text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ðinh Xuân Thảo (sinh năm 1954) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu quốc hội Việt Nam khoá 12, 13 đoàn Hà Nội, thành viên Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Xuất thân và giáo dục.
Ðinh Xuân Thảo sinh ngày 15 tháng 3 năm 1954 tại xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
Ông là người Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
Ông có bằng Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh nhân dân.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16 tháng 12 năm 1977, có bằng cao cấp lý luận chính trị.
Tháng 12 năm 2015, ông là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp.
Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội chuyên trách trung ương. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 58,70 phần trăm. | 1 | null |
Nguyễn Thị Nguyệt Hường (sinh ngày 9 tháng 4 năm 1970, quê xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), là một doanh nhân và chính khách người Việt Nam. Bà từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XII và Quốc hội Việt Nam khoá XIII thành phố Hà Nội.
Bà Hường cũng đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIV năm 2016 ở Hà Nội với tỉ lệ số phiếu cao nhất đơn vị bầu cử. Tuy nhiên, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp, bỏ phiếu kín không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vào ngày 17 tháng 7 năm 2016 do bà không đủ tiêu chuẩn đại biểu vì bà có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.
Ngoài ra bà còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam.
Vụ không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo ông Phúc, Hiến pháp quy định "Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam". Và tại điều 4, Luật quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch, nêu rõ "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác". Luật quốc tịch Việt Nam cũng cho phép một số người được mang hai quốc tịch gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không thuộc một trong các trường hợp này. Bên cạnh đó, các trường hợp ngoại lệ nói trên đều phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam và khai báo với cơ quan quản lý di trú của Việt Nam.
Gia đình.
Chồng bà Hường, ông Trần Anh Tuấn có bằng Cử nhân khoa học địa chất của Học viện Địa chất Quốc gia Moskva và sau đó có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Griggs, Mỹ. Sau khi về nước năm 1996, ông Tuấn nắm vai trò lãnh đạo tại CTCP Nam Thắng và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) từ đó đến nay. Năm 2007, VID Group mua cổ phần chi phối tại MaritimeBank và ông Trần Anh Tuấn được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tháng 10/2008, ông trở thành Tổng Giám đốc MaritimeBank. Tới đầu năm 2012, ông đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT MaritimeBank. | 1 | null |
Nguyễn Văn Thanh (sinh 1956), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên là Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bí thư Đảng ủy Quân chủng phòng không - không quân (2011–2016).
Ngày 27/07/2018, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo.
Thân thế và sự nghiệp.
Nguyễn Văn Thanh sinh ra tại xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ,
Ông có bằng cử nhân quân sự.
Ngày 29 tháng 7 năm 1979, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có trình độ chính trị Cao cấp lí luận chính trị.
Năm 2009, ông được Thủ tướng thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Năm 2011, được bổ nhiểm giữ chức Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bí thư Đảng ủy Quân chủng phòng không - không quân.
Từ 2011 đến 2016, ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, Thiếu tướng, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bí thư Đảng ủy Quân chủng phòng không - không quân; Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 13,
Năm 2012, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Năm 2016, ông nghỉ hưu.
Kỷ luật.
Ngày 27/07/2018, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo. Ông chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của quân đội, trong đó có một số trường hợp không đúng đối tượng theo quy định.
Chú thích.
Trang chủ quốc hội Việt Nam
Danh sách quốc hội khoá XIII | 1 | null |
Nguyễn Quốc Bình (sinh năm 1959) là doanh nhân, chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thành phố Hà Nội. Khi trúng cử thì ông là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy công ty TNHH một thành viên Hanel. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 68,09%.
Tiểu sử.
Nguyễn Quốc Bình sinh ngày 22 tháng 6 năm 1959, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
Nguyễn Quốc Bình là Tiến sỹ Kinh tế, Kỹ sư điện tử.
Ông có bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 29 tháng 10 năm 1981, Nguyễn Quốc Bình gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Quốc Bình từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 đoàn Hà Nội, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 đoàn Hà Nội.
Ông là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy công ty TNHH một thành viên Hanel; Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tham khảo.
Trang chủ quốc hội Việt Nam
Danh sách quốc hội khoá XIII | 1 | null |
Đào Văn Bình là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII. Khi trúng cử thì ông là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Hà nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 74,23 phần trăm. Ông ở đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội, từng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây.
Tiểu sử.
Đào Văn Bình sinh ngày 11 tháng 11 năm 1956, người Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Ông có trình độ cử nhân luật, cử nhân vật lý đại học sư phạm, cử nhân chính trị.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 17 tháng 12 năm 1981.
Ông có chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị của đảng cộng sản.
Ông nguyên là Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thành phố Hà Nội.
Tham khảo.
Trang chủ quốc hội Việt Nam
Danh sách quốc hội khoá 13 | 1 | null |
Chu Sơn Hà (sinh 25/8/1956 tại xã Thái Hòa huyện Ba Vì thành phố Hà Nội) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XII, và Quốc hội Việt Nam khoá XIII. Khi trúng cử khoá XII thì ông là Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XII. Anh trúng cử với tỷ lệ phiếu là 69,79 phần trăm. Anh ở đoàn đại biểu Quốc hội từ Hà Nội.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 25/8/1956
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Đại học Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND thành phố Hà Nội
Ngày vào đảng: 20/2/1979
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND huyện, nhiệm kỳ 1994-1999; 1999-2004; Thành phố khóa XIII, XIV | 1 | null |
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1956, thế danh Đặng Minh Châu) là một tu sĩ Phật giáo và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng ban trị sự tỉnh hội phật giáo Hà Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ông hiện làm việc ở Chùa Quán Sứ, thành phố Hà Nội, Trụ trì Chùa Lý Quốc Sư, Chùa Bà Đá (Văn phòng Ban Trị Sự GHPGVN TP Hà Nội), Trụ trì Chùa Bằng (Linh Tiên Tự). Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIII đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, Trưởng ban trị sự Tỉnh hội phật giáo Hà Tĩnh.
Tiểu sử.
Sư sinh ngày 27 tháng 12 năm 1956 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Sư xuất gia năm 14 tuổi tại chùa Diên Phúc, Xã Tân Thịnh, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định, sư thọ giới sadi 05/1974 tại Tổ đình Cao Đà Hà Nam do Cố Trưởng Lão HT Thích Thế Long, nguyên trụ trì tổ đình Cổ Lễ , Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định làm thầy hoà thượng, sư thọ giới tỳ kheo năm 1975 tại đại giới đàn chùa Cả Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
Sư là đệ tử, Trưởng pháp tử của Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Tâm Chính thế hệ thứ 5 sơn môn Tế Xuyên Hà Nam, Nguyên Chứng Minh BTS PG tỉnh Nam Định, Nguyên trụ trì chùa Diên Phúc, Xã Tân Thịnh Huyện Nam Trực Tỉnh Nam Định, Năm 1983 Cố Đại Lão Hoà thượng Thích Tâm Chính viên tịch, sư lên Hà Nội học và y chỉ theo Hòa thượng Thích Tâm Tịch (là Sư Đệ Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Tâm Chính ) là đệ nhị pháp chủ, trưởng sơn môn Bồ Đề, trưởng sơn môn Tế Xuyên Hà Nam.
Sư được tấn phong giáo phẩm thượng tọa năm 1997, hòa thượng năm 2012.
Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 70%, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016.
Trong kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, bàn về vụ hai người của chùa Thiền Quang ở ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lỡ mua bao tải rắn từ Cần Thơ, đã lén thả rắn xuống đường quốc lộ khiến người dân kinh sợ, ông cho biết "việc phóng sinh trong nhà Phật thể hiện lòng thương tất cả mọi loài, nhưng phóng sinh những con vật gây tác hại cho dân như rắn là không nên" và "lấy việc giết để ngăn việc giết" là không phạm vào điều cấm của nhà Phật.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021.
Chiều ngày 7 tháng 6 năm 2017, tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), ông kêu gọi mọi người trồng cây xanh trong thành thị để bảo vệ môi trường và nên cấm tuyệt đối việc chặt cây. Theo ông, giáo lý của đạo Phật nghiêm cấm việc chặt cây xanh và coi việc này cũng là sát sinh. | 1 | null |
Phạm Huy Hùng sinh năm 1954, nguyên quán Hà Nội, là Tiến sĩ Kinh tế - Đại học Tài chính Kế toán (1997), là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13. Khi trúng cử thì ông là Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ đại đa số cổ phần.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 2/11/1954
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: ngõ Ngấn, Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ kinh tế ngành tài chính ngân hàng
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN; Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Nơi làm việc: Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam
Ngày vào đảng: 28/5/1986
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Trần Thị Quốc Khánh (sinh ngày 1/9/1959 tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIV (2016-2021), thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội. Bà từng là đại biểu quốc hội khoá XIII. Khi trúng cử thì bà đang là Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII, Ban thường trực nhóm Nữ nghị sĩ Việt Nam - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội. Bà trúng cử với tỷ lệ phiếu là 57,60 phần trăm. Bà ở đoàn đại biểu Quốc hội từ Hà Nội.
Giáo dục.
Bà là Cử nhân chính trị, Tiến sĩ Luật, Cử nhân báo chí.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021.
Ứng cử và trúng cử.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV ở đơn vị bầu cử số 6 của thành phố Hà Nội, gồm các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín với tỉ lệ 71,41% số phiếu hợp lệ, tỉ lệ cao nhất trong ba người được bầu ở đơn vị bầu cử này (hai người kia là bà Nguyễn Thị Lan với 67,62% và ông Nguyễn Chiến (Nguyễn Văn Chiến) với 56,19%).
Vụ nổi loạn của nông dân xã Đồng Tâm.
Khi vụ bắt giữ con tin tại Đồng Tâm xảy ra, với tư cách là đại biểu quốc hội của đơn vị bầu cử số 6 (bao gồm huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm thuộc huyện Mỹ Đức), ngày 21 tháng 4 năm 2017, bà cho biết không có người dân Đồng Tâm nào phản ánh, chia sẻ với bà về bức xúc của họ dù qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri trước khi vụ việc xảy ra, dù bà có công khai số điện thoại.
Đề xuất ngày nghỉ lễ tôn vinh nam giới.
Chiều ngày 29 tháng 5 năm 2019, tại buổi Thảo luận tại tổ về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Trần Thị Quốc Khánh cho rằng cần Việt Nam có thêm một ngày nghỉ lễ trong năm, và đề xuất ngày nghỉ lễ để tôn vinh nam giới như một số nước trên thế giới tương ứng với ngày Phụ nữ Việt Nam.
Câu nói để đời.
Về dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào năm 2013:
Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường QH chiều 09/6/2017, lúc 16:37':
"...và nhiều người trở thành giàu có như là Công tử Bạc Liêu chúng ta đều thấy..." | 1 | null |
Nguyễn Thị Ngọc Thanh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 13. Khi trúng cử thì bà là Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội. Bà trúng cử với tỷ lệ phiếu là 65,77 phần trăm. Bà ở đoàn đại biểu Quốc hội từ Hà Nội.
Tháng 7/2012 là Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 2/8/1960
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Tràng An, huyện Bình Lục, Hà Nam
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm tâm lý giáo dục, Cử nhân kinh tế
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Đoàn chủ tịch TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan thành phố Hà Nội
Nơi làm việc: Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội
Ngày vào đảng: 26/10/1996
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Đan sĩ (, "đan" là cách viết trại của "đơn", tiếng Hy Lạp: μοναχός, "monachos", nghĩa là "độc thân") là những Kitô hữu thực hành tôn giáo một cách khổ hạnh, sống một mình hoặc với những người khác trong cùng một môi trường gọi là đan viện. Đời sống chủ yếu của các đan sĩ là cầu nguyện, chiêm niệm, tự hành xác và lao động tự cung tự cấp. Từ nguyên "đan sĩ" trong tiếng Hy Lạp có thể áp dụng cho cả nam giới và nữ giới, nhưng trong các ngôn ngữ hiện đại thì nó chỉ sử dụng cho nam giới, trong khi những người nữ đan sĩ thường được gọi là "nữ tu", hoặc cụ thể hơn là "nữ tu dòng kín".
Trong Giáo hội Công giáo Rôma, đan sĩ là thành viên của dòng tu nhưng sống thành cộng đoàn trong một đan viện, tu viện, hoặc nhà dòng theo một quy luật hoặc hiến pháp của dòng tu đó. Thông thường, cũng như các tu sĩ Kitô giáo nói chung, họ cam kết thực hiện ba lời khấn là khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Người đứng đầu một cộng đoàn đan viện gọi là viện phụ. Trong Chính Thống giáo Đông phương, râu là một biểu tượng của đan sĩ . | 1 | null |
Key West là một thành phố thuộc quận Monroe, Florida, Hoa Kỳ. Key West cách về phía tây nam của Miami, Florida,
Thành phố bao gồm các đảo Key West, một phần của đảo Cổ về phía bắc Mỹ 1 (đường Overseas Highway) (phía đông), Sigsbee Park (phía bắc, ban đầu được gọi là Dredgers Key), Fleming chính (phía Bắc), và Sunset Key (phía tây, ban đầu được gọi là Đảo Tank). Cả hai Fleming Key và Sigsbee Park thuộc của Trạm Không quân Hải quân Key West và không cho người dân tiếp cận. Key West là quận lỵ của Monre. | 1 | null |
Midland là thành phố lớn thứ 234 của Mỹ và là quận lị của Quận Midland, Texas.
Midland ban đầu được thành lập ở điểm giữa của Fort Worth và El Paso trên tuyến đường sắt Texas và Pacific năm 1881. Thành phố này là quê hương của cựu Đệ Nhất Phu nhân Laura Bush, và của cựu tổng thống George H.W. Bush, George W. Bush, và cựu Đệ Nhất phu nhân Barbara Bush. | 1 | null |
Wilmington là thành phố lớn nhất của Delaware. Năm 2010, dân số của thành phố là 70.851. Vùng đô thị xung quanh thành phố này gồm các thành phố Philadelphia, và Camden, New Jersey có dân số năm 2006 là 5.826.742, và nếu tính cả khu vực thống kê thì dân số là 6.398.896. | 1 | null |
Phan Văn Thúy (潘文璻, 1758 - 1833) là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Một trong số công lao nổi bật của ông, đó là việc chỉ huy khai đào sông Vĩnh Định ở Quảng Trị vào năm 1825.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông là người huyện Đăng Xương (1884, đổi là Thuận Xương), thuộc phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị . Lớn lên, không rõ năm nào, ông theo chúa Nguyễn vào Gia Định, rồi từng được bổ làm Khâm sai thuộc nội Cai đội quân Thần Sách , Vệ úy vệ Hổ uy.
Sau khi nhà Tây Sơn bị đánh đổ, năm Gia Long thứ 2 (Quý Hợi, 1803), thăng ông làm Hữu doanh Vệ úy, Khâm sai Chưởng cơ, coi quân bản doanh. Chẳng lâu sau, ông nhận mệnh "theo thủy quân của Đô thống chế Thái hòa hầu, ngồi thuyền Hải Đạo, đến địa phương Bắc Thành tiểu trừ giặc biển".
Năm Gia Long thứ 14 (Ất Hợi, 1815), cử ông làm Lưu thủ doanh Quảng Bình. Sau, có tội, ông bị biếm xuống Cai cơ.
Năm Minh Mạng thứ nhất (Canh Thìn, 1820), thăng ông làm Chưởng cơ, rồi lại thăng làm Phó Đô thống chế doanh hậu quân Thần Sách, lãnh nhiệm vụ Phó Đốc trấn Thanh Hóa.
Năm Minh Mạng thứ 6 (Ất Dậu, 1825), cử ông coi việc đào sông (kênh) Vĩnh Định ở Quảng Trị. Theo "Quốc triều sử toát yếu", thì công việc khởi sự vào tháng 3 (âm lịch) năm ấy. Sử thần chép: "Vì lúc bấy giờ các trấn lâu không mưa, giá gạo hơi cao, triều đình bàn khởi việc công dịch để lấy tiền nuôi dân. Sông đào xong, tùy bậc thưởng cấp" . Xong việc, cất ông làm Phó Đô thống chế thị nội doanh Long Vũ.
Năm Minh Mạng thứ 8 (Đinh Hợi, 1827), lại cho ông kiêm quản Tòa Thương Bạc. Tháng 5 (âm lịch) năm đó, quân Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đánh lấy nước Vạn Tượng (Lào ngày nay), khiến vua nước ấy là A Nỗ phải chạy sang Việt Nam cầu cứu. Vua Minh Mạng liền cho Phan Văn Thúy sung chức Kinh lược biên vụ đại thần kiêm lĩnh Trấn thủ Nghệ An để lo việc.
Năm Mậu Tý (1828), ông cùng Phó tướng Nguyễn Văn Xuân, Tham tán Nguyễn Khoa Hào...đem 2.000 lính Kinh, 30 con voi, tiến đến đóng đồn ở phủ Trấn Ninh (Nghệ An) rồi tìm cách đưa vua A Nô về nước .
Ít lâu sau, nhà vua ban chỉ triệu ông về, thăng làm Đô thống, cho lĩnh chức Phó Tổng trấn Bắc Thành. Thấy mình đến tuổi 70, nhiều lần ông dâng sớ xin về hưu, nhưng nhà vua cứ ủy lạo lưu lại.
Theo sách "Quốc sử di biên" của danh thần Phan Thúc Trực, thì lúc làm Phó Tổng trấn, Phan Văn Thúy đã dâng sớ xin đổi cách mặc quần áo ở Bắc Thành, và được vua nghe theo. Sách "Quốc triều sử toát yếu" chép: "Tháng 10 (âm lịch) năm Mậu Tý (1828), truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc" .
Năm Minh Mạng thứ 14 (Quý Tỵ, 1833), cho ông làm Thự Hậu quân Đô thống Chưởng phủ sự, tước Chương Nghĩa hầu. Gặp lúc Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn ở thành Phiên An, nhà vua cho ông làm Thảo nghịch Hữu tướng quân. Đến nơi, ông và Tham tán Trương Minh Giảng tiến quân phá tan một đội quân nổi dậy ở trạm Biên Long. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông bị bệnh tại quân thứ Biên Hòa, chuyển về đến Khánh Hòa thì mất.
Thương tiếc, vua Minh Mạng cho truy tặng ông là "Đặc tiến Tráng Vũ tướng quân Thiếu bảo", ban tên thụy là "Trung Tráng". Sau đó, nhà vua còn cho thiết đàn tế ở bên sông Hương, đồng thời sai Hoàng tử Vĩnh Tường công Miên Hoành làm lễ tứ tửu (tức lễ dâng rượu vua ban) .
Năm Bính Thân (1836), tên ông được khắc trên bia Võ công dựng tại Võ miếu (lập năm 1835), và đứng hàng thứ ba trong số 20 danh tướng của triều Nguyễn . | 1 | null |
Từ xa xưa vàng đã được xem là một kim loại quý giá, và ngày nay vị trí của nó không thay đổi trong suy nghĩ của nhân loại. Danh sách 10 quốc gia có sản lượng vàng cao nhất 2011, là một bảng thống kê bao gồm 10 quốc gia có sản lượng vàng đứng đầu thế giới, trong đó đứng đầu bảng xếp hạng là Trung Quốc và cuối bảng là Uzbekistan, sản lượng chênh lệch giữa quốc gia đứng đầu và đứng cuối là 225 tấn vàng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thế giới đối với vàng, các quốc gia sản xuất kim loại này đã đẩy mạnh khai thác trong năm 2011, nâng tổng sản lượng vàng toàn cầu lên 2.700 tấn, tăng 5,5% so với năm 2010. Đây là số liệu trong một báo cáo về khoáng sản do Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) công bố mới đây.
Nguồn cung vàng của thế giới không phải là vô hạn. Vàng có mặt trên mọi lục địa, trừ Nam Cực, nhưng cho đến nay, thế giới mới chỉ khai thác được khoảng 170.000 tấn vàng.
Thực tế là, chỉ còn có khoảng 100.000 tấn vàng nữa trong trữ lượng vàng đã được phát hiện của thế giới có thể được khai thác có hiệu quả về mặt kinh tế trong tương lai. Thêm vào đó, sản lượng vàng toàn cầu mỗi năm hiện vào khoảng 2.500 tấn. Như vậy, trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây.
Với các dữ liệu từ USGS, trang China.org.cn đưa ra danh sách 10 nước sản xuất nhiều vàng nhất thế giới năm 2011. | 1 | null |
VIC-20 (Đức: VC-20; Nhật: VIC-1001) là máy tính cá nhân chế tạo bởi hãng Commodore Business Machines. VIC-20 ra đời vào năm 1980, 3 năm sau khi hãng Commodore chế tạo ra chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của hãng là máy PET. VIC-20 là máy tính đầu tiên thời đó bán được một triệu máy. | 1 | null |
Dẫn đầu danh sách này là Ả Rập Xê Út, chiếm13,24% sản lượng toàn cầu, theo sau là Mỹ với 11,94%, Nga 11,64% và Trung Quốc với 4,7%.
Với tốc độ phát triển toàn cầu như hiện nay, các chuyên gia đều dự báo giá dầu sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là trong bối cảnh Iran có khả năng đóng cửa eo biển Hormuz để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, tính đến tháng 12/2011, sản lượng dầu toàn cầu là 88,76 triệu thùng mỗi ngày. Trong đó, Trung Đông chiếm tỷ lệ lớn nhất với 31%, theo sau là Bắc Mỹ với 20% và Nga - Trung Á 11%.
Dưới đây là danh sách 10 nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới theo số liệu của EIA. Tiêu chí xếp hạng dựa trên sản lượng chiết xuất thay vì sản lượng dầu lọc. | 1 | null |
Tannu Uriankhai (. , phiên âm Hán-Việt: Đường Nỗ Ô Lương Hải), là một khu vực thuộc Đế quốc Mông Cổ và sau này thuộc về nhà Thanh. Lãnh địa Tannu Uriankhai nay gần như trùng với lãnh thổ Cộng hòa Tuva thuộc Liên bang Nga, giáp giới với các vùng thuộc Nga và Mông Cổ.
Sau khi Ngoại Mông tuyên bố độc lập từ nhà Thanh, và Trung Hoa Dân Quốc đầu thế kỷ 20, khu vực Tannu Uriankhai ngày càng chịu ảnh hưởng từ phía Nga, và cuối cùng trở thành một quốc gia cộng sản độc lập, mang tên Cộng hòa Nhân dân Tuva, sáp nhập vào Liên bang Sô viết năm 1944.
Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) chưa bao giờ chính thức tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên vùng đất này, kể từ năm 1949. | 1 | null |
Mùa xuân hoa cỏ may ( / Gian-mang hoa đích xuân-thiên) là một phim truyền hình do Lâm Tử Siêu đạo diễn, xuất phẩm từ 11 tháng 06 đến 02 tháng 09 năm 1997 tại Đài Nam.
Lịch sử.
Được phỏng theo của nữ danh ca Bạch Băng Băng, truyện phim dõi theo bước trưởng thành của Bạch Nguyệt Nga từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến ngày thành danh, trở thành danh ca thượng hạng xứ Đài.
Nội dung.
Nhà ông Bạch Tông Hưng lừng danh nhất thôn chỉ vì nghèo và đông miệng ăn. Cô bé Bạch Nguyệt Nga ngoài giờ học phải cùng anh chị em phụ cha mẹ làm ăn, có lúc còn bị người ta lừa cướp hết gạo sữa phát chẩn, có khi phải chịu đi làm con nuôi nhà người khác để đỡ gánh nặng mưu sinh, rồi chịu cảnh hành hạ rất đỗi cơ cực. Cũng vì nghèo, bao tình huống dở khóc dở cười cứ tiếp diễn trong cái gia đình ấy. Nhưng dù khốn khó, trong gia đình biết đùm bọc yêu thương nhau, được bà con chòm xóm quý mến.
Cụ Hoàng Tài thấy cháu mình là Văn Thông thường chọc ghẹo Nguyệt Nga nhà Bạch, lấy làm không hài lòng, nên khuyên cháu phải cảm thương hoàn cảnh Nguyệt Nga mà dang tay bảo vệ cô. Tự bấy đến khi trưởng thành, hai người cứ quấn lấy nhau chẳng rời, dù đi học hay đi chơi.
Lớn lên, Văn Thông ngày càng bộc lộ tình ý cho Nguyệt Nga biết, nhưng cô chỉ coi anh là bạn thân. Bẵng đi ít lâu, Nguyệt Nga lên Đài Bắc học rồi cũng bỏ dở việc học để lén theo ca vũ đoàn kiếm tiền gửi về nhà. Trong khi ở nhà xảy bao biến cố, buộc lòng Văn Thông phải lên thị thành tìm cô.
Bạch Nguyệt Nga đổi nghệ danh Bạch Băng Băng, sau bao nỗ lực đã trở thành ca sĩ có chút danh vọng tại Đài Bắc, nhưng tự cô cảm thấy chưa hài lòng với bản thân. Ít lâu sau, cô xin phép cha mẹ sang Đông Kinh theo một hợp đồng đóng phim có giá trị cao, những mong tìm cơ hội ở nơi có ngành giải trí phát triển hơn.
Trong những ngày lưu lại chốn Phù Tang, Băng Băng phải lòng một anh chủ tiệm cà phê và một mạn họa gia. Thế rồi cô kết hôn với - mạn họa gia có mẽ ngoài tài hoa hào nhoáng nhưng kì thực ham chơi không quan tâm gì đến gia đình, lại có bà mẹ tính khí khắc nghiệt. Hôn nhân vì thế chóng tan, Băng Băng ngậm ngùi ôm con gái nhỏ về Đài Bắc sau một lần phát hiện chồng ngoại tình.
Sự nghiệp Bạch Băng Băng ngày càng tiến triển, trở thành minh tinh hàng đầu xứ Đài. Cô bỗng được anh chủ tiệm cà phê báo tin rằng chồng cô đột ngột qua đời. Dù không còn chút tình cảm nào, Băng Băng vẫn cất công sang Đông Kinh viếng tang. Giữa cô và mẹ chồng từ đây hóa giải xung khắc.
Một buổi tối định mệnh, khi gia đình đang quây quần trong căn biệt thự kín đáo, một toán cướp võ trang xông vào đe dọa, kề dao vào cổ con gái Hiểu Yến để buộc Bạch Băng Băng nộp tiền. Phải khó khăn lắm, cảnh sát mới dồn được bọn thủ ác lâm đường cùng và trả lại an toàn cho nhà Bạch.
Kĩ thuật.
Phim thực hiện chủ yếu tại Đài Bắc và Đông Kinh giữa năm 1997.
Phát sóng.
Tại Việt Nam, bộ phim được Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội mua bản quyền công chiếu năm 2000 dưới nhan đề "Mùa xuân của hoa lau", qua giọng thuyết minh Khải Hoàn.
Hậu trường.
"Mùa xuân hoa cỏ may" khởi chiếu trùng thời điểm chính trị - xã hội Đài Loan đang chấn động vì khiến cái tên Bạch Băng Băng sốt hơn bao giờ hết, cho nên bộ phim càng nhận được sự quan tâm của công chúng. Hơn nữa, phim được thực hiện theo phương pháp quay và chiếu song song để thăm dò dư luận. Ban đầu, phim chỉ lên sóng 30 phút mỗi tập để nhường thời lượng cho sự xuất hiện của nữ tác giả Bạch Băng Băng ở đầu và cuối từng tập; tuy nhiên, theo yêu cầu của khán giả, kể từ tập 39, nội dung phim được đẩy lên 60 phút mỗi tập. | 1 | null |
Đãng Xương (), cũng gọi là Đãng Xương Khương (宕昌羌), là một chính quyền được người Khương thành lập và tồn tại từ cuối thời Ngũ Hồ thập lục quốc đến thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ của Đãng Xương Quốc tương đương với nam bộ tỉnh Cam Túc ngày nay, đô thành là Đãng Xương thành (nay là phía tây huyện Đãng Xương, tỉnh Cam Túc). Thủ lĩnh của Đãng Xương Quốc mang họ Lương, sử sách chép lại rằng thủ lĩnh đầu tiên tên là Lương Cần.
Lương Cần tự xưng là Đãng Xương Vương, Lương Cần cùng những người kế vị thường cống nạp cho các chính quyền lân cận vào thời Nam Bắc triều, chịu nhận sách phong. Nam Tề thư chép rằng vào thời đó, Đãng Xương có "phong tục coi trọng bì hổ, dùng trong tang lễ"
Năm Bảo Định thứ 4 (564) dưới thời Bắc Chu Vũ Đế, Đãng Xương Vương Lương Di Định thường xâm phạm Bắc Chu, Bắc Chu Vũ Đế rất tức giận và đã lệnh cho đại tướng Điền Hoằng (田弘) đi tiêu diệt Đãng Xương Quốc, tại đất cũ của Đãng Xương Quốc thiết lập Đãng Châu. Đãng Xương Quốc từ đó diệt vong. | 1 | null |
Trên thế giới, đến nay đã có tổng số khoảng 165.000 tấn vàng được khai thác. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc đâu là mỏ vàng lớn nhất.
Nhiều người cho rằng, mỏ vàng Muruntau ở Uzbekistan là mỏ lớn nhất, trong khi nhiều người khác lại tin là mỏ Grasberg ở Indonesia mới là mỏ dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy nhất về sản lượng vàng khai mỏ, ngoài báo cáo từ các công ty khai mỏ hàng đầu, trang International Business Times đã điểm qua những mỏ vàng lớn nhất trên thế giới. Xếp hạng dựa trên số liệu về sản lượng của các mỏ vàng này trong năm 2010 | 1 | null |
CPLD (viết tắt của Complex Programmable Logic Device) là một vi mạch mà người dùng có thể lập trình được. Nó cũng tương tự như FPGA về ứng dụng nhưng không có nhiều cổng logic (logic gates) như FPGA. Do đó nếu cần thiết kế những mạch phức tạp (Ví dụ như khi thiết kế một CPU mềm thì nên dùng FPGA.) CPLD chỉ phù hợp cho những thiết kế đơn giản. Trong khi FPGA thì dựa trên SRAM, CPLD lại dựa trên EEPROM, do dó nó ghi nhớ được lập trình khi tắt nguồn điện. Chỉ cần nạp điện lên là CPLD có thể hoạt động mà không cần phải tải lập trình xuống như FPGA.
Những hãng chế tạo CPLD gồm có Xilinx, Altera, Lattice và Actel. | 1 | null |
Hoắc Tư Yến (sinh ngày 23 tháng 10 năm 1980) là nữ diễn viên người Trung Quốc được biết đến qua các phim truyền hình "Cửu cửu quy nhất, Phi Thường Tình Võng, Bảy Nàng Tiên, Mai Khôi Giang Hồ".
Tiểu sử.
Hoắc Tư Yến sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh có bố mẹ đều là giáo viên. Cô xuất hiện lần đầu tiên trong một quảng cáo năm lớp 11.
Sau khi tốt nghiệp loại ưu khoa diễn xuất Học viện Hí kịch Trung ương, Hoắc Tư Yến đã không nề hà tham gia các vai diễn từ chính đến phụ. Bắt đầu từ năm 1999 Hoắc Tư Yến tham gia bộ phim Cuộc sống hạnh phúc của Trương Đại Minh với một vai nhỏ ấn tượng, dần dần sau đó là các vai thứ chính trong Vua tiền, Gia Khánh truyền kỳ...
Sự nghiệp.
Từ những vai cổ trang trong Thất Tiên Nữ, "Liêu Trai" – câu chuyện "Tiểu Tạ và Thu Dung", "Lục diện mai phục"... Hoắc Tư Yến gây ấn tượng với những vai diễn hiện đại, trẻ trung gần với tính cách của cô ngoài đời. Trong phim thần tượng "Thiên đường tình yêu", diễn xuất của Hoắc Tư Yếncũng không kém cạnh gì các bậc anh chị như Nhiếp Viễn, Huỳnh Giác... Thậm chí trong phim nhựa đầu tay "Tôi muốn thành danh", nàng ngọc nữ cũng khiến mọi người bất ngờ vì sự đột phá trong diễn xuất. Sự biến chuyển từ tham vọng hư vinh trở thành khát vọng theo đuổi nghệ thuật chân chính đã được Hoắc Tư Yến thể hiện sinh động, chứng tỏ khả năng phối hợp ăn ý của cô với các tên tuổi lớn của màn ảnh Hồng Kông như Trịnh Y Kiện, Lưu Thanh Vân, Lương Gia Huy... | 1 | null |
Sodium dodecylbenzenesulfonate là một nhóm các hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C12H25C6H4SO3Na. Các tên khác Sodium Dodecyl benzenesulfonate; LABSA Sosium salt; Sodium dodecylphenylsulfonate; Dodecyl benzenesulfonic acid, Sodium salt; Natriumdodecylbenzolsulfonat; Dodecilbencenosulfonato de sodio; Dodécylbenzènesulfonate de sodium; Sodium Linear Alkylbenzene solfonate; Chất này có dạng lỏng, sệt màu vàng nhạt.
Ứng dụng.
LABSA là chất hoạt động bề mặt anion. Nó dễ bị phân hủy nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nó được ứng dụng chủ yếu làm các chất tẩy rửa như: bột giặt, xà phòng, nước rửa chén...
LABSA còn được sử dụng làm chất gắn kết, chất nhũ hóa trong thuốc diệt cỏ. | 1 | null |
Thảm sát Turaymisah là một vụ thảm sát được cho là do quân đội chính phủ Syria thực hiện ở Hama, miền trung Syria vào ngày 12 tháng 7 năm 2012. Vụ thảm sát khiến từ 200 đến 250 người thiệt mạng. Ngày 14 tháng 7 năm 2012, đại diện Liên Hợp Quốc tại Syria đã có báo cáo về vụ thảm sát. Nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án vụ thảm sát. | 1 | null |
Natri điuranat, Na2U2O7, là 1 muối urani, thường được biết đến dưới dạng oxit màu vàng của urani. Cùng với amoni điuranat, nó là 1 thành phần của "yellowcake" (urania) thời kì đầu, tỉ lệ của 2 chất này phụ thuộc điều kiện tạo thành; ngày nay "yellowcake" phần lớn là hỗn hợp các oxit urani.
Theo phương pháp cổ điển tinh chế urani, quặng uraninit được nghiền vỡ và trộn với hỗn hợp axit sunfuric và axit nitric. Urani hoà tan tạo thành uranyl sunfat, và natri hydroxide được thêm vào để kết tủa urani dưới dạng natri điuranat. Phương pháp cũ xưa này đã bị thay thế trong thực nghiệm bởi các phương pháp mới hơn như: chiết bằng dung môi (solvent extraction), trao đổi ion (ion exchange) và bay hơi (volatility).
Trong lịch sử, nó được dùng rộng rãi để sản xuất thủy tinh urani, muối natri dễ dàng hoà tan vào chất nền silica trong suốt quá trình nung chảy ban đầu. | 1 | null |
Vệ Chiêu Vương Dương Sảng (, 563 – 587), tự Sư Nhân, tên lúc nhỏ là Minh Đạt, người Hoa Âm, Hoằng Nông , hoàng thân, tướng lĩnh nhà Tùy.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Xuất thân.
Cha là Đại tướng quân Dương Trung nhà Bắc Chu, anh trai khác mẹ là Tùy Văn Đế Dương Kiên. Khi Sảng còn nhỏ, nhờ quân công của cha mà được phong Đồng An quận công. Năm ông lên 6, cha mất, được anh trai đem về giao cho vợ là Độc Cô thị (sau này là Độc Cô hoàng hậu) nuôi nấng. Do vậy, trong các em trai, Dương Kiên đặc biệt sủng ái Sảng.
Khi Dương Kiên nhiệm chức Thừa tướng, được bái làm Đại tướng quân, Tần Châu tổng quản. Chuyển ra thụ chức Bồ Châu thứ sử, tiến vị Thượng trụ quốc. Sau khi Dương Kiên thay ngôi nhà Bắc Chu, kiến lập nhà Tùy, được lập làm Vệ Vương. Dời sang làm Ung Châu mục, Lĩnh tả hữu tướng quân. Không lâu, được thăng làm Hữu lĩnh quân đại tướng quân, quyền lĩnh Tịnh Châu tổng quản, sau đó chuyển ra làm Lương Châu tổng quản. Ông vẻ ngoài đẹp đẽ, lại độ lượng, nên rất được khen ngợi.
Quân công.
Tháng 5 năm Khai Hoàng thứ 2 (582), Đột Quyết Sa Bát Lược khả hãn tụ tập binh mã bản bộ cùng bọn A Ba, cả thảy 4 khả hãn, 40 vạn người, vượt qua Trường Thành, tháng 12 tiến đến Vũ Uy , Kim Thành , các nơi Thiên Thủy, Duyên An… cướp bóc rồi về. Tùy Văn Đế lấy Sảng làm Hành quân nguyên soái, đưa 7 vạn bộ kị tiến hành phòng bị. Ra khỏi Bình Lương, không còn giặc nên quay về.
Năm Khai Hoàng thứ 3 (583), Văn Đế cất đại quân bắc phạt, mệnh Dương Sảng làm Hành quân nguyên soái, bọn Hà Gian Vương Dương Hoằng, Đậu Lô Tích, Đậu Vinh Định, Cao Quýnh, Ngu Khánh Tắc đưa quân chia đường phản kích Đột Quyết, đều chịu sự chỉ huy của ông. Dương Sảng tự soái bọn Lý Sung Tiết 4 tướng ra lộ Sóc Châu , ở Bạch Đạo gặp quân Đột Quyết. Dương Sảng tiếp nhận kiến nghị của tổng quản Lý Sung, nhân Sa Bát Lược nhiều lần thắng trận mà khinh địch, đem 5000 tinh kỵ tập kích, đại phá quân Đột Quyết, bắt được hơn ngàn người, bò ngựa hàng vạn, Sa Bát Lược khả hãn thụ trọng thương bỏ trốn. Văn Đế mừng lắm, ban cho Sảng được ăn lộc 1000 hộ của huyện Lương An.
Năm Khai Hoàng thứ 6 (586), lại làm nguyên soái, đưa 15 vạn bộ kỵ ra Hợp Xuyên, người Đột Quyết bỏ trốn nên quay về. Năm sau (587), được triệu về làm Nạp ngôn, rất được Văn Đế xem trọng. Chưa được bao lâu, bệnh mất, hưởng dương 25 tuổi. Được tặng Thái úy, Ký Châu thứ sử. Con là Tập kế tự.
Hậu nhân.
Tập tự Văn Hội, ban đầu được phong Toại An Vương, rồi tập tước Vệ Vương. Thời Tùy Dượng Đế, Tập thấy chư hầu bị nghi kỵ, đâm ra lo sợ, bèn gọi thuật giả Du Phổ Minh lập đàn cầu phúc cho mình. Có người tố cáo Tập làm bùa yểm, nên bị kết tội Ác nghịch, được tha chết, đày ra biên viễn. Về sau thiên hạ đại loạn, không rõ kết cục của Tập.
Tiểu thuyết liên quan.
Dương Sảng chính là nguyên hình của nhân vật Kháo Sơn Vương Dương Lâm trong các tiểu thuyết thông tục "Thuyết Đường toàn truyện", "Tùy Đường diễn nghĩa".
Trong "Thuyết Đường toàn truyện", Dương Lâm ở vai chú của Tùy Văn Đế Dương Kiên, là một trong "Hưng Tùy cửu lão", một lòng trung thành với nhà Tùy, kết cục bị La Thành đâm chết. | 1 | null |
Sân bay đảo Ba Bình (, âm Hán Việt: "Thái Bình đảo cơ trường") là một sân bay trên đảo Ba Bình (Trung Quốc và Đài Loan gọi là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại quần đảo này và hiện do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) kiểm soát trái phép, sân bay do Không quân Trung Hoa Dân Quốc quản lý. Sân bay có đường băng dài 1.200 mét, rộng 30 mét, với một thềm đế máy bay ở phía đông với tổng diện tích 7.800 m² và có thể cho hai máy bay vận tải C-130 đỗ, ngoài ra còn có một thềm đỗ máy bay ở phía tây có diện tích 1.300 m².
Bối cảnh.
Năm 2006, chính phủ Đài Loan đã tiết lộ về kế hoạch xây dựng một sân bay trên đảo Ba Bình, do Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc phụ trách. Công trình được hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2007. Đến ngày 2 tháng 2 năm 2008, tổng thống THDQ Trần Thủy Biển đã đến thăm sân bay, chuyến đi được thực hiện bằng một máy bay vận tải C-130.
Hai tháng một lần, một chiến C-130 sẽ đến đảo Ba Bình từ đảo chính của Đài Loan, máy bay sẽ chuyên chở người và trang thiết bị phục vụ cho hòn đảo. Ngoài ra, không có chuyến bay theo lịch trình nào khác. | 1 | null |
Sân bay đảo Vĩnh Hưng (, âm Hán Việt:"Vĩnh Hưng đảo cơ trường") là một sân bay phức hợp cả quân sự lẫn dân sự nằm trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng), hòn đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông. Hòn đảo được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý và coi là một phần của thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, song cũng được Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Sân bay được hoàn thành vào tháng 7 năm 1990 để mở rộng phạm vi chiến đấu của các chiến cơ Trung Quốc.
Điều kiện.
Sân bay đảo Vĩnh Hưng có một đường băng dài , có thể phục vụ cho bất kỳ máy bay tiêm kích thế hệ thứ ba nào của không quân Trung Quốc như Sukhoi Su-30MKK. Sân bay cũng có một trạm định vị radar và bốn bể nhiên liệu lớn, cho phép sân bay có thể trở thành một căn cứ để tiếp nhiên liệu cho các chiến cơ trong các trận chiến. | 1 | null |
Natri thiostibat, còn được gọi là muối Schlippe, là một hợp chất vô cơ có công thức Na3SbS4. Nonahydrat được biết đến nhiều hơn. Muối này được đặt tên theo K. F. Schlippe (1799–1867). Natri thiostibat được dùng đẻ điều chế điantimon pentasulfide, Sb2S5. Hợp chất này chứa anion tứ diện SbS43- (rSb-S = 2.33 Å) và cation natri, đây là một tinh thể ngậm nước. Các muối liên quan được biết là amoni và kali.
Điều chế.
Natri thiostibat được điều chế bằng phản ứng của điantimon trisulfide, nguyên tố lưu huỳnh và dung dịch chứa ion sulfide.
Muối sulfide cố thể được tạo ra gián tiếp bằng cách đun nóng lưu huỳnh với kiềm hay thậm chí là than chì:
Ở phương pháp thứ hai, 1 hỗn hợp natri sunfat (16 phần) được khử khi nung với than chì (4-5 phần) có mặt antimon sulfide (13 phần). Chất nóng chảy được đưa vào nước đã được xử lý với lưu huỳnh (4 phần). Lúc dung dịch bay hơi, muối sẽ kết tinh ở dạng tinh thể tứ diện dễ dạng tan vào nước. Muối khan dễ dàng nóng chảy khi đun nóng, và trong điều kiện ngậm nước, khi tiếp xúc với không khí ẩm nó sẽ bị bao phủ một lớp màng màu đỏ.
Điantimon trisulfide được điều chế theo cách thông thường khi xử lý bất kì hợp chất Sb(III) nào với gốc sulfide:
Ứng dụng.
Muối Schlippes được dùng để tạo ra điantimon pentasulfide, chất được dùng như là bộ khuếch đại trong ngành nhiếp ảnh có dùng bạc, trong diêm dùng làm thành phần gây cháy, và trong việc lưu hoá cao su. | 1 | null |
"Pound the Alarm" là một ca khúc của ca sĩ phòng thu người Trinidad Nicki Minaj. Ca khúc mang thể loại eurodance, house-pop này nằm trong album phòng thu thứ hai của cô "" (2012). Việc sản xuất "Pound the Alarm" được giao cho RedOne, Carl Falk và Rami Yacoub, trong khi phần viết lời lại thuộc về Minaj, Nadir Khayat, Falk, Yacoub, Bilal Hajji, và Achraf Jannusi.
"Pound the Alarm", với các nhịp techno hay dance điện tử, đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau từ phía các nhà phê bình âm nhạc. Một số cho rằng, ca khúc khá giống với đĩa đơn đầu tiên, "Starships", trong khi số khác lại cho rằng "Pound the Alarm" rất có tiềm năng trở thành một bài hit. Khi album mới phát hành, ca khúc đã lọt vào một số các bảng xếp hạng lớn, trong đó có Canadian Hot 100 và UK Singles Chart. Ca khúc đã được chứng nhận đĩa Vàng ở Úc với doanh số hơn 35,000 bản tải về.
"Pound the Alarm" được chính thức chọn làm đĩa đơn thứ tư của "", và là đĩa đơn quốc tế thứ hai sau "Starships". Ca khúc được phát hành vào ngày 17 tháng 7 năm 2012 tại Mỹ.
Thực hiện.
Vào 24 tháng 5 năm 2012, trên trang web chính thức của Nicki Minaj đã có một cuộc bầu chọn ý kiến đối với những người hâm mộ của cô về đĩa đơn tiếp theo. Có ba lựa chọn: "Pound the Alarm", "Whip It", và "Va Va Voom". Và cuối cùng, "Va Va Voom" đã giành được lượt bình chọn đông đảo nhất và giành chiến thắng. "Whip It" xếp thứ hai và "Pound the Alarm" xếp thứ ba. Nhưng vào ngày 6 tháng 6 năm 2012, Minaj để lại lời nhắn trên Twitter của cô rằng, cô sẽ chọn "Pound the Alarm" thay cho "Va Va Voom" làm đĩa đơn tiếp theo, do số lượng đài phát thanh yêu cầu "Pound the Alarm" quá nhiều ở Anh, Úc và Pháp. Đĩa đơn được phát hành ở Mỹ vào ngày 17 tháng 7 năm 2012.
Biểu diễn.
Minaj đã biểu diễn "Pound the Alarm" tại "Radio 1's Hackney Weekend" vào 23 tháng 6 năm 2012. Ngoài ra, cô còn biểu diễn ca khúc tại "The Tonight Show with Jay Leno" vào 13 tháng 7 năm 2012. Ngoài ra, cô còn biểu diễn ca khúc trong tour diễn Pink Friday Tour.
Video ca nhạc.
Minaj dự định quay video cho "Pound the Alarm" vào giữa tháng 6, nhưng sau đó, cô cho biết mình quay video vào đầu tháng 7. 500 người được dự kiến sẽ xuất hiện trong video ca nhạc và được yêu cầu mặc trang phục lễ hội trong video này. Benny Boom, đạo diễn của video "Beez In The Trap" và "Right by My Side", cũng chính là đạo diễn cho video này. Nicki phát hành video hậu trường của ca khúc vào ngày 13 tháng 7 năm 2012. Video chính thức được ra mắt trên VEVO của Nicki Minaj 31 tháng 7 năm 2012 | 1 | null |
Hoàn Sở () là một chính quyền tồn tại ngắn ngủi do tướng Hoàn Huyền thành lập vào thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Chính quyền này tồn tại từ năm 403 đến năm 404.
Năm Nguyên Hưng thứ hai (403) dưới thời Tấn An Đế trị vì, Sở vương Hoàn Huyền khống chế triều đình trung ương Đông Tấn và chiếm đoạt chính quyền. Ngày 21 tháng 11 (ngày 20 tháng 12 năm 403 dương lịch), An Đế dâng ngọc tỉ, nhường ngôi cho Hoàn Huyền. Ngày 3 tháng 12 (ngày 1 tháng 1 năm 404 dương lịch), Hoàn Huyền chính thức xưng đế, đặt quốc hiệu là "Sở", cải niên hiệu thành "Vĩnh Thủy". Để phân biệt giữa quốc hiệu Sở và chính quyền, các sử gia gọi chính quyền mà Hoàn Huyền lập ra là "Hoàn Sở".
Trên danh nghĩa, Hoàn Sở sau khi thành lập trực tiếp kế thừa lãnh thổ của Đông Tấn, song thực tế thì phạm vi thế lực chỉ bao gồm vùng trung hạ du Trường Giang ở phía đông Giang Lăng (nay là Giang Lăng, Hồ Bắc). Năm 404, Lưu Dụ đã lãnh đạo một số danh tướng khởi binh cần vương, quân Sở không địch nổi, Hoàn Huyền phải rút khỏi Kiến Khang và đem theo An Đế chạy về phía tây đến Giang Lăng. Cuối năm đó, Hoàn Huyền bại trận chết, em họ là Hoàn Khiêm (桓谦) đem quốc tỉ trả lại cho An Đế, Hoàn Sở diệt vong.
Sau khi Hoàn Sở diệt vong, gia tộc họ Hoàn vẫn liên tục đối kháng với quân triều đình Đông Tấn tại vùng trung du Trường Giang, song một vài năm sau đã bị tiêu diệt. | 1 | null |
Đặng Chí (), cũng gọi là Đặng Chí Khương (鄧至羌) hay Bạch Thủy Khương (白水羌) là một chính quyền do người Khương thành lập và tồn tại vào những năm cuối của thời Ngũ Hồ thập lục quốc và thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ của Đặng Chí ở phía tây Cừu Trì và ở phía nam Đãng Xương, tương đương với bắc bộ tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Đô thành của Đặng Chí là thành Đặng Chí (nay ở phía tây của huyện Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên). Những người cai trị Đặng Chí mang họ "Tượng", sử sách chép rằng người cai trị đầu tiên là Tượng Thư Trị.
Chu thư có viết rằng Đặng Chí "có Tượng Thư Trị, truyền đời làm tù soái Bạch Thủy, tự xưng Vương", còn Ngụy thư có viết: "Tượng Thư Trị sai sứ đi cống nạp, được Cao Tổ (Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế) phong làm Long Tương tướng quân, Đặng Chí Vương, sai triều cống không ngừng".
Riêng Lương thư thì thuật rằng người Đặng Chí có chiếc mũ được gọi là "đột hà", y phục tương đồng với Đãng Xương. Các sử tịch cũng ghi rằng phong tục tập quán của Đặng Chí tương đồng với Đãng Xương.
Chu thư chép rằng Đặng Chí truyền được 11 đời vua từ Tượng Tư Trị đến Tượng Diêm Hành, đến năm 554 dưới thời trị vì của Tây Ngụy Cung Đế Thác Bạt Khuếch, Tượng Diêm Hành để mất chính quyền, chạy trốn đến Tây Ngụy, thái sư Vũ Văn Thái của Tây Ngụy đã phái binh hộ tống Tượng Diêm Hành về nước phục vị. Sau đó các sử tịch ghi lại, không lâu sau, vào thời Bắc Chu, tại đất Đặng Chí đã thiết lập nên Đặng Châu. Nước Đặng Chí từ đó diệt vong. | 1 | null |
Danh hiệu "Người của hòa bình" (tiếng Anh: Man of Peace) đã được tạo ra vào năm 1999 ở Rome, nhân Hội nghị thường niên cấp cao thế giới giữa những nhân vật danh tiếng từng đoạt giải Nobel hòa bình ("World Summit of Nobel Peace Prize Laureates"). Mục đích của giải thưởng này là vinh danh những cá nhân "được lựa chọn từ các nhân vật từ thế giới của văn hóa và thị trường giải trí, những người đã đứng lên vì quyền con người và sự phổ biến các nguyên tắc hòa bình và sự đoàn kết trên thế giới, có những đóng góp xuất sắc cho công bằng xã hội và hòa bình quốc tế"..
Đây là sáng kiến của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachyov, người cũng từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1990. Thường là giải thưởng này được công bố tại Tòa thị chính Rome (Capitoline Hill) với sự tham gia của 2 chủ tịch Hội nghị là Gorbachyov và Walter Veltroni, nguyên Thị trưởng thành phố Rome (2001-2008), và các nhân vật từng được giải Nobel Hòa bình khi tham dự hội nghị thường niên.
Trong những năm đầu, danh hiệu được gọi là ""Người vì hòa bình" ("Man for Peace") ở châu Âu và "Người của hòa bình" ("Man of Peace") ở Hoa Kỳ. Từ năm 2006, tiêu đề giải thưởng đã được chính thức thay đổi và thống nhất thành "Man of Peace" hay còn gọi là "Peace Summit Award"".
Nhân vật đoạt giải.
Những người từng nhận giải thưởng này là:
Ngoài ra, Hội nghị còn trao giải thưởng "Peace Summit Award for Social Activism" (Giải thưởng Hòa bình vì sự dấn thân cho xã hội) cho những tổ chức có những đóng góp xuất sắc vì hòa bình quốc tế và công bằng xã hội . | 1 | null |
La Sĩ Tín (chữ Hán: 罗士信, 600 – 11 tháng 4, 622) là tướng lãnh cuối đời Tùy đầu đời Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông là nguyên mẫu của nhân vật La Thành trong tiểu thuyết Thuyết Đường.
Phục vụ nhà Tùy.
Sĩ Tín là người Lịch Thành, Tề Châu . Tháng 3 năm Đại Nghiệp thứ 9 (613), sơn tặc ở núi Trường Bạch là bọn Vương Bạc, Tả Tài Tướng, Mạnh Nhượng đánh quận Tề, quan Thừa của quận là Trương Tu Đà soái binh đánh dẹp , Sĩ Tín mình ngắn nhưng mạnh tợn, xin tòng quân. Tu Đà nói: “Mày có vẻ không mặc nổi áo giáp, làm sao ra trận.” Sĩ Tín giận, mặc 2 lần giáp, hai bên hông treo túi đựng cung tên, trèo lên ngựa rồi nhìn lại ; Tu Đà khen ngợi mà đồng ý. Sĩ Tín được tham gia trận đánh ở thượng du sông Duy Thủy; nghĩa quân mới bày trận xong, ông xông đến trước trận, đâm ngã mấy người, chém đầu 1 người, ném lên không trung, dùng sóc để đón lấy, cứ treo như thế mà lược trận. Nghĩa quân kinh sợ, không dám đến gần; Tu Đà nhân đó dẫn binh hăng hái tấn công, đại phá nghĩa quân. Sĩ Tín đuổi theo, mỗi khi giết địch, đều cắt mũi cho vào túi, đợi khi trở về, đem ra chứng minh để được thăng cấp. Tu Đà rất thán phục, tặng Sĩ Tín con ngựa của mình, giữ ông ở bên cạnh. Mỗi khi ra trận, Tu Đà xông lên trước, Sĩ Tín theo liền phía sau, xem đấy là thường. Tùy Dạng đế sai sứ an ủi họ, còn lệnh cho họa công vẽ lại cảnh ra trận của Tu Đà, Sĩ Tín, treo ở Nội sử tỉnh.
Năm thứ 10 (614), nghĩa quân của người Trác quận là Lư Minh Nguyệt đồn trú Chúc A, Trương Tu Đà đón đánh. Đôi bên giằng co hơn 10 ngày, quan quân hết lương, sắp lui; Tu Đà cho biết kẻ địch sẽ dốc toàn quân đuổi theo, muốn lấy ngàn người tập kích doanh trại của chúng, hỏi các tướng sĩ ai dám đi. Mọi người không đáp, chỉ có Sĩ Tín và Tần Thúc Bảo xin đi. Sau đó Tu Đà rút quân, sai 2 người chia nhau ngàn binh, mai phục trong cỏ lau. Quả nhiên Lư Minh Nguyệt dốc toàn quân đuổi theo, còn Sĩ Tín và Thúc Bảo lẻn đến sách của nghĩa quân. Cửa sách đóng, hai người treo vào lầu canh, giết chết mấy người, khiến doanh trại nghĩa quân rối loạn, rồi chặt cửa đón quan quân tiến vào. Hai người đốt cháy hơn 30 sách, khói lửa ngút trời, Lư Minh Nguyệt chạy về, bị Tu Đà quay lại đánh cho đại bại. Lư Minh Nguyệt đem vài trăm kỵ binh chạy thoát, nghĩa quân bị bắt, bị giết không đếm xuể.
Lang bạt thời loạn.
Năm thứ 12 (616), Trương Tu Đà giao chiến với nghĩa quân Ngõa Cương, trúng kế của Lý Mật mà tử trận; Sĩ Tín theo về dưới trướng Hà Nam đạo Thảo bộ đại sứ Bùi Nhân Cơ.
Năm thứ 13 (617), Sĩ Tín lại theo Nhân Cơ quy hàng Lý Mật, được thự chức Tổng quản, chỉ huy quân bản bộ tham gia giao chiến với Vương Thế Sung. Sĩ Tín thua trận, thúc ngựa vọt đi, mình trúng mấy mũi tên, mới bị Thế Sung bắt được. Thế Sung biết Sĩ Tín kiêu dũng, đối đãi trọng hậu, mời cùng ăn ngủ. Đến khi Thế Sung đại thắng Lý Mật, thu hàng bọn Bỉnh Nguyên Chân, đều bái làm tướng, dần dần xa lánh Sĩ Tín, mà ông cũng lấy làm xấu hổ vì ở cùng đội ngũ với họ.
Tháng 7 ÂL năm Vũ Đức thứ 2 (619), Thế Sung sai Sĩ Tín đánh Cốc Châu. Trước đó, Sĩ Tín có con tuấn mã, bị con của anh Thế Sung là Triệu vương Vương Đạo Tuân nhìn trúng, ông không cho; Thế Sung bèn đoạt lấy mà thưởng cho hắn ta, khiến ông giận. Đến nay Sĩ Tín thừa cơ đem hơn ngàn bộ hạ quy hàng nhà Đường. Đường Cao Tổ nghe tin Sĩ Tín đến thì rất vui, sai sứ đón tiếp, thưởng 5000 tấm lụa, cấp lương thực cho bộ hạ của ông, lấy Sĩ Tín làm Thiểm Châu đạo Hành quân tổng quản.
Phục vụ nhà Đường.
Tháng 10 ÂL năm ấy, Sĩ Tín soái dũng sĩ nhân đêm tối lẻn vào quách của thành Lạc Dương, thiêu rụi làng Thanh Hóa rồi về. Tiếp đó Sĩ Tín nhổ được bảo Thanh Thành. Tháng 4 ÂL năm thứ 3 (620), Sĩ Tín vây Từ Giản, Thế Sung sai thái tử Vương Huyền Ứng đi cứu, bị ông đâm ngã xuống ngựa, được người cứu nên thoát được.
Tháng 7 ÂL, đại quân Đường tiến đến Lạc Dương, Sĩ Tín được nắm tiền phong, lại vây Từ Giản, quân Vương Trịnh bèn từ bỏ việc đồn thú ở đấy. Tháng 10 ÂL, Sĩ Tín nhổ được bảo Giáp Thạch, tiếp đó vây bảo Thiên Kim. Trong bảo Thiên Kim có kẻ mắng mỏ, Sĩ Tín giận, trong đêm sai hơn trăm người ẵm vài mươi đứa trẻ đến dưới bảo, khiến bọn trẻ kêu to, vờ nói: “Từ Đông đô theo về với La tổng quản.” Lại nói với nhau rằng: “Đây là bảo Thiên Kim đấy, bọn ta lầm rồi.” Rồi lập tức bỏ đi. Người trong bảo cho rằng Sĩ Tín đã đi rồi, còn đây là những kẻ bỏ trốn khỏi Lạc Dương, bèn xuất binh đuổi theo. Sĩ Tín phục binh ở bên đường, đợi họ mở cửa thì xông vào, giết sạch cả bảo.
Năm sau (621), quân Đường chiếm được Lạc Dương, Sĩ Tín được thụ chức Giáng Châu tổng quản, phong tước Đàm quốc công.
Năm thứ 5 (622), Sĩ Tín theo Tần vương Lý Thế Dân đánh dẹp Lưu Hắc Thát. Tháng 2 ÂL, quân Đường chiếm được 1 thành ở thượng du sông Minh Thủy, Tần vương sai Vương Quân Khuếch đồn thú ở đấy. Lưu Hắc Thát đánh thành rất gấp, bốn mặt ngoài thành đều có nước, chỗ rộng được hơn 50 bộ; Hắc Thát ở mặt đông bắc đắp 2 con đường đất để tấn công, Tần vương 3 lần dẫn binh đi cứu, đều bị Hắc Thát đẩy lui. Tần vương sợ Quân Khuếch không thể giữ, hội chư tướng bàn mưu, Sĩ Tín xin thay Quân Khuếch giữ thành. Sau đó Tần vương lên chỗ cao ở mặt tây nam của thành, vẫy cờ gọi Quân Khuếch; ông ta bèn soái bộ hạ dốc sức phá vây chạy ra, còn Sĩ Tín đem hơn 200 người thừa cơ chạy vào. Hắc Thát đêm ngày đánh gấp, gặp trời đổ tuyết lớn, cứu binh Đường không thể đến, được 8 ngày, tức ngày Đinh sửu (ngày 11 tháng 4 năm 622), thành mất. Hắc Thát nghe về sự dũng cảm của Sĩ Tín, muốn khuyên hàng, nhưng thấy lời lẽ và sắc mặt của ông đều bất khuất, bèn giết chết.
Hậu sự.
Tần vương thương tiếc, chuộc thây của Sĩ Tín để an táng, đặt thụy là Dũng. Khi xưa Sĩ Tín được Bùi Nhân Cơ trọng đãi, vào lúc quân Đường chiếm được Lạc Dương, ông bèn lấy tiền riêng để thu nhặt thây của ông ta, chôn ở núi Bắc Mang, còn nói: “Sau khi tôi chết, sẽ chôn ở bên mộ này.” Đến nay quả nhiên Sĩ Tín được người ta chôn ở bên cạnh mộ của Bùi Nhân Cơ.
Nghi vấn về tuổi thọ.
Cựu thư và Thông giám chép Sĩ Tín hưởng thọ 20 tuổi, Tân thư chép ông hưởng thọ 28 tuổi. Tất cả đều không phù hợp với chi tiết Sĩ Tín tham gia đánh dẹp nghĩa quân của Vương Bạc vào năm 14 tuổi, vốn đã được mọi sử liệu ghi chép nhất quán.
Tính cách.
Sĩ Tín ra trận thì làm tiên phong, rút lui thì chặn hậu, giành được lợi ích gì, đều chia hết cho bộ hạ có công, đôi khi cởi áo tháo ngựa ban thưởng, bởi vậy sĩ tốt ra sức vì ông. Nhưng Sĩ Tín giữ nghiêm quân pháp, người thân đến mấy cũng không được tha, nên bộ hạ không dám khinh nhờn.
Hình tượng văn hóa.
Trong các tiểu thuyết Tùy sử di văn (của soạn giả Viên Vu Lệnh cuối đời Minh), Tùy Đường diễn nghĩa (của soạn giả Chử Nhân Hoạch đời Thanh, cải biên Tùy sử di văn), sự tích về La Sĩ Tín cơ bản tương đồng với chánh sử, trừ việc miêu tả hình tượng của ông trở nên khiếm khuyết trí tuệ nhưng có thừa sức mạnh, và thêm các tình tiết: kết nghĩa từ sớm với Tần Thúc Bảo, về sau bảo vệ mẹ của Thúc Bảo trở lại Sơn Đông.
Trong tiểu thuyết Đại Đường Tần vương từ thoại (của soạn giả Đạm Phố chủ nhân Chư Thánh Lân thời Vạn Lịch nhà Minh), ở , nhân vật La Sĩ Tín tự xưng “La Thành, tự Sĩ Tín.” Tiểu thuyết Thuyết Đường (khuyết danh, đời Thanh) thay thế nhân vật La Sĩ Tín bằng nhân vật hư cấu La Thành. La Thành là con La Nghệ và là em họ bên ngoại của Tần Thúc Bảo; tương tự La Sĩ Tín, La Thành cũng gia nhập nghĩa quân Ngõa Cương, quy hàng Vương Thế Sung rồi về với nhà Đường, cuối cùng tử trận khi đánh dẹp Lưu Hắc Thát, hưởng thọ 23 tuổi. | 1 | null |
"Love Potion No. 9" là một bài hát nổi tiếng được viết vào năm 1959 bởi Jerry Leiber và Mike Stoller. Ban đầu nó được trình bày bởi The Clovers, nhóm nhạc đã đưa bài hát lên hạng # 23 trên bảng xếp hạng Mỹ năm đó . Bài hát mang màu sắc trẻ trung của tuổi vị thành niên.
Bài hát về sau được nhiều ca sĩ hát lại (cover) và cũng được đặt lời Việt dưới tên "Chỉ riêng mình ta"
Lịch sử.
Bài hát mô tả một người đàn ông cần sự giúp đỡ trong việc tìm kiếm tình yêu, vì vậy ông tìm gặp với một bà phù thủy Gypsy, người đã đọc lòng bàn tay và bảo rằng ông ta cần thuốc tình yêu "số 9" (Love Potion No. 9). Thuốc đó làm cho ông ta "yêu" mọi thứ ông nhìn thấy, hôn bất cứ điều gì trước mặt ông, cuối cùng hôn cả một nam cảnh sát ở góc phố, viên cảnh sát đó đã đập vỡ chai "Love Potion No.9" của ông.
Trong một phiên bản khác của bài hát, tác giả sửa lại lời hát cuối như sau:
"I had so much fun, that I'm going back again,
I wonder what happens with Love Potion Number Ten?"
Tạm dịch:
Tôi đã rất vui, tôi sẽ trở lại một lần nữa,
Tôi tự hỏi thuốc tình yêu Potion Số 10 sẽ thế nào?
Một số đài phát thanh cấm bài hát này, do lời bài hát liên quan đến "hôn một cảnh sát nam".
Lời bài hát đề cập đến năm 1956, con số này thường được thay đổi thành năm 1996 hoặc 2006 khi thực hiện bởi các ca sĩ thế hệ sau cho hợp với những người không sinh ra trong năm đó. | 1 | null |
Mực khô hay còn gọi là khô mực là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu là những con mực bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng. Sau khi đánh bắt những con mực còn tươi rói, người ta sẽ cắt con mực để banh ra, lấy hết cơ quan phủ tạng, nang mực... chỉ để lại phần thân và phần đầu rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi con mực trở nên khô và cứng.
Mực khô có thể ở dạng nguyên con hoặc xé tơi thành từng sợi nhỏ. Món mực khô đặc biệt thông dụng, giữ được lâu, chế biến thành nhiều món ngon và là đặc sản tại một số vùng nhất là các vùng biển và được du khách mang về như một món quà, đặc biệt là món mực một nắng (mực ải). Mực khô rất thích hợp trong các dịp nhậu đặc biệt là mực khô nướng và dùng chung với bia.
Chất lượng sản phẩm.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được của mực khô: 291 calo, 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột, 0g chất xơ. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm,
mangan, selen... và cả hormon nam testosterone
Một con mực khô hay khô mực đảm bảo chất lượng, thơm ngon khi đáp ứng một số yêu cầu sau:
Về màu mực: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì dễ là mực ươn đem phơi khô.
Về bề ngoài, thân mực thẳng và mình dày: Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng mình dày (thường mực câu được phơi kiểu này), mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn. Thân thẳng, mình dày là một trong những đặc điểm rất dễ nhận biết mực khô ngon.
Về mùi vị, mùi không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là đặc điểm về mực khô rất quan trọng và dễ nhận biết. Về phần đầu, đầu mực khô, mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.
Không ăn đồ mực khô rong, quà đêm vỉa hè vì dễ ăn phải mực kém chất lượng. Mực kém chất lượng hay có đốm đỏ thâm ở thân, lưng, hai mặt có những nốt màu đỏ nhạt. Đối với mực khô thượng hạng thì mực phải nguyên con mình chắc, bóng sạch, thịt dày, màu hồng sáng, to vừa phải, sờ còn hơi ẩm, đượm mùi mặn, tanh. Mực một nắng ngon, ngọt, chọn con vừa phải, mình dày có lớp cám, màu hồng tươi.
Bảo quản và chế biến.
Khi mua mực về, nếu không ăn ngay thì phải bảo quản nếu không mực sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng và mốc, không ăn được. Việc bảo quản bằng những phương pháp đơn giản sau:
Món phổ biến nhất với mực khô đó là mực nướng, mực khô nướng vừa thơm, vừa ngon, lại luôn được dùng để tiếp khách ngoài ra còn có món mực khô xào dứa, Khô mực chiên bơ, món cháo mực ở Sài Gòn Người Bắc hay làm món mực rối, với các nguyên liệu như trứng, giò lụa, tôm khô, thịt gà, nước dùng gà, xu hào, cà rốt, su su.
Cảnh báo.
Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP) kêu gọi người tiêu dùng nhịn ăn mực khô vì các cuộc kiểm tra do cơ quan này tiến hành đã phát hiện loại thức ăn này chứa một hàm lượng độc tố cadmium khá cao (hàm lượng cadmium chứa trong các mẫu thử dao động từ 0,33 đến 4,33 phần triệu (ppm) trong khi theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia Malaysia năm 1985 thì hàm lượng chất này không được vượt quá 1,00 ppm). Cadmium là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Ngoài ra, với món mực nướng bằng cồn, nếu sơ suất có thể gây ra tai nạn gây nên nhiều bi kịch bởi không ít người đã bị bỏng lửa cồn do nướng mực. Nhiều trường hợp bỏng nặng không phải là người trực tiếp nướng mực khô, phần lớn là đứng, ngồi đối diện xem nướng mực, hoặc được người nướng mực nhờ đổ thêm cồn vào khi cồn đang cháy. Bất ngờ ngọn lửa xanh bùng lên, họ hoảng hốt khiến lọ cồn đổ, lửa càng lan rộng, do lửa cồn màu xanh, khó nhìn thấy nên nhiều khi lửa vẫn cháy mà người nướng mực tưởng đã tắt nên đổ thêm, lửa bùng càng nhanh và mạnh bất ngờ làm họ mất bình tĩnh để xử lý.
Có người thấy lửa bùng to, lại đổ nước lạnh vào càng làm đám cháy lan rộng, bệnh nhân hoảng sợ nên trượt chân ngã, cồn bén sang gây bỏng toàn bộ phần mặt, cổ, ngực, bụng và chân tay… Do bất cẩn nên nhiều người đã bị bỏng nặng khi nướng mực. Bỏng cồn thường gây biến chứng nặng trên diện rộng cơ thể, đặc biệt nặng hơn ở vùng đường hô hấp.
Khuyến cáo của Viện bỏng Quốc gia Việt Nam cho rằng không nên dùng cồn lỏng để nướng mực khô, cá khô. Nếu dùng cồn lỏng để nướng, hãy kiểm tra ngọn lửa thật kỹ, khi nó tắt hẳn mới tiếp thêm cồn. Dùng lọ cồn nhỏ, không dùng chai cồn hay can cồn lớn để tiếp. Trẻ em không nên đứng xem nướng mực, nướng cá bằng cồn.
Mực khô giả.
Vì món mực khô thông dụng và được tiêu thụ nhiều nên trên thị trường ở Việt Nam xuất hiện nhiều món mực khô giả để đánh lừa người tiêu dùng, mực khô giả có thể ở nhiều dạng như cùng là loại mực nhưng kém chất lượng hơn, hoặc sử dụng một loại mực khác thậm chí là sử dụng nguyên liệu khác có hại cho sức khỏe như cao su để chế biến thành món mực khô.
Tại Hải Phòng.
Ở vùng Cát Bà, xuất hiện mực khô giả nguyên con, Khi nướng lên, có con màu tía như rau dền, ăn thấy có vị khác lạ, và không có vị ngọt của mực, nhai kỹ thì thấy bã, xơ. Khi so sánh với cá mực khô thật thì những con mực khô này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần phía đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo. Quan sát kỹ, phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, không có mắt mực và hạch mực tự nhiên. Khi đem nướng, thì cá mực lạ có màu đỏ sậm hơn hoặc trắng đục hơn, nhưng râu mực không cong vào tự nhiên mà thẳng, không có đường vẩy dài ở sống giữa như mực bình thường.
Khi xé ra, mực bông hơn mực bình thường. Đặc biệt khi nướng, cá mực này không cong vào tự nhiên mà vẫn thẳng như lúc để khô, không cháy từ ngoài vào trong như cá mực bình thường. đây là mực khô lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch.
Theo kết luận sơ bộ thì đây không phải là mực khô tự nhiên mà hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép, các loại mực khô này được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo là một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau như củ sắn dây, bột sắn. Vì khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực khô kém chất lượng, mực khô nhập lậu bị thu giữ khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên.
Tại Hải Phòng, trong năm 2010, các cơ quan hữu quan đã có kết quả giám định mẫu mực khô xé do Chị cục Quản lý thị trường Hải Phòng thu giữ cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép, loại mực này để 4-5 tháng không bị mốc, trong khi mực tự nhiên không để trong tủ lạnh thì chỉ nửa tháng đã bị mốc do có chất bảo quản và họ đã tiến hành tiêu hủy hơn một tấn mực khô xé không đảm bảo chất lượng trên. Đây đều là hàng Trung Quốc nhập lậu.
Mực xà.
Ở Nha Trang, một số đối tượng đả sử dụng mực xà để làm khô mực, loại này khi nướng ăn, thì có vị không giống mực thường dùng. Mực xà sau khi phơi khô có vị hơi đắng, không ngon, ngọt và mềm như loại mực khô thông thường. cách phân biệt mực xà và mực thông thường là phần đuôi. Đuôi mực xà có màu đen sậm, dày, xòe to như đuôi cá, còn đuôi mực ống mỏng, ôm sát vào thân. Mực xà ăn được, nhưng không ngon nên ngư dân ít dùng. Mực xà ăn được, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mực cao su.
Ngoài ra, tại Việt Nam, năm 2010 có rộ lên tin đồn mực khô bằng cao su, loại mực này được xé sẵn thành sợi dài, đựng trong túi nilon để ăn luôn chứ không phải nướng, nó không dai như mực khô mình mua nguyên con về nướng, đưa vào miệng có cảm giác chưa kịp nhai đã tan ra, một số con cho vào miệng nhai thì dai như cao su, thậm chí, khi đốt miếng mực, nó cháy nổ lép bép, không thành tro mà chảy dài, kéo ra được như ta đốt sợi nilon hay cao su.
Về bề ngoài, sợi mực trông có màu hồng khá đậm, mềm hơn bình thường, xốp chứ không dai. Đặc biệt, khi đem ra đốt thử sợi mực cháy rất nhanh. độ dai được ví như cao su, không có mùi đặc trưng và giống mực thật y như đúc. Song họ không thấy ai bán loại này mà chỉ có một loại mực xé sẵn, có độ dai. Theo một chuyên gia của Viện Hóa Học (Viện Khoa học Công nghệ VN), đây không phải là sản phẩm protein thật, mà có thể là một dạng sợi xenlulo hoặc sợi sắn dây được tẩm ướp.
Tuy nhiên, trước thông tin có loại mực cao su có nguồn gốc từ Trung Quốc dai nhanh nhách, không có mùi đặc trưng của mực xuất hiện trên thị trường… nhiều chuyên gia cho rằng, chưa thể khẳng định nguyên liệu gì đã làm ra những con mực này. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đi kiểm tra và lấy hai mẫu gửi tới cơ quan kiểm nghiệm. Và kết quả kiểm nghiệm sơ bộ của Viện Kiểm nghiệm aATVSThành phố Quốc gia với 3 mẫu mực cho thấy, đây không phải mực giả, mực cao su và cũng không được chế biến bằng xenlulo.
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, cơ quan chức năng ở Việt Nam liên tiếp phát hiện loại mực khô giả làm từ nhựa hoặc cao su, cụ thể là cuối năm 2012, tại chợ Đông Ba (Huế) có hàng chục sạp hàng bị phát hiện bày bán loại thực phẩm giả. Mực giả trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua. Cho dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật, khi nhai cũng không dai như mực thông thường. Loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Khách mua chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.
Tháng 1 năm 2013, tại Hà Tĩnh, phát hiện và thu giữ 32 kg mực khô đã xé tơi nghi làm giả bằng nhựa trong lúc kiểm tra quầy hàng của 3 hộ kinh doanh, khi đốt thì thấy ngọn lửa khi cháy nổ lẹt bẹt, mùi khét lẹt. Năm 2013, tại Bà Rịa Vũng Tàu có tin Khô mực "lạ"nướng bốc mùi nylon, Loại mực xé thành sợi khi nướng thì cháy đen tuyền, mùi nylon bốc lên. Khi ngâm vào nước loại mực trên rất dai, kéo khó đứt, có mùi khác với mùi mực thật. Tuy nhiên cơ quan chức năng ở tỉnh này đã khẳng định dựa trên các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm cho thấy các mẫu mực khô xé sợi đều có nguồn gốc từ động vật, không có chất xơ, không chứa phẩm màu công nghiệp. Tháng 8 năm 2013, tại Quảng Trị, cơ quan chức năng của tỉnh đã bắt giữ 1,5 tấn mực khô dãn như dây thun, số sợi mực này có dấu hiệu đàn hồi như dây thun có xuất xứ từ Hải Phòng thành phố Hồ Chí Minh và có nguồn gốc là mực xé sợi từ Trung Quốc. | 1 | null |
Hoàng Như Mai (1919 – 2013) là Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và là nhà văn Việt Nam.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 3 tháng 8 năm Kỷ Mùi (26 tháng 9 năm 1919) tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Quê quán ông ở thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Lớn lên, ông lần lượt học ở Trường Bưởi, Đại học Y khoa và Đại học Luật khoa Đông Dương ở Hà Nội.
Năm 1943, khi đang là sinh viên Đại học Luật, ông bắt đầu đứng trên bục giảng ở Trường trung học tư thục Đông Hải (Hải Dương).
Đến năm 1948, ông được Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thái Bình mời làm Hiệu trưởng Trường trung học Phan Thanh. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sau:
Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai qua đời lúc 15 giờ 20 phút ngày 27 tháng 9 năm 2013 ở Bệnh viện 175, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 95 tuổi .
Trong quá trình công tác, ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư (1982), phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (1990) và được tặng Huân chương Lao động hạng nhất .
Nhận xét (sơ lược).
Được tin Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai vừa qua đời, trên trang "Bauxite Việt Nam" có đoạn viết: | 1 | null |
Trận phòng thủ vùng mỏ Adzhimushkay () là một trận đánh diễn ra giữa Hồng quân Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã, kéo dài từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 30 tháng 10 năm 1942.
Sau khi Phương diện quân Krym của Liên Xô bị thiệt hại nặng nề trong Chiến dịch "Săn đại bàng" của Quân đội Đức Quốc xã tháng 5 năm 1942 và bị đánh bật sang bán đảo Taman, khoảng 13.000 quân của các tập đoàn quân 47, 51 thuộc Phương diện quân Krym do đại tá Pavel Maksimovich Yagunov chỉ huy và du kích Liên Xô đã bị quân Đức bao vây tại mỏ đá Adzhimushkay. Trong 5 tháng sau đó, quân Đức và Romania đã tiến hành nhiều chiến dịch tảo thanh nhằm tiêu diệt đạo quân đồn trú "cứng đầu". Vấp phải sức kháng cự của một số đông quân chính quy và du kích Liên Xô phòng thủ trong địa hình phức tạp, có nhiều hầm mỏ chằng chịt kết nối với nhau, quân Đức và Romania đã chịu nhiều thiệt hại. Một số đội du kích hoạt động ngầm của Liên Xô ở Krym cũng nhập vào đội quân này. Nhờ những chuyến tiếp tế ít ỏi được các xuồng đổ bộ và máy bay PO-2 mang đến bằng cách thả dù, đội quân trú phòng ở Adzhimushkay đã đứng vững và chiến đấu hơn 5 tháng. Cuối tháng 10 năm 1942, quân Đức phải dùng đến nhiều chất nổ mạnh phá sập các căn hầm và bơm khí độc vào hầm mới tiêu diệt được họ.
Bối cảnh.
Adzhimushkay là một làng nhỏ thuộc địa phận thành phố Kerch và cách thành phố này 5 km về phía Tây. Gần ngôi làng này là mỏ đá cùng tên vốn là khu hầm mộ được hình thành từ thời cổ đại. Từ năm 1983, khu hầm mộ này được sử dụng cho các hoạt động khai thác đá và để lại nhiều căn hầm nối với nhau thành một hệ thống phức tạp. Ngay từ khi Quân đội Đức Quốc xã chiếm được bán đảo Kerch lần thứ nhất vào mùa thu năm 1941, đã có những đội du kích Liên Xô ở Krym dựa vào hệ thống hầm ngầm ở Adzhimushkay để chiến đấu chống quân xâm lược.
Ngày 15 tháng 5 năm 1942, trong tiến trình chiến dịch "Săn đại bàng", 2 trung đoàn của Sư đoàn bộ binh 46 (Đức) và Sư đoàn bộ binh 19 (Romania) đã bao vây một cụm quân lớn của Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân 51 (Liên Xô) tại khu mỏ đá Adzhimushkay, làng Buklganak và làng Adzhimushkay. Quân Đức huy động hỏa lực của pháo binh, xe tăng và không quân để tiêu diệt cụm quân này nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu.
Sau khi quân đội Liên Xô bị thiệt hại nặng và phải rút lui khỏi bán đảo Kerch, hơn 13.000 sĩ quan và binh sĩ Xô Viết (có tài liệu đưa ra quân số 15.000 người) cùng một số nhóm du kích đã bị kẹt lại tại mỏ đá này sau khi hoàn thành nhiệm vụ cản hậu cho Phương diện quân Krym rút lui. Và từ cuối tháng 5 năm 1942, đội quân đồn trú Liên Xô bị kẹt lại này bắt đầu tổ chức tấn công quân đội Đức Quốc xã trong khi người Đức nghĩ rằng họ đã tảo thanh toàn bộ bán đảo Kerch.
Lực lượng.
Quân đội Đức Quốc xã.
Từ 15 tháng 5 đến 20 tháng 5 năm 1942:
Từ 21 tháng 5 đến 31 tháng 10 năm 1942
Chỉ huy: Trung tướng Kurt Himer (đến 5 tháng 8 năm 1942) và Thiếu tướng Ernst Haccius.
Quân đội Liên Xô.
Tại khu vực Adzhimushkay từ ngày 15 tháng 5 năm 1942, có các nhóm quân của các đơn vị Liên Xô bị lạc ngũ và bị vây:
Tổng quân số khoảng 13.000 người, (có tài liệu đưa ra quân số 15.000 người)
Ngoài ra, tại khu mỏ này còn có hơn 7.000 dân thường đến trú ẩn lánh nạn và được đưa ra hàng quân Đức sau trận tấn công hủy diệt ngày 25 tháng 5 năm 1942.
Diễn biến.
Cản hậu cho đại quân rút lui.
Ngày 13 tháng 5 năm 1942, trong cuộc rút lui hỗn loạn và vô tổ chức của Phương diện quân Krym khỏi bán đảo Kerch trong thế vỡ trận, Nguyên soái S. M. Budyonny, Tổng tư lệnh các mặt trận hướng Tây Nam đã yêu cầu phải tổ chức các trận đánh phản kích tại khu vực ngoại ô phía Tây Kerch để có thể di tản càng nhiều càng tốt quân đội Liên Xô khỏi Krym qua cảng Kerch và Mũi Yenikale. 4 trung đoàn còn lại của Sư đoàn bộ binh 138 và Sư đoàn kỵ binh 72 được giao nhiệm vụ trấn giữ khu vực mỏ đá Adzhimushkay và các làng làng Bulganak, Adzhimushkay. Sư đoàn bộ binh 157, Trung đoàn bộ binh 276 NKVD, Trung đoàn biên phòng 95, Trung đoàn dự bị động viên 1 Krym chặn giữ đường ra mũi Yenikale. Ngày 14 tháng 5, quân Đức bắt đầu tổ chức các đợt tấn công vào làng Adzhimushkay, một mũi khác đánh vào làng Bulganak. Trước cuộc tấn công với quân số áp đảo của các sư đoàn bộ binh 132, 170 (Đức), Sư đoàn bộ binh 138 (Liên Xô) chỉ trụ lại được một ngày. Sư đoàn kỵ binh 72 cũng phải rút về khu mỏ Bulganak (nằm cạnh mỏ Adzhimushkay) và dựa vào địa hình núi đá để tổ chức phòng thủ cơ động. Sư đoàn bộ binh 157 giữ các điểm cao 95,1 và 133,3 đã đánh lui cuộc tấn công của xe tăng Đức. Họ dùng các "chai xăng" đốt cháy ba chiếc, buộc quân Đức phải dừng cuộc tấn công.
Quân Đức tiếp tục tấn công sang phía Đông. Ngày 18 tháng 5, Sư đoàn bộ binh 46 (Đức) đánh chiếm làng Zhukovka và ngọn hải đăng ở Yanikale. Các trung đoàn còn lại của Sư đoàn 132 và một phần Sư đoàn kỵ binh 72 (lúc này đã không còn một con ngựa sống sót) trấn thủ khu vực Adzhimushkay hoàn toàn bị bao vây trong khi những đơn vị cuối cùng của Phương diện quân Krym (Liên Xô) đã rút sang Taman theo ngả Mitridat (phía nam vịnh Kerch). Dù trong tình trạng bị phân tán và mất hết các vũ khí nặng nhưng đại tá P. M. Yagunov vẫn tổ chức phản kích xuyên qua tuyến tấn công giữa các sư đoàn 46 (Đức) và 19 (Romania) để bắt liên lạc với Sư đoàn 157 lúc này đã cố giữ một dải đất hẹp ven bờ Yenikale. Ngày 20 tháng 5, khi Phương diện quân Krym đã rút hết sang Taman, các sư đoàn 132 và 157 vẫn nhận được mệnh lệnh: "Giữ vị trí cho đến khi có mệnh lệnh tiếp theo". Ngày 21 rồi 22 trôi qua, vẫn không có mệnh lệnh nào được đưa đến. Đại tá P. M. Yagunov ra lệnh cho các trung đoàn của mình và Sư đoàn 157 (lúc này đã mất chỉ huy) quay trở lại mỏ đá Adzhimushkay, dựa vào địa hình hiểm trở để tiếp tục chiến đấu.
Ngày 23 tháng 5, các sư đoàn 46 (Đức) và 19 (Romania) quay trở lại bao vây khu mỏ Adzhimushkay. Từ đây, bắt đầu cuộc phòng thủ kéo dài gần 170 ngày của đội quân trú phòng Liên Xô trước binh lực áp đảo của quân đội Đức Quốc xã.
Chiến dịch "hơi ngạt" của quân đội Đức và các trận phản kích của quân đội Liên Xô.
Quân Đức không muốn tốn kém thêm sinh mạng để tiêu diệt các nhóm quân Liên Xô bị bao vây tại Adzhimushkay. Ngày 23 tháng 5, một đơn vị đặc biệt của quân đội Đức được di chuyển bằng máy bay từ Byelorussia đến. Đó là Tiểu đoàn công binh đặc biệt 88 chuyên về phá nổ và Tiểu đoàn công binh SS chuyên về hóa chất thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Chính các đơn vị này đã tham gia chiến dịch tảo thanh tại pháo đài Brest từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1941. Ngày 24 tháng 5, hai tiểu đoàn này đã được chuyển bằng ô tô đến khu vực Adzhimushkay. Tướng Kurt Himer dùng loa phóng thanh kêu gọi nhóm binh sĩ Liên Xô hạ vũ khí đầu hàng sau khi cho họ biết rằng ngoài họ ra, các đơn vị Liên Xô trên bán đảo Kerch đã bị tiêu diệt. Đáp lại lời kêu gọi của quân Đức là các loạt đạn súng bộ binh, từ tiểu liên đến đại liên bắn ra từ các khe núi đá, các cửa hầm. Tướng Kurt Himer lệnh cho các loại súng cối, đại bác khai hỏa, yểm hộ cho các toán công binh Đức xông đến các cửa hầm. Hơn 20 khẩu súng phun lửa đã quét sạch những người còn sống sót ở các cửa hầm và ba khẩu pháo bắn lựu đạn hơi ngạt "Nebelverfer 41" được triển khai, mỗi khẩu có 6 nòng.
Cuộc tấn công đầu tiên bằng hơi ngạt và lửa của quân Đức không mấy hiệu quả. Các binh sĩ Liên Xô rút sâu vào trong các căn hầm đá. Đến tối, các toán quân Liên Xô lại từ dưới mỏ đá chui lên, tập kích vào các tốp lính Đức đi tuần lẻ tẻ. Ngày 25 tháng 5, tướng Kurt Himer thay đổi chiến thuật. Ông ta cho công binh Đức khoan từ 10 đến 20 lỗ xuyên qua các tầng đá vào các căn hầm ngầm và luồn những ống xả hơi ngạt qua đó. Tại các cửa hầm, những khẩu súng phun lửa vẫn tiếp tục phát hỏa, thiêu đốt những người từ trong hầm chạy ra.
Trên cuốn nhật ký đã cháy sém của Trung tá A. I. Trofimenko được khai quật năm 1967, vẫn còn đọc được những đoạn viết:
Ngày 26 tháng 5, các chỉ huy Liên Xô yêu cầu tạm ngừng bắn để phụ nữ, trẻ em và người già ra hàng. Quân Đức chấp nhận yêu cầu đó. Ngày 27 tháng 5, công binh phá nổ của quân Đức được điều đến chiến trường. Họ đánh sập các cửa hầm lớn và tiếp tục bơm hơi ngạt vào trong các căn hầm. Sau một ngày không thấy có dấu hiệu kháng cự, tướng Kurt Himer cho rằng đã tiêu diệt được đội quân trú phòng cứng đầu và chỉ để lại quanh khu mỏ mấy đội trắc vệ của bộ binh Đức và kỵ binh Romania. Tuy nhiên, bất chấp hơi ngạt, lửa và hỏa lực của quân Đức, đội quân trú phòng vẫn tồn tại. Những cuộc tập kích ban đêm của họ vào các vị trí đóng quân của các đội tuần tra Đức, thậm chí cả vào ngoại ô Kerch đã làm cho quân Đức ở đây không thể yên ổn.
Trong quá trình chiến đấu, đội quân trú phòng đã chiếm được nhiều vũ khí của quân Đức, kể cả vũ khí cộng đồng. Theo báo cáo số 2011 và 2012 của Sư đoàn bộ binh 46 (Đức), đến đầu tháng 6 năm 1942, nhóm trung tâm của đội quân Liên Xô ở mỏ đá Adzhimushkay đã có trong tay khoảng 1.700 súng trường, 5 khẩu đại liên Maksim, 6 trung liên, 30 tiểu liên và khoảng 80.000 viên đạn. Nhóm thứ hai nhỏ hơn ở Bulganak có 4 đại liên Maksim, 6 súng cối, 8 trung liên và 25 tiểu liên. Quân Đức ước đoán tổng quân số còn lại của đội quân này khoảng 3.500 người.
Do không nắm được bản đồ đường hầm và cấu trúc của khu mỏ đá nên tướng Kurt Himer không thể hiểu được vì sao với một lượng chất nổ và hơi ngạt lớn như thế mà đội quân trú phòng này vẫn tồn tại. Ông ta đã trang bị cho lính của mình lựu đạn hơi ngạt và trong các chuyến tuần tra, thỉnh thoảng lính Đức lại quăng một quả lựu đạn hơi ngạt vào một cửa hầm nào đó. Nhưng rồi lựu đạn hơi ngạt cũng chẳng còn (nó đang trong giai đoạn thử nghiệm với số lượng sản xuất hạn chế). Tướng Kurt Himer dùng chiến thuật vây lỏng và khống chế các nguồn nước với hy vọng đội quân trú phòng sẽ chết khát. Đây là một chiến thuật đỡ tốn kém và hiệu quả. Lính bắn tỉa Đức nấp sau các tảng đá khống chế các dòng suối, các vũng nước, tiêu diệt bất kỳ ai mon men đến gần thứ "chất lỏng quý hiếm" đó. Mỗi lần đi lấy nước, quân trú phòng tổ chức rút thăm cho công bằng và cử các toán quân đi yểm hộ cho người lấy nước. Và thường thì mỗi một xô nước phải đổi bằng một xô máu.
Sau hơn 1 tháng quần nhau với quân Đức, đạn được và lương thực vơi cạn, nước uống ngày càng khan hiếm. Ngày 8 tháng 7, đại tá P. M. Yagunov đánh bức điện sau đây về đất liền thông qua máy liên lạc vô tuyến: "Hỡi mọi người! Hỡi tất cả các dân tộc Xô Viết! Chúng tôi là những chiến sĩ phòng thủ ở Kerch. Chúng tôi đang chết ngạt bởi khí độc, đang chết dần chết mòn trong điều kiện giam hãm. Nhưng chúng tôi sẽ không lên đầu hàng". Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 7, đội quân trú phòng thu thập tất cả những người còn chiến đấu được, dù chỉ đủ sức để ném một quả lựu đạn. Lợi dụng đêm tối, họ lên khỏi các căn hầm và tấn công quân Đức, mong đánh đổi mạng sống của mình lấy càng nhiều sinh lực đối phương càng tốt. Trong trận đánh đó, đại tá P. M. Yagunov đã tử trận. Thay thế ông là phó chỉ huy đội quân, đại tá F. A. Verushkin.
Cùng ngày 9 tháng 7, quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Sevastopol. Trung tuần tháng 7, quân Đức quyết nhổ bằng được "cái dằm" Adzhimushkay trên "ngón chân cái" Kerch của "bàn chân" Krym. Tuy nhiên, đội quân trú phòng đã liên lạc được với những đội du kích Liên Xô hoạt động ở Krym. Những đội du kích này thường mở các trận tập kích ngắn qua vòng vây của quân Đức để chuyển thức ăn, nước uống đến cho toán quân trú phòng và trở thành đường dây liên lạc duy nhất với bên ngoài của họ khi chiếc điện đài cuối cùng bị phá hủy. Trong các trận chiến đấu, thương vong của đội quân trú phòng liên tục tăng lên từ vài chục người đến hàng trăm người mỗi tuần. Nhiều người bị thương đã chết vì nhiễm trùng trong điều kiện hầu như không có thuốc men còn bông băng thì được làm từ những áo quần rách. Sau khi P. M. Yagunov tử trận, quân Đức loan tin đã tiêu diệt hết đội quân trú phòng. Nhưng sau ngày 9 tháng 7 đến đầu tháng 8, quân Đức vẫn tiếp tục chịu thương vong trong các trận phục kích.
Du kích Krym đã làm mọi cách để tiếp tế cho đội quân trú phòng, họ mua thuốc từ thành phố Kerch để tiếp tế lên Adzhimushkay dù là ít ỏi. Ban đêm, những du kích liều mạng bò qua tuyến bao vây của quân Đức để chuyển lương thực đến Adzhimushkay. Tập đoàn quân 47 (Liên Xô) tại Taman dù không thể cứu được đội quân trú phòng nhưng vẫn thông qua du kích Krym gửi đến cho họ một ít vũ khí, đạn dược và những nhu yếu phẩm cần thiết. Đổi lại, đội quân trú phòng cung cấp cho du kích chất nổ (thứ này luôn có sẵn trong các hầm mỏ) để họ thực hiện các hoạt động phá hoại đối với quân Đức. Du kích Krym cũng dẫn đường cho các chiến binh mỏ đá vào thành phố Kerch để mở các trận đánh bộc phá vào các nhà máy. Đêm 5 tháng 8 năm 1942, trinh sát của Tập đoàn quân 47 hoạt động tại Krym báo cáo về một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy Voykov. Cảnh sát và cơ quan Gestapo Đức mở cuộc truy lùng những "phần tử Bolshevik" ở Kerch. Nhiều du kích đã bị bắt và bị quân Đức xử giảo. Thế nhưng, những hoạt động phá hoại các cơ sở kỹ thuật, hậu cần của quân Đức tại Kerch vẫn không dừng lại.
Những người phòng thủ cuối cùng.
Tháng 9 năm 1942, do tình thế bắt buộc khi Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) tràn vào Bắc Kavkaz, Tập đoàn quân 47 (Liên Xô) buộc phải rút khỏi bán đảo Taman. Đội quân trú phòng Liên Xô ở Adzhimushkay và cả các nhóm du kích Liên Xô hoạt động ở Kerch mất nguồn cung cấp vũ khí và lương thực, thực phẩm. Kiệt sức trong chiến đấu dài ngày, đội quân trú phòng không còn hy vọng vào một cuộc đổ bộ nhanh chóng của quân đội Liên Xô lên bán đảo. Họ quyết định rời mỏ đá để lên mặt đất cùng hoạt động với các nhóm du kích Krym. Nhưng họ không kịp thực hiện ý đồ đó. Đúng thời điểm này, Hitler ra lệnh cho tướng Erwin Jaenecke bằng mọi cách phải "làm sạch" Krym để bảo đảm an toàn cho các tướng lĩnh và quan chức cao cấp Đức Quốc xã đến đó nghỉ dưỡng. Cuối tháng 9, quân Đức dùng một khối lượng lớn bộc phá đánh sập nhiều cửa hầm, chôn sống hàng trăm sĩ quan, binh sĩ Liên Xô đang trú ẩn trong hầm. Trong cả tháng 10, quân Đức tiếp tục thực hiện các vụ nổ, chia cắt các đường hầm thành những căn hầm biệt lập, không liên lạc được với nhau và tiêu diệt đội quân trú phòng Liên Xô từng nhóm một. Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 10, trong một cố gắng cuối cùng để thoát khỏi vòng vây, nhóm chiến đấu cuối cùng do trung tá G. M. Burmin chỉ huy gồm 52 người đã bị quân Đức vây bắt. Các chính ủy tiểu đoàn I. P. Parakhin, F. I. Khramov và hai sĩ quan NKVD bị quân Đức xử bắn ngay tại chỗ. Các báo cáo của Sư đoàn 46 (Đức) xác nhận, trong trận chiến đấu cuối cùng này, 2 sĩ quan Đức và 8 lính Romania đã thiệt mạng. Sau gần 170 ngày đêm trú ẩn dưới lòng đất và đơn độc chiến đấu với quân Đức, đội quân trú phòng Adzhimushkay đã đi vào cõi bất tử.
Kết quả và ảnh hưởng.
Kết quả.
Theo báo cáo của Sư đoàn bộ binh 46 (Đức), có khoảng hơn 10.000 quân trú phòng Liên Xô đã bỏ mạng trong các chiến dịch tảo thanh tại khu vực mỏ đá Adzhimushkay - Bulganak, hơn 2.500 người bị bắt trong các trận đánh và phần lớn trong số này đã chết tại các bệnh viện, gần 1.000 người bị đày đi các trại tập trung Holocaust.
Ảnh hưởng.
Trong một thời gian dài, lịch sử Liên Xô không hề đề cập đến các trận chiến đấu của một đội quân tương đương một sư đoàn Liên Xô chiến đấu trong vòng vây của quân Đức tại Adzhimushkay. Giống như đội quân trú phòng Liên Xô ở pháo đài Brest, nó gần như bị lịch sử lãng quên trong một thời gian dài. Mãi đến thập niên 1960, các tài liệu, tác phẩm văn học nghệ thuật nói về nó mới dần dần xuất hiện. Vào năm 1966, trong những hầm ngầm của mỏ đá này, một bảo tàng về trận đánh được khai trương. Năm 1967, lần đầu tiên, một Lễ kỷ niệm đội quân trú phòng Adzhimushkay được tổ chức tại Kerch. Năm 1975, Nhà xuất bản "Thanh niên Cận vệ" ("Молодая гвардия") đã cho ấn hành một tác phẩm của V. Kondratyeva tên là "Những anh hùng ở Adzhimushkay. Câu chuyện về sự dũng cảm của những người đồn trú dưới hầm." ("Герои Аджимушкая. Рассказы о мужестве подземного гарнизона"). Đến năm 1982, khu phức hợp tưởng niệm "Mỏ đá Adzhimushkay" đã được hoàn thành. Hiện nay những nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục công tác khai quật ở Adzhimushkay nhằm tìm kiếm những liệt sĩ còn nằm lại trong đó và hoàn tất những chỗ khuyết trong bức tranh bi tráng về gần 13 nghìn binh sĩ Liên Xô đã ngã xuống tại đây. Và đến nay, vẫn còn những điều đáng buồn cho số phận của cuộc phòng thủ bi tráng này. Năm 2007, tròn 65 năm kỷ niệm cuộc phòng thủ Adzhimushkay, tổng thống Ukraina Viktor Andriyovych Yushchenko (nay đã là cựu tổng thống) khi đến thăm Krym đã không đặt dù chỉ một bông hoa lên mộ những chiến sĩ cảm tử ở Adzhimushkay.
Giới sử học Nga gần đây đã coi cuộc phòng thủ của quân đội Liên Xô tại Adzhimushkay là một "Brest ở Kerch". Hiện nay, Hội những cựu chiến binh Adzhimushkay của tỉnh Krym (Ukraina) đã bắt liên lạc được với hơn 120 cựu chiến binh Xô Viết đã chiến đấu tại Adzhimushkay hoặc gia đình họ ở khắp các nước cộng hòa thuộc SNG. Phần lớn họ đều bị quân Đức bắt trong tháng 5, tháng 6 năm 1942 và đến nay, chỉ hơn 40 người còn sống khi đã ở tuổi xấp xỉ 90. Chiến binh nhỏ tuổi nhất ở khu phòng thủ Adzhimushkay, cậu bé Mikhail Pavlovich Radchenko đã ra đi ở tuổi 15 hồi tháng 7 năm 1942 vì đói và rét.
Vũ khí hóa học hai thành phần được quân đội Đức Quốc xã thử nghiệm tại Adzhimushkay.
Theo mô tả của hạ sĩ SS M. G. Rankel thuộc Tiểu đoàn công binh đặc nhiệm 88, có sự xác nhận của trung úy SS Herman Freylikh, đội trưởng đội công binh đặc nhiệm SS (cả hai đều bị quân đội Liên Xô bắt năm 1945) thì những quả đạn hơi ngạt mà quân đội Đức Quốc xã sử dụng ở Adzhimushkay là một trong những loại vũ khí hóa học hai thành phần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Ngoài lượng thuốc cháy để khai hỏa hỗn hợp, nó gồm hai thành phần chính là bột Oxit Kẽm và muối Chloride Hydro Carbon. Trong điều kiện bình thường, đây là hai chất rắn không phát huy độc tố. Nhưng khi hai chất này bị trộn lẫn với nhau và đốt cháy, nó sinh ra một lượng khí Clo rất lớn và phát huy độc tố trong không khí, gây tổn hại nghiêm trọng cho các phế nang ở phổi, gây xuất huyết đường hô hấp và thường làm những người hít phải nó chết ngay trong vòng vài phút.
Nhật ký của Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Quốc xã Franz Halder ngày 13 tháng 6 năm 1942 ghi nhận bản báo cáo của tướng Okshner về sự tham gia của lực lượng hóa học trong các chiến dịch tảo thanh tại Kerch. Tuy nhiên, do phía Liên Xô khi đó mới chỉ có nhân chứng mà chưa thể tiến hành các xét nghiệm hóa học để chứng minh có sự tồn tại của các chất này trên khu vực mỏ đá Adzhimushkay cũng như trên thi thể các nạn nhân được khai quật nên Tòa án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg năm 1947 đã bỏ qua sự kiện này. Các cuộc xét nghiệm tỷ mỷ được tiến hành năm 1971 của các nhà khoa học Liên Xô (V. Istratov, I. I. Demidenko, G. N. Knyazev, G. N. Aleksandrov) đối với các mảnh lựu đạn Đức còn sót lại tại khu vực Adzhimushkay đã chứng minh được sự tồn tại của các hợp chất độc hại này. Một quả lựu đạn hơi ngạt của Đức từng sử dụng tại đây cũng đã được cựu hạ sĩ D. Bolfik của Tiểu đoàn Pirkgauzr (Đơn vị hóa chất đặc nhiệm SS) cung cấp cho Bảo tàng Adzhimushkay và các xét nghiệm quả lựu đạn này cũng chứng minh có các hợp chất Oxit Kẽm và Chloride Hydro Carbon. | 1 | null |
Sylt (; ) là một hòn đảo ở phía bắc nước Đức. Đảo là một phần của quận Nordfriesland, bang Schleswig-Holstein và được biết đến với hình dạng và bờ biển đặc biệt. Đảo thuộc quần đảo Bắc Frisia và là đảo lớn nhất tại Bắc Frisia. Đây là đảo cực bắc của nước Đức và có nhiều khu nghỉ dưỡng, đáng chú ý trong số này là Westerland, Kampen và Wenningstedt-Braderup, cùng với 40 km bãi biển. Từ năm 1927, Sylt được nối với đất liền bằng tuyến đường đắp cao Hindenburgdamm.
Với diện tích 99,14 km², Sylt là hòn đảo lớn thứ tư của Đức và là đảo lớn nhất của Đức tại biển Bắc. Sylt nằm cách đại lục từ 9 đến 16 km. Đông nam của Sylt là các đảo Föhr và Amrum, phía bắc là hòn đảo Rømø của Đan Mạch. Đảo Sylt trải dài 38 km theo chiều bắc-nam và ở đỉnh phía bắc "Königshafen" thì chỉ rộng 320 m. Bề ngang rộng nhất của đảo, từ thị trấn Westerland ở phía tây đến phía đông "Nössespitze" gần Morsum, là 12,6 km. Có một bãi biển dài 40 km ở phía tây và tây bắc, phía đông của Sylt là biển Wadden, thuộc Vườn quốc gia biển Wadden Schleswig-Holstein và phần lớn trở nên khô cạn khi thủy triều xuống thấp.
Du lịch.
Đảo có 20.852 dân cư (2010), nhưng trên 58.000 chỗ ngủ cho du khách, có khoảng 850.000 du khách mà ở lại đêm 6,71 triệu lần mỗi năm.
Đặc biệt là Sylt có nhiều quán hạng sang hơn nơi nào hết ở nước Đức so với dân số. Có 6 quán được ngôi sao Michelin, và 10 quán được ghi vào danh sách của Gault Millau. Sylt cũng là chỗ nuôi nhiều con Hàu ở Đức. | 1 | null |
Đồng bằng châu Âu là một đồng bằng tại châu Âu. Đây là vùng cảnh quan phi đồi núi lớn nhất tại châu Âu, mặc dù vậy, vẫn có một số cao nguyên được xác định là nằm trong đồng bằng. Đồng bằng trải dài từ dãy núi Pyrénées và Đại Tây Dương ở phía tây đến dãy núi Ural ở phía đông. Đồng bằng châu Âu bao gồm đồng bằng Bắc Âu và đồng bằng Đông Âu. Sự phân chia này là xét về mặt lịch sử chứ không phải là theo địa mạo: đồng bằng Đông Âu là những phần của đồng bằng châu Âu từng thuộc đế quốc Nga và do đó từng được gọi là đồng bằng Nga.
Tại Tây Âu, đồng bằng tương đối hẹp (phần lớn trong khoảng 200 dặm) ở phần phía bắc, song nó mở rộng đáng kể hướng về phần phía đông ở phía tây nước Nga.
Đồng bằng châu Âu bị chia cắt bởi nhiều con sông quan trọng như Loire, Rhine và Vistula ở phía tây; còn ở phía đông, Bắc Dvina và Tây Dvina chảy theo hướng bắc còn Volga, Don và Dnieper chảy về phía nam. | 1 | null |
Nhật ký chú bé nhút nhát (tiếng Anh: "Diary of a Wimpy Kid") là một phim hài của Mỹ được sản xuất năm 2010 bởi đạo diễn Thor Freudenthal, dựa trên cuốn sách cùng tên của Jeff Kinney. Bộ phim được phát hành ngày 19 tháng 3 năm 2010 (tháng 9 ở Australia). Ngày 3 tháng 8 năm 2010, bộ phim được phát hành dưới dạng đĩa Blu-ray, DVD và iTunes.
Nội dung.
Cậu bé 11 tuổi Greg Heffley (do Zachary Gordon thủ vai) rất lo lắng khi bước vào trường trung học nhưng tin tưởng mình sẽ trở thành cậu bé nổi tiếng nhất trường. Tuy nhiên, mối lo khác của cậu là người bạn thân có vẻ ngoài không dễ nhìn cho lắm và hay xấu hổ, Rowley Jefferson (do Robert Capron thủ vai), liệu có ăn khớp với cậu. Trong khi Rowley là một người bạn tốt khi luôn giúp Greg thoát khỏi người anh trai hay hăm dọa của cậu, Rodrick (Devon Bostick thủ vai), thì Greg lại luôn lo lắng về những bộ trang phục khác người mà Rowley mặc sẽ làm cả hai người phải xấu hổ.
Vào ngày đầu đến trường, Greg Rowley gặp Angie Steadman (Chloë Grace Moretz thủ vai), một học sinh lớp 7 giúp việc cho văn phòng trường. Trong suốt năm đầu tiên, Angie cho Greg và Rowley thông tin về các hoạt động của trường trung học, nơi mà theo cô nó đã được tạo ra để lưu giữ những đứa trẻ trong khi chúng thực hiện quá trình chuyển đổi khó xử từ trẻ con thành thiếu niên. Bạn cùng lớp Chirag Gupta (Karan Brar thủ vai)
kể cho Greg và Rowley câu chuyện về miếng pho mát mốc meo ở trên sân bóng rổ của trường; khi chạm tay vào miếng pho mát, một học sinh tên Darren Walsh (Harrison Houde thủ vai) đã tạo ra lời nguyền "Chạm Pho mát" (Cheese Touch), bất cứ ai chạm vào miếng pho mát sẽ tạo ra sự hoảng loạn và họ phải chạm vào người khác để thoát khỏi lời nguyền. Lời nguyền "Chạm Pho mát" cuối cùng đã được mang đi bởi một sinh viên trao đổi người Đức tên là Dieter Müller, cậu đã quay lại Düsseldorf vào mùa hè và mang theo lời nguyền. | 1 | null |
Lê Thành Ân (thường gọi là Lê Ân) sinh năm 1954, tại tỉnh Gò Công, Việt Nam, là viên chức ngoại giao cao cấp hàng Tham tán công sứ, Tổng lãnh sự, .
Thành tích.
Năm 2006 ông nhận giải thưởng Luther I. Replogle cho những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực quản lý. Đây là giải thưởng cao nhất của Bộ Ngoại giao dành cho nhà quản lý xuất sắc vì những đóng góp trong việc giúp Bộ Ngoại giao nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của mình.
Ông Lê Thành Ân là viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đầu tiên được cấp hàm Tham tán Công sứ.
Gia đình.
Lê Thành Ân là người con thứ bảy trong một gia đình chín con ở Gò Công, Việt Nam
Năm 1965 Lê Thành Ân được đưa sang học tại Mỹ sống với bà trẻ và người dì ở thủ đô Washington D.C.
Khi Việt Nam thống nhất vào tháng 4.1975, ông Ân đang là sinh viên năm thứ ba ngành kỹ sư điện tử tại đại học George Washington. Gia đình ông đoàn tụ hơn 10 năm sau, khi mẹ ông được sang Mỹ theo chương trình định cư có trật tự (ba ông mất ở Việt Nam 1972).
1975, ông Ân gặp bà Lâm Chí Tâm, người sau này trở thành vợ ông, Bà Tâm là con gái của một thống đốc ngân hàng quốc gia của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Sau 1975, ông Ân trở thành tình nguyện viên trong các hoạt động giúp đỡ cộng đồng người Việt định cư thông qua các tổ chức nhà thờ
Năm 1981 Ông Ân và bà Tâm kết hôn. Ông bà có ba người con: Mỹ Liên, con gái đầu 26 tuổi, tốt nghiệp cao học ngành chính trị ("") của trường ở Washington, D.C.. Con trai thứ hai của ông bà là Thành Nghiêm, 25 tuổi, tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một công ty tin học tại Mỹ. Cô con gái út Mỹ Anh theo bố mẹ về Việt Nam. Cô đang học trung học. | 1 | null |
Trận Kraśnik là một trận giao tranh giữa Quân đội Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Nga trong trận Galicia của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 23 tháng 8 cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1914. Trong trận đánh này, Tập đoàn quân số 1 của Áo dưới sự chỉ huy của tướng Victor Dankl đã bọc sườn và buộc Tập đoàn quân số 2 của Nga dưới quyền tướng Anton Jegorowitsch Saltza phải rút lui. Về mặt chiến thuật và chiến dịch, chiến thắng này chứng tỏ cơ cấu đào luyện của Tổng tham mưu trưởng Franz Graf Conrad von Hötzendorf trong thời bình và cho thấy những đội hình ban đầu của quân Áo-Hung không hề thua kém quân Nga. Các Sĩ quan Nga bị bắt làm tù binh trong trận Kraśnik đã mô tả về sức tấn công khủng khiếp của Quân đội Áo-Hung.
Ngoài ra, thắng lợi tại Kraśnik cũng đem lại cho Conrad một cơ hội để tìm kiếm sự định đoạt tình hình xa về phía Đông và là bước tiến đầu tiên trong kế hoạch hợp vây Siedlce ở miền Trung Ba Lan của ông. Thêm nữa, thất bại này đã dẫn đến việc Salza bị huyền chức. Sau thắng lợi, quân Áo bắt đầu tiến về Lublin. Chiến thắng này cũng khiến cho Dankl trở thành một trong những vị anh hùng đầu tiên của nước Áo trong chiến tranh và được phong cấp bậc quý tộc, khiến ông trở thành "Dankl von Kraśnik". Trên đà thắng lợi, Tập đoàn quân số 4 của Áo cũng gần như hợp vây Tập đoàn quân số 5 của Nga trong trận Komarów không lâu sau đó. Nhưng sau này những thắng lợi của quân Nga về phía Đông Tập đoàn quân số 1 của Áo đã buộc Dankl phải rút quân khỏi sông San về vùng Galicia thuộc Áo vào tháng 9 năm 1914. | 1 | null |
"Turn Up the Radio" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Madonna nằm trong album phòng thu thứ 12 của cô là "MDNA" (2012). Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi chính cô và Martin Solveig, với sự tham gia hỗ trợ viết lời từ Michael Tordjman và Jade Williams. Đây là đĩa đơn thứ tư và cũng là cuối cùng từ album, phát hành ngày 3 tháng 8 năm 2012 bởi Interscope Records. Đây là một bài hát dance-pop mang một số thể loại chịu ảnh hưởng từ nhạc điện tử.
Bài hát nhận được nhiều phản ứng tích cực từ các nhà phê bình, và trở thành đĩa đơn quán quân thứ 43 của Madonna trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Songs của "Billboard", giúp cô giữ vững ngôi vị là Nghệ sĩ lên ngôi bảng xếp hạng này nhiều nhất. Một bản phối lại cho "Turn Up the Radio" còn có sự tham gia của nhóm nhạc Far East Movement.
Đội ngũ sản xuất.
Dữ liệu lấy từ ghi chú của "MDNA" (2012), Hãng thu âm Interscope | 1 | null |
"Don't Tell Me" là một ca khúc của ca sĩ thu âm người Canada Avril Lavigne. Đây là đĩa đơn đầu tiên trích từ album phòng thu thứ hai của cô, "Under My Skin". "Don't Tell Me" được viết bởi Lavigne, Evan Taubenfeld và được sản xuất bởi Butch Walker.
Thực hiện.
Khi được hỏi về nội dung của "Don't Tell Me", Avril Lavigne đã trả lời:
"Nó nói về sự mạnh mẽ của người phụ nữ. Ngoài kia có rất nhiều chàng trai chỉ muốn mời bạn đi ăn tối và sau đó về nhà và... lờ bạn đi. Có rất nhiều gã như thế và tôi chỉ nghĩ rằng, con gái cũng cần phải mạnh mẽ lên và đừng để bị những gã như thế tạo sức ép cho mình." (MTV.com)
Cô cũng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn năm 2007:
"Khi tôi viết "Don't Tell Me", tôi chỉ viết, nghĩ dưới con mắt của một cô gái, và lúc đó tôi chỉ mới mười bảy tuổi, chính vì thế những suy nghĩ của tôi lúc đó đều rất trong sạch. Hồi đó tôi cũng chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học, và có rất nhiều sức ép đè nặng lên một cô bé như tôi. Tôi rất vui mừng khi đã viết ra ca khúc đó, và vì tôi có thể hát nó bất cúa lúc nào tôi thích. Và để giới thiệu nó, bạn biết đấy, tôi đã nói với mọi người rằng, cả ca khúc viết về việc trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi viết ca khúc này để danh tặng cho những cô gái giống như tôi hồi đó, và tôi cảm thấy thật dễ chịu khi có thể làm được điều này." (MTV.com)
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Don't Tell Me" được đạo diễn bởi Liz Friedlander và được quay tại Los Angeles, California vào tháng 3 năm 2004. Video đã nhận được đề cử cho hạng mụv Video nhạc Pop Xuất sắc Nhất tại MTV Video Music Awards năm 2004 nhưng phần thắng lại thuộc về video "It's My Life" của No Doubt. | 1 | null |
Saaremaa (; ; ; ; ; ) là hòn đảo lớn nhất của Estonia với diện tích 2.673 km². Đây là đảo chính của quận Saare, đảo nằm tại biển Baltic, ở phía nam của đảo Hiiumaa, và thuộc quần đảo Tây Estonia. Thủ phủ của hòn đảo là Kuressaare với khoảng 15.000 cư dân; toàn bộ đảo có khoảng 31.000 cư dân.
Hòn đảo tạo thành hàng rào chính ngăn cách vịnh Riga và biển Baltic. Phía nam của đảo là lối đi chính vào vịnh, eo biển Irbe, sát bán đảo Sõrve, phần cực nam của hòn đảo. Vào thời Trung cổ, người dân hòn đảo băng qua eo biển để hình thành nên các làng chài ở trên bờ biển Livonia, đặc biệt là làng Pitrags. Trong những ngày đó, sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn nếu vượt qua eo biển để đến Kolka, Saunags hay Mazirbe gần đó, thay vì đi bằng ngựa với khoảng cách rất lớn. Điểm cao nhất trên đảo có cao độ 54 m so với mực nước biển. Một trong những nét đặc trưng gây chú ý của hòn đảo là hố Kaali. Nhiều phần trên đảo được rừng bao phủ. Một trong các biểu tượng của đảo là cây bách xù ("Juniperus").
Hòn đảo được gọi là "Saaremaa" trong tiếng Estonia, và tên trong tiếng Phần Lan "Saarenmaa" — có nghĩa là "đất của hòn đảo nhỏ". Trong truyện saga Scandinavia cổ, Saaremaa được gọi là "Eysysla" và trong truyện saga Iceland là "Eysýsla", cũng có nghĩa tương tự như trong tiếng Estonia: "vùng (vùng đất) của đảo". Chúng bắt nguồn từ tên gọi của đảo trong tiếng Đan Mạch "Øsel", tiếng Đức và tiếng Thụy Điển, "Ösel", tiếng Gotland "Oysl", và trong tiếng Latin, "Osilia". Tên gọi "Eysysla" đôi khi xuất hiện cùng với "Adalsysla", "vùng đất lớn", có thể là 'Suuremaa' hoặc 'Suur Maa' trong tiếng Estonia, tức đề cập tới Estonia đất liền. Trong tiếng Latvia, hòn đảo được gọi là "Sāmsala", có nghĩa là "hòn đảo của Saami". | 1 | null |
Hiiumaa là hòn đảo lớn thứ hai (989 km²) của Estonia. Đảo nằm trên biển Baltic, phía bắc của đảo Saaremaa và là một phần của quần đảo Tây Estonia. Đô thị lớn nhất trên đảo là Kärdla.
Tên gọi.
Hiiumaa là hòn đảo chính của quận Hiiu, được gọi là "Hiiumaa" hay "Hiiu maakond" trong tiếng Estonia. Tên tiếng Thụy Điển và tiếng Đức của đảo là "Dagö", "Dagø" trong tiếng Đan Mạch — một cách dịch phòng theo tên tiếng Phần Lan cổ của đảo là "Päivänsalo" (đảo ban ngày); tương ứng với "Ösel" (Yösalo – đảo ban đêm) của Saaremaa. Trong tiếng Phần Lan hiện đại, tên của đảo là "Hiidenmaa", có nghĩa "đảo của hiisi". Trong tiếng Gotland cổ, tên của đảo là "Dagaiþ" (eo đất ban ngày), là khởi nguồn của tên đảo trong các ngôn ngữ Bắc German "Daë".
Lịch sử.
Bằng chứng khảo cổ cho thấy các điểm định cư đầu tiên của con người tại Hiiumaa là từ thế kỷ thứ 4 TCN. Tài liệu ghi chép đầu tiên về hòn đảo "Dageida" là trong các biên niên sử đương thời vào năm 1228, tại thời điểm mà Hiiumaa, cùng với phần còn lại của Estonia, bị những kẻ viễn chinh German chinh phục. Năm 1254, Hiiumaa bị phân chia giữa Tư giáo lĩnh Ösel-Wiek và nhánh Livonia của Hiệp sĩ Teuton, những người cũng một phần đóng vai trò là đại diện cho Liên minh Hanse.
Hòn đảo là một phần của Estonia thuộc Thụy Điển từ năm 1563 đến 1721, sau đó đảo về tay đế quốc Nga với vị thế là một phần của tỉnh Estonia, mặc dù vậy, dân cư người Thụy Điển của Dagö vẫn giữ được hầu hết các đặc quyền của họ. Hầu hết những người di cư nói tiếng Thụy Điển trên đảo đã bị "Estonia hóa" vào thời kỳ đế quốc Nga cai trị, mặc dù một thiếu số nhỏ vẫn tồn tại cho đến nay. Người Thụy Điển Estonia cũng được gọi là "aibofolke" (nghĩa là dân đảo tỏng tiếng Thụy Điển) hay "rannarootslased" (nghĩa là người Thụy Điển duyên hải trong tiếng Estonia).
Hiiumaa bị quân đội Đế quốc Đức chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong Chiến dịch Albion. Sau chiến tranh, đảo trở thành một phần của nước Estonia độc lập. Đảo bị Liên Xô thôn tính vào năm 1940, sau đó là Đức Quốc xã vào năm 1941, và quân Liên Xô vào năm 1944. Đảo sau đó là một phần của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Dưới thới Xô viết, Hiiumaa được tuyên bố là một khu vực bị hạn chế, khép kín đối với người nước ngoài và với hầu hết người Estonia tại đất liền. Từ năm 1991, đảo trở thành một phần của nước Estonia độc lập. | 1 | null |
Bosnia (; , ) là một vùng của Bosna và Hercegovina. Vùng này chủ yếu nằm trong dãy Dinaric Alps, nằm dọc theo ranh giới phía nam của bồn địa Pannonia, cùng với các sông Sava và Drina tạo thành ranh giới phía bắc và phía đông. Vùng còn lại của đất nước, nằm ở phía nam, là Herzegovina. "Bosnia" là một thuật ngữ không chính thức dùng để chỉ cả đất nước.
Diện tích của Bosnia là khoảng 41.000 km², và chiếm khoảng 80% diện tích của đất nước Bosna và Hercegovina ngày nay. Không có ranh giới chính thức giữa hai vùng của Bosna và Hercegovina, và về mặt không chính thức, Herzegovina ở phía nam của núi "Ivan planina".
Hai vùng đã hình thành nên một thực thể địa chính trị từ thời Trung cổ, và tên gọi "Bosnia" cũng thường xuất hiện trong các lĩnh vực lịch sử và địa chính trị để chỉ cả hai vùng (Bosna và Hercegovina). Việc sử dụng chính thức tên gọi bao gồm cả hai vùng chỉ mới bắt đầu từ cuối thời đế chế Ottoman cai trị. | 1 | null |
Hercegovina (chữ Kirin Serbia: Херцеговина, ) còn gọi là Herzegovina ( hay ;) là vùng phía nam của Bosna và Hercegovina. Mặc dù không có ranh giới chính thức nào giữa Hercegovina và vùng Bosnia, song có sự chấp thuận rộng rãi rằng ranh giới của vùng là giáp với Croatia ở phía tây, Montenegro ở phía nam, có ranh giới với các tổng Herzegovina-Neretva ở phía đông, và Gornji Vakuf-Uskoplje ở phía bắc. Diện tích của vùng này là khoảng từ , hay khoảng 22% tổng diện tích đất nước ngày nay đến , tức khoảng 24% diện tích đất nước.
Tên gọi Hercegovina có nghĩa là "vùng đất của công tước", đề cập tới lãnh địa thời Trung cổ của Stjepan Vukčić Kosača, người này có tước hiệu "Herceg của Thánh Sava". "Herceg" có nguồn gốc từ tước hiệu Herzog trong tiếng Đức.
Dân cư.
Dân cư Hercegovina trong suốt chiều dài lịch sử là một sự pha trộn về sắc tộc, Chiến tranh Bosnia vào thập niên 1990 đã dẫn đến hành động thanh lọc sắc tộc và việc người dân di dời hàng loạt. Theo điều tra trước lúc chiến tranh vào năm 1991 thì vùng có 437.095 cư dân.
Người Croatia thường cư trú tại các khu vực gần biên giới với Croatia, tập trung tại Mostar (phần phía tây), Ljubuški, Široki Brijeg, Čitluk, Grude, Posušje, Čapljina, Neum, Stolac, Ravno, và Tomislavgrad. Người Bosnia tập trung tại các khu vực dọc theo sông Neretva, Ulog, Glavatičevo, Konjic và Jablanica, cũng như phần phía đông của Mostar, Blagaj, Počitelj và ở một quy mô đáng kể là tại Stolac, Ljubuški, Čapljina, và ở quy mô nhỏ hơn tại Nevesinje, Gacko, Trebinje. Người Serb phần lớn cư trú tại phía đông Herzegovina, bao gồm các khu tự quản Berkovići, Bileća, Gacko, Istočni Mostar, Ljubinje, Nevesinje, Foča và Trebinje. | 1 | null |
Robert Dudley, Bá tước thứ nhất xứ Leicester (1532–1588) là một nhà quý tộc người Anh, người bạn từ thuở thiếu thời của nữ vương Elizabeth I của Anh.
Dudley có mối quan hệ thân thiết với Elizabeth, hai người luôn duy trì tình bạn lâu dài. Tuy nhiên mối quan hệ này bị William Cecil, cố vấn thân tín nhất của Elizabeth, phản đối.
Dudley kết hôn với Amy Robstart. Năm 1560, cái chết không rõ nguyên nhân của Amy Robstart đã gây ra nhiều lời đồn đoán về sự liên quan của Elizabeth.
Dudley đã được nữ vương Elizabeth I phong làm Bá tước xứ Leicester và được bổ nhiệm vào Hội đồng Cơ mật. | 1 | null |
Bồn địa Pannonia hay bồn địa Karpat là một bồn địa rộng lớn tại Đông-Trung Âu. Thuật ngữ địa mạo đồng bằng Pannonia được sử dụng rộng rãi hơn để chỉ khu vực này tuy vậy nó có đôi chút khác biệt vì có nghĩa ám chỉ về vùng đất thấp, đồng bằng vẫn còn khi "biển Pannonia" từ thế Thượng Tân trở nên khô cạn. Đây là một hệ thống địa mạo phụ của hệ thống Alpes-Himalaya. Sông Danube phân chia đồng bằng gần như thành hai nửa. Đồng bằng phần lớn bao gồm đồng bằng Đại Hungaria (ở phía nam và đông, bao gồm Đất thấp Đông Slovak) và đồng bằng Tiểu Hungaria (ở phía tây bắc), bị phân chia bởi dãy núi Ngoại Danube.
Bồn địa Pannonia nằm ở phần đông nam của Trung Âu, hoặc tại ranh giới giữa Trung Âu, Đông Âu và Đông Nam Âu (Balkan). Bồn địa tạo thành một vùng địa hình riêng biệt trong cảnh quan châu Âu, bao quanh là các dãy núi hùng vĩ: dãy núi Karpat, Alpes, Dinaric và dãy núi Balkan. Bồn địa trải rộng đến Viên ở phía tây bắc, Zagreb ở tây nam, Beograd ở đông nam và Satu Mare ở phía đông bắc.
Theo biên giới quốc gia hiện nay, bồn địa tập trung tại lãnh thổ của Hungary, song cũng trải rộng đến Vojvodina, Cộng hòa Serbia, Trung Croatia và Slavonia tại Cộng hòa Croatia, miền tây Slovakia, Đất thấp Đông Slovak (bao gồm mũi tây nam của Ukraina), bên cạnh đó là các khu vực biên giới của miền bắc Bosnia và Herzegovina, miền tây Transilvania tại România, và các mũi phía đông của Slovenia và Áo. | 1 | null |
Huỳnh Trấn Thành (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1987), thường được biết đến với nghệ danh Trấn Thành, là một nam diễn viên, nghệ sĩ hài, người dẫn chương trình truyền hình, doanh nhân kiêm nhà làm phim người Việt Nam gốc Hoa. Anh bắt đầu sự nghiệp với vai trò người dẫn chương trình sau khi đoạt giải ba cuộc thi Én Vàng 2006.
Tiểu sử.
Trấn Thành sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, có cha là người gốc Hoa đến từ Quảng Đông và mẹ là người Tiền Giang. Ngoài tiếng Việt, anh còn có thể nói tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và Quan thoại. Trấn Thành từng theo học khoa diễn viên Đại học Sân khấu - Điện ảnh.
Sự nghiệp.
Trấn Thành có khả năng nhái giọng người khác, có thể giả giọng hát, giọng nói của các ca sĩ Lam Trường, Ngọc Sơn, Duy Mạnh, Thanh Lam, Hồng Ngọc, các nghệ sĩ Việt Anh, Thành Lộc, Việt Hương, Phi Thanh Vân, Minh Nhí, Trung Dân và Lệ Thủy. Cũng nhờ có tài nhái giọng nên Trấn Thành dễ dàng hơn trong việc trở thành diễn viên lồng tiếng. Anh đã lồng tiếng cho phim hoạt hình "Sóc chuột siêu quậy 3", "," "Kẻ trộm mặt trăng 2" và "".
Anh từng đoạt giải 3 cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình năm 2006. Anh thể hiện sự linh hoạt, hài hước trong cách dẫn những chương trình như: Cứ nói đi (chương trình dành cho những người nước ngoài học tiếng Việt), Cầu vồng nghệ thuật, Thử thách cùng bước nhảy, Gala Cười 2011 hay Liveshow Quang Lê: Hát trên quê hương.
Trấn Thành được đánh giá là một nghệ sĩ đa tài trong nhiều lĩnh vực (hài kịch, diễn viên, đạo diễn, MC, biên kịch...).
Đời tư.
Trấn Thành đã từng có mối tình cùng Mai Hồ. Ngày 25 tháng 12 năm 2016, Trấn Thành kết hôn với nữ ca sĩ mang hai dòng máu Việt-Hàn Hari Won tại Trung tâm Hội nghị Gem Center, Thành phố Hồ Chí Minh. Anh có hai người em gái tên Huỳnh Trinh Mi và Huỳnh Uyển Ân.
Tranh cãi và sự cố.
Nói đùa phản cảm.
Trong đêm bán kết 5 của chương trình được truyền hình trực tiếp tối ngày 8 tháng 4 năm 2016, khi được MC Diệp Lâm Anh mời lựa chọn đội đi tiếp, Trấn Thành đọc nhầm cụm từ "dàn nhạc giao hưởng hợp xướng" thành cụm từ "giao hợp hưởng sướng". Sau khi phát hiện nói sai, Trấn Thành tỏ ra hốt hoảng sửa lại câu nói của mình đến 2 lần và vui vẻ "đổ lỗi" vì nhóm thí sinh này khiến cho anh bối rối.
Tháng 5 năm 2016, Trấn Thành bị Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 32,5 triệu đồng sau khi tham gia vở hài kịch "Tô Ánh Nguyệt Remix" (phóng tác từ vở cải lương Tô Ánh Nguyệt của soạn giả Trần Hữu Trang) trong chương trình Paris By Night 116. Vở hài kịch này khiến nhiều khán giả và nghệ sĩ phẫn nộ vì chứa nhiều lời lẽ và hành vi dung tục.
Tháng 4 năm 2017, Trấn Thành bị 'cấm sóng' trên Đài Truyền hình Vĩnh Long do cách đào tạo, phong cách thể hiện và cách phát ngôn không thích hợp của mình.
Nghi ngờ sử dụng chất kích thích.
Tháng 6 năm 2020, Trấn Thành bị 2 tài khoản Facebook (Lê Thị Mỹ Hồng cùng Jessie Nam) tung tin đồn cho rằng nam nghệ sĩ đã sử dụng chất kích thích cùng với họ ở tại 1 quán bar, sau đó hình ảnh của anh bị phát tán rầm rộ trên không gian mạng. Anh đã có buổi đối chất tại nhà riêng cùng với luật sư của mình để làm sáng tỏ thực hư.
Phát ngôn gây hiểu lầm.
Năm 2020, Trấn Thành làm MC cho chương trình đình đám "Rap Việt", tuy nhiên anh vướng phải tranh cãi. Nhiều khán giả cho rằng Trấn Thành đã đi quá giới hạn của một người dẫn chương trình ở sân chơi này khi anh liên tục đưa ra những nhận xét về phần trình diễn của thí sinh như một thành viên ban giám khảo.
Trong một bài phỏng vấn Trấn Thành có phát ngôn gây tranh cãi khi cho rằng những người "có vấn đề về tâm lý" mới tìm xem phim "Bố Già" của mình. Phát ngôn của Trấn Thành gây nhiều ý kiến trái chiều. Một bộ phận khán giả không đồng tình với cách Trấn Thành dùng từ 'vấn đề tâm lý'. Bởi theo họ, không phải ai xem phim cũng gặp khúc mắc với gia đình, cha mẹ.
Trên các trang mạng xã hội, netizen bùng nổ tranh cãi chuyện Trấn Thành không có bất kỳ động thái nào để ủng hộ cho phim của Lý Hải giữa thời thời điểm Lật Mặt: 48H ra mắt ra mắt mà thay vào đó lại PR phim nước ngoài. Nửa ngày sau vụ lùm xùm này, trên mạng xã hội, netizen đã lan truyền đoạn tin nhắn được cho là của Trấn Thành và Lý Hải. Cụ thể Trấn Thành có vẻ như đã nhắn tin giải thích và chúc Lật Mặt: 48H và nhận lại một đoạn tin nhắn phản hồi rất dài từ đàn anh.
Lùm xùm liên quan đến hoạt động thiện nguyện.
Tháng 9 năm 2021, Trấn Thành vướng phải lùm xùm việc quyên góp tiền kêu gọi từ thiện bão lũ cho miền Trung từ năm 2020, bị bà Nguyễn Phương Hằng gọi là Trấn Lột và liệt vào danh sách Tứ đại danh lũ.
Sau đó, anh liên tục bị VTV, VTC và báo Công an Nhân dân nhắc tên vì bị nghi ngờ chưa minh bạch trong quá trình giải ngân.
Tháng 10 năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã yêu cầu ngân hàng rà soát, sao kê chi tiết tài khoản của Trấn Thành và nhiều nghệ sĩ khác vì thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân tiền từ thiện. Ngày 15 tháng 10 năm 2021, Cục Cảnh sát hình sự đã mời các nghệ sĩ Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng và Đại Nghĩa lên làm việc về vấn đề quyên góp thiện nguyện. Ngày 21 tháng 01 năm 2022, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã tuyên bố không khởi tố vụ án hình sự với Trấn Thành và các nghệ sĩ khác do không có dấu hiệu phạm tội
Phim Đất rừng phương Nam.
So với nghệ sĩ Mạc Can của bộ phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam, Trấn Thành bị cho là quá trẻ, khiến tạo hình nhân vật bác Ba Phi của bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam trở nên khó thuyết phục. Tính cách và những phát ngôn của Trấn Thành cũng khiến anh bị phản ứng vì sự chênh lệch về kinh nghiệm sống, phong thái thể hiện giữa nam diễn viên với nhân vật.
Trong MV nhạc phim của bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam, trong khi tất cả các diễn viên tham gia và nghệ sĩ ưu tú Trọng Phúc đều mặc trang phục thuần Việt, mang đặc trưng Nam Bộ, chiếc áo dài của Trấn Thành mặc bị chỉ trích vì giống trang phục của người Hoa. | 1 | null |
Lực lượng Hiến binh, tiếng lóng gọi nôm na là sen đầm hoặc săng đá (nói lái từ tiếng Pháp: Gendarmerie) là một tổ chức an ninh quân sự hoặc bán quân sự riêng biệt với lực lượng cảnh sát dân sự, được giao nhiệm vụ thi hành pháp luật trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Hiến binh là lực lượng tinh nhuệ của bộ Quốc Phòng, được rèn luyện cả về thể chất, trí tuệ và nghiệp vụ. Hiến binh quốc gia thực hiện các nhiệm vụ của bộ Nội Vụ. Đa số các lực lượng Hiến binh được tổ chức và quản lý chặt chẽ dưới mô hình quân đội, đồng thời được vũ trang đồng bộ nhằm tối ưu hóa việc thi hành pháp luật và bảo đảm an ninh công cộng.
Khái niệm Hiến binh có bắt nguồn từ nước Pháp, từ gendarme trong tiếng Pháp có nguồn gốc từ thành ngữ 'gens d'armes' tức người "dân quân."
Ta có thể lấy ví dụ một số các lực lượng hiến binh tiêu biểu trên thế giới như "Hiến binh Quốc Gia - Gendarmerie nationale" của Pháp, "Vệ binh Dân sự - Guardia Civil" của Tây Ban Nha, "Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân" - "Vũ Cảnh" của Trung Quốc hay "Lính cạc-bin - Carabinieri" của Cộng Hòa Ý.
Cách gọi và quản lý.
Ngoài tên gọi chung "gendarmerie", lực lượng này còn có nhiều tên gọi khác theo vùng miền và quốc gia, ví dụ "Carabinieri" ở Ý, "Guarda Nacional Republicana" ở Bồ Đào Nha hay "Guardia Civil" ở Tây Ban Nha. Đa số các tên gọi đều làm gợi nhớ đến bản chất bảo an công cộng hay bản chất vũ trang của các tổ chức Hiến binh.
Tùy theo cơ cấu nhà nước của mỗi quốc gia, Hiến binh thường nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc Phòng (như ở Ba Lan, Algieria), Bộ Nội Vụ/An Ninh/Công An (Rumani, Argentina, Việt Nam), cả hai (Pháp, Ý, Tây Ban Nha) hoặc một ủy ban dân sự riêng biệt trực thuộc Chính phủ (Vệ binh quốc gia Nga - Rosgvardiya).
Vai trò phục vụ.
Khi so sánh với cảnh sát dân sự, hiến binh nhiều lúc là lực lượng có kỷ luật hơn, điều đó giúp cho họ có khả năng đối phó với các nhóm vũ trang và mọi loại bạo lực, bạo loạn một cách hiệu quả nhất. Để thích ứng với thực tiễn tác chiến và nhiệm vụ, và cũng vì do phải thường xuyên đối mặt với nhiều loại tội phạm nguy hiểm, hiến binh thường không bị ràng buộc về mặt quyền hạn gắt gao như cảnh sát dân sự. Điều này cho phép người Hiến binh quân có các hành động mạnh tay, mang tính vũ lực nặng như dùng dùi cui, dùng súng và hơi cay lên đối phương với mục đích trị an.
Tại Việt Nam.
Tại một số giai đoạn trong lịch sử Việt Nam đã tồn tại những đơn vị Hiến binh chính thức. Ví dụ như vào thời Pháp thuộc, để bảo vệ chế độ thuộc địa, thực dân Pháp thành lập một đại đội hiến binh gồm 54 người vào năm 1909, lực lượng ngày một này dần lớn mạnh khắp Bắc, Trung và Nam Kỳ; và kể cả Campuchia. Sen Đầm Đông Dương thời đó có nhiệm vụ kiểm soát quân đội, kiếm soát dân sự về hành chính và tư pháp, coi giữ nhà tù tỉnh, có khi kiêm nhiệm trông coi việc chiếu sáng, vê sinh đô thị, kiểm soát các quán cà phê, các sòng bạc, tụ điểm mại dâm.
Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, ba tiểu đoàn Cảnh sát Đặc nhiệm trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động khắp ba miền tổ quốc có thể được coi như một lực lượng tương đồng Hiến binh, với vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giống như các tổ chức hiến binh khác trên thế giới. Với các trang bị vũ trang nặng hơn cảnh sát dân sự, Cảnh sát cơ động thường xuyên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nguy hiểm liên quan đến tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, các tổ chức khủng bố hay bạo động đô thị và nông thôn. Ngoài ra, Cảnh sát Cơ động Việt Nam cũng có nhiệm vụ tuần tra cộng đồng, canh gác và bảo vệ các cơ quan nhà nước, hội nghị trọng yếu và các sự kiện đông người như mít tinh hay thể thao.
Bên cạnh đó, Dân quân tự vệ Việt Nam, một lực lượng vũ trang quần chúng (chịu sự quản lý của các Ủy ban Nhân dân địa phương) có vai trò chiến đấu hiệp đồng với Công An và Quân Đội để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng có thể được coi như một lực lượng Hiến binh tại Việt Nam. Người lính Dân quân tự vệ tham gia lực lượng này qua hình thức nghĩa vụ quân sự. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 73 (tiếng Anh: "Interstate 73" hay viết tắt là I-73) là một xa lộ liên tiểu bang nội tiểu bang nằm bên trong tiểu bang North Carolina. Đây là chỉ là một phần của một hành lang xa lộ được hoạch định dài hơn, được nhiều luật liên bang khác nhau định nghĩa với chiều dài từ Myrtle Beach, South Carolina đến Grayling, Michigan. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một phần nằm ở phía nam tiểu bang Tây Virginia đang được nghiên cứu tính khả thi. Có liên quan mật thiết với dự án này còn có dự án kéo dài Xa lộ Liên tiểu bang 74 từ thành phố Cincinnati đến Myrtle Beach bằng cách sử dụng một số con đường hiện có.
Hiện nay có hai đoạn được cắm biển là I-73:
Cũng có ba đoạn được cắm biển là I-73 tương lai với chữ "FUTURE" (tương lai) thay thế "INTERSTATE" (liên tiểu bang) trên biển dấu đường: | 1 | null |
Empire Earth viết tắt EE là một trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực do hãng Stainless Steel Studios phát triển và Sierra Entertainment phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2001. Là phiên bản đầu tiên của dòng game "Empire Earth". Trò chơi được mô tả là rất giống với loạt game "Age of Empires" và nhận được lời đánh giá tích cực.
Tương tự như các game dàn trận khác là lấy nông dân thu thập tài nguyên, xây dựng công trình, tạo lính, nâng cấp công nghệ rồi cuối cùng dẫn quân đánh bại và tiêu diệt đối phương. "Empire Earth" bao trùm suốt 5.000 năm lịch sử nhân loại, được chia thành 14 kỷ nguyên của sự phát triển khoa học kỹ thuật, từ thời ăn lông ở lỗ đến thời kỳ tự động hóa hiện đại bắt đầu với thời kỳ Tiền sử và kết thúc ở thời đại Nano.
Bản mở rộng "" do hãng Mad Doc Software phát triển và phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2002. Game bổ sung thêm tính năng mới như quyền năng đặc biệt cho mỗi phe phái và một kỷ nguyên mới thứ 15 mang tên thời đại Vũ trụ, tập trung vào những thuộc địa của các hành tinh trên vũ trụ.
Cách chơi.
"Empire Earth" tương tự như loạt game "Age of Empires" ở chỗ cùng là game chiến lược thời gian thực lấy bối cảnh lịch sử. Chỉ khác dôi chút là "Empire Earth" sử dụng đồ họa 3D thay vì 2D như "Age of Empires II", một game có thể so sánh vào thời điểm đó. Tự trò chơi gồm có nhiều tính năng độc đáo và sáng tạo, bao gồm hệ thống "tinh thần", trực tiếp ảnh hưởng đến trạng thái đơn vị cá nhân. Nó cũng kết hợp hệ thống "anh hùng". Anh hùng có thể được mua tại nhà chính (Town Center) hoặc thủ phủ (Capital). Có hai loại anh hùng, anh hùng chiến lược gia chuyên hồi máu cho các đơn vị xung quanh và có thể làm mất tinh thần các đơn vị kẻ thù trong khi anh hùng chiến binh làm tăng sĩ khí cho các đơn vị xung quanh và khả năng sát thương lớn. Cuối cùng, người chơi có sự lựa chọn tạo ra phe phái riêng của họ với những phần thưởng độc đáo. "Empire Earth" cũng trang bị cho người chơi những công cụ biên tập, cho phép xây dựng bản đồ 3 chiều cũng như các nhiệm vụ riêng cho mình. Tuy nhiên việc xây dựng bản đồ trong "Empire Earth" còn gây không ít khó khăn và kéo dài thời gian cho người chơi.
Kỷ nguyên là những thời kỳ mà người chơi phải trải qua trong "Empire Earth". Mỗi thời kì đại diện cho một thời đại thực trong lịch sử. Trong "Empire Earth", hai thời kỳ cuối (thời đại Kỹ thuật số và Nano) được đặt trong tương lai vừa phải. Trong khi bản "Art of Conquest" bổ sung thêm thời kỳ tương lai thứ ba là thời đại vũ trụ. Chủ yếu đề cập đến thuộc địa vũ trụ. Mỗi thời đại mang lại công nghệ và các đơn vị quân mới. Mỗi bước tiến đều yêu cầu xây dựng các công trình bổ sung và chi phí gia tăng sự phát triển mà từng kỷ nguyên đạt được, dù khả năng thu thập tài nguyên cần đến ngày càng tăng. Với kỷ nguyên mới, Một số đơn vị mới sẽ xuất hiện đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng tạo đơn vị cũ dù bất kỳ đơn vị cũ nào vẫn còn sống đều được giữ lại. Các kỷ nguyên trong "Empire Earth" gồm thời Tiền sử (Prehistoric Age), thời đại đồ đá mới (Stone Age), thời đại đồ đồng đá (Copper Age), thời đại đồ đồng (Bronze Age), thời kỳ Tăm tối (Dark Age), thời Trung Cổ (Middle Ages), thời đại Phục Hưng (Renaissance), thời kỳ Cận đại (Imperial Age), thời đại Công nghiệp (Industrial Age), Thế chiến I (World War I), Thế chiến II (World War II), thời Hiện đại (Modern Age), thời đại Kỹ thuật số (Digital Age) và thời kỳ Nano (Nano Age). Thêm một kỷ nguyên mới là thời đại Vũ trụ (Space Age) xuất hiện trong bản "Empire Earth: The Art of Conquest".
Vài đơn vị khác nhau xuất hiện trong mỗi thời đại, mỗi cái được sản xuất trong một công trình khác nhau. Một số đơn vị như bộ binh đều sẵn có trong mỗi thời đại và có thể được tạo ra tại nhà lính (Barracks). Các đơn vị khác như cung thủ có từ thời đại đồ đá đến thời kỳ Phục Hưng và được tạo ra tại nhà bắn cung. Kỵ binh có từ thời đại đồ đồng đá đến thời đại công nghiệp và được tạo ra tại chuồng ngựa (Stables). Khí cụ công thành như máy lăng đá được tạo ra tại xưởng quân khí, chúng có từ thời kỳ đồ đồng đến thời kỳ Tăm tối và về sau được thay thế bằng máy bắn đá vào thời Trung Cổ trong suốt thời kỳ Phục Hưng và cuối cùng được thay thế bằng súng đại bác vào thời kỳ Cận đại. Vào thời kỳ Thế chiến I sẽ xuất hiện một số công trình mới dành cho người chơi như sân bay, nhà sản xuất tăng (Tank Factories) và quân cảng (Naval Yards) dùng để mua máy bay, xe tăng và tàu ngầm v.v… Trong thời đại Kỹ thuật số có thêm nhà cyber và phòng thí nghiệm có thể sản xuất nhiều loại người máy được biết đến với tên gọi Cyber trong "Empire Earth".
Giống như nhiều game chiến lược thời gian thực, có những công nghệ có sẵn để cải thiện phe phái của người chơi. Những công nghệ để cải thiện nông nghiệp có thể được nghiên cứu tại kho thóc. Công nghệ liên quan đến sức khỏe có thể được nghiên cứu tại bệnh viện. Công nghệ nghiên cứu tại bệnh viện giúp cải thiện cột máu, tốc độ và khả năng sát thương cho các cư dân, tỉ lệ và phạm vi hồi máu của một bệnh viện hoặc sức chứa dân số. Những nâng cấp về giáo dục được thực hiện tại nhà đại học có thể bảo vệ các đơn vị thoát khỏi phép cải đạo từ tu sĩ. Những nâng cấp về kinh tế được thực hiện tại nhà chính hoặc thủ phủ. Những nâng cấp này sẽ tăng tỷ lệ các nguồn tài nguyên được thu thập.
Phe phái.
"Empire Earth" có tổng cộng 21 phe phái, (với hai phe được bổ sung trong "The Art of Conquest"). Các phe phái được xác định trước trong màn chơi và do người chơi lựa chọn ngay sau khi bắt đầu bản đồ ngẫu nhiên của game. Ngoài ra, người chơi có thể tạo ra phe phái thông qua menu chính hoặc trong công cụ tạo màn. Mỗi phe phái sẽ có một số phần thưởng chẳng hạn như tốc độ gia tăng hoặc giảm chi phí cho một loại đơn vị. phe phái nào có thể được chơi trong kỷ nguyên bất kỳ nhưng chỉ tác động mạnh trong thời kỳ sử dụng các đơn vị có thưởng thêm. Trong kịch bản, người chơi nhận được "điểm civ" để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. Sau đây là những phe phái có sẵn được nhóm lại vào kỷ nguyên phù hợp. Ngoại trừ phe Novaya Nga và lực lượng nổi dậy trong tương lai, tất cả các phe phái trong "Empire Earth" đều có thực trong lịch sử. Những phe phái từ thời Tiền sử đến thời kỳ Tăm tối gồm Hy Lạp cổ đại, Đế quốc Assyria, Babylon, Byzantine La Mã, Carthage và Vương quốc Israel. Những phe phái từ thời Trung Cổ đến thời Cận đại gồm Áo, Anh, Frank, Vương quốc Ý, Đế quốc Ottoman và Tây Ban Nha. Những phe phái từ thời đại Nguyên tử đến thời kỳ Hiện đại gồm Pháp, Đức, Anh, Ý, Liên Xô và Mỹ và những phe phái từ thời đại Kỹ thuật số đến thời kỳ Vũ trụ gồm Trung Quốc, Novaya Nga và Lực lượng nổi dậy. Nhật Bản và Hàn Quốc được thêm vào trong bản mở rộng "The Art of Conquest" và thuộc về nhóm "thời đại Kỹ thuật số đến thời kỳ Vũ trụ".
Chơi mạng.
Phần chơi nhiều người bao gồm chơi trực tuyến và chơi nối mạng lên đến 8 người cùng một lúc. Game vẫn là một cuộc chiến tranh cơ bản giữa tất cả các bên, trừ phần ngoại giao được tham gia. Cho đến tháng 11 năm 2008, mục chơi mạng chạy trên máy chủ chính thức của Sierra, nhưng bị Activision đóng cửa bởi hãng đã mua lại công ty. Tuy nhiên, người chơi vẫn có thể chơi trực tuyến bằng cách kết nối trực tiếp đến địa chỉ IP của máy chủ trò chơi, cung cấp bức tường lửa của máy chủ có cổng 33.334-33.336 chuyển tiếp.
Chiến dịch.
Giống như nhiều game chiến lược thời gian thực khác, "Empire Earth" có phần chiến dịch chơi đơn. Tuy nhiên, không giống như một số game, mỗi màn chơi sẽ kể một câu chuyện và người chơi có một phần trong câu chuyện đó. Chia ra từ chiến dịch của Nga, nhiệm vụ "Chiến dịch Sư tử biển" trong chiến dịch của Đức và màn chơi đầu tiên trong phần này là chiến dịch Hy Lạp, tất cả các trận chiến trong các chiến dịch đều có thực trong lịch sử, ngoại trừ phe Nga.
Hướng dẫn.
Chiến dịch đầu tiên trong "Empire Earth" là chiến dịch hướng dẫn. Chiến dịch này là nơi mà người chơi được dạy cách chơi "Empire Earth" và có sẵn trong cả bản gốc và bản mở rộng "The Art of Conquest". Conquest. Chiến dịch này được chia thành hai phần và không cần phải chơi theo thứ tự. Phần đầu tiên nói về sự trỗi dậy của Phoenicia trong khi phần thứ hai là về sự trỗi dậy của Đế quốc Byzantine. Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng quân đội, tường thành và các công trình quân sự khác ví dụ như tháp canh. Người chơi chỉ có thể chơi phe Phoenicia trong phần đầu của chiến dịch nhưng phần còn lại của màn chơi sẽ được tập trung hoàn toàn vào Đế quốc Byzantine.
Phe Hy Lạp.
Chiến dịch thực sự đầu tiên tập trung vào Hy Lạp cổ đại. Năm màn chơi mở đầu (trên tổng số tám màn chơi) tập trung vào sự trỗi dậy của Hy Lạp. Câu chuyện kể về những người dân tộc Helladic ban đầu từ Anatolia, cuộc hành trình đến thành bang Danaans thần thoại (do vua Pelops và các con trai của ông ta lãnh đạo) từ Ai Cập, cuộc chiến thành Troy, sự trỗi dậy của thành bang Athena bằng công cuộc thống nhất Attica và những năm đầu của cuộc chiến tranh Peloponnesus. Có một số yếu tố hư cấu chẳng hạn như con ngựa Troy được các vị thần gửi tới Ithaca. Phần thứ hai là về cuộc đời của Alexander Đại đế. Màn chơi thứ sáu kể về việc Alexander lên ngôi vua Macedonia và kiểm soát Hy Lạp trên thực tế bằng cách đập tan các cuộc nổi dậy của các thành bang Thebes, Athena và Sparta. Màn chơi thứ bảy là trận Granicus, trận Issus và trận vây hãm thành Týros ("Tyre"). Màn chơi cuối cùng liên quan đến trận Gaugamela, chiếm Babylon và trận Cổng Ba Tư, một ngọn đèo nằm ngoài Persepolis, thủ đô nghi lễ của người Ba Tư. Chiến dịch kết thúc khi Alexander cùng quân đội của ông tiến vào Persepolis và may mắn thoát khỏi một vụ ám sát khi đến thăm mộ vua Xerxes I của Ba Tư, rồi sau đó ra lệnh xử tử Philotas vì sự phản bội và là một trong những kẻ chủ mưu (Philotas thực tế bị hành hình vì biết về âm mưu nhưng gặp thất bại trong việc cảnh báo Alexander).
Phe Anh.
Chiến dịch phe Anh nói về cuộc chiến giữa Anh và Pháp nhằm giành lấy uy quyền ở châu Âu. Ba màn chơi đầu tiên (trên tổng số tám) kể về William I của Anh và những chiến thắng của ông chống lại lãnh chúa Toustain, cuộc nổi loạn ở Normandy do Guy xứ Burgundy phát động (với sự giúp đỡ của Henry I của Pháp) vào năm 1047 và đánh bại Harold Godwinson trong trận Hastings năm 1066. Ba màn chơi tiếp theo diễn ra trong thời gian Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Edward, Hoàng tử đen và các cuộc tấn công của ông ở Pháp sẽ xuất hiện trong màn chơi thứ tư và thứ năm. Riêng màn chơi thứ sáu là về câu chuyện Henry V của Anh, một số phần dựa trên vở kịch của William Shakespeare. Phần đầu tiên kể về những nỗ lực của Henry V trong việc đàn áp Lollard Heresy và phần thứ hai mô tả sự chiếm đóng Harfleur và trận Agincourt. Hai màn chơi cuối sẽ đưa người chơi vào vai Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington lần đầu tiên tham gia trong cuộc chiến chống lại đội quân Grande Armée chiếm đóng của Napoléon trong suốt cuộc chiến tranh bán đảo tại Roliça, Vimeiro, Badajoz, Talavera, Toledo, Salamanca và Toulouse. Ở màn chơi cuối cùng, Wellesley cuối cùng phải đối mặt chống lại Napoléon Bonaparte trong trận Waterloo.
Phe Đức.
Trong chiến dịch phe Đức, bốn màn chơi đầu tiên diễn ra trong giai đoạn Thế chiến I với sự hiện diện của Nam tước Đỏ (Red Baron). Người chơi vào vai Richthofen trải qua những ngày đầu tiên của sự nghiệp Nam tước Đỏ cho đến những chiến tích của ông trên Mặt trận phía Tây. Màn chơi đầu tiên liên quan đến việc hướng dẫn Richthofen và viên phi công của ông là Bá tước Holck đến nơi an toàn sau khi máy bay của họ bị bắn rơi trên không phận Ba Lan vào năm 1914, nhưng sang màn chơi tiếp theo, Richthofen chỉ đóng vai trò là nhân vật phụ. Trong ba màn chơi tiếp theo, người chơi sẽ bảo vệ các lô hàng nguyên vật liệu chiến tranh vào Đức, điều khiển quân Đức ở trận Verdun và Kaiserschlacht tại trận Somme 1918.
Phần thứ hai, bao gồm ba màn chơi, chủ yếu đề cập đến các chiến dịch của Đức Quốc xã trong những năm đầu của Thế chiến II ở châu Âu. Màn chơi đầu tiên giới thiệu chiến thuật Blitzkrieg mà người chơi sẽ sử dụng nó để chinh phục Ba Lan, các quốc gia Scandinavia và Pháp trước khi liên minh Mỹ-Liên Xô tuyên chiến với Đức. Ở màn chơi tiếp theo nói về tàu ngầm Đức và mục tiêu tiêu diệt hải quân của Vương quốc Anh trong Trận chiến nước Anh trong đó chiếc thiết giáp hạm "Bismark" phải chống lại Hạm đội Nhà hùng hậu của Anh quốc. Trong màn chơi cuối cùng, người chơi tham gia chiến dịch Sư tử biển (trên thực tế chưa bao giờ thành công) sẽ chỉ huy Không quân Đức Luftwaffe tiến hành không kích bờ biển phía nam của nước Anh và sau đó quân đội Đức được tập hợp đổ bộ lên đất Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Erwin Rommel. khi tình thế bất lợi cho người Anh, Hạm đội 8 Hoa Kỳ (dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm "Enterprise") sẽ neo đậu ở eo biển Bristol và đe dọa làm suy yếu cuộc xâm lược bằng cách trực tiếp hỗ trợ trong việc bảo vệ Vương quốc Anh (mặc dù trên thực tế Mỹ đứng trung lập và không tuyên chiến với Đức Quốc xã). Màn chơi cuối cùng kết thúc với sự phá hủy của Hạm đội 8, toàn bộ Hoàng gia Anh di tản sang Canada và quần đảo Anh sáp nhập vào lãnh thổ của Đệ tam Đế chế Đức.
Phe Nga.
Trong chiến dịch phe Nga, người chơi sẽ lãnh đạo Novaya Nga với mục tiêu tái thiết Liên bang Nga. Trò chơi bắt đầu vào năm 2018, khi nhà bất đồng chính kiến chính trị của Nga, Grigor Stoyanovich đã khơi dậy một cuộc nội chiến toàn quốc từ Volgograd và sau đó lên nắm giữ quyền lực tại điện Kremlin. Màn chơi thứ hai là về cuộc chinh phục lục địa châu Âu, nơi mà một liên minh giữa Đan Mạch, Na Uy, Ukraina và Vương quốc Anh không thành công trong việc cố gắng tách Novaya Nga ra khỏi Moskva bằng vũ lực và hỗ trợ các phiến quân chống lại Grigor hiện đang ẩn náu tại Kuybyshev. Trong màn chơi thứ ba, Grigor giờ đã cao tuổi bổ nhiệm vệ sĩ robot của ông làm người kế nhiệm chính thức, đập tan một cuộc đảo chính tại Moskva với sự giúp đỡ từ các lực lượng trung thành và cuối cùng qua đời vì bệnh tim. Dưới sự thống trị của Grigor II, Novaya Nga tiếp tục công cuộc chinh phục thế giới. Trong một nhiệm vụ bí mật thâm nhập sâu suốt cuộc xâm lược đầy tốn kém của Novaya Nga vào Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm cách cố gắng để tạo ra một cỗ máy thời gian. Sự thất bại của Trung Quốc suýt nữa ngăn chặn nghịch lý thời gian nhưng sự tàn phá của cỗ máy thời gian đã để lại Sergei Molotov bị nhiễm một liều bức xạ điện từ gây chết người cần phải thay thế phần lớn cơ thể của anh bằng cách cấy ghép điều khiển học. Vào thời gian này, Novaya Nga đã kiểm soát phần lớn lục địa Á-Âu. Trong màn chơi áp chót, suốt cuộc tấn công xâm lược vùng biển Caribbean, Cuba và Hoa Kỳ vào năm 2098, Tướng Sergei Molotov cuối cùng nhận ra rằng Grigor II đã trở nên điên loạn khi Grigor II ra lệnh cho Molotov thông qua một liên kết vệ tinh để tiêu diệt toàn bộ dân số hơn 18 triệu người của Cuba đối với nguy cơ tiềm năng về một cuộc nổi loạn. Bằng cách đào thoát sang Mỹ và hợp tác với đặc vụ của lực lượng đặc biệt Molly Ryan, ông ban hành lại kế hoạch của Trung Quốc bằng cách giành lại Cuba trong một cuộc phản công và xây dựng một cỗ máy thời gian du hành trở lại Voronezh vào năm 2018 để thay đổi quá khứ. Họ đến chỉ một vài phút quá muộn khi Grigor đã rời Voronezh trong một chiếc xe tải chở khoai tây. Ngoài ra, Grigor II đã biết được về các kế hoạch của họ và sử dụng cỗ máy thời gian để du hành trở lại và sử dụng các công nghệ của tương lai để củng cố Volgograd với một biệt đội khá lớn gồm toàn người máy trang bị vũ khí công nghệ cao. Nhưng Molotov và Ryan đã chế ngự được ngay cả lợi thế công nghệ của Grigor II bằng cách gửi gián điệp về để ăn cắp công nghệ cho chính họ. Một cuộc đấu tranh lớn nổ ra giữa lực lượng Chính phủ và Đảng Ushi chỉ kết thúc với sự hủy diệt của Grigor II và vụ ám sát Grigor Stoyanovich (người đã chứng minh là không hợp lý do kiến thức về sức mạnh quân sự của Novaya Nga từ người kế nhiệm ông). Chiến dịch kết thúc với một câu hỏi chưa được trả lời:
Phát triển.
"Empire Earth" được Stainless Steel Studios công bố vào ngày 31 tháng 3 năm 2000, với ngày phát hành dự kiến nửa đầu năm 2001. Khi lần đầu tiên được phỏng vấn về game, Rick Goodman và Stefan Arnold đã nhận xét về tiến độ và bố cục của game vào ngày 12 tháng 12 năm 2000. Họ đề cập đến nhiều mặt của trò chơi bao gồm cả việc sử dụng các anh hùng, nâng cấp đơn vị, sự đa dạng phe phái, xây dựng kinh tế và đánh bóng sản phẩm lần cuối.
Ngày 18 tháng 1 năm 2001, Stainless Steel Studios đã thêm vào Damon "Stratus" Gauthier để làm về phần chơi nhiều người của game. Ông từng là cựu binh của một số giải đấu StarCraft và có ý muốn cân bằng mục chơi mạng của game. "Empire Earth" cũng xuất hiện tại E3 2000 và E3 2001 để thông báo về sự phát triển của game cũng như tung ra bản thử nghiệm beta và đoạn phim giới thiệu được phát hành vào đầu tháng 8 năm 2001. Năm 2005, Stainless Steel Studios đã đóng cửa do thiếu kinh phí trong việc phát triển game và trả lương nhân viên.
Đón nhận.
Đánh giá.
"Empire Earth" đạt số điểm tầm 82% theo Game Rankings và đoạt giải thưởng "PC Game of the Year" (trò chơi máy tính của năm) 2001 từ GameSpy. Game được IGN xếp hạng 8.5/10 và nhận xét rằng "Bất kỳ ai quen thuộc với "Age of Empires" sẽ bị nhấn chìm vào "Empire Earth". Với một số bổ sung và một vài thay đổi nhỏ về mô hình kinh tế và giao diện gần chính xác như vậy vào "Age of Empires II". GameSpot không mấy ấn tượng, chỉ cho 7.9/10 và nói "Empire Earth" tốt nhất chỉ dành cho những người chơi chiến lược thời gian thực lão luyện mà chẳng bận tâm về mặt đồ họa và âm thanh tệ hại nhưng thay vào đó sẽ thích thú với khả năng hồi tưởng 14 kỷ nguyên khác nhau của chiến tranh nhân loại". Game Informer thất vọng và chấm với số điểm 6.25/10 rồi nói ""Empire Earth" không thể bước đi như thể chỉ được cái nói suông. Mặc dù không có bản vá lỗi nào có thể sửa chữa một trong các mục nói trên, sau này chắc chắn sẽ thấy một số loại điều chỉnh nhanh chóng trong tương lai gần".
Tạp chí Thế giới Vi Tính chuyên mục Game Club ca ngợi ""Empire Earth" tạo cho ta cảm giác như được chơi đến 14 trò chơi khác nhau. Mỗi kỷ nguyên có một phong cách riêng. Những chiến binh cưỡi ngựa với gậy gộc đơn sơ sẽ trở thành kỵ sĩ áo giáp sắt trong các trận chiến ác liệt thời Trung Cổ. Và rồi chiến thuật thay đổi khi xuất hiện thuốc súng. Bất thình lình, một người nào đó sáng chế ra súng máy, bạn lại phải vắt óc tìm kiếm một chiến thuật mới" cùng phong cách đồ họa "Không giống "Age of Empires", "Empire Earth" được xây dựng trong không gian 3 chiều nền cần đến những hệ thống có cấu hình mạnh. Đồ họa của trò chơi thực sự nổi bật: cảnh máy bay nhào xuống xé rách không khí, tàu ngầm lướt băng băng dưới mặt nước và những cuộc rượt đuổi trên các sườn đồi được thể hiện hết sức chân thực. Bạn có thể phóng to khung cảnh để quan sát rõ hơn và rồi bạn sẽ thật sự bất ngờ khi chiêm ngưỡng các trận đánh ác liệt trong không gian 3D. Ngoài ra, các đoạn phim cũng không chê vào đâu được. Mỗi thời kỳ sẽ được miêu tả chân thực qua âm thanh cũng như hình ảnh đồ họa của trò chơi. Đây cũng là một trong những thế mạnh của "Empire Earth"".
"Empire Earth" đã bán được hơn 1 triệu bản. Ngoài ra nó còn được tái phát hành trong bản gộp "Empire Earth Gold Edition" vào ngày 6 tháng 5 năm 2003. Nó gồm cả phiên bản gốc và bản mở rộng, hướng dẫn sử dụng và cây công nghệ cho cả hai bản game, tài liệu tham khảo phím nóng và cuốn hướng dẫn chiến lược chính thức.
Phần tiếp theo.
"Empire Earth" còn tung ra một số phần tiếp theo và bản mở rộng cuối cùng cho "Empire Earth" là ' được phát hành vào 5 tháng năm 2002, phần tiếp theo là "Empire Earth II" được phát hành vào năm 2005. ' được coi là "phần tiếp theo tinh thần" cho "Empire Earth", kể từ khi nó được Stainless Steel Studios làm và phát hành giữa "Empire Earth" và "Empire Earth II". Phiên bản điện thoại di động của "Empire Earth" là "Empire Earth Mobile" được phát hành vào năm 2005. Phần tiếp theo cuối cùng của dòng game là "Empire Earth III" được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2007. | 1 | null |
Tom Clancy's Ghost Recon (tạm dịch: "Tom Clancy Biệt đội Ma") là trò chơi máy tính thuộc thể loại bắn súng chiến thuật lấy bối cảnh giả tưởng do hãng Red Storm Entertainment phát triển và Ubisoft phát hành vào năm 2001 cho hệ điều hành Microsoft Windows. Phiên bản chuyển hệ cho Mac OS, PlayStation 2 và Xbox được phát hành vào năm 2002 và Nintendo GameCube năm 2003. Phiên bản cho N-Gage và Game Boy Advance cũng được dự tính phát hành nhưng về sau bị hoãn lại vô thời hạn. Ngoài ra, "Ghost Recon" còn có thêm hai bản mở rộng gồm ' và ' cũng như nhiều phiên bản tiếp theo dành cho PC và các hệ máy console khác. Riêng bản "Island Thunder" không được phát hành cho hệ máy PS2 mà thay vào đó là bản "".
Cốt truyện.
"Ghost Recon" bắt đầu vào tháng 4 năm 2008 khi nước Nga đã rơi vào tay những chính khách theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan với Dmitri Arbatov được bầu làm Tổng thống và họ thành lập Liên minh Dân chủ Nga (RDU) nhằm mục đích chinh phục Ukraina, Belarus, Kazakhstan và các nước Cộng hòa Xô viết cũ khác. Trong lúc chiến tranh leo thang, tổn thất ngày càng tăng lên và các con tin đang bị lực lượng đối lập bắt giữ thì toàn bộ niềm tin được đặt lên vai các chiến sĩ thuộc lực lượng "Ghost Recon" (gọi tắt là Ghost). Tiêu chí của "Ghost Recon" là hạn chế đổ máu, đẩy mạnh việc tìm và giải cứu, và cố gắng bảo toàn lực lượng.
Trong nhiệm vụ đầu tiên của game, Ghost chiến đấu với phiến quân Gruzia những người quấy rối chính phủ hợp pháp và các đồng minh của nó. Sự hiện diện của họ buộc chính phủ Nga phàn nàn với Liên Hợp Quốc rằng Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của họ và lấy cớ gửi quân đội tới hỗ trợ các phiến quân. Ghost ngăn chặn lực lượng xâm lược trong khi người nước ngoài di tản khỏi đất nước. Cuối cùng, Ghost cùng tất cả tàn dư quân đội Mỹ ở Gruzia và đáp chiếc trực thăng cuối cùng ra khỏi Đại sứ quán Mỹ ở Tbilisi ngay khi quân Nga tiến vào thành phố. Chính phủ Gruzia bỏ trốn tới Genève và thiết lập một chính phủ lưu vong trong khi RDU sáp nhập Gruzia thì Mỹ, Anh và Đức công khai lên án dữ dội.
Ghost được sớm triển khai tới các nước Baltic để đáp lại một cuộc xâm lược do Nga phát động ba ngày trước các đánh giá tình báo. Chiến dịch thứ hai tập trung vào nỗ lực của các Ghosts làm chậm bước tiến công tranh thủ thời gian cho các đơn vị NATO rút về chỗ lực lượng với những bí mật của họ đến từ Đức. Ghosts chiến đấu bên cạnh lực lượng Mỹ để đẩy quân đội Nga ra khỏi vùng Baltic, với những chiến thắng ở Utena, Rezekne, và Vilnius. Sự kết thúc thảm khốc của cuộc xâm lược Baltic đã gây tổn thất nặng cho RDU khiến Arbatov bị đổ lỗi vì thiên tai và được đặt dưới sự quản thúc tại gia.
Chiến dịch thứ ba và cuối cùng tập trung vào cuộc đột nhập của Ghost vào Nga với nhiệm vụ đầu tiên của họ là giải cứu tù binh chiến tranh Mỹ và Nga phản đối chính phủ. Việc quân đội xử tử Tổng thống Arbatov đã làm nổ ra một cuộc nổi loạn ở biên giới trên toàn quốc vào một cuộc nội chiến đẫm máu. Những kẻ dân tộc cực đoan nhanh chóng mất đi sự hỗ trợ từ dư luận và nhiều thành viên của RDU cũng được giải thoát hoặc từ bỏ liên minh. Sau đó, Ghost tấn công các căn cứ của Nga chẳng hạn như căn cứ hải quân tại Murmansk và căn cứ không quân tại Arkhangelsk, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của phe dân tộc cực đoan. Lực lượng RDU đã bị quốc tế lên án mạnh mẽ và tan rã trên thực tế sau khi họ làm nổ vũ khí hạt nhân trong một trận chiến ở phía bắc Moskva giữa phe dân tộc cực đoan và liên quân Mỹ-Nga.
Sau khi Ghost thành công trong việc làm suy yếu phe dân tộc cực đoan. Lực lượng NATO tấn công Moskva với Ghosts dẫn đầu các cuộc tấn công. Các lực lượng chủ nghĩa dân tộc cực đoan còn lại đã đưa xe thiết giáp và bộ binh của họ vào các khu rừng xung quanh Moskva để làm tuyến phòng thủ cuối cùng. Tuy nhiên, Ghost đã phá vỡ tuyến phòng thủ và mở đường cho NATO tiến quân vào thành phố. Ngày 10 tháng 11, lực lượng NATO cuối cùng đã tiến vào một Moskva bỏ hoang với tàn quân lực lượng dân tộc cực đoan còn lại dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Karpin vẫn còn trong điện Kremli kiên quyết cố thủ. Trải qua cuộc tấn công ác liệt cuối cùng của biệt đội Ghost ở Quảng trường Đỏ đã buộc phe dân tộc cực đoan phải đầu hàng vô điều kiện làm cả người Mỹ và những người Nga mới mới được giải phóng ăn mừng chiến thắng của họ.
Cách chơi.
Lối chơi của "Ghost Recon" khác hẳn so với dòng game "Rainbow Six" trước đây. Thay vì dẫn đầu đội đặc nhiệm chống khủng bố, bây giờ người chơi là một thành viên trong lực lượng bộ binh đặc biệt có tên là "Những con ma" (Ghost). Trong "Ghost Recon" hầu hết các trận chiến đều diễn ra ở những vùng đất lớn, rộng rãi và người chơi hoàn toàn tự do để phát triển các chiến thuật của riêng mình. Trò chơi được phân chia thành 15 chiến dịch lớn, diễn ra ở những địa điểm thực trên khắp thế giới. Mỗi nhiệm vụ lại khiến các chiến sĩ của người chơi phải xử lý khác nhau để có thể hoàn thành các công việc tìm kiếm và giải cứu, phá hủy… Người chơi không chỉ muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn muốn đồng đội của mình sống sót qua các chiến dịch và họ sẽ khỏe mạnh hơn qua mỗi sự thành công đó.
Một điểm khác biệt trong "Ghost Recon" là không còn phần giới thiệu kế hoạch trước các nhiệm vụ. Người chơi có thể phải tổ chức hoạt động cho nhóm của mình một cách hết sức linh hoạt hoặc để trò chơi tự động sắp xếp thay và giao cho họ những nhiệm vụ thích hợp. Ngoài ra, "Ghost Recon" còn thể hiện sự cảnh báo đe dọa trên ống ngắm của người chơi. Ba vòng phía trong sẽ giúp người chơi phát hiện ra những nơi có thể có địch hay nơi đang xảy ra giao chiến. Hai vòng ngoài thì rất có ích trong việc định vị kẻ thù và vòng trong cùng sẽ sáng lên khi có kẻ thù cách người chơi dưới 40m, gây cảm giác hoảng sợ trong trường hợp nó tiếp tục sáng mà người chơi vẫn không phát hiện được quân địch ở đâu. Kho vũ khí của game được thiết kế hết sức chi tiết và đa dạng bao gồm các loại súng phổ biến trong giới quân sự như súng trường, súng bắn tỉa, súng lục lẫn vũ khí chống tăng và cuối cùng là vũ khí chiến đấu cá nhân mục tiêu OICW (Objective Individual Combat Weapon) tức khẩu súng phóng lựu. Ngoài ra còn có thêm hệ thống Land Warrior nhằm trang bị cho các chiến binh những dụng cụ hiện đại nhất như máy định vị GPS, máy tính và cả kính hồng ngoại nhìn trong đêm.
Các tay súng của người chơi có thể thực hiện ba kiểu tư thế là bước chạy, đi gập mình và bò sát đất. Người chơi càng nằm thấp bao nhiêu thì khả năng ngắm bắn sẽ càng tốt lên bấy nhiêu. Và tất nhiên, sự chính xác của các vũ khí sẽ bị giảm bớt trong khi người chơi di chuyển. Nhiều đặc điểm khác cũng được thêm vào khi người chơi tham gia vào chiến dịch của game ví dụ như những chiến sĩ với bộ quần áo chuyên dụng có thể chứa được hàng chục cân đạn và các vật dụng thiết yếu khác y như một người lích bộ binh trong thực tế. Thêm vào đó, sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ, những ai trong đội của người chơi còn sống sót sẽ nhận được điểm chiến đấu (Combat Point). Người chơi có thể bổ sung điểm này vào bốn loại kỹ năng: lẩn tránh, sức chịu đựng, vũ khí hay khả năng lãnh đạo. Mỗi loại có thể được cho tối đa 8 điểm. Với tổng số 15 điểm có thể đạt được trong suốt trò chơi. Người chơi phải nâng cấp các chiến sĩ của mình bằng cách tăng điểm trong các trận chiến ở những vùng khác nhau. Khi một thành viên nào đó đạt được đến một trình độ kha khá, và khi anh ta bị bắn hạ thì người chơi sẽ phải load save và chơi lại. Đây cũng là một đặc điểm cuốn hút người chơi.
Người chơi cũng có thể dùng những người chơi ẩn để giúp tăng kinh nghiệm trong chiến đấu. Trước khi bắt đầu mỗi nhiệm vụ, lực lượng của người chơi có ba mục tiêu để giúp các thành viên trong đội tăng điểm. Sauk hi hoàn thành các nhiệm vụ trên, người chơi sẽ giải cứu được một anh hùng, một nhân viên đặc biệt mà người chơi có thể bổ sung vào đội của mình để tham gia các trận đánh. Những nhân viên chưa cần đến trong điệp vụ thường được trang bị những vũ khí chiến đấu tối tân. Do đó, khi họ tham gia vào đội thì chất lượng và những tùy chọn chiến thuật sẵn có của đội sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài phần chiến dịch ra, nhà sản xuất còn đưa vào phần chơi qua mạng với sự hỗ trợ đến 21 bản đồ, 5 thiết kế đặc biệt cho phần chơi nhiều người, 15 nhiệm vụ cho phần chơi chiến dịch và khả năng chơi các nhiệm vụ thêm khác. Lưu ý nữa là phần Arcade hoàn toàn chơi trong đêm nên buộc người chơi phải thực sự linh hoạt trong việc di chuyển cũng như hành động chiến thuật nhóm phù hợp. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 71 (tiếng Anh: "Interstate 71" hay viết tắt là I-71) là một xa lộ liên tiểu bang trong vùng Ngũ Đại Hồ/Trung Tây và Đông Nam Hoa Kỳ. Điểm đầu phía nam của nó nằm tại nút giao thông khác mức với Xa lộ Liên tiểu bang 64 và Xa lộ Liên tiểu bang 65 tại thành phố Louisville, Kentucky. Điểm đầu phía bắc của nó nằm tại một nút giao thông khác mức với Xa lộ Liên tiểu bang 90 tại thành phố Cleveland, Ohio. I-71 chạy trùng với Xa lộ Liên tiểu bang 75 từ một điểm cách thành phố Cincinnati khoảng 20 dặm (30 km) về phía nam cho đến phố chính thành phố Cincinnati. Khoảng 3 phần tư tuyến đường của nó nằm ở phía đông của I-75, vì thế nó nằm không đúng vị trí trong hệ thống trục dọc ngang của Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang.
Trong khi I-71 được ấn định là một xa lộ liên tiểu bang bắc–nam (mã số lẻ) nhưng nó lại là một xa lộ chính đông–tây đối với xe cộ đi băng ngang Hoa Kỳ. Nó nối I-80 và I-90 đến I-70, và quan trọng là (qua ngã I-65) nó nối đến I-40.
Mô tả.
Kentucky.
Tại tiểu bang Kentucky, I-71 bắt đầu ở phía đông phố chính thành phố Louisville tại Nút giao thông lập thể Kennedy là nơi nó gặp I-64 và I-65. Nút giao thông này đôi khi được gọi là Giao điểm Mì Ý. Từ Louisville, nó gần như đi theo Sông Ohio trong con đường hình chéo đến phía bắc tiểu bang Kentucky. Giữa thành phố Louisville và thành phố Cincinnati, I-71 phần lớn là một xa lộ hai làn xe mỗi chiều, trừ một vài dặm trong thành phố Sparta nó có ba làn xe mỗi chiều. I-71 nhập với Xa lộ Liên tiểu bang 75 gần Walton và giao cắt Xa lộ Liên tiểu bang 275, đây là xa lộ vành đai của thành phố Cincinnati. Sau khi đi qua Covington, xa lộ cao tốc này qua Sông Ohio qua tần thấp của Cầu Brent Spence và tiếp tục vào thành phố Cincinnati.
Ohio.
Tại Cincinnati, I-71 lập tức tách khỏi I-75 và đi theo hướng đông vào Xa lộ Fort Washington nơi nó tiếp tục đi qua phố chính thành phố Cincinnati cùng với Quốc lộ Hoa Kỳ 50 một đoạn ngắn hơn 1 dặm. Ngay phía đông phố chính, Quốc lộ Hoa Kỳ 50 tách khỏi I-71 và tiếp tục hướng đông trong khi I-71 bẻ cong lên hướng bắc và nhận một xa lộ phụ trợ là Xa lộ Liên tiểu bang 471, đây là xa lộ nhánh ngắn tại đông nam thành phố. I-71 sau đó đi theo hướng tổng quát đông bắc qua đô thị Cincinnati vào trong các khu ngoại ô lân cận. Sau một nút giao thông lập thể với Xa lộ Liên tiểu bang 275, xa lộ rời vùng đô thị và hướng về thành phố Columbus. Nó tiếp tục hướng đông bắc cho đến khi đến South Lebanon, Ohio là nơi nó bắt đầu cắt ngang hướng đông các vùng đồng bằng trong vùng tây nam tiểu bang Ohio. Xa lộ cao tốc qua Sông Little Miami bằng Cầu Jeremiah Morrow. I-71 đi về hướng thành phố Columbus, rồi giao cắt với xa lộp tránh I-270 trước khi đi về hướng bắc vào đô thị Columbus, nơi nó giao cắt với I-70 và đi ra khỏi thành phố Columbus. Xa lộ tiếp tục hướng bắc cho đến khi đến gần Delaware là nơi nơi nó lại quay hướng đông bắc. Bắt đầu trên đường đến thành phố Cleveland, I-71 vào vùng nông thôn có những nông trại trùng điệp nằm trên các triền núi thuộc Cao nguyên Allegheny. Nó tiếp tục đi đến Lodi/Westfield Center và điểm giao cắt của nó với I-76. Đi hướng bắc đến Medina, nó gặp điểm đầu của I-271. Sau đó xa lộ tiếp tục hướng bắc vào trong Quận Cuyahoga thị thành và các khu ngoại ô của thành phố Cleveland, giao cắt Xa lộ thu phí Ohio/I-80. Đi qua Phi trường Quốc tế Cleveland Hopkins, I-71 gặp I-480 vào phía tây thành phố Cleveland, tiếp tục hành trình đến phố chính. Nó giao cắt với Xa lộ Tiểu bang Ohio 176 và kết thúc tại Xa lộ Liên tiểu bang 90. | 1 | null |
Vương triều Chola ( ) là một triều đại của người Tamil và là một trong số các triều đại cai trị lâu dài nhất tại Nam Ấn Độ. Các tài liệu tham khảo sớm nhất về triều đại Tamil này được viết từ thế kỷ thứ 3 TCN dưới sự cho phép của A Dục Vương của đế quốc Maurya, triều đại tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ 13.
Trung tâm của vương triều Chola là vùng thung lũng màu mỡ của sông Kaveri, song vương triều này đã cai trị một khu vực lớn hơn rất nhiều vào thời đỉnh cao-cuối thế kỷ thứ 9 cho đến đầu thế kỷ 13. Toàn bộ vùng đất ở phía nam của sông Tungabhadra đã được thống nhất và quản lý bởi một nhà nước trong một thời kỳ hơn hai thế kỷ. Dưới thời trị vì của Rajaraja Chola I và con trai là Rajendra Chola I, vương triều đã trở thành một thế lực quân sự, kinh tế và văn hóa tại Nam Á và Đông Nam Á.
Vào thời kỳ 1010–1200, lãnh thổ Chola trải dài từ quần đảo Maldives ở phía nam cho đến bờ sông Godavari tại Andhra Pradesh. Rajaraja Chola đã chinh phục bán đảo Nam Ấn Độ, sáp nhập nhiều phần tại Sri Lanka ngày nay và chinh phục các hòn đảo của Maldives. Rajendra Chola đã cử một đội viễn chinh đến Bắc Ấn Độ và giành được chiến thắng, đội quân đã đến sông Hằng và đánh bại người cai trị Pala là Mahipala. Ông cũng xâm lược thành công các vương quốc ở quần đảo Mã Lai. Vương triều Chola đã đi đến chỗ suy sụp vào đầu thế kỷ 13 với sự nổi lên của vương triều Pandya, và vương triều mới này cuối cùng đã khiến Chola sụp đổ.
Vương triều Chola đã để lại một di sản lâu dài. Sự bảo trợ của họ với văn hóa Tamil và lòng nhiệt thành của họ trong việc xây cất các ngôi đền đã tạo điều kiện cho sự ra đời của một số tác phẩm văn học và kiến trúc Tamil vĩ đại. Các quốc vương Chola mong muốn những ngôi chùa trong đế quốc của mình không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là các trung tâm của hoạt động kinh tế. Họ đã đi tiên phong trong việc hình thành một chính phủ tập trung quyền lực và lập ra một bộ máy quan lại để phục tùng. | 1 | null |
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 TCN. Đế quốc Maurya bắt nguồn từ vùng Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar Pradesh và Bengal) ở mặt phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, đế quốc có kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna).
Đế quốc được Chandragupta Maurya thành lập vào năm 322 TCN, ông đã lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía tây đến vùng trung và tây Ấn Độ do tận dụng được lợi thế là các thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy Lạp và Ba Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các satrap do Alexandros để lại.
Với một diện tích 5.000.000 km², Maurya là một trong các đế quốc lớn nhất trên thế giới vào thời gian mà nó tồn tại, và là đế quốc lớn nhất từng tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Vào lúc rộng nhất, đế quốc này mở rộng về phía bắc dọc theo ranh giới tự nhiên của dãy Himalaya, và mở rộng về phía đông đến vùng này là Assam. Ở phía tây, Maurya chinh phục chinh phục các vùng phía ngoài của Pakistan ngày nay, thôn tính Balochistan, các phần đông nam của Iran và nhiều phần của Afghanistan ngày nay, bao gồm cả các tỉnh Herat và Kandahar. Đế quốc mở rộng đến các vùng miền trung và miền nam dưới thời các hoàng đế Chandragupta và Bindusara, song không bao gồm một phần nhỏ vùng đất của các bộ lạc chưa được thám hiểm và các khu vực rừng gần Kalinga (nay là Orissa), cho đến khi chúng bị A Dục Vương (Ashoka) chinh phục. Đế quốc bắt đầu suy sụp từ 60 năm sau thời kỳ trị vì của A Dục Vương, và tan rã vào năm 185 TCN với sự hình thành của vương triều Sunga tại Magadha.
Dưới thời Chandragupta, đế quốc Maurya đã chinh phục vùng Ngoại-Ấn, đang nằm dưới quyền cai quản của người Macedonia. Chandragupta sau đó đã đánh bại cuộc xâm lược do Seleukos I lãnh đạo (một tướng người Hy Lạp trong quân đội của Alexandros Đại đế). Dười thời cai trị của Chandragupta vè những người kế vị, nội thương và ngoại thương, các hoạt động nông nghiệp và thương mại, tất cả đều phát triển mạnh và mở rộng ra khắp Ấn Độ nhờ việc tạo ra một hệ thống đơn nhất về tài chính, quản trị và an ninh.
Sau chiến tranh Kalinga, đế quốc Maurya đã trải qua nửa thế kỷ hòa bình và an ninh dưới sự cai trị của A Dục vương. Ấn Độ dười thới Maurya cũng bước vào một kỷ nguyên của hòa hợp xã hội, biến đổi tôn giáo, và sự mở rộng của khoa học và kiến thức. Đường hướng Kỳ Na giáo của Chandragupta Maurya đã làm gia tăng các đổi mới và cải cách xã hội cùng tôn giáo, trong khi đường hướng Phật giáo của A Dục vương đã tạo nên nền tảng của triều đại là xã hội và chính trị thái bình và khắp Ấn Độ không có bạo lực. A Dục vương cũng hỗ trợ cho việc truyền bá các tư tưởng của Phật giáo đến Sri Lanka, Đông Nam Á, Tây Á và châu Âu Địa Trung Hải.
Dân số của đế quốc Maurya được ước tính là khoảng 50-60 triệu người mà nó đã khiến cho đế quốc này trở thành một trong những đế quốc đông dân nhất trong lịch sử. "Arthashastra" và các sắc lệnh của A Dục vương là những nguồn chính trong các sử liệu về thời kỳ Maurya. | 1 | null |
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Gia Lai.
Sau năm 1975.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Khi mới hợp nhất, tỉnh Nghĩa Bình có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã: thị xã Quy Nhơn (thủ phủ), thị xã Quảng Nghĩa và 15 huyện: An Nhơn, Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Mộ Đức, Nghĩa Minh, Phù Cát, Phù Mỹ, Phước Vân, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tây Sơn, Trà Bồng. | 1 | null |
Balochistan () hay Baluchistan nghĩa là "Vùng đất của người Baloch", là một khu vực khô cằn và đồi núi tại sơn nguyên Iran tại vùng Tây Nam Á; khu vực này bao gồm các phần phía đông nam của Iran, phía tây của Pakistan, và phía tây nam của Afghanistan. Khu vực đặt tên theo các bộ lạc Baloch sinh sống tại đây. Tát cả những người dân bản địa trong khu vực đều được coi là người Baloch thậm chí ngay cả khi họ không nói tiếng Baloch; tiếng Pashtun, tiếng Ba Tư, và tiếng Brahui là các ngôn ngữ được nói trong khu vực. Phần phía nam của Balochistan được gọi là Makran.
Cảnh quan của Balochistan gồm các vùng đất cằn cỗi, núi non hiểm trở và phì nhiêu song lại khô hạn. Hầu hết đất đai là căn cỗi, đặc biệt là tại phần thuộc Iran và Afghanistan, và thường có dân cư thưa thớt. Ở phía nam Makran nằm trên sa mạc mà Alexandros Đại đế đã rất khó khăn khi vượt qua.
Nông nghiệp trong khu vực dựa vào việc trồng các loại ngũ cốc bản địa vào mùa mưa. Việc trồng trọt thường được tiến hành tại các vùng đất phù sa, dọc theo dòng chảy của các con sông, và tại các khu vực màu mỡ có các hệ thống thủy lợi như qanat (các lỗ khoan xuống dưới lòng đất để giữ nước) và "gabarband" (các gò đá và đất thấp và lần lượt được thấm nước từ các cơn mưa và nước chảy từ các vùng đồi xung quanh). Ở miền nam Makran và các vùng ốc đảo (phía nam của vùng đồi Chagai) người ta cũng trồng cây chà là. Các vườn cây ăn quả cũng là điển hình ở miền nam Balochistan, đặc biệt là Jhalawan và Sarawan. | 1 | null |
Thuốc tránh thai là tên gọi chỉ chung cho những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa, ngăn chặn, phòng tránh việc hình thành bào thai khi quan hệ tình dục, đây là một trong những phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hoặc không theo kế hoạch nhất định. Có dạng còn được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt hay khắc phục chứng nam hóa do buồng trứng sản xuất quá nhiều androgen.
Phân loại.
Khẩn cấp.
Thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại thuốc giúp tránh thai bằng cách ngăn rụng trứng, ngăn không cho trứng thụ tinh hoặc ngăn trứng làm tổ ở trong tử cung. Thuốc có thể sử dụng trong vòng 72 giờ, nhưng uống càng sớm sẽ càng có tác dụng | 1 | null |
Đại gia Gatsby (tên gốc tiếng Anh: The Great Gatsby) là một bộ phim thể 3D và kịch tình cảm Úc-Mĩ phát hành năm 2013 dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn F. Scott Fitzgerald viết năm 1925. Bộ phim vừa được viết và đạo diễn bởi Baz Luhrmann, với sự tham gia của các diễn viên Leonardo DiCaprio, Tobey Maguire, Carey Mulligan, Joel Edgerton, vai Elizabeth Debicki.
Bộ phim kể về cuộc đời của nhà triệu phú Jay Gatsby thông qua lời kể của Nick Carraway, hàng xóm của Gatsby trong cuốn tự truyện "Roaring Twenties" của mình. Theo dự kiến ban đầu, bộ phim được phát hành vào ngày 25 tháng 12 năm 2012, nhưng bị lùi lại vào ngày 10 tháng 5 năm 2013 dưới dạng 3D. Đối với các nhà phê bình, bộ phim nhận được cả lời khen và chê, còn đối với khán giả thì bộ phim quả là tuyệt vời, thậm chí gia đình của tác giả F. Scott Fitzgerald còn ca ngợi bộ phim, nói rằng "Scott hẳn rất tự hào". Đến năm 2014, đây mới là đỉnh điểm dành khi doanh thu của bộ phim cao ngất ngưởng, lên tới hơn 350 triệu USD toàn thế giới. Tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 86, bộ phim được đề cử cho Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất và Thiết kế trang phục đẹp nhất, và thắng cả hai.
Nội dung.
Mùa đông năm 1929, Nick Carraway (Tobey Maguire), một cựu sinh viên đại học Yale và cựu binh trong Thế Chiến I, đang ở tại một viện điều dưỡng để điều trị bệnh nghiện rượu. Anh ta nói về Gatsby (Leonardo DiCaprio), miêu tả anh ta là một người tốt nhất mà anh từng gặp. Khi anh đang cố gắng bày tỏ suy nghĩ của mình cho rõ ràng hơn, thì bác sĩ của anh, Walter Perkins (Jack Thompson), đã gợi ý anh nên viết nó ra, bởi vì viết truyện chính là niềm đam mê đích thực của Nick.
Mùa hè năm 1922, Nick chuyển từ khu U.S. Midwest đến New York nhận việc làm người bán cổ phiếu sau khi từ bỏ sự nghiệp viết văn. Anh thuê một ngôi nhà nhỏ ở West Egg, Long Island, ngay cạnh biệt thự xa xỉ của Jay Gatsby, một nhà triệu phú bí ẩn, người thường xuyên mở những bữa tiệc linh đình. Một ngày nọ, Nick đi qua vịnh đến East Egg để ăn tối với chị họ Daisy Buchanan (Carey Mulligan), và chồng của cô, Tom Buchanan (Joel Edgerton), một người bạn hồi đại học của Nick. Họ giới thiệu Nick với Jordan Baker (Elizabeth Debicki) - một golf thủ hay hoài nghi, người mà Daisy muốn mai mối cho Nick.
Jordan nói với Nick rằng Tom có tình nhân sống ở "đồi khói bụi" một khu đất công nghiệp tồi tàn nằm giữa West Egg và thành phố New York. Không lâu sau lần đó, Nick cùng Tom đến ngọn đồi, nơi họ dừng lại tại một ga ra quản lý bởi George Wilson (Jason Clarke) và vợ anh ta, Myrtle (Isla Fisher), là người tình của Tom mà Jordan nhắc tới. Nick cùng Tom và Myrtle tới một căn hộ bí mật mà ở đó họ tổ chức tiệc, làm tình và phê pha. Myrtle đã mở một bữa tiệc thô bỉ và kỳ lạ với em gái của mình Catherine (Adelaide Clemens), bữa tiệc chấm dứt khi Tom đấm vỡ mũi Myrtle vì cô ta đã khiêu khích anh về Daisy.
Khi mùa hè sắp kết thúc, Nick nhận được lời mời đến dự bữa tiệc của Gatsby. Khi đến nơi, anh ta nhận ra rằng mình là người duy nhất nhận được lời mời của Gatsby và không một ai đã từng gặp anh ấy. Đã có rất nhiều giả thuyết về thân phận của Gatsby: một gián điệp người Đức, một hoàng tử, thậm chí là một kẻ giết người hàng loạt. Nick gặp lại Jordan, và họ đã được gặp Gatsby, một người còn rất trẻ và sống khá nội tâm. Quản gia của Gatsby sau đó ngỏ ý rằng ông chủ họ muốn gặp riêng Jordan.
Gatsby có vẻ như rất quý Nick, anh đã mời Nick đi chơi rất nhiều dịp. Gatsby còn giới thiệu anh cho Thị trưởng Wolfshiem (Amitabh Bachchan), một tay bài bạc mà Gatsby khẳng định rằng hắn ta sắp xếp giải World Series năm 1919. Gatsby tâm sự với Nick rằng anh ta sinh ra trong một gia đình nghèo khó và cha mẹ anh đã qua đời. Trong bữa ăn trưa, họ tình cờ gặp Tom. Gatsby trở nên không thoải mái sau cuộc gặp gỡ. Jordan sau này nói với Nick rằng Gatsby từng yêu Daisy suốt năm năm, và giờ vẫn yêu cô ấy. Gatsby đã tổ chức bao nhiêu bữa tiệc hoành tráng xa hoa với hy vọng Daisy sẽ một lần đến chơi. Gatsby sau đó đã hỏi Nick để mời Daisy đến uống trà ở nhà Nick, nhưng lại không được nói rằng Gatsby cũng đến đó.
Sau cuộc tái ngộ đầy ngượng nghịu, Gatsby và Daisy lại nhen nhóm tình cảm với nhau. Gatsby có chút ngỡ ngàng khi biết Daisy muốn rời khỏi New York với anh, cũng như kế hoạch ban đầu của anh là muốn cả hai người có thể sống hạnh phúc trong căn biệt thự. Nick cố giải thích cho Gatsby rằng quá khứ không nên lục lại, nhưng anh ta lại gạt bỏ ý kiến đó. Để cố gắng che đậy mối quan hệ với Daisy, Gatsby đã đuổi việc một số đầy tớ quan trọng của mình và tạm ngừng tiệc tùng. Cuối cùng, anh gọi điện cho Nick để báo rằng Nick và Jordan sẽ đi cùng anh đến nhà của vợ chồng Buchanan, nơi mà họ dự kiến sẽ nói với Tom rằng Daisy sẽ rời bỏ hắn. Nick có hơi chút ngần ngại nhưng Gatsby một mực nói rằng họ cần anh.
Trong suốt bữa ăn, Tom ngày càng nghi ngờ Gatsby khi mà anh cứ hướng ánh nhìn đắm đuối tới Daisy. Daisy ngăn Gatsby không để tiết lộ bất cứ điều gì liên quan tới mối quan hệ của họ, và cô gợi ý mọi người cùng xuống phố. Mọi người đi đến khách sạn Plaza, Tom lái xe của Gatsby cùng với Nick và Jordan. còn Gatsby và Daisy thì lái xe Tom. Đang đi thì hết xăng, Tom dừng lại tại ga ra của George và Myrtle, nơi mà George nói rằng anh ta và vợ sẽ đi về hướng tây, đúng như những gì Tom đang lo lắng. George cũng nói với Tom rằng hắn ta rất nghi ngờ vợ mình đang ngoại tình, nhưng lại không hề biết rằng chính Tom chính là tình nhân của Myrtle.
Tại khánh sạn Plaza, Gatsby nói với Tom rằng anh và Daisy yêu nhau, và anh khẳng định rằng Daisy chưa bao giờ yêu hắn ta. Tom sỉ nhục Gatsby khi buộc tội anh đã làm giàu bất hợp pháp với Thị trưởng Wolfsheim. Daisy nói với Gatsby rằng cô ấy từng yêu anh và vẫn yêu anh, nhưng không thể khẳng định rằng cô chưa một lần yêu Tom. Tom hứa rằng hắn ta yêu Daisy và hắn ta sẽ chăm sóc cho Daisy tốt hơn vì chính cô đã khiến hắn nhận ra lỗi lầm của mình trong hôn nhân của họ. Bởi chính Tom nói với Gatsby rằng Gatsby khác với tất cả bọn họ vì anh có xuất thân thấp hèn nên Gatsby tức giận mắng như tát nước vào mặt Tom, khiến cho Daisy hoảng sợ. Daisy bỏ đi cùng Gatsby, lần này trên chiếc xe của anh. Sau cuộc ẩu đả, Nick nhận ra rằng hôm này là ngày sinh nhật thứ 30 của anh ấy.
Ngay đêm hôm đó, Myrtle rời bỏ chồng mình sau cuộc cãi vã, cô chạy hối hả giữa đường. Cô ấy nhìn thấy chiệc xe màu vàng của Gatsby đang lao tới và cô chạy ra như đón chiếc xe, tin rằng Tom đang lái xe và đến đón cô. Nhưng không may cô bị đâm và chết ngay lập tức. Một lúc sau, Tom, Nick, và Jordan dừng lại chỗ ga ra nơi họ nhìn thấy một đám người đông xung quanh đang bàn tán về cái chết của Myrtle. Đau đớn về cái chết của người tình, Tom nói với George, người chồng góa vợ của cô ấy, rằng chiếc xe màu vàng đó chính là của Gatsby, hắn ta cố che đậy việc ngoại tình của mình và còn tố Gatsby có thể đã ngủ với Myrtle.
Nick nhìn thấy Gatsby đang lúi húi ngoài biệt thự của Buchanan, nơi Gatsby vô tình đã tiết lộ rằng chính Daisy là người lái xe, và anh định sẽ thú tội thay cô ấy. Gatsby bị thuyết phục khi nghĩ rằng Daisy sẽ gọi cho anh ngày hôm sau. Lần này anh đã thực tâm sự với Nick về "nguồn gốc" của mình: rằng anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó, tên thật của anh là James Gatz, và đó cũng chính là lý do vì sao anh không thể quay lại với Daisy sau chiến tranh. Gatsby nói với Nick rằng anh đã bảo Daisy chờ anh, bởi anh muốn làm gì đó để mình xứng với Daisy, và không sau đó anh gặp Thị trưởng Wolfsheim và bắt đầu "làm ăn" với ông ta. Gatsby cũng nhờ Nick trông nom cho Daisy, tại chính nơi anh nghe trộm cuộc nói chuyện của cô ấy với Tom, và hứa rằng anh sẽ lo liệu mọi thứ không đề cho Nick thất vọng. Tuy nhiên, Nick đã từ chối nói với Gatsby điều này vì Gatsby đang rất trong mong cuộc gọi của Daisy.
Sáng ngày hôm sau, Gatsby quyết định đi bơi trước khi hồ bơi bị cạn vào mùa tới. Rồi anh nghe thấy tiếng điện thoại reo, và, tin chắc rằng nó là của Daisy, anh nhảy ra khỏi bể nhưng người quản gia đã nghe điện thoại. Gatsby ngay sau đó bị George bắn một phát đạn vào ngực, và hắn ta cũng tự chĩa súng vào đầu mình tự sát luôn. Nick chính là người đã gọi điện thoại và nghe được hai tiếng súng bắn.
Khi Nick mời Daisy đến lễ tang của Gatsby, anh nhận ra rằng Daisy, Tom và hai người con gái đang rời khỏi New York. Cả đám tang chỉ có những nhà báo và thợ săn ảnh mà Nick đang tức giận đuổi đi. Giới truyền thông buộc tội Gatsby là người tình của Myrtler và là người đã giết cô ấy, bỏ mặc Nick - người duy nhất biết sự thật. Nick là người duy nhất ở bên Gatsby. Ghê tởm cái thành phố này và cả con người của thành phố ấy, Nick rời khỏi New York, nhưng trước khi đi anh đi dạo quanh biệt thự của Gatsby một lần cuối cùng; suy nghĩ về khả năng đặc biệt của anh đã mang lại cho con người niềm hy vọng và bây giờ anh đã mất tất cả. Quay trở lại viện điều dưỡng, Nick hoàn thành cuốn truyện ký của mình và đặt tên nó là "Gatsby," nhưng sau đó anh lại lấy cây bút ra và sửa lại thành "Gatsby vĩ đại".
Sản xuất.
Quá trình phát triển.
Trước khi bộ phim ra đời, đã có một vở kịch opera và vô số phim được sản xuất dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của F. Scott Fitzgerald viết năm 1925. Vào tháng 12 năm 2008, tạp chí "Variety" thông báo rằng bộ phim sẽ được hiện bởi Baz Luhrmann để trực tiếp đạo diễn nó.
Luhrmann khẳng định rằng ông dự kiến sẽ làm bộ phim cho kịp thời đại hơn bởi chủ đề của bộ phim là chỉ trích lối sống vô trách nhiệm thường xuyên của những người giàu. Để thực hiện cam kết với dự án, vào tháng 9 năm 2010, Luhrmann cùng gia đình chuyển đi từ Úc tới Chelsea ở Lower Manhattan, nơi ông dự định sẽ quay bộ phim "Đại Gia Gatsby". Trong khi Luhrmann đang ở Buổi diễn Consumer Electronics vào tháng 1 năm 2011, ông nói với tờ "The Hollywood Reporter" rằng ông đang thực hiện bộ phim "Đại Gia Gatsby" dưới dạng 3D, mặc dù ông chưa quyết định được rằng nó sẽ thực hiện bao giờ theo như form phim. Vào cuối tháng 1 năm 2011, Luhrmann nghi ngờ việc tiếp tục thực hiện dự án, trước khi quyết định ở lại.
Năm 2010, có báo cáo rằng bộ phim được thiết lập bởi hãng Sony Pictures Entertainment nhưng đến năm 2011, hãng Warner Bros. đã gần có một thỏa thuận tài trợ và thực hiện phân phối trên toàn thế giới cho phim "Đại gia Gatsby".
Tuyển diễn viên.
Luhrmann nói rằng kết quả từ quá trình hội thảo của bộ phim tuyển chọn diễn viên cho các vai diễn trong "Đại gia Gatsby" thực sự "rất đáng khích lệ" đối với ông. Leonardo DiCaprio là người thử vai đầu tiên cho vai diễn Jay Gatsby. Đây là lần thứ hai Luhrmann và DiCaprio làm việc với nhau, kể từ khi DiCaprio đóng vai chính trong phim "Romeo + Juliet" của Luhrmann năm 1996. Tobey Maguire là người thử vai cho nhân vật Nick Carraway. Lúc đầu Amanda Seyfried đã được ấn định vai diễn Daisy Buchanan, vào tháng 10 năm 2010. Một tháng sau báo Deadline Hollywood ra tin rằng Luhrmann đã tuyển chọn quá nhiều diễn viên nữ, bao gồm có Keira Knightley, Rebecca Hall, Amanda Seyfried, Blake Lively, Abbie Cornish, Michelle Williams, và Scarlett Johansson, cũng như cân nhắc cả Natalie Portman, cho vai Daisy. Không lâu sau đó, với thỏa thuận cho phim "We Bought a Zoo "của đạo diễn Cameron Crowe, Johansson rút khỏi danh sách.
Ngày 15 tháng 11, Luhrmann thông báo rằng Carey Mulligan đã casting cho vai diễn Daisy sau khi đọc kịch bản vào ngày 2 tháng 11 tại New York. Cô nhanh chóng có được vai diễn sau khi Luhrmann cho hãng Sony Pictures Entertainment xem đoạn thử vai của cô, đặc biệt là Amy Pascal và Doug Belgrad, người cực kì ấn tượng bởi khả năng diễn xuất của cô. Mulligan vỡ òa sau khi biết mình trúng tuyển từ cuộc gọi của Luhrmann, người đã báo tin cho cô về quyết định của ông khi cô đang trên thảm đỏ tại một sự kiện ở New York. Luhrmann nói rằng "Tôi đã có được một đặc ân khi tìm ra được một trong những diễn viên giỏi nhất thế giới, mỗi người đều tỏa sáng tính cách riêng cho nhân vật của họ, tất cả những cái đó thật chính đáng và khiến cho tôi hoàn toàn thích thú. Tuy nhiên, cụ thể về việc này, lúc đó tôi sợ hãi cầm chiếc điện thoại lên gọi cho nữ diễn viên người Anh được đề cử giải Oscar Carey Mulligan và nói với cô ấy: 'Xin chào Daisy Buchanan.'"
Tháng tư, Ben Affleck đang nói chuyện về vai diễn Tom Buchanan trong phim nhưng vì đang còn tranh cãi với bộ phim "Argo". Vài tuần sau, Affleck được thay thế bởi Joel Edgerton. Bradley Cooper trước đây đã vận động thử vai cho nhân vật này, và Luke Evans là ứng cử viên sáng giá nhất. Isla Fisher đã thử vai cho nhân vật Myrtle Wilson. Diễn viên mới người Úc Elizabeth Debicki đã giành được vai Jordan Baker, ngay sau khi đỗ đại học Nghệ thuật Victorian. Khi casting cho vai trò hỗ trợ của Jordan, nhà làm phim nói rằng nó phải "được kiểm duyệt kỹ càng như vai Daisy, cho việc sản xuất, ngay lúc này", bổ sung thêm, "Nó như Hamlet của Olivier, chính là Hamlet dành cho thời ông ý. Hôm nay ai sẽ là Hamlet? Cũng như vậy giống vai Jordan hay vai Daisy". Tháng 6 năm 2011, Jason Clarke thử vai cho nhân vật George B. Wilson. Thêm vào đó, diễn viên người Ấn Độ Amitabh Bachchan làm vai diễn khách mời vai Thị trưởng Wolfshiem; đây là lần đầu tiên ông nhận vai của Hollywood.
Quá trình làm phim.
Phim "Đại Gia Gatsby" dự kiến quay ở khu vực Thành phố New York nơi cuốn tiểu thuyết được viết ra, bắt đầu vào tháng 6 năm 2011. Đạo diễn thay vào đó lại chọn để quay cảnh phim chính tại Sydney. Phim bắt đầu được quay vào ngày 5 tháng 9 năm 2011 tại Fox Studios Australia và kết thúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2011, với vài cảnh quay thêm vào tháng 1 năm 2012. Bộ phim được quay với camera kĩ thuật số Red Epic và Zeiss Ultra Prime lenses. Ban đầu dự kiến bộ phim được phát hành vào tháng 12 năm 2012, nhưng vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, có thông báo rằng bộ phim sẽ được chuyển sang mùa hè năm 2013 sẽ phát hành. Vào tháng 9 năm 2012, ngày này được phê chuẩn là ngày 10 tháng 5 năm 2013. Bộ phim mở đầu cho Lễ liên hoan phim Cannes lần thứ 66 vào ngày 15 tháng 5 năm 2013, ngay sau khi phát hành rộng rãi dưới dạng RealD 3D và định dang 2D.
Cảnh quay.
Trong việc tạo nên khung nền xã hội được mô tả trong bộ phim, nhà thiết kế Catherine Martin nói rằng: "cả ê kíp đã tạo phong cách nội thất trong căn biệt thự của Jay Gatsby với sự sang trọng mạ vàng, theo phong cách pha trộng hợp với kiểu Art Deco."
Các nhà sử học nghĩ rằng Tòa Beacon đã bị phá hủy từ lâu, lấy nó làm cảm hứng được sử dụng cho căn nhà của Gatsby trong bộ phim. Cảnh quay cho phía bên ngoài của căn biệt thự của Jay Gatsby chính là cảnh Trường Đại học Quốc tế Quản lý, Sydney, nhiều cảm hứng được lấy từ những căn biệt thự khác ở Gold Coast, Long Island, bao gồm cả biệt thự Oheka Castle và La Selva. Những nét nổi bật gợi lên những căn biệt thự Long Island đều được đưa thêm vào sản xuất hậu kì.
Nguồn cảm hứng cho phiên bản gia tài của nhà Buchanan trong bộ phim là lấy từ Old Westbury Gardens. khung cảnh ngoài của biệt thự được làm trên một âm trường, với sự giúp đỡ của máy quay kĩ thuật số. Khung cảnh phía trong biêth thự Buchanan được lấy cảm hứng từ chế độ nhiếp chính của Hollywood.
Ngôi nhà của Nick Carraway được làm như một ngôi nhà nhỏ bé ấm cúng, trái ngược hẳn với cảnh hùng vĩ của biệt thự nhà hàng xóm, Gatsby. Nội thất trong biệt thự đều mang một chủ đề trung tâm được các nhà thiết kế gắn liền với phong cách Long Island cổ điển. Kiến trúc trong nhà gợi lên vẻ của Nghệ thuật Mĩ và Đồ thủ công mĩ nghệ, với phong cách Gustav Stickley với các đồ đạc bên trong và có cả phong cách Adirondack rất nổi bật.
Cảnh đầu phim được quay từ Rivendell Child, Adolescent và Family Unit in Concord, Sydney, cách sân vận động Sydney 2000 Olympic chỉ vài ki lô mét.
Trang phục.
Nhiều nhà thiết kế may mặc được tiếp cận phối hợp trang phục của bộ phim. Trang phục trong "Đại Gia Gatsby" mang lại phong cách những năm 1920 bằng cách thay đổi trang phục của thời trang Prada và Miu Miu. Martin cũng đã hợp tác với Brooks Brothers. Tiffany and Co. cũng tham gia, tài trợ bộ phim trang sức, cả từ kho lưu trự của Tiffany cũng như những trang sức có sẵn trong bộ phim. Thêm vào đó còn có sự hỗ trợ của Fogal cho hàng dệt kim và MAC cho mỹ phẩm.
Catherine Martin và Miuccia Prada đã cùng nhau làm việc về trang phục để tạo ra nhưng bộ quần áo với "sự tinh tế phong cách European đang nổi lên ở vùng East Coast vào những năm 1920".
Các nhà sử học nghiên cứu về trang phục ở khoảng thời kì này, họ cho rằng trang phục trong phim không thật, nhưng thay vào đó lại làm hiện đại hóa thời trang những năm 1920 để giống với thời trang hiện đại ngày nay. Tuy cuốn sách được viết vào năm 1992 nhưng trang phục của bộ phim phải mang phong cách thời trang cả thế kỷ những năm 1920, thậm chí là những năm 1930.
Có rất nhiều bộ trang phục được mang trưng bày trên sàn diễn hay trên các tạp chí thời trang mà chưa được mặc ở ngoài đời. Martin nói rằng cô ấy mang phong cách thời trang những năm 1920 và làm cho nó trở nên quyến rũ hơn, và cô ấy đang thử đưa phong cách năm 1920 đó tới khán giả hiện đại. Alice Jurow, một trong những thành viên của Cộng đồng Art Deco ở California, đã nói rằng cô cảm thấy yêu thích bộ phim này nhưng hầu hết các thành viên thích những bộ phim hoàn hảo hơn. Trang phục của nam giới cũng chân thực hơn ngoại trừ chiếc quần quá chật. | 1 | null |
Hà Âm (chữ Hán: 河陰) là một huyện cũ thuộc tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn Việt Nam. Ngày nay là phần đất thuộc các huyện phía Nam của tỉnh Takéo Campuchia, vùng đất phía bờ Bắc (bờ trái theo hướng về thượng nguồn) kênh Vĩnh Tế.
Vị trí.
Huyện Hà Âm phủ Tuy Biên, trước là đất huyện Châu Thành nước Cao Miên, gồm 2 tổng với 40 làng xã, phía Tây giáp huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, phía Nam giáp huyện Hà Dương, phía Đông giáp huyện Tây Xuyên, phía Bắc giáp nước Cao Miên. Theo Đại Nam nhất thống chí: huyện Hà Âm nằm bên trái (tả, tức bờ phía tây bắc) sông Vĩnh Tế. Như vậy, vào thời này, vùng đất huyện Hà Âm thuộc phần đất giáp biên giới của Campuchia với Việt Nam, tức là phần đất huyện Kiri Vong, và có thể cả phần đất các huyện Kaoh Andaet, Bourei Cholsar thuộc tỉnh Takeo Campuchia.
Đại Nam nhất thống chí chép rằng: ""Huyện Hà Dương ở Tây Nam phủ 40 dặm. Đông đến Tây cách nhau 68 dặm, Nam đến Bắc cách nhau 73 dặm. Phía đông đến huyện giới Tây Xuyên 44 dặm; phía tây đến huyện giới Hà Châu tỉnh Hà Tiên 24 dặm; phía Nam đến huyện giới Kiên Giang tỉnh Hà Tiên 38 dặm; phía bắc đến huyện giới Hà Âm 35 dặm... Huyện Hà Âm ở Tây Bắc phủ 80 dặm. Đông đến Tây cách nhau 73 dặm, Nam đến Bắc cách nhau 42 dặm. Phía đông đến huyện giới Tây Xuyên 38 dặm; phía tây đến huyện giới Hà Dương [Hà Châu] 25 dặm; phía bắc đến cảnh giới nước Cao Miên 17 dặm. Nguyên trước là đất của 2 huyện Tây Xuyên và Chân Thành. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839) chia đặt huyện này, lấy phía tế [phía tả] sông Vĩnh Tế làm huyện Hà Âm, thuộc phủ hạt Tĩnh Biên...""
Đại Nam thực lục có nhiều đoạn chép về địa danh Hà Âm cũng như các địa danh đương thời nằm trong địa bàn huyện Hà Âm có thể cho thấy được dấu vết vị trí của Hà Âm:
Núi non thuộc Hà Âm.
Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, xem xét về các địa danh trấn Hà Tiên, Đào Duy Anh viết: "... Chúng ta đã biết Vũng Thơm, Cần Bọt, Sài Mạt là dải đất từ lỵ sở Hà Tiên đến Sài Mít. Tức dải đất bờ biển phía tây nam nước Cao Miên. Còn Chân Sum thì Nhất thống chí (An Giang) chép là núi ở phía nam huyện Hà Âm cách 10 dặm, cách bờ sông Vĩnh Tế ở phía Nam 10 dặm. Huyện Hà Âm là huyện ở phía bắc sông Vĩnh Tế (phía âm của sông) nên gọi tên là thế, đối với huyện Hà Dương là huyện ở phía nam (phía dương của sông). Có thể đất Chân Sum là đất Sóc Sum của tỉnh KamPot. Về Linh Quỳnh thì Nhất thống chí chép rằng núi Linh Quỳnh thuộc huyện Hà Châu cách 120 dặm và ở phía bắc sông Giang Thành, sông này có hai nguồn ra từ núi Linh Quỳnh. Linh Quỳnh tức địa điểm Linh Quỳnh của tỉnh KamPot nước Cao Miên. (Xem thế thì thấy rằng năm phủ Vũng Thơm, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh ở đời Nguyễn còn là đất của huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên và của huyện Hà Âm tỉnh An Giang, đến đời Tự Đức triều Nguyễn mới trả về nước Cao Miên)."
Đồn bảo (cửa khẩu và đồn binh) thuộc Hà Âm.
Các đồn bảo của nhà Nguyễn là các trạm sở cửa khẩu thu thuế giao thương, đắp bằng đất, trong thời chiến trở thành các đồn binh. Theo Đại Nam nhất thống chí trên địa bàn huyện Hà Âm có các đồn bảo sau:
Các thôn làng thuộc Hà Âm: Vĩnh Thông, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, Vĩnh Điền, Thân Nhơn (Thân Nhân), An Quới, Long Thạnh, Linh Quỳnh (Luih-Quinh tức làng Prey-Angkonh), Cổ Man (sóc Kaoh Moan)...
Lịch sử.
Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum (Treang) và Mật Luật (Meát Chruk). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang. Cao Xuân Dục viết trong Quốc triều chính biên toát yếu như sau: ""Vua nước Chân Lạp là Nặc Chân gửi thư cho quan bảo hộ Nguyễn Văn Thụy xin cắt đất 3 phủ: Lợi Kha Bát, Chân Sum, Mật Luật để trả ơn ông Thụy [Thoại]... Thụy đem thư ấy báo thành Gia Định, quan thành ấy [Lê Văn Duyệt] tâu lên, Ngài khiến đình thần bàn. Lê Văn Duyệt tâu rằng: "Vua Chân Lạp không phải bản tâm báo ơn Thụy, chẳng qua vì người Xiêm nuôi em nó [tranh chấp nội bộ Cao Miên], nên nó muốn cho ta bảo hộ được bền vững đó thôi. Ta mà nhận cả... người Xiêm có điều nói được, ta mà khước cả thì e không phải ý Đức Thế tổ Cao hoàng đế trù nghĩ việc ngoài biên. Vả lại, đất 3 phủ ấy thì đất Lợi Kha Bát hơi xa, khước đi cũng phải, còn đất Châu Sum, Mật Luật thì ở chính giữa đất Châu Đốc, Giang Thành ta, xin nhận lấy đất mà đừng thu thuế, khiến cho nó biết triều đình ta chỉ lo việc ngoài biên không phải vì tham lợi... mà vui lòng thuần phục..."... Ngài cho là phải [và sai] khiến Thụy nhận lấy dân phủ Chân Sum và Mật Luật..., còn thuế thì cứ giao cho vua nước nó [Ang Chan II]. Nhưng [Thụy] phải làm tờ thư mà đáp lại cho Chân Lạp."
Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập hai huyện Hà Dương (ở bờ Nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (ở bờ Bắc sông Vĩnh Tế) phủ Tĩnh Biên (Tịnh Biên) của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang).
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức tỉnh An Giang gồm có 3 phủ với 10 huyện: Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên, Phong Nhiêu, Phong Thịnh, Vĩnh Định.
Đại Nam thực lục chép rằng: "Tháng 8 âm lịch năm Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844):... Đổi huyện Hà Âm tỉnh Hà Tiên cho lệ thuộc phủ Tĩnh Biên tỉnh An Giang, huyện Hà Dương và huyện Hà Âm nguyên thuộc tỉnh Hà Tiên (2 huyện vốn là đất Chân Thành, năm Minh Mạng thứ 20 [1839] tách ra để thuộc về phủ An Biên tỉnh Hà Tiên), năm Thiệu Trị thứ 2 [1842] trích huyện Hà Dương đổi về tỉnh An Giang, huyện Hà Âm vẫn thuộc về phủ An Biên; đến đây, lĩnh Tuần phủ Hà Tiên là Nguyễn Lương Nhàn nói địa thế huyện Hà Âm liền với phủ Tĩnh Biên, xin theo nơi gần, đổi sáp nhập tỉnh An Giang, để liệu cho dân. Vua ưng cho."
Không rõ đất huyện Hà Âm tồn tại trong lãnh thổ Việt Nam đến chính xác thời điểm nào thì lại thì lại trở về thuộc lãnh thổ Campuchia. Tuy nhiên, trong Đại Nam thực lục, bộ sử lớn nhất đương thời của Quốc sử quán triều Nguyễn thì sự kiện lịch sử cuối cùng được đề cập đến trong bộ sử này, liên quan tới những địa danh thuộc huyện Hà Âm (cái mà còn chứng tỏ sự tồn của Hà Âm trong lãnh thổ Việt Nam) là vào năm 1860. Đại Nam thực lục chép: "...Tháng 3 nhuận [âm lịch] năm Canh Thân niên hiệu Tự Đức thứ 13 [1860], lúc bấy giờ giặc Cao Miên kéo nhau quấy rối. Vua dụ bọn Tổng đốc [An-Hà] là Nguyễn Công Nhàn, Tuần phủ [An Giang] là Phan Khắc Thận ở An - Hà rằng: "Nay giặc Man hiện đang ra vào quấy rối ở các sở đồn bảo như... Tĩnh Biên, Giang Nông, Vĩnh Thông [Hà Âm] ở sông Vĩnh Tế tỉnh An Giang; Giang Thành, Tiên Thái, Kiên Giang, Thạch Động, Ba Xuyên tỉnh Hà Tiên. Lại nghe Tù trưởng Cao Miên [(là Norodom)], hẹn đến mùa thu nước lên, thuyền Tây Dương vào sông trong, bấy giờ chúng nó cùng nhau đánh ập lại. Lại [phía Lộc Sơn (Mũi Nai)] Hà Tiên thám báo giặc người hạt nước Thanh là Hoàng Quốc Lập, đầu mục Man là tên Tôn, chiêu dụ người Thanh, người Thổ ở Cần Bột, hẹn nhau đường thủy bộ chia đến quấy rối... Nguyễn Công Nhàn lập công cõi ngoài nhiều lần tỏ ra khó nhọc tài năng. Phan Khắc Thận trải nhiều chiến trận đã hiểu cơ nghi. Thế mà không nghĩ đến việc ấy, chỉ muốn vạch giới hạn tự giữ lấy. Sao lại trì hoãn thế?..." (Việc Quốc Lập... đến ở cõi đất Cao Miên, Tù trưởng Cao Miên giúp quân và lương cho.)"
Tới tháng 12 âm lịch năm Ất Sửu (tức đầu năm 1866), khi 3 tỉnh miền Đông (Gia Định (tỉnh), Biên Hòa (tỉnh), Định Tường) đã bị Pháp chiếm, Nam Kỳ chỉ còn 3 tỉnh miền Tây, vùng biên giới tỉnh An Giang và Hà Tiên với Cao Miên có sự hoạt động của cuộc khởi nghĩa Acha Xoa, thì biên giới đã lùi vào tới kênh Vĩnh Tế vùng Thất Sơn (Bảy Núi), vùng Hà Âm không còn được nhắc đến trong sử nhà Nguyễn nữa. Theo Đại Nam thực lục, chép về thời gian đó, viết: "Tổng Đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển và Tổng đốc An - Hà là Phan Khắc Thận đem tình hình biên giới và thế địch bí mật tâu lên. (Văn Uyển nói: Nước Cao Miên đã chia 2 lòng, cùng với nước Pháp tư thông, cầu lấy lại các xứ Thất Sơn. Khắc Thận nói:... Người Pháp thì thường bức bách phải nã bắt tên Xoa. Và lại, đất cheo leo, hiểm trở, rất nhiều sự khó làm.) Vua [Tự Đức] sai [triều thần] thương lượng nghị định. Bọn Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành cho là: "3 tỉnh [An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long] cheo leo, trơ trọi, mà nước Cao Miên đã bị người Pháp bảo hộ rồi, tạm hãy mềm dẻo, để yên lòng họ, cứ chiếu địa giới ngăn chặn, nếu thấy tên Xoa trốn vào địa giới ta thì bắt giao trả, để dứt mối nghi ngờ của họ [người Pháp]... Đến như Thất Sơn, năm trước đã dựng thành thôn và thu thuế, lại ở vào quãng 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại có sông Vĩnh Tế ngăn làm giới hạn, đều là đất của ta [Đại Nam], người Miên [triều đình Norodom] đến cầu người Pháp thu phục lại, (đó là theo lời phỏng đoán của tỉnh thần Vĩnh Long)..." Vua cho là phải..."
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Đầu, một phần lớn đất huyện Hà Âm đến thời Pháp thuộc đã bị người Pháp cắt cho lãnh thổ của Campuchia thuộc Pháp cùng với vài vùng đất khác dọc biên giới Việt Nam - Campuchia: như vùng đất tổng Hà Nhuận huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên kéo đến tận núi Linh Quỳnh cách biên giới 25 km, vùng được gọi là Mỏ Vịt (thuộc tỉnh Svay Rieng) nguyên là đất huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định. | 1 | null |
Vũ Đình Liệu (1919-2005) là một chính trị gia Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiểu sử.
Vũ Đình Liệu, tên khác là Nguyễn Thanh Bình, bí danh Tú Đình, Tư Bình; sinh năm 1919 tại xã Khánh Thôn, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, trong một gia đình yêu nước, có truyền thống cách mạng.
Ông hoạt động cách mạng từ tháng 07/1945, trong Cách mạng tháng tám 1945 tham gia giành chính quyền tại Trà Vinh. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1946.
Trong thời gian từ 1945 đến 30/04/1975, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại Tây Nam Bộ như: Chủ nhiệm Việt Minh huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; Bí thư Huyện ủy Châu Thành; Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau; Khu ủy viên sau đó là Bí thư Khu ủy khu 9 kiêm Chính ủy Quân khu 9.
Sau 30/04/1975, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV và V. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương; Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (01/1977-03/1979); Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang (dưới tên Nguyễn Thanh Bình).
Từ 23/4/1982 đến 16/2/1987 ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay), thay cho Võ Chí Công, phụ trách nông nghiệp.
Sau khi nghỉ hưu, ông còn tham gia làm Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, vận động thành lập Ngân hàng Thủy sản.
Ông mất ngày 17/06/2005 tại nhà riêng nơi ông sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Quán Khâu Kiệm (; ? – 255), còn phiên âm là Vô Kỳ Kiệm hoặc Vô Khâu Kiệm, là tướng lĩnh Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Quán Khâu Kiệm có tên tự là Trọng Cung (仲恭), người huyện Văn Hỷ, quận Hà Đông. Cha ông là , thời Tào Phi làm Thái thú quận Vũ Uy, có công đánh dẹp những lực lượng làm phản, được phong làm Cao Dương hương hầu.
Trấn giữ U châu.
Thời Ngụy Văn Đế, ông là bạn của thái tử Tào Duệ. Năm 226, Tào Duệ lên nối ngôi cha, tức là Ngụy Minh Đế. Vô Khâu Kiệm được phong làm Thượng thư lang, rồi cất nhắc làm Vũ Lâm giám, Điển nông Lạc Dương.
Ít lâu sau, Quán Khâu Kiệm được Minh Đế thăng làm Thứ sử Kinh châu, rồi chuyển sang làm thứ sử Dương châu, thứ sử U châu, kiêm Liêu Đông tướng quân, ban cờ tiết, Hộ Ô Hoàn hiệu úy.
Trong thời gian trấn trị U châu, Vô Khâu Kiệm có công thu hàng được Thiền Vu Ô Hoàn. Cùng lúc, nước Cao Câu Ly láng giềng và thủ lĩnh Liêu Đông là Công Tôn Uyên cũng lớn mạnh.
Năm 237, Ngụy Minh Đế muốn thôn tính Liêu Đông, bèn sai Quán Khâu Kiệm mang chiếu thư của triều đình đến gọi Công Tôn Uyên vào Lạc Dương triều kiến. Công Tôn Uyên không dám vào chầu vì sợ bị bắt giữ, bèn khởi binh phản Ngụy. Quân Liêu Đông giao tranh với quân U châu, đánh nhau tại huyện Liêu Toại. Vô Khâu Kiệm bị Công Tôn Uyên đánh lui.
Năm 238, Ngụy Minh Đế cùng Cao Câu Ly thành lập một liên minh với mục tiêu nhằm Công Tôn Uyên. Tháng 6 năm đó, Ngụy Minh Đế sai Tư Mã Ý mang đại quân đánh Yên. Quán Khâu Kiệm theo giúp Tư Mã Ý hạ thành Tương Bình, tiêu diệt Công Tôn Uyên. Nhờ có công lao, Quán Khâu Kiệm được phong làm Tả tướng quân.
Đánh Cao Câu Ly.
Sau khi nhà Ngụy chiếm được Liêu Đông, mối quan hệ hữu hảo với Cao Câu Ly nhanh chóng tan vỡ. Cao Câu Ly xua quân tấn công các khu vực phía Tây của Liêu Đông. Nhà Ngụy nhanh chóng đáp trả. Năm 244, Quán Khâu Kiệm mang quân tấn công và tàn phá kinh đô của Cao Câu Ly tại núi Hoàn Đô. Vua Đông Xuyên của Cao Câu Ly phải một thân một mình bỏ chạy sang phía Đông và nương nhờ tại lãnh thổ của các bộ tộc Ốc Trở..
Tuy nhiên Quán Khâu Kiệm không thể ở lâu tại Cao Câu Ly. Quân Tào Ngụy nhanh chóng bị Cao Câu Ly đẩy lui và không lâu sau đó, người Cao Câu Ly đã khôi phục được lãnh thổ cũ.
Chống Gia Cát Khác.
Tháng 3 năm 253, tướng Đông Ngô là Gia Cát Khác khởi 20 vạn quân đi đánh Ngụy. Trấn đông tướng quân Quán Khâu Kiệm và Thứ sử Dương châu là Văn Khâm cũng giữ thế phòng thủ không giao tranh. Quân Ngô gặp thời tiết nắng nóng, bệnh dịch tiêu chảy tràn lan, nhiều người bị chết.
Sau một thời gian quân Ngô vây hãm Hợp Phì Tân Thành do Trương Đặc trấn thủ mà không thể hạ được, Quán Khâu Kiệm và Văn Khâm biết tình hình quân Ngô bệnh dịch bèn phát lệnh tấn công. Quân Ngô thua trận, Gia Cát Khác buộc phải rút quân, trên đường về trúng mai phục của Văn Khâm ở Hợp Du, bị thiệt hại nặng.
Chống Tư Mã Sư.
Quán Khâu Kiệm được thêm chức Giám Dự châu chư quân sự, cầm cờ tiết; ít lâu sau chuyển sang làm Trấn nam tướng quân, rồi đổi làm Trấn đông tướng quân, Đô đốc Dương châu chư quân sự.
Năm 254, con Tư Mã Ý là Tư Mã Sư thay cha nắm quyền trong triều, phế truất Tào Phương lập Tào Mao làm vua. Nghe tin Tư Mã Sư làm việc phế lập Quán Khâu Kiệm và Thứ sử Dương châu Văn Khâm bèn khởi binh thảo phạt Tư Mã Sư. Ông ước hẹn với các tướng: Hộ quân An Phong là Trịnh Ký, Hộ quân Lư Giang là Lã Tuyên, Thái thú Lư Giang là Trương Hưu, Thái thú Hoài Nam là Đinh Tôn, hộ quân Hợp Phì là Chính Hưu cùng giương cờ chống Tư Mã Sư bảo vệ nhà Ngụy.
Quán Khâu Kiệm dâng biểu về Lạc Dương lên Tào Mao, kể 10 tội trạng của Tư Mã Sư; nhưng đồng thời bài biểu lại ca ngợi công lao của Tư Mã Ý và đề nghị Tào Mao dùng em Tư Mã Sư là Tư Mã Chiêu thay thế làm phụ chính nhằm phân hóa hàng ngũ họ Tư Mã.
Để có thêm lực lượng, Quán Khâu Kiệm và Văn Khâm cầu cứu Đông Ngô hiệp trợ. Ông và Văn Khâm cùng gửi con tin sang cho vua Ngô là Tôn Lượng đề nghị phát binh, rồi tập hợp 6 vạn quân từ Thọ Xuân tiến về phía tây, nhưng không đánh thẳng tới Lạc Dương hoặc Hứa Xương mà chỉ chiếm Hạng Thành và đóng quân. Các sử gia cho rằng việc không quyết đoán này chính là ngồi chờ đòn phản công của quân địch.
Quán Khâu Kiệm sai sứ giả mang thư tới Duyện châu dụ Đặng Ngải ủng hộ mình. Đặng Ngải không nghe theo, giết luôn sứ giả rồi mang quân ra kháng cự.
Tư Mã Sư sai Giám quân Vương Cơ làm tiên phong, đóng đồn ở Nam Đốn ngăn chặn Quán Khâu Kiệm và Văn Khâm, lại sai Đặng Ngải mang 1 vạn quân Thái Sơn ra Lạc Gia để dẫn dụ Quán Khâu Kiệm ra đánh, còn tự mình cầm quân chủ lực tới Nhữ Dương.
Nghe tin Đặng Ngải mang quân tới Lạc Gia, Quán Khâu Kiệm sai Văn Khâm mang quân ra đánh. Trong khi hai bên xuất chiến, Tư Mã Sư mang quân chủ lực đánh tập hậu. Văn Khâm không địch nổi, bị thua tan tác. Các cánh quân và thành trì theo Quán Khâu Kiệm lần lượt đầu hàng
Thấy quân chủ lực thua trận, Quán Khâu Kiệm vội bỏ Hạng Thành chạy, toàn quân Dương châu tan vỡ. Quán Khâu Kiệm chạy tới huyện Thận, núp vào bụi cỏ rậm bên bờ sông, bị một người dân là Trương Thuộc bắn chết. Em ông là Quán Khâu Tú chạy sang đầu hàng Đông Ngô, còn Văn Khâm bại binh cũng bỏ chạy đến hàng Ngô.
Gia tộc hai họ Quán Khâu và họ Văn sau đó bị Tư Mã Sư giết hết.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Quán Khâu Kiệm trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung được biết đến qua việc binh biến chống Tư Mã Sư ở hồi 110. Cái chết của ông được mô tả khác: Quán Khâu Kiệm chạy đến huyện Thận, được Huyện lệnh là Tống Bạch đón tiếp và chuốc rượu say rồi chém chết. | 1 | null |
Stephen Richards Covey (sinh ngày 24 tháng 10, năm 1932 - mất ngày 16 tháng 7, năm 2012) là một nhà giáo dục, một tác giả, một doanh nhân, và một nhà diễn giả người Mỹ. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "“7 thói quen của người thành đạt”". Những cuốn sách khác của ông bao gồm: "Tư duy tối ưu, Nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc, 7 thói quen tạo gia đình hạnh phúc, thói quen thứ 8, và Nhà Lãnh Đạo trong Tôi - làm thế nào để trường học và các bậc cha mẹ trên khắp thế giới tạo được niềm cảm hứng lớn lao tới từng đứa trẻ". Năm 1996, tạp chí Time đã vinh danh ông là một trong 25 người có sức ảnh hưởng nhất nước Mỹ. Ông trực tiếp tham gia giảng dạy tại trường kinh doanh Jon M. Huntsman trực thuộc đại học bang Utah cho đến khi gặp tai nạn và qua đời.
Tuổi trẻ.
Covey sinh vào ngày 24 tháng 10 năm 1932 tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utha Hoa Kỳ. Cha ông là Stephen Glenn Covey, mẹ là Louise Richards Covey. Bà Louise là con gái của Stephen L Richards, một tín đồ và là người tham vấn cho ban trị sự đầu tiên của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô dưới sự điều hành của David O.McKay. Covey là cháu nội của Stephen Mack Covey - người thành lập chuỗi khách sạn Little America Wyoming gần Granger, Wyoming.
Covey ham thích chơi thể thao từ khi còn nhỏ. Thế nhưng, khi đang học ở trường phổ thông cơ sở, chứng trật khớp đùi kéo dài đã khiến ông buộc phải chuyển sự quan tâm của mình sang học thuật. Ở trường phổ thông, ông tham gia vào câu lạc bộ tranh biện.
Học vấn.
Covey lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh tại trường đại học UTah, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh từ trường kinh doanh Harvard trực thuộc đại học Harvard, và bằng tiến sĩ giáo dục tôn giáo (DRE) tại đại học Brigham Young. Ông cũng là thành viên của hội nam sinh Pi Kappa Alpha. Ngoài ra, ông còn được nhận thêm mười bằng tiến sĩ danh dự từ các trường đại học khác.
Tư tưởng.
Covey bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Peter Drucker và Carl Rogers. Một đặc điểm khác trong tư tưởng của ông đến từ những nghiên cứu của ông về các tác phẩm phát triển bản thân của các tác giả Mỹ mà ông thực hiện trong luận án tiến sĩ của mình. Ngoài ra, một sự ảnh hưởng lớn lao hơn nữa đối với Covey, đó chính là niềm tin của ông vào Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Theo như Clayton Christensen, 7 thói quen chính là những giá trị được chắt lọc từ những giáo lý của giáo hội các Thánh hữu ngày sau.
Tác phẩm.
Tác phẩm của Covey - “"Cội nguồn của những nguyên tắc đúng đắn"” - được xuất bản vào năm 1970 bởi công ty Deseret Book. Việc đọc cuốn sách này sẽ cho chúng ta hiểu được công việc mà Covey sau đó, đã tiếp tục phát triển dần dần từ những ý tưởng ban đầu. Riêng cuốn sách "7 thói quen của người thành đạt" được ông viết vào năm 1989 đến nay đã bán được hơn 30 triệu bản trên thế giới, được dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. Trong tác phẩm của mình, Covey đưa ra lý lẽ để chống lại thuyết mà ông gọi là “đạo đức nhân cách”, thứ mà ông nhận thấy đang thịnh hành trong rất nhiều những cuốn sách phát triển bản thân đương thời. Ông đề xướng thuyết mà ông gán cho là ”đạo đức tính cách”, ủng hộ giá trị con người như những nguyên tắc phổ quát và bất biến. Covey kiên quyết từ chối việc đồng nhất giữa giá trị và nguyên tắc. Ông cho rằng nguyên tắc là những luật tự nhiên ngoại tại, trong khi giá trị luôn luôn nằm trong nội tại và chủ thể. Covey khẳng định rằng giá trị chi phối cách hành xử của con người, còn nguyên tắc sau cùng tạo ra kết quả. Covey diễn giải những lời giảng của ông bằng một chuỗi những thói quen, hình thành trong quá trình đi từ phụ thuộc qua độc lập rồi đến tương thuộc. Năm 2002, tạp chí Forbes đã đưa cuốn sách này của Covey vào danh sách 10 tác phẩm về quản trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới từ trước tới nay.
Các tác phẩm khác của ông có thể kể đến như:
Dự án.
Franklin Covey.
Trong năm 1984 Covey thành lập “Trung tâm đào tạo lãnh đạo Covey”, đến năm 1997 hợp nhất với Franklin Quest để tạo thành tổ chức FranklinCovey, một công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp toàn cầu, các khóa huấn luyện và công cụ nâng cao năng suất làm việc cho cá nhân cũng như tổ chức. Lời tuyên bố sứ mệnh của tổ chức FranklinCovey chính là: ”Chúng tôi mang đến tầm vóc mới cho các cá nhân và tổ chức ở mọi nơi”.
Năm 2009, Covey thực hiện một chuỗi bài nói chuyện trực tuyến về vấn đề phát triển sự nghiệp để giúp đỡ những người gặp khó khăn do suy thoái kinh tế. Mục đích của bài nói chuyện là bàn về cách ra quyết định đúng lúc và những vấn đề nóng bỏng trong xã hội đương thời.
Giáo dục.
Covey phát hành tác phẩm "Nhà Lãnh Đạo trong Tôi - làm thế nào để trường học và các bậc cha mẹ trên khắp thế giới tạo được niềm cảm hứng lớn lao tới từng đứa trẻ" vào tháng 11 năm 2008. Cuốn sách kể về việc làm thế nào: ”Một vài trường học, các bậc phụ huynh và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuẩn bị cho lớp thế hệ kế cận đón nhận những thách thức và thời cơ lớn lao trong thế kỷ 21”. Nó chỉ ra cách một trường tiểu học ở Raleigh, Bắc Carolina quyết định thử kết hợp 7 thói quen của người thành đạt với những kỹ năng lãnh đạo cơ bản khác để tạo thành một chương trình giảng dạy theo những phương cách sáng tạo và độc đáo. Được truyền cảm hứng bởi những thành công của hiệu trưởng Muriel Summers cùng các giáo viên và viên chức của trường tiểu học A.B. Combs tại Raleigh, những trường học khác và các bậc phụ huynh trên toàn thế giới đã làm theo cách tiếp cận đó và thấy được những thành quả rõ rệt.
Covey đã mở rộng cuốn sách viết năm 2008 của ông "Nhà Lãnh Đạo trong Tôi" thành một vài dự án giáo dục có liên quan. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2010 ông đã tạo một bài viết đầu tiên trên một blog giáo dục với tiêu đề “Những đứa trẻ thời đại ngày nay và sự khủng hoảng trong giáo dục”, bài viết đã được đăng trên trang tin tức và website tổng hợp bài viết của Huffington Post. Đồng thời FranklinCovey cũng thiết lập một website chuyên môn dành riêng cho thuyết “"Nhà Lãnh Đạo trong Tôi"” để duy trì định kỳ các hội nghị và hội thảo nhằm huấn luyện các nhà quản lý trong trường tiểu học muốn tích hợp chương trình “"Nhà Lãnh Đạo trong Tôi"” vào trong văn hóa học thuật trường học của họ.
Đời tư.
Covey sống cùng Sandra vợ ông, tại một ngôi nhà ở Provo, Utah, ngay cạnh đại học Brigham Young, nơi ông giảng dạy trước khi xuất bản cuốn sách bán chạy nhất của ông. Là cha của chín người con, một người ông ở tuổi 52, ông đã được nhận giải thưởng “người cha đáng kính” từ tổ chức NFI (sáng kiến người cha đáng kính nước Mỹ) năm 2003.
Qua đời.
Stephen Richards Covey qua đời vào ngày 16 tháng 7 năm 2012. Ông qua đời do sức khỏe yếu đi từ khi bị tai nạn xe đạp từ hồi tháng 4 năm 2012. Ông mất kiểm soát khi đang đi xe đạp xuống đồi ở Provo, Utah vào viện điều trị hai tháng vì chấn thương đầu, gãy xương sườn và giập phổi. | 1 | null |
Nhung hươu nai hay lộc nhung là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Nhung hươu được coi là 4 thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ). | 1 | null |
Hyon Yong Chol (hangul: 현영철, hancha: 玄永哲; sinh ngày 11 tháng 1 năm 1949- nghi ngờ mất vào ngày 30 tháng 4 năm 2015) là một Ủy viên Trung ương Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông được Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thăng hàm Phó nguyên soái ngày 16 tháng 7 năm 2012. Trước đó, ông được thăng hàm Đại tướng cùng một đợt với Kim Jong Un hồi tháng 9 năm 2010.
Hyon được thăng hàm Phó nguyên soái ngay sau khi Ri Yong Ho bị rút hết khỏi các chức vụ đảng, nhà nước và quân đội làm nảy sinh dư luận rằng Hyon là thân tín của Kim Jong-un.. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, vào tháng 11, ông bị giáng cấp trở về quân hàm Đại tướng.
Vào ngày 12 tháng 5 năm 2010, cơ quan tình báo trung ương Hàn Quốc bất ngờ đăng tải thông tin rằng Hyon đã bị hành quyết bằng pháo phòng không tại khu huấn luyện quân sự Kanggon gần Bình Nhưỡng. Nguyên nhân vụ việc được cho rằng là ông bị xử tử vào ngày 30 tháng 4 cùng năm vì tội bất phục tùng và ngủ trong các cuộc tập trận chính thức của quân đội, đặc biệt là trong một sự kiện vào cuối tháng 4 năm 2015 có sự tham dự của Kim Jong Un, trong đó Hyon bị bắt quả tang đang ngủ trưa. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, cơ quan tình báo Hàn Quốc đã sửa đổi lại thông tin trên báo chí rằng ông chỉ bị phạt kỷ luật, thanh lọc và không chắc rằng có bị xử tử hay không, do đó đến nay vẫn chưa có thông tin xác thực về tình trạng của ông. | 1 | null |
Bengal ( , "Bôngo", "Bôngodesh", hay "Bangladesh") là một khu vực lịch sử và địa lý ở đông bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ, tại đỉnh của vịnh Bengal. Ngày nay, khu vực chủ yếu được phân chia giữa Cộng hòa Nhân dân Bangladesh (trước đây là Đông Bengal / Đông Pakistan) và bang Tây Bengal của Ấn Độ, mặc dù vậy, có một số vùng thuộc các vương quốc Bengal trước đây (trong các chế độ quân chủ địa phương và dưới sự cai trị của Anh) nay đã trở thành một phần của các bang Bihar, Jharkhand, Assam, Tripura và Orissa tại Ấn Độ. Cư dân tại Bengal chủ yếu là người Bengal (বাঙালি "Bangali") và họ nói tiếng Bengal (বাংলা "Bangla").
Khu vực Bengal là một trong những vùng dân cư đông đúc nhất trên Trái Đất, với mật độ dân số vượt quá 900/km². Hầu hết Bengal là vùng đồng bằng thấp tạo bởi sông Hằng–Brahmaputra, và là một bộ phận của đồng bằng Ấn-Hằng. Tại phần phía nam của khu vực là rừng ngập mặn Sundarbans, rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của hổ Bengal. Mặc dù dân cư tại khu vực Bengal chủ yếu là nông dân và làm nông nghiệp, song khu vực này lại có hai siêu đô thị là Kolkata (trước đây gọi là Calcutta) và Dhaka (trước đây gọi là Dacca). Khu vực Bengal nổi tiếng với các di sản văn học và văn hóa phong phú cũng như những đóng góp to lớn của khu vực vào việc phát triển nâng cao kinh tế-văn hóa của xã hội Ấn Độ trong giai đoạn Subah Bengal, và các hoạt động cách mạng trong cuộc vận động độc lập Ấn Độ. | 1 | null |
Chủ nghĩa duy vật lý là một trường phái triết học hiện đại, cho rằng tất cả mọi vật tồn tại không bao hàm gì khác ngoài những thuộc tính vật lý, và do đó ngôn ngữ vật lý học là ngôn ngữ duy nhất mô tả đúng đắn tự nhiên. Từ "chủ nghĩa duy vật lý" (tiếng Anh: "physicalism") xuất hiện lần đầu tiên bởi Otton Neurath năm 1931. Đối với nhiều nhà triết học hiện đại chủ nghĩa duy vật lý đồng nhất với chủ nghĩa duy vật. | 1 | null |
Trần Trang công (chữ Hán: 陳莊公; trị vì: 699 TCN - 693 TCN), tên thật là Quy Lâm (媯躍), là vị vua thứ 15 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Quy Lâm là con thứ của Trần Hoàn công – vua thứ 12 nước Trần và là em của Trần Lệ công Quy Dược – vua thứ 14 nước Trần. Năm 700 TCN, vua anh Quy Dược mất, Quy Lâm lên nối ngôi, tức là Trần Trang công.
Năm 699 TCN, Trần Trang công theo lời kêu gọi của Tống Trang công, mang quân đi hội với các nước Tề, Sái, Vệ, Trần đi đánh Trịnh. Liên quân tiến vào Đại Quỳ, chiếm ấp Ngư Thủ.
Năm 697 TCN, Tống Trang công không ủng hộ Trịnh Chiêu công nên kêu gọi chư hầu các nước Lỗ, Vệ, Trần, Sái đánh Trịnh. Trần Trang công điều quân hưởng ứng, nhưng cuối cùng liên quân không thắng phải rút lui.
Năm 693 TCN, Trần Trang công qua đời. Ông ở ngôi được 7 năm. Em ông là Quy Chử Cữu lên nối ngôi, tức là Trần Tuyên công. | 1 | null |
Camp Rock là album nhạc phim của bộ phim của hãng Disney cùng tên, được phát hành vào 17 tháng 6 năm 2008. Ở Anh, album được phát hành vào 14 tháng 7 năm 2008.
Vào 16 tháng 11, Disney phát hành album bản karaoke/không lời của nhạc phim, album không được phát hành trên iTunes nhưng có thể tìm thấy tại Wal-Mart, Target... | 1 | null |
Hương mùa hè (여름 향기) là bộ phim truyền hình nhiều tập thứ ba được công chiếu của bộ 4 phim "Tình yêu bốn mùa" của đài truyền hình KBS, Hàn Quốc, được công chiếu lần đầu tiên vào mùa hè năm 2003.
Nội dung.
Màu sắc chủ đạo của phim là màu xanh trong vắt của mùa hè, mùa hè không chỉ tràn ngập ánh nắng mà còn vương vấn những cơn mưa, tình yêu của những nhân vật trong phim không u ám buồn trắng xoá như tuyết mùa đông, không đẫm nước mắt hòa với tiếng sóng và kết thúc như chiếc lá cuối thu mà tươi sáng trong trẻo như những hạt mưa mùa hạ...
Chàng trai Yoo Min-woo (Song Seung-heon) trong một ngày mưa tình cờ gặp gỡ một cô gái dễ thương, trong sáng và mạnh mẽ, họ yêu nhau và đi đến hôn nhân, nhưng bất hạnh thay, ngay trong ngày thành hôn, cô gái ấy vĩnh viễn ra đi để lại trong lòng chàng trai nhiều nuối tiếc. Mang theo trái tim tan vỡ chàng trai rời Hàn Quốc đến Ý xa xôi, tại đây chàng gặp gỡ Park Jung-ah (Han Ji-hye), một cô gái hoạt bát, cá tính hiện đại, dù Jung-ah luôn hướng về Min-woo nhưng nỗi đau trong quá khứ khiến anh không còn tin vào tình yêu và chỉ xem cô như người em gái.
Shim Hye-won (Son Ye-jin) là một cô gái xinh như đóa hoa sớm mai, vừa dịu dàng, nữ tính vừa trong sáng, mảnh mai. Cô có một cuộc sống tưởng như hoàn hảo, một công việc tốt, một vị hôn phu giỏi giang hết mực chăm lo cho cô. Nhưng ngay từ nhỏ Hye-won đã bị mắc bệnh tim khiến cô không thể chơi đùa thỏa thích với bạn bè.Sau một lần được đưa ra nước ngoài để phẫu thuật thay tim, cô đã trở nên mạnh mẽ hơn. Dù vậy, Hye-won vẫn luôn cảm giác mình đang sống bằng trái tim của một người khác.
Trong một lần tình cờ trú mưa, Hye-won gặp Min-woo. Đó là một chàng trai khôi ngô, rất thân thiện, nhưng trong tim lại ẩn giấu nỗi đau tình yêu trong quá khứ. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng đầy duyên nợ giữa Hye-won và Min-woo đã đưa họ đến với tình yêu lãng mạn trong những ngày mưa. Hye-won phải sống trong tâm trạng giằng xé, vừa không muốn làm tổn thương vị hôn phu của mình vừa không thể che giấu tình cảm định mệnh đối với Min-woo, trong khi người bạn gái thân nhất của cô lại đang dành trọn tình yêu đối với chàng trai này.
Khi biết ra sự thật trái tim mình được mang trong người là của người yêu cũ của Min-woo, Hye-won hoài nghi về tình yêu Min-woo dành cho cô. Cô quyết định cưới vị hôn phu kia nhưng ngày cưới, đột nhiên căn bệnh tim của cô gái bé bỏng ấy tái phát. Hye-won lại được đưa ra nước ngoài thay tim. Trong khi đó, anh chàng Min-woo bị che giấu sự thật đã tin rằng Hye-won qua đời. 3 năm sau, anh về nước và họ lại gặp nhau trong một cơn mưa mùa hè. Trái tim của Hye-won lại thổn thức như ngày nào, nhưng giờ đây cô đã không còn mặc cảm vì hình bóng người yêu cũ của Min-woo.
"Hương mùa hè" là một câu chuyện về một tình yêu lý tưởng và một tình yêu định mệnh. Có người sẽ lựa chọn "người yêu mình hơn người mình yêu", nhưng có người sẽ chọn theo cách trái tim mình mách bảo. Nhân vật của Son Ye-jin cũng vậy, vị hôn phu của cô có thể là một người chồng rất tốt, rất yêu thương cô, luôn bên cô, nhưng cuối cùng cô đã lựa chọn tình yêu định mệnh với Min Woo vì cô tin vào trái tim mình.
... nhưng cuối cùng hạnh phúc đã quay trở lại. | 1 | null |
Cổ Điển (tiếng Hàn: 클래식) là bộ phim điển ảnh tình cảm, lãng mạn Hàn Quốc, mọi thứ đều được làm theo một kiểu cảnh cổ điển và là một bộ phim gây được nhiều tiếng vang ở Hàn Quốc và châu Á 2003.
Nội dung phim.
Một câu chuyện tình yêu, thuần tuý hơn một bài thơ, xót xa hơn một tiểu thuyết… 127 phút của bộ phim kể lại hai câu chuyện tình yêu cách nhau 3 thập kỷ nhưng sự lãng mạn, ngọt ngào, chua xót, tiếc nuối… thì dường như vĩnh cửu giống nhau. Bộ phim làm cho những người đang yêu thêm yêu say đắm…
Ji Hye (Son Ye Jin thủ vai) và Soo Kyung học cùng trường đều thích Sang Min (Jo In Sung)- sinh viên khoa kịch. Soo Kyung tính nóng vội, nhờ Ji Hye viết giùm một lá thư cho Sang Min. Ji Hye đã muợn tên của Soo Kyung để thổ lộ tình cảm của mình với anh. Nhưng khi thấy những lá thư ấy giúp Soo Kyung gần gũi được Sang Min, Ji Hye nảy sinh cảm giác tội lỗi vô cớ và cố xa lánh Sang Min nhưng họ cứ liên tục bị bắt gặp một cách ngẫu nhiên. Tình yêu đã sớm bắt đầu…
Một lần tình cờ, Ji Hye ngẫu nhiên phát hiện được hộp thư bí mật của mẹ, trong có chứa nguyên vẹn ký ức mối tình đầu của bà… Ji Hye dần biết được về tình yêu cổ điển của mẹ… Tình yêu của cô thấm đượm màu tiếc nuối… nhưng cô hiểu và cảm thấy bình yên với quyết định từ bỏ tình cảm của mình dành cho Sang Min, giờ đã là người yêu của bạn...
When the sun shines on the sea, I think of you
When the dim moonlight is on the spring, I think of you
Tạm dịch:
Khi những tia nắng ban mai đầu tiên chiếu sáng, anh nghĩ đến em
Khi ánh trăng ngà trải dài trên con suối, anh nghĩ đến em…
Như một bài thơ về tình yêu trong sáng và hạnh phúc trong nuối tiếc, The Classic đi vào lòng người xem nhẹ nhàng và đơn giản. Tình yêu hiện hình qua những cảnh phim miêu tả đầy chất lãng mạn với một thoáng lãng đãng trong tâm hồn. Để có và để nuối tiếc vì đã từng có với hạnh phúc từng tồn tại…
Nhạc nền trong phim.
Phần trình diễn của Joo-Hee trên sân khấu là chương 2, bản piano sonata số 8 "Pathetique" của Beethoven.
Pachelbel's Canon in D cũng được sử dụng trong phim.
Và một số bài hát của Mỹ được sử dụng trong phim. | 1 | null |
Trận Dennewitz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu, diễn ra vào ngày 6 tháng 9 năm 1813, giữa quân Liên minh thứ sáu (mà chủ yếu là quân Phổ) dưới sự chỉ huy của Thái tử Thụy Điển là Karl Johann và tướng Friedrich Wilhelm Freiherr von Bülow của Phổ với Quân đội Đế chế Pháp (có cả quân đồng minh Sachsen và Württemberg) dưới quyền Thống chế Michel Ney. Trận đánh kết thúc với chiến thắng của quân đội Liên minh, gây hỗn loạn cho đội quân của Ney và trở thành một bước ngoặt quan trọng cho cuộc chiến tranh. Trận Dennewitz cũng là trận chiến cuối cùng của chiến dịch kéo dài trong tháng 9 năm 1813. Bülow đã đóng vai trò chủ chốt trong chiến thắng này qua thái độ chăm chút của ông trong việc tiến hành đặt bẫy quân Pháp cũng như sự bày binh bố trận một cách cẩn trọng và ông được phong làm "Bá tước Dennewitz".
Tại Dennewitz, đoàn quân của Ney đã rơi vào cái bẫy của Karl Johann, hay đúng hơn là của Bülow. Một Quân đoàn Pháp bắt đầu tiến công vào buổi sáng và kéo đến Dennewitz, và nhận thấy đạo quân Phổ của tướng Bogislav Friedrich Emanuel von Tauentzien đang trấn giữ bãi đất về hướng Bắc Dennewitz. Quân Pháp tấn công và giành thắng lợi lớn, nhưng Tauentzien và quân sĩ của ông đã cầm cự ngoan cường cho đến khi Quân đoàn của Bülow đến ứng chiến và buộc quân Pháp phải rút lui về hướng Đông Nam 2 dặm Anh, dù cuộc tiến công của Bülow bị quân Pháp đánh bật. Đến chiều hôm đó, quân Pháp được tăng viện và bản thân Ney cũng đến trận địa. Thêm nữa, Quân đoàn của Thống chế Nicolas Oudinot vẫn còn không xa. Tuy nhiên, Ney đã bỏ lỡ cơ hội qua việc ông ra lệnh cho Quân đoàn này phải chuyển sang cánh phải trong khi cánh trái của quân Pháp cần được phòng vệ, và Oudinot đã tuân lệnh dù ông biết rằng điều đó là thảm họa. Bülow lại phát động tấn công và đánh lùi quân Sachsen, trong khi quân Pháp ở cánh khác cũng đánh bại quân Pháp. Người Phổ đã cầm chắc thắng lợi trong tay. Và rồi, Karl Johann đã tiếp cận bãi chiến trường cùng với các Sư đoàn Nga, Thụy Điển và Merklenburg của ông. Quân Liên minh tổ chức phản công và đánh tan tác đối phương. Quân đoàn của Oudinot nói riêng và quân Pháp nói chung phải cuống cuồng tháo chạy, trong khi quân đồng minh Đức của họ cũng bị tan nát trong trận chiến này. Tuy rằng quân Liên minh đã hứng chịu thiệt hại đáng kể, trận chiến này là một thất bại hoàn toàn của đoàn quân của Ney, đến mức họ hầu như không còn là một "đội quân" nữa. Thất bại này góp phần tung một đòn giáng mạnh mẽ vào Napoléon.
Với thất bại thê lương của quân Pháp trận đánh Dennewitz, bước tiến công của Ney đã chấm dứt đột ngột. Chiến thắng của Quân đội Phổ trong trận Dennewitz góp phần "phản hồi" thắng lợi của Hoàng đế Pháp là Napoléon Bonaparte trong trận Dresden, giảm bớt sự lệ thuộc của nước Phổ vào Nga trong cuộc chiến đồng thời củng cố yêu cầu bình đẳng của Phổ với Đế quốc Áo tại Đức, đồng thời cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi của chiến lược của ca hai phe trong thời gian sau đó. Đại thắng này cũng khiến cho Tauentzien và Bülow rửa được mối hận chiến bại của hai ông trong trận Jena hồi năm 1806, và bảo an cho kinh đô Berlin. Lòng dũng cảm của quân Phổ, cũng như tài năng và sự năng động của những người chỉ huy của họ, được xem là nguyên nhân thắng lợi cho họ trong trận Dennewitz. Trong khi đó, nhằm giữ vững hình tượng lỗi lạc của Napoléon, có những nhà sử học Pháp quy kết thất bại cho sự chậm trễ của Oudinot, dù thái độ bất mãn của Oudinot cũng là do Napoléon trước đó đã giáng chức chỉ huy đạo quân của ông thành một thuộc tướng. | 1 | null |
Trần Văn Đang (1942-1965), quê quán ở xã Long Phước, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Ông là liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Ông là chiến sĩ hoạt động trong đội biệt động Sài Gòn với bí danh là Sang.
Tiểu sử.
Trần Văn Đang, bí danh là Sang, sinh năm 1942, ở xã Long Hồ – Châu Thành – Vĩnh Long, nay là xã Long Phước - huyện Long Hồ – tỉnh Vĩnh Long.
Trần Văn Đang xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, mồ côi cha từ nhỏ.
Lớn lên, ông lên Sài Gòn theo người chú kiếm sống qua ngày (Chú ruột ông là một đảng viên cộng sản hoạt động bí mật ở nội thành đã hướng dẫn Ông đi làm cách mạng và cũng chính ông đã đưa Trần Văn Đang vào lực lượng vũ trang nội thành của đội biệt động Sài Gòn).
Ông làm nhiều nghề như phụ xe, thợ điện, sửa điện dạo và sạc bình ắc quy.
Tháng 3 năm 1964 ông tham gia lực lượng vũ trang nội thành của đội biệt động Sài Gòn
Qua một thời gian thử thách, học tập chính trị và quân sự tại căn cứ đội ở Củ Chi, Trần Văn Đang được cấp trên giao nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 1965, trong lúc đang thi hành nhiệm vụ đánh bom liều chết Câu lạc bộ sĩ quan Mỹ ở số 3 đường Võ Tánh, quận Tân Bình – Sài Gòn. Ông bị bắt.
Vào ngày 9 tháng 4 năm 1965, trong một phiên tòa đặc biệt, Trần Văn Đang bị kết án tử hình.
Ngày 22 tháng 6 năm 1965, Trần Văn Đang bị đem ra xử bắn, lúc đó ông 23 tuổi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gởi thế hệ trẻ cả nước tháng 10/1966 đã động viên thanh niên cả nước học tập gương anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và Trần Văn Đang.
Khen Thưởng.
Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang cho liệt sĩ Trần Văn Đang.
Ông được truy tặng Huân chương Chiến công hạng I.
Hiện nay ở Tp Hồ Chí minh và Tp Đà Nẵng đều có con đường mang tên Trần Văn Đang | 1 | null |
"Birthday Cake" là một ca khúc của nữ nghệ sĩ thu âm người Barbados Rihanna, trích từ album phòng thu thứ sáu của cô, "Talk That Talk" (2011). Sau khi bị tuồn một đoạn ngắn lên mạng, những người hâm mộ của cô bày tỏ sự quan tâm tới ca khúc này và băn khoăn không biết nó có được đưa vào album thứ sáu của cô hay không. Sau đó, ca khúc này được chính thức đưa vào "Talk That Talk" nhưng chỉ là một đoạn ca khúc không đầy đủ dài 1:18s.
Đội ngũ sản xuất.
Phần thực hiện được lấy từ ghi chú trong sách ảnh của album "Talk That Talk"
Bản phối khí hợp tác với Chris Brown.
Bản remix chính thức của "Birthday Cake" có sự góp giọng của nam ca sĩ thu âm người Mỹ Chris Brown. Đây là bản đầy đủ của đoạn "Birthday Cake" ngắn ở trong "Talk That Talk". Nó được phát hành trên đài phát thanh như là đĩa đơn thứ tư ở Mỹ vào 8 tháng 3 năm 2012. Lúc đầu có tin đồn rằng Christina Aguilera sẽ xuất hiện trong bản remix này khi Rhanna viết một lời nhắn lên Twitter của cô rằng cô muốn hợp tác một ai đó "Dirrty" một chút trong bản tái phát hành của ca khúc. Lời nhắn khiến nhiều người nghĩ tới ca khúc năm 2002 của Aguilera "Dirrty". Nhưng sau đó, Rihanna lại nhắn rằng, cô muốn hợp tác với một ca sĩ nam chứ không phải là nữ: "No girls allowed on #CAKE" (Tạm dịch: "Không một phụ nữ nào được phép ở #CAKE"). Và cuối cùng, Rihanna tiết lộ rằng Chris Brown sẽ là người hợp tác với cô ở phiên bản này. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến tiêu cực từ giới truyền thông và người hâm mộ, cô vẫn bảo bệ quyết định của mình và nói rằng, đó chỉ đơn giản là âm nhạc. | 1 | null |
"Eyes Open" là một ca khúc của ca sĩ/nhạc sĩ thu âm người Mỹ Taylor Swift trích từ album nhạc phim "". Ca khúc được viết bởi Taylor Swift và sản xuất bởi Nathan Chapman. Nó được phát hành như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album và được gửi đến đài phát thanh mainstream vào 27 tháng 3 năm 2012. Một video lời bài hát đã được phát hành trên Youtube vào tháng 5 năm 2012.
Thực hiện.
Đây là một trong hai ca khúc được Swift viết riêng cho bộ phim "The Hunger Games", ca khúc kia là "Safe & Sound". Swift biểu diễn ca khúc lần đầu tiên trong buổi biểu diễn tại Auckland thuộc Speak Now World Tour. Trước khi biểu diễn, cô có nói với khán giả của mình rằng: "Tôi rất thích ca khúc này... nhưng, ý tôi là, bạn không nghĩ rằng tôi sẽ gặp rắc rối khi biểu diễn nó ngay bây giờ chứ? Chắc chắn là không rồi, có phải không?". "Eyes Open" đã bị tuồn lên mạng trước khi được phát hành chính thức vào ngày 20 tháng 3 năm 2012. Một video lời bài hát đã được phát hành trên Vevo của Swift vào 17 tháng 5 năm 2012. | 1 | null |
Dân ca, Dân nhạc hoặc Âm nhạc dân gian bao gồm cả âm nhạc truyền thống cũng như thể loại âm nhạc phát triển từ đó trong quá trình phục hồi văn hóa dân gian thế kỷ 20. Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19 nhưng ban đầu được sử dụng để chỉ loại hình âm nhạc có từ trước đó.
Một số loại âm nhạc dân gian có thể được gọi là nhạc thế giới.
Định nghĩa.
Dân ca truyền thống được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: âm nhạc truyền khẩu; âm nhạc của người bình dân; âm nhạc mà người sáng tác vô danh, hoặc âm nhạc được biểu diễn theo phong tục trong một thời gian dài. Những điều này tương phản với các thể loại âm nhạc thương mại và cổ điển. Có người định nghĩa dân ca là những bài hát cổ không rõ người sáng tác; người khác cho rằng đó là loại hình âm nhạc được lưu truyền và phát triển bằng cách truyền khẩu hoặc được biểu diễn theo phong tục trong một thời gian dài.
Đặc điểm.
Từ góc độ lịch sử, âm nhạc dân gian truyền thống có những đặc điểm sau:
Chủ đề.
Các bản nhạc dân gian có được phân loại theo các chủ đề như | 1 | null |
Pyotr Mikhailovich Gavrilov (; 1900-1979) là một sĩ quan phục vụ trong Hồng quân Liên Xô. Ông là một trong những sĩ quan chỉ huy nổi tiếng nhất của Liên Xô đã tham gia cuộc chiến bảo vệ pháo đài Brest năm 1941. Sau chiến tranh, ông được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào năm 1957.
Thời gian trước chiến tranh Xô-Đức.
P. M. Gavrilov sinh ngày 17 tháng 6 (30 tháng 6 theo lịch mới) năm 1900, tại làng Alvidino (tên tiếng Tartar là "Aelbaedaen" (Әlbәdәn)) thuộc huyện Laishevsky, tỉnh Kazan (hiện nay là huyện Pestrechinsky, Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga). Ông là một người Tartar chính cống. Cha của P. M. Gavrilov qua đời trước khi ông được sinh ra (một số tài liệu khác nói P. M. Gavrilov mồ côi cha khi đã được 1 tuổi). Đến năm 15 tuổi ông lên Kazan kiếm sống và được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy.
Khi Cách mạng Tháng Mười bùng nổ, P. M. Gavrilov tham gia thành lập chính quyền Xô Viết ở Kazan. Mùa xuân năm 1918, ông tình nguyện gia nhập Hồng quân, chiến đấu chống lại quân Bạch vệ của Kolchak, Denikin và dẹp thổ phỉ ở miền Bắc Kavkaz. Ông ở lại trong quân ngũ sau chiến tranh và đến năm 1922 thì gia nhập Đảng Cộng sản. Đến tháng 9 năm 1925 ông tốt nghiệp Trường Bộ binh Vladikavkaz và đến phục vụ ở vùng Kavkaz; tại đây ông lấy vợ và nhận nuôi một cậu bé mồ côi. Đến năm 1939 ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Frunze. Trong quân ngũ ông dần dần được thăng cấp tới thiếu tá và được giao chỉ huy trung đoàn bộ binh số 44.
Năm 1939-1940 P. M. Garvilov tham gia Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan. Sau chiến tranh đơn vị của ông được điều đến miền Tây Belarus và đến tháng 5 năm 1941 thì đến đồn trú ở Brest.
Tham gia bảo vệ pháo đài Brest.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc xã đơn phương xé bỏ hiệp ước không tương xâm, mở đợt tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Liên Xô. Trong cuộc chiến tại Pháo đài Brest, P. M. Gavrilov đã chỉ huy tiểu đoàn số 1 của trung đoàn ông cùng với các toán quân bị cô lập của trung đoàn bộ binh số 333, 125 chiến đấu tại cống Bắc của tòa nhà Kobrin. Tổng cộng đội quân của ông có khoảng 400 người cùng với 2 súng chống tăng, vài khẩu súng phòng không 45 ly và 4 súng máy. Sau nhiều ngày chống cự ngoan cường, đến ngày 30 tháng 6, Đồn Đông bị hạ và đội quân của P. M. Gavrilov (lúc này chỉ còn 12 người với 4 súng máy) rút vào trú ẩn trong các hầm ngầm của pháo đài. Ông cùng các đồng đội tiếp tục tổ chức kháng cự cho đến khi bị bắt vào ngày 23 tháng 7 trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Gavrilov đã bắn đến viên đạn cuối cùng mà không dành cho mình viên nào.
Theo các ghi chép của những bác sĩ Đức điều trị cho P. M. Gavrilov, lúc bị bắt ông ở trong tình trạng như sau:
Sau khi bị bắt, Gavrilov bị giam trong các trại tập trung ở Hammelburg và Ravensbrück cho đến tháng 5 năm 1945. Trong thời gian bị giam ông là bạn thân của Trung tướng công binh Dmitry Karbyshev, người đã bị lính Đức xử tử vào tháng 2 năm 1945 bằng hình thức bỏ ngoài trời cho chết cóng.
Sau chiến tranh.
Sau khi được giải thoát khỏi trại tập trung của Đức, thật không may P. M. Gavrilov mất thẻ đảng và vì vậy đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Tuy nhiên sau đó, đến mùa thu 1945 ông được cử làm chỉ huy một trại tù binh Nhật đóng ở Siberia. Tại đây ông nhận được một số khen thưởng trong công tác (người ta cho rằng ông đã ngăn chặn được dịch thương hàn lây lan trong số các tù binh Nhật, cũng như hạn chế được các vụ lạm dụng từ phía các sĩ quan Nhật). Đến năm 1946, một tai họa khác giáng xuống đầu Gavrilov khi ông bị bắt và đưa vào trại tập trung GULAG do "tội" đã để cho quân Đức bắt làm tù binh. Ông bị giam ở đây cho đến năm 1955. Sau khi được phóng thích, P. M. Gavrilov đến Tatarya và sau đó là Krasnodar, tại đây ông gặp lại vợ và con mình, những người mà ông đã xa cách suốt từ hồi đầu chiến tranh.
Sau cơn bĩ cực cũng đến hồi thái lai. Năm 1956, một loại tài liệu mang tên "Tìm kiếm những Anh hùng của Pháo đài Brest" ("В поисках героев Брестской крепости") của Sergey Sergeyeich Smirnov đã được hoàn tất và đến năm 1957 nó được ấn hành dưới cái tên "Pháo đài Brest" ("Брестская крепость"). Nhờ đó thanh danh và tư cách đảng viên của Gavrilov đã được khôi phục. Ông được để cử nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô và cuối cùng, sắc lệnh số 10807 ngày 30 tháng 1 năm 1957 của Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lenin và huy chương Sao Vàng cho P. M. Gavrilov để tôn vinh "sự thể hiện mẫu mực về nghĩa vụ trong việc bảo vệ pháo đài Brest năm 1941, và để biểu lộ sự dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng" của ông.
Trong giai đoạn cuối đời, Gavrilov đã đi du lịch suốt vòng quanh lãnh thổ Liên Xô và tích cực tham gia vào công tác xã hội. Từ năm 1968 đến lúc mất ông sống ở Krasnodar tại ngôi nhà số 103 đường Svetlaya (đến năm 1980 con đường này được đặt theo tên ông).
P. M. Gavrilov qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1979 tại Krasnodar. Ông được mai táng với đầy đủ nghi thức quân đội tại Nghĩa trang Tưởng niệm Brest.
Hình tượng của P. M. Gavrilov trong văn học nghệ thuật.
Hồi ký của P. M. Gavrilov đã được xuất bản 2 lần ở Krasnodar: lần thứ nhất năm 1975 và lần thứ hai năm 1980.
Nhân vật P. M. Gavrilov cũng từng xuất hiện trong một số phim điện ảnh: | 1 | null |
Đa ngữ thuật () là việc sử dụng hai hay nhiều ngoại ngữ (đa ngôn ngữ) bởi một cá nhân hoặc một cộng đồng. Người ta tin rằng số lượng người sử dụng đa ngôn ngữ đông hơn cộng đồng đơn ngữ trên toàn bộ dân số thế giới. Hơn một nửa số dân cư châu Âu được cho là thông thạo ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của họ.
Đa ngữ thuật đang trở thành một hiện tượng xã hội được chi phối bởi nhu cầu của toàn cầu hóa và sự cởi mở về văn hóa. Do sự dễ dàng tiếp cận với thông tin hỗ trợ bởi Internet, việc tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ của cá nhân ngày càng trở nên thường xuyên, do đó thúc đẩy nhu cầu có thêm ngôn ngữ. Những người biết nhiều thứ tiếng cũng được gọi là người nói đa ngữ (polyglot).
Người thạo nhiều thứ tiếng đã được tiếp nhận và duy trì ít nhất một ngôn ngữ từ thời ấu thơ, cái được gọi là ngôn ngữ thứ nhất (L1). Ngôn ngữ đầu tiên (đôi khi còn gọi là tiếng mẹ đẻ) được ghi dấu ấn không cần qua giáo dục chính thống, bởi cơ chế tiếp nhận ngôn ngữ bất đồng nghiêm trọng. Trẻ em tiếp thu hai ngôn ngữ theo cách này được gọi là song ngữ đồng thời. Ngay cả trong trường hợp song ngữ đồng thời, một ngôn ngữ sẽ thường chiếm ưu thế hơn cái còn lại. Người biết nhiều hơn một ngoại ngữ được ghi nhận là sẽ chiếm ưu thế hơn người chỉ biết một thứ tiếng trong việc học ngôn ngữ mới. Thêm vào đó, những người có thể giao tiếp song ngữ có những lợi thế về kinh tế quan trọng hơn những người chỉ biết đơn ngữ, việc thành thạo hai ngoại ngữ trở lên có thể giúp các cá nhân thực hiện những công việc như giao dịch tương tác với các đối tác sử dụng ngôn ngữ thiểu số.
Đa ngữ thuật trong máy tính có thể được coi là một phần của một sự liên tục giữa quốc tế hóa và nội địa hóa. Nhờ có trạng thái bằng tiếng Anh trong máy tính mà công việc phát triển phần mềm gần như luôn ứng dụng đa ngôn ngữ (ngoài ra còn có các ngôn ngữ lập trình không phải tiếng Anh) nên hầu hết tất cả phần mềm thương mại ban đầu đều có sẵn phiên bản bằng tiếng Anh, cùng với các phiên bản đa ngôn ngữ có thể là lựa chọn thay thể dựa trên phiên bản gốc bằng tiếng Anh.
Canada công nhận tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, Tây Ban Nha công nhận tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Catalan, tiếng Basque và tiếng Galicia được công nhận là ngôn ngữ phụ chính thức. Cần phân biệt với những ngôn ngữ được sử dụng tại 1 quốc gia nhưng không có địa vị chính thức và chỉ được sử dụng ở vùng, tỉnh ví dụ tiếng Chăm của người Chăm ở Việt Nam.
Lịch sử.
Việc sử dụng từ đa ngôn ngữ đầu tiên được ghi nhận bắt nguồn từ tiếng Anh vào những năm 1800 như một sự kết hợp của đa (nhiều) và ngôn ngữ (liên quan đến các ngôn ngữ, với từ tồn tại từ thời Trung Cổ). Tuy nhiên, hiện tượng này đã cũ như chính bản thân các ngôn ngữ khác nhau.
Cùng với nhau, giống như nhiều ngôn ngữ khác nhau, đa ngôn ngữ thời hiện đại vẫn gặp còn tồn tại ở một số người nói cùng một ngôn ngữ. Biển hiệu song ngữ đại diện cho vô số ngôn ngữ trong một loạt các văn bản với từng cách viết.
Định nghĩa.
Định nghĩa của đa ngôn ngữ là một chủ đề tranh luận giống như định nghĩa về sự trôi chảy của ngôn ngữ. Ở một đầu của một chuỗi liên tục ngôn ngữ, người ta có thể định nghĩa đa ngôn ngữ là khả năng hoàn toàn và thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ. Người nói có lẽ sẽ có đầy đủ kiến thức và khả năng kiểm soát các ngôn ngữ và do đó nghe như người bản ngữ. Ở một thái cực khác sẽ là những người biết đủ các cụm từ để đi du lịch với tư cách là khách du lịch bằng cách sử dụng ngôn ngữ thay thế. Kể từ năm 1992, Vivian Cook đã lập luận rằng hầu hết những người giao tiếp đa ngôn ngữ nằm ở đâu đó giữa định nghĩa tối thiểu và tối đa. Cook gọi những người này là người đa năng. Thuật ngữ 'đa năng lực' ("multi‐competence") được sử dụng để xác định kiến thức của một cá nhân đối với ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai.
Ngoài ra, không có định nghĩa nhất quán về những gì tạo thành một ngôn ngữ riêng biệt. Ví dụ, các học giả thường không đồng ý liệu tiếng Scotland là một ngôn ngữ theo đúng nghĩa của nó hay chỉ đơn thuần là một phương ngữ của tiếng Anh. Hơn nữa, thứ được coi là ngôn ngữ có thể thay đổi, thường là vì những lý do chính trị thuần túy. Một ví dụ là việc tạo ra tiếng Serbo-Croatia như một ngôn ngữ chuẩn trên cơ sở phương ngữ Đông Herzegovinian để hoạt động như "ngôn ngữ ô" cho nhiều phương ngữ Nam Slav; sau khi Nam Tư tan rã, nó được chia thành Serbia, Croatia, Bosnia và Montenegro. Một ví dụ khác là tiếng Ukraina đã bị sa hoàng Nga loại bỏ như một phương ngữ Nga để ngăn cản tình cảm dân tộc.
Ngày nay, học sinh của nhiều quốc gia độc lập nhỏ buộc phải học nhiều ngôn ngữ do ảnh hưởng của sự tương tác giữa các nước. Ví dụ, tại Phần Lan, tất cả trẻ em được yêu cầu học ít nhất ba ngôn ngữ: hai ngôn ngữ quốc gia (Phần Lan và Thụy Điển) và một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh). Nhiều học sinh Phần Lan cũng học thêm các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Đức hoặc tiếng Nga.
Ở một số quốc gia lớn sử dụng nhiều ngôn ngữ, chẳng hạn như Ấn Độ, học sinh sẽ được dạy nhiều ngôn ngữ tùy thuộc vào địa điểm cư trú tại đất nước đó.
Ở nhiều quốc gia, song ngữ xuất hiện thông qua các mối quan hệ quốc tế, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến toàn cầu, đôi khi dẫn đến đa số là song ngữ ngay cả khi các quốc gia chỉ có một ngôn ngữ chính thức trong nước. Điều này đặc biệt xảy ra ở các khu vực thuộc Đức như Scandinavia, Benelux và giữa các cộng đồng nói tiếng Đức, nhưng nó cũng đang mở rộng sang một số quốc gia không thuộc Đức.
Quá trình tiếp thu.
Một quan điểm là của nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky trong cái mà ông gọi là thiết bị thu nhận ngôn ngữ của con người — một cơ chế cho phép người học tái tạo một cách chính xác các quy tắc và một số đặc điểm khác của ngôn ngữ mà những người nói xung quanh sử dụng. Theo Chomsky, thiết bị này bị hao mòn theo thời gian và thường không được sử dụng ở tuổi dậy thì, thiết bị này được ông sử dụng để giải thích kết quả kém mà một số thanh thiếu niên và người lớn mắc phải khi học các khía cạnh của ngôn ngữ thứ hai (L2).
Nếu học ngôn ngữ là một quá trình nhận thức, chứ không phải là một thiết bị thu nhận ngôn ngữ, như trường học do Stephen Krashen đứng đầu đề xuất, thì sẽ chỉ có sự khác biệt tương đối, không phân loại, giữa hai loại hình học ngôn ngữ.
Rod Ellis trích dẫn kết quả nghiên cứu rằng trẻ em học ngôn ngữ thứ hai càng sớm thì chúng càng phát triển tốt hơn về mặt phát âm. Các trường học ở Châu Âu thường cung cấp các lớp học ngoại ngữ thứ hai cho học sinh của họ từ rất sớm, do sự liên kết với các nước láng giềng với các ngôn ngữ khác nhau. Hầu hết sinh viên châu Âu hiện nay học ít nhất hai ngoại ngữ, một quá trình được khuyến khích bởi Liên minh châu Âu.
Dựa trên nghiên cứu trong cuốn sách của Ann Fathman là "The Relationship between age and second language productive ability," (tạm dịch: 'Mối quan hệ giữa tuổi tác và khả năng tạo ra ngôn ngữ thứ hai') có sự khác biệt về tốc độ học các hình thái, cú pháp và âm vị học tiếng Anh dựa trên sự khác biệt về độ tuổi, nhưng thứ tự tiếp thu trong việc học ngôn ngữ thứ hai không thay đổi theo độ tuổi.
Trong lớp ngôn ngữ thứ hai, sinh viên thường gặp khó khăn trong việc suy nghĩ bằng ngôn ngữ mục tiêu vì họ bị ảnh hưởng bởi các mẫu văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Giáo sư Robert B. Kaplan cho rằng trong các lớp học dạy ngôn ngữ thứ hai, tài liệu dành cho sinh viên nước ngoài không được chú trọng vì sinh viên nước ngoài đang sử dụng phép tu từ và một chuỗi suy nghĩ vi phạm sự mong đợi của người đọc bản xứ. Những sinh viên nước ngoài đã nắm vững cấu trúc cú pháp vẫn chưa thể soạn được các chủ đề, bài báo cáo học kỳ (bài báo nghiên cứu chính được viết bởi một học sinh cho một lớp học hoặc môn học cụ thể trong năm học), luận văn hay luận án.
Robert B. Kaplan mô tả hai từ khóa chính ảnh hưởng đến mọi người khi họ học ngôn ngữ thứ hai. Logic theo cách hiểu bình dân, chứ không phải theo nghĩa của từ này, là cơ sở của phép tu từ, được phát triển từ một nền văn hóa; nó không phải là phổ quát. Vì vậy, tu từ học cũng không phải là phổ biến, mà thay đổi theo từng nền văn hóa và thậm chí tùy từng thời điểm trong một nền văn hóa nhất định. Giáo viên ngôn ngữ biết cách dự đoán sự khác biệt giữa cách phát âm hoặc cấu tạo trong các ngôn ngữ khác nhau, nhưng họ có thể ít rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa các phép tu từ, nghĩa là trong cách họ sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các mục đích khác nhau, đặc biệt là trong văn bản.
Những người học nhiều ngôn ngữ cũng có thể trải qua quá trình chuyển giao tích cực - quá trình học các ngôn ngữ bổ sung trở nên dễ dàng hơn nếu ngữ pháp hoặc từ vựng của ngôn ngữ mới tương tự với các ngôn ngữ đã nói. Mặt khác, học sinh cũng có thể trải qua quá trình chuyển đổi tiêu cực - sự can thiệp từ các ngôn ngữ đã học ở giai đoạn phát triển sớm hơn trong khi học một ngôn ngữ mới về sau này trong cuộc sống.
Tiếp thu song ngữ.
Trong trường hợp trẻ em học hai hoặc nhiều ngôn ngữ có ít cơ hội để nói một trong những ngôn ngữ đó, thì trẻ em có khả năng hiểu ngôn ngữ đó nhiều hơn khả năng diễn đạt bằng lời nói. Đối với nhiều người học song ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ của môi trường xã hội rộng lớn hơn, và họ có thể đã tiếp xúc nhiều với tiếng Anh trước khi học mẫu giáo. Tuy nhiên, họ có thể đã có ít cơ hội để thực hành sử dụng tiếng Anh. Do đó, những trẻ này có thể bước vào trường mầm non với một số hiểu biết về tiếng Anh.
Quá trình tiếp thu song ngữ khác với quá trình học một ngôn ngữ khác sau khi ngôn ngữ đầu tiên đã được thành lập. Trẻ em không được học các ngôn ngữ một cách bình đẳng, vì có sự mất cân bằng mạnh mẽ về việc ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên hơn. Ví dụ, trong trường hợp trẻ học ở các trường không hỗ trợ ngôn ngữ mẹ đẻ và trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc và thực hành tiếng Anh hơn ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ có thể trở thành một người dễ tiếp thu song ngữ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Không có sự thống nhất về thời điểm trẻ em trở nên tiếp thu song ngữ. Thông qua việc tiếp xúc với một ngôn ngữ khác qua ti vi, đài phát thanh và trò chuyện với anh chị lớn hơn, trẻ em có thể tiếp thu một số tiếng Anh một cách thụ động, nhưng chúng không được coi là song ngữ.
Những người tiếp thu song ngữ được là những người có thể hiểu ngôn ngữ thứ hai nhưng không thể nói được ngôn ngữ đó hoặc khả năng nói ngôn ngữ đó bị ức chế bởi các rào cản tâm lý. Tiếp thu song ngữ thường gặp ở những người trưởng thành nhập cư vào Hoa Kỳ, những người không nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng có con cái nói tiếng Anh bẩm sinh, thường một phần là do việc giáo dục đứa trẻ đó được thực hiện bằng tiếng Anh; trong khi những bậc phụ huynh là người nhập cư có thể hiểu cả ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng Anh, họ chỉ nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ với con cái của mình. Nếu con cái của họ cũng tiếp thu một cách dễ dàng bằng song ngữ nhưng có hiệu quả tiếng Anh đơn ngữ, thì trong suốt cuộc trò chuyện, cha mẹ sẽ nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và trẻ em sẽ nói tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu con cái của họ học song ngữ một cách hiệu quả, những đứa trẻ đó có thể trả lời bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của cha mẹ, bằng tiếng Anh hoặc kết hợp cả hai ngôn ngữ, thay đổi lựa chọn ngôn ngữ của chúng tùy thuộc vào các yếu tố như nội dung, ngữ cảnh của cuộc giao tiếp và / hoặc cường độ cảm xúc và sự hiện diện hoặc vắng mặt của người nói là bên thứ ba của ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ khác.
Phương án thay thế thứ ba đại diện cho hiện tượng "chuyển đổi mã" xảy ra khi một người nói xen kẽ giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong ngữ cảnh của một cuộc trò chuyện hoặc tình huống, trong đó bên song ngữ hiệu quả với một giao tiếp chuyển đổi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp đó. Những người tiếp thu song ngữ một cách nhạy bén, đặc biệt là trẻ em, có thể nhanh chóng đạt được khả năng nói lưu loát bằng cách dành nhiều thời gian trong những tình huống mà họ được yêu cầu nói ngôn ngữ mà trước đó họ chỉ hiểu một cách thụ động. Cho đến khi cả hai thế hệ đạt được khả năng nói thành thạo, không phải tất cả các định nghĩa về song ngữ đều mô tả chính xác đặc điểm của gia đình nói chung, nhưng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thế hệ trong gia đình thường ít hoặc không ảnh hưởng đến chức năng của gia đình. Khả năng tiếp thu song ngữ ở một ngôn ngữ như được bộc lộ bởi một người nói ngôn ngữ khác, hoặc thậm chí như được thể hiện bởi hầu hết những người nói ngôn ngữ đó, không giống như khả năng hiểu lẫn nhau của các ngôn ngữ; ngôn ngữ thứ hai là thuộc tính của một cặp ngôn ngữ, cụ thể là hệ quả của sự tương đồng về từ vựng và ngữ pháp cao về mặt khách quan giữa các ngôn ngữ đó (ví dụ: tiếng Na Uy và tiếng Thụy Điển), trong khi ngôn ngữ trước là tài sản của một hoặc nhiều người và được xác định bởi chủ quan hoặc các yếu tố liên quan, chẳng hạn như mức độ phổ biến của các ngôn ngữ tương ứng trong lịch sử cuộc đời (bao gồm quá trình nuôi dưỡng trong gia đình, môi trường giáo dục và văn hóa xung quanh) của một người hoặc nhiều người.
Thứ tự tiếp nhận.
Trong song ngữ tuần tự, người học được hướng dẫn đọc viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ cho đến khi họ đạt được trình độ ở ngưỡng đọc viết thông thạo. Một số nhà nghiên cứu sử dụng ba tuổi là tuổi mà một đứa trẻ có năng lực giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ đầu tiên của chúng (Kessler, 1984). Trẻ em có thể trải qua một quá trình tiếp thu tuần tự nếu chúng di cư khi còn nhỏ đến một quốc gia sử dụng ngôn ngữ khác hoặc nếu đứa trẻ chỉ nói ngôn ngữ di sản của mình ở nhà cho đến khi chúng được hòa mình vào môi trường trường học, nơi hướng dẫn được cung cấp bằng một ngôn ngữ khác.
Trong song ngữ đồng thời, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ cộng đồng được giảng dạy đồng thời. Lợi thế là kết quả của việc biết đọc, biết viết bằng hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, giáo viên phải thông thạo cả hai ngôn ngữ và cả các kỹ năng dạy ngôn ngữ thứ hai.
Các giai đoạn mà trẻ em trải qua trong quá trình tiếp thu tuần tự một cách gián tiếp hơn so với việc tiếp thu đồng thời và có thể khác nhau rất nhiều giữa các trẻ. Tiếp thu tuần tự là một quá trình phức tạp hơn và kéo dài hơn, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy trẻ không chậm phát triển ngôn ngữ cuối cùng kém thành thạo hơn so với song ngữ, miễn là chúng nhận được đầu vào đầy đủ bằng cả hai ngôn ngữ.
Một mô hình tọa độ cho rằng thời gian bằng nhau nên được dành cho việc giảng dạy riêng biệt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ cộng đồng. Tuy nhiên, lớp học tiếng mẹ đẻ tập trung vào khả năng đọc viết cơ bản trong khi lớp học ngôn ngữ cộng đồng tập trung vào các kỹ năng nghe và nói. Song ngữ không nhất thiết có nghĩa là một người có thể nói, chẳng hạn như tiếng Anh và tiếng Pháp.
Kết quả.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự phát triển năng lực trong ngôn ngữ mẹ đẻ đóng vai trò là nền tảng của sự thành thạo có thể được chuyển sang ngôn ngữ thứ hai - giả thuyết cơ bản phổ biến. Công việc của Cummins đã tìm cách khắc phục nhận thức được truyền bá vào những năm 1960 rằng việc học hai ngôn ngữ được tạo ra cho hai mục tiêu cạnh tranh.
Niềm tin là hai ngôn ngữ loại trừ lẫn nhau và việc học ngôn ngữ thứ hai yêu cầu các yếu tố không phân biệt và động lực của ngôn ngữ thứ nhất để phù hợp với ngôn ngữ thứ hai. Bằng chứng cho quan điểm này dựa trên thực tế là một số lỗi trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai có liên quan đến các quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất.
Một sự phát triển mới khác đã ảnh hưởng đến lập luận ngôn ngữ học về khả năng đọc viết song ngữ là khoảng thời gian cần thiết để có được ngôn ngữ thứ hai. Trong khi trước đây trẻ em được cho là có khả năng học một ngôn ngữ trong vòng một năm, ngày nay các nhà nghiên cứu tin rằng trong và trên toàn bộ môi trường học tập, khoảng thời gian này là gần 5 năm.
Tuy nhiên, một kết quả thú vị của các nghiên cứu vào đầu những năm 1990 đã xác nhận rằng những học sinh hoàn thành chương trình giảng dạy song ngữ có kết quả học tập tốt hơn. Những học sinh này thể hiện sự co giãn về nhận thức hơn bao gồm khả năng phân tích các mô hình trực quan tốt hơn. Mô hình trực quan là một chuỗi các hình ảnh hoặc đối tượng hình học được tạo ra dựa trên một số quy tắc. Một số mô hình trực quan được tạo thành từ một chuỗi các hình ảnh hoặc đối tượng hình học lặp đi lặp lại. Những học sinh được giảng dạy song ngữ hai chiều trong đó yêu cầu trình độ thông thạo cả hai ngôn ngữ như nhau sẽ đạt được trình độ cao hơn. Ví dụ về các chương trình như vậy bao gồm các trường quốc tế và đa quốc gia. | 1 | null |
Xa lộ Liên tiểu bang 69 (tiếng Anh: "Interstate 69" hay viết tắt là I-69) là một xa lộ liên tiểu bang tại Hoa Kỳ gồmm có những phần không dính liền nhau và một đoạn đường gốc liên tục từ thành phố Indianapolis của tiểu bang Indiana đi theo hướng đông bắc đến biên giới Canada trong thành phố Port Huron, Michigan. Những phần tách biệt còn lại được hoàn thành và cắm biển khá phức tạp hay những phần đường không cắm biển dấu của một đoạn đường dài ở phía tây nam đi đến biên giới México trong tiểu bang Texas. Đoạn đường kéo dài này có biệt danh là Siêu xa lộ NAFTA vì nó giúp giao thương với Canada và México được khuyến khích bởi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Nó gồm có ba mảng xa lộ ngắn không nối liền nhau: thứ nhất là một đoạn dài 6,2 dặm (10,0 km) gần thành phố Corpus Christi, Texas, thứ hai là một đoạn nằm trong vùng tây bắc tiểu bang Mississippi và trong khu vực thành phố Memphis, Tennessee, và thứ ba là một đoạn dài 1,73 dặm gần thành phố Evansville, Indiana. Cả ba đoạn ngắn này được xây mới hay nâng cấp và được cắm biển là I-69. Đoạn thứ tư của I-69 đi qua tiểu bang Kentucky dài 145 dặm (232 km), sử dụng hệ thống xa lộ cao tốc sẵn có của tiểu bang và một đoạn đường của Xa lộ Liên tiểu bang 24, đã được thiết lập dựa theo luật liên bang năm 2008 nhưng Cơ quan Quản trị Xa lộ Liên bang đã không cho phép các xa lộ cao tốc hiện có của tiểu bang được cắm biển là I-69 cho đến khi một vài đoạn nào đó của chúng được nâng cấp. Một đoạn dài 55 dặm (88,5 km) thuộc xa lộ cao tốc hiện có của Kentucky từ Eddyville đến Nortonville được chấp thuận và cắm biển I-69 vào cuối năm 2011.
Điểm đầu phía nam của đoạn đường gốc nằm tại Xa lộ Liên tiểu bang 465, đây là xa lộ vành đai quanh thành phố Indianapolis bên phía đông bắc thành phố. I-69 đi về hướng đông bắc qua Anderson, Muncie, Marion, và Fort Wayne, Indiana; thành phố sau cuối được phục vụ bởi Xa lộ Liên tiểu bang 469 là xa lộ phụ trợ hiện tại duy nhất có cắm biển dấu. Sau khi băng qua Lộ thu phí Indiana (I-80/I-90) gần Angola, I-69 vào tiểu bang Michigan, băng qua I-94 ở phía đông Battle Creek và nhập với I-96 một đoạn ở phía tây thành phố Lansing. Ngay nơi tách khỏi I-96, I-69 quay hướng đông, và đi lên phía bắc thành phố Lansing và qua Flint đến một điểm giao cắt với I-94 ngay bên ngoài địa giới thành phố Port Huron. Mảng cuối cùng của I-69 trùng với I-94 đẫn đến Cầu Blue Water bắt ngang Sông St. Clair là nơi xe cộ tiếp tục đi trên Xa lộ Ontario 402 trong tỉnh bang Ontario.
Việc đề xuất nối dài xa lộ gồm có sự kết hợp Hành lang 18 và Hành lang 20 thuộc Hệ thống Quốc lộ như Đạo luật Hữu hiệu Giao thông Đường bộ Liên phương tiện năm 1991 đã ấn định. Tuy nhiên hành lang xa lộ được liên bang công nhận cũng bao gồm cơ sở hạ tầng kết nối và hiện có trong đó gồm có Xa lộ Liên tiểu bang 94 giữa thành phố Chicago và Port Huron và một số xa lộ nhánh ngắn từ I-69. Trong số các xa lộ nhánh ngắn được đề xuất là nối dài Xa lộ Liên tiểu bang 530 từ Pine Bluff, Arkansas, nâng cấp Quốc lộ Hoa Kỳ 59 từ thành phố Texarkana, Texas, và xây xa lộ tách tại miền nam Texas để phục vụ ba cửa khẩu biên giới tại Laredo, Pharr, và Brownsville.
Vào tháng 8 năm 2007, I-69 được Bộ Giao thông Hoa Kỳ lựa chọn làm một trong số sáu hành lang xa lộ tương lai. Điều này có nghĩa là nó đủ điều kiện nhận tài trợ phụ trội từ liên bang.
Mô tả xa lộ.
I-69 hiện nay tồn tại trong ba đoạn khác nhau: đoạn đường gốc (sau đó có nối dài) hoàn toàn được hoàn thành từ thành phố Indianapolis, Indiana đến Cầu Blue Water tại Port Huron, Michigan, đoạn dài từ I-64/I-164 đến Lộ Tiểu bang Indiana 68 (SR 68) trong vùng tây nam tiểu bang Indiana, và một đoạn dài từ Tunica Resorts, Mississippi đến nút giao thông khác mức I-40/I-69/TN-300 trong thành phố Memphis, Tennessee.
I-69 mới nằm trong tiểu bang Mississippi và tiểu bang Tennessee bắt đầu tại một điểm giao cắt cùng mặt lộ với con đường cũ của Xa lộ Mississippi 304 nằm trong Banks, Quận Tunica. Nó tiếp tục đi theo hướng bắc-đông bắc, đi vào trong Quận DeSoto đến một nút giao thông với con đường hiện tại của MS 304, rồi chạy theo hướng đông đến một nút giao thông lập thể với I-55 tại phía bắc Hernando. Sau đó nó tiếp tục hướng bắc, chạy trùng I-55 đến ranh giới tiểu bang Tennessee, và tiếp tục hướng bắc cùng với I-55 đến phía nam của thành phố Memphis. Sau đó nó đi theo I-240 về hướng bắc qua phố chính trước khi nhập vào I-40. Hiện nay, điểm cuối phía bắc của đoạn này thuộc I-69 nằm ở nút giao thông I-40/I-69/TN-300 trên phía bắc thành phố Memphis.
Đoạn mới của Xa lộ Liên tiểu bang 69 tại miền nam tiểu bang Indiana hiện nay bắt đầu tại nút giao thông I-64/I-164/SR 57 ở phía bắc thành phố Evansville.
Đoạn truyền thống của Xa lộ Liên tiểu bang 69 trong tiểu bang Indiana bắt đầu tại một nút giao thông lập thể với I-465 tại phía đông bắc Indianapolis, chạy theo hướng đông bắc đến gần Anderson là nơi nó quay sang hướng đông để tạo lối gián tiếp đến Muncie trước quay sang hướng bắc hơn để đến Fort Wayne. Tại Fort Wayne, I-69 gần như chạy dọc theo rìa phía tây của thành phố trong khi xa lộ phụ của nó là I-469 đi vòng ngang phía đông thành phố. I-69 tiếp tục hướng bắc đến Lộ thu phí Indiana Đông-Tây gần Fremont, rồi băng qua ranh giới vào tiểu bang Michigan ngay phía nam Kinderhook.
I-69 trong tiểu bang Michigan chạy hướng bắc qua Coldwater và Marshall. Gần Olivet, I-69 bắt đầu quay hướng đông bắc đi qua vúng đô thị Lansing. Tại đây, I-69 được cắm biển cùng với I-96. I-69 được cắm biển là xa lộ đông-tây từ thành phố Lansing đi qua Flint đến Port Huron. Tại điểm đầu phía đông, I-69 nhập vào I-94 để qua cầu Blue Water tại biên giới Canada bắt qua Sông St. Clair. | 1 | null |
Danh sách máy bay trong Chiến tranh Thế giới II gồm tất cả các loại máy bay được các nước tham chiến sử dụng trong Chiến tranh Thế giới II, từ giai đoạn khi các nước bắt đầu tham gia đến khi cuộc chiến kết thúc. Các máy bay được phát triển trong thời gian chiến tranh nhưng chưa được đưa vào biên chế chính thức được liệt kê trong mục các mẫu thử nghiệm ở phía cuối. Các mẫu thử của những máy bay được đưa vào biên chế dưới một số thiết kế khác nhau sẽ bỏ qua và liệt kê theo dạng phiên bản. Ngày máy bay được đưa vào biên chế, hay chuyến bay đầu tiên sẽ được sử dụng; nếu ngày đưa vào biên chế chưa biết hoặc một số lý do nào đó. Máy bay đa năng thường chỉ được liệt kê dưới nhiệm vụ chính của nó trừ khi phiên bản chuyên nhiệm được chế tạo cho các nhiệm vụ khác. Máy bay được các quốc gia trung lập sử dụng như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Thụy Điển hoặc các quốc gia khác không tham chiến chủ yếu, ví dụ như các quốc gia Nam Mỹ (ngoại trừ Brazil) sẽ không được liệt kê.
Máy bay hoạt động trong Chiến tranh thế giới II.
Máy bay vận tải và tiện ích.
Máy bay vận tải hạng nhẹ, tiện ích và liên lạc.
Rất nhiều máy bay thuộc thể loại này được đưa vào trang bị với số lượng rất nhỏ. Quốc gia chế tạo có thể không dùng làm máy bay quân sự, và đưa và sử dụng trong một số mục đích khác, chứ không phải do một tổ chức quân sự sử dụng.
Máy bay huấn luyện.
Các máy bay huấn luyện sơ cấp được dùng để huấn luyện cơ bản. Các máy bay huấn luyện thứ cấp được dùng để huấn luyện cho các phi công làm quen với những hệ thống phức tạp hơn, máy bay chiến đấu tốc độ cao, và huấn luyện nhào lộn hoặc chiến đấu. Máy bay huấn luyện nhiều động cơ được dùng để đào tạo các phi công đã qua các lớp huấn luyện cơ bản, sẽ chuyển lên làm quen với các máy bay vận tải và máy bay ném bom nhiều động cơ, và dùng để huấn luyện cả hoa tiêu và kỹ sư hàng không. Nhiều quốc gia, đáng chú ý là Nhật Bản, Đức và Liên Xô, sử dụng các kiểu máy bay chiến đấu cũ để dùng huấn luyện, thay vì phải chế tạo các loại huấn luyện nâng cao chuyên nhiệm. Còn Vương quốc Anh thường sử dụng các loại như tàu kéo mục tiêu, kéo theo một mục tiêu giả để cho xạ thủ học viên thực hành. Các máy bay huấn luyện trung cấp đã được thử nghiệm ở một số quốc gia để giảm thời gian huấn luyện cũng như chi phí, nhưng thời gian huấn luyện ở giai đoạn sơ cấp lại tăng lên, nên loại máy bay này không cần thiết.
Mẫu thử nghiệm.
Mẫu thử nghiệm là máy bay dự định đưa vào trang bị, nhưng chưa được trang bị chính thức do yêu cầu thay đổi, không đáp ứng các yêu cầu đề ra, các vấn đề khác hoặc chiến tranh kết thúc. Nếu máy bay được trang bị cho các phi đội hoặc sử dụng thường xuyên chứ không phải thử nghiệm đánh gá, thì nó sẽ được liệt kê ở trên trong mục thích hợp. "Napkinwaffe" – các đề án giấy và máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên sau chiến tranh không được liệt kê ở đây.
Máy bay thử nghiệm.
Máy bay dự định dùng để chính minh một khái niệm hay ý tưởng, không có ý định hoặc phù hợp cho mục đích quân sự. | 1 | null |
Điền Tề Thái công (; ?-384 TCN), là người cai trị từ năm 386 TCN đến 384 TCN của nước Tề, một thế lực chính vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người cai trị đầu tiên thuộc gia tộc Điền của nước Tề, thay thế họ Khương vốn đã cai trị nước Tề trong suốt sáu thế kỷ.
Tên gia tộc (thị) của Thái công là Điền (田), và họ (tính) là Quy (媯). Thụy hiệu của ông là Tề Thái công, song thường được gọi là Điền Tề Thái công để phân biệt với Khương Tử Nha, Thái công của Lữ thị họ Khương, người lập ra nước Tề vào thế kỷ 11 TCN.
Trị vì.
Kể từ khi cụ nội của Điền Hòa là Điền Hằng giết chết Tề Giản công vào năm 481 TCN, những người lãnh đạo của gia tộc Điền trở thành người cai trị trên thực tế của nước Tề. Năm 404 TCN, Điền Hòa kế vị anh trai Điền Điệu tử (田悼子) chức vụ lãnh đạo gia tộc Điền. Trên danh nghĩa thì ông phụng sự cho Tề Khang công, song trên thực tế thì ông mới là người cai trị đất nước.
Điền Hòa đã nhờ Ngụy Vũ hầu nói tốt cho mình với Chu An Vương, người cai trị Trung Quốc trên danh nghĩa. Năm 386 TCN, An Vương chính thức công nhận Điền Hòa là người cai trị nước Tề, chấm dứt hơn sáu thế kỷ cai trị của Khương thị. Điền Hòa trở thành người cai trị hợp pháp đầu tiên của Điền thị, và có thụy hiệu là Tề Thái công. Ông sau đó cho lưu đày Khang công đến một thành bên bờ biển, Khang công sống tại đó được bảy năm rồi qua đời vào năm 379 TCN.
Thái công qua đời vào năm 384 TCN, chỉ hai năm sau khi chính thức lên ngôi. Kế vị ông là con trai Điền Diệm, người này về sau bị em trai Điền Ngọ giết chết, Điền Ngọ lên ngôi và trở thành Tề Hoàn công.
Lăng mộ.
Lăng của Thái công nằm gần thôn Trình Gia Câu (程家沟) tại hương Phổ Thông (普通乡), Thanh Châu, Sơn Đông. Cấu trúc còn tồn tại có kích thước từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, và cao . Bảy lăng mộ khác được biết đến của những người cai trị Điền Tề nay được bảo vệ với vị thế là một đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc của Trung Quốc. Từ năm 2008, chúng đã được liệt vào danh sách Di sản thế giới dự kiến của UNESCO với vị thế là một bộ phận của quần thể kinh thành và lăng mộ nước Tề. | 1 | null |
Hồ Xạ Hương là một hồ nước ngọt, nhân tạo toạ lạc tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đây là một hồ nước khá sâu, rộng khoảng 83 ha, với nhiều ngách lớn xuyên qua các cánh rừng, được xây dựng năm 1984 với sức chứa hơn 12 triệu m3 nước, đủ nước tưới quanh năm cho 1.850 ha đồng ruộng của ba huyện Tam Đảo, Bình Xuyên và Tam Dương.
Quan cảnh.
Cảnh quan nơi đây cũng đa dạng cả về địa hình và địa chất. Các đồi đất đan xen các ngọn núi đá. Trong vùng đa phần là núi đá hoa cương và đá thạch anh màu xanh xám. Tuy không có sự xâm thực của phong thủy để tạo ra những hang động kỳ bí như ở vùng núi đá vôi, núi đá nơi đây lại có nhiều vết nứt lớn nhỏ để tạo nên nhiều khe hẻm, nhiều mái đá lõm sâu làm nơi trú ngụ cho muông thú.
Theo ý đồ của người thiết kế ban đầu, dù mực nước hồ hạ xuống tới "cốt chết" không tự chảy ra mương được nữa thì trong lòng hồ vẫn còn 700.000m3 nước dự trữ, nhiều chỗ có độ sâu tới 03m nước. Nghĩa là hồ Xạ Hương không bao giờ khô cạn trơ ra đáy bùn làm ảnh hường tới môi trường sinh thái và cảnh quan xung quanh. Trên bờ hồ hoàn toàn không có nhà dân. | 1 | null |
Mông Cổ bí sử (Chữ Mông Cổ cổ điển: "Mongγol-un niγuca tobčiyan", tiếng Mông Cổ Khalkha: Монголын нууц товчоо, "Mongolyn nuuts tovchoo") là tác phẩm văn chương tiếng Mông Cổ lâu đời nhất còn tồn tại. Tác phẩm được viết cho hoàng tộc Mông Cổ vào một khoảng thời gian nào đó sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn vào năm 1227, bởi một tác giả vô danh và nguyên bản có thể là bằng chữ Duy Ngô Nhĩ, mặc dù vậy, tất cả các văn bản còn tồn tại của tác phẩm lại xuất phát từ các bản phiên âm hoặc dịch thuật sang Hán tự từ cuối thế kỷ 14, được nhà Minh biên soạn với tên "Nguyên triều bí sử" ().
"Bí sử" được coi là văn bản miêu tả bằng tiếng Mông Cổ bản địa quan trọng và độc nhất về Thành Cát Tư Hãn. Về mặt ngôn ngữ, tác phẩm cung cấp một nguồn tư liệu dồi dào về tiếng Mông Cổ tiền cổ điển và tiếng Mông Cổ trung đại. "Bí sử" được coi như một bộ phận của văn học cổ điển cả ở tại Mông Cổ và phần còn lại của thế giới.
Nội dung.
Cũng giống như nhiều văn bản khác vào thời kỳ này, tác phẩm bao gồm các yếu tố văn hóa dân gian và thơ ca và không hẳn là sự thực như các sử gia mong muốn. Tác phẩm có những mốc thời gian mâu thuẫn. Mông Cổ bí sử ngoài việc là một tư liệu lịch sử quan trọng, còn là một trong các tư liệu thành văn đầu tiên của thơ ca Mông Cổ.
Tác phẩm bắt đầu với một bảng phả hệ về gia đình của Thiết Mộc Chân. Tác phẩm mô tả về cuộc sống của Thiết Mộc Chân bắt đầu từ khi cha Dã Tốc Cai bắt cóc mẹ Ha Ngạch Lôn, sau đó là cuộc sống những năm đầu đời của Thiết Mộc Chân. Quãng thời gian khó khăn sau cái chết của cha và nhiều cuộc xung đột chống lại ông, các cuộc chiến tranh, và âm mưu trước khi ông có tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Các phần sau đó của tác phẩm nói về các cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn và Oa Khoát Đài trên khắp lục địa Á-Âu, và phần kết là các nhận xét của Oa Khoát Đài về những gì ông ta đã làm.
Tác phẩm bao gồm 12 quyển:
Tái phát hiện và dịch thuật.
Chỉ còn sót lại các bản sao của tác phẩm với hình thức phiên âm văn bản gốc tiếng Mông Cổ bằng Hán tự, kèm theo một bảng thuật ngữ trong dòng và một bản dịch mỗi phần bằng tiếng Hán. Tại Trung Quốc, tác phẩm được biết đến như là một văn bản dùng để dạy cho người Hán đọc và viết tiếng Mông Cổ vào thời nhà Minh và các bản dịch tiếng Hán đã được sử dụng trong một số sử tịch, song vào thập niên 1800, các bản sao đã trở nên rất hiếm.
Baavuday Tsend Gun (1875-1932) là học giả Mông Cổ đầu tiên đã chuyển tự "Mông Cổ bí sử" sang tiếng Mông Cổ hiện đại, vào năm 1915-17. Phát hiện đầu tiên về "Bí sử" ở phương Tây và cung cấp một bản dịch từ chú giải tiếng Hán là nhà Hán học người Nga Palladiy Kafarov. Bản dịch đầu tiên từ văn bản tiếng Mông Cổ được khôi phục lại là của nhà Hán học người Đức Erich Haenisch (phiên bản của văn bản khôi phục gốc: 1937; bản dịch: 1941, bản thứ hai 1948) và Paul Pelliot (1949). B. I. Pankratov đã xuất bản một bản dịch tiếng Nga vào năm 1962. Sau đó, Tsendiin Damdinsuren đã chuyển tự biên niên sử này sang tiếng Mông Cổ Khalkha vào năm 1970.
Arthur Waley đã cho xuất bản một bản dịch một phần của "Bí sử", song bản dịch đầy đủ đầu tiên sang tiếng Anh là của Francis Woodman Cleaves, với tên gọi "The Secret History of the Mongols: For the First Time Done into English out of the Original Tongue and Provided with an Exegetical Commentary". Ngôn ngữ cổ xưa mà Cleaves sử dụng không làm thỏa mãn tất cả mọi người, giữa năm 1971 và 1985, Igor de Rachewiltz đã xuất bản một bản dịch 11 quyển của loạt "Papers on Far Eastern History" với những lời chú thích mang tính rộng rãi ở cuối trang và không những vậy, nó còn bao gồm các khía cạnh của văn hóa Mông Cổ. "Mông Cổ bí sử" đã được các nhà nghiên cứu xuất bản bằng hơn 30 thứ tiếng.
Năm 2004, chính phủ Mông Cổ tuyên bố rằng bản sao của Mông Cổ bí sử được bọc vàng được đặt tại phần phía sau của toà nhà chính phủ. | 1 | null |
Lam Trục là một hồ nước ngọt, thuộc loại hình hồ thủy lợi, toạ lạc tại xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hồ có diện tích 172 ha và độ sâu trung bình là 7 m. Ngoài việc giữ chức năng là hồ thủy lợi, lấy nước phục vụ tưới tiêu thì hồ Vân Trục còn được khai thác để nuôi thủy sản nước ngọt.
Nuôi thủy sản.
Hình thức nuôi thủy sản ở đây là nuôi quảng canh, không cho ăn mà tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong hồ. Theo số liệu thống kê, hàng năm sản lượng thủy sản khai thác bình quân đạt 10-15 tấn, năng suất thấp khoảng 80 kg/ha, tỷ lệ cá thu lại 35-40% (trong đó cá mè 60-65%, cá trôi 10%, cá trắm cỏ 5%, chép 3%, còn lại là các loại cá tạp, tôm, tép)...
Để đa dạng loài cá nuôi và lựa chọn những loài cá có giá trị, thay dần những giống có năng suất thấp, ít giá trị kinh tế, trong 2 năm (2007 và 2008), Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc đã di nhập 20.000 con cá Quế giống từ Viện nuôi trồng thủy sản về nuôi thử nghiệm tại hồ Vân Trục để theo dõi sinh trưởng và tính thích ứng. Đây là loài cá nước ngọt lần đầu tiên có ở Vĩnh Phúc thuộc bộ cá vược, có nguồn gốc từ Trung Quốc với ưu điểm dễ nuôi, nhanh lớn, thịt ngon, chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên nên đầu tư ít tốn kém.
Chú thích.
Hồ Vân Trục được xây dựng năm 1966, diện tích lưu vực khoảng 19,2km2 với dung tích hữu ích khoảng 7,6 triệu m3, phục vụ tưới thực tế 1000ha ( Thiết kế là 1435ha). | 1 | null |
László Csizsik Csatáry hay còn gọi là Laszlo Csatary (5 tháng 3 năm 1915 – 10 tháng 8 năm 2013), là tội phạm Đức Quốc xã khét tiếng. Vào năm 2012, tên của ông đã được bổ sung vào danh sách của Trung tâm Simon Wiesenthal về tội phạm chiến tranh thời Đức Quốc xã bị truy nã nhất.
Năm 1944, Csizsik-Csatáry là sĩ quan cao cấp thuộc Cảnh sát Hoàng gia Hungary, chỉ huy trong thành phố Kassa ở Hungary nay thuộc Slovakia. Ông đã giúp tổ chức việc trục xuất khoảng 15.700 người Do Thái đến Auschwitz để cho Đức Quốc xã thảm sát họ. Ông cũng bị buộc tội vô nhân đạo thực hiện thẩm quyền của mình trong một trại lao động cưỡng bức. Csatáry also brutalize the inhabitants of the city.
Ông đã bị kết án vắng mặt là tội phạm chiến tranh tại Tiệp Khắc vào năm 1948 và bị kết án tử hình. Ông đã trốn sang Canada vào năm 1949 nơi hắn ta hành nghề buôn bán tác phẩm nghệ thuật tại Montreal và Toronto cho đến khi biến mất vào năm 1997 sau khi bị tước quyền công dân.
Csatary đã chạy đến Budapest, nơi hắn sống an nhàn cho đến khi Trung tâm Simon Wiesenthal báo động với nhà chức trách Hungary vào năm ngoái và bị nhà chức trách ở đây bắt giam vào ngày 18.7.2012. | 1 | null |
Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, nó bắt nguồn từ địa phận ranh giới giữa xã Xuân Canh và Đông Hội thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và chảy vào tỉnh Bắc Ninh tại thành phố Từ Sơn. Cuối cùng, sông Ngũ Huyện Khê đổ vào sông Cầu tại phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh.
Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 5 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Đông Anh trên địa bàn thành phố Hà Nội; thành phố Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sông này được dùng tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp về mùa khô.
Ngày nay, con sông này được ví von như sông Thị Vải – Đồng Nai vì tình trạng ô nhiễm tăng cao của nó, con sông bị "đầu độc" một cách công khai bởi hàng chục, hàng trăm cơ sở sản xuất giấy ở khu vực hạ lưu thuộc địa phận xã Phú Lâm, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. | 1 | null |
Tomopteris (tiếng Tân La Tin mượn từ tiếng Hi Lạp nghĩa là "cắt" + "cánh" nhưng lại có nghĩa là "vây") là chi sinh vật phù du tên là polychaete. Nếu bị quấy rầy, một số loài được biết đến có khả năng phun tia lửa thuộc họ parapodia. Loài "Tomopteris nisseni" là sinh vật biển có khả năng phát quang màu vàng (bioluminescence). | 1 | null |
Scaevola taccada, còn gọi là cây Hếp, hay cây bão táp, là một cây thực vật có hoa trong họ Hếp, có mặt tại các vùng ven biển nhiệt đới khu vực Ấn Độ Dương-tây Thái Bình Dương. Đây là một loại cây bụi mọc phổ biến ở vùng Biển Ả Rập, vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương và các đảo Thái Bình Dương.
Miêu tả.
Đây là loài cây bụi to, có thể đạt đến chiều cao 4 m đặc trưng của vùng cận duyên, mọc gần biển, quen chịu nước mặn, thường mọc trên đất cát hay sỏi đá.
Lá của loại cây này thường hơi mọng nước, dài khoảng 20 cm, mọc xen kẽ dày, đặc biệt ở phần búp cây. Lá cây trơn, hơi giống lá hoa sứ, có màu xanh hơi vàng tươi mát. Hoa và quả cây có màu trắng, ra quanh năm. Hoa có dạng cái quạt. Quả cây nổi được trên mặt nước, và được dòng chảy mang đi nên cây này thường là một trong các loại cây tiên phong ở các bãi cát hoang tại vùng nhiệt đới. Không những có tác dụng về sinh thái, dịch quả Hếp còn được dùng chữa bệnh mờ mắt, còn rễ và lá sắc uống chữa phù thũng, lá ăn cầm tiêu chảy. Trên quần đảo Trường Sa, do cây chịu được gió mặn và sóng to nên quân lính ở đảo đã đặt cho Hếp tên gọi là "bão táp".
Phân bố.
Vùng ven biển Okinawa, Đài Loan, nam Trung Quốc,
Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, bắc Úc,
Polynesia, Melanesia, Micronesia, Đông Phi, Madagascar,
Mauritius, Seychelles, Oman, Yemen, Ấn Độ, Maldives,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia, quần đảo Chagos, Comoros và đảo Réunion.
Môi trường sống.
Cây Hếp thường mọc trực tiếp trên bãi biển nhiệt đới, đặc biệt là bãi biển san hô. Nó thường mọc tại những nơi thường xuyên chịu sóng gió mặn, và thường là những loại cây đầu tiên mọc trên các bãi và doi cát trên biển. Ngoài hạt ra, cây này rất dễ trồng, chỉ cần cắm cành xuống là sống được. Cây này ưa thích các vùng cát khô, chịu muối mặn rất tốt. Cây Hếp thỉnh thoảng thấy mọc cùng các loại cây khác như dừa, phong ba, muống biển, Guettarda speciosa, một số loại cây thuộc họ pandanus, mù u, bàng và các loại cây khác.
Tại các đảo Thái Bình Dương, cây Hếp được dùng để chống xói lở cũng như để làm cảnh. Cây được trồng ở mép biển để bảo vệ các loại cây khác khỏi sóng gió mang nước biển mặn. Cây này còn được dùng ở một số vùng để làm thuốc Tuy nhiên một số bang tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia ở vùng Caribe, cây này bị coi là loại cây xâm hại, giành đất sống với loại cây Scaevola plumieri bản địa. | 1 | null |
Béla Viktor János Bartók (; 25 tháng 3 năm 1881 – 26 tháng 9 năm 1945) là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Hungary lai Romania. Ông được coi là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất thế kỷ 20 và cùng với Franz Liszt, ông cũng được đánh giá là nhà soạn nhạc Hungary vĩ đại nhất. Mặc dù chuyên nghiên cứu và sưu tầm dân ca, ông là một trong những người sáng lập ra ngành Dân tộc nhạc học (Ethnomusicology).
Tiểu sử.
Béla Bartók được sinh ra trong thị trấn nhỏ vùng Banat Nagyszentmiklós thuộc Vương quốc Hungary, Áo-Hung (từ năm 1920 là Sânnicolau Mare, Romania) vào ngày 25 tháng 3 năm 1881.
Nhà soạn nhạc Hungari Béla Barok sinh ra ở Nagy-Szent-Miklós (nay thuộc Rumanien). Cha ông qua đời khi ông mới 8 tuổi. Mẹ ông là giáo viên thỉnh giảng âm nhạc, nên mang con theo hết tỉnh thành này đến tỉnh thành kia. Khi nhận ra năng khiếu âm nhạc của con mình, bà quyết định định cư ở Pressburg để có thể dẫn con đi nghe các buổi hoà nhạc, xem các vở nhạc kịch. Ông học nhạc ở Bratislava, rồi ở Budapest. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Hoàng gia Hungary ở Budapest và trở thành giáo sư dạy đàn piano cho tới năm 1935. Lúc đầu ông chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc truyền thống Đức. Năm 1905, Debussy phát hiện tài năng âm nhạc của Bartok. Cuộc gặp gỡ này đánh dấu một phần các tác phẩm của ông sau này. Đồng thời, cùng với bạn là Kodály, tổ chức những chuyến đi nghiên cứu qua các vùng ở Trung Âu (các nước quanh sông Donau như Hungari, Tiệp Khắc, Rumani) và về sau là châu Phi, để sưu tầm và ghi chép hàng chục nghìn bài hát dân gian. Những công trình nghiên cứu ấy có lợi cho sự nghiệp âm nhạc của Bartok và ông nhiều lần ra nước ngoài với tư cách nghệ sĩ piano. Đặc biệt thù ghét chế độ Đức quốc xã, ông sống lưu vong khi chế độ độc tài Hungary thoả hiệp với Hitler. Năm 1940, Bartók định cư vĩnh viễn ở Mỹ.
Dựng tượng.
Ông đã được chính quyền nhiều nơi dựng tượng đài để tôn vinh những đóng góp của ông:
Liên kết ngoài.
Recordings
Sheet music | 1 | null |
10.5 cm Leichtgeschütz 42 thường được biết đến với tên gọi LG 42 là một loại pháo không giật do Rheinmetall sản xuất và được quân đội Đức sử dụng trong thế chiến.
Lịch sử phát triển.
Lịch sử phát triển của LG 42 có vẻ không rõ ràng nhưng chỉ biết chính xác rằng do sự thành công của pháo 7.5 cm LG 40 trong trận Crete năm 1941 đã thôi thúc quân đội Đức thiết kế tiếp pháo không giật với cỡ nòng lớn hơn.Krupp là công ty sản xuất LG 40 đầu tiên và đưa vào sử dụng nhưng Rheinmetall mới là công ty sản xuất LG 42 với số lượng lớn.
Những vấn đề về thiết kế.
LG 42 thật ra là một phiên bản với cỡ nòng lớn hơn bản LG 40.Nó hợp nhất hệ thống quan trắc mô-men xoắn ở miệng ống xả phản lực để làm đảo chiều lực mômen xoắn.Và cũng giống như các pháo không giật 10.5 cm khác, nó sử dụng đạn 10.5 cm leFH 18.Phiên bản 42-1 sử dụng đạn hợp kim nhưng đến phiên bản 42-2 lại sử dụng lại đạn thép thường bởi vì hợp kim quá hiếm trong những năm cuối cùng của chiến tranh, nhưng cả đều có thể tháo ra thành 4 phần nhằm trang bị cho các chiến dịch nhảy dù.
Lịch sử hoạt động.
Đều là pháo 105 li, nhưng không giống như LG 40, LG 42 được thiết kế để chiến đấu độc lập và được trang bị cho các tiểu đoàn pháo binh 423-426, 429, 433, và 443, các tiểu đoàn pháo binh phục vụ ở phía Bắc dưới trướng lực lượng quân đội 20 ở vùng núi và ở trung tâm Nga dưới trướng Heeresgruppe Mitte.
Chú thích.
Engelmann, Joachim and Scheibert, Horst. "Deutsche Artillerie 1934-1945: Eine Dokumentation in Text, Skizzen und Bildern: Ausrüstung, Gliederung, Ausbildung, Führung, Einsatz". Limburg/Lahn, Germany: C. A. Starke, 1974
Hogg, Ian V. "German Artillery of World War Two". 2nd corrected edition. Mechanicsville, PA: Stackpole Books, 1997 ISBN 1-85367-480-X | 1 | null |
Lee Andrew Priest McCutcheon (sinh ngày 6 tháng 7 năm 1972 ở Newcastle, Australia) là một vận động viên thể hình chuyên nghiệp IFBB và hiện tại là vận động viên chuyên nghiệp NABBA.
Tiểu sử.
Lee lớn lên ở Wallsend Australia, mẹ của anh ta cũng là một vận động viên thể hình chuyên nghiệp và thường biểu diễn cùng với Lee trên sàn thi đấu.Lee bắt đầu luyện tập từ năm 12 tuổi với sự giúp đỡ và ủng hộ của ông nội.Lee lần đầu tiên tham gia thi đấu vào năm 13 tuổi và đã chiến thắng.Anh còn thắng rất nhiều cuộc thi nữa để dẫn đến danh hiệu IFBB Mr Australia vào năm 17, 18, 19 tuổi.Lee tham gia giải vô địch thế giới năm 17 tuổi và về thứ tư.Năm 19 tuổi Lee lại thắng giải Mr Australia nhưng không được cấp thẻ vận động viên chuyên nghiệp vì còn quá trẻ.Sau đó Lee quyết định tham gia giải nghiệp dư Niagra Falls, ở đó tài năng của Lee được phát hiện và anh được trao thẻ chuyên nghiệp khiến Lee trở thành một trong những người trẻ nhất đạt danh hiệu IFBB ở tuổi 20.
Lee luôn thi đấu thành công ở giải IFBB trong suốt hơn 16 năm.Vào năm 2010, Lee quyết định đổi qua NABBA nhưng vì giải Mr.Universe chưa bắt đầu nên anh không có giải nào để thi đấu, NABBA mời anh một chân nghiệp dư nhưng Lee nhanh chóng từ chối.Sau đó, Paul Dillet mời Lee thi đấu tại giải WBFF nhưng vì giải đấu tổ chức không chuyên nghiệp và có nhiều thiếu sót nên Lee đã quyết định bỏ thi.
Lee có công ty bán thực phẩm chức năng riêng ở Úc có tên Assassin Nutrition. Công ty đã quyết định tìm ra cách dễ dàng nhất để bán thực phẩm chức năng đến với người hâm mộ đó chính là bán trực tuyến.
Bên cạnh sự nghiệp thể hình thành công, Lee còn là một tay đua chuyên nghiệp.Lee bắt đầu đua xe vào năm 2002 với đua đường dài và vòng tròn.Anh bắt đầu sự nghiệp đua xe vượt chướng ngại vật vào năm 2004.Lee thắng rất nhiều giải ở thể loại đua xe đường dài và vòng tròn nhưng thể loại đua xe vượt chướng ngại vật mới đem lại thành công cho Lee.Năm 2005, Lee thắng giải Rookie of the Year rồi tiếp đến năm 2006, anh lại tiếp tục vô địch.
Lee cũng có tham gia làm hình tượng cho nhân vật Hulk trong phim và game.Lee cũng có xuất hiện trong một vài bộ phim truyền hình dài tập ở Úc (Rescue Special Ops) và sẽ có một vai phụ ở bộ phim sắp tới.Lee hiện tại đang tham gia đóng thêm phim và chụp hình dưới danh tiếng là vận động viên thể hình chuyên nghiệp.
Năm 2012, Lee được lấy hình để làm quảng cáo cho chương trình truyền hình thực tế Big Brother Australia 2012. | 1 | null |
Võ Viết Thanh (sinh 1943) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an hiện nay).
Thân thế và khởi đầu sự nghiệp.
Ông còn có tên khác là Bảy Thanh, sinh năm 1943, tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre . Song thân ông là ông Võ Văn Nhuận và bà Phạm Thị Giang , đều là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ những năm 1930, từng ở hãng Ba Son, hoạt động trong Công hội Đỏ cùng với Tôn Đức Thắng, Dương Quang Đông, sau năm 1945 hoạt động cho Mặt trận Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông tham gia hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960. Thời gian đầu, ông hoạt động du kích tại địa phương, từng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 8 năm 1961. Sau khi được tự do, ông tiếp tục hoạt động, phụ trách một xưởng quân giới của Quân Giải phóng miền Nam tại địa phương, có nhiều thành tích trong chiến đấu và trong việc sản xuất, chế tạo vũ khí. Ông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 7 tháng 9 năm 1970.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông chuyển sang công tác đoàn thể, chính quyền, đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Thành đoàn kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động trong ngành Công an.
Sau đó ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1984-1987) với cấp hàm Thiếu tướng. Năm 1986 ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng VI khi mới 43 tuổi.
Năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an hiện nay) phụ trách an ninh, năm 1988 ông được phong cấp hàm Trung tướng.
Vụ án "Năm Châu – Sáu Sứ".
Theo lời nhà báo Huy Đức, trong quyển 2 "Bên thắng cuộc", tên vụ án là tên của 2 nhân vật đã vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Trần Văn Trà cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991. Theo đó, đây là một vụ án do Tổng cục Tình báo Quân đội, hay Tổng cục 2, dựng lên với sự tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh và sự bao che của Đại tướng Đoàn Khuê và các lãnh đạo trong đó có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm, người phụ trách nhân sự trong Đảng lúc bấy giờ. Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại tướng. Hậu quả trực tiếp là ông không được cho vào danh sách tái cử vào Trung ương khoá VII.
Công tác chính quyền.
Năm 1991, ông trở lại công tác chính quyền TP Hồ Chí Minh; lần lượt làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách quản lý đô thị, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (07/1996-08/1997), Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (08/1997-17/05/2001).
Cập nhật.
Vụ thất lạc bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm.
Ngày 06 tháng 5 năm 2018, Võ Viết Thanh đã cung cấp cho báo chí 13 tấm bản đồ gốc trong tập hồ sơ "Đồ án quy hoạch phát triển Khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm TP.HCM tháng 5-1995" mà ông đã trình cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 367 ngày 4 tháng 6 năm 1996 khi ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Trước đó, ông Võ Văn Hoan và nhiều ban ngành TPHCM, Bộ Xây dựng, Ban Tiếp dân Thanh tra Chính phủ Việt Nam đều khẳng định bản đồ không có hoặc đã thất lạc. Đây là nguồn cơn gây khiếu kiện của gần 100 hộ dân bị giải tỏa khi xây dựng thành phố mới Thủ Thiêm mà họ cho là không nằm trong quy hoạch gốc theo bản đồ quy hoạch Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt năm 1996.
Năm 2013-2014, ông Võ Viết Thanh từng nói thẳng với ông Võ Văn Hoan và những người có trách nhiệm ở thành phố là tại sao lại đập hết nhà người dân như thế này. Sao mà giống một trận ném bom thời chiến tranh, ảnh hưởng tới cả nghìn hộ, trong khi chỉ thu hồi khoảng 20-30 ha. Đó là chưa kể những người dân đã giúp hình thành cuộc sống ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, họ quen với việc giao thương truyền thống, giờ đưa hết lên các tòa nhà cao tầng, thì họ lấy cái gì sống.
Ở Thủ Thiêm bây giờ, cứ khoét lõm ra để xây cao tầng, bất kể mật độ dân số là bao nhiêu. Chính quyền Thành phố phát triển là phải vì dân, vì dân thì phải nghĩ xem mật độ dân số có đủ thêm người nữa không. Sinh sản tự nhiên đã quá tải rồi; chưa kể là có những công ty, mà nhất là công ty quốc doanh, họ lắm nhà kho, nhà xưởng, đặt ở toàn những mảnh đất vàng. Đồng tiền đã làm biến dạng hết quy hoạch.
Xem thêm.
Võ Văn Kiệt
Võ Văn Hoan
Khu đô thị mới Thủ Thiêm | 1 | null |
Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương và đồng minh về mặt chính trị và kinh tế giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba, được thiết lập giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1960. Tính đến năm 2023, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất châu Á và là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 tại Cuba.
Lịch sử.
Sau cách mạng Cuba ngày 1 tháng 1 năm 1959, Fidel Castro, một nhân vật bí ẩn đối với Liên Xô, trở thành Thủ tướng trong một nước Cuba mới. Từ sự lãnh đạo mới này, quan hệ giữa hai quốc gia này đã chuyển thành đối tác chiến lược tin cậy trong khối cộng sản. Sau khi Liên Xô thiết lập lại mối quan hệ với Cuba sau giai đoạn gián đoạn, hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Cuba và các quốc gia Cộng sản trong năm 1960, mở ra nhiều mối quan hệ mới với Cuba. Việt Nam thiết lập với Cuba vào ngày 2 tháng 12 năm 1960, sau cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng và bộ trưởng ngoại giao Cuba Raúl García.
Cuba ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến, Cuba đưa nhiều kỹ sư cầu đường xây dựng lại hệ thống đường xá bị tàn phá nặng nề, đưa các y bác sĩ cùng các loại thuốc men, dụng cụ y tế... Cuộc chiến tranh Việt Nam là nguồn cảm hứng cho nhiều lãnh đạo Cuba, một trong số đó là Che Guevara đã kêu gọi ""phải tạo ra hai, ba, nhiều Việt Nam". Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được kí kết, Fidel đã thăm vùng giải phóng của Việt Nam tại Quảng Trị và nhắc lại tuyên bố "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình"".
Chiến tranh biên giới 1979 nổ ra, Cuba tuyên bố ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc bành trướng đồng thời tuyên bố gửi quân sang Việt Nam. Từ giai đoạn 1980-1990, Việt Nam bị cấm vận, Cuba là một trong số ít quốc gia viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam. Sau khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam được phát triển, Việt Nam lại trở thành quốc gia viện trợ cho Cuba, và là quốc gia tích cực kêu gọi Mỹ chống bao vây cấm vận Cuba. Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc, và trang thiết bị. Từ giai đoạn 2010-2020, Cuba mở cửa và cập nhật theo mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam.
Thành tựu hợp tác.
Kinh tế, giao dịch.
Trao đổi thương mại.
Về hợp tác thương mại, Việt Nam hiện là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba. Trong giai đoạn 2015-2020, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 250-350 triệu USD. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Cuba gồm gạo, đồ điện, điện tử, quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp, vật dụng gia đình, văn phòng phẩm… là những sản phẩm luôn được người dân Cuba đánh giá cao về cả chất lượng và sự đa dạng về mẫu mã.
Việt Nam nhập khẩu từ Cuba các mặt hàng gồm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 5 triệu liều vaccine Abdala ngừa Covid-19 của Cuba và hoàn tất trong tháng 10/2021. Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba ký kết tháng 11/2018 và chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2020 là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp 2 nước tận dụng các ưu đãi thuế quan nhằm phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 triệu USD trong 5 năm tới.
Hợp tác đầu tư.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của khu vực châu Á tại Cuba với 5 dự án đã triển khai, bao gồm 2 dự án của Tổng Công ty Viglacera là nhà máy liên doanh SANVIG với tập đoàn Geicon Cuba về sản xuất vật liệu xây dựng và dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp tại đặc khu Mariel; và 3 dự án nhà máy sản xuất bỉm, tã lót; nhà máy sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa và nhà máy điện năng lượng mặt trời của Công ty Thái Bình.
Đồng thời về hợp tác dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cơ bản kết thúc đàm phán hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí tại hai lô 13 và 21A, tuy nhiên trong bối cảnh giá dầu thế giới chưa có chiều hướng cải thiện, phía Việt Nam đang đề nghị nước bạn lùi thời điểm ký kết hợp đồng hợp tác vào thời điểm thích hợp. Về hợp tác viễn thông Việt Nam chủ động thúc đẩy khả năng Viettel đầu tư vào Cuba. Phía Cuba mong muốn Viettel giúp trao đổi về kinh nghiệm đầu tư trước khi tiến hành các hoạt động hợp tác cụ thể.
Nông nghiệp.
Dự án hợp tác hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lúa gạo quy mô hộ gia đình giai đoạn 2011-2015, với tổng số vốn đầu tư 43 triệu USD, đạt kết quả tích cực. Các dự án hỗ trợ Cuba sản xuất ngô, đậu tương và nuôi trồng thủy sản kết thúc giai đoạn 1 và hiện tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Hai bên tiếp tục nghiên cứu và triển khai các dự án nông nghiệp-thủy sản khác, trong đó Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án hợp tác Việt Nam-Cuba phát triển sản xuất lúa gạo giai đoạn 2019-2023 và bước đầu đưa vào triển khai.
Văn hóa, chính trị, quốc phòng.
Văn hóa.
Hai nước đã có mối quan hệ chính trị sâu sắc và gắn kết vững bền từ năm 1960 đến nay. Cả hai nước đều ủng hộ nền tảng tư tưởng Mác-Lênin. Tượng đài Hồ Chí Minh đã được khánh thành tại thủ đô Havana (năm 2003), trường Hồ Chí Minh (cấp II) ở tỉnh Jarugo (năm 1974), trường Bác Hồ (cấp I) ở Havana (năm 1976).
Ở tỉnh Quảng Trị, nơi chủ tịch Fidel đến thăm năm 1973, thành phố Đông Hà đã xây dựng công viên mang tên Fidel cùng tượng của ông.
Quân sự.
Joaquin Quintas Sola, Thứ trưởng Bộ Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba đã đến thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng 9 năm 2012 và gặp gỡ cá nhân với Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tuyên bố mong muốn hợp tác trong lĩnh vực hợp tác quốc gia, nhấn mạnh vào công nghệ quân sự, xây dựng quân đội và đào tạo sĩ quan, sẽ tăng lên.
Chính trị.
Nâng cao mối quan hệ.
Bất chấp đại dịch, lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Cuba đã thường xuyên duy trì trao đổi về các biện pháp tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương. Riêng trong năm 2020, lãnh đạo cao nhất của hai Đảng đã có 3 cuộc điện đàm.
Thủ tướng Manuel Marero Cruz thay mặt lãnh đạo cấp cao Cuba tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2022. Đây là những dịp để lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước rà soát sự phát triển của quan hệ hai nước, thảo luận những đường hướng phát triển mới nhằm không ngừng làm sâu sắc hơn mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa Đảng và nhân dân hai nước, vì lợi ích và vận mệnh của hai dân tộc.
Tuyên bố xóa nợ.
Chiều 29/3/2018 (theo giờ địa phương), lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba được tổ chức theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tại sự kiện này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Việt Nam đã tuyên bố xóa nợ cho Cuba.
Cập nhật mô hình mới.
Trong những năm gần đây, dưới sự cầm quyền của Raúl Castro, Đảng Cộng sản Cuba đã cố gắng cập nhật mô hình xã hội chủ nghĩa Cuba bằng cách giới thiệu quyền sở hữu tư nhân và tinh thần kinh doanh. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đến thăm Havana, Cuba vào tháng 4 năm 2012, trong khi Raúl Castro đến thăm Việt Nam vào tháng 7 cùng năm. Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Raul nói với Trương Tấn Sang rằng thật vinh dự khi được đến thăm Việt Nam lần nữa.
Murillo, Phó Chủ tịch Cuba và là người phụ trách thực hiện cải cách kinh tế Cuba, đã đến thăm Việt Nam vào tháng 10 năm 2012. Trong chuyến thăm của mình, Murillo đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các quan chức cấp cao khác như: Nguyễn Văn Dụ, Phó Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh và Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng. Quan điểm của chuyến thăm là học hỏi kinh nghiệm cải cách Việt Nam và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung. Cụ thể, Murillo quan tâm đến cách thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và học hỏi kinh nghiệm của thành phố trong việc đẩy nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty TNHH đại chúng. Phát triển gần đây cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Vinamilk.
Đại sứ quán, lãnh sự quán.
Tại Việt Nam:
Tại Cuba: | 1 | null |
Dawoud Rajiha (1947–2012) là một nhà chính trị và quân sự của Syria. Ông giữ chức bộ trưởng Quốc phòng Syria từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 7 năm 2012, khi ông bị ám sát trong một vụ đánh bom cảm tử tại đại bản doanh cơ quan An ninh Quốc gia, trong thời kỳ Nổi dậy ở Syria 2011–2012. Trước khi làm bộ trưởng quốc phòng, ông là tổng tham mưu trưởng quân đội Syria từ năm 2009 đến năm 2011.
Ông sinh năm 1947 tại thủ đô Damas và nghiên cứu pháo binh tại học viện quân sự và tốt nghiệp năm 1967. Dawoud Rajiha được phong trung tướng năm 1998 và đại tướng năm 2008. Ông là người theo Công giáo chính thống. | 1 | null |
Subsets and Splits