text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Vịnh Shark hay Vịnh Cá Mập là khu vực vịnh nằm ở vùng Gascoyne, Tây Úc. Nó có diện tích , nằm cách thành phố Perth về phía bắc, trên điểm cực tây của lục địa Úc. Vùng biển, đảo và bán đảo của Vịnh Shark được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1991 như là khu vực có một số đặc điểm tự nhiên đặc biệt, bao gồm một trong những thảm cỏ biển lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nó lại nổi tiếng nhất với những cấu trúc đá bồi tụ hóa sinh phân tầng Stromatolit, được cho là hóa thạch cung cấp lưu trữ cổ về sự sống trên Trái Đất lâu đời nhất, có thể có niên đại từ 3,7 tỷ năm trước. Ngoài ra, khu vực vịnh biển này còn được biết đến với sinh vật biển phong phú bao gồm một số lượng lớn Cá cúi và là nơi ẩn náu quan trọng cho một số loài bị đe dọa trên toàn cầu khác.
Lịch sử.
Khu vực được cho là đã được chiếm đóng bởi những người Thổ dân châu Úc kéo dài tới 22.000 năm trước. Vào thời điểm đó, phần lớn diện tích khu vực này là đất khô, mực nước biển dâng cao làm ngập vịnh Shark trong khoảng từ 8000-6000 năm trước. Một số lượng đáng kể các địa điểm cư trú của thổ dân đã được tìm thấy, đặc biệt là trên Bán đảo Peron và đảo Dirk Hartog, nơi cung cấp bằng chứng về một số thực phẩm được thu thập từ vùng biển và vùng đất gần đó.
Một đoàn thám hiểm do Dirk Hartog dẫn đầu đã đến khu vực vào năm 1616, trở thành nhóm người châu Âu thứ hai được biết đã đến thăm Úc. Người trước đó là Willem Janszoon cùng phi hành đoàn trên tàu "Duyfken" đến Bán đảo Cape York vào năm 1606. Cái tên của nó được đặt bởi nhà thám hiểm người Anh William Dampier vào ngày 7 tháng 8 năm 1699.
Mô tả.
Được tuyên bố là Di sản thế giới vào năm 1991, khu vực này có diện tích , trong đó 70% diện tích là biển. Nó bao gồm nhiều khu vực được bảo vệ và khu bảo tồn là Công viên biển Vịnh Shark, Vườn quốc gia Francois Peron, Khu bảo tồn thiên nhiên biển Hamelin Pool, Khu bảo tồn thiên nhiên Zuytdorp và nhiều hòn đảo được bảo vệ. Hai thị trấn nằm trong khu vực này là Denham và Useless Loop nhưng không nằm trong danh sách Di sản thế giới. Vịnh Shark cũng chính là địa điểm đầu tiên của Úc được công nhận là Di sản thế giới.
Địa hình.
Khu vực vịnh có diện tích với độ sâu trung bình là . Nó bị chia cắt bởi nhiều bờ đất nông và bên trong cũng có nhiều đảo và bán đảo. Đường bờ vịnh dài , trong đó có khoảng của vách đá vôi nằm bên bờ vịnh. Một đoạn ngoạn mục nhất được gọi là Vách đá Zuytdorp. Vịnh Shark nằm trong vùng chuyển tiếp giữa ba vùng khí hậu chính và giữa hai phạm vi thực vật chính.
Đảo Dirk Hartog có ý nghĩa lịch sử khi là nơi các nhà thám hiểm đầu tiên đặt chân lên khi đến đây. Vào năm 1616, Dirk Hartog đã đặt chân lên phía bắc của hòn đảo và đánh dấu khám phá của mình bằng một tấm thiếc có ghi ngày tháng và đóng đinh vào một cột. Tấm này sau đó được thay thế bởi Willem de Vlamingh và trở về Hà Lan, và bây giờ nó được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Hà Lan. Một bản sao của nó được trưng bày tại Denham.
Góc tây bắc của khu vực là hai hòn đảo Bernier và Dorre là một trong những môi trường sống cuối cùng còn lại của động vật có vú Úc bị đe dọa tuyệt chủng. Những hòn đảo này không có động vật hoang dã sinh sống nên là nơi trú ẩn an toàn trong môi trường nguyên sơ để khôi phục các loài đang bị đe dọa trên đất liền. Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã Úc là đơn vị quản lý Đảo Faure, ngoài khơi Monkey Mia. Theo mùa, những con Rùa biển đến đây làm tổ và là đối tượng nghiên cứu, bảo tồn của Sở Môi trường và Bảo tồn Tây Úc
Động thực vật.
Vịnh Shark là nơi có tầm quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật biển lớn. Đây là nơi sinh sống của Cá heo mũi chai Ấn Độ Dương và khoảng 10.000 con cá cúi, chiếm 12,5% số lượng loài trên toàn thế giới. Nó cũng là nơi hỗ trợ môi trường sống cho 26 loài động vật có vú bị đe dọa ở Úc, hơn 230 loài chim, 323 loài cá và 150 loài bò sát. Một số loài đáng chú ý nhất tại đây gồm Cá voi lưng gù, Cá voi trơn phương nam, Cá voi Bryde, Rùa Quản Đồng, Đồi mồi dứa và Cá mập voi.
Vịnh Shark được biết đến là nơi có diện tích cỏ biển lớn, với hơn . Nó bao gồm thảm cỏ biển Wooramel rộng là thảm cỏ biển lớn nhất giới. Nó cũng là nơi có số lượng loài cỏ biển lớn nhất từng được ghi nhận tại một nơi với 12 loài, trong đó có 9 loài trong một khu vực. Cỏ biển là một phần quan trọng của môi trường vịnh khi nó nâng đáy biển làm cho vịnh nông hơn, cùng với đó là nguồn thức ăn quan trọng của Cá cúi và môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển khác. Do khí hậu tại vịnh Shark khô nóng nên lượng bốc hơi hàng năm vượt quá lượng mưa. Do đó, nước biển tại các bãi cạn trở lên cô đặc muối. Cỏ biển hạn chế dòng thủy triều chảy qua khu vực vịnh, ngăn thủy triều làm loãng nước biển, chính vì thế mà nước trong vịnh mặn gấp 1,5-2 lần so với bên ngoài.
Stromatolit.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng, người ta tin rằng khoảng 1.000 năm trước vi khuẩn lam đã bắt đầu hình thành những Stromatolit ở Hamelin Pool và Hamelin nằm ở phía nam vịnh. Nó được cho là những dấu hiệu sự sống sớm nhất trên Trái Đất với các Stromatolit hóa thạch có niên đại 3,5 tỷ năm trước tại Marble Bar, Tây Úc. Chúng lần đầu tiên được xác định vào năm 1956 tại Hamelin Pool là một loài sống, trước đó chỉ được biết đến trong hồ sơ hóa thạch. Hamelin Pool chứa các ví dụ phong phú nhất về các dạng stromatolit sống trên thế giới. Các địa điểm mới gần đây tại Hồ Clifton và Thetis đã giúp đưa ra giả thuyết về việc stromatolit có chứa dạng diệp lục mới được gọi là Diệp lục f.
Khu vực.
Khu vực được công nhận Di sản thế giới bao gồm các công viên, khu bảo tồn quốc gia, bán đảo, vịnh và đảo. | 1 | null |
Đảo K'gari trước đây là đảo Fraser và thời gian ngắn là Great Sandy và Thoorgine là một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía đông, dọc theo bờ biển vùng Wide Bay–Burnett thuộc tiểu bang Queenland, Úc. Nằm cách về phía bắc thành phố thủ phủ bang Brisbane, hòn đảo nằm trong các vùng đất truyền thống của người Butchulla và là một địa phương của khu vực chính quyền Vùng Bờ biển Fraser. Tên K'gari bao gồm các vùng nước xung quanh và các phần của đất liền gần đó.
Cùng với một số đảo vệ tinh ngoài khơi bờ biển phía tây nam eo biển Great Sandy, K'gari tạo thành Fraser, được chia thành sáu giáo xứ. Trong số các đảo có Slain, Tooth, Roundbush, Moonboom, Gardner, Dream, Stewart và quần đảo Reef đều thuộc giáo xứ Talboor ở cực nam.
Hòn đảo có chiều dài khoảng 123 km, rộng 24 km khiến nó là đảo cát lớn nhất thế giới với diện tích 1840 km ². Nó cũng là hòn đảo lớn nhất của tiểu bang Queensland, hòn đảo lớn thứ sáu của Úc và là đảo lớn nhất trên bờ biển phía Đông Úc. Năm 1992, hòn đảo đã trở thành một di sản thế giới của UNESCO.
Hòn đảo này có những cánh rừng nhiệt đới, rừng bạch đàn, rừng ngập mặn, đầm lầy than bùn, cồn cát và đất ven biển. Hòn đảo được tạo thành từ cát đã được tích lũy trong khoảng 750.000 năm trên nền một núi lửa, cung cấp một lưu vực tự nhiên cho các trầm tích tích tụ tại một khu vực xa bờ, và hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ dọc theo bờ biển phía bắc hòn đảo. Không giống như nhiều cồn cát, thực vật tại đảo cát này rất phong phú do có sự hiện diện của rễ nấm trong cát, nó tạo ra các chất dinh dưỡng và được nhiều loại thực vật tại đây sử dụng. Đảo Fraser là nhà của một số lượng nhỏ các loài động vật có vú, đa dạng các loài chim, bò sát và lưỡng cư, bao gồm cả cá sấu nước mặn. Hòn đảo này là một phần của Vùng Bờ biển Fraser và được bảo vệ trong Vườn quốc gia Great Sandy.
Đảo K'gari đã từng là nơi sinh sống của con người cách đây 5.000 năm. Thuyền trưởng James Cook đã phát hiện ra hòn đảo vào tháng 5 năm 1770. Tiếp sau đó, Matthew Flinders đã hạ cánh xuống gần điểm phía bắc của hòn đảo vào năm 1802. Trong khoảng thời gian ngắn, hòn đảo được biết đến như là đảo Great Sandy. Hòn đảo này được gọi là Fraser do những câu chuyện về một người sống sót trong vụ đắm tàu tên là Eliza Fraser. Ngày nay, nó là một điểm du lịch phổ biến được nhiều người ghé thăm. Theo điều tra dân số, dân cư trên đảo là 182 người vào năm 2016.
Vào năm 2009 như một phần của lễ kỷ niệm Q150, đảo K'Gari đã được công bố là một trong những Biểu tượng Q150 của Queensland với vai trò là "Điểm thu hút tự nhiên". Năm 2020, các đám cháy rừng đã thiêu rụi hơn một nửa diện tích đất rừng trên đảo. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2021, tên của hòn đảo chính thức được đổi từ Fraser thành tên truyền thống của thổ dân là K'gari.
Lịch sử.
Hòn đảo là một phần của vùng đất truyền thống của người Butchulla (Badjala) trước khi người châu Âu đến định cư.
Thuyền trưởng James Fraser và vợ Eliza Fraser bị đắm tàu trên đảo vào năm 1836. Con tàu "Stirling Castle 1829" của họ khởi hành từ Sydney đến Singapore với 18 thủy thủ đoàn và hành khách. Nó đã bị mắc cạn khi đi qua Rạn san hô Great Barrier ở phía bắc hòn đảo. Chuyển sang hai thuyền cứu hộ, thủy thủ đoàn bắt đầu di chuyển hướng về phía nam, cố gắng đến khu định cư tại Moreton, ngày nay là Brisbane. Trong chuyến đi này, người vợ đang mang thai của thuyền trưởng Fraser đã sinh con trong chiếc thuyền cứu sinh bị rò rỉ. Đứa trẻ chết ngay sau khi sinh ra. Chiếc thuyền cứu sinh của thuyền trưởng ngày càng không thể chống chịu được trước những cơn sóng gió và nhanh chóng bị chiếc thuyền cứu sinh còn lại vẫn đang tiếp tục di chuyển bỏ lại phía sau. Con thuyền cứu sinh sau đó chìm và những người trên đó trôi dạt vào nơi mà sau đó được gọi là Great Sandy (Đảo cát Lớn). Liệu những người sống sót đã chết vì bệnh tật, đói khát, kiệt sức hay trong những trận chiến với dân bản địa thì không được biết chắc chắn; rất có thể là bao gồm từ tất cả những điều trên. Thuyền trưởng Fraser qua đời trên đảo, bỏ lại Eliza sống giữa những người dân địa phương. Cô được giải cứu 6 tuần sau đó bởi một tù nhân bị kết án tên là John Graham, người đã sống trong bụi rậm như một kẻ trốn chạy và nói tiếng thổ dân. Anh ta được đưa đến từ khu định cư ở Moreton bởi các nhà chức trách, những người đã nghe về hoàn cảnh của Eliza, và thương lượng để đưa cô trở về. Trong vòng 6 tháng, Eliza đã kết hôn với một thuyền trưởng khác. Cô chuyển đến Anh và trở thành tâm điểm thu hút trong buổi thuyết trình ở Hyde Park khi kể những câu chuyện về những trải nghiệm của cô với sự nô dịch của thủy thủ đoàn, ăn thịt đồng loại, tra tấn và giết người. Vì cô ấy được biết là đã kể nhiều phiên bản của câu chuyện, nên không biết phiên bản nào (nếu có) là chính xác nhất. Cô ấy đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe ngựa ở Melbourne năm 1858 trong một chuyến thăm. Những câu chuyện của Fraser sau đó dần mất tin cậy và những lời kể đầu tiên về những người sống sót khác trên con tàu có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, do tính chất giật gân của những câu chuyện của Fraser, hòn đảo được gọi và biết đến nhiều là "Fraser" cho đến khi có tên chính thức là K'gari vào năm 2021.
Địa lý và sinh thái.
Đảo K'gari được chia tách với đất bởi eo biển Great Sandy. Mũi phía nam, gần vịnh Tin Can, nằm về phía bắc của bán đảo Inskip. Điểm cực bắc của hòn đảo là Mũi Sandy, nơi có ngọn hải đăng Sandy Cape hoạt động từ năm 1870-1994. Việc xây dựng ngọn hải đăng trở thành khu định cư châu Âu thường xuyên đầu tiên trên đảo. Các thị trấn lớn gần hòn đảo nhất là Hervey Bay, Maryborough và Bundaberg. Vịnh Marloo và Platypus lần lượt nằm tại bờ biển phía đông bắc và tây bắc của đảo. Moon Point là điểm xa nhất về phía tây của K'gari.
Eli Creek là một con lạch trên bờ biển phía đông của hòn đảo, và cũng là con lạch lớn nhất tại đây với lưu lượng 80 triệu lít nước đổ ra biển mỗi ngày. Eli Creek tạo ra khu vực tự nhiên độc đáo và đa dạng. Ngoài ra, bờ biển phía tây cũng có Coongul Creek. Một số đầm lầy trên đảo là bãi lầy, gần Moon Point. Nó chỉ được phát hiện vào năm 1996 khi một nhóm các chuyên gia đã tham dự một hội nghị Ramsar ở Brisbane và gọ đã tiến hành một cuộc khảo sát hòn đảo trên không. Đây là lần đầu đầu tiên một bãi lầy được tìm thấy ở Úc và trong một khu vực cận nhiệt đới, mặc dù sau đó đã được tìm thấy nhiều hơn trên bờ biển Cooloola lân cận.
Các bãi cát và đỉnh núi.
Tổng khối lượng cát trên mực nước biển trên đảo K'gari trực tiếp cân bằng với . Tất cả cát bắt nguồn từ các lưu vực sông Hawkesbury, Hunter và Clarence ở New South Wales đã được "vận chuyển" về phía bắc bằng các dòng chảy dọc bờ biển. Dọc theo bờ biển phía đông của hòn đảo, quá trình này đang khiến lượng cát mất đi nhiều hơn so với bồi đắp dẫn đến sự xói mòn chậm của các bãi biển, có thể tăng tốc độ khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Cát trên đảo có 98% là thạch anh.
Tất cả các ngọn đồi trên đảo đã được hình thành bằng sự thổi hơi cát. Nói cách khác, đó là quá trình mà các đụn cát khắp đảo có thể di chuyển bởi những cơn gió và không có thực vật. Năm 2004, ước tính có tổng cộng 36 đụn cát trên đảo. Các cơn gió đông nam quanh năm khiến các cồn cát trên đảo di chuyển với tốc độ 1-2 mét một năm và phát triển lên đến độ cao 244 mét. Điều này đôi khi tạo ra các cồn cát chồng chéo hay ngăn cách các con nước hoặc trong một khu rừng. Hệ thống cồn cát lâu đời nhất trên đảo đã có niên đại 700.000 năm, và đây là chuỗi được ghi lại lâu đời nhất trên thế giới.
Các đụn cát màu sắc được tìm thấy tại "Rainbow Gorge" (Hẻm núi Cầu vòng), "Cathedrals", "The Pinnacles" và "Red Canyon" là những ví dụ về nơi mà cát đã bị nhuộm màu trong hàng ngàn năm do kết hợp với đất sét. Hematit là sắc tố khoáng giúp tạo màu màu như xi măng. Điều này cho phép các vách đá dốc hơn hình thành. Đá Cà phê được gọi như vậy là vì khi hòa tan trong nước nó biến thành màu của cà phê, được tìm thấy trong các thác nước dọc theo các bãi biển ở hai bên đảo.
Bãi biển dài dọc theo hầu hết bờ biển phía đông của đảo K'gari. Nó được sử dụng làm dải hạ cánh cho máy bay và được chỉ định là con đường chính của đảo (các phương tiện phải nhường đường cất hạ cánh cho máy bay trước). Dọc theo bãi biển là hồ bơi Champagne, Indian Head, xác tàu đắm "Maheno" và dòng chảy của con lạch Eli. Đá núi lửa được tìm thấy tại Indian Head, Waddy Point và Bãi đá Trung cũng như gần lạch Boon Boon.
Hồ.
Đảo K'gari có hơn 100 hồ nước ngọt, là nơi tập trung nhiều hồ thứ hai ở Úc sau Tasmania. Các hồ nước ngọt trên đảo Fraser là một trong những hồ sạch nhất trên thế giới. Một khu du lịch nổi tiếng là hồ McKenzie nằm trong thị trấn nhỏ của Eurong. Đó là một hồ nước nằm trên đỉnh cát chắc nịch và có ý nghĩa với các loại rau ở độ cao so với mực nước biển. Hồ McKenzie có diện tích 100 hecta và chỉ sâu hơn . Cát bờ hồ McKenzie gần như là silic dioxide tinh khiết. Các hồ trên đảo Fraser có rất ít chất dinh dưỡng và độ pH khác nhau mặc dù kem chống nắng và xà phòng là một vấn đề dạng ô nhiễm. Nước ngọt trên đảo có thể có màu bởi các axit hữu cơ có trong thảm thực vật mục nát. Do các axit hữu cơ, độ pH thấp tới 3,7 đã được đo ở một số hồ nằm trên đảo. Tính axit ngăn cản nhiều loài động vật tìm môi trường sống trong hồ.
Một hồ nước khác trên đảo là Boomanjin có kích thước 200 ha, là hồ nước lớn nhất trên các đảo đại dương trên thế giới. Tổng cộng có 40 hồ nước trên đảo, chiếm một nửa số hồ trên đảo đại dương được biết đến của Trái đất. Hồ Boomanjin được nuôi dưỡng nguồn nước bởi hai con lạch chảy qua đầm lầy, nơi nó hấp thụ tannin làm nước nhuốm màu đỏ. Hồ Wabby là hồ sâu nhất trên đảo với và cũng ít có tính axit nhất, có nghĩa là nó là nơi có đời sống thủy sinh mạnh mẽ nhất trong tất cả các hồ.
Một số hồ trên đảo K'gari là hồ nông cạn. Những hồ này xuất hiện khi mực nước tăng lên một điểm cao hơn so với vùng đất xung quanh. Hầu hết các thung lũng trên đảo đều có những con lạch được nuôi dưỡng bởi các dòng suối. Thuyền máy và ván trượt phản lực bị cấm sử dụng trong các hồ trên đảo.
Khí hậu.
Hòn đảo có khí hậu ôn hòa và không chịu sự chi phối của nhiệt độ khắc nghiệt do ảnh hưởng vừa phải của đại dương. Nhiệt độ hiếm khi tăng trên hoặc giảm xuống dưới và độ ẩm vẫn luôn cao. Lượng mưa lớn nhất trong suốt mùa hè và đầu thu, trung bình hàng năm là . Lốc xoáy có thể là một mối đe dọa. Xoáy thuận Hamish đạt cấp 5 đã càn quét qua đảo vào tháng 3 năm 2009, trong khi bão Oswald đổ bộ vào tháng 1 năm 2013 ở cấp 1. Tuy nhiên, cả hai cơn bão đều gây ra xói mòn nghiêm trọng trên bãi biển, đặc biệt là ở phía bắc đảo. Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động từ từ tháng 7 cho đến tháng 9 và từ tháng 1 đến tháng 3.
Động vật.
Động vật có vú.
Ước tính số lượng các loài động vật có vú có mặt trong phạm vi đảo từ 25 đến 50 loài. Các loài đáng chú ý gồm Chuột túi Wallaby đầm lầy, Thú lông nhím, chuột gộc nâu phương Bắc, dơi quạ, Potoroo, sóc bay. Những con chuột túi Wallaby trú ẩn trong các đầm lầy rậm rạp giúp bảo vệ chúng trước những con chó Dingo. Có 19 loài dơi sống hoặc từng ghé qua đảo K'gari.
Có một số ít những con ngựa hoang Brumby trên đảo. Trước đây những con ngựa trốn thoát hoặc bị thất lạc trong giai đoạn những người định cư châu Âu đầu tiên, đó là những con ngựa lùn Timor, ngựa kéo xe và số lượng đáng kể ngựa Ả rập. Những con có mặt tại K'gari là hậu duệ của chúng và sự có mặt của chúng trong những năm 1879 mang lại lợi ích lớn cho ngành công nghiệp khai thác gỗ.
Chó Dingo đã từng phổ biến trên đảo, nhưng hiện đang giảm dần. Chó Dingo đảo K'gari được cho là một số trong những cá thể chó Dingo thuần chủng cuối cùng còn sót lại ở Đông Úc, và để ngăn chặn sự lai tạo, những con chó khác không được phép có mặt trên đảo. Theo các cuộc kiểm tra DNA từ năm 2004, những con chó Dingo ở đây là thuần chủng. Tuy nhiên, các phép đo hộp sọ từ những năm 1990 đã phát hiện ra sự lai tạo giữa chó dingo và chó nhà được người dân nuôi. Cho đến năm 1995, không có hồ sơ chính thức nào về việc chó Dingo tấn công con người trên đảo K'gari. Vào tháng 4 năm 2001, một cậu bé tên là Clinton Gage đã đi lang thang ra ngoài, đã bị tấn công và giết bởi một vài con chó Dingo. Bởi sự cố này mà có hơn 120 cá thể chó Dingo đã bị kiểm lâm giết hại, mặc dù người dân địa phương tin rằng con số này lớn hơn nhiều. Sau sự cố này, bốn kiểm lâm đã được phân bổ chuyên trách tuần tra, kiểm soát và quản lý những con chó Dingo. Kể từ tháng 1 năm 2008, số lượng chó Dingo trên đảo được ước tính là từ 120 đến 150 cá thể, và vì vậy việc nhìn thấy chúng đã trở lên ít hơn.
Bò sát và lưỡng cư.
Đã có tổng cộng 74 loài bò sát khác nhau được ghi nhận trên đảo K'gari, trong đó có 18 loài rắn với một phần ba số loài được xác định là các loài nguy hiểm, bao gồm cả loài rắn nâu phương Đông cực độc. Ếch, nhông, tắc kè, thằn lằn bóng đều là những loài có mặt trên đảo. Một số loài ếch đã tiến hóa để thích nghi với nước có tính axit trong các hồ và đầm lầy trên đảo, và được gọi một cách tương ứng là "ếch axit". Loài thằn lằn bóng cát Satinay được phát hiện gần đây. Rùa cổ ngắn Úc được tìm thấy trong các hồ và lạch của đảo.
Loài cá sấu nước mặn thường được tìm thấy ở Viễn Bắc Queensland, cách đảo Fraser vài trăm kilômét về phía đông bắc nhưng đôi khi trong khoảng thời gian ấm hơn từ tháng 12 đến 3, khi nhiệt độ nước đạt đến nhiệt độ ổn định thì chúng có thể xuất hiện ở các khu vực trong và xung quanh đảo K'gari. Người ta cho rằng, loài bò sát này là khách du lịch theo mùa, vì chúng luôn biến mất trong những tháng lạnh, có lẽ là quay trở lại vùng nhiệt đới phía bắc Queensland.
Các loài chim.
Đảo K'gari là một phần của vùng chim quan trọng Bờ biển Cooloola và Fraser. Có hơn 350 loài chim khác nhau trên đảo. Các loài chim săn mồi gồm đại bàng biển, ó cá, cắt lớn và diều. Một số loài phổ biến và đáng chú ý khác như bồ nông, nhàn biển, chim ăn mật, mòng biển, bồng chanh, bói cá Kookaburra, cú, bồ câu, chim Acanthiza, vịt, sếu brolga, vẹt mào. Hòn đảo cũng là nơi dừng chân của 20 loài sếu di cư từ xa tới Siberia. Hòn đảo cung cấp môi trường sống và sinh sản cho 22 loài hải âu và nhạn biển, bốn loài ưng và sáu loài bói cá. Fraser là nơi có loài vẹt đất phương Đông được cho là đã tuyệt chủng ở một số khu vực khác ở Úc.
Khác.
Động vật có vú biển là sự đa dạng của các loài cá voi chẳng hạn như cá voi lưng gù, cá heo, bò biển và một số loài rùa biển. Cá mập báo, cá mập bò mắt trắng có thể được tìm thấy. Cua bùn được tìm thấy ở phía tây của hòn đảo gần cửa sông ngập mặn. Trong các hồ nước là nơi sinh sản của 24 loài cá nước ngọt. Ngoài ra là 300 loài kiến, cùng sự có mặt của cá chình vây dài và giun đất khổng lồ Gippsland.
Thực vật.
Đảo K'gari đa dạng với hệ thực vật gồm 865 loài. Đây là nơi duy nhất trên trái đất có rừng nhiệt đới cao mọc trên cát và là nơi có mật độ lớn nhất những cây thạch thảo còn sót lại ở Queensland. Thung lũng Pile là nơi phát triển của những cây Thông dầu đảo Fraser 1.000 năm tuổi. Thông caori Queensland chiếm ưu thế ở một số khu vực. Những cây bạch đàn Scribbly, bạch đàn đỏ, cau dừa vua, côm lá hẹp, hoàn dương Queenland, dứa dại đều phát triển trên đảo. Dọc theo bờ biển, thảm thực vật bị chi phối bởi những cây chịu mặn như muống biển. | 1 | null |
Máy bay bụi rậm (tiếng Anh: "bush plane") là một loại khí cụ bay được dùng trong hoạt động bay chuyên nghiệp. Chúng hoạt động tại những khu vực xa xôi và kém phát triển của một đất nước nào đó, thường là những vùng đầy bụi cỏ ở châu Phi, các đài nguyên ở Alaska (Hoa Kỳ) và Canada hoặc vùng đất đỏ khô cằn (tiếng Anh: "Outback") ở nước Úc do hệ thống đường giao thông còn thiếu thốn hoặc chưa được xây dựng tại những nơi này.
Có thể liệt kê ra đây một số loại máy bay bụi rậm phổ biến như: Cessna 180, biến thể 208A của Cessna 208 Caravan, biến thể T206H của Cessna 206, Douglas DC-3, de Havilland Canada DHC-2 Beaver, biến thể PA-18-150 của Piper Super Cub, biến thể A-1C 180 của Aviat Husky, biến thể An-2V của Antonov An-2, Pilatus Turbo Porter PC-6 | 1 | null |
Code Lyoko Featuring Subdigitals là tên album được phát hành bởi hãng MoonScoop, gồm các bài hát trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng của Pháp là Mật mã Lyoko. Subdigitals cũng chính là tên ban nhạc ảo trong bộ phim hoạt hình, ban đầu tên ban nhạc là Subsonics, đến mùa phim thứ tư của phim mới đổi thành Subdigitals.
Các thành viên ban nhạc Subdigitals gồm: Ben, Chris và Nico (nhóm trưởng).
"Un monde sans danger / A World Without Danger" được chọn làm ca khúc mở đầu cho phim trong tất cả các tập của Mật mã Lyoko, trong khi đó bài "Break Away" chỉ được xuất hiện vào cuối phim ở phần 4. Phiên bản rút gọn của 2 ca khúc Planet Net và Break Away được chơi trong tập Music to Soothe the Savage Beast.
Phát hành.
Album được phát hành ở Pháp trước rồi mới phát hành tại Mỹ.
Ca khúc A World Without Danger được phát hành thành đĩa CD tại Pháp, sau đó được nhập vào Mỹ thông qua nhiều trang bán thương mại điện tử như Amazon và eBay.
Ca khúc Planet Net được phát hành dưới dạng MV, nhằm thúc đẩy việc việc phát hành và quảng cáo cho album. | 1 | null |
Ký pháp nghịch đảo Ba Lan (viết tắt: RPN) là một ký hiệu toán học trong đó dấu đi theo toán hạng. Thí dụ: trong ký hiệu thông thường, bài toán 3 cộng 2 được viết như sau:
codice_1
Ký pháp nghịch đảo Ba Lan, thì bài toán lại viết là:
codice_2
Ký hiệu có chữ Ba Lan trong đó vì trong thập niên 1920, nhà toán học Ba Lan Jan Łukasiewicz, sáng chế ký hiệu tiền tố (trong đó bài toán 3 cộng 2 lại viết là + 3 2)
Ký hiệu RPN được đề xướng vào năm 1954 bởi Burks, Warren, and Wright và được phát minh lại do F. L. Bauer và E. W. Dijkstra vào đầu thập niên 1960 để giảm thiểu sử dụng bộ nhớ của máy tính và dùng ngăn xếp ("stack") để tính những bài toán. Trong giữa thập niên 1950 triết gia và nhà khoa học máy tính Charles Hamblin phát triển thêm những thuật toán dùng RPN
Trong thập niên 1970 và 1980, RPN đước phổ biến trong quần chúng vì nó được dùng trong các máy tính cằm tay như loại HP-10C và Sinclair Scientific. | 1 | null |
U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 3,6 % các bệnh phụ khoa. Bệnh phát triển âm thầm, lặng lẽ, có thời gian im lặng kéo dài, nhưng khi chuyển sang ác tính thì tiến triển rất nhanh...Giai đoạn dễ bị mắc bệnh nhất là khi chị em ở trong độ tuổi sinh đẻ. Nếu không được phát hiện sớm, u nang có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng của phụ nữ. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng khác nhau, trong đó xoắn u nang buồng trứng là dạng biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ lứa tuổi 30 trở lên.
Triệu chứng.
Ở nhiều trường hợp, u nang buồng trứng khó phát hiện và không biểu hiện dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng có thể giúp bạn lưu ý. U nang buồng trứng là bao nang chứa đầy dịch, hình thành trong buồng trứng của người phụ nữ.
Các nhà khoa học ở Cơ quan Quản lý sức khỏe và con người Mỹ cho biết, các triệu chứng nghi ngờ có u nang buồng trứng là:
Khi có một số triệu chứng trên, bạn nên khẩn trương tới cơ sở y tế để khám kiểm tra. Đặc biệt, cần khám cấp cứu nếu có một trong những triệu chứng sau: Đau kèm sốt và nôn; đột ngột đau bụng dữ dội; hoa mắt, chóng mặt hoặc suy kiệt; thở nhanh nông không rõ nguyên nhân.
Diễn biến.
Các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra đối với một khối u nang buồng trứng là:
Ngoài ra, không có hiện tượng một khối u nang buồng trứng để lâu ngày sẽ trở thành ung thư buồng trứng mà chỉ có tình trạng ung thư buồng trứng không được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư ngày càng phát triển trầm trọng thêm.
Các dạng thường gặp.
Nang lạc tuyến buồng trứng.
Hay gọi đúng hơn là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Nội mạc tử cung là lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình mang thai và khi sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai.
Gần hết chu kỳ kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành kinh, sau đó, phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế duy trì suốt giai đoạn tuổi sinh sản.
Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi khác ngoài lòng tử cung như trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng, hoặc bám trên thành ruột v.v… Mặc dù nằm lạc chỗ nhưng các phần nội mạc này vẫn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục nên vẫn phát triển dày lên, cương tụ rồi bong ra và gây xuất tiết vào ngày hành kinh. Tuy nhiên, dịch xuất tiết và xuất huyết từ đám nội mạc này sẽ không được tống ra ngoài như máu kinh mà bị tích tụ lại tại chỗ và ngày càng nhiều lên. Khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang chứa dịch, máu và nội mạc tử cung.
Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, được giải thích là do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có mặt ở các vị trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng từ lòng tử cung trở ngược ra vòi trứng và có mặt tại các nơi khác trong ổ bụng.
Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra. Điều trị thuốc được ưu tiên chỉ định khi khối u còn nhỏ hoặc trước và sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các khối lạc chỗ. Tuy nhiên, bệnh rất thường hay tái phát.
U bì buồng trứng.
Đa số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. Khi phẫu thuật sẽ thấy bên trong khối u có chất bã đậu vàng, nhiều lông tóc, xương, răng …
Ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn chẩn đoán là u nang.
Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và thường được phát hiện trễ do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ. Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn xa từ rất sớm.
Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả hai buồng trứng và cả tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.
Phân loại.
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:
Theo tích chất khối u.
Khối u đặc hay u chứa dịch (dịch trong hoặc dịch nhày…). Siêu âm có thể cho biết được điều này.
Theo kích thước hay hình dạng khối u.
Một khối u nhỏ thường gợi ý là do cơ năng (nghĩa là do thay đổi sinh lý trong cơ thể) nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. U nang buồng trứng cơ năng còn được gọi là nang cơ năng buồng trứng.
Theo bản chất lành hay ác tính.
U ác tính ý chỉ ung thư buồng trứng, loại này có thể phát triển từ mô buồng trứng hay do di căn từ các cơ quan khác trong ổ bụng (ung thư buồng trứng do di căn).
Tuy nhiên, thăm khám hay làm xét nghiệm không thể xác định được khối u nào là lành tính hay ác tính. Tính chất lành/ác chỉ có thể được nhận biết sau khi phẫu thuật và lấy khối u đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh (dân gian hay gọi nôm na là "thử thịt"). Một khối u phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nhiều đối với sức khỏe có thể gợi ý đến ung thư.
Điều trị.
Tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành, mặc dù bóc tách khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát u nang buồng trứng.
Nếu kích thước khối u < 6 cm thì thường là u nang cơ năng, cần theo dõi thêm trong vài vòng kinh. Nếu khối u có kích thước lớn, hoặc đã chẩn đoán là nang thực thể thì cần phẫu thuật cắt bỏ khối u để phòng các biến chứng hoặc ung thư hóa.
Trường hợp của bạn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khám và điều trị cho bạn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám trực tiếp và các kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn lời khuyên chính xác. | 1 | null |
Kurzeme (; ; ; Tiếng Đức và ; / ; ; ; ; ; ; ) là một trong những vùng văn hóa lịch sử Latvia. Các vùng Zemgale và Sēlija đôi khi được coi là những phần thuộc Kurzeme.
Địa lý và khí hậu.
Nằm ở phía Tây Latvia, Courland tương ứng với các quận Lulvie, Liepāja, Saldus, Talsi, Tukums và Ventspils.
Khi kết hợp với Semigallia và Selonia, ranh giới Đông Bắc của Courland là sông Daugava, tách nó ra khỏi vùng Latgale và Vidzeme. Phía Bắc, bờ biển của Courland nằm dọc theo vịnh Riga. Phía Tây giáp biển Baltic và phía nam Litva nằm giữa 55 ° 45 'và 57 ° 45' Bắc và 21 ° và 27 ° Đông.
Khu vực này bao gồm 27.286 km² (10.535 sq.mi.), trong đó 262 km² (101 sq.mi.) được tạo thành từ hồ. Nói chung có đặc điểm thấp và sóng, bờ biển phẳng và đầm lầy. Bên trong có cồn cát, phủ bởi thông, vân sam, bạch dương, cây sồi, đầm lầy, hồ và các mảng màu mỡ giữa. Độ cao của Courland không bao giờ tăng cao hơn 213 m (700 ft) so với mực nước biển.
Đồng bằng Jelgava phân chia Courland thành hai phần, phía Tây, có màu mỡ và có mật độ dân cư, ngoại trừ ở phía bắc và phía đông, ít màu mỡ và có chỗ ở thấp.
Gần một trăm sông thoát nước của Courland, nhưng chỉ có ba trong số các con sông này - Daugava, Lielupe và Venta - có thể điều hướng được. Tất cả đều chảy về phía Tây Bắc và đổ xuống biển Baltic.
Do có nhiều hồ và đầm lầy nên Courland có khí hậu ẩm ướt, thường có sương mù và có thể thay đổi, đặc biệt mùa đông là nghiêm trọng.
Lịch sử.
Lịch sử từ thời xa xưa.
Trong thời cổ đại, Curonians, một bộ tộc ngoại giáo, đã sống ở Courland. Các anh em của Thanh kiếm, một trật tự quân sự Đức, làm dịu các Curonians và biến họ thành Kitô giáo vào đầu thế kỷ thứ 13. Do đó vào năm 1230 nhà vua Lammekinus (Lamikisus) của xứ Curon đã hòa bình trực tiếp với vị đại diện giáo hoàng. Ông chấp nhận phép báp têm, và trở thành một chư hầu của Đức Giáo hoàng. [1] Vào năm 1237, khu vực này đã đi vào quy luật của các Hiệp sĩ Núi với việc kết hợp của trật tự này với của Bậc Thầy của Kiếm.
Liên minh Livonia.
Các Livonian Liên đoàn là một liên minh lỏng lẻo tổ chức được hình thành bởi Đức dẫn đầu theo thứ tự Livonian và giám mục khác nhau mà bao trùm nhiều ngày nay Estonia và Latvia. Nó tồn tại từ năm 1228 đến những năm 1560, khi nó bị phân đoạn trong các cuộc Chiến tranh ở Livonia.
Duchy của Courland và Khối thịnh vượng Ba Lan-Litva, 1561-1795.
Công tước của Courland và Semigallia là một vương triều bán độc lập tồn tại từ năm 1561 đến năm 1795, bao gồm các khu vực của Courland và Semigallia. Mặc dù về mặt danh pháp một quốc gia thuộc khối Khối thịnh vượng Ba Lan-Litva, các dukê hoạt động tự trị. Trong thế kỷ 18, Nga đã có được ảnh hưởng lớn lao đối với Duchy.
Công quốc là một trong những quốc gia châu Âu nhỏ nhất để định cư lãnh thổ ở nước ngoài, thiết lập những tiền đồn ngắn ngủi trên đảo Caribbean Tobago và Trinidad và ở cửa sông Gambia ở châu Phi trên đảo James.
Năm 1795, Công tước cuối cùng, Peter von Biron, đã nhượng Công tước cho đế quốc Nga.
Trước kia, Giám mục của Courland được trực tiếp kết hợp vào Khối thịnh vượng Ba Lan-Litva như là huyện Piltyń của Wenden và sau đó thuộc tỉnh Inflanty Voivodeship.
Courland là một phần của Nga.
Sau khi Đế chế Nga sáp nhập, lãnh thổ của Công tước cũ đã thành lập Courland Governorate.
Từ thời kỳ Các cuộc Thập tự chinh Bắc Phi vào đầu thế kỷ 13, hầu hết đất đai thuộc sở hữu của quý tộc đều có nguồn gốc từ những kẻ xâm lược Đức. Năm 1863, chính quyền Nga ban hành luật cho phép người Latvian, những người chiếm đa số, mua các trang trại mà họ nắm giữ, và các ngân hàng đặc biệt được thành lập để giúp đỡ họ. Bằng cách này, một số người mua nông trại của họ, nhưng khối lượng lớn dân số vẫn không có đất và sống như những người lao động được tuyển dụng, chiếm một vị trí thấp trong quy mô xã hội.
Nông nghiệp là nghề chủ yếu, với các loại cây trồng chủ yếu là lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, lúa mì, lanh, và khoai tây. Các điền trang lớn đã tiến hành nông nghiệp với kỹ năng và kiến thức khoa học. Trái cây phát triển tốt. Những con bò, cừu và lợn xuất sắc đã được giữ. Liepāja và Jelgava hoạt động như các trung tâm công nghiệp chính, với các nhà máy sắt, các máy móc nông nghiệp, các nhà máy thuộc da, các sản phẩm thủy tinh và xà phòng. Lanh sợi đã diễn ra chủ yếu như một ngành công nghiệp trong nước. Sắt và đá vôi là những khoáng vật chính; một chúthổ phách đã được tìm thấy trên bờ biển. Các cảng biển duy nhất là Liepāja, Ventspils và Palanga, không có ở bờ biển Courland của Vịnh Riga.
Dân số.
Năm 1870 dân số là 619.154 người; năm 1897 nó là 674,437 (trong đó 345,756 là phụ nữ); vào năm 1906 ước tính là 714.200. Trong tổng thể, 79% là người Latvia, 8,4% người Đức Baltic, khoảng 8% người Do Thái, [3] 1,4% người Nga, 1% người Litva, 1% người Ba Lan, và một số người Livonia.
Các thị trấn chính của mười quận là Jelgava (Mitau), thủ phủ của Courland (số 35.011 năm 1897); Liepāja (Libau) (nhạc pop 64.500 năm 1897); Bauska (6.543); Jaunjelgava (Friedrichstadt) (5.222); Kuldīga (Goldingen) (9.733); Grobiņa (1.489); Aizpute (Hasenpoth) (3.338); Ilūkste (Illuxt) (2.340); Talsi (Talsen) (6,215); Tukums (Tuckum) (7542); và Ventspils (Windau) (7,132).
75% dân số thuộc về mệnh giá phổ biến, Lutheranism; phần còn lại thuộc về Eastern Orthodox và Công giáo La Mã thờ. Có một dân số người Do Thái nhỏ nhưng mạnh mẽ.
Courland trong và sau Thế chiến I.
Trong Thế chiến I, Courland đã hình thành một phần của rạp Mặt trận phía Đông hoạt động mà chiến đấu chủ yếu giữa các lực lượng của Nga và Đức Đế quốc. Sau cuộc rút lui vĩ đại của Nga năm 1915, Courland nằm dưới quyền kiểm soát của chỉ huy quân đội Ober Ober của Đức trong người của Paul von Hindenburg, một anh hùng quân đội Prussian. (Chính quyền Nga của Courland Governorate đã bị lưu đày đến Tartu không bao giờ trở lại). Với những vùng đất rộng lớn thuộc vùng Ober Ost 'do Erich Ludendorff lãnh trách nhiệm quản lý khu vực rộng lớn thuộc thẩm quyền của mình. Quận Courland (bao gồm một phần của Semigallia) được làm thành một trong ba huyện của khu vực, cũng được gọi là Ober Ost.
Theo quy luật của Nga trong phần còn lại của những gì hiện đang Latvia bắt đầu sụp đổ vào cuối Thế chiến I, Baltic Đức đã bắt đầu một quá trình hình thành Hội đồng tỉnh giữa tháng 9 năm 1917 và tháng 3 năm 1918, cạnh tranh với các dân tộc Latvia di chuyển 'đối độc lập. Với Hiệp ước Brest-Litovsk ngày 3 tháng 3 năm 1918, chính phủ Bolshevik mới của Nga đã chính thức từ bỏ quyền kiểm soát Courland tới Đức. Các Duchy của Kurzeme và Semigallia được công bố vào ngày 08 tháng 3 năm 1918 bởi một Baltic Đức Landesrat, người cung cấp các vương miện của công tước sang tiếng Đức Kaiser Wilhelm II. Wilhelm đã công nhận công chúa như một chư hầu của Đứccùng tháng đó. Tuy nhiên, hòn đảo này đã bị Lục quân Hoa Kỳ kiểm soát vào ngày 22 tháng 9 năm 1918. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập vào ngày 7 tháng 12 năm 1918, quân đội Đức giao quyền cho Chính phủ lâm thời Latvian thân Đức do Kārlis Ulmanis lãnh đạo. Vào tháng 1 năm 1919, phần lớn Courland đã bị xâm chiếm bởi Liên bang Xô viết Xã hội Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Latvia của Bolsheviks nhưng chính phủ lâm thời với sự trợ giúp của các lực lượng Đức đã đẩy trở lại và đưa Courland vào tháng Tư. Trong suốt Chiến tranh giành độc lập ở Latvia, phần lớn của Courland vẫn là một thành trì của Đức. Latvia cuối cùng đã ký lệnh ngừng bắn với Đức vào ngày 15 tháng 7 năm 1920, vàHiệp ước Riga từ ngày 11 tháng Tám đã kết thúc chiến tranh.
Courland là một phần của Latvia.
Sau Thế chiến I, Courland trở thành một trong năm tỉnh của nước mới thành lập của Latvia. Các tỉnh này tương ứng với bốn vùng truyền thống của Latvia và Riga. Năm 1935, Courland có diện tích 13.210 kilômét vuông (5.099 sq mi) và dân số 292.659 người khiến ít nhất là các tỉnh này. [4]
Courland trong và sau Thế chiến II.
Các Quân đội Liên Xô chiếm đóng Latvia phù hợp với các điều khoản năm 1939 Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 17 tháng 6 năm 1940. Vào ngày 05 tháng 8 năm 1940, các Liên Xô sáp nhập khu vực cùng với phần còn lại của Latvia đó đã được thực hiện một nước cộng hòa thành phần của Liên Xô, Latvian Sô Viết
Vào đầu Chiến dịch Barbarossa vào mùa hè năm 1941, Tập đoàn quân Đức Wehrmacht do North Marsh Wilhelm Ritter von Leeb đánh chiếm Courland, cùng với phần còn lại của Baltic ven biển. Năm 1944, Hồng quân dỡ bỏ cuộc bao vây Leningrad và chiếm lại vùng Baltic cùng với phần lớn Ukraine và Belarus. Tuy nhiên, khoảng 200.000 quân Đức đã được đưa ra ở Courland. Với lưng của họ đến biển Baltic, họ vẫn bị mắc kẹt trong những gì được biết đến như là Courland Pocket, bị Red Army và Hạm đội Biển Đỏ phong tỏa. Đại tá Heinz Guderian, Tổng tham mưu trưởng của Đức, đã cầu xin Adolf Hitler cho phép di tản quân đội ở Courland bằng đường biển để sử dụng trong việc phòng thủ nước Đức. Hitler từ chối và ra lệnh cho quân đội Wehrmacht, Waffen-SS, Luftwaffe và Kriegsmarine ở Courland tiếp tục bảo vệ khu vực. Hitler tin rằng họ cần thiết để bảo vệ các căn cứ tàu ngầm Kriegsmarine dọc theo bờ biển Baltic. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1945, Tập đoàn Quân đội Courland (Heeresgruppe Kurland) được thành lập dưới sự chỉ huy của Đại tá Tiến sĩ Lothar Rendulic. Sự phong tỏa bằng các phần tử của Mặt trận Leningradcho đến ngày 8 tháng 5 năm 1945, khi Army Group Courland, sau đó dưới sự chỉ huy cuối cùng, Đại tá Carl Hilpert, đã đầu hàng Marshal Leonid Govorov, chỉ huy Mặt trận Leningrad (được tăng cường bởi các yếu tố của Mặt trận Baltic lần thứ 2) trên đường biên Courland. Vào thời gian này, nhóm gồm có khoảng 31 sư đoàn. Sau ngày 9 tháng 5 năm 1945, khoảng 203.000 binh lính của Nhóm Quân đội đã bắt đầu chuyển tới các trại tù ở Liên Xô về phía đông. Phần lớn trong số họ không bao giờ trở lại Đức (Haupt, 1997).
Courland vẫn là một phần của Liatvia Xô Viết trong Liên bang Xô viết sau Thế chiến II. Courland không còn là một đơn vị hành chính dưới thời Liên Xô, nhưng một Liepāja Oblast sớm, một trong ba vương quốc ở Latvia, gần tương ứng với Courland.
Với sự tan rã của Liên bang Xô viết, Courland đã trở thành một phần của Latvia độc lập một lần nữa và nó vẫn còn cho đến ngày nay. Mặc dù Courland không phải là một thực thể hành chính hiện nay, vùng Quy hoạch Courland (Kurzeme) với diện tích 13.596 km2 và dân số 301.621 trong năm 2008, bao gồm nhiều khu vực truyền thống. Phần còn lại của Courland là một phần của các khu quy hoạch của Riga và Semigallia (Zemgale).
Chú thích.
Haupt, Werner, Tập đoàn quân Bắc: The Wehrmacht ở Nga 1941-1945, Schiffer Publishing, Atglen, PA., 1997. | 1 | null |
Trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, Latvia được chia thành 26 quận hành chính ("administratīvais rajons"; số nhiều: "administratīvie rajoni") và 7 thành phố trực thuộc trung ương ("republikas pilsētas"; số nhiều"republikas pilsēta"), được đánh dấu hoa thị (về cách phân chia hành chính mới của Latvia, xem Phân chia hành chính Latvia):
| 1 | null |
Bành Văn Trân (1933-1967) là một liệt sĩ và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Thân thế cuộc đời.
Ông còn có biệt danh là Năm Vững, sinh ngày 3/2/1933, quê tại xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Thân phụ ông từng tham gia Việt Minh chiến đấu chống quân Pháp tái chiếm Đông Dương, năm 1949 bị chính quyền thực dân Pháp bắt giữ và tra tấn thành bệnh. Vì vậy, từ năm 16 tuổi, ông phải đi vắt sữa bò thuê để nuôi cha giúp mẹ. Năm 22 tuổi, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Thảnh lớn hơn ônh 1 tuổi, người làng Tân Quý (nay là phường Tân Quý, quận Tân Phú) chuyên trồng rau bán các chợ. Hai ông bà có bốn người con trai.
Năm 1956, ông tham gia biểu tình phản đối chính quyền Việt Nam Cộng hòa di dời dân để lấy đất mở rộng Phi trường Tân Sơn Nhứt. Cuộc biểu tình không đạt được mục đích, ông bắt đầu hoạt động liên lạc cho các cán bộ Cộng sản hoạt động bí mật ở miền Nam, rồi tham gia hoạt động vũ trang chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1961, ông gia nhập lực lượng đặc công Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Năm 1965, ông được phân công làm Chính trị viên Đại đội 10 đặc công Sài Gòn - Gia Định, đã chỉ huy và tham gia đánh nhiều trận, quan trọng nhất là trận tập kích Phi trường Tân Sơn Nhứt đêm 2 tháng 12 năm 1966, phá hủy 200 máy bay hiện đại, hàng chục xe quân sự, tiêu diệt và làm bị thương 400 sĩ quan và binh sĩ Mỹ, 250 sĩ quan và binh sĩ Việt Nam Cộng hòa, làm chấn động dư luận bấy giờ. Sau trận tập kích này, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Tuy nhiên, không lâu sau trận tập kích, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ, bị đày đi Côn Đảo và bị sát hại trong tù năm 1968, hưởng dương 34 tuổi. Năm 1977, bà Phạm Thị Thảnh mới nhận được giấy báo tử của chồng ghi “Hy sinh tháng 9/7/1968, không tìm thấy hài cốt”.
Vinh danh.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ký sắc lệnh tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Tên ông được đặt cho một trường tiểu học nằm trên con đường cùng tên ở phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Tiếng Wolof là một ngôn ngữ của Sénégal, Gambia và Mauritanie, là tiếng bản ngữ của người Wolof. Như tiếng Serer và tiếng Fula lân cận, đây là thành viên nhánh Senegambia trong ngữ hệ Niger–Congo. Khác với hầu hết ngôn ngữ Niger-Congo, tiếng Wolof là một ngôn ngữ phi thanh điệu.
Tiếng Wolof ban đầu là ngôn ngữ của người Lebu. Đây là ngôn ngữ nói rộng rãi nhất Sénégal, vừa là bản ngữ của người Wolof (chiếm 40% dân số) vừa là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc khác ở nước này.
Tiếng Wolof ở đô thị và nông thôn có nét khác biệt nhau. Tiếng Wolof Dakar, chẳng hạn, chịu ảnh hưởng tiếng Pháp và tiếng Ả Rập. | 1 | null |
Mâm xôi đỏ hay Phúc bồn tử () là một loại quả ăn được trong vô số loài thưc vật trong chi Mâm xôi thuộc họ Dâu, hầu hết trong số đó thuộc phân chi Idaeobatus, tên gọi cũng được gắn cho những loài này. Mâm xôi là những cây lâu năm thân gỗ.
Nguồn gốc tên gọi.
Tên tiếng Anh có lẽ xuất phát từ tên gọi "raspise", là một loại rượu vang có màu hoa hồng ngọt ngào (giữa thế kỷ 15), cũng có thể từ ngôn ngữ cổ Anh-Latin "vinum raspeys", hoặc "raspoie" có nghĩa là "bụi cây", bắt nguồn từ tiếng Đức. Tên của loại quả này có lẽ nhờ ảnh hưởng bởi lớp vỏ ngoài thô ráp liên quan tới từ tiếng Anh cổ "rasp" hoặc "rough berry".
Các giống loài.
Ví dụ về các loại mâm xôi trong họ "Rubus" phân chi "Idaeobatus" bao gồm:
Một vài loại khác thuộc nhánh "Rubus", còn được gọi là quả mâm xôi, được phân loại thành subgenera khác, gồm có:
Canh tác.
Một số loại mâm xôi có thể canh tác được từ những vùng trồng trọt chịu rét 3 tới 9. Những cây mâm xôi được trồng theo truyền thống vào mùa đông như các loại cây thân cứng ngủ đông, mặc dù việc trồng mâm xôi từ loại giống thân mềm được ươm mầm cắm xuống đất, sản xuất từ nuôi cấy mô đã trở phổ biến hơn nhiều.
Một hệ thống sản xuất chuyên biệt gọi là "sản xuất giống cây thân cứng dài" liên quan đến việc trồng loại thân cứng trong một năm ở vùng khí hậu phía bắc như Scotland hoặc Oregon hoặc Washington, nơi yêu cầu độ lạnh cho cây đâm chồi nảy lộc đạt đến đúng thời điểm hoặc sớm hơn khi đem đến nơi trồng cuối cùng. Những cây thân cứng này sau đó được đào, gồm rễ và tất cả các bộ phận, để đem trồng lại ở những vùng khí hậu ấm hơn như Tây Ban Nha, nơi chúng nhanh chóng ra hoa và tạo ra mùa thu hoạch được rất sớm. Các cây thường được trồng với mật độ 2-6 mỗi m trong đất màu mỡ, tháo nước tốt; nếu có bất cứ nghi ngờ nào về việc thối rễ, cây mâm xôi được trồng trong vườn nâng với khung gỗ bao quanh có đất trồng cao hơn mặt đất bên ngoài/luống đất.
Tất cả các giống mâm xôi đều có rễ lâu năm, nhưng nhiều cây không có chồi lâu năm. Trên thực tế, hầu hết các loài mâm xôi đều đâm chồi hai năm một lần (có nghĩa là chồi mọc trong mùa sinh trưởng đầu tiên và quả mọc ra từ những chồi đó trong mùa sinh trưởng thứ hai) Những bông hoa có thể là nguồn mật hoa chính cho ong mật và các loài thụ phấn khác.
Cây mâm xôi sinh trưởng mạnh và có thể xâm lấn hết khu vực xung quanh. Chúng sinh sôi bằng việc dùng những chồi cơ sở (còn gọi là chồi bên), các chồi ngầm mở rộng phát triển rễ và các cây riêng lẻ. Chúng có thể ngắt chồi bên những cây mới vài khoảng cách từ cây chính. Vì lý do này, cây mâm xôi lan rộng và có thể chiếm lấy các vùng đất màu mỡ nếu không được kiểm soát. Cây mâm xôi thường được nhân giống bằng cách cắt cành và sẽ sẵn sàng bén rễ trong điều kiện đất ẩm.
Quả được thu hoạch khi ngắt khỏi đế hoa dễ dàng và đổi màu thẫm (đỏ, đen, tím hoặc golden-yellow, tùy thuộc vào loài và giống cây trồng). Đây là khi quả chín mọng và ngọt nhất
Phương pháp trồng cây mâm xôi với nhà lưới che phủ cao (high tunnel) đem đến cơ hội thu hẹp khoảng cách để thực hiện sản xuất được vào cuối mùa thu và cuối mùa xuân. Hơn nữa, hệ thống che phủ cao cho phép những cây mâm xôi chịu rét kém hơn ra quả vào "mùa hè khoáng sản" vượt qua được mùa đông ở vùng khí hậu nơi nếu không có che phủ thì chúng không thể tồn tại. Trong điều kiện này, các cây thường được đưa vào trồng ở khoảng cách gần trước khi xây dựng hệ thống che phủ.
Giá trị dinh dưỡng.
Quả.
Quả mâm xôi được trồng phục vụ cho thị trường trái cây tươi và để chế biến trong ngành thương mại thành trái cây đông lạnh nhanh (IQF), purée (xúp đặc nghiền nhừ từ rau củ trái cây), nước trái cây hoặc làm trái cây sấy khô được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm tạp hóa như bánh ngọt mâm xôi. Theo truyền thống, quả mâm xôi là một loại cây trồng giữa mùa hè, nhưng với công nghệ mới, giống cây trồng và chuyên chở vận chuyển hàng hóa, giờ đây chúng có thể thu được quanh năm. Quả mâm xôi cần nhiều ánh nắng mặt trời và nước để phát triển tối ưu. Quả mâm xôi phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt với độ pH từ 6 đến 7 với chất hữu cơ dồi dào để hỗ trợ giữ nước. Mặc dù độ ẩm là rất cần thiết, đất ướt và nặng hoặc tưới quá nhiều có thể gây thối rễ "Phytophthora", đây là một trong những vấn đề sâu bệnh nghiêm trọng nhất đối với cây mâm xôi đỏ. Là một loại cây được trồng ở vùng ẩm, ôn đới, nó rất dễ trồng và có xu hướng lan rộng nếu không được cắt tỉa. Cây mâm xôi còn sót sẽ liên tục mọc lên dưới dạng cỏ dại trong vườn, được phát tán bởi những hạt giống được tìm thấy trong phân chim.
Một quả mâm xôi riêng lẻ nặng và được tạo thành từ khoảng 100 quả hạch con, mỗi quả hạch con lại bao gồm một cơm thịt quả mọng nước và một hạt giống đơn ỏ giữa. Một bụi cây mâm xôi có thể mang lại vài trăm quả mỗi năm. Không giống việt quất và trái ngấy, một quả mâm xôi có một lõi rỗng khi bị ngắt khỏi đế hoa.
Dinh dưỡng.
Quả mâm xôi thô chứa 86% nước, 12% carbohydrate và có khoảng 1% mỗi loại protein và chất béo (bảng). Với lượng 100 gram, quả mâm xôi cung cấp 53 calo và 6,5 gram chất xơ.
Cấu trúc quả tụ góp phần vào giá trị dinh dưỡng của quả mâm xôi, vì nó làm tăng tỷ lệ chất xơ, một trong những thực phẩm được biết đến nhiều nhất trong xu hướng thực phẩm toàn phẩm lên đến 6% chất xơ trên tổng trọng lượng. Quả mâm xôi là một nguồn dinh dưỡng phong phú (20% hoặc nhiều hơn giá trị dinh dưỡng hàng ngày, DV) gồm vitamin C (32% DV), mangan (32% DV) và chất xơ (26% DV) (bảng). Quả mâm xôi là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, với tổng lượng đường chỉ 4% và không chứa tinh bột.
Hóa thực vật.
Quả mâm xôi chưa các hóa thực vật như các sắc tố anthocyanin, axit ellagic, ellagitannin, quercetin, axit gallic, cyanidin, pelargonidin, catechin, kaempferol và axit salicylic. Những quả mâm xôi có màu vàng và những loại khác có quả màu nhạt có hàm lượng anthocyanin thấp hơn. Cả quả mâm xôi màu vàng và màu đỏ đều chứa các carotenoid, chủ yếu là este lutein, nhưng chúng được che giấu bởi các hợp chất anthocyanin trong quả mâm xôi đỏ.
Các hợp chất trong mâm xôi đang được nghiên cứu sơ bộ về khả năng tác động đến sức khỏe con người.
Lá.
Lá mâm xôi có thể được sử dụng tươi hoặc khô trong các loại trà thảo mộc, đem lại hương vị the mát. Trong thảo dược và y học cổ truyền, lá mâm xôi được sử dụng cho một số phương thuốc, mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc hỗ trợ điều trị của chúng. | 1 | null |
Trận Wissembourg, còn gọi là Trận Weißenburg, là trận đánh quan trọng đầu tiên của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), đã diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1870 tại khu vực quanh và trong thị trấn biên ải Wissembourg (Alsace) thuộc mạn đông bắc Pháp. Dưới sự thống lĩnh của Thái tử Friedrich Wilhelm và chỉ đạo chiến lược của Tham mưu trưởng Leonhard von Blumenthal, 50.000 quân Phổ-Bayern thuộc Binh đoàn số 3 liên quân Đức đã phá vỡ hàng phòng ngự của Sư đoàn (Quân đoàn I Pháp) gồm 8.600 quân Pháp do tướng Abel Douay chỉ huy tại khu vực quanh và trong thị trấn biên ải Wissembourg (Alsace) thuộc mạn đông bắc Pháp. Cùng với hai trận Spicheren và Wœrth ngày 6 tháng 8, chiến thắng mở màn tại Wissembourg đã khai lối cho các đoàn quân của Moltke tràn vào bản thổ Pháp.
Trận chiến bùng nổ vào khoảng 8h sáng ngày 4 tháng 8, khi quân Bayern thuộc Sư đoàn 4 (Quân đoàn II) bất ngờ tiến công 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 2 Pháp ở cặp thị trấn Wissembourg-Altenstadt. Mặc dù loại súng trường nạp hậu hiện đại "chassepot" của bộ binh Pháp gây thương vong hàng loạt cho các đội hình tấn công trực diện của Sư đoàn 4 Bayern, Bộ chi huy Binh đoàn 3 đã tận dụng sức mạnh áp đảo về quân số để điều hai Quân đoàn V, XI của Phổ cùng với Sư đoàn 3 của Bayern tiến hành các đợt tấn công ngang sườn, chiếm Altenstadt và uy hiếp đường rút của đối phương. Thêm vào đó, đội ngũ pháo binh hùng hậu của Đức cũng khoét nhiều lỗ hổng vào hàng phòng ngự của quân Pháp trong thị trấn. Đến đầu chiều, quân Phổ-Đức đã làm chủ được Wissembourg. Giao chiến tiếp diễn giữa hai quân đoàn Phổ và bộ phận quân Pháp phòng giữ cao điểm Geisberg trong suốt một tiếng đồng hồ kế đến. Sau khi nhanh chóng ép được quân Pháp vào trong lâu đài Geisberg, quân Phổ dồn dập tiến công lâu đài nhưng bị hỏa lực phòng ngự dữ dội của đối phương chặn đứng. Được sự hỗ trợ đắc lực của 3 khẩu đội pháo Krupp, phía Phổ cuối cùng đã chiếm được lâu đài Geisberg và tàn quân Pháp trong đây phải đầu hàng.
Cuộc thảm bại tại Wissembourg đã đem lại cho quân Pháp thiệt hại đến hàng nghìn người chết và bị thương, cộng thêm hàng nghìn người khác bị bắt làm tù binh. Bản thân tướng Douay tử trận và người kế nhiệm ông là tướng Jean Pélle phải rút toàn bộ sư đoàn chạy về hướng tây. Sau chiến thắng, Friedrich và Blumenthal tiếp tục điều quân tiến vào lãnh thổ Alsace và đánh bại hoàn toàn Quân đoàn I dưới quyền Thống chế Patrice de MacMahon trong trận Wœrth hai ngày sau đó.
Bối cảnh.
Không lâu sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ-Đức Helmuth Graf von Moltke đã hội đủ các đạo binh hùng hậu của mình của mình trên một diện rộng từ Koblenz xuống Karlsruhe vào đầu tháng 8 năm 1870. Với chủ trương cầm chân quân lực Binh đoàn sông Rhin của Pháp dưới quyền Napoléon III trên mạn bắc bằng các Binh đoàn 1 (50.000 quân) và 2 (134.000 quân) trong khi Binh đoàn 3 (125.000 quân) đè bẹp bộ phận quân Pháp tại Alsace, Moltke đánh điện cho Thái tử Friedrich Wilhelm - Tư lệnh Binh đoàn 3 vào cuối ngày 3 tháng 8: "Chúng tôi dự định tiến hành một đợt tổng tiến công; ngày mai Binh đoàn 3 sẽ vượt biên giới tại Wissembourg". Chấp hành chỉ thị của Moltke, Thái tử Friedrich Wilhelm cùng tham mưu trưởng của mình là Trung tướng, Bá tước Leonhard von Blumenthal điều Binh đoàn 3 vượt biên thùy vào buổi sáng ngày 4 tháng 8 năm 1870.
Alsace khi ấy được phòng giữ bởi lực lượng Pháp gồm Quân đoàn I – một "quân đoàn mạnh" (4 sư đoàn) dưới quyền Thống chế Patrice de Mac-Mahon – tại khu vực biên giới và Quân đoàn VII (3 sư đoàn) dưới quyền tướng Felix Douay tại Belfort. Trong khi khoảng cách giữa 2 quân đoàn Pháp quá xa để có thể hỗ trợ lẫn nhau, các sư đoàn của Mac-Mahon lại bị dàn trải trên một diện rộng đến 32,2 km: sư đoàn Lartigue tại Haguenau – nơi đặt tổng hành dinh Quân đoàn I, sư đoàn Raoult trên cao điểm Frœschwiller, sư đoàn Ducrot tại Lembach trên đường Bitche-Wissembourg và sư đoàn Abel Douay ngay tại thị trấn biên ải Wissembourg. Việc kéo căng binh lực này phần nào xuất phát từ việc hậu cần cho quân đội không được bảo đảm, khiến cho các sư đoàn phải tự lo kiếm lấy lương thực cho mình. Tình hình đã xấu còn bị làm cho trở nên tồi tệ hơn bởi Ducrot, khi ông ta thông báo với Douay vào ngày 1 tháng 8 rằng "Thông tin mà tôi nhận được cho thấy không có những lực lượng đáng kể địch quân ở các vị trí tiền phương, và quân địch không có ý định chuyển sang tấn công". Hai ngày sau, Ducrot cho MacMahon biết là ông không phát hiện ra "dù chỉ 1 vị trí địch quân[...], theo tôi thì mối đe dọa từ quân Bayern chỉ là trò bịp bợm".
Douay và Sư đoàn 2 (8.600 quân) của mình có mặt tại Wissembourg cuối ngày 3 tháng 8. Ông bài trí 2 tiểu đoàn, 6 khẩu đại bác và một số khẩu mitrailleuse tại cặp thị trấn biên ải Wissembourg-Altenstadt và đặt 9 tiểu đoàn còn lại cùng 8 khối kỵ binh và 12 khẩu đại bác ở các ngọn đồi phía trên hai thị trấn. Mặc dù viên thị trưởng Wissembourg cảnh báo Douay rằng quân Bayern đã chiếm các trạm thuế quan Đức-Pháp phía đông sông Lauter và rất nhiều quân Đức hiện diện trước Wissembourg, Douay vẫn không hề có một ý niệm mơ hồ nhất về sự đe dọa của 50.000 quân tiên phong Phổ-Bayern từ hướng đông bắc. Không một toán kỵ binh Pháp nào được cử qua sông Lauter để thám sát trong suốt ngày hôm ấy. Phải đến đầu ngày 4 tháng 8, viên tướng Pháp mới xua một đại đội bộ binh vượt sông. Quân Pháp vừa mới đặt chân đến bờ trái sông Lauter thì một toán kỵ binh Phổ đã xông đến đánh đuổi họ. Song Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 Pháp nhận định đây chỉ là một "cuộc đụng độ nhỏ".
Cảm thấy an lòng, Douay ra lệnh dùng cà phê sáng và đánh điện báo cho MacMahon về kết quả của cuộc thám sát vừa qua. Nhận thấy còn thời gian để tập trung quân đoàn của mình trên biên giới, MacMahon lên kế hoạch dời tổng hành dinh đến Wissembourg trong ngày hôm sau. Khoảng 8:30, điều mà các tướng Quân đoàn I không ngờ đến đã xảy ra khi những quả đạn pháo đầu tiên của Phổ nổ trong thị trấn và Sư đoàn 4 Bayern dưới quyền tướng Friedrich von Bothmer lội qua sông Lauter.
Diễn biến.
Tuy nhiên, quân Pháp nhanh chóng tiến hành chống trả. Khi quân Bayern đang lội qua sông Lauter, toàn bộ pháo binh Pháp đã triển khai trận tuyến từ Geisberg ở bên phải sang Wissembourg ở bên trái và khai hỏa dữ dội. Phối hợp với hỏa lực pháo binh, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 74 và lính tập Algérie cố thủ sau các chiến hào, tường thành và đường đắp cao xe lửa trong hai thị trấn Wissembourg-Altenstadt đã đốn ngã hàng loạt quân Bayern bằng loại súng trường nạp hậu hiện đại Chassepot của mình. Trận đánh cũng là lần đầu tiên mà người Đức được nghe âm thanh "tak"-"tak"-"tak" của thứ vũ khí tối tân mang tên mitrailleuse. Khác với hậu thân của mình là các tổ súng máy cuối thế kỷ 19, các khẩu đội mitrailleuse thường có khuynh hướng dồn trọng tâm vào một người và tuôn một mạch 30 phát đạn vào anh ta, nói cách khác là xéo nát hết người anh ta. Mặc dù không tạo được ảnh hưởng đáng kể đối với cục diện cuộc chiến, loại súng này có tác động ghê gớm đối với tinh thần quân Đức. Một sĩ quan Bayern đã viết sau trận đánh: "Một điều chắc chắn là ất ít người bị thương bởi khẩu "mitrailleuse". Nó mà bắn trúng bạn là bạn chết". Hỏa lực dồn dập của bộ binh và pháo binh Pháp đã đập tan mọi cố gắng của quân Bayern nhằm hình thành các đội hình hàng dọc trên khu vực gập ghềnh và lầy lội đằng trước Wissembourg.
Tuy nhiên, tổn thất của quân Đức đã được hạn chế bởi lực lượng pháo binh ưu việt của họ. Các khẩu đội Phổ và Bayern được trang bị loại đại bác hãng Krupp cỡ nòng sáu bảng (3 kg) đạn nạp hậu có tầm bắn xa hơn, tốc độ bắn nhanh hơn, và cũng chính xác hơn loại pháo nạp tiền của Pháp rất nhiều. Một vài cỗ pháo của liên quân Phổ-Bayern đã được qua các ngọn cầu tạm bợ trên sông Lauter và dập nát các cánh cổng bằng gỗ ở cự ly gần. Số đại bác còn lại của Đức được triển khai trên bờ tái sông Lauter và bắn phá ác liệt vào Wissembourg, làm câm tịt các khẩu mitrailleuses và buộc lính bộ binh Pháp phải chạy khỏi các bức tường quanh thị trấn. Dù gì, cảnh tượng thây quân Bayern chất đầy ngoài thị trấn Wissembourg đã đánh đấu một sự khởi đầu không mấy tốt đẹp cho phía Đức trong cuộc chiến.
Nhưng binh pháp của Phổ không lệ thuộc vào các cuộc tấn công trực diện. Trong khi sư đoàn Bothmer bị chặn trước Wissembourg và Altenstadt, Thái tử Friedrich Wilhelm cùng Tham mưu trưởng Blumenthal điều Sư đoàn 3 Bayern đánh vào sườn trái quân Pháp và huy động hai Quân đoàn V, XI của Phổ tấn công sườn phải và hậu quân Douay. Từ trên khu vực cao phía sau sông Lauter, Friedrich và Blumenthal đã theo dõi được trận tuyến của Douay và đúc kết rằng trong cả khu vực chỉ có một sư đoàn Pháp duy nhất, không hề được yểm trợ bên sườn bởi một địa hình tự nhiên nào, không có lực lượng trừ bị nào và cũng không có mối liên hệ nào với các sư đoàn khác của Quân đoàn I.
Douay đã không kịp sống để chứng kiến tình hình tuyệt vọng của mình. Lúc 11h, ông cưỡi ngựa ra quan sát cuộc chiến đấu tại Wissembourg và bị giết khi một xe đạn phát nổ. Vào thời điểm này, quân Phổ đã gần hoàn thành thế trận hợp vây của mình. Sư đoàn 9 - lực lượng đi đầu của Quân đoàn V Phổ dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Hugo von Kirchbach - đã vượt sông Lauter tại St. Remy, đánh chiếm Altenstadt rồi đột chiếm đường đắp cao xe lửa tại Wissembourg, kẹp các đơn vị lính tập Bắc Phi giữa hai làn đạn. Thêm 6 tiểu đoàn Bayern nữa tràn qua sông Lauter phía trên Wissembourg để khép vòng vây. Hỏa lực càng lúc càng ác liệt của pháo binh Đức đã khoét nhiều lỗ hổng trong hàng phòng thủ quân Pháp trong thị trấn. Trước tình thế khốn cùng, quân Pháp tại Wissembourg vẫn ra sức bắn trả các đoàn quân Phổ và Bayern trên bờ sông.
Cuối cùng, chính thị dân Wissembourg chứ không phải là lính Pháp đã giương cờ trắng. Lo sợ thị trấn của mình bị tàn phá, thị dân Wissembourg từ trong nhà chui ra và yêu cầu Trung đoàn 74 mở cửa cho quân Đức vào thị trấn. Thiếu tá Liaud, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 74, đã tỏ ra cay đắng khi hồi tưởng về sự can thiệp của dân chúng, những người đã nài nỉ binh lính của ông ta chấm dứt "sự kháng cự vô ích" và từ chối hỗ trợ cho họ tiếp tục chiến đấu. Khi Liaud cho quân lên các nóc nhà để bắn tỉa lính Đức, viên thị trưởng phàn nàn với ông rằng quân Pháp đang "gây hủy hoại vật chất" và cố duy trì một cuộc chiến đấu vô nghĩa. Trận chiến giành Wissembourg đột ngột chấm dứt khoảng 13h, khi một đám đông dân chúng chạy đến cổng Haguenau, hạ cầu kéo và vẫy quân Bayern vào thị trấn.
Trong khi các đơn vị bộ binh và pháo binh Pháp trên cao điểm Geisberg dưới sự đôn đốc của Jean Pélle - phó tướng và cũng là người kế nhiệm Douay - cố sức hỗ trợ cho quân phòng thủ Wissembourg tổ chức rút lui, đến lượt họ lại phải đối mặt với các cuộc tiến công dồn dập của các tiểu đoàn Phổ thuộc Quân đoàn V của Kirchbach và Quân đoàn VI của Thượng tướng Bộ binh Julius von Bose. Quân Phổ nhanh chóng đẩy được quân Pháp vào trong lâu đài Geisberg. Trong một tiếng đồng hồ kế tiếp, quân Phổ ồ ạt tiến công tầng trệt với tinh thần dũng cảm và hăng hái cao độ. Từ trong mọi căn phòng và trên nóc lâu đài, những trận mưa đạn của quân phòng thủ Pháp đã đốn quỵ từng lớp bộ binh Phổ. Trung đoàn 7, với thành phần chủ yếu là người Ba Lan, thiệt hại đến 23 sĩ quan và 329 lính. Tác giả E. J. Hoffschmidt đã mô tả như sau về sự hy sinh của đội ngũ sĩ quan và binh lính trung đoàn:
Trên các ngọn dốc phía dưới Geisberg, quân Phổ, cùng với quân Bayern từ Wissembourg, cũng xông lên tấn công. Một hạ sĩ Bayern đã lấy được một khẩu Chassepot từ xác một tử sĩ Pháp và trở nên kinh ngạc khi biết rằng tầm bắn hiệu quả của Chassepot đạt đến 1.500 m, vượt xa cả khẩu Dreyse của Phổ lẫn khẩu Podewils của Bayern. Trận đánh giành lâu đài Geisberg diễn ra bế tắc cho đến khi 3 khẩu đội pháo của Sư đoàn 9 lên được một cao điểm bị bỏ trống cách Geisberg chỉ 800 bước. Từ 3 hướng, đại bác quân Phổ tới tấp bắn phá lâu đài, gây sát thương ghê gớm cho quân phòng thủ Pháp. Do nóc thành bị sập đổ và các căn phòng bị vỡ nát, tàn quân Pháp phải trú trong các hầm rượu để nương thần. Được pháo binh dọn đường, bộ binh Phổ đã thực hiện một đợt tấn công cuối cùng nhằm dứt điểm sự chống cự của đối phương. Cuộc tấn công này kết thúc thắng lợi khi quân Phổ tràn vào trong lâu đài và buộc 200 quân phòng thủ còn sống sót phải đầu hàng. Thất thế, Pélle phải rút tàn binh Sư đoàn 2 chạy về phía tây nam theo hướng Strasbourg, bỏ lại hàng nghìn người bị bắt làm tù binh cùng một lượng lớn vũ khí và lương thực bị thu giữ.
Bên trong Wissembourg còn một số đại đội lính tập Algérie và 300 lính thuộc Trung đoàn 74 bị kẹt lại không có đường rút. Họ đã bị quân Phổ và quân Bayern thanh toàn trong những cuộc giao tranh ác liệt tên đường phố.
Kết cuộc.
Trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến năm 1870 đã khép lại với chiến thắng toàn diện của liên quân Phổ-Bayern. Theo sử gia Louis Hosotte, số quân Pháp chết hoặc bị thương trong trận đánh lên đến 89 sĩ quan và 1.521 binh lính. Thêm vào đó, sử gia David A. Stone cho biết có đến 1.092 quân Pháp đã bị bắt làm tù binh. Ngoài ra, theo ghi nhận của Geoffrey Wawro, phía Pháp còn bỏ lại 4 khẩu mitrailleuse và 15 đại bác trong tay đối phương. Cái chết của Douay đã trở thành một cú sốc lớn cho hoàng đế và toàn bộ quân tướng Pháp. Về phía mình, quân Đức cũng phải chịu thương vong đến 91 sĩ quan và 1.460 binh lính theo như cuốn sử "Cuộc chiến Pháp-Đức năm 1870" do Thống chế Moltke biên soạn. Tư lệnh Quân đoàn V Phổ Kirchbach cũng bị thương trong chiến đấu.
Trận Wissembourg có thể được xem là mô hình thu nhỏ cho những trận đánh lớn thủ tiêu Đệ nhị Đế chế Pháp trong vài tuần tới: hỏa lực súng trường ưu việt của quân Pháp chặn đứng các cuộc tấn công hàng loạt của bộ binh Đức, song quân Đức dựa vào sức mạnh áp đảo của mình về pháo binh và quân số để khống chế hỏa lực bộ binh Pháp và bọc sườn đối phương.
Thảm họa Wissembourg và cảnh tượng các đoàn quân khổng lồ của Phổ tràn khắp những con đường qua biên giới đã cho MacMahon thấy được mối đe dọa sát sườn với các đơn vị của ông. Tuy nhiên, do tin mình còn có thể tổ chức phòng thủ hiệu quả trên một chiến tuyến vững mạnh với trọng điểm là làng Frœschwiller, viên thống chế vẫn hành động một cách bị động. Ông mượn sư đoàn Conseil Dusmenil từ Quân đoàn VII tại Belfort để tăng cường khả năng phòng ngự của mình. Vào ngày 5 tháng 8, MacMahon tập kết 5 sư đoàn của mình trong một cứ điểm phòng ngự vững chắc nằm trên một dãy đồi cao, dốc và phủ rừng chạy dài theo hướng bắc-nam và nhìn về phía đông qua thung lũng sông Sauer. Các vị trí phòng thủ của ông rắn chắc đến mức mà MacMahon khẳng định rằng Thái tử Phổ sẽ không dám phát động tấn công.
Do sự bất lực của kỵ binh Phổ, Friedrich và Blumenthal thoạt đầu bị mất dấu bộ phận chủ lực Quân đoàn I Pháp vào ngày 5 tháng 8. Trước tình hình này, hai ông quyết định lùng sục khu vực phía đông dãy Vosges trước khi rẽ vào vùng núi và tiến ra Lorraine. Trong khi kỵ binh được lệnh thám sát về hai hướng tây và nam, Thái tử và Blumenthal đã ban lệnh cho Binh đoàn 3 tiếp tục hành binh xuống phía nam theo hướng Haguenau và Strasbourg. Hai ông ban đầu đặt giả định rằng MacMahon đang chạy vào ẩn náu tại pháo đài Strasbourg. Nhưng đầu chiều ngày 5 tháng 8, một toán kỵ binh Đầu lâu ("Totenkopf") khi đi tuần tiễu qua Wœrth đã phát hiện ra các cứ điểm quân Pháp trên sông Sauer. Đến đêm, Thái tử và tham mưu trưởng của mình đã xác định rõ: MacMahon hồ như chưa hề rời Frœschwiller, nơi ông ta đóng giữ trong thời gian diễn ra trận Wissembourg. Liền đó, hai ông hoạch định cho quân nghỉ ngơi vào ngày 6 tháng 8 trước khi tiến hành bao vây tiêu diệt quân Pháp trong ngày hôm sau.
Tuy nhiên, trong ngày 6, tinh thần tấn công của các thuộc cấp của Thái tử đã dẫn đến sự bùng nổ của trận Wœrth đẫm máu giữa quân chủ lực Binh đoàn 3 với 5 sư đoàn của MacMahon. Kết thúc trận đánh, MacMahon phải rút tàn binh bại tướng tháo chạy qua dãy Vosges. Đây là một thắng lợi vang đội góp phần khẳng định quyền kiểm soát Alsace của người Đức và mở ra con đường đến Paris cho họ. | 1 | null |
Osa (tiếng Nga: Оса, Ong bắp cày) là loại súng ngắn phi sát thương được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Hóa học ứng dụng (nay là Công ty Công nghệ vũ khí mới) từ giữa những năm 1990 như là một vũ khí tự vệ dân sự. Việc phát triển loại súng này được thực hiện với yêu cầu về một loại vũ khí tự vệ nhỏ gọn hiệu quả nhưng cũng không vi phạm các yêu cầu pháp lý về sử dụng vũ khí. Để đáp ứng yêu cầu đó các loại đạn chuyên dụng dành riêng cho loại súng này đã được phát triển. Các loại đạn này được thiết kế với tiêu chí ít gây thương tích cho mục tiêu hoặc gây chấn động như gây sốc, mất nhận thức... trong một thời gian ngắn. Loại súng này đã được bán trong thị trường dân sự nhưng Bộ nội vụ Nga cũng đã thông qua để trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ và cảnh sát.
Thiết kế.
Osa sử dụng cơ chế nạp đạn trực tiếp vào nòng. Hai nòng súng kế bên được nối với nhau theo dạng hình số 8, việc nối các nòng lại sẽ giúp tiết kiệm vật liệu sản xuất cũng như không cần thiết phải tách các nòng ra vì chiều dài của viên đạn bằng đúng chiều dài nòng nên sẽ không gây thất thoát lực đẩy cũng như đây là loại súng phi sát thương nên cũng chẳng cần nòng dài để tăng sức mạnh cho viên đạn. Do súng bắn loại đạn không vành nên kẹp được thêm vào phía sau nòng súng để kẹp vào các khía của viên đạn giữ cho chúng không rơi ra ngoài. Khi nạp đạn chỉ cần đẩy khối nòng tách ra khỏi thân súng kẹp giữ sẽ được mở và các vỏ đạn cũ nếu có sẽ được lấy ra ngoài để sử dụng lại và người sử dụng sẽ nạp các viên đạn mới vào các nòng.
Để thu gọn chiều dài của súng nhiều nhất có thể mà không cần quan tâm nhiều đến độ đơn giản, súng sử dụng cơ chế điểm hỏa bằng điện điện tử, một vi mạch trong súng sẽ xác định nòng nào có đạn và sẽ điểm hỏa ở đó việc này tránh súng kích hỏa ở các nòng súng không có đạn dẫn đến mất đi một quãng thời gian dù ngắn nhưng quan trọng khi phòng thủ. Súng chỉ có chế độ bắn từng viên, khi bóp cò một xung điện sẽ truyền vào vi mạch và dẫn đến một trong bốn nòng súng, sau khi một nòng được bắn vi mạch sẽ ngắt nòng đó ra khỏi hệ thống để tránh việc điểm hỏa lại vào vỏ đạn rỗng hay không nổ, hệ thống này sẽ thiết lập lại vào mỗi lần nạp đạn. Một số mẫu giá rẻ sử dụng pin để làm nguồn điện việc này gây các tranh cãi vì pin có thể sẽ không hoạt động ổn định ở nhiệt độ thấp, các mẫu khác sử dụng máy phát xung từ tính làm nguồn năng lượng tạo ra điện mỗi lần bóp cò để tránh việc pin gặp trục trặc (bộ phận này khá giống với bộ phận mồi lửa của bếp ga).
Súng không có điểm ruồi nhưng có một rãnh chạy giữa hai nòng súng phía trên để người sử dụng dùng làm nơi nhắm bắn. Các mẫu mới có bộ phận nhắm laser đã được phát triển để sử dụng cho loại súng này, bộ phận này nằm ở giữa nơi cách nhau của các nòng súng. Súng không có nút khóa an toàn và có thể bắn bất kỳ lúc nào miễn là có điện để sử dụng tuy nhiên súng có cơ chế an toàn để tránh việc vô tình khai hỏa khi làm rơi.
Súng sử dụng đạn 18x45 mm và 18.5x55 mm vỏ nhôm được phát triển riêng. Có nhiều loại đạn khác nhau nhưng có bốn loại đạn có thể được sử dụng cho mục đích dân sự là T (loại đạn gây chấn thương), SZ (gây lóa mắt và ù tai), O (pháo sáng) và S-K (pháo hiệu nhiều màu). Ngoài ra còn một số loại đạn khác nhưng chỉ được sử dụng trong các lực lượng thi hành công vụ và cảnh sát, chúng có chứa các chất hóa học bên trong dùng cho các mục đích khác nhau của các lực lượng này. Ngoài ra cũng đang có các loại đạn khác đang được phát triển cho các mục đích khác.
Biến thể.
Súng hiện có 4 mẫu chính là PB-4, PB-4-1, PB-4-1ML và PB-4-2 mỗi mẫu có khác biệt nhỏ trong chiều dài, cấu trúc nòng súng và cách hoạt động. Ngoài ra còn có mẫu hai nòng là PB-2. | 1 | null |
Lạc đà Alpaca (danh pháp hai phần: "Vicugna pacos") là một loài động vật được thuần hóa thuộc họ Lạc đà Nam Mỹ. Alpaca có vẻ bề ngoài gần giống một con llama nhỏ. Có hai giống loài alpaca: "Huacaya alpaca" và "Huacaya suri". Alpaca sống theo đàn, chúng kiếm ăn ở dãy núi cao Andes, phía nam Peru, Ecuador và ở phía bắc Chile ở độ cao từ 3.500m đến 5.000m.
Alpaca nhỏ hơn llama nhiều và không giống như llama, chúng không được dùng để thồ hàng mà là loài cung cấp lông. Lông alpaca, rất giống với len, được sử dụng để làm các sản phẩm đan, dệt. Những sản phẩm này bao gồm mền, áo khoác, nón, găng tay, khăn choàng và các sản phẩm đa dạng khác.Các sợi lông này có nhiều màu sắc tự nhiên tùy vùng mà alpaca sinh sống như 52 màu ở Peru, 12 màu ở Úc và 16 màu ở Mỹ.
Trong ngành công nghiệp vải, "alpaca" chủ yếu được hiểu là lông của loài Alpaca của Peru, nhưng khi xét nghĩa rộng hơn thì nó có thể được hiểu là một dạng vải ban đầu được làm từ lông của alpaca, nhưng giờ thường được làm bằng sợi vải tương tự, ví dụ như mohair, lông cừu Iceland, hoặc những loại lông cừu cao cấp hơn. Trong thương mại tồn tại một sự phân biệt giữa alpaca và một số kiểu vải lông dê và luster. Một con alpaca trưởng thành thường cao tính tới vai và thường nặng .
Theo truyền thống, alpaca được phân loại trong chi "Lama", nhưng gần đây được một số tác giả coi là thuộc một chi mới là "Vicugna", đặc biệt là sau một nghiên cứu của Jane Wheeler vào năm 2001 cho thấy rằng alpaca là hậu duệ của "Vicuña" chứ không phải từ "guanaco". Tuy nhiên, hai loài động vật này cũng có thể giống nhau..
Giới thiệu chung.
Alpaca được thuần dưỡng từ hàng ngàn năm trước. Người Moche ở phía bắc Peru thường sử dụng hình ảnh alpaca trong các tác phẩm nghệ thuật của họ. Hiện nay, chưa có dấu tích của alpaca hoang dã. Alpaca nhỏ hơn các loài lạc đà khác. Cùng với lạc đà và llama, alpaca cùng thuộc họ lạc đà. Trong tất cả các loài lạc đà, thì alpaca là loài có giá trị nhất vì lông của chúng mịn, chắc và ấm áp. Alpaca quá nhỏ để làm một con vật thồ hàng. Thay vào đó chúng được nuôi để cho thịt và lông. Thịt alpaca đã từng được người Nam Mỹ coi là loại thịt giàu dinh dưỡng. Do giá trị của chúng trên thị trường nên việc săn bắt trái phép alpaca đã trở thành một vấn nạn lớn.
Hành vi.
Alpaca là loài bầy đàn sống trong gia đình gồm một con đực, những con cái và con của chúng. Alpaca cảnh báo cả đàn về kẻ ngoại lai bằng kêu lớn, đầy sắc lạnh như tiếng lừa kêu. Đàn có thể tấn công kẻ thù nhỏ bằng chân trước như đá hay đạp.
Phun nước miếng.
Không phải tất cả đều làm vậy nhưng chúng đều có khả năng này. "Phun nước miếng" có vẻ như là một sự nói giảm nói tránh, thường thì cuống họng chúng chỉ chứa không khí và một ít nước miếng, mặc dù chúng hay ợ những gì có trong dạ dày (thường là một hỗn hợp có cỏ màu xanh) lên và nhắm bắn chất nhầy nhụa này vào đối phương. Chúng chủ yếu phun nước miếng vào những con lạc đà khác, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn phun nước miếng vào con người.
Đối với alpaca, phun nước miếng gây ra hiện tượng "hôi miệng". Mùi này do axit ở dạ dày và các thức ăn gây nên khi chúng đi qua đường miệng.
Sự tương tác vật lý.
Hầu hết alpaca đều không thích bị cầm nắm. Một số thì chấp nhận sự vỗ về âu yếm mặc dù chúng không thích bị người khác sờ vào chân, bắp chân và đặc biệt là bụng và mông.
Vệ sinh.
Alpaca thường đi vệ sinh chung một chỗ, nơi mà chúng sẽ không ăn cỏ. Thói quen này có xu hướng hạn chế kí sinh trùng nội. Thông thường, con đực sạch sẽ hơn và ít đi vệ sinh hơn con cái, chúng đứng thẳng hàng và tống mọi thứ ra một lần một. Khi một con cái tiến đến " nhà cầu" và bắt đầu đi ngoài thì cả đàn cũng làm theo.
Tiếng kêu.
Alpaca có rất nhiều tiếng kêu. Khi gặp nguy hiểm, chúng phát ra âm thanh cao, lớn, đầy vẻ sợ hãi. Khi thể hiện sự thân thiện cũng như phục tùng, chúng phát ra tiếng "cluck",
"click" thông đầu lưỡi hoặc mũi.
Hầu hết alpaca thường tạo các âm thanh nghe như "hummmmmm". Âm thanh này tạo sự thoải mái cho mũi của chúng, để cho đồng loại biết chúng đang có mặt và rất hài lòng. Ngoài ra, "hummmmm" còn chứa đựng nhiều ý nghĩa khác. Khi các con đực đánh nhau, chúng phát ra các âm thanh cao như tiếng chim, điều này có ý nghĩa như đe dọa đối phương.
Sinh sản.
Alpaca cái rất mắn đẻ, chúng đều có thể mang thai chỉ sau một lần giao cấu nhưng cũng có một số ít trường hợp chúng thể thụ thai. Việc thụ tinh nhân tạo thì rất khó thực hiện nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu. Alpaca được tạo ra từ thụ tinh nhân tạo tương đối giống với alpaca con bình thường. Alpaca đực sẵn sàng tiến hành giao phối lần đầu tiên trong khoảng từ 1- 3 tuổi. Còn với con cái thì chúng hoàn toàn trưởng thành (về cả thể chất lẫn tinh thần) vào khoảng 12-24 tháng. Không nên cho con cái thụ thai trước khi trưởng thành, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Do độ tuổi trưởng thành của alpaca cái khá rộng tùy theo từng cá thể nên người nuôi dưỡng alpaca chưa có kinh nghiệm nên đợi đến ít nhất là khi alpaca cái đã được 18 tháng rồi mối cho giao phối.
Khoảng thời gian mang thai của alpaca kéo dài 15-345 ngày và thường thì chúng chỉ sinh ra một alpaca con. Sinh đôi thì rất hiếm chỉ khoảng 1/1000 ca. Sau khi sinh con, con cái có thể giao phối lại sau 2 tuần. Alpaca con có thể dứt sữa khi đã 6 tháng tuổi, nặng khoảng 28 kg dưới sự giám sát của người chăm sóc. Nhưng một số người lại thích cho alpaca mẹ quyết định khi nào nên dứt sữa con mình, tùy theo khối lượng cũng như sự trưởng thành của đứa con. Alpaca có thể sống đến 20 tuổi.
Chế độ ăn.
Alpaca cần ít thức ăn hơn các loài khác ở cùng lứa tuổi. Chúng thường ăn rơm rạ hoặc cỏ nhưng chúng cũng có thể ăn một vài loại cây khác và cũng là bình thường nếu chúng cố gắng nhai mọi thứ (như chai nhựa,túi nilon..). Hầu hết, người chủ luôn điều chỉnh thay đổi nơi ăn cỏ của chúng để cỏ có thể mọc lại. Alpaca có thể ăn cỏ thiên nhiên, tuy nhiên, các điền chủ vẫn cung cấp cỏ với rơm rạ có thêm protein. Để cung cấp Selenium (Se), các điền chủ sẽ cho chúng ăn một lượng nhỏ mỗi ngày.
Bộ lông của alpaca.
Lông của alpaca là một loại tơ sợi tự nhiên mềm và đẹp. Tương đối giống với lông cừu, nhưng nó ấm hơn, ít chất dầu và ít gây dị ứng hơn. Không có chất dầu nên lông alpaca không chống thấm nước. Lông alpaca mềm và hơi xa xỉ. Về cấu trúc vật lý, lông alpaca có cấu trúc tương tự tóc, rất mềm, mịn và bóng. Các công đoạn chuẩn bị, quay tơ, dệt vải và hoàn thành giống với các công đoạn của việc sản xuất lông cừu. Lông alpaca còn chống được lửa và đáp ứng được mọi tiêu chuẩn của US Consumer Product Safety Commission (Sản phẩm tiêu dùng của Mỹ).
Alpaca được cắt lông một lần trong năm vào mùa xuân. Mỗi lần cắt cho khoảng 2.2–4.5 kg lông mỗi con alpaca. Một con alpaca trưởng thành có thể cho 1420–2550 gram lông thượng hạng cũng như 1420–2840 gram lông hạng 2 và 3.
Giá cả.
Giá cho một con alpaca dao động từ 50 USD cho đến 675,000 USD cho những con đẹp nhất thế giới tùy thuộc vào lịch sử sinh sản, màu sắc và giới tính của chúng.
Các chủ đồn điền có thể nuôi 25 con alpaca/hecta, nếu họ có một khu vực riêng cho chất thải và giữ cho khu vực ăn cỏ luôn tách biệt với khu vực chất thải. Nhưng tỉ lệ này ở mỗi nước mỗi khác tùy thuộc vào chất lượng cỏ có sẵn (ở nhiều sa mạc chỉ có thể nuôi từ 1-3 con trên nửa hecta vì sự thiếu thốn về nguồn thức ăn)
Cuộc sống.
Alpaca cần lượng thức ăn bằng khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, vậy là tốn khoảng 27 kg cỏ/tháng/con. Khi tính toán chế độ ăn hợp lý cho alpaca, việc phân tích lượng nước và cỏ là rất quan trọng để quyết định lượng vitamin và khoáng cần cung cấp cho alpaca. Có hai cách cho bột khoáng vào cỏ để chúng ăn tự do hoặc là cho chúng ăn theo một tỉ lệ thích hợp. Dạ dày gồm 3 túi của alpaca cho phép việc tiêu hóa cực kì hiệu quả. Do không có các loại hạt trong phân nên phân Alpaca không cần phải ủ trước khi bón cho cây. Răng và móng cũng cần phải cắt mỗi 6-12 tháng.
Giống như các loài nhai lại khác như cừu, trâu, bò, Alpaca có răng thấp ở hàm trên nên chúng không thể kéo cỏ ra khỏi đất được. Việc thay đổi nơi ăn cũng rất quan trọng vì alpaca có khuyng hướng tới chỗ cũ để ăn cỏ. Alpaca là loài cho lông nên chúng không bị giết để làm thịt cũng như cày cấy trên cánh đồng và lông của chúng đang là nguồn sản phẩm mới. | 1 | null |
Apple River là một thị trấn thuộc quận Polk, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 1.108 người.
Địa lý.
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thị trấn có diện tích khoảng 36.0 dặm vuông (93.3 km²), với 34.0 dặm vuông (88.0 km²) là đất liền và 2.0 dặm vuông (5.2 km²) hay (5.61%) là nước.
Dân số.
Theo điều tra dân số năm 2000, có khoảng 1,067, 418 hộ gia đình, và 310 gia đình trong thị trấn. Mật độ dân số là 31.4 người/1 dặm vuông (12.1/km²). Có khoảng 625 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 18.4/dặm vuông (7.1/km²). Thành phần dân số gồm 97.84% người da trắng (điều tra dân số Hoa Kỳ), 0.28% người Mỹ-Phi (điều tra dân số Hoa Kỳ), 1.31% người bản địa (điều tra dân số Hoa Kỳ), và 0.56% có từ hai hoặc nhiều hơn chủng tộc. | 1 | null |
Caledonia là một thị trấn thuộc quận Columbia, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 1.345 người.
Lịch sử.
Thị trấn được đặt tên bởi những người định cư Scotland theo tên Latin của Scotland.
Địa lý.
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thị trấn có diện tích tổng cộng 63,6 dặm vuông (164,8 km²), trong đó, 59,5 dặm vuông (154,2 km²) của nó là đất và 4,1 dặm vuông (10,6 km²) của nó (6.46%) là nước.
Nhân khẩu học.
Theo điều tra dân số năm 2000, có 1.171 người, 451 hộ gia đình và 343 gia đình cư trú trong thị trấn. Mật độ dân số là 19,7 người trên mỗi dặm vuông (7,6 / km²). Có 713 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 12,0 trên mỗi dặm vuông (4,6 / km²). Thành phần chủng tộc của thị trấn là 98,63% người da trắng, 0,17% người Mỹ gốc Phi, 0,26% người Mỹ bản địa, 0,17% người châu Á, 0,51% từ các chủng tộc khác và 0,26% từ hai chủng tộc trở lên. Người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh thuộc bất kỳ chủng tộc nào là 0,43% dân số.
Có 451 hộ gia đình trong đó 29,9% có con dưới 18 tuổi sống chung với họ, 67,8% là vợ chồng sống chung, 4,4% có chủ hộ là nữ không có chồng và 23,9% không có gia đình. 17,3% của tất cả các hộ gia đình được tạo thành từ các cá nhân và 7,5% có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,60 và quy mô gia đình trung bình là 2,97.
Trong thị trấn, dân số được trải ra với 24,2% ở độ tuổi 18, 5,4% từ 18 đến 24, 27,7% từ 25 đến 44, 30,0% từ 45 đến 64 và 12,8% từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 41 tuổi. Cứ 100 nữ thì có 108,4 nam. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên, có 114,5 nam.
Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong thị trấn là 48.750 đô la và thu nhập trung bình cho một gia đình là 56.042 đô la. Nam giới có thu nhập trung bình là $ 35.156 so với $ 26,023 cho nữ giới. Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn là $23 278. Khoảng 4,4% gia đình và 6,7% dân số sống dưới ngưỡng nghèo, bao gồm 7,8% những người dưới 18 tuổi và 15,8% những người từ 65 tuổi trở lên. | 1 | null |
Clayton là một thị trấn thuộc quận Winnebago, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 3.864 người.
Địa lí.
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thị trấn có tổng diện tích là 94.3 km², với 94.0 km² là đất và 0.3 km², hay 0.33%, là nước. | 1 | null |
Lý Minh Thuận (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1971) là nam ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Singapore gốc Hoa.
Sự nghiệp.
Năm 18 tuổi, anh 2 lần sang Singapore tìm kiếm vận may và sinh kế bằng số tiền dành dụm từ hồi học phổ thông và những công việc như bồi bàn, khuân vác, bán hàng... Một cơ may đến với anh khi tham gia cuộc thi tìm kiếm diễn viên Tài hoa tân tú, ban đầu đơn giản vì lý do tài chính. Bất ngờ xảy ra khi anh nhận giải Á quân cuộc thi và từ đó mở ra sự nghiệp điện ảnh.
Chỉ 2 năm sau, anh được bầu chọn vào ngôi vị Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải điện ảnh Star Awards năm 1997 của Singapore với vai diễn trong bộ phim The Price Of Peace. 1 năm sau đó, Lý Minh Thuận tiếp tục tỏa sáng bên cạnh "ngọc nữ" Phạm Văn Phương trong bộ phim truyền hình Thần điêu đại hiệp và nhận được đề cử Nam diễn viên nổi tiếng nhất của tập đoàn giải trí MediaCorp do khán giả bình chọn.
Kể từ năm 1998 đến nay, hầu như năm nào anh cũng có mặt ở vị trí số 1, số 2 trong top 10 ngôi sao đắt giá nhất Singapore. Được xếp vào danh sách có thu nhập cao nhất Singapore, trở thành nhân vật có tiếng trong giới giải trí, nhưng anh được đánh giá là người sống giản dị, dân dã và vẫn duy trì quan hệ với những người bạn thuở hàn vi.
Ngoài vai trò một diễn viên, Lý Minh Thuận cũng tham gia sản xuất, và phát triển sự nghiệp âm nhạc. Năm 1999, anh đã thu âm một số ca khúc chính thức trong các bộ phim truyền hình của tập đoàn giải trí MediaCorp.
Năm 2005, anh đổi tên thành Lý Danh Thuận (李名順), tuy nhiên đến năm 2007 lại dùng lại tên cũ Lý Minh Thuận. Anh lập gia đình với nữ diễn viên Phạm Văn Phương ngày 29 tháng 9 năm 2009. | 1 | null |
Gays Mills là một làng thuộc quận Crawford, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 2006, dân số của làng này là 625 người.
Dân số.
Gays Mills có dân số năm 2024 là 521 người. Dân số tại đây hiện đang giảm với tốc độ hàng năm và đã giảm kể từ cuộc điều tra dân số gần đây nhất, ghi nhận dân số 521 người (năm 2020).
Độ tuổi trung bình ở Gays Mills là 47,3 tuổi; 53,2 tuổi đối với nam và 40,8 tuổi đối với nữ.
Thu nhập.
Thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Gays Mills là 57.500 USD với tỷ lệ nghèo là 18,24%. | 1 | null |
Nữ rapper và ca sĩ người Mỹ Nicki Minaj đã phát hành 3 album phòng thu, 3 album tổng hợp, 3 mixtape, 96 đĩa đơn (trong đó bao gồm 63 đĩa đơn với tư cách là nghệ sĩ góp mặt) và 15 đĩa đơn quảng bá.
Sau khi bị thu hút với giới âm nhạc và sự nghiệp diễn xuất ở Thành phố New York, Minaj cuối cùng chọn rapper là nghề nghiệp chính của cô. Tài năng của cô được khám phá bởi nam rapper Lil Wayne và cô đã kí hợp đồng với hãng thu âm Young Money Entertainment—một công ty con của hãng Cash Money Records với việc phân phối âm nhạc được đảm nhiệm bởi Republic Records—vào năm 2009. Đĩa đơn độc tấu đầu tiên của Minaj, "Your Love", đạt vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ và đứng đầu bảng xếp hạng Hot Rap Songs của tạp chí "Billboard", một thành tựu đã làm cho Minaj trở thành nghệ sĩ nữ đứng đầu bảng xếp hạng với tư cách là nghệ sĩ độc tấu kể từ năm 2002. Ba đĩa đơn tiếp theo của cô, "Check It Out", "Right Thru Me" và "Moment 4 Life", đều lọt vào top 40 trên "Billboard" Hot 100. Album phòng thu đầu tay của Minaj, "Pink Friday", được phát hành vào tháng 11 năm 2010, đã đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" 200 của Mỹ. Đĩa đơn thứ năm của album, "Super Bass", đứng ở vị trí thứ ba trên "Billboard" Hot 100 và vươn lên top 10 trong các bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia.
Album phòng thu thứ hai của Minaj, ' (2012), được xếp hạng lần đầu tiên ở vị trí cao nhất trên "Billboard" 200. Album cũng đồng thời lọt vào bảng xếp hạng UK Albums Chart (Liên hiệp Anh) ở vị trí thứ nhất, làm cho Minaj trở thành nữ rapper có vị trí xếp hạng cao nhất trong lịch sử của bảng xếp hạng. Đĩa đơn đầu tiên của album, "Starships", xếp hạng ở vị trí thứ năm trên "Billboard" Hot 100 và vươn lên top 10 ở nhiều quốc gia. Một phiên bản album mở rộng của "Pink Friday: Roman Reloaded" được phát hành vào tháng 11 năm 2012, có thêm tiêu đề phụ là '.
Album phòng thu thứ ba của cô được phát hành vào năm 2014, có tựa là "The Pinkprint", được xếp hạng lần đầu tiên ở vị trí thứ hai trên "Billboard" 200. Đĩa đơn thứ hai của album, "Anaconda", đứng ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và là đĩa đơn có vị trí xếp hạng cao nhất tại Mỹ của cô cho đến nay. Các đĩa đơn khác, gồm "Only" và "Truffle Butter" đã lọt vào top 20 trên "Billboard" Hot 100. Năm 2014, Minaj chia sẻ vị trí hát chính trong đĩa đơn "Bang Bang" cùng với Jessie J và Ariana Grande. Bài hát đã giúp Minaj đạt được vị trí đầu tiên ở Liên hiệp Anh (L. H. Anh) và vị trí thứ ba ở Mỹ.
Kể từ năm 2010, Minaj đã tích lũy hơn 92 hạng mục trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 (kể cả các hạng mục bài hát mà cô có vai trò là nghệ sĩ góp mặt), làm cho cô là người có nhiều hạng mục nhất so với các nghệ sĩ nữ khác với tất cả các thể loại nhạc. Ngoài ra, cô đã kiếm về cho mình 16 đĩa đơn nằm trong top 10 trong các bảng xếp hạng trong sự nghiệp âm nhạc, là số đĩa đơn cao nhất so với các nữ rapper khác. | 1 | null |
Vườn quốc gia Hang động Naracoorte là một vườn quốc gia nằm gần thị trấn Naracoorte, Nam Úc thuộc khu vực du lịch Bờ biển Limestone, đông nam của tiểu bang Nam Úc. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1994 cùng với Riversleigh vì số lượng các hóa thạch trên khu vực rộng lớn. Khu vực bảo tồn có diện tích 6,6 km² với thảm thực vật còn sót lại, và 26 hang động nằm trong khu vực Di sản thế giới có diện tích 3,05 km². Trong số 28 hang động được biết đến ở trong vườn quốc gia chỉ có 4 hang động mở cửa cho công chúng tham quan. Các hang động khác được cách ly bởi chúng rất quan trọng đối với nghiên cứu khoa học và cũng để bảo vệ các hang động với những hóa thạch bên trong. Nhiều hang động còn chứa những thạch nhũ và măng đá ngoạn mục.
Lịch sử.
Các hang động nằm trong ranh giới ngày nay là vườn quốc gia lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1845 với việc khám phá ra hang Blanche.
Năm 1885, Bộ Gỗ và Rừng Nam Úc đã bổ nhiệm một người trông giữ hang để tránh sự phá hoại. Năm 1916, việc kiểm soát một phần của khu bảo tồn rừng bao gồm nhiều hang động trong khu vực có diện tích khoảng 20 ha đã được chuyển giao sang cho Cục Di trú, Công cộng và Du lịch và nó được quản lý như một khu nghỉ dưỡng quốc gia cho đến năm 1972. Sự phát triển của khu nghỉ dưỡng quốc gia thành một điểm du lịch quan trọng trong khu vực, hỗ trợ rất nhiều bởi sự phát hiện vào năm 1969 tại hang Victoria với những hóa thạch động vật có xương sống Pleistocen lớn nhất từng được biết đến.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 1972, nó được đổi tên thành Công viên bảo tồn hang động Naracoorte. Ngày 17 tháng 12 năm 1994, một phần của công viên bảo tồn có diện tích 300 hecta đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới cũng với địa điểm hóa thạch Riversleigh ở Queensland. Ngày 18 tháng 1 năm 2001, công viên bảo tồn hang động Naracoorte đã bị xóa bỏ và vùng đất mà nó chiếm giữ được tái lập thành một vườn quốc gia vì nó được coi là có ý nghĩa quốc gia bởi các đặc điểm tự nhiên với tên gọi mới là Vườn quốc gia Hang động Naracoorte. Ngày 21 tháng 5 năm 2007, nó trở thành một trong 15 địa điểm được công nhận là Di sản Quốc gia Úc. Ngày 17 tháng 5 năm 2017, vườn quốc gia được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Nam Úc với tên gọi Quần thể hang động Naracoorte. | 1 | null |
Khu vực Dãy núi Greater Blue là một Di sản thế giới nằm ở Dãy núi Blue của New South Wales, Úc. Khu vực rộng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2000.
Mô tả.
Khu vực này là một trong những vùng cao nguyên gồ ghề có những vách đá tuyệt đẹp, thung lũng sâu, vùng núi khó tiếp cận, những con sông và hồ nước đầy sự sống. Các loài động thực vật quý hiếm sống ở khu vực tự nhiên này liên quan đến một câu chuyện phi thường về sự cổ xưa của Úc. Đây là câu chuyện về sự tiến hóa của thảm thực vật bạch đàn độc đáo của Úc và các cộng đồng động thực vật có liên quan.
Khu vực dãy núi Greater Blue có diện tích của cảnh quan rừng trên cao nguyên sa thạch, kéo dài từ Quận thương mại trung tâm Sydney. Tại đây bao gồm những vùng đất hoang vu rộng lớn và có diện tích tương đương với gần một phần ba của Bỉ, hoặc gấp đôi kích thước của Brunei.
Nó bao gồm 8 khu vực được bao vệ, ngăn cách bởi một hành lang phát triển giao thông đô thị là: Khu bảo tồn Hang động Jenolan, Vườn quốc gia Dãy núi Blue, Wollemi, Yengo, Nattai, Kanangra-Boyd, Gardens of Stone, Các hồ Thirlmere. | 1 | null |
Sony Alpha hay Sony α (alpha trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp) là dòng sản phẩm máy ảnh DSLR và SLT được Sony công bố vào ngày 5 tháng 6 năm 2006. Sony α được thành lập và mở rộng dựa trên công nghệ máy ảnh của Konica Minolta và hệ thống ngàm ống kính của Minolta AF. Sony sở hữu 11.08% cổ phần của Tamron, công ty ống kính máy ảnh Nhật Bản đang hợp tác sản xuất với Sony và Konica Minolta.
Trước Sony, Minolta đã sử dụng thương hiệu "α" cho hệ thống máy ảnh AF của họ tại thị trường Nhật Bản ("Dynax" tại châu Âu, "Maxxum" tại Bắc Mỹ). Khi thành lập Sony Alpha, Sony cũng giữ lại hệ thống ngàm ống kính đã được Minolta sử dụng ("ngàm A").
Sony tham gia vào thị trường máy ảnh DSLR từ tháng 7 năm 2005, bắt đầu với sự kiện công ty này liên doanh với Konica Minolta. Từ 2006 đến 2008, Sony là công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường DSLR, đạt 13% thị phần trong năm 2008 và trở thành công ty DSLR lớn thứ ba trên thế giới. Tháng 5 năm 2010, Sony giới thiệu hai máy ảnh ống kính rời không gương lật Alpha NEX và hệ thống ngàm E. Tháng 8 năm 2011, Sony xác nhận đang sản xuất các máy ảnh full-frame.
Thân máy ảnh.
Các máy ảnh Sony Alpha được thiết kế và sản xuất theo nguyên tắc, mẫu máy cao hơn trong dòng sản phẩm thì có thêm tính năng so với mẫu bên dưới, ví dụ mẫu Alpha 330 có các tính năng của Alpha 230 nhưng có thêm màn hình LCD xoay và chức năng "Quick AF Live View"; trong khi Alpha 380 có các tính năng của Alpha 330 nhưng tăng độ phân giải lên 14.2 megapixel.
Tất cả các máy DSLR cảm biến APS-C của Sony, trừ dòng Alpha 100, Alpha 200 và Alpha 700, đều có tính năng "Live View" (xem trực tiếp). Chế độ Live View có tính năng "1.4x/2x Smart Teleconverter" cho phép phóng to khung hình đồng thời giảm độ phân giải hình theo tỉ lệ 1:1, mà không làm giảm chất lượng của hình.
Máy ảnh "SLT" ("Single Lens Translucent" - ống kính đơn mờ) là máy ảnh có gương bán mạ cố định, cho phép một phần ánh sáng đi qua gương để đến cảm biến ảnh, phần còn lại được phản xạ đến cảm biến lấy nét của máy. Các máy Sony SLT có thể quay phim Full HD 1080p AVCHD với hệ thống lấy nét tự động liên tục theo pha.
Ống kính và kính chuyển đổi tele.
Máy ảnh Sony sử dụng hệ thống ngàm A là hệ thống tự động lấy nét đầu tiên trên thế giới, được Minolta giới thiệu năm 1985. Nhờ sử dụng ngàm này, tất cả các ống kính Minolta AF đều hoạt động được trên các máy DSLR của Sony, và nhiều ống kính Sony có thể hoạt động trên máy ảnh phim và máy DSLR của Minolta.
Vào thời điểm ra mắt dòng sản phẩm Alpha năm 2006, Sony cũng công bố 19 ống kính và 2 kính chuyển đổi tele, phần lớn dùng lại các thiết kế ống kính của Konica Minolta.
Ngày 18 tháng 5 năm 2009, Sony giới thiệu ống kính ngàm A đầu tiên có sử dụng công nghệ "SAM" ("Smooth Auto-focus Motor" - motor tự động lấy nét mượt mà) với motor tự động lấy nét đặt trong ống kính để tăng tốc độ lấy nét của các ống kính. | 1 | null |
Wheaton là một thị trấn thuộc quận Chippewa, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Dân số của thị trấn là 2.701 người theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, tăng từ 2.366 người trong cuộc điều tra dân số năm 2000. Các cộng đồng chưa hợp nhất Old Albertville và Pine Grove nằm trong địa phận của thị trấn. | 1 | null |
Lạc đà không bướu hay còn gọi là đà mã (danh pháp hai phần: "Lama glama") là một loài động vật thuộc họ Camelidae ở Nam Mỹ. Lạc đà không bướu đã được nuôi lấy thịt và sức kéo bởi các nền văn hóa Andes từ thời kỳ tiền Colombo.
Một con lạc đà không bướu trưởng thành đầy đủ có thể cao 1,7 đến 1,8 m (5,5 đến 6,0 ft) và nặng 130 đến 200 kilôgam (280 đến 450 lb). Lúc mới sinh, lạc đà không bướu con (còn gọi là "cria") có thể nặng từ 9 đến 14 kg (20 đến 30 lb). Lạc đà không bướu có thể sống đến 20-30 năm, tùy theo điều kiện chăm sóc. Lạc đà không bướu là loài vật sống rất tập thể, chúng thường chung sống thành bày đàn. Lông lấy từ lạc đà không bướu rất mềm và không có lanolin (mỡ ở lông). Lạc đà không bướu cũng là loài động vật thông minh, chúng có thể học được một số việc sau vài lần bắt chước. Lạc đà không bướu có thể thồ được hàng nặng 25% đến 30% trọng lượng cơ thể suốt quãng đường 5-8 dặm.
Cái tên gốc "llama" (trước đây là "lama" hoặc "glama") là do những người khai phá châu Âu đặt theo cách gọi của người Peru bản xứ.
Lạc đà không bướu đã xuất hiện và có nguồn gốc từ các đồng bằng trung tâm ở Bắc Mỹ từ khoảng 40 triệu năm trước. Chúng di cư đến Nam Mỹ 3 triệu năm trước. Trước khi kỷ băng hà kết thúc (10.000-12.000 năm trước), các loài thuộc họ Camelidae đã bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Từ năm 2007, có trên 7 triệu con llama và alpaca ở Nam Mỹ. Do được nhập từ Nam Mỹ vào cuối thế kỷ 20 cũng có hơn 158.000 con llama và 100.000 con alpaca ở Hoa Kỳ và Canada. | 1 | null |
Những đứa con biệt động Sài Gòn (tên khác: Không chùn bước) là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Long Vân cùng Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thông Hòa Bình do NSƯT Khương Đức Thuận, Đặng Minh Quang (phần 1) và Đỗ Chí Hướng (phần 2) làm đạo diễn. Phần 1 của phim được phát sóng vào lúc 20h30 từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần bắt đầu từ ngày 28 tháng 3 năm 2011 và kết thúc vào ngày 11 tháng 5 năm 2011 trên kênh THVL1, phần 2 của phim được phát sóng vào lúc 20h00 từ thứ hai đến thứ năm và chủ nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 năm 2014 và kết thúc vào ngày 13 tháng 7 năm 2014 trên kênh HTV7.
Nội dung.
"Những đứa con biệt động Sài Gòn" xoay quanh cuộc chiến chống các tội phạm về ma tuý, bắt đầu vào thời điểm trật tự an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, một số ổ nhóm tội phạm tranh giành lãnh địa hoạt động khá manh động, gây ra bao phiền toái và bất an với Nhân dân thành phố... Ba chiến sĩ công an Nguyễn Đắc Vi (Bá Cường), Giang Quân (Ngọc Hùng) và Trần Cao Dũng (NSƯT Khương Đức Thuận) là con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa, được Bộ Công an giao cho nhiệm vụ triệt phá hang ổ của bọn buôn bán và vận chuyển ma túy.
Diễn viên.
Phần 2.
Cùng một số diễn viên khác...
Ca khúc trong phim.
Sáng tác: Tuấn Khanh
Thể hiện: Phạm Anh Khoa
Sáng tác: Tuấn Khanh
Thể hiện: Siu Black
Doanh thu và đánh giá.
Những đứa con của biệt động Sài Gòn được báo chí chính thống Việt Nam đánh giá tích cực, với các nhận xét như "đỉnh cao của nghệ thuật", "hoàn hảo về mặt võ thuật", "thật đến từng chi tiết"... Nhưng về doanh thu, đến tháng 11 năm 2011, trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, đạo diễn Long Vân cho biết bộ phim vẫn còn lỗ .
Nhiều blogger và một số phản hồi trên các trang web xem phim trực tuyến cho rằng bộ phim quá xa rời thực tế, diễn viên (nhất là diễn viên đóng thế) còn quá gượng gạo và trong phim có nhiều lời lẽ thô tục không phù hợp cho trẻ em. | 1 | null |
Trận hồ Masuren lần thứ hai, còn gọi là Trận chiến Mùa đông Masuren, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 22 tháng 2 năm 1915 trên Mặt trận phía Đông thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết thúc trận đánh, quân Đức thuộc các Tập đoàn quân số 8 (tướng Otto von Below) và 10 (tướng Hermann von Eichhorn) đã đánh tan tác Tập đoàn quân số 10 Nga (tướng Faddyei V. Sivers) và chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của người Nga ở Đông Phổ.
Bối cảnh.
Dưới áp lực của Tổng tư lệnh chiến trường Đông Âu - Thống chế Paul von Hindenburg, cựu Tổng tham mưu trưởng - Đại tướng Helmuth von Moltke cùng nhiều tướng lĩnh cấp cao khác, Đức hoàng Wilhelm II quyết định chuyển sang thế phòng ngự trên Mặt trận phía Tây và tập trung tấn công trên Mặt trận phía Đông nhằm loại Nga khỏi vòng chiến. Do vậy, vào mùa đông 1914 7ndash; 15, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Đức Erich von Falkenhayn chuyển một lượng lớn binh lực từ Tây Âu sang Đông Âu. Để hỗ trợ cuộc tấn công của quân đội Áo-Hung trên dãy Karpath và phòng ngừa một cuộc tấn công của Nga, Falkenhayn thành lập Tập đoàn quân phía Nam gồm các đơn vị Áo-Đức do tướng Alexander von Linsingen chỉ huy. Trên mạn bắc, Hindenburg lập Tập đoàn quân số 10 do tướng Hermann von Eichhorn và bố trí tập đoàn quân này gần Tilsit. Trong tay Eichhorn có 4 quân đoàn vừa được điều sang từ Tây Âu.
Tranh cãi đã nảy sinh trong Bộ Tư lệnh Tối cao Đức về việc xác định địa điểm tấn công. Falkenhayn muốn dồn quân chủ lực đánh xuống phía nam trong khi Hindenburg tính thọc lên mạn bắc. Trong khi các chỉ huy Đức còn bàn cãi, phía Nga đã lập ra Tập đoàn quân số 12 dưới quyền Pavel A. Plahve để mở một cuộc tấn công mới vào Đông Phổ. Họ dự định tiến quân vào ngày 20 tháng 2, song người Đức đã ra tay trước: sau nhiều tranh cãi, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức nhất trí phát động hai mũi tiến công:
Trận đánh.
Mũi tấn công phía bắc được Hindenburg phát động vào ngày 7 tháng 2. Trong một cơn bão tuyết dữ dội, Tập đoàn quân số 8 Đức đánh thốc vào sườn trái Tập đoàn quân số 10 Nga. Hôm sau, Tập đoàn quân số 10 Đức ồ ạt tấn công sườn phải đối phương. Bất chấp điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt, cuộc tấn công gọng kìm của quân Đức diễn ra hiệu quả. Đến ngày 10, quân Đức đã dồn quân cánh phải Nga đến tận Vilkoviski và Wirballen. Giao tranh diễn ra rất khốc liệt trên mọi khu vực, và Tập đoàn quân số 8 Đức đã ép quân cánh trái Nga về Lyck. Sau những thắng lợi vang dội ban đầu, quân Đức - đặc biệt là Tập đoàn quân số 10 - tiếp tục tăng cường tấn công, buộc quân Nga phải tiến hành một cuộc triệt thoái trên toàn tuyến. Theo đó, Tập đoàn quân số 10 Nga rút qua rừng Augustow trong các ngày 10–14 tháng 2, từ bỏ Lyck vào ngày 14. Tướng Eichhorn điều quân đoàn cánh trái của ông đánh vòng rừng Augustow để bao vây quân Nga. Trong một trận đánh kéo dài 3 ngày, Quân đoàn XX Nga đã chiến đấu anh dũng để yểm trợ cho 3 quân đoàn khác chạy khỏi vòng vây. 3 quân đoàn Nga trốn thoát, nhưng, do cạn sạch đạn dược và thực phẩm, Quân đoàn XX Nga phải đầu hàng vào ngày 21 tháng 2.
Ngày 22 tháng 2, cuộc tấn công của Đức cuối cùng đã dừng bước khi Plahve xua Tập đoàn quân số 12 Nga phản công vào sườn phải của họ.
Kết cục.
Trận hồ Masuren lần thứ hai là một thắng lợi chiến thuật to lớn của quân đội Đức. Quân Nga đã bị quét sạch khỏi một mặt trận rộng 113 km và chịu thiệt hại rất nặng nề, với 56.000 người chết, bị thương hay mất tích, cộng thêm chừng 100.000 bị bắt làm tù binh và một lượng lớn súng ống bị thu giữ. Trong khi đó, quân Đức chỉ tổn thất 16.200 người. Từ đây cho đến hết cuộc chiến, Đông Phổ không bao giờ bị đe dọa tấn công nữa.
Mặt khác, các chiến dịch của khối Trung tâm đầu năm 1915 đã không đạt được mục tiêu loại Nga khỏi vòng chiến. Với nguồn nhân lực dồi dào, Nga dễ dàng bù đắp cho những tổn thất mà họ hứng chịu ở trận Masuren. Thêm vào đó, quân Nga đã chặn được các cuộc tấn công của quân Áo-Hung về phía nam. Ngày 22 tháng 2, Przemysl thất thủ và 150.000 quân Áo-Hung đã bị thêm vào danh sách tù binh của Nga. Dù sao, cuộc bại trận ở Masuren đã làm sa sút niềm tin của công chúng Nga về một kết thúc có hậu của cuộc chiến.
Trận chiến Mùa đông Masuren cũng là nỗ lực cuối cùng của Đức nhằm gián tiếp hỗ trợ quân đội Áo-Hung ở hướng nam bằng những cuộc tấn công trên hướng bắc. Sau các diễn biến đầu năm 1915, Bộ Tổng Chỉ huy Đức tại Đông Âu đã nhận thấy sự cần thiết của việc trực tiếp phối hợp với Áo-Hung trong tác chiến. | 1 | null |
Hattusa (còn được gọi là Ḫattuša hoặc Hattusas ; Hittite: URU"Ḫa-at-tu-ša") là thành phố thủ đô của đế quốc Hittite đã từng tồn tại và phát triển vào cuối thời đại đồ đồng. Tàn tích ngày nay của nó nằm gần Boğazkale, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đoạn vòng lớn của sông Kızılırmak (Hittite: "Marashantiya" , Hy Lạp: "Halys" ).. Những minh chứng về một thành phố đã tồn tại và biến mất chỉ còn là những đền thờ, những khu nghĩa trang tôn giáo và những trụ gạch phù điêu. Hattusa ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến tận miền Bắc Syria trong khoảng 200 năm. Hattusha được thêm vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1986.
Khu vực xung quanh.
Cảnh quan xung quanh thành phố bao gồm các cánh đồng nông nghiệp phong phú và những vùng đất đồi để chăn thả đồng cỏ cũng như rừng. Những cánh rừng nhỏ hơn vẫn còn được tìm thấy bên ngoài thành phố, nhưng trong thời cổ đại, chúng càng phổ biến rộng rãi. Điều này có nghĩa là người dân có nguồn cung cấp gỗ tuyệt vời khi xây nhà và các công trình khác. Các cánh đồng cung cấp cho người dân một cây lúa mì, lúa mạch và đậu lăng. Lanh cũng được thu hoạch, nhưng nguồn chính của họ cho quần áo là cừu len. Họ cũng săn hươu trong rừng, nhưng điều này có lẽ chỉ là một sự sang trọng dành cho tầng lớp quý tộc. Động vật nuôi cung cấp thịt. Có nhiều khu định cư khác trong vùng lân cận, chẳng hạn như ngôi đền đá ở Yazılıkaya và thị trấn Alacahöyük. Vì các con sông trong khu vực không phù hợp với các tàu lớn, tất cả các phương tiện vận chuyển đến và đi từ Hattusa phải đi bằng đường bộ.
Lịch sử sớm.
Trước năm 2000 trước Công nguyên, những người Hattian bản xứ dường như đã thành lập một khu định cư trên những địa điểm đã bị chiếm đóng trước đó và gọi nó là Hattush. Những người Hattians xây dựng khu định cư ban đầu của họ trên sườn núi cao của Büyükkale. Các dấu vết đầu tiên của sự định cư trên địa điểm này là từ thiên niên kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong thế kỷ 19 và 18 TCN, các thương gia từ Assur ở Assyria đã thành lập một trụ sở thương mại ở đó, thành lập riêng trong một khu riêng của thành phố. Trung tâm thương mại của họ nằm ở Kanesh (Neša) (Kültepe hiện đại). Các giao dịch kinh doanh đòi hỏi phải lưu giữ hồ sơ: mạng thương mại từ Assur giới thiệu bằng văn bản cho Hattusa, dưới dạng hình nêm.
Một lớp carbon hóa rõ ràng trong các cuộc khai quật chứng minh sự cháy và hủy hoại của thành phố Hattusa khoảng năm 1700 TCN. Người có trách nhiệm dường như đã là vua Anitta từ Kussara, người đã nhận được tín dụng cho hành động này và dựng lên một lời nguyền đã được khắc ghi cho một biện pháp tốt:
Thành phố Hoàng đế Hittite.
Chỉ một thế hệ sau, một vị vua của Hittite đã chọn nơi này làm nơi ở và vốn của ông. Các ngôn ngữ Hittite đã đạt được loa tại các chi phí của Hattic một thời gian. Hattus "Hattush" bây giờ trở thành Hittite "Hattusa" , và vua lấy tên của Hattusili, "một từ Hattusa". Hattusili đánh dấu sự khởi đầu của một quốc gia "Hittite" không phải là Hattic và một dòng hoàng tộc của Hittite Great Kings, 27 người bây giờ được biết đến theo tên.
Sau khi Kaskas đến phía bắc của vương quốc, họ đã hai lần tấn công thành phố đến vị trí các vị vua phải di chuyển vị trí hoàng gia tới một thành phố khác. Dưới Tudhaliya I, người Hittites chuyển về phía bắc Sapinuwa, trở về sau. Dưới Muwatalli II, họ di chuyển về phía nam tới Tarhuntassa nhưng giao cho Hattusili III làm thống đốc Hattusa. Mursili III trả lại ghế cho Hattusa, nơi các vị vua vẫn còn cho đến khi kết thúc vương quốc Hittite vào thế kỷ 12 TCN.
Ở đỉnh cao của nó, thành phố bao phủ 1,8 km² và bao gồm một phần bên trong và bên ngoài, bao quanh bởi một bức tường lớn và vẫn nhìn thấy được được dựng lên trong thời trị vì của Suppiluliuma I (khoảng 1344-1322 TCN (niên đại ngắn)). Thành phố nội tâm bao phủ một diện tích khoảng 0,8 km² và được chiếm bởi một thành trì với tòa nhà hành chính lớn và đền thờ. Nơi cư trú của hoàng gia, hay acropolis, được xây dựng trên một ngọn núi cao gọi là Büyükkale (Great Fortress).
Phía nam là một thành phố bên ngoài khoảng 1 km 2 , với các cửa ngõ trang trí tinh vi được trang trí bằng những đường cong nổi lên cho thấy các chiến binh, sư tử và nhân sư. Bốn ngôi đền được đặt ở đây, mỗi căn cứ quanh sân gôn, cùng với các tòa nhà thế tục và các công trình nhà ở. Bên ngoài các bức tường là nghĩa trang, hầu hết đều có chôn cất hỏa táng. Các ước tính hiện đại đưa dân số thành phố lên đến đỉnh điểm từ 40.000 đến 50.000; Trong giai đoạn đầu, thành phố nội thành chiếm một phần ba số đó. Các ngôi nhà được xây bằng gỗ và gạch bùn đã biến mất khỏi hiện trường, chỉ để lại những bức tường được xây dựng bằng đá của đền thờ và cung điện.
Thành phố đã bị phá hủy, cùng với chính quyền bang Hittite, vào khoảng 1200 TCN, như là một phần của sự sụp đổ của Thời kỳ Đồ đồng. Các cuộc khai quật cho thấy rằng Hattusa dần dần bị bỏ rơi trong một vài thập niên khi đế quốc Hittite tan rã. Địa điểm này sau đó bị bỏ hoang cho đến năm 800 TCN, khi một khu định cư Phrygian khiêm tốn xuất hiện trong khu vực.
Khám phá.
Ernest Chantre mở một số đường mòn thử nghiệm ở làng sau đó gọi là Boğazköy, vào năm 1893-94. Kể từ năm 1906, Hiệp hội Đông phương Đức đã khai quật tại Hattusa (với các kỳ nghỉ trong hai cuộc Thế chiến và Cuộc Trầm cảm, 1913-31 và 1940-51). Công trình khảo cổ học vẫn được thực hiện bởi Viện khảo cổ Đức(Deutsches Archäologisches Institut). Hugo Winckler và Theodore Makridi Bey đã tiến hành các cuộc khai quật đầu tiên vào năm 1906, 1907 và 1911-13, được tiếp tục vào năm 1931 dưới thời Kurt Bittel, theo sau là Peter Neve (giám đốc địa điểm 1963, tổng giám đốc 1978-94).
Kho lưu trữ hoàng gia.
Một trong những khám phá quan trọng nhất tại địa điểm này là kho lưu trữ viên đất sét của hoàng gia, bao gồm các thư tín và hợp đồng chính thức, cũng như các quy phạm pháp luật, các thủ tục cho lễ bái, các lời tiên tri và văn học của vùng Cận đông cổ đại. Một viên quan trọng đặc biệt, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul, đã mô tả chi tiết các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình đã đạt được sau khi trận Kadesh giữa Hittites và Ai Cập dưới thời Ramesses II năm 1259 hoặc 1258 trước Công nguyên. Một bản sao được trưng bày tại Liên hợp quốc ở thành phố New York như là một ví dụ về các hiệp ước hòa bình quốc tế được biết đến sớm nhất.
Mặc dù 30.000 viên đất sét thu hồi từ Hattusa hình thành tập chính của văn học Hittite, lưu trữ đã xuất hiện tại các trung tâm khác ở Anatolia, chẳng hạn như Tabigga (Maşat Höyük) và Sapinuwa (Ortaköy). Hiện nay chúng được phân chia giữa các bảo tàng khảo cổ học của Ankara và Istanbul.
Nhân sư.
Một con sư tử tìm thấy ở cửa phía Nam Hattusa được đưa ra phục vụ cho Đức vào năm 1917. Nhân sư được bảo quản tốt hơn đã được đưa về Istanbul năm 1924 và được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Istanbul, còn một người khác ở lại Đức và đã Được trưng bày tại Bảo tàng Pergamon từ năm 1934. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện rất nhiều yêu cầu cho sự trở lại của nó.Trong năm 2011, mối đe dọa của Bộ Văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ để áp đặt các hạn chế đối với các nhà khảo cổ Đức làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã thuyết phục Đức trả lại nhân sư. Nhân sư Sphinx ở Istanbul cũng đã được đưa về nơi xuất xứ và cả hai đã đoàn tụ tại Bảo tàng Boğazköy bên ngoài tàn tích Hattusa. | 1 | null |
Chiến dịch Sấm tháng Giêng (), Chiến dịch tấn công Krasnoye Selo–Ropsha hay Chiến dịch Neva-2 là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, kéo dài từ ngày 14 đến ngày 30 tháng 1 năm 1944. Tham gia chiến dịch này là Phương diện quân Leningrad của quân đội Liên Xô và địch thủ bên kia chiến tuyến của họ là Tập đoàn quân số 18 của Đức Quốc xã. Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt cụm quân Petergof-Strelna của Đức, đẩy quân thù ra xa 60-100 cây số và giải phóng Krasnoye Selo, Ropsha, Krasnogvardeysk (Gatchina), Pushkin và Slutsk (Pavlovsk, St Petersburg, Nga). Quan trọng hơn, sau chiến dịch này, cùng với các đợt tấn công của phương diện quân Volkhov trong cùng thời gian, sự uy hiếp của quân Đức đối với thành phố Leningrad sau 900 ngày tồn tại cuối cùng cũng hoàn toàn bị phá giải. Ngày 26 tháng 1 năm 1944, Leningrad đã bắn 324 phát đại bác chào mừng khoảnh khắc đáng nhớ này.
Chiến dịch Sấm tháng Giêng là một phần của Chiến dịch tấn công Leningrad-Novgorod.
Bối cảnh.
Vào năm 1943, quân đội Liên Xô sau khi phá vỡ được vòng vây ở Leningrad đã bắt đầu giành thế thượng phong ở mặt trận Tây Bắc. Tuy nhiên các nỗ lực nhằm phá giải hoàn toàn sự uy hiếp đối với thành phố đều không thành công. Leningrad vẫn nằm trong tầm bắn phá của Tập đoàn quân số 18 (Đức) và hàng trăm tấn bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống thành phố cùng "con đường Chiến thắng" hành lang tiếp vận trên bộ đối với Leningrad được thiết lập sau thắng lợi của Chiến dịch Tia Lửa.
Tư lệnh Tập đoàn quân xung kích số 2, tướng I. I. Fedyuninsky đã miêu tả tình hình ở mặt trận Tây Bắc như sau:
Vào đầu tháng 9 năm 1943, các chỉ huy cấp cao Xô Viết đã nhận thấy rằng, quân Đức đang có dấu hiệu bắt đầu rút binh khỏi vùng phụ cận Leningrad về tuyến Panther-Wotan dọc theo phòng tuyến ở sông Narva - hồ Chudsko - Pskov - Ostrov - Idritsa. Trước tình hình đó, hội đồng quân sự của các phương diện quân Leningrad và phương diện quân Volkhov bắt đầu thảo kế hoạch tấn công quy mô lớn nhằm đánh bại Tập đoàn quân số 18 (Đức) và phá giải hoàn toàn sự uy hiếp đối với Leningrad. Do chưa nắm được tường tận thông tin về hoạt động lui binh của quân Đức, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô (STAVKA) đã đề xuất hai phương án tấn công. Phương án thứ nhất (Neva-1) đặt trường hợp quân Đức rút lui sớm và vì vậy quân đội Liên Xô phải đánh nhanh để truy kích kẻ thù bỏ chạy. Phương án thứ hai (Neva-2) đặt giả thiết quân Đức sẽ cố bám trụ thêm một thời gian và vì vậy quân đội Liên Xô sẽ tổ chức đục thủng phòng tuyến quân địch để tiến tới quét sạch quân Đức khỏi Leningrad.
Bộ Tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Bắc cũng nhanh chóng nhận thấy các dấu hiệu chuẩn bị đánh lớn của quân đội Liên Xô, vì vậy thống chế Geogr von Küchler đã gặp Adolf Hitler để thỉnh cầu y cho phép quân Đức rút lui sớm về tuyến Panther-Wotan. Tuy nhiên, Adolf Hitler lại đồng tính với ý kiến của Geogr Lindemann - tư lệnh của Tập đoàn quân số 18 - rằng quân Đức vẫn có thể bám trụ được và bắt buộc quân Đức phải tiếp tục cuộc bao vây ở Leningrad.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Cho đến đầu năm 1944, phương diện quân Leningrad phòng thủ tại thành phố cùng tên có 3 tập đoàn quân: tập đoàn quân số 23 đóng ở eo đất Karelia, tập đoàn quân số 42 và 67 chống giũ tuyến từ vùng duyên hải Vịnh Phần Lan tới Gontovoy Lipki. Thêm vào đó là một đội quân trú đóng ở khu bàn đạp Oranienbaum (dài 50 cây số và rộng 25 cây số). Do Đại bản doanh chưa thể cung cấp một lượng binh lực đáng kể để củng cố cho quân đội Liên Xô đóng tại gần Leningrad, bộ chỉ huy Phương diện quân đã thực hiện tái tổ chức và tái cơ cấu lại quân số để có thể tập trung một lượng lớn binh lực ở những địa đoạn đột phá.
Vì vậy, tổng hành dinh của phương diện quân đã được chuyển về Oranienbaum. Tướng I. I. Fedyuninsky cũng được điều đến làm Tư lệnh Tập đoàn quân xung kích số 2 thay cho V. Z. Romanovskiy vì Fedyuninsky có nhiều kinh nghiệm tác chiến hơn. Vào ngày 7 tháng 11 năm 1943, lực lượng tác chiến Duyên hải được điều về phối thuộc cho Tập đòn quân xung kích số 2, một phần của lực lượng này được chuyên chở tới mặt trận bởi Hạm đội Ban Tích và bởi máy bay. Kết quả từ ngày 5 tháng 11 năm 1943 đến 21 tháng 1 năm 1944, 5 sư đoàn bộ binh, 13 trung đoàn pháo binh, 2 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo tự hành và 1 брига xe tăng với tổng cộng 53.000 người, 2.300 xe tải và xe kéo, 241 xe tăng và thiết giáp, 700 đại bác và súng cối, 5.800 tấn đạn dược, 4.000 ngựa và 14.000 tấn hàng hóa khác đã được chuyển tới tổng hành dinh.
Toàn bộ binh lực của Phương diện quân Leningrad (ngoại trừ Tập đoàn quân số 23) bao gồm 30 sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn bộ binh, 4 lữ đoàn xe tăng và 3 đơn vị tăng cường với tổng quân số 417.600 người. Tập đoàn quân số 42 và tập đoàn quân xung kích số 2 có khoảng 600 xe tăng và pháo tự hành, 6.000 đại bác, súng cối và hỏa tiễn Cachiusa. Hỗ trợ về mặt không quân là 461 máy bay của Tập đoàn quân không quân số 13, Tập đoàn quân phòng không Leningrad và 192 máy bay của Hạm đội Ban Tích. Общее наступление двух фронтов поддерживали соединения авиация дальнего действия - chỉ có 330 máy bay.
Hạm đội Ban Tích có nhiệm vụ hỗ trợ từ mặt biển đối với Tập đoàn quân số 42 và Tập đoàn quân xung kích số 2. Họ có chừng hơn 200 đại bác cỡ nòng từ 100 đến 406 ly, trong đó có các siêu đại bác gắn trên các tàu chiến "Petropavlovsk", "Cách mạng Tháng Mười", tàu tuần dương "Kirov", "Maxim Gorky", các pháo đài Kronstadt và pháo đài Krasnaya Gorka.
Kế hoạch.
Kế hoạch chung của cuộc tấn công là các phương diện quân Leningrad và Volkhov sẽ đồng loạt đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 18 (Đức) tại tuyến Peterhof - Strelna (chiến dịch Sấm tháng Giêng) và Novgorod (Chiến dịch tấn công Novgorod-Luga). Sau đó, quân đội Liên Xô sẽ tiến theo hướng Kingisepp - Luga, hợp vây Tập đoàn quân số 18 và phát triển tấn công lên Narva, Pskov và Idritsa. Mục tiêu chính của cuộc tấn công là phá giải hoàn toàn sự uy hiếp của quân Đức đối với thành phố Leningrad, giải phóng tỉnh Leningrad và tạo tiền đề cho các cuộc tấn công trong tương lai và các nước Ban Tích.
Theo kế hoạch, Tập đoàn quân xung kích số 2 của PDQ Leningrad sẽ tấn công từ khu bàn đạp Oranienbaum còn tập đoàn quân số 42 của cùng PDQ sẽ tấn công từ phía Tây Nam của Leningrad. Sau khi hội quân ở Krasnoye Selo - Rospha, hai tập đoàn quân này sẽ tấn công và tiêu diệt cụm quân Petergof-Strelna của Đức và sau đó phát triển tiến công tới hướng Tây Nam, tiến tới Kingisepp ở phía Nam Krasnogvardeisk và Luga.
Vài ngày trước chiến dịch mở màn, Tập đoàn quân số 67 được hạ lệnh tấn công và giải phóng Mga, Ulyanovka, Tosno, phối hợp với phương diện quân Volkhov tiến hành giải phóng các tuyến Đường sắt Kirov và tuyến Đường sắt Tháng Mười. Sau đó Tập đoàn quân số 67 sẽ phát triển tấn công lên hướng Pushkin và Krasnogvardeisk.
Về phía mình, phương diện quân Volkhov phải đánh bại quân địch ở Novgorod, nhanh chóng phát triển lên Luga và hội quân với phương diện quân Leningrad tại ngoại vi của Luga để tiến hành hợp vây Tập đoàn quân số 18 (Đức).
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Lực lượng đối đầu trực tiếp với phương diện quân Leningrad chính là Tập đoàn quân số 18 của Cụm Tập đoàn quân Bắc. Chính diện mặt trận được trấn thủ bởi quân đoàn thiết giáp SS số 3 đóng tại khu bàn đạp Oranienbaum và một phần của quân đoàn số 50 đóng tại khu vực từ Petergof tới Pushkin. Thêm vào đó, quân đoàn số 54 có nhiệm vụ trấn thủ khu vực từ Puskhin tới Neva và quân đoàn số 26 trấn thủ ở Mga.
Theo các tài liệu Liên Xô, Tập đoàn quân số 18 của Đức có tổng cộng 168.000 người, 200 xe tăng và pháo tự hành, 4.500 đại bác và súng cối. Hỗ trợ về không quân cho toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Bắc là sư đoàn không quân số 1 với 200 máy bay. Theo một báo cáo khác của sư đoàn này, họ có trong tay 370 máy bay, trong đó có 103 chiếc đồn trú ở một khu vực không xa Leningrad. Binh lực của toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Bắc vào ngày 14 tháng 10 năm 1943 - theo các tài liệu của Đức - tính luôn các số quân đóng ở miền Bắc Phần Lan bao gồm 601.000 người, 146 xe tăng, 2.398 đại bác và súng cối. Như vậy, có thể thấy, tại mặt trận Tây Bắc, quân đội Liên Xô có ưu thế rất lớn về binh lực. Ở hướng tấn công chính của phương diện quân Leningrad, quân đội Liên Xô có ưu thế 2,7:1 về quân số; 6:1 về xe tăng và 3,6:1 về pháo binh.
Kế hoạch.
Trong tình hình bất lợi về binh lực như vậy, các chỉ huy Đức đặt niềm tin vào việc giữ vững các tuyến phòng thủ vốn được củng cố vững chắc tại một khu vực được gọi là "Chiếc gậy phương Bắc". Phần mạnh nhất của hệ thống phòng tuyến này nằm ở khu vực tấn công của tập đoàn quân số 42, với các cứ điểm phòng thủ chính nằm ở các điểm dân cư Uritsk (???), Staro-Panovo, Novo-Panovo (???), Pushkin, Krasnoye Selo, cũng như ở điểm cao 172.3 (còn gọi là "Đồi quạ"). Trong trường hợp phải rút lui, quân Đức sẽ được tổ chức để rút dần dần về từng phòng tuyến trung gian một. Phòng tuyến cuối cùng được Tập đoàn quân số 18 xây dựng trên tuyến "Avtostrada" Oredezhskaya (Oredezh) - Ingermanland (???) - Luga và các tuyến khác. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đầy đủ các tuyến phòng ngự trung gian như vậy cần nhiều thời gian, mà quân đội Liên Xô thì không bao giờ cho quân Đức đủ thời gian cả.
Diễn biến.
Tập đoàn quân xung kích số 2 và Tập đoàn quân số 42 tấn công, ngày 14-20 tháng 1.
Theo kế hoạch, ngày 14 tháng 1 Tập đoàn quân xung kích số 2 sẽ tấn công từ khu đầu cầu Oranienbaum, và ngày hôm sau tập đoàn quân số 42 sẽ tấn công từ khu Pulkovo. Vào đêm trước cuộc tấn công, các đơn vị bộ binh của Tập đoàn quân xung kích số 2 bí mật di chuyển vào vùng trắng và đào một đoạn hào 150-300 mét ngay trước trận tuyến của quân địch. Công binh của Tập đoàn quân cũng bắt đầu công việc dỡ mìn và cắt rào kẽm gai, mở đường băng qua các bãi mìn và hàng rào của địch. Cùng lúc đó, pháo binh hạng nặng và máy bay ném bom ban đêm cũng tổ chức oanh tạc dữ dội vào các chốt phòng thủ và trận địa pháo của quân Đức.
Vào 10 giờ 40 phút sáng, sau 65 phút bắn phá dữ dội bằng đại bác và oanh kích quy mô lớn bằng phi cơ, các quân đoàn số 43 (gồm sư đoàn bộ binh số 48, 90, 98) và 122 (gồm sư đoàn bộ binh số 11, 131 và 168) đã ồ ạt xung phong. Đợt đột phá trong ngày đầu tiên tỏ ra thành công nhất ở khu vực của các sư đoàn bộ binh số 48, 90 và 131 với sự hỗ trợ của lữ đoàn thiết giáp số 152 và các trung đoàn xe tăng số 222, 204. Đến cuối ngày, quân đội Liên Xô đã đột phá đươrc 4 cây số овладели перовой полосой обороны противника, hạ gục các cứ điểm Porozhki, Gostilitsy và ở một số nơi đã đục lủng tuyến phòng ngự thứ hai của quân địch. Trong suốt ngày hôm đó, pháo binh của các tập đoàn quân số 42 và 67 đã liên tục nhả đạn trên khắp toàn bộ trận tuyến từ điểm cao Pulkovo tới Mga, điều này khiến quân Đức phải căng sức trên toàn mặt trận và không đoán được hướng tấn công chính của quân đội Liên Xô.
Đến ngày 15 tháng 1, sau 110 phút bắn pháo chuẩn bị bởi 2.300 đại bác và súng cối, quân đoàn bộ binh số 42 đã tấn công trên một địa đoạn dài 17 cây số tại tuyến Ligovo - Redkoye (???) - Kuzmino (???). Quân đoàn bộ binh số 30 (bao gồm các sư đoàn bộ binh số 45, 63, 64) cũng xung phong dưới sự yểm hộ của pháo binh và đột phá được 4,5 cây số với tổn thất rất nhỏ. Các đợt tấn công của quân đoàn số 109 (bao gồm sư đoàn bộ binh số 72, 109, 125) và số 110 (bao gồm các sư đoàn bộ binh số 56, 85, 86) ở hai cánh thì ít thành công hơn.
Trong những ngày sau đó, các Tập đoàn quân số 42 và Tập đoàn quân xung kích số 2 tiếp tục tiến theo hướng Rospha và Krasnoye Selo. Quân Đức tại đây chống trả kịch liệt và luôn tìm cách phản kích. Một phần của Tập đoàn quân xung kích số 2 đến cuối ngày 16 tháng 1 đã đột phá được 10 cây số và hoàn tất việc chọc thủng khu vực phòng thủ chính của quân địch tại mặt trận đến 23 cây số. Điều này cho phép tư lệnh tập đoàn quân, tướng I. I. Fedyuninsky, vào ngày 17 tháng 1 tung một đội tác chiến (bao gồm lữ đoàn xe tăng số 152 cùng với vài đơn vị bộ binh và pháo binh) vào khai thác chiến quả đột phá và tìm cách nhanh chóng giải phóng thành phố Rospha.
Chiến sự diễn ra đặc biệt ác liệt tại mũi tấn công của tập đoàn quân số 42. Tại đây, quân Đức bố trí một hệ thống những bãi mìn và hào chống tăng dày đặc, cùng với hỏa lực pháo binh đã gây ra nhiều tổn thất cho xe tăng Liên Xô, khiến lực lượng xe tăng không thể hỗ trợ hiệu quả cho bộ binh. Tuy nhiên, bộ binh Xô Viết vẫn tiếp tục tiến lên một cách ngoan cường và đến ngày 16 tháng 1 quân đoàn bộ binh cận vệ số 30 đã đột phá sâu 3-4 cây số, tiến sát đến tuyến Krasnoye Selo - Pushkin. Cùng ngày đó, quân đoàn bộ binh số 109 đã hạ gục cứ điểm Finskoye Koyrovo (???) còn quân đoàn số 110 đã giải phóng Aleksandrovka.
Vào buối sáng ngày hôm sau (17 tháng 1), Tập đoàn quân số 42 tung sư đoàn bộ binh số 291 cùng cụm tác chiến cơ động (bao gồm lữ đoàn Cờ Đỏ Leningrad số 1, lữ đoàn xe tăng số 220, 2 trung đoàn pháo tự hành) vào mặt trận nhằm hỗ trợ mũi đột phá của quân đoàn bộ binh cận vệ số 30, mục tiêu là giải phóng Krasnoye Selo, Dudergofom (???) và điểm cao "Đồi quạ". Đến chiều hôm đó, Tập đoàn quân xung kích số 2 và Tập đoàn quân số 42 chỉ còn cách nhau 18 cây số. Quân Đức tại khu vực này lâm vào tình thế hết sức nghiêm trọng vì đã cạn hết lực lượng dự bị chiến thuật, còn lực lượng dự bị chiến dịch là sư đoàn bộ binh số 61 cũng đang đứng trước nguy cơ bị bao vây.
Trước tình thế nguy hiểm này, bộ chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc không còn cách nào khác là phải xin Adolf Hitler cho phép rút các quân đoàn số 26 và Tập đoàn quân số 18 ra khỏi Mginskogo (???) để giải phóng bớt một vài sư đoàn nhằm tăng cường cho phòng tuyến ở Tây Nam Leningrad. Không nhận được câu trả lời rõ ràng tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc Geogr von Küchler quyết định tung một nhóm tác chiến (bao gồm các sư đoàn bộ binh số 21, 11, 225 và vài đơn vị khác) vào khu vực Krasoye Selo nhằm cứu vãn tình thế nhưng không thành công mấy. Cuối cùng, quân Đức buộc phải rút về khu vực phía Nam của Strelna, Volodarsky (???) và Gorelovo.
Đến ngày 18 tháng 1, quân đội Liên Xô quyết định tung một đòn đánh mạnh vào quân Đức nhằm đảm bảo chiến cục chuyển sang phía có lợi cho họ. Quân đoàn bộ binh số 122 của Tập đoàn quân xung kích số 2, với sự hỗ trợ của xe tăng đã giải phóng Rospha sau một trận đánh dữ dội và cùng với quân đoàn bộ binh số 108 tiếp tục phát triển tấn công sang phía Tây. Cùng ngày hôm đó, Tập đoàn quân số 42 công kích Krasnoye Selo và Voroniyey Gory (???), còn các đơn vị thiết giáp tiếp tục tiến về phía Tập đoàn quân xung kích số 2. Chiến sự diễn biến ác liệt trong nhiều ngày tại các vị trí then chốt của mặt trận. Đến sáng ngày 19 tháng 1, một đợt tấn công đồng loạt từ hai phía của sư đoàn bộ binh cận vệ số 63 đã hạ gục cứ điểm "Đồi quạ", còn các sư đoàn bộ binh số 291 và sư đoàn bộ binh cận vệ số 64 đã giải phóng Krasnoye Selo.
Đến chiều ngày 19 tháng 1, các đơn vị tiên phong của sư đoàn số 168 (thuộc Tập đoàn quân xung kích số 2) và tiểu đoàn công binh số 54 (thuộc Tập đoàn quân số 42) đã gặp nhau tại khu vực gần Russo-Vysotskoye. Tuy nhiên, lúc đó quân đội Liên Xô chưa kịp xây dựng được một trận tuyến nối liền, vì vậy một phần quân Đức tại đây đã tìm được cách chạy thoát khỏi vòng vây - mặc dù phải bỏ lại hết tất cả các vũ khí nặng. Sáng hôm sau (20 tháng 1), chủ lực của Tập đoàn quân xung kích số 2 và Tập đoàn quân số 42 đã gặp nhau ở phía Nam Rospha, hoàn tất việc khép chặt vòng vây và tiêu diệt cụm quân Petergof-Strelna của Đức. Sau 6 ngày chiến đấu liên tục, quân đội Liên Xô đã đánh tan 2 sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 5 sư đoàn Đức, bắt 1.000 tù binh. Toàn bộ lực lượng pháo binh Đức đóng ở phía Bắc Krasnoye Selo, vốn chuyên dùng để bắn phá Leningrad, cũng bị diệt gọn. Quân đội Liên Xô thu giữ 265 đại bác, trong đó có 85 khẩu pháo hạng nặng.
Tình hình chiến cục đến ngày 20 tháng 1.
Việc cụm quân Petergof-Strelna của Đức bị tiêu diệt cũng như việc Novgorod được phương diện quân Volkhov giải phóng đã tạo ra những tiền đề rất có lợi cho các đợt tấn công trong tương lai của quân đội Liên Xô.
Cho đến ngày 20 tháng 1, mục tiêu chính của các phương diện quân Leningrad và Volkhov vẫn là phá giải hoàn toàn sự uy hiếp của quân Đức đối với thành phố Leningrad. Một điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu này là phải kiểm soát được tuyến Đường sắt Tháng Mười - tuyến đường sắt chủ yếu nối liền Leningrad với nội địa Liên Xô. Để thực hiện được điều này, Hội đồng quân sự của Phương diện quân Leningrad quyết định mở rộng hướng tấn công từ Tây Nam sang Đông Nam. Tập đoàn quân số 42 được giao nhiệm vụ mới là giải phóng Krasnogvardeisk, Pushkin và Tosno, sau đó đánh vào cạnh sườn và sau lưng của quân Đức - vốn vẫn đang đóng giữ các vị trí Ulyanovka, Mga và Tosno. Hoạt động tấn công của Tập đoàn quân số 42 sẽ phối hợp chặt chẽ với đòn đánh của Tập đoàn quân số 67 (thuộc Phương diện quân Volkhov) để trong thời gian ngắn của thể tiêu diệt được các quân đoàn số 26 và 28 của Đức, hoàn tất việc phá giải vòng vây của Đức tại Leningrad. Cùng lúc đó, Tập đoàn quân xung kích số 2 phải tấn công ở phía Tây Nam theo hướng Voyskovitsy - Vysokoklyuchevoy, vòng qua Krasnogvardeisk ở phía Tây Nam, phối hợp và bảo vệ sườn phải của Tập đoàn quân số 42.
Tuy nhiên không lâu sau đó quân đội Liên Xô buộc phải thay đổi một phần kế hoạch ban đầu, khi quân đoàn số 26 của Đức bắt đầu tổ chức rút lui khỏi tuyến Mginsko (???) -Sinyavino (Molodtsovo) vào ngày 21 tháng 1.
Diễn biến chiến dịch từ 21 đến 31 tháng 1.
Cuộc rút quân của Đức vào ngày 21 tháng 1 không qua mắt được quân đội Liên Xô. Cùng ngày đó, các Tập đoàn quân số 67 (của phương diện quân Leningrad) và Tập đoàn quân số 8 (của Phương diện quân Volkhov) đã nhanh chóng tung quân truy kích. Chỉ trong vòng vài giờ, Mga được giải phóng, tiếp đó toàn bộ tuyến đường sắt Kirov đã nằm trong tay quân đội Liên Xô. Tuy nhiên đợt tấn công của quân đội Liên Xô không hoàn toàn thành công. Một phần của Quân đoàn số 26 (Đức) đã chống cự quyết liệt tại tuyến "Avtostrada" dọc theo Đường sắt Tháng Mười, cản chân quân đội Liên Xô.
Việc quân Đức tổ chức lui binh khỏi Mga đã buộc phương diện quân Leningrad phải thay đổi kế hoạch tấn công. Kế hoạch mới được trình lên Đại bản doanh vào ngày 22 tháng 1 và ngay lập tức được chuẩn y. Nội dung kế hoạch mới yêu cầu phải nhanh chóng giải phóng Krasnogvardeisk - một đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ quan trọng. Tiếp đó, lực lượng chủ công là các Tập đoàn quân số 42 và Tập đoàn quân xung kích số 2 sẽ tổ chức đánh mạnh theo hướng Narva và Kingisepp; cùng lúc đó lực lượng phụ công là Tập đoàn quân số 67 sẽ tiến tới tuyến Ulyanovka - Tosno và phối hợp với Phương diện quân Volkhov cùng giải phóng toàn bộ tuyến Đường sắt Tháng Mười. Sau đó nữa, tập đoàn quân dự kiến sẽ tấn công tới Vyritsa, Siversky, содействовать главному удару фронта. Như vậy, theo kế hoạch, Phương diện quân Leningrad hy vọng sẽ cắt đứt đường rút lui của chủ lực Tập đoàn quân số 18 trên hướng Narva và buộc quân Đức lui vào Luga, nơi Tập đoàn quân số 59 của Phương diện quân Volkhov đã chờ sẵn.
Nhận ra tình thế nguy hiểm, Cụm Tập đoàn quân Bắc vội vã điều những đơn vị mà nó có được sang tăng cường cho cụm phòng thủ ở Krasnogvardeisk. Nhằm củng cố khu vực phòng ngự của các sư đoàn bộ binh số 11, 61, 170, 126, 215 (Đức), các sư đoàn bộ binh số 225 và 227 từ Mga đã được điều đến. Một lần nữa, Geogr von Küchler đã đánh điện thỉnh cầu Hitler cho phép rút quân khỏi tuyến đường sắt Tháng Mười cùng với các khu vực Pushkin và Slutsk; tuy nhiên Hitler vẫn cố chấp yêu cầu ông ta có thủ Krasnogvardeisk bằng bất cứ giá nào. Dù vậy, để giúp quân Đức trụ vững ở Krasnogvardeisk, Bộ Tư lệnh tối cao lục quân Đức (OKH) đã điều các sư đoàn thiết giáp số 12 và tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 502 đến tăng cường cho Tập đoàn quân số 18.
Ngày 21 tháng 1, sau khi củng cố lại lực lượng, Phương diện quân Leningrad tiếp tục tấn công theo hướng chính là Krasnogvardeisk. Một phần của các quân đoàn bộ binh số 123 và 117 (lực lượng dự bị) thuộc Tập đoàn quân số 42 đã lần lượt dập tắt sự chống trả quyết liệt của quân Đức và áp sát Krasnogvardeisk vào ngày 22 tháng 1 tuy nhiên họ chưa thể giải phóng thành phố. Cùng lúc đó, quân đoàn bộ binh số 110 (từ ngày 22 tháng 1 thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 67), đánh mạnh từ phía Đông Nam, vòng qua Pushkin và Slutsk từ phía Tây và gần như bao vây các sư đoàn bộ binh số 215 và 24 của Đức. Trong khoảng thời gian này, Tập đoàn quân xung kích số 2 cũng vòng qua Krasnogvardeisk từ phía Tây, tiếp tục tiến về Kingissepp. Các sư đoàn bộ binh số 61, 27, 170 và sư đoàn bộ binh 10 thuộc không quân của Đức buộc phải rút chạy về Estonia, trên đường đi đã tổ chức phá cầu, đặt mìn, bám trụ quyết liệt các điểm neo trên đường rút quân nhằm làm chậm bước tiến của các quân đoàn số 43 và 122 của Tập đoàn quân xung kích số 2.
Chiến sụ diễn ra rất ác liệt suốt nhiều ngày tại các điểm dân cư Krasnogvardeisk, Pushkin và Slutsk, cũng như trên toàn tuyến Đường sắt Tháng Mười. Đến ngày 24 tháng 1, đợt tấn công của Tập đoàn quân số 67 đã đạt được một thành công lớn: quân đoàn bộ binh số 110 đã giải phóng Pushkin và Slutsk trong khi quân đoàn bộ binh số 118 đã giải phóng Ulyanovka. Đến ngày 29 tháng 1, Tập đoàn quân số 54 của Phương diện quân Volkhov phối hợp cùng Tập đoàn quân số 67 đã hoàn tất việc giải phóng tuyến Đường sắt Tháng Mười. Trong khi đó, vào ngày 25 tháng 1 các quân đoàn bộ binh số 123, 171 của Tập đoàn quân số 42, được yểm hộ bởi xe tăng, đã bắt đầu tấn công vào Krasnogvardeisk. Cuộc chiến đường phố tại Krasnogvardeisk đã diễn ra ác liệt trong suốt một ngày. Cuối cùng, vào 10 giờ sáng ngày 26 tháng 1, Krasnogvardeisk được giải phóng. Các sư đoàn bộ binh số 120, 224, 201, lữ đoàn xe tăng cận vệ số 31 cùng nhiều đơn vị khác đã được khen thưởng vì thành tích chiến đấu xuất sắc.
Việc để mất Krasnogvardeisk đồng nghĩa với việc tuyến phòng thủ liền mạch của quân Đức tại đây đã hoàn toàn sụp đổ. Tập đoàn quân số 18 (Đức) bị xé làm đôi với một mảnh lớn (gồm 14 sư đoàn) rút chạy về phía Đông, Đông Bắc và phía Bắc theo hướng Luga, còn mảnh nhỏ hơn (5 - 6 sư đoàn), được chia thành những nhóm tác chiến nhỏ độc lập với nhau và chạy về hướng Tây của Narva . Vì vậy, các lực lượng của Tập đoàn quân xung kích số 2 và Tập đoàn quân số 42 - vốn đang tấn công về phía Tây và Tây Nam - đã đẩy mạnh tốc độ tiến quân. Tư lệnh Phương diện quân Leningrad L. A. Govorov quyết định rằng đòn đánh chủ yếu sẽ được thực thi theo hướng này vì nếu thành công nó sẽ lập tức mở đường cho quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Estonia. Cùng lúc đó, nếu có thể, hướng tiến công của Phương diện quân có thể mở rộng sang khúc cong của sông Luga trên đoạn Pskov và Gdov.
Tiến theo hướng Narva, Tập đoàn quân xung kích số 2 đã giải phóng, cắt đứt tuyến đường sắt Krasnogvardeisk - Kingisepp và đến ngày 30 tháng 1 đã tiến tới bờ sông Luga. Vào đêm 1 tháng 2 năm 1944, các sư đoàn bộ binh số 109, 189 và 125 của quân đoàn bộ binh số 109 (được chuyển từ Tập đoàn quân số 42 cho Tập đoàn quân xung kích số 2) được sự yểm hộ của lữ đoàn xe tăng số 152 đã tấn công Kingisepp sau một loạt pháo bắn chuẩn bị. Quân Đức không thể nào tổ chức được một phòng tuyến trên sông Luga và vì vậy buộc phải rút chạy về sông Narva. Cùng lúc đó, Tập đoàn quân số 42 đánh xuống hướng Tây Nam và sau 3 ngày đã đột phá sâu 50 cây số. Đến ngày 30 tháng 1, Tập đoàn quân số 42 đã tiếp cận sông Luga và thiết lập một đầu cầu vượt sông tại Bolshoy Sabsk.
Đợt tấn công của Tập đoàn quân số 67 tại tuyến Tosno - Vyritsa - Siverskiy diễn ra chậm hơn. Sau khi dập tắt sự chống cự quyết liệt của các sư đoàn bộ binh số 212, 126, 11 và sư đoàn thiết giáp số 12 (Đức) - vốn làm nhiệm vụ cản hậu cho các quân đoàn số 54, 26 và 28 của Đức, từ khu vực Pushkin, Slutsk, Tosno, Lyuban và Chudovo Tập đoàn quân số 67 đã giải phóng Vyritsa vào ngày 29 tháng 1 và Siverskiy vào ngày 30 tháng 1. Tuy nhiên, quân Đức vẫn tiếp tục chống giữ quyết liệt tại phía Đông Nam và Nam của Krasnogvardeisk, Siverskiy và chỉ sau 3 ngày chiến đấu quyết liệt thì Hồng quân mới quét sạch được quân địch khỏi khu vực này.
Kết quả.
Cho đến cuối tháng 1 năm 1944, hai phương diện quân Leningrad và Volkhov đã giáng một đòn nặng vào Tập đoàn quân số 18 của Đức, tiến xa 70-100 cây số và giải phóng nhiều vùng đất đai (trong đó bao gồm các điểm dân cư Krasnoye Selo, Rospha, Krasnogvardeisk, Pushkin, Slutsk) và tạo tiền đề cho các đợt tấn công tiếp theo. Tất nhiên chiến dịch Leningrad-Novgorod không dừng ở đó, nhưng mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch - phá giải sự uy hiếp đối với Leningrad - đã được hoàn thành.
Vào ngày 21 tháng 1 năm 1944, L. A. Govorov và A. A. Zhdanov, tự tin về viễn cảnh của chiến dịch, đã thỉnh cầu I. V. Stalin cho phép tuyên bố rằng Leningrad đã hoàn toàn được giải nguy và sản xuất số pháo hoa cần thiết để tổ chức cho 324 đại bác bắn chào mừng vào ngày 27 tháng 1. Trên thực tế, phải đến ngày 29 tháng 1 quân đội Liên Xô mới hoàn toàn giành được quyền kiểm soát tuyến Đường sắt Tháng Mười, tuy nhiên vào ngày 27 đài phát thanh đã phát đi lời tuyên bố của Hội đồng quân sự Leningrad rằng thành phố này đã hoàn toàn được giải vây. Vào chiều hôm đó, toàn bộ người dân thành phố đổ ra đường ăn mừng và chứng kiến lễ bắn pháo hoa mừng ngày thành phố được giải vây.
Nhà văn P. N. Luknitsky đã kể lại khoảnh khắc này như sau:
Thương vong.
Quân đội Liên Xô.
Thương vong của quân đội Liên Xô trong chiến dịch Sấm tháng Giêng hiện nay chỉ được ước lượng gần đúng. Theo nghiên cứu thống kê về thương vong của quân đội Nga và Liên Xô trong các cuộc chiến thế kỷ 20, trong toàn bộ chiến dịch Leningrad-Novgorod (14 tháng 1 - 1 tháng 3), phương diện quân Leningrad tổn thất 56.564 người chết và 170.876 người bị thương, bị ốm, còn hạm đội Ban Tích mất 169 người chết và 1.292 người bị thương, bị ốm. Việc xác định phần nào trong con số thương vong trên thuộc về "sấm tháng Giêng" thì rất khó khăn vì chiến cục từ tháng 2 trở đi diễn ra rất khốc liệt. Đồng thời, từ ngày 15 tháng 2 trở đi phương diện quân Volkhov đã bị giải thể và một phần binh lực của nó cũng được nhập chung vào phương diện quân Leningrad.
Quân đội Đức Quốc xã.
Tập đoàn quân số 18 của Đức đã bị giáng một đòn nặng và chịu thiệt hại rất lớn, tuy nhiên, nó vẫn bảo toàn được binh lực và không bị bao vây tiêu diệt. Theo báo cáo thương vong của quân đội Đức Quốc xã thì tập đoàn quân số 18 từ ngày 14 đến 29 tháng 1 đã chết 14.000 người và bị thương 35.000 người, tuy nhiên con số này tỏ ra không chính xác vì việc thống kê thương vong của quân Đức từ tháng 1 năm 1944 trở đi chỉ được thực hiện rất sơ sài và không thể biết được trong số thương vong này thì phần nào là do phương diện quân Leningrad gây ra.
Theo các tài liệu Liên Xô, thương vong của phía Đức được xác định dựa trên báo cáo của Cục Thông tin Xô Viết ("Sovinform"). Như vậy, theo báo cáo, cho đến ngày 19 tháng 1, phương diện quân Leningrad đã đánh bại 6 sư đoàn Đức, giết chết 20.000 người và bắt sống 1.000 tù binh. Từ ngày 14 đến 25 tháng 1, báo cáo cho biết PDQ đã đánh tan 10 sư đoàn địch, đánh thiệt hại nặng 2 sư đoàn và bắt sống nhiều chiến lợi phẩm (619 đại bác trong đó có những khẩu pháo hạng nặng với cỡ nòng 150-406 ly, 116 súng cối, 454 pháo tự hành, 20 xe tăng, 60 xe thiết giáp), phá hủy 450 xe tăng, 445 đại bác và súng cối, 901 ô tô. Tổng thương vong của quân Đức là 40.000 chết 3.000 bị bắt sống. | 1 | null |
Bukhara (Uzbek Latin: ""; Uzbek Cyrillic: "Бухорo"; Ba Tư: "بخارا") là thành phố thủ phủ của tỉnh Bukhara thuộc Uzbekistan. Nó nổi tiếng là nơi giàu có các di tích lịch sử với khoảng 140 di tích kiến trúc. Đây là thành phố lớn thứ năm của đất nước với dân số là 247.644 người tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2016. Con người đã sinh sống ở khu vực xung quanh Bukhara trong ít nhất 5.000 năm và thành phố đã tồn tại trong nửa quãng thời gian đó. Tiếng mẹ đẻ của phần lớn người dân Bukhara là Tajik. Nằm trên Con đường tơ lụa, từ lâu thành phố này đã phục vụ như một trung tâm thương mại, giáo dục, văn hóa và tôn giáo. UNESCO đã công nhận Trung tâm lịch sử của Bukhara với nhiều Nhà thờ Hồi giáo và Madrasa là Di sản thế giới từ năm 1993.
Lịch sử.
Lịch sử của Bukhara kéo dài hàng thiên niên kỷ và hiện là thủ phủ của tỉnh Bukhara. Nằm trên con đường tơ lụa, thành phố này từ lâu đã là một trung tâm thương mại, giáo dục, văn hóa và tôn giáo. Trong thời kỳ hoàng kim của mình dưới thời Đế quốc Samanid, Bukhara trở thành một trung tâm trí tuệ lớn của thế giới Hồi giáo chỉ sau Baghdad. Trung tâm lịch sử Bukhara là nơi chứa nhiều nhà thờ Hồi giáo và trung tâm giáo dục Madrasa đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Đế quốc Samanid đã chiếm được Bukhara vào năm 903, lúc bấy giờ đang là thủ đô của Đại Khorasan. Thành Cát Tư Hãn bao vây Bukhara trong 15 ngày vào năm 1220. Là một trung tâm thương mại quan trọng, Bukhara là nơi sinh sống của một cộng đồng thương nhân Ấn Độ thời Trung Cổ tới từ thành phố Multan (Pakistan ngày nay), những người được ghi nhận đã sở hữu đất đai trong thành phố.
Thành phố cũng là kinh đô cuối cùng của Tiểu Vương quốc Bukhara và bị Hồng quân bao vây trong cuộc Nội chiến Nga. Trong chiến dịch Bukhara năm 1920, một đội quân là những Hồng quân Liên Xô có kỷ luật, được trang bị tốt dưới sự chỉ huy của tướng Mikhail Vasilyevich Frunze đã tấn công thành phố. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1920, quốc vương Alim Khan đã trốn sang Dushanbe ở Đông Bukhara và sau đó là sang Kabul ở Afghanistan. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1920, sau bốn ngày chiến đấu, tòa thành cổ của vương quốc đã bị phá hủy và lá cờ đỏ được giương lên từ đỉnh Tháp giáo đường Kalyan. Ngày 14 tháng 9 năm 1920, Ủy ban Cách mạng Bukhara được thành lập, đứng đầu là A. Mukhitdinov và Chính phủ Hồi giáo Hội đồng Nhân dân dưới sự chủ trì của Fayzulla Khodzhayev.
Nước Cộng hòa Xô viết Nhân dân Bukhara tồn tại từ năm 1920 đến 1925 khi thành phố đã được sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Sir Fitzroy Maclean khi đó là một nhà ngoại giao trẻ tuổi tại Đại sứ quán Anh ở Moskva đã có một chuyến thăm bí mật đến Bukhara vào năm 1938, ngắm cảnh và ngủ lại trong công viên. Trong cuốn hồi kỳ của mình, ông đánh giá đây là một "thành phố đầy mê hoặc" với những tòa nhà mang kiến trúc đẹp nhất thời Phục hưng Ý. ào nửa cuối thế kỷ 20, Xung đột Afghanistan và Nội chiến Tajikistan đã đẩy những người tị nạn nói tiếng Dari và Tajik đến Bukhara và Samarkand. Sau khi hòa nhập với cộng đồng người nói tiếng Tajik địa phương, thành phố này đã phải đối mặt với phong trào đòi sáp nhập vào Tajikistan.
Khí hậu.
Bukhara có khí hậu sa mạc lạnh (phân loại khí hậu Köppen "BWk"). Lượng mưa trung bình hàng năm là 135 mm (5,31 inch).
Giao thông vận tải.
Sân bay quốc tế Bukhara thường xuyên có các chuyến bay đến các thành phố khác của Uzbekistan và Nga. Thành phố cách biên giới với Turkmenistan khoảng 80 km với tuyến Đường cao tốc M37 dẫn đến Tükmenabat và xa hơn nữa là Ashgabat. Thành phố này cũng được phục vụ bởi các tuyến đường sắt kết nối với phần còn lại của Uzbekistan và là trung tâm của các tuyến đường bộ dẫn đến tất cả các thành phố lớn ở Uzbekistan và xa hơn nữa, bao gồm cả thành phố Mazar-i-Sharif ở Afghanistan thông qua Đường cao tốc M39. Thành phố Samarkand cách Bukhara 215 km về phía đông.
Thành phố kết nghĩa.
Bukhara kết nghĩa với: | 1 | null |
Jetro Willems (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1994) là cầu thủ bóng đá Hà Lan gốc Antilles, hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái cho câu lạc bộ tại giải Bundesliga là Greuther Fürth.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sparta Rotterdam.
Willems bắt đầu sự nghiệp thi đấu của mình tại câu lạc bộ Spartaan '20 trước khi chuyển đến Sparta Rotterdam. Tại đây, anh đã lần lượt trải qua các đội trẻ của câu lạc bộ và có trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 16 tháng 1 năm 2011 gặp Go Ahead Eagles. Từ đó, anh có 16 trận đấu tại giải Giải Hạng nhì Hà Lan.
PSV.
Ngày 31 tháng 8 năm 2011, Willems đã gia nhập PSV Eindhoven với bản hợp đồng có thời hạn 3 năm. Anh khoác áo số 43 tại câu lạc bộ. Ngày 23 tháng 10, anh có trận đấu đầu tiên cho PSV trong trận gặp Vitesse.
Willems trở thành cầu thủ Hà Lan trẻ nhất thi đấu tại một giải đấu của UEFA khi anh ra sân trong trận gặp Hapoel Tel-Aviv ngày 3 tháng 11. Cũng trong tháng này, anh bắt đầu có vị trí chính thức trong đội hình của PSV Eindhoven sau chấn thương của các hậu vệ Erik Pieters và Abel Tamata. Vào tháng 12/2011, Williems đã nhận được sự chú ý của huấn luyện viên câu lạc bộ Manchester United, Sir Alex Ferguson, nhằm đưa anh về thay thế hậu vệ Patrice Evra trong tương lai.
Ngày 3 tháng 4 năm 2012, anh đã ký hợp đồng mới với PSV cho đến năm 2016. Willems có được bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp vào ngày 22 tháng 4 năm 2012, vào lưới NEC Nijmegen. Với bàn thắng này, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn tại Eredivisie 2011–12.
Ngày 3 tháng 2 năm 2015, Willems trở thành cầu thủ nhận thẻ đỏ nhanh nhất lịch sử Giải bóng đá vô địch quốc gia Hà Lan (Eredivisie) khi bị đuổi khỏi sân ở ngay giây thứ 29 trận đấu với NAC Breda.
Willems có tổng cộng 144 trận tại Eredivisie, 7 trận tại UEFA Champions League và 22 trận tại Europa League trong màu áo PSV Eindhoven, ghi được 11 bàn thắng.
Eintracht Frankfurt.
Tháng 7 năm 2017, Willems gia nhập đội bóng Đức Eintracht Frankfurt với phí chuyển nhượng khoảng 9 triệu €. Anh có tổng cộng 29 trận đấu trong mùa giải đầu tiên tại nước Đức và giành được danh hiệu vô địch DFB-Pokal.
Đến mùa giải 2018-19, dù vẫn được ra sân 36 lần, anh mất vị trí chính thức và chỉ có được 7 lần ra sân từ đầu tại Bundesliga cũng như phải thường xuyên đá ở vị trí tiền vệ thay vì vị trí sở trường hậu vệ trái.
Newcastle United.
Ngày 2 tháng 8 năm 2019, Willems chính thức đến Newcastle United theo thỏa thuận cho mượn đến hết mùa giải 2019-20 và đội bóng Anh có quyền mua đứt anh sau khi mùa giải kết thúc. Anh có trận đấu ra mắt Newcastle khi vào sân từ ghế dự bị trong trận thua 0-1 trước Arsenal tại vòng 1 Premier League 2019-20 ngày 11 tháng 8. Bàn thắng đầu tiên của Willems tại nước Anh là pha ghi bàn mở tỉ số trong trận thua 1-3 trước Liverpool.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Willems đã có mặt trong đội hình tuyển U-17 Hà Lan vô địch Giải U-17 châu Âu năm 2011.
Đầu tháng 5 năm 2012, anh được huấn luyện viên trưởng đội tuyển Hà Lan Bert Van Marwijk lần đầu tiên triệu tập vào đội tuyển trong danh sách 36 cầu thủ dự kiến tham dự Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Sau đó, Willems tiếp tục có tên trong danh sách rút gọn 27 cầu thủ vào ngày 15 tháng 5 trước khi có tên trong danh sách 23 cầu thủ chính thức vào ngày 26 tháng 5.
Ngày 26 tháng 5 năm 2012, Willems có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trong trận giao hữu thua Bulgaria 1-2. Anh trở thành cầu thủ trẻ nhất thi đấu cho đội tuyển quốc gia kể từ Gerard Vanenburg năm 1982 ở 18 tuổi 57 ngày.
Ngày 9 tháng 6, Willems có mặt trong đội hình chính thức của Hà Lan gặp Đan Mạch ở lượt trận đầu của bảng B Euro 2012 và đã lập kỷ lục là cầu thủ trẻ nhất ra sân ở một vòng chung kết UEFA Euro lúc 18 tuổi 71 ngày, phá kỷ lục cũ của Enzo Scifo lập khi khoác áo đội tuyển Bỉ lúc 18 tuổi 115 ngày khi ra sân ở trận gặp Nam Tư tại vòng chung kết Euro 1984. Anh có mặt trong cả ba trận đấu vòng bảng nhưng đội tuyển Hà Lan đã bị loại khỏi giải sau khi thua cả ba trận đấu này.
Tháng 4 năm 2014, anh dính chấn thương đầu gối và bỏ lỡ cơ hội tham dự World Cup 2014.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
PSV
Hà Lan.
U-17 Hà Lan | 1 | null |
Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan là kiểu khí hậu được bảng Phân loại khí hậu Köppen xếp ở mục "Aw" và'"As."
Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18 °C và thường có một mùa khô rõ rệt, tháng khô nhất có lượng mưa trung bình dưới 60 mm và cũng thấp hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm ] {mm}/25]). Đây là điều đối nghịch với khí hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu cũng có lượng mưa dưới 60 mm trong tháng khô nhất nhưng có nhiều hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm {mm}/25]). Nhìn chung, kiểu khí hậu xavan thường hoặc là có lượng mưa thấp hơn hoặc là có mùa khô rõ rệt hơn khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Phân bố.
Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan thường được phân bố ở châu Phi,châu Á và Nam Mỹ. Kiểu khí hậu này cũng được bất gặp ở một số vùng của Trung Mỹ, phía bắc Australia và phía nam của Bắc Mỹ, đặc biệt ở một số khu vực của Mexico và bang Florida của Mỹ.
Việt Nam.
Ở Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc về khí hậu nhiệt đới Xavan, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27 độ C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng trên dưới 700 mm (trong khi đó, lượng mưa bình quân của Nha Trang là 1356 mm, ở Phan Thiết là 1187 mm). | 1 | null |
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Phân loại khí hậu Köppen "Cfa" hoặc "Cwa") là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và nhiệt độ ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô hơn. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở khu vực Đông Á, bao gồm phần phía đông nam lục địa Trung Quốc, những khu vực nhỏ ở dọc eo biển Hàn Quốc và Nhật Bản (Kyushu, Shikoku, và phần lớn Honshu) cùng với miền bắc Việt Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20 độ.
Đặc điểm.
Trong khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè thường kéo dài, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ mùa hè trung bình hàng tháng thường là từ 24 đến 27°C (75 và 81°F). Một luồng không khí nhiệt đới sâu bao trùm các vùng cận nhiệt đới ẩm vào thời điểm mặt trời cao, và những trận mưa rào đối lưu cường độ cao (nhưng ngắn ngủi) hàng ngày là phổ biến. Nhiệt độ cao vào mùa hè thường ở mức cao từ 20 đến giữa 30°C (80 hoặc 90°F), trong khi nhiệt độ thấp nhất qua đêm vào mùa hè thường ở dưới 20°C (70°F). Nhiệt độ trung bình hàng tháng vào mùa đông thường nhẹ, thường trung bình từ 7,5 đến 16°C (45,5 đến 60,8°F). Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày vào mùa đông thường nằm trong khoảng 10 đến 16°C (50 đến 61°F), trong khi mức thấp nhất qua đêm là từ , mặc dù ranh giới cực của khí hậu này có nhiệt độ lạnh hơn, có thể dưới mức đóng băng.
Lượng mưa thường cao nhất vào mùa hè, đặc biệt là những nơi gió mùa phát triển tốt, như ở Đông Nam Á và Nam Á. Các khu vực khác có chu kỳ mưa đồng đều hơn hoặc thay đổi, nhưng luôn thiếu các tháng mùa hè khô hạn có thể dự đoán được. Phần lớn lượng mưa mùa hè xảy ra trong những cơn giông bão tích tụ do bề mặt nóng lên dữ dội và góc mặt trời cận nhiệt đới mạnh. Các áp thấp nhiệt đới yếu di chuyển đến từ các đại dương nhiệt đới ấm áp liền kề, cũng như các cơn bão nhiệt đới không thường xuyên thường góp phần vào các đỉnh lượng mưa theo mùa vào mùa hè. Lượng mưa mùa đông thường liên quan đến các cơn bão lớn ở miền tây có mặt trước tiếp cận với các vĩ độ cận nhiệt đới. Tuy nhiên, nhiều vùng khí hậu cận nhiệt đới như Đông Nam Á và Florida ở Hoa Kỳ có mùa đông rất khô, thường xuyên xảy ra cháy nổ và thiếu nước.
Ở Việt Nam.
Theo phân loại khí hậu Koppen, Miền bắc Việt Nam mang đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa (Koppen: Cwa) đối với phần lớn khu vực và khi độ cao lên khoảng 3000m (đối với dãy Hoàng Liên Sơn); khí hậu chuyển sang cao nguyên cận nhiệt đới (Koppen: Cwb). | 1 | null |
Lớp khinh hạm Type 053 (định danh theo NATO là "Jianghu" - "Giang Hỗ") là một lớp khinh hạm được Hải quân Trung Quốc phát triển và chế tạo với số lượng lớn làm tàu hộ vệ tên lửa. Trung Quốc cũng xuất khẩu loại tàu này cho một số nước khác.
Tuy nhiên sau khi mua chất lượng của những tàu chiến này đang ngày càng xuống cấp khiến không ít quốc gia đã phải đặt dấu hỏi. Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước. Thái Lan đã phải nhờ các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn.
Các phân lớp.
053H (Giang Hỗ-I).
Phân lớp này có 14 chiếc đã được chế tạo gồm các tàu có số hiệu và tên gọi sau đây.
053H1 (Giang Hỗ-II).
Có 8 chiếc được chế tạo:
053H2 (Giang Hỗ-III).
Ba chiếc
053HT-H (Giang Hỗ-IV).
Chỉ có 1 chiếc
053H1G (Giang Hỗ-V).
Có 6 chiếc
Phục vụ trong hải quân nước khác.
Có 9 chiếc phục vụ trong hải quân các nước khác
Tham khảo.
Jackson, Robert "Fighting Ships of The World." London: Amber Books Ltd, 2004 Pg.383 | 1 | null |
Monique Chemillier-Gendreau (sinh năm 1935) là giáo sư danh dự (tiếng Pháp: "professeur émérite") lĩnh vực công pháp và khoa học chính trị của trường Trường Đại học Paris VII-Denis Diderot. Hiện bà đang sống tại Paris, Pháp.
Tiểu sử.
Monique Chemillier-Gendreau sinh ngày 15 tháng 4 năm 1935 tại thành phố Tananarive (nay là Antananarivo), Madagascar.
Năm 1966, bà nhận bằng Thạc sĩ ("agrégée") chuyên ngành công pháp và khoa học chính trị. Trong giai đoạn các năm từ 1967 đến 1983, Chemillier-Gendreau là giáo sư Trường Đại học Reims (Pháp). Sau này, bà chuyển về Trường Đại học Paris VII. Monique Chemillier-Gendreau đã xuất bản khoảng 180 bài nghiên cứu trên các tạp chí học thuật hoặc tuyển tập nghiên cứu chung. Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu khắp các châu lục đã mời Chemillier-Gendreau đến thuyết giảng, ví dụ: châu Á có Campuchia, Lào, Palestine, Việt Nam; châu Phi có Algérie, Burundi, Guiné-Bissau, Maroc, Mali, Sénégal, Tunisia; châu Mỹ có Argentina, Canada (tỉnh Quebec), Uruguay...
Với vốn hiểu biết sâu sắc của mình, Monique Chemillier-Gendreau đã tham gia cho ý kiến, giải quyết nhiều vụ kiện tại các tổ chức trọng tài và Tòa án Công lý Quốc tế như:
Trong mảng hoạt động bảo vệ nhân quyền, Monique Chemillier-Gendreau là một trong những người tham gia sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Liên đoàn Luật sư châu Âu vì Dân chủ và Quyền Con người Thế giới (tiếng Anh: "European Association of Lawyers for Democracy and World Human Rights") vào ngày 1 tháng 5 năm 1993. Bà đã nắm chức vụ chủ tịch tổ chức này trong vòng tám năm, sau đó được bầu làm chủ tịch danh dự. Ngoài ra, bà còn là thành viên của Toà án Thường trực các Dân tộc (tiếng Anh: "Permanent Peoples' Tribunal") - một tổ chức nối tiếp cho "Toà án Russell" mà trước đây từng tố cáo tội ác chiến tranh của các thế lực đối với người Việt Nam - và tham dự các phiên họp đặc biệt của tổ chức này tại Padova (năm 1992), Madrid (năm 1994) và Trento (năm 1995).
Bên cạnh các hoạt động học thuật và bảo vệ quyền con người, bà còn là cộng tác viên thường xuyên của báo "Le Monde diplomatique". | 1 | null |
Bộ cắm dây (tiếng Anh: breadboard, protoboard) là một lọai dây cắm xuất xứ từ Anh] dùng để tạo mẫu những mạch điện tử. Danh từ này thường dùng để diễn tả những mạch không cần sử dụng mỏ hàn.
Vì bộ cắm dây không dùng những mối hàn nên nó có thể sử dụng lại trong nhiều lần thí nghiệm. Do đó rất dễ tạo ra những nguyên mẫu tạm thời và thí nghiệm với những mạch điện. Nhiều hệ thống điện tử có thể tạo ra dùng bộ cắm dây: từ những mạch tương tự hay mạch số, cho đến nguyên cả một CPU.
Loại bộ cắm dây thường dùng nhất hiện nay làm bằng nhựa trắng và có nhiều lỗ để cắm dây. Nó được sáng chế bởi Ronald J Portugal (làm việc cho hãng EI Instruments Inc.) vào năm 1971. | 1 | null |
Xilinx, Inc. () ( ) là một công ty bán dẫn Mỹ. Hãng này sáng chế ra FPGA ("field programmable gate array").
Ra đời năm 1984 ở Silicon Valley, công ty này có tổng hành dinh ở San Jose, California, và văn phòng ở nước ngoài tại Dublin, Ireland; Singapore; Hyderabad, Ấn Độ; và Tokyo, Nhật Bản. | 1 | null |
Cá đuôi kiếm ("Xiphophorus hellerii") là một loài cá nước ngọt/nước lợ trong họ Cá khổng tước, bộ Cá chép răng. Loài này có quan hệ họ hàng gần với loài "Xiphophorus maculatus" và có thể lai ghép với nhau. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Bắc và Trung Mỹ trải dài từ Veracruz, Mexico, đến tây bắc Honduras. | 1 | null |
Đoàn Nghiệp () (?-401) là vua đầu tiên của nước Bắc Lương trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người Hán, và nguyên là một thái thú của Hậu Lương, nhưng sau khi các tướng Hung Nô là Thư Cừ Mông Tốn và Thư Cừ Nam Thành (沮渠男成) nổi loạn chống lại Hậu Lượng, Thư Cừ Nam Thành đã thuyết phục Đoàn Nghiệp chấp thuận vai trò lãnh đạo của cuộc nổi loạn. Dưới thời ông cai trị, gia tộc Thư Cừ trở nên rất hùng mạnh và cuối cùng vào năm 401, sau khi Đoàn Nghiệp bị Thư Cừ Mông Tốn lừa ra lệnh xử tử Thư Cừ Nam Thành, Thư Cừ Mông Tốn đã sử dụng điều này như một cái cớ để tiến hành chính biến chống lại Đoàn Nghiệp, giết chết ông và lên ngôi vua. Đoàn Nghiệp được mô tả là có lòng tốt song là một người cai trị yếu đuối và đã không thể giữ các thần dân xửa mình trong vòng kiểm soát, và ông quá tin tưởng vào pháp thuật.
Trước khi lên ngôi.
Các tài liệu lịch sử không nói nhiều về cuộc sống của Đoàn Nghiệp trước năm 397. Ông đến từ quận Kinh Triệu (京兆, gần tương ứng với Tây An, Thiểm Tây ngày nay), và có thể là một quan cấp thấp mà Tiền Tần cử đến Lương Châu (涼州, nay là trung bộ và tây bộ Cam Túc) sau khi chinh phục Tiền Lương vào năm 376. Vợ con ông vẫn ở tại Kinh Triệu.
Năm 388, ông là một viên quan của nước Hậu Lương dưới sự cai trị của Lã Quang. Trong một bữa tiệc, Lã Quang và các quan lại của mình đang thảo luận về việc quản trị của ông ta, khi đó Đoàn Nghiệp nói với Lã Quang rằng ông ta đã quá khắc nghiệt trong việc ứng dụng các điều luật. Lã Quang trích dẫn ví dụ của các pháp gia Ngô Khởi và Thương Ưởng để bảo vệ cho hành động của mình. Tuy vậy, Đoàn Nghiệp lại chỉ ra rằng cả Ngô Khởi và Thương Ưởng đều đã chết do việc thực thi luật pháp một cách khắc nghiệt như vậy, và rằng những gì mà Lã Quang làm là không đúng với mong muốn của người dân. Lã Quang đã trọng thể tạ lỗi.
Năm 397, Lã Quang lúc này đã xưng đế, phải đối mặt với một cuộc nổi loạn của Thư Cừ Mông Tốn và Thư Cừ Nam Thành sau khi tin vào các cáo buộc sai trái và cho giết các thúc bá của họ là Thư Cừ La Cừu (沮渠羅仇) và Thư Cừ Khúc Chúc (沮渠麴粥), Đoàn Nghiệp khi đó là thái thú của quận Khiến Khang (建康, nay thuộc Trương Dịch, Cam Túc). Thư Cừ Nam Thành cho quân bao vây Kiến Khang, song lại cử sứ giả đến cố thuyết phục Đoàn Nghiệp rằng chế độ Hậu Lương đã trờ nên tham nhũng đến nỗi gần như bị phá hủy, và rằng với tài nghệ của Đoàn Nghiệp, ông nên trở thành một lãnh đạo. Đoàn Nghiệp ban đầu từ chối, song sau 20 ngày bị bao vây mà không có viện trợ nào đến từ kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc). Các quân sư của Đoàn Nghiệp đã đề xuất rằng ông nên chấp thuận đề nghị của Thư Cừ Nam Thành. Bản thân Đoàn Nghiệp cũng e ngại các quan của Lã Quang là Phòng Quỹ (房晷) và Vương Tường (王詳) vì vốn đã có tư thù, cuối cùng ông cũng đã chấp thuận yêu cầu. Ông lấy tước hiệu là Kiến Khang công và cải niên hiệu, có nghĩa là tuyên bố độc lập khỏi Hậu Lương và lập nên nước Bắc Lương. Ông giao phó các công việc quan trọng nhất của đất nước cho Thư Cừ Nam Thành.
Trị vì.
Con trai của Lã Quang là Lã Toản ngay sau đó đã dẫn quân đến đánh Kiến Khang, song không thể chiếm được thành. Ngay sau đó, do pháp sư Quách Nôn (郭黁) nổi loạn ở Cô Tang, Lã Toản đã rút khỏi Kiến Khang, khiến cho đất nước non trẻ của Đoàn Nghiệp vẫn có thể tồn tại.
Năm 398, Doãn Nghiệp cử Thư Cừ Mông Tốn đi đánh Tây quận (西郡), nay thuộc Trương Dịch, Cam Túc), và Thư Cừ Mông Tốn đã chiếm được quận này và bắt được thái thú Lã Chuẩn (呂純, cháu trai của Lã Quang). Ngay sau đó, các quận Tửu Tuyền (酒泉, gần tương ứng với Tửu Tuyền, Cam Túc ngày nay) và Đông Hoàng (敦煌, gần tương ứng với Đôn Hoàng, Cam Túc ngày nay) cũng đã chịu khuất phục, cho phép Bắc lương chiếm được một phần lớn lãnh thổ Hậu Lương trước đó. Con trai của Lã Quang là Lã Hoằng (呂弘) sau đó cũng rút lui khỏi Trương Dịch (張掖, nay thuộc Trương Dịch), và Đoàn Nghiệp đã cho dời đô từ Kiến Khang đến Trương Dịch để tạo sức ép lớn hơn với Hậu Lương. Ông đuổi theo Lã Hoằng để cố tấn công người này, chống lại lời khuyên của Thư Cừ Mông Tốn là không nên làm vậy, và đã bị Lã Hoằng đánh bại, song nhờ có Thư Cừ Mông Tốn nên quân của ông không bị hủy diệt.
Năm 399, Đoàn Nghiệp xưng là Lương vương. Ông phong cho Thư Cừ Mông Tốn và Lương Trung Dong (梁中庸) làm các trọng thần.
Vào mùa hè năm 399, Lã Toản và thế tử Lã Thiệu cùng đi đánh Bắc Lương. Đoàn Nghiệp đã phải tìm kiếm sự trợ giúp từ vua Thốc Phát Ô Cô của Nam Lương, và Thốc Phát Ô Cô đã cử em trai Thốc Phát Lợi Lộc Cô và tướng Dương Quỹ (楊軌) đi giúp ông. Đoàn Nghiệp cùng với sự giúp sức của Nam Lương, đã tiến hành một cuộc phản công chống lại quân Hậu Lương, song Thư Cừ Mông Tốn đã thuyết phục ông rằng làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho Nam Lương mở một cuộc tấn công bất ngờ, vì vậy Đoàn Nghiệp chỉ phòng ngự, và Lã Thiệu cùng Lã Toản đã buộc phải rút lui.
Vào mùa hè năm 400, Lã Toản (lúc này đã là hoàng đế Hậu Lương) đã tiến hành một chiến dịch chống lại Bắc Lương, bao vây kinh đô Trương Dịch. Tuy nhiên, tướng Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương khi đó lại đến tấn công kinh thành Cô Tang của Hậu Lương, buộc Lã Toản phải rút lui.
Cũng trong năm 400, Đoàn Nghiệp đã mất đi một phần lớn lãnh thổ của mình. Thái thú của quận Đôn Hoàng là Mạnh Mẫn (孟敏) đã chết vào năm đó, các quan ở quận Đôn Hoàng đã ủng hộ Lý Cảo, một quan huyện, lên kế nhiệm. Đoàn Nghiệp ban đầu chấp thuận, song sau đó lại được Sách Tự (索嗣) cảnh báo rằng Lý Cảo có những tham vọng lớn và không nên cho phép ông ta lưu lại Đôn Hoàng. Đoàn Nghiệp vì thế đã cử Sách Tự đến làm thái thú Đôn Hoàng. Lý Cảo đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ Sách Tự và đánh bại ông ta, và sau đó lại yêu cầu Đoàn Nghiệp xử tử Sách Tự. Theo lời khuyên của Thư Cừ Nam Thành (người này không ưa Sách Tự), Đoàn Nghiệp đã xử tử Sách Tự và tạ lỗi với Lý Cảo, và Lý Cảo trong một thời gian ngắn sau vẫn tiếp tục phục tùng. Tuy nhiên, đến cuối năm 400, Lý Cảo cùng với Đường Dao (唐瑤), đã ly khai cùng với sáu quận và lập nên nước Tây Lương, Lý Cảo sau đó đã nhanh chóng chiếm được các vùng nay là tây bộ Cam Túc và phía đông Tân Cương.
Năm 401, Đoàn Nghiệp lo sợ về khả năng quân sự của Thư Cừ Mông Tốn nên đã giáng chức và thay thế ông ta bằng Mã Quyền (馬權), song ngay sau đó ông lại tin vào lời vu cáo của Thư Cừ Mông Tốn và cho xử tử Mã Quyền. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đề xuất với Thư Cừ Nam Thành về việc giết chết Đoàn Nghiệp và đưa Thư Cừ Nam Thành lên thay thế, ông ta giải thích rằng Đoàn Nghiệp thiếu óc phán đoán và khả năng quản lý và rằng nay Sách và Mã đã chết, nên sẽ không ai phản đối họ nếu họ chống lại Đoàn Nghiệp. Thư Cừ Nam Thành từ chối, nói rằng hành động đó là không đúng.
Thư Cừ Mông Tốn sau đó đặt bẫy cả Thư Cừ Nam Thành và Đoàn Nghiệp. Ông ta định ra một ngày để cùng với Thư Cừ Nam Thành để đến tế lễ thần thánh tại Lan Môn sơn (蘭門山, gần Trương Dịch), song lại vu cáo thông qua quan Hứa Hàm (許咸) rằng Thư Cừ Nam Thành đã chuẩn bị nổi loạn và sẽ khởi sự vào ngày đi tế lễ trên núi. Khi Thư Cừ Nam Thành thỉnh cầu Đoàn Nghiệp được đi tế lễ, Đoàn Nghiệp đã cho bắt ông ta và lệnh cho Thư Cừ Nam Thành phải tự sát. Thư Cừ Nam Thành lúc này đã nhận ra kế hoạch của Thư Cừ Mông Tốn, ông ta đã nói với Đoàn Nghiệp rằng đó là một dấu hiệu rằng Thư Cừ Mông Tốn là quân phiến loạn và rằng Đoàn Nghiệp nên giữ mạng cho ông ta để ông ta có thể phản công khi Thư Cừ Mông Tốn làm phản. Đoàn Nghiệp tuy vậy đã không tin lời Thư Cừ Nam Thanh và cho hành quyết ông ta. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đã lợi dụng việc Đoàn Nghiệp xử tử Thư Cừ Nam Thành để khích động dân chúng nổi dậy chống Đoàn Nghiệp, và dân chúng đã thực sự nổi dậy vì họ khá tôn kính Thư Cừ Nam Thành.
Trong một nỗ lực cuối cùng, Đoàn Nghiệp đã thả tướng Điền Ngang (田昻), người mà trước đó ông nghi ngờ phản bội và cho tống giam, giao cho Điền một đội quân để chống lại Thư Cừ Mông Tốn và Lương Trung Dong. Tuy nhiên, Điền đã nhanh chóng đầu hàng Thư Cừ Mông Tốn, và đám quân còn lại của Đoàn Nghiệp đã sụp đổ. Trương Dịch thất thủ, và bất chấp lời cầu xin của Đoàn Nghiệp, Thư Cừ Mông Tốn vẫn xử tử ông và lên ngôi. | 1 | null |
Please Please Me là album đầu tay của ban nhạc rock người Anh The Beatles, được phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 1963. Album chính là sự mở đầu cho thời kỳ "Beatlemania", sau khi 2 đĩa đơn đầu tiên của họ, "Love Me Do"/"P.S. I Love You" và "Please Please Me"/"Ask Me Why", đã được phát hành trước đó lần lượt vào tháng 9 năm 1962 và tháng 1 năm 1963. Ngoài 4 ca khúc trên, các ca khúc còn lại được thu âm vào ngày 11 tháng 2 năm 1963 trong một buổi thâu "marathon" kéo dài tới 585 phút "live" tại phòng thu Abbey Road.
Với 14 ca khúc, album bao gồm 8 bài viết bởi Lennon-McCartney và 6 bài được chọn theo tiêu chí phù hợp của ban nhạc. Nếu như hầu hết các ca khúc đều do John hoặc Paul thể hiện, solo hay song ca, thì George Harrison chỉ hát 2 ca khúc, còn Ringo Starr chỉ 1. Các ca khúc đều là những bài mà The Beatles đã từng thể hiện rất nhiều lần trong các quán bar và club ở Liverpool cũng như trong chuyến lưu diễn của họ tới Hamburg, Đức. Bìa đĩa là bức ảnh chụp ban nhạc nhìn từ chiếc cầu thang tại trụ sở của EMI tại Luân Đôn, nơi sau này được chính họ chụp lại vào 6 năm sau đó.
Sau "Please Please Me", The Beatles ngày một trở nên nổi tiếng, từ Anh cho tới Mỹ và ra toàn thế giới. Album có đến 7 tháng đứng đầu bảng xếp hạng hit tại Anh. Cho dù đây không phải là album xuất sắc nhất, cũng như không phải là album bán chạy nhất của The Beatles, song "Please Please Me" luôn có một vị trí trang trọng trong lịch sử ban nhạc nhờ tính xác đáng, sự tươi trẻ và tính tiên phong từ chính nó.
Thu âm và sản xuất.
Ngày 6 tháng 6 năm 1962, The Beatles tới EMI để thực hiện buổi thu âm đầu tiên. Thực tế, John Lennon, Paul McCartney và George Harrison đã cùng chơi nhạc với nhau từ năm 1958 trong các phòng trà ở Liverpool, cũng như trong chuyến đi dài tới Hamburg, Đức vào tháng 8 năm 1960. Ringo Starr chỉ gia nhập nhóm vào ngày 16 tháng 8 năm 1962 sau khi tay trống Pete Best bị sa thải bởi quản lý Brian Epstein từ sự gợi ý của George Martin và sự đồng thuận của 3 thành viên còn lại. Tuy nhiên, không vì thế mà Starr là một người thiếu kinh nghiệm, vì anh cũng là thành viên của ban nhạc Rory Storm and The Hurricanes. Trước "Please Please Me", The Beatles không hẳn là chưa từng biết tới công nghệ thu âm, khi họ đã từng hợp tác thực hiện album "My Bonnie" cùng Tony Sheridan vào năm 1961, dưới tên "The Beat Brothers". Ngày 4 tháng 9 năm 1962, họ thực hiện đĩa đơn đầu tay "Love Me Do", và một tuần sau "P.S. I Love You". Các đĩa đơn tiếp theo "Please Please Me" và "Ask Me Why" được thu âm vào tháng 11 và được phát hành vào tháng 1 năm 1963 cũng có được vị trí cao tại các bảng xếp hạng.
Hoàn cảnh ra đời.
Tiếng tăm của The Beatles, vốn đã rộng khắp ở Liverpool, cuối cùng đã lan ra toàn nước Anh. Tới đầu năm 1963, âm nhạc của họ đã được biết tới rộng rãi trong công chúng. Phần lớn các ca khúc của album được thu trong ngày 11 tháng 2 năm 1963, trong khoảng 48 giờ xen giữa hai buổi diễn của họ tại Sunderland ngày mùng 9 và tại Azena Balroom ở Sheffield ngày 12. Neil Aspinall nói: "Những gì mà họ muốn là trở thành số 1. Đó chính là khởi nguồn của Beatlemania. Ở Liverpool, họ đã trở nên nổi tiếng tới mức người ta biết tới từng chân tơ kẽ tóc. Họ muốn tới một vị thế lớn hơn, lật đổ mọi thần tượng hoặc thay đổi các quan điểm. Trong chốc lát, sự điên rồ đó có hơi bị chùn lại, dù rằng nó thực sự rất hứng khởi song khó mà thực hiện được. Tôi phải sắp xếp việc họ ra vào các sàn diễn, vì chưa bao giờ việc đó là dễ dàng. Họ được lên BBC, có văn phòng riêng và có vài fanclub ở London. Khi họ chơi nhạc, những tiếng hò reo không ngớt, nhất là từ những cô gái – những kẻ phát điên vì The Beatles – song cũng không có nghĩa là họ không có các fan nam. Họ làm hài lòng tất cả mọi người." George Martin nói: ""Điều hiển nhiên là, nói một cách thương mại hóa, rằng một khi đĩa đơn "Please Please Me" đem lại thành công, thì chúng tôi buộc phải ra mắt album càng sớm càng tốt.""
Được công chúng ủng hộ, một danh sách dài các ca khúc từ 33 tour diễn của họ được nhanh chóng liệt kê. John và Paul quyết định xen giữa những ca khúc mà chính họ sáng tác là những bản hát lại các ca khúc khác. Nếu như việc lựa chọn thu âm giữa hành trăm ca khúc nổi tiếng bấy giờ không phải điều gì đặc biệt, thì việc The Beatles tiến hành thu âm các ca khúc của họ lại là lần đầu diễn ra. George Martin nhớ lại: ""Tôi có qua "Cavern Club" và tôi được thấy khả năng của họ. Tôi cảm nhận được sự mẫn cảm ở họ, cũng như hiểu rằng họ hoàn toàn có thể chơi tốt. Tôi tiến tới họ và nói "Hãy qua chỗ chúng tôi và chúng ta cùng thu âm trong một ngày là đủ!". Thực tế, The Beatles không hề có một chút trải nghiệm nào về thu âm, và mãi sau này họ mới quan tâm nhiều tới các kỹ thuật phòng thu. Để mọi ca khúc trở nên hoàn hảo, họ đã thực hiện rất nhiều lần thu: họ nghe lại và thu âm 2-3 lần mỗi ca khúc cho tới khi họ cảm thấy hài lòng. Chỉ có sau này họ mới quan tâm tới việc tốn thời gian cho vô số các bản thu như vậy.""
Có 4 ca khúc được ban nhạc thu âm trước vì chúng là những ca khúc mà The Beatles đã cho ra mắt đĩa đơn từ tháng 10 năm 1962 và tháng 1 năm 1963 ("Love Me Do", "P.S. I Love You", "Please Please Me" và "Ask Me Why"). 2 ca khúc đầu tiên được thu âm trong một hoàn cảnh đặc biệt: vào buổi thu thứ 2 ngày 11 tháng 9 năm 1962, Andy White thay thế tạm thời Ringo Starr khi anh từ chối yêu cầu sắc-xô và maraca. Bản thâu trong đĩa đơn "Love Me Do" vì thế có sự xuất hiện của Starr. Họ quay trở lại Abbey Road vào tháng 11 để thu âm 2 ca khúc còn lại. Sau buổi thâu ca khúc "Please Please Me", George Martin đã nói: "Các chàng trai, thứ này sẽ là thứ đứng thứ nhất!" Dù đĩa đơn không có được vị trí quán quân ở các bảng xếp hạng, song nó đã gây được sự chú ý lớn cho rất nhiều tạp chí âm nhạc khác nhau.
Phòng thu EMI.
Vì album cần có 14 ca khúc, vậy nên ban nhạc cần cho vào thêm tới 10 ca khúc nữa. Ban đầu, George Martin có ý định cho thu âm cả nhóm biểu diễn tại Cavern Club, trước những khán giả như bình thường. Martin tới quán bar vào ngày 9 tháng 12 năm 1962 để xem xét tình hình. Tuy nhiên vì The Beatles đang có tour và chỉ có 1 ngày trống duy nhất, nhà sản xuất quyết định bố trí cho họ thu âm cả 10 ca khúc, trong cùng ngày hôm đó, bằng cách hát "live" thử tại phòng thu EMI. Vì khá chủ quan nên Martin chỉ cho thu âm trước 2 ca khúc ở trên, còn ca khúc từ thứ 3 về sau chỉ được bắt đầu thu rất lâu sau. Khoảng 10h sáng ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles bắt đầu tiến hành thu âm. Danh sách ca khúc là các bài hát họ từng hát trong giai đoạn 1962-1963. "Nó rất phức tạp: trước mỗi người là một chiếc micro, 2 chiếc phía trên dàn trống, 1 (vài) chiếc cho (các) ca sĩ, và một chiếc trước chiếc trống mặt. Tôi cũng không chắc là trước cái micro cuối cùng đó có còn cái nào nữa không", Ringo nhớ lại. Martin giải thích: "Họ chỉ phải thể hiện những ca khúc quen của họ. Một cách thể hiện lại, vậy thôi."
Ban nhạc không có được thể trạng tốt nhất khi phải đi diễn thâu đêm suốt sáng qua một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Anh. John Lennon bị cảm khá nặng, và một gói thuốc viên để giảm ho và sốt phải được để thường xuyên trên chiếc piano của phòng thu. Trái lại, những bao thuốc là thì không bao giờ bị bỏ quên trong các buổi thâu của bộ tứ.
Đợt thu đầu tiên, họ bắt đầu với 2 ca khúc "There's a Place" và "I Saw Her Standing There" (lúc này còn có tên là "Seventeen"). Ban nhạc không hề nghỉ ngơi qua trưa: trong khi ê-kíp đi ăn ở một nhà hàng nhỏ gần đó thì The Beatles vẫn cố gắng chơi lại các ca khúc mà họ vừa thu. Từ 14h30' tới 17h, 3 ca khúc nữa được ghi lại: "A Taste of Honey", "Do You Want to Know a Secret" và "Misery". 6 ca khúc còn lại được ghi từ 19h30'. Trong số đó, "Hold Me Tight" lại không được chấp nhận, và buộc phải cho vào album tiếp theo của nhóm, "With The Beatles". Các ca khúc còn lại hầu hết là những bản thu ưng ý: "Anna (Go to Him)", "Boys", "Chains" và "Baby It's You".
Buổi thu kết thúc vào lúc 22h với ca khúc "Twist and Shout". Ca khúc này buộc phải thu âm cuối cùng vì Lennon lên cơn sốt, và Martin e ngại rằng việc đó sẽ làm anh đau họng, trong khi ca khúc rất cần nhiều giọng gằn. Lennon ngậm 2 viên thuốc, uống một cốc sữa rồi đứng trước micro. Những câu nói tiếp theo của anh với Martin là vô cùng dõng dạc, tới mức thành kinh điển: "Tôi không biết họ đã từng làm thế nào. Nhưng chúng ta đã cùng làm việc suốt 1 ngày, và mọi thứ sẽ tốt hơn tất cả họ." Nhiều câu chuyện nói rằng "Twist and Shout" được ghi âm chỉ với 1 lần duy nhất, nhưng thực tế là họ đã thu 2 lần, tuy nhiên lần thứ hai thì không hiệu quả vì giọng của John đã trở nên quá tệ. Lennon kể lại: ""Vào cuối buổi thu, chúng tôi thực hiện "Twist and Shout" và cái thứ chết tiệt đó suýt nữa đã giết chết tôi!""
Toàn bộ album được thâu trên máy thu 2-băng, với giọng hát ở băng thứ hai và nhạc cụ ở băng thứ nhất. Trong các ấn bản mono, sự khác biệt này không còn nữa vì 2 phần âm được phát song song. Trái lại, với phần stereo, phần nhạc được bố trí ở tai trái, còn phần hát là bên phải. "Love Me Do" và "P.S. I Love You" được thể hiện bằng mono vì phần băng gốc đều bị thất lạc. John Lennon nhớ lại: "Việc chờ đợi để nghe lại từ những bản thu trở thành một trong những trải nghiệm kỳ cục nhất của chúng tôi. Chúng tôi trở thành những kẻ cầu toàn. Nếu nó nghe có vẻ ngớ ngẩn, chúng tôi liền yêu cầu thu âm lại toàn bộ. Nhưng có vẻ mọi người đều khá hài lòng với kết quả".
Họ kết thúc toàn bộ việc thu âm chỉ trong 585 phút (tương đương với 9 tiếng và 45 phút). Chỉ sau 3 buổi thu với mỗi lần 3 tiếng, The Beatles đã ghi lại được những ca khúc thành công nhất của họ kể từ khi khởi nghiệp. Chi phí cho buổi thu vào khoảng 400 bảng Anh. George Martin nói: "Parlophone không giàu có. Tôi phải đảm bảo việc sản xuất với một ngân quỹ hàng năm chỉ có 55.000 bảng." Vì đã ký hợp đồng với Hiệp hội nhạc sĩ Anh, mỗi Beatle cũng phải đóng thêm 7,5 bảng cho mỗi buổi thu trên 3 tiếng.
Phần piano và celesta trong 2 ca khúc "Misery" và "Baby It's You" được George Martin thu âm vào ngày 20 tháng 2 mà không có mặt ban nhạc. Nhà sản xuất đã thực hiện một kỹ thuật khá đặc biệt, đó là chơi đàn với một nửa tốc độ bình thường, rồi tua nhanh gấp đôi khi thâu. Điều đó tạo nên một hiệu ứng đặc biệt, thứ mà ông một lần nữa áp dụng lại vào hơn 2 năm sau với ca khúc "In My Life". Ngày 25 tháng 2, Martin và Norman Smith cùng thực hiện chỉnh âm mà không có sự góp mặt của bất cứ Beatle nào, điều sau này trở thành thói quen ở phòng thu EMI. Theo Geoff Emerick, thực tập viên mới có 16 tuổi vào thời điểm đó và là người hỗ trợ Martin trong buổi thu ngày 20, buổi chỉnh âm này là vô cùng đơn giản: "Tất cả chỉ diễn ra trong có 1 ngày qua bàn tay của George Martin, Norman Smith và Richard Langham. Hãy tưởng tượng thế này: chỉ là một bản thu mono với 2 băng, gần như là không có gì phải làm nữa, cùng lắm là chỉnh cân bằng giữa tiếng nhạc cụ và giọng hát, hoặc cho thêm chút tiếng vang. Nhưng họ đã làm một công việc kỳ diệu, âm thanh vang lên thực sự tuơi mới và sinh động!"
Dấu ấn nghệ sĩ.
John Lennon nói: "Chúng tôi viết những ca khúc là để dành tặng The Everly Brothers và Buddy Holly. Đó là những ca khúc pop. Chúng tôi không có ý gì khác ngoài việc viết những giai điệu. Mấy thứ ca từ nói chung là vô dụng, chúng không có chiều sâu, và chả có ý nghĩa gì."
Quan điểm âm nhạc.
Album đầu tay của The Beatles cũng là album duy nhất mà họ thu âm toàn bộ các ca khúc bằng cách hát "live" trong phòng thu với sự có mặt của 2 guitar, 1 bass và 1 trống. Với việc hát "live", họ thực tế không chơi bất kể một nhạc cụ nào khác (trừ chiếc harmonica của Lennon) và thực hiện rất ít việc thu âm lại. Đây là một cho những hình ảnh chân thực nhất về thời kỳ đầu của ban nhạc với việc họ tiết kiệm tối đa mọi phương tiện song vẫn đảm bảo việc hòa âm hoàn hảo.
Có tận 14 phiên bản của ca khúc "Please Please Me", và 8 trong số đó thuộc về Lennon-McCartney. Đây là một sự kiện hiếm có vào thời kỳ đó khi thường tác giả chỉ viết cho một vài nghệ sĩ nào đó hát. Chính vì lý do này mà The Beatles đã tạo nên thứ "rock 'n' roll kiểu Anh cơ bản". Chính sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho rất nhiều thử nghiệm của "Fab Four" sau này, từ đó gợi ý cho vô số những nghệ sĩ khác. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, ban nhạc cũng chưa thực sự có sức sáng tạo lớn và họ phải dùng tới 6 ca khúc ngoài để lấp đầy album.
Sự cạnh tranh sáng tác giữa John Lennon và Paul McCartney, điều đã xảy ra, dù chỉ chút ít, ngay từ lần gặp đầu tiên của họ vào năm 1957, cũng lấy cảm hứng từ những thần tượng người Mỹ của họ. 2 nhạc sĩ đã viết những giai điệu và ca từ xoay quanh những ca khúc yêu thích của riêng họ. Lennon nói vào năm 1963: "Tất cả những ca khúc hay nhất mà chúng tôi đã viết, những ca khúc mà ai cũng muốn nghe, đều là những ca khúc đồng sáng tác. Đôi khi một nửa phần lời tới từ tôi và Paul sẽ hoàn thành nó. Chúng tôi cứ viết từng từ lần lượt như vậy."
Ca từ nói chung khá đơn giản, theo sát với giai điệu và đề cập thường về tình yêu và các cô gái. Đĩa đơn đầu tay của họ, "Love Me Do", thực tế chỉ xoay quanh 1 ý ngân thành giai điệu "You know I love you/ I'll always be true/ So please, love me do". Tuy nhiên, thứ cách tân đó lại tránh đi những vết xe đổ của âm nhạc Mỹ trong văn hóa nước Anh thời bấy giờ. Trong "I Saw Her Standing There", McCartney đã viết những câu đầu tiên khá vụng về và "kiểu Mỹ" "Well she was just seventeen, never been a beauty queen"; Lennon đã sửa chúng bằng cách thay thế phần sau bởi câu "if you know what I mean".
Nội dung của album đầu tay này đã phản ánh đúng tính đa dạng trong quan điểm của The Beatles năm 1963 với một thứ âm nhạc khá hỗn loạn sẵn sàng chơi nhằm phục vụ thị yếu công chúng. Rock 'n' roll trở nên quan trọng với 3 ca khúc "I Saw Her Standing There", "Boys" và "Twist and Shout". Nếu ca khúc đầu tiên là lời mào đầu cho tài năng xuất chúng của Lennon-McCartney, thì 2 ca khúc sau đơn giản là những bản hát lại từ The Shirelles và The Isley Brothers. "Boys" vốn là một ca khúc được thể hiện bởi một nhóm nhạc nữ, tuy nhiên điều đó chẳng khiến The Beatles phải thay đổi trong ca từ: Ringo Starr vẫn hát giọng nam trong câu chuyện về tình yêu với một chàng trai khác. Với "Twist and Shout", bản hát lại của ban nhạc đã dễ dàng vượt mặt bản gốc của The Isley Brothers và trở thành bản hát được biết tới nhiều nhất của ca khúc, tới mức nhiều khi bị ngộ nhận là sáng tác của Lennon-McCartney.
Bìa đĩa.
Với phần bìa của album, quản lý Brian Epstein muốn ban nhạc sử dụng bức ảnh của Dezo Hoffmann chụp 4 chàng trai tại Abbey Road. Song George Martin, một khách quen của sở thú London, thì lại muốn họ tới đó chụp ảnh. Nhưng ý tưởng của Martin lại sớm bị từ chối: "Mấy thành viên ở sở thú khá khó chịu và họ phản đối. Tôi nghĩ rằng chắc giờ này họ đang phải hối tiếc vì quyết định của mình." Vậy nên nhiếp ảnh gia Angus McBean đã được mời tới để chụp The Beatles tại trụ sở của EMI.
Sau này, vào năm 1969, theo ý của John Lennon, một bức ảnh chụp cho "dự án Get Back" đã được chụp phỏng theo ảnh bìa của chính "Please Please Me". Đó là một bức ảnh chụp cả bốn Beatle tại cùng chỗ đó, với nguyên thứ tự, chỉ khác đã là 6 năm sau với mỗi người những bộ râu và chùm tóc dài. Cuối cùng, dự án đã được đặt tên lại và trở thành một phần của album "Let It Be". Bức ảnh chụp năm 1969 được chỉnh sửa và được cho vào trong bộ album tuyển tập "The Beatles 1962–1966" và "The Beatles 1967–1970", phát hành vào năm 1973.
Phần bìa sau của album có một dòng giới thiệu ngắn gọn của Tony Barrow trong buổi giới thiệu The Beatles lần đầu tiên trước báo chí: "George Martin chưa bao giờ sai lầm khi chọn những ca khúc của The Beatles. Những nhạc sĩ, như John Lennon và Paul McCartney, hoàn toàn có đủ khả năng để luôn đảm bảo đưa những đĩa đơn của họ lên đỉnh cao, như bây giờ cho tới tận năm 1975!"
Những bản phát hành đầu tiên của album được ra mắt khi Parlophone chưa thay logo. Những bản phát hành này trở nên hiếm sau này khi chỉ 1 tháng sau, nhãn đĩa thực hiện việc thay đổi logo khi biến biểu tượng của hãng từ màu vàng trên nền đen thành màu đen trên nền vàng. Ấn bản logo gốc được tái bản lại trong lần chỉnh âm vào năm 2009.
Bìa của "Please Please Me" là một trong những bìa album được hãng đồ chơi của Đan Mạch, Lego, thể hiện trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập của hãng.
Danh sách ca khúc.
Toàn bộ ca khúc đều được soạn và sáng tác bởi Lennon-McCartney, sáng tác khác được ghi chú bên cạnh.
Theo Calkin.
Phát hành và đón nhận của công chúng.
George Martin và Paul McCartney đã cùng có ý tưởng đặt tên album là "Off the Beatle Track". Cuối cùng, họ đồng ý chọn tên album là "Please Please Me", theo tên gọi của đĩa đơn khá thành công trước đó. Album được phát hành làm 2 lần: bản mono vào ngày 22 tháng 3 và bản stereo vào ngày 26 tháng 4 năm 1963. Album đứng đầu UK Albums Chart vào ngày 11 tháng 5, tại vị ở đó suốt 30 tuần kế tiếp và bị thay thế bởi chính album tiếp theo của The Beatles, "With the Beatles". Tổng cộng, "Please Please Me" nằm trong bảng xếp hạng UK Albums Chart tận 74 tuần. Ban nhạc cũng giành được danh hiệu album bán chạy nhất của năm lần đầu tiên cho một ban nhạc rock.
Tại Mỹ, nhãn đĩa Vee Jay phát hành album dưới tên gọi "Introducing… The Beatles", phát hành vào ngày 10 tháng 1 năm 1964, tức là gần một năm sau kể từ ngày "Please Please Me" và tương tự như lúc The Beatles thực hiện album thứ ba của họ. Vì tại Mỹ các album thường chỉ có 12 ca khúc, nên "Ask Me Why" và "Please Please Me" bị loại bỏ vì đã phát hành đĩa đơn. Đây cũng là ấn bản duy nhất tại Mỹ được The Beatles tái bản nhân dịp phát hành catalog chỉnh âm vào năm 1987. 10 trên tổng số 12 ca khúc được cho vào các bản EP phát hành tại đây: "Twist and Shout", "The Beatles' Hits", "The Beatles (No. 1)" và "All My Loving". "Twist and Shout" trở thành album bán chạy nhất năm 1963 và là bản EP bán chạy nhất lịch sử âm nhạc Anh.
Tháng 4 năm 1963, cây bút Allen Evans viết trên tờ "New Musical Express" rằng "Please Please Me" là "14 ca khúc kỳ lạ, với chất giọng năng nổ đã nhanh chóng đưa nhóm nhạc từ Liverpool tới đỉnh cao." Ông cũng giành những lời khen cho riêng George Harrison "một tay guitar hơn hẳn mặt bằng chung". Ngày 20 tháng 4, Ray Coleman và Laurie Henshaw ghi chép cho tờ "Melody Maker" nói album là của "những tay guitar kiệt xuất với chất giọng tươi vui", kèm với đó là lời miêu tả cho một sản phẩm thương mại thành công và một tương lai hứa hẹn chờ đón ban nhạc.
Gần hơn, vào năm 2003, tạp chí "Rolling Stone" đã xếp album ở vị trí số 39 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất". Đây là album thứ sáu của The Beatles có vinh dự nằm trong danh sách này. "Rolling Stone" cũng cho 2 ca khúc của album vào danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất", đó là "I Saw Her Standing There" ở vị trí 140 và "Please Please Me" ở vị trí số 184.
Theo Roy Carr và Tony Tyler, "Ngày nay, có thể album đã hơi lỗi thời, dù cho tính tươi vui và sự nhiệt huyết vẫn luôn tràn đầy". Còn với "Rolling Stone", The Beatles đã tạo nên vào năm 1963 "ý tưởng của một ban nhạc rock điển hình, với việc tự sáng tác và tự chơi các nhạc cụ của mình". Allmusic nhận xét: "Kể cả sau bao nhiêu thập kỷ, album còn vẫn như mới được phát hành", các bản thu vẫn rất "ấn tượng" còn các ca khúc thực sự "phấn khích". Mike Diver của đài BBC cho rằng "Please Please Me" dù không phải là album bán chạy nhất cũng như là album xuất sắc nhất của The Beatles, song quãng thời gian dài mà nó ngự trị tại các bảng xếp hạng chính là lời phản pháo cho những lời nhận xét của hãng Decca khi cho rằng thời của các "ban nhạc chơi guitar" đã chấm dứt. Nhà báo Daniel Ichbiah thì nêu ý kiến, rằng cho dù album chỉ là một nét nhỏ trong sự nghiệp lẫy lừng của ban nhạc, nhất là khi so sánh với "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" hay "Abbey Road", thì nó vẫn có quyền tự hào vì nó đã mở ra thời kỳ Beatlemania.
John Lennon trả lời phỏng vấn vào năm 1976: "Đó là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc với phòng thu và chúng tôi chỉ muốn làm trong 12 tiếng đồng hồ vì sợ tốn kém. Album này khá gần với những gì chúng tôi thể hiện trước công chúng, vì chúng là những ca khúc chúng tôi vẫn hát ở Hamburg và Liverpool. Dĩ nhiên là nó không có không khí "live" với tiếng hò reo và bước chân nhưng mà với nó, người ta đã biết thế nào là những Beatle khéo léo..."
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo Mark Lewisohn. | 1 | null |
Thư Cừ Mông Tốn () (368–433) là một người cai trị của nước Bắc Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc, và là vua đầu tiên của thị tộc Thư Cừ. Người anh em họ của ông là Thư Cừ Nam Thành (沮渠男成) và ông ta ban đầu ủng hộ Đoàn Nghiệp làm vua Bắc Lương vào năm 397 sau khi nổi dậy chống Hậu Lương. Song vào năm 401, Thư Cừ Mông Tốn đã lừa Đoàn Nghiệp để ông ta ra lệnh xử tử Thư Cừ Nam Thành, và sau đó dùng cớ này để tấn công và giết chết Đoàn Nghiệp, đoạt lấy ngôi vị về mình. Ông vẫn duy trì được sự tồn tại đất nước, song trên danh nghĩa cũng đã chấp thuận trở thành một chư hầu của Hậu Tần, Đông Tấn, và Bắc Ngụy. Ông được coi là một người có tài cai trị khi còn trẻ, song khi về già ông được cho là độc ác và chuyên quyền.
Trước khi lên ngôi.
Thư Cừ Mông Tốn sinh năm 368, song có ít tư liệu về những năm đầu đời của ông. Ông có tổ tiên Hung Nô, và tổ tiên của ông được cho là tả "thư cừ" (một tước quan không rõ về phận sự) của các Thiền vu Hung Nô, và do vậy họ bắt đầu dùng Thư Cừ làm họ của mình. Sau đó, dưới thời cai trị của Tiền Tần và Hậu Lương, Thư Cừ Mông Tốn được biết đến với kiến thức rộng về lịch sử và các mưu kế quân sự, bị cả thứ sử Lương Hi (梁熙) của Tiền Tần và hoàng đế Lã Quang của Hậu Lương e ngại, và do vậy ông đã cố gắng chuyển hướng chú ý của họ bằng cách uống rượu thật nhiều và dành nhiều thời gian cho những việc phù phiếm.
Năm 397, Lã Quang cử em trai Lã Diên (呂延) đi đánh Tây Tần, song Lã Diên đã rơi vào bẫy của vua Khất Phục Càn Quy của Tây Tần và bị giết chết. Các chú bác của Thư Cừ Mông Tốn là Thư Cừ La Cừu (沮渠羅仇) và Thư Cừ Khúc Chúc (沮渠麴粥) là các thuộc cấp của Lã Diên, và khi Lã Diên chết, Lã Quang đã tin vào các lời vu cáo chống lại họ rồi cho hành hình. Thư Cừ Mông Tốn hộ tống quan tài của hai người để trở về quê hương tại Trương Dịch (張掖, nay thuộc Trương Dịch, Cam Túc) và sau đó thuyết phục các bộ lạc Hung Nô khác nổi dậy chống lại Hậu Lương. Ban đầu, ông bị con trai của Lã Quang là Lã Toản đánh bại và phải chạy trốn vào các ngọn núi, song ngay sau đó ông đã hội quân cùng Thư Cừ Nam Thành (沮渠男成), người đang bao vây Kiến Khang (建康, cũng thuộc Trương Dịch ngày nay) và thuyết phục Đoàn Nghiệp (thái thú quận Kiến Khang) chấp thuận làm lãnh đạo quân nổi dậy, lập nước Bắc Lương. Ngay sau đó, Lã Quang phải đương đầu với một cuộc nổi loạn của Quách Nôn (郭黁) và đã triệu hồi Lã Toản về kinh thành đối phó, vì vậy mà đất nước non trẻ của Đoàn Nghiệp vẫn có thể tồn tại. Thư Cừ Mông Tốn gia nhập cùng Đoàn Nghiệp, và trở thành một tướng chính của đất nước. Năm 398, Đoàn Nghiệp sai ông đi chống lại một cháu trai của Lã Quang tên là Lã Chuẩn (呂純), và Thư Cừ Mông Tốn đã bắt được Lã Chuẩn, khiến cho toàn bộ các thành còn lại của Hậu Lương ở phía tây của Trương Dịch phải khuất phục trước Bắc Lương, lãnh thổ Bắc Lương vì thế tiếp tục được mở mang. Đoàn Nghiệp do đó đã phong tước hầu cho Thư Cừ Mông Tốn. Con trai của Lã Quang là Lã Hoằng (呂弘) ngay sau đó đã bỏ Trương Dịch, và Đoàn Nghiệp đã cho dời đô đến Trương Dịch và còn cố đuổi theo Lã Hoằng. Lã Hoằng đã đánh bại Đoàn Nghiệp và gần như đã giết được người này, song Thư Cừ Mông Tốn đã cứu Đoàn Nghiệp. Năm 399, khi Đoàn Nghiệp xưng là Lương vương, ông ta phong cho Thư Cừ Mông Tốn là một trong hai thừa tướng, cùng chia sẻ trách nhiệm với Lương Trung Dong (梁中庸). Cũng trong năm đó, khi Bắc Lương bị quân Hậu Lương dưới quyền chỉ huy của thái tử Lã Thiệu và Lã Toản tấn công, theo đề xuất của Thư Cừ Mông Tốn nên Đoàn Nghiệp đã không giao chiến, buộc Lã Thiệu và Lã Toản phải rút quân khi viện binh của Nam Lương do Thốc Phát Lợi Lộc Cô chỉ huy đến trợ giúp cho Bắc Lương. Năm 400, khi tướng Vương Đức (王德) nổi loạn, Đoàn Nghiệp đã sai Thư Cừ Mông Tốn đi đánh dẹp, và Thư Cừ Mông Tốn đã đánh bại được Vương Đức và khi người này chạy trốn, Thư Cừ Mông Tốn đã bắt vợ con của ông ta.
Tuy nhiên, đến năm 401, Đoàn Nghiệp rất lo ngại về các chiến lược và khả năng của Thư Cừ Mông Tốn, và ông đã tính đến việc đưa Thư Cừ Mông Tốn đến một nơi nào đó xa xôi. Thư Cừ Mông Tốn biết được sự nghi ngờ của Đoàn Nghiệp nên đã cố gắng che giấu tham vọng của mình. Tuy nhiên, vào thời gian này, do ông thường xuyên bị Mã Quyền (馬權, người mà Đoàn Nghiệp dựa vào rất nhiều) xúc phạm nên ông đã vu cáo Mã Quyền tội phản nghịch, và Đoàn Nghiệp đã cho xử tử Mã Quyền. Thư Cừ Mông Tốn sau đó bảo với Thư Cừ Nam Thành rằng Đoàn Nghiệp thiếu khả năng và không phải là một người cai trị thích hợp, và cố thuyết phục Thư Cừ Nam Thành nổi dậy chống lại Đoàn Nghiệp. Khi Thư Cừ Nam Thành từ chối, Thư Cừ Mông Tốn đã yêu cầu được rời khỏi kinh thành để làm thái thú của quận Tây An (西安, cũng thuộc Trương Dịch ngày nay), và Đoàn Nghiệp đã chấp thuận. Thư Cừ Mông Tốn sau đó lập bẫy cả Thư Cừ Nam Thành và Đoàn Nghiệp, ông hẹn với Thư Cừ Nam Thành đi tế lễ các thần thánh ở Lan Môn sơn (蘭門山, gần Trương Dịch) vào một ngày nghỉ, song lại vu cáo thông qua Hứa Hàm (許咸) rằng Thư Cừ Nam Thành định nổi loạn và sẽ khởi sự vào ngày mà ông ta thỉnh cầu được đến Lan Môn sơn tế lễ. Khi Thư Cừ Mông Tốn thỉnh cầu Đoàn Nghiệp về việc đi tế lễ, Đoàn Nghiệp đã cho bắt và lệnh cho Thư Cừ Nam Thành phải tự sát. Lúc này, Thư Cừ Nam Thành đã nhận ra được âm mưu của Thư Cừ Mông Tốn, ông ta nói với Đoàn Nghiệp rằng đây là một dấu hiệu rằng Thư Cừ Mông Tốn là quân phiến loạn và rằng hãy giữ lại mạng của ông ta để ông ta có thể chống lại cuộc nổi loạn của Thư Cừ Mông Tốn khi nó xảy ra. Đoàn Nghiệp tuy vậy vẫn không tin lời Thư Cừ Nam Thành và cho xử tử. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đã lấy cớ Đoàn Nghiệp xử tử Thư Cừ Nam Thành để khích động dân chúng nổi loạn chống lại Đoàn Nghiệp, và dân chúng đã thực sự nổi dậy vì họ khá tôn kính Thư Cừ Nam Thành. Quân nổi loạn nhanh chóng chiếm được Trương Dịch. Bất chấp Đoàn Nghiệp van xin, Thư Cừ Mông Tốn vẫn giết chết Đoàn Nghiệp. Tất cả các quan lại của Bắc Lương đều tán thành việc Thư Cừ Mông Tốn tiếp nhận ngai vàng, và Thư Cừ Mông Tốn đã lên ngôi với tước hiệu Trương Dịch công.
Thời kỳ đầu trị vì.
Thư Cừ Mông Tốn đã thăng cấp cho một số người được cho là có khả năng, và người dân trong nước được thuật lại là đã hài lòng. Trên danh nghĩa, ông chịu làm một chư hầu của nước Hậu Tần dưới thời hoàng đế Diêu Hưng, mặc dù vậy, trên thực tế thì đất nước vẫn độc lập. Tuy nhiên, ông đã ngay lập tức phải đối mặt với khủng hoảng khi các quận Tửu Tuyền (酒泉) và Lương Ninh (涼寧) nổi loạn và trở thành một phần của Tây Lương. Ông trở nên lo sợ, và cử Thư Cừ Noa (沮渠挐) cùng Trương Tiềm (張潜) đến gặp thúc phụ Diêu Thạc Đức (姚碩德) của Diêu Hưng (Diêu Thạc Đức mới đó đã bao vây kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) của Hậu Lương và buộc hoàng đế Lã Long của Hậu Lương phải khuất phục), từ bỏ đất nước cho Hậu Tần. Diêu Thạc Đức tỏ vẻ hài lòng, song đến khi trở về Bắc Lương, trong khi Trương đề đề nghị đầu hàng như vậy song Thư Cừ Noa lại chống lại, và Thư Cừ Mông Tốn, trong lúc này vẫn là một chư hầu của Hậu Tần, đã cho xử tử Trương Tiềm và chưa từng thực sự từ bỏ đất nước. Ông cũng cố gắng thiết lập hòa bình với vua Thốc Phát Lợi Lộc Cô của Nam Lương, ban đầu đã cử con trai Thư Cừ Hề Niệm (沮渠奚念) đến Nam Lương làm con tim, song Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã từ chối Thư Cừ Hề Niệm, nói rằng người này còn quá trẻ để là một con tim có ý nghĩa và đòi Bắc Lương phải đưa Thư Cừ Noa đến. Mặc dù ban đầu đã từ chối, Thư Cừ Mông Tốn dã phải thực hiện theo yêu cầu của Nam Lương sau khi ông bị Thốc Phát Lợi Lộc Cô đánh bại trong một trận chiến.
Năm 402, khi Cô Tang phải chịu một nạn đói nghiêm trọng, Thư Cừ Mông Tốn đã tiến đánh Hậu Lương, khiến cho Lã Long phải cầu cứu Nam Lương, song trước khi quân Nam Lương đến cứu viện, Lã Long đã đánh bại được Thư Cừ Mông Tốn, và Thư Cừ Mông Tốn đã thiết lập hòa bình với Lã Long, đưa lương thảo đến Hậu Lương để cứu đói.
Khoảng tết năm 403, Lương Trung Dong, người tiếp tục vai trò là một triều thần chủ chốt sau khi Thư Cừ Mông Tốn truất ngôi của Đoàn Nghiệp, đã chạy trốn đến chỗ vua Lý Cảo của nước Tây Lương. Thay vì giết chết vợ con của Lương Trung Dong, Thư Cừ Mông Tốn lại gửi họ đến chỗ ông ta.
Cuối năm đó, do bị Thư Cừ Mông Tốn và Thốc Phát Lợi Lộc Cô liên tục tấn công và tài lực đất nước bị suy kiệt, Lã Long đã cảm thấy rằng mình không thể duy trì đất nước được thêm nữa, và đã từ bỏ đất nước (lúc đó chỉ bao gồm vùng quanh Cô Tang) cho Hậu Tần. Ông ta cũng thuyết phục tướng Tề Nan (齊難) của Hậu Tần tiến đánh Thư Cừ Mông Tốn, song Thư Cừ Mông Tốn đã đẩy lùi được cuộc tấn công của Tề Nan và sau đó thiết lập hòa bình với tướng này. Thư Cừ Mông Tốn đã cử Thư Cừ Noa (đã trở về từ Nam Lương) đến kinh thành Trường An của Hậu Tần để chuyển lời tuyên bố chịu khuất phục tới hoàng đế Diêu Hưng. Đến cuối năm, ông nhận được tin rằng hai thúc phụ và cũng là các tướng là Thư Cừ Thân Tín (沮渠親信) và Thư Cừ Khổng Đốc (沮渠孔篤) tham nhũng và làm hại thần dân, ông đã buộc họ phải tự sát. Trong khi đó, ông đã chấp thuận tước hầu mà Diêu Hưng ban cho để thể hiện sự khuất phục, mặc dù vậy ban đầu ông tỏ ra bực tức vì vua Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương được Diêu Hưng phong cho tước công, tức là có tước hiệu cao hơn ông.
Năm 405, Lý Cảo dời đô từ Đôn Hoàng (敦煌, nay thuộc Đôn Hoàng, Cam Túc) đến Tửu Tuyền, gần hơn với Trương Dịch để gây áp lực hơn nữa cho Thư Cừ Mông Tốn.
Vào mùa xuân năm 406, Thốc Phát Nục Đàn phát động một chiến dịch lớn để tấn công Bắc Lương, song Thư Cừ Mông Tốn đã có thể giữ được Trương Dịch, buộc Thốc Phát Nục Đàn phải rút lui. Vào mùa thu năm 406, Thư Cừ Mông Tốn tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Tửu Tuyền, bước đầu đã đánh bại được Lý Cảo, song ông đã không thành công trong việc bao vây Tửu Tuyền và buộc phải rút lui.
Vào mùa thu năm 407, Thốc Phát Nục Đàn thực hiện một cuộc tấn công khác vào Bắc Lương, song Thư Cừ Mông Tốn cũng đã có thể đánh bại được ông ta.
Năm 410, Thốc Phát Nục Đàn và Thốc Phát Câu Diên (禿髮俱延) phát động các cuộc tấn công liên tiếp vào Bắc Lương, và Thư Cừ Mông Tốn không những đã xua đuổi được bọn họ mà sau đó còn tiến hành phàn công và bao vây Cô Tang (Thốc Phát Nục Đàn đã dời đô về đây sau khi được Diêu Hưng ban cho vào năm 406). Do Thốc phát Nục Đàn trước đó đã thực hiện một vụ hành quyết tập thể lớn sau một cuộc nổi loạn bất thành, nên người dân Cô Tang đã suy sụp trong lo sợ, và có trên 10.000 hộ đã đầu hàng Bắc Lương. Thốc Phát Nục Đàn sợ hãi trước Thư Cừ Mông Tốn và một cuộc nổi loạn của Chiết Quật Cơ Trấn (折屈奇鎮) ở phía nam, nên đã thiết lập hòa bình với Thư Cừ Mông Tốn và chuyển thủ đô về phía nam đến Lạc Đô (樂都, nay thuộc Hải Đông, Thanh Hải). Tuy nhiên, ngay sau khi ông ta dời khỏi Cô Tang, Hầu Kham (侯諶) và Tiêu Lãng (焦朗) đã chiếm quyền kiểm soát Cô Tang và khuất phục trên danh nghĩa Thư Cừ Mông Tốn, còn thực tế thì họ tự cai quản Cô Tang. Vào mùa thu năm 410, Thư Cừ Mông Tốn tấn công Tây Lương và đánh bại thế tử Lý Hâm và còn bắt được tướng Chu Nguyên Hổ (朱元虎), và sau đó ông đã thiết lập hòa bình với Lý Cảo khi Lý Cảo dùng vàng bạc để chuộc Chu Nguyên Hổ.
Vào mùa xuân năm 411, khi Tiêu Lãng vẫn trấn giữ Cô Tang, Thư Cừ Mông Tốn đã vây thành và bắt giữ ông ta song lại tha tội. Ông để Thư Cừ Noa trấn thủ Cô Tang và sau đó tiến đánh Nam Lương, bao vây Lạc Đô, và chỉ chịu rút quân sau khi Thốc Phát Nục Đàn cử con trai là Thốc Phát An Chu (禿髮安周) đến Bắc Lương làm con tim. Tuy nhiên, Thốc Phát Nục Đàn ngay sau đó lại phản công, và ban đầu đã đạt được thắng lợi, song Thư Cừ Mông Tốn đã truy kích theo quân của Thốc Phát Nục Đàn và đánh bại ông ta, một lần nữa lại bao vây Lạc Đô và buộc Thốc Phát Nục Đàn phải gửi một người con trai khác tên là Thốc Phát Nhiễm Can (禿髮染干) làm con tim trước khi lui quân. Vào mùa thu năm 411, Thư Cừ Mông Tốn đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Tây Lương song đã không thành công, và khi ông rút quân khi đã cạn nguồn lương thảo, Lý Cảo đã cử Lý Hâm dân quân đuổi theo và đánh bại ông.
Vào mùa đông năm 412, Thư Cừ Mông Tốn dời đô từ Trương Dịch đến Cô Tang, và ông xưng là Hà Tây vương.
Thời kỳ trị vì giữa.
Năm 413, Thư Cừ Mông Tốn lập con trai Thư Cừ Chính Đức (沮渠政德) làm người kế vị. Vào mùa hè năm đó, ông đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Thốc Phát Nục Đàn, và sau đó đã bao vây Lạc Đô trong suốt 20 ngày song không thể chiếm được thành. Ông đã nối lại việc tấn công khi tướng Thốc Phát Văn Chi (禿髮文支) của Thốc Phát Nục Đàn đầu hàng ông, buộc Thốc Phát Nục Đàn phải gửi Thốc Phát Câu Diên đến làm con tim.
Cũng trong năm 413, khi Thư Cừ Mông Tốn đang ngủ, một hoạn quan tên là Vương Hoài Tổ (王懷祖) đã cố ám sát ông, song chỉ làm ông bị thương ở chân. Mạnh Vương hậu đã bắt giữ rồi chặt đầu Vương. Cũng vào năm 413, mẫu thân của Thư Cừ Mông Tốn qua đời.
Với việc Tây Tần tiêu diệt Nam Lương vào năm 414, Bắc Lương và Tây Tần bắt đầu một loạt các cuộc chiến tranh với nhau, Thư Cừ Mông Tốn thường chiến thắng trước vua Khất Phục Sí Bàn của Tây Tần. Năm 416, sau một trận chiến bất phân thắng bại, Bắc Lương và Tây Tần thiết lập hòa bình.
Năm 417, Thư Cừ Mông Tốn đã cố đặt bẫy Lý Hâm (lúc này đã kế vị Lý Cảo) bằng cách cho tướng Thư Cừ Quảng Tông (沮渠廣宗) giả vờ đầu hàng Tây Lương, còn Thư Cừ Mông Tốn ẩn quân chờ phục kích. Tuy nhiên, Lý Hâm đã nhận ra cái bẫy và rút lui, và khi Thư Cừ Mông Tốn đuổi theo, Lý Hâm đã đánh bại ông.
Năm đó, Thư Cừ Mông Tốn trở nên sợ hãi và giận dữ khi ông nghe được tin tướng Lưu Dụ của Đông Tấn đã tiêu diệt Hậu Tần và chiếm lãnh thổ của nước này, ông sợ rằng Lưu Dụ tiếp theo sẽ chống lại đất nước của mình. Khi viên quan Lưu Tường (劉祥) soạn một tường thuật cho ông và cười, Thư Cừ Mông Tốn giận dữ nói, "Sao nhà ngươi lại dám cười khi hay tin Lưu Dụ đã vào Hàm Cốc quan!" và cho chặt đầu Lưu Tường. Nỗi sợ hãi của ông đã hạ bớt sau khi Lưu Dụ trở lại lãnh thổ của Tây Tần trước đây vào năm 417, và tiêu tan hoàn toàn khi hoàng đế Hách Liên Bột Bột của nước Hạ đè bẹp đội quân Đông Tấn dưới quyền chỉ huy của Lưu Nghĩa Chân (劉義真, con trai Lưu Dụ) vào năm 418.
Năm 418, Thư Cừ Mông Tốn thực hiện một cuộc tấn công vào Tây Lương, song Lý Hâm đã từ chối giao chiến, và ông lại phải rút quân. Cuối năm đó, ông trở thành một chư hầu của Đông Tấn.
Năm 420, Thư Cừ Mông Tốn lập một cãi bẫy khác cho Lý Hâm. Ông đã giả vờ tấn công thành Hạo Môn (浩亹, nay thuộc Hải Đông, Thanh Hải) của Tây Tần, song khi đến Hạo Môn, ông đã ngay lập tức rút quân và ẩn quân ở Xuyên Nham (川巖, gần Trương Dịch). Lý Hâm do bị lừa rằng việc phòng thủ của Thư Cừ Mông Tốn đã bị nới lỏng nên đã quyết định tấn công Trương Dịch, bất chấp lới khuyên từ Tống Dao và Trương Thế Thuận, cũng như Doãn Thái hậu. Khi ông ta đến gần Trương Dịch, Thư Cừ Mông Tốn đã chặn và đánh bại quân Tây Lương. Các tướng của Lý Hâm sau đó đã khuyên ông ta nhanh chóng rút lui về kinh đô Tửu Tuyền, song Lý Hâm lại nói rằng vì ông ta đã ông nghe lời mẫu thân nên chỉ có thể nhìn mặt bà một lần nữa sau khi có được một chiến thắng, và lại giao chiến với Thư Cừ Mông Tốn, và lần này quân Tây Lương còn thảm bại hơn lần trước còn bản thân ông ta thì bị giết trong trận chiến. Thư Cừ Mông Tốn nhanh chóng đánh chiếm Tửu Tuyền và hầu hết lãnh thổ của Tây Lương. Ông chủ yếu duy trì chính sách cố làm yên lòng dân Tây Lương và kết hợp các quan lại Tây Lương vào chính quyền của mình, bao gồm cả em trai khác bố của Lý Cảo là Tống Dao (宋繇). Vào mùa đông năm 420, em trai của Lý Hâm là Lý Tuân đã chiếm lấy Đôn Hoàng và cố tái lập Tây Lương, Thư Cừ Mông Tốn ban đầu đã cử Thư Cừ Chính Đức đi bao vây Đôn Hoàng. Vào mùa xuân năm 421, đích thân ông tiến đánh Đôn Hoàng, và khi Lý Tuân cố gắng để đầu hàng, ông đã từ chối. Thuộc hạ của Lý Tuân là Tống Thừa (宋承) đã nổi dậy và dâng thành cho Thư Cừ Mông Tốn, Lý Tuân nghe tin đã tự sát, Tây Lương diệt vong. Trái với chính sách bình định mà ông đã thực hiện ở Tửu Tuyền, Thư Cừ Mông Tốn đã tàn sát dân chúng Đôn Hoàng.
Với việc Tây Lương bị diệt, Thư Cừ Mông Tốn lại nối loạn các cuộc tấn công chống Tây Tần, và mặc dù các cuộc tấn công ban đầu của ông đã bị Tây Tần đẩy lui song chúng đã khiến Tây Tần kiệt quệ, sức mạnh của nước này cũng bắt đầu suy sụp. Tại một số thời điểm, ông còn khuyến khích thái tử Thốc Phát Hổ Đài của Thốc Phát Nục Đàn nổi loạn chống lại Tây Tần, hứa hẹn sẽ cho cựu thái tử mượn hai quận và quân lính, song sau khi âm mưu của Thốc Phát Hổ Đài, liên quan đến cả Thốc Phát Vương hậu (vợ của Khất Phục Sí Bàn), bị phát hiện, Khất Phục Sí Bàn đã ra lệnh xử tử Thốc Phát Hổ Đài và Vương hậu. Một số thành viên của gia tộc Thốc Phát chạy trốn đến Bắc Lương.
Năm 421, tướng Đường Khiết (唐契), một tướng của Tây Lương trước đây và cũng là anh/em rể của Lý Hâm, đã nổi loạn tại vị trí trấn giữ của mình ở Tấn Xương (晉昌, nay thuộc Tửu Tuyền, Cam Túc), và phải đến năm 423 thì Thư Cừ Chính Đức mới đánh bại được Đường Khiết, song Đường Khiết cùng huynh đệ là Đường Hòa (唐和) và cháu trai là Lý Bảo (李寶, con trai của Lý Hâm) đã chạy trốn đến Y Ngô (伊吾, nay thuộc Kumul, Tân Cương) kiên trì chống đối dai dẳng ở đó.
Cũng trong năm 423, Thư Cừ Mông Tốn đã gửi triều cống đến triều đại kế thừa Đông Tấn là Lưu Tống, do Lưu Dụ thành lập vào năm 420. Con trai của Lưu Dụ là Lưu Tống Thiếu Đế Lưu Nghĩa Phù đã xác nhận tước hiệu Hà Tây vương của Thư Cừ Mông Tốn. Vào mùa thu cùng năm, khi quân Nhu Nhiên tiến đánh Bắc Lương, Thư Cừ Mông Tốn đã cử Thư Cừ Chính Đức đi đánh Nhu Nhiên, song Thư Cừ Chính Đức đã bị đánh bại và bị giết. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đã lập người con trai thứ là Thư Cừ Hưng Quốc (沮渠興國) làm người kế vị.
Năm 426, một trận chiến quyết định đã chấm dứt phần lớn mối đe dọa của Tây Tần đối với Hậu Lương. Khất Phục Sí Bàn và thái tử Khất Phục Mộ Mạt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào Bắc Lương. Thư Cừ Mông Tốn đã gửi sứ giả thuyết phục hoàng đế nước Hạ là Hách Liên Xương tấn công bất ngờ kinh thành Phu Hãn (枹罕, nay thuộc Lâm Hạ, Cam Túc) của Tây Tần. Hách Liên Xương đã cử tướng Hô Lô Cổ (呼盧古) đi đánh Uyển Xuyên và Vi Phạy (韋伐) đi đánh Nam An (南安, nay thuộc Định Tây, Cam Túc), và Tây Tần chỉ có thể giữ được Uyển Xuyên và để mất Nam An. Vào mùa đông năm 426, quân Hạ do Hô Lô Cổ và Vi Phạt chỉ huy tiến đánh Phu Hãn, buộc Khất Phục Càn Quy phải dời đô đến Định Liên (定連, cũng thuộc Lâm Hạ ngày nay), và hai tướng này sau đó đã chiếm được một thành quan trọng khác của Tây Tần là Tây Bình (西平, nay thuộc Tây Ninh, Thanh Hải), và trong khi họ rút lui sau đó, Tây Tần đã bị giáng cho một đòn lớn. Đến cuối năm, với việc Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy lần lượt đánh bại Hách Liên Xương, chiếm Trường An và gần như đoạt được kinh thành Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) của Hạ, Thư Cừ Mông Tốn đã cử sứ thần đến xin làm chư hầu của Bắc Ngụy.
Năm 428, khi Khất Phục Sí Bàn qua đời và Khất Phục Mộ Mạt lên kế vị, Thư Cừ Mông Tốn đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Tây Tần. Khất Phục Một Mạt đã gửi trả tướng Thư Cừ Thành Đô (沮渠成都) mà Khất Phục Sí Bàn đã bắt vào năm 422 để cầu hòa, và hai nước đã có một thỏa ước hòa bình. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, Thư Cừ Mông Tốn đã cho nối lại các cuộc tấn công vào Tây Tần.
Thời kỳ trị vì cuối.
Năm 429, Thư Cừ Mông Tốn mở một chiến dịch lớn khác để đánh Tây Tần, song trong chiến dịch, Thư Cừ Hưng Quốc đã bị bắt, và Thư Cừ Mông Tốn đã buộc phải rút quân. Ông ngay sau đó đã gửi một lượng ngũ cốc đễn chỗ Khất Phục Mộ Mạt để yêu cầu chuộc Thư Cừ Hưng Quốc, song Khất Phục Mộ Mạt đã từ chối, và Thư Cừ Mông Tốn đã lập em trai cùng mẹ với Thư Cừ Hưng Quốc là Thư Cừ Bồ Đế (沮渠菩提) làm thế tử. (Khất Phục Mộ Mạt phong cho Thư Cừ Hưng Quốc một chức quan và gả em gái cho.)
Năm 431, hoàng đế Hách Liên Định của nước Đại tiêu diệt nước Tây Tần và giết chết Khất Phục Mộ Mạt, rồi sau đó đất Tây Tần cũ lại bị vua Mộ Dung Mộ Hội (慕容慕璝) của Thổ Dục Hồn đánh chiếm, Thư Cừ Mông Tốn nay đã có biên giới trực tiếp với Bắc Ngụy, ông đã gửi con trai Thư Cừ An Chu đến Bắc Ngụy làm con tim để thể hiện lòng trung thành. Đáp lại, hoàng đế Bắc Ngụy đã cử viên quan Lý Thuận (李順) đến Bắc Lương để trao cho ông một số tước hiệu cấp cao, bao gồm cả tước Lương vương.
Năm 432, Thư Cừ Mông Tốn lúc này đã cao tuổi, được thuật lại là chuyên quyền và tàn bạo, các thần dân của ông từ đó trở đi phải chịu đựng nỗi thống khổ. Khi Lý Thuận quay trở lại lãnh thổ của ông, ông ban đầu đã từ chối cúi đầu để nhận chiếu chỉ của hoàng đế Bắc Ngụy, song khi Lý Thuận cảnh báo rằng hành vi thiếu tôn trọng như vậy sẽ bị trừng phạt, ông đã phải làm như vậy. Năm 433, ông lâm bệnh nặng, và các quý tộc và quan lại đã cho rằng Thư Cừ Bồ Đề còn quá trẻ để kế vị, và do vậy đã phế truất Thư Cừ Bồ Đề và đưa Thư Cừ Mục Kiền lên thay thế. Thư Cừ Mông Tốn qua đời ngay sau đó, và Thư Cừ Mục Kiền lên kế vị. | 1 | null |
Tần số kế hay tần kế hay máy đo tần số là thiết bị điện tử dùng để đo tần số của tín hiệu điện .
Loại máy này tích lũy số lần xảy ra của một dữ kiện trong một thời gian xác định thông thường là 1 giây. Sau thời gian xác định này, số lần đếm được được biểu thị trên màn ảnh LED hay LCD.
Các tần kế có sự khác nhau về cách thức hoạt động, tùy theo dải tần số làm việc. Hiện nó được chia ra tần cực thấp, tần thấp gồm tần âm thanh và siêu âm, tần cao gồm sóng radio, sóng cực ngắn, và tần siêu cao .
Các tần kế chính xác cao đảm bảo đếm các tần số với 6 - 9 chữ số. Chúng hoạt động với đồng hồ định thời (timer) ổn định cực cao. | 1 | null |
Thư Cừ Mục Kiền () (? 447), hoặc Thư Cừ Mậu Kiền (沮渠茂虔), là một người cai trị của nước Bắc Lương vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết các sử gia Trung Quốc coi ông là vị vua cuối cùng của Bắc Lương, mặc dù một số coi hai em trai của ông là Thư Cừ Vô Húy và Thư Cừ An Chu cũng là các vua của Bắc Lương. Vào lúc Thư Cừ Mục Kiền kế vị cha là Thư Cừ Mông Tốn năm 433, Bắc Lương đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, song là dưới cái bóng của nước Bắc Ngụy hùng mạnh, là nước mà Bắc Lương xưng làm chư hầu. Năm 439, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy mở một chiến dịch lớn chống lại Bắc Lương và chiếm được kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) và bắt được Thư Cừ Mục Kiền. Thư Cừ Mục Kiền vẫn là một thần dân danh giá của Bắc Ngụy với vị thế là anh rể của Thái Vũ Đế cho đến năm 447, khi Thái Vũ Đế tin rằng ông cố gắng nổi loạn, và đã buộc ông tự sát.
Dưới thời Thư Cừ Mông Tốn.
Sử sách không cho biết năm sinh của Thư Cừ Mục Kiền nay tên mẫu thân của ông, ông là con trai thứ ba của Thư Cừ Mông Tốn. Sự kiện đầu tiên trong sử sách nhắc đến ông là vào năm 420, sau khi Thư Cừ Mông Tốn tiêu diệt nước Tây Lương kình định và chiếm được kinh thành Tửu Tuyền (酒泉, nay thuộc Tửu Tuyền, Cam Túc) của nước này, Thư Cừ Mông Tốn đã để ông làm thái thú của quận Tửu Tuyền và gả Lý Kính Thụ (李敬受), vương hậu của vua Lý Hâm (Lý Hâm lúc này đã chết), cho ông.
Thư Cừ Mục Kiền chưa từng được phụ thân mong muốn là người kế vị, cha ông ban đầu lập anh cả Thư Cừ Chính Đức (沮渠政德) làm thế tử vào năm 413. Sau khi Thư Cừ Chính Đức chết khi đánh quân Nhu Nhiên vào năm 423, Thư Cừ Mông Tốn đã lệnh một người anh trai khác của Thư Cừ Mục Kiền là Thư Cừ Hưng Quốc (沮渠興國) làm thế tử. Sau khi Thư Cừ Hưng Quốc bị vua Khất Phục Mộ Mạt của Tây Tần bắt được và giữ lại vào năm 429, và Thư Cừ Mông Tốn thất bại khi tìm cách chuộc Thư Cừ Hưng Quốc, ông ta đã lập một em trai cùng mẹ với Thư Cừ Mục Kiền là Thư Cừ Bồ Đề (沮渠菩提) làm thế tử. Tuy nhiên, khi Thư Cừ Mông Tốn lâm bệnh vào năm 433, các quan lại và quý tộc đã cho rằng Bồ Đề còn quá trẻ để kế vị, vì thế họ đã phế truất Thư Cừ Bồ Đề và đưa Thư Cừ Mục Kiền, người được coi là mẫn cán và có lòng tốt, làm thế tử. Thư Cừ Mông Tốn qua đời ngay sau đó, và Thư Cừ Mục Kiền đã lên kế vị. Ông lập con trai mình là Thư Cừ Phong Đàn (沮渠封壇) làm thế tử.
Trị vì.
Chính sách ban đầu của Thư Cừ Mông Tốn là biết giữ ý với Bắc Ngụy và Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo, và do phụ thân đã chấp thuận từ trước, ông đã gả em gái là Hưng Bình công chúa cho Thái Vũ Đế, Thái Vũ Đế lập ông làm Hà Tây vương. Tuy nhiên, Thư Cừ Mục Kiền cũng bí mật nuôi dưỡng mối quan hệ với các kình địch của Bắc Ngụy là Lưu Tống và Nhu Nhiên, và đến năm 434, sau khi ông cử sứ thần đến Lưu Tống để thể hiện sự khuất phục, Lưu Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long cũng đã phong cho ông làm Hà Tây vương.
Năm 436, sau khi Thái Vũ Đế tiêu diệt nước Bắc Yên và đoạt lấy lãnh thổ của nước này, ông ta bắt đầu tính đến việc chinh phục Bắc Lương. Tuy vậy, năm 437, ông ta đã gả Vũ Uy công chúa cho Thư Cừ Mục Kiền. Thư Cừ Mục Kiền, mặc dù đã có Lý Vương hậu, song cảm thấy mình bắt buộc phải chấp thuận, và Vũ Uy công chúa trở thành vương hậu. Đồng thời, Thái Vũ Đế cũng lệnh rằng mẫu thân của Thư Cừ Mục Kiền được tôn làm Hà Tây Vương Thái hậu. Thư Cừ Mục Kiền cũng buộc phải ly dị Lý Vương hậu, bà đã bị lưu đày đến Tửu Tuyền và qua đời ngay sau đó. Theo yêu cầu của Bắc Ngụy, Thư Cừ Mục Kiền cũng cử Thư Cừ Phong Đàn đến kinh đô Bình Thành (平城, nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) của Bắc Ngụy để làm con tim. Tuy nhiên, ông cũng tiếp tục cử các sứ thần đến Lưu Tống, triều cống các cuốn sách và yêu cầu được cung cấp các cuốn sách khác, và Lưu Tống Văn Đế đã trao chúng mà không chất vấn gì. (Mặc dù có quan hệ thông qua hôn nhân, Thái Vũ Đế vẫn tính đến việc mở một chiến dịch chống lại Bắc Lương, song do thúc giục của Lý Thuận (李順), người trước đây cũng từng ủng hộ hành động quân sự song vào lúc này ông lại chống lại các hành động như vậy, ông lập luận rằng quân Bắc Ngụy vẫn còn mệt mỏi từ các cuộc chinh phục Bắc Yên và Hạ cũng như giao chiến với Lưu Tống và cần phải nghỉ ngơi, Thái Vũ Đế vì thế đã cho hoãn kế hoạch.)
Năm 439, Thư Cừ Mục Kiền đã vướng vào một vụ bê bối và gây bất lợi cho mối quan hệ của ông với Bắc Ngụy. Ông và hai người em trai khác đều có mối quan hệ tình cảm với vợ của một người anh em khác nữa, Lý phu nhân, và Lý phu nhân đã có âm mưu với một em gái của Thư Cừ Mục Kiền để đầu độc Vũ Uy công chúa. Thái Vũ Đế đã cử ngự y đến và họ đã cứu sống được công chúa, và ông ta sau đó yêu cầu Thư Cừ Mục Kiền phải giao Lý phu nhân. Thư Cừ Mục Kiền từ chối và chỉ đưa Lý phu nhân đến Tửu Tuyền. Trong khi đó, các sứ thần Bắc Ngụy đi đến các vương quốc ở Tây Vực, những người đi qua Bắc Lương thường xuyên, đã cáo buộc rằng Thư Cừ Mục Kiền đã thông báo với các nước Tây Vực là họ không nên khuất phục Bắc Ngụy mà hãy khuất phục Nhu Nhiên. Theo thúc giục của thừa tướng Thôi Hạo (崔浩), Thái Vũ Đế một lần nữa lại chuẩn bị cho hành động quân sự. Với Nguyên Hạ, con trai của Thốc Phát Nục Đàn (vua cuối cùng của Nam Lương) làm người dẫn đường, ông đã phát động một cuộc tấn công thần tốc và nhanh chóng tiến đến Cô Tang. Thư Cừ Mục Kiền bị bất ngờ và đã từ chối đầu hàng, ông cho phòng thủ kinh thành trong hoàn cảnh bị bao vây, trong khi tìm kiếm viện trợ quân sự ngay lập tức từ Sắc Liên khả hãn Uất Cửu Lư Ngô Đề (郁久閭吳提) của Nhu Nhiên. Uất Cửu Lư Ngô Đề đã tấn công bất ngờ vào Bình Thành nhằm buộc Thái Vũ Đế phải từ bỏ chiến dịch, song sau các thành công bước đầu, ông đã thất bại trong việc chiếm Bình Thành, còn em trai Uất Cửu Lư Khất Liệt Quy (郁久閭乞列歸) thì bị quân Bắc Ngụy bắt. Sau gần hai tháng bao vây, cháu trai của Thư Cừ Mục Kiền là Thư Cừ Vạn Niên (沮渠萬年) đã đầu hàng quân Bắc Ngụy, và Cô Tang thất thủ. Thư Cừ Mục Kiền trói tay mình để biểu thị sự khuất phục và đầu hàng. Thái Vũ Đế chiếm thành, song vẫn tiếp tục đối đãi với Thư Cừ Mục Kiền một cách tôn trọng, với vị thế vừa là anh rể vừa là và em rể, và khi đưa Thư Cừ mục Kiền đến Bình Thành, ông ta tiếp tục cho Thư Cừ Mục Kiền mang tước hiệu Hà Tây vương. (Người ta cho rằng, khi ông đầu hàng, ông đã mở kho bạc vương gia để khiến cho nó bị cướp bóc, một hành động đã gây bất lợi cho ông về sau này.)
Sau khi mất ngôi.
Trong khi đó các người em trai của Thư Cừ Mục Kiền là Thư Cừ Vô Húy, Thư Cừ Nghi Đắc (沮渠宜得), và Thư Cừ An Chu cùng người anh em họ Thư Cừ Đường Nhi (沮渠唐兒) vẫn tiếp tục giữ trấn giữ các thành khác nhau của Bắc Lương và sau đó chạy trốn và cố gắng tái lập một sự hiện diện lâu dài tại Cao Xương. Khi mẹ ông qua đời, bà được chôn cất với vinh dự của một vương thái hậu.
Tuy nhiên, năm 447, có cáo buộc rằng Thư Cừ Mục Kiền mở kho bạc khi Cô Tang thất thủ, rằng số châu báu đó rốt cuộc lại trở thành sở hữu của ông. Các châu báu được khẳng định là bắt nguồn từ kho bạc Bắc Lương sau đó đã được tìm thấy trong số tài sản của Thư Cừ Mục Kiền, cũng như nhiều loại thuốc độc và các đồ ma thuật mà Thư Cừ Mục Kiền, Thư Cừ Mông Tốn, và các em gái của Thư Cừ Mục Kiền được nói là để sử dụng. Trong giận dữ, Thái Vũ Đế đã ra lệnh cho Thư Cừ phi phải tự tử, và xử tử nhiều thành viên trong gia tộc Thư Cừ. Cuối năm đó, có cáo buộc rằng Thư Cừ Mục Kiền đang giao thiệp với các thần dân cũ của mình và lên kế hoạch cho một cuộc nổi loạn. Thái Vũ Đế đã cử Thôi Hạo đến nơi ở của Thư Cừ mục Kiền và Vũ Uy công chúa, và buộc Thư Cừ Mục Kiền phải tự sát. | 1 | null |
Thư Cừ Vô Húy () (?-444) được một số sử gia nhìn nhận là một người cai trị của nước Bắc Lương. Sau khi phần lớn lãnh thổ của Bắc Lương rơi vào tay Bắc Ngụy vào năm 439, và anh trai ông là Thư Cừ Mục Kiền bị Bắc Ngụy bắt giữ, Thư Cừ Vô Húy đã cố gắng kiên trì chống lại Bắc Ngụy, ban đầu là tại lãnh thổ cũ của Bắc Lương, và sau khi các nỗ lực này thất bại, ông lập căn cứ tại Cao Xương (một nước tại Tây Vực). Ông vẫn tiếp tục sử dụng tước hiệu Hà Tây vương, một tước hiệu từng được anh ông và phụ thân ông (Thư Cừ Mông Tốn) sử dụng. Các sử gia Trung Quốc có tranh nghị về việc liệu Thư Cừ Vô Húy và Thư Cừ An Chu có nên được coi là người cai trị của Bắc Lương hay không, và hầu hết coi Thư Cừ Mục Kiền là vua cuối cùng của Bắc Lương.
Dưới thời Thư Cừ Mục Kiền.
Không rõ về thời điểm Thư Cừ Vô Húy được sinh ra. Sử liệu đầu tiên nhắc đến ông là trong năm 437, khi đó Thư Cừ Mục Kiền phong cho ông làm thái thú của quận Tửu Tuyền (酒泉, gần tương ứng với Tửu Tuyền, Cam Túc hiện nay). Sau khi kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) bị quân Bắc Ngụy chiếm, còn Thư Cừ Mông Tốn bị Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy bắt giữ, năm 439, quân Bắc Ngụy đã tiến đánh các thành còn lại do gia tộc Thư Cừ Trấn giữ, và Thư Cừ Vô Húy, sau khi hội quân ở Tửu Tuyền cùng với Thư Cừ Nghi Đắc (沮渠宜得), đã từ bỏ Tửu Tuyền và ban đầu chạy đến Tấn Xương (晉昌, nay cũng thuộc Tửu Tuyền) và sau đó đến Đôn Hoàng (敦煌, nay thuộc Đôn Hoàng, Cam Túc)
Nỗ lực kháng cự và phục quốc.
Vào mùa xuân 440, Thư Cừ Vô Húy đã cố đoạt lại Tửu Tuyền. Nguyên Kiết (元絜), tướng trấn thủ Tửu Tuyền của Bắc Ngụy, đã xem nhẹ Thư Cừ Vô Húy và đã ra ngoài thành giao chiến. Thư Cừ Vô Húy đã bắt giữ được tướng này và sau đó bao vây Tửu Tuyền, và chiếm được thành ngay sau đó. Ông sau đó tấn công Trương Dịch, song lần này đã không thành công. Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy đã ban một chiếu chỉ lệnh cho ông phải đầu hàng, và vào mùa thu năm 440, sau khi một tướng khác cũng chống lại Bắc Ngụy là Thác Bạt Bảo Chu (禿髮保周) tự sát, Thư Cừ Vô Húy đã cử một tướng của mình tên là Lương Vĩ (梁偉) đến thể hiện sự khuất phục trước tướng Thác Bạt Kiện (拓拔健) của Bắc Ngụy, trả lại Tửu Tuyền và Nguyên Kiết cho Bắc Ngụy. Đáp lại, vào mùa xuân năm 441, Thái Vũ Đế lập Thư Cừ Vô Húy làm Tửu Tuyền vương.
Vào mùa hè năm 441, một người anh em họ của Thư Cừ Vô Húy là Thư Cừ Đường Nhi (沮渠唐兒), lúc đó đang trấn giữ Đôn Hoàng, đã nổi loạn. Thư Cừ Vô Húy để lại một người anh em họ khác là Thư Cừ Thiên Chu (沮渠天周) ở lại trấn giữ Tửu Tuyền, còn mình thì đem quân đi đánh Thư Cừ Đường Nhi, và Thư Cừ Đường Nhi đã bị giết chết trong một trận chiến. Tuy vậy, Bắc Ngụy vẫn giữ thái độ nghi ngờ với ông, và họ đã cử tướng Đạt Hề Quyến (達奚眷) đi bao vây Tửu Tuyền. Vì nguồn lương thảo cạn kiệt nhanh chóng, nên vào mùa đông năm 441, Tửu Tuyền đã thất thủ trước quân Bắc Ngụy, và Thư Cừ Thiên Chu bị giết chết. Bản thân Thư Cừ Vô Húy cũng bị thiếu lương thảo tại Đôn Hoàng, và ông lo sợ rằng tiếp sau quân Bắc Ngụy sẽ tiến đánh mình, và do đó đã tính đến việc phục quốc tại Tây Vực. Ông ban đầu cử em trai Thư Cừ An Chu đi đánh nước Thiện Thiện, song ban đầu Thư Cừ An Chu đã bị đẩy lui. Tuy nhiên, năm 442, Thư Cừ Vô Húy đã bỏ Đôn Hoàng và hội quân cùng Thư Cừ An Chu, và quốc vương của nước Thiện Thiện đã chạy trốn trong sợ hãi, song một nửa binh sĩ của Thư Cừ Vô Húy đã chết khát trên đường giữa Đôn Hoàng và Thiện Thiện.
Tuy nhiên, trong lúc này tướng Đường Khế (唐契) của Tây Lương trước đây đã tiến đánh một tướng cũ của Bắc Lương là Hám Sảng (闞爽) ở nước Cao Xương. Hám Sảng đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Thư Cừ Vô Húy, song lúc Thư Cừ Vô Húy đem viện binh đến thì Hám Sảng đã giết chết Đường Khế trong trận chiến và từ chối cho Thư Cừ Vô Húy tiến vào. Vào mùa thu năm 442, Thư Cừ Vô Húy tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Cao Xương, chiếm được nước này và buộc Hám sảng phải chạy trốn đến Nhu Nhiên. Thư Cừ Vô Húy đã cho dời đại bản doanh đến Cao Xương, và cử sứ thần đến kinh thành Kiến Khang của Lưu Tống để xin làm chư hầu và thiết lập liên minh. Lưu Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long đã phong cho ông làm Hà Tây vương.
Năm 444, Thư Cừ Vô Húy qua đời, và Thư Cừ An Chu lên kế vị ông. | 1 | null |
Thư Cừ An Chu () (?-460) được một số sử gia xem là một người cai trị của nước Bắc Lương trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi lãnh thổ Bắc Lương phần lớn rơi vào tay Bắc Ngụy vào năm 439, và anh trai Thư Cừ Mục Kiền cũng bị Bắc Ngụy bắt giữ, anh trai của Thư Cừ An Chu là Thư Cừ Vô Húy đã cố gắng kháng chiến chống Bắc Ngụy, ban đầu là tại lãnh thổ cũ của Bắc Lương, và sau khi thất bại, ông ta đã dời đại bản doanh đến Cao Xương tại Tây Vực. Thư Cừ An Chu đã lên ngôi sau khi Thư Cừ Vô Húy qua đời vào năm 444, và ông vẫn tiếp tục dùng tước hiệu Hà Tây vương, một tước hiệu đã được hai anh trai của ông và trước đó là phụ thân Thư Cừ Mông Tốn sử dụng. Các sử gia Trung Quốc có tranh nghị về việc có coi Thư Cừ Vô Húy và Thư Cừ An Chu là những người cai trị Bắc Lương hay không, và hầu hết cho rằng Thư Cừ Mục Kiền là vua cuối cùng của Bắc Lương.
Dưới thời Thư Cừ Mục Kiền và Thư Cừ Vô Húy.
Không rõ về thời điểm Thư Cừ An Chu sinh ra. Tham chiếu đầu tiên ghi về ông là vào năm 431, khi đó Thư Cừ Mông Tốn đã cử ông đến kinh đô Bình Thành (平城, nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) của Bắc Ngụy. Lần thư hai mà các thư tịch nói đến ông là trong năm 439, khi kinh đô Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) của Bắc Lương bị quân Bắc Ngụy chiếm được, và Thư Cừ Mục Kiền bị Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy bắt giữ, và quân Bắc Ngụy đã tấn công vào các thành còn lại do gia tộc Thư Cừ Trấn giữ. Thư Cừ An Chu khi đó là thái thú quận Lạc Đô (樂都, nay thuộc Hải Đông, Thanh Hải), và ông đã từ bỏ Lạc Đô rồi chạy trốn đến Thổ Dục Hồn. Tuy nhiên, đến mùa đông năm 441, ông đã hội quân cùng Thư Cừ Vô Húy tại Đôn Hoàng, và Thư Cừ Vô Húy, vừa mới để mất Tửu Tuyền về tay Bắc Ngụy, đã muốn tái lập quyền cai trị đối với Tây Vực. Ông cử Thư Cừ An Chu đi đánh nước Thiện Thiện, song Thư Cừ An Chu ban đầu đã không thể chiếm được nước này. Tuy nhiên, năm 442, Thư Cừ Vô Húy đã hội quân cùng ông, và quốc vương của Thiện Thiện do sợ hãi nên đã chạy trốn, Thư Cừ Vô Húy chiếm được Thiện Thiện. Đến cuối năm, họ lại chuyển đến Cao Xương. Năm 444, Thư Cừ Vô Húy qua đời, và Thư Cừ An Chu lên kế vị.
Trị vì.
Đến năm 444, Lưu Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long đã phong cho Thư Cừ An Chu tước hiệu Hà Tây vương. Rất ít tư liệu nói về sự cai trị của ông tại Cao Xương, chỉ biết rằng ông vẫn tiếp tục sử dụng niên hiệu "Thừa Bình" của Thư Cừ Vô Húy, và rằng sau khi ông đoạt lấy đội quân dưới sự chỉ huy của Thư Cừ Càn Thọ (沮渠乾壽, con trai của Thư Cừ Vô Húy), Thư Cừ Càn Thọ đã đến đầu hàng Bắc Ngụy. Thư Cừ An Chu đã cố duy trí một mối quan hệ hữu hảo với Nhu Nhiên. Tuy nhiên, năm 460, không rõ vì nguyên cớ gì, Nhu Nhiên đã tiến đánh Cao Xương và giết chết Thư Cừ An Chu, và sau đó là gia tộc của ông. Người Nhu Nhiên lập Hám Bá Chu (闞伯周) làm quốc vương của Cao Xương. | 1 | null |
Hách Liên Bột Bột (, tiếng Hán trung đại: quảng vận: ; 381–425), tên lúc chào đời là Lưu Bột Bột (劉勃勃/佛佛) , gọi theo thụy hiệu là Hạ Vũ Liệt Đế (夏武烈帝), là hoàng đế khai quốc của nước nước Hạ thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường bị coi là một người cai trị vô cùng tàn ác, ông đã phụ bạc tất cả các ân nhân của mình, và giết nhiều người một cách quá mức. Ông cho xây kinh đô uy nghi có tên Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) và khiến cho việc bao vây thành trở nên khó khăn, thậm chí ngay cả trăm năm sau vào thời Ngũ Đại Thập Quốc. ("Ngụy thư" chép tên của ông là Hách Liên Khuất Kiết/Khuất Cái (赫連屈孑/屈丐), đều thể hiện sự miệt thị mà các hoàng đế của Bắc Ngụy là Minh Nguyên đế/Thái Vũ đế dành cho ông.)
Trước khi lên ngôi.
Lưu Bột Bột sinh năm 381, khi đó phụ thân Lưu Vệ Thần (劉衛辰) của ông là một tộc trưởng Hung Nô quan trọng và là chư hầu của Tiền Tần. Không rõ mẫu thân của ông là chính thất hay là thê thiếp của Lưu Vệ Thần. Ông là một trong những người con trai nhỏ tuổi nhất của Lưu Vệ Thần. Sau khi hoàng đế Phù Kiên đại bại trong trận Phì Thủy vào năm 383, Tiền Tần sụp đổ vì các cuộc nổi loạn, Lưu Vệ Thần lúc này đang cai quản phần lãnh thổ của khu vực Nội Mông phía nam Hoàng Hà và cực bắc Thiểm Tây, và mặc dù chịu làm chư hầu của cả Hậu Tần và Tây Yên thì ông ta vẫn cai trị lãnh địa của mình một cách độc lập. Tuy nhiên, năm 391, Lưu Vệ Thần cử một người con trai tên là Lưu Trực Lực Đê (劉直力鞮) đi đánh nước Bắc Ngụy của Thác Bạt Khuê, và Thác Bạt Khuê không chỉ đánh bại Lưu Trực Lực Đê, mà còn băng qua Hoàng Hà để tiến đánh đại bản doanh của Lưu Vệ Thần tại Duyệt Bạt (悅拔, nay thuộc Ordos, Nội Mông), chiếm được nơi này và buộc Lưu Vệ Thần và Lưu Trực Lực Đê phải chạy trốn. Ngày hôm sau, Lưu Vệ Thần bị một thuộc hạ giết chết, còn Lưu Trực Lực Đê thì bị bắt. Thác Bạt Khuê chiếm lấy lãnh địa cùng người dân của Lưu Vệ Thần và thảm sát gia tộc họ Lưu.
Tuy nhiên, Lưu Bột Bột đã thoát được và chạy trốn đến bộ lạc Tiết Can (薛干), và tộc trưởng Thái Tất Phục (太悉伏) đã từ chối giao nộp ông bất chấp lời yêu cầu của Bắc Ngụy. Thay vào đó, Thái Tất Phục đã đưa Lưu Bột Bột đến chỗ một tộc trưởng Hung Nô là Cao Bình công Một Dịch Can (沒奕干), một chư hầu của Hậu Tần, và Một Dịch Can không chỉ cho Lưu Bột Bột nương náu mà còn gả một người con gái cho Lưu Bột Bột. Lưu Bột Bột từ thời điểm này trở đi trở nên phụ thuộc nhiều vào nhạc phụ. (Trong lúc đó, năm 393, do Thái Tất Phục đã từ chối đưa Lưu Bột Bột cho mình, Thác Bạt Khuê đã tiến đánh Thái và thảm sát người dân trong bộ lạc của ông ta, còn bản thân Thái thì chạy thoát đến Hậu Tần.) Sử sách không ghi nhiều về cuộc sống của Lưu Bột Bột trong các năm sau đó. Năm 402, em trai của Thác Bạt Khuê là Thác Bạt Tuân (拓拔遵) đã tiến đánh đại bản doanh của Một Dịch Can tại Cao Bình (高平, nay thuộc Cố Nguyên, Ninh Hạ), và Một Dịch Can buộc phải chạy trốn đến Hậu Tần, bỏ rơi người dân trong bộ lạc, mặc dù vậy, sau đó Hậu Tần đã tái chiếm Cao Bình và trao lại thành cho Một Dịch Căn.
Một lúc nào đó trước năm 407, Lưu Bột Bột, được biết đến với vẻ tuấn tú, có tài ăn nói, hoạt bát, và thông minh, đã nhận được sự chú ý của hoàng đế Diêu Hưng của Hậu Tần. Diêu Hưng rất ấn tượng với khả năng của Lưu Bột Bột khi ông ta gặp Lưu Bột Bột và muốn phong cho Lưu Bột Bột làm một trọng tướng để chống lại Bắc Ngụy. Tuy nhiên, em trai của Diêu Hưng là Diêu Ung (姚邕), đã lên tiếng chống lại, ông ta cho rằng Lưu Bột Bột không đáng tin cậy, nói rằng:
Với lời khuyên bảo của Diêu Ung, Diêu Hưng ban đầu không ban cho Lưu Bột Bột một nhiệm vụ nào, song cuối cùng vẫn bị thuyết phục bởi tài năng của Lưu nên đã phong cho ông làm một tướng với tước công, cho ông trấn giữ quận Sóc Phương (朔方, cũng thuộc Ordos ngày nay).
Năm 407, sau khi phải hứng chịu một số thất bại trước Bắc Ngụy, Diêu Hưng quyết định thực thi hòa bình với Bắc Ngụy. Khi hay tin, Lưu Bột Bột trở nên giận dữ vì phụ thân của ông đã bị Bắc Ngụy giết chết, và ông đã lên kế hoạch nổi loạn. Do đó, ông đã thu giữ những con ngựa mà hãn Uất Cửu Lư Xã Lôn (郁久閭社崙) của Nhu Nhiên triều cống cho Diêu Hưng, và sau đó tấn công bất ngờ nhạc phụ Một Dịch Can, chiếm lấy Cao Bình và giết chết Một, đoạt lấy quân lính của Một. Sau đó, Lưu Bột Bột xưng là một hậu duệ của Hạ Vũ, người sáng lập nhà Hạ, và đặt tên nước là Hạ. Ông xưng tước hiệu "Thiên vương".
Thời kỳ đầu trị vì.
Mặc dù Lưu Bột Bột căm thù Bắc Ngụy, ông lại tập trung các nỗ lực của mình để phá hoại Hậu Tần, liên tục quấy rối các lãnh thổ phía bắc của Hậu Tần và làm hao mòn tài lực của nước này. Vì thế, ông không sống tại kinh thành mà di chuyển cùng với các kị binh, liên tục đến các thành của Hậu Tần để cướp bóc.
Cũng trong năm 407, Lưu Bột Bột đã tìm cách kết hôn với một con gái của vua Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương, song Thốc Phát Nục Đàn đã từ chối. Trong giận dữ, Lưu Bột Bột đã mở một cuộc tấn công nhằm trừng phạt Nam Lương nhưng sau đó đã rút quân. Thốc Phát Nục Đàn đã đuổi theo quân Hạ và tin tưởng rằng mình vượt trội so với Lưu Bột Bột nên đã bất cẩn trong các hành đọng quân sự. Lưu Bột Bột đã đưa Thốc Phát Nục Đàn đến mộ hẻm núi và sau đó chặn lối ra bằng băng và các xe ngựa, rối sau đó phục kích và đánh bại quân Nam Lương, có ước chừng từ 60% đến 70% các quan và tướng chính yếu của Nam Lương đã chết trong trận này. Thốc Phát Nục Đàn thoát thân.
Năm 408, Diêu Hưng cử tướng Tề Nan (齊難) mở một chiến dịch lớn để tiến đánh Lưu Bột Bột. Lưu Bột Bột ban đầu đã rút lui để khiến cho Tề Nam tin rằng ông sợ Tề, và Lưu Bột Bột đã phản công bất ngờ và bắt được Tề. Sau đó, nhiều lãnh thổ của Hậu Tần đã rơi vào tay Hạ.
Năm 409, Diêu Hưng đich thân dẫn quân đi đánh Lưu Bột Bột, song khi đến Nhị Thành (貳城, nay thuộc Diên An, Thiểm Tây), ông ta đã gần như rơi vào bẫy của Lưu Bột Bột, và trốn thoát sau khi quân Hậu Tần phải chịu thương vương lớn. Thất bại này đã khiến Diêu Hưng phải hủy bỏ một sứ mệnh do tướng Diêu Cường (姚強) chỉ huy để cứu Nam Yên khỏi bị Đông Tấn tiêu diệt. (Không có viện trợ của Hậu Tần, Nam Yên đã bị tiêu diệt vào năm 410.) Trong vài năm sau đó, quân Hạ và Hậu Tần chiến đấu liên tục, song đều không đạt được chiến thắng quyết định, song Hậu Tần phải chịu tổn hạo tài vật nặng hơn Hạ, và kết quả là Nam Lương và Tây Tần đã không còn sẵn lòng làm chư hầu của Hậu Tần như trước. Năm 412, khi vua Khất Phục Càn Quy của Tây Tần bị cháu trai Khất Phục Công Phủ (乞伏公府) ám sát, Lưu Bột Bột đã tính đến việc tấn công Tây Tần bất chấp việc nước này là đồng minh, song vì nghe theo ý kiến của quân sư Vương Mãi Đức (王買德) nên ông đã không làm như vậy.
Năm 413, Lưu Bột Bột cuối cùng đã quyết tâm xây dựng một kinh thành. Ông đã ủy thác cho một viên tướng tàn bạo tên là Sất Can A Lợi (叱干阿利) làm kiến trúc sư trưởng của kinh thành. Ông đặt tên kinh thành là Thống Vạn, với ý nghĩa là thống nhất Trung Quốc và là chúa tể của một vạn nước. Sất Can A Lợi đã ra lệnh rằng đất được sử dụng để xây thành phải được nung, vì như vậy thành sẽ cứng và khó có thể bị tấn công, và ông ta thường kiểm tra các bức tường trong thời gian xây dựng. Lưu Bột Bột đích thân ra các quy định tàn nhẫn khi sản xuất vũ khí và áo giáp, ví dụ như ông ta sẽ cho bắn tên vào áo giáp; nếu tên có thể xuyên thủng áo giáp thì người thợ rèn ra áo giáp sẽ bị xử tử, còn nếu mũi tên không thể xuyên qua áo giáp thì người thợ rèn sản xuất ra đầu mũi tên sẽ bị xử tử. Tuy nhiên, có lẽ vì vậy mà Thống Vạn đã trở thành một thành có khả năng phòng thủ ở mức cao, và các vũ khí và áo giáp mà ông có đều có chất lượng cực tốt.
Cũng trong năm 413, Lưu Bột Bột tin rằng cần đổi họ của mình do tổ tiên của ông đã lấy họ Lưu của hoàng thất nhà Hán vì tin rằng một trong số các nữ tổ tiên của mình là một công chúa nhà Hán, song Lưu Bột Bột cho rằng điều này không đúng, do đó ông đã cải họ thành Hách Liên. Ông cũng lệnh cho các quý tộc đổi họ thành Thiết Phạt (鐵伐).
Năm 414, Hách Liên Bột Bột lập vợ mình, Lương phu nhân làm "Thiên vương hậu." (Không rõ về số phận của Một phu nhân sau khi Lưu Bột Bột giết chết Một Dịch Can.) Ông lập con trai Hách Liên Hội (赫連璝) làm thái tử, và phong tước công cho các con trai khác.
Năm 415, Hách Liên Bột Bột đã gia nhập liên minh với Thư Cừ Mông Tốn, vua nước Bắc Lương.
Năm 416, Hậu Tần bị tướng Lưu Dụ của Đông Tấn tấn công, Hách Liên Bột Bột tin rằng Hậu Tần sẽ bị Đông Tấn tiêu diệt, song Đông Tấn sẽ không dễ dáng để giữ vùng Quan Trung. Do đó, ông đã tăng cường các cuộc tấn công vào Hậu Tần, và chuẩn bị để đợi thời cơ Hậu Tần diệt vong nhằm chiếm được thêm lãnh thổ. Đến khi Hậu Tần gần sụp đổ, Hách Liên Bột Bột đã chiếm được lãnh thổ phía tây của nó, trung tâm là An Định (安定, nay thuộc Bình Lương, Cam Túc), và sau đó chuẩn bị cho một cuộc đối đầu cuối cùng với quân Đông Tấn (Đông Tấn đã diệt Hậu Tần vào năm 417 và chiếm được kinh thành Trường An).
Vào mùa đông năm 417, Lưu Dụ có ý định muốn đoạt lấy ngai vàng Đông Tấn nên đã để Trường An lại cho người con trai mới 11 tuổi tên là Lưu Nghĩa Chân (劉義真) trấn thủ. Lưu Dụ cũng để lại một số tướng có thể giúp sức cho Lưu Nghĩa Chân, các tướng này tuy vậy lại mâu thuẫn với nhau và cuối cùng sát hại lẫn nhau, còn Lưu Nghĩa Chân tin rằng người phụ tá chính tên là Vương Tu (王脩), có ý nổi loạn nên đã cho giết chết Vương. Trong khi đó, Hách Liên Bột Bột đã cử thái tử Hách Liên Hội cũng một con trai khác là Hách Liên Xương, và Vương Mãi Đức chỉ huy một đội quân tiến về phía nam, ban đầu không giao chiến với quân Đông Tấn mà cô lập Trường An với lãnh thổ còn lại của Đông Tấn, nhiệm vụ này trở nên dễ dàng hơn khi Lưu Nghĩa Chân lệnh cho quân Đông Tấn ở gần Trường An đều phải đến Trường An. Lưu Dụ hay tin đã cử tướng Chu Linh Thạch (朱齡石) đến thay thế Lưu Nghĩa Chân và triệu hồi Lưu Nghĩa Chân về kinh, song ngay sau khi Lưu Nghĩa Chân và quân của người này rời khỏi Trường An, họ đã bị Hách Liên Hội chặn lại và đánh bại. Lưu Nghĩa Chân đã chạy thoát song phần lớn quân Đông Tấn đã bị bắt. Hách Liên Bột Bột xếp chồng các thủ cấp của lính Đông Tấn đã chết thành một khối, trông giống như một ngọn đồi. Trong khi đó, người dân Trường An vốn đã sẵn tức giận vì quân của Lưu Nghĩa Chân đã cướp phá thành phố trước khi rút đi, họ đã trục xuất Chu Linh Thạch, Hách Liên Bột Bột vì thế đã có thể tiến vào Trường An một cách dễ dàng. Hách Liên Bột Bột sau đó xưng đế.
Thời kỳ trị vì cuối.
Hầu hết các quan của Hách Liện Bột Bột đề xuất rằng nên dời đô đến Trường An, song ông lại tin rằng Thông Vạn có vị trí tốt hơn để phòng thủ chống lại Bắc Ngụy, nên đã từ chối và vẫn định đô tại Thông Vạn, cho thái tử Hách Liên Hội đi trấn giữ Trường An.
Chiến dịch chống lại Đông Tấn đã thể hiện tài năng của Hách Liên Bột Bột, song vào thời điểm này, ông cũng ngày càng trở nên tàn nhẫn. Ông được các sử gia mô tả:
Năm 424, không rõ vì lý do gì, Hách Liên Bột Bột đã phế truất ngôi vị thái tử của Hách Liên Hội và lập một con trai khác là Tửu Tuyền công Hách Liên Luân (赫連倫) làm thái tử. Khi hay tin, Hách Liên Hội đã dẫn quân về phía bắc từ Trường An và tấn công Hách Liên Luân. Quân hai bên gặp nhau ở Cao Bình và Hách Liên Hội đã đánh bại và giết chết Hách Liên Luân. Tuy nhiên, một người con trai khác của Hách Liên Bột Bột là Hách Liên Xương sau đó đã tiến hành tấn công bất ngờ Hách Liên Hội, giết chết người này và đoạt lấy binh lính của ông ta, đưa họ trở lại Thông Vạn. Hách Liên Bột Bột hài lòng và lập Hách Liên Xương làm thái tử.
Vào mùa hè năm 425, Hách Liên Bột Bột qua đời. Hách Liên Xương kế vị ông. | 1 | null |
Hách Liên Xương () (?-434), tên tự Hoàn Quốc (還國), tên khác là Hách Liên Chiết (赫連折), là một hoàng đế của nước Hạ vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Ông là người kế vị và là một hoàng tử của hoàng đế khai quốc Hách Liên Bột Bột. Sau khi cha ông qua đời năm 425, ông đã cố mở rộng lãnh thổ của Hạ hơn nữa, song ngay sau đó quốc gia của ông bắt đầu sụp đổ trong tình cảnh phải chịu áp lực từ kình địch Bắc Ngụy. Năm 427, kinh thành rơi vào tay quân Bắc Ngụy, và đến năm 428 thì ông cũng bị bắt. Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy không giết ông mà đối đãi với ông như bạn bè, gả một em gái cho ông và phong cho ông là Hội Kê công và sau đó là Tần vương. Năm 434, sau khi em trai và người kế vị của ông là Hách Liên Định bị bắt và giết chết, ông đã cố gắng trốn thoát và bị giết.
Dưới thời Hách Liên Bột Bột.
Năm 414, khi Thiên vương Hách Liên Bột Bột lập làm thái tử và phong tước công cho ông cùng các huynh đệ khác, Hách Liên Xương được phong làm Thái Nguyên công.
Năm 416, sau khi Hách Liên Bột Bột chiếm được thành Âm Mật của Hậu Tần, ông ta bổ nhiệm Hách Liên Xương là Sử trì tiết, Tiền tướng quân, thứ sử Ung châu và cử đến trấn thủ Âm Mật.
Năm Nghĩa Hy thứ 13 (417), sau khi tướng Lưu Dụ của Đông Tấn chiếm được kinh thành Trường An của Hậu Tần và tiêu diệt nước Hậu Tần, người này để Trường An và vùng Quan Trung vào tay người con trai Lưu Nghĩa Chân mới hơn mười tuổi cũng một vài tướng khác. Hách Liên Bột Bột vì thế cố gắng chinh phục Trường An, lệnh cho Hách Liên Khôi, Hách Liên Xương, và một tham quân chủ chốt tên là Vương Mại Đức (王買德) chỉ huy đội quân. Hách Liên Xương đóng quân ở Đồng Quan, nhằm khiến quân Đông Tấn không thể chạy thoát. Năm sau, quân Hạ nghiền nát quân của Lưu Nghĩa Chân khi đội quân này rút khỏi Trường An, bắt sống hoặc giết chết hầu hết đội quân của Lưu Nghĩa Chân. Người kế nhiệm của Lưu Nghĩa Chân là tướng Chu Linh Thạch thì bị dân chúng Trường An trục xuất và phải chạy tới Tào Công lũy, tại đây, Hách Liên Xương bao vây ông ta cùng với anh em của người này là bằng cách cắt nguồn cung cấp nước, và sau đó tấn công thành, bắt và giết chết anh em họ Chu.
Năm 424, Hách Liệt Bột Bột quyết định phế truất thái tử Hách Liên Khôi và lập một hoàng tử tên là , em của Hách Liên Xương, làm thái tử. Khi biết tin, Hách Liên Khôi đã dẫn quân từ Trường An đi lên phía bắc và tấn công Hách Liên Luân. Quân hai bên giao chiến tại Cao Bình, kết quả Hách Liên Khôi đánh bại và giết chết Hách Liên Luân. Tuy nhiên, Hách Liên Xương sau đem kị binh tập kích giết chết Hách Liên Khôi, đoạt lấy binh lính của người này và dẫn quân trở về kinh thành Thống Vạn. Hách Liên Bột Bột rất hài lòng và lập Hách Liên Xương làm thái tử.
Tháng 8 năm 425, Hách Liên Bột Bột qua đời, Thái tử Hách Liên Xương lên ngôi hoàng đế.
Trị vì.
Năm 426, vua Khất Phục Sí Bàn của nước Tây Tần tấn công Bắc Lương, vua Bắc Lương là Thư Cừ Mông Tốn sai sứ giả đến thuyết phục Hách Liên Xương tập kích kinh thành Phu Hãn của Tây Tần. Hách Liên Xương sai Chinh Nam đại tướng quân Hô Lô Cổ (呼盧古) đem hai vạn kị binh đi đánh và Xa kỵ đại tướng quân đem ba vạn kỵ binh đi đánh Nam An. Tây Tần giữ được Uyển Xuyên, song Nam An thất thủ. Đến tháng 11 ÂL cùng năm, quân Hạ do Hô Lô Cổ và Vi Phạt chỉ huy tiến công Phu Hãn, buộc vua Tây Tần đương thời là Khất Phục Sí Bàn phải dời đô đến Định Liên. Hô Lô Cổ và Vi Phạt sau đó đã chiếm được một thành quan trọng của Tây Tần là Tây Bình, và khi họ rút lui, quân Tây Tần đã bị giáng cho một đòn lớn.
Tuy nhiên, ngày Mậu Dần (3) tháng 11 cùng năm (17 tháng 12 năm 426), Thái Vũ đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy đem hai vạn kị binh băng qua Hoàng Hà đang đóng băng nhằm tập kích Thống Vạn. Vào đông chí (21 tháng 12 năm 426), Hách Liên Xương phương yến quần thần, bỗng thấy quân Hạ đến, trên dưới náo loạn. Hách Liên Xương xuất chiến với quân Bắc Ngụy song thất bại, phải rút vào trong thành. Tuy nhiên, khi Hạ chưa đóng kịp cổng thành, Tam lang dẫn quân Bắc Ngụy thừa thắng nhập Tây cung và đốt cháy Tây cung, đến khi cung môn đóng thì quân Bắc Ngụy mới rút. Quân Bắc Ngụy cướp phá các vùng xung quanh Thống Vạn rồi lui quân.
Trong khi đó, hai đội quân khác của Bắc Ngụy tấn công hai thành quan trọng khác của Hạ: Tư không Đạt Hề Cân tiến đánh Bồ Phản, và Tống binh tướng quân tấn công Thiểm Thành. Chu Kỷ nhanh chóng chiếm được Thiểm Thành và sau đó tiến đến vùng Trường An, song trên đường tiến quân thì bị bệnh mất, và đội quân của người này rút lui. Trong khi đó, khi Đạt Hề Cân tiếp cận Bồ Phản, tướng Hạ trấn thủ Bồ Phản là Đông Bình công cử người đưa tin đến Thống Vạn cáo cấp. Tuy nhiên, khi sứ giả đến Thống Vạn,người này thấy quân Bắc Ngụy đang vây thành nên trở về Bồ Phản và báo rằng Thống Vạn thất thủ. Hách Liên Ất Đầu sợ hãi bỏ Bồ Phản và chạy đến Trường An, và sau khi ông ta đến Trường An, ông ta cùng một hoàng đệ của Hách Liên Xương là , đang trấn thủ Trường An, bỏ thành và chạy đến An Định, và do vậy Bắc Ngụy đã có thể chiếm được nửa phía nam của Hạ.
Tháng giêng năm 427, Hách Liên Xương đã cử hoàng đệ là Bình Nguyên công Hách Liên Định tiến về phía nam nhằm tái chiếm Trường An. Hách Liên Định lâm vào thế bế tắc với quân của Đạt Hề Cân tại Trường An. Trong khi đó, biết rằng Hách Liên Định đang đánh Trường An, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy cho mở một cuộc tấn công khác vào Thống Vạn. Đương thời, Hách Liên Xương ban đầu muốn triệu hồi Hách Liên Định từ Trường An về kinh thành; tuy vậy, Hách Liên Định lại khuyên ông hãy bảo vệ Thống Vạn an toàn trước quân Bắc Ngụy, và sau khi chiếm được Trường An thì sẽ trở về và tấn công quân Bắc Ngụy từ cả trong lẫn ngoài. Hách Liên Xương chấp thuận và kiên thủ.
Tuy nhiên, Hách Liên Xương sau đó nhận được tin sai rằng quân Bắc Ngụy đã cạn lương thảo, sĩ tốt ăn rau cỏ, xe vận chuyển khí tài lương thảo còn ở phía sau, bộ binh chưa đến. Ngày Giáp Thìn (2) tháng 6 (11 tháng 7 năm 427), Hách Liên Xương dẫn ba vạn bộ binh và kị binh ra khỏi thành và tấn công quân Bắc Ngụy. Ban đầu, quân Hạ giành được thắng lợi, và suýt bắt được hoàng đế Bắc Ngụy. Tuy nhiên, quân Bắc Ngụy sau đó đánh bại quân Hạ, giết chết em của Hách Liên Xương là và con người anh là Hách Liên Mông Tốn (赫連蒙遜). Hách Liên Xương không rút về Thống Vạn, mà lại chạy đến Thượng Khuê. Ngày Ất Tị (3) cùng tháng (12 tháng 7), quân Bắc Ngụy tiến vào Thống Vạn và bắt các vương, công, khanh, tướng, hiệu, cùng hậu phi, tỉ muội, cung nhân của Hách Liên Xương. Hoàng đế Bắc Ngụy nạp ba con gái của Hách Liên Bột Bột làm quý nhân. Khi hay tin Thống Vạn thất thủ, Hách Liên Định từ bỏ chiến dịch chống lại Đạt Hề Cân và đến hội quân cùng Hách Liên Xương tại Thượng Khuê, Đạt Hề Cân đã đuổi theo nhằm tiêu diệt Hạ.
Tháng 2 năm 428, thuộc cấp của Đạt Hề Cân là Bình Bắc tướng quân Uất Trì Quyến (尉遲眷) bao vây Thượng Khuê, Hách Liên Xương rút về đồn Bình Lương. Trong khi đó, quân của Đạt Hề Cân đến, song lại xảy ra dịch bệnh. Hách Liên Xương nắm lấy thời cơ và phản công, quân Bắc Ngụy bại phải rút vào thành An Định. Hách Liên Xương thừa thắng hàng ngày tiến đến chân thành cướp bóc, quân Bắc Ngụy không có cỏ nuôi gia súc, chư tướng lo lắng. Tuy nhiên, thuộc cấp của Đạt Hề Cân là Giám quân thị ngự sử An Hiệt cùng với Uất Trì Quyến, không có sự chấp thuận của Đạt Hề Cân, đã thực hiện một kế hoạch liều lĩnh. Một ngày, khi Hách Liên Xương lại tiến đánh An Định, An Hiệt và Uất Trì Quyến đã dẫn quân ra đánh nhằm bắt ông. Hách Liên Xương định chạy trốn song lại ngã ngựa, và bị An Hiệt bắt giữ. Hách Liên Định rút lui đến Bình Lương và xưng đế.
Sau khi bị Bắc Ngụy bắt.
Ngày Tân Tị tháng 3 (13 tháng 4), Hách Liên Xương bị giải đến kinh đô Bình Thành của Bắc Ngụy. Thay vì giết chết ông, Thái Vũ Đế đã đưa ông đến tây cung cư trú. Ông ta cũng cho Hách Liên Xương danh hiệu tướng quân, lập làm Hội Kê công và gả em gái là Thủy Bình công chúa cho Hách Liên Xương. Thái Vũ Đế thường lệnh cho Hách Liên Xương đi theo trong khi săn bắn hươu. Do Hách Liên Xương vốn có dũng danh, các quan lại Bắc Ngụy thường sợ rằng Hách Liên Xương có thể ám sát hoàng đế, song Thái Vũ Đế vẫn tiếp tục đối xử tốt với Hách Liên Xương.
Năm 429, khi thừa tướng Thôi Hạo đối đầu với hai nhà chiêm tinh là và Từ Biện (徐辯), hai người này chống lại một chiến dịch chống Nhu Nhiên, Thôi Hạo thì lại ủng hộ. Các nhà chiêm tinh này trước đây phụng sự cho triều đình nước Hạ, họ lập luận rằng những ngôi sao ủng hộ Nhu Nhiên và rằng một chiến dịch sẽ không có hiệu quả. Thôi Hạo cũng là một nhà chiêm tinh, chỉ ra rằng nếu Trương và Từ có thể tiên tri, họ phải cảnh báo cho Hách Liên Xương trước khi Thống Vạn thất thủ; còn nếu như họ không cảnh báo cho Hách Liên Xương thì họ là kẻ bất trung; nếu họ không biết chuyện gì đang diễn ra, họ là kẻ vô thuật. Do Hách Liên Xương đang ở đó, Trương Uyên và Từ Biện biết rằng ông sẽ xác nhận là họ chưa bao giờ thông báo cho ông, do vậy họ hổ thẹn không đối lại.
Ngày Nhâm Dần (16) tháng 3 năm Nguyên Gia thứ 7 (24 tháng 4 năm 430), Thái Vũ Đế phong cho Hách Liên Xương tước hiệu Tần vương. Thái Vũ Đế vẫn tiếp tục tiến công Hách Liên Định, đến tháng 11 ÂL, Thái Vũ Đế lệnh cho Hách Liên Xương chiêu hàng để người này dâng Bình Lăng cho Bắc Ngụy; Hách Liên Xã Can ban đầu từ chối, song đã đầu hàng chưa đầy hai tháng sau. Năm sau, Hách Liên Định bị khả hãn của Thổ Dục Hồn đánh chặn và bắt giữ, Hạ diệt vong.
Ngày Giáp Tuất (11) tháng 3 nhuận năm Nguyên Gia thứ 11 (5 tháng 5 năm 434), Hách Liên Xương phản Bắc Ngụy và từ Bình Thành chạy trốn về phía tây. Ngày Bính Tý (13) cùng tháng (7 tháng 5), các tướng Bắc Ngụy ở Hà Tây chặn Hách Liên Xương lại và giết chết ông. Bắc Ngụy sau đó xử tử các em của ông. | 1 | null |
Hách Liên Định () (?-432), biệt danh Trực Phần (直獖), là hoàng đế cuối cùng của nước Hạ vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong số các con trai của hoàng đế khai quốc Hách Liên Bột Bột và là em trai của hoàng đế Hách Liên Xương. Sau khi Hách Liên Xương bị quân Bắc Ngụy bắt được vào năm 428, Hách Liên Định đã xưng đế và trong một vài năm đã cố gắng để chống lại các cuộc tấn công của Bắc Ngụy, song vào năm 430 ông đã để mất gần như toàn bộ lãnh thổ của mình. Năm 431, ông cố tiến về phía tây để nhằm đánh nước Bắc Lương và đoạt lấy lãnh thổ của nước này, song trên đường, ông đã bị vua Mộ Dung Mộ Hội (慕容慕璝) của Thổ Dục Hồn đánh chặn và bắt được, nước Hạ chấm dứt tồn tại. Năm 432, Mộ Dung Mộ Hội trao ông cho Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy, và Thái Vũ Đế đã xử tử ông.
Dưới thời Hách Liên Bột Bột.
Không rõ về thời điểm Hách Liên Định sinh ra, hay về mẹ ông. Năm 414, Hách Liên Bột Bột lập Hách Liên Hội (赫連璝) làm thái tử và phong tước công cho những người con trai khác, Hách Liên Định được lập làm Bình Nguyên công. Hách Liên Định được thuật lại là một người trẻ tuổi chểnh mảng và phù phiếm, và Hách Liên Bột Bột xem nhẹ ông và giao ít quyền lực cho ông.
Dưới thời Hách Liên Xương.
Sau khi Hách Liên Bột Bột qua đời vào năm 425, anh của Hách Liên Định là Hách Liên Xương (được lập làm thái tử năm 424) đã lên kế vị. Hách Liên Xương phong cho Hách Liên Định nhiều quyền lực hơn trước đó, và Hách Liên Định nhanh chóng trở thành một trong các tướng chính mà hoàng huynh dựa vào. Sau khi tướng Đạt Hề Cân (達奚斤) của nước Bắc Ngụy kình địch chiếm được thành Trường An vào năm 426, Hách Liên Xương đã cử Hách Liên Định tiến về phía nam vào mùa xuân năm 427 từ kinh thành Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) để tái chiếm Trường An. Ông đã lâm vào thế bế tắc với Đạt Hề Cân tại Trường An.
Trong khi đó, biết rằng Hách Liên Định đang đem quân đi chinh chiến, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế đã tấn công vào Thống Vạn, và Hách Liên Xương ban đầu muốn triệu Hách Liên Định trở về; song Hách Liên Định lại khuyên hoàng huynh rằng hãy bảo vệ Thống Vạn an toàn trước quân Bắc Ngụy, và đến khi ông chiếm được Trường An, ông sẽ trở lại và tấn công quân Bắc Ngụy từ hai phía. Hách Liên Xương đã chấp thuận và không giao chiến với quân Bắc Ngụy. Tuy nhiên, sau đó, do nhận được tin sai lệch rằng quân Bắc Ngụy đã cạn nguồn lương thảo, Hách Liên Xương đã ra lệnh tấn công Bắc Ngụy và bị đánh bại, ông ta chạy trốn đến Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc). Bắc Ngụy chiếm được Thống Vạn. Khi hay tin Thống Vạn thất thủ, Hách Liên Đính đã từ bỏ chiến dịch và hội quân cùng Hách Liên Xương tại Thượng Khuê. Đạt Hề Cân đã đuổi theo để tiêu diệt Hạ. Có thể là vào thời điểm này, Hách Liên Xương đã thăng cho Hách Liên Định là Bình Nguyên vương.
Vào mùa xuân năm 428, sau khi rút từ Thượng Khuê đến Bình Lương (平涼, nay thuộc Bình Lương, Cam Túc), Hách Liên Xương đã tấn công và bao vây quân của Đạt Hề Cân, đội quân này bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tại An Định (安定, cũng thuộc Bình Lương ngày nay). Tuy nhiên, trong lúc bao vây, các tướng của Bắc Ngụy là An Trì Kiết (安遲頡) và Uất Trì Quyến (尉遲眷) đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ, và Hách Liên Xương đã ngã ngựa rồi bị bắt. Hách Liên Định đã tập hợp các đội quân còn lại và rút lui về Bình Lương. Ông xưng làm hoàng đế Hạ.
Trị vì.
Trong khi đó, Đạt Hề Cân, xấu hổ về việc đã gần như bị Hách Liên Xương tiêu diệt tại An Định và chỉ thoát được nhờ tài của hai thuộc hạ An Trì và Uất Trì. Ông ta tiếp tục tấn công Hách Liên Định ở Bình Lăng. Một viên quan cấp thấp đã bị buộc tội của Bắc Ngụy đã chạy trốn đến doanh trại của quân Hạ và tiết lộ chuyện quân của Đạt Hề Cân thiếu nguồn lương thảo và nước sạch. Hách Liên Định sau đó đã tấn công và bắt được Đạt Hề Cân. Khi biết tin, tướng Bắc Ngụy tên là Khâu Đôn Đôi (丘敦堆), lúc này đang trấn thủ An Định, đã hoảng sợ và chạy trốn đến Trường An, và sau đó cùng với tướng chỉ huy ở Trường An là Thác Bạt Lễ (拓拔禮) chạy đến Bồ Phản (蒲阪, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây), quân Hạ vì thế đã chiếm lại được Trường An và vùng Quan Trung.
Vào mùa hè năm 428, Hách Liên Định cử sứ thần đến Bắc Ngụy cầu hòa. Đáp lại, Thái Vũ Đế đã ra chiếu chỉ lệnh cho ông phải đầu hàng, song ông đã không làm như vậy. Trong một chuyến săn bắn ông đã có thể nhìn thấy cố đô Thống Vạn từ xa, Hách Liên Định than rằng nếu Hách Liên Bột Bột lập ông làm thái tử thì Thống Vạn sẽ không thất thủ. Tuy nhiên, ông đã không dám cố gắng lấy lại Thống Vạn.
Vào mùa xuân năm 430, Lưu Tống mở một chiến dịch lớn chống lại Bắc Ngụy, và Bắc Ngụy đã tạm thời phải từ bỏ lãnh thổ phía nam Hoàng Hà. Hách Liên Định khi đó đã liên minh với Lưu Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long để đánh Bắc Ngụy, đồng ý rằng nếu diệt được Bắc Ngụy thì lãnh thổ cũ của Bắc Ngụy ở phía bắc Hoàng Hà với các châu ở phía đông Thái Hành Sơn sẽ về tay Lưu Tống còn lãnh thổ phía tây Thái Hành Sơn sẽ về tay Hạ. Tuy nhiên, đã không bên nào thực sự có ý định tấn công lãnh thổ ở phía bắc Hoàng Hà của Bắc Ngụy trước tiên, và chờ đợi phía bên kia sẽ hành động, và Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy đã lợi dụng điều này và quyết định tiêu diệt Hách Liên Định trước. Vào mùa thu năm 430, ông đích thân dẫn quân tấn công trực diện vào Bình Lương.
Trong khi đó, vua Khất Phục Mộ Mạt của Tây Tần, không thể chịu được áp của Bắc Lương và Thổ Dục Hồn, nên đã tìm cách đầu hàng Bắc Ngụy, và khi Bắc Ngụy hứa sẽ trao cho ông ta hai quận Bình Lương và An Định của Hạ làm lãnh địa, ông ta đã bỏ kinh thành Phu Hãn (枹罕, nay thuộc Lâm Hạ, Cam Túc) và tiến về phía đông, định đến chỗ quân Bắc Ngụy ở Thượng Khuê. Khi hay tin này, Hách Liên Định đã đích thân dẫn quân cố chặn đường Khất Phục Mộ Mạt, quân Tây Tần dừng lại ở Nam An (南安, nay thuộc Lũng Tây, Cam Túc), còn lãnh thổ Tây Tần hầu hết đều rơi vào tay Thổ Dục Hồn.
Mặc dù vậy, do thời gian này hoàng đế Bắc Ngụy đã đến Bình Lương cùng với Hách Liên Xương (đã được lập làm Tần vương), ông ta ra lệnh cho Hách Liên Xương cố thuyết phục người trấn thủ Bình Lương, một em trai của Hách Liên Định tên là Hách Liên Xã Can (赫連社干) đầu hàng. Hách Liên Xã Can ban đầu từ chối. Hách Liên Định hay tin Bình Lương bị tấn công, đã có quay trở lại Bình Lương để giải cứu thành, song trên đường đi có một tướng Bắc Ngụy tên là Thổ Hề Bật (吐奚弼) đã lừa ông tấn công bằng cách giả vờ đội quân của mình có thực lực yếu. Thổ Hề Bật sau đó đã đánh bại Hách Liên Định, ông sau đó buộc phải rút lui đến Thuần Cô nguyên (鶉觚原, nay thuộc Bình Lương). Quân Bắc Ngụy bao vây ông, và quân của ông trở nên đói và khát. Sau vài ngày, ông buộc phải chiến đấu để phá vây, song quân lính của ông hầu như đã sụp đổ, và bản thân ông thì bị thương nặng. Ông tập hợp các đám quân còn lại và chạy trốn đến Thượng Khuê.
Khoảng tết năm 431, Hách Liên Xã Can và một người anh em khác tên là Hách Liên Độ Lạc Cô (赫連度洛孤) đã dâng Bình Lương cho Bắc Ngụy, và An Định cũng thất thủ. Hoàng đế Bắc Ngụy bắt được Hoàng hậu của Hách Liên Định và gả bà cho tướng Đậu Đại Điền (豆代田) làm tiểu thiếp. Những người trấn thủ các thành khác của Hạ cũng đều chạy trốn hoặc bị bắt, Bắc Ngụy do vậy đã chiếm được các thành này. Hách Liên Định cảm thấy rằng ông không thể giữ được Thượng Khuê lâu hơn nữa, vì vậy ông đã cử thúc phụ Hách Liên Vi Phạt (赫連韋伐) đi đánh thành cuối cùng của Tây Tần là Nam An. Người dân Nam An đã bị thiếu lương thảo trầm trọng đến nỗi họ phải ăn thịt đồng loại. Khất Phục Mộ Mạt đã không thể làm gì hơn ngoài việc đầu hàng. Hách Liên Vi Phạt đã giải Khất Phục Mộ Mạt đến Thượng Khuê, và Hách Liên Định đã cho xử tử người này cùng gia tộc của ông ta.
Hách Liên Định sau đó tiến về phía đông và băng qua Hoàng Hà ở Trị Thành (治城, thuộc Lâm Hạ ngày nay), có ý định tấn công Bắc Lương và đoạt lấy lãnh thổ của nước này. Tuy nhiên, vua Mộ Dung Mộ Hội (慕容慕璝) của Thổ Dục Hồn đã đoán ra được ý định này và đã cử các anh em là Mộ Dung Mộ Lợi Diên (慕容慕利延) và Mộ Dung Thập Kiền (慕容拾虔) đi đánh chặn Hách Liên Định khi quân Hạ vượt sông, quân Thổ Dục Hồn đã tấn công và bắt được Hách Liên Định, chấm dứt sự tồn tại của Hạ.
Sau khi bị Mộ Dung Mộ Hội bắt.
Mộ Dung Mộ Hội ban đầu không giết chết Hách Liên Định. Tuy nhiên, vào mùa thu năm 431, ông ta cử sứ giả đến Bắc Ngụy để bày tỏ lòng trung thành của mình và bảy tỏ rằng mình sẵn sàng đưa Hách Liên Định đến Bắc Ngụy. Đáp lại, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy phong tước vương cho Mộ Dung Mộ Hội như một phần thưởng, và đến mùa xuân năm 432 Mộ Dung Mộ Hội đã đưa Hách Liên Định đến Bắc Ngụy. Hoàng đế Bắc Ngụy đã xử tử Hách Liên Định. | 1 | null |
Phùng Bạt () (?-430), tên tự Văn Khởi (文起), biệt danh Khất Trực Phạt (乞直伐), gọi theo thụy hiệu là (Bắc) Yên Văn Thành Đế ((北)燕文成帝), là một hoàng đế của nước Bắc Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông lên ngôi hoàng đế sau khi Cao Vân, người mà ông ủng hộ trong cuộc chính biến lật đổ Mộ Dung Hi của Hậu Yên vào năm 407, bị ám sát vào năm 409. Dưới thời ông trị vì, Bắc Yên chủ yếu là duy trì toàn vẹn lãnh thổ và không có tiến triển gì so với kình địch Bắc Ngụy hùng mạnh. Ông được sử sách ghi lại là có tới trên 100 con trai, song sau khi ông chết vào năm 430, em trai ông là Phùng Hoằng đã xử tử tất cả bọn họ.
Xuất thân.
Ông nội của Phùng Bạt là Phùng Hòa (馮和), thuộc sắc tộc Hán và được cho là đã định cư tại quận Thượng Đảng (上黨, gần tương ứng với Trường Trị, Sơn Tây hiện nay) khi Hán Triệu chinh phục nửa phía bắc của nhà Tấn trong thời gian trị vì của Tấn Hoài Đế. Cha của Phùng Bạt là Phùng An (馮安) sau đó trở thành một tướng của hoàng đế Mộ Dung Vĩnh của Tây Yên. Khi hoàng đế Mộ Dung Thùy của Hậu Yên tiêu diệt Tây Yên vào năm 394, gia đình của Phùng An buộc phải chuyển đến Hòa Long (和龍, cũng gọi là Long Thành (龍城), nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh), và đây là nơi Phùng Bạt lớn lên, và có vẻ ông chịu ảnh hưởng mạnh của người Tiên Ti, vì biệt danh Khất Trực Phạt của ông có nguồn gốc Tiên Ti. Ông có ba em trai, tất cả họ đều có lòng quả cảm và phần lớn không quan tâm đến sự gò bó của xã hội, song bản thân Phùng Bạt được cho là người cẩn trọng và mẫn cán, và ông là người quản lý toàn bộ gia đình. Dưới thời Mộ Dung Bảo trị vì, ông trở thành một vị tướng. Ông trở thành bằng hữu của Mộ Dung Vân (con trai nuôi của Mộ Dung Bảo).
Sau đó, vào năm 407, trong thời gian trị vì tàn bạo và thất thường của Mộ Dung Hi, cả Phùng Bạt và em trai Phùng Tố Phất (馮素弗) không rõ vì nguyên cớ gì đã xúc phạm Mộ Dung Hi, và họ phải đi ẩn thân ở vùng nông thôn. Họ kết luận rằng mình cuối cùng cũng sẽ bị phát hiện và bị xử tử, và do đó phải giải quyết vấn đề bằng cách lật đổ Mộ Dung Hi. Họ đã bí mật trở về kinh đô Long Thành, và đến khi Mộ Dung Hi rời khỏi Long Thành để chôn cất Hoàng hậu Phù Huấn Anh, họ đã nổi dậy bên trong thành cùng với sự hỗ trợ của một người anh em họ tên là Phùng Vạn Nê (馮萬泥) cùng các tướng Tôn Hộ (孫護) và Trương Hưng (張興). Do Phùng Bạt và Mộ Dung Vân là bằng hữu, ông đã thuyết phục Mộ Dung Vân làm lãnh đạo của đội quân nổi loạn, và họ nhanh chóng chiếm được hoàng cung và đóng cổng thành lại. Mộ Dung Vân sau đó xưng là "Thiên vương".
Mộ Dung Hi trở về Long Thành và ở Long Đằng uyển (龍騰苑) bên ngoài thành, chuẩn bị một cuộc tấn công vào thành. Vào thời điểm này, một cận binh hoàng cung tên là Trữ Đầu (褚頭) đã chạy thoát đến chỗ Mộ Dung Hi và thông tin rằng cận binh hoàng cung đã sẵn sàng quay sang chống lại Mộ Dung Vân ngay khi Mộ Dung Hi tấn công. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Mộ Dung Hi lại hoảng sợ trước tin này và bỏ trốn. Tướng của Mộ Dung Hi là Mộ Bạt (慕容拔) đã cố gắng duy trì tấn công Long Thành và đạt được thành công bước đầu, song khi đội quân bắt đầu nhận ra rằng Mộ Dung Hi đã chạy trốn, họ đã sụp đổ và Mộ Dung Bạt đã bị quân lính của Phùng Bạt giết chết. Sau đó, Mộ Dung Hi được tìm thấy khi đang mặc quần áo thường dân trong một khu rừng, ông ta đã bị bắt và giải đến chỗ Mộ Dung Vân. Mộ Dung Vân đích thân đọc cáo trạng về các tội của Mộ Dung Hi, sau đó chặt đầu ông ta cùng các con trai của ông ta
Dưới thời Cao Vân.
Bởi vì Phùng Bạt là công cụ giúp mình trở thành hoàng đế, Mộ Dung Vân sau khi đăng cơ và cải sang họ gốc là "Cao" đã phong Phùng Bạt làm thừa tướng, các em trai của Phùng Bạt và anh em họ Phùng Vạn Nên, cũng các thành viên khác trong cuộc nổi dậy cũng được phong chức. Trên thực tế, chính quyền nằm trong tay Phùng Bạt.
Do Cao Vân cảm thấy mình có ít đóng góp cho dân chúng và đang ngồi trên ngai vàng, ông đã lệnh cho nhiều cận vệ tài giỏi đến bảo vệ mình. Ông ta còn bắt đầu sủng ái hai tên hề có tên là Li Ban (離班) và Đào Nhân (桃仁), trao cho Li và Đào nhiệm vụ phụ trách về an ninh. Ông trao cho hai người này rất nhiều bổng lộc, và lương thực cùng vải vóc của họ có thể còn sánh được với Cao Vân. Mặc dù vậy, ông ta đã bị ám sát vào mùa đông năm 409 trong một sự việc bí ẩn. Vợ của Cao Vân là Li Hoàng hậu cũng đã chết trong sự việc này. Phùng Bạt khi hay tin về vụ ám sát, đã sẵn sàng huy động quân lính và chờ đợi tình hình trở nên rõ ràng hơn, song hai tướng của ông là Trương Thái (張泰) và Lý Tang (李桑) đã tiến vào hoàng cung và chặt đầu Li cùng Đào. Các quan đều ủng hộ Phùng Bạt lên ngôi hoàng đế và ông đã chấp thuận.
Trị vì.
Phùng Bạt phong cho em trai Phùng Tố Phất làm thừa tướng, và các vị trí quan trọng khác cho Tôn Hộ, Trương Hưng, em trai Phùng Hoằng, người anh em họ Phùng Vạn Nê, và con trai của một người anh em họ khác là Phùng Nhũ Trần (馮乳陳). Ông phong cho mẹ là Trương phu nhân làm thái hậu, và lập vợ mình là Tôn phu nhân làm vương hậu và con trai Phùng Vĩnh (馮永) làm thái tử. Cả Phùng Bạt và Phùng Tố Phất đều được coi là người mẫn cán, thanh đạm, và thông minh, và trong thời kỳ này, Bắc Yên được coi là một nước được quản lý tốt, có thể chống đỡ được đối thủ mạnh hơn nhiều là Bắc Ngụy.
Năm 410, Phùng Bạt phải đối phó một rối loạn nội bộ lớn. Phùng Vạn Nê và Phùng Nhũ Trần đều cảm thấy rằng họ đã có đóng góp nhiều cho thành công của Phùng Bạt, và họ bực bội trước việc không được ở lại Long Thành và kiểm soát triều đình mà lại phải làm các tướng chỉ huy ở các thành Phì Như (肥如, nay thuộc Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc) và Bạch Lang (白狼, nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh). Họ đã cùng nhau nổi loạn. Phùng Bạt cử Phùng Hoằng và Phùng Hưng đi đánh họ. Sau khi bị đánh bại, Phùng Vạn Nên và Phùng Nhũ Trần đã đầu hàng, song Phù Hoằng đã giết chết cả hai.
Cùng năm, Phùng Bạt chôn cất Cao Vân và Lý Hoàng hậu với nghi thức hoàng gia, song lại bất chấp việc kị húy mà sử dụng tên "Cao Vân" trong chiếu chỉ về việc chôn cất.
Năm 411, Ái Khổ Cái khả hãn Uất Cửu Lư Hộc Luật (郁久閭斛律) của Nhu Nhiên đã triều cống 3.000 con ngựa cho Phùng Bạt và yêu cầu được kết hôn với con gái của Phùng Bạt là Lạc Lãng công chúa. (Lạc Lãng công chúa có thể là con gái của Tôn Vương hậu, do Phùng Tố Phất đã đề xuất từ chối và thay thế bằng con gái của một thê thiếp của Phùng Bạt.) Phùng Bạt tin rằng một liên minh với Nhu Nhiên sẽ có lợi cho đất nước của ông nên đã gả Lạc Lãng công chúa cho Uất Cửu Lư Hộc Luật.
Năm 414, Phùng Bạt cử viên quan tên là Trữ Khuông (褚匡) đến quê hương của mình tại Trường Lạc (長樂, nay thuộc Hành Thủy, Hà Bắc) để tìm kiếm các thành viên trong gia tộc, và Trữ Khuông đã trở về với 5.000 hộ, dẫn đầu là các anh em họ của Phùng Bạt là Phùng Mãi (馮買) và Phùng Đổ (馮睹). Phùng Bạt cũng tìm thấy em trai Phùng Phi (馮丕) tại Cao Câu Ly và chào đón ông ta trở về.
Cũng trong năm 414, Uất Cửu Lư Hộc Luật, người đã kết hôn với một con gái của Phùng Bạt, đã bị một cháu trai tên là Uất Cửu Lư Bộ Lộc Chân (郁久閭步鹿真) lật đổ, và các lãnh đạo chính biến đã gửi ông ta cùng con gái của Phùng Bạt đến Bắc Yên. Phùng Bạt đối xử với ông ta như một vị khách danh giá và giống như kế hoạch ban đầu, đã lấy một con gái của ông ta làm thiếp. Uất Cửu Lư Hộc Luật đã thỉnh cầu Phùng Bạt rằng dãy cử một đội quân hộ tống ông ta về quê hương, và Phùng Bạt với một ít miễn cưỡng, đã cử tướng Vạn Lăng (萬陵) đi hộ tống Uất Cửu Lư Hộc Luật, song Vạn Lăng lại giết chết Uất Cửu Lư Hộc Luật trên đường đi và quay trở lại. Thay vào đó, Phùng Bạt lại liên minh với hãn mới của Nhu Nhiên là Uất Cửu Lư Đại Đàn (郁久閭大檀), là người đã lật đổ Uất Cửu Lư Bộ Lộc Chân.
Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự cũng năm đã cử một sứ thần tên là Hốt Nữu Vu Thập Môn (忽忸于什門) đến Bắc Yên để cố đàm phán hòa bình, song khi Hốt Nữu Vu đến Hòa Long, ông ta từ chối đi vào hoàng cung Bắc Yên, và yêu cầu Phùng Bạt phải ra ngoài để nhận chiếu chỉ của Minh Nguyên Đế. Phùng Bạt đã từ chối và cho kéo lê Hốt Nữu Vu vào cung. Hốt Nữ Vu không chịu cúi đầu, và Phùng Bạt đã lệnh cho các cận bệ ấn đầu của Hốt Nữu Vũ xuống, và sau đó tống sứ giả này vào ngục. Sau đó, trong vài dịp, Hốt Nữu Vu đã xúc phạm Phùng Bạt, song Phùng Bạt đã bác các đề xuất xử tử người này và ông nói rằng Hốt Nữ Vu chỉ là trung thành với đất nước của hắn. Ông sau đó đã một vài lần cố khiến cho Hốt Nữu Vu khuất phục song trong mỗi lần đó Hốt Nữu Vu đều từ chối. Phùng Bạt thay vào đó đã liên minh với hoàng đế Hách Liên Bột Bột của nước Hạ.
Khoảng tết năm 415, Phùng Tốc Phất chết. Trái ngược với phong tục tang lễ thông thường là than khóc ba lần, ông đã than khóc em trai bảy lần.
Sau đó cũng trong năm 415, các anh em của Tôn Hộ là Tôn Bá Nhân (孫伯仁), Tôn Sất Chi (孫叱支), và Tôn Ất Bạt (孫乙拔), không hài lòng với vấn đề thăng tiến nên đã oán trách ông. Phùng Bạt đã xử tử cả ba người và thăng chức cho Tôn Hộ để làm yên lòng ông ta, song Tôn Hộ đã trở nên phiền muộn đến nỗi Phùng Bạt đã phải hạ độc giết chết người này. Trong lúc đó, tướng Vũ Ngân Đề (務銀提) cũng không hài lòng về việc mình không được thăng chức và lên kế hoạch dâng các vị trí mà mình trấn thủ cho Cao Câu Ly, và Phùng Bạt đã xử tử ông ta.
Năm 416, tướng Khố Nộc Quan Bân (庫傉官斌) của Hậu Yên, là người trước đó đã đào thoát từ Bắc Yên đến Bắc Ngụy rồi lại đào thoát từ Bắc Ngụy trở lại Bắc Yên, đã bị Minh Nguyên Đế của Bắc Ngụy tấn công, và ngoài Khố Nộc Quan Bân, quân Bắc Ngụy còn giết được hai tướng khác của Bắc Yên là Khố Nộc Quan Xương (庫傉官昌) và Khố Nộc Quan Đề (庫傉官提).
Năm 418, Minh Nguyên Đế thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ chống lại Bắc Yên, bao vây Hòa Long. Phùng Bạt đã thủ thành chống lại các cuộc tấn công của Bắc Ngụy và giữ được nó. Quân Bắc Ngụy bắt khoảng 10.000 hộ tại Bắc Yên và rút lui.
Trong vài năm sau đó, Bắc Ngụy tập trung cho các nỗ lực chống lại Lưu Tống và Hạ, và không còn xuất hiện những cuộc đối đầu lớn giữa Bắc Ngụy và Bắc Yên.
Năm 426, thái tử của Phùng Bạt là Phùng Vĩnh qua đời, ông lập một người con trai khác tên là Phùng Dực (馮翼) làm thái tử.
Năm 430, Phùng Bạt lâm bệnh nặng, và ông đã ban hành một chiếu chỉ chuyển giao quyền lực cho Phùng Dực. Tuy nhiên, người thê thiếp họ Tống mà Phùng Bạt sủng ái lại muốn cho con trai của bà ta là Phùng Thụ Cư (馮受居) thừa kế ngai vàng, và do đó bà ta đã nói với Phùng Dực rằng Phùng Bạt sẽ sớm phục hồi và rằng ông không phải lo lắng về quyền lực; Phùng Dực chấp thuận và lui về cung của mình. Tống thị sau đó đã giả lệnh của Phùng Bạt để ông không thể giao thiệp với bên ngoài, và Phùng Dực và các con trai khác, cũng như các triều thần, đều không được phép nhìn Phùng Bạt. Chỉ có một triều thần mà bà ta tin tưởng tên Hồ Phúc (胡福) là có thể vào cung để phụ trách an ninh. Tuy nhiên, Hồ Phúc trong lòng đã cảm thấy phẫn uất trước các tham vọng của Tống thị, và ông ta đã thông tin cho Phù Hoằng, người đang là thừa tướng, về ý định của bà. Phùng Hoằng ngay lập tức đã tiến đánh hoàng cung và nắm quyền kiểm soát nó. Phùng Bạt nghe được tin này đã chết vì quá choáng váng. Phùng Hoằng sau đó chiếm lấy ngai vàng và đánh bại đội quân của Phùng Dực, thảm sát tất cả con trai của Phùng Bạt. | 1 | null |
Phùng Hoằng () (?-438), tên tự Văn Thông (文通), gọi theo thụy hiệu là (Bắc) Yên Chiêu Thành Đế ((北)燕昭成帝), là hoàng đế cuối cùng của nước Bắc Yên vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã đoạt lấy ngai vàng vào năm 430 sau khi anh trai Phùng Bạt (Văn Thành Đế) lâm bệnh, và ông sử dụng tước hiệu "Thiên vương". Trong thời gian ông trị vì, Bắc Yên ngày càng bị thu hẹp và trở nên yếu hơn trong bối cảnh có các cuộc tấn công liên tục từ kình địch Bắc Ngụy, và năm 436 ông đã chạy trốn đến Cao Câu Ly, chấm dứt sự tồn tại của Bắc Yên. Tuy nhiên, trên đất Cao Câu Ly, ông vẫn tự xem mình là bá chủ của nước này như trước đây. Trường Thọ Vương của Cao Câu Ly không thể chịu được điều này nên đã giết chết ông vào năm 438, tuy nhiên, ông ta vẫn truy phong cho Phùng Hoằng thụy hiệu hoàng đế.
Dưới thời Cao Vân.
Không rõ về thời điểm Phùng Hoằng được sinh ra, song ông là em trai của Phùng Bạt. Các sử liệu không nói về ông cho đến năm 407, sau khi Phùng Bạt (cùng với một em trai khác là Phùng Tố Phất (馮素弗)) đã lật đổ được hoàng đế Mộ Dung Hi của Hậu Yên và đưa một cháu trai nuôi của Mộ Dung Hy là Mộ Dung Vân lên làm hoàng đế (Mộ Dung Vân sau đã cái về họ gốc là "Cao"). Năm 407, Cao Vân phong cho Phùng Hoằng làm một trọng tướng. Dưới thời Cao Vân trị vì, ông giữ tước hiệu Kế công.
Sau khi Cao Vân bị các hầu cận là Li Ban (離班) và Đào Nhân (桃仁) ám sát vào năm 409, các triều thần đã ủng hộ Phùng Bạt lên làm hoàng đế. Phùng Bạt khi lên ngôi, đã thăng chức cho ông, song vẫn để ông giữ tước hiệu Kế công.
Dưới thời Phùng Bạt.
Năm 410, một người anh em họ của Phùng Bạt tên là Phùng Vạn Nê (馮萬泥) và con trai của một người anh em họ khác tên là Phùng Nhũ Trần (馮乳陳) đều cảm thấy rằng họ đã có công lớn mà chỉ được phong làm tướng chỉ huy tại các thành Phì Như (肥如, nay thuộc Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc) và Bạch Lang (白狼, nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh). Họ vì thế đã cùng nhau nổi loạn. Phùng Bạt đã cử Phùng Hoằng và Trương Hưng (張興) đi đánh họ, và sau khi bị Phùng Hoằng và Trương Hưng đánh bại, họ đã đầu hàng, song Phùng Hoằng vẫn cho xử tử hai người này. Sau sự kiện này, Phùng Bạt phong ông là Trung Sơn công.
Sử sách ít ghi chép về các hoạt động của Phùng Hoằng trong hầu hết thời gian trị vì của Phùng Bạt, chỉ biết rằng ông vẫn có được vị trí đầy quyền lực trong triều đình, và đến năm 430 ông trở thành thừa tướng. Cùng năm, Phùng Bạt lâm bệnh nặng, và ông đã ban hành một chiếu chỉ chuyển giao quyền lực cho Phùng Dực. Tuy nhiên, người thê thiếp họ Tống mà Phùng Bạt sủng ái lại muốn cho con trai của bà ta là Phùng Thụ Cư (馮受居) thừa kế ngai vàng, và do đó bà ta đã nói với Phùng Dực rằng Phùng Bạt sẽ sớm phục hội và rằng ông không phải lo lắng về quyền lực; Phùng Dực chấp thuận và lui về cung của mình. Tống thị sau đó đã giả lệnh của Phùng Bạt để ông không thể giao thiệp với bên ngoài, và Phùng Dực và các con trai khác, cũng như các triều thần, đều không được phép nhìn Phùng Bạt. Chỉ có một triều thần mà bà ta tin tưởng tên Hồ Phúc (胡福) là có thể vào cung để phụ trách an ninh. Tuy nhiên, Hồ Phúc trong lòng đã cảm thấy phẫn uất trước các tham vọng của Tống thị, và ông ta đã thông tin cho Phù Hoằng, người đang là thừa tướng, về ý định của bà. Phùng Hoằng ngay lập tức đã tiến đánh hoàng cung và nắm quyền kiểm soát nó. Phùng Bạt nghe được tin này đã chết vì quá choáng váng. Phùng Hoằng sau đó chiếm lấy ngai vàng và đánh bại đội quân của Phùng Dực, thảm sát tất cả con trai của Phùng Bạt. Ông sử dụng tước hiệu "Thiên vương".
Trị vì.
Trong thời gian trị vì của Phùng Hoằng, kình địch Bắc Ngụy vẫn không ngừng các cuộc tấn công liên tục vào Bắc Yên. Bắc Ngụy càng tấn công mạnh hơn nữa khi nước này đã thôn tính được Hạ vào năm 431 và do đó không còn đối thủ lớn nào ở phía tây nữa. Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy đã thực hiện các cuộc tấn công định kỳ để cướp bóc lãnh thổ Bắc Yên và sau đó cho lui quân, khiến cho Bắc Yên bị hao mòn nguồn cung lương thực cũng như các tài vật khác, và trở nên suy yếu.
Khi Phùng Hoằng là Trung Sơn công, chính thất của ông là Vương phu nhân, bà đã sinh cho ông ít nhất ba người con trai tên là Phùng Sùng (馮崇), Phùng Lãng (馮朗), và Phùng Mạc (馮邈), và trong đó Phùng Sùng là con trai cả. Tuy nhiên, năm 431, Phùng Hoằng đã lập Mộ Dung phu nhân làm vương hậu, và đến năm 432, ông lập con trai của Mộ Dung Vương hậu là Phùng Vương Nhân làm (馮王仁) thái tử.
Vào mùa thu năm 432, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy tiến hành một cuộc tấn công lớn đầu tiên kể từ khi Phùng Hoằng bắt đầu trị vì, hướng về kinh đô Hòa Long (和龍, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) của Bắc Yên. Phùng Hoằng đã cố gắng nhượng bộ hoàng đế Bắc Ngụy bằng cách đưa quà tặng gồm thịt bò và rượu đến chỗ quân Bắc Ngụy song không có hiệu quả. 10 quận của Bắc Yên đã đầu hàng Bắc Ngụy, và quân Bắc Ngụy đã chiếm được một số thành của Bắc Yên và bao vây Hòa Long. Tuy nhiên, hai tháng sau đó, Thái Vũ Đế đã rút lui sau khi bắt 30.000 hộ từ Bắc Yên và tháu định cơ họ ở U Châu (幽州, nay là Bắc Kinh, Thiên Tân, và bắc bộ Hà Bắc). Viên quan Quách Uyên (郭淵) đã đề xuất với Phùng Hoằng rằng ông nên chấp nhận trở thành một chư hầu của Bắc Ngụy và gả một con gái làm thiếp của Thái Vũ Đế, song Phùng Hoằng đã từ chối, nói rằng thù địch giữa hai nước quá sâu nên ông sẽ bị giết chết ngay cả khi chịu đầu hàng. (Khi Bắc Ngụy bao vây Hòa Long, tướng của Bắc Ngụy là Chu Tu Chi (朱脩之), người đã bị Lưu Tống bắt, đã âm mưu ám sát Thái Vũ Đế và sau đó đến chỗ Phùng Hoằng, song âm mưu của ông ta bị phát giác, và ông ta đã chạy đến chỗ Phùng Hoằng, Phùng Hoằng đã gửi người này về Lưu Tống nhằm tìm kiếm sự trợ giúp của triều đại này. Từ đó trở đi, Lưu Tống và Bắc Yên là đồng minh không chính thức, mặc dù Lưu Tống chỉ cung cấp trợ giúp đỡ ít ỏi cho Bắc Yên trên thực tế.)
Khoàng tết năm 433, Phùng Lãng và Phùng Mạc, tin rằng Bắc Yên đang trên bờ diệt vong và cũng tin rằng Mộ Dung Vương hậu có kế hoạch giết chết họ, do vậy cả hai đã chạy trốn đến Liêu Tây (遼西, nay thuộc Đường Sơn, Hà Bắc), tức nơi Phùng Hoằng đã cử Phùng Sùng trấn thủ. Họ thuyết phục Phùng Sùng đến đầu hàng Bắc Ngụy, và Phùng Sùng đã cử Phùng Mạc đến Bắc Ngụy để tỏ lòng trung thành. Phùng Hoằng đã đáp lại bằng việc cử tướng Phong Vũ (封羽) đến bao vây Liêu Tây. Vào mùa xuân năm 433, Thái Vũ Đế đã cử hoàng đệ là Thác Bạt Kiện (拓拔健) đến giải vây cho Liêu Tây, và còn lập Phù Sùng làm Liêu Tây vương cũng một số vinh dự khác nhằm khuyến khích các cuộc đào ngũ khác từ Bắc Yên. Quân của Thác Bạt Kiện ngay sau đó bao vây Phong Vũ và buộc ông ta phải đầu hàng, và sau đó rút lui cùng với 3.000 hộ. Phùng Sùng sau đó yêu cầu được cho phép đến Hòa Long để thuyết phục Phùng Hoằng đầu hàng, song Thái Vũ Đế đã không cho phép.
Vào mùa xuân năm 434, Phùng Hoằng cử sứ giả đến Bắc Ngụy để yêu cầu có mối quan hệ hòa bình. Thái Vũ Đế đã từ chối. Tuy nhiên, ba tháng sau đó, sau khi Phùng Hoằng đệ trình một đơn thỉnh cầu (nghĩa là chấp thuận làm chư hầu) trong đó tự đả kích mình và cầu mong hòa bình, và dâng một người con gái cho Thái Vũ Đế làm thiếp, Thái Vũ Đế đã đồng ý với điều kiện rằng Phùng Hoằng cử Phùng Vương Nhân đến kinh đô Bình Thành (平城, nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) để viếng thăm ông ta. Phùng Hoằng đã đưa sứ thần của Bắc Ngụy là Hốt Nữu Vũ Thập Môn (忽忸于什門, là người mà Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự đã cử đến chỗ Phùng Bạt vào năm 414 song bị Phùng Bật giữ lại), trở lại Bắc Ngụy.
Tuy nhiên, sau đó Phùng Hoằng đã từ chối cử Phùng Vương Nhân đến Bình Thành thỉnh an Thái Vũ Đế. Khi viên quan Lưu Tư (劉滋) cảnh báo ông rằng Bắc Yên thậm chí sẽ lâm vào tình thế còn nguy hiểm hơn Thục Hán và Đông Ngô khi đối mặt với Tấn, Phùng Hoằng đã cho xử tử Lưu Tư trong giận dữ. Do Phùng Hoằng từ chối gửi Phùng Vương Nhân đến Bắc Ngụy, Thái Vũ Đế một lẫn nữa lại cử Thác Bạt Kiện đi đánh Bắc Yên, và Thác Bạt Kiện đã tịch thu vụ mùa của Bắc Lương và bắt một số người dân trớc khi rút lui.
Vào mùa xuân năm 435, nhằm để có được viện trợ của Lưu Tống, Phùng Hoằng đã cử một sứ giả đến kinh thành Kiến Khang của Lưu Tống để xin làm một chư hầu. Lưu Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long đã phong cho Phùng Hoằng là Yên vương, song đã không thể cung cấp viện trợ đáng kể cho Bắc Yên. Vào mùa xuân năm 435, Phùng Hoằng lại cử tướng Thang Chúc (湯燭) đem triều cống đến Bắc Ngụy, và tuyên bố rằng lý do mà Phùng Vương Nhân không thể đến Bắc Ngụy là cho bị bệnh. Lý do này bị Bắc Ngụy từ chối, và Phùng Hoằng một lần nữa lại tìm kiếm trợ giúp của Lưu Tống song đã không nhận được gì. Vào mùa xuân năm 435, em trai của Thái Vũ Đế là Thác Bạt Phi (拓拔丕) lại đem quân đến đánh Hòa Long, và Phùng Hoằng đã cố gắng nhân nhượng bằng cách đem cho ông ta gia súc, rượu và áo giáp, song một phụ tá của Thác Bạt Phi là tướng Khuất Đột Viên (屈突垣) đã buộc tội Phùng Hoằng không gửi con tim đến, và họ bắt lấy 6.000 người Bắc Yên trước khi lui quân.
Toàn bộ nước Bắc Yên vào thời điểm này không lớn hơn kinh đô Hòa Long, và đất nước đã trở nên mệt mỏi khi phải chống trả các cuộc tấn công lặp đi lặp lại của Bắc Ngụy. Tướng của Phùng Hoằng là Dương Dân (楊岷) đã thuyết phục Phùng Hoằng đưa Phùng Vương Nhân đến làm con tim, song Phùng Hoằng vẫn từ chối và thay vào đó lại lên kế hoạch sơ tán người dân đến chỗ đồng minh Cao Câu Ly. Dương Dân tin rằng Cao Câu Ly không đáng tin cậy, song đã không ngăn cản được Phùng Hoằng, Phùng Hoằng sau đó cử sứ thần đến Cao Câu Ly để tìm kiếm trợ giúp và thỏa thuận về việc di tản.
Vào mùa xuân năm 436, Phùng Hoằng cử các sứ thần đến Bắc Ngụy để triều cống, và tuyên bố rằng Phùng Vương Nhân sẽ đến trong một thời gian ngắn. Thái Vũ Đế, không tin lời Phùng Hoằng nên đã từ chối đám phán và chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Vào mùa hè năm 436, cả quân Bắc Ngụy và Cao Câu Ly đều đến Hòa Long. Do người dân phần lớn đều cảm thấy mệt mỏi trước việc tái định cư đến Cao Câu Ly, tướng Quách Sinh (郭生) đã mở cổng thành và cố gắng đầu hàng, song quân Bắc Ngụy nghĩ rằng đây là một cái bẫy và không trợ giúp cho ông ta, và Phùng Hoằng đã giết chết Quách Sinh trong trận chiến. Trong khi đó, quân Cao Câu Ly cướp phá thành, và sau đó hộ tống Phùng Hoằng và người dân của ông tiến về phía đông (sau khi Phùng Hoằng châm lửa đốt hoàng cung). Bắc Yên nay đã chấm dứt tồn tại do Phù Hoằng không còn bất cứ lãnh thổ nào.
Sau khi di tản đến Cao Câu Ly.
Bắc Ngụy cử các sứ thần đến yêu cầu Trường Thọ Vương của Cao Câu Lý trao Phùng Hoằng cho mình, song Trường Thọ Vương đã từ chối. Tuy nhiên, quan hệ giữ ông ta và Phùng Hoằng không tốt, vì khi ông ta nghênh đón Phùng Hoằng đến lãnh địa của mình, ông ta đã đối xử với Phùng Hoằng như một vị khách danh giá song Phùng Hoằng lại yêu cầu được đối xử như một bá chủ và tức giận vì Trường Thọ Vương chỉ gọi ông là "Long Thành Vương" thay vì Thiên vương. Mặc dù có mâu thuẫn, Trường Thọ Vương đã cho người dân của Phùng Hoằng định cư tại Bình Quách (平郭, nay thuộc Dinh Khẩu, Liên Ninh), và sau đó tại Bắc Phong (北豐, nay thuộc Thẩm Dương, Liêu Ninh).
Phùng Hoằng vẫn xem Cao Câu Ly là một nước chư hầu và thường ra vẻ với người dân của nước này, ông thường coi người dân của mình vẫn là một nước độc lập, phớt lờ luật pháp Cao Câu Ly và các lệnh của Trường Thọ Vương. Trường Thọ Vương không thể chịu đựng được điều này, và đã cử quân đến bắt một số nữ quan của Phùng Hoằng, và cũng bắt Phùng Vương Nhân làm con tim. Năm 438, Phùng Hoằng tức giận nên đã cử sứ giả đến Lưu Tống, yêu cầu được hộ tống đến Lưu Tống. Lưu Tống Văn Đế đã cử tướng Vương Bạch Câu (王白駒) đến Cao Câu Ly, lệnh cho Cao Câu Ly phải chuẩn bị để Phù Hoằng dời đi. Trường Thọ Vương không sẵn lòng để Phù Hoằng khởi hành, và do vậy đã cử các tướng của mình đến giết chết Phù Hoằng cùng các con trai, mặc dù vậy, ông ta vẫn phong cho Phùng Hoằng thụy hiệu hoàng đế. Đáp lại, Vương Bạch Câu tấn công đội quân Cao Câu Ly đã giết Phù Hoằng. Tuy nhiên, Trường Thọ Vương đã bắt Vương Bạch Câu và đưa ông ta trở về Lưu Tống, yêu cầu giam dữ Vương, và Văn Đế đã làm vậy một thời gian trước khi thả Vương ra. | 1 | null |
Thác Bạt Y Lư () (?-316) là một thủ lĩnh tây bộ Thác Bạt từ năm 295 đến 307, thủ lĩnh tối cao của Thác Bạt từ năm 307 đến 316, Đại công từ năm 310 đến 315, vau đầu tiên của nước Đại Thác Bạt từ năm 315 đến 316. Ông là con trai của Thác Bạt Sa Mạc Hãn và là anh em với Thác Bạt Y Đà và Thác Bạt Phất.
Năm 295, Thác Bạt Lộc Quan, thủ lĩnh Thác Bạt (một nhánh của người Tiên Ti) đã phân chia lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của người Thác Bạt thành ba khu vực: một vùng đất rộng lớn trải rộng về phía tây từ Bạch Sơn (đông bắc Trương Gia Khẩu), đến Đại (Đại Đồng, Sơn Tây); một khu vực từ Thịnh Lạc (phía nam của Hohhot) và xa hơn nữa; một khu vực trung tâm, bao gồm phía bắc của Sơn Tây và các vùng ở phía bắc của nó. Thác Bạt Y Lư được phong làm thủ lĩnh tây bộ. Với vai trò là thủ lĩnh tây bộ Tiên Ti, Thác Bạt Y Lư đã đánh bại Hung Nô và Ô Hoàn ở phía tây, có được sự ủng hộ của người dân các sắc tộc Hán và Ô Hoàn, cộng thêm người dân sắc tộc Tiên Ti của ông. Năm 304, Thác Bạt Y Lư cùng với Thác Bạt Y Đà đã hội quân cùng với quân Tấn và đánh bại được Lưu Uyên. Năm 305, Thác Bạt Y Đà chết, và năm 307 Thác Bạt Lộc Quan cũng mất, do vậy Thác Bạt Y Lư trở thành thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Tiên Ti.
Bản thân cái tên "Đại" bắt nguồn khi Thác Bạt Y Lư được nhà Tấn lập làm Đại công (代公) và ban cho năm quận vào năm 310 vì đã giúp đỡ Lưu Côn, thứ sử Tịnh Châu (nay là tỉnh Sơn Tây), đánh nước Hán Triệu của người Hung Nô. Thái ấp này sau đó đã phát triển thành một công quốc dưới triều đại Tây Tấn vào năm 315. Năm 312, Thác Bạt Y Lư trợ giúp Lưu Côn để thu hồi lại Tấn Dương từ tay tướng Lưu Diệu của Hán Triệu. Năm 313, Thác Bạt Y Lư lấy Thịnh Lạc làm bắc đô, lấy Bình Thành làm nam đô, cho con trai cả Thác Bạt Lục Thu trấn giữ phần phía nam của công quốc. Khi Thác Bạt Y Lô chỉ định người con trai út là Thác Bạt Bỉ Diên (拓跋比延) làm người kế vị thay vì con trai cả Thác Bạt Lục Thu (拓跋六修), điều này đã dẫn đến tranh chấp giữa ông và Thác Bạt Lục Thu. Sau khi Thác Bạt Lục Thu giết chết ông nhằm tranh giành thừa kế, Thác Bạt Phổ Căn lên ngôi kế vị vào năm 316. | 1 | null |
Thác Bạt Phổ Căn ( (?-316) là một thủ lĩnh của trung bộ Thác Bạt từ năm 305 đến 316, và đến năm 316 trở thành vua của nước Đại và là thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Thác Bạt (một nhánh của người Tiên Ti).
Ông là con trai của Thác Bạt Y Đà, và là anh em với Thác Bạt Hạ Nhục và Thác Bạt Hột Na.
Năm 305, ông kế vị phụ thân Thác Bạt Y Đà làm thủ lĩnh của trung bộ Tiên Ti, dưới quyền Thác Bạt Y Lô, khi đó đang là Đại công. Năm 316, Thác Bạt Y Lô, lúc này đã có tước hiệu Đại vương, bị con trai cả là Thác Bạt Lục Tu (拓跋六修) giết chết, Thác Bạt Phổ Căn hay tin đã dẫn quân tấn công và giết chết Thác Bạt Lục Tu, sau đó kế vị Thác Bạt Y Lô trở thành Đại vương. Tuy nhiên, trong bối cảnh Thác Bạt Y Lô qua đời, nhiều lực lượng người Hán và Ô Hoàn do Thác Bạt Y Lô chỉ huy đã bỏ nước Đại và trung thành với viên quan Lưu Côn (劉琨) của nhà Tấn. Thác Bạt Phổ Căn đã qua đời vài tháng sau đó và kế vị là người con trai sơ sinh của ông (chưa có hoặc không bao giờ có tên). | 1 | null |
Thác Bạt Úc Luật (, ?-321) là một người cai trị của nước Đại vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc từ năm 316 đến 321, thủ lĩnh tối cao của bộc lạc Thác Bạt của người Tiên Ti.
Ông là con trai của Thác Bạt Phất (拓跋弗), là cha của Thác Bạt Ế Hòe và Thác Bạt Thập Dực Kiền. Năm 310, Thác Bạt Úc Luật nhận lệnh của Thác Bạt Y Lô đến trợ giúp Lưu Côn (劉琨), thứ sử Tĩnh Châu (并州) (nay là tỉnh Sơn Tây) để đánh thủ lĩnh Lưu Hổ (劉虎) của bộ lạc Thiết Phất của người Hung Nô. Năm 316, Thác Bạt Úc Luật trở thành Đại vương sau cái chết của một người con trai nhỏ tuổi của Thác Bạt Phổ Căn. Năm 318, ông đánh bại thủ lĩnh Lưu Hổ của Thiết Phất bộ và cũng chiếm được một số lãnh thổ từ tay người Ô Tôn. Năm 321 ông bị giết chết trong một cuộc chính biến do một người anh em họ tên là Thác Bạt Hạ Nhục tiến hành, Thốc Phát Hạ Nhục sau đó kế vị làm Đại vương.
Thác Bạt Úc Luật có ít nhất hai con gái: một kết hôn với thủ lĩnh Hạ Hột (贺纥) của bộ lạc Hạ Lan, một người sinh ra Lưu Khố Nhân (劉庫仁) thủ lĩnh tương lai của Độc Cô bộ.
Sau khi Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê đăng cơ, ông đã truy thụy cho Thác Bạt Úc Luật là "Bình Văn Hoàng đế" (平文皇帝), sau truy tôn miếu hiệu "Thái Tổ" (太祖) | 1 | null |
Thác Bạt Ế Hòe () (?-338), là một thủ lĩnh tối cáo của người Tiên Ti và là vua của nước nước Đại vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ năm 329 đến 335 và một lần nữa từ năm 337 đến 338. Ông là con trai của Thác Bạt Úc Luật và là cháu trai của Thác Bạt Hột Na.
Khi Thác Bạt Hột Na đang là Đại vương, Thác Bạt Ế Hòe cư trú tại Hạ Lan bộ của cữu phụ Hạ Lan Ái Đầu (賀蘭藹頭). Năm 327, Thác Bạt Hột Na lệnh cho Hạ Lan Ái Đầu Thác Bạt Ế Hòe cho mình, song Hạ Lan Ái Đầu đã không làm theo, Thác Bạt Hột Na bèn liên hiệp với Vũ Văn bộ để tiến đánh Hạ Lan bộ song không thể có được chiến thắng. Năm 329, Hạ Lan Ái Đầu cùng với các tù trưởng khác cùng nhau lập Thác Bạt Ế Hòe làm Đại vương, Thác Bạt Hột Na không thể chống lại, đã đào thoát đến Vũ Văn bộ. Thác Bạt Ế Hòa phái em trai là Thác Bạt Thập Dực Kiền đến Hậu Triệu làm con tim để thỉnh hòa.
Năm 335, Thác Bạt Ế Hòe dựa vào việc cữu phụ Hạ Lan Ái Đầu bất kính nên đã giết chết, do đó các bộ lạc khác tiến hành binh biến, lúc này Thác Bạt Hột Na từ Vũ Văn bộ trở về, lại được ủng hộ lên ngôi Đại vương, Thác Bạt Ế Hòe phải chạy trốn đến Hậu Triệu, được Hậu Triệu ủng hộ. Năm 337, Thác Bạt Ế Hòe được tướng Lý Mục (李穆) của Hậu Triệu bạo hộ đi đến kinh thành Đại Ninh (大寧, nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc) của Đại, các thuộc hạ cũ của Thác Bạt Ế Hòe lần lượt quy phục, Thác Bạt Hột Na do vậy lại phải chạy đến Tiền Yên. Sau đó Thác Bạt Ế Hòe lại cho xây Thịnh Lạc (盛樂, nay thuộc Horinger, Nội Mông để làm thủ đô.
Năm 338, Thác Bạt Ế Hòe qua đời, để lại di mệnh muốn Thác Bạt Thập Dực Kiền (khi đó đang ở Hậu Triệu) kế vị làm Đại vương. Thác Bạt Ế Hòe là một trong các tổ tiên của Thác Bạt Khuê, sau khi Thác Bạt Khuê xưng đế, trở thành Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, ông ta đã truy phong thụy thiệu cho Thác Bạt Ế Hòe là Liệt Hoàng đế (烈皇帝) | 1 | null |
Thác Bạt Hột Na (), không rõ năm sinh và mất, là một Đại vương của nước Đại và thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Thác Bạt của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ năm 325 đến 329 và từ năm 335 đến 337. Ông là con trai của Thác Bạt Y Đà và là em trai của Thác Bạt Hạ Nhục. Năm 325, Thác Bạt Hạ Nhục qua đời, Thác Bạt Hột Na lên kế vị.
Năm 327, Trung Sơn công Thạch Hổ của Hậu Triệu phái quân tấn công Thác Bạt Hột Na, Thác Bạt Hột Na bại trận phải dời thủ phủ đến Đại Ninh (大寧, nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc). Năm 329, Hạ Lan bộ và các tù trưởng khác cùng nhau lập con trai của một người anh em họ của Thác Bạt Hột Na là Thác Bạt Ế Hòe lên làm Đại vương. Thác Bạt Hột Na đào thoát đến Vũ Văn bộ.
Năm 335, Thác Bạt Ế Hòe giết chết cữu phụ là Hạ La Ái Đầu (賀蘭藹頭), tức tù trưởng của Hạ Lan bộ, các bộ lạc do vậy đã nổi loạn, Thác Bạt Hột Na từ Vũ Văn bộ trở về, lại được ủng hộ lên làm Đại vương, Thác Bạt Ế Hòe đào thoát đến Hậu Triệu. Năm 337, Thác Bạt Ế Hòe được tướng Lý Mục (李穆) của Hậu Triệu hộ tống về Đại Ninh, các thuộc hạ cũ của Thác Bạt Ế Hòe lần lượt quy phục, Thác Bạt Hột Na lại phải chạy đến Tiền Yên, sau đó không rõ tung tích.
Thác Bạt Hột Na là một trong số các tổ tiên của Thác Bạt Khuê. Thác Bạt Khuê sau khi xưng đế, trở thành Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Hột Na là Dương Hoàng đế (煬皇帝). | 1 | null |
Thác Bạt Hạ Nhục () (?-325) là một vua của nước Đại và thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Thác Bạt của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông làm Đại vương từ năm 321 đến 325. Ông là con trai của Thác Bạt Y Đà, và là anh em với Thác Bạt Phổ Căn và Thác Bạt Hột Na.
Năm 321, khi một người anh em họ tên là Thác Bạt Úc Luật đang trị vì, mẫu thân Duy thị của Thác Bạt Hạ Nhục đã tiến hành chính biến, giết chết Thác Bạt Úc Luật và đưa Thác Bạt Hạ Nhục lên ngôi. Đã có hàng chục các tù trưởng đã thiệt mạng trong cuộc chính biến này. Sau chính biến, Duy thị nắm quyền cai quản việc nước, đến năm 324 thì Thác Bạt Hạ Nhục thân chính. Sau đó, không ít bộ lạc vẫn chưa hoàn toàn thần phục, do vậy đã thiên cư đến Trúc Thành ở đông Mộc Căn sơn. Năm 325, Thác Bạt Hạ Nhục qua đời, em trai là Thác Bạt Hột Na lên kế vị.
Thác Bạt Hạ Nhục là một trong số các tổ tiên của Thác Bạt Khuê. Sau khi Thác Bạt Khuê xưng đế, trở thành Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, ông ta đã truy thụy cho Thác Bạt Hạ Nhục là Huệ hoàng đế (惠皇帝). | 1 | null |
Thác Bạt Thập Dực Kiền () (320-376), là một thủ lĩnh tối cao của người Tiên Ti và là vua của nước Đại vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ năm 338 đến năm 376. Thác Bạt Thập Dực Kiền là con trai thứ của Thác Bạt Úc Luật và là em trai của Thác Bạt Ế Hòe.
Năm 329, Thác Bạt Ế Hòe lên ngôi Đại vương, đã đưa Thác Bạt Thập Dực Kiền đến Hậu Triệu để làm con tin với mục đích thỉnh cầu hòa giải giữa hai bên. Năm 338, Thác Bạt Ế Hòe bệnh trọng, đã để lại di mệnh lập Thác Bạt Thập Dực Kiền làm người kế vị. Các tù trưởng bộ lạc do nghĩ rằng Thác Bạt Thập Dực Kiền khó mà có thể quay trở về từ Hậu Triệu, bèn ủng hộ em trai của Thác Bạt Thập Dực Kiền và Thác Bạt Cô (拓跋孤) lên ngôi. Thác Bạt Cô tuy vậy lại cự tuyệt và tự nguyện đến Hậu Triệu để làm con tim thay cho Thác Bạt thập Dực Kiền, Thiên vương Thạch Hổ của Hậu Triệu cảm kích trước điều này và đã cho cả hai hồi quốc. Vì vậy, khi Thác Bạt Thập Dực Kiền làm Đại vương ở Phồn Trì (繁峙, nay thuộc Hồn Nguyên, Sơn Tây) và đặt niên hiệu "Kiến Quốc", đã phân phong một nửa lãnh thổ cho Thác Bạt Cô. Năm Kiến Quốc thứ 3 (340), Thác Bạt Thập Dực Kiền thiên đô về Thịnh Lạc (盛樂, nay thuộc Horinger, Nội Mông).
Thác Bạt Thập Dực Kiền là người có cả hai đức tính can đảm và khôn ngoan, do vậy sự nghiệp của tổ tiên dần dần được phục hưng, ông bắt đầu thiết lập hàng quan phẩm, phân biệt quản lý chính vụ, luật lệ đơn giản, dân chúng an cư lạc nghiệp. Lãnh thổ phía đông từ Uế Mạch (nay là bắc bộ bán đảo Triều Tiên), nam đến Âm Sơn, bắc giáp sa mạc. Năm Kiến Quốc thứ 39 (376), Tiền Tần tấn công nước Đại, lúc này con trai của Thác Bạt Cô là Thác Bạt Cân vì không thể kế thừa chức vụ của cha nên trong lòng oán giận, do đó đã lừa thứ trưởng tử của Thác Bạt Thập Dực Kiền là Thác Bạt Thật Quân giết chết huynh đệ, Thác Bạt Thật Quân do vậy đã giết hết huynh đệ cùng phụ thân. Tiền Tần nhân lúc nước Đại có loạn nên đã phát động công kích, nước Đại diệt vong.
Năm 398, cháu của Thác Bạt Thập Dực Kiền là Thác Bạt Khuê đã xưng đế, trở thành Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế. Thác Bạt Khuê đã truy thụy cho Thác Bạt Thập Dực Kiền là Chiêu Thành Hoàng đế (昭成皇帝), miếu hiệu là Cao Tổ (高祖) | 1 | null |
Mộ Dung Hoằng () (?-384) là người sáng lập ra nước Tây Yên vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong số các con trai của hoàng đế Mộ Dung Tuấn của Tiền Yên và là em trai của hoàng đế Mộ Dung Vĩ của Hậu Yên.
Không rõ về thời điểm Mộ Dung Hoằng được sinh ra. Năm 359, ông được phong làm Tế Bắc vương. Sau khi Tiền Yên bị Tiền Tần tiêu diệt vào năm 370, ông cùng các anh em khác đã phong làm các quan địa phương của Tiền Tần. Năm 384, ông là một tướng cấp cao của thái thú quận Bắc Địa (北地, gần tương ứng với Đồng Xuyên, Thiểm Tây ngày nay).
Đầu năm đó, ông hay tin về việc thúc phụ Mộ Dung Thùy đã nổi loạn chống lại Tiền Tần trong bối cảnh Tiền Tần vừa đại bại trong trận Phì Thủy trước Đông Tấn vào năm 383. Ông đã bỏ trốn khỏi vị trí của mình và tập hợp được hàng nghìn binh sĩ người Tiên Ti và sau khi đánh bại tướng Cường Vĩnh (強永) của Tiền Tần, ông đã tự xưng là lãnh chỉ huy cấp cao và thứ sử Ung Châu (雍州, nay là trung bộ và bắc bộ Thiểm Tây), song vẫn chỉ xưng là Tế Bắc vương như hồi còn là thân vương của Tiền Yên.
Mộ Dung Hoằng, khi hay tin rằng em trai của Phù Kiên là Phù Duệ (苻叡) đã dẫn quân Tiền Tần đến đánh, ông đã muốn chạy trốn về phía đông để đến đất Yên của tổ tiên cùng với các binh sĩ người Tiên Ti. Thay vào đó, Phù Duệ lại từ chối lời đề nghị của phụ tá là Diêu Trường rằng hãy để Mộ Dung Hoằng rút quân, Phù Duệ đã cho cắt đường thoát của Mộ Dung Hoằng và tấn công, tuy nhiên, Mộ Dung Hoằng đã đánh bại và giết chết Phù Duệ. Trong khi đó, em trai của ông là Mộ Dung Xung cũng nổi loạn chống lại Tiền Tần, song sau một thất bại, ông ta đã hội quân với Mộ Dung Hoằng.
Mộ Dung Hoằng đã gửi một yêu cầu cho Phù Kiên để ông ta trao trả Mộ Dung Vĩ cho mình, hứa hẹn sẽ rời khỏi Quan Trung và không tấn công Tiền Tần nếu yêu cầu được thực hiện. Phù Kiên triệu Mộ Dung Vĩ đến và quở trách, song Phù Kiên đã tha cho Mộ Dung Vĩ khi Mộ Dung Vĩ cam kết trung thành. Phù Kiên cũng lệnh cho Mộ Dung Vĩ viết một lá thư cho Mộ Dung Thùy, Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung để thúc giục họ đầu hàng. Tuy nhiên, Mộ Dung Vĩ cũng cử một người đưa tin bí mật đến cho Mộ Dung Hoằng, chuyển lời rằng:
Mộ Dung Vĩnh cũng thúc giục Mộ Dung Hoằng hãy chuẩn bị xưng đế nếu hay tin Phù Kiên đã xử tử ông ta. Mộ Dung Hoằng do đó đã tiến về Trường An và chính thức tuyệt giao với Tiền Tần với việc cải nguyên niên hiệu. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 384, chiến lược gia Cao Cái (高蓋) của ông và một số thuộc hạ khác đã cảm thấy rằng danh tiếng của Mộ Dung Hoằng không lớn bằng Mộ Dung Xung, và rằng Mộ Dung Hoằng trừng phạt cấp dưới quá khắc nghiệt, vậy nên họ đã giết chết Mộ Dung Hoằng và ủng hộ Mộ Dung Xung lên kế vị. | 1 | null |
Mộ Dung Xung () (359–386), gọi theo thụy hiệu là (Tây) Yên Uy Đế ((西)燕威帝), là vua thứ 2 nước Tây Yên vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong các con trai của hoàng đế Mộ Dung Tuấn của Tiền Yên và là em trai của hoàng đế Hậu Yên Mộ Dung Vĩ.
Năm 368, sau khi thúc phụ Mộ Dung Khác (慕容恪), người nhiếp chính cho Mộ Dung Vĩ, qua đời vào năm 367, Mộ Dung Xung kế vị Mộ Dung Khác trong vai trò chỉ huy quân lính, song không có bằng chứng về việc ông thực sự chỉ huy quân đội. Sau khi Tiền Yên bị Tiền Tần tiêu diệt vào năm 370, ông cùng các huynh đệ trở thành các quan lại địa phương trong đế chế của Tiền Tần. Các tư liệu lịch sử cho thấy rằng ông đã có một mối quan hệ nam sắc với hoàng đế Phù Kiên của Tiền Tần và sự sủng ái mà Phù Kiên dành cho ông và chị gái ông (Mộ Dung phi) là điều được bàn tán ở kinh đô Trường An của Tiền Tần.
Năm 384, ông là thái thú ở quận Bình Dương (平陽, gần tương ứng với Lâm Phần, Sơn Tây ngày nay). Khi ông nghe tin rằng thúc phụ Mộ Dung Thùy và anh trai ông là Mộ Dung Hoằng đã nổi dậy chống Tiền Tần trong bối cảnh Tiền Tần đại bại trong trận Phì Thùy vào năm 383, ông cũng đã nổi dậy. Ngay sau đó, ông bị tướng Đậu Xung (竇衝) của Tiền Tần đánh bại, và ông phải đến chỗ anh trai Mộ Dung Hoằng.
Vào mùa hè năm 384, khi Mộ Dung Hoằng tiến về Trường An, chiến lược gia của Mộ Dung Hoằng là Cao Cái (高蓋) và các thuộc cấp khác cảm thấy rằng danh tiếng của Mộ Dung Hoằng không lớn bằng của Mộ Dung Xung, và Mộ Dung Hoằng trừng phạt cấp dưới quá khắc nghiệt. Do vậy, họ đã giết chết Mộ Dung Hoằng và ủng hộ Mộ Dung Xung lên làm lãnh đạo mới. Do Mộ Dung Vĩ lúc này vẫn bị Tiền Tần cầm giữ tại Trường An, Mộ Dung Xung chỉ lấy tước hiệu thái tử. Phù Kiên sau đó đã đề nghị hòa bình với ông với sắc thái nhục dục một cách rõ ràng, Phù Kiên gửi cho ông một chiếc áo choàng và một lời nhắn nhắc nhở ông về mối quan hệ cá nhân của họ, song Mộ Dung Xung đã từ chối đàm phán.
Khoảng tết năm 385, Mộ Dung Vĩ và một người họ hàng tên là Mộ Dung Túc (慕容肅) đã tổ chức những nam giới là người Tiên Ti tại Trường An và chuẩn bị phát động một cuộc nổi dậy để hội quân với Mộ Dung Xung, song sau khi Phù Kiên phát hiện ra âm mưu của họ, Phù Kiên đã cho xử tử cả hai người và cho thảm sát người Tiên Ti trong thành.
Khi hay tin về cái chết của anh trai, Mộ Dung Xung đã xưng đế. Sau đó, ông trở nên thất thường và trao thưởng hay trách phạt theo ý thích cá nhân của mình. Tuy nhiên, ông đã bao vây được Trường An, và thành này nhanh chóng rơi vào một nạn đói khủng khiếp. Ông cũng cho phép các binh sĩ của mình đi cướp phá vùng Quan Trung theo ý muốn. Vào mùa hè năm 385, Phù Kiên đã bất thình lình ra khỏi thành để tìm kiếm nguồn lương thực nhằm làm giảm căng thẳng cho Trường An, ông ta để lại thái tử Phù Hoành (苻宏) giữ thành song ngay sau khi Phù Kiên đi khỏi, thành đã thất thủ trước quân của Mộ Dung Xung, còn Phù Hoành thì chạy trốn.
Mặc dù những người dân Tiên Ti của ông mong muốn được trở về quê hương ở phía đông, Mộ Dung Xung lại quyết định định cư tại Trường An do ông thích thành này và cũng do ông lo sợ trước thúc phụ Mộ Dung Thùy, người khi đó đã lập ra nước Hậu Yên. Vì thế, ông tìm cách để người dân của mình cũng lựa chọn định cư, song họ đã bực bội trước quyết định của ông. Vào mùa xuân năm 386, tướng Hàn Diên (韓延) đã ám sát ông trong một cuộc chính biến và ủng hộ một tướng khác là Đoàn Tùy lên làm Yên vương. | 1 | null |
Đoàn Tùy () (?-386) là vua thứ 3 nước Tây Yên của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông chỉ trị vì trong một thời gian ngắn ngủi và không phải là một thành viên của gia tộc Mộ Dung, hoàng tộc của Tiền Yên.
Ông nguyên là một tướng dưới quyền hoàng đế Mộ Dung Xung. Do người dân Tây Yên muốn trở về quê hương ở phía đông song sau khi chiếm được kinh thành Trường An của Tiền Tần, Mộ Dung Xung lại muốn định cư tại Trường An, chống lại ý nguyện của người dân. Vào mùa xuân năm 386, tướng Hàn Diên (韓延) đã ám sát Mộ Dung Xung trong một cuộc chính biến và ủng hộ Đoàn Tùy lên làm Yên vương. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau đó, các quan Mộ Dung Hằng (慕容恆) và Mộ Dung Vĩnh đã phục kích Đoàn Tùy và giết chết ông. Họ ủng hộ Mộ Dung Nghĩ, là con trai của Nghi Đô vương Mộ Dung Hoàn (慕容桓) dưới thời Tiền Yên lên làm Yên vương mới. | 1 | null |
Mộ Dung Dao () (?-386), Ngụy thư ghi là Mộ Dung Vọng (慕容望) là vua thứ 5 nước Tây Yên của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của hoàng đế Mộ Dung Xung, Mộ Dung Xung là con trai của hoàng đế Mộ Dung Tuấn của Tiền Yên.
Mộ Dung Xung bị tướng Hàn Diên (韓延) giết chết vào năm 386 do Mộ Dung Xung muốn ở lại Trường An và chống lại nguyện vọng muốn trở về quê nhà ở phía đông của người dân. Tiếp đó là hai người cai trị ngắn ngủi là Đoàn Tùy và Mộ Dung Nghĩ, song sau khi Mộ Dung Thao (慕容韜) giết chết Mộ Dung Nghĩ, Mộ Dung Hằng (慕容恆), người không ủng hộ các hành động của em trai Mộ Dung Thao, đã ủng hộ Mộ Dung Dao làm hoàng đế mới. Tuy nhiên, người dân không ủng hộ Mộ Dung Dao và quay sang ủng hộ tướng Mộ Dung Vĩnh, Mộ Dung Vĩnh sau đó đã giết chết Mộ Dung Dao trong một cuộc chính biến và đưa Mộ Dung Trung lên thay thế. Mộ Dung Trung là con trai của người khai quốc Tây Yên, Tế Bắc vương Mộ Dung Hoằng. | 1 | null |
Mộ Dung Nghĩ () (?-386) là vua thứ 4 nước Tây Yên của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong số các con trai của Nghi Đô vương Mộ Dung Hoàn (慕容桓), Mộ Dung Hoàn là con trai của hoàng đế khai quốc Tiền Yên Mộ Dung Hoảng.
Năm 386, sau khi người cai trị tạm thời là Đoàn Tùy bị Mộ Dung Hằng (慕容恆) và Mộ Dung Vĩnh phục kích và giết chết, họ đã ủng hộ Mộ Dung Nghĩ lên làm Yên vương. Người dân Tây Yên, gồm 40 vạn người cả nam lẫn nữ, sau đó đã từ bỏ Trường An (vồn là kinh đô của Tiền Tần song đã bị vua Mộ Dung Xung của Tây Yên chiếm được trước đó) và tiến về phía đông để trở về quê hương. Tuy nhiên, trên hành trình, anh em của Mộ Dung Hằng là Mộ Dung Thao (慕容韜) đã giết chết Mộ Dung Nghĩa tại Lâm Tấn (臨晉, nay thuộc Vị Nam, Thiểm Tây). Thay thế Mộ Dung Nghĩa là một con trai của Mộ Dung Xung tên là Mộ Dung Dao. | 1 | null |
Mộ Dung Trung () (?-386) là vua thứ 6 nước Tây Yên của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của người sáng lập nên Tây Yên, Tế Bắc vương Mộ Dung Hoằng, Mộ Dung Hoằng là con trai của hoàng đế Mộ Dung Tuấn của Tiền Yên.
Trước đó, đã có tới bốn người cai trị của Tây Yên bị giết chết chỉ trong năm 386, Mộ Dung Trung được tướng Mộ Dung Vĩnh lập làm hoàng đế sau khi Mộ Dung Vĩnh giết chết Mộ Dung Dao. Mộ Dung Trung trao cho Mộ Dung Vĩnh quyền thống lĩnh quân đội và lập ông ta làm Hà Đông công.
Lúc này, người dân Tây Yên đang trên hành trình di cư từ Trường An (kinh đô của Tiền Tần, đã bị Tây Yên chiếm năm 385 song Tây Yên đã bỏ thành vào đầu năm 386 vì họ muốn di cư về quê hương ở phía đông). Sau khi Mộ Dung Trung trở thành hoàng đế, người dân của ông đã tiếp cận được Văn Hỉ (聞喜, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây) và khi họ nghe được tin rằng Mộ Dung Thùy đã lập nước Hậu Yên và xưng đế, họ đã do dự trong việc có nên tiến xa hơn hay không, và xây thành Yên Hi (燕熙) tại Văn Hỉ để làm đại bản doanh tạm thời.
Chỉ ba tháng sau khi trở thành hoàng đế, Mộ Dung Trung đã bị ám sát trong một cuộc chính biến của tướng Điêu Vân (刁雲), người này sau đó ủng hộ Mộ Dung Vĩnh lên làm lãnh đạo. | 1 | null |
Mộ Dung Vĩnh () (?-394), tên tự Thúc Minh (叔明), là vua thứ 7 và cũng là vua cuối cùng của nước Tây Yên vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là cháu nội của Mộ Dung Vận (慕容運), Mộ Dung Vận là thúc phụ của hoàng đế khai quốc Tiền Yên Mộ Dung Hoảng. Là một thành viên trong hoàng tộc Tiền Yên, ông đã bị buộc phải đến Quan Trung, tức vùng kinh đô của Tiền Tần khi Tiền Tần tiêu diệt Tiền Yên vào năm 370. Ông được thuật lại là phải sống trong cảnh nghèo khó, và ông cùng phu nhân phải sinh sống bằng côn việc bán giày.
Mộ Dung Vĩnh có lẽ đã trở thành một tướng của Tây Yên vào năm 384, khi hai thủ lĩnh Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung nổi dậy chống lại Tiền Tần. Tuy nhiên, sử liệu đầu tiên nói về các hoạt động của ông là vào năm 386, tức sau khi Mộ Dung Xung bị tướng Hàn Diên (韓延) ám sát và Đoàn Tùy lên làm thủ lĩnh, Mộ Dung Vĩnh cùng một tướng khác là Mộ Dung Hằng (慕容恆) đã cùng tấn công và giết chết Đoàn Tùy, đưa Mộ Dung Nghĩ lên thay thế. Người Tiên Ti sau đó rời bỏ Trường An, kinh đô của Tiền Tần trước đây, và tiến về phía đông để trở lại quê hương. Tuy nhiên, ngay sau đó em trai của Mộ Dung Hằng là Mộ Dung Thao (慕容韜) đã giết chết Mộ Dung Nghĩ, còn Mộ Dung Hằng thì ủng hộ con trai của Mộ Dung Xung là Mộ Dung Dao trở thành thủ lĩnh mới. Mộ Dung Vĩnh cùng với tướng Điêu Vân (刁雲) tấn công Mộ Dung Thao va buộc người này phải chạy trốn đến chỗ Mộ Dung Hằng. Cùng tháng, Mộ Dung Vĩnh giết chết Mộ Dung Dao và đưa con trai của Mộ Dung Hoằng là Mộ Dung Trung lên thay thế.
Tuy nhiên, ba tháng sau đó, Điêu Vân đã giết chết Mộ Dung Trung và ủng hộ Mộ Dung Vĩnh kế vị. Mộ Dung Vĩnh xưng là Hà Đông vương và tìm cách trở thành một chư hầu của Hậu Yên (lúc này do Mộ Dung Thùy cai trị). Mộ Dung Vĩnh cũng cố gắng thương lượng với hoàng đế Phù Phi của Tiền Tần để Phù Phi cho Tây Yên một con đường trở về phía đông, tuy nhiên, Phì Phi đã từ chối và cố chặn đường quân Tây Yên. Mộ Dung Vĩnh đã đánh bại Phù Phi và giết chết thừa tướng Vương Vĩnh (王永) và tướng Thư Cừ Câu Thạch Tử (沮渠俱石子) của Tiền Tần, và trong khi Phù Phi chạy trốn, Mộ Dung Vĩnh đã bắt được hầu hết triều thần cùng với Dương Hoàng hậu. Phì Phi ngay sau đó đã chết dưới tay tướng Phùng Cai (馮該) của Đông Tấn.
Mộ Dung Vĩnh chiếm được lãnh thổ của Phù Phi (gần tương ứng với trung bộ và nam bộ Sơn Tây hiện nay), lập đô tại Trường Tử (長子, nay thuộc Trường Trị, Sơn Tây). Mộ Dung Vĩnh cũng xưng đế tại đây và do đó đã đoạn tuyệt với Mộ Dung Thùy. Ông đã sẵn lòng lập Dương Hoàng hậu của Phù Phi làm phi tần, song bà lại cố dùng một thanh kiếm để giết ông, vì vậy ông đã cho xử tử bà. Do lo ngại cho tính mạng của mình, con trai của Mộ Dung Thùy là Mộ Dung Nhu (慕容柔) và các cháu nội Mộ Dung Thịnh và Mộ Dung Hội, cũng tham gia cuộc di cư của Tây Yên, đã chạy trốn đến kinh thành Trung Sơn (中山, nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc) của Hậu Yên. Vào năm 387 hay 388, Mộ Dung Vĩnh đã cho thảm sát tất cả các hậu duệ của Mộ Dung Thùy và Mộ Dung Tuấn tại Tây Yên.
Mộ Dung Thùy lúc định cư tại Trường Tử đã tiến hành một số chiến dịch và dường như hài lòng với lãnh địa mà mình đang nắm giữ. Năm 387, ông giao chiến trong một thời gian ngắn với hoàng đế Diêu Trường của Hậu Tần, song không tấn công Diêu Trường một cách nghiêm trọng. Năm 390, ông tiến về thành Lạc Dương của Đông Tấn, song tướng Đông Tấn là Chu Tư (朱序) đã đánh bại ông và buộc ông phải lui quân. Ông lại tấn công Lạc Dương vào năm 391 và lần này lại bị quân Đông Tấn đẩy lùi.
Năm 392, thủ lĩnh Đinh Linh là Địch Chiêu (cha của Trạch Chiêu là Địch Liêu vài năm trước đó đã nổi loạn chống lại Hậu Yên và xưng là "Thiên vương" rồi lập ra nước Địch Ngụy) bị Mộ Dung Thùy bao vây tại kinh thành Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam), và ông ta đã tìm kiếm trợ giúp của Mộ Dung Vĩnh. Tuy nhiên, Mộ Dung Vĩnh lại muốn cho hai bên đánh nhau để Tây Yên có thể đắc lợi nên đã từ chối viện trợ. Tuy vậy, ông không biết được rằng Mộ Dung Thùy có tiềm lực vượt trội so với Địch Chiêu và ông ta đã đè bẹp được Địch Ngụy một cách dễ dàng. Địch Chiêu sau đó chạy đến Tây Yên và được phong tước vương, tuy nhiên một năm sau đó, do nghi ngờ Địch Chiêu làm phản nên Mộ Dung Vĩnh đã giết chết Địch Chiêu.
Năm 393, Mộ Dung Thùy nghe lời khuyên của hoàng đệ Mộ Dung Đức nên đã quyết định tấn công Mộ Dung Vĩnh để chấm dứt các ngờ vực về tính kế thừa hoàng vị Tiền Yên. Vào đầu năm 394, ông ta đã cho quân đội ở vào tư thế sẵn sàng chiến đầu, song đã không tấn công trong vài tháng sau đó. Mộ Dung Vĩnh nghĩ rằng Mộ Dung Vĩnh sẽ tiến hành một cuộc tấn công đầy mưu mô và đã cố gắng để đoán ra, song Mộ Dung Thùy sau đó lại tiến công theo ba lộ khác nhau, bản thân Mộ Dung Thùy dẫn đại quân tiến về Trường Tử. Mộ Dung Vĩnh đích thân giao chiến với Mộ Dung Thùy song đã thất bại và phải chạy về Trường Tử để thủ thành. Mộ Dung Vĩnh cũng tìm kiếm trợ giúp từ Đông Tấn và Bắc Ngụy, song trước khi quân Đông Tấn và Bắc Ngụy có thể đến nơi thì Trường Tử đã thất thủ, Mộ Dung Thùy đã bắt và giết chết Mộ Dung Vĩnh. Tây Yên diệt vong và lãnh thổ của nước này được sáp nhập vào Hậu Yên. | 1 | null |
Các quần đảo trên Biển Đông bao gồm trên 250 cấu trúc địa lý có diện tích khoảng 1 km² gồm các đảo san hô/cồn cát, rạn san hô, rạn san hô vòng, bãi cạn và bãi ngầm trong Biển Đông, phần lớn không có người sinh sống, đa phần bị ngập trong nước biển khi triều cường, một số nằm ngầm dưới mặt nước. Các cấu trúc này được chia làm 3 nhóm quần đảo, cùng bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough:
Khu vực này được cho là có nhiều nguồn mỏ, khí tự nhiên và dầu mỏ tại các đảo và vùng đáy biển lân cận, cũng như giàu sản lượng ngư nghiệp vốn là nguồn thức ăn truyền thống của các quốc gia có tranh chấp. Trong thế kỷ XX, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc mà không đưa ra giải quyết rõ ràng về chủ quyền trên các đảo và vùng biển, cũng như vì các lý do kinh tế, chính trị và vận chuyển đường thủy, nên việc kiểm soát các cấu trúc này trở nên quan trọng, đặc biện là tại Trường Sa, là nơi xảy ra các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, kể từ giữa thế kỷ XX trở lại đây. Các quốc gia có tranh chấp hiện chiếm giữ một phần các đảo và cấu trúc trên biển. (xem thêm Tranh chấp chủ quyền Biển Đông) | 1 | null |
Phạm Văn Bạch (1910 – 1986), tên thường gọi là Hai Bạch, là Giáo sư, Luật sư, ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Phó chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, Ủy viên chủ tịch đoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiểu sử.
Phạm Văn Bạch sinh ngày 18-6-1910 tại Khánh Lộc, tỉnh Trà Vinh. Cha ông là cụ Phạm Văn Phó (Tự là Trương Văn Phó, vị trí là trắc địa sư), cụ bà Phó là con của Đốc Phủ Sứ tỉnh trưởng Gia Định (Trần Quảng Nhã)
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 18 tuổi, Phạm Văn Bạch được gia đình cho đi du học tại khoa Luật Trường Đại học Lyon-Pháp. Năm 22 tuổi, Phạm Văn Bạch đỗ Cử nhân Luật và Cử nhân Triết học. Năm 1936, ông đỗ Tiến sĩ Luật tại trường Đại học Lyon với luận án ""Hiến pháp Xô Viết và thực tiễn Xô Viết - giải pháp đúng đắn cho vấn đề dân tộc và giai cấp".
Năm 1936, sau khi đỗ Tiến sĩ Luật học tại Trường Đại học Lyon, ông về Việt Nam, hành nghề luật sư và dạy học ở Thành phố Cần Thơ. Ông liên lạc với các tổ chức kháng chiến đóng trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.
Tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giao cho các nhân sĩ, trí thức yêu nước giữ nhiệm vụ quan trọng trong các ủy ban kháng chiến hành chính, luật sư Phạm Văn Bạch được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ thay ông Trần Văn Giàu, chức vụ cao nhất trong bộ máy chính quyền cách mạng lúc đó. Phó Chủ tịch Ủy ban là Luật sư Phạm Ngọc Thuần.
Tháng 9 năm 1945, khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ bùng nổ, ông rời Sài Gòn ra bưng biền tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Năm 1954, luật sư Phạm Văn Bạch được lệnh tập kết ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới theo tinh thần Hiệp định Genève. Tháng 9 năm 1954, ông được cử giữ chức vụ Phó ban Miền Nam của Trung ương Đảng; từ tháng 1 năm 1955 đến tháng 6 năm 1957 là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm Phó ban Quan hệ Bắc Nam của Chính phủ. Từ tháng 6 năm 1957 đến tháng 9 năm 1959, ông là Thứ trưởng Phủ Thủ tướng, kiêm Ủy viên Ủy ban kiện toàn tổ chức Trung ương của Chính phủ.
Từ tháng 5 năm 1959 ông kế nhiệm ông Trần Công Tường giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đến tháng 5 năm 1981. Thời gian này, với vốn tri thức về công pháp quốc tế, ông được giao phụ trách cơ quan tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đã can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Ông Bạch lập Tòa án quốc tế lên án quân đội Mỹ tàn sát nhân dân Việt Nam. Đặc biệt nhờ uy tín của mình, ông Phạm Văn Bạch đã thu hút được nhiều nhân vật tiếng tăm thế giới tham gia Tòa án quốc tế tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ như nhà văn Jean Paul Sartre.
Từ tháng 5 năm 1983 ông là thành viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và được bổ nhiệm chức vụ thành viên Đoàn Chủ tịch.
Ông mất ngày 8 tháng 3 năm 1986 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 77 tuổi.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.
Tiến sĩ Luật học Phạm Văn Bạch là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đầu tiên của Việt Nam. Ông giữ cương vị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao trong 21 năm (1959-1980). Hồi ký của ông đăng trên Báo Nhân dân tháng 8 năm 1982 kể: "Có những vụ án khi giám đốc xét và xử cuối cùng, Tòa án nhân dân Tối cao phát hiện ra những tình tiết mới chứng minh không thể chối cãi rằng: người đã bị lên án là không có tội, hoặc đáng được khoan hồng, hoặc khẳng định được kẻ bị kết án đúng là đã phạm tội. Theo đó mà bản án được sửa chữa hoặc bổ sung. Còn nhớ trong một vụ án, tôi đã tìm ra kẻ nguyên cáo chính ra phải là bị cáo và như thế vì công lý, vụ án đã đảo ngược…"" Sau vụ án này, một cụ già đã làm thơ ca ngợi công lý gửi tặng Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Phạm Văn Bạch. | 1 | null |
Âu Dương Ngỗi (, 498 – 563), tên tự là Tĩnh Thế, người Lâm Tương, Trường Sa, Đàm Châu, quan viên, tướng lĩnh cuối Lương đầu Trần vào thời Nam Bắc Triều trong lịch sử Trung Quốc.
Thời nhà Lương.
Xuất thân.
Ngỗi xuất thân là dòng dõi hào tộc trong quận. Ông nội là Cảnh Đạt, làm thị trung trong châu; cha là Tăng Bảo, đảm nhiệm Đồn kỵ hiệu úy. Ông từ nhỏ thành thật chất phác, lại có khả năng phân tích suy xét, nói được làm được mà nổi tiếng khắp một dải Thanh, Dự của Lĩnh Nam.
Sau khi cha mất, ông thương khóc đến nỗi gầy rạc đi, rồi chia hết gia sản cho các anh trai. Châu phủ nhiều lần mời gọi, ông đều không nhận lời, lại dựng 1 căn chòi đơn sơ bên sườn Lộc Sơn, chuyên tâm học tập. Năm 30 tuổi, anh trai cưỡng bách ra làm quan, bèn nhận chức Tín Vũ phủ Trung binh tham quân, sau lại thăng nhiệm Bình tây Thiệu Lăng vương Trung binh tham quân sự.
Trước loạn Hầu Cảnh.
Tả vệ tướng quân nhà Lương là Lan Khâm thuở thiếu thời cùng Ngỗi có quen biết. Vì thế ông rất hay theo Khâm đi đánh dẹp. Lan Khâm nắm quyền Hành Châu, bèn nhiệm mệnh Ngỗi làm Thanh Viễn thái thú. Lan Khâm chinh thảo người Man, bắt được Trần Văn Triệt, Ngỗi có công tham gia, trở về được đảm nhiệm Trực hợp tướng quân. Sau đó được nhiệm mệnh làm Thiên Môn thái thú. Ở Thiên Môn, Ngỗi chinh thảo người Man có công, thứ sử Lư Lăng Vương Tiêu Tục rất đỗi tán thưởng, mời ông đến làm tân khách.
Khi Lan Khâm chinh thảo Giao Châu, lại xin cho Ngỗi đi cùng. Ông ta qua khỏi Ngũ Lĩnh thì bệnh mất. Bấy giờ Ngỗi lại được nhiệm mệnh làm Lâm Hạ nội sử. Ông dâng biểu xin đưa linh cữu của Lan Khâm về kinh đô, rồi mới đi nhận chức.
Khi Ngỗi trên đường đến nhiệm sở, tại biên giới Hành Châu có hơn 50 bộ lạc không chịu quy phụ, thánh chỉ mệnh lệnh Hành Châu thứ sử Vi Sán tiến hành chinh thảo. Vi Sán ủy nhiệm ông làm Đô đốc. Ông bình định tất cả các bộ lạc ấy. Vi Sán tâu lên Lương Vũ Đế, ca ngợi Ngỗi trung thành giỏi giang, Đế hạ chiếu thư biểu dương tưởng thưởng, theo đó thăng nhiệm cho ông làm Siêu vũ tướng quân, tiến hành chinh thảo sơn tặc của 2 châu Quảng, Hành.
Trong loạn Hầu Cảnh.
Khi Hầu Cảnh làm phản, Vi Sán tự xin giải trừ chức vụ để quay về kinh đô thảo phạt, rồi dùng Ngỗi coi việc Hành Châu. Sau khi kinh thành thất thủ, các châu ở Lĩnh Nam thôn tính lẫn nhau. Em trai Lan Khâm là Cao Châu thứ sử (tiền nhiệm) Lan Dụ đánh chiếm quận Thủy Hưng, phái sứ giả đến lôi kéo Ngỗi. Ông không đồng ý, tỏ ý trách Dụ không phò tá quốc nạn, mà lại có ý đồ riêng. Gặp lúc Trần Bá Tiên muốn lên phía bắc cứu viện kinh đô, Ngỗi dốc lòng kết giao và cậy nhờ ông ta. Lan Dụ tiến đánh ông, Bá Tiên đến cứu.
Sau khi Dụ thất bại, Trần Bá Tiên phái Vương Hoài Minh làm Hành Châu thứ sử, thăng nhiệm cho Ngỗi làm Thủy Hưng nội sử. Khi Trần Bá Tiên thảo phạt Thái Lộ Dưỡng, Lý Thiên Sĩ, Ngỗi lĩnh binh vượt Ngũ Lĩnh, giúp đỡ Bá Tiên.
Sau loạn Hầu Cảnh.
Loạn Hầu Cảnh dẹp xong, Ngỗi có công, Tương Đông Vương Tiêu Dịch đổi quận Thủy Hưng làm Đông Hành Châu, rồi nhiệm mệnh ông làm Trì tiết, Thông trực tán kỵ thường thị, Đô đốc Đông Hành Châu chư quân sự, Vân huy tướng quân, Đông Hành Châu thứ sử, trở về được phong Tân Phong huyện bá, thực ấp 400 hộ.
Lương Nguyên Đế trong lúc trò chuyện đề nghị các quan viên trong triều tiến cử hiền tài, không ai đáp lại. Nguyên Đế nói: "Âu Dương Ngỗi công chánh lại có tài xoay chuyển cục diện nguy khó, chỉ sợ Quảng Châu không chịu để ông ta đến kinh thành." Vì thế nhiệm mệnh ông làm Vũ Châu thứ sử, không lâu sau lại nhiệm mệnh làm Dĩnh Châu thứ sử, muốn để ông rời khỏi Lĩnh Nam đi nhiệm chức, nhưng Tiêu Bột giữ lại, khiến Ngỗi không thể lên đường. Không lâu sau triều đình lại nhiệm mệnh ông làm Sứ trì tiết, Tán kỵ thường thị, Đô đốc Hành Châu chư quân sự, Trung vũ tướng quân, Hành Châu thứ sử, tiến phong Thủy Hưng huyện hầu.
Lương Nguyên Đế sai Vương Lâm đi thay chức thứ sử của Tiêu Bột ở Quảng Châu. Tiêu Bột sai Tôn Trường coi việc trong châu, tự mình lui về quận Thủy Hưng nhằm tránh mũi nhọn của Vương Lâm. Ngỗi đóng chặt cửa, đắp thành cao lũy dày, không ra chào Tiêu Bột, cũng không phái binh ra đánh ông ta. Tiêu Bột nổi giận, tập kích Ngỗi, thu hết tài sản, đồ dùng, vũ khí, chiến mã của ông. Sau đó lại thả ông về nhiệm sở, rồi thề nguyền kết làm đồng minh.
Sau khi Kinh Châu bị hãm, Ngỗi mới quy phụ Tiêu Bột. Khi ông ta vượt Ngũ Lĩnh từ Nam Khang ra quân, nhiệm mệnh Ngỗi làm Tiền quân đô đốc, đóng quân ở Khổ Trúc Than thuộc Dự Chương. Chu Văn Dục đánh bại Ngỗi, bắt ông đưa về chỗ Trần Bá Tiên. Bá Tiên thả ông ra, còn tiếp đãi rất long trọng.
Thời nhà Trần.
Sau khi Tiêu Bột chết rồi, Lĩnh Nam loạn lạc, do Ngỗi ở Nam Cương đã có tiếng tăm, lại cùng Trần Bá Tiên là chỗ quen biết cũ, vì thế được nhiệm làm Sứ trì tiết, Thông trực tán kỵ thường thị, Đô đốc Hành Châu chư quân sự, An nam tướng quân, Hành Châu thứ sử, phong làm Thủy Hưng huyện hầu. Ông còn chưa về đến Lĩnh Nam, con trai là Âu Dương Hột đã bình định xong Thủy Hưng. Đến khi Ngỗi đến Lĩnh Nam, những kẻ làm loạn đều đã sợ hãi mà thần phục. Ngỗi theo đó tiến vào Quảng Châu, khống chế toàn bộ đất Việt. Vì thế triều đình thăng nhiệm cho ông làm Đô đốc Quảng, Giao, Việt, Thành, Định, Minh, Tân, Cao, Hợp, La, Ái, Kiến, Nghi, Hoàng, Lợi, An, Thạch, Song, 19 châu chư quân sự, Trấn nam tướng quân, Bình việt trung lang tướng, Quảng Châu thứ sử, Trì tiết, Thường thị, hầu tước như cũ.
Bấy giờ Vương Lâm đã chiếm cứ khu vực trung du Trường Giang. Ngỗi thường đi lối vòng theo đường biển và Đông Lĩnh đến thăm hỏi Trần Bá Tiên. Năm Vĩnh Định thứ 3 (559), ông được thăng nhiệm Tán kỵ thường thị, gia Đô đốc Hành Châu chư quân sự, còn quan hiệu hiện có được thăng thêm Khai phủ nghi đồng tam tư.
Trần Văn Đế Trần Thiến kế vị, lại thăng quan hiệu của ông làm Chinh nam tướng quân, từ Thủy Hưng huyện hầu thăng phong Dương Sơn quận công, thực ấp 1500 hộ, còn thưởng cho 1 bộ nhạc Cổ Xuy.
Em trai Thịnh làm Giao Châu thứ sử, em kế Thúy làm Hành Châu thứ sử, cả nhà hiển quý, tiếng vang đất Nam. Tài sản rất lớn, trước sau đều đem ra góp cho việc nước. Năm Thiên Gia thứ 4 (563), Ngỗi hoăng, hưởng thọ 66 tuổi. Được tặng Thị trung, Xa kỵ đại tướng quân, Tư không, Quảng Châu thứ sử, thụy là Mục. Con là Hột kế tự.
Dật sự.
Khi xưa Giao Châu thứ sử Viên Đàm Hoãn ngầm đem 500 lạng vàng gởi Ngỗi, dặn ông trả 100 lạng cho Hợp Phố thái thú Cung Kiều, 400 lạng giao cho con trai mình là Viên Trí Củ, người ngoài không ai biết. Về sau, Ngỗi bị Tiêu Bột lấy hết tài sản, nhưng vẫn giữ lại được số vàng này. Đãm Hoãn mất rồi, ông làm đúng như lời dặn, người thời ấy không ai không khâm phục. | 1 | null |
Địch Liêu () (? 391) là người sáng lập ra nước Ngụy vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian trị vì của mình, ông sử dụng tước hiệu "Thiên vương", gần tương đương với hoàng đế.
Sự nghiệp ban đầu.
Cha hoặc bá phụ của Địch Liêu là Địch Bân (翟斌), người này đã nổi loạn chống lại hoàng đế Phù Kiên của Tiền Tần vào năm 383, Địch Bân ủng hộ Mộ Dung Thùy khi Mộ Dung Thùy cũng nổi dậy chống lại Tiền Tần và lập ra nước Hậu Yên. Tuy nhiên, vào năm 384, khi Mộ Dung Thùy bao vây Nghiệp Thành (do con trai của Phù Kiên là Phù Phi trấn thủ), Địch Bân nhận thấy rằng Mộ Dung Thùy không thể chiếm được thành một cách nhanh chóng, vì vậy ông ta đã tính đến các lựa chọn khác. Địch Bân khi đó đã yêu cầu một tước hiệu tổng lý song đã bị Mộ Dung Thùy từ chối, Địch Bân do đó đã chuẩn bị quay sang liên minh với Phù Phi, song kế hoạch của Địch Bân đã bị phát giác và ông ta bị giết chết cùng với hai anh em là Địch Đàn (翟檀) và Địch Mẫn (翟敏). Có lẽ vào thời điểm này, Địch Liêu và người anh em họ là Địch Chân (翟真) đã chạy trốn cùng với một số lính người Đinh Linh và chống lại các chiến dịch sau đó của Hậu Yên để chiếm lãnh thổ ở phía bắc và xung quanh Hoàng Hà. Vào cuối năm 384, các con trai của Mộ Dung Thùy là Mộ Dung Lân và Mộ Dung Nông đã đánh bại Địch Liêu và ông buộc phải chạy trốn đến chỗ người anh em họ Địch Chân. Vào năm 385, thuộc hạ của Địch Chân là Tiên Vu Khất (鮮于乞) đã ám sát Địch Chân và cố gắng đoạt lấy quyền lực, song gia tộc họ Địch đã tấn công lại và giết chết người này; một người anh em họ khác của Địch Liêu tên là Địch Thành (翟成) đã lên kế vị Địch Chân, song nhiều thuộc cấp của họ đã đầu hàng Hậu Yên. Vào mùa thu năm 385, Mộ Dung Thùy tấn công Địch Thành, và thuộc hạ của Địch Thành là Tiên Vu Đắc (鮮于得) đã giết chết Địch Thành rồi đầu hàng. Quân Đinh Linh phần lớn đã bị thảm sát.
Tuy nhiên, Địch Liêu đã thoát khỏi vụ thảm sát này và tìm cách trú ẩn ở chỗ Đằng Điềm Chi (滕恬之), thái thú quận Lê Dương (黎陽, nay gần tương ứng với Hạc Bích, Hà Nam) của Đông Tấn. Đằng Điềm Chi rất tin tưởng Địch Liêu, và Địch Liêu đã lợi dụng việc Đằng quá quan tâm vào việc săn bắn và thiếu hiểu biết về nhu cầu của binh sĩ, Địch Liêu bắt đầu phát triển các mối quan hệ với các binh sĩ. Năm 386, khi Đằng Điềm Chi đang tiến hành một chiến dịch, ông ta đã ủy thác cho Địch Liêu trấn thủ Lê Dương, tuy nhiên, Địch Liêu đã bắt giữ Đằng Điềm Chi và chiếm Lê Dương. (Cuộc nổi loạn của Địch Liêu đã góp phần vào việc đình chỉ các Tạ Huyền nhằm khôi phục lại các lãnh thổ phía bắc của Đông Tấn.) Trong hai năm sau đó, Địch Liêu đã liên tục cố đánh Đông Tấn, song đã bị đẩy lui, và ông dường như đã chấp thuận lập một liên minh với hoàng đế Mộ Dung Vĩnh của Tây Yên. Năm 387, Mộ Dung Thùy tấn công Địch Liêu, và nhiều thuộc hạ của Địch Liêu đã đầu hàng một cách nhanh chóng. Địch Liêu trong sợ hãi đã chấp thuận chịu khuất phục trước Hậu Yên, và Mộ Dung Thùy có phép ông duy trì vị trí trấn giữ và phong cho ông là Hà Nam công.
Lập nước Ngụy.
Vào mùa đông năm 387, Địch Liêu đã từ bỏ lòng trung thành với Hậu Yên và tấn công các quận Thanh Hà (清河, nay gần tương ứng với Hình Đài, Hà Bắc) và Bình Nguyên (平原, nay gần tương ứng với Đức Châu, Sơn Đông) của Hậu Yên. Vào mùa xuân năm 388, ông cử một thuộc cấp tên là Tuy Quỳnh (眭瓊) đến tạ lỗi với Mộ Dung Thùy, song Mộ Dung Thùy không còn tin ông và đã giết chết Tuy Quỳnh để thể hiện rằng ông không quan tâm đến việc tạ lỗi này. Địch Liêu sau đó đã tuyên bố lập ra một nước Ngụy độc lập và tự xưng là "Thiên vương". Ông cũng cải niên hiệu và lập nên một hệ thống triều chính. Ông sau đó dời đô đến Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam). Năm 389, ông chiếm quận Huỳnh Dương (滎陽, nay gần tương ứng với Trịnh Châu, Hà Nam) của Đông Tấn. Ông cũng cử tướng Cố Đê (故堤) giả vờ đầu hàng Lạc Lãng vương Mộ Dung Ôn (慕容溫) của Hậu Yên và ám sát Mộ Dung Ôn, mặc dù vậy ông đã không có được thêm lãnh thổ do quân của Cố Đê đã nhanh chóng bị Mộ Dung Nông đánh bại. Vào mùa thu năm 390, tướng Lưu Lao Chi (劉牢之) của Đông Tấn đem quân đến đánh Địch Liêu, chiếm được Quyên Thành (鄄城, nay thuộc Bộc Dương, Hà Nam), buộc con trai của Địch Liêu là Địch Chiêu (đang trấn thủ thành này) phải chạy trốn, và sau đó đánh bại Địch Liêu ở gần kinh thành Hoạt Đài, song không tiêu diệt được nước Ngụy.
Năm 391, Địch Liêu qua đời. Con trai là Địch Chiêu lên kế vị. | 1 | null |
Địch Chiêu () (?-393) là người cai trị cuối cùng của nước Địch Ngụy vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian trị vì của mình, ông sử dụng tước hiệu "Thiên vương", gần tương đương với hoàng đế.
Phụ thân của Địch Chiêu là Địch Liêu, sau khi khởi binh chống lại Đông Tấn vào năm 386, ông đã chiếm giữ một vùng lãnh thổ gần Hoàng Hà tại tỉnh Hà Nam hiện nay. Năm 387, Địch Chiêu được cha cử đi đánh các quận Trần Lưu (陳留, nay gần tương ứng với Khai Phong, Hà Nam) và Dĩnh Xuyên (潁川, nay gần tương ứng với Hứa Xương, Hà Nam), song tướng Chu Tự (朱序) của Đông Tấn đã đẩy lùi cuộc tấn công này. Cũng trong năm đó, dưới sức ép của hoàng đế Mộ Dung Thùy của Hậu Yên, Địch Liêu trong một thời gian ngắn đã khuất phục trước Hậu Yên, song vào mùa đông năm 387 lại nổi dậy. Năm 388, Địch Chiêu lại cố hòa giải với Hậu Yên, song sau khi Mộ Dung Thùy từ chối đề nghị đám phàn, Địch Liêu đã tuyên bố lập ra nước Ngụy độc lập.
Năm 390, tướng Lưu Lao Chi (劉牢之) của Đông Tấn tấn công Địch Chiêu, lúc đó ông đang trấn thủ Quyên Thành (鄄城, nay thuộc Bộc Dương, Hà Nam), buộc Địch Chiêu phải bỏ Quyền Thành và chạy trốn đến kinh thành Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam). Lưu Lao Chi sau đó cũng đánh bại Địch Liêu trên chiến trường, song đã không tiêu diệt được nước Ngụy.
Năm 391, Địch Liêu qua đời, và Địch Chiêu lên kế vị và trở thành Thiên vương. Địch Chiêu ngay sau đó đã cố gắng tấn công Nghiệp Thành của Hậu Yên, song đã bị con trai của Mộ Dung Thùy là Mộ Dung Nông (慕容農) đẩy lui.
Năm 392, Mộ Dung Thùy đích thân dẫn quân đi đánh Địch Chiêu, tiến về kinh thành Hoạt Đài của Ngụy. Địch Chiêu đã cầu cứu viện trợ từ hoàng đế Mộ Dung Vĩnh của Tây Yên, song Mộ Dung Vĩnh lại tin rằng Địch Chiêu có thể đương đầu với Hậu Yên mà không cần viện trợ nên đã từ chối. Mộ Dung Thùy sau đó đã giả vờ làm bè để vượt qua Hoàng Hà, còn Địch Chiêu đã cố gắng tấn công đội tàu nhỏ của Hậu Yên, trong khi đó, tướng Mộ Dung Chân (慕容鎮) đã vượt sông ở một địa điểm khác và lập trại. Địch Chiêu đã cố gắng đánh cả hai nơi này song quân của ông đã kiệt sức và hoàn toàn suy sụp. Địch Chiêu tự mình chạy trốn đến Tây Yên. Năm 393, ông cố tiến hành chính biến chống lại Mộ Dung Vĩnh song thất bại và bị giết chết. | 1 | null |
Âu Dương Hột (, 538 – 570), tự Phụng Thánh, người Lâm Tương, Trường Sa, Đàm Châu , quan viên, tướng lĩnh nhà Trần vào thời Nam Bắc Triều trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Hột xuất thân là dòng dõi hào tộc trong quận. Cha là Quảng Châu thứ sử Âu Dương Ngỗi.
Năm Thái Bình thứ 2 (557) nhà Lương, Lĩnh Nam loạn lạc. Thượng thư lệnh Trần Bá Tiên lấy Âu Dương Ngỗi làm Hành Châu thứ sử đi thảo phạt. Ngỗi chưa đến, Hột đã bình định được quận Thủy Hưng. Sau khi Ngỗi đến, tiến vào Quảng Châu, bình xong toàn cõi Lĩnh Nam.
Năm Thiên Gia thứ 4 (563) nhà Trần, Hột tập tước của cha, được phong Dương Sơn quận công, Đô đốc Giao, Quảng... 19 châu chư quân sự, Quảng Châu thứ sử.
Họ Âu Dương ở Quảng Châu hơn 10 năm, ân uy gồm đủ. Từ sau khi Hoa Kiểu làm phản, triều đình đâm ra nghi ngờ ông. Năm Thái Kiến đầu tiên (569) đời Trần Tuyên Đế, Hột được triệu về làm Tả vệ tướng quân. Ông sợ hãi không dám về, bộ hạ khuyên làm phản, ông bèn phát binh tấn công Hành Châu thứ sử Tiền Đạo Tập.
Tháng 10, Chương Chiêu Đạt nhận lệnh thảo phạt, ngày đêm không nghỉ, đến được Thủy Hưng. Hột không kịp trở tay, đưa quân ra đóng ở cửa sông, dùng lồng tre chứa đất đá thả ở mặt ngoài của thủy trại, hòng ngăn thủy quân triều đình. Chiêu Đạt sai binh sĩ ngậm đao lặn xuống, cắt đứt nan tre, đưa thủy quân từ thượng lưu tiến xuống, đột phá tuyến phòng thủ của Hột. Phản quân đại bại, Hột bị bắt sống, giải về Kiến Khang.
Hột bị chém đầu ở chợ, cả nhà đều bị tội, chỉ có con trai nhỏ là Tuân được tha. Âu Dương Tuân về sau là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đường. | 1 | null |
"Just in Love" là đĩa đơn thứ hai của nam ca sĩ người Mỹ Joe Jonas trích từ album phòng thu solo đầu tiên của anh, "Fastlife". Ca khúc được viết bởi Joe Jonas và James Fauntleroy và được sản xuất bởi Rob Knox. Ca khúc được phát hành vào ngày 13 tháng 9 năm 2011 bởi Hollywood Records. Nó đã nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình âm nhạc. Bản phối khí (remix) chính thức của ca khúc có sự góp giọng của ca sĩ nhạc rap người Mỹ Lil Wayne và có một chút thay đổi về sản xuất. Ca khúc phải dán nhãn Parental Advisory do phần rap của Lil khá nhạy cảm.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Just in Love" được công chiếu lần đầu tiên vào 12 tháng 9 năm 2011 trên E! News. Video được đạo diễn bởi Jaci Judelson.
Phối khí.
Bản phối khí chính thức.
Vào 4 tháng 10 năm 2011, bản remix chính thức của ca khúc được phát hành trên iTunes. Bản remix có thêm phần rap của Lil Wayne, thay thế cho đoạn điệp khúc thứ hai của ca khúc.
Bản remix này cũng xuất hiện trong CD "Fastlife", tuy nhiên, nó được kiểm duyệt ở đoạn rap của Lil Wayne. | 1 | null |
Tiều Túng () (?-413) lã một thủ lĩnh quân sự người Hán tại khu vực tỉnh Tứ Xuyên hiện nay vào thời Đông Tấn. Ông đã tự xưng là Thành Đô vương vào năm 405 và được hoàng đế Diêu Hưng của Hậu Tần phong là "Thục vương" vào năm 409. Nhà nước của ông vì thế cũng được gọi là Tây Thục. Tây Thục phối hợp cùng Hậu Tần trong các chiến dịch dọc theo Trường Giang cho đất khi nước này bị tướng Lưu Dụ của Đông Tấn tiêu diệt trong một chiến dịch vào năm 413.
Thành lập Tây Thục.
Tiều Túng đến từ quận Ba Tây (巴西, nay gần tương ứng với Nam Sung, Tứ Xuyên). Năm 405, ông là một chỉ huy quân sự cấp trung dưới quyền Mao Cừ (毛璩), thứ sử Ích Châu (益州, nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh) của Đông Tấn. Năm 404, quân phiệt Hoàn Huyền đã cướp ngôi vị nhà Tần từ An Đế, Mao Cừ phản ứng bằng cách huy động quân đội để sẵn sàng tiến đánh Hoàn Huyền, song Hoàn Huyền đã nhanh chóng bị Lưu Dụ lật đổ và Lưu Dụ đã khôi phục lại hoàng vị cho An Đế. Tuy nhiên, cháu trai của Hoàn Huyền là Hoàn Chân (桓振) đã chiếm được trọng thành Giang Lăng (江陵, nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc) và tiếp tục phản kháng. Mao Cừ do đó vẫn tiếp tục tiến về phía đông, sẵn sàng tiến đánh Hoàng Chân. Ông ta chia quân làm hai nhánh, một do hai anh em của ông là Mao Cẩn (毛瑾) và Mao Viện (毛瑗) chỉ huy, và một do Tiếu Túng và Hầu Huy (侯暉) chỉ huy.
Tuy nhiên, binh sĩ Ích châu không hài lòng khi phải thực hiện chiến dịch đường dài này, và khi quân do Tiều Túng và Hầu Huy chỉ huy tiếp cận được Ngũ Thành Thủy Khẩu (五城水口, nay thuộc Đức Dương, Tứ Xuyên), Hầu Huy và một tướng khác là Dương Mạt (陽昩) đã âm mưu binh biến. Do Tiều Túng được coi là người có lòng tốt và thận trọng nên các bĩnh sĩ tôn kính ông, do đó Hầu Huy và Dương Mạt đã cố gắng buộc Tiếu Túng trở thành lãnh đạo của cuộc binh biến. Tiếu Túng đã từ chối và chạy trốn và khi binh lính đền gần, ông đã cố nhảy xuống sông tự vẫn nhưng đã được kéo lên. Tiếu Túng đã khẩn nài chống lại, và thậm đã cúi lạy trên mặt đất và cúi đầu trước các binh sĩ, song ông vẫn bị buộc phải "lãnh đạo" những lính binh biến. Những lính binh biến sau đó tấn công và giết chết Mao Cẩn. Khi Mao Cừ cố gắng chống lại, ông ta cùng bị đánh bại và bị giết, Mao Viện và gia tộc họ Mao cũng đều bị giết. Tiều Túng lấy tước hiệu Thành Đô vương, và lập đô tại Thành Đô, đô phủ của Ích Châu trước đó.
Trị vì.
Các sách sử truyền thống, như "Tấn thư" và "Tư trị thông giám", ghi chép rất ít về Tiều Túng, song trong đó có viết rằng ông đã giao phó các vấn đề quan trọng về triều chính và quân sự cho anh em trai là Tiếu Minh Tử (譙明子) và hai người anh em họ là Tiều Hống (譙洪) và Tiều Đạo Phúc (譙道福).
Năm 406, Lưu Dụ cử các tướng Mao Tu Chi (毛脩之, con trai Mao Cẩn), Tư Mã Vinh Kỳ (司馬榮期), Văn Xử Mậu (文處茂), và Thời Diên Tổ (時延祖) đi đánh Tây Thục, song trên đường, Tư Mã Vinh Kỳ đã bị thuộc hạ là Dương Thừa Tổ (楊承祖) ám sát, và quân Đông Tấn buộc phải rút lui về Bạch Đế Thành. Năm 407, Mao Tu Chi đánh bại và giết chết Dương, song Lưu Dụ lại cử một tướng khác là Lưu Kính Tuyên (劉敬宣) đi đánh Tây Thục. Cũng vào khoảng thời gian này, Tiều Túng đã khuất phục làm chư hầu của hoàng đế Diêu Hưng của nước Hậu Tần. Ông cũng bí mật duy trì một mối quan hệ với thứ sử Quảng Châu (廣州, nay là Quảng Đông và Quảng Tây) của Đông Tấn, Lư Tuần (Lư Tuần về mặt chính thức là một quan lại của Đông Tấn song trên thực tế thì ông ta cai quản lãnh địa của mình một cách độc lập).
Năm 408, Tiều Túng yêu cầu Diêu Hưng đưa người anh em họ của Hoàn Huyền là Hoàn Khiêm (桓謙) đến Thành Đô, mục đích là để ông và Hoàn Khiêm có thể cùng hợp sức đánh Đông Tấn. Hoàn Khiêm tin rằng người dân ở các châu phía tây của Đông Tấn theo mình, nên đã tới Thành Đô bất chấp mối nghi ngại của Diêu Hưng về ý định của Tiều Túng, và khi Hoàn Khiêm đến Thành Đô và nhận được sự chào đón từ nhiều người, Tiều Túng đã trở nên nghi ngờ và tiến hành quản thúc tại gia đối với Hoàn Khiêm.
Cuối năm 408, Lưu Kính Tuyên đã tiến đến Hoàng Hổ (黃虎, nay thuộc Toại Ninh, Tứ Xuyên), và Tiếu Túng đã tìm kiếm trợ giúp từ Hậu Tần; Diêu Hưng cử một đội quân đến giúp ông, song cũng vào lúc này, Tiều Đạo Phúc đã có thể chống lại được bước tiến của Lưu Kính Tuyên, và sau đó hai bên lâm vào thế bế tắc trong 60 ngày, quân của Lưu Kính Tuyên cạn nguồn cung cấp lương thảo và phát bệnh, vì thế Lưu Kính Tuyên buộc phải rút lui.
Năm 409, Diêu Hưng phong cho Tiều Túng là Thục vương, và ban cho ông cửu tích.
Vào mùa thu năm 410, sau khi Lưu Dụ diệt nước Nam Yên, Lư Tuần đã nắm lấy cơ hội để chiếm thêm nhiều lãnh thổ của Đông Tấn, song sau đó đã buộc phải rút lui khi Lưu Dụ trở về từ chiến dịch diệt Nam Yên. Tiều Túng sau khi được Diêu Hưng cho phép, đã tấn công Kinh Châu (荊州, nay là Hồ Bắc và Hồ Nam) cùng với Hoàn Khiêm và tướng Cẩu Lâm (苟林) của Hậu Tần. Tuy nhiên, họ đã bị huynh đệ của Lưu Dụ là Lưu Đạo Quy (劉道規) đánh bại, Hoàn Khiêm bị giết. Tiều Túng rút lui về lãnh địa của mình, song đã chiếm được quận Ba Đông (巴東, nay gần tương ứng với Trùng Khánh).
Năm 412, Lưu Dụ cử tướng Chu Linh Thạch (朱齡石) dẫn 2 vạn quân đi đánh Tây Thục. Ông ta lệnh cho Chu Linh Thạch tiến theo một tuyến đường khác so với tuyến đường của Lưu Kính Tuyên, đó là bỏ qua Hoàng Hổ và tiến đến Thành Đô bằng tuyến đường Dân giang quanh co, song để tránh chía rẽ và tin tức lọt đến Tây Thục, Lưu Dụ cho giữ kín lệnh của mình và công khai rằng Chu Linh Thạch sẽ mở nó khi ông đến Bạch Đế Thành. Chu Linh Thạch đến Bạch Đế Thành vào mùa hè năm 413, và ông ra lệnh như lời Lưu Dụ đã nói trước đó với mình. Tiều Túng không dự đoán được điều này nên trước đó đã lệnh cho Tiều Đạo Phúc trấn thủ ở tuyến đường mà Lưu Kính Tuyên đã đi qua trước đây, tức là theo Phù Giang (涪江), và quân lính Tây Thục đóng trại tại Phù Thành (涪城, nay thuộc Miên Dương, Tứ Xuyên). Chỉ khi Chu Linh Thạch đến Bình Mô (平模, nay thuộc Lạc Sơn, Tứ Xuyên) thì một đội quân Tây Thục do Hầu Huy và Tiều Sân (譙詵) chỉ huy mới được cử đến để chặn quân Đông Tấn. Chu Linh Thạch đã tấn công và giết chết cả Hầu Huy và Tiều Sân, và sau đó bỏ tàu và tiến thẳng đến Thành Đô, trên đường tiến quân chỉ phải đương đầu với sự kháng cự yếu ớt.
Tiều Túng hay tin Chu Linh Thạch đến, đã bỏ Thành Đô và chạy trốn đến chỗ trại của Tiếu Đạo Phúc. Con gái của ông đã đề xuất rằng họ hãy tự sát trước phần mộ của tổ tiên song Tiều Túng đã từ chối. Khi ông gặp Tiếu Đạo Phúc, Tiếu Đạo Phúc đã quở trách ông vì đã bỏ Thành Đô và vứt thanh kiếm của mình về phía Tiều Túng. Tiều Túng chạy trốn song tin rằng mình không thể thoát nên đã tự sát bằng cách treo cổ. Tiều Đạo Phúc tiếp tục kháng cự song quân lính của ông đã sụp đổ, và ông bị Chu Linh Thạch bắt được và giết chết. Tây Thục diệt vong. | 1 | null |
Tiều Thục (), cũng gọi là Tây Thục (西蜀), Hậu Thục (後蜀), là một chính quyền do một người Hán tên là Tiều Túng thành lập vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên, Tiếu Thục không được tính là một trong thập lục quốc. Lãnh địa của nước Tiếu Thục bao phủ phạm vi của bồn địa Tứ Xuyên.
Năm Nghị Hy thứ 1 (405) dưới thời trị vì của Tấn An Đế, quân đội Ích châu (益州, nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh) thụ mệnh tiến về phía đông để thảo phạt Giang Lăng, nơi cháu trai của Hoàn Huyền là Hoàn Chân (桓振) đã chiếm được và tiếp tục phản kháng triều đình Đông Tấn. Tuy nhiên, do quân đội Ích Châu không muốn thực hiện chiến dịch đường dài này nên đã phát sinh binh biến, quân biến loạn đã ép buộc Tiều Túng phải nhậm chức thủ lĩnh, về sau đánh chiếm Thành Đô, Tiếu Túng xưng là Thành Đô vương, kiến lập nên nước Tiều Thục.
Tiều Thục ban đầu không có đầy đủ điều kiện để lập quốc, có thể độc lập được là do trung du Trường Giang bấy giờ đang biến loạn, khả năng khống chế của triều đình Đông Tấn đối với vùng thượng du Trường Giang vì thế bị suy giảm. Quân thần Tiếu Thục hoàn toàn hiểu được điều này, vì thế vào năm 407 Tiếu Thục đã tự xin trở thành phiên thuộc của Hậu Tần. Năm 408, Đông Tấn tấn công Tiếu Thục, nhưng do nhận được viện trợ của Hậu Tần lại cộng thêm quân Đông Tấn hết quân lương nên Tiều Thục đã có được chiến thắng. Năm 409, Thiên vương Diêu Hưng của Hậu Tần phong cho Tiều Túng là "Thục vương".
Năm 413, Đông Tấn sau một số năm chuẩn bị, thái úy Lưu Dụ đã ủy thác cho Chu Linh Thạch (朱齡石) tái tấn công Tiếu Thục, quân Thục do đoán sai đường tấn công của Đông Tấn nên đã thua trận, Thành Đô bị chiếm, còn Tiều Túng sau đó tự sát. Tiều Thục diệt vong. | 1 | null |
Trần Quyết Lập (12 tháng 12 năm 1974 – 17 tháng 3 năm 2016), thường được biết đến với nghệ danh Trần Lập, là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Việt Nam. Là trưởng nhóm và cũng là người thành lập ban nhạc rock Bức Tường, anh giữ cương vị này từ khi thành lập đến khi tan rã lần đầu vào năm 2006. Với vai trò trưởng nhóm, Trần Lập đảm nhận công việc sáng tác chính với hơn 30 ca khúc, đặc biệt với tác phẩm "Đường đến ngày vinh quang" cùng các thành viên trong nhóm đã đưa Bức Tường trở thành ban nhạc rock có số lượng người hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam.
Vào thời điểm dòng nhạc rock tại Việt Nam đang trong thời kỳ sơ khai, Trần Lập và ban nhạc của anh đã đặt những nền móng đầu tiên cho dòng nhạc này tại Việt Nam. Âm nhạc và cuộc đời của Trần Lập được đánh giá là một sự "nhất quán cao". Trần Lập qua đời ngày 17 tháng 3 năm 2016 sau một thời gian điều trị ung thư.
Thân thế.
Trần Lập có tên đầy đủ là Trần Quyết Lập. Anh sinh ngày 12 tháng 12 năm 1974 tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trần Lập là con út trong một gia đình nghèo đông anh em. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã tỏ ra có năng khiếu về khả năng âm nhạc. Đến tuổi thanh niên, bố của Trần Lập bị liệt nửa người còn mẹ anh bị bệnh khớp nặng, các anh chị của Trần Lập làm ăn xa nhà, buộc một mình anh phải tự tay chăm sóc cha mẹ.
Sự nghiệp.
Trần Lập khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình khi theo học lớp kỹ thuật biểu diễn và thanh nhạc của khoa Sân khấu, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1997. Anh cũng từng theo học và tốt nghiệp khoa Kinh tế của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001 và hệ tại chức khoa Văn Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2004. Tháng 5 năm 2006, trong khoảng thời gian ban nhạc Bức Tường có thời gian nghỉ dài ngày, Trần Lập được Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội mời làm người dẫn chương trình "Vượt qua thử thách".
Ban nhạc Bức Tường.
Ngày 26 tháng 3 năm 1995, Trần Lập thành lập ban nhạc rock Bức Tường và giữ cương vị trưởng nhóm từ khi thành lập đến khi tan rã lần đầu vào năm 2006. Với vai trò trưởng nhóm, Trần Lập là nhạc sĩ sáng tác chính với hơn 30 ca khúc, đặc biệt với tác phẩm "Đường đến ngày vinh quang" cùng các thành viên trong nhóm đã đưa Bức Tường trở thành ban nhạc rock có số lượng người hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam. Trần Lập sáng tác ca khúc "Đường đến ngày vinh quang" vào năm 1998 khi ban nhạc đối mặt với giai đoạn khó khăn về tài chính. Sau đó Bức Tường đã dành toàn bộ tiền thu âm ca khúc. Khi hoàn thành, biên tập viên Long Vũ nhanh chóng đưa bài hát lên chương trình thể thao và ngay lập tức nhận được làn sóng đón nhận nồng nhiệt, qua đó giúp cho Bức Tường đến với nhiều cơ hội biểu diễn.
Năm 2001, Trần Lập cho biết Bức Tường sẽ ra mắt album rock đầu tay mang tên "Tâm hồn của đá" vào cuối tháng 9. Năm sau, ban nhạc có buổi biểu diễn trực tiếp đầu tiên với khoảng 10.000 người tham dự liveshow rock Việt Nam đầu tiên. Tuy được chuẩn bị kĩ lưỡng và gấp rút, được đánh giá là đêm nhạc thành công nhưng Trần Lập cho biết anh vẫn tiếc nuối vì nhiều lý do không đạt được như kì vọng. "Tâm hồn của đá" còn được bình chọn là một trong 10 sự kiện văn hóa của năm. Cũng trong liveshow này, Bức Tường còn giới thiệu những ca khúc sẽ phát hành trong CD thứ ha, ra mắt vào cuối năm.
Năm 2003, Bức Tường có buổi biểu diễn riêng tại Pháp trong lễ hội âm nhạc Festival Visages Francophones. Năm 2004, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình VTV3, Trần Lập cho biết anh lựa chọn những ca khúc tốt nhất trong hai album "Tâm hồn của đá" và "Vô hình" cho đêm diễn mang tên "Bông hồng thủy tinh" tại Nhà Thi đấu Phan Đình Phùng. Một năm sau, Bức Tường là ban nhạc đầu tiên ở Việt Nam và duy nhất cho đến thời điểm này có tour trình diễn xuyên suốt Việt Nam. 4 buổi biểu diễn trực tiếp mang tên "9+" lần lượt được diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 2005, có thông tin Trần Lập đã cắt tóc để chuẩn bị cho buổi biểu diễn mang tên "Những hòn đá lăn". Sau thành công của "Những hòn đá lăn" tháng 11 vừa qua, Trần Lập cho biết anh và ban nhạc Bức Tường đang chuẩn bị cho ra mắt album số 4 với nhiều sáng tác mới.
Năm 2006, Trần Lập cùng các thành viên trong ban nhạc tan rã và mở một buổi biểu diễn chia tay khán giả với cái tên "Last Saturday". Người hâm mộ ở xa Hà Nội có thể được nghe toàn bộ buổi biểu diễn này trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Đêm nhạc diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) với sự tham gia của 20.000 người hâm mộ, qua đó được xem là đông nhất trong số các buổi biểu diễn của Bức Tường. Chia sẻ lý do về việc tan rã, anh cho rằng lý do xuất phát từ những vấn đề mâu thuẫn trong giới nhạc rock tại Việt Nam, trong môi trường âm nhạc và cả từ phía tổ chức biểu diễn.
Sau 4 năm tan rã, nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010), Bức Tường tái hợp trở lại với album thứ tư trong sự nghiệp mang tên "Ngày khác", - tác phẩm đánh dấu sự thay đổi từ phong cách hard rock/metal thay thế bằng phong cách modern rock. Ảnh bìa của đĩa CD đã đưa hình xăm trên cánh tay phải của Trần Lập vào. Một năm sau, nhóm biểu diễn tại liveshow "Nhiệt". Năm 2011, ban nhạc này biểu diễn thành công với lễ hội âm nhạc Asean Rock Festival tổ chức tại Indonesia. Năm 2013, buổi trình diễn trực tiếp thứ 5 của chương trình "Dấu ấn" với nhân vật chính là ban nhạc Bức Tường được diễn ra vào ngày 7 tháng 12 tại nhà thi đấu Nguyễn Du (Thành phố Hồ Chí Minh). Theo Trần Lập, dù thời lượng của chương trình chưa đủ để nhóm trình diễn hết số tác phẩm nhưng những "nét đặc biệt nhất" của ban nhạc sẽ được thể hiện trong buổi biểu diễn này. Chỉ sau đó ít ngày, Trần Lập cùng ban nhạc của anh tiếp tục biểu diễn trong loạt sự kiện "Rock storm" ở Đà Nẵng tối ngày 14 tháng 12, khiến người hâm mộ dòng nhạc rock đón nhận nồng nhiệt.
Những hoạt động khác.
Mùa hè năm 2007, Trần Lập trình diễn ca khúc độc quyền "Dế mèn" trong lễ khai mạc Ngày hội sách Kim Đồng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội. Cùng năm, anh làm Đại sứ thiện chí bóng đá của Liên đoàn Bóng đá châu Á. Năm sau, anh đảm nhiệm công việc đạo diễn chương trình "Rock Storm" trong 3 năm liên tiếp và một loạt sự kiện khác. Kết thúc "Rockstorm 2009", Trần Lập trình diễn 3 ca khúc đáng chú ý của mình là "Ngày hôm qua", "Cơn mưa hoang dã" và "Đường đến ngày vinh quang".
Năm 2012, Trần Lập làm 1 trong những giám khảo của chương trình Giọng hát Việt mùa thứ nhất. Trong khoảng thời gian diễn ra chương trình mùa 1, tuy bị đánh giá là "thảm họa", nữ thí sinh Bảo Anh vẫn được Trần Lập lên tiếng bảo vệ và khen ngợi, thậm chí anh còn quyết định cho cô đi tiếp khỏi vòng loại, điều này đã khiến cho cộng đồng mạng đã đăng nhiều bài viết chỉ trích Trần Lập. Trước đó ít ngày, anh đã phát ngôn trong cuộc họp báo "[...] "hãy để chúng tôi yên ổn, đừng chọc phá chúng tôi..."" đã khiến cho công chúng phẫn nộ và tẩy chay trước phát ngôn bị cho là "coi thường". Việc Bảo Anh liên tục được Trần Lập "vớt" đến 2 lần là một trong những nguyên nhân khiến họ bị chỉ trích nhiều lần. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh quyết định này của anh, đồng thời đã có nhiều người hâm mộ cho rằng Trần Lập đang tự phá bỏ công sức và hình tượng của bản thân khi tham gia một show truyền hình "đậm chất giải trí như vậy". Khi Giọng hát Việt mùa 1 bị lộ nghi vấn dàn xếp, Trần Lập phải đối mặt với rất nhiều phản ứng từ khán giả. Báo chí đưa tin anh đã khởi xướng một nickname cho 14 thí sinh đội của mình. Trần Lập đã phát hành một cuốn tự truyện mang tên "Bên kia Bức Tường" vào năm 2013 với nội dung kể lại những ngày tháng theo đuổi dòng nhạc nhạc rock và khoảng thời gian hoạt động trong ban nhạc Bức Tường. Năm 2015, anh xuất hiện trên trang bìa Tạp chí "Thể thao văn hóa đàn ông." Cùng năm ấy tại liveshow tập 8 của chương trình "The Remix - Hòa âm ánh sáng" , đội thí sinh của Tóc Tiên đã hát "Người đàn bà hóa đá" mà chưa xin phép Trần Lập. Dòng trạng thái trên trang cá nhân của Trần Lập nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khán giả. Tuy nhiên, nhạc sĩ bày tỏ quan điểm rõ ràng là "anh không giận dỗi mà rất nhã nhặn". Đứng trước sự việc, Tóc Tiên đã lên tiếng xin lỗi Trần Lập.
Những năm cuối đời.
Ung thư.
Ngày 4 tháng 11 năm 2015, Trần Lập chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng anh "bắt đầu chiến đấu với bệnh ung thư" khiến cho nhiều nghệ sĩ như Tuấn Hưng, Chí Trung, Phạm Anh Khoa... đã vào chia sẻ, động viên tinh thần anh. Trần Lập bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng và sau đó đã bị di căn. Sau gần 4 giờ được phẫu thuật cắt khối u trực tràng vào tối ngày 6 tháng 11, tới trưa hôm sau, Trần Lập đã tỉnh và cho biết sức khỏe anh vẫn ổn định. Trong khi dư luận tỏ ra "bàng hoàng" trước thông tin Trần Lập bị ung thư, anh lại là người trấn an và cho thấy một thái độ "lạc quan", thậm chí anh còn coi đây "chỉ như là mơ".
Biết tin Trần Lập lâm trọng bệnh, các thế hệ thành viên Bức Tường cùng nhiều nghệ sĩ đã biểu diễn tiếp sức cho Trần Lập trong việc điều trị ung thư. Liveshow cuối cùng của anh, "Bức Tường và những người bạn: Đôi bàn tay thắp lửa" được diễn ra vào ngày 16 tháng 1 năm 2016. Trong buổi biểu diễn, anh đã sáng tác bài hát dành tặng vợ. Dù sức khỏe xuống cấp trầm trọng và phải ngồi xe lăn biểu diễn trên sân khấu, anh vẫn được nhận xét là "dáng vẻ khỏe mạnh, thần thái và giọng hát hào sảng". Đêm nhạc diễn ra liên tiếp gần 12 giờ và gây được sự ấn tượng cũng như xúc động mạnh cho công chúng. Gần hai tháng trước khi qua đời, trước thời tiết lạnh giá của Hà Nội, Trần Lập vẫn trò chuyện với các em nhỏ đang vượt qua cơn bạo bệnh và trao tận tay từng món quà cho các bệnh nhi và phụ huynh.
Qua đời.
Trần Lập qua đời vào trưa ngày 17 tháng 3 năm 2016 tại nhà riêng ở Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 41. Theo thông tin chính thức từ gia đình, lễ viếng của anh được tổ chức từ 7 giờ 30 ngày 23 tháng 3 năm 2016 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ban đầu, Trần Lập sẽ được an táng tại nghĩa trang quê nhà ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên sau đó dựa theo di nguyện của Trần Lập và ý nguyện của gia đình, anh được an táng tại Công viên nghĩa trang Thiên Đức, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Kiện tụng.
Vụ kiện với Zing MP3.
Ngày 3 tháng 12 năm 2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện của Trần Lập và Công ty cổ phần VNG. Theo nội dung đơn kiện, Trần Lập khẳng định công ty VNG đã tự ý đăng tải bản ghi âm ca khúc "Đường đến vinh quang" của anh lên trang web Zing MP3 trong một thời gian dài. Anh đã yêu cầu đòi bồi thường tổng số tiền hơn 150 triệu đồng gồm các khoản nhuận bút (hơn 55 triệu đồng), bồi thường lợi nhuận bị thiệt hại do không tiếp tục phát hành được album mới có bài hát này (50 triệu đồng) và 50 triệu đồng cho chi phí thuê luật sư.
Về phía VNG, đại diện công ty này không đồng ý trả tiền bồi thường và cho rằng dù công ty là đơn vị sở hữu trang web mp3.zing.vn nhưng những nội dung của Zing MP3 lại là do người dùng đăng tải lên chứ không phải do công ty. Họ cho rằng dịch vụ này là miễn phí và VNG không quản lý nội dung đăng tải. Sau đó VNG đã đề nghị ca sĩ Trần Lập rút đơn kiện và ký hợp đồng hợp tác với công ty. Sau phần tranh luận, Hội đồng xét xử của toán án quyết định nghị án kéo dài và sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 10 tháng 12. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một vụ việc về bản quyền tác phẩm trên mạng chính thức được ra tòa xét xử.
Tới Ngày 10 tháng 12, hội đồng xét xử sơ thẩm của tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện giữ sau khi Trần Lập đồng ý rút đơn kiện, đồng thời qua buổi làm việc đã có cam kết giữa VNG và Trần Lập về việc sử dụng các bản thu âm đã phát hành của anh cũng như ban nhạc Bức Tường trên trang web.
Đời tư.
Trần Lập kết hôn năm 2003 và đã có một người con trai tên Bình Minh và một người con gái tên Minh Tú. Vợ anh, cô Ngô Thị Mai Hoa là một bác sĩ công tác ở bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tính đến năm 2020, chuyên trang "Gia đình" đưa tin con trai lớn của 2 người đã học lớp 10 còn con gái út học lớp 7.
Trần Lập từng tiết lộ rằng lần đầu tiên anh đi xăm cơ thể là từ năm 18 tuổi với hình thiên thần. Trần Lập cho biết đối với bản thân, hình xăm là những "kỷ niệm đáng nhớ" trong suốt 10 năm anh hoạt động trong dòng nhạc rock. Cũng trong một buổi phỏng vấn trực tuyến với "Zing", anh cũng cho biết mình xăm hình Nhân Mã vì sinh ở cung hoàng đạo này. Anh còn xăm tên vợ, tên con trai và con gái lên ngực.
Trong cuộc sống cá nhân, Trần Lập tỏ ra không thích du lịch Việt Nam vào các dịp nghỉ lễ hay Tết. Anh cho biết những ngày này anh thường ở nhà ngủ, xem phim hoặc chơi quần vợt. Trần Lập cũng có sở thích đi phượt với bộ sưu tập xe mô tô phân khối lớn. Anh có trong tay nhiều loại xe phân khối lớn, từ xe hạng nặng đến các dòng xe Magma, Steed, Shadow. Năm 2006, anh mua chiếc xe Intruder 800 có giá khoảng 3.000 Đô la Mỹ. Sau đó, anh đã thay đổi lại xe, bỏ đi một số chi tiết và thay mới theo sở thích và nhu cầu bản thân.
Tôn vinh và di sản.
Hai ngày sau khi Trần Lập qua đời, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết hội sẽ phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao kỷ niệm chương cho Trần Lập. Năm 2017, một đêm nhạc tên "Trần Lập – Hẹn gặp lại" đã được tổ chức để tưởng nhớ Trần Lập. Gần ba mươi sáng tác của Trần Lập và ban nhạc Bức Tường đã được ban nhạc các nghệ sĩ và nhóm nhạc khác như Microwave, Ngũ Cung, Tùng Dương, Anh Khoa, Tạ Quang Thắng... Đêm nhạc như một sự hiện thực hóa ý các tưởng còn dang dở của Trần Lập.
Ban nhạc Bức Tường cũng đã có buổi biểu diễn hội ngộ trong "Ngày trở về" nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của Trần Lập. Ban nhạc Bức tường sau đó còn mở cuộc thi tìm hình bóng Trần Lập và sẽ là những gương mặt biểu diễn trong tour xuyên Việt cùng ban nhạc Bức tường năm 2019. Tối ngày 26 tháng 11 năm 2020 tại Hà Nội, ban nhạc Bức Tường có buổi biểu diễn kỷ niệm chặng đường 25 năm nhằm mở ra một hành trình âm nhạc mới. Phạm Anh Khoa cũng chính thức trở thành thành viên mới của Bức Tường trong đêm diễn này.
Trưởng nhóm Bức Tường sau này, nghệ sĩ guitar Trần Tuấn Hùng tiết lộ Trần Lập sẽ xuất hiện theo cách đặc biệt trong đêm nhạc "Trở về" tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Trong chương trình "Music Home" lên sóng ngày 28 tháng 5 trên Truyền hình FPT, những câu chuyện thời niên thiếu, những "bóng hồng" đằng sau những ca khúc của Trần Lập đã lần đầu được vợ anh chia sẻ. Năm 2022, một bộ phim tài liệu về ban nhạc Bức Tường mang tên "Những bức tường" được ra mắt. Phim có thời lượng dài một trăm mười sáu phút, có nội dung tái hiện những khó khăn và sự trở lại của ban nhạc Bức Tường sau khi trưởng nhóm qua đời.
Năm 2015, Trần Lập được lọt vào vòng đề cử hạng mục nhạc sĩ của năm trong Giải thưởng Cống hiến. Năm 2016, Giải thưởng Cống hiến cho biết chưa thể vinh danh Trần Lập nhưng sẽ được vinh danh vào sự kiện năm 2017. Cũng trong năm đó, Trần Lập đạt giải Ấn tượng VTV hạng mục Nhân vật của năm. Năm 2021, dù đã qua đời được năm năm, Trần Lập vẫn lọt vào vòng đề cử tại giải Cống Hiến.
Vào thời điểm dòng nhạc rock tại Việt Nam còn trong thời kỳ sơ khai, Trần Lập và ban nhạc của anh đã đặt những nền móng đầu tiên cho dòng nhạc này tại Việt Nam. Theo báo "VnExpress", âm nhạc và cuộc đời của Trần Lập là một sự "nhất quán cao để khi tìm đến, ai cũng có thể thấy trong đó ngọn lửa đam mê, tình yêu cuộc sống mãnh liệt." Trong các sáng tác của Trần Lập, "Đường đến ngày vinh quang" được đánh giá là ca khúc thành công, ghi đậm dấu ấn của Bức Tường và cá nhân anh. Tại các sự kiện xã hội, văn hóa, thể thao, khi lá cờ Việt Nam được treo lên cũng là lúc giai điệu và ca từ của "Đường đến ngày vinh quang" vang lên.
Sinh thời, Trần Lập không chỉ cùng ban nhạc Bức tường làm nên tên tuổi và sức sống cho dòng nhạc Rock tại Việt Nam mà anh còn là nghệ sĩ tích cực với nghề khi tham gia nhiều hoạt động khác như đóng phim, làm đại sứ, cố vấn, tổ chức sản xuất các chương trình âm nhạc, tổng đạo diễn dàn dựng.
Tuy vậy, trong thời gian nhóm nhạc Bức Tường hoạt động, dù bị người tẩy chay cho là "Bức Tường chỉ là thứ rock thường thường", Trần Lập đã lên tiếng "không có khái niệm này trong kho tàng rock thế giới". Trong đêm nhạc rock '"sạch sẽ" của Bức Tường với hơn 7.000 khán giả tổ chức cuối năm 2011, báo "VnExpress" cho biết "một số chỗ Trần Lập bị đuối giọng" do "thời gian tác động không nhỏ tới chất giọng". | 1 | null |
Đoàn () là một nhánh của bộ tộc Tiên Ti vào thời nhà Tấn và Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ của Đoàn bộ ước tính nằm ở khu vực hành lang Liêu Tây phía bắc của tỉnh Hà Bắc. Ngoài Đoàn bộ, thời kỳ này còn có các bộ lạc Tiên Ti khác: Mộ Dung Bộ, Vũ Văn bộ, đều là một bộ phận của đông bộ Tiên Ti, nhưng trong đó Đoàn bộ được coi là bộ lạc mạnh nhất, thủ lĩnh của Đoàn bộ mang họ Đoàn.
Lịch sử.
Theo Ngụy thư, thủ lĩnh đầu tiên của Đoàn bộ có danh tính là Đoàn Nhật Lục Quyến, song Tấn thư lại chép là Đoàn Tựu Lục Quyến (段就陸眷).
Thời kỳ trị vì của thủ lĩnh thứ ba là Đoàn Vụ Mục Trần cũng trùng khớp với sự bắt đầu của giai đoạn được gọi là "Ngũ Hồ loạn Hoa" trong lịch sử Trung Quốc, nhưng lúc đó tướng lĩnh U Châu (幽州) là Vương Tuấn (王浚) nhận thấy rằng thiên hạ rồi sẽ đại loạn nên đã hướng ra bên ngoài kết viện, ông ta gả một con gái cho Đoàn Vụ Mục Trần và đề nghị triều đình nhà Tấn phong cho Đoàn Vụ Mục Trần là Liêu Tây công, ban cho Đoàn Vụ Mục Trần quận Liêu Tây. Chính quyền này do đó cũng được gọi là "Liêu Tây công quốc", đô thành đặt tại Lệnh Chi (令支) Sử sách đương thời viết rằng Đoàn bộ Tiên Ti "cứ hữu đất Liêu Tây, xưng thần với Tấn. Xứ này có hơn 3 vạn nóc nhà, có tới bốn hoặc năm vạn con ngựa". Đoàn bộ trở thành một trong các lực lượng tác chiến người ngoại tộc hợp tác với Tây Tần ở phương Bắc. Bấy giờ, ở phía tây của Vương Tuấn, Lưu Côn cũng hợp tác với Thác Bạt Tiên Ti, và liên minh giữa Vương Tuấn và Đoàn bộ không tương hợp. Vì thế, Thạch Lặc ở mặt nam đã thừa cơ lợi dụng.
Đến thời người cai trị thứ 4 là Đoàn Tựu Lục Quyến, do thất bại trước quân của Thạch Lặc nên Đoàn bộ đã chuyển sang phụ thuộc vào Thạch Lặc và cùng với Thạch Lặc lập ra nước Hậu Triệu sau đó. Đến thời thủ lĩnh thứ tám là Đoàn Liêu, Đoàn bộ thường bị Tiền Yên và Hậu Triệu xâm lấn, năm 399, lãnh thổ Đoàn bộ bị hai nước này phân chia, Liêu Tây công quốc bị tiêu diệt. Song sau đó, đến năm 343, Hậu Triệu lại ủy phái em trai của Đoàn Liêu là Đoàn Lan (段蘭) đến trấn thủ tại cố đô Lệnh Chi.
Sau khi Đoàn Loan qua đời, con trai là Đoàn Kham (段龕) vẫn tiếp tục thống trị bộ lạc. Năm 350, Nhiễm Mẫn biến loạn, Trung Nguyên một lần nữa lại rơi vào đại loạn, Đoàn Kham thừa cơ xưng là "Tề vương" tại Quảng Cố (廣固), tuy nhiên không lâu sau đó đã quy hàng Đông Tấn, được Đông Tấn phong là Tề công, song lực lượng của ông ta về cơ phải vẫn khống chế khu vực bán đảo Sơn Đông, thế lực khá cường thịnh. Năm 352, một thủ lĩnh Đoàn bộ là Đoàn Cần (段勤) (con trai của Đoàn Mạt Ba]] (段末波) đã tự xưng là "Triệu Đế" ở Dịch Mạc (繹幕), sau đó hai thế lực phân biệt nhau. Năm 352, Đoàn Cần và Đoàn Kham đã đầu hàng Tiền Yên, người dân bộ lạc bị Tiền Yên sát hại, Đoàn bộ Tiên Ti bị tiêu diệt nhưng không hoàn toàn diệt vong.
Bộ tộc Đoàn của các vua Đoàn bộ xuất nguyên từ đông Tiên Ti từ thời nhà Hán, từng liên hợp cùng Lưu Côn (271-318) ở Tấn Dương, sau bị người Yết Hồ của Hậu Triệu đánh bại và chạy tản mát vào Trung Nguyên rồi bị Hán hóa, trong đó có tướng Đoàn Ổi được Tào Tháo nhân danh Hiến Đế phong làm An nam tướng quân, thăng Trấn viễn tướng quân, chức Bắc Địa thái thú, tước Duyệt Hương hầu. Một số chạy sang các nước Tây Yên, Bắc Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc, trong đó có Đoàn Tùy vua duy nhất của nước Tây Yên không mang họ Mộ Dung, Đoàn Nghiệp vua đầu tiên của nước Bắc Lương. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bộ tộc Đoàn bộ này còn liên quan tới các vị quân chủ họ Đoàn của Vương quốc Đại Lý sau này. Trong số đó một số hậu duệ di cư sang Việt Nam từ Đại Lý và Trung Nguyên, nhưng chưa có căn cứ chứng minh cho điều đó. | 1 | null |
Vũ Văn () là một thị tộc tiền quốc gia của những người Tiên Ti có nguồn gốc Hung Nô vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại cho đến khi bị vua Mộ Dung Hoảng của Tiền Yên tiêu diệt vào năm 345. Trong số các thị tộc thuộc đông bộ Tiên Ti từ phần trung tâm của tỉnh Liêu Ninh ngày nay về phía đông, Vũ Văn bộ là lớn nhất, và được những người cai trị Trung Hoa trao cho vị trí lãnh đạo đông bộ Tiên Ti. Một hậu duệ của Vũ Văn bộ là Vũ Văn Thái đã lập nên triều đại Bắc Chu vào thế kỷ thứ 6.
Vũ Văn là các hậu duệ của người Hung Nô du mục, những người Hung Nô này đã bị đồng hóa và trở thành người Tiên Ti sau năm 89 và cai quản cả người Khố Mặc Hề và Khiết Đan (cả hai đều có gốc Hung Nô) trước khi bị Mộ Dung Hoảng tiêu diệt vào năm 344, đến lúc đó người Vũ Văn lại phân tách vào người Khiết Đan và Khố Mặc Hề. Ngôn ngữ Vũ Văn có thể là một thứ tiếng tiếng Đột Quyết hoặc là một nhánh rất xa xôi của nhóm ngôn ngữ Mông Cổ. | 1 | null |
Phà Thủ Thiêm là một tuyến phà đã ngưng hoạt động, từng vận chuyển nối liền hai bờ đông tây sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 1 tháng 1 năm 2012.
Lịch sử.
Hình thành.
Bến đò Thủ Thiêm xuất hiện vào khoảng năm 1912. Theo Đại Nam nhất thống chí - Tập 5, dòng 4, trang 78, quyển 27. Tỉnh Biên Hòa, đây là một quyển sách địa lý được soạn bằng chữ Hán dưới triều Tự Đức có đoạn viết về vùng đất Thủ Thiêm: "Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Thủ Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả". (Huyện Nghĩa An, nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
Như vậy, có thể nói trước thời Tự Đức nơi đây đã có hoạt động của một bến đò.
Theo PGS TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – năm 1911 bến phà Thủ Thiêm mới được "danh chính ngôn thuận" khi lần đầu tiên bến được đánh dấu trong tấm bản đồ Environs de Sài Gòn, tỉ lệ 1/50.000 do chính quyền Nam kỳ vẽ.
Thủ Thiêm.
Theo từ điển Địa danh Sài Gòn, địa danh Thủ Thiêm có từ cuối thế kỷ XVIII. Lúc đó, vùng này còn hoang sơ, có nhiều đình, chùa, miếu thờ, người dân đến sống chưa nhiều. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, khi bến đò Thủ Thiêm (nay là phà Thủ Thiêm) xuất hiện, nhiều người kéo đến sinh sống, làm ăn và khu vực này dần trở nên đông đúc. Lúc ban đầu, người ta dùng sức người chèo đò sang sông, về sau dần dần thay thế bằng thuyền máy đuôi tôm
Hoạt động bến phà.
Nhiệm vụ.
Vào khoảng thập niên 60, khi xí nghiệp đóng tàu Caric thành lập, hai chiếc phà có trọng tải 20 tấn (còn gọi là phà hột vịt) được sử dụng. Từ đó bến phà Thủ Thiêm (còn gọi là bến Cây Bàng) chính thức nhận nhiệm vụ đưa khách sang sông cùng song hành với những chuyến đò ngang.
Các thế hệ phà.
Đầu thế kỷ 20, bến phà Thủ Thiêm vẫn chỉ là những chiếc đò chèo, sau nữa mới có ghe máy. Những năm 1930, thế hệ phà máy mới xuất hiện, có thể chở được ôtô thay vì chỉ chở người. Trên cầu dẫn xuống phà có một mâm quay. Xe hơi muốn qua phà đều phải chạy lên chiếc mâm quay này để xoay đầu rồi mới chạy xuống phà. Năm 1964, cầu dẫn vào phà được sửa lại cùng với thế hệ phà máy hiện đại do xưởng Caric ngay cạnh bến phà đóng: bốn chiếc phà hình bầu dục, phà "hột vịt", xe hơi, xe tải, ba gác có thể qua bên Sài Gòn, làm ăn cũng thuận tiện hơn. Những chiếc phà này chở được nhiều khách hơn bây giờ vì có hai tầng (sau năm 1975 sở GTVT thấy phà quá cao, không an toàn khi chạy trong những ngày mưa gió nên cắt bớt chỉ còn một tầng).
Nhân viên.
Số lượng nhân viên làm việc tại bến phà sau năm 1975 dao động khoảng từ 40 đến 50 người. Năm 2012, có 44 nhân viên làm việc tại phà Thủ Thiêm, có nhiều người đã công tác hơn 20 - 30 năm. Có nhiều gia đình có hơn 2 thế hệ nối tiếp nhau cùng làm việc ở Phà Thủ Thiêm, họ đã xem Phà Thủ Thiêm như ngôi nhà thứ hai của họ.
Chấm dứt hoạt động.
Cùng với sự phát triển kinh tế ngày càng cao và năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Thủ Thiêm và đường hầm vượt sông Sài Gòn hoàn thành, đưa vào sử dụng, đồng thời việc triển khai công tác di dời, giải tỏa để thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nên số lượt hành khách qua lại ngang sông tại bến phà đã giảm rất nhiều. Chính vì thế, theo Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh, từ 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 2012, phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động, kết thúc lịch sử gần 100 năm chuyên chở hành khách và hàng hóa qua sông Sài Gòn. | 1 | null |
Ốc gừng là một loại động vật thủy sinh thuộc họ ốc biển phân bố ở vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở vùng biển phường Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ.
Đặc điểm.
Ố gừng sinh sống ở các ghềnh đá ven biển dưới độ sâu từ 3–5 m nước, chúng sống bám vào các hang đá. Mùa sinh sản và trưởng thành của ốc gừng khoảng từng từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm, nhưng vào thời điểm giữa mùa hạ. Thịt ốc gừng săn giòn và thơm ngon có vị ngọt, mang hương vị mặn, giòn và có tính hàn.
Trong ẩm thực.
Ốc gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như món ốc luộc và ốc xào sả ớt đây là đặc sản ở vùng biển xứ Quảng. | 1 | null |
"Raining Men" là một ca khúc của nữ ca sĩ thu âm người Barbados Rihanna trích từ album thứ năm của cô, "Loud" (2010). Ca khúc được viết bởi Melvin Hough II, Rivelino Wouter, Timothy Thomas, Theron Thomas, Onika Maraj và sản xuất bởi Mel & Mus, phát hành trên đài phát thanh đô thị vào 7 tháng 12 năm 2010, như là đĩa đơn thứ ba của album ở Mỹ. Đây là một ca khúc hip hop với phần rap của Nicki Minaj, phần nhạc nền bao gồm âm còi sirens và âm bass. | 1 | null |
Ốc gạo (Danh pháp khoa học: "Assiminea lutea") là một loài động vật thuộc họ ốc phân bố ở khắp miền Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và tập trung ở một số vùng như cù lao Tân Phong thuộc Tiền Giang, cồn Phú Đa thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Sa Đéc ở vùng Đồng Tháp, Cần Thơ, ốc gạo sinh sản nhiều lưu vực sông Cồn Bầu, Cồn Tre, Cồn Tròn, Ba Rái. Ốc gạo nổi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, đoạn qua xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách.
Đặc điểm sinh học.
Ốc gạo sống ở vùng nước lợ, sống ở vùng đáy sông, có vỏ trắng xanh, xoáy tròn, phía sau ốc có phần chóp nhọn, ốc lớn bằng đầu ngón tay, khi trưởng thành ốc gạo lớn bằng hột mít, những con ốc nhỏ bằng đầu ngón tay út có vỏ ngũ sắc sáng lóng lánh, vỏ ốc sạch, ánh lên màu trắng pha hồng. Khi nấu chín dưới yếm hiện ra một cục mỡ nhỏ như hạt gạo.
Khi nước chảy thì ốc gạo vùi mình vào đất, khi nước đứng thì ngoi đầu bò ra kiếm các phiêu sinh vật để ăn. ốc gạo ở Cồn Tre sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ màu xanh ngọc, ruột đầy. Trong ruột của giống ốc này thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn rụm. Loài ốc gạo ngon và lành hơn những ốc khác ở chỗ không có nhớt. Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm thịt ốc có vị ngọt, giòn có hương thơm. Ốc gạo tuy nhỏ nhưng thịt thơm, ngon, ốc gạo ngon nhất là vào thời điểm tháng Năm (âm lịch), con mập, thịt béo và giòn.
Tập tính.
Thông thường, ốc gạo sinh sản vào tháng 7 năm trước và trưởng thành từ tháng Ba, tháng 4 năm sau. Hàng năm cứ vào tháng 4 - 5 âm lịch là ốc gạo sinh sôi, con ốc gạo đủ độ trưởng thành, mập nhất, ngon nhất rơi vào mùng 5 tháng 5. Ốc gạo đẻ vào khoảng tháng 7 âm lịch năm trước. Qua năm sau, vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch là đến mùa thu hoạch. Ốc gạo là loài không ở một chỗ, càng về cuối mùa chúng di chuyển dần về phía Nam.
Trong ẩm thực.
Theo truyền thuyết, có tên gọi ốc gạo vì dân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tin rằng được trời đất phù hộ cho thứ ốc ngon, họ ngược xuôi trên sông nước bắt ốc đổi gạo nuôi con, nuôi thân. Trong ẩm thực, ốc gạo là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, làm nhân bánh xèo, nấu lẩu mắm, luộc chấm nước mắm tỏi ớt, gỏi ốc gạo trộn với dừa nạo, gỏi ốc gạo chuối cây….và Bánh xèo ốc gạo | 1 | null |
"Talk That Talk" là một ca khúc của nữ ca sĩ thu âm người Barbados Rihanna trích từ album phòng thu cùng tên. Ca khúc có sự góp giọng của nam ca sĩ nhạc rap Jay-Z. Đây là lần thứ ba Rihanna hợp tác với Jay-Z, hai lần trước đó là trong ca khúc "Umbrella" (2007) và "Run This Town" (2009). "Talk That Talk" được viết bởi Ester Dean, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen, Shawn Carter, Anthony Best, Sean Combs, Chucky Thompson, Christopher Wallace, và được sản xuất bởi Eriksen và Hermansen dưới cái tên chung Stargate. Def Jam đã gửi ca khúc này tới đài phát thanh đô thị ở Mỹ vào 17 tháng 1 năm 2012 như là đĩa đơn thứ ba của "Talk That Talk". Tại Pháp, ca khúc đã được phát hành dưới định dạng đĩa CD vào ngày 26 tháng 3 năm 2012.
Phát hành.
Cuối tháng 12 năm 2012, Rihanna hỏi những người hâm mộ của cô trên Twitter rằng ca khúc nào nên được chọn làm đĩa đơn thứ ba của "Talk That Talk". Và vào 10 tháng 1 năm 2012, Rihanna đã thông báo rằng "Talk That Talk" sẽ là đĩa đơn tiếp theo của album, với lời nhắn: "#TALKthatTALK love u guys! Been missin u," (Tạm dịch: "#TALKthatTALK yêu tất cả mọi người! Nhớ mọi người nhiều lắm"). Cùng với lời nhắn đó, Rihanna cũng ra mắt bìa của đĩa đơn này. Cristin Mahner từ Pop Crush đã nới về bìa đĩa rằng: "Cô ấy giống như một ả sinh viên xấu xa mà mẹ bạn sẽ không bao giờ muốn bạn giao lưu với, thế nhưng bạn lại cực kì muốn làm điều đó". Def Jam đã gửi ca khúc này tới đài phát thanh đô thị ở Mỹ vào 17 tháng 1 năm 2012. Nó cũng đã được phát hành dưới định dạng đĩa CD tại Pháp vào ngày 26 tháng 3 năm 2012. Đĩa CD bao gồm bản album của ca khúc và bản phối khí Chuckie Extended Remix của "We Found Love".
Đội ngũ sản xuất.
Phần thực hiện lấy từ ghi chú trong sách ảnh của "Talk That Talk". | 1 | null |
Banshee là một media player nguồn mở, được gọi là Sonance cho đến 2005. Được xây dựng trên Mono và Gtk#, nó dùng nền tảng đa phương tiện GStreamer để mã hóa và giải mã nhiều định dạng media khác nhau, bao gồm Ogg Vorbis, MP3 và FLAC. Banshee có thể chơi và nhập các đĩa audio CD và hỗ trợ nhiều thiết bị media cầm tay, bao gồm iPod của Apple, các thiết bị Android và máy nghe nhạc ZEN của Creative. Các tính năng khác bao gồm tích hợp Last.fm, album ảnh nghệ thuật, playlists thông minh và hỗ trợ podcast. Banshee được phát hành dưới các điều khoản của MIT License. Phiên bản ổn định có sẵn cho nhiều [[bản phân phối [[Linux]], cũng có một bản beta preview cho [[Mac OS X]] và một bản alpha preview cho [[Microsoft Windows|Windows]].
Plugins.
Banshee hỗ trợ các plugin để mở rộng và tùy biên phần mềm. Các plugin ổn định bao gồm:
[[siêu dữ liệu]] cho các thư viện, bao gồm album nghệ thuật.
Hỗ trợ đa nền tảng.
So với các bản cho Linux, trong đó có phiên bản ổn định, các phiên bản cho Mac OS X được xem là có chất lượng beta, và cho Windows là chất lượng alpha.
Phát hành alpha đàu tiên của Banshee trên Windows là Banshee 1.9.4, phát hành ngày 23/2/2011.
Lịch sử phát hành.
Danh sách các bản phát hành chính thức<br>
Helix Banshee.
Helix Banshee là một phiên bản của Banshee, đóng gói trong các phiên bản cũ hơn của [[SUSE Linux Enterprise Desktop]] và [[openSUSE]]. It was based upon the Banshee core, nhưng với một plug-in để thêm các hỗ trợ cho [[Helix (project)|nền tảng Helix]] cho việc phát lại và chuyển mã, thêm vào GStreamer.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Phần mềm nguồn mở]]
[[Thể loại:Phần mềm năm 2005]] | 1 | null |
"Beez in the Trap" là một ca khúc của nữ ca sĩ hip hop người Mỹ Nicki Minaj hợp tác với nam ca sĩ nhạc rap 2 Chainz. Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ ba từ album phòng thu thứ hai của cô "", với hai đĩa đơn trước đó là "Starships" và "Right by My Side". Nó đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 tại vị trí thứ 48 và vị trí thứ 7 tại bảng xếp hạng nhạc rap của Mỹ. Video âm nhạc cho ca khúc được phát hành trên YouTube vào đầu tháng 4 năm 2012.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc chính thức cho "Beez in the Trap" được bắt đầu quay vào 18 tháng 3 tại Miami, 2012 và được đạo diễn bởi Benny Boom. Video này, với sự góp mặt của 2 Chainz được phát hành vào ngày 6 tháng 4 trên tài khoản VEVO YouTube của cô. Đến tháng 7 năm 2012, video đã nhận được hơn 50 triệu lượt xem.
Biểu diễn.
Minaj biểu diễn ca khúc lần đầu tiên trên 106 & Park vảo 3 tháng 4 năm 2012, cùng với "Champion", "Roman Reloaded", "Right by My Side", "HOV Lane", "I Am Your Leader", và "Fire Burns". Cô cũng biểu diễn "Beez in the Trap" tại 2012 BET Awards cùng với 2 Chainz. Ngoài ra, vào 23 tháng 4 năm 2012, cô cũng biểu diễn ca khúc tại Radio 1's Hackney Weekend.
Đội ngũ sản xuất.
Phần thực hiện của "Beez in the Trap" được lấy từ phần ghi chú trong sách ảnh của "". | 1 | null |
Cừu Trì () là một chế độ cai trị địa phương của người Đê tại khu vực nay là tỉnh Cam Túc vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc và Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
Lịch sử.
Bắt đầu thế kỷ thứ 3, Dương Đằng (楊騰), thủ lĩnh của Bạch Hạng Đê (白項氐, nghĩa đen là người Đê cổ trắng) đã chiếm cứ khu vực đông nam của tỉnh Cam Túc ngày nay, tại thượng du Hán Thủy. Những thuộc hạ ông là Dương Câu (楊駒) và Dương Thiên Vạn (楊千萬) đã triều cống cho triều đại Tào Ngụy và được ban cho tước vương (王).
Dương Phi Long (楊飛龍) đã dời trung tâm của địa hạt Cừu Trì về Lược Dương, tại đây, những người kế vị của ông là Dương Mậu Sưu (楊茂捜) đã cai trị như một quốc vương độc lập vào đầu thế kỷ thứ 4. Quân Cừu Trì thường đi cướp bóc các vùng lãnh thổ tại Trung Nguyên ở phía đông và bắt những người dân ở đây, song trên một phương diện khác quân của Đông Tấn và Tiền Triệu cũng đã lấy đi dân cư của Cừu Trì. Năm 322, Dương Nan Địch (楊難敵) phải chịu một thất bại trước Tiền Triệu và bị giáng làm Vũ Đô vương (武都王) và Cừu Trì công (仇池公). Những năm sau đó, Cừu Trì đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh nội bộ giữa gia tộc họ Dương và một số người tiếm quyền. Dưới triều Tấn, những người cai trị Cừu Trị đã không được xem là thứ sử hay tháu thú của vùng họ cai quản.
Năm 371 Phù Kiện, vua nước Tiền Tần đã tiến đánh Cừu Trì, bắt được thủ lĩnh Dương Soán (楊篡) và chấm dứt thời kỳ Tiền Cừu Trì.
Dương Định (楊定), một chắt của Dương Mậu Sưu và là cháu nội của Phù Kiện, đã phục hồi lại Cừu Trì vào năm 385 với kinh đô đặt tại Lịch Thành (歷城). Em trai của Dương Định là Dương Thịnh (楊盛) đã chinh phạt được vùng Lương Châu (梁州) ở thượng du Hán Thủy, và tự xưng là thứ sử của nhà Tấn. Các nỗ lực của Cừu Trì để chiếm vùng mà nay là Tứ Xuyên đã thất bại, song Cừu Trì đã kiểm soát được một phần rất lớn các vùng nay là đông Cam Túc và nam Thiểm Tây.
Sau năm 443, các thủ lĩnh của Cừu Trì chỉ còn là những người cai trị bù nhìn do Bắc Ngụy kiểm soát. Năm 580, thủ lĩnh người Đê là Dương Vĩnh An trợ giúp tổng quản Ích Châu của Bắc Chu là Vương Khiêm (王谦) khởi binh hăm dọa quyền thần Dương Khiêm, bị Dương Khiêm phái binh tiêu diệt, người dân bộ lạc lưu lạc khắp các xứ, người Đê dần dần biến mất. Các sử gia thường nói về Cừu Trì ngũ quốc (仇池五國): Tiền Cừu Trì (前仇池, Hậu Cừu Trì (後仇池), Âm Bình (陰平), Vũ Đô (武都), và Vũ Hưng (武興). | 1 | null |
Under the Mistletoe là album phòng thu thứ hai và cũng là album Giáng sinh đầu tiên của nam ca sĩ thu âm người Canada Justin Bieber, được hát hành vào 1 tháng 11 năm 2011 bởi hãng đĩa Island.
Đĩa đơn.
Đĩa đơn đầu tiên và cũng là đĩa đơn duy nhất của album "Mistletoe" được viết và sản xuất bởi The Messengers. Ca khúc được phát hành vào ngày 17 tháng 10 năm 2012.
Ngoài ra, album còn có một đĩa đơn quảng bá khác, đó là "The Christmas Song (Chestnuts Roasting on an Open Fire)" hợp tác với Usher. Đĩa đơn này được phát hành vào 24 tháng 10 năm 2012. | 1 | null |
"Ur So Gay" (tạm dịch: "Trông anh thật giống người đồng tính") là một ca khúc của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Katy Perry. Ca khúc được sản xuất bởi Greg Wells và thiết kế bởi Drew Pearson. "Ur So Gay" là sản phẩm âm nhạc đầu tiên của Katy Perry, sau đó ca khúc này cũng được xuất hiện trong album đầu tay của cô, "One of the Boys". Hãng Capitol đã đăng ca khúc này lên trang web của họ và cho mọi người tải về miễn phí. Ca khúc đã thất bại trong việc lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Ur So Gay" được đạo diễn bởi Walter May. Trong video, Perry hát ca khúc giữa phông nền hoạt hình với những đám mây đang nở những nụ cười. Những nhân vật khác trong video là những con búp bê Fashion Royalty. | 1 | null |
"Losing Grip" là một ca khúc của ca sĩ/nhạc sĩ thu âm người Canada Avril Lavigne, ca khúc được chọn làm đĩa dơn thứ tư của album đầu tay của cô Let Go (trừ Úc và New Zealand, ở hai quốc gia này phát hành đĩa đơn "Mobile". Đĩa đơn được phát hành vào cuối mùa xuân 2003 sau sự thành công của "I'm with You". Ca khúc được viết bởi Avril Lavigne và C. Magness. "Losing Grip" khá nặng nề với những âm grunge mạnh, trong khi hầu hết các ca khúc khác trong "Let Go" đều có giai điệu khá nhẹ nhàng. Avril Lavigne có biểu diễn ca khúc tại Juno Awards of 2003. "Losing Grip" nói về việc cô để "tuột mất" (losing grip) người bạn trai của mình, trong khi cô không hề muốn như thế chút nào. Đĩa đơn đã được chứng nhận đĩa Vàng từ RIAA (Mỹ) vào 22 tháng 9 năm 2003.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Losing Grip" được đạo diễn bởi Liz Friedlander. Trong video, Avril Lavigne biểu diễn ca khúc trước một đám đông khán giả của mình.
Tiếp nhận.
Christina Saraceno từ Allmusic cho biết: "Losing Grip" giúp cho Avril Lavigne có thể "khoe" hết tất cả mọi khả năng về giọng hát của cô khi "đoạn điệp khúc nhạc rock bùng nổ".
Tại AOL Radio, khán giả bầu chọn cho "Losing Grip" là một trong 10 ca khúc hay nhất của Avril Lavigne.
Giải thưởng.
"Losing Grip" được đề cử cho Giải Grammy cho Trình diễn giọng rock nữ xuất sắc nhất, nhưng "Trouble" của P!nk lại giành chiến thắng. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 81 (tiếng Anh: "Interstate 81" hay viết tắt là I-81) là một xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang tại miền đông Hoa Kỳ, kéo dài từ Xa lộ Liên tiểu bang 77 tại Charleston, West Virginia đến Xa lộ Pennsylvania 5 và hành lang Xa lộ Pennsylvania 290 tại Erie, Pennsylvania. Đây là một xa lộ huyết mạch chính yếu đi qua phía tây tiểu bang Pennsylvania và West Virginia, cũng đóng vai trò như một hành lang xa lộ quan trọng đến thành phố Buffalo, New York và biên giới Canada.
Tại West Virginia, Xa lộ Liên tiểu bang 79 có tên gọi là Xa lộ cao tốc Jennings Randolph. Tại ba quận cực bắc nhất, xa lộ được cắm biển là một phần thuộc Hành lang Xa lộ Kỹ thuật cao. Qua phần lớn tiểu bang Pennsylvania, nó có tên là Xa lộ Raymond P. Shafer.
Mô tả xa lộ.
Trừ điểm đầu phía bắc, I-79 nằm trên Cao nguyên Allegheny. Mặc dù địa hình có ghồ ghề, con đường tương đối bằng phẳng. Phần lớn xa lộ này nằm trên độ cao khoảng 1000 đến 1200 bộ (300 đến 360 mét) trên mực nước biển. Cũng có một số đoạn gần hai điểm đầu có độ cao thấp hơn và các đoạn cao hơn ở gần Sutton, West Virginia. Tại các khu vực đồi núi, con đường bằng phẳng được xây dựng đi theo các khúc cong quanh đồi dọc theo các đỉnh núi hay các thung lũng và sông.
I-79 bắt đầu tại một nút giao thông khác mức ba chiều với Xa lộ Liên tiểu bang 77 dọc theo bờ tây bắc của Sông Elk ngay đông bắc Charleston. Khoảng 67 dặm (108 km) đầu tiên của nó đến một điểm ngay phía nam Flatwoods, I-79 nằm trong lưu vực của Sông Elk là nơi nước đổ vào trong Sông Kanawha. Nó qua Sông Elk hai lần — tại Frametown và Sutton - và không bao giờ chạy xa con sông từ 15 đến 20 dặm (25 đến 30 km).
Từ Sutton đi hướng bắc, Xa lộ Liên tiểu bang 79 chạy gần như song song với con đường của Quốc lộ Hoa Kỳ 19. Từ khu vực giữa Washington và Xã Cranberry, Pennsylvania, I-79 đã thay thế chức năng của con đường tiền nhiệm của mình. Chỉ trong đoạn nằm trong địa giới thành phố Pittsburgh, Quốc lộ Hoa Kỳ 19 mới đảm nhận một số lượng xe cộ đáng kể trên chính con đường nó. | 1 | null |
Nem cua bể hay nem cua bể Hải Phòng là một món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng với những nguyên liệu ngoài thành phần thực vật (bánh đa gói nem, miến sợi, giá đỗ, hành lá, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, su hào) còn có trứng gà (hoặc trứng vịt), thịt lợn nạc vai băm nhuyễn cùng với mỡ gáy, thịt tôm tươi, thịt cua bể tươi và phương pháp chế biến bằng cách rán (chiên) trong dầu ăn là chủ đạo. Món ăn này còn có một số tên gọi khác như chả nem (người miền Nam thường gọi là chả giò), chả nem hải sản... Do cách gói nem độc đáo theo hình vuông của người Hải Phòng mà nó còn có tên là nem vuông hay đầy đủ hơn là nem vuông cua bể, nem vuông hải sản.
Món bánh đa cua (theo truyền thống địa phương luôn sử dụng cua đồng và bánh đa đỏ) và nem cua bể (theo phong cách địa phương hay được gói kiểu hình vuông giống như chiếc bánh chưng ngày Tết) được nhiều người xem là hai món ăn có tính đại diện rõ nhất cho phong cách chế biến ẩm thực của Hải Phòng.
Tổng quan.
Lưu ý rằng theo cách chế biến truyền thống tại Hải Phòng thì ngoài tôm tươi (không dùng tôm khô) và cua biển, không cần dùng thêm loại hải sản nào nữa. Vài địa phương khác có thể biến tấu bằng cách cho thêm thịt mực, hoặc sử dụng tôm khô, cho thêm khoai môn hay củ đậu vào. Cũng giống nhiều nơi khác tại Việt Nam, món nem cua bể thường hay ăn kèm với bún tươi (loại sợi nhỏ, khác với bún sợi lớn thường dùng trong món bún tôm kiểu Hải Phòng), nước chấm (thành phần chính là nước mắm, giấm, nước đun sôi để nguội, đường cát, hành tây, cà rốt, đu đủ xanh thái lát, tỏi, ớt tươi) và rau sống.
Cùng với món bánh đa cua (theo truyền thống thường sử dụng cua đồng, đôi khi dùng cua bể để chế biến), nem cua bể được coi là hai món ăn có tính đại diện rõ nhất cho phong cách chế biến ẩm thực của người Hải Phòng. Nhưng khác với món bánh đa cua thường được xem là phổ biến và bình dân, nem cua bể đối với nhiều người Hải Phòng thu nhập trung bình (cũng như hầu hết người dân miền Bắc) cho đến những năm cuối thập kỷ 1990 vẫn thường được coi là tương đối đắt tiền và cầu kỳ trong chế biến.
Dù Hải Phòng khi đó (những năm 1990) có nguồn thủy hải sản khá phong phú nhưng một phần lớn là dành cho chế biến xuất khẩu (thường sang Trung Quốc) hoặc bán cho các nhà hàng lớn quanh thành phố, nên với những gia đình có thu nhập trung bình thời đó giá cua bể (cua biển) tương đối cao so với nhiều loại thực phẩm khác và cũng không có nhiều nguồn cua chất lượng để chọn lựa. Bởi vậy thời đó với nhiều người Hải Phòng, trong bữa cỗ nếu có món chả nem nhưng thành phần không có cua bể là điều rất bình thường, thậm chí nhiều nơi tôm cũng được dùng hạn chế so với thịt lợn nên ăn chả nem nhiều gây cảm giác chóng ngán.
Những năm qua, món nem cua bể (chủ yếu gói theo hình vuông) và bánh đa cua đã vượt khỏi biên giới Hải Phòng để du nhập đến một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và được nhiều thực khách yêu thích. Tuy nhiên không phải quán ăn hay nhà hàng nào có phục vụ món bánh đa cua hay nem cua bể cũng đảm bảo đúng quy trình chế biến và hương vị nguyên gốc như cách chế biến tại Hải Phòng. Bởi vậy muốn thưởng thức đầy đủ hương vị độc đáo của những món ăn này, thực khách nên đến những địa chỉ ẩm thực hay nhà hàng đã có tiếng, thường do người gốc Hải Phòng mở ra.
Nguồn gốc.
Món nem cuốn dùng để rán (chiên) là một món ăn rất phổ biến tại Việt Nam và tùy theo vùng miền mà nó có tên gọi khác nhau (như "chả rế" hay "chả giò"). Và cũng do sự khác biệt về khẩu vị ẩm thực giữa các vùng miền mà thành phần chế biến nem (chả giò) rán cũng như hương vị của món ăn có sự khác biệt đáng kể. Ví dụ như món nem (người miền Nam gọi là "chả giò") cuốn dùng để rán (người miền Nam gọi là "chiên") theo cách chế biến của miền Nam thường có khoai môn (không dùng miến, giá đỗ hay giá đậu như cách chế biến ở miền Bắc).
Món nem cua bể vốn xứ từ Hải Phòng mang hương vị cũng như thành phần chế biến cơ bản giống với nhiều nơi tại miền Bắc (như Hà Nội chẳng hạn). Sự khác biệt so với các địa phương khác trong chế biến nem ở đây chính là thành phần thịt cua bể bởi vùng biển Hải Phòng (Đồ Sơn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có nguồn hải sản (cả đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng trong lồng bè) trong đó có nguồn cua bể tương đối dồi dào. Điều này cũng góp phần tạo nên đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng là thiên về các món ăn có thành phần chế biến chính từ nguồn thủy hải sản như tôm, cua, sam, ba ba... trong đó cua vẫn là nguồn hải sản được người Hải Phòng ưa thích nhất bởi cách thức chế biến đa dạng và không quá phức tạp của nó so với một số loài như ba ba hay sam.
Người Hải Phòng đặc biệt yêu thích các món ăn chế biến từ thịt cua, từ cua đồng cho tới cua bể. Với cua đồng thì có bánh đa cua, bún riêu cua, lẩu cua đồng hay canh cua đồng nấu với khoai sọ và rau muống. Còn với cua bể thì có nem cua bể, chả cua, cua rang muối, cua om rau muống...
Nguyên liệu.
Những nguyên liệu chủ yếu trong chế biến nem cua bể Hải Phòng cũng không khác biệt nhiều so với các nguyên liệu chế biến món chả nem (miền Nam gọi là "chả giò") của một số tỉnh thành của miền Bắc như Hà Nội, Nam Định... Các nguyên liệu cơ bản phải có gồm: bánh đa (bánh tráng) để gói nem, thịt lợn nạc vai băm nhuyễn, tôm tươi (tôm sú hoặc tôm giảo là tốt nhất), miến, giá đỗ (giá đậu), hành lá, nấm hương, mộc nhĩ, trứng gà, gia vị.
Khác biệt giữa nem chế biến theo kiểu Hải Phòng với các địa phương khác chính là ở thành phần cua bể và loại bánh đa dùng để gói nem. Cua bể Hải Phòng không to như nhiều vùng biển khác nhưng bù lại thịt cua rất chắc và thơm ngon. Nên chọn cua gạch, mình dày, nặng 0,6-0,8 kg/con. Bánh đa nem (bánh tráng) cũng như bánh đa đỏ là những nguyên liệu gắn liền với những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng và thường được sản xuất với số lượng lớn quanh khu vực Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành Hải Phòng.
Một lưu ý là để gói nem cua bể theo hình vuông kiểu Hải Phòng người ta thường dùng loại bánh tráng nem bản rộng thường được làm từ bột gạo theo phương pháp truyền thống hơn là loại bánh tráng đóng gói sẵn bởi các cơ sở chế biến thực phẩm. Bánh tráng nem đóng gói sẵn (thường có màu vàng nhạt) dễ bảo quản hơn nhưng khi chiên rán không độ giòn như bánh đa nem gói bằng loại bánh tráng bột gạo (thường có màu trắng).
Chế biến.
Các công đoạn chế biến món nem cua bể theo kiểu Hải Phòng cũng tương tự như đối với món chả nem thông thường. Ngoài nguyên liệu chính là cua bể, còn có các phụ liệu khác bao gồm: tôm tươi bóc vỏ chẻ đôi, thịt băm, mộc nhĩ, miến cắt khúc nhỏ, giá, hành tím... Tất cả trộn đều với gia vị theo một tỷ lệ hợp lý. Sau đó lấy lòng đỏ trứng trộn đều lên nhằm tạo sự kết dính cho nhân nem. Khác với nem dài truyền thống, gói nem vuông phải sắp xếp từng thứ.
Bánh đa sau khi nhúng nước, để ráo, rồi cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào, sau đó gói thành hình vuông. Cua bể có thể luộc hoặc hấp cách thủy nhưng hấp là tốt nhất, rồi sau đó gỡ thịt cua ra bát để riêng. Tỷ lệ pha trộn các nguyên liệu để làm nhân nem cũng đóng vai trò quan trọng bởi tỷ lệ nguyên liệu không hợp lý có thể khiến người ăn chóng ngán, không làm nổi bật hương vị đặc trưng của hải sản như tôm, cua bể. Nói chung trong món nem cua bể Hải Phòng, thịt lợn và tôm do không phải là thành phần chủ đạo nên được sử dụng với tỷ lệ vừa phải và nên pha thêm chút mỡ vào thịt khi băm (xay) để thịt có độ mềm.
Dù nem được gói theo hình vuông hay kiểu cuốn dài quen thuộc thì vẫn phải đảm bảo một số tiêu chí về chất lượng như nem không bị bung ra khi rán, hương vị đặc trưng của thịt cua bể không bị lẫn với mùi vị các nguyên liệu khác, nem có mùi thơm chứ không có vị tanh của hải sản. Rán (chiên) nem cũng là khâu chế biến quan trọng, tốt nhất vớt nem ra khỏi dầu sôi khi nem đã chín vàng, tránh để nem bị cháy cạnh. Nước chấm nem cũng góp phần tăng thêm giá trị của món nem. Thành phần chủ đạo nước chấm nem vẫn là nước mắm nhưng phải là loại thật ngon để pha chế cùng nước đun sôi để nguội cùng dấm, tỏi, ớt, chanh tươi, đường, hạt tiêu và có thể thêm đu đủ xanh thái lát nhỏ.
Thưởng thức.
Nem cua bể (theo phong cách chế biến kiểu Hải Phòng) không kén người ăn dù là người miền Trung hay miền Nam. Ngay cả nhiều người nước ngoài từng thưởng thức món ăn này cũng bị chinh phục bởi hương vị đặc biệt của nó. Món nem cua bể thường được ăn kèm với bún, nước chấm (mắm dấm) và rau ghém, thông thường hay được dùng trong bữa ăn trưa, thích hợp cả trong những ngày trời nóng hay trời mát. Một điểm cần lưu ý không thể bỏ qua khi thưởng thức món ăn này là không nên để lâu sau khi đã rán (chiên) chín bởi để càng lâu nem sẽ mất độ giòn và hương vị thơm ngon của hải sản, tốt nhất là nên dùng ngay trong khoảng 5-10 phút sau khi đã với nem ra khỏi chảo rán và để cho ráo dầu.
Hiện nay cũng có nhiều công ty chế biến thực phẩm tại Việt Nam chế biến sẵn nem đóng gói dùng để chiên rán (thường thông báo thành phần nguyên liệu trên bao bì là có thịt cua bể). Loại nem này có thể bảo quản lâu trong tủ lạnh và thích hợp với những người không có thời gian chế biến. Tuy nhiên sự khác biệt của loại nem đóng gói sẵn này so với nem cua bể kiểu Hải Phòng là hương vị thịt cua bể gần như không đáng kể (do lượng thịt cua được sử dụng không nhiều) và thường pha chế thêm một số nguyên liệu (như khoai môn) để thích hợp với khẩu vị vùng miền, ngoài ra loại nem này được gói theo hình thon dài quen thuộc khác với cách gói hình vuông của nem cua bể Hải Phòng. | 1 | null |
Bánh đa đỏ là một loại nguyên liệu bánh đa được dùng rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Hải Phòng. Đây cũng được coi là một mặt hàng đặc sản về ẩm thực của Hải Phòng và thường chỉ được sản xuất tại nơi đây mới đảm bảo được những yêu cầu cao nhất về chất lượng. Điều này có thể coi như một bí quyết gia truyền của nhiều gia đình chuyên làm bánh đa đỏ tại Hải Phòng, đặc biệt là ở khu vực Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành.
Tổng quan.
Thực tế thì bánh đa đỏ cũng có thể chế biến tại những địa phương khác (ngoài Hải Phòng) và cũng đã có một số cơ sở chế biến thực phẩm tại Việt Nam chế biến bánh đa đỏ (bao gồm cả bánh đa cua ăn liền của hãng VIFON) đóng gói sẵn để có thể bảo quản lâu hơn và mang đi xa. Tuy nhiên loại bánh đa đỏ đóng gói sẵn (thường gọi là bánh đa đỏ khô) khi trần qua nước sôi thường không có được mùi vị thơm của gạo mới cũng như độ dai (một đặc tính quyết định chất lượng của bánh đa đỏ so với các loại sợi bánh khác) cần thiết như là bánh đa đỏ tươi. Sợi bánh đa đỏ đạt yêu cầu về chất lượng là khi có mùi thơm của gạo dùng chế biến bánh đa (không có mùi hôi, ẩm mốc).
Do đặc tính về thành phần nguyên liệu và mùi vị trong quá trình sản xuất nên người Hải Phòng đặc biệt ưa thích và ưu tiên sử dụng sợi bánh đa đỏ trong chế biến với các nguyên liệu thủy hải sản (dù là loài thuộc vùng nước ngọt nơi đồng ruộng, nước lợ nơi cửa sông hay nước mặn vùng biển cả) mặc dù bánh đa sợi trắng cũng thực sự phổ biến với người dân nơi đây. Các loại thủy hải sản phổ biến thường dùng là cua đồng, cua bể, tôm rảo, tôm sú, chả cá thu (theo cách thức chế biến kiểu Hải Phòng), bề bề.
Nói chung, trong chế biến bánh đa đỏ với nước dùng thì người Hải Phòng thường sử dụng loại sợi bánh bản rộng hơn từ gấp rưỡi tới gấp đôi bản rộng của sợi bánh đa trắng theo tiêu chuẩn địa phương. Bánh đa đỏ trộn là một trong những cách chế biến bánh đa đỏ có nguồn gốc từ ẩm thực Hải Phòng, tuy tương đối mới nhưng trong khoảng những năm từ 2010 trở lại đã nhanh chóng thu hút được khẩu vị của không ít thực khách, đặc biệt là những người trẻ tuổi không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội chẳng hạn.
Sản xuất.
Dù được gọi bằng tên đặc trưng là bánh đa đỏ nhưng thực tế loại bánh đa này có màu nâu sậm hơn là màu đỏ thường thấy. Bánh được tráng khá kỳ công từ gạo đã tuyển chọn kỹ, sợi bánh mỏng, mềm và dai, có vị giòn và đậm. Loại bánh đa đỏ có chất lượng tốt thường được sản xuất theo phương pháp truyền thống với số lượng lớn quanh khu vực Dư Hàng Kênh nằm sát nội thành Hải Phòng bởi bánh làm ra không chỉ cung cấp cho các quán ăn tại Hải Phòng mà còn xuất khẩu đến một số địa phương khác có đông người gốc Hải Phòng sinh sống như Hà Nội, Sài Gòn.
Người làm bánh có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm lâu năm thường nắm rõ bí quyết từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh… để đảm bảo những mẻ bánh ra lò vừa có mùi thơm, vừa giòn, dai, và quánh. Màu nâu sậm (nâu đỏ) của bánh đa là do được tẩm bằng một loại mật theo bí quyết nhà nghề. Yêu cầu về chất lượng cơ học của bánh đa đỏ thậm chí còn khắt khe hơn cả bún dù bún được dùng phổ biến hơn nhiều bánh đa đỏ bởi sợi bánh đa đỏ có chất lượng tốt khi chế biến ngoài việc đảm bảo về mùi vị (mùi thơm của gạo mới, không bị bốc mùi ẩm mốc) còn phải có độ mỏng, mềm dẻo và dai chứ không bị nhũn bở, vón cục (chỗ quá cứng) hay sợi bánh quá dày.
Chế biến.
Loại bánh đa đỏ tươi thường có chất lượng tốt hơn loại bánh đa đỏ khô khi dùng để chế biến các món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng. Lý do bởi vì bánh đa tươi có độ mềm, dẻo, dai và thơm mùi gạo mới trong khi loại bánh đa khô do để được lâu nên thường có mùi bột ẩm (càng để lâu càng nặng mùi), khi trần qua nước sôi thường bị bở, mất độ dai và hay vón cục (chỗ cứng chỗ mềm). Nói chung các quán ăn hay nhà hàng tại Hải Phòng thường sử dụng bánh đa tươi thay vì bánh đa khô để đảm bảo chất lượng tốt nhất của món ăn.
Thực tế thì các món ăn có thể dùng bánh đa đỏ để chế biến đa dạng hơn cả các món ăn chế biến từ bánh phở (nếu không tính mức độ phổ biến). Không chỉ người Hải Phòng mà còn nhiều người địa phương khác cũng thích các món ăn chế biến từ bánh đa đỏ bởi hương vị, màu sắc, độ dai nhưng lại mềm dẻo rất đặc trưng của nó. Bánh đa đỏ có thể dùng chế biến (hoặc ăn kèm) trong các món ăn như bánh đa cua (cả cua đồng lẫn cua bể), canh bánh đa đỏ (tương tự như món bún tôm Hải Phòng), bánh đa đỏ trộn (tương tự như món miến trộn kiểu Hải Phòng), lẩu cua đồng...
Cũng tùy cách chế biến mà bánh đa đỏ có thể được thái sợi to bản (như trong chế biến bánh đa cua) hoặc thái sợi nhỏ như sợi miến. Để bánh đa đỏ có độ mềm và dai vừa ý thì trước khi ăn, bánh đa nên được sơ chế qua hai công đoạn: ngâm bánh một lúc trong nước lạnh rồi trần qua nước sôi. Một điều đặc biệt ở bánh đa đỏ là loại bánh đa này rất thích hợp khi dùng để chế biến các món ăn có thành phần hải sản như tôm, cua... Có thể một phần lý do bởi hương vị độc đáo của bánh đa đỏ đã át bớt mùi tanh đặc trưng của hải sản.
Canh bánh đa đỏ.
Canh bánh đa đỏ là tên gọi chung cho một vài món ăn đặc trưng trong ẩm thực Hải Phòng và có thể cũng trong cả ẩm thực Hải Dương và Quảng Ninh với thành phần nguyên liệu chủ đạo là sợi bánh đa đỏ – tươi hoặc khô, thường được trần qua cho mềm rồi chan ngập nước dùng (thường luôn có nước ninh xương lợn trộn với nước cốt lọc từ nguyên liệu thủy/hải sản xay nhuyễn như cua hoặc tôm) đang sôi nóng vào bát khi ăn. Do đặc tính về thành phần nguyên liệu và mùi vị trong quá trình sản xuất nên người Hải Phòng đặc biệt ưa thích và ưu tiên sử dụng sợi bánh đa đỏ trong chế biến với các nguyên liệu thủy hải sản (dù là loài thuộc vùng nước ngọt nơi đồng ruộng, nước lợ nơi cửa sông hay nước mặn vùng biển cả) mặc dù bánh đa sợi trắng cũng thực sự phổ biến với người dân nơi đây. Các loại thủy hải sản phổ biến thường dùng là cua đồng, cua bể, tôm rảo, tôm sú, chả cá thu (theo cách thức chế biến kiểu Hải Phòng) và bề bề.
Món bánh đa cua kiểu Hải Phòng quen thuộc có thể xem là phiên bản phổ biến nhất của món canh bánh đa đỏ nói chung. Một số biến thể khác ít phổ biến hơn của canh bánh đa đỏ tại địa phương là lẩu cua đồng và canh bánh đa đỏ tôm sườn.
Bánh đa cua.
Món bánh đa cua kiểu Hải Phòng quen thuộc có thể xem là phiên bản phổ biến nhất của món canh bánh đa đỏ nói chung. Có hai loại canh bánh đa cua chủ đạo là bánh đa cua đồng và bánh đa cua bể, dù cho thành phần hải sản chế biến cùng là thực sự đa dạng như tôm tươi bóc vỏ, bề bề, chả cá thu.
Lẩu cua đồng.
Lẩu cua đồng được nhiều người xem là một biến thể mang nhiều tính hiện đại và phong phú của món bánh đa cua đồng vốn rất phổ biến. Lẩu cua đồng theo đúng phong cách ẩm thực Hải Phòng thường có bánh đa đỏ (loại sợi tươi nói chung được ưa thích hơn sợi khô), chả lá lốt, chả cá thu kiểu Hải Phòng, chả viên chiên vàng kiểu Hải Phòng, giò sống, lòng non, sườn non, thịt bò thăn, đậu phụ và rau mùng tơi.
Canh bánh đa đỏ tôm sườn.
Canh bánh đa đỏ tôm sườn theo phong cách ẩm thực Hải Phòng là một món ăn có nước dùng khá quen thuộc với nhiều người dân sinh trưởng tại đất Cảng. Món ăn này thoạt nhìn vừa có vẻ giống món canh bánh đa cua nổi tiếng của Hải Phòng vì có thành phần bánh đa đỏ lại vừa giống món bún tôm kiểu Hải Phòng ở các thành phần nước dùng xương ninh cùng vỏ tôm rang xay nhuyễn, sườn non của lợn, thịt tôm tươi đã lột vỏ xào với mộc nhĩ và nấm hương. Dù món ăn này có thể chưa đạt tới mức độ phổ biến như món canh bánh đa đỏ cua đồng và bún tôm Hải Phòng nhưng về chất lượng dinh dưỡng và ẩm vị thì nó không hề thua kém, đặc biệt là với những người từng nhiều lần được thưởng thức món ăn này do chính người Hải Phòng có kinh nghiệm chế biến món ăn lâu năm.
Bánh đa đỏ trộn.
Bánh đa đỏ trộn là một trong những cách chế biến bánh đa đỏ có nguồn gốc từ ẩm thực Hải Phòng, tuy tương đối mới nhưng trong khoảng những năm từ 2010 trở lại đã nhanh chóng thu hút được khẩu vị của không ít thực khách, đặc biệt là những người trẻ tuổi không chỉ ở Hải Phòng mà còn ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam như Hà Nội. Đây cũng có thể coi là một biến thể mới của món canh bánh đa đỏ do đôi khi có một bát nước dùng (cỡ nhỏ hoặc vừa) được để riêng bên cạnh để thực khách có thể dùng kèm khi ăn đĩa bánh đa đỏ đã được chủ quán phối trộn đủ các nguyên liệu cần thiết.
Món này khác một số món ăn được gọi chung là canh bánh đa đỏ ở chỗ nó cũng sử dụng bánh đa đỏ (tốt nhất là dùng loại bánh đa tươi, thay vì loại bánh đa khô đóng gói để bảo quản lâu ngày) đã trần qua nước sôi nhưng không chan trực tiếp nước dùng (thường có thành phần xương lợn ninh và cốt hải sản như tôm hay cua đã xay nhuyễn) vào bát lớn mà để riêng ra một bát canh nhỏ hơn cho thực khách phối trộn khi ăn. Những nguyên liệu phổ biến của món ăn này (ngoài bánh đa đỏ) là tương đối đa dạng như thịt bò xào thái mỏng, thịt cua bể (hoặc gạch cua đồng), bề bề, giò thủ lợn, chả mọc chiên vàng (từ giò sống xay nhuyễn), chả lá lốt, đậu phụ chiên vàng, chả cá (hoặc chả mực), hành phi, lạc rang, giá đỗ, rau cần (hoặc rau muống), gia vị.
Có thể do thói quen ăn uống mà người Hải Phòng thích dùng bánh đa sợi đỏ thay vì bánh đa sợi trắng trong món trộn này, cũng như họ thích dùng loại bánh sợi trắng trong món xào thập cẩm (tương tự như món mì xào hay miến xào chẳng hạn) thay vì dùng loại sợi đỏ chế biến. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 77 (tiếng Anh: "Interstate 77" hay viết tắt là I-77) là một xa lộ liên tiểu bang tại miền đông Hoa Kỳ. Nó đi qua địa hình phức tạp từ tiểu bang miền núi West Virginia đến vùng đất nông nghiệp trùng điệp của tiểu bang North Carolina và tiểu bang Ohio. Nó phần lớn chồng lên con đường của cựu Quốc lộ Hoa Kỳ 21 giữa thành phố Cleveland, Ohio và thành phố Columbia, South Carolina với vai trò một hành lang xa lộ bắc-nam quan trọng đi qua giữa Dãy núi Appalachia. Điểm đầu phía nam của 77 nằm trong thành phố Columbia tại nơi giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 26. Điểm đầu phía bắc nằm trong thành phố Cleveland tại điểm giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 90.
Đường hầm East River Mountain, nối tiểu bang Virginia và West Virginia, là một trong số hai trường hợp duy nhất tại Hoa Kỳ có một đường hầm giao thông đường bộ đi qua ranh giới hai tiểu bang. Đường hầm kia là Đường hầm Cumberland Gap, nối tiểu bang Tennessee và tiểu bang Kentucky.
Mô tả xa lộ.
South Carolina.
I-77 bắt đầu với 8 làn xe tại I-26 trong khu đông nam của Vùng đô thị Columbia. Chân trời thành phố Columbia có thể được nhìn thấy từ nút giao thông lập thể này. Tại vùng Columbia, I-77 cung cấp một lối đi dễ dàng đến Doanh trại Jackson trước khi gặp I-20 trong khu đông bắc thành phố. Đoạn I-77 này, kết hợp với I-20 và I-26, hình thành một xa lộ vành đai đi quanh thành phố Columbia mặc dù nó không chính thức được lập ra như vậy. Trong vùng Columbia, thành phố nằm trên bản chỉ dẫn cho chiều đi hướng bắc là Charlotte, NC trong khi đó thành phố trên bản chỉ dẫn của chiều đi hướng nam là Charleston, SC và Spartanburg, SC từ Lối ra 9 đến I-26.
Sau khi rời khu ngoại ô phía bắc của Columbia là Blythewood, I-77 thu hẹp còn 4 làn xe cho đến khi nó mở rộng lên 8 làn xe tại Rock Hill từ Lối ra 77 đến ranh giới tiểu bang North Carolina tại Xa lộ Liên tiểu bang 485. Đoạn cuối cùng của toàn bộ tuyến đường của Xa lộ Liên tiểu bang 77 được hoàn thành tại thành phố Columbia vào năm 1995.
North Carolina.
Xa lộ Liên tiểu bang 77 qua tiểu bang North Carolina bắt đầu tại ranh giới tiểu bang South Carolina tại Pineville nơi the công viên chủ đề Carowinds có thể được nhìn thấy. Nó thu hẹp xuống 6 làn xe bên ranh giới tiểu bang North Carolina, ở phía nam thành phố Charlotte và rồi mở rộng lại lên đến 8 và 10 làn xe khi đi qua phố chính trước khi vào vùng Piedmont của North Carolina. Tại Charlotte, nó giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 85 cũng như với các xa lộ vòng là Xa lộ Liên tiểu bang 485 và Xa lộ Liên tiểu bang 277 (hai lần). Phía bắc thành phố Charlotte, nó đi sát Hồ Norman là nơi nó thu hẹp xuống còn 4 làn xe trước khi đi qua Huntersville, Cornelius, Davidson và Mooresville. Bốn mươi dặm ở phía bắc Xa lộ Liên tiểu bang 85 tại Statesville, nó giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 40 và Quốc lộ Hoa Kỳ 70. Sau đó, nó cắt ngang Quốc lộ Hoa Kỳ 421 trong Quận Yadkin và tiếp tục đi qua Elkin. Điểm giao cắt cuối trong tiểu bang là với đoạn đứt của Xa lộ Liên tiểu bang 74 gần Mount Airy trong tầm nhìn của Đỉnh Southern Blue mà Xa lộ Liên tiểu bang 77 sẽ leo lên chẳng bao lâu sau đó sau khi rời tiểu bang North Carolina.
Xa lộ Liên tiểu bang 77 tại Charlotte, North Carolina cũng có tên là"Xa lộ cao tốc Bill Lee"; tên này được đặt trên đoạn đường từ Lối ra 6 trong thành phố Charlotte đến Lối ra 33 (Quốc lộ Hoa Kỳ 21 đi hướng bắc) gần Mooresville. Một đoạn dài 6 dặm (9,6-km) ở phía nam thành phố có tên là"Xa lộ cao tốc General Younts".
North Carolina hoàn thành đoạn đường Xa lộ Liên tiểu bang 77 của mình vào năm 1975.
Virginia.
Xa lộ Liên tiểu bang 77 trong tiểu bang Virginia đi qua hai đường hầm: Đường hầm Núi Big Walker và Đường hầm Núi East River. Khoảng 8 dặm (13 km), Xa lộ Liên tiểu bang 77 và Xa lộ Liên tiểu bang 81 chạy trùng nhau gần Wytheville. Đây là một đoạn trùng ngược chiều vì hai con đường chạy trùng với nhau nhưng được đặt tên với hai hướng đối ngược nhau.
Xa lộ đi qua"Hành lang Kỹ thuật Virginia"tuy bối cảnh của xa lộ tại đoạn này là vùng nông thôn hẻo lánh. Bên ngoài Wytheville, có chút ít sự phát triển.
West Virginia.
Xa lộ Liên tiểu bang 77 vào tiểu bang West Virgina từ tiểu bang Virginia qua Đường hầm Núi East River. Tại mốc dặm 9, Xa lộ Liên tiểu bang 77 được cắm biển chung với Xa lộ thu phí Tây Virginia khoảng 88 dặm tiếp theo (142 km). Xa lộ thu phí nằm giữa Princeton và Charleston. Xa lộ chạy trùng với Xa lộ Liên tiểu bang 64 đến Charleston tại thành phố Beckley. Tốc độ giới hạn là cho hầu hết chiều dài và tốc độ giới hạn là cho đoạn giữa Marmet và trạm thu phí gần Pax.
Xa lộ vào Charleston qua ngã Cầu Yeager và đi ngang tòa nhà phức hợp quốc hội tiểu bang trước khi tách ra tại một điểm giao cắt 4 chiều với Xa lộ Liên tiểu bang 64 nằm trong phố chính. Hai dặm ở phía bắc trung tâm thành phố, xa lộ giao cắt với Xa lộ Liên tiểu bang 79 trước khi tiếp tục đi hướng bắc về phía Ripley và Parkersburg. Nó rời tiểu bang tại Williamstown để đi đến tiểu bang Ohio.
Phía bắc thành phố Charleston, Xa lộ Liên tiểu bang 77 có tên là"Xa lộ Tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên". Bên trong địa giới thành phố Charleston, xa lộ được đặt tên là"Xa lộ Tưởng niệm Cựu quân y"mặc dù không có biển cắm hay biển chỉ dẫn nào ghi nhận như vậy. Đoạn đường không thu phí ở phía nam Princeton đến tiểu bang Virginia có tên là"Xa lộ Tưởng niệm Hugh Ike Shott"mặc dù không có biển dấu nào tồn tại để chỉ rõ tên này. Trên thực tế, công chúng không sử dụng những tên như vậy.
Ohio.
Vào tiểu bang Ohio từ tiểu bang West Virginia tại Marietta, Xa lộ Liên tiểu bang 77 đi qua địa hình dãy núi trùng điệp của vùng Appalachia.
Nút giao thông lập thể với I-70 tại thành phố Cambridge được xem là (hay ít ra từng là) nút giao thông lập thể lớn nhất thế giới, bao trùm một diện tích là .
Các xa lộ liên tiểu bang chính yếu khác mà I-77 kết nối tại tiểu bang Ohio là I-76, I-80 (xa lộ thu phí Ohio), và I-90. Nút giao thông lập thể với Xa lộ thu phí Ohio Turnpike được hoàn thành vào ngày 3 tháng 12 năm 2001, tạo lối trực tiếp đến xa lộ thu phí. Trước đây, xe cộ phải đi ra tại Xa lộ Tiểu bang Ohio 21 để vào Xa lộ thu phí.
Xa lộ Liên tiểu bang 77 tại Ohio cũng còn được biết với tên"Xa lộ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam", và Xa lộ cao tốc Willow trong vùng Đại Cleveland. | 1 | null |
Trần Thị Hoa Ry (sinh ngày 11 tháng 4 năm 1976) là một nữ chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Khmer. Bà hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021 - 2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bạc Liêu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Bà là đại biểu quốc hội trẻ nhất khoá X khi mới 21 tuổi.
Xuất thân.
Trần Thị Hoa Ry sinh ngày 11 tháng 4 năm 1976 quê quán ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Bà hiện cư trú ở Số 117, ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Sự nghiệp.
Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/3/2005.
Bà từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002) tỉnh Bạc Liêu. Lúc này, bà có trình độ Trung học sư phạm, là phật tử, làm nghề giáo viên, giữ chức vụ Uỷ viên Ban chấp hành tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Đoàn xã Hưng Hội, tỉnh Bạc Liêu.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007) tỉnh Bạc Liêu. Lúc này bà có trình độ Trung học sư phạm, giữ chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh đoàn tỉnh Bạc Liêu, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007-2011) tỉnh Bạc Liêu, kiêm Uỷ viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu.
Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) vào tháng 5 năm 2016 bà đang là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh Bạc Liêu, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, làm việc ở Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu. Bà khai không theo tôn giáo nào.
Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Bạc Liêu gồm có Thành phố Bạc Liêu và các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, được 197.939 phiếu, đạt tỷ lệ 77,60% số phiếu hợp lệ.
Bà từng là Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Ngày 15 tháng 2 năm 2019 bà được điều động giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội | 1 | null |
Nguyễn Minh Quang (sinh ngày 23/2/1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội. Khi trúng cử thì ông là bí thư Đảng ủy Đảng cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 70,13 phần trăm. Ông ở đoàn đại biểu Quốc hội từ Hà Nội.
Xuất thân vào giáo dục.
Nguyễn Minh Quang sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Nguyễn Minh Quang có bằng Tiến sỹ Quản trị kinh doanh.
Sự nghiệp.
Ngày 28 tháng 1 năm 1988, Nguyễn Minh Quang gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông có trình độ chính trị là Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2011, Nguyễn Minh Quang trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hồ Nội. Lúc này ông là Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 13. | 1 | null |
Lê Hiền Vân (sinh năm 1960) là một chính khách và sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân khu 2 (2015–2016), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu Hà Nội
Thân thế và giáo dục.
Lê Hiền Vân sinh ngày 29 tháng 10 năm 1960 tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Sự nghiệp.
Lê Hiền Vân gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 5 năm 1982.
Năm 2008: Phó Chính ủy Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Năm 2011: Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ông cũng từng là Đại biểu HĐND cấp huyện (1999-2004)
Năm 2014: Phó Chính ủy Quân khu 2
Tháng 9 năm 2015: Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2.
Tháng 5 năm 2016: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Ông nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01/11/2020. | 1 | null |
Bùi Thị An (sinh 10/12/1943) nhà khoa học, nguyên Đại biểu quốc hội - Uỷ viên, Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khoá XIII (Nhiệm kỳ 2011 - 2016).
Xuất thân.
Bùi Thị An, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1943 quê quán: Xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, Nam Định. | 1 | null |
Châu Thị Thu Nga là một doanh nhân và cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam. Bà nguyên là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Khi trúng cử thì bà là Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất. Bà trúng cử với tỷ lệ phiếu là 61,79 phần trăm thuộc đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội. Bà Nga có chồng là Phạm Duy Khanh, cán bộ Cục điều tra CBL thuộc Tổng cục Hải quan.
Giáo dục.
Trình độ chính trị: Trung cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh
Tiểu sử.
Bà Nga từng được giữ các chức vụ:
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND cấp quận (2004-2011); Đại biểu HĐND Tp Hà Nội (2011-2016)
Phụ chú: Bị bãi nhiệm theo Nghị quyết số 92/2015/NQ-QH13 ngày 18/6/2015 (tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội Khóa XIII)
Vụ án bất động sản.
Ngày 7 tháng 1 năm 2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị khởi tố bị can của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đối với bà Châu Thị Thu Nga về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng tại nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH của bà Nga.
Ngày 8 tháng 1 năm 2015, Trung tâm báo chí (Văn phòng Quốc hội) đã có văn bản thông tin về việc bà Châu Thị Thu Nga, ĐBQH đoàn Hà Nội bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam. Hàng chục khách hàng đã ký đơn gửi lên Quốc hội và Bộ Công an yêu cầu xử lý việc công ty mà bà Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015. Tuy nhiên dự án hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống.
Ngày 18 tháng 6 năm 2015, Châu Thị Thu Nga bị Quốc hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách đại biểu.
Án chung thân.
Chiều 16/10, sau hai tuần xét xử, nghị án kéo dài, TAND Hà Nội tuyên án tù chung thân với bị cáo Châu Thị Thu Nga (cựu đại biểu Quốc hội, cựu chủ tịch HĐQT Housing Group) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khai báo chi tiền để vào Quốc hội.
Sau khi bị bắt, bà Nga khai báo đã chi khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỉ đồng) cho một doanh nghiệp về vàng bạc tại TP.Hà Nội để nhờ lo các thủ tục ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. | 1 | null |
Nguyễn Phi Thường (sinh ngày 07 tháng 5 năm 1971) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố, nguyên Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa, Hà Nội; Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIV (2016-2021), khoá XIII (2011-2016) thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Khi trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIII thì ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội, trúng cử với tỷ lệ phiếu là 57,85 %.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 7/5/1971
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Kinh tế, Thạc sỹ Kỹ sư tổ chức Giao thông vận tải
Nghề nghiệp, Chức vụ: Bí thư Huyện Ủy Huyện Ứng Hòa TP. Hà Nội; Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Nơi làm việc: Huyện Ủy Huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội
Ngày vào đảng: 7/7/2005
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
Theo Quyết định số 583-QĐ/TU ngày 14-12-2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phi Thường, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa được điều động đến nhận công tác tại Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, được chỉ định tham gia làm Bí thư Đảng đoàn; được giới thiệu để bầu bổ sung vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2018-2023. | 1 | null |
Nguyễn Thị Hồng Hà (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1959) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XII, XIII thuộc đoàn TP Hà Nội. Khi trúng cử khoá 13 thì bà là Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XII. Bà trúng cử với tỷ lệ phiếu là 71,31 phần trăm.
Tiểu sử.
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, Cử nhân Bảo tàng học
Nghề nghiệp, chức vụ: Thành ủy viên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIII thành phố Hà Nội; Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy viên ban thường trực Nhóm nữ ĐBQH Việt Nam khóa XIII, thành viên nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố Hà Nội
Ngày vào đảng: 15/6/1987
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
Tham khảo.
Danh sách quốc hội khoá 13 | 1 | null |
Trịnh Ngọc Thạch là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII. Khi trúng cử thì ông là Ủy viên thường vụ Đảng uỷ, Trưởng ban tổ chức Đảng uỷ, Trưởng ban tổ chức cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 60,98 phần trăm. Anh ở đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 14/9/1957
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, Thái Bình
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: tiến sĩ quản lý giáo dục
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội
Ngày vào đảng: 3/11/1990
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Phạm Ý Nhi (sinh 30 tháng 11 năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 12, 13. Khi trúng cử khoá 13 thì bà là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII. Bà trúng cử với tỷ lệ phiếu là 66,57 phần trăm. Bà ở đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 30/11/1959
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ y học, Bác sĩ nhi khoa
Nghề nghiệp, chức vụ: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Ủy viên BCH Quận ủy Ba Đình khóa XXIV, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIII
Nơi làm việc: Bệnh viện đa khoa Xanh- pôn, thành phố Hà Nội
Ngày vào đảng: 27/4/1999
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
Tham khảo.
Trang chủ quốc hội Việt Nam
Danh sách quốc hội khoá 13 | 1 | null |
Subsets and Splits