text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Varginha là đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Varginha nổi bật là một trong những trung tâm thương mại và sản xuất cà phê lớn của Brasil và thế giới. Thành phố này còn là trung tâm xuất khẩu cà phê tiêu thụ hầu hết sản lượng của miền nam Minas Gerais, thực hiện việc buôn bán ngũ cốc với một số quốc gia. Thành phố cách đều ba khu vực đô thị lớn nhất ở Brasil (Belo Horizonte, Rio de Janeiro và São Paulo). Thành phố này nằm gần Rodovia Fernão Dias. Thành phố được kết nối qua Sân bay Chuẩn tướng Trompowsky .
Varginha đạt được danh tiếng vừa phải trong giới nghiên cứu UFO nhờ cái gọi là sự kiện UFO Varginha vào năm 1996, trong đó hai sinh vật ngoài hành tinh được cho là đã bị người dân địa phương phát hiện và rồi về sau bị Quân đội Brasil, cùng với cảnh sát và sở cứu hỏa địa phương bắt giữ. Sau biến cố này, thành phố bắt đầu đầu tư vào "du lịch UFO". Ngày nay có những bến xe buýt hình phi thuyền và một tháp nước ở trung tâm thành phố cũng có dạng phi thuyền. Tháng 8 năm 2004, các nhà nghiên cứu UFO từ khắp Brasil đã cùng nhau tham dự Đại hội UFO lần I ở Varginha, được tổ chức với sự hỗ trợ của Tòa thị chính. | 1 | null |
Trần Đà (chữ Hán: 陳佗; trị vì: 707 TCN- 706 TCN hoặc 706 TCN-700 TCN), tên thật là Quy Đà (媯佗), là vị vua thứ 13 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Quy Đà là con thứ của Trần Văn công – vua thứ 11 nước Trần và là em của Trần Hoàn công – vua thứ 12 nước Trần. Ông sinh năm 754 TCN khi vua cha Trần Văn công mới lên ngôi. Mẹ ông là người nước Sái.
Năm 707 TCN, vua anh Hoàn công mất, Quy Đà lên ngôi.
Sử sách chép khác nhau về thời gian làm vua và kết cục của ông.
Theo Sử ký, ông chính là Trần Lệ công, ở ngôi 7 năm. Trong thời gian làm vua đã giết thế tử Miễn cũ – con Trần Hoàn công, sau đó bị người nước Sái giết để lập em Miễn là Dược, tức là Trần Lợi công. Theo Sử ký, Trần Đà thọ 55 tuổi.
Theo Xuân Thu và Tả truyện, ông làm vua chỉ vài tháng, bị người nước Sái giết khi đi săn. Người nước Trần lập cháu ông là Quy Dược làm vua, đó mới là Trần Lệ công, còn Trần Đà làm vua chưa đầy năm đã bị giết, không có thụy hiệu. | 1 | null |
Belle de Jour - "Người đẹp ban ngày" - là một phim Pháp do Luis Buñuel đạo diễn, công chiếu năm 1967, dựa theo tiểu thuyết cùng tên, xuất bản năm 1928 của nhà văn Joseph Kessel. Phim được chiếu tại Sài Gòn năm 1969, đã thu hút số lượng khán giả kỷ lục vào thời gian đó. Năm 2010, Belle de Jour được xếp thứ 56 trong Danh sách 100 phim hay nhất thế giới mọi thời đại do tạp chí Empire bầu chọn . Belle de Jour giành giải thưởng cao nhất Golden Lion - "Sư tử vàng - và giải Pasinetti về phim xuất sắc nhất tai Liên hoan Phim Venice năm 1967..
Truyện phim.
Séverine Serizy (Catherine Deneuve), là một nội trợ trẻ đẹp, nhưng không đạt được hứng thú khi quan hệ với chồng, bác sĩ Pierre Serizy (Jean Sorel), mặc dù hai người rất yêu nhau.
Tại một khu nghỉ dưỡng, vợ chồng Serizy gặp hai bạn: Henri Husson (Michel Piccoli) và Renée (Macha Méril). Séverine không thích Husson, nhất là cái cách anh ta nhìn sỗ sàng vào mình. Trở về Paris, tình cờ Séverine gặp lại Husson tại sân quần vợt. Anh ta thú nhận ham thích cô, nhưng Séverine cự tuyệt, không cho Husson tiến tới. Trong khi nói chuyện, Husson có đề cập tới một nhà chứa hạng sang tại địa chỉ 11 Cite Jean de Saumer.
Để giải quyết ám ảnh về tình dục, Séverine tìm đến nhà chứa trên và làm việc hàng ngày từ 14 giờ đến 17 giờ, kịp về nhà vào buổi tối để chồng không biết, Chủ nhà chứa, Anaïs (Geneviève Page), đặt biệt danh cho Séverine là "Belle de Jour". Dần dần Séverine quen với một tay anh chị trẻ, Marcel (Pierre Clémenti), anh ta tạo được sự khoái cảm trong mơ cho cô. Tuy nhiên, do Marcel ngày càng đòi hỏi và ghen tuông, đồng thời Husson biết cô làm tại nhà chứa, nên Séverine quyết định nghỉ việc.
Marcel theo dõi, tìm đến nhà cô đe doạ sẽ kể chuyện cho chồng Séverine biết. Sau khi ra khỏi nhà, Marcel đợi tại góc đường, khi Pierre vừa về nhà Marcel bắn liền ba phát đạn rồi bỏ chạy. Cảnh sát truy đuổi, bắn gục Marcel. Pierre may mắn không chết nhưng bị hôn mê dài ngày, cuối cùng bị mù và tàn tật phải dùng xe lăn đi lại. Cảnh sát không tìm ra động cơ sát nhân của Marcel. Một thời gian sau Husson đến thăm, kể lại cho Pierre bí mật cuộc sống của vợ anh. Dù hiện diện, nhưng Séverine không hề ngăn cản Husson kể sự thật về mình. Phim kết thúc với cảnh Séverine tưởng tượng thấy Pierre bình phục lại và hai người sống hạnh phúc như cũ. | 1 | null |
BTR-70 là một loại xe bọc thép chở quân được phát triển vào cuối thập niên 1960 dưới tên mã định danh công nghiệp là GAZ-4905. Ngày 21/8/1972, nó được chấp nhận đưa vào trang bị và sau đó được xuất khẩu rộng rãi tới các nước khác bên ngoài Liên Xô. BTR-70 là xe chở quân thay thế cho BTR-60, nó gần giống với phiên bản BTR-60PB. Các cải tiến khác gồm giáp nặng hơn và lốp đặc biệt. Ở nhiều khía cạnh khác thì BTR-70 khá giống với BTR-60PB với một động cơ xăng mạnh hơn và vũ khí chính là một khẩu súng máy hạng nặng, vũ khí phụ là súng máy PKT trên tháp súng. | 1 | null |
Trần Lệ công (chữ Hán: 陳厲公; trị vì: 706 TCN - 700 TCN), là một vị vua của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách đề cập không thống nhất về tên húy, thân thế con người và cuộc đời Trần Lệ công.
Trong Sử ký.
Theo Sử ký, Trần Lệ công tên thật là Quy Đà (媯佗), là con thứ của Trần Văn công – vua thứ 11 nước Trần và là em của Trần Hoàn công – vua thứ 12 nước Trần. Ông sinh năm 754 TCN khi vua cha Trần Văn công mới lên ngôi. Mẹ ông là người nước Sái.
Năm 707 TCN, vua anh Hoàn công mất, Quy Đà lên ngôi, tức là Trần Lệ công.
Năm 705 TCN, Trần Lệ công sinh ra công tử Hoàn – người sau này di cư sang nước Tề và trở thành tổ tiên của dòng họ Điền Tề.
Khoảng năm 701 TCN, ông giết chết con Trần Hoàn công là thế tử Miễn. Thế tử Miễn còn 3 người em là Quy Dược, Quy Lâm và Quy Chử Cữu. Những người này liên kết với những thủ hạ thế tử Miễn, nhờ người nước Sái dụ ông sang nước Sái rồi hợp sức giết chết ông. Sau đó người nước Trần lập Quy Dược lên ngôi, tức là Trần Lợi công.
Theo trình tự tại Sử ký, Trần Lệ công Quy Đà là vị vua "thứ 13" nước Trần, ở ngôi 7 năm.
Trong Kinh Xuân Thu và Tả truyện.
Theo Kinh Xuân Thu và Tả Truyện, Trần Lệ công tên thật là Quy Dược (媯躍), là con thứ của Trần Hoàn công – vua thứ 12 nước Trần và là em của thế tử Quy Miễn. Năm 707 TCN, vua cha Hoàn công mất, chú ông là Quy Đà giết thế tử Miễn anh ông lên ngôi.
Năm 706 TCN, Trần Đà bị người nước Sái giết chết trong khi đi săn. Người nước Trần lập Quy Dược lên ngôi, tức là Trần Lệ công. Theo Kinh Xuân Thu và Tả Truyện, Trần Đà không có thụy hiệu.
Trần Lệ công sinh ra công tử Hoàn – người sau này di cư sang nước Tề và trở thành tổ tiên của dòng họ Điền Tề.
Trịnh Trang công bỏ không vào triều kiến thiên tử nhà Chu. Chu Hoàn Vương tức giận huy động nước Sái, nước Vệ và nước Trần đánh Trịnh. Trần Lệ công mang quân giúp Chu Hoàn vương, hai bên chạm trán ở Nhu Cát. Liên quân thiên tử và chư hầu bị quân Trịnh đánh bại, bản thân vua Chu bị thương.
Năm 700 TCN, Trần Lệ công qua đời. Ông ở ngôi được 7 năm. Em ông là Quy Lâm lên nối ngôi, tức là Trần Trang công.
Theo trình tự tại Kinh Xuân Thu, Trần Lệ công là vua thứ 14 nước Trần và cũng ở ngôi 7 năm.
Điểm giống và khác về sử liệu.
Dù phản ánh về hai con người khác nhau (một người là chú, một người là cháu, 2 người khác tên, khác năm mất), nhưng sử liệu thống nhất các thông tin sau về Trần Lệ công: | 1 | null |
BPM-97 ("Boyevaya Pogranichnaya Mashina" - "Xe chiến đấu của Lực lượng biên phòng ") hay Выстрел (Vystrel) là tên định danh của quân đội Nga cho xe bọc thép bánh lốp 4x4 KAMAZ 43269 Vystrel. Hiện nó vẫn đang trong giai đoạn mẫu thử và hai chiếc được trang bị các tháp pháo khác nhau giống như BTR-80A. Xe dựa trên KAMAZ-43269 và trang bị cho Bộ đội Biên phòng Nga. Mẫu mới nhất có cửa kính chống đạn và không có tháp súng. Hiện ngoài Nga có Kazakhstan đặt mua loại xe này. | 1 | null |
BTR-94 là một loại xe bọc thép chở quân ("Bronetransporter") bánh lốp lội nước của Ukraina, đây là một phiên bản sửa đổi của xe bọc thép BTR-80 của Liên Xô. Tháp pháo BAU-23x2 của BTR-94 lớn hơn so với tháp pháo BPU-1 của BTR-80 và trang bị pháo nòng kép 23x115mm 2A7M với 200 viên đạn, một súng máy đồng trục 7,62 mm với 2000 viên đạn, 6 ống phóng lựu đạn khói 81 mm và một kính ngắm quang học kết hợp 1PZ-7-23. Mỗi pháo 2A7M có tốc độ bắn tối đa đạt 850 viên/phút. Mô-đun BAU-23x2 có thể được đặt trên các xe bọc thép khác như BTR-70 hoặc Ratel IFV.
Jordan đặt mua 50 BTR-94 vào năm 1997, chiếc đầu tiên giao vào năm 2000. Iraq có 50 BTR-94 do Jordan tặng vào năm 2004, trang bị cho Lữ đoàn cảnh sát cơ giới. | 1 | null |
Trần Lợi công (chữ Hán: 陳利公; trị vì: 700 TCN), tên thật là Quy Dược (媯躍), là vị vua thứ 14 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách đề cập khác nhau về Quy Dược và thụy hiệu Lợi công chỉ được nhắc tới trong Sử ký.
Trong Sử ký.
Theo Sử ký, Quy Dược là con thứ của Trần Hoàn công – vua thứ 12 nước Trần và là em của thế tử Quy Miễn. Năm 707 TCN, vua cha Hoàn công mất, chú ông là Quy Đà lên ngôi.
Khoảng năm 701 TCN, Quy Đà giết chết anh Quy Dược là Quy Miễn. Ông cùng 2 em là Quy Lâm và Quy Chử Cữu liên kết với người nước Sái, nhờ họ dụ Quy Đà (mà Sử ký gọi là Trần Lệ công) sang rồi hợp sức giết chết. Sau đó người nước Sái lập ông lên làm vua, tức là Trần Lợi công.
Thụy hiệu Lợi công chỉ được Sử ký đề cập. Ông làm vua chỉ 5 tháng thì qua đời. Người nước Trần lập em ông là Quy Lâm lên ngôi, tức là Trần Trang công.
Trong Kinh Xuân Thu và Tả truyện.
Theo Kinh Xuân Thu và Tả Truyện, Quy Dược con Trần Hoàn công chính là Trần Lệ công. Còn Trần Đà không có thụy hiệu, chỉ làm vua chưa đầy 1 năm thì bị người nước Sái giết chết trong khi đi săn. Người nước Trần lập Quy Dược lên ngôi, tức là Trần Lệ công.
Theo Kinh Xuân Thu và Tả truyện, Quy Dược (thụy hiệu là Trần Lệ công) qua đời năm 700 TCN. Ông ở ngôi được 7 năm. Em ông là Quy Lâm lên nối ngôi, tức là Trần Trang công.
So sánh sử liệu.
Trình tự các vua Trần và sự kiện theo Sử ký:
12. Trần Hoàn công => 13. Trần Lệ công Đà (lên ngôi mới giết thế tử Quy Miễn cũ) => 14. Trần Lợi công => 15. Trần Trang công
Trình tự các vua Trần theo Kinh Xuân Thu và Tả Truyện:
12. Trần Hoàn công => 13. Trần Đà (giết thế tử Quy Miễn giành ngôi, không thụy hiệu) => 14. Trần Lệ công Dược => 15. Trần Trang công | 1 | null |
Khát nước lớn (danh pháp hai phần: "Clamator glandarius") là một loài chim thuộc họ Cu cu. Nó là một loài chim nhập cư vào mùa hè phổ biến rộng rãi về phía đông nam và tây Nam Âu và Tây Á, và mùa đông ở châu Phi. Nó là một loài đẻ nhờ vào tổ của loài chim khác corvidae (đặc biệt là ác là), và chim sáo đá.
Loài này là hơi lớn hơn cu cu thông thường với chiều dài 35–39 cm, nhưng có vẻ lớn hơn nhiều với đôi cánh rộng và đuôi dài và hẹp. | 1 | null |
Bệnh phụ khoa là một cách nói chung về các bệnh liên quan tới các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng)...
Phân loại.
Các bệnh phụ khoa phổ biến gồm:
Tác hại.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, lưu thai (thai bị chết lưu), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.
Ung thư cổ tử cung thường tấn công vào phụ nữ 35 - 40 tuổi trở đi. Đây là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay.
Các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. | 1 | null |
Fernando de Noronha (tiếng Bồ Đào Nha phát âm: [feʁnɐdu dʒi noɾõɲɐ]) là một quần đảo cách bờ biển Brazil 354 km (220 dặm). Quần đảo bao gồm 21 đảo và đảo nhỏ thuộc Đại Tây Dương. Hòn đảo chính có diện tích 18,4 km vuông và dân số 3.012 người (năm 2010). Khu vực này là một đô thị biệt của bang Pernambuco (dù nó gần với bang Rio Grande do Norte hơn). Nó đã được chỉ định là một di sản thế giới của UNESCO. Để tới được đây, du khách có thể nhận đi bằng máy bay hoặc tàu thủy từ thành phố Recife (cách quần đảo 545 km) hoặc bằng máy bay từ Natal (cách quần đảo 360 km). Du khách sẽ phải trả một khoản lệ phí nhỏ khi tới đây. Khu vực thiên nhiên này được quản lý bởi IBAMA (Viện Môi trường và Tài nguyên). | 1 | null |
Bắc Triều Tiên (tức "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên") có mức độ kiểm duyệt rất cao và hoàn toàn không có tự do báo chí. Chỉ số tự do báo chí của Triều Tiên gần như luôn ở chót bảng xếp hạng được công bố hàng năm bởi tổ chức Phóng viên không biên giới. Từ năm 2007 đến năm 2010 thì Triều Tiên xếp hạng thứ 2 từ dưới lên trong tổng số 169 quốc gia (chỉ có Eritrea có xếp hạng thấp hơn), và kể từ năm 2002 trở đi thì được xếp hạng ở mức độ tệ nhất thế giới.
Tất cả các ấn phẩm truyền thông được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sở hữu và điều khiển. Và như thế thì tất cả sẽ phải lấy tin từ một nguồn là Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên. Các ấn phẩm phần lớn hướng về tuyên truyền chính trị và quảng bá sùng bái cá nhân cho Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật. Ngoài ra báo chí còn đều đặn đưa tin sai sự thật và đăng các bài hùng biện mạnh mẽ nhằm bêu xấu phương Tây, Kitô giáo, Hoa Kỳ, Israel, Nhật Bản, và Hàn Quốc.
Kẻ thù của Internet.
Năm 2006, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Julien Pain, phụ trách mảng Internet của tổ chức) miêu tả Triều Tiên là một hố đen Internet tệ nhất thế giới trong danh sách 13 nước được xếp hạng là Kẻ thù của Internet.
Truy cập internet là bất hợp pháp ở Triều Tiên. Chỉ một số rất ít cơ quan chính phủ có khả năng truy cập internet thông qua một đường truyền thuê từ phía Trung Quốc. | 1 | null |
Paraty là một đô thị bảo tồn Chế độ thực dân Bồ Đào Nha và Gia đình Hoàng gia Brasil nằm ở bang Rio de Janeiro, Brasil. Dân số của nó là khoảng 36.000 người. Nó nằm bên bờ biển Costa Verde ("Bờ biển Xanh"), một hành lang xanh tươi tốt chạy dọc theo bờ biển của bang Rio de Janeiro. Paraty đã trở thành một địa điểm du lịch, được biết đến với thị trấn lịch sử, bờ biển và núi non. Trung tâm lịch sử của thành phố cùng bốn khu vực Rừng Đại Tây Dương đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2019 với tên gọi "Paraty và Ilha Grande".
Địa lý.
Thị trấn nằm bên bờ vịnh Ilha Grande, nơi có nhiều hòn đảo nhiệt đới. Nằm ở độ cao 1.300 mét phía sau thị trấn là những khu rừng nhiệt đới, núi và thác nước. Đây là đô thị nằm ở cực nam và cực tây của bang Rio de Janeiro. Paraty được IPHAN liệt kê là Di tích lịch sử quốc gia. Hơn 80% diện tích của nó được bảo vệ bởi các đơn vị bảo tồn gồm: Khu bảo vệ môi trường Cairuçu, Trạm sinh thái Tamoios, Vườn quốc gia Serra da Bocaina, Khu bảo vệ môi trường Vịnh Paraty, Paraty-Mirim và Saco do Mamanguá, Khu bảo tồn sinh thái Juatinga. Gần đó là Công viên bang Serra do Mar, một khu vực bảo tồn của bang São Paulo. Paraty cũng bao gồm một ngôi làng bản địa, một trại định cư của người Brasil gốc Phi.
Nhiệt độ của khu vực dao động từ . | 1 | null |
Rio das Ostras là một đô thị thuộc bang Rio de Janeiro, Brasil. Đô thị này có diện tích 230,621 km², dân số năm 2007 là 49868 người, mật độ 216,2 người/km².
Thành phố đã bị ảnh hưởng bởi môi trường do ô nhiễm của các bãi biển, sông và đầm phá do thiếu vệ sinh cơ bản và suy thoái môi trường do nghề nghiệp bất hợp pháp trong các khu vực bảo vệ môi trường (APAs) để bảo vệ và bảo tồn các thuộc tính sinh học (động vật và thực vật). Việc xả nước thải nội địa từ nhà cửa và doanh nghiệp đã gây ra hiện tượng phú dưỡng trong hệ sinh thái một cách hung hăng.
Sự tham nhũng có hệ thống của đô thị bắt đầu từ sự giải phóng chính trị - hành chính vào ngày 10 tháng 4 năm 1992 và phá hủy phần lớn Rio das Ostras cho đến nay không có loại vệ sinh cơ bản nào. Việc thiếu nước uống, nước thải, lát đường công cộng và giao thông công cộng là những vấn đề cũ và mang tính hệ thống đối với một đô thị nhận hàng nghìn tỷ đồng tiền bản quyền dầu mỏ.
Ngày nay, phần lớn bờ biển của Rio das Ostras phải chịu đựng sự tiến bộ của biển, xói mòn và các công trình không đều đặn. Ở khu vực thành thị có sự gia tăng đáng kể các khu ổ chuột, bạo lực, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội. Việc thiếu vệ sinh cơ bản ảnh hưởng đến mọi đô thị. | 1 | null |
Teresópolis (tiếng Bồ Đào Nha: "Município de Teresópolis" / Hạt Teresópolis, phát âm: Mu-ni-xí-pi-ô đê Tê-rê-xố-pô-li-xơ) là một tiểu đô thị thuộc bang Rio de Janeiro, Brasil. Đô thị có diện tích 770,507 km², dân số năm 2007 đạt 150.921 người, mật độ 195,9 người/km². Địa điểm này được biết đến là trụ sở của Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil. | 1 | null |
Canela, có nghĩa Quế (hoặc tibia) trong tiếng Bồ Đào Nha), là một thị trấn nằm ở Serra Gaúcha của Rio Grande do Sul, Brazil. Cả Canela và vùng lân cận Gramado là những khu du lịch quan trọng và cả hai đều thu hút nhiều du khách mỗi năm. Du lịch sinh thái rất phổ biến trong khu vực và có nhiều cơ hội để đi bộ đường dài, leo núi, cưỡi ngựa và đi bè trên sông.
Du lịch.
Điểm thu hút khách du lịch chính ở Canela là Parque do Caracol, Nhà thờ Stone và thác Caracol (Cascata do Caracol). Giống như thị trấn Gramado, Canela là một du lịch lớn thu hút trong mùa đông, nơi tuyết rơi có thể xảy ra, và trong kỳ nghỉ Giáng sinh và hội đồng thành phố Canela sàn hội đồng với đèn chiếu sáng và trang trí lễ hội khác.
Canela là một phần của Rota Romântica hoặc Đường Lãng mạn, một con đường vòng tuyệt đẹp.
Hình phục dựng sự cố trật đường ray Montparnasse đã được xây dựng bên ngoài công viên chủ đề bảo tàng Mundo a Vapor trong thành phố. | 1 | null |
Frederico Westphalen là một đô thị thuộc bang Rio Grande do Sul, Brasil. Đô thị này có diện tích 264,975 km², dân số năm 2007 là 27308 người, mật độ 103,06 người/km².
Khí hậu.
Frederico Westphalen có khí hậu cận nhiệt đới với hai mùa rõ ràng: mùa hè (tháng 10 đến tháng 4) và mùa đông (tháng 5 đến tháng 9). | 1 | null |
Robert Maillart (1872-1940) là một kĩ sư xây dựng người Thụy Sĩ,người đã cách mạng nền xây dựng dựa trên bê tông cốt thép. Ông là tác giả thiết kế của nhiều cây cầu bê tông nổi tiếng ở Thụy Sĩ như Cầu Salginatobel, Cầu Tavanasa hay cầu Schwandbach còn vận hành tới ngày nay. Các kĩ thuật do ông phát triển đã tiết giảm đáng kể khối lượng bê tông sử dụng so với kết cấu phổ biến đầu thế kỷ 20 và đem lại những thiết kế thanh thoát hơn, giàu tính thẩm mĩ hơn. Khi ông còn sống các cách tân này không được đánh giá cao rộng rãi, ngay cả trong giới chuyên môn. Từ khoảng những năm 1970 những ý tưởng của Maillart mới được công nhận rộng rãi và phổ biến trên thế giới, chẳng hạn thiết kế đáy cầu dạng hộp đã trở thành kinh điển cho các cầu bê tông hiện đại.
Thời trẻ.
Robert Maillart sinh ra ở Berne, Thụy Sĩ. Ông đã theo học Viện Công nghệ Liên bang Zurich. Maillart đã không nổi trội trong học tập lý thuyết, nhưng hiểu sự cần thiết phải thực hiện các giả định và hình dung khi phân tích một cấu trúc. Một phương pháp truyền thống trước những năm 1900 là sử dụng hình dạng có thể được phân tích một cách dễ dàng bằng cách sử dụng toán học.
Viêc lạm dụng toán học này khiến Maillart thấy khó chịu, do ông rất thích tránh và sử dụng nhận thức thông thường để dự đoán hiệu suất quy mô đầy đủ. Ngoài ra, ông ta hiếm khi được thử nghiệm cầu của mình trước khi xây dựng, chỉ sau khi hoàn thành, ông sẽ xác minh các cây cầu là phù hợp. Ông thường được thử nghiệm cầu của mình bằng cách đi qua chúng. Thái độ đối với thiết kế và xây dựng cây cầu này là những gì mang đến cho ông thiết kế sáng tạo của ông.
Sự nghiệp.
Maillart trở về Bern để làm việc trong ba năm với pumpin Herzog (1894-1896). Ông đã tiếp theo làm việc hai năm với thành phố Zurich, sau đó cho một vài năm với một công ty tư nhân.
Đến năm 1902, Maillart thành lập công ty riêng của mình, Maillart & Cie. Năm 1912 ông chuyển gia đình của mình sang Nga trong khi ông quản lý xây dựng các dự án lớn cho các nhà máy lớn và các nhà kho ở Kharkov, Riga và Saint Petersburg, do Nga lúc đó đàng quá trình công nghiệp hóa, với sự giúp đỡ của các khoản đầu tư Thụy Sĩ. Không biết gì về sự bùng nổ của thế chiến I, Maillart và gia đình đã bị bắt giữ trong quốc gia này. Năm 1916, vợ ông qua đời, và vào năm 1917 cuộc Cách mạng Cộng sản và quốc hữu tài sản khiến ông mất các dự án và trái phiếu của mình. Khi Maillart goá vợ và ba đứa con trở về Thụy Sĩ, ông không còn một xu dính túi và ngập trong nợ nần ngân hàng Thụy Sĩ. Sau đó ông đã phải làm việc cho các công ty khác, nhưng những thiết kế tốt nhất của ông vẫn còn tới. Năm 1920, ông chuyển đến một văn phòng kỹ thuật ở Geneva, mà sau này có văn phòng ở Bern và Zurich. | 1 | null |
São Miguel das Missões (; tiếng Bồ Đào Nha cho "Khu truyền giáo của Thánh Micae") còn được gọi là São Miguel Arcanjo, và trước đây tên tiếng Tây Ban Nha là Khu truyền giáo San Miguel Arcángel là một di sản thế giới của UNESCO nằm ở thị trấn São Miguel das Missões, phía tây bắc của bang Rio Grande do Sul, miền nam Brasil.
Lịch sử.
São Miguel das Missões được xây dựng từ 1735 đến khoảng 1745 với tên gọi ban đầu là San Miguel Arcángel. Đây là một trong những thuộc địa Tây Ban Nha dòng Tên ở Argentina, Brazil, Paraguay và Bolivia. Các nhà truyền giáo dòng Tên Tây Ban Nha đã thành lập khu truyền giáo với mục tiêu chuyển đổi tôn giáo cho những người Guaraní sang Cơ đốc giáo và bảo vệ người dân địa phương khỏi những người buôn bán nô lệ Bồ Đào Nha được biết đến là "Bandeirantes".
Hiệp ước Madrid năm 1750 đưa khu vực từ Tây Ban Nha sang Bồ Đào Nha và các nhiệm vụ của các linh mục dòng Tên được lệnh di chuyển đến lãnh thổ Tây Ban Nha, phía tây của sông Uruguay. Các bộ lạc Guarani từ chối việc rời khỏi quê hương. Điều này dẫn đến chiến tranh Guarani, và chấm dứt của sứ mạng này sau khi một trận chiến chống lại một đội quân của hai đế quốc thực dân Bồ Đào Nha-Tây Ban Nha, dẫn đến việc thực thi lại biên giới mới được sắp xếp lại giữa hai cường quốc này.
Nhà thờ Angelopolitana được xây dựng vào những năm 1920 gần thành phố Santo Ângelo, là mô hình sau này của São Miguel das Missões. Các kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha của di tích và địa điểm khảo cổ của São Miguel das Missões là một phần di sản của UNESCO vào năm 1984. Các khu vực được bảo vệ bao gồm 1,229.8 km2 (474,8 mi ²). | 1 | null |
Águas Mornas là một đô thị thuộc bang Santa Catarina, Brasil. Đô thị này có diện tích 360,7 km², dân số năm 2007 là 5140 người, mật độ 14,2 người/km².
Đô thị này nằm vĩ độ 27 º 41'38 "nam và kinh độ 48 º 49'25" tây, với độ cao 70 mét (trụ sở cơ quan chính quyền), có diện tích 360,757 km ². Du lịch là ngành kinh tế chủ yếu của khu vực này. Đô thị được biết đến với các suối khoáng nóng thu hút hàng ngàn khách du lịch trong hồ bơi của họ với nước ở 39 °C quanh năm. | 1 | null |
Chapecó là một thành phố và đô thị tự quản thuộc bang Santa Catarina, Brasil. Đô thị này có diện tích 624,308 km², dân số năm 2007 là 164992 người, mật độ 263,9 người/km².
Thành phố được những người nhập cư Ý thành lập vào ngày 25 tháng 8 năm 1917. Phần lớn dân cư thành phố là người gốc Ý, Đức và Ba Lan. Thành phố có khu công nghiệp-nông nghiệp lớn và có một trong các nhà máy chế biến thịt lớn nhất Nam Mỹ. Thành phố là thủ phủ của giáo phận Chapecó. Thành phố có sân bay Serafin Enoss Bertaso. | 1 | null |
Jaraguá do Sul là một đô thị thuộc bang Santa Catarina, Brasil. Đô thị này có diện tích 532,59 km², dân số năm 2007 là 130060 người, mật độ 244,04 người/km².
Thành phố được thành lập vào ngày 25 tháng 7 năm 1876 bởi kỹ sư và đại tá Emilio Carlos Jourdan và gia đình ông. Thành phố được ban đầu được đặt tên là Jaragua, nhưng sau đó được đổi tên thành Jaragua do Sul do một thành phố khác trong bang Goiás đã được đặt tên Jaraguá.
Thành phố Campo Alegre và São Bento do Sul ở phía bắc; Blumenau, Massaranduba, Pomerode và Rio dos Cedros về phía nam; Guaramirim, Joinville và Schroeder ở phía đông và Corupá ở phía tây.
Sông Itapocu là sông quan trọng nhất của Jaragua do Sul, băng qua thành phố, với các sông Jaragua và sông Itapocuzinho sông nhánh chính của nó.
Khí hậu được xem là ôn đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21 °C. Trong mùa hè nhiệt độ thường vượt quá 35 độ C, mặc dù họ có thể lên đến 40 °C trong một vài ngày. Mùa đông tương đối lạnh cho các tiêu chuẩn của Brasil, với nhiệt độ tối thiểu trung bình khoảng 12 °C trong những tháng của tháng 6 và tháng 7. Sương giá xảy ra hầu như mỗi mùa đông. Nhiệt độ 0 độ là hiếm, và mốc đó đã đạt được gần đây nhất là vào ngày 14 tháng 7 năm 2000. Nhiệt độ thấp nhất xảy ra vào ngày 19 tháng 7 năm 1975, khi nhiệt kế ghi -2 °C. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 42,5 °C vào ngày 3 tháng 1 năm 1973.
Kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp luyện kim và quần áo. Thành phố là nguồn gốc cho một số công ty trên toàn thế giới, như WEG (điện động cơ và điện tử công nghiệp), Marisol (quần áo), Duas Rodas (gia vị), Malwee (quần áo), Menegotti (thiết bị xây dựng) và nhiều công ty khác. Thành phố này là nền kinh tế lớn thứ ba của bang. | 1 | null |
São Cristóvão (Bồ Đào Nha phát âm: [sɐw kɾistɔvɐw], Saint Christopher, tiếng Tây Ban Nha là San Cristobal) là một thị trấn cổ nằm ở tiểu bang Sergipe, Đông Bắc Brasil. Dân số của thị trấn là 75.104 người (2009) và diện tích của nó là 437 km ² . Đây là đô thị lớn thứ 3 ở tiểu bang này, sau Aracaju và Nossa Senhora do Socorro. Thị trấn có trường đại học Liên bang Sergipe.
Thị trấn là một cảng vận chuyển, cùng với các ngành công nghiệp xay xát và chưng cất.
Lịch sử.
Thị trấn cổ này được thành lập bởi người Bồ Đào Nha tên là Cristovao de Barros vào ngày 1 tháng 1 năm 1590 (trong thời gian khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả công quốc Napoli đều dưới sự cai trị của vua Felipe II của Tây Ban Nha), là một trong những nơi đầu tiên được thành lập tại Sergipe, khiến nó trở thành đô thị lâu đời thứ 4 ở Brazil. Sự phát triển của thị trấn theo mô hình đô thị Bồ Đào Nha theo hai kế hoạch: thị trấn cao hơn, nơi trụ sở của quyền lực dân sự và tôn giáo; và thị trấn thấp hơn, với các bến cảng, các nhà máy và dân số thu nhập thấp [3].
Năm 1637, nó bị xâm chiếm bởi người Hà Lan, khiến thị trấn hầu như bị phá hủy. Quân đội Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của bá tước Bagnoli, chống trả lại những người Hà Lan. Năm 1645 người Hà Lan đã bị đánh đuỏi khỏi Sergipe, lúc đó, thị trấn chỉ còn là một đống đổ nát.
Vào cuối thế kỷ 17, Sergipe đã được sáp nhập vào Bahia. Năm 1740, São Cristóvão bị xâm lược bởi các cư dân Vila Nova, ở phía bắc Sergipe, nổi loạn chống lại Bồ Đào Nha. Vào giữa thế kỷ 18, thị trấn được xây dựng lại hoàn toàn.
Ngày 08 tháng 7 năm 1820, theo nghị định của João VI của Bồ Đào Nha, Sergipe được tách ra, và São Cristóvão được chuyển đổi thành thủ phủ.
Cuối những năm nửa sau thế kỷ 19, các lãnh chúa của các nhà máy dẫn đầu một phong trào với mục đích di chuyển thủ phủ về một vùng khác, nơi có một cảng có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản xuất đường, nguồn kinh tế thu nhập chính của thị trấn.
Đây là thủ phủ của bang cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1855, khi Inacio Joaquim Barbosa chuyển thủ phủ về thành phố Aracaju. Từ thời điểm đó thị trấn này trải qua một quá trình suy giảm dân số và cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, mà chỉ có thể được giảm bớt vào đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của các nhà máy sản xuất dệt và đường sắt.
Năm 1967, thị trấn được chỉ định là một di tích quốc gia để bảo tồn kiến trúc thuộc địa của nó. Trong số các tòa nhà thiêng liêng quan trọng là: Nhà thờ Giáo hội và tu viện São Francisco (1693), Santa Casa de Misericordia (Tu viện được thành lập thế kỷ 17), Nhà thờ Đức Mẹ Maria (1751), Nhà thờ Giáo hội Đức Mẹ chiến thắng (1766) và một số nhà thờ quan trọng khác được xây dựng từ thế kỷ 18, bao gồm cả Giáo hội, Nhà thờ Giáo hội Đức Mẹ Amparo, và Tu viện São Bento. Bảo tàng Nghệ thuật Thánh của Giáo hội và Tu viện São Francisco, được xem là một trong những công trình quan trọng nhất ở Brazil.
Di sản văn hóa và quảng trường São Francisco.
Các tòa nhà tráng lệ và các công trình lịch sử của thị trấn, tập trung nhiều nhất là ở quảng trường São Francisco, đã được công nhận là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 2010.
Quảng trường São Francisco.
Quảng trường São Francisco của thị trấn cổ São Cristóvão là một không gian mở hình tứ giác bao quanh là các tòa nhà cổ kính xây dựng ngay từ thời kỳ đầu tiên như: Nhà thờ Giáo hội và tu viện São Francisco, Nhà thờ Giáo hội Santa Casa da Misericordia, cung điện của thị trấn và các tòa nhà lịch sử quan trọng khác. Quần thể tượng đài này, cùng với xung quanh là các ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 18, 19, tạo ra một cảnh quan đô thị, phản ánh lịch sử của thị trấn gắn liền với nguồn gốc của nó. Quảng trường São Francisco là một ví dụ về kiến trúc điển hình của sự tôn giáo phát triển ở phía Đông bắc Brazil.
Giáo hội và Tu viện San Francisco.
Còn được gọi với cái tên là tu viện Santa Cruz, tu viện San Francisco đã được thành lập bởi Correa Bernardo Leitão vào năm 1659. Vốn đầu tư xây dựng được vận động quyên góp từ những người dân trong vùng.
Trong thế kỷ 19, cơ sở tu viện được sử dụng để đặt Đại hội đồng tỉnh và Kho bạc tỉnh (trước đây là tỉnh).
Trong giữa thế kỷ 19, tháp chuông bị đe dọa sụp đổ vì nền móng của nó được làm bằng gạch sống và không thể chịu được trọng lượng. Vì vậy, chính quyền tỉnh đã quyết định xây dựng lại một tòa tháp mới, nhưng thủ phủ của tỉnh đã được chuyển đến Aracaju, vì vậy tòa tháp thứ hai đã không được hoàn thành.
Với lệnh cấm các dòng tu mới du nhập vào, dưới triều đại của Pedro II của Bồ Đào Nha, tòa nhà đã bị bỏ hoang cho đến năm 1902, khi nó được cải tạo lại bởi các nhà sư Đức. Cải cách này kết thúc với việc tháp chuông được hoàn thành vào năm 1908. Một lần nữa vào năm 1938, với một cuộc cải tạo nữa đã đem lại cho nó một phong cách Art Deco nhưng không cân xứng với phong cách thuộc địa. Vì vậy, viện di sản lịch sử và nghệ thuật quốc gia đã quyết định phá hủy tháp chuông này vào năm 1941 để xây dựng tháp hiện tại vào năm 1943, có phong cách được tích hợp phù hợp với quần thể kiến trúc.
Nhà thờ có một hiên được tạo bởi bốn vòm đá. Hiện nay, tu viện là Bảo tàng Nghệ thuật Thánh.
Nhà thờ Giáo hội Santa Casa de Misericordia.
Nơi đây phục vụ với mục đích như một trường học và là nhà cho các nữ tu sĩ. Thế kỷ 19, nơi đây là một bệnh viện, nhưng sau đó không lâu đã phải đóng cửa vì mất viện trợ cùng việc không có đủ trang thiết bị cần thiết và bác sĩ chữa bệnh.
Năm 1922, tòa nhà được quản lý và sử dụng như là một trại trẻ mồ côi. | 1 | null |
Trận La Rothière là một trận đánh diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 1814 trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu. Trận chiến này là cuộc tấn công dữ dội của quân Liên minh thứ sáu dưới sự chỉ huy của tướng Phổ là Gebhard von Blücher nhằm vào các cứ điểm của quân Pháp dưới quyền Hoàng đế Napoléon Bonaparte xung quanh thị trấn La Rothière (Pháp). Phe Đồng minh có quân số áp đảo nhưng băng tuyết đã khiến cho quân Pháp cầm cự được trong phần lớn ngày. Giao tranh xảy ra ác liệt dưới thời tiết khắc nghiệt và các binh sĩ hai bên đều được xem là đã chiến đấu dũng cảm và La Rothière cũng ba lần đổi chủ. Cuối cùng, quân Nga giữ được La Rothière, các cuộc phản kích của quân Pháp đã bị đập tan. Sau 12 tiếng đồng hồ giao chiến, trận đánh kết thúc với thắng lợi chiến thuật của liên quân, đồng thời là thất bại đầu tiên của Napoléon và quân đội ông trên đất Pháp. Thảm bại này đã hạ thấp trầm trọng sĩ khí quân Pháp và gây cho cư dân địa phương thoái chí.
Thái độ kiên quyết cũng như cách sử dụng địa thế tài tình của Blücher được xem là đã mang lại chiến thắng cho ông và ông được Nga hoàng Aleksandr khen ngợi vì chiến công của mình. Ngoài ra, trận La Rothière cũng được xem là một chiến tích tiếp tục thể hiện thiên tài quân sự và tầm nhìn xa trông rộng của Tham mưu trưởng Joseph Radetzky von Radetz của Áo. Ông được Nga hoàng, vua Friedrich Wilhelm III của Phổ và Vương quốc Bayern tặng thưởng. Thêm nữa, sự hiện diện của Nga hoàng và vua Phổ cũng được xem là đã gia tăng khí phách cho trận chiến. Và, Tổng tư lệnh quân Liên minh là Thống chế Schwarzenberg cũng được ca ngợi vì sự dàn xếp đúng đắn của ông cho trận chiến này. Pháo binh Pháp không thể kéo pháo giữa băng giá và vài chục khẩu pháo của họ bị liên quân thu giữ, không những thế vài ngàn quân Pháp cũng bị bắt làm tù binh. Cả hai bên đều có 6.000 quân tử trận và bị thương, nhưng quân của Napoléon bị tàn tạ và phải triệt thoái trong hỗn loạn trong khi quân Đồng minh dễ dàng bù đắp cho thiệt hại của mình. Được chiến thắng La Rothière cổ vũ, quân đội của Blücher sau đó bắt đầu kéo tới Paris, góp phần đẩy Napoléon vào tình hình nguy kịch. | 1 | null |
Chrysopa perla là một loài côn trùng trong họ Chrysopidae thuộc bộ Neuroptera. Loài này được Linnaeus miêu tả năm 1758.
Loài này phổ biến ở hầu hết châu Âu và ở các vùng ôn đới của châu Á.
Loài này thích khu vực mát mẻ và râm mát, chủ yếu là trong rừng rụng lá, rừng ẩm ướt, mép rừng, hàng rào, đồng cỏ cây bụi và cây bụi. Con trưởng thành dài đến với sải cánh . Màu cơ bản của cơ thể là màu xanh lá cây. Cánh xanh lá cây-xanh lam với các vân đen. Chúng chuyển qua màu vàng nhạt vào mùa Đông. Nhiều vết đen xuất hiện trên đầu, ngực và dưới bụng. The second antennal segment is black. Loài này khá giống với "Chrysopa dorsalis", với một đốm nhạt hình ô van giữa các mắt, mà hơi tròn ở "C. perla". | 1 | null |
Chiến dịch Kerch-Eltigen là một chiến dịch đổ bộ đường biển do Hồng quân Liên Xô tổ chức, diễn ra trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Khởi sự ngày 31 tháng 10 và kết thúc ngày 11 tháng 12 năm 1943, chiến dịch do Phương diện quân Bắc Kavkaz và Hạm đội Biển Đen phối hợp thực hiện với mục tiêu tạo dựng một bàn đạp trên bán đảo Kerch thuộc phía Đông của Krym, làm tiền đề cho việc đánh bại hoàn toàn Tập đoàn quân 17 (Đức) tại khu vực này. Qua hơn một tháng chiến đấu, đầu cầu đổ bộ thứ hai tại Eltigen trên hướng phụ công bị quân Đức và Rumani chiếm lại nhưng đầu cầu đổ bộ trên hướng chủ công tại khu vực mũi Yenikale (Đông Bắc thành phố Kerch) được củng cố vững chắc và trở thành bàn đạp cho mũi trợ công của Tập đoàn quân độc lập Duyên hải phối hợp với Phương diện quân Ukraina 4 đánh tan Tập đoàn quân 17 (Đức) giải phóng toàn bộ bán đảo Krym nửa năm sau đó.
Bối cảnh.
Đến nửa cuối năm 1943, sau các chiến thắng tại Novorossiysk và Taman, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn trục xuất quân Đức khỏi khu vực Kavkaz và tiến sát đến bờ biển phía Đông của bán đảo Krym. Quân Đức lui về cố thủ tại khu vực bán đảo Kerch, mỏm đất nằm tại phần phía Đông của Krym, cách bán đảo Taman một eo biển nhỏ: eo Kerch. Ngoài việc củng cố các công sự trên đất liền, quân đội Đức còn thả thủy lôi và bố trí nhiều bãi mìn dọc theo bờ biển nhằm ngăn chặn quân đội Liên Xô vượt biển đánh vào đây.
Kế hoạch ban đầu nhằm giải phóng Krym của quân đội Liên Xô không đặt mục tiêu đổ bộ lên bán đảo Kerch. Ngày 22 tháng 9 năm 1943, Nguyên soái A.M.Vasilevsky đề nghị chuyển toàn bộ các đơn vị của Phương diện quân Bắc Kavkaz về eo đất Perekop để tập trung binh lực từ phía Bắc đột kích vào Krym từ hai hướng Perekop và Chongar. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô nhận thấy kế hoạch này có ưu điểm là tập trung binh lực, tạo sức đột phá nhanh, mạnh và dứt điểm để mở cửa vào Krym, đồng thời không phải tổ chức một chiến dịch đệm nhằm đổ quân từ Taman sang Kerch mà theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, các chiến dịch đổ bộ đường biển thường gây tổn thất lớn về nhân mạng và vật chất. Tuy nhiên, điểm yếu của kế hoạch này là để cho hướng Kerch trở nên thụ động. Tập đoàn quân 17 (Đức) sẽ rút phần lớn lực lượng từ hướng bán đảo Kerch về để tăng thêm mật độ phòng ngự trên hướng Chongar - Dzhankoy. Việc di chuyển cả một Phương diện quân trên cự ly hơn 400 km vòng qua Rostov rất khó che giấu được trinh sát của quân Đức. Cân nhắc tất cả các khía cạnh thuận lợi và bất lợi, I. V. Stalin cho rằng vẫn cần mở thêm hướng phụ công ở Kerch để căng mỏng hỏa lực và binh lực của Tập đoàn quân 17 (Đức) ra hai hướng. Ngoài ra, chiến dịch đệm này còn buộc Tập đoàn quân 17 (Đức) phải để lại một phần binh lực ở Kerch, tạo điều kiện cho Phương diện quân Ukraina 4 thanh toán bàn đạp Nikopol của Tập đoàn quân 6 (Đức) và chia cắt Tập đoàn quân 17 (Đức) tại Krym. Thời gian mở chiến dịch có thể phải lùi lại nhưng bảo đảm chắc thắng hơn. Do đó, Đại bản doanh Liên Xô (STAVKA) quyết định mở chiến dịch đổ bộ Kerch-Eltigen như một chiến dịch đệm để chuẩn bị cho cuộc tổng công kích vào Krym sau khi hất được Tập đoàn quân 6 (Đức) sang bên kia sông Dniepr.
Trong lịch sử Chiến tranh Xô-Đức, đây là cuộc đổ bộ lần thứ hai của quân đội Liên Xô lên bán đảo Kerch và là lần đổ bộ cuối cùng của cuộc chiến này tại đây. Rút kinh nghiệm cuộc đổ bộ trước đó vào đầu năm 1942, Hạm đội Biển Đen được lệnh chuẩn bị đầy đủ hơn các tàu vận tải, phà biển, xuồng đổ bộ cỡ lớn và điều động nhiều chiến hạm cùng không quân của hạm đội hỗ trợ tối đa cho cuộc đổ bộ.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Lực lượng đổ bộ ở Kerch
"(Đến ngày 3 tháng 11 năm 1944)"
"Đến ngày 4 tháng 12 năm 1944"
Tổng binh lực 75.040 người, 450 pháo trên 45 mm, 187 súng cối, 764 xe vận tải (trong đó có 58 xe xích), 128 xe tăng, 7.180 tấn đạn, 2.770 tấn lương thực, thực phẩm, 2.172 con ngựa.
Lực lượng đổ bộ ở Eltigen
Tổng binh lực: 9.418 người.
Đến cuối chiến dịch, quân đội Liên Xô đã chuyển đến khu vực Kerch 130.000 người, 125 xe tăng, hơn 2.000 đại bác và súng cối. Hơn 1.000 máy bay của Tập đoàn quân không quân số 4 và một phần lực lượng không quân thuộc Hạm đội Biển Đen và 119 tàu các loại đã tham gia vận tải, yểm hộ đường biển và hỗ trợ cho lực lượng trên bộ trong suốt chiến dịch.
Kế hoạch.
Thượng tướng I. Ye. Petrov, tư lệnh của Phương diện quân Bắc Kavkaz (đến ngày 20 tháng 11 năm 1943 được tổ chức lại thành Tập đoàn quân độc lập Duyên hải) là người vạch kế hoạch chiến dịch và là chỉ huy chung của chiến dịch. Tư lệnh hạm đội Biển Đen là phó đô đốc L. A. Vladimirsky chịu trách nhiệm yểm hộ đường biển. Hải đội Azov do Chuẩn đô đốc S. G. Gorshkov chỉ huy và căn cứ hải quân Novorossiysk do Chuẩn đô đốc G. N. Kholostyakov chỉ huy chịu trách nhiệm bảo đảm tàu bè, phương tiện đổ bộ và vận tải hậu cần cho chiến dịch.
Kế hoạch của quân đội Liên Xô là tổ chức một cuộc đổ bộ lên bán đảo Kerch ở hai vị trí: vị trí chính ở mũi đất Yenikale phía Đông Bắc thành phố Kerch và vị trí phụ ở Eltigen (nay là Geroevskoe). Theo dự kiến, 3 sư đoàn của Quân đoàn bộ binh 11 (Tập đoàn quân 56) sẽ được Hải đội Azov chuyên chở đến vị trí đổ bộ ở Kerch. Sư đoàn bộ binh 318 của Tập đoàn quân 18 sẽ được Hạm đội Biển Đen đưa đến Eltigen. Sau khi thành lập được hai bàn đạp vững chắc tại đây, hai cánh quân Liên Xô sẽ tiến theo hướng giao nhau, đánh chiếm cảng Kerch và khu vực Kamysh-Burun.
Quân đội Đức Quốc xã.
Cánh Đông của Tập đoàn quân 17 (chỉ huy: Thượng tướng Erwin Jaenecke)
Tổng binh lực 85.000 quân, 225 pháo và súng cối, 50 xe tăng.
Tuyến đầu trên hệ thống phòng thủ của quân Đức ở Kerch dựa vào các công trình kiên cố ở Opasnaya (???), Zhukovka (???), đèn biển Fomar ở ven bờ. Tuyến hai dựa vào các công trình xây dựng ở các làng Kapkany (???), Kolonka (???), Baksy (???) và Ossoviny. Tuyến thứ ba là vành đai nội đô Đông Bắc Kerch và các cứ điểm Adzhimushkay, Bulganak (???) và Katerlez (???). Trên hướng Eltigen, quân Đức chỉ có hai tuyến phòng thủ với hai trung tâm lớn là Eltigen và Kamysh-Burgun. Sư đoàn bộ binh 50 (Đức) và Sư đoàn sơn chiến 3 (Romania) chịu trách nhiệm phòng thủ hướng Kerch. Sư đoàn kỵ binh 6 và Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) phòng thủ hướng Eltigen. Sư đoàn bộ binh 98 (Đức) đóng tại Kamysh-Burgun, ở giữa hai cánh quân chủ yếu.
Ở các cảng Kerch, Kamysh-Burgun, Feodosiya, Kiyk-Atlama quân Đức bố trí 36 tàu đổ bộ, 25 tàu phóng lôi tuần tiễu, và 6 tàu quét mìn. Đến đầu chiến dịch quân Đức được tăng cường thêm 60 tàu, xuồng đổ bộ các loại.
Diễn biến.
Cuộc đổ bộ của Quân đội Liên Xô.
Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 10 năm 1943, các tàu đổ bộ của quân đội Liên Xô bắt đầu xuất phát từ các căn cứ Krotkov (???) và Taman. Hướng đổ bộ đầu tiên được xác định tại Eltigen theo kế hoạch "hướng phụ trước, hướng chính sau". Thời tiết xấu, đêm tối và địa hình ven biển hiểm trở đã làm cho việc sử dụng các tàu hải quân không đồng nhất về chủng loại phải tổ chức đội hình mang tính bất quy tắc và tốc độ hành quân chậm lại. Đến 5 giờ sáng ngày 31 tháng 10, các tàu vận tải chở Sư đoàn bộ binh 318 (thuộc Tập đoàn quân số 18) và Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 phải đè sóng để cập bờ nhưng không thành công, một số tàu bị va vào đá ngầm và thủy lôi đã chìm. Chỉ có khoảng 2.500 người đổ bộ thành công lên khu vực Eltigen. Số tàu còn lại phải chở quân quay về căn cứ chờ thời tiết thuận lợi hơn.
Sau một trận đánh ngắn nhưng quyết liệt, quân đội Liên Xô đã đánh lui các phân đội tiền tiêu của Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) đang tuần tra ven bờ biển Eltigen nằm giữa hai đầm nước Churuboshkoye và Tobechikskoye. Bộ tư lệnh Phương diện quân Bắc Kavkaz muốn lợi dụng hai đầm nước này sẽ là các chướng ngại tự nhiên che chắn hai bên sườn của căn cứ bàn đạp, ngăn chặn quân đội Đức Quốc xã phản kích. Các pháo hạm của hạm đội Biển Đen đã được chỉ thị các vật chuẩn để xạ kích và hướng chính diện của căn cứ bàn đạp. Ngày 1 tháng 11, Sư đoàn 318 và Tiểu đoàn 386 đã được tiếp viện thêm 600 người, 12 khẩu pháo và tiếp tục tấn công. Đến cuối ngày 1 tháng 11, họ đã mở rộng phạm vi đánh chiếm sâu 2 km, rộng 5 km trên địa phận làng Eltigen.
Tướng Karl Allmendinger không ngờ lại có chuyện đó. Mặc dù trinh sát đường biển và đường không của quân Đức xác định có việc tập trung quân đội Liên Xô trên bán đảo Taman và có dấu hiệu các tàu bè ở căn cứ Novorossyisk đã di chuyển nhưng Bộ Tham mưu của Tập đoàn quân 17 (Đức) phán đoán hướng đổ bộ sẽ là Kerch như người Nga đã làm năm 1942. Quân Đức lập tức điều chỉnh lại lực lượng. Ngày 2 tháng 11, Sư đoàn bộ binh 98 (Đức) từ Kamysh Bygun kéo xuống nhưng phải đi vòng qua đầm Churuboshkoye (???) để tấn công từ hướng Tây Bắc. Sư đoàn kỵ binh 6 (Romania) có 9 xe tăng yểm hộ mở cuộc đột kích và chính giữa đội hình Sư đoàn 318 (Liên Xô). Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) từ Ogazli (???) men theo bờ phía Bắc đầm Tobechikskoye tấn công Tiểu đoàn 386. Tập đoàn quân không quân 4 điều 12 máy bay IL-2 có 4 chiếc Yak-1 yểm hộ tổ chức oanh tạc vào đội hình Sư đoàn kỵ binh 6 (Romania), bắn cháy 4 xe tăng, 8 khẩu pháo mặt đất, 6 khẩu pháo phòng không, 3 khẩu đội súng cối và bắn rơi 6 chiếc Me-109. Không quân Liên Xô mất 7 chiếc IL-2 do hỏa lực cao xạ Đức và 1 chiếc Yak-1 bị bắn rơi trong không chiến. Quân Đức và Romania vẫn tiếp tục gây sức ép nặng nề lên cụm quân đổ bộ của Liên Xô.
Trong khi các sư đoàn Đức và Romania đang bận đối phó với Sư đoàn 318 (Liên Xô) tại Eltigen thì đêm mùng 2 rạng ngày 3 tháng 11, hơn 4.400 quân của Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 2 "Taman", các sư đoàn bộ binh cận vệ 32 và 55 được các tàu vận tải của Hải đội Azov xuất phát từ Ilyich và Temryuk chuyên chở đã đổ bộ thành công lên Mayak, Zhukovka và Opasnaya trên mũi đất Kerch. Eo biển ở khu vực này chỉ rộng 16 km nên pháo binh tầm xa và các dàn hỏa tiễn Katyusha của Phương diện quân Bắc Kavkaz đặt trên doi đất Chushka có thể phát huy hỏa lực tối đa yểm hộ trực tiếp cho quân đổ bộ.
Ngày 3 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 50 (Đức) và Sư đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Romania) tổ chức phản kích nhưng đã vấp phải làn đạn dày đặc của pháo binh Liên Xô cùng với hơn 50 phi vụ oanh tạc bằng cả máy bay cường kích và máy bay ném bom của Tập đoàn quân không quân 4 (Liên Xô). Trong ngày 3 tháng 11, có thêm hơn 5.000 quân Liên Xô tiếp tục đổ bộ lên bán đảo, hội đủ đội hình của 3 sư đoàn bộ binh cùng với hơn 150 khẩu pháo và 56 xe tăng. Ngày 4 tháng 11, ba sư đoàn bộ binh cận vệ 2, 32 và 55 tiếp tục tấn công, đẩy Sư đoàn bộ binh 50 (Đức) lùi sâu thêm 10 km về phía Tây. Quân đội Liên Xô đánh chiếm làng chài Kavkany và cùng quân Đức chia đôi các thị trấn Baksy và Ossoviny.
Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 11, có thêm các sư đoàn bộ binh 227, 383 và Lữ đoàn xe tăng 63 (Liên Xô) đổ bộ lên mũi Kerch, nâng quân số lên 17.700 người. Bàn đạp Yenikale của quân đội Liên Xô được củng cố vững chắc. Mọi nỗ lực của Sư đoàn 50 (Đức) và Sư đoàn sơn chiến 3 (Romania) nhằm đánh bật cụm quân đổ bộ Liên Xô ra biển đều thất bại.
Quân đội Đức Quốc xã phản công tại Eltigen.
Bộ tham mưu Tập đoàn quân 17 (Đức) nhận thấy cánh quân đổ bộ của Liên Xô ở vị trí Eltigen nguy hiểm trực tiếp cho tuyến phòng thủ của quân Đức ở Kerch hơn là cánh quân ở mũi Yenikale. Dù sao thì mũi đất Yenikale cũng như một bán đảo nhỏ, ba hướng là biển, chỉ có một hướng tấn công duy nhất về phía Đông. Ngược lại, cánh quân ở Eltigen tuy yếu hơn nhưng ở vào vị trí có thể phát triển tấn công khắp phần đông bán đảo Kerch. Vì vậy, tướng Erwin Jaenecke quyết định thanh toán cánh quân yếu hơn ở bàn đạp Eltigen trước. Sau đó mới tính đến cánh quân ở Mũi Yenikale.
8 giờ sáng ngày 4 tháng 11, Sư đoàn 98 (Đức) và các sư đoàn bộ binh 19, kỵ binh 6 (Romania) tiếp tục công kích Eltigen. Trong khi các sư đoàn Đức và Romania chia làm sáu mũi đồng loạt tấn công thì không quân Đức cũng bắt đầu các hoạt động tấn công mặt đất. Các máy bay Ju-87 của không quân Đức bắt đầu trút bom xuống Eltigen, phá hỏng hai khẩu pháo và đài liên lạc của sư đoàn 318, làm gián đoạn sự chỉ huy của Sư đoàn 318 và các đơn vị trực thuộc. Đài phát tín vô tuyến của Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 được sử dụng để thay thế. Ngày 4 tháng 4, Quân đội Đức Quốc xã đẩy lui cụm quân Eltigen đến lớp phòng thủ thứ hai. Tình hình cụm quân Liên Xô ở Eltigen trở nên phức tạp khi Phân đội tàu quét mìn số 3 của hải quân Đức đã rải bổ sung 1.200 quả thủy lôi và 2.500 quả mìn chạm nổ trên các luồng, lạch ra vào eo biển Kerch.
Nhận được điện báo về việc cụm đổ bộ chủ công đã đánh chiếm và đang mở rộng bàn đạp ở mũi Kerch. Đại tá V. F. Gladkov, Sư đoàn trưởng sư đoàn 318 tiếp tục tổ chức các trận phản đột kích và quân Đức ở phía Tây Bắc và quân Romania ở phía Tây Eltigen với mục đích thu hút càng nhiều quân Đức và Romania về đây càng tốt. Tuy nhiên, tướng Karl Allmendinger phải lo đối phó với cánh quân đổ bộ chủ yếu của Hồng quân tại Kerch nên quân Đức chỉ giữ thế cầm cự tại Eltigen và tích cực phong tỏa đường biển và đường không ở khu vực này. Khi các hạm tàu của hạm đội Biển Đen đang tập trung tiếp viện cho khu vực đầu cầu Kerch và gặp khó khăn bởi hàng rào thủy lôi của Đức còn đang được các tàu quét mìn bóc gỡ, Tập đoàn quân không quân 4 đã thay thế họ thả xuống khu vực Eltigen hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược và lương thực thực phẩm.
Tướng Karl Allmendinger yêu cầu tướng Erwin Jaenecke tăng viện để giữ Kerch. Nhưng từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11, cánh Bắc của Tập đoàn quân 17 (Đức) phải lo đối phó với Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk để giữ sự kết nối với Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 12, quân Đức và Romania buộc phải giữ thế cầm cự tại các bàn đạp của quân đội Liên Xô ở bán đảo Kerch. Chính trong những ngày này, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã điều Tập đoàn quân 18 (đơn vị lẽ ra phải đổ bộ lên Eltigen) đến tăng viện cho Phương diện quân Ukraina 1 lúc này đang tổ chức phòng ngự quyết liệt tại Kiev. Sư đoàn bộ binh 318 và các tiểu đoàn hải quân đánh bộ vẫn phải trụ lại ở bàn đạp Eltigen. Bộ tư lệnh Phương diện quân Bắc Kavkaz cho Sư đoàn trưởng V. F. Gladkov biết sẽ dùng không quân vận tải để thả dù tiếp tế cho sư đoàn.
Trong suốt gần 5 tuần hai bên cầm cự, pháo binh, không quân Đức và không quân Liên Xô đã biến Eltigen thật sự trở thành vùng "đất lửa". Pháo binh Đức lập lịch bắn phá ban ngày vào khu vực Eltigen từ 6 giờ sáng đến 7 giờ tối, trừ thời gian ăn sáng và ăn trưa khoảng 10 đến 15 phút mỗi lần. Trong khi đó, trên biển diễn ra các trận đánh ác liệt của các tàu tuần duyên thuộc Hạm đội Biển Đen chống lại các tàu tuần duyên Đức nhằm mở đường tiếp cận cánh quân đổ bộ đang bị bao vây. Trên không, các máy bay tiêm kích, ném bom và cường kích hai bên liên tục xuất hiện để yểm hộ cho lục quân dưới mặt đất. Trong các ngày 19 và 20 tháng 11, Trung đoàn không quân vận tải 889 đã thực hiện 253 phi vụ, thả xuống căn cứ đầu cầu Eltigen hơn 35 tấn vũ khí, đạn dược và lương thực. Nhưng chừng đó vẫn không thể đủ đáp ứng nhu cầu của Sư đoàn 318, đặc biệt là về đạn dược và vũ khí. Từ ngày 15 tháng 11, quân Đức bắt đầu tăng cường gây sức ép. Đội quân đổ bộ Liên Xô ở Eltigen cạn dần đạn dược, có khẩu pháo chỉ còn 3 - 4 viên đạn. Khẩu phần ăn hàng ngày của người lính chỉ còn lại 100 gam bích-cốt, nửa hộp thực phẩm và một ca nước đun sôi. Thương vong của họ tăng lên từng ngày nhưng không được bổ sung quân số.
Cuối tháng 11 năm 1943, Tập đoàn quân 17 (Đức) lùi về giữ eo đất Perekop và không còn hy vọng chọc thủng sự vây hãm qua một khoảng cách rất lớn mà quân đội Liên Xô đã chiếm giữ, ngăn cách giữa họ và Tập đoàn quân 6 (Đức). Tướng Erwin Jaenecke bắt đầu tính đến việc thủ tiêu các bàn đạp của Quân đội Liên Xô ở Kerch để "trừ hậu họa". Ông ta tăng viện cho tướng Karl Allmendinger Sư đoàn bộ binh 336 và một tiểu đoàn xe tăng lấy từ Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 để giữ cửa ngõ Kerch. Tướng Karl Allmendinger nhận thấy cánh quân Liên Xô ở Eltigen yếu hơn nhưng lại có vị thế nguy hiểm hơn nên quyết định thanh toán bàn đạp này trước tiên. V. F. Gladkov không phải không biết cuộc tấn công của quân Đức đang đến gần. Ngày 28 tháng 11, trinh sát của Trung đoàn 1339 phát hiện một số lớn xe tăng Đức tập trung ở phía Nam Churuvash (???). Kiểm kê lại quân số và phương tiện, Sư đoàn 318 và Tiểu đoàn 386 (Liên Xô) còn lại hơn 3.000 người, 15.000 viên đạn súng trường và tiểu liên, 8.000 viên đạn súng máy hạng nặng, 80 quả đạn pháo chống tăng, 160 lựu đạn, 180 kg bột ngũ cốc và 240 kg thực phẩm. Trong khi đó, việc tiếp tế vẫn không được cải thiện.
Trong các ngày 3 và 4 tháng 12, Không quân Đức tổ chức hơn 400 phi vụ oanh tạc xuống Eltigen. Ngày 5 tháng 12, Sư đoàn kỵ binh 6 (Romania) tổ chức một cuộc tấn công nghi binh từ Orgazly (???), phía Bắc đầm Tobechiskoye vào vị trí đóng quân của Tiểu đoàn 386 (Liên Xô) tại Tobechik (???) trong khi Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) được sự yểm hộ của trọng pháo tổ chức tấn công ở phía Tây. Sư đoàn bộ binh 98 (Đức) và một tiểu đoàn xe tăng tấn công từ hướng Churuvash (???). Không còn đủ sức kháng cự lại ba sư đoàn Đức và Romania cùng lúc tấn công, đại tá V. F. Gladkov đề nghị Tư lệnh tập đoàn quân độc lập Duyên hải cho phá vây. Tướng I. E. Petrov đồng ý và yêu cầu sư đoàn đột phá về phía Bắc để hội quân với Tập đoàn quân 56 (Liên Xô) và sẽ có tàu đổ bộ hỗ trợ. Địa điểm sẽ ước hẹn sau trên đường rút quân. Tuy nhiên, sư đoàn buộc phải để lại hơn 1.000 thương binh nặng không thể đi lại được. Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 tình nguyện ở lại cản hậu để Sư đoàn 318 rút quân.
Đêm 6 tháng 16, Tiểu đoàn 386 tổ chức công kích vào Churuvash. Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) cùng Sư đoàn bộ binh 98 (Đức) kéo ra ngăn chặn. Trong khi đó, Sư đoàn 318 di chuyển ra ven biển, vòng tránh cánh quân chủ yếu của Sư đoàn 98 (Đức) đang tập trung về hướng Churuvash. Hơn 2.000 quân nhân còn lại của Sư đoàn 318 đã nhanh chóng vượt qua eo đất giữa đầm Churuvaskoye và eo biển Kerch, vòng qua phía Tây thị trấn Kamysh Bugun. Không nổ một phát súng, họ chỉ tiêu diệt những toán lính Đức tuần tra lẻ tẻ mà họ tình cờ bắt gặp bằng lưỡi lê, báng súng, dao găm và tiếp tục hành quân. Đến sáng ngày 7 tháng 12 đã đến sát phía Nam Kerch. Phát hiện quân đội Liên Xô rút quân, tướng Alfred-Hermann Reinhardt lệnh cho sư đoàn của mình kéo lên phía Bắc truy kích. Sư đoàn bộ binh 336 (Đức) vừa tăng cường cho Quân đoàn bộ binh 50 cũng từ nội ô Kerch kéo xuống chặn đánh. Ngày 7 tháng 12, Sư đoàn bộ binh 318 (Liên Xô) lại bị quân Đức bao vây một lần nữa ở núi Mitridam, phía Nam Kerch. Đại tá V. F. Gladkov dựa vào thế núi ăn sâu ra biển để tổ chức phòng ngự vòng tròn và điện về cho Tập đoàn quân độc lập Duyên hải yêu cầu trợ giúp. Các chiến hạm và các tàu phóng lôi của Hạm đội Biển Đen (Liên Xô) từ căn cứ Taman đã tạo thành một vòng phong tỏa bên ngoài vịnh Kerch, yểm hộ cho các tàu đổ bộ vào chân núi Mitridam, nơi có độ sâu lớn để cập bờ, đón bộ binh Liên Xô lên tàu. Đến sáng ngày 12 tháng 12, 1.500 quân nhân còn lại của Sư đoàn 319 đã được chuyển về Opasnoye. Những người bị thương được đưa về Taman điều dưỡng. Nhưng phần lớn Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 (Liên Xô) đã vĩnh viễn nằm lại tại Eltigen.
Trong toàn bộ cuộc vây hãm tại Eltigen và các trận đánh ở núi Mitridat, Sư đoàn bộ binh 318 và Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 (Liên Xô) mất khoảng 1.200 người chết trong chiến đấu. 1.570 bị bắt, phần lớn là những người bị thương nặng không thể đi lại được và một số y bác sĩ của tiểu đoàn quân y tình nguyện ở lại để chăm sóc thương binh. Quân Romania bắt được 25 khẩu pháo đã hết đạn.
Quân đội Liên Xô củng cố bàn đạp Kerch.
Sau khi nhận được Sư đoàn bộ binh 336 (Đức) từ Perekop kéo sang tăng viện, ngày 14 tháng 11 năm 1943, tướng Karl Allmendinger mở một cuộc tấn công lớn vào bàn đạp ở Mũi Kerch. Sư đoàn bộ binh 50 tấn công ở phía Bắc thị trấn Baksy (???), Sư đoàn bộ binh 336 tấn công ở phía Nam từ Kopolka (???). Mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn xe tăng tấn công mở đường. Trong các ngày 14 và 15 tháng 11 diễn ra các trận đánh quyết định của quân đội Liên Xô để giữ căn cứ bàn đạp Kerch. Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 (Liên Xô) đã chặn được mũi đột kích của Sư đoàn bộ binh 50 (Đức) ngay trên tiền duyên. Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 (Liên Xô) cũng tổ chức phòng ngự cứng rắn, đẩy lùi đòn công kích của Sư đoàn bộ binh 336 (Đức) về Kopolka (???). Ngày 16 tháng 11, tướng I. E. Petrov mở một cuộc phản công lớn vào Đông Bắc Kerch. Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 đã đánh chiếm các cứ điểm Kapkany và Kopolka, uy hiếp cửa ngõ phía Bắc Kerch. Pháo binh tầm xa của Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 đặt tại Kopolka đã có thể bắn trực chỉ vào nội đô Kerch. Trong các trận đánh tại Kapkany và Kopolka, quân Đức tổn thất 1.500 người chết, 26 pháo, 14 súng cối và 8 xe tăng bị phá hủy.
Ngày 20 tháng 11 năm 1943, Phương diện quân Bắc Kavkaz được tổ chức lại thành Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nó vẫn không thay đổi. Đó là tiếp tục mở rộng căn cứ bàn đạp để phối hợp với Phương diện quân Ukraina 4 giải phóng Krym. Thượng tướng I. E. Petrov vẫn là tư lệnh Tập đoàn quân này. Ngày 7 tháng 12, Nguyên soái K. E. Voroshilov được Đại bản doanh quân đội Liên Xô cử đến Kerch để phối hợp hoạt động của Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải với Hạm đội Biển Đen nhằm mở rộng đầu cầu Kerch. Cùng đi với ông có trung tướng S. M. Stemenko, Cục trưởng cục tác chiến. Tập đoàn quân độc lập duyên hải tiếp tục được tăng viện. Họ đã nhận được 17 xe tăng KV-3, 34 xe tăng T-34, 3 xe tăng hạng nhẹ T-70 và 35 xe tăng M3A1 của Mỹ. Ngày 9 tháng 12, Tập đoàn quân độc lập Duyên hải tiếp tục mở cuộc tấn công lên phía Bắc Mũi Kerch, Quân đoàn bộ binh 16 mới đổ bộ lên bán đảo đã tổ chức một đòn đột kích lớn vào Ossoviny, phối hợp với Lữ đoàn hải quân đánh bộ 225 của Hạm đội Biển Đen đổ bộ lên mũi Khronzh. Sư đoàn bộ binh 336 (Đức) phải bỏ Ossoviny và rút về phía Đông thêm 20 km. Quân đoàn bộ binh Sơn chiến 3 cũng tấn công ở giữa mặt trận, đánh chiếm thị trấn Baksy và dồn Sư đoàn sơn chiếm 3 (Romania) về Adzhimushkay. Các trận đánh đẫm máu đã diễn ra tại khu mỏ đá Adzhimushkay. Ngày 11 tháng 12, Sư đoàn sơn chiến 3 Romania phải bỏ chạy về Bulganak. Ở phía Nam, Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 (Liên Xô) tiếp tục đẩy lùi Sư đoàn bộ binh 50 (Đức), tiến thêm 18 km và áp sát ngoại ô Đông Bắc Kerch.
Trước tình hình binh lực hai bên đã ở thế cân bằng, quân đội Liên Xô chuyển mục tiêu sang củng cố và mở rộng khu bàn đạp Kerch (Phương Tây gọi theo tên cũ từ thời Chiến tranh Krym là Yenikale). Từ ngày 12 tháng 12 năm 1943 đến đầu tháng 4 năm 1944, Quân đội Đức Quốc xã còn tiếp tục mở nhiều đợt công kích nhưng không thể trục được Quân đội Liên Xô khỏi bàn đạp chiến lược Kerch.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Chiến dịch Kerch-Eltigen là một trong những chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Mặc dù chiến dịch không hoàn toàn thành công như mong đợi, thành quả của nó vẫn có ý nghĩa lớn về chính trị và quân sự. Đối với quân đội Đức Quốc xã thì chỉ một đầu cầu của quân đội Liên Xô ở Kerch cũng đủ để chia sẻ sức phòng ngự của Tập đoàn quân 17 (Đức) ở Krym sang hướng thứ hai, dù là hướng thứ yếu. Kết thúc chiến dịch, đến cuối tháng 12, Quân đội Liên Xô đã đưa 75.000 quân, 128 xe tăng, 582 đại bác, 187 súng cối, 764 ôtô tải và hơn 10.000 tấn đạn dược và khí tài tới bàn đạp Kerch. Quân đội Liên Xô tiếp tục mở rộng bàn đạp này, tiến sâu hơn 20 km vào đất liền và tiếp cận khu ngoại ô thành phố Kerch. Quân Đức tại Krym buộc phải điều bớt quân từ phía Perekop sang Kerch và phải từ bỏ ý định phản kích vào Phương diện quân Ukraina 4 lúc này đang tiến nhanh về phía Nam. Bàn đạp Kerch mà quân đội Liên Xô chiếm được trong chiến dịch Kerch-Eltigen sau này đã phát huy tác dụng đáng kể. Đến trước cuối tháng 3 năm 1944, tại bàn đạp Kerch đã tập trung 130.000 quân, gần 200 xe tăng và pháo tự hành, hơn 1.200 pháo và súng cối. Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải trở thành một lực lượng quan trọng trong quá trình giải phóng bán đảo Krym trong năm 1944.
Đánh giá.
Trong lịch sử cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Chiến dịch đổ bộ lên Kerch và Eltigen có vai trò rất mờ nhạt và được phản ánh không đầy đủ trong suốt 27 năm. Trong 27 năm ấy, các nhà sử học Xô Viết chỉ nhắc đến các hoạt động của Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải ở Kerch và hoàn toàn không nhắc đến hoạt động của Sư đoàn 318 ở Eltigen. Ngay cả Nguyên soái A. M. Vasilevsky khi viết về các hoạt động quân sự ở Krym cũng không nhắc đến bàn đạp thứ hai ở Eltigen. Người đầu tiên lên tiếng về hoạt động thứ hai của chiến dịch này ở Eltigen là Đại tá V. F. Gladkov, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 318 khi ông xuất bản cuốn sách "Đổ bộ lên Eltigen" vào năm 1972. Sau đó, nhiều sĩ quan quân đội và hải quân Liên Xô đã đề cập đến chiến dịch này một cách chi tiết tùy theo vai trò tham gia của họ trong chiến dịch. Nhờ đó, các hoạt động của Tập đoàn quân độc lập Duyên Hải và Sư đoàn bộ binh 318 tại Kerch và Eltigen được trả về đúng vị trí và vai trò lịch sử của nó.
Ở phương Tây, nhiều nhà nghiên cứu hầu như chỉ nhắc đến đến chiến thắng của quân đội Đức Quốc xã tại Eltigen mà họ cho rằng đã đánh bại toàn bộ Tập đoàn quân 18 (Liên Xô). Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ của người Nga cho thấy chỉ có Sư đoàn 318 và Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 386 tham chiến tại đây. David M. Glantz cho rằng, các tướng Erwin Jaenecke và Karl Allmendinger đã bị quân đội Liên Xô đánh lừa. Đô đốc Karl Dönitz ghi nhận việc liên quân Đức-Romania chiếm lại căn cứ bàn đạp Eltigen nhưng thừa nhận việc quân Đức không chiếm lại được bàn đạp Kerch là một nguy cơ lớn cho Tập đoàn quân 17 và là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của tập đoàn quân này ở Krym.
Ảnh hưởng.
Những đơn vị Hồng quân xuất sắc nhất trong chiến dịch này đã được phong danh hiệu Cận vệ. Hàng trăm sĩ quan và binh sĩ được tặng thưởng các huân chương Cờ đỏ, huy chương Sao đỏ. 129 quân nhân Liên Xô tham gia chiến dịch được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Sau chiến tranh, làng Eltigen trở thành một thị trấn và được đổi tên thành Geroevskoye (tiếng Nga: "Герое" nghĩa là "Anh hùng").
Di sản.
Tại núi Mitridat có một đài tưởng niệm các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô đã tử trận tại Kerch trong quá trình giải phóng Krym (1943-1944). Đài kỷ niệm do kiến trúc sư Alexei Dmitrievich Kiselyov, nguyên là trung tá, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn bộ binh mô tô số 9 của Sư đoàn bộ binh cơ giới 255 thiết kế. Biểu tượng chính là một khối đá hoa cương hình trụ tam giác cao 24 m, có thể nhìn thấy nó từ cách 20 km, được đặt trên bệ tam cấp bằng đá cẩm thạch. Trên bệ đá còn có 3 khẩu pháo 76 mm hướng ra ba phía. Dưới chân cột đá hoa cương là phiến đá cẩm thạch hình cuốn sách mở khắc tên 146 Anh hùng Liên Xô và danh sách 21 đơn vị quân đội và hải quân Liên Xô được mang danh hiệu vinh dự "Kerch".
Địa danh Kerch được dùng để đặt tên cho một chiến hạm chống ngầm cỡ lớn BPK "Kerch" lớp 1134-B (tên mã là "Berkut-B", NATO gọi là lớp tàu "Kara Boucard") của Hải quân Liên Xô năm 1972. Chiếc tàu này hiện nay vẫn đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Biển Đen của Nga.
Một tiểu hành tinh phát hiện vào năm 1971 bởi nhà thiên văn học Liên Xô Tamara Mikhaylovna Smirnova được đặt tên là 2217 Eltigen nhằm kỷ niệm cho chiến dịch đổ bộ của quân đội Liên Xô lên bán đảo Kerch vào cuối năm 1943. Cùng năm đó, T. M. Smirnova cũng phát hiện một tiểu hành tinh khác được đặt tên là 2216 Kerch, cũng nhằm kỷ niệm trận đánh này. | 1 | null |
Libelloides coccajus là một loài côn trùng trong họ Ascalaphidae thuộc bộ Neuroptera. Loài này được Denis & Schiffermüller miêu tả năm 1775.
Loài côn trùng hiếm này hiện diện ở Pháp, Cộng hòa Séc, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Con trưởng thành đạt chiều dài 25 mm m, với sải cánh dài 45–55 mm và có thể gặp phải từ tháng Tư đến tháng Bảy ở khu vực cỏ cao. Cơ thể là màu đen và khá nhiều lông. Chúng có đôi mắt lồi lớn và râu hình dùi cui dài. Cánh không có vảy và trong suốt, màu vàng sáng ở một phần ba đầu tiên, màu nâu đậm ở bên ngoài. Chúng giữ cánh xoè ra khi đậu giống như chuồn chuồn. | 1 | null |
Griphologus lowei là một loài côn trùng hóa thạch kỷ Jura, chưa được chắc chắn về cây phân loại ở cấp họ và cấp bộ. Loài này được Etheridge & Olliff miêu tả năm 1890.
Mẫu hóa thạch duy nhất thu thập được tại sông Talbragar, bang New South Wales, Úc. | 1 | null |
BRDM-1 ("Bronirovannaya Razvedyvatelnaya Dozornaya Mashina", , nghĩa là "Xe tuần tra/trinh sát bọc thép") là một lại xe trinh sát bọc thép lội nước của Liên Xô. Ban đầu nó có tên đơn giản chỉ là BRDM nhưng khi BRDM-2 đưa vào trang bị cho Lục quân Liên Xô năm 1962 thì nó được định danh là BRDM-1. BRDM (còn gọi là BTR-40P) xuất hiện lần đầu năm 1957, được sản xuất cho đến tận năm 1966. Tổng cộng có khoảng 10.000 xe được chế tạo, ít nhất có khoảng 600 xe hiện vẫn hoạt động được.
Lịch sử.
Trong thời gian khai thác xe bọc thép chở quân BTR-40, Lục quân Liên Xô nhận thấy nó không có khả năng lội nước, mà đây là một vấn đề đáng kể trên chiến trường hiện đại. Kết quả, vào cuối năm 1954, phòng thiết kế A.Dedkov OKB do tổng công trình sư V.K.Rubtsov đứng đầu đã bắt đầu thiết kế một phiên bản lội nước mới. Mục đích đơn giản của thiết kế mới là một biến thể lội nước của xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-40, thiết kế này có tên định danh là BTR-40P.
Thiết kế sử dụng lại nhiều thành phần từ BTR-40, nhưng do tiến trình công việc nên khái niệm thiết kế đã thay đổi. Cuối cùng nhiệm vụ của thiết kế mới là xe trinh sát bọc thép lội nước. Do đó, xe được đổi tên thành BRDM, đây là từ viết tắt của Boyevaya Razvedyvatelnaya Dozornaya Mashina. Mẫu thử đầu tiên hoàn thành vào tháng 2 năm 1956. Thử nghiệm chi tiết được diễn ra ở khu vực Biển Đen, nó được chấp nhận đưa vào trang bị vào năm 1957, sản xuất hàng loạt cũng vào năm này. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 97 (tiếng Anh: "Interstate 97" hay viết tắt là I-97) là xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm hoàn toàn trong Quận Anne Arundel của tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Nó chạy từ thành phố Annapolis tại đoạn đường trùng với Quốc lộ Hoa Kỳ 50, Quốc lộ Hoa Kỳ 301, và I-595 không có biển dấu đến thành phố Baltimore tại xa lộ vành đai của thành phố. Ban đầu nó được xem là một xa lộ nhánh ngắn và được đặt mã số là Xa lộ Liên tiểu bang 297, dự định được xây dựng dọc theo hành lang Xa lộ Maryland 3 nhưng bị hủy bỏ vì sự phản đối của dân địa phương. Được hoàn thành năm 1993, I-97 hiện nay là xa lộ liên tiểu bang 2-chữ số (chính yếu) ngắn nhất tại Hoa Kỳ. Đây là xa lộ liên tiểu bang 2-chữ số duy nhất trên Hoa Kỳ chính địa nằm hoàn toàn trong một quận và cũng là xa lộ liên tiểu bang 2-chữ số duy nhất trên Hoa Kỳ chính địa không có liên kết trực tiếp đến bất cứ xa lộ liên tiểu bang 2-chữ số nào khác.
Mô tả xa lộ.
Xa lộ Liên tiểu bang 97 bắt đầu tại Quốc lộ Hoa Kỳ 50/US 301/I-595 không biển dấu cùng với một cặp đường địa phương có đường nhánh dẫn trực tiếp vào trong I-97 tại một nút giao thông lập thể hình chữ T. Về phía nam, cũng cặp đường địa phương đó biến thành Xa lộ Maryland 665 trong vai trò một xa lộ cao tốc nhánh ngắn dẫn trực tiếp vào thành phố Annapolis. Ngay sau đó, I-97 đi qua bên trên Xa lộ Maryland 450 mà không có đường liên chuyển đường. Xa lộ tiếp tục đi theo hướng tây bắc, đi qua một khu vực rừng rậm rạp có rất ít điểm giao cắt với các đường lộ khác. Nút giao thông khác mức đầu tiên là với Xa lộ Maryland 178 mặc dù chỉ có lối đi từ MD 178 vào chiều đi hướng nam của I-97 mà thôi, và xe cộ chỉ có thể đi vào xa lộ I-97 từ MD 178 ở chiều đi hướng bắc. Không có đường dẫn ra ở chiều đi hướng bắc cho đến lối ra 7 là nơi xa lộ I-97 liên đổi đường với điểm đầu của cả Xa lộ Maryland 3 và Xa lộ Maryland 32. Bên trong nút giao thông lập thể này, Xa lộ Liên tiểu bang 97 quay lên hướng đông bắc và đi theo đường củ của Xa lộ Maryland 3, chuyển đổi từ một xa lộ liên tiểu bang nông thôn với vài lối ra thành một xa lộ liên tiểu bang đô thị hơn.
Dọc theo hành lang MD 3 củ mà Xa lộ Liên tiểu bang 97 hiện nay đi theo, sự phát triển bắt đầu xuất hiện gần xa lộ hơn và mặt đường chuyển đổi từ đường nhựa sang đường bê tông cho đoạn đường còn lại của nó. Tại Glen Burnie, xa lộ liên đổi đường với Xa lộ Thương mại Maryland 3, con đường cũ của Xa lộ Maryland 3 mà hiện nay không còn kết nối trực tiếp với xa lộ mẹ của nó nữa. Ra khỏi xa lộ này, I-97 liên đổi đường với Xa lộ Maryland 100, một xa lộ cao tốc quan trọng tại Quận Anne Arundel. I-97 đi qua phía trên Đường sắt nhẹ Baltimore khi nó cắt ngang và không lâu sau đó liên đổi đường với Xa lộ Maryland 648 gần Trạm Cromwell thuộc Đường sắt nhẹ Baltimore.
Xa lộ Liên tiểu bang 97 kết thúc bên ngoài thành phố Baltimore tại một nút giao thông lập thể với Xa lộ vành đai Baltimore. | 1 | null |
BRDM-2 ("Boyevaya Razvedyvatelnaya Dozornaya Mashina", , nghĩa là "Xe tuần tra/trinh sát bọc thép") là một lại xe trinh sát bọc thép lội nước của Liên Xô. Nó còn có tên định dang khác là BTR-40PB, BTR-40P-2 và GAZ 41-08. BRDM-2 được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều quốc gia trên thế giới, ít nhất là 38 nước. Nó thay thế cho xe BRDM-1, BRDM-2 cải thiện khả năng lội nước và trang bị tốt hơn.
Lịch sử.
Sau vài năm khai thác BRDM-1, Lục quân Liên Xô nhận thấy hạn chế và nhược điểm của nó. Xe không có tháp pháo và khi sử dụng vũ khí xạ thủ phải mở cửa nóc. Xe không trang bị hệ thống bảo vệ phóng xạ-sinh-hóa, và không có thiết bị nhìn đêm. Xe BRDM-1 cũng không có bất kỳ thiết bị quan sát đặc biệt nào cho nhiệm vụ của một xe trinh sát. Những hạn chế này đã thúc đẩy đội thiết kế tạo ra một mẫu xe mới phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại. | 1 | null |
BRDM là một từ viết tắt của thuật ngữ "Boyevaya Razvedyvatelnaya Dozornaya Mashina", () có nghĩa là "Xe tuần tra trinh sát bọc thép". BRDM là xe lội nước bánh lốp 4x4 trang bị giáp nhẹ theo tiêu chuẩn ngày nay. Cả hai phiên bản đầu được sản xuất ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu khác. BRDM đều có thể mang tên lửa chống tăng. BRDM-2 còn có phiên bản xe chỉ huy và xe phòng không.
Có ba phiên bản BRDM:
BRDM-1.
BRDM-1 xuất hiện lần đầu năm 1959, được sản xuất cho đến năm 1966. Tổng cộng có khoảng 10.000 chiếc được sản xuất; ít nhất còn 600 chiếc đang hoạt động. Các phiên bản đầu không được trang bị vũ khí, chỉ những phiên bản về sau mới được trang bị súng máy.
Xe BRDM-1 còn được trang bị cơ cấu phóng tên lửa chống tăng 2P27, sử dụng tên lửa AT-1 Snapper.
BRDM-2.
BRDM-2 dùng để thay thế cho BRDM-1, nó được cải thiện khả năng lội nước và trang bị tốt hơn. BRDM-2 trang bị động cơ xăng. Kíp xe gồm 4 người, lái xe, lái phụ, chỉ huy và xạ thủ. Trang bị cũng giống như xe bọc thép chở quân BTR-60, gồm 1 khẩu súng máy hạng nặng KPV 14,5 mm và một súng máy 7.62 mm. Giáp của BRDM-2 chống được vũ khí bộ binh cầm tay và các mảnh pháo. BRDM-2 được xấu khẩu rộng rãi và được sử dụng ở ít nhất 45 quốc gia.
BRDM-2 đôi khi bị nhầm lẫn với xe trinh sát lội nước D-442 FUG và xe bọc thép chở quân D-944 PSZH của Hungary, động cơ cũng ở phía sau nhưng có hai ống đẩy nước.
Hệ thống tên lửa đất đối không cơ động SA-9 (tên định danh NATO là Gaskin) được đặt trên khung gầm xe BRDM-2 (4 x 4) sửa đổi. Tháp pháo ban đầu được thay thế bằng một tháp pháo mới. Mỗi bên tháp pháo mới có cơ cấu phóng tên lửa SA-9 kiểu hộp. Để giảm chiều cao tổng thể của hệ thống khi xe cơ động, tên lửa thường hạ xuống vào vị trí nằm ngang ở mỗi bên xe.
BRDM-3.
Dù một số nguồn phương tay dùng tên định danh BRDM-3 cho biến thể chống tăng 9P148 của BRDM-2, biến thể này trang bị cơ cấu phóng tên lửa chống tăng. Nhưng thực tế BRDM-3 dựa trên BTR-80AK, nó trang bị thiết bị quan sát ngày/đêm ở phía trước vị trí trưởng xe. Kíp xe gồm 6 người. | 1 | null |
Corydalus cornutus là một loài côn trùng trong họ Corydalidae thuộc bộ Megaloptera. Loài này được Linnaeus miêu tả năm 1758.
Chúng sinh sống ở phần lớn phía đông Bắc Mỹ. Chúng là loài săn bắt các động vật xương sống ở con suối mà chúng sinh sống. Chúng thường được những người câu cá dùng làm mồi câu. | 1 | null |
Giuseppe Molteni (Affori, Milan, 1800 – Milan, 1867) là một họa sĩ người Ý.
Tiểu sử.
Ông học ở Brera Academy nhưng phải bỏ vì lý do tài chính. Molteni ra nhận việc tu bổ lại những tấm tranh xưa khi theo học với Giuseppe Guizzardi tại Bologna. Khi trỏ lại Milan,
ông ta là người tu bổ được ưa chuộng nhứt thời ấy. Ông tư vấn cho bảo tàng viện Louvre
và British Museum và những nhà sưu tập tranh và dân sành điệu ở Milan và Âu Châu. Ông cũng chú tâm vào hội họa và năm 1828, ông cho ra đời một kiểu họa chân dung chú tâm vẽ quần áo và cảnh trí xa hoa. Ông thành công lớn trong lãnh vực này và trở thành người cạnh tranh với Francesco Hayez. Khi làm việc với triều đình Vienna năm 1837 để vẽ chân dung của Ferdinand I, ông đâm ra ngưỡng mộ tranh của Biedermeier và trở thành bạn với họa sĩ Friedrich von Amerling. Ông chuyển sang vẽ đời sống hàng ngày, và cũng rất thành công. Ông hay tham gia triển lãm tranh ở Brera, nhưng về sau không được thành công cho lắm. Khi được bổ làm người phụ trách Academy's gallery năm 1854, ông không triển lãm tranh nữa và cũng bỏ việc vẽ tranh. | 1 | null |
Distoleon tetragrammicus là một loài côn trùng trong họ Myrmeleontidae thuộc bộ Neuroptera. Loài này được Fabricius miêu tả năm 1798.
Môi trường sống.
Loài này có thể được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống, từ cồn cát ven biển đến rừng núi, chủ yếu ở các khu vực khô cằn và cát, trong rừng sồi và rừng thông và trong các vùng đất hoang hóa vôi khác nhau với độ ẩm tối thiểu. Ấu trùng tránh các vị trí tiếp xúc là cồn cát ven biển. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 93 (tiếng Anh: "Interstate 93" hay viết tắt là I-93) là xa lộ liên tiểu bang nằm trong vùng Tân Anh của Hoa Kỳ. Điểm đầu phía nam của nó nằm ở Xa lộ Liên tiểu bang 95 trong thị trấn Canton, Massachusetts thuộc Vùng đô thị Boston; điểm đầu phía bắc của nó ở Xa lộ Liên tiểu bang 91 gần St. Johnsbury, Vermont. Đây là một trong số ba xa lộ liên tiểu bang dòng chính mà toàn bộ con đường nằm bên trong các tiểu bang Tân Anh. Hai xa lộ kia là I-89 và I-91. Các thành phố lớn nhất nằm dọc theo con đường của nó là Manchester, New Hampshire, Concord, New Hampshire và Boston, Massachusetts.
Trong phần lớn chiều dài của nó, Xa lộ Liên tiểu bang 93 gián tiếp chạy song song với Quốc lộ Hoa Kỳ 3. Đặc biệt trong tiểu bang New Hampshire, hai xa lộ này có một số nút giao thông lập thể với nhau cũng như chạy trùng với nhau khi đi qua Công viên Tiểu bang Đèo Franconia.
Mô tả xa lộ.
Massachusetts.
Xa lộ Liên tiểu bang 93 bắt đầu tại phía nam tại lối ra 12 của I-95 tại Canton. I-93 bắt đầu cùng biển dấu với Quốc lộ Hoa Kỳ 1 đi hướng bắc. Tại điểm giao cắt này, I-95 chiều hướng bắc chạy theo hướng tây bắc (có biển dấu chung với Quốc lộ Hoa Kỳ 1 chiều đi hướng nam cũng như Xa lộ 128 bắt đầu tại nút giao thông này) để phục vụ như xa lộ vành đai quanh thành phố Boston trong khi đó I-95 chiều hướng nam chạy một mình về hướng tây nam qua các khu ngoại ô tây nam của thành phố Boston về hướng tiểu bang Rhode Island.
Mấy dặm đầu tiên của I-93 chạy theo hướng đông qua các khu ngoại ô phía nam của thành phố Boston. Tại Randolph, I-93 gặp điểm cuối phía bắc của Xa lộ Massachusetts 24 (Xa lộ cao tốc Sông Fall /Xa lộ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ) ở Lối ra 4. I-93 tiếp tục hướng đông vào trong Braintree, liên đổi đường với Xa lộ Massachusetts 3, một xa lộ cao tốc chính nối thành phố Boston đến Cape Cod ở Lối ra 7. Xa lộ 3 chiều hướng Bắc nhập vào I-93 và Quốc lộ Hoa Kỳ 1, và xa lộ quay lên hướng bắc đến thành phố Boston.
Ngay khi quay lên hướng bắc, xa lộ I-93 có tên là Xa lộ cao tốc Southeast đi qua Quincy, Milton và phần Dorchester nằm trong thành phố Boston. Sau lối ra Đại lộ Massachusetts, I-93 có tên chính thức là Xa lộ cao tốc John F. Fitzgerald và cũng còn được biết tên là Central Artery (có nghĩa là xa lộ huyết mạch trung tâm), và đi qua bên dưới phố chính thành phố Boston. Xa lộ I-93 có một nút giao thông khác mức lớn với Xa lộ thu phí Massachusetts/Xa lộ Liên tiểu bang 90 (Lối ra 20) ngay tại phía nam phố chính của thành phố Boston. Sau nút giao thông lập thể khổng lồ này, người lái xe dùng Đường hầm Thomas P. O'Neill Jr. để đi bên dưới thành phố và rồi dùng Cầu Zakim Bunker Hill để qua Sông Charles. Hai lối ra nằm trong đường hầm nơi tốc tộc giới hạn được ấn định là một giờ. Xa lộ Massachusetts 3 rời xa lộ huyết mạch ngay trước cầu Zakim qua lối ra 26, và Quốc lộ Hoa Kỳ 1 rời Xa lộ huyết mạch ngay sau cầu qua lối ra 27 (không có lối ra vào chiều hướng nam). Từ Boston đi qua phần còn lại của tiểu bang Massachusetts, Concord, NH là thành phố được ghi trên các biển chỉ dẫn treo trên cao ở chiều đi hướng bắc. Xa lộ huyết mạch kết thúc khi I-93 tiếp tục đi hướng bắc ra khỏi thành phố.
I-93 tiếp tục đi qua các khu ngoại ô phía bắc của thành phố Boston. Nó đi vào trong Woburn đến một nút giao thông lập thể thứ hai với Xa lộ Liên tiểu bang 95 và Xa lộ Massachusetts 128. Hai xa lộ vừa nói chạy trùng với nhau tại đây. Người lái xe đi hướng bắc có thể đổi đường đến I-95 chiều đi hướng bắc để sau đó đi đến tiểu bang Maine, hay vẫn tiếp tục đi trên I-93 để đến tiểu bang New Hampshire. Xa về phía bắc, tại Andover, I-93 gặp I-495, tạo thành lối vào thành phố Worcester ở tây nam và vùng duyên hải của tiểu bang New Hampshire ở đông bắc. Ngay phía nam ranh giới tiểu bang, I-93 vượt Sông Merrimack vào trong Methuen nơi nó liên đổi đường với Xa lộ Massachusetts 213, một xa lộ kết nối của I-93 và I-495. I-93 sau đó đi vào tiểu bang New Hampshire.
New Hampshire.
Xa lộ Liên tiểu bang 93 chạy trên trong tiểu bang New Hampshire, khoảng hai phần ba toàn tuyến đường của nó. Phục vụ như xa lộ liên tiểu bang chính yếu tại tiểu bang New Hampshire, nó kết nối thủ phủ tiểu bang là Concord và thành phố lớn nhất là Manchester. Ngoài Concord là cái thị trấn Tilton, Plymouth, và Littleton. I-93 có tên là Xa lộ Alan B. Shepard từ ranh giới tiểu bang Massachusetts đến Hooksett (ngay phía bắc thành phố Manchester), có tên Xa lộ thu phí F.E. Everett từ Hooksett đến Concord, và có tên Xa lộ Styles Bridges từ Concord đến ranh giới tiểu bang Vermont.
Giữa điểm cuối phía bắc của I-293 tại Hooksett và điểm đầu của I-89 tại Bow, I-93 cũng có mang điểm đầu phía bắc của Xa lộ thu phí Everett. Đây là đoạn duy nhất có thu phí trên toàn tuyến của Xa lộ Liên tiểu bang 93.
I-93 vào tiểu bang New Hampshire tại thành phố Salem. Một trung tâm chào mừng/dừng chân/vệ sinh nằm bên chiều đi hướng bắc của xa lộ ngay phía trước lối ra số 1. I-93 chỉ có hai làn xe mỗi chiều trong đoạn đường đầu tiên dài . Tại nơi tách ra với Xa lộ Liên tiểu bang 293 và điểm giao cắt với Xa lộ New Hampshire 101, nó được thêm vào làn thứ ba và thứ tư. I-93 và Xa lộ New Hampshire 101 chạy trùng nhau khoảng 1 dặm trước khi Xa lộ New Hampshire 101 đi thẳng về hướng nam trong vai trò một xa lộ cao tốc phục vụ thành phố Portsmouth và vùng duyên hải. I-93 giữ ba làn xe mỗi chiều cho đến điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 89 khi đó mỗi chiều chỉ còn lại 2 làn xe và vẫn giữ nguyên như vậy qua phần lớn đoạn đường đi lên phía bắc của nó, với chỉ một ngoại lệ là đoạn đường qua khu vực Đèo Franconia.
Nó lại qua Sông Merrimack trước khi đi qua thủ phủ tiểu bang là Concord. Tại Concord, Xa lộ Liên tiểu bang 393 đi thẳng về hướng đông (được cắm biển chung với Quốc lộ Hoa Kỳ 4 và Quốc lộ Hoa Kỳ 202), cung cấp một con đường khác đi đến vùng duyên hải. Quốc lộ Hoa Kỳ 4 hướng tây nhập vào và chạy trùng với I-93 cho đến lối ra 17 đi về Penacook nằm khoảng xa về phía bắc trước khi đi ra về hướng tây. Tiếp tục hướng bắc, I-93 đi qua vùng du lịch Hồ Winnipesaukee và đi lên hướng bắc qua trung tâm Vùng Dải núi White. I-93 đi qua Công viên Tiểu bang Đèo Franconia như một xa lộ công viên với 1 làn xe mỗi chiều. Đoạn này có giới hạn tốc độ là . Đoạn đường qua khu vực Đèo Franconia, I-93 và Quốc lộ Hoa Kỳ 3 chạy trùng nhau.
Bên ngoài Công viên Tiểu bang Đèo Franconia, Quốc lộ Hoa Kỳ 3 đi hướng đông bắc qua Vùng Great North Woods trong khi đó I-93 chạy lên hướng tây bắc. Thị trấn cuối cùng dọc theo I-93 tại tiểu bang New Hampshire là Littleton được phục vụ với ba lối ra. Sau khi đi qua thị trấn này, xa lộ qua Sông Connecticut vào tiểu bang Vermont. Lối ra cuối dọc theo I-93 là lối ra 44 đi đến Monroe.
Vermont.
Xa lộ Liên tiểu bang 93 chạy chỉ khoảng trong tiểu bang Vermont với chỉ một lối ra mang số trước khi kết thúc tại nút giao thông lập thể với Xa lộ Liên tiểu bang 91 trong thị trấn St. Johnsbury. Một trung tâm chào mừng/nghĩ chân/vệ sinh nằm dọc theo chiều đi hướng bắc của xa lộ dành cho người du hành đi vào từ tiểu bang New Hampshire. Vài dặm cuối cùng của xa lộ liên tiểu bang I-93, ngay trước điểm cuối của nó, thật sự rẻ theo hướng tây nam. Xe cộ đi về hướng Canada có thể dùng I-91 chiều hướng bắc để đi đến cửa khẩu biên giới tỉnh bang Quebec nằm tại điểm kết thúc của xa lộ. Đoạn đường của I-93 trong tiểu bang Vermont chạy song song với cả Quốc lộ Hoa Kỳ 2 và Xa lộ Vermont 18. | 1 | null |
Christianity Today (Cơ Đốc giáo Ngày nay) thành lập năm 1956, tòa soạn đặt tại Carol Stream, Illinois, Hoa Kỳ. Tờ Washington Post gọi "Christianity Today" là "lá cờ đầu của Phong trào Tin Lành". Tạp chí này thuộc tổ chức truyền thông bất vụ lợi cùng tên "Christianity Today", có phạm vi hoạt động toàn cầu.
Tạp chí "Christianity Today" phát hành thường kỳ 130 000 ấn bản với số độc giả lên đến 260 000, chưa kể một "website" có nhiều bạn đọc ở địa chỉ ChristianityToday.com.
Nhà sáng lập, Billy Graham, nói rằng ông muốn "biểu dương lý tưởng Tin Lành theo khuynh hướng trung dung, phối hợp quan điểm thần học truyền thống với phương pháp cấp tiến nhằm tiếp cận các vấn đề xã hội." Tạp chí Chrisitianity Today ra đời như là đối trọng của tờ "The Chrisitian Century" theo khuynh hướng tự do lúc đó đang có nhiều ảnh hưởng trong cộng đồng Kháng Cách tại Hoa Kỳ. Mặt khác, tờ báo cũng là phương tiện kết nối các cộng đồng Tin Lành lại với nhau.
"Christianity Today" được xem là tiếng nói chủ đạo của Phong trào Tin Lành với nội dung liên quan đến các vấn đề của hội thánh trên khắp thế giới. Các ấn bản phát hành hằng tháng và "website" được cập nhật mỗi ngày bao gồm các cuộc phỏng vấn, những bài viết theo chủ đề, các tiểu luận, và những bài bình luận với tác giả là những nhà tư tưởng Cơ Đốc hàng đầu, cùng những bài phân tích thần học về những diễn biến đương thời,về các trào lưu, về con người và những vấn đề thời sự đang ảnh hưởng đến hội thánh. "Christianity Today" cũng có những bài phê bình từ góc nhìn của Kinh Thánh về những lựa chọn và thách thức mà tín hữu Cơ Đốc ngày nay đang đối diện.
Lịch sử.
Những ấn bản đầu tiên của "Christianity Today" phát hành ngày 15 tháng 10 năm 1956 với thư ngỏ "Tại sao là "Christianity Today"?" viết rằng,
Chủ bút đầu tiên của tạp chí là Carl F. H. Henry. Những cây bút có đóng góp quan trọng trong hai thập niên đầu gồm có: F. F. Bruce, Edward John Carnell, Frank Gaebelein, Walter Martin, John Warwick Montgomery, và Harold Lindsell. Sau khi kế nhiệm Henry trong vị trí chủ bút, Lindsell chuyên chú vào các cuộc tranh luận về sự vô ngộ của Kinh Thánh. Những chủ bút kế tiếp của Chritianity Today là Kenneth Kantzer và Terry Muck. Những tác gia như Philip Yancey, Mark Galli, Richard Mouw từ Chủng viện Thần học Fuller, và Stephen L. Carter, giáo sư tại Trường Luật Yale, là những cây bút chủ lực hiện nay. Trước khi qua đời năm 2012, Charles Colson là người đóng góp thường xuyên cho tạp chí. Chủ bút đương nhiệm là Mark Galli.
Trong quyển tự truyện "Just As I Am" xuất bản năm 1997, Billy Graham viết về khải tượng và những ý tưởng của ông dành cho "Christianity Today" cũng như lịch sử của tạp chí này.
Mục vụ.
Sứ mạng của mục vụ bất vụ lợi này là "xây dựng một nội hàm Cơ Đốc nhằm thay đổi những người đang thay đổi thế giới." "Christianity Today" có mặt trên Internet từ tháng 10 năm 1994 khi tạp chí có tên trong danh sách 10 nhà cung cấp nội dung hàng đầu trên AOL. Đến năm 1996, "website" chính thức của tạp chí được đưa lên mạng với tên ChristianityOnline.com trước khi đổi thành ChristianityToday.com. Ngày nay ChristianityToday.com được sử dụng như là trang nhà cho tạp chí Christianity Today.
Thuộc trang chủ ChristianityToday.org có các chủ đề như Books & Culture, Leadrship Journal dành cho giới lãnh đạo hội thánh, Kyria.com cho phụ nữ Cơ Đốc, và PreachingToday.com cho các diễn giả trong hội thánh.
"Christian History" là chuyên mục lịch sử của tạp chí, xuất bản lần đầu vào tháng 1 năm 1982. Mỗi số có nhiều bài viết xoay quanh một chủ đề được chọn. "Christian History" phát hành bốn lần mỗi năm. Từ năm 2008, chỉ còn bản điện tử trên ChristianityToday.com.
Tổng cộng các nhánh của "Christianity Today" mỗi tháng tiếp cận hơn 2, 5 triệu người, còn có thêm 5 triệu lượt người xem trên Internet.
Các phiên bản quốc tế.
Phiên bản tiếng Hàn "Christianity Today Korea" ra mắt vào tháng 6 năm 2008. Ra mắt độc giả nói tiếng Bồ Đào Nha là ấn bản tháng 10/11 năm 2007 của tạp chí "Christianity Today Brazil".
Hai phiên bản quốc tế của "Leadership Journal" ra mắt trong năm 2012: một bản tiếng Anh dành cho châu Phi đến với độc giả trong tháng 9, và một bản tiếng Bồ Đào Nha trong tháng 10.
"Sách & Văn hóa".
Tập san "Sách & Văn hóa" xuất bản 6 lần mỗi năm có các chuyên mục về điểm sách và tri thức theo mô hình của Bán nguyệt san "New York Review of Books" và Tuần san "New York Times Book Review". Tập san có số phát hành là 11 000 ấn bản với 20 000 bạn đọc. Chủ bút tập san là John Wilson, trong số những người đóng góp có những cây bút nổi tiếng như Mark Noll, Lauren Winner, Alan Jacobs, Jean Bethke Elshtain, và Miroslav Volf. | 1 | null |
Trần Thuyết (1857-1908) là một sĩ phu yêu nước, thủ lĩnh phong trào kháng thuế phủ Tam Kỳ đầu thế kỷ XX.
Thân thế.
Ông còn có tên là Trần Văn Vinh, sinh ngày 13 tháng 6 năm Đinh Tỵ (1857), ngụ cư làng Phước Lợi, tổng Phước Lợi Thượng, phủ Tam Kỳ (nay thuộc khu vực hồ Phú Ninh - đã bị ngập nước, xã Tam Sơn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Dân gian còn gọi ông là Trùm Thuyết (vì ông giữ chức trùm làng) hay Mục Thuyết. Theo các mô tả còn sót lại, ông có vóc dáng người cao to, chân tay dài, tiếng nói lớn và uy nghiêm.
Trần Thuyết là một hào mục có chữ nghĩa. Trong hai năm 1885 - 1886, ông bỏ làm hào mục, tham gia cuộc kháng Pháp do Đề đốc Trần Văn Dư lãnh đạo. Năm 1887, ông cùng anh ruột là Trần Hành ứng nghĩa phong trào Cần Vương do Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Phong trào Cần Vương thất thủ, ông lên làng Phước Lợi ngụ cư. Năm 1904, ông tham gia phong trào Duy Tân, mộ phu khai phá đồi Thày Lay ở làng Phước Lợi, lập đồn điền trồng quế và chè. Ông xuất tiền xây dựng chợ Cây Cốc cho nhân dân buôn bán, tham gia sáng lập thi xã phủ Tam Kỳ, quyên tiền ủng hộ phong trào Đông Du cho học sinh du học tại Nhật Bản.
Thủ lĩnh phong trào kháng thuế Tam Kỳ.
Năm 1908, phong trào kháng thuế nổi lên đều khắp trong tỉnh Quảng Nam, được nhiều sĩ phu yêu nước hưởng ứng. Trần Thuyết trở thành thủ lĩnh phong trào kháng thuế phủ Tam Kỳ. Ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thân (tức 5 tháng 4 năm 1908), ông lãnh đạo hàng ngàn người dân kéo về phủ đường Tam Kỳ đấu tranh chống sưu cao thuế nặng.
Bấy giờ, đứng đầu guồng máy cai trị Tam Kỳ là một viên đại lý người Pháp, một tri phủ An Nam và một võ quan An Nam. Viên võ quan ấy là Trần Tuệ, được triều Nguyễn phong đề đốc, người Tam Kỳ thường gọi là Đề Tuệ. Đề Tuệ trong mắt dân lúc bấy giờ là một người tàn ác, gây ra nhiều thảm kịch cho người dân Tam Kỳ. Những nhà nho, những thanh niên cắt tóc ngắn, học chữ Quốc ngữ, mặc áo sơ - mi theo cách của cụ Phan Chu Trinh đều bị Đề Tuệ bắt và ra lệnh đánh đập. Vì vậy khi thấy Đề Tuệ ở phủ đường, Trần Thuyết lớn tiếng gọi Đề Tuệ ra trình diện nhân dân. Đề Tuệ quá sợ, trốn biệt, cầu cứu với viên đại lý người Pháp. Viên Đại lý Pháp đến, yêu cầu đoàn người đấu tranh kháng thuế phải giải tán và dùng xe mình đưa Đề Tuệ đi. Không bắt được Đề Tuệ, Trần Thuyết đứng trước đoàn người, dõng dạc hô lớn: "Dân ta xin quan đại lý giao nộp đề đốc Trần Tuệ để dân ăn gan" (“Ăn gan” chỉ là một cách nói ngoa dụ của người Quảng Nam, nhằm bày tỏ lòng công phẫn sâu sắc chứ không phải là sự thật). Nghe tiếng hô của Trần Thuyết, đoàn người bảy tổng đi đấu tranh ứng thanh đáp “Dạ!”. Quá hãi hùng, Đề Tuệ hộc máu chết trên xe của đại lý Pháp.
Do sự việc này, Trần Thuyết bị bắt giam và bị Nam triều tuyên án trảm thủ. Ngày 16 tháng 4 năm 1908, phủ Tam Kỳ thi hành án tử hình Trần Thuyết tại gò mả Đông - một vùng hoang vu gần cầu Tam Kỳ.
Hậu sự.
Sau khi bị xử chém, thủ cấp của ông bị các đao phủ đưa đi đâu không rõ. Phần thi hài còn lại cũng bị thất lạc. Mãi đến năm 2007, trong quá trình xây dựng đô thị, một bộ hài cốt không đầu được cho rằng chính là di cốt của Trần Thuyết được phát hiện và được thân nhân ông công nhận. Vì vậy, bộ di cốt đã được cải táng đưa về khu lưu niệm Trần Thuyết tại phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ. Phần thủ cấp được làm bằng đất sét để thay thế hộp sọ đã bị thất lạc.
Tên ông được đặt cho một tuyến đường tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. | 1 | null |
Nigronia fasciata là một loài côn trùng trong họ Corydalidae thuộc bộ Megaloptera. Loài này được Walker miêu tả năm 1853. Kích thước điển hình của N. fasata là 22 đến 28 mm, hoặc 2,2 đến 2,8 cm. Phạm vi sống: Miền Đông Hoa Kỳ. Lưu ý: không có mặt tại Canada. | 1 | null |
Mộ Dung Lân (, ?-398) là một tướng lĩnh và một thân vương của nước Hậu Yên trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những người con trai của hoàng đế khai quốc Mộ Dung Thùy và là em trai của hoàng đế Mộ Dung Bảo. Ông được lịch sử biết đến với cả tài năng và sự phản bội của mình do ông đã phản lại cả cha cùng hai huynh đệ là Mộ Dung Lệnh (慕容令) và Mộ Dung Bảo trong các sự kiện riêng biệt. Cuối cùng, ông bị thúc phụ Mộ Dung Đức giết chết, Mộ Dung Đức cũng là người đã lập nên nước Nam Yên.
Trước khi thành lập Hậu Yên.
Mộ Dung Lân xuất hiện lần đầu trong sử sách là vào năm 369, khi đó Mộ Dung Thùy đang là một thân vương của Tiền Yên, ông ta đã buộc phải chạy trốn đến Tiền Tần sau khi gặp phải sự nghi ngờ của Khả Túc Hồn Thái hậu và nhiếp chính vương Mộ Dung Bình. Trước đó, kế hoạch của Mộ Dung Thùy là chạy trốn đến cố đô Long Thành (龍城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) và chiếm giữ nơi này, rồi sau đó tìm kiếm sự hòa giải với Khả Túc Hồn Thái hậu, song trên đường đi, Mộ Dung Lân (người không được cha sủng ái) đã quay trở lại kinh đô Nghiệp Thành (鄴城, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc) và tiết lộ kế hoạch của cha, điều này đã khiến Mộ Dung Thùy phải thay đổi kế hoạch và chạy đến Tiền Tần.
Mặc dù đã phản lại cha của mình song Mộ Dung Lân lại không được Khả Túc Hồn Thái hậu coi trọng, ông đã bị đày ra khỏi Long Thành trong thân phận một người lính dưới quyền chỉ huy của một người anh em họ là Bột Hải vương Mộ Dung Lượng (慕容亮), hoặc có thể đã bị đày đến Sa Thành (沙城) xa xôi, được mô tả là cách 300 km về phía đông bắc của Long Thành. Năm 370, sau khi Mộ Dung Lệnh bị thừa tướng Vương Mãnh gài bẫy trở về Tiền Yên, ông ta đã bị đưa đi lưu đày ở Sa Thành, và tại đó Mộ Dung Lệnh đã khởi đầu một cuộc nổi loạn cùng với những người cùng cảnh ngộ bị lưu đày, họ đã lập kế sách chiếm Long Thành song Mộ Dung Lân đã tiết lộ kế hoạch này cho Mộ Dung Lượng và người này đã chuẩn bị quân sẵn sàng ứng phó. Thuộc hạ của Mộ Dung Lệnh là Thiệp Khuê (渉圭) sau đó đã làm phản và giết chết Mộ Dung Lệnh.
Sau khi Tiền Tần chinh phục Tiền Yên vào năm 370, Mộ Dung Thùy đã tháp tùng hoàng đế Phù Kiên của Tiền Tần tiến vào Nghiệp Thành, Mộ Dung Thùy đã đưa mẹ của Mộ Dung Lân đến với cái chết, song lại chưa có đủ can đảm để giết Mộ Dung Lân và chỉ trục xuất ông ra khỏi gia đình và bắt đi sống ở nơi khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 383 và 384, khi Mộ Dung Thùy nổi dậy chống lại Tiền Tần sau khi Phù Kiên đại bại trong trận Phì Thủy trước Đông Tấn, Mộ Dung Lân đã đưa ra được nhiều kế sách hữu dụng cho cha, Mộ Dung Thùy vì thế đã thay đổi quan điểm về Mộ Dung Lân, yêu quý ông như những người con trai khác.
Dưới thời Mộ Dung Thùy trị vì.
Sau khi Mộ Dung Thùy chính thức tuyên bố độc lập và lập nên nước Hậu Yên vào năm 384, Mộ Dung Lân trở thành một trong các tướng trong các chiến dịch chống lại tàn quân của Tiền Tần cũng như các quân phiệt bán độc lập, và các nước khác. Ông đã thể hiện một cách ấn tượng trong các chiến dịch này. Năm 386, Mộ Dung Thùy lập ông làm Triệu vương. Năm 386-387 và 390-391, ông chỉ huy binh lính cùng với vua Thác Bạt Khuê của nước Bắc Ngụy đi đánh tộc trưởng Hung Nô là Lưu Hiển (劉顯) và sau đó là các cuộc nổi loạn khác đe dọa đến sự an toàn của Thác Bạt Khuê. Đến năm 391, do nhận thấy được khả năng của Thác Bạt Khuê nên ông đã đề nghị Mộ Dung Thùy buộc Thác Bạt Khuê phải đến sống tại kinh thành Trung Sơn (中山, nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc) của Hậu Uyên và ủy thác việc cai trị Bắc Ngụy cho một người anh em song Mộ Dung Thùy đã từ chối.
Sau khi Hậu Yên bắt giữ em trai Thác Bạt Khuê là Thác Bạt Cô (拓拔觚) để đòi Bắc Nguỵ phải đưa ngựa đến, Thác Bạt Khuê đã từ bỏ lòng trung thành với Hậu Yên, ông ta bắt đầu quấy rối vùng biên giới với Hậu Yên. Năm 395, Mộ Dung Thùy đã cử thái tử Mộ Dung Bảo dẫn quân đi thảo phạt Bắc Ngụy, trong đó Mộ Dung Lân và Liêu Tây vương Mộ Dung Nông là các tướng phụ trợ cho Thái tử. Tuy nhiên, trong chiến dịch, quân Hậu Yên và Bắc Ngụy đã lâm vào thế bí khi muốn qua Hoàng Hà gần kinh đô Thịnh Lạc (盛樂, nay thuộc Hohhot, Nội Mông) của Bắc Ngụy, Thác Bạt Khuê đã lan truyền tin đồn thất thiệt rằng Mộ Dung Thùy đã qua đời, và thuộc hạ Mộ Dư Tung (慕輿嵩) của Mộ Dung Lân đã cố gắng tiến hành chính biến để lật đổ Mộ Dung Bảo và đưa Mộ Dung Lân lên làm hoàng đế, tuy nhiên việc đã bị lộ và Mộ Dư Tung bị giết chết. Điều này đã dẫn đến xích mích giữa hai anh em và quân Hậu Yên vì thế đã rút lui. Mộ Dung Bảo lệnh cho Mộ Dung Lân dẫn quân ở phía sau để chống lại một cuộc tấn công của Bắc Ngụy nếu có, song Mộ Dung Lân lại xem nhẹ Thác Bạt Khuê và do vậy không trông trừng quân Bắc Ngụy cẩn thận, Thác Bạt Khuê vì thế đã chặn được đại quân của Mộ Dung Bảo trong trận Tham Hợp Pha và tiêu diệt gần hết binh lính Hậu Yên, Thác Bạt Khuê sau thắng lợi còn nuôi tham vọng chinh phục Hậu Yên. Năm 396, Mộ Dung Thùy đã đích thân dẫn quân đi đánh Bắc Ngụy và giành được thành công bước đầu, song khi quân Hậu Yên qua Tham Hợp pha, họ đã than khóc và điều này đã khiến Mộ Dung Thùy xấu hổ và giận dữ rồi lâm bệnh, quân Hậu Yên vì thế phải rút lui. Mộ Dung Thùy qua đời ngay sau đó và Mộ Dung Bảo lên kế vị.
Dưới thời Mộ Dung Bảo trị vì.
Bất chấp việc đã nghi kị lẫn nhau trước thất bại tại Tham Hợp pha, Mộ Dung Bảo và Mộ Dung Lân về sau đã hòa giải, Mộ Dung Lân ban đầu là một trong các tướng mà Mộ Dung Bảo tin cậy nhất. Sau khi Thác Bạt Khuê đánh bại Mộ Dung Nông và chiếm Tĩnh Châu (并州, nay là trung bộ và bắc bộ Sơn Tây), ông ta đã tiến về Trung Sơn, Mộ Dung Bảo giao cho Mộ Dung Lân nhiệm vụ trấn thủ kinh thành. Mộ Dung Lân chủ trương thủ thành và không giao chiến với quân Bắc Ngụy khiến cho Mộ Dung Nông và Mộ Dung Long rất thất vọng.
Tuy nhiên, mùa xuân năm 397, khi Trung Sơn vẫn nằm trong vòng vây của Bắc Ngụy, Mộ Dung Lân đã tiến hành chính biến bên trong thành nhằm lật đổ Mộ Dung Bảo. Sau khi nỗ lực này thất bại, ông ta chạy trốn khỏi Trung Sơn và đến đóng quân ở Thái Hành Sơn. Lo sợ trước việc Mộ Dung Lân có thể đoạt lấy quân cứu viện do Thanh Hà vương Mộ Dung Hội chỉ huy nên Mộ Dung Bảo đã bỏ Trung Sơn. Người dân Trung Sơn ban đầu ủng hộ Khai Phong công Mộ Dung Tường (慕容詳) lên làm lãnh đạo để tiếp tục kháng Bắc Ngụy. Vào mùa hè năm 397, Mộ Dung Tường xưng đế, song ông ta lại khiến cho nhân dân giận dữ vì do sợ hãi quân Bắc Ngụy (đã không còn bao vây Trung Sơn song vẫn kiểm soát các vùng lân cận), ông đã từ chối cho cư dân ra ngoài thành để tìm lương thực và đã dẫn đến nạn đói nghiêm trọng, ông ta cũng cai trị một cách độc ác. Mộ Dung Lân đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Trung Sơn, các cổng thành đều mở để ông tiến vào, ông sau đó bắt rồi giết chết Mộ Dung Tường. Mộ Dung Lân sau đó xưng đế, đổi niên hiệu thành Duyên Bình, và cho phép thần dân đi tìm lương thực, song ông lại để mất cơ hội tiến đánh Bắc Ngụy khi người dân đã đủ lương thực. Cuối cùng, khi nguồn lương thực bị cạn dần, quân Bắc Ngụy đã đánh bại ông và chiếm lấy Trung Sơn. Ông chạy đến Nghiệp Thành, tức nơi thúc phụ Mộ Dung Đức trấn thủ.
Mộ Dung Lân khuyên Mộ Dung Đức rằng Nghiệp Thành là một thành quá lớn để có thể phòng thủ, và rằng thúc phụ nên tính đến việc bỏ thành này để lấy Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam) ở phía nam Hoàng Hà. Mộ Dung Đức chấp thuận và bỏ Nghiệp Thành rồi đến cư trú tại Hoạt Đài. Sau đó, Mộ Dung Lân trao tước đế cho Mộ Dung Đức, song người này lại muốn nắm quyền với tước hiệu Yên vương, do vậy lập nước Nam Yên. Ông ta phong Mộ Dung Lân là một trọng tướng song về sau Mộ Dung Lân lại lên kế hoạch nổi loạn và bị Mộ Dung Đức xử tử. | 1 | null |
Nghệ An ký (乂安記, "Ghi chép về xứ Nghệ An") là một bộ sách địa chí có tiếng của Việt Nam, do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) biên soạn ở đầu thế kỷ 19. Đây là bộ sách được biên soạn công phu, phản ánh khá đầy đủ về lịch sử, núi sông, nhân vật, thơ văn…của đất nước và con người ở trấn Nghệ An (nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), được giới nghiên cứu (như Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giáp, Émile Gaspardone) đánh giá cao, chủ yếu về phương pháp biên soạn nghiêm túc, về nguồn sử liệu dồi dào và độc đáo .
Lai lịch.
Không biết chính xác năm khởi soạn và hoàn thành Nghệ An ký, chỉ biết sách này được Bùi Dương Lịch viết sau khi ông đã viết Nghệ An phong thổ ký(乂安風土記) và Nghệ An chí(乂安誌), và được khắc in vào khoảng đời Tự Đức (ở ngôi: 1847-1883), tức sau khi tác giả đã mất (1828).
Theo bài Tựa "Nghệ An phong thổ ký" (không đề tên tác giả), thì sách này được làm ra sau khi Ngô Nhân Tĩnh đến làm quan ở trấn Nghệ An (năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn này thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh). Trích bài Tựa:
Về nội dung, "Nghệ An phong thổ ký" do nhiều người viết, Bùi Dương Lịch làm Chủ biên, nhằm giới thiệu một số thắng tích nổi tiếng của xứ này.
Gần đây, Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) có tìm được một quyển sách nhỏ nhan đề là "Nghệ An chí", gồm hai quyển Giáp và Ất. Sách chép tay, đã rách nát mấy tờ đầu và mấy tờ cuối, không có tựa, bạt và mục lục. Tờ đầu, dưới tên sách có đề: "Bùi Hoàng giáp tiên sinh trứ" (có nghĩa Hoàng giáp Bùi [Dương Lịch] soạn). Nội dung sách gồm 3 phần:
So với "Nghệ An phong thổ ký", thì sách này chép kỹ hơn. Tuy nhiên, so với "Nghệ An ký" sau này, thì nó hãy còn giản lược. Vì vậy có thể nói "Nghệ An chí" được họ Bùi viết sau khi viết "Nghệ An phong thổ ký", nhưng rồi vì chưa thỏa mãn, nên ông đã điều tra thêm, sưu tập thêm để viết thành "Nghệ An ký". Nói cách khác, "Nghệ An phong thổ ký" và "Nghệ An chí" đều là "tiền thân" của "Nghệ An ký".
Căn cứ vào bài Tựa "Nghệ An phong thổ ký" (vừa dẫn) và tiểu sử của Bùi Dương Lịch, thì ông làm ra sách này vào khoảng thời gian 1811-1812 (tức năm Ngô Nhân Tĩnh đến Nghệ An, rồi sai ông soạn sách), tức khi đang giữ chức Đốc học Nghệ An. Hai quyển sau là "Nghệ An chí" và "Nghệ An ký", được ông soạn sau đó, có thể là vào những năm ông đã cáo quan về nhà.
Tìm hiểu về năm "Nghệ An chí" được khắc in, tra trong sách "Đại Nam thực lục" (Chính biên, đệ tứ kỷ) thì thấy có thông tin: năm Canh Tuất 1850, Bùi Thức Kiên (con của Bùi Dương Lịch, bấy giờ đang làm Thừa chỉ ở Nội các) có dâng lên vua Tự Đức 2 bộ sách của cha mình là "Nghệ An ký" và "Bùi gia huấn hài". Có lẽ không lâu sau đó, "Nghệ An ký" được học trò hay con cháu tác giả đem khắc in (vì sách không viết rõ tên, mà chỉ đề là "Tồn Trai Bùi tiên sinh soạn" để tỏ lòng tôn kính). Tuy nhiên, vì bản sách mà ngày nay còn truyền (Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu A. 607) thiếu hẳn trang đầu, không có tựa, bạt, hay chú dẫn gì cả, nên không rõ được khắc in vào năm nào; chỉ phỏng đoán là khoảng đời Tự Đức, vì trong sách đã được kiêng húy cẩn thận (như chữ Nhậm [tên vua Tự Đức] được khắc bỏ nét ngang).
Năm 2012, "Nghệ An ký" (bản dịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm) được giới thiệu đầy đủ trong "Tổng tập dư địa chí Việt Nam" (tập 3).
Nội dung (sơ lược).
Nghệ An ký gồm 2 quyển, khổ 28 x 18 cm, gồm 237 tờ (mỗi tờ 10 dòng, mỗi dòng 20 chữ), chữ khắc in dễ đọc, đầu sách không thấy có tựa hoặc bạt.
Sách có 3 chương lớn, là: Thiên chí (ghi về trời), Địa chí (ghi về đất) và Nhân chí (ghi về người). Đây là theo quan niệm "tam tài" (Thiên, Địa, Nhân) của Nho học, và được phân chia ra như sau:
Giá trị.
Là một nhân chứng của thời đại, lại thường đi du lãm khắp nơi trong xứ Nghệ, nên Bùi Dương Lịch biết nhiều và hiểu sâu về mảnh đất này. Ngoài ra, tác giả còn là một nhà giáo, lại có kinh nghiệm biên soạn địa chí, đồng thời cũng là người có tâm huyết, có một nhãn quan tiến bộ và khoa học…nên phần lớn sử liệu ở trong sách "Nghệ An ký" đều có "giá trị và đáng tin cậy"...Vì lẽ đó, tác phẩm đã được giới nghiên cứu đánh giá cao, chủ yếu về phương pháp biên soạn nghiêm túc, về nguồn sử liệu dồi dào và độc đáo .
Nhìn chung, mặc dù có một vài hạn chế (như chưa chú trọng mặt kinh tế và sinh hoạt của nhân dân), nhưng "Nghệ An ký" vẫn là bộ sách được biên soạn công phu, có giá trị về nhiều mặt, nhất là mặt địa lý lịch sử. Đặc biệt ở chương "Nhân chí" có một bản tự truyện đầy đủ về tác giả, với dụng ý trình bày những ghi chép về thời sự quốc gia mà tác giả có liên quan hoặc được tai nghe mắt thấy... Đó là điều đặc biệt quý đối với giới nghiên cứu lịch sử, chủ yếu là lịch sử thời kỳ cuối Lê sang triều Tây Sơn. | 1 | null |
Bộ Cánh rộng (tên khoa học Megaloptera) là một bộ côn trùng. Bộ này gồm alderflies, dobsonflies và fishflies, và có khoảng 300 loài đã được biết đến.
Megaloptera trước đây thuộc nhóm Neuroptera, cùng với Bộ Cánh gân và snakefly, nhưng hiện nay đã được tách thành một bộ riêng, còn Neuroptera bao gồm bộ Cánh gân và các họ hàng của chúng (trước đây gọi là Planipennia). Neuroptera trước đây - đặc biệt là nhóm cánh gân - dù sao cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và tên gọi của nhóm mới này là Neuropterida. Nhóm này được xếp vào hoặc là cấp liên bộ, với Endopterygota - là một cấu phần của chúng - trở thành một nhánh trên nó, hoặc Endopterygota được duy trì là một liên bộ, với Neuropterida không phân hạng là một phần của chúng. Trong nhóm endopterygote, họ hàng còn sinh tồn gần nhất của chúng là nhánh neuropterida gồm các loài bọ cánh cứng. | 1 | null |
Apterygota là tên gọi để chỉ một phân lớp côn trùng nhỏ, được phân biệt với các loài côn trùng khác do chúng không có cánh hiện nay và trong lịch sử tiến hóa của chúng. Chúng xuất hiện đầu tiên được biết từ hóa thạch sống trong kỷ Devon cách đây 417-354 triệu năm.
Nhộng của chúng trải qua hoặc không có sự biến thái, do vậy nó giống như những tiêu bản của con trưởng thành. Do da mỏng nên ta nhìn thấy chúng trong suốt.
Không có loài hiện tại được xếp vào nguy cơ bảo tồn. | 1 | null |
Phương trình sóng là phương trình vi phân riêng phần tuyến tính bậc hai mô tả các sóng trong vật lý. Cũng có phương trình vi phân riêng phần mô tả sóng trong vật lý không tuyến tính bậc hai, như phương trình Schrodinger mô tả sóng vật chất.
Ở dạng đơn giản nhất, trong phương trình sóng có biến số thời gian "t", một hoặc một vài biến số không gian "x"1, "x"2, …, "x""n", và một hàm vô hướng, gọi là hàm sóng cần thỏa mãn phương trình này "u" = "u"("x"1, "x"2, …, "x""n"; "t"). Giá trị của hàm sóng có thể thể hiện ly độ của sóng. Phương trình sóng khi đó có thể biểu diễn là:
với formula_2 là toán tử Laplace và "c" là một hệ số, thường đặc trưng cho tốc độ lan truyền của sóng.
Để xác định các hàm sóng cụ thể là nghiệm của phương trình sóng, thường phải cần biết thêm các điều kiện ban đầu và các điều kiện biên.
Với sóng chuyển động trên một chiều không gian "x", phương trình sóng có thể viết ở dạng đơn giản là:
Nghiệm tổng quát có thể được tìm dựa theo nguyên lý Duhamel., nó là các hàm sóng:
hay tổng quát hơn, theo công thức d'Alembert:
Phương Trình Sóng Dao Động Điện Từ.
Phương trình Maxwell mô tả Sóng Dao Động Điện Từ trong Không Khí | 1 | null |
Bướm hai chấm (danh pháp khoa học: Scirpophaga incertulas), giai đoạn ngày của nó được gọi là Sâu đục thân hai chấm là một loài bướm đêm trong họ Crambidae. Nó được tìm thấy ở Afghanistan, Nepal, đông bắc Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Sumatra, Java, Borneo, Sumba, Sulawesi, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản. Tên gọi của nó xuất phát từ hai chấm trên hai cánh của chúng.
Vòng đời.
Trứng: đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ, trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.
Sâu non: đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.
Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.
Trưởng thành: Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen. Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.
Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày.
Sải cánh dài 24–36 mm. Con đực trưởng thành nhỏ hơn con cái. Cánh trước có màu xám hoặc nâu nhạt và có 2 hàng chấm đen ở đỉnh.
Ấu trùng ăn "lúa ("Oryza sativa"). Chúng đục thân cây chủ. Ấu trùng phát triển hoàn toàn có màu vàng nhạt đến lục vàng, đầu màu nâu và dài đến 20 mm. Chúng hòa nhộng trong kén tơ màu trắng.
Đặc điểm gây hại.
Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20giờ, ngài đực từ 23-1giờ sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.
Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
Ở Việt Nam, sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sinh nặng. | 1 | null |
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong vài loại dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa ở Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực.
Vị trí gây hại.
Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, trên cổ bông (cổ gié) hoặc trên hạt.
Trên lá: bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cổ bông và hạt. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy, cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
Trên cổ bông (cổ gié): nấm bệnh tấn công trên cổ bông (cổ gié) làm cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn. Vết bị bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, dễ bị gãy, làm ruộng lúa trở nên xơ xác.
Trên hạt: vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1 – 2 mm, làm hạt lúa bị lem lép, Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh.
Thời tiết khí hậu: nấm ưa nhiệt độ tương đối thấp (20 - 23C), ẩm độ không khí bão hòa và trời âm u.
ở Miền Bắc Việt Nam, trà lúa Mùa muộn trỗ-chín, hoặc vụ lúa Đông Xuân vào giai đoạn con gái- đứng cái-làm đòng là những cao điểm của bệnh trong năm.
Đất đai, phân bón: chân ruộng trũng, khó thoát nước bệnh nặng. Bón phân đạm quá nhiều, quá muộn hoặc vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm bệnh nặng. Bón kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng.
Giống lúa: giống có tỷ lệ SiO2/N cao, chứa nhiều polyphenon, hình thành nhiều phytoalexin đẻ nhánh tập trung, ống rơm dày, lá cứng là những giống chống chịu bệnh tốt
Biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Dự tính dự báo.
Điều tra bệnh, phân tích các yếu tố: nguồn bệnh, thời tiết, sinh trưởng của cây, đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.
Biện pháp hóa học.
Khi dùng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng và phun khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng. Các hoạt chất và thuốc thương phẩm tương ứng có thể tìm thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. | 1 | null |
Hồng tước lộng lẫy (danh pháp khoa học: "Malurus splendens") là một loài chim dạng sẻ thuộc họ Maluridae. Nó được tìm thấy ở hầu khắp các lục địa Úc từ trung tâm miền tây New South Wales và phía Tây Nam Queensland ven biển Tây Úc. Chúng chủ yếu sống ở vùng khô hạn và bán khô hạn. Loài này dị hình giới tính cao, con trống trong mùa sinh sản có lông đuôi dài, bộ lông chủ yếu có màu xanh sáng và đen. Không giống con trống, con mái và con chưa trưởng thành có màu lông chủ yếu là xám và nâu. | 1 | null |
Bọ dừa hay bọ cánh cứng dừa (tên khoa học: "Brontispa longissima") là một loài bọ cánh cứng ăn các lá non của dừa và gây hư hại đọt dừa. Nó là loài gây hại nghiêm trọng gần đây đối với cây dừa ở nhiều nơi trong vùng Thái Bình Dương, đặc biệt trong 3 thập niên trở lại đây, gồm Indonesia, quần đảo Solomon, Việt Nam, Nauru, Campuchia, Lào, Thái Lan, Maldives, Myanma, Hải Nam, và quần đảo Aru, và gần đây nhất là Philippines. | 1 | null |
Trần Đông A là một giáo sư, tiến sĩ y khoa, bác sĩ ngoại nhi và chính khách Việt Nam. Ông được vinh danh vì đã tiến hành phẫu thuật tách rời hai cháu bé song sinh dính nhau là Nguyễn Việt và Nguyễn Đức.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 11 tháng 6 năm 1941 tại xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Năm 1954, ông cùng gia đình, theo đạo Công giáo, di cư vào Nam, lập nghiệp tại Sài Gòn. Ông tiếp tục việc học trung học của mình tại trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn Sài Gòn. Một bạn học cùng khóa với ông, nhưng khác lớp, về sau cũng trở thành một bác sĩ nổi tiếng là Nguyễn Đan Quế.
Có tiếng là học giỏi, sau khi trường Hồ Ngọc Cẩn chuyển về tỉnh Gia Định năm 1956, buổi sáng ông vẫn học lớp Đệ Ngũ tại trường Hồ Ngọc Cẩn, buổi chiều học lớp đặc biệt Ngũ + Tứ ở trường tư. Năm 1957, ông đậu bằng Trung học Đệ nhất cấp, chính thức thôi học ở trường Hồ Ngọc Cẩn, theo học lớp đặc biệt Tam + Nhị ở trường tư. Hè năm 1958, ông đậu bằng Tú tài I trước các bạn cùng lứa ở trường Hồ Ngọc Cẩn 1 năm.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài II, ông thi đậu chứng chỉ PCB của Đại học Khoa học Sài Gòn, sau đó theo học Đại học Y khoa Sài Gòn theo diện tình nguyện nhập ngũ để về sau sẽ phục vụ ngành quân y trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa. bởi suy nghĩ "là người làm nghề y, hễ ở đâu cũng là để cứu người".
Sự nghiệp.
Binh nghiệp.
Sau khi ra trường, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng tham gia Trận Làng Vây thuộc Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh với tư cách là một Y sĩ quân y. Nổi danh là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, dũng cảm, ông thường xuyên phải thực hiện các ca mổ ngay tại chiến trường trong các phòng mổ dã chiến và là y sĩ có số ca mổ dã chiến nhiều nhất trong Sư đoàn Dù. Ông được khen thưởng nhiều huy chương (ít nhất 5 Huy Chương Anh dũng Bội tinh) kể cả một huân chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ. Ông từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas để nâng cao tay nghề. Năm 1975, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Thiếu tá.
Bác sỹ.
Sau khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ miền Nam, ông bị gọi đi học tập cải tạo 2 năm tại trại cải tạo Suối Máu (Đồng Nai).
Năm 1981 - 1982, khi đất nước đang vô cùng khó khăn, gia đình ông là một trong 30 gia đình được cấp giấy bảo lãnh chính thức sang Hoa Kỳ với tư cách là thường trú nhân (Thẻ xanh). Ông quyết định làm đơn từ chối không đi, chọn ở lại Việt Nam, vì thấy rằng trẻ em Việt Nam cần ông. Ông được phân công về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Trên nhiều trang báo điện tử có đưa tin rằng ông được ghi tên vào Sách Kỷ lục Guinness năm 1991 sau một ca mổ cho cặp song sinh Nguyễn Việt và Nguyễn Đức dính nhau dạng ISOCHIO - PAGUS có 3 chân, trong đó một trong hai cháu đã bị bại não năm 1988. Tuy nhiên đây là một trích dẫn sai. Ca mổ tách Việt - Đức được nhắc đến như thông tin bổ trợ cho hai kỷ lục chính "Cặp song sinh Siamese hiếm gặp nhất" và "Ca mổ tách song sinh dính liền đầu tiên" diễn ra lần lượt tại Ireland và Mỹ, không có tên bác sĩ Đông A. Tìm kiếm trên trang chủ Guinness World Records cũng không trả lại kết quả ca mổ Việt- Đức như một kỷ lục.
Ca mổ tách rời Nguyễn Việt và Nguyễn Đức đã trở thành một sự kiện quốc tế. Báo chí nước ngoài bình luận: Ca mổ Nguyễn Việt – Nguyễn Đức ngoài tài năng của ê kíp phẫu thuật (ca mổ có 62 y, bác sĩ), còn là bài học về những điều kỳ diệu của cuộc sống, bài học về sự can đảm của cháu Đức, bài học về lòng kiên định, sự quyết tâm của ngành y tế Việt Nam, bởi ca mổ đã được thực hiện trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Việt Nam, về mọi mặt..., sau này khi Nguyễn Đức lấy vợ, ông cũng đến chung vui.
Liên tiếp trong các năm sau đó, ông luôn có mặt trong những ca bệnh nhi hiểm nghèo hiếm gặp nhất ở Việt Nam và trở thành hiện tượng của y học Việt Nam. Sau khi thôi giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, ông vẫn tiếp tục hành nghề y. Hiện ông đang phụ trách chương trình thành lập Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, Chủ nhiệm bộ môn ngoại nhi Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính khách.
Với uy tín của mình, Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và khóa XII đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI. Tháng 5 năm 2016, ông được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) ở đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hồ Chí Minh gồm Quận 1, Quận 3 và Quận 4 nhưng không trúng cử (được 220.208 phiếu, đạt tỷ lệ 56,41% số phiếu hợp lệ).
Đời tư.
Vợ ông là bà Lê Thị Minh Tâm, nguyên Tổng giám đốc của Khu nghỉ mát Seahorse tại Phan Thiết,người luôn cùng sát cánh hỗ trợ ông trong giai đoạn đất nước khó khăn, bà từng là chủ doanh nghiệp thủ công Mỹ Nghệ chuyên làm búp bê vải xuất khẩu kiếm ngoại tệ về cho thành phố những năm 1980,lo tròn mọi việc để ông dành trọn thời gian cho ngành Y. Năm 2010, bà Tâm qua đời sau thời gian chống chọi bệnh tật. Cảm mến vị bác sĩ hiền lành đơn độc tuổi già, nữ điều dưỡng từng đưa dụng cụ mổ trong ca mổ tách rời Nguyễn Việt và Nguyễn Đức, là đồng nghiệp và cũng là bạn bè của vợ chồng ông đã về chung một nhà để bầu bạn sẻ chia với ông
Thành tựu nghiên cứu.
Tiêu biểu nhất trong các công trình nghiên cứu khoa học của Bác sĩ Trần Đông A chính là Công trình nghiên cứu về giãn đường mật chính ở trẻ em Việt Nam - một căn bệnh mà từ trước đến nay, y giới quốc tế vẫn cho là bệnh đặc biệt của người Nhật.
Tấm gương về y đức.
Trên mọi phương diện, ông là một tấm gương lớn về y đức, về tài năng và nỗ lực không ngừng vượt lên "cái bóng của chính mình". Như lời nhận xét của nữ đạo diễn Nguyễn Hải Anh - người đã thực hiện rất thành công bộ phim tài liệu về Bác sĩ Trần Đông A: "Ở bác sĩ Trần Đông A, tôi nhận ra nơi ông một thầy thuốc với tất cả y đức cao cả. Ông làm việc không tiếc công sức, không biết mệt mỏi, luôn khao khát có thêm những đóng góp lớn hơn cho y học Việt Nam, nhất là trong chữa trị bệnh trẻ em. Với tôi, ông đáng để người thời nay, thời sau phải ngã mũ kính phục hơn bất cứ bác sĩ Nhi khoa nào."
Khen thưởng.
Năm 2006, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2008), danh hiệu Thầy thuốc nhân dân (2006). | 1 | null |
Trận Gravelotte (theo cách gọi của người Đức) hay Trận St. Privat theo cách gọi của người Pháp, còn được các sử gia gọi là Trận Gravelotte-St. Privat, là một trận đánh quyết định trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870–1871), đã diễn ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1870 giữa hai ngôi làng St. Privat la Montagne và Gravelotte ở miền Đông Bắc nước Pháp. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Wilhelm I và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, các lực lượng Phổ-Bắc Đức gồm Tập đoàn quân số 1 dưới quyền tướng Karl Friedrich von Steinmetz và Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Thân vương Friedrich Karl đã tấn công và buộc Tập đoàn quân Rhine chủ lực của Pháp dưới quyền Thống chế François Achille Bazaine phải rút chạy vào Metz. Mặc dù quân Đức bị hao tổn nhiều binh lực hơn quân Pháp, thắng lợi chiến lược của họ ở Gravelotte đã dẫn đến sự bao vây cô lập lực lượng của Bazaine ở Metz, qua đó chia cắt hoàn toàn hai tập đoàn quân chủ lực của Pháp và thúc đẩy sự thất bại hoàn toàn của đế chế Napoléon III trong cuộc chiến.
Moltke dự định dùng đại bác giã nhừ phòng tuyến quân Pháp, rồi bọc sườn quân Pháp quanh St. Privat và hợp vây toàn bộ chiến tuyến đối phương từ phía bắc sang phía nam. Mặc dù vậy, các thuộc cấp của ông đã phát động những đợt tấn công trực diện vào tuyến phòng ngự của Pháp trên các cao điểm chế ngự trận địa. Trận chiến bùng nổ trên một thế trận đảo ngược: quân Phổ dựa lưng về phía Paris trong khi quân Pháp dựa lưng về biên giới với Đức. Với lợi thế về súng trường Chassepot tối tân, mỗi trong số 17 sư đoàn quân Pháp đã bắn ra 4 vạn phát đạn chỉ trong vòng 1 phút và đốn ngã các đợt tấn công của địch. Số quân Phổ chết và bị thương lên tới khoảng 2 vạn người trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến thuật phòng ngự của Pháp vốn đã ăn sâu vào tâm trí họ từ năm 1866, các tướng lĩnh Pháp từ chối phản công, ngay cả khi xác lính Phổ chất đầy dưới chân họ. Điều đó đem lại thời gian cho phía Phổ điều động pháo binh bịt kín các lỗ hổng trong trận tuyến của họ và mở đường cho viện binh tiếp chiến từ phía bắc. Cuối cùng, các trung đội bộ binh của tướng Moltke đã làm chủ được các cao điểm phía trên Metz và ép địch rút xuống pháo đài.
Cũng giống như trận Mars-la-Tour hai ngày trước, trận Gravelotte được quyết định bởi pháo binh Phổ. Sự nhạy bén của pháo binh Phổ cùng với sự thụ động của Bazaine đã góp phần cứu vãn các đợt tấn công thất bại của quân bộ binh Phổ. Trong khi phần lớn thương vong của quân Phổ gây ra bởi súng trường Pháp, phần lớn thương vong của quân Pháp là do đại bác hiệu Krupp gây nên. Sau chiến thắng Gravelotte, Moltke sai Thân vương Friedrich Karl chỉ huy Tập đoàn quân số 1 và 4 quân đoàn của Tập đoàn quân số 2 vây hãm quân của Bazaine ở Metz. Giờ đây, vị Tổng tham mưu trưởng đã rảnh tay để huy động Tập đoàn quân số 3 dưới quyền Thái tử Phổ cùng Tập đoàn quân Maas (mới được thành lập từ một số đơn vị Tập đoàn quân số 2) dưới quyền Thái tử Sachsen tấn công tiêu diệt đạo quân chủ lực thứ hai của Pháp do MacMahon chỉ huy.
Bối cảnh.
Ngày 6 tháng 8 năm 1870, trong khi Tập đoàn quân số 3 Đức do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy đè bẹp bộ phận quân Pháp của Thống chế Mac-Mahon gồm Quân đoàn I và một sư đoàn thuộc Quân đoàn VII ở Frœschwiller-Wœrth về hướng nam, các thành phần thuộc Tập đoàn quân số 1 và 2 Đức đánh thắng Quân đoàn II Pháp do Frossard chỉ huy ở Spicheren-Forbach trên mạn bắc. Hai thất bại mở màn này đã giáng một đòn nặng nề vào tinh thần chiến đấu của Tập đoàn quân Rhine do Hoàng đế Napoléon III trực tiếp chỉ huy và dẫn đến sự chia cắt hai bộ phận quân Pháp. Trước tình hình đó, vào ngày 7 tháng 8 năm 1870, Napoléon sai 3 quân đoàn I, V, VII rút về Châlons-sur-Marne để thành lập một tập đoàn quân mới do MacMahon trực tiếp chỉ huy, trong khi 5 quân đoàn chủ lực Tập đoàn quân Rhine tập kết tại Metz, trước khi rút về thành cổ Verdun trên sông Meuse và đến Châlons để hội quân với MacMahon. 5 ngày sau, Napoléon trao quyền tổng chỉ huy Tập đoàn quân Rhine cho Thống chế Bazaine, nguyên Tư lệnh Quân đoàn III. Sau một tuần lễ thụ động, Bazaine bắt đầu rút quân qua sông Moselle để rời Metz đến Verdun vào ngày 14 tháng 8.
Sau khi nhận định lại tình hình từ hai trận Frœschwiller và Spicheren, Bộ Tổng Chỉ huy quân đội Phổ-Đức – đứng đầu là Vua Wilhelm I và Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke – đã đề ra các kế hoạch quy định Tập đoàn quân số 3 sẽ tiếp tục truy đuổi cánh quân MacMahon và Tập đoàn quân số 1 do Thượng tướng Bộ binh Karl Friedrich von Steinmetz chỉ huy sẽ giữ chân Bazaine tại khu vực Metz, trong khi Tập đoàn quân số 2 do Thân vương Friedrich Karl chỉ huy sẽ lấy Tập đoàn quân số 1 làm trục xoay để tiến vào giữa hai tập đoàn quân Đức và vượt sông Moselle gần Pont-à-Mousson về phía nam Metz nhằm cô lập hoàn toàn Bazaine khỏi MacMahon trên hướng bắc. Buổi chiều ngày 14 tháng 8, Tập đoàn quân số 1 đã tiếp cận các lực lượng Pháp đóng giữ trên khu vực cao phía đông Metz. Quan sát thấy quân Pháp đang rút lui, hai quân đoàn I và VII của Phổ đã quyết định tấn công nhằm trì hoãn đối phương bằng mọi giá và giúp Tập đoàn quân số 2 tạo thế hợp vây theo dự kiến của Molke. Quyết định này dẫn đến trận Borny-Colombey, một trận đánh ác liệt trong đó không bên nào giành thắng lợi nhưng cuộc triệt thoái của Bazaine đã bị trì hoãn đáng kể. Hôm sau, nắm được tiến độ triệt thoái lề mề của quân Pháp, vua Wilhelm I sai Moltke điều Tập đoàn quân số 2 vượt sông Moselle rồi tiến về phía tây và lên phía bắc để khóa chặt con đường Metz-Verdun. Bất chấp sự chậm chạp của đối phương, Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 đã ban bố các mệnh lệnh dựa trên giả thiết rằng quân tiền vệ của Bazaine đã gần đến sông Meuse.
Ngày 16 tháng 8, Bazaine ra lệnh hoãn hành quân đến chiều do quân kỵ binh tuần tiễu của Pháp không tìm thấy một lực lượng địch nào ở phía nam và các đơn vị cuối cùng của hai Quân đoàn III và IV Pháp vẫn chưa vượt sông Moselle. Trái ngược với những gì mà viên Thống chế Pháp suy nghĩ, các thành phần quân Phổ thuộc Quân đoàn III dưới quyền Trung tướng von Alvensleben và Quân đoàn X dưới quyền Thượng tướng Bộ binh von Voigts-Rhetz đã xuất hiện từ phía nam. Chẳng bấy lâu sau khi Bazaine ban lệnh gác lại cuộc hoãn quân, Alvensleben phát lệnh tiến công cái mà ông cho là một lực lượng "hậu quân" bị cắt rời của Tập đoàn quân Rhine vốn đã rút về phía tây từ trước. Một trận đánh đẫm máu đã bùng nổ ở Rezonville, Vionville và Mars-la-Tour giữa các Quân đoàn III và X với toàn bộ 5 quân đoàn của Bazaine. Nhờ có súng trường nạp hậu Chassepot với độ chính xác và tấm bắn vượt xa súng trường Dreyse của Phổ, quân Pháp đã liên tiếp chặn đứng các đợt tấn công của bộ binh Phổ và gây cho địch tổn thất nặng nề. Bên cạnh đó, trận tuyến pháo binh dày đặc của Phổ, sử dụng loại pháo tối tân của hãng Krupp cỡ nòng 6 bảng (3 kg) đạn nạp hậu, làm câm tịt các cỗ đại bác của Pháp và gây cho họ thiệt hại ngang ngửa. Trận đánh kết thúc trong bế tắc vào buổi tối. Bị chặn mất con đường tới Verdun, Bazaine vào lúc 22h đã nói với bộ tham mưu của mình rằng hôm sau ông sẽ rút trở lại Metz theo hướng đông bắc.
Moltke hiểu rõ ý nghĩa của chiến thắng ngày 16 tháng 8. Theo ông, việc hai quân đoàn Đức đối mặt với toàn bộ lực lượng của Bazaine trong trận đánh này cho thấy tình hình thuận lợi để huy động đại bộ phận binh lực cô lập Bazaine khỏi nội địa Pháp: "Số quân địch đối mặt với Quân đoàn III càng nhiều thì thành công của ta sẽ càng lớn vào ngày mai, khi ta có thể triển khai các Quân đoàn X, III, IV, VIII, VII và cuối cùng là XII để chống nhau với nó". Mặc dù Đại tá Gustav von Stiehle, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 2, đề xuất cho các lực lượng còn lại của tập đoàn quân mình tiếp tục hành quân về sông Meuse theo dự định nguyên thủy của Bộ Chỉ huy Tập đoàn quân số 2, Moltke giờ đây nhận thấy sông Meuse không còn có tầm quan trọng và ông lập tức bắt tay vào việc chuẩn bị bao vây xóa sổ quân chủ lực Pháp. Có hai phương án: hoặc là hợp vây quân của Bazaine ở vùng ngoại ô Metz rồi đẩy họ vào pháo đài và để đói họ trong đây, hoặc là đánh quân Pháp chạy về phía bắc tới Luxembourg, nơi họ sẽ bị giải giáp theo quy luật chiến tranh. Dựa trên hoạch định của Moltke, vào ngày 17 tháng 8, trong khi Steinmetz thúc chủ lực Tập đoàn quân số 1 qua sông Moselle, Friedrich Karl quay toàn bộ Tập đoàn quân số 2 về chiến trường ngày hôm trước.
Để đề phòng viên tướng 74 tuổi Steinmetz một lần nữa phá vỡ kế hoạch hành quân của mình, Moltke chuyển Quân đoàn VIII Phổ sang Tập đoàn quân số 2. Bất chấp sự phàn nàn của vị lão tướng, Tổng tham mưu trưởng chỉ để lại Quân đoàn VII trực thuộc quyền chỉ huy của Steinmetz và sai ông trụ lại gần Gravelotte trong khi Tập đoàn quân số 2 lấy lực lượng của ông làm trục để vòng sang hướng nam. Theo nhìn nhận của giới sử học hiện đại, Moltke đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi ông điều hơn 20 vạn quân của mình tiến qua chính diện quân Pháp. Mặc dù quân Pháp đang triệt thoái, các đội hình của họ hoàn toàn có thể quay lại và giáng một đòn hủy diệt vào sườn quân Đức. Thái độ chủ quan của Moltke vẫn không hề lung lay trong suốt ngày hôm đó, phần nhiều là do ông không hề có được tin tức tình báo về nơi quân Pháp đang đóng quân, hoặc là nơi quân Pháp đang rút lui tới. Ông buộc phải hành động dựa trên những đám khói súng mà ông nhìn thấy thay vì những báo cáo của kỵ binh tuần tiễu: quân kỵ mã của ông dành phần lớn ngày 17 tháng 8 để bình phục sau những đợt tấn công ác liệt của họ vào ngày hôm trước. Nhưng kỵ binh Pháp cũng không thể phát hiện và thông tin cho Bazaine về cuộc hành quân đầy mạo hiểm của Moltke, làm vuột mất một cơ hội có một không hai để vị Thống chế đè bẹp quân Đức.
Bố trí của quân Pháp.
Bazaine dành cả ngày 17 tháng 8 để triển khai cái được sử gia Hoa Kỳ Dennis Showalter gọi là "cứ điểm phòng ngự chiến thuật mạnh nhất trong chiến dịch". Trận tuyến phòng thủ của ông trải dọc theo một dải đất cao nằm ngoài Metz khoảng 1.6 km, kéo dài từ làng Saint-Privat phía bắc qua các làng Amanvillers và Gravelotte ở chính giữa, rồi xuống khu vực rừng rậm che phủ khe Mance, nơi có con suối chảy tới sông Moselle về hướng nam. Khe suối sâu Mance là một chiến ngại vật có tác dụng gây rối loạn các đội hình chặt chẽ của cánh trái quân Đức. Đồng thời, hệ thống cao điểm trên hàng cây đã tạo nên những khu vực bắn dài, chế ngự bởi các nông trang được gia cố St. Hubert, Leipzig, Moscou và Point du Jour nối liền với các chiến hào và hỏa điểm pháo binh của Pháp. Trong khi đó, phần lớn các khu vực ở trung tâm và bên phải (phía bắc) chiến tuyến chỉ dốc nhẹ và trống rỗng, tạo nên những khu vực bắn tuyệt vời cho súng trường nạp hậu tối tân "Chassepot" của Pháp.
Dưới sự chỉ huy của tướng Frossard, Quân đoàn II Pháp đóng giữ khu vực Mance. Các quân đoàn III (Le Bœuf) và IV (Ladmirault) đã triển khai lực lượng dọc theo cao điểm ở trung tâm, đồng thời xác lập tầm bắn và vùng bắn của mình. Nhiệm vụ trấn thủ cánh phải quân Pháp được giao cho Quân đoàn VI dưới quyền Thống chế Canrobert. Bazaine đã yêu cầu dàn quân đoàn này theo hình bậc thang theo hướng đông bắc để ngăn chặn sự hợp vây của địch, và Canrobert thiết lập vị trí phòng ngự chủ chốt của mình ở phía tây nam Saint-Privat. Sở chỉ huy của Bazaine tọa lạc tại thành lũy bằng gạch Plappeville, cách 3,22 km về phía sau cánh trái và cách St. Privat 6,44 km. Gần đó, viên Thống chế bố trí lực lượng trừ bị chủ chốt của mình, đội Cận vệ Đế chế, yểm trợ cánh trái và trung tâm, do ông tiên liệu rằng quân Phổ sẽ phát động mũi tấn công chủ lực theo hướng này. Theo nhìn nhận của sử gia Anh Michael A. Howard, điểm yếu của trận tuyến phòng thủ vững chắc của Bazaine nằm ở cánh phải, do không gì có thể ngăn cản cánh quân này bị bọc sườn từ phía bắc. Thêm vào đó, khoảng cách xa vời giữa cơ quan đầu não quân đội Pháp với cánh phải cũng là một nhược điểm tai hại của cánh này.
Các đạo binh của Moltke sẽ trở thành mồi ngon cho quân phòng ngự Pháp nếu mọi thứ diễn ra như Bazaine định trước. Bazaine không hề đề ra kế hoạch về một cuộc phản công toàn lực nếu như quân Phổ bị đánh bại. Trong trường hợp quân ông bị thất trận, Bazaine sẽ rút vào pháo đài Metz và đợi chờ hoàng đế đưa quân tới cứu viện.
Diễn biến.
Trận chiến giữa Gravelotte và St. Privat ngày 18 tháng 8 khác các trận đánh trước đó về cả quy mô lẫn hình thức. Đây là trận đánh đầu tiên có sự tham gia của đại bộ phận quân lực cả hai phe: sử gia Michael Howard cho biết phía Đức có 188.000 quân và 732 đại bác đối chọi với 112.800 quân và 520 đại bác của Pháp. Sử gia David J. A. Stone lại đưa ra những số liệu lớn hơn, với 203.402 quân Đức và 150.000 quân Pháp.
Về hình thức, trong khi các trận đánh ở Wœrth-Frœschwiller, Spicheren-Forbach, Borny-Colombey và Vionville-Mars-la-Tour hoàn toàn nằm ngoài dự tính và hoạch định của bộ chỉ huy tối cao hai phe, trận Gravelotte đã được định trước. Trận đánh xuất phát từ chủ ý của Moltke nhằm tạo "thế lưỡi liềm" bao vây sườn phải quân Pháp bằng 5 quân đoàn của Tập đoàn quân số 2. Đó là Quân đoàn IX Phổ (gồm các binh lính người xứ Hessen sáp nhập vào Phổ năm 1866) dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Albrecht Gustav von Manstein ở bên phải, các đội hình rối bời và chồng chéo của Quân đoàn XII (Sachsen) dưới quyền Thái tử Albert và Quân đoàn Vệ binh Phổ dưới quyền Vương thân August của Württemberg ở bên trái, cùng với hai Quân đoàn III và X của Phổ ở phía sau.. Trong khi đó, hai Quân đoàn VII và VIII sẽ tiến công cánh trái quân Pháp ở khu vực Mance. Tựu trung, Moltke quyết định tung một đòn đánh mạnh kết liễu đội quân của Bazaine. Song, các sự kiện trong ngày 18 tháng 8 đã không được suôn sẻ như kế hoạch mà ông đề xuất.
Mọi tài liệu có uy tín về trận đánh đều quy tội cho các tướng dưới quyền Moltke về việc phá hỏng kế hoạch hợp vây của ông. Khi Tập đoàn quân số 2 bắt gặp các cứ điểm quân Pháp trên cao điểm Amanvillers vào khoảng 10h, Thân vương Friedrich Karl nhầm tưởng đây là sườn của một đạo quân đang rút lui. Do vậy, vào lúc 10h15, ông xoay quân sang hướng đông thay vì tiếp tục tiến lên hướng bắc theo thượng lệnh của Moltke. Nhưng chính Moltke đã phê chuẩn quyết định của Friedrich Karl và sai Quân đoàn Sachsen cùng Quân đoàn Vệ binh kéo thẳng về phía đông để bao vây cái được giả định là sườn bị hở của quân Pháp tại Amanvillers. Nói cách khác, vị Tổng tham mưu trưởng tán thành với Friedrich Karl rằng quân Pháp quy tụ xa về phía nam hơn dự tính ban đầu của ông và vị trí mà Friedrich Karl phát hiện chính là sườn phải của địch. Niềm tin này đã thúc đẩy Friedrich Karl và Moltke quyết định chớp lấy cái gọi là thời cơ đối với họ, mặc dù không có bằng chứng trực tiếp. Chẳng bấy lâu sau, sai lầm của Friedrich Karl đã được chứng minh khi ông nhận báo cáo của các đội kỵ binh tuần tiễu về việc tìm thấy các vị trí phòng ngự kiên cố của quân Pháp tại St. Privat. Vị Thân vương bèn sai tùy tùng chạy theo Quân đoàn IX để đưa lệnh cho Manstein chờ đến khi Vệ binh Phổ và quân Sachsen tiếp viện cho cánh trái của ông và phối hợp tấn công. Có điều là mệnh lệnh đã đến quá trễ để ngăn cản một cuộc tấn công của Quân đoàn IX.
Trong khi Moltke đang nghiên cứu đội hình Tập đoàn quân số 2 tại trụ sở tạm thời của ông ở Flavigny, Bộ trưởng Chiến tranh Phổ – Thượng tướng Bộ binh Albrecht von Roon đã thuyết phục vua Wilhelm I không nên tấn công: "Mục tiêu đã đạt được rồi; đường rút lui của quân Pháp đã bị cắt đứt. Nay việc hất họ ra khỏi một vị trí vững mạnh sẽ đưa đến sự đổ máu vô ích". Nhưng trận đánh đã bùng nổ từ trước khi ông nói.
Giao chiến tại Verneville.
Tư lệnh Quân đoàn IX, tướng Manstein, đã điều 9 khẩu đội pháo (54 đại bác) tiến về phía trước để hình thành một trận tuyến pháo binh đồng thời chuẩn bị huy động bộ binh của Sư đoàn 18 tiến công. Không lâu sau giữa ngày, đại bác của quân Phổ từ các cánh đồng phía sau làng Verneville đã nã đạn vào các chiến tuyến quân Pháp nằm trước đó vài ngàn yard, mở màn cho trận Gravelotte. Ngay lập tức, các khẩu đại bác và súng máy "mitrailleuse" của Pháp đáp trả ác liệt. Sau được điều gấp vào vị trí ở hướng bắc và nam Amanvillers, các sư đoàn bộ binh của Quân đoàn III Pháp cũng tuôn đạn xối xả vào trận tuyến pháo binh Phổ. Các sĩ quan pháo binh của Manstein đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi họ khai triển pháo binh trong tầm đạn súng trường Chassepot của địch và do vậy đội ngũ pháo thủ Phổ bị thiệt hại rất nặng nề. Tiếp đó, Manstein xua bộ binh tiến công để yểm trợ cho pháo binh, nhưng bị hỏa lực khốc liệt của súng trường Pháp chặn đứng. Tầm bắn hiệu quả của khẩu Chassepot lên đến gần 1.500 m, trong khi tầm bắn khẩu "Dreyse" của quân Phổ chỉ đạt chưa đầy 550 m.
Không chỉ vậy, bộ binh Phổ đã rơi vào tầm đạn của một số khẩu mitrailleuse – loại súng được bí mật sản xuất từ năm 1866 với 25 nòng súng, vận hành bởi một vòng quay tay, có khả năng bắn ra 150 viên đạn một phút với tầm bắn 2.000 thước (1.829 m). Các khẩu mitrailleuse đã thảm sát lực lượng tấn công của Phổ, và phần nhiều trong con số thiệt hại to lớn của quân Phổ vào ngày 18 tháng 8 là do loại súng này gây nên. Nhưng ngoài trận Gravelotte-St. Privat ra, loại siêu vũ khí này không có nhiều ảnh hưởng đến cục diện của cuộc chiến. Mitrailleuse không phát huy được hiệu quả do binh lính không được huấn luyện sử dụng đầy đủ, được bố trí trong đội hình quá chật hẹp, và bắn ra ở khoảng cách quá xa nên độ chính xác rất thấp.
Thừa thắng, quân Pháp đã xông lên phía trước và thu được 4 khẩu pháo ở đầu tuyến, buộc địch phải rút các khẩu pháo xuống phía sau. Đến chiều, giao chiến giữa quân của Manstein và Ladmirault lắng xuống thành một cuộc đấu pháo. Quân bộ binh Pháp đã kiên nhẫn đứng vững trước những loạt pháo kích rầm rộ và chính xác của địch, trong khi người Phổ kéo dài tuyến pháo binh của mình đồng thời đợi Quân đoàn Vệ binh tiếp viện cánh phải, Quân đoàn III tiếp viện hậu quân để tiếp tục phát động tiến công.
Các đợt tấn công của Tập đoàn quân số 1.
Từ trên các cao điểm phía nam Flavigny, tướng Moltke đã nghe thấy những tiếng đạn pháo đầu tiên của Quân đoàn IX và nhanh chóng rút ra kết luận rằng các thuộc tướng đã tấn công sớm hơn dự kiến của ông. Ông liền gửi gấp một bức điện cho Steinmetz để ngăn chặn vị tướng bốc động này làm cho tình hình xấu thêm. Theo bức điện, những gì đang diễn ra ở Verneville chỉ là một cuộc giao tranh nhỏ và Steinmetz không cần phải hành động. Và một khi hành động thì ông ta không cần phải đổ bộ binh vào trận mà chỉ cần phải khai triển pháo binh. Tin rằng vấn đề Steinmetz đã được giải quyết, Moltke dời lên làng Rezonville để theo dõi những gì đang xảy ra với Tập đoàn quân số 2. Đi với ông có Quốc vương Wilhelm I và đoàn tùy tùng. Mặc dù vị vua-chiến binh thường chủ trương không can dự trực tiếp vào các quyết sách của vị Tổng tham mưu trưởng, Moltke vẫn xem mình là một bề tồi của nhà vua; và, một phần là do ông không muốn đả động đến quyền hành của quân vương, Moltke thường miễn cưỡng trong việc trực tiếp chỉ huy các đạo quân trên chiến trường.
Mặc dù lực lượng quân Đức tại Gravelotte – Quân đoàn VIII dưới quyền Thượng tướng Bộ binh August von Goeben – đã được Moltke tách khỏi quyền kiểm soát của Steinmetz, vị lão tướng vẫn cư xử như thể ông là tư lệnh của họ. Ngay sau khi nghe tiếng đạn pháo từ hướng Quân đoàn IX, Steinmetz lập tức ra lệnh cho Goeben tấn công trận tuyến đối phương. Goeben xua lữ đoàn tiên phong của ông tràn qua Gravelotte và tiến xuống khe Mance để tiến công các tuyến phòng ngự có thể được nhìn thấy rõ của bộ binh Pháp ở Moscou và Point du Jour. Ông dàn trận tuyến pháo binh về phía bắc Gravelotte, và chẳng bấy lâu sau pháo binh của Quân đoàn VII được điều đến để kéo dài trận tuyến về phía nam. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, Goeben để quy tụ được 150 khẩu đại bác. Khiếm khuyết này của súng trường Dreyse được bù lại bởi loại pháo của hãng Krupp cỡ nòng 6 bảng (3 kg) đạn nạp hậu mà pháo binh Đức sử dụng. Pháo Krupp có tầm bắn xa hơn, tốc độ bắn nhanh hơn, và cũng chính xác hơn loại pháo nạp tiền của Pháp rất nhiều.
Tiến về phía trước theo các đội hình được cải tiến, pháo binh Phổ đã giã tới tấp vào chiến tuyến quân Pháp trên các ngọn dốc đối diện trong suốt từ chiều đến tối. Đạn pháo của Phổ đã biến các nông trang Moscou và Saint-Hubert thành một đống đổ nát. Dưới những đống đổ nát, quân phòng ngự Pháp nằm chết la liệt, thậm chí có người còn bị thiêu sống. Mặc dù vậy, quân Pháp vẫn trụ vững trong các vị trí phòng ngự đối diện với Gravelotte của mình. Mọi đợt tiến công của bộ binh Phổ nhằm vào các cứ điểm trước Moscou và Saint-Hubert đều bị quân Pháp bẻ gãy với thiệt hại hết sức to lớn. Chỉ riêng tại Saint-Hubert là quân Phổ còn đạt được thắng lợi. Do tọa lạc dưới đỉnh của cao điểm phòng ngự, Saint-Hubert nằm ngoài tầm mắt của quân Pháp trên các chiến tuyến chủ yếu và chỉ được bố phòng bởi một tiểu đoàn duy nhất. 14 tiểu đoàn Phổ đã nhất tề xung phong và, sau một trận giao chiến dữ dội, họ đã chiếm được Saint-Hubert không lâu trước 15h.
Thắng lợi tại Saint-Hubert là đỉnh cao triều của các cuộc tấn công của Tập đoàn quân số 1. Mọi nỗ lực tiến xa hơn của họ đều bị hỏa lực bộ binh Pháp từ Moscou và Point du Jour chặn đứng; khi tiến lên các sườn dốc ở hai bên trận tuyến, quân của Goeben và viện binh của họ trở nên chen chúc trong những đám rừng và bụi rậm, làm cho đoạn đường đằng sau họ bị tắc nghẽn và điều này đem lại những hậu quả trầm trọng. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, Steinmetz đã tin rằng ông đang đối mặt với lực lượng hậu quân yểm trợ cho một cuộc triệt thoái của quân đội Pháp. Vào lúc giữa chiều, với sự thất thủ của Saint-Hubert, Steinmetz có lẽ đã khẳng định rằng quân Pháp bắt đầu tan rã. Ông liền sai tướng Heinrich von Zastrow đem Quân đoàn VII vào trận ở bên phải Quân đoàn VIII. Quân Phổ chỉ có một con đường duy nhất để tiếp cận phòng tuyến quân Pháp, và đó là con đường chật hẹp nơi đã kẹt cứng với tàn binh của Quân đoàn VIII. Tiếng trống của Quân đoàn VII đã mở đầu cuộc tấn công không lâu trước 16h, và chỉ trong vòng vài phút, các toán tản binh đi đầu của Phổ tháo chạy trước làn đạn khốc liệt của địch. Họ cắm đầu chạy vào các đại đội bộ binh chính quy của quân đoàn, và đến phiên các đơn vị này cũng tan chạy.
Trong khi buổi chiều dần trôi qua, khu vực khe Mance trở thành một đống hỗn tạp gồm những người và ngựa chết hoặc bị thương, những xe goòng bị phá hủy và những khẩu pháo bị phá hỏng. Nhưng Steinmetz tiếp tục sai một Sư đoàn Kỵ binh số 1 tiến xuống sườn dốc phía tây, với nhiệm vụ truy đuổi quân Pháp về cổng thành Metz. Đồng thời, ông huy động pháo binh của Quân đoàn VII tiến về phía trước. Trong toàn bộ lực lượng pháo binh của Zastrow, chỉ có 4 khẩu đội tới được Saint-Hubert, và 3 khẩu đội được triển khai tại đây lần lượt bị loại khỏi vòng chiến đấu. Về phía kỵ binh, chỉ có một trung đoàn kỵ binh duy nhất mở được đường tiến vào Saint-Hubert, và nhanh chóng bị vỡ trận trước hỏa lực quân Pháp. Ngoài các đơn vị đã nêu ra, những mớ hỗn độn gồm kỵ binh, pháo binh và bộ binh Phổ chen nhau đổ xô vào khe Mance, nơi đã trở thành một bãi tử địa. Quân kỵ binh Phổ gắng sức rút khỏi đống hỗn độn này, và những con ngựa vô chủ của họ cuống cuồng chạy tháo thân. Vào lúc 17h, 43 đại đội Phổ, rút ra từ 7 trung đoàn riêng biệt, đã quy tụ tại Saint-Hubert và hoàn toàn không còn khả năng tấn công. Mọi lực lượng tiếp viện Phổ đều bị hỏng đội hình khi tiến qua đống hỗn độn ở khe Mance và sự xuất hiện của họ chỉ khiến cho tình hình càng thêm rối bời. Với sự cạn kiệt của hầu hết quân trừ bị, các cuộc tấn công của Steinmetz coi như đã bị đánh bại.
Các sử gia nhận định rằng một đợt phản công mạnh mẽ của quân Pháp sẽ phá vỡ trận tuyến quân Đức trong thời điểm này. Nhưng Bazaine không hề chớp lấy thời cơ. Các tướng lĩnh Pháp chỉ ngồi lại tại tổng hành dinh của mình và các sĩ quan kiệt sức của các trung đoàn Pháp cũng không muốn tiến quân qua bãi tử địa.
Chiến trường phía bắc.
Như đã nêu, cuộc tấn công của Manstein đã bị chặn đứng trên các sườn dốc phía bên kia Verneville. Nhưng vào buổi chiều, trong khi bộ binh của ông chờ thời cơ và pháo binh của ông nện vào các khẩu đội pháo Pháp, các đơn vị còn lại của Tập đoàn quân số 2 quay sang để hỗ trợ cánh trái quân ông. Một khi băng qua Verneville và các rừng cây bụi ở Bois de la Cusse, Friedrich Karl và bộ tham mưu Tập đoàn quân số 2 đã thấy rõ sai lầm của ông (và Moltke) lúc sáng. Các lều trắng của quân Pháp nằm trên dãy cao điểm trải dài đến tận St. Privat khẳng định với họ rằng Quân đoàn IX đã đánh vào trung quân chứ chưa hề tấn công ngang sườn quân Pháp. Nhận định rằng việc bọc sườn quân Pháp đòi hỏi phải huy động cả Quân đoàn Vệ binh lẫn Quân đoàn Sachsen, vào lúc 14h, Friedrich Karl hạ lệnh cho Quân đoàn Vệ binh chờ đến khi quân Sachsen kéo đến. Thậm chí ông không cho phép Vệ binh tiến công các tiền đồn địch tại St Marie-les-Chênes dưới chân bờ dốc St. Privat. Giống như Quân đoàn IX, Quân đoàn Vệ binh đã lập các hỏa điểm, khai triển pháo binh và bắn tỉa quân Pháp trong khi chờ đợi quân Sachsen.
Đến 15h, Quân đoàn XII Sachsen nổ súng tấn công tiền đồn quân Pháp tại Saint-Marie-aux-Chênes. Quân Sachsen và Vệ binh Phổ đã bị thiệt hại nặng nề trước sự chống cự của một đội quân trú phòng bị áp đảo về quân số đến 20 chọi 1. Nhưng chỉ sau nửa tiếng đồng hồ, quân Đức với sự yểm trợ đắc lực của pháo binh đã quét sạch quân trú phòng ra khỏi ngôi làng, buộc họ phải chạy về tuyến phòng ngự chính của Pháp. Cả vị tướng chỉ huy Quân đoàn Vệ binh Phổ là Vương thân August xứ Württemberg và Thái tử Albert của Sachsen đều không muốn tấn công trực diện các cứ điểm kiên cố ở Saint-Privat. Thay vì thế, Quân đoàn Sachsen thọc lên làng Roncourt trên mạn bắc, rồi từ đây sẽ đi vòng về phía đông. Theo đó, các đơn vị kỵ binh của họ sẽ tiến vào thung lũng hạ Moselle trong khi bộ binh đánh thọc sườn bị hở của đối phương.
Trong khi quân Vệ binh dàn trận tuyến pháo binh về phía nam St. Marie và quân Sachsen triển khai trận tuyến pháo binh về phía bắc ngôi làng, pháo binh Quân đoàn III do Thiếu tướng Hans von Bülow chỉ huy đã tiếp viện cho pháo binh Quân đoàn IX. Với sức mạnh ghê gớm, 180 cỗ đại bác Phổ đã xé nát trận địa quân Pháp tại Amanvillers và Saint-Privat, biến nơi đây thành một "địa ngục hoành tráng và ghê tởm". Canrobert liên tục yêu cầu trợ giúp và chỉ nhận được có vài trăm quả đạn pháo. Vào lúc 17h, pháo binh Pháp coi như đã bị đánh bại và không còn có khả năng yểm trợ những tuyến bộ binh dày đặc quanh St. Privat khỏi sự trừng phạt của các khẩu đại bác Đức.
Các đợt tấn công của Vệ binh Phổ.
Vì những lý do mơ hồ, August đã sớm quyết định xua Quân đoàn Vệ binh xung phong vào cuối chiều hôm ấy. Theo một số tài liệu, sự bất ngờ câm tịt của các hỏa điểm quân Pháp đã khiến cho vị tư lệnh Quân đoàn Vệ binh tin rằng Canrobert đang chuyển quân tới Amanvillers để tấn công Quân đoàn IX. Có ý kiến khác cho rằng ông nhầm tưởng quân Sachsen đã vào vị trí và chuẩn bị tiến công. Ngoài ra, theo một quan niệm thịnh hành sau trận đánh, sự ghen tỵ nhỏ nhen đã thôi thúc ông giành hết vinh quang trong trận chiến cho các đơn vị Vệ binh trước khi quân Sachsen nhập cuộc. Dù thế nào đi nữa, August đã phát lệnh tiến công mà không hề ban lệnh cho pháo binh yểm trợ bước tiến của bộ binh. Nôn nóng trước sự chậm trễ của quân Sachsen trong khi ngày đang tàn dần, Thân vương Friedrich Karl chấp thuận quyết định của August. Không lâu trước 18h, một lữ đoàn Vệ binh ra đòn mồi nhử để giam chân sư đoàn bên phải của Quân đoàn IV Pháp. Cuộc tấn công của lữ đoàn này lên khu vực đất trống đã làm chệch hướng quân Pháp được vài phút, với cái giá là 2.500 thương vong trong vòng 45 phút. Quân Phổ mất nhiều sĩ quan đến mức mà một tiểu đoàn phải được đặt dưới sự chỉ huy của một học viên sĩ quan.
Lúc 18h, Tư lệnh August điều động 3 lữ đoàn còn lại lần lượt tấn công. Các tuyến tản khai, theo sau là các đội hình dày đặc của quân chính quy Phổ, bắt đầu di chuyển về làn hỏa lực của quân Pháp. Kết quả là một cuộc thảm sát. Các sĩ quan trên lưng ngựa là những người đầu tiên bị súng trường bộ binh Pháp đốn ngã. Lính bộ binh Cận vệ Phổ xông về phía đạn bắn trong tư thế "khom vai và cúi đầu" dưới sự dẫn dắt của những tiếng la, thét của các thủ trưởng và những tiếng trống kèn của trung đoàn họ. Những đợt tấn công liên tiếp của họ đều bị bẻ gãy ở cự ly cách tuyến phòng ngự chính của Pháp 1.000 yard, với thiệt hại hết sức nặng nề. Nhằm cải thiện tình hình, mọi đội hình chính quy của Vệ binh Phổ đã hòa lẫn với các toán tản binh đi đầu và phân tán thành độc một tuyến tản khai dài rồi tiếp tục lấn lên phía trước. Nhờ tinh thần dũng cảm của quân lính và sự chủ động của các sĩ quan cấp thấp vừa lên chỉ huy những đại đội rệu rã, quân Vệ binh quét sạch đối phương ra khỏi tất cả mọi vị trí tiền tiêu và đến được một số khu vực cách Saint-Privat từ 600 đến 800 bước. Từ đây, họ ngừng tấn công và núp vào các vị trí bắn để đợi viện binh Sachsen đến ứng cứu.
Sau khi được điều gấp vào trận, 12 khẩu đội pháo binh Cận vệ dưới sự chỉ huy tài tình của Thiếu tướng-Vương tước Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen đã thổi bay mọi cuộc phản công riêng lẻ của kỵ binh và bộ binh Pháp trong phạm vi giữa Amanvillers và Saint-Privat. Các khẩu đội pháo Phổ đã giam chặt những trung đoàn gan góc nhất của Pháp trong cứ điểm phòng thủ. Vả lại, mặc dù thất bại nhưng các đợt tấn công của bộ binh Cận vệ Phổ đã gây đủ sức ép lên Quân đoàn VI Pháp để quân Sachsen dễ thực hiện nhiệm vụ của mình hơn.
Quân Pháp bại trận ở Saint-Privat.
Về phía bắc Saint-Privat, Canrobert chỉ chốt một lực lượng mỏng để bảo vệ sườn trái của mình, và trong khoảng thời gian từ 18 đến 19h, toán quân này không thể làm gì ngoài việc trì hoãn bước tiến của quân Sachsen qua Montois và Roncourt. Lúc 19h, khi trời chạng vạng tối, Quân đoàn Sachsen vào được Roncourt và quét sạch quân Pháp về làng Saint-Privat. Quân Sachsen đã khai triển 14 khẩu đội pháo để cùng với các khẩu đội Cận vệ oanh kích vào làng. Nhiều ngôi nhà bị bốc cháy hoặc sập đổ trước những cơn mưa đạn pháo của Đức.
Đến thời điểm này, tình hình Quân đoàn VI đã thực sự trở nên nguy kịch: pháo binh của quân đoàn đã bị xóa sổ trong khi bộ binh của quân đoàn lại bị kẹp giữa hai làn đạn. Và, chỉ huy quân đoàn là Canrobert đã quyết định tháo lui từ trước. Giờ đây, sau khi cảnh báo Ladmirault ở bên trái và gửi điện nhắn Bourbaki yểm trợ đường rút của mình, Canrobert sai tướng Du Barail huy động kỵ binh tấn công để câu giờ cho ông tổ chức triệt thoái. Đợt tấn công cuối cùng này đã rơi vào vô vọng, do kỵ binh Pháp chỉ tiến được 50 yard thì bị hỏa lực quân Đức bắn tan tành. Thừa thắng, 5 vạn quân 19 tiểu đoàn Phổ và Sachsen xung phong mãnh liệt vào đội hình rã rời của 9 tiểu đoàn Pháp tại Saint-Privat. Một số đơn vị quân Pháp triệt thoái trong trật tự, số khác bị tan vỡ, song một vài đơn vị khác tiếp tục cầm cự trong các căn nhà bị bốc cháy. Sau một tiếng đồng hồ đánh giáp lá cà, quân Đức làm chủ được Saint-Privat. Những đội hình dọc lộn xộn của quân Pháp chạy dài trên đoạn đường Woippy, chỉ được một số tiểu đoàn yểm trợ.
Trong khi đó tướng Bourbaki đã mang đội Cận vệ Đế chế vào chiến trường. Suốt cả ngày hôm ấy, Bourbaki đã đặt quân Cận vệ trong tư thế sẵn sàng ở giữa tuyến phòng ngự. Đầu ngày, khi Bazaine sai ông điều một lữ đoàn hỗ trợ cho Frossard, Bourbaki từ chối. Bazaine sau đó đã phó mặc mọi quyết định đối với đội Cận vệ cho Bourbaki và không còn gửi một thông điệp nào nữa. Bourbaki ở lại sau trận địa cho đến 18h15, khi hai sĩ quan từ Amanvillers đến thỉnh cầu ông giúp sức Ladmirault. Trong thời điểm này quân đoàn Ladmirault đang phản công để giải tỏa áp lực cho Canrobert và, mặc dù các đơn vị của ông chịu thiệt hại nặng nề dưới làn hỏa lực khốc liệt của Đức, Ladmirault tin rằng quân Đức cũng kiệt quệ không kém và quân Pháp khi được tăng cường lực lượng có lẽ sẽ xoay chuyển thế trận. Bourbaki ban đầu do dự, nhất là khi chứng kiến một số binh sĩ tháo chạy từ mặt trận Quân đoàn VI, nhưng các sứ giả của Ladmirault cuối cùng đã thúc giục được ông mang một sư đoàn tới trận địa. Lúc 18h45, khi tiếp cận cao nguyên St. Privat, Bourbaki nhìn thấy một mớ loạn quân ào ạt đổ xuống đường, cản mất đường đi và gây ảnh hưởng xấu đến kỷ cương của đội Cận vệ. Bourbaki cả giận mắng nhiếc người dẫn đường của mình:
Trong cơn giận dữ, viên chỉ huy Cận vệ Đế chế bắt đầu quay quân trở lại vị trí. Hình ảnh đội Cận vệ "thần thánh" rút lui với sự nhốn nháo rõ rệt không chỉ khẳng định nỗi sợ hãi của những mớ loan quân chạy khỏi mặt trận Quân đoàn VI mà còn gây cho một bộ phận Quân đoàn IV hoảng loạn. Sau đó Bourbaki nguôi giận, nhưng không thể nào vãn hồi tình thế: đội Cận vệ đã nằm ngoài vòng kiểm soát và hoàn toàn rút chạy ngay khi cuộc kháng cự cuối cùng của Quân đoàn VI bị liên quân Phổ-Sachsen đè bẹp. Việc duy nhất mà Bourbaki làm được là triển khai pháo binh để ngăn chặn sự truy kích của đối phương. Cuộc triệt thoái của đội Cận vệ đã làm hở sườn Quân đoàn IV, và tình hình đó buộc Ladmirault phải rút quân. Tương tự như Quân đoàn IV, Quân đoàn VI đã biến thành một dòng người, ngựa và xe goòng bát nháo xuôi theo đoạn đường tới Woippy và Metz.
Cuộc tấn công cuối cùng.
Vào khoảng 19h, Quân đoàn II Phổ dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh Eduard von Fransecky đã bắt đầu tiếp cận trận địa. Quân đoàn II là một trong loạt đơn vị thứ hai của Đức được điều ra chiến trường, và kể từ khi đến Pháp, họ phải hành binh vất vả để bắt kịp bước tiến chung của quân đội Đức. Lính của Fransecky đã mỏi nhừ, đói khát và cạn kiệt lương thực trong thời điểm họ tiếp cận chiến địa. Trong khi phòng tuyến quân Pháp đang tan vỡ trên mạn bắc, tướng Steinmetz tại mạn nam vẫn cam đoan rằng một đợt tấn công nữa sẽ mang lại cho ông chiến thắng. Ông bèn thỉnh cầu vua Wilhelm I cho phép ông tung Quân đoàn II vào trận. Nhà vua vốn đã đến Gravelotte sau khi nhận được một bức điện của Steinmetz với nội dung sai lệch rằng quân Phổ đã làm chủ các cao điểm. Đến nay, khoảng 19h, Wilhelm I phê chuẩn quyết định tiếp tục tấn công của Steinmetz nhằm "chiếm lại" các cao điểm mà ông tin là "đã từng được làm chủ, và sau đó bị mất". Moltke chỉ bày tỏ sự phản đối của mình với lệnh vua bằng cách im lặng và quay lưng về phía nhà vua.
Bất chấp sự phản kháng của Goeben, Steinmetz cùng các tướng nhất trí cho Goeben xua các lực lượng trừ bị cuối cùng tiến công nông trang Point du Jour trong khi Fransecky tiến công Moscou. Khi những người lính Đông Phổ dày dạn của Goeben tiến công, toàn bộ chiến tuyến quân Pháp dưới quyền Frossard và Leboeuf xả đạn tới tấp và đợt công kích cuối cùng của Steinmetz đã bị chặn ngay ở tầm bắn thẳng. Bộ binh Phổ nháo nhào tháo chạy, và tình hình càng tồi tệ hơn khi pháo binh Phổ từ Gravelotte bắn mù quáng vào các đơn vị bộ binh Phổ. Những mớ loạn quân trên đoạn đường chật hẹp trong khe Mance giờ đây không còn sức kiên nhẫn. Trước sự kinh ngạc của nhà vua, hàng nghìn binh lính thuộc các khối kỵ binh, các pháo đội kỵ binh và các đơn vị bộ binh cắm đầu cắm cổ chạy qua Gravelotte, ngôi làng đã bốc cháy sau những đợt oanh kích của pháo binh Pháp. Bản thân Fransecky bị hoảng hốt khi hàng tá binh lính la lớn: "Thưa Tướng công, chính những người anh em đang bắn vào chúng tôi". Thậm chí các binh sĩ bộ binh còn hô to: "Chúng ta thua rồi". Wilhelm I và các sĩ quan tham mưu của mình ra sức ngăn chặn quân lính tháo chạy nhưng vô ích.
Cơn hoảng loạn lan khắp hậu quân Đức đến độ các sĩ quan từng nghĩ đến việc hộ tống Quốc vương ra khỏi chiến địa. Làn sóng tháo chạy chỉ dừng lại khi các mớ tàn quân Phổ trốn được vào Rezonville, một nơi tương đối an toàn cho họ. Sử gia Michael Howard nhận định:
Mặc dù bị sửng sốt trước cảnh tượng này, người của Fransecky vẫn cố duy trì kỷ luật và tiến qua khe Mance, nơi đã bị bỏ hoang và tất cả những gì còn lại chỉ là những người chết và bị thương nằm la liệt. Khi trèo qua ngọn dốc ở bên kia con kênh, một số đơn vị đi đầu của Quân đoàn II đã nổ súng vào những toán quân mà họ nhìn thấy mập mờ qua hàng cây. Trái với nhầm tưởng của binh lính Quân đoàn II, đây là những người lính Đông Phổ của Goeben còn sót lại quanh Saint-Hubert sau cuộc chạy loạn và đang trấn giữ một trận tuyến mỏng manh. Những người lính đơn độc này buộc phải quay lại bắn trả cái mà họ ngỡ là một kẻ thù mới. Quân Phổ đã bắn giết lẫn nhau trong vòng 30 phút. Cuối cùng, tàn quân Phổ tại Saint-Hubert tan vỡ và bỏ chạy về phía sau. Đến giờ, hàng ngũ Quân đoàn II mới biết được bản chất thật sự của "quân địch" mà họ đã đối mặt. Quân đoàn II tiến vào trấn thủ các vị trí đã bị bỏ trống và ra hiệu lệnh ngừng bắn để chấm dứt mọi cuộc tàn sát lẫn nhau.
Cuộc chiến trên mặt trận phía nam đã kết thúc vào 21h30 với sự thất bại của quân Phổ. Tập đoàn quân số 1 chịu nhiều tổn thất và sĩ khí của họ bị sa sút nghiêm trọng. Như một sự trừng phạt bản thân vì đã đánh trận một cách tồi tệ, vua Wilhelm I đòi đóng trại ngoài trời cùng ba quân trên cao nguyên. Tuy nhiên, nhà vua và bộ tham mưu ông cuối cùng cũng trở về Rezonville và thảo luận về những việc phải làm tiếp theo. Các tùy tùng của nhà vua thẳng thừng bảy tỏ quan điểm rằng quân đội Phổ-Đức đã sức tàn lực kiệt, nhưng trước sự khăng khăng của Moltke, Wilhelm I đã ban lệnh tiếp tục tiến công vào ngày hôm sau.
Bên kia chiến tuyến, các sĩ quan Pháp ở đầu khe Mance đã lưu ý thấy những dấu hiệu suy sụp và hoảng loạn của binh lính dưới quyền. Lúc 19h, trung đoàn 8 của Frossard được điều ra tiền tuyến để thay chân trung đoàn 23 tại nông trang Moscou, vốn đã cạn sạch đạn dược sau các đợt tấn công dồn dập của Steinmetz. Khi đến cứ điểm Moscou dưới làn đạn pháo ác liệt của Phổ, lính Trung đoàn 8 nhận thấy đồng đội của họ ở trrung đoàn 23 không dám rời bỏ các chiến hào và tường đá của mình. Dù những cây súng và túi đạn của họ đều trống rỗng, lính Pháp không dám rút qua khu vực rộng mở phía sau họ vốn đang bị đại bác Krupp dày xéo. Không chỉ riêng trung đoàn 8 mà toàn bộ lữ đoàn của tướng Gaspard Pouget đã bám trụ lại trận địa của mình vì sợ đạn pháo Phổ. Khi đi ngựa đến Moscou vào ngày hôm sau, tướng Phổ Verdy du Vernois ngạc nhiên khi thấy quân phòng ngự vẫn còn đầy dưới các hào trú ẩn, nhưng khi ông mang cờ trắng đến gần quan sát thì thấy số quân Pháp này đều đã chết do những mảnh pháo nổ phía trên.
Kết cục.
Hàng nghìn lính Bắc Đức đã hòa với lính Phổ hát vang ca khúc khải hoàn "Nun danket alle Gott" tại Saint-Privat, nhưng phải đến sau nửa đêm thì nhà vua và Moltke mới nhận được tin từ Friedrich Karl rằng cánh phải của quân Pháp đã bị đánh tan và quân đội Đức đã chiến thắng.
Tổn thất trong trận đánh hết sức khủng khiếp, đặc biệt là với các đội quân Đức tham gia tấn công. Thiệt hại của họ bao gồm 328 sĩ quan và 4909 binh lính tử trận, 572 sĩ quan và 13.858 binh lính bị thương và 493 người bị bắt hay mất tích. Trong khi đó, quân Pháp mất 88 sĩ quan và 1.058 binh lính bị giết, 396 sĩ quan và 6.313 binh lính bị thương cùng 111 sĩ quan và 4.309 binh lính bị bắt hay mất tích – phân nửa trong số đó bị thương. Trong khi 3/4 thương vong của quân Đức gây ra bởi súng trường Chassepot của quân Pháp, 3/4 thương vong của quân Pháp là do đạn pháo Krupp gây nên. Chi tiết thiệt hại có thể kể đến: các đơn vị Tập đoàn quân số 1 chịu thiệt hại đến 4.219 người, trong khi các đơn vị Pháp đối mặt với họ (Quân đoàn II, các sư đoàn 3 và 4 của Quân đoàn III) chỉ tổn thất 2.155 quân. Các sư đoàn bộ binh Cận vệ Phổ còn tổn thất nặng hơn nữa, mất 8.000 người trong tổng số 18.000 binh lính. Lực lượng Cận vệ đặc biệt Jäger mất 19 sĩ quan, một bác sĩ quân y và 431 binh lính trong tổng số 700 người. Lữ đoàn 2 bộ binh Cận vệ mất 39 sĩ quan và 1.076 binh lính. Lữ đoàn 3 bộ binh Cận vệ mất 36 sĩ quan và 1.060 binh lính. Về phía quân Pháp, các đơn vị phòng ngự Saint-Privat mất hơn nửa quân số.
Trận đánh đã cho thấy sự linh hoạt của lực lượng pháo binh Phổ, khi họ vãn hồi tình hình sau các đợt tấn công thất bại của bộ binh và gây tổn thất ghê gớm cho các lực lượng phỏng thủ vững mạnh của quân Pháp. Sau chiến tranh, các nhà tư tưởng quân sự Đức đã nghiên cứu về tổn thất nặng nề của quân đội Phổ trong những trận đánh như Spicheren và Gravelotte để đúc kết kinh nghiệm rằng những cuộc tấn công ồ ạt bằng lưỡi lê của bộ binh không còn có tác dụng trên những chiến trường chi phối bởi hỏa lực súng trường và đại bác của chiến tranh hiện đại. Trái lại, các nhà tư tưởng quân sự Pháp khẳng định rằng những thắng lợi của quân Phổ "bất chấp" thương vong cao cho thấy tinh thần tấn công mới là nhân tố quyết định của chiến tranh hiện đại, chứ không phải hỏa lực. Quan niệm này đã góp phần củng cố trào lưu "sùng bái tấn công" trong giới chỉ huy quân sự Pháp đầu thế kỷ XX và dẫn đến những cuộc tấn công thảm bại của quân đội Pháp trong giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vào ngày 19 tháng 8, Bazaine báo cáo với Hoàng đế về tình hình Tập đoàn quân Rhine: "Quân lực đã mỏi mệt với những trận đánh không ngừng nghỉ ấy, những trận đánh đã không để cho họ hồi sức; họ cần phải được nghỉ hai hoặc ba ngày... Tôi vẫn dự tính tiến lên phía bắc và chiến đấu mở đường qua Montmédy trên đoạn đường Ste Ménéhould-Châlons, nếu như nó không bị [địch] chiếm đóng quá chặt chẽ; nếu không được, tôi sẽ tiến quân qua Sedan và Mézières để đến Châlons". Và, để cho quân lực của mình được nghỉ dưỡng, Bazaine đã rút toàn bộ Tập đoàn quân Rhine uể oải vào trong pháo đài Metz. Và sự kiện đã đánh dấu sự chấm dứt vai trò tích cực của Tập đoàn quân Rhine trong cuộc chiến: ngay từ trước khi trận đánh mở màn, Bazaine đã được cho biết rằng trong pháo đài chỉ có chưa đầy 90 vạn viên đạn Chassepot, song số lượng thực phẩm và đạn đại bác thậm chí còn khan hiếm hơn. Với nguồn thức và đạn dược hạn chế như vậy, Metz đã trở thành một cái bẫy thay vì là một nơi "nghỉ dưỡng" của Bazaine, và ông đã "mất đi khả năng phòng vệ đất nước".
Trong buổi sáng ngày 19 tháng 8, khi mà quân Pháp đã tháo lui, người Đức vẫn không mang nhiều tâm trạng của kẻ chiến thắng. Ngoại trừ Moltke, toàn thể Bộ Chỉ huy quân Phổ đều hãi hùng trước cuộc tàn sát ở Gravelotte, trong đó người Đức bị thiệt hại nhiều nhất. Đặc biệt vua Wilhelm I bị sốc trước sau khi được tin Quân đoàn Vệ binh mất 8.000 sĩ quan và binh lính gần như chỉ trong 20 phút. Bismarck cũng lên án cách đánh "đồ tể" của Steinmetz. Nhưng Moltke hầu như vẫn giữ được điềm tĩnh, ông không hề tự nhủ mình có đáng bị quy trách vì những sai lầm trong trận đánh hay không. Song, với việc một tập đoàn quân chủ lực Pháp bị cô lập ở Metz, trận Gravelotte đẫm máu thật sự đã trở thành một thắng lợi chiến lược quyết định của quân đội Phổ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thất bại và sụp đổ của Đệ Nhị Đế chế Pháp cũng như sự ra đời của Đế quốc Đức. Tờ báo quốc gia "National Zeitung" của Phổ đã không khoác lác khi đánh giá Gravelotte là "sự kiện có tầm quan trọng lớn nhất trong cuộc chiến".
Những diễn biến theo sau.
Mặc dù vua Wilhelm I trở nên tin rằng chiến thắng Gravelotte và sự cô lập Tập đoàn quân Rhine trong pháo đài Metz là thời điểm quyết định của cuộc chiến, Moltke vẫn không dám chắc. Vào buổi sáng ngày 19 tháng 8 năm 1870, ông bắt đầu chuyển trọng tâm của mình sang cánh quân MacMahon tại Châlons ở phía tây. Được sự chấp thuận của đức vua, Moltke ra chỉ thị tách các Quân đoàn Vệ binh, IV và II từ Tập đoàn quân số 2 và để lại 4 quân đoàn còn lại của tập đoàn quân này ở Metz để phối hợp với Tập đoàn quân số 1 bao vây Tập đoàn quân Rhine. Thân vương Friedrich Karl được lãnh chức tổng chỉ huy lực lượng vây hãm pháo đài. Từ ba quân đoàn kia, Moltke thành lập Tập đoàn quân Maas dưới sự thống lĩnh của Thái tử xứ Sachsen là Albert. Sau khi nghỉ ngơi trong các ngày 19 và 20 tháng 8, Tập đoàn quân Maas và Tập đoàn quân số 3 tiến về hướng tây vào ngày 21 nhằm giải quyết cánh quân của MacMahon và dứt điểm chiến dịch đánh Pháp.
Mâu thuẫn với Friedrich Karl đã dẫn đến việc Steinmetz bị bãi chức và đổi làm Tổng đốc Posen vào ngày 15 tháng 9.
Sau khi từ biệt Tập đoàn quân Rhine, Napoléon đến Châlons với MacMahon vào ngày 16 tháng 8. Tại đây, vào ngày 21 tháng 8, họ đã thành lập Tập đoàn quân Châlons gồm 14 vạn lính và 564 cỗ đại bác. Lực lượng của tập đoàn quân này bao gồm nòng cốt của các Quân đoàn I, V và VII, cùng với Quân đoàn XII mới được thành lập dưới quyền tướng Trochu, cộng thêm các tân binh và tiểu đoàn kho vừa được điều đến để bù đắp thiệt hại của quân Pháp trong các trận đánh ở biên giới trước đó, và 18 tiểu đoàn "Vệ binh cơ động" sông Seine. Trong khi đó, tại Paris, hung tin về những chiến bại ban đầu và sự mắc bẫy của Bazaine ở Metz đã gây cho dư luận đau buồn và trở nên phẫn nộ. Niềm tin vào chính quyền Đế chế bị xuống dốc và các cuộc bạo động của phe cộng hòa bùng phát. Trước tình hình đó, Hoàng hậu Eugénie và Bộ trưởng Chiến tranh Palikao liên tục đánh điện thúc giục Napoléon rằng ông ta không thể dẫn Tập đoàn quân Châlons về Paris như một vị hoàng đế bại trận, vì điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế. Trước áp lực của dư luận đòi giải nguy cho Bazaine, cộng thêm áp lực về sự cần thiết của một thắng lợi, MacMahon và Napoléon quyết định hành động. Rời Châlons, họ tiến quân đến Rheims và sau đó đến Montmédy trong một nỗ lực nhằm đi vòng sườn phía bắc của Moltke và giải vây cho Metz từ hướng tây bắc.
Vào ngày 25 tháng 8 năm 1870, Moltke đã phát giác được cuộc hành quân của MacMahon. Ông huy động các lực lượng hùng mạnh của hai tập đoàn quân số 3 và Maas quay ngoặt theo hướng tây-bắc để truy lùng MacMahon. 5 ngày sau, hai thái tử Phổ và Sachsen đập tan một bộ phận quân Pháp trong trận Beaumont. Đến ngày 1 tháng 9, hơn 20 vạn quân Phổ-Đức do hai thái tử Phổ và Sachsen thống lĩnh đã bao vây tiêu diệt hơn 10 vạn quân của MacMahon tại Sedan, buộc Napoléon cùng 83.000 quân phải đầu hàng vào ngày 2 tháng 9. Ngày 4 tháng 9, một cuộc cách mạng không đổ máu tại Paris đã đánh đổ Đệ Nhị Đế chế và đưa nền Đệ Tam Cộng hòa lên nắm quyền. Nền Đệ Tam Cộng hòa non trẻ của Pháp phải đối mặt với cuộc vây hãm Paris và những chiến dịch khốc liệt vào mùa thu và mùa đông. Ngày 27 tháng 12 năm 1870, Bazaine cùng toàn bộ Tập đoàn quân Rhine đầu hàng tại Metz, tiền đồn cuối cùng của Đệ Nhị Đế chế.
Trong khi Pháp gánh chịu thất bại chính trị và quân sự, các bang Đức đã được thống nhất thành Đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871. 10 ngày sau đó, thành phố Paris đầu hàng. Cuộc chiến cuối cùng đã chấm dứt với Hòa ước Frankfurt ngày 10 tháng 5.
Chú giải.
• a) Do có sự chỉ huy trực tiếp của vua Wilhelm I, trận Gravelotte đôi khi được người Đức gọi là "trận chiến của Đức vua".
• b) Trong khi các Quân đoàn VII, VIII của Tập đoàn quân số 1 vượt sông Moselle, Quân đoàn I được giữ lại ở bờ đông để canh chừng trạm đường sắt Courcelles.
• c) Chính sử của Đế quốc Đức ("G. G. S." I ii 37-41) cho biết bộ binh Phổ đã đập tan các đợt phản công dồn dập của địch, song không một tư liệu nào của Pháp đề cập đến điều này. Tác giả Pháp L. Pary có mô tả một cuộc phản công trong cuốn "La Guerre telle qu`elle est" 107-101, nhưng, theo nhận định Howard, có lễ nó diễn ra vào cuối chiều.
• d) Trên thực tế, Quân đoàn II nằm trong biên chế của Tập đoàn quân số 2 | 1 | null |
Giáo hội Công giáo Copt hay chính xác hơn là Giáo hội Công giáo Điển lễ Copt là một giáo hội Công giáo Đông phương cử hành nghi lễ Alexandria, hiệp thông trọn vẹn với vị giám mục Giáo phận Rôma, còn gọi là giáo hoàng. Hay nói cách khác, đây là giáo hội tự trị "(sui iuris)" thuộc Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Trong lịch sử, Giáo hội Công giáo Copt từng thuộc Giáo hội Chính Thống giáo Copt, nhưng về sau, các môn đồ của họ đã ly khai khỏi Chính Thống giáo để trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo.
Hiện nay, Thượng phụ tòa Alexandria của Giáo hội Công giáo Coptic là Ibrahim Isaac Sidrak, người kế nhiệm Antonios Naguib vào năm 2013. Văn phòng Tòa Thượng phụ đặt tại Cairo, Ai Cập. Nhà thờ chính tòa thượng phụ tọa lạc ở Nasr, ngoại ô Cairo. | 1 | null |
Tripneustes ventricosus là một loài cầu gai. Chúng là loài phổ biến ở Caribbean, Bahamas, và Florida, và có thể được tìm thấy ở độ sâu từ .
Loài cầu gai này có màu tối, thường là màu đen, tía đậm hay nâu đỏ với gai trắng dài 1–2 cm. Chúng có thể có kích thước . Chúng thường được phủ một lớp cỏ biển và mảnh vụn giống như loài "Tripneustes gratilla". | 1 | null |
Cản tòa (tên đầy đủ: "tòa Giám mục bị cản trở") là tình trạng mà một Giám mục bị ngăn cản không thể thực hiện vai trò lãnh đạo của giáo phận vì lý do bị giam tù, quản thúc, phát lưu, hay mất năng lực, đến nỗi không thể giao thiệp bằng thư từ với những người trong giáo phận.
Theo điều 413 của Giáo Luật Công giáo, khi một Giám mục bị cản tòa mà Tòa Thánh không thể dự liệu xử lý việc này, việc quản trị giáo phận thuộc về Giám mục phó (nếu có); nếu Giám mục phó không có hoặc cũng bị cản trở, thì thuộc về Giám mục phụ tá hoặc tổng đại diện hoặc đại diện Giám mục hoặc một linh mục nào khác, theo thứ tự được ấn định trong danh sách mà Giám mục giáo phận đã lập liền ngay sau khi tựu chức; danh sách ấy phải được thông báo cho tổng Giám mục, và được duyệt lại ít là từng ba năm một, và được chưởng ấn giữ kín.
Ai đã nhận quản trị giáo phận theo quy định trên, thì phải thông báo sớm cho Tòa Thánh biết là tòa Giám mục bị cản và mình đang đảm nhận trách vụ quản nhiệm. | 1 | null |
Activision Anthology (tạm dịch: "Hợp tuyển Activision") là một bộ sưu tập hầu hết các game của hệ máy Atari 2600 do hãng Activision thực hiện cho các hệ máy khác nhau. Nó cũng bao gồm một số game đầu tiên do hãng Absolute Entertainment và Imagic đồng phát hành, cũng như một số game homebrew. Phiên bản Windows và Mac OS X có cùng tựa đề Activision Anthology Remix Edition. Phiên bản PlayStation Portable thì gọi là .
"Activision Anthology" gồm các game gốc cổ điển của hệ máy Atari 2600 được giả lập trên những hệ máy hiện đại. tuy nhiên sau khi đạt được điểm cao trong một số game, người chơi có thể mở khóa chế độ đặc biệt, mà màu sắc bị biến dạng, hoặc trò chơi được chiếu lên một khối lập phương xoay như thêm phần khó khăn.
"Anthology" có một đầu ghi âm băng từ ảo với vài bài nhạc thập niên 1980 được cấp phép. Những âm thanh của đầu ghi âm băng từ ảo có thể được trộn lẫn với những âm thanh gốc của game, do đó cả âm thanh có thể nghe được dùng để giả lập chơi game trên TV trong khi có băng đang chạy trong nền.
"Anthology" sử dụng một căn phòng đứa trẻ ảo làm giao diện chính. Người chơi có thể phóng một vài tầm nhìn để kiểm tra bảng điểm, chọn trò chơi từ một chân đế xoay, thay đổi nhạc nền trên tầng băng ảo hoặc thay đổi những thiết lập của game trong khi được phóng to trên VCS 2600 ảo.
Sáu tựa game Atari 2600 do Activision sản xuất không có trong bản "Activision Anthology", có thể do quyền sở hữu nằm ngoài giấy phép của họ. Các game bị loại trừ là "Double Dragon", "Ghostbusters", "Ghostbusters II", "Kung Fu Master", "Rampage" và "Commando", dù Capcom đã giao quyền cho phép Activision chuyển trò "Commando" vào phiên bản PlayStation 2 của "Activision Anthology". "Ghostbusters II" đã bị hủy bỏ trước khi Activision có thể phát hành nó, nhưng Salu thì được phát hành ở châu Âu dưới tên của họ vào năm 1992. Tương tự, tựa game "Pete Rose Baseball" của Absolute Entertainment đã được đổi tên thành "Baseball", có lẽ do quyền cấp giấy phép tên của Pete Rose.
Phiên bản Portable.
Trong số các phiên bản Portable (tức hệ máy cầm tay), phiên bản Game Boy Advance là có nhiều game nhất, bao gồm một số game homebrew mà không xuất hiện trên các phiên bản PS2 hoặc PC. Nó không bao gồm trò "Commando" hoặc các tựa game của Imagic, cũng không chạy nhạc trong khi chơi. Các bản Portable có một số bài hát theo phong cách thập niên 80 tùy chỉnh được chơi trong màn hình giao diện.
Phiên bản PlayStation Portable có các tựa game của Imagic ("Demon Attack", "Atlantis", "Moonsweeper"), giả lập tốc độ đầy đủ và giai điệu đặc trưng của thập niên 1980 trên PS2 và PC, nhưng không bao gồm trò "Commando" hoặc các tựa game homebrew.
Cũng có một phiên bản mini của bộ sưu tập được phát hành trên điện thoại di động với chỉ có 3 tựa game là "Pitfall", "H.E.R.O. " và "River Raid".
Danh sách game.
Có tổng cộng 58 game trong mỗi phiên bản kết hợp. Một vài game không xuất hiện trong một số phiên bản và được đề cập cho phù hợp. | 1 | null |
Stainless Steel Studios (SSSI) là một công ty phát triển trò chơi máy tính do Rick Goodman và Dara-Lynn Pelechatz thành lập vào tháng 1 năm 1998. Công ty có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ và tập trung vào sự phát triển các tựa game chiến lược thời gian thực (RTS).
Lịch sử.
Stainless Steel do Rick Goodman và Dara-Lynn Pelechatz (Giám đốc điều hành) bắt đầu thành lập vào tháng 1 năm 1998.
Cái tên "Stainless Steel" (tạm dịch: "Thép không rỉ") do chính Rick Goodman nghĩ ra trên một chuyến bay trở về từ California. Giám đốc điều hành Dara-Lynn Pelechatz cho biết trong một cuộc phỏng vấn với GameSpy:
Trong lúc trở về trên một chuyến bay từ California, Rick đã nhìn thấy quyển catalog của tạp chí mua sắm Sky Mall. Vâng, anh ấy đã quyết định sẽ mở cuốn sách và đặt ngón tay của mình vào món hàng đầu tiên mà anh nhìn thấy, kể từ đây đó sẽ là tên công ty mới của anh ấy. Món hàng mà Rick chỉ vào là một đầu vòi hoa sen bằng thép không gỉ.
Logo được Stainless Steel thiết kế với kiểu mức, là một quả bóng bạc với một con kỳ nhông nằm trên đầu.
Công ty dành riêng cho việc sử dụng triết lý thiết kế của Goodman, những kỹ thuật phát triển đã được chứng minh cùng phong cách quản lý mang tính sáng tạo và tuyển dụng một số lập trình viên, thiết kế game và các họa sĩ tài năng nhất của ngành công nghiệp game. Điều đó đã giúp Stainless Steel trở nên thành công với các tựa game thuộc thể loại chiến lược thời gian thực (RTS) như "Empire Earth" và "".
Ngày 25 tháng 11 năm 2005, Gamasutra báo cáo rằng Stainless Steel Studios lặng lẽ ngừng hoạt động và sa thải nhân viên. Nội dung của trang web chính thức đã được gỡ bỏ vào tháng 11. Cựu nhân viên SSSI Bob Scott và Daniel Higgins xác nhận tin đồn xuất hiện trên bảng tin diễn đàn trang web người hâm mộ "HeavenGames" "Rise & Fall".
Higgins đã viết trong bài trả lời cho các câu hỏi về độ tin cậy của những tin đồn:
Điều này là đúng, SSSI không còn nữa. Tôi không thể cho biết chi tiết là tại sao, nhưng tôi có thể cho bạn biết sản phẩm có hình dạng tuyệt vời, nhóm nghiên cứu đang trong tinh thần cao độ và làm việc khẩn trương với niềm hăng say hoàn toàn và chúng tôi chỉ còn vài tuần nữa là ra mắt đĩa vàng.
Riêng tựa game "" về sau được hãng Midway Games hoàn thành và phát hành vào ngày 12 tháng 6 năm 2006. Về nguyên nhân Stainless Steel đóng cửa cửa hàng là vì nhà phát hành Midway Games liên tục cắt giảm kinh phí khiến hãng phải lâm vào tình trạng phá sản.
Chú thích.
Công ty này đôi khi bị nhầm lẫn với Stainless Steel Productions, một công ty sản xuất hình ảnh chuyển động độc lập có trụ sở ngoài Canada. Cũng không được nhầm lẫn với Stainless Games, nhà phát triển trò Carmageddon. | 1 | null |
Khách sạn Caravelle SaiGon là một khách sạn 5 sao nằm ở số 19 Công trường Lam Sơn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử.
Địa điểm nguyên thủy của Khách sạn Caravelle vào thời Pháp thuộc là quán "Grand Cafe de la Terrasse", một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX. Còn công trình như hiện nay bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959. Khách sạn Caravelle lúc bấy giờ là tòa nhà hiện đại và cao nhất Sài Gòn, giá một đêm là 17 Mỹ kim; lầu thứ 8 có quán Jerome có thang máy, máy lạnh, nước nóng, điện thoại. Vì lý do an ninh, cửa kính dùng loại kính chống đạn. Với địa điểm thuận lợi giữa thành phố cùng đầy đủ tiện nghi nên chính phủ New Zealand, và Úc đã từng mướn một căn trong tòa cao ốc làm đại sứ quán. Caravelle trong thời chiến còn là nơi nhóm họp của các ký giả kỳ cựu quốc tế vì trên sân thượng tầng thứ 10 có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ. Các hãng truyền hình Hoa Kỳ CBS và ABC cũng như nhật báo "New York Times" đều đặt trụ sở ở đây.
Khách sạn Caravelle cũng là địa điểm họp mặt của nhóm trí thức và chính khách thời Đệ Nhất Cộng hòa khi họ soạn thỉnh nguyện thư đòi Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ chính trị để mở rộng nền dân chủ. Bản văn kiện đó được công bố rộng rãi năm 1960, tác động nhiều đến chính trường Miền Nam. Nhóm người đó sau được gọi chung là Nhóm Caravelle.
Ngày 25 Tháng 8, 1964 Khách sạn Caravelle lại được nhắc đến khi bị các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đặt bom ở tầng thứ năm gây thiệt hại nặng.
Với vị trí trung tâm quay ra Công trường Lam Sơn và Nhà hát thành phố, Caravelle từng tiếp đón nhiều nhân vật danh tiếng khi họ đến Việt Nam như Tổng thống Bill Clinton, diễn viên Brendan Fraser và Michael Caine, nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin.
Kiến trúc.
Công trình kiến trúc nguyên thủy của thập niên 1950 gồm cao ốc chín tầng (10 tầng kể cả sân thượng) và một tòa nhà kế bên năm tầng, chủ yếu là nhà phụ thuộc chứa các thiết bị máy móc cho cao ốc chính. Tầng trệt cao ốc chính có sảnh chờ của khách sạn và văn phòng thương mại của hãng Air France.
Phía dưới là nhà hầm. Tầng hai đến tầng sáu là khách sạn, mỗi tầng 13 căn, tổng cộng là 43 căn. Tầng bảy là đại sứ quán của Úc. Tầng tám và chín là nhà hàng. Trên cùng là sân thượng (tầng 10).
Chủ sở hữu.
Vào giữa thế kỷ XX thời Việt Nam Cộng hòa hãng Catinat Foncier mua lại và cho phá tòa nhà cũ đi để xây cất doanh sở thương mại mới. Vì không đủ vốn nên Catinat Foncier cho góp vốn, trong số đó có hãng hàng không Air France và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhân khi đó Air France vừa mới mua được một đoàn máy bay phản lực Caravelle của xưởng sản xuất Sud Aviation nên đã sốt sắng đề nghị dùng tên "Caravelle" để gọi tòa nhà này. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa.
Sau năm 1975, khách sạn bị trưng thu làm khách sạn quốc doanh dưới tên Khách sạn Độc Lập (Independence) thuộc Tổng công tu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992 dưới một hợp đồng liên doanh với Chains International Hotels Management Singapore Pte. Ltd, khách sạn chuyển cho Chains-Caravelle và tên "Caravelle" được phục hồi. Ban quản lý mới đề nghị phá tòa nhà cũ, xây lại mới nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam - với tư cách là một cổ đông lớn - phản đối và xin chính quyền hoàn lại cơ sở này cho Giáo hội nếu phá hủy công trình cũ. Kết cục việc xây cất cao ốc 24 tầng mới được thực hiện (hoàn tất 1997) nhưng tòa nhà năm 1959 vẫn giữ nguyên. | 1 | null |
Bùi Hoàng Danh (sinh ngày 7 tháng 10 năm 1955 tại xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là thành uỷ viên, Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.
Ông có bằng Cử nhân Luật. Ông từng là bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam ở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu sử.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1970, tốt nghiệp đại học Luật và Cao cấp lý luận chính trị, sau năm 1975 công tác tại Công an quận 6, Công ty Thủy sản Duyên hải, sau đó công tác trong ngành Tòa án từ năm 1980.
Ông từng kinh qua các chức vụ: Thẩm phán, Phó chánh án TAND quận 6; Thẩm phán TAND Thành phố Hồ Chí Minh; Phó chánh án Tòa án Hình sự Thành phố Hồ Chí Minh; Phó chánh án TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22 tháng 10 năm 2003, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Việt Nam) Nguyễn Văn Hiện ký quyết định bổ nhiệm ông làm Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2003-2008 thay bà Đồng Thị Ánh (nghỉ hưu), sau đó ông giữ tiếp chức vụ này trong nhiệm kì 2008-2014.
Sự kiện đáng nhớ.
Ông là chủ tọa phiên tòa xét xử Vụ án Năm Cam và đồng bọn | 1 | null |
Lực lượng đặc biệt Khmer (tiếng Anh: "Khmer Special Forces" (KSF) hoặc "Forces Speciales Khmères" (FSK) trong tiếng Pháp) là đơn vị biệt kích tinh nhuệ của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (FANK) trong cuộc nội chiến Campuchia 1970–1975.
Lịch sử hình thành.
Lực lượng đặc biệt Khmer chính thức thành lập vào tháng 10 năm 1971, khi Liên đoàn biệt kích số 1 (nhảy dù) được tổ chức tại Phnôm Pênh dưới sự chỉ huy của Trung tá Thach Reng. Hai nhóm biệt kích khác là Liên đoàn biệt kích số 2 (nhảy dù) và Liên đoàn biệt kích số 3 (nhảy dù) được xây dựng và trang bị vào năm sau.
Dưới sự bảo trợ của chiến dịch "Freedom Runner" một chương trình huấn luyện cho FANK do lực lượng đặc biệt Mỹ (USSF) thiết lập vào tháng 11 năm 1971, các nhóm biệt kích Khmer bắt đầu được gửi đến Nam Việt Nam để tham dự các khóa học nhảy dù tại Trung tâm huấn luyện nhảy dù Long Thành và khóa học về biệt kích tại Trung tâm huấn luyện Động Ba Thìn của lực lượng đặc biệt quân lực Việt Nam Cộng hòa gần vịnh Cam Ranh. Nhân lực do biệt đội USSF B-51 cung cấp, được sự hỗ trợ của các huấn luyện viên quân đội New Zealand từ Nhóm huấn luyện quân đội New Zealand số 2 ở Việt Nam (2 NZATTV) và phỏng theo chương trình huấn luyện của biệt kích Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, các khóa học bắt đầu với bốn tuần lễ học về những kỹ năng biệt kích cơ bản tiếp theo là huấn luyện một trong sáu kỹ năng của nghề biệt kích: hành quân và hoạt động tình báo, phá hủy vũ khí hạng nhẹ, hạng nặng, truyền tin và cứu thương. Các khóa học nâng cao bổ sung khác bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị, kỹ thuật chống tăng và võ thuật. Hai tuần lễ thực hành trận địa bắn đạn thật (đôi khi bổ sung thêm cuộc hành quân dã chiến chống lại lực lượng quân đội Bắc Việt/Việt Cộng tại các khu vực xung quanh trung tâm huấn luyện) thì coi như đã hoàn thành khóa học biệt kích.
Nhiều khóa huấn luyện biệt kích chuyên ngành được thực hiện tại Mỹ và Thái Lan kể từ tháng 12 năm 1972. Những học viên biệt kích quân Khmer được tham dự các khóa học kỹ thuật tại Fort Bragg, Bắc Carolina bởi Liên đoàn biệt kích số 5 USSF và tại Trung tâm chiến tranh đặc biệt của quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA) ở Ft. Narai, tỉnh Lopburi bởi Đại đội biệt kích số 46 Mỹ; có bổ sung thêm những kỹ năng du kích và biệt kích do những huấn luyện viên đến từ lực lượng đặc biệt quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTSF) và đơn vị không yểm cảnh sát Hoàng gia Thái Lan (PARU) tại các trại huấn luyện Phitsanulok và Hua Hin về sau. Các khóa học về biệt động, viễn thám và truyền tin nâng cao được đưa vào đầu năm 1973 tại Trường huấn luyện do thám (tiếng Anh: "Recondo School") thuộc Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV) ở Nha Trang, Nam Việt Nam, nhân lực do biệt đội USSF B-36 cung cấp và tại Trường huấn luyện do thám của RTA cũng đặt tại Ft. Narai, Thái Lan, trước khi chiến dịch "Freedom Runner" chính thức kết thúc vào tháng 7 năm đó.
Cơ cấu và tổ chức.
Lực lượng đặc biệt Khmer được mô phỏng sát sao theo kiểu Mỹ chỉ sau lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (USSF) và lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa (LLDB). Lực lượng đặc biệt Khmer được tổ chức vào tháng 7 năm 1973, phân thành một biệt đội ‘C’ đóng vai trò là Sở chỉ huy cùng với 3 biệt đội ‘B’ và 18 biệt đội ‘A’ tổ chức thành ba Liên đoàn biệt kích (SFG). Không giống như Biệt đội A của người Mỹ, các biệt đội ‘A’ của biệt kích Khmer có thể tung ra chiến trường với quân số lên đến 15 người, nhân viên được bổ sung thêm vào là các chuyên gia tâm lý chiến. Họ được biên chế như sau:
Kết cấu.
Những thành viên của lực lượng đặc biệt Khmer hầu hết đều là tình nguyện viên có trình độ lính nhảy dù, mặc dù hầu hết các cán bộ ban đầu được hình thành từ những tân binh người Khmer "hồi hương" thuộc dân tộc thiểu số Khmer Krom sống ở miền Nam Việt Nam. Theo truyền thống tích cực mà Khmer Krom mang lại với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm của họ đã đạt được trong khi chiến đấu trong lực lượng xung kích Mike Force chống nổi dậy ngoại lệ và các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu ở Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của USSF và MACV-SOG. Chương trình bắt đầu vào tháng 5 năm 1970 khi người Mỹ tập hợp 2.000 cựu binh Khmer Krom khóa đầu tiên và vận chuyển họ sang Campuchia. Do đó vào tháng 2 năm 1972, cả Liên đoàn biệt kích số 1 (tuyển mộ tại Campuchia) và Liên đoàn biệt kích số 2 (thành lập và huấn luyện ở Thái Lan) có tỷ lệ phần trăm lớn người Khmer Krom hồi hương, nhưng dần dần phương thức tuyển dụng tân binh người Campuchia bản xứ đã bắt đầu được thay thế nhóm Khmer Krom. Không giống như hai nhóm Liên đoàn biệt kích số 3 trước đó, mang số quân hiện có vào tháng 12 năm 1972 và được gửi sang huấn luyện ở Thái Lan, chỉ vài thành viên Khmer Krom là có kinh nghiệm.cc Trên thực tế, một biệt đội A đã được lấp đầy hoàn toàn bằng đồng bào vùng cao người Khmer Loeu định cư ở đông bắc Campuchia.
Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ do lực lượng đặc biệt Khmer thực hiện trong thời kỳ chiến tranh rất nhiều và đa dạng, khác nhau, từ trinh sát tầm xa chiến lược và chiến thuật cho tới các cuộc đột kích thâm nhập sâu, dò đường và tăng cường viện binh. Trong vai trò đào tạo không theo quy ước của các lực lượng đặc biệt, họ cũng xây dựng lực lượng bán quân sự gồm dân quân tự vệ làng trong các khu vực nông thôn nằm sau phòng tuyến đối phương, cũng như phụ trách việc huấn luyện tiểu đoàn an ninh sân bay cho Không quân Quốc gia Khmer (KAF) tại trung tâm huấn luyện bộ binh Ream. Ngoài ra, lực lượng đặc biệt Khmer còn cung cấp huấn luyện viên tuần tra viễn thám cho trường huấn luyện do thám tại Battambang đầu tiên được mở vào năm 1972.
Chiến sử.
Tham chiến (1971–1974).
Bên cạnh chiến tranh ngoại lệ và các hoạt động huấn luyện, lực lượng đặc biệt Khmer còn được tham gia vào một số cuộc hành quân chiến đấu đáng chú ý với sự hỗ trợ của quân đội chính quy FANK. Nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của lực lượng đặc biệt Khmer xảy ra vào tháng 5 năm 1972, khi họ tham gia vào hoạt động tìm và diệt cùng với các đơn vị quân đội xung quanh Phnôm Pênh tiến hành truy quét các nhóm pháo binh hạng nhẹ ở vùng ngoại ô phía bắc thủ đô của Khmer Đỏ và quân đội Bắc Việt, những kẻ đã quấy rối một phần tư thủ đô Campuchia với rocket 122 ly và súng trường không giật 75 ly.
Vào tháng 9 năm 1973, các lực lượng đặc biệt Khmer chỉa mũi nhọn tấn công kết hợp với chiến dịch đổ bộ của FANK-MNK nhằm chiếm lại thủ phủ của tỉnh Kampong Cham, nơi bị Khmer Đỏ đột chiếm vào tháng 8. Trước cuộc tấn công, hai biệt đội 'A' được đưa bằng trực thăng vào hướng nam của thành phố đã bị loạn quân chiếm giữ và sử dụng những quả rốc két LAW nhằm vô hiệu hóa đồn lũy của đối phương. Vai trò của các nhóm lực lượng đặc biệt Khmer tại trận vây hãm Kampong Cham không bị giới hạn tới những nhiệm vụ chiến đấu, tuy nhiên những người điểu khiển vô tuyến của họ cũng hỗ trợ phối hợp với Không quân Quốc gia Khmer trong việc thực hiện các cuộc không yểm xuống thay mặt cho các đơn vị lục quân FANK bảo vệ thành phố mới tái chiếm.
Vai trò điều phối này lại một lần nữa trở lại vào tháng 7 năm 1974 trong cuộc bao vây thủ phủ huyện Kampong Seila tại tỉnh Koh Kong, nằm ở khoảng 135 km (84 dặm) về phía tây nam Phnôm Pênh, xuống đường quốc lộ số 4. Vào thời điểm đó, thị trấn nhỏ này và đơn vị đồn trú của chính quyền đang bị lực lượng Khmer Đỏ bao vây phải chịu đựng một cuộc bao vây kéo dài kỷ lục tám tháng, hậu quả khiến cho phần lớn dân cư địa phương phải lâm vào nạn đói. Bị trệch hướng từ thông tin liên lạc tiêu chuẩn của quân đội Campuchia, các đơn vị đồn trú đã tuyệt vọng kêu gọi cứu trợ từ Phnôm Pênh qua vô tuyến, trên thực tế là khơi dậy sự nghi ngờ trong Bộ Tư lệnh FANK. Lo sợ rằng lực lượng cứu trợ của chính phủ sẽ bị dụ vào một cái bẫy, chính quyền quyết định gửi các quan sát viên đầu tiên tới đánh giá tình hình tại Kampong Seila và để xác minh sự trung thành của các đơn vị đồn trú. Sau hai nỗ lực không thành công, các đội lực lượng đặc biệt Khmer được trực thăng bốc thả vào thị trấn và sau khi xác nhận các báo cáo, chiến dịch không yểm được phê chuẩn nhằm làm giảm bớt nạn đói và cho phép các đơn vị đồn trú của quân đội trụ vững để chống lại sức ép của quân nổi dậy.
Tàn cuộc (1974–1975).
Tới tháng 3 năm 1975 thì tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy dẫn đến Phnôm Pênh đều bị cắt đứt, toàn quân Khmer Đỏ đã bắt đầu cuộc tổng tiến công cuối cùng vào thủ đô Campuchia. Ngoài trừ ba biệt đội ‘A’ đang hoạt động tại Battambang và hai ở Xiêm Riệp, còn phần lớn binh sĩ của lực lượng đặc biệt Khmer dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Thach Reng đã rút về Phnôm Pênh để hỗ trợ trong việc phòng thủ thủ đô. Hai đội bảo vệ Sân vận động Olympic tại khu phức hợp thể thao Cércle Sportif, nơi bảy chiếc trực thăng vận tải UH-1H của Không lực Khmer được giữ lại để sơ tán các thành viên chủ chốt của chính phủ. Vào sáng ngày 17 tháng 4 năm 1975, sau quá trình giám sát việc di tản chỉ một số ít các quan chức hàng đầu và gia đình của họ bằng trực thăng từ sân bay trực thăng ngẫu nhiên tại Sân vận động Olympic (ba trong số máy bay trực thăng đã bị bỏ lại do trục trặc kỹ thuật), Chuẩn tướng Reng và cấp dưới của ông đã lên kế hoạch cho một cuộc phá vây lớn bằng bộ binh sang phía đông nam theo hướng biên giới Nam Việt Nam. Mặc dù lực lượng đặc biệt Khmer đã đào thoát và lẻn ra trên khắp các vùng ngoại ô phía nam thủ đô, nhưng họ chưa bao giờ tới được vùng biên giới và hầu hết đều bị xem là thiệt mạng trong chiến đấu.
Tàn quân các đội lực lượng đặc biệt Khmer còn lại đã bảo vệ phòng tuyến cuối cùng mà chính phủ còn kiểm soát tại Battambang, bao gồm cả các nhân viên giảng dạy của trường huấn luyện do thám và Xiêm Riệp báo cáo đã cố gắng đào thoát các nhóm nhỏ sang Thái Lan bằng cách chạy trốn qua vùng lãnh thổ thù địch. Chỉ có một số ít các nhân viên lực lượng đặc biệt là tránh khỏi lực lượng tuần tra của kẻ địch và trốn đến biên giới Thái Lan-Campuchia, số còn lại bị giết hoặc bị bắt và gửi đến các trại lao động do Khmer Đỏ lập ra (còn được gọi là "Cánh Đồng Chết"), nơi họ đã chết sau khi phải chịu đựng lao động và điều kiện sống khủng khiếp trong thời gian cuối thập niên 1970.
Đánh giá.
Được xem là một lực lượng rất có khả năng và huấn luyện tốt, tuy nhiên lực lượng đặc biệt Khmer có quy mô quá nhỏ đủ để tạo sự khác biệt về chiến lược trong chiến tranh. Thương vong và tình trạng thiếu nhân lực đã ảnh hưởng đến việc triển khai chiến thuật của họ hiếm khi phù hợp với đề xuất tổ chức, tổng quân số của đơn vị chỉ đạt ở mức 350 sĩ quan và quân nhân, với nhiều biệt đội ‘A’ có quân số còn thấp hơn nữa. Nhân viên lực lượng đặc biệt Khmer thường cảm thấy họ được tuyển mộ nhằm thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với quá trình huấn luyện trong thực tế, nhiền viên chỉ huy địa phương của FANK đã lợi dụng họ làm đội xung kích bình thường nhiều lần, chẳng hạn như trong những trận vây hãm và trận đánh tiếp theo ở Kampong Cham và Kampong Seila vào các năm 1973-1974. Hơn nữa, một phần lớn nhân viên của Liên đoàn biệt kích số 2 đã được rút hết chỉ để bảo vệ thủ đô Phnôm Pênh tránh nguy cơ đảo chính nội bộ, trong khi thêm vào hai biệt đội ‘A’ lấy từ Liên đoàn biệt kích số 3 được giao những nhiệm vụ đảm bảo an ninh chẳng hạn như toán bảo vệ yếu nhân dành riêng cho cá nhân Tổng thống Lon Nol, khi ông đến thăm biệt thự của mình ở ven biển thành phố Kampong Som.
Bộ Tư lệnh.
Tiểu đoàn Biệt kích dù.
Lực lượng đặc biệt Khmer được tăng cường vào cuối năm 1974 để kiểm soát hoạt động hành quân đối với Tiểu đoàn Biệt kích dù ("Battaillon de Commandos Parachutistes" – BCP trong tiếng Pháp) mới được thành lập. Vào tháng 3 năm 1975, tuy quản lý lỏng lẻo theo sự phân công của lực lượng đặc biệt Khmer, biệt kích dù đã điều quân đến bảo vệ vành đai phòng thủ phía tây bắc Phnôm Pênh nhưng không thể ngăn nổi sức tiến công dữ dội của Khmer Đỏ cho đến đầu tháng 4 thì tan rã hoàn toàn.
Vũ khí và trang bị.
Lực lượng đặc biệt Khmer sử dụng các loại vũ khí và trang bị tiêu chuẩn xuất xứ từ Mỹ cấp cho các đơn vị FANK, được bổ sung bằng cách thu giữ các loại vũ khí nhỏ của Liên Xô hay Trung Quốc như súng trường tấn công AK-47 cho phép các binh sĩ của lực lượng đặc biệt sử dụng đạn dược lấy từ những nơi giấu vũ khí của đối phương trong khi hành quân. | 1 | null |
Chế định pháp luật nói chung và quyền đối với nói riêng tại Việt Nam là một chế định còn non trẻ mới được hình thành từ cuối những năm 60 của thế kỷ
Giai đoạn trước năm 1981: Hệ thống pháp luật về sở hữu còn sơ sài, tại giai đoạn này chưa có văn bản nào quy định về việc bảo hộ các tài sản trí tuệ. Tuy nhiên nhà nước vẫn có những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của cong người giúp phần đóng góp vào công cuộc xây dựng và ổn định đất nước.
Giai đoạn 1981 – 1989: Có thể nói đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt phát triển trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đó chính là việc văn bản pháp luật đầu tiên về sở hữu công nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng đã được nhà nước ta ban hành. Thông qua văn bản này nhà nước đã ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kĩ thuật -hợp lý hoá sản xuất và sáng chế. Theo đó, mọi nỗ lực sáng tạo kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất mang lại các lợi ích thiết thực cho Nhà nước, xã hội và cơ quan đều được đền đáp về tinh thần và vật chất. Văn bản pháp luật này thiết lập hình thức bảo hộ sáng chế dưới dạng bằng tác giả sáng chế, theo đó nhà sáng chế chỉ có các quyền nhân thân của tác giả sáng chế, còn độc quyền sáng chế thuộc về Nhà nước. Các văn bản pháp luật liên quan tới sáng chế trong giai đoạn này có thể kể đến như: Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981; Nghị địnhsố 200/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về điều lệ bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quy định của nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này là chưa thực sự hiệu quả, giá trị pháp lý còn thấp.
Giai đoạn 1989 – 2005: giai đoạn này phải kể đến hai mốc lịch sử quan trọng. thứ nhất, năm 1995 khi mà bộ luật dân sự (1995) được ban hành trong đó quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo đó lần đầu tiên nước Việt Nam công nhận sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự. Mốc quan trọng thứ hai trong giai đoạn này đó chính là việc Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 được chính phủ thông qua đánh dấu bước ngoặt mới trong chế định luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Với việc ban hành một chế định pháp luật riêng đã dần đưa Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam gia nhập vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế và đương nhiên điều kiện về bảo hộ sáng chế cũng được thiết lập lại theo hướng phù hợp hơn với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế thời kì hiện đại. Các quy định về đối tượng, tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế cũng được hoàn thiện hơn nhiều.
Giai đoạn 2005 tới nay: Có thể thấy Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một chế định pháp luật ít phải sửa đổi nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Kể từ khi hình thành phải đến năm 2009 căn cứ theo các chính sách xã hội và điều kiện tự nhiên, chính phủ ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ 2005.
Mặc dù mới được hình thành nhưng có thể thấy chế định luật Sở Hữu Trí Tuệ nói chung và sáng chế đã đạt được những thành công nhất định. Theo thời gian và tiến trình phá triển của xã hội, các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan tới việc bảo hộ sáng chế và đã được hoàn thiện hơn hơn để đáp ứng những nhu cầu điều chỉnh mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay | 1 | null |
Anadyr (; tiếng Chukchi: , "Kagyrgyn") là một thị trấn cảng và trung tâm hành chính của khu tự trị Chukotka, Nga, toạ lạc cạnh cửa sông Anadyr, trên một mũi đất nhô ra thành Anadyrsky Liman. Anadyr là thị trấn cực đông của Nga (những điểm dân cư xa hơn về phía đông, như Provideniya và Uelen, không có địa vị thị trấn). Dân số: với dân số ước tính 2015 là 14,326. | 1 | null |
Bronnitsy () là một thị xã tự quản (raion), của Tỉnh Moskva, Nga. Huyện có diện tích 11 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 17000 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bronnitsy.
Bronnitsy có cự ly nằm 54,5 km (33,9 dặm) về phía đông nam của trung tâm Moscow và 13 km (8,1 dặm) về phía tây của trạm Bronnitsy trên tuyến đường xe lửa Moscow-Ryazan. Thị trấn được bao quanh bởi huyện hành chính Ramensky.
Nền kinh tế địa phương dựa vào chế biến thực phẩm và đóng gói, dịch vụ xây dựng và sản xuất đồ trang sức. Bronnitsy được liệt kê trong số 22 thị trấn lịch sử của Moscow Oblast. | 1 | null |
Huyện Chertkovsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), một trong 44 huyện như vậy của Tỉnh Rostov, Nga. Huyện có diện tích 2.766 kilômét vuông (1.068 dặm vuông), dân số ước tính vào năm 2018 là 33.321 người. Trung tâm của huyện đóng ở Chertovo. Dân số của Chertovo chiếm 29,5% của cả huyện. | 1 | null |
Kashinsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), một trong 36 quận ở tỉnh Tver, Nga. Huyện nằm ở phía đông của tỉnh và giáp với huyện Kesovogorsky ở phía bắc, huyện Uglichsky của tỉnh Yaroslavl ở phía đông, huyện Kalyazinsky ở phía đông nam, huyện Kimrsky ở phía nam, huyện Rameshkovsky ở phía tây và với huyện Bezhetsky ở phía tây bắc. | 1 | null |
Huyện Khasansky () là một huyện hành chính tự quản ("raion"), của vùng Primorsky Krai, Nga. Huyện nằm ở phía tây nam của vùng, nằm giữa sông Đồ Môn và vịnh Peter the Great, và có chung đường biên giới với cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Huyện có diện tích 4130 km², dân số năm 2010 là 35,541 người. Trung tâm của huyện đóng ở Slavyanka, chiếm 39.5% dân số toàn vùng.
Tự nhiên.
Một phần quan trọng của khu vực được bảo vệ bởi luật pháp của Nga. Các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm Kedrovaya Pad, được thành lập để bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Nam Primorye như báo Amur, hổ Siberia và Hươu xạ Siberia; và Khu bảo tồn thiên nhiên biển Viễn Đông (1978), bảo vệ thế giới dưới nước của Vịnh Peter, bao gồm hơn hai nghìn loài động vật không xương sống (như hải sâm), khoảng ba trăm loài cá và hải cẩu đốm.
Kinh tế.
Đánh bắt thủy sản và đóng sửa tàu thống trị nền kinh tế của huyện. Phát triển nuôi trồng thủy sản, thiết lập cơ sở vệ sinh y tế và phát triển du lịch cao cấp được coi là có tiềm năng ở đây. Nông nghiệp là chuyên ngành chăn nuôi động vật để lấy lông thú.
Có các mỏ kim loại quý và cát xây dựng, và mỏ đá sứ Gusevskoye được sử dụng bởi công trình sứ của Primorye Krai trong huyện.
Có một số cảng biển: Posyet, Zarubino và Slirlanka, với các tuyến giao thông đến Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Khu định cư kiểu đô thị Khasan gần hồ Khasan có đường biên giới giữa Nga và Triều Tiên. | 1 | null |
Kurgan là thuật ngữ Turkic cho nấm mồ; là một dạng tumulus (gò mộ, đồi mộ), đống đất đá lớn lên trên một ngôi mộ, hoặc các ngôi mộ, có nguồn gốc sử dụng trong khảo cổ học của Liên Xô, ngày nay được sử dụng rộng rãi cho "tumuli" trong bối cảnh của ngành khảo cổ hộc Đông Âu và Trung Á.
Đây là một cách an táng trong nền văn hóa Yamna. Đặc trưng cho nền văn hóa này là việc chôn cất người chết trong các kurgan (các nấm mồ) dạng mả hố với thi hài được đặt trong tư thế nằm và hai đầu gối gập lại. Thi thể được che phủ bằng đất son. Các mồ mả chôn cất nhiều người cũng được tìm thấy trong các kurgan này, thường là do chèn vào ở giai đoạn muộn hơn.
Đáng chú ý là các đồ táng kèm trong mồ mả có nguồn gốc động vật (như bò, lợn, dê, cừu và ngựa), một đặc trưng gắn liền với cả người Tiền Ấn-Âu lẫn người Tiền Ấn-Iran.
Các dấu tích còn lại sớm nhất tại Đông Âu của xe có bánh được tìm thấy tại kurgan "Storozhova mohyla" (Dnipropetrovsk, Ukraina, do nhóm của Trenozhkin A.I. khai quật) gắn liền với văn hóa Yamna.
Di chỉ cúng tế Lugansk mới phát hiện gần đây (năm 2004) đã được miêu tả như là nơi thờ cúng trên đồi trong đó việc hiến tế bằng người được diễn ra.
"Giả thuyết Kurgan", còn gọi là "thuyết thảo nguyên", "thuyết Kurgan" hay "mô hình Kurgan", là giả thuyết được công nhận rộng rãi nhất ngày nay về nguồn gốc phát tích và phát triển của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy. | 1 | null |
Lan Hãn () (?-15/8/398) là một triều thần của nước Hậu Yên, ông đã giết chết hoàng đế Mộ Dung Bảo vào năm 398 và trong một khoảng thời gian ngắn đã chiếm được quyền cai trị đế quốc trước khi bị con trai của Mộ Dung Bảo là Mộ Dung Thịnh giết chết.
Lan Hãn là một người cậu của Mộ Dung Thùy, tức cha của Mộ Dung Bảo và cũng là hoàng đế khai quốc của Hậu Yên. Năm 384, ông đã giúp đỡ Mộ Dung Nông (một người con trai của Mộ Dung Thùy) nổi loạn chống Tiền Tần để hỗ trợ cho cuộc nổi loạn chính của Mộ Dung Thùy. Dưới thời Mộ Dung Thùy trị vì, ông không được nói đến nhiều. Năm 387, ông là một trong các chỉ huy trong chiến dịch chống Đông Tấn của Hậu Yên. Năm 391, ông chỉ huy một đội quân tiến đánh một tộc trưởng của bộ lạc Hạ Lan (賀蘭) của người Tiên Ti là Hạ Lan Nhiễm Can (賀蘭染干). Dưới thời Mộ Dung Thùy trị vì, ông đã gả một người con gái cho Mộ Dung Thịnh, khi đó đang là Trường Lạc công.
Đến mùa xuân năm 398, sau một cuộc nổi loạn của tướng Đoàn Tốc Cốt (段速骨), Mộ Dung Bảo đã bị vây trong Long Thành (龍城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh), Lan Hãn được chép lại là đã có tước hiệu thân vương và chỉ huy một đội quân ở gần thành, song ông lại bí mật liên minh với họ Đoàn. Bằng nỗ lực vận động của ông, Mộ Dung Nông đã ra đầu hàng Đoàn Tốc Cốt, điều này đã khiến cho quân trong Long Thành sụp đổ và buộc mộ Dung Bảo phải chạy trốn. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau đó, Lan Hãn đã phục kích Đoàn Tốc Cốt và chiếm lấy Long Thành và tạm thời lập thái tử Mộ Dung Sách (慕容策) làm người lãnh đạo rồi cử người đưa tin để mời Mộ Dung Bảo quay trở về Long Thành. Mộ Dung Bảo tuy vậy lại nghe lời của Mộ Dung Thịnh và ban đầu đã từ chối thỉnh cầu của Lan Hãn và rồi đi về phía nam để đến chỗ thúc phụ Mộ Dung Đức, song sau khi hay tin Mộ Dung Đức đã tuyên bố độc lập vào đầu năm, ông lại trở về phía bắc và khi gần đến Long Thành thì được Lan Gia Nan (蘭加難) hộ tống. Tuy nhiên, khi đến sát Long Thành, Lan Gia Nan đã giết chết Mộ Dung Bảo, dường như là theo lệnh của Lan Hãn. Lan Hãn sau đó giết chết Mộ Dung Sách và một số hoàng thân Mộ Dung và tự xưng làm Đại Thiền vu và Xương Lê vương. Ông cũng cải niên hiệu thành Thanh Long (青龍), biểu thị rằng mình đã lập nên một đất nước mới.
Mộ Dung Thịnh do nghi ngờ ý định của nhạc phụ nên đã không cùng cha trở về Long Thành, nay hay tin thì lại quyết định đến Long Thành để tỏ lòng thương tiếc Mộ Dung Bảo, Mộ Dung Thịnh cho rằng Lan Hãn sẽ không giết chết mình vì dù sao cũng là con rể. Khi Mộ Dung Thịnh đến Long Thành, Lan vương phi đã cúi đầu cầu xin cha và các anh em trai tha mạng cho Mộ Dung Thịnh, ngoài ra, phu nhân của Lan Hãn cũng cầu xin. Lan Hãn vì thế đã tha cho ông. Mộ Dung Thịnh ngay sau đó đã gieo rắc sự ngờ vực giữa Lan Hãn và các anh em của mình là Lan Gia Nan và Lan Đê (蘭堤). Lan Hãn lập con trai Lan Mục (蘭穆) làm thái tử.
Lan Hãn cũng tha cho Thái Nguyên vương Mộ Dung Kì (慕容奇) do mẹ ông ta là con gái của Lan Hãn. Mộ Dung Thịnh và Mộ Dung Kì sau đó âm mưu cho Mộ Dung Kì chạy trốn ra ngòa thành và bắt đầu nổi dậy. Trong khi đó, Mộ Dung Thịnh vu cáo với Lan Hãn rằng Lan Đê là người đứng đằng sau cuộc nổi loạn của Mộ Dung Kì. Hơn nữa, vào thời điểm này, do hạn hán nghiêm trọng, Lan Hãn đã đi cầu nguyện tại tông miếu của Hậu Yên và cúng linh hồn của Mộ Dung Bảo, đổ hết tội giết Mộ Dung Bảo cho Lan Gia Nan. Khi nghe được những điều này, Lan Đê và Lan Gia Nan trở nên giận dữ và bắt đầu cuộc nổi loạn của họ. Trong lúc này, Lan Mục đề xuất rằng phải giết chết Mộ Dung Thịnh, Lan Hãn ban đầu chấp thuận song Mộ Dung Thịnh khi nghe tin thông qua vợ mình đã từ chối đến dự một buổi hội họp mà Lan Hãn gọi đến, Lan Hãn ngay sau đó đã thay đổi ý nghĩ của mình.
Ngay sau đó, sau khi Lan Mục giành chiến thắng trước Lan Đê và Lan Gia Nan, Lan Hãn đã tổ chức một bữa tiệc cho binh lính, và cả ông và Lan Mục đều trở nên quá say rượu. Mộ Dung Thịnh đã lợi dụng cơ hội này để hành động cùng với một số người mà ông đã thuyết phục trước đó, họ đã giết chết Lan Hãn và Lan Mục, sau đó giết Lan Đê, Lan Gia Nan, cùng các con trai khác của Lan Hãn là Lan Hòa (蘭和) và Lan Dương (蘭揚). Mộ Dung Thịnh sau đó lên ngôi. | 1 | null |
Malgobek (; tiếng Ingush: , "Maghalbike") là một thị xã ở Cộng hòa Ingushetia, Nga, nằm cách thủ đô Magas 45 km (28 mi) về phía tây bắc. Dân số:
Lịch sử.
Năm 1934, "selo" Voznesenskoye được cấp vị thế khu định cư lao động. Sau đó, nó phục vụ các mỏ dầu mới phát hiện tại hai ngôi làng Ingush cũ Malgobek-Balka (Малгобек-Балка) và Chechen-Balka (Чечен-Балка). Vị thế thị xã đã được cấp cho Malgobek vào năm 1939.
Vị thế hành chính.
Trong khuôn khổ các đơn vị hành chính, Malgobek là huyện lỵ của huyện Malgobeksky, mặc dù nó không phải một phần của huyện này. Là một đơn vị hành chính, nó được hợp nhất riêng biệt với tên gọi thị xã trực thuộc nước cộng hòa Malgobek — một đơn vị hành chính có địa vị ngang bằng với các huyện. Là một đơn vị đô thị, thị xã trực thuộc nước cộng hòa Malgobek được hợp nhất thành Okrug đô thị Malgobek.
Khí hậu.
Malgobek có khí hậu lục địa ẩm (phân loại khí hậu Köppen: "Dfa"). | 1 | null |
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn máu mẹ thông qua nhau gây ra một phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này gây ra suy hô hấp và xuất huyết cấp tính cho người mẹ.
Nguyên nhân.
Các chuyên gia cho rằng thuyên tắc ối là kết quả do dịch nước ối vào tĩnh mạch tử cung và điều này xảy ra khi có 3 điều kiện sau đây:
Những yếu tố nguy cơ bao gồm: nhau bong, tử cung quá căng, thai chết lưu, chấn thương, dùng oxytocin trong chuyển dạ, đa sản, mẹ lớn tuổi, vỡ ối. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp thuyên tắc ối xảy ra không kèm những yếu tố kể trên.
Tất cả chủng tộc, màu da và độ tuổi đều có thể bị. Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh. Nạo hút thai, truyền dịch ối, hay chấn thương bụng cũng có thể xảy ra.
Lịch sử.
Mặc dù trường hợp thuyên tắc ối đầu tiên được mô tả vào năm 1926, tuy nhiên đi ngược dòng lịch sử trước đó hơn 100 năm, vào năm 1817 một bác sĩ sản khoa tên Sir Richard Croft đã bị chỉ trích rộng rãi vì trường hợp tử vong đột ngột của một thai phụ với một bé trai còn nằm trong bụng mẹ. Thai phụ xấu số này là công chúa Charlotte của Xứ Wales. Sự lên án mạnh mẽ của triều đình và dư luận đã dẫn đến quyết định tự tử của bác sĩ Croft.
Mãi cho đến những năm 1970, nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy công chúa Charlotte chết vì thuyên tắc ối đã làm thay đổi quan điểm cho rằng bác sĩ Croft sai sót trong điều trị.
Giai Đoạn phát triển.
Do hiếm gặp với tỉ lệ 1/8.000 đến 1/80.000 ca sinh, nên hầu hết các BS sẽ không bao giờ gặp trong suốt quá trình hành nghề của mình, và kết quả là nguyên nhân chính xác của hội chứng này cũng chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, người ta cũng đưa ra giả thuyết cho rằng dịch nước ối và những tế bào thai khi vào tuần hoàn phổi của máu mẹ sẽ xảy ra quá trình bệnh lý theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1.
Sản phụ khó thở cấp kèm cao huyết áp. Quá trình này xảy ra nhanh chóng và tiến triển đến ngưng tim phổi. Sau đó sản phụ rơi vào hôn mê.
Giai đoạn 2.
Mặc dầu nhiều sản phụ không sống sót qua giai đoạn 1, nhưng khoảng 40% người sống sót ở giai đoạn 1 sẽ bước vào giai đoạn 2. Đây là giai đoạn chảy máu và có thể kèm theo rét run nặng, ho, nôn ói và cảm giác khó chịu trong miệng. Do chảy máu quá mức sẽ đưa đến rối loạn đông máu, suy thai cấp.
Điều trị.
Điều trị hỗ trợ là chính, không có điều trị đặc hiệu.
Bệnh thuyên tắc ối không thể dự báo, không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Trong khi chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng, hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi. | 1 | null |
Huyện Nesterovsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Kaliningrad, Nga. Huyện có diện tích 1052 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 13000 người. Trung tâm của huyện đóng ở Nesterov.
Tại Nesterov, có một nhà ga biên giới Litva trên tuyến từ Kaliningrad đến Moskva. Tại Chernyshevskoye, một điểm qua biên giới quan trọng trên con đường chính kết nối Kaliningrad tới Moskva. | 1 | null |
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, thường gọi tắt là Đại sứ là nhân viên ngoại giao có chức vụ cao nhất, được chỉ định đại diện cho một quốc gia tại một đất nước khác hoặc một tổ chức quốc tế.
Đôi khi các nước cũng bổ nhiệm những cá nhân có uy tín cao làm "Đại sứ lưu động" để thực thi những nhiệm vụ cụ thể đã được giao. Những đại sứ này sẽ tham mưu, hỗ trợ cho chính phủ của họ tại một khu vực nhất định.
Theo cách hiểu thông thường, đại sứ là người đại diện cấp cao nhất của một chính phủ tại thủ đô nước khác. Các nước sở tại thường cho phép đại sứ quản lý một khu vực nhất định, gọi là "Đại sứ quán". Tại đây, các nhân viên ngoại giao và thậm chí cả các phương tiện giao thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao.
Viên chức ngoại giao cấp cao của các quốc gia thành viên khối Thịnh vượng chung Anh thường được gọi là cao ủy; và của Tòa Thánh (Vatican) gọi là Sứ thần. | 1 | null |
Huyện Polyarnye Zori () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Murmansk, Nga. Huyện có diện tích 2 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 21100 người. Trung tâm của huyện đóng ở Polyarnye Zori.
Lịch sử.
Việc xây dựng thành phố được bắt đầu vào năm 1964 cùng với sự khởi đầu của việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Kola . Thành phố bắt đầu được xây dựng bên cạnh khu định cư Zasheek , như một khu định cư cho những người xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tòa nhà dân cư đầu tiên được đưa vào hoạt động vào tháng 10 năm 1967 .
Quyết toán của Polyarnye Zori đã được đưa vào dữ liệu kế toán và nhận được trạng thái giải quyết đang hoạt động theo quyết định của Ủy ban điều hành khu vực Murmansk số 640 ngày 20 tháng 12 năm 1973 .
Quy chế của một thành phố trực thuộc khu vực được ấn định theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao về RSFSR ngày 22 tháng 4 năm 1991 . Trước đây, ngôi làng và vùng lãnh thổ liền kề trực thuộc hội đồng thành phố của thành phố Apatity .
Người đứng đầu bộ phận xây dựng, trên thực tế là người sáng lập thành phố Polyarnye Zori và Kola NPP, là Alexander Stepanovich Andrushechko . | 1 | null |
Papilio demoleus, là một loài bướm phượng, không giống như các loài bướm phượng khác, nó không có đuôi nổi bật. Loài này là loài gây hại và xâm lấn từ Cựu Thế giới và đã lan đến Vùng Caribe và Trung Mỹ.
Phân bố.
"Papilio demoleus" là một loài bướm hung hăng và rất phổ biến. Có lẽ là loài bướm phượng phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Bướm có thể được tìm thấy ở:
Oman, UAE, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Bahrain, Qatar, Iran, tây và có thể đông Afghanistan, và tây Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ (gồm cả Andamans), Nepal, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Campuchia, nam Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản (hiếm), Malaysia, Singapore, Indonesia (Kalimantan, Sumatra, đảo Sula, Talaud, Flores, Alor và Sumba), Papua New Guinea, Úc (bao gồm đảo Lord Howe), rõ ràng ở Hawaii và có thể ở các đảo Thái Bình Dương khác.
Trong những năm gần đây, con bướm đã lan rộng ở đảo Hispaniola (Cộng hòa Dominica) ở Tây bán cầu, và sau đó là Jamaica, và Puerto Rico. Quần thể ở Dominica xuất phát từ Đông Nam Á nhưng bằng cách nào chúng đến đó vẫn chưa rõ.
Phân loài.
Sous-espèces pour NCBI: | 1 | null |
Shebekino () là một thị xã thuộc Tỉnh Belgorod, Nga. Shebekino có cự ly 30 km về phái đông nam Belgorod. Thị xã có diện tích 43 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 46600 người, năm 2010 là 44.277 người. Trung tâm của huyện đóng ở Shebekino.
Đây là thủ phủ hành chính của huyện Shebekinsky dù về hành chính nó không thuộc huyện này, đây là thị xã có tầm quan trọng ở tỉnh tương đương với cấp huyện., là Khu định cư đô thị Shebekino. | 1 | null |
Huyện Sterlibashevsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Bashkortostan, Nga. Huyện có diện tích 1629 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 21700 người. Trung tâm của huyện đóng ở Sterlibashevo.
Dân số.
Theo dự báo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, dân số sẽ là:
Theo Điều tra dân số Nga 2010: Người Tatar - 54.3%, Người Bashkir - 36.2%, Người Nga - 5.9%, Người - 2.3%, khác - 1.3%. | 1 | null |
Huyện Suetsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Vùng Altai, Nga. Huyện có diện tích 1090 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 13500 người. Trung tâm của huyện đóng ở Verkh Suetka.
Địa lý.
Quận Suetsky nằm ở phía tây bắc của khu vực. Nó giáp ở phía tây bắc và phía bắc - với Khabarsky , ở phía bắc - với Pankrushikhinsky , ở phía đông bắc và phía đông - với Baevsky , ở phía nam - với Blagoveshchensky , ở phía tây - với các vùng Slavgorod .
Bức phù điêu được thể hiện bằng một đồng bằng hơi nhấp nhô. Đất thịt pha cát màu nâu và thịt nhẹ là đá mẹ của đất trên các cao nguyên và sườn núi, và đất sét chứa muối trong các thung lũng sông. Ở những nơi cao, đất thuộc loại chernozem , ở những nơi thấp và thung lũng sông, đất thuộc loại solonetzic và đầm lầy.
Khí hậu là lục địa. Nhiệt độ dao động mạnh và thường xuyên (từ -50 độ vào mùa đông đến +40 độ vào mùa hè), không khí khô, lượng mưa thấp (285 mm mỗi năm), gió khô nóng, mùa đông khắc nghiệt với ít tuyết, mùa hè nóng, cuối mùa xuân và đầu mùa xuân sương giá mùa thu.
Các con sông Suetka và Makarikha chảy qua địa phận của huyện , có các hồ Chistoye và Sataninskoye.
Hệ thực vật rất đa dạng: cây chiếm ưu thế: bạch dương, dương, dương; cây bụi có quả mọng có giá trị: cây kim ngân hoa, cây hắc mai biển, hoa hồng dại, nho; có nhiều loại quả thân thảo: dâu tây, quả hạch. Nấm mọc trong các chốt: nấm rơm, boletus, boletus, champignons và những loại khác. Có những cây thuốc: buret được ghi nhận ở những điểm nhỏ trên đồng cỏ dọc theo sông Suetka, cỏ lau thông thường được tìm thấy ở đồng cỏ thảo nguyên và vùng ngoại ô của chốt, yarrow hiếm khi được tìm thấy ở vùng ngoại ô của chốt, hoa hồng dại và nho đen đã được tìm thấy trong lớp cây bụi của chốt, chuối cam thảo, marshmallow, tansy, sage. Các loài linh trưởng đã được bảo tồn dọc theo các chốt: quên tôi, adonis, hải quỳ và trên các hồ ngập nước - hoa loa kèn nước màu trắng và vàng. Khô, thường bị cháy vào mùa hè nóng bức, các khu vực được sử dụng để chăn thả gia súc, cho các cánh đồng cỏ khô - những khu vực ẩm ướt hơn,
Hươu, chó sói, nai sừng tấm, thỏ rừng, chuột chũi, sóc đất, chuột nhắt, nhím, chuột xạ hương sống giữa các loài động vật. Trên đồng bằng, các loài chim như chim chiền chiện, chim sơn ca, chim đồng cỏ và đầm lầy, chim cút là phổ biến, lăn và chim cuốc định cư dọc theo các dầm và khe núi, có rất nhiều loài vịt khác nhau trên hồ: chim cuốc, chim sơn ca, cũng như chim sáo. Demoiselle sếu, diệc, shelduck, gyrfalcon, thiên nga whooper sống gần hồ Kulunda . Quạ, chim ác là, quạ, sáo, chim cu gáy, chim sẻ và những loài khác làm tổ trong các chốt và đai rừng.
Trên lãnh thổ của huyện có một khu bảo tồn phức hợp tự nhiên có ý nghĩa khu vực "Suetsky", được tạo ra để bảo tồn khu phức hợp tự nhiên, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của động vật và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực.
Lịch sử.
Quận Suetsky được thành lập ngày 15 tháng 1 năm 1944 từ 8 hội đồng làng của quận Znamensky và 1 hội đồng làng của quận Khabarsky . Năm 1963, huyện bị bãi bỏ. Năm 1989, nó được thành lập lại như một phần của Lãnh thổ Altai với chi phí là một phần lãnh thổ của các vùng Khabar và Blagoveshchensk.
Đơn vị hành chính.
Quận Suetsky, trong khuôn khổ cấu trúc hành chính-lãnh thổ của khu vực, cho đến năm 2022 được chia thành 5 đơn vị hành chính-lãnh thổ - 5 hội đồng làng .
Là một phần của tổ chức chính quyền tự trị địa phương vào năm 2003, tại quận thành phố Suetsky mới thành lập , 7 đô thị được thành lập với tư cách là một khu định cư nông thôn , tương ứng với các hội đồng làng .
Vào năm 2011, với tư cách là một thành phố và là một thực thể hành chính-lãnh thổ, Hội đồng làng Beregovoy đã bị bãi bỏ bằng cách được đưa vào Hội đồng làng Verkh-Suetsky . Tháng 12 năm 2015 - Tháng 1 năm 2016 hội đồng làng Ilyichevsk cũng bị bãi bỏ do được đưa vào hội đồng làng Nizhnesuetsky .
Vào năm 2022, tất cả các hội đồng làng còn lại của quận đã bị bãi bỏ, trong khi quận thành phố được chuyển thành quận thành phố "quận Suetsky" .
Kinh tế.
Hướng chính của nền kinh tế là nông nghiệp. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, hai xu hướng chính đang được thúc đẩy - chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang hộ gia đình và tăng cường chuyên môn hóa chủ yếu là trồng trọt của các doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại nông dân. Có 5 doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên đất: SHPK "Tavrichesky", SPK "Oktyabrsky", SKHA "Dobrovolsky", trang trại tập thể được đặt theo tên. Telman, SPK "Suetsky" và 28 KFH.
Trên địa bàn huyện có 4 xí nghiệp công nghiệp nhỏ do tư nhân làm chủ đã đi vào hoạt động từ năm 2003-2004 . Đây là LLC "bột Altai", một nhà máy gạch, một cửa hàng giết mổ, một cửa hàng chế biến hạt hướng dương . Trong sự năng động trong những năm qua, có sự gia tăng trong tất cả các loại sản phẩm được sản xuất. | 1 | null |
Huyện Vsevolzhsk () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Leningrad, Nga. Huyện có diện tích ? km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 40600 người. Trung tâm của huyện đóng ở Vsevolzhsk.
Cư dân nổi tiếng.
Belousov, Vladimir Pavlovich (sinh năm 1946) - vận động viên, Nhà Vô địch Olympic.
Vladimir Vladimirovich Bortko (sinh năm 1946) là một Đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất Phim Liên xô và nga.
Vashukov, Mikhail yuryevich (sinh năm 1958) là một nghệ sĩ, một người chơi ghép đôi, một người hài hước.
Vocka, Gergard Yakovlevich — 1887-1988) - nhà sử học địa phương, hiệp sĩ Của Dòng Lenin (1953), công dân Danh dự đầu tiên của Vsevolozhsk (1988), một trong những đường phố của thành phố được đặt tên để vinh danh ông.
Denisov, Anatoly Alekseevich (1934-2010) — Nhà khoa học, chính trị Gia Liên xô và nga.
Dobrovolsky, Yuri Antonovich (1911-1979) — phi công thử nghiệm, Anh Hùng Liên xô.
Drachev, Vladimir Petrovich (sinh năm 1966)-Người Chiến thắng World Cup và nhà vô địch thế giới 4 lần trong biathlon.
Svetlana Sergeevna Zhurova (sinh năm 1972) là Một Nhà vô địch Olympic, một phó Của Duma quốc gia.
Slepukhin, Yuri Grigoryevich (1926-1998) — nhà văn.
Boris Pavlovich Listov (sinh năm 1969) là một nhà kinh tế người nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Của Công ty Cổ phần Rosselkhoznadzor. | 1 | null |
Liên hiệp công đoàn Macedonia (Сојуз на синдикатите на Македонија, viết tắt ССМ trong bảng chữ cái Kirin, phiên âm là SSM) là một trung tâm công đoàn thương mại quốc gia ở Cộng hòa Macedonia. Tổ chức là sự nối tiếp thay cho tổ chức công đoàn chính thức trước đây của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Liên đoàn có 18 công đoàn trực thuộc ngành. Chủ tịch là ông Zivko Mitrevski.
SSM không được liên kết ở cấp quốc tế, nhưng nắm giữ vị trí quan sát tại Tổng Liên đoàn Công đoàn châu Âu. | 1 | null |
Yartsevo () là thị trấn và trung tâm hành chính của huyện Yartsevsky thuộc tỉnh Smolensk, Nga, nằm trên sông sông Vop cách Smolensk 63 km về phía đông bắc. Dân số:
Yartsevo được thành lập trên vị trí của ngôi làng Yartsevo-Perevoz (), được biết đến từ năm 1859. Nó phát triển nhờ việc xây dựng một nhà máy sản xuất bông năm 1873. Sau đó, có một xí nghiệp xà phòng, một lò sản xuất gạch, một xưởng cưa, và một xưởng đúc được dựng lên tại khu vực này. Yartsevo được lên cấp thị trấn từ nằm 1926. | 1 | null |
Huyện Zubtsovsky () là một huyện (raion) hành chính của tỉnh Tver, Nga. Nó nằm ở mạn nam của tỉnh và tiếp giáp với huyện Staritsky về phía bắc, huyện Lotoshinsky của tỉnh Moskva về phía đông bắc, huyện Shakhovskoy, cũng của tỉnh Moskva, về phía đông, huyện Gagarinsky của tỉnh Smolensk về phiá nam, huyện Sychyovsky, cũng của tỉnh Smolensk, về phía tây nam, và với huyện Rzhevsky về phía tây. Diện tích của huyện là . Trung tâm hành chính của huyện là thị trấn Zubtsov. Dân số: 17.216 người (thống kê 2010); Dân số huyện lỵ Zubtsov chiếm 40,2% dân số toàn huyện. | 1 | null |
Bab al-Faraj () ("Cổng Giải Thoát") là một trong bảy cổng thành phố cổ của Damascus, Syria có vị trí ở phía bắc của thành phố. Cổng bao gồm một cổng đôi đã có hai chức năng: mang tính tiết kiệm kinh tế và để đánh lừa kẻ thù tấn công thành phố. | 1 | null |
Sóng ngang là sóng lan truyền trong đó các dao động diễn ra theo phương vuông góc với phương truyền năng lượng (phương truyền sóng). Trong hệ tọa độ vuông góc nếu sóng lan truyền theo phương x dương, thì dao động diễn ra ở hướng lên và xuống trong mặt y-z.
"Ví dụ:" Thổi vào mặt nước, sóng tạo thành và lan truyền trên mặt nước. Các phần tử nước dao động theo phương thẳng đứng còn phương truyền sóng là phương ngang nên sóng nước trong trường hợp này là sóng ngang.
"Sóng ngang cơ học" chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.
Thoạt nhìn thì chúng ta có cảm giác sóng ngang chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất thì các phần tử của sóng chuyển động lên và xuống theo chiều vuông góc với phương truyền sóng liên tiếp nhau tạo thành sóng ngang.
"Ví dụ:" Sóng nước, sóng điện từ,
Giải thích sự tạo thành sóng.
Dùng 1 sợi dây mềm, dài, căng ngang,một đầu được gắn vào tường, đầu kia dùng tay giữ. Ta truyền cho đầu dây một xung lượng của lực bằng cách dùng bàn tay đưa nhanh đầu dây từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp. Ta thấy xuất biến dạng ở đầu dây và biến dạng này lan truyền trên dây về phía đầu kia.
Lúc đầu, đầu dây được kéo lên cao. Đầu dây này liên kết với các phần tử liền kề nên các phần tử này cũng được kéo lên cao bằng 1 lực hướng lên. Chừng nào mà các điểm kế tiếp của dây còn kéo điểm kề sau nó lên cao thì biến dạng còn dịch chuyển dọc theo dây về phía đầu kia. Cũng trong thời gian đó thì bàn tay trở về vị trí ban đầu, mỗi phần tử của dây cũng bị kéo về phía dưới sau khi đã đạt tới điểm cao nhất.
Bàn tay dao động là nguồn của sóng và lực liên kết giữa các phần tử liền kề đã truyền xung lượng của lực dọc theo dây.
Các sóng ngang khác (sóng nước…) được tạo ra và lan truyền trong môi trường theo một cách tương tự như vậy
Đặc điểm của sự truyền sóng.
Sự lan truyền của biến dạng trong một môi trường gọi là chuyển động sóng. Chuyển động sóng có các đặc điểm sau đây:
- Các phần tử của môi trường chỉ chuyển động trong một phạm vi không gian rất hẹp, trong khi sóng thì truyền đi rất xa.
- Tốc độ truyền sóng chỉ phụ thuộc vào tính chất của môi trường chứ không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của nguồn hay của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua
Các đại lượng đặc trưng.
Các đại lượng đặc trưng là:
Phương trình sóng.
Phương trình sóng có dạng:
- Tại t=0: formula_1
- Tại thời điểm t: formula_2 | 1 | null |
Cadillac Gage Commando là một loại xe bọc thép lội nước hạng nhẹ 4x4, do hãng Cadillac Gage của Mỹ chế tạo.Đây là một loại xe đa năng,nó có thể dùng làm xe bọc thép chở quân,xe cứu thương,xe cứu hỏa, xe chống tăng,xe pháo binh...Xe được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam và từ đó có biệt danh là Duck, hay V. Ngoài ra nó còn được cung cấp rộng rãi cho các đồng minh của Mỹ, trong đó Liban và Ả Rập Xê Út đã dùng nó để tham chiến trong Chiến tranh vùng Vinh 1991. Được sản xuất không lâu thì một phiên bản hiện đại hóa là M1117 Armored Security Vehicle được phát triển để cạnh tranh với Humvee.
Thiết kế và phát triển.
Các xe thuộc loạt V-100 được phát triển vào đầu thập niên 1960 bởi bộ phận Terra-Space của công ty Cadillac Gage. Năm 1962, Terra-Space yêu cầu cấp một bằng sáng chế về một loại xe và được chấp nhận, đây chính là xe Commando. Mẫu thử đầu tiên xuất hiện vào năm 1963 và biến thể sản xuất được đưa vào trang bị năm 1964.
Đây là loại xe bánh lốp, dùng chung các trục giống như trên xe tải M34. Động cơ chạy xăng Chrysler V8 giống như loại động cơ ban đầu của xe bọc thép M113. Nó có hộp số tay 5 tốc độ, cho phép nó vượt qua các địa hình mấp mô. M706 có tốc độ trên đường tốt là , nó có thể lội nước với tốc độ . Giáp gồm thép hợp kim độ cứng cao được gọi là Cadaloy, chống được đạn 7.62 x 51 mm. Do lớp giáp, nên M706 có trọng lượng không tải trên 7 tấn. Đây là một nguyên nhân dẫn đến lỗi trục sau do trọng lượng quá lớn. Tuy nhiên, lớp giáp có cấu trúc đồng nhất, nó có thể nhẹ hơn so với một "xe mềm" được thêm giáp.
Quốc gia sử dụng.
"Thông tin từ Cadillac Gage V-100 Commando, 1960–1971" | 1 | null |
Lionel George Logue (26 tháng 2 năm 1880 – 12 tháng 4 năm 1953) là nhà trị liệu ngôn ngữ người Úc, đã chữa thành công tật nói lắp cho vua George VI của Anh.
Tuổi trẻ và gia đình.
Lionel George Logue sinh ra tại College Town, Adelaide, Nam Australia, là em út trong số 4 người con. Ông nội ông là Edward Logue, gốc ở Dublin, thành lập nhà máy bia Logue năm 1850, về sau sáp nhập vào Nhà máy bia Nam Úc. Bố mẹ ông là George Edward Logue, một kế toán ở nhà máy bia về sau quản lý một số khác sạn. Mặc dù không phải là một người theo Thiên Chúa giáo, ông được cho là "có họ hàng với Hồng y Logue", người là Tổng giám mục Giáo hội Công giáo Rôma của Armagh vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Ông vào học trường Hoàng tử Alfred những năm 1889-1896. Trong lúc không thể quyết định học gì, ông bắt gặp lời thơ "Bài ca Hiwatha" nổi tiếng của Longfellow:
Thứ gây cảm hứng cho Logue là nhịp thơ và ông quyết định đặt sự quan tâm vào giọng nói. Sau khi rời trường học năm 16 tuổi, ông luyện hùng biện từ Edward Reeves. Reeves chuyển tới Adelaide năm 1878 và giảng thuật hùng biện ban ngày còn tối thì ngâm thơ tại Hội trường Victoria. Logue làm việc cho Reeves như một thư ký và trợ giáo từ 1902, trong khi học nhạc ở Nhạc viện cao cấp của Đại học Adelaide. Khi làm việc cho Reeves, Logue bắt đầu tự ngâm thơ để có một giọng được ca ngợi là "giọng rõ ràng, mạnh mẽ"."
Sau khi cha ông mất vào 17 tháng 11 năm 1902, Logue bắt đầu làm việc như một thầy dạy hùng biện. Năm 1904, ông đã có một danh tiếng và được tán dương bởi các tờ báo địa phương. Tuy nhiên, ông quyết định ký hợp đồng làm việc ở một mỏ vàng cách 2000 dặm về phía Tây với một hãng kỹ thuật ở Kalgoorlie, Tây Úc.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp của ông bắt đầu ở Perth, Tây Úc nơi ngoài giảng hùng biện, diễn thuyết, ông còn dành thời gian cho các vở kịch và ngâm thơ, cũng như lập một câu lạc bộ địa phương cho những người nói chuyện với đám đông. Ông cũng diễn giảng ở Hội Thanh Niên Công giáo Perth và một số trường học.
Năm 1911, Logue thực hiện một chuyến du lịch thế giới để nghiên cứu các phương pháp nói chuyện với đám đông. Trở về Perth sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông phát triển các phương pháp điều trị cho những cựu chiến binh Úc mắc bệnh mất giọng nói do áp lực cuộc chiến. Thêm vào các bài tập thể chất vốn giúp bệnh nhân thở, phương pháp trị liệu riêng của Logue nhấn mạnh vào sự hài hước, kiên nhẫn và sự đồng cảm đáng kinh ngạc.
Năm 1924, Logue đưa vợ và ba con trai tới Anh, giống như một chuyến đi nghỉ. Ở đó, ông nhận việc dạy hùng biện ở các trường quanh London. Năm 1926, Logue mở một phòng khám về biến dạng giọng nói ở 146 Phố Harley. Chính ở đây Công tước York, tức vua George VI sau này, đã tìm đến sự giúp đỡ của ông. Ông sử dụng thù lao trả bởi các khách hàng giàu có để trợ cấp cho các bệnh nhân không đủ khả năng trả tiền chữa bệnh. Logue trở thành một thành viên sáng lập của trường Trị liệu Giọng nói thuộc Hiệp hội điều trị Giọng nói Anh năm 1944.
Điều trị cho George VI.
Trước khi trở thành nhà vua, Albert, Công tước xứ York khiếp sợ nói chuyện trước đám đông bởi ông mắc tật nói lắp nặng. Diễn văn bế mạc của ông tại Triển lãm Đế quốc Anh ở Wembley vào 31 tháng 11 năm 1925 là cả cuộc thử thách đối với diễn giả lẫn thính giả. Trải nghiệm này đã buộc công tước phải tìm cách chữa tật nói lắp, và sau một số lần chữa trị không thành, ông tìm tới Logue vào năm 1926.
Phân tích thấy sự kết hợp kém giữa thanh quản và cơ hoành của công tước, Logue yêu cầu một giờ mỗi ngày để luyện giọng. Phép điều trị của Logue đem lại sự tự tin thư giãn cho công tước và giảm sự co cơ do căng thẳng. Kết quả là, công tước chỉ thỉnh thoảng gặp vài ngập ngừng trong lời nói. Năm 1927, công tước đã nói chuyện tự tin và thực hiện vài diễn văn ở buổi khai mạc Tòa nhà Nghị viện ở Canberra mà không bị nói lắp.
Logue tiếp tục làm việc với công tước những năm 1930 và 1940. Ông sử dụng các câu nói phải uốn lưỡi ('tongue-twisters') để giúp công tước diễn tập các diễn văn quan trọng, buổi lễ đăng quang, các bài phát thanh cho Đế quốc Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai người tiếp tục là bạn cho đến khi nhà vua qua đời.
Vinh dự.
Năm 1944, Vua George VI bổ nhiệm ông phong ông tước Commander của Royal Victorian Order (CVO)(tuy nhiên ông được phong lên bậc Knight do đó không được gọi với tiền ngữ "Sir"). Như lời cuối ở phim "The King's Speech": "Danh dự lớn này của một vị vua biết ơn tặng cho [Logue] khiến ông trở thành thành viên trong hội hiệp sĩ tưởng thưởng riêng cho những phục vụ cá nhân cho Nhà vua."
Đời sống cá nhân.
Logue cưới Myrtle Gruenert, một thư ký 21 tuổi, ở Nhà thờ Anh giáo Thánh George ở Perth, ngày 20 tháng 3 năm 1907. Họ có ba con trai: Valentine, Laurie và Anthony.
Logue là một hội viên Tam điểm, gia nhập năm 1908, và trở thành Tôn sư năm 1919; ông là thành viên của Hội quán St. George (nay là J.D. Stevenson St. George's Lodge No.6, Western Australian Constitution).
Ông sống trong một biệt thự thời Victoria 25 phòng gọi là Beechgrove ở Sydenham từ trước 1933 tới khoảng 1940.
Qua đời.
Ông mất ở Luân Đôn ngày 12 tháng 4 năm 1953 ở tuổi 73, tang lễ được tổ chức vào ngày 17 tháng Tư ở Nhà thờ Tam Vị Thánh Thể ở Brompton trước khi thi hài được hỏa táng. Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thái hậu Elizabeth - con gái và vợ George VI - đều có đại diện tham dự tang lễ.
Hình ảnh công chúng.
Cháu của Logue, Mark, đã viết một cuốn sách với Peter Conradi về mối quan hệ của Logue với Công tước York, người về sau trở thành vua George VI, với tựa đề, "The King's Speech: How One Man Saved the British Monarchy" ("Diễn văn của nhà vua: Một người đã cứu nền quân chủ Anh như thế nào"). Tựa đề này về sau được sử dụng cho bộ phim Anh năm 2010 "The King's Speech", một phim chính kịch lịch sử được viết bởi David Seidler, trong đó vai Logue do Geoffrey Rush đảm nhiệm và người bệnh nhân nổi tiếng do Colin Firth. Tháng Hai năm 2011, "The King's Speech" giành bốn giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất và Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Colin Firth. | 1 | null |
Bộ điều tốc ly tâm (còn được gọi là bộ điều tốc Watt hay bộ điều tốc quả nặng) là một loại điều tốc điển hình sử dụng lực ly tâm nhằm kiểm soát tốc độ của một động cơ, thông qua kiểm soát lượng nhiên liệu được nạp vào, giúp động cơ duy trì một tốc độ ổn định với mọi tải trọng hoặc điều kiện cung cấp nhiên liệu. Bộ điều tốc ly tâm sử dụng các nguyên tắc kiểm soát tỷ lệ, là một ứng dụng kinh điển của lực ly tâm và được ứng dụng rộng rãi trong cơ khí.
Bộ điều tốc ly tâm được sử dụng phổ biến nhất trong động cơ hơi nước ngày trước vì nó quyết định lượng hơi nước được nạp vào xi-lanh. Nó cũng được ứng dụng trong động cơ đốt trong và các tua-bin nhiên liệu hay trong một số loại đồng hồ có chuông.
Lịch sử hình thành.
Bộ điều tốc ly tâm đầu tiên được chế tạo vào năm 1788 bởi James Watt theo sự đề nghị của Matther Boulton. Nó được miêu tả như một bộ điều tốc có hai con lắc tạo thành một hình nón. Sau nhiều lần đổi mới, nó được Watt sử dụng trong động cơ hơi nước của mình. Tuy nhiên ông không bao giờ tuyên bố bộ điều tốc ly tâm là một sáng chế của mình. Nhiều người lầm tưởng Watt là người đầu tiên sáng chế ra thiết bị này, nhưng nó đã được sử dụng để điều chỉnh khoảng cách và áp suất giữa các đá nghiền và cánh quạt trong các cối xay gió từ thế kỉ 17.
Cấu tạo.
Một bộ điều tốc ly tâm đơn giản gồm có :
Chuyển động của bộ ly điều tốc ly tâm.
Bộ điều tốc ly tâm có 2 chuyển động:
Nguyên lý của bộ điều tốc ly tâm.
Bỏ qua khối lượng của các cánh tay đòn cũng như ma sát. Các lực tác dụng lên quả nặng bao gồm: Lực ly tâm (Fc), trọng lượng (mg) và lực kéo của cánh tay đòn (T). Xét các momen lực ở đối với trục quay ta có:
Vì có
Vậy
Hay
Mặt khác formula_5
Do đó
Sự phụ thuộc của "h" vào tốc độ quay của động cơ.
Tại tốc độ cao, sự thay đổi của "h" là rất nhỏ (đường cong của "h" ở tốc độ cao gần như thẳng), biểu thị cho việc bộ điều tốc không nhạy ở tốc độ cao. | 1 | null |
Trận Novara là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất, diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1849. Trong trận chiến này, Quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Thống chế Joseph Radetzky von Radetz đã giành thắng lợi quyết định và nhanh gọn trước Quân đội Sardinia-Piedmont dưới quyền viên tướng người Ba Lan Wojciech Chrzanowski và đích thân vua Carlo Alberto Amedeo của Sardinia. Đây được xem là một chiến thắng của các đợt tấn công bằng "đội hình hàng dọc" và các chiến thuật lưỡi lê. Chiến thắng này đã thể hiện tài nghệ của Radetzky, khi ông đã 82 tuổi, và chấm dứt sự tái diễn cuộc chiến tranh đồng thời góp phần cản trở quá trình thống nhất nước Ý. Với thắng lợi này, người Áo đã chiếm giữ miền Bắc và miền Trung Ý.
Sau khi Radetzky đánh thắng quân Sardinia trong trận Custoza (1848), Sardinia buộc phải ký kết Thỏa ước với Áo. Tuy nhiên, do bị đả kích kịch liệt, mùa xuân năm sau vua Sardinia tái chiến với nước Áo. Radetzky thắng thế và tiến quân về phương Bắc, và Carlo Alberto tổ chức phản công. Hai đoàn quân đã giao tranh với nhau tại Novara vào ngày 23 tháng 3 năm 1849. Dù ban đầu gặp khó khăn, quân đội của Radetzky – vốn đã quen với chiến trận và được huấn luyện tốt hơn – đã liên tiếp tung những đòn "vỗ mặt" làm quân Sardinia bị suy kiệt, và rồi tiến công bọc sườn đối phương. Quân Áo đã đe doạ mạnh mẽ đến đường rút của quân Sardinia. Trận đánh đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của quân đội Áo, thậm chí còn lớn hơn trận Custoza trước đó. Quân Sardinia bị tan tác, phải rút chạy trong hỗn loạn. Chừng 1 vạn xác chết phơi trên bãi chiến trường đã minh chứng cho sự tàn khốc của trận chiến. Bị ô nhục sau hai thảm bại tại Custoza và Novara, Carlo thoái vị trong đêm hôm đó và truyền ngôi cho con là Victor Emmanuel II. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1849, Radetzky gặp gỡ Victor Emmanuel II ở phía Bắc Novara và ký kết Thỏa ước. Theo đó, người Sardinia phải bồi thường cho người Áo một khoản chiến phí lớn.
Thất bại thê lương này khiến cho quân Sardinia không còn là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu nữa. Radetzky đã được tặng thưởng sau trận Novara. Thắng lợi tại Novara đã gia tăng sĩ khí và khẳng định niềm tin của Quân đội Áo vào ông. Ngoài ra, sau thắng lợi này, ông cũng đem quân đi phong tỏa thành Venezia, buộc Venezia phải đầu hàng vào tháng 8 năm ấy. | 1 | null |
Getúlio Dornelles Vargas (tiếng Bồ Đào Nha]] phát âm: [ʒetuliu doɾnɛlis vaɾɡɐs]; 19 tháng 4 năm 1882 - 24 tháng 8 năm 1954) là Tổng thống của Brasil, đầu tiên là nhà độc tài từ năm 1930-1945, và trong một thời hạn bầu cử dân chủ từ năm 1951 cho đến khi tự tử vào năm 1954. Vargas đã lãnh đạo Brasil trong 18 năm, thời gian dài nhất trong các Tổng thống Brasil, và thời gian làm nguyên thủ quốc gia dài thứ nhì trong lịch sử Brasil, sau Hoàng đế Pedro II trong số những người đứng đầu của chính phủ. Ông ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, tập trung, công nghiệp hóa, phúc lợi xã hội và chủ nghĩa dân túy - cho sau này, Vargas giành được biệt danh "O Pai dos Pobres" (Bồ Đào Nha cho "Cha của người nghèo"). Mặc dù thúc đẩy quyền của người lao động, Vargas là một người trung thành đường lối chống cộng sản.
Vargas đã được đưa lên quyền lực bởi các lực lượng bên ngoài chính trị và các vị trí cấp cao của các lực lượng vũ trang trong cuộc cách mạng năm 1930, một phản ứng đối với sự mất mát của mình trong các cuộc bầu cử gian lận trước đó. Việc vươn lên quyền lực của ông đã đánh dấu sự kết thúc của thiểu số chính trị Nền cộng hòa cũ. Ông đã thành công ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Brasil năm 1934, và lập một chế độ độc tài nghiệp đoàn năm 1937 được gọi là Novo Estado ("Nhà nước mới"), kéo dài thời gian giữ quyền lực của mình. Vargas tiếp tục để xoa dịu và cuối cùng thống trị ủng hộ ông, và đẩy chương trình nghị sự chính trị của mình như là ông đã xây dựng một bộ máy tuyên truyền về hình ảnh của mình. | 1 | null |
Nữ vương Soma (, ) là nhà cai trị Vương quốc Phù Nam và được xem như là vị quân chủ đầu tiên của Campuchia (trị vì vào thế kỷ thứ 1).
Lịch sử.
Bà là nữ lãnh đạo đầu tiên của Campuchia. Người kế vị bà cũng chính là phu quân của bà: Kaundinya I (còn được gọi là "Hỗn Điền" hay "Preah Thong"). Các danh hiệu của bà được ghi nhận trong các tài liệu khác nhau như Soma (Ấn Độ), Liǔyè (Trung Quốc) và Neang Neak (Khmer).
Truyền thuyết.
Nữ vương Soma và chồng bà, Kaundinya I, được biết đến trong văn hóa Khmer là "Preah Thong (Kaundinya) và Neang Neak (Soma)". Theo các ghi chép của hai đặc sứ Trung Quốc, Khang Thái (康泰) và Chu Ứng (朱應), vương quốc Phù Nam được thành lập bởi một người Bà-la-môn Ấn Độ tên là Kaundinya. Vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, Kaundinya được báo mộng lấy cây cung thần từ một ngôi đền và đánh bại một nữ vương Khmer tên là Soma (phiên âm chữ Hán: 柳葉, "Liễu Diệp"), con gái của vua Nagas. Sau đó, bà đã kết hôn với Kaundinya (chữ Hán: 混填, "Hỗn Điền") và dòng dõi của họ đã trở thành vương tộc của Phù Nam. Sau đó, Kaundinya đã xây dựng một kinh đô và đổi tên vương quốc thành 'Kambuja'.
Bi ký của Champa tại Thánh địa Mỹ Sơn cũng có ghi chép lại truyện của Kaundinya I. | 1 | null |
Nokia 1011 là điện thoại GSM sản xuất hàng loạt đầu tiên. Nó được ra mắt vào ngày 10 tháng 11 năm 1992.
Điện thoại có phiên bản màu đen duy nhất với các kích thước 195 x 60 x 45 (mm) và danh bạ có thể lưu 99 số.
Nokia 1011 được sản xuất đến năm 1994, sau đó nó được phát triển thành Nokia 2110. | 1 | null |
Nokia 1100 (hay Nokia 1101 và Nokia 1108) thuộc dòng điện thoại đen trắng GSM được sản xuất bởi Nokia. Có khoảng 250 triệu điện thoại thuộc dòng này được bán ra trong vòng 5 năm kể khi nó ra mắt thị trường vào cuối năm 2003. Giá rẻ (khoảng 100 USD) và cài đặt sẵn 2 trò chơi huyền thoại là Snake 2 (rắn săn mồi), Space Impact (bắn tàu vũ trụ) giúp mẫu điện thoại này trở thành mẫu điện thoại bán được nhiều nhất trên thế giới và cũng là một trong những thiết bị điện tử bán chạy nhất. Mẫu điện thoại này đã ngừng được sản xuất từ năm 2009. | 1 | null |
Nokia 1110 hay Nokia 1110i là dòng điện thoại GSM được sản xuất bởi Nokia. Mẫu được bán ra thị trường vào năm 2005; còn phiên bản 1110i được tung ra vào 2006. Cả hai đều hướng tới đối tượng có nhu cầu sử dụng giá rẻ và những người sử dụng điện thoại lần đầu. Theo quan điểm của Nokia, 1110i có lợi thế là tính dễ sử dụng, độ tin cậy và một mức giá thấp. Mẫu này khá giống Nokia 1100.
Giữa tháng 1 và tháng 5/2007, Dòng 1110 đã được Nokia bán ra như những chiếc điện thoại đen trắng cơ bản của họ, trước khi nó bị thay thế bởi Nokia 1200. Một trong những thị trường quan trọng nhất là các nước đang phát triển.
Nokia 1110 là thiết bị di động có doanh số cao nhất trong lịch sử, bán được khoảng 250 triệu chiếc.
Tính năng.
Nokia 1110 có một màn hình màu đen và trắng ngược với đèn nền màu hổ phách, trong khi 1110i có màn hình màu đen và trắng thường xuyên hoặc không đảo ngược.
Chúng có thời gian đàm thoại 5 giờ và cho phép chặn cuộc gọi. Nó có báo thức và đồng hồ, có thể hiển thị đồng hồ analog, quản lý thời gian cuộc gọi và bộ đếm.
Chúng có ba trò chơi được tích hợp sẵn. Chúng cũng hỗ trợ tin nhắn hình ảnh để gửi một lời chào hình ảnh. | 1 | null |
Nokia 1112 thuộc mẫu điện thoại GSM được sản xuất bởi Nokia. Mẫu 1112 ra mắt vào năm 2006.
Với đồ họa và bàn phím số cỡ lớn, nó được ra mắt để hướng tới những người sử dụng điện thoại lần đầu.
Nó hoạt động trên các dải băng tần GSM-900/1800 và GSM-850/1900. | 1 | null |
Nokia 1600 là một mẫu thuộc thế hệ điện thoại cơ bản mở rộng được sản xuất bởi Nokia. Nó được ra mắt thị trường vào năm 2005. Nó là mẫu điện thoại được phát hành chủ yếu cho các nước đang phát triển.
Trò chơi.
Dưới đây là các trò chơi mặc địch cho dòng điện thoại này.
Trò chơi phát hành ở các nước và khu vực:
Châu Á:
Châu Phi:
Argentina: | 1 | null |
Johann Josef (Joseph) Wenzel (Anton Franz Karl) "Graf" Radetzky von Radetz () (2 tháng 11 năm 1766 – 5 tháng 11 năm 1858) là một quý tộc người Séc và là Thống chế quân đội Áo thời kỳ Đế quốc. Radetzky được xem là một những nhà quân sự kiệt xuất của Áo nửa đầu thế kỷ 19. Radetzky đã khởi đầu binh nghiệp của mình với tư cách là một thiếu sinh quân dưới thời Hoàng đế Joseph II. Từng là người đưa tin cho Bộ Tham mưu của Bá tước Franz Moritz von Lacy, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1792) và những cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp, và được phong làm Hiệp sĩ của Huy chương Maria Theresia vào năm 1801.
Sau khi quân Áo bị quân Pháp của Napoléon Bonaparte đánh bại trong trận Wagram vào năm 1809 (nơi ông đã thể hiện khả năng của mình), ông được cử làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Áo. Trên cương vị này, ông đã đổi mới các chiến thuật đồng thời đề xuất hàng loạt cải cách. Trong các năm 1813–1814, ông đã góp phần dẫn đến thất bại của Napoléon: bộ não của ông được xem là một trong những nhân tố khiến cho quân Liên minh Phổ - Áo - Nga đánh thắng Napoléon trong trận Leipzig vào năm 1813, đánh đuổi Napoléon ra khỏi đất Đức, sau đó tiến công nước Pháp và buộc ông ta phải thoái vị. Vào năm 1814, ông tham dựa Hội nghị Viên. Ông trở thành Tổng tư lệnh Quân đội Áo ở Bắc Ý trong các năm 1831 – 1837 và được phong hàm "Thống chế" vào năm 1836 lúc ông đã 70 tuổi.
Nhưng tiếng tăm của ông chủ yếu là nhờ những chiến tích của ông tại Ý trong các cuộc cách mạng năm 1848. Dù khi ấy đã 82 tuổi, ông nhận lệnh trấn áp phong trào dân tộc chủ nghĩa Ý do vua Carlo Alberto I của Sardegna lãnh đạo chống lại sự thống trị của Đế quốc Áo. Lực lượng Áo do Radetzky chỉ huy đã đánh thắng quân Sardinia trong trận Santa Lucia, trận Custoza (1848) và trận Novara (1849), buộc Sardinia phải bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ cho nước Áo. Qua những chiến công của mình, ông đã cứu vãn Vương triều nhà Habsburg khỏi sự diệt vong. Trên cương vị là Thống đốc vùng Lombardy-Venetia thuộc Áo (1850–1857), ông đã ra sức ngăn ngừa phong trào dân tộc chủ nghĩa Ý. Ông mất năm 1858. Ông được binh lính mến mộ mệnh danh là "Bố già Radetzky". Ông được tôn vinh trong bài thơ nổi tiếng "An Radetzky" của nhà thơ-nhà viết kịch Franz Grillparzer và bản "Hành khúc Radetzky" được chơi nhiều tại Áo do nhà soạn nhạc Johann Strauss I sáng tác. | 1 | null |
Chiến tranh văn hóa là sự xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau.
Hoa Kỳ.
Theo cách dùng từ của người Mỹ, thuật ngữ nói về một cuộc xung đột giữa những giá trị văn hóa được coi là truyền thống hoặc bảo thủ và những giá trị được coi là tiến bộ hoặc tự do ở nước Mỹ. Thuật ngữ "chiến tranh văn hóa" trong cách hiểu này được cho là ra đời vào những năm 1960. | 1 | null |
Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủy, quá khứ thất Phật, nguyên thủy thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập tới kinh sách Phật giáo, cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh), với Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này. Trước vị Phật này là 6 vị Phật khác, bao gồm:
Cũng lưu ý rằng trong 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai có vô số các vị Phật; tuy nhiên đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara), đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật vị lai là Di Lặc Tôn Phật (vị lai có ý nghĩa bề mặt là "chưa đến" hay thuộc về "tương lai").
Số lượng các vị Phật theo kinh điển mô tả là hằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng), do vậy tìm hiểu khởi nguồn của chư Phật là không thể, quá phạm vi kiến thức mà một chúng sinh có thể biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được hỏi về vấn đề này bởi một người Bà La Môn, Ngài đã im lặng không trả lời vì nó thật sự không cần thiết, một việc vô nghĩa đối với giáo pháp tu tập để đạt giác ngộ. | 1 | null |
Ca Diếp (tiếng Pāli: Kassapa), được gọi là Kāśyapa trong các kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn, là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp (Bhaddakappe) theo tín ngưỡng Phật giáo, và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong các phần viết ra sớm hơn của Đại Tạng Kinh Pali.
Cuộc đời.
Đức Phật Ca Diếp sinh ra tại Benares (Varanasi), Ấn Độ. Cha mẹ của Ngài là Brahmadatta (梵德, Phạm Đức) và Dhanavatī (財主, Tài Chủ), thuộc đẳng cấp Bà-la-môn của xứ Kassapagotta.
Theo truyền thuyết, Ngài cao tới 20 cubit (khoảng 9–10 m), và Ngài sống 2.000 năm tại ba nơi khác nhau. Đó là Hamsa, Yasa và Sirinanda. (BuA.217 gọi hai nơi đầu tiên là Hamsavā và Yasavā). Vợ Ngài là Sunandā và hai người có một con trai là Vijitasena (集軍, Tập Quân).
Đức Phật Ca Diếp từ bỏ cuộc đời trần tục để chu du trong cung điện ("pāsāda") của mình. Ngài tu tập khổ hạnh chỉ trong 7 ngày. Chỉ ngay trước khi đạt được giác ngộ, Ngài mới ăn một bữa ăn gồm cơm nấu nước cốt dừa từ tay vợ cũng như nhận cỏ để ngồi từ một yavapālaka tên là Soma. Cây giác ngộ của Ngài là ni câu luật đà ("Ficus benghalensis", nigrodha, nigrodhassa, cây đa), và Ngài thuyết giảng bài thuyết pháp đầu tiên của mình tại Isipatana cho một tăng hội gồm 20.000 tỷ kheo.
Đức Phật Ca Diếp thực hiện một phép màu kỳ diệu kép (yamaka-pātihāriya) tại gốc cây asana ("Pterocarpus", giáng hương) ngoài thành Sundarnagar, Ấn Độ. Các hiền sĩ, đệ tử hàng đầu của Ngài là Tissa (提舍, Đề Xá) và Bhāradvāja (婆羅婆, Bà La Bà), còn trong số các ni cô là Anulā và Uruvelā, còn chấp sự đệ tử (thị giả tỷ kheo) là Sabbamitta (善友, Thiện Hữu). Trong số những người bảo trợ của Ngài, nổi tiếng nhất là Sumangala và Ghattīkāra, Vijitasenā và Bhaddā.
Đại Bổn kinh chép rằng trong thời của Ngài thì tuổi thọ của loài người là 20.000 năm. | 1 | null |
Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education (tiếng Anh: "Times Higher Education World Universities Ranking" hoặc "THE World University Rankings") là cuộc bình chọn xếp hạng các trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới bởi tạp chí "Times Higher Education (THE)" của Liên hiệp Anh. Bảng xếp hạng của THE được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng giáo dục có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
"THE" bắt đầu xuất bản Xếp hạng các đại học thế giới của THE-QS vào năm 2004 với sự hợp tác với dữ liệu được cung cho bảng xếp hạng bởi Quacquarelli Symonds (QS). Từ năm 2010, "THE" chấm dứt hợp tác với QS và tạo ra một bảng xếp hạng các đại học mới, hợp tác với Thomson Reuters, người chuyên cung cấp dữ liệu thông tin có cơ sở.
Bảng xếp hạng các đại học thế giới của THE có ảnh hưởng rộng rãi tới những sinh viên muốn theo học tại các trường đại học tốt, cùng với các bản báo cáo khác là Xếp hạng các đại học thế giới của QS và Xếp hạng các đại học thế giới của Viện hàn lâm (hay vắn tắt là Xếp hạng các đại học của Thượng Hải - ARWU).
Phương pháp xếp hạng.
Bảng xếp hạng đầu tiên vào 2010-2011 là 13 chỉ số riêng biệt được nhóm lại theo năm loại: Việc giảng dạy (30% tổng điểm), việc nghiên cứu (30%), biểu dương (xấp xỉ 32,5%), số lượng học sinh quốc tế (5%), thu nhập (2,5%). Số lượng các chỉ số từ bảng xếp hạng THE-QS được xuất bản giữa năm 2004 và 2009, sử dụng sáu chỉ số.
Sau đây là bảng thống kê chi tiết phương pháp xếp hạng | 1 | null |
Y tế nghĩa đen là chữa bệnh và cứu giúp, hay Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người. Nó đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc thứ 3, cũng như trong y tế công cộng.
Ý nghĩa trong ngôn ngữ khác.
Trong tiếng Trung dùng từ "Y liệu vệ sinh" () hoặc "Y liệu bảo kiện" () trong đó "y liệu" có nghĩa là "y khoa điều trị", "vệ sinh" là "bảo vệ sinh mệnh" và "bảo kiện" là "bảo vệ sức khỏe".
Nhà cung cấp dịch vụ.
Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.
Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ tư với những nguy cơ và thác thức không hề nhỏ. Bởi đợt dịch này được đánh giá với mức độ lây lan rất cao cùng với đó là những biến chủng đa loại.
Để nhanh chóng dập dịch và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Và nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Để chia sẻ với những bệnh nhânh đang thực hiện cách lý y tế, nhiều mạng lưới, nền tảng khám bệnh online đã được thực hiện bởi các chuyên gia và các bác sĩ uy tín. Mục đích nhằm tư vấn và giải đáp thắc mắc về Covid-19 và các bệnh lý thường gặp, cũng như kết nối với các bác sĩ trực tuyến và đặt lịch khám bệnh.
Dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hà Nội và một số tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người dân có tâm lý e ngại đến khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Trong khi ở nhà thì mắc phải hàng loạt bệnh thông thường như: Cao huyết áp, tim mạch, dạ dày, tiểu đường, phụ khoa, xương khớp, hô hấp… lại khó khăn không biết xoay sở thế nào khi gặp vấn đề.
Xuất phát từ tình hình cũng như nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân. Hiện nay đã có hàng ngàn Bác sĩ thực hiện tư vấn và thăm khám miễn phí cho người bệnh. Mới nhất, cùng chung tay góp sức hỗ trợ người bệnh, nền tảng đặt lịch khám bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện miễn phí có tên ISOFHCARE với chuyên mục "Bác sĩ ơi" đã ra đời.
Chương trình hỗ trợ kết nối trực tuyến giữa những người gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế, những người thuộc diện cách ly hoặc đang trong khu vực phong tỏa giữa bác sĩ và cơ sở y tế một cách nhanh chóng, hạn chế các thủ tục đăng ký và tiết kiệm thời gian chờ đợi. Theo như chúng tôi tháy, nền tảng này đã kết nối được với hơn 40 cơ sở y tế, với nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Phổi Trung ương, Việt Đức, E, 199 Đà Nẵng, Đa khoa tỉnh Thanh Hóa,… Cùng với đó, khoảng 1.900 y bác sĩ đồng hành, luôn sẵn sàng tư vấn người bệnh.
Với 3 công cụ sẵn có: cộng đồng trên Facebook, website chia sẻ thông tin bác sĩ và ứng dụng đặt khám thông minh, trung bình, mỗi tuần nền tảng ISOFHCARE hỗ trợ thành công tới hơn 1.500 lượt đặt khám và khoảng 50 câu hỏi được trả lời.
Chính sách y tế.
Chăm sóc sức khỏe khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách y tế tại chỗ. Các nước và vùng lãnh thổ có chính sách khác và kế hoạch liên quan đến các mục tiêu chăm sóc sức khỏe cá nhân và dựa trên dân số trong xã hội của họ. Hệ thống chăm sóc y tế là các tổ chức được thành lập để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của dân số. Thể thức chính xác của chúng thay đổi khác nhau giữa các nước. Ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, quy hoạch chăm sóc sức khỏe được phân phối giữa các đối tác trên thị trường, trong khi ở một số nước kế hoạch ho ạch này được thực hiện tập trung hơn giữa các chính phủ hoặc các cơ quan phối hợp khác. Trong mọi trường hợp, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt đòi hỏi một cơ chế tài chính mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo và trả lương tốt; thông tin đáng tin cậy làm cơ sở để ra quyết định và lập chính sách; và cơ sở vật chất và hậu cần duy trì tốt để cung cấp thuốc và công nghệ có chất lượng.
Chăm sóc sức khỏe có thể tạo thành một phần trong nền kinh tế quốc gia. Năm 2008, ngành Y tế sử dụng trung bình 9% (GDP) trong các quốc gia phát triển nhất. Hoa Kỳ (16.0%), Pháp (11.2%), và Thụy Sĩ (10.7%) là 3 nước dẫn đầu.
Chăm sóc sức khỏe thông thường được coi như là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ tổng quát và hạnh phúc của mọi người trên khắp thế giới. Một ví dụ của việc này là xóa bệnh đậu mùa trên toàn thế giới vào năm 1980 - WHO tuyên bố rằng căn bệnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại được loại bỏ hoàn toàn bởi sự can thiệp chăm sóc sức khỏe.
Chính phủ Mexico đã khánh thành "Trung tâm phân phối dược phẩm quốc gia" có quy mô lớn nhất thế giới, kết nối với toàn bộ hệ thống bệnh viện và cơ sở y tế trong cả đất nước để đưa các sản phẩm y tế hoàn toàn miễn phí đến tay người bệnh trong thời gian tối đa 48 giờ, bất kể tới địa điểm nào trên toàn lãnh thổ. Với dự án có tên “"Siêu tổng kho dược phẩm quốc gia vì sức khỏe người dân"” có diện tích 50 hecta tại thành phố miền Trung Huehuetoca, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador nhấn mạnh đây là thời khắc lịch sử bởi từ giờ trở đi, mọi người dân Mexico sẽ được ấp thuốc hoàn toàn miễn phí trong thời gian nhanh nhất, đây là dự án đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng cung cấp thuốc hoàn toàn miễn phí và kịp thời đến mọi người dân. | 1 | null |
Phương diện quân Tây Bắc (tiếng Nga: "Северо-Западный фронт") là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ hai. Hướng tác chiến chủ yếu của phương diên quân ở phía Tây Bắc Liên Xô trong cả Chiến tranh Xô-Phần và Thế chiến thứ hai.
Lịch sử.
Hình thành.
Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Chiến tranh mùa đông nổ ra trên toàn tuyến biên giới Liên Xô - Phần Lan. Sau những thắng lợi ban đầu, Hồng quân bị cầm chân và phải chịu những thiệt hại nặng nề trước Phòng tuyến Mannerheim. Nguyên soái Kliment Voroshilov, Tổng chỉ huy Hồng quân trong chiến dịch Phần Lan bị cách chức. Ngày 7 tháng 1 năm 1940, theo đề nghị của Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 Boris Shaposhnikov, Phương diện quân Tây Bắc được thành lập trên cơ sở Quân khu Leningrad, ban đầu gồm các tập đoàn quân 7 và 13, để chuẩn bị công phá Phòng tuyến Mannerheim. Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 Semyon Timoshenko được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc. Trên thực tế, Timoshenko được trao quyền Tổng chỉ huy lực lượng Hồng quân với 6 tập đoàn quân tấn công Phần Lan, (gồm các tập đoàn quân 7, 13, 8, 9, 14 và 15).
Phương diện quân Tây Bắc bị giải thể ngày 13 tháng 3 năm 1940, ngay sau khi Chiến tranh mùa đông kết thúc. Cả Shaposhnikov và Timoshenko đều được thăng quân hàm Nguyên soái Liên Xô chỉ 2 tháng sau đó.
Trong Thế chiến thứ hai.
Phương diện quân Tây Bắc lại được thành lập vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, ngày đầu tiên trong Chiến tranh Xô-Đức theo chỉ lệnh của Dân ủy quốc phòng dựa trên các lực lượng của Quân khu Đặc biệt Baltic. Biên chế phương diện quân gồm các tập đoàn quân 8, 11 và 27, cũng như Quân đoàn đổ bộ đường không 5, sở chỉ huy của Quân đoàn bộ binh 65 cùng các đơn vị phòng không, không quân, công binh, hậu cần khác. Sau đó, phương diện quân được bổ sung thêm các tập đoàn quân xung kích 1, 3, 4; các tập đoàn quân 22, 27, 34, 48, 53, 68, tập đoàn quân xe tăng 1, tập đoàn quân không quân 6, các cụm tác chiến đặc biệt, cụm tập đoàn quân Novgorod của trung tướng M.S.Hozina.
Trong các cuộc phòng thủ vào mùa hè và mùa thu năm 1941, các đơn vị của phương diện quân đã bị đánh bật ra khỏi vùng Baltic và phải rút lui vào khu vực hồ Ilmen và Demyansk, tại đây họ được tổ chức lại để ngăn bước tiến của quân Đức. Trong các cuộc phản công của Hồng quân vào đầu năm 1942, phương diện quân tham gia tấn công mặt nam cụm quân Demyansk, phối hợp với Phương diện quân Kalinin tấn công mặt bắc của cụm Rzhev-Vyazma của quân Đức. 22 tháng 1 năm 1942, các đơn vị ở cánh trái phương diện quân Tây Bắc chuyển cho phương diện quân Kalinin. Đến cuối tháng 2 năm 1942, khi quân Đức ở Demyansk bị chia cắt, các đơn vị của phương diện quân tiến tới sông Lovat, tiêu diệt bàn đạp của quân Đức ở hữu ngạn sông Lovat. Nhưng cuối cùng phương diện quân Tây Bắc sau các trận đánh kéo dài đã không thể tiêu diệt cụm quân Đức bị bao vây ở Demyansk.
Phương diện quân giải thể vào ngày 20 tháng 11 năm 1943, dưới chỉ thị của Bộ tổng Tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) ra ngày 15 tháng 11 năm 1943. Bộ chỉ huy phương diện quân rút vào làm lực lượng dựa bị của STAVKA, còn các đơn vị được tổ chức lại thành Phương diện quân Pribaltic 1.
Các chiến dịch lớn đã tham gia.
Phương diện quân Tây Bắc tham gia các chiến dịch sau: | 1 | null |
Thổ nhưỡng học là ngành khoa học nghiên cứu về đất trong môi trường tự nhiên của chúng. Đây là một trong hai nhánh chính của khoa học đất, nhánh còn lại là sinh học thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng học nghiên cứu về quá trình hình thành đất, hình dạng đất/kết cấu đất và phân loại đất, trong khi ngành sinh học thổ nhưỡng nghiên cứu về cách mà đất ảnh hưởng đến thực vật, nấm và các dạng sinh vật sống khác.
Tổng quan.
Đất không chỉ hỗ trợ cho sự sống của thực vật mà còn là một đới (thổ quyển) có nhiều mối tương tác giữa khí hậu (nước, không khí, nhiệt độ), sinh vật sống trong đất (vi sinh vật, thực vật, động vật) và các chất thải của nó, vật liệu khoáng của các đá ban đầu và đá hình thành sau đó, và vị trí của chúng trong cảnh quan. Trong quá trình hình thành và phát sinh, phẫu diện đất phát triển chậm theo chiều sâu và phát triển thành các lớp đặc trưng, là các 'tầng', cho tới khi đạt đến trạng thái cân bằng ổn định. | 1 | null |
Subsets and Splits