text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
55 Cancri e (viết tắt là 55 Cnc e), còn gọi là Janssen, là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay xung quanh sao 55 Cancri A. Khối lượng của nó bằng khoảng 8,63 lần khối lượng Trái Đất và đường kính của nó là 23 891 km, gần gấp đôi đường kính Trái Đất, do đó khiến nó trở thành siêu Trái Đất đầu tiên được phát hiện quay quanh một ngôi sao dãy chính. Nó cần chưa đến 18 giờ để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao chủ và nó được cho là hành tinh trong cùng trong hệ hành tinh của mình. 55 Cancri e được tìm ra ngày 30 tháng 8 năm 2004. Tuy nhiên, trước khi được tính toán lại và quan sát vào năm 2010, hành tinh này được cho là phải mất 2,8 ngày để quay xung quanh ngôi sao chủ. Theo một số quan sát sơ khởi, như vào tháng 10 năm 2012, người ta tuyên bố rằng 55 Cancri e có thể là một hành tinh carbon, và đặc biệt hơn, một "hành tinh kim cương" qua lượng carbon dưới dạng kim cương được ước tính ở bề mặt và trong lòng hành tinh này. Vào tháng 2 năm 2016, có thông báo rằng Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã phát hiện ra acid hydrocyanic, nhưng không có hơi nước trong bầu khí quyển của 55 Cancri e, điều này chỉ có thể xảy ra nếu bầu khí quyển của hành tinh này chủ yếu là hydro hoặc heli. Đây là lần đầu tiên bầu khí quyển của một ngoại hành tinh siêu Trái Đất được phân tích thành công. Tên gọi. Vào tháng 7 năm 2014, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) đã khởi động NameExoWorlds, một quy trình đặt tên thích hợp cho một số ngoại hành tinh và các ngôi sao chủ của chúng. Quy trình liên quan đến việc đề cử công khai và bỏ phiếu cho những cái tên mới. Vào tháng 12 năm 2015, IAU đã công bố tên chiến thắng là Janssen cho hành tinh này. Tên chiến thắng do Hiệp hội Khí tượng và Thiên văn Hoàng gia Hà Lan (Royal Netherlands Association for Meteorology and Astronomy) đề xuất. Cái tên này là để tôn vinh Zacharias Janssen, người đôi khi có liên quan đến việc phát minh ra kính viễn vọng. Khám phá. Giống như phần lớn các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được tìm thấy trước sứ mệnh Kepler, 55 Cancri e được phát hiện bằng cách phát hiện các biến thể trong vận tốc xuyên tâm của ngôi sao chủ của nó. Điều này đạt được bằng cách thực hiện các phép đo về hiệu ứng Doppler của quang phổ của 55 Cancri A. Vào thời điểm phát hiện ra nó, ba hành tinh khác đã được biết đến quay quanh ngôi sao này. Sau khi tính toán các hành tinh này, một tín hiệu vào khoảng 2,8 ngày vẫn tồn tại, điều này có thể được giải thích là do một hành tinh có khối lượng ít nhất bằng 14,2 khối lượng Trái Đất ở một quỹ đạo rất gần. Các phép đo tương tự đã được sử dụng để xác nhận sự tồn tại của hành tinh 55 Cancri c. 55 Cancri e là một trong những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đầu tiên có khối lượng tương đương với Sao Hải Vương được phát hiện. Nó được công bố cùng lúc với một "Sao Hải Vương nóng" khác quay quanh ngôi sao sao lùn đỏ Gliese 436 có tên là Gliese 436 b. Quá cảnh. Việc hành tinh này quá cảnh được công bố vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, dựa trên hai tuần theo dõi trắc quang gần như liên tục với kính thiên văn vũ trụ MOST. Sự quá cảnh xảy ra với một khoảng thời gian (0,74 ngày) và pha này đã được dự đoán bởi Dawson và Fabrycky. Đây là một trong số ít sự quá cảnh của một ngoại hành tinh được xác nhận xung quanh một ngôi sao và việc quá cảnh sẽ cho phép các cuộc điều tra về thành phần của hành tinh đó. Quỹ đạo và khối lượng. Phương pháp vận tốc xuyên tâm được sử dụng để tính toán khối lượng của 55 Cancri e, thu được khối lượng tối thiểu gấp 7,8 lần Trái Đất, hoặc 48% khối lượng của Sao Hải Vương. Quá cảnh cho thấy độ nghiêng của nó là khoảng 83,4 ± 1,7, do đó khối lượng thực có thể gần với khối lượng tối thiểu. 55 Cancri e cũng là đồng phẳng với b. Hành tinh này rất có khả năng bị khóa thủy triều, nghĩa là có một bên ban ngày vĩnh viễn và một bên ban đêm vĩnh viễn. Đặc điểm. 55 Cancri e nhận được nhiều bức xạ hơn Gliese 436 b. Mặt đối diện với ngôi sao của 55 Cancri e có nhiệt độ hơn 2.000 Kelvin (xấp xỉ 1.700 độ C hoặc 3.100 độ F), đủ nóng để làm tan chảy sắt. Các quan sát hồng ngoại của Kính viễn vọng Không gian Spitzer cho thấy nhiệt độ trung bình của mặt trước là và nhiệt độ mặt sau trung bình khoảng . Ban đầu người ta không biết liệu 55 Cancri e là một hành tinh khí khổng lồ nhỏ như Sao Hải Vương hay một hành tinh đất đá có kích thước lớn. Vào năm 2011, quá cảnh của hành tinh đã được xác nhận, cho phép các nhà khoa học tính toán mật độ của nó. Lúc đầu, nó được nghi ngờ là một hành tinh đại dương. Vì các quan sát ban đầu cho thấy không có hydro trong Lyman-alpha line của hành tinh này, Ehrenreich suy đoán rằng các chất dễ bay hơi của nó có thể là carbon dioxide thay vì nước hoặc hydro. Một khả năng khác là 55 Cancri e là một hành tinh rắn được tạo thành từ vật chất giàu carbon chứ không phải vật chất giàu oxy tạo nên các hành tinh đất đá trong hệ Mặt Trời. Trong trường hợp này, khoảng một phần ba khối lượng của hành tinh sẽ là carbon, phần lớn trong số đó có thể ở dạng kim cương do nhiệt độ và áp suất bên trong hành tinh. Các quan sát sâu hơn là cần thiết để xác nhận bản chất của hành tinh này. Một khả năng khác về 55 Cancri e là lực thủy triều, cùng với lực ly tâm quỹ đạo và quay, có thể hạn chế một phần bầu khí quyển giàu hydro ở phía ban đêm. Giả sử một bầu khí quyển được chi phối bởi các núi lửa và lượng lớn thành phần hydro, các phân tử nặng hơn có thể bị giới hạn trong vĩ độ < 80° trong khi hydro dễ bay hơi thì không. Do sự chênh lệch này, hydro sẽ khuếch tán từ từ vào ban ngày nơi tia X và tia cực tím sẽ gây thoát ly khí quyển. Để khả năng này có hiệu lực, 55 Cancri e cần phải bị khóa thủy triều trước khi mất toàn bộ lớp vỏ hydro của nó. Mô hình này phù hợp với phổ học thiên văn tuyên bố rằng đã phát hiện ra sự hiện diện của hydro và với các nghiên cứu khác không thể phát hiện ra tốc độ phá hủy hydro đáng kể. Vào tháng 2 năm 2016, có thông báo rằng Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã phát hiện ra acid hydrocyanic, nhưng không có hơi nước trong bầu khí quyển của 55 Cancri e, điều này chỉ có thể xảy ra nếu bầu khí quyển của hành tinh này chủ yếu là hydro hoặc heli. Đây là lần đầu tiên bầu khí quyển của một ngoại hành tinh siêu Trái Đất được phân tích thành công. Vào tháng 11 năm 2017, đã có thông báo rằng các quan sát hồng ngoại bằng Kính viễn vọng Không gian Spitzer cho thấy sự hiện diện của một đại dương dung nham bị che khuất bởi một bầu khí quyển có áp suất khoảng 1,4 bar, dày hơn một chút so với Trái Đất. Bầu khí quyển có thể chứa các hóa chất tương tự trong bầu khí quyển của Trái Đất, chẳng hạn như nitơ và có thể là oxy, để tạo ra dữ liệu hồng ngoại mà Spitzer đã quan sát được. Trái ngược với phát hiện tháng 2 năm 2016, một nghiên cứu quang phổ vào năm 2012 đã không phát hiện được hydro thoát ra khỏi khí quyển, và một nghiên cứu quang phổ vào năm 2020 không phát hiện được heli thoát ra, chỉ ra rằng hành tinh này có thể không có bầu khí quyển nguyên thủy. Dữ liệu này không loại trừ khả năng khí quyển được tạo thành từ các phân tử nặng hơn như oxy và nitơ. Núi lửa. Sự thay đổi nhiệt độ bề mặt lớn trên 55 Cancri e được cho là do hoạt động núi lửa có thể giải phóng những đám mây bụi lớn bao phủ hành tinh và ngăn chặn sự phát thải nhiệt. Đến năm 2022, một cuộc quan sát đã cho thấy sự biến đổi lớn về độ sâu quá cảnh của hành tinh, có thể là do hoạt động núi lửa quy mô lớn hoặc sự hiện diện của khí biến đổi cùng quỹ đạo với hành tinh.
1
null
"Hurricane" là một bài hát của nữ ca sĩ ghi âm người Mỹ Bridgit Mendler từ album phòng thu đầu tay của cô, "Hello My Name Is..." (2012). Bài hát được biên soạn bởi Mendler, Emanuel "Eman" Kiriakou, Evan "Kidd" Bogart và Andrew "Goldstein" Goldstein. "Hurricane" được chọn làm đĩa đơn quảng bá cho album này và được phát hành miễn phí trên iTunes cho "Single of Week" ("Đĩa đơn của Tuần") vào ngày 22 tháng 10 năm 2012, nhưng sau đó bài hát này đã được chọn làm đĩa đơn chính thức thứ hai của album, theo sau đĩa đơn trước đó là "Ready or Not". Ngày 12 tháng 2 năm 2013, bài hát được chính thức phát hành trên các đài phát thanh. "Hurricane" nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, họ nhấn mạnh vào giọng hát của Mendler và giai điệu mang âm hưởng reggae của bài hát. Họ cũng đặc biệt khen ngợi khả năng đọc rap của Mendler và so sánh cô với Cher Lloyd, Lily Allen và Karmin. Bài hát ra mắt tại vị trí thứ 194 trên bảng xếp hạng Hàn Quốc South Korean International Singles Chart, trở thành đĩa đơn thứ hai của cô xuất hiện trên bảng xếp hạng của quốc gia này. "Hurricane" cũng đạt vị trí cao nhất là thứ 4 trên bảng xếp hạng Ukrainian Charts của Ukraina, trở thành đĩa đơn thứ hai của Mendler lọt vào top 5 tại quốc gia này. Riêng tại bảng xếp hạng "Billboard" Bubbling Under Hot 100 của Mỹ, bài hát ra mắt tại vị trí quán quân. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho "Hurricane" được quay tại Vương quốc Anh và được ra mắt trên kênh Disney Channel vào ngày 12 tháng 4 năm 2013. Naomi Scott đóng vai bạn thân của Mendler trong video này. Hai người đã từng làm việc với nhau trước đó trong bộ phim "Lemonade Mouth" của Disney Channel vào năm 2011. Biểu diễn trực tiếp. "Hurricane" được biểu diễn trong mọi buổi biểu diễn thuộc chuyến lưu diễn của cô, . Vào ngày 20 tháng 10 năm 2012, Mendler biểu diễn bài hát trên chương trình "Total Access" của kênh Radio Disney và Disney Channel. Phiên bản acoustic của "Hurricane" được biểu diễn trong chương trình "Off the Charts" của Clevver TV. Mendler cũng biểu diễn bài hát trong chương trình Live! with Kelly and Michael vào ngày 11 tháng 3 năm 2013 và trong một tập telenovela của Disney Channel Argentine, "Violetta", mà trong đó cô là khách mời đặc biệt. "Hurricane" cũng được Mendler biểu diễn mở màn cho chuyến lưu diễn thứ hai của cô, Bridgit Mendler Summer Tour.
1
null
Hanna bí ẩn (tên gốc tiếng Anh: Hanna) là một phim hành động của Anh và Đức hợp tác sản xuất năm 2011 có chứa các yếu tố của chuyện cổ tích được đạo diễn bởi Joe Wright. Diễn viên trẻ Saoirse Ronan trong vai chính, cùng với Eric Bana và Cate Blanchett. Bộ phim đã được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 08 tháng 4 năm 2011 và ở châu Âu vào ngày 05 tháng 5 năm 2011. Nội dung. Hanna Heller (Saoirse Ronan) là một cô gái 15 tuổi hiện đang sống với cha cô, Erik Heller (Eric Bana) trong vùng hoang dã của miền Bắc Phần Lan. Bộ phim mở đầu bằng cảnh săn bắn và giết một con tuần lộc, lúc đầu Hanna dùng cung bắn với một mũi tên hướng vào tim con tuần lộc, sau đó giết nó với một khẩu súng ngắn. Kể từ khi hai tuổi, Hanna đã được đào tạo bởi Erik, một cựu nhân viên CIA tác nghiệp tại Đức, là một sát thủ có kỹ năng. Erik biết một bí mật mà không thể phổ biến. Ông rời tổ chức, lẩn trốn tại Bắc Cực. Marissa Wiegler (Cate Blanchett), một nhân viên CIA, muốn giết Erik, người đã đào tạo Hanna giết Wiegler. Hanna thường đọc truyện cổ Grimm, cũng có rất nhiều kiến thức bách khoa, và thông thạo một số ngôn ngữ. Do được đào tạo khi ở tách biệt khỏi nền văn minh, cô chưa bao giờ tiếp xúc với công nghệ hiện đại, lối sống cộng đồng và là cá nhân xa lạ với âm nhạc hoặc điện. Cô đã ghi nhớ một loạt các kiến thức để sử dụng "khi thời điểm đến". Một đêm, Hanna cho Erik biết rằng cô đã "sẵn sàng". Erik đào lên một thiết bị phát tín hiệu chôn dưới đất mà khi bật nút, sẽ cảnh báo thế giới bên ngoài biết sự hiện diện của họ. Hanna cảnh báo, nếu Marissa Wiegler biết nơi họ ẩn náu, "cô ta sẽ không dừng lại" cho đến khi Hanna hoặc Wiegler chết, anh miễn cưỡng cho phép Hanna sự tự do để đưa ra quyết định của mình. Sau một đêm, Hanna đã bật nút, gửi một tín hiệu vị trí của họ để Wiegler, người sẽ gửi một đội truy sát đến ngôi nhà gỗ của Erik. Erik trước khi rời khỏi, hướng dẫn Hanna để cuối cùng gặp anh tại Berlin. Hanna giết hai trong số những người trong đội khi họ bước vào nhà và sau đó chờ đợi để họ đoán rằng cha cô đã giết chết hai người trước khi trốn thoát. Cô được đưa tới một cơ sở lớn của CIA có nhiều đường ngầm phức tạp. Wiegler cẩn trọng với Hanna khi cô yêu cầu được nói chuyện với mình, điều một nhân viên khác: False Marissa (Michelle Dockery) đóng giả mình đi gặp Hanna. Hanna qua sự đối chứng những cuộc gặp gỡ trong quá khứ của Wieger với cha mình, xác nhận đang đối diện với Wiegler, người đang trả lời Hanna thông qua một máy nghe tai bởi Wiegler, trả lời các câu hỏi một cách chính xác, Hanna bắt đầu khóc và nhảy vào lòng của Marissa, nức nở khó hiểu vào vai cô. Điều này cảnh báo những người giám sát cuộc gặp, cử nhân viên y tế đến giúp Hanna định thần lại. Vừa lúc đó, Hanna giết Marissa, bắn nhân viên an ninh bằng súng của họ và trốn thoát ra ngoài bằng đường thông gió. Cô thấy mình đang chạy trốn tại sa mạc của Maroc, nơi Hanna gặp Sebastian (Jason Flemyng) và Rachel (Olivia Williams), một cặp vợ chồng phóng túng người Anh trong một kỳ nghỉ cắm trại với con gái tuổi teen của họ, Sophie (Jessica Barden), và em trai Miles (Aldo Maland). Cô lẻn vào nhà di động của họ và theo lên một chuyến phà đến Tây Ban Nha với mục tiêu đến nước Đức. Gia đình họ rất tốt với cô, Hanna và Sophie trở nên gần gũi, họ dành thời gian gặp gỡ với hai chàng trai tại đó và vui chơi các sinh hoạt địa phương. Trong khi đó, Wiegler thuê một cựu đặc vụ là Isaacs (Tom Hollander) để bắt Hanna trước khi cô đoàn tụ với cha mình tại Đức. Hanna đi với gia đình Sophie khi họ lái xe về phía bắc. Isaacs và người của ông theo dõi phía sau, khi Hanna đến ngã rẽ chia tay với gia đình Sohie đang đến Pháp, cô thoát khỏi Isaacs tại một bến cảng, giết chết một trong những người của Isaacs. Wiegler đến, tra hỏi gia đình Sophie bằng cách giả vờ bảo vệ Hanna và phát hiện Hanna đang hướng đến Berlin từ Miles. Khi đến địa chỉ cha cô đã nói, Hanna gặp Knepfler (Martin Wuttke), một ông già lập dị biết trò ảo thuật, người sống trong một ngôi nhà cổ tích theo chủ đề của Grimm trong công viên giải trí đang bỏ hoang. Đó là sinh nhật thứ 16 của Hanna và Knepfler làm cho bữa ăn sáng của mình với trứng và bánh quế. Ông cũng cho cô nghe một số đĩa nhạc, thứ âm nhạc mà cô đã không thể hình dung khi ở trong rừng. Hanna có kế hoạch hẹn với cha cô. Tuy nhiên, Wiegler và Isaacs đến. Hanna bỏ trốn, nhưng trước đó cô nghe được Wiegler và Isaacs trao đổi với nhau rằng Erik không phải là cha đẻ của cô. Trong sự thắc mắc, cuối cùng cô đã gặp cha cô tại căn hộ của bà ngoại, nơi Wiegler đã cố gắng để tìm Erik, và sau đó giết chết bà ngoại. Hanna sau đó biết rằng Erik không phải là cha của cô, Erik trong nhiệm vụ tuyển dụng một số phụ nữ mang thai được tuyển chọn từ cơ sở phá thai để CIA có thể làm thay đổi DNA của con họ, tăng cường sức mạnh, sức chịu đựng, và phản xạ khống chế những cảm xúc như sợ hãi và thương hại để tạo ra một loạt các siêu chiến binh. Tuy nhiên, dự án đã bị đóng cửa vì những lý do không giải thích được và tất cả các đối tượng của nó phải bị loại bỏ. Erik đã cố gắng để trốn thoát với Hanna và mẹ cô Johanna Zadek (Vicky Krieps), nhưng Wiegler tấn công chiếc xe của họ, lúc Hanna được hai tuổi và đang xem chuyện Cổ Tích Grimm của mình. Wiegler bắn Johanna, người sau đó bị thương nặng cố thoát ra một khoảng từ chiếc xe cháy vì bị đâm vào một gốc cây bên đường. Erik đã trốn thoát với Hanna lúc đó. Wiegler và Isaacs đến, ý ​​định giết chết họ, Erik đánh lạc hướng để Hanna trốn thoát. Erik giết Isaacs, nhưng bị Wiegler bắn chết, Hanna sau đó quay ngược lại nhà Cổ tích Grimm. Hanna phát hiện ra Knepfler chết, xác chết của ông bị treo hai chân lên sau khi bị giết bằng mũi tên của Isaacs. Sau một cuộc rượt đuổi trong công viên giải trí bỏ hoang, Hanna và Wiegler đối đầu với nhau. Hanna cầu xin chấm dứt việc giết hại, nói rằng cô không muốn làm tổn thương bất cứ ai khác. Wiegler nói rằng cô chỉ muốn nói chuyện, nhưng Hanna bỏ đi. Wiegler bắn Hanna, cô cũng phản ứng bằng cách bắn Wiegler với mũi tên cô lấy từ xác của Knepfler, sử dụng một sợi dây đàn hồi cô tìm thấy để đẩy nó. Hanna bị ngã xuống đất với một viên đạn trong bụng dưới bên trái. Cô đuổi theo Wiegler chạy trốn lên máng trượt nước gần đó. Một Hanna không có vũ khí đuổi theo Wiegler lên đầu cầu thang của máng trượt, và Wiegler liên tục bắn vào cô. Gần phía trên, nó trở nên rõ ràng rằng mũi tên của Hanna đã làm thiệt hại nhiều hơn đạn Wiegler, sau đó Wiegler bất cẩn rơi trượt xuống máng nước ngay khi chuẩn bị bắn Hanna, làm rơi khẩu súng ngắn của mình. Hanna theo Wiegler xuống máng trượt, nhặt khẩu súng nói với Wiegler rằng mũi tên cô bắn bà đã trượt khỏi tim và bắn vào tim Wiegler bằng khẩu súng ngắn, tương tự như cô đi săn tuần lộc ở cảnh mở đầu của phim. Sản xuất. Địa điểm quay phim bao gồm Hồ Kitka tại Kuusamo, đông bắc Phần Lan, một số địa điểm ở Đức bao gồm Bad Tölz, Studio Babelsberg Potsdam, cây cầu kênh Magdeburg, xung quanh Kottbusser Tor và Görlitzer Bahnhof ở Berlin-Kreuzberg, khu vui chơi giải trí đang bỏ hoang Spreepark tại Đông Berlin, Hamburg và Reeperbahn, cũng như Ouarzazate và Essaouira Maroc. Nhiệt độ lúc làm phim tại Phần Lan đôi khi giảm xuống mức -33 °C (-27 °F), nhưng Ronan nói: "Phần Lan là nơi đã đưa ra các khía cạnh câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã được diễn trên một hồ nước đóng băng, bao quanh bởi những cây thông phủ đầy tuyết ". Các cảnh khác trong phim thực hiện tại Studio Babelsberg.
1
null
Dương Triệu Vũ tên thật Võ Nguyễn Tuấn Linh Hào quang rực rỡ(sinh ngày 1 tháng 1 năm 1984 tại Cam Ranh, Khánh Hòa) là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh là ca sĩ trong chương trình biểu diễn được cộng đồng người Việt hải ngoại ưa chuộng: "Paris By Night". Trong chương trình "Ơn giời cậu đây rồi!", chính danh hài Hoài Linh đã khẳng định mình là anh ruột của Dương Triệu Vũ. Dương Triệu Vũ cũng là học trò đầu tiên của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tiểu sử & Sự nghiệp. Là con út trong gia đình có sáu người con, Dương Triệu Vũ đã sớm bộc lộ niềm yêu thích đối với đọc sách và âm nhạc, đặc biệt là khả năng ghi nhớ lời và nhạc của các bài hát. Cha mẹ anh có gốc ở Quảng Nam nhưng vì lý do kinh tế nên đã di cư vào Đồng Nai rồi sau đó đến Cam Ranh, nơi mẹ anh điều hành nhà bảo sanh Phương Trâm. Năm 1993, khi mới 9 tuổi, anh theo gia đình di cư sang Mỹ. Đặt chân đến một đất nước xa lạ, mỗi thành viên trong gia đình anh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khi đó, Dương Triệu Vũ là một cậu bé nhút nhát, thích đọc sách hơn là ra ngoài chơi. Tuy rằng ở Orlando, Florida khi đó chưa có nhiều người Việt sinh sống, mỗi dịp Tết Nguyên Đán và Tết Trung thu anh vẫn có cơ hội tham gia vào các cuộc thi hát. Năm 1994 anh đoạt giải quán quân và tiếp tục chiến thắng trong 2 năm tiếp theo. Sau đó, Dương Triệu Vũ trở thành ca sĩ solo hát tại nhà thờ địa phương. Từ năm 2004, anh trở thành ca sĩ chính thức của Trung tâm Thúy Nga và thường xuyên xuất hiện trong các chương trình Paris by Night. Năm 2010, anh chính thức về nước và tham gia vào làng giải trí Việt Nam. Năm 2017, Dương Triệu Vũ lần đầu tham gia diễn xuất trong bộ phim Cô nàng ngổ ngáo. Ngoài ra, anh còn đang là ca sĩ mới của trung tâm MayQ Productions và xuất hiện trong những chương trình của Saigon New Directions và Hollywood Night. Đời tư. Các thành viên trong gia đình: Album/Single đã phát hành. Thiên Đàng Đánh Mất (2007). Danh sách bài hát: Lại Một Lần Nữa - Dương Triệu Vũ Đợi Em Trong Mơ - Dương Triệu Vũ Thương Nhau Ngày Mưa - Dương Triệu Vũ Ngày Xưa Em Hỡi - Dương Triệu Vũ Goodbye My Love (Tạm Biệt Tình Yêu) - Dương Triệu Vũ Cỏ Úa - Dương Triệu Vũ Con Đường Không Có Tên Anh - Dương Triệu Vũ Từ Đây Thôi Nhé - Dương Triệu Vũ Thiên Đàng Đánh Mất - Dương Triệu Vũ 20 Năm Tình Cũ - Dương Triệu Vũ Một Lần Được Yêu - Dương Triệu Vũ Em Ở Đâu (2009). Danh sách bài hát: Trái Tim Chờ Em - Dương Triệu Vũ Dù Anh Vẫn Biết - Dương Triệu Vũ Kiếp Đam Mê - Dương Triệu Vũ Đời Vẫn Lang Thang - Dương Triệu Vũ - Hồng Ngọc Xa Em Kỷ Niệm - Dương Triệu Vũ Đừng Lừa Dối - Dương Triệu Vũ Sao Người Nỡ Quên - Dương Triệu Vũ Đêm Hoang Vắng - Dương Triệu Vũ Trái Tim Sầu - Dương Triệu Vũ Em Ở Đâu - Dương Triệu Vũ Liên khúc Câu Chuyện Tình Tôi & Nửa Vầng Trăng - Dương Triệu Vũ - Bảo Hân Mãi Mãi Bên Em. Rất Muốn - Dương Triệu Vũ Mãi Mãi Bên Em - Dương Triệu Vũ Xa Em Kỷ Niệm - Dương Triệu Vũ Trái Tim Chờ Em - Dương Triệu Vũ Tạm Biệt Tình Yêu - Dương Triệu Vũ Đừng Lừa Dối - Dương Triệu Vũ ft. Lam Trường Anh Vẫn Thứ Tha - Dương Triệu Vũ Sao Ơi Tình Ơi - Dương Triệu Vũ Người Là Ai Ở Đâu - Dương Triệu Vũ Như Chưa Hề Chia Tay - Dương Triệu Vũ Sad Without You - Dương Triệu Vũ Túp Lều Lý Tưởng - Dương Triệu Vũ ft. Hồng Ngọc Siêu Nhân (2011). Danh sách bài hát: Siêu Nhân - Dương Triệu Vũ Biến Đổi - Dương Triệu Vũ Tỉnh Mộng - Dương Triệu Vũ Em Có Hay - Dương Triệu Vũ Anh Không Cần - Dương Triệu Vũ Sớm Muộn Gì Cũng Sẽ Phôi Pha - Dương Triệu Vũ Người Về Từ Lòng Đất - Dương Triệu Vũ Hận Tình Trong Mưa - Dương Triệu Vũ Đừng Tìm Lại - Dương Triệu Vũ The Best of Dương Triệu Vũ (2011). Danh sách bài hát: Căn Phòng - Dương Triệu Vũ ft. Lệ Quyên Thiên Đường Đánh Mất - Dương Triệu Vũ Tỉnh Mộng - Dương Triệu Vũ Lại Một Lần Nữa - Dương Triệu Vũ Từ Đây Thôi Nhé - Dương Triệu Vũ Nhớ Rất Nhớ - Dương Triệu Vũ ft. Bảo Thy Lời Yêu Thương - Dương Triệu Vũ Trọn Kiếp Bình Yên - Dương Triệu Vũ ft. Minh Tuyết Anh Vẫn Thứ Tha - Dương Triệu Vũ Dù Anh Vẫn Biết - Dương Triệu Vũ Anh Không Cần - Dương Triệu Vũ Em Ở Đâu - Dương Triệu Vũ Mãi Mãi Bên Em - Dương Triệu Vũ Sao Ơi, Tình Ơi - Dương Triệu Vũ Trái Tim Chờ Em - Dương Triệu Vũ Đợi Em Trong Mơ - Dương Triệu Vũ Siêu Nhân - Dương Triệu Vũ Bản Tình Ca Mùa Đông - Dương Triệu Vũ Căn Phòng - Single (2011). Danh sách bài hát: Căn Phòng (Acoustic) - Dương Triệu Vũ Căn Phòng - Dương Triệu Vũ ft. Lệ Quyên Căn Phòng (DJ Wang Remix) - Dương Triệu Vũ Căn Phòng (Phúc Bồ Remix) - Dương Triệu Vũ
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Los Angeles Galaxy, đôi khi được gọi ngắn là L.A. Galaxy là một câu lạc bộ bóng đá Mỹ, đang chơi ở Giải nhà nghề Mỹ, có trụ sở tại California. Tháng 1/2007, Galaxy lập nên vụ chuyển nhượng lịch sử khi ký hợp đồng với siêu sao người Anh David Beckham từ Real Madrid, là bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử giải nhà nghề Mỹ. Một bản hợp đồng đáng chú ý khác là Robbie Keane, một trong những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Premier League và cả Đội tuyển quốc gia Ireland. Lịch sử. Câu lạc bộ được thành lập tại Los Angeles vào năm 1955. Đội hình. Đội hình hiện tại.
1
null
Lê Duy Chỉ (,1774- 1787) là con trai thứ chín của hoàng thái tử Lê Duy Vỹ, em ruột vua Lê Chiêu Thống. Ra đời. Lê Duy Chỉ sinh năm 1774, là người trong hoàng tộc nhà Hậu Lê, em thứ ba vua Lê Chiêu Thống (Duy Kỳ) và Duy Du, tục gọi ông Hoàng Ba. Ông bị chúa Trịnh bắt giam từ thuở nhỏ, cùng chung số phận với anh ông, may nhờ một người cung tần mưu cứu ra khỏi, đem giấu tại làng Dịch Vọng để đưa trốn trên Sơn Tây, nhưng rồi ông cũng bị bắt lại, giam trong ngục đề lĩnh tới gần 10 năm. Đến khi có loạn kiêu binh, anh em ông mới được ra thoát. Cầu cứu nhà Thanh. Khi Võ Văn Nhậm đem quân ra đánh chiếm Thăng Long, Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc, ông cũng chạy lên Tuyên Quang. Bấy giờ Lê Thái Hậu lại sang xin nhà Thanh cứu viện. Do đó Tôn Sĩ Nghị lấy cớ sang đánh nước ta. Chiêu Thống trở về Thăng Long, ông được phong Dực Võ Công. Ngồi chưa ấm ngai vàng, thì Nguyễn Huệ đã từ Phú Xuân kéo quân ra đánh đuổi ngoại xâm cứu nước. Qua đời. Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa, ông không chạy theo kịp, ở lại trong nước, đóng đồn tại Bảo Lạc, kết liền với các dân Mường, Mán và Lào, chống giữ được trên hai tháng. Rốt lại, ông và các tướng đều bị bắt giải về Phú Xuân, riêng ông bị kết án trầm hà (đem xuống sông trấn nước chết) vào năm Canh Tuất 1790.
1
null
Người New Zealand gốc Việt là những người mang quốc tịch New Zealand và có tổ tiên đến từ Việt Nam. Lịch sử. Năm 1977 đánh dấu đợt đầu tiên 412 người Việt nhập cư ở New Zealand dưới dạng tỵ nạn, đa số thuộc thành phần ngoại giao và nhân viên liên hệ của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Đến những năm 1979-80, cao điểm của nạn Thuyền nhân Việt Nam thì có khoảng 1.500 người được nhận sang New Zealand; sau đó số lượng giảm dần. Từ năm 1977 đến 1993 tổng cộng có khoảng 4.500 người Việt được định cư ở New Zealand. Đến cuối thế kỷ XX thì khoảng 1/3 số người gốc Việt lại rời New Zealand sang Úc trước những khó khăn kinh tế ở New Zealand. Năm 2006, số lượng người Việt Nam ở New Zealand là 4875 người (New Zealand census). Hầu hết người Việt tập trung sống ở những thành phố lớn Auckland, Wellington và Christchurch. Ở thành phố Auckland thì người Việt sống tập trung ở các khu Ōtāhuhu, Papatoetoe, Manurewa và Māngere. Từ năm 2009 đến nay lượng học sinh Việt Nam đến Auckland du học đã tăng lên khá đông có lẽ do hình ảnh New Zealand càng ngày càng phổ biến với dân Việt. Vào thời điểm năm 2001 thì chính phủ New Zealand ghi nhận có 4.773 người gốc Việt sinh sống tại New Zealand, đa số tập trung ở Auckland. Khoảng 2/5 theo Phật giáo; 1/5 theo Kitô giáo.
1
null
Box Office Mojo là một trang web chuyên theo dõi doanh thu phòng vé theo một hệ thống thuật toán. Năm 1999, trang web được đi vào hoạt động bởi Brandon Gray. Năm 2002, Gray hợp tác với Sean Saulsbury và khi đó trang web của họ có gần hai triệu độc giả. Vào tháng 7 năm 2008, quyền điều hành của "Box Office Mojo" được chuyển nhượng cho Amazon.com thông qua công ty con là Internet Movie Database. Hiện nay, theo dõi vẫn được thực hiện rất chặt chẽ đến từng ngày, lập bảng thực tế của các nhà phân phối, làm cho xu hướng chung của một bộ phim có thể được biết đang còn "ăn khách hay không". Phần thông tin quốc tế bao gồm doanh thu các phòng vé hàng tuần của 50 vùng lãnh thổ, bao gồm thông tin lịch sử phòng vé từ hơn ba châu lục, cũng như cung cấp thông tin về kết quả phòng vé cho mỗi phim đến từ 107 vùng lãnh thổ. Trang web cũng tạo ra một biểu đồ tổng thể trong tuần, kết hợp tất cả lợi nhuận phòng vé trên khắp thế giới, bao gồm Hoa Kỳ và Canada. Bảng xếp hạng tổng thể cuối tuần thể hiện kết quả doanh thu của 40 bộ phim dẫn đầu cũng như khoảng 50 bộ phim chưa được xếp hạng khác. Lịch sử. Brandon Gray bắt đầu trang web vào năm 1999. Năm 2002, Gray hợp tác với Sean Saulsbury và phát triển trang web tới gần hai triệu độc giả.  Trong tháng 7 năm 2008, công ty đã được mua bởi Amazon.com thông qua nó chi nhánh, IMDb. Từ 2002 đến 2011, Box Office Mojo đã có diễn đàn. Các diễn đàn đã có hơn 16.500 người dùng đăng ký. Vào ngày 2 tháng 11 năm 2011, các diễn đàn đã chính thức đóng cửa cùng với bất kỳ tài khoản người dùng nào và người dùng được mời tham gia bảng tin của IMDb. Các diễn đàn IMDb sau đó đã đóng cửa vào ngày 20 tháng 2 năm 2017. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2014, tất cả lưu lượng truy cập vào Box Office Mojo đã được chuyển hướng đến trang phòng vé của IMDb,  trước khi quay lại vào ngày hôm sau. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, Box Office Mojo đã tiết lộ một thiết kế lại ấn tượng giống như IMDb và được đổi tên thành "Box Office Mojo bởi IMDbPro". Thiết kế lại đã bị chỉ trích nặng nề vì khó điều hướng và di chuyển phần lớn nội dung của nó đằng sau một tường thành. Một số tính năng trước đây được cung cấp miễn phí, chẳng hạn như dữ liệu phòng vé cho nhượng quyền thương mại, thể loại, diễn viên, nhà làm phim, nhà phân phối, ngân sách và số liệu điều chỉnh lạm phát đã được chuyển đến IMDbPro, dịch vụ đăng ký của IMDb.
1
null
Wilhelm Konrad August von Heuduck (5 tháng 4 năm 1821 tại Breslau – 20 tháng 11 năm 1899 tại Baden-Baden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh. Tiểu sử. Thân thế. Ông là con trai của Thiếu tướng Konrad von Heuduck, người đã được phong hàm quý tộc Phổ vào ngày 5 tháng 9 năm 1823 vì những thành tích quân sự của mình. Sự nghiệp quân sự. Thuở nhỏ, Heuduck đã học trường Trung học tại thành phố quê nhà của mình, sau đó ông gia nhập đội thiếu sinh quân Berlin vào ngày 8 tháng 8 năm 1835. Từ đây, ông được thuyên chuyển sang Trung đoàn Khinh kỵ binh số 9 với quân hàm Thiếu úy vào ngày 15 tháng 8 năm 1838. Vì mục đích đào tạo, ông được chuyển vào Lữ đoàn Pháo binh số một trong vòng một năm kể từ ngày 18 tháng 7 năm 1846. Sau khi trở lại Trung đoàn Khinh kỵ binh số 9, Heuduck giữ chức vụ sĩ quan phụ tá trung đoàn từ ngày 1 tháng 11 năm 1848 cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1851. Trong thời gian đó, ông đã tham gia các trận đánh tại Ludwigshafen, Waghäusel, và Durlach trong cuộc trấn áp Cách mạng Baden năm 1849. Trong các cuộc giao tranh quanh Kuppenheim, con ngựa cưỡi của ông bị bắn gục và bản thân ông cũng bị thương do trúng đạn ở chân phải. Tháng 5 năm 1851, ông được thuyên chuyển sang Trung đoàn Long kỵ binh số 1 "Vương tử Albrecht của Phổ" và một năm sau ông được thăng cấp Trung úy. Với cấp bậc này, ông chỉ huy một đội kỵ binh thuộc Trung đoàn Long kỵ binh Dân quân số 1, và sau đó ông lãnh một số chức vụ sĩ quan phụ tá. Sau 19 năm phục vụ quân ngũ, Heuduck được phong cấp bậc Trưởng quan kỵ binh ("Rittmeister") vào ngày 16 tháng 5 năm 1857. Vào năm 1860, ông được giao chỉ huy một đội kỵ binh trong biên chế của Trung đoàn Long kỵ binh số 7. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, ông đã tham chiến cùng trung đoàn của mình các trận đánh tại Missunde, Sandberg và Rackebüll, cũng như trong cuộc vây hãm Düppel. Gia đình. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1855, tại Tilsit, Heuduck đã thành hôn với bà Helene Franziska Dorothea Hoerle (9 tháng 1 năm 1830 tại Memel – 9 tháng 12 năm 1907 tại Hannover). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho ông 3 người con:
1
null
Cảnh giáo hay Giáo hội Phương Đông, còn gọi là Giáo hội Ba Tư, là một tông phái Kitô giáo Đông phương hiện diện ở Đế quốc Ba Tư, từng lan truyền rộng sang nhiều nơi khác ở phương Đông và châu Á. Lịch sử. Các cộng đoàn Kitô giáo đã hình thành ở Lưỡng Hà thuộc Đế quốc Parthia ngay từ thế kỷ thứ nhất. Tới thế kỷ thứ ba, nơi này thuộc về Đế quốc Sassanid; các giáo đoàn đáng kể hiện diện ở các vùng bắc Lưỡng Hà, Elam và Fars. Vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5, thêm vào các cộng đoàn tiên khởi này là các Kitô hữu bị trục xuất từ đông Đế quốc La Mã. Tuy nhiên, Giáo hội Ba Tư cũng đối mặt với một số đợt ngược đãi nặng nề, đặc biệt là dưới thời Shapur II (339-379), do người Hỏa giáo chiếm đa số cáo buộc người Kitô giáo có liên quan đến phía La Mã. Dù tăng trưởng trong suốt thời Sassanid nhưng áp lực bách hại đã khiến cho Giáo hội Ba Tư tuyên bố độc lập với tất cả các giáo hội khác vào năm 424. Trong khi đó tại Đế quốc La Mã, cuộc ly giáo Nestorius diễn ra đã khiến nhiều người ủng hộ Nestorius di cư sang Đế quốc Ba Tư. Giáo hội Ba Tư dần liên kết với phía ly giáo, một phương sách được khuyến khích bởi tầng lớp cai trị theo Hỏa giáo. Giáo hội vì thế cũng thường được gọi là "Giáo hội Nestoriô". Ở phương Tây trong khi cách gọi "Nestorian" thường được dùng cách miệt thị để gắn Giáo hội Phương Đông với lạc giáo, nhiều tác giả thời Trung Cổ và về sau chỉ đơn giản dùng cách gọi này như một thuật từ mang tính quy ước và trung lập. Tuy nhiên, ngày nay một số học giả thường tránh sử dụng cách gọi đó không chỉ vì nó mang hàm ý xấu mà còn vì nó ngụ ý rằng Giáo hội Phương Đông có liên hệ mật thiết với thuyết Nestorius, nhiều hơn những gì có thể đã xảy ra. Thực tế là thậm chí ngay từ ban đầu, không phải mọi giáo đoàn được gọi là "Nestorius" đều theo thuyết này, và Giáo hội Phương Đông cũng không luôn theo thuyết Nestorius; bản thân các cách hiểu về thuyết Nestorius cũng không giống nhau, một phần do khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac. Tới giữa thế kỷ thứ 6, Giáo hội Phương Đông đã thành lập các cộng đoàn ở Lưỡng Hà, Ba Tư, Ai Cập, Syria, bán đảo Ả Rập, Socotra, Media, Bactria, Hyrcania và Ấn Độ và có lẽ ở cả những nơi được gọi là Calliana, Male, and Sielediva (Ceylon). Cấu trúc của Giáo hội Phương Đông được tổ chức theo thể chế giám nhiệm: mỗi giáo phận được lãnh đạo bởi một giám mục. Các giáo phận cạnh nhau được hợp lại thành một giáo tỉnh dưới thẩm quyền của một giám mục đô thành. Trong hầu hết lịch sử của mình, Giáo hội có 6 giáo tỉnh nội vi ở vùng gốc là Lưỡng Hà và tây Ba Tư, cùng các giáo tỉnh ngoại vi được thành lập sau này mà thời cực thịnh lên tới con số hơn 20. Đứng đầu toàn Giáo hội Phương Đông là vị Thượng phụ Phương Đông, cũng mang tước hiệu là "Catholicos", với Tòa ban đầu đặt tại thành phố kép Seleucia-Ctesiphon. Bộ Kinh Thánh quy điển của Giáo hội Phương Đông cũng như của Giáo hội Chính thống giáo Syria và các giáo hội khác trong truyền thống Syriac là bản Peshitta. Về cử hành phụng vụ, không giống Chính thống giáo Syria theo nghi lễ Tây Syria (hay Syro-Antiochia), Giáo hội Phương Đông theo nghi lễ Đông Syria (hay Assyria-Chaldea). Sau sự chinh phục Ba Tư của người Ả rập theo Hồi giáo năm 644, Nhà Rashidun đã công nhận Giáo hội Phương Đông là một cộng đồng thiểu số "dhimmi" chính thức. Dù bị cấm cải đạo người Hồi giáo trong lãnh thổ của Khalip nhưng Giáo hội được phép truyền giáo ở nước ngoài. Các giáo đoàn tiếp tục được thành lập ở Trung Á giữa các bộ lạc Đột Quyết và Mông Cổ, cũng như ở Ấn Độ, Nam Dương và Trung Hoa thông qua Con đường tơ lụa. Các tín hữu của Giáo hội có những đóng góp trọng yếu cho các triều đại Hồi giáo Nhà Umayyad và Nhà Abbas, đặc biệt trong việc dịch các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ đại sang tiếng Syriac và tiếng Ả rập. Các học giả của Giáo hội đã góp phần phát triển triết học, khoa học và thần học, đóng một vai trò nổi bật trong sự hình thành nền văn hóa Ả Rập. Y sĩ riêng của các vị khalip nhà Abbas thường là người Assyria theo Kitô giáo, chẳng hạn như gia tộc Bukhtishu xuất thân từ Học viện Gondishapur. Tại Trung Hoa, Giáo hội Phương Đông được gọi là "Cảnh giáo" (景教). Nhiều di tích Cảnh giáo đã được phát hiện, đáng chú ý nhất là Bia đá Cảnh giáo được dựng năm 781 ở kinh thành Trường An khắc chữ Hán và chữ Syriac ghi nhận sự có mặt của các cộng đoàn Kitô giáo ở một số thành phố miền Bắc Trung Hoa và cho biết Cảnh giáo bắt đầu được phép truyền vào Trung Hoa dưới triều Đường Thái Tông năm 635, nhờ nỗ lực của nhà truyền giáo Alopen. Đến năm 845 đời Đường Vũ Tông có chủ trương diệt Phật giáo; các tôn giáo ngoại nhập khác như Mani giáo, Hỏa giáo và Cảnh giáo cũng bị ảnh hưởng. Từ đó Cảnh giáo nơi đây bắt đầu suy giảm và không bao giờ phục hồi được như trước. Sau đó dưới thời Nhà Nguyên của người Mông Cổ, Cảnh giáo một lần nữa có chỗ đứng, cho tới khi bị cấm đoán bởi Nhà Minh. Thế kỷ thứ 10 và 11, Cảnh giáo là phái Kitô giáo có số lượng tín hữu đông nhất thế giới và trong suốt nhiều thể kỷ liền cũng là giáo hội có phạm vi địa lý trải rộng nhất. Tuy nhiên, từ thế kỷ 14, các giáo phận Cảnh giáo dần biến mất có lẽ là do nhiều nguyên nhân gồm dịch bệnh, sự biệt lập, các đợt bách hại như sự mở rộng liên tục của Hồi giáo, cuộc thảm sát gây ra bởi Timur Lenk và việc các Kitô hữu bị đàn áp và trục xuất dường như không bao lâu sau khi xảy ra cuộc nổi dậy năm 1368 thành lập Nhà Minh. Vào thế kỷ 15, Cảnh giáo hầu như chỉ còn có mặt ở bắc Lưỡng Hà, trong khu vực khoảng giữa thành Mosul, hồ Van và hồ Urmia. Cũng còn một vài cộng đoàn nhỏ ở phía tây như Jerusalem và đảo Síp. Các tín hữu ở vùng duyên hải Malabar tây nam Ấn Độ là cộng đồng đáng kể duy nhất còn sót lại của các giáo tỉnh ngoại vi. Năm 1552 xảy ra cuộc ly giáo lớn, một nhóm tín hữu rời Giáo hội Phương Đông và bước vào hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma, đánh dấu sự hình thành Giáo hội Công giáo Chaldea. Phần không hiệp thông với Rôma từ thế kỷ 19 dần mang tên gọi Giáo hội Phương Đông Assyria. Một cuộc phân ly khác xảy ra năm 1898 khi một giám mục cùng một số các tín hữu ở vùng Urmia, Iran hiệp thông với Chính thống giáo Nga. Năm 1964 do không đồng ý với việc Giáo hội Phương Đông Assyria thực hiện cải cách lịch phụng vụ, một nhóm các tín hữu đã tách ra và thành lập Giáo hội Phương Đông Thủ cựu. Xem thêm. Các giáo hội ngày nay có gốc rễ từ Cảnh giáo hay Giáo hội Phương Đông trong lịch sử:
1
null
The Big Lebowski là một phim hài được sản xuất năm 1998, được viết và đạo diễn bởi Joel và Ethan Coen. Jeff Bridges trong vai Jeff Lebowski, một người lười biếng thất nghiệp và đam mê bowling ở Los Angeles, có biệt danh là "Dude". Sau một lần bị nhận dạng nhầm, Dude được giới thiệu với một triệu phú cũng có tên là Jeff Lebowski. Khi người vợ bình hoa của nhà triệu phú Lebowski bị bắt cóc sau đó, ông ta ủy thác việc trao tiền chuộc để giải cứu cô ta cho Dude. Kế hoạch này diễn ra không như mong muốn khi bạn của Dude, Walter Sobchack (John Goodman), mưu toan giữ lại trọn vẹn món tiền chuộc. Steve Buscemi, Philip Seymour Hoffman, David Huddleston, Julianne Moore, Tara Reid, và John Turturro cũng đóng những vai chính trong phim. Người kể chuyện của phim là một cao bồi, chỉ được biết là "Stranger" (người xa lạ), đóng bởi Sam Elliott. Phim được truyền cảm hứng một cách không rõ ràng bởi các tác phẩm của Raymond Chandler. Joel Coen nói: "Chúng tôi muốn xây dựng một câu chuyện theo phong cách Chandler -- cái cách mà nó diễn biến theo từng đoạn và đối xử với các nhân vật trong khi cố tháo gỡ một bí ẩn, cũng như có một cốt truyện quá phức tạp đến mức cuối cùng nó trở nên không quan trọng." Bản nhạc nền của phim được soạn bởi Carter Burwell, một người hợp tác từ lâu với anh em nhà Coen. "The Big Lebowski" là một thất vọng về tiền vé ở Mĩ và nhận được cả khen lẫn chê khi nó được phát hành. Theo thời gian, những lời bình phẩm dần trở nên tích cực, và bộ phim giờ đã trở thành một phim cult, nổi tiếng vì những nhân vật có phong cách kì lạ, những cảnh trong mơ, những cuộc đối thoại không theo lẽ thường, và âm nhạc có tính chiết trung "[của nó]".
1
null
Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại Campuchia vào ngày 28 tháng 7 năm 2013.. Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) công bố rằng có 9.670.000 công dân Campuchia có đủ tư cách bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội 123 đại biểu. Thủ tướng đương nhiệm Campuchia Hun Sen có đủ điều kiện để tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ tư. Các điểm bỏ phiếu mở cửa 07:00 và đóng cửa vào lúc 03:00. Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia, Khieu Kanharith đã công bố trong kết quả sơ bộ cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia giành được 68 ghế và đảng đối lập, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia giành được 55 ghế. Tuy nhiên, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia không chấp nhận kết quả này." và cho rằng đã có gian lận nghiêm trọng trong việc kiểm phiếu và khẳng định Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia mới là đảng giành chiến thắng với 63 trong 123 ghế trong Quốc hội, so với 60 ghế của Đảng Nhân dân Campuchia. FUNCINPEC cũng cho rằng cuộc bầu cử có gian lận nghiêm trọng và yêu cầu tiến hành điều tra. Tổ chức phi chính phủ quốc tế Human Rights Watch (HRW) ban hành một tuyên bố rằng cho rằng "đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) dường như đã dính líu vào gian lận bầu cử" và kêu gọi một "ủy ban độc lập" điều tra "các cáo buộc về gian lận bầu cử và những vi phạm khác, trong đó có thiên vị trong bộ máy bầu cử". Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói thêm rằng một số các gian lận bao gồm "các quan chức cấp cao của đảng cầm quyền dường như đã tham gia ban hành văn bản bầu cử giả và gian lận đăng ký cử tri ở nhiều tỉnh". Chính phủ Campuchia từ chối các lời kêu gọi của các tổ chức quốc tế về việc xem xét lại tiến trình bầu cử một cách độc lập, và Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) công bố kết quả chính thức sẽ được công bố vào giữa tháng Tám. Bối cảnh. Cuộc bầu cử quốc hội trước đó trong năm 2008, Đảng nhân dân Campuchia đã giành chiến thắng và họ đã có thể đảm bảo một đa số tuyệt đối trong Quốc hội với 90 trong số 123 ghế. Mặc dù chiến thắng đa số nghị viện, CPP đã phải lựa chọn thành một liên minh với bảo hoàng FUNCINPEC. Các đảng đối lập Sam Rainsy và đảng Nhân quyền đã giành tổng cộng 29 ghế. Trong năm 2012, hai đảng sau đã sáp nhập để thành Campuchia Đảng Cứu Quốc. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Sam Rainsy đã bị cấm chạy đua làm ứng cử viên bởi vì ông đã không đăng ký bỏ phiếu. Danh sách cử tri đã được hoàn tất vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, lúc đó Sam Rainsy đang sống ở nước ngoài sau khi bị kết án gây tranh cãi trong năm 2010 với tội danh về một loạt tội hình sự như nhổ cột mốc trên biên giới Campuchia/Việt Nam, ngụy tạo tài liệu và giả mạo thông tin. Sam Rainsy trở lại Campuchia trong tháng 7 năm 2013 sau khi ông nhận được Quốc vương Norodom Sihamoni ân xá, nhưng Rainsy không thể đăng ký vào danh sách cử tri và không đủ điều kiện ứng cử trong cuộc bầu cử.
1
null
Đảng Cứu quốc Campuchia hay Cứu nguy Dân tộc Campuchia (tiếng Khmer: គណបក្សសង្រ្គោះជាតិ; CNRP) là một liên minh bầu cử Campuchia giữa hai đảng đối lập chính, đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền được thành lập vào giữa năm 2012 để cùng nhau chạy đua cuộc tổng tuyển cử năm 2013. Phong trào dân chủ Cứu nguy dân tộc, cơ quan chuyển tiếp trước khi sáp nhập, đã thành lập nhóm làm việc để thống nhất hai nhóm và đang trong quá trình của việc tạo ra một nền tảng và các chính sách đảng chung. Biểu tượng cho CNRP là mặt trời mọc. Đối với các cuộc bầu cử năm 2013, số lượng của đảng trên lá phiếu chính thức là 7. Tháng 10 năm 2017, sau khi Chủ tịch CNRP Kem Sokha bị bắt giữ vì tội phản quốc, khoảng 55 thành viên cấp cao của CNRP bao gồm Phó Chủ tịch Mu Sochua đã trốn khỏi Campuchia trước khi họ bị Chính phủ Campuchia bắt giam. Đảng CNRP đang trên bờ vực bị giải thể, do bị cáo buộc thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền của Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Nếu sự việc này xảy ra, toàn bộ số ghế của CNRP sẽ được phân chia cho các Đảng phái khác, đặc biệt là Đảng bảo hoàng Funcinpec. Ngày 16 tháng 11 năm 2017, Tòa án Tối cao Campuchia ra phán quyết giải thể đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP).Chánh án Tòa án Tối cao Dith Munty thông báo quyết định giải thể đảng đối lập chính và cấm 118 thành viên của đảng này tham gia chính trị trong 5 năm. Như vậy, CNRP sẽ mất toàn bộ số ghế từ trung ương đến địa phương. Việc CNRP bị giải thể xuất phát từ phần sửa đổi gây tranh cãi của Luật về các đảng chính trị được thông qua vào tháng 2 và tháng 7.Theo luật pháp Campuchia, phán quyết của Tòa án tối cao là phán quyết cuối cùng và bị đơn không có quyền kháng cáo Chính phủ Campuchia lẫn CNRP chưa đưa ra phản ứng nào tuy nhiên ngay trước thềm tòa án tối cao ra phán quyết, Sam Rainsy bất ngờ tuyên bố trở lại chính trường Campuchia. Chính cương. Các chính sách của CNRP bao gồm: Tổng tuyển cử 2013. Majority Minority Kết quả sơ bộ cho thấy các CNRP giành 45% hoặc 55 ghế trong số 123 ghế Quốc hội. Đảng CNRP nay chiếm đa số trong Phnôm Pênh, Prey Veng, Kampong Cham và tỉnh Kandal. Lãnh đạo CNRP. Ban chấp hành Ủy viên thường trực
1
null
Dương Thượng Côn (5 tháng 7 năm 1907 – 14 tháng 9 năm 1998) quê Tứ Xuyên, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1926, giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhiệm kỳ từ năm1988 đến năm 1993, Phó Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó chủ tịch quân ủy trung ương kiêm Tổng thư ký, Ủy viên Bộ chính trị (1982 - 1987), Bí thư thứ 2 tỉnh Quảng Đông, Bí thư thứ nhất Thành ủy Quảng Châu, Chính ủy quân khu Quảng Đông (12/1978 - 1980), Chủ nhiệm văn phòng Trung ương Đảng, Phó bí thư trưởng Trung ương Đảng, Tổng thư ký ủy ban quân sự trung ương (1949 - 1966), Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng (1934), Ủy viên chính trị Hồng Quân, Phó chủ nhiệm Tổng bộ chính trị Hồng quân, Chủ nhiệm Tổng bộ chính trị Hồng quân, Trưởng ban tuyên truyền Trung ương Đảng (1931) Ông là một trong bát đại nguyên lão và được xem là vị có quyền lực chỉ sau Đặng Tiểu Bình, là người theo đường lối cứng rắn trong cuộc trấn áp Thiên An Môn năm 1989 và cùng tuần du phương nam với Đặng năm 1992. Ông nghỉ hưu năm 1993.
1
null
Glen Travis Campbell (22 tháng 4 năm 1936 - 8 tháng 8 năm 2017), là một ca sĩ nhạc đồng quê, nghệ sĩ guitar, người dẫn chương trình truyền hình và diễn viên người Mỹ. Ông được biết tới nhiều nhất qua các bản hit suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, cùng với đó là chương trình "The Glen Campbell Goodtime Hour" nổi tiếng trên đài CBS. Với hơn 50 năm sự nghiệp, Campbell đã cho phát hành tới hơn 70 album. Ông đã bán được tổng cộng 45 triệu đĩa nhạc trong đó có 12 chứng chỉ Vàng, 4 chứng chỉ Bạch kim và 1 chứng chỉ Bạch kim kép từ RIAA. Những ca khúc đình đám của ông bao gồm "Gentle on My Mind" (hát lại của John Hartford), "By the Time I Get to Phoenix" (hát lại của Jimmy Webb), "Wichita Lineman" và "Galveston", "Rhinestone Cowboy" (hát lại của Larry Weiss) và "Southern Nights" (hát lại của Allen Toussaint). Campbell từng đi vào lịch sử khi từng dành tới 4 giải Grammy cho cả hạng mục nhạc pop lẫn nhạc đồng quê vào năm 1967 khi "Gentle of My Mind" dành 2 giải ở hạng mục đồng quê, còn "By the Time I Get to Phoenix" làm được điều tương tự ở hạng mục pop. Cùng năm, ông có được giải thưởng Nam nghệ sĩ nhạc đồng quê xuất sắc nhất từ CMA cũng như ACM, rồi sau đó được CMA trao giải Nghệ sĩ của năm. Năm 1969, ông được tài tử John Wayne giới thiệu để đóng cùng trong bộ phim "True Grit" – bộ phim giúp ông có được đề cử Giải Quả cầu vàng cho Diễn viên mới xuất sắc nhất. Ca khúc chủ đề của bộ phim mà ông hát cũng được đề cử Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất. Năm 2005, Campbell được xứng tên tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc đồng quê. Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 54 (2012), ông đã lên sân khấu trình diễn lần cuối ca khúc "Rhinestone Cowboy" trước khi chính thức chia tay với đời sống âm nhạc để tập trung trị bệnh Azheimer.
1
null
Rong sụn (danh pháp khoa học: Kappaphycus alvarezii syn. "K. cottonii") là loài thuộc ngành tảo đỏ. Đây là một trong những nguồn quan trọng nhất cung cấp carrageenan, là nhóm polysaccharid tạo gel và tạo độ nhớt. Phương pháp thu hoạch rong sụn sẽ tác động đến chất lượng carrageenan chiết được. Rong sụn có thể dài đến 2 m, có màu xanh hoặc vàng. Loài này sinh trưởng rất nhanh, có thể tăng gấp đôi sinh khối sau 15 ngày.
1
null
Zastava M90 là loại súng trường xung kích được phát triển bởi Zastava Arms dựa trên khẩu AK. Súng được dự định sẽ đưa vào phục vụ trong lực lượng quân đội Serbia và Montenegro nhưng khi xung đột Kosovo xảy ra thì kế hoạch đó bị hủy bỏ nhưng chúng vẫn được dùng để xuất khẩu. Thiết kế. Zastava M90 được thiết kế từ AK nên nó có hình dáng và cơ chế hoạt động giống nhau với cơ chế nạp đạn bằng khí nén và thoi nạp đạn xoay để có được độ tin cậy cao trong các điều kiện cực kỳ khắc nghiệt nhưng sử dụng loại đạn 5.56×45mm NATO. Có thể phân biệt loại súng này với AK ở chỗ phần ốp lót tay phía trước có ba rãnh thông gió thay vì hai. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn rời chứa được 30 viên được làm theo chuẩn STANAG.
1
null
Đảng Nhân quyền (Kanakpak Sethi Manus) là một chính đảng ở Campuchia được thành lập ngày 22 tháng 7 năm 2007 và do Kem Sokha lãnh đạo. Những người chỉ trích cho rằng việc thành lập đảng này là nhằm làm suy yếu những đảng đối lập và nó được chi phối bởi đảng cầm quyền. Ảnh hưởng của đảng này ngày càng tăng lên ở Campuchia, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tại cuộc bầu cử quốc hội tháng 7 năm 2008, đảng cầm quyền giành được chiến thắng vang dội và đảng Nhân quyền giành được 3 ghế. Năm 2012, đảng hợp nhất với đảng Sam Rainsy để lập nên Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia.
1
null
Danh sách đĩa nhạc của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO bao gồm bảy album phòng thu, bảy mini album và hai mươi chín đĩa đơn. EXO được thành lập bởi S.M. Entertainment vào năm 2011, bao gồm 12 thành viên được chia thành hai nhóm nhỏ là EXO-K và EXO-M hoạt động song song ở hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc, phát hành các đĩa đơn giống nhau lần lượt bằng tiếng Hàn và tiếng Trung. Đĩa nhạc đầu tay của nhóm, EP MAMA, được phát hành vào tháng 4 năm 2012. Sau khi album phòng thu Don't Mess Up My Tempo phát hành vào tháng 11 năm 2018, EXO trở thành nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên ra mắt vào thế kỷ 21 có tổng cộng lượng album bán ra trên 10 triệu bản. Năm 2021, với việc album đặc biệt Don't Fight The Feeling vượt mốc 1 triệu bản tiêu thụ, EXO được chứng nhận danh hiệu "triệu bản lần thứ 6". Từ khi ra mắt vào năm 2012, nhóm đạt được 23.8 triệu lượt tải xuống tính đến tháng 12 năm 2017 và hơn 11.9 triệu album vật lý tính đến tháng 8 năm 2019 chỉ riêng ở Hàn Quốc.
1
null
Khu công nghệ cao Đà Nẵng (tên tiếng Anh: "Danang Hi-Tech Park") được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hai Khu công nghệ cao ở Hà Nội và Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ ba của Việt Nam được thành lập. Mục tiêu của Khu công nghệ cao Đà Nẵng là trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Khu công nghệ cao Đà Nẵng phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa - xã hội. Tổng quan. Vị trí địa lý. Khu công nghệ cao Đà Nẵng nằm về phía Tây Bắc so với trung tâm thành phố Đà Nẵng, tọa lạc tại xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh tế trọng điểm miền Trung: Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 22 km, cách Cảng Tiên Sa 25 km, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 17 km. Vị trí xây dựng có nền đất cao, nền địa chất thuộc hệ mác ma biến chất, kết tinh (đá phiến kết tinh), thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, không tốn kém chi phí cho việc chống lún. Các khu chức năng. Tổng diện tích: 1.129,76ha, trong đó: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Hệ thống giao thông. Các tuyến giao thông trong KCNC bao gồm: Hệ thống thoát nước. Thoát nước trong Khu công nghệ cao được thiết kế theo hướng thoát nước riêng, cụ thể như sau: Hệ thống cấp nước. Nguồn nước cung cấp cho KCNC dự kiến được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên có công suất 240.000 m3/ng.đ. Hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2018. Trong giai đoạn đầu, khi Nhà máy nước Hòa Liên chưa hoàn thành, Khu công nghệ cao sẽ được cấp nước tạm từ tuyến ống D225 trên tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân. Nguồn nước lấy từ trạm bơm tăng áp DT602; trạm bơm có công suất 120 m3/h, H = 70m. Hệ thống cấp điện. Phương án cấp điện cho KCNC là xây dựng trạm 110/22kV Hòa Liên, quy mô công suất 2x63MVA. Dự kiến năm 2015 sẽ đưa vào vận hành trước 01 máy biến áp 63MVA. Đường dây 110kV mạch kép cấp điện cho trạm sẽ đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV Hòa Khánh - Hầm Hải Vân. Hệ thống thông tin liên lạc. KCNC sẽ có hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông đảm bảo liên lạc, kết nối thông suốt, đường truyền chất lượng cao, bảo mật, an toàn và an ninh mạng. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Hiện nay, Ban Quản lý Khu công nghệ cao nằm tại Lô C2, đường số 5, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, liên hệ: 0236.3566704 - 3.566703
1
null
Kim Yoo-jung (Hangul: 김유정; sinh ngày 22 tháng 9 năm 1999) là nữ diễn viên người Hàn Quốc. Năm 2012, cô gây tiếng vang lớn khi tham gia phim truyền hình "Mặt trăng ôm mặt trời". Năm 2017, cô đứng thứ 8 trong danh sách "Những Người Nổi Tiếng Quyền Lực Nhất Hàn Quốc" của Forbes, trở thành người trẻ tuổi nhất từng đứng trong top 10 (18 tuổi). Tiểu sử. Sinh ra trong một gia đình có 3 anh chị em, Yoo Jung được biết đến qua cuộc thi Mimi mà chị gái tham gia với Jung múa phụ họa. Lúc đó Yoo Jung được 4 tuổi và đã giành giải được yêu thích nhất. Năm 5 tuổi, Yoo Jung xuất hiện lần đầu trong bộ phim điện ảnh về đề tài chiến tranh "DMZ". Tên tuổi của Yoo-jung dần trở nên nổi tiếng hơn sau khi tham gia các phim truyền hình: "Huyền thoại Iljimae", "Dong Yi", "Mặt trăng ôm mặt trời" , "Secret Door" và bộ phim điện ảnh nổi tiếng "The Chaser", "Commitment" với lối diễn xuất có hồn, được các nhà phê bình đánh giá rất cao. Năm 2015, Yoo Jung tham gia trong phim điện ảnh "Circle of Atonement" (Joy), vào vai con gái của một viên cảnh sát, có những mặt đen tối trong tâm lý. Với vai diễn này, Yoo-jung đã đánh dấu được sự trưởng thành, có chiều sâu hơn trong diễn xuất. Năm 2016, Yoo-jung là diễn viên chính vai Hong Ra-on trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng "Mây hoạ ánh trăng" của đài KBS. Năm 2017, Yoo-jung đứng thứ 8 trong danh sách "Forbes Korea Power Celebrity" ("Những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Hàn Quốc"), trở thành nữ diễn viên nổi tiếng trẻ tuổi nhất từng đứng trong TOP 10 (18 tuổi). Liên tục tham gia vào hàng loạt bom tấm cổ trang nổi tiếng, hình ảnh rạng rỡ trong bộ đồ Hanbok của Kim Yoo Jung đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả, cô được người dân Hàn Quốc yêu mến gọi bằng danh xưng "nữ thần cổ trang" bên cạnh danh xưng "em gái quốc dân". Cuộc sống. Kim Yoo-jung sinh ngày 22 tháng 9 năm 1999 tại Seoul - Hàn Quốc. Sinh ra trong một gia đình bình thường, không có ai theo nghệ thuật, Yoo-jung là con út trong gia đình gồm có một người anh trai (sinh năm 1993) và một người chị gái (sinh năm 1996). Yoo-jung miêu tả mẹ mình là một người nghiêm khắc nhưng rất thương con cái, ba cô là một người hiền lành và trầm tính. Chị gái cô hiện đã kết hôn và đang sống ở nhà chồng, vì vậy mà cô càng trở nên gắn bó, thân thiết với anh trai hơn. Kim Yoo-jung thường chia sẻ rằng từ nhỏ đến lớn, anh cô luôn ở bên cạnh, chia sẻ những chuyện vui buồn trong cuộc sống cũng như động viên, an ủi cho cô mỗi khi cô gặp phải một chuyện bất trắc nào đấy.
1
null
Đây là danh sách phim sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios, một hãng phim hoạt hình của Hoa Kỳ có trụ sở tại Burbank, California, và trước đây được biết đến với các tên gọi Walt Disney Feature Animation, Walt Disney Productions và Disney Brothers Cartoon Studio, chuyên sản xuất các sản phẩm phim hoạt hình cho công ty The Walt Disney Company. Xưởng phim đã sản xuất 60 sản phẩm phim, bắt đầu với bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" (1937), một trong những bộ phim hoạt hình dài đầu tiên, và cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất tại Mỹ. Bộ phim mới nhất của studio là "" (2021). Những bộ phim sắp ra mắt bao gồm "Strange World" vào 23 tháng 11 năm 2022, và "Wish" vào 22 tháng 11 năm 2023. Các bộ phim. Sắp ra mắt. </onlyinclude> </onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> <onlyinclude></onlyinclude> Các giải và đề cử giải Oscar. Encanto (2021)
1
null
Chuột có thể chỉ nhiều loài động vật có vú nhỏ trong bộ gặm nhấm. Trong văn hóa, chuột là những con vật âm ti, chuột tượng trưng cho thời kỳ trong lòng đất của những sự liên lạc với cái thiêng. Chuột trong văn hóa Tây Phi. Nhiều dân tộc ở Tây Phi thường dùng chuột vào việc bói toán. Ở người Bambara, chúng hai lần gắn với nghi lễ cắt xẻo. Người ta cho chúng cái phần âm vật bị cắt xẻo của các thiếu nữ, và có một tín niệm cho rằng đứa con đầu tiên của người thiếu nữ sinh ra sẽ có giới tính được xác định bởi giới tính con chuột đã ăn âm vật của thiếu nữ ấy. Người ta cũng nói rằng chuột chuyển tải một phần linh hồn của người bị cắt xẻo (phần nam giới ở sinh thực khí nữ), phần này phải trở về trời để đợi một sự hóa kiếp. Người Bambara cũng nghĩ rằng chuột hóa cóc trong mùa mưa.
1
null
"History" là một bài hát của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO, nằm trong đĩa nhạc đầu tay của nhóm, "MAMA" (2012). Với hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung, bài hát được S.M. Entertainment phát hành trực tuyến vào ngày 9 tháng 3 năm 2012. Phát hành và quảng bá. "History" được viết lời bởi Yoo Young-jin (phiên bản tiếng Hàn) và Liu Yuan (phiên bản tiếng Trung) và do Thomas Troelsen, Remee Mikkel Sigvardt Jackman và Yoo Young-jin sản xuất. Phiên bản tiếng Hàn do EXO-K thể hiện còn phiên bản tiếng Trung do EXO-M thể hiện. Hai video âm nhạc của bài hát được đăng tải lên YouTube vào ngày 8 tháng 3 năm 2012, một ngày trước khi bài hát được phát hành trên iTunes cũng như các trang web âm nhạc của Hàn Quốc và Trung Quốc. EXO-K và EXO-M biểu diễn cả hai phiên bản của "History" lần đầu tiên trong hai showcase của mình tại Seoul, Hàn Quốc và Bắc Kinh, Trung Quốc lần lượt vào các ngày 31 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2012. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, EXO-K xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình trong chương trình âm nhạc "Inkigayo" của đài SBS với "History" và đĩa đơn đầu tay chính thức của nhóm, "MAMA." Sau đó EXO-K tiếp tục biểu diễn bài hát trên "M! Countdown" của Mnet, "Music Bank" của KBS và "Music Core" của MBC lần lượt vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012. Video âm nhạc. Hai video âm nhạc của "History" được đăng tải lên YouTube vào ngày 8 tháng 3 năm 2012 trên kênh chính thức của SM Entertainment. Cả hai đều có sự xuất hiện của tất cả các thành viên. Doanh số. "History" xuất hiện lần đầu tiên trên bảng xếp hạng Sina New Singles Chart của Trung Quốc ở vị trí thứ 27 và sau đó đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 6. Trên bảng xếp hạng Sina Hot Singles Chart, bài hát xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí thứ 64 và đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 14. Tại Hàn Quốc, "History" đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ 86.
1
null
Michael Praetorius (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1571 - mất ngày 15 tháng 2 năm 1621) là một nhà soạn nhạc và lý thuyết âm nhạc người Đức. Ông là một nhà soạn nhạc đa tài nhất so với các nhà soạn nhạc ở cùng độ tuổi, góp phần quan trong cho sự phát triển của âm nhạc dựa trên Cải cách Kháng Cách Thánh ca, trong đó nỗ lực phản ánh để cải thiện mối quan hệ giữa đạo Tin Lành và Công giáo. Cuộc đời sự nghiệp. Năm 1587 ông là nghệ sĩ đàn đại phong cầm tại Marienkirche ở Frankfurt. Từ 1592/3, ông phục vụ cho triều đình ở Wolfenbüttel. Từ năm 1613 ông làm việc tại triều đình của vua John George I, nơi ông chịu trách nhiệm về âm nhạc lễ hội. Ông qua đời tại Wolfenbüttel, Đức. Tác phẩm của ông bao gồm chín bộ sưu tập Musae Sioniae (1605-1610), nhiều công trình khác cho giáo hội Lutheran. Trên hết là Terpsichore (1612) là một bản tóm lược hơn 300 vũ điệu. Phong cách sáng tác. Praetorius là một nhà soạn nhạc sung mãn; tác phẩm của ông cho thấy ảnh hưởng của các nhà soạn nhạc Ý. Âm nhạc của ông có nét hoa mỹ đặc trưng của văn học thế kỷ 17.
1
null
"What Is Love" là một bài hát của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO, nằm trong đĩa nhạc đầu tay của nhóm, "MAMA" (2012). Với hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung, bài hát được S.M. Entertainment phát hành trực tuyến vào ngày 30 tháng 1 năm 2012.. Phát hành và quảng bá. "What Is Love" được viết lời bởi Yoo Young-jin (phiên bản tiếng Hàn) và Han Kilin (phiên bản tiếng Trung) và do Teddy Riley, Yoo Young-jin, DOM và Richard Garcia sản xuất. Phiên bản tiếng Hàn do D.O. và Baekhyun của EXO-K thể hiện còn phiên bản tiếng Trung do Chen và Luhan của EXO-M thể hiện. Hai video âm nhạc của bài hát được đăng tải lên YouTube vào ngày 30 tháng 1 năm 2012, cùng ngày bài hát được phát hành trên iTunes cũng như các trang web âm nhạc của Hàn Quốc và Trung Quốc. D.O. và Baekhyun biểu diễn phiên bản tiếng Hàn của "What Is Love" lần đầu tiên trong showcase của nhóm tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31 tháng 3 năm 2012. Sau đó Chen và Luhan biểu diễn phiên bản tiếng Trung trong showcase tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 1 tháng 4 năm 2012. Video âm nhạc. Hai video âm nhạc của "What Is Love" được đăng tải lên YouTube vào ngày 30 tháng 1 năm 2012 trên kênh chính thức của SM Entertainment. Cả hai đều có sự xuất hiện của tất cả các thành viên. Liên kết ngoài. "What Is Love"
1
null
"MAMA" là một bài hát của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO, nằm trong đĩa nhạc đầu tay của nhóm, "MAMA" (2012). Với hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung, bài hát được S.M. Entertainment phát hành trực tuyến vào ngày 8 tháng 4 năm 2012. Phát hành và quảng bá. "MAMA" được viết lời bởi Yoo Young-jin (phiên bản tiếng Hàn) và Wang Yajun (phiên bản tiếng Trung) và do Yoo Young-jin sản xuất. Phiên bản tiếng Hàn do EXO-K thể hiện còn phiên bản tiếng Trung do EXO-M thể hiện. Hai video âm nhạc của bài hát được đăng tải lên YouTube vào ngày 8 tháng 3 năm 2012, cùng ngày bài hát được phát hành trên iTunes cũng như các trang web âm nhạc của Hàn Quốc và Trung Quốc. EXO-K và EXO-M biểu diễn cả hai phiên bản của "MAMA" lần đầu tiên trong hai showcase của mình tại Seoul, Hàn Quốc và Bắc Kinh, Trung Quốc lần lượt vào các ngày 31 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2012. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, EXO-M biểu diễn lần đầu tiên trên truyền hình tại lễ trao giải "12th Yinyue Fengyun Bang Awards" với "MAMA". Đồng thời, EXO-K cũng xuất hiện lần đầu tiên trên các chương trình âm nhạc Hàn Quốc trong "Inkigayo" của đài SBS với "History" và "MAMA." Sau đó EXO-K tiếp tục biểu diễn bài hát trên "M! Countdown" của Mnet, "Music Bank" của KBS và "Music Core" của MBC lần lượt vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012. Video âm nhạc. Hai video âm nhạc của "MAMA" được đăng tải lên YouTube vào ngày 8 tháng 4 năm 2012 trên kênh chính thức của SM Entertainment. Cả hai đều có sự xuất hiện của tất cả các thành viên.
1
null
John Rosamond Johnson (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1873 - mất ngày 11 tháng 11 năm 1954), thường được gọi là J. Rosamond Johnson, là một nhà soạn nhạc người Mỹ và là ca sĩ trong Thời kỳ Phục hưng Harlem. Johnson là nhà soạn nên bài thánh ca "Lift Every Voice and Sing" và được biết tại Mỹ như là "Black National Anthem".
1
null
Marcus Julius Philippus Severus, còn được gọi là Philippus II và Philippus Con (238 - 249) là con trai và người kế vị của Hoàng đế La Mã Marcus Julius Philippus với vợ là Hoàng hậu La Mã Marcia Otacilia Severa. Theo bằng chứng nghiên cứu về tiền đúc thì cậu còn có một người em gái tên là Julia Severa hoặc Severina, mà các nguồn văn học hiện còn không nhắc đến và một người anh trai là Quintus Philippus Severus. Khi cha của cậu trở thành hoàng đế vào năm 244 thì cậu cũng được phong làm "Caesar". Philippus II trở thành quan chấp chính La Mã vào năm 247 và sau đó được cha mình đưa lên làm "Augustus" và đồng hoàng đế. Ít lâu sau thì cha cậu bị giết chết trong trận chiến với người kế nhiệm ông Decius vào năm 249. Khi tin tức về cái chết này vừa tới Roma thì cũng là lúc cậu bị đám Cấm vệ quân ("Praetorian Guard") sát hại. Philippus II mất lúc mới 11 tuổi.
1
null
Publius Licinius Cornelius Valerianus (mất năm 257 hoặc 258) còn gọi là Valerianus II, là con trưởng của Hoàng đế La Mã Gallienus và Augusta Cornelia Salonina gốc Hy Lạp và cháu trai của Hoàng đế Valerianus I vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc và có truyền thống nghị viên. Một thời gian ngắn sau khi được tung hô làm Hoàng đế ("Augustus") Valerianus đưa Gallienus làm đồng hoàng đế và cháu trai của mình, Valerianus làm "Caesar" vào năm 256. Vị Caesar trẻ này về sau được đưa về Sirmium để đại diện cho gia tộc Licinius trong bộ máy chính quyền của các tỉnh Illyria gặp khó khăn trong khi Gallienus chuyển sự quan tâm của mình đến vùng German để đối phó với man rợ xâm nhập vào xứ Gaul. Vì còn trẻ tuổi nên Valerianus được đặt dưới sự giám hộ của Ingenuus, thống đốc tỉnh Illyria, tức là vùng Thượng và Hạ Pannonia cùng Thượng và Hạ Moesia. Ít lâu sau thì Valentinus mất vào cuối năm 257 hoặc đầu năm 258 không rõ nguyên nhân để rồi buộc Gallienus phải giáng chức Ingenuus. Hành động này đã khiến cho Ingenuus tức giận và đi đến quyết định dấy loạn chống lại Đế quốc La Mã.
1
null
Mezezius (; ; , "Mžēž" hoặc "Mzhezh") (622 - 669), là một quý tộc Armenia từng là một vị tướng Byzantium, sau đó chiếm đoạt ngôi vị Byzantine ở Sicilia từ năm 668 đến 669. Theo một bức thư của Giáo hoàng Gregory II gửi cho Hoàng đế Leo III thì ông là Bá tước "Opsikion", đoàn tùy tùng của triều đình () và một cuốn biên niên sử Syria sau này đã mô tả ông là một "patrikios". Sau vụ ám sát Konstans II tại nhà tắm Daphne năm 668, ít lâu sau ông được đám binh sĩ tôn làm Hoàng đế và trị vì ở Sicilia trong vài tháng. Tuy nhiên, khi Konstantinos IV ở Constantinopolis hay tin về vụ ám sát cha mình, liền dẫn quân thảo phạt và giết chết Mezezius để trả thù cho cha. Riêng đám triều thần và thuộc hạ của ông thì bị giải về Constantinopolis xử tội.
1
null
George Sphrantzes, còn gọi là Phrantzes hoặc Phrantza () (1401 - 1478) là một nhà sử học cuối thời Đông La Mã gốc Hy Lạp. Ông sinh ra ở Constantinopolis. Lúc trẻ ông từng làm thư ký cho Hoàng đế Manuel II Palaiologos; rồi lần lượt giữ các chức vụ như "protovestiarites" năm 1432, "prefect" xứ Mistras năm 1446 và sau cùng là "megas logothetes" (đại pháp quan). Khi quân Thổ đánh chiếm kinh thành Constantinopolis vào năm 1453 thì ông bị bắt làm tù binh, nhưng ít lâu sau được chuộc lại và đi đến Peloponnesus. Tại đây ông nhận được sự bảo trợ của triều đình Thomas Palaiologos, Công tước xứ Morea. Sau khi Công quốc trên bán đảo Peloponnesus diệt vong năm 1460, Sphrantzes quyết định lui về sống tại tu viện Tarchaneiotes ở Corfu. Tác phẩm. Tại tu viện, ông đã viết bộ biên niên sử mà giống như hầu hết các bộ biên niên sử của Đông La Mã, đều bắt đầu với việc tạo ra thế giới nhưng có phần chi tiết hơn khi nói về lịch sử của nhà Palaiologos từ năm 1258 đến 1476. Bộ sử này là một tài liệu rất có giá trị về các sự kiện trong thời đại của ông. Những nét đặc trưng trong tác phẩm của ông là bày tỏ sự trung thành với nhà Palaiologos mà ông thường phóng đại công trạng của họ và che giấu các khuyết điểm của họ, lòng hận thù người Thổ cùng sự tận tâm với Chính Thống giáo. Các bản dịch được thực hiện bởi August Immanuel Bekker năm 1838 trong "Corpus scriptorum hist. byz." và của Jacques Paul Migne trong "Patrologia graeca" (Xem Karl Krumbacher, "Geschichte der byzantinischen Litteratur" năm 1897.) Trong nhiều thế kỷ người ta tin rằng Sphrantzes đã viết hai tác phẩm gồm bộ "Tiểu biên niên sử" và "Đại biên niên sử". Đại biên niên sử có nhiều chi tiết đặc biệt về cuộc vây hãm thành Constantinoplis. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của giới sử học hiện đại thì bộ Đại biên niên sử chỉ là một tài liệu ngụy tạo được viết một thập kỷ sau đó bởi Makarios Melissenos ("Pseudo-Sphrantzes"), một linh mục đã trốn đến Napoli từ một hòn đảo Hy Lạp thuộc Venezia bị quân Thổ chiếm.
1
null
Toby Joe Turner (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1985) còn được biết đến với nghệ danh Tobuscus, là một diễn viên, nhà hài kịch, ca sĩ và một cá nhân trên mạng. Sinh ra tại Niceville, Florida, anh hiện đang định cư tại Los Angeles, California, anh được biết đến nhiều nhất với những video YouTube cũng như một số các vai diễn trong phim và truyền hình. Cho đến ngày 27 tháng 7 năm 2013, anh có tổng cộng 11.1 triệu người đăng ký và 2.3 tỉ lượt xem video qua ba kênh YouTube của anh.
1
null
MAMA là EP đầu tay của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO, do S.M. Entertainment sản xuất và phát hành vào ngày 9 tháng 4 năm 2012 với hai phiên bản, tiếng Hàn của EXO-K và tiếng Trung của EXO-M. Thực hiện và phát hành. "MAMA" được sản xuất bởi Lee Soo-man, nhà sản xuất chính của EXO. Tên EP là một từ tiếng Hàn dùng để xưng hô với một thành viên trong hoàng tộc. Đĩa đơn đầu tiên của EP, "What Is Love", được phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2012. Đĩa đơn thứ hai, "History", được phát hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2012. Bài hát chủ đề, "MAMA" được phát hành vào ngày 8 tháng 4 năm 2012. Ngày 6 tháng 4 năm 2012, các hình ảnh giới thiệu cho album được ra mắt. "MAMA" được phát hành vào ngày 9 tháng 4 năm 2012 trên iTunes cũng như các trang web âm nhạc của Hàn Quốc và Trung Quốc. Quảng bá. Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012, SM Entertainment đã cho ra mắt 23 video giới thiệu các thành viên của EXO và bao gồm một số bài hát nằm trong EP. "Angel" được dùng làm nhạc nền trong 4 video, "Two Moons" xuất hiện trong video thứ 12 còn "Machine" thì xuất hiện trong video thứ 5. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, EXO-M xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình tại lễ trao giải "12th Yinyue Fengyun Bang Awards" với "MAMA". Đồng thời, EXO-K cũng xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình trong chương trình âm nhạc "Inkigayo" của đài SBS với "History" và "MAMA." Sau đó EXO-K tiếp tục biểu diễn hai bài hát trên Mnet, "Music Bank" của KBS và "Music Core" của MBC lần lượt vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 2012. EXO-K quảng bá cho album thông qua các màn biểu diễn bài hát "MAMA" trên các chương trình âm nhạc hàng tuần của Hàn Quốc, còn EXO-M thì xuất hiện thường xuyên trên các chương trình tạp kỹ cũng như một số bài phỏng vấn tại Trung Quốc. EXO-M cũng biểu diễn với tư cách khách mời tại buổi diễn ở Indonesia nằm trong chuyến lưu diễn "Super Show 4" của Super Junior. Sự đón nhận. Cả hai phiên bản của "MAMA" đều đạt được thành công về mặt thương mại. Phiên bản tiếng Hàn đứng đầu bảng xếp hạng album của Gaon và lọt vào vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng album của Sina, đồng thời xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng "Billboard" World Albums Chart. Phiên bản tiếng Trung đứng đầu bảng xếp hạng album của Sina và lọt vào vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng album của Gaon, cũng như vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng "Billboard" World Albums Chart. Phiên bản tiếng Trung của cả ba đĩa đơn nằm trong EP đều xuất hiện trên nhiều bảng xếp hạng âm nhạc tại Trung Quốc. Video âm nhạc của cả ba bài hát đều đứng đầu bảng trên các trang web video của Trung Quốc, còn video âm nhạc "MAMA" của EXO-K thì đứng ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng toàn cầu của YouTube.
1
null
Gautier de Coincy (1177-1236) là một viện phụ, nhà thơ và nhà soạn nhạc người Pháp. Ông là một tác giả lớn của văn học thời trung cổ ở Pháp, chủ yếu được biết đến với sự cống hiến cho Maria. Ông đã biên soạn "Les Miracles de Nostre-Dame" hay "The Miracles of Notre Dame" ("The Miracles of Our Lady") được biết như là "Phép lạ của Đức Mẹ". Trong tập này là những bài thơ ca ngợi Đức Trinh Nữ Maria. Các tác phẩm của ông thường nói về "sự đam mê", "lòng bao dung" và có "tính lãng mạn"; sau đó đã được phổ biến thịnh hành trong triều đình.
1
null
Võ Thành Hạo (sinh 1959) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre. Ông cũng là một nhà thơ nghiệp dư, Hội viên Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1959 tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1979, ông nhập ngũ, phục vụ tại Đại đội 4, Tiểu đoàn D4, thuộc Sư đoàn 441 (nay thuộc Quân khu 4), tham gia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Từ năm 1980 đến 1983, ông Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, thăng dần lên cấp bậc Thượng sĩ. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 23 tháng 1 năm 1982 và chính thức vào ngày 23 tháng 7 năm 1983. Cuối năm 1983, ông được cử đi học tại Trường Quân chính Quân khu 9. Sau khi tốt nghiệp khóa học, ông chuyển ngành, làm cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Giồng Trôm. Từ tháng 10 năm 1984 đến tháng 9 năm 1986, ông được cử theo học tại Trường Tuyên huấn Trung ương 2. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Hành chính, ông được cử làm Huyện ủy viên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Giồng Trôm; năm 1988, làm quyền quyền Trưởng ban Tuyên giáo; đến năm 1991, chính thức trở thành Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Giồng Trôm. Năm 1996, ông được bầu làm Phó bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Giồng Trôm. Năm 2000, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm. Tháng 5 năm 2004, ông tái đắc cử Tỉnh ủy viên, được phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Tháng 10 năm 2008, ông được bầu làm Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bến Tre. Tháng 12 năm 2011, được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Tháng 7 năm 2011, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre. Ngày 26 tháng 7 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Văn Hiếu được chuyển làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thay thế ông trong chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Phong. Trong cuộc bỏ phiếu tính nhiệm các chức danh lãnh đạo của tỉnh Bến Tre, ông là người có số phiếu tín nhiệm cao nhất tỉnh. Chiều ngày 5 tháng 3 năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa IX (đột xuất) đã tiến hành bầu đồng chí Võ Thành Hạo - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) thay cho đồng chí Nguyễn Thành Phong được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới. [9] Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Tháng 7 năm 2019, Võ Thành Hạo nghỉ hưu.
1
null
Helix pomatia tên gọi thông thường là Ốc sên Burgundy, Ốc La Mã, hay Escargot, là một loài ốc sên nhỏ, ăn được, thuộc họ Helicidae. Nó sinh sống tại các vùng đất của Châu Âu, được gọi bằng tên tiếng Pháp là Escargot khi được sử dụng để chế biến các món ăn Tây. Qua quá trình thuộc địa, các đầu bếp Pháp đã được cho là mang giống ốc sên Esgarot đi khắp thế giới "(hoặc chúng vô tình di chuyển lên các tàu đổ bộ của quân đội Pháp)". Tại Việt Nam, các họ hàng của loài Esgarot rất dễ thấy ở hầu hết khắp mọi nơi, nhưng rất ít người có "can đảm" thưởng thức món thực phẩm này. Thậm chí còn tích cực tiêu diệt vì chúng gây hại cho hoa màu, cây cảnh. Vì sống trên môi trường cạn, nên các loài ốc cạn như "Helix pomatia" phải thường xuyên tiết chất nhờn dưới phía bụng để giảm bớt ma sát khi di chuyển. Ở một số nước, cho ốc sên như "Helix pomatia" di chuyển lên cơ thể được cho là một liệu pháp mát xa, vừa kích thích tế bào cảm giác, vừa giúp tăng cường lưu thông máu, và chất nhờn mà ốc sên tiết ra cũng có một số tính chất sinh học có lợi nhất định.
1
null
Cầu kênh Magdeburg (tiếng Đức: Kanalbrücke Magdeburg) là một hệ thống giao thông đường thủy ở Đức, và một phần của nó băng qua sông ở Magdeburg, hoàn thành vào tháng 10 năm 2003. Nó kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland, vượt qua sông Elbe. Nó đáng chú ý là hệ thống giao thông dẫn nước trên sông dài nhất thế giới, với tổng chiều dài 918 mét (3.012 ft). Kênh đào Elbe-Havel và Mittelland trước đây gặp nhau gần Magdeburg nhưng ở phía bên kia của sông Elbe, ở độ cao thấp hơn đáng kể so với hai kênh. Tàu di chuyển đường vòng giữa hai kênh có chiều dài 12 km (7,5 dặm), giảm dần từ kênh đào Mittelland thông qua nhấc lên tàu Rothensee vào sông Elbe, sau đó đi thuyền về phía hạ lưu sông, trước khi lên kênh đào Elbe-Havel qua khóa Niegripp. Mực nước thấp ở sông Elbe ngăn cản sà lan vận chuyển hàng hóa đi qua, nó cần nhiều thời gian để bốc xếp hàng. Lịch sử. Kế hoạch xây dựng cầu kênh trực tiếp qua sông Elbe có ít nhất là đầu thế kỷ 20. Khảo sát ở kênh đào Mittelland bắt đầu vào năm 1905, trong khi các dự án tổng thể làm việc trên tiếp tục cho đến năm 1942, khi tất cả các công trình xây dựng buộc phải dừng lại vì Thế chiến II. Sau chiến tranh, chính phủ Đông Đức đã không tiếp tục làm việc cho dự án này bởi vì thương mại Đông-Tây đã không còn quan trọng trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Sau khi nước Đức thống nhất, khi tái lập tuyến đường vận chuyển nước lớn làm cầu nước được ưu tiên. Dự án khởi công vào năm 1997, với thời gian hoàn thành trong 6 năm và trị giá 501 triệu EURO. Cầu nước tại cảng nội địa kết nối mạng của Berlin với các cảng dọc theo sông Rhine. Cấu trúc khó khăn của hệ thống dẫn nước kết hợp 24.000 tấn thép và 68.000 mét khối bê tông. Trong Điện ảnh. Trong Hanna (phim 2011) có đoạn "cô bé Hanna" thoát khỏi nhóm truy bắt của Wiegler, sau đó ngồi trên chiếc sà lan để đến Berlin trên "Cầu kênh Magdeburg".
1
null
Gryllotalpa orientalis là một loài dế trũi trong họ Gryllotalpidae, thường được gọi là dế trũi phương Đông. Nó được tìm thấy ở nhiều nước châu Á và cũng ở Úc. Tại một thời điểm loài này được xác định nhầm là "G. africana" và được cho là có phân bố rộng rãi trong cả châu Phi và châu Á nhưng trong những năm 1980, "G. orientalis" được công nhận là một loài riêng biệt. Đây là một loài gây hại, chúng gây thiệt hại cây trồng bằng gặm nhấm rễ của cây.
1
null
Ngoại giao Việt Nam thời Hồng Bàng phản ánh quan hệ đối ngoại của các vua trị vì Việt Nam thời Hồng Bàng với các vương triều Trung Quốc, chư hầu đương thời. Do thời kỳ này có nhiều sự việc mang tính truyền thuyết, hoạt động ngoại giao nếu như có thì chủ yếu được biết đến qua các ghi chép trong thư tịch của Trung Quốc và được chính sử Việt Nam dẫn lại. Lần thứ nhất. Theo "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", Tiền biên (前編), quyển 1 thì trong "Cương mục tiền biên" (綱目前編) của Kim Lý Tường (金履祥) có ghi rằng năm Mậu Thân (戊申) Đường Nghiêu (唐堯) năm thứ 5, Việt Thường thị đến chầu dâng rùa. Đối chiếu với "Tư trị thông giám tiền biên" (資治通鑑前編) của Kim Lý Tường, Đào Đường thị Đế Nghiêu (陶唐氏帝堯) không thấy có việc này. "Sử ký" (史記) của Tư Mã Thiên (司馬遷), quyển 1, Ngũ đế bản kỷ đệ nhất (五帝本紀第一) cũng không hề nhắc tới sự kiện nào như vậy. "Thông chí" (通志) của Trịnh Tiều (鄭樵) có một đoạn nói về việc nước Việt Thường dâng rùa thần (神龜 thần quy) cho Đế Nghiêu, được "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", Tiền biên, quyển 1 dẫn lại như sau: Lần thứ hai. "Hậu Hán thư" (後漢書), quyển 86, Nam Man Tây Nam Di liệt truyện đệ thất thập lục (南蠻西南夷列傳第七十六) có đoạn nói rằng Chu Công nhiếp chính năm thứ 6 sứ giả nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ (交阯) dâng chim trĩ trắng (白雉 bạch trĩ) cho Chu Công. Chuyện này được Việt sử lược (越史略), "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" dẫn lại, kể vắn tắt. "Việt sử lược", quyển thượng (卷上), Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thuật gọn trong một câu: "Đại Việt sử ký toàn thư", Ngoại kỷ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỷ, Hùng vương ghi cụ thể hơn: "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", Tiền biên, quyển 1 ghi cụ thể nhất về sự kiện này:: "Hậu Hán thư" viết là "Việt Thường dĩ tam tượng trùng dịch nhi hiến bạch trĩ" 越裳以三象重譯而獻白雉, không nói hai bên phải qua ba lần phiên dịch mới hiểu được nhau. "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" viết là "Việt Thường thị trùng tam dịch nhi cầu hiến bạch trĩ" 越裳氏重三譯而來獻白雉 làm thay đổi ý văn của Hậu Hán thư. Trong "Hậu Hán thư" không có chi tiết Chu Công cho năm cỗ bình xa đưa sứ giả Việt Thường về nước. Theo "Hậu Hán thư" sau khi triều Chu suy yếu, nước Việt Thường đã dần dần đoạn tuyệt việc qua lại. Lần thứ ba. Lần thứ 3 diễn ra thời Đông Chu, chỉ có "Việt sử lược", quyển thượng, Quốc sơ duyên cách ghi chép. Sự việc này diễn ra thế kỷ 5 TCN, vào cuối thời đại Hùng vương (nguyên văn trong Việt sử lược là "Đối vương" 碓王) của nước Văn Lang. Việt vương Câu Tiễn từng cho sứ sang dụ Hùng vương nhưng bị Hùng vương cự tuyệt. Các sử gia hiện đại coi đây là lần đụng độ đầu tiên giữa Việt Nam với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán phương Bắc. Sự kiện ngoại giao trong các bộ sử. Như vậy theo ghi chép của sử sách, thời Hồng Bàng có 3 lần Việt Nam và Trung Quốc có hoạt động ngoại giao với nhau. Việt Thường thị ("Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư" và "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" cho là nằm ở Việt Nam) sai sứ sang Trung Quốc giao hảo 2 lần và cả hai lần đều kết thúc tốt đẹp. Một lần nước Việt vương Câu Tiễn cho sứ sang dụ nhưng bị cự tuyệt. Điều đáng chú ý là trước sự việc sang sứ Chu Thành vương, "Đại Việt sử ký toàn thư" đã chép chuyện bé trai hương Phù Đổng (扶董), bộ Vũ Ninh (武寧) giúp vua đánh giặc vào đời Hùng Vương thứ sáu. Truyền thuyết dân gian kể "giặc xâm lược" là giặc Ân (殷), và "Lĩnh Nam chích quái", quyển 1, Đổng thiên vương truyện (董天王傳) cũng ghi quân xâm lược là giặc Ân, còn "Đại Việt sử ký toàn thư" không ghi rõ "giặc" đó là giặc nào. Chu Thành Vương là vị vua thứ hai nhà Chu, trước thời Thành Vương là Chu Vũ Vương cai trị trong thời gian ngắn và trước Vũ Vương chính là triều đại nhà Ân.
1
null
Pháp luật thời Trần trong lịch sử Việt Nam vốn kế thừa từ hệ thống pháp luật thời Lý, có bổ sung hoàn thiện hơn. Hệ thống luật. Năm 1230, Trần Thái Tông đã cho xét các luật lệ đời trước, sửa đổi san định thể lệ cho làm ra sách "Quốc triều thông chế" gồm 20 quyển, quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan pháp luật nhà Trần được tăng cường hoàn thiện hơn nhà Lý. Trong triều có thẩm hình viện chuyên xét xử việc hình ngục. Cuối thế kỷ 13, nhà Trần lập ra "Viện đăng văn kiểm pháp", lấy các đại thần phụ trách. Năm 1332, Nguyễn Trung Ngạn phụ trách cơ quan này lại lập ra thêm nhà bình doãn xử án. Việc tuyển chọn các quan làm chức vụ này có tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắn. Nội dung. Hình sự. Pháp luật nhà Trần khá nặng. Các tội trộm cắp lần đầu bị đánh 80 trượng, thích chữ lên mặt và phải đền cho chủ theo tỉ lệ mất 1 đền 9; nếu không đền đủ phải gán vợ con làm nô tì. Người tái phạm tội sẽ bị chặt chân tay; ai tái phạm tới lần thứ 3 sẽ bị giết. Với tội gian dâm, pháp luật cho phép giết chết kẻ gian dâm nếu bắt tại trận; gian phu được quyền nộp 300 quan chuộc tội, gian phụ phải về nhà chồng làm nô tì. Phân chia tầng lớp. Đại quý tộc, trước hết là vua và hoàng gia được pháp luật dành cho đặc quyền, đặc lợi. Cùng tội danh phỉ báng triều đình như nhau, người trong hoàng tộc là Trần Lão có thể dùng 1000 quan tiền chuộc nhưng nô lệ tên là Khoáng đồng mưu thì bị xử lăng trì. Nô tì của vương hầu, công chúa phải thích chữ vào mặt, mang hiệu của chủ, nếu không sẽ bị coi là giặc cướp. Nô tì không được kết hôn với quý tộc; cha con vợ chồng gia nô trong nhà không được tố cáo nhau. Nhà Trần cho đặt một quả chuông lớn trong lầu để dân chúng kêu oan thì đến gõ chuông. Đối với nông nghiệp. Pháp luật thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, nhất là ruộng đất. Để bảo vệ và khuyến khích nghề nông, nhà Trần theo lệ nhà Lý, cấm giết trâu bò bừa bãi nếu giết sẽ nộp ba con trâu hoặc bò và đánh 80 trượng, nếu người nhìn thấy mà không cáo lên vua thì sẽ phạt một con trâu hoặc bò và đánh 100 trượng tội che giấu. Pháp luật còn coi việc xây dựng đê điều và các công trình thủy lợi là công việc của triều đình và toàn dân. Vào tháng 6, tháng 7 hàng năm, nếu các quan hà đê lười biếng để dân cư phải trôi dạt, lúa bị ngập thì sẽ bị xử tội.
1
null
Âm hộ (Tiếng Anh: "vulva"), hay trong khẩu ngữ thường được gọi là bướm, bím, hay gọi thông tục là lồn (Tiếng Anh: "cunt", "pussy") là phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Âm hộ bao gồm mu, môi lớn, môi bé, âm vật, củ tiền đình, tiền đình âm hộ, niệu đạo, cửa âm đạo, màng trinh, tuyến tiền đình lớn, tuyến tiền liệt nữ. Âm hộ được tính bao gồm lỗ tiểu khi nó mở vào tiền đình âm hộ. Âm hộ cũng bao gồm khe háng, tuyến bã nhờn, tam giác niệu sinh dục (phần trước của tầng sinh môn), lông mu. Âm hộ bao gồm lối vào âm đạo, dẫn đến tử cung và cung cấp một lớp bảo vệ kép cho phần này bởi các nếp gấp của môi âm hộ ngoài và môi âm hộ trong. Cơ hoành vùng chậu hỗ trợ các cấu trúc của âm hộ. Các cơ khác của tam giác niệu sinh dục cũng hỗ trợ âm hộ. Máu cung cấp đến cho âm hộ đến từ ba động mạch bụng. Các tĩnh mạch lưng bên trong cung cấp hệ thống dẫn máu trở ra. Các mạch bạch huyết phân nhánh mang bạch huyết đi từ âm hộ đến các hạch bạch huyết ở bẹn. Các dây thần kinh cung cấp cho âm hộ là dây thần kinh lưng chậu, dây thần kinh đáy chậu, dây thần kinh trung ương đáy chậu và các nhánh của chúng. Máu và dây thần kinh cung cấp cho âm hộ góp phần vào các giai đoạn kích thích tình dục, hữu ích trong quá trình sinh sản. Âm hộ phát triển dần theo thời gian, những thay đổi bắt đầu từ khi sinh ra bao gồm thời thơ ấu, dậy thì, mãn kinh và sau mãn kinh. Có rất nhiều thay đổi về hình dáng bên ngoài của âm hộ, đặc biệt là thay đổi liên quan đến môi âm hộ. Âm hộ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều rối loạn và thường dẫn đến bị kích ứng. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe âm hộ có thể ngăn ngừa những điều này. Các rối loạn khác bao gồm một số bệnh nhiễm trùng và ung thư. Có một số biện pháp như phẫu thuật phục hồi âm hộ được gọi là chỉnh hình bộ phận sinh dục, một số cách trong đó được sử dụng và được biết đến là phẫu thuật thẩm mỹ. Các nền văn hóa khác nhau trên thế giới có quan điểm khác nhau về âm hộ. Một số tôn giáo và xã hội cổ đại đã tôn thờ âm hộ và tôn sùng người phụ nữ như thần linh. Các truyền thống chính của Ấn Độ giáo vẫn tiếp tục duy trì sự sùng bái này. Trong xã hội phương Tây, hình ảnh âm hộ phải chịu một thái độ tiêu cực rộng rãi được định hình bởi thuật ngữ y học "pudenda membra", có nghĩa là phần đáng xấu hổ. Phản ứng đối với điều này lĩnh vực nghệ thuật đã có nhiều nỗ lực khác nhau nhằm mang lại cái nhìn tự nhiên và tích cực hơn, chẳng hạn như tác phẩm của các nghệ sĩ Anh, Mỹ và Nhật Bản. Trong khi âm đạo là một bộ phận riêng biệt của giải phẫu, nó thường được sử dụng đồng nghĩa với âm hộ. Cấu trúc. Các cấu trúc chính của âm hộ là: mu, môi lớn, môi bé, các bộ phận bên ngoài của âm vật - mũ trùm âm vật hay quy đầu âm vật, lỗ tiểu, cửa âm đạo, màng trinh, tuyến tiền đình lớn, tuyến tiền liệt nữ. Các bộ phận khác bao gồm khe háng, tuyến bã nhờn, tiền đình âm hộ, tam giác niệu sinh dục (phần trước của tầng sinh môn), lông mu. Mu. Mu là mô mỡ mềm ở phía trước âm hộ, trong vùng trước háng bao phủ xương mu. Mu trong tiếng Latinh có nghĩa là "gò mu" và có ở cả hai giới tính với vai trò của phần đệm trong khi quan hệ tình dục, mu biểu hiện rõ ràng hơn ở nữ. Trong ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ biến thể "mons veneris" ('gò Vệ Nữ') được sử dụng đặc biệt dành cho phụ nữ. Phần dưới của mu bị chia cắt bởi một khe nứt - khe háng - ngăn cách mu thành môi âm hộ. Sau tuổi dậy thì, mũ trùm âm vật và vùng môi âm hộ có biến đổi nhất định khi nhô vào khe háng. Mu và môi âm hộ được bao phủ bởi lông mu khi đến tuổi dậy thì. Môi âm hộ. Môi lớn và môi bé bao phủ tiền đình âm hộ. Cặp nếp gấp bên ngoài được phân tách từ khe háng chính là môi âm hộ. Chúng chứa và bảo vệ các bộ phận khác của âm hộ. Môi âm hộ gặp nhau ở phía trước tại phần mu, và gặp nhau ở phía sau tại tam giác niệu sinh dục (phần trước của tầng sinh môn) giữa khe háng và hậu môn. Môi âm hộ thường có màu hồng hoặc nâu đen tùy thuộc vào màu da của từng người phụ nữ. Các rãnh giữa môi lớn và môi bé được gọi là rãnh âm hộ, hoặc rãnh giữa các nếp gấp âm hộ. Môi bé là hai nếp gấp mềm bên trong, nằm trong môi âm hộ. Chúng có nhiều màu sắc hơn môi âm hộ và chứa nhiều tuyến bã nhờn. Chúng gặp nhau ở phía sau tại phần dưới của môi âm hộ, một nếp gấp là mô cùng của môi âm hộ. Môi bé gặp nhau ở phía trước của âm hộ để tạo thành mũ trùm âm vật, còn được gọi là quy đầu âm vật. Vị trí có thể nhìn thấy của âm vật là quy đầu âm vật. Thông thường, nó nổi cộm với hình dạng và kích thước gần bằng hạt đậu Hà Lan, và có thể thay đổi kích thước từ khoảng 6 mm đến 25 mm. Kích thước cũng có thể thay đổi khi nó cương cứng. Quy đầu âm vật chứa nhiều đầu dây thần kinh tương đồng như ở quy đầu dương vật của nam giới nhưng có số lượng lớn hơn nhiều, khiến nó có độ nhạy cảm cực cao. Chức năng duy nhất được biết đến của âm vật là tập trung khoái cảm tình dục. Mũ trùm âm vật là một nếp da bảo vệ có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau và nó có thể che một phần hoặc hoàn toàn âm vật. Âm vật là bộ phận tương đồng với dương vật, và mũ âm vật là phần bao quy đầu của nữ giới tương đương với bao quy đầu của nam giới, và có thể che giấu một phần hoặc hoàn toàn phần trong khe háng của nữ. Tiền đình. Khu vực giữa môi âm hộ nơi có cửa âm đạo và lỗ tiểu được gọi là tiền đình âm hộ, hoặc gọi là tiền đình của âm đạo. Lỗ tiểu nằm dưới âm vật và ngay trước cửa âm đạo, gần với đáy chậu. Thuật ngữ "lối ra vào" đúng về mặt kỹ thuật hơn là "cửa mở", vì âm đạo thường thu gọn, với cửa mở cũng có thể đóng lại. Phần "lối ra vào" đôi khi được bao phủ một phần bởi một lớp màng gọi là màng trinh. Màng trinh thường sẽ bị rách trong lần quan hệ tình dục mạnh mẽ đầu tiên và máu tiết ra từ vết rách này được xem là dấu hiệu của sự trinh tiết. Tuy nhiên, màng trinh cũng có thể bị rách một cách tự nhiên khi vận động hoặc bị kéo căng ra do các hoạt động bình thường như sử dụng băng vệ sinh và cốc nguyệt san, hoặc màng mỏng đến mức không thể nhận thấy, hoặc trường hợp không có màng trinh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, màng trinh có thể che phủ hoàn toàn cửa âm đạo nên cần phải thực hiện thủ thuật phẫu thuật gọi là mở màng trinh. Ở hai bên phần sau của cửa âm đạo là hai tuyến tiền đình lớn hơn được gọi là tuyến Bartholin. Các tuyến này tiết ra chất nhờn và chất bôi trơn âm đạo và âm hộ. Chúng tương đồng với các tuyến Bulbourethral ở nam giới. Các tuyến tiền đình nhỏ hơn được gọi là tuyến Skene, được tìm thấy trên thành trước của âm đạo. Chúng tương đồng với tuyến tiền liệt của nam giới và còn được gọi là tuyến tiền liệt nữ. Cơ. Cơ hoành vùng chậu giúp nâng đỡ các cấu trúc âm hộ. Với khả năng tự điều chỉnh, một phần của cơ mông là cơ pubococcygeus co thắt một phần cửa âm đạo. Các cơ khác của tam giác niệu sinh dục hỗ trợ vùng âm hộ, chúng bao gồm các cơ ngang đáy chậu, các cơ ngoài đáy chậu và các cơ cương cứng sinh dục. Cơ ngoài đáy chậu làm thu hẹp cửa âm đạo. Các cơn co thắt của chúng đóng một vai trò trong các cơn co thắt âm đạo khi đạt cực khoái bằng cách khiến các củ tiền đình co lại. Máu, bạch huyết và dây thần kinh hỗ trợ. Các mô của âm hộ có nhiều mạch máu và nguồn máu được cung cấp bởi ba động mạch bụng. Sự lưu thông của tĩnh mạch là thông qua các tĩnh mạch bên ngoài và tĩnh mạch bên trong. Các cơ quan và các mô của âm hộ được dẫn lưu bởi một chuỗi các hạch bạch huyết ở bẹn nằm dọc theo các mạch máu. Dây thần kinh chậu bắt nguồn từ dây thần kinh thắt lưng đầu tiên và phân nhánh bao gồm các dây thần kinh môi trước hỗ trợ da của phần mu và môi âm hộ. Dây thần kinh đáy chậu là một trong những nhánh tận cùng của dây thần kinh lưng và các nhánh này đi đến các dây thần kinh môi sau để hỗ trợ cho môi âm hộ. Các dây thần kinh lưng phân thành các nhánh bao gồm dây thần kinh lưng của âm vật mang lại cảm giác cho âm vật. Quy đầu âm vật được xem là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhỏ, số lượng này giảm dần khi các mô thay đổi dần về phía niệu đạo. Mật độ dây thần kinh ở quy đầu cho thấy đó là trung tâm tập trung cảm giác. Các dây thần kinh thể hang từ mạng lưới rối âm đạo hỗ trợ mô cương cứng của âm vật. Chúng được nối với phần bên dưới vòm mu bởi dây thần kinh lưng của âm vật. Dây thần kinh lưng đi vào xương chậu qua các hố thần kinh tọa thấp và tiếp tục kết nối trung gian đến động mạch lưng bên trong. Điểm mà dây thần kinh bao quanh cột sống đẳng hướng, là vị trí có thể dùng thuốc gây mê vùng bụng để ức chế cảm giác đối với âm hộ. Một số dây thần kinh nhỏ hơn tách ra khỏi dây thần kinh lưng. Nhánh sâu của dây thần kinh đáy chậu hỗ trợ các cơ của đáy chậu và một nhánh của dây thần kinh này hỗ trợ cho củ tiền đình. Các biến thể. Bộ phận sinh dục nữ xuất hiện rất nhiều biến đổi. Phần lớn sự biến đổi này nằm ở khác biệt đáng kể về kích thước, hình dạng và màu sắc của môi âm hộ. Mặc dù được gọi là môi nhỏ nhưng chúng thường có kích thước đáng kể, có thể nhô ra bên ngoài âm đạo hoặc môi lớn. Sự biến đổi này cũng đã được minh chứng trong một cuộc trưng bày lớn gồm 400 phôi âm hộ được gọi là "Vạn lý trường thành âm đạo" ("Great Wall of Vagina") do Jamie McCartney tạo ra để lấp đầy sự thiếu thông tin về hình dạng của một âm hộ bình thường. Các phôi được lấy từ một nhóm đông và đa dạng phụ nữ cho thấy nhiều sự khác biệt rất rõ ràng. Lông mu cũng khác nhau về màu sắc, kết cấu và độ xoăn.
1
null
Brahmagupta (Sanskrit: ब्रह्मगुप्त) (598–668) là một nhà toán học và thiên văn học Ấn Độ. Ông là tác giả của hai tác phẩm đầu tiên về toán học và thiên văn học: "Brāhmasphuṭasiddhānta" (BSS, " học thuyết được thiết lập chính xác của Brahma ", 628), một luận thuyết lý thuyết, và "Khaṇḍakhādyaka" ("cắn ăn được", năm 665), một tác phẩm mang tính thực tế hơn. Brahmagupta là người đầu tiên đưa ra các quy tắc để tính với "số không". Các văn bản được sáng tác bởi Brahmagupta là ở dạng thơ elip trong tiếng Phạn, như thông lệ trong toán học Ấn Độ. Vì không có chứng minh nào được đưa ra, nên chúng ta không biết các kết luận của Brahmagupta bắt nguồn như thế nào. Cuộc đời và sự nghiệp. Brahmagupta sinh năm 598 CE theo tuyên bố của chính ông. Ông sống ở "Bhillamala" (ngày nay là Bhinmal ở Rajasthan, Ấn Độ) dưới thời trị vì của nhà cai trị triều đại Chavda, Vyagrahamukha. Ông là con trai của Jishnugupta và là người theo đạo Hindu, cụ thể là người Shaivite. Mặc dù hầu hết các học giả đều cho rằng Brahmagupta được sinh ra ở Bhillamala, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào cho điều đó. Tuy nhiên, ông sống và làm việc ở đó trong một thời gian dài của cuộc đời. Prithudaka Svamin, một nhà bình luận sau này, đã gọi ông là "Bhillamalacharya", giáo viên từ Bhillamala. Bhillamala là thủ đô của Gurjaradesa, vương quốc lớn thứ hai của Tây Ấn Độ, bao gồm miền nam Rajasthan và miền bắc Gujarat ở Ấn Độ ngày nay. Đây cũng là một trung tâm học tập cho toán học và thiên văn học. Brahmagupta trở thành nhà thiên văn học của trường "Brahmapaksha", một trong bốn trường phái lớn của thiên văn học Ấn Độ trong thời kỳ này. Ông đã nghiên cứu năm "siddhanthas" truyền thống về thiên văn học Ấn Độ cũng như công việc của các nhà thiên văn học khác bao gồm Aryabhata I, Latadeva, Pradyumna, Varahamihira, Simha, Srisena, Vijayanandin và Vishnuchandra. Vào năm 628, ở tuổi 30, ông đã sáng tác 'Brāhmasphuṭasiddhānt' (chuyên luận cải tiến của Brahma) được cho là phiên bản sửa đổi của "siddhanta" nhận được của trường phái Brahmapaksha. Các học giả tuyên bố rằng ông đã kết hợp rất nhiều tính nguyên bản vào bản sửa đổi của mình, bổ sung một lượng đáng kể các tài liệu mới. Cuốn sách bao gồm 24 chương với 1008 câu trong ārya. Một phần lớn của nó là nói về thiên văn học, nhưng nó cũng chứa các chương chính về toán học, bao gồm đại số, hình học, lượng giác và thuật toán, được cho là chứa những hiểu biết mới của chính Brahmagupta. Sau đó, Brahmagupta chuyển đến Ujjain, đây cũng là một trung tâm thiên văn lớn ở miền trung Ấn Độ. Ở tuổi 67, ông đã sáng tác tác phẩm nổi tiếng tiếp theo của mình "Khanda-khādyaka", một cuốn cẩm nang thực tế về thiên văn học Ấn Độ trong thể loại "karana" cho sinh viên. Brahmagupta chết năm 668, và ông được cho là đã chết ở Ujjain. Tranh cãi. Brahmagupta có rất nhiều chỉ trích về công việc của các nhà thiên văn học đối thủ, và "Brahmasphutasiddhanta" của ông thể hiện một trong những quan điểm sớm nhất trong số các nhà toán học Ấn Độ. Sự phân chia chủ yếu là về ứng dụng toán học vào thế giới vật lý, chứ không phải là về chính toán học. Trong trường hợp của Brahmagupta, những bất đồng chủ yếu xuất phát từ việc lựa chọn các thông số và lý thuyết thiên văn. Các phê bình về các lý thuyết đối thủ xuất hiện trong suốt mười chương đầu tiên và chương thứ mười một hoàn toàn dành cho việc phê phán các lý thuyết này, mặc dù không có lời phê bình nào xuất hiện trong các chương thứ mười hai và mười tám. Tiếp nhận. Nhà sử học khoa học George Sarton gọi ông là "một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của chủng tộc và là người vĩ đại nhất trong thời đại của ông". Những tiến bộ toán học của Brahmagupta đã được Bhāskara II, một hậu duệ ở Ujjain, người đã mô tả Brahmagupta là "ganaka-chakra-chudamani" (viên ngọc của giới các nhà toán học). Prithudaka Svamin đã viết bình luận về cả hai tác phẩm của mình, biến những câu thơ khó thành ngôn ngữ đơn giản hơn và thêm hình minh họa. Lalla và Bhattotpala trong thế kỷ 8 và 9 đã viết bình luận về "Khanda-khadyaka". Bình luận thêm tiếp tục được viết về ông vào thế kỷ thứ 12. Vài thập kỷ sau cái chết của Brahmagupta, Sindh đến dưới Ả Rập Caliphate vào năm 712 sau Công nguyên. Các cuộc thám hiểm đã được gửi đến "Gurjaradesa" (" "Al-Baylaman" ở "Jurz" ", theo các nhà sử học Ả Rập). Vương quốc Bhillamala dường như đã bị tiêu diệt nhưng Ujjain đã đẩy lùi các cuộc tấn công. Tòa án Caliph Al-Mansur (754 cường775) đã nhận được một đại sứ quán từ Sindh, bao gồm một nhà chiêm tinh tên là Kanaka, người đã mang (có thể ghi nhớ) các văn bản thiên văn, bao gồm cả những văn bản của Brahmagupta. Các văn bản của Brahmagupta đã được dịch sang tiếng Ả Rập bởi Muhammad al-Fazari, một nhà thiên văn học tại tòa án của Al-Mansur dưới tên "Sindhind" và "Arakhand". Một kết quả ngay lập tức là sự lây lan của hệ thống số thập phân được sử dụng trong các văn bản. Các nhà toán học Al-Khwarizmi (800-850 CE) đã viết một văn bản gọi là "al-Jam wal-tafriq bi hisal-al-Hind" (cộng và trừ ở Ấn Độ Arithmetic), được dịch sang tiếng Latin trong thế kỷ 13 như "Algorithmi de numero indorum". Thông qua các văn bản này, hệ thống số thập phân và thuật toán số học của Brahmagupta đã lan rộng khắp thế giới. Al-Khwarizmi cũng đã viết phiên bản "Sindhind" của riêng mình, dựa trên phiên bản của Al-Fazari và kết hợp các yếu tố Ptolemaic. Các tài liệu thiên văn học Ấn Độ lưu hành rộng rãi trong nhiều thế kỷ, thậm chí truyền vào các văn bản Latin thời trung cổ. Toán học. Đại số. Brahmagupta đã đưa ra lời giải của phương trình tuyến tính tổng quát trong chương mười tám của "Brahmasphutasiddhānta", đó là một nghiệm cho phương trình tương đương với , trong đó "rupes" đề cập đến các hằng số và . Ông tiếp tục đưa ra hai giải pháp tương đương cho phương trình bậc hai tổng quát tương ứng là các nghiệm cho phương trình tương đương với, formula_1 và formula_2 Ông tiếp tục giải các hệ phương trình không xác định đồng thời cho biết biến số mong muốn trước tiên phải được cách ly và sau đó phương trình phải được chia cho hệ số của biến mong muốn. Cụ thể, ông khuyến nghị sử dụng "máy nghiền" để giải phương trình với nhiều ẩn số. Giống như đại số của Diophantus, đại số của Brahmagupta được kết nghĩa. Phép cộng được biểu thị bằng cách đặt các số cạnh nhau, trừ bằng cách đặt một dấu chấm trên phần phụ và chia bằng cách đặt ước số dưới mức cổ tức, tương tự như ký hiệu của chúng tôi nhưng không có vạch. Phép nhân, tiến hóa và số lượng chưa biết được thể hiện bằng chữ viết tắt của các thuật ngữ thích hợp. Phạm vi ảnh hưởng của Hy Lạp đối với sự kết hợp này, nếu có, không được biết và có thể là cả sự kết hợp của Hy Lạp và Ấn Độ có thể được bắt nguồn từ một nguồn Babylon phổ biến. Số học. Bốn phép toán cơ bản (cộng, trừ, nhân và chia) đã được nhiều nền văn hóa biết đến trước Brahmagupta. Hệ thống hiện tại này dựa trên hệ thống số Ả Rập của Ấn Độ giáo và lần đầu tiên xuất hiện ở Brahmasphutasiddhanta. Brahmagupta mô tả phép nhân như vậy "Phép nhân được lặp lại giống như một chuỗi cho gia súc, thường là có các phần tích phân trong số nhân và được nhân lên nhiều lần và các sản phẩm được thêm vào với nhau. Đó là sự nhân lên. Hoặc bội số được lặp lại nhiều lần vì có các bộ phận cấu thành trong hệ số nhân ".   Số học Ấn Độ được biết đến ở châu Âu thời trung cổ là "Modus Indorum" có nghĩa là phương pháp của người Ấn Độ. Ở Brahmasphutasiddhanta, phép nhân được đặt tên là Gomutrika. Vào đầu chương mười hai "Brahmasphutasiddhānta" của ông, mang tên "Tính toán", Brahmagupta chi tiết các thao tác trên phân số. Người đọc dự kiến sẽ biết các phép toán số học cơ bản cho đến khi lấy căn bậc hai, mặc dù anh ta giải thích cách tìm khối lập phương và khối lập phương của một số nguyên và sau đó đưa ra các quy tắc tạo thuận lợi cho việc tính toán bình phương và căn bậc hai. Sau đó, ông đưa ra các quy tắc để xử lý năm loại kết hợp phân số: ; ; ; ; và . Chuỗi. Brahmagupta sau đó tiếp tục đưa ra tổng bình phương và lập phương của số nguyên đầu tiên. 12,20. Tổng bình phương là [tổng] nhân với hai lần [số bước] [s] tăng thêm một [và] chia cho ba. Tổng các lập phương là bình phương của [tổng] Các cọc này với các quả bóng giống hệt nhau [cũng có thể được tính toán]. Ở đây Brahmagupta đã tìm thấy kết quả dưới dạng "tổng" của số nguyên đầu tiên, thay vì tính theo như thực tiễn hiện đại. Ông đưa ra tổng bình phương của số tự nhiên đầu tiên là và tổng các lập phương của n số tự nhiên đầu tiên là . Số không. "Brahmasphuṭasiddhānta" của Brahmagupta là cuốn sách đầu tiên cung cấp các quy tắc cho các thao tác số học áp dụng cho số 0 và số âm. "Brahmasphutasiddhānta" là văn bản được biết đến sớm nhất để coi số 0 là một số theo đúng nghĩa của nó, chứ không chỉ đơn giản là một chữ số giữ chỗ để biểu thị một số khác như được thực hiện bởi người Babylon hoặc như một biểu tượng cho việc thiếu số lượng như đã được Ptolemy và người La Mã thực hiện. Trong chương mười tám của tác phẩm "Brahmasphutasiddhānta" của mình, Brahmagupta mô tả các phép toán trên các số âm. Đầu tiên ông mô tả phép cộng và phép trừ, Ông tiếp tục mô tả phép nhân, Nhưng mô tả của ông về phép chia cho số 0 khác với cách hiểu hiện đại của chúng ta: Ở đây Brahmagupta cho rằng = 0 và như đối với câu hỏi của nếu ≠ 0 ông không nói gì. Các quy tắc của ông về số học về số âm và số 0 khá gần với cách hiểu hiện đại, ngoại trừ việc chia cho 0 toán học hiện đại không được xác định. Phân tích diophantine. Bộ ba số Pythagore. Trong chương mười hai "Brahmasphutasiddhanta" của mình, Brahmagupta cung cấp một công thức hữu ích để tạo ra bộ ba số Pythagore: Hay nói cách khác, nếu , thì một du khách "nhảy" theo chiều dọc lên trên một khoảng cách từ đỉnh núi cao , và sau đó đi theo một đường thẳng đến một thành phố theo chiều ngang khoảng cách từ chân núi, đi cùng một khoảng cách với một người đi xuống theo chiều dọc xuống núi và sau đó đi dọc theo chiều ngang đến thành phố. Nói theo hình học, điều này nói rằng nếu một tam giác vuông có đáy có chiều dài và độ cao của chiều dài , thì độ dài, , của cạnh huyền của nó được cho bởi . Và, quả thật vậy, tiểu học thao tác đại số cho thấy bất cứ khi nào có giá trị đã nêu. Ngoài ra, nếu và là hợp lý, thì , , và . Do đó, một bộ ba Pythagore có thể thu được từ , và bằng cách nhân từng số đó với bội số chung nhỏ nhất của mẫu số của chúng. Phương trình Pell. Brahmagupta tiếp tục đưa ra một mối quan hệ lặp lại để tạo ra các nghiệm cho một số trường hợp phương trình Diophantine bậc hai như (được gọi là phương trình Pell) bằng thuật toán Euclide. Thuật toán Euclide được ông gọi là "máy nghiền" vì nó chia số thành các phần nhỏ hơn. Bản chất của hình vuông: 18,64. [Đặt xuống] hai lần căn bậc hai của một hình vuông đã cho bằng một số nhân và tăng hoặc giảm bởi một [số] tùy ý. Sản phẩm của [cặp] đầu tiên, được nhân với cấp số nhân, với sản phẩm của [cặp] cuối cùng, là phép tính cuối cùng. 18,65. Tổng của các sản phẩm thunderbolt là lần đầu tiên. Phụ gia bằng với sản phẩm của các chất phụ gia. Hai căn bậc hai, chia cho phụ gia hoặc phép trừ, là các "rupa" phụ gia. Chìa khóa cho giải pháp của ông là đồng nhất thức, formula_3 đó là một khái quát của một đồng nhất thức được Diophantus tìm ra, formula_4 Sử dụng đồng nhất thức này và thực tế là nếu và là các nghiệm cho các phương trình và , tương ứng, sau đó là một nghiệm của , ông đã có thể tìm các nghiệm tổng quát cho phương trình của Pell thông qua một loạt các phương trình có dạng . Brahmagupta không thể áp dụng đồng đều giải pháp của mình cho tất cả các giá trị có thể có của , thay vào đó ông chỉ có thể chỉ ra rằng nếu có một giải pháp số nguyên cho = ± 1, ± 2 hoặc ± 4, thì có nghiệm. Giải pháp của phương trình Pell nói chung sẽ phải đợi Bhaskara II tìm ra vào khoảng năm 1150. Hình học. Công thức Brahmagupta. Kết quả nổi tiếng nhất của Brahmagupta trong hình học là công thức của ông cho tứ giác nội tiếp. Với chiều dài các cạnh của bất kỳ tứ giác nội tiếp nào, Brahmagupta đã đưa ra một công thức gần đúng và chính xác cho diện tích của hình, 12,21. Diện tích gần đúng là tích của một nửa tổng của các cạnh và cạnh đối diện của một tam giác và một tứ giác. [Diện tích] chính xác là căn bậc hai từ tích của một nửa tổng của các cạnh bị giảm đi bởi [mỗi] cạnh của tứ giác. Vì vậy, với các độ dài , , và của một tứ giác tuần hoàn, diện tích gần đúng là trong khi, cho , diện tích chính xác là Mặc dù Brahmagupta không tuyên bố rõ ràng rằng các tứ giác này là nội tiếp, nhưng rõ ràng từ quy tắc của ông cho thấy rằng đây là trường hợp ông nói đến. Công thức Heron là trường hợp đặc biệt của công thức này và nó có thể được suy ra bằng cách đặt một trong các cạnh bằng 0. Tam giác. Brahmagupta dành một phần đáng kể tác phẩm của mình cho hình học. Một định lý cho độ dài của hai đoạn của đáy của tam giác được chia ra theo đường cao của nó: 12,22. Cơ sở giảm và tăng bởi sự khác biệt giữa các bình phương của các bên chia cho đáy; khi chia cho hai chúng là các phân đoạn thực sự. Đường vuông góc [độ cao] là căn bậc hai từ hình vuông của một cạnh bị giảm bởi bình phương của đoạn. Do đó, độ dài của hai đoạn là Ông tiếp tục đưa ra một định lý về tam giác hữu tỷ. Một tam giác có các cạnh hữu tỷ , , và diện tích hữu tỉ có dạng: formula_5 với , và là các số hữu tỷ nào đó. Định lý Brahmagupta. Brahmagupta tiếp tục, 12,23. Căn bậc hai của tổng hai tích của các cạnh và cạnh đối diện của một tứ giác không bằng nhau là đường chéo. Hình vuông của đường chéo bị giảm đi bởi hình vuông bằng một nửa tổng của đáy và đỉnh; căn bậc hai là vuông góc [độ cao]. Vì vậy, trong một tứ giác nội tiếp "không bằng nhau" (nghĩa là hình thang cân), chiều dài của mỗi đường chéo là . Ông tiếp tục đưa ra các công thức cho chiều dài và diện tích của các hình hình học, chẳng hạn như chu vi của một hình thang cân bằng và một tứ giác scalene, và độ dài của các đường chéo trong một hình tứ giác tuần hoàn. Điều này dẫn đến định lý nổi tiếng của Brahmagupta, 12.30-31. Tưởng tượng hai hình tam giác trong [một tứ giác tuần hoàn] với các cạnh không bằng nhau, hai đường chéo là hai cơ sở. Hai phân đoạn của chúng là riêng biệt các phân đoạn trên và dưới [được hình thành] tại giao điểm của các đường chéo. Hai [đoạn dưới] của hai đường chéo là hai cạnh trong một hình tam giác; đáy [của tứ giác là đáy của tam giác]. Nó vuông góc của nó là phần dưới của vuông góc [trung tâm]; phần trên của vuông góc [trung tâm] là một nửa tổng của [các cạnh] vuông góc giảm dần bởi [phần dưới của vuông góc trung tâm]. Số pi. Trong câu 40, ông đưa ra các giá trị của , 12,40. Đường kính và bình phương của bán kính [mỗi] nhân với 3 lần lượt là [chu vi] thực tế và diện tích [của một hình tròn]. [Giá trị] chính xác là căn bậc hai từ bình phương của hai số đó nhân với mười. Như vậy, Brahmagupta sử dụng 3 như một giá trị "thực tế" của và formula_6 như một giá trị "chính xác" của . Lỗi trong giá trị "chính xác" này nhỏ hơn 1%.
1
null
Howard Bach là một vận động viên cầu lông người Mỹ gốc Việt. Anh từng vô địch cầu lông thế giới năm 2005 cùng với Tony Gunawan. Anh sinh ra ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 2 năm 1979. Lên 2 tuổi, Howard Bach cùng gia đình di cư đến San Francisco, Hoa Kỳ. Từ 1991-1993, anh học tại trường trung học cơ sở Marina ở San Francisco. Khi lên 5, Howard Bach được cha đưa đến Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc Cổng Vàng ở quận Tenderloin San Francisco. Tại đây trong vòng 11 năm tiếp theo Howard Bach được cha dạy chơi cầu lông. Bach đã quyết định cống hiến cả đời cho môn thể thao cầu lông khi anh là học sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông Galileo. Trong những năm đầu sự nghiệp, anh được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Mỹ của năm, Dick Ng. Khi 16 tuổi, anh chuyển đến Colorado Springs, Colorado để luyện tập ở địa điểm Thế vận hội Mỹ. Thế vận hội 2004. Bach thi đấu cầu lông tại Thế vận hội 2004 trong nội dung đôi nam cùng với đồng đội Kevin Qi Han. Họ đánh bại Dorian James và Stewart Carson của Nam Phi ở vòng thứ nhất, sau đó họ thất bại trước Jens Eriksen và Martin Lundgaard Hansen của Đan Mạch ở vòng 16. Giải vô địch cầu lông thế giới 2005. Cặp đôi Howard Bach và Tony Gunawan đã chiến thắng trận chung kết đôi nam trước đôi vợt người Indonesia Candra Wijaya và Sigit Budiarto với các tỉ số 15-11, 10-15, 15-11. Đây là huy chương vàng đầu tiên của nước Mỹ tại giải vô địch cầu lông thế giới. Giải được tổ chức tại nhà thi đấu trung tâm Honda ở Anaheim, California.
1
null
Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu (sinh 1954) là một Giám mục Công giáo Việt Nam. Ông là Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái xã hội – Caritas của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025. Trước đó, ông cũng từng đảm nhận chức Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội các nhiệm kỳ 2013 – 2016, 2016 – 2019, 2019 – 2022, Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục Công giáo nhiệm kỳ 2010 – 2013. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Ngài yêu họ đến cùng". Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông còn có thể giao tiếp bằng tiếng Pháp. Thân thế. Giám mục Vũ Đình Hiệu sinh ngày 30 tháng 10 năm 1954 tại làng Ninh Mỹ, xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, thuộc giáo xứ Ninh Mỹ, Giáo phận Bùi Chu, là con thứ tám trong gia đình có chín người con (ba người qua đời sớm). Không lâu sau khi ông được sinh ra, gia đình ông di cư vào Nam, sinh sống tại giáo xứ Trung Chánh (huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) cho đến năm 1975. Từ năm 1975 gia đình di chuyển về Giáo xứ Tân Mai 2 (nay gọi là Thiên Phước) và sinh sống bằng nghề nông. Thân phụ là ông Tôma Vũ Đình Thụ (1910–1961) và thân mẫu là bà Maria Nguyễn Thị Ngọt (1914–2011). Hai ông bà thân sinh thường hỗ trợ các công việc trong nhà thờ như kéo chuông, quét dọn... Gia đình ông hiện cư ngụ tại Giáo xứ Thiên Phước, ấp Tân Mai 2, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thời kỳ tu học. Cậu bé Hiệu có chí hướng tu tập từ sớm nên được gia đình quyết định cho vào học tại Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc, đặt tại Phú Nhuận thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn khi cậu mới 12 tuổi, và cậu đã học tại đây một năm thì được chuyển chi nhánh Chủng viện, cậu sang học tại Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc, đặt tại Phước Lâm, nay thuộc Giáo phận Bà Rịa từ năm 1967 đến năm 1969. Cậu bé Hiệu tiếp tục thay đổi Tiểu chủng viện và đến học tại Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc, đặt tại Toà Giám mục Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai và cậu đã học tại đây đến khi hoàn thành Tiểu chủng viện năm 1973. Chủng sinh Hiệu là nghĩa tử của linh mục Giuse Trần Văn Hàm (K1), Chính xứ Thiên Phước – Giám đốc Tiểu chủng viện Phước Lâm và là bạn cùng lớp với Giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân. Sau khi tốt nghiệp Tiểu chủng viện, chủng sinh Vũ Đình Hiệu tiếp tục con đường tu học của mình vào cách tiếp tục theo học tại Giáo hoàng Học viện Piô X, Đà Lạt, là chủng sinh khóa 16 của Học viện này. Chủng sinh Hiệu đã học tại đây đến năm 1977. Sau khi Giáo hoàng Học viện giải tán, chủng sinh Hiệu phục vụ tại Giáo xứ Tân Mai 2 (Thiên Phước), Giáo phận Xuân Lộc từ năm 1978 đến năm 1988. Từ năm 1988 đến năm 1999, ông là bí thư của Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Linh mục. Ngày 25 tháng 1 năm 1999 (theo phòng Báo Chí Tòa Thánh là ngày 22 tháng 1), Phó tế Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc. Sau khi được chịu chức, năm 2000, Tân linh mục Tôma được cử đi du học tại Toulouse, Pháp, và tốt nghiệp Cao học Thần học Luân lý năm 2006. Sau đó, ông trở về nước và được chọn làm chánh Văn phòng, kiêm Chưởng Ấn Tòa Giám mục Xuân Lộc. Ông giữ chức vụ này đến năm 2009. Giám mục. Giám mục Phụ tá Xuân Lộc. Ngày 25 tháng 7 năm 2009, phòng Báo chí Tòa Thánh công bố bổ nhiệm linh mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu, hiện đang là linh mục Chưởng Ấn Tòa Giám mục Xuân Lộc, đã được Giáo hoàng Bênêđictô XVI chọn làm Giám mục hiệu tòa Bahanna, Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Ông là Giám mục thứ 101 của hàng Giám mục Việt Nam, là Giám mục thứ 14 của Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt và là Giám mục đầu tiên xuất thân từ Tiểu chủng viện Thánh Phaolô Giáo phận Xuân Lộc. Lễ tấn phong giám mục cho Tân giám mục Vũ Đình Hiệu cử hành vào sáng ngày 10 tháng 10. Tham dự có 31 giám mục đến từ tất cả 26 giáo phận, trong bối cảnh các giám mục này vừa họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa giám mục Xuân Lộc. Đồng tế còn có khoảng 600 linh mục. Có tất cả 15.000 tu sĩ, giáo dân đã được mời tham gia lễ tấn phong này. Về nghi thức truyền chức. giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc, đóng vai trò giám mục chủ phong cùng với 2 giám mục phụ phong là Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm, giám mục chính tòa Giáo phận Bà Rịa và Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh. Trong kỳ đại hội thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam kéo dài từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 10 năm 2010, các giám mục đã bầu chọn giám mục Vũ Đình Hiệu giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục Công giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2010 - 2013. Giám mục phó, kế vị Giám mục chính tòa Bùi Chu. Ngày 24 tháng 12 năm 2012, Giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm Giám mục Vũ Đình Hiệu làm Giám mục phó Giáo phận Bùi Chu với quyền kế vị. Lễ nhậm chức được cử hành vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Đồng tế lễ nhậm chức tại Quảng trường Nhà thờ chính tòa Bùi Chu có các giám mục Giáo tỉnh Hà Nội, các giám mục tháp tùng tân giám mục phó Bùi Chu từ miền Nam và 300 linh mục. Tham dự lễ có tu sĩ và giáo dân với con số khoảng 8.000 người. Ngày 17 tháng 8 năm 2013, sau khi Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm qua đời đột ngột sau cơn nhồi máu cơ tim, giám mục Vũ Đình Hiệu đương nhiên kế vị Giám mục chính tòa Bùi Chu theo Giáo luật. Trong kỳ họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2013, Giám mục Vũ Đình Hiệu được bầu làm Chủ tịch Caritas Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016. Trong kỳ họp ba năm sau đó, giám mục Hiệu tiếp tục được chọn làm Chủ tịch Caritas với nhiệm kì kéo dài đến năm 2019. Giáo phận Bùi Chu dự kiến cho hạ giải công trình Nhà thờ chính tòa Bùi Chu vào ngày 13 tháng 5 năm 2019, sau quá trình lên kế hoạch trước đó 5 năm. Giám mục Vũ Đình Hiệu cho biết hầu hết các tu sĩ, giáo dân và chính quyền địa phương đồng thuận với việc đại tu nhà thờ. Phương án trùng tu, theo giám mục Hiệu thì "dựa vào ngôi nhà thờ cũ để đại tu từ những chi tiết nhỏ nhất, vì vậy người dân không lo ngại về diện mạo mới của Nhà thờ Bùi Chu." Nhận được tin tức này, 25 kiến trúc sư gửi đơn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị đề nghị can thiệp giữ lại nhà thờ. Ngày 7 tháng 5, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông ký văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và Giám mục Vũ Đình Hiệu về việc hạ giải nhà thờ Bùi Chu. Hội Kiến trúc sư cho rằng nhà thờ này có tầm quan trọng trong lịch sử và cộng đồng, có kiến trúc độc đáo nên đề xuất các bên tham khảo ý kiến chuyên gia. Giáo phận Bùi Chu, đại diện là linh mục Tổng Đại diện Giuse Nguyễn Đức Giang đã quyết định ký thông báo hạ giải vào ngày 10 tháng 5. Ngày 20 tháng 5 năm 2019, Hội Kiến trúc sư nhận được văn bản hồi đáp của Giám mục Vũ Đình Hiệu. Trong thư, giám mục Hiệu cho rằng công trình Nhà thờ chính tòa Bùi Chu là công trình của giáo phận Bùi Chu, việc trùng tu công trình đã được bàn thảo rộng rãi trong vài năm vừa qua, cũng như nhận được sự chấp thuận cho xây dựng của tỉnh Nam Định. Giám mục Hiệu cho rằng trên thực tế, hai tháp của nhà thờ chính toà Bùi Chu đã nghiêng đến 15 độ và nền công trình lún hơn 70 cm. Sự xuống cấp này gây nguy hiểm cho giáo dân và khách tham quan. Giám mục Hiệu cũng cảm ơn các ý kiến từ những người thiện chí. Có quan điểm khác với giám mục Hiệu, kiến trúc sư Nguyên Hạnh Nguyên - đại diện nhóm hơn 20 kiến trúc sư phủ nhận thông tin về thực trạng nhà thờ của giám mục Hiệu. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2019. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Vũ Đình Hiệu đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2019 – 2022. Ngày 3 tháng 2 năm 2020, việc hạ giải Nhà thờ chính tòa Bùi Chu chính thức được tiến hành. Ông Đặng Ngọc Cường – phó bí thư Huyện ủy, chủ tịch Uỷ ban Nhân Dân huyện Xuân Trường cho biết ông chưa biết thông tin nhà thờ Bùi Chu bị hạ giải, nhưng khẳng định nếu nhà thờ bị hạ giải là việc bình thường và không cần phải báo cáo chính quyền. Quýt định hạ giải do giám mục Vũ Đình Hiệu ấn định và dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành cuối tháng 2 năm 2020. Kế hoạch đề ra ban đầu là hạ giải nhà thờ chính tòa Bùi Chu vào ngày 17 tháng 2 năm 2020, nhưng sau đó, giám mục Vũ Đình Hiệu đã quyết định cho hoãn việc hạ giải để chờ thêm giải pháp bảo tồn mới. Trong cuộc gặp với ông Martin Rama – giám đốc dự án của Trung tâm phát triển đô thị bền vững thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại Tòa giám mục Bùi Chu, giám mục Hiệu cho biết nếu các dự án bảo tổn không khả thi thì sẽ tiến hành hạ giải nhà thờ vào ngày 2 tháng 3 năm 2020. Ngoài phương án hạ giải nhà thờ cũ, giám mục Hiệu cũng mong muốn có giấy phép xây dựng nhà thờ mới trên cánh đồng liền kề với đất của nhà thờ đang có và nếu phương án này được chấp thuận thì sẽ giữ lại nhà thờ cũ. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Vũ Đình Hiệu đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025. Tông truyền. Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu được tấn phong giám mục năm 2009, thời Giáo hoàng Bênêđíctô XVI: Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu là giám mục phụ phong cho các giám mục:
1
null
Than trắng hay Binchō-tan hoặc binchō-zumi (備長炭) là một loại than truyền thống của người Nhật, đã sử dụng từ lâu đời. Loại than này được người Nhật nhập khẩu sử dụng rộng rãi trên khắp nước Nhật. Than trắng được làm từ cây gỗ trồng nên dễ tái tạo, nguồn nguyên liệu ổn định. Đến năm 2011 lần đầu tiên có người ở Phường Núi Sam, Châu Đốc An Giang, Việt Nam đã sản xuất ra được loại than này và đặt tên là than chuông.
1
null
Mao Bá Ôn (chữ Hán: 毛伯温, 1482 - 1545), tự Nhữ Lệ, hiệu Đông Đường, sinh quán ở huyện Cát Thủy, Giang Tây, đại thần nhà Minh. Vào thời Gia Tĩnh, ông từng cầm quân uy hiếp Việt Nam, buộc nhà Mạc phải cắt đất xin hàng. Hoạn đồ thăng trầm. Đầu đời Tống, tổ tiên của Bá Ôn dời từ Tam Cù , Chiết Giang đến Cát Châu làm quan, nhân đó định cư ở Cát Thủy. Ông nội là Siêu, làm Quảng Tây tri phủ. Năm Chánh Đức thứ 2 (1507), Bá Ôn trúng Cử nhân, năm sau đỗ Tiến sĩ, thụ chức Thiệu Hưng phủ Thôi quan. Năm thứ 6 (1511), được cất lên làm Ngự sử, sau đó làm Tuần án Phúc Kiến, Hà Nam, ở nơi nào cũng có tiếng tốt. Minh Thế Tông lên ngôi, luận tội chết bọn Trung quan (tức hoạn quan) Trương Duệ, Trương Trung, đồng đảng Tiêu Kính, Vi Nhu ngầm trì hoãn. Bá Ôn xin giết bọn Kính, Nhu, khí thế của hoạn quan chùng xuống. Đầu thời Gia Tĩnh, được thăng làm Đại Lý tự thừa. Được cất lên làm Hữu thiêm Đô ngự sử, rồi làm Tuần phủ Ninh Hạ. Liên lụy vụ án Lý Phúc Đạt, bị kết tội phạm sai lầm khi làm việc ở Đại Lý tự, chịu lột chức về làng. Được nhận lại quan chức cũ, dự định điều đi Sơn Tây, rồi Thuận Thiên, nhưng đều chưa lên đường, thì được đổi làm Lý viện sự, tiến chức Tả phó Đô ngự sử. Bị Phụ quốc tướng quân Chu Hữu Oản là người tông thất ở Triệu vương phủ bới móc án cũ, tố cáo ông có tư thù với mình, nên phải cởi quan đợi tra xét. Xong, được khôi phục quan chức. Uy hiếp nhà Mạc. Mùa đông năm thứ 15 (1536), hoàng tử ra đời, triều đình sắp ban chiếu đi các nước, Lễ bộ thượng thư Hạ Ngôn cho rằng Việt Nam đã lâu không triều cống, không nên sai sứ, xin đánh dẹp. Triều đình bèn khởi dụng Bá Ôn làm Hữu Đô ngự sử, cùng Hàm Ninh hầu Cừu Loan nắm quân đợi mệnh. Ông lấy cớ tang cha mà từ chối, triều đình không cho. Tháng 5 năm sau (1537) đến Kinh, dâng lên phương lược dùng quân. Gặp lúc Lê Trang Tông sai bọn Trịnh Duy Liêu tố cáo Mạc Đăng Dung thí nghịch, Đế ngờ là không thật, mệnh tạm hoãn ra quân, sắc cho quan viên Lưỡng Quảng, Vân Nam tra xét báo về, rồi mệnh cho Bá Ôn làm việc ở Lý viện. Ngự sử Hà Duy Bách xin đợi ông mãn tang (cha/mẹ mất phải để tang 3 năm), không cho. Ông lấy cớ có bệnh không ra, đến khi cởi tang phục (sau 100 ngày) mới bắt đầu trông coi công việc. Mùa đông năm ấy được thăng làm Công bộ thượng thư. Mùa xuân năm thứ 17 (1538), bọn Kiềm quốc công Mộc Triều Phụ đưa hàng biểu của Đăng Dung đến, xin tha tội và hẹn ngày cống nạp. Trước đó, Vân Nam tuần phủ Uông Văn Thịnh tâu Đăng Dung nghe tin có phát binh đánh dẹp, sai sứ ngầm dò xét. Đế làm sắc cứ theo chiếu cũ tiến binh, Văn Thịnh lại theo lời của Bảo chúa (chúa Bầu) Vũ Văn Uyên, cho rằng Đăng Dung có thể gây hấn, triều đình lại truyền hịch lệnh cho nhà Mạc dâng biểu hiến đất. Đến nay, đế giao bản tâu của Triều Phụ xuống để đình nghị, mọi người nói không thể cho. Bèn đổi Bá Ôn làm Binh bộ thượng thư kiêm Hữu Đô ngự sử, cho ngày khởi hành. Đế cho rằng việc binh hệ trọng, không hẳn đã đánh dẹp, có ý lấy uy mà chế phục Việt Nam là được. Sau vài tháng, Lưỡng Quảng tổng đốc thị lang Trương Kinh dâng lên phương lược dùng quân, nói cần có 30 vạn quân, 160 vạn thạch lương hướng. Khâm Châu tri châu Lâm Hi Nguyên cho rằng Đăng Dung dễ bắt, xin lập tức ra quân. Binh bộ thượng thư Trương Toản lại xin đình nghị, triều thần phần lớn không muốn ra quân, nhưng không dám can thẳng, nên không đưa ra được kết luận nào. Đế không hài lòng, đành theo lời Toản, dừng việc ra quân. Mệnh Bá Ôn tiếp tục làm việc ở Lý viện. Năm thứ 18 (1539), đế muốn vỗ về nhà Mạc, sai thị lang Hoàng Oản chiêu dụ. Oản đưa ra lắm yêu cầu, đế giận, bãi chức ông ta. Lại giao xuống đình nghị, đều nói nên đánh, đế nghe theo. Tháng 7 nhuận, mệnh Bá Ôn, Loan nam chinh, được sai khiến văn vũ từ tam phẩm trở xuống. Bọn Bá Ôn đến Quảng Tây, bàn bạc với bọn Tổng đốc Trương Kinh, Tổng binh quan An Viễn hầu Liễu Tuần, Tham chánh Ông Vạn Đạt, Trương Nhạc, triệu tập hơn 125000 quân của các Lang thổ quan ở Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, Hồ Quảng, chia 3 đội, từ Bằng Tường, Long Động, Tư Lăng Châu tiến vào, còn lấy 2 cánh kỳ binh làm thanh viện. Truyền hịch Vân Nam tuần phủ Uông Văn Thịnh soái quân đóng ở Liên Hoa Than, cũng chia 3 đường mà tiến. Sắp xếp đã xong, Loan có tội bị triệu về, lập tức lấy Tuần thay thế. Mùa thu năm thứ 19 (1540), bọn Bá Ôn tiến đến Nam Ninh. Truyền hịch sang Việt Nam kể tội cha con Đăng Dung. Đăng Dung sai sứ đến chỗ Vạn Đạt xin hàng, Vạn Đạt đưa về chỗ ông. Bá Ôn thừa chế đồng ý, tuyên ân uy của thiên tử, thu nạp bản đồ, lấy lại đất là 4 động Khâm Châu. Ông cho họ về nước đợi mệnh, làm sớ dâng lên, đế rất hài lòng. Có chiếu đổi nước An Nam làm An Nam đô thống sử tư, lấy Đăng Dung làm đô thống sứ, được thế tập, đặt 13 tuyên phủ tư, lệnh cho tự sắp đặt. Bá Ôn thụ mệnh hơn năm, không đánh mà khuất phục được nhà Mạc, còn Đế cũng không muốn đánh. Luận công, gia Thái tử thái bảo. Chỉnh đốn binh phòng. Tháng 2 năm thứ 18 (1539), đế tuần hạnh đến phủ Thừa Thiên. Có chiếu cho Bá Ôn làm Tổng đốc Tuyên, Đại, Sơn Tây quân vụ. Ít lâu sau triều đình tuyển Cung liêu (các thuộc quan của Thái tử), được gia kiêm Thái tử tân khách. Trong phạm vi quản hạt của Đại Đồng có 5 bảo Trấn Biên, Trấn Xuyên, Hoằng Tứ, Trấn Hà, Trấn Lỗ, cách nhau hơn 200 dặm, rất gần lều trại của người Mông Cổ, được tuần phủ Trương Văn Cẩm cho xây đắp. Từ khi Trương Văn Cẩm bị giết trong sự biến Ngũ bảo, không ai dám sửa sang, ông cho rằng biến loạn là do dùng lầm người, chứ kiến nghị không sai, nên đưa quân đến đấy. Mộ 3000 quân phòng thủ, cấp cho ruộng vườn vô chủ, miễn thuế mãi mãi. Biên phòng được yên. Xét công, gia Thái tử thiếu bảo. Tháng giêng năm thứ 21 (1542), Bá Ôn về triều, lại coi việc ở Lý viện. Biên quan mấy lần cảnh báo, ông xin đắp thành ngoài cho Kinh sư. Đế trả lời được, Cấp sự trung Lưu Dưỡng Trực nói Thái miếu đang dựng, vật lực thiếu thốn, bèn mệnh tạm dừng. Tháng 10, Trương Toản mất, Bá Ôn thay làm Binh bộ. Toản tham lam độc ác, ở bộ 8 năm, mọi thứ đều hư nát cả. Ông hội họp đình thần bàn bạc dâng lên 24 việc biên phòng, đổi mới quân lệnh. Các ngôn quan kiến nghị tra hạch các lực lượng quân đội, Bá Ôn nhân đó dâng lên hơn 20 điều ngăn ngừa tình trạng nhũng lạm ở các vệ, giám. Đế khen hay, lập tức thi hành, nhưng tệ nạn đã lâu ngày, mọi người đều không bằng lòng thay đổi. Cái chết. Mùa thu năm thứ 23 (1544), Thuận Thiên tuần phủ Chu Phương cho rằng việc phòng bị mùa thu đã xong, xin rút binh khách (quan binh ở địa phương khác được điều đến). Chưa được bao lâu, quân Mông Cổ xâm phạm, áp sát Kỳ phụ (nghĩa là giáp với Kinh kỳ, ở đây là Trực Lệ). Đế vừa sợ vừa giận, rồi cùm tổng đốc Địch Bằng bắt đi thú, phạt trượng Phương cho đến chết. Ngự sử Thư Đinh nói, Phương chỉ bàn rút binh Kế (chỉ Bắc Kinh), còn rút binh Tuyên, Đại là tội của Bá Ôn và Chức phương lang Hàn Tối. Đế bèn tước quan tịch của ông; đánh Tối 80 trượng, bắt đi thú ở biên thùy. Bá Ôn về làng, phát nhọt ở lưng mà chết. Minh Mục Tông lên ngôi, được khôi phục quan chức, ban tuất. Đầu những năm Thiên Khải (1621 – 1627), được truy thụy là Tương Mậu. Sử cũ đánh giá: Ông tính khí khái, thâm trầm mà cứng cỏi, ăn uống bằng 10 người. Lâm cơ quyết đoán, chẳng động thanh sắc.
1
null
Siêu đại chiến (tựa gốc tiếng Anh: Pacific Rim; tên khác: Vành đai Thái Bình Dương) là một bộ phim điện ảnh đề tài quái vật và khoa học viễn tưởng của Mỹ năm 2013 do Guillermo del Toro làm đạo diễn, với sự tham gia của dàn diễn viên gồm Charlie Hunnam, Idris Elba, Kikuchi Rinko, Charlie Day, Burn Gorman, Robert Kazinsky, Max Martini và Ron Perlman. Kịch bản của phim do Travis Beacham và del Toro chấp bút, phát triển từ phần cốt truyện gốc của Beacham. Phim lấy bối cảnh trong tương lai gần, khi Trái Đất bị tấn công bởi Kaiju, loài quái vật khổng lồ xuất hiện từ một cổng không gian nằm sâu dưới đáy biển Thái Bình Dương. Để chiến đấu với chúng, loài người đã hợp sức và tạo ra các Jaeger, những mecha khổng lồ hình người do hai phi công được kết nối với nhau thông qua một cầu nối thần kinh tham gia điều khiển. Tập trung vào những ngày sau của cuộc chiến tranh, câu chuyện trong "Siêu đại chiến" xoay quanh Raleigh Becket, một cựu phi công Jaeger được triệu tập để hợp tác với tân binh Mako Mori trong những nỗ lực cuối cùng nhằm tiêu diệt giống loài Kaiju. Quá trình quay phim bắt đầu từ ngày 14 tháng 11 năm 2011 tại Toronto và diễn ra đến tháng 4 năm 2012. "Siêu đại chiến" do hãng Legendary Pictures sản xuất và Warner Bros. chịu trách nhiệm phân phối, được công chiếu tại Mỹ vào ngày 12 tháng 7 năm 2013 và tại Việt Nam ngày 19 tháng 7 năm 2013 dưới định dạng 2D, 3D và IMAX 3D. Phim nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình điện ảnh, đặc biệt cho phần hiệu ứng kỹ xảo, các phân cảnh hành động và phong cách hoài niệm. Dù không đạt nhiều thành công về mặt doanh thu tại Mỹ, song, "Siêu đại chiến" lại tạo ra nhiều đột phá tại các thị trường quốc tế. Phim thu về tổng cộng 411 triệu USD toàn cầu—với 114 triệu USD trong số đó đến từ Trung Quốc—và trở thành phim điện ảnh có doanh thu thành công nhất trong sự nghiệp của Guillermo del Toro. Phần phim tiếp theo có tựa đề "" do Steven S. DeKnight đạo diễn và del Toro sản xuất, với sự trở lại của ba diễn viên Kikuchi, Day và Gorman, được ra mắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2018. Phần phim này do hãng Universal Pictures đảm nhiệm vai trò phân phối. Nội dung. Năm 2013, những quái vật khổng lồ gọi là Kaiju đã tới Trái Đất thông qua một cổng dịch chuyển không gian được gọi là "Lỗ hổng" nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương và tàn phá các thành phố biển nằm trên Vành đai lửa. Loài người đã chế tạo ra những người máy khổng lồ, gọi là Jaeger, nhằm đối đầu với mối đe dọa ngoài hành tinh này. Mỗi Jaeger đều được điều khiển bởi hai phi công kết nối với nhau thông qua một cầu nối thần kinh để chia sẻ sức tải hệ thống thần kinh vô cùng lớn. Năm 2020, Jaeger "Gipsy Danger" do hai anh em Raleigh và Yancy Beckett điều khiển đã bảo vệ thành phố Anchorage trước sự tấn công của một Kaiju mang mã danh Knifehead. Sau khi "Gipsy Danger" đánh bại Knifehead, cả hai người đều không hề biết rằng con Kaiju đó thật ra vẫn còn sống; nó phục kích cả hai anh em, gây hư hại nặng nề cho "Gipsy Danger", đồng thời ném Yancy ra khỏi buồng điều khiển và giết chết anh. Raleigh sau đó đã giết Knifehead và một mình điều khiển "Gipsy" trở về bờ biển. Bị ám ảnh bởi cái chết của Yancy, Raleigh đã từ bỏ Chương trình Jaeger. Năm 2025, chính phủ các nước trên khắp thế giới quyết định ngừng chi trợ cấp cho việc lắp ráp Jaeger để tập trung vào quá trình xây dựng các bức tường khổng lồ ven biển. Tuy nhiên các Kaiju lại ngày một mạnh hơn, chúng tấn công con người thường xuyên hơn và các Jaeger bị phá hủy còn nhanh hơn là được lắp ráp. Các Jaeger còn lại được chuyển tới Hồng Kông dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Stacker Pentecost, người đang có kế hoạch phá hủy Lỗ hổng bằng vũ khí hạt nhân. Pentecost tới gặp cựu phi công Jaeger Raleigh Becket nhằm thuyết phục anh trở lại điều khiển "Gipsy Danger". Về đến Hồng Kông, Raleigh gặp Mako Mori, giám đốc của dự án nâng cấp Jaeger. Cảm nhận được sự kết nối mạnh mẽ, Raleigh yêu cầu hợp tác điều khiển "Gipsy Danger" cùng với Mako, nhưng Pentecost lại chần chừ khi sử dụng cô, một phần vì tình cha con giữa hai người và cũng một phần vì ông biết nội tâm cô vẫn còn đang chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi trong quá khứ, song cuối cùng ông vẫn đồng ý. Buổi chạy thử nghiệm đầu tiên kết thúc gần như trong thảm họa khi Mako đắm chìm quá sâu trong ký ức thời thơ ấu về cuộc tấn công Kaiju đã biến cô thành trẻ mồ côi và vô tình kích hoạt khẩu súng plasma gắn trên tay "Gipsy Danger" trong khi cô vẫn đang trong khoang chứa. Ngay sau đó, các Jaeger được giao nhiệm vụ chống lại một cuộc tấn công kép của Kaiju tại Hồng Kông. Khi các Jaeger đều bị Kaiju đánh bại, Pentecost đành phải cho Raleigh và Mako kết nối cùng nhau để điều khiển "Gipsy Danger", Jaeger duy nhất còn lại. Cùng lúc đó, Newton Geiszler, nhà khoa học nghiên cứu về Kaiju, đã chế tạo ra thiết bị cho phép con người có thể kết nối thần kinh với một mảnh não Kaiju, nhờ đó anh phát hiện ra Kaiju thực chất không phải những con thú hoang dã, chúng chỉ là vũ khí sinh học chiến đấu theo lệnh của một chủng tộc ngoài hành tinh. Với sự chấp thuận từ Pentecost, anh tìm ra Hannibal Chau, trùm buôn lậu nội tạng Kaiju, để mua một bộ não Kaiju nguyên vẹn và lặp lại thí nghiệm của mình. Chau cho rằng Kaiju đang truy lùng Geiszler ở Hồng Kông vì có lẽ thí nghiệm của anh đã thu hút sự chú ý của bọn chúng. Sau khi "Gipsy Danger" giết chết cả hai Kaiju, Chau và người của hắn tới thu hoạch các bộ phận. Geiszler nhận ra trong hai Kaiju đã chết có một con đang mang thai. Ấu thú Kaiju thoát được ra ngoài nhưng bị chết non, và trước khi chết nó đã kịp tấn công và nuốt sống Hannibal Chau. Geiszler và đồng nghiệp Hermann Gottlieb thực hiện chu trình kết nối với bộ não nguyên vẹn của ấu thú Kaiju và khám phá ra rằng Lỗ hổng chỉ mở khi nhận diện được DNA của giống loài Kaiju, đó là lý do tại sao tất cả các nỗ lực tấn công trước đó của con người nhằm phá hủy Lỗ hổng đều thất bại. Lúc này Pentecost đang chỉ huy cuộc tấn công vào Lỗ hổng, hiện do ba Kaiju bảo vệ. Hai Jaeger còn lại tham gia cuộc tấn công là: "Striker Eureka" mang theo bom hạt nhân do Stacker Pentecost và Chuck Hansen điều khiển, và "Gipsy Danger" do Raleigh Becket và Mako Mori điều khiển. Trong cuộc chiến với Kaiju ở dưới biển Thái Bình Dương, hai Kaiju đã khiến "Striker Eureka" bị hỏng nặng nên không thể đưa quả bom hạt nhân vào Lỗ hổng như kế hoạch ban đầu. Pentecost bèn ra lệnh cho Raleigh và Mako dùng chính lò hạt nhân của Gipsy Danger để kích nổ Lỗ hổng. Sau đó, Pentecost và Chuck đã hi sinh khi kích nổ quả bom hạt nhân mang trên người của "Striker Eureka" nhằm dẫn đường cho "Gipsy Danger" tiến vào. Raleigh và Mako mang theo xác Kaiju đã bị Pentecost và Chuck giết để tiến vào Lỗ hổng, và sau khi vượt qua Lỗ hổng thành công, Raleigh đưa Mako vào khoang cứu hộ và đẩy nó lên mặt biển, sau đó anh khởi động quy trình kích nổ lò phản ứng của "Gipsy Danger" bằng tay và thoát ra bằng khoang cứu hộ. Lò hạt nhân của "Gipsy Danger" phát nổ ở thế giới của Kaiju, phá hủy cánh cổng liên kết hai thế giới. Cả Mako và Raleigh đều sống sót nổi lên mặt biển Thái Bình Dương. Ở đầu đoạn danh đề, Hanibal Chau dùng dao rạch bụng ấu thú Kaiju và thoát ra ngoài. Diễn viên. Từ trên xuống dưới Charlie Hunnam, Idris Elba và Kikuchi Rinko tham gia diễn xuất trong phim với vai diễn Raleigh Becket, Stacker Pentecost và Mako Mori. Các phi công điều khiển Jaeger khác bao gồm ba anh em người Canada gốc Việt Charles Lưu, Lance Lưu và Mark Lưu trong vai bộ ba Vĩ Đường điều khiển "Crimson Typhoon", và Robert Maillet cùng Heather Doerksen vai Sasha và Aleksis Kaidanovsky, hai phi công của "Cherno Alpha". Joe Pingue vào vai Thuyền trưởng Merrit, thuyền trưởng của chiếc tàu cá bị bắt trong trận thủy chiến giữa "Gipsy Danger" và Kaiju Knifehead. Santiago Segura vào vai một phụ tá của Hannibal Chau. Brad William Henke và Larry Joe Campbell vào vai thành viên của đội xây dựng mà Raleigh đã tham gia sau khi rời khỏi PPDC. Robin Thomas, Julian Barnes và David Richmond-Peck vào vai ba người đại diện của Liên Hợp Quốc đến từ Mỹ, Đảo Anh và Canada. Sebastian Pigott xuất hiện trong vai một kỹ sư Jaeger và Joshua Peace vào vai một nhân viên văn phòng, còn Jonathan Foxon thì vào vai một thường dân quá khích. David Fox đảm nhiệm vai diễn ông già trên bờ biển, còn Jane Watson thì vào vai mẹ của Raleigh và Yancy trong một phân cảnh hồi tưởng. Nhà sản xuất Thomas Tull cũng xuất hiện trong phim với một vai diễn khách mời. Ellen McLain lồng tiếng cho giọng nói trí tuệ nhân tạo của "Gipsy Danger". Chủ đề. Trong phim, một người thường không thể đáp ứng nổi sức tải hệ thống thần kinh của một Jaeger, có nghĩa là họ cần phải được kết nối với một phi công khác—một quá trình gọi là "drifting". Khi hai phi công kết nối, họ nhanh chóng biết được ký ức và cảm xúc của người còn lại, và không có cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận chúng; del Toro cho rằng ý tưởng này vô cùng ấn tượng, hấp dẫn và thuyết phục. Vị đạo diễn bày tỏ chủ đích mang phép ẩn dụ này gắn với thực tế:Các câu chuyện nhỏ của những phi công lại chính là một điểm lớn, cho thấy rằng chúng ta đều sống chung trong cùng một người máy [trong cuộc sống]… Chúng ta, hoặc phải đứng lên, hoặc phải bỏ mạng. Tôi không muốn điều này trở thành một quảng cáo tuyển dụng hay một trò đùa. Ý tưởng của bộ phim chỉ là chúng ta phải tin tưởng lẫn nhau, vượt qua mọi lằn ranh của màu da, giới tính, đức tin và mọi thứ, và hãy gắn bó với nhau.Del Toro thừa nhận sự đơn giản của thông điệp này và cũng nói rằng ông muốn xem những bộ phim phiêu lưu mang ý nghĩa tương tự như vậy khi ông còn là một đứa trẻ. Guillermo del Toro bình luận: "Tôi nghĩ đây là một thông điệp tuyệt vời cho trẻ em... 'Cái gã mà bạn vừa đánh gục mười phút trước? Đó chính là người mà bạn phải hợp tác cùng vào năm phút sau.' Đó chính là cuộc sống... Chỉ khi chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể hoàn thiện bản thân mình hơn." Nội dung phim tập trung vào mối quan hệ giữa Becket và Mori, nhưng lại không phải là một câu chuyện tình cảm như thường lệ. Cả hai đều là những con người gặp thương tổn về mặt tinh thần và quyết định để quá khứ của mình ngủ yên. Trong thời gian luyện tập điều khiển Jaeger, họ đã trải qua quá trình tìm hiểu, đi vào trong những suy nghĩ, hồi ức và bí mật của đối phương. Mối quan hệ của họ là mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và tin tưởng nhau tuyệt đối. Hunnam bình luận rằng, bộ phim là "một câu chuyện tình mà không có một câu chuyện tình nào cả. Nó diễn tả tất cả các yếu tố cần thiết cho tình yêu mà không cần phải chạm đến ngưỡng của tình yêu". Cả hai nhân vật Becket và Mori đều đã trải qua những nốt trầm riêng của mỗi người; một trong những ý tưởng trọng tâm của kịch bản chính là về việc hai con người bị thương tổn có thể hòa vào nhau làm một, với các mảnh ghép còn thiếu được kết nối với nhau giống như trò chơi xếp hình. Del Toro cũng nhấn mạnh những cảm xúc thân mật của các nhân vật bằng cách thực hiện các cảnh quay tập luyện chiến đấu của họ theo cách mà ông sẽ quay những cảnh tình dục. Del Toro, tự nhận mình là một người theo chủ nghĩa hòa bình, đã tránh những thứ mà ông gọi là "thẩm mỹ quảng cáo xe hơi" hay "thẩm mỹ video chiêu quân" và gắn cho nhân vật của mình các thứ bậc phương Tây như "nguyên soái" thay vì các cấp bậc quân đội như "đại úy", "thiếu tá" hay "đại tướng". Vị đạo diễn nói, "Tôi tránh việc tạo ra các thể loại thông điệp mang hàm nghĩa rằng chiến tranh là điều đúng đắn. Chúng ta đã có đủ hỏa lực trên thế giới này rồi." Del Toro không muốn tạo ra những cảnh quay về cái chết và sự tàn phá khủng khiếp như trong các phim điện ảnh bom tấn hiện đại, ông muốn đem tới hình ảnh những con phố và tòa nhà đang được sơ tán trước khi bị Kaiju tấn công, và ông cũng cho rằng việc miêu tả những hình ảnh tàn phá kia là "vô cùng tàn nhẫn". Vị đạo diễn phát biểu:Tôi không muốn thấy hình ảnh con người ta bị nghiền nát. Tôi muốn thấy sự hân hoan mà tôi từng có khi nhìn thấy Godzilla tung cả cái xe tăng lên mà không thèm nghĩ đến việc có ai đang ở trong chiếc xe ấy… Điều mà tôi muốn nói chính là bạn không thể làm bất cứ điều gì ngoài việc phản chiếu lại những khoảnh khắc đó. Có nhiều băn khoăn về tính mỏng manh của sự nguyên trạng và sự an toàn của người dân, nhưng trong tâm trí tôi—thật lòng mà nói—bộ phim này như một thế giới khác vậy. Chẳng có bất cứ sự tương quan nào với thế giới thực. [...] Trong trường hợp này, tôi sẽ đi theo phương thức truyền thống. Đó là cách đã diễn ra ngay sau Thế chiến II và là một cỗ máy đối phó để Nhật Bản có thể chữa lành các vết thương chiến tranh. Và thật hoàn hảo cho một chú Kaiju khi được nổi giận trong một thành phố nào đó.Viết cho trang "Los Angeles Review of Books", Wai Chee Dimock kết nối chủ đề chính của phim về "sự thống nhất" với hình ảnh thoắt hiện về chiếc giày mất tích, cho rằng "giấc mơ không tưởng" đang dẫn dắt các nhân vật lànhững con người yếu đuối như chúng ta lại có thể "thống nhất"—không chỉ ở trong quá trình kết nối thần kinh diễn ra giữa hai phi công Jaeger mà cũng, nói một cách bao quát hơn, là ở trong một mạng phân dạng của sự tương đồng, lấp đầy thế giới với những bản sao của chính bản thân mình, với tầm quan trọng khác nhau và với các cấp độ tái biểu cảm khác nhau, bắt đầu từ đôi giày dưới chân chúng ta. Sản xuất. Phát triển. Vào tháng 2 năm 2006, các nguồn tin xác nhận Guillermo del Toro sẽ tham gia đạo diễn cho kịch bản phim kỳ ảo "Killing on Carnival Row" của Travis Beacham, nhưng dự án này chưa bao giờ được thực hiện. Beacham sau đó đã thai nghén "Siêu đại chiến" trong năm tiếp theo. Trong lúc đi dạo ven bờ biển gần Santa Monica Pier, anh đã tưởng tượng ra cảnh một người máy và một quái vật khổng lồ đang chiến đấu với nhau đến chết. "Chúng chỉ chợt hiện ra từ trong màn sương, những thứ khổng lồ, thần thánh ấy." Ý tưởng về việc mỗi người máy đều được điều khiển bởi hai phi công dần dần hình thành sau đó, và rồi câu hỏi đặt ra là "điều gì sẽ xảy ra nếu như hai người đó đều hi sinh?" Quyết định rằng đây sẽ là "một câu chuyện về sự mất mát, việc bước tiếp sau mất mát và cách người sống sót phải chiến đấu với lỗi lầm", Beacham đã bắt tay vào thực hiện phần kịch bản cho phim. Ngày 28 tháng 5 năm 2010, báo chí đưa tin hãng Legendary Pictures đã mua lại một bản truyện phim chi tiết dài 25 trang của Beacham với tiêu đề "Siêu đại chiến". Ngày 28 tháng 7 năm 2010, các nguồn tin xác nhận del Toro sẽ ngồi ghế đạo diễn cho phiên bản phim chuyển thể từ tác phẩm "At the Mountains of Madness" của cố nhà văn H. P. Lovecraft cho hãng Universal Studios, với James Cameron tham gia vào quá trình sản xuất. Khi del Toro bàn bạc với Legendary Pictures về khả năng hợp tác với hãng trong một tác phẩm điện ảnh, ông bị hấp dẫn bởi bản truyện phim chi tiết của Beacham. Del Toro sau đó đã ký một hợp đồng với hãng Legendary: trong thời gian đạo diễn cho "At the Mountains of Madness", ông sẽ tham gia sản xuất và đồng biên kịch cho "Siêu đại chiến"; và bởi vì lịch sản xuất của cả hai phim điện ảnh khá trùng nhau, ông sẽ chỉ nhận ghế đạo diễn của "Siêu đại chiến" khi dự án "At the Mountains of Madness" bị hủy bỏ. Ngày 7 tháng 3 năm 2011, tin tức cho biết hãng Universal không thể tiếp tục thực hiện "At the Mountains of Madness" do del Toro không thể thực hiện dự án với 150 triệu USD kinh phí và nhãn phim R. Del Toro sau đó đã phản ứng, "Khi chuyện đó xảy ra, nó chưa từng xảy ra đối với tôi trước đây, nhưng tôi thực sự đã khóc rất nhiều suốt những ngày cuối tuần ấy. Tôi không muốn mình trông như một linh hồn yếu đuối, nhưng tôi cảm thấy mình như bị tàn phá. Tôi đã khóc rất nhiều cho bộ phim ấy." Dự án bị hủy bỏ vào thứ Sáu, và del Toro ký hợp đồng đạo diễn cho "Siêu đại chiến" vào ngày thứ Hai liền kề. Del Toro đã bỏ ra một năm để làm việc với Beacham cho phần kịch bản, sau đó ông cũng được ghi nhận là một nhà đồng biên kịch của phim. Del Toro giới thiệu các ý tưởng mà ông vẫn luôn muốn thấy ở thể loại phim này, ví dụ như cách Kaiju sinh nở và cảnh Kaiju tấn công nhìn từ con mắt của một đứa trẻ. Phần kịch bản cũng được viết lại bởi Neil Cross, người trước đó từng tạo ra loạt phim truyền hình "Luther" và là tác giả của phim kinh dị "Mẹ ma" mà del Toro tham gia sản xuất, dù vậy, vai trò của Cross trong "Siêu đại chiến" không được ghi chú lại. Patrick Melton và Marcus Dunstan cũng từng thực hiện viết lại phần kịch bản cho phim sau khi kịch bản đặc tả của bộ đôi này cho "Monstropolis" nhận được sự chú ý từ nhà làm phim, tuy nhiên vai trò viết lại kịch bản này không được ghi danh. Drew Pearce cũng thực hiện một vài vai trò không được ghi danh cho kịch bản phim. Quay phim. Công tác quay phim bắt đầu diễn ra từ ngày 14 tháng 11 năm 2011 và tiếp tục diễn ra tại Toronto cho tới tháng 4 năm 2012. Del Toro có cập nhật về quá trình quay phim hai tuần sau khi phim đóng máy. Phim sử dụng tựa đề "Silent Seas" và "Still Seas" trong suốt quá trình sản xuất. Del Toro chưa bao giờ quay một phim điện ảnh trong dưới 115 ngày, nhưng với "Siêu đại chiến" ông chỉ mất 103 ngày. Nhằm đạt thành tích này, del Toro đã phải làm việc từ 17 đến 18 tiếng mỗi ngày, và bảy ngày một tuần trong hầu hết thời gian quay. Del Toro áp dụng phương pháp tiếp cận mới trong việc chỉ đạo các diễn viên, cho phép những cử động và ứng khẩu mềm mại hơn. Ngoài ra ông vẫn giữ kiểm soát chặt chẽ đối với khâu sản xuất, "Mọi thứ, 100% đều phải qua tay tôi dù sớm hay muộn. Tôi không ủy thác cho ai bất cứ việc gì. Có người thích điều này, có người không, nhưng mọi việc phải được thực hiện theo cách đó." "Siêu đại chiến" được quay bằng máy quay Red Epic. Lúc đầu Guillermo del Toro quyết định sẽ không quay hoặc chuyển đổi bộ phim sang định dạng 3D do các hiệu ứng sẽ không hoạt động với kích cỡ của các người máy và quái vật trong phim, ông giải thích,Tôi không muốn thực hiện bộ phim dưới định dạng 3D bởi vì khi bạn có những nhân vật khổng lồ như thế… mọi thứ xảy ra rất tự nhiên, bạn đang nhìn vào hai tòa nhà, cứ cho là cao 300 feet ở đằng xa đi, nếu bạn chuyển động thì sẽ không có thị sai. Chúng to đến nỗi, dưới định dạng 3D, bạn khó có thể nhận biết được bất cứ thứ gì cho dù bạn có chuyển động nhanh đến mức nào… Muốn áp dụng hiệu ứng 3D cho những người máy và quái vật to lớn tức là bạn đang thu nhỏ phối cảnh lại, biến chúng thành kích cỡ của con người.Sau đó phim được xác nhận sẽ công chiếu dưới định dạng 3D, với công tác chuyển đổi diễn ra trong 40 tuần. Del Toro phát biểu, "Tôi có thể nói gì với bạn bây giờ? Tôi đã nghĩ lại rồi. Tôi không chạy đua Tổng tuyển cử. Tôi có thể làm như Romney." Del Toro đã cắt đi gần một tiếng đồng hồ độ dài gốc của phim. Các cảnh phim không được sử dụng chủ yếu giới thiệu các nhân vật và vai trò của họ một cách chi tiết hơn, tuy nhiên vị đạo diễn cho rằng những phân cảnh đó là không cần thiết, "Chúng ta không thể cứ giả vờ rằng đây là Ibsen với một đống quái vật và người máy khổng lồ. Tôi không thể cứ giả vờ rằng mình đang thực hiện một bản phản chiếu thâm sâu về nhân loại." Câu chuyện của mỗi nhân vật đều được biên tập lại về mức cho phép tối thiểu. Del Toro muốn bộ phim chỉ dài khoảng hai tiếng, phù hợp với đối tượng người xem trẻ tuổi hơn. Alejandro González Iñárritu và Alfonso Cuarón đã hỗ trợ thực hiện phần dựng phim; Iñárritu đã cắt đi mười phút cảnh phim, còn Cuarón thì cắt đi "một vài phút" và sắp xếp lại một vài phân cảnh. Cả Iñárritu và Cuarón, cùng với James Cameron và David Cronenberg, đều nhận được một "lời cảm ơn đặc biệt" ở phần danh đề cuối phim. Thiết kế. Del Toro đã mường tượng trong đầu rằng "Siêu đại chiến" sẽ là một chuyến phiêu lưu nghiêm chỉnh và đầy màu sắc, mang "cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng đáng kinh ngạc", trái ngược với "một bộ phim hè rườm rà, tối tăm và đầy nghi hoặc". Vị đạo diễn tập trung vào "những hình ảnh to, đẹp và phức tạp" và những cảnh hành động sẽ làm hài lòng khán giả lớn tuổi, nhưng đồng thời ông cũng kỳ vọng sẽ có thể giới thiệu loài Kaiju và thể loại phim mecha đến với thế hệ trẻ nhỏ. Và do đánh mạnh vào thể loại này, "Siêu đại chiến" cũng tránh được những sự so sánh đối với các phim cùng thể loại đã từng phát hành. Del Toro dự định tạo ra một bộ phim nguyên bản nhưng có tầm ảnh hưởng rộng, thấm nhuần "vẻ đẹp sử thi" và "sự hùng tráng đậm tính ca kịch". Đoạn danh đề cuối đã đề tặng bộ phim này tới Ray Harryhausen và Honda Ishirō, những người tiên phong đã gắn kết thể loại quái vật không lồ với điện ảnh qua hai bộ phim "The Beast from 20,000 Fathoms" và "Godzilla". "Siêu đại chiến" vừa là lời tri ân đến dòng phim người máy và Kaiju, vừa có thể tự đứng riêng làm một phim điện ảnh nguyên bản, một thứ gì đó "kế thừa được những di sản, nhưng không phải là sự cóp nhặt hay đóng tập của mọi thứ". Đạo diễn del Toro đã tuân theo quy chuẩn này từ khi phim còn nằm trên bản thảo, ông không hề mô phỏng hay tham khảo bất kỳ khuôn mẫu đi trước nào của thể loại phim này. Đạo diễn đã nhắc nhở các nhà thiết kế không được lấy các bộ phim như ', "Godzilla" hay "The War of the Gargantuas" làm nguồn cảm hứng, "Tôi không muốn bộ phim trở thành một tác phẩm hậu hiện đại, hoặc mang tính tham khảo, hoặc chỉ thuộc về một thể loại. Tôi thực sự muốn tạo ra một cái gì đó mới mẻ, một cái gì đó cuồng loạn bằng những thứ này. Tôi cố gắng mang vẻ đẹp sử thi, tính kịch nghệ và cả sự hùng tráng đậm tính ca kịch vào bên trong nó." Thay vì văn hóa đại chúng, ông lấy ý tưởng từ các tác phẩm nghệ thuật như "Người khổng lồ" của danh họa người Ý Francisco de Goya và các bức vẽ quyền Anh của George Bellows. Các nhà thiết kế của phim bao gồm Wayne Barlowe, Oscar Chichoni, hai nhà điêu khắc quái vật David Meng và Simon Lee, cùng nhà thiết kế của ' và "Người Hobbit" Francisco Ruiz Velasco. Del Toro cũng thừa nhận rằng một số thiết kế cho dự án chuyển thể cuốn tiểu thuyết "At the Mountains of Madness" vốn đã bị hủy bỏ có thể đã được sử dụng trong "Siêu đại chiến". Tổng cộng gần một trăm Kaiju và một trăm Jaeger đã được thiết kế, nhưng chỉ một vài mẫu trong số đó xuất hiện trên phim; cứ mỗi tuần các nhà làm phim lại "làm một buổi "American Idol"" và bình chọn ra mẫu thiết kế đẹp nhất. Trong quá trình thiết kế Kaiju, các họa sĩ của phim thường lấy ý tưởng từ thiên nhiên hơn là từ các tác phẩm đi trước. Đạo diễn del Toro bình luận: "Về bản chất, Kaiju vô cùng biệt lập theo một cách, nhưng theo một cách khác chúng lại luôn đi theo bầy đàn: bạn sẽ thấy một Kaiju bò sát, một Kaiju côn trùng, hay một Kaiju giáp xác… Vậy nên việc sử dụng một bản thiết kế kì dị và biến nó thành một loài động vật có đầy đủ chi tiết giải phẫu thật sự vô cùng thú vị." Del Toro cố tránh việc tạo ra một loài Kaiju quá tương đồng với một sinh vật trên Trái Đất, mà thay vào đó sẽ sáng tạo chúng trở thành một giống loài ngoài hành tinh. Del Toro gọi loài Kaiju trong phim là "những vũ khí", đồng thời ví chúng như "đội ngũ dọn dẹp, hay như bọn mèo được đem tới các nhà kho để dọn sạch lũ chuột." Một vài chi tiết thiết kế nhất định sẽ xuất hiện trên mọi Kaiju; đây là chủ đích để thể hiện việc chúng đều có kết nối với nhau và được thiết kế với chung một mục đích. Mỗi Kaiju đều được gắn cho một tính cách con người để gợi lại tính thẩm mỹ trong các phim điện ảnh Kaiju cũ của Nhật Bản. Trong khi các phim điện ảnh khác của del Toro đều có sự xuất hiện của các quái vật cổ đại hoặc mang nhiều thương tích, thì bề ngoài Kaiju lại có ít các vết sẹo hay các di chứng từ các nền văn minh đi trước hơn, điều này nhằm minh chứng rằng chúng là những sáng tạo kỹ thuật chứ không phải là kết quả của một hệ thống tiến hóa. Knifehead, quái Kaiju đầu tiên xuất hiện trong phim, là một lời tri ân đến loài Kaiju ì ạch trong phim điện ảnh Nhật Bản những năm 1960, và được chủ ý tạo hình cho giống với một người đàn ông đang mang bộ đồ quái vật bằng cao su; với phần đầu được lấy cảm hứng từ đầu của loài cá mập "Mitsukurina owstoni". Phần da lưng của Kaiju với khả năng phóng điện từ chính là thứ mà del Toro thích nhất, ông gọi nó là một "kẻ gắt gỏng với cái bụng bia"; chuyển động lê lết của gorilla được sử dụng làm hình ảnh tham khảo. Quái Kaiju Otachi là sự tri ân tới loài rồng trong thần thoại Trung Quốc. Vị đạo diễn gọi đây là "con dao quân dụng Thụy Sĩ của một Kaiju"; với gần 20 phút lên hình, Kaiju này được gắn với nhiều hình dạng khác nhau để khán giả không cảm thấy nhàm chán. Nó chuyển động như loài rồng Komodo trong nước, phô ra nhiều răng nanh và túi cổ chứa axit, cùng đôi cánh giang ra khi cần. Otachi cũng thông minh hơn các Kaiju khác, phát triển cả một chiến lược để chống lại các Jaeger. Onibaba, quái Kaiju đã khiến Mako Mori trở thành trẻ mồ côi, lấy ý tưởng từ loài giáp xác và các ngôi đền của Nhật. Slattern, Kaiju lớn nhất, thì dễ được nhận ra hơn do có một chiếc cổ siêu dài và cái đầu "nửa sừng, nửa vương miện" mà del Toro cho là vừa quỷ quái vừa lẫm liệt. "Gipsy Danger", Jaeger đến từ Mỹ, được dựa trên hình dáng của các tòa nhà theo trường phái Art Deco ở Thành phố New York như Tòa nhà Chrysler hay Tòa nhà Empire State, nhưng đồng thời cũng có chuyển động hông và dáng đi xạ thủ của John Wayne. "Cherno Alpha", Jaeger đến từ Nga, được dựa theo hình dáng và họa tiết sơn trên xe tăng dòng T của Nga, kết hợp với một silo chứa khổng lồ nhằm tạo diện mạo của một nhà máy điện hạt nhân sống với tháp giải nhiệt đặt trên đầu. "Crimson Typhoon", Jaeger ba tay từ Trung Quốc do ba anh em sinh ba điều khiển, có hình dáng mô phỏng một "chiến binh nhỏ thời Trung cổ"; phần họa tiết của Jaeger này gợi nhớ đến loại gỗ sơn mài Trung Quốc với các gờ gỗ mạ vàng. "Striker Eureka", Jaeger của Úc, được del Toro mô phỏng theo dòng xe hơi Land Rover; đây là Jaeger thanh lịch và nam tính nhất với phần ngực nở cùng lớp sơn ngụy trang gọi nhớ tới vùng rừng núi Úc và sự can đảm của những phi công điều khiển Jaeger. Trang phục của các phi công điều khiển Jaeger trong phim đều do Shane Mahan và Kate Hawley thiết kế trong suốt nhiều tháng. Bộ đồ phi công Nga được thiết kế theo phong cách cũ và gợi tới các bộ đồ của phi hành gia. Hậu kỳ. Công ty Industrial Light & Magic đã được gửi gắm để thực hiện phần kỹ xảo cho "Siêu đại chiến". Del Toro đã thuê hai chuyên viên kỹ xảo từng đoạt giải Oscars, John Knoll và Hal T. Hickel, cả hai đều được biết đến với vai trò tương tự trong bộ ba tiền truyện "Chiến tranh giữa các vì sao" và loạt phim "Cướp biển vùng Caribbean". Shane Mahan, đồng sở hữu của công ty Legacy Effects, được biết đến với tác phẩm bộ giáp sắt trong "Người Sắt", được nhắm đến cho công việc xây dựng bộ giáp, mũ giáp và khu điều khiển Conn-Pod. Họa sĩ kỹ xảo từng thắng giải Oscar Clay Pinney, vốn được biết đến với các công trình trong "Independence Day" và "Star Trek", cũng được mời đảm nhiệm phần kỹ xảo cho phim. Công ty công nghệ Hybride Technologies, một phân ban của Ubisoft, và Rodeo FX cũng có những đóng góp nhất định cho phần kỹ xảo. Del Toro quan điểm bộ phim này như một công trình "opera":Đây là một trong những lời đầu tiên mà tôi nói với các nhân sự tại ILM. Tôi đã nói, "Bộ phim này cần phải thật kịch trường, ca kịch và lãng mạn." Chúng tôi sử dụng những từ ngữ không hay đi liền với những bom tấn công nghệ cao… Chúng tôi đi những bảng màu rất, rất, rất, rất bão hòa cho trận chiến ở Hồng Kông. Tôi vẫn luôn bảo John phải nghĩ về cái chất México bên trong anh và phải bão hòa được sắc lục và tím và hồng và cam.Bức tranh in mộc bản "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của họa sĩ ukiyo-e Hokusai là một mô típ chung cho các trận thủy chiến trên biển; Del Toro nhắc lại, "Tôi sẽ nói là 'Hãy mang cho tôi một cơn sóng Hokusai'… chúng tôi sử dụng thời tiết và những cơn sóng trong phim một cách rất ca kịch." Vị đạo diễn cũng bảo Knoll rằng anh không nhất thiết phải khớp ánh sáng từ cảnh quay này tới cảnh quay kia: "Sẽ vô cùng phi chính thống khi làm điều đó, nhưng tôi nghĩ kết quả sẽ rất đẹp, rất phi nghệ thuật và mạnh mẽ, chứ không phải là những thứ mà bạn sẽ liên tưởng đến khi nhắc tới một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng lớn." Del Toro cho rằng phần nước biển kỹ thuật số của phim chính là phần kỹ xảo gây phấn khích nhất, "Thủy động lực của nước trong phim thực sự rất đẹp và cũng đầy xúc cảm một cách nghệ thuật và khó tin. Chúng tôi đã thống nhất trong việc biến nước gần như trở thành một nhân vật hoàn chỉnh. Chúng tôi rất tỉ mỉ trong việc tính toán thời gian với nước. Tôi sẽ nói là 'Tránh xa con sóng ra [khỏi khung hình này].'" "Siêu đại chiến" cũng có một số cảnh quay sử dụng hiệu ứng hình thu nhỏ do 32TEN Studios cung cấp, dưới sự giám sát của nhà sản xuất VFX Susan Greenhow và hai giám sát viên VFX John Knoll and Lindy DeQuattro của ILM. Các cảnh quay sử dụng máy quay RED Epic với rig 3D, sau đó sẽ do 32TEN chịu trách nhiệm sản xuất. 32TEN cũng cung cấp nhiều yếu tố hiệu ứng thực tế cho đội nhóm của ILM bao gồm hiệu ứng mây bụi, kính vỡ và các hiệu ứng của nước. Âm nhạc. Phần nhạc nền của "Siêu đại chiến" do nhà soạn nhạc Ramin Djawadi đảm nhiệm biên soạn. Đạo diễn del Toro lựa chọn Djawadi thực hiện phần công việc này sau khi biết tới những thành tựu của anh cho "Vượt ngục", "Người Sắt" và "Game of Thrones": "Những khúc nhạc của cậu ấy mang tới sự uy quyền, và đồng thời cũng chứa đựng những mảnh hồn tuyệt vời nhất của nhân thế." Đạo diễn cũng cho biết một số bản nhạc rap tiếng Nga cũng sẽ được sử dụng trong bộ phim. Album nhạc phim được phát hành trực tuyến trên trang Amazon vào ngày 18 tháng 6 năm 2013 và dưới định dạng đĩa CD vào ngày 25 tháng 6 năm 2013. Phiên bản đĩa vật lý của album được hãng đĩa WaterTower Music cho ra mắt vào ngày 9 tháng 7 năm 2013, ba ngày trước khi phim được công chiếu tại rạp. Hai nhạc sĩ Tom Morello và Priscilla Ahn cũng hợp tác với Djawadi trong một vài bản nhạc. Hai bài hát sử dụng trong phim nhưng không được xuất hiện trong album là "Just Like Your Tenderness" do Lạc Tiểu Tuyên trình bày và bài hát kết phim "Drift" do Blake Perlman và RZA phối hợp trình bày. Album nhận về nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, trong đó trang "Filmtracks" chấm album bốn trên năm sao. Ngày 27 tháng 7 năm 2013, album đạt vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng "Billboard" Top Soundtracks của Mỹ. Phát hành. "Siêu đại chiến" ban đầu dự kiến sẽ ra mắt công chúng vào tháng 7 năm 2012. Tuy nhiên hãng Warner Bros. đã quyết định dời lịch chiếu sang ngày 10 tháng 5 năm 2013. Tới tháng 3 năm 2012, hãng một lần nữa lại thông báo dời lịch công chiếu của phim sang ngày 12 tháng 7 năm 2013. Phim ra mắt tại Thành phố México vào ngày 1 tháng 7 năm 2013. Tại Việt Nam, "Siêu đại chiến" được công chiếu vào ngày 19 tháng 7 năm 2013. Quảng bá. Ngày 28 tháng 11 năm 2012, trang web chính thức của "Siêu đại chiến" cho ra mắt cùng lúc hai video lan truyền—một trong đó cho thấy cảnh cuộc chiến với quái thú Kaiju quay bằng máy quay cầm tay. Các bản vẽ thiết kế của người máy Jaeger cũng được đăng tải trực tuyến. Ngày 5 tháng 6 năm 2013, cuốn truyện tranh "Pacific Rim: Tales from Year Zero" được phát hành, với Travis Beacham đảm nhiệm phần sáng tác và Alex Ross đảm nhiệm phần tranh bìa. "Pacific Rim: Tales from Year Zero" được coi như phần giới thiệu cho những sự kiện xảy ra trước phần đầu của phim, với bối cảnh đặt vào thời điểm mười hai năm trước đó. Vào ngày 18 tháng 6, Insight Editions cho xuất bản "Pacific Rim: Man, Machines, and Monsters", cuốn sách ảnh do David S. Cohen thực hiện. Cuốn sách biên tập lại quá trình sản xuất bộ phim với các quan niệm mỹ thuật, nhiếp ảnh, quá trình quay phim của dàn diễn viên và đội ngũ làm phim, cùng lời tựa của đạo diễn del Toro. Ngày 2 tháng 7, một video lan truyền khác được cho đăng tải, trong đó nhân vật Hannibal Chau do Ron Perlman thủ vai, đang quảng bá cho mối buôn bán nội tạng Kaiju của mình mang tên Kaiju Remedies. Trong ngày 12 tháng 7 năm 2013, tức ngày "Siêu đại chiến" công chiếu, một video lan truyền khác được đăng tải để quảng bá cho phim. Video này là sự hợp tác giữa hãng phim—bao gồm cả del Toro, và mạng lưới YouTube Polaris—còn được biết đến với tên The Game Station. Trong video, năm thành viên của mạng lưới YouTube này (ví dụ như "Game Grumps") vào vai các phi công Jaeger và chiến đấu với Kaiju. Tới ngày 16 tháng 7, phiên bản tiểu thuyết hóa của "Siêu đại chiến" do Alex Irvine chấp bút được phát hành. Hiệp hội NECA cũng cho bày bán các mô hình của Kaiju và Jaeger. Trò chơi điện tử. Một video game chiến đấu một người chơi cho dòng Xbox 360 và PlayStation 3 dựa trên nội dung của "Siêu đại chiến" đã được Ủy ban Phân loại Úc công bố. Được phát triển và phát hành bởi Yuke's, "Pacific Rim: The Video Game" được ra mắt cùng thời điểm phim công chiếu vào ngày 12 tháng 7 năm 2013 và đã nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ người chơi cũng như giới chuyên môn. Hãng Reliance Games cũng tham gia phát triển một tựa game cho các định dạng smartphone mang tên "Pacific Rim: The Mobile Game"; phiên bản này cũng nhận về nhiều đánh giá tiêu cực. Phương tiện tại gia. "Siêu đại chiến" được phát hành trực tuyến trên iTunes Store và Vudu vào ngày 1 tháng 10 năm 2013. Phim được bày bán dưới định dạng DVD và Blu-ray tại Mỹ vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 và tại Anh và các quốc gia khác vào ngày 25 tháng 11 năm 2013. Phiên bản "Collector's Edition" cũng được ra mắt cùng ngày. Nhằm quảng bá cho việc phát hành các phiên bản tại gia, Bryan Harley và Roque Rodriguez từ Fresno, California đã sản xuất ra một phiên bản "sweded", nhại lại các cảnh quay của cảnh đại chiến giữa "Gipsy Danger" và Otachi sau khi đạo diễn del Toro bị ấn tượng bởi đoạn trailer "Siêu đại chiến" phiên bản "sweded" được đăng tải trên kênh YouTube của bộ đôi này vào tháng 3 năm 2013. Tính tới hết tháng 11 năm 2014, 1.337.524 DVD cùng với 1.922.403 đĩa Blu-ray của "Siêu đại chiến" đã được tiêu thụ tại Mỹ, thu về lần lượt 20,6 triệu USD và 31,1 triệu USD tiền doanh thu, đem lại doanh thu tổng cộng 51,7 triệu USD cho nhà sản xuất. "Siêu đại chiến" được phát hành dưới định dạng 4K UHD Blu-Ray vào ngày 4 tháng 10 năm 2016. Tiếp nhận. Doanh thu phòng vé. "Siêu đại chiến" thu về tổng cộng 101,8 triệu USD chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ và Canada và 309,2 tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, đưa tổng mức doanh thu toàn cầu lên tới 411.002.906 USD. Phim thu về 3,6 triệu USD từ suất chiếu sớm vào đêm thứ năm, với 23% con số này đến từ các suất chiếu IMAX. Sau đó, "Siêu đại chiến" đối đầu trực tiếp với "Những đứa trẻ to xác 2" và ngay lập tức rớt lại phía sau trong ngày đầu ra mắt, với doanh thu 14,6 triệu USD. Phim về vị trí thứ 3 vào dịp cuối tuần ra mắt với 37,2 triệu USD thu về, xếp sau "Kẻ trộm mặt trăng 2" và "Những đứa trẻ to xác 2". Đây là phim có doanh thu ra mắt cao nhất trong sự nghiệp của del Toro, vượt qua cả "". Khoảng 50% lượng vé bán ra là cho các suất chiếu 3D, giúp "Siêu đại chiến" trở thành phim có tỉ lệ vé 3D cao thứ hai trong năm 2013, theo sau "Cuộc chiến không trọng lực". Trong dịp cuối tuần thứ hai, doanh thu phim tụt dốc 57% với con số 16 triệu USD thu về, và trong dịp cuối tuần thứ ba, con số tiếp tục giảm thêm 52% nữa với 7,7 triệu USD thu về. Ngày 22 tháng 7 năm 2013, "Siêu đại chiến" đạt cột mốc quán quân doanh thu phòng vé quốc tế dịp cuối tuần. Phim ra mắt thành công tại Trung Quốc với doanh thu 45,2 triệu USD, trước khi bị hạ bệ bởi "". Đây là phim điện ảnh có doanh thu ra mắt tại Trung Quốc cao nhất của hãng Warner Bros. và cũng là phim điện ảnh Hollywood có doanh thu ra mắt tại Trung Quốc cao thứ sáu từ trước tới nay. Ngày 19 tháng 8 năm 2013, "Siêu đại chiến" vượt mốc doanh thu 100 triệu USD tại Trung Quốc, trở thành phim điện ảnh Mỹ có doanh thu tại Trung Quốc cao thứ sáu từ trước tới nay. Cuối cùng, tác phẩm thu về 114,3 triệu USD tại Trung Quốc, giúp quốc gia này trở thành thị trường lớn nhất của phim. Tại Nhật Bản, phim xếp thứ năm về doanh thu phòng vé trong tuần lễ ra mắt, với doanh thu mở màn là 3 triệu USD (xếp sau "Thế chiến Z" với doanh thu ra mắt 3,4 triệu USD). Tháng 9 năm 2013, tạp chí "Forbes" vinh danh "Siêu đại chiến" là "phim điện ảnh tiếng Anh hiếm gặp trong lịch sử cán mốc 400 triệu USD khi vừa mới cán mốc 100 triệu USD nội địa". Đánh giá chuyên môn. "Siêu đại chiến" nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình điện ảnh. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, phim nhận được 72% lượng đồng thuận dựa theo 294 bài đánh giá, với điểm trung bình là 6,6/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng, "Dù phô bày nhiều phong cách hơn nội dung, nhưng "Siêu đại chiến" là một chủ thể hiện đại và thuần nhất chứa đựng hình ảnh kỳ ảo và những tiếng cười không thể cưỡng lại." Trên trang Metacritic, phần phim đạt số điểm 65 trên 100, dựa trên 48 nhận xét, chủ yếu là những lời khen ngợi. Robbie Collin từ "The Daily Telegraph" thưởng cho bộ phim năm sao tuyệt đối và cho rằng việc xem bộ phim này đã gợi anh nhớ về bộ phim hoạt hình yêu thích hồi còn nhỏ. Anh khen ngợi del Toro vì đã mang tầm ảnh hưởng của mình vào thể loại phim này và đưa bản ngã nghệ thuật của mình vào trong dự án, khiến khán giả cảm thấy họ như chìm đắm hoàn toàn trong tác phẩm, thay vì theo dõi phim từ xa. Todd McCarthy của "The Hollywood Reporter" đem đến cho bộ phim những phản hồi tích cực, gọi tác phẩm là sự tổng hợp của những tiềm năng mà mọi bộ phim quái vật từ trước tới nay đã cố gắng lấp đầy. Lou Lumenick của "The New York Post" cho bộ phim bốn sao tuyệt đối, viết rằng phim "không hề thiếu đi chất xám, sức lực, sự bắt mắt, tầm nhìn hay thậm chí là chất thơ", khen ngợi các phân cảnh hành động "dứt khoát và nhất quán" và "sự xúc tác khủng khiếp" giữa Hunnam và Kikuchi. Drew McWeeny của HitFix thì nhấn mạnh vào một vài khía cạnh khác của phim, đặc biệt chú ý tới công tác sản xuất và thiết kế nghệ thuật. Anh cũng khen ngợi công tác quay phim đã "bắt giữ hoàn hảo" từng khoảnh khắc trong phim, đồng thời khen ngợi phần nhạc nền "tuyệt vời một cách kỳ lạ". Peter Travers của "Rolling Stone" gọi bộ phim là một "tác phẩm của một nhà nhân đạo đã sẵn sàng xua đuổi sự hoài nghi để nhường chỗ cho lòng trắc ẩn", và đồng thời cũng nhấn mạnh việc del Toro đã "mang tới những cảnh hành động bằng nhịp đập con tim". Stephanie Zacharek của "The Village Voice" gọi phim là một "buổi chiêu đãi mùa hè đầy xung động", khen ngợi các cảnh hành động "chói lòa một cách khiêm tốn" và tự do khỏi những tinh hoa, nhưng đồng thời cũng phê bình cốt truyện dễ đoán và gợi ý del Toro nên dành nhiều thời gian cho thể loại phim kỳ ảo hơn. Angela Watercutter từ "Wired" gọi đây là "bộ phim tuyệt đỉnh nhất mùa hè" và cho rằng phim tập trung vào khung cảnh nhiều hơn là những tiểu tiết "vốn chẳng hề quan trọng" trong những bộ phim hè bom tấn. Richard Roeper cho phim điểm B, bình luận rằng dù là Jaeger hay Kaiju thì cũng "chẳng hạ gục nổi bất cứ Transformer nào." Leonard Maltin cho bộ phim hai sao rưỡi trên bốn sao, nhận xét "ba phần tư của một bộ phim khá tốt nhưng lại chưa biết điểm dừng." Richard Corliss từ tạp chí "Time" thì ít hăng hái hơn khi cho rằng phần hành động của phim đã bị hạ thấp bởi phần chính kịch "trơ lì", đồng thời gọi bộ phim là "45 phút tuyệt vời được đùm trong 90 phút nửa vời." Justin Chang của "Variety" thì lại chỉ trích bộ phim khi thiếu đi sắc thái và sự tinh tế trong các phim điện ảnh trước đây của del Toro. Mike LaSalle của "San Francisco Chronicle" phản ứng vô cùng tiêu cực khi khi bình luận "Nếu đây là thứ tốt nhất mà ta có thể làm đối với các bộ phim—nếu nghĩ rằng những thứ như thế này có thể chạm được đến tâm hồn của khán giả—thì có lẽ chúng ta nên mang đống đạo cụ và mấy cái máy quay phim cho bọn khủng long ngoài hành tinh và xem xem chúng có thể làm những gì… Đạo diễn Guillermo del Toro, người đã đem tới cho chúng ta "Pan's Labyrinth" chỉ một vài năm trước đó, từng được biết đến như một nhà làm phim sáng suốt và có thẩm mỹ, [...]. Nhưng anh ta chắc cũng thường xuyên đánh mất máy tính của mình… Tại sao lại phải tới rạp để nhìn ngắm máy tính của người khác sau khi đã nhìn ngắm máy tính của mình suốt cả tuần?… Dàn diễn viên cũng không thể nào giúp "Siêu đại chiến" tốt lên được. Họ chỉ có thể làm dịu bớt nỗi đau mà thôi." Cây viết Ed Gonzalez từ "Slant Magazine", người cho rằng bộ phim đang thiếu đi tính thấm thía, đã làm một phép so sánh với một trò chơi điện tử: "một cuộc chơi kiểu cách nhưng đầy tính lập trình trước trận đánh trùm cuối vốn dĩ phải tới". Alonso Duralde của "The Wrap" thì khiển trách việc đặt hầu hết các trận chiến trong phim vào bối cảnh ban đêm hoặc dưới mưa, cảm giác điều này khiến cho các cảnh hành động bị giảm giá trị, và cho rằng các diễn viên phụ—Day, Gorman, và Perlman—đã cướp lấy màn ảnh từ dàn diễn viên chính thiếu sức hút. Jordan Hoffman bình luận trên MTV rằng Hunnam là sợi liên kết yếu nhất của dàn diễn viên, và gọi anh là "một hố đen đầy lực hút". Giles Hardie của "The Sydney Morning Herald" phê bình bộ phim vô cùng tỉ mỉ, tặng cho các phân cảnh hành động "điểm IQ năm trên năm" khi miêu tả bộ phim là một tiếng hai mươi phút chiến đấu được kết nối trớt qướt bởi mười phút cốt truyện. Đạo diễn Rian Johnson dành tặng cho phim nhiều lời khen ngợi. Đạo diễn trò chơi Kojima Hideo cũng tương tự khi anh gọi bộ phim là "phim điện ảnh otaku tuyệt đỉnh" kèm lời nhận xét "chưa từng tưởng tượng rằng có ngày sẽ may mắn được xem một bộ phim như vậy trong đời". Nagai Go, người tiên phong cho ý tưởng phi công điều khiển người máy từ buồng lái ở bên trong, đã ngợi khen các cảnh hành động vui nhộn và mãnh liệt, trong khi đó nhà phát triển trò chơi Ueda Fumito cho rằng các cảnh chiến đấu đã vượt trội hơn những phim điện ảnh tokusatsu mà anh từng xem hồi còn nhỏ. Nhà văn khoa học viễn tưởng William Gibson gọi bộ phim là "Một màn phơi bày mê hồn của sự thông minh, thiết kế hình ảnh dí dỏm đáng khâm phục, mọi khung hình đều sống động với ngôn ngữ nhất quán [...] Một bức baroque không bao giờ vón cục, mà cũng chẳng bao giờ tôn sùng hóa chính nó." Việc chỉ có một nhân vật nữ chính trong "Siêu đại chiến" đã khiến bộ phim không lọt qua bài kiểm tra Bechdel. Điều này dấy lên dư luận khi nhiều người gọi phim là một ví dụ điển hình cho việc tẩy chay phụ nữ ở Hollywood, trong khi đó nhiều người khác lại cho rằng bộ phim không hề coi Mako Mori là một đối tượng tình dục mà thay vào đó đã cho cô một cốt truyện riêng không dính dáng gì tới đàn ông. Ảnh hưởng. Được đặt tên theo nhân vật nữ chính của phim, bài kiểm tra Mako Mori là một tổ hợp các yêu cầu được thiết kế để đo lường mức độ cân bằng giới tính trong một tác phẩm điện ảnh hoặc chương trình truyền hình. Dựa trên nguyên bản là bài kiểm tra Bechdel, bài kiểm tra Mako Mori được phát triển dựa trên quan sát: Dù "Siêu đại chiến" diễn tả rất tốt hình ảnh người phụ nữ, nhưng tác phẩm vẫn trượt bài kiểm tra Bechdel. Các tiêu chuẩn của bài kiểm tra Mako Mori bao gồm: có ít nhất một nhân vật nữ; và nhân vật nữ có cốt truyện được phát triển riêng và độc lập với cốt truyện của nhân vật nam. Phim tiếp nối. Phim tiếp nối. Phần phim tiếp nối mang tên ", do Steven S. DeKnight và del Toro sản xuất, với Kikuchi, Day và Gorman quay trở lại với các vai diễn trong phần phim đầu. Phim công chiếu vào ngày 23 tháng 3 năm 2018, với Universal Pictures là bên giữ bản quyền phân phối của tác phẩm. Loạt anime. Ngày 8 tháng 11 năm 2018, Netflix xác nhận về kế hoạch thực hiện một loạt anime bản gốc với cốt truyện mở rộng từ nội dung của hai phim điện ảnh người đóng đã công chiếu. Ngày 27 tháng 10 năm 2020, anime được chính thức xác nhận với tựa đề ", với nội dung theo chân hai anh em ruột trở thành phi công cho một Jaeger bỏ hoang để tìm kiếm cha mẹ mình. Anime do Polygon Pictures thực hiện phần hoạt họa, dẫn truyện bởi nhà văn Craig Kyle và Greg Johnson. Mùa đầu tiên của loạt phim ra mắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2021.
1
null
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào tương đối đông đảo với khoảng 30–40.000 người và còn đang tăng lên. Do vị trí địa lý gần gũi cũng như từng là thuộc địa của Pháp nên Việt Nam và Lào đã có lịch sử di dân lâu đời qua lại hai quốc gia. Vì lịch sử lâu dài nên cộng đồng này cũng còn gọi là người Lào gốc Việt Lịch sử hình thành. Thời Pháp thuộc. Tuy từ Việt Nam sang Lào không xa vì hai nước tiếp giáp nhau nhưng về địa lý với dãy Trường Sơn cách ngăn, nước Lào phía lưu vực sông Mê Kông gần như vắng bóng người Việt sinh sống cho mãi đến thời Pháp thuộc khi Lào bị gom vào làm một trong sáu xứ của Liên bang Đông Dương. Theo tường trình của RFA thì ngôi làng cổ nhất của người Việt trên đất Lào là Bản Xieng Wang, thành lập năm 1892, ngay bên bờ sông Mê Kông phía nam Thakhek. Làng này do Đặng Văn Phèng từ Quảng Bình trốn sang Lào sinh sống vì bị truy nã sau khi tham gia phong trào chống Pháp của Phan Bội Châu. Năm 1912 chính phủ Liên bang Đông Dương ghi nhận có 3.400 người Việt trên lãnh thổ Lào. Sang thập niên 1920 khi hoàn tất ba con đường xa lộ vượt Trường Sơn nối Lào và Việt Nam thì việc di cư sang Lào dễ dàng hơn. Đến năm 1925 thì số lượng người Việt là 14.000 và tăng lên thành 22.600 vào năm 1932. Chính giới thực dân Pháp lúc bấy giờ chủ trương đưa người Việt sang Lào để phục vụ trong guồng máy cai trị làm công chức, chiếm lấy những chức vụ thấp vào đầu thế kỷ 20. Ngoài ra người Việt còn làm thợ máy, thợ mộc. Các ngạch công chức thấp tại Lào có đến 54% là người Việt. Người Lào vốn thích cuộc sống yên bình, tránh cảnh bon chen đã rút về miền quê, khiến tỷ lệ người Việt chiếm phần đa số ở những thị trấn chính trên đất Lào. Tính đến năm 1937 ngay tại thủ phủ Viêng Chăn có 12.400 người Việt trong khi người Lào đếm được 9.570 người. Đến đầu thập niên 1940 tình trạng này cũng bắt gặp ở Savannakhet (72% cư dân là người Việt) và Thakhek (85%). Hiện tượng này cũng gây ít nhiều bất mãn trong giới chức Lào. Hoàng thân Phetsarath Rattanavongsa chủ trương vận động để đưa người Lào lên thay thế người Việt trong hệ thống chính quyền nhưng phía người Pháp không tán thành và cho rằng xứ Lào thưa dân, cần đưa dân từ Bắc Kỳ sang lập nghiệp để cung cấp nhân lực và giảm thiểu nạn nhân mãn ở Đồng bằng sông Hồng. Họ cũng cho là dân Việt hay dân Lào đều là thuộc dân của Pháp nên không cần phân biệt. Việc di dân từ miền duyên hải sang Lào chỉ là việc tự nhiên nên chính quyền cần xúc tiến mở mang đường sá xuyên núi Trường Sơn để khai khẩn đất hoang. Về mặt cai trị người Pháp cũng cho là cần người Việt để vô hiệu hóa ảnh hưởng của Xiêm La trên đất Lào. Tuy nhiên khi phong trào kháng Pháp của người Việt ngày càng mạnh từ thập niên 1930 trở đi thì người Pháp lại thay đổi lập trường, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của người Việt nhân danh bảo vệ dân Lào bản quốc. Người Lào trở thành thành phần thân Pháp và người Việt bị cho là nhóm bài Pháp. Cộng đồng người Việt tại Lào cũng là đường dây trọng yếu đưa người hoạt động chống Pháp từ Việt Nam thoát sang Thái Lan. Các ngả đường từ Thakhek sang Nakhon Phanom; Savannakhet sang Mukhadan; Viêng Chăn sang Nong Khai đều có người Việt móc nối để đưa người. Tháng Ba năm 1945 khi vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập ở Huế hủy bỏ các hiệp ước bảo hộ của Pháp thì người Việt trên khắp nước Lào đã tổ chức tuần hành đón mừng; cụ thể, các thành viên của hiệp hội thanh niên Việt Nam Savannakhet đã diễu hành qua thị trấn, vẫy cờ Húc Nhật Kỳ của Nhật và cờ Đế quốc Việt Nam. Tuy cũng mong muốn độc lập thoát khỏi tay người Pháp, chính giới Lào như Phetsarath nghi ngờ rằng phong trào quốc gia của người Việt sẽ tìm cách sáp nhập vùng Hạ Lào vào Việt Nam. Khi Pháp mở cuộc tái chiếm Đông Dương thì hàng nghìn người Việt ở Lào vượt sông Mê Kông thoát sang Thái Lan để tránh cuộc càn quét trả đũa của Pháp. Số lượng ước đoán là khoảng 50.000 người bỏ Lào sang tỵ nạn trên đất Thái sau khi tướng Marcel Alessandri điều quân đội lên tái lập nền bảo hộ của Pháp. Khoảng 10.000 người sau đó hồi hương nhưng 40.000 vẫn lưu lại đất Thái vì sau đó tân chính phủ của Vương quốc Lào độc lập thay đổi quyền công dân, liệt nhóm người này là ngoại kiều, không phải quốc tịch Lào nên không cho phép họ về đất Lào. Số lượng người Việt tại Lào vì vậy giảm nhiều. Thời kỳ 1945–2000. Sau Đệ nhị Thế chiến với lực lượng cộng sản hoạt động ngày càng mạnh ở Việt Nam, ảnh hưởng chính trị của Hà Nội cũng sinh ra phong trào cộng sản ở Lào với tên Pathet Lào; nhóm này chủ trương dùng chiến tranh du kích chống phá Vương quốc Lào. Dưới sự bảo trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhóm Pathet Lào ủng hộ việc Hà Nội dùng lãnh thổ Lào để tiến hành đấu tranh giải phóng miền nam. Vào cuối thập niên 1960 tình báo Hoa Kỳ ước định có khoảng 40.000 quân miền bắc tại Lào. Trong số đó 25.000 điều hành việc xâm nhập vào Nam qua ngả đường mòn Hồ Chí Minh. Với chiến cuộc ngày càng lan rộng và tình hình an ninh suy sụp, chính quyền Vương quốc Lào nhìn cộng đồng người Việt với con mắt nghi kỵ, vì cho rằng họ là thành phần thân cộng. Khi Pathet Lào tiến chiếm được Viêng Chăn năm 1975, trớ trêu thay người Việt tại Lào cũng lại bị ngược đãi phần vì họ sinh sống bằng các nghề tiểu thương. Số người Việt ở Lào sụt hẳn dưới chính sách bài ngoại. Từ con số 40.000, dân số người Việt giảm xuống còn 15.000. Phần lớn vượt biên thoát ra nước ngoài. Tuy nhiên liên minh chính trị giữa Pathet Lào và Hà Nội không xoay chuyển. Trong cuộc đối đầu giữa Hà Nội và Bắc Kinh, Lào ngả về phía Việt Nam. Vào thập niên 1980 khi vùng biên giới Việt – Hoa luôn có tiếng súng nổ thì có khoảng 50.000 đến 80.000 bộ đội Việt Nam chiếm đóng và hỗ trợ quân Lào, ngăn ngừa Trung Cộng tiếng quân vào Lào. Cũng vào thời gian này với khoảng 7.000 sinh viên Lào đào tạo ở Việt Nam do Hà Nội bảo trợ bắt đầu trở về nước, họ cũng đem theo vợ con người Việt sang Lào, mở đầu cho các đợt di dân tiếp theo từ Việt Nam sang Lào định cư. Thế kỷ 21. Những ước tính gần đây về số lượng người Việt tại Lào không đồng nhất. Số liệu năm 2005 do "Việt Báo" cung cấp là 20.000 người. Một báo cáo năm 2012 của đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng có 30.000 người. Trong khi đó theo "Ethnologue" có 79.000 người nói tiếng Việt tại Lào. Người Việt sang Lào vào thế kỷ 21 phần lớn là vì kinh tế, chủ yếu là buôn bán. Một số không nhỏ sang lao động ở Lào. Theo bản báo cáo của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) năm 2016 thì có khoảng 13.000 lao công người Việt tại Lào, phục vụ trong nhiều ngành, từ thủy điện, xây cất, lâm sản, đến đồn điền cao su. Phân bố. Theo ước định năm 2005 thì trong số 20.000 người Việt sinh sống trên đất Lào thì 5.000 tập trung ở Viêng Chăn, kế đến là Champasak (5.000), Savannakhet (3.000) và Khammuane (2.000). Tổ chức cộng đồng. Ở thủ đô Viêng Chăn của Lào, trường mẫu giáo và tiểu học Nguyễn Du có khoảng 2.000 học sinh cả gốc Việt và gốc Lào, tại đây tiếng Việt được sử dụng làm phương tiện giảng dạy. Ở đây cũng có "Tổng hội người Việt Nam tại Lào" thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ví dụ như đá bóng giữa người Việt và Lào, cũng như quyên góp làm từ thiện.
1
null
Phế Đế (chữ Hán: 廢帝) là một danh từ, thường dùng như một cách gọi của Hoàng đế các nước Đông Á đã bị phế truất. Do đã bị phế truất, các vị Hoàng đế này thường không thể có miếu hiệu lẫn thụy hiệu, khi đó các sử gia chép sử sẽ gọi họ là "Phế Đế", cách xưng khác là Hậu Chủ. Trường hợp trong 1 triều đại mà có nhiều vị Hoàng đế bị phế truất, người ta sẽ thêm chữ "Tiền", ""Trung"," "Hậu" ở đằng trước để phân biệt theo thứ tự thời gian. Nếu vị Hoàng đế còn nhỏ thì gọi là Thiếu Đế. Tuy nhiên, không phải vị vua nào bị phế truất sử sách cũng chép là phế đế, nếu vị vua đó mà thực hiện việc cướp ngôi rồi bị phế truất thì sử sẽ chép thụy hiệu bị giáng tước hiệu
1
null
Polikarpov VIT-1 (—Pháo diệt tăng bay) là một loại máy bay đa dụng hai động cơ của Liên Xô, được phát triển trước Chiến tranh thế giới II. Chỉ có 1 mẫu thử được chế tạo năm 1937, nó được trang bị vũ khí hạng nặng cho nhiệm vụ cường kích.
1
null
Giải bóng đá Hạng Nhất quốc gia 2001–2002 là mùa giải thứ sáu của Giải bóng đá Hạng Nhất quốc gia Việt Nam kể từ khi thành lập năm 1997. Mùa giải này, có 12 đội bóng tham dự gồm Đồng Tháp, Bình Định, Hải Quan, Quân khu 7, Gia Lai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, ACB, Bình Dương, An Giang và Than Quảng Ninh để xác định 3 suất thăng hạng tại Giải bóng đá vô địch quốc gia và 2 suất xuống chơi tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia. Đội xếp thứ 4 phải thi đấu trận play-off tranh suất thăng hạng lên Giải bóng đá vô địch quốc gia. Các câu lạc bộ tham dự. Cầu thủ ngoại binh. Mỗi CLB phải đăng ký 4 cầu thủ ngoại nhưng chỉ ra sân là 3 cầu thủ ngoại Đấu play-off. Trận play-off diễn ra giữa đội xếp thứ 9 giải chuyên nghiệp và đội xếp thứ 4 giải Hạng Nhất.LG Hà Nội ACB lên hạng nhờ luật bàn thắng vàng.
1
null
Nguyễn Phúc Bảo Thăng (chữ Hán:阮福保陞, 30 tháng 9 năm 1943 – 15 tháng 3 năm 2017), là đích tử của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Ông theo mẹ là Nam Phương hoàng hậu sang Pháp vào giữa năm 1947. Ông đã trở thành người đứng đầu của hoàng tộc nhà Nguyễn sau cái chết của anh trai mình là đích trưởng tử thái tử Bảo Long ngày 28 tháng 7 năm 2007. Ông cũng là người đứng đầu của Đại Nam Long tinh Viện. Tên của ông đọc là "Thăng", theo như ông Bảo Ân, em cùng cha khác mẹ với ông. Nếu xét theo chữ Hán, tên của hoàng tử là 陞 đọc theo âm Hán Việt cũng là "thăng", dùng giống như chữ "thăng" 昇 trong "Thăng Long" (phồn thể) hay 升 (giản thể). Cuộc đời. Ông sinh ngày 30 tháng 9 năm 1943 tại Đà Lạt, Việt Nam. Ông đã theo học trường Couvent des Oiseaux ở Neuilly-sur Seine, Pháp và Collège d'Adran ở Đà Lạt. Ông đã sống tại Pháp cho đến khi qua đời tại Paris, Pháp vào ngày 15 tháng 3 năm 2017.
1
null
Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2000–01 là mùa giải thứ năm của Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thành lập năm 1997. Đây là mùa giải đầu tiên của giải Hạng Nhất sau khi được tách ra thành hai giải đấu riêng biệt, trong đó Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp là giải đấu cấp cao nhất còn giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam là cấp bậc thứ hai. Trước đó, Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia là giải đấu cấp bậc cao nhất trong hệ thống giải đấu bóng đá tại Việt Nam kể từ năm 1997 đến hết mùa giải 1999–2000. Mùa giải này có 12 đội bóng tham dự thi đấu vòng tròn hai lượt để xác định 2 suất thăng hạng tại giải bóng đá Vô địch Quốc gia và hai đội xuống thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia. Bình Định đã vô địch giải đấu sau khi đánh bại An Giang với tỷ số rất đậm 9–2 ngay trên sân nhà ở lượt trận cuối cùng. Lịch thi đấu và kết quả. Tóm tắt kết quả. Thống kê mùa giải. Theo cầu thủ. Cầu thủ ghi bàn hàng đầu. Dưới đây là danh sách cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu.
1
null
Branchinecta conservatio là một loài giáp xác nhỏ trong họ Branchinectidae. Kích thước của nó dao động từ khoảng 1,25 cm (0,49 in) đến 2,5 cm (0,98 in). Chúng có cơ thể dài nhạy cảm, cuống mắt kép dài, không có mai, và mười một đôi chân bơi. Loài này là loài đặc hữu của California, Hoa Kỳ.
1
null
Artemia salina là một loài giáp xác có liên quan chặt chẽ tới Triops và Cladocerans hơn là tới các loài tôm thực sự. Nó là một loài rất cổ mà dường như không thay đổi gì trong 100 triệu năm. Mô tả. Con trưởng thành có ba mắt và 11 đôi chân và kích thước có thể lên tới khoảng 15 mm (0,6 in). Máu của chúng có chứa các sắc tố hemoglobin, cũng được tìm thấy ở động vật có xương sống. Con đực khác với con cái là 2 râu lớn đáng kể và trở thành các cơ quan siết chặt được sử dụng trong giao phối. Sinh thái học. Trong tự nhiên, chúng sống trong các hồ nước mặn. Chúng gần như không bao giờ được tìm thấy trong một vùng biển rộng, rất có thể vì thiếu thức ăn và tự vệ. Tuy nhiên, Artemia đã được quan sát thấy tại Elkhorn Slough, California, được kết nối với biển. Không giống như hầu hết các loài sống dưới nước, Artemia bơi lộn ngược. Artemia có thể sống trong nước có hàm lượng muối nhiều hơn hoặc ít hơn nhiều so với nước biển bình thường. Chúng chịu đựng một lượng muối cao là 50%, khi gần như là một dung dịch bão hòa, và có thể sống vài ngày trong các điều kiện nước biển rất khác nhau, chẳng hạn như permanganat kali hoặc bạc nitrat, trong khi iod rất độc hại với chúng. Màu phụ thuộc vào nồng độ muối, với nồng độ cao đem lại cho chúng một màu hơi đỏ. Trong nước ngọt, Artemia salina chết sau khoảng một giờ. Nó ăn chủ yếu tảo xanh. Phân loại. Artemia salina lần đầu tiên được mô tả (như Cancer salinus) bởi Carl Linnaeus trong tác phẩm Systema naturae của ông vào năm 1758. Điều này được dựa trên một báo cáo của một người Đức gọi là Schlosser, người đã tìm thấy Artemia ở Lymington, Anh.
1
null
cùng với "Gross National Cool" (tổng thú vị quốc gia, hình thức chơi chữ của tổng sản lượng quốc gia) là một khái niệm như một biểu hiện cho sự trỗi dậy của Nhật Bản với vị thế một siêu cường quốc văn hoá. Được mở rộng trên các phương tiện truyền thông và giới học thuật, thương hiệu "Cool Japan" được chính phủ Nhật Bản thông qua cũng như các tổ chức thương mại tìm cách khai thác vốn thương nghiệp của công nghiệp văn hoá Nhật Bản. Nó được miêu tả như một hình thức của quyền lực mềm, "có khả năng gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi và sở thích thông qua các phương tiện văn hoá hoặc ý thức hệ". Bối cảnh. Sau sự tàn phá của chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản hy vọng có thể cải thiện kinh tế và hình ảnh quốc gia bằng cách phân phối văn hóa đại chúng Nhật Bản trên khắp thế giới, đặc biệt qua Đông Á nhằm gia tăng danh tiếng và liên minh với các quốc gia láng giềng. Trái ngược với lịch sử hình thành một sức mạnh quân sự mạnh mẽ, Nhật Bản đi theo con đường tự thiết lập thành một sức mạnh quyền lực mềm, điều mà Nhật Bản tin rằng sẽ thay đổi nhận thức về hình ảnh quốc gia. Bắt đầu trong năm 1980 sau khi Bộ Ngoại giao (MOFA) thành lập, Nhật Bản bắt đầu tăng cường nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua phát hành một tựa phim truyền hình dạng opera xà phòng là "Oshin". Bộ phim được đón nhận tốt và điều này đem đến một sự thúc đẩy tức thì hình ảnh mà Nhật Bản đang cố gắng cải thiện. Thông qua sự thành công của "Oshin" và rất nhiều chương trình truyền hình khác, Nhật Bản đã giới thiệu ý tưởng "Cool Japan" nhằm khai thác thành công văn hóa đại chúng Nhật Bản và phân phối điều thú vị đó theo hướng nhận thức văn hóa quốc gia. Matsui Takeshi tại đại học Hitotsubashi chỉ ra thập niên mất mát 'đã đè bẹp sự tự hào của người Nhật' sau phép màu kinh tế thập niên 1980, Nhật Bản đối mặt sự cạnh tranh gay gắt của Hoa Kỳ và một số nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc đầu thế kỷ 21 sau 'thất bại cay đắng' trong chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ; các sản phẩm văn hóa Nhật Bản phổ biến tại Nhật Bản và trên toàn thế giới (Nintendo, PlayStation, Hello Kitty, Pokémon, Tamagotchi) làm hồi sinh sự tự hào của người Nhật. Nhà báo người Mỹ Douglas McGray ở lại Nhật Bản vào mùa xuân năm 2001 với tư cách một thành viên truyền thông của Japan Society, sau đó Douglas McGray đăng một bài viết gợi dẫn Nhật Bản về chính sách ngoại giao trên "Foreign Policy" vào mùa xuân 2002"" và được dịch lại sang tiếng Nhật trên tạp chí văn học Chūōkōron trong số phát hành tháng 5 năm 2003. Trong bài viết năm 2002 trên "Foreign Policy" có tựa đề "Japan's Gross National Cool" [Tổng thú vị quốc gia của Nhật Bản], Douglas McGray viết về Nhật Bản "tái tạo siêu cường quốc" với vai trò ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản được mở rộng ra khắp thế giới bất chấp những vấn đề kinh tế và chính trị của thập niên mất mát. Khảo sát văn hóa giới trẻ và vai trò của J-pop, manga, anime, thời trang, điện ảnh, điện tử, kiến trúc, ẩm thực và hiện tượng kawaii như Hello Kitty, Douglas McGray nêu bật vị thế quyền lực mềm của Nhật Bản và đặt ra câu hỏi về thông điệp mà Nhật Bản có thể xây dựng. Douglas McGray cũng lập luận rằng suy thoái kinh tế của Nhật Bản thậm chí có thể đã thúc đẩy thú vị quốc gia bởi tai tiếng thiên vị của cấp bậc xã hội cứng nhắc xưa cũ và con đường sự nghiệp kinh doanh lớn. Cool Japan được cho là một sự tán dương của Nhật Bản với chiến lược Cool Britannia thập niên 1990 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. 'National Cool' [thú vị quốc gia] là một loại quyền lực mềm được giáo sư Joseph Nye tại đại học Harvard ủng hộ bởi vì đóng góp vào các mục tiêu chính trị và kinh tế của quốc gia thông qua khả năng thu hút công chúng từ các quốc gia khác, bài viết của Douglas McGray cũng được nghiên cứu trong khóa học tiếng Nhật tại đại học Harvard. Một phiên bản mới của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản thể hiện trong phân tích 'Cool Japan' đó là Nhật Bản giống như một siêu cường quốc văn hóa bắt đầu được bàn luận rộng rãi trong một số tựa sách tiếng Nhật xuất bản ("IT Revolution from Japan: Japan Cool Spreading over Asia" năm 2004, "Imitated Japan: From anime to cooking to fashion" năm 2005, "Japan’s Pop Power: Real Image of Contents that Change the World" năm 2006, "Cool Japan: Japan That The World Wants to Buy" năm 2006). Nhà phê bình văn hóa Azuma Hiroki chỉ ra rằng Douglas McGray thiếu chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan đến Cool Japan, đồng thời lập luận phản đối quan điểm cho rằng sự trỗi dậy của Cool Japan bắt trước chiến lược thương hiệu quốc gia 'Cool Britannia' được xúc tiến bởi chính phủ Tony Blair tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong thập niên 1990. Sức hút từ quy mô thị trường nội địa rộng lớn khiến nhiều công ty hướng về nội địa để tìm kiếm doanh thu an toàn nhưng khi nhu cầu thị trường nội địa giảm bởi sự suy giảm dân số Nhật Bản và các ngành công nghiệp truyền thống đã đạt đỉnh cũng như kinh tế các quốc gia thế giới ngày càng phát triển, 'chiến lược Cool Japan' nhằm tạo ra việc làm trong các ngành công nghiệp liên quan khi có được nhu cầu từ nước ngoài, 'chiến lược Cool Japan' sau đó được coi là một chính sách quốc gia của Nhật Bản. Cool Japan thường đề cập đến nội dung như văn hóa đại chúng Nhật Bản (điện ảnh, âm nhạc, manga, anime, kịch, video game) nhưng cũng có thể đề cập đến văn hóa cấp cao Nhật Bản ngày nay (văn hóa ẩm thực, thời trang, nghệ thuật đương đại, kiến trúc) hoặc có thể đề cập đến văn hóa truyền thống Nhật Bản (võ thuật bắt nguồn từ võ sĩ đạo Nhật Bản, ẩm thực Nhật Bản truyền thống, trà đạo, hoa đạo Ikebana, múa buyō). Ngoài ra, các ngành công nghiệp và sản phẩm Nhật Bản (như xe hơi, mô tô, thiết bị điện) có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được coi là 'Cool Japan', các sản phẩm từ những ngành công nghiệp vùng và doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản không có tính cạnh tranh thị trường tại nội địa Nhật Bản nhưng có sức hấp dẫn mở ra khả năng cạnh tranh quốc tế thông qua hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản thì được định danh là 'Local Cool Japan' trong 'dự án hỗ trợ sản phẩm cho TPP đo lường thương hiệu JAPAN'. Trong mọi trường hợp, tất cả mọi thứ có thể 'thúc đẩy sự hấp dẫn của Nhật Bản và tạo ra việc làm trong các ngành công nghiệp liên quan khi có được nhu cầu từ nước ngoài' đều được định danh là Cool Japan. Trong công nghiệp nội dung (như anime, manga, video game), thâm hụt ngân sách của Nhật Bản dần được thu hẹp cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của Cool Japan bởi phí bản quyền sở hữu trí tuệ xuất khẩu nội dung số lượng lớn ở nước ngoài. Cool Japan thành công trong kinh doanh nội địa như du lịch khi cán cân du lịch đạt thặng dư trong năm 2015 và Nhật Bản trở thành một quốc gia du lịch nhờ doanh thu lợi nhuận từ các chuyến tham quan của người nước ngoài. Thông qua. Cool Japan được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế, "The New York Times" đăng một hồi tưởng đánh giá "Year in Ideas: Pokémon Hegemon" [Năm của ý tưởng: Bá quyền Pokémon], ngày càng nhiều viên chức chính phủ có tư tưởng cải cách và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Nhật Bản bắt đầu đề cập đến "tổng thú vị quốc gia" và thực hiện khẩu hiệu không chính thức "Cool Japan". Trong một cuộc họp báo năm 2005, Bộ trưởng Ngoại giao đã gắn kết ý tưởng Cool Japan với khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia của Bhutan. Cool Japan được xuất hiện nhiều hơn vào giữa thập niên 2000 khi "NHK" bắt đầu một chương trình dài kỳ "Cool Japan Hakkutsu: Kakkoii Nippon!" tính đến cuối năm 2009 đã đạt hơn 100 tập. Các sáng kiến học thuật bao gồm việc thành lập một dự án nghiên cứu Cool Japan tại Viện Công nghệ Massachusetts, trong khi một số trường đại học phương Tây đã báo cáo sự gia tăng số lượng ứng viên với các khóa học Nhật Bản học bởi hiệu ứng "cool". Nikkei Business Publications thành lập 'giải Cool Japan' vào năm 2004 để tôn vinh những người đóng góp cho xuất khẩu văn hóa Nhật Bản với vai trò một hạng mục mới của giải nhà sáng tạo Nhật Bản, đại học Meiji thành lập khoa 'Nhật Bản học toàn cầu' vào năm 2007 để nghiên cứu một cách khoa học về Cool Japan. Sự thông qua Cool Japan cũng đã thúc đẩy những thay đổi trong nghiên cứu văn hóa. Kết quả từ sự mê hoặc của Cool Japan với văn hóa giới trẻ Nhật Bản và các trường nữ sinh, một làn sóng nghiên cứu mới gọi là 'con gái học' tập trung đặc biệt vào trải nghiệm của các cô gái và những người tâm hồn con gái. Từng là một chủ đề tâm lý học thanh thiếu niên hoặc chủ nghĩa nữ quyền trước đây, 'con gái học' xuất hiện từ Cool Japan bao gồm một phân tích liên ngành về văn hóa con gái. Chính sách quốc gia. Từ thập niên 1980, Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu văn hóa đại chúng quan trọng (anime, manga, video game), phim truyền hình Nhật Bản và thần tượng Nhật Bản được các quốc gia tại Đông Á mô phỏng lại như Hàn Quốc. Trước thập niên 2000, xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản hoàn toàn thuộc khu vực tư nhân và không có sự xúc tiến của chính phủ Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản khi đó ưu tiên xúc tiến văn hóa tại thị trường nội địa vì cho rằng xuất khẩu văn hóa không phải là một hình thức thương mại lợi nhuận cho kinh tế Nhật Bản. Theo Sugiura Tsutomu, xuất khẩu văn hóa Nhật Bản (truyền thông, bản quyền, xuất bản, thời trang, giải trí, hội họa) tăng từ 497 tỷ JP¥ năm 1992 lên gần 1,5 nghìn tỷ JP¥ năm 2002, tương ứng với giá trị tích lũy 10,5 nghìn tỷ JP¥ từ năm 1992 đến năm 2002. Sugiura Tsutomu ước tính xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản (âm nhạc, video game, anime, điện ảnh, manga), sách, tạp chí, tranh vẽ, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ cũng như biểu diễn, sự kiện, bản quyền sáng chế, nhượng quyền thương mại, thanh toán bản quyền đạt 836 tỷ JP¥ năm 1996 và tăng lên gấp ba lần thành 2,5 nghìn tỷ JP¥ năm 2006; ngược lại xuất khẩu hàng hóa (phi văn hóa và văn hóa) trong thời gian tương ứng tăng 68% (44,7 nghìn tỷ JP¥ năm 1996 lên 75,2 nghìn tỷ JP¥ năm 2006) nhưng không đạt tốc độ cao so với tăng trưởng xuất khẩu văn hóa Nhật Bản. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản công bố số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật ở nước ngoài tăng từ 127.000 năm 1979 lên gần 4 triệu năm 2012 nhờ văn hóa đại chúng Nhật Bản (anime, manga, J-pop). Chính phủ Nhật Bản siết chặt vấn đề vi phạm bản quyền và nêu rõ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa Nhật Bản và các quốc gia láng giềng châu Á, các chi nhánh Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Đông Á và Đông Nam Á tổ chức các hội thảo thực thi chống vi phạm bản quyền dành cho thẩm phán và hải quan nước ngoài. Chiến lược Cool Japan gồm hai mục tiêu là thúc đẩy xuất khẩu công nghiệp văn hóa Nhật Bản và giới thiệu hình ảnh Nhật Bản thân thiện ở nước ngoài. Các tác nhân chính phủ Nhật Bản liên quan đến Cool Japan gồm: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Bộ Ngoại giao (MOFA), Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC), trụ sở chiến lược sở hữu trí tuệ (IPSH) thuộc Văn phòng Nội các, Bộ trưởng chiến lược Cool Japan, Cục Văn hóa thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), Cục Du lịch Nhật Bản (JTA) thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), J-LOP, J-LOP +, quỹ Cool Japan. Phòng công nghiệp sáng tạo. Chính phủ Nhật Bản đã xác định công nghiệp văn hóa giữ vai trò là một trong năm lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng. Tháng 6 năm 2010, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thành lập một phòng Công nghiệp Sáng tạo nhằm thúc đẩy công nghiệp văn hóa và sáng tạo như một khu vực chiến lược "theo khái niệm thuật ngữ dài hạn, đơn giản của Cool Japan, phối hợp các chức năng khác nhau của chính phủ Nhật Bản và hợp tác với khu vực tư nhân". Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tuyến bố rằng văn hóa đại chúng Nhật Bản là một trong những yếu tố quan trọng của Cool Japan; văn hóa đại chúng bao gồm thần tượng, anime và người sành ăn hạng B (B級グルメ). Phòng Công nghiệp Sáng tạo miêu tả sứ mệnh của Cool Japan đóng vai trò "tạo nhãn hiệu sản phẩm Nhật Bản với sự độc đáo của văn hóa Nhật Bản". Tính đến năm 2011, chính phủ Nhật Bản tài trợ Cool Japan một gói ngân sách hơn 19 tỷ JP¥ (237 triệu US$). Trong năm tài chính 2008, chi tiêu chính phủ vào các hoạt động văn hóa của Hàn Quốc đạt 119,6 tỷ JP¥, Trung Quốc đạt 447,5 tỷ JP¥, Nhật Bản đạt 101,8 tỷ JP¥ tương ứng với 0,79%, 0,51%, 0,12% trong chi tiêu chính phủ của từng quốc gia. Quỹ Cool Japan ra mắt năm 2013, chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ quỹ Cool Japan 50 tỷ JP¥ (500 triệu US$) trong hơn 20 năm, với mục tiêu đạt 60 tỷ JP¥ (600 triệu US$) thông qua các quan hệ đối tác nhà đầu tư tư nhân. Quỹ Cool Japan có ba mục tiêu lớn: đầu tiên là xúc tiến quảng bá hàng hóa địa phương và văn hóa Nhật Bản trên quy mô toàn cầu cũng như thu hút du lịch đến Nhật Bản, thứ hai là trung tâm thương mại Nhật Bản (tọa lạc tại các trung tâm thành phố lớn thu hút khách hàng người nước ngoài), thứ ba là kênh Nhật Bản (đài truyền hình nước ngoài phát sóng nhiều nội dung liên quan đến Nhật Bản). Theo giám đốc điều hành Kato Eiji, quỹ Cool Japan là một công ty đầu tư trong bốn lĩnh vực: nội dung truyền thông, lối sống thời trang, ẩm thực, dịch vụ; quỹ hoạt động với năm chiến lược: tập trung vào đầu tư dòng tiền, tập trung vào các đối tác địa phương, theo đuổi sức mạnh tổng hợp toàn cầu, đa dạng hóa các phương pháp, tối ưu hóa danh mục đầu tư đầu tư. Quỹ Cool Japan thua lỗ 4,5 tỷ JP¥ trong tổng số 35 tỷ JP¥ đầu tư cho 17 dự án tính đến tháng 3 năm 2017, quỹ Cool Japan lỗ 4,4 tỷ JP¥ trong tổng số vốn 52,9 tỷ JP¥ đầu tư cho 25 dự án tính đến năm 2018. "Nihon Keizai Shimbun" cho biết quỹ Cool Japan trong vòng 5 năm "đã chịu lỗ trước thuế tổng cộng 10 tỷ JP¥ (88,9 triệu US$)" và 18 dự án không thu được lợi nhuận. Tháng 6 năm 2018, quỹ Cool Japan được quản lý bởi cựu tổng giám đốc điều hành Sony Music Entertainment Japan Kitagawa Naoki. Quỹ Cool Japan xúc tiến 29 dự án với quy mô 62 tỷ JP¥ tính đến tháng 7 năm 2018 (trong đó 58,6 tỷ JP¥ đến từ nguồn vốn công), tăng thành 31 dự án với quy mô 66,4 tỷ JP¥ vào tháng 3 năm 2019. Tính đến tháng 7 năm 2019, quỹ Cool Japan xúc tiến đầu tư 35 dự án với 87% nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản, quỹ đầu tư vào hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với khách hàng (B2C). Đón nhận. Năm 2012, giám đốc điều hành A.T. Kearney Japan là Umezawa Takaaki ủng hộ chiến lược Cool Japan và cho rằng 'Nhật Bản nói chung mạnh về lĩnh vực sáng tạo nhưng yếu trong một số lĩnh vực then chốt: khả năng đánh giá thị trường nước ngoài, các doanh nhân có khả năng dẫn dắt sự phát triển thị trường nước ngoài, tiền rủi ro cần thiết để hỗ trợ các hoạt động này'. Năm 2013, nhà sản xuất của AKB48 là Akimoto Yasushi nhận xét rằng 'để ngăn chặn chiến dịch Cool Japan kết thúc trong một hình ảnh rỗng, điều quan trọng là tạo ra các ví dụ thành công'. Giám đốc điều hành quỹ Cool Japan năm 2013 là Ota Nobuyuki phát biểu rằng 'các nhà sản xuất địa phương đang thu hẹp và nhiều người trẻ rời đến các thành phố lớn hơn. Một khi các thế hệ cũ chết đi, sẽ không có ai đảm nhận điều đó'; giám đốc điều hành Brightrust PE Japan Co là Takeuchi Joji cho rằng 'vốn mạo hiểm từ các nhà đầu tư tư nhân là rất nhỏ và không có gì hơn một sự hỗ trợ của họ dành cho sáng kiến ​​của chính phủ'. Giáo sư Hiroyuki Kishi tại đại học Keio chỉ ra hai vấn đề ảnh hưởng đến Cool Japan là chính phủ không giới hạn thể loại văn hóa Nhật Bản chủ chốt và ngân sách quốc gia để quảng bá có thể là một sự lãng phí tiền thuế, Hiroyuki Kishi cho rằng K-pop thành công vì thị trường nội địa nhỏ đã thúc đẩy các công ty tư nhân Hàn Quốc sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đầu tư vào thị trường toàn cầu trong khi các công ty phụ trách văn hóa Nhật Bản lại tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường nội địa quy mô lớn. Masakazu Honda của "Toyo Keizai" thất vọng khi phim truyền hình Hàn Quốc thành công tại Việt Nam nhờ trợ giá từ chính phủ Hàn Quốc với mức bán gần như miễn phí và số tập một bộ phim truyền hình Hàn Quốc nhiều hơn so với khung cố định 12 tập của phim truyền hình Nhật Bản; Masakazu Honda chỉ ra việc quảng bá phim truyền hình Hàn Quốc đang được tiến hành tại các quốc gia châu Á nhờ 70% lợi nhuận phí quảng cáo cao tại Nhật Bản. Trung Rwo trên "Zing" cho rằng phim truyền hình Hàn Quốc được trợ giá từ chính phủ Hàn Quốc so với phí bản quyền khá đắt của phim truyền hình Nhật Bản, thị trường nội địa Nhật Bản rộng lớn và tính khép kín của người Nhật nên chưa tạo ảnh hưởng lớn tại Việt Nam dù đã từng vang danh trước đây với "Oshin." Matsui Takeshi tại đại học Hitotsubashi cho rằng mục tiêu các chính sách Cool Japan của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp là tăng trưởng thị trường toàn cầu ngành công nghiệp nội dung Nhật Bản và dựa trên lý luận kinh điển của chính sách công nghiệp, điều thú vị là Cool Japan sử dụng lý luận quyền lực mềm và thương hiệu quốc gia để khẳng định tầm quan trọng của sự phát triển công nghiệp nội dung đối với một quốc gia được cộng hưởng ngoại giao văn hóa. "CNBC" cho rằng ban đầu Cool Japan được thành lập để quảng bá anime và manga nhưng chiến dịch hiện tại đã biến đổi thành một thứ lớn hơn rất nhiều. Trong chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō tại Nhà Trắng vào ngày 29 tháng 4 năm 2015, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu 'hôm nay là một cơ hội hội để người Mỹ, đặc biệt là giới trẻ của chúng tôi nói lời cảm ơn cho tất cả những thứ chúng tôi yêu thích từ Nhật Bản như karate và karaoke, manga và anime, tất nhiên cả emoji'. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore năm 2018 cho rằng chính phủ Nhật Bản không tận dụng tối đa các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá Cool Japan đến công chúng (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp không có tài khoản Twitter để cập nhật tiến độ của dự án, facebook 'Cool Japan' của "NHK" chủ yếu đề cập đến trải nghiệm văn hóa của khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản nhưng sự liên kết với dự án quốc gia Cool Japan còn mơ hồ). Motoharu Kano của "Shūkan Gendai" cho rằng 'Cool Japan của chính phủ tuy luôn bị chỉ trích không thú vị nhưng cần tiếp tục mở rộng kinh doanh và hết sức cẩn thận để không trở thành 'Angry Japan". Patrick St.Michel của "The Atlantic" cho rằng Cool Japan không nỗ lực làm nổi bật các siêu sao Nhật Bản (đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc Nhật Bản), Kyary Pamyu Pamyu và Babymetal thành công vang dội trên YouTube nhưng không có sự hỗ trợ từ Cool Japan. Ronald Taylor của "The Japan Times" cho rằng Cool Japan đã đáp ứng với chia sẻ của các nhà phê bình mà Murakami Haruki là một ví dụ, Cool Japan có xu hướng thiên vị anime và văn hóa truyền thống hơn so với âm nhạc và điện ảnh Nhật Bản (sự kiện 'Japan Nite' không được Cool Japan hỗ trợ); nhạc sĩ Seiho phát biểu: 'chính phủ và các công ty nghĩ rằng vì AKB48 và Kyary Pamyu Pamyu có ảnh hưởng lớn tại Nhật Bản nên sẽ có tiềm năng lớn ở nước ngoài, nhưng họ đã sai. Họ nên im lặng khi liên quan đến văn hóa, nhưng hãy hỗ trợ ngân sách cho các nghệ sĩ để truyền bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài một cách tự nhiên'. Alex Watson của "Wall Street International Magazine" cho rằng Cool Japan của chính phủ Nhật Bản đã bỏ qua kho tàng văn hóa truyền thống như các bậc danh sĩ (Bạch Ẩn Huệ Hạc, Itō Jakuchū, Utagawa Kunisada) hoặc nhà văn như Abe Kōbō hoặc các di sản (Sanjūsangen-dō ở Kyōto, đền Itsukushima ở Hiroshima) hoặc các nhà làm phim/ nghệ sĩ nổi bật (Atsuko Suka, Miyazawa Akio, Makoto Aida, Son Shion) bởi vì thiếu an tâm và độ chín muồi. Makino Yoshiji của "Kenja no Sentaku" cho rằng quỹ Cool Japan hoạt động trong 20 năm với ngân sách khổng lồ 100 tỷ JP¥ nên được một tổ chức thứ ba giám sát để tránh bị các công ty quảng cáo lớn đánh cắp, chỉ ra sự chậm chạp của Nhật Bản khi tái phát sóng bộ phim "Oshin" tại Việt Nam 'không thể đánh bại cuộc tấn công thị trường của Hàn Quốc' với sức hút K-pop dành cho những phụ nữ trẻ người Việt; Makino Yoshiji gợi ý Cool Japan nên phân tích nhu cầu địa phương của các quốc gia với một tác động mạnh mẽ 'đó là Nhật Bản thực sự' và sử dụng như một chất xúc tác để tấn công. Hirotaka Watanabe trên Diễn đàn chính sách ngoại giao Nhật Bản thuộc Bộ Ngoại giao cho rằng một vấn đề tương lai trong việc thành lập thương hiệu quốc gia của Nhật Bản là làm rõ khái niệm, một mục tiêu xác định, tạo ra một câu chuyện (bối cảnh), đưa ra một vai trò rõ ràng. Năm 2017, giáo sư Keiko Sakagami tại đại học Waseda cho rằng người Nhật bị Cool Japan ảnh hưởng mạnh mẽ nhiều hơn so với người nước ngoài, nếu người Nhật với tư cách là người khởi tạo chỉ nghĩ đến sự tán thưởng dễ dãi của người nước ngoài và dễ dàng đánh mất bản chất của nó bởi 'ảo ảnh' thì sẽ không thể hy vọng về sự phát triển trong tương lai. Mark McLelland tại đại học Wollongong chỉ ra sự lan truyền Cool Japan khác biệt so với thành công trước đó của ngành sản xuất chế tạo Nhật Bản vì 'ngoài việc hàng hóa Cool Japan được cấp phép và phân phối chính thức thì một số lượng lớn hơn đã được lưu hành thông qua các mạng phân phối vi phạm bản quyền do người hâm mộ phân phối trên internet'. Nissim Otmazgin giải thích khả năng công nghiệp văn hóa Nhật Bản sản xuất chế tạo hàng hóa văn hóa đại chúng và tiếp thị trên quy mô lớn nhờ mối quan hệ hàng hóa hóa liên tục và tích cực giữa các ngành công nghiệp văn hóa với khán giả. Năm 2019, Noah Smith của "The Economic Times" gợi ý chính phủ Nhật Bản nên sử dụng các ưu đãi tài chính để khuyến khích các công ty sản xuất giải trí xuất khẩu sản phẩm của họ, đồng thời trao một số lượng lớn các bản hợp đồng cho những công ty tiếp thị và quảng cáo nhỏ hơn thay vì các công ty lớn (Dentsu, Hakuhodo), hướng các nguồn lực vào những thị trường mà Nhật Bản đã thành công trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Eyal Ben-Ari và Nissim Otmazgin chỉ ra rằng các chính sách của chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản bằng cách hỗ trợ các công ty lớn nhưng 'các công ty nhỏ và các công ty khởi nghiệp mạo hiểm mới chính là trái tim sản xuất văn hóa đại chúng'. "Toutiao" khen ngợi Cool Japan tạo nên quyền lực mềm khi "người nước ngoài quan tâm đến các thương hiệu Nhật Bản (như anime, phim truyền hình Nhật Bản, sushi, takoyaki...), vận hành một nền văn hóa thú vị không thể bị bắt chước từ góc độ quan điểm sở hữu trí tuệ (sản phẩm, triết lý, dịch vụ đều độc nhất), truyền tải nét đẹp quyến rũ Nhật Bản tới thế hệ trẻ nước ngoài mà chủ yếu là vị thành niên (thị trường tiêu dùng của tương lai); "Toutiao" hy vọng Trung Quốc có thể tích cực học hỏi từ Nhật Bản để xuất khẩu văn hóa và nâng cao ảnh hưởng quốc tế. Chỉ trích. Một bài xã luận trên "Yomiuri Shimbun" lập luận rằng chính phủ Nhật Bản đã không hành động đủ nỗ lực để thúc đẩy lãi thương mại của quốc gia trong lĩnh vực này, cho phép Hàn Quốc nổi lên như một đối thủ cạnh tranh. Bài xã luận đã nhấn mạnh sự thiếu hiệu quả về cơ cấu khi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp quảng bá Cool Japan, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trao đổi văn hóa, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản phụ trách về ẩm thực Nhật Bản. Giảng viên Roland Kelts cũng cho rằng một thất bại trong việc phân biệt đầy đủ, nhãn hiệu, thu hút khán giả và thị trường nước ngoài có thể dẫn đến khả năng Cool Japan đã 'kết thúc'. Năm 2011, Laura Miller đã chỉ trích chiến dịch Cool Japan vì khai thác, bóp méo ngôn ngữ và thời trang tiểu văn hóa giới trẻ. Năm 2012, Chiang Chuck của "Vancouver Sun" cho rằng chính phủ Nhật Bản đã không tạo đủ những ảnh hưởng tối đa của văn hóa đại chúng Nhật Bản ở đỉnh cao, sự trỗi dậy của Hàn Quốc như một người chơi văn hóa trong thập niên 2000 tượng trưng cho một cơ hội đã mất và Cool Japan được hỗ trợ bởi bộ máy quan liêu của chính phủ Nhật Bản. Họa sĩ Murakami Takashi chỉ trích "tôi không thể hiểu tại sao các nghệ sĩ lại tham gia vào những mánh khóe của các công ty quảng cáo - những kẻ chỉ đơn giản là đang cố kiếm lợi nhuận với 'Cool Japan'". Nissim Otmazgin cho rằng khi thực hiện Cool Japan, các cơ quan và các bộ thuộc chính phủ Nhật Bản có sự canh tranh thường xuyên nguồn vốn, trách nhiệm chồng chéo, thiếu phối hợp, đấu tranh về uy tín. Năm 2013, Nancy Snow đã gọi Cool Japan như một hình thức tóm tắt lại văn hóa được chính phủ Nhật Bản tài trợ là tổng tuyên truyền quốc gia. Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc Gackt chỉ trích chính phủ Nhật Bản trong năm 2015 bởi vì đã lập một ngân sách khổng lồ nhưng "không biết nên đưa số tiền đó đi đâu. Không có gì quá phóng đại khi nói rằng ngân sách đã rơi vào một vòng xoáy đi xuống khi đồng tiền thuế lãng phí đang chảy vào các công ty ít được biết đến", việc thiếu hụt sự hỗ trợ đang là nguyên nhân khiến Nhật Bản "tụt hậu so với các nước láng giềng châu Á về xuất khẩu văn hóa". Năm 2016, Benjamin Boas chỉ ra rằng những nỗ lực được gắn nhãn Cool Japan thường được quảng bá mà không có sự tham gia của người nước ngoài, bỏ qua quan điểm của những người nước ngoài mà Nhật Bản đang cố gắng nhắm mục tiêu. Năm 2015, chính khách Matsuda Kota nhận xét 'Cool Japan nên hỗ trợ các doanh nghiệp sáng tạo mới nhưng thay vào đó Cool Japan lại được kiểm soát bởi các công ty lớn' và những thứ người Nhật cho là thú vị nhưng có thể rất khác với suy nghĩ người nước ngoài (sushi, tempura, sukiyaki được người Nhật xem là tiêu chuẩn vàng của ẩm thực Nhật Bản nhưng thực tế ramen giảm giá lại bùng nổ hiện tại). Laurence Henry nói rằng xuất khẩu văn hóa đại chúng Nhật Bản thấp (chiếm 5% tổng doanh số của công nghiệp sáng tạo Nhật Bản năm 2012, công nghiệp nội dung của Nhật Bản chiếm 0,5% tổng sản lượng thế giới năm 2012) bởi vì thị trường nội địa phát triển mạnh mẽ và không tìm kiếm tăng trưởng ở nước ngoài, chính sách của chính phủ Nhật Bản đã hạn chế các cuộc cạnh tranh và bảo vệ lợi ích một số công ty sản xuất lớn ở Nhật Bản. Năm 2016, họa sĩ Murakami Takashi nhận xét Cool Japan là 'ngu ngốc, siêu ngu ngốc. Cái tên này rất hay, nhưng một số tiền khổng lồ chỉ dành cho quảng cáo, không có gì thực sự xảy ra, quá trình thực sự và nỗ lực sáng tạo văn hóa cần có thời gian, đó là một quá trình không bao giờ kết thúc'. Năm 2017, một giám đốc điều hành cấp cao và một số nhân viên nam cấp cao của quỹ Cool Japan đã bị cáo buộc quấy rối tình dục các nhân viên nữ của quỹ, các nhân viên đã thành lập một công đoàn để đấu tranh chống lại quấy rối tình dục. Cùng năm 2017, nhà báo Saito Yuta của "Nihon Keizai Shimbun" chỉ trích tham vọng của quỹ vì "thiếu chiến lược và kỷ luật khiến gia tăng các dự án không có lãi", có thể gây xung đột lợi ích đối với các nhà quản lý điều hành. Năm 2018, Japan Today báo cáo rằng còn quá sớm để coi quỹ Cool Japan là "không đủ năng lực hoặc tham nhũng", nhưng ít nhất tính đến hiện tại thì quỹ Cool Japan "hoạt động kém hiệu quả". Năm 2018, Furuya Tsunehira của "Newsweek" chỉ trích những người thực hiện Cool Japan đã tạo ra một thực tế tệ như vậy do không hiểu gì về văn hóa Nhật Bản và hoàn toàn không hiểu nền kinh tế thị trường. Takashi Arimori của JBpress phê phán rằng "Hàn Quốc có thị trường nội địa nhỏ, buộc phải hướng ngoại. K-pop là một ví dụ thành công và điện ảnh Hàn Quốc đang tiếp bước. Chính sách văn hóa Cool Japan của nội các Abe đã bị "Ký sinh trùng" đánh gục". Đạo diễn Kore-eda Hirokazu chỉ trích Cool Japan vì những sáng kiến độc đoán và không hiệu quả.
1
null
Tôm lá chắn, tên khoa học Triops australiensis, là một loài động vật giáp xác thuộc chi Triops, bộ Notostraca của Úc. Phân bố. Địa bàn sinh sống của loài tôm lá chắn phân bố rộng khắp nước Úc, trừ phần lãnh thổ Tây Úc, Bắc Úc và Queensland. Nó cũng không có mặt tại nam Tasmania, nơi nó được thay thế bởi loài "Lepidurus apus". Sinh học. T. australiensis sinh sống tạm thời trong các hồ nước trong khu vực khô cằn của vùng hẻo lánh của Úc. Khi hồ cạn đầy nước, những quả trứng nở thành ấu trùng, và nhanh chóng phát triển đến tuổi trưởng thành. Sinh sản trong một vài tuần sau khi nở. Con trưởng thành đạt kích thước tối đa khoảng 3 inch (7,6 cm), được coi là một loài tôm nòng nọc lớn.
1
null
Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD hay G6PDH) là enzyme nội bào xúc tác cho các phản ứng hóa học. Enzyme này là chất xúc tác cho con đường pentose phosphate, con đường chuyển hóa đóng vai trò giảm bớt năng lượng cung cấp cho tế bào (chẳng hạn như erythrocytes) bằng cách duy trì nồng độ của co-enzyme nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH). NADPH đóng vai trò duy trì nồng độ của glutathione trong các tế bào này, giúp bảo vệ hồng cầu khỏi sự phá hủy của các tác nhân oxy hóa. Một vai trò quan trọng hơn của NADPH là thúc đẩy các cơ quan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các axit béo và/hoặc isoprenoids, chẳng hạn như gan, các tuyến vú, mô mỡ, và tuyến thượng thận. G6PD giáng nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADP) xuống NADPH, đồng thời oxy hóa glucose-6-phosphate. Đáng lưu ý là nhiều người mắc bệnh thiếu hụt G6PD di truyền, dẫn tới bị thiếu máu tán huyết không miễn dịch. Phân bố trong các loài. G6PD được phân bố rộng rãi trong nhiều loài vi khuẩn và ở cả con người. Trong các loài thực vật bậc cao, vài dạng dưới nhóm của G6PDH đã được tìm thấy trong cytosol, the plastidic stroma, và peroxisomes. Nguyên lý. G6PD được kích hoạt bởi thành phần Glucose 6 Phosphate của chính nó. Tỷ lệ NADPH/NADP+ bình thường trong cytosol của các mô tham gia quá trình sinh tổng hợp là khoảng 100/1. Việc tăng sử dụng NADPH cho quá trình sinh tổng hợp axit béo sẽ dẫn tới sự tăng đột ngột nồng độ NADP+, vì vậy kích thích G6PD sản xuất NADPH. G6PD chuyển hóa glucose-6-phosphate thành 6-phosphoglucono-δ-lactone và là enzyme giới hạn tốc độ của "con đường pentose phosphate". G6PD là một trong những glycolytic enzymes được hoạt hóa bởi yếu tố sao chép Hypoxia-inducible factor 1 (HIF1). Ý nghĩa lâm sàng. G6PD rất đa dạng gen. Nhiều biến thể của G6PD, hầu hết được sinh ra từ đột biến mất đoạn, được đánh giá là rất khác nhau về hoạt tính enzyme và có liên quan tới các triệu chứng lâm sàng. Hai biến thể bản sao mã hóa các dạng dưới nhóm khác nhau đã được tìm thấy ở gen này. Thiếu hụt G6PD rất phổ biến trên thế giới, bệnh này gây nên tình trạng thiếu máu tán huyết cấp tính khi cơ thể mắc các nhiễm trùng đơn giản, khi ăn các loại đậu tằm, hoặc có phản ứng với một số loại thuốc, kháng sinh, thuốc hạ sốt, và các thuốc chữa sốt rét. G6PD ảnh hưởng tới sự nhân lên và phát triển của tế bào. Các chất ức chế G6PD đang được nghiên cứu để ứng dụng vào điều trị ung thư và các bệnh khác. DHEA là một chất ức chế G6PD.
1
null
Phêrô Nguyễn Văn Viên (sinh 1965) là một giám mục người Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục phụ tá của Giáo phận Vinh và Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ – Thiếu Nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025 Ông cũng từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ - Thiếu Nhi trong ba nhiệm kỳ trước đó là 2013 – 2016, 2016 – 2019 và 2019 – 2022. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Thầy ban cho anh em bình an của Thầy" (Ga 14,27). Giám mục Nguyễn Văn Viên sinh tại Quảng Bình. Sau khi hoàn tất chương trình đại học cũng như thi hành nghĩa vụ quân sự, ông nhập học tại Đại chủng viện Vinh Thanh năm 1993 và thụ phong linh mục sáu năm sau đó vào tháng 10 năm 1999. Sau khi trở thành linh mục, linh mục Viên được cử đi du học tại Úc và tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học, cùng ba văn bằng Thạc sĩ khác. Trở về Việt Nam sau chín năm du học ngoại quốc, linh mục Viên được chọn làm giáo sư và Phó Giám đốc Đại chủng viện Vinh Thanh. Từ năm 2010, ông là linh mục Tổng Đại diện của Giáo phận Vinh. Năm 2013, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Viên làm giám mục phụ tá và lễ tấn phong cử hành tháng 6 cùng năm. Ngoài trách nhiệm tại giáo phận Vinh, ông từng đảm nhận vai trò giám quản Tông Tòa giáo phận Hưng Hóa từ năm 2020 đến năm 2022. Thân thế, tu tập và linh mục. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương, nay thuộc xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộc Giáo phận Hà Tĩnh. Năm 1984, sau khi học xong tiểu học và trung học, ông nhập ngũ, thi hành nghĩa vụ quân sự. Năm 1987, ông xuất ngũ và theo học tại Đại học Nông lâm Huế và năm 1992 tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Kinh tế. Năm 1993, ông gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, được thụ phong linh mục ngày 3 tháng 10 năm 1999. Từ năm 2000 ­đến năm 2009, ông theo học tại Học viện Công giáo ở Sydney (Úc), tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học và 3 văn bằng Thạc sĩ. Thời gian này, ông cũng làm việc mục vụ cho cộng đoàn Việt Nam tại Sydney Australia. Năm 2009, linh mục Nguyễn Văn Viên về nước và được bổ nhiệm làm Giáo sư Tín lý và Phó Giám đốc Đại Chủng viện Vinh Thanh. Ngày 20 tháng 11 năm 2010, Tân Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp quyết định linh mục Nguyễn Văn Viên làm linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Vinh và ông đã giữ chức vụ này đến tháng năm 2013. Giám mục. Bổ nhiệm. Ngày 15 tháng 6 năm 2013, Văn phòng Tòa Thánh loan tin Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, hiện là linh mục Tổng đại diện Giáo phận Vinh làm Giám mục Phụ tá giáo phận này, với tước vị giám mục hiệu tòa Megalopoli di Proconsolare. Tân giám mục chọn khẩu hiệu: "Thầy Ban Cho Anh Em Bình An Của Thầy". Trước khi được tấn phong giám mục, giám mục Tân cử Phêrô đã có cuộc phỏng vấn, trong một câu hỏi về tính hiệp nhất của các giáo phận qua câu nói của ông:"“tiếng nói chung của các giáo phận trong những vấn đề dân sự cần xuất hiện với tần suất cao hơn”." Ông chia sẻ sâu rộng hơn về câu nói này: Huy hiệu – Khẩu hiệu giám mục. Giám mục Nguyễn Văn Viên đã chọn khẩu hiệu giám mục cho mình là “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Ông chia sẻ ý nghĩa câu Kinh thánh mình chọn: Giám mục Viên cũng không quên giải nghĩa hình ảnh mà ông chọn trên huy hiệu của mình: Tấn phong. Tháng 8 năm 2013, giáo phận Vinh đã cho đăng tải thiệp mời giáo dân đến dự lễ Tấn phong cho Tân giám mục. Ngày 4 tháng 9 năm 2013, đại lễ tấn phong Giám mục cho Tân giám mục Phụ tá diễn ra tại Quảng trường tòa Giám mục Xã Đoài (Giáo phận Vinh) với Giám mục chủ phong là Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh, hai giám mục phụ phong là Giám mục Michael Mckena Giám mục chính tòa Giáo phận Bathurst (Australia) và Giám mục Giuse Nguyễn Năng Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm Tham dự có đầy đủ các giám mục Việt Nam đương nhiệm, và ước tính số người tham dự thánh lễ này lên đến 15.000 người. Chính quyền tỉnh Nghệ An nhận xét lễ Tấn phong cho Tân giám mục tuy đông đảo giáo dân tham dự, nhưng vẫn giữ được trật tự, giữ được tính trang nghiêm của Thánh lễ. Ngày 15 tháng 9, Ban tôn giáo tỉnh Nghệ An cũng đã đến chúc mừng Tân giám mục, đồng thời nhắn nhủ vị tân chức:"chúc tân Giám mục luôn mạnh khỏe, trên cương vị mới tiếp tục động viên các linh mục, tu sĩ và đồng bào giáo dân trong giáo phận nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sống “tốt đời, đẹp đạo” theo phương châm “kính Chúa, yêu nước” của người Công giáo Việt Nam, quan tâm hướng dẫn, động viên các vị linh mục và bà con giáo dân tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình phát động." Mục vụ. Ngày 5 tháng 12 năm 2014, Giám mục Viên cùng một số linh mục giáo phận Vinh đã thăm và tham dự lễ truyền chức linh mục tại Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet, Lào. Đây là một giáo phận non trẻ, đầy thiếu thốn về cả vật chất lẫn nhân sự, vì vậy lễ phong chức linh mục ở đây như một đại lễ. Thánh lễ phong chức linh mục diễn ra vào hôm sau, với sự đồng tế của các giám mục trong nước Lào và giám mục Nguyễn Văn Viên, cùng đông đảo các linh mục mang nhiều quốc tịch khác nhau. Giám mục Nguyễn Văn Viên cũng giống như các giám mục chính tòa của Giáo phận Vinh như Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng có thái độ không mấy đồng tình với một số việc làm của với chính quyền. Tháng 10 năm 2015, giáo dân giáo xứ Đông Yên chặn một nhóm người mặc thường phục, đi biển số xanh đòi bắt người. Sau khi chính quyền bắt anh Nguyễn Xuân Toàn, bị giáo dân phản ứng, nên đã nhờ can thiệp từ phía các chức sắc Công giáo. Thay mặt Giám mục Nguyễn Thái Hợp đi vắng, giám mục Nguyễn Văn Viên đã nêu ra ý kiến của mình:"việc bắt giữ Anh Toàn là trái với pháp luật, anh Toàn là người đã bảo vệ lẽ phải. Do vậy việc này nhà cầm quyền phải nói chuyện với người dân." Trong kì họp Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam XIII tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến 7 tháng 10 năm 2016, các Giám mục đã chọn Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục nhiệm kì 2016 – 2019. Ngày 17 tháng 11 năm 2016, trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV được tổ chức tại Giáo phận Vinh, giám mục Nguyễn Văn Viên đã có bài phát biểu với toàn bộ những bạn trẻ tham dự một vấn đề gây nhức nhối tại giáo phận này, đó là vấn đề môi trường, ông cũng để cập sâu rộng đến vấn đề Formosa xả thải ra biển miền Trung. Trong kì họp Hội nghị thường niên lần I năm 2017 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục từ các Giáo phận trên khắp Việt Nam đã thống nhất Giám mục Phêrô Văn Viên và Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho đi dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 2018, Giám mục dự khuyết là Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2019. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Nguyễn Văn Viên đảm trách vai trò Chủ tịch Ủy ban Giới Trẻ - Thiếu Nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2019 – 2022. Ngày 29 tháng 8 năm 2020, Tòa Thánh chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục Gioan Maria Vũ Tất và đồng thời bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Viên kiêm nhiệm thêm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hưng Hóa. Lễ nhậm chức Giám quản tổ chức ngày 8 tháng 9 năm 2020 tại Nhà thờ chính tòa Sơn Lộc, giáo phận Hưng Hóa. Trong thời gian làm giám quản tại Hưng Hóa, giám mục Nguyễn Văn Viên khánh thành Tòa giám mục Hưng Hóa mới, xây dựng Trung tâm Mục vụ, xin được tám linh mục từ giáo phận Vinh đến truyền giáo cho giáo phận Hưng Hóa và mua được nhiều đất đai cho giáo phận. Ngày 18 tháng 12 năm 2021, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Đại diện Giám quản Đa Minh Hoàng Minh Tiến làm giám mục chính tòa Hưng Hóa và giám mục Viên giữ vai trò giám quản đến khi giám mục tân cử nhậm chức. Lễ truyền chức cho tân giám mục Tiến cử hành ngày 14 tháng 2 năm 2022 tại Nhà thờ chính tòa Hưng Hóa. Nguyên giám quản Nguyễn Văn Viên cử hành lễ tạ ơn kết thúc vai trò giám quản vào ngày 15 tháng 2, tại nhà nguyện Tòa giám mục Hưng Hóa. Ông chính thức trở về giáo phận Vinh. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Nguyễn Văn Viên đảm trách vai trò Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ - Thiếu nhi trực thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025. Tông truyền. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên được tấn phong giám mục năm 2013, thời Giáo hoàng Phanxicô, bởi: Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên là Giám mục phụ phong Giám mục cho:
1
null
Guido Westerwelle (; 27 tháng 12 năm 1961 – 18 tháng 3, 2016) là một chính khách người Đức từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong nội các thứ hai của Thủ tướng Angela Merkel và là Phó Thủ tướng Đức từ năm 2009 đến năm 2011, là người đồng tính công khai đầu tiên giữ bất kỳ chức vụ nào trong số này. Ông cũng là chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) từ tháng 5 năm 2001 cho đến khi ông từ chức vào năm 2011. Là một luật sư chuyên nghiệp, ông là thành viên của Bundestag từ năm 1996 đến năm 2013. Đầu đời và giáo dục. Guido Westerwelle sinh ra ở Bad Honnef thuộc bang North Rhine-Westphalia của Đức. Cha mẹ ông là luật sư. Ông tốt nghiệp trường Ernst Moritz Arndt Gymnasium vào năm 1980 sau những cuộc đấu tranh học tập dẫn đến việc ông rời khỏi các học viện trước đây, nơi ông được coi là một sinh viên trung bình tốt nhất, nhưng không đạt tiêu chuẩn khác. Ông học luật tại Đại học Bonn từ năm 1980 đến năm 1987. Sau kỳ thi Luật tiểu bang lần thứ nhất và thứ hai lần lượt vào năm 1987 và 1991, ông bắt đầu hành nghề luật sư ở Bonn vào năm 1991. Năm 1994, ông lấy bằng tiến sĩ luật tại trường Đại học Hagen. Đời tư. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2004, Westerwelle tham dự bữa tiệc sinh nhật lần thứ 50 của Angela Merkel cùng với người bạn đời của mình, Michael Mronz. Đây là lần đầu tiên ông tham dự một sự kiện chính thức với bạn đời của mình và đây được coi là công khai của ông. Cặp đôi đăng ký chung sống dân sự của họ vào ngày 17 tháng 9 năm 2010 trong một buổi lễ riêng tư ở Bonn. Qua đời. Vào ngày 20 tháng 6 năm 2014, có thông báo rằng Westerwelle đã bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Ông đã trải qua hóa trị liệu và cấy ghép tủy xương. Ông xuất hiện lần cuối trước công chúng vào tháng 11 năm 2015, trình bày cuốn sách về cuộc chiến với căn bệnh ung thư máu mang tên "Between Two Lives". Westerwelle qua đời vì căn bệnh này ở Cologne vào ngày 18 tháng 3 năm 2016, ở tuổi 54.
1
null
Triops granarius là một loài giáp xác có sự phân bố rộng từ Châu Phi và Trung Đông đến Trung Quốc và Nhật Bản. Chúng có thân thon dài và cánh tà lớn. Không giống như hầu hết các loài Triops. Con đực chiếm 40% dân số của loài này. Con đực có thể được phân biệt bởi màu sắc tối của chúng.
1
null
Daphnia pulex là loài phổ biến nhất nhất của bộ Cladocera. Nó là một loài có phân bố quốc tế, được tìm thấy trên khắp Châu Mỹ, Châu Âu và Úc. Nó là một loài sinh vật mô hình và là loài giáp xác đầu tiên có trình tự gen. Sinh thái học. "Daphnia pulex" xuất hiện trong một loạt các môi trường sống dưới nước, mặc dù nó có liên quan chặt chẽ nhất với các hồ nhỏ và tối. Trong hồ nghèo dinh dưỡng, "D. pulex" có rất ít sắc tố, trong khi nó có thể trở thành màu đỏ tươi trong nước giàu dinh dưỡng do việc sản xuất hemoglobin.
1
null
Đoàn Phi (tên thật Trương Đoàn Tuệ Nhã, sinh 1981) là một nam ca sĩ người Mỹ gốc Việt. Anh là cựu thành viên nhóm nhạc MTV. Tiểu sử. Đoàn Phi tên thật là Trương Đoàn Tuệ Nhã, sinh năm 1981 trong một gia đình cha mẹ là doanh nhân ở Sài Gòn. Đoàn Phi từng học trường phổ thông dân lập Đào tạo học sinh giỏi, là thành viên của nhóm nhạc MTV ở Việt Nam. Năm 2006, Đoàn Phi sang Mỹ định cư, tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng của Trung tâm Asia và đoạt giải nhì. Từ đó đến năm 2016, anh là một trong những ca sĩ trẻ chủ lực của trung tâm và đã góp mặt trong gần 20 kì đại nhạc hội cũng như lưu diễn ở Anh, Úc, Canada. Thể loại nhạc sở trường của anh là nhạc trẻ, nhạc ngoại quốc, và nhạc trước 1975. Khán giả từng so sánh anh là một Nguyễn Hưng của Trung tâm Thúy Nga. Tuy nhiên, Đoàn Phi cho biết anh chỉ tự học nhảy nhờ vào video của thần tượng là Michael Jackson.
1
null
Anphong Nguyễn Hữu Long (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1953) là một giám mục Công giáo Việt Nam. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Vinh, và Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam. Trước đây, từ năm 2013 đến năm 2018, ông là giám mục phụ tá của Giáo phận Hưng Hóa và trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng trong ba nhiệm kỳ liên tục: nhiệm kì 2013 – 2016, 2016 – 2019 và 2019 – 2022. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Mang vào mình mùi chiên". Giám mục Nguyễn Hữu Long quê tại Hà Nội. Sau khi ra đời không lâu, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Sau quá trình tu học dài hạn với nhiều khó khăn, Nguyễn Hữu Long được phong chức linh mục năm 1990. Sau bốn năm làm phó xứ Tam Kỳ, linh mục Long được cử đi du học ở Pháp và tốt nghiệp với văn bằng Cao học Giáo luật. Trở về nước, ông đảm trách nhiều vai trò khác nhau, đến năm 2003 thì gia nhập Dòng Xuân Bích và năm 2011 trở thành Giám đốc Đại chủng viện Xuân Bích Huế. Năm 2013, giáo hoàng bổ nhiệm linh mục Nguyễn Hữu Long làm Giám mục phụ tá Hưng Hóa. Trong thời kỳ đảm nhận vai trò này, giám mục Nguyễn Hữu Long, với phong cách được nhận định là bình dị và gần gũi, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng người Công giáo. Đến cuối năm 2018, Tòa Thánh điều chuyển giám mục Nguyễn Hữu Long làm Giám mục Giáo phận Vinh. Ông đến tân giáo phận của mình vào ngày 20 tháng 1 năm 2019 và chính thức nhận chức vụ Giám mục Giáo phận Vinh vào ngày 12 tháng 2 năm 2019. Thân thế. Anphong Nguyễn Hữu Long sinh ngày 25 tháng 1 năm 1953, tại Làng Rùa, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội trong một gia đình nghèo, đông con có thân mẫu là nội trợ và thân phụ thường đi làm việc xa và ít về thăm gia đình. Thân phụ ông là ông Anphong Nguyễn Chí Phúc (đã qua đời) và thân mẫu ông là bà Têrêsa Phạm Thị Hảo (1925-2012). Sau khi cậu bé Long ra đời không lâu, gia đình cậu di cư vào miền Nam và quyết định sinh sống tại Đà Nẵng. Song thân cậu từng sinh hoạt tại giáo xứ Tân Phú Hòa, tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng vài thập niên. Sinh thời, ông bà cư trú tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình giám mục Nguyễn Hữu Long tổng cộng có ba người là giáo sĩ, ngoài giám mục Long còn có người anh (linh mục Giuse Nguyễn Trí Dũng) là linh mục giáo xứ Bình Phong, giáo phận Đà Nẵng, nguyên Hạt trưởng, linh mục chánh xứ giáo xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng và em út (Louis Nguyễn Phú Kim) là linh mục giáo xứ Gerard’s Parish, giáo phận Regina (Canada). Riêng linh mục Dũng từng đảm trách cương vị Phó Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam và nguyên Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Đà Nẵng. Giám mục Nguyễn Hữu Long đánh giá cha mẹ và anh chị em của mình là những giáo hữu bình thường, ít học, nhưng có lòng tin đối với Thiên Chúa và giữ đạo tốt, gia đình có thói quen tổ chức giờ kinh tối. Ông cũng cho rằng mình được gia đình, các linh mục và nữ tu dòng Thánh Phaolô cung cấp cho một nền giáo dục nhân bản rất tốt. Ngoài việc học giáo lý, cậu Hữu Long và các anh chị em của mình cũng tham gia các đoàn thể Công giáo như Hiệp Hội Thánh Mẫu, Hùng Tâm Dũng Chí, Hướng đạo sinh. Những năm đầu tu nghiệp. Được truyền cảm hứng từ người anh đã đi theo con đường tu trì và lời vấn ý từ song thân, cậu bé Nguyễn Hữu Long chọn theo con đường tu trì. Ông sau này thừa nhận rằng mình đã đồng ý đi theo con đường tu trì dù thực sự chưa rõ về vấn đề tu trì. Từ năm 1965 đến năm 1972, cậu bé Nguyễn Hữu Long bắt đầu con đường tu học khi nhập học tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan ở Đà Nẵng và là nghĩa tử của linh mục Giuse Lê Văn Ấn, sau là giám mục giáo phận Xuân Lộc. Cậu là một trong số những học sinh thuộc khóa đầu tiên của chủng viện này. Khóa tiểu chủng sinh này, với 120 em được nhận sau kỳ thi tuyển, được chuyển lên đại chủng viện 33 em và được truyền chức linh mục gồm 6 chủng sinh. Sau khi học xong Đại chủng viện, chủng sinh Long học Triết học tại Đại chủng viện Hòa Bình, thuộc Giáo phận Đà Nẵng cho đến năm 1975. Sau phân môn Triết học, chủng sinh Long tiếp tục theo học Thần học tại Tòa Giám mục Đà Nẵng cho đến năm 1978. Trong thời gian tu học, chủng sinh Nguyễn Hữu Long cũng làm các nghề khác nhau để nuôi sống bản thân như nghề thợ nhuộm, hớt tóc, vấn thuốc lá... Trong thời gian tu học, gia đình chủng sinh Nguyễn Hữu Long sinh sống cách khó khăn tại vùng kinh tế mới. Anh em chủng sinh Long xin về phụ giúp gia đình, tạm hoãn tu học, nhưng cha mẹ cậu không đồng tình. Cha ông cũng gửi các thư đến các con để động viên việc kiên trì tu học. Thực hiện công việc hớt tóc, chủng sinh Long có thể dành thời gian phụ giúp gia đình và trau dồi thêm kiến thức. Cậu cũng từ chối lời chỉ dẫn vượt biên để tu trì, vì cho rằng tình hình Việt Nam mới cần linh mục hơn. Từ năm 1978 đến năm 1982, Nguyễn Hữu Long thi hành nghĩa vụ thanh niên tại công trường thủy lợi Phú Ninh – Quảng Nam trong ba năm rưỡi, sau đó trở về, lặng lẽ tiếp tục tu học và lao động cho đến ngày chịu chức linh mục. Chủng sinh Long và 23 chủng sinh khác được đưa đến lao động với các công việc chính là gánh đất đá và đào lấp mương. Nói về việc lao động tại Công trường Phú Ninh, Nguyễn Hữu Long cho rằng việc lao động trong khoảng thời gian này mang tính "khổ sai" hơn là "vinh quang". Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cho đến khi được truyền chức linh mục, chủng sinh Long đã gặp khó khăn trong đời sống như việc thiếu ăn thiếu mặc và tài sản chỉ có một chiếc xe đạp. Hoàn tất nghĩa vụ thanh niên, do gia đình đã đi kinh tế mới ở Lâm Đồng, rồi Đồng Nai, chủng sinh Nguyễn Hữu Long từ chối trở về với gia đình mà quyết định ở lại giáo phận và phải đăng ký tạm trú. Nói về giai đoạn này trong một bài phỏng vấn với báo Công giáo và Dân tộc, giám mục Long cho biết ông cố gắng sống cho hiện tại và không trông đợi được truyền chức linh mục. Thời kỳ linh mục. Sau quá trình tu học dài hạn, Phó tế Anphong Nguyễn Hữu Long đã được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 12 năm 1990. Tân linh mục chọn cho mình châm ngôn: "Tình yêu Đức Kitô thôi thúc tôi". Sau khi được phong chức linh mục, linh mục Long được bổ nhiệm đảm trách vai trò linh mục phó giáo xứ Tam Kỳ, Đà Nẵng. Năm 1994, ông được cho đi du học tại Pháp và tốt nghiệp Cao học Giáo luật tại Học viện Công giáo Paris. Sau quá trình du học, năm 1999, linh mục Long trở về Việt Nam và được bổ nhiệm giữ vai trò quản nhiệm giáo xứ Hà Lam, Giáo phận Đà Nẵng trong thời gian ngắn, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2001. Sau đó, linh mục Long đảm nhận vai trò linh mục chính xứ giáo xứ Trà Kiệu, thuộc Giáo phận Đà Nẵng và giữ chức vụ này đến năm 2003. Với sự lưu ý và quan tâm đến mối việc đọc kinh gia đình, linh mục Nguyễn Hữu Long đã tổ chức các buổi đọc kinh chung cho các gia đình thuộc giáo xứ ông quản nhiệm vào tối mỗi ngày. Tháng 6 năm 2001, với yêu cầu giao nộp nhà nguyện Thạnh Quang và hai lô đất thuộc Giáo xứ Trà Kiệu, chính quyền gửi thư đến linh mục chính xứ Nguyễn Hữu Long để đưa ra yêu cầu, và ra hạn chót giao nộp là ngày 25 tháng 6 năm 2001. Linh mục Nguyễn Hữu Long, cũng giám mục giáo phận Đà Nẵng Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh được chính quyền yêu cầu lên làm việc và cả hai giáo sĩ này từ chối giao nộp các tài sản trên. Qua hạn chót giao nộp, ngày 29 tháng 6, linh mục Long làm việc với chính quyền, do chính quyền yêu cầu ông trả lời dứt khoát về việc bàn giao đất đai. Ông cho biết mình không đủ thẩm quyền, mà thẩm quyền thuộc về giáo dân và Hội đồng Giám mục. Ông cũng chuyển cho chính quyền lá thư của hơn 200 giáo dân ký tên, khẳng định không bàn giao đất đai và nhà thờ. Chính quyền sau đó yêu cầu giám mục Tĩnh can thiệp, tuy vậy, giám mục cho biết vì đất đai là thuộc giáo xứ, ông không có quyền, và cho rằng quyền này [trong tay] Hội đồng Giám mục Việt Nam. Linh mục Nguyễn Hữu Long cũng yêu cầu Uỷ ban Quốc Tế Tự do Tôn giáo cho Việt Nam hoãn lan truyền thông tin về sự việc, vì theo ông, giám mục Tĩnh không có mong muốn làm lớn chuyện khi sự việc đang được giải quyết. Năm 2003, linh mục Nguyễn Hữu Long gia nhập Hội Linh mục Xuân Bích (PSS). Trong thời gian ngắn từ năm 2004 đến năm 2005, ông tu tập Xuân Bích tại Canada, cũng như học thêm về Giáo luật tại Đại học Công giáo Paris. Từ năm 2005 đến năm 2011, ông đảm nhận vai trò linh mục linh hướng và Giáo sư các môn: Giáo luật, Giáo sử và Huấn giáo tại Đại chủng viện Huế. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 9 năm 2013, linh mục Long đảm nhận vai trò Giám đốc Đại chủng viện Huế. Cũng trong thời kỳ này, linh mục Long được Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể chọn làm thành viên ban đón tiếp phái đoàn Tòa án Giáo phận Rôma đến Tổng giáo phận Huế đầu tháng 4 năm 2012 để tìm gặp các nhân chứng về cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và lắng nghe họ. Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hoá (2013"–"2018). Bổ nhiệm và chuẩn bị. Ngày 15 tháng 6 năm 2013, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Anphong Nguyễn Hữu Long, khi đó đang là Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích - Huế làm Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hoá, hiệu tòa Gummi di Bizacena. Cùng được bổ nhiệm còn có giám mục Tân cử Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám mục phụ tá Giáo phận Vinh. Ngày 10 tháng 7 năm 2013, tại Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long đã đến thăm giáo phận Hưng Hóa trong cương vị mới. Tiếp Giám mục Long có giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hoá Gioan Maria Vũ Tất, linh mục Phêrô Phùng Văn Tôn – Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa, linh mục Antôn Nguyễn Gia Nhang – Đại diện Giám mục vùng Phú Thọ, các linh mục Quản hạt, các linh mục trong Hạt Sơn Tây và Hòa Bình, các chủng sinh, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá và đại diện giáo dân giáo xứ Sơn Tây. Linh mục Phùng Văn Tôn thay mặt mọi thành phần giáo phận Hưng Hoá chào đón và chúc mừng Giám mục phụ tá Anphong. Khi được hỏi nêu cảm nhận về Giáo phận Hưng Hoá, giám mục Nguyễn Hữu Long cho biết Giáo phận Hưng Hóa rất rộng lớn, địa hình trùng điệp, đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển. Giáo phận có 71 linh mục, nhưng chỉ còn 61 vị hoạt động do có 5 linh mục hưu và 5 linh mục du học, nên chịu áp lực lớn và quá tải trước nhu cầu mục vụ của 200.000 giáo dân tại các vùng rải rác khác nhau. Giám mục Long nhận định Giáo phận Hưng Hóa đáng thương và đáng quan tâm về mọi mặt. Báo Công giáo và Dân tộc cho rằng việc bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Hữu Long nơi giáo phận Hưng Hóa và dự định thành lập giáo phận mới Tuyên Quang "là dấu hiệu cho sự chuyển động và phát triển của Giáo hội nơi vùng Tây Bắc tổ quốc trong thời gian tới"". Khi được hỏi về sự chuẩn bị với sứ vụ giám mục, giám mục tân cử Nguyễn Hữu Long cho biết ông chưa có sự chuẩn bị và đặt mình dưới sự hướng dẫn của giám mục chính tòa Vũ Tất cũng như học hỏi đường lối từ giám mục Tất cũng như các linh mục nơi đây. Lễ tấn phong. Thánh lễ tấn phong Giám mục của Tân giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long được tổ chức tại nhà thờ chính tòa Sơn Lộc - giáo phận Hưng Hóa vào ngày 6 tháng 9 năm 2013. Phần nghi thức tấn phong giám mục chủ sự bởi vị Chủ phong là Giám mục Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục chính tòa và hai vị phụ phong là các giám mục: Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng và Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện diện trong Lễ tấn phong còn có Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng... với sự có mặt đông đủ của các giám mục từ 20 hoặc 26 giáo phận khắp Việt Nam, hơn 300 linh mục triều và dòng, đông đảo nam nữ tu sĩ và giáo dân trong cũng như ngoài Giáo phận. Giám mục Long chọn khẩu hiệu giám mục là "Mang vào mình mùi chiên" trích trong bài giảng của Giáo hoàng Phanxicô vào thứ Năm Tuần Thánh năm 2013, khẩu hiệu làm ngạc nhiên rất nhiều người vì đa số các giám mục đều lấy khẩu hiệu từ Kinh Thánh. Nói về khẩu hiệu của mình, giám mục Nguyễn Hữu Long cho rằng "Mang vào mình mùi chiên" có ý nghĩa ngụ ý việc gần gũi của người mục tử đối với chiên, có thể hiểu thêm nghĩa bóng là nhận lấy niềm vui, nỗi buồn của mọi người như của mình. Ông cho rằng nhiệm vụ giám mục là nhiệm vụ mang mùi của giáo dân đến với Chúa cũng như ngược lại. Ông cũng cho biết mình sống theo châm ngôn này bằng cách đến với các giáo dân ở miền núi cũng như đồng bằng, người Kinh cũng như người dân tộc và quan sát, lắng nghe, đồng cảm để cầu nguyện và sẻ chia với họ. Công tác mục vụ. Trong thời gian tại giáo phận Hưng Hóa, giám mục chính tòa Gioan Maria Vũ Tất đảm nhận việc quản trị, nên giám mục Nguyễn Hữu Long đi lại nhiều nơi trong giáo phận. Thời gian ông dành cho các chuyến thăm mục vụ ở vùng sâu vùng xa nhiều hơn thời gian ông trú tại Tòa Giám mục. Việc mục vụ tại giáo phận Hưng Hóa tập trung vào các điểm chính: Đối thoại để chính quyền công nhận đạo Công giáo là một tổ chức hoạt động hợp pháp. Trong thời gian đối thoại, cần làm đơn "Đăng ký Sinh hoạt Tôn giáo ngoài nơi thời phượng" và chờ chuẩn thuận để tổ chức mục vụ cho giáo dân H’Mông. Thứ hai, trước tình cảnh khó khăn, huấn luyện các giáo dân người H'Mông nòng cốt để họ dạy bảo giáo lý cho nhau, chủ sự cầu nguyện... khi không có linh mục thường trực. Ngoài ra, trước tình cảnh khó khăn, ngoài mục vụ, cần có công tác bác ái, giúp đỡ người nghèo khổ, đau yếu, bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Giáo phận gửi các tu sĩ và chủng sinh đến hỗ trợ người dân tộc vào mùa hè để nâng cao dân trí và dân sinh bằng các việc cụ thể như dạy họ đọc và viết tiếng H'Mông, các kiến thức vệ sinh cơ bản, tránh kết hôn sớm (tảo hôn) và xa rời các tập tục xấu, dạy nhân bản cho thiếu nhi. Ở một số địa điểm thuận lợi, giáo phận cho mở cửa các nhà nội trú, hỗ trợ địa điểm và lương thực để thúc đẩy các học sinh dân tộc đến trường. Trong thời gian mục vụ tại giáo phận Hưng Hóa, nhiều lần Giám mục Nguyễn Hữu Long cần cuốc bộ, vượt đèo và suối để đến với các cộng đoàn dân tộc. Trong chuyến đi cứu trợ, hình ảnh vị giám mục vác trên lưng túi quà cho cộng đoàn tại đây là bánh mì, xắn quần trên đầu gối, lội qua dòng nước chảy xiết và bình dị thổi bong bóng cho các trẻ em dân tộc gây ấn tượng trong cộng đồng người Công giáo. Trong các chuyến mục vụ, giám mục Long thường mang quà cho các cộng đoàn giáo dân khó khăn, người lớn thì là thuốc bổ, trẻ em thì quà là bong bóng hay bánh trái. Trong chuyến đi mục vụ, giám mục Long không câu nệ, hòa đồng và bình dị, tự tay thực hiện các công việc đời thường như rửa chén, pha trà. Giai đoạn 2013"–"2014. Cuối tháng 10 năm 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhóm họp, tin tưởng bầu chọn giám mục Nguyễn Hữu Long đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kì từ năm 2013 đến năm 2016. Sau khoảng thời gian dài sắp xếp từ khi lãnh nhận nhiệm vụ tại giáo phận Hưng Hóa, giám mục Nguyễn Hữu Long đã đến thăm và làm việc tại địa bàn tỉnh Điện Biên vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2014. Đại diện cho giám mục chính tòa Vũ Tất, giám mục Long đã có buổi gặp gỡ chính quyền tỉnh Điện Biên. Nội dung buổi gặp gỡ là trao đổi các vấn đề liên quan đến việc thành lập các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Đoàn giáo sĩ được đón tiếp tại Sở nội vụ tỉnh bởi ông Lê Hữu Khang, Giám đốc Sở Nội vụ cùng các cán bộ mảng tôn giáo. Ông Khang ghi nhận đề nghị này và cho biết sẽ có hướng cụ thể, đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho giáo dân. Sau buổi làm việc, giám mục Long cùng đoàn đã đến thăm một số di tích lịch sử của tỉnh và cử hành một số lễ tại các giáo điểm tại Điện Biên. Từ ngày 26 tháng 28 tháng 3 năm 2014, phái đoàn giáo phận Hưng Hóa do giám mục Gioan Maria Vũ Tất và giám mục Nguyễn Hữu Long dẫn đầu đi cùng một số linh mục đã đến chào thăm chính quyền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Tại tỉnh Lai Châu, giám mục Vũ Tất đến việc xin cho xây dựng các cơ sở tôn giáo và tại tỉnh Lào Cai để cập đến việc giải phóng khuôn viên nhà thờ Sapa và xin thành lập các cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Trên đường đi, đoàn cũng thực hiện dâng lễ ở một vài nhà thờ mà họ đi qua. Sau chuyến thăm này, giám mục Long tiếp tục chuyến đi mục vụ tại tỉnh Yên Bái và cử hành một số lễ trên địa bàn. Cuối tháng 4 năm 2014, giám mục Nguyễn Hữu Long dự Họp Hội đồng giám mục Việt Nam Thường niên và ở lại Đại chủng viện Huế một tuần để giảng dạy chủng sinh. Sau đó, ngày 1 tháng 5, ông đã đến thăm Dòng Thánh Tâm Huế và dâng lễ đồng tế lễ kính Thánh Giuse Thợ. Cùng đồng tế với ông có linh mục Bề trên tổng quyền Antôn Huỳnh Đầy, linh mục phó Bề trên G. Êmilianô Đỗ Minh Liên, các linh mục trong Ban Cố vấn, linh mục quản xứ Bến Ngự và linh mục đặc trách mục vụ Bệnh viện. Ngày 18 tháng 9 năm 2014, giám mục Nguyễn Hữu Long cùng ba giám mục người Việt Nam khác là Giuse Trần Văn Toản, Giuse Đinh Đức Đạo và Phêrô Nguyễn Văn Viên tiếp kiến với giáo hoàng Phanxicô trong khuôn khổ cuộc tiếp kiến chung của 94 tân giám mục đến từ 49 quốc gia Truyền giáo sau hai tuần bồi dưỡng tại Rôma. Cuối tháng 11 năm 2014, giám mục Long tiếp tục đi thăm mục vụ tại tỉnh Điện Biên. Trong chuyến đi mục vụ này, giám mục Long cử hành nhiều thánh lễ, ban Bí tích Thêm sức cho các thiếu nhi Công giáo, tham dự Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ và giáo điểm trong địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2015"–"2016. Ngày 17 tháng 1 năm 2015, Nguyễn Hữu Long đến Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia chia sẻ "bữa cơm thiên đường" tại đây. Đầu tháng 2 cùng năm, giám mục Nguyễn Hữu Long đến giảng dạy "huấn đức" tại Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Chủ đề ông giảng dạy tại buổi gặp này là vấn đề truyền giáo. Giám mục Long nhận định việc truyền giáo còn ì ạch, kém hiệu quả, việc gia nhập đạo Công giáo chủ yếu do Hôn nhân, đồng thời khuyên nhủ các chủng sinh phải có nhiệt huyết truyền giáo. Nhân dịp mùa Chay, tháng 3 năm 2015, giám mục Nguyễn Hữu Long cùng đoàn các linh mục thực hiện chuyến mục vụ tại tỉnh Lai Châu. Tại đây, ngoài các sinh hoạt tôn giáo như giải tội, cử hành lễ, trao các Bí tích, đoàn còn hỗ trợ gạo cho các người nghèo tại xã San Thàng. Nhân chuyến thăm mục vụ tại tỉnh Điện Biên vào đầu tháng 4 năm 2015, phái đoàn do Giám mục Nguyễn Hữu Long dẫn đầu đến làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh. Tại buổi làm việc, phái đoàn tu sĩ đề nghị được thành lập giáo xứ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày 13 tháng 12 năm 2015, giám mục Nguyễn Hữu Long cử hành lễ khai mạc Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót tại Nhà thờ đá Sapa. Mùa Tết Bính Thân 2016, giám mục Long quyết định thực hiện chuyến thăm mục vụ xuyên Tết, đến với các giáo dân trên địa bàn hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Sau Tết, cuối tháng 3, ông cùng đoàn các linh mục quyết định đi mục vụ tại tỉnh Điện Biên. Các nghi lễ quan trọng trong mùa Phục sinh được cử hành tại các giáo điểm xa xôi này. Chuyến mục vụ này là lần đầu tiên các giáo sĩ Công giáo được phép đến với giáo dân H'Mông vùng biên ải xa xôi. Trước đây, việc cho giáo sĩ Công giáo tiếp cận vùng này là không được phép. Trong tháng 6 năm 2016, ông đã nhiều lần thay thế giám mục chính tòa Vũ Tất trong công việc chủ tế lễ nhận giáo xứ của các linh mục tân quản xứ của khắp các giáo xứ trên địa bàn như: giáo xứ Mộ Xuân (ngày 3 tháng 6), giáo xứ Bằng Giã (ngày 4 tháng 6), giáo xứ Đồng Cạn (ngày 6 tháng 6)... theo đúng như lịch trình đã phân chia bằng nhau với giám mục chính tòa Vũ Tất như đã thông cáo trước đó. Ngày 15 tháng 6 năm 2016, giám mục Nguyễn Hữu Long chủ sự lễ hành hương Năm Thánh, đồng tế với có linh mục Tổng Đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn, các linh mục Giuse Nguyễn Văn Hùng, Giuse Hoàng Thế Mỹ và Phêrô Khanh Trần Minh Khải, CMC., ngoài ra còn có Phó tế Giuse Vũ Công Phường. Ông xin giáo dân cầu nguyện cho Giám mục Gioan Maria Vũ Tất trong ngày kỷ niệm 6 năm tấn phong giám mục và cho ông trong ngày kỷ niệm được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Trước đó, ông đã chia sẻ mục vụ với hơn 230 tu sĩ dòng Mến Thánh Giá Tại Thế tại nhà thờ chính tòa Sơn Lộc. Ngày 30 tháng 8 năm 2016, giám mục Nguyễn Hữu Long, với cương vị Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng có bài thuyết trình cho đại diện các dòng tu tại Trung tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn với chủ đề "“Chung tay Loan Báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi"". Cuối tháng 10 cùng năm, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhóm họp và bầu chọn lại các cương vị. Tại lần họp này, các giám mục vẫn quyết định chọn giám mục Nguyễn Hữu Long làm Chủ tịch Ủy ban Loan báo tin mừng nhiệm kì 2016 – 2019. Giữa tháng 11 năm 2016, Nguyễn Hữu Long đến cơ sở Tu đức của Đại chủng viện Hà Nội tại Phát Diệm. Tại đây, giám mục Long gặp gỡ và nói chuyện với các chủng sinh lớp Tu Đức, tiểu chủng sinh thuộc Tiểu chủng viện thánh Phaolô Phát Diệm. Nôi dung buổi gặp, giám mục Long nói về khó khăn của Giáo phận Hưng Hóa và thúc đẩy tinh thần truyền giáo của các chủng sinh. Giai đoạn 2017"–"2018. Tháng 5 năm 2017, đoàn giáo sĩ giáo phận Hưng Hóa do giám mục chính tòa Vũ Tất và giám mục phụ tá Nguyễn Hữu Long dẫn đầu đến Tòa giám mục giáo phận Thái Bình để tham gia khóa thường huấn linh mục giáo tỉnh Hà Nội năm 2017. Cuối tháng 10, đầu tháng 11 cùng năm, giám mục Long dẫn đoàn các linh mục đi mục vụ tại các giáo họ của nhiều giáo xứ thuộc giáo hạt Yên Bái. Trong chuyến đi, nhiều lần giám mục Long đến nhà thăm các giáo dân, đặc biệt là các người nghèo và người già neo đơn. Mùa giáng sinh năm 2017, giám mục Long thực hiện chuyến thăm mục vụ các giáo điểm tại vùng Mường La Và Sông Mã – Sơn La. Trên đường, đoàn ghé qua thành phố Sơn La, khắp nơi vang các bài hát giáng sinh quen thuộc và không khí lễ hội xóa nhòa khoảng cách tôn giáo. Tuy nhộn nhịp không khí giáng sinh, chính quyền tại nơi đây chưa công nhận đạo Công giáo là một tổ chức được hoạt động hợp pháp. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm 2018, giám mục Nguyễn Hữu Long cùng với Hội đồng Giám mục Việt Nam tham dự chuyến đi Ad Limina, viếng thăm Tòa Thánh và các Thánh bộ liên quan. Nguyễn Hữu Long cùng toàn thể các giám mục đi Ad Limina đã có cuộc gặp gỡ Giáo hoàng vào ngày 5 tháng 3 cùng năm. Ngay sau chuyến đi Ad Limina, ngày 20 tháng 3, giám mục Nguyễn Hữu Long thực hiện chuyến thăm mục vụ và làm việc với chính quyền tỉnh Lai Châu. Nội dung buổi làm việc, giám mục Long đề cập việc thực hiện công việc thành lập các giáo xứ, sinh hoạt ổn định và hợp pháp của giáo dân trên địa bàn tỉnh như thống nhất giữa chính quyền tỉnh với Tòa Giám mục Hưng Hóa cuối năm 2014 là tạo lộ trình hướng đến việc thành lập các giáo xứ. Để thực hiện cam kết, chính quyền tỉnh công nhận giáo điểm Xéo Sin Chải để thử nghiệm vào năm 2015, nhưng sau đó, đến tận thời điểm diễn ra cuộc gặp, các giáo điểm khác chưa được công nhận. Ông Phó Chủ tịch Tống Thanh Hải ghi nhận đề nghị trên và đánh giá cao sự đóng góp người Công giáo trên địa bàn tỉnh. Giữa tháng 7 năm 2018, cơn bão số 3 gây lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng đến với các giáo dân trong giáo phận. Sau một tuần mưa lũ khiến đất sạt lở nghiêm trọng, giám mục Nguyễn Hữu Long quyết định đến thăm hỏi vào sáng ngày 27 tháng 7 năm 2018. Để đến được nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các giáo dân người dân tộc H'Mông thuộc giáo họ Sùng Đô, giáo xứ Vĩnh Quang, ông đã vượt 20 km đường đồi núi bằng xe máy, sau đó đi bộ trong nhiều giờ. Tuần cuối cùng tháng 11 năm 2018, giám mục Long cùng đoàn các linh mục đoàn tổ chức chuyến đi mục vụ tại tỉnh Điện Biên. Tuần vọng Giáng sinh đến lễ Giáng sinh, Giám mục Long tổ chức chuyến đi thuần túy các công việc mục vụ Mùa Giáng sinh, tại các giáo họ và giáo xứ khác nhau trên địa bàn huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái). Giám mục Giáo phận Vinh (2019"–"nay). Bổ nhiệm và nhậm chức. Ngày 22 tháng 12 năm 2018, Giáo hoàng Phanxicô, với sự đồng ý từ phía Việt Nam, tuyên bố thiết lập tân Giáo phận Hà Tĩnh, gồm hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh tách ra từ Giáo phận Vinh, đồng thời thuyên chuyển giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đang là Giám mục Giáo phận Vinh làm Giám mục Tiên khởi Hà Tĩnh. Về phía Giáo phận Vinh sau khi chia tách, Tòa Thánh quyết định giám mục Nguyễn Hữu Long được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh. Giám mục Nguyễn Hữu Long trở thành là người quản lý giáo dân Công giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An, với số lượng 282.254 giáo dân trên tổng số 3.104.270 người, tỷ lệ 9%. Giáo phận gồm 13 giáo hạt, 108 giáo xứ, 377 giáo họ. Linh mục đoàn giáo phận sau khi chia tách còn lại 179 linh mục đã bao gồm 11 linh mục dòng, 1.414 tu sĩ nam nữ, 142 chủng sinh, 40 tiền chủng sinh. Ngay ngày 23 tháng 12, Tòa Giám mục Vinh đã ra thông báo về bổ nhiệm này. Trả lời phỏng vấn của đài Vatican News trong bối cảnh Tòa Thánh đã công bố tin bổ nhiệm, giám mục Nguyễn Hữu Long chia sẻ về cảm xúc của mình trước tin bổ nhiệm là vui, buồn, lo và bình an. Ông cho rằng ông vui vì với việc bổ nhiệm ông làm lãnh đạo giáo phận Vinh có số giáo dân rất lớn, có số giáo dân nhiệt thành và lịch sử Công giáo dày dặn. Giám mục Long cho rằng việc bổ nhiệm thể hiện sự tín nhiệm của Giáo hoàng và Tòa Thánh đối với ông. Ông cho biết mình buồn vì phải chia tay giáo phận Hưng Hóa mà ông đã công tác trong suốt hơn 5 năm vừa qua và những tưởng sẽ gắn bó cho đến khi qua đời. Nói về sự lo âu vì với gánh nặng chức giám mục Vinh nhưng ông cho biết ông bình an khi vâng phục Thiên Chúa. Ngày 2 tháng 1 năm 2019, một phái đoàn các linh mục Giáo phận Vinh đã đến Giáo phận Hưng Hóa chào thăm Tân giám mục chính tòa của giáo phận. Chia sẻ trong cuộc gặp, giám mục Long chia sẻ tâm trạng của mình: "“Trong tâm trạng của tôi cũng vui buồn lẫn lộn, phải rời xa nơi mà đã từng gắn bó được 5 năm để đến với một vùng đất mới. Nhưng sẽ luôn tìm và vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sứ vụ, đặc biệt nơi sứ vụ mới tại miền đất Nghệ để làm vinh danh Thiên Chúa và cũng nhớ đến cái tên Hưng Hóa trong những giờ cầu nguyện hằng ngày”." Nhắc đến các giáo dân tại miền núi Tây Bắc giám mục Long đã từng đồng hành, ông cho biết giáo dân H'Mông rất mến ông và ông rất thương họ. Giám mục Long cũng cho biết, phải chia tay giáo dân dân tộc tại giáo phận cũ, ông rất buồn. Nhận xét về giáo dân giáo phận Vinh, giám mục Nguyễn Hữu Long đánh giá giáo dân nơi đây đoàn kết, giữ đạo tốt, sinh hoạt mục vụ đông đảo và ơn gọi tu trì phong phú. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng ông đã từng nghe đến việc người Vinh cứng đầu, bảo thủ, cực đoan... Nói đến đường hướng mục vụ tại giáo phận, giám mục Long cho biết ông sẽ đi theo đường hướng của các vị tiền nhiệm, tuy vậy có cập nhật hóa cho hợp với thời điểm mới. Giám mục Long cho rằng phương pháp Xem-Xét-Làm của Công giáo Tiến hành phù hợp cho mọi việc và mọi nơi. Ông cũng cho biết sẽ điều hành giáo phận theo hướng "tập đoàn tính" và "đồng trách nhiệm. Trong khuôn khổ bài phỏng vấn của Vatican News trong dịp tin tức bổ nhiệm vừa được công bố, trả lời về việc số giáo dân Việt Nam chỉ tăng nhờ tăng dân số tự nhiên trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục Nguyễn Hữu Long nhận định việc truyền giáo tại Việt Nam không "đơm hoa kết trái" và cho biết thêm rằng tỷ lệ người Công giáo tại Việt Nam không tiến triển trong hơn bốn thập niên. Tuy vậy, ông cho rằng nếu nhìn nhận vấn đề này trên ý nghĩa làm cho Phúc Âm đi vào đời sống cá nhân và xã hội thì việc truyền giáo đã thành công. Nói về sứ mạng truyền giáo tại Việt Nam, giám mục Long cho rằng người Công giáo Việt Nam không quan tâm thi hành sứ mạng truyền giáo, chỉ dừng ở mức giữ đạo cho bản thân. Nói đến sự ảnh hưởng của sự đa dạng văn hóa từ những nơi giám mục Long từng sinh sống làm làm việc, ông cho rằng: Hà Nội cho ông sự tinh tế, Quảng Nam – Đà Nẵng cho ông tinh thần chịu đựng gian khổ, Huế cho ông tính cách nhẹ nhàng và Hưng Hóa cho ông kinh nghiệm về "đời sống Mục Tử". Sáng ngày 18 tháng 1 năm 2019, các thành phần giáo phận Hưng Hóa chúc tết các giám mục giáo phận, đồng thời chia tay giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long. Rời khỏi giáo phận Hưng Hóa sáng ngày 20 tháng 1, đoàn linh mục và nữ tu sĩ dòng mến Thánh giá Hưng Hóa đã đến Tòa Giám mục Xã Đoài là Tòa Giám mục của Giáo phận Vinh vào 15 giờ trưa cùng ngày. Tại đây, ngoài hai vị tiền nhiệm là Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và Phaolô Nguyễn Thái Hợp, các đại diện tầng lớp linh mục, tu sĩ và giáo dân đã chờ đón sẵn vị Tân giám mục chính tòa. Sáng ngày 22 tháng 1 năm 2019, Giáo phận Vinh tổ chức lễ kết thúc nhiệm vụ Giám mục Vinh của Giám mục Nguyễn Thái Hợp. Tại buổi lễ này, với một ý nghĩa biểu tượng, giám mục Hợp đã trao Gậy mục tử, biểu tượng quyền cai quản giáo phận Vinh cho người kế nhiệm là giám mục Nguyễn Hữu Long. Ngày 11 tháng 2 năm 2019, phái đoàn dầu đầu bởi ông Thái Thanh Quý – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, làm Trưởng đoàn đến chúc mừng Tân giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Hữu Long. Phía chính quyền cam kết thực hiện tốt các chủ trương chính sách và tạo điều kiện tốt cho các sinh hoạt tôn giáo trong Giáo phận Vinh. Tại buổi tiếp đón, giám mục Long bày tỏ lòng cảm ơn chính quyền địa phương đồng thuận việc bổ nhiệm từ Tòa Thánh, chọn giám mục Long về Giáo phận Vinh, đồng thời mong muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với chính quyền. Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long chính thức nhận chức vụ giám mục Giáo phận Vinh vào ngày 12 tháng 2 năm 2019. Tham dự lễ nhậm chức có Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và 31 giám mục Việt Nam cùng gần 400 linh mục và nhiều tu sĩ nam nữ, giáo dân từ các Giáo phận khác nhau. Đánh giá về giám mục Long, Chủ tịch Hội đồng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh bày tỏ sự tin tưởng thông qua việc đề cập các khoảng thời gian: 29 năm linh mục, 2 năm Giám đốc Chủng viện và 5 năm giám mục. Trong buổi lễ này, giám mục Long cũng dành lời cảm ơn đến chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương. Tân giám mục Vinh cũng nêu quan điểm rằng với sứ vụ lãnh đạo tôn giáo, ông mong muốn có sự tiếp xúc, trao đổi và giải quyết cách tốt đẹp các khó khăn xảy ra, tránh gây đổ vỡ mối quan hệ, tạo sự đoàn kết, tôn trọng để người Công giáo góp phần xây dựng Tổ quốc. Sau khi nhậm chức, ngày 24 tháng 2 năm 2019, Giám mục Nguyễn Hữu Long đã đến trụ sở nhà nguyện Giáo phận Vinh tại Thành phố Hồ Chí Minh và thăm đồng bào giáo dân trong cộng đồng di dân Giáo phận Vinh tại đây. Mục vụ giai đoạn 2019"–"2020. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Giáo phận Hải Phòng vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2019. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Nguyễn Hữu Long đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, trực thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2019 – 2022. Giám mục Nguyễn Hữu Long tham dự hội thảo "400 năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam" tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo kéo dài trong hai ngày 25 và 26 tháng 10 năm 2019. Giám mục Nguyễn Hữu Long nhận lời mời phỏng vấn của Vatican News trong khuôn khổ tháng truyền giáo ngoại thường (tháng 10 năm 2019), kỷ niệm 100 năm Tông Thư Maximum Illud. Trả lời về vấn đề Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã chuẩn bị thế nào để hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hoàng Phanxicô về Tháng truyền giáo ngoại thường, giám mục Long cho biết Uỷ ban đã tổ chức hai khóa bồi dưỡng thần học về Truyền giáo (tháng 7 năm 2019), họp các linh mục trưởng ban truyền giáo, các tu sĩ thuộc các dòng tu tại Vinh (cuối tháng 8), dịch thuật và phát hành cuốn sách "Được Rửa Tội và được sai đi" trên trang web Hội đồng Giám mục Việt Nam, dịch thuật Sứ điệp truyền giáo 2019 và tài liệu học hỏi đi kèm và đề nghị thiết lập các Hội giáo hoàng truyền giáo tại Việt Nam. Nói về các thách đố khi quản lý giáo phận Vinh, ông nhận định giáo phận Vinh là giáo phận rộng về địa lý, số giáo dân lớn với đời sống đạo mạnh mẽ. Ông cho biết đang thực hiện các chuyến viếng thăm mục vụ đế xây dựng chương trình mục vụ. Nhắc đến những trăn trở cá nhân, giám mục Nguyễn Hữu Long cho rằng đời sống nghèo khổ khiến nhiều người trẻ bỏ học, đi làm ăn nơi xa và đạo Công giáo bị hiểm lầm và nghi ngại làm ảnh hưởng đến việc truyền giáo. Giám mục Long cho biết ông muốn xây dựng giáo phận Vinh trên bốn tiêu chí: "Trở thành Cộng đoàn Đức Tin vững mạnh, một cộng đoàn mục vụ sốt sắng, một cộng đoàn Bác ái - Yêu thương và một cộng đoàn Phúc âm hóa mạnh mẽ". Giám mục Nguyễn Hữu Long cũng trả lời phỏng vấn của Báo Công giáo và Dân Tộc trong tháng Truyền giáo đặc biệt. Khi được hỏi về thực trạng tu sĩ và giáo sĩ Việt Nam khi được gửi đi truyền giáo gặp nhiều khó khăn và thu được kết quả ở mức khiêm tốn so với ước muốn, giám mục Long nhận định vấn đề ngôn ngữ là thách thức đầu tiên nhưng không thể không khắc phục. Thách thức thứ hai, giám mục Long cho rằng là tinh thần dấn thân, hòa nhập với cuộc sống bản địa trong việc truyền giáo. Nói về những dự định tiếp theo việc cử hành Tháng truyền giáo Ngoại thường, giám mục Long cho rằng Uỷ ban xác định vai trò của ủy ban là khuyến khích việc truyền giáo tại Việt Nam bằng các hoạt động cụ thể. Ông cũng bày tỏ mong ước tháng Truyền giáo đặc biệt là đòn bẩy để giáo hội Công giáo tại Việt Nam quan tâm đến việc truyền giáo. Nói đến thảm cảnh 39 người chết trong Vụ 39 người Việt chết ở Essex, Anh (còn gọi là: "Sự kiện Grays 2019"), Giám mục Nguyễn Hữu Long cho rằng đa số các nạn nhân thuộc giáo phận Vinh và Hà Tĩnh. Viết trong thư mục vụ gửi đến giáo dân ngày 29 tháng 10 năm 2019, Giám mục Long cho biết ông cảm thấy ấm lòng khi nhiều nơi trong giáo phận Vinh cầu nguyện cho các nạn nhân và nâng đỡ gia đình thân nhân, dù phần lớn trường hợp cần xác minh thêm. Trong thư, Giám mục Long nhắc nhở giáo dân rằng cuộc sống là quà tặng từ Thiên Chúa và con người cần trân quý và bảo vệ cuộc sống không chỉ của cá nhân mình mà còn của người khác. Vị giám mục giáo phận Vinh cũng gửi lời cảm thông và những lời cầu nguyện đến những gia đình đang sống trong những thời khắc khó khăn. Tiếp nối thông cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam về phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày 2 tháng 2 năm 2020, giám mục Nguyễn Hữu Long đề nghị các giáo hữu trong giáo phận thực hiện tuần bảy ngày (9 đến 15 tháng 2 năm 2020) để cầu nguyện cho thế giới thoát cơn dịch bệnh nguy hiểm này, bằng những việc thực hành tôn giáo như "lần hạt, cầu nguyện, viếng Thánh Thể, sám hối, hãm mình và thực thi bác ái." Về vấn đề cử hành các thánh lễ Công giáo trong tuần trên, giám mục Long đề nghị các linh mục cầu cho thế giới thoát khỏi dịch bệnh. Về phía các sinh hoạt tôn giáo tại giáo phận Vinh, ông yêu cầu tạm hoãn các cuộc lễ lớn, các chương trình sinh hoạt đông người và các phiên chầu lượt chỉ tổ chức trong nội bộ giáo xứ. Cuối thư, giám mục Nguyễn Hữu Long kêu gọi giáo dân đừng quá lo sợ và hoang mang, nhưng cần tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngày 24 tháng 3 cùng năm, Giám mục Nguyễn Hữu Long ấn ký thư mục vụ thứ hai nói về sinh hoạt tôn giáo trong tình hình bệnh dịch. Trong thư, ông cho rằng căn cứ tình hình dịch bệnh, chưa chấp thuận cho tạm dừng các thánh lễ tại giáo phận Vinh, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm trong các buổi lễ qua các nghi thức, cho phép các linh mục cử hành nhiều lễ để giảm số lượng giáo dân tham gia lễ...Về tĩnh tâm, giám mục Giáo phận Vinh đề nghị các linh mục tĩnh tâm theo từng cụm giáo dân, hoặc phân chia theo các nhóm tuổi. Nói về cử hành bí tích Hòa Giải cách tập thể, Giám mục Long không chấp thuận phương thức tập thể, đề nghị giáo dân và linh mục giảm thiểu việc cử hành bí tích. Cuối thư, ông đề cập đến các nghi thức sinh hoạt thánh lễ trong Tuần Thánh, phổ biến đến các linh mục và bày tỏ ước nguyện đại dịch sớm chấm dứt. Ba ngày sau Thư mục vụ ngày 24 tháng 3, Giám mục Nguyễn Hữu Long chấp nhận cho dừng các thánh lễ Công giáo trên địa bàn giáo phận, sau khi nhận được nhiều góp ý. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 3 năm 2020. Ngoài ra, giáo phận cũng đình chỉ tất cả các sinh hoạt mục vụ cộng đồng khác nhưng vẫn chấp thuận mở cửa nhà thờ để giáo dân đến cầu nguyện riêng. Ông đề nghị các gia đình giáo dân tăng cường các sinh hoạt đạo đức Công giáo như lần hạt Mân Côi, ngắm Thương Khó.. cũng như tham gia các thánh lễ được truyền hình.Giám mục Nguyễn Hữu Long lưu ý các linh mục vẫn cử hành các bí tích và thăm viếng để những giáo dân có nhu cầu, tuy vậy cần có ý thức phòng tránh lây lan dịch bệnh. Cuối thư, Giám mục Nguyễn Hữu Long kêu gọi giáo dân sống liên đới và tỏ ra có trách nhiệm với cộng đồng thông qua thực hiện các hướng dẫn phòng dịch từ các cơ quan y tế cũng như công quyền. Tiếp theo thông cáo ngày 28 tháng 3, ngày 2 tháng 4 năm 2020, Giám mục Nguyễn Hữu Long đã ấn ký thông báo mục vụ về cách nghi thức cử hành Tuần Thánh trong địa bàn Giáo phận Vinh. Các sinh hoạt Công giáo trên địa bàn giáo phận Vinh đã trở lại bình thường kể từ ngày 9 tháng 5 năm 2020 sau thời gian Việt Nam chống dịch. Chánh văn phòng Tòa giám mục Nguyễn Hồng Ân thay mặt Giám mục Long ra thông cáo về thông tin này. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Giám mục Nguyễn Hữu Long, với thư thông cáo của Tòa giám mục Giáo phận Vinh đã thông báo thuyên chuyển sinh hoạt mục vụ của 30 linh mục trong giáo phận. Trong thông cáo này, có việc thay đổi Chánh văn phòng Tòa giám mục và việc linh mục Antôn Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ. Báo UCA News ngày 23 tháng 6 cho công bố bài báo "Vietnamese priest suspended for speaking about politics" (tạm dịch: "Linh mục Việt Nam bị đình chỉ mục vụ vì lên tiếng về chính trị"). Tờ báo này cho rằng người Công giáo lo ngại Giám mục giáo phận Vinh đã bị chính quyền gây áp lực đình chỉ linh mục Nam, một người mà họ đánh giá là một nhà hoạt động về công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Bài báo dẫn thông tin từ một đoạn clip trong đó linh mục Nam cho biết ông bất ngờ trước quyết định của Giám mục Long và cho biết mình được Giám mục Long nêu lý do tạm ngưng thi hành mục vụ là vì lý do sức khỏe và nói về chính trị. Giám mục Nguyễn Hữu Long không công khai giải thích về quyết định của mình với linh mục Đặng Hữu Nam. Trong khi linh mục Nam bác bỏ yếu tố sức khỏe của mình, nhiều giáo dân bày tỏ họ sốc trước quyết định đình chỉ mục vụ linh mục Nam. Trong kỳ họp thường niên năm 2020 của Hội đồng Giám mục vào giữa tháng 10 năm 2020, các giám mục đã đề cử Giám mục Nguyễn Hữu Long làm phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam trong vòng 5 năm. Ông được chính thức bổ nhiệm chức danh này, kế nhiệm Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ, người đã nhận nhiệm vụ này vào năm 1999. Mục vụ giai đoạn từ năm 2021 đến nay. Đầu năm 2022, mạng xã hội phản ứng trước thông tin Giám mục Nguyễn Hữu Long đình chỉ linh mục Đặng Hữu Nam cử hành lễ và các bí tích. Sự vụ này gây ra nhiều phản đối công khai, trong khi Giám mục Long không giải thích hoặc bác bỏ các cáo buộc liên quan đến vụ việc này. Trong thư của Giám mục Long đề ngày 9 tháng 3 năm 2023, Giám mục này công khai ngày huyền chức linh mục Đặng Hữu Nam là ngày 31 tháng 12 năm 2021. Giám mục Long bác bỏ đề nghị được đối đáp của linh mục Nam để tạo bất lợi cho linh mục này về tin huyền chức, theo báo "Sài Gòn Nhỏ". Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Nguyễn Hữu Long làm Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam trong nhiệm kỳ 2022 – 2025. Riêng nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, các giám mục đã bầu chọn giám mục Đa Minh Hoàng Minh Tiến kế nhiệm chức vụ Chủ tịch trong nhiệm kỳ mới. Ngày 10 tháng 2 năm 2023, Giám mục Nguyễn Hữu Long ra một thông báo với mục đích dùng để "minh định về sự việc liên quan đến anh GB. Hồ Hữu Hòa". Trong mục đầu tiên của thông cáo, Giám mục Long bác bỏ việc anh Hồ Hữu Hòa là chủng sinh của giáo phận Vinh, và do ông gửi đi theo học tại miền Nam Việt Nam, cũng như phủ nhận văn thư ủy thác việc truyền chức tại Giáo phận Maasin, Philippines là do ông ấn ký. Qua thông cáo, giám mục giáo phận Vinh cho rằng các văn thư trên là ngụy tạo; đồng thời, xác nhận linh mục Chưởng ấn Nguyễn Nam Việt có đi Philippines với tư cách cá nhân, không phải dưới sự ủy quyền của giám mục. Cũng theo nội dung của thông báo, anh Hồ Hữu Hòa thông báo với giám mục Long về việc mình được truyền chức linh mục vào ngày 20 tháng 1, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về giấy tờ để hoàn thiện đề nghị được cử hành các bí tích Công giáo [tại giáo phận Vinh] cho giám mục Long khi bị ông yêu cầu. Linh mục Nguyễn Nam Việt bị xác nhận là đã tham dự lễ truyền chức linh mục tại Philippines và đọc văn thư ủy quyền truyền chức bị cho là giả mạo. Các báo chí tiếng Việt tại hải ngoại bổ sung nhiều thông tin và phản ứng khác nhau. Theo nguồn tin từ RFA, Hồ Hữu Hòa là một thầy bói có vai trò là môi giới cho việc hối lộ cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và đã chịu án tù hai năm tám tháng. Việc người này được truyền chức xảy ra chỉ sau một năm sau khi được trả tự do (7 tháng 12 năm 2022). Giáo dân nhận thấy linh mục Chưởng ấn Nguyễn Nam Việt đã xuất hiện trong lễ truyền chức cho anh này thông qua đoạn video trong lễ truyền chức cho linh mục Hòa. Cũng theo RFA, giáo dân và linh mục giáo phận Vinh vô cùng bất ngờ trước thông tin này và cho rằng việc truyền chức này là bất thường vì thiếu các thủ tục điều tra ứng viên nhưng thường lệ. Theo tờ báo "Người Việt" có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Hồ Hữu Hòa là cháu của ông Hồ Mẫu Ngoạt, cựu trợ lý phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo báo Sài Gòn Nhỏ, thông báo của Giám mục Nguyễn Hữu Long đã thuyết phục được nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân sự vô can của giáo phận Vinh và cá nhân giám mục Long đối với sự việc này. Tuy vậy, nhiều khuất tất đã nảy sinh vì dư luận chưa được thỏa mãn với nội dung của thông báo. Các tín hữu Việt Nam đã gửi thư đến giáo phận Maasin để hỏi về vụ việc. Cũng theo tờ báo này, việc linh mục Hồ Hữu Hòa được cử hành mục vụ nhiều nơi trên địa bàn giáo phận Vinh trong một vài tháng qua là mâu thuẫn với sự "ngạc nhiên" và "đang điều tra" theo văn bản của Giám mục Nguyễn Hữu Long. Ngày 15 tháng 2 cùng năm, Tòa giám mục Giáo phận thông báo về việc không cho phép Gioan Baotixita Hồ Hữu Hòa cử hành các nghi lễ tại giáo phận, đồng thời tạm ngưng chức vụ Chưởng ấn và Chánh văn phòng với linh mục Nguyễn Nam Việt, đồng thời bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Hiểu làm Quyền Chưởng ấn và Quyền chánh văn phòng. Ngày 17 tháng 2 cùng năm, Giáo phận Maasin chính thức ra thông cáo về vụ việc, và xác nhận có nhận lá thư ủy nhiệm [truyền chức linh mục] có chữ ký của Giám mục Nguyễn Hữu Long và dấu ấn của Giáo phận Vinh, đồng thời do linh mục Chưởng ấn Nguyễn Nam Việt chứng nhận trước khi truyền chức linh mục cho ông Hồ Hữu Hòa. Thông cáo cũng xác nhận có nhận thư "trình bày vấn đề và lý do" với văn phòng Tòa giám mục Maasin của vị tiền nhiệm Giám mục Long, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Báo "Người Việt" kết luận rằng thông cáo trên từ giáo phận Maasin đã "phủ nhận chuyện Giám Mục Nguyễn Hữu Long viết trong “thư minh định” rằng ông không ký thư ủy nhiệm". Trong một bài báo xuất bản ngày 8 tháng 6 năm 2023, báo Sài Gòn Nhỏ cho rằng Giám mục Nguyễn Hữu Long không tự mình tổ chức điều tra vụ việc, và vụ việc Hồ Hữu Hòa không có tiến triển gì sau ba tháng. Mạng xã hội loan truyền thông tin được cho là thư của Giám mục Nguyễn Hữu Long gửi cho linh mục bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Rogerio Gomes và linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Nguyễn Đức Thông, đề ngày 9 tháng 3 năm 2023. Nội dung thư này, ngoài việc cho biết ông không biết về các chứng thư liên quan đến vụ việc Hồ Hữu Hòa, ông cáo buộc hai linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải và Đinh Hữu Thoại tấn công cá nhân ông và dẫn giải sai lệch về vụ việc Hồ Hữu Hòa trên trang Facebook cá nhân của họ. Giám mục Nguyễn Hữu Long cho rằng nguyên do sự việc là do "hai cha này theo đuổi đường lối chống Cộng cực đoan và bạo lực, trong khi tôi tham gia đối thoại cởi mở với chính quyền Cộng Sản." Ông đề nghị các linh mục quản lý "giải thích và nhắc nhở" với hai linh mục Khải và Thoại. Giám mục Nguyễn Hữu Long xin hai linh mục bề trên cầu nguyện cho ông, một "con chiên giữa sói rừng". Theo thông tin từ báo Sài Gòn Nhỏ, trước vụ việc này, Giám mục Long đã lên án linh mục Antôn Đặng Hữu Nam là "anh là linh mục hoạt động chính trị chống cộng". Linh mục Đinh Hữu Thoại đã gửi thư phản hồi yêu cầu Giám mục Long chỉ rõ các biểu hiện của ông theo cáo buộc, nhưng không có phản hồi. Một linh mục tại giáo phận Vinh nêu quan điểm của ông với báo Sài Gòn Nhỏ rằng "hầu hết các văn thư mà ông Nguyễn Hữu Long phát đi, đều do một nhóm người chung quanh ông, thực sự có quyền kiểm soát giáo phận và có cả những quan điểm Công giáo khác biệt như vậy, vẫn thường xuyên hành động". Ngày 3 tháng 10 năm 2023, tại Đền Thánh Antôn Trại Gáo, giám mục Nguyễn Hữu Long tham dự buổi khám mắt và hỗ trợ tư vấn, cấp thuốc miễn phí các bệnh về mắt cũng như phẫu thuật thay thủy tinh thể thiện nguyện của Bệnh viện Mắt Nghệ An. Tổng số lượng người đến khám trong buổi khám này là hơn 300 người. Giám mục Long thay mặt giáo dân xứ Trại Gáo cảm ơn các y bác sĩ của bệnh viện. Chương trình khám này theo thông lệ của bệnh viện, quan tâm đến các giáo dân vùng xa và khó khăn, nhằm "xây dựng khối đoàn kết Lương-Giáo". Trong buổi khám, Giám đốc Bệnh viện trực tiếp thăm khám cho Giám mục Long. Nhận định. Nói về cách sống của giám mục Nguyễn Hữu Long, thầy Giuse Trần Ngọc Anh – người thường tháp tùng giám mục Long trong các chuyến viếng thăm mục vụ chia sẻ: Tông truyền. Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long được tấn phong năm 2013, thời Giáo hoàng Phanxicô, bởi:
1
null
Triops cancriformis hay Tôm nòng nọc thông thường là một loài tôm nòng nọc được tìm thấy ở Châu Âu, Trung Đông và Nhật Bản. Do phá hủy môi trường sống, loài này đã biến mất tại nhiều nơi ở Châu Âu, vì vậy, loài này được xem là nguy cấp tại Vương quốc Anh và ở một số nước châu Âu. Trong điều kiện nuôi nhốt chiều dài của chúng lên đến 6 cm (2,4 in); trong tự nhiên chúng có thể đạt được kích thước 11 cm (4,3 in). Tại Anh, chỉ có hai nơi chúng dược biết đến trong một hồ và khu vực lân cận trong các vùng đất ngập nước Caerlaverock ở Scotland, và một ao tạm thời trong rừng mới. Loài này được coi là một trong những loài sống lâu đời trên hành tinh này với khoảng 200 triệu năm tuổi. Hóa thạch của loài này từ Thượng Trias và chúng hầu như không thay đổi so với hiện tại.
1
null
The Building ("Chung cư") là một bộ phim được đạo diễn và biên kịch bởi Việt Linh, dựa theo truyện ngắn cùng tên của Nguyên Hồ. Bộ phim này đã được đem đến tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 21. Đón nhận. Năm 2006, "Chung cư" được mua lại từ Thụy Sĩ, cùng với "Dấu ấn của quỷ", "Gánh xiếc rong" và "Mê Thảo - thời vang bóng" được đạo diễn Việt Linh đưa đến triển lãm The Asia - Pacific Triennal of Contemporary Art (Tam niên nghệ thuật cận đại châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5) tại bảo tàng Queensland Art Gallery, Brisbane, Australia.
1
null
Tôm nòng nọc đuôi dài, tên khoa học Triops longicaudatus, còn gọi là tôm nòng nọc Mỹ, tôm nòng nọc gạo, là một loài giáp xác nước ngọt của bộ Notostraca. Danh xưng khoa học triops đề cập đến ba con mắt của nó, và longicaudatus đề cập đến cấu trúc đuôi dài. Triops longicaudatus được tìm thấy trong các ao nước ngọt và hồ. Loài tương tự như nó Triops cancriformis được coi là một hóa thạch sống bởi vì hình thái thời tiền sử cơ bản của nó đã thay đổi rất ít trong 70 triệu năm qua, chính xác phù hợp với những hóa thạch cổ xưa của chúng. Triops longicaudatus là một trong những loài động vật lâu đời nhất còn tồn tại. Sinh thái học. T. longicaudatus là loài notostracan phổ biến nhất, và có thể được tìm thấy ở miền tây Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nhật Bản, và các quần đảo ở Thái Bình Dương. Nó hoạt động nhiều nhất ở nhiệt độ khoảng 20 °C (68 °F), và thường được tìm thấy trầm mình ở đáy hồ, tìm kiếm thức ăn là sinh vật đáy. Triops thu thập thức ăn bằng cách lọc nước với những sợi lông trên chân chèo của chúng. Thức ăn lỏng được thu thập trong một đường rãnh chạy xuống dưới của cơ thể theo chiều dọc, và liên kết với nhau bởi một tiết dính cho đến khi được nuốt vào miệng rất nhỏ (rộng 2 mm) của chúng. Miệng nhỏ nằm sâu trong bụng của nó, và trong khi nó có khả năng phá vỡ rễ cây hoặc cá chết, nó không có khả năng theo đuổi theo và ăn con mồi lớn hơn nó được. Chế độ ăn uống. Nó ăn tạp và có thể ăn tảo, côn trùng, và các mảnh vụn hữu cơ, chúng được biết đuổi theo cá bột rất nhỏ, nòng nọc, và ấu trùng oligochaete. Nói chung, chúng ăn bất cứ thứ gì nhỏ hơn so với chúng, mà thậm chí có thể bao gồm đồng loại của chúng (chúng là loài ăn thịt đồng loại). Tương tác với con người. Loài này được coi là một đồng minh của con người chống lại virus Tây sông Nile, như ăn ấu trùng muỗi Culex. Chúng cũng được sử dụng như một tác nhân sinh học tại Nhật Bản, ăn cỏ dại ở cánh đồng lúa. Tại Wyoming, sự hiện diện của Triops longicaudatus thường chỉ ra cơ hội sinh nở tốt của ếch chân xẻng. Trứng của Triops longicaudatus được bán trong bộ dụng cụ hồ cá, dưới tên "aquasaurs", "trigons" hoặc "triops". Một tác giả thuyết tồn tại, đề xuất rằng Triops longicaudatus có thể tiếp tục xu hướng nâng cao tuổi thọ của loài, và nếu con người không tàn phá môi trường sống của nó, loài này có thể tồn tại thêm 500 triệu năm. Phân bố. Triops longicaudatus phổ biến ở Bắc Mỹ. Tại Canada, nó được tìm thấy chỉ ở các tỉnh Alberta, Saskatchewan và Manitoba. Nó lan rộng trong suốt Hoa Kỳ, México, và Hawaii, nhưng không có ở Alaska. Chúng có thể được tìm thấy ở một bộ phận của Nam Mỹ, tại (Argentina và quần đảo Galápagos), Tây Ấn, và đảo Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản và Nouvelle-Calédonie.
1
null
Ngày giỗ (tiếng Anh: The Anniversary) là một bộ phim ngắn sản xuất năm 2003 do Trần Hàm viết kịch bản, biên tập và đạo diễn. Phim kể về hai anh em người Việt gặp nhau trong chiến tranh Việt Nam. Bộ phim này đã giành được 25 giải thưởng quốc tế cho Phim ngắn Xuất sắc nhất và cũng đã lọt vào danh sách bán kết cho đề cử giải Oscar 2004.
1
null
Letizia Ortiz Rocasolano (; ngày 15 tháng 9 năm 1972) là Vương hậu của Tây Ban Nha với tư cách là vợ của Quốc vương Felipe VI của Tây Ban Nha. Cũng như hầu hết các "hoàng gia" khác ở Châu Âu, trong báo đài và văn bản Việt Nam, Letizia Ortiz thường được gọi là Hoàng hậu ("Empress consort"), trong khi thực tế là Vương hậu ("Queen consort"). Trước khi kết hôn với Felipe, Letizia Ortiz là một công dân thuộc tầng lớp gia đình trung lưu, bà từng làm việc với tư cách nhà báo cho tờ ABC và EFE, sau trở thành người dẫn chương trình cho đài CNN+ và Televisión Española. Năm 2003, thông cáo báo chí đưa tin Letizia Ortiz được đính hôn cho Vương tử Felipe, Thân vương xứ Asturias và cũng là Trữ quân của ngai vàng Tây Ban Nha. Sau cùng, Letizia Ortiz trở thành Vương hậu vào ngày 19 tháng 6 năm 2014, sau khi Vua Juan Carlos I thoái vị. Gia đình. Letizia là con gái cả của Jesús José Ortiz Álvarez (sinh ở Oviedo vào ngày 24 tháng 12 năm 1949), một nhà báo, và người vợ đầu tiên María de la Paloma Rocasolano Rodríguez (sinh ra tại Madrid vào ngày 15 tháng 04 năm 1952), là một y tá. Cha mẹ bà đã ly dị vào năm 1999 và cha bà tái hôn vào ngày 1 tháng 9 năm 2000 với nhà báo Ana Togores (sinh năm 1955), là đồng nghiệp của ông. Các nhà phả hệ học ở Anh đưa ra bằng chứng, cho thấy Letizia là hậu duệ của một nhà quý tộc Anh thông qua họ mẹ, nhà Rocasolano, do đó huy hiệu của Letizia khi là Vương hậu có đính gia huy của gia tộc này. Ông bà nội của Letizia là José Luis Ortiz Velasco (1923 - 2005), một nhân viên thương mại đã về hưu tại Olivetti và chết vì bệnh phổi. Vợ ông là bà María del Carmen "Menchu "Álvarez del Valle (sinh năm 1928), một phát thanh viên đài phát thanh nổi tiếng ở Asturias trong hơn 40 năm. Ông bà ngoại là Francisco Julio Rocasolano Camacho (sinh năm 1918), một thợ máy và một tài xế taxi ở Madrid trong hơn 20 năm, và vợ Enriqueta Rodríguez Figueredo (1919 - 2008). Năm 1998, Letizia kết hôn với Alonso Guerrero Pérez, một nhà văn và là một giáo sư hơn Letizia tầm 10 tuổi, thế nhưng cả hai lại liền ly dị vào ngay năm sau đó. Công nương Letizia xuất thân từ một gia đình không thuộc tầng lớp cao quý ở Tây Ban Nha, lại từng có một đời chồng, thế nhưng bà được hoàng gia Tây Ban Nha chấp nhận và trở thành Vương hậu Tây Ban Nha sau khi chồng bà là Felipe kế vị ngai vàng.
1
null
Timothy Linh Bùi (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1970 tại Sài Gòn, Việt Nam) là một đạo diễn, nhà sản xuất, nhà viết kịch bản phim người Mỹ gốc Việt. Anh đã đạo diễn phim "Rồng xanh", đồng đạo diễn và sản xuất phim "Ba mùa". Tiểu sử. Tuổi trẻ. Timothy Linh Bùi sinh ra ở Sài Gòn và cùng gia đình di cư đến Mỹ để tị nạn chiến tranh Việt Nam năm 1975. Gia đình anh rời Việt Nam khoảng 1 tuần trước khi Sài Gòn sụp đổ. Anh đã lớn lên tại Sunnyvale, California ở khu vực vịnh San Francisco. Anh đã tốt nghiệp trường dạy làm phim "Columbia College Hollywood" ở Los Angeles. Cuộc sống cá nhân. Timothy Linh Bùi là anh trai của Tony Bùi, cũng là một đạo diễn và nhà sản xuất phim. Anh cũng là cháu trai của diễn viên Đơn Dương. Đề cử và giải thưởng. Liên hoan phim Austin Giải Humanitas Liên hoan phim Sundance
1
null
Triops hay Đâu hà là một chi nhỏ động vật giáp xác trong bộ Notostraca (tôm nòng nọc). Một số loài được xem là hóa thạch sống, với một mẫu hóa thạch vào cuối kỷ Cacbon, 300 triệu năm trước. Đồng minh và hóa thạch. Chi Đâu hà có thể được phân biệt với chi khác của Notostraca, Lepidurus, bởi hình thức của Telson. Chỉ 24 giờ sau khi nở chúng đã giống như phiên bản thu nhỏ của con trưởng thành.. Đâu hà đôi khi được gọi là " hóa thạch sống ". Hóa thạch của chi này đã được tìm thấy trong đá của kỷ Cacbon, ước tính có khoảng 300 triệu năm trước, và một loài còn tồn tại, "Triops cancriformis", hầu như không thay đổi kể từ kỷ Jura khoảng khoảng 180 triệu năm trước. Vòng đời. Hầu hết các loài sinh sản hữu tính, nhưng một số là loài lưỡng tính. Sự Sinh sản của "T. cancriformis" thay đổi theo vĩ độ, với sinh sản hữu tính thống trị ở phía nam bán cầu và trinh sản thống trị ở phía bắc. Trứng của Đâu hà sẽ vào trạng thái nhộng khi khô và sẽ chịu được nhiệt độ lên đến 98 °C (208 °F) trong 16 giờ, trong khi con trưởng thành không thể tồn tại nhiệt độ trên 34 °C (93 °F) trong 24 giờ hoặc 40 °C (104 °F) trong 2 giờ. Nhộng cũng ngăn ngừa những quả trứng nở quá sớm sau khi mưa;. các hồ phải đầy đủ nước cho giấc ngủ bị phá vở.
1
null
Rận nước gai, tên khoa học Bythotrephes longimanus, là một loài giáp xác phù du có kích cỡ vào khoảng 2mm. Nó có nguồn gốc từ các hồ nước ngọt của Bắc Âu và Châu Á, nhưng đã được vô tình di thực và phân bố rộng rãi trong khu vực Hồ Lớn của Bắc Mỹ từ những năm 1980. Bythotrephes đặc trưng bởi cột sống bụng dài với nhiều ngạnh để bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi và di chuyển bằng râu.
1
null
Nebalia bipes là một loài giáp xác thuộc bộ Giáp mỏng và là loài đầu tiên trong bộ được miêu tả (năm 1780, dưới tên Cancer bipes). Nó sống trong vùng nước ven biển ở độ sâu 5–60 m (20–200 ft), nó sống trong các kẻ đá hoặc giữa các phân hủy chất hữu cơ, kẻ thù của nó gồm các cá Merlangius merlangus (Whiting). Phân bố. "N. bipes" được tìm thấy tại Bắc Đại Tây Dương, từ bờ biển phía đông của Bắc Mỹ, Greenland, Iceland, Quần đảo Faroe, Na Uy, và về phía nam qua biển Bắc, Kattegat, xung quanh quần đảo Anh, và mở rộng vào biển Địa Trung Hải.
1
null
Nguyễn Phúc Bảo Vàng (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1934, mất ngày 13 tháng 7 năm 2016) còn có tên là Yves Claude Vĩnh San là một trong những người con ngoài giá thú của vua Duy Tân. Ông sinh tại Saint-Denis, đảo Reunion. Cùng với anh của ông Guy Georges Vĩnh San là hai người con trai của vua Duy Tân tích cực trong hoạt động của Đại Nam Long tinh Viện. Hoàng tử nhà Nguyễn. Năm 1987, Bảo Vàng đã đưa di hài của vua cha Duy Tân cùng một số thành viên của hoàng tộc về Việt Nam theo nghi thức truyền thống và an táng tại lăng của ông nội là vua Dục Đức. Ông cùng với Hoàng tử Bảo Thắng, ông là lãnh đạo của Đại Nam Long tinh Viện. Mục đích của hội này không liên quan đến chính trị Việt Nam và vai trò của hoàng tộc dưới sự lãnh đạo của thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long là các hoạt động nhân đạo, giáo dục, và văn hóa cho người Việt Nam. Tác giả. Năm 2001, Bảo Vàng viết cuốn sách "Duy Tân, Empereur d'Annam 1900-1945". Tên tác giả được ghi là "Phước Bảo Vàng Nguyễn". Qua đời. Bảo Vàng qua đời ngày 13 tháng 7 năm 2016, hưởng thọ 82 tuổi, tại Saint-Denis, đảo Réunion. Sau cái chết của Bảo Vàng, chủ tịch Hội đồng tỉnh Réunion, bà Nassimah Dindar, đã nhận xét về ông: "Với lòng tiếc nuối sâu xa, tôi nhận tin về cái chết của Claude Vĩnh San, một người đóng một vài trò trọng yếu đối với di sản âm nhạc của Réunion. Ông là người đứng đầu ban nhạc Tropical Jazz và đã khiến cho bao nhiều người dân Réunion phải nhảy nhót trong suốt 50 năm sự nghiệp của ông. Một người chơi accordeon, nhà văn, nhạc sĩ, dịch giả mà được bạn đồng nghiệp và công chúng đánh giá cao và rõ ràng ông đã đóng góp để năng tầm di sản địa phương và đã để dấu ấn trong lịch sử âm nhạc của đảo Réunion. Tỉnh Réunion rất lấy làm vinh dự được vinh danh tài năng của người nghệ sĩ ấm lòng này tại hội chợ 'Les Dalons Carrousels' cách đây chỉ có vài ngày. Chúng tôi sẽ giữ kỷ niệm này với một nụ cười cũng như sẽ giữ sự đơn giản và tình yêu không chối cãi với âm nhạc mà ông đã biết chia sẻ với nhiều người. Tôi xin thành thật chia buồn với gia đình, thân nhân của ông."
1
null
Đừng đốt (tựa Anh: Don't Burn) là một bộ phim theo dòng chính kịch được sản xuất vào năm 2009 do Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Phim được tạo dựng dựa trên hai quyển nhật ký nổi tiếng cùng tên của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được cô viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968 đến ngày 20 tháng 6 năm 1970 (trước khi cô hi sinh 2 ngày). Được Frederic Whitehurst giữ suốt 35 năm và trả lại cho gia đình cô vào tháng 4 năm 2005. Phim có sự tham gia diễn xuất của Minh Hương (Đặng Thùy Trâm), Tina Dương (Mai), Matthews Korchs (Fred lúc trẻ)... Phim ra mắt tại Liên hoan Phim Fukuoka lần thứ 19 tại Nhật Bản và giành giải khán giả bình chọn. Bộ phim được phát hành cuối tháng 4 năm 2009 tại Việt Nam và được chiếu ở Liên hoan Phim Quốc tế ASEM tại Hà Nội giữa tháng 5 năm 2009. "Đừng đốt" đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và chiến thắng 6 hạng mục của giải Cánh Diều Vàng năm 2010 bao gồm "Phim nhựa xuất sắc nhất", "Nữ diễn viên chính xuất sắc" (Minh Hương), "Đạo diễn xuất sắc" (Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh), "Họa sĩ xuất sắc" (Nghệ sĩ ưu tú Phạm Quốc Trung), "Âm thanh xuất sắc" (Nghệ sĩ ưu tú Bành Bắc Hải) và "Giải phim khán giả bình chọn". Đây cũng là bộ phim được chọn để tham dự giải Oscar. Một số nhân vật chính. ౼ Minh Hương trong vai "chị Thùy": là một nữ bác sĩ trẻ, làm việc tại một trạm xá Quân y ở Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Dù công việc mệt mỏi nhưng cô không bao giờ nản chí, luôn vui vẻ yêu đời. Có lúc đang làm nhiệm vụ, cô còn mộng mơ, tinh nghịch hái hoa rừng lên ngắm nên bị nhắc nhở; lúc nào cũng bị phê bình vì tư tưởng "tiểu tư sản". Có cảnh cô dìu hai thương binh vào lán trú rồi hứa sẽ quay lại ngay nhưng lời hứa đã không thực hiện được vì bị trúng đạn của kẻ thù. Người chiến sĩ anh hùng đó đã ngã xuống nhưng tinh thần bất khuất, hận chiến tranh của chị còn mãi. ౼ Tina Dương vai Mai: cô là một người Việt Nam làm dâu đất khách. Chị nói rằng mình muốn qua đây để quên đi nỗi đau chiến tranh đã cướp gia đình mình khi được cả nhà yêu cầu dịch hộ cuốn nhật kí mà Fred mang về từ Việt Nam. Dù vậy nhưng sau khi đọc thì chị thấy hoàn toàn ngược lại với những gì mình nghĩ, một tinh thần thanh cao, ý nghĩ trong trẻo của người nữ chiến sĩ có cái tên rất đẹp như chính tâm hồn của mình – Đặng Thùy Trâm. ౼ Matthews Korchs vai Frederic (Fred) lúc trẻ: khi thấy cuốn nhật kí từ tay Huân – người lính Việt Nam Cộng Hòa, anh định đem đốt đi thì Huân nói một câu làm Fred nhớ suốt cả đời: Đừng đốt, vì trong đó đã có lửa", cũng là câu nói được lấy làm tựa phim. Khi giải ngũ về lại quê hương thì mẹ anh nói: "Cuốn sách ấy sẽ thiêu đốt cuộc đời con". Đúng như vậy, lúc nào Fred cũng nhớ về hình ảnh của chị Thùy kẹp trong cuốn nhật kí và hai câu thơ: "Và ai có biết chăng ai Tình thương đã chắp cánh dài cho ta".
1
null
Công nghệ văn hoá (Hangul: 문화콘텐츠기술; tiếng Anh: Cultural Technology; viết tắt là CT) là một khái niệm được phổ biến bởi Lee Soo-man, người sáng lập công ty quản lý tài năng và hãng thu âm Hàn Quốc SM Entertainment. Đó là một quy trình 3 bước để xuất khẩu K-pop ra nước ngoài như một phần của Làn sóng Hàn Quốc. Nền tảng. Trong một bài phát biểu tại Trường Đại học Kinh doanh Stanford vào năm 2011, Lee Soo-man tuyên bố rằng ông đề ra khái niệm "Công nghệ văn hoá" khoảng mười bốn năm trước, khi công ty SM quyết định khởi động các nghệ sĩ và nội dung văn hoá của mình xuyên khắp châu Á. Ông cũng đề cập rằng mặc dù thời đại của công nghệ thông tin đã chi phối hầu khắp những năm 1990 nhưng ông dự đoán rằng thời đại của "Công nghệ văn hoá" sẽ tiếp bước ngay sau đó. Quy trình 3 bước. Quy trình đào tạo. Tìm kiếm các thực tập sinh/học viên thông qua các buổi thử giọng toàn cầu. Cộng tác quốc tế. Mở rộng sự hiện diện của các ca sĩ, nhóm nhạc K-pop ở các thị trường âm nhạc hải ngoại bằng cách hợp tác với các công ty giải trí nước ngoài và tổ chức các buổi hòa nhạc có hiệu ứng ảo bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. Liên doanh. Sử dụng các nhạc sĩ, nhà sản xuất và biên đạo múa của những công ty nước ngoài đó cho các ca khúc nhất định để phát triển văn hóa vượt xa hơn.
1
null
Chuyện của Pao là một bộ phim Việt Nam thuộc thể loại tâm lý, công chiếu năm 2006. Bộ phim có sự tham gia của cặp vợ chồng Đỗ Thị Hải Yến (vai trò diễn viên) và Ngô Quang Hải (đạo diễn và viết kịch bản). Câu chuyện trong phim kể về người H'Mông ở vùng núi phía bắc Việt Nam, phim được chuyển thể từ truyện ngắn "Tiếng đàn môi sau bờ rào đá" của nhà văn Đỗ Bích Thúy"." Truyện ngắn được nhà văn sáng tác dựa trên những số phận có thật. Phim đã giành được nhiều giải thưởng trong nước và Quốc tế: 4 giải Cánh Diều Vàng tại Giải Cánh diều năm 2005 và giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần 51. Nội dung. Pao là một cô gái người H'Mông. Sau khi người mẹ Kía của Pao tự tử, rất nhiều những sự kiện khác kéo tới, Pao quyết định lên đường đi tìm mẹ Sim về cho cha. Qua những cảnh phim được phục hiện từ sự hồi tưởng của Pao mà khán giả dần dần được khám phá những bí mật của tình yêu và những mối quan hệ giữa người với người nơi núi rừng miền Tây Bắc.
1
null
Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội. Truyện đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Nội dung. "Mùa lá rụng trong vườn" kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản và thậm chí là hơi lười biếng với Lý, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba của ông là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Trái ngược với các anh em, người con thứ tư - Cừ, lại hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội. Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước. Ông Bằng cùng với gia đình Đông và Luận sống trong căn nhà đầu phố tĩnh mịch, cách khá xa sự ồn ào, hỗn loạn của chốn thị thành. Tuy nhiên, trong ngôi nhà yên tĩnh ấy, bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Đối với ông Bằng, người cha vốn rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, vốn đề cao những giá trị tinh thần truyền thống, đề cao đạo đức thì đây là một cú sốc quá lớn. Sau khi trốn sang Canada, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử. Nhận được thư, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát, khiến ông phải nhập viện, rồi qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài. Trước tình cảnh khó khăn, Luận, Phượng và Hoài đã tỏ rõ mình là những người có tinh thần trách nhiệm cao đẹp, thương người như thể thương thân. Chuyện của Cừ chưa nguôi ngoai thì bi kịch khác lại đến. Lý cảm thấy quá mệt mỏi và chán chường khi sống cạnh Đông, người chồng lôi thôi, tối ngày chỉ biết đánh tổ tôm, không quan tâm tới vợ. Chị bị ông trưởng phòng vật tư ở cơ quan dụ dỗ. Vốn là con người ít học, nhiễm lối sống thị thành xô bồ từ nhỏ, Lý dần dần bị cám dỗ. Chị đã có lần đi công tác Sài Gòn gần tháng trời với ông ta, sống cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê gia đình. Rồi cuối cùng chị bỏ chồng, theo ông ta vào Sài Gòn hẳn. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lý. Chuyển thể. Truyện được chuyển thể thành phim truyền hình 13 tập Mùa lá rụng của đạo diễn Quốc Trọng, phát sóng năm 2001.
1
null
là một núi lửa phức hợp hoạt động tại trung bộ đảo Honshū của Nhật Bản. Đây là núi lửa năng hoạt nhất trên đảo Honshū. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản phân loại Núi Asama đạt hạng A. Đỉnh núi có độ cao trên mực nước biển, trên ranh giới giữa hai tỉnh Gunma và Nagano. Asama được xếp vào danh sách 100 núi nổi tiếng Nhật Bản (Nhật Bản bách danh sơn). Một lớp tàu tuần dương của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được đặt theo tên núi. Địa chất. Núi Asama nằm tại nơi tiếp hợp của Cung Izu-Bonin-Mariana và Cung Đông Bắc Nhật Bản. Núi hình thành từ đá mafic không kiềm và nham tầng núi lửa có niên đại từ thế Pleistocene Muộn đến thế Holocene. Loại đá chủ yếu là andesit và dacite. Các nhà khoa học từ Đại học Tokyo và Đại học Nagoya hoàn thành thí nghiệm dựng hình thành công lần đầu của họ về bên trong núi lửa vào tháng 4 năm 2007. Bằng cách dò các hạt bán nguyên tử gọi là muyon đi xuyên qua núi lửa sau khi đến từ không gian, các nhà khoa học có thể dần dựng hình bên trong núi lửa, tao ra các hình ảnh về các lỗ hổng mà thông qua đó dung nham đi sâu vào trong núi lửa. Sườn phía đông của núi có một trạm quan trắc núi lửa do Đại học Tokyo điều hành. Lịch sử phun trào. Đặc điểm địa chất của núi lửa được giám sát chặt chẽ bằng các địa chấn kế và máy quay phim ở vị trí chiến lược. Các nhà khoa học ghi nhận một loạt kết cấu đa dạng trong tro núi lửa lắng đọng trong khu vực trong một loạt vụ phun trào kể từ phun trào "Tennin" năm 1108. Núi Asama phun trào vào đầu tháng 2 năm 2009, đưa tro lên cao đến , và thổi đá cao đến từ miệng núi lửa. Ghi nhận được tro rơi tại Tokyo, cách miệng núi lửa về phía đông nam. Vào ngày 16 tháng 2, ghi nhận được 13 trận động đất núi lửa và phun khói và tro thành một đám mây cao . Núi Asama tiếp tục có các trận phun trào nhỏ, rung chấn trong tháng hai và duy trì cảnh báo cấp 3 (vùng nguy hiểm trong vòng quanh miệng núi lửa). Có các trận phun tro nhỏ diễn ra tại núi lửa Asama trong tháng 8 năm 2008. Đây là hoạt động đầu tiên tại núi lửa kể từ năm 2004. Một trận phun trào kiểu vulcanian đơn lẻ xảy ra tại núi lửa Asama vào lúc 11:02 UT ngày 1 tháng 9 năm 2004. Các khối nóng sáng được đẩy từ đỉnh và gây nhiều vụ hỏa hoạn. Vụ phun trào đưa tro và đá xa đến . Trong tháng 4 năm 1995, trên 1000 trận động đất được phát hiện tại núi lửa. Một vụ phun trào gây nổ xảy ra vào ngày 8 tháng 4 năm 1983, tephra nóng sáng được phun ra, và tro rơi cách từ núi lửa. Các vụ phun trao gây nổ xảy ra tại đỉnh của núi lửa Asama vào ngày 26 tháng 4 năm 1982, tro mịn rơi tại Tokyo lần đầu tiên trong vòng 23 năm. Phun trào "Tenmei". Núi Asama phun trào vào năm 1783 ("Tenmei thứ ba 3"), gây tổn thất trên quy mô rộng. Phun trào kiểu plinian kéo dài trong ba tháng, bắt đầu từ ngày 9 tháng 5 năm 1783, gây mưa đá bọt andesit, pyroclastic chảy, dung nham chảy, và mở rộng nón núi lửa. Phun trào cực độ bắt đầu vào ngày 4 tháng 8 và kéo dài trong 15 tiếng, với đá bọt rơi và pyroclastic chảy. Đặc điểm phức tạp của đợt phun trào này được giải thích là do lắng đọng nhanh chóng tro pyroclastic thô gần miệng phun và dòng chảy dung nham tiếp theo; và các sự kiện này đi kém với cột phun cao khiến đá bọt bị đẩy hơn nữa vào khí quyển. Miêu tả của Isaac Titsingh về phun trào núi Asama được xuất bản bằng tiếng Pháp sau khi ông mất, tại Paris vào năm 1820; và bản chuyển ngữ tiếng Anh được xuất bản tại Luân Đôn vào năm 1822. những quyển sách này dựa vào các nguồn tiếng Nhật; và đây là tác phẩm đầu tiên về thể loại này được phổ biến tại châu Âu và phương Tây. Sức tàn phá của núi lửa làm trầm trọng thêm "Nạn đói lớn "Tenmei"". Phần lớn đất canh tác tại các khu vực Shinano và Kōzuke bị bỏ hoang hoặc sản xuất dưới mức trong 4-5 năm sau đó. Tác động của động đất là tệ hại do sau nhiều năm suýt bị đói hoặc bị đói thực sự, nhà cầm quyền và dân chúng đều không còn dự trữ gì. Đợt phun trào vào ngày 4 tháng 8 khiến 1.400 người thiệt mạng, cộng thêm 20.000 người thiệt mạng do nạn đói. Phun trào "Tennin". Núi Asama có đợt phun trào vào năm 1108 ("Tennin 1"), đây là chủ đề được khoa học hiện đại nghiên cứu. Các ghi chép cho thấy cường độ của đợt phun trào kiểu plinian này lớn gấp hai lần thảm họa "Tenmei" vào năm 1783. Các đợt phun trào trong lịch sử. Núi Asama được thư thịch Nhật Bản chép là phun trào trong các năm: 2009, 2008, 2004, 2003, 1995, 1990, 1983, 1982, 1973, 1965, 1961, 1958–59, 1953–55, 1952, 1952, 1950–51, 1949, 1947, 1946, 1944–45, 1938–42, 1935–37, 1934, 1934, 1933, 1931–32, 1930, 1929, 1929, 1927–28, 1924, 1922, 1920–21, 1919, 1918?, 1917, 1916, 1915, 1914, 1909–14, 1908, 1908, 1907, 1907, 1906, 1905?, 1904, 1903, 1902, 1902, 1900–01, 1899, 1899, 1894, 1889, 1879, 1878?, 1875, 1869, 1815, 1803, 1803, 1783, 1779?, 1777, 1776, 1769, 1762, 1755, 1754, 1733, 1732, 1731, 1729, 1729, 1728, 1723, 1723, 1722, 1721, 1720, 1719, 1718, 1717, 1711, 1710, 1708–09, 1706, 1704, 1703, 1669, 1661, 1661, 1660, 1659, 1658, 1657, 1656, 1655, 1653, 1652, 1651, 1650?, 1649, 1648, 1648, 1647, 1645, 1644, 1609, 1605, 1604, 1600, 1598, 1597, 1596, 1596, 1595?, 1591, 1590, 1532, 1528, 1527, 1518, 1427?, 1281, 1108, 887, 685.
1
null
Sylvius Leopold Weiss (còn được đánh vần là Silvius Leopold Weiss; 12 tháng 10 năm 1687 - 16 tháng 10 năm 1750) là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ đàn luýt người Đức. Cuộc đời. Weiss sinh ra ở Breslau, Silesia. Cha ông là Johann Jacob Weiss và anh trai ông là Johann Sigismund Weiss đều là những nhạc công đàn luýt. Weiss được học chơi đàn luýt từ cha mình. Năm 1706, ông làm việc cho Charles III Philip, Tuyển hầu tước xứ Palatine. Weiss đã sáng tác tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình ở Düsseldorf, đó là một bản sonata dành cho đàn luýt giọng Đô trưởng. Năm 1708, Hoàng tử Aleksander Sobieski mời Weiss đến Ý. Ông đã ở lại Rome với gia đình hoàng tử. Trong thời gian này, có thể ông đã làm việc với các nhà soạn nhạc người Ý ở Rome. Tuy vậy, ông đã phải trở về Đức khi vị hoàng tử qua đời. Sau đó, Weiss lại tiếp tục việc cho Tuyển hầu tước Charles Philipp. Năm 1718, Weiss đến Luân Đôn. Ở nơi đây, ông đứng ra tổ chức một buổi hòa nhạc mỗi tuần. Vào tháng 8 năm 1718, ông trở thành thành viên của nhà nguyện cung đình ở Dresden. Năm 1718, Weiss đến thăm Viên. Ông biểu diễn đàn cho hoàng đế La Mã thần thánh. Năm 1722, ông bị một nghệ sĩ vĩ cầm người Pháp tên là Petit tấn công. Petit đã cố cắn đứt ngón cái tay phải của Weiss. Tuy vậy, Weiss đã không bị thương nặng. Năm 1723, Weiss đến Praha cùng với Johann Joachim Quantz và Carl Heinrich Graun. Họ biểu diễn vở opera "Constanza e fortezza" của Johann Joseph Fux. Năm 1728, ông đến Berlin và ở lại nơi này trong ba tháng. Ông đã dạy nhạc cho em gái của Frederick Đại đế là Công chúa Wilhelmine. Weiss cũng dạy những người chơi đàn luýt khác. Một trong những học sinh của ông là Adam Falckenhagen. Weiss qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 1750 tại Dresden. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Công giáo ở Dresden. Sinh thời, Weiss là nhạc sĩ được trả lương cao nhất ở Dresden. Mặc dù vậy, gia đình ông lại có gia cảnh rất nghèo khi Weiss qua đời. Âm nhạc. Weiss là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất cho đàn luýt. Ông được đánh giá là một trong những nhạc công vĩ đại nhất của nhạc cụ này. Tuy nhiên, âm nhạc của ông đã bị mọi người lãng quên sau khi qua đời. Điều này được cho là do đàn luýt đã được thay thế bằng các nhạc cụ bàn phím. Không phải ai cũng có thể đọc được bản nhạc của Weiss, bởi vì chúng được viết bằng hệ thống ký âm tablature, một hệ thống ký âm không dùng nốt nhạc thông thường. Có thể Weiss đã sáng tác hơn 1000 bản nhạc cho đàn luýt, nhưng rất nhiều tác phẩm của Weiss hiện nay đã bị thất lạc. Johann Sebastian Bach đã từng biết tới âm nhạc của Weiss. Bach đã chuyển soạn một bản sonata cho đàn luýt của Weiss sang cho violin và harpsichord.
1
null
Ernesto de Curtis (4 tháng 10 năm 1875 - 31 tháng 12 năm 1937) là một nhà soạn nhạc người Ý. Ông sinh ở Napoli, là con trai của Giuseppe De Curtis và Elisabetta Minnon, là chắt của nhà soạn nhạc Saverio Mercadante và là em trai của nhà thơ Giambattista De Curtis. Ông học dương cầm và nhận bằng ở Nhạc viện San Pietro a Maiella, thành phố Napoli. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Torna a Surriento", do anh trai Giambattista đặt lời. Nhạc sĩ Mạnh Phát và Phạm Duy đều có đặt lời tiếng Việt cho bài hát này nhưng cùng chung tựa đề là "Trở về mái nhà xưa". Ở Việt Nam năm 1980, có phổ biến ca khúc " Nghệ Sĩ Với Cây Đàn" trong đĩa CD Tình khúc Nga vượt qua thế kỉ với thể hiện của ca sĩ Trọng Tấn và ghi nhầm là nhạc Nga. Ca khúc này của Ernesto de Curtis, nguyên tác có tên là: 'A canzona 'e Napule (1912) Một số tác phẩm khác. Từ 1900 đến 1930, ông đã viết trên một trăm ca khúc. Một số tác phẩm ngoài "Torna a Surriento" là:
1
null
Enrico Toselli (ngày 13 tháng 3 năm 1883 Florence - 15 Tháng Một 1926 Florence) là một nghệ sĩ dương cầm người Ý. Vào giai đoạn đầu đời ông đã có một sự nghiệp rực rỡ, các buổi hòa nhạc tại Ý, các thủ đô châu Âu, Alexandria và Bắc Mỹ. Sau đó, ông định cư tại Florence, giảng dạy và sáng tác, trong khi vẫn xuất hiện thường xuyên trên các nền tảng buổi hòa nhạc. Một số tác phẩm của ông gồm có Serenata 'Rimpianto' Op.6 số 1 (được biết đến ở Việt Nam với tựa bài "Chiều tà", lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy). Ngoài ra ông còn viết hai bản Operetta là "La cattiva Francesca" (1912) và "La Principessa bizzarra" (1913). Trong số những người bạn nổi tiếng mà Toselli thường xuyên gặp gỡ, có cả Gabriele D'Annunzio. Trong một dịp, ông đã viết một bài thơ giao hưởng lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mang tên "The Fire". Toselli qua đời ở Florence khi mới 42 tuổi sau khi mắc bệnh lao.
1
null
Bá tước (Graf) Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode (13 tháng 5 năm 1807 tại Wernigerode – 6 tháng 3 năm 1898 tại Jannowitz) là một chính trị gia người Đức. Ông là trưởng nam kế thừa ("Majoratsherr") của điền trang Jannowitz ở Schlesien, thành viên Viện Quý tộc Phổ và Thượng tướng Kỵ binh. Wilhelm là con trai trưởng của Bá tước Constantin zu Stolberg-Wernigerode (1779 – 1817) và xuất thân trong gia tộc bá tước Stolberg-Wernigerode. Trong số những người cha đỡ đầu của ông là nhà văn và quản thủ thư viện Lorenz Benzler, cùng với nhà truyền giáo cung đình và giáo hạt trưởng ("Superintendent") Johann Friedrich Schmid. Sau khi thân phụ ông qua đời trong một kỳ nghỉ dưỡng tại Karlsbad, Wilhelm được giáo dưỡng trong gần 10 năm tại điền trang của cha mình ở Schlesien, cho đến khi gia nhập quân đội Phổ vào ngày 3 tháng 8 năm 1835. Trong sự nghiệp quân sự của mình, ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 11 tháng 11 năm 1835, tại Roßla, ông thành hôn với Nữ Bá tước (Gräfin) Elisabeth zu Stolberg-Roßla. Bà Elisabeth mất tại Dresden, trước ông hai năm. Cuộc hôn nhân kéo dài suốt 61 năm này đã mang lại cho họ 14 người con, trong đó có Bá tước kế thừa (Erbgraf) Constantin zu Stolberg-Wernigerode (1843 – 1905), một nhà chính trị, đã từng có thời gian làm Chủ tịch Tòa án Tối cao tỉnh Hannover của Phổ.
1
null
Âu tàu/thuyền, còn gọi là Hệ thống khóa nước, là một "thiết bị" lắp đặt trên các kênh rạch hoặc cảng biển để tăng và giảm mực nước, giúp các phương tiện giao thông đường thủy đi vào hệ thống đường thủy liền kề có mực nước chênh lệch nhau. Các tính năng nổi bật của một khóa nước là một khoang chứa nước cố định có chiều rộng và chiều dài có thể chứa được phương tiện giao thông đường thủy (như tàu,xà lan v.v...), trong đó mực nước có thể thay đổi, bằng bên phải hoặc bên trái của khóa nước. Trong khi khóa nước hoạt động nó được coi như là một giếng chìm với nước thoát ra hoặc chảy vào từ đáy của giếng, giúp phương tiện giao thông nổi lên hoặc hạ xuống bằng với mực nước mà phương tiện đang hướng vào, sau khi nước ngừng chảy, khóa nước được mở ra để phương tiện tiếp tục hành trình của nó. "Hệ thống khóa nước" giúp các phương tiện giao thông đường thủy di chuyển dễ dàng tại các vùng có độ cao mực nước khác nhau hoặc đi qua vùng đất có độ cao địa hình không đồng nhất ở khu vực có các kênh đào dẫn nước, xưởng sửa chữa tàu bè v.v... Xây dựng và hoạt động cơ bản. Thuyền đi ngược dòng: Hình 1-2. Thuyền đang vào âu.Hình 3. Âu được đóng lại khi thuyền vào bên trong.Hình 4-5. Khóa được đổ đầy nước bằng mực nước "thượng lưu"Hình 6. Cổng trên được mở ra.Hình 7. Thuyền ra khỏi khóa nước. Thuyền đi xuôi dòng: Hình 8-9. Thuyền đang vào khóa nước.Hình 10. Khóa được đóng lại khi thuyền vào bên trong.Hình 11-12. Khóa được xả nước bằng mực nước "hạ lưu"Hình 13. Cổng dưới được mở ra.Hình 14. Thuyền ra khỏi khóa nước. Các khóa nước phải tuân thủ ba yếu tố: Thực sự hoạt động một khóa nước rất đơn giản. Ví dụ, nếu một chiếc thuyền đi xuôi dòng đến khóa đã đầy nước: Nếu khóa nước rỗng, thuyền sẽ phải đợi mở cổng từ 5 đến 10 phút khi nước vào đầy khoang. Với một thuyền đi ngược dòng, quá trình này được đảo ngược, thuyền vào khóa trống, sau đó khoang được mở van phía "thượng nguồn" cho nước vào. Tổng cộng thời gian đi qua một khóa nước thường sẽ mất khoảng 10 đến 20 phút, tùy vào dung tích của khoang và độ chênh lệch mực nước. Khi hai phương tiện đi ngược chiều thường được vui mừng khi tiếp cận khóa nước cùng một thời điểm, vì tiết kiệm thời gian khoảng 5 đến 10 phút. Tuy nhiên, điều này là không đúng đối với hành trình của một đoàn (tàu) thuyền.
1
null
USS "Fairfax" (DD-93) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và sang đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Richmond" (G88). Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Donald Fairfax. Thiết kế và chế tạo. "Fairfax" được đặt lườn vào ngày 10 tháng 7 năm 1917 tại Xưởng hải quân Mare Island ở California. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 12 năm 1917, được đỡ đầu bởi Bà H. George, và được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 4 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Stanford Caldwell Hooper. Lịch sử hoạt động. USS "Fairfax". "Fairfax" đi đến Hampton Roads vào ngày 6 tháng 6 năm 1918 để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải ngoài khơi Newport News, Virginia. Nó bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải chuyển quân đi đến điểm hẹn giữa đại dương, nơi gặp gỡ các tàu hộ tống đi đến từ các cảng Anh và Pháp. "Fairfax" cũng bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa các cảng duyên hải, và tuần tra ngoài khơi bờ biển cho đến ngày 16 tháng 10, khi nó khởi hành từ Hampton Roads hướng sang Brest, Pháp, hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển quân. Vào ngày 18 tháng 10, nó tách khỏi đoàn tàu vận tải để cứu vớt 86 người sống sót từ chiếc bị trúng ngư lôi, và vào ngày 27 tháng 10, đi đến Brest cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại các vùng biển Châu Âu. Ngày 3 tháng 12 năm 1918, "Fairfax" đi đến Azores để gặp gỡ và hộ tống đến Brest chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson tham dự Hội nghị Paris. Nó lên đường quay trở về nhà vào ngày 21 tháng 12, về đến Norfolk, Virginia vào ngày 8 tháng 1 năm 1919. Các hoạt động thường lệ sau chiến tranh dọc theo bờ Đông và tại vùng biển Caribe của nó bị phá vỡ vào tháng 5 năm 1919, khi nó lên đường đi Azores trong vai trò cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt đại dương của thủy phi cơ Hải quân NC-4. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1922, nó xuất biên chế tại Philadelphia, và được đưa về lực lượng dự bị. Nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, "Fairfax" chủ yếu thực hiện các chuyến đi huấn luyện cho lực lượng Hải quân dự bị trong hai năm tiếp theo, đặt căn cứ tại Newport, Rhode Island và Camden, New Jersey. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1932, nó rời Hampton Roads đi sang San Diego, California, đến nơi vào ngày 26 tháng 3. Tại vùng bờ Tây, nhiệm vụ chủ yếu của nó cũng là huấn luyện dự bị, nhưng chiếc tàu khu trục còn tham gia thực tập tác xạ và tập trận Vấn đề Hạm đội ngoài khơi México, Trung Mỹ và vùng kênh đào Panama. "Fairfax" tham gia cuộc Duyệt binh do Franklin D. Roosevelt chủ trì tại San Diego vào tháng 3 năm 1933, rồi lên đường đi sang vùng bờ Đông, tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện dự bị. Nó cũng tuần tra tại vùng biển Cuba, và vào mùa Hè các năm 1935, 1937, 1938, 1939 và 1940 thực hiện các chuyến đi huấn luyện từ Annapolis huấn kuyện học viên mới của Học viện Hải quân. Từ tháng 10 năm 1935 đến tháng 3 năm 1937, nó phục vụ cùng Hải đội Đặc vụ ngoài khơi Coco Solo và Balboa, Panama, hoạt động chủ yếu bên bờ Đại Tây Dương của kênh đào. Chiếc tàu khu trục góp mặt vào sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ vào dịp khai mạc Hội chợ Thế giới New York vào tháng 4 năm 1939, và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại châu Âu vào mùa Thu năm đó, ngoài các nhiệm vụ huấn luyện thường lệ, nó còn tham gia Tuần tra Trung lập. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1940, nó đi đến Halifax, Nova Scotia, nơi được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 11 và chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. HMS "Richmond". "Fairfax" nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Richmond" (G88) vào ngày 5 tháng 12 năm 1940. Nó đi đến Plymouth, Anh vào ngày 31 tháng 12 năm 1940 để gia nhập lực lượng hộ tống hoạt động từ Liverpool trong thành phần Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Chúng bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải mang tính sống còn đi qua vùng biển nguy hiểm trong chặng đường vượt Đại Tây Dương. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1941, nó thực hiện nhiệm vụ tương tự cùng với Lực lượng Newfoundland, và từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1942, thực hiện các chuyến đi đầy rủi ro đến Murmansk. Căn cứ của nó cho nhiệm vụ hộ tống Đại Tây Dương từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 8 năm 1943 là tại Greenock, Scotland. "Richmond" phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Canada, đặt căn cứ tại St. John's, Newfoundland cho đến tháng 12 năm 1943, cho đến khi sẵn có các tàu hộ tống mới hơn, và nó được đưa về lực lượng dự bị tại Tyne. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1944, "Richmond" được chuyển cho Liên Xô. "Zhivuchiy". "Richmond" nhập biên chế cùng Hải quân Liên Xô như là chiếc "Zhivuchiy" (Tiếng Nga: Живучий, Sống sót) vào ngày 24 tháng 8 năm 1944. Phía Xô-Viết hoàn trả nó cho Anh vào tháng 6 năm 1949, nơi nó bị bán để tháo dỡ vào tháng 7 cùng năm.
1
null
USS "Taylor" (DD-94) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Henry Taylor (1845-1904). Thiết kế và chế tạo. "Taylor" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 10 năm 1917 tại Xưởng hải quân Mare Island ở California. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2 năm 1918, được đỡ đầu bởi Cô Mary Gorgas, và được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 6 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Charles T. Hutchins, Jr.. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Taylor" gia nhập Đội 12 của Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, và hoạt động cùng hạm đội cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc và sau đó. Đến ngày 1 tháng 4 năm 1919, nó được phân về Đội 8, Lực lượng Khu trục; và vào năm 1920, "Taylor" được đưa về biên chế tinh giản cho dù vẫn hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Mùa Hè năm đó, vào ngày 17 tháng 7, Hải quân Mỹ áp dụng số hiệu lườn tàu, và "Taylor" trở thành DD-94. Đến tháng 10, nó quay lại biên chế đầy đủ, và cho đến mùa Hè năm 1922 đã hoạt động cùng Đội 8, Chi hạm đội 8 trực thuộc Hải đội 3. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1922, chiếc tàu khu trục được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania. "Taylor" bị bỏ không cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1930, khi nó được cho nhập biên chế trở lại dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân George B. Keester. Nó được phân về Đội 33, Chi hạm đội 7 trực thuộc Hải đội Khu trục của Hạm đội Tuần tiễu, và hoạt động từ Charleston, South Carolina cho đến tháng 11, khi nó lại được đưa về biên chế tinh giản. Cùng lúc nó, nó được cho tách khỏi Hạm đội Tuần tiễu để chuyển sang Đội 47, Chi hạm đội 16 trực thuộc Hải đội Huấn luyện. Nó được điều về quân khu hải quân 6 và 7 để huấn luyện quân nhân dự bị cũng như đưa các sĩ quan dự bị đi các chuyến đi thực tập mùa Hè. Biên chế của nó thay đổi đáng kể vào 1 tháng 4 năm 1931, khi Hạm đội Tuần tiễu trở thành Lực lượng Tuần tiễu, và chiếc tàu khu trục thuộc thành phần Đội 28 của Chi hạm đội Huấn luyện. Nó hoạt động cùng đơn vị này cho đến đầu năm 1934 khi nó gia nhập Hải đội 19 dự bị luân phiên, nơi nó ở lại cho đến hết mùa Thu năm đó. Vào ngày 1 tháng 9, "Taylor" thay phiên cho tàu chị em để phục vụ cùng Hải đội Đặc vụ. Nó tiến hành tuần tra tại khu vực Tây Ấn và vịnh Mexico cùng với đơn vị nhỏ này trong hơn một năm để bảo vệ cho lợi ích của Hoa Kỳ vào một giai đoạn có nhiều biến động chính trị tại Châu Mỹ La tinh. Đến ngày 1 tháng 10 năm 1935, "Taylor" quay trở lại Hải đội huấn luyện trong thành phần Đội 30 vừa mới được thành lập. Nó huấn luyện quân nhân dự bị cho đến đầu năm 1937, khi nó quay trở lại Hải đội Đặc vụ thay phiên cho tàu chị em . Một lần nữa chiếc tàu khu trục tuần tra tại khu vực biển Caribe bất ổn bảo vệ tính mạng và tài sản công dân Hoa Kỳ. Khi quay về Hoa Kỳ vào năm 1938, "Taylor" neo đậu tại Philadelphia chuẩn bị ngừng hoạt động. Chiếc tàu khu trục được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 9 năm 1938. Mặc dừ tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 6 tháng 12 năm 1938 và được rao bán vào ngày tháng 7 năm 1939, quá trình phục vụ của "Taylor" cho Hải quân vẫn chưa kết thúc. Vào ngày 11 tháng 7 năm 1940, nó được chọn để sử dụng trong việc huấn luyện các đội kiểm soát hư hỏng, và được đặt tên Lườn tàu Kiểm soát Hư hỏng số 40. Hơn thế nữa, ít nhất một phần của nó còn tham gia trực tiếp trong Thế Chiến II. Vào tháng 5 năm 1942, trong khi tuần tra ngoài khơi Martinique, chiếc tàu chị em với nó bị mất một đoạn mũi tàu dài do trúng ngư lôi Đức. Mũi của "Taylor" được thay thế cho "Blakeley" tại Philadelphia mùa Hè năm đó; và đến tháng 9, chiếc tàu chị em lại có thể tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Đại Tây Dương, biển Caribe và Địa Trung Hải. "Taylor" tiếp tục phục vụ như một lườn tàu huấn luyện kiểm soát hư hỏng cho đến gần hết chiến tranh. Cuối cùng nó bị bán để tháo dỡ vào tháng 8 năm 1945.
1
null
USS "Bell" (DD-95) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Henry H. Bell. Thiết kế và chế tạo. "Bell" được đặt lườn vào ngày 16 tháng 11 năm 1917 tại xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi Bà Josephus Daniels, phu nhân Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels, và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 7 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân D. L. Howard. Lịch sử hoạt động. Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1918, "Bell" hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân vượt Bắc Đại Tây Dương, và vào tháng 12 hình thành nên đội hình hộ tống cho chiếc đưa Tổng thống từ New York đến Brest, Pháp. "Bell" tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 6 năm 1920, và được cho xuất biên chế tại Xưởng tàu Portsmouth vào ngày 21 tháng 6 năm 1922. "Bell" bị bỏ không cho đến tháng 8 năm 1936, khi nó được công bố bên ngoài hạn ngạch mà Hiệp ước Hải quân London quy định. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 18 tháng 4 năm 1939.
1
null
USS "Stribling" (DD-96) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Cornelius Stribling (1796-1880). Thiết kế và chế tạo. "Stribling" được đặt lườn vào ngày 14 tháng 12 năm 1917 tại xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1918, được đỡ đầu bởi Cô Mary Calvert Stribling, và được đưa ra hoạt động tại xưởng hải quân Boston vào ngày 16 tháng 8 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Thomas E. Van Metre. Lịch sử hoạt động. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1918, "Stribling" khởi hành từ New York để hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trục trặc máy móc buộc nó phải quay lại New York vào ngày hôm sau. Sau gần ba tuần ở lại cảng, nó lại lên đường vào ngày 18 tháng 9, lần này hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng đến Gibraltar. Nó được tiếp nhiên liệu tại Ponta Delgada thuộc quần đảo Azores và đi đến Gibraltar vào đầu tháng 10. Từ đây, nó lên đường cùng một đoàn tàu vận tải đi Marseilles vào ngày 10 tháng 10. Trong tháng tiếp theo, nó thực hiện nhiều chuyến đi lại giữa Gibraltar và Marseilles cùng các đoàn tàu vận tải Đồng Minh. Sau ngày Đình chiến, nó lên đường đi Venice, Ý để khảo sát các điều kiện sau đình chiến tại đây và tại nhiều cảng khác của Ý dọc theo bờ biển Adriatic và tại Dalmatia. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, nó lên đường quay trở về nhà, về đến Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1919. "Stribling" đi vào Xưởng hải quân Portsmouth để đại tu và sửa chữa trước khi được đưa về biên chế giảm thiểu tại Philadelphia. Tại đây, nó được cải biến thành một tàu rải mìn, và đến ngày 17 tháng 7 năm 1920 được xếp lại lớp với ký hiệu lườn DM-1. Vào tháng 9 năm 1921, nó rời Philadelphia đi sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ, rồi tiếp tục đi đến Trân Châu Cảng, Hawaii. Sau một loạt các cuộc cơ động tại khu vực quần đảo này, "Stribling" được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 6 năm 1922. Đến ngày 1 tháng 12 năm 1936, tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân, và trong tháng tiếp theo, nó được kéo đến San Pedro, California, nơi nó bị đánh đắm như một mục tiêu.
1
null
Dắt hay giắt (danh pháp hai phần: Aloidis laevis) là loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ Aloididae. Tại Việt Nam, dắt là một trong những loài nhuyễn thể có sản lượng đánh bắt tự nhiên cao nhất. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (Việt Nam), trong tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài nhuyễn thể ước 300.000 - 350.000 tấn/năm, sản lượng cao nhất là dắt 130.000 - 150.000 tấn/năm so với ngao/nghêu 50.000 - 60.000 tấn/năm và sò huyết 40.000 - 50.000 tấn/năm. Sản lượng dắt được thống kê ở đây có thể bao gồm các loài nhuyễn thể có hình thái tương tự như don.
1
null
Đại hội Thể thao Thế giới, tổ chức lần đầu tiên vào năm 1981, là đại hội thể thao dành cho các môn không được thi đấu trong Thế vận hội. Đại hội Thể thao Thế giới được tổ chức bởi Hiệp hội Quốc tế Đại hội Thể thao Thế giới (IWGA), dưới sự bảo trợ của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Các kỳ. 1 Môn thể thao/Phân môn. Đây là các môn thể thao/các phân môn chính thức của chương trình Đại hội Thể thao Thế giới. Bảng tổng sắp huy chương. Xếp hạng theo tổng số huy chương:
1
null
Havoline là một thương hiệu dầu nhớt của Tập đoàn Chevron. Havoline ra đời vào năm 1904 bởi Công ty dầu nhớt Havemeyer - New York. - Thập niên 1910, Havoline là loại nhớt được lựa chọn để bôi trơn động cơ máy bay thực hiện chuyến bay xuyên nước Mỹ đầu tiên. - Thập niên 1920, sản xuất loại nhớt mới hữu hiệu cho cả thời tiết nóng và lạnh. - Thập niên 1930, Công ty Texas (sau này là Texaco) mua lại thương hiệu Havoline. - Thập niên 1940, đưa ra dầu nhớt động cơ Havoline được cải tiến với phụ gia chống ăn mòn và chống rỉ cho động cơ. - Thập niên 1950, sản phẩm mới Havoline Special 10W-30 được đưa ra thị trường, là nhớt đa cấp cho mọi thời tiết và bảo vệ động cơ siêu việt trong mọi điều kiện vận hành. - Thập niên 1960, Havoline mang đến 3 đột phá trong công nghệ dầu nhớt. Havoline All Temperature 10W-30 cho mọi thời tiết, Havoline Motor Oil cải tiến giúp giảm thiểu cặn bám ở các-te và Hovoline All Temperature 10W-40 mới. - Thập niên 1970, Havoline Supreme 10W-40 chứa phụ gia giảm ma sát đặc biệt giúp nâng cao hiệu suất nhiên liệu. - Thập niên 1980, Havoline Super Premium High Performance SAE 20W-50 là loại nhớt đặc biệt cho động cơ có công suất và hiệu năng cao, làm việc ở nhiệt độ cao. - Thập niên 1990, Havoline Formula 3 trở thành loại dầu nhớt động cơ bán chạy nhất và được phân phối ở hơn 100 nước. - Thập niên 2000, Texaco sáp nhập vào Chevron. + Ở châu Mỹ và châu Âu, Chevron cung cấp dầu nhớt Havoline dưới thương hiệu Texaco. + Ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông, dầu nhớt Havoline được Chevron cung cấp dưới thương hiệu Caltex
1
null
Họ Den (danh pháp khoa học: Tellinidae) là họ gồm các loài thân mềm hai mảnh vỏ nước mặn, thuộc bộ Veneroida. Chúng sống khá sâu trong lớp trầm tích mềm trong vùng biển nông và thở bằng vòi dài vươn tới bề mặt của trầm tích. Đặc điểm. Các loài thuộc họ Den có hình tròn hoặc hình bầu dục, vỏ kéo dài, khá phẳng. Hai mảnh vỏ được nối với nhau bằng một dây chằng lớn. Hai vòi rất dài, đôi khi gấp nhiều lần chiều dài vỏ.
1
null
Điệp giấy (danh pháp khoa học: Placuna placenta), hay điệp tròn, chồng đực, là loài thân mềm hai mảnh vỏ nước mặn thuộc họ Placunidae. Đây là loài duy nhất trong chi "Placuna" có giá trị thương mại. Phân bố. Điệp giấy phân bố ở các vùng nước nông thuộc vịnh Aden, ven biển Ấn Độ, từ Malaysia đến Biển Đông và ven biển Philippines. Sử dụng. Điệp giấy có thể dùng để làm thực phẩm, tuy nhiên vỏ của nó có giá trị hơn nhiều, được dùng trong sản xuất keo dính, phấn, véc ni. Lớp vỏ trong suốt của nó được dùng để trang trí của sổ tại một số nước châu Á như Philippines, Ấn Độ. Điệp giấy cũng được dùng để nuôi lấy ngọc.
1
null
Đông Tây Hội Ngộ (tiếng Anh: East Meets West) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Đông Nam Á và Nam Á. Nó được thành lập năm 1988 bởi bà Phùng Thị Lệ Lý, có trụ sở ở Oakland, California, Hoa Kỳ. Sứ mệnh. Đông Tây Hội Ngộ xác định sứ mệnh của mình là "cải thiện tình hình y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại Đông Nam Á bằng cách xây dựng quan hệ đối tác, phát triển các cơ hội và đưa ra các giải pháp bền vững." Những nhà hoạt động tin rằng mọi người đều cần phải được tiếp cận với nguồn nước sạch, điều kiện chăm sóc y tế phù hợp và nền giáo dục tốt, những yếu tố cơ bản của cuộc sống thông thường. Tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh và nước sạch với mục đích giúp cho người dân châu Á đạt được sự tự túc. Các chương trình chính là: cung cấp cho trẻ em nghèo nền giáo dục tốt, nước sạch và sự chăm sóc y tế thiết yếu, phẫu thuật chữa lành các khuyết tật tim cho trẻ em (chiến dịch Trái tim Khỏe mạnh), trao học bổng để cải thiện kết quả học tập (SPELL), hỗ trợ trẻ em khuyết tật, chương trình nha khoa, chương trình vệ sinh và nước sạch. Trong năm 2011, Đông Tây Hội Ngộ đã đầu tư 13 triệu đô la Mỹ cho các chương trình của mình. Đông Tây Hội Ngộ nhận được đánh giá bốn sao từ Charity Navigator và được liệt kê là một trong "10 tổ chức từ thiện phát triển nhanh" . Các đối tác và nhà tài trợ. Đông Tây Hội Ngộ hợp tác với các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, các quỹ tài trợ, các hiệp hội, bệnh viện và các cơ sở giáo dục địa phương nhằm nâng cao chất lượng chương trình của họ và mở rộng phạm vi và tác động của nó. Những đối tác chính gồm có: GE Healthcare, Design that Matters, Blue Planet Network, VNHELP, Aspen Network of Development Entrepreneurs, Osprey Packs, Masimo, International Children Assistance Network (ICAN) và Pacific Links.<ref name="eastmeetswest.org/partners"></ref> Đông Tây Hội Ngộ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ các cơ quan chính phủ, các quỹ tài trợ, các công ty và cá nhân. Các nhà tài trợ chính gồm có quỹ Bill & Melinda Gates, The Global Partnership on Output-based aid, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cơ quan Phát triển Quốc tế Úc, Irish Aid, The Atlantic Philanthropies, [quỹ Lemelson, quỹ Ford, công ty Boeing và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.<ref name="eastmeetswest.org/funders"></ref> Khu vực hoạt động. Đông Tây Hội Ngộ hiện đang giúp ích cho các cộng đồng tại tám quốc gia châu Á bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Thái Lan và Đông Timor. Lịch sử. Tổ chức được sáng lập bởi bà Phùng Thị Lệ Lý, người mà cuộc đời đã được ghi lại trong hai cuốn sách bà viết và trong bộ phim của Oliver Stone, Trời và Đất dựa trên cuốn tự truyện Khi Đất Trời đảo lộn ("When Heaven and Earth Changed Places") của bà. Năm 1986, bà đã trở về thăm ngôi làng nơi bà sinh ra ở miền trung Việt Nam và bắt đầu chữa lành những vết thương chiến tranh và gieo những hạt giống cho sự hoà giải. Từ các dự án ban đầu của Lệ Lý - Mothers Love Pediatric Clinic và Peace Village Medical Center - Đông Tây Hội Ngộ vang danh như một tổ chức phi chính phủ (NGO) có uy tín tại Việt Nam, thực hiện nhiều dự án xã hội quan trọng cho đất nước. Năm 1993, Đông Tây Hội Ngộ nhận được tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và xây dựng Làng Hy vọng, nơi trú ngụ cho 136 trẻ em nghèo từ miền trung Việt Nam. Từ năm 1998, tổ chức phối hợp với Atlantic Philanthropies đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục của Việt Nam, bao gồm các thư viện trường đại học và bệnh viện đa khoa, trong đó có một trung tâm tim mạch 200 giường tại Huế và một trung tâm đào tạo tiếng Anh mười hai tầng ở Đà Nẵng. Năm 2003, John Anner đã rời Hiệp hội Báo chí Độc lập để đứng đầu Đông Tây Hội Ngộ. Năm 2006, Đông Tây Hội Ngộ đã đồng tổ chức quyên tặng thiết bị y tế cho bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Năm 2008, tổ chức bắt đầu mở rộng phạm vi sang Lào, Campuchia và Đông Timor rồi sau đó là Philippines, Ấn Độ và Myanmar. Năm 2012, quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ cho Đông Tây Hội Ngộ 10,9 triệu USD để cải thiện môi trường và thói quen vệ sinh cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam và Campuchia.
1
null
Gustav Waldemar von Rauch (30 tháng 1 năm 1819 tại Berlin – 7 tháng 5 năm 1890 cũng tại Berlin) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Thân thế. Ông là con trai của tướng Gustav von Rauch, người được phong cấp Thượng tướng Bộ binh năm 1920 và giữ chức Bộ trưởng Chiến tranh Phổ từ năm 1837 đến năm 1841, với vợ của ông này là bà Rosalie von Holtzendorff (1790 – 1862). Sự nghiệp quân sự. Vào ngày 9 tháng 2 năm 1836, Rauch gia nhập Lữ đoàn Pháo binh Cận vệ trong quân đội Phổ và vào ngày 1 tháng 10 năm 1837, ông được phong cấp bậc Chuẩn úy ("Portepeefähnrich"). Sau đó, ông được gửi vào Trường Tổng hợp Pháo binh và Công binh kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1837 cho đến ngày 30 tháng 9 năm 1839, và trong khoảng thời gian đó ông được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 23 tháng 9 năm 1838. Đến ngày 6 tháng 6 năm 1841, Rauch được chuyển vào Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2. Trên con đường binh nghiệp của mình, Rauch lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 8 vào ngày 12 tháng 5 năm 1860, về sau được đổi sang chỉ huy Trung đoàn Khinh kỵ binh số 11. Trên cương vị này, ông đã chiến đấu xuất sắc trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Tiếp sau đó, ông được giao quyền chỉ huy các Lữ đoàn Kỵ binh số 16 và 20, rồi vào năm 1870, ông được thăng cấp Thiếu tướng và Lữ trưởng của Lữ đoàn Kỵ binh số 15. Trên cương vị này, Rauch tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và bị thương nặng trong trận đánh khốc liệt ở Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8 năm 1870. Sau khi hồi phục, ông được bổ nhiệm chức Thống lĩnh quân đội tại Frankfurt am Main đồng thời lên quân hàm Trung tướng vào năm 1871, rồi được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn số 9 tại Glogau vào ngày 21 tháng 11 năm 1872. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1879, Rauch từ chức chỉ huy và được chuyển vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee"). Trong khi được phong quân hàm Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh, Rauch xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu khoản lương. Đồng thời, vua Phổ là Wilhelm I ủy nhiệm ông làm Chỉ huy trưởng lực lượng Hiến binh Quốc gia ("Landgendarmerie"), đồng thời được phép thực hiện trách nhiệm của mình đối với quân đội. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Rauch nhập ngũ, ông được phát văn bằng chính thức công nhận cấp Thượng tướng Kỵ binh của ông. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1888, ông rời khỏi chức vụ Chỉ huy trưởng Hiến binh của mình, đồng thời được phong tặng Huân chương Đại bàng Đỏ. Rauch từ trần ở Berlin và được mai táng tại nghĩa trang quân sự Invalidenfriedhof ở thành phố này. Gia đình. Ông đã kết hôn với bà Maria Polyxena Elise Martha Victoria von Stéritsch (28 tháng 4 năm 1828 tại Bjeloe – 16 tháng 4 năm 1859 tại Neisse). Cặp đôi này có những người con sau đây:
1
null
Samuel Scheidt (rửa tội 3 tháng 11 năm 1587 – 24 tháng 3 năm 1654) là một nhà soạn nhạc người Đức, nghệ sĩ trình diễn đàn organ và giáo viên vào thời kì tiền kì baroque. Cuộc đời sự nghiệp. Scheidt sinh ra ở Halle, sau khi học ở đó ông đã đến Amsterdam để học tập với Jan Pieterszoon Sweelinck. Ông là nhà soạn nhạc người Đức đầu tiên sáng tác cho Organ có ảnh hưởng đến quốc tế và thể hiện cho sự nở rộ của phong cách miền bắc nước Đức. Âm nhạc của ông bao gồm hai loại chính: khí nhạc (với số lượng lớn tác phẩm sáng tác cho nhạc cụ phím và chủ yếu là đàn Organ) và thanh nhạc (A acapella). Ngoài ra ông còn viết các thể loại khác như Prelude, Fugue, Fantasias và các vũ điệu.
1
null
Robert Dowland (khoảng 1591-1641) là một nghệ sĩ đàn luýt và là nhà soạn nhạc người Anh. Ông là con trai của nghệ sĩ đàn luýt và nhà soạn nhạc John Dowland. Ông đã xuất bản hai bộ sưu tập âm nhạc, một là "A Varietie of Lute Lessons" và bộ còn lại là "A Musical Banquet" (một hợp tuyển tác phẩm của các nhà soạn nhạc, bao gồm cha ông). Năm 1626, cha ông qua đời và ông nối nghiệp làm nghệ sĩ đàn luýt của hoàng gia.
1
null
Ludolf Arthur Herman von Alvensleben (11 tháng 11 năm 1844 – 8 tháng 12 năm 1912) là một Thiếu tướng Phổ, sinh ra tại Potsdam và mất tại Halle an der Saale. Ông đã thừa kế lâu đài Schochwitz từ cha mình. Lâu đài này vốn đã thuộc về dòng họ Alvensleben kể từ khi Gebhart von Alvensleben mua nó vào năm 1783. Tiểu sử. Thân thế. Ông là người có nguồn gốc từ gia đình quý tộc Hạ Đức von Alvensleben, là con trai của Trung tướng Hermann von Alvensleben (1809 – 1887) và bà Karoline von Alvensleben, tên khai sinh von Kalitzsch (1814 – 1887). Sự nghiệp. Sau khi học tại Potsdam, Ludolf von Alvensleben đã gia nhập quân đội Phổ vào năm 1864. Với cấp bậc Thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh nhẹ Cận vệ ("Gardejägern"), ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai chống Đan Mạch năm 1864, cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Đế quốc Áo vào năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (19 tháng 7 năm 1870 – 10 tháng 5 năm 1871) chống lại Đế chế Pháp thứ hai dưới thời Napoléon III, cháu trai của Napoléon Bonaparte. Hai trong ba người anh của ông đã tử trận trong các cuộc chiến tranh này. Vào năm 1893, ông được phong quân hàm Thượng tá trong Trung đoàn Phóng lựu số 110 và vào năm 1896 ông được lãnh chức Tư lệnh Trung đoàn Phóng lựu "Vua Karl" (số 5 Württemberg) số 123 tại Ulm. Vào năm 1899, ông giải ngũ đồng thời được phong quân hàm danh dự ("Charakter") Thiếu tướng. Trong khoảng thời gian sau đó, ông chú tâm quản lý thái ấp Schochwitz của mình, nơi ông từ trần vào năm 1912. Hôn nhân. Ông đã kết hôn với Antoinette, Nữ Bá tước Ricou (1870 – 1950), và cuộc hôn nhân này mang lại cho ông 4 người con, trong số đó có viên tướng SS về sau này Ludolf von Alvensleben (1901 – 1970), một tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã đã trốn thoát sang Chile.
1
null
Bạch tuộc viền xanh, tên khoa học Hapalochlaena fasciata, là một trong 3 (hoặc có thể là 4) loài bạch tuộc của chi Hapalochlaena. Nó thường được tìm thấy xung quanh bờ triền đá và vùng nước ven biển có độ sâu 15 mét (49 ft) giữa miền Nam Queensland và miền nam New South Wales. Nó có thể phát triển đến chiều dài 45 mm (1.8 in).
1
null