệt mới nuôi nổi con con vật này do chúng có giá lên tới cả chục triệu đồng và bởi sự hung dữ vô cùng nguy hiểm. Kích thước to lớn của tegu sẽ khiến việc chăm sóc vất vả, tốn kém hơn nhiều so với các loài động vật nhỏ, và cũng đòi hỏi một khoảng không gian rộng lớn hơn để nuôi.
Là những kẻ bỏ trốn rất giỏi. Nếu không được trông nom cẩn thận, chúng có thể trèo ra khỏi nhà bất cứ lúc nào. Tự tay cho tegu ăn là điều khá nguy hiểm, vì nó có thể không phân biệt nổi đâu là thức ăn, đâu là tay của chủ. Tegu hoàn toàn được thuần hóa là điều khá kỳ công những con Tegu chưa thuần hoàn toàn sẽ vùng vằng khi bị bế, thậm chí có thể cắn vào tay chủ khi được vuốt ve. | 1 | null |
Thiên Hà 2 hoặc TH-2 () là một siêu máy tính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu suất 33,86 petaflop/s. Nó hiện tại là siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới theo danh sách TOP500 vào tháng 6 năm 2013.
Tổng Công trình sư của Siêu máy tính Thiên Hà 2 là Trung tướng Dương Học Quân- Giáo sư Khoa học máy tính, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng, nay là Thượng tướng, Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc.
Siêu máy tính này sử dụng:
Thiên hà 2 do chính phủ Trung Quốc tài trợ, đặt tại thành phố Quảng Châu. Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (国防科学技术大学) hợp tác cùng hãng máy tính Trung Quốc Inspur sản xuất và lắp ráp chiếc máy. Tổng chi phí cho dự án này vào khoảng 2,4 tỷ Nhân dân tệ (390 triệu USD)
Mặc dù là siêu máy tính nhanh nhất thế giới, nhưng ngay bản thân các chuyên gia Trung Quốc cũng nói rằng nó có ít cơ hội ứng dụng để dùng toàn bộ khả năng tính toán của nó. Theo Tân Hoa xã, Thiên Hà 2 sẽ được dùng để điều khiển tín hiệu giao thông, dự báo động đất, giúp nghiên cứu dược phẩm mới, thiết kế xe hơi hay tạo ra những hiệu ứng đặc biệt trong các bộ phim và các ứng dụng khác. | 1 | null |
Lathraea squamaria là loài thực vật có hoa thuộc họ Cỏ chổi. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Loài này phân bố rộng rãi ở châu Âu và cũng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Loài này sống ký sinh trên rễ cây phỉ và tống quán sủ, đôi khi trên cây sồi, ở những nơi râm mát như các hàng rào. Nó bao gồm một thân ngầm màu trắng phân nhánh được bao phủ chặt chẽ với những chiếc lá dày, thịt, không màu, uốn cong để ẩn dưới bề mặt; khoang không đều giao tiếp với bên ngoài được hình thành trong độ dày của lá.
Các phần duy nhất xuất hiện trên mặt đất vào tháng Tư đến tháng Năm là những chồi mang hoa ngắn, mang một cành hoa màu tím xỉn hai môi. Các vảy đại diện cho lá cũng tiết ra nước, thoát ra và làm mềm mặt đất xung quanh cây. Ở bên ngoài, chúng ngay lập tức tiết lộ tính chất dị dưỡng của bằng cách thiếu chất diệp lục và giảm diện tích lá. | 1 | null |
Trong tài chính, tỷ suất hoàn vốn (ROR), tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, còn được gọi là hoàn vốn đầu tư (ROI), tỷ lệ lợi nhuận hoặc đôi khi chỉ là hoàn vốn, là tỷ lệ tiền đã đạt được hoặc bị mất (cho dù thực hiện hoặc chưa thực hiện) trên một đầu tư so với số tiền đã đầu tư. Số tiền thu được hoặc bị mất này có thể được gọi là lợi ích, tiền lãi, lợi nhuận/thua lỗ, thu nhận/tổn thất, hoặc thu nhập ròng/tổn thất. Tiền được đầu tư có thể được gọi là tài sản, tiền vốn, tiền gốc, hoặc chi phí cơ sở của đầu tư. ROI thường được biểu diễn theo tỷ lệ phần trăm.
Tính toán.
Giá trị ban đầu của một khoản đầu tư,formula_1, không phải luôn có một giá trị tiền tệ được định nghĩa rõ ràng, nhưng với mục đích đo lường ROI, "giá trị dự kiến phải được chỉ rõ ràng" cùng với lý do cho giá trị ban đầu này. Tương tự như vậy, giá trị cuối cùng của một khoản đầu tư, formula_2, cũng không phải luôn có một giá trị tiền tệ được xác định rõ ràng, nhưng với mục đích đo lường ROI, "giá trị cuối cùng phải ghi rõ" với cùng lý do cho giá trị cuối cùng này.
Tỉ suất hoàn vốn có thể được tính trong một thời kỳ duy nhất, hoặc được thể hiện như một trung bình qua nhiều thời kỳ.
Một thời kỳ.
Hoàn vốn số học.
Hoàn vốn số học là:
formula_4 đôi khi được gọi là lợi suất.
Hoàn vốn lô-ga-rít hay hoàn vốn kép liên tục.
Hoàn vốn lô-ga-rít hay hoàn vốn kép liên tục, còn được biết như ảnh hưởng của tiền lãi, được định nghĩa là:
hay
ở đây:
R = Hoàn vốn
P = Số tiền gốc
r = Lãi suất
t = Thời kỳ
Hoàn vốn trung bình nhiều thời kỳ.
Tỷ suất hoàn vốn trung bình số học.
Tỷ suất hoàn vốn trung bình số học qua n thời kỳ được định nghĩa là:
Tỷ suất hoàn vốn trung bình hình học.
Tỷ suất hoàn vốn trung bình hình học, còn gọi là hoàn vốn được thường niên hóa, qua "n" thời kỳ được định nghĩa là:
Quan trọng hơn, hoàn vốn được thường niên hóa là "ít" hơn hoàn vốn trung bình hàng năm (hoặc bằng nếu tất cả các hoàn vốn hàng năm bằng nhau), như một hệ quả của bất đẳng thức AM-GM. Trong thực tế, sự khác biệt giữa hoàn vốn được thường niên hóa và hoàn vốn trung bình hàng năm là tỷ lệ thuận với phương sai (căn bậc hai của biến động) - hiệu quả càng biến động, càng có nhiều khác biệt, tương ứng với phương sai. Như một ví dụ cơ bản, một hoàn vốn +10%, theo sau bởi một hoàn vốn −10%, có hoàn vốn trung bình 0%, nhưng kết quả tổng thể formula_9 cho một hoàn vốn tổng thể −1%. Đối với một hoàn vốn +20%, theo sau là hoàn vốn −20%, lại có hoàn vốn trung bình 0%, nhưng hoàn vốn tổng thể −4%. Một cách cực đoan, một hoàn vốn +100%, theo sau là −100%, có hoàn vốn trung bình 0%, nhưng hoàn vốn tổng thể là −100%, do các kết thúc giá trị tại 0. Trong trường hợp các đầu tư có đòn bẩy, các kết quả thậm chí còn cực đoan hơn là có thể: một hoàn vốn +200%, theo sau là −200%, có hoàn vốn trung bình 0%, nhưng hoàn vốn tổng thể −300%. Trong toán học tài chính, phiên bản cực hạn của sự khác biệt giữa hoàn vốn trung bình và hoàn vốn được thường niên hóa này, có nghĩa là khi các thời kỳ kéo dài một năm được thay thế bằng các thời kỳ ngắn hơn (trong các thời kỳ vô cùng ngắn giới hạn), là bổ đề Ito cho chuyển động Bờ-rao hình học
Trong sự hiện diện của các dòng chảy bên ngoài, chẳng hạn như tiền mặt hoặc chứng khoán di chuyển vào hoặc ra khỏi danh mục đầu tư, hoàn vốn tổng thể phải được tính toán tổng của các di chuyển này, được thực hiện bởi "Tỷ suất hoàn vốn gia quyền thời gian thực tế (TWRR)". Các tỷ suất gia quyền thời gian là quan trọng vì chúng loại bỏ tác động của các dòng tiền. Điều này là hữu ích khi đánh giá công việc mà một người quản lý tiền đã làm cho khách hàng của mình, khi mà thường các khách hàng kiểm soát các dòng tiền này.
Hoàn vốn nội bộ.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn gia quyền tiền mặt hoặc tỷ lệ hoàn vốn gia quyền bằng tiền (MWRR), được định nghĩa là giá trị/các giá trị formula_10 làm thỏa mãn phương trình sau:
ở đây:
Khi chi phí của vốn formula_14 nhỏ hơn tỷ lệ IRR formula_10, khoản đầu tư là có thể có lợi nhuận, nghĩa là, formula_16. Nếu không, đầu tư không thể có lợi nhuận.
MWRR là hữu ích ở chỗ chúng đưa các dòng tiền vào xem xét. Điều này đặc biệt hữu ích khi đánh giá các trường hợp khi người quản lý tiền kiểm soát lưu chuyển tiền tệ (đối với các khoản đầu tư cổ phần tư nhân, ví dụ, cũng như các tỷ suất hoàn vốn danh mục đầu tư phụ) cũng như cung cấp cho nhà đầu tư với hoàn vốn của chúng. Ngược lại với TWRR.
So sánh giữa các tỉ suất hoàn vốn khác nhau.
Hoàn vốn số học và hoàn vốn lô-ga-rít.
Giá trị của một đầu tư được gấp đôi sau 1 năm nếu ROR hàng năm formula_17 = +100%, như vậy, nếu formula_18 = ln($200 / $100) = ln(2) = 69.3%. Giá trị này rớt về không khi formula_4 = -100%, như vậy, nếu formula_18 = -∞.
Các hoàn vốn số học và lô-ga-rít không bằng nhau, nhưng là xấp xỉ nhau đối với các hoàn vốn nhỏ.
Sự khác nhau giữa chúng là lớn chỉ khi các thay đổi phần trăm là cao. Ví dụ, một hoàn vốn số học +50% tương đường với hoàn vốn lô-ga-rít 40.55%, trong khi một hoàn vốn số học -50% tương đương với hoàn vốn lô-ga-rít -69.31%.
Các hoàn vốn logarit thường được sử dụng bởi các học giả trong nghiên cứu của họ. Lợi thế chính là hoàn vốn kép liên tục là đối xứng, trong khi hoàn vốn số học không phải là đối xứng: các hoàn vốn số học phần trăm dương và âm không bằng nhau. Điều này có nghĩa là một khoản đầu tư $ 100 mà tạo ra một hoàn vốn số học 50%, theo sau là một hoàn vốn số học 50% sẽ có kết quả $ 75, trong khi một đầu tư $ 100 tạo lợi suất hoàn vốn logarit 50% sau đó hoàn vốn logarit -50 % nó sẽ vẫn còn $ 100.
Tỉ suất hoàn vốn trung bình số học và Tỉ suất hoàn vốn trung bình hình học.
Cả hai tỷ suất hoàn vốn trung bình số học và hình học đều là các trung bình của tỷ lệ phần trăm hoàn vốn định kỳ. Sẽ dịch một cách không chính xác thành số tiền thực tế đã nhận được hoặc tổn thất nếu mức tăng phần trăm nhận được bị tính trung bình với phần trăm tổn thất.
Một mất mát 10% trên đầu tư $ 100 là một tổn thất $ 10, và tăng 10% vốn đầu tư $ 100 là mức tăng $ 10. Khi các tỷ lệ phần trăm hoàn vốn trên khoản đầu tư được tính toán, chúng được tính toán cho một khoảng thời gian - không dựa trên tiền đầu tư ban đầu, nhưng dựa trên số tiền đầu tư vào đầu và cuối của thời kỳ này. Vì vậy, nếu đầu tư $ 100 mất 10% trong giai đoạn đầu tiên, số tiền đầu tư là sau đó 90 $. Nếu đầu tư sau đó đạt 10% trong giai đoạn tiếp theo, số tiền đầu tư là $ 99.
Một tăng thêm 10%, theo sau một mất mát 10% là tổn thất 1%. Thứ tự mà mất mát và tăng thêm xảy ra không ảnh hưởng đến kết quả. Một tăng 50% và giảm 50% là mất mát 25%. Một tăng thêm 80% cộng với một mất mát 80% là mất mát 64%. Để phục hồi từ một mất mát 50%, tăng 100% là cần thiết. Toán học của vấn đề này nằm ngoài phạm vi của bài viết này, nhưng vì các hoàn vốn đầu tư thường được công bố như "hoàn vốn trung bình", điều quan trọng cần lưu ý là các hoàn vốn trung bình không luôn luôn chuyển thành hoàn vốn bằng tiền.
Hoàn vốn hàng năm và hoàn vốn thường niên hóa.
Bạn phải cẩn thận không để gây nhầm lẫn hoàn vốn hàng năm và hoàn vốn được thường niên hóa. Một hoàn vốn hàng năm là một hoàn vốn của một thời kỳ, trong khi hoàn vốn được thường niên hóa là một hoàn vốn trung bình số học, nhiều giai đoạn.
Tỷ suất hoàn vốn hàng năm là hoàn vốn trên một đầu tư trong khoảng thời gian một năm, chẳng hạn như ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc ngày 03 tháng 6 năm 2006 đến ngày 02 tháng 6 năm 2007. Mỗi ROI trong dòng tiền ví dụ nêu trên là một tỷ suất hoàn vốn hàng năm.
Tỷ suất hoàn vốn được thường niên hóa là hoàn vốn trên đầu tư qua một thời kỳ khác với một năm (chẳng hạn như một tháng, hoặc hai năm) được nhân hay chia để đưa ra một so sánh với hoàn vốn một năm. Ví dụ, một tỷ lệ hoàn vốn một tháng là 1% có thể được quy định như tỷ lệ hoàn vốn hàng năm là 12,7% = ((1+0.01)12 - 1). Hoặc ROI hai năm là 10% Có thể khẳng định như tỷ suất hoàn vốn hàng năm là 4,88% = ((1+0.1)(12/24) - 1).
Trong dòng tiền ví dụ dưới đây, hoàn vốn tiền cho bốn năm cộng thêm 265 đô-la. Tỷ suất hoàn vốn được thường niên hóa trong bốn năm là:
$265 ÷ ($1,000 x 4 năm) = 6,625%.
Các sử dụng.
Các nhà đầu tư thường tìm kiếm một tỷ suất hòn vốn cao hơn trên hoàn vốn đầu tư chịu thuế hơn là trên hoàn vốn đầu tư không phải chịu thuế.
Hoàn vốn tiền mặt hay hoàn vốn tiền mặt tiềm năng.
Giá trị thời gian của tiền.
Các khoản đầu tư tạo ra dòng tiền cho chủ đầu tư phải bồi thường cho nhà đầu tư đối với giá trị thời gian của tiền.
Ngoại trừ trong nhũng thời kỳ hiếm hoi của giảm phát đáng kể khi mà điều ngược lại có thể đúng, một đô-la bằng tiền mặt hôm nay có giá trị thấp hơn của hôm qua, và giá trị ngày hôm nay của nó sẽ hơn giá trị ngày mai.
Các yếu tố chính được sử dụng bởi các nhà đầu tư để xác định tỉ suất hoàn vốn mà tại đó họ sẵn sàng đầu tư tiền bao gồm:
Giá trị thời gian của tiền được phản ánh trong lãi suất mà các ngân hàng cung cấp cho các tiền gửi, và cũng ở các mức lãi suất mà các ngân hàng tính phí cho các khoản vay như vay thế chấp nhà. Các lãi suất "phi rủi ro" tỷ lệ là lãi suất trên Tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ, bởi vì đây là lãi suất cao nhất mà không có rủi ro vốn.
Tỉ suất hoàn vốn mà nhà đầu tư mong đợi từ một khoản đầu tư được gọi là tỉ lệ chiết khấu. Mỗi đầu tư có tỷ lệ chiết khấu khác nhau, dựa trên dòng tiền dự kiến trong tương lai từ việc đầu tư. Rủi ro càng cao, tỷ lệ chiết khấu (tỷ suất hoàn vốn) mà nhà đầu tư yêu cầu từ việc đầu tư càng cao.
Tạo lãi kép hay tái đầu tư.
Lãi kép hay tái đầu tư khác của các hoàn vốn tiền mặt (chẳng hạn như lãi vay và cổ tức) không ảnh hưởng tỷ lệ chiết khấu của một đầu tư, nhưng nó ảnh hưởng tới Lợi suất phần trăm hàng năm, vì việc tạo lãi kép/tái đầu tư làm gia tăng vốn đầu tư.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư đặt 1.000 USD trong một Chứng chỉ tiền gửi (CD) 1 năm trả lãi suất hàng năm là 4%, tính lãi kép thêm hàng quý, CD này sẽ được hưởng tiền lãi 1% mỗi quý trên số dư tài khoản. Số dư tài khoản bao gồm tiền lãi đã ghi có trước đây vào tài khoản.
Khái niệm "nguồn thu nhập" có thể thể hiện điều này rõ ràng hơn. Vào đầu năm nay, nhà đầu tư lấy 1000 $ trong túi ra (hoặc kiểm tra tài khoản) để đầu tư vào một CD tại ngân hàng. Tiền vẫn là của ông ta, nhưng nó đã không còn có sẵn để mua hàng tạp phẩm. Đầu tư này cung cấp một dòng chảy tiền mặt $ 10,00, $ 10,10, $ 10,20 và $ 10,30. Vào cuối năm, nhà đầu tư có $ 1,040.60 trở lại từ ngân hàng. $ 1000 là hoàn vốn.
Một khi tiền lãi kiếm được của một nhà đầu tư nó sẽ trở thành vốn. Lãi kép liên quan đến tái đầu tư vốn; tiền lãi thu được trong mỗi quý được tái đầu tư. Vào cuối quý đầu tiên nhà đầu tư có vốn $ 1,010.00, sau đó kiếm được $ 10,10 trong quý II. Các đồng xu có thêm là tiền lãi trên đầu tư thêm 10 $ của ông ta. Lợi suất phần trăm hàng năm hay giá trị tương lai cho lãi kép là cao hơn so với lãi đơn vì tiền lãi được tái đầu tư vốn và hưởng lãi. Lợi suất trên đầu tư nói trên là 4,06%.
Các tài khoản ngân hàng cung cấp các hoàn vốn được đảm bảo theo hợp đồng, vì vậy các nhà đầu tư không thể mất vốn. Các nhà đầu tư/người gửi tiền cho ngân hàng vay tiền, và ngân hàng có nghĩa vụ phải cung cấp cho các nhà đầu tư thu hồi vốn của họ cộng với tất cả tiền lãi thu được. Bởi vì các nhà đầu tư không rủi ro mất vốn của họ trên một khoản đầu tư xấu, họ kiếm được một tỷ suất hoàn vốn khá thấp. Nhưng vốn của họ gia tăng một cách có lợi.
Hoàn vốn khi vốn bị rủi ro.
Tăng vốn và lỗ vốn.
Nhiều đầu tư mang rủi ro đáng kể mà nhà đầu tư sẽ có thể mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. Ví dụ, đầu tư vào cổ phiếu công ty cổ phần đưa vốn vào rủi ro. Giá trị của một chứng khoán cổ phần phụ thuộc vào một người nào đó sẵn sàng trả tiền cho nó bao nhiêu ở một thời điểm nhất định. Không giống như vốn đầu tư vào một tài khoản tiết kiệm, giá trị (giá) vốn của một chứng khoán cổ phần liên tục thay đổi. Nếu giá cả tương đối ổn định, các cổ phiếu được cho là có "biến động thấp". Nếu giá thường xuyên thay đổi rất nhiều, cổ phiếu có "biến động cao". Tất cả các cổ phiếu chứng khoán đều có một số biến động, và sự thay đổi trong giá trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất hoàn vốn đối với các khoản đầu tư chứng khoán.
Hoàn vốn cổ phiếu thường được tính cho thời gian nắm giữ như một tháng, một quý hoặc một năm.
Tái đầu tư khi vốn có rủi ro: Tỉ suất hoàn vốn và lợi suất.
Lợi suất là tỷ suất hoàn vốn "kép" bao gồm ảnh hưởng của tái đầu tư tiền lãi hoặc cổ tức.
Bên phải là một ví dụ về đầu tư chứng khoán của một đầu tư cổ phiếu được mua vào đầu năm với giá 100 USD.
Để tính toán tỉ suất hoàn vốn, các nhà đầu tư bao gồm cổ tức tái đầu tư trong tổng mức đầu tư. Các nhà đầu tư nhận được tổng cộng 4,06 đô-la cổ tức trong năm, tất cả đều được tái đầu tư, vì vậy số lượng đầu tư tăng 4,06 đô-la.
Bất lợi của tính toán ROI này là nó không đưa vào tài khoản thực tế là không phải tất cả số tiền đã được đầu tư trong cả năm (tái đầu tư cổ tức xảy ra trong suốt cả năm). Lợi thế là: (1) nó sử dụng chi phí đầu tư cơ sở, (2) nó cho thấy rõ ràng tăng thêm nào là do cổ tức và tăng thêm/giảm đi nào là do tăng vốn/lỗ vốn, và (3) hoàn vốn thực tế 3,02 đô-la được so sánh với đầu tư thực tế của 104,06 đô-la.
Cho các mục đích thuế thu nhập của Mỹ, nếu cổ phần được bán vào cuối năm, cổ tức sẽ là 4,06 đô-la, chi phí đầu tư cơ sở sẽ là 104,06 đô-la, giá bán sẽ là 103,02 đô-la, và mất vốn sẽ là 1,04 đô-la.
Vì tất cả hoàn vốn được tái đầu tư, ROI cũng có thể được tính như một hoàn vốn lãi kép liên tục hoặc hoàn vốn lô-ga-rít. Tỷ suất hoàn vốn lãi kép liên tục là ghi nhận tự nhiên của giá trị đầu tư cuối cùng chia cho giá trị đầu tư ban đầu:
Hoàn vốn của quỹ tương hỗ và công ty đầu tư.
Các quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch trao đổi (ETF), và các đầu tư được cổ phần hóa khác (chẳng hạn như tín thác đầu tư đơn vị hay UIT, các tài khoản tách biệt bảo hiểm và các sản phẩm biến thể liên quan như các hợp đồng variable universal life insurance và các hợp đồng variable annuity, và các quỹ trộn lẫn được ngân hàng tài trợ, các quỹ lợi ích tập thể, hay các quỹ tín thác phổ thông) về cơ bản là các danh mục chứng khoán đầu tư phong phú như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ được cổ phần hóa bằng cách bán cổ phần hay các đơn vị quỹ cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư và các bên khác quan tâm để biết cách đầu tư được thực hiện trong những thời kỳ khác nhau.
Hiệu quả thường được tính bằng tổng hoàn vốn của quỹ. Trong những năm 1990, nhiều công ty quản lý quỹ khác nhau được quảng cáo các tổng hoàn vốn khác nhau - một số là tổng hoàn vốn tích lũy, một số là tổng hoàn vốn trung bình, một số có hay không có khấu trừ các gánh nặng bán hàng hoặc hoa hồng, vv. Để tạo sân chơi và giúp đỡ nhà đầu tư so sánh hiệu quả hoạt động của một quỹ này với một quỹ khác, các Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã bắt đầu đòi hỏi các quỹ phải có tính toán và báo cáo các tổng hoàn vốn dựa trên một công thức tiêu chuẩn được gọi là "tổng hoàn vốn theo tiêu chuẩn của SEC" là tổng hoàn vốn trung bình hàng năm giả định tái đầu tư cổ tức và các phân phối và trích khấu gánh nặng bán hàng hoặc chi phí bán hàng. Các quỹ có thể tính toán và quảng cáo các hoàn vốn trên căn cứ khác (được gọi là hoàn vốn "phi tiêu chuẩn"), miễn là họ cũng công bố dữ liệu hoàn vốn "tiêu chuẩn" không kém nổi bật.
Tiếp theo điều này, dường như các nhà đầu tư, những người đã bán cổ phần quỹ của họ sau khi một sự gia tăng lớn trong giá cổ phần này trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã không biết gì về cách tác động đáng kể của thuế thu nhập/tăng vốn trên "tổng" thu nhập quỹ của họ. Có nghĩa là, họ có rất ít ý tưởng về sự khác biệt giữa thu nhập "tổng" (hoàn vốn trước thuế) và thu nhập "ròng" (hoàn vốn sau thuế) có thể là đáng kể như thế nào. Trong phản ứng đối với sự thiếu hiểu biết rõ ràng này của nhà đầu tư, và có lẽ vì lý do khác, SEC đã ra các quy định tiếp tục yêu cầu các quỹ tương hỗ công bố trong bản cáo bạch hàng năm của họ, trong số những thứ khác, tổng thu nhập trước và sau tác động của thuế thu nhập cá nhân liên bang Mỹ. Và hơn nữa, hoàn vốn sau thuế sẽ bao gồm 1) hoàn vốn trên một tài khoản chịu thuế giả định sau khi trừ thuế trên cổ tức và các phân phối tăng vốn nhận được trong các thời kỳ minh họa và 2) những tác động của các mục trong khoản 1) cũng như giả định toàn bộ cổ phần đầu tư đã được bán ra vào cuối kỳ (thực hiện tăng/giảm vốn do thanh lý các cổ phần này). Những hoàn vốn sau thuế này tất nhiên sẽ chỉ áp dụng cho các tài khoản chịu thuế và không áp dụng cho các tài khoản hoãn thuế thu nhập hoặc tài khoản hưu trí như IRA.
Cuối cùng, trong những năm gần đây, các báo cáo tài khoản môi giới "cá nhân hoá" đã được yêu cầu bởi các nhà đầu tư. Nói cách khác, các nhà đầu tư đang nói nhiều hơn hoặc ít hơn rằng các thu nhập quỹ có lẽ không phải là các hoàn vốn tài khoản thực tế của họ có, dựa trên lịch sử giao dịch tài khoản đầu tư thực tế. Điều này là do các đầu tư có thể đã được thực hiện vào những ngày khác nhau và mua sắm và rút bổ sung có thể đã xảy ra khác nhau về số lượng và ngày giờ và do đó là duy nhất đối với tài khoản cụ thể. Hiện ngày càng có nhiều quỹ và công ty môi giới cung cấp các thu nhập tài khoản cá nhân trên các báo cáo tài khoản của nhà đầu tư để đáp ứng nhu cầu này.
Với việc xét đến cùng đó, đây là cách các thu nhập cơ bản và lãi/lỗ hoạt động trên một quỹ tương hỗ. Quỹ ghi nhận thu nhập đối với cổ tức và tiền lãi thu được mà thường làm gia tăng giá trị của các cổ phần quỹ tương hỗ, trong khi các chi phí mặt khác có tác động bù trừ đến giá trị cổ phần này. Khi các khoản đầu tư của quỹ tăng giá trị thị trường, thì cũng làm ra giá trị cho cổ phần (hoặc đơn vị) quỹ thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Khi các khoản đầu tư của quỹ tăng (giảm) giá trị thị trường, thì giá trị cổ phiếu quỹ cũng tăng (hoặc giảm). Khi quỹ bán các khoản đầu tư để có lợi nhuận, nó chuyển hoặc tái phân loại lợi nhuận trên giấy hoặc thu nhập chưa thực hiện đó vào một thu nhập thực tế hay thu nhập thực hiện. Việc bán này không ảnh hưởng đến giá trị của cổ phần quỹ nhưng nó đã được phân loại lại một phần của giá trị của nó từ một thùng nỳ sang một thùng khác trên sổ sách của quỹ - điều này sẽ có tác động tương lai tới các nhà đầu tư. Ít nhất mỗi năm, một quỹ thường trả cổ tức từ thu nhập ròng của nó (thu nhập trừ đi chi phí) và tăng vốn ròng được thực hiện ra cho các cổ đông như một yêu cầu IRS. Bằng cách này, quỹ không trả tiền thuế mà là tất cả các nhà đầu tư trong các tài khoản chịu thuế làm. Giá cả cổ phần quỹ tương hỗ thường được định giá trị mỗi ngày các thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu mở và thường là giá trị của một cổ phần là giá trị tài sản ròng của các cổ phần quỹ các nhà đầu tư nắm giữ.
Tổng hoàn vốn.
Phần này đề cập tổng hoàn vốn mà không có tác động của thuế thu nhập cá nhân liên bang Mỹ và thuế tăng vốn.
Tổng hoàn vốn báo cáo của quỹ tương hỗ giả định tái đầu tư cổ tức và các phân phối tăng vốn. Có nghĩa là, số tiền được phân phối được sử dụng để mua các cổ phần bổ sung của các quỹ như của kỳ hạn tái đầu tư/cổ tức thêm. Tỷ lệ hay hệ số tái đầu tư này dựa trên tổng số các phân phối (cổ tức cộng với tăng vốn) trong từng thời kỳ.
Tổng hoàn vốn hàng năm trung bình (hình học).
Các quỹ tương hỗ của Mỹ đang tính toán tổng hoàn vốn hàng năm trung bình theo quy định của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) trong hướng dẫn để hình thành N-1A (bản cáo bạch quỹ) như là tỷ suất hoàn vốn kép trung bình hàng năm cho các thời kỳ 1 năm, 5 năm và 10 năm (hoặc thời gian thành lập quỹ nếu ngắn hơn) là "tổng hoàn vốn trung bình hàng năm" cho từng quỹ. Công thức sau đây được sử dụng:
formula_30
Ở đây:
P = một chi trả ban đầu giả định 1,000 đô-la.
T = tổng hoàn vốn trung bình hàng năm.
n = số năm.
ERV = giá trị khả chuộc cuối cùng của một chi trả 1,000 đô-la được thực hiện vào đầu các kỳ 1-, 5-, hay 10-năm tại cuối các thời kỳ 1-, 5-, hay 10-năm (or fractional portion).
Giải cho T được
formula_31
Ví dụ.
Bằng cách sử dụng một tính toán Hoàn vốn thời kỳ nắm giữ, sau 5 năm, một nhà đầu tư đã đầu tư nắm giữ 91.314 cổ phần có giá trị $19.90 mỗi cổ phần. ((($19.90 × 91.314) / $1,000) - 1) / 5 = 16.34% hoàn vốn. Một nhà đầu tư không tái đầu tư nhận được các chi trả tiền mặt tổng cộng $5.78 mỗi cổ phần. ((($19.90 + $5.78) / $14.21) - 1) / 5 = 16.14% hoàn vốn.
Các quỹ tương hỗ bao gồm tăng vốn cũng như cổ tức trong tính toán hoàn vốn của họ. Vì giá thị trường của một cổ phần quỹ tương hỗ dựa trên giá trị tài sản ròng, một phân phối tăng vốn được bù đắp bởi một giảm cân bằng lẫn nhau trong giá trị/giá cổ phần quỹ tương hỗ. Từ quan điểm của cổ đông, một phân phối tăng vốn không phải là một thu được ròng trong tài sản, mà nó là một tăng vốn được thực hiện.
Tóm tắt: tỷ suất hoàn vốn tổng thể.
" 'Tỷ suất hoàn vốn và hoàn vốn đầu tư"' cho thấy dòng tiền từ đầu tư tới nhà đầu tư sau một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
ROI là thước đo tính khả lợi của đầu tư, không phải là thước đo quy mô đầu tư. Trong khi lãi kép và tái đầu tư cổ tức có thể làm tăng quy mô của đầu tư (do đó có khả năng cho ra một hoàn vốn bằng tiền cao hơn cho nhà đầu tư), hoàn vốn đầu tư là hoàn vốn tính theo tỷ lệ phần trăm trên vốn đã đầu tư.
Nói chung, rủi ro đầu tư càng cao, hoàn vốn đầu tư tiềm năng càng lớn và tồn thất đầu tư tiềm năng càng lớn. | 1 | null |
Kel-Tec KSG là loại súng shotgun được phát triển bởi công ty Kel-Tec tại Hoa Kỳ. Loại súng này được giới thiệu tại triển lãm Shot Show-2011 và bắt đầu chế tạo vào khoảng giữa năm 2011. Nó có hai ống đạn xếp kế tiếp nhau giúp cho có thể chứa được nhiều đạn nhưng vẫn giữ được kích thước cơ động. Súng được xem là thích hợp để sử dụng trong việc tự vệ cũng như cho các lực lượng thi hành công vụ và cảnh sát.
Thiết kế.
KSG sử dụng cơ chế nạp đạn kiểu bơm cơ bản, nó có hai ống đạn nằm ở phía dưới cho việc tiếp đạn cũng như sử dụng thiết kế bullpup để có kích thước cơ động. Ốp lót tay phía trước của súng cũng chính là cần nạp đạn để súng bắt đầu chu kỳ nạp đạn xạ thủ chỉ việc kéo đẩy cần này. khóa nòng được khóa cố định bằng một cái móc đu ra phía trước và sau nằm phía trên bolt, khi kéo cần bơm ra phía trước để nạp đạn nó sẽ đu lên móc vào phần trên của nòng khóa cố định bolt không cho di chuyển cho đến khi cần bơm được kéo ngược ra phía sau thì miếng nêm sẽ đu ra sau tách ra khỏi nòng để bolt có thể di chuyển ra phía sau cho việc nhả vỏ đạn và bắt đầu chu trình nạp đạn mới.
Súng có hai ống đạn xếp kế bên nhau nằm song song bên dưới nòng súng. Khi bắn chỉ có một ống sẽ được dùng để nạp đạn cho súng còn ống còn lại sẽ được một bộ phận chặn không cho tiếp đạn lên nòng. Nút chọn ống đạn sẽ sử dụng nằm ở phía sau tay cầm cò súng với ba chế độ, chế độ ngay giữa là chặn việc tiếp đạn của cả hai ống còn nếu nút chình sang bên nào thì ống đạn bên đó sẽ được sử dụng. Xạ thủ sẽ nạp đạn từng viên vào hai ống đạn này thông qua khe lớn ở phía bên dưới phía sau tay cầm cò súng, khe này cũng là khe nhả vỏ đạn.
Hệ thống nhắm của súng là điểm ruồi nhưng súng cũng có thanh răng để gắn các hệ thống nhắm thích hợp hơn cho xạ thủ. Phần dưới của thân súng cũng có thể gắn thêm thanh răng để gắn các hệ thống hỗ trợ tác chiến như đèn pin, đèn laser... | 1 | null |
Thành phố cổ Chartun là một di tích đô thị lớn của nền văn hóa cổ của người Maya mới được phát hiện vào tháng 06 năm 2013 tại khu rừng mưa ở Đông Nam México. Di tích được phát hiện bởi đội thám hiểm người Slovenia, do nhà khoa học Ivan Sprajc thuộc Viện Khoa học và nghệ thuật Slovenia dẫn đầu. Chactun cũng là thành phố lớn nhất được tìm thấy ở miền đồng bằng trung tâm Yucatan. Ông Sprajc cho biết Chactun cực thịnh vào kỳ cổ đại của văn minh Maya, vào khoảng thế kỷ thứ VII đến X.
Mô tả.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 15 kim tự tháp, sân vận động, quảng trường cùng nhiều tảng đá khắc, trong số các kim tự tháp, có cái cao đến 22m. Các nhà khoa học đặt tên cho thành phố này là Chactun, có nghĩa là Đá Đỏ. Chactun có tổng diện tích 22 hecta, là nơi ở của khoảng 30.000-40.000 người, bằng phân nửa dân số tại thành phố lớn nhất của nền văn minh Maya là Tikal, thuộc Guatemala ngày nay.
Hiện nay Chactun nằm trong một khu bảo tồn thiên nhiên tại Mexico. Nhóm của ông Sprajc đã thấy một số tàn tích khi xem những bức ảnh của Ủy ban quốc gia Mexcio về kiến thức và đa dạng thực vật trong khu bảo tồn chụp cách đây 15 năm. | 1 | null |
Châu Phi là một châu lục đa sắc tộc, đa tôn giáo. Do ảnh hưởng của thời kì thuộc La Mã, Bắc và Trung Phi chịu ảnh hưởng của Kitô giáo nói chung khá mạnh mẽ tại khu vực này, trước khi người Hồi giáo nổi lên. Từ cuối thời Trung Cổ, các nước phương Tây, trong đó có các đế quốc theo Giáo hội Công giáo Rôma, tiến hành xâm lược thuộc địa tại châu lục này. Ngày nay, Giáo hội Công giáo Rôma phát triển rộng, trừ khu vực Bắc Phi, nơi đa số là người Hồi giáo. Từ cuối thế kỉ 20, các giáo phái Kitô giáo phát triển nhanh, trong đó có Giáo hội Công giáo Rôma, nhiều Hồng y tại khu vực này từng được nhắc đến như một ứng viên cho ngai Giáo hoàng.
Danh sách Giáo phận.
Hội đồng Giám mục Nam Phi.
Vicariate of Francistown | 1 | null |
Các cuộc biểu tình tại Brasil diễn ra vào tháng 6 năm 2013. Ban đầu nhằm phản đối giá vé giao thông công cộng gia tăng, lan rộng khắp Brasil, với hàng triệu người tham gia.
Trong khi những cuộc biểu tình phần lớn diễn ra ôn hòa, số lượng người biểu tình ngày càng đông, đôi khi đã dẫn đến bạo lực và phá hoại tại một số thành phố. Tại thành phố Rio de Janeiro, nơi có 300.000 người biểu tình, cảnh sát đã truy đuổi những kẻ cướp bóc và giải tán đám đông.
Thị trưởng São Paulo và Rio de Janeiro, 2 thành phố lớn nhất Brasil đã hủy bỏ kế hoạch tăng giá vé dịch vụ chuyên chở công cộng. Trước đó, lãnh đạo nhiều thành phố khác của quốc gia này cũng đã rút lại kế hoạch tăng giá vé. Mặc dù chính quyền đã có sự nhượng, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở một số khu vực. Cảnh sát chống bạo động xung đột với hàng trăm người biểu tình tại thành phố Niteroi giữa lúc họ tìm cách phong tỏa một cây cầu nối liền Niteroi với Rio de Janeiro.
Các cuộc biểu tình vé xe buýt đã chuyển thành sự phẫn nộ của người dân Brasil đối với những khoản chi tiêu xa hoa của chính phủ để xây các vận động trường mới để Brasil giành quyền đăng cai cuộc tranh tài để giành Cúp Vô địch Liên đoàn Bóng Đá, và World Cup 2014, trong khi chính quyền lại lơ là các dịch vụ công, và giữa lúc nạn tham nhũng tràn lan.
Cùng với cuộc Biểu tình Thổ Nhĩ Kỳ, 2013, truyền thông xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức những cuộc phản đối công cộng và tạo cơ hội cho những người biểu tình có thể liên lạc được với nhau. | 1 | null |
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (1929 – 2003) là một Giám mục Giáo hội Công giáo Roma người Việt Nam. Ông từng giữ chức Giám mục chính tòa ở Giáo phận Thanh Hóa và Giáo phận Đà Lạt. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Chân lý trong Bác ái".
Nguyễn Sơn Lâm sinh tại Thanh Hóa, từ nhỏ đã có chí hướng tu trì. Gia đình quyết định cho cậu theo con đường tu học từ năm 11 tuổi. Trải qua 17 năm tu học, chủng sinh Lâm được truyền chức linh mục năm 1957. Tân linh mục được phân công thực hiện công việc mục vụ trong khoảng thời gian ngắn tại Tổng giáo phận Sài Gòn trước khi gia nhập Tu hội Xuân Bích, du học Pháp và Rôma. Trong thời gian tu học, ông tốt nghiệp với hai văn bằng cử nhân Thần học và Tiến sĩ Triết học. Trở về Việt Nam năm 1964, ông làm Giáo sư tại Đại chủng viện Vĩnh Long trước khi đảm nhiệm vai trò Giám đốc Đại chủng viện Xuân Bích Huế từ năm 1966.
Tháng 1 năm 1975, Tòa Thánh loan tin chọn linh mục Nguyễn Sơn Lâm làm Giám mục chính tòa Đà Lạt. Lễ Tấn phong cho Tân giám mục cử hành sau đó vào tháng 3 cùng năm tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Trở về nhận nhiệm sở trong giai đoạn biến cố mùa xuân năm 1975, giám mục Lâm ra nhiều thư chung cũng như tĩnh tâm động viên giáo sĩ, giáo dân và bày tỏ về nhiều vấn đề của thời đại như tự do tôn giáo, cách sống đạo trong hoàn cảnh mới, việc tôn giáo đồng hành cùng dân tộc và xã hội.
Năm 1994, Tòa Thánh thuyên chuyển giám mục Nguyễn Sơn Lâm về làm Giám mục Thanh Hóa, theo chính lời đề nghị của ông. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đảm nhận vai trò tại Thanh Hóa cho đến khi đột ngột qua đời năm 2003. Sau khi ông qua đời, Nhà nước Việt Nam truy tặng ông Huân chương Đại đoàn kết dân tộc vào năm 2007.
Thân thế và những năm đầu tu nghiệp.
Nguyễn Sơn Lâm sinh ngày 13 tháng 8 năm 1929 tại giáo xứ Điền Hộ, Tùng Chính, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Cha mẹ ông có tám người con, trong đó cậu bé Lâm là người con thứ hai và là trưởng nam. Cha ông là ông Phêrô Nguyễn Hữu Phương và mẹ ông là Maria Mađalêna Trần Thị Khiêm. Trong gia đình, ngoài Nguyễn Sơn Lâm đi theo con đường tu nghiệp, còn có người em trai là linh mục Giuse Nguyễn Hữu Duyên. Nguyễn Sơn Lâm được em trai đánh giá là một con người bệnh tật và sức khỏe yếu.
Ngày 13 tháng 8 năm 1940, gia đình cho Nguyễn Sơn Lâm bắt đầu con đường tu học và cậu học tại Tiểu Chủng viện Ba Làng cho đến ngày 11 tháng 6 năm năm 1949. Sau khi hoàn thành chương trình Tiểu chủng viện, chủng sinh Lâm được điều động hỗ trợ mục vụ tại giáo xứ Đa Minh và đảm nhận trách vụ này cho đến năm 1951.
Từ năm 1951 đến năm 1954, chủng sinh Nguyễn Sơn Lâm học tại Đại Chủng viện Xuân Bích Hà Nội và theo chủng viện di cư vào miền Nam năm 1954. Tại đây, cậu tiếp tục theo học tại Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long rồi chuyển học xuống cơ sở tại Thị Nghè đến năm 1957.
Linh mục.
Sau quá trình tu học dài hạn, Nguyễn Sơn Lâm tiến đến việc được truyền chức linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1957. Buổi lễ truyền chức cử hành tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, với nghi thức truyền chức cử hành bởi giám mục Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Sau khi được truyền chức linh mục, với hai năm quân dịch, linh mục Lâm được bổ nhiệm làm Tuyên úy trại Trần Hưng Đạo, quản lý tờ báo Tinh Thần - đặc san Công giáo của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra, ông còn là thành viên tích cực của nhóm "Hoạt động văn hóa". Năm 1959, linh mục Lâm được cử đi du học Pháp, sau đó du học Rôma. Một năm sau đó, năm 1960, ông gia nhập Tu hội Xuân Bích.
Sau khi du học Rôma và tốt nghiệp với các bằng cử nhân thần học năm 1961 và tiến sĩ triết học năm 1963 (hoặc 1964), linh mục Nguyễn Sơn Lâm về Việt Nam năm 1964, đảm trách vai trò Giáo sư tại Đại Chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long. Chỉ hai năm sau, ông được chọn đảm trách vị trí Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích tại Kim Long, Huế. Vì hoàn cảnh chiến tranh, nhiều lần chủng viện sắp xếp cho các linh mục giáo sư và chủng sinh di tản, Nguyễn Sơn Lâm đều quyết định ở lại, với câu nói quen thuộc "tôi ở lại giữ nhà". Giám mục Lâm là người quản lý Đại chủng viện trong giai đoạn chiến sự ác liệt, với các chiến dịch quân sự Tết Mậu Thân 1968, Mùa hè đỏ lửa 1972...
Giám mục Đà Lạt.
Bổ nhiệm và tấn phong.
Ngày 30 tháng 1 năm 1975, Toà Thánh công bố chọn linh mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giám đốc Đại chủng viện Xuân Bích Huế làm giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt. Lễ tấn phong giám mục cho vị tân chức diễn ra tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn ngày 17 tháng 3 cùng năm với phần nghi thức chính yếu do tổng giám mục Henri Lemaître, Khâm sứ Tòa Thánh chủ phong, hai giám mục phụ phong là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình và giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang. Khẩu hiệu của giám mục Lâm là: "Chân lý trong Bác ái".
Ngay sau khi được thụ phong chức giám mục, tân giám mục Lâm bay trên chuyến bay cuối cùng từ Sài Gòn về Đà Lạt. Đến tỉnh lỵ thuộc giáo phận vào giờ chiều, ông nhận thấy thành phố đã bị bỏ trống vì dân cư bỏ chạy trước khi chính quyền mới tiếp quản. Ngày 19 tháng 3 năm 1975, giám mục Lâm chính thức nhận Giáo phận Đà Lạt, đánh dấu bằng một buổi lễ tổ chức ở khuôn viên Nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Lễ nhậm chức của Giám mục Lâm diễn ra trong bối cảnh cư dân tại thành phố bỏ đi do hoàn cảnh chiến sự. Nhận giáo phận, giám mục Lâm quyết định cho các chủng sinh tạm lánh về gia đình. Ông chính thức viết Thư Luân lưu (Thư Chung) đầu tiên gửi cộng đồng tín hữu Giáo phận Đà Lạt vào ngày 1 tháng 4 với mục đích khuyến khích giáo dân giáo phận tìm ra ý định của Thiên Chúa và sống tốt đẹp trong hoàn cảnh hiện tại.
Những ngày đầu tiên sau Chiến tranh Việt Nam.
Trong năm đầu tiên về Đà Lạt, giám mục Lâm đã chọn linh mục Giuse Võ Đức Minh làm Thư ký Tòa giám mục, linh mục này đảm trách chức vụ này cho đến năm 1991. Ngày 19 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Sơn Lâm ra văn thư thứ 2 gửi đến giáo dân giáo phận Đà Lạt, trong đó đề cập đến việc chính quyền mới đã thiết lập tại hai tỉnh hành chính thuộc giáo phận. Trong thư, giám mục Lâm nêu ra quan điểm trước những hoài nghi về việc liệu Công giáo có thể phát triển và tồn tại dưới chính quyền mới bằng việc khẳng định niềm tin vào chính sách tự do tôn giáo của chính quyền cách mạng và đề cập đến việc giáo hội Bắc Việt Nam cũng có sinh hoạt tôn giáo. Trong thư, giám mục Nguyễn Sơn Lâm lên án những người nêu ra quan điểm các tu sĩ và linh mục bỏ chạy khỏi miền Bắc Việt Nam vì cho rằng chỉ một số trong số họ di cư, phần lớn do thực hiện việc di tản các thành phần giáo dân dễ tổn thương ra khỏi vùng chiến sự. Ông cũng cho rằng, trước những cảnh xưa cũ đã khiến họ di cư, chính phủ Việt Nam đã sửa sai, đồng thời đề cập đến việc radio tại Sài Gòn đã góp phần làm họ không biết được sự thật. Ngoài ra, giám mục Lâm cũng cho biết việc dư cư khiến người di tản mất nhiều thứ, và người Công giáo có nghĩa vụ thương xót cũng như trợ giúp họ. Nói về vấn đề học tập cải tạo, ông nêu cảm nghĩ rằng việc học sẽ vất vả và khó chịu nhưng cũng có nhiều mặt tốt và nêu thêm nhờ việc học này, các cán bộ có nhiều đức tính đáng phục và đáng mến. Tuy vậy, giám mục Lâm bảo vệ quan điểm những tư tưởng duy vật và vô thần không nên theo và nhận định có nhiều người chỉ là vô thần và duy vật trong danh từ và cho rằng họ cũng có niềm tin tinh thần, lí tưởng và tương lai tốt đẹp của nhân loại.
Trong khoảng thời gian chưa đến nửa tháng sau khi công bố Thư Chung số 2, Nguyễn Sơn Lâm viết Thư Chung số 3 gửi giáo dân Giáo phận vào ngày 1 tháng 5 năm 1975. Chủ đề chính của Thư Chung này, vị giám mục Đà Lạt kêu gọi giáo dân tăng tình yêu mến giáo hội hữu hình, kêu gọi mọi người đoàn kết, sống đức tin Công giáo cách mãnh liệt trong thời đại mới. Cuối thư, ông kêu gọi giáo dân hăng say phát triển thế giới đại đồng, tăng cường hoạt động bác ái. Ngày 22 tháng 5, ông viết thư gửi đến các linh mục, xác định rõ ràng việc phải duy trì cử hành Bí tích Thánh Thể trong giai đoạn khó khăn mới. Ngày 24 cùng tháng, ông viết thư tay gửi đến các tu sĩ dòng Salésiens, nói về tình trạng giới trẻ đã vuột khỏi sự quản lý của Giáo hội, và việc giáo dục giới trẻ trong thời đại mới.
Nội dung cấm phòng - thường huấn các linh mục Giáo phận Đà Lạt tháng 6, ông đề cập đến 4 đặc tính Công giáo trong giáo phận, thông qua giám mục. Giám mục Lâm cũng đề cập đến năng quyền đặc biệt của giám mục khi mất liên lạc với Tòa Thánh là được chọn và tấn phong giám mục phó. Riêng việc này giám mục Lâm cho biết đã gửi thư cho các linh mục. Ông cũng đề cập đến việc tu trì cho các thanh niên và đề nghị các linh mục chú ý chăm sóc các thanh niên có chí hướng tu trì. Trong thư gửi các linh mục với nhan đề "Linh mục trong Tân Ước", Nguyễn Sơn Lâm đề cập đến những ưu tư của hàng linh mục, đó là chỗ đứng trong chế độ mới. Ông đánh giá rằng các linh mục không ai còn luyến tiếc thời kỳ vàng son, không cần các đặc ân cũ và thực thi đời sống hy sinh, khó nghèo bằng việc lao động. Giám mục Lâm cũng đề cập đến việc các linh mục ưu tư về việc sống trong chế độ mới. Trong thư, ông dẫn ra nhiều câu chuyện thuộc Kinh thánh nhằm củng cố niềm tin cho các linh mục, phân tích Thiên thời - Địa lợi và Nhân hòa trong hoàn cảnh sau chiến tranh. Ông cũng kêu gọi các hoạt động tích cực biểu thị não trạng và bộ mặt khác với chính trị, cùng với thời gian để xóa bỏ định kiến, giúp xóa bỏ nghi ngờ. Nguyễn Sơn Lâm kêu gọi gạt bỏ sợ hãi, bi quan, nghi ngờ để tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa.
Những năm đầu tại Đà Lạt, giám mục Nguyễn Sơn Lâm gặp nhiều khó khăn khi đất nước chuyển đổi chế độ chính trị. Tuy vậy, các giáo sĩ và giáo dân đã hỗ trợ và ông đã được thoải mái hơn trong những năm sau đó.
Giai đoạn 1976 – 1994.
Thư Chung số 6 viết năm 1976 gửi đến giáo dân giáo phận Đà Lạt, giám mục Nguyễn Sơn Lâm dành riêng cho các giáo dân tham gia đến các vùng kinh tế mới. Đầu thư, giám mục Lâm động viên giáo dân với niềm tin Kitô giáo rằng Thiên Chúa và các thánh, thiên thần sẽ luôn ở cùng họ và hỗ trợ họ xây dựng tương lai, kiến tạo xã hội mới cho dân tộc. Vì vấn đề sinh hoạt tôn giáo ở vùng đất mới gặp khó khăn, giám mục Lâm liệt kê những quyết định mới nhằm hỗ trợ giáo dân sống đời sống Công giáo trong hoàn cảnh mới. Cuối thư, vị giám mục bày tỏ tương lai đầy tính hứa hẹn về vùng đất kinh tế mới, và trích dẫn câu chuyện về Abraham vâng lời Thiên Chúa xây dựng một nơi sinh sống mới.
Nhân dịp lễ Thánh Giuse Lao động năm 1976, giám mục Nguyễn Sơn Lâm có thư viết về đề tài này. Đầu thư, ông đề cao sự việc nhập thể của Chúa trong gia đình người lao động và tình yêu của Chúa dành cho những người lao động nghèo khó. Giám mục Lâm kêu gọi giáo dân bắt chước Giêsu yêu mến việc lao động, tôn trọng, không khinh thường, rẻ rúng thành phần lao động. Ông cho rằng trên phương diện tôn giáo, lao động thật đúng là vinh quang và nêu ý nghĩa lao động là hiến sức mình để dựng nước, dựng nhà, dựng quê hương dân tộc và cả thế giới bằng tình yêu lao động. Cuối thư, ông kêu gọi tình yêu lao động và lên án thói ích kỷ thông qua việc ghét bỏ lao động.
Sau 1975, 11 giáo sư và 2 tu huynh người nước ngoài bị buộc rời khỏi Việt Nam, quyền quản trị Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt được trao lại cho Giám mục Đà Lạt Nguyễn Sơn Lâm, từ ngày 30 tháng 8 năm 1975. Để thay thế các giáo sư ngoại quốc, giám mục Lâm cho mời một số linh mục người Việt Nam điều khiển học viện và huấn luyện chủng sinh. Học viện duy trì được thêm 2 năm, đến ngày 9 tháng 8 năm 1977. Cũng trong thời gian khó khăn này, ông truyền chức được cho 6 linh mục vào ngày 25 tháng 1 năm 1977. Trong kỳ tĩnh tâm cho các linh mục giáo phận Đà Lạt năm 1977, giám mục Lâm triển khai ý tưởng mới về vai trò của giáo dân trong giáo hội. Ông cho rằng cần chia sẻ quyền điều hành trong giáo hội cho giáo dân, ví dụ như các việc quản lý Chủng viện, tòa giám mục, kể cả giảng dạy phần lớn bộ môn trong tiểu chủng viện, các bài huấn đức về việc tu trì, đời sống gia đình và đối nhân xử thế. Giám mục Lâm quan niệm nếu thực hiện được những việc trên, cái nhìn Giáo hội có 2 giai cấp: thiểu số lãnh đạo và đa số phục tùng sẽ dần biến mất. Sau phầm mở đâu, ông lần lượt triển khai các nội dung chính trong thư: giáo hội nhìn giáo dân, giáo dân đáp lại cái nhìn từ giáo hội.
Trong Luân thư 11 viết cuối tháng 5 năm 1978, Nguyễn Sơn Lâm đề cập đến chủ đề chính là việc thành hóa giáo dân trong xã hội mới. Ông cũng nêu ngắn gọn về việc cầu nguyện cho các linh mục bị cản trở không thể thi hành tác vụ linh mục trong giáo phận. Trong Luân thư 12 viết đầu tháng 8 năm 1978, giám mục Lâm viết về cuộc đời và hoạt động của Giáo hoàng Phaolô VI vừa qua đời. Sau khi Giáo hoàng Gioan Phaolô I qua đời tháng 9 năm 1978, giám mục Nguyễn Sơn Lâm viết một thư mục vụ loan báo tin này, đồng thời nhắc nhở vấn đề ông cho là nhiệm màu của Thiên Chúa thông qua các giáo hoàng và kể lại khái quát về cuộc đời và dư luận xung quanh cố giáo hoàng. Trong lá thư "Đồng hành cùng xã hội" viết năm 1978, giám mục Lâm cho biết để hòa hợp với [chính quyền] cần phải biết kính nể, hiểu và chia sẻ quan điểm của họ. Ông nhận định rằng người bạn này là những người tin vào lịch sử của giai cấp công nhân, phê bình tôn giáo vì thái độ họ đánh giá là ru ngủ khí thế cách mạng. Ông cho rằng họ vẫn chấp nhận vai trò của tôn giáo, với cái nhìn đây là thực tại của một nhóm người còn lạc hậu. Nguyễn Sơn Lâm nhấn mạnh, người bạn này chỉ trấn áp các thành phần phản động trong tôn giáo, vậy nên cần chứng minh rằng ta không phản động. Cuối thư, giám mục Lâm nhận định cần hợp tác với nhau trong lĩnh vực công ích và lưu ý để tính bác ái Công giáo lan tỏa.
Giảng tĩnh tâm cho Đại chủng viện tháng 11 năm 1978, giám mục Nguyễn Sơn Lâm cho rằng những người chỉ biết ấm ức, thích ra lệnh thi hành là những người hết khả năng hấp thụ. Vị giám mục Đà Lạt cho biết ông chỉ trông mong vào những người còn có khả năng hấp thụ, mục đích nêu ra vấn đề của ông là nhằm mục đích xây dựng và không bịt miệng. Ông khuyên chủng sinh đừng thích vào đời, nhập thế bằng cách ra ngoài lập tổ hợp và cho rằng đây là những việc phí thời gian. Giám mục Lâm bác bỏ mình có xu hướng trí thức và cho rằng ít chủng sinh muốn hoạt động theo phương cách của ông. Ông khuyên chủng sinh ở nhà nghiên cứu, trau dồi để sau này trở thành các linh mục hoạt động tích cực cho giáo phận.
Giám mục Lâm từng được lòng chính quyền Việt Nam, với đề cử làm Tổng giám mục phó Hà Nội, thời Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn chưa có giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang (giai đoạn từ 1978 đến 1981).
Nhân dịp đầu năm mới Âm lịch năm 1980 đề ngày 8 tháng 2, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm viết thư chúc tuổi giáo hữu Giáo phận Đà Lạt. Giám mục Lâm kêu gọi giáo dân trong năm mới này cần sống tốt đời đẹp đạo, loan báo về chuyến viếng thăm Tòa Thánh Ad Limina mà ông sẽ tham dự. Nhân dịp đầu năm, nối tiếp thư mục vụ trước đó nhắc về hôn nhân và giáo dục con cái, giám mục Lâm kêu gọi giáo dân đồng hành, mỗi gia đình cộng tác với giáo xứ để giáo dục đức tin Công giáo cho con trẻ trong nhà. Ông cũng chúc cho các thành niên trưởng thành về nhân đức để trở thành những con người có ích cho Giáo hội và xã hội. Nói về năm mới với nếp sống mới, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm kêu gọi vận dụng đạo vào đời, làm phong phú cuộc sống trần thế. Thư mùa chay năm 1980, giám mục Lâm dành nhiều phần thư tiếp tục nói về chủ đề hôn nhân Công giáo. Vị giám mục Đà Lạt nhắc nhở tín hữu, một gia đình thánh thiện cần có Thiên Chúa ở giữa gia đình và mỗi gia đình cần có vị trí cho Kinh Thánh và Thánh giá vị trí xứng hợp tại bàn thờ. Ông cũng dành thời gian nói về chủ đề hôn nhân khác đạo, kế hoạch hóa gia đình theo chủ trương của Giáo hội Công giáo. Cuối thư, giám mục Lâm kêu gọi giáo hữu đóng góp vào công ích xã hội, bảo vệ "ngôi nhà Việt Nam", làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Vấn đề thứ năm được giám mục Nguyễn Sơn Lâm đề cập đến trong kỳ tĩnh tâm linh mục Giáo phận Đà Lạt năm 1980 là vấn đề Hội thánh Công giáo và Xã hội. Phần đầu, ông chứng minh mục đích của Giáo hội Công giáo là phục vụ loài người. Giám mục Lâm thừa nhận, khi từ phía ngoài nhìn vào, chỉ thấy nhóm người Kitô giáo sống biệt lập và riêng rẽ, các linh mục chỉ quan tâm đến giáo dân, đặc biệt là giáo dân nhiệt thành. Ông cho rằng Giáo hội cần truyền giáo. Vị giám mục Đà Lạt cho rằng vinh dự cho người linh mục là đạo tạo được người giáo dân biết quan tâm đến các vấn đề xã hội. Ông lên án những linh mục tưởng mình là lãnh đạo xã hội, quên mất vai trò phụng vụ trong Công giáo và mong muốn các linh mục có thao thức phụng vụ vô vị lợi. Giám mục Lâm cho rằng Nhà nước Việt Nam e ngại tôn giáo vì ngoài vấn đề tôn giáo, còn có các vấn đề về chính trị và xã hội. Ông cho rằng các linh mục không nên làm chính trị, không nên pha trộn vào đời sống các lĩnh vực không phải của Giáo hội. Tuy vậy, giám mục Lâm thừa nhận tình trạng trong một quốc gia yêu cầu chứng minh sự đoàn kết và yêu nước của người Kitô giáo thì việc từ chối các việc xã hội là không thể. Nói với các linh mục, giám mục Lâm cho biết thế gian tuy tội lỗi nhưng rất ngặt và có quyền rất ngặt đối với khuyết điểm của các linh mục. Ông kêu gọi các linh mục lắng nghe dư luận và những lời khuyên bảo. Ông cho rằng các linh mục nếu không có lòng chấp nhận chế độ chính trị hiện tại thì sẽ tỏ ra lưu luyến chế độ khác và như vậy là không tốt đời đẹp đạo và trái với tinh thần Hội Thánh. Nguyễn Sơn Lâm kết luận, cần loại bỏ các thái độ làm mất lòng người khác trong cử hành thánh lễ. Về việc đọc Kinh Thánh trong các thánh lễ, giám mục Đà Lạt nhắc nhở các linh mục tránh diễn dịch theo quan điểm cá nhân để công kích người khác. Cuối thư, giám mục Lâm nhắc nhở các linh mục quản xứ cần đào tạo tốt các cộng sự viên phụng vụ tong thánh lễ và một số ý tưởng khác cho việc mục vụ giáo phận.
Sau chuyến viếng thăm Ad Limina, dịp cận kề lễ Giáng sinh, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm viết thư gửi giáo dân Đà Lạt. Trong thư, ông trích dẫn lời Giáo hoàng Gioan Phaolô II với giáo dân: hãy biết trông cây vào Thiên Chúa, đồng thời yêu nước thương nòi, phục vụ quê hương cách can đảm và chân thành. Giám mục Lâm cũng kêu gọi giáo dân nhiệt tình với đất nước, hợp nhất với đồng bào để mọi người được chung hưởng hạnh phúc, là mục đích của việc Thiên Chúa giáng sinh. Trong những năm đầu tiên quản lý giáo phận, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm chú trọng việc đào tạo linh mục. Các bài giảng tĩnh tâm và thường huấn linh mục là ý nghĩa và cách thi hành tác vụ linh mục. Ông cũng chú trọng củng cố đời sống phụng tự và hợp nhất của linh mục đoàn giáo phận.
Sau khi Việt Nam bước vào thời Đổi Mới, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm cho mở rộng Tòa giám mục nằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của linh mục và tu sĩ, chấp nhận cũng như hỗ trợ xây dựng các nhà thờ Công giáo thuộc Giáo phận. Ông cũng quan tâm đến vấn đề truyền giáo và khai triển nhiều điểm truyền giáo mới. Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn cử giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang cùng hai giám mục khác là giám mục Nguyễn Sơn Lâm và Phaolô Huỳnh Đông Các đến Rôma tham gia nghi lễ tuyên phong Hiển thánh cho các Thánh tử đạo Việt Nam vào năm 1988. Tuy nhiên, việc này chính phủ không cho phép. Giám mục Nguyễn Sơn Lâm chọn một giám mục phó với quyền kế vị tại Giáo phận Đà Lạt. Ngày 11 tháng 10 năm 1991, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm giám mục phó Đà Lạt. Sau đó, ông tự ứng cử với Tòa Thánh để trở về quê hương Thanh Hóa làm giám mục cai quản giáo phận cùng tên. Trước khi rời giáo phận, quan tâm đến sự phát triển của hàng giáo sĩ là các linh mục cũng như đời sống tôn giáo cho giáo dân, Nguyễn Sơn Lâm cho luân chuyển các linh mục quản xứ, tuy vậy vẫn tôn trọng nguyện vọng của các linh mục nếu họ bày tỏ ý kiến của mình.
Trong thời kỳ quản lý giáo phận Đà Lạt, những năm đầu tiên, ông củng cố đời sống phụng tự tôn giáo và xây dựng hàng linh mục trong tinh thần yêu thương và hiệp nhất. Ngoài ra, ông chú tâm đến việc giáo dục giáo dân thông qua việc tĩnh tâm linh mục với các đề tài về sứ vụ Tiên tri và Tư tế của linh mục. Nguyễn Sơn Lâm cải thiện và thúc đẩy phát triển đời sống tôn giáo, chăm sóc đời sống tinh thần, hướng dẫn chủng sinh theo đường hướng Công đồng Vatican II. Về các cơ sở tôn giáo, ông làm đơn xin sửa chữa, hỗ trợ tài chính xây dựng các công trình này. Ngoài ra, giám mục Lâm cũng góp phần vào Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 với đường lối "Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc". Sau khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới, Giám mục Lâm cho mở rộng Tòa giám mục để hỗ trợ công việc mục vụ của giáo sĩ giáo dân cả trong và ngoài giáo phận Đà Lạt với tên gọi "Nhà Tông Đồ" khánh thành cuối tháng 8 năm 1991.
Số liệu Giáo phận Đà Lạt theo báo cáo của Giám mục Nguyễn Sơn Lâm về Tòa Thánh Vatican năm 1994 cho biết giáo phận có 151.146 giáo dân trong tổng số dân cư khoảng 650.000 người, giáo phận có 80 linh mục triều và 41 linh mục dòng, 64 giáo xứ, 90 nhà thờ và 503 tu sĩ.
Giám mục Thanh Hoá và qua đời.
Ngày 23 tháng 3 năm 1994, Toà Thánh tuyên bố quyết định thuyên chuyển giám mục giáo phận Đà Lạt Nguyễn Sơn Lâm về làm giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa. Ngày 24 tháng 6 năm 1994, ông chính thức về nhận nhiệm sở mới. Lễ nhậm chức đồng tế bởi 15 giám mục, 200 linh mục và với sự tham gia của hơn 30.000 giáo dân. Việc bổ nhiệm này là lần đầu tiên một giáo sĩ miền Nam ra miền Bắc cai quản một giáo phận. Một đoàn gồm 10.000 người đã tiếp đón tân giám mục Thanh Hóa nhậm chức, cùng một số giám mục miền Nam và đầy đủ các giám mục miền Bắc. Ngay trong ngày tiếp quản giáo phận, ông đã thực hiện việc truyền chức linh mục cho 12 chủng sinh tốt nghiệp vào tháng 5. Nhiều linh mục Đà Lạt quyết định chuyển ra Thanh Hóa cùng giám mục Nguyễn Sơn Lâm để hỗ trợ việc quản trị giáo phận mới. Viết trong hồi ký của mình, giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng ghi lại lời báo của nhân viên bộ nội vụ cho Tổng giám mục Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng: "Cụ có biết ông Lâm ra Thanh Hóa để làm bàn đạp lên Hà Nội không?'.
Sau khi chính thức nhậm chức Giám mục Thanh Hóa, giám mục Nguyễn Sơn Lâm tiến hành tổ chức các chuyến đi mục vụ ("kinh lý") các giáo xứ thuộc Giáo phận. Các chuyến viếng thăm này giúp giám mục Lâm nhận định được tình hình khó khăn, cả về cơ sở tôn giáo lẫn đời sống giáo dân. Giáo phận Thanh Hóa thời điểm giám mục Lâm nhậm chức chỉ còn 13 linh mục, các cơ sở tôn giáo như Nhà thờ Chính tòa, Tòa giám mục, các nhà thờ giáo xứ, giáo họ đều hoang tàn.
Trong thời gian cai quản giáo phận, Nguyễn Sơn Lâm góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho giáo dân giáo phận Thanh Hóa. Ông quan tâm cải thiện cả về đởi sống tôn giáo lẫn đời thường. Một số công tác xã hội có thể kể đến là mời chuyên gia thánh nhạc và giáo lý để đào tạo ca viên và giáo lý viên, xin học bổng từ Enfants du Mekong cho trẻ em nghèo và cho khai triển quỹ hỗ trợ các gia đình nghèo khó phát triển kinh tế... Ông cũng chú tâm đến công tác đào tạo linh mục cho giáo phận này. Kết quả, trong chín năm đảm nhận vai trò Giám mục Thanh Hóa, ông đã cải thiện con số 13 vị lúc nhậm chức lên con số 47 vị vào năm 2003. Ngoài ra, ông xây dựng cơ sở vật chất như Tòa giám mục, củng cố Đại chủng viện Vinh Thanh nhà Dòng Mến Thánh Giá, nhà thờ các giáo xứ và các giáo họ. Ông cũng cải thiện đời sống tinh thần, đời sống đạo đức và đời sống vật chất cho giáo dân trong Giáo phận. Giám mục Lâm chú trọng nhắc nhở giáo dân về vấn đề từ thiện xã hội "bác ái" và truyền giáo, nhắc nhở các tu sĩ, linh mục về vấn đề mục vụ hàng tháng tại Tòa giám mục thông qua hình thức tĩnh tâm. Hướng đến dịp kỷ niệm 75 năm thành lập, giám mục Lâm cho điều tra tổng số giáo hữu trong giáo phận năm 2000.
Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 năm 1998, Giám mục Nguyễn Sơn Lâm là thành viên Thượng Hội đồng Giám mục Á Châu, nhóm họp tại Rôma.
Trong thời kỳ này, giám mục Lâm còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Hội đồng Giám mục Việt Nam như: Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam từ khóa III đến khóa V từ năm 1986 đến năm 1995 và Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam khóa VI và VII, kéo dài từ năm 1995 đến năm 2001. Với vai trò Chủ tịch Ủy ban Phụng tự, Nguyễn Sơn Lâm đôn đốc việc hoàn thành và xuất bản sách lễ Rôma, xin chuẩn nhận bản dịch Các Giờ kinh Phụng vụ. Với vai trò Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục, ông soạn thảo nhiều văn thư tài liệu và tham dự nhiều Hội nghị quốc tế có liên quan. Thời kỳ đảm trách các vai trò trong Hội đồng Giám mục, ông liên tục và vận động cho hợp thức hóa "Bản tin Hiệp Thông" - bản tin được định nghĩa là tiếng nói của Hội đồng Giám mục. Giấy phép cho bản tin này được cấp vào cuối tháng 7 năm 2001, với số lượng được xuất bản là 100. Ông từng tham gia bốn chuyến viếng thăm Ad Limina trong suốt thời gian làm giám mục vào các năm 1980, 1990, 1996 và 2002.
Một số người trong và ngoài nước không đánh giá cao giám mục Nguyễn Sơn Lâm, điều này làm ông cô đơn vì bị hiểu lầm và xa lánh. Để giải thích về những điều mà dư luận đồn đại, đặc biệt là để phản bác bài tường thuật lời phát biểu của giám mục Lâm chưa đúng sự thật khiến nhiều người chỉ trích, ông quyết định viết tập hồ sơ và di chúc. Tuy vậy, những bản thảo trên đã bị đánh cắp. Giám mục Lâm quan niệm: "Tôi không làm giám mục để được lòng dân, tôi cũng không làm giám mục để làm vừa lòng các nhà báo, tôi làm giám mục để đem lại lợi ích cho dân Chúa", và ngăn cản những người có ý định đứng ra bênh vực cho ông vì cho rằng việc này có thể tạo nên sự chia rẽ.
Nguyễn Sơn Lâm qua đời ngày 9 tháng 6 năm 2003. Cái chết của ông được nhận định là gây bất ngờ vì cố giám mục chỉ mắc bệnh tim và đang chữa bệnh trước khi qua đời. Nghi thức tẩm liệm thi hài cố giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm được tổ chức vào 15 giờ ngày 10 tháng 6. Sau khoảng thời gian để các đoàn thể đến viếng thăm, lễ an táng cố giám mục được cử hành vào 8 giờ sáng ngày 13 tháng 6 cùng năm. Lễ an táng cố giám mục Lâm có sự tham dự của 20 giám mục, giám quản, viện phụ và gần 500 linh mục cùng đông đảo giáo dân trong đeo khăn tang, tu sĩ cùng nhân thân nhân và bằng hữu. Thi hài ông được an táng tại Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa.
Nhận định.
Hồng Đức viết trong bài đăng "Tấm lòng Mục Tử" có vài dòng nói về giám mục Nguyễn Sơn Lâm:
Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nhận định cố Giám mục Nguyễn Sơn Lâm trong lễ giỗ 20 năm của ông:
Hồng y Nhơn cũng trích dẫn lời của một nhân vật có uy tín về đóng góp của cố Giám mục Nguyễn Sơn Lâm cho hai giáo phận ông từng quản nhiệm:
Tông truyền.
Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm được tấn phong giám mục năm 1975, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm là giám mục truyền chức linh mục cho giám mục:
Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đóng vai trò chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho:
Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đóng vai trò phụ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho các giám mục sau: | 1 | null |
Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc (Trung văn giản thể: 中国特色社会主义, Trung văn phồn thể: 中國特色社會主義; Hán Việt: Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa), trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 9 năm 1997 gọi là chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc (Trung văn phồn thể: 有中國特色社會主義; Trung văn giản thể: 有中国特色社会主义, Hán Việt: hữu Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa), là hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa xã hội khoa học. Ý thức hệ này hỗ trợ việc tạo ra một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chi phối bởi các khu vực công vì Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Trung Quốc không từ bỏ chủ nghĩa Mác nhưng đã phát triển nhiều thuật ngữ và khái niệm của lý thuyết Mác-xít để hàm chứa hệ thống kinh tế mới. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa xã hội là tương thích với các chính sách kinh tế. Trong tư tưởng của Cộng sản Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội-một quan điểm giải thích các chính sách kinh tế linh hoạt của chính phủ Trung Quốc để phát triển thành một quốc gia công nghiệp hóa.
Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa giữa sở hữu tư nhân và nhà nước tạo nên một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước mang đặc trưng của Trung Quốc. | 1 | null |
Nguyễn Đức Vĩ (1700-1775) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Nguyễn Đức Vĩ người làng Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cha ông là Nguyễn Đức Ánh (hay Hán) đỗ đồng tiến sĩ năm 1715 và làm đến chức Thị lang bộ Hình.
Sự nghiệp.
Năm 1727 đời Lê Dụ Tông, Nguyễn Đức Vĩ đỗ đồng tiến sĩ. Năm 1736 ông được bổ nhiệm làm Hiệu thư Đông các. Do có công, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hình, rồi đổi sang làm Hữu thị lang bộ Binh, cùng cha đứng vào hàng Tam phẩm trong triều.
Nguyễn Đức Vĩ có tài văn học, được chúa Trịnh Giang yêu mến, thăng làm Hữu thị lang bộ Lại.
Thời Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Doanh, ông được thăng làm Bồi tụng, thượng thư bộ Công, làm việc bộ Lại kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Ông được vào hầu vua trong điện Kinh diên, thăng tước Nghĩa Phương hầu.
Lúc đó ở Đàng Ngoài nhiễu loạn vì các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Đức Vĩ giữ trọng trách, cùng các đại thần Lê Hữu Kiều, Nguyễn Quý Cảnh cùng làm Tể tướng, đồng tâm vạch kế sách, được chúa Trịnh Doanh rất coi trọng.
Năm 1764, tình hình Bắc Hà đã khá yên ổn. Ông về hưu vì đã 65 tuổi, được gia hàm Thiếu bảo. Ít lâu sau ông lại được mời ra, thăng làm Thượng thư bộ Binh nhưng vẫn làm việc cho bộ Lại và gia hàm Thái tử thái phó.
Năm 1775, ông mất, thọ 76 tuổi, được truy tặng chức Thái bảo.
Nhận định.
Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau: | 1 | null |
Nicôla Huỳnh Văn Nghi (1927 – 2015) là một Giám mục Công giáo người Việt, từng giữ chức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn, rồi Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết và Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng thư ký Giáo tỉnh Sài Gòn nhiệm kỳ IV và V (1989 – 1995), Phó Chủ tịch I, nhiệm kỳ VI và VII (1995 – 2001) và Thủ quỹ, nhiệm kỳ VII (1998 – 2001).
Ông thụ phong linh mục năm 1953 rồi tấn phong giám mục năm 1974 với chức vụ ban đầu là Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn. Năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Giám mục Giám quản Giáo phận Phan Thiết vừa thành lập để đón Giám mục Tiên khởi Phaolô Nguyễn Văn Hòa. Tuy nhiên, vì một số lý do, Giám mục Hòa không đến được đây và sau đó Tòa Thánh bổ nhiệm ông làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang, Giám mục Huỳnh Văn Nghi tiếp tục làm Giám quản tại đây đến năm 1979 thì được bổ nhiệm chính thức làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Do Giám mục Hòa chưa cai quản giáo phận Phan Thiết một ngày nào nên có thể coi ông là giám mục tiên khởi (trên luật định) còn Giám mục Nghi là giám mục tiên khởi (trên thực tế) của giáo phận này.
Trong lần gặp gỡ giữa Vatican và chính phủ Việt Nam năm 1992 và 1993, Tòa Thánh ngỏ ý chọn ông làm Tổng giám mục Phó Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sự việc đi kèm là việc Tổng giám mục Phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ra Hà Nội không được chính phủ đồng ý và việc bổ nhiệm này không được thực hiện. Tuy vậy tháng 8 năm 1993, Tòa Thánh lên tiếng bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi làm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn) và chính quyền Việt Nam đã hết sức phản đối việc này, ngăn cản ông thi hành nhiệm vụ tại đây. Tuy vậy, ông vẫn thực hiện nhiệm vụ Giám quản Tổng giáo phận, và kết thúc nhiệm vụ của mình khi đón Tân Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, nguyên là Giám mục Phó Giáo phận Mỹ Tho đến nhậm chức tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.
Năm 2005, ông chính thức nghỉ hưu và qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2015, thọ 88 tuổi.
Thân thế và tu tập.
Giám mục Huỳnh Văn Nghi sinh ngày 1 tháng 5 năm 1927 tại Giáo xứ Vĩnh Hội, Quận Nhì, Sài Gòn (nay thuộc phường 6, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh), thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn và được rửa tội theo nghi lễ Công giáo sau đó vào ngày 15 tháng 5 cùng năm tại nhà thờ Cầu Kho. Cha ông là một công nhân đường sắt, có 12 người con, Giám mục Huỳnh Văn Nghi là người con thứ 7. Song thân của giám mục Huỳnh Văn Nghi là ông Phêrô Huỳnh Văn Độ (1893 – 1979), quê ở Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn (nay là phường Tân Thới Nhì, quận 12) và bà Anna Nguyễn Thị Nên (1898 – 1976), quê tại Tân Quy Đông (nay là phường Tân Quy Đông, quận 7).
Ngày 10 tháng 8 năm 1939, gia đình cho cậu bé Huỳnh Văn Nghi theo học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn để dự tu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chủng viện tạm đóng cửa nên cậu bé Nghi trở về sống với gia đình. Sau đó hai năm, ngày 13 tháng 8 năm 1947, chủng sinh Huỳnh Văn Nghi được kêu gọi tiếp tục con đường tu học bằng cách nhập học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Chủng sinh Huỳnh Văn Nghi đã học phân môn triết học tại đây và sau đó được đi du học ở Chủng viện Issy les Moulineaux (Pháp) từ năm 1950.
Linh mục.
Sau khi sang du học chỉ gần hai năm, ngày 20 tháng 12 năm 1952, chủng sinh Nicôla Huỳnh Văn Nghi được phong chức Phó tế tại nhà thờ St-Sulpice, Tổng giáo phận Paris. Chủ phong phong chức Phó tế là Tổng giám mục Maurice Feltin, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Paris. Sau khi truyền chức phó tế được hơn sau tháng, Phó tế Nghi tiếp tục được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào ngày 25 tháng 6 năm 1953 bởi Hồng y, Tổng giám mục Paris Maurice Feltin.
Sau khi truyền chức linh mục, linh mục Huỳnh Văn Nghi trở về Việt Nam. Tân linh mục được bổ nhiệm giữ các chức vụ trong nội thành Sài Gòn như sau: Giáo sư tại Chủng viện từ năm 1953. Năm 1961, linh mục Nghi được bổ nhiệm đảm nhận vai trò linh mục chánh xứ Giáo xứ Gò Vấp và từ năm 1965, ông là linh mục chánh xứ giáo xứ Tân Định cho đến năm 1974. Song song với các trách vụ trên, từ năm 1967, linh mục Huỳnh Văn Nghi còn đảm nhận vai trò giám đốc Caritas Sài Gòn, hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các trẻ em. Ông cũng được ghi nhận với tư cách một linh mục đã tham gia vào công tác đào tạo chủng sinh tại chủng viện. Linh mục Huỳnh Văn Nghi]] chứng minh được khả năng của mình trong giai đoạn là chính xứ Tân Định, một nhà thờ lớn nằm tại trung tâm Sài Gòn. Ngày 14 tháng 3 năm 1972, ông được Bộ Xã hội Việt Nam Cộng hòa tặng Xã hội Bội tinh đệ nhất đẳng.
Giám mục.
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn.
Ngày 1 tháng 7 năm 1974, Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn, hiệu tòa Selsea. Ngày 11 tháng 8 năm 1974, lễ tấn phong Giám mục cho vị giám mục Tân cử do Hồng y Agnelo Rossi - Tổng trưởng Thánh bộ Truyền bá Phúc Âm (giáo triều Rôma) làm chủ phong tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Hai vị phụ phong gồm Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình và Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế Philípphê Nguyễn Kim Điền.
Giám quản, Giám mục Phan Thiết.
Ngày 19 tháng 3 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi kiêm nhiệm thêm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Phan Thiết để tạm trông coi giáo phận mới được thành lập này, trong lúc chờ tấn phong giám mục chính tòa tiên khởi của giáo phận là giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa. Tuy nhiên, chưa đầy 20 ngày nhận chức giám mục chính toà Phan Thiết (thực tế là giám mục Hòa chưa ở Phan Thiết ngày nào), Giám mục Hòa lại được Tòa Thánh chuyển đi làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang vào ngày 25 tháng 4 năm 1975. Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi tiếp giữ chức giám quản Tông Tòa Giáo phận Phan Thiết trong thời gian trống tòa de jure. Ngày từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, một phái đoàn ít người từ Tổng giáo phận Sài Gòn, gồm Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, giám mục Huỳnh Văn Nghi bay đến Phan Thiết trên chuyến bay cuối cùng đến địa điểm này. Đoàn đến sân bay Bình Tú, Phan Thiết vào 9 giờ 30 phút sáng, trong hoàn cảnh chiến sự. Nghi thức nhậm chức giám quản diễn ra sau đó hai giờ đồng hồ tại Nhà thờ chính tòa Phan Thiết, trong buổi nghi thức Chầu Thánh Thể. Hiện diện tại Phan Thiết gồm có 15 linh mục và 50 giáo dân giáo xứ chính tòa.
Đến ngày 6 tháng 12 năm 1979, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Giám quản Huỳnh Văn Nghi làm Giám mục chính tòa của Giáo phận Phan Thiết. Vì giám mục Hòa thực tế chưa đặt chân đến đây nên một số tài liệu xem Giám mục Nghi là giám mục chính tòa tiên khởi của Giáo phận Phan Thiết.
Dịp mừng kỷ niệm 25 năm giám mục của Giám mục Huỳnh Văn Nghi xảy ra lũ lụt lớn, khiến hàng ngàn người trong địa bàn Giáo phận Phan Thiết bị mất nhà cửa, hàng chục người thiệt mạng. Trước khi cử hành lễ kỷ niệm, ngày 9 và 10 tháng 8 năm 1999, đoàn giám mục và linh mục đã đi thăm các khu vực bị thiệt hại nặng nề bởi việc mưa lũ. Linh mục người Nhật Isamu Ando, khách mời dịp lễ này cùng đi và kêu gọi Quỹ Từ thiện công giáo Caristas Quốc tế ủng hộ 895.000 USD. Nhằm hỗ trợ các nạn nhân, giám mục Huỳnh Văn Nghi ra lời kêu gọi hỗ trợ các gia đình mất nhà cửa làm lại nhà, cung cấp lúa giống cho nông dân.
Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 14 tháng 1 năm 1992, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông C.Celli dẫn đầu đến Hà Nội để làm việc với chính phủ Việt Nam, đề nghị giải pháp toàn bộ gồm ba điểm: Một là, bổ nhiệm Giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng hiện là giám quản trở thành tổng giám mục Hà Nội; hai là, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận hiện là tổng giám mục phó Thành phố Hồ Chí Minh được thuyên chuyển về làm tổng giám mục Phó Hà Nội; và ba là, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam không chấp nhận Giám mục Thuận làm tổng giám mục phó Hà Nội, và Toà Thánh cho đây là biện pháp toàn bộ nên giải pháp ba điểm này bất thành, phái đoàn Toà Thánh trong lần làm việc với chính phủ năm 1994 thừa nhận đây là một sai lầm.
Sau đó, cuộc gặp từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1993, phái đoàn Toà Thánh đưa ra giải pháp toàn bộ mới, trong đó bớt đi đề nghị đầu tiên so với năm 1992, vẫn giữ nguyên 2 đề nghị sau về các giám mục Huỳnh Văn Nghi và Nguyễn Văn Thuận. Nhưng chính phủ chỉ đồng ý đề nghị về phần Giám mục Nghi mà không chấp nhận Giám mục Thuận ra Hà Nội, vì là một giải pháp toàn bộ, Toà Thánh không bổ nhiệm Giám mục Nghi làm Tổng giám mục Phó như đã định. Tổng giám mục Celli được cho là cố gắng linh động nhằm chọn được các giám mục kế vị ở Hà Nội để kế vị Hồng y Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn cũng như ở Sài Gòn để kế vị Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Năm 1993, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ngã bệnh không thể điều hành Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (đã đổi tên từ Tổng giáo phận Sài Gòn). Vào thời điểm đó, tổng giám mục phó của tổng giáo phận này là Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận lại bị cản tòa, không được phép trở lại Việt Nam vì lý do chính trị nên không thực hiện được quyền kế vị chức tổng giám mục. Vì thế, ngày 8 tháng 8 năm 1993, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nicôla Nghi giữ kiêm thêm chức Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tiếp tục làm Giám mục chính tòa Phan Thiết theo quyết định số 3677/93 của Tòa Thánh. Tổng Giám mục Phaolô Bình lúc này bàn giao mọi việc điều hành Tổng giáo phận cho Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nhưng vẫn giữ quyền tổng giám mục.
Phản ứng trước sự việc này, ngày 15 tháng 9 năm 1993, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho đọc toàn văn thông báo phản đối Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi hoạt động tôn giáo trên cương vị Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 22 tháng 9 năm 1993, ông Trương Tấn Sang, bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có gởi thư cho Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình để nói về quan điểm của chính quyền về vụ bổ nhiệm này. Theo đó, chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận giải pháp bổ nhiệm Giám mục Nghi từ Phan Thiết về làm Tổng giám mục phó với quyền kế vị. Họ cho rằng, Tòa Thánh Vatican sở dĩ không làm như vậy mà lại đơn phương bổ nhiệm Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi chỉ làm Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh là có ý đồ "giữ chỗ" để đưa Tổng giám mục phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận về hoạt động tôn giáo tại thành phố này.
Năm 1995, Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi nhận quyền điều hành Tổng giáo phận trên cương vị Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm trống tòa cho đến khi Tòa Thánh bổ nhiệm tân Tổng giám mục là Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn vào ngày 9 tháng 3 năm 1998.
Ngày 29 tháng 6 năm 2003, dịp kỉ niệm kim khánh (50 năm) linh mục của mình, Giám mục Huỳnh Văn Nghi nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng, của giáo hoàng, Hồng y Tổng trưởng, Giám mục Chủ tịch Hồi đồng Giám mục Việt Nam Phaolô Nguyễn Văn Hòa.. Gần một năm sau đó, ông cũng tổ chức kỉ niệm 30 năm Giám mục của mình, và như dịp kỉ niệm năm trước, ông cũng nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng.
Giám mục Huỳnh Văn Nghi chính thức nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 4 năm 2005.
Qua đời.
Giám mục Huỳnh Văn Nghi qua đời lúc 15 giờ 15 phút ngày 6 tháng 5 năm 2015 tại Phan Thiết với 62 năm linh mục và 41 năm giám mục. Ngày 11 tháng 5, tại Nhà thờ chính tòa Giáo phận Phan Thiết, lễ an táng Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, được cử hành lúc 9 giờ sáng do Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ tế. Đồng tế với Hồng y Nhơn còn có 21 Giám mục của cả ba giáo tỉnh và gần 300 linh mục, tu sĩ nam nữ, người thân và hàng ngàn giáo dân.
Nhận xét.
Nhân dịp kỉ niệm 25 năm giám mục của giám mục Huỳnh Văn Nghi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết thư chúc mừng, trong đó có nhận xét về giám mục này:
Viết trong Hồi ký, linh mục Roco Nguyễn Tự Do, Dòng Chúa Cứu Thế đưa ra nhận định về giám mục Huỳnh Văn Nghi:
Tông truyền.
Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi được tấn phong giám mục năm 1974, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi là giám mục Chủ phong cho giám mục:
Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:
Chú thích.
Nguồn
Sách | 1 | null |
(sinh 13 tháng 9 năm 1988) là một nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc khiếm thị người Nhật.
Cuộc sống.
Tsujii sinh ngày 13 tháng 9 năm 1988 tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Nobuyuki trong tiếng Nhật có nghĩa là "Hạnh phúc ngập tràn" ("faithful happiness"). Sinh ra đã bị mù do ảnh hưởng của chứng microphthalmia (rối loạn sự phát triển của mắt), Tsujii Nobuyuki có một tài năng thiên bẩm về âm nhạc. Ở tuổi lên 2, cậu bé bắt đầu những nốt "Đồ rê mi" trên cây đàn đồ chơi tí hon do mẹ mua về. Lên 4 tuổi, mẹ bắt đầu cho Nobuyuki đi học nhạc. Năm 1995, khi 7 tuổi, cậu chiến thắng giải thưởng âm nhạc đầu tiên trong đời - giải nhất Cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh khiếm thị toàn nước Nhật.
Sự nghiệp.
Những năm sau khi sinh, anh đoạt lần lượt là giải vàng tại PTNA piano khi 11 tuổi; giải solo tại cuộc thi Suntory Hall và Liên hoan âm nhạc Kobe; giải Phê bình tại cuộc thi dương cầm quốc tế nổi tiếng Frederik Chopin tại Ba Lan lần thứ 15 (năm 2005). Năm 2009, chàng trai trẻ chia sẻ giải Nhất Cuộc thi Dương cầm Quốc tế Van Cliburn trên đất Mỹ với Trương Hạo Thần (Trung Quốc). Anh không những là người Nhật đầu tiên đoạt huy chương vàng (giải nhất) tại Cuộc thi Dương cầm Quốc tế Van Cliburn, mà cũng là nghệ sĩ dương cầm khiếm thị đầu tiên thắng cuộc trong lịch sử 47 năm của cuộc thi danh giá này.
Tsujii đến nay đã phối hợp biểu diễn với các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới như Mỹ, Đức, Anh, Thụy Điển...
Vinh danh.
Báo chí Nhật Bản ví Tsujii Nobuyuki là hiện thân của phép màu thượng đế vì dù bị khiếm thị nhưng có một khả năng đặc biệt về âm nhạc.
Năm 2013, người Nhật đã đưa cái tên Tsujii Nobuyuki vào sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung học Nhật Bản.
Danh sách tác phẩm.
Kể từ khi giành chức vô địch tại Cliburn, Tsujii đã trở nên nổi tiếng trong âm nhạc dương cầm cổ điển, đặc biệt là ở Nhật Bản quê hương anh. Các CD Cliburn cũng như những đĩa CD khác thu âm trước năm 2009 hiện phổ biến rộng rãi. Chỉ tính riêng đĩa Van Cliburn chính thức (HMU 907.505) đã bán được hơn 100.000 bản.
| 1 | null |
Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế bao gồm "cơ quan đại diện ngoại giao", "cơ quan đại diện lãnh sự", "cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế". Các cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quy định bởi "Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài". Trong bài này liệt kê danh sách các cơ quan đại diện của Nhà nước Việt Nam, tạm gọi chung là Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Lịch sử.
Cơ quan ngoại giao ở nước ngoài đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiền thân của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là văn phòng đại diện tại Paris, trong thời gian đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau 1946. Sau đó 1 văn phòng đại diện được mở ở Bangkok vào năm 1948, và nó đã bị đóng cửa vào năm 1951 khi chính phủ Thái Lan công nhận Việt Nam Cộng hòa. Đại sứ quán đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khánh thành tại Bắc Kinh vào năm 1950, sau đó là Moskva năm 1952, các lãnh sự quán tại Nam Ninh, Côn Minh và Quảng Châu nhanh chóng được mở ngay sau đó. Năm 1964, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có 19 đại sứ quán ở nước ngoài; 6 năm sau con số này tăng lên 30.
Ngày 5/6/2018, Chính phủ ra Nghị quyết 17/NQ-CP về việc chấm dứt hoạt động các cơ quan đại diện Việt Nam tại Uzbekistan, Panama, Lybia và Iraq.
Tính đến ngày 09/11/2020, hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài gồm có 94 cơ quan bao gồm: 67 Đại sứ quán, 22 Tổng lãnh sự quán, 5 Phái đoàn và 1 Văn phòng (Phái đoàn Việt Nam tại Liên Minh Châu Âu do Đại sứ quán tại Bỉ kiêm nhiệm).
Tranh cãi.
Vào năm 2015, một kiến nghị về hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã được một nhóm Việt Kiều ở hải ngoại chủ trương thu thập chữ ký và gửi tới một số cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam, trong đó có Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ, và các cơ quan báo chí trong nước.
Bản kiến nghị nêu ra năm điểm đề nghị nhà chức trách Việt Nam chấn chỉnh đối với công tác lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở hải ngoại, trong đó có vấn đề công khai, minh bạch các thủ tục và các khoản thu phí.
Năm điểm được kiến nghị gồm:
1. Niêm yết công khai, rõ ràng, chi tiết tất cả các thủ tục, biểu mẫu, thời gian trả kết quả, biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự trên website chính thức của các cơ quan này và tại địa điểm thu phí bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của nước sở tại.
2. Tổ chức thu phí và lệ phí lãnh sự theo đúng quy định tại Thông tư số 200/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính. Khi thu tiền, phải lập và cấp biên lai thu cho người nộp tiền theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Thông tư số 200/2013/TT-BTC.
3. Hoàn trả số tiền lạm thu phí và lệ phí lãnh sự cho người bị lạm thu còn giữ được hóa đơn, chứng từ thu phí.
4. Triển khai dịch vụ lãnh sự trực tuyến và thanh toán điện tử, thực hiện đúng chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Quyết định 947/QĐ-BNG của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 30/03/2010.
5. Tuân thủ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao và thành viên các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-BNG ngày 06/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Trả lời BBC qua email, Huy Bình, một đại diện của ‘Tôi và Sứ quán’ cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục phổ biến các quy định và cung cấp thông tin thiết yếu giúp từng người biết cách tự bảo vệ quyền lợi khi làm việc với các phòng lãnh sự Việt Nam.“Trước tình trạng lạm thu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã kéo dài nhiều thập niên và thái độ đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan của Bộ Ngoại giao, chặng đường của các thành viên của chúng tôi đang đi sẽ còn dài.
“Chặng đường đó sẽ được rút ngắn lại nếu những người có trách nhiệm sớm nhận ra rằng thái độ im lặng và đá bóng trách nhiệm trước những phản ánh người thực việc thực với bằng chứng rõ ràng, trước bức xúc của người dân sẽ chỉ làm suy giảm thêm niềm tin đối với các cơ quan đại diện cho nhà nước Việt Nam ở nước ngoài và điều này chắc chắn sẽ tiếp tục gây xói mòn tính chính danh của bộ mặt ngoại giao của Chính phủ Việt Nam.
"Dù sống xa quê hương, nhưng người Việt ở khắp nơi mong mỏi nhìn thấy một đất nước Việt nam phát triển, tiến bộ và mong muốn đóng góp cho tiến trình này. Các thành viên Tôi và Sứ quán mỗi ngày nâng cao hiểu biết, nhận thức về quyền công dân của mình, tham gia giám sát, đóng góp ý kiến trong việc quản lý nhà nước. Đây chính là nền tảng căn bản của một xã hội dân chủ, văn minh và pháp quyền," Huy Bình viết. | 1 | null |
Phaolô Bùi Văn Đọc (11 tháng 11 năm 1944 – 7 tháng 3 năm 2018) là một giám mục Giáo hội Công giáo Roma người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013–2016 cũng là nguyên Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam trong 5 nhiệm kỳ 2001–2018 (trừ giai đoạn 2013–2016 làm Chủ tịch Hội đồng). Ông cũng là Tổng giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh từ 2014 đến 2018. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Chúa là nguồn vui của con." Ông có thể nói tiếng Anh, Pháp, Ý và Latinh.
Trong quá trình tu tập, từ năm 1956, Bùi Văn Đọc học tại nhiều Chủng viện Công giáo khác nhau: Tiểu chủng viện Sài Gòn, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn và tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Rôma. Năm 1970, ông trở về Việt Nam và được thụ phong linh mục ngày 17 tháng 12. Trong thời kỳ linh mục, ông đảm trách nhiều chức vụ khác nhau như giáo sư các tiểu chủng viện khác nhau tại Việt Nam, đồng thời từng đảm nhận vai trò Giám đốc Đại chủng viện Minh Hòa, Đà Lạt. Từ năm 1995, ông kiêm thêm nhiệm vụ Tổng đại diện Giáo phận Đà Lạt.
Cuối tháng 3 năm 1999, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Phaolô Bùi Văn Đọc làm Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho. Lễ tấn phong giám mục được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Đà Lạt ngày 20 tháng 5 cùng năm do Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn làm chủ phong.
Ngày 28 tháng 9 năm 2013, Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục Đọc làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh với quyền kế vị. Cùng với bổ nhiệm trên đây, Tân Tổng giám mục Phó Bùi Văn Đọc cũng được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa giáo phận Mỹ Tho. Tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013–2016.
Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức Tổng giám mục của Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc đương nhiên kế vị chức tổng giám mục theo Giáo luật. Ngày 13 tháng 9 cùng năm, Giáo hoàng bổ nhiệm ông làm thành viên Bộ truyền giáo.
Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đột ngột qua đời tại Rôma, khi đang tham dự chuyến hành trình Ad Limina cùng với Hội đồng Giám mục Việt Nam vào sáng ngày 7 tháng 3 năm 2018, theo giờ Việt Nam. Cái chết đột ngột của ông tạo ra những biến cố xảy ra lần đầu tiên: giám mục Việt Nam đương nhiệm đầu tiên qua đời trong chuyến đi Ad Limina, qua đời tại giáo đô Rôma, cũng như trở thành giám mục đầu tiên được giáo hoàng dâng lễ cầu nguyện và Hồng y Quốc vụ khanh chủ sự lễ đưa chân. Thi hài cố Tổng giám mục về đến Việt Nam tối ngày 15 cùng tháng sau nhiều thủ tục phức tạp. Tang lễ cho cố Tổng giám mục do Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế vào 8 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 2018.
Những năm đầu tu nghiệp.
Bùi Văn Đọc sinh ngày 11 tháng 11 năm 1944, tại Đà Lạt. Theo giấy chứng tử, ông sinh ngày 20 tháng 1 năm 1945. Quê nội ông thuộc giáo họ An Lộng (nay là giáo xứ), xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng giáo phận Huế. Quê ngoại ông thuộc giáo xứ Cây Vông, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Giáo phận Nha Trang. Cha ông là ông Thomas Bùi Văn Giảng và mẹ ông là bà Maria Nguyễn Thị Tỳ; bà Tỳ là cô ruột của Đức ông Phêrô Nguyễn Quang Sách (1923–2017), nguyên Tổng Đại diện Giáo phận Nha Trang. Cậu bé Đọc được cử hành nghi thức rửa tội vào ngày 18 tháng 12, hơn một tháng sau khi cậu chào đời.. Bùi Văn Đọc là con út và là người con trai duy nhất của gia đình gồm 5 người con. Theo giám mục Võ Đức Minh, trên thực tế, gia đình cậu Đọc có cả thảy 8 người con, bản thân cậu Út có ba người anh và bốn người chị, trong khi tất cả các anh của cậu qua đời từ nhỏ. Trong gia đình, ông còn có một người cháu là linh mục Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc, linh mục giáo phận Nha Trang, Tiến sĩ Kinh Thánh (2023).
Thân phụ cậu bé Bùi Văn Đọc qua đời khi cậu ba tuổi, và cũng trong năm này, gia đình gửi cậu vào trường nội trú do các nữ tu dòng Thánh Phaolô Chartres điều hành mang tên trường Nazareth (tại Đà Lạt). Bắt đầu vào học cấp 1, cậu bé Đọc được chuyển đến học tại trường Adran (Đà Lạt) do các nam tu sĩ dòng La San điều hành. Cậu lần lượt nhận Bí tích Thánh Thể lần đầu năm 1952 và Bí tích Thêm Sức tại Nhà thờ Thánh Nicôla Đà Lạt vào năm 1954. Chủ sự nghi thức Thêm Sức là giám mục Jean Cassaigne Sanh, Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn. Cùng trong đợt Thêm Sức này cũng có cậu bé Giuse Võ Đức Minh, sau là giám mục Nha Trang.
Những ngày thơ ấu, cậu bé Đọc dự định theo con đường tu trì bằng cách gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, nhưng sau đó lại quyết định theo tu học con đường linh mục giáo phận.
Từ năm 1956 đến năm 1963, ông học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn. Trong vòng một năm sau đó thì ông học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, và rồi ông du học ở Rôma, tại Đại học Truyền giáo Urbaniana. Năm 1970, ông tốt nghiệp cử nhân Thần học, cử nhân Triết học, sau đó trở về Việt Nam. Trong thời kì chủng sinh, ước mơ lớn nhất của ông là trở thành một thần học gia. Ông nghiên cứu, tìm hiểu và giảng dạy một trong những đề tài được đánh giá là hóc búa nhất của thần học, đó là về Chúa Ba Ngôi.
Linh mục.
Ngày 17 tháng 12 năm 1970, phó tế Bùi Văn Đọc được thụ phong linh mục, bởi Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Về lý do kêu gọi Phó tế Bùi Văn Đọc về Việt Nam cử hành nghi thức truyền chức linh mục, được giám mục Hiền chia sẻ với linh mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn là: ""Thôi, bà cố của thầy Đọc đã già rồi, không thể đi Rome dự lễ nên tôi gọi thầy về chịu chức để bà cố và gia đình có thể tận mắt tham dự thánh lễ truyền chức"." Vì được học tập trong bầu khí đổi mới của Công đồng Vatican II, nên khi trở về nước, linh mục Đọc thực hiện nhiều hình thức canh tân, đổi mới theo hướng Công đồng, nhiều linh mục nhận định ông cấp tiến.
Sau khi thụ phong linh mục, ông lần lượt được bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện Simon Hòa (1970–1972), Đại chủng viện Minh Hòa và Viện Đại học Đà Lạt. Năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại chủng viện Minh Hòa và giữ chức vụ này đến năm 1995. Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm vai trò giáo sư Thần học Tín lý tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1986–2008), Đại chủng viện Huế (1994–1996) và Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (1991–1995). Từ năm 1995, ông kiêm thêm nhiệm vụ Tổng đại diện Giáo phận Đà Lạt. Trong vai trò này, ông trở thành người trợ giúp đắc lực cho các đời giám mục Đà Lạt: Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Phêrô Nguyễn Văn Nhơn với các công việc chăm sóc giáo phận, đặc biệt cho linh mục đoàn giáo phận.
Trong thời gian làm linh mục, ông cũng thường đảm nhiệm vai trò thường huấn cho linh mục đoàn giáo phận Đà Lạt. Các linh mục đánh giá cao sự thông minh, hiểu biết của linh mục Bùi Văn Đọc về các chủ đề thần học, tín lý và Kinh Thánh, đặc biệt về Chúa Ba Ngôi.
Năm 1998, linh mục Bùi Văn Đọc tham dự Thượng hội đồng Giám mục Á Châu với tư cách chuyên viên của các giám mục Việt Nam.
Giám mục Giáo phận Mỹ Tho.
Ngày 26 tháng 3 năm 1999, linh mục Phaolô Bùi Văn Đọc được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho. Việc bổ nhiệm linh mục Đọc chức vị Giám mục Mỹ Tho là thành quả đầu tiên của chuyến viếng thăm tháng 2 năm 1999 của Phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam. Cảm nhận được thông tin bổ nhiệm, linh mục Giuse Võ Đức Minh (lúc này là chính xứ Chính Tòa Đà Lạt) ghé vào văn phòng linh mục Tổng Đại diện Bùi Văn Đọc vào chiều ngày bổ nhiệm. Cả hai đã im lặng cho đến thời khắc thông tin bổ nhiệm chính thức được công bố, trước khi linh mục Minh chúc mừng Giám mục Tân cử và gợi nhắc tân giám mục chọn khẩu hiệu và huy hiệu cho mình. Với sự góp ý của linh mục Minh, giám mục Tân cử chọn cho mình khẩu hiệu "Chúa là nguồn vui của con" và hình ảnh huy hiệu gợi nhắc "sự sống hòa quyện, hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi", theo ý giám mục Đọc. Huy hiệu Giám mục của Giám mục Bùi Văn Đọc lấy hình ảnh của bức tranh vẽ Thiên Chúa Ba Ngôi của Andrei Rublev, là một bức tranh nổi tiếng từ thế kỉ XIV. Giải thích về việc chọn lựa này, Giám mục Đọc cho biết: ""Bức danh hoạ này là một sứ điệp bình an và hiệp nhất, là một Tin Mừng về Tình yêu tuyệt đối"."
Lễ tấn phong giám mục cho giám mục tân cử được cử hành tại nhà thờ chính tòa Đà Lạt vào ngày ngày 20 tháng 5 năm 1999 với sự tham dự của khoảng 14.000 giáo dân, 500 linh mục, 2 viện phụ Phước Sơn, Phước Lý, 22 tổng giám mục và giám mục toàn quốc. Nghi thức tấn phong do chủ phong là Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Hai vị phụ phong gồm Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hoá Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.Ngày 27 tháng 5 năm 1999, Tân giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc chính thức nhậm chức tại Giáo phận Mỹ Tho.
Tháng 7 năm 2000, giám mục Bùi Văn Đọc liên kết với trang tin VietCatholic thực hiện chương trình Kinh Thánh với Tràng hạt Mân Côi. Sau đó hai tháng, ông nhanh chóng hoàn thành công việc, suy niệm các kinh Năm sự Vui, Năm sự Mừng và Năm sự Thương. Tháng 9 năm 2000, lũ lụt xảy ra tại các giáo phận Nam Bộ được coi là nặng nề nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 40 năm, trong đó có giáo phận Mỹ Tho. Ngoài kêu gọi hỗ trợ, giám mục giáo phận Đà Lạt Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cùng giám mục Bùi Văn Đọc đi xuồng đến cứu trợ các nạn nhân lũ lụt. Nói về thiệt hại đối với giáo phận mỹ Tho, trong thư kêu gọi ngày 22 tháng 9 năm 2000, cho biết trong giáo phận có 2.700 gia đình công giáo cần cứu trợ cách khẩn cấp, 5.000 căn nhà đang chìm trong bể nước.
Tháng 5 năm 2002, giám mục Đọc trở về thăm Giáo phận Đà Lạt, là nơi xuất thân của ông. Giữa tháng 10 năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố kinh Năm sự Sáng, Giám mục Đọc một lẫn nữa liên kết với trang tin VietCatholic và hoàn thành chương trình của ông sau một tháng. Sau đợt lũ lịch sử năm 2000, giáo dân lâm vào cảnh khó khăn vì lụt nhất là ở những địa điểm ven sông, vùng trũng thấp. Nhận thấy tình hình nguy cấp, Giám mục Đọc quyết định hợp tác với Caritas Đức xây dựng các công trình y tế, nhà trẻ, cất nhà cho dân nghèo. Đích thân ông cũng xuống tận nhà thăm hỏi giáo dân. Qua những công việc [cứu trợ] này, giáo dân đánh giá cao giám mục Đọc.
Trong 15 năm quản nhiệm Giáo phận Mỹ Tho, Giám mục Bùi Văn Đọc đã quyết định phát triển giáo phận theo từng giai đoạn 5 năm: vấn đề củng cố linh mục đoàn giáo phận (1999–2004), về việc phát triển các giáo hạt (2004–2009) và củng cố và phát triển sinh hoạt các hội đoàn (2009–2014).
Trong thời kì về củng cố linh mục đoàn, giám mục Đọc chú trọng tăng cường tình huynh đệ trong linh mục đoàn, đề nghị các linh mục nâng cao tri thức bằng cách giới thiệu các cuốn sách mới, gửi nhiều linh mục đi du học và tăng cường số lượng các buổi tĩnh tâm theo từng phân vùng: theo tỉnh, theo cơ cấu giáo hạt và giáo phận. Mối liên hệ giữa linh mục chính và phó xứ cũng được giám mục Bùi Văn Đọc quan tâm, thể hiện qua "Thư gởi Các Cha Sở và Thư gởi Các Cha Phó".
Năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin Bùi Văn Đọc bàn thảo với một số linh mục, nêu lên băn khoăn cần soạn thảo từ điển công giáo Việt Nam. Ý tưởng này đã được ghi nhận và xuất bản từ điển đầu tiên với 500 mục từ năm 2011 và 2022 mục từ năm 2016.
Ngoài các linh mục, giám mục Mỹ Tho Bùi Văn Đọc cũng cho tiến hành đào tạo huấn luyện các nhóm giáo dân nhằm cộng tác với hàng giáo sĩ như: giáo lý viên, linh hoạt viên giới trẻ, huynh trưởng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, nhân sự công tác bác ái xã hội và nhân sự truyền thông các giáo xứ. Giám mục Đọc quyết định cho xây dựng thêm khu nhà lớn trong Trung tâm Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho năm 2008. Về vấn đề bác ái, dưới sự cho phép của ông, ban Bác ái giáo phận đã trợ giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn. Chính bản thân Tòa Giám mục cũng đã quyết định thành lập Trường Khuyết Tật Nhân Ái Thành phố Mỹ Tho vào năm 2004 và trực tiếp quản lý, là một cơ sở giảng dạy văn hóa lẫn nghề cho các học sinh khiếm thính. Dưới thời Giám mục Đọc, giáo phận Mỹ Tho đã thiết lập các ban tương ứng với cơ cấu Uỷ ban của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giám mục Phaolô cũng là người đề xướng và cho phép xây dựng trung tâm hành hương kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại Ba Giồng, đặt nơi đây làm Trung tâm Hành hương giáo phận và xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ khác. Ông cũng quan tâm đến giáo dân nghèo khó: khi dịch cúm H5N1 hoành hành, giám mục Đọc theo dõi kĩ diến biến tình hình, hỗ trợ các linh mục trong giáo phận. Giám mục Đọc cũng hỗ trợ thuốc và cho đón nhiều đoàn y bác sĩ xuống để dập tắt dịch bệnh. Năm 2011, Giám mục Đọc cho tái thiết Hội Doanh nhân Công giáo Mỹ Tho. Năm 2013, ông cho xây dựng cơ sở sản xuất nước đóng chai Caritas Mỹ Tho đặt tại họ đạo Long Định 2, giúp lấy kinh phí hoạt động của Caritas giáo phận, giúp lo cho học sinh nghèo học bổng, hỗ trợ gia đình ở thôn quê.
Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2004 đến năm 2009, Giám mục Bùi Văn Đọc quyết định giảm số giáo hạt trong giáo phận Mỹ Tho từ 9 còn 6, tổ chức các hoạt động liên kết trong giáo hạt, nâng cao vai trò linh mục quản hạt và bầu chọn các linh mục phó quản hạt. Trong khoảng thời gian cuối cùng tại Mỹ Tho, ông chú trọng tái thiết các hội đoàn để phát triển đời sống đạo của giáo dân trong giáo phận. Ngày 25 tháng 3 năm 2009, ông chuẩn nhận thành lập Hội đồng Mục vụ Giáo phận Mỹ Tho, có nhiệm vụ khuyến khích mọi giáo dân, kể cả giáo sĩ, tu sĩ tăng cường các hoạt động phát triển giáo phận.
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm nghĩa vụ đến Tòa Thánh (Ad Limina) năm 2009, trong một bài giảng tại Vương cung Thánh đường thánh Phaolô ngoại thành, Giám mục Bùi Văn Đọc đã gây tranh cãi vì nêu quan điểm của ông nhằm đáp trả quan điểm cho rằng các giám mục Việt Nam im lặng trước những vấn nạn xã hội. Cụ thể, ông đã có phát ngôn: "Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ". Câu nói này đã làm nhiều người than phiền, thất vọng. Trong một bài viết phân tích bài giảng của Giám mục Bùi Văn Đọc, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh O.F.M. có nhận xét cho rằng giám mục Đọc đã cắt xén Lời Chúa nhằm bảo vệ quan điểm.
Tổng giám mục Tổng giáo phận Tp.HCM.
Tổng giám mục Phó.
Ngày 28 tháng 9 năm 2013, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh với quyền kế vị đương kim Tổng giám mục của giáo phận này là Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Cùng với bổ nhiệm này, Tân Tổng giám mục Phó Bùi Văn Đọc cũng được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa giáo phận Mỹ Tho.
Ngày 30 tháng 9 năm 2013, thay mặt các giám mục Việt Nam, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn gửi thư chúc mừng giám mục Bùi Văn Đọc được trao nhiệm vụ mới, trong thư ông cũng chung vui với Hồng y Phạm Minh Mẫn khi đã có Tổng giám mục Phó Bùi Văn Đọc trợ giúp khi sức khỏe của hồng y Mẫn đang giảm sút. Tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng Giám mục Việt Nam kết thúc trưa ngày 11 tháng 10 năm 2013 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc được các giám mục bầu chọn đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013–2016.
Ngày 19 tháng 10 năm 2013, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cử hành lễ bế mạc Năm Đức Tin do Tổng giám mục phó Bùi Văn Đọc chủ tế với sự đồng tế của Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Tổng giám mục Đại diện Tòa Thánh Leopoldo Girelli và rất đông các linh mục. Tham dự có đông đảo đại diện các tu sĩ, giáo dân, ân nhân của Tổng giáo phận và thân nhân của Hồng y Mẫn và của tân tổng giám mục phó. Buổi lễ này, ngoài ý nghĩa kỷ niệm 10 năm nhận tước hồng y của hồng y Phạm Minh Mẫn, còn là một buổi lễ chính thức nhằm giới thiệu tân tổng giám mục phó Bùi Văn Đọc đến giáo dân tổng giáo phận.
Tổng giám mục.
Trong thời gian Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đảm nhiệm vai trò Tổng giám mục chính tòa, chủ đề các bài giảng, huấn từ và các cuộc trao đổi của ông thường có chủ đề là niềm vui. Một vài linh mục trong giáo phận có khi chưa hài lòng về những phát biểu hết sức ngắn gọn của vị Tổng giám mục. Trong những buổi thường huấn, họp mặt tất niên, Tổng giám mục Đọc quyết định không đúc kết các thành quả, nhưng lại chọn phát biểu súc tích về niềm vui về sự hội ngộ cùng các linh mục. Tính cách vui vẻ của ông góp phần giải quyết các vấn đề giáo phận một cách nhanh chóng. Ông được nhìn nhận là có cách đánh giá vấn đề một cách thông thoáng hơn, giảm bớt tính hình thức.
Bổ nhiệm và lễ nhậm chức.
Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm tổng giám mục của hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc đương nhiên kế vị chức tổng giám mục theo Giáo luật.Trong Mùa Chay cùng năm, Tân Tổng giám mục Đọc đã hỏi ý kiến các linh mục cao niên tại Tổng giáo phận và đã có cuộc gặp riêng linh mục Inhaxiô Hồ Văn Xuân ngỏ ý đề nghị linh mục này đảm trách vai trò Tổng đại diện.
Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2014, Tân Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc chủ sự lễ nhận chức vụ, trong lễ có các nghi thức chuyển giao ngai tòa, chức vị Tổng giám mục cho ông từ người tiền nhiệm là nguyên Tổng giám mục – Hồng y Phạm Minh Mẫn. Cùng đồng tế có các giám mục từ 26 giáo phận tại Việt Nam, cùng đông đảo các linh mục. Tham dự có đông đảo giáo dân.
Ngày 25 tháng 6 năm 2014, ông cùng linh mục nguyên Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, Linh mục Tân Tổng Đại Diện Hồ Văn Xuân, Linh mục Clemente Minh Trung, Linh mục Đăng Thiện và chị của ông là bà Bùi Thị Hữu đến Roma để chuẩn bị lãnh dây pallium. Đến ngày 29 tháng 6 năm 2014, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc nhận dây pallium do Giáo hoàng Phanxicô trao cùng với 23 Tổng giám mục khác trên toàn thế giới, dây pallium là biểu tượng của sự hiệp thông giữa các Tổng giám mục với Giáo hoàng.
Các hoạt động mục vụ năm 2014.
Với vai trò Tân Tổng giám mục, Bùi Văn Đọc quyết định danh sách thuyên chuyển các linh mục giáo phận, đồng thời chọn ra ban Tư vấn mới. Danh sách này được ông xác nhận và công bố vào này 8 tháng 6.
Bày tỏ thái độ trước hành vi Trung Quốc cho giàn khoan HD–981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Bùi Văn Đọc đã ra lời kêu gọi giáo dân tích cực tham gia bảo vệ tổ quốc và hỗ trợ các ngư dân gặp nạn, các cảnh sát, hải giám bị thương của Việt Nam. Với cương vị chủ tịch Hội đồng Giám mục, Tổng giám mục Đọc gửi thư đến Giáo hoàng Phanxicô chia buồn về tai nạn khiến gia đình người cháu của giáo hoàng tử nạn.
Ngày 13 tháng 9 cùng năm, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Tổng giám mục Đọc làm thành viên Bộ truyền giáo. Sau đó, từ ngày 5 đến ngày 19 tháng 10 năm 2014, ông tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới Về Gia đình với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và có bài phát biểu ngắn gọn tại đây vào ngày 18 tháng 10.
Ngày 5 tháng 12 năm 2014, để tránh sự giả mạo Tổng giám mục Bùi Văn Đọc trên các trang mạng xã hội, Tòa Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh đã ra thông báo xác nhận: "Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, không có một trang web cá nhân, hay trang mạng riêng trên Facebook." Thông cáo này được linh mục Tổng đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân ký và đóng dấu.
Các hoạt động mục vụ năm 2015.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng giám mục Bùi Văn viết thư cho Tổng giám mục Paul Simick, Đại diện Tông Toà tại Nepal, để chia buồn với đất nước này vì trận động đất lớn tại nước này. Ngày 29 tháng 5 cùng năm, ông dẫn đầu phái đoàn đi đến Tổ đình Ấn Quang để chúc mừng lễ Vesak 2015 của Phật giáo
Tháng 9 cùng năm, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Giáo hoàng Phanxicô, Tổng giám mục Đọc và Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy ban Công lý hòa bình trực thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam đã đến Hoa Kỳ để chào đón giáo hoàng. Tổng giám mục Bùi Văn Đọc được ban tổ chức mời chủ sự một bài nói chuyện và ông chọn nói về mục vụ gia đình. Khi được hỏi về liệu Giáo hoàng sẽ đến thăm Việt Nam, ông cho rằng không thể chắc chắn nhưng có thấy hy vọng này.
Trong khoảng từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2015, Tổng giám mục Phaolô cùng với Hồng y Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đến Vatican họp Đại hội Bộ truyền giáo lần thứ 19 với tư cách thành viên. Ngày 4 tháng 12, các thành viên Bộ tiếp kiến Giáo hoàng. Chính vì đang công tác, nên ông vắng mặt trong lễ tấn phong Tân giám mục Giáo phận Kon Tum Aloisiô Nguyễn Hùng Vị. Ngày 6 tháng 12, lễ nhận nhà thờ tước hiệu của Hồng y Nhơn diễn ra tại Nhà thờ San Tommaso Apostolo (Thánh Tôma Tông đồ). Lễ nhận nhà thờ hiệu tòa diễn ra gần trưa, ông được Linh mục chánh xứ Stefano Bianchini, hai linh mục phó, giáo dân và các em học sinh tiếp đón. Chủ sự có Hồng y Nhơn và ông đồng tế, tham dự có khoảng 50 linh mục, tu sĩ Việt Nam. Lễ Tấn phong Tân giám mục chính tòa Giáo phận Vĩnh Long Phêrô Huỳnh Văn Hai được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long được Tổng giám mục Bùi Văn Đọc, với cương vị Tổng giám mục Giáo tỉnh chủ sự.
Ngày 17 tháng 12 năm 2015, ông chủ sự lễ kỉ niệm 45 năm linh mục của mình tại Nhà nguyện cổ Toà Tổng Giám mục Sài Gòn. Đồng tế với ông có linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân, linh mục Quản đốc Nhà thờ chính tòa Gioan Batixita Huỳnh Công Minh, các linh mục hạt trưởng, các linh mục Ban Mục vụ và các linh mục thân hữu của ông. Tham dự Thánh lễ có các tu sĩ và giáo dân là nhân viên các văn phòng tại Tòa Tổng Giám mục cùng cộng đoàn.
Các hoạt động mục vụ năm 2016.
Nhân dịp Tết nguyên đán 2016, ngày 5 tháng 2, tổng giám mục Bùi Văn Đọc đã dẫn đầu phái đoàn gồm: Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt đã đến thăm và chúc Tết ông Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Hai bên đánh giá cao sự hợp tác của phía Công giáo cũng như sự hỗ trợ của chính phủ. Ngày 10 tháng 2 năm 2016, với tư cách là đương kim Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc gửi thư cho Tổng giám mục Tổng giáo phận Đài Bắc Gioan Hồng Sơn Xuyên để chia buồn về trận động đất ngày 6 tháng 2 năm 2016 tại nơi này, làm nhiều người chết và bị thương.
Ngày 30 tháng 4 năm 2016, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc viết một thư chung nói về tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung với tư cách Chủ tịch Hội đồng giám mục. Vì thư này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nên Hội đồng giám mục Việt Nam phải ra thư giải thích vào ngày 16 tháng 5. Trong thư giải thích thừa nhận rằng do quá vội vã, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đã viết một thư cho nội dung chưa rõ ràng.
Tổng giám mục Bùi Văn Đọc tổ chức lễ kỉ niệm 17 năm giám mục của mình tại nhà thờ Hợp An thuộc giáo hạt Xóm Mới. Đồng tế với ông có linh mục chánh xứ Hợp An và 13 linh mục khác. Trước đó, ngày 19 tháng 5, ông đi chúc mừng lễ Phật Đản 2016 tại Việt Nam Quốc Tự. Tiếp phái đoàn có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Tánh – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số vị khác.
Tháng 6 năm 2016, Tòa Thánh thông báo việc bổ nhiệm linh mục Chưởng Ấn Tòa Tổng giám mục Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm giám mục phụ tá cho Tổng giám mục Bùi Văn Đọc tại Tổng giáo phận, ông chủ phong lễ tấn phong cho tân giám mục vào ngày 4 tháng 8 cùng năm tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Ngày 4 tháng 6 năm 2016, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đến giáo xứ Tân Hương thuộc giáo hạt Tân Sơn Nhì, Tổng giáo phận Sài Gòn để chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình Biển Đông, đồng tế với có linh mục hạt trưởng giáo hạt Tân Sơn Nhì Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng và 11 linh mục khác. Đây là Thánh lễ cầu nguyện do Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tham dự Thánh lễ có khoảng 800 người, gồm: đại diện Uỷ ban đoàn kết Công giáo Thành phố và các quận huyện, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo hạt Tân Sơn Nhì và giáo dân giáo xứ Tân Hương. Ông quyết định chọn linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân làm linh mục chính xứ chính tòa, tức Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Các nghi thức nhận chức, Tổng giám mục Đọc đã cử hành vào ngày 13 tháng 9.
Trong kì họp Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIII tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, các giám mục sau khi đã bầu chọn đã không chọn Tổng giám mục Bùi Văn Đọc tiếp tục chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giám mục nhiệm kì tiếp theo, thay vào đó, Giám mục Đọc được Hội đồng Giám mục bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Giáo lí Đức Tin nhiệm kì 2016 – 2019. Trong ngày 26 cùng tháng, ông tiếp Đại sứ Hoa Kỳ là bà Mary Tarnowka tại Tòa Tổng giám mục. Cùng tiếp đón có Giám mục Phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng và linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, đại diện mục vụ ngoại kiều. Ngày 19 tháng 10 năm 2016, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phaolô Bùi Văn Đọc gửi thư đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Trong thư, Tổng giám mục Đọc cho biết ông và giáo dân Tổng giáo phận luôn đồng hành cùng giáo phận Vinh.
Từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12, Tổng giám mục Bùi Văn Đọc dự Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu tại Sri Lanka.
Các hoạt động mục vụ giai đoạn 2017 và đầu năm 2018.
Ngày 1 tháng 3 năm 2017,Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống qua đời, ông chủ sự lễ an táng vào sáng ngày 6 tháng 3, đồng thời trên cương vị Tổng giám mục Giáo tỉnh Sài Gòn, ông cùng đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam Leopoldo Girelli thảo luận, đóng góp ý kiến cho Tòa Thánh bổ nhiệm giám quản cho giáo phận này là Giám mục chính tòa Giáo phận Bà Rịa Tôma Nguyễn Văn Trâm.
Trong năm, ông quyết định xin phép chính quyền mở nhiều giáo điểm mới tại cả bốn hướng ngoại thành của Tổng giáo phận, nhằm tạo thuận tiện cho giáo dân nhập cư tham dự các thánh lễ. Tổng giám mục Bùi Văn Đọc gửi lời chúc tết 2018 đến giáo dân Tổng giáo phận, đồng thời cũng ngỏ ý giáo dân tiết kiệm trong mùa chay, để góp phần ủng hộ cho công trình tái thiết Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn của Tổng giáo phận.
Chuyến viếng thăm Ad Limina 2018.
Chiều ngày 25 tháng 2 cùng năm, ông cùng các giám mục giáo tỉnh Sài Gòn đáp chuyến bay đến Paris, ngay trước chuyến viếng thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam, theo đúng lịch trình của hội đồng. Linh mục Hồ Văn Xuân hồi tưởng về sự lo lắng của ông về sức khỏe của Tổng giám mục Bùi Văn Đọc, ngay khi lấy hành lí tại sân bay Paris rằng Tổng giám mục Đọc đã bước nặng nề, khó khăn. Tổng giám mục Đọc cũng dặn dò linh mục Xuân, tháp tùng về việc chu toàn việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và Nhà xứ của Giáo xứ chính tòa. Ngày 27, linh mục Xuân rời phái đoàn giám mục sang Đức ngày 27 rồi sang Pháp nhằm tìm kiếm công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tổng giám mục Đọc cũng dự kiến sau chuyến đi Ad Limina sẽ cùng hai giám mục phụ tá đi thăm Ba Lan.
Ngày 2 tháng 3, ông cùng phái đoàn rời Paris sang Rôma. Vì lịch trình dày đặc và ông có nhiều dấu hiệu mệt mỏi, tuy nhiên các giám mục đề nghị ông nghỉ ngơi đều bị ông từ chối. Việc đi lại của Tổng giám mục Đọc khó khăn, hơi thở mạnh, gấp, ăn uống chậm chạp và diễn biến xấu trong từng ngày ông ở tại Rôma. Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hai giám mục phụ tá Tổng giáo phận và tất cả các giám mục trong hội đồng giám mục đều lo lắng, nhận thấy chuyển biến xấu và có hỏi đến ông, ông đều trả lời "Tôi khỏe". Chính vì lý do này nên các giám mục cùng phái đoàn không thể can ngăn Tổng giám mục Đọc điều trị. Sáng ngày 5 tháng 3, giờ Rôma, ông có dịp yết kiến Giáo hoàng cùng các giám mục Việt Nam, tại đây, ông đã trò chuyện và đặt câu hỏi về nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI với Giáo hoàng Phanxicô, là câu hỏi để lại ấn tượng sâu sắc đối với vị giáo hoàng. Sau khi yết kiến giáo hoàng, ông cũng có cuộc hội ngộ bất ngờ với Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin. Sau khi yết kiến giáo hoàng, trong lúc ngồi nghỉ mệt, Tổng giám mục Đọc thích thú với dây tràng hạt màu trắng trong hộp quà giáo hoàng tặng, ông nói: "Đẹp quá, cái này chắc mình xài đến chết luôn!" Cỗ tràng hạt này được đặt trên tay cố Tổng giám mục trong quan tài.
Qua đời và tang lễ.
Qua đời.
Trước khi qua đời, trong hai ngày cuối cùng, sức khỏe của Bùi Văn Đọc không khả quan, nhưng ông cố gắng tham dự đầy đủ chương trình đã hoạch định. Sáng ngày 6 tháng 3 (giờ Rôma), Tổng giám mục Bùi Văn Đọc cùng các giám mục Việt Nam đã đến nhà thờ Đức Mẹ Scala viếng mộ Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Tại đây, ông đã có nhiều dấu hiệu mệt mỏi khác thường. Sau đó, vì thấy ông đi lại khó khăn, các linh mục đã quyết định đưa ông đến Đền thờ thánh Phaolô ngoại thành bằng taxi. Tại đây, ông chủ tế thánh lễ lúc 11 giờ (khoảng 17 giờ tại Việt Nam) cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cũng tại buổi lễ cuối cùng này, hai dòng máu bầm đã chảy ra từ miệng của Tổng giám mục Bùi Văn Đọc. Sau thánh lễ, ông nán lại để cùng chụp ảnh kỷ niệm chung với các giám mục và liên tu sĩ khoảng 1 giờ đồng hồ. Tiếp đó, ông được 2 linh mục dìu lên xe taxi để về nhà, trên xe ông cảm thấy mệt mỏi và ngất xỉu. Mọi người trên xe liền đưa ông thẳng tới bệnh viện thánh Camillo để cấp cứu, nhưng đến 22 giờ 15 phút (tức 4 giờ 15 phút ngày 7 tháng 3 năm 2018, giờ Việt Nam), ông đã qua đời. Trước đó, tối khoảng 9 giờ tối ngày 6 tháng 3 (giờ Việt Nam), linh mục Tổng Đại diện Hồ Văn Xuân nhận được tin báo về việc Tổng giám mục Bùi Văn Đọc đã đột quỵ, khoảng 6 giờ chiều Rôma, các bác sĩ tại đây đã cho biết Tổng giám mục Bùi Văn Đọc không còn hy vọng qua khỏi. Thi hài ông hiện vẫn được bảo quản tại bệnh viện. Cộng đồng Công giáo Việt Nam bối rối trước tin này và chưa định được kế hoạch cho những ngày tiếp theo. Sự ra đi của ông khiến Tổng giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh lâm vào trạng thái trống tòa. Ngày 8 tháng 3, Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc cho biết Vatican đã bổ nhiệm Giám mục Phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng làm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận. Việc bổ nhiệm này được công bố vào ngày 10 tháng 3.
Các hoạt động tưởng nhớ.
Nhận được tin Tổng giám mục Bùi Văn Đọc qua đời, linh mục Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện Tổng giáo phận cho biết ông đang có chuyến công du Pháp nhằm chọn kính màu cho công trình tái thiết Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Sau khi nhận được tin, ông gấp rút sang Rôma thực hiện các công việc thủ tục cần thiết để chuyển thi hài cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc về Tổng giáo phận cử hành lễ an táng.
Nhằm tưởng nhớ cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc, nhiều nhà thờ tại các giáo phận ông từng phục vụ như Giáo phận Đà Lạt, Giáo phận Mỹ Tho và Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều hình thức như: treo cờ rủ Tòa Thánh, treo cờ tang, lập bàn thờ tưởng niệm, treo băng rôn... Sự ra đi của Tổng giám mục Đọc nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giáo dân, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhằm kiểm chứng thông tin gây sốc này, nhiều người đã truy cập website Tổng giáo phận Sài Gòn, dẫn đến việc trang này nhanh chóng bị sập. Caritas Tổng giáo phận quyết định sẽ cử hành các nghi thức tưởng nhớ, tri ân cố Tổng giám mục trong chương trình "Đêm Nhịp Cầu Caritas 5" được tổ chức vào ngày 9 tháng 3.
Ngày 7 tháng 3, Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Thánh bộ Rao giảng Phúc Âm cho Các Dân tộc cùng các nhân vật cấp cao của bộ này là Tổng giám mục Protase Rugambwa, Tổng thư ký, Tổng giám mục Giovanni Pietro Dal Toso, Đồng Tổng Thư ký và Chủ tịch Các Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo cùng linh mục Ryszard Szmydki, Phụ tá Thư ký đã gửi thư chia buồn đến gia đình cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Trong thư, các giáo sĩ cũng bày tỏ sự bàng hoàng trước cái chết đột ngột của Tổng giám mục Đọc. Vào lúc 15 giờ 30 phút giờ Rôma (21 giờ 30 phút giờ Việt Nam) ngày 7 tháng 3, các giám mục Việt Nam đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Rôma. Tại đây, Tòa Đại sứ chia buồn về việc Tổng giám mục Bùi Văn Đọc qua đời đột ngột và hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa thi hài cố Tổng giám mục về nước. Giáo hoàng Phanxicô cũng có thái độ bàng hoàng tương tự với tin tức Tổng giám mục Bùi Văn Đọc từ trần, và quyết định cử hành một thánh lễ ngoại lịch vào sáng ngày 8 tháng 3 giờ Rôma cùng với các giám mục Việt Nam nhằm cầu nguyện cho cố Tổng giám mục.
Lễ cầu nguyện cho cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc do Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ sự tại nhà nguyện Kinh sĩ Đền Thờ (Cappella de Coro) trong Đền thờ Thánh Phêrô với Tổng giám mục Paul Richard Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh cùng các giám mục và linh mục Việt Nam lúc 5 giờ chiều ngày 10 tháng 3 giờ Rôma. Linh cữu cố Tổng giám mục Đọc được các giám mục Việt nam yêu cầu hiện diện trong thánh lễ, tuy nhiên việc này không được chấp thuận và chỉ có di ảnh của ông được đặt trên cung thánh nhằm tưởng nhớ. Các thủ tục đưa linh cữu cố Tổng giám mục về Việt Nam đang được tiến hành bởi Đức ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương, qua các buổi làm việc với Tòa Đại sứ Việt Nam và Giám đốc Dịch vụ Mai táng Rôma.
Quá trình chuyển thi hài về Việt Nam.
Ngày 7 tháng 3, phái đoàn linh mục Hồ Văn Xuân đến Rôma, tại Foyer Phát Diệm. Tại đây, đoàn hai giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, các linh mục có liên quan cùng phía dịch vụ mai táng bàn luận thảo luận về việc chuyển thi hài về Việt Nam. Trong cuộc họp, linh mục Hồ Văn Xuân trình bày ý nguyện của cố tổng giám mục là được chôn cất trong Nhà nguyện Tiểu chủng viện Sài Gòn cũ, nay là nhà nguyện Trung tâm Mục vụ, bên cạnh cố tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình và giám mục Louis Phạm Văn Nẫm.
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 10 tháng 3 giờ Rôma, (khoảng 13 giờ giờ Việt Nam) Văn phòng Dịch vụ Mai táng của Rôma đã nhận được giấy chứng nhận y khoa về việc đột tử của cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc từ bệnh viện San Camillo. Một giờ sau đó, Văn phòng Dân sự Rôma cấp giấy chứng tử chính thức. Sáng ngày 12 tháng 3 (giờ Rôma), linh mục Quân thuộc Tổng giáo phận và linh mục Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc cháu cố Tổng giám mục và nhân viên nhà xác bệnh viện San Camillô, Roma bắt đầu nghi thức mặc y phục và nghi thức tẩm liệm cho cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc. Nửa tiếng sau đó, Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn chủ sự nghi thức làm phép quan tài và quan tài chứa thi hài cố Tổng giám mục được đóng nắp lúc 9 giờ 30, giờ Rôma (khoảng 15 giờ 30, giờ Việt Nam).
Sau khi đóng nắp quan tài, nhà quàn bệnh viện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn, nhằm có thể chuyển thi hài ra sân bay Rôma. Vào lúc 10 giờ 50 phút giờ Roma, (16 giờ 50 phút, giờ Việt Nam) ngày 13 tháng 3, giám mục Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Anh Tuấn, Đức ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương cùng một số linh mục chủng sinh đã đến cầu nguyện và giám sát việc đưa thi hài cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc từ nhà quàn bệnh viện ra sân bay Fiumicino. Tại đây, đoàn cũng tiếp ông Triệu Nguyên Thành – Bí thư thứ I của Đại sứ quán Việt Nam tại Italia, đến tiễn biệt và trao giấy phép nhập cảnh thi hài cố Tổng giám mục cho Giám mục Đỗ Mạnh Hùng. Được biết, quan tài sẽ tạm được đặt tại phòng bảo quản sân bay trong vòng một ngày theo quy định của Italia.
Sau khi trình xong giấy tờ cho Hải quan Italia, xin giấy phép vận chuyển bằng chuyến bay sớm nhất về Việt Nam. Ngày 13 tháng 3, Tổng giáo phận đã thông báo thi hài cố Tổng giám mục rời Roma trên chuyến bay Emirates EK96 lúc 20 giờ 45 phút ngày 14 tháng 3, giờ Roma. Sau đó, tạm dừng tại Dubai 4 tiếng rưỡi rồi bay tiếp trên chuyến bay Emirates EK392 lúc 9 giờ 40 ngày 15 tháng 3 và đến Tân Sơn Nhất lúc 19 giờ 35 phút tối cùng ngày giờ Việt Nam. Trong thông cáo chính thức được đăng tải trên website Tổng giáo phận sáng ngày 14 tháng 3, thi hài cố tổng giám mục sẽ về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 19 giờ 15 phút, và Tổng giáo phận yêu cầu giáo dân tránh đến sân bay, vì thủ tục đưa thi hài sẽ rời sân bay rất nhanh, thay vào đó, giáo dân nên đến Tòa Giám mục.
Khoảng 18 giờ 53 phút ngày 15 tháng 3, thi hài cố Tổng giám mục trên chuyến bay đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi được đưa ra khỏi máy bay, quan tài của cố Tổng giám mục được đưa bằng xe chuyên dụng đi làm thủ tục. Mọi thủ tục được thực hiện cách nhanh chóng bằng sự hỗ trợ của chính quyền trung ương cũng như thành phố. Đón thi hài có Giám mục Giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng và linh mục Tổng Đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân. Khu vực nhận thi hài được đặt cách bãi đỗ máy bay khoảng 4 km và các nhà quản lý sân bay Tân Sơn Nhất đã tế nhị cho phát bài thánh ca "Hy lễ cuối cùng". Trên cung đường di chuyển thi hài về Tòa Tổng giám mục, hàng trăm xe gắn máy chờ sẵn và hòa vào đoàn rước thi hài. Rất đông giáo dân trật tự đứng đón thi hài với nến cháy sáng trong trật tự. Tại Tòa Tổng giám mục, có đến hàng ngàn giáo dân, tu sĩ cũng như thân nhân cố Tổng giám mục tập trung cầu nguyện và đón thi hài ông.
Giám mục Đỗ Mạnh Hùng đứng đơn vận chuyển thi hài, tại Việt Nam, linh mục Tổng Đại diện Hồ Văn Xuân đứng tên biên bản nhận thi hài cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc.
Phúng viếng và tang lễ.
Ban tổ chức tang lễ gồm có trưởng ban là Giám mục Giám quản Đỗ Mạnh Hùng, Phó ban là Giám mục Nguyễn Anh Tuấn và linh mục Tổng Đại diện Hồ Văn Xuân, các ủy viên gồm các linh mục trong ban tư vấn và các linh mục hạt trưởng. Sáng ngày 10 tháng 3, linh mục Hồ Văn Xuân, Tổng Đại diện về đến Việt Nam và triệu tập cuộc họp về vấn đề tổ chức tang lễ vào 10 giờ sáng cùng ngày.
10 giờ 45 phút sáng ngày 14 tháng 3, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cho đăng tải chương trình tang lễ chính thức cho giáo dân, các hội đoàn và cả các đoàn ngoại giao và các đoàn từ chính quyền thành phố, các tỉnh lân cận và phái đoàn chính phủ đến viếng. Thời gian viếng của từng đoàn là vào khoảng 15 phút do thời gian để viếng quá gấp rút. Tính đến ngày 14 tháng 3, huyệt mộ an táng cho cố Tổng giám mục đã hoàn thiện.
Khi linh cữu về đến giáo phận, các nhà thờ đồng loạt gieo chuông báo tử. Đại diện Tòa Tổng giám mục cho biết ban tang lễ đã quyết định không nhận phúng điếu hay các đóng góp của cá nhân, đoàn thể, kể cả các dòng tu trong việc tổ chức tang lễ.
Sau khi trở về từ Sân bay Tân Sơn Nhất, linh cữu cố tổng giám mục được đưa đến quàn tại Hội trường Tòa Tổng giám mục, và tổ chức lễ phát tang tại đây vào khoảng 20 giờ 30 cùng ngày.
5 giờ sáng ngày 16 tháng 3, thi hài cố Tổng giám mục được đưa đến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tổ chức các đoàn viếng. Được biết, các phái đoàn chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trung ương, tư lệnh quân khu 7 và thành phố, các ngoại giao đoàn cũng đến viếng. Giờ viếng tự do được sắp xếp từ sau 7 giờ sáng đến 8 giờ đêm. Đến 20 giờ cùng ngày thì di chuyển đến Trung tâm Mục vụ giáo phận và đặt tại Lễ đài, tổ chức đêm canh thức. Số lượng người tham gia được nhiều nguồn tin ước lượng từ 10.000 đến gần gấp đôi con số đó. Đoàn rước kéo dài gần 3 km từ nhà thờ Đức Bà, đến Trung tâm Mục vụ, không sử dụng kèn trống, được đệm bằng những bài hát thánh ca và tín hữu thinh lặng theo đoàn với nến sáng trên tay.
Lễ an táng chính thức cử hành lúc 8 giờ sáng ngày 17 tháng 3 tại Lễ đài Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn. Thánh lễ do Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Giuse Nguyễn Chí Linh cử hành với phần giảng lễ do Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Hà Nội phụ trách, giám mục Antôn Vũ Huy Chương nghi thức tiễn biệt và Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm cử hành các nghi thức tại huyệt mộ. Đồng tế với Tổng giám mục Giuse Linh có Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cùng 31 giám mục khác và khoảng 700 linh mục trong và ngoài Tổng giáo phận. Tu sĩ giáo dân và đại diện chính quyền cũng đã tham dự buổi lễ, với con số ước lượng gần 10.000 người, theo website Tổng giáo phận, và ít nhất 12.000 người, theo ước tính của Báo Công giáo và Dân tộc.
Sau khi cử hành thánh lễ an táng, thi hài được chôn cất tại Nhà nguyện Tiểu chủng viện cũ, cạnh mộ cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, theo ý nguyện của cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc.
Thăm viếng mộ phần.
Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 3, nhà nguyện Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn quyết định mở cửa từ 7 giờ cho tới 20 giờ mỗi ngày để giáo dân đến kính viếng, mỗi ngày sẽ tổ chức lễ lúc 18 giờ. Từ ngày 25 tháng 3 trở đi, nhà nguyện sinh hoạt bình thường, chỉ mở cổng hông nhà nguyện để giáo dân viếng từ 7 giờ đến 20 giờ.
Ngày 29 tháng 9 cùng năm, nhân chuyến viếng thăm, Tân Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam Marek Zalewski được Giám quản Tông Tòa Giuse Đỗ Mạnh Hùng đưa đến Nhà nguyện cổ Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận. Tại đây, đoàn đã viếng thăm mộ phần các cố giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, Louis Phạm Văn Nẫm và Phaolô Bùi Văn Đọc. Ngoài ra, Tổng giám mục Đại diện Tòa Thánh cũng thăm di cốt của các linh mục Tổng giáo phận được đặt tại đây.
Các sách chủ biên.
Một vài quyển sách do Tổng giám mục Bùi Văn Đọc biên soạn hoặc đồng biên soạn, chủ đề đa số là thần học:
Tông truyền.
Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc được tấn phong giám mục năm 1999, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:
Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã chủ phong giám mục cho:
Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã phụ phong giám mục cho:
Nhận định.
Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm đánh giá cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc:
Trong thư phân ưu sau sự kiện Tổng giám mục Đọc đột ngột từ trần, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo chính phủ có viết:
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, hiện là linh mục chánh xứ Phú Sơn, giáo phận Đà Lạt, chia sẻ nhận định của ông về cố Tổng giám mục Đọc:
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân ghi trong sổ tang lễ:
Tưởng nhớ tại lễ cầu nguyện cho cố Tổng giám mục Đọc, Giám mục Giuse Võ Đức Minh có nhận định:
Trên trang báo Tuổi trẻ, trong bài viết "Đức Tổng giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc: Con người của yêu thương", hai tác giả Bình Phương và Đức Tuyên cho nhận định:
Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần viết trên trang web của Giáo phận Long Xuyên:
Bài giảng của linh mục "Phaolô Vũ Chí Hỷ", SSS, nghĩa tử của Tổng giám mục Phaolô trong thánh lễ tối ngày 16 tháng 3 năm 2018 tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn:
Tổng giám mục Huế Giuse Nguyễn Chí Linh, từng là học trò của cố Tổng giám mục Bùi Văn Đọc tại Đại Chủng viện Thánh Piô X Đà Lạt, nói về ký ức thời từng là chủng sinh: | 1 | null |
Phỉ Ngã Tư Tồn () tên thật là Ngải Tinh Tinh (, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1978), một nhà văn nữ thuộc dòng văn học hiện đại người Trung Quốc.
Cô là tác giả của 20 cuốn tiểu thuyết, trong đó có 11 tác phẩm đang được chuyển thể thành các dự án điện ảnh. Hiện nay, đã có 3 tiểu thuyết và một truyện ngắn của cô được dựng thành phim truyền hình. Năm 2005, tiểu thuyết đầu tay xuất bản mà tác giả lấy bút danh Tư Tồn và đã nhận được một khoản nhuận bút nhỏ.
Các bút danh trước đây của cô là Tư Tồn và Phí Tiểu Tồn.
Tiểu sử.
Phỉ Ngã Tư Tồn là một câu thơ cổ trong Kinh Thi (Xuất kỳ đông môn – Trịnh Phong). "Phỉ" là không phải, "Ngã" là ta, "Tư" là nhớ nhung hoặc là suy nghĩ, được dịch nghĩa là "Tôi vẫn ở đây mà anh đã ở bên kia chân trời."
Sinh ra tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Phỉ Ngã Tư Tồn nổi lên từ một tác giả internet. Các tác phẩm của cô được yêu thích và luôn giữ kỉ lục bán ra trong giới đồng nghiệp. Cô khá khép kín và ít khi trả lời các cuộc phỏng vấn. Cô có hơn 20 quyển sách đã được xuất bản và nhiều tác phẩm trong số đó đã được chuyển thể thành phim truyền hình.
Phong cách tiểu thuyết đặc trưng của cô là bi kịch tình yêu. Tác phẩm của cô từng đăng tại nhiều tạp chí nổi tiếng ở Trung Quốc. | 1 | null |
Irma Ida Ilse Grese (7 tháng 10 năm 1923 - ngày 13 tháng 12 năm 1945) là nữ nhân viên người Đức từng làm việc tại hai trại tập trung của Đức Quốc xã là Ravensbruck và Auschwitz, và cũng là một nữ cai ngục ở trại tập trung Bergen-Belsen . Cô là một thành viên tình nguyện của tổ chức SS.
Được xem là một trong những phụ nữ tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại, Grese đã bị đưa ra xét xử tại phiên tòa Belsen vì những tội ác chống lại loài người do thường xuyên ngược đãi, sát hại tù nhân trong các trại tập trung và đã bị kết án tử hình. Chết khi mới chỉ 22 tuổi, Grese là người phụ nữ trẻ nhất bị hành quyết đúng theo luật Anh trong thế kỷ 20. Cô được mệnh danh là ""Quái vật của Belsen", "Quái vật xinh đẹp"", "Thiên thần tóc vàng của Auschwitz" và "Linh cẩu của Auschwitz".
Tiểu sử.
Irma Grese là con thứ ba trong số năm đứa con của Alfred Grese (cha) và Berta Grese (mẹ). Cha cô là một công nhân chăn nuôi bò sữa và là một thành viên của Đảng Quốc xã từ năm 1937. Năm 1936, mẹ cô Berta Grese tự tử bằng thuốc độc sau khi phát hiện chồng mình ngoại tình với con gái của của ông chủ quán rượu địa phương.
Grese rời trường học vào năm 1938 khi mới chỉ 15 tuổi, do không có năng khiếu học tập, bị bắt nạt bởi các bạn cùng lớp, và một mối bận tâm cuồng tín với Liên đoàn các cô gái Đức ("Bund Deutscher madel"), một tổ chức phong trào nữ thanh niên của Đức Quốc xã, nhưng không được sự chấp thuận của cha cô. Trong số những công việc bình thường khác, cô đã làm việc như một trợ lý y tá trong viện điều dưỡng của SS trong 2 năm và đã cố gắng tìm học nghề y tá nhưng không thành công, sau đó làm việc trong một nhà máy sữa.
Trích dẫn dưới đây là bằng chứng về cuộc sống ban đầu của Irma Grese được kiểm tra trực tiếp về gia cảnh:
"Tôi sinh ra vào ngày 7 tháng 10 năm 1923. Năm 1938, tôi rời trường tiểu học và làm việc trong sáu tháng tại một trang trại nông nghiệp, sau đó tôi đã làm việc trong một cửa hàng ở Luchen trong sáu tháng tiếp theo. Khi tôi 15 tuổi tôi đã tới một bệnh viện ở Hohenluchen, nơi mà tôi đã ở đó trong hai năm. Tôi cố gắng để trở thành một y tá nhưng Sở Giao dịch Lao động đã không cho phép điều đó và đưa tôi đến làm việc trong một nhà máy sữa ở Fürstenburg. Vào tháng 7 năm 1942, tôi đã cố gắng một lần nữa để trở thành một y tá, nhưng Sở Giao dịch lao động gửi tôi đến Trại tập trung Ravensbruck, mặc dù tôi đã phản đối điều này. Tôi ở đó cho đến tháng 3 năm 1943, khi tôi đến trại Birkenau ở Auschwitz. Tôi vẫn ở Auschwitz cho đến tháng 1 năm 1945."
Grese nhanh chóng được thăng chức lên một vị trí bảo vệ tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau. Năm 1942, cô trở thành Aufseherin (bảo vệ hoặc giám thị) tại Ravensbrück. Hoàn thành khóa đào tạo của mình vào tháng 3 năm 1943, Grese được chuyển đến Auschwitz như là một nữ bảo vệ, vào cuối năm đó cô đã là giám sát cao cấp, người phụ nữ xếp hạng cao thứ hai tại trại, phụ trách khoảng 30.000 nữ tù nhân Do Thái, và được chính quyền phát xít Đức trao tặng huân chương chữ thập sắt khi mới 19 tuổi. Tuy nhiên, do sự chuyển công tác của cô, Grese đã từ biệt với cha cô cùng năm, vì ông đã kịch liệt phản đối việc cô gia nhập lực lượng SS, và đuổi cô ra khỏi nhà.
Năm 1944, cô được thăng cấp lên Rapportführerin (tranl. Báo cáo viên), cấp bậc cao thứ hai có thể dành cho các quản giáo trại tập trung nữ. Trong thời gian này, Grese đã tham gia lựa chọn tù nhân để hành quyết trong các phòng hơi ngạt tại trại tử thần Auschwitz.
Vào tháng 1 năm 1945, Grese có quãng thời gian ngắn ngủi trở lại Ravensbruck trong một chuyến sơ tán tù nhân để tránh quân Đồng minh, trước khi kết thúc sự nghiệp của mình ở Bergen-Belsen như một cai ngục quản lý các nữ tù nhân tại đây từ tháng 3 đến tháng 4, cùng với một số lượng lớn tù nhân từ Ravensbrück. Cô đã bị bắt bởi quân đội Anh vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, cùng với các nhân viên SS khác, những người đã không bỏ chạy khi trại được quân Đồng Minh giải phóng.
Xét xử tội ác chiến tranh.
Grese là một trong số 45 người bị cáo buộc có liên quan đến các tội ác chiến tranh tại phiên tòa Belsen kéo dài từ ngày 17 tháng 9 đến 17 tháng 11 năm 1945, và được đại diện bởi L. Cranfield. Các cuộc xét xử được tiến hành theo luật quân sự của Anh, dựa trên các cáo buộc xuất phát từ Công ước Geneva năm 1929 liên quan đến việc đối xử với tù nhân. Những lời buộc tội chống lại cô ấy tập trung vào việc cô ấy đối xử tệ bạc và giết những người bị giam trong trại.
Các phiên tòa xét xử được tiến hành theo quân luật của Anh ở Lüneburg, dựa trên những cáo buộc phát sinh từ Công ước Geneva năm 1929 liên quan đến việc xử lý các tù nhân. Các cáo buộc chống lại cô tập trung vào việc giết chết hàng ngàn người bị giam giữ tại các trại tập trung, bao gồm thiết lập những trò man rợ với tù nhân, nổ súng và tra tấn tàn bạo bằng roi da. Những người sống sót cung cấp lời khai chi tiết của các vụ giết người, tra tấn và bạo hành khác, đặc biệt là đối với phụ nữ. Trong đó Grese tham gia trong quãng thời gian ở Auschwitz và Bergen-Belsen. Họ làm chứng cho hành vi tàn bạo, đánh đập và bắn giết bừa bãi các tù nhân bởi các tay sai đã được cô huấn luyện và sự chọn lọc các tù nhân đưa vào phòng hơi ngạt của cô. Grese có thói quen mang giày nặng, một cây roi da và một khẩu súng lục. Các nhân chứng khai rằng cô đã đánh một số phụ nữ tử vong.
Một tù nhân sống sót, bà Olga Lengyel, căm thù Grese ghê gớm, sau này viết lại cuốn hồi ký "Five Chimneys", để kể lại tội ác của Grese. Việc chọn lọc tù nhân cho vào lò thiêu ở trong trại phụ nữ do SS là Elisabeth Hasse và Irma Grese quyết định. Grese rất hài lòng khi sự hiện diện của cô mang lại sự kinh hoàng mỗi lần điểm danh tù nhân. Do ganh ghét những phụ nữ xinh đẹp hơn mình; bên cạnh những tù nhân bệnh tật, yếu đuối, cô có thiên hướng chọn cả những người đàn bà còn chút nhan sắc để hành quyết trong trại tử thần. Hơn nữa, Olga viết lại, Grese quan hệ với một số thành viên SS, trong đó có Josef Mengele là một bác sĩ trong trại Auschwitz. Sau khi Grese quan hệ bất hợp pháp với vị bác sĩ phẫu thuật, cô bắt một bệnh xá trong trại phải phá thai cho cô. Irma đã có kế hoạch làm diễn viên sau khi chiến tranh kết thúc. Olga thấy việc Irma chải chuốt tỉ mỉ, quần áo chỉnh trang và sử dụng quá nhiều nước hoa là một dạng tra tấn tinh thần bệnh hoạn cố ý với các nữ tù nhân rách rưới.
Sau thời gian xét xử 53 ngày, Grese đã bị kết án treo cổ.
Hành quyết.
Grese và mười người khác (tám người đàn ông và hai phụ nữ khác là Juana Bormann và Elisabeth Volkenrath) đã bị xét xử vì những tội ác chống lại nhân loại tại cả trại Auschwitz và Belsen và sau đó kết án tử hình. Khi bản án được đọc, Grese là tù nhân duy nhất vẫn còn tỏ thái độ khiêu khích; sau này kháng cáo của cô đã bị tòa bác bỏ.
Tờ "Daily Mirror" đưa tin: Mặc dù được mặc bộ quần áo tù xám xịt, Grese vẫn được gọi là "Nữ quái vật" bởi các tù nhân - những mảnh vải được búi trên mái tóc quăn vàng. Và "đêm trước khi hành quyết Grese cười và hát những bài hát của Đức Quốc xã với Elizabeth Volkenrath".
Vào thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 1945, trong nhà tù Hamelin, Grese được đưa tới giá treo cổ. Những người phụ nữ từng người một đã bị treo cổ và sau đó những người đàn ông bị treo thành từng cặp Trung đoàn trưởng, trung sĩ O'Neil người cùng đao phủ Anh Albert Pierrepoint kể lại:
... chúng tôi lên cầu thang để đến các buồng giam nơi những kẻ tội phạm đang đợi. Một sĩ quan Đức tại cánh cửa dẫn đến hành lang mở cánh cửa và chúng tôi đã bước qua hàng loạt khuôn mặt để vào buồng thi hành án. Các sĩ quan đứng nghiêm. Thiếu tướng Paton Walsh- đứng và đưa tay lên xem đồng hồ của mình. Ông đã ra tín hiệu cho tôi, và một tiếng thở dài là âm thanh trong căn phòng, tôi bước vào hành lang. "Irma Grese", tôi gọi.
Các lính canh Đức nhanh chóng đóng tất cả các tấm lưới trên mười hai lỗ kiểm tra và mở một cánh cửa. Irma Grese bước ra. Căn phòng quá nhỏ cho tôi đi vào bên trong, và tôi phải xích cô ấy trong hành lang. "Theo tôi!" tôi nói bằng tiếng Anh, và O'Neil lặp đi lặp lại bằng trong Đức. Lúc 09:34 sáng, cô ta bước vào buồng thi hành án, nhìn chằm chằm một lúc vào các sĩ quan đứng quanh đó, sau đó đi vào vị trí đứng để thắt cổ, nơi tôi đánh dấu bằng phấn trắng. Cô ấy đứng đó rất vững chắc, và tôi đã chụp vào đầu cô ấy một cái bao màu trắng cùng với thòng lọng, cô nói bằng giọng uể oải, "Schnell". [Bản dịch tiếng Anh: "Nhanh nào"] Chiếc dây thừng được thả ra, và bác sĩ theo tôi xuống hố và thông báo cô ấy đã chết. Sau hai mươi phút cơ thể cô ấy được hạ xuống và được đặt trong một chiếc quan tài đã sẵn sàng cho việc chôn cất.
Ở tuổi 22 khi bị hành quyết, cô là cai ngục trại tập trung Đức Quốc xã trẻ tuổi nhất bị hành quyết vì tội ác chống nhân loại.
Trong phim ảnh.
Thiên thần: Cơn ác mộng trong hai màn ("Angel: A Nightmare in Two Acts") là một bộ phim do nhà biên kịch Jo Davidsmeyer dựa trên cuộc đời và sự nghiệp của Irma Grese và hủy diệt sự sống đối với Olga Lengyel. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1987, tại nhiều trường đại học trong khu vực, trong tháng 9 năm 2006 nó đã ra mắt chính thức tại Philadelphia, Pennsylvania.
Vở kịch xuất bản vào năm 1995 bởi công ty báo chí Wildside Press có tựa đề "Reader's Theatre: What it is and how to stage it", bởi Marvin Kaye.
Irma Grese đã được miêu tả là một nhân vật phụ trong Out of Ashes cũng như The Last Hangman thực hiện tội ác chiến tranh tại trại Belsen. Cả hai bộ phim có nhân viên nữ khác nhau trong vai trò nhỏ hơn nhiều. Grese cũng có một thời lượng ngắn mô tả trong "" (Auschwitz: Đức Quốc xã và giải pháp cuối cùng).
Cô cũng là một trong những nguồn cảm hứng cho bộ phim về Đức Quốc xã, Ilsa, She Wolf của SS. | 1 | null |
Xã khảo sát (tiếng Anh: "Survey township", đôi khi được gọi là "Congressional township"), như được Hệ thống Khảo sát Công thổ Hoa Kỳ sử dụng, là một đơn vị đất đai hình vuông, thường thường có mỗi cạnh dài 6 dặm Anh (~9,7 km). Mỗi đơn vị đất rộng 36 dặm vuông (~93 km²) được chia thành 36 khu rộng một dặm vuông (~2,6 km²). Mỗi khu rộng một dặm vuông có thể được chia nhỏ thêm để bán. Mỗi khu rộng một dặm vuông có diện tích đúng 640 mẫu Anh (2,6 km2). Các xã được nhận dạng bằng một hệ thống mã số nhằm mục đích định vị xã theo kinh tuyến (bắc-nam) và đường cơ sở (đông-tây). Ban đầu các xã được khảo sát và vẽ bản đồ bởi Văn phòng Đất đai Tổng quát Hoa Kỳ ("US General Land Office"). Sau đó các xã được đánh dấu trên bản đồ địa hình Hoa Kỳ bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Lịch sử.
Trước khi chuẩn hóa, một số đất đai của Ohio được khảo sát để lập thành các xã hình vuông có mỗi cạnh dài 5 dặm Anh (8 km). Các xã này thường được biết như các xã quốc hội ("Congressional township").
Mỗi khu rộng một dặm vuông (640 mẫu Anh) được chia làm bốn phần rộng 160 mẫu Anh và sau đó được chia tiếp tục thành 16 phần rộng 40 mẫu Anh. Trong Đạo luật Homestead năm 1862, diện tích đất bằng một phần tư dặm vuông (160 mẫu Anh) là số đất đai được chia cho mỗi người định cư.
So sánh Xã khảo sát và xã dân sự.
Xã khảo sát khác với xã dân sự. Một xã khảo sát được sử dụng để thiết lập ranh giới chủ quyền đất. Xã dân sự là một hình thức của chính quyền địa phương. Tại các tiểu bang có xã dân sự, ranh giới của xã khảo sát thường trùng với xã dân sự. Ranh giới của các quận, đặc biệt tại các tiểu bang miền Tây, thường đi theo ranh giới các xã, đẫn đến tình trạng có một số lượng lớn các quận có hình dạng chữ nhật tại miền Tây, là nơi có rất nhiều xã khảo sát.
Tại Tây Canada, Cục Khảo sát Đất đai Hoàng gia áp dụng hình thức tương tự đối với các xã khảo sát nào không hình thành các đơn vị hành chính. Các xã này cũng có diện tích rộng 36 dặm vuông Anh (6X6 dặm Anh). | 1 | null |
Marvin Pierce Bush (sinh ngày 22 tháng 10 năm 1956) là con trai út của Tổng thống Mỹ George H. W. Bush và Barbara Pierce, và em trai của Tổng thống George W. Bush, Jeb Bush, Neil và Dorothy. Vợ ông là Margaret Conway (nhũ danh Molster) có hai con đã được thông qua từ Trung tâm Gladney ở Ft. Worth, Texas: một cô con gái, Marshall, và con trai Walker.
Tiểu sử.
Marvin Bush học ở trường Woodberry Forest School. Ông nhận được một BA tiếng Anh từ Đại học Virginia, nơi ông trở thành một thành viên của Delta Phi Fraternity, hoặc St Elmo sảnh. Ông dành phần lớn mùa hè và các ngày nghỉ tại các bất động gia đình Bush.
Ông là một cựu giám đốc của HCC bảo hiểm Holdings. HCC, trước đây là Công ty Houston tai nạn, là một giao dịch công khai công ty bảo hiểm trên các chứng khoán New York. Ông xuất hiện trong bộ phim tài liệu năm 2008 được trao giải thưởng về Lee Atwater, Boogie Man: câu chuyện Lee Atwater. | 1 | null |
Trận Lalakaon (Tiếng Hy Lạp: Μάχη τοῦ Λαλακάοντος) hoặc còn gọi là Trận Poson (hoặc Porson) (Tiếng Hy Lạp: Μάχη τοῦ Πό(ρ)σωνος)) diễn ra vào năm 863 giữa Đế quốc Đông La Mã và một đội quân xâm lược người Ả Rập vào vùng Paphlagonia (hiện nay là phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ). Quân đội Đông La Mã được đặt dưới sự chỉ huy của Vương công Petronas, chú của hoàng đế Mikhael III (r.842-867), mặc dù một số tư liệu của Ả Rập đã đề cập đến sự hiện diện của hoàng đế ở chiến trường. Bên phía quân đội Ả Rập, họ được chỉ huy bởi Tiểu vương Melitene (Malatya), Umar al-Aqta (r. 830s-863).
Umar al Aqta và quân đội của ông ta đã vượt qua được những sự kháng cự đầu tiên của quân Đông La Mã dọc biên giới, rồi hành quân tới bên bờ Biển Đen. Constantinopolis liền tổng động viên tất cả các lực lượng của họ, và dồn người Ả Rập tới sát sông Lalakaon. Trận chiến tiếp theo kết thúc với một chiến thắng quyết định về phía quân Đông La Mã và cái chết của vị tiểu vương trên chiến trường, sau đó người Đông La Mã tiến hành một cuộc tổng phản công qua biên giới, và thu được những thành công vang dội. Chiến thắng này đã loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa lớn đối với biên cương phía đông của Đế quốc, đồng thời nâng cao uy thế của Đông La Mã ở phía đông Anatolia, mà đỉnh cao là các cuộc tái chinh phục những lãnh thổ nằm dưới tay người Ả Rập sẽ được tiến hành vào thế kỷ thứ 10.
Thành công còn giúp giải tỏa áp lực chống lại quân Ả Rập ở biên giới phía đông, cho phép triều đình Đông La Mã có thể tập trung vào các mối đe dọa ở châu Âu, đặc biệt là với láng giềng Bulgaria. Người Bulgaria buộc phải chấp nhận cải đạo sang Chính thống giáo, qua đó bắt đầu sự tiếp thu các lĩnh vực văn hóa Đông La Mã vào quốc gia này.
Bối cảnh.
Xung đột biên giới Ả Rập-Đông La Mã.
Sau những cuộc xâm lược của người Hồi Giáo vào thế kỷ thứ 7, Đế quốc Đông La Mã chỉ còn kiểm soát được Tiểu Á, các dải bờ biển phía nam của bán đảo Balkan và một phần bán đảo Ý. Với Đế quốc Đông La Mã, các Caliphate là mối đe dọa ngoại bang lớn nhất thời bấy giờ, và các cuộc tấn công của người Ả Rập và Tiểu Á liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Theo thời gian, các cuộc tấn công này trở nên định kỳ hơn, được xuất phát từ các căn cứ dọc biên giới Ả Rập-Đông La Mã hoặc các cảng biển từ Syria.
Trong suốt giai đoạn này, quân Đông La Mã Thiên về phòng thủ, nhưng đã phải chịu một số thất bại khá nặng nề. Đặc biệt là vào năm 838, khi người Ả Rập cướp bóc thành Amorium, quê hương của các Hoàng đế Đông La Mã thời bấy giờ. Nhưng từ năm 842, quyền lực của các Caliphate nhà Abbasid bắt đầu suy yếu và các tiểu vương quốc tự trị nổi lên dọc theo biên giới phía đông Anatolia, tạo điều kiện cho Đông La Mã có thể khẳng định lại vị thế của mình trong khu vực.
Vào những năm 850, các mối đe dọa kéo dài dai dẳng nhất của Đông La Mã bao gồm Tiểu vương quốc Melitene (Malatya) do Umar al-Aqta cai trị, Tiểu vương quốc Tarsus của Ali ibn Yahya ("Ali người Armenia"), Tiểu vương quốc Qaliqala (ngày nay là Theodosiopolis, Erzurum) và các bộ tộc người Tephrike đuọc lãnh đạo bởi Karbeas. Trong đó Melitene là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Đông La Mã, bởi tiểu vương quốc này nằm ở phía tây dãy Anti-Taurus, cho phép người Ả Rập có thể tiến thẳng vào cao nguyên Anatolia. Mối đe dọa lên tới đỉnh điểm vào năm 860, mà lịch sử Đông La Mã gọi đây là năm đen tối nhất trong lịch sử đế quốc, khi mà các tiểu vương quốc đồng loạt tấn công đế quốc chỉ trong cùng một năm: quân của Umar và Karbeas đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ Tiểu Á rồi cướp đi rất nhiều của cải, chỉ một thời gian ngắn sau đó xảy ra cuộc đột kích của các lực lượng Tarsus dưới quyền Ali, cùng lúc đó một cuộc tấn công hải quân từ Syria đã phá hủy căn cứ hải quân lớn của Đông La Mã ở Attaleia.
Cuộc xâm lược của người Ả Rập năm 863.
Vào mùa hè năm 863, Umar lại tiến hành xâm luợc Đông La Mã, khi ông gia nhập với lực lượng của một viên tướng nhà Abbas, Ja'far ibn Dinar al-Khayyat (tổng đốc của Tarsus) tiến hành đột kích thành công vào Cappadocia. Người Ả Rập vượt qua đèo Cilician Gates để tiến vào lãnh thổ Đông La Mã, cướp bóc và đốt phá dọc đường hành quân, rồi tiến quân tới gần Tyana. Quân đội của Tarsus sau đó rút lui, nhưng Umar được sự ủng hộ của Ja'far tiếp tục tiến vào Tiểu Á. Umar đã mang theo hầu hết binh lực trong tiểu vương quốc của mình để tiến hành cuộc xâm lược, mặc dù không rõ về số lượng của Umar: sử gia Hồi Giáo Ya'qubi cho rằng Umar có 8.000 quân, trong khi đó các sử gia Đông La Mã Genesius và Theophanes Continuatus lại thổi phồng con số lên tới 40.000 người. Một nhà nghiên cứu về Đông La Mã là John Haldon sau khi kết hợp các tư liệu đã đưa ra một con số phù hợp với thực tiễn hơn, khi ông ước lượng quân số của các lực lượng Ả Rập liên hợp lại vào khoảng 15.000-20.000 người.. Có khả năng là Karbeas và quân lính của ông ta cũng tham gia vào cuộc xâm lăng này.
Hoàng đế Đông La Mã Mikhael III đã tập hợp một đội quân để chống lại cuộc tấn công của người Ả Rập. Theo một tư liệu của Ả Rập, quân đội hai bên gặp nhau tại một địa điểm đuọc gọi là Marj al-Usquf ("Bishop's Meadow"), một cao nguyên gần Malakopeia, phía bắc Nazianzus. Một trận chiến đẫm máu nổ ra và cả hai bên đều bị thương vong nặng nề. Chỉ còn khoảng 1.000 quân của Umar còn sống sót, theo sử gia Ba Tư al-Tabari. Tuy nhiên, những binh lính Ả Rập còn lại đã thoát khỏi vòng vây của quân Đông La Mã, tiếp tục tiến lên phía bắc và tàn phá Armeniac Theme, cuối cùng là cướp bóc thành phố cảng Amisos nằm ở bên bờ Biển Đen. Các sử gia Đông La Mã đã nói rằng Umar vô cùng tức giận vì bị biển chặn lại bước tiến của mình, đã ra lệnh cho binh lính tàn phá thành phố, giống như những gì Xerses đã làm trong cuộc chiến tranh Ba Tư.
Trận chiến.
Nhận được tin Amisos thất thủ,Mikhael III ra lệnh trưng tập một lực lượng khổng lồ (theo al-Tabari là khoảng 50.000 người) do chú mình là Vương công Petronas, tổng đốc các quân đoàn ở Contantinopolis và Nasar, strategos của Bucellarian Theme chỉ huy. Tư liệu của al-Tabari nói rằng chính Michael III là người chỉ huy các lực lượng ở chiến trường, nhưng các tư liệu của Đông La Mã lại phủ nhận điều đó. Việc này hẳn có một chủ đích rõ ràng, bởi các sử gia triều Macedonia luôn có sự thiên vị với Michael III. Quân đội Đông La Mã được trưng tập ở khắp nơi trong Đế quốc. Ba cánh quân riêng biệt được tập hợp và dồn người Ả Rập lại vào một nơi: cánh quân phía bắc được tập hợp từ các Theme Biển Đen gồm Armeniacs, Bucellarians, Koloneia và Paphlagonia; cánh quân phía nam có thể là đội quân đã chiến đấu ở Bishop's Meadow và chặn đường lui của người Ả Rập, bao gồm binh lính từ các Theme vùng Anatolic, Opsician và Cappadocia, cũng như các kleisourai (tiền đồn biên phòng) Seleukeia và Charsianon; tướng quân Petronas chỉ huy cánh quân phía tây, bao gồm các binh lính vùng Tharce và Macedonia, cùng với các tagmata (quân đoàn) từ kinh thành Constantinopolis.
Sự phối hợp của ba cánh quân này thật không dễ dàng, nhưng ba cánh quân từ ba hướng đã tập hợp lại và bao vây đội quân của Umar tại một địa điểm có tên là Poson hoặc Porson, gần sông Lalakaon vào ngày 2 tháng 9. Vị trí chính xác của trận chiến chưa được xác định rõ ràng, nhưng đa số các sử gia cho rằng trận đánh diễn ra gần sông Halys, nằm cách phía đông Amisos khoảng 130 km (81 dặm). Với ba hướng tiến công đồng loạt của quân Đông La Mã, lối thoát duy nhất cho Tiểu vương và binh lính của ông ta là chiếm giữ lấy một ngọn đồi chiến lược gần đấy. Người Ả Rập và Đông La Mã đã giao tranh kịch liệt để chiếm ngọn đồi vào ban đêm, và Đông La Mã cuối cùng đã chiến thắng. Ngày hôm sau, Umar quyết định huy động toàn bộ lực lượng tổng tiến công nhằm đột phá vòng vây về phía tây, nơi Petronas đang dàn trận. Người Đông La Mã đã giữ vững trận tuyến đủ lâu cho hai cánh quân còn lại tấn công vào hai bên mạn sườn và phía sau người Ả Rập. Quân đội Ả Rập tháo chạy, Umar cùng phần lớn lực lượng của ông ta chết trên chiến trường. Thương vong bao gồm cả thủ lĩnh Karbeas của người Paulician: mặc dù sự tham gia của ông này cũng chưa được xác minh chắc chắn, nhưng các tư liệu nói rằng ông mất cùng vào năm ấy.
Con trai duy nhất của Umar, đã dẫn được một số binh lính thoát khỏi chiến trường, chạy trốn về phía nam, tới được vùng biên giới của Charsianon. Tuy nhiên anh ta nhanh chóng bị tướng trấn thủ tiền đồn Charsianon là Machairas dẫn quân đuổi theo, đánh bại và bị bắt sống cùng với nhiều binh lính của mình.
Kết cục.
Đế quốc Đông La Mã nhanh chóng tận dụng thành công của mình: một đội quân Đông La Mã nhanh chóng tiến vào Tiểu Vương Quốc Armenia, và tới tháng 10-11 năm ấy đã đánh bại và giết chết Tiểu vương Ali ibn Yahya trên chiến trường. Cuối cùng chỉ trong vòng mùa đông năm 863, Đông La Mã đã loại bỏ được hoàn toàn ba mối đe dọa nghiêm trọng dai dẳng ở biên giới phía đông, nhất là hiểm họa Melitene. Trận đánh ở Lalakaon đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực trong khu vực, báo hiệu sự trỗi dậy mạnh mẽ và các cuộc tái chinh phục của Đông La Mã đối với các vùng đất bị mất kéo dài trong suốt thế kỷ tiếp theo, dưới thời các hoàng đế nhà Macedonia.
Chiến thắng đã mang tới một tầm quan trọng vào bối cảnh lúc bấy giờ: người Đông La Mã sung sướng vì đã trả được mối thù ở Amorium 25 năm về trước, các tướng lĩnh chiến thắng ca khúc khải hoàn được chào mừng tiến vào thành phố Constantinopolis, lễ kỉ niệm và yến tiệc ăn mừng đã được tổ chức. Petronas được vinh danh bằng tước hiệu magistros, và kleisoura Charsianon được nâng lên thành một Theme độc lập.
Việc loại bỏ được các mối đe dọa ở phía đông đã củng cố lòng tin của dân chúng vào triều đình, cho phép Đế quốc Đông La Mã có thể rảnh tay đối phó với các vấn đề ở phía tây, nơi vua Boris (r.852-889) của Bulgaria đang đàm phán với Giáo hoàng và Ludwig Người Đức cho việc cải đạo của dân tộc mình sang Kitô Giáo. Triều đinh ở Constantinopolis không bao giờ chấp thuận cho việc thành Rome có thể mở rộng quyền ảnh hưởng tới cửa ngõ đô thành nên đã hành động. Năm 864, Đông La Mã triển khai đội quân chiến thắng tới châu Âu và tién hành xâm lược Bulgaria, và cuộc biểu dương lực lượng ấy đã thuyết phục Boris chấp thuận sự cải đạo sang Chính thống giáo. Boris được rửa tội, và được hoàng đế Đông La Mã ban cho cái tên Mikhael III, khởi đầu cho việc Thiên Chúa Giáo hóa Bulgaria, đưa Bulgaria vào sự ảnh hưởng của Đông La Mã và thế giới Chính thống giáo Phương Đông.
Di sản tới các anh hùng ca.
Nhà nghiên cứu Đông La Mã người Pháp, Henri Grégoire cho rằng sự thành công của Đông La Mã trong cuộc chiến với người Ả Rập, mà đỉnh cao là chiến thắng ở Lalakaon đã trở thành cảm hứng cho một trong những bài anh hùng ca lâu đời nhất trong lịch sử: "Trường ca Armouris". Ông cho rằng nhân vật chính cùng tên, người chiến binh Đông la Mã trẻ tuổi Armouris, đã thực sự được lấy cảm hứng từ hình tượng Hoàng đế Mikhael III. Và trận chiến cũng được tái hiện rất rõ trong bài hát về các anh hùng của người Hy Lạp, Digenis Akritas cũng như tên người anh hùng đã bao vây quân Ả Rập ở gần Malakopeia.. Trận chiến cũng được nhắc đến trong các tư liệu của người Ả Rập, và Thổ Nhĩ Kỳ sau đó, cũng như trong một phần của Nghìn lẻ một đêm và sử thi Battal Ghazi. | 1 | null |
Karl Leo Julius Fürst von Wedel (từ năm 1914: "Graf von Wedel"; 5 tháng 2 năm 1842 tại Oldenburg – 30 tháng 12 năm 1919) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng kỵ binh, đồng thời là một nhà ngoại giao. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức.
Tiểu sử.
Wedel đã phục vụ trong quân đội Hannover từ năm 1859 cho đến năm 1866, sau đó ông nhập ngũ trong quân đội Phổ. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được ủy nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh Hessen. Vào năm 1874, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá trong Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") của Quân đoàn VII, và vào năm 1876, ông được chuyển vào Bộ Tổng tham mưu với quân hàm Thiếu tá. Trên cương vị này, ông giữ vai trò đại diện của Đế quốc Đức trong các cuộc đàm phán về việc hình thành biên giới giữa Bulgarya và România vào năm 1885.
Ngoài ra, ông còn tham gia cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877 – 1878) với tư cách là một quan sát viên trong Bộ Chỉ huy quân đội Nga. Vào tháng 11 năm 1877, ông được cử làm tùy viên quân sự trong Đại sứ quán Đức tại Viên và tại nhiệm cho đến tháng 3 năm 1887. Đồng thời, vào năm 1879, ông nhận trách nhiệm sĩ quan hầu cận của Đức hoàng Wilhelm I và vào ngày 22 tháng 3 năm 1882, ông được phong cấp Thượng tá. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1886, ông được thăng cấp Đại tá. Từ đây, sự nghiệp quân sự của ông sẽ song hành với sự nghiệp ngoại giao cho đến năm 1919.
Sau khi rời Viên về Berlin, Wedel được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Thương kỵ binh số 2 vào ngày 8 tháng 3 năm 1887, vào năm 1888 ông được phong cấp chỉ huy Lữ đoàn số 2 rồi không lâu sau đó là Lữ đoàn số 1 của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ. Vào năm 1889, ông được lãnh chức sĩ quan phụ tá thường nhật ("diensttuenden Flügeladjutanten") của tân Hoàng đế Wilhelm II.. Cùng năm đó, ông được lên quân hàm Thiếu tướng vào ngày 22 tháng 5, và được phong cấp "Tướng phụ tá " trong đại bản doanh của Wilhelm II. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục thực hiện các sứ mệnh ngoại giao ở các cung đình trên khắp châu Âu, và vào năm 1891, ông được lệnh vào Văn phòng ngoại giao ("Auswärtige Amt").
Vào năm 1892, Wedel được thăng quân hàm Trung tướng và được ủy nhiệm làm Đại sứ Đức tại Stockholm (Thụy Điển), đồng thời được thăng cấp Tướng phụ tá của Wilhelm II. Vào năm 1894, ông tạm thời nghỉ hưu, và cuối cùng vào năm 1897 ông được phong quân hàm Thượng tướng kỵ binh đồng thời là Thống đốc thành phố Berlin.
Vào năm 1899, ông được đổi làm Đại sứ Đức tại Roma, Ý, và vào năm 1902 ông được bổ nhiệm chức vụ tương tự tại kinh thành Viên. Vào năm 1907, ông được ủy nhiệm làm Thống đốc của Đế chế ("Reichsstatthalter") tại Elsass-Lothringen, thay thế cho Vương công Hermann zu Hohenlohe-Langenburg. Trong 7 năm cầm quyền của mình, ông bị vướng vào một biến cố chính trị, gọi là "vụ Saverne". Không lâu sau vụ này, ông thôi chức và trở về kinh đô Berlin vào tháng 4 năm 1914. Sau đó, ông tiếp tục giữ chức Tướng phụ tá của Đức hoàng trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào năm 1914, ông được phong tước Vương ("Fürsten"), rồi trong các năm 1914 và 1915, Wedel thực hiện các sứ mệnh ngoại giao đặc biệt ở Viên và Bucharest. Kể từ năm 1916, ông ủng hộ tiến hành đàm phán hòa bình và phản đối việc mở rộng chiến tranh tàu ngầm. (vào ngày 1 tháng 2 năm 1917, Đế quốc Đức tuyên bố thực hiện chiến tranh tàu ngầm không giới hạn; vào ngày 3 tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và vào ngày 6 tháng 4, Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức).
Karl von Wedel từ trần vào ngày 30 tháng 12 năm 1919. | 1 | null |
Lã Tu (chữ Hán: 呂須, ?-180 TCN), sau được phong làm Lâm Quang hầu (临光侯), là vợ của danh tướng Phàn Khoái thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà có người chị là Lã Trĩ, hoàng hậu nhà Hán đồng thời là người thao túng triều đình từ khi Hán Cao Tổ qua đời.
Được gả cho Phàn Khoái.
Chị của bà, Lã Trĩ khi còn trẻ đã kết hôn với Hán Cao Tổ Lưu Bang, vua đầu tiên của nhà Hán lúc Lưu Bang còn làm Đình trưởng, còn thời trẻ của Lã Tu chưa thấy thư tịch nào đề cập đến. Mãi sang năm 202 TCN khi Lưu Bang làm hoàng đế đã gả bà cho đại tướng Phàn Khoái và phong Khoái làm Vũ Dương Vũ hầu. Không rõ lúc xuất giá bà bao nhiêu tuổi nhưng có thể đoán được là chưa tới 40, do chị bà Lã Trĩ (sinh trước vào năm 240 TCN) khi đó mới 39 tuổi. Bà sinh cho Phàn Khoái một người con là Phàn Khang.
Tháng 2 năm 195 TCN, Cao Tổ cử Phàn Khoái đem quân đánh kẻ phản loạn là Lư Quán, nhưng do có người gièm pha nên vua lại sai Trần Bình và Chu Bột đến xử tử Phàn Khoái nhưng Trần Bình chỉ cách chức và đem về kinh chứ không giết. Cùng lúc Cao Tổ mất, Huệ Đế (người cháu gọi Lã Tu là dì) lên ngôi, quyền hành rơi vào tay Lã Trĩ. Lã hậu nể tình em gái Lã Tu nên tha cho Phàn Khoái.
Được phong hầu và bị giết.
Năm 187 TCN, Huệ Đế mất, Lã thái hậu lâm triều xưng chế và bắt đầu phong vương cho những người họ Lã để cho họ Lã nắm quyền. Thái hậu cũng phong cho Lã Tu làm Lâm Quang hầu.
Năm 180 TCN, Lã Thái hậu qua đời, Tề Ai vương (cháu nội Cao Tổ) ở phía đông khởi binh đánh họ Lã. Trong khi ở triều đình, Trần Bình và Chu Bột hưởng ứng, sai người nói với Triệu vương Lã Lộc hãy bỏ ấn tướng quốc về nước Triệu thì quân Tề sẽ lui. Lã Tu biết được, trách Lã Lộc:
Rồi đem tất cả châu ngọc, đồ quý báu vãi trong phòng, nói:
Nhưng rốt cục Lã Lộc vẫn trao tướng ấn lại, cuối cùng bị giết chết. Trần Bình và Chu Bột ra sức thanh toán gia tộc họ Lã, bản thân Lã Tu bị đánh tới chết, còn con bà là Phàn Khang do là cháu ngoại họ Lã nên cũng bị giết. Sau nhà Hán tìm con người thiếp của Phàn Khoái lên làm Vũ Dương hầu. | 1 | null |
Rạn san hô chắn bờ (rạn chắn bờ) hay ám tiêu chắn (tiếng Anh: "barrier reef") là loại rạn san hô ngăn cách với đường bờ bởi một vụng biển tương đối sâu. Đây là một trong ba hình thái rạn san hô được Charles Darwin trình bày trong tác phẩm "The Structure and Distribution of Coral Reefs" xuất bản lần đầu năm 1842. Trước Darwin, nhà địa lý học Adriano Balbi đã mô tả rạn san hô chắn bờ bằng cách gọi chúng là "những "atoll" có đất cao nhô lên từ vùng trung tâm". Khái niệm "barrier" trước đó cũng được các nhà du hành dùng để chỉ những rạn san hô mênh mông đối diện bờ biển đông bắc Úc cũng như ở bờ biển phía tây Nouvelle-Calédonie. Rạn san hô chắn bờ có cùng cấu trúc sinh học cơ bản với rạn san hô viền bờ và rạn san hô vòng.
Nghiên cứu của Darwin.
Theo lý thuyết của Darwin, rạn san hô chắn bờ là giai đoạn thứ hai trong tiến trình phát triển lâu dài của rạn san hô gắn liền với sự lún xuống của một đảo núi lửa. Trước tiên, rạn san hô viền bờ phát triển quanh bờ một hòn đảo đang hạ lún. Trải qua thời gian, đảo ngày một thấp hơn và nhỏ đi, khiến khoảng cách giữa đường bờ và rạn san hô ngày một tăng lên. Khi này rạn san hô trở thành rạn san hô chắn bờ. Thời gian tiếp tục trôi qua; đảo núi lửa nay đã chìm hẳn, trong khi san hô vẫn tiếp tục phát triển trên nền sẵn có. Lúc này rạn san hô trở thành một rạn san hô vòng hoàn hảo.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng quá trình hình thành ba loại rạn san hô theo quan điểm Darwin chỉ có thể áp dụng cho một số lượng giới hạn các hình thể đại dương trên phạm vi toàn cầu. Để giải thích được địa mạo hiện đại thì cần xem xét nhiều yếu tố khác như sự hạ lún, sự biến thiên mực nước biển đẳng tĩnh, các quá trình kiến tạo địa phương...
Phân đới.
Địa mạo rạn san hô chắn bờ có thể được phân đới thành: sườn dốc mặt sau rạn ("backreef slope"), mặt bằng rạn ("reef flat"), mào rạn ("reef crest") và sườn dốc mặt trước rạn ("forereef slope"). Giữa rạn san hô và đường bờ là một vụng biển được che chắn khỏi sóng và dòng chảy; trong vụng có các thành tạo san hô đa dạng về kích cỡ và hình dáng phát triển.
Trong nhiều trường hợp, san hô ở đây phát triển kém hơn sườn dốc mặt trước rạn do đây là nơi tiếp nhận lượng trầm tích dồi dào bị sóng rửa trôi từ phần còn lại của rạn.
Mặt bằng rạn là một nền gần như bằng phẳng, nước nông, rải rác các thảm cỏ biển hay rong biển trên nền cát và mảnh vụn san hô. Tại đây có thể diễn ra quá trình tích tụ trầm tích giàu vôi, sa khoáng mảnh vụn hay đá cuội do các cơn bão mang đến, từ đó tạo thành các bề mặt cố kết nơi các đảo hình thành. Đây có thể là các đảo cát nhỏ (cồn cát) hình thành từ cát lắng đọng do sóng và hải lưu đưa tới.
Mào rạn nằm tại khu vực có năng lượng sóng cao với hoạt động sóng gần như liên tục. Đây là môi trường không thích hợp cho sự phát triển của san hô. Hoạt động sóng mạnh có thể khiến hình thành một gờ tảo tạo thành từ tảo vôi cứng - chiếm ưu thế là các loài thuộc hai chi "Porolithon" và "Lithophyllum".
Sườn dốc mặt trước rạn có thể tương đối thoải nhưng cũng có thể gần như dốc đứng, và độ dốc này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Mức độ đa dạng của san hô nơi đây giảm dần theo độ sâu. San hô tại đới này có xu hướng phát triển theo phương thẳng đứng hướng lên mặt biển, tuy nhiên càng xuống sâu thì san hô có xu hướng phát triển dàn ngang nhằm thu nhận nhiều ánh sáng hơn.
Phân bố.
Rạn san hô chắn bờ quy mô lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới chính là Rạn Chắn Lớn ("Great Barrier Reef") trải dài hơn 2.000 km dọc theo bờ biển đông bắc nước Úc và chiếm diện tích trên 225.000 km². Ngoài ra, rạn chắn bờ còn hiện diện ở khắp nơi trên thế giới như ở Đại Tây Dương - biển Caribe, Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương... Ngoài khơi Belize có một hệ thống rạn chắn bờ dài xấp xỉ 200 km với tên gọi Rạn san hô chắn bờ Belize ("Belize Barrier Reef"). Ở bờ tây đảo Madagascar có một rạn chắn bờ chìm ngập dưới nước với chiều dài gần 1.000 km. Tuy vậy, Tây Thái Bình Dương vẫn là vùng sở hữu những rạn chắn bờ quan trọng nhất. Bên cạnh Rạn Chắn Lớn, có thể kể ra một số ví dụ khác là rạn chắn dài 1.300 km bao bọc Nouvelle-Calédonie và rạn chắn dài 570 km bao quanh đảo Vanatinai (Suddest) của Papua New Guinea. | 1 | null |
Tamias là một chi sóc chuột trong tông Marmotini của Họ Sóc. Chi này gồm một loài còn sống duy nhất, the sóc chuột phuơng Đông ("Tamias striatus"). Tên chi "Tamias" () nghĩa là "người thủ quỹ", "người giữ của", "quản gia", hay "người giữ nhà", đề cập đến vai trò của các con vật trong phát tán thực vật qua thói quen thu thập và dự trữ thức ăn để dùng trong mùa đông của chúng.
Ngoài sóc chuột phuơng Đông, một số loài hóa thạch từ Lục địa Á-Âu đựoc xếp vào chi này:
Một loài hóa thạch Mỹ, "Tamias aristus" từ cuối Thế Pleistocen, đã được xác định. | 1 | null |
Tôn Đắc Công (, ? – 1634), nguyên quán Quảng Ninh, Liêu Ninh , tướng lĩnh nhà Minh, đầu hàng nhà Hậu Kim được quy về Tương Bạch kỳ. Sau khi Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực đặt ra Hán quân Bát kỳ, con cháu của ông được quy về Hán quân Chính Bạch kỳ.
Sự nghiệp.
Đầu hàng Hậu Kim.
Ban đầu, Đắc Công làm Trung quân du kích cho Tuần phủ Quảng Ninh Vương Hoá Trinh nhà Minh, được Hóa Trinh xem là tâm phúc. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vây Tây Bình Bảo , bọn Lưu Cừ đến cứu, lệnh cho ông đi theo. Bọn Cừ tử trận, Đắc Công ngầm xin hàng Hậu Kim, rồi quay về nói quân Kim đã đến gần thành, người trong thành sợ hãi tan rã . Theo Minh sử, Đắc Công đã chủ động lui quân, đẩy bọn Lưu Cừ vào chỗ chết .
Hóa Trinh bỏ Đắc Công ở lại Quảng Ninh, chạy vào Sơn Hải quan. Ông cùng bọn tướng lĩnh nhà Minh soái quan dân ra gò Vọng Xương ở phía đông thành, bày xe cộ, đặt cổ nhạc, cầm cờ giương lọng, đón Hoàng Thái Cực vào dinh thự Tuần phủ, mọi người phủ phục bên đường hô vạn tuế. Đó là ngày 24 tháng 1 năm Thiên Mệnh thứ 7 (1626) .
Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho Đắc Công thụ chức Du kích, thuộc Tương Bạch kỳ, thống lĩnh những binh sĩ đầu hàng, dời đi trú ở Nghĩa Châu.
Phục vụ Hậu Kim.
Tháng 10 năm Thiên Thông thứ 6 (1632), ông dâng sớ xin dời việc đắp thành vào mùa đông sang mùa xuân, công việc sẽ hiệu quả hơn; lại nói số tiền may áo ấm phát cho binh sĩ không đủ, xin cứ ban vải cho họ .
Tháng 4 năm thứ 7 (1633), dâng sớ nói lệnh cấm "đạm ba cô" (tiếng Tây Ban Nha: tabaco, nghĩa là thuốc lá) khó lòng thi hành, vì bộ binh đều dùng súng đạn, nên dần dần khuyên răn họ từ bỏ; lại nói triều đình bắt dân nộp lương thực, cấm đưa thóc lúa vào chợ, khiến dân nghèo không còn cái ăn, xin bãi bỏ lệnh cấm .
Phong thưởng.
Năm thứ 8 (1634), xét công ở Quảng Ninh, được thụ Tam đẳng Mai lặc Chương kinh. Ít lâu sau thì mất. Triều đình lấy con trai Tôn Hữu Quang tập chức. Hoàng Thái Cực đặt ra Hán quân Bát kỳ, họ Tôn đổi thuộc Chính Bạch kỳ. Hữu Quang có công tham gia đánh hạ Tiền Đồn Vệ, Trung Hậu Sở cùng việc đánh dẹp Khương Tương vào thời Thuận Trị, nên được nhận ân chiếu, tiến tước Tam đẳng Tinh kỳ ni cáp phiên (tên Hán là Tử tước). Thời Càn Long, con cháu họ Tôn được định phong Nhất đẳng Nam .
Con thứ của Đắc Công là danh tướng Tôn Tư Khắc. | 1 | null |
Sự giải thể của Liên bang Xô viết hay Liên Xô tan rã ( hoặc Распад Советского Союза) là quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại bởi quyết định của Hội đồng tối cao Xô viết sau Hòa ước Belavezha. Tuyên bố số 142-H bởi Hội đồng Xô viết tối cao dẫn tới việc những nước cộng hòa thành viên hoàn toàn độc lập, đánh dấu sự giải thể của Liên Xô. Tuyên bố đã thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia cộng hòa cựu Xô viết và tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô đã từ chức và tuyên bố chức vụ của ông không còn được kế nhiệm nữa, sau đó bàn giao vali chứa Mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân chiến lược tới Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin. Vào lúc 7:32 tối ngày 25 tháng 12, quốc kỳ Liên Xô được hạ xuống từ nóc điện Kremlin và thay thế bởi quốc kỳ Nga, lá cờ được dùng từ đế quốc Nga trước cách mạng 1917.
Trước đó, từ tháng 8 tới tháng 10, tất cả các nước cộng hòa, bao gồm bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết. Một tuần trước khi chính thức giải thể, 11 nước cộng hòa đã kí Nghị định thư Alma-Ata chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng Liên Xô đã chấm dứt sự tồn tại. Cách mạng 1989 và sự giải thể của Liên Xô cũng đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với phần thắng thuộc về các quốc gia phương Tây theo chủ nghĩa tư bản do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Một số cựu quốc gia cộng hòa Xô viết vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và đã thành lập những tổ chức đa phương như CIS, Cộng đồng kinh tế Á Âu, Liên bang quốc gia (Union State), Eurasian Customs Union và Eurasian Economic Union để nâng cao kinh tế và hợp tác an ninh. Còn những quốc gia cộng hòa Xô viết ở vùng Baltic đã gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.
Năm 1985.
Xô viết Trung ương - Vị Tổng Bí thư mới.
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov được Bộ Chính trị bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 11 tháng 3 năm 1985, chỉ 3 giờ sau khi Konstantin Ustinovich Chernenko qua đời. Ở tuổi 54, ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị. Mục tiêu chính của Gorbachev là vực dậy nền kinh tế của Liên Xô sau thời kì trì trệ kéo dài do Leonid Ilyich Brezhnev để lại. Gorbachev sớm nhận ra rằng công việc vực dậy nền kinh tế Liên Xô sẽ là gần như không thể khả thi nếu không thực hiện cải cách hệ thống chính trị và xã hội của quốc gia Cộng sản. Những cải cách bắt đầu từ sự thay đổi nhân sự. Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Gorbachev đưa 2 nhân vật thân tín của ông trở thành ủy viên đầy đủ của Bộ Chính trị là Yegor Ligachev và Nikolai Ryzhkov, và để tăng cường quyền lực ông thăng chức giám đốc cơ quan an ninh tình báo KGB Viktor Chebrikov từ ứng cử viên trở thành ủy viên đầy đủ trong Bộ Chính trị, và bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Sokolov thành viên ứng cử viên ủy viên Bộ Chính trị. Nikonov đã được đưa vào Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Từ năm 1989 trở đi, sự thay đổi theo hướng tự do hóa dẫn đến sự bùng phát của phong trào dân tộc chủ nghĩa và xung đột sắc tộc trong các nước cộng hòa khác nhau của Liên Xô vốn đã âm ỉ từ lâu.. Cuộc cách mạng năm 1989 để lật đổ chế độ Cộng sản mà Liên Xô áp đặt lên các nước thuộc Hiệp ước Warszawa (chủ yếu xảy ra trong hòa bình trừ cuộc cách mạng ở Romania) làm gia tăng áp lực lên Gorbachev phải cải cách dân chủ, tự do hóa chính trị (Glasnost/Perestroika) rộng rãi hơn nữa và nới lỏng quyền tự chủ cho các nước cộng hòa thành viên Liên bang Xô Viết. Dưới sự chủ trì của Gorbachev, Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1989 đã thực hiện các cuộc bầu cử cạnh tranh quy mô hạn chế trong một cơ quan lập pháp trung ương mới, Đại hội đại biểu nhân dân, dù lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động đến năm 1990 mới được dỡ bỏ tại quốc gia cộng sản đơn đảng này. Một cuộc trưng cầu ngày 17 tháng 3 năm 1991 cho thấy 76,4% công dân Liên Xô bỏ phiếu để giữ lại liên bang. Tuy nhiên có tới 6 nước cộng hòa thành viên là Estonia, Latvia, Litva, Moldavia, Gruzia và Armenia không tham gia cuộc trưng cầu dân ý này.
Tháng 5 năm 1985 tại thành phố Leningrad, Gorbachev đã đọc một bài phát biểu ủng hộ việc tiến hành một cuộc cải cách rộng rãi. Một trong những cải cách đầu tiên Gorbachev đưa ra là chiến dịch ngăn ngừa sản xuất tiêu dùng rượu, bắt đầu tháng 5 năm 1985, do tình trạng nghiện rượu ngày càng phổ biến ở Liên Xô. Giá vodka, rượu vang, bia đã được tăng lên, và doanh số bán hàng bị hạn chế. Đây là một đòn đánh nghiêm trọng vào ngân sách nhà nước, mất khoảng 100 tỷ rúp (theo chính trị gia Alexander Yakovlev), và sản xuất rượu chuyển sang thị trường chợ đen. Mục đích của những cải cách này là để chống đỡ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (Planned economy), không giống như những cải cách mang tính thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội sau đó.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1985, Gorbachev thăng chức Eduard Shevardnadze, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Gruzia, lên làm Ủy viên chính thức của Bộ Chính trị, và ngày hôm sau bổ nhiệm Shevardnadze làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay thế Andrei Gromyko. Cũng trong ngày 1 tháng 7 năm 1985, Gorbachev đã nắm lấy cơ hội để xử lý đối thủ chính của mình, bằng cách loại bỏ Grigory Romanov khỏi ghế Ủy viên Bộ Chính trị, và đưa Boris Yeltsin và Lev Zaikov vào Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Vào mùa thu năm đó Gorbachev tiếp tục chương trình đưa những người trẻ tuổi và năng động hơn vào chính phủ. Ngày 27 tháng 9 năm 1985, Nikolai Ryzhkov thay thế Nikolai Tikhonov 79 tuổi trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 14 tháng 10 năm 1985, Nikolai Talyzin thay thế Nikolai Baibakov trở thành Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (GOSPLAN). Tại cuộc họp Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp theo vào ngày 15 tháng 10 năm 1985 Tikhonov đã rời khỏi Bộ Chính trị và Nikolai Talyzin trở thành Ủy viên dự khuyết.
Cuối cùng vào ngày 23 Tháng 12 năm 1985, Gorbachev bổ nhiệm Boris Yeltsin làm Bí thư thứ nhất Thành ủy Moscow, thay thế Viktor Grishin.
Năm 1986.
Xô viết Trung ương - dấu hiệu tan băng.
Năm 1986, Gorbachev tiếp tục gây sức ép và tập trung mở rộng tự do hóa dân chủ. Ngày 23 tháng 12 năm 1986, Andrei Sakharov người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất đã được thả về Moskva sau gần 7 năm lưu đày khi Gorbachev đích thân gọi cho ông để thông báo về lệnh đặc xá.
Các nước vùng Baltic.
Các nước vùng Baltic (bị sáp nhập vào Liên Bang Xô Viết từ năm 1940) đã tuyên bố đòi trả lại độc lập chủ quyền đã có trước đó của họ. Bắt đầu từ Estonia tháng 11 năm 1988 khi cơ quan lập pháp Estonia thông qua luật chống sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Ngày 11 tháng 3 năm 1990, Litva là nước đầu tiên trong các nước Baltic tuyên bố khôi phục độc lập của họ, trên cơ sở nhà nước kế tục.
Latvia- Helsinki-86 và các cuộc biểu tình đầu tiên.
Nhóm vận động nhân quyền Helsinki-86(tiếng Latvia: Cilvēktiesību aizstāvības grupa) được thành lập vào tháng 7 năm 1986 tại thành phố cảng của Latvia Liepāja bởi ba công nhân: Linards Grantiņš, Raimonds Bitenieks, và Mārtiņš Bariss. Tên của tổ chức được lấy theo hiệp định Helsinki và năm mà tổ chức được thành lập. Helsinki-86 là tổ chức công khai chống Cộng sản đầu tiên ở Liên Xô, và tổ chức đầu tiên công khai chống đối mô hình chế độ Xô Viết của Liên Bang Xô Viết. Tổ chức đã tạo ra 1 mô hình cho phong trào ủng hộ độc lập của dân tộc thiểu số khác.
Tại Riga, Latvia, ngày 26 tháng 12 năm 1986, vào buổi sáng sớm sau một buổi hòa nhạc rock, khoảng 300 thanh niên thuộc tầng lớp lao động tập trung tại quảng trường nhà thờ Riga và đổ ra đại lộ Lenin về phía Đài tưởng niệm Tự Do cùng với những tiếng hò hét: "Cút đi Liên Xô! Trả tự do cho Latvia!". Lực lượng an ninh chạm trán với người biểu tình, và một số xe cảnh sát bị lật úp.
Các nước cộng hòa Trung Á.
Năm 1986, các cuộc bạo loạn "Jeltoqsan" Alma- Ata, Kazakhstan nổ ra xuất phát từ việc Gorbachev bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Kazakhstan Dinmukhamed Konayev (người thuộc dân tộc Kazakh) và bổ nhiệm người kế vị là Gennady Kolbin, 1 người ngoài cuộc từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào sáng ngày 17 tháng 12 năm 1986, ban đầu có khoảng 200-300 sinh viên tụ tập trước tòa nhà Ủy ban Trung ương tại quảng trường Brezhnev để phản đối quyết định của Đảng Cộng sản Liên Xô thay thế Kunayev bởi Kolbin. Số lượng biểu tình tăng lên khoảng 1000-5000 sinh viên, đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu tham gia vào đám đông trên quảng trường Brezhnev. Phản ứng lại phong trào biểu tình, Ủy ban Trung ương CPK yêu cầu lực lượng quân đội từ Bộ Nội vụ, druzhiniki (quân tình nguyện), học viên sĩ quan, cảnh sát, và KGB lập hàng rào ở quảng trường và quay video những người tham gia. Tình hình leo thang vào khoảng 5 giờ chiều, khi quân đội được lệnh giải tán những người biểu tình. Cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình tiếp tục suốt đêm tại quảng trường và ở các nơi khác nhau ở Almaty.
Ngày thứ hai, các cuộc biểu tình biến thành bạo động dân sự với các cuộc đụng độ trên đường phố, tại các trường đại học, các khu ngoại ô giữa quân đội, druzhiniki (quân tình nguyện), các đơn vị dân quân tự vệ với sinh viên Kazakhstan. Nó trở thành một cuộc đối đầu trên quy mô lớn. Các cuộc đụng độ chỉ có thể được kiểm soát vào ngày thứ ba. Theo sau sự kiện Almaty, tiếp tục nổ ra các cuộc biểu tình nhỏ hơn và các cuộc biểu tình tại Shymkent, Pavlodar, Karaganda và Taldykorgan.
Theo báo cáo của chính quyền Kazakhstan SSR ước tính rằng các cuộc bạo loạn đã thu hút 3000 người. Các ước tính khác cũng cho biết có khoảng 30.000 đến 40.000 người tham gia biểu tình với 5.000 người bị bắt và bị bỏ tù và một số thương vong không rõ. Lãnh đạo Jeltoqsan nói rằng hơn 6000 người đã tham gia biểu tình.
Theo chính phủ Cộng hòa Xô viết Kazakhstan, có 2 trường hợp tử vong trong các cuộc bạo loạn, trong đó có 1 nhân viên cảnh sát tình nguyện và 1 sinh viên. Cả hai đều đã chết vì cú đánh vào đầu.
Khoảng 100 người khác đã bị bắt giữ và một số người khác bị kết án trong các trại lao động. Nguồn được trích dẫn bởi Thư viện Quốc hội cho rằng ít nhất 200 người đã thiệt mạng hoặc bị hành quyết ngay sau đó. Một số thống kê khác ước tính thiệt mạng hơn 1000. Nhà văn Mukhtar Shakhanov nói rằng một sĩ quan KGB làm chứng rằng 168 người biểu tình đã thiệt mạng, nhưng con số này vẫn chưa được xác nhận cũng như hầu hết các tài liệu về Jeltoksan lưu trữ ở Moscow.
Năm 1987.
Xô Viết Trung ương - Chế độ dân chủ đơn đảng.
Từ ngày 28 đến 30 tháng 1 năm 1987 Tại phiên họp của Ủy ban Trung ương, Mikhail Gorbachev đề nghị một chính sách mới về 'dân chủ' trong xã hội Liên Xô. Cụ thể ông cho rằng cuộc bầu cử Đảng Cộng sản trong tương lai nên cung cấp sự lựa chọn giữa nhiều ứng cử viên dưới hình thức bỏ phiếu kín, tuy nhiên các đại biểu Cộng sản Liên Xô tại Hội nghị đã từ chối đề nghị của Gorbachev và hướng đi dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản không bao giờ được thực hiện. Ngoài ra Gorbachev dần dần mở rộng phạm vi của Glasnost, và tuyên bố không có vấn đề gì bị giới hạn không được bàn thảo trên truyền thông, mặc dù vậy tầng lớp trí thức vẫn rất thận trọng và họ mất gần một năm để bắt đầu hưởng ứng những lời vận động của Gorbachev. Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương, kêu gọi hỗ trợ của nhân dân để đổi lấy việc mở rộng các quyền tự do.
Ngày 7 tháng 2 năm 1987 hàng chục tù nhân chính trị được trả tự do, họ là những người thuộc nhóm đầu tiên được phóng thích, từ khi Khrushchev lên nắm quyền trong thập niên 1950. Ngày 6 tháng 5 năm 1987 Pamyat, một nhóm Dân tộc chủ nghĩa Nga, đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Moscow. Nhà chức trách đã không giải tán cuộc biểu tình, mà còn ngăn chặn xe cộ cho phép những người biểu tình đi qua, khi họ tuần hành đến một cuộc gặp gỡ với Boris Yeltsin, người đứng đầu chi bộ Đảng Cộng sản ở Moskva, và là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Gorbachev trong Bộ Chính trị tại thời điểm đó. Ngày 25 tháng 7 năm 1987 một nhóm 300 người Tatar Krym, nhằm kêu gọi quyền được trở về quê hương Krym nơi họ bị trục xuất năm 1944, đã tổ chức một cuộc biểu tình trong vài giờ gần bức tường Kremli, cảnh sát và binh lính chỉ đứng nhìn vì không có lệnh giải tán biểu tình.
Ngày 10 tháng 9 năm 1987, sau khi Yegor Ligachev, một nhân vật theo đường lối cứng rắn trong Bộ Chính trị, cho phép hai cuộc biểu tình trên đường phố Moskva, Boris Yeltsin đã viết đơn từ chức trong khi Gorbachev đang đi nghỉ trên Biển Đen. Khi Gorbachev nhận được bức thư ông đã choáng váng - không ai trong lịch sử Liên Xô đã tự nguyện rút lui khỏi hàng ngũ của Bộ Chính trị. Vào ngày 27 Tháng 10 năm 1987 trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô, Yeltsin thất vọng vì Gorbachev đã không giải quyết bất kỳ vấn đề được nêu trong lá thư từ chức của ông yêu cầu trình bày. Ông bày tỏ sự bất mãn của mình với tốc độ cải cách chậm chạp trong xã hội và phe đối lập với ông từ Ligachev làm cho vị trí của mình không đứng vững, trước khi yêu cầu được từ chức từ Bộ Chính trị. Bên cạnh thực tế là không ai đã từng rút khỏi Bộ Chính trị, không ai trong đảng đã từng có sự táo bạo để nói chuyện với một lãnh đạo của đảng theo cách như vậy trước mặt Ủy ban Trung ương kể từ Leon Trotsky trong những năm 1920. Đáp trả, Gorbachev cáo buộc Yeltsin là "non nớt về chính trị" và "hoàn toàn không có trách nhiệm". Không ai trong Ủy ban Trung ương ủng hộ Yeltsin.
Chỉ trong vài ngày tin tức về hành động không chịu phục tùng của Yeltsin bị rò rỉ và tin đồn về "diễn văn bí mật" của ông tại Trung ương lan rộng ra khắp Moskva. Ngay sau đó các phiên bản giả tạo về bài diễn văn được loan truyền. Đây là sự khởi đầu về việc tái xây dựng hình ảnh của Yeltsin là một kẻ nổi loạn, làm tiếng tăm ông tiếp tục tăng lên như một nhân vật chống đối. Bốn năm tiếp theo của cuộc đấu tranh chính trị giữa Yeltsin và Gorbachev là một trong những nhân tố chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Ngày 11 tháng 11 năm 1987 Yeltsin đã bị miễn nhiệm vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Moskva.
Vùng Baltic – cuộc biểu tình đòi độc lập.
Ngày 23 tháng 8 năm 1987, nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày ký Hiệp ước Xô-Đức giữa Adolf Hitler và Joseph Stalin, giao ba nước Baltic độc lập vào phạm vi ảnh hưởng Liên Xô vào năm 1940, hàng ngàn người biểu tình ở thủ đô của cả ba nước Baltic, ca hát quốc ca ủng hộ độc lập và nghe các bài phát biểu đầy thách thức chỉ trích chính quyền trung ương Liên Xô. Các cuộc biểu tình bị lên án nặng nề trên các báo chí chính thức và bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ, nhưng không bị gián đoạn.
Litva.
Ngày 14 tháng 6 năm 1987, khoảng 5000 người tụ tập ở Đài Tưởng niệm Tự do và đặt hoa để tưởng niệm sự kiện Stalin cho di dân tập thể người Litva năm 1941. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên để tưởng niệm một sự kiện mà xảy ra khác với lời nhà nước Liên Xô tường thuật. Việc nhà cầm quyền đã không dập tắt những cuộc biểu tình, khiến cho nhiều cuộc biểu tình trở nên lớn hơn tại khắp mọi nơi ở các nước Baltic. Kỷ niệm lớn kế tiếp sau sau cuộc biểu tình phản đối Hiệp ước Xô - Đức là vào ngày 18 tháng 11, ngày độc lập của Latvia vào năm 1918. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1987, hàng trăm cảnh sát và dân sự có vũ trang ngăn chận đường vào quảng trường để ngăn ngừa những lễ kỷ niệm tại đài Tưởng niệm Tự do, nhưng dù vậy hàng ngàn đã xuống đường ở Riga phản đối trong im lặng.
Estonia.
Vào mùa xuân 1987, một phong trào phản đối nổi dậy chống lại những hầm mỏ phosphate ở Estonia. Những chữ ký được thu thập và ở Tartu, các sinh viên tụ tập lại sảnh đường chính của trường đại học để bày tỏ sự thiếu tin tưởng của họ vào chính phủ. Tại một cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 5 năm 1987, những người trẻ tuổi đã xuống đường với biểu ngữ mặc dù bị cấm. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1987, các tù nhân chính trị cũ thành lập nhóm MRP-AEG (Estonians for the Public Disclosure of the Molotov-Ribbentrop Pact) (những người Estonia ủng hộ việc vạch trần công khai Hiệp ước Xô-Đức), mà được dẫn đầu bởi Tiit Madisson. Trong tháng 9 năm 1987, báo "Edasi" phát hành một kiến nghị Edgar Savisaar, Siim Kallas, Tiit Made, và Mikk Titma hô hào sự chuyển đổi của Estonia sang một nước tự trị. Ban đầu nó hướng tới sự độc lập về kinh tế, sau đó một phần nào về sự tự trị về chính trị, Chương trình có tên là, "Isemajandav Eesti" ("A Self-Managing Estonia") (Một Estonia tự quản lý). Vào ngày 21 tháng 10, một nhóm biểu tình đã xuống đường để tưởng niệm những người đã hi sinh trong thời kỳ 1918–1920 (chiến tranh giành độc lập Estonia) tại Võru, dẫn tới xung đột với nhóm võ trang. Lần đầu tiên trong nhiều năm, cờ quốc gia Estonia, Xanh, Đen, Trắng được thấy ở nơi công cộng.
Armenia: Những lo ngại về môi trường và Nagorno-Karabakh.
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1987, khoảng 3.000 người Armenia biểu tình tại Yerevan than phiền về tình trạng tại hồ Lake Sevan, nhà máy hóa học Nairit, nhà máy hạt nhân Metsamor, và vấn đề ô nhiễm không khí tại Yerevan. Cảnh sát cố gắng ngăn chận cuộc biểu tình, nhưng không làm gì để cản nó khi cuộc tuần hành bắt đầu. Cuộc biểu tình được lãnh đạo bởi các nhà văn người Armenia như Silva Kaputikian, Zori Balayan, và Maro Margarian và các lãnh tụ của tổ chức quốc gia sống còn. Cuộc tuần hành phát xuất từ công trường nhà hát lớn sau khi những người phát biểu, hầu hết là các trí thức, đã nói chuyện với đám đông.
Ngày hôm sau đó, 1.000 người Armenia đã tham dự vào một cuộc biểu tình khác kêu gọi cho quyền quốc gia Armenia ở Karabagh. Những người biểu tình mang áp phích đòi sáp nhập Cộng hòa Tự trị Nakhchivan và Nagorno-Karabakh vào Armenia. Cảnh sát đã cố gắng dùng vũ lực để ngăn chận cuộc tuần hành và sau một vài sự cố, đã giải tán những người biểu tình. Có vẻ là tại Nagorno-Karabakh sẽ xảy ra những cuộc bạo động trong năm tới.
Năm 1988.
Sự mất kiểm soát của chính quyền trung ương.
Năm 1988 Gorbachev bắt đầu mất đi sự kiểm soát trong 2 vùng nhỏ nhưng nhiều rắc rối của Liên Xô, khi mà các nước Cộng hòa Baltic đã giành được chính quyền từ các mặt trận nhân dân, và vùng Kavkaz rơi vào bạo lực và nội chiến.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1988, ngày thứ 4 cũng là ngày cuối của đại hội đảng lần thứ 19, Gorbachev đã thành công vào giờ chót khi nhận được sự ủng hộ của các đại biểu cho việc thành lập một hội đồng lập pháp tối cao.
Sự bảo thủ của những lớp người cũ đã thúc đẩy Gorbachev tiến hành một loạt thay đổi trong hiến pháp nhằm chia tách Đảng và nhà nước và cô lập các thành viên đối lập bảo thủ trong Đảng.
Chi tiết bản đề xuất về 1 quốc hội mới được phát hành vào ngày 2-10, để khởi động cho cơ quan lập pháp tối cao mới của Liên Xô.
Trong phiên họp hội nghị (29/11-1/12) đã thông qua sự sửa đổi hiến pháp nhà nước năm 1977, ban hành luật cải tổ bầu cử, và chọn 26/3/1989 làm ngày bầu cử.
29/11 Liên Bang đã ngưng việc phá nhiễu sóng tất cả các đài truyền thanh ngoại quốc, cho phép người dân Liên Xô lần đầu tiên tiếp cận tự do các nguồn thông tin bên ngoài mà không chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Các nước Cộng Hòa Baltic.
Vào năm 1986-1987, Latvia đã đi tiên phong trong các nhà nước vùng Baltic trong việc thúc đẩy sự cải tổ. Năm 1988, Estonia đã đi đầu trong việc thiết lập mặt trận nhân dân trong các nước thuộc Liên Bang Xô Viết và bắt đầu gây ảnh hưởng đến chính sách nhà nước.
Mặt trận nhân dân Estonia.
Mặt trận nhân dân Estonia được thành lập vào tháng 4 năm 1988. Ngày 16 tháng 6 năm 1988, Gorbachev đã thay thế Karl Vaino, 1 lãnh đạo kì cựu bảo thủ của Đảng Cộng sản Estonia bằng 1 lãnh đạo theo đường hướng tự do Vaino Väljas, lúc đó đang là Đại sứ tại Nicaragua của Xô Viết.
Cuối tháng 6 năm 1988, Väljas đa phải nhượng bộ trước áp lực của Mặt trận nhân dân Estonia và công nhận tính hợp pháp của lá cờ xanh-trắng-đen của Estonia, và đồng thuận về việc sử dụng ngôn ngữ người Estonia là ngôn ngữ chính thức của nước cộng hòa này.
Ngày 2 tháng 10, Mặt trận nhân dân chính thức khởi động tranh luận, diễn thuyết chính trị tại Quốc hội trong 2 ngày. Väljas đã tham dự và mạo hiểm về việc có thể giúp Estonia trở thành hình mẫu cải cách và chính trị, đồng thời xoa dịu những thế lực đòi chia tách và các xu hướng cấp tiến khác.
Ngày 16 tháng 10 năm 1988, Hội đồng Tối cao Xô Viết của Estonia tuyên bố về sự thực hiện chủ quyền quốc gia dưới điều luật về sự ưu tiên của người Estonia. Nghị viện Estonia đã tuyên bố về sự sở hữu của nhà nước cộng hòa về tài nguyên tự nhiên như đất đai, sông hồ, rừng núi, mỏ khoáng sản và nền sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, ngân hàng nhà nước, đường sá, hệ thống dịch vụ riêng bên trong lãnh thổ Estonia.
Các nước Cộng hòa phương tây.
Phong trào dân chủ của Moldova.
Bắt đầu vào tháng 2 năm 1988, Phong trào Dân chủ Moldova (trước đây là Moldavia) đã tổ chức các cuộc họp công cộng, biểu tình và các lễ hội bài hát, dần dần tăng lên về quy mô và cường độ. Trên đường phố, trung tâm của các biểu hiện công cộng là Đài tưởng niệm vĩ đại Stephen ở Chişinău, và công viên liền kề chứa Aleea Clasicilor ("Con hẻm của kinh điển [của văn học]"). Vào ngày 15 tháng 1 năm 1988, để tưởng nhớ nhà thơ Mihai Eminescu tại bức tượng bán thân của ông trên Aleea Clasicilor, Anatol alaru đã đệ trình một đề nghị để tiếp tục các cuộc họp. Trong bài diễn văn công khai, phong trào kêu gọi thức tỉnh quốc gia, tự do ngôn luận, hồi sinh các truyền thống của người Moldova và để đạt được vị thế chính thức cho ngôn ngữ Rumani và trở lại bảng chữ cái Latinh. Việc chuyển từ "phong trào" (một hiệp hội không chính thức) sang "mặt trận" (một hiệp hội chính thức) được coi là một "nâng cấp" tự nhiên một khi phong trào đạt được động lực với công chúng, và chính quyền Liên Xô không còn cấm đoán nữa.
Biểu tình ở Lviv, Ukraine.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1988, khoảng 500 người đã tham gia một cuộc tuần hành do Câu lạc bộ Văn hóa Ukraine tổ chức trên phố Khreschatyk của Kiev để kỷ niệm lần thứ hai của thảm họa hạt nhân Chernobyl, mang theo những tấm bảng với khẩu hiệu như "Sự cởi mở và Dân chủ đến cùng". Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1988, người Công giáo Ukraine ở miền tây Ukraine đã tổ chức lễ kỷ niệm Thiên niên kỷ của Kitô giáo ở Kievan Rus 'bằng cách tổ chức các dịch vụ trong các khu rừng Buniv, Kalush, Hoshiv và Zarvanytsia. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1988, khi lễ kỷ niệm chính thức của Thiên niên kỷ được tổ chức tại Moscow, Câu lạc bộ Văn hóa Ukraine đã tổ chức các buổi quan sát của riêng mình tại Kiev tại đài tưởng niệm Thánh Volodymyr Đại đế, hoàng tử vĩ đại của Kievan Rus.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 1988, khoảng 6.000 đến 8.000 người đã tập trung tại Lviv để nghe các diễn giả tuyên bố không tin tưởng vào danh sách đại biểu địa phương tham dự hội nghị của Đảng Cộng sản 19, bắt đầu vào ngày 29 tháng 6. Vào ngày 21 tháng 6, một cuộc mít tinh ở Lviv đã thu hút 50.000 người, đã nghe về một danh sách đại biểu sửa đổi. Nhà chức trách đã cố gắng giải tán cuộc biểu tình trước sân vận động Druzhba. Vào ngày 7 tháng 7, khoảng 10.000 đến 20.000 người đã chứng kiến sự ra mắt của Mặt trận Dân chủ để thúc đẩy chính sách Perestroika. Vào ngày 17 tháng 7, một nhóm 10.000 người đã tập trung tại ngôi làng Zarvanytsia cho các dịch vụ Thiên niên kỷ do Đức Giám mục Công giáo Hy Lạp-Pavlo Vasylyk tổ chức. Dân quân đã cố gắng giải tán những người tham dự, nhưng hóa ra đó là tập hợp lớn nhất của người Công giáo Ukraine kể từ khi Stalin ngoài vòng pháp luật vào năm 1946. Vào ngày 4 tháng 8, được gọi là "Thứ năm đẫm máu", chính quyền địa phương đã đàn áp mạnh mẽ một cuộc biểu tình được tổ chức bởi Mặt trận Dân chủ để Thúc đẩy Perestroika. Bốn mươi mốt người đã bị giam giữ, phạt tiền hoặc bị kết án 15 ngày bị bắt giữ hành chính. Vào ngày 1 tháng 9, chính quyền địa phương đã di dời dữ dội 5.000 sinh viên tại một cuộc họp công cộng thiếu sự cho phép chính thức tại Đại học bang Ivan Franko.
Vào ngày 13 tháng 11 năm 1988, khoảng 10.000 người đã tham dự một cuộc họp chính thức được tổ chức bởi tổ chức di sản văn hóa Spadschyna, câu lạc bộ sinh viên Đại học Kyiv Hromada, và các nhóm môi trường Zelenyi Svit ("Thế giới xanh") và Noosfera, để tập trung vào các vấn đề sinh thái. Từ ngày 14 tháng 11 nhà hoạt động người Ukraine nằm trong số 100 người ủng hộ nhân quyền, quốc gia và tôn giáo được mời thảo luận về nhân quyền với các quan chức Liên Xô và phái đoàn của Ủy ban An ninh và Hợp tác Hoa Kỳ tại Châu Âu (còn được gọi là Ủy ban Helsinki). Vào ngày 10 tháng 12, hàng trăm người đã tập trung tại Kiev để theo dõi Ngày Quốc tế Nhân quyền tại một cuộc mít tinh do Liên minh Dân chủ tổ chức. Việc tập trung trái phép dẫn đến việc bắt giữ các nhà hoạt động địa phương.
Kurapaty, Belarus.
Partyja BPF (Mặt trận bình dân Belarus) được thành lập năm 1988 với tư cách là một đảng chính trị và phong trào văn hóa cho dân chủ và độc lập, đó là các nước cộng hòa Baltic, các mặt trận phổ biến. Việc phát hiện ra những ngôi mộ tập thể ở Kurapaty bên ngoài Minsk của nhà sử học Zianon Pazniak, nhà lãnh đạo đầu tiên của Mặt trận bình dân Belarus, đã tạo thêm động lực cho phong trào dân chủ và ủng hộ độc lập ở Belarus. ông tuyên bố rằng chính lực lượng NKVD của Liên Xô đã thực hiện các vụ giết người bí mật ở Kurapaty. Ban đầu, Mặt trận có tầm nhìn quan trọng trong nhiều hành động công khai của nó hầu như luôn kết thúc trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và lực lượng an ninh Liên Xô KGB.
Năm 1989.
Moscow: Giới hạn dân chủ hóa.
Mùa xuân năm 1989, Liên bang Xô viết thực hiện một cải cách chính trị lớn, mặc dù có giới hạn, lần đầu tiên kể từ năm 1917, khi người dân bầu Đại hội đồng nhân dân mới. Việc phát sóng truyền hình trực tiếp về các cuộc thảo luận của cơ quan lập pháp không còn bị kiểm duyệt. Những người đã chứng kiến các lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây bị thẩm vấn và chịu trách nhiệm. Ví dụ này thúc đẩy một thử nghiệm giới hạn với nền chính trị ở Ba Lan, nhanh chóng dẫn đến việc lật đổ chính phủ cộng sản ở Warsaw vào mùa hè - sau đó đã làm nảy sinh các cuộc nổi dậy lật đổ chủ nghĩa cộng sản tại năm nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw trước năm 1989 và Bức tường Berlin sụp đổ. Những sự kiện này cho thấy nhiều người ở Đông Âu và Liên bang Xô viết không ủng hộ động lực của Gorbachev để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản, thay vào đó, "họ muốn lật đổ nó hoàn toàn".
Đây cũng là năm CNN trở thành đài truyền hình không thuộc Liên Xô đầu tiên được phép chiếu các chương trình tin tức truyền hình tới Moscow. CNN chính thức chỉ dành cho khách nước ngoài ở Savoy Hotel, nhưng người dân Moscow nhanh chóng học cách thu tín hiệu trên TV tại nhà của họ. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến cách người Liên Xô nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra ở đất nước Liên Xô, và việc kiểm duyệt của chính phủ gần như bị bỏ mặc.
Bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân Liên bang Xô viết.
Thời gian đề cử kéo dài một tháng cho các ứng cử viên của Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô kéo dài cho đến ngày 24 tháng 1 năm 1989. Trong tháng tới, lựa chọn trong số 7.531 ứng cử viên cấp huyện đã diễn ra tại các cuộc họp do ủy ban bầu cử cấp bầu cử tổ chức. Vào ngày 7 tháng 3, một danh sách cuối cùng gồm 5.074 ứng cử viên đã được công bố, khoảng 85% là đảng viên.
Trong hai tuần trước 1.500 cuộc bầu cử cấp huyện, các cuộc bầu cử để lấp đầy 750 ghế dành riêng cho các tổ chức nhà nước, được tranh cử bởi 880 ứng cử viên, đã được tổ chức. Trong số các ghế này, 100 ghế được giao cho CPSU, 100 cho Hội đồng Công đoàn Trung ương Liên minh, 75 cho Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomol), 75 cho Ủy ban Phụ nữ Liên Xô, 75 cho Tổ chức Chiến tranh và Lao động Cựu chiến binh và 325 cho các tổ chức khác như Học viện Khoa học. Quá trình lựa chọn được thực hiện vào tháng Tư.
Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 26 tháng 3, sự tham gia của cử tri là ấn tượng ở mức 89,8%, và 1.958 (bao gồm 1.225 ghế quận) của 2.250 ghế CPD đã được lấp đầy. Ở cấp huyện, các cuộc bầu cử đã được tổ chức tại 76 khu vực bầu cử vào ngày 2 và 9 tháng 4 và các cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 20 và 14 tháng Tư đến ngày 23 tháng Năm, Trong 199 khu vực bầu cử còn lại, nơi đa số tuyệt đối bắt buộc không đạt được. Trong khi hầu hết các ứng cử viên được CPSU ủng hộ đều được bầu, hơn 300 người đã thua các ứng cử viên độc lập như Yeltsin, nhà vật lí Andrei Sakharov và luật sư Anatoly Sobchak.
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội nhân dân mới, từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6, những người kiên định lập trường vẫn giữ quyền kiểm soát nhưng các nhóm cấp tiến đã sử dụng cơ quan lập pháp làm nền tảng cho cuộc tranh luận, phê bình và chỉ trích - được phát sóng trực tiếp và không kiểm duyệt. Điều này đã tác động lớn đến công chúng. Vào ngày 29 tháng 5, Yeltsin đã xoay xở để bảo vệ vị trí của ông trong Hội đồng Xô viết Tối cao, và vào mùa hè ông đã thành lập phe đối lập đầu tiên, Nhóm đại biểu Liên Vùng, gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do của Nga. Soạn nhóm lập pháp cuối cùng ở Liên Xô, những người được bầu vào năm 1989 đóng vai trò quan trọng trong cải cách và sự tan rã cuối cùng của Liên Xô trong hai năm tới.
Vào ngày 30 tháng 5 năm 1989, Gorbachev đã đề xuất các cuộc bầu cử địa phương trên toàn quốc, được lên lịch vào tháng 11 năm 1989, được hoãn lại cho đến đầu năm 1990 vì vẫn chưa có luật điều chỉnh bầu cử. Điều này được một số người coi là một sự nhượng bộ cho các quan chức Đảng địa phương, những người lo ngại rằng họ sẽ bị cuốn vào quyền lực trong một làn sóng quan điểm chống thành lập.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Xô viết tối cao đã bỏ phiếu để loại bỏ các ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và các tổ chức chính thức khác trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương. Sau cuộc tranh luận gay gắt, 542 thành viên Hội đồng Xô viết Tối cao đã thông qua với số phiếu bầu áp đảo 254-85 (với 36 người không tham gia). Quyết định cũng yêu cầu sửa đổi một nửa hiến pháp, được phê chuẩn bởi toàn thể đại hội, hoàn thiện vào ngày 25 tháng 12. Hiến pháp mới cũng thông qua các biện pháp cho phép bầu cử trực tiếp những người đứng đầu của mỗi nước trong số 15 nước cộng hòa thành viên. Gorbachev đã kịch liệt phản đối quy định này trong một cuộc tranh luận nhưng đã thất bại.
Cuộc bỏ phiếu mở rộng quyền lực của các nước cộng hòa trong các cuộc bầu cử địa phương, cho phép họ tự quyết định cách tổ chức bầu cử. Latvia, Litva và Estonia đã đề xuất một đạo luật cho phép người dân bầu cử tổng thống trực tiếp. Cuộc bầu cử địa phương ở tất cả các nước cộng hòa đã được lên kế hoạch diễn ra từ tháng 12 đến tháng 3 năm 1990.
Các quốc gia vệ tinh mất kiểm soát.
Sáu quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw của Đông Âu, mặc dù đã giành độc lập trên danh nghĩa, vẫn được công nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế là các nhà nước vệ tinh của Liên Xô. Tất cả ba quốc gia này đã bị chiếm giữ bởi Hồng quân Liên Xô năm 1945 khi họ truy kích Đức Quốc xã, có các nhà nước xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô viết, và đã bị hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do hành động trong các vấn đề trong nước hoặc quốc tế. Bất kỳ động thái nào nhằm đòi nền độc lập thực sự đã bị quân đội Liên Xô đè bẹp - trong Cách mạng Hungary năm 1956 và Mùa xuân Prague năm 1968. Gorbachev đã từ bỏ học thuyết Brezhnev tốn kém, ông ủng hộ việc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các đồng minh Đông Âu - Gorbachev gọi đùa đây là học thuyết Sinatra trong một phần có trong đến bài hát "My Way" của Frank Sinatra.
Baltic "Một chuỗi của sự tự do".
Đường Baltic hoặc Chuỗi Baltic (cũng là Chuỗi Tự do tiếng Estonia: Balti kett, tiếng Latvia: Baltijas ceļš, tiếng Litva: Baltijos kelias, tiếng Nga: Балтийский путь) là một cuộc biểu tình chính trị hòa bình vào ngày 23 tháng 8 năm 1989. Ước tính có khoảng 2 triệu người tham gia vào cuộc biểu tình để hình thành một chuỗi người kéo dài 600 kilômét (370 dặm) trên khắp 3 nước: Estonia, Latvia và Litva, những quốc gia đã bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1944. Cuộc biểu tình khổng lồ này đã đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày ký kết hiệp ước Xô - Đức ("Còn gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentro"), hiệp ước chia phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu giữa Liên Xô và Đức Quốc xã, đã dẫn đến việc Liên Xô xâm lược, chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic vào năm 1940.
Vào tháng 12 năm 1989, Đại hội đại biểu nhân dân đã chấp nhận - và Gorbachev đã ký - báo cáo của Ủy ban Yakovlev, lên án các điều khoản bí mật của hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Liên Xô và Đức Quốc xã.
Sự phân chia Đảng Cộng sản của Litva.
Trong cuộc bầu cử tháng 3 năm 1989 cho Đại hội Dân biểu, 36 trong số 42 đại biểu từ Litva là những ứng viên từ phong trào quốc gia độc lập Sąjūdis. Đây là chiến thắng lớn nhất cho bất kỳ tổ chức dân tộc chủ nghĩa nào trong Liên Xô và là một thất bại nặng nề đối với Đảng Cộng sản Litva cho thấy sự phản đối ngày càng tăng đối với nó.
Ngày 7 tháng 12 năm 1989, Đảng Cộng sản Litva dưới sự lãnh đạo của Algirdas Brazauskas, đã tách khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và từ bỏ yêu sách của mình để có một "vai trò lãnh đạo" hiến pháp trong chính trị. Một nhánh nhỏ hơn của Đảng Cộng sản do Mykolas Burokevičius đứng đầu, đã được thành lập và vẫn liên kết với CPSU. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản cầm quyền của Litva chính thức độc lập khỏi sự kiểm soát của Moscow - lần đầu tiên điều này xảy ra ở Liên Xô - dẫn tới một trận động đất chính trị khiến Gorbachev phải sắp xếp chuyến thăm Litva vào tháng sau trong một nỗ lực vô ích để đưa đảng Cộng sản Litva trở lại dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Năm sau, Đảng Cộng sản đã mất quyền lực hoàn toàn trong các cuộc bầu cử quốc hội đa đảng, Vytautas Landsbergis trở thành tổng thống phi Cộng sản đầu tiên của Litva kể từ khi bị sáp nhập vào Liên Xô.
Caucasus.
Phong tỏa Azerbaijan.
Ngày 16 tháng 7 năm 1989, Mặt trận Nhân dân Azerbaijan đã tổ chức đại hội đầu tiên và bầu Abulfaz Elchibey, người sẽ trở thành Tổng thống và chủ tịch. Vào ngày 19 tháng 8, 600.000 người biểu tình đã làm kẹt cứng Quảng trường Lenin ở Baku (nay là Quảng trường Azadliq) để yêu cầu thả các tù nhân chính trị. ITrong nửa cuối năm 1989, vũ khí được trao cho Nagorno-Karabakh. Khi Karabakhis nắm giữ cánh tay nhỏ để thay thế súng săn và nỏ, thương vong bắt đầu gắn kết; cây cầu bị thổi bay, đường bị phong tỏa, và con tin bị bắt.
Trong một chiến thuật mới và hiệu quả, Mặt Trận Nhân Dân đã phát động phong tỏa đường sắt của Armenia, gây ra tình trạng thiếu xăng và thực phẩm vì 85% hàng hóa của Armenia đến từ Azerbaijan. Dưới áp lực từ Mặt trận Phổ biến, các nhà chức trách Cộng sản ở Azerbaijan bắt đầu nhượng bộ. Vào ngày 25 tháng 9, họ đã thông qua một luật tối cao đã ưu tiên luật Azerbaijan, và vào ngày 4 tháng 10, Mặt Trận Nhân Dân được phép đăng ký như một tổ chức hợp pháp miễn là nó dỡ bỏ phong tỏa. Giao thông vận tải giữa Azerbaijan và Armenia chưa bao giờ hoàn toàn hồi phục. Căng thẳng tiếp tục leo thang và vào ngày 29 tháng 12, các nhà hoạt động Mặt trận nổi tiếng đã bắt giữ các văn phòng đảng địa phương ở Jalilabad, làm hàng chục người bị thương.
Thành viên Ủy ban Karabakh của Armenia được thả.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1989, 11 thành viên của Ủy ban Karabakh, người đã bị cầm tù mà không bị xét xử tại nhà tù Matrosskaya Tishina của Matxcơva, được thả ra, và trở về nhà được chào đón anh hùng. Ngay sau khi được thả, Levon Ter-Petrossian, một học giả, được bầu làm chủ tịch Phong trào Quốc gia đối lập Pan-Armenian chống cộng sản, và sau đó tuyên bố rằng vào năm 1989, ông bắt đầu xem xét độc lập hoàn toàn.
Vụ nổ súng ở Tbilisi, Gruzia.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1989, quân đội Liên Xô và các xe tăng bọc thép đã được gửi đến Tbilisi sau hơn 100.000 người biểu tình phản đối trước trụ sở Đảng Cộng sản Gruzia với các biểu ngữ kêu gọi Gruzia rút khỏi Liên bang Xô viết và Abkhazia phải được sáp nhập hoàn toàn vào Gruzia. Sau khi xung đột leo thang, vào ngày 9 tháng 4 năm 1989, quân Liên Xô đã nổ súng những người biểu tình; khoảng 20 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Sự kiện này đã thúc đẩy chính trị Gruzia, khiến nhiều người phải kết luận rằng độc lập là thích hợp hơn là thành viên tự trị thuộc Liên Xô. Vào ngày 14 tháng 4, Gorbachev đã cho bãi nhiệm Jumber Patiashvili là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Gruzia và thay thế ông ta với cựu giám đốc KGB của Gruzia là Givi Gumbaridze.
Vào ngày 16 tháng 7 năm 1989, tại thủ đô Sukhumi của Abkhazia, một cuộc biểu tình chống lại việc mở một chi nhánh đại học Gruzia tại thị trấn đã dẫn đến bạo lực nhanh chóng bị biến thành cuộc đối đầu bạo lực giữa các dân tộc, trong đó 18 người chết và hàng trăm người bị thương trước quân đội Liên Xô can thiệp để ổn định trật tự. Cuộc bạo động này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc xung đột Gruzia-Abkhaz.
Các nước cộng hòa phương Tây.
Mặt trận Nhân Dân Moldova.
Trong ngày 26 tháng 3 năm 1989, cuộc bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân, 15 trong số 46 đại biểu của Moldavian được gửi tới Moscow là những người ủng hộ phong trào Dân chủ / Dân chủ. Mặt trận phổ biến của Đại hội thành lập Moldova diễn ra hai tháng sau đó, vào ngày 20 tháng 5 năm 1989. Trong đại hội lần thứ hai (30 tháng 6 - 1 tháng 7 năm 1989), Ion Hadârcă được bầu làm chủ tịch.
Một loạt các cuộc biểu tình được gọi là Quốc hội lớn (tiếng Romania: Marea Adunare Naţională) là thành tựu lớn đầu tiên của Mặt trận. Các cuộc biểu tình đại chúng như vậy, bao gồm một cuộc biểu tình của 300.000 người vào ngày 27 tháng 8, đã thuyết phục Liên Xô Tối cao Moldavian vào ngày 31 tháng 8 để áp dụng luật ngôn ngữ làm cho Moldovan trở thành ngôn ngữ chính thức, và thay thế bảng chữ cái Cyrillic bằng các ký tự Latinh.
Phong trào Rukh ở Ukraina.
Ở Ukraina, Lviv và Kiev đã tổ chức Ngày quốc khánh Ucraina vào ngày 22 tháng 1 năm 1989. Hàng ngàn người tập trung tại Lviv vì một dịch vụ tôn giáo trái phép ở phía trước Nhà thờ St. George. Tại Kiev, 60 nhà hoạt động đã gặp nhau trong một căn hộ ở Kiev để kỷ niệm tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Ucraina năm 1918. Vào ngày 11-12 tháng 2 năm 1989, Hội Ngôn ngữ Ucraina đã tổ chức Đại hội thành lập. Ngày 15 tháng 2 năm 1989, việc thành lập Ủy ban sáng kiến cho sự gia hạn của Giáo hội Chính thống Giáo phận người Ukraina đã được công bố. Chương trình và quy chế của phong trào đã được đề xuất bởi Liên minh Nhà văn Ukraine và đã được xuất bản trên tạp chí Literaturna Ukraina ngày 16 tháng 2 năm 1989. Tổ chức này báo trước những người bất đồng chính kiến Ucraina như Vyacheslav Chornovil.
Vào cuối tháng Hai, các cuộc biểu tình công khai lớn diễn ra tại Kiev để phản đối luật bầu cử, vào đêm trước ngày 26 tháng 3 tới Đại hội đại biểu Liên Xô, và kêu gọi từ chức Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine, Volodymyr Shcherbytsky, đắm mình trong vai trò "mastodon của sự trì trệ". Các cuộc biểu tình trùng hợp với chuyến thăm Ukraina của Tổng thống Xô viết Gorbachev. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1989, từ 20.000 đến 30.000 người đã tham gia một dịch vụ tưởng niệm đại kết không được đề cập ở Lviv, đánh dấu kỷ niệm cái chết của nghệ sĩ Ucraina thế kỷ 19 và dân tộc Taras Shevchenko.
Vào ngày 4 tháng 3 năm 1989, Hội Tưởng niệm, cam kết tôn vinh các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và làm sạch xã hội của các thực hành của Liên Xô, được thành lập tại Kiev. Một cuộc biểu tình công khai được tổ chức vào ngày hôm sau. Vào ngày 12 tháng 3, một cuộc họp trước cuộc bầu cử được tổ chức tại Lviv bởi Liên đoàn Helsinki Ucraina và Hội Marian Myloserdia (lòng từ bi) đã bị phân tán dữ dội, và gần 300 người đã bị giam giữ. Vào ngày 26 tháng 3, các cuộc bầu cử đã được tổ chức tại đại hội công đoàn của đại biểu nhân dân; cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 9 tháng 4, 14 tháng 5 và 21 tháng Năm. Trong số 225 đại biểu Ucraina, hầu hết đều là người bảo thủ, mặc dù một số tiến bộ đã thực hiện việc cắt giảm.
Từ ngày 20 đến 23 tháng 4 năm 1989, các cuộc họp trước bầu cử đã được tổ chức tại Lviv trong bốn ngày liên tiếp, thu hút đám đông lên đến 25.000 người. Hành động này bao gồm một một giờ cảnh cáo bạo loạn tại tám nhà máy và tổ chức địa phương. Đây là cuộc đình công lao động đầu tiên tại Lviv từ năm 1944. Vào ngày 3 tháng 5, một cuộc biểu tình trước cuộc bầu cử đã thu hút 30.000 người tại Lviv. Vào ngày 7 tháng 5, Hội Tưởng niệm đã tổ chức một cuộc họp quần chúng tại Bykivnia, một khu mộ tập thể nạn nhân của người Ba Lan bị xử bắn vào thời Stalin. Sau khi một cuộc diễu hành từ Kiev đến trang khu mộ, một cuộc tưởng niệm đã được tổ chức.
Từ giữa tháng 5 đến tháng 9 năm 1989, các giáo sĩ người Công giáo Hy Lạp đã biểu tình phản đối Arbat của Moscow để kêu gọi sự chú ý đến hoàn cảnh của Giáo hội của họ. Họ đặc biệt tích cực trong phiên họp tháng 7 của Hội đồng Giáo hội Thế giới được tổ chức tại Moscow. Cuộc biểu tình kết thúc với các vụ bắt giữ của nhóm vào ngày 18 tháng 9. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1989, hội nghị sáng lập của Hội Tưởng niệm khu vực Lviv đã được tổ chức. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1989, ước tính 100.000 tín hữu đã tham gia vào các dịch vụ tôn giáo công cộng ở Ivano-Frankivsk ở miền tây Ukraine, đáp ứng lời kêu gọi quốc tế của Hồng y Myroslav Lubachivsky cho một ngày cầu nguyện quốc tế.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 1989, Giáo xứ Chính thống Thánh Phêrô và Phao-lô của Nga thông báo sẽ chuyển sang Giáo hội Chính thống Giáo dân Do Thái của Ukraina. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1989, hàng chục nghìn người Ukraine đã phản đối dự luật bầu cử dự trữ những ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và cho các tổ chức chính thức khác: 50.000 người ở Lviv, 40.000 người ở Kiev, 10.000 người ở Zhytomyr, 5.000 người tại Dniprodzerzhynsk và Chervonohrad, và 2.000 ở Kharkiv. Từ ngày 8-10 tháng 10 năm 1989, nhà văn Ivan Drach được bầu làm thủ lĩnh Rukh, Phong trào Nhân dân Ukraine, tại đại hội thành lập của nó ở Kiev. Vào ngày 17 tháng 9, từ 150.000 đến 200.000 người đã hành quân ở Lviv, đòi hỏi sự hợp pháp hóa của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1989, việc khai quật một ngôi mộ tập thể bắt đầu ở Demianiv Laz, một bản chất bảo tồn ở phía nam của Ivano-Frankivsk. Vào ngày 28 tháng 9, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine Volodymyr Shcherbytsky, một sự tiếp quản từ thời Brezhnev, đã được thay thế bởi Vladimir Ivashko.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1989, một cuộc biểu tình hòa bình từ 10.000 đến 15.000 người đã bị giải tán bởi lực lượng dân quân trước sân vận động Druzhba của Lviv, nơi một buổi hòa nhạc kỷ niệm sự thống nhất đất nước của người Ukraine đã được tổ chức. Vào ngày 10 tháng 10, Ivano-Frankivsk là nơi diễn ra cuộc biểu tình trước bầu cử với sự tham dự của 30.000 người. Vào ngày 15 tháng 10, hàng nghìn người tụ họp ở Chervonohrad, Chernivtsi, Rivne và Zhytomyr; 500 ở Dnipropetrovsk; và 30.000 ở Lviv để phản đối luật bầu cử. Vào ngày 20 tháng 10, các tín hữu và giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Giáo chủ Tự trị Ukraina đã tham gia vào một hội đồng ở Lviv, là người đầu tiên kể từ khi bị cưỡng bức vào những năm 1930.
Vào ngày 24 tháng 10, Liên Xô Tối cao đã thông qua một đạo luật loại bỏ các ghế đặc biệt cho Đảng Cộng sản và các đại diện của các tổ chức chính thức khác. Vào ngày 26 tháng 10, hai mươi nhà máy ở Lviv đã tổ chức các cuộc đình công và các cuộc họp để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát ngày 1 tháng 10 và chính quyền không muốn truy tố những người chịu trách nhiệm. Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 10, hiệp hội môi trường Zelenyi Svit (bạn bè của trái đất - Ukraine) đã tổ chức đại hội thành lập, và vào ngày 27 tháng 10, Liên Xô Tối cao Ucraina đã thông qua một đạo luật loại bỏ tình trạng đặc biệt của đảng và các tổ chức chính thức khác.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Xô Viết tối cao của Ucraina tuyên bố có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1990, tiếng Ukraina sẽ là ngôn ngữ chính thức của Ukraine, trong khi tiếng Nga sẽ được sử dụng để giao tiếp giữa các nhóm sắc tộc. Cùng ngày Hội thánh của Biến hình ở Lviv rời Giáo hội Chính thống Nga và tự tuyên bố là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina. Ngày hôm sau, hàng ngàn người đã tham dự một lễ tưởng niệm tại Demianiv Laz, và một điểm đánh dấu tạm thời được đặt để chỉ ra rằng một tượng đài cho "nạn nhân của những áp bức 1939-1941" sẽ sớm được dựng lên.
Vào giữa tháng 11, Hội Ngôn ngữ tiếng Ukraina Shevchenko đã chính thức được đăng ký. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1989, một cuộc tụ tập công khai tại Kiev đã thu hút hàng ngàn người tang lễ, bạn bè và gia đình đến cuộc nổi dậy ở Ukraine của ba tù nhân của Trại Gulag khét tiếng số 36 tại Perm ở Dãy núi Ural: các nhà hoạt động nhân quyền Vasyl Stus, Oleksiy Tykhy, và Yuri Lytvyn. Phần còn lại của họ được tái tổ chức tại Nghĩa trang Baikove. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1989, một ngày cầu nguyện và nhịn ăn được Đức Hồng y Myroslav Lubachivsky tuyên bố, hàng ngàn tín hữu ở miền tây Ukraine đã tham gia vào các buổi lễ tôn giáo giữa Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Liên Xô Gorbachev. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1989, Hội đồng tôn giáo SSR của Ucraina ban hành nghị định cho phép các hội thánh Công giáo Ucraina đăng ký làm tổ chức pháp lý. Nghị định này được công bố vào ngày 1 tháng 12, trùng với một cuộc họp tại Vatican giữa giáo hoàng và tổng thống Liên Xô.
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, sự chấp hành chính thức đầu tiên của Ngày Nhân quyền Quốc tế được tổ chức tại Lviv. Vào ngày 17 tháng 12, khoảng 30.000 người đã tham dự một cuộc họp công cộng được tổ chức tại Kiev bởi Rukh để tưởng nhớ người đoạt giải Nobel Andrei Sakharov, người đã chết vào ngày 14 tháng 12. Vào ngày 26 tháng 12, Liên Xô tối cao của Ucraina SSR đã thông qua một đạo luật chỉ định Giáng sinh, Phục sinh và Ngày lễ chính thức của Chúa Ba Ngôi.
Vào tháng 5 năm 1989, một người bất đồng chính kiến Liên Xô, Mustafa Dzhemilev, được bầu làm lãnh đạo Phong trào Quốc gia Crimean Tatar mới thành lập. Ông cũng lãnh đạo chiến dịch đòi trả lại vùng Crimean cho người Tatars ở Crimea sau 45 năm dân tộc này sống ở vùng đất khác.
Belarus: Kurapaty.
Vào ngày 24 tháng 1 năm 1989, chính quyền Xô viết ở Byelorussia đã đồng ý với yêu cầu của phe đối lập dân chủ để xây dựng một tượng đài cho hàng ngàn người bị cảnh sát Liên Xô thời Stalin thảm sát, bắn vào rừng Kuropaty gần Minsk vào những năm 1930.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 1989, hàng ngàn người Byelorussians, tố cáo các nhà lãnh đạo địa phương, hành quân qua Minsk để yêu cầu dọn dẹp thêm vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 tại Ukraine. Có tới 15.000 người biểu tình đeo băng tay mang biểu tượng phóng xạ và mang lá cờ quốc gia màu đỏ và trắng bị cấm trong cơn mưa xối xả trong sự bất chấp lệnh cấm của chính quyền địa phương. Sau đó, họ tập trung ở trung tâm thành phố gần trụ sở chính phủ, người biểu tình yêu cầu Yefrem Sokolov từ chức (lãnh đạo Đảng Cộng sản của đảng Cộng hòa), và kêu gọi di tản nửa triệu người dân từ các vùng bị ô nhiễm phóng xạ.
Các nước cộng hòa Trung Á.
Fergana, Uzbekistan.
Hàng ngàn binh sỹ quân đội Liên Xô đã được gửi đến Thung lũng Fergana, phía đông nam thủ đô Tashkent của Uzbekistan, để tái lập trật tự sau khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa các sắc tộc, trong đó dân Uzbeks địa phương đã săn lùng các thành viên của dân tộc thiểu số Meskhetian trong vài ngày bạo loạn từ ngày 4-11 tháng 6 năm 1989; khoảng 100 người đã thiệt mạng. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1989, Gorbachev đã bãi nhiệm Rafiq Nishonov là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Uzbek SSR và thay thế ông bằng Karimov, người đã tiếp tục lãnh đạo Uzbekistan như một nước Cộng hòa Xô viết và sau này trở thành là một quốc gia độc lập.
Zhanaozen, Kazakhstan.
Tại Kazakhstan ngày 19 tháng 6 năm 1989, giới thanh niên mang súng, bom xăng, thanh sắt và đá nổi loạn ở Zhanaozen, làm một vài người thiệt mạng. Các thanh niên đã cố gắng chiếm một đồn cảnh sát và một trạm cấp nước. Họ lấy đi các phương tiện giao thông công cộng và đóng cửa các cửa hàng và các khu công nghiệp. Đến ngày 25 tháng 6, cuộc nổi loạn đã lan rộng đến năm thị trấn khác gần biển Caspian. Một đám đông khoảng 150 người trang bị gậy, đá và que kim loại tấn công đồn cảnh sát ở Mangishlak, từ Zhanaozen khoảng 90 dặm, trước khi họ bị giải tán bởi quân đội chính phủ bằng máy bay trực thăng. Những kẻ côn đồ điên cuồng tấn công Yeraliev, Shepke, Fort-Shevchenko và Kulsary, nơi họ đổ chất lỏng dễ cháy trên xe lửa nhà ở tạm thời công nhân và cho đốt cháy.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 1989, Gorbachev đã bãi nhiệm Gennady Kolbin (người dân tộc Nga được bổ nhiệm gây ra bạo loạn vào tháng 12 năm 1986) với tư cách là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Kazakhstan vì đã xử lý kém các sự kiện tháng 6 và thay thế ông bằng Nursultan Nazarbayev. người đã tiếp tục lãnh đạo Kazakhstan như một nước Cộng hòa Xô viết và sau này trở thành là một quốc gia độc lập.
Năm 1990.
Moscow mất 6 nước cộng hòa tự trị.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Ủy ban Trung ương của Đảng cộng sản Liên Xô chấp nhận đề nghị của Gorbachev rằng đảng từ bỏ độc quyền về quyền lực chính trị. Năm 1990, tất cả mười năm nước cộng hòa thành viên của Liên Xô đã tổ chức cuộc bầu cử cạnh tranh đầu tiên, với các nhà cải cách và dân tộc thiểu số giành được nhiều ghế. Đảng cộng sản Liên Xô đã thua cuộc bầu cử ở sáu nước cộng hòa tự trị:
Các nước cộng hòa cấu thành bắt đầu tuyên bố chủ quyền quốc gia của họ và bắt đầu một "cuộc chiến pháp luật" với chính quyền trung ương Moscow; họ bác bỏ luật pháp toàn công đoàn mâu thuẫn với luật pháp địa phương, khẳng định quyền kiểm soát đối với nền kinh tế địa phương và từ chối trả thuế. Tổng thống Landsbergis của Litva cũng đã miễn trừ những người Litva khỏi bị bắt giữ trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô. Cuộc xung đột này đã gây ra sự xáo trộn kinh tế khi các đường cung cấp bị gián đoạn và khiến nền kinh tế Liên Xô suy giảm trầm trọng.
Sự cạnh tranh giữa Liên Xô và CHXHCN Xô viết Liên bang Nga.
Ngày 4 tháng 3 năm 1990, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) đã tổ chức bầu cử tương đối tự do cho Đại hội đại biểu nhân dân Nga. Boris Yeltsin được bầu, đại diện cho Sverdlovsk, chiếm 72% số phiếu. Ngày 29 tháng 5 năm 1990, Yeltsin được bầu làm Chủ tịch Liên Xô Tối cao của CHXHCN Xô viết Liên bang Nga, mặc dù thực tế là Gorbachev đã yêu cầu các đại biểu Nga không bỏ phiếu cho ông.
Yeltsin được hỗ trợ bởi các thành viên dân chủ và bảo thủ của Liên Xô tối cao, những người tìm kiếm quyền lực trong tình hình chính trị đang phát triển. Một cuộc đấu tranh quyền lực mới xuất hiện giữa RSFSR và Liên Xô. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1990, Đại hội đại biểu nhân dân của RSFSR đã thông qua một tuyên bố chủ quyền. Ngày 12 tháng 7 năm 1990, Yeltsin từ chức khỏi Đảng Cộng sản trong một bài phát biểu đầy kịch tính tại Đại hội lần thứ 28.
Cộng hòa Baltic.
Litva.
Chuyến thăm của Gorbachev tới thủ đô Vilnius của Litva vào ngày 11-13 tháng 1 năm 1990, đã kích động một cuộc biểu tình ủng hộ độc lập với khoảng 250.000 người tham dự.
Vào ngày 11 tháng 3, quốc hội mới được bầu của SSR Litva đã bầu Vytautas Landsbergis, lãnh đạo của Sąjūdis, làm chủ tịch và tuyên bố Đạo luật Tái thiết lập Nhà nước Litva, khiến Litva trở thành Cộng hòa Liên Xô đầu tiên tách khỏi Liên Xô. Moscow phản ứng với một cuộc phong tỏa kinh tế, giữ cho quân đội ở Litva để "đảm bảo quyền của người dân tộc Nga".
Estonia.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1990, Đảng Cộng sản Estonia đã bỏ phiếu để tách khỏi Đảng cộng sản Liên Xô sau sáu tháng chuyển đổi.
Ngày 30 tháng 3 năm 1990, Hội đồng tối cao Estonia tuyên bố sự chiếm đóng của Liên Xô từ Estonia kể từ khi Thế chiến thứ hai trở thành bất hợp pháp và bắt đầu tái lập Estonia như một quốc gia độc lập.
Ngày 3 tháng 4 năm 1990, Edgar Savisaar thuộc Mặt trận Nhân Dân của Estonia được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Thủ tướng).
Latvia.
Latvia tuyên bố khôi phục độc lập vào ngày 4 tháng 5 năm 1990, với tuyên bố quy định giai đoạn chuyển tiếp để hoàn thành độc lập. Tuyên bố nói rằng mặc dù Latvia đã thực sự mất độc lập trong Thế chiến II, đất nước này vẫn còn là một quốc gia có chủ quyền vì việc sáp nhập đã vi phạm và chống lại ý chí của người Latvia. Tuyên bố cũng tuyên bố rằng Latvia sẽ căn cứ mối quan hệ của mình với Liên Xô trên cơ sở Hiệp ước Hòa bình Latvia - Xô viết năm 1920, trong đó Liên Xô công nhận nền độc lập của Latvia là bất khả xâm phạm "cho mọi thời đại trong tương lai". Ngày 4 tháng 5 giờ là ngày lễ quốc gia ở Latvia.
Ngày 7 tháng 5 năm 1990, Ivars Godmanis của Mặt trận Nhân Dân Latvia được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Thủ tướng Latvia).
Caucasus.
Tháng một đen của Azerbaijan.
Trong tuần đầu tiên của tháng 1 năm 1990, ở vùng ngoại ô Azerbaijan của Nakhchivan, Mặt trận Nhân Dân dẫn đầu đám đông trong bão và phá hủy các hàng rào biên giới và tháp canh dọc theo biên giới với Iran, và hàng ngàn người Xô viết Azerbaijan vượt qua biên giới để gặp người anh em họ hàng của họ ở Iran ở Azerbaijan. đây là lần đầu tiên Liên Xô mất quyền kiểm soát biên giới bên ngoài.
Căng thẳng dân tộc đã leo thang giữa người Armenia và Azerbaijan vào mùa xuân và mùa hè năm 1988. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1990, sau khi quốc hội Armenia bỏ phiếu bao gồm Nagorno-Karabakh trong phạm vi ngân sách của mình, cuộc chiến mới đã nổ ra, các con tin bị bắt và bốn lính Liên Xô bị giết. Vào ngày 11 tháng 1, các nhóm người của Mặt trận Nhân dân xông vào các tòa nhà bên và phá hủy các trụ sở của Đảng cộng sản ở thị trấn phía nam của Lenkoran. Gorbachev quyết tâm giành lại quyền kiểm soát Azerbaijan; các sự kiện xảy ra sau đó được gọi là "Black January". Cuối ngày 19 tháng 1 năm 1990, sau khi cho vô hiệu hóa đài truyền hình trung ương và cắt các đường dây điện thoại và radio, 26.000 quân Liên Xô tiến vào thủ đô của Azerbaijan, phá vỡ hàng rào, tấn công người biểu tình và giải tán những đám đông vào đêm đó và trong các cuộc đối đầu tiếp theo (kéo dài cho đến tháng Hai), hơn 130 người đã chết trong các vụ đụng độ, phần lớn trong số này là dân thường. Hơn 700 thường dân bị thương, hàng trăm người đã bị giam giữ vì tội tổ chức bạo loạn, nhưng chỉ có một vài người đã thực sự bị cáo buộc phạm tội hình sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Dmitry Yazov tuyên bố rằng việc sử dụng vũ lực ở Baku nhằm ngăn chặn sự tiếp quản thực tế của chính phủ Azerbaijan bởi phe đối lập chống cộng, để ngăn chặn chiến thắng của họ trong các cuộc bầu cử tự do sắp tới (dự kiến tháng 3 năm 1990). như một lực lượng chính trị, và để đảm bảo rằng chính phủ của Đảng Cộng sản Azerbaijan vẫn nắm quyền lực. Đây là lần đầu tiên quân đội Liên Xô chiếm lấy một trong những thành phố của mình bằng vũ lực.
Quân đội Liên Xô đã giành quyền kiểm soát Baku, nhưng đến ngày 20 tháng 1 nó đã cơ bản bị mất Azerbaijan. Gần như toàn bộ dân cư của Baku tham gia tổ chức đám tang lễ của "liệt sĩ" được chôn cất trong Hẻm liệt sĩ. Hàng ngàn thành viên Đảng Cộng sản Azerbaijan đã công khai đốt thẻ đảng viên. Bí thư thứ nhất Vezirov bị bãi nhiệm về Moscow và Ayaz Mutalibov được bổ nhiệm làm người kế nhiệm của ông trong một cuộc bỏ phiếu tự do của các quan chức đảng. Người dân tộc Nga Viktor Polyanichko vẫn là thư ký thứ hai và là người quyền lực đứng thứ 2 ở Azerbaijan.
Theo sau sự tiếp quản cứng rắn, cuộc bầu cử ngày 30 tháng 9 năm 1990 (cuộc chạy đua vào ngày 14 tháng 10) được đặc trưng bởi sự đe dọa; một số ứng cử viên Mặt Trận Nhân dân đã bị bỏ tù, hai người đã bị sát hại, và việc bỏ phiếu bầu chưa được thực hiện, ngay cả khi có sự hiện diện của các quan sát viên phương Tây. Kết quả bầu cử phản ánh môi trường đe dọa; trong số 350 thành viên, 280 người là đảng viên Đảng Cộng sản Azerbaijan, chỉ có 45 ứng cử viên đối lập từ Mặt trận Nhân dân và các nhóm phi cộng sản khác, những người cùng nhau thành lập một "Khối Dân chủ" ("Dembloc"). Vào tháng 5 năm 1990, Mutalibov được bầu làm Chủ tịch Liên Xô tối cao của Azerbaijan.
Cộng hòa phương Tây.
Ukraina.
Vào ngày 21 tháng 1 năm 1990, Rukh tổ chức một chuỗi biểu tình dài 300 dặm (480 km) giữa Kiev, Lviv và Ivano-Frankivsk. Hàng trăm ngàn người đã chung tay để tuyên bố độc lập của Ucraina vào năm 1918 và thống nhất đất nước Ucraina một năm sau đó (Đạo luật Thống nhất 1919). Vào ngày 23 tháng 1 năm 1990, Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina đã tổ chức hội nghị đầu tiên kể từ khi được Liên Xô thanh lý năm 1946 (một hành động mà tập hợp tuyên bố không hợp lệ). Ngày 9 tháng 2 năm 1990, Bộ Tư pháp Ucraina chính thức đăng ký Rukh. Tuy nhiên, việc đăng ký đã quá muộn để Rukh có thể đứng ra tranh cử cho quốc hội và bầu cử địa phương vào ngày 4 tháng 3. Tại cuộc bầu cử năm 1990 của đại biểu nhân dân cho Hội đồng tối cao (Verkhovna Rada), các ứng cử viên từ Khối Dân chủ giành chiến thắng lở đất ở miền tây Ucraina oblasts. Phần lớn các ghế phải tổ chức các cuộc bầu cử chạy trốn. Vào ngày 18 tháng 3, các ứng cử viên đảng Dân chủ đã ghi thêm chiến thắng trong các trận đấu. Khối Dân chủ đã giành được khoảng 90 trong số 450 ghế trong quốc hội mới.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 1990, Hội đồng thành phố Lviv đã bỏ phiếu trở lại Nhà thờ St. George đến Nhà thờ Công giáo Hy Lạp Ucraina. Giáo hội Chính thống Nga từ chối vật phẩm. Vào ngày 29-30 tháng 4 năm 1990, Liên đoàn Helsinki Ucraina tan rã để thành lập Đảng Cộng hòa Ucraina. Vào ngày 15 tháng 5, quốc hội mới triệu tập. Khối cộng sản bảo thủ nắm giữ 239 chỗ ngồi; Khối Dân chủ, đã phát triển thành Hội đồng Quốc gia, có 125 đại biểu. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1990, hai ứng viên vẫn còn trong cuộc đua kéo dài cho ghế quốc hội. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Ukraine (CPU), Volodymyr Ivashko, được bầu với 60% phiếu bầu vì hơn 100 đại biểu đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử. Vào ngày 5-6 tháng 6 năm 1990, Metropolitan Mstyslav của Giáo hội Chính thống Ucraina có trụ sở tại Hoa Kỳ đã được bầu làm tộc trưởng của Giáo hội Chính thống Giáo hội Tự trị Ucraina (UAOC) trong hội đồng đầu tiên của Giáo hội. UAOC tuyên bố độc lập hoàn toàn của mình từ Quốc hội Moscow của Giáo hội Chính thống Nga, mà vào tháng Ba đã trao quyền tự trị cho nhà thờ Chính thống giáo Ukraina do Thủ tướng Filaret đứng đầu.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 1990, Volodymyr Ivashko rút đơn xin lãnh đạo Đảng Cộng sản Ukraine theo quan điểm mới của ông tại quốc hội. Stanislav Hurenko được bầu làm thư ký đầu tiên của CPU. Vào ngày 11 tháng 7, Ivashko đã từ chức vị chủ tịch Quốc hội Ucraina sau khi được bầu làm Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô. Quốc hội chấp nhận sự từ chức một tuần sau đó, vào ngày 18 tháng 7. Vào ngày 16 tháng 7, Quốc hội đã áp đảo Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Ukraine - với một phiếu ủng hộ 355 và bốn người chống lại. Các đại biểu của nhân dân đã bỏ phiếu 339-5 để công bố ngày 16 tháng 7 một kỳ nghỉ quốc gia Ucraina.
Ngày 23 tháng 7 năm 1990, Leonid Kravchuk được bầu để thay thế Ivashko làm chủ tịch quốc hội. Vào ngày 30 tháng 7, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết về dịch vụ quân sự ra lệnh cho binh sĩ Ukraina "trong các khu vực xung đột quốc gia như Armenia và Azerbaijan" để trở về lãnh thổ Ucraina. Vào ngày 1 tháng 8, Quốc hội đã bỏ phiếu áp đảo để đóng cửa Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vào ngày 3 tháng 8, nó đã thông qua một đạo luật về chủ quyền kinh tế của nước cộng hòa Ucraina. Vào ngày 19 tháng 8, phụng vụ Công giáo Ucraina đầu tiên trong 44 năm đã được tổ chức tại Nhà thờ St. George. Vào ngày 5–7 tháng 9, Hội thảo quốc tế về nạn đói lớn năm 1932–1933 được tổ chức tại Kiev. Vào ngày 8 tháng 9, cuộc biểu tình "Thanh niên vì Chúa Kitô" đầu tiên kể từ năm 1933 đã diễn ra tại Lviv, với 40.000 người tham gia. Vào ngày 28-30 tháng 9, Đảng Xanh của Ukraine đã tổ chức Đại hội thành lập. Vào ngày 30 tháng 9, gần 100.000 người đã hành quân tại Kiev để phản đối hiệp ước công đoàn mới do Gorbachev đề xuất.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1990, quốc hội đã triệu tập lại giữa các cuộc biểu tình đại chúng kêu gọi sự từ chức của Kravchuk và của Thủ tướng Vitaliy Masol, một phần còn sót lại từ giai đoạn trước. Học sinh, sinh viên dựng lên một thành phố lều trên Quảng trường Cách mạng Tháng Mười, nơi họ tiếp tục cuộc biểu tình.
Vào ngày 17 tháng 10, Masol từ chức, và vào ngày 20 tháng 10, Thượng phụ Mstyslav I của Kiev và tất cả Ukraine đến Nhà thờ Saint Sophia, chấm dứt 46 năm bị trục xuất khỏi quê hương. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1990, Quốc hội đã bỏ phiếu để xóa Điều 6 Hiến pháp Ucraina, được gọi là "vai trò lãnh đạo" của Đảng Cộng sản.
Vào ngày 25–28 tháng 10 năm 1990, Rukh đã tổ chức Đại hội lần thứ hai và tuyên bố rằng mục tiêu chính của nó là "đổi mới tình trạng độc lập cho Ukraine". Ngày 28 tháng 10 UAOC trung thành, được hỗ trợ bởi người Công giáo Ucraina, đã chứng tỏ gần Nhà thờ St. Sophia là Giáo hội Chính thống Nga mới được bầu Aleksei và Metropolitan Filaret tổ chức phụng vụ tại đền thờ. Vào ngày 1 tháng 11, các nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina và Giáo hội Chính thống Giáo hội người Ukraina, tương ứng, Metropolitan Volodymyr Sterniuk và Patriarch Mstyslav, đã gặp nhau tại Lviv trong lễ kỷ niệm năm 1918 tuyên bố Cộng hòa Dân tộc Tây Ucraina.
Vào ngày 18 tháng 11 năm 1990, Giáo hội Chính thống đã lên ngôi Mstyslav với tư cách là Tổ trưởng của Kiev và tất cả Ukraine trong các buổi lễ tại Nhà thờ Saint Sophia. Cũng vào ngày 18 tháng 11, Canada thông báo rằng tổng lãnh sự của nó tới Kiev sẽ là Nestor Gayowsky người Ukraina-Canada. Vào ngày 19 tháng 11, Hoa Kỳ tuyên bố rằng lãnh sự của nó đối với Kiev sẽ là người Mỹ gốc Ukraina John Stepanchuk. Ngày 19 tháng 11, các chủ tịch của nghị viện Ukraina và Nga, tương ứng, Kravchuk và Yeltsin, đã ký một hiệp ước song phương kéo dài 10 năm. Đầu tháng 12 năm 1990, Đảng Cộng sản Dân chủ Tái sinh của Ukraine được thành lập; vào ngày 15 tháng 12, Đảng Dân chủ Ukraine được thành lập.
Cộng hòa Trung Á.
Tajikistan: cuộc bạo loạn Dushanbe.
Vào ngày 12-14 / 2/1990, các cuộc bạo động chống chính phủ diễn ra tại thủ đô của Tajikistan, Dushanbe, khi căng thẳng tăng lên giữa người dân tộc Tajik và người tị nạn Armenia, sau cuộc nổi loạn Sumgait và chống Armenia ở Azerbaijan năm 1988. Trong các cuộc bạo loạn, các cuộc biểu tình được tài trợ bởi phong trào dân tộc Rastokhez đã trở nên bạo lực. Cải cách kinh tế và chính trị tới múc cực đoan đã được yêu cầu bởi những người biểu tình, họ đốt phá các tòa nhà chính phủ; cửa hàng và các doanh nghiệp khác bị tấn công và cướp bóc. 26 người thiệt mạng và 565 người bị thương.
Kirghizia: Vụ thảm sát Osh.
IVào tháng 6 năm 1990, thành phố Osh và các vùng lân cận đã trải qua những cuộc đụng độ đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc, giữa các nhóm dân tộc thiểu số Kirghiz, Osh Aymaghi và nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc Uzbek Adolat trên vùng đất của một trang trại tập thể cũ. Có khoảng 1.200 thương vong, trong đó có hơn 300 người chết và 462 người bị thương nặng. Các cuộc bạo động đã nổ ra trong việc phân chia tài nguyên đất đai trong và xung quanh thành phố.
Năm 1991.
Cuộc khủng hoảng ở Moscow.
Ngày 14 tháng 1 năm 1991, Nikolai Ryzhkov từ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng liên bang Xô Viết), người kế nhiệm là Valentin Pavlov tại trụ sở mới của thủ tướng chính phủ Liên bang Xô Viết.
Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu ý dân rộng khắp toàn Liên bang, 76,4% cử tri bỏ phiếu đồng ý duy trì Liên bang Xô Viết với những cải tổ, cải cách mới. Cộng hòa Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova muốn tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý cùng với Checheno-Ingushetia (một nước cộng hòa tự trị thuộc Nga muốn giành độc lập và hiện tự xưng là Ichkeria). Trong 9 nước cộng hòa còn lại, đa số cử tri ủng hộ duy trì của Liên bang Xô Viết với những cải cách mới.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin.
Ngày 12 Tháng 6 năm 1991, Boris Yeltsin giành được 57% số phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử cho chiếc ghế tổng thống Nga, đánh bại ứng cử viên Gorbachev. Nikolai Ryzhkov, người đã giành 16% số phiếu bầu bị Yeltsin chỉ trích là "tên đầu sỏ của chế độ độc tài". Yeltsin không đưa ra hướng đi phát triển nền kinh tế thị trường mà thay vào đó, ông hứa rằng nếu trường hợp tăng giá xảy ra ông sẽ đặt đầu mình lên đường ray xe lửa. Yeltsin lên nắm quyền vào ngày 10 tháng 7.
Các nước vùng Baltic.
Litva.
Ngày 13 tháng 1 năm 1991, quân đội Xô Viết cùng với KGB, lực lượng đặc biệt Spetsnaz, lực lượng đặc nhiệm Alpha đột chiếm Tháp truyền hình Vilnius ở Litva để ngăn chặn các phương tiện truyền thông quốc gia. Nó đã kết thúc với cái chết của 14 dân thường không vũ trang và hàng trăm người bị thương. Vào đêm 31 tháng 7 năm 1991, lực lượng cảnh sát đặc biệt OMON từ Riga, lực lượng quân sự của Liên Xô ở vùng Baltic, tấn công các bốt biên giới Litva ở Medininkai và giết chết 7 quân nhân Litva. Sự kiện này tiếp tục suy yếu vị thế của Liên Xô trên bình diện quốc tế và trong nước.
Latvia.
Các cuộc tấn công ở Litva làm cho người Latvia gia tăng phòng thủ, bằng cách lập chướng ngại vật để chận lối vào những tòa nhà và các cây cầu có chiến lược quan trọng ở Riga. Những cuộc đụng độ và ẩu đả với quân đội Xô Viết vào những ngày kế tiếp làm chết 6 người, 7 người bị thương, một người chết sau đó.
Estonia.
Khi Estonia chính thức khôi phục lại độc lập trong cuộc đảo chính (xem bên dưới) trong tối ngày 20 tháng 8 năm 1991, lúc 11:03 theo giờ Tallinn, nhiều tình nguyện viên Estonia đã vây quanh tháp truyền hình Tallinn trong một nỗ lực cắt đứt các kênh thông tin liên lạc, sau đó họ bị quân đội Liên Xô bắt giữ những vẫn quyết tâm chống lại quân đội Liên Xô. Khi Edgar Savisaar đối đầu với quân đội Liên Xô trong mười phút, cuối cùng họ rút lui khỏi tháp truyền hình sau một cuộc kháng chiến thất bại chống lại người Estonia.
Cuộc đảo chính tháng 8.
Đối mặt với phong trào ly khai, Gorbachev dự tính cải tổ cấu trúc Liên Xô thành một nước ít tập trung hơn. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1991, Gorbachev và một nhóm các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa dự định ký kết hiệp ước liên bang mới, sẽ biến đổi Liên Xô thành một nước liên bang của những nước Cộng hòa độc lập có chung một tổng thống, một chính sách đối ngoại và một quân đội chung. Nó được các nước Cộng hòa Trung Á ủng hộ, vì cần lợi điểm của một thị trường chung để trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là đảng Cộng sản Liên Xô sẽ chỉ kiểm soát kinh tế và đời sống xã hội trong một mức độ nào đó.
Những nhà cải cách càng "cấp tiến" ngày càng tin rằng việc chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường là cần thiết, ngay cả khi nó dẫn đến việc Liên Xô bị tan rã ra thành nhiều nước độc lập. Độc lập cũng là mong muốn của Tổng thống Nga Yeltsin, cũng như những người của chính quyền vùng và địa phương để thoát khỏi tầm kiểm soát của Moscow. Ngược lại, những người muốn bảo vệ tính toàn vẹn của nhà nước và lãnh thổ Liên Xô, những người Nga theo chủ nghĩa Dân tộc, vẫn nắm nhiều quyền lực trong đảng Cộng sản và trong quân đội, phản đối việc làm suy yếu nhà nước Xô viết và cơ cấu quyền lực tập trung của nước Xô viết.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 1991, Khi Tổng thống Liên Xô Gorbachev đi nghỉ mát ở Krym. Gorbachev đã bị quản thúc tại gia và bị cắt đứt mọi kênh thông tin liên lạc. Phó tổng thống Gennady Yanayev, thủ tướng Valentin Pavlov, bộ trưởng quốc phòng Dmitry Yazov, giám đốc cơ quan mật vụ KGB Vladimir Kryuchkov đã ra tay hành động nhằm ngăn ngừa hiệp ước liên bang mới được ký kết. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã ban hành một nghị định khẩn cấp đình chỉ hoạt động chính trị và cấm hầu hết các tờ báo.
Gennady Yanayev đã tuyên bố rằng do tình trạng sức khoẻ của tổng thống nên phó tổng thống sẽ thực hiện nhiệm vụ của tổng thống trên cơ sở điều 127, mục 7 của Hiến pháp Liên Xô. Đồng thời công bố danh sách "Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp" gồm 8 người, ra lệnh áp dụng Tình trạng Khẩn cấp ở một số khu vực trong 6 tháng, xe bọc thép chiếm các vị trí quan trọng của Moskva. Các nhà đào chính mong muốn được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, nhưng họ nhận ra rằng hầu hết dân chúng đều chống lại họ, đặc biệt là cuộc biểu tình công khai ở Moscow.
Tổng thống Nga Yeltsin lên án cuộc đảo chính và giành được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 20/8, hàng vạn người tụ tập để bảo vệ tòa nhà trắng (trụ sở Quốc hội Nga) và văn phòng của tổng thống Yeltsin, Các nhà đảo chính đã cố gắng bắt giữ Yeltsin nhưng đều thất bại. Một kế hoạch tấn công vào tòa nhà trụ sở quốc hội của nhóm Alpha, một trong số các lực lượng đặc nhiệm của KGB, bị hủy bỏ khi toàn bộ binh lính nhất trí từ chối tuân lệnh. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của chính phủ, đến bảo vệ quanh tòa nhà quốc hội, chĩa tháp pháo ra ngoài. Sau đó, Yeltsin đã đứng trên chiếc xe tăng và tập hợp đông đảo dân chúng chống lại cuộc đảo chính. biểu tình, bãi công ở nhiều nơi. Các nước Ukraina, Kazakhstan, Uzbekistan... tuyên bố không áp dụng tình trạng khẩn cấp. Giới chức Nga đòi giải thể "Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp". Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã bỏ qua các chương trình phát sóng tin tức nước ngoài, rất nhiều người dẫn ở Moscow đã xem được mọi diễn biến trực tiếp trên kênh CNN. Ngay cả Gorbachev bị cô lập ngoài đảo cũng có thể theo dõi được kênh phát thanh của BBC trên một chiếc đài bán dẫn.
Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, Đại đa số quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản kháng, ủng hộ Yeltsin, cuộc đảo chính thất bại. Các lãnh đạo đảo chính bị bắt giữ và Gorbachev (đang bị quản thúc tại gia ở ngôi nhà ở Krym) quay trở về Moskva dưới sự bảo vệ của các lực lượng trung thành với Yeltsin. Gorbachev được khôi phục chức tổng thống, mặc dù quyền lực của ông đã không còn.
Liên Xô chính thức giải thể cuối năm 1991.
Vào ngày 24 tháng 8 năm 1991, Gorbachev giải thể Ủy ban Chấp hành Trung ương, tuyên bố từ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và giải thể tất cả các đơn vị đảng trong chính phủ. Năm ngày sau, cơ quan lập pháp Xô Viết Tối cao Liên Xô quyết định đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trên toàn lãnh thổ Liên Xô, chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Liên Xô và giải thể lực lượng thống nhất còn lại duy nhất trong nước. Gorbachev thành lập Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết ngày 5 tháng 9, để đưa ông và các quan chức tối cao của các nước cộng hòa còn lại thành một lãnh đạo tập thể, để có thể bổ nhiệm một thủ tướng của Liên Xô; nhưng nó đã không bao giờ hoạt động, mặc dù tân thủ tướng Liên Xô Ivan Silayev đã đăng bài thông qua Ủy ban về Quản lý hoạt động của nền kinh tế Liên Xô và Ủy ban Kinh tế Liên bang và cố gắng thành lập chính phủ trong lúc quyền lực bị suy giảm.
Liên Xô nhanh chóng bị tan rã trong quý cuối cùng của năm 1991. Giữa khoảng tháng 8 và tháng 12, 10 nước cộng hòa tuyên bố độc lập, phần lớn là e ngại một cuộc đảo chính khác xảy ra. Vào cuối tháng 9, Gorbachev không còn quyền lực gây ảnh hưởng đến các sự kiện bên ngoài Moscow nữa. Ông ta bị Yeltsin thách thức, Yeltsin đã bắt đầu tiếp quản những gì còn lại của chính phủ Liên Xô, kể cả điện Kremlin.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 1991, các nghị quyết của Đại hội đồng số 46/4, 46/5 và 46/6 đã thừa nhận Estonia, Latvia và Litva gia nhập Liên hợp quốc, tuân theo các nghị quyết 709, 710 và 711 của Hội đồng Bảo an được thông qua vào ngày 12 tháng 9 mà không có phiếu bầu.
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1991, hầu hết các tờ báo được gọi đất nước hiện tại là "Liên Xô cũ".
Vòng cuối cùng của sự tan rã của Liên Xô bắt đầu với một cuộc trưng cầu dân Ukraina vào ngày 1 tháng 12 năm 1991, trong đó 90% cử tri đã lựa chọn độc lập. Sự ly khai của Ukraina, chỉ đứng thứ hai sau Nga về quyền lực kinh tế và chính trị, đã chấm dứt các nỗ lực của Gorbachev để giữ Liên Xô thống nhất ngay cả trên một quy mô hạn chế. Các nhà lãnh đạo của ba nước cộng hòa Slav chính, Nga, Ukraine và Belarus (trước đây là Byelorussia), đã đồng ý thảo luận về các lựa chọn thay thế có thể có cho liên hiệp công đoàn.
Vào ngày 8 tháng 12, các Tổng thống, nhà lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus đã bí mật gặp nhau tại Belavezhskaya Pushcha, phía tây Belarus, và ký Hiệp ước Belovezha, Thỏa thuận tuyên bố giải thể Liên Xô bởi các quốc gia sáng lập (tố cáo Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô 1922) và tuyên bố thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) như một hiệp hội linh động hơn để thay thế. Họ cũng mời các nước cộng hòa khác gia nhập CIS. Gorbachev gọi đó là một cuộc đảo chính vi phạm hiến pháp. Tuy nhiên, vào thời điểm này, không còn nghi ngờ gì nữa, như lời mở đầu của tên Hiệp ước, "Liên Xô đã bắt đầu bị xóa tên trên bản đồ quốc tế."
Vào ngày 12 tháng 12, Liên Xô Tối cao của Liên bang Nga chính thức phê chuẩn Hiệp ước Belovezha và từ bỏ Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô 1922. Nó cũng nhắc lại các đại biểu Nga từ Liên Xô Tối cao của Liên Xô. Tính hợp pháp của hành động này là vấn đề, vì luật Liên Xô không cho phép một nước cộng hòa đơn phương triệu hồi các đại biểu của mình. Tuy nhiên, không ai ở Nga hoặc điện Kremlin phản đối. Bất kỳ sự phản đối nào từ sau này sẽ không có hiệu lực, vì chính phủ Xô Viết đã KHÔNG còn quyền lực từ trước tháng 12. Bề ngoài, Nga là nước cộng hòa lớn nhất đã chính thức ly khai. Nhưng rõ ràng, Người Nga đã nhận ra rằng không thể rút khỏi một quốc gia không còn tồn tại. Cuối ngày hôm đó, Gorbachev ám chỉ lần đầu tiên ông đang cân nhắc việc từ chức tổng thống Liên Xô.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 1991, cùng với 28 quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu (sau đó được gọi là Cộng đồng châu Âu), và bốn quốc gia không thuộc châu Âu, ba nước Cộng hòa Baltic và chín trong mười hai nước cộng hòa Liên Xô còn lại đã ký Hiến chương Năng lượng Châu Âu trong Hague như các quốc gia độc lập có chủ quyền.
Nghi ngờ vẫn còn về việc liệu các hiệp ước Belovezha đã giải thể bất hợp pháp Liên bang Xô viết, vì chỉ được ký kết bởi ba nước cộng hòa. Tuy nhiên, ngày 21 tháng 12 năm 1991, đại diện của 11 trong số 12 nước cộng hòa còn lại - tất cả ngoại trừ Gruzia - đã ký Nghị định thư Alma-Ata, xác nhận việc giải thể Liên minh và chính thức thành lập CIS. Họ cũng "chấp nhận" việc từ chức của Gorbachev. Trong khi Gorbachev không thực hiện bất kỳ kế hoạch chính thức nào để từ chức rời khỏi nhà Trắng, ông đã nói với CBS News rằng ông sẽ từ chức ngay khi CIS được thực thi.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc vào sáng ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev đã từ chức chủ tịch Liên Xô - hoặc, khi ông nói, "Tôi từ chối các hoạt động của tôi tại vị trí Chủ tịch Liên minh các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết." Ông tuyên bố văn phòng đã và tất cả các quyền hạn bị giải thể (như kiểm soát kho vũ khí hạt nhân) được nhượng lại cho Yeltsin. Một tuần trước đó, Gorbachev đã gặp Yeltsin và chấp nhận sự tan rã của Liên Xô. Cùng ngày, Liên Xô Tối cao của Xô Viết Nga đã thông qua một đạo luật để thay đổi tên pháp lý của Nga từ "Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga" thành "Liên bang Nga", cho thấy rằng Liên Bang Nga bây giờ là một quốc gia có chủ quyền.
Vào đêm ngày 25 tháng 12, lúc 7:32 chiều Thời gian Moscow, sau khi Gorbachev rời khỏi điện Kremlin, lá cờ Liên Xô cuối cùng đã được hạ xuống, và lá cờ của Nga được treo lên lúc 11:40, biểu tượng đánh dấu sự kết thúc của Liên Xô. Trong những lời chia tay của mình, ông bảo vệ thành tích mình về các cải cách và ổn định trong nước, nhưng thừa nhận, "Hệ thống cũ sụp đổ trước khi cái mới có thời gian để bắt đầu làm việc" Cùng ngày đó, Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã tổ chức một bài phát biểu trên truyền hình ngắn gọn chính thức công nhận sự độc lập của 11 nước cộng hòa còn lại.
Vào ngày 26 tháng 12, Hội đồng các nước Cộng hòa, phòng trên của Liên Xô Tối cao của Liên minh, đã bỏ phiếu cho cả chính họ và Liên Xô. (Căn phòng thấp hơn, Hội đồng Liên minh, đã không thể làm việc kể từ ngày 12 tháng 12, khi sự triệu hồi của các đại biểu Nga rời bỏ nó mà không có đại biểu.) Ngày hôm sau Yeltsin chuyển đến văn phòng cũ của Gorbachev, mặc dù chính quyền Nga đã tiếp quản phòng này hai ngày trước đó. Đến cuối năm 1991, một số tổ chức Liên Xô còn lại chưa được Nga tiếp quản, và các nước cộng hòa cá nhân đảm nhận vai trò của chính quyền trung ương.
Nghị định thư Alma-Ata cũng giải quyết các vấn đề khác, bao gồm cả tư cách thành viên LHQ. Đáng chú ý, Nga được ủy quyền để đảm nhận tư cách thành viên Liên Hợp Quốc của Liên Xô, bao gồm cả vị trí thường trực của mình trong Hội đồng Bảo an. Đại sứ Liên Xô tại LHQ đã gửi một lá thư có chữ ký của Tổng thống Nga Yeltsin đến Tổng thư ký LHQ ngày 24 tháng 12 năm 1991, thông báo với ông rằng theo Nghị định thư Alma-Ata, Nga là nước kế nhiệm của Liên Xô. Sau khi được tuyên bố trong các quốc gia thành viên LHQ khác, không có phản đối nào được nêu ra, tuyên bố này được chấp nhận vào ngày cuối cùng của năm, ngày 31 tháng 12 năm 1991.
Di sản.
Theo một cuộc thăm dò năm 2014, 57% công dân Nga nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, trong khi 30% thì không. Người cao tuổi có khuynh hướng hoài cổ hơn người Nga trẻ tuổi. 50% số người được hỏi ở Ukraine trong một cuộc thăm dò tương tự được tổ chức vào tháng 2 năm 2005 cho biết họ rất tiếc sự tan rã của Liên bang Xô viết. Một cuộc thăm dò ý kiến tương tự được tiến hành trong năm 2016 cho thấy chỉ có 35% người Ukraina hối hận về sự sụp đổ của Liên Xô, và 50% không hối hận về điều này.
Sự sụp đổ của các mối quan hệ kinh tế theo sau sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và sự sụp đổ thảm khốc trong các tiêu chuẩn sống ở các quốc gia hậu Xô viết và Khối Đông cũ, thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc Đại suy thoái. Nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế gia tăng đột biến; giữa 1988/1989 và 1993/1995, Hệ số Gini tăng trung bình 9 điểm cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Ngay cả trước cuộc khủng hoảng tài chính của Nga năm 1998, GDP của Nga chỉ bằng một nửa so với những gì đã có trong đầu những năm 1990. Trong nhiều thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chỉ có năm hoặc sáu tiểu bang hậu cộng sản đang trên con đường tham gia vào tư bản giàu có của phương Tây, trong khi hầu hết đều bị tụt hậu, một số đến mức phải mất hơn 50 năm phát triển để bắt kịp lại vị trí cũ trước khi kết thúc chủ nghĩa cộng sản.
Thành viên Liên Hợp Quốc.
Trong một lá thư ngày 24 tháng 12 năm 1991, Boris Yeltsin, Tổng thống Liên bang Nga, thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng thành viên Liên Xô trong Hội đồng Bảo an và tất cả các cơ quan Liên hợp quốc khác đang được Liên bang Nga tiếp tục sự hỗ trợ của 11 quốc gia thành viên của Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập.
Tuy nhiên, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina đã gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách là thành viên ban đầu vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, cùng với Liên Xô. Sau khi tuyên bố độc lập, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina đã đổi tên thành Cộng hòa Ukraina vào ngày 24 tháng 8 năm 1991, và ngày 19 tháng 9 năm 1991, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia đã thông báo với Liên Hợp Quốc đổi tên thành Cộng hòa Belarus.
Mười hai quốc gia độc lập khác được thành lập từ các nước Cộng hòa Xô viết cũ đều được gia nhập vào Liên Hợp Quốc:
Nguyên nhân Liên Xô giải thể.
Nguyên nhân sự sụp đổ tan rã của Liên Xô được nhiều chuyên gia nghiên cứu phân tích trên nhiều khía cạnh lịch sử đất nước Liên Xô, đưa ra các quan điểm khác nhau.
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế.
Lịch sử về sự giải thể của Liên Xô có thể được phân loại thành hai nhóm, đó là nhóm sự giải thể có chủ ý và nhóm giải thể có tính cấu trúc.
Nhóm phân tích giải thể có chủ ý cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là không thể tránh khỏi và xuất phát từ những chính sách và quyết định quan trọng của các cá nhân đứng đầu Liên Xô (thường là Gorbachev và Yeltsin). Một ví dụ điển hình của Nhà sử học Archie Brown, trong cuốn "The Gorbachev Factor", cho rằng Gorbachev là lực lượng chính trong chính trị của Liên Xô ít nhất là trong giai đoạn 1985 -1988 và cả sau đó, chủ yếu dẫn đầu các cải cách chính trị và phát triển trái ngược với sự kiện diễn ra. Điều này đặc biệt đúng với các chính sách Liên Xô đã ban hành như: Chính sách perestroika và Chính sách glasnost, các sáng kiến thị trường và lập trường chính sách đối ngoại như nhà khoa học chính trị George Breslauer đã tán thành, gán cho Gorbachev một "người đàn ông của các sự kiện". Ở một khía cạnh khác, David Kotz và Fred Weir đã cho rằng giới tinh hoa Liên Xô chịu trách nhiệm thúc đẩy cả chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tư bản mà từ đó họ có thể hưởng lợi (điều này cũng được chứng minh bằng sự hiện diện liên tục của họ trong thời kỳ kinh tế và chính trị cao hơn của hậu thế Cộng hòa Xô viết).
Ngược lại, Nhóm phân tích giải thể có tính cấu trúc lại có một cái nhìn xác định hơn trong đó giải thể Liên Xô là kết quả của các vấn đề cấu trúc có từ nguồn gốc sâu xa, đã gieo một "quả bom hẹn giờ". Ví dụ, Edward Walker đã lập luận rằng trong khi các quốc gia thiểu số bị từ chối quyền lực ở cấp Liên minh, phải đối mặt với một hình thức hiện đại hóa kinh tế bất ổn về văn hóa và phải chịu sự Nga hóa về dân tộc, các quốc gia này được củng cố bởi một số chính sách theo đuổi Chế độ Xô Viết (như bản địa hóa lãnh đạo, hỗ trợ ngôn ngữ địa phương, quyền ly khai chính trị v.v.) theo thời gian đã tạo ra các quốc gia có ý thức.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ quan điểm này, gọi sự ủng hộ của Lenin về quyền ly khai đối với Cộng hòa Liên Xô là "quả bom nổ chậm". Đồng thời Vladimir Putin đổ lỗi cho Lenin và ủng hộ quyền ly khai chính trị của nước cộng hòa cho sự tan rã của Liên Xô. Putin cũng chỉ trích khái niệm "quốc gia liên bang" của Lenin mà trong đó các thực thể có quyền được ly khai, ông cho là khái niệm này đóng góp một phần lớn vào sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Một ngày sau, theo thông tấn xã Nga TASS, ông giải thích rõ hơn ý câu nói của mình: "Ý tôi muốn nói về cuộc tranh luận giữa Stalin và Lênin về việc cần xây dựng Liên bang Xô Viết như thế nào. Hồi đó Stalin đưa ra ý tưởng tự trị hóa Liên bang xô viết, theo đó, các chủ thể của Nhà nước tương lai sẽ gia nhập Liên Xô trên cơ sở tự trị với những quyền hạn rộng lớn. Lenin đã kịch liệt chỉ trích lập trường của Stalin và cho rằng ý tưởng đó không hợp thời". Putin nói Lênin chủ trương "thành lập Liên Xô trên cơ sở bình đẳng hoàn toàn, các chủ thể (những nước cộng hòa tự trị) có quyền tách ra khỏi Liên bang", điều này tuy tôn trọng nguyên tắc bình đẳng dân tộc nhưng lại trở thành mầm mống pháp lý gây tan rã Liên Xô sau này.
Theo các chuyên gia Việt Nam phân tích.
Nguyên nhân chính trị.
Đảng Cộng sản Liên Xô trở thành quyền lực tối cao, hòa trộn chức năng giữa Đảng và chính quyền, dẫn tới Đảng có sự bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước, các tổ chức quần chúng, làm cho bộ máy của Đảng cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không tập trung được vào công việc chủ yếu của mình. Hệ thống điều hành tổng lực của đất nước xuất hiện sự già cỗi, chậm đổi mới; Không có thiết chế kiểm soát quyền lực của Đảng Cộng sản và các cá nhân lãnh đạo Đảng. Mặc dù hệ thống giáo dục tốt, nền tảng dân trí cao nhưng thiếu phản biện xã hội thực sự khiến ban lãnh đạo Liên Xô không nhận thức được những khiếm khuyết của mình. Nhóm cải cách do Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đứng đầu vừa không thoát khỏi cách làm cũ, vừa mắc những sai lầm mới: biến phản biện xã hội thành một quá trình không kiểm soát được, biến hoạt động khoa học và lý luận của các cơ quan soạn thảo văn kiện nhiều khi thành một hoạt động dạng câu lạc bộ vô chính phủ.
Chính quyền Liên Xô trong giai đoạn cuối đã không nghiêm minh trong việc thực hiện pháp luật, kỷ luật đối với Đảng viên bị buông lỏng, cũng như những hạn chế trong việc thực hiện công bằng xã hội khi nhiều cán bộ thoái hóa đã tự cho mình được hưởng đặc quyền đặc lợi mà không bị pháp luật trừng trị V. I. Lê-nin đã nhấn mạnh: chuyên chính vô sản phải bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, trong đó nhân dân là chủ nhân xã hội, là người trực tiếp tham gia mọi công việc của nhà nước, nhân dân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc quản lý xã hội. Nhưng từ thời Stalin, Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng có xu hướng độc đoán, quan liêu, xa rời nhân dân mà không đề ra cơ chế nào đế sửa chữa. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc quyền, đặc lợi và quan liêu, nhũng nhiễu, "mua quan, bán chức" trong Đảng ngày càng nặng nề... Những người bất đồng ý kiến bị loại bỏ, đưa ra khỏi các vị trí lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ không được áp dụng triệt để, thậm chí còn bị giải thích sai lạc để bảo vệ những lợi ích của cá nhân hay nhóm quan chức quan liêu. Đó là cơ sở dẫn tới tệ sùng bái cá nhân, độc đoán, chuyên quyền... Một loạt lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã duy trì quyền lực suốt đời mà không bị giới hạn nhiệm kỳ. Nền dân chủ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu trên thực tế bị hạn chế rất nhiều so với các tuyên ngôn chính thức. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy vào những tội danh nặng nề. Tình trạng thiếu dân chủ thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn học - nghệ thuật, khoa học, nhất là khoa học xã hội, hạn chế sự sáng tạo trong xã hội và vai trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội. Tình trạng ấy dẫn đến những bức xúc về tư tưởng, tinh thần trong xã hội không được giải tỏa, không có lối thoát, bị ức chế, kìm nén, gây nên không khí nặng nề, tạo nên những rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là mảnh đất tốt cho chủ nghĩa quan liêu, là môi trường thuận lợi cho sự chuyên chế, độc đoán, là căn bệnh làm cho Đảng, Nhà nước xa rời nhân dân, nhân dân mất dần niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Sai lầm trong nhận thức lý luận còn thể hiện ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Marx-Lenin, sự bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất là những gì liên quan đến chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực mô hình Xô-viết
Nguyên nhân kinh tế.
Nguyên nhân này xuất phát từ bên trong và có tính sâu xa. Hệ thống kinh tế quan liêu bao cấp đã không kế thừa được những tinh hoa của nền kinh tế tư sản. Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô đã áp dụng không thúc đẩy được động cơ làm việc, tăng năng suất của người lao động. Việc kế hoạch hóa nền kinh tế một cách cưỡng ép, chủ quan đã đi ngược lại quy luật khách quan của lịch sử. Việc tiến hành kế hoạch hóa, tập thể hóa nền kinh tế được áp dụng tràn lan, sai nguyên tắc trong khi năng lực sản xuất của nền kinh tế và người lao động còn thấp. việc chèn ép các sở hữu tư nhân và coi nhẹ sở hữu cổ phần cũng như các hình thức kinh doanh đa sở hữu khác gây ra sự gia tăng tình trạng độc quyền phi kinh tế và tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí do ai cũng có quyền ra lệnh, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng không ai chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung
Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết đã áp dụng những biện pháp hành chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế. Toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ tiêu bằng vũ lực và tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể đều bị xóa bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với chủ nghĩa xã hội... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản xuất ở nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên Xô có khả dĩ hơn, nhưng chỉ phát triển tốt ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội lại là khu vực yếu kém nhất. Người dân có rất ít cơ hội để lựa chọn những hàng hóa, nhu yếu phẩm cho cá nhân và gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa khan hiếm gây bức xúc trong xã hội.
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN ở Đông Âu đã thu được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, nhưng cơ chế quản lý vận hành nền kinh tế đã không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày càng kém hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất. Năng suất lao động xã hội ngày càng giảm. Tăng trưởng kinh tế nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua "ai thắng ai" với các nước tư bản không đạt được như mong muốn. Không những thế, nền kinh tế còn sa vào tình trạng trì trệ. Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không được đổi mới về hình thức, mẫu mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực khủng hoảng .
Trong cuốn sách "The Politics of Bad Faith", tác giả David Horowitz đã đưa ra những thống kê cho thấy rằng tiêu chuẩn sống của người dân Liên Xô trong những năm 1980 ngày càng sụt giảm. Tình trạng thiếu hụt các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng, nhiều nơi ở Liên Xô người dân đã phải đối mặt với tình trạng không có giấy vệ sinh để sử dụng (mặc dù Liên Xô có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới). Cũng theo Horowitz, 1/3 số hộ gia đình ở Liên Xô không có hệ thống cấp nước, 2/3 số hộ gia đình không có hệ thống nước nóng. Người da đen sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc apartheid ở Nam Phi sở hữu số lượng xe hơi bình quân đầu người lớn hơn so với công dân sống ở Liên Xô. Hệ thống y tế từng là niềm tự hào của Liên Xô cũng đối mặt với nhiều khó khăn: 1/3 các bệnh viện ở Liên Xô thời kỳ này không có hệ thống cấp nước tự động, trang thiết bị y tế tại nhiều bệnh viện trở nên lỗi thời, tình trạng khan hiếm thuốc men tiếp tục diễn ra. Việc hối lộ các bác sĩ, y tá để có được sự chăm sóc y tế tốt và cả những tiện nghi cơ bản nhất như chăn ở các bệnh viện của Liên Xô đã trở nên phổ biến. Một hệ quả là tuổi thọ trung bình của người dân Liên Xô bị tụt lại khá xa so với các nước có nền kinh tế tư bản phát triển (kém hơn 9 tuổi so với người dân Hoa Kỳ và 12 tuổi so với người dân Nhật Bản) . Các loại thực phẩm phổ biến như sữa, thịt, pho mát, đường, rau quả, bánh mì, khoai tây, và thậm chí là cả vodka trở nên ngày một khan hiếm, còn xà phòng, bột giặt, và kem đánh răng thì gần như hoàn toàn biến mất khỏi các cửa hàng mậu dịch trên cả nước . Tình trạng thiếu hụt nhà ở tại Liên Xô cũng bắt đầu diễn ra, hàng ngàn người vô gia cư ở thủ đô Moscow đã phải sống trong những căn lều dựng tạm hoặc những trạm xe điện .
Đến tháng 8 năm 1991, khủng hoảng chính trị xảy ra khiến hoạt động kinh tế đình trệ. Đến tháng 10, Liên Xô xảy ra tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm trên diện rộng do nhiều nông dân từ chối thanh toán bằng tiền rúp Liên Xô (do Nhà nước Liên Xô đang tan rã nên nông dân không muốn dùng tiền do Nhà nước phát hành), tỉ lệ lạm phát đã lên tới hơn 300%, các nhà máy đã không còn đủ khả năng để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự trữ ở một số nơi thì chỉ đáp ứng 50-80% nhu cầu cho mùa đông đang đến. Ước tính kinh tế Liên Xô đã sụt giảm 20% do cuộc khủng hoảng chính trị năm 1991. Tổng thống Gorbachev kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước phương Tây nhưng bị từ chối . Các tổ chức kinh tế- tài chính toàn cầu như IMF và WB cũng tuyên bố rằng nền kinh tế của Liên Xô hiện đã tê liệt và mọi sự giúp đỡ của họ vào thời điểm này là vô ích. Chính phủ Liên Xô đã buộc phải nhận viện trợ lương thực và thuốc men từ Ấn Độ - một nước còn kém phát triển.
Sự chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài.
Lực lượng theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa khoác những chiếc áo dân tộc... Trên bề mặt thì tất cả đều yên tĩnh, vang lên những lời nói vui vẻ về tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhưng ở bên trong thì âm ỉ những lò lửa của sự hằn thù đã tiến hành những hoạt động "diễn biến hòa bình", gây mâu thuẫn giữa các sắc tộc của Liên Xô. Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ chủ nghĩa Marx-Lenin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.
Trong việc làm tan rã Liên Xô có vai trò nổi bật của Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga Boris Yeltsin. Thực ra chính tình báo Mỹ đã thông đồng với Boris Yeltsin và báo trước cho ông ta biết về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với "Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp" do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng thống Mỹ George Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội. A. Shcherbatov - Chủ tịch Liên minh các quý tộc Nga ở Mỹ, đã tiếp xúc với Đại sứ Mỹ Robert Strauss tại Liên Xô khi đó, và đã bay từ Mỹ về Moskva vào đúng ngày xảy ra cuộc đảo chính. Ông kể: "Tôi đã cố tìm hiểu các chi tiết về cuộc đảo chính. Sau đó vài ngày, tôi biết được nhiều điều: CIA đã chuyển tiền qua Đại sứ Strauss cho các tướng lĩnh quân đội mà ông ta đã mua chuộc được: Các sư đoàn lính dù Taman và Dzerzhisk đã đứng về phía Yeltsin." Cho đến tận sau này, nhiều người Nga vẫn đánh giá Boris Yeltsin rất tiêu cực vì sự thông đồng của ông ta với tình báo nước ngoài
Sự suy thoái của truyền thông, báo chí Liên Xô.
Tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô, từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt được thay thế bởi những người có tư tưởng ủng hộ phương Tây, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: "Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô".
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và những thành phần cơ hội.
Theo đảng Cộng sản Việt Nam, trong lĩnh vực chính trị, Gorbachyov đã thay dần những người trung thành với học thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô bằng những phần tử cơ hội, tham nhũng cùng chí hướng với mình vào bộ máy của Đảng và Nhà nước, tước bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo của Đảng. Trong kinh tế, quá trình cổ phần hóa, tư hữu hóa bị cố tình thực hiện sai nguyên tắc, tạo ra những kẻ tham ô, tham nhũng, định giá tài sản nhà nước một cách rẻ mạt. Chính Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đã phản bội lại lý tưởng mà ông ta đã theo đuổi. Đường lối cải tổ của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đã xuất hiện rất nhiều sai lầm. Trong quan hệ với đồng sự, Gorbachyov là con người né tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn ngoan và có kỹ năng và chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan điểm của mình.
Gorbachyov đã để cho vợ mình, một người không có chức vụ, tham gia một cách bình đẳng vào việc thông qua các quyết định ở cấp cao nhất. Theo những đề nghị của bà, người ta đã hạ bệ nhiều quan chức cao cấp, nhiều chuyên gia giỏi để dành những vị trí đó cho những kẻ không hề hình dung nổi nhiệm vụ được giao phó, những người không hợp với bà ta không hề có cơ hội được đảm nhận chức vụ. Chính sự tham gia này đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ.
Để góp phần đưa Gorbachyov lên chức Tổng bí thư, các lực lượng phương Tây đã đẩy mạnh tô vẽ Gorbachyov trong khi tăng cường bôi xấu G.V.Romanov, người có quan điểm cương quyết chống phương Tây và Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ đã cố tình làm nhỡ chuyến bay từ Hoa Kỳ về Liên Xô của Ủy viên Bộ Chính trị Xerbitxk – người biểu quyết loại bỏ Gorbachyov. Chính Gorbachyov đã làm suy yếu KGB - một cơ quan quan trọng, đóng vai trò bảo vệ Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sau này, vào tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" về khả năng "hỗ trợ bên ngoài" trong việc xóa bỏ Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Reykjavik, ông đã "trao Liên Xô vào tay Mỹ" (trong hồi ký của mình, Reagan nói rằng ông ta đã bị sốc vì vui mừng khi biết một bộ phận trong giới chính trị cấp cao Liên Xô chấp thuận việc phá tan đất nước mình). Năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev đã tự thú nhận: "Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước. Khi trực tiếp làm quen với phương Tây, tôi đã hiểu rằng tôi không thể từ bỏ mục tiêu chống cộng sản đã đặt ra. Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A.Yakovlev, Shevardnadze..."
Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Trong số 148.574.606 cử tri tham gia bỏ phiếu, đã có 113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Như vậy, phần lớn người dân Liên Xô vẫn muốn đất nước tồn tại. Sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện của đa số nhân dân, mà thực chất nó là quyết định của giới lãnh đạo cấp cao Liên Xô: thay vì cải cách mô hình kinh tế thì những nhà lãnh đạo này đã quay sang đập phá hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi chính họ tự ý ra quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng)
Trong Chính biến tháng 8 năm 1991, nguyên soái Dmitry Yazov là thành viên của Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp nhằm cứu vãn Liên Xô nhưng thất bại. Sau này, ông kể lại rằng thực ra "Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp" không hề có ý định đảo chính, mà mục tiêu của họ là ngăn chặn sự phá hoại Nhà nước Liên Xô của Gorbachev và Yeltsin: | 1 | null |
ZALA 421-06 là loại máy bay trực thăng không người lái tầm gần do do công ty ZALA Aero tại Izhevsk phát triển. Việc thiết kế được thực hiện trong năm 2007-2008 và đã trải qua được các cuộc thử nghiệm để đưa vào sử dụng. Máy bay được thiết kế để triển khai trong các trường hợp khẩn cấp cần thu thập thông tin nhanh chóng như tai nạn, thiên tai hoặc bay đến những nơi nguy hiểm cho con người nếu lại gần như thảm họa nguyên tử, hóa học và sinh học... hay có thể dùng để đi trinh sát, phiên bản dùng trên tàu thì dụng để tuần tra các vùng lãnh hải để chống lại nạn săn trộm và theo dõi tội phạm. Lực lượng biên phòng FSB Nga đã mua loại trực thăng này cùng để phục vụ cho việc tuần tra.
Thiết kế.
ZALA 421-06 sử dụng động cơ đốt trong có thể bay 90 phút với tốc độ 80 km/giờ trong bán kính kết nối với trạm điều khiển vô tuyến là 15–40 km, trần bay là 3000 m phiên bản 421-06E thì trang bị động cơ điện. Máy bay được trang bị bộ máy ảnh điện quang học có độ phân giải cao hay máy quay hồng ngoại cho việc thám thính chúng được giữ ổn định bằng con quay hồi chuyển. Phiên bản động cơ điện có thể bay trong 40 phút.
Hệ thống điều khiển của máy bay có hai chức năng: tự động và được điều khiển. Nếu để ở chế độ lái tự động thì người sử dụng sẽ truyền vào vị trí cần bay đến trong không gian như độ cao và vị trí, máy bay sẽ tự động bay đến đó thông qua hệ thống định vị toàn cầu GLONASS hay GPS. Việc chuyển dữ liệu đến trạm kiểm soát được thực hiện liên tục thông qua một kênh liên kết an toàn kỹ thuật. | 1 | null |
Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (thuật ngữ tiếng Anh: "Compounded Annual Growth rate", viết tắt CAGR) là một thuật ngữ kinh doanh và đầu tư cụ thể cho thu nhập đầu tư thường niên hóa trơn tru trong một thời kỳ nhất định. CAGR không phải là một thuật ngữ kế toán, nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tăng trưởng hoặc để so sánh tốc độ tăng trưởng của hai khoản đầu tư bởi vì CAGR là làm suy giảm ảnh hưởng của biến động của các hoàn vốn định kỳ có thể làm cho các ý nghĩa số học là không thích hợp. CAGR thường được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng qua một thời kỳ của một số yếu tố kinh doanh, ví dụ như doanh thu, đơn vị cung cấp, người sử dụng đã đăng ký, vv.
Công thức.
Tương tự | 1 | null |
Felix Graf von Bothmer (10 tháng 12 năm 1852 – 18 tháng 3 năm 1937) là một tướng lĩnh quân đội Đức, đã góp phần ngăn chặn Chiến dịch tấn công Brusilov của Nga vào năm 1916. Sinh ra tại München, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và lên đến cấp tướng vào năm 1905. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông chỉ huy thành công Quân đoàn Trừ bị II ở Galicia vào năm 1915 và nhờ vậy ông được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý. Ông được nhìn nhận là nhà quân sự tài năng, đã chỉ huy thành công các lực lượng bất lợi về quân số của Đức ở phía nam Mặt trận phía Đông trong phần lớn cuộc chiến tranh sau khi kế nhiệm tướng Alexander von Linsingen làm tư lệnh Tập đoàn quân phía Nam vào mùa thu năm 1915. Sau khi góp phần loại Nga ra khỏi vòng chiến, Bothmer đã được thuyên chuyển sang Mặt trận phía Tây vào đầu năm 1918, và được thăng cấp Thượng tướng. Cuối năm đó, ông về hưu.
Tiểu sử.
Ông sinh ra ở München vào ngày 10 tháng 12 năm 1852, là con trai của Trung tướng Graf Max von Bothmer (cũng là một người thuộc tầng lớp quý tộc Sachsen) và vợ của ông này là bà Laura Reichert. Ông đã gia nhập quân đội Bayern vào năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1871, ông được phong quân hàm thiếu úy và tốt nghiệm Học viện Quân sự Bayern tại München vào năm 1875. Sau đó, ông giữ hàng loạt chức vụ trong lực lượng chính quy và tham mưu, trong đó có 3 năm ông vào Bộ Tổng tham mưu Đức tại Berlin. Vào ngày 21 tháng 7 năm 1900, ông được phong cấp Đại tá, chỉ huy "Trung đoàn riêng của Vương tử". Vào năm 1905, ông được lên quân hàm Trung tướng và lãnh chức tư lệnh của Sư đoàn Bộ binh số 2 tại Augsburg, vào ngày 15 tháng 9 năm 1905. Vào ngày 4 tháng 10 năm 1910, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh, rồi được đưa vào đội ngũ trừ bị động. Đồng thời, ông được ủy nhiệm làm Chỉ huy trưởng ("Generalkapitän") của lực lượng Vệ binh danh dự của Đức vua, tức "Hartschiere", vào ngày 4 tháng 12 năm 1909 và giữ chức vụ này cho tới năm 1918.
Ông được triệu hồi trong cuộc tổng động viên của người Đức vào mùa hè năm 1914, nhưng do một chân của ông bị gãy nên phải chờ đến cuối năm đó để được nhận một chức tư lệnh chiến trường. Vào ngày 30 tháng 11 năm 1914, ông được nhậm chức tư lệnh của Sư đoàn Trừ bị số 6 Bayern tại Ypres, sau khi giao chiến ở đây đã lắng xuống. Vào ngày 22 tháng 12 năm 1915, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Quân đoàn Trừ bị II Bayern, với nhiệm vụ phòng ngự các đèo của dãy Karpath trước các cuộc tấn công của quân Nga đe dọa trực tiếp vào Hungary. Lực lượng phe Liên minh Trung tâm ở dãy Karpath bao gồm Quân đoàn Trừ bị II của Bayern, Sư đoàn Bộ binh số 1 và Sư đoàn Cận vệ số 3 của Phổ, cùng với Sư đoàn Honved của Áo-Hung. Ông giành chiến thắng trong trận Zwinin từ ngày 5 tháng 2 cho đến ngày 9 tháng 4 năm 1915, và thắng lợi này tạo điều kiện cho ông tham gia cuộc tấn công lớn của quân đội Đức sau khi chiến tuyến Gorlice-Tarnów của Nga bị chọc thủng vào tháng 5 năm 1915. Vào ngày 6 tháng 7, ông cử Hans Ritter von Hemmer làm Tham mưu trưởng của mình. Vào ngày 7 tháng 7, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vì sự chỉ huy xuất sắc cùng với kế hoạch quân sự đúng đắn và các cuộc điều quân thành công trong các trận đánh ở Dniester, Gnila-Lipa, và Zlota-Lipa. Hai năm sau, ngày 25 tháng 7 năm 1917, ông được tặng Lá sồi đính kèm huân chương này vì những hoạt động của ông trong trận đánh quanh thành phố Brzezany trong chiến dịch tấn công mùa hè của Đức trên Mặt trận phía Đông, và trong trận đánh tại đầu cầu Zbrucz ông được khen ngợi vì tài năng chỉ huy và tổ chức của ông. Ông còn được nhận Đại Thập tự của Huân chương Quân sự Max Joseph xứ Bayern.
Vào ngày 6 tháng 7 năm 1915, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân phía Nam ("Südarmee") của Đức, sau khi tướng Alexander von Linsingen được cử làm chỉ huy một cụm tập đoàn quân. Tập đoàn quân của Bothmer bao gồm các đơn vị Đức, Áo-Hung và sau này có thêm Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động gần Lemberg ở Galicia. Phần lớn tập đoàn quân này là lính Áo-Hung. Mặc dù vậy, đây là một trong số ít những đơn vị đã đứng vũng trong Chiến dịch tấn công Brusilov của Nga vào tháng 6 năm 1916. Quân ông bị Tập đoàn quân số 11 của tướng Sakharov tấn công, và mặc dù cánh phải của ông (gồm các lực lượng Áo-Hung) bị đánh tan, cánh trái và trung quân của ông đã phòng ngự thành công. Một tháng sau trận đánh này, tập đoàn quân của ông đã đủ mạnh để phát động một cuộc phản công, dự kiến vào ngày 18 tháng 7. Không may cho Bothmer, tướng Aleksey A. Brusilov của Nga đã biết được kế hoạch này và tung một đòn phòng ngừa vào ngày 15 tháng 7, bắt giữ 13.000 tù binh và phá hủy 3 kho đạn tạm thời. Bothmer buộc phải đình chỉ kế hoạch tấn công. Mặc dù vậy, Bothmer đã cầm cự cho đến các cuộc tấn công của quân Nga vào ngày 9 tháng 8. Các đợt tấn công này đã đẩy lui các tập đoàn ở hai bên sườn của ông, và Bothmer buộc phải triệt binh về sông Zlota Lipa để tránh bị bọc sườn. Đến thời điểm này, cuộc tấn công của quân Nga bị mất đà, và Bothmer đã giữ được vị trí của mình.
Tiếp theo đó, Tập đoàn quân phía Nam cũng chặn đứng các lực lượng chiếm ưu thế về quân số của Nga trong Chiến dịch tấn công Kerensky vào năm 1917. Mùa thu năm 1917, ông xua quân tấn công miền Nam Nga, góp phần loại nước Nga ra khỏi cuộc chiến. Vào tháng 12 năm 1917, chính quyền Bolshevik non trẻ của Nga bị buộc phải cầu hòa. Với sự thất bại của Nga, Tập đoàn quân phía Nam của Đức dưới quyền Bothmer được giải thể vào ngày 3 tháng 2 năm 1918. Ông được lãnh chức tư lệnh của Tập đoàn quân số 19 tại Lorraine, một trong số ít những khu vực tĩnh lặng trên Mặt trận phía Tây vào năm 1918. Cũng trong thời gian này, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Ông ở lại đây cho đến ngày 8 tháng 11 năm 1918, trong khi quân Đồng minh đã đập tan phòng tuyến của Đức ở hướng bắc. Ngày 8 tháng 11, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy "Lực lượng phòng ngự tổ quốc phía Nam" tại Bayern, với mệnh lệnh tiến hành một cuộc kháng cự cuối cùng, nhưng trong thời điểm đó các cuộc đàm phán đình chiến đã sắp hoàn tất. Cuộc chiến tranh kết thúc chỉ 3 ngày sau khi ông nhậm chức.
Về sau, ông giải ngũ vào tháng 12 năm 1918. Bá tước Bothmer từ trần ở München vào ngày 18 tháng 3 năm 1937, và, trái với nguyện vọng của gia đình ông, Chính phủ Hitler đã làm lễ quốc tang cho vị tướng. Thái tử Rupprecht của Bayern đã viết bài cáo phó cho ông.
Gia quyến.
Felix Graf von Bothmer đã thành hôn với bà Auguste Baldinger vào ngày 22 tháng 7 năm 1882. Họ có với nhau hai người con gái.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Sinh năm 1852]]
[[Thể loại:Mất năm 1937]]
[[Thể loại:Người München]]
[[Thể loại:Người Vương quốc Bayern]]
[[Thể loại:Tướng Bayern]]
[[Thể loại:Tướng Đức]]
[[Thể loại:Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ]]
[[Thể loại:Quân nhân Đức trong Thế chiến thứ nhất]]
[[Thể loại:Người nhận Pour le Mérite]]
[[Thể loại:Người nhận Huân chương Đại bàng Đỏ hạng nhất]]
[[Thể loại:Người nhận Huân chương Chiến công Bayern]]
[[Thể loại:Người nhận Huân chương Thập tự Sắt]]
[[Thể loại:Người nhận Huân chương Vương miện Vương quốc Phổ]]
[[Thể loại:Người nhận Thập tự Friedrich]]
[[Thể loại:Đại Chỉ huy Huân chương Hoàng gia Hohenzollern]] | 1 | null |
Đại học Kỹ thuật München (), thường được gọi là TU München hoặc TUM, là một trường đại học ở München, Đức và các khu trường sở ở Munich, Garching và Freising-Weihenstephan.. TUM gần đây đã được phong tặng danh hiệu "trường đại học ưu tú" theo Sáng kiến xuất sắc Các trường Đại học Đức. Nguồn tài chính trong năm 2012 tổng cộng 649,3 triệu Euro tài trợ mà không tính cả bệnh viện trường đại học; với bệnh viện trường đại học, trường đại học có tổng kinh phí lên tới khoảng 1,1 tỷ Euro.
Trường này là thành viên của TU9, một xã hội hợp nhất của các viện công nghệ lớn nhất và đáng chú ý nhất của Đức. TUM được xếp hạng 4 trong bảng xếp hạng Đại học Sáng tạo Châu Âu của Reuters 2017. | 1 | null |
Hệ thống cống đập Ba Lai được xây dựng tại cửa sông Ba Lai, thuộc địa bàn xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cống đập Ba Lai là một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long.
Khởi công xây dựng.
Cống đập Ba Lai được khởi công ngày 27 tháng 1 năm 2000, được đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002, kinh phí 66,69 tỷ đồng. Đập Ba Lai dài 544 m. Cống Ba Lai gồm 10 cửa, khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều. Theo quy hoạch, cống đập Ba Lai sẽ phục vụ cho hơn 115000 ha, trong đó có 88500 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản của các huyện: Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành và thành phố Bến Tre. | 1 | null |
Lãi kép phát sinh khi phần lãi vừa đạt được được thêm vào vốn ban đầu, do đó, từ thời điểm đó trở đi, lãi phát sinh được tính dựa trên tổng của vốn ban đầu và số tiền lãi vừa kiếm được. Sự bổ sung tiền lãi vào vốn ban đầu được gọi là "tính lãi kép" hay "nhập vốn".
Một tài khoản ngân hàng, ví dụ, có thể có lãi kép hàng năm: trong trường hợp này, một tài khoản với 1000 đô-la tiền vốn gốc ban đầu và lãi suất 20% mỗi năm sẽ có số dư 1200 đô-la vào cuối năm đầu tiên, 1440 đô-la vào cuối năm thứ hai, và cứ như vậy.
Để xác định một lãi suất đầy đủ, và cho phép so sánh nó với các lãi suất khác, "lãi suất" "và" "tần suất" tính lãi kép phải được cung cấp. Vì hầu hết mọi người thích nghĩ về lãi suất này như là một tỷ lệ phần trăm hàng năm, nhiều chính phủ yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp mức lãi suất kép hàng năm tương đương trên tiền gửi hoặc tiền ứng trước.
Ví dụ, lãi suất hàng năm cho một khoản vay với lãi vay 1% mỗi tháng là khoảng 12,68% một năm (1.0112 − 1).
Lãi suất hàng năm tương đương này có thể được gọi là "tỷ lệ phần trăm hàng năm" (APR)," lãi suất tương đương hàng năm" (AER), "lãi suất hiệu quả", "lãi suất hàng năm hiệu quả", và các thuật ngữ khác. Khi một khoản phí đã được tính trước để có được một khoản vay, APR thường tính rằng chi phí cũng như lãi kép trong việc chuyển đổi sang lãi suất tương đương. Những yêu cầu chính phủ này hỗ trợ người tiêu dùng để so sánh chi phí thực tế của khoản vay dễ dàng hơn.
Đối với bất kỳ lãi suất nhất định và tần suất kép nào, đều có một lãi suất "tương đương" cho một tần suất kép khác nào đó tồn tại.
Lãi kép có thể được đối chiếu với lãi đơn, trong đó tiền lãi không được nhập tiền gốc (không có lãi kép). Lãi kép là tiêu chuẩn trong tài chính và kinh tế, và lãi đơn được sử dụng thường xuyên (mặc dù các sản phẩm tài chính nhất định có thể chứa các thành phần của lãi đơn).
Thuật ngữ.
Tác động của việc tính lãi kép phụ thuộc vào tần suất mà tiền lãi được tính lãi kép và lãi suất định kỳ được áp dụng. Vì vậy, để xác định chính xác số tiền phải trả theo hợp đồng pháp lý với tiền lãi, tần suất tính lãi kép (hàng năm, nửa năm, hàng quý, hàng tháng, hàng ngày, vv) "và" lãi suất phải được xác định. Các quy ước khác nhau có thể được sử dụng giữa các nước, nhưng trong tài chính và kinh tế học các tập quán sau đây là phổ biến:
Lãi suất định kỳ: tiền lãi mà được tính phí (và được hợp gốc sau đó) cho từng giai đoạn, chia cho số tiền gốc. Lãi suất định kỳ được sử dụng chủ yếu cho các tính toán, và hiếm khi được sử dụng để so sánh.
Lãi suất danh nghĩa hàng năm hoặc lãi suất danh nghĩa được định nghĩa là lãi suất định kỳ nhân với số thời kỳ tính lãi kép mỗi năm. Ví dụ, một lãi suất hàng tháng là 1% tương đương với lãi suất danh nghĩa hàng năm là 12%.
Lãi suất hàng năm hiệu quả: điều này phản ánh lãi suất này hiệu quả như nếu việc tính lãi kép hàng năm được áp dụng: nói cách khác, nó là tổng số tiền lãi cộng dồn mà có thể được trả đến cuối của một năm, chia cho số tiền gốc.
Các nhà kinh tế thường thích sử dụng lãi suất hàng năm hiệu quả để cho phép so sánh. Trong tài chính và thương mại, lãi suất hàng năm danh nghĩa tuy nhiên có thể là một trích dẫn thay thế. Khi trích dẫn cùng với tần suất tính lãi kép, một khoản vay với lãi suất hàng năm danh nghĩa đã cho được xác định đầy đủ (ảnh hưởng của tiền lãi suất đối với một kịch bản cho vay cụ thể có thể được xác định chính xác), nhưng lãi suất danh nghĩa không thể được so sánh trực tiếp với các khoản vay có tần suất tính lãi kép khác nhau.
Các khoản vay và tài trợ có thể có các tính phí "không lãi" khác, và các thuật ngữ trên không cố gắng để nắm bắt những sự khác biệt này. Các thuật ngữ khác như tỷ lệ phần trăm hàng năm và lợi suất phần trăm hàng năm có thể có các định nghĩa hợp pháp cụ thể và có thể hoặc không thể được so sánh, tùy thuộc vào thẩm quyền.
Việc sử dụng các thuật ngữ trên (và các thuật ngữ tương tự khác) có thể là không phù hợp, và thay đổi theo tùy chỉnh địa phương hoặc nhu cầu tiếp thị, cho đơn giản hoặc vì các lý do khác.
Tính toán.
Tính giản lược.
Công thức được thể hiện chi tiết hơn tại giá trị thời gian của tiền.
Trong các công thức dưới đây, "i" là lãi suất hiệu quả cho mỗi thời kỳ. "FV" và "PV" đại diện cho các giá trị tương lai và hiện tại của một khoản tiền. "n" đại diện cho số giai đoạn.
Đây là những công thức cơ bản nhất:
Công thức trên tính toán giá trị tương lai ("FV") của giá trị hiện tại của một đầu tư ("PV") tích lũy với lãi suất cố định ("i") cho "n" giai đoạn.
Công thức trên tính toán giá trị hiện tại ("PV") sẽ cần là bao nhiêu để tạo ra một giá trị nhất định trong tương lai ("FV") nếu lãi suất ("i") dồn tích cho "n" giai đoạn.
Công thức trên tính toán lãi suất kép đạt được nếu đầu tư ban đầu "PV" cho ra giá trị của "FV" sau "n" giai đoạn dồn tích.
Công thức trên tính toán số lượng thời kỳ cần thiết để có được "FV" từ "PV" đã cho và lãi suất ("i"). Hàm lô-ga-rít có thể ở bất kỳ cơ số nào, ví dụ lô-ga-rít tự nhiên (ln), miễn là các cơ số phù hợp được sử dụng trong suốt tất cả các tính toán.
Lãi kép.
Công thức tính lãi kép hàng năm là
Ở đây,
Ví dụ sử dụng: Số tiền 1500.00 đô-la được gửi tại một nhà băng chi trả lãi suất hàng năm 4.3%, được nhập gốc hàng quý. Tính số dư sau 6 năm.
A. Sử dụng công thức bên trên, với P = 1500, r = 0.043 (4.3%), n = 4, và t = 6:
Như vậy, số dư sau 6 năm xấp xỉ 1,938.84 đô-la.
Lãi kép có thể được tính bằng cách trừ số tiền gốc khỏi số dư này.
Tính lãi kép định kỳ.
Hàm số lượng cho lãi kép là một hàm mũ theo thời gian.
formula_7
Khi "n" tăng lên, tỉ lệ này tiến tới giới hạn trên của "e""r" − 1. Tỉ lệ này được gọi là "lãi kép liên tục", xem bên dưới.
Vì số tiền gốc "A"(0) chỉ đơn giản là một hệ số, nó thường được bỏ đi cho đơn giản, và hàm tích lũy kết quả được sử dụng trong lý thuyết tiền lãi thay thế. Các hàm tích lũy cho lãi đơn và lãi kép được liệt kê dưới đây:
Lưu ý: "A"("t") là hàm số lượng và "a"("t") là hàm tích lũy.
Tính lãi kép liên tục.
Tính lãi kép liên tục có thể được coi như việc làm cho kỳ tính lãi kép cực nhỏ; do đó đạt được bằng cách lấy giới hạn của "n" tới vô cực. Người ta phải tham khảo ý kiến các định nghĩa của hàm số mũ cho chứng minh toán học của giới hạn này.
or
Ảnh hưởng của tiền lãi.
Trong toán học, các hàm tích lũy thường được biểu diễn trong các thuật ngữ của số "e", cơ số của lô-ga-rít tự nhiên. Điều này tạo điều kiện cho việc sử dụng các phương pháp tính toán trong thao tác của công thức lãi vay.
Đối với một hàm tích lũy khả vi liên tục bất kỳ "a(t)" ảnh hưởng của tiền lãi, hoặc tổng quát hơn là Hoàn vốn kép lô-ga-rít hay hoàn vốn kép liên tục là một hàm theo thời gian được định nghĩa như sau:
formula_17
nó là tỷ lệ thay đổi theo thời gian của lô-ga-rít tự nhiên của hàm tích lũy.
Đảo lại: formula_18 (vì formula_19)
Khi công thức bên trên được viết trong dạng phương trình vi phân, ảnh hưởng của tiền lãi đơn giản là hệ số của số lượng thay đổi: formula_20
Đối với lãi kép với lãi suất hàng năm không đổi "r", ảnh hưởng của tiền lãi là một hằng số, và hàm tích lũy của lãi kép về khía cạnh ảnh hưởng của tiền lãi là lũy thừa đơn giản của số e:
formula_21 or formula_22
Ảnh hưởng của tiền lãi là ít hơn so với lãi suất thực hàng năm, nhưng nhiều hơn tỷ lệ chiết khấu hiệu quả hàng năm. Nó là đối ứng của thời gian e-folding. Xem thêm ký hiệu của lãi suất.
Một cách mô hình hóa ảnh hưởng của lạm phát là với công thức của Stoodley: formula_23 ở đây p, r và s được ước tính.
Cơ sở tính lãi kép.
Để chuyển đổi một lãi suất từ một cơ sở lãi kép này sang một cơ sở lãi kép khác, công thức sau đây được áp dụng:
ở đây
"r"1 là lãi suất quy định với tần suất tính lãi kép "n"1 và
"r"2 là lãi suất quy định với tần suất tính lãi kép "n"2.
Khi tiền lãi được tính lãi kép liên tục:
ở đây
"R" là lãi suất trên một cơ sở tính lãi kép liên tục và
"r" là lãi suất quy định với tần suất tính lãi kép "n".
Trả tiền vay thế chấp hàng tháng.
Tiền lãi cho vay thế chấp thường được tính lãi kép hàng tháng. Công thức cho các trả tiền hàng tháng được tìm thấy từ đối số sau đây.
Công thức chính xác cho P.
Một công thức chính xác cho trả tiền hàng tháng là
hoặc tương đương
Điều này có thể được bắt nguồn bằng cách xem xét bao nhiêu tiền đã được trả để lại được thanh toán sau mỗi tháng. Sau tháng đầu tiên formula_28 is left, i.e. số tiền ban đầu đã gia tăng việc bớt trả tiền. Nếu toàn bộ khoản vay được tái trả tiền sau 1 tháng thì formula_29 nên formula_30 Sau tháng thứ hai formula_31 is left, that is formula_32. Nếu toàn bộ khoản vay được repaid sau 2 tháng formula_33 this gives phương trình formula_34. Phương trình này generalises cho một kỳ hạn n tháng, formula_35. Đây là tổng dãy số lũy thừa, cụ thể trong toán học là một chuỗi hình học (geometric series) hoặc một cấp số nhân (arithmetic sequence) có tổng
which can be rearranged to give
Công thức này cho việc trả tiền hàng tháng trong vay thế chấp tại Hoa Kỳ là chính xác và là cái mà các ngân hàng sử dụng.
Công thức gần đúng cho P.
Một công thức mà là chính xác để trong một vài phần trăm có thể được tìm thấy bằng cách lưu ý rằng đối với các lãi suất giấy tờ Hoa Kỳ điển hình (formula_38 và kỳ hạn T=10–30 năm), lãi suất giấy tờ hàng tháng là nhỏ so với 1:
formula_39 để formula_40 tạo ra
đơn giản hóa đối với
formula_41
điều này cho thấy định nghĩa các biến phụ trợ
formula_42
formula_43.
formula_44 là trả tiền hàng tháng được yêu cầu đối với trả hết khoản vay lãi vay bằng không trong formula_45 trả góp. Trong các điều kiện của các biến này xấp xỉ này có thể được viết
formula_46
Hàm formula_47 thậm chí còn:
formula_48 ngụ ý rằng nó có thể được mở rộng ngay cả trong các lũy thừa của formula_49.
Nó ngay lập tức sau đó formula_50 có thể được mở rộng ngay cả trong các lũy thừa của formula_49 cộng kỳ hạn đơn: formula_52
Nó sẽ chứng minh thuận tiện sau đó để xác định
formula_53
so that formula_54
which can be expanded:
formula_55
khi ellipses cho thấy các điều mà là số mũ cao hơn thậm chí các lũy thừa của formula_56. Biểu thức
formula_57
là hợp lệ để tốt hơn 1% được cung cấp formula_58.
Ví dụ.
Cho một khoản vay thế chấp với kỳ hạn 30 năm và với lãi suất giấy tờ 4.5% chúng ta tìm được:
formula_59
formula_60
formula_61
cho thấy rằng xấp xỉ
formula_62
là chính xác hơn một phần trăm đối với các điều kiện thế chấp điển hình của Mỹ vào tháng 1 năm 2009.
Công thức trở nên kém chính xác hơn đối với các lãi suất cao hơn và kỳ hạn dài hơn.
Cho một kỳ hạn vay 30 năm trên một khoản vay 120.000 đô-la và lãi suất giấy tờ 4.5% chúng ta tìm được:
formula_63
formula_64
so that
formula_65
Số tiền thanh toán chính xác là formula_66 nên xấp xỉ này là giản ước quá mức khoảng 6%.
Lịch sử.
Tính lãi kép đã từng bị coi là loại cho vay nặng lãi tồi tệ nhất, và đã bị kết án nặng nề bởi luật pháp La Mã, cũng như thông luật của nhiều nước khác.
Trong một đoạn văn, Thánh Kinh chỉ ra việc tính tiền lãi theo cách sau đây:
Qur'an đề cập một cách rõ ràng đến lãi kép như một tội lớn. Cho vay nặng lãi (lãi suất áp bức), được biết đến trong tiếng Ả Rập là "riba", được coi là sai:
Cuốn sách của Richard Witt "Những câu hỏi số học", xuất bản năm 1613, là một bước ngoặt trong lịch sử của lãi kép. Nó đã được hoàn toàn dành cho đối tượng (trước đây gọi là anatocism), trong khi các nhà văn trước đó đã thường chỉ dành cho lãi kép chỉ trong một chương ngắn trong các sách giáo khoa toán học. Cuốn sách Witt đưa các bảng dựa trên 10% (lãi suất tối đa cho các khoản vay được phép) và các lãi suất khác cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như xác định giá trị hợp đồng thuê tài sản. Witt là một học giả toán học London và cuốn sách của ông là đáng chú ý cho rõ ràng của nó thể hiện, chiều sâu của cái nhìn sâu sắc và chính xác của tính toán, với 124 ví dụ đã làm việc. | 1 | null |
Pokémon X và Y (Poketto Monsutā Ekkusu & Wai) là 2 phiên bản video game được phát triển bởi Game Freak và phát hành bởi Nintendo dành riêng cho Nintendo 3DS. Hai video game này được giới thiệu đầu tiên ở thế hệ thứ sáu của dòng Pokemon game và được thiết kế đặc trưng với đồ họa
Hai trò chơi sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào ngày 12 tháng 10 năm 2013, Nintendo sẽ xuất bản trò chơi bán lẻ đầu tiên để có một phát hành đồng thời trên toàn cầu trong tất cả các vùng trọng điểm, bao gồm cả Hàn Quốc, và các trò chơi Pokémon đầu tiên sẽ có sẵn trong và ngoài Nhật Bản trong cùng khoảng thời gian.
Tổng quan.
Giống như nhiều phiên bản trước đó, Pokémon X và Pokémon Y đưa người chơi vào vai của một huấn luyện viên Pokémon - người sẽ phiêu lưu trong những khu vực khác nhau được thiết lập, đánh bắt sinh vật gọi là Pokémon và sử dụng chúng để thi đấu tranh tài với các huấn luyện viên khác. Cùng với các Pokémon khác nhau từ các thế hệ trước, X và Y sẽ giới thiệu nhiều loài mới của Pokémon, trong đó bao gồm ba starter Pokémon: thuộc Grass-type, Fennekin (tiếng Nhật: Fokko (フォッコ)) thuộc Fire-type, Froakie (tiếng Nhật: Keromatsu () thuộc Water-type. Ngoài ra, còn có một hệ mới được giới thiệu - Fairy-type (hệ Tiên).
Lần đầu tiên trong loạt game này, toàn bộ trò chơi, bao gồm cả môi trường, mô hình nhân vật, và chuỗi trận chiến, được thể hiện hoàn toàn trong đồ họa 3D đa giác. X và Y cũng là trò chơi đầu tiên trong series chính cho phép di chuyển trong tất cả các hướng, bao gồm cả theo đường chéo, khả năng tương tác với các phần của môi trường như băng ghế cũng đã được ghi nhận bởi tạp chí chính thức của Nintendo. Một chế độ bổ sung là Pokémon-Amie, cho phép người chơi tương tác với Pokémon của họ bằng cách sử dụng màn hình cảm ứng và máy ảnh bên trong của 3DS.
== Xúc tiến
Video gốc được công bố cũng có hai linh vật huyền thoại của trò chơi: Pokémon Yveltal (Iberutaru) có hình thức của Y trong khi đang bay, Pokémon Xerneas (Zeruneasu) giống như hươu nai màu xanh với gạc lăng trụ và đôi mắt mang chữ. Trong trò chơi có xuất hiện Tháp Eiffel và Cung điện Versailles, khiến họ tin rằng phiên bản này sẽ được diễn ra trong khu vực Paris hay tổng thể của Pháp.
Vào ngày Nintendo công bố trên cả hai trang web chính thức của mình cũng như tạp chí CoroCoro Comic vào tháng 3 n về hình thái tiến hóa mới của Eevee là Sylveon (tiếng Nhật: Nymphia (ニンフィア)) thuộc Fairy-type, phương pháp tiến hóa của Sylveon hiện vẫn chưa rõ. Trong 31 tháng 3 năm 2013, tập phim Pokémon Smash!, Giám đốc trò chơi Junichi Masuda thông báo rằng tập phim kì tới sẽ có các giới thiệu thêm một Pokémon mới, có mối quan hệ mật thiết với Mewtwo. Theo tạp chí CoroCoro Comic, đây là một hình thức thay thế mới của Mewtwo và rằng nó sẽ được giới thiệu trong bộ phim sắp tới
Ngày 15 tháng 5 năm 2013,tạp chí CoroCoro Comic tiết lộ thông tin mới về trò chơi, thiết lập trò chơi là khu vực Kalos hình ngôi sao (カロス地方 Karosu-Chiho), với Lumiose City (Thành phố Miare (ミアレシティ Miare Shiti)) là thành phố trung tâm. Các bản cập nhật cũng tiết lộ rằng người chơi sẽ được tùy biến nhân vật của mình ngay từ đầu của trò chơi, với nhiều tùy chọn cho màu tóc và màu da có sẵn, cũng như các tùy chọn thay đổi quần áo của nhân vật người chơi ở các giai đoạn sau của trò chơi. Bốn Pokémon mới cũng đã được công bố: Helioptile (Erikiteru (エリキテル)) thuộc Electric/Normal type, Fletchling (Yayakoma (ヤヤコマ)) thuộc Normal/Flying type, Pancham (Yanchamu (ヤンチャム) thuộc Fighting-type, và Gogoat (ゴーゴート Gōgōto) thuộc Grass-type, ngoài ra nhân vật người chơi có thể đi xe trong Silmeria.
Ngày 11 tháng 6 năm 2013, trong Electronic Entertainment Expo 2013, Nintendo trình bày những đặc trưng của người chơi mới trong X và Y. Giới thiệu Pokémon mới: Vivillon Bibiyon) thuộc Bug/Flying type và Noivern (Onvern thuộc Dragon-type, thuộc Fairy-type, trong đó Sylveon, Jigglypuff, Marill, và Gardevoir được đưa về Fairy-type, và được tiết lộ rằng nó sẽ hữu ích để chọi với Dragon-type. Tính năng Pokémon-Amie (PokéParler (ポケパルレ)) cũng đã được giới thiệu, cho phép người chơi tương tác tốt hơn với mình hoặc nhóm Pokémon của mình để tăng hạnh phúc cho chúng. Chính thức ngày ra mắt của trò chơi cũng được xác nhận là ngày 12 tháng 10 năm 2013 trên toàn thế giới. Sau đó trong ngày, ba Pokémon bổ sung đã được tiết lộ: Talonflame (Fiarrow (ファイアロー)), dạng tiến hóa của Fletchling, Clauncher (Udeppō (ウデッポウ) thuộc Water-type và Skrelp (Kuzumō (クズモー)) thuộc Poison/Water type.
Hai hệ thống chiến đấu mới cũng được giới thiệu: Sky Battles (スカイバトル) chỉ có thể được thực hiện với Pokémon bay hoặc những người có thể bay lên chống lại huấn luyện viên, và Horde Encounters (群れバトル), "Nhóm chiến đấu", bạn sẽ gặp một nhóm năm Pokémon trong tự nhiên. Một số mới Pokémon sau đó đã được giới thiệu trong tháng bảy CoroCoro Comic vấn đề, và sau đó tiết lộ trên các trang web quốc tế, bao gồm cả Scatterbug (コフキムシ) và Spewpa (コフーライ), hình thức tiến hóa trước đó Vivillon, Litleo (シシコ) thuộc Fire/Normal. Một số nhân vật của trò chơi đã được giới thiệu sau đây: Shauna(サナ) từ Vaniville Town (Asame Town (アサメタウン), những người sẽ cung cấp cho các nhân vật người chơi một biệt danh, Tierno (ティエルノ), một người đang tìm kiếm Pokémon cho khả năng nhảy múa của mình, Trevor (トロバ), một người muốn hoàn thành Pokédex, được chia thành ba phần: Viola (ビオラ), một nhiếp ảnh gia và lãnh đạo phòng tập thể dục của Santalune City (ハクダンシティ) và Alexa (パンジー), một nhà báo và chị gái của Viola. Các trang web quốc tế cũng tiết lộ rằng về sự xuất hiện cậu bé tên là Calem (カルム) và cô gái tên là Serena (セレナ).
Phát triển.
Pokémon X và Pokémon Y đầu tiên được giới thiệu vào ngày 8 tháng 1 năm 2013 trong Nintendo Direct 2013, cùng với các cảnh quay trò chơi đầu tiên. X và Y sẽ là những trò chơi đầu tiên trong series chính cho Nintendo 3DS và là người đầu tiên được trình bày với đầy đủ đồ họa 3D. Nintendo đã công bố kế hoạch cho một bản phát hành trên toàn thế giới (phát hành ở khắp mọi nơi cùng một lúc) trong tháng 10 năm 2013. | 1 | null |
Quốc kỳ của Cộng hòa Zimbabwe () gồm 7 sọc ngang đều nhau màu xanh lá cây với một tam giác màu trắng, trong đó có một ngôi sao 5 cánh màu đỏ cùng với hình con Chim Zimbabwe. Lá cờ này được chấp thuận vào ngày 18.4.1980, khi nước này thoát khỏi sự cai trị của chế độ thực dân và trở thành một quốc gia độc lập. Hình Chim Zimbabwe trên lá cờ thể hiện một tượng nhỏ của một con chim được tìm thấy trong đống phế tích của Great Zimbabwe. Chim này tượng trưng cho lịch sử của Zimbabwe; ngôi sao màu đỏ bên dưới con chim tượng trưng cho khát vọng quốc gia (thường được cho là chủ nghĩa xã hội) và cuộc đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tự do và hòa bình. Như để "nhắc nhở rằng quốc gia được sinh ra trong đau thương", lá cờ về mặt tổng thể là biểu tượng chính trị, khu vực và văn hóa. Nó cũng tương tự như lá cờ của đảng cầm quyền Zimbabwe: Liên minh Dân tộc Phi Zimbabwe – Mặt trận ái quốc.
Lịch sử.
Đất nước Zimbabwe ngày nay xưa kia có tên là Rhodesia, dưới sự cai trị của thực dân Anh. Lá cờ đầu tiên của Rhodesia - được đặt ra ngày 8.4.1964 – có nền xanh dương lợt với một cờ vương quốc Anh ở phía trước. Lá cờ này được sử dụng tới năm 1979, khi đất nước chấp nhận một lá cờ khác mang Cờ vương quốc Anh. Một thời gian ngắn sau đó, nước này trở thành Zimbabwe Rhodesia, một tên nước tồn tại từ ngày 1.6.1979 tới 18.4.1980, ngay sau khi Thỏa hiệp nội bộ ở Rhodesia dẫn tới một chính phủ đa số người da đen. Cũng như tên nước mới, nước này đã chọn một lá cờ mới đánh dấu việc chuyển tiếp. Quốc kỳ nước Zimbabwe Rhodesia được viên trung úy Không quân Cedric Herbert của Lực lượng Không quân Rhodesia và là hội viên của Hội Huy hiệu và Phả hệ học Rhodesia thiết kế. Thiết kế này bao gồm các màu vàng, đen, xanh lá cây và đỏ có tính cách liên Phi; dải màu đen tượng trưng cho thành tựu của chế độ cai trị theo đa số. Màu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Màu vàng đại diện cho sự giàu có về khoáng chất của đất nước. Màu xanh lá cây tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp của đất nước. Sau hết, dải màu trắng thẳng đứng đại diện cho cộng đồng người da trắng, trong khi dải màu trắng nằm ngang ở giữa tượng trưng cho hòa bình. Lá cờ này đã ngưng sử dụng khi Zimbabwe chính thức độc lập ngày 18.4.1980, vào đúng nửa đêm và một lá cờ mới (cờ hiện nay) được chấp thuận. Bản phác họa lá cờ mới được trao cho bộ trưởng Công trình công cộng Richard Hove bởi một nhà thiết kế không nêu rõ tên. Ban đầu lá cờ không bao gồm con chim Zimbabwe; sau đó Cedric Herbert đã thêm hình con chim vào. Bản phác họa cuối cùng (như lá cờ hiện nay) đã được thủ tướng mới đắc cử thời đó Robert Mugabe chấp thuận. Việc chấp thuận và vinh danh lá cờ mới trùng hợp với lễ tuyên thệ nhậm chức của vị tổng thống mới Canaan Banana. Hình con chim trên lá quốc kỳ hiện nay căn cứ trên một tượng chim có thực được phát hiện trong các đống phế tích ở Great Zimbabwe.
Việc trưng cờ và sử dụng.
Nghi thức sử dụng quốc kỳ.
Có những hướng dẫn nhất định cho việc sử dụng, trưng ra và loại bỏ quốc kỳ Zimbabwe. Quốc kỳ không bao giờ được phép tiếp xúc với mặt đất. Khi lá cờ đến một giai đoạn mà nó không còn được coi là xứng đáng trước mắt công chúng, chẳng hạn như khi bị rách và nát, nó phải là "được phá hủy một cách trang nghiêm" với "tất cả thận trọng và tôn trọng". Sau đó, sẽ thay một lá cờ mới trong vị trí của nó. Theo Patrick Chinamasa, bộ trưởng bộ Tư pháp và các vấn đề pháp lý Zimbabwe, thì mọi công ty ở Zimbabwe đều có thể sản xuất các lá quốc kỳ, miễn là không "in thêm trên cờ bất cứ cái gì khác, ngoài những thứ đã quy định trong luật", và quốc kỳ có thể được trưng ra bất cứ nơi nào mà dân chúng coi là thích hợp.
Hình quốc kỳ trên đồng phục.
Một số sĩ quan cảnh sát Zimbabwe mặc đồng phục có hình quốc kỳ ở phía đầu tay áo.
Thiết kế.
Màu sắc và biểu tượng.
Quốc kỳ Zimbabwe gồm có 5 màu khác nhau: xanh lá cây, vàng, đỏ, đen và trắng. Về mặt chính thức, các màu trên quốc kỳ Zimbabwe mang các ý nghĩa chính trị, khu vực địa lý và văn hóa. Màu xanh lá cây đại diện cho nông nghiệp và các khu vực nông thôn của Zimbabwe. Màu vàng tượng trưng cho sự giàu có về khoáng sản của đất nước, chủ yếu là vàng. Màu đỏ tượng trưng cho máu đổ ra trong các Chimurenga (cuộc đấu tranh cách mạng) thứ nhất và thứ nhì để đấu tranh cho nền độc lập. Màu đen chỉ di sản, sắc tộc và cộng đồng người châu Phi bản địa của Zimbabwe.
Phần tam giác màu trắng tượng trưng cho hòa bình. Con chim vàng, gọi là "Great Zimbabwe Bird" (Chim Đại Zimbabwe) là biểu tượng quốc gia Zimbabwe. Một sự đại diện rất có thể của Đại bàng Bateleur hoặc Đại bàng cá châu Phi, "minh họa cho mối liên kết chặt chẽ giữa tổ tiên con người với động vật, thiên nhiên cùng những hướng dẫn tinh thần" và nó được xử lý với tầm quan trọng và sự tôn trọng ở mức cao. Ngôi sao màu đỏ tượng trưng cho các niềm hy vọng của dân tộc và những khát vọng cho tương lai.
Thông số kỹ thuật.
"Great Zimbabwe Bird" (Chim Đại Zimbabwe) phải là 40 đơn vị cả cao lẫn thấp. Ngôi sao màu đỏ không phải là "Các hình đa giác của ngôi sao thông thường" (Regular star polygons). Thanh màu đen rộng 3 đơn vị. Tam giác màu trắng là tam giác cân, với đáy và chiều cao khoảng 84 đơn vị.
Những sự tương tự.
Các màu dùng cho quốc kỳ Zimbabwe rất giống các màu cờ của Liên minh Dân tộc Phi Zimbabwe – Mặt trận ái quốc. Điều này được coi như một dấu hiệu khiêm tốn phục tùng và tôn trọng đối với đảng.
Trong văn hóa bình dân.
Ngày 7.8.1980, Samora Machel đã một lần đọc một diễn văn xuất sắc về quốc kỳ Zimbabwe, trong đó ông phát biểu khi tay cầm lá cờ: "Lá cờ này bao gồm mọi người. Không có những người da đen, không có những người da trắng, không có những mulattos (người lai đen-trắng) và những người Ấn Độ ở Zimbabwe, ngày nay chỉ có những người Zimbabwe".
Tại Harare, Zimbabwe, cứ mỗi 2 xe thì có một xe dán một hay nhiều quốc kỳ Zimbabwe thu nhỏ. Việc bán những lá quốc kỳ ở trong nước mang lại doanh thu rất cao và điều này đã giúp giảm bớt tỷ lệ lạm phát. Theo Petina Gappah của tờ "The Guardian", quốc kỳ là một "sự nhắc nhở là quốc gia được sinh ra trong đau thương".
Việc bán các sản phẩm có mang các màu sắc của quốc kỳ là vi phạm luật pháp của Zimbabwe. | 1 | null |
Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 (tiếng Anh: 2013 FIFA Confederations Cup) là lần tổ chức thứ 9 của Cúp Liên đoàn các châu lục, diễn ra tại Brasil từ 15 tháng 6 đến 30 tháng 6 năm 2013. Đây cũng là đợt tổng diễn tập cho Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại Trung tâm Hội nghị Anhembi, São Paulo.
Chủ nhà Brasil giành chức vô địch Confed Cup lần thứ 4 sau khi vượt qua Tây Ban Nha 3–0 ở trận chung kết.
Các đội tham dự.
Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại Anhembi Convention Center, São Paulo. Đại diện cho mỗi đội tham dự là thí sinh của nước đó dự thi Hoa hậu Thế giới 2012.
1Ý giành 1 suất tham dự vì Tây Ban Nha vừa vô địch Giải bóng đá vô địch thế giới 2010 và Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012.
Địa điểm.
Địa điểm là 6 sân vận động ở 6 thành phố khác nhau.
Trọng tài.
Danh sách các trọng tài tham dự tại Cúp Liên đoàn các châu lục được công bố vào ngày 10 tháng 5 năm 2013:
Vòng bảng.
"Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ Brasil (UTC-3)
Bảng A.
<onlyinclude>
</onlyinclude>
Bảng B.
<onlyinclude>
</onlyinclude>
Vòng đấu loại trực tiếp.
Ở vòng loại trực tiếp, nếu một trận đấu hòa vào cuối thời gian thi đấu bình thường, thì sẽ được thi đấu (hai hiệp, mỗi hiệp 15 phút) . Nếu vẫn hòa sau hiệp phụ, trận đấu được quyết định bằng loạt để phân định thắng bại.
<onlyinclude>
</onlyinclude>
Biểu tình.
Theo buổi lễ ở Sân vận động quốc gia Brasil vào ngày 15 tháng 6 năm 2013, các cuộc biểu tình đã nổ ra bên ngoài sân vận động, được tổ chức bởi những người không hài lòng với số tiền chi tiêu cho việc tổ chức Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Cảnh sát phải dùng hơi ga và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông. | 1 | null |
Lưỡi lê là vũ khí lạnh giống cây thương nhưng nhỏ hơn nhiều và thường lắp vào các khẩu súng trường tấn công và chiến đấu. Khoảng thế kỷ 19 lưỡi lê rất dài có khi chiều dài cả khẩu súng lẫn lưỡi lê có thể cao hơn đầu người nhưng hiện nay kích cỡ thu nhỏ lại nhiều, chỉ bằng một con dao găm.
Lưỡi lê chia làm hai loại: lê liền và lê rời.
Lê rời được sử dụng phổ biến trên các mẫu súng như AK-47, AKM, M1 Garand, Arisaka Type 38, M16, M14... còn lê liền thường được sử dụng trên các mẫu súng trường Type 56 AK , K44 (Mosin Nagant) ,CKC ... nhưng mấy mẫu súng được liệt kê trên lại chia làm hai loại nữa là lê ba cạnh và lê lưỡi thường làm phần lưỡi gắn liền với cán có chốt gài vào đầu nòng.
Ngoài để chiến đấu lưỡi lê còn được dùng để làm nhiệm vụ khác nhau ngoài đánh giáp lá cà, như lưỡi lê của AKM có thể dùng phần lưỡi gắn với vỏ tạo thành kìm để cắt dây thép gai hoặc để mở lon đồ hộp, lưỡi lê Shiki 38 có thể dùng để làm xiên nướng thịt và còn nhiều công dụng khác. | 1 | null |
Kim Yeon-jung, thường được biết đến với nghệ danh Kenzie (Hangul: 켄지, "Kenji", sinh ngày 3 tháng 2 năm 1976), là một nữ nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất thu âm người Hàn Quốc.
Là một trong những thành viên trụ cột lâu năm của SM Entertainment, cô đã sáng tác rất nhiều bài hát cho các nghệ sĩ của SM gồm BoA, Isak N Jiyeon, Super Junior, The Grace, TVXQ, Girls' Generation, Shinee, f(x), EXO, Red Velvet, NCT và aespa.
Tiểu sử.
Kenzie có nguyên quán từ Hàn Quốc nhưng lại được sinh ra tại Shimane, Nhật Bản. Cô đã kết hôn với nhạc sĩ Kim Jung-bae, người sau này cùng cô thực hiện phần viết lời cho hầu hết các ca khúc do cô sản xuất nhạc cho những nghệ sĩ của SM.
Từng học tại Cao đẳng âm nhạc Berklee, chuyên ngành sản xuất âm nhạc và kỹ thuật (MP&E), cô chuyển đến Mỹ để tiếp tục việc học mặc dù mục tiêu của cô là trở thành nhà sản xuất âm nhạc và nhà soạn nhạc trên chính quê hương của mình. Mặc dù đã được đào tạo âm nhạc cổ điển và biết chơi piano cũng như kèn trumpet, thế nhưng cô đã tìm đến nhạc pop, và thành công của các nhóm nhạc trực thuộc SM như S.E.S. hay H.O.T chính là lý do cô đặt mục tiêu hợp tác với SM. Sau khi tốt nghiệp ra trường, cô đã gặp được chủ tịch SM Lee Soo-man và chính thức tham gia đội ngũ nhạc sĩ của SM Entertainment. | 1 | null |
Chứng bắt thế hay là chứng giữ nguyên thế (tiếng Anh là "Catalepsy", từ tiếng Hy Lạp "κατάληψις" "bắt") là một trạng thái thần kinh đặc trưng bởi sự cứng cơ và tư thế bất động bất kể kích thích từ bên ngoài cũng như sự giảm cảm giác đau. Người bị chứng này vẫn hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được các hiện tượng xung quanh nhưng không phản ứng được, do đó nó giống như bóng đè nhưng không xảy ra trong khi ngủ. Nó cũng không nhất thiết bao gồm liệt toàn thân là bệnh mãn tính do tổn thương thần kinh.
Nguyên nhân.
Chứng bắt thế là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh hoặc các bệnh như Parkinson và động kinh. Nó cũng là một triệu chứng đặc trưng khi cai nghiện cocain. Việc điều trị bệnh tâm thần bằng thuốc chống loạn thần (antipsychotic) (như khi bị tâm thần phân liệt) cũng có thể gây ra chứng này, chẳng hạn như haloperidol, và ketamine gây tê. Trong một vài trường hợp, mộc cú sốc cảm xúc rất mạnh có thể dẫn đến bắt thế cục bộ – một ví dụ nổi tiếng là phản ứng của kỷ lục gia Olympic 1968 môn nhảy xa Bob Beamon khi biết ông đã vượt kỉ lục thế giới trước đó đến hơn 0,5 mét. Có người đề xuất rằng Protein kinase A là chất trung gian của hiện tượng bắt thế. Những nguyên nhân khác bao gồm các thuốc ngăn tái hấp thụ các chất truyền dẫn thần kinh dòng ađrênalin như là Reserpine.
Triệu chứng.
Các triệu chứng bao gồm: cứng người, cứng chi, chi giữ nguyên vị trí khi được di chuyển, không phản xạ, mất kiểm soát cơ, chậm các chức năng của cơ thể, ví dụ như hô hấp.
Các trường hợp trong lịch sử.
Anne Carter Lee, mẹ của tướng quân miền nam Robert E. Lee, bị bùa bắt thế và bị mất ý thức và liệt rung. Chuyện kể rằng người ta tưởng bà đã chết do bùa chú và chôn bà trong khu đất của gia đình ở Virginia. Sau đó, khi nghe thấy tiếng động, một người hầu đã để ý và bà được đào lên, còn sống nhưng hoảng loạn. Chuyện này được cho là xảy ra năm 1806, một năm sau khi Robert E. Lee ra đời. Đây là giai thoại đáng sợ tuy nhiên hầu như chắc chắn là sai. Không có ghi chép chính thức nào về nó và tiểu sử của Robert E. Lee cũng như của cha ông, Henry, không có lời nào ám chỉ đế nó. | 1 | null |
Jürgen Zartmann (sinh 28 tháng 01 năm 1941 tại Darmstadt) là một diễn viên nổi tiếng người Đức. Với khán giả truyền hình Việt Nam, ông được biết đến qua những bộ phim Hồ sơ thần chết và Mặt trận không khoan nhượng.
Tiểu sử.
Sau khi hoàn thành các khóa học nghệ thuật tại trường đại học Sân khấu Leipzig, từ năm 1963 Jürgen Zartmann bắt đầu diễn trên sân khấu của các nhà hát Landestheater, Schwerin (Staatstheater) và Nhà hát Quốc gia.
Cuối thập niên 60, ông đã được các nhà làm truyền hình phát hiện và đóng vai chính trong bộ phim "Artur Becker" năm 1971. Ông thường vào vai người anh hùng trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp của con người nên ông nhanh chóng được nhiều người yêu thích điển hình trong các phim Hồ sơ thần chết và trong phim Mặt trận không khoan nhượng đều của đạo diễn Rudi Kurz. Sau khi vài lần xuất hiện trong loạt phim thám tử, nơi ông đôi khi đóng vai tội phạm, Zartmann vào vai cảnh sát điều tra của loạt phim truyền hình "Cảnh sát 110". Từ sau vai Christoph von Anstetten trong bộ phim truyền hình "Tình ngang trái", cuối cùng ông đã trở nên nổi tiếng trên toàn nước Đức.
Hiện nay ông trở lại với công việc ở nhà hát. Ngoài ra, ông còn là người hướng dẫn giảng dạy tại Học viện Nhà hát Vorpommern.
Đời tư.
Hiện nay ông đang sống với người vợ thứ hai là nhà thiết kế trang phục Christine. | 1 | null |
Đền Kỳ Cùng (còn có tên là đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng và ở ngay đầu cầu Kỳ Cùng; hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Năm 1993, ngôi đền đã được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
Giới thiệu sơ lược.
Đền Kỳ Cùng (còn gọi đền Quan Lớn Tuần Tranh) nằm ngay đầu cầu bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Ban đầu chỉ là ngôi đền nhỏ thờ thủy thần Giao Long cai quản cho toàn vùng quanh năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân yên ổn làm ăn. Đền rất thiêng, nhiều lần được các triều vua Lê, Nguyễn ban sắc phong; mỗi khi sứ bộ qua đây đều sửa lễ cáo yết rồi mới tiếp tục lộ trình qua biên giới.
Quá trình biến đổi của lịch sử, đền nay thờ Quan Lớn Tuần Tranh, vị quan thứ năm trong Ngũ vị Tôn quan thời nhà Trần được cử lên trấn ải biên thùy. Truyền thuyết xưa kể lại: Một lần phải chiến đấu với giặc ngoại xâm, quân lính của ông ốm đau nhiều, lực lượng yếu mỏng. Nhân dịp này, một số gian thần dâng sớ vu oan cho ông tư thông với giặc phản quốc cầu vinh. Đức vua nghe lời nịnh thần, ban án tử hình ông.
Để chứng minh lòng trong sạch, ông trẫm mình xuống sông tự vẫn. Sau này, Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài lên nhậm chức ở Lạng Sơn hiểu rõ sự tình, đã dâng sớ minh oan cho ông. Trong đền còn phối thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và Tam tòa Thánh Mẫu.
Tấm bia lưu giữ tại đền cho biết: Đền xưa làm bằng đất, lợp ngói, được trùng tu vào những năm 1928, 1931, 1967. Sau đó, do thiên tai và chiến tranh tàn phá, ngôi đền không còn, nhân dân quanh vùng xây lại đền thờ trên nền cũ có sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại; nhiều đồ thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng được làm mới.
Đền quay về hướng Nam, kiến trúc kiểu chữ đinh, ẩn mình dưới lùm cây cổ thụ xanh mát soi bóng sông Kỳ Cùng lung linh tạo cảm giác thanh tịnh, thư thái tâm hồn. Phía trước đền là bến nước đẹp tạo bởi hàng trăm bậc đá từ sân đền xuống lòng sông. Trong khoảng sân lát gạch rộng sạch bố trí hai cây hương và đỉnh đá.
Phía trên cổng và mái đền đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, ngoài sân cặp rồng chầu nguyệt bằng đá uyển chuyển mềm mại khẳng định sự tài hoa của bàn tay nghệ nhân chạm khắc. Không gian chính nghinh môn gồm ba cửa vòm cuốn; trên mái hai trụ gạch vuông chồng diêm với bốn ô cửa tròn thanh thoát, phía trên đắp nổi hoa văn, trên cùng là bộ tam khí gồm đỉnh và lọ hoa.
Hai cặp rồng, một cặp sư tử đá chầu trước cửa tăng vẻ thâm nghiêm cho đền. Phía ngoài có hai tháp chuông và trống xây chồng diêm, tám mái với những đầu đao cong vút. Trong đền còn lưu giữ được một số hoành phi, đại tự có niên đại từ thời Lê, Nguyễn cùng ngai, tán, lọng, đỉnh, đôi hạc đồng và các pho tượng cổ có giá trị mĩ thuật cao.
Hằng năm, lễ hội chính của đền được tổ chức từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch. | 1 | null |
Bến đá Kỳ Cùng nằm bên hữu ngạn sông Kỳ Cùng và gần cầu Kỳ Cùng; nay thuộc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Căn cứ theo bia di tích dựng tại Bến đá Kỳ Cùng, thì đây chính là nơi đưa đón các đoàn sứ Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử bang giao giữa hai nước từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19.
Khoảng năm 1778, Đốc trấn Ngô Thì Sĩ gọi đây là Kỳ Cùng thạch độ, và liệt là một trong 8 cảnh đẹp của trấn lỵ Lạng Sơn (Trấn doanh bát cảnh) .
Ngày nay, nơi bến đá ấy chỉ còn lại một ngôi chùa cổ, tên là Diên Khánh Tự (tục gọi là chùa Thành).
Năm 1993, Bến đá Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. | 1 | null |
Johann (Hans) von Zwehl (27 tháng 7 năm 1851 tại Osterode am Harz – 28 tháng 5 năm 1926 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Được xem là một vị tướng tài năng, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và đánh chiếm pháo đài Maubeuge của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ năm 1916 cho đến năm 1918, ông là Thống đốc Antwerp.
Tiểu sử.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 1870, Zwehl gia nhập Trung đoàn Bộ binh "Bá tước Schwerin" (số 3 Pommern) số 14 với vai trò là một lính cầm cờ. Với đơn vị này, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1900, Zwehl được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Bắn súng hỏa mai "Thống chế Vương tử Albrecht của Phổ" (Hanover) số 73, với bản doanh tại Hannover. Hai năm sau, ông ban đầu được giao quyền chỉ huy ("Führung") "Trung đoàn Bộ binh số 30" tại Koblenz vào ngày 17 tháng 5, và sau đó ông được lãnh chức Tư lệnh Lữ đoàn đồng thời được phong quân hàm Thiếu tướng vào ngày 19 tháng 6 năm 1902. Tiếp theo đó, vào ngày 4 tháng 9 năm 1906, ông được thăng cấp Trung tướng, đồng thời được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 13 tại Münster. Zwehl giữ chức vụ này cho đến ngày 30 tháng 7 năm 1908 thì thôi chức. Sau đó, ông được chuyển vào ngạch Sĩ quan trừ bị ("Offizieren der Armee") và vào ngày 9 tháng 9 năm 1909, ông về hưu.
Với cuộc tổng động viên quân đội Đức khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Zwehl tái ngũ và được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh Quân đoàn VII. Vào ngày 25 tháng 8, cuộc vây hãm Maubeuge khởi đầu. Sau giao chiến quyết liệt, những người lính vùng Rheinland và Westfalen của Đức trong Quân đoàn VII đã buộc quân đội Pháp đồn trú ở Maubeuge phải đầu hàng. Chiến thắng này đã giúp cho Quân đoàn VII rảnh tay để lấp cái lỗ hổng chết người giữa các lực lượng phòng ngự tại sông Aisne. Zwehl là người thứ tư được trao tặng Huân chương Quân công trong cuộc chiến vì công đánh chiếm Maubeuge của ông. Từ ngày 17 tháng 12 năm 1916 cho đến khi chiến tranh kết thúc, ông giữ chức Thống đốc Antwerp tại nước Bỉ bị Đức chiếm đóng. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, vào ngày 25 tháng 11 năm 1918, ông giải ngũ.
Kể từ năm 1912, Johann von Zwehl là một thành viên của Hiệp hội Vô luật Berlin ("Gesetzlose Gesellschaft zu Berlin"). Ông từ trần vào ngày 28 tháng 5 năm 1926 tại thành phố thủ đô nước Đức. | 1 | null |
Otto Julius Wilhelm Maximilian Strubberg, sau năm 1858 là von Strubberg (16 tháng 9 năm 1821 tại Lübbecke, Westfalen – 9 tháng 11 năm 1908 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ – Đức, đã từng tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Ông đã được thăng đến cấp Thượng tướng bộ binh.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 16 tháng 9 năm 1821, trong một gia đình có nguồn gốc từ Lãnh địa Vương công Tổng giám mục Osnabrück, đã được đề cập vào khoảng năm 1650 tại Borgloh. Vào năm 1839, sau khi học tập trong đội thiếu sinh quân, ông nhập ngũ trong Trung đoàn Bộ binh số 30 Rhein với quân hàm thiếu úy, sau đó ông tham dự Trường Chiến tranh Tổng hợp ("Allgemeine Kriegsschule") từ năm 1843 trở đi. Tiếp theo đó, ông được bổ nhiệm làm giảng viên trường thiếu sinh quân Berlin và vào năm 1849 ông được chuyển sang các lực lượng cố nhiệm vụ đánh dẹp cuộc Cách mạng Baden.
Vào năm 1852, ông được phái đến Paris để học tiếng Pháp trong vòng hai năm, và cùng năm đó ông được lên quân hàm trung úy. Ông đã nhiều lần được giao nhiệm vụ trong Bộ Tổng tham mưu. Với cấp bậc Đại úy của Bộ Tổng tham mưu Vương quốc Phổ, ông được liệt vào hàng khanh tướng Phổ vào ngày 1 tháng 1 năm 1858 tại kinh đô Berlin. Năm sau (1859), ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Vương thân Nhiếp chính Phổ, và sau đó, khi vị vương thân lên ngôi vua Wilhelm I vào năm 1861, ông được ủy nhiệm làm sĩ quan hầu cận của Đức vua.
Sau đó, Strubberg giữ chức tư lệnh (" Regimentskommandeur") của "Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Vương hậu Augusta số 4", tham gia trong các cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864 và với Áo vào năm 1866. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1868 Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trên cương vị là Thiếu tướng và Quyền chỉ huy ("Führer") của Lữ đoàn Bộ binh số 30, ông đã có được cơ hội đặc biệt để thể hiện tài năng của mình, qua các trận đánh tại Gravelotte vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, Amiens vào ngày 28 tháng 11 năm 1870, Hallue, Sapignies (cuối năm 1870 – đầu năm 1871), và Saint-Quentin vào ngày 19 tháng 1 năm 1871.
Vào năm 1873, Strubberg được thăng cấp Trung tướng, đồng thời lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn số 19 tại Hannover. Vào năm 1880, ông được nhậm chức Cục trưởng Cục thanh tra Giáo dục và Đào tạo Quân sự ("Generalinspektion des Militärerziehungs- und Bildungswesens"), và tại nhiệm cho đến năm 1890. Trên cương vị này, ông được phong quân hàm Thượng tướng bộ binh vào năm 1883.
Vào năm 1888, ông được phong chức của đội thiếu sinh quân và vào ngày 8 tháng 8 năm 1889, ông được phong chức Trưởng Đại tá ("Regimentschef") Trung đoàn Bộ binh "Bá tước Werder" (Rhein số 4) số 30. Vào năm 1890, ông được xuất ngũ. Đến năm 1908, ông tổ chức lễ kỷ niệm 40 ngày ông được phong cấp tướng, nhưng không lâu sau đó ông từ trần vào ngày 9 tháng 11 năm 1908 ở Berlin. Ông được mai táng trong nghĩa trang "Offiziersfriedhof" trên đường Linien ("Linienstraße") tại Berlin.
Phong tặng.
Vào năm 1871, Von Strubberg được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng I và Huân chương Quân công. Vào năm 1885, ông được trao tặng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ đính kèm Bó sồi và Thanh gươm trên Chiếc nhẫn; vào năm 1897, ông được tặng Kim cương đính kèm Đại Thập tự, rồi vào năm 1902 ông được trao tặng Huân chương Ghi công của Vương triều Phổ. | 1 | null |
Ngoại giao bóng bàn ( "Pīngpāng wàijiāo") nói tới sự kiện giao lưu giữa những cầu thủ bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 1970, mà đã bắt đầu trong suốt Giải vô địch bóng bàn quốc tế ở Nagoya, Nhật Bản, do một cuộc tỉ thí giữa cầu thủ Glenn Cowan (Hoa Kỳ) và Zhuhang Zedong (Trung Quốc). Sự kiện đã đánh dấu việc ấm lên quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc mà mở đường cho chuyến thăm tới Bắc Kinh năm 1972 của Tổng thống Richard Nixon. Sự kiện được xem như bước ngoặt trong các mối quan hệ, và chính sách tiếp cận từ đó đã được thực hiện ở những nơi khác.
Lịch sử.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 1971, khi đang ở Nagoya, Nhật Bản để tham dự giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31, đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đã nhận được một lời mời đến thăm Trung Quốc. Ngày từ những năm đầu của nền Cộng hòa Nhân dân, thể thao đã đóng một vai trò quan trọng trong ngoại giao của Trung Quốc, luôn bám sát khẩu hiệu "hữu nghị là số một, tranh tài là thứ hai". Ngày 10 tháng 4 năm 1971, đội tuyển Mỹ và những nhà báo đi cùng đã trở thành phái đoàn Hoa Kỳ đầu tiên đầu tiên đặt chân đến thủ đô của Trung Quốc kể từ năm 1949. Cuộc gặp mặt đã được tạo điều kiện bởi Ủy ban Quốc gia về Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Trung Quốc (美中关系全国委员会). Trước chuyến thăm viếng của các vận động viên bóng bàn Hoa Kỳ, mười một người Mỹ đã được cho phép đến Trung Quốc trong một tuần bởi vì tất cả họ đều công khai thừa nhận có quan hệ với Đảng báo đen đi theo chủ nghĩa Mao.
Theo cuốn "Lịch sử bóng bàn Hoa Kỳ" của Tim Boggan, vận động viên bóng bàn Mỹ đã tới Trung Quốc cùng đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ, có ba sự kiện có thể đã dẫn đến lời mời từ Trung Quốc. Chủ tịch của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới khi đó là H. Roy Evans, người xứ Wales đã nói rằng ông đã đến thăm Trung Quốc trước giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31 và đề xuất với giới chức thể thao Trung Quốc cũng như thủ tướng Chu Ân Lai rằng Trung Quốc nên có những động thái để giao thiệp với thế giới thông qua các sự kiện thể thao quốc tế kể từ sau cách mạng văn hóa. Thêm vào đó, vận động viên người Mỹ Leah Neuberger, vô địch bóng bàn đôi nam nữ thế giới năm 1956 và 9 lần vô địch đơn nữ Mỹ mở rộng, vào thời điểm đó đang đi du lịch cùng đội tuyển bóng bàn Canada tới Trung Quốc theo lời mời trước đó của nước này. Neuberger đã thỉnh cầu Trung Quốc cấp visa cho toàn bộ đội tuyển Mỹ và đã được chấp thuận. Sự kiện thứ 3 có lẽ là mấu chốt nhất, đó là cuộc gặp mặt bất ngờ nhưng đầy ý nghĩa giữa vận động viên Mỹ Glenn Cowan và vận động viên Trung Quốc Trang Tắc Đống, người ba lần vô địch thế giới và nhiều lần giành chiến thắng tại các sự kiện bóng bàn khác. Trang Tắc Đống đã kể lại sự kiện này trong buổi nói chuyện năm 2007 tại Học viện Trung-Mỹ USC. | 1 | null |
Johannes "John" Hendrikus Hubert de Mol (sinh 24 tháng 4 năm 1955) là một ông trùm ngành truyền thông đại chúng người Hà Lan. De Mol là một trong những người sáng lập các công ty Endemol (nay là Endemol Shine Group) và Talpa.
Endemol.
De Mol tạo dựng cơ đồ dựa trên sản xuất chương trình truyền hình. Giai đoạn 1997-1999, ông và công ty riêng "John de Mol Produkties" phát triển chuỗi chương trình truyền hình thực tế "Big Brother" rất ăn khách. Năm 1994, công ty ông sáp nhập với Joop van den Ende TV-Producties thành công ty Endemol, dù rằng công ty vẫn hoạt động riêng. Ông cũng sản xuất "Fear Factor", "Love Letters", "Đấu trường 100" & "Đi tìm ẩn số (Miljoenenjacht)" cho Endemol. De Mol bán cổ phần trong Endemol cho Telefonica vào năm 2000 nhưng vẫn tiếp tục giữ chức giám đốc sáng tạo cho đến năm 2004. Năm 2005, ông là một trong 500 người được tạp chí "Forbes" liệt kê trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Tháng 5 năm 2007, De Mol trở lại làm một trong các cổ đông chính của Endemol cùng với công ty Ý Mediaset của Silvio Berlusconi trong một thương vụ trị giá 2,6 tỉ euro.
Đời tư.
Ông là anh trai của nữ người dẫn chương trình kiêm diễn viên nổi tiếng của Hà Lan Linda de Mol. Điều khá thú vị là Linda cũng dẫn một số chương trình do chính anh trai cô sản xuất, đặc biệt là "Miljoenenjacht" (phiên bản gốc của "Đi tìm ẩn số)." | 1 | null |
Hannibal là một bộ phim truyền hình nhiều tập thuộc thể loại trinh thám có hơi hướng kinh dị của Mỹ, sản xuất năm 2012 và được phát triển bởi Bryan Fuller cho kênh truyền hình NBC. Bộ phim dựa trên những nhân vật và các tình tiết xảy ra trong cuốn tiểu thuyết Red Dragon và The Silence of the Lambs của Thomas Harris với một bối cảnh hiện đại và tập trung vào mối quan hệ phức tạp giữa Will Graham, điều tra viên đặc biệt của FBI và Tiến sĩ Hannibal Lecter, một sát nhân ăn thịt người dưới lớp vỏ bác sĩ tâm lý, giúp Will và FBI điều tra chân tướng nhiều vụ án nhưng thực chất là để đánh lạc hướng điều tra và gieo rắc thêm cái ác. David Slade điều hành sản xuất và chỉ đạo mùa thí điểm, với tập phim đầu tiên được công chiếu trên kênh NBC ngày 04 Tháng Tư năm 2013. Series đã có 3 mùa phim, mỗi mùa phim đều có 13 tập. Dù những người hâm mộ của series vẫn rất háo hức mong chờ, chưa có xác nhận chính thức nào cho việc sản xuất mùa 4 từ phía nhà sản xuất và đài NBC.
Bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình, trong đó có giải cho Series phim truyền hình tốt nhất, và hai diễn viên chính giành giải Diễn viên xuất sắc nhất.
Sản xuất.
Hình thành.
NBC bắt đầu phát triển "Hannibal" dài tập trong năm 2011 và cựu Đạo diễn của bộ phim Katie O'Connell có người bạn lâu năm Bryan Fuller (người trước đây đã từng là một nhà văn - nhà sản xuất phim Heroes của đài NBC) để viết một kịch bản thử nghiệm trong tháng 11. NBC cam kết hàng loạt các dự án tài chính trước khi Fuller hoàn thành kịch bản của mình. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2012, NBC bỏ qua giai đoạn thí điểm phát hành từng tập , bằng cách cho ra hẳn 13 tập mùa ra mắt đầu tiên, và phim đã đi vào sản xuất khẩn trương sau đó.
Đạo diễn phim David Slade - "30 Days of Night", người trước đây đã nhận quyền chỉ đạo và điều hành sản xuất cho phim Awake của NBC. José Andrés đã được đặc biệt đưa vào dự án như một "tư vấn gia ẩm thực thịt người" và tư vấn bài trí hợp lý nội dung để chuẩn bị cho những cảnh quay liên quan đến nội tạng người "trong nhà bếp".
Thử vai.
Diễn viên người Anh Hugh Dancy là diễn viên đầu tiên được thử vai, tham gia vào vai chính của đội điều tra hiện trường FBI - Graham, người tìm kiếm sự giúp đỡ từ Lecter tư vấn đối tượng gây án. Trong tháng 6 năm 2012, diễn viên Đan Mạch Mads Mikkelsen được chọn vào vai Lecter, suýt bị David Tennant đánh bại cho vai diễn này. Ngay sau đó, nam diễn viên Laurence Fishburne được chọn vào vai Chỉ huy hành vi khoa học FBI, Jack Crawford. Caroline Dhavernas và Hettienne Park cũng được chọn vai Tiến sĩ Alana Blomm, một cựu sinh viên của Hannibal Lecter và điều tra viên Beverly Katz. Các nhân vật khác cũng được chọn vai trong thời điểm này.
Quay phim.
Thời điểm bấm máy vào ngày 27 tháng 8 năm 2012. Quay ngoại cảnh diễn ra tại Toronto, Ontario, Canada. | 1 | null |
Mục Quế Anh (穆桂英), một số bản dịch dịch nhầm thành Mộc Quế Anh là một nhân vật hư cấu trong các giai thoại về Dương gia tướng. Theo đó, bà được mô tả là một nữ tướng dũng cảm, kiên quyết và trung thành, được xem là hình tượng của một người phụ nữ kiên định trong văn hóa Trung Hoa..
Giai thoại.
Theo mô tả của tác phẩm Dương gia tướng diễn nghĩa thì Mục Quế Anh là cô con gái trẻ tuổi, xinh đẹp, tài năng và dũng cảm của Trại chủ Mục Kha trại Mục Vũ. Trong một trận giao chiến, bà bắt được Dương Tông Bảo và thành thân với ông sau đó, sinh ra Dương Văn Quảng và Dương Kim Hoa. Trở thành một thành viên của Dương gia tướng, bà lập nhiều đại công, trong đó quan trọng nhất là đại phá Thiên Môn trận. Bà cũng là một trong 12 nữ tướng của Dương gia tham gia xuất chinh Tây Hạ.
Theo nhà nghiên cứu Vệ Tụ Hiền, thực ra hình tượng Mục Quế Anh có thể được bắt nguồn từ một người vợ họ Mộ Dung của Dương Văn Quảng chuyển âm mà thành. | 1 | null |
Light Warlpiri là một ngôn ngữ được gần 300 người dân sống ở vùng sa mạc hẻo lánh cách thị trấn Katherine, miền bắc Australia khoảng 644 km. Đây là dạng ngôn ngữ "pha trộn" bởi nó được pha trộn đặc điểm ngôn ngữ của nhiều loại, gồm tiếng Warlpiri truyền thống, sử dụng bởi 6.000 người dân bản địa sống rải rác ở khắp vùng sa mạc Tanami miền bắc Australia; tiếng Kriol, loại ngôn ngữ Creole phát triển dựa trên nền tiếng Anh căn bản, sử dụng ở các vùng miền khác nhau của đất nước, và tiếng Anh chính thống.
Người ta cho rằng Light Warlpiri bắt đầu hình thành từ những thập niên 1970 và 1980, khi trẻ em pha tạp giữa tiếng Anh, tiếng Kriol và Warlpiri tạo thành tiếng Light Warlpiri trong giao tiếp hàng ngày. Dần dần sau đó, người lớn lại truyền lại cho thế hệ con trẻ và tiếng Light Warlpiri được phát triển từ đó
Trong ngôn ngữ này, hầu hết các động từ có nguồn gốc từ tiếng Anh, hoặc tiếng Kriol, nhưng hầu hết các yếu tố ngữ pháp lại xuất thân từ tiếng Warlpiri. | 1 | null |
UAG-40 (УАГ-40) là loại súng phóng lựu tự động được phát triển bởi công ty ngoại thương GWTUP Belspetsvoentehnika của Belarus có trụ sở chính tại Ukraina và chính phủ tại đây có cổ phần đáng kể trong công ty này. Súng được bắt đầu đưa vào sản xuất năm 2010 bởi công ty cổ phần Leninska Kuznya. Được thiết kế để có thể chống lại hiệu quả các loại mục tiêu như bộ binh, xe bọc thép hạng nhẹ và các công sự với ý định sẽ được giới thiệu vào phục vụ trong các lực lượng quân sự để triển khai tại các vị trí chiến lược hay trên các xe bọc thép hoặc tàu không người lái.
Thiết kế.
UAG-40 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và bắn với khóa nòng mở. Súng được thiết kế để có thể được triển khai và mang theo bởi một người với trọng lượng của súng là 17 kg, tổng thể kể cả bệ chống ba chân trong khoảng không quá 31 kg chưa tính đạn. Việc này cho phép súng di chuyển vị trí một cách nhanh chóng trong các địa hình khác nhau. Để tăng độ chính xác bolt được gắn với một bộ phận giảm xóc với một lò xo phía sau để hấp thu lực giật khi nó di chuyển, đầu nòng súng có tích hợp bộ phận chống giật để giảm giật khi bắn.
Súng sử dụng loại lựu đạn 40 mm theo tiêu chuẩn của NATO, nạp đạn bằng dây đạn có thể gắn thùng đạn bên súng để bỏ dây đạn vào. Súng có hai chế độ bắn phát một và tự động. Cò súng và bolt có bộ phận khóa giúp chống lại việc vô tình khai hỏa khi bị rung lắc mạnh, rơi hay bị giật đột ngột từ bất kỳ phía nào. Súng có thể được điều chỉnh hướng bắn bởi hai tay cầm hai bên súng hay bằng một tay cầm và báng súng tì vào vai và để tiện cho xạ thủ tay cầm có thể gắn ngang hay dọc tùy ý. Bệ chống ba chân của súng gồm ba ống chân có thể điều chỉnh chiều dài.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thước nhắm dạng thang nhưng cũng có thể gắn các hệ thống nhắm khác thích hợp hơn cho việc tác chiến. | 1 | null |
Ludwig Karl Heinrich von Sobbe (9 tháng 3 năm 1835 tại Trier – 7 tháng 11 năm 1918 tại Berlin-Charlottenburg), là một Thượng tướng Bộ binh của Đức, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Cuộc đời và sự nghiệp.
Sau học trung học tại Bonn và được đào tạo trong đội thiếu sinh quân tại Wahlstatt và Berlin, ông đã gia nhập "Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ" với quân hàm thiếu úy. Vào năm 1858, ông được lệnh vào Trường Chiến tranh ("Kriegsschule") và vào năm 1860 ông được chuyển vào "Tiểu đoàn Jäger số 2" với cấp bậc trung úy. Đến năm 1865, ông lên quân hàm Đại tá và được đổi làm đại đội trưởng ("Kompaniechef") trong Tiểu đoàn Jäger số 5. Trong cuộc chiến tranh với Áo, ông đã tham gia các cuộc giao chiến ở Nachod và Skalitz, và sau đó là trong trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7. Vào năm 1870, ông được đổi làm Thiếu tá trong Bộ Tham mưu của Quân đoàn XI ở Kassel. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 &ndsah; 1871), ông tham gia các trận đánh lớn ở Wissembourg, Wœrth và Sedan, rồi sau đó là trong cuộc vây hãm Paris. Sau khi ông được ủy nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu năm 1873 và được thăng cấp Thượng tá năm 1876, vào năm 1875 ông được lãnh chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn XIII tại Stuttgart và vào năm 1878 ông được phong quân hàm Đại tá. Vào năm 1883, ông dời đến Koblenz làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn VIII và một năm sau ông được lên quân hàm Thiếu tướng tại đây. Vào năm 1888, ông được phong cấp Trung tướng đồng thời được lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn Cận vệ số 1 ở kinh đô Berlin. Vào năm 1890, ông được cử làm Thống đốc thành phố Straßburg và điều này đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp quân sự của ông. Vào năm 1892, ông nghỉ hưu và trong Ngày Sedan của năm đó, ông được phog quân hàm danh dự ("") Thượng tướng bộ binh. Do những cống hiến của ông đối với quân đội Đức, ông đã được tặng thưởng nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II (1884), Huân chương Vương miện hạng I với Thanh kiếm (1891) và Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I có đính kèm Bó sồi (1892).
Gia đình.
Ông thân sinh của ông là Thiếu tướng Diedrich Karl Heinrich von Sobbe (1796 – 1877), người mà vào năm 1828 đã kết hôn với bà Johanna von Gaertner (1803 – 1843). Vào năm 1866, Ludwig von Sobbe đã thành hôn với Pauline Dietz (1844 – 1904). Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho họ một người con là Thiếu tướng Diedrich Friedrich Gustav Heinrich von Sobbe (sinh năm 1868). Nơi yên nghỉ cuối cùng của ông nằm ở Nghĩa trang Tây Nam Stahnsdorf ("Südwestkirchhof Stahnsdorf"). | 1 | null |
Alfred Bonaventura von Rauch (1 tháng 4 năm 1824 tại Potsdam – 25 tháng 9 năm 1900 tại Berlin) là một Thượng tướng kỵ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 1 tháng 4 năm 1824 tại thành phố Potsdam. Ông thân sinh của ông là Trung tướng Friedrich Wilhelm von Rauch (1790 – 1850), và chú của ông là Bộ trưởng Chiến tranh Gustav von Rauch.
Thiếu thời, Rauch đã tham dự các trường thiếu sinh quân ở Potsdam và Berlin. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1842, ông gia nhập Trung đoàn Cấm vệ quân ("Gardes du Corps") của quân đội Phổ với quân hàm thiếu úy. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch vào năm 1864, trên cương vị thượng tá trong Bộ Tổng chỉ huy của tướng Wrangel, ông đã tham gia pháo kích Fridericia và Dybbøl. Sau cuộc chiến tranh này, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Thết kỵ binh số 6 và đã chỉ huy trung đoàn của mình tham gia trận Königgrätz trong Chiến dịch tấn công Áo năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh chống Pháp (1870 &ndsah; 1871), ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 17 với quân hàm Thiếu tướng.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1883, Rauch xuất ngũ với quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng kỵ binh. Nhưng, ngay từ Tết Dương lịch năm 1884, Đức hoàng Wilhelm I đã bổ nhiệm ông làm Tướng phụ tá vào giữa tháng 4 năm đó ông được cử làm Chủ tịch Hiệp hội "Generalordenskommission". Vào ngày 9 tháng 6 năm 1884, trong khi vẫn giữ chức vụ của mình, Raul trở lại phục vụ tại ngũ. Sau 10 năm phục vụ, vào ngày 7 tháng 7 năm 1894, Rauch xuất ngũ lần cuối, đồng thời được tặng thưởng Kim cương đính kèm Huân chương Đại bàng Đỏ.
Sau khi từ trần vào ngày 25 tháng 9 năm 1900 ở Berlin, ông được mai táng trong phần mộ của gia đình tại nghĩa trang Invalidenfriedhof Berlin. Ngôi mộ hiện được bảo tồn.
Gia đình.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 1851, tại Potsdam, Rauch thành hôn với Auguste Karoline Luise Elisabeth Gräfin von Brühl (19 tháng 10 năm 1827 tại Berlin – 5 tháng 9 năm 1901 tại Berlin). Cuộc hôn nhân này đã man lại cho họ hai người con: | 1 | null |
Lưu Vinh (chữ Hán: 劉榮; 170 TCN - 148 TCN), tức Lịch Thái tử/ Lật Thái tử (栗太子) hoặc Lâm Giang Mẫn vương (臨江閔王), là Hoàng tử nhà Hán, từng là Hoàng thái tử phế sau lại bị phế và trở thành một chư hầu trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Lưu Vinh là con trai trưởng của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Hán. Hán Cảnh Đế sinh thời có 14 con trai, trong đó em ông là Lưu Phi sinh vào khoảng 169 TCN đến 168 TCN, do đó Lưu Vinh phải sinh vào trước hoặc bằng khoảng thời gian này. Thân mẫu của ông là Lịch Cơ, người nước Tề, do có nhan sắc nên trở thành một sủng thiếp của Hán Cảnh Đế.
Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 4 (153 TCN), Lưu Vinh được lập làm Hoàng thái tử. Thời nhà Hán, các con trai con gái của Hoàng đế hay lấy họ mẹ làm hiệu, do vậy Lưu Vinh trong thời gian làm Thái tử, hoặc được nhắc lại trong "Hán thư" đều được gọi là [Lịch Thái tử; cũng gọi "Lật Thái tử"].
Người cô của Lưu Vinh là Trưởng công chúa Lưu Phiêu muốn đem con gái mình là Trần thị gả cho Lưu Vinh, nhưng mẹ ông là Lịch Cơ không ưa Trưởng công chúa nên không đồng ý. Một người cung phi khác của Cảnh Đế là Vương phu nhân thấy vậy, muốn nhờ vào thế lực của Trưởng công chúa để giúp con mình là Lưu Triệt được lợi, bèn nhận lời, do đó Trưởng công chúa yêu quý Lưu Triệt, trước mặt Cảnh Đế thường nói tốt cho Lưu Triệt và gièm pha mẹ con Lưu Vinh.
Trong khi đó Lịch Cơ ỷ được sủng có lại có con làm Thái tử, tỏ ra ngạo mạn, nhiều khi còn lớn tiếng với cả Cảnh Đế khiến ông không còn sủng ái Lịch Cơ nữa. Sau khi gả con gái cho Lưu Triệt, Trưởng công chúa tìm cách giúp con rể đoạt ngôi Thái tử. Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 7 (150 TCN), Trưởng công chúa cùng Vương phu nhân bày mưu, nhân vì Hán Cảnh Đế giận Lịch Cơ, bèn xúi giục các đại thần hãy tìm cách lập Lịch cơ làm Hoàng hậu. Đại thần Đại Hành nghe lời vào tâu Hán Cảnh đế, bảo rằng: 「"Phép xưa nói 'Tử dĩ Mẫu quý, Mẫu dĩ Tử quý'. Nay thân là sinh mẫu của Thái tử lại không có vị hiệu, cẩn thiết xin lập làm Hoàng hậu"」. Hán Cảnh Đế đang không vừa lòng Lịch Cơ, cho rằng đại thần bị Lịch Cơ xúi giục, nên tức giận sai xử tử. Đồng thời, Cảnh Đế ra chiếu phế truất Thái tử Lưu Vinh, giáng làm Lâm Giang vương (臨江王). Con bị phế, Cảnh Đế về sau cũng không muốn gặp lại, Lịch Cơ u uất rồi qua đời, không rõ thời gian bà mất năm nào. Đất phong Lâm Giang vốn là một Quận quốc, dành cho em trai Cảnh Đế là Lâm Giang Ai vương Lưu Át, nhưng Lưu Át đã qua đời trước đó vào năm thứ 2 triều Cảnh Đế (tức năm 155 TCN), phong quốc sớm bị giải trừ, nay vì Lưu Vinh bị phế cho nên phục lại, cũng lập tức cho Lưu Vinh đến đất phong.
Năm Hán Cảnh Đế Trung Nguyên năm thứ 2 (148 TCN), Lâm Giang vương Lưu Vinh xây dựng Vương cung ở chỗ Tổ miếu, nên do có người gièm pha. Hán Cảnh Đế triệu ông về kinh phân xử. Khi Lưu Vinh tới kinh đô thì bị giải tới phủ trung úy xét hỏi. Lưu Vinh bị tra tấn, hoảng sợ bèn tự sát. Thi hài ông được an táng ở Lam Điền. Lưu Vinh hưởng niên ước chừng 23 tuổi. Do Lưu Vinh không có con trai nên nước Lâm Giang bị phế bỏ, nhập vào làm một quận thuộc nhà Hán. | 1 | null |
Lâu đài Clinton hay pháo đài Clinton, từng được biết đến như Castle Garden là một pháo đài bằng đá sa thạch nằm trong Công viên Battery ở mũi phía nam của đảo Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ.
Nơi đây được biết đến như một trại tị nạn đầu tiên của Mỹ, nơi có hơn 8 triệu người đến Hoa Kỳ vào những năm 1855 đến 1890. Trong suốt thời gian hoạt động nơi còn có chức năng như một vườn bia, trung tâm triển lãm, nhà hát, thủy cung, và ngày hôm nay nơi đây là một di tích quốc gia. | 1 | null |
Di sản của thủy ngân ở Almaden và Idrija là một di sản thế giới của UNESCO được công nhận ở Almaden, Tây Ban Nha và Idrija, Slovenia.
Tài sản bao gồm hai khu vực khai thác mỏ thủy ngân. Tại mỏ thủy ngân Almaden đã được khai thác từ thời cổ đại, trong khi mỏ Idrija lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1490 TCN Các địa điểm ở Almaden bao gồm các tòa nhà liên quan đến lịch sử khai thác mỏ, gồm Lâu đài Retamar, tòa nhà tôn giáo và nhà ở truyền thống. Còn các địa điểm ở Idrija đáng chú ý là các cửa hàng thủy ngân và cơ sở hạ tầng, cũng như khu nhà ở và nhà hát cho các thợ mỏ. Cả hai khu vực này đều là các bằng chứng quan trong cho việc thương mại xuyên lục địa về thủy ngân, tạo ra sự trao đổi quan trọng giữa châu Âu và Mỹ trong nhiều thế kỷ. Hai địa điểm đại diện cho hai mỏ thủy ngân lớn nhất thế giới vẫn còn hoạt động trong khoảng thời gian gần đây.
Mỏ thủy ngân Idrija bắt đầu quá trình đề cử vào danh sách di sản của UNESCO vào năm 2006. Ban đầu, mỏ này được đề cử cùng với mỏ thủy ngân Huancavelica ở Peru, trong cùng mối quan hệ với các tuyến đường xuyên lục địa. Trong giai đoạn thứ hai, đề cử tập trung có liên quan đến khai thác bạc cùng với San Luis Potosí ở México. Tuy nhiên, đề cử đã không tập trung và hỗ trợ đầy đủ tư liệu. Giai đoạn thành công của đề cử tập trung vào khai thác thủy ngân liên quan đến quy trình công nghệ và công nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và văn hóa của hai khu vực.
Danh sách tài sản.
Dưới đây là danh sách các phần của di sản: | 1 | null |
Lưu Dư (chữ Hán: 劉餘), tức Lỗ Cung vương (魯恭王), là tông thất, vua chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Lưu Dư là con trai thứ ba của Hán Cảnh Đế, vua thứ sáu của nhà Hán với bà Trình Cơ. Năm 155 TCN, Hán Cảnh Đế lập ông làm Hoài Dương vương. Sang năm 154 TCN, sau khi dẹp loạn bảy nước, Cảnh Đế lại dời ông đến làm vua ở đất Lỗ.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lưu Dư là người đẹp trai, thích nuôi chó và ngựa.
Năm 128 TCN dưới thời vua em là Hán Vũ đế, Lưu Dư qua đời. Ông làm vua ở nước Lỗ 27 năm. Con ông là Lưu Quang được kế tập tước Lỗ vương. | 1 | null |
Vườn quốc gia Teide (Tây Ban Nha: "Parque Nacional del Teide") là một vườn quốc gia nằm ở Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Đây là vườn quốc gia có trung tâm là núi Teide cao 3.718 m, là ngọn núi cao nhất của Tây Ban Nha và các đảo thuộc Đại Tây Dương (nó cũng là ngọn núi lửa lớn thứ ba trên thế giới). Khu vực được công nhận là vườn quốc gia vào ngày 22 tháng 5 năm 1954, khiến cho nó trở thành một trong những vườn quốc gia lâu đời nhất ở Tây Ban Nha. Đây cũng là vườn quốc gia lớn nhất ở Tây Ban Nha và là một phần quan trọng của quần đảo Canary. Một núi lửa nằm trong khu vực (bên cạnh Teide) là Viejo Pico. Nó cũng chính là ngọn núi lửa lớn thứ hai trong quần đảo Canary với đỉnh của nó cao 3.135 m.
Vườn quốc gia có diện tích 18.990 ha và được công nhận là di sản thế giới của UNESCO vào ngày 28 tháng 6 năm 2007. Từ cuối năm 2007, nó cũng là một trong 12 bảo vật của Tây Ban Nha. Giữa con đường mòn lên núi là kính thiên văn của Đài quan sát Teide. Xét về lãnh thổ, khu vực này thuộc về khu đô thị của La Orotava.
Teide là vườn quốc gia có lượng khách tham quan nhiều nhất ở Tây Ban Nha, với tổng số 2,8 triệu du khách, theo Viện Canario de Estadística (ISTAC). Trong năm 2010, nơi đây cũng đã trở thành vườn quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất ở châu Âu và thứ hai trên thế giới . Vườn quốc gia Teide là biểu tượng thiên nhiên nổi tiếng nhất không chỉ của Tenerife mà còn của tất cả các đảo thuộc quần đảo Canary.
Lịch sử.
Vườn quốc gia Teide có một giá trị lịch sử lớn. Nơi này có một ý nghĩa tinh thần quan trọng đối với thổ dân Guanche và các địa điểm khảo cổ quan trọng đã được phát hiện trong vườn quốc gia. Đối với người Guanche, Teide là nơi thờ cúng vì họ nghĩ đó là cổng địa ngục.
Vườn quốc gia này được thành lập vào ngày 22 tháng 1 năm 1954, là vườn quốc gia thứ ba tại Tây Ban Nha. Năm 1981, nó được phân loại lại và thành lập như một đơn vị có chế độ pháp lý đặc biệt. Năm 1989, Ủy hội châu Âu đã trao Văn bằng Châu Âu của Khu bảo tồn ở hạng cao nhất. Việc công nhận và quản lý bảo tồn này sau đó đã được đổi mới vào các năm 1994, 1999 và 2004.
Để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vườn quốc gia thì năm 2002 trên các giấy tờ đã công bố vườn quốc gia là một Di sản thế giới của UNESCO. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2007, sau 5 năm làm việc và nỗ lực, UNESCO đã chính thức công nhận vườn quốc gia Teide trở thành Di sản thế giới, trong phiên họp của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức tại thành phố Christchurch, New Zealand. Cuối năm đó, vườn quốc gia cũng được công nhận là 12 bảo vật của Tây Ban Nha. | 1 | null |
USS "Stringham" (DD–83/APD-6) là một tàu khu trục lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó lại tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-6. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Silas Horton Stringham.
Thiết kế và chế tạo.
"Stringham" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts vào ngày 19 tháng 9 năm 1917, được hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1918; được đỡ đầu bởi Bà Edward B. Hill, và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 7 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Trung tá Hải quân N. E. Nichols.
Lịch sử hoạt động.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau khi đưa vào biên chế, "Stringham" được phân nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải và chống tàu ngầm cho đến hết chiến tranh. Khi quay trở về Hoa Kỳ vào năm 1919, nó được phân về Đội Khu trục 6 thuộc Lực lượng Khu trục của Hạm đội Đại Tây Dương. Ngoại trừ một giai đoạn 6 tháng, từ tháng 12 năm 1919 đến tháng 6 năm 1920, khi nó hoạt động với một biên chế rút gọn, "Stringham" tiếp tục hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương cho đến giữa năm 1922. Trong thời gian này, Hải quân áp dụng phương thức đặt tên lườn tàu bằng chữ-số, và "Stringham" có ký hiệu lườn DD-83 áp dụng từ ngày 17 tháng 7 năm 1920. Đến ngày 2 tháng 6 năm 1922, nó được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia.
Chiến tranh thế giới thứ hai.
1940-1942.
"Stringham" bị bỏ không cho đến năm 1940, khi nó được cho chuyển đến Xưởng hải quân Norfolk để cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Ngày 2 tháng 8, "Stringham" được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-6, và đến ngày 11 tháng 12, nó được cho tái biên chế trở lại tại Norfolk, nơi nó hoạt động cho đến giữa năm 1942. Vai trò của nó chủ yếu hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ và đi đến nhiều căn cứ khác nhau trong vùng biển Caribe. Ngày 18 tháng 4 năm 1942, "Stringham" tấn công một tàu ngầm đối phương, nhưng không thể xác nhận tiêu diệt, cho dù có nhiều váng dầu nổi lên ngay sau cuộc tấn công. Ngày hôm sau, nó đi vào Norfolk và tiến hành các cuộc thực tập đổ bộ trong vịnh Chesapeake cho đến đầu tháng 7.
Ngày 6 tháng 7, "Stringham" khởi hành từ Norfolk cùng một đoàn tàu vận tải hướng đến vùng kênh đào Panama. Nó băng qua kênh đào vào ngày 13 tháng 7, trình diện cùng Tư lệnh Lực lượng Đông Nam Thái Bình Dương, và tiếp tục đi về phía Tây. Sau các chặng dừng tại quần đảo Society và Fiji, nó đi đến Espiritu Santo thuộc quần đảo New Hebrides vào ngày 14 tháng 8. Hai ngày sau, nó lại ra khơi, thực hiện chuyến đầu tiên trong vô số những chuyến đi tiếp tế để giúp tăng cường cho lực lượng Thủy quân Lục chiến đang bám trụ căn cứ mới chiếm được tại Guadalcanal.
Chiến dịch Guadalcanal có đặc tính độc đáo so với các chiến dịch đổ bộ khác tại Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều không có ưu thế hải quân vượt trội so với đối phương, mà trong những trường hợp khác là yếu tố đảm bảo thắng lợi. Lực lượng hải quân tương đối đồng đều của mỗi phía là một mối đe dọa thường trực cho con đường tiếp tế của phía bên kia. Do đó, cả hai bên đều dựa vào việc vận chuyển tốc độ cao, cải biến những chiếc tàu khu trục giống như "Stringham", vốn được vũ trang tốt để vận chuyển và đủ nhanh để có thể tránh né các tàu chiến trang bị mạnh hơn. Trong khi phần đóng góp của các đơn vị lớn của hạm đội Mỹ không hề bị xem nhẹ, cuộc chiến tại Guadalcanal phần lớn là trận chiến giữa các tàu vận chuyển cao tốc. "Stringham" và những chiếc APD chị em đã thành công trong khi đối thủ Nhật Bản của họ không thể so bằng; họ đã duy trì việc tiếp tế cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trú đóng.
Trong chuyến đi thứ hai đến Guadalcanal vào ngày 23 tháng 8, một quả ngư lôi đã đi sượt qua phía đuôi con tàu, và nó nhanh chóng đáp trả kẻ tấn công. "Stringham" thả 11 quả mìn sâu; buộc tàu ngầm đối phương phải bỏ chạy; nhưng sau đó lại mất dấu đối thủ. Cho dù thủy thủ đoàn lúc đó tin rằng họ đã đánh đắm được chiếc tàu ngầm, các thẩm tra sau này không thể xác nhận chiến công đó. Không lâu sau vụ đụng độ với tàu ngầm, "Stringham" được lệnh gia nhập một nhóm tàu chiến đang tìm cách kéo tàu khu trục , vốn bị trúng ngư lôi chiều tối hôm trước, quay trở lại Tulagi. Tuy nhiên, cao điểm của trận Đông Solomons ác liệt sắp diễn ra buộc đội hình yếu kém này phải bỏ lại "Blue" để tìm nơi ẩn náu. Vì vậy, "Blue" bị đắm lúc 22 giờ 23 phút ngày 23 tháng 8. "Stringham" tiếp nối các chuyến đi tiếp tế tại khu vực quần đảo Solomon cho đến ngày 5 tháng 10, khi nó khởi hành từ Nouvelle-Calédonie quay trở về vùng bờ biển California.
1943.
Sau sáu tuần sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island, "Stringham" quay trở lại khu vực Nam Thái Bình Dương, chỉ để hoạt động trong một thời gian ngắn. Đang khi hoạt động tại vịnh Pepasala thuộc quần đảo Russell vào ngày 26 tháng 2 năm 1943, một cơn cuồng phong mạnh đã làm nó mắc cạn trên một rặng san hô. Khi tìm cách cơ động thoát ra, nó buộc phải chạy lui để tránh va chạm với tàu khu trục , và làm hỏng chân vịt bên mạn phải. Sau khi được sửa chữa khẩn cấp tại Tulagi, nó lại lên đường quay trở về Xưởng hải quân Mare Island để sửa chữa, đến nơi vào ngày 16 tháng 4.
Trong sáu tháng tiếp theo, "Stringham" hoạt động dọc theo dãy quần đảo Solomon khi lực lượng Đồng Minh tiếp tục tiến lên. Vào giữa tháng 8, nó tham gia cuộc độ lên Vella Lavella thuộc miền Trung Solomon; kết quả của chiến dịch này đã cắt đứt đường tiếp tế của quân Nhật đến Kolombangara đồng thời cung cấp cho phía Đồng Minh những căn cứ không quân quan trọng. Vào ngày 27 tháng 10, nó cùng sáu tàu APD chị em cùng nhiều tàu nhỏ khác đưa một lực lượng New Zealand đổ bộ lên các đảo Mono và Stirling thuộc nhóm quần đảo Treasury; và đến tháng 11 nó lại tham gia cuộc tấn công lên đảo Bougainville tại vịnh Nữ hoàng Augusta.
Vào ngày sau lễ Giáng sinh năm 1943, "Stringham" tham gia lực lượng Hoa Kỳ đánh bọc sườn đảo Bismarck tại mũi Gloucester gầm mỏm cực Nam đảo New Britain. Từ vị trí này, lực lượng Đồng Minh có thể tiếp tục tiến quân theo hai hướng: về phía Tây bọc phía sau đảo New Guinea hoặc lên phía Bắc đến quần đảo Admiralty để cô lập Kavieng và Rabaul. "Stringham" đã tham gia một chiến dịch trên mỗi hướng này.
1944.
Vào ngày 2 tháng 1 năm 1944, "Stringham" hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ lên Saidor, New Guinea; và vào tháng 3 lại hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Emirau. Trong giai đoạn giữa hai chiến dịch này, nó giúp vào việc đổ bộ lên quần đảo Green, nhóm đảo cực Bắc của quần đảo Solomon nằm giữa Buka và New Ireland.
Vào mùa Xuân năm 1944, tư duy chiến lược của phía Đồng Minh tập trung vào khu vực Trung Thái Bình Dương, con đường ngắn nhất để tấn công Nhật Bản. Vì vậy, "Stringham" quay trở về quần đảo Hawaii cùng với binh lính Thủy quân Lục chiến trên tàu, tất cả chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng quần đảo Mariana. Đợt tấn công đầu tiên bắt đầu ở Saipan vào ngày 15 tháng 6 năm. "Stringham" cho đổ bộ binh lính của nó vào ngày hôm sau, rồi tiếp tục tuần tra ngoài khơi Saipan trong suốt thời gian diễn ra Trận chiến biển Philippine 19 và 20 tháng 6. Đến ngày 22 tháng 6, đội Phá hoại dưới nước (UDT) 7 được chuyển từ tàu khu trục sang "Stringham" để thực hiện giai đoạn đổ bộ lên Tinian của chiến dịch Mariana. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc thực hiện các cuộc bắn phá và quấy rối rời rạc tại đây, và đến ngày 10 tháng 7 cho đổ bộ các nhóm UDT lên bờ do thám hai bãi đổ bộ tiềm năng. Ngay trước khi cuộc đổ bộ thực sự diễn ra vào ngày 24 tháng 7, những người nhái trong nhóm tiến hành một hoạt động giả vào ban ngày tại thị trấn Tinian nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của quân Nhật khỏi các bãi đổ bộ chính. Nó hoàn tất các nhiệm vụ cùng với đội UDT tại Mariana vào ngày 28 tháng 7, lên đường quay trở về Espiritu Santo ngang qua đảo san hô Eniwetok.
"Stringham" đang tiến hành các cuộc tập trận tại vịnh Purvis thuộc đảo Florida nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công chiếm đóng Palau khi Đội UDT 7 lại tham gia cùng nó vào ngày 5 tháng 9. Đến ngày 12 tháng 9, nó cùng các người nhái có mặt ngoài khơi bờ biển Angaur cùng với Đội đặc nhiệm 32.5. Lúc 10 giờ 35 phút, đội UDT được cho đổ xuống Peleliu mở con đường qua các bãi mìn dày đặc. Trưa hôm đó, nó kéo tàu khu trục đến eo biển Kossol, rồi quay trở lại hoạt động cùng đội UDT cho đến ngày 27 tháng 9, khi nó lên đường đi đến đảo Manus. Tại đây nó neo đậu dọc theo tàu khu trục . Trong đêm 3 tháng 10, một đám cháy bùng phát trên "Clemson", lan sang "Stringham" phía giữa và đuôi tàu, bắt lửa vào số xuồng cao su và các bao chất nổ của đội UDT. "Stringham" trôi dạt ra khỏi nơi neo đậu sau khi cắt đứt các dây neo, và cuối cùng thủy thủ đoàn cũng kiểm soát được hỏa hoạn.
1945.
"Stringham" quay trở về Hoa Kỳ để đại tu, sửa chữa và nâng cấp. Nó chỉ quay lại khu vực Tây Thái Bình Dương vào ngày 17 tháng 3 năm 1945, khi nó gia nhập lực lượng phòng thủ phía Nam tại Saipan, và khởi hành hướng đến Okinawa vào ngày 26 tháng 3. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 2 tháng 4, một ngày sau khi cuộc đổ bộ đầu tiên diễn ra, và tuần tra tại khu vực đổ bộ cho đến ngày 7 tháng 4, khi nó khởi hành đi Guam. Trong giai đoạn này, nó đã bắn cháy hai máy bay tấn công cảm tử Kamikaze, một chiếc vào ngày 3 và chiếc kia vào ngày 6 tháng 4; chiếc thứ nhất tuy vậy vẫn đâm trúng thành công tàu đổ bộ LST-599, trong khi chiếc kia phải từ bỏ việc tấn công "Stringham" do hỏa lực phòng không dày đặc, chuyển sang nhắm vào một tàu khu trục khác, nhưng đều bị trượt cả hai.
"Stringham" hộ tống một đoàn tàu vận tải khác từ Guam đến quần đảo Ryukyu, đi đến Okinawa vào ngày 22 tháng 4. Nó ở lại đây năm ngày mà không gặp sự kiện gì, rồi quay trở lại Guam. Trên đường đi, nó hộ tống cho chiếc tàu bệnh viện , vốn bị máy bay kamikaze đánh trúng; "Comfort" đã lấy lại được khả năng tự di chuyển mà không cần trợ giúp, nhưng "Stringham" tiếp tục hộ tống con tàu bị hư hại cho đến khi được thay phiên bởi tàu khu trục .
Đang khi ở lại Guam, "Stringham" bị tàu khu trục đâm phải. Mạn phải của chiếc tàu vận chuyển cao tốc bị hư hại, cũng như là cầu tàu, khoang thủy thủ đoàn phía trước và hầu hết thiết bị điện. Vì vậy, nó được lệnh quay trở về Hoa Kỳ để sửa chữa. Con tàu về đến San Diego vào ngày 19 tháng 6, và được cải biến trở lại thành một tàu khu trục; vào ngày 25 tháng 6 nó lấy lại ký hiệu lườn cũ DD-83. Tuy nhiên, việc chiến tranh kết thúc vào ngày 15 tháng 8 khiến mọi công việc sửa chữa và cải biến được dừng lại, và đến cuối tháng đó, nó được quyết định cho xuất biên chế tại Philadelphia.
Vào tháng 9, "Stringham" khởi hành từ San Diego, băng qua kênh đào Panama để hướng đến Philadelphia, nơi nó trình diện cùng Tư lệnh Quân khu Hải quân 4 vào ngày 26 tháng 9. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 9 tháng 11 năm 1945, và tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 12 năm 1945. "Stringham" bị tháo dỡ tại Philadelphia trong tháng 3 năm 1946.
Phần thưởng.
"Stringham" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. | 1 | null |
USS "Sigourney" (DD–81) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo vị sĩ quan Hải quân James Butler Sigourney. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, được đổi tên thành HMS "Newport" và đã phục vụ cho đến tháng 1 năm 1945.
Thiết kế và chế tạo.
"Sigourney" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 8 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 12 năm 1917, được đỡ đầu bởi Bà Granville W. Johnson, và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân W. N. Vernon.
Lịch sử hoạt động.
Hải quân Hoa Kỳ.
Vào ngày 27 tháng 5 năm 1918, "Sigourney" khởi hành từ Hoa Kỳ hộ tống một tàu vận tải chuyển quân đến Pháp. Khi đi đến Brest, nó được đặt dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Lực lượng Hải quân tại Pháp; và trong suốt thời gian còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi qua vùng bị tàu ngầm đối phương đe dọa, khoảng 500 dặm về phía Tây Brest. Trong hầu hết các chuyến đi, "Sigourney" là soái hạm của lực lượng hộ tống, nhưng bản thân nó chưa hề đụng độ với tàu ngầm Đức.
Sau khi đạt thỏa thuận Đình chiến với Đức vào ngày 11 tháng 11, nó thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tại các vùng biển Châu Âu, trong đó có vai trò soái hạm của lực lượng bốn tàu khu trục vào đầu tháng 12 đã hộ tống cho chiếc trong chặng giữa của hành trình đưa Tổng thống Woodrow Wilson từ Hoa Kỳ sang Pháp dự Hội nghị Hòa Bình Versailles. "Sigourney" khởi hành từ Brest quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 12 năm 1918, về đến Boston vào ngày 8 tháng 1 năm 1919. Sau khi được đại tu tại Boston và thực hiện một lượt huấn luyện mùa Hè tại Newport, chiếc tàu khu trục được đưa về tình trạng dự bị tại Philadelphia vào ngày 1 tháng 11 năm 1919, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 26 tháng 6 năm 1922.
Hải quân Hoàng gia Anh.
"Sigourney" được cho hoạt động trở lại tại Philadelphia vào ngày 23 tháng 8 năm 1940 và lên đường đi Halifax, Nova Scotia. Tại đây vào ngày 26 tháng 11, nó được cho xuất biên chế và được chuyển cho một đội bảo trì và sửa chữa Canada. Được đưa vào biên chế Hải quân Anh như là chiếc HMS "Newport" vào ngày 5 tháng 12 như một phần của thỏa thuận Đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Tên "Sigourney" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 1 năm 1941.
Sau khi được sửa chữa động cơ tại Anh, "Newport" hoạt động trong vai trò hộ tống vận tải như một đơn vị của lực lượng Hải quân Hoàng gia Na Uy lưu vong từ tháng 3 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942. Sau khi được hoàn trả cho Anh và được sửa chữa, nó phục vụ như một mục tiêu huấn luyện máy bay từ tháng 6 năm 1943 cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 1 năm 1945. "Newport" bị tháo dỡ tại Granton, Scotland vào ngày 18 tháng 2 năm 1947. | 1 | null |
USS "Stevens" (DD–86) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Thomas Holdup Stevens.
Thiết kế và chế tạo.
"Stevens" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 9 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 13 tháng 1 năm 1918, được đỡ đầu bởi Cô Marie Christie Stevens, và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 5 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Rufus F. Zogbaum, Jr..
Lịch sử hoạt động.
"Stevens" khởi hành từ Boston vào ngày 3 tháng 6 năm 1918, đi đến New York hai ngày sau. Đến ngày 15 tháng 6, nó lên đường đi Châu Âu hộ tống một đoàn tàu vận tải, và đến Brest, Pháp vào ngày 27 tháng 6. Ngày hôm sau, nó lên đường đi Queenstown thuộc Ireland, đến nơi ngày 6 tháng 7. Được điều về Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu, "Stevens" hoạt động từ cảng này, bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong chặng Queenstown-Liverpool cho đến giữa tháng 12. Nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 12, ghé qua Azores và Bermuda, về đến Boston vào ngày 3 tháng 1 năm 1919.
Khi về nước, chiếc tàu khu trục được phân về Đội khu trục 7 thuộc Hải đội 3, Hạm đội Đại Tây Dương. Vào mùa Xuân năm 1919, "Stevens" thực hiện chuyến đi đến Key West, Florida và viếng thăm New York trước khi đi đến Boston vào ngày 3 tháng 5 tham gia hoạt động hỗ trợ cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên. Nó đi đến Halifax, Nova Scotia ngày 4 tháng 5, ra khơi năm ngày sau đó bảo vệ cho chuyến bay của các thủy phi cơ hải quân đi đến Newfoundland. Sau khi quay lại Halifax vào ngày 11 tháng 5, nó lại ra khơi, và đi đến Ponta Delgada thuộc quần đảo Azores vào ngày 19 tháng 5. Dọc đường đi, nó đã giúp vào việc tìm kiếm một trong số hai máy bay bị rơi, chiếc NC-3.
"Stevens" hoàn tất các nhiệm vụ của nó tại Boston vào ngày 8 tháng 6; và một tháng sau được chuyển đến Newport, Rhode Island cho các hoạt động thường lệ. Nó viếng thăm vùng bờ biển Đông Nam Hoa Kỳ trong mùa Thu và đầu mùa Đông năm 1919, hiện diện tại Philadelphia từ ngày 17 tháng 12 năm 1919 đến ngày 1 tháng 6 năm 1920. Nó hoạt động ngoài khơi bờ biển New England cho đến ngày 3 tháng 11 năm 1921, khi nó khởi hành đi Charleston, South Carolina. Chiếc tàu khu trục quay trở lại Philadelphia vào ngày 8 tháng 4 năm 1922 để chuẩn bị xuất biên chế. Nó ngừng hoạt động tại đây vào ngày 19 tháng 6, và bị bỏ không cho đến ngày 7 tháng 1 năm 1936, khi tên nó bị rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1936, lườn tàu bị bán cho hãng Boston Iron and Metal Company, Incorporated tại Baltimore, Maryland để tháo dỡ. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Stevens". Chiếc thứ nhất nhằm tôn vinh Đại tá Hải quân Thomas Holdup Stevens (1795–1841), trong khi chiếc thứ hai nhằm tôn vinh cả Đại tá Stevens và con ông, Chuẩn đô đốc Thomas H. Stevens, Jr. (1819–1896). | 1 | null |
USS "McKee" (DD–87) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo vị sĩ quan Hải quân Hugh W. McKee.
Thiết kế và chế tạo.
"McKee" được đặt lườn vào ngày 29 tháng 10 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Union Iron Works ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi Bà J. Tynan, và được đưa ra hoạt động vào ngày 7 tháng 9 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. H. Lee.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi chạy thử máy dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, "McKee" khởi hành từ đảo Mare vào ngày 13 tháng 9 năm 1918, đi qua kênh đào Panama vào ngày 27 tháng 9, và trình diện để hoạt động cùng Chi hạm đội Khu trục 5 tại New York vào ngày 2 tháng 10. Vào giai đoạn kết thúc này của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhiệm vụ của nó chỉ bao gồm các chặng đường ngắn dọc bờ biển. "McKee" lên đường từ Hampton Roads vào ngày 28 tháng 10, hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Azores, đến nơi vào ngày 5 tháng 11; tại đây nó lại được phân công hộ tống một đoàn tàu quay trở về, về đến cảng New York ngày 2 tháng 12. Đến đầu năm 1919, "McKee" khởi hành đi vịnh Guantanamo, Cuba để tập trận hạm đội từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 4 tháng 4. Sau đó nó còn thực hiện một số chuyến đi từ Key West, Florida đến Halifax, Nova Scotia, trước khi đi đến Portsmouth, New Hampshire vào ngày 13 tháng 12, nơi nó được đặt trong tình trạng biên chế tinh giản.
Từ tháng 7 năm 1921, "McKee" đặt căn cứ trước tiên tại Newport, Rhode Island, rồi tại Charleston, South Carolina, và sau khi kết thúc Hội nghị Hải quân Washington nó chuyển đến Philadelphia vào tháng 4 năm 1922. Được cho ngừng hoạt động vào ngày 16 tháng 6 năm 1922, tên của nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 7 tháng 1 năm 1936, và nó bị bán cho hãng Boston Iron & Metal Company, Inc. ở Baltimore, Maryland để tháo dỡ. | 1 | null |
Nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO) là một loại chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (ABS) được cấu trúc với nhiều "đợt" được phát hành bởi các thực thể mục đích đặc biệt và được đảm bảo bằng các nghĩa vụ nợ bao gồm trái phiếu và các khoản vay. Mỗi đợt cung cấp một mức độ khác nhau của rủi ro và hoàn vốn để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Giá trị và các thanh toán của CDO có nguồn gốc từ một danh mục đầu tư các tài sản cơ sở thu nhập cố định. Chứng khoán CDO được chia thành các lớp rủi ro khác nhau, hoặc các phân ngạch, theo đó các phân ngạch "cao cấp" được coi là chứng khoán an toàn nhất. Các khoản thanh toán tiền lãi và vốn gốc được thực hiện theo thứ tự thâm niên, do đó các phân ngạch ít thâm niên hơn được chào với thanh toán cuống lãi (và lãi suất) cao hơn hoặc giá thấp hơn để bù đắp cho rủi ro tín dụng bổ sung.
Tóm lược.
Trong thuật ngữ đơn giản, một CDO có thể được coi như một lời hứa chi trả các dòng tiền cho nhà đầu tư theo một trình tự quy định, dựa trên lượng tiền mặt mà CDO này thu thập từ nhóm các trái phiếu hoặc nhóm các tài sản khác mà nó sở hữu. Nếu tiền mặt được thu thập bởi CDO này là không đủ để chi trả cho tất cả các nhà đầu tư của nó, những người trong các tầng (đợt) thấp bị thiệt hại đầu tiên.
Tạo ra CDO.
CDO có thể được tạo ra miễn là các nhà đầu tư toàn cầu sẵn sàng cung cấp tiền để mua nhóm các trái phiếu do CDO sở hữu. Khối lượng CDO tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2000-2006, sau đó giảm mãnh liệt sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, bắt đầu vào năm 2007. Nhiều tài sản được nắm giữ bởi những CDO này là các trái phiếu vay thế chấp dưới chuẩn. Các nhà đầu tư toàn cầu đã bắt đầu dừng tài trợ các CDO trong năm 2007, góp phần vào sự sụp đổ của các khoản đầu tư có cấu trúc được nắm giữ bởi các ngân hàng đầu tư lớn và sự phá sản của một số người cho vay dưới chuẩn.
Một số ít học giả, nhà phân tích và nhà đầu tư như Warren Buffett và cựu kinh tế trưởng của IMF Raghuram Rajan cảnh báo rằng các CDO, chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản khác và các phái sinh khác làm lây lan rủi ro và sự không chắc chắn về giá trị của các tài sản cơ sở rộng hơn, chứ không phải là giảm rủi ro thông qua đa dạng hóa. Sau sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn trong năm 2007, quan điểm này đã thu được sự tín nhiệm đáng kể. Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã không hạch toán đầy đủ những rủi ro lớn (như sự sụt giá toàn quốc của giá trị nhà ở) khi đánh giá các CDO và ABS khác với cấp cao nhất có thể.
Nhiều CDO là neo theo thị trường và do đó trải nghiệm các ghi giảm đáng kể do giá trị thị trường của chúng sập đổ trong cuộc khủng hoảng dưới chuẩn, với các ngân hàng ghi giảm giá trị các nắm giữ CDO của họ chủ yếu trong giai đoạn 2007-2008.
Lịch sử và phát triển thị trường.
CDO đầu tiên được ngân hàng hiện nay không còn tồn tại là Drexel Burnham Lambert Inc. phát hành năm 1987 cho Imperial Savings Association, một tổ chức tiết kiệm sau này cũng đã mất khả năng chi trả và được tiếp quản bởi Resolution Trust Corporation ngày 22 tháng 6 năm 1990.
Một thập kỷ sau, các CDO nổi lên như khu vực phát triển nhanh nhất của thị trường chứng khoán tổng hợp được đảm bảo bằng tài sản. Sự tăng trưởng này có thể phản ánh sự hấp dẫn ngày càng tăng của CDO đối với một lượng ngày càng tăng các nhà quản lý tài sản và các nhà đầu tư, hiện nay bao gồm các công ty bảo hiểm, các quỹ tương hỗ, các đơn vị tín thác, các tín thác đầu tư, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, các nhà quản lý quỹ hưu trí, các tổ chức hoạt động ngân hàng tư nhân, các CDO khác và các phương tiện đầu tư cấu trúc.
Các CDO cung cấp hoàn vốn đôi khi cao hơn 2-3 điểm phần trăm so với trái phiếu công ty với xếp hạng tín dụng như nhau. Nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics đã viết rằng các yếu tố khác nhau đã giữ lãi suất thấp trên toàn cầu trong những năm CDO tăng trưởng khối lượng, do những lo ngại về tình trạng giảm phát, sự bùng nổ của bong bóng dot-com, suy thoái kinh tế Mỹ, và thâm hụt thương mại của Mỹ. Điều này làm cho các CDO Mỹ được hỗ trợ bởi các khoản vay thế chấp trở thành một khoản đầu tư tương đối hấp dẫn hơn so với, chẳng hạn như, trái phiếu kho bạc Mỹ hoặc các đầu tư an toàn, lợi suất thấp khác. Việc tìm kiếm lợi suất này của các nhà đầu tư toàn cầu làm cho nhiều người mua các CDO theo sự tin tưởng vào xếp hạng tín dụng mà không có sự hiểu biết đầy đủ các rủi ro.
Phát hành CDO đã tăng từ khoảng 20 tỷ USD vào quý 1 năm 2004 đến mức đỉnh trên 180 tỷ USD vào quý 1 năm 2007, sau đó giảm trở lại dưới 20 tỷ USD vào quý 1 năm 2008. Hơn nữa, chất lượng tín dụng của các CDO giảm từ 2000-2007, vì mức độ nợ vay thế chấp dưới chuẩn và không chuẩn khác tăng từ 5% lên 36% các tài sản của CDO; nhưng các xếp hạng tín dụng của các CDO này không thay đổi. Ngoài ra, các đổi mới tài chính như hoán đổi rủi ro tín dụng và các CDO tổng hợp cho phép đầu cơ trên CDO. Điều này đã làm tăng mạnh lượng tiền di chuyển giữa các thành viên tham gia thị trường. Trong thực tế, nhiều hợp đồng bảo hiểm hoặc đặt cược có thể được xếp chồng lên nhau trên cùng một CDO. Nếu CDO không thể thực hiện theo các yêu cầu được thỏa thuận, một bên đối tác (thường là ngân hàng đầu tư lớn hay quỹ phòng hộ) đã phải trả cho bên kia. Michael Lewis gọi đầu cơ này như một phần của "Doomsday Machine" (cỗ máy tận thế) đã góp phần vào sự thất bại của các tổ chức ngân hàng lớn và các quỹ phòng hộ nhỏ hơn, tại cốt lõi của cuộc khủng hoảng vay thế chấp dưới chuẩn. Có những cáo buộc rằng ít nhất một quỹ phòng hộ khuyến khích việc tạo ra các CDO chất lượng kém để các cá cược có thể được thực hiện đối với chúng.
Sự sẵn sàng tạo ra CDO và bán chúng cho các nhà đầu tư cũng có thể phản ánh biên lợi nhuận lớn hơn mà các CDO cung cấp cho các tổ chức khởi tạo ra chúng, chẳng hạn như các ngân hàng đầu tư lớn và các thành viên khác trong hệ thống ngân hàng bóng tối, cũng như trong hệ thống ngân hàng lưu ký truyền thống. Lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư và cơ quan xếp hạng tín dụng tăng mạnh trong những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng. Từ 2000-2006, tài chính cấu trúc (trong đó bao gồm CDO) chiếm 40% doanh thu của các cơ quan xếp hạng tín dụng. Trong thời gian đó, một cơ quan xếp hạng tín dụng lớn đã tăng cổ phiếu của nó gấp sáu lần và thu nhập của nó đã tăng 900%.
Hơn nữa, các ngân hàng lưu ký sử dụng các CDO là một hình thức chứng khoán hóa, có nghĩa là ngân hàng không phải nắm giữ các khoản vay nó đã tạo ra trên sổ sách của mình và có thể chuyển chúng (cùng với rủi ro liên quan) cho các nhà đầu tư. Điều này cho phép các ngân hàng cho vay một lần nữa, mà vẫn giữ được sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật về vốn và tạo ra các phí khởi lập hồ sơ bổ sung.
Một yếu tố khác trong sự phát triển của các CDO là giới thiệu năm 2001 của David X. Li về các mô hình đoạn nối Gauss, cho phép định giá nhanh chóng các CDO.
Vào cuối năm 2005 hãng nghiên cứu Celent ước tính quy mô của thị trường CDO toàn cầu ở mức 1,5 nghìn tỷ USD và dự báo rằng thị trường sẽ tăng lên gần 2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2006. Các CDO tổng hợp cũng mở rộng trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Alan Greenspan, người sau này đã giải trình về các nguy cơ trước đây không được công nhận của các công cụ này trong lời khai của ông trước ủy ban điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng 4 năm 2010.
Khái niệm.
Các CDO khác nhau về cấu trúc và tài sản cơ sở, nhưng nguyên tắc cơ bản là như nhau. Một CDO là một loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản. Để tạo ra một CDO, một thực thể công ty được dựng lên để nắm giữ tài sản như tài sản thế chấp và bán các gói dòng tiền cho các nhà đầu tư. Một trình tự trong việc xây dựng một CDO là:
Một tương tự để nghĩ về dòng tiền từ danh mục đầu tư chứng khoán của CDO (thanh toán vay thế chấp từ các trái phiếu thế chấp) như nước chảy vào ly của nhà đầu tư trong các phân ngạch cấp cao đầu tiên, sau đó tới các phân ngạch cấp thấp, sau đó tới các phân ngạch vốn cổ phần. Nếu phần lớn các khoản thế chấp bị vỡ nợ, không có dòng tiền đủ để rót đầy vào tất cả các ly này và các nhà đầu tư phân ngạch vốn cổ phần phải đối mặt với những thiệt hại đầu tiên.
Rủi ro và hoàn vốn cho nhà đầu tư CDO phụ thuộc trực tiếp vào cách các phân ngạch được xác định, và chỉ gián tiếp phụ thuộc vào các tài sản cơ sở. Đặc biệt, việc đầu tư phụ thuộc vào các giả định và phương pháp được sử dụng để xác định các rủi ro và hoàn vốn của các phân ngạch. Các CDO, như tất cả các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản, cho phép các tổ chức khởi tạo ra các tài sản cơ sở chuyển rủi ro tín dụng sang tổ chức khác hoặc sang các nhà đầu tư cá nhân khác. Do đó các nhà đầu tư phải hiểu cách tính toán rủi ro đối với các CDO.
Tổ chức phát hành CDO, thường là một ngân hàng đầu tư, kiếm được một khoản hoa hồng tại thời điểm phát hành và kiếm được phí quản lý trong cuộc đời của CDO. Khả năng kiếm được khoản phí đáng kể từ các CDO khởi tạo, cùng với sự thiếu vắng của bất kỳ trách nhiệm nào còn lại, làm xiên lệch động cơ của những người khởi tạo về phía khối lượng khoản vay chứ không phải là chất lượng khoản vay. Nhà kinh tế Mark Zandi đã viết: "... những rủi ro cố hữu trong cho vay thế chấp trở nên phân tán rộng tới mức không ai bị buộc phải lo lắng về chất lượng của bất kỳ khoản vay thế chấp đơn lẻ nào. Khi các khoản thế chấp dễ lung lay được kết hợp lại, pha loãng các vấn đề bất kỳ vào một nhóm lớn hơn, khuyến khích trách nhiệm đã bị làm suy yếu". Ông cũng đã viết: "Các công ty tài chính không chịu sự giám sát quản lý tương tự như các ngân hàng. Những người nộp thuế không phải còng lưng nếu lúc nào họ cũng phưỡn bụng [trước khủng hoảng], chỉ có các cổ đông và chủ nợ khác là như vậy. Do đó có rất ít thứ ngăn cản các công ty tài chính phát triển hung hãn nhất nếu có thể, ngay cả khi điều đó có nghĩa là hạ thấp hoặc làm ngơ các tiêu chuẩn cho vay truyền thống."
Trong một số trường hợp, các tài sản được nắm giữ bởi một CDO chỉ bao gồm hoàn toàn là các phân ngạch lớp vốn cổ phần được phát hành bởi các CDO khác. Điều này giải thích tại sao một số CDO đã trở nên hoàn toàn không có giá trị gì, do các phân ngạch lớp vốn cổ phần được thanh toán cuối cùng theo trình tự và không có dòng tiền đủ từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn cơ sở (phần nhiều trong số đó bị vỡ nợ) để chảy xuống các lớp vốn cổ phần.
Các cấu trúc.
CDO là một khái niệm rộng, có thể quy cho một số dạng sản phẩm khác nhau. Chúng có thể được phân loại theo nhiều cách. Các phân loại chính như sau:
Việc chịu thuế của các CDO.
Các CDO là các trái phiếu được các phương tiện mục đích đặc biệt phát hành, được hậu thuẫn bởi các nhóm trái phiếu, các khoản vay hoặc các công cụ nợ khác. Các CDO thường được phát hành thành các lớp hay "phân ngạch" với một số là cao cấp so với những phân ngạch khác trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tiền mặt để thực hiện thanh toán cho các trái phiếu. Tổ chức phát hành của một CDO thường là một công ty được thành lập bên ngoài nước Mỹ để tránh chịu thuế thu nhập liên bang Hoa Kỳ đối với thu nhập toàn cầu của nó. Các công ty này phải hạn chế các hoạt động của họ để tránh thuế của Hoa Kỳ; các công ty được coi là tham gia vào trao đổi hoặc kinh doanh ở Mỹ sẽ phải chịu thuế liên bang. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ sẽ không đánh thuế các công ty nước ngoài chỉ đầu tư vào và giữ danh mục đầu tư của cổ phiếu Mỹ và chứng khoán nợ vì việc đầu tư, không giống như thương mại hay môi giới, không được coi là thương mại, kinh doanh, bất kể khối lượng hoặc tần suất của nó.
Ngoài ra, một bến cảng an toàn bảo vệ các tổ chức phát hành CDO tích cực trao đổi chứng khoán, mặc dù trao đổi chứng khoán về mặt kỹ thuật là kinh doanh, miễn là những hoạt động của các tổ chức phát hành này không khiến cho chúng bị xem như là người môi giới chứng khoán hoặc tham gia vào hoạt động ngân hàng, hoạt động cho vay, hoặc các kinh doanh tương tự.
Các CDO thường chịu thuế như các công cụ nợ, ngoại trừ các lớp thấp nhất của CDO được coi là vốn cổ phần và chịu các quy định đặc biệt (như việc báo cáo PFIC và CFC). Việc báo cáo PFIC và CFC là rất phức tạp và đòi hỏi một kế toán chuyên ngành để thực hiện các tính toán và báo cáo thuế.
Các loại CDO.
Dựa trên tài sản cơ sở.
Lưu ý: Trong năm 2007, 47% CDO được hỗ trợ bởi các sản phẩm có cấu trúc, chẳng hạn như các khoản vay thế chấp; 45% CDO được hỗ trợ bởi các khoản vay, và chỉ có ít hơn 10% CDO được hỗ trợ bởi chứng khoán thu nhập cố định.
Các loại CDO khác.
Bao gồm:
Các loại tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp cho các CDO tiền mặt bao gồm:
Các bên tham gia nghiệp vụ.
Những người tham gia trong một nghiệp vụ CDO bao gồm các nhà đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý tài sản, người được ủy thác và quản trị tài sản thế chấp, kế toán và luật sư. Bắt đầu từ năm 1999, Đạo luật Gramm-Leach-Bliley cho phép các ngân hàng cũng tham gia.
Các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có động cơ khác nhau để mua chứng khoán CDO tùy thuộc vào phân ngạch mà họ chọn. Ở các cấp độ khoản nợ cao hơn, các nhà đầu tư có thể có được lợi suất tốt hơn so với các lợi suất có sẵn trên các chứng khoán truyền thống hơn (ví dụ như, trái phiếu doanh nghiệp) ở cùng một xếp hạng. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy và hy vọng sẽ thu lợi từ sự dôi ra của chênh lệch được cung cấp bởi các phân ngạch cấp cao và chi phí vay của chúng. Điều này là đúng vì phân ngạch cấp cao trả một chênh lệch cao hơn lãi suất LIBOR mặc cho xếp hạng AAA của chúng. Các nhà đầu tư cũng được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư CDO, chuyên môn của người quản lý tài sản, và sự hỗ trợ tín dụng được gắn vào giao dịch. Các nhà đầu tư bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm cũng như các quỹ đầu tư.
Các nhà đầu tư phân ngạch cấp thấp đạt được một đầu tư không truy đòi, có đòn bẩy trên danh mục đầu tư tài sản thế chấp đa dạng cơ sở. Các giấy tờ tầng lửng và giấy tờ vốn chủ sở hữu cung cấp các lợi suất không hề có trong hầu hết các chứng khoán thu nhập cố định khác. Các nhà đầu tư bao gồm các quỹ phòng hộ, ngân hàng và các cá nhân giàu có.
Bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh phát hành, thường là một ngân hàng đầu tư, hoạt động như người tổ chức và sắp xếp của CDO. Bằng cách làm việc với các hãng quản lý tài sản lựa chọn danh mục đầu tư của CDO, tổ chức bảo lãnh phát hành cấu trúc nợ và các phân ngạch cổ phần. Điều này bao gồm việc lựa chọn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, kích thước mỗi phân ngạch, thiết lập bảo hiểm và kiểm tra chất lượng tài sản thế chấp, và làm việc với các cơ quan xếp hạng tín dụng để đạt được xếp hạng mong muốn cho từng phân ngạch nợ.
Xem xét kinh tế chủ chốt đối với một tổ chức bảo lãnh phát hành về việc xem xét đưa một cơ hội mới cho thị trường là liệu nghiệp vụ này có thể có đủ hoàn vốn cho các người nắm giữ giấy tờ vốn cổ phần hay không. Một quyết định như vậy đòi hỏi phải ước tính hoàn vốn sau rủi ro tín dụng được cung cấp bởi danh mục đầu tư các chứng khoán nợ và so sánh nó với chi phí tài trợ các giấy tờ có giá của CDO. Chênh lệch dôi ra phải đủ lớn để chào bán tiềm năng của các IRR hấp dẫn đối với những người nắm giữ vốn cổ phần.
Các trách nhiệm khác của tổ chức bảo lãnh phát hành bao gồm làm việc với một hãng luật và tạo ra phương tiện pháp lý mục đích đặc biệt (thường là một tín thác được thành lập tại Quần đảo Cayman) sẽ mua lại tài sản và phát hành các phân ngạch CDO. Ngoài ra, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ làm việc với người quản lý tài sản để xác định các hạn chế trao đổi sau đóng cửa sẽ được bao gồm trong các tài liệu nghiệp vụ của CDO và các hồ sơ khác.
Bước cuối cùng là định giá CDO (ví dụ, thiết lập các cuống lãi cho từng phân ngạch nợ) và bán các phân ngạch cho các nhà đầu tư. Ưu tiên trong việc bán là tìm kiếm các nhà đầu tư cho phân ngạch vốn chủ sở hữu rủi ro và các phân ngạch nợ cấp thấp của CDO. Phổ biến đối với người quản lý tài sản là giữ lại một phần của phân ngạch vốn cổ phần. Ngoài ra, tổ chức bảo lãnh phát hành nói chung dự kiến cung cấp một số loại hình thanh khoản thị trường thứ cấp cho CDO, đặc biệt là các phân ngạch cấp cao hơn của nó.
Theo Thomson Financial, các tổ chức bảo lãnh phát hành hàng đầu trước tháng 9 năm 2008 là Bear Stearns, Merrill Lynch, Wachovia, Citigroup, Deutsche Bank, và Bank of America Securities. Các CDO có thể có lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà bảo lãnh phát hành so với việc bảo lãnh phát hành trái phiếu thông thường vì sự phức tạp liên quan. Tổ chức bảo lãnh phát hành được trả một khoản phí khi CDO được phát hành.
Người quản lý tài sản.
Người quản lý tài sản đóng một vai trò quan trọng trong mỗi nghiệp vụ CDO, ngay cả sau khi CDO được phát hành. Một người quản lý có kinh nghiệm là rất quan trọng trong cả việc xây dựng và duy trì danh mục đầu tư của CDO. Người quản lý có thể duy trì chất lượng tín dụng của một danh mục đầu tư của CDO thông qua các trao đổi cũng như tối đa hóa tỷ lệ thu hồi khi xảy ra rủi ro tín dụng trên các tài sản cơ sở.
Với cuộc khủng hoảng tín dụng 2007-2008, sự thiếu hiểu biết của đại đa số các nhà quản lý tài chính về những rủi ro của các CDO, các chứng khoán tài sản, và các công cụ tài chính mới khác đã trở nên rõ nét, và hơn nữa sự đánh giá lỏng lẻo của các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn đã trở nên rõ ràng. Các CDO đã xuống cấp nặng nề trên diện rộng, và giá trị của các công cụ này đã rớt mạnh.
Về lý thuyết, người quản lý tài sản nên thêm giá trị theo cách trình bày dưới đây, mặc dù trong thực tế, điều này đã không xảy ra trong các bong bóng tín dụng của thập niên 2000. Ngoài ra, hiện nay người ta hiểu rằng lỗ hổng cấu trúc trong tất cả các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (thứ khởi tạo lợi nhuận từ khối lượng cho vay chứ không từ chất lượng cho vay) làm cho vai trò của những người tham gia tiếp theo trở thành thứ yếu đối với chất lượng của đầu tư.
Vai trò của người quản lý tài sản bắt đầu trước khi CDO được phát hành. Một vài tháng trước khi CDO được phát hành, một ngân hàng thường sẽ cung cấp tài chính cho phép người quản lý mua một số tài sản đảm bảo có thể được sử dụng trong CDO sắp tới trong một quá trình được gọi là lập kho.
Ngay cả cho đến ngày phát hành, người quản lý tài sản thường sẽ không hoàn thành việc xây dựng danh mục đầu tư của CDO. Một giai đoạn "gia cố" sau phát hành trong đó các tài sản còn lại được mua có thể kéo dài trong vài tháng sau khi CDO được phát hành. Vì lý do này, một số giấy tờ CDO cấp cao được cấu trúc như giấy tờ giải ngân chậm, cho phép người quản lý tài sản giải ngân tiền của nhà đầu tư khi việc mua tài sản thế chấp được thực hiện. Khi một nghiệp vụ được gia cố xong, danh mục đầu tư ban đầu các khoản tín dụng của nó đã được lựa chọn bởi người quản lý tài sản.
Tuy nhiên, vai trò của người quản lý tài sản vẫn tiếp tục ngay cả sau khi thời gian gia cố kết thúc, mặc dù trong một vai trò ít tích cực hơn. Trong "thời kỳ tái đầu tư" của CDO, thường kéo dài nhiều năm sau ngày phát hành CDO, người quản lý tài sản được ủy quyền để tái đầu tư tiền thu được, chủ yếu bằng cách mua các chứng khoán nợ bổ sung. Trong giới hạn của các hạn chế trao đổi được quy định trong các tài liệu nghiệp vụ của CDO, người quản lý tài sản cũng có thể thực hiện các trao đổi để duy trì chất lượng tín dụng của danh mục đầu tư của CDO. Người quản lý cũng có vai trò trong việc mua lại các giấy tờ của CDO bằng cách gọi đấu giá.
Vai trò nổi bật của nhà quản lý trong suốt cuộc đời của một CDO nhấn mạnh tầm quan trọng của người quản lý và đội ngũ nhân viên của mình.
Có khoảng 300 nhà quản lý tài sản trên thị trường. Các nhà quản lý tài sản CDO, cũng như các nhà quản lý tài sản khác, có thể tích cực nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào cá tính và bản cáo bạch của CDO. Người quản lý tài sản kiếm tiền nhờ phí cấp cao (được trả trước bất kỳ khoản tiền nào của các nhà đầu tư CDO được chi trả) và phí trực thuộc như bất kỳ đầu tư cổ phần nào mà người quản lý có trong CDO, làm cho các CDO là một kinh doanh sinh lợi đối với các nhà quản lý tài sản. Các khoản phí này, cùng với phí bảo lãnh phát hành, quản lý {khoảng 1,5-2%} nhờ cơ cấu vốn được cung cấp bởi đầu tư cổ phần, nhờ giảm ngân lưu.
Người được ủy thác và quản lý tài sản thế chấp.
Người được ủy thác giữ quyền nắm giữ các tài sản của CDO vì lợi ích của những người nắm giữ giấy tờ (tức là, các nhà đầu tư). Trong thị trường CDO, người được ủy thác cũng thường phục vụ như người quản lý tài sản thế chấp. Trong vai trò này, người quản lý tài sản lập và phân phối các báo cáo cho những người nắm giữ giấy tờ, thực hiện các kiểm tra việc tuân thủ khác nhau về thành phần và tính thanh khoản của các danh mục đầu tư tài sản ngoài việc xây dựng và thực hiện độ ưu tiên của các mô hình thác thanh toán. Hai trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đối với điều này là Virtus Partners và Wilmington Trust Conduit Services, một công ty con của Wilmington Trust, cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản thế chấp, nhưng không phải là ngân hàng được ủy thác. Ngược lại với người quản lý tài sản, có rất ít người được ủy thác trên thị trường. Các tổ chức sau đây cung cấp các dịch vụ ủy thác trên thị trường CDO:
Các kế toán.
Tổ chức bảo lãnh phát hành thường sẽ thuê một hãng kế toán để thực hiện việc thẩm định danh mục đầu tư chứng khoán nợ của CDO. Điều này kéo theo việc thẩm tra các thuộc tính nhất định, chẳng hạn như xếp hạng tín dụng và cuống lãi/chênh lệch của mỗi chứng khoán ký quỹ. Các tài liệu nguồn hoặc nguồn công cộng sẽ được sử dụng để kết xuất thông tin nhóm tài sản thế chấp. Ngoài ra, các kế toán viên thường tính toán các kiểm tra tài sản thế chấp nhất định và xác định liệu danh mục đầu tư là phù hợp với các kiểm tra như vậy hay không.
Hãng này cũng có thể thực hiện một kết xuất dòng tiền, trong đó thác nghiệp vụ được mô phỏng theo độ ưu tiên của các thanh toán được quy định trong các tài liệu nghiệp vụ. Lợi suất và tuổi thọ bình quân gia quyền của các trái phiếu hoặc giấy tờ vốn chủ sở hữu được cấp sau đó được tính toán dựa trên các giả định mô hình được cung cấp bởi người bảo lãnh phát hành. Vào mỗi ngày thanh toán, một hãng kế toán có thể làm việc với người được ủy thác để xác minh các phân phối được dự kiến sẽ được thực hiện cho các người nắm giữ giấy tờ.
Các luật sư.
Các luật sư đảm bảo sự tuân thủ luật chứng khoán đang áp dụng cũng như đàm phán, soạn thảo các tài liệu nghiệp vụ. Luật sư cũng sẽ soạn thảo một tài liệu chào hàng hoặc bản cáo bạch, mục đích của nó là để đáp ứng các yêu cầu luật định trong việc tiết lộ một số thông tin cho các nhà đầu tư. Tài liệu này sẽ được chuyển tới các nhà đầu tư. Điều phổ biến là nhiều nhóm luật sư tham gia vào một thỏa thuận đơn lẻ vì số lượng các bên tham gia trong một CDO đơn lẻ, từ các hãng quản lý tài sản tới các hãng bảo lãnh phát hành.
Khủng hoảng vay thế chấp dưới chuẩn.
CDO đóng một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho bong bóng nhà đất lên tới đỉnh điểm tại Mỹ trong năm 2006. CDO đã cung cấp một liên kết quan trọng giữa nhóm vốn đầu tư thu nhập cố định toàn cầu và thị trường nhà đất Mỹ. Trong một chương trình thắng Giải thưởng Peabody, các phóng viên CPM cho rằng một "Bể tiền khổng lồ" (đại diện bởi 70 nghìn tỷ USD trong các khoản đầu tư thu nhập cố định trên toàn thế giới) đã tìm kiếm các lợi suất cao hơn so với những lợi suất được cung cấp bởi trái phiếu kho bạc Mỹ vào đầu thập niên.
Hơn nữa, bể tiền này đã tăng gần gấp đôi quy mô từ năm 2000 đến năm 2007, nhưng việc cung cấp các đầu tư tạo thu nhập và tương đối an toàn đã không phát triển nhanh như vậy. Các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall đã đáp ứng cho nhu cầu này với đổi mới tài chính, chẳng hạn như các chứng khoán thế chấp (MBS) và nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO), đã được gán các xếp hạng an toàn của các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Về bản chất, Phố Wall kết nối bể tiền này với thị trường vay thế chấp ở Mỹ, với các khoản phí khổng lồ tích lũy trong suốt chuỗi cung ứng vay thế chấp này, từ các nhà môi giới vay thế chấp bán các khoản cho vay, tới các ngân hàng nhỏ tài trợ cho các nhà môi giới, tới các ngân hàng đầu tư khổng lồ phía sau họ. Khoảng năm 2003, việc cung cấp các khoản vay thế chấp theo các tiêu chuẩn cho vay truyền thống bị cạn kiệt. Tuy nhiên, nhu cầu mạnh mẽ tiếp diễn đối với MBS và CDO bắt đầu hạ các tiêu chuẩn cho vay xuống, miễn là các khoản vay thế chấp vẫn có thể được bán trong chuỗi cung ứng.
Một ví dụ về 735 giao dịch CDO bắt nguồn từ năm 1999 đến năm 2007 cho thấy các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn và ít hơn chuẩn đã đại diện cho một tỷ lệ ngày càng tăng của các tài sản CDO, từ 5% năm 2000 tăng lên 36% năm 2007; nhưng các CDO này vẫn được đánh giá tương tự, và xếp hạng của chúng đã không bị hạ thấp hơn cho đến khi nhiều người nắm giữ vay thế chấp bắt đầu vỡ nợ. Vấn đề chính là rủi ro của chúng đã không bị pha loãng bởi sự kết hợp các nhóm lớn các khoản vay thế chấp chất lượng thấp, thay vào đó đã bị lây lan rộng hơn bởi vì những rủi ro này có liên quan chặt chẽ, và khi một khoản vay thế chấp bị vỡ nợ, nhiều khoản vay khác đã chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện tài chính tương tự.
Một dấu hiệu sớm của cuộc khủng hoảng là sự thất bại của hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns trong tháng 7 năm 2007. Các tài sản được nắm giữ bởi các quỹ phòng hộ này đã giảm giá, phần lớn vì sự gia tăng rủi ro tín dụng trên các khoản vay thế chấp dưới chuẩn. Các nhà đầu tư đã đòi lại tiền của họ theo các thỏa thuận hợp đồng được gọi là các cuộc gọi ký quỹ. Bear Stearns, hiện không còn tồn tại, nhưng tại thời điểm đó là hãng chứng khoán lớn thứ năm của Mỹ, cho biết vào ngày 18 tháng 7 năm 2007 rằng các nhà đầu tư trong hai quỹ phòng hộ thất bại của nó sẽ nhận được một ít nếu có tiền trả lại sau "sự sụt giảm chưa từng có" về giá trị của các chứng khoán được sử dụng để đặt cược vào các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, mặc cho các xếp hạng "cấp đầu tư" từ cơ quan xếp hạng.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 2007, Merrill Lynch báo cáo thu nhập quý 3 có 7,9 tỷ USD thua lỗ của các khoản nghĩa vụ nợ thế chấp. Một tuần sau, Stan O'Neal, Giám đốc điều hành của Merrill Lynch, đã từ chức, như là hậu quả của việc này. Vào ngày 04 tháng 11 năm 2007, Charles (Chuck) Prince, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Citigroup từ chức và dẫn những lý do sau: "... như các vị đã thấy báo cáo công khai, các cơ quan xếp hạng gần đây đã hạ cấp đáng kể các CDO nhất định và các chứng khoán vay thế chấp có trong các CDO. Như là kết quả của các hạ thấp này, giá trị cho những công cụ này đã giảm mạnh. Điều này sẽ có tác động đáng kể tới kết quả tài chính quý IV của chúng ta. Tôi chịu trách nhiệm cho việc thực hiện của các kinh doanh của chúng ta. Đó là đánh giá của tôi rằng tầm cỡ của các chi phí này làm cho tôi phải bước xuống khỏi bục danh dự duy nhất cho tôi như một Tổng giám đốc. Đây là những gì tôi đã khuyên Hội đồng."
Đường ống dẫn phát hành mới cho các CDO được hỗ trợ bởi chứng khoán tài sản và chứng khoán thế chấp bị chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm 2007 và quý I năm 2008 do suy yếu trong tài sản thế chấp dưới chuẩn, kết quả đánh giá lại bởi thị trường về định giá cả của các CDO được hỗ trợ bởi các trái phiếu vay thế chấp, và sự suy giảm chung trong các thị trường tín dụng toàn cầu. Phát hành CDO toàn cầu trong quý IV của năm 2007 là 47,5 tỷ USD, giảm gần 74 phần trăm từ 180 tỷ USD phát hành trong quý IV năm 2006. Quý đầu tiên năm 2008 phát hành là 11,7 tỷ USD, thấp hơn gần 94 phần trăm so với 186 tỷ USD phát hành trong quý đầu tiên của năm 2007. Hơn nữa, hầu như toàn quý đầu năm 2008 phát hành CDO là trong hình thức các nghĩa vụ khoản vay thế chấp được hỗ trợ bởi các khoản vay thị trường trung hoặc ngân hàng sử dụng đòn bẩy, không phải bởi ABS vay thế chấp nhà.
Xu hướng này đã hạn chế tín dụng vay thế chấp dành cho các chủ nhà. Các CDO mua nhiều phần rủi ro hơn của trái phiếu vay thế chấp, góp phần hỗ trợ phát hành gần 1 nghìn tỷ USD trái phiếu thế chấp chỉ riêng trong năm 2006. Các cơ quan xếp hạng đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi cơ quan quản lý và các chuyên gia khác, bao gồm nhà kinh tế Joseph Stiglitz, vì vai trò của họ trong việc tạo ra lượng rất lớn nợ chất lượng thấp được đóng gói trong các CDO với xếp hạng tín dụng sai lầm, có chất lượng cao. Chỉ riêng trong quý đầu tiên năm 2008, các cơ quan xếp hạng đã công bố 4.485 hạ cấp của các CDO. Việc giảm phát hành CDO ABS có thể ảnh hưởng tới thị trường vay thế chấp thứ cấp rộng lớn hơn, làm cho tín dụng ít sẵn có hơn cho các chủ nhà đang cố gắng để tái tài trợ các khoản vay thế chấp hiện đang gặp cú sốc thanh toán (ví dụ, các khoản vay thế chấp với lãi suất có thể điều chỉnh nay tăng lãi suất).
Tham khảo.
[[Thể loại:Trái phiếu]]
[[Thể loại:Dịch vụ tài chính]]
[[Thể loại:Chứng khoán thu nhập cố định]]
[[Thể loại:Quỹ]]
[[Thể loại:Tài chính cấu trúc]]
[[Thể loại:Chứng khoán thế chấp]]
[[Thể loại:Phái sinh (tài chính)]] | 1 | null |
12 bảo vật của Tây Ban Nha là một dự án lựa chọn ra 12 di tích danh thắng tiêu biểu nhất của Vương quốc Tây Ban Nha. Cuộc thi được tổ chức bởi công ty Antena 3 và Cope. Kết quả cuối cùng được công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2007. Chín di tích kiến trúc, hai di tích tự nhiên và một tượng đài đã được chọn.
Cuộc thi.
Bốn tháng sau cuộc thi quốc tế lựa chọn Bảy kỳ quan thế giới mới, vào cuối tháng 9 năm 2007, Antena 3 và Onda Cero đã phát động một chiến dịch bầu 12 di tích danh thắng được mệnh danh là "Bảo vật của Tây Ban Nha", một sáng kiến dựa trên số phiếu bầu của người dân thông qua mạng internet và điện thoại di động. Cuối cùng, họ đã nhận được hơn 9.000 phiếu bầu để chọn 12 trong tổng số 20 ứng cử viên. Lúc đầu, người ta chỉ lựa chọn 7 di tích danh thắng, nhưng sau đó con số đó đã được thay đổi thành 12.
Danh sách.
Và danh sách 12 bảo vật của Tây Ban Nha theo thứ tự bình chọn là: | 1 | null |
Kỹ sư Hoàng Văn Đức (1918 - 1996) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội. Sau khi trúng cử ông được bầu làm ủy viên Ban Thường trực Quốc hội.
Tiểu sử.
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư canh nông, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Canh nông - Sở Canh nông Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.
Từ Quốc dân đại hội Tân Trào về Hà Nội, Hoàng Văn Đức tham gia ngay vào Việt Minh thành Hoàng Diệu hưởng ứng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại thủ đô (19.8.1945).
Sau đó, ông được cử làm Tổng giám đốc kiêm Thanh tra Canh nông - Sở Canh nông Bắc bộ và Chủ tịch Tổng hội Viên chức cứu quốc Hà Nội.
Đầu tháng 12.1945, Chính phủ lâm thời chuẩn bị bầu cử quốc hội khóa đầu tiên. Hoàng Văn Đức cùng chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ trưởng Vũ Đình Hòe... ra ứng cử và sau đó đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I của Hà Nội. Ông đóng góp nhiều công sức trong việc đảm bảo tăng gia sản xuất lương thực chống lại giặc đói năm 1945.
Không lâu sau đó, ông đảm nhận các chức vụ Tổng giám đốc Nha Nông chính Việt Nam (Bộ Canh nông) (1946 - 1952), Phó bí thư Tổng bộ Việt Minh (1946 - 1951), Ủy viên Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 - 1957), Ủy viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam (1946 - 1957), Ủy viên T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 - 1957).
Năm 1957 ông làm giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp (đến 1959).
Sau đó ông làm công tác nghiên cứu dịch sách khoa học nông nghiệp về trồng gai, mía đường, dừa, khí sinh học, Từ điển bách khoa nông nghiệp.
Khen thưởng.
Ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì, và truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất. | 1 | null |
Lũ lụt tại miền bắc Ấn Độ diễn ra vào tháng 6 năm 2013, khiến 600 người thiệt mạng. Lượng mưa đổ xuống bang Uttarakhand và Himachal Pradesh kể từ khi mùa mưa bắt đầu cao gấp ba lần so với mức trung bình hằng năm. Tại Uttarakhand đã có ít nhất 21 cây cầu đã bị sập. Chính quyền đã thiết lập 40 trại di tản để cung cấp thực phẩm, nước ngọt và thuốc men cho người dân địa phương cũng như du khách. Trong khi đó, ở bang Himachal Pradesh, hơn 500 ngôi nhà đã bị cuốn trôi, ít nhất 10 người thiệt mạng do lở đất. | 1 | null |
Cung Đình Quỳ (1901 - ?) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên thuộc đoàn đại biểu Việt Nam Quốc dân Đảng, không phải qua bầu cử. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội, cùng với Phạm Văn Đồng. Tại kỳ họp thứ hai, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội.
Vào khoảng đầu năm 1950, Cung Đình Quỳ đứng về phía Pháp. Ngày 6 tháng 6 năm 1952, Nội các Chính phủ Nguyễn Văn Tâm thành lập, Cung Đình Quỳ được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông.
Sau năm 1975, Cung Đình Quỳ sang Mỹ và sống ở đó cho đến khi mất (khoảng 90 tuổi). | 1 | null |
Chuyến bay 182 của Air India là một chuyến bay thường lệ vận chuyển hành khách hoạt động trên tuyến bay Montreal-London-Delhi. Ngày 23 tháng 6 năm 1985, chiếc máy bay hoạt động trên tuyến bay - một chiếc Boeing 747-237B (c/n 21473/330, reg VT-EFO) - đã bị phá hủy bởi một quả bom ở độ cao 31.000 feet (9.400 m). Nó đã bị rơi ra Đại Tây Dương trong khi trong không phận Ireland.
Tổng cộng có 329 người thiệt mạng, trong đó có 268 người Canada, 27 công dân Anh và 24 người Ấn Độ. Sự kiện này vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Canada, và là thảm họa hàng không đẫm máu nhất xảy ra trên một khu vực nước. Đây cũng là thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong lãnh thổ Ireland.
Đây là một trong những vụ án có nhiều kỷ lục: được điều tra kéo dài nhất, tốn kém nhất, làm chết nhiều nhân chứng nhất.
Người ta đưa ra giả thuyết đây là hành động trả đũa của những người Sikh ly khai sau vụ tấn công của Chính phủ Ấn Độ vào Ngôi đền vàng thiêng liêng nhất của giáo phái này ở bang Punjab. Cuộc điều tra được các cơ quan tư pháp Canada tiến hành trong hơn 300 ngày và tốn kinh phí lên đến 130 triệu đôla Canada. Các nhà điều tra không tìm ra các chứng cứ rõ ràng để buộc tội hai nghi can đáng nghi nhất là Ripudaman Singh Malik, 58 tuổi, và Ajaib Singh Bagri, 55 tuổi, cư ngụ tại tỉnh British Columbia (Canada), vốn là ủng hộ viên của nhóm người Sikh ly khai. Họ bị tố cáo đã cài bom vào chuyến bay trên, nhưng những chứng cứ mà Cơ quan An ninh Canada thu thập được chưa đủ sức thuyết phục.
10 năm sau, vụ án tiếp tục được khơi lại với những tình tiết mới và những khoản tiền thưởng lên đến hàng triệu đôla. Nhiều nhân chứng khai báo về sự dính líu của Malik và Bagri trong vụ khủng bố nà, những nhân chứng này ngay sau đó đã liên tiếp nhận được những lời đe dọa.
Cơ quan Tư pháp Canada quyết định đưa vụ án ra xét xử vào tháng 3/2005. Ngày 16/3/2005, họ tuyên bố tha bổng hai nghi can Ripudaman Singh Malik và Ajaib Singh Bagri vì lý do "không có chứng cứ buộc tội các đương sự". | 1 | null |
Adalbert von Taysen (11 tháng 4 năm 1832 tại Eutin – 10 tháng 7 năm 1906 tại Schierke) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng, đồng thời là nhà sử học quân sự. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.
Tham khảo.
Adalbert sinh ngày 11 tháng 4 năm 1832, là con trai của viên Đại tá người Oldenburg Hans Georg von Taysen (1796 – 1856), Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh Oldenburg và vợ của ông này là bà Adele Wilhelmine Elise Emilie Marianne, tên khai sinh là von Hirschfeld (1806 – 1832).
Sau khi học trung học tại Oldenburg, vào năm 1848 Taysen gia nhập Trung đoàn Bộ binh Oldenburg với vai trò là lính ngự lâm và sau đó ông tham gia các trận đánh trong cuộc chiến tranh chống Đan Mạch (1848 – 1849), trong đó có trận chiến ở Düppel. Ông học Trường Quân sự Oldenburg trong giai đoạn 1849–1851, tiếp theo đó ông học Trường Chiến tranh Tổng hợp ở kinh đô Berlin trong các năm 1856-1859. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông tham gia chiến đấu trên cương vị là một Đại úy trong "Binh đoàn Main". Vào năm 1867, ông được bổ nhiệm chức Đại đội trưởng ("Kompaniechef") của Trung đoàn Bộ binh số 91. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Taysen đã tham chiến trong một số trận đánh và trong cuộc vây hãm Metz, pháo đài đã thất thủ vào ngày 27 tháng 10 năm 1870. Kể từ năm 1874, ông làm việc với tư cách là Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu đồng thời là giảng viên Học viện Quân sự ở Berlin. Vào năm 1881, ông được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Lịch sử Quân sự. Vào năm 1885, ông được phong quân hàm Đại tá rồi vào năm 1888, ông được thăng cấp Thiếu tướng. Vào ngày 17 tháng 9 năm 1886, ông được phong làm quý tộc và được nhận huy hiệu. Vào năm 1892, Taysen xuất ngũ với cấp bậc Trung tướng. Đến năm 1895, ông được tặng thưởng Ngôi sao đính kèm Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II.
Các công trình nghiên cứu của ông chủ yếu là viết về vị vua - chiến binh Friedrich Đại đế vào thế kỷ 18. Dưới sự giám sát của ông, bộ sử của Bộ Tổng tham mưu về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871 đã được hoàn tất.
Ông từ trần vào ngày 10 tháng 7 năm 1907 ở Schierke. Nơi yên nghỉ cuối cùng của ông nằm ở Nghĩa trang Tây Nam Stahnsdorf.
GIa quyến.
Vào năm 1864, Taysen thành hôn với bà Albertine Wilhelmine, tên khai sinh là Clason (1839 – 1902). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ sáu người con, trong đó có Thượng tướng bộ binh về sau này Friedrich von Taysen (1866 – 1940) và Trung tướng Không quân Đức Quốc xã về sau này Georg "Adalbert" Helmut von Taysen (11 tháng 12 năm 1878 – 6 tháng 3 năm 1945). | 1 | null |
Cá tầm thìa Mỹ, tên khoa học Polyodon spathula, cũng gọi là cá tầm thìa Mississippi là một loài cá tầm thìa sinh sống ở vùng nước chảy chậm của hệ thống lưu vực sông Mississippi. Nó dường như đã tuyệt chủng tại hồ Erie và các nhánh của nó. Loài cá này liên quan chặt chẽ đến cá tầm. Loài cá lớn nước ngọt này có thể dài lên đến 220 cm và nặng tới 100 kg. Tên gọi cá mái chèo trong tiếng Anh do nó có mõm đặc biệt hình dẹt như mái chèo. Chúng được cho là sử dụng thụ quan điện nhạy cảm mỏ mái mái chèo của nó để phát hiện con mồi, cũng như để điều hướng trong khi di chuyển đến nơi đẻ trứng. Chúng chủ yếu ăn zooplankton nhưng cũng ăn động vật giáp xác và bivalve. | 1 | null |
Dệu bò vằn hay còn gọi là Rau dền đỏ, Dệu cảnh, kỷ đỏ, Rau Từ Bi (danh pháp khoa học: Alternanthera bettzickiana) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được (Regel) G.Nicholson mô tả khoa học đầu tiên năm 1884.
Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao lắm là 50 cm; thân đứng, không lông. Lá xanh tươi, nhưng thường đỏ, tía hay trổ tới vàng; phiến thon ngược hay hình bánh bò, dài 2 – 4 cm; cuống 1 – 3 cm.
Hoa mọc thành đầu thuôn hay hình cầu, có cuống ngắn, trắng; lá đài 5, ba cái ở ngoài có lông, hai cái ở trong không lông; nhị 5, xen với 5 phiến dẹp có răng. Quả bế một hạt.
Xuất xứ ở Braxin, được nhập trồng nay đã thuần hóa.
Người ta cũng gặp nó trong rừng trên đất sét - phiến, tới độ cao 1400 - 1500m. Ra hoa quanh năm.
Cây được trồng làm cảnh, làm cây phủ đất trong các bồn hoa, trên sân cỏ làm viền, ven gốc cây gỗ lớn.
Cũng được dùng làm thuốc trong dân gian. Toàn cây được dùng trong sắc uống chữa sốt, làm thuốc lợi sữa, nhuận gan; dùng ngoài trị rắn cắn.
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết và thanh tích trục ứ.
Liên kết ngoài.
Bài viết tại trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam | 1 | null |
Rau Dệu hay còn gọi là rệu, diếp bò, diều diệu, diếp không cuống (danh pháp khoa học: Alternanthera sessilis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được (L.) R.Br. ex DC. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1813.
Thân thảo sống bò, dài tới 40–60 cm. Phân thành nhiều nhánh và ở mỗi khớp phân nhánh thường có rễ phụ. Lá đơn nguyên mọc đối, dài 1–3 cm. Hoa màu trắng mọc ra từ nách lá. Cây phân bổ ven ao sông đầm hồ những ruộng, bãi đất ẩm nhiều dinh dưỡng. Ngọn và lá non được dùng làm thực phẩm cho cả người và gia súc. | 1 | null |
Amaranthus blitoides là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được S.Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1877.
Chúng cao lên đến 0,6 m, mặc dù nó có thể cao tới 1 m (3 feet). Nó ra hoa vào mùa hè để mùa thu.
Loài này được cho là loài bản địa ở miền trung và có thể là miền đông Hoa Kỳ, nhưng nó đã nhập tịch ở hầu hết các vùng ôn đới của Bắc Mỹ. Chúng cũng đã được du nhập ở Nam Mỹ và Âu Á. Một số nhà chức trách liệt kê nó là một loài xâm lấn. | 1 | null |
Amaranthus californicus là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền, thường được gọi là rau dền California. Loài này được (Moq.) S.Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1880. Nó là glabrous đơn tính hàng năm có nguồn gốc hầu hết từ miền tây Hoa Kỳ và Canada. Cây dài từ . Nó được tìm thấy ở những căn hộ ẩm ướt hoặc gần các vùng nước và nở hoa từ mùa hè đến mùa thu. | 1 | null |
Dền đuôi ngắn hay dền đuôi chồn cong (danh pháp: Amaranthus caudatus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Nhiều bộ phận của cây này, bao gồm cả lá và hạt, có thể ăn được, và thường được sử dụng như một nguồn thực phẩm ở Ấn Độ và Nam Mỹ - nơi chúng là loài Andesquan trọng nhất của chi Amanranthus. | 1 | null |
Amaranthus cruentus là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1759.
Đây là một loài thực vật có hoa được trồng lấy hạt lương thực thiết yếu. Nó là một trong ba loài Amaranthus trồng lấy hạt làm lương thực, hai loài kia là "amaranthus hypochondriacus" và "amaranthus caudatus". Tại Mexico, nó được gọi là "huautli" (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [wautɬi] và Alegría ([aleɣɾi.a] và trong tiếng Anh nó có một số tên gọi thông thường, bao gồm rau dền máu, rau dền đỏ, dền tím, lông hoàng tử, và dền ngũ cốc (blood amaranth, red amaranth, purple amaranth, prince's feather, và Mexican grain amaranth). Trong Maharashtra, nó được gọi là "shravani maath" ("श्रावणी माठ") hoặc "rajgira" ("राजगिरा").
Mô tả.
Amaranthus cruentus là một loại thảo mộc cao hàng năm phía trên có cụm hoa màu hồng đậm. Cây có thể phát triển cao lên đến 2 m, và nở hoa vào mùa hè đến mùa thu. Nó được cho là có nguồn gốc từ "Amaranthus hybridus", mà nó chia sẻ nhiều đặc điểm hình thái. Cây thường có màu xanh lục, nhưng một biến thể màu tím đã từng trồng để sử dụng trong các nghi lễ Inca.
Sử dụng.
Loài này đã được sử dụng như là một nguồn thực phẩm ở Trung Mỹ vào đầu năm 4000 trước Công nguyên. Các hạt giống được người ta sử dụng như một loại hạt ngũ cốc. Hạt là màu đen trong cây mọc hoang, và màu trắng ở cây trồng thuần dưỡng. Hạt được nghiền thành bột, trông như bắp rang, được nấu chín thành cháo, và làm thành một bánh kẹo gọi là Alegría. Các lá có thể được nấu ăn như rau bina, và những hạt giống có thể nảy mầm thành chồi dinh dưỡng. Trong khi A. cruentus không còn là một thực phẩm chủ yếu ở Trung Mỹ, nó vẫn được trồng và bán như là một thực phẩm sức khỏe.
Nó là một cây trồng quan trọng cho nông dân nghèo ở châu Phi.
Trong Maharashtra, trong tháng Shravan, một loại rau xào với dừa nạo chỉ được phục vụ trong các lễ hội. Thân cây được sử dụng trong cà ri được làm bằng đậu ván Vaal.
Trong số những người Zuni, phần lông của caay được nghiền thành một bữa ăn tốt và được sử dụng để tô màu lễ bánh mì màu đỏ. Các lá nghiền nát và hoa cũng được làm ẩm và bôi lên má như đánh phấn. | 1 | null |
Tôn Khánh Thành (chữ Hán: 孙庆成, ? - 1812) là tướng lãnh nhà Thanh, từng tham chiến tại Việt Nam.
Ông là người Hán Quân Chính Bạch kỳ, nguyên quán Quảng Ninh, Liêu Ninh.
"Thanh sử cảo" xếp ông vào nhóm các tướng lãnh có công đánh dẹp khởi nghĩa Bạch Liên giáo, đề mục chỉ dùng tên mà không có họ, như vẫn làm với các nhân vật người Mãn Châu, Mông Cổ. Trong khi đề mục dành cho liệt truyện các đời tiên tổ của Khánh Thành là Tôn Đắc Công, Tôn Tư Khắc vẫn có đầy đủ tên, họ.
Thân thế.
Thanh sử cảo chép ông là chắt của danh tướng Tôn Tư Khắc, cháu của Đô thống Tôn Ngũ Phúc. Xét phả hệ tập tước của họ Tôn như sau: Tôn Tư Khắc → Tôn Thừa Vận, Tôn Thừa Ân → Tôn Đồng Phúc → Tôn Duy Trung → Tôn Khánh Lân. Như vậy, nếu Khánh Thành là cháu của Ngũ Phúc, thì ông phải là chút của Tư Khắc mới đúng.
Sự nghiệp.
Khởi nghiệp.
Ban đầu Khánh Thành làm Loan Nghi vệ Chỉnh nghi úy, rồi được thăng làm Quảng Đông Đốc tiêu Phó tướng.
Năm Càn Long thứ 53 (1788), ông theo Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị đi đánh Việt Nam, có công, được ban Hoa linh, dũng hiệu Tích Lang A Ba Đồ Lỗ. Sau khi trở về được thăng làm Chính Bạch kỳ Hán quân Phó đô thống, Hộ bộ Thị lang, Ngự tiền Thị vệ, Chính Hồng kỳ Hộ quân Thống lĩnh.
Năm thứ 57 (1792), ra làm Cổ Bắc Khẩu Đề đốc.
Đánh dẹp Bạch Liên giáo.
Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), soái quân đi tiễu khởi nghĩa Bạch Liên giáo ở Nam Dương, Tương Dương, cùng Hằng Thụy lần lượt đánh bại Diêu Chi Phú, Lưu Chi Hiệp ở Song Câu, Trương Gia Tập. Nghĩa quân đóng đồn ở Nha Nhi Sơn thuộc Tảo Dương, chia giữ Trương Gia Thùy, doanh trại kéo dài hơn 10 dặm, chống lại quan quân. Khánh Thành đi trước, tập kích trại địch, đại phá được, bắt Tống Đình Quý, Trần Chánh Ngũ; đuổi theo đánh bại tàn dư nghĩa quân ở Hồng Thổ Sơn, bắt Hoàng Ngọc Quý, được gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Chi Phú trốn đi Chung Tường, hợp với bọn Lưu Khởi Vinh, Trương Phú Quốc lên đến 5–6 vạn người, ông cùng bọn Vĩnh Bảo đội mưa đánh hạ được, được tấn hàm Thái tử Thái bảo. Nghĩa quân trốn đi Song Câu, quấy nhiễu Hô Đà Trấn thuộc huyện Đường. Bọn Khánh Thành cho rằng binh sĩ đã mỏi mệt, không thể vây tiễu, có chiếu nghiêm trách. Nghĩa quân trốn đi Thái Bình Trấn thuộc Tảo Dương, quan quân 4 lộ hợp công, chém mấy ngàn thủ cấp, Khánh Thành bị mâu đâm trúng, được hậu thưởng. Tháng 11, nghĩa quân ngầm vượt Cổn Hà trốn về phía bắc, ông cùng bọn Vĩnh Bảo bị khiển trách, bị đoạt hết cung hàm, hoa linh, dũng hiệu, đổi Huệ Linh làm Tổng thống. Sau đó cùng Huệ Linh liên tiếp phá nghĩa quân ở Vương Gia Thành, Tử Sơn.
Tháng giêng năm thứ 2 (1797), đại chiến Hưng Long Tập, chém hơn 2000 thủ cấp. Quan quân chia đường đuổi theo nghĩa quân, Khánh Thành bắn trúng thủ lĩnh Lưu Khởi Vinh, bắt được ông ta, tỏ ra đắc lực nhất trong các tướng. Càn Long Đế lo ông là con cháu gia đình tôn quý, chưa phải nỗ lực để thăng tiến, từng tự ý thả giặc ở Cổn Hà, nên mệnh cho Huệ Linh kèm cặp, đến nay được chiếu miễn tội cũ. Tháng 2, đánh nghĩa quân ở Tằng Gia Điếm, bụng trúng mâu, bịt vết thương tiếp tục chiến đấu. Nghĩa quân chia mấy đường trốn vào Hà Nam, Khánh Thành đuổi theo Lý Toàn, liên tiếp phá được ông ta ở Ngũ Lý Xuyên thuộc Xác Sơn, Hỏa Diễm Câu thuộc Lô Thị. Tháng 4, Lý Toàn, Vương Đình Chiếu hợp quân hạ được Vân Tây, ông đuổi đến giành lại được thành, nghĩa quân không chống lại mà chia nhau bỏ trốn. Ít lâu sau, Diêu Chi Phú vượt Hán Giang, Khánh Thành bị giáng đội mũ Nhị phẩm, tạm lưu nhiệm Đề đốc. Nghĩa quân Hồ Nam trốn đi Khai Châu, cùng Huệ Linh đuổi theo đánh bại họ ở Nam Thiên Động, Hỏa Diễm Bá, được trả lại Hoa linh. Nghĩa quân Hồ Nam đi Đại Ninh, hợp quân với nghĩa quân Tứ Xuyên, Khánh Thành và quan quân Tứ Xuyên hội tiễu. Tháng 9, cùng Hằng Thụy chặn đánh nghĩa quân trốn về Hồ Bắc ở Tuân Dương, nên Lý Toàn, Vương Đình Chiếu men Hán Đông bỏ chạy, Khánh Thành lên thuyền xuôi dòng để chặn đầu, Huệ Linh, Hằng Thụy đi đường bộ theo đuôi, đến Tử Dương giáp công nghĩa quân; họ trốn đi Hưng An, ông mất một ngày đêm thì đuổi kịp, đại phá nghĩa quân ở Ti Độ Hà. Thủ lĩnh nghĩa quân ở Tứ Xuyên là Vương Tam Hòe quấy nhiễu Bảo Ninh, La Kỳ Thanh, Nhiễm Văn Trù chia nhau cướp Xuyên Đông, triều đình mệnh cho Khánh Thành dời quân đến Xuyên, cùng Nghi Miên hợp tiễu.
Năm thứ 3 (1798), chặn đánh La Kỳ Thanh, chân trúng đạn, bị thương nặng, phải giải nhiệm về nhà điều trị.
Năm thứ 4 (1799), vết thương khỏi, vẫn làm Ngự tiền Thị vệ hành tẩu. Sau đó thụ chức Thành Đô Tướng quân, nhận mệnh đi Thiểm Tây cùng Vĩnh Bảo hiệp tiễu Trương Hán Triều. Gặp lúc Minh Lượng bới móc tội Vĩnh Bảo, Khánh Thành thua trận, triều đình mệnh cho Na Ngạn Thành, Tùng Quân làm án, lột chức bọn họ tra hỏi; lại bị tố cáo làm thất thoát quân nhu ở Hồ Bắc, nên bị tịch thu gia sản.
Trương Hán Triều đã bị diệt, ông bị kết tội, xử đi thú ở Y Lê, chưa lên đường, tháng 1 năm thứ 5 (1800), nhận mệnh đi Thiểm Tây hiệu lực. Ngạch Lặc Đăng Bảo gọi Khánh Thành đi tiễu Cao Thiên Đức, Mã Học Lễ, liên tiếp đánh bại nghĩa quân ở Lễ Tân Trấn, Hà Gia Cù, bắt chém mấy ngàn, được nhận hàm Tam đẳng Thị vệ. Hiệp tiễu Ngũ Kim Trụ, Tằng Liễu, được thụ chức Thiểm An trấn Tổng binh. Tháng 7, Kim Trụ và Nhiễm Học Thắng, Trương Thiên Luân hợp quân xâm phạm Thiểm Tây, ông ngăn họ ở Vị Hà, nghĩa quân chia đường bỏ trốn; Khánh Thành đuổi Thiên Luân ở Giáo Tràng Bá, Ma Trì Câu, diệt bộ tướng của Thiên Luân là Tống Ma Tử, lại đánh bại dư đảng của Kim Trụ là Tằng Chi Tú ở Nam Sơn; được kiêm thự (chức) Cố Nguyên Đề đốc. Khi làm Kinh lược đi Tứ Xuyên, hơn 3 vạn quân Thiểm Tây, Cam Túc đều quy cho Khánh Thành tiết chế, nghĩa quân Tứ Xuyên của Nhiễm Thiên Nguyên, Nhiễm Học Thắng, Phàn Nhân Kiệt nối nhau vượt Hán Giang, có chiếu trách ông phòng ngự sơ sài, cho lập công chuộc tội.
Năm thứ 6 (1801), Từ Thiên Đức, Phàn Nhân Kiệt lại đến bên bờ Trường Giang, muốn vượt sông đi Vân Tây, đánh đuổi bọn họ, được thực thụ Đề đốc. Đánh dư đảng của Dương Khai Giáp ở Quảng Nguyên, bắt được con trai ông ta là Lân Sanh, được gia mũ đội Nhất phẩm. Cẩu Văn Minh ngầm vào Cam Túc, ông đánh đuổi ông ta, được trả lại Dũng hiệu. Đuổi theo nghĩa quân Tứ Xuyên của bọn Tân Thông ở Ninh Miện, bắt được đồng đảng Tằng Hiển Chương, Trương Thiêm Triều.
Năm thứ 7 (1802), đánh bại dư đảng của Trương Thiên Luân ở huyện Phượng, Lưỡng Đương, bắt Trương Hỷ, Ngụy Hồng Thăng; nghĩa quân trốn vào rừng già của Tử Bách Sơn, ông gói lương khô đi bắt, diệt sạch bọn họ, được trả lại hàm Thái tử Thái bảo.
Những năm cuối đời.
Trước đó cha của Khánh Thành mất, việc quân đang gấp, không rời được; đến khi nghĩa quân Nam Sơn dần yếu đi, triều đình mới cho về giữ tang. Sau đó được thự chức Hồ Bắc Đề đốc, hết tang được thực thụ, thăng làm Thành Đô Tướng quân.
Năm thứ 11 (1806), vào triều, Gia Khánh Đế nhớ đến công lao của ông, hỏi: "Từng đeo hoa linh 2 mắt chưa?" Đáp: "Đánh An Nam được thưởng, Hòa Thân không cho dùng; bắt Lưu Khởi Vinh, Tiên đế muốn cho, lại bị Hòa Thân ngăn trở." Gia Khánh Đế mệnh cho Quân Cơ Xứ kiểm tra thì không có việc ấy, nên bị tội khi quân mà chịu lột chức, phải đi thú Hắc Long Giang.
Sang năm, được thụ làm Trường Tổng quản, trải qua các chức vụ Mã Lan trấn Tổng binh, Hồ Bắc Đề đốc, Phúc Châu Tướng quân.
Năm thứ 17 (1812), Khánh Thành mất. Thụy là Tương Khác. | 1 | null |
Đồ Rê Mí 2012 là mùa thi thứ sáu của chương trình truyền hình thực tế Đồ Rê Mí do công ty Multimedia phối hợp với VTV3 sản xuất dưới sự tài trợ của hãng sữa Vinamilk. Đây là mùa thi đánh dấu sự lột xác về format cũng như cách thể hiện ca khúc trong tất cả các mùa thi của Đồ Rê Mí.
Trong đêm chung kết của chương trình được truyền hình trực tiếp, thí sinh Lê Trần Nhật Tiến (8 tuổi) đến từ Hà Tĩnh đã đạt được giải nhất.
Đối tượng dự thi.
Đối tượng dự thi của Đồ Rê Mí mùa này là các bé có độ tuổi từ 5 đến 10 có năng khiếu về âm nhạc, không mắc tật nói ngọng, nói lắp và tự tin trên sân khấu.
Đổi mới format.
Mùa thi này đánh dấu sự đối mới toàn diện về format từ vòng sơ loại tới tận đêm chung kết.
Đồ Rê Mí Marathon.
Đồ Rê Mí Marathon dài 7 phút phát sóng vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần lúc 17h45. Kéo dài từ khi mùa giải cũ kết thúc cho đến khi mua giải mới bắt đầu, mỗi chương trình Đồ Rê Mí Marathon sẽ gồm 2 phần: "Lớp học Đồ Rê Mí" và "Gương mặt Đồ Rê Mí".
Phần một có sự hướng dẫn của các thầy cô giúp các bé có kỹ năng trình diễn trên sân khấu. Phần hai sẽ lựa chọn gương mặt tài năng cho chung kết Đồ Rê Mí Marathon 2012 theo thể thức: Các bé sẽ gửi 1 clip phần trình diễn của mình tới ban tổ chức, từ đó ban giám khảo và khán giả sẽ chọn 10 bé tham gia Chung kết Đồ rê mí Marathon. Từ 10 bé này sau khi thi trên sân khấu Đồ rê mí, ban giám khảo sẽ chọn ra 3 bé có phần trình diễn tốt nhất. Lúc này, khán giả truyền hình sẽ nhắn tin bình chọn. Thí sinh có số lượt bình chọn nhiều nhất sẽ được vào thẳng Vòng chung khảo Đồ rê mí 2012.
Vòng sơ loại ba miền.
Vòng sơ loại ba miền năm nay ban giám khảo chính sẽ trực tiếp lựa chọn thí sinh chứ không thông qua ban giám khảo vùng miền.
Số lượng thí sinh lựa chọn mỗi miền cũng được chia đều: mỗi miền 3 thí sinh chứ không còn chênh lệch như các năm trước.
Các vòng thi cũng được thiết kết khác.
Kết thúc vòng 3, ở mỗi khu vực sơ loại sẽ chỉ có 3 thí sinh bước vào vòng chung khảo.
Vòng chung khảo.
Ngoài 1 show mở màn giống các năm trước, năm nay, đêm nào các thí sinh cũng được thể hiện mình để chứng tỏ tài năng trước ban giám khảo. Năm nay, các thí sinh sẽ hát live mà không được thu âm trước.
Sẽ có 5 đêm thi chung khảo gồm: Hát mộc, biểu cảm khuôn mặt, hát ru, hát với bạn có hoàn cảnh khó khăn. Sau mỗi đêm thi, 10 bé lần lượt được ban giám khảo nhận xét và tặng nốt nhạc vàng. Chỉ cần nhận được hai nốt nhạc vàng từ hai giám khảo trong một đêm thi, bé đó sẽ được đặc cách lọt thẳng vào vòng chung kết mà không cần thi các đêm còn lại.
Nếu bé đó nhận được hai nốt nhạc vàng từ hai đêm thi khác nhau, bé không được đặc cách vào vòng sau. Kết thúc 5 đêm thi, ngoài các thí sinh được đặc cách, ban giám khảo sẽ lựa chọn các bé còn lại vào vòng chung kết đủ số lượng 6.
Vòng chung kết.
Vòng chung kết gồm 3 show: Show hát với ban nhạc, Show nhạc kịch và Show nhạc quốc tế.
Kết thúc mỗi đêm thi, ban giám khảo nhận xét trao cho các bé nốt nhạc vàng. Trên mỗi nốt nhạc sẽ gắn số sao tương ứng: 1, 2, 3 sao tương đương với màn trình diễn của các bé trên sân khấu.
Sau 3 show diễn, 2 bé có số sao nhiều nhất sẽ được lọt vào đêm chung kết xếp giải. Nếu có nhiều bé cùng được số sao nhiều nhất, các bé đều được vào đêm chung kết.
Đêm chung kết - trao giải.
Mỗi bé sẽ trình bày 2 ca khúc trên sân khấu trong đêm diễn được truyền hình trực tiếp. Ban giám khảo từ đây sẽ trao giải cho các bé ứng với giải nhất, giải nhì, giải ba.
Tổng hợp diễn biến các vòng thi.
Vòng sơ loại ba miền.
Danh sách thí sinh lọt vào chung khảo:
‡ Nhật Tiến tuy ở miền trung nhưng lại tham gia vòng loại miền bắc.
Vòng chung khảo.
Show diễn ra mắt.
Show diễn ra mắt là show diễn mà các bé sẽ được hát các bài hát dân ca về vùng miền của mình, từ đó giúp khán giả làm quen và nhớ mặt các bé!
"Sáng tác:" Lương Bằng Vinh
"Thể hiện:" 10 thí sinh Đồ rê mí
"Nhạc:" Dân ca dân tộc Thái - "Lời mới:" Hoàng Lân
"Thể hiện:" Bích Hằng - Băng Giang
"Sáng tác:" Trương Xuân Mẫn
"Thể hiện:" Nhật Tiến, Như Ngọc, Phúc Nguyên, Ngọc Trâm
"Sáng tác:" Dân ca Nam Bộ
"Thể hiện:" Trúc Ly, Lan Vy, Bảo Trân, Gia Linh
Show hát mộc.
Show hát mộc là show diễn chính thức đầu tiên của vòng chung khảo Đồ rê mí 2012. Đây được đánh giá là show diễn rất khó do các thí sinh phải hát trực tiếp trên sân khấu với nhạc cụ duy nhất nhưng các màn trình diễn lại rất xuất sắc và nhận được đánh giá cao từ khán giả. | 1 | null |
Cây Mào gà hay còn gọi mào gà trắng, mồng gà, đuôi lươn (danh pháp khoa học: Celosia argentea) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là cây sống một năm thân mềm thường được trồng trong vườn. Hoa nở vào giữa mùa xuân đến mùa hè. Nó được nhân giống bằng hạt. Các hạt vô cùng nhỏ, lên đến 43.000 hạt mỗi ounce.
Lá và hoa có thể ăn được và được trồng làm rau ăn ở châu Phi và Đông Nam Á. Celosia argentea var. argentea hoặc "rau chân vịt Lagos" là một trong những món rau ở Tây Phi. | 1 | null |
Cỏ xước nước, hay còn gọi là Cỏ sướt nước, (danh pháp khoa học Centrostachys aquatica), là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được (R.Br.) Moq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1849.
Cây cỏ thủy sinh sống nổi. Mọc ở các ao hồ ruộng đầm và trên đất ẩm ven nguồn nước. Phân bổ chủ yếu ở Đông Nam Á và nhiệt đới châu Phi. | 1 | null |
Rau muối hay còn gọi là rau bụ muối, thổ kinh giới trắng (danh pháp khoa học: Chenopodium album) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Phân bổ của loài gần như khắp thế giới, đặc biệt là các vùng ôn đới và cận nhiệt đới từ độ cao 50 đến 4200m trên mực nước biển đều tìm thấy loài này, cây trưởng thành lúc ra hoa cao khoảng 30 - 70 cm, hoa thành từng chùm, mỗi hoa bao gồm nhiều hạt nhỏ thường mọc hoang ở nương rẫy bỏ hoang và ven đường.
Sử dụng.
Rau muối được sử dụng nhiều trong Đông y điều trị một số bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Ngọn non làm thức ăn sau khi nấu chín. Lá có thế được dùng nhuộm quần áo. Rễ cây dùng làm chất tẩy rửa nhẹ. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.