text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
BMD-3 ("Boyevaya Mashina Desanta ", tiếng Nga: "Боевая Машина Десанта", nghĩa là "Xe chiến đấu đổ bộ đường không") là một loại xe chiến đấu bộ binh hạng nhẹ do Liên Xô/Nga chế tạo. BMD-3 có thể lội nước và đổ bộ đường không với kíp xe + phân đội đổ bộ trong xe. BMD-3 được trang bị nhằm hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị xung kích đường không và đổ bộ đường không. Đây không phải là biến thể nâng cấp của BMD-1, nó là một xe được thiết kế lại hoàn toàn với hệ thống treo thủy khí, thân mới, và động cơ diesel 2V-06-2 mạnh mẽ mới, và được lắp tháp pháo đầy đủ của BMP-2. BMD-3 được sản xuất tại Nhà máy máy kéo Volgograd, Volgograd, Nga, mã sản xuất là Objekt 950 và đưa vào trang bị cho lực lượng dù (VDV) vào năm 1990, trước khi Liên Xô sụp đổ. Hiện có 123 chiếc BMD-3 và 60 BMD-4 đang phục vụ trong các đơn vị đổ bộ đường không Nga. Mô tả. Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-3 là loại xe bánh xích, giáp nhẹ, cơ động cao, có khả năng lội nước linh hoạt, trang bị hỏa lực mạnh đủ sức đối phó hiệu quả với các loại xe bọc thép hiện đại cũng như binh lực của đối phương. Xe có thể được thả dù từ máy bay với kíp chiến đấu ngồi sẵn trong xe ở các ghế được thiết kế đặc biệt. Vũ khí của BMD-3 bao gồm pháo 2A42 cỡ nòng 30mm, hệ thống ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9K113 Konkurs hoặc 9K113M Konkurs-M. Xe cũng được trang bị súng phóng lựu tự động AG-17 cỡ nòng 30mm và súng máy đồng trục PKTM cỡ nòng 7,62mm. Trên thân xe có 4 lỗ châu mai để phân đội đổ bộ sử dụng các loại hỏa lực cá nhân ngay từ trong xe: 1 cho súng máy hạng nhẹ và 3 cho súng trường tiến công. Pháo chính và súng máy đồng trục được trang bị bộ ổn hướng 2 trục. Khung xe được thiết kế chuẩn hoá cho dòng xe chiến đấu đổ bộ đường không bánh xích đa dụng với trọng lượng từ 12 đến 18 tấn.
1
null
Kiến trúc của thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á - Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Khái quát. Đến thời điểm 2011, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Như ở quận Hồng Bàng, nhiều phố với những biệt thự do người Pháp xây dựng vẫn được giữ nguyên về tổng thể, tập trung các cơ quan hành chính sự nghiệp. Ở quận Hồng Bàng có khu phố Tàu gần Chợ Sắt (phố Khách nay là phố Phan Bội Châu và phố Trung Quốc nay là phố Lý Thường Kiệt) có những nét giống như khu vực Chợ Lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phố Tam Bạc nằm ngay bên con sông Tam Bạc thơ mộng, trên bến dưới thuyền, từng là đề tài cho nhiều họa sĩ. Những con phố, những tuyến đường và những công trình nối tiếp mọc lên bên cạnh những nét kiến trúc cổ điển còn lại từ hàng trăm năm làm cho Hải Phòng thành một đô thị giao hòa giữa cổ kính và hiện đại. Nếu nói bảo tồn kiến trúc cổ là nét đặc trưng của Hải Phòng thì những công trình mới là niềm tự hào của những người đã dựng xây nên. Nét chấm phá của đô thị Hải Phòng là những mô hình kiến trúc giao thoa giữa Á và Âu nhưng không lẫn cùng một góc phố mà riêng biệt ở các địa điểm, vì vậy mới có tên phố Tây (khu vực các phố Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Đà Nẵng… bây giờ) và phố Tàu (khu vực các phố Lý Thường Kiệt, Tam Bạc, Kỳ Đồng, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng…). Mỗi lần nhắc đến những con phố cổ hay những công trình kiến trúc cổ, người dân Hải Phòng đi ở phương xa vẫn rưng rưng nhớ về thành phố, về những kỉ niệm năm tháng xưa cũ, nhớ về những bông hoa phượng rực đỏ ven hồ Tam Bạc trong ngày hè. Một nét độc đáo về đô thị Hải Phòng còn là những dòng sông. Những con sông chảy trong lòng thành phố hiện đại cùng với những cây cầu lớn nhỏ bắc qua. Hiện nay thành phố có khoảng 20 cây cầu lớn nhỏ, lớn nhất là cầu Bính - một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á. Thành phố đang được quy hoạch theo 5 hướng giống như 5 cánh phượng ra biển, đồng thời bám theo những dòng sông lịch sử như sông Cấm, Tam Bạc, Lạch Tray... để xứng tầm là một đô thị đặc biệt và thành phố dịch vụ cảng văn minh, hiện đại trong tương lai rất gần. Theo quy hoạch, đến năm 2015 Hải Phòng sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng Ninh, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố quốc tế. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu. Trên khu vực quảng trường Nhà hát lớn của Thành phố còn có địa danh Quán Hoa, gồm 5 quán bán hoa được xây dựng từ thời Pháp thuộc với đường nét kiến trúc đình làng cổ Việt nam. Khi xây dựng quán hoa, các bộ phận được làm sẵn từ nơi khác rồi mang đến lắp ráp chỉ trong một đêm. Kiến trúc công cộng. Bể bơi. Một số bể bơi tiêu biểu Công viên, vườn hoa, hồ. Thành phố có hệ thống công viên, vườn hoa, hồ phong phú, đa dạng. Đẹp nhất là khu vực trung tâm với dải 4 công viên cây xanh qua khu vực quảng trường Nhà hát thành phố, Quán Hoa và hồ Tam Bạc. Dải trung tâm thành phố Các khu vực khác
1
null
Cesare Claudio Prandelli (; sinh ngày 19 tháng 8 1957 tại Orzinuovi, Brescia) là một cựu cầu thủ & huấn luyện viên bóng đá người Ý. Ông từng dẫn dắt đội tuyển Ý từ 2010 tới 2014. Tiểu sử. Cầu thủ. Ông từng thi đấu cho Atalanta trước khi chuyển sang Juventus từ những năm 1980. Ông thi đấu trận đầu tiên cho Juventus trong trận chung kết Cúp C2 châu Âu 1979-80 trước Raba ETO Gyor và sau đó là trận chung kết Coppa Italia 1984-85 trước AC Milan. Ông đã chơi tổng cộng 197 trận tại Serie A. Khi là Cầu thủ. Sự nghiệp huấn luyện viên. Parma AC Fiorentina
1
null
Arminius (18/17 trước Công nguyên – 21), còn gọi là Armin hay Hermann ("Arminius" là tên Latinh hóa, cũng giống như Brennus) là tù trưởng bộ lạc Cherusci người German. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của các bộ lạc German chống lại ách thống trị của Đế quốc La Mã vào năm 6, và tiêu diệt hoàn toàn 3 binh đoàn hùng mạnh của La Mã trong trận rừng Teutoburg năm 9. Đây được xem là thất bại nặng nề nhất của người La Mã sau trận Cannae. Sau chiến thắng này, ông phải đương đầu với các chiến dịch tấn công Germania của quân La Mã dưới quyền tướng Germanicus từ năm 15 cho đến năm 17 mà nhìn chung là Germanicus không thể thu được thắng lợi đáng kể và Arminius vẫn giữ được nền độc lập của Germania. Sau khi người La Mã rút về, xung đột lại diễn ra trong nội bộ người German. Arminius giành thắng lợi trong chiến tranh chống Marbo, vua của người Marcomanni. Tuy nhiên, là người có ước muốn hợp nhất các bộ tộc German chống lại Là Mã, ông đòi hỏi quyền lực tuyệt đối sau khi đánh bại người Marcomanni. Do đó, đồng bào của ông đã khởi loạn chống lại ông, và ông bị một tù trưởng khác sát hại vào năm 21 SCN. Ông có một con trai là Thumelicus, bị giết chết khi mới 15 tuổi trong cuộc chiến đấu với các đấu sĩ (gladiator) tại Ravenna năm 30. Người cháu của ông, Italicus lên ngôi năm 47 Mặc dù vậy, do chiến thắng Teutoburg của ông đã đẩy lùi biên giới La Mã từ sông Elbe về sông Rhine và qua đó chia rẽ châu Âu giữa người La Mã và German đồng thời chặn đứng sự bành trướng của La Mã, ông được sử gia La Mã Tacitus ca ngợi là "Người giải phóng vùng Germania" chính đáng dù chính Tacitus đã xem ông là một "phản tặc". Ông được gắn kết với người anh hùng Siegfried trong thần thoại Đức đầu thời Trung Cổ, và sau này người Đức xem ông là một anh hùng dân tộc. Chiến tích của ông được ca ngợi trong nền văn chương và âm nhạc Đức. Vào năm 1874, bốn năm sau khi nước Đức được thống nhất thành một đế quốc, tượng đài ông được khai mạc gần Detmold.
1
null
Gaius Suetonius Tranquillus, thường gọi là Suetonius (khoảng 69 – khoảng 122), là nhà sử học La Mã vào thời kỳ đầu thời kỳ Đế quốc. Công trình quan trọng nhất còn sót lại của ông là một chuỗi tiểu sử của liên tiếp 12 quốc trưởng La Mã, từ Julius Caesar đến Domitianus, tựa là "Tiểu sử 12 hoàng đế" ("De Vita Caesarum"). Công trình này được xem là giúp chúng ta có được hiểu biết đúng đắn và sâu sắc về nhìn nhận của người La Mã cổ đối với Đế quyền và cách thức thực thi nó. Ông đã ghi nhận những tư liệu sớm nhất về những cơn động kinh của Julius Caesar. Các tác phẩm khác của Suetonius nói về đời sống thường nhật ở Roma, chính trị, nghệ thuật diễn thuyết, cũng như tiểu sử các nhà văn nổi tiếng, trong đó có những nhà thơ, nhà sử học và nhà ngữ pháp. Chỉ một ít cuốn sách trong số đó còn tồn tại phần nào, song nhiều cuốn sách đã mất. Liên kết ngoài. Nguồn sơ cấp Nguồn thứ cấp
1
null
MenuetOS là một hệ điều hành có nhân nguyên khối sử dụng cơ chế đoạt quyền thực thi, thời gian thực, có sẵn trình điều khiển video, viết bằng hợp ngữ FASM, hoạt động trên các máy tính có chip sử dụng kiến trúc x86 32-bit lẫn 64-bit. Tác giả của hệ điều hành là Ville M. Turjanmaa. MenuetOS có màn hình nền đồ họa, trò chơi và hỗ trợ kết nối mạng TCP/IP, điều tuyệt diệu là cả hệ điều hành có thể đặt vừa trong một đĩa mềm 1.44MB. Ban đầu MenuetOS được viết cho kiến trúc x86 32 bit và phát hành dưới giấy phép GPL, nhiều ứng dụng của nó cũng được cấp giấy phép này. Phiên bản 64 bit của MenuetOS, thường gọi là Menuet 64, cung cấp một nền tảng cho việc học hợp ngữ 64 bit. Bản phân phối Menuet 64-bit là miễn phí cho sử dụng cá nhân và học tập, nhưng không có mã nguồn. Phần hỗ trợ chip đa nhân được thêm vào ngày 24 tháng 2 năm 2010. Chức năng. MenuetOS được phát triển dựa trên các tiêu chí nhanh, đơn giản, hiệu suất cao. MenuetOS có khả năng kết nối mạng với TCP/IP. Hầu hết các đoạn mã về mạng của MenuetOS được Mike Hibbett viết. Mục tiêu của Menuet là tạo một môi trường đơn giản để lập trình hợp ngữ, nhưng nó cũng có khả năng chạy các phần mềm viết bằng ngôn ngữ cấp cao dựa trên lõi hợp ngữ. Nỗ lực lớn nhất về việc hỗ trợ ngôn ngữ cấp cao trên Menuet là các thư viện C do Jarek Pelczar viết. Phiên bản 0.98 hỗ trợ màn hình rộng 1280x1024 với cửa sổ trong suốt. Nó cũng hỗ trợ USB. Trò chơi điện tử Quake cũng có trên MenuetOS MenuetOS hỗ trợ lưu trữ bằng hệ thống tệp FAT Các bản phân phối. 64-bit. Bản phân phối chính 64 bit hiện nay là phần mềm cá nhân. Vài bản phân phối MenuetOS 32 bit GPL vẫn tồn tại, được dịch sang vài ngôn ngữ gồm Nga, Trung, Czech, và Serbian. The 64-bit main distribution is now proprietary. Several distributions of the 32-bit GPL MenuetOS still exist, including translations in Tiếng Nga, Tiếng Hoa, Tiếng Séc, and Tiếng Serbia. Xem thêm. KolibriOS Một nhánh của MenuetOS.
1
null
Rắn giun thường (danh pháp hai phần: Ramphotyphlops braminus) là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun (Typhlopidae). Bề ngoài giống như giun đất trưởng thành nên thường bị nhầm lẫn là giun, ngoại trừ là nó không phân đốt. Tuy nhìn giống giun nhưng rắn giun là một loài rắn thực sự với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn như có xương sống, có vảy và ngóc đầu lên khi bò,loài này không có độc. Rắn giun xuất hiện ở Việt Nam không phải quá hiếm, nhưng do đặc điểm cơ thể thường bị nhầm với giun nên ít người chú ý. Đặc điểm. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn. Rắn giun chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, mối. Thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối. Chúng là loài sinh sản đơn tính (parthenogenesis), tất cả các cá thể được phát hiện từ trước đến nay đều là con cái. Đẻ mỗi lần khoảng 8 trứng, con nở ra có các đặc tính di truyền giống hệt con mẹ. Phân bố. Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Việt Nam, Thái Lan, bán đảo Malaysia, và Singapore. Nó cũng được ghi nhận từ châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Hoa Kỳ), Australia. Tình trạng. Số lượng loài rắn này tương đối ít, có lẽ là do đặc điểm sinh tồn riêng và sự sinh sản đơn tính chứ không hẳn do các hoạt động của con người.
1
null
Tiếng Anh có một lượng lớn động từ bất quy tắc, gần 200 được sử dụng trong tình huống thường ngày-và nhiều hơn đáng kể khi kể cả các động từ được cấu tạo do thêm tiền tố (prefix) vào các động từ này. Trong hầu hết các trường hợp, việc biến đổi động từ liên quan tới thì quá khứ và dạng quá khứ phân từ. Các dạng khác của nhóm động từ này, ví dụ như thêm -s và -es khi đi với ngôi thứ ba số ít, hoặc thể hiện tại hoàn thành thêm -ing vẫn giữ nguyên như thông thường. Trong các động từ ngoại lệ, động từ to be và các động từ khiếm khuyết không thể kết hợp với một số thì. Hầu hết các động từ bất quy tắc tiếng Anh xuất phát từ bản địa, một dạng tiếng Anh Cổ (ngoại trừ từ "catch" từ tiếng Pháp Cổ là "cachier"). Người Anh có xu hướng sử dụng các động từ phổ biến. Đặc biệt, danh sách 10 động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là dạng bất quy tắc. Nguồn gốc. Nói chung với các ngôn ngữ Ấn-Âu, các động từ tiếng Anh như "to be", "to go", "to do", và "to have" là hoàn toàn bất quy tắc. Nhiều trong số này có cách phát âm nhưng lại không dự đoán được cách viết chính tả. Một số dạng bất quy tắc trong dạng quá khứ bao gồm:: Dạng hiện tại "bet" → Dạng quá khứ và quá khứ hoàn thành "bet" Từ "broadcasted" được chấp nhận là dạng quá khứ và quá khứ hoàn thành của động từ "broadcast", đặc biệt trong nghĩa mang tính kỹ thuật.
1
null
Lee Soon-jae (sinh ngày 1 1 năm 1933) là một diễn viên truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc. Tiểu sử. Ông sinh ra tại Hoeryong, Hamgyeong, Triều Tiên, trong thời gian chiến tranh Triều Tiên xảy ra, ông cùng với gia đình lánh nạn sang Bắc Triều Tiên, tuy nhiên sau khi kết thúc, gia đình ông dần theo chế độ tư bản và muốn có một cuộc sống sung túc hơn nên đã chuyển xuống Seoul và bắt đầu một cuộc sống mới. Ông nội của ông là doanh nhân nhỏ nhưng kiếm được số tiền kha khá nhờ làm ăn, cha ông là người kinh doanh xà phòng. Gia đình ông chuyển đến khu Ahyeon-dong và sau đó ông được học tại Đại học Quốc gia Seoul. Ông từng là đại biểu quốc hội Hàn Quốc.
1
null
BMD-2 là một loại xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không, được đưa vào trang bị năm 1985. Nó là một biến thể của BMD-1 với tháp pháo mới và một số thay đổi ở thân. BMD có nghĩa là "Boyevaya Mashina Desanta" (Боевая Машина Десанта, literally "Xe chiến đấu đổ bộ đường không"). Nó được phát triển để thay thế BMD-1 nhưng cuối cùng kế hoạch này đã thất bại do sự sụp đổ của nền kinh tế Xô viết vào thập niên 1980. Tên định danh NATO là BMD M1981/1.
1
null
Flammenwerfer 35, hay FMW 35 là một loại súng phun lửa được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II sử dụng để tấn công vào chiến hào và các tòa nhà. Nó có thể phun nhiên liệu xa đến 25 mét từ xạ thủ. Nó có trọng lượng 35,8 kg (79 lb), và chứa hơn 11,8 lít (2,6 imp gal; 3,1 US gal) dầu lửa, (Flammöl 19), xăng dầu trộn lẫn với nhựa để làm cho nó nặng hơn và để cho nó phun xa hơn,đã được thắp lên bởi một mồi hydro cho khoảng 10 giây sử dụng liên tục. Các thiết bị đốt được kích hoạt cùng một lúc với van tụ động bên trong các ống bảo vệ. Flammenwerfer 35 được sản xuất cho đến năm 1941, Flammenwerfer 41 (FMW 41) đã bắt đầu thay thế nó. Trong các giai đoạn sau của nó, phần kích hoạt và mõm của Flammenwerfer được ngụy trang lên để trông giống như một khẩu súng trường bộ binh tiêu chuẩn trong một nỗ lực để che giấu các xạ và giữ cho chúng khỏi bị một tay súng bắn tỉa kẻ thù
1
null
Thắng cảnh loại AAAAA (chữ Hán giản thể: 国家5A旅游景区, "Quốc gia 5A lữ du cảnh khu") là các thắng cảnh, khu du lịch tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Cơ quan Du lịch Quốc gia Trung Quốc xếp hạng cao nhất AAAAA (5A). Việc xếp hạng được công bố chính thức ngày 22 tháng 5 năm 2008 với 66 thắng cảnh loại AAAAA được lựa chọn từ 106 địa danh do các cơ quan du lịch địa phương của Trung Quốc đề cử. Tính đến hết năm 2018, đã có tổng cộng 259 địa danh được đánh giá là thắng cảnh loại AAAAA. Danh sách. Các điểm tham quan du lịch được đánh giá AAAAA của Trung Quốc là danh sách các điểm tham quan du lịch được xếp hạng AAAAA (xếp hạng cao nhất) bởi Tổng cục Du lịch Trung Quốc (tiền thân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay) và sửa đổi vào năm 2004. Các tiêu chí đánh giá bao gồm yếu tố chất lượng và quản lý như dễ dàng truy cập qua đường giao thông, an toàn, sạch sẽ, và cũng tính đến tính độc đáo của địa điểm đó. Các điểm tham quan du lịch này đều là các địa điểm quan trọng hoặc các tòa nhà lịch sử của Trung Quốc. Một nhóm gồm 66 địa danh đã được chứng nhận là tập hợp các điểm du lịch được xếp hạng AAAAA đầu tiên vào năm 2007, trong đó có nhiều địa danh lịch sử mang tính biểu tượng như Tử Cấm Thành và Di Hòa viên. Lần bổ sung mới nhất là vào năm 2017, với 20 địa điểm đánh giá là AAAAA. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số địa điểm đã bị hạ cấp đánh giá từ danh mục xếp hạng cao nhất xuống do sự thiếu sót trong quá trình du khách tham quan, trải nghiệm. Dưới đây là danh sách các điểm tham quan du lịch được đánh giá AAAAA của Trung Quốc Danh sách. Tính đến ngày 7 tháng 1 năm 2020, danh sách này có tổng cộng 279 địa danh được xếp hạng thắng cảnh loại AAAAA (5A)
1
null
Dưới đây là các số liệu thống kê của giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 tổ chức tại Ba Lan và Ukraina. Cầu thủ ghi bàn. 76 bàn thắng: 6 cầu thủ ghi 3 bàn thắng, 10 cầu thủ ghi 2 bàn thắng, 37 cầu thủ ghi 1 bàn thắng, và 1 bàn đá phản lưới nhà. Kiến tạo. 60 lần kiến tạo: 4 cầu thủ kiến tạo 3 lần, 7 cầu thủ kiến tạo 2 lần, 36 cầu thủ kiến tạo 1 lần. Thống kê tổng quát. In đậm để chỉ quốc gia đấy là cao nhất "In nghiêng" trong cột đội tuyển để chỉ đội chủ nhà Các trận đấu được quyết định bằng loạt luân lưu 11m tại vòng loại trực tiếp được tính là 1 trận hòa
1
null
Trịnh Khiết (Chữ Hán: 郑洁, bính âm: "Zheng Jie"; ngày sinh 5 tháng 7 năm 1983) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp Trung Quốc Cô đại diện cho Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, nơi cô giành được một huy chương đồng tại giải đấu đôi của phụ nữ với Yan Zi.
1
null
Người hùng thành Troy (tựa gốc tiếng Anh: Troy) là phim điện ảnh chiến tranh cổ trang sử thi của Mỹ năm 2004 do David Benioff viết kịch bản và Wolfgang Petersen đạo diễn, dựa trên cốt truyện sử thi "Iliad" của "Homer". Với các diễn viên: Brad Pitt vai Achilles, Eric Bana vai Hector, Orlando Bloom vai Paris, Diane Kruger vai Helen, Sean Bean vai Odysseus, Brian Cox vai Agamemnon, Rose Byrne vai Briseis, Garrett Hedlund vai Patroclus, Peter O'Toole vai Priam, Brendan Gleeson vai Menelaus và Tyler Mane vai Ajax. Phim được đề cử Giải Oscar cho thiết kế trang phục. Nội dung. Hoàng tử Paris thành Troy quan hệ bất chính với nàng Helen và dụ nàng theo chàng về Troy. Chồng nàng, vua Menelaus nổi giận và xúi anh ông ta là Agamemnon vua của xứ Mycenae đem quân đánh Troy. Agamemnon, người đã muốn chinh phục Troy trong nhiều năm, đã sử dụng điều này như một lý do xâm lược Troy. Agamemnon chiêu dụ Achilles theo ông ta đi đánh Troy. Họ kêu gọi các thành bang đồng minh của mình và huy động hơn 1000 chiến thuyền chuẩn bị tiến đánh Troy. Sau khi đổ bộ quân, Achilles phá hoại đền thờ của Apollo. Hector gặp Achilles, nhưng Achilles từ chối đánh nhau với Hector và hẹn sẽ thư hùng sau. Ngày hôm đó, Helen đã định bỏ trốn khỏi Troy để tạ tội với Menelaus, nhưng Hector đã ngăn lại với lý do rằng: ngày hôm sau, Paris sẽ đích thân thách đấu với Menelaus, và Helen chính là nguồn động viên mà Paris cần nhất. Một buổi sáng, cả đoàn quân Hy Lạp đông đảo tập trung ngay trước trận địa của Troy, và Menelaus đã chấp nhận lời thách đấu của Paris. Trong cuộc đấu kiếm, Paris bị chém trọng thương và cầu xin ngừng đánh, trao trả lại Helen cho ông, nhưng Menelaus không chịu, thúc ép Paris phải đứng lên đánh đến chết. Tức giận trước những đòi hỏi thái quá của Menelaus, Hector nhân lúc Menelaus định giết Paris đâm lại hắn, và Menelaus chết ngay sau đó. Kích động bởi cái chết tức tưởi của em mình, Agamemnon hạ lệnh công thành, nhưng trận địa chữ nhất vững chãi của quân Troy đã đánh cho quân Hy Lạp một trận thua tơi tả. Đáng chú ý là Achilles không tham gia trận này vì đơn giản anh không muốn can thiệp vào chuyện giữa Menelaus và Paris. Thừa thắng, Troy mở một đợt phản kích cực rát vào rạng sáng ngày hôm sau, buộc Patroclus phải mang giáp, mũ, giày, đeo khiên của Achilles, dẫn quân ra nghênh địch. Trong một trận đấu với Hector, Patroclus bị cắt cổ và hi sinh, hai bên ai nấy lui quân. Hector trở về và chỉ cho Andromache một con đường bí mật để thoát khỏi thành Troy phòng khi thành thất thủ. Về Achilles, cái chết của người em họ đã nung nấu trong anh ý định trả thù. Ngày hôm sau, Achilles một mình đến cửa thành Troy và thách đấu với Hector. Hector đã một mình ra trước thành nghênh chiến với Achilles. Trận đấu diễn ra khá kịch tính nhưng cuối cùng Hector đã bị giết chết, Achilles lôi xác Hector sau cỗ xe trở về doanh trại của mình trước sự bất lực của những người chứng kiến trên thành. Đêm đó vua Priam (Peter O'Toole) lẻn vào trại Hy Lạp và yêu cầu Achilles trả lại xác con trai mình, thỏa thuận đình chiến với quân Hy Lạp để Hector được an táng theo Nghi lễ của một vị Hoàng tử. Những người của Troy thương tiếc cái chết của Hector, nhưng Nhà vua không thể tấn công trong khi lực lượng của ông kém xa đối thủ, mặc dù đối phương vẫn chưa thể chọc thủng tường thành của họ. Sau lễ tang, Đội quân Hy Lạp vẫn tiếp tục tham vọng phá hủy hoặc chiếm thành Troy của mình, Odysseus đã nghĩ ra một kế hoạch để thâm nhập vào thành từ con ngựa gỗ trên tay một binh sĩ. Vào một đêm, người trong thành Troy phát hiện ra rằng quân Hy Lạp đã bỏ đi, để lại một con ngựa gỗ ở trại của họ. Priam tin tưởng linh mục của mình rằng con ngựa là một tặng phẩm của Thần Poseidon, bất chấp những nghi ngại của Paris và Glaucus. Một trinh sát của Troy tìm thấy những tàu chiến của quân Hy Lạp ẩn trong một vịnh nhỏ, nhưng bị giết chết trước khi có thể báo tin về, trong lúc đó dân chúng vận chuyển con ngựa gỗ vào trong thành và mở tiệc ăn mừng. Một đội quân tinh nhuệ của Hy Lạp do Achilles và Odysseus đã ra khỏi con ngựa gỗ vào đêm đó, đến mở cửa thành từ bên trong cho quân đội của mình tràn vào thành. Quân Hy Lạp bắt đầu tàn phá Troy, và cung điện Hoàng gia cũng rơi vào tay quân Hy Lạp. Trong khi thành Troy bị đốt cháy khắp nơi, Andromache giúp Helen và nhiều người khác thoát khỏi Troy thông qua lối đi bí mật. Paris trao cho Aeneas thanh gươm lệnh của Troy. Sau khi giúp đỡ những người trong Hoàng gia trốn đi, Paris quay trở vào thành phố để tham gia phòng thủ nhưng thế trận đã kết cục sau khi Briseis gọi anh. Odysseus giết chết Glaucus. Agamemnon giết chết Priam và đang say trên chiến thắng của mình, bị giết bởi Briseis với một con dao giấu trong tay tại đền thờ bên ngoài cung điện. Achilles cứu Briseis nhưng bị Paris giết chết bằng những mũi tên vào gót chân và ngực của mình. Lễ tang của Achilles được thực hiện trong đống đổ nát của thành Troy vào ngày hôm sau. Bộ phim kết thúc với một câu nói từ Odysseus, "Nếu người sau kể câu chuyện về tôi, xin hãy nói tôi đi với những người vĩ đại. Hãy để họ nói rằng tôi đã sống cùng thời với Hector và Achilles, như một người thuần ngựa chiến. " Các diễn viên. Các thành viên, Cố vấn và Chỉ huy của quân Hy Lạp (Mycenae và Sparta) Quân Myrmidon Vua và các chiến binh của Đế chế Hy Lạp khác (như Ithaca, Thessaly, v.v...) Troy Sản xuất. Thành Troy được xây dựng trên hòn đảo Địa Trung Hải tại Fort Ricasoli của Malta từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2003. Những cảnh quan trọng khác tại Mellieħa, một thị trấn nhỏ ở phía bắc của Malta, và trên hòn đảo nhỏ của Comino. Các bức tường bên ngoài của thành Troy được xây dựng và quay tại Cabo San Lucas, México. Sản xuất phim đã bị gián đoạn một khoảng thời gian sau khi cơn bão Marty làm ảnh hưởng khu vực quay phim. Âm nhạc. Nhà soạn nhạc Gabriel Yared đã được thuê bởi đạo diễn Wolfgang Petersen, ban đầu làm việc cho phim Troy trong hơn một năm. Yared viết nhạc và giọng hát Tanja Carovska được thu âm trên các phần khác nhau của nhạc phim (cũng như sau này cô cũng tham gia vào phiên bản mới của nhà soạn nhạc James Horner). Tuy nhiên, sau khi đã thông qua nhạc phim với một phiên bản đầy đủ đầu tiên, các phản ứng tại buổi chiếu thử nghiệm đã chống lại nó và trong chưa đầy một ngày, Yared đã bị hủy dự án mà không được một cơ hội để sửa chữa hoặc thay đổi âm nhạc của mình, trong khi đó Warner Bros đã tìm được một người thay thế. Theo Yared, nhạc phim của ông đã được gỡ bỏ do than phiền của những nhà chuyên môn, rằng nó quá "cổ điển". Nhạc phim thay thế đã được viết bởi nhà soạn nhạc James Horner trong khoảng bốn tuần. Ông đã tiếp tục sử dụng giọng hát Carovska, và dùng âm nhạc truyền thống phía Đông Địa Trung Hải và dùng thêm các nhạc cụ bằng đồng. Trống bằng đồng cũng được xuất hiện trong những cảnh ấn tượng trong phim, đáng chú ý nhất là trong trận đấu giữa Achilles và Hector. Horner cũng đã hợp tác với ca sĩ / nhạc sĩ Josh Groban và viết lời Cynthia Weil một bài hát dựa trên giai điệu nhạc gốc cho bài nhạc kết thúc phim. Sản phẩm hợp tác này, "Remember" được thực hiện bởi Groban với giọng hát thêm bởi Tanja Carovska. Doanh thu & Đánh giá. Khi bộ phim được hoàn thành, tổng số chi phí sản xuất là khoảng 175,000,000 USD. Điều này khiến cho "Troy" là một trong những bộ phim tốn kém nhất được sản xuất trong điện ảnh hiện đại. Được ra mắt cạnh tranh tại Liên hoan phim Cannes 2004. "Troy" đã thu được 133.378.256 USD tại Hoa Kỳ. "Troy" đã thu về hơn 73% trong tổng doanh thu từ bên ngoài nước Mỹ. Cuối cùng, "Troy" thu về tổng số hơn 497 triệu USD trên toàn thế giới, đặt nó vào vị trí số 60 của doanh thu phòng vé với toàn bộ thời gian công chiếu. "Troy" nhận được các phản ứng trái chiều từ những đánh giá. Rotten Tomatoes cho nó một đánh giá trung bình là 54% dựa trên 222 ý kiến​​, trong khi Yahoo! Movies đã cho nó một đánh giá loại "B-" dựa trên 15 đánh giá. Roger Ebert, người không thích những gì ông thấy là không tuân thủ cốt truyện của Iliad, cho nó hai trên bốn sao. Phần lớn những đánh giá tiêu cực đó đến từ những quan niệm thần thánh hóa Iliad trong khi phim lại đặt trọng tâm vào sự chân thực của lịch sử, rằng những tài năng như Achilles và Hector là không thể chối cãi, nhưng không phải được thần phù hộ về thể chất như trong Iliad, mà là về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến sĩ khí của quân đội hai bên.
1
null
Anubis ( hay ; ) là tên Hy Lạp cho vị thần mình người đầu chó rừng có liên quan đến quá trình ướp xác và cuộc sống sau cái chết trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Anubis là con của Nephthys và Osiris theo như Thần thoại Ai Cập cổ. Còn theo bản dịch tiếng Akkadia từ bức thư của Amarna, cái tên Anubis là một từ trong tiếng Ai Cập là "Anapa". Những hiểu biết cổ xưa nhất về ý nghĩa của Thần Anubis bắt nguồn từ thời Cổ Vương quốc Ai Cập, người ta gán cho Anubis trong việc chôn cất các pharaoh. Vào thời này, Anubis là vị thần tối quan trọng trong cái chết của người Ai Cập cổ. Nhưng nhiều thế kỉ sau, Anubis nhanh chóng bị thay thế trong thời Trung Vương Quốc bởi Osiris. Anubis được liên tưởng tới với vai trò quan trọng của ông trong nhiều tang lễ, ông được nhấn mạnh như là người bảo vệ người đã chết và các lăng mộ, và danh hiệu "Quan tư tế ướp xác", liên kết ông với các thủ thuật trong quá trình ướp xác. Cũng giống như nhiều vị thần trong văn hóa Ai Cập cổ đại, Anubis có vai trò khác nhau trong từng trường hợp. Anubis cũng là một trong số ít vị thần tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết, được gọi là "Weighing Of The Heart" (cân tim). Miêu tả. Anubis được gắn với việc ướp xác và bảo vệ người chết cho cuộc hành trình về thế giới bên kia. Ông thường được miêu tả đưới hình dạng nửa người nửa chó rừng, hoặc ở dạng một con chó rừng. Cánh tay ông đeo một dải ruy băng, một tay cầm móc, tay kia cầm néo. Chó rừng được gắn bó mật thiết với nghĩa trang ở Ai Cập cổ đại, vì nó là kẻ ăn xác thối. Đặc biệt màu đen của Anubis không phải do có mối liên hệ với màu lông của chó rừng, mà là sự liên tưởng với màu sắc của thịt thối rữa và với đất đen của thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh. Anubis thường được mô tả trong các tang lễ, nơi ông tham dự vào quá trình ướp xác người chết hoặc đang ngồi trên một ngôi mộ để bảo vệ nó. Trên thực tế trong quá trình ướp xác, một quan tư tế sẽ đội mặt nạ và ăn mặc như thần Anubis để thực hiện các nghi lễ. trong lúc làm lễ, người ta tái hiện lại quá trình cân tim như trong "Sách chết", cho thấy Anubis sẽ xác định sự xứng đáng của người đã khuất có được sống ở thế giới bên kia không, thường được gọi là "Duat"). Trong nhiều ngôi mộ ở thời Tân Vương Quốc cũng mô tả Anubis ngồi trên đỉnh của nine bows tượng trưng cho sự thống trị của mình đối với các kẻ thù của Ai Cập. Ướp xác. Một trong những vai trò của Anubis là "Người canh giữ linh hồn". Ông tham gia quyết định mức độ tốt xấu của một linh hồn nhờ vào quá trình cân quả tim của người đấy với một cộng lông đà điểu là Ma'at. Trong quá trình cân, nếu một linh hồn có trái tim nhẹ hơn Ma'at thi đó là một linh hồn tốt, và ngược lại. Anubis có khả năng quyết định số phận của linh hồn. Theo cách này, ông trở thành chúa tể của Âm ty, chỉ dưới quyền của Osiris. Anubis là con trai của Ra trong những thần thoại cổ xưa nhất, nhưng sau đó ông trở thành con của Osiris và Nephthys, ông là người đã giúp Isis ướp xác người cha quá cố. Thật vậy, trong Truyền thuyết về Osiris và Isis, Osiris bị giết bởi Set, sau đó nội tạng của Osiris được gửi cho Anubis như là một món quà, Anubis đã ướp xác và làm hồi sinh Osiris ở thế giới bên kia, sau này Osiris trở thành vua của chốn Âm ty. Nhờ mối liên kết này, Anubis dần trở thành Thần bảo trợ của các xác ướp và là người thực hiện các nghi thức tang lễ cho quy trình ướp xác. Theo minh họa từ "Quyển sách của cái chết", thường cho ta thấy hình ảnh của một thầy tế đeo mặt nạ chó rừng hỗ trợ tích cực cho quá trình ướp xác. Anubis là anh cùng cha khác mẹ với Horus, con của Osiris và Isis. Nhìn nhận bên ngoài Ai Cập. Sau đó, trong thời Vương quốc Ptolemaios, Anubis đã được sáp nhập với một vị thần khác của Hy Lạp là thần Hermes, và trở thành Hermanubis. Trung tâm của tình ngưỡng này là "uten-ha"/"Sa-ka"/ Cynopolis, một nơi trong tiếng Hy Lạp đơn giản có nghĩa là "Thành phố Chó". Trong chương XI của quyển "The Golden Ass" tác giả Apuleius, người ta tìm thấy bằng chứng rằng sự thờ phụng được duy trì ở Rome ít nhất là đến thế kỷ thứ 2. Thật vậy, cái tên Hermanubis xuất hiện trong nhiều tài liệu về giả kim thuật và hermetical của văn học thời Trung cổ và Phục hưng. Mặc dù người Hy Lạp và La Mã thường khinh miệt các vị thần động vật của Ai Cập có đầu kỳ lạ và sơ khai (Anubis được biết đến và chế giễu như là "Barker" của người Hy Lạp), Anubis đôi khi làm người ta liên tưởng với Sirius trên thiên đàng, và Cerberus dưới địa phủ của Hades. Trong nhiều cuộc thảo luận (ví dụ "Republic" 399e, 592a), Plato cũng như Socrates đã nói một cách nhần mạnh rằng, "by the dog" ("kai me ton kuna"), "by the dog of Egypt", "by the dog, the god of the Egyptians" ("Gorgias", 482b). Anubis được biết như là thần ướp xác và cái chết. Thay vì có đầu như chó rừng, đầu Anubis lại có màu đen giống như thần chết. Gia đình. Anubis là con trai của Nephthys, và cha ông là Osiris. Một vài truyền thuyết kể lại rằng, Nephthys đã quyến rũ và chuốc rượu cho Osiris say, kết quả là đã hạ sinh ra Anubis. Tuy nhiên một số truyền thuyết khác lại nói rằng, Nephthys đã cải trang mình thành Isis và quyến rũ Osiris, kết quả là sinh ra Anubis. Vợ của Anubis là nữ thần tang lễ Anput. Con gái của ông là thần thanh lọc xác ướp Kebechet.
1
null
Andrew Russell Garfield (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1983) là diễn viên mang hai quốc tịch Hoa Kỳ và Anh Quốc. Anh sinh ra tại Los Angeles nhưng lớn lên tại Surrey. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình tại Anh ban đầu bằng các vai nhỏ trong một số chương trình truyền hình. Andrew Garfield lần đầu tiên được chú ý vào năm 2010 khi tham gia một vai thứ chính trong bộ phim điện ảnh "The Social Network" anh đã nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng và BAFTA cho vai diễn đó. Anh nổi tiếng toàn cầu với vai Peter Parker / Người Nhện trong bộ phim siêu anh hùng "The Amazing Spider-Man" (2012), "The Amazing Spider-Man 2" (2014) cũng như "" (2021). Đầu đời. Garfield sinh tại Los Angeles, là con của một phụ nữ người Anh đến từ Essex và có cha là một người Mỹ đến từ California. Gia đình của anh chuyển đến sống ở Anh Quốc khi anh tròn 3 tuổi. Garfield được nuôi dưỡng trong một gia đình trung lưu đạo Do Thái. Gia đình anh điều hành một công ty thiết kế nội thất nhỏ. Mẹ anh là Lynn (née Hillman), làm trợ giảng của một trường đào tạo y tá. Cha anh là Richard Garfield, trở thành huấn luyện viên chính cho Câu lạc bộ Guildford. Anh có một người anh lớn làm bác sĩ. Garfield lớn lên tại Surrey, Anh Quốc, anh là một vận động viên thể dục và tham gia bơi lội. Ban đầu, anh muốn sau này mình sẽ học về kinh doanh, nhưng anh bắt đầu đam mê diễn xuất và theo đuổi nó khi được 16 tuổi. Garfield học dự bị tại Trường Dự bị Priory ở Banstead và sau đó là trường City of London Freemen's School gần Ashtead, trước khi chính thức được đào tại Central School of Speech and Drama, Đại học London, anh tốt nghiệp trường này năm 2004. Sự nghiệp. 2004–2011: Khởi đầu và đột phá. Garfield bắt đầu tham gia các lớp học diễn xuất ở Guildford, Surrey, khi mới 9 tuổi và xuất hiện trong vở kịch dành cho thanh thiếu niên của "Bugsy Malone" .  Anh cũng tham gia một nhóm hội thảo sân khấu nhỏ ở Epsom và theo học sân khấu ở cấp A  trước khi học thêm 3 năm tại một viện bảo tồn của Vương quốc Anh, Trường Diễn văn và Kịch nghệ Trung ương. Sau khi tốt nghiệp năm 2004, anh bắt đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực diễn xuất. Năm 2004, anh ấy đã giành được Giải thưởng "Manchester Evening News" Theatre cho Người mới xuất sắc nhất cho màn trình diễn của anh ấy trong "Kes" tại Nhà hát Royal Exchange của Manchester (nơi anh ấy cũng đóng vai Romeo năm sau), và giành được Giải thưởng Người mới xuất sắc tại Lễ trao giải Nhà hát "Tiêu chuẩn Buổi tối" năm 2006. Garfield ra mắt truyền hình Anh vào năm 2005 khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình dành cho tuổi teen "Sugar Rush" của Channel 4. Năm 2007, anh thu hút sự chú ý của công chúng khi xuất hiện trong loạt phim 3 của BBC "Doctor Who" , trong các tập " Daleks in Manhattan " và " Evolution of the Daleks ". Garfield nhận xét rằng đó là một "vinh dự" khi được trở thành một phần của "Doctor Who".  Vào tháng 10 năm 2007, anh ấy được vinh danh là một trong những "Variety" 's "10 diễn viên đáng xem". Anh ra mắt bộ phim Mỹ vào tháng 11 năm 2007, đóng vai một sinh viên đại học người Mỹ trong bộ phim truyền hình tổng hợp "Lions for Lambs", với các bạn diễn Tom Cruise, Meryl Streep và Robert Redford. "Tôi thật may mắn khi được ở đó làm việc trong cùng một dự án với họ, mặc dù tôi không thực sự mong đợi sẽ được khán giả công nhận sau này", Garfield nói với "Variety" vào năm 2007. Trong bài đánh giá của anh ấy cho "The Boston Globe", Wesley Morris coi tác phẩm của Garfield là "một cú đấm sẵn sàng cho những cú đâm và những cú đánh thấp của bộ phim". Trong bộ phim truyền hình "Boy A" của Channel 4, phát hành vào tháng 11 năm 2007, anh đã vào vai một kẻ giết người khét tiếng đang cố gắng tìm kiếm cuộc sống mới sau khi ngồi tù. Vai diễn này đã mang về cho anh Giải BAFTA 2008 cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.  Amy Biancolli của "Houston Chronicle" đã viết, "không có nghi ngờ gì về sự thông minh và nhạy cảm" trong chân dung của Garfield.  Minneapolis "Star Tribune" của Christy DeSmith lặp lại cảm Biancolli của, với lý do 'biểu chi tiết' của mình như là một ví dụ.  Viết trên "tờ The Seattle Times", John Hartl lưu ý rằng Garfield đã thể hiện được phạm vi trong vai diễn, và kết luận: "Garfield luôn cố gắng nắm bắt được niềm đam mê của mình". Joe Morgenstern, nhà phê bình của "The Wall Street Journal", đã gọi màn trình diễn của Garfield là "hiện tượng", đánh giá rằng anh ta "tạo chỗ cho rất nhiều và nhiều phần khác nhau trong tính cách của Jack". Năm 2008, anh có một vai nhỏ trong bộ phim "The Other Boleyn Girl", và được vinh danh là một trong những Ngôi sao bắn súng tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin. Năm 2009, Garfield đảm nhận các vai phụ trong bộ phim "The Imaginarium of Doctor Parnassus" của Terry Gilliam và bộ ba phim truyền hình "Red Riding". Kenneth Turan của "Los Angeles Times" cho rằng Garfield đã có một màn trình diễn nổi bật ở phần sau. Năm 2010, Garfield đồng đóng cặp với Carey Mulligan và Keira Knightley trong phim khoa học viễn tưởng đen tối "Never Let Me Go" của Mark Romanek, dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 2005 của Kazuo Ishiguro. Anh ấy nói về nhân vật của mình, Tommy D., "Có một cảm giác lo lắng chạy qua những đứa trẻ này, đặc biệt là Tommy, bởi vì anh ấy rất nhạy cảm và cảm tính và thú tính, đó là quan điểm của tôi về anh ấy."  Garfield bị cuốn hút vào bộ phim dựa trên những câu hỏi hiện sinh mà câu chuyện diễn đạt.  Anh ấy nói trải nghiệm khi tham gia "Never Let Me Go" là "chỉ là một giấc mơ thành hiện thực".  Anh ấy còn nhận xét thêm rằng những cảnh mà nhân vật của anh ấy - không thể kìm chế được sự thất vọng - bùng lên với tiếng than khóc, là "dữ dội" đối với anh ấy. "Tôi nghĩ rằng những tiếng hét đó ở bên trong tất cả chúng tôi, tôi chỉ có cơ hội để bộc phát".  Với vai diễn một chàng trai trẻ trung nghĩa, nhưng thiếu hiểu biết bị vướng vào mối tình tay ba, anh đã giành được giải thưởng Sao Thổ năm 2010 cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất .  Viết cho "Entertainment Weekly" , Owen Gleiberman ca ngợi màn trình diễn của dàn diễn viên chính, phản ánh rằng "ba người này đều diễn xuất với vẻ ngây thơ ma quái, ám ảnh ẩn sâu trong da bạn." So với Mulligan và Knightley, Scott Bowles, người viết cho "USA Today" , coi Garfield là "tác phẩm thực sự" của "Never Let Me Go". Cùng năm, Garfield đóng cặp cùng Jesse Eisenberg trong "The Social Network", một bộ phim truyền hình dựa trên những người sáng lập Facebook. Về nhân vật của mình, Garfield nhận xét, "Không ai biết Eduardo Saverin là ai, và tôi cũng vậy. Tất nhiên, việc anh ấy là một con người ngoài đời thực, đang thở trên Trái đất này ở một nơi nào đó, tạo ra một chiều hướng hoàn toàn mới cho cách tiếp cận của tôi bởi vì bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn". Ban đầu, đạo diễn của bộ phim, David Fincher , đã gặp Garfield dưới sự bảo trợ của anh ấy đóng vai Mark Zuckerberg, sau đó được Mark Romanek giới thiệu cho anh ấy. Tuy nhiên, Fincher không thích Garfield về phần này vì anh nhận thấy "khả năng tiếp cận cảm xúc đáng kinh ngạc với loại nhân loại cốt lõi của anh ấy" phù hợp hơn với vai Eduardo Saverin. Màn trình diễn của Garfield đã được đón nhận rất nồng nhiệt; anh đã nhận được sự công nhận rộng rãi hơn và nhiều đề cử, bao gồm đề cử BAFTA cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong vai phụ và Ngôi sao đang lên, cũng như đề cử Quả cầu vàng cho Diễn xuất xuất sắc nhất trong vai phụ. Mark Kermode của BBC bày tỏ sự ngạc nhiên khi Garfield đã bị bỏ qua cho một đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm, đồng ý rằng "mọi người đều biết anh ấy là một trong những điều tuyệt vời nhất về "Mạng xã hội"." Viết trên "The Wall Street Journal", Joe Morgenstern nghĩ rằng vai diễn này được miêu tả bằng "sự tinh tế tuyệt vời và sự quyến rũ khôn ngoan". "Rolling Stone" cho biết Garfield đã mang đến" một lỗ hổng làm tăng cảm xúc trong phim", và tuyên bố: "Hãy để mắt đến Garfield - anh ấy rất giỏi, linh hồn của một bộ phim mà có thể không có." 2012–2016: Được công nhận khắp thế giới. "The Amazing Spider-Man" (2012). Garfield được chọn vào vai Peter Parker / Người Nhện, đối diện Emma Stone đóng vai người yêu của anh Gwen Stacy, trong "" (2012) của Marc Webb, một dự án nhằm khởi động lại loạt phim "Spider-Man" của Sony. Garfield coi việc tuyển diễn viên của mình là một "thách thức lớn về nhiều mặt", phải làm cho nhân vật trở nên "chân thực" và "sống động và mang hơi thở theo một cách mới".  Anh ấy mô tả Peter là người mà anh ấy có thể liên hệ và nói rằng nhân vật này đã có ảnh hưởng quan trọng đối với anh ấy kể từ khi anh ấy còn là một đứa trẻ. Đối với vai diễn này, anh đã nghiên cứu các chuyển động của các vận động viên và loài nhện, cố gắng kết hợp chúng, và tập yoga và pilate. "The Amazing Spider-Man" kiếm được tổng cộng 752.216.557 đô la trên toàn thế giới,  và màn trình diễn của Garfield nói chung được đón nhận nồng nhiệt. "The Guardian" 's Peter Bradshaw nhãn vai diễn của mình như là "Người Nhện dứt khoát " và Tom Charity của CNN khen "sự kết hợp của sự ngây thơ tươi mặt, kích động thần kinh và hài hước châm biếm" của mình. Ra mắt Broadway. Vào tháng 3 năm 2012, Garfield ra mắt rạp hát Broadway với vai Biff Loman trong sự hồi sinh của "Death of a Salesman". Theo David Rooney của "The New York Times", Garfield đã thành công "tiếp xúc với cái đau của Biff". Garfield được đề cử Giải Tony cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong vở kịch cho màn trình diễn của mình. Hai năm sau, Garfield tổ chức một tập của "Saturday Night Live" và xuất hiện trong video âm nhạc cho bài hát "We Exist" của Arcade Fire, đóng vai một phụ nữ chuyển giới. Cũng trong năm 2014, anh đồng sản xuất và đóng vai chính trong bộ phim truyền hình độc lập năm 2014 "99 Homes" và đóng lại vai chính trong "". Sau thỏa thuận giữa Sony và Marvel Studios để tích hợp nhân vật Người Nhện vào Vũ trụ Điện ảnh Marvel, các phần tiếp theo của bộ phim sau đã bị khai tử và vai diễn này sau đó được Tom Holland đảm nhận trong một dự án khởi động lại. Nhà nghiên cứu Ả Rập học Yuri M. Marusik và Alireza Zamani đã tôn vinh vai diễn này của Garfield bằng cách đặt tên cho một loài nhện dệt kẽ mới, "Pritha garfieldi" , theo tên của ông. Sự hoan nghênh của giới phê bình. Sau một năm vắng bóng trên màn ảnh, Garfield đã đóng vai chính trong hai bộ phim của năm 2016, phim truyền hình "Silence" của Martin Scorsese và phim chiến tranh "Hacksaw Ridge của" Mel Gibson. Trong phần trước, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1966 của Shūsaku Endō, Garfield đóng vai Sebastião Rodrigues, một linh mục người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17, người đến Nhật Bản để truyền bá tôn giáo của mình. Garfield dành một năm với James Martin để học để trở thành một linh mục Dòng Tên và bắt đầu một cuộc nhập thất im lặng ở xứ Wales. Quá trình chụp ảnh chính đầy gian nan của bộ phim diễn ra ở Đài Loan và để đạt được thể chất cho nhân vật của mình, Garfield đã giảm 40 pound. Kate Taylor của "The Globe and Mail" không thích bộ phim và viết rằng Garfield "rất kiên quyết và dịu dàng đau khổ trong vai nhà truyền giáo Rodrigues nhưng bất kỳ hy vọng nào rằng nam diễn viên có thể làm sáng tỏ tâm lý của chứng tín triết học hoặc nỗi đau của sự nghi ngờ tôn giáo đều vô ích". Tại phòng vé, nó kiếm được chưa đến một nửa trong tổng kinh phí 50 triệu đô la. Tuy nhiên, "Hacksaw Ridge" đã thành công về mặt thương mại, thu về hơn 175,3 triệu đô la trên toàn thế giới. Trong đó, Garfield vào vai Desmond Doss, một bác sĩ chiến đấu trong Thế chiến II, người phản đối lương tâm không cầm súng chiến đấu trong lịch sử Hoa Kỳ được trao tặng Huân chương Danh dự. Theo "USA Today", Brian Truitt cho rằng bộ phim là "dữ dội một cách tàn bạo và được chế tác trang nhã"; anh ấy nghĩ rằng vai trò trung tâm cho phép Garfield mang lại chiều sâu cho sự nghiệp của mình và khen ngợi anh ấy đã khắc họa Doss với cả "sự ngọt ngào giản dị" và "khí phách kiên định". Anh nhận được đề cử Giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho phim "Hacksaw Ridge". 2017–nay: Thành danh và được ca ngợi. Garfield đã đóng vai Prior Walter trong vở kịch hai phần "Angels in America của" Tony Kushner tại Nhà hát Quốc gia, London trong Nhà hát Lyttelton từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017, và buổi biểu diễn được truyền hình trực tiếp đến các rạp chiếu phim trên toàn thế giới vào mùa hè năm 2017 thông qua National Chuỗi rạp hát Trực tiếp . Phim do Marianne Elliott đạo diễn và các diễn viên chính Nathan Lane, James McArdle , Russell Tovey và Denise Gough. Paul T. Davis của "The British Theatre Guide" đã viết rằng Garfield "biến hình và không thể nhận ra ở những nơi, hoàn toàn là trại sinh sống, buồn tẻ, sợ hãi và hoàn toàn đáng yêu trước Walter".  Anh được đề cử giải Olivier cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất . Bộ phim phát hành duy nhất của Garfield trong năm 2017 là bộ phim tiểu sử "Breathe" , trong đó anh đóng vai Robin Cavendish, một thanh niên bị liệt vì bệnh bại liệt . Để chuẩn bị, anh đã tiếp xúc với các nạn nhân của căn bệnh này và hợp tác chặt chẽ với vợ và con trai của Cavendish. Stephen Dalton của "The Hollywood Reporter" viết rằng mặc dù có một câu chuyện đặc biệt, bộ phim đã đề cập đến sự phức tạp trong cuộc sống của Cavendish, và cho rằng Garfield "bị cản trở bởi một vai diễn khiến anh ta chỉ có thể gật đầu và cười toe toét". Vào tháng 3 năm 2018, Garfield đóng lại vai trò của Trước khi các "thiên thần ở Mỹ"quá trình sản xuất được chuyển đến Broadway với sự tham gia giới hạn trong 18 tuần tại Nhà hát Neil Simon, cùng với phần lớn dàn diễn viên ở London. Đánh giá quá trình sản xuất cho "The Washington Post", Peter Marks nhận xét, "không có gì [Garfield] làm giúp bạn chuẩn bị cho sự khéo léo của ngôi sao như Người trước của anh ấy" và coi màn trình diễn của anh ấy là "cốt lõi đạo đức thuyết phục của tác phẩm". Anh ấy đã giành được Giải thưởng Tony cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong một vở kịch cho màn trình diễn của mình. Liên hoan phim Cannes 2018 đánh dấu sự ra mắt của bộ phim tiếp theo của Garfield, "Unnder Silver Lake" đạo diễn bởi David Robert Mitchell. Trong đó, anh vào vai Sam, một thanh niên thất nghiệp và ương ngạnh bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm người hàng xóm đã biến mất một cách bí ẩn. Viết cho "Vanity Fair" , Richard Lawson nhận thấy Garfield "rất tuyệt vời trong vai diễn này, thực hiện những pha hài kịch thể chất nhanh nhẹn, tinh tế và làm nổi bật khía cạnh đáng sợ, đầy đe dọa của Sam". Garfield đóng vai chính trong bộ phim truyền hình "Mainstream" của Gia Coppola, cùng với Maya Hawke và Jason Schwartzman, được công chiếu lần đầu trên toàn thế giới tại Liên hoan phim Venice vào ngày 5 tháng 9 năm 2020. Năm 2021, Garfield đóng vai chính trong "The Eyes of Tammy Faye" cùng với Jessica Chastain, một bộ phim truyền hình về các nhà truyền tin Tammy Faye và Jim Bakker. Bộ phim đã có buổi ra mắt thế giới của mình tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào tháng năm 2021. Cùng năm Garfield đóng vai nhà soạn nhạc Jonathan Larson tại bộ phim chuyển thể "Tick, Tick ... Boom!" của Lin-Manuel Miranda. Miranda lần đầu tiên nhìn thấy Garfield biểu diễn trên sân khấu trong "Angels in America". Garfield, người chưa từng hát chuyên nghiệp trước đây, đã trải qua quá trình đào tạo thanh nhạc để chuẩn bị cho vai diễn này. Bộ phim đã có buổi ra mắt đầu tiên trên thế giới tại AFI Fest vào ngày 10 tháng 11 năm 2021 với tư cách là bộ phim khai mạc đêm liên hoan. Mặc dù từ chối công khai ngược lại, Garfield trở lại vai diễn Peter Parker / Người Nhện của mình trong phim "" của MCU với sự tham gia cùng với người kế nhiệm Tom Holland và người tiền nhiệm Tobey Maguire, diễn xuất của anh nhận khen ngợi tuyệt vời. Dự án sắp tới. Garfield tiếp theo sẽ đóng vai chính trong miniseries "Under the Banner of Heaven" của Dustin Lance Black, một sự thích nghi của cuốn sách cùng tên của Jon Krakauer. Anh cũng sẽ vào vai vai nghệ sĩ dương cầm James Rhodes trong bộ phim tiểu sử "Instrumental" của James Marsh. Vào tháng 11 năm 2020, có thông báo rằng anh được gắn vào vai chính Charles Ryder trong bản làm lại của miniseries "Brideshead Revisited" năm 1981, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên năm 1945, do Luca Guadagnino làm đạo diễn.
1
null
"I Saw Her Standing There" được sáng tác bởi John Lennon và Paul McCartney, là ca khúc mở đầu cho album đầu tay của nhóm, "Please Please Me", và được phát hành ở Anh ngày 22 tháng 3 năm 1963 bởi Parlophone. Tháng 12 năm 1963, Capitol Records phát hành bài hát này ở Mỹ để làm mặt B cho đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand". Trong khi bài hát mặt A đứng đầu bảng xếp hạng của "Billboard" Mỹ trong 7 tuần từ ngày 18 tháng 1 năm 1964 thì "I Saw Her Standing There" cũng vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 vào ngày 8 tháng 2 năm 1964 và đứng ở đó trong 11 tuần, và đạt vị trí cao nhất là hạng 14. Bài hát chỉ nằm trên bảng xếp hạng Cashbox đúng 1 ngày, cùng với ngày nó lọt vào "Billboard". "I Saw Her Standing There" đứng vị trí 140 trong "500 bài hát vĩ đại nhất" và vị trí số 16 trong danh sách "100 bài hát của The Beatles" đều của tạp chí "Rolling Stone".
1
null
Nguyễn Mộng Giác (1940–2012) là nhà văn Việt Nam. Năm 1981, ông rời quê hương, định cư tại Hoa Kỳ vào cuối năm 1982, và rồi mất tại đây vào tháng 7 năm 2012. Tiểu sử. Ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1940 tại thôn Xuân Hòa, xã Bình Phú, quận Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định, miền Trung Việt Nam. Thời kháng chiến chống Pháp 1946 đến 1954, ông học tiểu học và trung học tại vùng kháng chiến. Sau Hiệp định Genève 1954, ông tiếp tục học tại trường Cường Để (Quy Nhơn), trường Võ Tánh (Nha Trang), rồi học năm chót của bậc trung học tại trường Chu Văn An (Sài Gòn). Sau khi học một năm ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt–Hán. Năm 1963, ông tốt nghiệp thủ khoa, khóa Nguyễn Du. Ngay năm ấy, ông được điều đến giảng dạy tại trường Đồng Khánh ở Huế. Năm 1965, đổi ông vào Quy Nhơn làm Hiệu trưởng trường Cường Để. Năm 1973, thăng ông làm Chánh sở Học chánh tỉnh Bình Định. Năm 1974, chuyển ông vào Sài Gòn làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa cho đến 1975. Về sự nghiệp văn chương, ông bắt đầu viết văn từ năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí: "Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức". Năm 1974, truyện dài "Đường một chiều" của ông được giải thưởng Văn Bút Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa . Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, việc sáng tác của ông tạm gián đoạn. Đến năm 1977, ông cầm bút trở lại, và bắt đầu viết bộ trường thiên tiểu thuyết "Sông Côn mùa lũ", và hoàn thành vào năm 1981. Tháng 11 năm đó (tức sau khi vừa viết xong bộ truyện trên), ông cùng con trai vượt biển. Chuyến vượt biển thành công, ông đã đến được đảo Kuku của Indonesia. Trong mấy tháng ở đây, ông đã viết được một số truyện ngắn mà sau này xuất bản thành cuốn "Ngựa nản chân bon", và tập I của bộ trường thiên tiểu thuyết "Mùa biển động". Tháng 11 năm 1982, ông đến Hoa Kỳ, định cư tại Nam California, rồi cộng tác với các báo: "Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ thuật" ở nước ngoài. Từ năm 1986, ông làm Chủ bút tạp chí "Văn Học" ở California, Hoa Kỳ. Đến tháng 8 năm 2004, ông phải ngưng công việc làm báo vì phát hiện mình bị ung thư gan. Sau nhiều năm dài chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, ông đã qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng 7 năm 2012 (ngày giờ địa phương ở California, tức sáng ngày 3 tháng 7 năm 2012 giờ Việt Nam) tại tư gia ở thành phố Westminster (Orange County, California, Hoa Kỳ), thọ 72 tuổi . Tác phẩm. Chưa xuất bản. Ngoài ra, ông còn có nhiều bài viết đăng trên tạp chí "Văn Học" (California, Hoa Kỳ).
1
null
Khu vực Gò Sáu Ngọc tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Việt Nam. Giải thích tên gọi. Tháng 4 năm 1930, Hồ Văn Long và một số cộng sự từ Bà Điểm đến Phước Lâm hoạt động đã bắt liên lạc với gia đình ông Bùi Bổn Phận (nhà ở trên khu gò, sau để lại cho bà Trang Thị Ngọc, địa phương quen gọi là "gò Sáu Ngọc") và có thời gian ở lại đây để hoạt động cách mạng. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động thử thách Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phước Lâm đã ra đời vào năm 1930 do đồng chí Phận làm Bí thư với một số đồng chí như: Bùi Bổn Phận, Lê Minh Hào, Trương Văn Do và một số người khác... Ý nghĩa lịch sử. Là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Cần Giuộc (năm 1930). Chi bộ Đảng ra đời đa đánh một bước ngoặt quan trọng đối với phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Ngay sau khi thành lập Chi bộ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh như: đốt phá nhà hội Thuận Thành (ngày 1/5/1930) phối hợp với các địa phương khác khắp vùng Cần Đước – Cần Giuộc tham gia cuộc biểu tình ở Gò Đen năm 1930. Từ đây người dân và phong trào cách mạng ở Phước Lâm đã bước lên một bước mới đã có người lãnh đạo để từng bước đấu tranh giành quyền sống thật sự của con người. Di tích cấp tỉnh. Ngày 19 tháng 4 năm 1993, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 851/1993/QĐ-UBND xếp hạng Khu vực Gò Sáu Ngọc di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh.
1
null
Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình ở khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Việt Nam. Giải thích tên gọi. Nguyễn Thái Bình là con trai lớn trong một gia đình tư chức nghèo đông con. Cha là Nguyễn Văn Hai, mẹ là Lê Thị Anh. Anh ra đời tại nhà bảo sanh Cần Giuộc – xã Trường Bình (nay thuộc thị trấn Cần Giuộc – tỉnh Long An) vào đêm 14 tháng 1 năm 1948. Tiếng khóc chào đời của Nguyễn Thái Bình đã hòa lẫn vào tiếng súng nổ vang rền của một trận chiến đấu giữa lực lượng kháng chiến và quân Pháp ngay cạnh nhà bảo sanh Cần Giuộc vào đêm ấy. Chiến tranh và sự nghèo khổ mà gia đình và bản thân anh đã trải qua cũng như chứng kiến … đã hướng anh có suy nghĩ về quê hương đồng bào sau này khi đã lớn khôn. Ý nghĩa lịch sử. Di tích "Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình" là một di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử: Kiến trúc. Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình toạ lạc tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim (nay là khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc), huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. UBND tỉnh Long An đã xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình với diện tích hơn 3.000 m². Di tích cấp tỉnh. Ngày 22 tháng 2 năm 1997, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 400/QĐ-UBND xếp hạng Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình di tích lịch sử – loại hình lưu niệm nhân vật lịch sử.
1
null
Lý Tĩnh (chữ Hán: 李靖; 571 - 649), biểu tự Dược Sư (药师), người huyện Tam Nguyên, Ung Châu (nay là huyện Tam Nguyên, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc), là tướng lĩnh và khai quốc công thần nhà Đường, một trong 24 vị công thần được vẽ hình để thờ phụng trong Lăng Yên Các và về sau từng đảm nhận chức vụ Tướng quốc. Ông có công diệt Đông Đột Quyết, Thổ Cốc Hồn, sau được phong làm "Vệ Quốc công" nên còn gọi là Lý Vệ Công (李卫公). Lý Tĩnh và Lý Thế Tích được coi là hai vị tướng xuất sắc nhất thời Sơ Đường. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Lý Tĩnh được xem như một trong các đại danh tướng, được xếp ngang hàng với Vệ Thanh nhà Hán. Ông là một trong các danh tướng gần như chưa thất bại bao giờ. Bản thân ông thích dùng loại hình tấn công bất ngờ vào những nơi và những lúc địch không phòng bị mà phá được giặc. Khi tấn công Tiêu Tiển, Lý Tĩnh hiến kế nhân lúc quân Lương không phòng bị vượt sông vào trời mưa lúc nước dâng cao mà diệt được nước Lương, bắt được Tiêu Tiển. Sau đó Đường Thái Tông cho Lý Tĩnh đánh Đông Đột Quyết, ông dùng 3,000 kỵ binh bất ngờ vượt qua Âm Sơn lúc mùa đông trời tuyết mà đánh vào trung quân Đột Quyết, bắt được Hiệt Lợi Khả Hãn, diệt được Đông Đột Quyết. Khi đi đánh Thổ Cốc Hồn, quân Thổ Cốc Hồn ỷ vào địa thế núi cao và trời tuyết mà không phòng bị. Lý Tĩnh ra lệnh cho quân Đường hành quân liên tục trong mấy ngày vượt mấy ngàn dặm, leo lên núi tuyết đi qua phía sau quân địch mà đánh bất ngờ, đánh bại được Thổ Cốc Hồn. Các chiến công của Lý Tĩnh đã giúp cho nhà Đường mở rộng lãnh thổ mấy ngàn dặm về phía tây và tây bắc, trở thành đất nước bá chủ hùng mạnh nhất Đông Á và Trung Á thời bấy giờ. Đường Thái Tông từng muốn gia phong cho ông thêm hàm Binh mã Đại Nguyên soái, nhưng Lý Tĩnh vì sợ công lao của mình cao chấn chủ nên đã từ chối và về sống an nhàn đến cuối đời. Ông là một trong số ít những đại danh tướng và khai quốc công thần có công lao cái thế nhưng lại có cái kết tốt đẹp, được trọn vẹn đến hết đời, khác với Bạch Khởi, Hàn Tín và Từ Đạt. Cuốn sách ghi lại cuộc trò chuyện giữa Lý Tĩnh và Đường Thái Tông bàn luận về binh pháp được đời sau biên tập lại thành ""Lý Vệ công vấn đáp" hay "Lý Vệ công binh pháp"" trở thành một phần trong "Vũ kinh thất thư", bảy cuốn binh pháp đóng vai trò quan trọng mà tướng lãnh phong kiến nào cũng phải học tập. Dưới thời nhà Tùy. Lý Tĩnh sinh năm 571 dưới thời Bắc Chu. Ông nội ông, Lý Sùng Nghĩa (李崇義), từng làm thứ sử Ân Châu, tước đến Vĩnh Khang huyện công (永康县公), cha ông Lý Thuyên (李诠) từng làm thái thú quận Triệu, tước đến Lâm Phần tương công (临汾襄公). Mẹ ông là Hàn phu nhân, con gái Bắc Chu Tân Nghĩa quận công Hàn Mộc Lan (韩木兰), em gái của danh tướng nhà Tùy Hàn Cầm Hổ. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện là một người tài năng văn võ song toàn, thông hiểu sử sách, đặc biệt có năng khiếu về lý luận quân sự. Cậu ông là Hàn Cầm Hổ đánh giá cao tài năng của Lý Tĩnh đến nỗi thường nói rằng: "Có thể đàm đạo cùng ta về binh pháp Tôn, Ngô (Tôn Tử, Ngô Khởi - hai nhà quân sự cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc, nhất là Tôn Tử được xem như là thủy tổ của Binh gia), cũng chỉ có Lý Tĩnh thôi". Thời trẻ ông đảm nhận chức "Công tào" (功曹) huyện Trường An, sau giữ chức "Giá bộ Viên ngoại lang". Tuy đây chỉ là những chức quan nhỏ nhưng nhiều quan lớn trong triều như Lại bộ Thượng thư Ngưu Hoằng, Thượng thư Tả phó xạ Dương Tố đều biết đến tên tuổi Lý Tĩnh và có ý khen ngợi ông. Bản thân Lý Tĩnh tuy có tài hoa nhưng suốt nửa đời đầu, ông chỉ có thể đảm nhận những chức vụ nhỏ. Dương Tố từng có ý tiến cử ông với Tùy Dạng Đế, nhưng vì Lý Tĩnh có tình ý với một ca kỹ trong phủ Dương Tố là Trương Xuất Trần, làm Xuất Trần bỏ đi theo ông nên Dương Tố đâm ra ghét ông. Sau khi Dương Tố chết, con là Dương Huyền Cảm làm phản nhưng thất bại, bị giết cả họ. Lý Tĩnh vì từng có liên quan đến Dương gia nên trong một thời gian dài không được bổ nhiệm nữa. Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), Lý Tĩnh được bổ nhiệm làm quận thừa Mã Ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Lúc này phong trào khởi nghĩa phản Tùy đang lên cao: Hà Bắc có Đậu Kiến Đức, Hà Nam có Trạch Nhượng, Lý Mật, Giang Hoài có Đỗ Phục Uy, Phụ Công Thạch đều hùng cứ một phương, uy hiếp nghiêm trọng đến triều đình nhà Tùy. Lý Uyên khi đó đang là Lưu thủ Thái Nguyên cũng âm thầm chiêu binh mãi mã, chờ ngày khởi sự. Lý Tĩnh phát hiện ra động thái bất thường của Lý Uyên, đã giả vờ phạm tội để bị giải về Giang Đô, nhờ thế có thể báo tin cho Tùy Dạng Đế. Tuy nhiên khi ông đến Trường An thì cả vùng Quan Trung đã đại loạn, đường sá tắc nghẽn và không có cách nào đi đến Giang Đô. Không lâu sau đó, Lý Uyên quả nhiên khởi binh công chiếm Trường An và bắt được Lý Tĩnh. Nhớ thù xưa, Lý Uyên đem Lý Tĩnh ra hành hình, nhưng ông nói: "Đường công khởi nghĩa binh là muốn vì thiên hạ mà trừ bạo loạn, nhưng nay chỉ vì ân oán cá nhân mà chém tráng sĩ thì liệu có thành đại sự được không?". Lý Uyên ấn tượng với lời nói ông, đồng thời Lý Thế Dân, con trai thứ của Lý Uyên - vì thán phục dũng khí của Lý Tĩnh - cũng đứng ra xin hộ nên Lý Tĩnh được tha. Không lâu sau đó Lý Thế Dân mời Lý Tĩnh về phục vụ dưới trướng. Dưới thời Cao Tổ. Năm 618, sau khi nhận được tin Vũ Văn Hóa Cập gây chính biến, giết chết Tùy Dạng Đế. Lý Uyên ép Tùy Cung Đế nhường ngôi để lập ra nhà Đường, tức là Đường Cao Tổ. Lý Tĩnh tiếp tục phục vụ cho triều đại mới và đến năm 619 thì tham gia chiến dịch tấn công nước Trịnh của Vương Thế Sung, lập công trong trận Lạc Dương và trận Hổ Lao nên được phong chức và cho khai phủ. Sau đó, cũng vào năm 619, Lý Uyên đã giao phó cho Lý Tĩnh đánh dẹp Tiêu Tiển (蕭銑), là chắt của vua nhà Lương (502 - 557) là Thế Tổ Nguyên Đế (Tiêu Dịch) (508 - 555) đang cát cứ vùng trung du sông Trường Giang. Khi đến Kim Châu, Lý Tĩnh đụng phải một bọn cướp đã mấy lần đánh bại Lư Giang vương Lý Viện, cháu họ của Cao Tổ. Lý Tĩnh đã kết hợp lực lượng với Lý Viện cùng đánh tan bọn cướp. Tuy nhiên khi đến biên giới nước Lương, ông bị quân Lương đánh chặn và không thể tiến thêm được nên phải dừng ở Hạ Châu. Đường Cao Tổ vì nghi ngờ Lý Tĩnh cố tình không tiến quân nên rất giận dữ, bí mật sai Thứ sử Hạ Châu là Hứa Thiệu giết Lý Tĩnh. Tuy nhiên, Hứa Thiệu vì tán thưởng tài cầm quân của Lý Tĩnh nên dâng tấu xin Cao Tổ tha chết cho Lý Tĩnh, Cao Tổ sau đó đã chấp thuận. Trong lúc đó, vào mùa xuân năm 620, một thủ lĩnh bộ tộc Khai Sơn ở Quí Châu nổi dậy chống nhà Đường. Đường Cao Tổ ban đầu sai cháu họ là Triệu quận vương Lý Hiếu Cung đi dẹp nhưng không thành công. Lý Tĩnh sau đó tiếp viện với 800 kỵ binh, bí mật đột kích chém được tướng giặc, dẹp được phản loạn. Diệt Tiêu Tiển. Vào năm 621, Lý Tĩnh thông qua Lý Hiếu Cung dâng lên 10 sách lược bình Lương cho Đường Cao Tổ. Đường Cao Tổ duyệt phương án của Lý Tĩnh và cho Lý Tĩnh làm phó tướng của Lý Hiếu Cung. Vì Lý Hiếu Cung còn trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm nên thực tế Cao Tổ giao cho Lý Tĩnh quyền chỉ huy trong hầu hết chiến dịch nhưng Lý Hiếu Cung vẫn là chủ tướng trên danh nghĩa. Mùa thu năm 621, Đường Cao Tổ hạ lệnh cho Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh đem đại quân diệt nước Lương, trong khi đó Lý Viện và các tướng khác tấn công ở các mặt trận khác. Cùng lúc này trời mưa to, mực nước sông Trường Giang rất cao, dòng chảy rất nhanh. Trong khi các tướng khác cho rằng nên tạm hoãn tiến công, Lý Tĩnh khuyên Lý Hiếu Cung nên nhân lúc nước chảy nhanh mà vượt sông đánh kinh đô của Tiêu Tiển là Giang Lăng. Lý Hiếu Cung theo kế, ngay hôm đó cùng Lý Tĩnh chỉ huy 2000 chiến thuyền vượt sông. Tiêu Tiển vì thấy mùa lũ nên đã cho quân lính giải tán lo việc nông canh, một mặt chỉ có thể huy động quân già yếu ra chống, một mặt sai người đi kêu gọi quân tiếp viện. Lý Hiếu Cung thấy kế của Lý Tĩnh ngay từ đầu thuận lợi nên nóng lòng muốn đánh, chư tướng ai cũng nhao nhao xin giết giặc. Chỉ có Lý Tĩnh nói: Lý Hiếu Cung theo lời các tướng, chỉ để Lý Tĩnh ở lại giữ trại, còn mình dẫn theo quân sĩ ra đánh. Chẳng ngờ quân Lương sĩ khí đang hăng, lấy một chọi mười, đánh quân Đường thua thảm hại. Lý Hiếu Cung phải quay lại giữ bờ nam. Quân Lương thấy đại thắng thì mở cờ trong bụng, hồ hởi chèo thuyền ra giữa sông để thu chiến lợi phẩm, quân Đường còn sợ không dám nhìn thẳng. Lý Tĩnh lúc này lại khuyên Lý Hiếu Cung nhân lúc quân địch đang không đề phòng, nên đánh ngay. Lý Hiếu Cung đồng ý, cho Lý Tĩnh cấp quân xông ra giết, quân Lương đang đắc ý không ngờ quân Đường lại đến đánh nên chỉ lo chạy thoát thân chứ không nghĩ đến việc đánh trả. Quân Lý Tĩnh thừa sức truy đuổi, giết ngược một mạch thẳng đến tận dưới chân thành Giang Lăng. Sau khi đánh bại tướng Lương là Văn Thế Hồng, Lý Hiếu Cung cho quân vây hãm Giang Lăng, cắt đứt liên lạc của Tiêu Tiển với quân đội của mình trên khắp lãnh thổ. Quân Đường lúc này cướp được vô số chiến thuyền, ai cũng vui mừng, cho rằng chiến rằng chiến hạm quý báu khác thường như vậy mà dùng để đánh địch thì chỉ có toàn thắng. Chỉ có Lý Tĩnh không vui mừng gì, lại ra kế nên thả nổi chiến thuyền trên sông. Các tướng sĩ nghi hoặc, Lý Tĩnh giải thích: Quân cứu viện của Tiêu Tiển thấy dọc sông đều là thuyền bè không người, quả nhiên lầm tưởng rằng Giang Lăng đã thất thủ nên không tiến thêm nữa. Trong khi đó quan viên địa phương thấy Giang Lăng bị vây chặt thì ùn ùn kéo nhau ra lạy chầu quân Đường, Tiêu Tiển chờ mãi chẳng thấy quan viên lẫn viện binh đến nên đã đầu hàng Lý Hiếu Cung. Quân Đường vào Giang Lăng, ngang nhiên cướp bóc, lại viện dẫn lý lẽ: "Tướng địch không chủ động đến hàng, chết là còn may chán, lẽ ra còn phải tịch thu hết gia sản khen thưởng cho tướng sĩ"." Lý Tĩnh lại khuyên Lý Hiếu Cung: Nhờ Lý Tĩnh và hàng thần của Tiêu Tiển là Sầm Văn Bản khuyên can nên Lý Hiếu Cung ra lệnh cấm cướp bóc dân chúng và không được trả thù quan tướng nước Lương. Các châu huyện nước Lương nghe tin Giang Lăng thất thủ nên đã đầu hàng nhà Đường. Hơn 10 vạn viện binh cũng cởi giáp ra hàng. Tiêu Tiển bị giải về Trường An và bị Đường Cao Tổ ra lệnh chém đầu. Lý Tĩnh vì lập công nên được thăng làm Vĩnh Khang huyện công. Sau đó Đường Cao Tổ sai Lý Tĩnh xuôi nam đi thuyết phục một số vùng nay thuộc Quảng Đông và Quảng Tây, trước đó vốn theo Tiêu Tiển và một thủ lĩnh nghĩa quân khác là Lâm Sĩ Hoằng, thần phục nhà Đường. Lý Tĩnh tiến quân đến Quế Châu và đã chiêu hàng được một số thủ lĩnh nghĩa quân lớn trong vùng. Lý Tĩnh sau đó được giữ chức thứ sử Quế Châu. Diệt Phụ Công Thạch. Mùa thu năm 623, một tướng nhà Đường là Phụ Công Thạch, vốn là tướng dưới trướng Ngô vương Đỗ Phục Uy, nổi dậy chống nhà Đường trong khi Đỗ Phục Uy vẫn ở Trường An, bản thân Phụ tự xưng là Tống đế. Đường Cao Tổ cho Lý Hiếu Cung làm chủ tướng, Lý Tĩnh làm phó đi đánh Phụ Công Thạch trong khi Lý Thế Tích và các tướng khác tấn công từ nhiều mặt. Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh xuôi dòng sông Dương Tử, nhiều phen đánh bại quân Tống. Phụ Công Thạch cho quân đóng ở núi Bác Vọng chuẩn bị chống quân Đường tập kích, lại căn dặn hai tướng là Phùng Huy Lượng và Trần Đăng Sư không được ra ngoài giao chiến, cứ để quân Đường bị tiêu hao. Tuy nhiên Lý Hiếu Cung nghe kế Lý Tĩnh, tấn công cắt nguồn lương thực quân Tống. Thấy hết lương, Phùng và Trần bắt buộc phải ra giao chiến với Lý Hiếu Cung. Các tướng khác khuyên Lý Hiếu Cung nên bỏ qua Phùng Trần hai tướng mà đi đường vòng đánh thẳng vào kinh đô Tống là Đan Dương, tuy nhiên Lý Hiếu Cung vẫn nghe theo lời Lý Tĩnh giao chiến với Phùng-Trần. Ban đầu, Lý Hiếu Cung dùng một nhánh quân già yếu giao chiến với quân Tống, sau đó dụ quân Tống vào sâu rồi chia cắt thành từng nhánh rồi tiêu diệt. Phụ Công Thạch nghe tin hoảng sợ bỏ Đan Dương mà chạy về phía đông nhưng bị người dân bắt rồi giao cho quân Đường. Đường Cao Tổ rất tán thưởng Lý Tĩnh, đã bình luận rằng: "Lý Tĩnh đúng là khắc tinh của Tiêu Tiển và Phụ Công Thạch. Cho dù là Bạch Khởi, Hàn Tín, Vệ Thanh hay Hoắc Khứ Bệnh cũng không hơn được". Không tham gia cuộc tranh giành của các hoàng tử. Năm 625, Đông Đột Quyết tấn công Thái Nguyên, Lý Tĩnh dẫn quân lên bắc chống cự. Đương thời tướng Đường nào đánh Đột Quyết cũng bại, chỉ có Lý Tĩnh là giữ vững được binh lính. Năm 626, Đột Quyết lại tấn công, Lý Tĩnh được phong làm Thứ sử Linh Châu và ông đã cố gắng cắt đứt đường về của quân Đột Quyết, nhưng sau đó nhà Đường và Đột Quyết đã giảng hòa. Vào thời điểm này, nội bộ nhà Đường chứng kiến cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa Thái tử Lý Kiến Thành và Tần vương Lý Thế Dân. Lý Thế Dân từng gửi thư cho cả Lý Tĩnh và Lý Thế Tích để hỏi kế, nhưng cả hai đều từ chối. Điều này làm cho hai người có được sự kính trọng của Lý Thế Dân. Cùng năm 626, Lý Thế Dân quyết định ra tay trước, bí mật mai phục giết chết anh trai là Lý Kiến Thành và em là Lý Nguyên Cát tại cửa Huyền Vũ, ép Đường Cao Tổ lập mình làm Thái tử và sau đó truyền ngôi cho, tức là Đường Thái Tông. Năm đầu Trinh Quán (627), ông được phong Hình bộ Thượng thư. Sang năm thứ 2 (628), kiêm Trung thư lệnh, đứng đầu Trung thư tỉnh, chức vụ này được xem như ngang với chức tể tướng. Sang đầu năm thứ 3 (629), lại phong kiêm làm Thượng thư của Binh bộ. Dưới thời Đường Thái Tông. Diệt Đông Đột Quyết. Vào năm Trinh Quán thứ 3 (629), lúc này nội bộ Đông Đột Quyết đang bất ổn, Hiệt Lợi Khả hãn đang tấn công cháu của mình là Đột Lợi Khả hãn. Đường Thái Tông hạ lệnh cho Lý Tĩnh làm Đại tướng quân, cùng với Lý Thế Tích, Sài Thiệu và Tiết Vạn Triệt đem 10 vạn đại quân đi đánh Đột Quyết. Lý Tĩnh phát động tấn công một cách bất ngờ, dùng 3,000 kỵ binh xuất phát từ Mã Ấp xuyên qua đỉnh Ác Dương, đánh bại quân Đột Quyết, chiếm lấy được Định Tương. Hiệt Lợi hoảng sợ phải bỏ chạy đến Tích Khẩu. Lý Tĩnh bí mật sai sứ giả đến khuyên bộ thuộc của Hiệt Lợi đầu hàng. Một bộ thuộc của Hiệt Lợi bí mật bắt cóc Tiêu hoàng hậu - vợ Tùy Dạng đế và cháu trai bà là Dương Chính Đạo, vốn được người Đột Quyết lập làm "Tùy vương", dâng cho Lý Tĩnh. Hiệt Lợi gửi sứ giả đến chầu Thái Tông, xin được quy thuận và nộp cống cho nhà Đường nhưng vẫn mưu tính bỏ chạy xa hơn với quân đội của mình. Thái Tông sai Đường Kiệm làm sứ đáp trả lại Hiệt Lợi, nhưng lại gửi thư ra lệnh cho Lý Tĩnh phải hộ tống Hiệt Lợi đến Trường An. Lý Tĩnh đọc thư và nhận ra lệnh của Thái Tông là "tấn công" Hiệt Lợi, sau đó ông đã cho quân kết hợp với quân của Lý Thế Tích và tấn công Hiệt Lợi. Quân Đường đánh bại và bắt tù binh hầu hết lực lượng của Hiệt Lợi, giết được vợ của Hiệt Lợi là công chúa Nghĩa Thành nhà Tùy. Hiệt Lợi bỏ chạy xa hơn, nhưng bị tướng Đường là Trương Bảo Tương bắt được. Quý tộc Đông Đột Quyết đều ra hàng nhà Đường. Để vinh danh chiến thắng của Lý Tĩnh, Thái Tông ra lệnh đại xá thiên hạ và cho tổ chức ăn uống vui chơi 5 ngày, còn Lý Tĩnh được phong là Đại quốc công (代國公). Vào năm Trinh Quán thứ 4 (630), Lý Tịnh được phong làm Thượng thư Phó xạ, đứng đầu Thượng thư tỉnh. Diệt Thổ Cốc Hồn. Tháng 4 năm Trinh Quán thứ 9 (635), mặc dù đã ngoài 60 và muốn lui về ở ẩn, nhưng biên cương phía Bắc Đại Đường, quân Thổ Cốc Hồn của Mộ Dung Phục Doãn (慕容伏允) lại xâm lấn, cướp phá, Đường Thái Tông vẫn mời và phong chức ông Đại Tổng quản hành quân Tây Hải đạo, thống soái cả năm đạo binh do các tướng Đạo Tông, Hầu Quân Tập, Lý Đại Lượng, Lý Đạo Ngạn, Cao Tăng Sinh để tiến đánh Thổ Cốc Hồn. Quân Đường ban đầu đánh thắng quân Thổ Cốc Hồn mấy trận. Quân Thổ Cốc Hồn đáp trả bằng cách đốt hết cỏ ở bãi chăn thả nhằm cắt nguồn lương thực cho ngựa của quân Đường, các tướng Đường thấy thế ai cũng bàn lùi. Duy nhất chỉ có Hầu Quân Tập xin đánh và được Lý Tĩnh đồng ý. Quân Thổ Cốc Hồn ỷ có núi tuyết cao che sau lưng nên không sợ quân Đường. Lý Tĩnh sai bỏ ngựa, cho quân lính đi bộ mấy ngày liên tiếp vượt cả trăm dặm, leo lên núi vòng ra phía sau quân Thổ Cốc Hồn mà tập kích. Quân Thổ Cốc Hồn không phòng bị nên bị đánh tan tác, Lý Tĩnh bắt được thê thiếp và con cái của Mộ Dung Phục Doãn. Mộ Dung Phục Doãn bị bộ tướng của mình giết chết. Con trai của Mộ Dung Phục Doãn là Mộ Dung Thuận đầu hàng quân Đường và được Thái Tông đưa lên thay làm Khả hãn. Phần lớn quân Đường được rút về, chỉ để Lý Đại Lượng ở lại trấn thủ. Trọn vẹn đến cuối đời. Khi đánh Đông Đột Quyết về, Lý Tĩnh bị Tiêu Vũ đàn hặc đã thả quân cướp bóc kho tàng của người Đột Quyết. Thái Tông phải khiển trách Lý Tĩnh, nhưng vẫn gia tăng cho Lý Tĩnh thực ấp và thưởng cho tơ lụa. Sau đó, hối hận vì đã khiển trách Lý Tĩnh, Thái Tông đã nói: "Trước đây có kẻ nói xấu hãm hại ái khanh. Nay Trẫm đã rõ, ái khanh đừng để trong lòng" và thưởng thêm vàng lụa cho Lý Tĩnh. Khi nhậm chức "Thượng thư Phó xạ" trong Thượng thư tỉnh, Lý Tĩnh đặc biệt kiệm lời khi bàn việc với các Thượng thư khác, một phẩm chất được xem là hiếm có. Tuy nhiên, có một lời giải thích chính đáng hơn là Thái Tông không tin các thần tử của mình, đặc biệt là võ tướng và Lý Tĩnh biết rõ điều đó. Ông cố gắng hạ thấp mình để tránh bị nhà vua nghi kị. Năm Trinh Quán thứ 8 (634), Thái Tông muốn cử một số khâm sai đi các đạo khắp cả nước để dò xét dân tình, kiểm tra các quan, giúp đỡ dân nghèo và tìm kiếm nhân tài. Lý Tĩnh tiến cử Ngụy Trưng, nhưng Thái Tông muốn giữ Ngụy Trưng bên người để chỉ ra sai sót của bản thân nên đã sai Lý Tĩnh và 12 quan viên khác đi dò xét các đạo. Sau chuyến đi này, Lý Tĩnh viện cớ có tật ở chân xin được về nhà dưỡng lão. Thái Tông đồng ý, nhưng vẫn cho Lý Tĩnh giữ lại chức vụ và ra lệnh khi Lý Tĩnh khỏe lên thì phải đến Môn hạ tỉnh để thay thế chức vụ Thượng thư. Trong chiến dịch Thổ Cốc Hồn, Lý Tĩnh có lần đã khiển trách Cao Tăng Sinh. Họ Cao bất mãn với Lý Tĩnh, mật mưu cùng với Đường Phong Nghị vu cho Lý Tĩnh mưu phản. Tuy nhiên Lý Tĩnh được chứng minh trong sạch và Cao Tăng Sinh với Đường Phong Nghị phải chịu tội vu cáo đại thần, bị phạt đi đày mặc dù Cao Tăng Sinh đã có công trong "Sự biến cửa Huyền Vũ". Tuy nhiên kể từ đây, Lý Tĩnh đóng cửa từ chối tiếp khách, thậm chí chẳng mấy khi gặp họ hàng. Năm Trinh Quán thứ 11 (637), Thái Tông muốn phân phong đất đai cho tôn thất và công thần làm đất ăn lộc mãi mãi, tước vị của Lý Tĩnh được đổi thành Vệ quốc công (衛國公). Tuy nhiên Trưởng Tôn Vô Kỵ phản đối việc phân phong đất đai, Thái Tông phải thôi nhưng tước vị của Lý Tĩnh không thay đổi. Năm thứ 17 (643), Thái Tông cho xây dựng Lăng Yên các để vinh danh 24 vị công thần khai quốc của Đại Đường, Lý Tĩnh nằm trong số 24 vị đó. Năm Trinh Quán thứ 18 (644), Thái Tông muốn đánh Cao Câu Ly nên đã triệu Lý Tĩnh để hỏi ý. Vua hỏi: "Quốc công trước đã bình định nước Ngô ở phía nam, sau lại quét sạch mạc bắc, dẹp họ Mộ Dung ở phía tây, nay chỉ còn Cao Câu Ly ở phía đông không thần phục. Không biết ý quốc công thế nào?". Lý Tĩnh trả lời: "Thần trước đây nhờ vào ơn của tiên đế với thánh thượng mới lập được một chút công lao. Hiện nay thần đã già, xương cốt đã rệu rã nhưng nếu thánh thượng không chê, thần tuy có bệnh nhưng nguyện dắt ngựa đi đầu". Thái Tông thấy Lý Tĩnh bị bệnh nên quyết định để ông ở nhà, tự mình thân chinh lãnh đạo một cuộc viễn chinh không thành công đánh Cao Câu Ly vào năm sau (645). Năm Trinh Quán 23 (649), Lý Tĩnh qua đời, chỉ vài tháng trước khi Thái Tông băng hà. Lý Tĩnh được chôn cất rất long trọng và mộ của ông nằm cạnh lăng Thái Tông ở Chiêu lăng. Thụy hiệu là Cảnh Vũ (景武).
1
null
Aarberg (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern của Thụy Sĩ. Aarberg có diện tích 153 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 32579. Thủ phủ đóng ở Aarberg. Mã bưu chính là 201. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Seeland, thuộc vùng lãnh thổ Seeland.
1
null
Aarwangen (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern, Thụy Sĩ. Aarwangen có diện tích 154 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 41512. Thủ phủ đóng ở Aarwangen. Mã bưu chính là 202. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Oberaargau, thuộc vùng lãnh thổ Emmental-Oberaargau. Khu tự quản. Quận có 25 khu tự quản:
1
null
MT-LB (, Mnogotselevoy Tyagach Lekhko Bronirovannyi, có nghĩa là "Xe hỗ trợ kỹ thuật bánh xích đa dụng") là một xe bọc thép hỗ trợ kỹ thuật bánh xích đa dụng do Liên Xô chế tạo, đưa vào trang bị cuối thập niên 1960. Phương Tây đặt tên định danh cho MT-LB là M 1970. MT-LB được thiết kế để vận chuyển người, lai dắt thiết bị và phương tiện với tổng trọng lượng lên tới 6,5 tấn, đồng thời có khả năng tiêu diệt các phương tiện bọc thép nhẹ hay phương tiện bay trần thấp của đối phương. Phát triển. Vào thập niên 1970, ban giám đốc nhà máy máy kéo và ô tô miền trung Liên Xô bắt đầu phát triển chương trình nhằm thay thế các xe kéo pháo AT-P (dựa trên khung gầm của pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-57) với thế hệ xe bọc thép đa dụng mới. MT-L được phát triển để đáp ứng yêu cầu này, nó được thiết kế dựa trên khung gầm của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76. MT-LB là biến thể bọc thép của MT-L. Đưa vào sản xuất vào đầu thập niên 1970, nó có giá thành rẻ, dựa trên thành linh kiện có sẵn như động cơ được phát triển từ động cơ xe tải. MT-LB được chế tạo tại nhà máy máy kéo Kharkov và tại Ba Lan và Bulgaria theo giấy phép chế tạo của Liên Xô. Mô tả. Xe có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình, bao gồm cả các vùng đầm lầy, băng tuyết và sa mạc. Khi xe được lắp hệ thống xích đặc biệt dùng cho địa hình đầm lầy/băng tuyết, áp lực xích trên mặt đất chỉ còn dưới 0,28 kg/1 cm2. Với trọng tải thông thường lên tới 2 tấn, xe có khả năng vượt chướng ngại sông nước với tốc độ 5–6 km/h. Nhờ khả năng cơ động cao, MT-LB đã được trang bị cho quân đội của nhiều nước, kể cả một số nước thuộc khối NATO. Do có trọng lượng nhẹ, kích thước gọn, xe có thể được vận chuyển trên các loại máy bay trực thăng đa dụng. Khung gầm của MT-LB có thể được dùng cho các hệ thống phòng không và chống tăng tự hành, xe thông tin chỉ huy, pháo tự hành và xe đổ bộ đường không. Gần đây, để tăng cường hỏa lực cho dòng xe này, các biến thể xe MT-LBM 6MA và MT-LBM 6MB đã được phát triển. MT-LBM 6MA được trang bị súng đại liên 14,5mm KPVT trong khi MT-LBM 6MB mang pháo 30mm 2A72. Với phiên bản MT-LB chở quân, kíp xe có một lái xe, một chỉ hủy kiêm xạ thủ ngồi ở ngăn phía trước xe, động cơ ở phía sau họ. Ngăn phía sau cho phép chở tới 11 lính bộ binh hoặc 2.000 kg hàng hóa. Tổng trọng lượng có thể tải là 6,5 tấn.
1
null
Huyện Albula (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Albula có diện tích 723 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 8921 người. Trung tâm của huyện đóng ở Vaz/Obervaz. Mã của huyện là 1821.
1
null
Huyện Alttoggenburg (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Alttoggenburg có diện tích 121 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 15836 người. Trung tâm của huyện đóng ở Kirchberg. Mã của huyện là ?.
1
null
Appenzell (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Appenzell Innerrhoden. Huyện có diện tích 880 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 229467 người. Thủ phủ của huyện ở thị trấn Appenzell. Mã bưu chính của huyện là 1600.
1
null
Huyện Arbon (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Thurgau. Huyện Arbon có diện tích 70 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 36652 người. Trung tâm của huyện đóng ở Arbon. Mã của huyện là 2001.
1
null
Huyện Arlesheim (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Basel-Landschaft. Huyện Arlesheim có diện tích 96 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 141700 người. Trung tâm của huyện đóng ở Arlesheim. Mã của huyện là 1301.
1
null
Huyện Aubonne (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Vaud. Huyện Aubonne có diện tích 153 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 11014 người. Trung tâm của huyện đóng ở Aubonne. Mã của huyện là 2202.
1
null
Huyện Avenches (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Vaud. Huyện Avenches có diện tích 60 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 6217 người. Trung tâm của huyện đóng ở Avenches. Mã của huyện là 2203.
1
null
Huyện Bellinzona (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Bellinzona có diện tích 209 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 43912 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bellinzona. Mã của huyện là 2101.
1
null
Quận Bern (; ) là một đơn vị hành chính cũ của Thụy Sĩ. Quận này thuộc bang Bern. Quận Bern có diện tích 233 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 237.436 người. Thủ phủ đóng ở Bern. Mã bưu chính là 203. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Bern-Mittelland, thuộc vùng lãnh thổ Bern-Mittelland.
1
null
Huyện Bernina (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Bernina có diện tích 237 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 4937 người. Trung tâm của huyện đóng ở Poschiavo. Mã của huyện là 1822.
1
null
Quận Biel (; ) là một đơn vị hành chính cũ thuộc bang Bang Bern. Biel có diện tích 25 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 51.201 người. Thủ phủ huyện đóng ở Biel. Mã bưu chính là 204. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Biel, thuộc vùng lãnh thổ Seeland.
1
null
Huyện Bischofszell (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Thurgau. Huyện Bischofszell có diện tích 93 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 30559 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bischofszell. Mã của huyện là 2002.
1
null
Huyện Blenio (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Blenio có diện tích 361 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 5467 người. Trung tâm của huyện đóng ở Malvaglia. Mã của huyện là 2102.
1
null
Huyện Boudry (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Neuchâtel. Huyện Boudry có diện tích 118 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 36332 người. Trung tâm của huyện đóng ở Boudry. Mã của huyện là 2401.
1
null
Huyện Bremgarten (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Aargau. Huyện Bremgarten có diện tích 117 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 60464 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bremgarten. Mã của huyện là 1903.
1
null
Huyện Brig (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Brig có diện tích 463 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 23580 người. Trung tâm của huyện đóng ở Brig-Glis. Mã của huyện là 2301.
1
null
Büren (, ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern của Thụy Sĩ. Büren có diện tích 87 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 21.729 người. Thủ phủ đóng ở Büren an der Aare. Mã bưu chính là 205. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Seeland, thuộc vùng lãnh thổ Seeland.
1
null
Quận Burgdorf (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bang Bern, Thụy Sĩ. Burgdorf có diện tích 197 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 44.385 người. Thủ phủ đóng ở Burgdorf. Mã bưu chính là 206. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Emmental, thuộc vùng lãnh thổ Emmental-Oberaargau.
1
null
Huyện Conthey (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Conthey có diện tích 234 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 20412 người. Trung tâm của huyện đóng ở Conthey. Mã của huyện là 2302.
1
null
Huyện Cossonay (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Vaud. Huyện Cossonay có diện tích 198 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 20126 người. Trung tâm của huyện đóng ở Cossonay. Mã của huyện là 2204.
1
null
Quận Courtelary (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern, Thụy Sĩ. Quận có diện tích 266 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 21977 người. Thủ phủ đóng ở Courtelary. Mã bưu chính là 207. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Berner Jura, thuộc vùng lãnh thổ Berner Jura.
1
null
Huyện Delémont (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Jura. Huyện Delémont có diện tích 303 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 34946 người. Trung tâm của huyện đóng ở Delémont. Mã của huyện là 2601.
1
null
Huyện Dielsdorf (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Zürich. Huyện Dielsdorf có diện tích 153 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 66199 người. Trung tâm của huyện đóng ở Dielsdorf. Mã của huyện là 104.
1
null
Huyện Diessenhofen (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Thurgau. Huyện Diessenhofen có diện tích 41 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 6118 người. Trung tâm của huyện đóng ở Diessenhofen. Mã của huyện là 2003.
1
null
Huyện Dietikon (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Zürich. Huyện Dietikon có diện tích 60 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 71058 người. Trung tâm của huyện đóng ở Dietikon. Mã của huyện là 111.
1
null
Huyện Einsiedeln (, ) là một huyện hành chính và thị xã của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schwyz. Huyện Einsiedeln có diện tích 110 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 12347 người. Trung tâm của huyện đóng ở Einsiedeln. Mã của huyện là 501. Einsiedeln gồm có sáu địa phương: Bennau, Egg, Willerzell, Euthal, Gross và Trachslau. Làng Biberbrugg giáp với đô thị Feusisberg. Einsiedeln có tổng diện tích 99,1 km2, trong đó gần một nửa (47,1%) là nông nghiệp và chỉ thấp hơn một chút (44,5%) là diện tích rừng bao phủ. Phần còn lại của đất hoặc có người định cư (5,5%) hoặc không sản xuất (ít hơn 2,8%).Einsiedeln nằm khoảng 7,5 km (4,7 dặm) phía nam của hồ Zurich, trên khu vực cao nguyên (độ cao khoảng 880 m trên mực nước biển) và nằm gần hồ núi nhân tạo Sihlsee. Thị xã này nằm ở độ cao 470 m cao hơn so với Zurich, mà nó có một kết nối đường sắt. Einsiedeln cũng là thị xã và khu tự quản duy nhất của huyện Einsiedeln.
1
null
Huyện Entlebuch (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Lucerne. Huyện Entlebuch có diện tích 410 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 18817 người. Trung tâm của huyện đóng ở Entlebuch. Mã của huyện là 301.
1
null
Huyện Entremont (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Entremont có diện tích 633 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 12016 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bagnes. Mã của huyện là 2303.
1
null
Erlach (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern của Thụy Sĩ. Erlach có diện tích 85 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 10.030 người. Thủ phủ đóng ở Erlach. Mã bưu chính là 208. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Seeland, thuộc vùng lãnh thổ Seeland.
1
null
Frutigen (; ) là một quận hành chính thuộc bang Bern, Thụy Sĩ. Frutigen có diện tích 489 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 18.258 người. Thủ phủ đóng ở Frutigen. Mã bưu chính là 210. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Frutigen-Niedersimmental, thuộc vùng lãnh thổ Oberland.
1
null
Huyện Gaster (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Gaster có diện tích 135 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 12880 người. Trung tâm của huyện đóng ở Kaltbrunn. Mã của huyện là ?.
1
null
Huyện Gäu (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Solothurn. Huyện Gäu có diện tích 62 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 16340 người. Trung tâm của huyện đóng ở Oensingen. Mã của huyện là 1101.
1
null
Huyện Gersau (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schwyz. Huyện Gersau có diện tích 24 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 1962 người. Trung tâm của huyện đóng ở Gersau. Mã của huyện là 502.
1
null
Glarus (; ; ; ; ) là thủ phủ của bang Glarus ở Thụy Sĩ. Kể từ 1 tháng 1 năm 2011, xã Glarus hợp nhất với các thị trấn Ennenda, Netstal và Riedern. Glarus nằm bên sông Linth, nằm phía tây của núi Glärnisch (thuộc Schwyzer Alpen) và phía đông của Schilt (Anpơ Glarus). Các công trình được xây dựng trước vụ hỏa hoạn năm 1861 không còn sót lại. Gỗ, dệt may, chất dẻo và in ấn là các ngành nghề chính. Biểu tượng của thành phố là nhà thờ theo kiến trúc Tân La Mã. Ngôn ngữ chính thức của Glarus là tiếng Đức, nhưng ngôn ngữ được người dân địa phương sử dụng là phương ngữ Đức khu vực Thụy Sĩ của tiếng Alemanni. Sự Kiện và Lễ Hội. Glarus tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội truyền thống, nhất là trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Lễ hội Glarner Fäscht, tổ chức mỗi năm, là một sự kiện vui nhộn và quan trọng. Bảo tàng Glarner là một trong những điểm tham quan văn hóa quan trọng, hiển thị lịch sử và văn hóa của bang Glarus.
1
null
Huyện Goms (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Goms có diện tích 588 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 5111 người. Trung tâm của huyện đóng ở Fiesch. Mã của huyện là 2304.
1
null
Huyện Gossau (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Gossau có diện tích 78 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 28736 người. Trung tâm của huyện đóng ở Gossau. Mã của huyện là ?.
1
null
Huyện Hérens (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Hérens có diện tích 471 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 9358 người. Trung tâm của huyện đóng ở Hérémence. Mã của huyện là 2305.
1
null
Hinterland (, ) là một huyện hành chính cũ của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Appenzell Ausserrhoden, tồn tại từ năm 1858 đến năm 1995. Huyện có diện tích 136 kilômét vuông, với thủ phủ ở Herisau. Mã bưu chính của huyện là 1501. Mặc dù không còn tồn tại với tư cách đơn vị hành chính, nhưng phương diện văn hóa và địa bàn thống kê vẫn được sử dụng. Dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 24.289 người. Các đô thị trước đây gồm Herisau (thủ phủ), Hundwil, Schönengrund, Schwellbrunn, Stein, Urnäsch, Waldstatt.
1
null
Huyện Hinterrhein (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Hinterrhein có diện tích 730 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 12700 người. Trung tâm của huyện đóng ở Thusis. Mã của huyện là 1823.
1
null
Huyện Hinwil (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Zürich. Huyện Hinwil có diện tích 180 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 75791 người. Trung tâm của huyện đóng ở Hinwil. Mã của huyện là 105.
1
null
Huyện Hochdorf (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Lucerne. Huyện Hochdorf có diện tích 177 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 59970 người. Trung tâm của huyện đóng ở Hochdorf. Mã của huyện là 302.
1
null
Huyện Höfe (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schwyz. Huyện Höfe có diện tích 44 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 22747 người. Trung tâm của huyện đóng ở Freienbach. Mã của huyện là 503.
1
null
Huyện Horgen (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Zürich. Huyện Horgen có diện tích 104 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 104813 người. Trung tâm của huyện đóng ở Horgen. Mã của huyện là 106.
1
null
Huyện Imboden (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Imboden có diện tích 204 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 16931 người. Trung tâm của huyện đóng ở Domat/Ems. Mã của huyện là 1824.
1
null
Huyện Kulm (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Aargau. Huyện Kulm có diện tích 101 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 36002 người. Trung tâm của huyện đóng ở Reinach. Mã của huyện là 1905.
1
null
Huyện Küssnacht (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schwyz. Huyện Küssnacht có diện tích 36 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 10834 người. Trung tâm của huyện đóng ở Küssnacht am Rigi. Mã của huyện là 504.
1
null
Huyện La Gruyère (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Fribourg (bang). Huyện La Gruyère có diện tích 489 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 37483 người. Trung tâm của huyện đóng ở Bulle. Mã của huyện là 1003.
1
null
Quận Laupen (; ) là một đơn vị hành chính cũ của Thụy Sĩ. Quận này thuộc bang Bern. Quận có diện tích 88 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 14189 người. Thủ phủ đóng ở Laupen. Mã bưu chính là 213. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Bern-Mittelland, thuộc vùng lãnh thổ Bern-Mittelland.
1
null
Huyện La Veveyse (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Fribourg (bang). Huyện La Veveyse có diện tích 134 km², Trung tâm của huyện đóng ở Châtel-Saint-Denis. Mã của huyện là 1007. Veveyse có dân số (tính đến tháng 12 năm 2020 ) là 19.572 người. Hầu hết dân số (tính đến năm 2000 ) nói tiếng Pháp (11.566 hoặc 91,7%) là ngôn ngữ đầu tiên của họ, tiếng Đức là ngôn ngữ phổ biến thứ hai (345 hoặc 2,7%) và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ thứ ba (306 hoặc 2,4%).
1
null
Huyện Leuk (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Leuk có diện tích 336 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 12162 người. Trung tâm của huyện đóng ở Leuk. Mã của huyện là 2306.
1
null
Huyện Leventina (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Leventina có diện tích 480 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 10097 người. Trung tâm của huyện đóng ở Airolo. Mã của huyện là 2103.
1
null
Huyện Liestal (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Basel-Landschaft. Huyện Liestal có diện tích 86 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 53891 người. Trung tâm của huyện đóng ở Liestal. Mã của huyện là 1303.
1
null
Huyện Locarno (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Locarno có diện tích 551 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 57488 người. Trung tâm của huyện đóng ở Locarno. Mã của huyện là 2104.
1
null
Huyện Lugano (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Lugano có diện tích 301 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 128030 người. Trung tâm của huyện đóng ở Lugano. Mã của huyện là 2105.
1
null
Thị xã Luzern () là một thị xã cũ của Thụy Sĩ. Thị xã thuộc bang Luzern, với có diện tích 217 km², thủ phủ đóng ở Luzern. Mã bưu chính là 303. Dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 157.592 người. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, thị xã được phân chia mặt hành chính thành 2 tiểu khu ("wahlkreis") là Luzern-Land và Luzern-Stadt. Tuy nhiên, về mặt thống kê thị xã vẫn được xem như một đơn vị thống kê chung.
1
null
Huyện Maloja (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Maloja có diện tích 974 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 17585 người. Trung tâm của huyện đóng ở Sankt Moritz. Mã của huyện là 1827.
1
null
Huyện March (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schwyz. Huyện March có diện tích 187 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 32942 người. Trung tâm của huyện đóng ở Schübelbach. Mã của huyện là 505.
1
null
Huyện Martigny (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Martigny có diện tích 263 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 33341 người. Trung tâm của huyện đóng ở Martigny. Mã của huyện là 2307.
1
null
Huyện Meilen (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Zürich. Huyện Meilen có diện tích 85 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 84476 người. Trung tâm của huyện đóng ở Meilen. Mã của huyện là 107.
1
null
Huyện Mendrisio (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Ticino. Huyện Mendrisio có diện tích 101 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 46284 người. Trung tâm của huyện đóng ở Mendrisio. Mã của huyện là 2106.
1
null
Mittelland (, ) là một huyện hành chính cũ của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Appenzell Ausserrhoden, tồn tại từ năm 1858 đến năm 1995. Huyện có diện tích 60 km², với thủ phủ đóng ở Teufen. Mã bưu chính của huyện là 1502.. Mặc dù không còn tồn tại với tư cách đơn vị hành chính, nhưng phương diện văn hóa và địa bàn thống kê vẫn được sử dụng. Dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 15.921 người. Các đô thị trước đây gồm Teufen (thủ phủ), Bühler, Gais, Speicher, Trogen.
1
null
Huyện Moësa (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Moësa có diện tích 496 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 7572 người. Trung tâm của huyện đóng ở Roveredo. Mã của huyện là 1828.
1
null
Huyện Neutoggenburg (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Neutoggenburg có diện tích 103 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 15047 người. Trung tâm của huyện đóng ở Wattwil. Mã của huyện là ?.
1
null
Oberhasli (; ) là một quận hành chính cũ thuộc bang Bern, Thụy Sĩ. Oberhasli có diện tích 550 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 8189 người. Thủ phủ đóng ở Meiringen. Mã bưu chính là 218. Sau ngày 1 tháng 1 năm 2010, quận này sáp nhập vào hạt Interlaken-Oberhasli, thuộc vùng lãnh thổ Oberland.
1
null
Huyện Oberklettgau (, ) nằm ở phía đông bắc của Thụy Sĩ, là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schaffhausen. Huyện Oberklettgau có diện tích 42 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 4372 người. Trung tâm của huyện đóng ở Neunkirch. Mã của huyện là 1401. Lịch Sử. Neunkirch có lịch sử lâu dài và được biết đến với di tích lịch sử và văn hóa. Có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, trong đó có nhà thờ Neunkirch:Nhà thờ Neunkirch là một trong những điểm lịch sử nổi bật nhất ở thị trấn. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách gothic và được bảo tồn rất tốt. Điểm đặc biệt của nhà thờ là chuông lớn nhất ở Thụy Sĩ, được đặt trong tháp nhà thờ.Và nhà thờ gothic xây dựng vào thế kỷ 13. Nền kinh tế. Nền kinh tế của Neunkirch có thể được ảnh hưởng bởi nhiều ngành, bao gồm nông nghiệp và công nghiệp. Khu vực này cũng có thể có các doanh nghiệp và công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
1
null
Huyện Oberrheintal (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Oberrheintal có diện tích 97 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 26712 người. Trung tâm của huyện đóng ở Altstätten. Mã của huyện là ?.
1
null
Huyện Obertoggenburg (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Obertoggenburg có diện tích 224 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 11779 người. Trung tâm của huyện đóng ở Ebnat-Kappel. Mã của huyện là ?.
1
null
Huyện Olten (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Solothurn. Huyện Olten có diện tích 81 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 48935 người. Trung tâm của huyện đóng ở Olten. Mã của huyện là 1108.
1
null
Huyện Pays-d'Enhaut (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Vaud. Huyện Pays-d'Enhaut có diện tích 186 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 4465 người. Trung tâm của huyện đóng ở Château-d'Oex. Mã của huyện là 2215.
1
null
Huyện Plessur (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Graubünden. Huyện Plessur có diện tích 267 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 37771 người. Trung tâm của huyện đóng ở Chur. Mã của huyện là 1829.
1
null
Huyện Porrentruy (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Jura. Huyện Porrentruy có diện tích 317 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 24163 người. Trung tâm của huyện đóng ở Porrentruy. Mã của huyện là 2603.
1
null
Huyện Raron (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Valais. Huyện Raron có diện tích 398 km², dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 10859 người. Trung tâm của huyện đóng ở Raron. Mã của huyện là 2309.
1
null
Huyện Reiat (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Schaffhausen. Huyện Reiat có diện tích 39 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 7431 người. Trung tâm của huyện đóng ở Thayngen. Mã của huyện là 1402.
1
null
Huyện Rolle (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Vaud. Huyện Rolle có diện tích 44 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 10964 người. Trung tâm của huyện đóng ở Rolle. Mã của huyện là 2216.
1
null
Huyện Rorschach (, ) là một huyện hành chính của Thụy Sĩ. Huyện này thuộc bang Bang Sankt Gallen. Huyện Rorschach có diện tích 50 kilômét vuông, dân số theo thống kê của cục thống kê Thụy Sĩ năm 1999 là 34557 người. Trung tâm của huyện đóng ở Rorschach. Mã của huyện là.
1
null