text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Phương diện quân Orlov (tiếng Nga: "Орловский фронт"), còn gọi là Phương diện quân Oryol, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Được hình thành trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Kursk, tuy nhiên, thời gian tồn tại của nó rất ngắn ngủi trước khi được đổi tên lần nữa thành Phương diện quân Bryansk. Lịch sử. Phương diện quân Oryol được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1943 theo chỉ thị của Stavka ngày 24 tháng 3 năm 1943, trên cơ sở đổi tên Phương diện quân Kursk. Trên thực tế, bấy giờ chỉ còn lại bộ khung chỉ huy của Phương diện quân Kursk do Thượng tướng Maks Reyter làm Tư lệnh. Thiếu tướng I.Z. Susaikov vẫn là Ủy viên Hội đồng quân sự và Trung tướng L.M. Sandalov là Tham mưu trưởng. Hầu hết các đơn vị trực thuộc Phương diện quân Kursk đã được điều chuyển tăng cường cho các mặt trận khác. Theo dự kiến, biên chế của phương diện quân Oryol sẽ bao gồm tập đoàn quân hợp thành 3 bổ sung từ Phương diện quân Trung tâm, tập đoàn quân 61 bổ sung từ Phương diện quân Tây, cùng với tập đoàn quân không quân 15 và một tập đoàn quân mới bổ sung. Tư lệnh phương diện quân Oryol vẫn là tướng Reyter. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, Đại bản doanh lại ra chỉ thị ngày 28 tháng 3 năm 1943, đổi tên Phương diện quân Oryol thành Phương diện quân Bryansk.
1
null
Phương diện quân Kursk (tiếng Nga: "Курский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Thời gian tồn tại của đơn vị này rất ngắn ngủi, chỉ trong vòng 4 ngày trước khi đổi tên Phương diện quân Orlov, rồi Phương diện quân Briansk. Lịch sử. Phương diện quân Kursk được thành lập vào ngày 23 tháng 3 năm 1943, theo chỉ thị của Stavka ngày 19 tháng 3 bằng cách sử dụng khung cán bộ chỉ huy của Phương diện quân Dự bị để thành lập một đơn vị cấp phương diện quân để bảo vệ khu vực cực tây của vòng cung Kursk. Biên chế dự kiến của phương diện quân này gồm các tập đoàn quân 38, 60 và tập đoàn quân không quân 15, có thể bổ sung thêm một tập đoàn quân nữa. Thượng tướng M.A. Reyter vẫn giữ chức Tư lệnh phương diện quân, Thiếu tướng I.Z. Susaykov làm Ủy viên Hội đồng quân sự và Trung tướng L.M. Sandalov làm Tham mưu trưởng. Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 3, một chỉ thị khác của Stavka đã đổi tênPhương diện quân Kursk thành Phương diện quân Oryol, được thành lập vào ngày 27 tháng 3. Đồng thời, tập đoàn quân 60 được chuyển đến Phương diện quân Trung tâm, và tập đoàn quân 38 chuyển cho Phương diện quân Voronezh. Cuối cùng, vào ngày 28 tháng 3, Phương diện quân Oryol cũng được lệnh đổi tên thành Phương diện quân Bryansk.
1
null
Phương diện quân Voronezh (tiếng Nga: "Воронежский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Voronezh được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1942 trên cơ sở tách ra từ Phương diện quân Bryansk các đơn vị chiến lược hoạt động trong khu vực Voronezh, chống lại sự tấn công của Tập đoàn quân số 6 của Đức trong các hoạt động phòng thủ trên hướng tiếp cận thành phố Stalingrad. Phần lớn lực lượng của phương diện quân chịu trách nhiệm tấn công và tiêu diệt Tập đoàn quân số 2 của Hungary trong Trận Stalingrad và tiêu diệt Tập đoàn quân số 8 của Ý và một phần lực lượng của Cụm tác chiến Hollidt (Đức) trong Chiến dịch Sao Thổ tháng 12 năm 1942, . Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1943, phương diện quân là lực lượng chính thực hiện Chiến dịch Voronezh-Kastornoye, làm thiệt hại một số lượng lớn sinh lực của quân Đức. Thừa thắng lợi, theo chỉ đạo của Stavka, phương diện quân tiếp tục thực hiện Chiến dịch Ngôi Sao trong tháng 2 và tháng 3 năm 1943. Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch, cũng như không chú ý đến tình trạng hao hụt quân số sau những chận chiến khốc liệt, Hồng quân Liên Xô đã nhận được một kết quả thảm hại so với dự kiến. Quân Liên Xô buộc phải rút khỏi thành phố Kharkov chỉ sau 28 ngày chiếm lại được từ tay quân Đức. Mãi đến Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov, phương diện quân Voronezh mới nắm lại được thế chủ động chiến lược. Cùng với Phương diện quân Thảo Nguyên, các đơn vị thuộc phương diện quân cuối cùng đã thành công trong việc chiếm lại Belgorod và giải phóng Kharkov. Quân đội Đức Quốc xã từ đây không còn có thể đặt chân vào Kharkov. Tháng 9 và tháng 10 năm 1943, các đơn vị của phương diện quân đã tham gia trận sông Dniepr, thực hiện chiến dịch Sumy-Pryluk, vượt qua Dnieper ở phía bắc và phía nam Kiev, chiếm được các đầu cầu tác chiến quan trọng trên bờ phải của nó, tạo điều kiện giải phóng Kiev và các hành động tiếp theo ở bờ phải Ukraina. Do địa bàn tác chiến của phương diện quân được mở rộng về phía Tây, cách xa khu vực Voronezh, ngày 20 tháng 10, phương diện quân được đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 1. Dưới cái tên này, phương diện quân đã hoàn tất quá trình tham chiến trong Thế chiến thứ hai với Chiến dịch Berlin (1945) và Chiến dịch Praha.
1
null
Phương diện quân Sông Don (tiếng Nga: "Донской фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Sông Don được thành lập ra theo lệnh ngày 28 tháng 9 năm 1942 của Stavka nhằm tạo thành một cấu trúc chỉ huy gắn kết hơn với các lực lượng Liên Xô được củng cố trong và xung quanh Stalingrad. Theo đó, hầu hết các đơn vị thuộc Phương diện quân Stalingrad được tổ chức lại thành Phương diện quân Sông Don. Biên chế ban đầu của phương diện quân gồm Tập đoàn quân Cận vệ số 1, các tập đoàn quân 21, 24, 63, 66, tập đoàn quân xe tăng số 4 và tập đoàn quân không quân số 16. Các đơn vị thuộc Phương diện quân Đông Nam trước đó cũng được tổ chức lại thành Phương diện quân Stalingrad mới. Bấy giờ, các đơn vị thuộc phương diện quân Sông Don đã cố thủ vững chắc tại ranh giới giữa sông Volga và Don. Nhiệm vụ chính của phương diện quân là giữ vững tuyến phòng thủ dọc theo sông Don, hai đầu cầu quan trọng ở bờ nam sông và giữ vững các tuyến tiếp vận để hỗ trợ phương diện quân Stalingrad trong nhiệm vụ giữ Stalingrad. Vào tháng 10 năm 1942, các tập đoàn quân 24 và 66 đã tiến hành một chiến dịch tấn công để kìm hãm lực lượng của quân Đức. Để giảm bớt áp lực cho tập đoàn quân 62 đang chiến đấu trong thành phố, ngày 19 tháng 10 năm 1942, phương diện quân Sông Don đã phát động một cuộc tấn công từ khu vực phía bắc thành phố. Tướng Rokossovsky được giao nhiệm vụ quyết định: vượt qua tuyến phòng thủ của quân Đức, tìm cách kết nối với các đơn vị của phương diện quân Stalingrad, tiêu diệt nhóm đột kích của quân Đức đã đột nhập vào sông Volga. Nhờ vào những hoạt động có hiệu quả của phương diện quân Sông Don, lãnh đạo Stavka đã có thể tập hợp và tập trung binh lực cho Chiến dịch Sao Thiên Vương. Cuối tháng 10, các tập đoàn quân 63 và 21, thuộc phương diện quân Tây Nam, đã được chuyển thuộc phương diện quân Sông Don và được bố trí ở cánh phải đội hình phương diện quân. Ngày 19 tháng 11, các đơn vị thuộc phương diện quân đã phát động tiến công từ đầu cầu gần Kletskaya và từ khu vực Kachalinsky. Sau khi đánh bại các đơn vị quân Đức hướng đối diện, lực lượng phương diện quân tiến theo hướng chung đến Vertyachy và phối hợp với các đơn vị của Phương diện quân Tây Nam, bao vây và tiêu diệt kẻ thù trong khúc quanh nhỏ trên sông Don. Sau đó, phương diện quân Sông Don phối hợp cùng phương diện quân Stalingrad, tiến hành tiêu diệt các cụm lớn quân Đức bị bao vây trong khu vực Stalingrad. Lúc này, tập đoàn quân 21 đã được trả lại cho phương diện quân Tây Nam. Tuy vậy, một hoạt động tác chiến phối hợp giữa tập đoàn quân 65 (Phương diện quân Sông Don) và tập đoàn quân 21 (Phương diện quân Tây Nam), nhằm đột phá mặt trận và tiến về hướng đông nam trong trang trại Vertyachiy. Dù phía tập đoàn quân 24 đã không hoàn thành được nhiều mục tiêu trong các nhiệm vụ được giao, nhưng dù sao do kết quả của cuộc tấn công, hàng ngàn binh sĩ của quân Đức ở khu vực Stalingrad đã bị chặn trong vòng vây và lò hầm Stalingrad đã được hình thành. Thừa thế, Tổng hành dinh đã ra lệnh yêu cầu phương diện quân Sông Don thực hiện các biện pháp để loại bỏ các đơn vị quân Đức đang bị bao vây. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 12, quân Đức do Thống chế Erich von Manstein đã phát động cuộc tấn công chống lại lực lượng Hồng quân Liên Xô tại Stalingrad, hòng giải vây cho đạo quân của Thống chế Friedrich Paulus. Do đó, Stavka đã điều chỉnh lại kế hoạch và phương diện quân Sông Don được giao nhiệm vụ tập trung tiêu diệt lực lượng quân Đức bị bao vây trong lò hầm. Kết quả, phương diện quân đã tiêu diệt 22 sư đoàn địch, loại khỏi vòng chiến tính đến cuối tháng 12 là 250.000 binh lính và sĩ quan Đức. Thiệt hại nặng nhất với với phía Đức không chỉ là mất đi một đạo quân có sức mạnh đáng kể, mà còn ở nguồn nhân lực được đào tạo tốt và dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Ngày 30 tháng 12, theo chỉ thị của Stavka về việc chuyển giao tất cả các đơn vị tham chiến ở gần Stalingrad, các tập đoàn quân 57, 64 và 62 được chuyển thuộc phương diện quân Sông Don, để chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng. Ngày 10 tháng 1 năm 1943, phương diện quân mở đợt tấn công mãnh liệt vào vị trí còn lại của quân Đức tại Stalingrad. Quân Đức nhanh chóng bị chia cắt thành 2 phần ở phía Bắc và phía Nam. Bộ phận ở phía Nam ngừng tồn tại vào ngày 31 tháng 1, với việc Hồng quân chiếm chỉ huy sở của Thống chế Paulus. Bộ phận phía Bắc lay lắt thêm vài ngày rồi cũng ngừng bắn hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2. Trong cuộc chiến khốc liệt tại Stalingrad, lực lượng của phương diện quân Sông Don đã phải chịu tổn thất đáng kể. Ngoài ra, thành phố này còn chịu thương vong nặng nề đói với thường dân, cũng như hầu như toàn bộ hạ tầng bị phá hủy. Trên cơ sở chỉ thị ngày 5 tháng 2 năm 1943 của Stavka, Phương diện quân Sông Don được chuyển thành Phương diện quân Trung tâm vào ngày 15 tháng 2 năm 1943.
1
null
Phương diện quân Stalingrad (tiếng Nga: "Сталинградский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Tổ chức lần thứ nhất. Phương diện quân Stalingrad được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1942 theo chỉ thị Stavka, dựa trên cơ sở bộ chỉ huy dã chiến của Phương diện quân Tây Nam vừa bị giải thể và các đơn vị còn lại của nó được tái tổ chức lại và bổ sung mới, bao gồm các tập đoàn quân 21, 62, 63 và 64, đặt dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Liên Xô Semyon Timoshenko. Nhiệm vụ chủ yếu của phương diện quân là tổ chức một tuyến phòng thủ trong khúc eo lớn của sông Don, vào khoảng giữa Kletskaya và ngã ba sông Chir và Don, chuẩn bị đón đánh lực lượng của Tập đoàn quân số 6 của Đức đang tràn đến. Đây thực sự là một nhiệm vụ rất khó khăn! Các tập đoàn quân 62, 63 và 64 chỉ mới được tổ chức một cách vội vã từ các lực lượng dự bị của Đại bản doanh, còn đơn vị có kinh nghiệm chiến trường là tập đoàn quân 21 thì đã bị thiệt hại nặng nề trong các trận đánh trước đó, rút về phía bờ sông Don để bổ sung và tổ chức lại. Địa đoạn phòng ngự của Phương diện quân Stalingrad nằm trong một dải rộng 520 km, trong khi đó, lực lượng quân Đức đang ồ ạt tiến đến có binh lực lớn hơn nhiều, về binh lực - gấp 1,7 lần, về pháo binh và xe tăng - gấp 1,3 lần, về số lượng máy bay - hơn 2 lần. Bằng mọi giá, Phương diện quân Stalingrad phải ngăn chặn được đà tiến của quân Đức tiếp cận sông Volga và bảo vệ vững chắc chiến tuyến dọc theo sông Don. Ngày 17 tháng 7 năm 1942, các đơn vị tiên phong của Tập đoàn quân số 6 (Đức) đã bắt đầu giao chiến với các đơn vị tiền phương của các tập đoàn quân 62 và 64, bước vào tiếp cận vùng ngoại vi Stalingrad. Nhưng chỉ vài ngày sau, Stalin lại kết luận rằng Timoshenko không còn khả năng chỉ huy hiệu quả. Ông đã triệu hồi Trung tướng Vasily Gordov, Tư lệnh tập đoàn quân 21, về Moskva và bổ nhiệm làm chỉ huy mặt trận, có hiệu lực vào ngày 23 tháng 7. Lúc này, Phương diện quân Stalingrad có 8 tập đoàn quân trong biên chế (bổ sung thêm các tập đoàn quân 28, 38, 51 và 57, nhưng trên thực tế, hầu hết đều ở trong tình trạng tồi tệ, đặc biệt như tập đoàn quân 28 chỉ còn xấp xỉ 1.500 người. Phương diện quân cũng được phối thuộc tác chiến Tập đoàn quân không quân số 8 và Giang đoàn sông Volga. Tuy nhiên, vấn đề giảm sút sức chiến đấu không chỉ mỗi quân Liên Xô mới gặp phải. Nhận thấy chỉ riêng tập đoàn quân Paulus chưa đủ sức để chiếm Stalingrad, nên ngày 31 tháng 7 năm 1942, Hitler đã ra lệnh điều tập đoàn quân xe tăng số 4 từ Cụm tập đoàn quân A sang cho cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad. Từ ngày 2 tháng 8, tập đoàn quân xe tăng này bắt đầu tấn công phía tây nam thành phố. Phía Liên Xô cũng liên tục bổ sung quân số cho Phương diện quân Stalingrad để có thể đủ sức chặn lại đà tấn công của quân Đức. Do chiều rộng của dải phòng thủ tăng lên (khoảng 800 km), ngày 5 tháng 8, Stavka đã chia tách từ Phương diện quân Stalingrad các tập đoàn quân 52, 57 và 64 để thành lập Phương diện quân Đông Nam. Chính diện của Phương diện quân Stalingrad được co lại, biên chế gồm các tập đoàn quân 63, 21 và 62, Tập đoàn quân xe tăng số 4. Mặc dù vậy, Phương diện quân Stalingrad vẫn không thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Stavka đã đề ra. Ngày 28 tháng 9, tướng Gordov đã bị triệu hồi về lực lượng dự bị. Bộ tư lệnh Phương diện quân Đông Nam được giao kiêm quyền chỉ huy Phương diện quân Stalingrad. Hai ngày sau, ngày 30 tháng 9, Đại bản doanh đã ra quyết định đổi tên Phương diện quân Stalingrad thành Phương diện quân Sông Don và Phương diện quân Đông Nam được đổi thành Phương diện quân Stalingrad. Tổ chức lần thứ hai. Phương diện quân Stalingrad mới này được biên chế các tập đoàn quân 28, 51, 57, 62, 64 và tập đoàn quân không quân số 8. Trong tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô khởi động Chiến dịch Sao Thiên Vương, với sự tham gia của 3 phương diện quân Tây Nam, Sông Don và Stalingrad. Kết quả là cụm quân 330.000 quân của Đức Quốc xã gần Stalingrad bị vây chặt. Trong tháng 12 năm 1942, các lực lượng thuộc Phương diện quân Stalingrad đã thực hiện nhiều phản công nhằm tiêu diệt sinh lực của cụm quân Đức bị bao vây tại Stalingrad cũng như đánh bại mọi nỗ lực của quân Đức nhằm giải vây cho cánh quân này. Ngày 30 tháng 12 năm 1942, Stavka ra chỉ thị đổi tên Phương diện quân Stalingrad thành Phương diện quân Nam.
1
null
Phương diện quân Đông Nam (tiếng Nga: "Юго-Восточный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, chịu trách nhiệm phòng thủ tuyến vòng ngoài chống lại quân Đức ở phía Nam của thành phố Stalingrad trong giai đoạn phòng ngự của Trận Stalingrad. Tuy nhiên, biên chế này chỉ tồn tại chưa đầy 2 tháng trước khi được tổ chức lại thành Phương diện quân Sông Don. Lịch sử. Phương diện quân Đông Nam được thành lập vào ngày 5 tháng 8 năm 1942, trên cơ sở một bộ phận của Phương diện quân Stalingrad, có bổ sung thêm Tập đoàn quân xe tăng số 1 và một số đơn vị độc lập thuộc Phương diện quân Nam đã bị giải thể trước đó. Nhiệm vụ chính của phương diện quân là ngăn chặn đà tiến quân của Đức về phía sông Volga và tránh khỏi mối đe dọa bao vây Stalingrad của Đức. Biên chế chủ lực ban đầu của phương diện quân bao gồm các tập đoàn quân 52, 57 và 64. Về sau, phương diện quân được bổ sung thêm các tập đoàn quân 28, 62, 8. Các đơn vị thuộc Giang đoàn sông Volga, Quân khu Stalingrad và Khu vực phòng không Stalingrad cũng được phối thuộc tác chiến của phương diện quân. Ngày 28 tháng 9, Phương diện quân Đông Nam bị giải thể. Hầu hết các đơn vị của nó được tái tổ chức lại thành Phương diện quân Stalingrad mới, trong khi Phương diện quân Stalingrad cũ được đổi tên thành Phương diện quân Sông Don.
1
null
Phương diện quân Thảo Nguyên (tiếng Nga: "Степной фронт"), còn gọi là Phương diện quân Step, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Địa bàn tác chiến chủ yếu của phương diện quân này ở miền trung Nga và miền đông Ukraina. Lịch sử. Phương diện quân Thảo Nguyên được thành lập vào ngày 9 tháng 7 năm 1943, trên cơ sở chỉ thị ngày 30 tháng 4 năm 1943 của Stavka về việc thành lập một phương diện quân dự bị mới ở vùng Voronezh. Trước đó, ngày 6 tháng 4 năm 1943, Phương diện quân Dự bị được thành lập lần thứ 3, với biên chế ban đầu gồm bộ khung chỉ huy của Tập đoàn quân Dự bị 2 (được tăng cường bởi một số sĩ quan và hạ sĩ quan dự bị), các tập đoàn quân 27, 52, 53, 46, 47, tập đoàn quân xe tăng 4, tập đoàn quân không quân 5 và 8 quân đoàn cơ động (xe tăng, xe tăng cận vệ, và cơ giới). Hầu hết các đơn vị này được điều động từ các chỉ định lại từ các phương diện quân Tây Bắc, Bắc Kavkaz hoặc từ lực lượng dự trữ của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao. Ngày 13 tháng 4 năm 1943, Stavka ra quyết định đổi tên Phương diện quân Dự bị thành Quân khu Thảo Nguyên ("Степной военный округ"), có hiệu lực vào ngày 15 tháng 4. Đến ngày 9 tháng 7 năm 1943, Quân khu Thảo Nguyên được tổ chức lại thành Phương diện quân Thảo Nguyên. Về địa bàn tác chiến, Phương diện quân Thảo Nguyên hợp nhất các lực lượng từ các khu vực hậu bị của Liên Xô đến phía Tây của Kursk dọc theo tuyến Tula-Yelets-Stary Oskol-Rossosh ("Тула-Елец-Старый Оскол-Россошь"), bao gồm cả những đơn vị được rút ra từ các trận chiến ở Stalingrad, Leningrad và một số chiến trường khác để được tổ chức lại. Biên chế khi mới thành lập của Phương diện quân Thảo Nguyên gồm các tập đoàn quân 27, 47, 53 và tập đoàn quân không quân 5. Ban đầu, các lực lượng của phương diện quân triển khai dự bị cho các phương diện quân Trung Tâm và Voronezh. Ngoài ra, phương diện quân còn chuẩn bị cho trong trường hợp ngăn chặn quân Đức đột phá trên các tuyến phòng thủ. Trong Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk, ngày 17 tháng 7, lực lượng phương diện quân đã phối hợp với Phương diện quân Voronezh tiến hành phản kích vào các đợt vị của Đức đột phá ở cánh Nam mỏm lồi Kursk và đến ngày 23 tháng 7 đã đẩy lùi được Cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức về lại tuyến xuất phát như trước khi trận chiến bắt đầu. Ngày 3 tháng 8, lực lượng phương diện quân đã phối hợp với Phương diện quân Voronezh, đã tiến hành cuộc tấn công theo hướng Belgorod-Kharkov. Ngày 5 tháng 8, lực lượng của tập đoàn quân 69 và tập đoàn quân cận vệ 7 đã chiếm được Belgorod. Sau đó, thừa thế phát huy chiến quả, phương diện quân đã phát triển cuộc tấn công, giải phóng Kharkov vào ngày 23 tháng 8. Cuối tháng 8 - đầu tháng 9 năm 1943, phương diện quân đã phát động chiến dịch tấn công Poltava-Kremenchug vào tả ngạn Ukraina trong chiến dịch Dnieper. Trên cả 2 hướng Poltava-Kremenchug và Krasnograd-Thượngr Dnieper, lực lượng của phương diện quân đã đánh bại các tập đoàn quân số 8 và tập đoàn quân xe tăng số 1 của Đức và tiến đến Dnieper vào cuối tháng 9, vượt qua và chiếm được đầu cầu trên hữu ngạn sông. Trong nửa đầu tháng 10, phương diện quân đã tiến hành những trận chiến khốc liệt để giữ và mở rộng các đầu cầu, dần dần hợp nhất chúng thành một đầu cầu chung ở phía nam Kremenchug. Ngày 15 tháng 10, phương diện quân phát động một cuộc tấn công từ đầu cầu về phía Pyatikhatka và Krivoy Rog. Phối hợp với các mặt trận khác, phương diện quân đã nghiền nát tuyến phòng thủ "Bức tường phía Đông của Đức. Ngày 20 tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Thảo Nguyên được đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 2.
1
null
Phương diện quân Bắc Kavkaz (tiếng Nga: "Северо-Кавказский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Thành lập. Phương diện quân được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1942 theo chỉ thị ngày 19 tháng 5 của Stavka, trên cơ sở tập hợp các đơn vị của Phương diện quân Krym vừa bị giải thể, phụ trách mặt trận trên hướng Bắc Kavkaz. Biên chế chủ lực ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 44, 47 và 51. Vào các thời điểm khác nhau, một số tập đoàn quân cũng được biên chế vào phương diện quân gồm các tập đoàn quân 9, 12, 18, 24, 37, 56, và các tập đoàn quân không quân 4, 5. Trong quá trình chiến đấu, một số lực lượng được bổ sung hoặc phối thuộc trong tác chiến của phương diện quân gồm: Nhiệm vụ của Phương diện quân Bắc Kavkaz là giữ khu vực phòng thủ Sevastopol và bảo vệ giới tuyến sông Don và duyên hải Biển Đen và biển Azov. Tuy nhiên, đến ngày 4 tháng 7 năm 1942, thành phố Sebastopol cuối cùng cũng bị thất thủ. Ngày 28 tháng 7 năm 1942, phương diện quân được bổ sung thêm các đơn vị của Phương diện quân Nam vừa bị giải thể. Khi đó, lực lượng phương diện quân đang chiến đấu với trên các tuyến phòng thủ kiên cố ở vùng hạ lưu sông Don, và sau đó là ở khu vực Stavropol và Krasnodar. Tháng 8 năm 1942, phương diện quân đã tiến hành các chiến dịch Armavir-Maikop và Novorossiysk, nhưng không thể ngăn chặn được quân Đức đột nhập vào vùng Kavkaz dọc theo Biển Đen. Ngày 1 tháng 9 năm 1942, phương diện quân được tổ chức lại thành Cụm tác chiến Biển Đen trực thuộc Phương diện quân Zakavkaz. Tái lập. Phương diện quân Bắc Kavkaz được tái lập vào ngày 24 tháng 1 năm 1943 theo chỉ thị của Stavka ngày 24 tháng 1 năm 1943, trên cơ sở Cụm tác chiến Bắc Kavkaz của Phương diện quân Zakavkaz. Lực lượng chủ lực ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 9, 37, 44, 58 và tập đoàn quân Không quân 4. Ngày 5 tháng 2 năm 1943, Cụm tác chiến Biển Đen, gồm các tập đoàn quân 18, 46, 47, 56 và tập đoàn quân không quân 5, cũng được chuyển thuộc Phương diện quân Bắc Kavkaz. Ngoài ra, lực lượng của Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Azov cũng được phối thuộc, chịu sự chỉ huy tác chiến của Phương diện quân Bắc Kavkaz. Giai đoạn cuối tháng 1 - đầu tháng 2 năm 1943, các đơn vị thuộc phương diện quân đã tham gia chiến dịch Bắc Kavkaz. Trong chiến dịch Krasnodar, lực lượng phương diện quân đã đánh bại Tập đoàn quân số 17 của Đức, và trong chiến dịch tiếp theo, đã đẩy quân Đức lùi lại Bán đảo Taman vào đầu tháng 5. Trong nửa cuối tháng 2, lực lượng của Tập đoàn quân số 18 đã chiến đấu quyết liệt để duy trì và mở rộng đầu cầu gần Novorossiysk. Lưc lượng không quân của phương diện quân đã chiếm ưu thế trên không trong các trận chiến trên không ở Kuban. Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Bắc Kavkaz đã tiến hành chiến dịch Novorossiysk-Taman, giải phóng được Novorossiysk vào ngày 16 tháng 9, giải phóng Bán đảo Taman khỏi quân Đức và hoàn thành việc giải phóng Bắc Kavkaz. Vào tháng 11 năm 1943, phương diện quân đã thực hiện chiến dịch đổ bộ Kerch-Eltigen và đã chiếm được một đầu cầu trên bán đảo Kerch phía đông bắc Kerch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng Krym. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1943, trên cơ sở chỉ thị của Bộ Tư lệnh tối cao ngày 15 tháng 11 năm 1943, phương diện quân được chuyển thành Binh đoàn độc lập Duyên hải.
1
null
Phương diện quân Zakavkaz (tiếng Nga: "Закавказский фронт"), còn gọi là Phương diện quân Ngoại Kavkaz, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Thành lập. Phương diện quân Zakavkaz được thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1941 trên cơ sở chuyển đổi từ Quân khu Zakavkaz. Ranh giới lãnh thổ của quân khu Zakavkaz khi đó kéo dài dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và dọc theo bờ Biển Đen từ Batumi đến Tuapse. Trung tướng Dmitry Kozlov được bổ nhiệm làm Tư lệnh phương diện quân. Biên chế ban đầu của phương diện quân khi đó có 4 tập đoàn quân Liên Xô gồm các tập đoàn quân 45 và 46 đóng dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và các tập đoàn quân 44 và 47 đóng dọc biên giới với Iran. Hạm đội Biển Đen và Hải đội Azov được phối thuộc trong hoạt động của phương diện quân. Ngày 25 tháng 8 năm 1941, các tập đoàn quân 44 và 47 tiến vào Iran theo Hiệp ước Hữu nghị Xô-viết ngày 21 tháng 2 năm 1921, loại bỏ mối đe dọa trực tiếp của quân Đức đối với các mỏ dầu ở Baku. Này 27 tháng 8, có thêm Tập đoàn quân 53 thuộc quân khu Turkestan tiến vào Iran từ hướng Turkmenistan. Ngày 22 tháng 11 năm 1941, Tập đoàn quân 51 được bổ sung vào biên chế của phương diện quân sau khi được sơ tán khỏi Krym. Ngày 1 tháng 12 năm 1941, theo lệnh số 0444 của Dân ủy Quốc phòng Liên Xô, lãnh thổ của phương diện quân được mở rộng gồm cả Gruzia, Armenia, Azerbaijan. Chỉ huy sở được đặt ở Tbilisi. Ngày 30 tháng 12 năm 1941, Phương diện quân Zakavkaz được đổi tên thành Phương diện quân Kavkaz. Không lâu sau đó, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra chỉ thị số 170070 ngày 28 tháng 1 năm 1942, để thuận tiện cho việc quản lý và hoàn thành thành công hơn nhiệm vụ giải phóng Krym, đã chia Phương diện quân Kavkaz thành Phương diện quân Krym và Quân khu Zakavkaz. Tái lập. Phương diện quân Zakavkaz được tái lập từ Quân khu Zakavkaz vào ngày 15 tháng 5 năm 1942 theo chỉ thị số 0075 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 28 tháng 4 năm 1942. Đại tướng Ivan Tyulenev được bổ nhiệm làm Tư lệnh phương diện quân. Biên chế ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 45 và 46. Sau đó, bổ sung thêm các tập đoàn quân 4, 9, 12, 18, 37, 44, 47, 56, 58, các tập đoàn quân không quân 4 và 5. Ngày 28 tháng 7 năm 1942, tập đoàn quân 24 được bổ sung vào biên chế phương diện quân. Ngày 10 tháng 8 năm 1942, theo chỉ thị số 994147 ngày 8 tháng 8 năm 1942 Bộ Tổng tư lệnh tối cao, các tập đoàn quân của phương diện quân trên hướng Grozny, thành lập thành Cụm tác chiến phía Bắc, gồm các tập đoàn quân 9 và 44, do Trung tướng Ivan Maslennikov làm Tư lệnh. Đến ngày ngày 1 tháng 9, các tập đoàn quân hướng duyên hải Biển Đen của Phương diện quân Bắc Kavkaz được thành lập thành Cụm tác chiến Biển Đen chuyển thuộc Phương diện quân Zakavkaz. Trong Chiến dịch Kavkaz, các cụm tác chiến của phương diện quân đã tiến hành các chiến dịch Mozdok-Malgobek, Nalchik-Ordzhonikidze, Novorossiysk và Tuapse, trong đó, một số hoạt động phối hợp với Hạm đội Biển Đen và Hải đội Azov. Ngày 3 tháng 1 năm 1943, phương diện quân đã phát động một cuộc tấn công của Cụm tác chiến phía Bắc theo hướng Nalchik-Stavropol, và vào ngày 11-16 tháng 1, Cụm tác chiến Biển Đen đã tiến hành một cuộc tấn công vào Krasnodar và Novorossiysk. Ngày 24 tháng 1 năm 1943, Cụm tác chiến phía Bắc của phương diện quân được chuyển đổi thành Phương diện quân Bắc Kavkaz. Đến ngày 5 tháng 2 năm 1943, Cụm tác chiến Biển Đen và Hạm đội Biển Đen cũng được chuyển vào Phương diện quân Bắc Kavkaz. Lãnh thổ phụ trách của phương diện quân thu hẹp lại, khi đó bao phủ bờ biển Biển Đen trên phần Lazarevskoye - Batumi và biên giới Liên Xô với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Biên chế tập đoàn quân khi đó chỉ còn Tập đoàn quân 45 và các quân đoàn, sư đoàn độc lập. Chỉ huy sở của phương diện quân đặt trong lãnh thổ Iran. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, sau khi chiến tranh kết thúc, Phương diện quân Zakavkaz được giải thể và tổ chức lại thành Quân khu Tbilisi.
1
null
Phương diện quân Kavkaz (tiếng Nga: "Кавказский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Hướng tác chiến chính của phương diện quân là khu vực bán đảo Kerch, tuy nhiên thời gian tồn tại của nó chỉ non 1 tháng trước khi bị giải thể và tổ chức lại thành Phương diện quân Krym. Lịch sử. Phương diện quân Kavkaz được thành lập ngày 30 tháng 12 năm 1941 theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao (Stavka), trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Zakavkaz. Các lãnh đạo phương diện quân vẫn là Trung tướng Dmitry Kozlov, Tư lệnh phương diện quân, Chính ủy Sư đoàn Fyodor Shamanin, Ủy viên Hội đồng quân sự, Thiếu tướng Fyodor Tolbukhin, Tham mưu trưởng; đều là những lãnh đạo của Phương diện quân Zakavkaz. Lực lượng của Phương diện quân Kavkaz tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong chiến dịch đổ bộ Kerch-Feodosia trong giai đoạn 1941-1942, vốn bắt đầu vào ngày 25 tháng 12 năm 1941 bởi các chính lực lượng của Phương diện quân Zakavkaz cũ phối hợp với lực lượng của Hạm đội Biển Đen, đánh bại cụm quân Kerch của Đức, chiếm được một đầu cầu hoạt động quan trọng ở Krym. Ngày 15 đến 18 tháng 1 năm 1942, sau khi bị thiệt hại nặng trong một cuộc đột kích bất ngờ của quân Đức, các đơn vị thuộc phương diện quân phải rút khỏi Feodosia, lui về phía eo Ak-Monay. Việt rút bỏ Feodosia đã làm Stalin giận dữ, và ông đã gửi L.Z. Mekhlis đến mặt trận để thanh tra. Theo chỉ đạo của Mekhlis, những người sau đây đã bị bắt: Tư lệnh Tập đoàn quân 44, Thiếu tướng I.F. Dashichev, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 236, Thiếu tướng V.K. Moroz, cùng một số sĩ quan cao cấp khác. Tất cả đều bị tước quyền chỉ huy và bị đưa ra tòa án binh. Tướng Moroz sau đó đã bị đưa ra xử bắn ngày 22 tháng 2 năm 1942. Ngày 25 tháng 1 năm 1942, Mehlis, khi chưa có sự đồng ý của Stalin, đã khăng khăng đưa ra mệnh lệnh tái chiếm Feodosia. May mắn thay Đại bản doanh đã kịp thời dừng mệnh lệnh và phê bình hành xử của Mehlis và yêu cầu rằng phương án tác chiến phải được chuẩn bị cẩn thận. Ngày 28 tháng 1 năm 1942, theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao, Phương diện quân Kavkaz được chia thành Phương diện quân Krym và Quân khu Zakavkaz.
1
null
Phương diện quân Krym (tiếng Nga: "Крымский фронт ") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Krym được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1942, trên cơ sở các đơn vị Hồng quân đang hoạt động trên bán đảo Kerch và Taman và khu vực Krasnodar, cùng với bộ chỉ huy của Phương diện quân Kavkaz vừa giải thể. Phương diện quân được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng phòng thủ Sevastopol, tấn công vào Karasubazar và đe dọa phía sau của lực lượng phe Trục đang phong tỏa Sevastopol. Các đơn vị thuộc phương diện quân đã 3 lần tấn công từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 13 tháng 4 năm 1942, nhưng không đạt được kết quả gì đáng kể, vì vậy, họ buộc phải chuyển sang phòng thủ. Ngày 21 tháng 4 năm 1942, phương diện quân được bổ sung thêm một số tập đoàn quân hoạt động ở Bắc Kavkaz. Ngày 8 tháng 5 năm 1942, quân Đức đã phát động một cuộc tấn công vào bán đảo Kerch và chiếm lại nó vào ngày 16 tháng 5, buộc các đơn vị của phương diện quân đang hoạt động tại đây phải rút về bán đảo Taman. Một số đơn vị không kịp rút lui đã tiếp tục chiến đấu với quân Đức tại khu vực Adzhimushkay cho đến cuối tháng 10 cùng năm, dù không có nguồn dự trữ và tiếp tế lương thực, nước, thuốc, vũ khí hoặc đạn dược đáng kể. Hồng quân đã mất hơn 300.000 người trong cuộc đổ bộ Kerch và một lượng lớn vũ khí hạng nặng của nó. Thất bại của cuộc đổ bộ cũng là một yếu tố chính trong việc Liên Xô mất Sevastopol vào tháng 7 năm 1942, và đã giúp cho quân Đức có thể thực hiện cuộc tấn công mùa hè vào vùng Kavkaz. Ngày 19 tháng 5 năm 1942, Phương diện quân Krym bị giải thể. Các đơn vị trực thuộc được chuyển giao cho Phương diện quân Bắc Kavkaz vừa thành lập. Tham khảo. [[Thể loại:Phương diện quân Liên Xô]] [[Thể loại:Đơn vị quân sự thành lập năm 1942]] [[Thể loại:Đơn vị quân sự giải thể năm 1942]]
1
null
Phương diện quân Pribaltic (tiếng Nga: "Прибалтийский фронт"), còn gọi là Phương diện quân Baltic, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Hướng tác chiến chủ yếu của phương diện quân hoạt động theo hướng Baltic. Lịch sử. Phương diện quân Pribaltic được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1943 theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao ngày 1 tháng 10 năm 1943, trên cơ sở bộ khung chỉ huy chiến trường của Phương diện quân Bryansk (đội hình 3). Đội hình phương diện quân được bố trí trên hướng Tây Bắc, hoạt động ở dải giữa Phương diện quân Tây Bắc và Phương diện quân Kalinin. Nhiệm vụ chính của phương diện quân là chuẩn bị một cuộc tấn công theo hướng của Nevel, Idrits, Valga, và một phần lực lượng tại Opochka, Ostrov và Pskov, phối hợp với các phương diện quân Tây Bắc, Phương diện quân Tây Bắc, Volkhov và Leningrad để tiêu diệt lực lượng chủ lực của Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) và ngăn chặn việc rút quân của nó đến Dvinsk, Riga. Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau khi thành lập, ngày 20 tháng 10 năm 1943, theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao ngày 16 tháng 10 năm 1943, phương diện quân được đổi tên thành phương diện quân Pribaltic 2.
1
null
Última Esperanza (, nghĩa là "tỉnh hy vọng cuối cùng") là một trong bốn tỉnh thuộc vùng Magallanes và Antártica Chilena của Chile. Thủ phủ là Puerto Natales và tỉnh được đặt tên theo vịnh hẹp Última Esperanza. Một đoạn biên giới của tỉnh với Argentina tại khu vực đồng băng Nam Patagonia có tranh chấp. Là một tỉnh, Última Esperanza là một đơn vị hành chính cấp hai của Chile, được chia thành hai xã ("comunas"): Puerto Natales và Torres del Paine. Tỉnh được quản lý bởi một thống đốc do tổng thống bổ nhiệm. Trong tỉnh này có vườn quốc gia Torres del Paine, dãy Cerro Torre và núi Cerro Chaltén nổi tiếng, bao gồm một số đỉnh núi ngoạn mục nhất của Nam Mỹ. Đồng băng Nam Patagonia là một phần của sông băng lớn nhất ngoài địa cực, nằm trong địa bàn Última Esperanza. Tỉnh cũng có Khu kỷ niệm tự nhiên Cueva del Milodón, là nơi ghi nhận được sự cư trú của con người thời tiền sử.
1
null
Cận xạ trị (tiếng Anh: "Brachytherapy", nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp "βραχυς"), còn gọi là Liệu pháp dùng tia phóng xạ gần, Xạ trị áp sát hoặc Xạ trị trong, là một liệu pháp phóng xạ dùng trong y học, thường được dùng trong với điều trị bệnh ung thư. Xạ trị trong có ba loại phổ biến:
1
null
Ngày chủ nhật sôi động (tên phim gốc tiếng Pháp: Vivement dimanche!), là phim Pháp công chiếu năm 1983, dựa theo tiểu thuyết "The Long Saturday Night" của nhà văn Mỹ Charles Williams. Phim do François Truffaut đạo diễn và cũng là phim cuối cùng của đạo diễn tài danh này. Ông mất năm sau do khối u não, hưởng dương 52 tuổi. Truyện phim. Claude Massoulier bị sát hại khi đang đi săn. Ngẫu nhiên Julien Vercel (Jean-Louis Trintignant), một nhà môi giới địa ốc, lại có mặt cùng lúc tại địa điểm xảy ra án mạng. Dấu tay của Julien Vercel tìm thấy trên xe Massoulier. Khi cảnh sát điều tra phát hiện thêm Marie-Christine Vercel (Caroline Sihol), vợ Julien, là tình nhân của Massoulier; họ xem Julien là nghi phạm chính. Tuy nhiên Barbara Becker (Fanny Ardant), thư ký của Julien, dù không tin lắm vào việc ông vô tội, nhưng cũng tự tiến hành điều tra riêng vụ án mạng. Và nhiều bất ngờ xảy ra...
1
null
Sabicas (1912-1990) là một nhạc sĩ guitar Flamenco nổi tiếng người Tây Ban Nha gốc Rumani. Ông được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biển nhạc Flamenco ra ngoài Tây Ban Nha và cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha. Thân thế và sự nghiệp. Ông tên thật là Agustín Castellón Campos, sinh ngày 16 tháng 3 năm 1912 tại Pamplona, Tây Ban Nha. Tập chơi guitar lúc 4 tuổi, ông bắt đầu trình diễn vào năm 6 tuổi. Phong cách biểu diễn lúc ban đầu của ông chịu ảnh hưởng của Ramón Montoya. Montoya có quan hệ gia đình phía bên mẹ của Sabicas. Ông hợp tác với các ca sĩ Flamenco có tiếng tăm, giúp ông ta phát triển một phong cách chơi riêng khá độc đáo. Ông nổi tiếng nhờ kỹ thuật chơi: picados nhanh như gió, arpeggios vũ bão, và nhịp điệu không bao giờ sai lạc, điều này rất quan trọng khi chơi đàn cho một vũ công. Tay chơi guitar nổi tiếng Chet Atkins nhận xét trên Tạp chí Guitar Player vào năm 1972 như sau: "Tay chơi Flamenco Sabicas đúng là có một kỹ thuật tuyệt diệu nhất" ("The finest technique around has got to be Sabicas, the Flamenco player"). Sabicas không những là tay chơi thiên tài vì kỹ thuật mà ông còn cống hiến lớn lao cho nghệ thuật Flamenco bằng cách biểu diễn ở những phòng hòa nhạc lớn và những rạp quan trọng, nơi mà mọi người trong mọi giai cấp được thưởng thức.
1
null
Cá bụng đầu Cửu Long (danh pháp khoa học: Phallostethus cuulong) là loài cá vây tia thuộc họ Cá bụng đầu Phallostethidae, bộ Cá suốt được tìm thấy ở Việt Nam năm 2009 và . Đặc điểm. "P. cuulong" được xem là loài cá mặt nước khá hiếm sống tại khu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, châu Á. Tên của chi và họ cá này gốc Hy Lạp có nghĩa là dương vật ("phallos") ở trên ngực ("stēthos"): phallos + stēth + hậu tố us = "Phallostethus". Còn tên tiếng Anh priapiumfish của nhóm cá này được đặt theo tên của vị thần sinh sản Hy Lạp cổ đại, , tên loài ("cuulong") được đặt theo dòng sông nơi phát hiện đầu tiên năm 2009. Điểm đặc biệt là loài cá này có cơ quan sinh dục nằm dưới cằm, ngay phía sau miệng. Con đực có một cơ quan sinh sản là priapium (thay cho dương vật ở con người và các loại động vật có vú), nằm quay ngược về phía sau và giống một dạng vây ngực. Ống dẫn trứng của con cái có thể chứa đầy tinh trùng trong cơ thể vì vậy tỷ lệ trứng được thụ tinh là khá cao. Theo bà Lynne Parenti, một nhà nghiên cứu đến từ Viện Smithsonian ở Washington DC cho biết: ""Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa thể tìm ra lý do tại sao họ cá priapiumfish lại phát triển tuyến sinh dục kỳ lạ này"." 8 mẫu "P. cuulong" đã được nghiên cứu (5 đực, ba cái) đều có chiều dài nằm trong khoảng 20-24,5mm, có số đo các phần cơ thể tính theo phần trăm so với toàn bộ: chiều dài đầu 22,1-24,1%, chiều dài miệng 7,5-8,5%, đường kính mắt 6,7-7,3%, chiều rộng interorbital 3,3-5,2%, chiều dài hàm 8,0-9,4%, chiều dài predorsal 78,0-82,6%; chiều dài trước hậu môn 46,4-48,7%, dày nhất của cơ thể 15-18,7% Giao phối. Con đực dài 2 cm giao phối với con cái bằng cách phần đầu của chúng đặt gần nhau, tạo thành 1 góc 45 độ. Hiện chưa có quan sát nào được ghi nhận về hoạt động giao phối của loài cá này, tuy nhiên các nhà khoa học dự đoán hoạt động này dựa trên quan sát cấu trúc cơ thể loài này, có so sánh với các loài tương tự vẫn sử dụng các bộ phận cưa và roi này trong việc lôi cuốn các con cái vào mùa sinh dục. Quá trình tìm kiếm. Vào tháng 7/2009, Koichi Shibukawa, chuyên gia làm việc tại Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao tại Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện thấy con cá lạ đang bơi một mình trong con kênh nhánh của sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Trong quá trình làm việc với các đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ (tiến sĩ Trần Đắc Định và thạc sĩ Trần Xuân Lợi), ông nhận ra đó là loài hoàn toàn mới. Họ đã công bố loài cá bụng đầu mới trên tạp chí Zootaxa số 3363 (tháng 7.2012). Chi "Phallostethus" hiện có 3 loài được tìm thấy. Ngoài "P. cuulong", còn có "P. dunckeri" (C. T. Regan, 1913) ở bán đảo Mã Lai và "P. lehi" (, 1966) ở Tây Bắc đảo Borneo. "Phallostethus cuulong" là loài thứ 22 trong họ Cá bụng đầu được phát hiện, là họ cá có thụ tinh trong cơ thể (hoạt động thụ tinh trong đó con đực đưa cơ quan sinh dục đực vào trong cơ thể con cái để thụ tinh) thông qua cơ quan sinh dục nằm ngay gần phía dưới đầu. Phân bố. Các mẫu vật tìm thấy tại Việt Nam được ghi nhận ở các vùng:
1
null
Gioan Baotixita Nguyễn Sang (sinh năm 1973) là một Linh mục Công giáo người Việt Nam, người sáng lập chương trình "Tiếng hát vì người nghèo", dùng tiếng hát của mình để quyên góp cho các chương trình từ thiện cho người nghèo. Cuộc đời và đạo nghiệp. Tên thật của ông là Nguyễn Tấn Sang, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1973 tại tỉnh Gò Công (ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên thánh của ông được đặt theo Thánh Gioan Baotixita ("John Baptist"), hay "Gioan Tẩy giả". Ông là người con thứ tư và cũng là trai út trong gia đình. Từ nhỏ, ông đã thể hiện sự yêu thích âm nhạc, đã tham gia nhiều chương trình văn nghệ ở trường và nhà thờ. Về học vấn, thuở nhỏ, Nguyễn Sang theo học ở quê nhà. Năm 1991, ông tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Trương Định Gò Công. Năm 1995, ông tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc của trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Chi nhánh II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1995, ông thi vào lớp dự tu của Giáo phận Mỹ Tho. Năm 1997, ông thi vào Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ngày 27 tháng 6 năm 2002, ông được phong chức phó tế. Ngày 7 tháng 12 năm 2005, ông được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho. Trong những năm sau đó, Linh mục Nguyễn Sang lần lượt được phân công làm Phó xứ các giáo xứ Ba Giồng, Chợ Bưng, Tân Hiệp thuộc Giáo phận Mỹ Tho. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chánh xứ Nhà thờ Tân Hiệp. Đến ngày 17 tháng 3 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Linh mục chánh xứ Nhà thờ Ba Giồng, kiêm Giám đốc Trung tâm Hành hương Ba Giồng, thánh địa hành hương của Giáo phận Mỹ Tho. Ngày 5 tháng 3 năm 2019, ông chính thức nhận chức vụ mới là Trưởng ban Caritas Giáo phận Mỹ Tho. Song song cùng công việc này, ông tiếp tục đảm đương các vai trò Linh mục chánh xứ Nhà thờ Ba Giồng, kiêm Giám đốc Trung tâm Hành hương Ba Giồng. Hát thánh ca. Các CD & DVD nhạc đạo công giáo được phát hành: Từ năm 2005, chương trình "Tiếng hát vì người nghèo" ra đời. Trong album đầu tiên với chủ đề "Dấu ấn" được phát hành 500 bản, chỉ trong vòng một tuần đã được bán hết. Sau nhiều lần tái bản, album đã phát hành đạt con số kỷ lục là 100.000 bản. Nhiều ca khúc do Linh mục Nguyễn Sang trình bày cũng đã được các mạng âm nhạc như Zing giới thiệu. Trên YouTube, các bài hát dưới "nghệ danh" J.B Nguyễn Tấn Sang cũng có lượt xem rất lớn và nhiều người hâm mộ.. Sau thành công ban đầu, đến cuối năm 2011, ông đã thu âm được 16 album với số lượng phát hành tổng cộng hơn 750.000 bản CD . Tính đến năm 2015 là 32 album được phát hành. Ngoài việc phát hành trong nước, Linh mục Nguyễn Sang đã sang Mỹ, Úc và Canada phối hợp cùng với các ca sĩ tổ chức chương trình văn nghệ và phát hành CD trong cộng đồng người Việt, tại một số tiểu bang ở Mỹ và Canada. Thành quả. Qua hơn 6 năm miệt mài làm từ thiện bằng tiếng hát của mình, tính đến nay ông đã thu được khoảng 7 tỷ đồng. Số tiền này đã dùng để xây 135 căn nhà tình thương, cấp hơn 500 suất học bổng cho học sinh nghèo, giúp 600 xe lăn và 100 xe lắc tay cho người khuyết tật ở nhiều tỉnh, thành. Mỗi 2 tháng thì chương trình "Tiếng hát vì người nghèo" lại đến với khoảng 500 người nghèo, không phân biệt tôn giáo. Ngay tại giáo xứ Ba Giồng, cứ vào thứ sáu hằng tuần, nhà thờ đều tổ chức nấu ăn và mang tới tận nhà cho khoảng 100 người có hoàn cảnh khó khăn, dị tật. Ngoài việc giúp mổ sáng mắt cho hơn 5.000 người già, giới thiệu cho hơn 400 trường hợp được mổ tim, đồng thời trực tiếp giúp tiền để mổ tim cho hơn 20 trường hợp . Có 850 thành viên tự nguyện tham gia cùng với Linh mục Nguyễn Sang trong các chương trình đồng hành giúp người nghèo vượt qua nghèo khó. Đánh giá. Theo nhận xét của Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc thì đây là một linh mục tham gia hoạt động từ thiện tiêu biểu nhất của giáo phận Mỹ Tho.
1
null
"Princess of China"(tạm dịch: "Công chúa Trung Hoa") là bài hát của nhóm nhạc alternative rock đến từ Anh, Coldplay hát với nữ ca sĩ gốc Barbados, Rihanna. Đây là bài hát thứ mười trong album phòng thu thứ năm của ban nhạc, "Mylo Xyloto" (2011). "Princess of China" được sáng tác bởi các thành viên của Coldplay gồm Guy Berryman, Jonny Buckland, Will Champion, và Chris Martin, cùng với Brian Eno. Bài hát mang thể loại nhạc pop điện tử, R&B và nhạc rock điện tử. Bài hát được phát hành trên các radio tại Mỹ ngày 14 tháng 2 năm 2012, và được phát hành dưới dạng tải kỹ thuật số trên toàn thế giới vào ngày 13 tháng 4 năm 2012. Một đĩa mở rộng EP gồm các bản phối lại (remix) của ca khúc được phát hành tại Mỹ tháng 1 năm 2012 và tại Anh vào tháng 4. Bài hát nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, ca ngợi sự hợp tác giọng ca giữa Chris Martin và Rihanna, còn một số khác thì cho rằng nó không truyền cảm hứng cho lắm. Bài hát xếp hạng 20 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mĩ và thứ tư bảng xếp hạng UK Singles Chart của Liên hiệp Anh. Một video âm nhạc kèm theo được phát hành tháng 6 năm 2012 trên mạng xã hội YouTube.
1
null
Màn chiếu (tiếng Anh: "Projection screen") là một thiết bị dùng để hiển thị hình ảnh phát ra từ máy chiếu. Màn chiếu được làm bằng vải và được sơn lớp phản quang giúp tăng khả năng hiển thị hình ảnh lên 2-3 lần. Màn chiếu được chia làm nhiều loại Dựa vào kích cỡ màn chiếu được phân làm: màn chiếu 100inch, 120inch, 150inch, 200inch, 300inch... Dựa vào chức năng màn chiếu có thẻ được phân làm: màn chiếu xem phim, màn chiếu dữ liệu data... Màn chiếu cũng có thể được chia thành, màn chiếu 3 chân di động, màn chiếu kéo tay, màn chiếu điều khiển điện Các hãng sản xuất màn chiếu trên thế giới gồm có: Elite Screens, Granview, Dalite, Apolo...
1
null
Ana Vidović (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1980 ở Karlovac, Croatia) là một nữ nghệ sĩ guitar cổ điển tài năng người Croatia . Tiểu sử. Được coi là một thần đồng, Ana bắt đầu chơi guitar khi mới 5 tuổi, với cảm hứng từ anh trai Viktor cũng chơi guitar. Cha cô là một nghệ sĩ guitar điện. Cô bắt đầu biểu diễn năm 8 tuổi và đến năm 11 tuổi đã biểu diễn quốc tế. Năm 13 tuổi Vidović trở thành học viên trẻ nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia danh giá ở Zagreb, dưới sự hướng dẫn của Istvan Romer. Ana cũng từng theo học Đại học Zagreb. Với danh tiếng của mình, cô được mời học ở Peabody Conservatory ở Baltimore, Mỹ, với Manual Barrueco. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 5 năm 2003, Ana ở lại Mỹ và trở thành một giáo viên dạy guitar tư. Vidović chỉ chơi duy nhất một cây đàn hiệu Jim Redgate và phát biểu rằng "Ngay từ khi có cây đàn này, tôi đã biết rằng đây là cây đàn tôi muốn chơi lâu dài" . Cô đã cho ra 6 CD do Croatia Records, BGS và Naxos phát hành và 2 DVD do Mel Bay phát hành.
1
null
Gián Úc (danh pháp hai phần: Periplaneta australasiae) là một loài gián, có cánh, có chiều dài 30–35 mm. Chúng có màu nâu. Bề ngoài rất tương tự gián Mỹ và có thể bị nhầm lẫn với nó một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó là hơi nhỏ hơn so với gián Mỹ, có lề màu vàng trên ngực, và sọc màu vàng ở hai bên của nó gần chân cánh. Mặc dù tên của nó, gián Úc là một loài phân bố toàn cầu, và là một loài được du nhập Úc.
1
null
Đại học Mỹ thuật Luân Đôn (tiếng Anh: "University of the Arts London" – UAL) là một hệ thống các trường đại học nằm ở Luân Đôn, Anh. Trường gồm 6 trường đại học, cao đẳng thành viên chuyên đào tạo các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, thời trang, truyền thông và biểu diễn. Đại học Mỹ thuật Luân Đôn được thành lập vào năm 2003.
1
null
Steyr TMP (Taktische Maschinenpistole/Tactical Machine Pistol) là một loại súng ngắn tự động cỡ đạn 9x19mm Parabellumđược sản xuất bởi hãng Steyr Mannlicher của Áo. Băng đạn là loại hộp rời 15, 20 hoặc 30 viên. Ống giảm thanh có thể được lắp thêm vào súng. Steyr SPP là phiên bản dân sự của TMP, không có rãnh trước và chỉ có cơ chế bắn bán tự động. Vào năm 2001, Steyr đã bán lại bản thiết kế cho Brügger & Thomet, hãng đã phát triển nó thành Brügger & Thomet MP9.
1
null
Cá nhà táng lùn (danh pháp hai phần: "Kogia sima") là một loài cá trong họ Kogiidae. Cá nhà táng lùn thích nước sâu, nhưng ven biển hơn so với cá nhà táng nhỏ. Môi trường sống ưa thích của nó dường như là chỉ ra khỏi thềm lục địa. Ở Đại Tây Dương, các trường hợp mắc cạn đã được quan sát ở Virginia, Hoa Kỳ ở phía Tây và Tây Ban Nha, Vương quốc Anh ở phía đông và phía nam cũng như miền nam Brazil và mũi của châu Phi. Ở Ấn Độ Dương, các mẫu vật đã được tìm thấy trên bờ biển phía nam của Úc và nhiều nơi dọc theo bờ biển phía bắc của Ấn Độ Dương - từ Nam Phi vòng qua phải đến Indonesia. Ở Thái Bình Dương, phạm vi được biết đến bao gồm bờ biển Nhật Bản và British Columbia. Người ta chưa ước tính dân số toàn cầu. Một cuộc khảo sát ước tính dân số khoảng 11.000 cá thể ở đông Thái Bình Dương.
1
null
"Nhật ký của mẹ" (tựa tiếng Anh: "Mum's Diary") là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác và sản xuất, và từng được Hiền Thục thể hiện thành công ca khúc này. Ca khúc được viết vào năm 2008, phát hành online cuối năm 2011 và phổ biến với MV mang nội dung câu chuyện về tình yêu của người mẹ dành cho con mình từ lúc mới chào đời đến khi trưởng thành, khắc họa bởi những bức tranh cát chuyển động liên tục. Đây là ca khúc đơn có thời lượng dài đến 8 phút đã được trình diễn nhiều lần qua sóng truyền hình. "Nhật ký của mẹ" cũng được coi là một sáng tác đương đại về chủ đề tình cảm gia đình gây ấn tượng và có sức lan tỏa trong những năm gần đây. "Nhật ký của mẹ" nhận phản hồi tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc. Tại "Giải Cống hiến" lần thứ 8 năm 2013, ca khúc đã nhận được một đề cử quan trọng trong hạng mục "Bài hát của năm". Bối cảnh thu âm và phát hành. Xuất phát từ ý tưởng là quà tặng sinh nhật mẹ của mình, vào năm 2008 Nguyễn Văn Chung đã mong muốn có một sáng tác mang góc nhìn khác với những ca khúc về mẹ quen thuộc với khán giả bấy lâu. Anh quyết định chọn lọc lời nhạc như những trang nhật ký của người mẹ dõi theo con mình qua tháng năm. Nguyễn Văn Chung mất 3 ngày để suy ngẫm, sửa câu từ và hoàn tất sáng tác vào 5h sáng ngày thứ 4. Bài hát với lời gồm 6 trang nhật ký xuyên suốt những xúc cảm của người mẹ khi mang thai, sinh nở, con tập nói, tập đi, đến trường, có tình cảm với người khác giới và trưởng thành rồi đi làm xa. Ngay ban đầu, Nguyễn Văn Chung đã chọn người thể hiện ca khúc là Hiền Thục, mặc dù lúc đó anh chưa quen biết cô. Đến năm 2011, hai người gặp gỡ nhau trong phòng thu và Hiền Thục phải mất khá nhiều thời gian để thu âm khi bài hát thường khiến cô bật khóc giữa chừng.. Bản audio của "Nhật ký của mẹ" phát hành cuối năm này và nhanh chóng gây được chú ý trên thị trường. Sau thành công ban đầu, với mong muốn ca khúc được phổ biến rộng rãi hơn đến khán giả, Nguyễn Văn Chung đã phát hành single "Nhật ký của mẹ" với MV minh họa bởi tranh cát do chính anh thể hiện. Anh cho biết: "Cát là vật thể gắn liền với biển, là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu bao la của mẹ, không gì đo đếm hết. Hình ảnh đó xuyên suốt trong những bài nhạc hay bài thơ của chúng ta từ trước đến giờ. Những hình vẽ trên cát sẽ thể hiện được sự đổi thay của dòng thời gian, nhưng dù có bao lâu đi nữa, thì cát và biển vẫn thế, như tình mẹ dành cho chúng ta không bao giờ vơi đi". Nguyễn Văn Chung là nhạc sĩ đầu tiên tại Việt Nam có ý tưởng và tự thực hiện việc vẽ tranh cát minh họa cho ca khúc của chính mình. Anh đã tìm đến nghệ nhân Trí Đức để theo học cấp tốc cơ bản về cách vẽ, bố trí hình ảnh, chuyển đổi và liên kết hình ảnh thành một câu chuyện xuyên suốt bài hát.. MV "Nhật ký của mẹ" sau khi phát hành trên các trang mạng xã hội vào tháng 3 – 2012 đã bất ngờ thu hút hàng triệu lượt xem và nhận về nhiều đồng cảm từ người nghe. Thành công của bài hát được nhận định đến từ phần lời giản dị, MV tranh cát kinh phí thấp nhưng sống động, và trình diễn cảm xúc của giọng hát Hiền Thục. Đoạn điệp khúc của bài hát có phần giống với bản hoà tấu "Sad romance" dành cho đàn violin trong tổ khúc Secret Garden của soạn giả Hàn Quốc Ji Pyeong Kwon (Đoạn "Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!"). Tiếp nhận. "Nhật ký của mẹ" được ghi nhận là một trong những ca khúc tiêu biểu của năm 2012. Không có quá nhiều mới lạ và thử nghiệm trong sáng tác nhưng với ca từ giản dị, chân thực, giai điệu nhẹ nhàng đánh vào tâm lý người nghe khi viết về cảm xúc của một người mẹ với con của mình, ca khúc đã nhanh chóng được đón nhận. Ca khúc có đề cử cho hạng mục Bài hát của năm ở hầu hết các giải thưởng âm nhạc như Bài hát yêu thích, Cống hiến, Làn sóng xanh (album của năm), Zing music award, Mai Vàng. Tuy vậy "Nhật ký của mẹ" chỉ nhận về một giải thưởng chính thức Bài hát yêu thích tháng 7 trong chương trình Bài hát yêu thích. "Nhật ký của mẹ" cũng được đánh giá là một trong những sáng tác về chủ đề tình cảm gia đình gây ấn tượng và có sức lan tỏa trong những năm gần đây. Bản thân Nguyễn Văn Chung từng nhận định "Nhật ký của mẹ" là sáng tác thành công nhất trước giờ của anh, vốn được biết đến như một nhạc sĩ trẻ thường viết những bản tình ca pop ballad. Ca khúc cũng là một trong những hit của Hiền Thục. Năm 2013, ca khúc nhận được giấy khen của Cục Nghệ thuật biểu diễn về tính nhân văn và ý nghĩa giáo dục của bài hát. Năm 2014, "Nhật ký của mẹ" được nhạc sĩ người Nhật Yoshimoto Kayo dịch sang lời Nhật và thể hiện bởi ca sĩ gốc Việt Hải Triều, gây nên một làn sóng lan tỏa tại Nhật. Năm 2015, ca khúc nằm trong album "The Best Of Ballroom Music - Vol 36" - tức "Tuyển tập ca khúc khiêu vũ hay nhất - số 36" của trung tâm Casa Musica (Đức). Đây là album nằm trong loạt CD dành cho giới khiêu vũ, và là sự lựa chọn mang tính chủ quan của hãng Casa Musica mà không đến từ một bảng xếp hạng uy tín nào. Tuy vậy, một ca khúc Việt được chọn lựa vào tuyển tập này cũng nên được xem là điều đáng quý, chứng tỏ độ "phủ sóng" của ca khúc đã vượt ra khỏi biên giới và nhận được sự yêu mến nhất định. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng cho biết anh rất vui mừng và hãnh diện khi "Nhật ký của mẹ" có dịp lan rộng đến những thị trường xa hơn. Ngôn ngữ khác. Bên cạnh phiên bản gốc là tiếng Việt, bài hát có thêm 1 ngôn ngữ khác. Trình diễn trực tiếp. Là một bài hát có thời lượng dài đến 8 phút, ca từ lặp lại nhiều lần nên khi hoàn thành sáng tác, tác giả từng cho rằng "Nhật ký của mẹ" sẽ khó được đưa lên biểu diễn trên sân khấu và truyền hình. Ca khúc được Hiền Thục thể hiện lần đầu tiên tại liveshow "Ký Ức 10 Năm Âm nhạc" của Nguyễn Văn Chung vào ngày 27/10/2011 và sau đó trình diễn nhiều lần trên sóng truyền hình. Ca từ của bài hát đã khơi gợi tình cảm của một người mẹ đơn thân dành cho con gái của mình như Hiền Thục, khiến cô thường bật khóc trên sân khấu khi thể hiện. Liên kết ngoài. Nghe bài hát Nhật ký của mẹ MV Nhật ký của mẹ
1
null
Cá voi đầu tròn vây ngắn (danh pháp hai phần: "Globicephala macrorhyncus") là một loài cá trong Họ Cá heo đại dương. Cá voi đầu tròn vây ngắn con trưởng thành dài 3,5-6,5 mét chiều dài. Kích thước lúc mới sinh ra dài khoảng 1,4-1,9 m. Trong ẩm thực Nhật Bản, loài cá này là một món ăn.
1
null
Biệt đội Tác chiến Lực lượng Đặc biệt số 1 - Delta (1st Special Forces Operational Detachment-Delta - 1st SFOD-D) là một trong những "Đơn vị Sứ mệnh Đặc biệt" (Special Mission Units) và là đơn vị chống khủng bố bậc 1 của Hoa Kỳ. Đây là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Mỹ, dưới sự điều hành của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Liên quân (JSOC). Nơi được giao các nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến chống khủng bố, giải cứu con tin, công kích trực tiếp và trinh sát đặc biệt..., thường là chống lại các mục tiêu có giá trị cao. Lực lượng Delta và các đối tác của Lực lượng Hải quân và Không quân, DEVGRU và Phi đội Chiến thuật Đặc biệt số 24, là các đơn vị đặc nhiệm cấp 1 quan trọng của quân đội Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, tuyệt mật và nguy hiểm nhất do Cơ quan Chỉ huy Quốc gia (NCA) chỉ đạo và điều hành, và làm việc trực tiếp với Cơ quan Tình báo Trung ương. Lịch sử. Ban đầu, Delta được ra đời sau hàng loạt những vụ khủng bố bị dư luận chỉ trích hồi thập niên 70 thế kỷ trước. Để đối phó với những vấn đề đó, chính phủ Mỹ đã quyết định thành lập đơn vị chống khủng bố toàn thời gian. Đầu thập niên 60, chỉ có các nhân vật chủ chốt trong quân đội và chính phủ mới được thông báo tóm tắt về loại đơn vị đặc nhiệm này. Charlie Beckwith, một sĩ quan Lực lượng Đặc biệt (Mũ nồi xanh) và là cựu binh Chiến tranh Việt Nam, từng là sĩ quan trao đổi công tác tại Trung đoàn Tác chiến Đặc biệt Đường không 22 (22 Special Air Service Regiment) của Lục quân Anh trong Sự biến Khẩn cấp Malaya. Sau khi tham gia các cuộc chiến nói trên, Beckwith trở về,  trình bày một báo cáo chi tiết nêu rõ lỗ hổng của Quân đội Mỹ khi không có một đơn vị kiểu SAS. Thời gian đó Mỹ chỉ tập trung vào chiến tranh quy ước mà không đầu tư vào chiến tranh bất quy ước và chống khủng bố. Chính Beckwith là người đầu tiên nhận thấy vai trò của SAS "không chỉ là thấy mà còn là thợ" trong các cuộc chiến. Đặc biệt Beckwith còn sớm nhận thấy các nhóm nhỏ SAS có khả năng thích nghi cao, hoàn toàn tự lập và có thể hành động trực tiếp trong nhiệm vụ chống khủng bố. Beckwith đã giới thiệu tóm tắt ý tưởng này trước cả quân đội lẫn các nhân vật cao cấp chính phủ về mô hình của SAS. Cuối cùng, vào cuối thập niên 70, khi mối đe dọa khủng bố từ các nhóm cánh tả và dân tộc chủ nghĩa ngày càng gia tăng, giới chức chóp bu Lầu Năm Góc và quân đội đã đồng ý và chỉ định Beckwith thành lập Lực lượng Delta. Beckwith ước tính phải mất 24 tháng để hoàn thành nhiệm vụ với sự hỗ trợ đắc lực của Chuẩn tướng John Watts. Để biện minh cho lý do tại sao phải mất hai năm để xây dựng Delta, Beckwith phải làm một việc rất quan trọng là soạn thảo cái mà ông ta gọi là Robert Redford Paper (Hồ sơ Robert Redford hay RRP). RRP đề cập tới quá trình lựa chọn/đánh giá của Delta với bốn giai đoạn. Lực lượng Delta sau đó được thành lập vào ngày 19 tháng 11 năm 1977, bởi Beckwith và Đại tá Thomas Henry. Lúc đó, Đại tá Bob "Black Gloves" Mountel thuộc Liên đoàn Lực lượng Đặc nhiệm số 5 được giao nhiệm vụ tạo ra một đơn vị "chọc thủng khoảng cách ngắn hạn" tồn tại cho đến khi Delta sẵn sàng, được đặt tên là Blue Light. Các thành viên ban đầu của đơn vị được sàng lọc từ các tình nguyện viên và trải qua một quá trình tuyển chọn chuyên biệt vào đầu năm 1978, liên quan đến một loạt các vấn đề về giao thông đường bộ ở địa hình đồi núi đang ngày càng gia tăng. Mục đích là để kiểm tra sức bền, khả năng chịu đựng và ý chí quyết tâm của các ứng viên. Khóa huấn luyện đầu tiên kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1978. Lực lượng Delta đã được chứng nhận là có đầy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ vào mùa Thu năm 1979 ngay trước cuộc khủng hoảng con tin Iran. Chiến dịch Móng vuốt Đại bàng. Vào ngày 4 tháng 11 năm 1979, 53 nhà ngoại giao và công dân Mỹ đã bị bắt và giam giữ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tehran, Iran. Lực lượng Delta được giao nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện Chiến dịch Móng vuốt Đại bàng (PEC - Operation Eagle Claw) và dùng vũ lực trục giải cứu con tin từ đại sứ quán vào đêm 24 và 25 tháng 4 năm 1980. Chiến dịch bị đình chỉ do trục trặc máy bay trực thăng bị hỏng. Sau này, Ủy ban đánh giá đã kiểm tra sự cố và phát hiện ra 23 vấn đề trong hoạt động, trong đó có vấn đề thời tiết bất an do máy bay gặp phải, các vấn đề về chỉ huy và kiểm soát giữa các chỉ huy bộ phận đa dịch vụ, va chạm giữa trực thăng và máy bay tiếp dầu trên mặt đất, và các vấn đề cơ học đã làm giảm số lượng máy bay trực thăng hiện có từ 8 chiếc xuống còn 5 chiếc (ít hơn một chiếc so với mức tối thiểu mong muốn) trước khi đội đặc nhiệm có thể rời địa điểm chuyển tải/tiếp nhiên liệu. Sau khi chiến dịch PEC thất bại, chính phủ Hoa Kỳ nhận thấy cần phải thực hiện nhiều cải tổ. Trung đoàn Hàng không Hoạt động Đặc biệt 160 (Dù), còn được gọi là "Kẻ bám đuôi ban đêm", được thành lập cho các hoạt động đặc biệt cần sự hỗ trợ của đường không. SEAL Team Six của Hải quân, tiền thân của Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân hiện tại, được thành lập cho các hoạt động chống khủng bố trên biển. Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt Liên hợp được thành lập để chỉ huy và kiểm soát các đơn vị chống khủng bố khác nhau của quân đội Hoa Kỳ. Thập niên 1980. Thập niên 1980, Lực lượng Delta tham gia vào các chiến dịch chống cánh tả của chính quyền Ronald Reagan và George H.W. Bush ở Mỹ Latinh. Tiêu biểu như chống nhóm nổi dậy cánh tả FMNL ở El Salvador, hỗ trợ nhóm nổi dậy Contra do CIA tài trợ chống lại chính quyền Nicaragua, Chiến dịch Urgent Fury, nội chiến Honduras và Guatemala và Chiến dịch Just Cause bắt sống nhà độc tài quân sự từng thân Mỹ Manuel Noriega. Thập niên 1990. Năm 1990, Delta tham gia vào chiến tranh vùng Vịnh, cùng với SAS tiêu diệt phương tiện vận tải tên lửa Scud của Iraq đang nhắm vào Israel từ tầm xa bằng súng bắn tỉa hỏa lực mạnh 50 li nhắm vào ống nhiên liệu. Nếu tên lửa bắn vào Israel, Israel có thể tham chiến, và các đồng minh A Rập của Mỹ sẽ không tham gia chống Iraq vì nghi kỵ Israel. Nhiệm vụ khác của Delta trong Chiến tranh vùng Vịnh là bảo vệ Đại tướng Norman Schwarzkopf, lãnh đạo liên quân chống Iraq, lúc này đang ở A Rập Xê Út. Đại đội C, Lực lượng Delta cũng tham gia chiến dịch Gothic Serpent năm 1993 nhằm bắt giữ lãnh đạo nhóm phiến quân Somalia Mohamed Farrah Aidid ở thủ đô Mogadishu và sau đó là cứu phi công lục quân Michael Durant sau khi trực thăng của anh này bị rơi trong khi tham gia chiến dịch. 5 đặc nhiệm Delta hy sinh trong sự việc này, cùng với 14 lính Mỹ thuộc các đơn vị khác. Bên cạnh đó, vài trăm chiến binh Somalia và thường dân thiệt mạng. Mỹ lúc này tham chiến tại Somalia với tư cách thành viên Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc cứu trợ nhân đạo cho người dân Somali đang bị nạn đói và nội chiến.Trong cuộc can thiệp quân sự nhằm lật đổ chế độ độc tài quân phiệt ở Haiti năm 1994 mang tên Chiến dịch Uphold Democracy, đặc nhiệm Delta làm bảo vệ cho quan chức Liên Hợp Quốc và các nhà ngoại giao, cộng tác với đặc nhiệm GROM của Ba Lan. Chiến tranh chống khủng bố. Delta đã tham gia rất nhiều chiến dịch ở Afghanistan và Iraq. Các chiến dịch và trận đánh tiêu biểu của Delta ở Afghanistan là trận Tora Bora, chiến dịch Anaconda 2002, và ở Iraq là các vụ săn lùng quan chức cấp cao trong chính quyền Saddam Hussein, trận Fallujah, trận Ramadi. Họ cũng là lực lượng bắt sống nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein. Đặc nhiệm Delta và không quân Mỹ phối hợp tiêu diệt Abu Musab al-Zarqawi, thủ lĩnh mạng lưới al-Qaeda tại Iraq và cũng được coi là kẻ tiền nhiệm của Abu Bakr al-Baghdadi trước khi hắn biến tổ chức này thành IS. Delta rút khỏi Iraq khi các lực lượng Mỹ rời khỏi Iraq vào năm 2011, nhưng quay trở lại khi cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu. Đặc nhiệm Delta có quan hệ chặt chẽ với các chiến binh người Kurd ở Iraq trong cuộc chiến chống IS. Sau sự sụp đổ của chính quyền Gaddafi ở Lybia và vụ tấn công vào khu sứ quán Mỹ năm 2012, Delta đã săn lùng những đối tượng tình nghi đứng sau vụ tấn công. Đặc nhiệm Delta từng tham gia nhiều chiến dịch tại Syria kể từ khi IS từ năm 2015. Các đơn vị Delta đã thực hiện chiến dịch bắt Abu Sayyaf, kẻ quản lý các mỏ dầu bị IS chiếm ở miền đông Syria. Dù không bắt sống được Sayyaf, nhưng Delta bắt sống các tay chân thân tín của hắn và thu được nhiều tin tình báo quan trọng sau quá trình thẩm vấn. Tính đến năm 2017, có khoảng 1.200 người là thành viên của đặc nhiệm Delta. Thượng sĩ Joshua Wheeler của Delta là thương vong đầu tiên của Quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Chiến sĩ dưới quyền Wheeler, Trung sĩ Nhất Thomas Payne được trao Huân chương Danh dự năm 2020. Ngày 26-27 tháng 10 năm 2019, Lực lượng Delta tấn công khu nhà của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Baghdadi tự sát bằng áo bom, giết hại 2 đứa trẻ và làm bị thương một chó nghiệp vụ tên Conan. Khu nhà của Baghdadi sau đó đã bị không kích san phẳng. Khen thưởng. Phần lớn các hoạt động của Lực lượng Delta đều được giữ bí mật, không bao giờ được công chúng biết đến. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ được công khai và trao thưởng. Ví dụ, Chiến dịch Urgent Fury, Delta đã được trao Giải Đơn vị phối hợp Xuất sắc (JMUA). Ngoài ra, Delta còn được được trao nhiều phần thưởng danh giá khác như Giải thưởng Đơn vị xuất sắc (VUA) vì thành tích phi thường trong việc giải cứu con tin  mang tên Modelo Prison Hostage Rescue Mission (Sứ mệnh giải cứu con tin Nhà tù Modelo) và bắt giữ Manuel Noriega hồi tháng 12 năm 1989 trong Chiến dịch Just Cause ở Panama. Trong Chiến tranh chống khủng bố, Delta đã được trao Bằng khen Tổng thống cho các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan từ tháng 10 năm 2001 đến ngày 15/3/2002 và ở Iraq từ ngày 19/3/2003 đến ngày 13/12/2003.   Và mới đây, ngày 26/10/2019, Lực lượng Delta và Trung đoàn Biệt động quân 75 (Lực lượng đặc nhiệm chuyên hoạt động đầm lầy) đã đột kích vào khu nhà của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tiêu diệt gọn cả ông trùm lẫn thuộc hạ. Lực lượng Delta có 3 thành viên đã được trao Huân chương Danh dự cao quý nhất của Quân đội Mỹ - Thượng sĩ Gary Gordon và Trung sĩ Nhất Randall Shughart hy sinh trong trận Mogadishu năm 1993 và được truy tặng, và Trung sĩ nhất Thomas Payne trong cuộc giải cứu con tin năm 2015 khỏi nhà tù của Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Kirkuk, Iraq. Cơ cấu tổ chức. Các đơn vị Delta đóng quân tại căn cứ Bragg ở bang Bắc Carolina và nằm dưới quyền điều hành tác chiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Liên quân (JSOC), nhưng về hành chính thì nằm dưới quyền Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Lục quân Hoa Kỳ (USASOC). Cơ cấu của Lực lượng Delta giống với 22 SAS của Anh. Tư lệnh của Delta là sĩ quan cấp Đại tá (bậc lương O-6). Vào giai đoạn 2001, Delta có khoảng 1000 người, với số lượng đặc nhiệm giải cứu con tin và công kích từ 250 tới 300 người. Các Đại đội (Squadron) cấp đại đội trực thuộc Delta: Mỗi Đại đội có 3 trung đội (Troop): 2 trung đội công kích chuyên về công kích trực tiếp và 1 trung đội chuyên về do thám và trinh sát làm công tác bí mật thâm nhập hậu cứ địch, quan sát vị trí địch và bắn tỉa. Mỗi Đại đội được chỉ huy bởi sĩ quan cấp Trung tá (bậc lương O-5), mỗi trung đội được chỉ huy bởi sĩ quan cấp Thiếu tá (bậc lương O-4). Mỗi trung đội bao gồm bốn đội/nhóm (team) nhỏ, mỗi đội được chỉ huy bởi một hạ sĩ quan cấp cao, thường là Thượng sĩ Nhất, Thượng sĩ (E-8) hoặc Trung sĩ Nhất (E-7). Các thành viên khác của đội mang quân hàm từ cấp Trung sĩ (E-5) đến Thượng sĩ (E-8). Để che giấu danh tính, binh lính hiếm khi mặc quân phục và thường mặc trang phục dân sự kể cả khi thực hiện các hoạt động. Nếu mặc quân phục sẽ không có phù hiệu đơn vị trên tay áo. Khi mặc quân phục cho các sự kiện có truyền thông, đặc nhiệm sẽ mang phù hiệu Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Lục quân. Thành viên được để tóc dân sự và để râu để tránh bị nhận diện và trà trộn. Bộ Quốc phòng Mỹ kiểm soát chặt chẻ thông tin liên quan đến Lực lượng Delta và không bình luận công khai về thành viên hay chiến dịch, trừ khi Delta tham gia chiến dịch lớn hay có thành viên hy sinh. Tư lệnh qua các thời kỳ. Theo như cựu đặc nhiệm Đại đội B Delta, Thượng sĩ Nhất Mike Vining đăng trên trang mạng xã hội cựu chiến binh quân đội Mỹ Together We Served, các tư lệnh của Delta đã công khai danh tính bao gồm Tuyển mộ. Thời gian tuyển chọn của Lực lượng Delta không dài, thường là khoảng sáu tháng, nhưng đòi hỏi rất cao. Quân đội Mỹ đã quảng cáo tuyển dụng cho Lực lượng Delta từ những năm 1990. Các chiến đấu viên, sĩ quan đặc nhiệm Delta có sự khác biệt kỹ năng chiến đấu vì được tuyển chọn từ nhiều đơn vị khác nhau thuộc Quân đội Mỹ, trong đó có cả cựu đặc nhiệm hải quân (SEAL). Tuy nhiên, phần lớn lực lượng của đặc nhiệm Delta được tuyển lựa từ Trung đoàn Biệt động quân 75, các Nhóm Lực lượng Đặc biệt tinh nhuệ (Mũ nồi xanh), Lục quân Mỹ. Xét tuyển. Cứ 2 năm một lần, đặc nhiệm Delta tổ chức khóa tuyển chọn thành viên kéo dài 1 tháng ở dãy núi Appalachia, West Virginia với sự tham gia của hàng trăm ứng viên. Cuốn sách "Bên trong Delta Force" của Eric Haney cung cấp cái nhìn rất chi tiết về quy trình tuyển chọn cho Lực lượng Delta của Mỹ. Nó bắt đầu với các bài kiểm tra tiêu chuẩn như chống đẩy, đứng lên ngồi xuống và bò ngược. Các thí sinh phải hoàn thành đường chạy 2 dặm (3,2 km) và bơi 100 mét trong một khoảng thời gian được chỉ định. Các thí sinh sau đó được đưa vào một loạt các khóa học điều hướng trên mặt đất để đánh giá thêm về thể lực. Khóa học này vô cùng thách thức, các thí sinh phải trải qua thử thách suốt đêm trên quãng đường 18 dặm (29 km) trong khi phải đeo ba lô 18 kg. Trọng lượng ba lô sau đó được tăng lên, các yêu cầu về thời gian để hoàn thành nhiệm vụ cũng tăng. Việc kiểm tra thể chất kết thúc bằng cuộc hành quân 64 km (40 dặm) với chiếc ba lô nặng 20 kg trên địa hình cực kỳ khó khăn. Ngoài các yêu cầu về thể chất, các ứng viên cũng phải vượt qua nhiều bài kiểm tra tâm lý. Một hội đồng bao gồm các nhà tâm lý học và chỉ huy Delta sẽ yêu cầu ứng viên trả lời một loạt câu hỏi để mổ xẻ mọi khía cạnh tinh thần của người lính. Sau quá trình phỏng vấn, chỉ huy đơn vị sẽ tiếp cận ứng viên và thông báo cho cá nhân nếu người đó được chọn. Dù các ứng viên cho lực lượng Delta đều là nền tảng huấn luyện và kỹ thuật chiến đấu tốt, nhưng tỷ lệ trượt vẫn trên mức 90%. Các ứng viên hoàn thành khóa tuyển chọn vẫn có thể bị loại nếu không được đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ban tuyển chọn. Huấn luyện. Sau khi vượt qua vòng loại, ứng viên phải tham gia Khóa Huấn luyện Đặc nhiệm (Operator Training Course) kéo dài 6 tháng với khoảng 30-40% số ứng viên tiếp tục bị loại do quá trình huấn luyện căng thẳng và đạt tới cực hạn chịu đựng của mỗi người. Các khóa đào tạo khắc nghiệt và tỷ lệ đào thải cao khiến chỉ có những ứng viên ưu tú nhất mới được nhận vào đặc nhiệm Delta. Theo hồi ký Bên trong Lực lượng Delta của cựu đặc nhiệm Lực lượng Delta Eric Haney, Khóa Huấn luyện Đặc nhiệm dài khoảng 6 tháng. Nội dung khóa luôn được cập nhật, nhưng kỹ năng chung bao gồm chống khủng bố và phản gián, sử dụng súng và các vũ khí chuyên dụng khác : Năm 2008, một video clip thể hiện các công tác huấn luyện và tác chiến của Lực lượng Delta, mục đích ban đầu là tuyển mộ trong quân, bị lộ và đăng lên mạng internet. Video được đăng trên báo mạng Military.com tại đây. So sánh với SEAL Team Six. Theo Business Insider, nhiệm vụ chính của Delta là chống khủng bố nhưng nó có khả năng đảm trách nhiều loại hình nhiệm vụ bí mật, không giới hạn địa lý như giải cứu con tin, tấn công chiến thuật. Trong khi đó, biệt kích SEAL là lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Mỹ. Họ thực hiện các nhiệm vụ liên quan hoặc xuất phát từ môi trường nước. Phương tiện chiến đấu của Delta chuyên trách trên mặt đất trong khi phương tiện chiến đấu của SEAL vận hành trên biển. Tuy nhiên, lực lượng SEAL được trang bị nhiều khí tài giúp họ hoạt động tốt trên đất liền sau khi đổ bộ từ biển. Cả Delta lẫn SEAL đều thuộc quân số SMU do JSOC quản lý, thực hiện các nhiệm vụ bí mật trên khắp thế giới. Mỗi đơn vị có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau nhưng nhiệm vụ chính vẫn là chống khủng bố. Ví dụ Delta đã trừ khử trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi thuộc lực lượng IS tại Syria, còn Biệt đội SEAL 6 đã loại bỏ trùm khủng bố Osama bin Laden vài năm trước. Theo các cựu binh  của hai đơn vị này tiết lộ thì có 5 điểm nhấn khác biệt giữa hai đơn vị tinh nhuệ bậc nhất này: Trong truyền thông đại chúng. Những người đầu tiên tham gia Đại đội C thuộc Lực lượng Delta còn tham dự Chiến dịch Gothic Serpent ở Somalia. Trận Mogadishu của chiến dịch này được chuyển thành phim "Diều hâu gãy cánh", đạo diễn bời Ridley Scott. Trong vụ tấn công khu sứ quán và căn cứ CIA ở Benghazi, Lybia năm 2012, 2 đặc nhiệm Delta tham gia vào chiến dịch giải cứu là David Halburner và Tate Jolly. Sự việc được chuyển thể thành bộ phim "" của đạo diễn Michael Bay Bộ phim truyền hình The Unit sản xuất năm 2006 với nội dung là một nhóm đặc nhiệm dựa trên Lực lượng Delta. Bộ phim dựa trên hồi ký Bên trong Lực lượng Delta (Inside Delta Force) của Eric Haney. Nhiều sách viết về Lực lượng Delta đã được xuất bản, ví dụ như Diều hâu gãy cánh của nhà báo Mark Bowden (sau chuyển thành phim cùng tên), Bên trong Delta Force (Inside Delta Force) của cựu đặc nhiệm Đại đội B Delta Thượng sĩ Nhất Eric Haney, hồi ký của Đại tá Charles Beckwith, và bộ sách về Delta của Thiếu tá Thomas Greer, trung đội trưởng Đại đội A Delta chỉ huy 90 người cải trang dân Pashto trong trận Tora Bora năm 2001 nhằm bắt bin Laden, bút danh Dalton Fury.
1
null
Biệt kích (đôi khi còn gọi là biệt động hay đặc công) có thể là một binh lính riêng lẻ hoặc một đơn vị quân đội đặc biệt. Theo quan điểm hiện đại, biệt kích là bộ binh hạng nhẹ đặc biệt tinh nhuệ hoặc/và các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt, nhất là trong các hoạt động nhảy dù, đổ bộ, đột kích... hay các kĩ thuật tương tự, để dẫn đường hoặc thực hiện nhiệm vụ tấn công. Đặc công Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo ra một số trong những đơn vị biệt động hiệu quả nhất thế giới trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai (quân đội Việt Nam thường gọi các đơn vị này là đặc công). Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ và CIA đã cho thành lập rất nhiều đơn vị biệt kích như Navy Seal (ngoại trừ đơn vị SEAL Team 6 còn gọi là D.E.V.G.R.U thì sau năm 1975 nhiều năm mới thành lập), Mũ nồi xanh, Delta Force MACV-SOG.
1
null
Theo luật, người nước ngoài () là bất kỳ người nào (bao gồm cả tổ chức) không phải là công dân hoặc quốc tịch của một quốc gia cụ thể, mặc dù các định nghĩa và thuật ngữ khác nhau ở một mức độ nào đó tùy thuộc vào lãnh thổ hoặc khu vực. Tuy nhiên, khái quát hơn, thuật ngữ "người ngoại kiều" được coi là đồng nghĩa với người nước ngoài. Từ vựng. Thuật ngữ "alien" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ Tiếng Latinh "alienus", từ đó lại có nguồn gốc từ "mancupatis" trong ngôn ngữ Ấn-Âu, (một bộ lạc thuộc nền văn minh Etrusca), có nghĩa là "nô lệ". Tiếng Latinh sau này có nghĩa là người lạ, người nước ngoài hoặc người không có quan hệ huyết thống.Các thuật ngữ tương tự như "người nước ngoài" trong ngữ cảnh này bao gồm "người ngoại kiều" và "người đổ bộ". Phân loại. Người nước ngoài có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
1
null
Thủy quân lục chiến Campuchia (tiếng Pháp: "Corps de Fusiliers-Marins Khmères" – CFMK) là binh chủng lính thủy đánh bộ của Hải quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Marine National Khmère" – MNK) trong cuộc nội chiến Campuchia 1970–1975. Lịch sử hình thành. Hải quân Hoàng gia Khmer đầu tiên thành lập thành phần lính thủy vào năm 1954–1955, bao gồm bốn tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (tiếng Pháp: "Bataillons de Fusiliers-Marins" - BFM) nhằm duy trì việc phòng vệ cố định. Thủy quân lục chiến Hải quân Quốc gia Khmer vẫn là một lực lượng quân sự nhỏ trong 3 năm đầu của cuộc chiến. Năm 1973, Hải quân Quốc gia Khmer được ủy quyền để tăng gấp đôi sức mạnh của nó, bao gồm cả việc mở rộng 11 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến. Các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ được triển khai song song Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer, cùng với lực lượng với Thủy quân chiến đấu như là một lực lượng ngăn chặn dọc theo đường thủy chủ yếu của đất nước. Tháng 12 năm 1973, chiến lược chiến tranh thường sử dụng một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tuần tra bờ biển, bốn tiểu đoàn dành riêng cho việc đảm bảo an ninh bến cảng và bốn tiểu đoàn còn lại hoạt động dọc theo hành lang sông Mê Kông. Về sau, tăng cường thêm hai tiểu đoàn, được thành lập vào năm 1974, hình thành từ lực lượng địa phương quân đã giải tán của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer. Tháng 9 năm 1974, Thủy quân lục chiến Campuchia đã bắt đầu sa sút tinh thần. Dù mục đích ban đầu là dành cho việc phòng thủ cố định, về sau những tiểu đoàn lính thủy đánh bộ này đã được sử dụng như lực lượng can thiệp vào các chiến dịch tấn công; 10 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ được dùng trong vai trò này vào thời điểm đó, với tiểu đoàn thứ 11 đang được huấn luyện. Tuy nhiên, thủy quân lục chiến đã từ chối nhiệm vụ nguy hiểm phải trả so sánh với chi phí của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer và vấn nạn đào ngũ ngày càng tăng khó mà khắc phục. Vũ khí và trang bị. Vũ khí và trang bị được các tiểu đoàn bộ lính thủy đánh bộ Campuchia sử dụng là dựa theo tiêu chuẩn cấp phát của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer, chủ yếu là do Mỹ viện trợ, được bổ sung bằng cách đoạt khối vũ khí nhỏ của các quốc gia cộng sản tịch thu từ đối phương trong quá trình hoạt động của họ.
1
null
Biệt đội Hải cẩu Campuchia hay còn gọi là Lực lượng đột kích SEAL Campuchia (tiếng Anh: "Cambodian Navy SEALs") là lực lượng đặc nhiệm hải quân chính của Hải quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Marine National Khmère" – MNK) trong suốt cuộc nội chiến Campuchia 1970–1975. Lịch sử hình thành. Vào giữa năm 1973 Hải quân Quốc gia Khmer bắt đầu xây dựng đơn vị chiến tranh đặc biệt với tên gọi Biệt đội Hải cẩu Campuchia hoặc gọi tắt là Biệt Hải Campuchia. Một nhóm tân binh ban đầu được lấy từ một đơn vị chiến đấu bơi lội hiện có và gửi đến Căn cứ Hải quân Đổ bộ Coronado, San Diego, California ở Hoa Kỳ và Căn cứ Hải quân vịnh Subic ở Philippines để tham gia khóa huấn luyện cơ bản. Các khóa học nhảy dù được tiến hành tại Trung tâm huấn luyện nhảy dù Pochentong, trong khi các hồ bơi ở Sân vận động Olympic tại khu phức hợp thể thao Cércle Sportif ở thủ đô Phnôm Pênh được dùng cho các khóa học lặn. Cơ cấu và tố chức. Trụ sở chính đặt tại Căn cứ Hải quân Chrui Chhangwar đối diện Phnôm Pênh, các đơn vị tham chiến vào giữa năm 1974 tổng cộng gồm 90 biệt kích quân được chia theo thông lệ của Biệt đội Hải cẩu Hoa Kỳ thành ba đội đứng đầu bởi Thượng sĩ Hải quân (tiếng Pháp: "Premier Maître") Set Chan. Họ được cấu trúc lại như sau: Hoạt động. Biệt đội Hải cẩu Campuchia cung cấp thông tin tình báo có giá trị cho MNK trong khi hoạt động với vai trò đội trinh sát dọc theo bờ sông Mê Kông và là đội quân xung kích trong các chiến dịch tấn công đổ bộ. Đồng thời, họ còn là lực lượng đã cố gắng bảo vệ Căn cứ Hải quân Chrui Chhangwar cho đến những ngày cuối cùng của chiến tranh. Vũ khí và trang bị. Vũ khí và trang bị của Biệt đội Hải cẩu Campuchia được phân phát theo tiêu chuẩn cơ bản của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (FANK), chủ yếu là phần bổ sung ban đầu của Mỹ bằng cách đoạt vũ khí của Liên Xô hay Trung Quốc lấy từ kho của đối phương chiếm được trong quá trình hoạt động.
1
null
Tiểu đoàn Biệt kích dù Campuchia (tiếng Pháp: "Battaillon de Commandos Parachutistes – BCP") là một trong những đơn vị lực lượng đặc biệt chính của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Forces Armées Nationales Khmères" – FANK), chiến đấu trong giai đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến Campuchia 1970–1975. Lịch sử hình thành. Tiểu đoàn Biệt kích dù Campuchia được hình thành từ một nhóm quân số 60 người được gửi đến Indonesia vào tháng 3 năm 1972 để tham dự khóa học tại Trường huấn luyện biệt kích dù Batujajar nằm gần Bandung ở Tây Java.Tuy nhiên, một số lượng đáng kể trong đội bao gồm những tân binh được rút ra từ cộng đồng thiểu số người Chăm Hồi giáo của Campuchia. Sau khi hoàn thành khóa học chín tháng do các giáo viên Bộ Tư lệnh lực lượng đặc biệt Indonesia Kopassus hướng dẫn, cả đội trở về Phnôm Pênh vào tháng 11 năm 1972. Ngay khi trở về, khoảng 20 thành viên của đội được phân công vào Lữ đoàn 5 Bộ binh FANK mà phần lớn là người Hồi giáo, 36 sinh viên Chăm tốt nghiệp còn lại đã được bàn giao cho một đơn vị nghi lễ đóng tại Thủ đô Campuchia cho đến năm 1974. Họ còn được dùng làm cán bộ cho Tiểu đoàn Biệt kích dù Campuchia vào tháng 3 năm 1975, tuy quản lý lỏng lẻo theo sự phân công của lực lượng đặc biệt Khmer, biệt kích dù đã điều quân đến bảo vệ vành đai phòng thủ phía tây bắc Phnôm Pênh nhưng không thể ngăn nổi sức tiến công dữ dội của Khmer Đỏ cho đến đầu tháng 4 thì tan rã hoàn toàn. Vũ khí và trang bị. Tiểu đoàn Biệt kích dù Campuchia sử dụng vũ khí và trang thiết bị tiêu chuẩn của Mỹ được phân phát cho toàn đội hình FANK, dù vẫn chưa rõ nếu họ đã từng sử dụng vũ khí nhỏ thu được của Liên Xô hay Trung Quốc như các đơn vị đặc biệt của Campuchia.
1
null
Lực lượng đặc nhiệm 911 hay Tiểu đoàn Biệt kích dù 911 (tiếng Anh: "911 Special Forces" hoặc "911 Para-Commando Battalion") là một đơn vị lực lượng đặc biệt của Quân đội Hoàng gia Campuchia đóng ở phía tây thủ đô Phnôm Pênh. Hầu hết tiểu đoàn đều tốt nghiệp khóa huấn luyện biệt kích từ lực lượng đặc biệt Kopassus của quân đội Indonesia, 911 khá tương đồng với Kopassus, thậm chí họ cũng đội mũ nồi cùng màu đỏ, huy hiệu biệt kích và quân phục ngụy trang như Kopassus. Để tốt nghiệp ra trường, tất cả các học viên phải trải qua kỳ kiểm tra. Nếu đậu, học viên sẽ nhận được mũ nồi đỏ và một cái cánh huy hiệu. Tiểu đoàn có nhiều đơn vị, bao gồm các tay súng bắn tỉa, các đơn vị hải quân và một sư đoàn chống khủng bố. Vũ khí và trang bị. Trang bị của lực lượng đặc biệt khác biệt so với phần còn lại trong quân đội. Ví dụ, súng trường AK-47 (Kiểu 56), mặc dù đáng tin cậy và phong phú nhưng lại không chính xác và quá mạnh để sử dụng an toàn bởi lực lượng tinh nhuệ chuyên tiến hành cận chiến và tình huống bắt làm con tin. Lực lượng Đặc nhiệm 911 còn sử dụng biến thể 5.56mm của loạt súng trường tấn công báng gập QBZ-95 mới. Về mặt kỹ thuật súng này là QBZ-97, kiểu 97A. Súng trường có một chế độ nổ 3 lần và một thiết bị được sử dụng để mở chốt, trong khi cũng mang theo một vỏ bọc thay thế được Tập đoàn Jian She của Trung Quốc chế tạo.
1
null
Phương diện quân Pribaltic 1 (tiếng Nga: "1-й Прибалтийский фронт"), còn gọi là Phương diện quân Baltic 1, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Pribaltic 1 được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943, theo chỉ thị ngày 12 tháng 10 năm 1943 của Đại bản doanh về việc đổi tên Phương diện quân Kalinin thành Phương diện quân Pribaltic 1. Từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 21 tháng 11 năm 1943, lực lượng phương diện quân đã tiến hành một cuộc tấn công theo hướng Vitebsk-Polotsk. Với sự hỗ trợ của Phương diện quân Pribaltic 2, lực lượng phương diện quân đã có thể đột nhập vào tuyến phòng thủ của Đức ở chiều sâu 45–55 km và đánh chiếm thọc sâu cụm đô thị và cứ điểm tại Vitebsk của quân Đức. Kết quả của chiến dịch Gorodok 1943, cụm quân Đức đã bị đánh bại và các mỏm nhô trong tuyến phòng thủ bị phá hủy. Kết quả là, một vị trí bàn đạp thuận lợi cho Hồng quân đã được hình thành gần Vitebsk. Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1944, cùng với Phương diện quân Tây, lực lượng phương diện quân Prbaltic 1 đã tiến hành chiến dịch Vitebsk. Kết quả của chiến dịch, Hồng quân Liên Xô cải thiện được hướng chiến cuộc có lợi, xuyên thủng tuyến phòng thủ và vây chặt quân Đức ở Vitebsk. Ngày 23 tháng 6, Chiến dịch Bagration mở màn. Phối hợp với Phương diện quân Belorussia 3, lực lượng phương diện quân Prbaltic 1 thực hiện Chiến dịch Vitebsk-Orsha, đánh quỵ cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung Tâm của Đức. Các đơn vị của Hồng quân Liên Xô đã tiếp cận được đến ngoại vi của thành phố Polotsk. Nhân đà thắng lợi, phương diện quân thực hiện tiếp Chiến dịch Polotsk, đánh tan cụm quân Đức tại đây và tiến sâu thêm 120–160 km ở cánh trái. Các điều kiện thuận lợi đã được tạo ra cho sự phát triển cuộc tấn công của Hồng quân vào Daugavpils và Šiauliai. Vào tháng 7, các lực lượng thuộc phương diện quân đã thực hiện chiến dịch Šiauliai, đánh tan tát lực lượng quân Đức ở Panevezys-Šiauliai. Tiếp đó, phương diện quân phát động tiếp cuộc tấn công vào thành phố Riga để cắt đứt liên lạc trên bộ của Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức với Đông Phổ, tiến đến Vịnh Riga. Tuy nhiên, đến tháng 8, các đơn vị phương diện quân đã lùi lại 30 km về phía nam. Vào tháng 9, lực lượng phương diện quân tham gia vào Chiến dịch tấn công Riga (1944). Đầu tháng 10, Hồng quân Liên Xô đã giáng một đòn bất ngờ vào Memel (Klaipeda). Sau khi hoàn thành Chiến dịch tấn công Memel, phương diện quân phối hợp với với lực lượng của phương diện quân Pribaltic 2, chặn đường rút lui khỏi đất liền của cụm quân Đức ở Kurland, sau đó thực hiện các hoạt động chiến đấu để tiêu diệt nó. Tháng 1 năm 1945, phương diện quân tham gia một phần vào Chiến dịch Đông Phổ. Lực lượng phương diện quân đã hỗ trợ phương diện quân Belorussia 3 trong việc đánh bại cụm quân Đức ở Tilsit. Đồng thời, vào cuối tháng 1, phương diện quân phát động chiến dịch tấn công cụm quân Đức ở vùng Klaipeda, thủ tiêu hoàn toàn đầu cầu Memel và giải phóng thành phố Memel (Klaipeda) vào ngày 28 tháng 1. Đầu tháng 2 năm 1945, lực lượng phương diện quân cùng với phương diện quân Belorussia 3, đã tham gia vào chiến dịch tiêu diệt các cụm quân Đức ở Đông Phổ, đẩy các cụm quân Đức về sát biển trên Bán đảo Zemland và khu vực Königsberg (Kaliningrad). Các đơn vị thuộc phương diện quân tác chiến trên hướng Courland được chuyển thuộc phương diện quân Pribaltic 2. Kể từ ngày 17 tháng 2, tất cả mọi nỗ lực của phương diện quân tập trung vào việc loại bỏ cụm quân Zemland của Đức. Ngày 24 tháng 2 năm 1945, Đại bản doanh ra chỉ thị giải thể Phương diện quân Pribaltic 1. Các đơn vị trực thuộc phương diện quân được tổ chức thành Cụm tác chiến Zemland thuộc Phương diện quân Belorussia 3. Trong Chiến dịch Königsberg, lực lượng của phương diện quân, lúc này đứng dưới tên gọi Cụm tác chiến Zemland, đã chiếm được Königsberg vào tháng 4 năm 1945.
1
null
Phương diện quân Pribaltic 2 (tiếng Nga: "2-й Прибалтийский фронт"), hay Phương diện quân Baltic 2, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Pribaltic 2 được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943, đổi tên từ Phương diện quân Pribaltic, mà 10 ngày trước đó còn mang tên là Phương diện quân Bryansk. Từ ngày 1 đến ngày 21 tháng 11 năm 1943, cánh trái của phương diện quân tham gia Chiến dịch Polotsk - Vitebsk. Tháng 1, 2 năm 1944, phương diện quân tham gia Chiến dịch Leningrad-Novgorod 1944. Trong chiến dịch Staraya Russa-Novorzhev, lực lượng phương diện quân tiến đến được Ostrov, Pushkinskiye Gory và Idritsa. Tháng 7 năm 1944, trong chiến dịch Rezhitsa - Dvinsk, phương diện quân đã tiến xa được 200 km về phía Tây. Tháng 8, lực lượng phương diện quân đã tiến hành cuộc tấn công Madona, trong đó đã tiến thêm 60–70 km dọc theo bờ phía bắc của sông Daugava và giải phóng thành phố Madona, một đầu mối giao thông của các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Tháng 9, 10 năm 1944, trong Chiến dịch Baltic, lực lượng phương diện quân đã tham gia tiến công Riga và đến ngày 22 tháng 10 đã đến biển Baltic gần sông Memel, phối hợp với Phương diện quân Pribaltic 1, vây chặt các cụm quân Đức thuộc Cụm tập đoàn quân Bắc ở chiếc túi Courland. Từ tháng 2 năm 1945, lực lượng của phương diện quân cũng được tăng cường bởi các đơn vị thuộc Phương diện quân Pribaltic 1 đang tác chiến trên hướng Courland. Cho đến tháng 4 năm 1945, nhiệm vụ của phương diện quân là tiếp tục phong tỏa và chiến đấu để tiêu diệt Cụm tập đoàn quân Kurland, trên thực tế là những nhóm tàn quân của Cụm tập đoàn quân Bắc được đổi tên. Ngày 1 tháng 4 năm 1945, phương diện quân bị giải thể. Các đơn vị trực thuộc được tổ chức lại thành Cụm tác chiến Courland thuộc phương diện quân Leningrad. Nhiệm vụ của cụm tác chiến là tiếp tục vây bọc, cầm giữ quân Đức tại Courland, ngăn không có có khả năng can thiệp vào chiến cuộc cho đến khi quân Đức đầu hàng.
1
null
Phương diện quân Pribaltic 3 (tiếng Nga: "3-й Прибалтийский фронт"), hay Phương diện quân Baltic 3, là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Phương diện quân đã tham gia một loạt các chiến dịch ở các nước vùng Baltic, mà cao điểm là giải phóng Riga ngày 13 tháng 10 năm 1944. Lịch sử. Phương diện quân Pribaltic 3 được thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 1944 theo chỉ thị của Stavkangày 18 tháng 4 năm 1944, trên cơ sở các đơn vị ở cánh trái (phía Nam) của Phương diện quân Leningrad. Biên chế ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân hợp thành 42, 54, 67 và tập đoàn quân không quân 14. Cơ quan bộ tư lệnh được thành lập trên cơ sở bộ tư lệnh Tập đoàn quân 20. Thượng tướng Ivan Maslennikov được chỉ định làm Tư lệnh phương diện quân. Ủy viên Hội đồng Quân sự là Trung tướng Mikhail Rudakov. Tham mưu trưởng là Trung tướng Vladimir Vashkevich. Phương diện quân tham gia các Chiến dịch Pskov-Ostrov và Chiến dịch Tartu. Sau khi giải phóng thành phố Riga, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã giải thể Phương diện quân Pribaltic 3 vào ngày 16 tháng 10 năm 1944. Bộ khung chỉ huy và tập đoàn quân 54 được rút về dự bị cho Bộ Tổng tư lệnh Tối cao. Các đơn vị còn lại được chuyển đến Phương diện quân Leningrad (tập đoàn quân 67), Phương diện quân Pribaltic 1 (tập đoàn quân 61) và Phương diện quân Pribaltic 2 (tập đoàn quân xung kích 1 và tập đoàn quân không quân 14). Trong thời gian 179 ngày tồn tại, Phương diện quân Pribaltic 3 thương vong và mất tích trong chiến đấu 43.155 binh sĩ, bị thương, bệnh tật và mất khả năng chiến đấu 153.876 người.
1
null
Phương diện quân Belorussia 1 (tiếng Nga: "1-й Белорусский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Đây được xem là phương diện quân mạnh nhất và là đơn vị tác chiến chiến lược chủ lực của Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đặc biệt tại chiến dịch Bagration, chiến dịch Wisla-Oder và Chiến dịch Berlin. Lịch sử. Thành lập. Phương diện quân Belorussia 1 được thành lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1944 theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 17 tháng 2 năm 1944, trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Belorussia, phụ trách hướng chiến lược Tây Belorussia. Ngay trong khi quá trình thành lập chính thức, từ ngày 21-26 tháng 2 năm 1944, lực lượng cánh phải của phương diện quân đã tiến hành chiến dịch Rogachyov-Zhlobin, chiếm được đầu cầu trên hữu ngạn sông Dniepr, giải phóng Rogachyov. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, theo chỉ thị của Stavka ngày 2 tháng 4 năm 1944, phương diện quân được đổi tên lại thành Phương diện quân Belorussia. Tái lập. Phương diện quân Belorussia 1 được tái lập ngày 16 tháng 4 năm 1944 theo chỉ thị của Stavka ngày 12 tháng 4 năm 1944, trên cơ sở đổi tên một lần nữa Phương diện quân Belorussia. Trong Chiến dịch Bagration từ ngày 24 đến 29 tháng 6 năm 1944, lực lượng phương diện quân đã tiến hành chiến dịch Bobruysk, bao vây và tiêu diệt hơn 6 sư đoàn Đức Quốc xã, gây thương vong 40.000 quân Đức. Từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7, phương diện quân tham gia chiến dịch Minsk. Từ ngày 18 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8, lực lượng phương diện quân tiến hành chiến dịch Lublin-Brest, vượt qua sông Wisła, chiếm được đầu cầu Magnushevsky và Pulavsky ở phí tả ngạn, giải phóng các thành phố Brest, Siedlce và Lublin. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1944, lực lượng phương diện quân tiến hành các hoạt động chiến đấu để giữ và mở rộng các đầu cầu trên Wisła (đầu cầu Magnushevsky) và Narew (đầu cầu Serotsky, đầu cầu Ruzhany), chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa đông. Trong những cuộc giao chiếc khốc liệt, chỉ riêng tháng 8-9 năm 1944, thương vong của Phương diện quân Belorussia 1 đã vượt quá 170.000 người, trong đó có hơn 30.000 người chết. Từ ngày 14 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 1945, lực lượng phương diện quân tham gia Chiến dịch Wisla-Oder, thực hiện chiến dịch Warszawa-Poznan, giải phóng phần trung tâm của Ba Lan và Warszawa, tiến đến sông Oder, thiết lập được đầu cầu ở tả ngạn sông tại Bắc và Nam Kostrzyn. Chỉ riêng trong trận Poznań, từ ngày 25 tháng 1, lực lượng phương diện quân đã bao vây và tiêu diệt cụm 66.000 quân Đức tại thành phố pháo đài Poznań, cuối cùng chiếm được thành phố vào ngày 23 tháng 2. Từ ngày 10 tháng 2 đến 4 tháng 4, lực lượng cánh phải của phương diện quân tham gia chiến dịch chiến lược Đông Pomerania, giải phóng phần phía Bắc Ba Lan, đồng thời đánh chiếm, củng cố và mở rộng các đầu cầu trên sông Oder. Sau khi chiếm được Ba Lan và Đông Phổ, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã bố trí lại lực lượng để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Berlin. Lực lượng của phương diện quân Belorussia 1 được triển khai dọc theo sông Oder từ phía Nam Frankfurt đến Baltic, tập trung vào khu vực phía trước Cao nguyên Seelow. Các đơn vị cánh trái của Phương diện quân Belorussia 2 được di chuyển vào các vị trí đang bị bỏ trống bởi Phương diện quân Belorussia 1 ở phía Bắc của Cao nguyên Seelow. Đồng thời với việc tái bố trí, Hồng quân Liên Xô cũng thanh toán các ổ kháng cự còn sót lại của tàn quân Đức ở gần Danzig. Từ ngày 16 tháng 4 đến 8 tháng 5, lực lượng phương diện quân là mũi tiến công chủ lực trong chiến dịch công phá Berlin, phối hợp với Phương diện quân Belorussia 2 ở cánh Bắc và Phương diện quân Ukraina 1 ở cánh Nam, công phá thủ đô Berlin của Đức Quốc xã. Tuy gặp khó khăn rất lớn trong cuộc tấn công để vượt qua cao nguyên Seelow, nhưng sau 3 ngày, lực lượng phương diện quân đã đột phá qua tuyến phòng thủ kiên cố của quân Đức và tiếp cận vùng ngoại ô Berlin. Đến ngày 25 tháng 4, vòng vây Berlin đã hình thành khi các đơn vị của Phương diện quân Belorussia 1 và Phương diện quân Ukraina 1 gặp nhau tại Kietzen, phía Tây Berlin. Sau một tuần giao chiến ác liệt trên các đường phố Berlin, vào lúc 15:00 giờ địa phương ngày 2 tháng 5, tướng Helmuth Weidling, chỉ huy quân đồn trú tại Berlin, đã gửi thông báo đến tướng Vasily Chuikov tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 10 tháng 6 năm 1945, phương diện quân được giải tán theo chỉ thị của Stavka ngày 29 tháng 5 năm 1945. Bộ chỉ huy và các đơn vị trực thuộc được tổ chức thành Bộ chỉ huy lực lượng chiếm đóng của Liên Xô tại phần lãnh thổ kiểm soát trên nước Đức.
1
null
Phương diện quân Belorussia 2 (tiếng Nga: "2-й Белорусский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Hướng tác chiến chủ yếu của phương diện quân trong thời gian chiến tranh là Belarus, Ba Lan và Đông Phổ. Phương diện quân Belorussia 2 được thành lập vào tháng 2 năm 1944 khi Liên Xô đẩy lùi người Đức về phía Byelorussia. Đại tá Pavel Kurochkin trở thành chỉ huy đầu tiên. Lịch sử. Thành lập. Phương diện quân Belorussia 2 được thành lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1944 theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 17 tháng 2 năm 1944 với mục đích chuẩn bị cho hướng tấn công ở Belarus. Lực lượng chủ lực ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 47, 61, 70 và tập đoàn quân không quân 6. Hạm đội Dniepr cũng được phối thuộc vào lực lượng của phương diện quân. Ngày 15 tháng 3, phương diện quân đã tiến hành cuộc tấn công lớn vào tuyến tiếp giáp giữa Cụm tập đoàn quân Trung tâm và Cụm tập đoàn quân Nam của Đức Quốc xã. Ban đầu, lực lượng của phương diện quân phát triển thuận lợi, giải phóng được Kovel, nhưng sau những trận chiến khốc liệt, họ đã bị quân Đức đẩy lùi. Do thiếu lực lượng, bộ chỉ huy Liên Xô buộc phải ra lệnh ngừng tiến công. Trong Chiến dịch tấn công Polesia, tuy không hoàn thành tất cả các mục tiêu đề ra, nhưng phương diện quân đã giam chân được một lực lượng lớn của quân Đức, tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc tấn công tiếp theo ở Belarus. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, phương diện quân được giải thể theo chỉ thị của Stavka ngày 2 tháng 4 năm 1944. Các đơn vị trực thuộc được chuyển sang Phương diện quân Belorussia 1. Tái lập. Phương diện quân Belorussia 2 được tái lập ngày 24 tháng 4 năm 1944 theo chỉ thị Stavka ngày 19 tháng 4 năm 1944. Thành phần chủ lực của phương diện quân gồm có các tập đoàn quân 33, 49, 50 và tập đoàn quân không quân 4, rút ra từ Phương diện quân Tây (sau đó đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 3). Trong tháng 5 năm 1944, phương diện quân chiến đấu trên các chiến trường địa phương ở Belorussia, bí mật chuẩn bị cho Chiến dịch Bagration. Ngày 23 tháng 6, Chiến dịch Bagration bắt đầu, các lực lượng của phương diện quân đã tiến hành tấn công theo hướng Mogilev, phá vỡ tuyến phòng thủ kiên cố của quân Đức dọc theo các con sông Pronya, Basya và Dnieper và đến ngày 28 tháng 6 đã giải phóng Mogilev. Tháng 7 năm 1944, phương diện quân phối hợp chặt chẽ với các phương diện quân khác, đã tham gia giải phóng Minsk và Białystok. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1944, phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Belorussia 1, thực hiện chiến dịch Lomza-Ruzhan, mở rộng địa bàn kiểm soát ở Tây Belarus và Đông Ba Lan, xây dựng đầu cầu chiến lược cho cuộc tấn công của Hồng quân trong chiến dịch Đông Phổ vào tháng 1 năm 1945. Vào ngày 14 tháng 1, phương diện quân đã phát động cuộc tấn công ở Đông Phổ. Đến ngày 26 tháng 1, các đơn vị thuộc phương diện quân đã tiến sâu 230 km, chiếm được một đầu cầu ở khu vực Bromberg bên bờ trái của Vistula, sau đó tiến đến bờ biển Baltic ở khu vực Tolkemit và cắt rời các lực lượng Đức ở Đông Phổ với khu vực nội địa của Đức. Ngày 10 tháng 2, phương diện quân tiến hành cuộc tấn công ở Đông Pomerania. Trong 10 ngày chiến đấu khốc liệt và dai dẳng, các đơn vị thuộc phương diện quân chỉ có thể tiến được 40–60 km và buộc phải ngừng cuộc tấn công. Ngày 24 tháng 2, phương diện quân được tăng cường thêm tập đoàn quân 19 và tập đoàn quân xung kích 2, đã tấn công Keslin. Cùng lúc đó, lực lượng cánh phải của Phương diện quân Belorussia 1 cũng phát động tấn công. Đến ngày 5 tháng 3, lực lượng của cả 2 phương diện quân đã cắt ngang cụm quân Đức ở Đông Pomerania và đến bờ biển Baltic. Sau đó, Phương diện quân Belorussia 2 bắt đầu tiến về phía Đông Đắc, nắm quyền kiểm soát các thành phố Gdynia và Danzig. Sau khi kết thúc chiến dịch Đông Pomerania, các đơn vị thuộc phương diện quân được đưa vào trận chiến quyết định cho Berlin. Ngày 16 tháng 4, phương diện quân đã tiến hành tấn công, vượt qua Oder ở vùng thấp hơn và tiến sâu 200 km, đánh bại cụm quân Stenier, đảm bảo cho sườn phải của Phương diện quân Belorussia 1 khi tiến vào Berlin từ phía bắc. Một bộ phận của tập đoàn quân 19 tiến vào kiểm soát hòn đảo Bornholm của Đan Mạch vào ngày 9 tháng 5. Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Phương diện quân Belorussia 2 được giải thể theo chỉ thị của Stavka ngày 29 tháng 5 năm 1945.
1
null
Phương diện quân Belorussia 3 (tiếng Nga: "3-й Белорусский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Belorussia 3 được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 1944 theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao ngày 19 tháng 4 năm 1944, trên cơ sở cải tổ từ phần còn lại của Phương diện quân Tây (sau khi tách ra một phần để thành lập Phương diện quân Belorussia 2. Trải qua hơn 380 ngày chiến đấu, Phương diện quân Belorussia 3 đã tiến quân trên một hành trình dài, từ khu vực cách 50 km về phía Đông Nam Vitebsk (Nga) đến Königsberg ở Đông Phổ (nay là Kaliningrad), tham gia các chiến dịch Bagration, Baltic, và Đông Phổ. Tổn thất của phương diện quân là 166.838 người chết, 9.292 người mất tích và 667.297 người bị thương, bệnh tật và mất sức chiết đấu. Mặc dù tổn thất lớn, nhưng phần lớn hoạt động của tPhương diện quân Belorussia 3 là chiến thắng, chỉ với một trong số ít những thất bại xảy ra trong Chiến dịch Gumbinnen vào tháng 10 năm 1944. Phương diện quân Belorussia 3 được giải thể vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 theo lệnh của Dân ủy Quốc phòng.
1
null
Phương diện quân Ukraina 2 (tiếng Nga: "2-й Украинский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, hoạt động trên hướng Tây Nam Ukraina, Đông Nam và Trung Âu. Lịch sử. Phương diện quân được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943 trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Thảo nguyên, theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 16 tháng 10 năm 1943. Từ tháng 10-12 năm 1943, lực lượng phương diện quân đã thực hiện các chiến dịch Pyatikhat và Znamenska để mở rộng đầu cầu bị chiếm giữ ở bờ phải sông Dniepr trên đoạn từ Kremenchug đến Dnepropetrovsk, đến ngày 20 tháng 12 đã đến được Kirovograd và Krivoy Rog. Trong đợt tấn công chiến lược của Hồng quân vào bờ phải Ukraina vào mùa đông năm 1944, lực lượng phương diện quân thực hiện Chiến dịch tấn công Kirovograd, sau đó phối hợp với Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky, bao vây và tiêu diệt 10 sư đoàn Đức. Mùa xuân năm 1944, phương diện quân tiến hành Chiến dịch tấn công Uman–Botoşani, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 1, đánh bại Tập đoàn quân 8 (Đức) và một phần lực lượng của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức). Kết quả chiến dịch, dải phòng thủ của Cụm tập đoàn quân Nam của Đức bị cắt đôi, một phần quan trọng của khu vực bờ phải Ukraina và Moldavia được giải phóng, Hồng quân bắt đầu tiến vào biên giới Romania. Tháng 8 năm 1944, phương diện quân tham gia Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, tiêu diệt 22 sư đoàn Đức và gần như tất cả các sư đoàn Rumani tham chiến. Thất bại này buộc Romania phải rút ra khỏi chiến tranh. Thậm chí, quân đội Rumani còn phối hợp với lực lượng phương diện quân trong Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad vào tháng 9 năm 1944, giải phóng gần như hoàn toàn lãnh thổ của Romania và gây ra thiệt hại lớn cho quân Đức. Tháng 10 năm 1944, phương diện quân tiến hành Chiến dịch Debrecen, đánh bại Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) và chiếm được vị trí bàn đạp thuận lợi để tiến đánh quân Đức ở khu vực Budapest. Sau đó, lực lượng của phương diện quân phối hợp với một phần lực lượng của Phương diện quân Ukraina 3 và Hạm đội Danube, thực hiện chiến dịch Budapest, bao vây và tiêu diệt cụm quân Đức lên đến 188.000 người, chiếm Budapest và tạo điều kiện cho một cuộc tấn công vào hướng Vienna. Tháng 3-4 năm 1945, cánh trái phương diện quân tham gia Chiến dịch Viên, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3, hoàn thành việc chiếm Hungary, giải phóng một phần quan trọng của Tiệp Khắc, Đông Áo và Vienna. Cùng lúc đó, lực lượng cánh phải phương diện quân tiến hành chiến dịch Banska-Bystritsky ở Karpat. Từ ngày 6-11 tháng 5, lực lượng phương diện quân tham gia Chiến dịch Praha, giải phóng Tiệp Khắc. Ngày 10 tháng 5, các đơn vị cánh trái phương diện quân đã gặp các lực lượng Mỹ ở khu vực Písek và České Budějovice. Sau chiến tranh, phương diện quân được giải tán vào ngày 10 tháng 6 năm 1945 theo chỉ thị của Stavka ngày 29 tháng 5 năm 1945.
1
null
Phương diện quân Ukraina 3 (tiếng Nga: "3-й Украинский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Ukraina 3 được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1943 trên cơ sở đổi tên Phương diện quân Tây Nam, theo chỉ thị của Stavka ngày 16 tháng 10 năm 1943. Tháng 10-11 năm 1943, phương diện quân tham chiến trong trận sông Dniepr, giải phóng các thành phố Dnepropetrovsk và Dneprodzerzhinsk, tiến về phía tây Dniepr 50–60 km. Sau đó, phương diện quân tiếp tục hát triển theo hướng Kryvyi Rih, chiếm giữ đầu cầu phía Nam của Zaporozhye. Cuối tháng 12 năm 1943, lực lượng phương diện quân phối hợp cùng với Phương diện quân Ukraina 2, đã tổ chức một đầu cầu chiến lược lớn trên Dniepr. Đầu năm 1944, lực lượng phương diện quân phối hợp cùng với Phương diện quân Ukraina 4 thực hiện Chiến dịch tấn công Nikopol–Krivoi Rog, tiến đến sông Inhulets. Tháng 3-4 năm 1944, phương diện quân đã phát động một cuộc tấn công theo hướng Nikolayev-Odessa. Sau khi thực hiện liên tiếp các chiến dịch tấn công Bereznegovatoye–Snigirevka và chiến dịch tấn công Odessa, lực lượng phương diện quân, với sự hỗ trợ của Hạm đội Biển Đen, đã hoàn thành việc giải phóng miền Nam Ukraina, giải phóng một phần đáng kể của Moldavia và tiến chiếm được đầu cầu Dnister. Tháng 8 năm 1944, phương diện quân tham gia chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Moldavia và buộc Romania phải trở cờ tuyên chiến với Đức. Ngày 8 tháng 9 năm 1944, lực lượng phương diện quân tiến vào lãnh thổ Bulgari. Từ ngày 28 tháng 9 đến 20 tháng 10 năm 1944, phương diện quân phối hợp với Quân Giải phóng Nhân dân Nam Tư và quân đội Mặt trận Yêu nước Bulgaria, thực hiện Chiến dịch tấn công Beograd, giải phóng thủ đô của Nam Tư và hầu hết lãnh thổ Serbia. Từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, lực lượng phương diện quân tham gia vào chiến dịch Budapest. Các đơn vị thuộc phương diện quân băng qua sông Danube và chiếm được một đầu cầu ở bờ phải của nó. Vào tháng 1 năm 1945, lực lượng phương diện quân đã đẩy lùi các cuộc phản công của quân Đức nhằm giải vậy cho cụm quân bị vây ở Budapest. Trong Chiến dịch phòng ngự hồ Balaton tháng 3 năm 1945, lực lượng phương diện quân đã ngăn chặn cuộc phản công của quân Đức ở khu vực hồ Balaton, sau đó cho phép phương diện quân phối hợp hiệu quả với cánh trái Phương diện quân Ukraina 2 tiến hành giải phóng Hungary, đánh đuổi quân Đức ra khỏi miền Đông Áo và giải phóng Vienna. Chiến dịch lớn cuối cùng mà phương diện quân là chiến dịch tấn công Graz-Amstetten, giải phóng một khu vực rộng lớn ở miền Tây và Trung Áo. Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 5, các đơn vị tiền trạm của phương diện quân đã thiết lập đồi mối liên lạc với quân Anh - Mỹ. Cho đến ngày 24 tháng 5, các đơn vị thuộc phương diện quân tiếp tục tiến hành vây bắt, tiêu diệt các nhóm tàn quân Đức trong khu vực. Phương diện quân Ukraina 3 được giải thể ngày 15 tháng 6 năm 1945 theo chỉ thị của Stavka ngày 29 tháng 5 năm 1945.
1
null
Phương diện quân Zabaikal (tiếng Nga: "Забайкальский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Khu vực phụ trách trọng yếu của phương diện quân ở vùng Viễn Đông Liên Xô, phòng ngừa trước các cuộc tấn công từ phía Nhật Bản. Thời kỳ cao điểm, binh lực phương diện quân lên đến 600.000 người. Lịch sử. Phương diện quân Zabaikal được thành lập vào ngày 15 tháng 9 năm 1941 trên cơ sở của Quân khu Zabaikal. Biên chế ban đầu của phương diện quân gồm các tập đoàn quân 17 và 36. Tập đoàn quân không quân 12 được bổ sung vào biên chế tháng 8 năm 1942. Trong hầu hết thời kỳ chiến tranh, phương diện quân giữ nhiệm vụ phòng ngừa trước các cuộc tấn công từ phía Nhật Bản. Từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 1 năm 1945, Phương diện quân Zabaikal đã gửi tới các mặt trận Liên Xô ở châu Âu 16 sư đoàn (11 sư đoàn súng trường, 1 sư đoàn kỵ binh, 3 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới) và 2 lữ đoàn (1 lữ đoàn súng trường và 1 lữ đoàn pháo binh), với khoảng 300.000 binh sĩ, 1.440 xe tăng và 2.230 pháo-cối. Từ tháng 11 năm 1941 đến tháng 5 năm 1945, biên chế chủ lực của phương diện quân chỉ gồm Tập đoàn quân 17 với một số quân đoàn, sư đoàn độc lập. Sau khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt, từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1945, các tập đoàn quân 39 và 53, tập đoàn quân xe tăng Cận vệ số 6 và Cụm kỵ binh cơ giới Xô-Mông do tướng Issa Pliyev chỉ huy, được bổ sung vào đội hình phương diện quân, chuẩn bị cho Chiến dịch Mãn Châu (1945). Tháng 8 năm 1945, các đơn vị thuộc phương diện quân tham gia Chiến dịch Mãn Châu, theo hướng Khingan-Mukden (chiến dịch tiền tuyến Khingan-Mukden), đánh bại Đạo quân Quan Đông của Đế quốc Nhật Bản. Hồng quân Liên Xô đã vượt qua các thảo nguyên không có nước ở Nội Mông và khu vực kiên cố biên giới trên các hướng Kalgan, Dolonnorsky, Solunsky và Hailar. Sau đó, lực lượng phương diện quân đã phối hợp với Quân đội Cách mạng Nhân dân Mông Cổ, đánh bại các đạo quân của Nhật Bản, băng qua dãy Đại Hưng An và tiến đến biên giới Trương Gia Khẩu (Kalgan), Thừa Đức (Zhehe), Xích Phong (Chifeng) và Thẩm Dương (Mukden). Chiến cuộc chính chỉ kéo dài khoảng một tuần cho đến khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố ngừng bắn ở khu vực ngày 16 tháng 8. Lực lượng Liên Xô khi đó đã thâm nhập sâu vào Mãn Châu quốc. Các đơn vị thuộc phương diện quân tiếp tục tiến công mà hầu như không gặp sự kháng cự lớn nào vào lãnh thổ của Mãn Châu, tiến vào Thẩm Dương, Trường Xuân và Tề Tề Cáp Nhĩ trước ngày 20 tháng 8. Cùng lúc đó, Mông Cương và Hồi Hột cũng bị Hồng quân và đồng minh Mông Cổ xâm chiếm. Hoàng đế Mãn Châu quốc (và cựu hoàng Đại Thanh), Phổ Nghi, đã bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ và chuyển đến Chita. Sau khi quân Nhật ngừng chống cự, các đơn vị thuộc phương diện quân đã tham gia giải giáp và tiếp nhận sự đầu hàng của đối phương. Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Phương diện quân Zabaikal bị giải thể và tổ chức lại thành Quân khu Zabaikal-Amur. Các đơn vị Mông Cổ thuộc Cụm kỵ binh cơ giới Xô-Mông được nhập trở lại vào quân đội Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
1
null
Phương diện quân Viễn Đông 1 (tiếng Nga: "1-й Дальневосточный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, với địa bàn tác chiến chủ yếu ở Mãn Châu, Triều Tiên trong Chiến tranh Xô-Nhật. Lịch sử. Phương diện quân Viễn Đông 1 được thành lập vào ngày 5 tháng 8 năm 1945 trên cơ sở của Cụm tác chiến Primorsky. Bên cạnh đó, lực lượng của phương diện quân còn được bổ sung thêm các đơn vị thuộc Phương diện quân Karelia trước đây. Chỉ huy sở của Phương diện quân Viễn Đông 1 được đặt tại Primorye. Các đơn vị bố trí trên địa bàn tác chiến của Cụm tác chiến Primorsky trước đây, từ ga Guberovo đến biên giới với Triều Tiên. Từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, phương diện quân tham gia Chiến dịch Mãn Châu Lý trên hướng Cáp Nhĩ Tân-Cát Lâm. Lực lượng của phương diện quân phối hợp với các phương diện quân Zabaikal, Viễn Đông 2 và Hạm đội Thái Bình Dương đã tấn công phá vỡ dải phòng ngự kiên cố và đánh bại các đội quân thuộc Phương diện quân số 1 và Phương diện quân 17 của Đạo quân Quan Đông, chiếm được phía đông Mãn Châu và bán đảo Liêu Đông. Ngày 11 tháng 8, các đơn vị của Tập đoàn quân 25 đã vượt qua biên giới Trung-Triều tại khu vực Gyeonggiung. Vào ngày 15 tháng 8, bộ chỉ huy Nhật Bản tại Triều Tiên tuyên bố đầu hàng. Ngày 1 tháng 10 năm 1945, phương diện quân bị giải thể. Trên cơ sở các đơn vị cũ và địa bàn tác chiến của phương diện quân, thành lập Quân khu Primorsky. Bộ chỉ huy. Do thời gian tồn tại chưa đầy 2 tháng, các lãnh đạo chính của phương diện quân giữ chức vụ trong suốt thời gian.
1
null
Phương diện quân Viễn Đông 2 (tiếng Nga: "2-й Дальневосточный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, với địa bàn tác chiến chủ yếu ở Mãn Châu, Sakhalin và Quần đảo Kuril trong Chiến tranh Xô-Nhật. Lịch sử. Phương diện quân Viễn Đông 2 được thành lập ngày 5 tháng 8 năm 1945 từ các đơn vị và địa bàn tác chiến của Phương diện quân Viễn Đông hình thành từ trước chiến tranh trên cơ sở chỉ thị ngày 2 tháng 8 năm 1945 của Stavka. Ngày 9 tháng 8, phương diện quân đã tiến hành cuộc tấn công vào các đơn vị thuộc Đạo quân Quan Đông của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Các đơn vị của phương diện quân nhanh chóng vượt qua sông Amur và Ussuri, đổ bộ và phá vỡ tuyến phòng thủ kiên cố của quân Nhật ở vùng Sakhalin, vượt qua dãy núi Đại Hưng An. Các cứ điểm quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quân Nhật nhanh chóng sụp đổ và đến ngày 20 tháng 8 thì bộ chỉ huy quân Nhật trên khu vực Đông Bắc Mãn Châu bắt đầu đầu hàng. Không dừng lại ở đó, ngày 11 tháng 8, các đơn vị của Tập đoàn quân 16 đã phát động một cuộc tấn công vào Nam Sakhalin và đến ngày 18 tháng 8 đã chiếm phần lớn trong số đó. Từ ngày 19 đến 25 tháng 8, các đơn vị đổ bộ trên biển (ở Otomari, ngoài ra và trên không) đã cập cảng Maoka và Otomari. Vào ngày 25 tháng 8, trung tâm hành chính của Nam Sakhalin, thành phố Toyohara, đã bị chiếm đóng. Đến đầu tháng 9, các đơn vị cuối cùng của Nhật Bản đã ngừng kháng cự. Tuy nhiên, do cuộc tấn công chậm vào Sakhalin, chiến dịch đổ bộ theo kế hoạch trên đảo Hokkaido của Nhật Bản đã bị trì hoãn và sau đó bị đình chỉ. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1945, trên cơ sở chỉ thị của Stavka vào ngày 10 tháng 9 năm 1945, phương diện quân bị giải thể, và Quân khu Viễn Đông được tái lập trên cơ sở địa bàn tác chiến và các đơnv 5i cũ của phương diện quân Viễn Đông 2. Bộ chỉ huy. Do thời gian tồn tại chưa đầy 2 tháng, các lãnh đạo chính của phương diện quân giữ chức vụ trong suốt thời gian. Thành phần biên chế. Phương diện quân Viễn Đông 2 bao gồm các đơn vị sau vào ngày 9 tháng 8 năm 1945:
1
null
Phương diện quân Nam (tiếng Nga: "Южный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Thành lập. Phương diện quân Nam được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1941 theo chỉ lệnh của NKO ra ngày 23 tháng 6 năm 1941. Biên chế ban đầu gồm các tập đoàn quân 9, 18 và quân đoàn bộ binh độc lập 9. Sau đó được bổ sung thêm các tập đoàn quân 6, 12, 24, 37, 51, 56, 57, tập đoàn quân duyên hải và tập đoàn quân không quân 4. Trong các trận chiến phòng thủ năm 1941, phương diện quân đã bị đánh bật khỏi tuyến phòng thủ phía Tây Nam Liên Xô trước các cuộc tấn công của lực lượng Đức Quốc xã và Rumani thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam. Cuối tháng 7, các đơn vị phương diện quân phải rút khỏi Dniester, và đến cuối tháng 8 rút qua Dnepr, chỉ để tập đoàn quân duyên hải ở lại phòng thủ Odessa. Vào cuối tháng 9 và đầu tháng 11 năm 1941, các đơn vị của phương diện quân phối hợp với cánh trái Phương diện quân Tây Nam tiến hành các chiến dịch phòng thủ ở Donbass, không cho đối phương bao vây các lực lượng Xô viết. Bị đánh tan ở Rostov-on-Don, các đơn vị thuộc Cụm tập đoàn quân Nam của Đức đã bị tiêu diệt trong các cuộc phòng thủ của Hồng quân ở tuyến sông Mius, kế hoạch đột nhập vào vùng Kavkaz đã bị phá sản. Tháng 1 năm 1942, trong cuộc phản công mùa đông, các đơn vị của phương diện quân, cùng với một phần Phương diện quân Tây Nam, thực hiện chiến dịch Barvenkovo-Lozovsky, đột kích sâu vế hướng Tây được 100 km. Tháng 5 năm 1942, các đơn vị cánh phải Phương diện quân Nam tham gia chiến dịch Kharkov. Tháng 7 năm 1942, các đơn vị chủ lực của phương diện quân di chuyển xuống phía nam sông Don, đã tiến hành chiến dịch Donbass. Tuy nhiên, trước sức phản công mạnh mẽ của quân Đức, lực lượng của phương diên quân bị thiệt hại nặng nề, phải rút lui khỏi Donbass, Rostov và rút lui về phía nam sông Don. Vào ngày 28 tháng 7 năm 1942, trên chỉ thị của Stavka, Phương diện quân Nam bị giải thể, các đơn vị còn lại được nhập vào Phương diện quân Bắc Kavkaz. Tái lập. Phương diện quân Nam được tái lập ngày 1 tháng 1 năm 1943 theo chỉ thị của Stavka ngày 30 tháng 12 năm 1942, trên cơ sở Phương diện quân Stalingrad vừa bị giải thể. Biên chế bao gồm các tập đoàn quân Cận vệ số 2, tập đoàn quân 28, 51 và 8, sau sung thêm các tập đoàn quân 3 và 44. Phối thuộc biên chế phương diện quân còn có Giang đoàn Azov. Trong cuộc tấn công mùa đông của Hồng quân năm 1943, các đơn vị phương diện quân đã thực hiện chiến dịch Rostov, kết quả đã tiến được 300–500 km, giải phóng Rostov và tiến ra sông Mius. Trong chiến dịch Donbass năm 1943, các đơn vị phươgn diện quân phối hợp với Phương diện quân Tây Nam. Sau đó, phương diện quân thực hiện chiến dịch Melitopol, giải phóng Donbass, phá vỡ khu vực phía nam phòng tuyến phía đông của Đức Quốc xã. Phát huy chiến quả, phương diện quân tiếp tục công kích đến vùng thấp hơn của Dnieper và Krym, chiếm giữ một đầu cầu trên bờ biển phía nam Sivash và chặn cụm quân Crimea của Đức trên bán đảo. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1943, trên cơ sở chỉ thị của Đại bản doanh ngày 16 tháng 10 năm 1943, phương diện quân được đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 4.
1
null
Mặt trận Phòng tuyến Mozhaysk (tiếng Nga: "Фронт" Можайской "линии обороны") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Trên thực tế, đây là phòng tuyến phòng thủ cuối cùng chặn đức quân Đức trước cửa ngõ Moskva. Lịch sử. Mặt trận Phòng tuyến Mozhaysk được thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1941 theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao nhằm thống nhất chỉ huy và tổ chức phòng thủ dọc theo tuyến phòng thủ Mojaisk. Biên chế chủ lực của mặt trận gồm các tập đoàn quân 32, 33 và 34. Các chức năng của bộ chỉ huy được thực hiện bởi Bộ tư lệnh Quân khu Moskva. Ngày 30 tháng 7 năm 1941, trên cơ sở chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, Mặt trận Phòng tuyến Mojaisk được giải thể. Các đơn vị trực thuộc được chuyển đến Phương diện quân Dự bị.
1
null
Khu phòng thủ Moskva (tiếng Nga: "Московская зона обороны") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, đảm nhận phòng thủ ngay nội đô Moskva trong trường hợp các tuyến phòng thủ ngoại ô thất thủ trước quân Đức. Lịch sử. Khu phòng thủ Moskva được hình thành theo quyết định của Dân ủy Quốc phòng ngày 12 tháng 10 năm 1941, liên quan đến các vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ của thủ đô trước tình hình quân Đức liên tục phá vỡ các tuyến phòng ngự từ xa và ngày càng áp sát thủ đô. Ban đầu, lực lượng phòng thủ Moskva bao gồm các đơn vị đang bảo vệ tuyến phòng thủ Moskva (gồm một số sư đoàn dân quân), do Bộ tư lệnh Quân khu Moskva chỉ huy. Về cơ bản, nó là lực lượng dự bị cho Phương diện quân Tây, và lực lượng dự bị còn lại của Đại bản doanh (Stavka) trên mặt trận phía Tây. Khu phòng thủ Moskva được định hình gồm ba tuyến (vành đai) phòng thù Moskva: Để phòng thủ chống lại kẻ thù, trong khu vực phòng thủ Moskva đã dựng lên: Tuyến phòng thủ Khlebnikov, thậm chí còn được trang bị các hàng rào điện. Khu phòng thủ Moskva còn bao gồm một số khu vực và tuyến kiên cố. Bộ chỉ huy Khu phòng thủ Moskva mãi đến ngày 2 tháng 12 năm 1941 mới được thành lập, trên cơ sở cơ quan chỉ huy và phòng thủ của Moskva, cùng với biên chế chủ lực là một phần của các tập đoàn quân 24, 60 và các đơn vị phòng không. Bộ chỉ huy Khu phòng thủ Moskva chỉ đạo công tác phòng thủ trên các hướng tiếp cận Moskva và trong chính nội đô, đồng thời kiểm soát các đơn vị quân đội tiến vào khu vực. Trước thềm cuộc phản công gần Moskva, binh lực Khu phòng thủ Moskva gồm 12 sư đoàn súng trường và kỵ binh, 12 lữ đoàn súng trường, 5 tiểu đoàn súng máy và 9 tiểu đoàn súng trường, biên chế trong các tập đoàn quân 24 và 60, với tổng binh lực khoảng 200.000 người. Lực lượng phòng thủ Moskva được phân bổ trên cả 3 tuyến vòng ngoài, vòng trong và nội đô. Các sư đoàn súng trường số 4 và số 9 sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù. Vành đai bao phủ trực tiếp của Moskva do 4 sư đoàn súng trường và một lữ đoàn chiếm giữ, các vị trí chủ chốt trong nội đô được giao cho sư đoàn súng trường số 1 và lữ đoàn 1. Khoảng 30 trung đoàn và các tiểu đoàn pháo binh độc lập được bố trí để tăng cường cho khu phòng thủ Moskva, hơn 20 trung đoàn pháo phòng không được phối thuộc. Bên cạnh đó, Bộ chỉ huy Khu phòng thủ Moskva còn được sự hỗ trợ của 20.000 dân quân Moskva. Sau khi quân Đức bị đánh bại trước cửa ngõ Moskva, việc tiếp tục phát triển Khu phòng thủ Moskva được coi là không còn phù hợp. Khu phòng thủ Moskva trên thực tế được giao nhiệm vụ huấn luyện các đội quân dự bị, tổ chức, biên chế và điều chuyển chúng ra tiền phương. Các đơn vị chủ lực của Khu phòng thủ Moskva cũng được điều động ra tuyến đầu. Ngày 25 tháng 12 năm 1941, Tập đoàn quân 60, đổi tên thành Tập đoàn quân xung kích 3, được chuyển đến Phương diện quân Tây Bắc. Ngày 1 tháng 5 năm 1942, Tập đoàn quân 24 được chuyển thành Lực lượng dự bị số 1. Các đơn vị kỹ thuật và công binh, các tiểu đoàn súng máy và pháo binh cũng được điều động để xây dựng 8 khu vục phòng thủ mới cách xa Moskva. Mặc dù vậy, Khu phòng thủ Moskva vẫn được dự bị cho đến tận năm 1943. Sau Chiến dịch Smolensk, quân Đức bị hất ra xa và bị đẩy lùi về "Ban công Belorussia", sự tồn tại của Khu phòng thủ Moskva là không còn cần thiết. Nó bị giải thể vào ngày 15 tháng 10 năm 1943 theo quyết định của Dân ủy Quốc phòng.
1
null
Trận Santa Lucia là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 6 tháng 5 năm 1848 ở gần Verona. Trong trận đánh này, Quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ đạo của Thống chế Joseph Radetzky von Radetz đã bẻ gãy các cuộc tấn công quyết liệt của Quân đội Sardegna do vua Carlo Alberto chỉ huy. Được xem cuộc thử lửa của vị Hoàng đế Áo tương lai Franz Joseph I, chiến thắng tại Santa Lucia là một bước ngoặt của cuộc chiến nói riêng và lịch sử Áo nói chung. Đồng thời, trận đánh cũng được xem là thất bại nặng nề nhất của phe Sardegna trong cuộc chiến tranh. Quân Sardegna mở đầu cuộc tiến công vào sáng hôm ấy, và lực lượng cánh tả của họ bị các khẩu đội pháo Áo một trên cao điểm trước mặt họ kìm chân. Một cuộc giao chiến dữ dội đã diễn ra, trong đó sư đoàn Sardegna dưới sự chỉ huy trực tiếp của Carlo Alberto đã tiến công mạnh mẽ và đoạt được làng Santa Lucia từ tay địch. Tuy nhiên, cuộc tấn công của sư đoàn của Broglia ở cánh trái, với nhiệm vụ đánh chiếm Crocebianca, đã bị đập tan. Nhận thấy thất bại này cho ông khó mà giữ nổi Santa Lucia – nơi mà quân ông đã chiếm được một cách nhọc nhằn – vua Sardegna ra lệnh triệt binh. Quân Sardegna rút lui trong trật tự và đẩy lui các lực lượng Áo tiến công để chiếm lại Santa Lucia. Dù gì đi nữa, quân của Radetzky đã làm chủ được trận địa. Phía Áo chịu tổn thất nhẹ hơn đáng kể so với đối phương. Tuy rằng đây không phải là một trận chiến quy mô lớn và đẫm máu như Austerlitz và Leipzig, cuộc phòng ngự thành công ở Santa Lucia có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với đội quân đa dân tộc của Radetzky, vì đã cứu vãn pháo đài chủ chốt của họ ở Verona khỏi nguy cơ bị uy hiếp. Một điều thú vị là Radetzky thắng trận này đúng vào dịp sinh nhật thứ 82 của ông. Không chỉ góp phần củng cố vị thế của các lực lượng Áo dưới quyền Radetzky tại Lombardy., chiến thắng ở Santa Lucia cũng quyết định đến cục diện chung của cuộc chiến: như một sử gia bình luận, Radetzky đã đánh bại quân Sardegna trong một chiến dịch chứ không chỉ trong một trận chiến. Cuộc phòng ngự thành công của ông là nguồn cổ vũ to lớn đối với các lực lượng dưới quyền ông và mọi thế lực bảo hoàng của triều đại nhà Habsburg. Sau chiến thắng này, quyền chủ động trong chiến dịch thuộc về quân đội Áo, và vào tháng 7 năm 1848, Radetzky đã giành thắng lợi thứ hai trong trận Custoza. Chú thích.
1
null
Đường sắt Tháng Mười hay Đường sắt Oktyabrskaya ( là một tuyến đường sắt khổ rộng của Liên bang Nga, với chiều rộng 1500 mm (4 foot 11 5⁄6 in). Nó bắt đầu từ Ga cuối Leningrad tại thủ đô Moskva, chạy ngược lên phía Bắc đến thành phố cảng Murmansk ở cực Bắc. Đường sắt Tháng Mười là tuyến đường sắt lâu đời nhất ở nước Nga và hiện nay là một phần của hệ thống Đường sắt Nga (RZhD). Tổng chiều dài của tuyến đường sắt Tháng Mười là 10.000 cây số với tổng hành dinh được đặt ở thành phố Sankt Peterburg. Lịch sử. Tuyến đường sắt đầu tiên của nước Nga nối liền kinh đô Sankt Peterburg tới Tsarskoye Selo chính là một phần của Đường sắt Tháng Mười hiện nay, có chiều dài 27,9 cây số và được đưa vào hoạt động vào năm 1837. Tiếp đó, tuyến đường sắt thứ hai của nước Nga nối liền kinh đô Sankt Peterburg với cố đô Moskva, cũng trở thành một phần của Đường sắt Tháng Mười và được đưa vào hoạt động năm 1851. Đường sắt Tháng Mười cũng bao hàm đoạn kéo dài theo hướng tới Tallinn, thủ đô Estonia (đoạn này kéo tới tận biên giới Estonia), cung cấp tuyến đường cho các chuyến tàu GoRail của Estonia chạy tới Sankt Peterburg. Tuyến đường sắt "Tháng Mười nhỏ". Tuyến đường sắt "Tháng Mười nhỏ" ("Malaya Oktyabrskaya") là một tuyến đường sắt khổ hẹp ở Sankt Peterburg, hoạt động từ năm 1948 tới 2008. Trong số các nhà ga của tuyến bao gồm Ga Ozyornaya, Ga Yuny và Ga Pionerskaya. Đây là tuyến đường sắt dành cho trẻ em.
1
null
"As Long as You Love Me" là một bài hát của nam nghệ sĩ thu âm người Canada Justin Bieber, đồng thời cũng là đĩa đơn thứ hai từ album phòng thu thứ ba của anh, "Believe" (2012). Bài hát được sản xuất bởi Rodney "Darkchild" Jerkins, Andre Lindal và được sáng tác bởi Rodney Jerkins, Andre Lindal, Nasri Atweh, Sean Anderson và Justin Bieber. Ban đầu, bài hát được phát hành vào 11 tháng 6 năm 2012 như một đĩa đơn quảng bá cho album sắp phát hành, và một tháng sau, bài hát chính thức được chọn làm đĩa đơn thứ hai của album. "As Long as You Love Me" có sự góp giọng của nam nghệ sĩ nhạc rap người Mỹ Big Sean. Lúc đầu, bài hát lọt vào bảng xếp hạng của Anh ở vị trí thứ 30 với doanh số 11.598 bản trong tuần đầu phát hành, và sau khi trở thành đĩa đơn, vị trí của bài hát đã được cải thiện rõ rệt trên bảng xếp hạng UK Singles Chart, ở vị trí thứ 22. Trên bảng xếp hạng Rhythmic Airplay Chart của "Billboard", đĩa đơn đạt được ngôi vị quán quân, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của Bieber trên bảng xếp hạng này. Bài hát ngoài ra cũng đạt được ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng Dance/Mix Show Airplay của "Billboard", giúp cho Bieber trở thành nghệ sĩ người Canada thứ năm có được vị trí này, sau Martin Solveig và Dragonette với đĩa đơn "Hello" năm 2011. Ở Mỹ, đĩa đơn đã đạt doanh số 2.240.000 bản tính đến tháng 12 năm 2012. Video ca nhạc của "As Long as You Love Me" có sự xuất hiện của nam diễn viên Michael Madsen. Video âm nhạc. Trong thời gian quảng bá cho "As Long As You Love Me", một video âm nhạc, được quay vào đầu tháng 7 năm 2012, đã được phát hành. Big Sean cũng góp mặt trong video này. Biểu diễn thực tế. Bieber biểu diễn bài hát lần đầu tiên tại Oslo, Na Uy tại nhà hát Oslo Opera House, vào ngày 30 tháng 5 năm 2012 trong chuyến lưu diễn Believe Promo Tour của anh. Bieber cũng biểu diễn bài hát, cùng với Big Sean, trong chương trình Today Show vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, và sau đó một lần nữa anh lại biểu diễn với Big Sean tại Giải Sự lựa chọn của Giới trẻ năm 2012, kết hợp với "Boyfriend". "As Long As You Love Me" cũng được Bieber và Big Sean biểu diễn trong tập cuối của chương trình truyền hình thực tế của kênh NBC, "America's Got Talent". Sau đó anh cũng biểu diễn bài hát trong chương trình "Dancing with the Stars" vào cuối tháng 9 năm 2012, và vào ngày 9 tháng 2 năm 2013 trong một tập của chương trình "Saturday Night Live".
1
null
Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị điện máy Nguyễn Kim) với triết lý kinh doanh "Tất cả cho khách hàng, khách hàng cho tất cả", Thương hiệu số một trong ngành Bán lẻ điện tử tiêu dùng và Trung tâm Thương mại, đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao (Theo báo cáo nghiên cứu của AC Nielsen: 99% người tiêu dùng đánh giá Nguyễn Kim là Đơn vị số một trong ngành Bán lẻ Điện tử tiêu dùng). Lịch sử. Năm 1996 - 2000. Khai trương Cửa hàng Điện máy đầu tiên tại Trần Hưng Đạo. Năm 2001 - 2005. Hình thành Trung tâm Bán lẻ Điện máy hiện đại đầu tiên tại Việt Nam với tên là Trung tâm mua sắm Sài Gòn – Nguyễn Kim. Năm 2006 - 2010. Chuyển đổi Mô hình Quản lý và Hoạt động kinh doanh của Công ty. Chú thích. 5. website chính thức: https://www.nguyenkim.com
1
null
Binh đoàn Duyên hải (tiếng Nga: "Приморская армия"), hay Tập đoàn quân độc lập Duyên hải ("Отдельная Приморская армия"), là một đơn vị quân đội cấp tập đoàn quân thuộc Hồng quân Liên Xô, tham chiến trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Lịch sử. Thành lập. Binh đoàn Duyên hải ("Приморская армия") được thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1941, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Phương diện quân Nam ngày 18 tháng 7 năm 1941, trên cơ sở của Cụm tác chiến Duyên hải. Ngay khi vừa thành lập, tập đoàn quân đã phải chiến đấu trong những trận chiến khốc liệt, rút ​​lui về phía Odessa. Ngày 5 tháng 8 năm 1941, tập đoàn quân nhận được lệnh bảo vệ thành phố cho đến cơ hội cuối cùng. Đến ngày 10 tháng 8, tập đoàn quân đã thiết lập được một tuyến phòng thủ ở ngoại ô thành phố. Những nỗ lực của Tập đoàn quân Rumani 4 nhằm chiếm Odessa trong khi hành tiến đã bị chặn đứng. Ngày 19 tháng 8, tập đoàn quân tiến vào khu vực phòng thủ của thành phố Odessa. Từ thời điểm này, nó được đổi tên thành Tập đoàn quân độc lập Duyên hải ("Отдельная Приморская армия"), trực thuộc quyền lãnh đạo trực tiếp của Đại bản doanh (Stavka). Biên chế bấy giờ của tập đoàn quân gồm một bộ chỉ huy, ba sư đoàn súng trường và kỵ binh, hai trung đoàn hải quân đổ bộ và biệt đội thủy thủ của Hạm đội Biển Đen. Đối diện với Tập đoàn quân độc lập Duyên hải là binh lực của quân Đức với 17 sư đoàn bộ binh và 7 lữ đoàn. Ngày 21 tháng 9, tập đoàn quân đã chặn được cuộc tấn công của Đức cách thành phố 8–15 km. Trong hơn hai tháng, quân Đức tập trung lại lực lượng lên đến khoảng 20 sư đoàn. Do mối đe dọa đột phá của Cụm tập đoàn quân Nam của đội Đức vào hướng Donbass và Krym, Đại bản doanh đã quyết định sơ tán các đơn vị của Khu phòng thủ Odessa, bao gồm cả Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, đến Krym bằng đường biển. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi Hạm đội Biển Đen và Tập đoàn quân độc lập Duyên hải trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 năm 1941. Vào nửa cuối tháng 10, tập đoàn quân được chuyển thuộc Bộ chỉ huy tác chiến Krym và tham gia vào trận chiến phòng thủ chống lại Tập đoàn quân 11 Đức và quân đoàn Rumani, đã đột nhập vào vùng thảo nguyên của Krym. Đội hình tập đoàn quân rút lui về Sevastopol, tiến hành những trận chiến khốc liệt. Ngày 4 tháng 11 năm 1941, Khu phòng thủ Sevastopol được thành lập, trực thuộc Bộ chỉ huy tác chiến Krym cho đến ngày 19 tháng 11, bao gồm cả Tập đoàn quân độc lập Duyên hải vừa rút về. Lúc này, biên chế tập đoàn quân gồm có các sư đoàn súng trường 25, 95, 172 và 421, sư đoàn kỵ binh 2, 40 và 42, lữ đoàn hải quân đổ bộ 7 và 8, tiểu đoàn xe tăng độc lập 81 và một số đơn vị khác phòng thủ ở ngoại ô Sevastopol. Từ ngày 20 tháng 11, Khu phòng thủ Sevastopol trực thuộc Phương diện quân Zakavkaz, kể từ ngày 30 tháng 12 là Phương diện quân Kavkaz, đến ngày 28 tháng 1 năm 1942 lại chuyển sang Phương diện quân Krym, ngày 26 tháng 4, lại chuyển thuộc Bộ tổng tư lệnh hướng Tây Nam. Ngày 20 tháng 5, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải được chuyển thuộc Phương diện quân Bắc Kavkaz. Ngày 30 tháng 6, quân Đức mở cuộc tấn công mạnh vào Sevastopol. Một trận chiến khối liệt diễn ra. Sau khi Bộ chỉ huy lực lượng phòng thủ di tản ngày 1 tháng 7 năm 1942, lực lượng phòng thủ Sevastopol về cơ bản đã ngừng kháng cự. Hầu hết binh sĩ và sĩ quan Hồng quân còn kẹt lại trong thành phố đều bị bắt hoặc bị giết. Ngày 28 tháng 7 năm 1942, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải bị xóa phiên chế. Tái lập. Binh đoàn Duyên hải được tái lập ngày 20 tháng 11 năm 1943, trên cơ sở chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao ngày 15 tháng 11 năm 1943, trên cơ sở bộ chỉ huy tiền phương của Phương diện quân Bắc Kavkaz và tập đoàn quân 56, trực thuộc Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, và được gọi là Tập đoàn quân độc lập Duyên hải. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1943, trừ Quân đoàn Cận vệ 11 và Quân đoàn súng trường 16 chiếm giữ trên đầu cầu Kerch, phần còn lại của tập đoàn quân vẫn ở trên Bán đảo Taman. Tập đoàn quân được giao nhiệm vụ mở rộng đầu cầu Kerch, tập trung toàn bộ lực lượng để chuẩn bị một chiến dịch tấn công với mục tiêu giải phóng Krym. Từ cuối tháng 11 năm 1943 đến tháng 1 năm 1944, tập đoàn quân đã tiến hành ba cuộc tấn công nhằm mở rộng đầu cầu. Từ tháng 2 đến đầu tháng 4, tập đoàn quân kiên quyết giữ các tuyến chiếm đóng, cải thiện chúng về mặt kỹ thuật và tham gia huấn luyện chiến đấu. Vào tháng 4 - tháng 5 năm 1944, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải tham gia Chiến dịch chiến lược Krym. Khi chiến dịch bắt đầu, tập đoàn quân đã đánh bại các đơn vị hậu vệ Đức ở phía bắc Kerch. Ngày 11 tháng 4, cùng với các tàu và máy bay của Hạm đội Biển Đen, cùng với sự hỗ trợ của Tập đoàn quân Không quân 4, tập đoàn quân đã giải phóng Kerch. Ngày hôm sau, các đơn vị thuộc tập đoàn quân đã chiếm được các vị trí Ak-Monay - tuyến phòng thủ kiên cố cuối cùng của quân Đức trên Bán đảo Kerch. Ngày 13 tháng 4, tập đoàn quân giải phóng Feodosia, liên tục truy kích quân Đức, giải phóng Sudak ngày 14 tháng 4, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 4, tiến đến các vị trí phòng thủ kiên cố của quân Đức ở gần Sevastopol. Ngày 18 tháng 4 năm 1944, tập đoàn quân được chuyển thuộc Phương diện quân Ukraina 4 và đổi tên thành Tập đoàn quân Duyên hải. Đến ngày 7 tháng 5, tập đoàn quân tấn công vào khu vực phòng thủ kiên cố Sevastopol của quân Đức. Sau hai ngày chiến đấu ác liệt, các đơn vị của tập đoàn quân, phối hợp với tập đoàn quân Cận vệ 2 và tập đoàn quân 51, cùng với Hạm đội Biển Đen, giải phóng Sevastopol. Tập đoàn quân cũng phát triển một cuộc tấn công theo hướng mỏm Chersonese và đến 12 giờ ngày 12 tháng 5, Chersonesos đã được giải phóng. Ngày 16 tháng 5 năm 1944, Tập đoàn quân Duyên hải được rút khỏi Phương diện quân Ukraina 4 và một lần nữa đổi tên thành Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Cho đến khi kết thúc chiến tranh, tập đoàn quân chịu trách nhiệm bảo vệ bờ biển Krym. Ngày 9 tháng 7 năm 1945, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải được giải thể.
1
null
Rani Mukerji (tên khai sinh Rani Mukherjee sinh 21 tháng 3 năm 1978), nữ diễn viên Ấn Độ, thành công với các bộ phim Kuch Kuch Hota Hai (1998), Saathiya (2002), Hum Tum, Yuva (2004), Black (2005), Bunty Aur Babli (2005), Kabhi Alvida Naa Kehna (2006), No One Killed Jessica (2011)...
1
null
Bipasha Basu (sinh ngày 07 tháng 1 năm 1979) là một nữ diễn viên Ấn Độ xuất hiện trong bộ phim ngôn ngữ Tiếng Hin-đi. Cô cũng đã diễn xuất trong các phim tiếng Telugu, Bengali và tiếng Tamil. Cô đã có một sự nghiệp người mẫu thành công trước khi đóng phim. Các phim tiêu biểu: Raaz (2002), phim kinh dị khiêu dâm Jism (2003), Apharan (2005), Corporate (2006), No Entry, Phir Hera Pheri (2006), Dhoom 2 (2006), Race (2008), Bachna Ae Haseeno (2008) và Lamhaa (2010). Năm 2012 cô tham gia bộ phim Australia tên Singularity.
1
null
Tóc tiên hồng hay còn gọi báo vũ, ngải nàng mơn, ngải nàng hồng, huệ mưa, ... (danh pháp hai phần: Zephyranthes rosea) là một loài bản địa thuộc chi "Zephyranthes" của vùng Caribe. Chúng được trồng rộng rãi để làm cây cảnh và đã trở thành loài cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn. Loài này có chứa các chất độc có khả năng gây chết người. Mô tả. Tóc tiên hồng là loài thân thảo lâu năm có một lá mầm. Chúng là loài thực vật nhỏ, chỉ đạt chiều cao . Chúng có từ năm đến sáu chiếc lá dài thẳng hẹp và dẹt., rộng khoảng , thân hành có vỏ với đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm. Các bông hoa đơn lẻ hình phễu hướng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng với cán hoa dài . Mo hoa dài khoảng 2 đến 2,8 cm và chỉ phân chia không đáng kể ở đỉnh. Các bông hoa có sáu cánh với đường kính khoảng và chiều dài 3 đến 3,5 cm. Bao hoa có màu hồng tươi với một ống tràng bao hoa trung tâm màu xanh lá cây dài ít hơn . Sáu nhị hoa có chiều dài khác nhau, một dài , một dài , và bốn nhị hoa còn lại dài từ . Chúng ngắn hơn so với vòi nhụy và lồng vào miệng của bao hoa. Bao phấn dài . Những bông hoa phát triển thành các quả nang và được chia tiếp thành ba thùy. Hạt đen bóng và phẳng bẹt. Phân loại. "Z. rosea" thuộc chi "Zephyranthes" (loa kèn mưa) thuộc phân tông Zephyranthinea của tông Hippeastreae. Nó được phân loại thuộc phân họ Amaryllidoideae của họ Amaryllis (Amaryllidaceae). Nếu theo phân loại rộng hơn, đôi khi nó cũng được liệt kê vào họ loa kèn (Liliaceae). Danh mục. Tóc tiên hồng (giống như các loại loa kèn mưa khác) chỉ mọc ra những bông hoa chóng tàn sau các cơn mưa hay bão lớn theo mùa. và hoa thường nở vào cuối mùa hè. Tên chi "Zephyranthes" có nghĩa là "những bông hoa của gió tây", từ tiếng Hy Lạp ζέφυρος ("zéphuros", một thần Anemoi) và ἄνθος ("anthos", 'hoa'). Zephyrus là hiện thân của gió tây, cũng liên hệ đến mưa rào. Tên loài xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là 'hồng sẫm' hay 'hồng đỏ'. Tóc tiên hồng là một trong hai loài thuộc chi "Zephyranthes" được biết đến với cái tên 'tóc tiên hồng'. Loài còn lại là "Tóc tiên hồng to" (Zephyranthes carinata), thường được gọi không chính xác là "Zephyranthes grandiflora". "Tóc tiên hồng to" thường được các thương nhân dán nhãn sai là Tóc tiên hồng. Ta có thể phân biệt "Tóc tiên hồng lớn" với Tóc tiên hồng vì "tóc tiên hồng to" nó có hoa lớn hơn nhiều với màu hồng thắm hơn. Tóc tiên hồng cũng có 24 tế bào thân thể nhiễm sắc thể lưỡng bội, so với 48 của "tóc tiên hồng to". Một loài có tên khoa học là "Habranthus robustus" cũng có một số đặc điểm giống với "tóc tiên hồng". Ta có thể phân biệt chúng với Tóc tiên hồng vì hoa của nó lớn hơn và có màu hồng nhạt hơn. Phân bố và môi trường sống. Tóc tiên hồng là thực vật bản địa của vùng Caribe, đặc biệt là Cuba, Puerto Rico, Guadeloupe, và Martinique. Nó đã được đưa đến và trở thành loại nhập tịch ở các vùng nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Á, Úc, và một số quốc đảo Thái Bình Dương. Chúng thường bị nhiễu loạn tại các vùng đất và đồng cỏ nhận được lượng mưa định kỳ. Sử dụng. Tóc tiên hồng thường được nhân giống bằng cách phân tách các cụm thân hành, song cũng có thể trồng bằng hạt giống. Chúng được sử dụng rộng rãi làm cây cảnh. Chúng duy trì tương đối thấp, ở trạng thái ngủ trong suốt thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, chúng chịu lạnh kém hơn các loài khác trong chi "Zephyranthes". Tại Ấn Độ, chúng cũng được sử dụng trong y học dân gian, cùng với "Zephyranthes flava". Độc tính. Thân hành của Tóc tiên hồng, giống như các thành viên khác trong chi "Zephyranthes" và "Habranthus", có chứa nhiều loại ancaloit độc hại khác nhau gồm lycorine và haemanthamine. Chúng có thể gây nôn, co giật, và tử vong cho người, gia súc, và gia cầm. Sâu bệnh. Loài gây hại đối với Tóc tiên hồng bao gồm các côn trùng nhai. Chúng cũng dễ bị tổn thương bởi nấm ký sinh "Botrytis cinerea".
1
null
Trận Brandy Station, còn gọi là Trận Fleetwood Hill, là cuộc giao chiến chủ yếu có Kỵ binh lớn nhất trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Nó diễn ra trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Gettysburg giữa quân Kỵ binh miền Bắc dưới quyền Thiếu tướng Alfred Pleasonton và Kỵ binh miền Nam dưới quyền Thiếu tướng J.E.B. Stuart vào ngày 9 tháng 6 năm 1863. Pleasonton tổ chức một cuộc đột kích vào quân Kỵ binh của Stuart ở Brandy Station, Virginia vào rạng sáng. Sau một cuộc chiến đấu cả ngày mà lợi thế liên tục đổi chủ, quân miền Bắc triệt thoái mà không thể phát hiện Bộ binh của Tướng Robert E. Lee đóng cứ gần Culpeper. Trận đánh này đánh dấu sự chấm dứt của ưu thế nghiêng hẳn về Kỵ binh miền Nam trên Mặt trận miền Đông. Từ thời điểm này, lực lượng Kỵ binh miền Bắc có được sức mạnh và niềm tin trong cuộc chiến. Tuy không bên nào giành được thắng lợi quyết định, trận Brandy Station là một chiến thắng tinh thần của phe miền Bắc. Đồng thời, trận này cũng cung cấp cho tướng miền Bắc là Joseph Hooker thông tin tình báo có giá trị về cuộc bắc chinh của quân miền Nam. Bối cảnh lịch sử. Binh đoàn Bắc Virginia của miền Nam tràn vào Culpeper County, Virginia, sau thắng lợi tại Chancellorsville vào tháng 5 năm 1863. Dưới sự chỉ huy của Tướng Robert E. Lee, quân đội miền Nam tụ tập quanh Culpeper để chuẩn bị tiến hành bắc chinh tới Pennsylvania.
1
null
Tóc tiên hồng (danh pháp hai phần: Zephyranthes carinata), còn có tên khác là hoa báo vũ, là một loài cây bản địa ra hoa sống lâu năm của vùng Trung Mỹ. Loài này có các bông hoa màu hồng tươi có kích thước lớn, khoảng , và các lá hình dải màu xanh lá cây. Trong tự nhiên, chúng được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt, thoáng và thường gần các vùng rừng. Giống như các loài loa kèn mưa khác, tóc tiên hồng to nở hoa ngay sau các cơn mưa lớn. Chúng được trồng rộng rãi trong các khu vườn, phải để chúng trải qua mùa đông trong thời tiết ấm áp. Miêu tả. "Tóc tiên hồng" phát triển từ các thân hành hình cầu có vảy với đường kính . Lớp vỏ có màu đỏ vang. Mỗi thân hành có từ bốn đến sáu chiếc lá dài và dẹt. Mỗi chiếc lá dài và rộng , lá cây có màu hơi đỏ ở đáy và có màu lục tươi trong phần còn lại. Các bông hoa có hình phễu và đơn lẻ, với bao hoa màu hồng đến đỏ hồng. Hoa mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng và cán hoa dài . Các sợi nhị hoa có hai mức chiều dài là và . Bao phấn dài . Vòi nhụy có hình chỉ. Những bông hoa phát triển thành các quả nang có hình cầu với ba thùy. Các hạt đen bóng và phẳng. Phân loại. "Tóc tiên hồng" thuộc chi "Zephyranthes" của tông Hippeastreae. Nó được phân thuộc phân họ Amaryllidoideae của họ Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Theo phân loại rộng hơn, loài này đôi khi cũng được liệt kê vào họ Loa kèn (Liliaceae). "Tóc tiên hồng" thường được gọi là "Zephyranthes grandiflora", đặc biệt là trong nghề làm vườn. Song tên "Zephyranthes carinata" ra đời trước, do vậy "Z. grandiflora" được coi là không cần thiết và không hợp lệ. Một danh pháp khác trước đây được xác định là đồng nghĩa với "Z. carinata" thì nay đã được coi là một loài khác - "Zephyranthes minuta". Danh pháp. "Z. carinata" còn được gọi là 'loa kèn mưa hồng', 'loa kèn ảo thuật hồng'. Giống như các loại loa kèn mưa khác, loài này chỉ nở hoa sau các cơn mưa lớn. Tuy nhiên, có thể khiến "tóc tiên hồng to" ra hoa quanh năm bằng cách duy trì độ ẩm. Đây là một trong ba loài loa kèn mưa thường được gọi là 'loa kèn mưa hồng'. Hai loài còn lại là "Zephyranthes rosea" (tóc tiên hồng) và "Habranthus robustus". "Loa kèn hồng" là loài nhỏ hơn nhiều và hoa có màu xanh lá cây ở trung tâm. "H. robustus", trên một phương diện khác, có màu hồng nhạt hơn và các bông hoa uốn cong hơn. Phân bố và môi trường sống. "Tóc tiên hồng" là loài bản địa của Trung Mỹ, từ México đến Colombia. Nó đã được du nhập đến các khu vực khác và đã phù hợp với thủy thổ rộng khắp nhiều nơi. Chúng thường được tìm thấy ở các đồng cỏ thưa hay các sườn đồi. Sử dụng. "Tóc tiên hồng" được trồng rộng rãi để làm cây cảnh. Chúng có thể chịu được nhiệt độ lạnh hơn so với các loài khác của chi "Zephyranthes". Độc tố. Giống như các loài khác của chi "Zephyranthes", "tóc tiên hồng" có chứa các chất độc ancaloit bao gồm pretazettine, carinatine, lycorine, galanthamine, và haemanthamine. Nếu ăn phải, nó có thể gây nôn, co giật, và tử vong.
1
null
Eo đất Perekop (; "Perekops'kyy pereshyyok"; ; "Perekopskiy peresheek" , ) là một eo đất hẹp nối liền bán đảo Krym với miền lục địa Ukraina. Eo đất này giáp vịnh Karkinitsky (thuộc biển Đen) ở phía tây và vịnh lầy Sivash (thuộc biển Azov) ở phía đông. Eo đất này được đặt tên theo một pháo đài cùng tên do người Tartar xây dựng. Eo Perekop có chiều dài chừng 20 dặm, chiều rộng 7 cây số (ở trung tâm) và 9,2 cây số (ở phía nam). Perekop thuộc khu Đồng bằng Bắc Krym với địa hình tương đối bằng phẳng. Thành phần đất chủ yếu là đất sét và đất sét trộn có nhiều mùn. Có nhiều hồ, nổi bật nhất là hồ Perekopska. Thảm thực vật chủ yếu là thảo nguyên và bán thảo nguyên. Ở những vùng thấp thì tồn tại hệ động thực vật của đầm lầy. Biên gưới giữa nước cộng hòa tự trị Krym và tỉnh Kherson của Ukraian chạy dọc theo phần phía bắc của eo đất. Các thành phố Perekop, Armyansk, Suvorovo và Krasnoperekopsk cũng tọa lạc trênb eo đất này. Kênh Kyrn Bắc cũng chạy xuyên qua eo đất, cung cấp cho vùng Krym với nước sạch từ sông Dniepr. Băng ngang qua eo Perekov còn có một tuyến đường ống dẫn khí đốt, tuyến đường sắt Kherson - Dzhankoy, các tuyến đường bộ M 17 Kherson - Kerch và T 22 02 Tavriysk - Amyansk. Ở phía nam Perekop là những mỏ muối trữ lượng rất lớn và vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của vùng này. Tên gọi. Tên "Or Qapı" Trong tiếng Tatar Krym có nghĩa là: "Or" - đường hào và "Qapı" - cánh cổng, tên tiếng Hy Lạp "Tafgros" nghĩa là con hào được đào nên, còn "Perekop" trong tiếng Slav có nghĩa là "đào". Lịch sử. Do có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và là cửa khẩu chiến lược mở đường từ nội địa Ukraina vào Krym vào ngược lại, eo đất Perekop là nơi diễn ra những trận chiến cực kì ác liệt trong lịch sử. Cả người Hy Lạp cổ đại và người Tatar Krym đều ra sức củng cố hệ thống phòng thủ tại khu vực này. Vào thế kỷ 15, Perekop là một thuộc địa của Cộng hòa Genoa. Vào năm 1783, sau khi Đế quốc Nga sáp nhập Krym, eo đất Perekop trở thành vùng một lãnh thổ của Nga. Đến năm 1954, cùng với Krym, chủ quyền của nó được chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina và đến hiện nay nó vẫn thuộc chủ quyền của nước Ukraina hiện đại. Vào năm 1920, trong một trận đánh dữ dội trong cuộc nội chiến Nga, Hồng quân đã giải phóng khu vực này khỏi quân Bạch vệ của Pyotr Nikolayevich Wrangel. Sự kiện này được dựng lại trong một bộ phim Liên Xô thục hiện năm 1968 tên là "Hai đồng chí đang phục vụ" (Служили два товарища - Sluzhili dva tovarishcha). Trong cuộc chiến tranh Xô-Đức (1941-45), quân Đức và Rumani tiến vào Krym cũng thông quân eo Perekop. Trận chiến ở đây kéo dài 5 ngày và kết thúc vào ngày 24 tháng 9 năm 1941 khi Hồng quân Liên Xô buộc phải triệt thoái. Trong Chiến dịch Krym (1944), việc vượt qua eo đất Perekop thành công đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của quân đội Liên Xô.
1
null
Hành tăm, Hành trắng, Nén, Củ nén (danh pháp hai phần: Allium schoenoprasum) là một loài thực vật thuộc họ Hành. Đây là loài bản địa châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Nó là loài hành duy nhất hiện diện ở cả Cựu thế giới và Tân thế giới. Loài này được dùng làm gia vị và trong Đông y nó là một vị thuốc. Nó cũng được dùng để kiểm soát sâu bệnh cây trồng. Đây là loài cây thảo, giống dạng cây hành hương, nhưng có kích thước nhỏ hơn, thường chỉ cao 10–15 cm cho tới 20–30 cm. Thân hành (củ) trắng to bằng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 2 cm, bao bởi những vẩy dai. Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm (do vậy mà có tên như trên). Cụm hoa hình đầu dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn.
1
null
Trong ngày thứ hai của Trận Gettysburg (2 tháng 7 năm 1863), Đại tướng miền Nam Robert E. Lee cố khai thác chiến quả mà ông đạt được ngày hôm trước. Ông huy động Binh đoàn Bắc Virginia mở nhiều đợt tấn công vào sườn Binh đoàn Potomac của miền Bắc dưới quyền Thiếu tướng George G. Meade. Sau một thời gian ngắn trì hoãn để chờ viện binh và tránh bị lính quan sát của miền Bắc phát hiện, Trung tướng James Longstreet xua Quân đoàn 1 tấn công cánh trái quân miền Bắc. Ông giao cho sư đoàn của Thiếu tướng John Bell Hood nhiệm vụ tấn công Little Round Top và Devil's Den. Bên trái Hood, Thiếu tướng Lafayette McLaws tấn công Wheatfield và Peach Orchard. Mặc dù không bên nào giành được thắng lợi, khả năng tác chiến của Quân đoàn III miền Bắc đã bị đánh quỵ do phải gắng sức cố thủ một chỗ lồi trên một mặt trận quá rộng. Tướng Meade phải điều thêm 2 vạn quân từ các nơi khác trên trận tuyến của mình để đánh trả những đợt tiến công dữ dội của địch. Những cuộc tấn công của quân miền Nam ở khu vực này đã kết thúc khi trung quân miền Bắc trên cao điểm Cemetery Ridge bẻ gãy cuộc tấn công của một sư đoàn thuộc Quân đoàn 3 do Thiếu tướng Richard H. Anderson chỉ huy. Đêm hôm đó, chỉ huy Quân đoàn 2 miền Nam là Richard S. Ewell chuyển những cuộc thao diễn trước cánh trái quân miền Bắc thành những đợt tiến công quy mô lớn lên cao điểm Culp's Hill và East Cemetery Hill, nhưng đều bị đẩy lùi. Do quân đội miền Bắc phòng ngự trên một chiến tuyến vững chắc và Meade khéo dụng binh, các đợt công kích dồn dập của quân miền Nam đã bị chặn đứng. Hy vọng đập nát Binh đoàn Potomac trên đất Bắc của Lee bị tiêu tan, nhưng ông chưa nản chí và bắt tay vào việc lập kế hoạch cho ngày thứ ba của trận chiến. Bài này nói về hàng loạt cuộc tấn công vào cánh trái (Devil's Den, Wheatfield, và Peach Orchard) và trung tâm miền Bắc (Cemetery Ridge), nhưng các bài viết riêng rẽ miêu tả các cuộc giao tranh lớn khác trong ngày thứ hai của trận đánh lớn này:
1
null
Ủy ban Công lý và Hòa bình là một tổ chức trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập vào năm 2010. Ủy ban này có nhiệm vụ cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng và mô hình Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nhưng thích ứng với điều kiện văn hóa và xã hội ở Việt Nam.
1
null
Xa lộ Liên tiểu bang 89 (tiếng Anh: "Interstate 89" hay viết tắt là I-89) là một xa lộ liên tiểu bang trong vùng Tân Anh của Hoa Kỳ, chạy giữa Bow, New Hampshire và Highgate Springs, Vermont. Như tất cả các xa lộ liên tiểu bang chính yếu mang mã số lẻ, I-89 được cắm biển là một xa lộ bắc–nam. Tuy nhiên, nó thực sự đi theo hướng từ tây bắc đến đông nam, phục vụ với hai khả năng: thứ nhất như xa lộ liên tiểu bang đông–tây ở phía bắc Xa lộ Liên tiểu bang 90 trong vùng Tân Anh và thứ hai như một hành lang xa lộ quan trọng chính nối kết giữa hai thành phố lớn là Montreal của Canada và Boston của tiểu bang Massachusetts. Các thành phố mà xa lộ phục vụ trực tiếp là Concord, New Hampshire và Burlington, Vermont. I-89 là một trong số ba xa lộ liên tiểu bang có toàn tuyến đường nằm bên trong các tiểu bang Tân Anh. Xa lộ Liên tiểu bang 89 nối liền hai thành phố nhỏ hơn và các vùng nông thôn bên trong các vùng của tiểu bang New Hampshire và tiểu bang Vermont. Nó có hai làn xe mỗi chiều xuyên suốt cả con đường. Không như các xa lộ liên tiểu bang bên cạnh như (Xa lộ Liên tiểu bang 91 và Xa lộ Liên tiểu bang 93), nó không có giao cắt với bất cứ xa lộ liên tiểu bang số chẵn nào cả trên toàn tuyến đường của nó. Tuy nhiên, nó chạy song song (và liên đổi đường nhiều lần) với các đoạn đường của ba quốc lộ Hoa Kỳ sau đây: Quốc lộ Hoa Kỳ 4 từ Enfield đến White River Junction; Quốc lộ Hoa Kỳ 2 từ Montpelier đến Colchester, và Quốc lộ Hoa Kỳ 7 từ Burlington đến biên giới Canada. Mô tả xa lộ. New Hampshire. Xa lộ Liên tiểu bang 89 chạy khoảng trong tiểu bang New Hampshire và là hành lang xa lộ cao tốc then chốt qua phần phía tây tiểu bang. Mặc dù được ghi biển là một xa lộ cao tốc bắc–nam nhưng đầu tiên của nó thực sự chạy theo hướng đông–tây trước khi chuyển sang hướng tây bắc. Hai trung tâm dân số lớn dọc theo I-89 trong tiểu bang New Hampshire là Concord ở đầu phía nam của nó và Lebanon trên ranh giới tiểu bang Vermont. Dọc theo I-89 trong New Hampshire là các thị trấn Grantham, New London và Warner. Khởi đầu tại một nút giao thông khác mức với Xa lộ Liên tiểu bang 93 và Xa lộ New Hampshire 3A trong thị trấn Bow, ngay phía nam thành phố thủ phủ của tiểu bang là Concord, xa lộ chạy theo hướng tây bắc qua Vùng Dartmouth-Hồ Sunapee. Một lối ra trực tiếp phục vụ thành phố Concord (Lối ra 2) trước khi xa lộ đi vào thị trấn lân cận là Hopkinton. Xa lộ New Hampshire 11 đông-tây nhập vào I-89 tại lối ra 11 và chạy trùng với nó khoảng trước khi rời I-89 tại lối ra 12. Tại Lối ra 13 trong Grantham, Xa lộ New Hampshire 10 đi vào I-89, và cặp đôi xa lộ này hình thành một con đường trùng dài khoảng . Xa lộ tiếp tục hướng tây bắc, đi qua thành phố Lebanon là nơi có Trung tâm Y tế Dartmouth-Hitchcock. Một vài dặm ở phía bắc điểm này là Cao đẳng Dartmouth. Quốc lộ Hoa Kỳ 4 chạy song song với I-89 qua Lebanon. Lối ra 17 đến 20 phục vụ thành phố Lebanon. Ở lối ra 19, Xa lộ New Hampshire 10 chiều đi hướng bắc, tách ra khỏi I-89 và nhập vào Quốc lộ Hoa Kỳ 4 để đi qua West Lebanon. Lối ra cuối cùng trong tiểu bang là Lối ra 20, tạo lối đi đến khu bán lẻ lớn của thành phố West Lebanon nằm dọc theo Xa lộ New Hampshire 12A. Ngay sau nút giao thông lập thể này, xa lộ qua Sông Connecticut và vào tiểu bang Vermont. Vermont. Xa lộ Liên tiểu bang 89 là một trong số các con đường quan trọng nhất của tiểu bang Vermont vì nó là xa lộ liên tiểu bang duy nhất phục vụ cả thành phố thủ phủ tiểu bang Montpelier và thành phố lớn nhất Burlington. Các thành phố và thị trấn quan trọng khác nằm dọc theo I-89 là Barre, Waterbury, và St. Albans. Williston, đã trở thành một trung tâm siêu thị bán lẻ của Burlington' (và một trong số các thị trấn phát triển nhanh nhất trong tiểu bang) trong thập niên qua, cũng có một nút giao thông lập thể dọc theo I-89. Vượt Sông Connecticut vào tiểu bang Vermont, I-89 theo hướng tây bắc như lúc còn trong tiểu bang New Hampshire. Xa lộ Liên tiểu bang giao cắt với I-91 tại một nút giao thông lập thể ngay khi vào Vermont. Chẳng bao lâu sau đó thi nó có một nút giao thông lập thể khác với Quốc lộ Hoa Kỳ 4. Xa lộ bắt đầu đi vào khu vực có nhiều ngọn đồi ngoạn mục trùng điệp của tiểu bang Vermont. nó gần như đổi sang hướng bắc ở một điểm cách ranh giới tiểu bang New Hampshire khoảng 20 dặm (32 kilometres), và tiếp tục đi qua vùng nông thôn cao của trung Vermont. Xa lộ Liên tiểu bang đi qua các thị trấn Sharon, Royalton, Bethel, Randolph, Brookfield, và Williamstown trước khi đến "thành phố đôi" Barre và Montpelier tại trung tâm tiểu bang Vermont. Điểm cao nhất của xa lộ có thể nói là nằm tại thị trấn Brookfield. Xa lộ lại đổi hướng về tây bắc khi đi qua nút giao thông lập thể để đến Montpelier. Trong 40 dặm kế tiếp (64 km), I-89 chạy song song với Sông Winooski và Quốc lộ Hoa Kỳ 2. Xa lộ cắt ngang một đoạn của Dãy núi Appalachia có tên là Dãy núi Green, và bị bao quanh bởi các đỉnh núi cao trên 4000 ft (1.219 mét) như Camel's Hump. Quốc lộ Hoa Kỳ 2 thường chạy cắt ngang xa lộ I-89 và có một vài nút giao thông lập thể với nó trên đường đi đến Burlington. Xa lộ Liên tiểu bang 89 độc nhất vô nhị vì sự cá biệt trên biển dấu của nó. Giữa Lối ra 9 & 10, có biển dấu biểu thị quãng đường đến các thành phố trên biển chỉ dẫn ở mỗi chiều giao thông hoàn toàn bằng hệ thống đo lường quốc tế (cây số thay vì dặm). Trong khi đó cũng có nhiều trường hợp có biển dấu bằng cả dặm và cây số. Đây là trường hợp duy nhất hệ đo lường quốc tế được sử dụng một mình trên toàn Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Tuy nhiên cả hai loại biển dấu vừa nói ở trên đều bị thay thế vào năm 2010 và hiện nay chỉ biểu thị chiều dài bằng dặm. Sau lối ra 11 tại Richmond, I-89 rời Dãy núi Green để vào Thung lũng Champlain Valley. Tại đây, ngay bên ngoài thành phố Burlington, xa lộ quay lên hướng bắc lần nữa. Cũng tại chỗ khúc quanh này là nơi khởi đầu của xa lộ phụ duy nhất chính thức của I-89 là Xa lộ Liên tiểu bang 189 (hai chữ số cuối chỉ xa lộ mẹ là I-89). Xa lộ phụ thứ hai là Xa lộ Liên tiểu bang 289, được đề xuất làm xa lộ vành đai quanh các khu ngoại ô đông bắc của Burlington vào thập niên 1980 nhưng vì có nhiều tranh cãi, nó chỉ được hoàn thành một phần và được đặt tên là Xa lộ Vermont 289. Qua khỏi I-189, I-89 gặp nút giao thông lập thể cao tốc bận rộn nhất trong tiểu bang đó là Lối ra 14. Nút giao thông lập thể hình ba lá tại lối ra này tạo lối đến phố chính thành phố Burlington, Đại học Vermont, Phố Dorset đông cửa hàng bán lẻ qua ngã Quốc lộ Hoa Kỳ 2. Đi lên hướng bắc từ Burlington, phong cảnh nhanh chóng mờ nhạt từ cảnh phát triển ngoại ô sang các ngọn đồi trùng điệp với nhiều đặc tính hơn của vùng bắc Tân Anh, tạo ra một phong cảnh xa nhìn xuống Hồ Champlain. I-89 đi qua Milton, Georgia, St. Albans, Swanton, và cuối cùng là thị trấn biên giới Highgate Springs. Xa lộ kết thúc tại biên giới Canada tại Highgate Springs.
1
null
Nguyễn Thị Kim Chung với nghệ danh Kim Chung là một trong hai nữ nghệ sĩ guita hàng đầu ở Việt Nam hiện nay (tính đến năm 2021), được mệnh danh "nữ đệ nhất tremolo". Kim Chung thường được nhắc đến do đã đoạt giải nữ guitar xuất sắc nhất cùng với giải người trình tấu tác phẩm Việt Nam hay nhất trong cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc vào năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh, lúc mới 16 tuổi. Sau đó là những cuộc biểu diễn thành công ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam và các album độc tấu guitar của mình. Tiểu sử. Kim Chung sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm kinh doanh, nhưng yêu văn học - nghệ thuật, hầu hết anh chị em trong nhà đều biết chơi một nhạc cụ, lúc rảnh rỗi thường ngồi đàn hát với nhau. Từ nhỏ Kim Chung đã thích đàn và học đánh măngđôlin. Sau đó, Chung tự học guitar mà năm lớp 3 đã biểu diễn ở lớp. Lên lớp 6, mẹ Chung chính thức cho đi học đàn guitar với sự hướng dẫn của các thày Lê Vinh Phúc (ở cùng xóm) và Huỳnh Hữu Đan. Đến năm 15 tuổi, Chung thi đỗ chính quy vào khoa guitar của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên hầu hết người thân phản đối vì còn nhiều nghề khác cho tương lai xán lạn hơn. Chỉ người mẹ chiều con gái nên vẫn đồng ý. Ở Nhạc viện, Chung được học với những thầy giỏi như Phùng Tuấn Vũ, Huỳnh Hữu Đoan, Bùi Thế Dũng… và chỉ một năm sau đã đoạt một lúc ba giải trong cuộc thi Tài năng trẻ guitar toàn quốc (giải nhì toàn cuộc thi, giải "nữ guitarist" xuất sắc và giải biểu diễn nhạc phẩm Việt Nam xuất sắc nhất). Chung tốt nghiệp và được giữ lại trường làm giảng viên tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2001, AECID (viết tắt của "Agencia Española de Cooperación Internacional para el Desarrollo" tức "Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha") cho Nhạc viện một học bổng nâng cao trình độ về guitar và Chung được Nhạc viện cho đi học. Tại Tây Ban Nha, Chung học tập tại Trường âm nhạc Josep Maria Ruera ở Granollers thuộc Barcelona, theo lớp của giáo sư Josep Henriquez. Hai năm sau, Chung đã được bằng cao học của Tây Ban Nha, bằng Master class guitar classic của Đức. Sau đó, Chung thi đỗ chương trình học "giáo trình nâng cao 50 tiết" của Nhạc viện Hoàng gia Madrid do giáo sư - nhạc sĩ José Luis Rodrigo, một học trò của huyền thoại Andrés Segovia dạy và được Nhạc viện đồng ý cho học tiếp. Chung còn theo học một khóa tại Viện Flamenco “Casa Patas” với giáo sư Paco Navarro và ngày 1-9-2003 đã có chứng chỉ biểu diễn Flamenco. Cho đến năm 2006 - 2010, Chung là nữ nghệ sĩ guitar duy nhất ở Việt Nam đã phát hành đến năm album cá nhân. Về cô học trò cũ của mình, giảng viên Bùi Thế Dũng đã nhận xét: “Kim Chung là một trong những nghệ sĩ guitar nổi trội bởi tiếng đàn đằm thắm, từ nhỏ đã có kỹ thuật tremolo đều và tươi khó ai bì kịp”. Kim Chung đã có con trai là Nguyễn Hoàng Minh, khoảng 9 tuổi.
1
null
Bán quân sự là một lực lượng quân sự mà cách tổ chức và chức năng của nó tương tự như quân đội chuyên nghiệp, nhưng nó không được coi là một bộ phận của Lực lượng vũ trang thông thường của một quốc gia. Một số tổ chức bán quân sự. Tùy theo bối cảnh, lực lượng bán quân sự có thể bao gồm:
1
null
Từ điển tiếng Anh Oxford (tiếng Anh: "Oxford English Dictionary", viết tắt: "OED") được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford là một ấn phẩm được coi là từ điển tiếng Anh đầu tiên. Từ điển này bắt đầu được xây dựng vào năm 1857 nhưng phải đến năm 1884 nó mới được xuất bản lần đầu trong series : "A New English Dictionary on Historical Principles; Founded Mainly on the Materials Collected by The Philological Society", khi công việc biên soạn cuốn từ điển vẫn đang tiếp diễn. Vào năm 1895, tựa đề "The Oxford English Dictionary" ("OED") lần đầu tiên được sử dụng một cách không chính thức trên bìa của bộ sách và đến năm 1928 một công trình từ điển đầy đủ đã được tái bản trong mười cuốn sách.
1
null
Tháng 7 năm 2012, tại Nga đã xảy ra đợt lũ lụt lớn tại vùng Krasnodar, miền tây nước Nga. Lượng mưa tương đương với năm tháng mưa diễn ra trong đêm ở một số vùng phía nam của đất nước này theo Trung tâm khí tượng thủy văn của nước Nga. 162 người đã chết trong lũ lụt. Cảnh sát Nga cho biết lũ lụt đã gây thiệt hại cho nhà của gần 13.000 người. Theo thống đốc của vùng Krasnodar, Alexander Tkachyov, "trong 70 năm qua không có vụ lũ lụt như thế này". Đợt lũ lụt này là một phần của hậu quả của một cơn bão khổng lồ nhấn Krasnodar, tạo đợt mưa tương đương gần một nửa lượng giáng thủy của năm khu vực trong hai ngày. Hầu hết các nạn nhân sống ở thành phố Krymsk, 50 km từ Krasnodar và 10 km từ Novorossiysk, dưới chân một dãy núi nhỏ chạy dọc theo bờ biển của Biển Đen. Các nhân chứng báo cáo rằng lũ lụt tấn công thành phố khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương ngày 07 tháng 7 năm 2012, khi hầu hết người dân đang ngủ. Làn sóng lũ đạt chiều cao 7 m đã nhấn chìm nhiều ngôi nhà trần nhà và chết đuối những người không thể thoát ra trong thời gian lũ. Trong khi đó, thị trấn du lịch Gelendzhik bị mưa liên tục 24 giờ buộc ngành đường sắt Nga phải đình chỉ các chuyến tàu trong khu vực. Tại thành phố Novorossiysk, lũ lụt làm gián đoạn hoạt động của cảng tại thành phố này. Nhà điều hành đường ống dẫn dầu Transneft phải đình chỉ các chuyến hàng chở dầu.
1
null
Ẩm thực Mỹ là cách chế biến món ăn có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thực dân châu Âu tại châu Mỹ đã đưa đến đây và giới thiệu một số thành phần và phong cách nấu nướng. Các phong cách khác nhau đã tiếp tục phát triển trong thế kỷ 19 vào 20, tương xứng với dòng người nhập cư từ nhiều quốc gia khác.
1
null
Câu lạc bộ bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Đà Nẵng, Việt Nam, hiện thi đấu tại Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia. Đây là đội dự bị của SHB Đà Nẵng. Lịch sử. Câu lạc bộ bóng đá Trẻ SHB Đà Nẵng tiền thân là đội bóng đá Quân khu 5. Đội bóng quân khu 5 vô địch giải hạng nhì quốc gia 2005 và giành quyền thăng hạng nhất từ mùa bóng 2006. Kết thúc mùa giải 2008 cả hai đội bóng quân khu 5 và quân khu 7 cùng bị xuống hạng nhì. Đến trước mùa giải 2011, CLB bóng đá QK5 đổi tên thành Trẻ SHB Đà Nẵng sau khi Sở thể dục thể thao TP Đà Nẵng chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Trước khi giải bóng đá hạng nhì quốc gia 2011 khởi tranh vài ngày, câu lạc bộ chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang thành Công ty Cổ phần Thể thao. Kết thùa mùa giải 2011 đội bóng vô địch và giành quyền thăng giải hạng nhất quốc gia 2012. Mùa bóng 2012 lần đầu tiên chơi bóng ở giải đấu cao thứ nhì quốc nội, đội bóng đá trụ hạng thành công với vị trí thứ 7 chung cuộc. Trước thềm giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2013, trẻ SHB Đà Nẵng chính thức bị giải tán. Mùa bóng 2018, đội bóng quay trở lại tham dự giải hạng ba quốc gia 2018 và giành được suất thăng hạng Nhì 2019 Thành tích. Cấp quốc gia. Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam: Giải vô địch bóng đá hạng nhì Việt Nam: Giải giao hữu. Cúp Hùng Vương:
1
null
Hot dog là một loại đồ ăn nhanh của Mỹ. Là bánh mì (hot dog bun) kẹp xúc xích, thường có thêm mù tạt, nước sốt cà chua, hành, mayonnaise, gia vị có thể có hoặc không có dưa cải Đức (sauerkraut). Từ "dog" đã được sử dụng như từ đồng nghĩa với xúc xích từ năm 1884 và các cáo buộc cho rằng nhà sản xuất xúc xích sử dụng thịt chó đã có ít nhất từ năm 1845. Vào đầu thế kỷ 20, ở Đức, việc tiêu thụ thịt chó là bình thường. Những nghi ngờ xúc xích có chứa thịt chó "đôi khi chính xác".. Lịch sử. Người ta tin rằng những chiếc hot dog đầu tiên, còn được gọi là “xúc xích dachshund”, được một người nhập cư Đức bán tại một xe hàng thực phẩm ở New York vào những năm 1860. Vào khoảng năm 1870, một người nhập cư Đức khác tên Charles Feltman đã mở quầy hot dog đầu tiên trên đảo Coney, năm đó, ông đã bán được hơn 3.600 bánh mì xúc xích. Tại Chicago năm 1893, triển lãm ở Colombia đã thu hút rất nhiều du khách, những người đã tiêu thụ số lượng lớn xúc xích được bán. Mọi người đều thích món ăn dễ ăn, tiện lợi và rẻ tiền này. Vì xúc xích là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Đức, nên có khả năng họ đã giới thiệu tập quán ăn xúc xích dachshund, mà ngày nay chúng ta gọi là hot dog được kẹp trong một chiếc bánh mì.
1
null
Chuyện tình (Tiếng Anh: Love Story) là phim tình cảm lãng man, công chiếu năm 1970, do Erich Segal viết kịch bản; sau đó chính ông phát triển thành tiểu thuyết cùng tên. Phim do Arthur Hiller làm đạo diễn. Nội dung. Phim kể câu chuyện về Oliver Barrett IV, một sinh viên Đại học Harvard, xuất thân từ gia đình danh giá, giàu có. Tại thư viện của trường Radcliffe (một đại học trực thuộc Harvard, dành riêng cho nữ sinh viên) Oliver gặp và sau đó yêu Jennifer Cavilleri, một sinh viên Radcliffe lém lỉnh, xuất thân từ gia đình lao động. Sau khi tốt nghiệp, hai người kết hôn, bất chấp sự chống đối từ cha của Oliver. Không có trợ giúp tài chính của gia đình, đôi vợ chồng trẻ rất vất vả mưu sinh để trang trải học phí cho Olivier học tiếp cao học tại trường Luật Harvard. Jennifer dạy trẻ tại một trường tư, vợ chồng thuê phòng trọ, trên tầng cao nhất của một ngôi nhà gần trường Harvard, để ở. Sau khi tốt nghiệp hạng 3, Olivier vào làm việc trong một công ty Luật tại thành phố New York. Với thu nhập cao của Olivier, đôi vợ chồng trẻ quyết định có con. Sau khi ý định này thất bại, họ tìm đến một chuyên gia nhờ tư vấn. Chuyên gia này báo riêng Olivier biết: Jennifer mắc bệnh hoại huyết và không còn sống bao lâu nữa. Tuy Olivier cố giấu, nhưng cuối cùng Jennifer cũng biết bệnh của mình. Do chi phí điều trị rất tốn kém, thiếu tiền Olivier buộc phải đến gặp cha mượn tiền, hầu có thể kéo dài mạng sống vợ mình. Cuối cùng Jennifer ra đi, trước khi nhắm mắt nàng bảo Oliver: Không nên tự dằn vặt mình và ôm chặt lấy nàng. Không kiềm được nước mắt, Olivier rời bệnh viện, đúng lúc cha của Olivier vừa biết tin vội vào thăm. Ông xin lỗi về đối xử không phải với Olivier thời gian qua. Anh chỉ nói: "Love means never having to say you're sorry" rồi bật khóc. Câu trích. Có hai câu thoại trong phim đã đi vào văn hóa của giới trí thức trẻ thế giới:
1
null
Sẻ Gouldia (danh pháp hai phần: Erythrura gouldiae) là một loài chim bản địa Úc. Phân loại. Sẻ Gouldia đã được mô tả bởi nghệ sĩ nghiên cứu chim của Anh John Gould năm 1844 và được đặt tên theo vợ của ông là Elizabeth. Nó cũng được biết đến ở Mỹ là Sẻ cầu vồng (tiếng Anh: "Finch Rainbow"), Sẻ bà Gould (mặc dù bà Gould không có danh xưng "Lady"). Ở Úc, nó chủ yếu được gọi là sẻ Gouldia. Nó là một thành viên của họ Estrildidae, mà đôi khi được coi là một phân họ của "Passeridae".
1
null
Petroica rodinogaster là một loài chim thuộc họ Petroicidae. Petroica rodinogaster là loài bản địa đông nam Úc. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng ôn đới và cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới rừng đất thấp ẩm. Giống như nhiều loài chim có màu sắc rực rỡ trong họ "Petroicidae", nó là dị hình giới tính. Chúng có thân dài 13,5 cm, mỏ nhỏ mỏng màu đen và đôi mắt và chân màu nâu sẫm. Con trống có mào đặc biệt màu trắng và ngực màu hồng, phía dưới và đuôi và cánh xám đen. Bụng màu trắng. Con mái có bộ lông màu nâu xám.
1
null
Sả có ria (danh pháp hai phần: "Actenoides bougainvillei") là một loài chim thuộc họ Sả ("Alcedinidae"), có tài liệu xếp vào họ Bồng chanh ("Alcedinidae"). Sả có ria phân bố ở Papua New Guinea và quần đảo Solomon. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng núi cao nhiệt đới và cận nhiệt đới hoặc rừng đất thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa mất nơi sống.
1
null
Danh sách đĩa nhạc của Bruno Mars, nghệ sĩ thu âm người Mỹ, bao gồm 2 album phòng thu, 1 đĩa mở rộng, 9 đĩa đơn, 7 đĩa đơn hợp tác và 12 video âm nhạc. Mars bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình vào năm 2009, là một thành viên trong một đội sản xuất và sáng tác, The Smeezingtons. Sau đó, anh được mời góp giọng trong đĩa đơn của hai ca sĩ nhạc rap B.o.B ("Nothin' on You") và Travie McCoy ("Billionaire") vào đầu năm 2010; cả hai ca khúc đều đạt được nhiều thành công lớn về mặt thương mại, với "Nothin' on You" đạt vị trí quán quân và "Billionaire" đạt vị trí #4 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ. Mars phát hành đĩa mở rộng đầu tiên của mình, "It's Better If You Don't Understand", vào tháng 5 năm 2010, đây là sản phẩm quảng bá cho album phòng thu đầu tay của anh, "Doo-Wops & Hooligans", phát hành vào tháng 10 cùng năm. Album này đã đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng ở một số nước và đã bán được hơn sáu triệu bản trên toàn thế giới.
1
null
Kim Gia Định phong cảnh vịnh (còn có tên là Gia Định phong cảnh quốc âm ca vịnh) là một tác phẩm bằng thơ do Hai Đức (? - 1882?, không biết họ tên đầy đủ, hiệu là Tập Phước) ở Chợ Lớn làm ra, gồm 152 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, không rõ năm sáng tác, chỉ phỏng đoán là có sau Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trong lịch sử Việt Nam. Thông tin mở đầu. Bài vịnh này đã được học giả Trương Vĩnh Ký (viết tắt là Pétrus Ký) phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, rồi cho in trong quyển "Saigon d’aujourd’hui" (Nét đẹp Sài Gòn) do nhà hàng C.Guilland et Martion, Saigon, ấn hành năm 1882. Sau đây là lời giới thiệu của ông về tác giả và tác phẩm: Ngoài những thông tin trên, đến nay vẫn chưa tra đưược thân thế và sự nghiệp của tác giả Hai Đức. Tác phẩm (trích). Dưới đây là một phần bài "Kim Gia Định phong cảnh vịnh" do Pétrus Ký phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ. Nhận xét về hai văn bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết: "Đến nay chưa thấy ai phân tích hay phê bình giữa hai bản Nôm và quốc ngữ... Chúng ta có thể yên tâm về sự trung thực giữa hai văn bản đó"..
1
null
9K34 Strela-3 (;nghĩa là "mũi tên") là một hệ thống phòng không cá nhân (MANPADS) do Liên Xô phát triển nhằm thay thế hệ thống 9K32 Strela 2 (SA-7 Grail). "9K34" là mã định danh của GRAU và tên định danh NATO là SA-14 Gremlin. Tên lửa chủ yếu dựa vào loại tên lửa Strela 2, nên nó được phát triển khá nhanh. Vũ khí mới được chấp nhận đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô vào tháng 1 năm 1974. Sự thay đổi đáng kể nhất là trang bị cho tên lửa đầu dẫn đường hồng ngoại mới hoàn toàn. Đầu dẫn đường mới làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi nhiệt hơn so với các đầu dẫn đường dùng điều chế AM. Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, làm tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay các bẫy hồng ngoại. Tên lửa Strela-3 đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia. Strela-3 dùng đạn tên lửa 9M36. Tiếp theo Strela-3 là Igla. Phiên bản hải quân của Strela-3 có tên định danh NATO là SA-N-8
1
null
Nova Cidade de Kilamba (Thành phố mới Kilamba) là một khu vực phát triển nhà có cự ly km (18 dặm) từ Luanda, thủ đô của Angola. Nó đang được xây dựng bởi China International Trust and Investment Corporation. Kilamba được thiết kế để cung cấp nơi ở cho 500.000 người, và bao gồm 750 khu chung cư 8 tầng, hơn 100 cơ sở thương mại và hàng chục trường học. Chi phí được báo cáo là 3,5 tỷ đô la Mỹ, tài trợ một khoản tín dụng của Trung Quốc và được hoàn trả bởi chính phủ Angola bằng dầu mỏ. Nó có lẽ là một trong những dự án xây dựng lớn nhất ở châu Phi. Tính đến tháng 7 năm 2012, công tác xây dựng các tòa nhà phần lớn đã hoàn thành nhưng vẫn còn trống. Chỉ có 220 căn hộ đã được bán ra đợt đầu tiên trong số 2.800 căn chào bán. Doanh số bán nhà đã bị chậm do khó khăn trong việc vay vốn thế chấp. Một trường trong hoạt động, nhưng trẻ em được bussed từ các khu vực khác như là không sống ở gần đó. Chính phủ có kế hoạch sử dụng một số của các khối dân cư như nhà ở xã hội. Mặc dù Kilamba góp phần đáp ứng các cam kết cuộc bầu cử Tổng thống José Eduardo dos Santos trong năm 2008 xây dựng một triệu gia đình mới trong bốn năm, Angola không có một tầng lớp trung lưu lớn có thể mua nhà như vậy.
1
null
S-25 "Berkut (; "Berkut" nghĩa là đại bàng vàng) là một tổ hợp tên lửa đất đối không chiến lược đầu tiên của Liên Xô. Tên định danh NATO là SA-1 "Guild. Tổ hợp này chỉ được sử dụng để bảo vệ Moskva, các hệ thống cơ động khác như S-75 (SA-2 Guideline) sẽ được sử dụng trong hầu hết các vai trò khác. Các tên gọi khác gồm R-113 (radar bắt bám mục tiêu), B-200 (radar dẫn bắn tên lửa), A-11/A-12 (anten cho B-200), V-300 (một hệ thống SAM); S-25 là viết tắt của "Systema 25".
1
null
Thug hay Thuggee là tên của một giáo phái thuộc đạo Hindu giáo, ra đời vào thế kỷ XIII tại Ấn Độ. Thug có nghĩa là kẻ sát nhân, tên của giáo phái này đã phản ánh được phần nào tính chất rùng rợn của nó. Những nỗi ám ảnh tàn khốc của việc giết người cúng tế của các tín đồ giáo phái Thug đã được các nhà ngôn ngữ học chọn tên của giáo phái này (Thug) để chỉ "những kẻ du côn" trong từ điển. Sự ra đời và phát triển. Giáo phái Thug của Hindu giáo ra đời vào khoảng thế kỷ XIII trên bán đảo Ấn Độ, giáo phái này hoạt động bí mật và nó tôn thờ nữ thần Kali - nữ thần hủy diệt. Trong 500 năm hình thành và phát triển, giáo phái này tồn tại đầy quyền uy và là nỗi khiếp đảm của bao người dân. Thờ cúng. Các tín đồ thuộc giáo phái Thug rất tôn thờ nữ thần Kali, một nữ thần hủy diệt đầy quyền năng trong Hindu giáo. Các thành viên giáo phái sống bình thường như bao người khác, nhưng đến mùa thu họ tập hợp thành từng nhóm đi về các vùng quê tìm kiếm khách du lịch giàu có để giết rồi hiến tế cho nữ thần. Cách thức của họ là cho một thành viên trong nhóm làm thân với nạn nhân mà họ đã chọn, số còn lại tìm cơ hội để tấn công. Họ thích dụ nạn nhân đến chỗ hẻo lánh rồi siết cổ nạn nhân bằng chiếc khăn quàng đặc biệt. Họ được gọi với biệt danh là nhóm siết cổ. Theo thông tục lưu truyền, tín đồ giáo phái này thường siết cổ nạn nhân cho đến chết là do vị nữ thần không muốn thấy máu chảy. Ngoài ra, các hình thức khác cũng được sử dụng như: dìm chết, thiêu chết và đầu độc. Họ thích bắt những nạn nhân giàu có để cướp tiền bạc. Điều kỳ lạ là, phụ nữ và nhạc công lại không bị tấn công. Tín đồ giáo phái này thường chuẩn bị những vụ giết người hiến tế rất là kỹ lưỡng, họ thường chọn những người phụ nữ đẹp để gài bẫy các du khách và những phụ nữ này cũng được huấn luyện cách giết người. Sự chấm dứt tồn tại. Với sự tàn ác mà tín đồ giáo phái Thug thực hiện trong suốt một thời gian dài, sau khi Anh chiếm Ấn Độ làm thuộc địa, họ quyết định tiêu diệt giáo phái này. Từ năm 1833 đến năm 1837, hơn 3000 thành viên bị bắt, gần 500 tín đồ bị treo cổ và hàng nghìn tín đồ bị tù chung thân. Thành viên cuối cùng bị chặt đầu năm 1882. Thành phố Calcutta (Kolkata) ngày nay vốn có tên gốc là Kali-ghata, được lấy từ tên của thần Kali. Nó nằm cạnh đền thờ lớn là nơi dành cho nữ thần. Kali được rất nhiều người tôn sùng kể cả những người không thuộc giáo phái Thug. Những nghi lễ cúng tế vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng vật cúng tế là dê chứ không phải là người.
1
null
M-11 Shtorm (; ) là một tổ hợp tên lửa hạm đối không của Liên Xô. Mã định danh của GRAU là 4K60. Tên định danh NATO là SA-N-3 Goblet. Hệ thống này trang bị đầu tiên cho tàu sân bay chống ngầm Moskva vào năm 1967, nhưng chính thức được chấp nhận trang bị là vào năm 1969. Tổ hợp tên lửa này không có phiên bản lục quân. Nó chỉ được trang bị cho các tàu chiến của Liên Xô.
1
null
Tu chính án Case–Church là một tu chính án được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1973 cấm chính phủ Hoa Kỳ hoạt động quân sự tiếp tục tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này chấm dứt can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù Hoa Kỳ vẫn đã tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự và hỗ trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam cộng hòa. Tu chính án này được đặt tên cho hai nghị sĩ đề xuất ra dự thảo luật, Thượng nghị sĩ Clifford P. Case (R-NJ) và Frank Church (D-ID). Tỷ lệ bỏ phiếu thông qua tu chính án là 48-42 tại Thượng viện Mỹ trong tháng 8 năm 1972, nhưng được biểu quyết lại sau cuộc bầu cử năm 1972. Nó được trình lại vào ngày 26 tháng 1 năm 1973 và được chấp thuận bởi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 5. Khi khả năng trở nên rõ ràng rằng bản tu chính án sẽ được thông qua, Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger, hành động theo đề nghị của Thượng nghị sĩ California Alexander Ware, vận động hành lang một cách quyết liệt để có thời hạn áp dụng kéo dài. Tu chính án này đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng Sáu với tỷ lệ 278-124 trong Hạ viện, và 64-26 tại Thượng viện. Mặc dù lực lượng bộ binh Hoa Kỳ đã được rút về trước đó theo một chính sách được gọi là Việt Nam hóa chiến tranh, việc ném bom vẫn tiếp tục cho đến ngày 15 tháng 8 năm 1973, thời hạn được thiết lập bởi tu chính án.
1
null
The Yardbirds là ban nhạc rock Anh đã có nhiều hit trong thập niên 60, bao gồm "For Your Love", "Over Under Sideways Down" và "Heart Full of Soul". Nhóm nhạc nổi tiếng bởi có những tay ghi-ta lừng danh như: Eric Clapton, Jeff Beck, và Jimmy Page, tất cả đều có tên trong top 5 của danh sách 100 tay guitar vĩ đại nhất của tạp chí Rolling Stone (Clapton thứ 2, Page thứ 3, và Beck thứ 5). Là ban nhạc dựa trên blues và chuyển sang Pop và Rock, The Yardbirds tiếp tục tạo nên những thay đổi trong làng ghi-ta của những năm 60, như feedback tiếng vọng ngược, và khuếch đại âm thanh tốt hơn, v.v. Họ đã sử dụng biến âm trong ghi-ta điện tạo bởi những người trước đó trong ban nhạc The Kinks.
1
null
Peter Chamberlen là tên của ba nhà phẫu thuật người Anh. Hai người đầu tiên là hai anh em, con trai của William Chamberlen (1540 – 1596), một nhà phẫu thuật theo giáo phái Huguenot vốn sinh sống ở Paris những đã chạy nạn sang Anh vào năm 1576. Hai anh em là Chamberlen là người phát minh ra cặp thai ("obstetrical forceps" - kẹp sản khoa) - một dụng cụ có tác dụng kéo thai nhi ra khỏi bụng mẹ trong quá trình đỡ đẻ. Người thứ ba là con của Peter em và cũng là một bác sĩ sản khoa sử dụng cặp thai như cha mình. Phát minh về cặp thai được dòng họ Chamberlen giữ bí mật trong suốt một thế kỷ vì không muốn bác sĩ sản khoa nào cũng thành công như mình. Thân thế. Người anh Peter Chamberlen Già (1560-1631) là bác sĩ sản khoa của Vương hậu Anh Anne. Ông công tác tại kinh thành Luân Đôn của nước Anh. Có nguồn cho rằng ông không có con cái tuy nhiên các tài liệu khác nói rằng ông có ít nhất 3 đứa con, trong đó có Hester, vợ của Thomas Cargill của Aberdeen cùng vài đứa cháu. All were mentioned in his will, proved in 1631. Người em Peter Chamberlen Trẻ (1572-1626) cũng là một bác sĩ sản khoa và là một nhà phẫu thuật. Ông kết hôn với Sara, con gái của một người theo giáo phái sống ở Luân Đôn. Họ có với nhau 8 người con, trong đó có một người cũng mang tên Peter Chamberlen, cũng là một bác sĩ sản khoa và cũng gánh vác trách nhiệm giữ bí mật cặp thai cho dòng họ. Ông sống ở Woodham Mortimer tại Essex, Anh. Bác sĩ Peter Chamberlen hay Peter Chamberlen Đệ tam (1601-?) là con của Peter Chamberlen Trẻ. Ông được giáo dục chu đáo về y học và tiếp tục truyền thống sản khoa của dòng họ. Ông thgam gia đỡ đẻ cho Vương hậu Anh Henrietta Maria khi bà hạ sinh vị vua tương lai Charles II. Ông từng có dự tính thành lập một Hiệp hội của những người đỡ đẻ, tuy nhiên ý tưởng này bị Hội đồng các thầy thuốc bác bỏ. Peter Đệ tam được đánh giá là một bác sĩ có tiếng, một nhà ủng hộ đối với các dự án y tế công cộng và là một tín đồ Kitô giáo tin theo tục lệ về ngày nghỉ Sabbat. Quá trình giữ bí mật về cặp thai của dòng họ Chamberlen. Anh em Peter Chamberlen đã bày ra nhiều phương pháp đặc biệt để giữ bí mật về phát minh cặp thai. Khi đến nhà "khách hàng", hai người phu phải khuân một chiếc hòm to with hình khắc mạ vàng vào nhà. Người thai phụ phải bịt mắt để không nhìn thấy gì, những người còn lại thì phải rời khỏi phòng. Khi đỡ đẻ họ trùm một tấm chăn lớn che kín mít và thắp nến để nhìn thấy các vật trong tấm chăn tối om. Người bên ngoài chỉ nghe thấy những tiếng la hét của người thai phụ cùng nhiều tiếng động lạ khác, và sau cùng là tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh, báo hiệu rằng ca đỡ đẻ đã thành công. Con trai của Peter Chamberlen đệ Tam, Hugh Chamberlen Già (1630-1720) cũng là một bác sĩ sản khoa mang bí mật về cặp thai của gia tộc trong người. Đến năm 1670 ông dự định bán bí mật này cho triều đình Pháp, tuy nhiên bác sĩ sản khoa François Mauriceau đã thử Hugh bằng một ca đỡ đẻ quái dị cho một phụ nữ lùn 38 tuổi có khung xương chậu bị dị dạng ở mức độ nghiêm trọng. Hugh không thể nào thành công trong ca đỡ đẻ quá khó này và vì vậy ông buộc phải quay về Anh tay trắng. Sau đó ông sang Hà Lan và bán bí mật về cặp thai cho Roger Roonhuysen. Bí mật này lại được bán cho Đại học Y Dược Amsterdam và chỉ được truyền cho một số bác sĩ được tuyển lựa nghiêm ngặt. Sau vài năm, bí mật về cặp thai được công bố một phần cho công chúng. Còn Hugh Già thì đến cuối đời ông chuyển sang sống ở Scotland và tại đây, vào năm 1694, xuất bản một tác phẩm nói về bảo hiểm sức khỏe. Con trai của Hugh Già là Hugh Chamberlen Trẻ là người cuối cùng của dòng họ sử dụng cặp thai trong bí mật. Đến cuối đời của ông, phát minh về cặp thai đã được công bố trong phạm vi công cộng. Tác phẩm đầu tiên miêu tả về cặp thai được Edward Hody xuất bản vào năm 1734.
1
null
Trong cơ học lượng tử, Phép đo lượng tử yếu là một trường hợp đặc biệt của mô hình chuẩn von Neumann cho phép đo lượng tử, trong đó hệ lượng tử cần đo tương tác hoặc liên kết yếu với máy đo. Một hệ quả quan trọng của quá trình này là "giá trị yếu" thể hiện trên máy đo. Trái ngược với các phép đo chuẩn của cơ học lượng tử, giá trị yếu có thể nằm ngoài vùng trị riêng khả dĩ của biến lượng tử mô tả cho phép đo và thậm chí nó có thể là một số phức. Đặc điểm này của giá trị yếu hoàn toàn không đối nghịch với các khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử và là một ví dụ của nguyên lý bất định Heisenberg. Khái niệm phép đo lượng tử yếu và giá trị yếu được đề xuất lần đầu bởi Y. Aharonov, D. Z. Albert và L. Vaidman (AAV) trong bài nghiên cứu với tiêu đề hấp dẫn "Làm thế nào để phép đo thành phần spin của một hạt spin-1/2 đạt giá trị 100". Các thí nghiệm cho phép đo lượng tử yếu được hiện thực hóa lần đầu vào năm 1990 và năm 1992. Mới đây, phép đo yếu đã được sử dụng để nghiên cứu nghịch lý Hardy. Phép đo lượng tử yếu. Một phép đo lượng tử yếu bao gồm 4 bước sau đây: Trong các phép đo gián tiếp, sự tương tác yếu được thể hiện sự tương tác giữa hệ cần đo và hệ phụ trợ (tiếng Anh: ancilla), điển hình như trong thí nghiệm xác định độ phân cực của photon, trong đó độ phân cực của hệ phụ trợ được đo và sau đó được dùng để suy ra độ phân cực của hệ chính. Sự tương tác yếu trong thí nghiệm này được thể hiện qua sự tương tác giữa hệ cần đo và hệ phụ trợ khi đi qua cổng CNOT. Giả sử, tại thời điểm ban đầu, trạng thái của hệ chính được cho bởi formula_3, formula_4; trạng thái của hệ phụ là formula_5. Trạng thái ban đầu của toàn hệ sẽ là: Khi đi qua cổng CNOT, nếu qubit điều khiển là formula_7 thì qubit mục tiêu được giữ nguyên; nếu qubit điều khiển là formula_8 thì qubit mục tiêu bị biến đổi formula_9 và ngược lại. Khi đó trạng thái của toàn hệ sau cổng CNOT sẽ là: Ta có thể thấy rằng khi formula_11 trạng thái của toàn hệ sau cổng CNOT không thay đổi. Do đó, tham số formula_12 có thể đặc trưng cho sự tương tác của phép đo và phép đo yếu xảy ra khi formula_13, với formula_14. Giá trị yếu. Xét một hệ hạt được chuẩn bị ở trạng thái formula_15 và ta muốn đo biến lượng tử formula_16 trên hệ hạt này. Một phép đo chỉ diễn ra khi có sự tương tác giữa hệ cần đo và máy đo. Theo mô hình von Neumann cho phép đo lượng tử, sự tương tác này được biểu diễn bởi hàm Hamiltonian tương tác: trong đó formula_18 là toán tử động lượng của kim chỉ trên máy đo. Toán tử liên hiệp với nó là toán tử tọa độ của kim chỉ formula_19; formula_20 là hàm phụ thuộc thời gian, biểu trưng cho sự tương tác giữa hệ cần đo và máy đo. Thông thường, phép đo chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Do đó, ta có thể giả định formula_21, trong đó formula_22 là một hằng số. Bởi vì phép đo cũng là một hệ lượng tử, do đó nó phải có trạng thái lượng tử, giả sử formula_23. Ban đầu, trạng thái của toàn hệ là formula_24. Khi máy đo tương tác với hệ cần đo, trạng thái của toàn hệ sẽ là formula_25. Sau đó, sự lựa chọn sau formula_26được áp đặt lên hệ cần đo, dẫn đến trạng thái của kim chỉ trên máy đo (chưa được chuẩn hóa) biến đổi thành: Trong các phép đo thông thường, hệ số tương tác formula_22 lớn, nên hàm sóng của kim chỉ trên máy đo sau tương tác sẽ có dạng formula_29 với formula_30 là giá trị trông đợi của toán tử formula_16. Nếu ta giới hạn hệ số tương tác formula_22 ở mức rất nhỏ, ta có thể bỏ qua các phần tử chứa bậc cao và chỉ giữ lại phần tử phụ thuộc bậc nhất theo formula_22 trong khai triển Taylor của trạng thái của kim chỉ trên máy đo: Kết quả này cho thấy khi tiến trình đo kết thúc, hàm sóng của kim chỉ sẽ là formula_35. Ở đây, formula_36 được định nghĩa là giá trị yếu của toán tử formula_16 với formula_38 và formula_39 là các trạng thái lựa chọn trước và sau: Trong các phép đo thông thường, cơ học lượng tử bắt buộc rằng kim chỉ của máy đo bị giới hạn trong vùng trị riêng của toán tử và nó phải là số thực. Quan sát công thức này, ta thấy rằng formula_36 nói chung là một số phức và có thể nằm ngoài khoảng trị riêng khả dĩ của formula_16. Điểm đặc trưng này của phép đo yếu không hoàn toàn bác bỏ các lập luận của cơ học lượng tử. Thay vào đó, nó có thể được coi là một kết quả của nguyên lý bất định Heisenberg. Nghĩa là, vì ta đã suy giảm hệ số tương tác của phép đo, ta không thể thu được thông tin chính xác về kết quả của phép đo, ở đây là giá trị trông đợi formula_43. Trong trường hợp tổng quát, trạng thái chọn lọc trước có thể là trạng thái hỗn hợp:formula_44 và sự chọn lọc sau được thay thế bởi bộ phép đo các toán tử dương:formula_45 (tiếng Anh: Positive-operator valued measure - POVM) thì biểu thức tổng quát cho giá trị yếu được cho bởi: Lưu ý rằng hiện nay có 2 cách trình bày để dẫn đến giá trị yếu. Cách lập luận theo hệ số tương tác được trình bày ở đây dựa trên bài báo của R. Jozsa và được coi là cách thuận tiện nhất để giới thiệu giá trị yếu và dễ dàng cho ngành thông tin lượng tử. Một cách dẫn giải khác dựa trên độ bất định ban đầu của kim chỉ được trình bày trong bài báo của AAV . Cách dẫn giải này phù hợp với trường hợp liên tục (tọa độ, động lượng...) và dễ nêu lên mối liên hệ với nguyên lý bất định Heisenberg nhưng quá trình tính toán khá phức tạp. Sự chọn lọc trước và sau. Các khái niệm chọc lọc trước và sau được đề xuất cũng chính bởi AAV trong bài báo đầu tiên về phép đo yếu , trong đó sự chọn lọc sau đóng vai trò rất quan trọng trong khái niệm phép đo yếu. Sự chọn lọc trước, trong ngôn ngữ thông thường của cơ học lượng tử, có thể được coi là giai đoạn chuẩn bị trạng thái lượng tử. Từ biểu thức của giá trị yếu, ta có thể thấy rằng nếu sự chọn lọc sau giống với sự chọn lọc trước, ta thu lại được giá trị trông đợi cho phép đo của formula_16, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết phép đo chuẩn của von Neumann. Ngược lại, rắc rối chỉ xảy ra khi các trạng thái chọn lọc trước và sau trực giao với nhau, formula_48. Việc xây dựng giá trị yếu trong trường hợp này đòi hỏi nhiều sự chỉnh sửa trong cách tính toán dẫn đến giá trị yếu và những lập luận mang tính tổng quát hơn. Mục đích chính của AAV khi phát triển lý thuyết phép đo yếu là để nghiên cứu sự biến đổi của trạng thái lượng tử trong quá trình tương tác. Nhận thấy vai trò quan trọng của sự chọn lọc trước và sau trong giá trị yếu, Aharonov đã mở rộng các khái niệm này để xây dựng mô hình lý thuyết dựa trên vector của 2 trạng thái (tiếng Anh: two-state vector formalism) và nhấn mạnh quan điểm thời gian là đối xứng trong cơ học lượng tử.
1
null
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Giai đoạn. Giai đoạn đầu. các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hoá hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. Giai đoạn toàn phát. Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ những lỗ nhỏ mà khi ấn vào sẽ làm rỉ ra một chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới. Giai đoạn cuối. Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi. Điều trị. Phẫu thuật. Là biện pháp cơ bản nhất điều trị bệnh ung thư lưỡi nhất là ở giai đoạn sớm bằng cách phẫu thuật cắt rộng u, cắt lưỡi bán phần + vét hạch cổ hoặc cắt nửa lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới + vét hạch cổ + tạo hình. Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu. Xạ trị. có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, tổn thương di căn xương; xạ trị vào vùng tổn thương di căn xương giúp giảm đau. Với các tổn thương di căn não có thể xạ trị gia tốc toàn não hoặc xạ phẫu bằng dao gamma quay để cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng sống. Ba loại thương tổn ở giai đoạn sớm mà có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị: Hoá chất. Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Điều trị hoá chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn. Điều trị hóa chất triệu chứng ở giai đoạn muộn giúp cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng sống. Để phòng bệnh ung thư lưỡi ngoài việc vệ sinh răng miệng tốt, cần phải bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai trầu. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên lưỡi, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Răng lợi mạn tính. Theo các bác sĩ thuộc Bệnh viện Texas và Trung tâm ung thư Rosswell park, Buffalo, Hoa Kỳ, nam giới mắc bệnh lý răng lợi mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi dù người đó có hút thuốc lá hay không. Nghiên cứu so sánh 51 bệnh nhân nam ung thư lưỡi và 54 bệnh nhân không bị ung thư lưỡi từ năm 1999-2005. Làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm quanh răng trong đó quan trọng nhất là chụp phim hàm răng cận cảnh (phim Panorama) nhằm phát hiện các xương ổ răng mất vôi (hiện tượng tiêu xương), đặc trưng trong viêm quanh lợi răng thì thấy những bệnh nhân ung thư lưỡi có hiện tượng tiêu xương ổ răng nhiều hơn hẳn những người bình thường. Trung bình ổ tiêu xương kích thước 4,21mm ở bệnh nhân ung thư lưỡi và 2,74mm ở nhóm còn lại. Sau khi loại bỏ các yếu tố nhiễu như tuổi, hút thuốc, số lượng răng, họ đã chỉ ra rằng: cứ 1mm tiêu xương ổ răng làm tăng 5,23 lần nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Theo các nhà nghiên cứu, việc phát sinh ung thư có thể do các vi khuẩn trực tiếp làm thay đổi gen tế bào hoặc gián tiếp thông qua quá trình viêm.
1
null
Triển lãm hàng không Quốc tế Farnborough là một Triển lãm hàng không Quốc tế tổ chức 2 năm một lần tại Farnborough, Đông Bắc Hampshire, Anh quốc. Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, một trong những triển lãm sản phẩm và công nghệ hàng không vào loại lớn nhất thế giới, đã thu hút rất đông khách tham quan tới chiêm ngưỡng các máy bay mới và những màn trình diễn đẹp mắt. Năm 2012. Sự kiện năm 2012 diễn ra từ 9-15/7, thu hút khoảng 1.400 nhà triển lãm từ nhiều quốc gia trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng, vũ trụ và an ninh cùng khoảng 250.000 khách tham quan. Đội phi cơ Mũi tên đỏ nổi tiếng của Anh phối hợp với máy bay ném bom Vulcan biểu diễn mở màn triển lãm. Ngày 09/7/2012, Nga đã ký hợp đồng bán 570 máy bay trong đó có 270 máy bay chiến đấu và 300 máy bay dân sự cho các nước khác nhau. Ngày 11/7/2012, hãng sản xuất máy bay Nga MiG và tập đoàn Thales đã ký hợp đồng cung cấp 24 hệ thống chỉ thị mục tiêu và hiển thị trên mũ bay TopSight của Thales để trang bị cho các máy bay tiêm kích trên hạm MiG-29K và MiG-29KUB dự định đưa vào trang bị cho không quân hải quân Nga.
1
null
Axít piroligenơ hay dấm gỗ là một dung dịch màu sậm, sản xuất từ quá trình cacbon hóa tụ nhiên khi gỗ được nung nóng trong điều kiện kị khí để hình thành than gỗ. Thành phần hóa học. Công thức hóa học chính của Axít piroligenơ là axít axetic, axetôn và methanol. Nó từng được dùng như là một nguyên liệu sản xuất axít axetic. Đồng thời, dấm gỗ thường bao hàm 80-90 phần trăm nước cùng với 200 hợp chất hữu cơ. Trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-65), các đầu bếp thuộc Hiệp bang miền Nam thường sử dụng dấm gỗ để thay thế cho nguồn muối ăn khan hiếm trong việc bảo quản thịt cá, tuy nhiên dấm gỗ không tỏ ra hiệu quả bằng.
1
null
Dưa cải bắp là sản phẩm dưa muối được chế biến từ nguyên liệu chủ yếu là lá cải bắp, muối xổi hoặc muối chua. Dưa cải Đức. Dưa cải Đức hay còn gọi là Sauerkraut (; ; "zoyerkroyt" , tiếng Pháp "choucroute", tiếng Ba Lan "kiszona kapusta" và "kváshenaya kapústa") (có nghĩa là "cải bắp chua") là món cải bắp thái nhỏ và được lên men bởi các vi khuẩn axít lactic, gồm có "Leuconostoc", "Lactobacillus", và "Pediococcus". Dưa cải Đức được sản xuất bằng phương pháp muối dưa được gọi là lên men axít lactic tương tự như cách làm dưa chuột muối và kim chi theo kiểu truyền thống (không xử lý nhiệt). Dưa cải Đức đã được xử lý hoàn toàn sẽ được giữ vài tháng trong một thùng chứa kín hơi không quá 15 oC. Người ta không ướp lạnh cũng như không dùng đến phương pháp tiệt trùng Pasteur mặc dù những phương pháp này giúp kéo dài thời gian bảo quản. Dưa cải Đức thường được nêm thêm quả cây bách xù.
1
null
Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) TP. Hồ Chí Minh là lực lượng tập hợp thanh niên hoạt động " Xung kích " trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thực hiện chủ trương của thành phố, Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh đã lập các Đội Thanh niên Xung phong làm nhiệm vụ ở những huyện ngoại thành thành phố. Các Đội Thanh niên xung kích, Thanh niên tình nguyện là tiền thân, là cơ sở để hình thành 2 Tổng đội TNXP (Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh và TNXP thuộc Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới Trung ương). Ngày 28.3.1976, tổ chức TNXP TP. Hồ Chí Minh chính thức được thành lập với 2 Tổng đội (Tổng đội TNXP Thành đoàn và Tổng đội TNXP xây dựng kinh tế mới Trung ương) Ngày 6.9.1977, 2 Tổng đội TNXP được UBND TP. Hồ Chí Minh quyết định sáp nhập thành Lực lượng TNXP thành phố Hồ Chí Minh gồm 9 phòng nghiệp vụ, trường huấn luyện, 9 tổng đội và 1 công trường với 25.000 cán bộ, đội viên. Nhiệm Vụ. Kết quả hoạt động kinh tế từ 1976 đến 2010 của Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh Kết quả hoạt động kinh tế: - Giá trị công trình đầu tư phát triển đô thị: 1.580.680 triệu đồng. - Giá trị sản lượng xây dựng dân dụng:3.062.174 triệu đồng. - Giá trị đầu tư kinh doanh địa ốc: 1.873.335 triệu đồng. - Doanh số dịch vụ du lịch: 501.384 triệu đồng. - Kim ngạch xuất nhập khẩu: 367.047 nghìn USD, trong đó xuất khẩu đạt: 199.054 nghìn USD. - Doanh số kinh doanh thương mại: 905.497 triệu đồng. - Giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất: 2.258.712 triệu đồng. - Giá trị hoạt động dịch vụ công ích: 701.160 triệu đồng. - Lợi nhuận trước thuế thu nhập: 304.431 triệu đồng. Vai trò và nhiệm vụ của Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua từng giai đoạn: Từ năm 1976 đến cuối năm 1979:. - Xây dựng các vùng kinh tế mới, lượng hậu bị quốc phòng và rèn luyện, giáo dục thanh niên thành con người có ích cho xã hội. Từ năm 1980 đến 1989:. - Tổng Đội 1 và Tổng Đội 5: sáp nhập thành Tổng Đội 1 (Trường Giáo dục Lao động Công Nông nghiệp 1) với nhiệm vụ lâu dài là trồng cây công nghiệp tại huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Lắk. - Tổng Đội 2 (Nông trường Phạm Văn Hai) và Tổng Đội 4 (Nông trường Phạm Văn Cội): sáp nhập thành Tổng Đội 2 với nhiệm vụ hợp đồng với Nông trường Phạm Văn Hai để khai hoang lên liếp trồng thơm. - Tổng Đội 3 (biên giới), Tổng Đội 7 (Nông trường Lê Minh Xuân) và một bộ phận Tổng Đội 4 (Nông trường Phạm Văn Cội) sáp nhập thành Công trường Nhị Xuân, có nhiệm vụ khai hoang trồng mía tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn (sau là Nông trường Nhị Xuân). - Tổng Đội 9 (Nông trường Lê Minh Xuân) và Tổng Đội 6 (tỉnh Kiên Giang) sáp nhập thành Tổng Đội 4 với nhiệm vụ sản xuất tự túc cho Lực lượng TNXP thành phố tại An Biên - Kiên Giang. Từ năm 1989 đến 1994:. Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh có hai nhiệm vụ chủ yếu là làm kinh tế có hiệu quả và giáo dục, rèn luyện thanh niên thành người lao động mới. Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh chuyển đổi cơ chế từ chế độ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế đầy đủ với 2 nhiệm vụ cơ bản là kinh tế và xã hội. Từ 1995 đến 2005:. Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh có hai nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức, quản lý các lực lượng xung kích làm công tác xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế. Nhiệm vụ thứ hai: Quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh của Lực lượng TNXP thành phố đã được thành lập. Từ 2006 đến 2012:. 1. Góp phần giải quyết các vấn đề về môi sinh – môi trường, chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở và các khu tái định cư; tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, các công trình công cộng và dịch vụ công ích; tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. 2. Tiếp nhận, quản lý, tổ chức lao động sản xuất, giáo dục dạy nghề cho người còn trong độ tuổi lao động nhưng lang thang, ăn xin, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. 3. Tiếp nhận, quản lý, chữa trị, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy. 4. Tham gia chương trình trồng và chế biến cao su tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 5. Quản lý các doanh nghiệp nhà nước thuộc Lực lượng TNXP, quản lý vốn sở hữu nhà nước theo ủy nhiệm của UBND thành phố tại các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp 6. Tập hợp và tổ chức cho một bộ phận thanh niên thành phố tham gia xây dựng kinh tế - xã hội có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ xã hội được giao; thông qua thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội để giáo dục, đào tạo, dạy nghề, rèn luyện thanh niên trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa. 7. Xây dựng lực lượng hậu bị quốc phòng, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do thành phố giao. " Hiện nay, Lực lượng TNXP thành phố đang quản lý 05 đơn vị sự nghiệp, 01 Công ty TNHH một thành viên, 02 công ty cổ phần và Cơ quan Lực lượng TNXP. Thành tích. - 01 Huân chương Độc lập hạng nhất; 01 Huân chương Độc lập hạng nhì. - Hàng trăm Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì và hạng ba. - Nhiều Huân chương chiến công, Bằng khen Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ), Bằng khen cấp Bộ và Huy chương, Huy hiệu Dũng sĩ giữ nước. - Hàng ngàn Bằng khen, Giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố và các đơn vị Quân đội, Sở, Ngành. - Hàng chục đơn vị được tặng cờ thi đua xuất sắc, điển hình tiên tiến, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua ngành. - Hàng ngàn chiến sĩ thi đua các cấp. Đặc biệt, năm 1986, Lực lượng TNXP TP. Hồ Chí Minh đã được Nhà nước khen thưởng danh hiệu cao quý "Đơn vị Anh hùng Lao động". Năm 2006, kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển, Lực lượng TNXP Thành phố đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (trong thời kỳ đổi mới). Liên kết ngoài. [[Thể loại:Tổ chức xã hội]] [[Thể loại:Thanh niên xung phong]]
1
null
Mãn dục nam (hay tắt dục nam) là những thuật ngữ để chỉ những hậu quả của sự suy giảm nồng độ testosteron trong máu, dẫn tới suy giảm khả năng hoạt động tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh tinh và dưỡng tinh kèm theo đó là những suy giảm về sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần. Biểu hiện. Thông thường, một người nam bị mãn dục có các biểu hiện như sau.: Ngoài ra, người bị mãn dục nam còn có các dấu hiệu khác như: Tuy nhiên, để chẩn đoán chắc chắn mãn dục nam thì cần làm xét nghiệm lượng nội tiết tố testosterone.
1
null
Tổ chức Khí tượng Quốc tế (tiếng Anh: "International Meteorological Organization") (1873–1953) là tổ chức đầu tiên được thành lập với mục đích trao đổi thông tin thời tiết giữa các quốc gia trên thế giới. Các nước nhận ra rằng các hệ thống thời tiết di chuyển xuyên biên giới mọi quốc gia; vì vậy, để dự báo thời tiết thì cần phải nắm bắt thông tin về áp suất, nhiệt độ, lượng mưa... Lịch sử. Vào thế kỷ 18, mặc dù con người đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực khí tượng học nhưng ông Matthew Fontaine Maury, nhà khí tượng học của Hải quân Hoa Kỳ, vẫn thúc đẩy việc tổ chức một hội nghị thực sự và đầu tiên bàn về Khí tượng Quốc tế từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 năm 1853. Hội nghị mở màn tại Bruxelles, Bỉ vào ngày 23 tháng 8 năm 1853 với sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ M. Piercot. Sau đây là bảng liệt kê danh sách các quan chức tham dự Hội nghị và các chính phủ mà họ đại diện: Sáng kiến của Maury được tiếp nối bằng Đại hội Khí tượng Quốc tế tại Viên, Áo, vào tháng 9 năm 1873. Các đoàn tham dự đã đồng ý chuẩn bị thành lập "Tổ chức Khí tượng Quốc tế" (viết tắt là "IMO" trong tiếng Anh). Theo đó, mỗi thành viên của tổ chức sẽ là người đứng đầu dịch vụ khí tượng của từng quốc gia. Một Uỷ ban Khí tượng Thường trực được thành lập, có chủ tịch là ông Buys Ballot, giám đốc Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan. Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Roma vào năm 1879 đã quyết định thành lập Tổ chức Khí tượng Quốc tế đồng thời bầu ra Uỷ ban Khí tượng Quốc tế để chuẩn bị cho Hội nghị các Nhà đứng đầu các Dịch vụ Khí tượng lần tới; tuy vậy, uỷ ban này không có nguồn ngân quỹ riêng. Ngoài ra, các nhà đứng đầu cơ quan khí tượng mỗi nước còn đồng ý cùng cộng tác nghiên cứu dự án Năm Quốc tế về Cực (1882-1883). Năm 1889, Bảng Số liệu Khí tượng Quốc tế đầu tiên được xuất bản. Hội nghị các Nhà đứng đầu năm 1891 được tổ chức tại München. Cơ cấu của tổ chức tiếp tục được kiện toàn với việc bầu ra Ban Chấp hành và quyết định thành lập Hội đồng Địa từ học. Hội nghị các Nhà đứng đầu năm 1896 được tổ chức tại Paris đã thành lập thêm hai Hội đồng là Hội đồng Bức xạ và Bức xạ Mặt trời cùng Hội đồng Hàng không. Cũng trong năm này Tổ chức Khí tượng Quốc tế còn xuất bản Atlat Quốc tế về Mây đầu tiên. Năm 1905, Hội nghị các Nhà đứng đầu được tổ chức tại Innsbruck. Ông Léon Teisserenc de Bort đã đệ trình một mạng lưới các trạm thời tiết toàn cầu dựa trên điện tín, tức "Réseau Mondial". Sau khi đơn giản hoá ý tưởng của ông, Tổ chức Khí tượng Quốc tế quyết định rằng mạng lưới này cần thu thập, tính toán và phân phối số liệu áp suất, nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng và hàng năm dựa trên mẫu số liệu được phân phối đều thu từ các trạm khí tượng mặt đất, thực chất là một cơ sở dữ liệu khí hậu toàn cầu. Tiêu chuẩn phân phối số liệu là: hai trạm trong mỗi tứ giác 10 vĩ độ/kinh độ. Từ đó suy ra, mạng lưới này bao gồm 500 trạm mặt đất trải dài trong phạm vi 80° vĩ Bắc và 61° vĩ Nam. Bộ số liệu hàng năm đầu tiên (của năm 1911) được cho ra mắt vào năm 1917. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, bốn Hội nghị các Nhà đứng đầu nữa được tổ chức lần lượt vào các năm 1919 (Paris), 1923 (Utrecht), 1929 (Copenhagen) và 1935 (Warszawa). Trước năm 1926, Tổ chức Khí tượng Quốc tế không có ai làm Thư ký thường trực; ngân sách hàng năm cũng không bao giờ vượt quá 20.000 Đô la Mỹ. Đến năm 1946, Hội nghị các Nhà đứng đầu đã đi đến nhận thức về nhu cầu phải có một tổ chức được các chính phủ hỗ trợ. Công cuộc chuẩn bị tiếp tục diễn ra trong các hội nghị năm 1947 tại Washington, D.C. và năm 1961 tại Paris. Năm 1953, Liên Hợp Quốc thành lập Tổ chức Khí tượng Thế giới để kế thừa Tổ chức Khí tượng Quốc tế. Các thành viên của Tổ chức Khí tượng Thế giới là đại diện của các quốc gia có liên quan chứ không còn là đại diện của các dịch vụ dự báo thời tiết.
1
null
Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Sudan () là đội tuyển cấp quốc gia của Nam Sudan do Hiệp hội bóng đá Nam Sudan quản lý. Phần lớn cầu thủ trong đội hình của Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Sudan thường đến từ Giải bóng đá vô địch quốc gia Nam Sudan trong nước và Giải ngoại hạng Nam Sudan, hoặc các câu lạc bộ Giải vô địch bóng đá Úc. Đội hiện chưa tham dự bất kỳ giải đấu nào. Lịch sử. Nam Sudan chính thức là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Phi vào ngày 10 tháng 2 năm 2012, tại phiên họp lần thứ 34 tổ chức tại Libreville, Gabon. Nam Sudan chính thức là thành viên của FIFA ngày 25 tháng 5 năm 2012 tại phiên họp thứ hai của kỳ hội nghị thứ 62 của FIFA ở Budapest, Hungary . Thành tích quốc tế. Giải vô địch bóng đá thế giới. Nam Sudan chưa tham dự một Giải bóng đá vô địch thế giới nào. Cúp bóng đá châu Phi. Nam Sudan chưa tham dự một Cúp bóng đá châu Phi nào. Đội hình. Đội hình dưới đây được triệu tập tham dự 2023 Africa Cup of Nations qualification gặp Djibouti vào lần lượt vào ngày 23 và 27 tháng 3 năm 2022 "Số liệu thống kê tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2022".
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>70768849</parentid> <timestamp>2023-10-08T12:41:23Z</timestamp> <contributor> <username>Quangkhanhhuynh</username> </contributor> <minor /> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Giovanni Caselli (1815–1891) là một nhà vật lý người Ý. Ông là người đã phát minh ra máy điện báo toàn năng ("pantelegraph"), tiền thân của máy fax hiện đại. Trên thực tế, hệ thống máy sao chép ("facsimile") hay "máy fax" đầu tiên cũng được xây dựng bởi Caselli. Tiểu sử. Lúc nhỏ, Giovanni Caselli theo học về các lĩnh vực văn học, lịch sử, khoa học và tôn giáo. Ông đã được bổ nhiệm làm thành viên của dell'Ateneo Ý. Ngoài công tác ở lãnh vực khoa học tự nhiên và vật lý, ông còn là một thầy tu của Nhà thờ Công giáo. Ông được phong chức vào năm 1836. Vào năm 1841 Caselli đến Parma thuộc tỉnh Modena để làm gia sư cho con của Bá tước Sanvitale của xứ này. Năm 1849 ông tham gia cuộc khởi nghĩa ở địa phương và bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập Công quốc Modena vào lãnh thổ của Vương quốc Sardegna. Vì việc này, Caselli bị trục xuất khỏi Modena và thế là ông lại trở về sinh quán Florence. Trong cùng năm đó ông trở thành giáo sư vật lý của Đại học Florence. Tại Florence ông nghiên cứu vật lý dưới sự hướng dẫn của Leopoldo Nobili, cụ thể trong các lĩnh vực điện hóa học, điện từ học và từ tính. Caselli cũng bắt đầu xuất bản một tạp chí mang tên "Tiêu khiển" vào năm 1851 với nội dung nói về vật lý, viết theo ngôn ngữ bình dân dễ hiểu. Quá trình sáng chế máy điện báo toàn năng. Cái tên "Pantèlègraph" được hình thành từ chữ "pantograph" (máy vẽ truyền) - một công cụ dùng để sao chép từ ngữ và hình vẽ - và chữ "telegraph" (máy điện báo) một hệ thống truyền tín hiệu bằng điện thông qua các đường dây điện dài. Khi Caselli đang dạy học ở Đại học Florence, ông cũng tranh thủ bỏ nhiều công sức vào việc nghiên cứu công nghệ truyền hình ảnh và truyền các từ ngữ đơn giản bằng điện báo. Alexander Bain và Frederick Bakewell cũng đang nghiên cứu về công nghệ này. Vấn đề lớn nhất lúc đó chính là việc đồng bộ hóa bộ phận truyền phát và bộ phận nhận tín hiệu sao cho chúng hoạt động ăn khớp với nhau. Caselli đã phát triển một công nghệ điện hóa vối một "dụng cụ đồng bộ hóa" (đồng hồ điều tiết) giúp các cơ cấu phát và nhận tín hiệu hoạt động ăn khớp với nhau, và cơ cấu điều tiết này tỏ ra vượt trội hơn so với công nghệ mà Bain hay Bakewell ứng dụng. Nguyên lý của công nghệ này khá đơn giản. Một hình ảnh vẽ trên một miếng lá thiếc bằng mực không dẫn điện. Một bút trâm bằng kim loại ở phía trên đặt chạm nhẹ vào lá thiếc và dòng điện truyền qua cả hai thứ đó vì chúng đều là chất dẫn điện. Lá thiếc có hình bằng mực sẽ chạy ngang qua bút trâm. Điện được dẫn khi không có mực và không dẫn khi có mực nằm giữa bút trâm và lá thiếc. Việc này khiến mạch điện bị đóng và mở tương ứng với hình ảnh chạy qua giữa bút trâm và lá thiếc. Tín hiệu đóng mở này được truyền đi qua đường dây cáp điện. Ở đầu bên kia là một máy thu tín hiệu mang một bút trâm dẫn điện và nó sẽ dập mực in màu xanh vào một tờ giấy trắng theo từng hàng từng hàng một - khi điện bị ngắt. Đây là quá trình "làm lại cho giống hệt" (tiếng La Tinh: "fac simile") hình ảnh nguyên gốc. Caselli chế tạo một mẫu thử của chiếc máy và gửi cho Leopoldo II, Đại Công tước Toscana xem thử. Leopoldo rất thích thú chiếc máy này và ông đã bỏ tiền tài trợ cho phát minh của Caselli. Khi quá trình tài trợ chấm dứt, Caselli tiếp tục sang Paris và trình chiếc máy cho Hoàng đế Pháp Napoleon III. Cũng như đối với Đại công Toscana, chiếc máy điện báo đã hoàn toàn chiếm được cảm tình của Hoàng đế Pháp. Từ năm 1857 đến 1861, Caselli tiếp tục công việc phát triển máu điện báo toàn năng tại Paris dưới sự hướng dẫn của kỹ sư và nhà sáng chế người Pháp Léon Foucault. Vào năm 1858, phiên bản cải tiến của chiếc máy điện báo toàn năng được nhà vật lý Pháp Alexandre-Edmond Becquerel triển lãm tại Học viện Khoa học Pháp ở Paris. Đến năm 1860, Hoàng đế Napoleon III nhìn thấy một chiếc máy điện báo của Caselli trong một buổi triển lãm và đã đặt hàng máy điện báo toàn năng sử dụng cho mạng lưới điện báo trên toàn nước Pháp vào năm sau. Caselli không những được pháp tiếp cận vối hệ thống điện báo của nước Pháp để làm việc với chiếc máy của mình, mà ông cũng nhận được tiền tài trợ từ Hoàng đế. Một cuộc thử nghiệm về hệ thống truyền tin bằng điện báo toàn năng nối liền giữa Paris và Amiens đã thành công, với kết quả là chữ ký của nhà soạn nhạc Gioacchino Rossini đã được truyền đi một khoảng cách dài tới 140 km. Một cuộc thí nghiệm khác - lần này là truyền đi từ Paris tới Marseille cách đó 800 km cũng thành công. Thế là vào năm 1864, chiếc máy điện báo toàn năng được chính thức sử dụng tại Pháp. Vào năm sau (1865), hệ thống truyền tin bằng điện báo toàn năng được xây dựng nối liền Paris và Lyon, và vươn tới Marseille vào năm 1867. Như vậy, phiên bản sơ khai của chiếc máy fax đã đi vào hoạt động trước khi điện ảnh, truyền hình và cả điện thoại ra đời. Alexander Graham Bell chỉ nhận được bằng sáng chế về điện thoại (No. 174,465) bởi Cơ quan đăng ký bằng sáng chế và tên thương mại Hoa Kỳ vào năm 1876. Caselli được cấp bằng sáng chế về chiếc máy điện báo toàn năng ở châu Âu vào năm 1861 (E.P. 2532) và ở Hoa Kỳ vào năm 1863 (No. 37,563). Ông đã tổ chức triển lãm thành công chiếc máy này vào năm 1861 tại buổi lễ triển lãm Florence, trong số khách tham dự có cả vị vua nước Ý Victor Emmanuel II. Chiếc máy này hoạt động thành công đến nỗi mà hoàng đế Napoleon III đã trao thưởng ông Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Các nhà khoa học và kỹ sư ở Paris đã thành lập nên Hiệp hội Điện báo toàn năng để chia sẻ thông tin và kiến thức về phát minh này. Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Nhà nước Pháp đã ủy quyền xây dựng một tuyến điện báo toàn năng giữa thủ đô Paris và thành phố Marseille. Ở Anh, một tuyến thử nghiệm nối từ thủ đô Luân Đôn và Liverpool trong vòng 4 tháng cũng được xây dựng. Sau đó, hoàng đế Napoleon III đã mua một chiếc máy của Caselli nhằm phục vụ cho mục đích công cộng, cụ thể là truyền tín hiệu giữa Paris với Lyon. Nó được đặt tại đó cho đến hết trận Sedan (1870). Nga hoàng Nikolai I cũng xây dựng một tuyến điện báo thử nghiệm nới giữa các cung điện của ông tại kinh đô Sankt Peterburg với Moskva từ năm 1851 tới 1855. Trong năm hoạt động đầu tiên, hệ thống đã truyền được gần 5.000 "bản fax" với tốc độ cao nhất đạt tới 110 bản/giờ. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật thời đó phát triển quá chậm để phát minh của Caselli được vận hành một cách đáng tin cậy, và kết cục là mọi cố gắng trong lĩnh vực này đã đổ bể. Bản thân Caselli cũng từ bỏ việc phát triển, cải tiến phát minh của mình và trở về sống ở Florence cho đến khi mất. Phải đợi đến 100 năm sau thì ý tưởng của Caselli mới được phát triển để có thể ứng dụng rộng rãi như ngày nay.
1
null
Б (Б б б italics: "Б б б") là một mẫu tự trong bảng mẫu tự Kirin. Mẫu tự "Б" thường thể hiện âm tắc môi-môi hữu thanh , tương tự âm của chữ cái "b" trong tiếng Anh. Không nên nhầm lẫn mẫu tự này với chữ В, có tự dạng giống chữ B la tinh nhưng thể hiện âm xát môi-răng hữu thanh . Mẫu tự Б được chuyển tự la tinh thành chữ cái B.
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>70980292</parentid> <timestamp>2023-12-19T05:31:43Z</timestamp> <contributor> <username>Biheo2812</username> </contributor> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Park Geun-hye (Hangul: 박근혜, Hanja: 朴槿惠, Hán-Việt: Phác Cận Huệ, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952) là nữ chính khách người Hàn Quốc, Tổng thống thứ 11 và nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đồng thời cũng là nữ Tổng thống dân cử đầu tiên ở Đông Á. Bà là nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc qua bốn nhiệm kỳ và cựu chủ tịch Đảng Saenuri. Bà là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee. Park Geun-hye bị đình chỉ chức vụ Tổng thống sau cuộc luận tội của Quốc hội vào ngày 9 tháng 12 năm 2016 và chính thức bị phế truất vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, hiện bà đang bị giam giữ tại cơ sở Uiwang, phía nam thủ đô Seoul sau lệnh bắt giữ của các công tố viên được Tòa án Tối cao xác nhận thông qua vào ngày 31 tháng 3 năm 2017. Thiếu thời và giáo dục. Park Geun-hye sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952 tại Samdeok-dong, Jung-gu, Daegu, là con trưởng của cố Tổng thống Park Chung-hee. Mẹ bà là Yuk Young-soo. Bà có một em gái tên là Park Geun-Ryeong sinh năm 1954 và một em trai tên là Park Ji-man sinh năm 1958. Bà tốt nghiệp trường trung học Seongsim ở Seoul năm 1970. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ thuật điện tử từ Đại học Sogang năm 1974, bà sang Pháp và nhập học tại Đại học Grenoble, nhưng sau đó không lâu khi mẹ bà chết do bị ám sát, bà phải quay về nước. Mẹ bà lúc bấy giờ đang là Đệ Nhất Phu nhân Hàn Quốc - đã bị Mun Se-gwang, gián điệp Bắc Triều Tiên sinh ra ở Nhật Bản, ám sát. Mun Se-gwang là thành viên của Tổng hội cư dân Bắc Triều Tiên tại Nhật Bản, tuân lệnh chính phủ Bắc Triều Tiên hạ sát cha bà là Tổng thống Park Chung Hee, nhưng ám sát hụt và mẹ bà là Yuk Young-soo bị trúng đạn và qua đời tại Nhà hát Quốc gia vào ngày 15 tháng 8 năm 1974. Kể từ đó, Park Geun-hye lãnh nhiệm vụ làm Đệ Nhất Phu nhân thay cho mẹ mình, đến năm 1979 thì cha bà cũng bị ám sát bởi chính giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc Kim Jae-gyu vào ngày 26 tháng 10 năm 1979. Tình hình chính trị tại Hàn Quốc lúc bấy giờ rất căng thẳng, các nhân vật chính khách, tướng lĩnh đối lập đều bị quản thúc hoặc sách nhiễu, tình trạng thiết quân luật được ban bố và báo chí cũng như truyền thông bị kiểm soát gắt gao sau cái chết của Tổng thống. Năm 2007, Park Geun-hye lên tiếng tỏ việc hối tiếc về lập trường đàn áp phe đối lập của cha mình. Ngoài tiếng Hàn là tiếng mẹ đẻ, Park Geun-hye còn biết tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Park Geun-hye tự cho mình là một người không theo tôn giáo nào cả. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mẹ, bà ít nhiều gắn bó với các Phật tử và cũng gần gũi cả với một số tín đồ Tin Lành có tên tuổi. Sau khi cha bị ám sát. Năm 1980, bà làm giám đốc Quỹ Văn hóa Hàn Quốc. Năm 1982, bà làm giám đốc Quỹ Dục anh tài. Năm 1994, bà làm giám đốc Quỹ học bổng. Tham gia chính trường. Ngày 2 tháng 12 năm 1997, ở tuổi 45, qua giới thiệu của một người anh họ tên là Park Jae-hong (박재홍), bà đã gặp ứng cử viên Tổng thống của Đảng Saenuri trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 15 của Hàn Quốc là Lee Hoi-chang. Sau đó bà tuyên bố ủng hộ ứng cử viên tổng thống Lee Hoi-chang và gia nhập đảng vào ngày 10 tháng 12 năm 1997. Sau đó theo đề cử của Lee Hoi-chang, bà trở thành ứng cử viên của Saenuri trong cuộc bầu cử bổ khuyết nghị viên quốc hội ở quận Dalseong, Daegu, thành phố quê hương của bà trúng cử vào ngày 2 tháng 4 năm 1998. Bà được bầu làm nghị viên quốc hội thêm ba lần nữa trong cùng khu vực bầu cử này. Chủ tịch đảng Saenuri. Trong cuộc bầu cử năm 2004, Saenuri phải đối mặt với một thất bại nghiêm trọng do thất bại trong việc luận tội Tổng thống Roh Moo-hyun và do vụ bê bối hối lộ của ông Lee Hoi-chang bị tiết lộ trong năm đó. Bà Park Geun-hye được bầu làm chủ tịch của đảng và chỉ đạo những nỗ lực trong cuộc bầu cử. Trong cuộc bầu cử, đảng Saenuri mất vị trí đa số của mình nhưng vẫn giành được 121 ghế và được nhiều người coi là một thành tựu lớn trong hoàn cảnh không thuận lợi như vậy. Park Geun-hye tiếp tục giúp cho đảng của mình giành thắng lợi lớn trong các cuộc bầu cử địa phương và đã giành được đa số ghế trong quốc hội vào năm 2006. Trong chiến dịch tranh cử vào ngày 20 tháng năm 2006, Ji Chung-ho, một tên tội phạm 50 tuổi với 8 tiền án trước đó, đã rạch mặt bà bằng một con dao và gây ra một vết thương dài 11 cm trên khuôn mặt. Bà phải khâu tới 60 mũi và nhiều giờ phẫu thuật. Một giai thoại nổi tiếng từ sự kiện này xảy ra khi Park Geun-hye phải nhập viện sau vụ tấn công. Từ đầu tiên mà bà nói với thư ký của mình sau khi hồi phục từ vết thương là "Daejeon thế nào rồi?". Sau đó, ứng cử viên của đảng Saenuri giành thắng lợi trong cuộc bầu cử thị trưởng của thành phố Daejeon mặc dù xếp sau hơn 20% trong các cuộc thăm dò ý kiến vào thời điểm đó. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ chủ tịch đảng Saenuri giữa năm 2004 và 2006, đảng này đã giành chiến thắng trong tất cả 40 cuộc bầu cử lại và các cuộc bầu cử phụ, trong đó phần lớn đã được ghi nhận có vào ảnh hưởng và những nỗ lực của Park Geun-hye. Điều này đã khiến Park Geun-hye có biệt danh "Nữ hoàng của các cuộc bầu cử". Ngày 12 tháng 2 năm 2007, Park Geun-hye có chuyến thăm được công bố rộng rãi đến Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Chuyến thăm của bà tại Trường chính quyền Kennedy, nơi bà phát biểu trước một đám đông chật cứng khán giả, bà nói rằng muốn "cứu" Hàn Quốc và ủng hộ một mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa Hàn Quốc với Hoa Kỳ. Bà là nghị sĩ quốc hội cho đến tháng 4 năm 2012. Trong năm 2012, Park Geun-hye không chạy đua ghế đại diện cử tri trong cuộc bầu cử thứ 19 ở Dalseong hoặc bất cứ nơi nào khác, nhưng lại chạy đua tranh cử một vị trí đại diện theo tỷ lệ cho đảng Saenuri, nhằm lãnh đạo chiến dịch bầu cử của đảng này. Park Geun-hye được bầu làm đại diện theo tỷ lệ trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 4 năm 2012. Trước khi được bầu làm Tổng thống, Park Geun-hye từng là nghị sĩ quốc hội 5 khóa liên tiếp và đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban ứng phó khẩn cấp của đảng này. Tổng thống Hàn Quốc. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc đồng thời cũng là nữ Tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Á. Về mặt kinh tế, Park Geun-hye tỏ ra dè dặt trong việc kiểm soát quyền lực của các Chaebol đang chi phối nền kinh tế Hàn Quốc. Đối với Bắc Triều Tiên, bà cam kết thực hiện hai chính sách song song, vừa cải thiện quan hệ, vừa răn đe mạnh mẽ nhưng cũng hướng tới một cuộc họp mặt thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Park Geun-hye lên tiếng sẵn sàng nối lại viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên - điều vốn bị Tổng thống Lee Myung-bak đình chỉ từ khi lên nắm quyền. Tuy nhiên chính sách đó sẽ bị hạn chế bởi thành phần chủ chiến trong đảng cũng như mối bang giao quốc tế vì nhiều nước đòi trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa tháng 12 năm 2012. Bị bắt, xét xử, ân xá và trả tự do. Ngày 31 tháng 3 năm 2017, Park Geun-hye bị các công tố viên Hàn Quốc đọc lệnh bắt giữ và phế truất. Bà là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị phế truất. Vụ bê bối khiến Tổng thống Park Geun-hye bị kết tội tham nhũng vào năm 2017 còn động đến vấn đề nhạy cảm ở Hàn Quốc là vai trò của những tập đoàn tài phiệt. Phó Chủ tịch Samsung Electronics, ông Lee Jae-yong bị cáo buộc chi hơn 37 triệu USD để đổi lấy sự hậu thuẫn của chính phủ về việc sáp nhập hai công ty con của Samsung, nhằm củng cố quyền lực của mình tại tập đoàn. Nhiều người Hàn Quốc cảm thấy lo lắng và bức xúc về tình trạng các Chaebol làm khuấy đảo chính trường nước này. Sau khi bị phế truất năm 2017, bà Park Guen-hye đã bị kết án 25 năm tù và bị phạt 20 tỷ Won với các tội danh lạm quyền và tham nhũng. Trong một phán quyết riêng rẽ hồi tháng 11/2018, Tòa án Tối cao Seoul đã kết án 2 năm tù giam đối với bà Park Geun-hye vì tội can thiệp vào quá trình tiến cử ứng cử viên của đảng Thế giới mới - đảng cầm quyền khi đó, trước thềm bầu cử Quốc hội năm 2016. Tháng 1/2018, bà bị truy tố với tội danh nhận hối lộ hơn 3,5 tỷ won (gần 3 triệu USD) lấy từ kinh phí hoạt động đặc biệt của Cơ quan Tình báo Trung ương và đến ngày 25 tháng 7 năm 2019, Tòa án tối cao Seoul đã kết án bà 5 năm tù giam và truy thu 2,7 tỷ won (2,3 triệu USD). Như vậy tổng mức án là 32 năm. Vào ngày 10 tháng 7 năm 2020, Tòa án tối cao Seoul ra phán quyết giảm mức án tù của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ 30 năm xuống còn 20 năm tù. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, sau gần 5 năm ngồi tù về tội danh tham nhũng, cựu Tổng thống Park Geun-hye được Tổng thống Moon Jae-in ân xá trả tự do do sức khỏe ngày càng giảm sút. Đời sống cá nhân. Bà chưa từng kết hôn và cũng không có con. Bạn thân của bà, Choi Soon-sil, cũng là nhân vật chính trong vụ bê bối chính trị của nữ Tổng thống này.
1
null
Dự luật số 89417-6, Nga (tiếng Nga: Законопроект № 89417-6) là một dự luật đang được Duma Quốc gia xem xét vào năm 2012, có thể sẽ tạo ra một danh sách đen các trang internet có chứa nội dung bị cáo buộc là khiêu dâm trẻ em, tài liệu liên quan đến ma túy, tư liệu cực đoan, và nội dung bất hợp pháp khác ở Nga. Nó cũng đề xuất một số thay đổi khác trong quy định của pháp luật, bao gồm cả trách nhiệm đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không bảo vệ trẻ em. Một số nhà phê bình bày tỏ lo ngại rằng dự luật có thể được sử dụng để kiểm duyệt Internet. Một số người khác lưu ý rằng sẽ rất tốn kém, như bằng văn bản, có nhiều vấn đề kỹ thuật tiêu cực sẽ tác động đến việc sử dụng internet hợp pháp. Theo RIA Novosti, Liên đoàn an ninh mạng Nga thúc đẩy dự luật sau khi tuyên bố đã phá một đường dây ấu dâm có cơ sở trên mạng internet. Dự luật này đã được trình trong Duma Quốc gia vào ngày 07 tháng 6 năm 2012. Đợt tường trình thứ nhất là ngày 06 tháng bảy 2012 và lần thứ hai là ngày 10 tháng 7 năm 2012. Vào ngày của lần tường trình thứ hai, Wikipedia tiếng Nga đã tổ chức một cuộc biểu tình bằng cách đóng cửa trang web của mình.
1
null
Sả Senegal (danh pháp hai phần: Halcyon senegalensis) là một loài chim thuộc họ Sả ("Halcyonidae"), có tài liệu xếp vào họ Bồng chanh ("Alcedinidae"), ở châu Phi. Sả Senegal phân bố phân bố rộng rãi ở châu Phi nhiệt đới phía nam của sa mạc Sahara và từ phía bắc Pretoria. Loài sả nàyợc chủ yếu cư trú trong vòng 8 °Của đường xích đạo, nhưng phía Bắc và phía Nam quần thể di cư, di chuyển vào khu vực xích đạo trong mùa khô. Nó là một loài phổ biến của một loạt các sinh cảnh rừng với một số cây, đặc biệt là cây keo, bao gồm cả xung quanh nơi cư trú của con người. Mặc dù nó là một "chim bói cá", nó thích môi trường sống khô truyền thống đất trồng cây hơn và có thể xa nước. Nó thường sống đơn độc nhưng có hiện diện trong các nhóm nhỏ.
1
null
Sả hoa cà (danh pháp hai phần: Cittura cyanotis) là một loài chim thuộc chi đơn loài Cittura, trong họ Sả ("Halcyonidae") (có khi được xếp trong họ Bồng chanh ("Alcedinidae")) ở châu Phi. Sả hoa cà là một loài chim sinh sản thường trú ở vùng đất thấp của đảo Indonesia của Sulawesi và Sangihe lân cận và các quần đảo Talaud.
1
null
Thảm họa tàu con thoi "Columbia" xảy ra ngày 1 tháng 2 năm 2003, ngay trước khi nhiệm vụ lần thứ 28 kết thúc. Tàu con thoi "Columbia" nổ tung trên bầu trời Texas và Louisiana khi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất khiến cho phi hành đoàn bảy người tử nạn. Những mảnh vụn của chiếc "Columbia" rơi xuống Texas, kéo dài từ ngoại ô Dallas đến Tyler, Texas, và vài phần của Louisiana. Thảm họa tàu "Columbia" là kết quả của sự thiệt hại gây ra bởi một miếng foam cách nhiệt nhỏ khoảng một chiếc vali xách tay. Miếng foam này thuộc kho xăng bên ngoài bị vỡ ra trong khi phóng phi thuyền. Mảnh vỡ này va chạm mạnh vào cánh trái của phi thuyền khiến cho hệ thống bảo vệ chống nhiệt của phi thuyền hư hỏng. Hệ thống này nhằm che chở cánh phi thuyền chống lại nhiệt độ cao khi phi thuyền đi vào khí quyển. Khi tàu "Columbia" vẫn còn trên quỹ đạo, một vài kỹ sư đã nghi ngờ có sự thiệt hại nhưng ban quản lý NASA hạn chế sự điều tra vi họ cho rằng dù có vấn đề cũng không thay đổi được gì. Đối với các phi hành gia xấu số, chuyến hạ cánh vào ngày định mệnh năm 2003 biến thành thảm họa nhanh đến nỗi họ không kịp đóng tấm kính che mặt trên mũ bảo hộ. Tàu "Columbia" vỡ tan ở độ cao khoảng 19 km trên bầu trời bang Texas khi đang chuẩn bị đáp xuống Trung tâm không gian Kennedy. Nguyên nhân tai nạn là một lỗ trên cánh trái của tàu, được tạo ra sau khi miếng gốm cách nhiệt va vào cánh trong lúc tàu được phóng 16 ngày trước đó.. Khi đó phi hành gia William McCool vội vàng nhấn nhiều nút bấm trong lúc con tàu lao xuống một cách không thể kiểm soát. Anh không hề biết nỗ lực của mình chẳng mang lại bất kỳ kết quả nào. Trong khi đó, phần lớn phi hành đoàn đang chuẩn bị cho chuyến quay trở về Trái Đất mà chẳng chú ý gì tới bản thân họ. Một số không đeo găng tay bảo vệ và vẫn mở nắp kính trên mũ. Thậm chí một người còn đang ngồi ở tư thế không thắt đai an toàn. Mô-đun chứa phi hành đoàn tách khỏi tàu và xoay tròn rất nhanh. Nếu các nhà du hành không mất mạng vì những luồng khí nóng thì họ cũng không thể sống sót sau khi cơ thể bị xoay tròn cùng với mô-đun. Nói cách khá, bảy phi hành gia trên tàu "Columbia" không có cơ hội sống sót nào.
1
null