text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Phương diện quân Belorussia (tiếng Nga: "Белорусский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, với địa bàn tác chiến chủ yếu trên hướng Belorussia. Hình thành. Giữ năm 1939, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Liên Xô và Đức Quốc xã phân chia vùng ảnh hưởng tại Ba Lan. Chỉ vài ngày sau đó, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 11 tháng 9, các quân khu đặc biệt Belorussia và Kiev đã nhận được lệnh triển khai các khu vực dã chiến. Phương diện quân Belorussia cũng được thành lập trên cơ sở Quân khu đặc biệt Belorussia, chuẩn bị tiến quân theo hướng Tây vào Ba Lan để chiếm vùng lãnh thổ của Tây Belarus. Mặc dù nhiều vụ đụng độ đã xảy ra giữ quân đội Ba Lan với Hồng quân Liên Xô, nhưng hầu hết các đơn vị Ba Lan đều nhanh chóng đầu hàng. Đến ngày 1 tháng 10, Hồng quân đã tiến đến khu vực ranh giới đã thỏa thuận trước với bộ chỉ huy quân Đức. Một số khu vực đã bị quân Đức tiến chiếm trước, được bàn giao lại cho Hồng quân như khu vực Pháo đài Brest. Sau khi chiến dịch Ba Lan kết thúc, ngày 14 tháng 11 năm 1939, Phương diện quân Belorussia lại được chuyển thành Quân khu đặc biệt Belorussia. Mỗi binh đoàn có bộ sung một số phi đội hàng không hỗ trợ. Trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ngày 20 tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Belorussia được thành lập theo chỉ thị ngày 16 tháng 10 năm 1943 của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (Stavka), trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Trung tâm. Sau khi thành lập, các đơn vị của phương diện quân từ một bàn đạp trên sông Sog Pronya đã quay sang tấn công theo hướng Gomel-Bobruisk, kết quả là chiếm được các bàn đạp trên sông Dnepr và đe dọa vào sườn nam của cụm quân Gomel thuộc Tập đoàn quân 2 Đức. Trong cuộc tấn công tiếp theo vào tháng 11 năm 1943, phương diện quân đã giải phóng Rechitsa và Gomel. Tháng 1 năm 1944, phương diện quân giải phóng Kalinkovichi, Kostopol, Mozyr. Trong thời giang 4 tháng tồn tại, Phương diện quân Belorussia đã tham gia các chiến dịch sau: Ngày 24 tháng 2 năm 1944, Phương diện quân Belorussia được đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1 theo chỉ thị ngày 17 tháng 2 năm 1944 của Stavka. Tái lập. Chưa đầy 2 tháng sau, Phương diện quân Belorussia lại tái lập vào ngày 5 tháng 4 năm 1944 dựa trên chỉ thị ngày 2 tháng 4 năm 1944 của Stavka, đổi tên Phương diện quân Belorussia 1 trở lại thành Phương diện quân Belorussia. Các lãnh đạo của phương diện quân vẫn là Đại tướng K.K. Rokossovsky (Tư lệnh), Trung tướng K.F. Telegin (Ủy viên Hội đồng quân sự) và Thượng tướng M.S. Malinin (Tham mưu trưởng). Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, theo chỉ thị ngày 12 tháng 4 năm 1944 của Stavka, ngày 16 tháng 4 năm 1944, Phương diện quân Belorussia một lần nữa đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1.
1
null
Phương diện quân Ukraina 1 (tiếng Nga: "1-й Украинский фронт") là tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Phương diện quân đã tham gia các chiến dịch ở giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trên hướng Tây Nam và Trung tâm mặt trận và là một trong hai Phương diện quân Liên Xô đã đánh chiếm Berlin. Lịch sử. Phương diện quân Ukraina 1 được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943 trên cơ sở đổi tên từ Phương diện quân Voronezh, theo chỉ thị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (Stavka) ngày 16 tháng 10 năm 1943. Việc chuyển đổi tên gọi này phản ánh hình thái chiến lược trên mặt trận hướng Tây, khi Hồng quân bắt đầu đẩy lùi quân Đức Quốc xã từ chiến trường Ukraina đến tận trung tâm nước Đức. Đầu năm 1944, phương diện quân tham các chiến dịch ở Korsun-Shevchenkovsky, Kamenets-Podolsky ở Ukraina. Đặc biệt, trong các chiến dịch chiến lược mùa hè năm 1944 của Hồng quân Liên Xô, phương diện quân đã thực hiện thành công Chiến dịch Lvov–Sandomierz, góp phần quan trọng trong việc tiêu hao và kìm giữ quân Đức ở hướng Tây Bắc Ukraina và Đông Nam Ba Lan, hỗ trợ rất lớn cho thắng lợi của Chiến dịch Bagration. Mùa xuân năm 1945, phương diện quân tham gia các chiến dịch trên hướng Berlin tại Ba Lan, Đức và kết thúc tại Praha. Trong Chiến dịch Wisla-Oder, phương diện quân đảm trách ở cánh Nam, từ bàn đạp Sandomir trên sông Wisla, phát triển tấn công về phía Tây, tiến hành chiến dịch Sandomir–Silesia, phát triển thành chiến dịch Silesia, tấn công bao vây Breslau. Cuối tháng 4 năm 1945, phương diện quân là lực lượng chủ lực tiến hành bao vây Halbe, tiêu diệt phần lớn Tập đoàn quân số 9 (Đức Quốc xã) ở phía Nam Berlin. Trong Chiến dịch Berlin, phương diện quân được giao nhiệm vụ phụ trách hướng Nam Berlin, đè bẹp tuyến phòng ngự của Cụm tập đoàn quân Trung tâm trên hướng bàn đạp trên sông Neisse, ngăn chặn các cuộc phản công của Tập đoàn quân số 12 (Đức Quốc xã) nhằm giải vây cho Berlin và Tập đoàn quân số 9 (Đức), đồng thời đưa lực lượng cơ động tiến nhanh mạnh về phía Tây, chạy đua với tập đoàn quân số 1 và số 3 của Mỹ đang từ phía Tây tiến lại, với mục tiêu mở rộng vùng kiểm soát trên đất Đức càng nhiều càng tốt. Phương diện quân cũng được chuẩn bị phương án dự phòng hỗ trợ đánh vào Berlin từ hướng Nam trong trường hợp hướng tiến công chính diện vào Berlin của Phương diện quân Belorussia 1 không phát triển thuận lợi. Sau khi Berlin thất thủ, phối hợp cùng Phương diện quân Ukraina 2, lực lượng phươgn diện quân tiến hành Chiến dịch Praha, là chiến dịch lớn cuối cùng của Hồng quân tại chiến trường châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Chỉ trong vòng 7 ngày, Hồng quân Liên Xô đã đè bẹp gần 1 triệu tàn quân Đức và quân chư hầu. Sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 10 tháng 6 năm 1945, phương diện quân được giải thể. Bộ chỉ huy khung và một số đơn vị được giữ lại để thành lập Cụm binh đoàn Trung tâm của Hồng quân tại Áo và Hungary. BIến chế này tồn tại đến năm 1955 thì cũng bị giải thể.
1
null
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni hay Phật Câu Na Hàm (Koṇāgamana Buddha) là một trong số các vị Phật của hiền kiếp. Theo tín ngưỡng Phật giáo, Câu Na Hàm là tên gọi của vị Phật thứ 26, thứ hai trong số năm vị Phật của hiền kiếp, và là vị Phật thứ 5 trong số Bảy vị Phật quá khứ. Phật Câu Na Hàm là người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, họ Kassapa. Phụ thân là Yannadatta (Đại Đức, 大德) còn mẫu thân là Uttarã (Thiện Thắng, 善勝). Vị vua trị vì thời đó Sobha (Thanh Tịnh, 清凈). Kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatĩ (Thanh Tịnh). Cây giác ngộ của ông là ưu đàm ("Ficus racemosa", udumbara, cây sung). Hai đệ tử hàng đầu của ông là Bhiyyosa (Thư-bàn-na, 舒槃那) và Uttara (Uất-đa-la / Uất Đa Lâu, 鬱多樓) còn vị chấp sự đệ tử (thị giả tỷ kheo) tên là Sotthija (An Hòa, 安和). Ông có con trai tên là (Đạo Sư, 導師) Đại Bổn kinh chép rằng trong thời của ông thì tuổi thọ của loài người là 30.000 năm. Trong đời, ông thuyết giảng bài thuyết pháp đầu tiên của mình cho một tăng hội gồm 30.000 tỷ kheo. Tại Myanmar. Tại Myanmar thì Bụt Câu Na Hàm được gọi là Koṇāgon hay Koṇāgamanan. Theo thần thoại Myanmar, ông sinh ra vào ngày thứ Tư, do đó tượng của Bụt Câu Na Hàm được đặt trên ban thờ ngày thứ Tư.
1
null
Phương diện quân Viễn Đông (tiếng Nga: "Дальневосточный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô hoạt động ở khu vực Viễn Đông Liên Xô trong thời kỳ Thế chiến thứ hai. Trong thời kỳ cao điểm (nửa cuối 1945), trong biên chế Phương diện quân bao gồm 15 tập đoàn quân và Hạm đội Thái Bình Dương, với quân số 1,7 triệu người, được trang bị hơn 5 nghìn xe tăng và 5 nghìn máy bay. Lược sử. Hình thành. Sau Nội chiến, các lực lượng của Hồng quân được tổ chức vào Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông (còn gọi là Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông Cờ đỏ), dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Tập đoàn quân Vasily Blyukher. Năm 1935, Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông được đổi phiên hiệu thành Quân khu Viễn Đông. Cũng trong thời gian này, Blyukher được phong quân hàm Nguyên soái Liên Xô, trở thành 1 trong 5 nguyên soái đầu tiên của Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, Quân khu Viễn Đông lại được đổi trở về thành Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông. Trước tình hình căng thẳng dâng cao ở vùng biên giới, ngày 28 tháng 6 năm 1938, Dân ủy Quốc phòng Liên Xô ra quyết định thành lập Phương diện quân Viễn Đông (còn gọi là Phương diện quân Viễn Đông Cờ đỏ) trên cơ sở của Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông. Thành phần của Phương diện quân bấy giờ gồm 2 tập đoàn quân số 1 và số 2, cũng như các đơn vị quân đội tại Khabarovsk. Thành phần chỉ huy bao gồm: Khi xung đột hồ Khasan nổ ra, các đơn vị biên phòng, Sư đoàn bộ binh 40 và Quân đoàn súng trường 39 là những đơn vị trực tiếp tham chiến. Tuy giành được thắng lợi, đẩy lùi quân Nhật về bên kia biên giới, nhưng những tổn thất nặng nề cộng với chỉ huy yếu kém, bộ chỉ huy bị kỷ luật nặng nề. Ngày 31 tháng 8 năm 1938, Phương diện quân Viễn Đông bị giải thể theo quyết định của Hội đồng quân sự tối cao. Lực lượng Phương diện quân bị chia thành các Tập đoàn quân đặc biệt Cờ đỏ số 1 và số 2, trực thuộc trực tiếp Dân ủy Quốc phòng. Tái lập trong Thế chiến thứ hai. Mặc dù có một chiến thắng quyết định trước quân Nhật trong Chiến dịch Khalkhyn Gol, tuy nhiên trước sự bành trướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trên chiến trường Trung Quốc và Mãn Châu quốc, ngày 1 tháng 7 năm 1940, Phương diện quân Viễn Đông được tái thành lập trên cơ sở bộ phận giám sát tiền phương ở Chita, phối thuộc các đơn vị tác chiến gồm Tập đoàn quân đặc biệt Cờ đỏ số 1 và số 2, Tập đoàn quân số 15, cụm binh đoàn phía Bắc. Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Amur Cờ đỏ cũng được đặt dưới quyền điều động. Bộ tư lệnh của Phương diện quân đặt tại Khabarov. Trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh Xô-Đức, mặc dù các lực lượng tác chiến đều ưu tiên cho chiến trường phía Tây chống Đức, tuy nhiên, lực lượng của Phương diện quân vẫn được tăng cường. Vào tháng 6 năm 1941, các tập đoàn quân số 25 và 35 mới thành lập cũng được đưa vào biên chế của Phương diện quân. Tháng 8 năm 1942, trên cơ sở các đơn vị không quân riêng rẽ, thành lập các tập đoàn quân không quân số 9 và số 10. Tháng 7 năm 1943, Tập đoàn quân số 16 của Phương diện quân được thành lập trên cơ sở của Quân đoàn đặc biệt súng trường (Sakhalin). Biên chế chủ yếu của Phương diện quân trong thời gian này gồm: Chiến tranh với Nhật Bản. Ngày 19 tháng 3 năm 1945, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra chỉ thị cho Phương diện quân tách Tập đoàn quân Cờ đỏ số 1, các tập đoàn quân số 25 và 35, Tập đoàn quân không quân số 9, Quân đoàn sơ giới số 10, để thành lập Cụm tác chiến Primorsky độc lập. Ngày 5 tháng 8 năm 1945, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra quyết định thành lập Phương diện quân Viễn Đông 1, trên cơ sở Cụm tác chiến Primorsky, do Nguyên soái K.A. Meretskov chỉ huy (nhằm hướng bắc Mãn Châu quốc), biên chế gồm: Bên cạnh đó, Phương diện quân Viễn Đông cũng được đổi tên thành Phương diện quân Viễn Đông 2, do Đại tướng M.A. Purkayev chỉ huy (nhằm hướng Mãn Châu quốc), biên chế gồm: Trong Chiến dịch Mãn Châu (1945), các phương diện quân Viễn Đông 1 và 2 tấn công các đơn vị chiếm đóng Nhật Bản ở Mãn Châu. Đạo quân Quan Đông của Lục quân Đế quốc Nhật Bản với hơn 1 triệu quân đã bị quân đội Liên Xô đánh tan. Đến ngày 21 tháng 8 thì Hồng quân Liên Xô đã hoàn toàn giải phóng Mãn Châu, quân Nhật ở Mãn Châu buộc phải đầu hàng Hồng quân.
1
null
Common Mmime Papilio clytia là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio clytia được mô tả năm 1758 bởi Linnaeus. Loài bướm Papilio clytia sinh sống ở Ấn Độ từ Kangra Sikkim, từ Assam đến Miến Điện, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ bán đảo và quần đảo Andaman. Nó cũng được tìm thấy ở Sri Lanka, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc (bao gồm cả đảo Hải Nam), Hồng Kông, Việt Nam, Lào, Campuchia, bán đảo Malaysia, Philippines và Indonesia (Flores, Alor, Timor và Moa). Một số biến thể khu vực và các hình thức được công nhận. Dạng trước trưởng thành: trứng màu vàng hình cầu đều đặn, gắn đơn độc ở ngọn lá, mặc trên lá non còn búp. sâu dài 45 cm-50 cm có màu đỏ nâu rất sặc sỡ tạo thành các mảng màu phức tạp khắp thân. Sâu ăn lá họ Lauraceae. Nhộng dài 40–50 cm màu xám nâu thân dài như một cành khô kích thước sải cánh 90 cm-120 cm
1
null
Papilio glaucus là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio glaucus được mô tả năm 1758 bởi Linnaeus. Loài bướm Papilio glaucus sinh sống ở miền đông Hoa Kỳ từ nam Vermont đến Florida phía tây đến đông Texas và Đại Bình nguyên Bắc Mỹ. It is common throughout its range, Đây là loài phổ biến trong phạm vi của nó, mặc dù là hiếm ở miền Nam Florida và không có Florida Keys Năm 1932, một mẫu vật đã được thu thập ở Hạt Wicklow, Ireland. Nó được cho là đã được du nhập một cách ngẫu nhiên từ Bắc Mỹ. "P. glaucus" có thể được tìm thấy gần như bất cứ nơi nào rừng rụng lá xuất hiện. Môi trường sống thường gặp bao gồm rừng cây, đồng ruộng, sông, lạch, lề đường và vườn. Nó sẽ đi lạc vào các công viên đô thị và sân trong thành phố. Vì chúng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau và cây ký chủ, P. glaucus là một loài nhất thời, và không bị coi là bị đe dọa. Các loài cây chủ loài bướm này sinh sống bao gồm:
1
null
Papilio machaon là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Nó là loài điển hình của chi "Papilio". Thành trùng tiêu biểu có cánh màu vàng với các sọc vàng, sải cánh . Loài sống ở khu vực từ Nga tới Trung Quốc và Nhật Bản, (bao gồm cả dãy Himalaya và Đài Loan), và ngang qua Alaska, Canada và Hoa Kỳ. Ở châu Á, nó được báo cáo xa về phía nam tới Ả Rập Xê Út, Oman, vùng núi cao của Yemen, Liban và Israel. Ở miền nam châu Á, nó xuất hiện ở Pakistan và Kashmir, phía bắc Ấn Độ (Sikkim, tới Assam và Arunachal Pradesh), Nepal, Bhutan, và phía bắc Myanmar.
1
null
Bướm phượng xanh lớn đốm đỏ, còn gọi là bướm phượng lớn hại cam quýt hoặc gọi ngắn gọn là bướm phượng lớn (Papilio memnon) là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio memnon được mô tả năm 1758 bởi Linnaeus. Loài bướm này có ở Việt Nam.
1
null
Papilio polymnestor là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio polymnestor được mô tả năm 1775 bởi Cramer. Loài bướm Papilio polymnestor sinh sống ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Đây là loài "bướm biểu tượng" của bang Maharashtra, Ấn Độ. Với sải cánh dài 120–150 mm, đây là loài bướm lớn thứ tư của Ấn Độ. Môi trường sống. Loài bướm này phổ biến nhất ở các khu vực có lượng mưa lớn, chẳng hạn như rừng thường xanh. Chúng cũng phổ biến trong các khu rừng cây rụng lá và các khu đô thị nhiều cây cối, chủ yếu là do việc trồng các cây chủ của chúng, tức là các loài "cam chanh".
1
null
Papilio zalmoxis là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio zalmoxis được mô tả năm 1864 bởi Hwitson. Loài bướm Papilio zalmoxis là một loài bướm châu Phi, sinh sống ở các xứ nhiệt đới (Liberia, Ghana, Cameroon, Nigeria, Gabon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zaire, Bờ Biển Ngà). Sải cánh dài và là loài bướm phượng lớn thứ nhì châu Phi.
1
null
Papilio zenobia là một loài bướm thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae). Loài Papilio zenobia được mô tả năm 1775 bởi Fabricius. Loài bướm Papilio zenobia sinh sống ở Guinea, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích đạo, Cộng hòa Congo và Uganda. Ấu trùng ăn các loài "Piper", gồm cả "Piper umbellatum".
1
null
Tại quê hương bản địa Liên hiệp Anh, trong khoảng thời gian từ năm 1962 tới năm 1970, The Beatles đã cho phát hành 12 album phòng thu (13 album toàn cầu), 21 đĩa mở rộng (EP) và 22 đĩa đơn. Tuy nhiên, danh sách đĩa nhạc của họ trên toàn thế giới lại khá phức tạp, bởi nhiều ấn bản được phát hành tùy theo từng quốc gia, đặc biệt là những năm đầu với Capitol Records tại Mỹ. The Beatles cũng có phát hành các ấn bản theo định dạng vinyl, LP, EP nhỏ và SP. Theo thời gian, các sản phẩm của họ được phát hành theo dạng cassette, băng Stereo 8, CD và sau cùng là định dạng nhạc số với ổ USB flash dùng cho Mp3 và FLAC. The Beatles cũng tiến hành nhiều album tổng hợp và các lần chỉnh âm, đưa tổng số ca khúc của The Beatles chỉ tính trong thập niên 60 lên tới 213 ca khúc, tương đương với khoảng 10 giờ nghe nhạc liên tục. Bên cạnh đó, nhóm còn phát hành năm bài hát là các phiên bản khác nhau của những ca khúc đã từng được phát hành: "Love Me Do", "Revolution", "Get Back", "Across the Universe" và "Let It Be"; hai bài hát bằng tiếng Đức là "Komm, gib mir deine Hand" và "Sie liebt dich"; và hai bài hát là bản sao của những ca khúc nằm trong những album trước nhưng vẫn góp mặt trong album "Yellow Submarine": "Yellow Submarine" và "All You Need Is Love". Hầu hết các album của The Beatles đều có cả định dạng "mono" lẫn "stereo". Kể từ khi "mono" trở thành định dạng phổ biến, The Beatles và nhà sản xuất của họ George Martin chủ yếu chỉnh sửa các ca khúc của họ theo định dạng này. Họ cùng tiến hành chỉnh sửa lại theo định dạng "mono" trong 4 album đầu tay của ban nhạc. Các album còn lại của họ thường có cả hai định dạng, song bản "mono" không được phát hành phổ thông. Trong những năm cuối của thập niên 60, vì định dạng "mono" trở nên quá thông dụng, 2 album cuối cùng của ban nhạc ("Abbey Road" và "Let It Be") chỉ có định dạng "stereo". Từ năm 1968, đĩa đơn "Hey Jude" và "AlbumTrắng" là những sản phẩm đầu tay từ công ty riêng của ban nhạc, Apple. Parlophone và Capitol tiếp tục phát hành các sản phẩm của The Beatles song đã buộc phải ký hợp đồng với Apple. Đĩa nhạc của The Beatles bản Anh được phát hành lần đầu tiên trên CD vào năm 1987 và 1988. Bốn album đầu tiên chỉ có định dạng "mono", trong khi các album còn lại được xuất bản với duy nhất định dạng "stereo". Tuy nhiên George Martin đã tiến hành công cuộc chỉnh âm quy mô lớn với ý định đưa âm nhạc của The Beatles vào định dạng kỹ thuật số. Mặc dù vậy đợt chỉnh âm này chưa áp dụng các công nghệ mới của thế kỷ 21. Tới năm 2009, sau gần 4 năm nghiên cứu, Apple và EMI mới phát hành được bộ CD hoàn chỉnh vào ngày 9 tháng 9 năm 2009 với cả định dạng "mono" và "stereo". Với những sản phẩm CD album đầu tiên, tất cả những nhạc phẩm chính của The Beatles được hòa âm trên toàn thế giới nhằm bổ sung các album phát hành gốc ở Anh của nhóm trong giai đoạn 1963–1970, LP "Magical Mystery Tour" và tuyển tập "Past Masters". Hai sản phẩm LP và tuyển tập trên bao gồm cả các bản nhạc phát hành trong giai đoạn 1962–1970 nhưng không xuất hiện trong những album ở Anh (chủ yếu là những đĩa đơn và đĩa mặt B nằm ngoài album). Kể từ đó, các sản phẩm trong quá khứ của ban nhạc đều được phát hành trên định dạng kĩ thuật số. Lên màn ảnh. Video tại gia. Ghi chú Video âm nhạc. Ghi chú
1
null
Trong cơ học, lực ma sát tỷ lệ thuận với lực ép bề mặt. Lực mà ảnh hưởng tới lực ma sát là 1 thành phần lực vuông góc với bề mặt tiếp xúc và thường được gọi là lực pháp tuyến Trong một số trường hợp, ví dụ như người ngồi trên ghế, lực pháp tuyến bằng với trọng lực tác dụng lên ghế nhưng nếu ta đặt vật lên 1 mặt phẳng nghiêng thì lực pháp tuyến sẽ không bằng trọng lực nữa. Lực pháp tuyến là một trong những lực cơ bản nhất tác động lên mọi vật xung quanh ta. Trong vật lý, đây là lực quan trọng giúp giải thích và giải quyết rất nhiều bài toán. Công thức xác định lực pháp tuyến. Áp dụng định luật II Newton như sau: formula_1 Trường hợp đơn giản:. Xét một khối lập phương được đặt trên 1 bề mặt rắn. Lực pháp tuyến có độ lớn bằng trọng lực tác động lên vật và cùng phương ngược chiều với trọng lực khi mà vật được đặt trên 1 mặt phẳng nằm ngang. Lực pháp tuyến ở đây biểu thị lực được tạo bởi vật có về mặt rắn tạo ra để chống lại vật thể ngăn không cho nó xuyên qua bê mặt. Điều này đòi hỏi bề mặt phải đủ cứng để không bị vỡ trước trọng lực của vật tạo ra. Trường hợp vật trên mặt phẳng nghiêng. Khi vật thể được đặt nằm trên 1 mặt phẳng nghiêng, lực pháp tuyến vuông góc với bề mặt vật được đặt trên, Các lực tác động lên vật được phân tích như hình bên.
1
null
Cuzco (, ; "hay Qosqo", }} Cusco () là một thành phố ở đông nam Peru, gần thung lũng Urubamba của dãy núi Andes. Thành phố là thủ phủ của vùng Cuzco và tỉnh Cuzco. Năm 2007, thành phố có dân số 358.935 người. Nằm ở cuối phía đông Nút Cuzco, thành phố này nằm ở độ cao . Cuzco từng là kinh đô lịch sử của Đế chế Inca và được công nhận là di sản thế giới UNESCO từ năm 1983. Thành phố là điểm du lịch lớn và đón gần 2 triệu lượt khách mỗi năm. Theo Hiến pháp Peru, thành phố này là thủ đô lịch sử của nước này.
1
null
Cách tổ chức quân đội là cách cấu tạo của các lực lượng vũ trang của một quốc gia theo tiềm năng quân sự để đáp ứng chính sánh quốc phòng của quốc gia đó. Ở một vài nước, các lực lượng bán quân sự cũng trực thuộc lực lượng vũ trang quốc gia. Các lực lượng vũ trang mà không phải là một phần của các tổ chức quân sự hoặc bán quân sự, chẳng hạn như lực lượng nổi dậy, thường bắt chước theo các tổ chức quân sự, hoặc sử dụng các cấu trúc đặc biệt. Quân chủng. Ở hầu hết các nước, lực lượng vũ trang được chia thành ba hoặc bốn quân chủng: lục quân, hải quân, không quân. Nhiều quốc gia có những biến thể về mô hình chuẩn từ ba hoặc bốn quân chủng cơ bản. Đơn vị quân đội. Đơn vị quân đội là một tập thể binh lính cùng quân chủng trong hệ thống tổ chức quân đội. Tùy theo số lính, đơn vị có thể rất nhỏ như tiểu đội (9-10 lính) hay rất lớn như Cụm tập đoàn quân (lên đến 80 vạn quân). Theo hệ thống của NATO, đơn vị quân đội được sắp theo thứ tự lớn đến nhỏ như bảng dưới đây.
1
null
Phương diện quân Bắc (tiếng Nga: "Северный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II. Lịch sử. Phương diện quân Bắc được thành lập ngày 24 tháng 6 năm 1941 dựa trên cơ sở của Quân khu Leningrad. Biên chế phương diện quân ban đầu gồm các tập đoàn quân 7, 14, 23. Sau đó có thêm tập đoàn quân 8 và 48. Ngày 28 tháng 6 năm 1941 có thêm Hạm đội Baltic. Trong khoảng thời gian từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 6 năm 1941, các đơn vị không quân của phương diện quân đã ném bom các sân bay trong lãnh thổ Phần Lan và bắc Na Uy. Ngày 29 tháng 6 năm 1941, các đơn vị của phương diện quân Bắc tham gia các trận phòng thủ ở vùng Karelia và Murmansk. Ngày 10 tháng 7, năm 1941, phương diện quân nhận lệnh phòng thủ Leningrad từ hướng tây nam, điều này đã tạo nên Cụm tác chiến Luga. Các trận đánh khốc liệt ở Luga đã giúp cầm chân quân Đức một tháng trước khi quân Đức tiến sát đến Leningrad. 26 tháng 8 năm 1941 theo chỉ thị của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 23 tháng tám, 1941, phương diện quân Bắc giải thể và tách thành Phương diện quân Karelia và Phương diện quân Leningrad.
1
null
Benedikt là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Benedikt có diện tích 24.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2084 người. Thủ phủ khu tự quản Benedikt đóng tại Benedikt v Slovenskih goricah.
1
null
Bistrica ob Sotli là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Savinjska của Slovenia. Bistrica ob Sotli có diện tích 31.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 1460 người. Thủ phủ khu tự quản Bistrica ob Sotli đóng tại Bistrica ob Sotli.
1
null
Bohinj (; ) hoặc bồn địa Bohinj () là vùng bồn địa dài 20 km rộng km nằm trong dãy Julian Alps, ở vùng Upper Carniola khu vực tây bắc Slovenia. Nó có sông Sava Bohinjka chảy ngang qua. Điểm nổi bật của nó là hồ cận băng hà Bohinj(). Bohinj là một phần của Khu tự quản Bohinj, khu có người định cư là Bohinjska Bistrica. Với người dân địa phương, bồn địa này thường được gọi là "thung lũng Bohinj", vì đó là cách hiểu dân gian còn in sâu trong đầu mọi người. Địa lý. Vùng bồn địa gồm bốn đơn vị địa lý: Phần Dưới thung Lũng (), Trên thung Lũng (), bồn dịa Ukanc hoặc bồn địa Hồ (; Jezerska kotlina), và bồn địa (). Nó được bao bọc bởi các dãy Komarča ở một đầu và hẻm núi Soteska ở đầu kia. Phần dưới của dãy Bohini đại diện ranh giới phía nam. Sông Sava đã tạo ra một hẻm núi giữa cao nguyên Jelovica và cao nguyên Pokljuka ở phía đông. Về phía bắc, Núi Triglav, là núi cao nhất của Slovenia cũng là một phần của khu tự quản. Sông Sava Bohinjka tạo thành khi hai sông Jezernica mà Mostnica hợp nhất. Sông Mostnica bắt nguồn từ thung lũng Voje, trong khi sông Jezernica là một dòng sông chảy từ Hồ Bohinj. Nhiều dòng sông nhỏ hơn chảy vào hồ. Nhánh lớn nhất, Savica, tạo thành từ thác Komarca. Thác Savica có nguồn nước chính từ Hồ Đen (), đó là hồ lớn nhất trong thung lũng hồ Triglav (). Tên. Tên "Bohinj "ban đầu" "được áp dụng cho các làng Srednja Vas v Bohinju và đã được chứng thực như vậy trong các văn bản trong "Bochingun" năm 1065(và trong "Bochingin" tnăm 1085-90, và "Uochina" năm 1120). Như một tên vùng miền, nó xuất hiện trong các văn bản năm 1250 như "Vochina" (và "Fochin" năm 1253, "Vochino" năm 1287, "Bochino" năm 1333). Tên này có nguồn gốc từ "*Boxyn'ь", đó là nguồn gốc không rõ ràng. Một khả năng là nó có nguồn gốc từ hypocorism "*Boxъ". Có ý kiến cho rằng nó không có khả năng là của ngữ tộc Celtic. Có một truyền thuyết phổ biến về cái tên này: đức Chúa trời đã cho mọi người đất, và khi ông hoàn thành, ông nhận ra rằng ông đã quên mất một nhóm nhỏ người, những người đã im lặng, không nài nỉ như những người khác. Bởi vì họ khiêm tốn và kiên nhẫn, ông cảm thấy thương hại cho họ. Đó là lý do tại sao ông quyết định để cho họ vùng đất đẹp nhất trong tất cả, mà ông đã để dành cho mình. Nó được gọi là "Bohinj", bởi vì họ gọi thiên Chúa là "Boh". Lịch sử. Đặc điểm địa lý đã cho phần cho sự cô lập của Bohinj trong quá khứ. Khoảng 5.000 dân là con cháu của những người dân bản địa của Bohinj. Có chứng cứ lịch sử chứng minh thung lũng được định cư đầu tiên trong thời đại đồ Đồng. France Prešeren, nhà thơ hàng đầu Slovenia, đã viết sử thi-bài thơ "lễ rửa tội trên Savica", mà phần lớn là hư cấu nhưng mô tả thời gian của lễ rửa tội bạo lực của người ngoại đạo và trận chiến giữa những người công giáo và ngoại giáo. Hầu hết những chuyện diễn ra ở Bohinj và Bled. Truyền thuyết. Có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại liên quan đến Bohinj. Hầu hết là ngắn và hài hước. Người dân. Sự cô lập đã góp phần cho sự phát triển một ngôn ngữ địa phương riêng biệt khác với ngôn ngữ Upper Carniolan. Cũng có sự khác biệt rõ rệt với các ngôn ngữ địa phương trong thung lũng. Người dân sống trong 24 làng khác nhau, làng lớn nhất là Bohinjska Bistrica. Du lịch. Bohinj bắt đầu mở cửa cho khách du lịch nhiều năm trước, với các thắng cảnh tự nhiên thu hút khách du lịch. Bohinj đã trở thành một điểm khởi đầu cho khách du lịch cho chuyến đi trong ngày, đi dạo trên đường dọc theo khắp thung lũng, và cho người leo núi. Nó cũng kết hợp với đường sắt Bohinj gần đó, bao gồm đường hầm Bohinj Trong mùa đông thung lũng trở thành một trung tâm thể thao mùa đông với trượt tuyết, trượt ván tuyết, leo núi băng, cũng như trượt băng trên Hồ Bohinj. Trong suốt mùa hè, Hồ Bohinj là điểm đến thường xuyên của người thích bơi lội, và với những sông Sava Bohinjka, có người đi thuyền kayak và cả ngư dân. Đạp xe, leo núi và đi bộ trên núi cũng là điển hình cho hoạt động du lịch trong khu vực.
1
null
Črna na Koroškem là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Koroška của Slovenia. Črna na Koroškem có diện tích 156 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 3616 người. Thủ phủ khu tự quản Črna na Koroškem đóng tại Crna na Koroškem.
1
null
Dobrova - Polhov Gradec là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Dobrova - Polhov Gradec có diện tích 117.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 6691 người. Thủ phủ khu tự quản Dobrova - Polhov Gradec đóng tại Dobrova.
1
null
Gorenja Vas - Poljane là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Gorenjska của Slovenia. Gorenja Vas - Poljane có diện tích 153.3 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 6877 người. Thủ phủ khu tự quản Gorenja Vas - Poljane đóng tại Gorenja vas.
1
null
Gornja Radgona là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Pomurska của Slovenia. Gornja Radgona có diện tích 74.6 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 8701 người. Thủ phủ khu tự quản Gornja Radgona đóng tại Gornja Radgona.
1
null
Gornji Grad là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Savinjska của Slovenia. Gornji Grad có diện tích 90.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2595 người. Thủ phủ khu tự quản Gornji Grad đóng tại Gornji Grad.
1
null
Gornji Petrovci là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Pomurska của Slovenia. Gornji Petrovci có diện tích 66.8 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2217 người. Thủ phủ khu tự quản Gornji Petrovci đóng tại Gornji Petrovci.
1
null
Hoče - Slivnica là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Hoče - Slivnica có diện tích 53.7 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 9629 người. Thủ phủ khu tự quản Hoče - Slivnica đóng tại Hoce.
1
null
Hrpelje - Kozina là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Obalno-kraška của Slovenia. Hrpelje - Kozina có diện tích 194.9 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 4053 người. Thủ phủ khu tự quản Hrpelje - Kozina đóng tại Hrpelje.
1
null
Ilirska Bistrica là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Notranjsko-kraška của Slovenia. Ilirska Bistrica có diện tích 480 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 14234 người. Thủ phủ khu tự quản Ilirska Bistrica đóng tại Ilirska Bistrica.
1
null
Ivančna Gorica là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Ivančna Gorica có diện tích 227 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 13567 người. Thủ phủ khu tự quản Ivančna Gorica đóng tại Ivancna Gorica.
1
null
Kočevje là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Kočevje có diện tích 555.4 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 16292 người. Thủ phủ khu tự quản Kočevje đóng tại Kocevje. Vị trí và Địa lý. Kočevje nằm ở phía Nam của Slovenia, gần biên giới với Croatia. Thành phố này được bao quanh bởi rừng Kočevje, một khu vực rừng lớn và đa dạng sinh học. Rừng Kočevje. Rừng Kočevje là một khu vực rừng lớn và hoang dã, là một phần quan trọng của di sản tự nhiên của Slovenia. Khu vực này đặc trưng bởi động vật hoang dã đa dạng và là nơi của nhiều loài động vật quý hiếm, bao gồm cả gấu nâu châu Âu. Du lịch và Nghệ thuật. Thành phố Kočevje cung cấp các cơ hội cho du khách tham gia các hoạt động ngoại ô như leo núi và thám hiểm. Địa điểm du lịch khác bao gồm Nhà thờ Chính toà của Thánh Jernej và Đài tưởng niệm Hành quân Liên Xô.
1
null
Kostanjevica na Krki là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Spodnjeposavska của Slovenia. Kostanjevica na Krki có diện tích 58.3 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2419 người. Thủ phủ khu tự quản Kostanjevica na Krki đóng tại Kostanjevica na Krki.
1
null
Kranjska Gora là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Gorenjska của Slovenia. Kranjska Gora có diện tích 256.3 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 5247 người. Thủ phủ khu tự quản Kranjska Gora đóng tại Kranjska Gora.
1
null
Lenart là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Lenart có diện tích 61.7 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 6889 người. Thủ phủ khu tự quản Lenart đóng tại Lenart v Slovenskih goricah.
1
null
Log - Dragomer là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Log - Dragomer có diện tích 12.9 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 3356 người. Thủ phủ khu tự quản Log - Dragomer đóng tại Dragomer.
1
null
Loška Dolina là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Notranjsko-kraška của Slovenia. Loška Dolina có diện tích 166.8 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 3640 người. Thủ phủ khu tự quản Loška Dolina đóng tại Stari trg pri Ložu.
1
null
Loški Potok là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Loški Potok có diện tích 134.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 1958 người. Thủ phủ khu tự quản Loški Potok đóng tại Hrib-Loški Potok.
1
null
Miklavž na Dravskem Polju là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Miklavž na Dravskem Polju có diện tích 12.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 5915 người. Thủ phủ khu tự quản Miklavž na Dravskem Polju đóng tại Miklavž na Dravskem polju.
1
null
Miren - Kostanjevica là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Goriška của Slovenia. Miren - Kostanjevica có diện tích 62.8 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 4741 người. Thủ phủ khu tự quản Miren - Kostanjevica đóng tại Miren.
1
null
Mirna Peč là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Dolenjska của Slovenia. Mirna Peč có diện tích 48 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2702 người. Thủ phủ khu tự quản Mirna Peč đóng tại Mirna Pec.
1
null
Mokronog - Trebelno là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Dolenjska của Slovenia. Mokronog - Trebelno có diện tích 73.4 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2873 người. Thủ phủ khu tự quản Mokronog - Trebelno đóng tại Mokronog.
1
null
Rače - Fram là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Rače - Fram có diện tích 51.2 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 5859 người. Thủ phủ khu tự quản Rače - Fram đóng tại Race.
1
null
Renče - Vogrsko là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Goriška của Slovenia. Renče - Vogrsko có diện tích 29.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 4102 người. Thủ phủ khu tự quản Renče - Vogrsko đóng tại Bukovica.
1
null
Rogaška Slatina là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Savinjska của Slovenia. Rogaška Slatina có diện tích 71.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 10544 người. Thủ phủ khu tự quản Rogaška Slatina đóng tại Rogaška Slatina.
1
null
Šentilj là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Šentilj có diện tích 65 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 8074 người. Thủ phủ khu tự quản Šentilj đóng tại Šentilj v Slovenskih goricah.
1
null
Škofja Loka là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Gorenjska của Slovenia. Škofja Loka có diện tích 146 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 22118 người. Thủ phủ khu tự quản Škofja Loka đóng tại Škofja Loka.
1
null
Slovenska Bistrica là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Slovenska Bistrica có diện tích 260.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 22893 người. Thủ phủ khu tự quản Slovenska Bistrica đóng tại Slovenska Bistrica.
1
null
Šmartno ob Paki là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Savinjska của Slovenia. Šmartno ob Paki có diện tích 18.2 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2909 người. Thủ phủ khu tự quản Šmartno ob Paki đóng tại Šmartno ob Paki.
1
null
Središče ob Dravi là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Središče ob Dravi có diện tích 32.7 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2193 người. Thủ phủ khu tự quản Središče ob Dravi đóng tại Središce ob Dravi.
1
null
Sveta Ana là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Sveta Ana có diện tích 37.2 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2282 người. Thủ phủ khu tự quản Sveta Ana đóng tại Sveta Ana v Slovenskih goricah.
1
null
Sveti Jurij là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Pomurska của Slovenia. Sveti Jurij có diện tích 51.3 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2883 người. Thủ phủ khu tự quản Sveti Jurij đóng tại Sveti Jurij ob Šcavnici.
1
null
Sveti Tomaž là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Sveti Tomaž có diện tích 38.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 2164 người. Thủ phủ khu tự quản Sveti Tomaž đóng tại Sveti Tomaž.
1
null
Trnovska Vas là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Podravska của Slovenia. Trnovska Vas có diện tích 22.9 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 1208 người. Thủ phủ khu tự quản Trnovska Vas đóng tại Trnovska vas.
1
null
Velika Polana là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Pomurska của Slovenia. Velika Polana có diện tích 18.7 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 1511 người. Thủ phủ khu tự quản Velika Polana đóng tại Velika Polana.
1
null
Velike Lašče là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Osrednjeslovenska của Slovenia. Velike Lašče có diện tích 103.2 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 3735 người. Thủ phủ khu tự quản Velike Lašče đóng tại Velike Lašce.
1
null
Zagorje ob Savi là một khu tự quản (tiếng Slovenia: "občine", số ít – "občina") trong vùng Zasavska của Slovenia. Zagorje ob Savi có diện tích 147.1 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 17067 người. Thủ phủ khu tự quản Zagorje ob Savi đóng tại Zagorje ob Savi.
1
null
, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1991, hay còn gọi là Acchan (あっちゃん), là một nữ ca sĩ, diễn viên Nhật Bản. Cô là cựu thành viên của nhóm nhạc nữ thần tượng Nhật Bản AKB48 và một trong những thành viên nổi bật nhất trong nhóm vào thời điểm đó, được coi là "át chủ bài" và "Gương mặt đại diện" của nhóm. Sau khi tốt nghiệp AKB48 vào ngày 27 tháng 8 năm 2012. Maeda kể từ đó tiếp tục với sự nghiệp ca hát và diễn xuất Sự nghiệp. AKB48. Maeda sinh ra ở Ichikawa, Chiba. Ở tuổi 14, Maeda trở thành thành viên Team A - đội đầu tiên của AKB48, bao gồm 24 cô gái ra mắt vào ngày 8 tháng 12 năm 2005. Trong năm 2009, Maeda đạt hạng 1 cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nhóm, cô trở thành Center cho single thứ 13 "Iiwake Maybe". Tại tổng tuyển cử thứ 2, cô đạt hạng 2, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng trong đội hình cho single thứ 17 "Heavy Rotation". Cuối năm đó, AKB48 tổ chức Janken Taikai (Đại hội Oẳn tù tì) để tìm ra vị trí Senbatsu của single thứ 19 "Chance no Junban", Maeda đạt hạng 15 chung cuộc, cô cũng giành chiến thắng cuộc tổng tuyển cử thứ 3 vào năm 2011 Maeda cũng là một trong những thành viên xuất hiện trong hầu hết các single của nhóm từ khi AKB48 được thành lập. Nhưng sự xuất hiện này đã bị cắt đứt khi cô thua đội trưởng Team K Akimoto Sayaka tại Đại hội Oẳn tù tì cho Single thứ 24 "Ue Kara Mariko" Vào ngày 25 tháng 3 năm 2012, trong buổi concert của AKB48 tại Saitama Super Arena, cô thông báo sẽ tốt nghiệp. Điều này đã gây xôn xao dư luận dẫn đến tin đồn (sau này được xác nhận là sai) một sinh viên trường Đại học Tokyo đã tự tử khi nghe tin cô sẽ tốt nghiệp. AKB48 thông báo lễ tốt nghiệp của cô sẽ diễn ra ở Tokyo Dome, vốn là nơi AKB48 mơ ước hướng tới. Album "1830m" cũng được ra mắt, con số "1830m" dùng để diễn tả độ dài của người hâm mộ đến bắt tay cô trong cuộc bắt tay cuối cùng của cô. Trong buổi diễn cuối cùng, đã có 229.096 người đặt vé vào buổi lễ tốt nghiệp AKB48 của cô diễn ra tại nhà hát AKB48 được truyền hình trực tiếp trên Youtube. Sự nghiệp Solo. Vào ngày 23 tháng 4 năm 2011, Maeda thông báo cô sẽ ra mắt solo với single đầu tay "Flower ", phát hành vào ngày 22 tháng 6, single ra mắt tại số 1 trên bảng xếp hạng Oricon với 176.967 bản tuần đầu tiên. Tiếp đó là single thứ 2 " Kimi wa Boku da ", phát hành vào tháng 6 năm 2012, là đĩa đơn solo cuối cùng của Maeda khi còn là thành viên của AKB48, single ra mắt ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Oricon và đạt vị trí số 1 trên Billboard Japan Hot 100. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2013, tại sự kiện bắt tay của AKB48 được tổ chức tại Makuhari Messe, AKB48 thông báo Maeda sẽ xuất hiện với tư cách khách mời đặc biệt trong chuỗi concert mùa hè của nhóm tại Sapporo Dome vào ngày 31 tháng 7. Ở đó, cô ra mắt single thứ 3, " Time Machine Nante Iranai "(タイムマシンなんていら "Taimu Mashin Nante Iranai" ?), mà sau này được phát hành vào ngày 18/9, sau đó được chọn làm bài hát chủ đề cho live-action chuyển thể từ Yamada-kun to 7-nin no Majo (Yamada và bảy phù thủy). "Time Machine Nante Iranai" đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Oricon hàng ngày, và số 2 trên bảng xếp hạng Oricon Weekly. Trên bảng xếp hạng Billboard Japan Hot 100, single đứng vị trí số 1 Đĩa đơn thứ 4 "Seventh Code" được phát hành vào ngày 5 tháng 3 năm 2014, được sử dụng làm bài hát chủ đề của bộ phim "Seventh Code" mà Maeda đóng vai chính. Nó ra mắt ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng Oricon và đạt vị trí thứ ba trên Billboard Japan Hot 100. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2015, có thông báo album đầu tiên của cô sẽ được phát hành vào cuối năm sau. Cuối cùng, album được ấn định phát hành vào ngày 22 tháng 6 năm 2016. Sự nghiệp diễn xuất. Năm 2007, Maeda đóng vai phụ trong bộ phim Ashita no Watashi no Tsukurikata, đây là phim đầu tay của cô với tư cách là một diễn viên. Cô đóng vai chính trong bộ phim Moshidora năm 2011 và xuất hiện trong bộ phim Kueki Ressha của Yamashita Nobuhiro năm 2012. Cô cũng đóng vai chính trong bộ phim kinh dị The Complex của Nakata Hideo năm 2013. Có thông tin cô đóng chung với Lương Triều Vỹ trong bộ phim 1905 của Kurosawa Kiyoshi. Năm 2013, Maeda đóng vai chính trong một loạt video ID 30 giây cho Music On! TV nơi cô đóng vai Tamako, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Tokyo, người không tìm được việc làm và sống ở nhà, nơi cô chỉ ăn và ngủ, trong suốt bốn mùa. Đây trở thành một bộ phim truyền hình đặc biệt, và được phát triển thành một bộ phim chính thức, Tamako in Moratorium, bộ phim cuối cùng được lên kế hoạch ra rạp vào tháng 11 Maeda đóng vai chính trong bộ phim Seventh Code, nơi cô đóng vai một phụ nữ Nhật Bản tại Nga đang cố gắng để theo dõi một người đàn ông cô gặp trước đó. Bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Rome vào tháng 11 năm 2013, và được phát hành trong một buổi chiếu ngắn vào tháng 1 năm 2014. Cô phát hành một đĩa đơn cùng tên vào ngày 5 tháng 3. Vào tháng 5 năm 2015, Maeda được chọn vào vai nữ chính Yoshizawa Kyoko của bộ anime và manga Dokonjō Gaeru, chuyển thể từ bộ manga nổi tiếng cùng tên của tác giả Yoshizawa Yasumi do đài NTV sản xuất. Năm 2016, cô đảm nhận vai chính bộ phim truyền hình "Busujima Yuriko no Sekirara Nikki" trên đài TBS. Tập đầu tiên được phát sóng vào ngày 20 tháng 4 năm 2016. Năm 2019, cô tham gia phim To the Ends of the Earth (旅 の お わ り 世界 の は じ ま り), đóng vai Yoko -một người dẫn chương trình truyền hình và sẽ là ca sĩ đến Uzbekistan cùng một nhóm nhỏ để quay một bộ phim tài liệu du lịch. Trong phim, cô hai lần hát bài Hymne à l'amour (với lời bài hát tiếng Nhật) của Édith Piaf, kể cả trong đêm chung kết. Đời tư. Maeda Atsuko kêt hôn với diễn viên Katsuji Ryo vào tháng 7/2018, Cô sinh con trai đầu lòng vào ngày 4 tháng 3 năm 2019, trùng với kỷ niệm 10 năm phát hành bài hát AKB48 mà cô làm center, 10nen Sakura.Ngày 23/4/2021, Maeda Atsuko ly hôn chồng sau 3 năm gắn bó. Giải thưởng và thành tựu. ! scope="col" |Năm ! scope="col" |Giải thưởng ! scope="col" |Hạng mục ! scope="col" |Đề cử ! scope="col" |Kết quả ! 2010 ! rowspan="4" | 2011
1
null
Góc Euler là ba góc được giới thiệu bởi Leonhard Euler để miêu tả định hướng của một vật thể rắn. Để miêu tả như một định hướng trong không gian ba chiều Euclide theo ba tham số được yêu cầu. Chúng có thể được đưa ra bằng nhiều cách và Góc Euler là một trong số chúng. =Định nghĩa = Trước hết, sử dụng hai hệ quy chiếu: hệ cố định formula_1 và hệ động Oxyz gắn chặt với vật chung gốc O. Gọi giao tuyến của mặt phẳng formula_2 và Oxy là ON. ON gọi là đường nút của vật. Đưa vào các ký hiệu và tên gọi: Góc giữa đường nút ON và trục formula_3 ký hiệu là formula_4 và gọi là góc tiến động của vật. Góc giữa đường nút ON và trục Ox ký hiệu là formula_5 và gọi là góc quay riêng của vật. Góc giữa các trục formula_6 và Oz ký hiệu là formula_7 gọi là góc chương động hay góc túi sai của vật. Các góc formula_4, formula_5, formula_7 gọi là các góc Euler.
1
null
Trong vật lý, số sóng là đại lượng đặc trưng cho tần số không gian của sóng, tỷ lệ nghịch với bước sóng. Định nghĩa. Số lượng các bước sóng cho mỗi đơn vị 2π khoảng cách,cho bởi công thức: k = formula_1 (k∈Z) Thường dùng tính cho số nút và số bụng trong chuyển động của sóng dừng cũng như điều kiện để xảy ra sóng dừng trên đoạn dây L cụ thể: 1. Dây cố định 2 đầu ĐK sóng dừng xảy ra là L = formula_2 (k=1,2,…) => số bụng sóng = k, số nút sóng=k+1 2. Dây có 1 đầu cố định ĐK sóng dừng xảy ra là L = formula_3 (k=1,2,…) => số bụng = k+1, số nút=k+1 3. Hai Đầu tự do (Cột khí) ĐK sóng dừng xảy ra là L = formula_4 => số bụng = k+2, số nút=k+1 4. Xác định vị trí M là bụng hay nút trên dây có đầu cố định d là khoảng cách từ M đến đầu cố định => d = formula_5 Nếu k là số nguyên => nút, nếu k là số bán nguyên => bụng 5. Xác định dây là loại 1 đầu cố định hay 2 đầu cố định khi xảy ra sóng dừng Tìm: k = formula_6 Nếu k là số nguyên => dây có 2 đầu cố định, nếu k là số bán nguyên => Dây có 1 đầu cố định.
1
null
Quá trình đẳng áp (tiếng Anh: "isobaric process") là 1 quá trình nhiệt động lực học trong đó áp suất là 1 hằng số (không đổi theo thời gian). Theo nguyên lý 1 nhiệt động lực học: Theo định luật 1 về nhiệt động lực học, nếu thể tích của khí tăng lên thì công được sinh ra do sự dãn ra (tăng thể tích) của khí, cụ thể như sau: Trong chất khi lý tưởng:formula_3 trong đó n là số mol khí, R là hằng số khí lý tưởng formula_4 nên formula_5 Vậy ta có được biểu thức formula_6 Liên hệ giữa nhiệt dung mol đẳng tích và đẳng áp. Dựa vào quá trình đẳng tích, giữa quá trình không có sự truyền nhiệt của các phản ứng hóa học, ta thu được sự liên hệ giữa độ thay đổi nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ như sau: formula_7 với formula_8 là nhiệt dung mol khi thể tích không đổi formula_9 Với formula_10 là số bậc tự do của phân tử khí Khi áp suất không đổi, formula_11 với formula_12 là nhiệt dung mol khi áp suất không đổi. Từ định luật 1 nhiệt động lực học ta có:
1
null
Sexy, Free & Single là album phòng thu thứ sáu của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Super Junior. Album được phát hành ngày 4 tháng 7 năm 2012 bởi SM Entertainment, phân phối bởi KMP Holdings và xuất hiện trên các trang nghe nhạc trực tuyến vào lúc 0h00 ngày 1 tháng 7 năm 2012. Nó là album phòng thu đầu tiên của nhóm sau 11 tháng kể từ khi album thứ 5 "Mr. Simple" được phát hành vào tháng 8 năm 2011. Album này đánh dấu sự trở lại của thành viên Kangin, người đã kết thúc quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình vào tháng 4 năm 2012, và là lần đầu tiên anh xuất hiện cùng với Super Junior sau 3 năm tạm ngừng hoạt động kể từ tháng 10 năm 2009. Đây cũng là album đầu tiên thiếu vắng Heechul, người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ tháng 9 năm 2011; và là album cuối cùng có sự tham gia của trưởng nhóm Leeteuk trước khi anh bắt đầu nghĩa vụ quân sự của mình trong năm 2012. Đây đã là album thứ ba của nhóm với đội hình 10 người trong số 13 thành viên, theo sau vol 4 "Bonamana" vào năm 2010 và vol 5 "Mr. Simple" năm 2011. Vào ngày 18 tháng 7, phiên bản B của Sexy, Free & Single đã được phát hành, với bìa cover khác với bản A. Vào ngày 6 tháng 8,phiên bản tái bản (bản C) của Sexy,Free & Single đã được phát hành với tên gọi là SPY, có thêm 4 bài hát mới. Hậu cảnh. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2012, bức ảnh teaser đầu tiên theo hình mẫu "Beautiful men" (Những anh chàng đẹp trai) đã được phát hành, với hình thành viên Eunhyuk trong trang phục áo trắng, quần xanh, mái tóc đuôi cá và một dải hoa trắng hồng che kín mắt. Ngày sau đó, 22 tháng 6, tiếp tục đến bức hình teaser của Donghae được tiết lộ, với trang phục gồm một tấm áo mỏng trong suốt màu đen và một tấm voan lưới màu trắng trên đầu. Ngày 23 tháng 6, ảnh teaser của Leeteuk với mái tóc bạch kim, cổ đeo dây chuyền vàng, trang điểm mắt đậm; và ảnh teaser của Ryeowook với mái tóc đỏ kèm lông vũ, được phát hành. Ảnh teaser của Yesung và Shindong được tung ra vào ngày 24, trong đó Yesung đã để lộ một phần ngực của mình và có một chiếc mũ miện làm từ những cành cây trên đầu, còn Shindong thì bị đóng băng trắng xóa với một vệt xanh trên tóc. Vào ngày 25, ảnh của Kangin và Sungmin đã được tiết lộ, cho thấy một Kangin với ánh nhìn lạnh giá với tấm mạng đội trên đầu; và Sungmin được chụp nghiêng một phía trông nữ tính với mái tóc vàng dài và ôm trên tay một bó hoa Gypsophila (hay có tên khác là hoa "baby’s breath" hoặc "hoa bibi"). Cùng ngày hôm đó, Leeteuk cũng đã tweet lên twitter của mình một tấm ảnh cùng loạt với ảnh teaser của anh nhưng ở một góc chụp khác, với dáng ngồi chống cằm như đang suy tư. Trong ngày cuối cùng, 26 tháng 6, hai bức ảnh teaser của Siwon và Kyuhyun cũng đã được hé lộ, cho thấy Siwon với mái tóc vàng dài và đội nghiêng một chiếc mũ trên đầu rất hợp với lông mày xanh của anh; cuối cùng là bức ảnh Kyuhyun được chụp nghiêng một bên và ngước nhìn lên với một khuôn mặt trắng vàng mờ ảo. Âm nhạc và MV. Leeteuk bày tỏ rằng nhóm đã nhận được nhiều lời đề nghị nên thay đổi phong cách âm nhạc và vũ đạo trong album mới này do sự giống nhau và trùng lặp của 3 album trước đó. Sungmin còn giải thích thêm, ""Các bài hát trong những album trước của chúng tôi thường bao gồm hiệu ứng âm thanh cơ khí và nhịp điệu lặp lại, nhưng lần này chúng tôi đã cố gắng đa dạng hóa album bằng nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như ballads, R&B, hát lại những bài hát cũ, và không phụ thuộc quá nhiều vào những hiệu ứng âm thanh đặc biệt". Bài hát chủ đề "Sexy, Free & Single" mô tả cuộc sống đầy hấp dẫn và tự do của một người đàn ông độc thân là một bài hát thuộc thể loại soulful Eurohouse với đoạn điệp khúc dễ nhớ và dễ gây nghiện. Bài hát được sáng tác bởi các nhạc sĩ người Đan Mạch Daniel 'Obi' Klein, Thomas Sardorf, Lasse Lindorff và viết lời bởi Yoo Young-jin. Ca khúc thứ 2 được quảng bá là "From U", một bản med-tempo R&B được dành riêng cho fanclub của nhóm là ELF, cũng được sáng tác và viết lời bởi nhạc sĩ Yoo Youngjin. Bài này nói về lòng biết ơn của các chàng trai Super Junior với ELF, và dù có những lúc không vừa lòng với nhau nhưng giữa họ vẫn luôn là một tình yêu lớn lao. Bài hát thứ 3 là "NOW" nói về việc tạm rời khỏi cuộc sống thường nhật để đi ra biển. "Rockstar" là một ca khúc được pha trộn giữa nhạc club, electronic với hip hop. "Someday" là một bài hát lại (cover) từ Lee Sang-eun, trong khi "Bittersweet" được hát bởi Kyuhyun, Yesung, Sungmin và Ryeowook. "Gulliver"" được viết bởi Eunhyuk, do Donghae và Ryeowook hát còn Leeteuk, Shindong và Eunhyuk thể hiện phần rap. Vào ngày 30 tháng 6, SM Entertainment tung ra một video với phần hình ảnh là những bức hình teaser chưa được công bố cho album vol 6 và nhạc nền là trích đoạn các bài từ album với tổng độ dài khoảng 1 phút rưỡi thông qua trang Youtube chính thức SMTOWN. Super Junior đã thực hiện ghi hình cho video âm nhạc tại Namyangju, tỉnh Gyeonggi, với vũ đạo cho bài hát chủ đề "Sexy, Free & Single" được biên đạo bởi Devin Jamieson, người đã từng làm việc với các nghệ sĩ như BoA, Michael Jackson, Britney Spears và Hilary Duff. Ngoài ra, vũ đạo còn được phát triển thêm nhờ các vũ sư khác như Lyle Beniga, Nick Baga và Devon Perri. Vào ngày 29 tháng 6, MV teaser đã được phát hành trên kênh youtube chính thức của SM Entertainment, và sau đó MV cũng đã được tung ra vào ngày 3 tháng 7 cùng lúc trên youtube và trang Yin Yue Tai Trung Quốc. Phiên bản tiếng Nhật. Vào ngày 29 tháng 6, trong buổi họp báo tại lễ trao giải Mnet 20's Choice Awards, các thành viên Super Junior đã xác nhận rằng họ đã ghi âm phiên bản tiếng Nhật cho bài hát chủ đề "Sexy, Free & Single" cùng với một video âm nhạc (Music video) và các bài hát khác. Tuy nhiên nhóm vẫn chưa có kế hoạch quảng bá tại Nhật. Quảng bá. Một buổi họp báo với sự tham gia của 10 thành viên Super Junior nhằm giới thiệu album mới "Sexy, Free & Single" đã được tổ chức vào ngày 3 tháng 7 tại khách sạn Imperial Palace. Buổi họp báo đã thu hút được cả giới truyền thông và các nhà báo quốc tế đến từ các nước như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, và Kazakhstan... Đây là hoạt động trở lại đầu tiên của Kangin kể từ khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Nhóm cũng đã có màn diễn trở lại trên chương trình âm nhạc M! Countdown của Mnet vào ngày 5 tháng 7, trình diễn ""Sexy, Free & Single" và "From U"". Đây là màn trình diễn trên sân khấu đầu tiên của Kangin cùng Super Junior sau 3 năm vắng mặt. Bảng xếp hạng. Ngay sau khi phiên bản nhạc số của album được phát hành, nó đã xuất hiện trong top album trên iTunes của nhiều quốc gia, bao gồm Hoa kỳ, Canada, Australia, Pháp, Nhật Bản và đứng thứ 6 ở Mexico. Cả 10 bài hát trong album này cùng với bài hát chủ đề Mr. Simple của album thứ 5 đã chiếm hết 11 vị trí đầu tiên trong suốt những ngày đầu phát hành và thậm chí cả bảng xếp hạng tuần đầu tiên tại KKBOX Đài Loan. Bài hát chủ đề lần này là Sexy, Free & Single còn đánh bật vị trí số 1 của Mr. Simple, kết thúc thành tích 46 tuần liên tiếp đứng thứ nhất của nó tại đây.
1
null
Bánh đà phản lực là một loại bánh đà, có thể được làm quay bằng động cơ điện, chủ yếu được sử dụng trong hệ thống điều khiển tư thế của tàu vũ trụ (phi thuyền). Việc điều khiển tư thế bằng bánh đà phản lực nói chung không cần sử dụng nhiên liệu như với các động cơ tên lửa. Nguyên lý hoạt động của bánh đà phản lực chủ yếu dựa trên bảo toàn mômen động lượng. Cấu tạo. Về cơ bản, một bánh đà phản lực bao gồm: một bánh đà với hầu hết các bộ phận nằm trên một động cơ nhỏ nhưng mạnh mẽ, bộ phận điều khiển để thay đổi tốc độ của bánh đà và các cảm biến cảm nhận tốc độ của bánh đà. Chức năng. Bánh đà phản lực là thiết bị được sử dụng với mục đích xoay phi thuyền theo các hướng khác nhau mà không cần bắn tên lửa hay dùng động cơ phản lực. Chúng đặc biệt hữu ích khi xoay phi thuyền với góc rất nhỏ, ví dụ như giữ một kính viễn vọng hướng vào một ngôi sao. Thiết kế cơ bản của bánh đà phản lực cũng làm cho nó có khả năng giữ một vệ tinh trong một tư thế thích hợp. Ví dụ như vệ tinh thông tin liên lạc cần được luôn định hướng chính xác để quay ăng ten về trạm mặt đất, nếu không vệ tinh không thể nhận và gửi tín hiệu. Lịch sử. Bánh đà phản lực Microsat Reaction Wheel (MRW) hay Micro Wheel được phát triển bởi Công ty vệ tinh Surrey (Surrey Satellite Technology Ltd) vào giữa những năm 90, nó có thiết kế độc đáo với các thiết bị điện tử đơn giản đi kèm trong bánh xe, khối lượng nhẹ. Sau đó, vào năm 2000, SSTL (Surrey Satellite Technology Ltd) phát triển thêm các bánh đà phản lực mới như EMRW và SMRW dựa trên những thành công của MRW. Các bánh đà phản lực này đã định hướng cho sự phát triển của những thế hệ tiếp theo, sử dụng các thiết bị điện tử tương tự và hệ thống bôi trơn. Hoạt động. Bánh đà phản lực chỉ có khả năng xoay một phi thuyền quanh tâm của nó, không có khả năng di chuyển phi thuyền tới một vị trí khác. Để xoay phi thuyền theo một hướng, các bánh đà phản lực thích hợp quay theo hướng ngược lại. Khi mômen động lượng của bánh đà thay đổi, mômen động lượng của phần còn lại của phi thuyền phải thay đổi một giá trị ngược lại để đảm bảo tổng mômen động lượng của phi thuyền không đổi (theo bảo toàn mô men động lượng, do phi thuyền có thể coi là không chịu mômen ngoại lực nào). Thực tế, những mômen lực nhỏ bên ngoài phi thuyền có thể khiến bánh đà phải liên tục thay đổi tốc độ một cách từ từ để duy trì phi thuyền theo một phương hướng nhất định. Bánh đà phản lực thường được quay bằng động cơ điện. Những thay đổi trong tốc độ được điều khiển bởi máy tính điện tử. Sức bền của các vật liệu của một bánh đà phản lực quyết định tốc độ quay tối đa của nó, và do đó lượng mômen động lượng tối đa mà nó dự trữ. Vượt qua tốc độ quay tối đa, lực ly tâm sẽ làm bánh đà bung ra. Bánh đà phản lực thường chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng của một phi thuyền, nhưng những thay đổi tốc độ quay của nó đem lại những thay đổi rất chính xác về phương hướng của phi thuyền, do đó, bánh đà phản lực thường được dùng trong phi thuyền với các máy ảnh hoặc dùng trong kính thiên văn. Ví dụ kính viễn vọng không gian Hubble sử dụng bánh đà phản lực để ổn định chuyển động quay.
1
null
Quần đảo Barat Daya là một quần đảo ở tỉnh Maluku của Indonesia. Cụm từ Indonesia Barat Daya có nghĩa là phía nam-tây '. Cụm đảo này gồm những đảo sau đây, gồm những đảo khác nữa: Những hòn đảo nằm ở ngoài khơi phía đông của Đông Timor. Wetar là hòn đảo lớn nhất trong nhóm. Về phía tây, eo biển Ombai tách Wetar từ Alor Island, phía đông của quần đảo Lesser Sunda (Nusa Tenggara). Wetar eo biển ngăn cách Wetar từ Timor về phía nam. Mặc dù được bao gồm trong bộ phận chính trị của tỉnh Maluku của Indonesia, các hòn đảo phía tây nam về địa lý là một phần của quần đảo Sunda nhỏ. Lượng mưa được giới hạn với một mùa khô giữa tháng mười và tháng 12 khi một số hòn đảo xuất hiện như là thảo nguyên khô. Đảo Barat Daya, cùng với Timor, quần đảo Leti, và Alor, được chỉ định là và vùng sinh thái Timor rụng lá rừng Wetar. Hầu hết các hòn đảo cằn cỗi, ít cây cối và rừng tối thiểu.
1
null
Phương diện quân Tây Nam (tiếng Nga: "Ю́го-За́падный фро́нт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Địa bàn tác chiến của phương diện quân là ở vùng lãnh thổ Ukraina. Lịch sử. Thành lập lần thứ nhất. Phương diện quân Tây Nam được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1941 theo chỉ lệnh của Dân ủy quốc phòng (NKO) ra ngày 22 tháng 6 năm 1941 dựa trên Quân khu Đặc biệt Kiev. Biên chế ban đầu gồm các tập đoàn quân 5, 6, 12, 26. Sau đó còn có thêm các tập đoàn quân 3, 9, 13, 21, 28, 37, 39, 40, 57, 61 và tập đoàn quân không quân 8. Trong các trận phòng thủ vào hè - thu năm 1941, các đơn vị của phương diện quân đã chiến đấu ngoan cường, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị quân Đức tại khu vực Lutsk, Dubno, Rovno, và cầm chân quân Đức một thời gian ở gần Kiev. Sau đó các đơn vị của phương diện quân Tây Nam rút lui ra ngoài Dnepr, hành quân tới phòng tuyến phía đông của Kursk, Kharkov, Raisins. Trong cuộc tổng phản công của Hồng quân vào mùa đông năm 1941-1942, phương diện quân Tây Nam kết hợp tấn công với Phương diện quân Nam đã tiến sâu được 100 km, chiếm được một bàn đạp lớn ở bờ phải sông tại Seversky Donets. Vào tháng 5 năm 1942, các đơn vị của phương diện quân bị chọc thủng phòng tuyến ở gần Kharkov. Phương diện quân Tây Nam giải thể vào ngày 12 tháng 7 năm 1942 và thành lập Phương diện quân Stalingrad, bao gồm tập đoàn quân 21, tập đoàn quân không quân 8. Các tập đoàn quân 9, 28, 29, 57 chuyển cho Phương diện quân Nam. Thành lập lần thứ hai. Phương diện quân Tây Nam được tái thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1942 dựa trên chỉ lệnh của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 22 tháng 10 năm 1942 hợp nhất các phương diện quân Voronezh và phương diện quân Sông Don. Biên chế của phương diện quân Tây Nam gồm các tập đoàn quân 21, 63, tập đoàn quân xe tăng 5, tập đoàn quân không quân 17. Sau đó có thêm các tập đoàn quân cận vệ 1, 3,8; các tập đoàn quân 6, 12, 46, 57, 62, tập đoàn quân xung kích 5, tập đoàn quân xe tăng 3, tập đoàn quân không quân 2. Vào tháng 11 năm 1942, các đơn vị của tập đoàn quân đã tham gia bao vây quân Đức ở Stalingrad và đánh tan các cuộc giải vây từ bên ngoài của quân Đức. Trong cuộc tấn công vào tháng 1, tháng 2 năm 1943, các đơn vị của phương diện quân phối hợp với Phương diện quân Nam đã phát động một cuộc tấn công theo hướng Donbass, vượt qua Seversky Donets, đến Dnepropetrovsk, nhưng khi quân Đức phản công, phương diện quân đã bị đẩy trở về Seversky Donets. Tháng 8-9 năm 1943, đơn vị của phương diện quân cùng với Phương diện quân Nam giải phóng Donbass. Tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Tây Nam giải phóng Kiev, loại bỏ bàn đạp của quân Đức trên tả ngạn sông Dnepr. Ngày 20 tháng 10 năm 1943, phương diện quân Tây Nam đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 3, theo chỉ lệnh của STAVKA ra ngày 16 tháng 10 năm 1943.
1
null
Đây là danh sách trọn bộ 70 tập của phim hoạt hình Nhật Bản "Cardcaptor Sakura" hay còn gọi là "Thủ lĩnh thẻ bài". Phim dựa trên truyện tranh cùng tên được vẽ và minh họa bởi nhóm họa sĩ truyện tranh CLAMP. "Cardcaptor Sakura" do Asaka Morio chỉ đạo và đồ họa; được sản xuất bởi Madhouse. Phim kể về một cô bé học sinh lớp 4 tên là Kinomoto Sakura trong một ngày tình cờ đã vô tình phát hiện ra những tấm thẻ bài mang các quyền năng kì diệu nằm trong một quyển sách. Thấy được các chữ nằm trên tấm thẻ cô bé tự nhẩm đọc và không may cô đọc ngay thẻ "Windy" khiến mọi tấm thẻ trong chiếc hộp bay hết. Để các tấm thẻ không gây hại đến mọi người cô bé phải bắt đầu thu phục lại các thẻ bài đã mất (của ngài Clowreed) và sau đó chuyển hóa những tấm thẻ thuộc sở hữu bản thân tập được phát sóng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1999 và phần 3 gồm 24 tập được phát sóng từ tháng 9 năm 1999 đến tháng 3 năm 2000. Tại Việt Nam phim được phát sóng trên kênh HTV3 được rút gọn lại còn hai phần mỗi phần gồm 35 tập thay vì ba phần như bản gốc. Tại Nhật Bản, các tập phim được Bandai Visual tập hợp lại phát hành thành 18 VHS, LD và DVD từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 5 năm 2000. Hai hộp Đĩa Blu-ray cũng đã được Geneon phát hành: phần một vào tháng 3 năm 2009 gồm phần một và hai và phần ba vào tháng 6 năm 2009. Thông tin thêm. Ngoài ra, nhằm để tạo nội dung đầy đủ hơn với cốt truyện nên hãng cũng đã phát hành thêm 2 bộ phim dài 90 phút với tựa "Sakura và chuyến du lịch Hồng Kông đầy nguy hiểm" (The Movie 1) - "Thu phục thẻ bài Arrow" và "Thủ lĩnh thẻ bài Sakura và lá bài bị phong ấn" (The Movie 2) - "Tạo ra thẻ bài Hope", được phát sóng ở một số kênh tại Nhật Bản và Hoa Kỳ.
1
null
Port Dickson, viết tắt PD, là một thị trấn ven biển thuộc bang Negeri Sembilan, Malaysia. Chỉ mất hơn một giờ để di chuyển từ Kuala Lumpur đến Port Dickson theo Đường cao tốc Bắc - Nam Malaysia. Lịch sử. Thị trấn nhỏ này từng sản xuất than gỗ và do đó được gọi là Arang (tiếng Malay: "than gỗ") - trước đây từng có một mỏ than ở dặm đầu tiên của đường bờ biển (được đặt tên là Jalan Pantai) - nhưng sau đó được xây dựng thành cảng nhỏ bởi người Anh trong giai đoạn Tái định cư khu vực Eo biển. Port Dickson còn được biết đến với tên gọi khác là Tanjung (tiếng Malay: "mũi"). Những khu vực kinh doanh lâu đời nhất tọa lạc tại bốn con phố ngay tại Jalan Lama. Theo sử sách thì Port Dickson và Lukut gần đó là một phần của Selangor. Vào ngày 30 tháng 7 năm 1880, một hội nghị được tổ chức tại Singapore giữa Sultan Abdul Samad (người đứng đầu của Selangor), Raja Bot (người cai trị huyện Lukut), Dato' Kelana của Sungai Ujong thuộc Anh, theo đó Selangor nhường huyện Lukut cho Sungai Ujong (sau trở thành Negeri Sembilan). Quặng thiếc rất dồi dào tại Lukut - một khu vực thuộc Port Dickson - trong những năm 1820, thu hút những thợ mỏ nhập cư từ Trung Quốc. Người Anh cải tạo khu vực tiềm năng này thành một bến cảng, thay thế cho các cảng ở Pengkalan Kempas. Tên của người phụ trách quá trình này là Dickson, và sau đó thị trấn được đổi tên thành Port Dickson. Nhiều người khác cho rằng thị trấn được đặt theo tên của Sir John Frederick Dickson, một Bộ trưởng Thuộc địa, một quan chức cấp cao của Liên Bang Malay thành lập Port Dickson và Pulau Arang vào năm 1889. Port Dickson từng trở thành một trung tâm giao thương lớn. Nhiều tuyến đường sắt được xây dựng để phục vụ cho sự phát triển của Port Dickson. Mặc dù Port Dickson phát triển khá mạnh mẽ nhưng các bãi biển đẹp vẫn được bảo vệ an toàn. Hiện nay, Port Dickson không chỉ trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là nơi định cư của 524.076 cư dân. Port Dickson cũng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị thuộc Quân đội Malaysia như Sebatang Karah, Segenting, Si Rusa và Sunggala. Kinh tế. Sản lượng gas và dầu. Port Dickson có hai nhà máy lọc dầu, có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương. Công ty Dầu khí Shell tại Malaysia được thành lập từ năm 1962, cùng lúc đó Petron (trước đây là ExxonMobil Malaysia) quản lý một nhà máy khác, bắt đầu hoạt động từ năm 1963. Du lịch. Bãi biển dài 18 km từ Tanjung Gemuk đến Tanjung Tuan là một địa điểm du lịch nổi tiếng của du khách địa phương, đặc biệt là du khách đến từ Kuala Lumpur. Nhiều người Singapore đã đầu tư kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tại Port Dickson và những vùng lân cận. Trải qua khoảng thời gian dài, nhiều khách sạn và resort mọc lên để thu hút khách du lịch. Trong những năm 1990, Port Dickson bùng nổ với nhiều dự án khách sạn và resort. Do cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nhiều dự án bị đình trệ, để lại nhiều tòa nhà xây chưa hoàn chỉnh nằm rải rác dọc bờ biển Port Dickson. Mặc cho nhiều dự án vẫn tiếp tục bị hoãn, với sự khởi dậy của kinh tế những năm 2000 nhiều công trình đã hồi sinh và tiếp tục hoàn thiện. Các câu lạc bộ du thuyền. Liên kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Eo biển Malacca là tuyến đường biển ngắn nhất nối ba quốc gia đông dân nhất thế giới - Ấn Độ, Trung Quốc, và Indonesia. Lấy cảm hứng từ thương mại hàng hải, những người di cư đã về nước thành lập Câu lạc bộ Du Thuyền Hoàng Gia Port Dickson vào năm 1927, đến nay vẫn đào tạo lái thuyền buồm và đua thuyền. Ít được biết đến nhất, các đội đua thuyền của Malaysia, bắt đầu ở cấp độ Optimist Dinghy level, train in and sail from the RPDYC Politeknik Port Dickson. The newer 5-star Admiral Marina & Leisure Club has good dock facilities for yacht travelers, sailboats and luxury cruisers. It is a transit point for racing sailboats joining the Raja Muda Selangor International Regatta, Royal Langkawi International Regatta and Thái Lan's Phuket Kings Cup regattas. Admiral Marina also hosted the disabled sailing event of the 2009 ASEAN Para Games and the 2006 FESPIC Games. Commerce. As of 2016, there around 8 shopping centres in the town that serve its population. Administrative divisions. Port Dickson District is divided into 5 mukims, which are: Politics. The district is represented in the Dewan Rakyat of the Malaysian Parliament as the Telok Kemang constituency. It is currently represented by Kamarul Baharin Abbas of PKR. In turn, Telok Kemang contributes 5 seats to the Negeri Sembilan State Legislative Assembly: Lukut is currently held by Ean Yong Tin Sin of the DAP; Chuah and Port Dickson are held by PKR, and the remaining two seats, Bagan Pinang and Linggi, are currently controlled by UMNO. Following a September 2016 re-delineation exercise, the "Port Dickson" name was used for the whole parliamentary constituency replacing "Telok Kemang", while the boundaries remain unchanged. Transportation. Car. Port Dickson is easily accessible from most major towns of peninsular Malaysia. The SPDH (operated by PLUS) or the old federal highway connects Port Dickson to Seremban, the state capital. Highway runs through downtown Port Dickson and links it to Malacca and then Johor Bahru due south, or Kuala Langat, Klang or even Ipoh due north. Public transportation. There is a 39 km-long branch line of the KTMB network linking Port Dickson to Seremban, but the line is currently disused since 2008. There though are plans to reuse the line for freight and passenger services.
1
null
Quá trình đẳng tích (tên tiếng Anh: "Isochoric process") là một quá trình nhiệt động lực học, trong đó, thể tích của hệ kín không biến đổi theo thời gian. Một ví dụ cho quá trình đẳng tích là quá trình nung nóng khí trong bình kín, không đàn hồi. Sự cô lập của khí trong bình tạo nên một hệ kín. Lượng khí này được cung cấp một lượng nhiệt cụ thể, dẫn đến quá trình nhiệt động lực học. Bình không giãn nở giúp duy trì điều kiện thể tích không đổi. Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí lý tưởng trong quá trình đẳng tích. Khí lý tưởng là một loại chất khí tưởng tượng, chứa các hạt giống nhau có kích thước vô cùng nhỏ so với thể tích của khối khí và không tương tác với nhau, chúng chỉ va chạm đàn hồi với tường bao quanh khối khí. Xét formula_1 mol khí lý tưởng ở nhiệt độ formula_2 và áp suất formula_3. Dựa vào phương trình trạng thái khí lý tưởng, ta có: formula_4 Vậy, trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Quá trình đẳng tích và Định luật một Nhiệt động lực học. Theo định luật một Nhiệt động lực học: Mặt khác, do thể tích formula_6 của hệ được giữ không đổi, nên hệ không thực hiện công: formula_7 Thay vào (1) ta được formula_8 Công thức này cho ta thấy, nếu hệ được cung cấp nhiệt lượng (Q dương), nội năng của hệ sẽ tăng lên. Và ngược lại, nếu trong quá trình biến đổi, hệ mất đi nhiệt lượng (Q âm), thì nội năng của hệ bắt buộc phải giảm. Quá trình đẳng tích và Nhiệt dung của khí lý tưởng. Nội năng. Xét formula_1 mol khí lý tưởng đơn nguyên tử (ví dụ: Heli). Nội năng của formula_1 mol khí này ở nhiệt độ formula_2 là formula_12 trong đó: formula_13: động năng trung bình của 1 phân tử khí formula_14: số Avogadro formula_15: hằng số Boltzman Mặt khác ta lại có formula_16. Công thức trên được thu gọn lại là formula_17 (2) Với i là bậc tự do của phân tử khí Nhiệt dung của khí lý tưởng trong quá trình đẳng tích. formula_20 Do thể tích không đổi, nên theo Định luật một Nhiệt động lực học ta có formula_21 (3) Mặt khác, theo (2) formula_22 Vậy formula_23 Vậy, formula_24.Công thức này còn đúng với cả khí đa nguyên tử (với formula_25 tương ứng). formula_26 Công thức này cho chúng ta thấy, độ biến thiên nội năng của khí lý tưởng, ở bất kì quá trình biến đổi trạng thái nào, cũng chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ. Nguồn gốc của từ đẳng tích (Isochoric). Từ Isochoric được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp. Đó chính là sự kết hợp của ἴσος (isos), có nghĩa là "cân bằng", và χώρος (choros),có nghĩa là "không gian" .
1
null
Định lý trục quay song song hay còn gọi là định lý Steiner-Huygens, định lý dời trục, công thức dời trục là định lý dùng để tính mômen quán tính của các vật nếu trục quay "z" không đi qua khối tâm của vật. Nội dung. Mômen quán tính của một vật rắn đối với một trục nào đó bằng mômen quán tính của vật rắn đối với trục song song đi qua khối tâm cộng với tích số của khối lượng vật rắn và bình phương khoảng cách giữa hai trục. Công thức. Giả sử trục quay "z" đi qua điểm O của vật rắn A, còn trục thứ hai đi qua khối tâm G và giả sử hai trục này song song với nhau. Gọi "r" là khoảng cách giữa hai trục, có thể chứng minh được: Trong đó: Mômen quán tính của một vật rắn đối với một trục nào đó bằng mômen quán tính của vật rắn đối với trục song song đi qua khối tâm cộng với tích số của khối lượng vật rắn và bình phương khoảng cách giữa hai trục.
1
null
Lê Văn Kim (1918-1987) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Pháo binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trù bị chuyên ngành tại Pháp vào thời điểm mới xảy ra Thế chiến 2. Tuy nhiên, ông chỉ phục vụ chuyên môn của mình một thời gian ngắn. Sau này, hầu hết thời gian tại ngũ ông chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1956). Ông là em rể của tướng Trần Văn Đôn và đã cùng với tướng Dương Văn Minh là bộ ba tổ chức cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm và kết thúc trong "Vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm và người em trai là ông Ngô Đình Nhu". Tiểu sử & Binh nghiệp. Ông sinh năm 1918 tại Huỳnh Kim, Bình Định, miền Trung Việt Nam trong một gia đình khá giả, có Quốc tịch Pháp. Thuở nhỏ, ông theo người chú sang Pháp và học phổ thông từ bậc Tiểu học. Năm 1937, ông tốt nghiệp Tú tài toàn phần Pháp (Part II) tại Montpellier. Đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học ở Paris, ông gia nhập quân đội. Quân đội Pháp. Đầu năm 1940, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Pháp, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp. Được theo học tại trường Sĩ quan Pháo binh Poitiers. Một năm sau tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy trừ bị. Ra trường, ông được về phục vụ một đơn vị Pháo binh tại Pháp cho đến ngày hồi hương. Quân đội Liên hiệp Pháp. Cuối tháng 8 năm 1945, thuyên chuyển về Việt Nam, ông được thăng cấp Thiếu úy tùng sự tại Văn phòng Tham mưu của Thủy sư Đô đốc Georges Thierry De Argenlieu, Cao uỷ Pháp tại Đông Dương ở Sài Gòn. Đầu tháng 9 năm 1948, ông được thăng cấp Trung úy chuyển sang làm thư ký riêng của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và được chuyển ngạch sang Quân đội Liên hiệp Pháp phục vụ cho Quốc gia Việt Nam mới được Pháp công nhận. Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đầu năm 1950, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Đến tháng 4, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại trường Tham mưu Paris, Pháp. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quốc gia Việt Nam tách khỏi Liên hiệp Pháp và chính thức thành lập Quân đội. Đầu năm 1951, ông mãn khóa học lớp Tham mưu ở Pháp. Về nước được chuyển ngạch sang phục vụ Quân đội Quốc gia ông được thăng cấp Thiếu tá. Tháng 3 năm 1952, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Phụ tá Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao nguyên Trung phần do . Giữa năm 1954, ông được thăng cấp Đại tá. Sau Hiệp định Genève (20 tháng 7 năm 1954), ông được cử giữ chức vụ Trưởng phòng Nghiên huấn thuộc Bộ Quốc phòng kiêm Chủ tịch Hội đồng chuyển giao. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Trung tuần tháng 1 năm 1955, ông nhận lệnh bàn giao Hội đồng Chuyển giao lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hai. Sau đó ông được cử giữ chức vụ Đổng lý Văn phòng cho Kỹ sư Hồ Thông Minh Bộ trưởng Quốc phòng trong Nội các của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 19 tháng 4, ông được làm Tư lệnh tiếp thu Quân khu 5 của Việt Minh. Tháng 6 cùng năm kết thúc chiến dịch tiếp thu, ông được cử Đặc trách về Dinh điền. Đầu năm 1956, sau một thời gian chuyển ngạch sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng trường Đại học Quân sự ở Sài Gòn. Ngày 10 tháng 12 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đầu năm 1959, ông được chuyển lên Cao nguyên giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Võ bị Liên quân. thay thế Trung tá Nguyễn Văn Thiệu được cử đi du học lớp Tình báo Tác chiến tại Okinawa, Nhật Bản. Đầu năm 1960, tổ chức lễ mãn khoá 14 nhân Vị (khai giảng ngày 7 tháng 2 năm 1957). Tháng 11 cùng năm, bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Võ bị lại cho Trung tá Trần Ngọc Huyến. Sang đầu năm 1961, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Bộ Tư lệnh hành quân tại Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 8 năm 1963, ông chuyển sang làm Phụ tá cho Quyền Tổng Tham mưu trưởng là Trung tướng Trần Văn Đôn. Ngày 1 tháng 11, ông tham gia và cũng giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngày 2 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tướng giữ chức vụ Tổng Thư ký kiêm Ngoại giao trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch. Ngày 5 tháng 1 năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một tháng sau, ông bị quản thúc bởi tướng Nguyễn Khánh làm Chỉnh lý nội bộ, đồng thời tướng Nguyễn Khánh đảm nhiệm luôn chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu và đổi danh xưng chức vụ này thành Tổng Tư lệnh Quân đội. Tháng 11 cùng năm, ông được trở lại Quân đội và được cử làm Phụ tá Tổng Tư lệnh Quân lực do Trung tướng Nguyễn Khánh làm Tổng Tư lệnh, đồng thời ông kiêm đặc trách Chỉ huy trưởng trường Võ bị Quốc gia và trường Đại học Quân sự tại Đà Lạt. Tháng 5 năm 1965, ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ Quân đội trên 20 năm. Trở về đời sống dân sự, ông cùng 2 cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và Mai Hữu Xuân đứng ra thành lập Công ty xuất nhập khẩu DOXUKI (Đôn - Xuân - Kim). 1975. Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Chính quyền mới, chính quyền mới đưa ông đi cải tạo tại các trại giam Quang Trung ở miền Nam và Yên Bái ở miền Bắc cho đến năm 1982 mới được trả tự do. Năm 1983, ông được xuất cảnh sang Pháp định cư tại Quận 13 Paris qua chương trình đoàn tụ gia đình do con trai ông bảo lãnh. Ngày 28 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 70 tuổi, an táng tại nghĩa trang Maisons Alfort. Huy chương. Ông được tặng thưởng một số Huy chương Quân sự, Dân sự Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ, bao gồm huy chương Legion d'Honneur của Pháp.
1
null
Novak Djokovic là đương kim vô địch, nhưng thua Roger Federer ở bán kết trong trận đối đầu đầu tiên của họ trên mặt sân cỏ. Hạt giống số 2 Rafael Nadal thất bại ở vòng hai, là thất bại sớm nhất của anh ở một Grand Slam kể từ Giải quần vợt Wimbledon 2005. Andy Murray trở thành tay vợt nam của Anh đầu tiên lọt vào chung kết Wimbledon từ sau Bunny Austin năm 1938 Roger Federer đánh bại tay vợt chủ nhà được ưa thích Andy Murray 4–6, 7–5, 6–3, 6–4 để đạt tới đồng kỷ lục vô địch Wimbledon 7 lần và lập kỷ lục mới 17 lần vô địch Grand Slam, như Pete Sampras. Với chiến thắng này, Federer cũng giành lại vị trí số 1 thế giới. Hạt giống. <ol start=17> <li> Fernando Verdasco "(Third Round) <li> Richard Gasquet "(Fourth Round) <li> Kei Nishikori "(Third Round) <li> Bernard Tomic "(First Round) <li> Milos Raonic "(Second Round) <li> Alexandr Dolgopolov "(Second Round) <li> Andreas Seppi "(First Round) <li> Marcel Granollers "(First Round) <li> Stanislas Wawrinka "(First Round) <li> Mikhail Youzhny "(Quarterfinals) <li> Philipp Kohlschreiber "(Quarterfinals) <li> Radek Štepánek "(Third Round) <li> Julien Benneteau "(Third Round) <li> Andy Roddick "(Third Round) <li> Florian Mayer "(Quarterfinals) <li> Kevin Anderson "(First Round)
1
null
Chrysemys picta (danh pháp hai phần: "Chrysemys picta") là loài rùa bản địa phổ biến nhất của Bắc Mỹ. Nó sống ở vùng nước ngọt chảy chuyển chậm, từ miền nam Canada Louisiana và miền bắc Mexico, và từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Đây là loài duy nhất của chi Chrysemys thuộc họ Emydidae. Các hóa thạch cho thấy rằng loài rùa này tồn tại cách đây 15 triệu năm. Bốn phân loài theo khu vực phía đông, trung du, miền nam và miền tây phát triển trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Chrysemys picta cái trưởng thành là dài 10–25 cm (4-10), con đực nhỏ hơn. Vỏ đầu của con rùa mịn màng và hình bầu dục mà không có một chỏm. Màu da của nó là ô liu đến đen với các dải màu đỏ, cam, hoặc sọc màu vàng trên cùng của nó. Các phân loài có thể được phân biệt bằng vỏ của chúng. Loài rùa này ăn thực vật thủy sản, tảo, và các sinh vật nước nhỏ như côn trùng, động vật giáp xác và cá. Mặc dù chúng thường xuyên ăn trứng hoặc con non của các động vật gặm nhấm, răng nanh, và rắn, rùa trưởng thành vỏ cứng bảo vệ chúng khỏi bị săn bắt bởi hầu hết các động vật ăn thịt ngoại trừ cá sấu và gấu mèo. Phụ thuộc vào sự ấm áp từ môi trường xung quanh của nó, những con rùa sơn đang hoạt động chỉ trong ngày khi nó basks giờ trên các bản ghi hoặc đá. Trong suốt mùa đông, con rùa ngủ đông, thường là trong đáy bùn. Các rùa giao phối vào mùa xuân và mùa thu. Con cái đào tổ về đất đai và đẻ trứng từ cuối mùa xuân và giữa mùa hè. Rùa nở phát triển cho đến khi thành thục sinh dục: 2-9 năm đối với con đực, 6-16 đối với con cái. Giới tính của phôi thai rùa do nhiệt độ môi trường quyết định. Trứng của loài rùa Chrysemys picta ấp dưới nhiệt độ cao sẽ nở ra con cái, trong khi nhiệt độ thấp sẽ nở ra con đực. Loài rùa này có thể phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cục bộ trong tương lai gần do chênh lệch tỉ lệ con đực-con cái và chúng cũng sẽ phải đương đầu với vấn đề giới tính do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra. Nếu nhiệt độ tăng đều đặn khoảng 4 độ C sẽ khiến toàn bộ rùa là cái, dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này. Có 4 tiểu bang Hoa Kỳ đã chọn loài rùa này là loài bò sát chính thức. Việc mất môi trường sống và bị xe cán chết trên đường đã giảm dân số của con rùa, nhưng khả năng sinh sống trong môi trường bị xáo trộng bởi con người đã giúp nó vẫn là loài rùa nhiều nhất ở Bắc Mỹ. Con trưởng thành trong tự nhiên có thể sống hơn 55 năm.
1
null
Protostropharia semiglobata, trong tiếng Anh thường được gọi là nấm đầu tròn phân, nấm halfglobe, hoặc nấm stropharia bán cầu, là một loại nấm tán trong họ Strophariaceae. Đây là một loài nấm phổ biến và phân bố toàn cầu, nó mọc trên phân của động vật ăn cỏ hoang dã và thuần hoá khác nhau. Loài nấm này có màu từ vàng rơm đến nâu da bò với kích thước 1–4 cm, lá tia hơi xám trở thành màu nâu sẫm khi già đi, và một gốc mảnh mượt kích thước 3–12 cm dài với một vòng xuyến mỏng manh.
1
null
Trong hình học, phương hướng hay đơn giản là hướng của một vật thể như một đường thẳng, mặt phẳng hoặc một vật thể rắn khác là một trong những khái niệm được dùng để miêu tả không gian mà vật đó chiếm giữ. Hãy thử tưởng tượng khi di chuyển 1 vật từ vị trí tham chiếu đến vị trí cụ thể cũng giống như chuyển động quay. Tuy nhiên chỉ chuyển động quay có thể không tiếp cận với vị trí hiện tại. Có lẽ sẽ cần thêm một phép tịnh tiến được gọi là vị trí hay tọa độ. Vị trí và phương hướng có thể miêu tả hoàn toàn việc vật được đặt như thế nào trong không gian. Những chuyển động quay và sự tịnh tiến có trong tưởng tượng có thể thay đổi, nhưng phương hướng của vật thể không thay đổi theo dù tịnh tiến thay đổi, và địa điểm của vật thể cũng không thay đổi khi vật quay. Về cơ bản, phương hướng được đặt ra dựa trên khung tham chiếu, thường được sử dụng bở hế thống tọa độ Cartesian. Biểu diễn trong toán học. Trong không gian 2 chiều. Trong không gian hai chiều thì phương hướng của bất kỳ vật thể (đường thẳng, vector hoặc một mặt phẳng) được đo bởi một giá trị duy nhất: góc được tạo bởi sau khi vật quay. Chỉ có một bậc tự do và một điểm cố định duy nhất về vị trí vật sẽ quay. Trong không gian 3 chiều. Vị trí và phương hướng trong không gian của một vật thể rắn được xác định như một vị trí và phương hướng của một khung tham chiếu chính trong một khung tham chiếu khác cố định với vật thể, tịnh tiến và quay với nó(khung tham chiếu cố định của vật hoặc hệ tọa độ của vật). Ít nhất 3 giá trị độc lập là cần thiết để miêu tả phưoớng của khung hình cố định. 3 giá trị khác cần thiết để miêu tả vị trí của vật. Mặc dù một vật thể rắn có thể di chuyển tự do được gọi là 6 bậc của tự do. Mọi điểm trong vật thay đổi vị trí khi chuyển quay diễn ra ngoại trừ các điểm nằm trên trục quay. Nếu vật thể rắn có một chuyển động quay đối xứng thì không phải mọi phương hướng đểu có thể phân biệt được, ngoại trừ khi quan sát các phướng hướng xuất phát từ một phương hướng đã được xác định. Ví dụ, phướng hướng của một đường thẳng, đoạn thằng hoặc vector có được xác định với chỉ hai giá trị, như hướng của 2 hàm Cosin, một ví dụ khác là vị trí của một điểm trên mặt đất thường được miêu tả bằng cách sử dụng phương hướng của đường thẳng giao nhau với tâm của mặt đất, được đo bởi hai góc của kinh tuyến và vĩ tuyến. Đồng thời, phương hướng của một mặt phẳng cũng có thể được miêu tả bởi 2 giá trị, bằng cách xác định phướng của một đường thẳng với mặt phẳng. Vật thể rắn trong không gian 3 chiều. Góc Euler. Leonhard Euler là người cố gắng biểu diễn phương hướng đầu tiên. Ông đã tưởng tượng ra 3 khung tham chiếu có thể quay lần lượt vòng quanh nhau và nhận ra rằng bằng cách sử dụng một khung tham chiếu cố định và biểu diễn ba vòng quay ông có thể dùng bất kỳ khung tham chiếu trong không gian (sử dụng 2 vòng quay trên một trục dọc cố định và những vòng quay khác trên 2 trục khác). Giá trị của 3 vòng quay được gọi là Góc Euler. Góc Tait-Bryan. Có ba góc được gọi là các momen đảo lại, dọc-xuống, nghiêng (yaw, pitch and roll), Góc đinh hướng và góc Cardan. Theo toán học mà nói, thì chúng tạo thành một dãy gồm 6 điều có thể xảy trong dãy 12 điều có thể của Định lý góc Euler. Theo thứ tự từ những điều mà miêu tả tốt nhất phương của một phương tiện như máy bay. Trong ngành hàng không vũ trị thì chúng thường được gọi là một góc Euler. Vector phương hướng. Euler cũng nhận ra rằng thành phần của hai chuyển động quay tương đương với một chuyển quay duy nhất theo các trục cố định (theo định lý về chuyển động quay của Euler). Vậy nên thành phần của 3 góc phải bằng với 1 chuyển động quay duy nhất theo trục được dùng tính toán đến khi ma trận ra đời. Dựa trên những điều này, ông đưa ra một vector để miêu ra mọi chuyển động quay, với một vector trên trục quay và bằng với giá trị của góc. Vậy nên mọi phương hướng có thể biểu diễn bằng vector quay (được gọi là Vector Euler) có thể dẫn đến một điểm nào đó từ khung tham chiếu. Khi sử đụng để biểu diễn một phương hướng vector quay được sử dụng nhiều nhất được gọi là vector phương hướng. Ma trận phương hướng. Với sự ra đời của ma trận Định lý Euler đã được viết lại. Chuyển động quay được miêu tả bởi ma trận trực giao cũng được gọi là ma trận quay hoặc ma trận định hướng cosin. Khi biểu diễn một ma trận quay thường được gọi là ma trận phương hướng. Chứng minh trên đã nhắc đến vector Euler là eigenvecror của một ma trận xoay. Kết quả của 2 ma trận ma trận xoay mà thành phần của chuyển động xoay. Vậy nên phương hướng có thể hiểu rằng chuyern động quay từ khung đầu tiên đê đạt được cái khung mà chúng ta muốn miêu tả. Không gian cấu hình của một vật không đối xứng trong một không gian n-chiều là SO(n) x Rn. Phương hướng có thể hiểu được là bằng cách gắn một nền tảng của các vector tiếp tuyến vào vật. Phương hướng được xác định các hướng đường của các điểm của vector. Phương hướng quaternion. Một cách khác để miêu tả chuyển động quay là sử dụng chuyển động quaternion, thường được gọi là versors. Chúng tương đương với ma trận quay và ma trận vectors. Đối với vector quay, chúng có thể dễ dàng được chuyển đổi thành ma trận và ngược lại. Khi dùng để biểu diễn phương hướng, chuyển động quay quaternion thường được gọi là phương hướng quaternions. Mặt phẳng trong không gian 3 chiều. Chỉ số Miller. Hình dáng của mặt phẳng lattice là phương hướng của đường thẳng với mặt phẳng và được miêu tả bởi chỉ số Miller trên mặt phẳng. Trong 3 không gian, một nhóm mặt phẳng (một dãy mặt phẳng liên tiếp) có thể được ký hiểu bằng chỉ số Miller (hkl), vậy nhóm mặt phẳng có một hình dáng giống với tất cả thành phần của mặt phẳng.
1
null
Huyện Shalinsky(; , "Şelan khoşt") là một huyện hành chính tự quản (raion), của Chechnya, Nga. Huyện có diện tích 700 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 68.862 người. Trung tâm của huyện đóng ở Shali.. Dân số của huyện: 68,862 (2002 Census); Dân số Shali chiếm 41,1% dân số huyện.
1
null
Các định luật chuyển động của Euler gồm: Lực tương tác giữa các hạt cấu tạo nên cá thể không làm thay đổi tổng động lượng của cá thể đó. Định luật còn được biểu diễn dưới dạng:formula_2 Đối với cá thể có hướng dịch chuyển cố định trong hệ quy chiếu chỉ có 2 chiều, công thức này có thể được biểu diễn dưới dạng:formula_5 Trong đó, rcm là vị trí tọa độ của tâm khối lượng của chất điểm với sự dịch chuyển cho đến khi đạt tổng quát. Giải thích và ví dụ. Mật độ các hạt tại các điểm trong cá thể biến động và không nhất thiết phải bằng nhau có sự phân bố ứng suất bên trong cá thể. Sự thay đổi mật độ của các hạt trong cá thể được giới hạn bởi định luật 2 Newton về bảo tồn động lực tuyến tính và mômen động lượng, thường được áp dụng cho một hạt có khối lượng nhưng được mở rộng đối với một khối lượng không ngừng phát tán của một cá thể trong cơ học. Đối với các cá thể kế tiếp, định luật này được gọi là định luật Euler về chuyển động. Các cá thể được hình thành bởi tập hợp các hạt, mà bản thân các hạt bị chi phối bởi định luật Newton về chuyển động. Từ đó phương trình Eleur được phát triển bắt nguồn dựa trên các định luật của Newton. Tuy nhiên, định luật Eleur có thể được áp dụng như là một tiên đề để mô tả các định luật chuyển động cho các mô hình mở rộng của hầu hết các cấu trúc hạt. Lực toàn cá thể áp dụng cho 1 cá thể liên tục theo thời gian với khối lượng m và vận tốc v được thể hiện như sau: formula_6 Với đại lượng b là mật độ hạt trong cá thể. Các hạt cấu tạo nên cá thể và lực liên kết do hoạt động của các hạt này dẫn đến những lực tương ứng tại từng thời điểm (momen xoắn) tương tác đến một điểm nhất định. Như vậy, tổng momen xoắn formula_7 được xác định bởi công thức:formula_8 Trong đó formula_9 và formula_10 lần lượt là thời gian tức thời lực được sinh ra bởi các hạt và những sự liên hệ tương ứng. Như vậy, tổng của tất cả các lực tác dụng và mômen xoắn (đối với gốc của hệ tọa độ) trong cá thể có thể được đưa ra bởi biểu thức: formula_11 Xét hệ hỗn hợp là một hệ quy chiếu quán tính. R là vector vị trí của một hạt hoặc điểm P trong cá thể liên tục liên quan đến gốc của hệ hốn hợp và v là vector vận tốc của điểm P. formula_14 formula_17 Các dẫn xuất của G và H là dẫn xuất của các vật liệu.
1
null
Mike Hanke (sinh ngày 5 tháng 11 năm 1983 tại Hamm) là cựu cầu thủ bóng đá người Đức. Sự nghiệp. Hanke bắt đầu mùa giải chuyên nghiệp từ Bundesliga 2001-02 cho Schalke 04. Sau anh chuyển đến VfL Wolfsburg trong mùa giải 2005–06. Tháng 5/2007, Hanke chuyển tới Hannover 96, và trở thành trụ cột trên hàng công của đội bóng này. Năm 2011 anh chuyển tới Borussia Mönchengladbach. Quốc tế. Hanke bắt đầu được gọi vào đội tuyển Đức từ 8/6/2005. Anh là thành viên của đội tuyển Đức tại World Cup 2006 khi đó Đức giành được vị trí thứ 3 chung cuộc. Phong cách chơi bóng. Mike Hanke là một tiền đạo cơ bắp, rất khỏe vì vậy anh thường chiến thắng khi đối mặt với hàng phòng ngự đối phương. Hanke là cầu thủ rất giỏi không chiến và khả năng nã đại bác từ ngoài vòng cấm.
1
null
Khách sạn Majestic Saigon, tên giao dịch tiếng Anh: "Majestic Hotel", là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn và là một khách sạn 5 sao mang kiến trúc Pháp nằm cạnh bến Bạch Đằng, tại góc đường Đồng Khởi – Tôn Đức Thắng, khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi xây dựng đến nay, Majestic đã chứng kiến và đi qua nhiều sự thay đổi lịch sử của Sài Gòn. Vào tháng 7 năm 2011, công ty Saigon Tourist đã công bố một dự án 1,9 tỷ đô la Mỹ mở rộng khách sạn Majestic, trong đó có kế hoạch xây dựng 2 tòa tháp 24 và 27 tầng, trong vòng 3 năm. Khu phức hợp mới sẽ có tổng cộng 538 phòng, trong đó 353 phòng khách sạn. Lịch sử. Khách sạn Majestic đã trải qua gần một thế kỷ tồn tại, là một biểu tượng sự thời xa hoa tráng lệ của người Sài Gòn thời bấy giờ. Đến giờ, Majestic vẫn giữ được vẻ lộng lẫy như ngày nào và vẫn là niềm tự hào của người dân Sài Gòn. Người bỏ tiền xây dựng khách sạn Majestic là một thương gia Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất xứ Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa, người được xếp vào hàng giàu có bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, sự giàu có của ông gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, tên ông gắn với nhiều công trình nổi tiếng đồ sộ như Bảo tàng Mỹ thuật, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, khu nhà khách chính phủ, chợ Bình Tây, chùa Phụng Sơn...) Majestic đã từng đón tiếp nhiều nhân vật quan trọng trong suốt gần 1 thập kỷ qua như Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Lee Hsien Loong - Thủ tướng Singapore, Thái tử Đan Mạch Henrick, Thái tử Anh Ed. Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đến tên tuổi quốc tế: Catherine Deneuve, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Kaiko Takeshi. Hiện nay Tổng giám đốc Majestic là ông Nguyễn Anh Vũ.
1
null
Cột thu lôi hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc "đất" thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công. Sét sẽ đánh xuống mục tiêu là công trình xây dựng và sẽ đánh vào cột thu lôi rồi được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể bắt đầu một đám cháy hoặc giật điện gây ra. Đây là một công cụ rất hữu ích với con người, có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ từ sét. Sự ra đời. Cột chống sét ra đời vào năm 1752 bởi nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin. Khi đó, ông đã làm thí nghiệm về điện trong khí quyển rất nổi tiếng. Ông đã buộc một chiếc diều vào một chiếc cột nhà, ở đó ông cũng buộc một chiếc chìa khóa. Sau đó, cơn giông ập tới, mưa bắt đầu xối xả, thám ướt vào chiếc dây của diều. Sấm sét lúc đó cũng rất đáng sợ, đánh vào con diều. Do bị ẩm ướt nên con diều có khả năng dẫn điện. Franklin đã sờ vào chìa khóa đã cảm thấy bị điện giật rất đáng sợ. Sau đó, ông dùng chai Leyden (hình thức ban đầu của tụ điện) để tích điện và đã tích một lượng điện lớn. Benjamin Franklin thực hiện thí nghiệm này với con trai là . Thật may mắn cho Benjamin vì 1 năm sau đó, nhà vật lý người Nga gốc Đức Georg Wilhelm Richmann đã bị sét đánh chết khi cũng thực hiện thí nghiệm tương tự. Nhờ có thí nghiệm nói trên, Benjamin Franklin đã mạnh dạn sử dụng cột thu lôi đầu tiên tại Philadelphia. Sau nhiều ngày dông bão, căn nhà của ông, nơi đặt chiếc cột thu lôi đó, không hề bị ảnh hưởng. Thấy vậy, dân chúng vùng Philadelphia cũng làm theo. Dần dần, cột thu lôi trở nên phổ biến. Sau này, Benjamin Franklin đã cho thấy sự hữu ích của cột thu lôi trong cuốn The Poor Richard Almanach. Cấu tạo. Cột thu lôi gồm có một cái thanh kim loại dài nối từ đỉnh của một công trình đến mặt đất. Ở trên cùng, cột thu lôi có một cái đầu nhọn để có thể tập trung tia sét. Sau này, để tăng mức độ an toàn, người ta cho lắp thêm một cái vỏ bên ngoài bằng sứ, ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có của sét vào các công trình. Nguyên lý hoạt động. Cột thu lôi chỉ hoạt động khi có trận giông bão. Lúc ấy, các đám mây đã tích điện tích âm và mặt đất tích điện tích dương do hưởng ứng tĩnh điện. Giữa mây và mặt đất có hiệu điện thế rất lớn. Khi đó, sét được hình thành. Những chỗ nhô cao trên mặt đất giống như những mũi nhọn là nơi có điện trường mạnh nhất (vì điện tích hưởng ứng phân bố chủ yếu ở đấy). Sau khi hình thành, kênh dẫn bậc hay tiên đạo của sét sẽ di chuyển từ đám mây xuống và mở đường cho tia sét đánh xuống đất. Kênh dẫn bậc bị thu hút bởi những chỗ nhô cao nên sét đánh vào những chỗ đó nhiều nhất (chính vì vậy khi khi có sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên nhô đất cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên nằm xuống đất). Khi đó, cái mũi nhọn của chiếc cột thu lôi sẽ phát huy tác dụng. Do cao và nhọn, cột thu lôi sẽ có điện trường lớn, nên sét sẽ đánh vào đó. Sau khi bị sét đánh, nó dẫn dòng điện ấy xuống dưới mặt đất. Dòng điện ấy sẽ được trung hòa về điện, bởi lúc này đất mang điện tích dương, còn dòng điện trong cột thu lôi mang điện tích âm. Tác dụng. Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi là khoảng không gian quanh hệ thu lôi, bao bọc và bảo vệ về mặt chống sét cho công trình và người ở bên trong, được xác định bằng thực nghiệm. Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi phụ thuộc vào chiều cao của cột thu lôi (cao độ đỉnh kim). Cột thu lôi càng cao thì phạm vi bảo vệ càng lớn. Hệ một kim thu lôi độc lập. Theo lý thuyết của Benjamin Franklin, phạm vi bảo vệ của một kim thu lôi độc lập là phần không gian nằm bên trong mặt tròn xoay quanh trục là kim thu lôi chiều cao H, tạo bởi đường sinh là đường cong có phương trình là: trong đó: hx và rx là cao độ và bán kính đường tròn trên mặt chiếu bằng tâm là kim thu lôi, của từng điểm x trên đường sinh. Lý thuyết hiện đại, lấy gần đúng đường sinh tạo thành phạm vi bảo vệ của kim thu lôi, là đường thẳng (TCXDVN 46:2007) hay đường thẳng gãy khúc (TCXD 46:1984). Tiêu chuẩn thiết kế chống sét Việt Nam TCXD 46:1984, coi đường sinh phạm vi bảo vệ cột thu lôi độc lập là đường gãy khúc có phương trình là: Tiêu chuẩn thiết kế chống sét Việt Nam TCXDVN 46:2007, coi đường sinh phạm vi bảo vệ cột thu lôi độc lập là đường thẳng nghiêng với phương thẳng đứng của kim một góc bảo vệ là 45o. Tiêu chuẩn TCVN 46:2007, xem xét tới diện tích mặt bằng phạm vi bảo vệ ở cao độ chân cột thu lôi (có thể ở cốt nền mặt đất hoặc có thể là mái công trình). Nếu so sánh trên cùng một diện tích hình tròn mặt bằng phạm vi bảo vệ ở cao độ chân cột thu lôi, của các trường hợp áp dụng TCXD 46:1984 và TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 với nhau, thì chiều cao yêu cầu của cột thu lôi độc lập theo tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 là Hc, cao gấp rưỡi chiều cao cột yêu cầu theo tiêu chuẩn 1984 là H, (Hc=1,5H). Như vậy, để bảo vệ chống sét cho cùng một diện tích mặt bằng chân cột thu lôi đơn, thì tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn TCVN 9385-2012, yêu cầu an toàn hơn. Hệ hai kim thu lôi cao bằng nhau kết hợp bảo vệ. Theo TCXD 46:1984, khi hai kim thu lôi cao bằng nhau, đặt cách nhau một khoảng cách đủ nhỏ (nhỏ hơn giới hạn được xác định bên dưới), nhưng có thể vẫn lớn hơn đường kính hình tròn mặt bằng phạm vi bảo tại chân cột (bằng 3H), thì ngoài các phạm vi bảo vệ hình nón quanh từng cột (giống như cột độc lập), ở giữa khoảng 2 cột phạm vi bảo vệ còn được mở rộng tạo thành vùng phạm vi bảo vệ kết hợp là không gian nằm bên dưới một mặt bậc hai có dạng yên ngựa. Đường sinh trên mặt đứng đi qua trục nối 2 cột, của mặt cong yên ngựa này được lấy là đường cung tròn có tâm nằm trên trung trực của khoảng cách hai cột trên mặt bằng, và nằm ở cao độ 4H (4 lần chiều cao cột thu lôi). Theo tiêu chuẩn TCXD 46:1984, đường sinh trên mặt đứng đi qua trục nối 2 cột, của mặt cong yên ngựa (hyperbolic paraboloid) này được lấy là đường cung tròn bán kính R, có tâm nằm trên đường trung trực của khoảng cách hai cột trên mặt bằng A, và nằm ở cao độ 4H (4 lần chiều cao cột thu lôi). Điểm thấp nhất của đường sinh này, nằm tại trung điểm khoảng cách 2 cột trên mặt bằng A, có cao độ ho được xác định là: Với A là khoảng cách 2 cột trên mặt bằng. Khoảng cách A càng lớn ho càng nhỏ (khi ho=0 thì 2 cột trở về trường hợp độc lập không còn tạo thành hệ kết hợp nữa). Do đó, điều kiện để hai cột bằng nhau kết hợp bảo vệ là: Tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 lấy đường sinh trên là đường thẳng gãy khúc, hợp bởi góc bảo vệ 60o từ đỉnh mỗi cột, vào bên trong khoảng 2 cột. Do đó, tg60o=1,732=A/(2(Hc – ho)), điều kiện để 2 cột bằng nhau kết hợp bảo vệ theo tiêu chuẩn 2007, là: (và nếu lấy chiều cao cột thu lôi theo tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 gấp rưỡi chiều cao cột theo tiêu chuẩn 1984, (Hc=1,5H), thì:A≤5,196H=3,464Hc). Phạm vi bảo vệ kết hợp bên trong giữa hai cột mặc dù được giới hạn bởi mặt bậc hai, nhưng trong các tiêu chuẩn chống sét 1984 và 2007 đều coi gần đúng giao tuyến của mặt cong này với mặt bằng cao độ chân cột là đường thẳng gấp khúc đối xứng vơi nhau qua trục nối hai cột và qua đường trung trực của trục này. Các đường thẳng này tạo thành vùng diện tích mặt bằng bảo vệ kết hợp ở chân cột thu lôi, mở rộng và nối liền hai diện tích hình tròn phạm vị bảo vệ tại chân mỗi cột với nhau, trong khoảng giữa hai cột. Phương trình của các đoạn thẳng biên được xác định là: Tiêu chuẩn chống sét mới nhất là TCVN 9385-2012 kế thừa TCXDVN 46:2007 và bổ sung điều kiện áp dụng vùng bảo vệ và góc bảo vệ nghiêm ngặt hơn cho tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007. Hệ hai kim thu lôi cao khác nhau kết hợp bảo vệ. Từng cột thu lôi riêng rẽ có phạm vi bảo vệ độc lập giống như cột đơn, nên vùng không gian phía ngoài khoảng 2 cột về mỗi cột phạm vi bảo vệ của hệ giống như trường hợp từng cột đứng độc lập. Hệ nhiều kim thu lôi cao bằng nhau kết hợp bảo vệ. Phạm vi bảo vệ của hệ 3 cột (kim) thu lôi thành tam giác hay nhiều cột thành đa giác kết hợp bảo vệ, được hình thành bởi sự kết hợp tất cả các phạm vi bảo vệ kết hợp của các cặp đôi kim thu lôi đặt tại các đỉnh của tam giác hay đa giác đó. Nếu là các đa giác thì hệ luôn có thể chia thành các tam giác kim thu lôi. Trong một tam giác kim thu lôi luôn có duy nhất một đường tròn ngoại tiếp tam giác thu lôi đi qua chân của tất cả các cột. Để đảm bảo an toàn thì tất cả ba cặp đôi phạm vi bảo vệ kết hợp (trên các cạnh tam giác) phải kết hợp phủ kín hết vùng diện tích mặt bằng bên trong hình tam giác kim thu lôi đó. Điều này liên quan tới 3 bán kính nhỏ nhất (bmin1, bmin2, bmin3) của phạm vi bảo vệ kết hợp trên mỗi cạnh tam giác (là khoảng các giữa 2 cột trong 1 cặp) tại cao độ chân cột về mỗi phía của trục 2 cột (cạnh tam giác). Các bán kính nhỏ nhất này đạt được tại vị trí trung điểm của mỗi cạnh tam giác thu lôi và bmin1=1,5ho1=1,5(4H - ((0,25(A1)2+9H2)1/2)), bmin2=1,5ho2=1,5(4H - ((0,25(A2)2+9H2)1/2)), bmin3=1,5ho3=1,5(4H - ((0,25(A3)2+9H2)1/2)). Với H là chiều cao cần thiết của các cột thu lôi; và A1, A2, A3 là các cạnh của tam giác thu lôi. Các bán kính nhỏ nhất này càng nhỏ khi các cạnh tam giác càng lớn. Cạnh tam giác lớn nhất khi nó đạt tới giá trị là đường kính D của đường tròn ngoại tiếp tam giác, tức là trường hợp 2 trong 3 cột thu lôi nằm trên đường kính D của đường tròn ngoại tiếp, hay tam giác thu lôi là tam giác vuông. Trường hợp tam giác thu lôi là tam giác vuông cân, thì bán kính bảo vệ bmin =1,5(4H - ((0,25D2+9H2)1/2))=formula_2 sẽ đảm bảo việc phủ kín hết vùng diện tích mặt bằng bên trong hình tam giác kim thu lôi, khi D=8bmin=4,1676H. Do đó, Tiêu chuẩn chống sét TCVN 46:1984 quy định điều kiện D≤8bmin và bmin≥0 để đảm bảo phạm vi diện tích mặt bằng chân cột ở phía trong tam giác thu lôi được hoàn toàn bảo vệ. Khi đó, chiều cao cột thu lôi yêu cầu H được xác định là: Theo tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 thì khoảng cách L của lưới ô vuông 4 cột thu lôi cao bằng nhau, (nằm trên đường tròn ngoại tiếp, có đường kính D) phải đảm bảo L ≤ 2Hc. (Hc là chiều cao cột thu sét theo TCXDVN 46:2007 và TCVN 9385-2012.) Do đó D= formula_3≤ 2,828Hc (Theo tiêu chuẩn TCVN 9385-2012) (mà 2,828Hc=2,828.(1,5H)= 4,243H, với H là chiều cao cột thu lôi theo tiêu chuẩn TCXD 46:1984). Hệ dây và lưới thu lôi. Cột thu lôi rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu những thiệt hại do sét gây ra. Tuy nhiên, do sét là dòng điện lên đến hàng triệu vôn nên cột thu lôi không thể nào ngăn chặn hoàn toàn sự đáng sợ của sét. Chính vì vậy, để an toàn đến mức tối đa, chúng ta cần thực hiện các phương pháp an toàn như: Tiêu chuẩn chống sét. Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
1
null
Patrick Herrmann (sinh 12 -1- 1991) là tiền vệ đa năng người Đức đang chơi cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach. Sự nghiệp. Sinh tại Saarbrücken, Herrmann chơi cho đội trẻ của FC Uchtelfangen, một đội bóng địa phương. Sau đó anh chuyển tới Borussia Mönchengladbach vào hè 2008. Ngày 16 -1- 2010, Herrmann bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp khi còn rất trẻ khi gặp VfL Bochum.Năm 2011 Herrmann thi đấu ngày càng tiến bộ và trở thành trụ cột của đội bóng khi vẫn còn rất trẻ.Vị trí sở trường là tiền vệ cánh,ngoài ra Herrmann có thể chơi ở trung tâm,tiền đạo cánh.Herrmann là cầu thủ rất khỏe,có tốc độ,kĩ thuật cùng khả năng sút xa rất dị thường giống với Toni Kroos.Anh cùng với đồng đội Marco Reus(đã chuyển sang Borussia Dortmund) là 2 tiền vệ rất có triển vọng của bóng đá Đức.
1
null
Hiện tượng phách là hiện tượng chồng chất 2 dao động có tần số gần bằng nhau. x1= a1 cos(ω1t + P1) x2= a2 cos(ω2t + P2) (ω2>ω1),ω2≈ω1=ω x=x1+x2=a(cos(ω1t)+cos(ω2t))= 2acos((ω2-ω1)t/2)cos((ω1+ω2)t/2) Dao động tổng hợp có tần số góc là ω. Biên độ của dao động tổng hợp biến đổi điều hòa chậm theo chu kì T=2π/(ω1+ω2) Trong đó f1 và f2 là tần số của 2 dao động thành phần. =Tài liệu tham khảo=
1
null
Marc-André ter Stegen (; sinh ngày 30 tháng 4 năm 1992), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức hiện chơi ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ La Liga Barcelona và Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Được đánh giá là cầu thủ có triển vọng cao khi còn trẻ, kể từ đó anh đã khẳng định mình là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá thế giới. Nổi tiếng với khả năng phản xạ, chuyền bóng và chơi chân, anh thường được mệnh danh là Bức tường Berlin vì khả năng phản xạ và kiểm soát bóng của mình khi còn là một thủ môn. Sau bốn mùa giải ở Bundesliga với Borussia Mönchengladbach, ra sân 108 trận ở giải VĐQG, anh gia nhập Barcelona với giá 12 triệu euro vào năm 2014. Anh đã giành được cú ăn ba trong sự nghiệp của mình trong mùa giải đầu tiên ở Tây Ban Nha, chơi cho Barcelona tại Copa del Rey và UEFA Champions League. Ter Stegen đại diện cho Đức ở một số cấp độ trẻ và ra mắt đội tuyển quốc gia vào năm 2012. Anh là thành viên của đội tuyển Đức lọt vào bán kết UEFA Euro 2016 và giành được FIFA Confederations Cup 2017, và cũng là thành viên của đội tuyển Đức tham dự FIFA World Cup 2018. Sự nghiệp câu lạc bộ. Borussia Mönchengladbach. Mùa giải 2010–11. Ter Stegen bắt đầu sự nghiệp ở đội bóng quê hương Borussia Mönchengladbach. Trong nửa đầu mùa giải 2010–11, anh đã khẳng định mình là ngôi sao của đội dự bị của họ và thường xuyên được thấy trên băng ghế dự bị của đội một. Trong khi anh ấy đang tận hưởng một mùa giải tương đối thành công, điều tương tự lại không thể xảy ra với các đồng nghiệp ở đội một của anh. Đội bóng cấp cao của Mönchengladbach dường như đã thất bại trong nỗ lực tránh xuống hạng, và vào ngày 14 tháng 2 năm 2011, huấn luyện viên Michael Frontzeck được thay thế bởi Lucien Favre, với đội bắt nguồn từ xếp cuối Bundesliga, chỉ tích lũy được 16 điểm sau 22 ngày thi đấu. Kết quả của đội sớm được cải thiện, nhưng phong độ thất thường của thủ môn số một Logan Bailly đã khiến đội bóng lùi lại. Mặc dù anh có thể tạo ra những màn trình diễn mang tính chiến thắng như trận đấu với Werder Bremen, nhưng những màn trình diễn này rất ít và thường xuyên bị hủy bỏ bởi những trận đấu không hấp dẫn. Những người hâm mộ Mönchenladbach đã nhanh chóng làm mất uy tín của tuyển thủ Bỉ, với một số cáo buộc anh đã nỗ lực nhiều hơn cho sự nghiệp người mẫu hơn là bóng đá. Sự tiến bộ của Ter Stegen cho đội dự bị đã không được những người ủng hộ chú ý, và người quản lý mới tràn ngập yêu cầu bắt thần đồng trẻ tuổi này tham gia giải đấu. Favre cuối cùng đã mất kiên nhẫn với Bailly, và vào ngày 10 tháng 4 năm 2011, để anh ta ngồi dự bị thay cho Ter Stegen trong trận đấu với 1. FC Köln. Cầu thủ trẻ người Đức đã không gây thất vọng, và hàng thủ đã thể hiện sự chắc chắn chưa từng thấy trước đây. Anh ấy giữ vị trí của mình trong đội trong phần còn lại của mùa giải, giữ 4 trong số 5 trận có thể xảy ra trong 5 ngày thi đấu gần nhất khi Mönchenladbach tránh xuống hạng qua vòng loại trực tiếp. Trong trận đấu này, anh ấy đã trở nên nổi bật với màn trình diễn ở vị trí cuối cùng trước nhà vô địch cuối cùng Borussia Dortmund, thực hiện một chuỗi pha cứu thua đẳng cấp thế giới khi Mönchengladbach ấn định chiến thắng nổi tiếng 1–0. Mùa giải 2011–12. Vị thế thủ môn số một của Ter Stegen càng được củng cố khi Bailly được cho đội bóng Thụy Sĩ Neuchâtel Xamax mượn và chiếc áo số 1 được giao cho Ter Stegen, người trước đó đã mặc áo số 21. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, Bayern Munich đã thành công trong việc theo đuổi đội trưởng của Schalke 04 Manuel Neuer. Tuyển thủ Đức có trận ra mắt trước Mönchenladbach của Ter Stegen tại Allianz Arena. Tuy nhiên, trận đấu đã không diễn ra như các chuyên gia dự đoán, khi Ter Stegen tạo ra một màn trình diễn đầy cảm hứng khác trong khi người đồng đội Neuer mắc lỗi khiến Bayern nhận thất bại 1–0. Sau trận đấu này, Borussia Mönchenladbach bắt tay vào một thử thách khó có thể giành được danh hiệu, với Ter Stegen và cầu thủ trẻ Marco Reus là nguồn cảm hứng cho Mönchengladbach. Mùa giải 2012–13. Sau sự ra đi của Reus đến Borussia Dortmund và Dante đến Bayern Munich, Ter Stegen nổi lên như ngôi sao chính của Mönchenladbach trong mùa giải. Anh lại là sự lựa chọn số một, và vào tháng 2 năm 2013, có thông tin cho rằng Ter Stegen đã ký thỏa thuận trước với câu lạc bộ La Liga Barcelona. Thương vụ này sau đó đã bị chính anh từ chối. Mùa giải 2013–14. Sau khi được liên hệ chặt chẽ với Barcelona, Ter Stegen vẫn ở lại Mönchenladbach trong mùa giải mới. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2014, anh từ chối một thỏa thuận mới từ câu lạc bộ, làm dấy lên những đồn đoán về tương lai của anh ấy. Trong trận đấu sân nhà cuối cùng của mùa giải, chiến thắng 3–1 trên sân nhà trước Mainz 05 ngày 5/5, Ter Stegen gửi lời chia tay đầy nước mắt tới Borussia Mönchenladbach. Barcelona. Mùa giải 2014–15. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2014, Ter Stegen được công bố là thủ môn mới của câu lạc bộ Tây Ban Nha Barcelona, ​​với thủ môn người Chile Claudio Bravo, sau sự ra đi của Víctor Valdés và José Manuel Pinto, có hiệu lực trong kỳ chuyển nhượng mùa hè. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2014, anh ký một hợp đồng 5 năm sẽ giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến tháng 6 năm 2019. Phí chuyển nhượng là 12 triệu euro (9,7 triệu bảng) và điều khoản mua đứt được đặt thành 80 triệu euro (63,6 triệu bảng). Sau khi chuyển đi, Ter Stegen cho biết việc gia nhập câu lạc bộ là một bước đi đúng đắn và anh hướng tới mục tiêu ổn định tại câu lạc bộ. Ter Stegen dính chấn thương trước trận đấu đầu tiên của mùa giải. Do chấn thương này, huấn luyện viên Barcelona Luis Enrique đã chọn Bravo trở thành thủ môn xuất phát của giải đấu, nơi anh giành được Zamora Trophy. Ter Stegen, cuối cùng đã không thi đấu trong các trận đấu trong chiến dịch vô địch quốc gia của Barça. Tuy nhiên, Ter Stegen đã được chọn làm thủ môn số một trong cả hai mặt trận Copa del Rey và UEFA Champions League. Anh có trận ra mắt ở giải đấu thứ hai vào ngày 17 tháng 9, giữ sạch lưới trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước APOEL. Anh đã giúp Barcelona giành chiến thắng trận chung kết Copa Del Rey trong nước trong mùa giải đầu tiên, chiến thắng 3–1 trước Athletic Bilbao vào ngày 30 tháng 5 năm 2015. Một tuần sau, anh thi đấu trong trận chung kết Champions League tại Olympiastadion ở Berlin, giành chiến thắng 3–1 trước Juventus. Anh đã giành được giải thưởng "Cứu thua xuất sắc nhất" nhờ pha cứu thua ngoạn mục vào lưới Bayern Munich, trong trận lượt về của bán kết Champions League. Mùa giải 2015–16. Mùa giải thứ hai của anh mở đầu bằng chiến thắng ở UEFA Super Cup 2015 trước Sevilla ở Tbilisi vào ngày 11 tháng 8. Dẫn trước 4–1, sau đó anh để thủng lưới thêm ba bàn nữa để đưa trận đấu bước vào hiệp phụ, trong đó Barcelona thắng 5–4. Anh ra mắt La Liga vào ngày 12 tháng 9 năm 2015 trong trận đấu với Atlético Madrid, trận đấu mà Barcelona thắng 2–1. Vào tháng 3 năm 2016, Ter Stegen nói về chính sách luân chuyển của Luis Enrique: "Về lâu dài, 25 trận mỗi mùa này là không đủ đối với tôi. Quyết định là do huấn luyện viên đưa ra. Tôi hy vọng rằng phẩm chất mà tôi đã thể hiện gần đây đã được khen thưởng." Mùa giải 2016–17. Ter Stegen dính chấn thương hồi đầu mùa giải nên đã bỏ lỡ Supercopa de España và các trận đấu của giải đấu. Anh trở thành thủ môn số một của Barcelona sau khi Claudio Bravo rời đến Manchester City vào ngày 25 tháng 8 năm 2016. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, Ter Stegen cản phá một quả phạt đền từ Moussa Dembélé, giữ tỷ số là 1–0 và cuối cùng dẫn đến chiến thắng 7–0 cho Barcelona trước Celtic tại UEFA Champions League. Vào ngày 2 tháng 10 năm 2016, Ter Stegen đã có màn trình diễn kém cỏi khi mắc hai sai lầm nghiêm trọng, khiến Barcelona phải trả giá bằng trận đấu khi cuối cùng họ để thua 4–3 trước Celta Vigo. Sau đó anh ấy đã xin lỗi và nói rằng sẽ không thay đổi lối chơi của mình. Sau đó anh đã nhận được nhiều đánh giá tốt cho vai trò của mình trong chiến thắng lội ngược dòng 6–1 của Barcelona trước Paris Saint-Germain ở lượt về vòng 16 đội Champions League vì pa phạm lỗi nghiêm trọng từ tiền vệ PSG Marco Verratti ở phần sân đối phương – dẫn đến bàn thắng quan trọng ở phút 94 của Sergi Roberto, giúp Barcelona tiếp tục săn đuổi chức vô địch Champions League. Kết quả là Barcelona đã đủ điều kiện tham dự tứ kết Champions League, nơi cuối cùng họ bị loại bởi Juventus. Ter Stegen thậm chí còn tỏ ra quyết đoán hơn ở giải đấu thứ hai "El Clásico" mùa đó khi thực hiện 12 pha cứu thua đáng kinh ngạc trong chiến thắng 3–2 tại Santiago Bernabéu trước Real Madrid, giúp Barcelona sống sót trong cuộc đua giành La Liga trong khi kém Real Madrid 3 điểm. Mùa giải 2017–18. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2017, Ter Stegen ký hợp đồng mới với Barcelona, giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến năm 2022, với điều khoản mua lại tăng lên 180 triệu euro. Vào ngày 14 tháng 10 năm 2017, Ter Stegen đã thực hiện một số pha cứu thua quan trọng, bao gồm hai cú sút đúng chỗ của Antoine Griezmann của Atlético Madrid, trên đường dẫn đến trận hòa 1–1 tại sân vận động mới được xây dựng lại Wanda Metropolitano, bảo toàn thành tích bất bại của Barcelona trong mùa giải La Liga 2017–18. Vào ngày 28 tháng 10 năm 2017, Ter Stegen đã tạo ra một màn trình diễn phi thường trước Athletic Bilbao trong chiến thắng chung cuộc 2–0 cho Barcelona, ​​từ chối Aritz Aduriz trong thế đối đầu và thực hiện một nỗ lực lặn xuất sắc từ cùng một đối thủ với năm phút còn lại trên đồng hồ. Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2017, Ter Stegen, với sự hỗ trợ của sự hướng dẫn của người quản lý vào thời điểm đó Ernesto Valverde, cùng với phong độ tốt của đồng đội và hậu vệ Samuel Umtiti, là nguyên nhân khiến Barcelona có ít bàn thắng nhất thừa nhận bất kỳ câu lạc bộ nào trong top 5 giải đấu hàng đầu châu Âu, chỉ với bốn bàn thua. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2017, Ter Stegen cản phá được cú sút ở phút 90 của Paulo Dybala của Juventus, tương tự như cú sút anh ghi vào lưới Ter Stegen trong trận thua tại Champions League mùa trước. Kết quả này đủ tốt để đảm bảo một trận hòa và vị trí nhất bảng D, giúp Barcelona đủ điều kiện vào vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champions League 2017–18. Tại thời điểm này, Ter Stegen đã cản phá được 23 trong số 24 cú sút trúng đích gần nhất của anh ấy với tỷ lệ cứu thua là 96%. Vào ngày 17 tháng 4 năm 2018, Ter Stegen lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng Barcelona trong trận hòa 2–2 gặp Celta Vigo tại Balaídos khi vắng mặt đội trưởng thường xuyên Andrés Iniesta và Lionel Messi, với cầu thủ sau bắt đầu từ băng ghế dự bị. Mùa giải 2018–19. Vào ngày 12 tháng 8, Ter Stegen xuất phát với Barcelona trong trận đấu Supercopa de España 2018, trong đó câu lạc bộ đã đánh bại Sevilla 2–1 để giành chức vô địch, với Ter Stegen thực hiện một pha cản phá quả phạt đền muộn để bảo toàn chiến thắng. Ter Stegen đã giành được chức vô địch La Liga thứ tư với Barcelona và lọt vào bán kết của UEFA Champions League 2018–19, nơi đội của anh đã bị loại khỏi giải đấu sau khi thua chung cuộc 3–4 trước Liverpool, bao gồm cả trận thua 0–4 tại Anfield ở lượt về. Mùa giải 2019–20. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2019, Ter Stegen đã kiến tạo cho Luis Suárez ghi bàn thắng đầu tiên trong trận thắng 2–0 trên sân khách trước Getafe, trở thành thủ môn Barcelona đầu tiên thực hiện pha kiến tạo ở La Liga trong thế kỷ 21. Vào ngày 6 tháng 10, Ter Stegen đánh dấu trận đấu thứ 200 cho "Barça" bằng trận giữ sạch lưới trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Sevilla. Anh đã cung cấp một pha kiến tạo khác vào ngày 7 tháng 12 cho Antoine Griezman để ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 5–2 trên sân nhà trước Mallorca. Lần đầu tiên trong sự nghiệp ở Barça, ter Stegen giữ sạch lưới 5 trận liên tiếp. Trận thứ năm là trước Athletic Bilbao trong chiến thắng 1–0 vào ngày 23 tháng 6 năm 2020. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2020, anh để thủng lưới 8 bàn trong trận thua 2–8 trước đội vô địch cuối cùng là Bayern Munich tại tứ kết UEFA Champions League 2019–20 ở Lisbon. Mùa giải 2020–21. Sau khi kết thúc mùa giải trước, có thông báo rằng Ter Stegen đã trải qua một ca phẫu thuật đầu gối thành công và điều này khiến anh phải rời đội trong hơn hai tháng. Anh ấy đã bỏ lỡ một số trận đấu và được thay thế bởi Neto. Vào ngày 20 tháng 10, Ter Stegen gia hạn hợp đồng với Barcelona và giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, với điều khoản mua đứt trị giá 500 triệu euro. Vào ngày 24 tháng 11, Ter Stegen đạt trận giữ sạch lưới thứ 100 với Barcelona trong chiến thắng 4–0 trước Dynamo Kyiv ở vòng bảng Champions League trận đấu tại Sân vận động NSC Olimpiyskiy ở Kyiv. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, trong chiến thắng 3–2 trước Athletic Bilbao tại San Mamés, Ter Stegen đã có 250 lần ra sân cho Barcelona trên mọi đấu trường, giúp anh trở thành thủ môn có bàn thắng thứ năm–ra sân nhiều nhất trong lịch sử câu lạc bộ. Năm đó, anh ấy đã cùng câu lạc bộ giành chức vô địch Copa del Rey trước đội á quân trước đó là Athletic Bilbao với tỷ số 4–0. Mùa giải 2022–23. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2022, Ter Stegen được bổ nhiệm làm đội trưởng thứ tư của Barcelona, ​​sau khi Gerard Piqué giải nghệ giữa mùa giải. Ter Stegen đã giành được danh hiệu La Liga thứ năm với Barcelona. Dẫn đầu hàng phòng ngự Barcelona được củng cố bởi các bản hợp đồng của Jules Koundé và Andreas Christensen, Ter Stegen đã giành được Zamora Trophy đầu tiên khi chỉ để thủng lưới 18 bàn sau 38 lần ra sân. Ngoài ra, 26 trận giữ sạch lưới của anh đã cân bằng kỷ lục La Liga của Paco Liaño được thiết lập trong mùa giải 1993–94. Bất chấp thành công ở La Liga của Barcelona, ​​họ đã bị loại khỏi vòng bảng Champions League và sau đó bị loại khỏi Europa League ở vòng play-off loại trực tiếp bởi Manchester United. Sự nghiệp quốc tế. Năm 2009, anh tham gia vào đội chiến thắng giải U-17 châu Âu. Ter Stegen đã được khen thưởng vì màn trình diễn của anh ấy bởi Joachim Löw, người đã gọi anh ấy vào đội hình tạm thời của Đức cho UEFA Euro 2012. Anh ra mắt lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2012, trong trận thua 5–3 trước Thụy Sĩ trong một trận đấu giao hữu, nhưng không lọt vào trận chung kết cho giải đấu. Anh ấy đã cản phá một quả phạt đền của Lionel Messi trong trận đấu quốc tế thứ hai trong trận thua 1-3 trước Argentina vào ngày 15 tháng 8, ngay sau khi vào sân sau khi Ron-Robert Zieler bị đuổi khỏi sân. Vào ngày 27 tháng 6 năm 2015, anh để thủng lưới 5 bàn trong trận đấu của U-21 Đức với U-21 Bồ Đào Nha trong trận bán kết của giải vô địch U-21 châu Âu ở Cộng hòa Séc. Ter Stegen đã được đưa vào đội tuyển Đức tham dự UEFA Euro 2016, nhưng vẫn phải ngồi dự bị trong suốt giải đấu, dự bị cho Manuel Neuer; Đức lọt vào bán kết và bị loại sau trận thua 0–2 trước chủ nhà Pháp. Tại FIFA Confederations Cup 2017, Ter Stegen đá chính trong tất cả các trận đấu của đội anh ấy, ngoại trừ trận đầu tiên ở vòng bảng, khi Đức giành chức vô địch giải đấu. Với màn trình diễn của anh ấy trong trận chung kết trước Chile, anh được vinh danh là "Cầu thủ của trận đấu". Vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, Ter Stegen được đưa vào đội hình 27 người của Đức tham dự FIFA World Cup 2018. Huấn luyện viên Joachim Löw của Đức đã đưa Ter Stegen vào đội hình 23 người cuối cùng của Đức tham dự World Cup vào ngày 4 tháng 6 năm 2018. Vào tháng 9 năm 2019, Ter Stegen đã có một cuộc khẩu chiến nhỏ với Manuel Neuer về vị trí thủ môn số một cho tuyển Đức.. Vào tháng 5 năm 2021, Ter Stegen bị loại khỏi danh sách tham dự UEFA Euro 2020 của Đức sau khi quyết định phẫu thuật để điều trị chấn thương gân bánh chè ở đầu gối phải. Phong cách thi đấu. Ter Stegen được mô tả là một thủ môn cao lớn, nhanh nhẹn và kiên định, phản xạ nhanh, ra quyết định tốt và khả năng cản phá xuất sắc giữa các cột dọc; anh cũng mạnh mẽ trong không chiến, giỏi trong các tình huống một đối một và giao tiếp hiệu quả với tuyến sau nhờ tính cách mạnh mẽ của anh. Nhờ khả năng đọc trận đấu và tốc độ khi lao ra khỏi đường biên, anh có thể đoán trước được đối thủ ngoài vòng cấm đã phá bẫy việt vị. Là người có khả năng cầm bóng cao trong chân, anh ấy nổi tiếng với khả năng kiểm soát và phân phối bóng chính xác, đồng thời thường đóng vai trò là một thủ môn quét, nhờ khả năng đi bóng từ phía sau của anh. Anh thường sử dụng đôi chân của mình để áp sát các cầu thủ và thực hiện những pha cứu thua quan trọng theo kiểu được mô tả là 'phong cách thủ môn Đức'. Hơn nữa, anh còn sở hữu kỹ thuật thủ môn cơ bản tốt và ý thức chọn vị trí tốt. Vào năm 2020, cựu thủ môn Tây Ban Nha và Barcelona Salvador Sadurní lưu ý rằng phong cách chơi của Ter Stegen rất giống với phong cách chơi của người đồng hương Đức Manuel Neuer. Được đánh giá là cầu thủ có triển vọng cao khi còn trẻ, kể từ đó anh đã khẳng định mình là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của bóng đá thế giới. Đời tư. Ter Stegen sinh ra ở Mönchengladbach, North Rhine-Westphalia. Anh là người gốc Hà Lan thông qua cha mình. Anh kết hôn với người bạn gái lâu năm của mình, Daniela Jehle, ở Sitges, gần Barcelona. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2019, cô sinh đứa con đầu lòng, Ben.
1
null
Ke$ha là một nữ ca sĩ nhạc pop, nhạc rap người Mỹ, cô còn là một nhạc sĩ tài ba. Danh sách đĩa nhạc của cô bao gồm 1 album phòng thu, 1 album remix (phối khí), 1 đĩa mở rộng và 6 đĩa đơn. Ở tuổi mười tám, Ke$ha bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình bằng việc ký hợp đồng với hãng thu âm của Dr. Luke. Lúc đầu, cô chỉ tham gia hát bè và viết ca khúc cho các ca sĩ khác trong thời gian hoàn thành album phòng thu đầu tay. Và cuối cùng, vào đầu năm 2009 cô đã tạo nên dước đột phá của mình với đĩa đơn hợp tác với Flo Rida, "Right Round", đạt vị trí thứ 1 ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1
null
Vânători de munte (, (tạm dịch: "bộ binh sơn cước") là lực lượng bộ binh sơn cước tinh nhuệ của lục quân Romania. Họ được thành lập lần đầu với tư cách là một quân đoàn độc lập vào năm 1916 trong thế chiến thứ nhất và hoạt động năm 1917 dưới cái tên "Corpul de Munte" (quân đoàn sơn cước). Lực lượng sơn chiến Rumani sau đó tiếp tục tham chiến trong Chiến tranh Xô-Đức (1941-1945) trong biên chế của quân đội Rumani - lúc này là một chư hầu của Đức Quốc xã. Họ tham gia vào một số trận đánh được cho là khốc liệt nhất trong cuộc chiến, như trận bao vây Sevastopol hay trận Stalingrad. Kỹ năng chiến đấu của lực lượng sơn chiến này được đánh giá cao, và gần như toàn bộ các chỉ huy từ cấp lữ đoàn trở lên đều được trao thưởng Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ, trong đó tướng Mihail Lascăr là người đầu tiên được trao thưởng huân chương này kèm với biểu tượng Lá Sồi, vào ngày 22 tháng 11 năm 1942 (xem thêm Danh sách người nước ngoài được trao Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ). Sau ngày 23 tháng 8 năm 1944, khi Rumani từ bỏ phe Đức Quốc xã, lực lượng sơn chiến Rumani lại tham gia chiến đấu trong quân đội Liên Xô, đặc biệt lả ở khu vực dãy núi Tatra. Sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng sơn chiến Rumani bị quân đội Liên Xô tại Rumani giải tán. Vào năm 1958, Liên Xô triệt binh khỏi Rumani và lực lượng sơn chiến Rumani lại được tái lập với tư cách là một nhánh riêng của Lục quân Romania. Hiện nay, "Vânători de munte" có biên chế 2 lữ đoàn: Lữ đoàn bộ binh sơn cước số 2 trực thuộc sư đoàn bộ binh số 1 và Lữ đoàn bộ binh sơn cước số 61 trực thuộc sư đoàn bộ binh số 4. Lực lượng sơn chiến Rumani từng tham gia công tác tại các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
1
null
Vương Kiên (, 1198 – 1264), người Đặng Châu, Nam Dương, tướng lĩnh kháng Mông cuối đời Nam Tống. Gia nhập quân "Trung Thuận". Tháng 7 năm Gia Định thứ 11 (1218), Vương Kiên là một trong hơn 2 vạn tráng sĩ của 3 châu Đường, Đặng, Thái đến Tảo Dương, hưởng ứng lời kêu gọi của Kinh Ngạc thống chế Mạnh Tông Chánh nhà Nam Tống, được đặt hiệu là "Trung Thuận quân". Trong những năm Gia Hi (1237 - 1240), Vương Kiên ở dưới quyền Mạnh Củng (con trai Tông Chánh), đến Hạnh Sơn làm ruộng luyện binh. Khi ấy người Mông Cổ ở ven bờ Đan Giang, Thuận Dương chế tạo thuyền bè, chuẩn bị tiến xuống phía nam. Nắm rõ địch tình, tháng 1 năm Gia Hi thứ 3 (1239), ông tuyển chọn những binh sĩ tinh tráng, nhân đêm tối đến đốt sạch. Sau đó Kiên nhiều lần đánh bại quân Mông Cổ, thu lại đất đai đã mất, được thăng nhiệm Quận đoàn luyện, trấn thủ Hợp Châu. Năm Thuần Hữu thứ 11 (1251), tham gia đánh bại quân Mông Cổ, giành lại phủ Hưng Nguyên. Chỉ huy trận Điếu Ngư. Tháng 6 năm Bảo Hữu thứ 2 (1254), Vương Kiên cùng bọn Tào Thế Hùng tại các nơi Hợp Châu, Quảng An đánh bại quân Mông Cổ, được thăng nhiệm Hưng Nguyên phủ đô thống kiêm Tri Hợp Châu. Ông điều 17 vạn dân phu từ 5 huyện, xây dựng thành Điếu Ngư. Tháng giêng năm Khai Khánh đầu tiên (1259), Đại Hãn Mông Ca phái hàng tướng Tấn Quốc Bảo đến chiêu hàng, bị ông đem ra chém đầu. Tháng 6, tướng Mông Cổ là Uông Đức Thần nhân đêm tối tập kích trại Mã Quân ở ngoài thành, giết chết trại chủ tướng và lính giữ trại, ông soái quân nghênh chiến. Đến sáng, gặp mưa lớn, thang gãy, quân Mông Cổ đành lui về. Tháng 7, hãn Mông Ca ở núi Mã An thuộc trại Mã Quân cho chế tạo Khiêu đầu bảo (một loại xe lầu, thường có chiều cao ngang mặt thành), phát động tấn công thành Điếu Ngư. Sau cuộc chiến kịch liệt này, Mông Ca băng hà, quân đội Mông Cổ ở khắp các châu Âu, Á đều phải lui về. Thành Điếu Ngư nhân đó được các sử gia thế giới gọi là "Nơi thượng đế bẻ gãy roi." Kiên nhờ công được phong Ninh Viễn quân Tiết độ sứ, Ngự tiền chư quân đô thống chế kiêm Tri Hợp Châu, tiết chế binh mã, tiến phong Thanh Thủy huyện Khai quốc bá. Sau đó được điều nhiệm các chức vụ như Hồ Bắc An phủ sứ... Qua đời. Năm Cảnh Định đầu tiên (1260), Kiên bị Giả Tự Đạo bài xích, Tống Lý tông ban chiếu gọi về kinh thành Lâm An. Tháng 3 năm Cảnh Định thứ 4 (1261), ông đổi nhiệm Tri Hòa Châu kiêm Quản nội an sứ. Tháng 3 năm Cảnh Định thứ 5 (1264), ông uất ức mà mất, được ban thụy là Trung Tráng. Do "Tống sử" được làm vào đời nhà Nguyên, sự tích của Vương Kiên không được chép vào phần Liệt truyện, mà rải rác xuất hiện trong Bản kỷ và Liệt truyện của người khác.
1
null
Triệu Thị Chơi (9 tháng 3 năm 1946 – 25 tháng 8 năm 2021) là một nhà giáo ưu tú, nghệ nhân người Việt Nam. Bà nổi tiếng với các giáo trình dạy nữ công gia chánh. Tiểu sử. Triệu Thị Chơi sinh năm 1946 tại Tây Ninh. Bà tốt nghiệp khoá 1 Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ ngành nữ công – gia chánh (sau này là ngành kinh tế gia đình của Đại học Sư phạm kỹ thuật). Bà đã nhiều năm công tác tại Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là nhà giáo đồng thời sự nghiệp của Bà gắn liền với công việc viết sách về nữ công gia chánh. Bà là người đã gắn bó với ngành ẩm thực hàng chục năm, với nhiều thế hệ học trò đang là bếp trưởng nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước. Từ năm 1981, bà Triệu Thị Chơi là một trong những người đầu tiên góp công xây dựng nên CLB Phụ nữ, tiền thân của Nhà văn hoá Phụ nữ sau này. Bà đã dạy nữ công - gia chánh từ năm 1967 cho đến tháng 9/2004 nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia biên soạn sách nữ công và làm giám khảo nhiều chương trình, cuộc thi lớn về ẩm thực và các hoạt động xã hội khác. Năm 2000, bà Triệu Thị Chơi vinh dự đón nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Bà qua đời ngày 25 tháng 8 năm 2021 tại TP.HCM sau 3 ngày điều trị COVID-19. Công việc. Công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, ngoài giảng dạy về chuyên môn, nhà giáo Triệu Thị Chơi còn tham gia các lớp đào tạo, dạy nghề cho các trường, hàng năm tham gia Hội đồng biên soạn các loại sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham gia làm cố vấn chương trình hay làm giám khảo trong các cuộc thi nấu ăn, kết trái cây Nam bộ, thi cắm hoa và các chương trình xã hội khác. Tác phẩm. Bà đã xuất bản trên 100 đầu sách, bao gồm sách: Dạy nghề, dạy nấu ăn, làm bánh mứt, cắm hoa, tỉa củ quả, kết hoa theo chủ đề, thẩm mỹ, làm đẹp trong quan hệ giao tiếp, may mặc thời trang, nguyệt san "Sổ tay nội trợ"… của bà được xuất bản đã thu hút hàng triệu người đọc trong và ngoài nước. Một số tên sách: Ngoài những tư liệu, sách vở trong nước, cuốn The food of Vietnam do Triệu Thị Chơi cộng tác cùng nhà xuất bản Periplus Editions, Singapore năm 1986 là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về văn hoá ẩm thực và cách chế biến món ăn Việt Nam được quảng bá đến nhiều quốc gia trên thế giới cho đến hiện nay vẫn còn tái bản đều đặn hằng năm. Thành tích. Ngoài ra bà còn được nhận rất nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục Đào tạo, các loại Huy chương, giấy khen của các ngành trong thành phố.
1
null
Aleksey Valeriyevich Isayev ("Алексей Валерьевич Исаев"), sinh ngày 15 tháng 8 năm 1974 ở Tashkent, là một nhà sử học người Nga. Ông là thành viên của Viện Lịch sử quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga (2007-2010) và được phong học vị Tiến sĩ khoa học lịch sử năm 2012 tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên bang Nga. Tiểu sử. A. V. Isayev sinh ngày 15 tháng 8 năm 1974 tại thành phố Tashkent ở miền Tây Bắc của Uzbekistan - lúc bấy giờ vẫn đang là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Đến năm 1987 gia đình ông chuyển lên sinh sống ở thủ đô Liên Xô là Moskva. Ông tốt nghiệp ban Phân tích Hệ thống thuộc khoa Điều khiển học của Học viện Vật lý Công trình Moskva thuộc Đại học Nghiên cứu Nguyên tử Quốc gia. Sau đó ông công tác tại Cơ quan lưu trữ trung tâm thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Từ năm 2007 đến 2010 ông là thành viên của Viện Lịch sử quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Ngoài công việc nghiên cứu lịch sử quân sự, A. V. Isayev cũng là một kỹ sư công tác tại ngành viễn thông.
1
null
Grand Hotel Saigon là một khách sạn sang trọng có địa chỉ tại số 8 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nằm trong trong khu vực trung tâm của thành phố, trải qua nhiều biến động thời cuộc, khách sạn vẫn giữ được dáng dấp kiến trúc Pháp cách đây gần một thế kỷ. Lịch sử. Ngày 24 tháng 10 năm 1924, Henry Chavigny de Lachevrotière, một chính khách và là một nhà báo người Pháp lai Việt tại Đông Dương, thành lập Thương hội Grand Hôtel Sài Gòn ("Société du Grand Hôtel de Saigon") và mở một tiệm giải khát nhỏ tại góc đường Catinat và Vannier (tức góc đường Đồng Khởi và Ngô Đức Kế ngày nay), Sài Gòn. Năm 1925, de Lachevrotière được nhượng quyền ("franchise") điều hành khách sạn Majestic. Grand Hôtel Saigon được giao lại cho ông Joseph Marie Menguy làm quản lý. Năm 1929, khách sạn Grand-Hôtel Sài Gòn được khởi công xây dựng với 68 phòng tại số 8 rue Catinat (nay là đường Đồng Khởi), gần với một khách sạn nhỏ cùng tên là Grand Hôtel de la Rotonde. Grand Hôtel Saigon được khánh thành và đi vào hoạt động vào năm 1930, với de Lachevrotière làm giám đốc đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, vào năm 1932, khách sạn được bán lại cho Patrice Luciani, một người Pháp lai Corse, cựu cai ngục Khám Lớn Sài Gòn và Nhà tù Côn Đảo. Trước đó, vào năm 1928, Luciani từng mua lại một khách sạn sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn bấy giờ từ gia đình Hérald là khách sạn Saïgon Palace tại số 82-98 đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Sau khi mua lại Grand-Hôtel, Luciani cho đóng cửa khách sạn Saigon Palace và đổi tên khách sạn Grand-Hôtel thành Saigon Palace. Trong thời kỳ của Luciani, khách sạn đã phát triển trở thành một trong những khách sạn thành công nhất tại Sài Gòn trong thập niên 1930, được đề cử là một "lựa chọn hạng nhất" của các khách sạn. Nhà hàng quán cà phê sân thượng của nó đã trở nên nổi tiếng với các buổi hòa nhạc đêm của nó và "salle de réunion" (sảnh lớn) rộng rãi luôn đáp ứng được yêu cầu của các buổi tiệc, hội họp lớn của các tổ chức địa phương. Năm 1939, khách sạn một lần nữa đổi chủ khi được bán lại cho Antoine Giorgetti, cũng là một người Pháp lai Corse. Trong thời kỳ của Giorgetti, do tác động tiêu cực của chiến tranh, khách sạn chủ yếu hoạt động cho thuê những căn hộ hạng sang. Có thuyết cho vào đầu thập niên 1950, Graham Greene đã sử dụng những căn hộ cho thuê này làm hình mẫu cho "căn hộ trên đường Catinat" của Thomas Fowler, nơi diễn ra nhiều hoạt động được mô tả trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của ông. Sau năm 1954, khách sạn vẫn tiếp tục hoạt động dưới quyền của các chủ sở hữu người Pháp. Đến năm 1958, khách sạn có thêm tên tiếng Việt là Sài Gòn Đại Lữ Quán và tồn tại đến năm 1975. Sau năm 1975, khách sạn bị chính quyền Việt Nam quốc hữu hóa và đổi tên thành khách sạn Đồng Khởi. Hiện nay, Grand Sài Gòn là một trong những khách sạn 5 sao, danh tiếng, lộng lẫy và lâu đời nhất Sài Gòn.
1
null
Chồn sồi (danh pháp hai phần: "Martes foina") Đây là một loài chồn thuộc chi Chồn macten, họ Chồn một trong những loài địa phương ở phần lớn châu Âu và Trung Á, mặc dù cũng có một số quần thể hoang dã ở Bắc Mỹ. Nó được liệt kê như là loài ít quan tâm của IUCN do nó phân bố rộng rãi, quần thể đông, và sự hiện diện của nó trong một số khu vực được bảo vệ. Có bề ngoài tương tự như chồn thông châu Âu, nhưng khác với loài kia ở kích thước nhỏ hơn của nó và các ưa thích môi trường sống, trong khi chồn thông là loài chuyên sống trong rừng thì chồn sồi là loài sống phổ quát và có khả năng thích nghi, hiện diện trong một số môi trường sống thoáng đãng và rừng.
1
null
Adrianus ("Arend" hay "Arie") Haan (sinh ngày 16 tháng 11 năm 1948 tại Finsterwolde, Hà Lan) là tiền vệ huyền thoại của Hà Lan trong thế hệ vàng của Johan Cruijff trong thập niên 1970s. Ông đã rất thành công trong màu áo của rất nhiều CLB nổi tiếng như AFC Ajax, R.S.C. Anderlecht, Standard Liège và PSV Eindhoven. Haans có biệt danh là Arend (chim ưng). Người hâm mộ nói đùa rằng Haans là cầu thủ có cái chân phải mạnh nhất hành tinh. Ông có rất nhiều bàn thắng để đời với những cú nã đại bắc thẳng như kẻ chỉ với khoảng cách 30-40m. Siêu phẩm nổi tiếng của ông trong trận đấu của Hà Lan với Ý World Cup 1978 được bắn như kẻ chỉ từ khoảng cách 42m.
1
null
Vũ Duy Đoán (chữ Hán: 武惟斷; 1621-1684) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Thân thế. Vũ Duy Đoán người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, (nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Cha ông là tiến sĩ Vũ Bạt Tụy. Theo giai thoại dân gian, hồi nhỏ ông tối dạ, học cả ngày không được một chữ nào. Vũ Duy Đoán không thiết học nữa mà định đổi sang nghề khác. Một đêm, ông nằm mộng thấy có vị thần cầm dao mổ bụng mình ra, nạo bỏ những chất vẩn đục đi. Hôm sau tỉnh dậy thấy bụng vẫn đau nhưng từ bấy giờ ông trở lên minh mẫn, học hành tiến bộ, dần trở thành người nổi tiếng về văn chương. Quan trường. Năm 1664 đời Lê Huyền Tông, ông đi thi Hương đỗ giải nguyên, rồi thi Hội đỗ Tiến sĩ. Ông được chúa Trịnh Tạc chú ý, ưu đãi vượt bậc nên không lâu sau làm đến chức Thượng thư bộ Công, nhưng vẫn thẳng thắn cương trực. Ông thường tán thưởng nhân cách của đại thần Trương Cửu Linh nhà Đường. Vũ Duy Đoán dâng quyển Kim giám lục để khuyên chúa Trịnh nên ngay thẳng để làm tốt phong tục, không nghe gièm pha. Trịnh Tạc khen hay, khen ông là bầy tôi ngay thẳng. Thời Lê Gia Tông (1672-1675), ông đón tiếp sứ nhà Thanh, dọc đường từ sông Nhị về tới cửa điện, họa thơ với sứ giả hơn 20 bài. Vì ông ứng đáp nhanh nên sứ nhà Thanh rất phục. Thoái ẩn. Năm 1683, Trịnh Tạc sai Vũ Duy Đoán cùng đoàn sứ bộ lên Cao Bằng để giải quyết việc biên giới với nhà Thanh. Khi ấy có một viên nội thần mang tước Hán quận công cũng được cử đi; dù chỉ là một thái giám nhưng được chúa ưu ái nên trong danh sách tên của ông ta viết trên tên Vũ Duy Đoán. Ông rất bất bình, công khai tỏ thái độ trước mặt bá quan. Các quan cũng tỏ ý không hài lòng với quyết định của chúa, ngự sử Vũ Công Đạo cũng đập đầu vào cột không chịu cầm bút viết lệnh sắp đặt của chúa Trịnh như vậy. Chúa Trịnh nghe vậy nổi giận bãi chức cả hai người, Vũ Duy Đoán bị đuổi về quê làm dân. Sau đó chúa còn cho người đến thu lại tất cả những thứ đã ban cho ông, Vũ Duy Đoán đem trả hết, riêng đạo sắc về khoa tự và tấm biển gỗ đề hai chữ "Tiến sĩ" thì ông không chịu nộp. Viên quan phụng sai cứ đòi mãi, ông bèn nói: Viên quan phụng sai đành phải về. Từ khi thôi làm quan, Vũ Duy Đoán vui thú với cảnh đồng quê, không để ý đến việc chính trị. Ông dành thời gian sáng tác thơ văn, viết sách. Ông có làm bài phú Phạm Lãi đi chơi Ngũ Hồ, viết sách chữ Nôm với các cuốn "Nông gia khảo tích", "Phong cảnh Mộ Trạch", "Dị văn ký"... được người đời khen ngợi. Trạng nguyên Đặng Công Chất cũng khen văn ông thanh cao, kiến thức rộng rãi, ví "học thức trong bụng ông như nuốt cả gác sách Thiên Lộc, hút gác sách Thạch Cư" . Cho đến cuối đời, Vũ Duy Đoán vẫn giữ tính cương trực khẳng khái không hề thay đổi. Ông mất năm 64 tuổi. Thông tin thêm. Con Vũ Duy Đoán là Vũ Duy Khuông, đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670). Như vậy gia đình Vũ Duy Đoán 3 đời đỗ Tiến sĩ: Vũ Bạt Tụy (khoa Giáp Tuất 1634), Vũ Duy Đoán (khoa Giáp Thìn 1664) và Vũ Duy Khuông (khoa Canh Tuất 1670), được người đời xưng tụng là "Tam đại tiến sĩ".
1
null
Hyloscirtus princecharlesi hay Nhái bén cây suối thái tử Charles là một loài nhái bén đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài này được nhà sinh vật học Ecuador Luis A Coloma thu thập lần đầu tiên tại khu bảo tồn tư nhân Reserva Las Gralarias ở Ecuador. Nó sống tại khu vực có rừng rậm và dòng suối thuộc Reserva Las Gralarias - nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch nấm chytridae từng xóa sổ các loài động vật lưỡng cư vào thập niên 1980. Loài ếch này được đặt theo tên của Thái tử Charles của xứ Wales để vinh danh ông trong nỗ lực huy động tài chính bảo tồn các khu rừng mưa nhiệt đới ở các nước đang phát triển. Loài ếch này đang bị đe dọa tuyệt chủng do tác động từ khai thác nông nghiệp của con người nên môi trường sống của chúng là rừng nhiệt đới đang bị đe dọa.
1
null
Keith Richards (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1943) là nghệ sĩ chơi guitar chính và đồng sáng lập của ban nhạc rock người Anh, The Rolling Stones. Tạp chí "Rolling Stone" gọi ông là người "gảy guitar xuất sắc nhất" và xếp ông ở vị trí số 4 trong danh sách "100 tay guitar vĩ đại nhất". Có tới 14 ca khúc mà ông cùng Mick Jagger viết cho The Stones được nằm trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" cùng của tạp chí trên. Keith Richards cũng là người khá nổi tiếng với việc tuyên bố công khai sử dụng ma túy vào cuối những năm 60 đầu những năm 70.
1
null
Vẹt kea (; ; "Nestor notabilis") là một loài vẹt thuộc họ Nestoridae. Loài sinh sống ở đảo Nam của New Zealand, môi trường sinh sống của chúng là các đài nguyên núi cao. Loài này có thân dài khoảng 48 cm, chủ yếu có màu xanh ô-liu cùng với màu cam rực rỡ dưới cánh. Chúng có một chiếc mỏ trên lớn màu nâu xám, cong và hẹp. Vẹt kea là loài vẹt sống ở khí hậu núi cao duy nhất trên thế giới. Chế độ ăn tạp của chúng có cả xác thối, nhưng chủ yếu là bao gồm rễ cây, lá, quả, mật ong, và côn trùng. Vẹt kea đã từng bị giết hàng loạt vì mối lo ngại đến từ việc chúng tấn công gia súc của những người chăn nuôi, đặc biệt là cừu. Chúng chỉ bắt đầu nhận được sự bảo vệ từ Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1986. Vẹt kea làm tổ trong hang hoặc khe hở giữa các gốc cây. Loài được biết đến với trí thông minh và tính tò mò, vốn đều quan trọng đối với sự sống còn của chúng ở một môi trường núi cao khắc nghiệt. Chúng có thể giải quyết các vấn đề đòi hỏi trí thông minh, chẳng hạn như đẩy hoặc kéo theo một thứ tự nhất định để có được thức ăn, và làm việc với nhau để đạt được một mục tiêu nhất định. Phân loài và từ nguyên. Loài vẹt này được mô tả bởi nhà điểu học John Gould vào năm 1856. Tên của chúng, "notabilis" trong tiếng Latin, có nghĩa là "đáng ghi nhận". Tên phổ biến của loài là kea, bắt nguồn từ tiếng Māori, có thể là từ tượng thanh cho tiếng kêu của chúng khi bay – 'keee aaa'. Trong tiếng Anh, "kea" vừa là danh từ số ít lẫn danh từ số nhiều. Chi "Nestor" bao gồm có bốn loài: "Nestor meridionalis", kea ("N. notabilis"), "Nestor productus" (đã tuyệt chủng) và "Nestor chathamensis" (đã tuyệt chủng). Cả bốn loài được cho là có chung tổ tiên từ loài "proto-kākā" sinh sống ở những khu rừng New Zealand 5 triệu năm về trước. Họ hàng gần nhất của chúng là loài vẹt không biết bay kakapo ("Strigops habroptilus"). Chúng cùng nhau tạo thành một liên họ vẹt Strigopoidea, phát triển từ họ Psittacidae. Mô tả. Kea là một loài vẹt lớn, dài khoảng và nặng từ đến . Chúng có bộ lông gần như là màu xanh ô-liu cùng với một chiếc mỏ xám có phần trên dài, hẹp và cong. Con trưởng thành có mống mắt màu nâu sậm, trong khi da gốc mỏ, vòng mắt và cặp chân có màu xám. Chúng còn có lớp lông màu cam dưới cánh. Lông ở hai bên mặt của chúng có màu nâu ô-liu đậm, ở trên lưng và mông có màu cam đỏ còn ở ngoài cánh thì có màu xanh dương đục. Loài có đuôi ngắn, rộng, có màu xanh lá pha xanh dương và phần cuối màu đen. Phía dưới của những chiếc lông đuôi nằm trong còn có những dài sọc màu vàng-cam nằm chéo. Con đực thường dài hơn 5% và phần mỏ trên của chúng cũng dài hơn 12–14% so với con cái. Vẹt con đang lớn nhìn chung cũng tương tự con trưởng thành nhưng có vòng mắt và da gốc mỏ màu vàng, mỏ dưới màu vàng-cam cùng cặp chân màu xám-vàng. Phân bố và môi trường sống. Vẹt kea là một trong mười loài vẹt đặc hữu của New Zealand. Phân bố môi trường sống của vẹt kea đa dạng từ những đồng bằng thấp ven sông và những rừng rậm dọc biển ở đảo Nam lên đến những vùng khí hậu núi cao như Arthur's Pass hay vườn quốc gia Aoraki, dọc theo những dãy rừng sồi phương nam. Ngoại trừ thi thoảng một vài cá thể đi lang thang, vẹt kea không được tìm thấy ở đảo Bắc, mặc dù bằng chứng hóa thạch lại chỉ ra rằng chúng từng sống ở đấy 10.000 năm về trước. Số lượng của loài được ước tính từ 1.000 đến 5.000 cá thể vào năm 1986, so với con số 15,000 cá thể vào năm 1992. Chúng thường phân bố rộng rãi với mật độ thấp ở những khu vực không thể tiếp cận khiến việc ước tính gặp trở ngại. Hiện ước tính còn lại từ 3.000 đến 7.000 cá thể. Tương tác với con người. Bản tính hiếu kỳ khét tiếng của loài vẹt này đã khiến chúng vừa trở thành loài gây hại cho người dân địa phương, vừa là sự thu hút cho khách du lịch. Với biệt hiệu là "chú hề của vùng núi", chúng sẽ lục lọi túi xách, ủng, ván trượt tuyết, thậm chí là xe hơi và thường xuyên phá hoại hoặc ăn cắp những tài sản nhỏ. Chúng từng được giữ như thú nuôi trong nhà trước khi được bảo vệ, nhưng việc này hiếm khi xảy ra vì chúng rất khó để bắt giữ và rất phá hoại trong môi trường nuôi nhốt. Vẹt kea thường được bắt gặp tại các điểm trượt tuyết tại đảo Nam, nơi chúng lui tới để tìm thức ăn thừa. Đặc tính tò mò khiến chúng hay gắp đi những vật dụng không được trông coi hoặc cắn xé những bộ phận cao su của xe hơi. Đã có một cá thể vẹt được báo cáo lấy trộm hộ chiếu của một du khách khi anh ta tham quan vườn quốc gia Fiordland. Vài người cho rằng việc tiêu thụ thực phẩm mất cân bằng, bắt nguồn từ việc cho vẹt kea thức ăn của con người, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng. Cục Bảo tồn New Zealand cũng có ý kiến rằng khi có bữa ăn giàu calo hơn, vẹt kea có nhiều thời gian rảnh hơn để lục lọi và phá hoại của cải. Sự tin tưởng tự nhiên của loài này khi ở gần con người cũng được cho là một nguyên nhân góp phần cho những vụ việc chúng bị cố ý giết chết tại các điểm du lịch gần đây. Vòng đời. Vẹt kea nhỏ có tỉ lệ tử vọng cao, với ít hơn 40% cá thể sống sót hết năm đầu đời. Vòng đời trung vị của một cá thể vẹt kea hoang dã được ước tính là 5 năm, dựa trên tỉ lệ của những cá thể được bắt gặp trở lại trong 2 mùa liên tiếp tại Arthur's Pass và việc nhập cư từ những khu vực lân cận. Khoảng 10% lượng vẹt kea được dự đoán có trên 20 năm tuổi đời. Cá thể vẹt kea thọ nhất trong môi trường nuôi nhốt sống đến 50 năm. Sinh sản. Có ít nhất một nhân chứng báo cáo rằng vẹt kea là loài đa thê. Tại nguồn này cũng ghi rằng có một số lượng dư cá thể cái. Vẹt kea là loài bầy đàn và sống trong đàn có tối đa 13 con. Những cá thể sống độc lập rất tệ trong môi trường nuôi nhốt nhưng phản xạ tốt với hình ảnh trong gương. Trong một nghiên cứu, địa điểm làm tổ của loài có mật độ một trên 4.4 km². Địa điểm sinh sản của chúng thường là dọc theo những dãy rừng sồi phương nam, ở những đồi núi dốc. Sinh sản tại độ cao 1600 m hoặc hơn so với mực nước biển, vẹt kea là một trong số ít loài vẹt trên thế giới thường xuyên sống trên đường giới hạn cây gỗ. Tổ của chúng thường được đặt dưới đất, phía dưới những cây sồi lớn, trong các kẽ đá, hoặc trong các hang đào giữa các rễ. Giai đoạn đẻ trứng bắt đầu vào tháng bảy và kéo dài đến tháng một. Thức ăn. Là động vật ăn tạp, vẹt kea tiêu thụ hơn 40 loài thực vật, ấu trùng bọ cánh cứng, các loài chim khác và động vật có vú như cừu hay thỏ. Chúng đã từng được nhìn thấy khi đang phá tổ của loài chim nước cắt để ăn thịt các chim con khi nghe thấy tiếng kêu. Loài vẹt này cũng lục lọi rác thải và chờ đợi đồ ăn của con người. Cuộc tranh luận về việc vẹt kea tấn công lên cừu có lịch sử dai dẳng. Đàn cừu được nhìn thấy có những vết thương hai bên sườn vào giữa những năm 1860, trong vòng một thập kỉ từ khi những người chăn cừu chuyển đến vùng núi cao. Mặc dù có người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ loại bệnh dịch mới, vẹt kea cũng là đối tượng bị tình nghi. James MacDonald, người chăn cừu đứng đầu Wanaka Station, đã từng nhìn thấy một cá thể vẹt kea tấn công một con cừu vào năm 1868, cùng với nhiều trường hợp khác. Các thành viên của cộng đồng các nhà khoa học cũng thừa nhận việc này, trong đó có Alfred Wallace lấy đây là ví dụ cho sự thay đổi hành vi trong cuốn sách "Darwinism" (1889) của ông. Ngoài trừ một số bằng chứng ghi chép đáng tin cậy, các chứng cứ khác dường như không thuyết phục, đặc biệt ở những năm về sau. Năm 1962, J.R. Jackson kết luận rằng mặc dù vẹt kea có thể tấn công những con cừu bệnh hoặc bị thương, đặc biệt là khi tưởng nhầm cừu đã chết, chúng không hẳn là loài săn mồi. Tuy nhiên vào năm 1993, những đợt tấn công vào ban đêm của loài vẹt này được ghi hình, chứng minh rằng chúng cũng săn mồi những con cừu khỏe mạnh. Đoạn ghi hình chứng tỏ điều mà các nhà khoa học đã nghi vấn từ lâu rằng vẹt kea sử dụng chiếc mỏ và móng vuốt chắc khỏe của mình để cào xé lớp lông và ăn phần thịt mỡ từ lưng cừu. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra cái chết, những con cừu có thể tử vong do nhiễm trùng hoặc do tai nạn khi cố gắng chạy trốn. Vẹt kea cũng được ghi nhận từng tấn công lên thỏ, chó và thậm chí là ngựa. Đe dọa và bảo tồn. Trong sự hợp tác với các hội đồng địa phương và chủ trang trại cừu, chính phủ New Zealand đã từng treo tiền tưởng cho việc giết vẹt kea vì chúng tấn công lên gia súc, đặc biệt là cừu. Theo thỏa thuận, vẹt kea chỉ bị giết lấy tiền thưởng khi xuất hiện ở các trang trại hoặc khu vực hành chính, nhưng nhiều người đã săn bắn chúng tại các vườn quốc gia và ở Westland, nơi mà chúng được toàn quyền bảo tồn. Hơn 150.000 cá thể bị diệt trừ trong vòng hàng trăm năm cho đến khi tiền thưởng bị bãi bỏ vào năm 1970. Trong thập niên 70, vẹt kea đã nhận được phần nào sự bảo vệ khi một cuộc tổng điều tra cho biết chỉ còn 5.000 cá thể. Chúng chỉ bắt đầu nhận được sự bảo vệ đầy đủ từ Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1986. Một nghiên cứu tại vườn quốc gia các hồ Nelson cho thấy một sự sụt giảm đáng kể số lượng loài vẹt này từ năm 1999 đến 2009, nguyên nhân chủ yếu là do trứng và con non bị ăn thịt. Máy quay được lắp đặt để quan sát thấy được loài chồn possum giết chết những vẹt con. Ngộ độc chì, chủ yếu là do vật liệu phần mái của các tòa nhà, cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến việc chết yểu ở loài vẹt kea. Nghiên cứu lượng chì tại Aoraki/núi Cook cho thấy trong số 38 cá thể được xét nghiệm, tất cả đều có chì trong máu và 26 cá thể có nồng nộ cao đến mức nguy hiểm. Phân tích bổ sung từ chẩn đoán trên 15 cá thể đã tử vong của Đại học Massey từ năm 1991 đến năm 1997 cho thấy 9 trường hợp có lượng chì cao ở mức gây tử vong. Nghiên cứu của Đại học Victoria năm 2008 còn kết luận rằng bản tính hiếu kỳ của loài vẹt này làm gia tăng nguy cơ chúng ngộ độc do nuốt phải chì. Thuốc 1080 được sử dụng để kiểm soát các loài gây hại hữu nhủ như loài chồn ecmin hoặc chồn possum cũng gây liên lụy đến loài vẹt kea. Bảy cá thể vẹt được phát hiện tử vong sau khi loại thuốc này được thải ra để kiểm soát lượng chồn tại sông băng Fox vào tháng 7 năm 2008 tương tự bảy cá thể khác tại rừng Okarito vào tháng 8 năm 2011. Ngoài ra những cái bẫy cũng là một mối đe dọa cho loài. Vào tháng 9 năm 2011, máy quay giấu kín cho thấy cảnh vẹt kea sa vào bẫy chồn ecmin tại thung lũng Matukituki. Mặc dù được xếp loại nguy cấp cấp quốc gia, nguy cấp trong Sách Đỏ và được bảo vệ bởi luật pháp, vẹt kea vẫn bị cố ý sát hại. Vào cuối thập kỷ 1990, một cư dân ở sông băng Fox đã giết 33 cá thể tại bãi đậu xe và vào năm 2008, 2 cá thể cũng bị sát hại và ghim lên bảng báo tại Arthur's Pass. Số vụ vẹt kea tử vọng do tai nạn giao thông tăng vụt cũng khiến nhiều biển báo khuyến khích chạy chậm được dựng lên. Một dự án khoa học cộng động với tên gọi "Kea Database" được tổ chức vào năm 2017 cho phép ghi nhận việc theo dõi loài vẹt trên cơ sở dữ liệu trực tuyến, cho phép việc quan sát từng cá thể cũng như theo dõi hành vi và môi trường sống của chúng. Trong văn hóa. Vẹt kea từng được xuất hiện trên mặt trái của tờ tiền 10 đô la New Zealand từ năm 1967 đến năm 1992, trước khi bị thế chỗ bởi loài vịt lam. Vẹt kea còn là nhân vật chính trong tiểu tuyết "Beak of the Moon" (1981) và "Dark of the Moon" (1993) của nhà văn Philip Temple, lần lượt kể về những cuộc gặp nhau đầu tiên của bầy vẹt với con người ở đảo Nam trong thời kì của người Māori và cuộc sống hiện tại của chúng ở New Zealand. Lứa tuổi nhỏ nhất của thiếu sinh Hướng đạo ở New Zealand được đặt tên theo loài chim này.
1
null
Nhiệt dung là một đại lượng vật lý có thể đo được bằng tỷ lệ nhiệt được thêm vào (hoặc giảm đi) của một vật thể với sự thay đổi nhiệt độ. Đơn vị nhiệt dung là jun trên kelvin (J/K). Trong hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Nhiệt dung riêng là lượng nhiệt cần thiết để tăng nhiệt độ của một kg khối lượng chất đó lên 1 kelvin. Nhiệt dung là một tính chất rộng lớn của vật chất, có nghĩa là nó tỷ lệ thuận với kích thước của chất đó. Khi biểu thị hiện tượng tương tự như một đặc tính chuyên sâu, công suất nhiệt được chia cho lượng chất, khối lượng hoặc thể tích, do đó đại lượng không phụ thuộc vào kích thước hoặc mức độ của mẫu. Công suất nhiệt mol là công suất nhiệt trên một đơn vị lượng (đơn vị SI: mol) của một chất nguyên chất và công suất nhiệt cụ thể, thường được gọi là nhiệt dung riêng, là công suất nhiệt trên một đơn vị khối lượng của vật liệu. Tuy nhiên, một số tác giả sử dụng thuật ngữ nhiệt cụ thể để chỉ tỷ lệ của công suất nhiệt cụ thể của một chất ở bất kỳ nhiệt độ nào cho đến nhiệt dung riêng của một chất khác ở nhiệt độ tham chiếu, phần lớn theo kiểu trọng lượng riêng. Trong một số công kỹ thuật, công suất nhiệt thể tích được sử dụng. Nhiệt độ phản ánh động năng ngẫu nhiên trung bình của các hạt cấu thành của vật chất (tức là nguyên tử hoặc phân tử) so với tâm khối lượng của hệ, trong khi nhiệt là sự truyền năng lượng qua ranh giới hệ thống vào cơ thể chứ không phải do công việc hay vật chất truyền. Dịch, quay và rung động của các nguyên tử đại diện cho mức độ tự do chuyển động góp phần kinh điển vào khả năng sinh nhiệt của chất khí, trong khi chỉ có rung động để mô tả khả năng nhiệt của hầu hết các chất rắn, như được thể hiện bởi định luật Dulong. Những điều kiện khác có thể đến từ nam châm và điện từ ở mức độ tự do trong chất rắn, nhưng những điều này hiếm khi đóng góp đáng kể. Theo như cơ học lượng tử, ở bất kỳ nhiệt độ nào, một số mức độ tự do này có thể không có sẵn, hoặc chỉ có sẵn một phần, để lưu trữ năng lượng nhiệt. Trong những trường hợp như vậy, công suất nhiệt là một phần nhỏ nhất. Khi nhiệt độ đạt đến độ không tuyệt đối, công suất nhiệt của một hệ thống gần bằng 0 do mất độ tự do sẵn có. Lý thuyết lượng tử có thể được sử dụng để dự đoán định lượng khả năng nhiệt của các hệ thống đơn giản. Công thức tính. C=(độ thay đổi nhiệt lượng)/(dT) Trong biểu thức nhiệt lượng, nếu nhiệt độ của vật chỉ thay đổi đi một đơn vị thì biểu thức cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ của một vật có khối lượng nào đó lên một độ. Nhiệt lượng này gọi là nhiệt dung của vật đó. Nhiệt dung riêng. Nhiệt dung riêng của một chất là một đại lượng vật lý có giá trị bằng nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất đó để làm tăng nhiệt độ lên 1 °C. Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt dung riêng là Joule trên kilôgam trên Kelvin, J•"kg"−1•"K"−1 hay J/(kg•K), hoặc Joule trên mol trên Kelvin. Các công thức tính: Công thức 1: Gọi C là nhiệt dung riêng.khi đó một vật có khối lượng M ở nhiệt độ "T"1 cần truyền một nhiệt lượng là Q để nhiệt độ vật tăng lên "T"2 khi đó C có giá trị bằng: formula_1 Cho vật rắn vào nhiệt lượng kế (có que khuấy) chứa nước ở nhiệt độ "T"1. Gọi: "m"1 là khối lượng của nhiệt lượng kế và que khuấy. "C"1 là nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế. "m"2 là khối lượng nước chứa trong nhiệt lượng kế. "C"2 là nhiệt dung riêng của nước. Nếu T >"T"1 thì vật rắn tỏa ra một nhiệt lượng Q và nhiệt độ vật giảm từ T xuống "T"2. Q=M.C.(T – "T"2) Đồng thời nhiệt lượng kế que khuấy và nước nhận số nhiệt lượng ấy để tăng nhiệt từ "T"1 đến "T"2. Q=("m"1."C"1+"m"2."C"2)("T"2–"T"1) Suy ra: formula_2 - Nếu thể tích của hệ là một mol thì ta có nhiệt dung phân tử (tạm ký hiệu là "C"mol) + Nhiệt dung mol đẳng tích (ký hiệu "C"v) là nhiệt dung tính trong quá trình biến đổi mà thể tích của hệ không đổi và được tính bằng δ.Qv chia cho n.dT + Nhiệt dung mol đẳng áp (ký hiệu "C"p) là nhiệt dung tính trong quá trình biến đổi mà áp suất của hệ không đổi và được tính bằng δ.Qp chia cho n.dT Hai nhiệt dung trên nếu tính cho một đơn vị khối lượng thì được nhiệt dung riêng đẳng tích và nhiệt dung riêng đẳng áp (giá trị của nhiệt dung riêng trong các bài tập vật lý phổ thông thường là nhiệt dung riêng đẳng áp vì trong các bài tập đó áp suất của hệ là không đổi và bằng áp suất khí quyển và ở phổ thông người ta chỉ gọi nó đơn giản là nhiệt dung riêng thôi). Nếu tính cho một mole thì được nhiệt dung phân tử (nhiệt dung mol) đẳng tích và đẳng áp, giá trị của các nhiệt dung này cho khí lý tưởng
1
null
Điểm cao Pulkovo là một chuỗi các ngọn đồi tọa lạc ở phía Nam Sankt-Peterburg và vùng đất thấp Neva, kéo dài sang phía Tây đến cao nguyên Izhora. Điểm cao này có độ cao 74 mét, được bao bọc bởi rìa dưới của gờ đá Baltic-Ladoga (còn gọi là Klint Baltic), nếp đá phiến sét kỉ Cambri, che phủ bởi sông băng Navolok. Đài quan sát Pulkovo tọa lạc ở vị trí cao nhất trong cao điểm Pulkovo. Trong Thời đại đồ đá mới, khu vực này bị ngập trong biển Littorina.
1
null
Nokia 2110 là mẫu điện thoại do Nokia sản xuất và được giới thiệu lần đầu vào năm 1994. Nó là mẫu Nokia đầu tiên có cài nhạc chuông Nokia trên hệ thống . Mẫu này có các chức năng cơ bản như nhận và gửi SMS, lịch sử cuộc gọi có thể lưu 10 cuộc gọi đi, 10 cuộc gọi đến và 10 cuộc gọi nhỡ. Phiên bản của nó, sau này là Nokia 2110i có bộ nhớ lớn hơn với 1 ăng ten và được ra mắt vào năm 1996.
1
null
Nokia 2600 classic là mẫu điện thoại của Nokia. Nó hoạt động trên các dải băng tần E900/1800 hoặc E850/1900. Điện thoại có camera VGA, đài FM, Bluetooth, và có thể gửi E-mail, truy cập Internet qua trình duyệt WAP. Thêm nữa, Nokia 2600 còn hỗ trợ gửi MMS và tin nhắn âm thanh.
1
null
Love Rain (Love Rides The Rain) tạm dịch "Mưa tình yêu" (Hangul: 사랑비, Romanized: "Sarangbi", literally: "Love Rides The Rain") là một bộ phim sản xuất tại Nam Triều Tiên được đạo diễn bởi Yoon Seok-Ho. Bộ phim được ra mắt khán giả truyền hình trên kênh KBS2 từ ngày 26 tháng 3 năm 2012. Bộ phim có sự diễn xuất của Jang Geun Suk và Im Yoona.. Nội dung. Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu lãng mạn của nhân vật chính trong những năm 70 và thời kì hiện tại là năm 2012. Hai nhân vật chính là Hana năm 2012, Kim Yoon Hee năm 1970 (Yoona thủ vai) và Seo Jun năm 2012, Seo In Ha năm 1970 (Jang Geum Suk thủ vai). Hai nhân vật chính cũng đồng thời đóng làm cha của Seo Jun và mẹ của Hana hồi trẻ. Đến năm 2012, Hana và Seo Jun đã gặp nhau và nảy sinh tình cảm với nhau, nhưng tình yêu của họ bị cản trở khi biết được bố mẹ của họ từng là mối tình đầu của nhau hồi trẻ. Họ đã hi sinh tình yêu của mình để bố mẹ họ có cơ hội được đến với nhau. Nhưng khi biết được Seo Jun và Hana yêu nhau, bố mẹ của họ đã quyết định chia tay một lần nữa để Seo Jun và Hana có thể đến với nhau. Cùng lúc đó bệnh tình của mẹ Hana ngày càng nghiêm trọng (thị lực của bà bị giảm nặng) nên bà và cha của Seo Jun đã sang nước ngoài để chữa trị bệnh cho bà. Đây cũng chính là cũng chính là con đường duy nhất để họ có thể được sống hạnh phúc bên nhau. Bộ phim có một cái kết khá có hậu khi bố mẹ của Seo Jun và Hana sống hạnh phúc với nhau bên nước ngoài. Còn Seo Jun và Hana thì tổ chức đám cưới và sống hạnh phúc bên nhau. Diễn viên. Những năm 70 2012
1
null
Gián khổng lồ, tên khoa học Blaberus giganteus, là một trong những loài gián lớn nhất thế giới, có khả năng còn hơn con gián khổng lồ đào hang, mặc dù không phải là nặng. Chiều dài của chúng có thể đạt đến 90 mm. Gián khổng lồ được tìm thấy trong các khu vực nhiệt đới của El Salvador, Panama, Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Chúng sinh sống trong những hang động yên tĩnh, tối tăm, ẩm ướt trong rừng nhiệt đới. Chúng cũng được bán như là vật nuôi kỳ lạ.
1
null
Quá trình đẳng nhiệt (tiếng Anh:"isothermal process") là quá trình biến đổi trạng thái của chất khí trong điều kiện nhiệt độ không thay đổi. Mối liên hệ giữa thể tích khí và áp suất trong quá trình đẳng nhiệt. Thực hiện thí nghiệm ảo với 1 xylanh được đặt trong 1 môi trường không biến đổi về nhiệt độ, bên trong chứa 1 thể tích khí lý tưởng là: 30 cm³, với áp suất ban đầu: 15 psi (pound lực trên inche vuông). Khi kéo cần xylanh, với mỗi lần nén với độ giảm thể tích khác nhau, cho ra các giá trị áp suất khác nhau. Các điểm trên đồ thị thể hiện mỗi quan hệ giữa áp suất và thể tích nằm trên 1 đường cong nhìn từa tựa 1 đường hyperbol, điều này cho thấy quan hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt là 1 hàm số có dạng hyperbol. Lý giải. Với 1 lượng khí lý tưởng, ta có định luật:formula_1 Với n là số mol của chất khí tính toán hay tổng số các hạt phân tử khí tính toánR là hằng số khí, R=8.31 J/mol.KT là nhiệt độ của khí theo thang đo Kelvinp là áp suất chất khíV là thể tích chất khíTheo giả thiết của thí nghiệm, ta có nhiệt độ T của hệ không thay đổi, T=hằng số. Như vậy, ta có thể viết lại công thức định luật khí lý tưởng như sau:formula_2 Vậy với n cố định, R và T là hằng số nên formula_3 Nếu coi đây là 1 hàm thì hàm số p theo V là hàm số có đồ thị dạng hypebol. Người ta gọi đường này là đường đẳng nhiệt. Mối liên hệ giữa thể tích khí và công sinh ra. formula_4 formula_5 formula_6 Và đây là mối liên hệ giữa thể tích khí và công sinh ra.Vì nội năng của khí phụ thuộc vào nhiệt độ mà nhiệt độ không đổi trong quá trình đẳng nhiệt nên nhiệt nhận vào sẽ bằng công sinh ra. formula_7 Ứng dụng. Quá trình đẳng nhiệt xảy ra trong rất nhiều hệ, đa phần là các loại động cơ nhiệt... Trên thực tế, khi nén khí như vậy, quá trình sẽ bao gồm sự biến đổi của cả ba đại lượng xác định chất khí là nhiệt độ, áp suất và thể tích, điển hình là khi nén khí, nhiệt độ sẽ tăng theo độ nén khí (công sinh ra chuyển thành nhiệt do một phần nội năng biến đổi).
1
null
Phương diện quân Karelia (tiếng Nga: "Карельский фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Lịch sử. Phương diện quân Karelia được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1941 dựa trên chỉ lệnh của Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 23 tháng 8 năm 1941, về việc chia Phương diện quân Bắc thành Phương diện quân Karelia và Phương diện quân Leningrad. Biên chế của phương diện quân Karelia gồm các tập đoàn quân 7, 14, các đơn vị độc lập chiến đấu ở vùng cực và Karelia. Ngoài ra còn được phối thuộc Hạm đội Biển Bắc. Tháng 9 năm 1941, tập đoàn quân 7 không còn nằm trong biên chế của phương diện quân và trực thuộc STAVKA. Các trận phòng thủ của phương diện quân được tiến hành từ vùng Bắc Cực và Karelia của Liên Xô tới bờ phía bắc của hồ Ladoga. Đến cuối năm 1941, phương diện quân Karelia đã chặn được bước tiến của quân Đức và ổn định được chiến tuyến. Bắt đầu năm 1942, phương diện quân thực hiện các chiến dịch tấn công và phòng thủ, kết quả là đã phá vỡ được kế hoạch tiến quân của quân Đức tại phía bắc. Giữa năm 1942, các tập đoàn quân 19, 26, 32 được thành lập từ các đơn vị của phương diện quân. Cuối năm 1942, không quân của phương diện quân hợp nhất thành tập đoàn quân không quân 7. Tháng 2 năm 1944, tập đoàn quân hợp thành 7 được đưa trở lại biên chế của phương diện quân. Trong các chiến dịch phản công vào tháng 6-9 năm 1944, các đơn vị của phương diện quân đã giải phóng Karelia, vùng Bắc Cực của Liên Xô, khôi phục lại biên giới với Phần Lan và Na Uy. Phương diện quân giải thể vào ngày 15 tháng 11 năm 1944 theo chỉ lệnh của STAVKA ra ngày 7 tháng 11 năm 1944. Bộ chỉ huy và các đơn vị rút về làm lực lượng dự bị của STAVKA. Tháng 4 năm 1945, các đơn vị được chuyển đến vùng Viễn Đông và thành lập Phương diện quân Viễn Đông 1.
1
null