text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ngày 22 tháng 7 năm 2013, một loạt các trận động đất xảy ra trong Định Tây, Cam Túc tỉnh, phía tây bắc Trung Quốc. Trận động đất đầu tiên xảy ra vào lúc 07:54 giờ Trung Quốc, với chấn tâm nằm ở biên giới của huyện Mân và huyện Chương. Cường độ của trận động đất ban đầu được đo đạt mức Ms 6,6 bởi Trung tâm dữ liệu động đất Trung Quốc với chấn tiêu sâu 20 km. Cường độ đo được là Ms 5,9 bởi Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), and Mw 6,0 bởi Hệ thống cảnh báo châu Âu. Một trận động đất mạnh xảy ra khoảng một giờ sau đó, được đo có cường độ 5,6 bởi USGS. Lúc 6h tối 422 dư chấn đã được ghi nhận. Các trận động đất cũng được cảm nhận ở các thành phố gần đó gồm Thiên Thủy và Lan Châu ở Cam Túc, cũng như Tây An, Bảo Kê, và Hàm Dương ở tỉnh Thiểm Tây.
Đến thời điểm 6h tối ngày 22 tháng 7, các động đất đã khiến ít nhất 89 người chết. Ngoài ra 515 người bị thương, bao gồm 60 người bị thương nặng và 5 người được báo cáo mất tích.
Bối cảnh.
Các chấn động xảy ra ít hơn 14 km từ đường đứt gãy Lâm Đàm-Đãng Xương (临潭-宕昌断裂带). Kể từ khi lịch sử ghi chép lại, đã có 25 trận động đất cường độ hơn 5,0 độ richter đã xảy ra trong vòng bán kính 200 km từ tâm chấn hiện nay, sớm nhất là vào năm trận động đất năm 193 trước Công nguyên ở huyện Lâm Thao có cường độ đo được 6,5 độ richter, trong khi mức cao nhất là 8,0 độ richter trong trận động đất Thiên Thủy năm 1654.
Tác động.
Hầu hết các vụ thương vong xảy ra trong huyện Mân, nằm 15 km từ tâm chấn, nơi đã có báo cáo 87 trong tổng số trường hợp tử vong 89.
Theo các quan chức tỉnh Cam Túc, hơn 1.200 tòa nhà đã sụp đổ và hơn 21.000 bị hư hỏng nặng. Nhiều tòa địa phương, thường thô sơ xây dựng, bị chôn vùi trong lở đất gây ra bởi các trận động đất. Trong vùng thảm họa, 20% các tòa nhà đã sụp đổ và 60% bị hư hỏng. 27.360 người được ước tính đã được di dời trong chỉ riêng trong huyện Chương.
Thông tin liên lạc bị cắt đứt đến 13 trấn trong huyện Chương và nhiều làng trong Mai Xuyên, huyện Mân. Năm trấn ở miền đông huyện Mân đã bị mất điện. | 1 | null |
Trận Hán Trung 217-219 là trận chiến tranh giành quyền kiểm soát khu vực Đông Xuyên thời Tam Quốc giữa hai thế lực Ngụy vương Tào Tháo và Lưu Bị, không lâu trước khi hai triều đại Tào Ngụy và Thục Hán chính thức thành lập.
Hoàn cảnh.
Lưu Bị đánh chiếm Tây Xuyên khiến Tào Tháo phải tính đường đối phó. Tào Tháo dự định đánh chiếm Hán Trung (Đông Xuyên) của Trương Lỗ, sau đó xuôi theo sông Hán Thủy xuống phía nam đánh Ích châu để trừ Lưu Bị. Năm 215, trong lúc Lưu Bị đang đối đầu với Tôn Quyền ở Giang Lăng thì Tào Tháo tiến vào Hán Trung, Trương Lỗ đầu hàng.
Nhưng khi phân chia xong địa giới hành chính Hán Trung, Tào Tháo lại muốn lui quân về, Tư Mã Ý khuyên Tào Tháo nên nhân đà thắng lợi đánh ngay vào Tây Xuyên khi Lưu Bị vướng Tôn Quyền và chưa thu được nhân tâm đất Thục nhưng Tào Tháo không nghe theo, chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp và Đỗ Tập trấn thủ Đông Xuyên.
Diễn biến.
Đụng độ giữa Trương Phi và Trương Cáp.
Trong khi Lưu Bị phải tập trung vào việc ổn định tình hình Tây Xuyên mới chiếm được, còn Tào Tháo và Tôn Quyền tập trung vào chiến dịch phía đông với nhau, thì xung đột giữa Tào Tháo và Lưu Bị vẫn nổ ra ở phía tây do các thuộc tướng tiến hành.
Năm 217, Trương Cáp mang quân xuống phía nam tiến vào Ba Tây để bắt dân mang về Hán Trung. Trương Phi mang quân ra kháng cự. Hai bên gặp nhau ở Đãng Cừ, Mông Đầu, cầm cự 50 ngày không phân thắng bại. Trương Phi dùng kế, tự mình mang hơn 1 vạn quân ra đường mòn chặn đánh Trương Cáp.
Trương Cáp nghe tin thám mã báo quân Thục đi theo đường mòn, cho rằng Trương Phi muốn tập kích bất ngờ nhân lúc quân mình thiếu lương, liền dẫn quân theo đường mòn truy kích Trương Phi. Nhưng khi quân Tào đuổi đến ải Ngõa Đẩu thì mất dấu tích quân địch. Biết mình trúng kế, Trương Cáp vội lui quân về, nhưng gặp đường núi khó di chuyển thì bị Trương Phi đổ quân mai phục ra đánh. Quân Tào bị thua to, Trương Cáp phải bỏ lại quân sĩ và ngựa chiến dẫn tàn quân men theo đường nhỏ dốc đứng trốn thoát về Nam Trịnh. Mấy vạn quân Tào bị thiệt hại gần hết.
Đụng độ giữa Tào Hồng và Trương Phi.
Nghe tin Trương Cáp bại trận, Tào Tháo không trị tội, vẫn phong làm Đãng khấu tướng quân để khuyến khích lập công.
Tháng 11 năm 217, Lưu Bị sai Trương Phi đóng đồn ở Cố Sơn, Ngô Lan cầm quân đóng ở Hạ Bị. Tào Tháo nghe tin bèn sai Tào Hồng và Tào Hưu ra đối địch.
Trương Phi và Ngô Lan bàn nhau phao tin quân Thục muốn vây bọc đánh chặn đường về của quân Tào. Tào Hưu đề nghị Tào Hồng không nên mắc mưu đó, vì nếu quân Thục thực sự có ý định này sẽ không đồn tin ra ngoài, chỉ cần tập trung đánh Ngô Lan trước mặt là đuổi được quân Thục.
Tào Hồng nghe theo Tào Hưu, dồn sức tấn công vào cánh quân của Ngô Lan ở Hạ Bị. Ngô Lan bị Tào Hồng đánh bại, phó tướng Nhâm Quỳ tử trận. Trương Phi muốn mang quân tới chi viện, nhưng quân Tào Hồng đông đảo đóng tại Vũ Đô khiến quân Thục không tiến lên được.
Tháng 3 năm 218, Trương Phi không chịu nổi áp lực của quân Tào Hồng, phải rút lui khỏi Cố Sơn. Ngô Lan bỏ chạy vào chỗ bộ lạc người tộc Chi và bị họ giết chết.
Lưu Bị ra quân.
Lưu Bị không vì mất Ngô Lan và thất bại của Trương Phi mà bỏ việc đánh chiếm Hán Trung . Tháng 4 năm 218, ông giao cho Gia Cát Lượng trấn giữ Thành Đô, tự mình cùng mưu sĩ Pháp Chính khởi 10 vạn quân đi đánh Hán Trung.
Lưu Bị sai Trần Thức đánh chiếm Mã Minh Các, chiếm lấy địa thế cao. Từ Hoảng bèn mang quân ra tập kích Trần Thức. Do thiếu chuẩn bị nên Trần Thức bị đánh bại, phải rút lui. Trương Cáp nhân đó tiến lên đóng đồn ở Quảng Thạch, đối đầu với quân chủ lực của Lưu Bị. Lưu Bị mấy lần phái Hoàng Trung tiến đánh nhưng không thắng được Trương Cáp và bị tổn thất.
Lưu Bị buộc phải sai người về điều động cánh quân của Triệu Vân đang chờ lệnh ở Ích châu đến chi viện. Quân Thục mạnh lên, kéo đến ải Dương Bình. Quân Tào giữ ải yếu nên không giữ nổi. Quân Thục nhanh chóng lấy cửa ải Dương Bình và đóng lại đây.
Tháng 7 năm 218, Tào Tháo đã kết thúc đụng độ phía đông với Tôn Quyền bất phân thắng bại (chia lại địa giới Kinh châu), bèn trở về phía tây. Tào Tháo thấy Lưu Bị khởi đại quân tới quyết chiến. Ông điều Từ Hoảng về trợ chiến cho Trương Liêu để đối phó với Tôn Quyền, điều Hạ Hầu Đôn và Tào Chân đi tây chinh. Tháng 9 năm đó, đại quân Tào Tháo tiến đến Trường An. Ông triệu tập Tào Hồng về Trường An.
Phía Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng từ Thành Đô ra Dương Bình để cùng Pháp Chính bàn đối sách với quân Tào.
Sang đầu năm 219, Lưu Bị thúc quân vượt qua sông Miện Thủy (một nhánh của sông Hán Thủy). Lưu Bị đóng quân hạ trại tại núi Định Quân, Hoàng Trung được lệnh cầm một cánh quân mai phục ở phía sau đỉnh núi này.
Tướng Tào là Hạ Hầu Uyên không biết là mưu kế, mang toàn quân tới đánh doanh trại của Lưu Bị. Trong khi hai bên đang xô xát kịch liệt, đột nhiên Hoàng Trung từ trên cao thúc trống đánh xuống, khí thế rất mạnh vào sườn quân Tào. Quân Tào bị đánh tan nát không còn hàng trận. Hoàng Trung chém được Hạ Hầu Uyên và giết được thứ sử Ích châu của Tào Tháo là Triệu Ngung. Quân Tào tham chiến có 5000 người gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tào Tháo ra quân.
Ngụy vương Tào Tháo được tin Hạ Hầu Uyên tử trận, đích thân mang đại quân từ Trường An qua hang Tà Cốc vào Xuyên để quyết chiến. Do quân Thục đã đánh chiếm được kho lương ở Thiên Đãng Sơn, lương thực tại chỗ không đủ cung ứng, Tào Tháo phải dùng nhiều nhân sự vào việc vận chuyển lương từ hậu phương, gặp nhiều khó khăn. Lưu Bị nắm được chỗ yếu của Tào Tháo, bèn phái binh đi cướp lương thảo.
Hoàng Trung cầm quân đi cướp lương, có hẹn với Triệu Vân đi cứu ứng. Quá thời gian định ước với nhau và chưa thấy Hoàng Trung trở về, Triệu Vân bèn mang vài chục kị binh đi thám thính, đúng lúc chạm trán với quân Tào, cứu được Hoàng Trung.Tào Tháo ở Dương Bình biết tin, liền xuất đại quân ra vây hãm. Gặp quân Tào đông đảo nhưng Triệu Vân không sợ hãi, cùng các kị binh phá vỡ vòng vây. Quân Tào khiếp sợ không dám lại gần, Triệu Vân vừa đánh vừa lui. Quân Tào thấy Triệu Vân ít người, ào ào đuổi theo, Triệu Vân cố sức đánh lui nhiều đợt truy kích của quân Tào, ngoảnh lại thấy bộ tướng Trương Trứ còn mắc trong vòng vây, lại đánh vào trong hàng ngũ quân Tào, cứu được Trương Trứ cùng thoát ra, trở về trại.
Trong trại quân Thục, Miêu dương trưởng là Trương Ký thấy quân Tào đánh đến trại, đề nghị đóng chặt cổng lại để thế thủ, nhưng Triệu Vân không nghe theo, đề nghị mở toang cổng trại, lệnh cho quân sĩ im hơi lặng tiếng. Tào Tháo đuổi đến nơi, thấy trại quân Thục không cờ không trống, nghi là có phục binh nên rục rịch rút về. Quân Tào vừa quay lưng, Triệu Vân lập tức truyền lệnh, quân Thục nhất loạt bắn tên ra, còn Triệu Vân hạ lệnh thúc trống, tù và ầm ĩ. Quân Tào sợ bị đuổi riết vội xô nhau chạy một mạch tới bờ sông Hán Thủy, dẫm đạp lên nhau, bị rơi xuống sông chết khá nhiều.
Sau trận thắng đó, Lưu Bị giữ thế phòng thủ không ra giao chiến. Qua hơn 1 tháng khiêu chiến không đánh được trận nào, quân sĩ bỏ trốn ngày một nhiều. Lưu Bị lại sai người lọt vào hàng ngũ quân Tào làm nội ứng, phao tin đồn khiến quân Tào chán nản.
Tháng 5 năm 219 bắt đầu vào hè, trời mưa nhiều khiến quân Tào đông đảo càng mệt mỏi vì vận lương. Tướng hướng đạo là Vương Bình bỏ trốn sang đầu hàng Lưu Bị, được Lưu Bị trọng dụng.
Tào Tháo lúc đó tuổi đã cao, sức lực không còn tráng kiện; ông liệu thế không thể thắng được Lưu Bị, đành hạ lệnh lui quân khỏi Hán Trung. Trước khi rút lui, ông nói với các tướng:
Các sử gia Trung Quốc đánh giá câu nói này là lời tự trấn an tinh thần cho mình theo kiểu A.Q.
Khi rút quân, Tào Tháo để Trương Cáp và Tào Hồng chia nhau đóng đồn ở Trần Thương và Vũ Đô, sai Tào Chân yểm trợ cho Tào Hồng dần dần rút khỏi Vũ Đô. Chiến dịch kết thúc, Lưu Bị chiếm được Hán Trung.
Chiến sự tại các quận mới.
Tại vùng đất mới tách ra từ Hán Trung của Trương Lỗ do Tào Tháo phân chia, chiến sự cũng xảy ra theo chiều hướng có lợi cho Lưu Bị.
Lưu Bị phong Mạnh Đạt làm Thái thú Nghi Đô (thay Trương Phi), từ Tỉ Quy đánh lên phía bắc vào quận Phòng Lăng. Mạnh Đạt giết được Thái thú Phòng Lăng là Khoái Kỳ rồi tiếp tục tiến lên phía bắc tới Thượng Dung.
Lưu Bị sợ Mạnh Đạt sơ suất, bèn sai con nuôi là Lưu Phong giong thuyền từ Hán Trung theo đường Miện Thủy xuôi xuống, phối hợp với Mạnh Đạt tấn công Thượng Dung. Thái thú Thượng Dung là Thân Đam mới được Tào Tháo bổ nhiệm đầu hàng.
Lưu Bị cho Lưu Phong làm Thái thú Phòng Lăng; bắt gia quyến Thân Đam về Thành Đô làm con tin, mặt khác vẫn cho Thân Đam tiếp tục làm Thái thú Thượng Dung, dùng em Đam là Thân Nghi làm Kiến tín tướng quân, thái thú Tây Thành.
Hậu quả và ý nghĩa.
Tào Tháo không những triệt thoái khỏi Hán Trung, mà lệnh cho các cánh quân trong 3 quận Tây Thành và Thượng Dung mà ông mới đặt ra cùng rút về. Quận Thượng Dung và Tây Thành đầu hàng Lưu Bị. Toàn Đông Xuyên mà Tào Tháo đánh chiếm năm 215 mất về tay Lưu Bị.
Lưu Bị chiếm được toàn bộ Ích châu, lãnh thổ mà ông quản lý rộng nhất trong toàn bộ sự nghiệp (gồm Ích châu và 4 quận Kinh châu là Vũ Lăng, Nam quận, Nghi Đô, Phòng Lăng).
Không lâu sau thắng lợi này, tháng 7 năm 219, Lưu Bị tự xưng là Hán Trung vương, đứng ngang hàng với Tào Tháo (đã xưng Ngụy vương năm 216).
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Tam Quốc diễn nghĩa đề cao vai trò của Gia Cát Lượng, mô tả ông có vai trò chủ yếu trong việc hiến kế cho Lưu Bị đánh bại quân Tào: nói khích Hoàng Trung, điều khiển Triệu Vân ở Hán Thủy, dùng kế nghi binh với quân Tào... Ngoài ra, La Quán Trung còn để con thứ ba của Tào Tháo là Tào Chương tham chiến, giết được Ngô Lan.
Trên thực tế, Gia Cát Lượng vào thời điểm này được Lưu Bị ủy quyền thay ông ở lại Thành Đô cai quản đất Thục. Còn người cùng ra trận, đóng vai trò tham mưu chính cho Lưu Bị trong trận này là Pháp Chính; còn Tào Chương không tham chiến, chỉ gặp Tào Tháo khi quân Tào đã lui về Trường An và được Tào Tháo sai ở lại trấn thủ thành này. | 1 | null |
(1891–1945) là một Phó đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Ông là người chỉ huy các lực lượng hải quân Nhật phòng thủ bán đảo Oroku trong Trận Okinawa và đã mổ bụng tự sát khi bán đảo này thất thủ về tay quân Mỹ.
Tiểu sử.
Ōta sinh ngày 7 tháng 4 năm 1891 tại Nagara, Chiba. Ông đứng hạng thứ 64/188 ở khóa 41 Học viện Hải quân Hoàng gia Nhật Bản năm 1913. Ōta tham gia thực tập với quân hàm Chuẩn úy tại tuần dương hạm "Azuma" và đã có dịp cùng con tàu đi đến Honolulu, San Pedro, San Francisco, Vancouver, Victoria, Tacoma, Seattle, Hakodate và Aomori. Sau khi trở về Nhật, ông được điều đến thiết giáp hạm "Kawachi", sau đó là thiết giáp hạm "Fusō" với quân hàm Thiếu úy. Sau khi được phong Trung úy năm 1916, ông trở về trường học ngành hải pháo, nhưng bị gián đoạn gần một năm vì mắc bệnh lao. Sau khi khỏi bệnh, ông hoàn thành khóa học ngư lôi và khóa học nâng cao về hải pháo, rồi chuyển sang làm việc trên thiết giáp hạm thiết giáp hạm "Hiei" và "Fusō". Sau đó ông lại trở thành giảng viên tại Học viện Kỹ sư Hải quân.
Ōta vào năm 1932 đã chỉ huy một đại đội Hải quân Lục chiến Đế quốc Nhật Bản trong Sự kiện Thượng Hải 1931. Ông được thăng hàm Trung tá năm 1934. Năm 1936, ông làm sĩ quan điều hành trên thiết giáp hạm thiết giáp hạm "Yamashiro" và sau đó là hạm trưởng tàu chở dầu "Tsurumi" năm 1937. Ông trở thành Đại tá vào tháng 12 cùng năm.
Năm 1938, khi Chiến tranh Trung-Nhật đã bùng nổ, Ōta được điều làm chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 6 tại Kure. Năm 1941, ông làm chỉ huy Hải quân Lục chiến dưới sự điều hành của Hạm đội Trung Hoa Khu vực tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cùng năm đó, ông trở về Nhật và được giao chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 2, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo Midway. Mặc dù cuộc đổ bộ này đã không diễn ra, ông được phong hàm Chuẩn đô đốc và chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 8 tại New Georgia chống lại Thủy quân lục chiến tuần duyên của Mỹ. Sau khi tham gia chỉ huy nhiều đơn vị khác nhau, tháng 1 năm 1945, ông được đưa đến Okinawa để chỉ huy đơn vị hải quân tại đây, lực lượng tăng viện cho công cuộc phòng thủ đảo.
Trận Okinawa.
Tại Okinawa, Ōta chỉ huy 10.000 lính dưới quyền. Tuy nhiên một nửa số đó là dân thường bị cưỡng bức quân dịch, không được huấn luyện đầy đủ. Số còn lại là các pháo thủ trên tàu biển, không có kinh nghiệm chiến đấu trên bộ. Các tài liệu Đồng Minh có sự mâu thuẫn nhau khi nói về vai trò của ông trong trận Okinawa. Có tài liệu nói Ōta có nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy những người lính của mình chiến đấu với Đồng minh, "rút lui từ từ về bán đảo Oroku đã phòng thủ kiên cố." Tuy nhiên thực tế tổng hành dinh hải quân đã đặt tại Oroku ngay từ khi trận đánh bắt đầu. Đại tá tham mưu Yahara Hiromichi của Quân đoàn 32 Lục quân đã miêu tả việc truyền lệnh sai lệch đối với đơn vị của Ota như sau: Ota đã chuẩn bị cho việc phòng thủ từ ngày 24 tháng 5, đó là rút lui toàn bộ lực lượng hải quân về phía nam để hỗ trợ lục quân. Ông đã cho phá hủy các vũ khí hạng nặng, đạn dược và cả vũ khí cá nhân. Tuy nhiên Quân đoàn 32 trên đường rút quân lại lệnh cho Ota trở lại Oroku do có sự nhầm lẫn về thời gian. Điều này dẫn đến hải quân trở lại vị trí phòng thủ cũ mà không có vũ khí hạng nặng cũng như một nửa số binh sĩ không có súng trường. Lính Mỹ sau đó đã tấn công và bao vây hòn đảo, ngoài ra còn cho một đơn vị nhảy dù phía sau vị trí quân Nhật. Quân Nhật đã tự sát bằng các vũ khí có được và cả thực hiện tấn công tự sát. Theo bảo tàng tại địa đạo Tổng hành dinh Hải quân ở Okinawa, "4.000 lính Nhật đã tự sát" trong lô cốt chỉ huy, bao gồm cả Ōta.
Ngày 11 tháng 6 năm 1945, Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 6 Hoa Kỳ bao vây vị trí của Ōta. Ông đã gửi bức điện tín sau cùng về Tổng hành dinh Quân đoàn 32 lúc 16 giờ ngày 12 tháng 6 (bảo tàng tại địa đạo Tổng hành dinh Hải quân ở Okinawa lại đưa ra thời gian là 20 giờ 16 phút ngày 6 tháng 6 năm 1945). Bức điện tín có nội dung như sau:
Ngày 13 tháng 6, Ōta đã cùng 6 sĩ quan tham mưu tại đây tự sát kiểu "Harakiri". Ngày 14 tháng 6, quân Mỹ đã chiếm được nơi này sau khi chịu thương vong 1.700 người còn phía Nhật chết hết. Thi hài của Ōta cùng 6 sĩ quan khác cũng được tìm thấy. Ōta sau đó được truy phong quân hàm Phó đô đốc. | 1 | null |
"Love & Girls" (tạm dịch: "Tình ái và con gái") là đĩa đơn tiếng Nhật thứ bảy của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2013.
Lịch sử.
Ngày 5 tháng 4 năm 2013, Girls' Generation được công bố là sẽ phát hành đĩa đơn tiếng Nhật đầu tiên trong năm, "Love & Girls", vào ngày 29 tháng 5 năm 2013. Đĩa đơn này sẽ được phát hành dưới hai phiên bản thông thường và giới hạn. Phiên bản thông thường bao gồm ca khúc chủ đề "Love & Girls" cũng như bài hát mặt B "Lingua Franca" (). Phiên bản giới hạn bao gồm một đĩa DVD chứa video âm nhạc của bài hát mặt B "Beep Beep" nằm trong đĩa đơn tiếng Nhật thứ sáu của nhóm, "Flower Power". Tuy nhiên ngày phát hành của "Love & Girls" đã bị hoãn lại đến ngày 19 tháng 6 năm 2013, đồng thời video âm nhạc của "Beep Beep" cũng được thay thế bởi video âm nhạc của "Love & Girls".
Video âm nhạc.
Video âm nhạc của "Love & Girls" được ghi hình vào ngày 17 tháng 4 năm 2013 với sự tham gia của các thành viên nữ trong fansite của Girls' Generation tại Nhật Bản. Video âm nhạc cũng như đĩa đơn ban đầu được lên lịch phát hành vào ngày 29 tháng 5 năm 2013, tuy nhiên việc phát hành đã bị hoãn để thay đổi một vài cảnh trong video. Video âm nhạc được ra mắt vào ngày 17 tháng 5 năm 2013 trên Space Shower TV. | 1 | null |
"Colors Of The Wind" là một bài hát thể loại pop ballad do nhà thơ Stephen Schwartz và nhà soạn nhạc Alan Menken sáng tác riêng cho bộ phim hoạt hình thứ 33 của hãng Walt Disney Pictures là Pocahontas (1995). Bài hát mang nội dung rất sâu sắc khi nói về phân biệt chủng tộc, sự tôn trọng thiên nhiên và kêu gọi con người sống hòa hợp với các sinh vật trên trái đất.
Sau đó, bản thu âm của bài hát do ca sĩ Vanessa Williams thể hiện đã được phát hành như là đĩa đơn trích từ nhạc nền của bộ phim vào ngày 23 tháng 3 năm 1995. "Colors Of The Wind" đã giành một giải Oscar cho "Bài hát nhạc phim hay nhất" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 68 vào năm 1995, trở thành bài hát chiến thắng thứ tư của nhà soạn nhạc Alan Menken. Bài hát cũng giành được một Quả cầu vàng cũng như giải Grammy cho "Bài hát trong phim hay nhất".
"Colors Of The Wind" được xem là một trong những bài hát chủ đề của phim Disney hay nhất từ trước đến nay.
Cover.
Bài hát ban đầu được thu âm bởi nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Mỹ Judy Kuhn, sau đó được thể hiện rất thành công bởi ca sĩ người Mỹ Vanessa Williams. Cùng với sự phổ biến của bài hát, đã có nhiều nghệ sĩ cover lại bài hát này như: | 1 | null |
Công nghiệp sáng tạo (CNST) là tên gọi những ngành công nghiệp mới xuất hiện trong thế kỷ 20, tuy những ý tưởng ban đầu về lĩnh vực công nghiệp này bắt đầu từ khung thống kê dành cho các hoạt động văn hóa đã bắt đầu từ những năm 1986.
Tại Anh, công nghiệp sáng tạo được định nghĩa bao gồm 13 lĩnh vực trong số đó có cả chợ thủ công mỹ nghệ truyền thống, âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo và kiến trúc. Theo định nghĩa như Hệ thống sản xuất ngành công nghiệp sáng tạo (Creative Industries Production system, CIPS) được tiếp thu bởi Singapore, Anh, New Zealand và Hồng Kông, quá trình đi từ một ý tưởng đến tiêu dùng bao gồm toàn bộ các khâu hình thành, sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Theo đó, việc thương mại hóa các sản phẩm mang tính ý tưởng, có liên quan đến văn hóa và nghệ thuật là tiền đề cho sự hình thành của công nghiệp sáng tạo.
Công nghiệp sáng tạo là khái niệm bao gồm trong kinh tế tri thức . Trong thách thức của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, sáng tạo trở thành những phương tiện mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và toàn cầu hóa. Kinh tế sáng tạo, khái niệm của công nghiệp sáng tạo, là kinh tế tri thức, nhưng khác với kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo có thể đo lường được và tính được doanh thu, là một bộ phận kết nối giữa văn hóa và thương mại. Theo một báo cáo của UNCTAD (2008), CNST toàn cầu đóng góp khoảng 3.4% vào nền thương mại quốc tế và đạt một tốc độ tăng trưởng khoảng 8.7% trong những năm 2000 – 2005.
Theo định nghĩa của UNESCO, công nghiệp sáng tạo bao gồm những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Việc phát triển CNST tại một số quốc gia trên thế giới.
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, đã hình thành mạng lưới các thành phố sáng tạo và được UNESCO công nhận, như thành phố văn học Edinburg (Scotland), thành phố âm nhạc Bologna (Ý) hay Sevilla (Tây Ban Nha) hay thành phố thiết kế Montréal (Canada), Berlin (Đức). Sự hình thành phân vùng các ngành công nghiệp sáng tạo, mạng lưới các quận huyện đã thúc đẩy tập trung hóa phân công lao động, giúp họ tiếp cận được với nguồn tri thức văn hóa và sáng tạo to lớn đầy tiềm năng. Theo số liệu điều tra của Eurostat và AMADEUS được ghi nhận bởi Vụ châu Âu (2006), tỉ lệ đóng góp của nền kinh tế sáng tạo vào các quốc gia châu Âu lần lượt là khoảng 3% (Anh), 3,2% (Thụy Sĩ), 3,4% (Litva), 2,5% (Hà Lan), 2,7% (Ba Lan). Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là cửa ngõ sáng tạo kết nối giữa châu Âu và châu Á (, trang 48).
Tại châu Á, tuy khởi động muộn hơn các quốc gia châu Âu, nhưng các thành phố sáng tạo cũng đã được hình thành trong những năm 2001 – 2006 tại những thành phố lớn như Yokohama (Nhật Bản), Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc). Tại đó, có những mạng lưới công nghiệp sáng tạo cùng phân vùng mang nét đặc trưng văn hóa riêng của từng quốc gia. Một số điển hình có thể kể đến là Quận Văn hóa Tây Kowloon (Hồng Kông), Quận nghệ thuật Daishanzi Art (Bắc Kinh). Theo báo cáo của UNCTAD (2008), tại Hàn Quốc, làn sóng công nghiệp sáng tạo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm công nghệ game, ảnh động và đồ họa đa chiều về thị giác, với sư gia tăng từ 12,7 triệu USD trong năm 1999 lên 37,5 triệu USD năm 2003 trong trị giá xuất khẩu lập trình truyền hình. Tại Thượng Hải, nhờ vào những chính sách như Kế hoạch phát triển 5 năm (2006 – 2010), đã có khoảng 75 khu công nghiệp sáng tạo mới dọc thành phố, tạo cơ hội làm việc cho hơn 25000 người, đẩy trị giá đóng góp của ngành CNST vào tổng giá trị GDP lên mức 6% vào năm 2005 . Tại Úc, một số dự án nhằm phát triển ngành CNST được tiến hành từ năm 2008 tại bang Queensland, với một số đề xuất được phê duyệt như việc xây dựng Trung tâm thiết kế tại địa điểm dễ tiếp cận thuộc khu vực trung tâm của bang.
Tại Mỹ Latinh, các chương trình đào tạo ngành CNST cũng được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ như ACB/JR, MJK v.v. cho trẻ em thuộc đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc. Ngoài ra, các chương trình trao đổi và kết nối khu vực đã tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong khu vực về âm nhạc, vũ điệu và thời trang giữa các quốc gia Nam Mỹ. Những lễ hội carnival hình thành nền công nghiệp carnival tại các quốc gia như Brasil, Cuba, Columbia. Chile với sự phát triển công nghiệp âm nhạc, đội ngũ nhân lực có trình độ cao, được đánh giá là quốc gia đi đầu trong hệ thống thông tin Công nghệ sáng tạo với những thống kê về CNST được xuất bản thành ấn phẩm mỗi năm (, trang 52). Tại Columbia, nhiều lĩnh vực công nghiệp sáng tạo được xem là có đóng góp khoảng 10% cho sự giàu có của quốc gia này như công nghiệp thời trang, chế tác đồ trang sức, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân (personal care products) và du lịch nghỉ dưỡng (health tourism) (, trang 66).
Các quốc gia vùng Trung Đông và châu Phi cũng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của nền công nghiệp sáng tạo. Báo cáo của UNCTAD (2008) cho thấy có khoảng 7 quốc gia châu Phi như Nam Phi có nền công nghiệp biểu diễn và 2 trong số đó đã hình thành được nền công nghiệp ghi âm là Nam Phi và Zimbaque. Các quốc gia vùng Trung Đông, theo khảo sát của WIPO (2004), lựa chọn xuất bản sách, âm nhạc (hòa âm ghi âm), sản xuất phim ảnh và công nghiệp phần mềm như là những ngành công nghiệp tiềm năng.
Phân ngành.
Bảng chi tiết phân ngành sản phẩm ngành công nghiệp Sáng tạo
"Bảng phân loại áp dụng Harmonized system (HS 1996) do tại thời điểm khảo sát một số quốc gia chưa áp dụng HS 2006.
Ngoài ra các lĩnh vực dịch vụ sử dụng hệ thống phân loại EBOPs (hệ thống Cán cân thanh toán mở rộng) trình bày trong Hướng dẫn Thống kê Thương mại và Dịch vụ quốc tế (MSITS, 2002).""
Lợi ích kinh tế xã hội của việc phát triển CNST.
Ngành CNST để phát triển cần có sự bảo hộ hữu hiệu đối với quyền sở hữu trí tuệ. (Báo cáo UNCTAD 2008, trang 24). Do đó, việc phát triển ngành CNST sẽ góp phần nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền SHTT/ quyền tác giả của các sản phẩm, lĩnh vực của ngành CNST nhằm đáp ứng những yêu cầu theo những thỏa thuận WTO về Sở hữu trí tuệ.
Chính phủ hỗ trợ ngành Công nghiệp sáng tạo sẽ thúc đẩy hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhờ có sự phối hợp đồng đều giữa các cơ quan chức năng trong quản lý và hỗ trợ phát triển ngành.
Thông qua hỗ trợ phát triển ngành tạo được cơ sở dữ liệu ngành, tăng khả năng quản lý để theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.
Ngành công nghiệp sáng tạo (CNST) tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp (Ngành thiết kế bao bì, kiểu dáng công nghiệp, quảng cáo truyền thông)
Theo báo cáo của UNCTAD 2010, tại một số quốc gia, Công nghiệp Sáng tạo có nhiều tiềm năng kết hợp với xu hướng phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho các ngành công nghiệp và dịch vụ như ngành công nghiệp thời trang, du lịch sinh thái, những chương trình truyền thông hướng về môi trường.(, trang 67,68,69,70)
CNST tạo giá trị kết nối giữa văn hóa truyền thống và những giá trị văn hóa mới. Theo báo cáo của UNCTAD, việc thương mại hóa những sản phẩm mang tính sáng tạo đem lại giá trị kinh tế đo lường được cho sản phẩm văn hóa, ví dụ như ngành công nghiệp âm nhạc tại các quốc gia Mỹ Latinh. Nhờ đó mà những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có cơ hội được bảo tồn và phát huy đến thế hệ sau.
Giá trị về đào tạo: phát triển tính sáng tạo, đổi mới đối với lực lượng lao động trẻ. Nghiên cứu cho thấy ngành CNST đóng góp khoảng 2% - 8% cho lực lượng lao động hàng năm và người lao động trong ngành có mức độ hài lòng cao tương đối so với các ngành nghề khác (, trang 25).
Tại Việt Nam.
Nhìn chung do các ngành công nghiệp sáng tạo chưa được định nghĩa rõ ràng tại Việt Nam nên chưa có các số liệu thống kê cụ thể.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của Cục thống kê Thành phố, trong số 76.513 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có khoảng 753 doanh nghiệp làm về các ngành thiết kế quảng cáo, tư vấn đầu tư xây dựng, trang trí nội thất, chiếm 0,9%. Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số lượng các doanh nghiệp làm xây dựng và dịch vụ xây dựng là 7.515 doanh nghiệp (chiếm gần 10%), khách sạn nhà hàng có 1.872 doanh nghiệp (chiếm khoảng 2%). Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ không thuộc nhóm ngành dịch vụ cơ bản chiếm gần 1/3 trong tổng số doanh nghiệp khảo sát năm 2010. | 1 | null |
là một máy chơi game cầm tay được sản xuất và phát hành bởi Sony Computer Entertainment. Là hệ máy kế thừa cho hệ máy PlayStation Portable là một phần của thương hiệu PlayStation. Nó được phát hành tại Nhật Bản và các bộ phận của châu Á ngày 17 tháng 12 năm 2011, ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Singapore ngày 22 tháng 2 năm 2012 cuối cùng tại Úc vào ngày 23 tháng năm 2012, tập trung chủ yếu cạnh tranh với Nintendo 3DS.
Thiết bị cầm tay bao gồm hai cần analog sticks, một màn hình 5-inch (130 mm) OLED đa cảm ứng điện dung, và hỗ trợ Bluetooth, Wi-Fi và 3G phiên bản tùy chọn. Bên trong, Vita có chip xử lý lõi tứ ARM Cortex-A9 MPCore và chip xử lý đồ họa SGX543MP, cũng như phần mềm LiveArea như giao diện người dùng chính của nó, hỗ trợ thành công XrossMediaBar.
Trong tháng 5 năm 2013, Sony đã công bố rằng tất cả các trò chơi PlayStation 4 sẽ tương thích để được chơi thông qua Remote Play trên PlayStation Vita.
Sau 8 năm có mặt trên thị trường, Sony tuyên bố bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 2019 sẽ ngưng sản sản xuất máy Playstation Vita cùng với việc ngưng bán game bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 năm 2019.
Lịch sử.
Nền tảng thay đổi.
Sau thành công vang dội của dòng máy chơi game cầm tay Game Boy của Nintendo trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, với rất ít sự cạnh tranh trên thị trường, và sự thành công lớn của Sony với máy chơi trò chơi điện tử gia đình PlayStation và PlayStation 2 cùng thời điểm, Sony đã quyết định thâm nhập thị trường thiết bị cầm tay. Năm 2004, hãng phát hành PlayStation Portable (PSP) để cạnh tranh với Nintendo DS như một phần của thế hệ máy chơi game video thứ bảy. Sau một khởi đầu chậm chạp trên thị trường toàn thế giới, nó đã được tiếp thêm sinh lực tại Nhật Bản với nhiều bản phát hành trong loạt Monster Hunter. Với việc loạt phim này ít phổ biến hơn ở các khu vực phương Tây, nó đã không thể phục hồi nền tảng theo cách tương tự. PSP cuối cùng là một kết quả hỗn hợp cho công ty. Nó được coi là một thành công ở chỗ nó là nền tảng trò chơi điện tử cầm tay duy nhất từng cạnh tranh đáng kể với Nintendo về thị phần một cách có ý nghĩa, bán được gần 80 triệu đơn vị trong vòng đời của nó, gần bằng với số lượng Game Boy Advance của Nintendo trong thế hệ thứ sáu của bảng điều khiển trò chơi điện tử. Mặc dù vậy, nó vẫn chỉ bán được hơn một nửa số lượng mà đối thủ cạnh tranh thực tế trên thị trường là DS đã bán, là hơn 150 triệu chiếc vào cuối năm 2011.
Tin đồn về người kế nhiệm PSP xuất hiện sớm nhất là vào tháng 7 năm 2009 khi Eurogamer báo cáo rằng Sony đang làm việc trên một thiết bị như vậy, sử dụng bộ xử lý PowerVR SGX543MP và hoạt động ở mức tương tự như Xbox gốc. Đến giữa năm 2010, các trang web tiếp tục đăng các câu chuyện về các tài khoản về sự tồn tại của "PSP 2". Các báo cáo đã phát sinh trong Tokyo Game Show rằng thiết bị đã được công bố nội bộ trong một cuộc họp riêng vào giữa tháng 9 được tổ chức tại trụ sở của Sony Computer Entertainment ở Aoyama, Tokyo. Ngay sau đó, các báo cáo về bộ công cụ phát triển cho thiết bị cầm tay được cho là đã được chuyển đến nhiều nhà phát triển trò chơi điện tử bao gồm cả nhà phát triển bên thứ nhất và bên thứ ba để bắt đầu tạo trò chơi cho thiết bị này, một báo cáo sau đó được Nhà sản xuất điều hành Mortal Kombat Shaun Himmerick xác nhận. Đến tháng 11, Phó chủ tịch cấp cao của Electronic Arts, Patrick Soderlund, xác nhận rằng ông đã thấy rằng người kế nhiệm PlayStation Portable đã tồn tại, nhưng không thể xác nhận chi tiết. Trong cùng tháng, VG247 đã công bố những hình ảnh về phiên bản nguyên mẫu ban đầu cho thấy thiết kế màn hình trượt giống PSP Go cùng với hai thanh analog, hai camera và micrô, mặc dù báo cáo đã đề cập rằng các vấn đề quá nhiệt đã khiến chúng phải rời xa thiết kế thiên về kiểu máy giống với thiết bị PlayStation Portable ban đầu.
Trong suốt năm 2010, Sony sẽ không xác nhận những báo cáo này về người kế nhiệm PSP, nhưng sẽ đưa ra bình luận về việc chế tạo phần cứng trong tương lai. Shuhei Yoshida, Chủ tịch Sony Computer Entertainment Worldwide Studios tiết lộ rằng studio của ông, mặc dù thường tham gia nhiều hơn vào phần mềm, nhưng vẫn có vai trò liên tục trong việc phát triển phần cứng trong tương lai vào thời điểm đó. Vào tháng 12, Giám đốc điều hành Sony Computer Entertainment, Kazuo Hirai, tuyên bố rằng Sony nhắm đến việc thu hút nhiều người bằng cách sử dụng nhiều phương thức nhập trên phần cứng trong tương lai; các nút và cần điều khiển dành cho người dùng hệ thống trò chơi cầm tay truyền thống và màn hình cảm ứng cho người dùng điện thoại thông minh. Thiết bị được Sony chính thức công bố vào ngày 27 tháng 1 năm 2011, tại cuộc họp báo "PlayStation Meeting" do công ty tổ chức tại Nhật Bản. Hệ thống này, chỉ được biết đến với tên mã "Next Generation Portable", được công bố là một thiết bị chơi game cầm tay nhắm đến chất lượng hình ảnh PlayStation 3, sau đó được làm rõ là không được hiểu ở cấp độ nghĩa đen bởi vì, theo David Coombes, giám đốc nghiên cứu nền tảng tại Sony Computer Entertainment America, "Chà, nó sẽ không chạy ở tốc độ 2 GHz [như PS3] vì pin sẽ kéo dài năm phút và nó có thể sẽ đốt cháy quần của bạn". Sức mạnh của nó sau đó được các kỹ sư Sony mô tả là khoảng giữa PSP và PS3. Như những tin đồn đã đưa ra, thiết bị được thiết kế để thể hiện "điều tốt nhất của cả hai thế giới" giữa chơi game di động và cầm tay, bao gồm màn hình cảm ứng OLED 5 inch, bàn di chuột phía sau kết hợp với các nút vật lý và thanh analog kép. Sony cũng tiết lộ rằng thiết bị sẽ sử dụng kết hợp phân phối trò chơi bán lẻ và kỹ thuật số. Các chi tiết khác đã được công bố tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi 2011, bao gồm cả việc Sony sẽ loại bỏ định dạng đĩa UMD của PSP để thay thế cho các hộp mực trò chơi nhỏ có các biến thể kích thước 2 GB hoặc 4 GB cùng với hai camera, khả năng nhận diện khuôn mặt, phát hiện đầu và theo dõi.
Khởi động và những năm đầu Đổi mới.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 2011, tại E3 2011, Sony đã thông báo rằng tên chính thức của thiết bị sẽ là PlayStation Vita, với từ "vita" là tiếng Latinh có nghĩa là "sự sống". Mặc dù các báo cáo về trận động đất năm 2011 ở Nhật Bản đã làm trì hoãn việc phát hành thiết bị, Sony xác nhận lại rằng thiết bị đang trên đà phát hành vào cuối năm 2011 tại Nhật Bản và ngày phát hành tháng 2 năm 2012 cho các khu vực lớn khác trên thế giới. Ngày phát hành sau đó được thu hẹp xuống ngày 17 tháng 12 năm 2011, phát hành tại Nhật Bản, và ngày phát hành 22 tháng 2 năm 2012 cho Châu Mỹ và Châu Âu, mặc dù một phiên bản giới hạn đã được phát hành trước đó một tuần ở Bắc Mỹ vào ngày 15 tháng 2, 2012, bao gồm mô hình 3G/WiFi của thiết bị, trò chơi Little Deviants, hộp đựng phiên bản giới hạn và thẻ nhớ 4 GB. Vita đã ra mắt với 26 tựa ở Nhật Bản, với việc Sony thông báo rằng có hơn 100 tựa đang được phát triển trước khi phát hành toàn bộ hệ thống. Vita đã ra mắt ở phương Tây với 25 tựa game, bao gồm các tựa game gốc như Uncharted: Golden Abyss và Wipeout 2048, và các bản cập nhật của các trò chơi như FIFA 12 và Rayman Origins.
Doanh số bán ra của Vita bắt đầu mạnh khi ra mắt, nhưng sau đó chững lại và kém hiệu quả. Vita đã ra mắt mạnh mẽ tại Nhật Bản, bán được hơn 300.000 chiếc trong tuần đầu tiên có hàng, mặc dù con số ngay sau đó đã giảm 78% xuống dưới 73.000 chiếc được bán ra trong tuần thứ hai và sau đó đạt khoảng 12.000 chiếc được bán ra mỗi tuần trong những tuần tiếp theo. Tương tự, tại Hoa Kỳ, hệ thống ra mắt với 200.000 chiếc được bán ra trong tháng đầu tiên, trước khi giảm xuống còn khoảng 50.000 chiếc một tháng. 1,2 triệu chiếc đã được báo cáo là đã bán được tính đến ngày 26 tháng 2 năm 2012 - sau khi nó được tung ra ở hầu hết các khu vực. Hệ thống tiếp tục nhận được các trò chơi nổi tiếng trong suốt năm 2012, bao gồm Gravity Rush, LittleBigPlanet PS Vita, Sonic & All-Stars Racing Transformed, Persona 4 Golden, Assassin's Creed III: Liberation, và Call of Duty: Black Ops: Declassified. Mặc dù vậy, hệ thống vẫn chỉ bán được 4 triệu chiếc trên toàn thế giới trong 10 tháng đầu tiên có mặt trên thị trường, và được các nhà phân tích ước tính chỉ ở mức 6 triệu chiếc được bán ra sau hai năm khả dụng. Sau năm 2012, Sony ngừng công bố số liệu bán hàng trực tiếp của Vita, thay vào đó chọn công bố số liệu bán hàng kết hợp với nó và PSP. Tuy nhiên, hệ thống hoạt động kém; trong khi Sony dự kiến bán được 16 triệu đơn vị của hệ thống Vita và PSP kết hợp, họ đã phải giảm dự báo hai lần trong cùng năm — xuống còn 12 và sau đó là 10 triệu đơn vị được bán ra.
Với việc các trò chơi cấu hình cao hơn không đẩy đủ doanh số bán hệ thống vào năm 2012, các công ty bên thứ ba lớn như Ubisoft và Activision bắt đầu giảm hoặc loại bỏ hỗ trợ cho hệ thống, đặc biệt là ở phương Tây. Ngoài ra, trong khi loạt phim Monster Hunter đã thúc đẩy đáng kể doanh thu của PSP, sự vắng mặt của nó lại khiến Vita chịu tổn thất. Nhà phát triển của nó, Capcom, đã quyết định phát hành Monster Hunter Tri và các trò chơi Monster Hunter trong tương lai độc quyền trên Nintendo 3DS, nơi nó sẽ bán được hàng triệu bản cho đối thủ cạnh tranh chính của Sony. Thay vào đó, với sự hỗ trợ ngày càng giảm, Shahid Ahmad, Giám đốc Nội dung Chiến lược của Sony, đã bắt đầu một cách tiếp cận mới đối với phần mềm, thông qua việc tiếp cận trực tiếp và tạo điều kiện cho các nhà phát triển độc lập, nhỏ hơn, những người trước đây đã phát hành trò chơi cho nền tảng di động và PC. Mặc dù không hoàn toàn đảo ngược xu hướng bán hàng của Vita, chi phí sản xuất hoặc chuyển các trò chơi có ngân sách nhỏ hơn đã giúp các nhà phát triển dễ dàng kiếm lợi nhuận trên cơ sở người dùng nhỏ hơn của hệ thống và do đó, tăng sự chú ý của người tiêu dùng trên bảng điều khiển, giữ cho thiết bị nổi. Fez, Spelunky, Hotline Miami và OlliOlli đều đạt được thành công khi phát hành trên Vita. Ahmad cũng duy trì sự quan tâm đến thiết bị bằng cách tương tác trực tiếp với người tiêu dùng trên mạng xã hội; trò chơi Tales of Hearts R chỉ được bản địa hóa sang tiếng Anh vì nó đứng đầu trong một cuộc khảo sát về mong muốn của trò chơi trên nền tảng này. Sony tiếp tục hỗ trợ hệ thống này với các trò chơi trong suốt năm 2013, mặc dù ít hơn, với các tựa game như Killzone: Mercenary và Tearaway, cùng với một số cổng khác do phương Tây phát triển như FIFA 13 và Rayman Legends.
Trong khi sự tập trung vào các trò chơi độc lập đã khiến thiết bị này nổi lên ở phương Tây, thì ở Nhật Bản, không cần các biện pháp như vậy vì Vita duy trì doanh số bán phần cứng ở mức vừa phải. Mặc dù thường bị đối thủ cạnh tranh chính là Nintendo 3DS bán chạy hơn, Vita vẫn trở thành một trong những máy chơi game bán chạy nhất về tổng thể, một phần do sở thích chơi game cầm tay của Nhật Bản. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà phát triển Nhật Bản cũng giúp đỡ, với các công ty như Bandai Namco, Falcom, Koei Tecmo, 5pb, Compile Heart, Spike Chunsoft và Atlus đã phát hành nhiều trò chơi thuộc thể loại JRPG và tiểu thuyết trực quan để giúp duy trì dòng chảy trung cấp ổn định phát hành đến hệ thống. Ngoài ra, các trò chơi lớn như Final Fantasy X / X-2 HD Remaster bán rất chạy và gần tương đương với các đối tác bảng điều khiển gia đình của họ. Ngược lại, sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Nhật Bản cũng giúp hỗ trợ hệ thống ở phương Tây, với nhiều trò chơi trong loạt Atelier, Ys, Danganronpa, Persona và The Legend of Heroes được bản địa hóa sang tiếng Anh trên Vita hoặc có thể chơi được thông qua khả năng tương thích ngược của hệ thống với các trò chơi PSP kỹ thuật số.
Trong khi hệ thống cố gắng duy trì nổi như một thành công nhỏ, các vấn đề khác vẫn tiếp tục tồn tại, bao gồm giá cao của hệ thống so với đối thủ cạnh tranh chính của nó, Nintendo 3DS, và thiết bị anh em của nó, PS3, giá cao của thẻ nhớ được sử dụng cho trò chơi và lưu trữ dữ liệu, và sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Vào tháng 8 năm 2013, Sony đã giải quyết hai vấn đề đầu tiên, giảm giá xuống còn 199 đô la ở Bắc Mỹ và 199 euro ở châu Âu, đồng thời cắt giảm giá bán lẻ đề xuất của thẻ nhớ. Việc giảm giá cũng đồng thời với việc phát hành một thiết kế lại nhẹ của hệ thống, kiểu "PS Vita 2000". Việc thiết kế lại bao gồm làm cho hệ thống mỏng hơn 20% và nhẹ hơn 15%, đồng thời bổ sung thêm 1 GB bộ nhớ trong và thời lượng pin thêm một giờ. Tuy nhiên, thiết kế lại đã loại bỏ màn hình OLED để chuyển sang màn hình LCD rẻ hơn.
Thay đổi tiêu điểm.
Vào cuối năm 2013, xung quanh sự ra mắt của thiết bị trò chơi điện tử tiếp theo của Sony, máy chơi trò chơi điện tử gia đình PlayStation 4, Sony đã bắt đầu đưa ra những bình luận liên quan đến sự thay đổi trọng tâm với Vita. Yoshida tuyên bố rằng Sony sẽ phát hành ít trò chơi của bên đầu tiên hơn cho nền tảng này. Giám đốc Đổi mới Phần mềm Nền tảng & Lập kế hoạch Sản phẩm của Sony Computer Entertainment đã tuyên bố rằng "kinh tế học đơn giản không hoạt động với quy trình truyền thống". Sony đã giải quyết vấn đề "tính kinh tế của việc phát triển trò chơi Vita" bằng cách bắt đầu tập trung vào thực tế là hầu hết tất cả các trò chơi PlayStation 4 đều có thể được phát trực tuyến và chơi qua Vita thông qua Remote Play. Sony đã cố gắng gắn thiết bị với PS4 do nó quá phổ biến; chỉ mất vài tuần để doanh số bán hàng vượt qua doanh số của Vita trong suốt gần hai năm. Vào tháng 7 năm 2014, Yoshida tuyên bố rằng công ty sẽ tập trung vào nó ít hơn như một máy chơi trò chơi điện tử cầm tay chuyên dụng mà tập trung nhiều hơn vào sự kết hợp các công dụng của nó, nói rằng "nó không phải là về các trò chơi Vita riêng lẻ nữa. Nó là về cách Vita có thể có nhiều mục đích sử dụng - với PS4 Remote Play, trò chơi PS3 với PS Now và các trò chơi chuyên dụng. Toàn bộ hệ sinh thái với PS4 ở trung tâm, Vita là một phần của điều đó." Sony sau đó đã thông báo rằng Vita sẽ tích hợp PlayStation VR trong cả dạng màn hình thứ hai. Các bản thử nghiệm beta mở cho chức năng PlayStation Now trên PS Vita đã bắt đầu vào ngày 14 tháng 10 năm 2014 tại Bắc Mỹ. PlayStation TV, được phát hành vào cuối năm 2013 và 2014, cũng nhằm mục đích mở rộng cơ sở người dùng của hệ thống bằng cách cho phép chơi các trò chơi Vita trên TV giống như bảng điều khiển gia đình, mặc dù thiết bị này đã bị ngừng sản xuất ở phương Tây vào cuối năm 2015, và cũng không hoạt động tốt ở khu vực tập trung vào thiết bị cầm tay của Nhật Bản. Vào tháng 11 năm 2014, chủ tịch SCEA, Shawn Layden, gợi ý rằng cách tiếp cận mới đang hoạt động ở cấp độ phần cứng, nói rằng doanh số bán Vita đã tăng kể từ khi triển khai PS4 Remote Play, mặc dù ông và một đại diện khác của Sony không đưa ra số liệu cụ thể. Sony vẫn tiếp tục sản xuất trò chơi cho thiết bị này, mặc dù với số lượng ít hơn trước đây. Tựa game lớn cuối cùng do Sony phát triển, Freedom Wars, vẫn thành công khi bán được hơn 188.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành tại Nhật Bản. Lần ra mắt này là lần ra mắt trò chơi Sony cao nhất cho hệ máy, và cao thứ hai, chỉ sau bản phát hành God Eater 2 vào cuối năm 2013 của Namco Bandai trên nền tảng này.
Vào tháng 9 năm 2015, Yoshida tuyên bố rằng Sony không có kế hoạch hiện tại cho người kế nhiệm Vita, nói rằng "khí hậu không lành mạnh hiện tại vì sự thống trị lớn của trò chơi di động." Tại E3 2015, ông đã tuyên bố rằng Sony sẽ không đang tạo thêm bất kỳ trò chơi AAA nào, ngân sách lớn cho hệ thống, nhưng đến tháng 10, nhận xét đã được sửa đổi rằng Sony sẽ không tạo thêm bất kỳ trò chơi nào cho nó nữa. Các lý do được trích dẫn bao gồm việc công ty tập trung vào việc hỗ trợ PS4 và thực tế là họ cảm thấy rằng các nhà phát triển bên thứ ba Nhật Bản và các nhà phát triển indie phương Tây đã đủ hỗ trợ thiết bị này. Vào tháng 3 năm 2016, Sony thông báo rằng thay vào đó, họ sẽ thành lập một công ty mới, "Forward Works", và thay vào đó sẽ tập trung vào việc đưa các trò chơi dựa trên PlayStation lên các nền tảng di động như iOS và Android.
Bất chấp việc Sony tập trung vào PS4 và thiết bị di động trong tương lai, Vita vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đáng kể của công ty trò chơi bên thứ ba trong cách trò chơi nhập vai kiểu Nhật Bản và tiểu thuyết hình ảnh và trò chơi điện tử độc lập kiểu phương Tây.Minecraft nói riêng đã thành công cho nền tảng này, với việc bán được hơn 1,2 triệu bản vật lý chỉ tính riêng tại Nhật Bản tính đến tháng 9 năm 2017. Thiết bị này được coi là đã bán khá chạy ở Nhật Bản, và vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của Sony trong khu vực, trong khi Sony thừa nhận rằng thiết bị vẫn có một lượng người dùng rất lớn và đam mê West cũng vậy, với việc công ty vẫn khuyến khích các công ty bên thứ ba tạo trò chơi cho thiết bị. Tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi năm 2016, công ty phân tích nghiên cứu EEDAR đã ước tính doanh số của Vita vào khoảng 10 triệu chiếc được bán đến cuối năm 2015. Các bản phát hành đa nền tảng với PS4 cũng đã tình cờ giúp duy trì luồng phần mềm của Vita, ngay cả ở phương Tây, cho đến năm 2016 và 2017; trò chơi nhận được phiên bản Vita nhiều hơn để thu hút cơ sở người dùng Vita lớn hơn của Nhật Bản và nhận được phiên bản PS4 nhiều hơn để thu hút cơ sở người dùng lớn hơn ở Bắc Mỹ. Sự ra mắt vào tháng 3 năm 2017 của Nintendo Switch, hoạt động trên một khái niệm tương tự là cung cấp các trò chơi video ngân sách cao trên thiết bị di động, càng làm lu mờ Vita, mặc dù sự hỗ trợ thích hợp thông qua các trò chơi indie và JRPG vẫn tiếp tục trong năm. Vào giữa năm 2017, Glixel ước tính cơ sở người dùng Vita vào khoảng 15 triệu.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2018, Sony đã thông báo tại Tokyo Game Show 2018 rằng Vita sẽ bị ngừng sản xuất vào năm 2019, kết thúc quá trình sản xuất phần cứng. Việc sản xuất trò chơi Vita vật lý mới trên toàn thế giới đã ngừng sản xuất vào cuối năm tài chính 2018 của Sony, kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2019. Vào thời điểm thông báo, USgamer ước tính rằng cơ sở người dùng Vita đã tăng lên khoảng 16 triệu đơn vị. Sản xuất phần cứng Vita chính thức kết thúc vào ngày 1 tháng 3 năm 2019.
Đổi phần cứng.
Phù hợp với tham vọng của Sony trong việc kết hợp các khía cạnh của bảng điều khiển trò chơi điện tử truyền thống với các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng, Vita chứa vô số phương thức nhập liệu. Thiết bị có hình dạng "siêu bầu dục" tương tự như thiết kế của PlayStation Portable ban đầu, với màn hình cảm ứng điện dung qHD OLED 5 inch (130 mm) ở trung tâm của thiết bị. Thiết bị có hai thanh analog, một D-pad, một tập hợp các nút trên mặt PlayStation tiêu chuẩn (, , và ), hai nút ở vai (L và R), nút PlayStation và các nút Bắt đầu và Chọn. Điều khiển chuyển động cũng có thể thực hiện được thông qua hệ thống cảm biến chuyển động Sixaxis của Sony, bao gồm một con quay hồi chuyển ba trục và một gia tốc kế ba trục. Ngoài các phương thức nhập này, chỉ dành riêng cho Vita, là một bàn di chuột phụ nằm ở mặt sau của thiết bị.
Phần cứng khác bao gồm loa âm thanh nổi, micrô, Wi-Fi tích hợp, kết nối Bluetooth 2.1 + EDR và hai camera. Cả hai máy ảnh đều là 0,3 megapixel và chạy ở 640×480 (VGA) ở 60 khung hình/giây hoặc ở 320×240 ở 120 khung hình/giây. Chúng có thể được sử dụng để chụp ảnh hoặc quay video bằng các ứng dụng cài sẵn trên hệ thống. Hai máy ảnh có khả năng nhận diện khuôn mặt, phát hiện đầu và theo dõi đầu. Nền tảng này cũng ra mắt với một mô hình có hỗ trợ dữ liệu di động 3G, yêu cầu một gói dữ liệu riêng biệt thông qua một nhà cung cấp dữ liệu. Dịch vụ 3G đã được hợp tác với NTT DoCoMo ở Nhật Bản, AT&T ở Mỹ, Rogers ở Canada và Vodafone ở Châu Âu và Úc. Mô hình 3G đã ngừng hoạt động vào năm 2013 và không có sẵn trong các mô hình sửa đổi trong tương lai của hệ thống.
Bên trong, thiết bị có hệ thống tùy chỉnh trên chip với bộ xử lý ARM Cortex-A9 MPCore lõi tứ và GPU lõi tứ SGX543MP4 +. Sony đã tuyên bố rằng Vita thường chạy tốt dưới tốc độ xung nhịp tối đa do các vấn đề về quá nhiệt và tiêu thụ pin sẽ xảy ra sau đó, thay vào đó, công suất xử lý của nó nằm ở khoảng giữa PSP hiện tại và PS3. Pin bên trong của Vita có năng lượng từ 3-5 giờ để chơi trò chơi, tùy thuộc vào công suất xử lý cần thiết cho trò chơi, độ sáng màn hình, mức âm thanh và kết nối mạng, cũng như các yếu tố khác. Ngoài ra, pin có thể cung cấp khoảng năm giờ để xem video và lên đến chín giờ nghe nhạc khi tắt màn hình. Hệ thống cũng cho phép bổ sung các giải pháp pin bên ngoài. PlayStation Vita có 512 MB RAM hệ thống và 128 MB VRAM. Dung lượng RAM cho phép trò chuyện giữa các trò chơi được sử dụng trên hệ thống.
Phần mềm dành cho PlayStation Vita được phân phối trên thẻ nhớ flash độc quyền có tên "Thẻ trò chơi PlayStation Vita" chứ không phải trên Universal Media Discs (UMD) như PlayStation Portable sử dụng. Bản thân kích thước và hình dạng của thẻ rất giống với thẻ SD. 5–10% dung lượng của thẻ trò chơi được dành cho dữ liệu lưu trò chơi và các bản vá. PS Vita không tương thích với thẻ nhớ tiêu chuẩn, chẳng hạn như thẻ SD và thay vào đó, lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ PS Vita độc quyền, có các kích thước 4 GB, 8 GB, 16 GB, 32 GB và 64 GB. Có thể lưu trữ tối đa 500 ứng dụng và trò chơi trên thiết bị cùng một lúc, bất kể bộ nhớ dữ liệu có sẵn. Khi đạt đến giới hạn, các ứng dụng hoặc trò chơi phải được di chuyển hoặc xóa để truy cập những ứng dụng hoặc trò chơi vượt quá giới hạn đó. | 1 | null |
Wii U () là một máy chơi trò chơi điện tử tại gia được phát triển bởi Nintendo và kế thừa Wii. Hệ máy đã được phát hành vào tháng 11 năm 2012 và là hệ máy chơi trò chơi điện tử tại gia đầu tiên của thế hệ thứ 8 cạnh tranh với PlayStation 4 của Sony và Xbox One của Microsoft.
Wii U là máy chơi trò chơi điện tử Nintendo đầu tiên hỗ trợ đồ họa HD. Bộ điều khiển chính của hệ thống là Wii U GamePad, có một màn hình cảm ứng điện trở, các nút định hướng, cần điều khiển analog và các nút hành động. Màn hình có thể được sử dụng như một phần bổ sung cho màn hình chính hoặc trong các trò chơi được hỗ trợ để chơi trò chơi trực tiếp trên GamePad. Wii U Pro Controller có thể được sử dụng thay thế như một giải pháp thay thế truyền thống hơn. Wii U tương thích ngược với tất cả phần mềm và phụ kiện của Wii. Trò chơi có thể hỗ trợ bất kỳ sự kết hợp nào giữa GamePad, Wii Remote, Nunchuk, Balance Board hoặc Classic Controller của Nintendo hoặc Wii U Pro Controller. Chức năng trực tuyến xoay quanh nền tảng Nintendo Network và Miiverse, một dịch vụ mạng xã hội tích hợp cho phép người dùng chia sẻ nội dung trong các cộng đồng dành riêng cho một trò chơi nhất định.
Wii U đã nhận được phản ứng khá tích cực, bao gồm lời khen ngợi cho bộ điều khiển GamePad, cải tiến chức năng trực tuyến trên Wii, khả năng tương thích ngược với phần mềm Wii hiện có và tay cầm, giá cả tốt. Tuy nhiên, Wii U cũng nhận được rất nhiều chỉ trích, bao gồm GamePad có tuổi thọ pin ngắn Nó có doanh số bán hàng thấp, chủ yếu là do không có nhiều trò chơi khởi chạy được hỗ trợ bởi bên thứ ba và tiếp thị kém bao gồm việc thiếu phân biệt rõ ràng chức năng độc đáo của GamePad so với việc chỉ là một thiết bị máy tính bảng. Wii U chính thức ngừng sản xuất vào tháng 1 năm 2017. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2017, Nintendo đã phát hành một hệ máy mới, Nintendo Switch, mặc dù Wii U đã được ghi nhận cho một số khái niệm tiên tiến đã được cải tiến trong Switch.
Lịch sử.
Phát triển.
Hệ máy này lần đầu tiên được hình thành vào năm 2008, sau khi Nintendo nhận ra một số hạn chế và thách thức với Wii, chẳng hạn như nhận thức của công chúng nói rằng hệ máy này chủ yếu phục vụ cho người chơi "bình thường" Với Wii U, Nintendo mong muốn lôi kéo lại những game thủ "cốt lõi". Nhà thiết kế Miyamoto Shigeru thừa nhận việc thiếu đồ họa HD và giới hạn về cấu trúc mạng cho Wii cũng góp phần vào việc tách biệt so với các hệ máy của đối thủ cạnh tranh, PlayStation 3 và Xbox 360. Nó đã được quyết định một hệ máy mới sẽ phải được phát triển để phù hợp với những thay đổi quan trọng về cấu trúc. Các ý tưởng về hướng đi cho hệ máy mới đã dẫn đến rất nhiều cuộc tranh luận trong công ty và dự án đã bắt đầu lại từ đầu đến vài lần. Khái niệm về màn hình cảm ứng được tích hợp trong máy được lấy cảm hứng từ ánh sáng màu xanh trên khay đĩa Wii chiếu sáng để hiển thị thông báo mới. Miyamoto và nhóm của ông muốn thêm một màn hình nhỏ để cung cấp thông tin phản hồi của trò chơi và thông báo trạng thái cho người chơi (tương tự như VMU cho Dreamcast của Sega). Phần lớn trong quá trình phát triển sau này, điều này đã đưa đến một màn hình đầy đủ có thể hiển thị toàn bộ các trò chơi đang được chơi, một khái niệm từng được đề xuất nhưng không khả thi về mặt tài chính trước đó.
Tin đồn xung quanh hệ máy bắt đầu xuất hiện trong năm 2010, với suy đoán về bản sửa đổi sắp tới của Wii được lên lịch cho năm 2011 được gọi là "Wii HD", có thể hỗ trợ video độ nét cao và ổ đĩa Blu-ray. Tuy nhiên, cố Chủ tịch Nintendo, Iwata Satoru, nhận thấy "không có lý do quan trọng" để tích hợp HD vào Wii và cho rằng một bổ sung như vậy sẽ phù hợp hơn cho hệ máy kế nhiệm. Miyamoto cũng bày tỏ sự quan tâm của Nintendo khi làm việc với đồ họa HD, nhưng làm rõ rằng công ty chủ yếu tập trung vào lối chơi. Vào tháng 10 năm 2009, Miyamoto nói rằng Nintendo không có kế hoạch cụ thể về hệ máy tiếp theo, nhưng nghĩ rằng hệ máy mới sẽ tiếp tục tính năng điều khiển chuyển động và cũng mong đợi nó sẽ trở nên "gọn hơn" và rẻ hơn. Iwata cũng đề cập rằng kế nhiệm của Wii có thể tương thích với 3D nhưng kết luận rằng tỷ lệ của TV 3D phải tăng lên ít nhất 30% trước đã. Vào năm 2010, Nguyên Chủ tịch Nintendo của Hoa Kỳ Reggie Fils-Aimé nhận xét ông cảm thấy "tự tin Wii sẽ vẫn còn sống lâu dài" và tuyên bố hệ máy kế nhiệm sẽ không được ra mắt trong tương lai gần.
Sau khi trình bày tại E3 2010, Iwata tiết lộ với BBC rằng Nintendo sẽ bắt đầu công bố một hệ máy mới một khi nó "hết ý tưởng với phần cứng hiện tại và không thể mang đến cho người dùng những bất ngờ có ý nghĩa hơn với công nghệ". Sau đó, tại cuộc họp của một nhà đầu tư, ông tiết lộ Nintendo "tất nhiên đang nghiên cứu và phát triển hệ máy tiếp theo cho Wii", nhưng đồng thời giữ bí mật khái niệm của nó bởi vì nó thực sự quan trọng đối với việc kinh doanh của ông. Fils-Aimé cũng tuyên bố hệ máy kế tiếp của Nintendo có thể sẽ không có tính năng lập thể 3D, dựa trên công nghệ 3D mà Nintendo đã thử nghiệm.
Vào tháng 4 năm 2011, một nguồn tin chưa được công nhận cho biết Nintendo đang lên kế hoạch cho ra mắt sản phẩm kế thừa Wii được biết đến với tên gọi “Project Café” tại buổi thuyết trình E3 2011. Café đã được tuyên bố là một giao diện điều khiển độ nét cao, cũng sẽ có khả năng tương thích ngược với phần mềm Wii. Có các báo cáo khác nhau xung quanh tay cầm của hệ máy mới, cho thấy thiết bị giống như máy tính bảng có màn hình cảm ứng và khả năng truyền trực tuyến trò chơi từ máy đến màn hình, trong khi những người khác cho rằng tay cầm sẽ có tính năng của tay cầm GameCube và có cần điều khiển kép, nút vai và các nút bấm.
Công bố.
Vào ngày 25 tháng 4 năm 2011, Nintendo ra tuyên bố chính thức về hệ máy kế tục từ thành công của Wii, sẽ được phát hành trong năm 2012 và giới thiệu tại E3 2011. Phát biểu tại hội nghị của một nhà đầu tư, Iwata nói hệ máy kế nhiệm Wii sẽ "đem lại trải nghiệm mới cho hệ máy trò chơi gia đình." Ông cũng xác nhận thiết bị sẽ không phát hành trong năm tài chính 2012, đồng nghĩa nó sẽ phát hành sau tháng 4 năm 2012. Vào đầu tháng 6, Nikkei đã đưa ra một báo cáo xác nhận những tin đồn trước đó là hệ máy sẽ có bộ điều khiển với màn hình cảm ứng 6 inch có thể điều khiển các trò chơi như máy tính bảng cũng như pin và máy ảnh có thể sạc lại.
Project Café được chính thức công bố là Wii U trong cuộc họp báo của Nintendo tại E3 2011 do Nguyên Chủ tịch Nintendo của Hoa Kỳ, Reggie Fils-Aimé; ông giải thích rằng Wii U sẽ là "một hệ máy tất cả chúng ta có thể cùng nhau tận hưởng, nhưng cũng là một hệ máy được thiết kế riêng cho bạn". Không có tựa game đầu tiên nào cho Wii U được chính thức công bố trong suốt bài thuyết trình, nhưng một số hãng thứ ba đã công bố tựa game cho Wii U trong một video được ghi trước, khả năng lớn là trò chơi "Super Smash Bros." mới. Giám đốc điều hành - sau này - của Electronic Arts là John Riccitiello, đã xuất hiện trên sân khấu để thảo luận về các kế hoạch tiềm năng của công ty đối với các sản phẩm trên Wii U. Phần cứng thử nghiệm và một loạt các bản trình diễn công nghệ có sẵn cho người tham dự, giới thiệu các khái niệm gameplay và khả năng công nghệ của hệ máy - bao gồm bản chơi thử đồ họa theo chủ đề"The Legend of Zelda" và New Super Mario Bros. U.
Trong hai ngày sau khi ra mắt Wii U, cổ phiếu của Nintendo đã giảm 10%, xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 2006. Một số nhà phân tích bày tỏ hoài nghi về việc bổ sung một màn hình cảm ứng thì ít sáng tạo hơn so với Wii Remote gốc. Khi được hỏi về việc liệu Wii U có hỗ trợ 3D lập thể thông qua TV 3D hay không, Iwata nói đó không phải là lĩnh vực mà họ đang tập trung.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2012, Iwata thông báo Wii U sẽ được ra mắt vào cuối mùa mua sắm 2012 ở tất cả các khu vực chính và thông số kỹ thuật cuối cùng của nó sẽ được tiết lộ tại E3 2012. Ông cũng nói hệ máy sẽ có một hệ thống trực tuyến thống nhất được gọi là Nintendo Network, có tính năng hỗ trợ tài khoản người dùng thay vì sử dụng mã số bạn bè. Nintendo Network cũng sẽ cung cấp khuôn khổ cho tương tác nhiều người trực tuyến, nội dung bổ trợ, cũng như phân phối trực tuyến các ứng dụng và trò chơi điện tử. Iwata đã đề cập Wii U GamePad sẽ hỗ trợ NFC, điều này sẽ cho phép máy tương tác không dây với các mô hình và thẻ. Nó cũng sẽ có các giao dịch vi mô không dây bằng cách sử dụng thẻ tín dụng với sự hỗ trợ của NFC.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 2012, Nintendo thông báo Wii U sẽ ra mắt tại Nhật Bản vào ngày 8 tháng 12 năm 2012. Sau đó, Nintendo thông báo ngày ra mắt tại Bắc Mỹ sẽ là ngày 18 tháng 11 năm 2012. Nintendo của châu Âu và Nintendo Australia cũng thông báo Wii U sẽ được phát hành ở cả hai khu vực vào ngày 30 tháng 11 năm 2012. Trong một cuộc phỏng vấn với "GameSpot" ngày hôm sau, Giám đốc tiếp thị sản phẩm cao cấp của Nintendo, Bill Trinen, thừa nhận rằng việc tiếp thị trước khi ra mắt của Nintendo đã tập trung quá nhiều vào Game Pad, đến mức một số người dùng nhầm tưởng thiết bị này như một phụ kiện cho Wii hiện tại chứ không phải là một thành phần của một nền tảng hoàn toàn mới. Trinen đảm bảo rằng tài liệu quảng cáo trong tương lai cho hệ máy, bao gồm cả bao bì của nó, sẽ bao gồm cả máy Wii U và GamePad.
Phát hành.
Wii U ban đầu được phát hành thành hai nhóm: gói Basic và gói Deluxe (Mỹ) / Premium (toàn cầu). Gói Basic có Wii U màu trắng với dung lượng lưu trữ 8G, Wii U GamePad màu trắng, bút cảm ứng và cáp HDMI màu trắng, trong khi gói Deluxe (Mỹ) / Premium (toàn cầu) có Wii U màu đen với 32 GB dung lượng lưu trữ, GamePad màu đen và bút cảm ứng, cáp HDMI và quảng cáo Nintendo Network Premium, trò chơi "Nintendo Land" (trừ Nhật Bản), cũng như chân đỡ máy, bộ điều khiển và thanh cảm biến (trừ Nhật Bản). Wii U ra mắt tại Bắc Mỹ có giá 299,99 USD cho bộ Basic và 349,99 USD cho Deluxe Set. Máy được giới thiệu ở Châu Âu, Úc và Nam Phi, với giá cả của châu Âu do các nhà bán lẻ đặt ra. Máy được giới thiệu tại Nhật Bản có giá ¥26.250 cho Basic Set và ¥31.500 cho Premium Set.
Sau phát hành.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 2013, Nintendo phát hành một phiên bản màu trắng của gói Premium tại Nhật Bản, gồm đế sạc pin và bộ sạc chính thức cho Wii Remote. Pin có khả năng chơi khoảng 3 giờ trước khi cần sạc lại. Vào ngày 25 tháng 7, công ty đã phát hành một gói pin cải tiến cho Wii U GamePad. Trái ngược với pin 1500mAh tiêu chuẩn đi kèm với máy, gói pin 2550mAh mới có có tuổi thọ từ năm đến tám giờ mới cần sạc lại.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2013, Nintendo thông báo mô hình Deluxe (Mỹ) / Premium (toàn cầu) 32 GB sẽ giảm giá từ 349,99 USD xuống 299,99 USD ở Bắc Mỹ. Việc giảm giá có hiệu lực vào ngày 20 tháng 9 năm 2013. Tại châu Âu, Nintendo không xác nhận giảm giá chính thức kể từ khi các nhà bán lẻ cá nhân tự đặt giá riêng. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 4 tháng 10 năm 2013, công ty đã giảm giá bán buôn của hệ thống cho các nhà bán lẻ. Trùng hợp với việc giảm giá, Nintendo phát hành một phiên bản gói Wii U Deluxe giới hạn '. Gói này bao gồm một máy Wii U màu đen với 32 GB dung lượng lưu trữ, một Wii U GamePad màu đen được trang trí với biểu tượng Triforce vàng và các biểu tượng khác, mã tải xuống của trò chơi và ở Bắc Mỹ, một bản sao kỹ thuật số của ', sách sưu tầm về loạt "The Legend of Zelda". Tại châu Âu, Nintendo cũng phát hành một gói phiên bản giới hạn "Lego City Undercover" Wii U Premium Pack. Cả hai gói châu Âu đều có bản dùng thử 7 ngày của dịch vụ "Wii Karaoke U". Nintendo đã không giảm giá của Wii U tại Úc hay New Zealand cũng như không phát hành bất kỳ gói nào trong số các gói trước đó trong khu vực này.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2013, Nintendo giới thiệu hai gói Wii U Premium mới ở Nhật Bản, được gọi là Family Set. Đầu tiên bao gồm một máy Wii U màu đen hoặc trắng với 32 GB dung lượng lưu trữ, Wii U GamePad màu đen hoặc trắng, "New Super Mario Bros. U" và "Wii Party U" được cài sẵn, một Wii Remote màu đen hoặc trắng, Wii Sensor Bar và bản dùng thử 30 ngày của dịch vụ "Wii Karaoke U". Gói thứ hai bao gồm tất cả các món đó, được cài sẵn "Wii Fit U" và cả máy đếm bước chân Fit Meter của Nintendo (Wii Balance Board phải mua riêng).
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2013, Nintendo phát hành một bộ Mario & Luigi Deluxe Set ở Bắc Mỹ với ý định thay thế Wii U Deluxe Set ban đầu, bao gồm một bản sao của "Nintendo Land". Gói Mario & Luigi chứa cả "New Super Mario Bros. U" và "New Super Luigi U" được đóng gói dưới dạng đĩa "2 trong 1" cùng với Wii U màu đen với bộ nhớ 32 GB và Wii U GamePad màu đen. Gói này sau đó được phát hành ở châu Âu vào ngày 8 tháng 11. Vào ngày 14 tháng 11, Nintendo phát hành "Just Dance 2014" Basic Pack tại Úc và New Zealand. Gồm Wii U màu trắng với 8 GB dung lượng lưu trữ, Wii U GamePad và Wii Remote Plus màu trắng, Sensor Bar, đĩa "Just Dance 2014" của Ubisoft và Nintendo Land. Gói này sau đó được phát hành ở châu Âu vào ngày 22 tháng 11. Vào ngày 15 tháng 11, Nintendo phát hành gói Wii U Basic Pack ở châu Âu. Gồm Wii U màu trắng với 8 GB dung lượng lưu trữ, Wii U GamePad trắng và Wii Remote Plus, Sensor Bar và các phiên bản đĩa của cả "Wii Party U" và "Nintendo Land". Vào ngày 15 tháng 11, Nintendo cũng phát hành gói "" Wii U Basic Set ở Bắc Mỹ. Có Wii U trắng với 8 GB dung lượng lưu trữ, trò chơi "Skylanders Swap Force" của Activision, một Portal of Power, ba nhân vật Skylanders, poster, thẻ bài, hình dán và đĩa trò chơi "Nintendo Land". Gói được phát hành tại Úc và New Zealand vào ngày 21 tháng 11.
Vào ngày 26 tháng 11 năm 2013, Wii U được phát hành tại Brazil. Tuy nhiên, chỉ có Deluxe Set màu đen trong khu vực. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2015, Nintendo thông báo họ sẽ ngừng bán máy và trò chơi ở Brazil do chi phí kinh doanh trong nước quá cao.
Vào ngày 30 tháng 5 năm 2014, Nintendo phát hành bộ "Mario Kart 8" Deluxe (U.S) / Premium (WW) ở châu Âu và Bắc Mỹ. Gồm Wii U màu đen với 32 GB dung lượng lưu trữ, Wii U GamePad màu đen, Mario Kart 8, Sensor Bar, và phiên bản Wii Wheel đặc biệt màu đỏ (chỉ Bắc Mỹ). Ngoài ra, đăng ký trò chơi trên Club Nintendo trước ngày 31 tháng 7 năm 2014 sẽ được miễn phí một trò Wii U trong bốn tùy chọn ở Bắc Mỹ và mười ở châu Âu. Gói được phát hành tại Úc và New Zealand vào ngày 31 tháng 5
Ngưng sản xuất.
Vào tháng 6 năm 2015, Wii U gói Basic đã bị ngừng sản xuất tại Nhật Bản và được thay thế bằng gói Premium, bao gồm máy màu trắng và Wii Remote Plus.
Dự đoán về việc phát hành kế nhiệm, Nintendo Switch, một máy chơi trò chơi điện tử lai, Nintendo đã lên kế hoạch giảm sản xuất Wii U. Họ chính thức thông báo kết thúc sản xuất vào ngày 31 tháng 1 năm 2017.
Phần cứng.
Thân máy.
Wii U sử dụng một mô-đun đa chip tùy chỉnh (MCM) được phát triển bởi AMD, IBM và Renesas hợp tác với Nintendo IRD và Nintendo Technology Development. MCM gồm một đơn vị xử lý trung tâm "Espresso" (CPU) và chip đồ họa "Latte" (GPU), cũng như chip bộ nhớ SEEPROM. CPU Espresso, được thiết kế bởi IBM, bao gồm một bộ vi xử lý ba nhân dựa trên PowerPC 750 với 3 MB bộ nhớ cache chia sẻ L2 và tốc độ khoảng 1,24 GHz. Mặc dù thuộc về PowerPC, Espresso cũng có cùng khái niệm kiến trúc với POWER7, chẳng hạn như việc sử dụng bộ đệm eDRAM và được sản xuất tại 45 nm. Chip đồ họa Latte chứa cả GPGPU "GX2", chạy các ứng dụng Wii U và GPU "GX", cho phép tương thích ngược với các trò chơi Wii. GX2, được thiết kế bởi AMD, dựa trên kiến trúc Radeon R600/R700 và có tốc độ khoảng 550 MHz. Nó chứa 32 MB bộ nhớ đệm eDRAM, cũng có thể hoạt động như bộ nhớ đệm L3 cho CPU. GX, ban đầu được thiết kế bởi ArtX, chứa 1 MB và 2 MB bộ nhớ cache eSRAM. Chip Latte cũng bao gồm bộ xử lý ARM9 tùy chỉnh thứ cấp với bộ nhớ SRAM 96 KB xử lý các tác vụ nền trong khi chơi trò chơi hoặc trong khi máy ở chế độ ngủ và mô-đun âm thanh phần cứng chuyên dụng DSP.
Máy chứa 2 GB trong bộ nhớ hệ thống DDR3 bao gồm bốn chip 512 MB DRAM với băng thông tối đa là 12.8 GB/s. Con số này gấp 20 lần số tiền được tìm thấy trong Wii. Trong số này, 1 GB được dành riêng cho hệ điều hành và không dành cho trò chơi. Kiến trúc bộ nhớ cho phép CPU và GPU truy cập vào cả bộ nhớ chính của bộ nhớ DDR3 và bộ nhớ đệm eDRAM trên GPU, loại bỏ sự cần thiết cho các vùng bộ nhớ riêng biệt, chuyên dụng. Máy bao gồm bộ nhớ flash eMMC nội bộ với dung lượng 8 GB (thuộc gói Basic) hoặc 32 GB (thuộc gói Deluxe (Mỹ) và Premium (toàn cầu)), có thể mở rộng thông qua thẻ nhớ SD lên đến 32 GB và ổ đĩa cứng gắn ngoài USB lên đến 2 TB.
Wii U có kết nối mạng không dây 802.11 b/g/n và hỗ trợ Fast Ethernet với phụ kiện; Bluetooth 4.0, tổng cộng bốn cổng USB 2.0 và khe cắm thẻ nhớ SD / SDHC. Một cổng nguồn bổ sung cũng được bao gồm để cấp nguồn cho Wii Sensor Bar, một bộ phát hồng ngoại phụ trợ được sử dụng bởi các thiết bị ngoại vi Wii Remote để theo dõi chuyển động. Các tùy chọn đầu ra video bao gồm 1080p, 1080i, 720p, 576i, 480p và 480i, qua HDMI 1.4 và video thành phần hoặc 576i, 480i màn hình rộng anamorphic thông qua video tổng hợp . Các tùy chọn đầu ra âm thanh bao gồm âm thanh vòm PCM tuyến tính 6 kênh 5.1 hoặc âm thanh nổi tương tự. Máy cũng hỗ trợ hình ảnh và video lập thể (3D).
Tay cầm.
Wii U GamePad là bộ điều khiển chính của máy: tính năng chính của nó là màn hình cảm ứng điện trở 6.2 inch (15.7 cm), có thể được sử dụng như một màn hình phụ với các trò chơi đang được phát trên TV hoặc như một GamePad mà không cần TV. GamePad được thiết kế để cho phép một khái niệm được Nintendo gọi là "cách chơi bất đối xứng": trong trò chơi nhiều người, người chơi sử dụng GamePad có thể có mục tiêu và trải nghiệm trò chơi khác với những người đang cùng chơi.
Nội dung hiển thị của GamePad tự phát trên Wii U và phát trực tiếp không dây dưới dạng video cho GamePad. GamePad cũng hỗ trợ thông tin liên lạc trường gần; thẻ và các tượng nhỏ được thiết kế đặc biệt, chẳng hạn như dòng Amiibo của Nintendo, có thể được sử dụng với GamePad để tương tác với các trò chơi. Tại Nhật Bản, nó cũng có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán không cần tiếp xúc từ eShop với thẻ Suica;
Bộ điều khiển Wii U Pro mới được phát hành cùng với Wii U. Wii U Pro Controller là phiên bản cập nhật của bộ điều khiển cổ điển của Wii được thiết kế để thu hút người chơi "hardcore", với thiết kế gamepad truyền thống giống với thiết bị được sử dụng bởi các dòng PlayStation và Xbox (và đặc biệt là tay cầm của Xbox 360) và tuổi thọ pin 80 giờ. Wii U Pro Controlle tương thích với các trò chơi Wii U được hỗ trợ nhưng không được Wii hỗ trợ.
Wii U tương thích với tay cầm Wii Remote và Wii Remote Plus, cùng với Nunchuk và Classic Controller. Có thể đồng thời sử dụng bốn Wii Remote hoặc Pro Controllers, cũng như có thể hỗ trợ lên đến hai GamePads. Hầu hết các phần mềm đòi hỏi Wii Sensor Bar để sử dụng Wii Remotes, mặc dù chẳng hạn như Off-TV Play và Wii Mode, cho phép Wii U GamePad tự nhận diện Wii Remotes. Wii U không hỗ trợ tay cầm GameCube. Trong khi phụ kiện USB cho phép các tay cầm GameCube được sử dụng trong trò "Super Smash Bros. for Wii U", nhưng không tương thích với phần mềm khác.
Phần mềm.
Menu chính của Wii U có hai thành phần chính: theo mặc định, GamePad hiển thị màn hình chủ dạng lưới với phím tắt cho trò chơi và ứng dụng, trong khi màn hình TV hiển thị sảnh WaraWara (WaraWara Plaza) có các Mii của người dùng khác. Hai màn hình có thể được chuyển đổi giữa TV và GamePad.
Nhấn nút "Home" đển tạm dừng trò chơi hoặc ứng dụng hiện tại và mở Home Menu: hiển thị thông tin cơ bản (như thời gian hiện tại, mức pin và thông báo) và cho phép truy cập vào một số chức năng "đa nhiệm", bao gồm Nintendo eShop, Miiverse, trình quản lý tải xuống, trình duyệt web, và danh sách bạn bè. Để chơi trò chơi Wii, người dùng phải vào "Wii Mode", một chế độ truyền thống mô phỏng phần mềm của Wii và giao diện Wii Menu. Ban đầu, Wii Mode chỉ có thể được sử dụng trên TV, nhưng bản cập nhật firmware tháng 10 năm 2013 cho phép Wii Mode được sử dụng ngoài TV. Tất cả đều phải sử dụng với điều khiển tay cầm Wii Controller.
Dịch vụ trực tuyến.
Wii U sử dụng nền Nintendo Network cho các dịch vụ trực tuyến (thay thế hệ thống mã bạn bè của Wii), cho phép nhiều người chơi trực tuyến, tải xuống và mua trò chơi hoặc ứng dụng, qua Nintendo eShop, trò chuyện video bằng camera của GamePad, dịch vụ Wii U Chat, và các dịch vụ khác. Có thể tạo tối đa mười hai tài khoản trên mỗi máy.
Một dịch vụ mạng xã hội được gọi là Miiverse được tích hợp vào phần mềm hệ thống của Wii U; cho phép người chơi tương tác và chia sẻ nội dung trong cộng đồng bằng cách sử dụng Mii của họ làm hình đại diện. Miiverse cho phép người dùng chia sẻ thành tích, ảnh chụp màn hình, bản vẽ và ghi chú viết tay. Chọn các trò chơi được tích hợp với Miiverse, tương tác xã hội cũng có thể diễn ra trong trò chơi hoặc xuất hiện trong nội dung của chúng (chẳng hạn như trong "Splatoon", nơi hình vẽ có thể xuất hiện dưới dạng graffiti trên tường trong phần cài đặt). Miiverse được kiểm duyệt thông qua lọc phần mềm cũng như một đội ngũ nhân sự để đảm bảo rằng nội dung được chia sẻ bởi người dùng là thích hợp và không để xảy ra trường hợp tiết lộ các thông tin liên quan đến trải nghiệm trò chơi mới. Để tạo thuận lợi cho điều này, ban đầu các bình luận được đăng tải có thể mất tối đa 30 phút để xuất hiện trên Miiverse.
Tích hợp đa phương tiện.
Wii U hỗ trợ các dịch vụ video trực tuyến thông qua các ứng dụng, chẳng hạn như Amazon Video, Crunchyroll, Hulu, Netflix, và YouTube. Wii U không hỗ trợ phát đĩa DVDs hoặc Blu-rays; Iwata giải thích rằng quyết định loại trừ các định dạng này được thúc đẩy chủ yếu bởi phí cấp phép bằng sáng chế và thực tế là chức năng như vậy sẽ không cần thiết cho đầu đĩa DVD và Blu-ray mà người dùng có thể đã sở hữu.
Dịch vụ Nintendo TVii cho phép các danh sách chương trình từ nhà cung cấp truyền hình của người dùng được tổng hợp với video trực tuyến theo yêu cầu, thành hướng dẫn chương trình với các đề xuất và chức năng tìm kiếm, và sử dụng chức năng hồng ngoại của GamePad để điều chỉnh hộp giải mã chương trình cụ thể. Ứng dụng này cũng tích hợp IMDB, Rotten Tomatoes và Wikipedia để cung cấp thêm thông tin và kết nối xã hội thông qua Facebook, Twitter hoặc Miiverse. TVii được phát hành với Wii U tại Nhật Bản vào ngày 8 tháng 12 năm 2012 và tại Bắc Mỹ vào ngày 20 tháng 12 năm 2012. Sau vài sự chậm trễ, buổi ra mắt tại châu Âu đã bị hủy và dịch vụ đã ngừng hoạt động tại Bắc Mỹ vào ngày 11 tháng 8 năm 2015. Dịch vụ này ngưng hoạt động ở Nhật Bản vào ngày 8 tháng 11 năm 2017.
Trò chơi.
Trò chơi Wii U có thể được tải xuống kỹ thuật số thông qua Nintendo eShop hoặc bán lẻ đĩa vật lý. Các bản sao bán lẻ của trò chơi Wii U được phân phối trên đĩa quang Wii U, một định dạng đĩa quang độc quyền được phát triển cùng với Panasonic. Định dạng này tương tự như thiết kế và thông số kỹ thuật cho đĩa Blu-ray, với dung lượng 25 GB mỗi lớp, nhưng bản thân đĩa có vành mềm, tròn. Không giống như các máy chơi trò chơi của Nintendo trước đó, hướng dẫn sử dụng chỉ có sẵn bằng kỹ thuật số. Máy có hệ thống khóa vùng; phần mềm được mua trong khu vực chỉ có thể được phát trên phần cứng của khu vực đó
Trò chơi mới trong các tựa hàng đầu của Nintendo (bao gồm Super Mario, Donkey Kong và The Legend of Zelda), cũng như một số "Wii series" (bao gồm "Wii Sports Club", "Wii Fit U" và "Wii Party U)" đã được phát hành, thêm vào đó là vài tựa trò chơi của bên thứ ba phát triển như Ubisoft, Sega, Warner Bros. Interactive Entertainment, Activision Blizzard và Capcom, và các nhà phát triển độc lập khác như Two Tribes. Tính đến cuối tháng 7 năm 2016, đã có 39 trò chơi Wii U của bên thứ nhất và 118 của bên thứ ba được phát hành ở Mỹ; cả hai con số đều là thấp nhất cho bất kỳ hệ máy Nintendo nào.
Tổng cộng có 103.10 triệu trò chơi Wii U đã được bán trên toàn thế giới , với mười tựa vượt qua mốc triệu. Trò chơi bán chạy nhất là "Mario Kart 8" với 8,45 triệu bản, tiếp theo là "Super Mario 3D World" với 5,84 triệu bản và "New Super Mario Bros. U" với 5,80 triệu bản"Super Smash Bros. for Wii U" là trò chơi Wii U bán chạy nhất
Tựa trò chơi ra mắt.
Wii U đã ra mắt với 23 trò chơi ở Bắc Mỹ, 26 trò ở châu Âu, 25 trò ở Úc và 11 trò ở Nhật Bản. Một số trò chơi tải xuống cũng có sẵn vào ngày ra mắt Wii U qua Nintendo eShop. Thêm 30 trò chơi đã được công bố để phát hành trong thời gian ra mắt, bao gồm ba tháng sau ngày ra mắt .
Từ khóa:
Virtual Console.
Vào tháng 1 năm 2013, Nintendo thông báo rằng các tựa game NES và Super NES sẽ được cung cấp cho dịch vụ Virtual Console trên Wii U vào tháng 4 năm 2013 và sẽ bao gồm tùy chọn sử dụng Off-TV Play trên GamePad. Vào ngày 26 tháng 3 năm 2014, những trò của máy Game Boy Advance đã được xác nhận và bắt đầu xuất hiện trên eShop vào tháng sau. Các trò chơi Nintendo 64 và Nintendo DS đã được bổ sung vào tháng 4 năm 2015.
Tương thích ngược.
Wii U tương thích với tất cả các trò chơi Wii và các phụ kiện Wii như Wii Remote (Plus), Wii Nunchuk và Wii Balance Board. Có thể di chuyển phần mềm tải xuống nhiều nhất và lưu tệp từ Wii sang Wii U. Mặc dù trò chơi Wii có thể được hiển thị trên màn hình của GamePad, chúng chỉ có thể được điều khiển bằng bộ điều khiển Wii chứ không phải bộ điều khiển của GamePad.
Wii U không tương thích với các đĩa hoặc phụ kiện của GameCube, mặc dù ứng dụng homebrew cho Wii Mode vẫn tồn tại cho phép hỗ trợ phần cứng và tay cầm GameCube.< Một USB Tay cầm GameCube với bốn cổng được phát hành độc quyền để sử dụng với "Super Smash Bros. for Wii U" S và không hỗ trợ bất kỳ tựa trò chơi nào khác.<
Công cụ phát triển.
The Nintendo Web Framework, ra mắt vào năm 2013, là một bộ công cụ sử dụng công nghệ web hiện đại (WebKit, HTML5, và JavaScript) để đơn giản hóa quá trình chuyển đổi trò chơi sang Wii và GamePad của Wii. Nó được thiết kế để làm cho các trò chơi dựa trên web chuyển vào máy dễ dàng hơn so với việc viết mã riêng cho Wii U.
Tiếp nhận.
John Teti của "The A.V. Club" thuộc Gameological Society coi Wii U là một hệ máy hấp dẫn nhưng thiếu tập trung, viện dẫn "Nintendo Land" là "vẫn chỉ là ý tưởng phục vụ công nghệ". Ben Gilbert của Engadget nói Nintendo hứa hẹn sẽ phát hành "một máy chơi trò chơi HD hiện đại" nhưng lưu ý "cũng có một số sai lầm lớn và một số ý tưởng nửa vời: kết nối Friend List/Miiverse, thiếu hoàn toàn hệ thống tiêu chuẩn giao diện trên toàn bộ (trò chuyện nhóm, thành tích, khả năng chơi không cần đĩa) và bộ điều khiển trò chơi chỉ có pin 3,5 giờ" và nhấn mạnh anh ấy không thể đánh giá đầy đủ máy với các thành phần trực tuyến như việc Nintendo TVii không ra mắt. Tương tự như vậy, "TechRadar" ca ngợi chức năng GamePad của máynnvà đồ họa HD, nhưng chỉ trích thời lượng pin trên GamePad và không đủ số lượng tựa trò chơi hàng đầu được ra mắt. Một số ngành công nghiệp không xem Wii U là một hệ máy thế hệ thứ tám, với nhiều trích dẫn tốc độ xử lý của phần cứng. Tuy nhiên, Fils-Aimé đã lưu ý rằng những bình luận tương tự đã được đưa ra vào năm 2006 khi Wii ra mắt lần đầu tiên.
Sau màn ra mắt của các máy chơi trò chơi điện tử thế hệ thứ tám khác, PlayStation 4 và Xbox One, vào tháng 11 năm 2013, một số nhà phê bình cho rằng Wii U sẽ tiếp tục đấu tranh vì thiếu sự hỗ trợ của các bên thứ ba như đối thủ. Vào tháng 12 năm 2013, Chris Suellentrop của "The New York Times" cho rằng Wii U là hệ máy mới duy nhất với nhiều trò chơi điện tử đáng chơi — "Super Mario 3D World"- mà ông mô tả là "trò chơi "Mario" hay nhất trong nhiều năm". Mặc dù có những lời khen ngợi, ông lưu ý "một trò chơi tuyệt vời không thể cứu nỗi một hệ máy", và mặc dù các trò chơi tốt khác vẫn tồn tại trên Wii U, ông thừa nhận rằng dòng sản phẩm của nó "vẫn còn khá yếu". Cây bút của Time, Matt Peckham, nói Wii U là hệ máy dễ mua trong mùa Giáng sinh, ca ngợi dòng trò chơi, giá cả phải chăng, Off-TV Play, sự vắng mặt của phí đăng ký dịch vụ trực tuyến, khả năng tương thích ngược và truyền thông tích hợp. Tuy nhiên, ông lưu ý hệ máy vẫn cần giảm giá và cải thiện sản phẩm của bên thứ nhất và thứ ba. CNET cũng lưu ý Wii U có một dòng sản phẩm trò chơi tốt hơn và giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của nó, chủ yếu là do mới khởi đầu được một năm.
Doanh số.
Đến tháng 12 năm 2019, Nintendo báo cáo doanh số bán hàng thực tế là 13,56 triệu Wii U và 103.01 triệu đơn vị phần mềm trên toàn thế giới.
Phát hành.
Trong tuần đầu tiên phát hành tại Mỹ, Nintendo đã bán toàn bộ hơn 400.000 chiếc và tổng cộng 425.000 chiếc trong tháng 11, theo NPD Group. Nó cũng bán được hơn 40.000 ở Anh vào cuối tuần đầu tiên. Tại Nhật Bản, hơn 600.000 đơn vị Wii U đã được bán trong tháng 12 năm 2012. Gần 890.000 đơn vị Wii U được bán tại Mỹ sau 41 ngày trên thị trường. Từ ngày ra mắt của Wii U cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, Nintendo báo cáo 3,06 triệu máy và 11,69 triệu đơn vị phần mềm đã được bán trên toàn thế giới.
Vào tháng 1 năm 2013, Nintendo bán được 57.000 Wii U ở Mỹ. Khi so sánh, Wii ban đầu đã bán được 435.000 bản vào tháng 1 năm 2007, cũng sau hai tháng phát hành. Số lượng bán hàng ban đầu ở Mỹ và các vùng lãnh thổ khác thấp hơn dự kiến, dẫn đến việc Nintendo cắt giảm dự báo doanh thu cho năm tài chính 2013 xuống 17%, từ 5,5 triệu xuống còn 4 triệu, hệ máy thực sự đã bán được 3,5 triệu đơn vị. Trong quý đầu tiên của năm 2013, Nintendo báo cáo 390.000 máy và 1,73 triệu đơn vị phần mềm đã bán ra trên toàn thế giới. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2013, hệ máy đã bán được khoảng 160.000 chiếc, giảm 51% so với ba tháng trước đó. Trong quý II năm 2013, Nintendo báo cáo 160.000 máy và 1,03 triệu đơn vị phần mềm đã được bán toàn thế giới.
Thiếu sự hỗ trợ.
Vào tháng 5 năm 2013, Electronic Arts thông báo họ giảm hỗ trợ cho Wii U và không có trò chơi nào để phát triển nó, nhưng đã xem xét lại quyết định này vài ngày sau đó, với CFO của EA thông báo rằng "Chúng tôi đang xây dựng vài tựa cho máy của Nintendo, nhưng không nhiều như chúng tôi dành cho PlayStation hoặc Xbox ", Tại E3 2013, Ubisoft tiết lộ sẽ không tạo thêm bất kỳ tựa độc quyền cho Wii U cho đến khi doanh số bán hàng được cải thiện, mặc dù tuyên bố ngay sau đó vẫn " ủng hộ mạnh" cho Wii U, và dự định phát hành như nhiều trò Wii U vào năm 2013 giống như trong năm 2012. Vào tháng 7 năm 2013, Bethesda Softworks thông báo không có trò chơi phát triển cho Wii U, với phó chủ tịch bộ phận PR và Marketing của Bethesda, Pete Hines giải thích: "Nó phụ thuộc vào trò chơi mà chúng tôi đang thực hiện và cách chúng tôi nghĩ rằng nó phù hợp với hệ máy đó, và cách phần cứng liên kết với những thứ khác mà chúng tôi đang tạo ra ". Lời giải thích này sau đó được rút lại phần lớn là do phần cứng. Ngược lại, Activision đã tuyên bố sẽ "làm mọi thứ có thể" để hỗ trợ hệ máy.
At the end of July 2013, , the second-largest supermarket chain in the UK, confirmed that it had no plans to stock the Wii U, but would still stock games "on a title by title merit basis". Despite this, many specialist retailers continued to emphasize their support, with CEO Martyn Gibbs saying "We fully support all Nintendo products, including Wii U."
Vào cuối tháng 7 năm 2013, Asda, chuỗi siêu thị lớn thứ hai ở Anh, đã xác nhận họ không có kế hoạch trữ thêm Wii U, nhưng vẫn sẽ trữ những trò chơi "tùy theo danh hiệu của nó". Mặc dù vậy, nhiều cửa hàng bán lẻ tiếp tục nhấn mạnh sự ủng hộ của họ, với Giám đốc điều hành Game, Martyn Gibbs nói "Chúng tôi hỗ trợ đầy đủ tất cả các sản phẩm của Nintendo, bao gồm Wii U.
Giảm giá và trò chơi của bên thứ nhất.
Sau khi giảm giá $50 và phát hành "" vào ngày 20 tháng 9 năm 2013, doanh số bán hàng Wii U ở Bắc Mỹ đã tăng 200% so với tháng 8. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2013, máy đã bán được khoảng 300.000 chiếc, tăng 87% so với ba tháng trước đó. Mặc dù chỉ bán được 460.000 cái kể từ tháng 4, Nintendo vẫn duy trì dự báo doanh thu 9 triệu Wii U cho năm tài chính đến tháng 3 năm 2014. Phần mềm Wii U cho thấy sự cải thiện trong quý II, đạt 5,27 triệu bản, tăng 400% so với quý trước. Nintendo ghi nhận sự phát triển phần mềm cho các phiên bản chính của bên thứ nhất như "Pikmin 3" và "The Legend of Zelda: The Wind Waker HD". Trong quý 3 năm 2013, Nintendo báo cáo 300.000 máy và 5,27 triệu đơn vị phần mềm đã bán trên toàn thế giới.
Vào tháng 10 năm 2013, nhà bán lẻ trực tuyến "Play.com" thông báo doanh số bán hàng Wii U của họ đã tăng 75%. Công ty cũng dự đoán Wii U sẽ phổ biến hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó, PlayStation 4 và Xbox One, với các trẻ em trong mùa lễ. Sau khi phát hành Wii Party U vào ngày 31 tháng 10 tại Nhật Bản, doanh số bán hàng Wii U hàng tuần tăng vọt lên 38,802 chiếc. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, Phó tổng giám đốc Nintendo of France, Philippe Lavoué thông báo Wii U đã bán được khoảng 175.000 chiếc tại Pháp kể từ khi ra mắt. Trong hai tuần đầu tiên của tháng mười hai, Wii U là hệ máy bán ra hàng đầu tại Nhật Bản, với 123.665 đơn vị. Sau một năm trên thị trường, Wii U bán được khoảng 150.000 chiếc tại Anh Theo NPD Group, doanh thu của Wii U trong tháng 11 tăng 340% so với doanh số bán hàng trong tháng 10 tại Bắc Mỹ, bán được khoảng 220.700 chiếc trong tháng đó. Theo một số ấn phẩm, bao gồm cả NPD Group, tháng 12 năm 2013 là tháng bán chạy nhất tại Mỹ kể từ khi ra mắt, bán được khoảng 481.000 sản phẩm. Ước tính đưa số Wii U bán ra vào cuối năm 2013 từ 4,5 đến 5,2 triệu. Trong quý IV năm 2013, Nintendo báo cáo 1,95 triệu máy và 9,96 triệu đơn vị phần mềm đã được bán trên toàn thế giới.
Trong tháng 1 năm 2014, với doanh số thấp hơn dự kiến trong mùa lễ 2013, Nintendo thông báo dự báo bán hàng của Wii U cho năm tài chính 2014 đã bị cắt giảm từ 9 triệu đơn vị xuống 2,8 triệu. Theo thông báo này, khả năng tồn tại lâu dài của Wii U bị đưa vào nghi vấn. Vào tháng 2 năm 2014, Nintendo tiết lộ Wii U đã cải thiện khoảng 180% doanh thu hàng năm tại Mỹ nhờ sự ra mắt của "", bán được 130.000 bản Đến ngày 26 tháng 2, doanh số bán hàng Wii U vượt qua Xbox 360 tại Nhật Bản. Trong tháng 3 năm 2014, Nintendo bán được hơn 70.000 đơn vị Wii U, xuống ít hơn 50% so với GameCube và 90% ít hơn Wii trong khoảng thời gian tương đương. Trong tháng, tổng doanh số bán ra trên toàn thế giới của PlayStation 4vượt xa so với Wii U. Trong quý đầu tiên của năm 2014, Nintendo báo cáo 310.000 máy và 2,91 triệu đơn vị phần mềm đã được bán trên toàn thế giới.
Trong cuộc họp hàng năm của các nhà đầu tư, Iwata Satoru tiết lộ dự đoán của Nintendo là 3,6 triệu Wii U trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2015. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2014, Nintendo France thông báo doanh số bán hàng cao hơn 50% so với năm ngoái. "Với Mario Kart 8" là trò chơi ra mắt lớn nhất của Nintendo, doanh số bán hàng của Wii U tăng 666% tại Anh, với gói "Mario Kart 8" chiếm 82% doanh số bán hàng Wii U của khu vực trong tuần. NPD Group báo cáo tại Mỹ, khi so sánh tháng 6 năm 2013 với cùng tháng trong năm 2014, doanh số phần mềm Wii U đã tăng 373% và doanh thu máy tăng 233%.
Kỷ lục này được "Super Smash Bros. for Wii U" vượt qua khi ra mắt vào tháng 11 năm 2014, bán được 490.000 bản tại Mỹ trong ba ngày đầu tiên. Theo Nintendo of America, tháng 12 năm 2014 là tháng lớn nhất của Wii U về doanh số bán hàng tại Mỹ. Doanh số phần cứng tăng 29% và phần mềm tăng 75% so với tháng 12 năm 2013
Vào tháng 7 năm 2015, Nintendo thông báo vào cuối quý 3 năm 2015, gần ba năm sau khi ra mắt, Nintendo đã bán được hơn mười triệu chiếc Wii U trên toàn thế giới. Tuy nhiên, doanh thu của Wii U trong quý này đã giảm so với cùng quý năm 2014, với 470.000 chiếc được bán ra (so với 510.000 chiếc trong năm 2014). Trong khi đó, PlayStation 4 và Xbox One đã mang lại doanh thu mười triệu đơn vị sau khoảng một năm kể từ khi ra mắt.
Di sản.
Tương lai bất định của Wii U đã được xác định với thông báo của Nintendo về một nền tảng hệ máy mới có tên mã NX, dự kiến ra mắt trên toàn thế giới vào tháng 3 năm 2017. Nintendo nhấn mạnh NX là một "khái niệm hoàn toàn mới", chứ không trực tiếp kế thừa dòng sản phẩm Wii U hoặc 3DS; Trong một cuộc phỏng vấn với "Asahi Shimbun", chủ tịch công ty Kimishima Tatsumi nhắc lại vị trí này và nói nhấn mạnh việc kinh doanh Wii U sẽ "chậm" sau khi phát hành NX, ông cảm thấy máy sẽ "có tác động lớn hơn Wii U ". Thông báo "" được phát triển cho cả Wii U và NX tiếp tục củng cố quan điểm của Nintendo về dòng sản phẩm mới, thay vì thay thế cho phần cứng hiện tại của Nintendo. Trong một báo cáo cổ đông vào tháng 7 năm 2016, Kimishima và Miyamoto nhấn mạnh dự kiến Wii U bán được 100 triệu chiếc, so với sự thành công của Wii, nhưng chỉ với 13 triệu chiếc được bán trên toàn thế giới, họ sẽ phải dựa vào NX để bù lỗ cho doanh số bán Wii U.
Hệ máy mới, bây giờ được biết đến là Nintendo Switch, đã chính thức được công bố vào ngày 20 tháng 10 năm 2016; là một hệ máy giống như máy tính bảng với bộ điều khiển có thể tháo rời và có khả năng được đặt trong một chân đế có dây nối đầu ra để chơi cả trên TV. Mặc dù nó là một thiết bị lai có khả năng được sử dụng vừa di động vừa tại gia, Nintendo chính thức định vị đây là "một hệ máy chơi trò chơi tại gia đầu tiên và quan trọng nhất". Sau khi ra mắt, một phát ngôn viên của Nintendo đã xác nhận công ty sẽ chậm sản xuất phần cứng Wii U, nói "khi chúng tôi chuẩn bị cho việc ra mắt Nintendo Switch vào tháng 3 năm 2017, Nintendo sẽ bán 800.000 đơn vị phần cứng Wii U cho thị trường toàn cầu trong năm tài chính này. " Vào giữa tháng 11 năm 2016, Nintendo thông báo việc sản xuất Wii U của Nhật Bản sẽ kết thúc "trong tương lai gần", và các chuyến hàng đến các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu trong năm nay đã được gửi đi.
Trong một cuộc phỏng vấn với "Time Magazine" vào tháng 1 năm 2017, Reggie Fils-Aimé nhận xét hệ máy là "một bước cần thiết, để có được Nintendo Switch." Fils-Aimé cũng so sánh hệ máy với GameCube, tuyên bố Wii U sẽ được nhớ đến một cách trìu mến mặc dù doanh số bán hàng tương đối thấp. Fils-Aimé nói thất bại thương mại của Wii U, đặc biệt là chức năng không rõ ràng của Wii U GamePad, và thiếu sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất bên thứ ba để xây dựng thư viện phần mềm của họ, dẫn đến cách họ thay đổi tiếp thị và quảng bá cho Switch. Ông cho biết chương trình khuyến mãi của Switch đã được phát triển "để làm rõ những gì đã được đề xuất", và rằng họ đã "nhận được hỗ trợ mạnh mẽ" từ các nhà phát triển phần mềm lớn và nhỏ và các nhà sản xuất để hỗ trợ hệ máy mới.
Vào giữa tháng 1 năm 2017, Fils-Aimé nói với "Polygon" rằng "Breath of the Wild", sẽ ra mắt với Switch vào tháng 3 năm 2017, sẽ là tựa trò chơi cuối cùng của Nintendo dành cho Wii U. Nintendo chính thức thông báo ngưng sản xuất Wii U trên toàn thế giới vào ngày 31 tháng 1 năm 2017. Mặc dù vậy, máy đã có bản trò chơi phát hành của bên thứ ba cho đến năm 2020. | 1 | null |
Vụ ám sát Julius Caesar là kết quả của một âm mưu của nhiều vị Nguyên lão, những người đã tự gọi mình là Người giải thoát (Liberatores). Chủ mưu của vụ ám sát là Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus, Julius Caesar bị họ đâm chết tại một vị trí liền kề với Nhà hát Pompey vào ngày Ides tháng 3 (tức 15 tháng 3) năm 44 TCN. Caesar là nhà độc tài của Cộng hòa La Mã vào thời điểm đó, và tuyên bố là "dictator perpetuo" của Viện nguyên lão. Tuyên bố đã khiến nhiều Nguyên lão sợ rằng Caesar có ý muốn lật đổ Viện nguyên lão để ủng hộ chế độ độc tài. Hậu quả của vụ ám sát dẫn đến cuộc nội chiến vào một năm sau đó và, cuối cùng, mở đầu cho thời đại Nguyên thủ của đế chế La Mã.
Ngày 15 tháng 3.
Vào ngày 15 tháng 3 ("Ides of March") năm 44 TCN một nhóm các Nguyên lão gọi Caesar đến để đọc đơn thỉnh cầu ông giao trả quyền lực cho Viện Nguyên Lão. Lá đơn này là giả mạo; Mark Antony cảm thấy nghi ngờ một kẻ trong nhóm Liberatores tên là Servilius Casca, và cảm thấy lo lắng tột độ khi nghe tin Caesar đi lại không vệ sĩ như mọi khi, đến gặp một nhóm các nguyên lão; ông vội vàng đi chặn Caesar lại. Nhưng đã quá muộn, khi đi qua Nhà hát Pompey Caesar bị một nhóm các Nguyên lão chặn lại và dẫn ông vào một căn phòng ở cửa Đông.
Khi Caesar đang đọc lá đơn giả mạo, Servilius Casca tiến lại giật áo choàng của Caesar và sượt tay qua cổ ông. Caesar quay lại và nắm lấy cằm của Casca la to bằng tiếng Latin: "Tên khốn Casca, ngươi đang làm gì đó?" Casca hoảng sợ, kêu những Nguyên lão đồng mưu bằng tiếng Hy Lạp: "Anh em làm ơn giúp đỡ!" (αδελφοι βοήθει!, "adelphoi boethei!"). Ngay lập tức, toàn bộ nhóm nguyên lão, kể cả Brutus, xông lên tấn công Caesar. Brutus được cho là đã bị thương ở tay và ở chân. Caesar tìm cách thoát thân, nhưng mờ mắt vì máu và vì cái áo choàng quá dài Caesar vấp ngã. Rốt cục những kẻ ám sát chỉ giết được ông khi ông ngã xuống và không thể chống cự trên bậc thềm của cánh cổng. Theo Eutropous, có hơn 60 người tham gia vào âm mưu giết ông và Caesar đã bị đâm tổng cộng 23 nhát.
Điều cuối cùng Caesar nói là gì? Điều này còn đang được tranh cãi. Trong tác phẩm "Julius Caesar", William Shakespeare viết rằng câu cuối cùng Caesar nói là: "Et tu, Brute?" ("Kể cả anh sao, Brutus?"). Nhưng đó là sáng tạo của Shakespeare. Nhà sử học La Mã Suetonius ghi lại rằng những lời cuối của Caesar bằng tiếng Hy Lạp là "καί σύ τέκνον"-"Kài sú, Teknon?" ("Cả con nữa à?"). Nhưng hầu hết người La Mã tin rằng ông đã nói câu cuối cùng bằng tiếng Latin:"Tu qouque, Brute, fili mihi?"-"Cả ngươi nữa sao, Brutus, con trai của ta?". Plutarch cho rằng ông không nói gì cả, chỉ kéo áo dài lên đầu khi nhìn thấy Brutus trong đám người ám sát.
Sau cuộc ám sát, các nguyên lão ra khỏi tòa nhà và nói chuyện với nhau một cách đầy kích động. Brutus còn la to: "Nhân dân La Mã, một lần nữa chúng ta lại tự do !".
Hậu quả.
Cái chết của Caesar, mỉa mai thay, đã đánh dấu sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã - cái mà vì muốn bảo vệ nên những người kia đã giết ông. Caesar đã luôn luôn được dân chúng La Mã thuộc các tầng lớp trung lưu và hạ lưu ngưỡng mộ. Họ đã nổi giận vì một nhóm nhỏ các quý tộc đã giết hại vị chủ soái vô địch của mình. Marcus Antonius đã kêu gọi đám đông báo thù. Antony đã dùng sự thương tiếc của đám đông để đe dọa tấn công trực tiếp vào phe quý tộc, và có lẽ còn muốn đoạt lấy La Mã về mình nữa. Nhưng Caesar đã chọn người thừa kế duy nhất là Octavianus, không chỉ đưa ông ta trở thành một trong những công dân giàu có nhất của La Mã, mà còn để lại cho ông ta cái tên Caesar đầy quyền lực. Không chỉ vậy, Octavianus - người con của Caesar vĩ đại - còn được thừa hưởng lòng trung thành của phần lớn nhân dân La Mã. Khi Caesar chết, Octavianus mới 19 tuổi nhưng đã tỏ ra là người khá nguy hiểm. Trong khi Antonius đấu với Decimus Brutus trong vòng đầu tiên của các cuộc nội chiến mới, thì Octavianus củng cố vị trí của mình.
Để đấu với Brutus và Cassius đang tập trung quân ở Hy Lạp, Antonius cần cả tiền từ các két sắt chiến tranh của Caesar lẫn tính hợp pháp mà cái tên của Caesar có thể mang lại trong các chiến dịch chống lại hai người kia; thế là Chế độ tam hùng mới được thành lập - chế độ thứ hai và cuối cùng - với các thành viên Antonius, Octavianus và vị tướng kỵ binh trung thành của Caesar là Lepidus. Chế độ tam hùng thứ hai đặt Caesar lên vị trí thần thánh: "Divus Iulius" – và do thấy rằng lòng khoan dung của Caesar đã dẫn đến cái chết của ông, họ đã sử dụng lại hình thức Đặt ra ngoài vòng pháp luật (đã bị bãi bõ từ thời Sulla) để trừng phạt các kẻ thù trên diện rộng, nhằm mục đích tích lũy được nguồn tài chính dành cho cuộc nội chiến thứ hai chống lại Brutus và Cassius. Kết quả là phe Tam hùng đã đánh bại Brutus và Cassius tại Philipi. Sau khi thắng lợi Chế độ tam hùng thứ hai tan rã, một cuộc nội chiến khác bùng lên giữa phe Octavianus và phe Antonius-Cleopatra với thắng lợi thuộc về Octavianus. Sau thắng lợi, Octavianus trở thành hoàng đế đầu tiên của La Mã dưới cái tên Caesar Augustus. Năm 42 TCN, Caesar được thánh hóa với tên "Divus Iulius" ("Thần thiêng Julius"), còn Augustus thì trở thành "Divi filius" ("Con của một vị thần").
Danh sách những người tham gia.
Có hơn 40 người tham gia vào vụ việc này, nhưng tên của một nửa trong số đó đã bị lãng quên theo thời gian và gần như không biết họ đã làm gì: Những người được biết đến là: | 1 | null |
HMS "Comet" là một tàu khu trục lớp C được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Nó đã phục vụ cho Hạm đội Nhà và Hạm đội Địa Trung Hải trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, vào cuối năm 1936 từng được bố trí đến vùng biển Tây Ban Nha trong sáu tháng do cuộc Nội chiến tại đây để thực thi việc cấm vận vũ khí cho cả hai phe xung đột do Pháp và Anh chủ trương. "Comet" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào năm 1938 và đổi tên thành HMCS "Restigouche". Trong Thế Chiến II, nó hoạt động hộ tống các đoàn tàu vận tải trong Trận Đại Tây Dương, tuần tra chống tàu ngầm trong cuộc đổ bộ Normandy, và sau chiến tranh được dùng làm tàu chở binh lính để hồi hương binh lính Canada từ Châu Âu trước khi ngừng hoạt động vào cuối năm 1945. "Restigouche" bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Comet" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất và nhiệt độ . "Comet" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Comet" có một khẩu QF 3 inch 20 cwt giữa hai ống khói và hai khẩu QF 2-pounder Mk II phía sau sàn trước. Pháo 3-inch được tháo dỡ vào năm 1936, và các khẩu 2-pounder được tái bố trí trên các bệ giữa hai ống khói. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Ba cầu trượt được dùng để thả mìn sâu, mỗi chiếc chứa được hai quả mìn. Sau khi Thế Chiến II nổ ra, số mìn sâu mang theo được tăng lên 33 quả, được thả bởi một đường ray và hai máy phóng.
Các cải biến khác cho con tàu trong chiến tranh thoạt tiên bao gồm việc thay thế tháp pháo 'A' bằng một dàn cối Hedgehog chống tàu ngầm; thay thế hai dàn súng máy.50 calibre Vickers bốn nòng giữa hai ống khói bởi hai khẩu Oerlikon 20 mm phòng không; bổ sung hai khẩu Oerlikon trên bệ đèn pha, và tháo dỡ khẩu pháo phòng không 12-pounder. Một bộ radar bước sóng mét Kiểu 286 dò tìm mặt đất tầm ngắn cũng được bổ sung; hai khẩu pháo QF 6 pounder Hotchkiss bố trí hai bên cánh của cầu tàu để đối phó với tàu ngầm U-boat ở tầm ngắn; tháp pháo 'Y' cũng được tháo dỡ lấy chỗ để chứa thêm mìn sâu lên ít nhất 60 quả.
"Comet" được đặt hàng vào ngày 15 tháng 7 năm 1930 tại Xưởng tàu Portsmouth trong Kế hoạch Chế tạo 1929. Nó được đặt lườn vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, hạ thủy vào ngày 30 tháng 9 năm 1931 như là chiếc tàu chiến thứ 14 của Hải quân Anh mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 2 tháng 6 năm 1932.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau khi chạy thử máy vào tháng 5 năm 1932, "Comet" nhập biên chế để phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Nhà vào đầu tháng 6. Vào ngày 21 tháng 7, nó bị hư hại do va chạm với tàu chị em tại Chatham, buộc phải sửa chữa tại xưởng tàu Chatham từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8. Con tàu được tái trang bị tại Chatham từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 3 tháng 9 năm 1934; và sau khi Ý xâm chiếm Abyssinia, "Comet" cùng với các tàu khu trục khác của Chi hạm đội 2 được gửi đến Hồng Hải vào tháng 8 năm 1935 để theo dõi sự cơ động của các tàu chiến Ý cho đến tháng 3 năm 1936.
"Comet" quay trở về Anh vào tháng 4 năm 1936 và được tái trang bị tại Sheerness từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 29 tháng 6 trước khi tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Nhà. Đến tháng 7, nó được bố trí nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha tại khu vực vịnh Biscay để ngăn chặn tàu bè chuyên chở vũ khí tiếp tế cho các bên cũng như bảo vệ tàu bè mang cờ Anh trong giai đoạn đầu của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Vào ngày 9 tháng 8, nó trợ giúp cho thủy thủ đoàn chiếc tàu buồm Anh "Blue Shadow" ngoài khơi Gijon sau khi con tàu nhỏ trúng đạn bắn nhầm từ tàu tuần dương "Almirante Cervera" thuộc phe Quốc gia. "Comet" tạm thời được đưa về lực lượng dự bị vào cuối năm 1936 trong khi có dự định chuyển nó cho Hải quân Hoàng gia Canada, nhưng cuối cùng hai chiếc tàu chị em với nó và được chọn, và "Comet" tái biên chế cùng Hạm đội Địa Trung Hải trong vai trò hộ tống cho tàu sân bay vào ngày 29 tháng 12.
"Comet" cùng với "Glorious" quay trở về Portsmouth vào tháng 4 năm 1937, vào ngày 20 tháng 5 đã tham gia Duyệt binh Hạm đội tại Spithead nhân lễ Đăng quang của vua George VI. Bốn ngày sau, nó bắt đầu một đợt tái trang bị tại Portsmouth kéo dài cho đến ngày 18 tháng 6. Con tàu tiếp nối vai trò bảo vệ cho "Glorious" tại Địa Trung Hải cho đến khi được đại tu tại xưởng tàu Chatham vào ngày 26 tháng 5 năm 1938 để đáp ứng các tiêu chuẩn của Canada, bao gồm việc trang bị sonar ASDIC Kiểu 124.
Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada.
Vào ngày 11 tháng 6, "Comet" nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Canada và được đổi tên thành HMCS "Restigouche", cho dù việc tái trang bị nó chỉ hoàn tất vào ngày 20 tháng 8. "Restigouche" được chuyển đến vùng bờ biển Thái Bình Dương của Canada, đi đến Esquimalt vào ngày 7 tháng 11 năm 1938. Nó tiếp tục ở lại đây cho đến khi được lệnh đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 15 tháng 11 năm 1939, nơi nó làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu tại chỗ, bao gồm đoàn tàu từng đưa một nửa Sư đoàn bộ binh Canada 1 sang Anh vào ngày 10 tháng 12. "Restigouche" được lệnh đi đến Plymouth vào ngày 24 tháng 5 năm 1940, đến nơi vào ngày 31 tháng 5, nơi dàn phóng ngư lôi phía đuôi được tháo dỡ thay bằng pháo 12-pounder phòng không, đồng thời các khẩu 2-pounder được thay bằng dàn súng máy QF 0.5-inch Vickers Mark III bốn nòng Mark I.
Vào ngày 9 tháng 6, "Restigouche" được lệnh đi đến Le Havre, Pháp để triệt thoái binh lính Anh, nhưng không tìm thấy ai, nên con tàu tiếp tục tìm kiếm tại cảng Saint-Valery-en-Caux cách về phía Đông Bắc Le Havre vào ngày 11 tháng 6. Nó phát hiện một số đơn vị thuộc Sư đoàn bộ binh miền núi 51, nhưng do không nhận được mệnh lệnh triệt thoái nên đã từ chối. Đang khi thu hồi đội đổ bộ, con tàu chịu đựng hỏa lực của một khẩu đội pháo Đức, nhưng không bị bắn trúng và đã bắn trả. Sau khi quay về Anh, "Restigouche" hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải chở binh lính trong chặng cuối cùng của hành trình từ Canada, Australia và New Zealand vào giữa tháng 6. Vào ngày 23 tháng 6, nó hộ tống cho chiếc tàu biển chở hành khách SS "Arandora Star" đi đến St. Jean de Luz để triệt thoái binh lính Ba Lan và người tị nạn Anh bị quân Đức vây hãm tại vùng Tây Nam Pháp trong khuôn khổ Chiến dịch Ariel. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1940, "Restigouche", tàu chị em "Fraser" và tàu tuần dương hạng nhẹ quay trở về từ St. Jean de Luz khi "Fraser" bị "Calcutta" húc phải tại cửa sông Gironde trong đêm. Bị mũi chiếc tàu tuần dương đâm trúng ngay trước cầu tàu, "Fraser" bị cắt làm đôi cho dù phần phía sau con tàu không bị chìm ngay. Tất cả ngoại trừ 47 người trong số thành viên thủy thủ đoàn và người tị nạn được "Restigouche" và các tàu lân cận giải cứu. Phân nữa sau của "Fraser" bị "Restigouche" đánh đắm.
Con tàu sau đó được chuyển sang dưới quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây cho nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó lên đường đi Halifax vào cuối tháng 8 cho một đợt tái trang bị kéo dài cho đến tháng 10. Sau khi hoàn tất, "Restigouche" ở lại Halifax làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại chỗ cho đến tháng 1 năm 1941, khi nó lên đường đi sang Anh, nơi nó được biên chế vào Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Con tàu được lệnh đi đến St. John's, Newfoundland vào ngày 30 tháng 5 để tăng cường cho lực lượng hộ tống tại Tây Đại Tây Dương. Đang khi bảo vệ cho thiết giáp hạm tại vịnh Placentia vào ngày 8 tháng 8, "Restigouche" bị hư hại chân vịt do mắc cạn, buộc phải sửa chữa cho đến tháng 10. Nó lại phải trở vào ụ tàu không lâu sau đó do bị hư hại nặng bởi một cơn bão đang khi gia nhập Đoàn tàu vận tải ON-44 vào ngày 12 tháng 12. Việc sửa chữa tại Greenock kéo dài cho đến ngày 9 tháng 3 năm 1942 Vào lúc này bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa đặt trên nóc cầu tàu được thay thế bằng radar dò tìm mục tiêu Kiểu 271.
"Restigouche" được phân về Lực lượng Hộ tống giữa đại dương sau khi hoàn tất việc tái trang bị, và đã phục vụ cùng nhiều đội hộ tống khác nhau. Con tàu được tạm thời điều về Đội hộ tống C4 vào tháng 4 năm 1943, và được tái trang bị từ tháng 8 đến tháng 12. Nó gia nhập trở lại đội hộ tống sau khi hoàn tất cho đến khi được chuyển sang Đội hộ tống 12 vào đầu năm 1944 cho hoạt động chống tàu ngầm tại khu vực tiếp cận phía Tây. Trong tháng 6-tháng 7 năm 1944, "Restigouche" tuần tra tại eo biển Anh Quốc và vịnh Biscay săn tìm các tàu ngầm Đức đang tìm cách đánh chìm tàu bè Đồng Minh. Trong trận Pierres Noires vào đêm 5-6 tháng 7, nó cùng phần còn lại của Đội hộ tống 12 đánh chìm ba tàu tuần tra Đức ngoài khơi Brest. Trong tháng tiếp theo, Đội hộ tống 12 bao gồm "Restigouche" đã đối đầu với ba tàu quét mìn Đức vào ngày 12 tháng 8 mà không đánh chìm được chiếc nào. Con tàu được gửi về Canada cuối tháng đó cho một đợt sửa chữa kéo dài. Sau khi chạy thử máy tại Bermuda, nó đi đến Halifax vào ngày 14 tháng 2 năm 1945, và bắt đầu các hoạt động hộ tống vận tải tại chỗ. Nhiệm vụ này kéo dài cho đến khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5, lúc con tàu được sử dụng để chuyên chở binh lính hồi hương từ Newfoundland. "Restigouche" ngừng hoạt động vào ngày 5 tháng 10, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Di sản.
Chiếc chuông của con tàu hiện đang được lưu giữ tại Royal Canadian Legion, Lantzville, British Columbia. | 1 | null |
HMS "Cygnet" (H83) là một tàu khu trục lớp C được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Thoạt tiên phục vụ cùng Hạm đội Nhà, nó được tạm thời điều động đến Hồng Hải và Ấn Độ Dương khi Ý xâm chiếm Abyssinia vào năm 1935–1936. "Crescent" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào cuối năm 1937 và đổi tên thành HMCS "St. Laurent". Nó đặt căn cứ tại bờ biển phía Tây Canada cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, lúc nó được chuyển đến vùng bờ biển Đại Tây Dương làm nhiệm vụ hộ tống. Con tàu đã bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong Trận Đại Tây Dương, tham gia vào việc đánh chìm hai tàu ngầm Đức, làm nhiêm vụ tuần tra chống tàu ngầm trong cuộc đổ bộ Normandy, và sau chiến tranh được dùng làm tàu chở binh lính để hồi hương binh lính Canada từ Châu Âu trước khi ngừng hoạt động vào cuối năm 1945. "St. Laurent" bị bán để tháo dỡ vào năm 1947.
Thiết kế và chế tạo.
"Cygnet" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất và nhiệt độ . "Cygnet" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Cygnet" có một khẩu QF 3 inch 20 cwt giữa hai ống khói và hai khẩu QF 2-pounder Mk II phía sau sàn trước. Pháo 3-inch được tháo dỡ vào năm 1936, và các khẩu 2-pounder được tái bố trí trên các bệ giữa hai ống khói. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Ba cầu trượt được dùng để thả mìn sâu, mỗi chiếc chứa được hai quả mìn. Sau khi Thế Chiến II nổ ra, số mìn sâu mang theo được tăng lên 33 quả, được thả bởi một đường ray và hai máy phóng.
Các cải biến khác cho con tàu trong chiến tranh thoạt tiên bao gồm việc thay thế tháp pháo 'B' bằng một dàn cối Hedgehog chống tàu ngầm; thay thế hai dàn súng máy.50 calibre Vickers bốn nòng giữa hai ống khói bởi hai khẩu Oerlikon 20 mm phòng không; bổ sung hai khẩu Oerlikon trên bệ đèn pha cùng hai khẩu Oerlikon khác hai bên cánh của cầu tàu, và tháo dỡ khẩu pháo phòng không 12-pounder. Một bộ radar bước sóng mét Kiểu 286 dò tìm mặt đất tầm ngắn cũng được bổ sung; tháp pháo 'Y' được tháo dỡ lấy chỗ để chứa thêm mìn sâu lên ít nhất 60 quả.
"Cygnet" được đặt hàng vào ngày 15 tháng 7 năm 1930 tại xưởng tàu của hãng Vickers-Armstrongs ở Barrow-in-Furness trong Kế hoạch Chế tạo 1929. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 12 năm 1930, hạ thủy vào ngày 29 tháng 9 năm 1931 như là chiếc tàu chiến thứ 14 của Hải quân Anh mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 1 tháng 4 năm 1932.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau khi nhập biên chế vào ngày 9 tháng 4 năm 1932, "Cygnet" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Nhà, nhưng phải trải qua khá nhiều thời gian trong ụ tàu trong hai năm phục vụ đầu tiên. Nó được sửa chữa tại Devonport vào tháng 11 năm 1932; tháng 1 năm 1933; tháng 3–tháng 5, tháng 7–tháng 8, và tháng 11 năm 1933–tháng 1 năm 1934 trước khi được bố trí đến Tây Ấn cùng với Hạm đội Nhà từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1934. Con tàu lại cần sửa chữa thêm sau khi quay về từ tháng 4 đến tháng 5, rồi một đợt tái trang bị từ 25 tháng 7 đến 31 tháng 8 năm 1934. "Cygnet" được tách khỏi Hạm đội Nhà khi Ý xâm chiếm Abyssinia, và được điều đến Hồng Hải từ tháng 9 năm 1935 đến tháng 4 năm 1936. Con tàu quay trở về Anh vào tháng 4 năm 1936 và được tái trang bị tại Devonport từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 18 tháng 6 trước khi tiếp tục nhiệm vụ cùng Hạm đội Nhà. Trong tháng 7-tháng 8, nó được bố trí nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha tại vùng vịnh Biscay để ngăn chặn tàu bè chuyên chở vũ khí tiếp tế cho các bên cũng như bảo vệ tàu bè mang cờ Anh trong giai đoạn đầu của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada.
Cùng với tàu chị em , "Cygnet" được bán cho Canada vào ngày 20 tháng 10 năm 1936 với trị giá tổng cộng 400.000 Bảng Anh. Nó được tái trang bị để đáp ứng các tiêu chuẩn của Canada, bao gồm việc trang bị hệ thống sonar ASDIC Kiểu 124, và được chuyển giao vào ngày 1 tháng 2 năm 1937. Con tàu được đổi tên thành HMCS "St. Laurent" và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 17 tháng 2. "St. Laurent" được phân về Halifax, Nova Scotia, và đến nơi vào tháng 5; ở lại đây trong một năm trước khi được chuyển sang Esquimalt vào năm 1938. Con tàu phục vụ tại vùng bờ biển Thái Bình Dương của Canada cho đến khi được điều sang bờ biển Đại Tây Dương vào ngày 31 tháng 8 năm 1939, đi đến Halifax vào ngày 18 tháng 9. "St. Laurent" làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại chỗ, bao gồm đoàn tàu từng đưa một nửa Sư đoàn bộ binh Canada 1 sang Anh vào ngày 10 tháng 12. Nó được lệnh đi đến Plymouth vào ngày 24 tháng 5 năm 1940, đến nơi vào ngày 31 tháng 5, nơi dàn phóng ngư lôi phía đuôi được tháo dỡ thay bằng pháo 12-pounder phòng không, đồng thời các khẩu 2-pounder được thay bằng dàn súng máy QF 0.5-inch Vickers Mark III bốn nòng Mark I.
Vào ngày 9 tháng 6, "St. Laurent" được lệnh đi đến Le Havre, Pháp để triệt thoái binh lính Anh, nhưng không tìm thấy ai, nên nó giúp giải cứu một nhóm nhỏ binh lính Pháp phía trên bờ biển vào ngày 11 tháng 6. Con tàu chịu đựng hỏa lực của một khẩu đội pháo Đức gần Saint-Valery-en-Caux, nhưng không bị bắn trúng, và chỉ huy của con tàu, Thiếu tá Hải quân H.G. DeWolf, đã ra lệnh bắn trả cho dù kết quả không được ghi nhận. Sau khi quay về Anh, "St. Laurent" hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải chở binh lính trong chặng cuối cùng của hành trình từ Canada, Australia và New Zealand vào giữa tháng 6, rồi được phân công nhiệm vụ hộ tống cùng Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây sau đó.
Vào ngày 2 tháng 7, đang khi hộ tống thiết giáp hạm , "St. Laurent" nhận được tin chiếc tàu chở hành khách Anh SS "Arandora Star" không được hộ tống bị trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-47" ở khoảng cách về phía Đông Bắc Malin Head, Ireland. Đến nơi khoảng bốn giờ rưỡi sau khi chiếc tàu biển chở hành khách bị chìm, nó đã vớt được 857 người sống sót, kể cả tù binh Đức và Ý. Cùng với chiếc tàu xà-lúp , nó đã gây hư hại nặng cho tàu ngầm "U-52" đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải HX 60 vào ngày 4 tháng 8. Đến ngày 2 tháng 12, "St. Laurent" cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang bị chìm do trúng ngư lôi từ chiếc "U-99", cũng như của chiếc tàu chở dầu "Conch".
Sau khi được tái trang bị tại Halifax từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 11 tháng 7 năm 1941, "St. Laurent" được phân về Đội hộ tống 14 thuộc Lực lượng Hộ tống Newfoundland của Hải quân Hoàng gia Canada bảo vệ các đoàn tàu vận tải tại khu vực giữa Đại Tây Dương. Đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải ON 33 vào tháng 11, nó bị hư hại nặng do một cơn cuồng phong, buộc phải quay về Halifax để sửa chữa. "St. Laurent" được chuyển sang Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương vào tháng 12, ở lại đây cho đến tháng 3 năm 1943. Nó trải qua một đợt tái trang bị kéo dài tại Halifax trong tháng 4-tháng 8 năm 1942. Đến đầu tháng 12 năm 1942, bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa đặt trên nóc cầu tàu được thay thế bằng radar dò tìm mục tiêu Kiểu 271; và cũng vào lúc này nó được trang bị hệ thống định vị vô tuyến cao tần. Được phân về Đội hộ tống C1 để bảo vệ Đoàn tàu vận tải ON 154 vào cuối tháng 12 năm 1942, "St. Laurent" có được chiến công đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1942 khi được ghi nhận đã đánh chìm tàu ngầm "U-356" ở phía Bắc Azores.
Con tàu được tái trang bị tại Dartmouth, Nova Scotia từ ngày 17 tháng 8 đến ngày tháng 12 năm 1943. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1944, "St. Laurent", cùng với tàu khu trục Anh và các tàu frigate HMCS "Owen Sound" và HMCS "Swansea", được ghi nhận đã đánh chìm tàu ngầm "U-845" tại Bắc Đại Tây Dương.
Đến tháng 5 năm 1944, nó được điều sang Đội hộ tống 11 để hỗ trợ cho cuộc Đổ bộ Normandy của phe Đồng Minh. Đúng ngày D 6 tháng 6 năm 1944, nó cùng các tàu khu trục Canada: HMCS "Chaudière", HMCS "Gatineau", HMCS "Kootenay" và HMCS "Ottawa" được bố trí tại lối ra vào eo biển Anh Quốc ngăn chặn các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat đối phương nhắm vào các đoàn tàu vận tải đổ bộ; rồi sau đó được bố trí cùng nhóm của nó tại vịnh Biscay trong các hoạt động chống tàu ngầm. Vào ngày 8 tháng 8, nó bị một quả bom lượn đối phương tấn công bất thành, và vào ngày 13 tháng 8, nó cùng "Ottawa" cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu ngầm "U-270" vốn bị đánh chìm bởi mìn sâu thả từ một máy bay Sunderland. Những nhiệm vụ này kéo dài cho đến tháng 10, khi nó quay trở về Canada để tái trang bị. Việc đại tu tiến hành tại Shelburne, Nova Scotia kéo dài từ tháng 11 năm 1944 đến 20 tháng 3 năm 1945. Sau đó "St. Laurent" quay trở lại phục vụ tháng 4 năm 1945, được điều về Lực lượng Hộ tống Halifax với vai trò bảo vệ vận tải ngoài khơi bờ biển phía Đông Canada. Sau khi Đức đầu hàng vào ngày 6 tháng 5, nó được sử dụng vào việc vận chuyển binh lính hồi hương cho đến khi ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 10 năm 1945. "St. Laurent" được bán và tháo dỡ vào năm 1947. | 1 | null |
René Jules Lucien Cogny (25.4.1904, Saint-Valery-en-Caux – 11.9.1968, Địa Trung Hải), thường được gọi là Cô-nhi, là một thiếu tướng người Pháp, một cựu chiến binh thời Chiến tranh thế giới thứ hai và trong phong trào kháng chiến Pháp, đồng thời cũng là người sống sót trải qua các Trại tập trung Buchenwald và Trại tập trung Mauthausen-Gusen.
Ông là người chỉ huy lực lượng Pháp tại Bắc Kỳ (miền bắc Việt Nam) trong thời chiến tranh Đông Dương, và nhất là trong Trận Điện Biên Phủ. Cuộc xung đột cá nhân và pháp lý với viên tướng cấp trên Henri Navarre trở thành một vụ tranh cãi công khai. Ông được cấp dưới đặt cho biệt danh là "Le General Vitesse" (viên tướng tốc độ), và nổi tiếng về sự phô trương quân sự, sự tự nhiên và khéo léo đối với giới báo chí.
Cogny bị tử nạn khi chuyến bay 1611 của hãng Air France bị rơi tại Địa Trung Hải gần Nice ngày 11.9.1968.
Tiểu sử.
Thời niên thiếu.
Réne Cogny sinh tại Saint-Valery-en-Caux, Normandie ngày 25.4.1904, là con của một viên trung sĩ cảnh sát. Sau khi đỗ Tú tài, Cogny được trao học bổng của trường Bách khoa Paris, nơi ông tốt nghiệp bằng kỹ sư cùng một bằng thạc sĩ Học viện Khoa học Chính trị Pháp, và bằng tiến sĩ luật. Sau đó, Cogny nhập ngũ tốt nghiệp trường pháo binh Fontainebleau năm 1929, và sau này trở thành chỉ huy một pháo đội khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Ông đã được tưởng thưởng Croix de guerre (chiến công bội tinh) từ những công trạng đầu tiên.
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tháng 6/1940, Cogny là một trong số 780 000 chiến sĩ bị quân đội Đức Quốc xã bắt làm tù binh khi tuyến phòng thủ Maginot bị phá vỡ. Một năm sau (tháng 5/1941), ông trốn thoát khỏi Trại tập trung bằng cách trần truồng bò qua cống thoát nước cùng với 3 đồng đội. Sau đó, Cogny trốn về Pháp đưới thời chính phủ Vichy qua ngả bang Bayern sau khi có cuộc "Đình chiến Compiègne" để gia nhập lực lượng Kháng chiến Pháp. Năm 1943, khi đang mang cấp bập thiếu tá, Cogny lại bị Gestapo bắt và tra tấn trong 6 tháng ở ngục Frennes, rồi lần lượt được gửi tới các trại tập trung Buchenwald và trại tập trung Mauthausen-Gusen. Tháng 4 năm 1945, Cogny được giải phóng trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Mặc dù được hồi phục từ một "bộ xương biết đi", nhưng từ đó ông bị tật và phải dùng chống gậy suốt quãng đời còn lại.
Cogny được thăng cấp chuẩn tướng năm 1946 ("général de brigade").
Từ năm 1946 tới 1947, mặc dù là một sĩ quan pháo binh, Cogny đã chỉ huy một sư đoàn Bộ binh gần Paris, rồi được bổ nhiệm làm thư ký điều hành cho Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, rồi vào bộ tham mưu của tướng Jean de Lattre de Tassigny.
Chiến tranh Đông Dương.
Tháng 12/1950, thống chế Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy Đông Dương. Cogny cùng với trung tướng Raoul Salan cũng theo De Lattre de Tassigny sang Việt Nam. Tháng 1/1952, trung tướng Salan thay vị thống chế quá cố De Lattre de Tassigny, làm tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và giao cho Cogny chỉ huy một sư đoàn bộ binh và đoàn quân lưu động ở vùng châu thổ sông Hồng.
Tháng 5/1953, đại tướng Henri Navarre lên thay đại tướng Salan, bổ nhiệm Cogny thay thiếu tướng De Linarès nắm quyền chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và được thăng cấp trung tướng ("général de division").
Điện Biên Phủ.
Theo Davidson, thì chính Cogny đã đề xuất với Navarre dùng Điện Biên Phủ làm một "điểm tựa". Tuy nhiên Jules Roy không đồng ý với Davidson, cho rằng: Điện Biên Phủ là nơi Cogny hình dung như một căn cứ lưu động cho các cuộc hành quân, nhưng Navarre lại coi đó là một pháo đài nặng về phòng thủ. Cogny là một trong số nhiều sĩ quan đã phản đối chiến lược mới này, ông nói rằng: "chúng ta đang liều lĩnh ở một trận Nà Sản mới trong những điều kiện tồi tệ hơn". Tuy nhiên, những lời phản đối này đã không hiệu quả. Dù đang ở Hà Nội khi trận Điện Biên Phủ diễn ra, nhưng khi nhìn thấy trận chiến bất lợi cho Pháp, Cogny đã tìm cách tới pháo đài bị bao vây này để nắm quyền chỉ huy; nhưng máy bay chở ông đã không thể hạ cánh vì bị lực lượng súng cao xạ phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công ngày 17/3/1954. Ông đã định nhảy dù xuống, nhưng người ta đã khuyên ông không nên làm việc này vì quá nguy hiểm.
Trong suốt cuộc chiến, Cogny xảy ra mâu thuẫn với cấp trên Navarre về việc bố trí các lực lượng giữa Điện Biên Phủ với khu đồng bằng Bắc bộ do Cogny cai quản, và cuộc hành quân 'Atlanta' của Navarre. Cuối cùng, tướng Navarre viết một lá thư khiển trách Cogny ngày 29/3/1954, và ông này ngay lập tức thông báo cho cấp trên rằng ông không muốn phục vụ dưới sự chỉ huy của ông ta nữa. Thời gian ra đi của ông không được bàn tới vào lúc đó, và Cogny tiếp tục phục vụ dưới quyền chỉ huy của Navarre, nhưng quan hệ giữa hai người xấu đi đáng kể. Cogny tiếp tục tìm cách từ chối gửi quân tăng viện cho Điện Biên Phủ hoặc các nỗ lực cứu viện liên quan vì ông cho rằng việc đó sẽ làm suy giảm sức mạnh của mình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 2/5/1954, Navarre đã đi xa hơn bằng cách đe dọa điều tra Cogny về tội "chủ bại" trong một thông cáo báo chí.
Khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sắp thất thủ, chính Cogny đã nhận những lời kêu gọi qua radio từ người chỉ huy ở đây, thiếu tướng Christian de Castries.
De Castries nói: "Quân Việt ở khắp nơi. Tình hình rất nguy kịch. Trận chiến ở thế cài răng lược khắp nơi. Tôi cảm thấy sắp kết thúc, nhưng chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng."<br><br>
Cogny: "Vâng, tôi hiểu. Các anh sẽ chiến đấu tới cùng. Không có chuyện các anh sẽ giương cờ trắng, sau sự chống cự anh hùng của các anh".
Và:
De Castries: "Tôi sẽ cho nổ tung các cơ sở. Các kho đạn dược đã phát nổ rồi. Tạm biệt".<br><br>
Cogny: "Vâng, rồi, tạm biệt, ông bạn già".
Đến đêm ngày 7/5/1954, mọi vị trí trung tâm của Pháp ở Điện Biên Phủ đều bị Việt Minh chiếm và chính thức thất thủ.
Chỉ huy ở châu Phi.
Cogny được thăng cấp đại tướng năm 1956.
Tháng Giêng năm 1957, một cuộc mưu sát nhắm vào tướng Raoul Salan ở Algérie được thi hành bởi một cựu binh sĩ nhảy dù người Pháp nhằm để cho tướng Cogny lên thay, song le năm 1963 Cogny đã trở thành người chỉ huy Lực lượng Pháp ở Trung Phi.
Từ trần.
Ngày 11.9.1968, chuyến bay 1611 của hãng Air France có chở tướng Cogny khi bay qua Địa Trung Hải đã bị rơi ở gần Nice. Cogny cùng với 94 người khác đã bị tử nạn.
Phong cách chỉ huy.
Cogny được các sử gia coi là người chỉ huy có phong cách đặc biệt phô trương quân sự trong thời gian ở Việt Nam. Bernard Fall nhận xét rằng cần phải có "một loại hăng hái và quyết tâm đặc biệt" mới có thể hoàn thành vai trò của Cogny trong cuộc xung đột. Như một "Le General Vitesse" (viên tướng tốc độ), Cogny được cấp dưới gọi là 'Coco la Sirène' do việc ông sử dụng các người hộ tống cưỡi mô-tô với còi hụ. Đối với thuộc cấp, ông là vị chỉ huy được yêu thích, và đặc biệt ông thường đối xử với các nhà báo cách khéo léo, khá bình dân. Cogny tập trung sự quan tâm của mình vào vùng Đồng bằng Bắc bộ, nơi đội quân của ông chiếm đóng, ông tự gọi mình là "Người của vùng châu thổ". Ngày 7.6.1954, Cogny là chủ đề của một bài báo trên Time Magazine với nhan đề "Viên tướng vùng châu thổ" (Delta General). Mặc dù tính bình dân, Cogny được cho là quá "nhạy cảm với lời phê bình, chỉ trích" và có khuynh hướng "nghiền ngẫm những xúc phạm có thực hay tưởng tượng ra". Ông bị Roy chỉ trích là đã quá tập chú vào việc đổ lỗi cho Navarre về thất bại trong cuộc chiến Đông Dương thay vì tìm tòi một giải pháp cho cuộc chiến này.
Ghi chú và Tham khảo.
Online
In ấn | 1 | null |
Ne Win ( ; 1910–2002), là một chính khách và tướng lĩnh Myanmar. Ông là nhà lãnh đạo trên thực tế của Miến Điện từ năm 1962 đến 1988
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông tên thật là Shu Maung (), sinh ngày 14 tháng 5 năm 1910.
Năm 1988, nhà lãnh đạo trên thực tế của Miến Điện từ năm 1962, từ chức sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
Ông cũng là một tướng lĩnh với cấp bậc Đại tướng từ 1931-1988.
Ông qua đời ngày 5 tháng 12 năm 2002. | 1 | null |
Auditorio de Tenerife "Adán Martín" là một nhà hát nằm trong thành phố Santa Cruz de Tenerife (Quần đảo Canaria, Tây Ban Nha). Được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiago Calatrava. Nó được đặt tại và bên cạnh Đại Tây Dương ở phía nam của cảng Santa Cruz de Tenerife.
Xây dựng bắt đầu vào năm 1997 và kết thúc vào năm 2003, đã được khánh thành vào ngày 26 tháng 9 năm đó với sự hiện diện của Felipe de Borbón, Prince of Asturias. Năm 2005 nó đã được viếng thăm của cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton. Tòa nhà này được đóng khung trong giáo lý của kiến trúc cuối hiện đại của những năm cuối thế kỷ XX. Auditorio de Tenerife là quê hương của Tenerife Dàn nhạc giao hưởng, được xem là một trong những tốt nhất ở Tây Ban Nha.
Tòa nhà hiện đại này được coi là biểu tượng quan trọng nhất của thành phố Santa Cruz de Tenerife và cũng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của đảo Tenerife và quần đảo Canary. Vào tháng 3 năm 2008, Auditorio de Tenerife đã được bao gồm trong một loạt sáu tem với các tác phẩm điển hình nhất của kiến trúc Tây Ban Nha. Trong khi đó vào năm 2011, hình ảnh của mình đã được bao gồm trong một loạt các tiền xu kỷ niệm 5 euro, trong đó hiển thị các biểu tượng mang tính biểu tượng nhất của nhiều thành phố Tây Ban Nha. | 1 | null |
The World Is Not Enough (tựa tiếng Việt: "Thế giới không đủ") là bộ phim phản gián thứ 19 phát hành năm 1999 trong loạt phim Điệp viên 007 James Bond của Anh Quốc, và thứ ba của diễn viên Pierce Brosnan trong vai nhân vật hư cấu MI6. Bộ phim được đạo diễn bởi Michael Apted, với câu chuyện gốc và kịch bản của Neal Purvis, Robert Wade và Bruce Feirstein. Được sản xuất bởi Michael G. Wilson và Barbara Broccoli. Tiêu đề phim được lấy từ một cụm từ trong cuốn tiểu thuyết "On Her Majesty's Secret Service" (Mật vụ của "Nữ hoàng").
Cốt truyện của bộ phim xoay quanh vụ ám sát tỷ phú Sir Robert King của tên khủng bố Renard, và Bond được giao nhiệm vụ tiếp theo, bảo vệ con gái của King: Elektra, người trước đó Renard đã bắt cóc để đòi tiền chuộc. Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Bond đã triệt tiêu một kế hoạch để thu lợi bất chính từ giá dầu mỏ bằng cách tạo ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân tại vùng biển của Istanbul.
Địa điểm quay phim bao gồm Tây Ban Nha, Pháp, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh, với nội cảnh được quay tại phim trường Pinewood Studios. Mặc dù tiếp nhận khi khởi chiếu không được thuận lợi, nhưng "The World Is Not Enough" có doanh thu 361.832.400 USD trên toàn thế giới."Thế giới không đủ" là bộ phim đầu tiên trong loạt phim điệp viên Bond được Eon Productions sản xuất và phát hành bởi hãng Metro-Goldwyn-Mayer thay thế hãng phát hành trước đây United Artists.
Nội dung.
Điệp viên của MI6: James Bond gặp một quản lý chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ để lấy tiền cho Sir Robert King, một ông trùm dầu mỏ của Anh và cũng là bạn của M. Bond đề cập với họ về việc King mua một bản báo cáo bị đánh cắp từ một điệp viên MI6, người đã bị giết chết vì nó, và muốn biết ai đã giết anh ta. Người quản lý và nhân viên ngân hàng đe dọa Bond, nhưng Bond đã áp đảo tay quản lý. Người này bị giết bởi một sát thủ trước khi ông có thể tiết lộ tên của sát thủ. Bond chạy thoát với vali tiền.
Quay trở lại London, King bị giết bởi bẫy tiền tại trụ sở MI6. Bond đuổi theo nữ sát thủ trên một chiếc thuyền dọc theo sông Thames đến Millennium Dome, sau đó sát thủ cố gắng để thoát thân bằng khinh khí cầu. Bond cam kết bảo vệ cô ta, nhưng sát thủ đã cho nổ tung khinh khí cầu tự sát.
Bond lần theo số tiền yêu cầu của Renard, một kẻ khủng bố, cựu điệp viên KGB. Sau một nỗ lực trước đây về cuộc sống của mình bằng cách gây xáo trộn MI6, Renard bị trúng một viên đạn trong não trái của mình và đang dần phá hủy các giác quan, làm cho anh ta mất cảm giác đau. M giao Bond bảo vệ con gái của King, Elektra, trước đây bị Renard bắt cóc và giữ cô để đòi tiền chuộc, và MI6 tin rằng mục tiêu thứ hai của Renard là cô. Bond bay đến Azerbaijan, nơi Elektra đang giám sát việc xây dựng một đường ống dẫn dầu. Trong một chuyến trượt tuyết trên tuyến đường chuẩn bị xây dựng đường ống ở vùng núi, Bond và Elektra bị tấn công bởi một đội hình vũ trang, được trang bị xe trượt tuyết có dù lượn.
Sau đó Bond gặp Valentin Zukovsky để lấy thông tin về những kẻ tấn công Elektra, mà ông còn phát hiện ra người đứng đầu an ninh, Davidov và Elektra đang bí mật liên minh với Renard. Bond giết chết Davidov và tham gia chuyến bay đến cơ sở chế tạo tên lửa ICBM của Nga ở Kazakhstan. Ở đó, Bond giả làm một nhà khoa học hạt nhân Nga, gặp Tiến sĩ vật lý hạt nhân người Mỹ: Christmas Jones và đi vào khoang hầm sản xuất. Bên trong, Renard đang loại bỏ thiết bị định vị GPS và plutonium cấp độ vũ khí từ một đầu tên lửa. Trước khi Bond có thể giết Renard, Christmas đã chứng minh Bond là kẻ giả danh. Renard đánh cắp bom và bỏ trốn, giết chết tất cả mọi người trong hầm sản xuất. Bond và Christmas với thẻ định vị kịp thoát khỏi khoang hầm, bị nổ tung sau đó.
Trở lại ở Azerbaijan, Bond tiết lộ đến M rằng Elektra có thể không ngây thơ như cô ấy thể hiện, và thẻ định vị là bằng chứng của hành vi trộm cắp mà cô nhúng tay vào. Một báo động âm thanh, tiết lộ rằng lượng plutonium trong quả bom bị đánh cắp từ Kazakhstan được gắn vào một thiết bị kiểm tra trượt bên trong đường ống dẫn dầu. Bond và Christmas vào đường ống dẫn để vô hiệu hóa quả bom, và Christmas phát hiện ra một nửa của lượng plutonium bị đánh cắp là mất tích. Cả hai cùng thoát ra khi một phần lớn của các đường ống bị phá hủy bởi quả bom. Bond và Jones được cho là đã thiệt mạng. Trở lại với trung tâm chỉ huy, Elektra tiết lộ rằng cô đã giết chết cha mình để trả thù cho việc sử dụng mình làm mồi nhử Renard. Cô bắt giữ M, người mà cô căm ghét tư vấn cho cha mình không trả tiền chuộc.
Bond đến tại nhà máy sản xuất trứng cá muối của Zukovsky ở vùng biển Caspian - nơi mà sau đó bị tấn công bởi máy bay trực thăng của Elektra. Sau đó, Zukovsky tiết lộ sự sắp xếp của mình với Elektra là để đổi lấy việc sử dụng một tàu ngầm, hiện đang được chỉ huy bởi cháu trai của mình, Nikolai. Họ đi đến Istanbul, nơi Bond và Zukovsky cho rằng Renard sẽ chèn plutonium bị đánh cắp vào lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm, kết quả vụ nổ hạt nhân sẽ phá hủy Istanbul, kể cả đường ống dẫn dầu của Nga tại eo biển Bosphorus, tăng giá trị đáng kể đường ống dẫn dầu Elektra đang xây dựng để đi vòng qua Istanbul. Bond sau đó nhận được một tín hiệu từ thẻ định vị ở Tháp Maiden - ngay trước khi thuộc hạ Zukovsky đặt bom phá hủy trung tâm chỉ huy. Zukovsky bị đánh bất tỉnh, Bond và Christmas bị bắt bởi tay sai của Elektra. Christmas bị giải lên chiếc tàu ngầm mà Renard đã khống chế đội chỉ huy của con tàu. Bond được đưa đến tháp, nơi Elektra tra tấn anh với một cỗ máy xiết cổ. Zukovsky đến tháp tìm thuộc hạ của mình và bị bắn bởi Elektra. Lúc sắp chết, Zukovsky sử dụng súng gậy giúp Bond được tự do khỏi cỗ máy. Bond giải thoát cho M và sau đó tiêu diệt Elektra bằng khẩu súng lục.
Sau đó Bond xâm nhập vào tàu ngầm, khống chế phòng điều khiển tàu và giải cứu Christmas. Sau một trận đấu với Renard, tàu ngầm bắt đầu chìm xuống đáy biển Bosphorus, khiến thân tàu bị vỡ. Bond tiếp tục đấu với Renard và giết anh ta bằng thanh nhiên liệu plutonium. Bond và Christmas thoát khỏi tàu ngầm, để lại lò phản ứng của tàu ngầm bị kích nổ một cách an toàn dưới đáy biển.
Sản xuất.
Joe Dante và sau đó là Peter Jackson đã có cơ hội để đạo diễn bộ phim. Barbara Broccoli đã yêu thích phim Heavenly Creatures của Jackson, và một buổi chiếu The Frighteners đã được sắp xếp cho cô. Cô không thích bộ phim thứ hai, tuy nhiên nó không làm cho Jackson được chú ý. Jackson, một fan suốt đời hâm mộ Bond, nhận xét rằng hãng Eon có xu hướng mời các đạo diễn ít nổi tiếng, nên ông có thể sẽ không có cơ hội để đạo diễn một phim James Bond sau khi làm phim Chúa tể của những chiếc nhẫn.
Trình tự trước khi đến đoạn giới thiệu tiêu đề khoảng 14 phút, nó được kéo dài nhất trong các phim James Bond cho đến nay. Trong phần thực hiện phim của bản Ultimate DVD phát hành, đạo diễn Michael Apted nói rằng cảnh ban đầu còn nhiều hơn thế. Lúc đầu, nó được dự tính kết thúc với pha đu dây của Bond từ cửa sổ ngân hàng và hạ xuống đất, hoàn thiện như Bond lao ra khỏi vụ nổ trước khi cảnh sát đến hiện trường. Tuy nhiên, pha hành động này được xem như mờ nhạt khi so sánh với những hành động tương tự ở các phim 007 trước, vì vậy nó được nối thêm các cảnh nổi bật đến đoạn kết của cảnh rượt đuổi thuyền và do đó "trình tự trước tiêu đề" của nó kéo dài nhất trong loạt phim này. The Daily Telegraph cho rằng Chính phủ Anh lo ngại nguy cơ bảo mật về một số cảnh quay ở phía trước của trụ sở thực của MI6 ở Vauxhall Cross. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh đã bác bỏ thông tin này và bày tỏ sự không hài lòng với bài báo. | 1 | null |
Hermann Emil Fischer (9 tháng 10 năm 1852 - 15 tháng 7 năm 1919) là một nhà hóa học người Đức và là người đã được nhận Giải Nobel Hóa học danh giá năm 1902. Ông là nhà hóa học đầu tiên trong lịch sử của nước Đức được nhận giành giải thưởng danh giá này với nghiên cứu về sự tổng hợp đường và purine.
Fischer là nhà hóa học đã phát hiện phản ứng ete hóa Fischer và cũng là người đã phát triển công thức hình chiếu Fischer - một cách để vẽ tượng trưng các phân tử chức các nguyên tử cacbon bất đối. Đồng thời, ông là người đã đặt ra giả thuyết "ổ khóa - chìa khóa" trong hoạt động của các enzim. Fischer chưa bao giờ dùng tên cha mẹ đặt cho mình là Hermann, và vì thế, mọi người gọi ông là Emil Fischer (tên lót và họ)
Cuộc đời lúc thiếu thời và sự nghiệp.
Fischer sinh ra tại thị trấn Euskirchen gần Cologne, nước Đức. Ông là con của Julie Poensgen với một doanh nhân tên Laurenz Fischer. Sau khi tốt nghiệp trung học, Fischer muốn theo đuổi ngành khoa học tự nhiên, nhưng cha của ông lại nhất quyết muốn Fischer quay về quản lý doanh nghiệp của gia đình. Sau này, cha của Fischer mới từ bỏ việc làm đó khi nhận thấy con mình không phù hợp với nghiệp kinh doanh.
Năm 1871, Fischer đăng ký học tại Đại học Bonn, nhưng chỉ một năm sau, ông chuyển trường sang Đại học Strasburg. Năm 1874, ông nhận tấm bằng Tiến sỹ sau khi hoàn tất công trình nghiên cứu thuốc nhuộm phthalein dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Adolf von Baeyer. Sau khi tốt nghiệp, Fischer nhận được nhà trường giữ lại làm giảng viên môn hóa học.
Sau 8 năm làm việc tại Đại học Strasburg, ông được nhận chức trưởng khoa hóa học lần lượt tại Đại học Erlangen vào năm 1882 và Đại học Würzburg vào năm 1885. Năm 1892, sau khi nhà hóa học August Wilhelm von Hofmann qua đời, Fischer chuyển công tác sang Đại học Berlin để kế nhiệm vị trí của người giáo sư quá cố.
Fischer kết hôn với Agnes Gerlach vào năm 1888. Vợ ông qua đời 7 năm sau đó và để lại ông góa bụa với 3 người con trai. 2 người con út của ông hi sinh khi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Người con trai cả, Hermann, trở thành một nhà hóa học hữu cơ. Fischer qua đời ở Berlin vào ngày 15 tháng 7 năm 1919.
Các nghiên cứu.
Năm 1875, một năm sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Tiến sĩ, Fischer công bố khám phá của mình về các biến thể của một hợp chất hữu cơ mới cấu tạo từ hydro và nitơ mang tên hydrazin. Ông đã nghiên cứu những biến thể này để tìm hiểu mối liên hệ của các chất này với hợp chất diazo (các phân tử có 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau ở phía đuôi) bằng cách ghi chép mức độ phản ứng của các biến thể này với các chất khác. Kết quả của các nghiên cứu này là Fischer đã tạo ra một loạt các hợp chất mà trong số đó, một vài sản phẩm vẫn còn là ẩn số cho đến ngày nay.
Trong tất cả các hợp chất được tạo ra từ các thí nghiệm trên, có lẽ hydrazon, một sản phẩm hình thành khi cho aldehit tác dụng với xeton, là quan trọng nhất. Năm 1866, Fischer công bố các hiện tượng quan sát được khi cho hydrazon phản ứng với với axit clohidrit (HCl) hoặc kẽm chloride (ZnCl2) để tạo ra các biến thể của indol, một chất chiếm thành phần lớn trong thuốc nhuộm màu chàm. Đồng thời, các hiện tượng ông ghi chép được cùng là một sự củng cố cho các quan điểm được đề xướng bởi von Baeyer về chủ đề chất nhuộm mày chàm và các hợp chất có liên quan.
Fischer chuyển hướng sang nghiên cứu fuchsine (thời đó gọi là rosaniline) - một chất trong thuốc nhuộm màu hồng cánh sen (magenta). Ông đã hợp tác với người anh em họ của mình là Otto Fischer để nghiên cứu về chủ đề này, và cả hai đã cùng nhau công bố nhiều khám phá vào những năm 1878 vào 1879 chứng minh rằng những thành phần hóa học trong thuốc nhuộm màu hồng cánh sen là một biến thể của chất triphenylmetan.
Sau khi hoàn tất các thí nghiệm về thuốc nhuộm màu, Fischer bắt đầu nghiên cứu các chất có liên quan đễn axit uric. Mặc dù chuyên ngành này vốn đã được vị giáo sư cũ của ông là von Baeyer nghiên cứu chuyên sâu, Fischer vẫn có được nhiều kỳ tích trong việc nghiên cứu purine. Trong hai năm 1881 và 1882, ông cho công bố nhiều nghiên cứu nói về công thức của axit uric, xanthin, cafein (một chất được Fishcher tổng hợp thành công lần đầu tiên trong lịch sử), theobromin và một số hợp chất khác trong nhóm này. Sau khi purine được phân lập, một loạt các biến thể đã được Fischer tổng hợp, và một số chất tạo ra trong quá trình này đã được cấp bằng sáng chế trong trường hợp các chất này được ứng dụng trong việc trị liệu sau này.
Fischer được mọi người đặc biệt biết đến bởi nhiều nghiên cứu liên quan đến các loại đường thực phẩm. Trong số những khám phá ban đầu liên quan đến hydrazine, ông đã nhận thấy rằng chất phenyl hydrazin phản ứng với nhiều loại đường khác nhau để tạo thành các chất mà ông đặt tên là osazon. Fischer quan sát thấy rằng các osazon này có kết tinh cao và có thể sử dụng để xác định cấu trúc của các loại hydrocarbon khác nhau một cách dễ dàng khi so với các biện pháp khác. Trong số những công trình sau đó, Fischer cũng gây được sự chú ý khi tổng hợp hữu cơ D-(+)- glucose (tên một loại đường). Ông cũng là người đã chỉ ra cách thu gọn công thức hóa học của 16 loại đường có cấu trúc đồng phân lập thể khác nhau. Đồng thời, Fischer cũng tổng hợp một số loại đường có cấu trúc khác nhau này và giúp củng cố quy tắc Le Bel–Van 't Hoff của nguyên tử cacbon bất đối.
Trong ngành enzim học, Fischer được biết đến với việc đưa ra giả thuyết về mô hình "ổ khóa - chìa khóa" (còn được gọi là mô hình Fischer) trong cơ chế tiếp nhận cơ chất.
Fischer cũng được biết đến với khám phá ra barbiturat, một nhóm thuốc an thần được sử dụng để gây mê hay chữa trị chứng mất ngủ, động kinh, và lo lắng. Vào năm 1904, cùng với bác sĩ Josef von Mering, Fischer đã giúp đưa ra thị trường loại thuốc an thần mang tên barbital. Sau đó, ông tiếp tục tiên phong trong nghiên cứu về protein. Với các phương pháp mới, Fischer đã thành công trong việc phá vỡ các protein họ albumin phức tạp thành các đơn vị amino acid và các hợp chất nitơ khác. Ngoài ra, bằng cách tập hợp lại các đơn vị protein này, ông đã điều chế được các loại peptide khác nhau có cấu trúc gần như tương đồng với các sản phẩm trong tự nhiên. Những công trình nghiên cứu này của Fischer cùng như một số công trình khác được tiến hành từ năm 1899 đến 1906 đều được gói gọn trong một cuốn sách xuất bản năm 1907 với tiêu đề "Untersuchungen über Aminosauren, Polypeptides und Proteine".
Các giải thưởng, danh hiệu, và di sản.
Năm 1897, Fischer là người đề xướng việc thành lập Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị. Ông được chọn để trở thành Thành viên Hội Hoàng gia (ForMemRS) năm 1899. Năm 1902, ông nhận giải Nobel Hóa học nhằm "ghi nhận những đóng góp của ông trong việc nghiên cứu các phản ứng tổng hợp đường và purine."
Để vinh danh Fischer, nhiều phản ứng hóa học và khái niệm đã được đặt theo tên của ông, bao gồm:
Cần lưu ý rằng, quá trình Fischer - Tropsch được đặt tên theo nhà hóa học Franz Emil Fischer - giám đốc Viện Nghiên cứu Than Max Planck ở Muelheim và không có quan hệ gì với Hermann Emil Fischer. | 1 | null |
Jacquou, người nông dân nổi dậy là bộ phim truyền hình của Pháp, gồm 6 tập được khởi quay vào năm 1967, và công chiếu vào năm 1969, do Stellio Lorenzi đạo diễn. Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn cánh tả Eugène Le Roy. Ngoại cảnh phim tại các vùng nêu trong tiểu thuyết và vùng xung quanh, bao gồm các công xã thuộc vùng Dordogne/Périgord (Rouffignac-Saint-Cernin-de-Reilhac, Bars, Fanlac), và Périgueux là thủ phủ vùng Dordogne.
Trong thời gian quay bộ phim này, nổ ra một cuộc tổng đình công lớn vào tháng 5 năm 1968, và sau sự sụp đổ của chế độ De Gaull năm 1969, phim đã được công chiếu và gây tiếng vang rất lớn. Tuy nhiên phim bị cấm dưới thời của tổng thống Valéry Giscard d'Estaing cánh hữu, nhưng được ứng cử viên tổng thống cánh tả François Mitterrand ủng hộ và được công chiếu trở lại sau khi ông trúng cử. Do hay được xem là nhằm công kích chủ nghĩa tư bản (dù bối cảnh của nó là cuộc đấu tranh của nông dân với quý tộc địa chủ) nên hầu như không được chiếu trong thế giới tư bản ngoài nước Pháp trong thời gian chiến tranh lạnh. | 1 | null |
Thái Tập hay Sái Tập (chữ Hán: 蔡襲; ?-863) là tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, tham gia cuộc chiến chống Nam Chiếu tại An Nam đô hộ phủ (tên gọi Việt Nam thời thuộc Đường).
Chống Nam Chiếu.
Tháng 2 ÂL năm Hàm Thông thứ 3 (862), quân Nam Chiếu tiến công An Nam đô hộ phủ, Kinh lược sứ Vương Khoan nhiều lần cáo cấp với triều đình Đường. Đường Ý Tông cho Hồ Nam quan sát sứ trước là Thái Tập thay thế Vương Khoan, tập hợp được 3 vạn quân từ các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, giao cho Thái Tập để chống lại quân Nam Chiếu. Thấy quân Đường tập hợp, quân Nam Chiếu rút lui.
Đến tháng 5 ÂL, do sợ Thái Tập lập được công ở An Nam, Lĩnh Nam Tây đạo tiết độ sứ Thái Kinh tấu với Đường Ý Tông: "Nam Man đã trốn xa, biên giới không phải lo lắng nữa, vũ phu cầu công, tùy tiện chiếm thú binh, tổn phí vận chuyển lương thực. Có lẽ muốn lấy nơi hẻo lánh hoang vu đường sá xa xôi gian nan [triều đình] khó bề kiểm soát, nhằm tùy ý làm điều gian trá. Thỉnh bãi thú binh, trở về bản đạo", triều đình nghe theo.
Thái Tập tấu rằng quân Nam Chiếu rình lúc sơ hở đã lâu, không thể không phòng bị, xin lưu lại 5 nghìn thú binh, song Đường Ý Tông không nghe theo. Thái Tập cho là Nam Chiếu ắt sẽ lại đến, trong khi binh lính và lương thực của An Nam đô hộ phủ đều thiếu, mưu lực hai mặt đều khốn cùng. Do vậy, Thái Tập viết "Thập tất tử trạng" trình lên Trung thư tỉnh. Tuy nhiên, đương thời tể tướng tin lời Thái Kinh, không xét đến sớ tấu của Thái Tập.
Tháng 11 ÂL, Nam Chiếu suất 5 vạn người tiến công An Nam, An Nam đô hộ Thái Tập cáo cấp với triều đình Đường. Đường Ý Tông ra sắc lấy 2.000 quân hai đạo Kinh Nam và Hồ Nam, và 2.000 tử đệ Nghĩa Chinh ở Quế Quản, đến Ung Châu chịu tiết độ của Trịnh Ngu (鄭愚). Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ Vi Trụ tâu: "Man khấu tất hướng Ung châu, nếu như không bảo hộ trước, vội vàng viễn chinh, sợ rằng quân Man sẽ nhân thời cơ mà cắt đường vận lương", do vậy Đường Ý Tông ra sắc lệnh cho Thái Tập đóng quân phòng thủ ở Hải Môn, Trịnh Ngu chia quân phòng ngự. Sang tháng 12 ÂL, Thái Tập lại cầu tăng quân, Đường Ý Tông ra sắc cho 1.000 nỗ thủ từ Sơn Nam Đông đạo đến giúp Thái Tập. Đương thời, quân Nam Chiếu đã bao vây thành Tống Bình. Thái Tập cố thủ quanh thành, cứu binh không thể đến được.
Ngày Canh Ngọ tháng 1 năm Hàm Thông thứ 4 (29/1/863), quân Nam Chiếu đánh chiếm An Nam đô hộ phủ, tả hữu của Thái Tập đều chết. "Tư trị thông giám" chép là Thái Tập đi bộ lực chiến, thân trúng 10 mũi tên, muốn xuống thuyền của giám quân song thuyền đã đi xa bờ, bèn nhảy xuống biển tự tử. | 1 | null |
HMS "Duncan" (D99) là một tàu khu trục lớp D được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Là một soái hạm khu trục, nó thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải trước khi được điều sang Trạm Trung Quốc vào đầu năm 1935, nơi nó ở lại cho đến giữa năm 1938. "Duncan" quay trở lại Hạm đội Địa Trung Hải ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu vào tháng 9 năm 1939. Nó được chuyển sang Hạm đội Nhà vào tháng 12 năm 1939, cho dù nó bị hư hại do một tai nạn va chạm vào tháng tiếp theo, công việc sửa chữa kéo dài đến tận tháng 7 năm 1940. Nó gia nhập Lực lượng H tại Gibraltar vào tháng 10, hộ tống các tàu chiến lớn và nhiều đoàn tàu vận tải cho đến tháng 3 năm 1941, khi nó được chuyển sang Tây Phi làm nhiệm vụ hộ tống vận tải trong vài tháng. "Duncan" gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 13 tại Gibraltar vào tháng 7, hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải đi đến Malta cho đến hết thời gian còn lại của năm. Sau một đợt tái trang bị, nó tái gia nhập Chi hạm đội Khu trục 13 trước khi chuyển sang Hạm đội Đông tham gia Chiến dịch Ironclad vào tháng 5 năm 1942. Con tàu được gọi quay trở về nhà để cải biến thành một tàu khu trục hộ tống vào cuối năm 1942.
"Duncan" được phân về Đội hộ tống B-7 tại Bắc Đại Tây Dương sau khi việc cải biến hoàn tất vào tháng 5 năm 1943. Nó đã hộ tống một số đoàn tàu vận tải, giúp vào việc đánh chìm hai tàu ngầm Đức vào tháng 10 năm 1943 trước khi được tái trang bị kéo dài từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 5 năm 1944. Con tàu được điều sang nhiệm vụ chống tàu ngầm thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, ở lại đây cho đến tháng 4 năm 1945 khi được chuyển sang tuần tra chống tàu ngầm duyên hải đối phó lại những nỗ lực cuối cùng của Hải quân Đức muốn phá hoại con đường tiếp tế của Đồng Minh sang lục địa Châu Âu. Được đưa về lực lượng dự bị một tháng sau đó, "Duncan" ở trong tình trạng vật chất rất kém, nên bị bán để tháo dỡ vào cuối năm đó. Tuy nhiên, việc tháo dỡ chỉ hoàn tất vào năm 1949.
Thiết kế và chế tạo.
"Duncan" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất . "Duncan" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 175 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Duncan" có một khẩu QF 12-pounder Mk V bố trí giữa hai ống khói và hai khẩu đội súng máy QF 0.5-inch Vickers Mk III bốn nòng đặt ở hai bên cánh cầu tàu. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Một đường ray và hai máy phóng được dùng để thả mìn sâu, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Vào năm 1936, khẩu pháo 12 pounder được thay thế bởi hai khẩu QF 2-pounder Mk II; và chỉ ít lâu sau cuộc triệt thoái Dunkirk, bệ ống phóng ngư lôi phía sau được tháo dỡ thay bằng một khẩu 12 pounder phòng không, súng máy.50 bốn nòng được thay bằng pháo Oerlikon 20 mm.
"Duncan" được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2 năm 1931 tại Xưởng tàu Portsmouth trong Kế hoạch Chế tạo 1930. Nó được đặt lườn vào ngày 25 tháng 9 năm 1931, hạ thủy vào ngày 7 tháng 7 năm 1932, và nhập biên chế cùng Hải quân Anh vào ngày 31 tháng 3 năm 1933. Được chế tạo như một soái hạm khu trục, nó có trọng lượng choán nước nặng hơn 25 tấn dài so với những chiếc còn lại trong lớp và mang thêm 30 nhân sự, vốn hình thành nên ban tham mưu của Tư lệnh Chi hạm đội khu trục.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
"Duncan" thoạt tiên được cử làm soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 1 tại Địa Trung Hải, và đã thực hiện một chuyến viếng thăm ngắn đến vịnh Ba Tư và Hồng Hải vào tháng 9–tháng 11 năm 1933. Sau khi được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10, nó dẫn đầu phần lớc chi hạm đội của nó đi sang Trạm Trung Quốc, đi đến Hồng Kông vào ngày 3 tháng 1 năm 1935. Trong những năm tiếp theo, nó thực hiện những chuyến đi phô trương lực lượng tại Viễn Đông, viếng thăm Nhật Bản, Philippines, Đông Ấn thuộc Hà Lan, Singapore, Thái Lan và Malaya. Con tàu được sửa chữa từ ngày 14 tháng 12 năm 1936 đến ngày 4 tháng 1 năm 1937 do bị hư hại khi thử nghiệm kỹ thuật tiếp nhiên liệu ngoài khơi. Nó đang ở tại Thượng Hải, Trung Quốc khi cuộc Chiến tranh Trung-Nhật nổ ra vào năm 1937, và đã cùng với tàu xà-lúp giúp triệt thoái thường dân Anh đến Woosung. Ngày 28 tháng 10 năm 1938, "Duncan" bị chiếc tàu hơi nước Hy Lạp "Pipina" húc phải đang khi neo đậu tại Phúc Châu, Trung Quốc; con tàu được sửa chữa tại Hồng Kông từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 14 tháng 1 năm 1939. Nó bị hư hại nhẹ do bị một mục tiêu tốc độ cao va chạm tại Uy Hải Vệ, Trung Quốc, vào tháng 7 năm 1939.
Thế Chiến II.
Khi chiến tranh nổ ra, "Duncan" cùng các tàu chị em , và được chuyển về Hạm đội Địa Trung Hải, đi đến Alexandria vào ngày 30 tháng 9. Tất cả các con tàu đều đang trong tình trạng vật chất khá kém, và sau khi được sửa chữa, chúng tiến hành các cuộc tuần tra. Vào tháng 12, "Duncan" cùng với tàu chị em được phân công hộ tống thiết giáp hạm quay trở về Anh; chúng rời Gibraltar vào ngày 6 tháng 12. Vào lúc sáng ngày 10 tháng 12, "Barham" va chạm với "Duchess" ngoài khơi Mull of Kintyre trong hoàn cảnh sương mù dày đặc, khiến chiếc tàu khu trục bị đắm và 124 người thiệt mạng. "Duncan" sau đó được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Nhà vào ngày 12 tháng 12.
Nó bị hư hại do va chạm với một tàu buôn vào ngày 17 tháng 1 năm 1940 đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải ON18, tạo một lỗ thủng dài bên mạn tàu, nhưng may mắn là nó không bị đắm và được kéo quay về cảng. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Invergordon, nó được kéo đến Grangemouth để sửa chữa, công việc chỉ hoàn tất vào ngày 22 tháng 7. Nó quay trở lại Scapa Flow và tái gia nhập Chi hạm đội 3 trước khi được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 13 đặt căn cứ tại Gibraltar vào tháng 10, hộ tống cho tàu sân bay , thiết giáp hạm "Barham", tàu tuần dương hạng nặng cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ và từ Firth of Clyde đi Gibraltar. Gia nhập Lực lượng H, "Duncan" từng hộ tống cho "Barham" trong Chiến dịch Coat, hộ tống cho tàu sân bay khi nó vận chuyển máy bay tiêm kích Hawker Hurricane đến Malta trong Chiến dịch White, và hộ tống Lực lượng F đến Malta trong Chiến dịch Collar vào tháng 11. Trong trận mũi Spartivento vào cuối tháng 11, "Duncan" được giao nhiệm vụ dẫn dắt đoàn tàu vận tải tránh xa các tàu chiến Ý.
Ngày 1 tháng 1 năm 1941, nó dẫn đầu bốn tàu chiến thuộc Chi hạm đội Khu trục 13 đánh chặn một đoàn tàu vận tải thuộc phe Vichy Pháp gần Mellila và chiếm được cả bốn chiếc tàu buôn của đoàn tàu. Vài ngày sau nó tham gia Chiến dịch Excess, một đoàn tàu vận tải quân sự đưa hàng tiếp liệu đến Piraeus và Alexandria. Trong Chiến dịch Grog vào đầu tháng 2, nó hộ tống các tàu chiến lớn thuộc Lực lượng H khi chúng bắn phá Genoa. Sau đó "Duncan" hộ tống tàu chiến-tuần dương và tàu sân bay đi từ Gibralta đến Tây Phi vào đầu tháng 3, và tiếp tục ở lại lại đó. Đặt căn cứ tại Freetown, chiếc tàu khu trục hộ tống các đoàn tàu vận tải đi qua vùng biển Tây Phi cho đến tháng 7, khi nó được gọi quay trở lại Địa Trung Hải hộ tống cho Chiến dịch Substance, một đoàn tàu vận tải đi từ Gibralta đến Malta vào tháng 7 năm 1941. Được chuyển trở lại Chi hạm đội 13, "Duncan" ở lại Gibralta và nằm trong thành phần hộ tống gần cho đoàn tàu vận tải của Chiến dịch Halberd vào cuối tháng 9.
Vào tháng 10, "Duncan" được phân công trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải HG 75 đi từ Gibralta đến Liverpool, trước khi được tái trang bị tại xưởng tàu Sheerness. Công việc bắt đầu từ ngày 16 tháng 11, và chỉ kết thúc vào ngày 23 tháng 1 năm 1942, khi "Duncan" tái gia nhập Chi hạm đội 13 tại Gibraltar. Vào cuối tháng 2 và tháng 3, nó hộ tống cho các tàu sân bay và "Argus" khi chúng vận chuyển máy bay đến Malta. Trong tháng tiếp theo, nó được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 22 trực thuộc Hạm đội Đông để hỗ trợ cho Chiến dịch Ironclad nhằm chiếm đóng Diego Suarez. Sau bốn tháng hoạt động tại Ấn Đô Dương, nó được quyết định cải biến thành một tàu khu trục hộ tống, nên được gọi quay trở về Anh ngang qua mũi Hảo Vọng như một tàu hộ tống cho thiết giáp hạm . Con tàu về đến Greenock vào ngày 16 tháng 11, nhưng công việc cải biến tại Tilbury chỉ bắt đầu vào ngày 24 tháng 11.
Quá trình nâng cấp bao gồm việc thay thế tháp pháo 'A' bằng một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog; bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa đặt trên nóc cầu tàu được thay thế bằng radar dò tìm mục tiêu Kiểu 271; thay thế hai khẩu 2-pounder phòng không đặt giữa hai ống khói bằng hai khẩu pháo tự động Oerlikon 20 mm đồng thời bổ sung thêm hai khẩu Oerlikon trên bệ đèn pha và tháo dỡ khẩu 12-pounder phòng không. Tháp pháo 'Y' cũng được tháo dỡ nhằm tăng lượng mìn sâu mang theo lên 98 quả.
Vào tháng 3 năm 1943, "Duncan" tiến hành chạy thử máy rồi đi đến Tobermory để huấn luyện. Đến tháng 4, nó gia nhập Lực lượng Hộ tống B-7 như là soái hạm, dưới quyền Trung tá Hải quân Peter Gretton vào đúng lúc cao điểm của Trận Đại Tây Dương. Nó đã hộ tống cho Đoàn tàu vận tải ONS-5 vào đầu tháng 5 vốn can dự vào một cuộc đụng độ lớn, khi sáu tàu ngầm U boat bị tiêu diệt với tổn thất 13 tàu vận tải, cho dù "Duncan" bị buộc phải rút lui do thiếu nhiên liệu trước khi trận chiến kết thúc. Cuối tháng đó, nó hộ tống cho Đoàn tàu vận tải SC-130, khi ba chiếc U boat bị đánh chìm mà không thiệt hại tàu vận tải nào. "Duncan" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống tại Bắc Đại Tây Dương cho đến tháng 10 năm 1943; vào ngày 16 tháng 10, chiếc tàu khu trục đã cứu vớt 15 người sống sót từ chiếc tàu ngầm "U-470" vốn bị một máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator thuộc Không quân Hoàng gia Anh đánh chìm trước đó. Đang khi bảo vệ cho Đoàn tàu vận tải ON-207 vào ngày 23 tháng 10, "Duncan" cùng với tàu khu trục và một máy bay Liberator thuộc Liên đội 224 Không quân Hoàng gia đã phối hợp đánh chìm "U-274". Sáu ngày sau, 29 tháng 10, "Duncan" chia sẻ chiến công đánh chìm "U-282" cùng với "Vidette" và chiếc tàu corvette trong khi bảo vệ cho Đoàn tàu vận tải ON-208.
Vào lúc này tình trạng vật chất của con tàu rất kém, đòi hỏi phải được tái trang bị rộng rãi; công việc kếo dài từ ngày 12 tháng 11 năm 1943 đến ngày 17 tháng 5 năm 1944 tại xưởng tàu North Woolwich, Luân Đôn của hãng Harland and Wolff. Sau khi hoàn tất, nó được điều động về Đội hộ tống 14 cho các hoạt động chống tàu ngầm tại khu vực tiếp cận phía Tây. "Duncan" tiến hành các hoạt động hộ tống và chống tàu ngầm cho đến tháng 4 năm 1945, khi nó được chuyển sang Lực lượng Hộ tống Duyên hải Greenock. Con tàu được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 13 tháng 5, và được chuyển đến Barrow vào ngày 9 tháng 6. Nó được chấp nhận để loại bỏ ngay lập tức vào ngày 8 tháng 7, do đã bị rò rỉ năm tấn nước mỗi ngày. "Duncan" được bán cho BISCO để tháo dỡ sau đó, nhưng công việc chỉ hoàn tất vào năm 1949. | 1 | null |
Hexathelidae là họ nhện duy nhất trong liên họ Hexatheloidea, và là một trong hai họ (cùng với Dipluridae) được gọi là funnel-webs. Bộ chứa họ này đôi khi được đề cập không chính xác (trong các tài liệu không có nguồn gốc) là venomous funnel-web tarantulas, do nó bao gồm các loài nhện phân bố ở Úc như "Atrax robustus". Hầu hết các loài trong họ Hexathelidae không gây nguy hiểm cho con người.
Chi.
Các chi được xếp theo phân họ theo Raven, 1985. | 1 | null |
Bảng hiệu Hollywood (trước đây được gọi là Bảng hiệu Hollywoodland) là một công trình mang tính nhận dạng và biểu tượng văn hóa Mỹ tại Los Angeles, California. Bảng hiệu này tọa lạc tại Ngọn Lee thuộc khu vực Vùng đồi Hollywood của Dãy núi Santa Monica. Biểu tượng này nhìn xuống khu vực Hollywood của thành phố Los Angeles.
"HOLLYWOOD" được xếp bằng các chữ cái in màu trắng, cao và dài . Thoạt đầu vào năm 1923, người ta dựng nó lên với mục đích quảng cáo cho dự án xây dựng bất động sản của khu vực, nhưng nó dần được công nhận sau khi hàng chữ không được dỡ đi như dự tính. Hàng chữ là mục tiêu thường xuyên bị nghịch phá, nhưng đã được phục hồi và gắn hệ thống bảo vệ chống phá hoại. Hiện nay bảng hiệu do Hollywood Sign Trust, một tổ chức phi lợi nhuận, quản lý và quảng bá.
Từ mặt đất, bảng hiệu trông uốn lượn nhưng khi nhìn ở độ cao ngang tầm với dòng chữ, như ở hình bên, các chữ cái được xếp tương đối thẳng hàng với nhau.
Bảng hiệu xuất hiện thường xuyên trong văn hóa đại chúng, đặc biệt là trong những cảnh quay của các phim và chương trình truyền hình quay tại Hollywood. Nhiều bảng hiệu với phong cách tương tự cũng được đã dựng lên ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Lịch sử.
Nguồn gốc.
Bảng hiệu được dựng lên vào năm 1923 và khi đó mang dòng chữ "HOLLYWOODLAND". Mục đích của việc này là dùng để quảng cáo cho khu nhà ở mới ở vùng đồi phía trên khu vực Hollywood của Phố Tàu. H.J. Whitley đã từng dùng một bảng hiệu để quảng cáo cho dự án Whitley Heights, nằm giữa Đại lộ Highland và Đại lộ Vine. Ông đề xuất với bạn mình là Harry Chandler, chủ tờ báo "Los Angeles Times", dựng lên một bảng hiệu tương tự để quảng cáo cho mảnh đất của mình. Hai nhà phát triển địa ốc Woodruff và Shoults gọi khu nhà ở mới là "Hollywoodland" và quảng cáo đó là "một môi trường tuyệt vời không quá đắt đỏ tại phía Hollywood của quả đồi".
Họ đã thuê Công ty Crescent dựng mười ba chữ cái trên ngọn đồi, hướng về phía nam. Ông chủ của công ty làm bảng hiệu, Thomas Fisk Goff (1890–1984), là người thiết kế hình dáng cho bảng hiệu. Mỗi chữ cái rộng và cao , và toàn bộ bảng chữ được thắp sáng bằng khoảng 4.000 bóng đèn. Bảng hiệu sẽ được chớp sáng lần lượt các chữ "HOLLY," "WOOD," và "LAND", trước khi sáng toàn bộ dòng chữ. Phía dưới bảng Hollywoodland là một chiếc đèn rọi để tăng sự chú ý. Các cây cột dùng để chống đỡ mỗi chữ được vận chuyển lên sườn đồi bằng la. Dự án này tốn tổng cộng 21.000 USD (khoảng 250.000 USD theo thời giá năm 2011).
Biểu tượng được ra mắt chính thức vào năm 1923 (không rõ ngày). Người ta dự tính sẽ chỉ sử dụng bảng hiệu trong vòng một năm rưỡi, nhưng sau khi nền điện ảnh Hoa Kỳ phát triển tại Los Angeles trong Thời hoàng kim của Hollywood, bảng hiệu trở thành một biểu tượng toàn cầu, nên người ta vẫn để nó tồn tại.
Bị hư hại.
Trong suốt hơn một nửa thế kỷ, bảng hiệu được thiết kế để tồn tại chỉ trong 18 tháng đã bị hư hỏng và phá hoại nặng nề.
Vào đầu những năm 1940, Albert Kothe (nhân viên quản lý bảng hiệu đã gây tai nạn làm hư chữ "H". Kothe trong khi lái xe trong trạng thái say xỉn ở đỉnh Ngọn Lee thì mất lái và rơi xuống sườn đồi phía sau chữ "H". Tuy Kothe không bị thương, chiếc xe Ford Model A đời 1928 và chữ cái này không được may mắn như vậy.
Vào năm 1949 Phòng thương mại Hollywood thuê Phòng Công viên Los Angeles sửa chữa và xây dựng lại bảng hiệu. Hợp đồng đề xuất cần bỏ chữ "LAND" để chỉ còn "Hollywood" nhằm phản ánh tên của khu vực thay vì dự án phát triển địa ốc "Hollywoodland" như trước kia. Phòng Công viên cho rằng việc thắp sáng sau này do Phòng thương mại chịu trách nhiệm, nên Phòng thương mại quyết định không thay thế hệ thống bóng đè. Nỗ lực tái tạo năm 1949 mở ra thời kỳ mới cho bảng hiệu, nhưng chất liệu gỗ và thép miếng thì ngày càng xuống cấp. Đến thập niên 1970, chữ "O" bị vỡ, phần còn lại trông như chữ "u" viết thường, và chữ "O" thứ ba thì rụng hoàn toàn, để lại một bảng hiệu xơ xác với dòng chữ "HuLLYWO D".
Khôi phục.
Vào năm 1978, nhờ vào chiến dịch công cộng nhằm khôi phục biểu tượng này của ca sĩ shock rock Alice Cooper (người đã hiến tặng chữ "O" bị thiếu), Phòng thương mại tiến hành thay thế bảng hiệu bị hư hại trầm trọng bằng cấu trúc bền vững hơn. Chín nhà tài trợ, mỗi người tài trợ 27.700 đô la Mỹ (tổng cộng 249.300 đô la Mỹ) để mua các chữ cái bằng thép, nhằm đảm bảo bảng hiệu sẽ đứng vững trong nhiều năm.
Những chữ cái mới có chiều cao và rộng từ . Phiên bản mới của bảng hiệu được ra mắt vào ngày lễ kỷ niệm 75 năm Hollywood, ngày 14 tháng 11 năm 1978, với lượng khán giả xem truyền hình trực tiếp lên đến 60 triệu.
Công việc làm mới, do Bay Cal Commercial Painting tài trợ, bắt đầu vào tháng 11 năm 2005, các chữ cái đã được hạ xuống khung thép để sơn trắng lại.
Nhà tài trợ.
Sau chiến dịch công cộng năm 1978 nhằm khôi phục bảng hiệu, có chín nhà tài trợ dưới đây:
Bảng hiệu gốc và Khôi phục chữ H.
Vào năm 2005, bảng hiệu gốc năm 1923 đã được nhà sản xuất Dan Bliss đăng bán trên eBay. Nó đã được bán cho nghệ sĩ Bill Mack để ông dùng nó làm nền cho các bức họa về những ngôi sao trong Thời hoàng kim của Hollywood. Tháng 8 năm 2012, Bill Mack hoàn tất việc khôi phục ký tự H trong bảng hiệu gốc bằng thép. Ngày 9 tháng 8 năm 2012, Herb Wesson và Tom LaBonge thuộc Hội đồng thành phố Los Angeles đã trao cho Mack Giấy khen vì những nỗ lực bảo tồn biểu tượng của lịch sử Hollywood. Mack hy vọng sẽ đem chữ H đi lưu diễn khắp nước Mỹ rồi tìm cho nó một nơi ở vĩnh viễn tại Hollywood.
Trong văn hóa đại chúng.
Phòng thương mại Hollywood tuyên bố quyền thương hiệu đối với hình ảnh bảng hiệu và đòi hỏi phí cấp phép khi sử dụng thương mại. Trong một số phim và chương trình truyền hình, bảng hiệu Hollywood rất hay bị xóa sổ trong các cảnh phim thảm họa để tăng kịch tính và hấp dẫn. | 1 | null |
Jerzy Filip Janowicz (sinh ngày 13 tháng 11, năm 1990) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Ba Lan. Anh đã từng 5 lần đánh bại các tay vợt trong TOP 20 đánh đơn thế giới, gồm Andy Murray. Thành tích tốt nhất của anh ở Grand Slam là lọt vào trận bán kết Wimbledon 2013 nhờ vậy anh được thăng hạng 17 thế giới và lần đầu tiên lọt vào TOP 20.
Sự nghiệp.
Thời trẻ.
Anh đã chơi quần vợt từ rất trẻ và đã 2 lần vào chung kết nội dung đơn nam dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên của 2 giải Grand Slam gồm Giải quần vợt Mỹ mở rộng 2007 và French Open 2008.
2013.
Ở 2 giải Grand Slam đầu tiên của năm là Australia Open và French Open, anh đều đủ tiêu chuẩn tham gia và đều dừng chân ở vòng 3 của hai giải đấu Grand Slam này.
Giải Gran Slam thứ 3 trong năm khởi tranh và giải đấu này là bước ngoặt trong cuộc đời của anh khi lần đầu tiên lọt vào trận tứ kết Grand Slam và lọt tiếp vào trận bán kết sau khi thắng 3 set nhanh chóng với người đồng hương người Ba Lan là Lukasz Kubot với tỷ số 7-5, 6-4, 6-4 để trở thành tay vợt người Ba Lan đầu tiên lọt vào trận Bán Kết Grand Slam. Đối thủ của anh ở trận bán kết là Andy Murray người từng thua anh trước đó, anh đã thắng Andy Murray ở set đầu 7-6 nhưng đã bị thua ngược với 3 set thắng của Andy Murray 6-4, 6-4, 6-3. Nhưng nhờ lọt vào bán kết anh đã lần đầu tiên được thăng hạng 17 thế giới. | 1 | null |
Sir William Ramsay FRS (1852-1916) là nhà hóa học người Scotland. Ông là người đã khám phá ra các khí hiếm và chính ông cũng là người đưa chúng vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhờ có đóng góp này, ông trở thành nhà hóa học Scotland cũng như Vương quốc Anh đầu tiên nhận Giải Nobel Hóa học. Đó là vào năm 1904.
Việc tìm ra các khí hiếm.
Argon.
William Ramsay phát hiện ra nguyên tố argon cùng với Lord Rayleigh vào năm 1894. Điều thú vị là nguyên tố này đều giúp cả hai đoạt giải Nobel, một đoạt giải Vật lý, một đoạt giải Hóa học.
Krypton.
William Ramsay cùng với Morris Travers phát hiện ra krypton vào năm 1898. Đó là phần còn sót lại khi cả hai cho bay hơi gần hết không khí lỏng.
Neon.
William Ramsay cũng cùng với Morris Travers phát hiện ra neon cũng vào năm 1898.
Xenon.
Cũng vào năm 1898 ấy, cũng Ramsay và Travers, và xenon được phát hiện.
Heli.
Heli là chất khó tìm thấy trên Trái Đất nhất nếu xét các khí hiếm với nhau. Vậy mà William Ramsay đã tìm được. Có lẽ ông phải cảm ơn nhật thực rất nhiều bởi không có hiện tượng đó thì Ramsay khó tìm ra được sự hiện diện của heli. Ngày 26 tháng 3 năm 1895, ông cô tách được heli từ khoáng vật cleveite bằng axít. Thực ra đây chỉ là tình cờ bởi mục đích trong việc cô tách khoáng vật này là tìm ra được argon, nhưng khi tách được nitơ và oxy thoát ra từ acid sulfuric, ông lại phát hiện ra vạch màu vàng trong quang phổ phù hợp với vạch D3 quan sát được trong quang phổ của Mặt Trời. Cần nhớ rằng vạch quang phổ này được tìm thấy trong một ngày xảy ra hiện tượng nhật thực. Đó là ngày 18 tháng 6 năm 1868. Vạch quang phổ đó chính là của heli. | 1 | null |
Ngô Kiến Hào (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1978) là nam diễn viên, ca sĩ, đạo diễn và nhà sản xuất người Mỹ gốc Hoa. Ngô Kiến Hào là cựu thành viên của nhóm nhạc thần tượng F4 Đài Loan.
Tiểu sử.
Ngô Kiến Hào sinh ra và lớn lên tại Santa Monica, California, Mỹ. Cha mẹ anh li dị từ rất sớm nên anh sống cùng với mẹ và hai người chị gái. Sau này mẹ anh tái hôn với 1 người gốc Thượng Hải và có thêm 2 người con, 1 trai 1 gái.
Năm 13 tuổi, anh bắt đầu có hứng thú với vũ đạo. Anh và bạn bè thường ngồi hàng giờ trước màn hình tivi xem và học nhảy từ băng video. Sau đó, anh đang ký tham dự 1 cuộc thi nhảy và giành giải nhì. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh từng làm nhân viên trực điện thoại cho một công ty điện thoại đường dài trong vòng hai năm. Quá chán nản và mệt mỏi với công việc đó, anh quyết định trở về Đài Loan tìm cơ hội gia nhập làng giải trí vì niềm khát khao được biểu diễn
Chị gái của anh đã quay về Đài Loan trước và là thành viên của nhóm nhạc "Babes", đã ra mắt 2 album nhưng không thành công.
Đời tư.
Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Ngô Kiến Hào kết hôn với bạn gái lâu năm là nữ tài phiệt Singapore Arissa Thạch Trinh Thiện ở Los Angeles.
Sự nghiệp.
Năm 2000, khi từ Mỹ trở về Đài Loan, anh đã tới 1 công ty đĩa hát tìm kiếm cơ hội. Anh đã mang một số đĩa ghi âm đến các phòng thu nhưng tất cả đều không có hồi âm và đã phải đến từng nơi để lấy lại các bản thu âm đó.
Trong thời gian này, anh cũng tham gia chương trình cuối tuần "Happy Sunday", cuộc thi MTV VJ Hunt. Khi đó anh thích để tóc dài giống như ngôi sao Trịnh Y Kiện nhưng sau đó quyết định cắt tóc. Chính tại 1 tiệm cắt tóc, anh đã gặp được nhà chế tác Sài Trí Bình đang tìm kiếm các diễn viên trẻ cho phim truyền hình nhiều tập "Lưu tinh hoa viên (Vườn sao băng)". Và anh đã trở thành người đầu tiên ký hợp đồng trong nhóm F4. | 1 | null |
Trạng cờ Quý Tỵ là một game show truyền hình chuyên biệt của Việt Nam do Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Công ty Cổ phần Quốc tế Truyền thông (IMC) và Liên đoàn cờ Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2013.
Đây là trò chơi truyền hình về cờ tướng đầu tiên ở Việt Nam. Phạm Quốc Hương trở thành Trạng cờ sau khi vượt qua Nguyễn Anh Quân 1,5-0,5 ở trận chung kết.
Thể thức thi đấu.
Tại game show này, các kỳ thủ, không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều được đăng ký tham dự. Các kỳ thủ có thể đăng ký theo câu lạc bộ hoặc tự do. Kỳ thủ thi đấu tranh giải cá nhân gồm 2 vòng:
Vòng loại.
Vòng loại chia ra hai bảng đấu khu vực phía Bắc và phía Nam, thi đấu theo hệ Thụy Sĩ. Dựa vào số lượng kỳ thủ, ở phía Bắc với 288 kỳ thủ thi đấu 11 ván, phía Nam 68 kỳ thủ thi đấu 9 ván. Các ván đấu cờ nhanh, mỗi bên 25 phút không có lũy tiến. Vòng loại chọn ra 16 đấu thủ chính thức và 4 đấu thủ dự bị ở khu vực phía Bắc và 16 đấu thủ ở khu vực phía Nam vào vòng chung kết.
Vòng chung kết.
Bốc thăm và thi đấu loại trực tiếp giữa 32 kỳ thủ đã qua vòng loại. Vòng 1/32, mỗi trận gồm 2 ván cờ nhanh, mỗi bên 25 phút. Nếu hòa nhau thì sẽ bốc thăm chọn màu quân cho 2 đấu thủ thi đấu một ván cờ chớp, bên đi trước có 6 phút, bên đi sau 5 phút. Bên đi sau là người giành chiến thắng nếu kết quả hòa hoặc thắng ván cờ này. Các trận đấu ở vòng chung kết sẽ được ghi hình trực tiếp tại Đài truyền hình VTC vào hai ngày cuối tuần.
Từ vòng 1/16 trở đi, mội trận chỉ gồm 1 ván cờ nhanh 25 phút không lũy tiến. Hai kỳ thủ bốc thăm chọn tiên hậu. Nếu hòa sẽ đánh 1 ván cờ chớp 6 phút, 5 phút, kỳ thủ đi sau ở ván cờ nhanh được quyền chọn tiên hậu ở ván cờ chớp. Nếu vẫn hòa thì kỳ thủ đi sau ở ván cờ chớp chiến thắng và lọt vào vòng sau.
Nhà vô địch sẽ được tôn vinh tấn phong "Trạng cờ". các kỳ thủ hạng nhì và hạng ba lần lượt được nhận danh hiệu Bảng nhãn và Thám hoa.
Danh sách kỳ thủ.
32 kỳ thủ lọt vào vòng chung kết ở hai bảng phía Bắc và phía Nam (xếp theo thứ tự thành tích vòng loại).
Vòng chung kết.
Tại vòng chung kết, ván đấu cờ nhanh thứ hai và ván đấu cờ chớp (nếu có) sẽ được tường thuật trực tiếp, với một bình luận viên của đài, một bình luận viên chuyên môn và một bình luận viên văn hóa (nhà văn Nguyễn Khắc Phục, nhà báo Nguyễn Lưu...). Hai kỳ thủ thi đấu với trang phục truyền thống, bối cảnh chốn bồng lai tiên cảnh có cỏ, cây, hoa, lá... trên một bàn cờ lớn rộng 4m², có các "tiên nữ" hỗ trợ đi cờ. Từ vòng thứ hai trở đi các cặp đấu chỉ có 1 ván cờ nhanh, bốc thăm người đi trước. Nếu hòa thì người đi sau có quyền chọn màu quân trong ván cờ chớp (hòa thì người đi sau trong ván cờ chớp thắng chung cuộc).
Vòng đấu đầu tiên của vòng chung kết diễn ra từ 20 tháng 7 đến 8 tháng 9. 32 kỳ thủ vào vòng chung kết có kết quả bốc thăm và thi đấu như sau. | 1 | null |
Alan Irwin Menken (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1949) là một nhà soạn nhạc kịch, nhà soạn nhạc phim và một nghệ sĩ piano người Mỹ.
Menken được biết đến nhiều nhất với phần âm nhạc được ông soạn cho các bộ phim do Walt Disney Animation Studios sản xuất. Các bản nhạc cho các bộ phim "Nàng tiên cá", "Người đẹp và quái vật", "Aladdin", và "Pocahontas" mỗi phim mang lại cho ông hai giải Oscar. Ông cũng là người soạn nhạc cho các phim "The Hunchback of Notre Dame", "Hercules", "Home on the Range", "The Shaggy Dog", "Chuyện thần tiên ở New York (Enchanted)", và gần đây nhất, "Nàng công chúa tóc mây (Tangled)". Menken đã có một số lần cộng tác với các nhà viết lời bài hát bao gồm Howard Ashman, Tim Rice, Glenn Slater, Judy Rothman, và Stephen Schwartz. Với tám giải Oscar (bốn giải "Nhạc phim gốc hay nhất" và bốn giải "Bài hát gốc hay nhất"), Menken là người giành được nhiều giải Oscar thứ hai trong hạng mục âm nhạc chỉ sau Alfred Newman, người đã giành được chín giải Oscar.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Menken sinh ra ở thành phố New York trong một gia đình người Do Thái, là con trai của Judith và Norman Menken, một nha sĩ. Ông bộc lộ sự thích thú với âm nhạc từ khi còn nhỏ, ông học chơi đàn piano và violin. Ông theo học tại trường trung học New Rochelle ở New Rochelle, New York. Lên đại học, ban đầu ông học ngành y dược, nhưng sau đó chuyển trọng tâm của mình sang lĩnh vực âm nhạc ở khoa Steinhardt thuộc trường Đại học New York. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tham gia vào nhạc viện BMI Lehman Engel Musical Theater Workshop. Ông biểu diễn khá thường xuyên tại các câu lạc bộ địa phương, sáng tác bài hát và nhạc trên đài phát thanh và là người đệm đàn.
Vào cuối những năm 1970, Menken biên soạn nhạc cho một số buổi biểu diễn đã được diễn thử rất thành công, nhưng tiếc là không được sản xuất. Sản phẩm chuyên nghiệp quan trọng đầu tiên của Menken là một tác phẩm viết cùng với Ashman cho vở kịch của WPA Theater tại Off-Broadway năm 1979 mang tên "God Bless You, Mr. Rosewater", phỏng theo tiểu thuyết của Kurt Vonnegut. Tác phẩm này được đón nhận nồng nhiệt, nhưng ba năm sau, ông còn giành được những thành công vang dội hơn thế với vở nhạc kịch tại Off-Broadway năm 1982 mang tên "Little Shop of Horrors", một lần nữa cùng với Ashman, tác phẩm đã giúp ông giành được một đề cử giải Drama Desk Award. "Little Shop" sau đó được chuyển thể thành một bộ phim khá thành công và được biểu diễn ở nhà hát Broadway.
Vào năm 1983, Menken nhận được giải thưởng BMI Career Achievement Award vì những đóng góp của ông cho lĩnh vực nhạc kịch, bao gồm "Little Shop of Horrors", "God Bless You, Mr. Rosewater", "Real Life Funnies", "Atina: Evil Queen of the Galaxy" (sản xuất trong xưởng với tên gọi "Battle of the Giants"), "Patch, Patch, Patch", và những đóng góp của ông cho rất nhiều vở kịch thời sự trong đó có "Personals" và "Diamonds". Năm 1987, một bài nhạc kịch phỏng theo tác phẩm "The Apprenticeship of Duddy Kravitz", với phần lời được viết bởi David Spencer, được sản xuất ở Philadelphia. Năm 1992, nhà hát WPA Theatre sản xuất tác phẩm "Weird Romance" của Menken, với phần lời cũng của Spencer. Tác phẩm nhạc kịch soạn năm 1994 của Menken dựa trên vở nhạc kịch cổ điển "A Christmas Carol" của Charles Dickens, với phần lời của Lynn Ahrens và được Mike Ockrent sắp xếp cho biểu diễn, lần đầu ra mắt công chúng tại nhà hát Paramount Theater ở Madison Square Garden. Buổi biểu diễn đã thành công vang dội và ngày nay đang trở thành một sự kiện tổ chức thường niên ở New York. Menken nhận được đề cử cả hai giải Tony Award và Drama Desk Award cho phần âm nhạc của phiên bản nhạc kịch trên sân khấu của "Người đẹp và quái vật" được công chiếu tại Broadway vào năm 1994.
Tuy nhiên, Menken được biết đến nhiều nhất bởi sự cộng tác hơn hai thập kỉ qua của ông với Walt Disney Pictures biên soạn âm nhạc cho rất nhiều phim, trong đó có loạt phim hoạt hình cổ điển dựa trên những câu chuyện cổ tích của Walt Disney Feature Animation "Nàng tiên cá", "Người đẹp và quái vật", "Aladdin", "Pocahontas", "The Hunchback of Notre Dame", "Hercules", "Home on the Range", và gần đây nhất, là bộ phim hoạt hình thứ 50 trong series này của Disney sản xuất vào năm 2010 "Nàng công chúa tóc mây (Tangled)". Ông cũng biên soạn phần nhạc cho một số phim người đóng của Disney bao gồm "Newsies" (1992) và "Chuyện thần tiên ở New York (Enchanted)" (2007). Menken đã nhận được cả hai giải Oscar cho "Nhạc phim gốc hay nhất" và "Bài hát gốc hay nhất" cho bốn trong số các dự án trên. Với tám giải Oscar (bốn cho "Nhạc phim gốc hay nhất" và bốn cho "Bài hát gốc hay nhất"), mới chỉ có nhà soạn nhạc Alfred Newman (chín giải) và Walt Disney (22 giải) giành được nhiều giải Oscar hơn Menken. Ông được xếp ở vị trí thứ ba cùng với nhà thiết kế phục trang Edith Head. Hiện ông đang nắm giữ kỉ lục người hiện đang còn sống giành được nhiều giải nhất. Ông được trao danh hiệu Huyền thoại của Disney vào năm 2001.
Một phiên bản nhạc kịch của "Nàng tiên cá" được mở cửa công chiếu ở Broadway vào tháng 1 năm 2008 và ở châu Âu vào tháng 6 năm 2012. Tác phẩm "Sister Act the Musical" của Menken được sản xuất ở London (2009) và biểu diễn ở Broadway vào mùa xuân năm 2011. Ông đã được đề cử giải Tony Award cho "Nhạc phim hay nhất" với tác phẩm này.
Menken nhận được ngôi sao thứ 2.422 trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 10 tháng 11 năm 2010.
Hiện ông đang làm việc với một vở nhạc kịch trên sân khấu phỏng theo "The Hunchback of Notre Dame", "Newsies" và "Aladdin".
Vào tháng 12 năm 2010, ông là khách mời trong chương trình truyền hình giải đố mới của đài NPR "Wait Wait... Don't Tell Me!".
Vào tháng 1 năm 2013, ông là khách mời đặc biệt trong festival thường niên của nhà hát Junior Theatre Festival ở Atlanta, GA. Ông đã có một buổi biểu diễn đặc biệt cho những người đến xem, trong đó có một bản liên khúc và một số bài hát được trích từ nhiều tác phẩm, cùng với đó là buổi nói chuyện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Tại đây, ông cũng được vinh danh với giải thưởng Freddie G. Award cho những thành công đạt được trong lĩnh vực nhạc kịch của mình. Khi nhận giải, ông được mọi người tán dương bằng bài hát "Be our Guest" được chơi bởi một nhóm nghệ sĩ đã được chọn lọc.
Menken đã kết hôn với Janis Roswick-Menken từ năm 1972, và họ có hai người con gái.
Giải thưởng.
Giải Grammy.
Menken đã giành được mười một giải Grammy, trong đó có giải thưởng cho "Bài hát của năm" vào năm 1993. Giải Grammy gần đây nhất của ông là giải "Bài hát viết cho sản phẩm truyền thông đa phương tiện hay nhất" cho bài hát I See the Light trong phim Nàng công chúa tóc mây (2010). | 1 | null |
Miesbach là một thị trấn tại Bayern, Đức, và là trung tâm hành chính của huyện Miesbach. Huyện này nằm ở một độ cao khoảng 697 m trên mặt biển. Thị trấn này cách München khoảng 48 km. Hồ Schliersee và hồ Tegernsee, và chung quanh những hồ này là những nơi nghỉ mát có tiếng quốc tế như Bad Wiessee, Rottach-Egern và Tegernsee, nằm gần đó.
Miesbach được thành lập khoảng năm 1000 và hàng 100 năm là trung tâm của hạt Hohenwaldeck. Vào thế kỷ 19 nó là trung tâm của phong trào bảo tồn y phục cổ truyền, die Tracht.
Miesbach cũng có một lịch sử lâu đời là nơi đi hành hương và là một làng hầm mỏ, mà vẫn còn có thể thấy trong phong cảnh của thị trấn.
Miesbach là nơi sinh của họa sĩ vẽ theo kiểu Verismo, Christian Schad. | 1 | null |
Yêu không ràng buộc (tựa tiếng Anh: "No Strings Attached") là một bộ phim hài lãng mạn năm 2011 của Mỹ với đạo diễn Ivan Reitman và các diễn viên Natalie Portman và Ashton Kutcher. Được viết bởi Elizabeth Meriwether, nội dung phim nói về hai người bạn quyết định thực hiện một hiệp ước "không ràng buộc" có quan hệ tình dục bình thường mà không phải yêu nhau. Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ và Canada vào ngày 21 tháng năm 2011.
Nội dung.
Sau sự gặp mặt tại một trại hè thanh niên, Emma (Natalie Portman) và Adam (Ashton Kutcher) chạm mặt nhau và họ nhận ra học chung trường khi còn bé và không liên lạc nhau cho đến giờ. Bây giờ Emma làm việc tại một bệnh viện ở Los Angeles và Adam là một trợ lý sản xuất cho một chương trình truyền hình âm nhạc. Cha của Adam (Kevin Kline), ngôi sao nổi tiếng của một chương trình hài trên truyền hình, đã bắt đầu một mối quan hệ với bạn gái cũ của Adam, Vanessa (Ophelia Lovibond). Khi Adam phát hiện ra, anh ta đã say rượu và bắt đầu gọi điện thoại những người phụ nữ có trong danh bạ điện thoại di động của mình, tìm kiếm một sự giải thoát tình cảm. Sáng hôm sau, thức dậy với một cảm giác đau đầu, anh thấy mình chẳng mặc gì trên một chiếc ghế sofa, chỉ có một chiếc khăn nhỏ che khu vực giữa cơ thể của mình. Sau đó anh được kể lại rằng mình nhắn tin cho Emma, và sau đó đã đến căn hộ của cô ấy chia sẻ với những người bạn cùng phòng của Emma (Greta Gerwig, Mindy Kaling, và Guy Branum) Một lúc khi anh cởi tất cả quần áo của mình và sau đó lăn ra ngủ. Emma dẫn Adam vào phòng ngủ để lấy quần áo của mình và họ kết thúc trong quan hệ tình dục vội vã.
Lần thứ hai họ quan hệ tình dục họ ở nhà của Adam, và trước khi cô rời khỏi, anh ta đồng ý với đề nghị của cô cho một mối quan hệ bình thường (chỉ quan hệ tình dục với nhau và không có gì khác, nói cách khác, không có ràng buộc). Anh cảnh báo Emma rằng cô sẽ có tình yêu với anh, nhưng cô bác bỏ ý tưởng đó và đặt ra một số nguyên tắc cơ bản để giữ những gì họ đang làm trở nên quá nghiêm trọng. Lúc đầu họ thực hiện rất tốt, nhưng sau đó Adam trở nên ghen tị khi một người đàn ông (Ben Lawson) cùng làm việc với Emma tại bệnh viện, tìm kiếm sự chú ý của Emma. Adam mang đến cho Emma một món quà (một đĩa CD anh đã chọn lọc nội dung cho cô) và cô cự tuyệt anh, nói rằng họ nên dừng lại một thời gian và anh nên kết thân với những cô gái khác. Nhưng sau khi xa nhau trong hai tuần, Emma lại gặp Adam và họ lại tiếp tục quan hệ tình dục "không ràng buộc".
Vài tháng sau, vào đầu tháng 2 là sinh nhật của Adam. Anh ra ngoài ăn tối với cha của mình và Vanessa - họ tuyên bố kế hoạch để có con với nhau. Adam đã đưa Emma đi cùng, nơi cô lớn tiếng chê trách cặp đôi suồng sả để bênh vực cho Adam. Sau đó anh hẹn cô đi cùng nhau đi chơi ngày Lễ tình nhân. Mọi thứ sụp đổ khi cô trở nên quá khó tính trong cuộc hẹn. Emma giận dỗi khuyên Adam rằng anh nên tìm một cô gái khác không làm tổn thương anh. Adam nói với Emma rằng anh yêu cô, điều mà cô không phải ở tiếp nhận và họ có một cuộc đấu khẩu. Mối quan hệ "không ràng buộc" của họ gắn sắp sửa kết thúc.
Sáu tuần sau, một kịch bản âm nhạc Adam viết cho chương trình truyền hình nơi anh làm việc đang được thực hiện. Adam thường trao đổi công việc với sự giúp đỡ của Lucy (Lake Bell) - cô là trợ lý giám đốc của chương trình (Jennifer Irwin) và cô đã thu hút tình cảm của Adam. Trong khi đó, Emma chán nản, cô trở nên quẫn trí vì thiếu vắng sự gần gũi của Adam. Tình hình đã tồi tệ và phức tạp hơn bởi em gái của Katie (Olivia Thirlby) đám cưới của cô vào ngày hôm sau và mẹ góa của mình (Talia Balsam) đến cho sự kiện này với một bạn trai (Brian Dierker) của mình. Emma cảm thấy mạnh mẽ cho mẹ của mình bằng cách không để cho mình nhận được sự quan tâm tình cảm quá gần với bất cứ ai. Tuy nhiên, mẹ cô trở nên đồng cảm khi nhìn thấy Emma bị tổn thương vì một mối quan hệ kết thúc khi chưa được trọn vẹn. Mẹ của Emma nói với cô để ngăn chặn việc đó.
Khi Emma thú nhận rằng cô không thể ngừng suy nghĩ về Adam, Katie khuyên cô gọi Adam va bắt đầu nói những điều tốt đẹp giữa họ. Vì vậy, Emma hồi hộp gọi điện thoại cho Adam và cho anh biết rằng cô nhớ anh. Phản ứng của Adam là họ không bao giờ thực sự trở lại với nhau. Nhận ra bây giờ cô cần phải gặp mặt để nói chuyện với anh, Emma rời Santa Barbara, nơi đang diễn ra của đám cưới ngày hôm sau và lái xe về nhà của Adam ở Los Angeles. Kế hoạch của cô đang bị hủy hoại, tuy nhiên, và cô phải trốn để tránh bị nhìn thấy, khi Adam về nhà với Lucy. Emma đoán Adam có bạn gái mới và lái xe đi trong nước mắt. Vanessa gọi điện Adam trước khi anh và Lucy có thể quan hệ tình dục, rằng cha của anh đã dùng quá liều thuốc trị ho. Adam lập tức đến bên ngoài bệnh viện, Vanessa nói rằng cô muốn ra khỏi mối quan hệ với cha của anh và sau đó đã bỏ đi. Adam vào thăm cha của anh và ngạc nhiên nhận một số lời khuyên.
Một người bạn (Mindy Kaling) người chia sẻ căn hộ của mình cho Emma biết về cha của Adam bị nhập viện, vì vậy cô đã lái xe đến đó. Như Adam rời khỏi căn nhà ông điện thoại Emma nói với cô ấy rằng cô ấy đã có mặt nếu cô ấy sẽ nói rằng cô nhớ anh. Emma được ra khỏi chiếc xe của mình như là kết thúc cuộc gọi và Adam đã choáng váng khi đột nhiên thấy mình có nói chuyện với ông cách ông muốn. Cô nói với Adam rằng cô xin lỗi đã làm tổn thương anh, thú nhận rằng cô yêu anh, và họ hòa giải với một nụ hôn say đắm. Sau khi dùng điểm tâm cùng nhau như chưa có gì xảy ra trước đây, họ đến Santa Barbara ngay trước khi đám cưới của Katie được bắt đầu. Khi họ bước vào một căn phòng và dừng lại, Emma hỏi Adam những gì sẽ xảy ra tiếp theo, trên đôi môi cùng nhau mỉm cười, anh âm thầm nắm chặt tay với nhau, lần đầu tiên họ nắm tay nhau như một cặp vợ chồng yêu thương.
Sản xuất.
"Yêu không ràng buộc" được đạo diễn Ivan Reitman dựa trên kịch bản của Elizabeth Meriwether mang tên "Friends With Benefits". Tiêu đề đã được thay đổi để tránh nhầm lẫn với một bộ phim khác với một đại ý tương tự ra mắt ngày 22 tháng 7 năm 2011. Hãng Paramount Pictures lần đầu tiên được công bố tháng 3 năm 2010 như một dự án chưa đặt tên chính thức. Diễn viên Ashton Kutcher và Natalie Portman đã được chọn vào vai chính, và Paramount dự đoán ngày phát hành 07 tháng 1 năm 2011. Reitman cho biết quan hệ tình dục như điều hiển nhiên: "tôi nhận thấy thế hệ ngày nay với con cháu mình, đặc biệt là những người trẻ tuổi, chúng tìm thấy mối quan hệ tình dục dễ dàng hơn để có một cảm xúc tinh thần. Đó là cách đối phó những người trẻ khác giới tính với nhau thời nay". Quay phim chính thức bắt đầu vào tháng 5 năm 2010. vào tháng 11 năm 2010, bộ phim đã có tên mới "No Strings Attached" với ngày phát hành ngày 21 tháng 1 năm 2011.
Tuy các sự kiện xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên trong một năm làm việc thuận lợi, Portman hoan nghênh cơ hội để diễn một vai khác biệt so với vai diễn trong Thiên nga đen (phim).
Liên kết ngoài.
California | 1 | null |
HMS "Dainty" (H53) là một tàu khu trục lớp D được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được điều sang Trạm Trung Quốc vào đầu năm 1935, và tạm thời được bố trí Hồng Hải vào đầu năm 1935 do cuộc Khủng hoảng Abyssinia trước khi quay trở lại nhiệm sở, nơi nó ở lại cho đến giữa năm 1939. "Dainty" được điều trở lại Hạm đội Địa Trung Hải ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, rồi được chuyển đến Tây Phi một thời gian ngắn làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải trong năm 1940 trước khi quay lại Địa Trung Hải. Con tàu tham gia trận Calabria vào tháng 7 năm 1940, rồi được phân công tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải cho đến khi bị máy bay ném bom Đức đánh chìm ngoài khơi Tobruk, Libya vào ngày 24 tháng 2 năm 1941.
Thiết kế và chế tạo.
"Dainty" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất . "Dainty" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Dainty" có một khẩu QF 12-pounder Mk V bố trí giữa hai ống khói và hai khẩu đội súng máy QF 0.5-inch Vickers Mk III bốn nòng đặt ở hai bên cánh cầu tàu. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Một đường ray và hai máy phóng được dùng để thả mìn sâu, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Dainty" được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2 năm 1931 tại xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company ở Govan, Scotstoun trong Kế hoạch Chế tạo 1930. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 4 năm 1931, hạ thủy vào ngày 3 tháng 5 năm 1932, và hoàn tất vào ngày 22 tháng 12 năm 1932 với chi phí tổng cộng 229.378 Bảng Anh, không kể đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị vô tuyến.
Lịch sử hoạt động.
"Dainty" thoạt tiên được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 tại Địa Trung Hải và từng được bố trí một thời gian ngắn đến vùng vịnh Ba Tư và Hồng Hải vào tháng 10-tháng 11 năm 1933. Nó được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 1934 để phục vụ tại Trạm Trung Quốc cùng Chi hạm đội Khu trục 8 (sau đổi tên thành Chi hạm đội 21), và đến nơi vào ngày 3 tháng 1 năm 1935. Nó được phối thuộc về Hạm đội Địa Trung Hải tại Hồng Hải từ ngày 30 tháng 9 năm 1935 đến ngày tháng 6 năm 1936 trong vụ Khủng hoảng Abyssinia. Con tàu sau đó được tái trang bị tại Hồng Kông từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10, và tiến hành các cuộc tuần tra chống hải tặc sau khi hoàn tất việc tái trang bị. Vào ngày 21 tháng 1 năm 1937, chiếc tàu buôn SS "Hsin Pekin" bị mắc cạn tại bãi đá Nemesis ngoài khơi Ninh Ba, và "Dainty" đã cử một đội canh gác trên tàu cho đến khi nó nổi trở lại. Con tàu thực hiện một số chuyến viếng thăm đến các cảng Sarawak, Singapore và Philippines từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1938. Khi nguy cơ chiến tranh trở nên rõ ràng, nó được điều trở lại Hạm đội Địa Trung Hải, đến Alexandria cùng với tàu chị em vào ngày 30 tháng 9 năm 1939, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ.
"Dainty" được phân công nhiệm vụ tuần tra khắp Địa Trung Hải suốt tháng 10 và tháng 11 trước khi được tái trang bị tại Malta từ ngày 8 đến ngày 30 tháng 12. Sau khi hoàn tất, nó được điều về Đội Khu trục 2 đặt căn cứ tại Freetown, Sierra Leone để truy tìm các tàu vượt phong tỏa Đức. Con tàu được điều trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào tháng 4 năm 1940, và trải qua một đợt tái trang bị khác tại Malta từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 2 tháng 6. Sau khi hoàn tất, nó được điều về Chi hạm đội Khu trục 10.
Vào ngày 12 tháng 6, nó cứu vớt hơn 400 người sống sót từ chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ , vốn bị đánh chìm ngoài khơi Crete. Tám ngày sau, nó cùng ba tàu khu trục khác hỗ trợ cho thiết giáp hạm Pháp "Lorraine" và ba tàu tuần dương Anh khi chúng tiến hành bắn phá Bardia trong đêm 21- 21 tháng 6. Vào ngày 27 tháng 6, "Dainty" cùng tàu chị em và tàu khu trục tấn công tàu ngầm Ý "Console Generale Liuzzi", gây hư hại nặng cho nó đến mức nó buộc phải tự đánh đắm. Hai ngày sau, "Dainty" và "Ilex" tấn công các tàu ngầm Ý "Uebi Scebeli" và "Salpa", đánh chìm được "Uebi Scebeli" nhưng đã để cho "Salpa" chạy thoát. Các con tàu Anh đã thu được những tài liệu mật mã quan trọng, bao gồm bảng mã mới nhất. Chúng cũng có thể đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Argonauta" vào ngày 29 tháng 6, khi nó quay trở về từ Tobruk, Libya.
"Dainty" tham gia trận Calabria vào ngày 9 tháng 7 trong thành phần hộ tống cho các tàu chiến lớn của Lực lượng C, và đã đối đầu không thành công với các tàu khu trục Ý, không chịu hư hại nào. Nó đã cùng với các tàu chị em "Defender" và , tàu khu trục Australia HMAS "Stuart" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ và hộ tống cho Đoàn tàu vận tải AN.2 từ Ai Cập đến nhiều cảng trong biển Aagean vào cuối tháng 7. Đến ngày 29 tháng 8, "Dainty" cùng với "Diamond" và các tàu khu trục và hộ tống cho tàu chở dầu "Plumleaf" và hai tàu buôn SS "Cornwall" và SS "Volo" đi từ Ai Cập đến Malta với hàng tiếp liệu. "Dainty" và "Ilex" đã hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ HMAS "Sydney" khi nó bắn phá sân bay Ý tại Scarpanto vào ngày 4 tháng 9.
Cùng với ba tàu khu trục Australia và hai tàu tuần dương phòng không Anh, nó đã hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Ai Cập đến vịnh Suda, Crete rồi đi đến Malta vào đầu tháng 11. Đến tháng 12, nó được phân nhiệm vụ đánh chặn các đoàn tàu vận tải tiếp liệu của đối phương dọc theo bờ biển Bắc Phi, chiếm được hai tàu schooner ngoài khơi Bardia vào ngày 31 tháng 12. Vào đầu tháng 1 năm 1941, "Dainty" hộ tống các tàu chiến chủ lực của Lực lượng A trong Chiến dịch Excess. Chiếc tàu khu trục đã kéo "Desmoulea" bị bất động đến vịnh Suda sau khi chiếc tàu chở dầu này trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Ý "Lupo" ngoài khơi Crete vào ngày 31 tháng 1.
Không lâu sau đó, "Dainty" quay trở lại nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ biển Bắc Phi. Vào cuối buổi chiều ngày 24 tháng 2, nó rời Tobruk cho một chuyến tuần tra, có tàu khu trục tháp tùng. Các con tàu bị 13 máy bay ném bom Junkers Ju 88 thuộc Liên đội III./Không đoàn 1 tấn công, và "Dainty" trúng một quả bom , vốn đã xuyên qua cabin của hạm trưởng và phát nổ cạnh các thùng nhiên liệu. điều này đã gây một đám cháy lớn, hầm đạn bị nổ tung và con tàu bị chìm. Có 16 thành viên thủy thủ đoàn của "Dainty" thiệt mạng và 18 người khác bị thương trong cuộc tấn công. | 1 | null |
HMS "Daring" (H16) là một tàu khu trục lớp D được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được điều sang Trạm Trung Quốc vào đầu năm 1935, và dưới quyền chỉ huy của Louis Mountbatten một thời gian ngắn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. "Daring" làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Hồng Hải trong tháng 10-tháng 11 năm 1939 rồi quay trở về Anh vào tháng 1 năm 1940 lần đầu tiên sau 5 năm. Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Na Uy, "Daring" bị tàu ngầm Đức "U-23" phóng ngư lôi đánh chìm vào ngày 18 tháng 2 năm 1940.
Thiết kế và chế tạo.
"Daring" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất . "Daring" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Daring" có một khẩu QF 12-pounder Mk V bố trí giữa hai ống khói và hai pháo QF 2-pounder Mk II đặt ở hai bên cánh cầu tàu. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Một đường ray và hai máy phóng được dùng để thả mìn sâu, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Daring" được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2 năm 1931 tại xưởng tàu của hãng John I Thornycroft ở Woolston, Southampton trong Kế hoạch Chế tạo 1930. Nó được đặt lườn vào ngày 18 tháng 6 năm 1931, hạ thủy vào ngày 7 tháng 4 năm 1932, và hoàn tất vào ngày 25 tháng 11 năm 1932 với chi phí tổng cộng 225.536 Bảng Anh, không kể đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị vô tuyến.
Lịch sử hoạt động.
"Daring" thoạt tiên được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và được bố trí một thời gian ngắn đến vịnh Ba Tư và Hồng Hải vào tháng 9–tháng 10 năm 1933. Bá tước Louis Mountbatten, vị Thủy sư Đô đốc tương lai cũng sẽ là Thứ trưởng Hải quân Anh, tiếp nhận quyền chỉ huy con tàu vào ngày 29 tháng 4 năm 1934, và "Daring" trải qua một đợt tái trang bị tại Xưởng tàu Sheerness từ 3 tháng 9 đến 24 tháng 10 nhằm chuẩn bị cho nó đi phục vụ tại Trạm Trung Quốc.
Vào tháng 12 năm 1934, nó khởi hành để gia nhập Chi hạm đội Khu trục 8 tại Viễn Đông, và đã phục vụ tại đây cho đến khi chiến tranh nổ ra. Sau khi đi đến Singapore, Lord Mountbatten được chuyển sang chỉ huy chiếc , và Trung tá Hải quân Geoffrey Barnard tiếp nhận quyền chỉ huy con tàu.
Nó cùng các tàu chị em , và được điều sang Hạm đội Địa Trung Hải không lâu trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939. "Daring" được giữ lại ở khu vực Hồng Hải cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống cho đến tháng 11 năm 1939. Nó được đại tu tại Malta từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 20 tháng 12, rồi hộ tống cho chiếc tàu biển chở hành khách SS "Dunnottar Castle" của hãng tàu Union-Castle Line đi đến Belfast vào đầu năm 1940. "Daring" được sửa chữa tại cho đến ngày 25 tháng 1 trước khi gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 tại Scapa Flow vào ngày 10 tháng 2 năm 1940 để làm nhiệm vụ hộ tống. Đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải HN12 từ Na Uy vào ngày 18 tháng 2, ở tọa độ , nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-23" dưới quyền chỉ huy của Otto Kretschmer. "Daring" lật úp và chìm nhanh chóng sau khi đuôi tàu nổ tung, khiến 157 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Chỉ có năm người sống sót được cứu vớt bởi tàu ngầm , vốn đã chứng kiến cuộc tấn công. | 1 | null |
Ferdinand Frédéric Henri Moissan (Hen-ri Moa-xăng) (1852-1907) là nhà hóa học người Pháp đầu tiên nhận Giải Nobel Hóa học. Ông nhận giải thưởng cao quý này vào năm 1906. Công trình của ông đó là cô lập được fluor, một trong những chất nguy hiểm đối với con người, đồng thời phát minh ra các lò điện phục vụ cho khoa học mang tên mình.
Điều chế fluor.
Fluor là một trong những chất nguy hiểm tới tính mạng con người, khi hình thành thì ngay lập tức hóa hợp với các thành phần còn lại của hợp chất được dùng để điều chế nguyên tố này, nên việc cô lập nó là rất khó khăn. Chính vì việc này mà không ít nhà khoa học trở thành nạn nhân của fluor. Đầu tiên là hai nhà khoa học Ireland, một người tử vong, một người thì tàn tật suốt đời vì bị bỏng fluor. Tiếp theo là những người đồng hương cũng là đồng nghiệp của Moissan (những người đi trước) cùng các nhà khoa học Bỉ cũng bị ngộ độc bởi mùi của nó. Phải đến năm 1886, Moissan mới có thể cô lập được nó sau 74 năm giới hóa học chờ đợi. Ông trộn Axit Fluorhydric (HF) với Kali fluoride (KF) thành hỗn hợp dạng lỏng rồi ông cho chúng vào trong bình điện phân có cực âm làm bằng thép, cực dương làm bằng graphit để điện phân nóng chảy hỗn hợp này ở 70 độ C. Ông thấy từ cực dương có một chất khí màu lục nhạt thoát ra. Ông thu khí màu lục nhạt này lại rồi ông mang đi kiểm định. Ông chắc chắn đó là fluor sau rất nhiều lần kiểm định kỹ lưỡng, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác. Ông trình diễn thí nghiệm này tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Thế nhưng, số ông hôm đó khá là đen đủi khi thí nghiệm đó không cho kết quả. Phải sang hôm sau, thí nghiệm đó mới thành công. Đó là thành quả phải trả giá bằng các vụ tai nạn của những người đàn anh nhà hóa học Pháp, tiêu biểu là các vụ tai nạn kể trên và nhiều vụ tai nạn khác. Cho đến nay, đây vẫn là phương pháp điều chế fluor phổ biến nhất trên thế giới
Phát hiện ra Moissanit.
Henri Moissan phát hiện ra chất Moissanite vào năm 1893 khi kiểm tra các mẫu đá từ một thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona, miền nam nước Mỹ. Lúc đầu, Moissan có xác định nhầm đó là kim cương nhưng 7 năm sau, 1904 ông phát hiện ra rằng nó là một khoáng chất và đặt tên là Cacbone Silic (SiC). Để tưởng nhớ tới ông, người ta đặt tên mới cho nó là Moissanite Khoáng vật này sau này đã được đặt tên Moissanite để tưởng nhớ Moissan.. | 1 | null |
Friedrich Wilhelm Ostwald (tiếng Latvia: Vilhelms Ostvalds) (1853-1932) là nhà hóa học người Đức gốc Baltic. Ông là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina. Ngoài ra, ông cũng học tập và làm việc chủ yếu tại Đại học Dorpat của Đức. Ông là người nhận Giải Nobel Hóa học năm 1909 nhờ việc nghiên cứu về các chất xúc tác, về cân bằng hóa học và vận tốc phản ứng hóa học. Ông trở thành nhà hóa học có hai quốc tịch thứ hai trên thế giới sau Ernest Rutherford nhận giải Nobel Hóa học. | 1 | null |
Erik Manuel Lamela (; sinh ngày 4 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cánh phải hoặc tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Sevilla ở giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha và đội tuyển quốc gia Argentina.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
River Plate.
Lamela đến với bóng đá tại câu lạc bộ River Plate vào ngày 14 tháng 6 năm 2009 ở trận đấu với Tigre,vào sân ở phút thứ 80.Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 5 tháng 12 năm 2010, trong trận đấu với Colón. Lamela thường xuyên được đứng trong đội hình chính thức trong mùa giải 2010-11
Roma.
Mùa giải 2011-2012.
Ngày 6 tháng 8 năm 2011,Lamela gia nhập câu lạc bộ của Ý A.S. Roma với mức phí 12 triệu €, bản hợp đồng có thời hạn 5 năm.Ngoài ra, chế độ về lương bổng của anh cũng sẽ được tăng tiến dần theo thời gian. Ngày 23 tháng 10,anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình tại Serie A vào lưới Palermo
Mùa giải 2012-2013.
Anh bắt đầu mùa giải 2012-2013 một cách rất ấn tượng,bàn thắng đầu tiên của mùa giải được ghi vào lưới Bologna.Lamela có một phong độ tuyệt vời trong tháng mười và tháng mười một,ghi được bảy bàn thắng trong 6 trận đấu,trong đó có cú đúp vào lưới Udinese.
Anh kết thúc mùa giải với 15 bàn thắng trong 33 trận đấu,đứng vị trí thứ 5 trong danh sách vua phá lưới Serie A và thứ 2 trong danh sách những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Roma(Sau Osvaldo với 16 bàn).
Tottenham Hotspur.
Ngày 29 tháng 8 năm 2013,anh chuyển tới câu lạc bộ Tottenham với mức phí chuyển nhượng 30 triệu €, biến anh thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử câu lạc bộ,vượt qua cả Roberto Soldado và Paulinho. Anh có trận đấu đầu tiên vào ngày 1 tháng 9, trong trận derby thành Luân Đôn với Arsenal tại sân Emirates, vào sân từ ghế dự bị thay cho Andros Townsend vào phút thứ 75 của trận đấu.
Sevilla F.C.
Érik Lamela đã chuyển sang câu lạc bộ Sevilla F.C trong thỏa thuận với hợp đồng Bryan Gil của Tottenham Hotspur với đội bóng Tây Ban Nha.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Lamela được gọi vào đội U20 Argentina để tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới.
Anh có trận đấu đầu tiên cho Đội tuyển quốc gia Argentina vào ngày 25 tháng 5 năm 2011 trong trận đấu giao hữu với Paraguay.
Danh hiệu.
Sevilla | 1 | null |
Tấn công Quốc hội Ấn Độ năm 2001 diễn ra vào ngày 13 tháng 12 năm 2001 tại New Delhi. Thủ phạm là các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Lashkar-e-Taiba (Let) và Jaish-e-Mohammed (JeM). Cuộc tấn công khiến 5 phần tử khủng bố, sáu nhân viên cảnh sát Delhi, hai nhân viên bảo vệ Quốc hội và một người làm vườn thiệt mạng, tổng cộng là 14 và làm gia tăng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, dẫn đến bế tắc quân sự Ấn Độ-Pakistan kéo dài đến tháng 6 năm sau.
Tấn công.
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, 5 phần tử khủng bố xâm nhập Tòa nhà Quốc hội trên một chiếc ô tô có nhãn hiệu của Bộ Nội vụ và Quốc hội. Mặc dù cả Rajya Sabha (thượng nghị viện) Lok Sabha (hạ nghị viện) đã hoãn họp 40 phút trước sự kiện, song nhiều nghị viên và quan chức chính phủ như Bộ trưởng Nội vụ LK Advani và Bộ trưởng Quốc phòng Harin Pathak được cho là vẫn ở trong tòa nhà tại thời điểm diễn ra tấn công. Có trên 100 người, bao gồm các chính trị gia chủ chốt ở bên trong tòa nhà nghị viện vào lúc đó. Các tay súng sử dụng nhãn dán nhận biết giả mạo trên ô tô mà họ lái và do đó xuyên thủng hàng rào an ninh triển khai quanh tổ hợp quốc hội. Các phần tử khủng bố mang các súng trường AK47, máy phóng lựu, súng ngắn và lựu đạn Các sĩ quan cảnh sát Delhi tuyên bố rằng các tay súng nhận chỉ thị từ Pakistan và hoạt động được tiến hành theo hướng dẫn của Cơ quan Tình báo Liên quân (ISI) của Pakistan.
Các tay súng đâm xe của mình vào xe của Phó Tổng thống Ấn Độ Krishan Kant (khi đó ông ở trong tòa nhà), ra khỏi xe rồi bắt đầu xả súng. Các vệ sĩ của Phó Tổng thống và nhân viên an ninh bắn trả các phần tử khủng bố và sau đó bắt đầu đóng các cổng của khu nhà. Một cuộc tấn công tương tự được tiến hành tại nghị viện của Srinagar, Kashmir, vào tháng 11 năm 2001, khi có 38 người bị các phần tử khủng bố sát hại.
Các nạn nhân.
Cảnh sát Kamlesh Kumari Yadav là người đầu tiên phát hiện các phần tử khủng bố và bị họ bắn chết khi bà báo động. Áo choàng tự sát của một tay súng phát nổ khi ông ta bị bắt chết; bốn tay súng khác cũng bị giết. Có 5 cảnh sát, một bảo vệ Quốc hội, và một người làm vườn bị chết, và 18 người khác bị thương. Các bộ trưởng và nghị viên thoát nạn và không bị thương. Tổng cộng có 14 người thiệt mạng và ít nhất 22 người bị thương trong cuộc tấn công.
Thủ phạm.
Cảnh sát Delhi tuyên bố rằng 5 chiến binh tiến hành tấn công và tên được gán cho họ là 1.Hamza, 2. Haider alias Tufail, 3.Rana, 4. Raja và 5. Mohammed đều bị lực lượng an ninh hạ sát. Tòa án Ấn Độ nhận định rằng có thêm ba nhân vật nữa đã vượt biên (từ Pakistan), có tên là Maulana Masood Azhar, Ghazi Baba alias Abu Jehadi và Tariq Ahmed cũng tham dự chuẩn bị tấn công.
Xét xử.
Kết quả điều tra sâu rộng hành động tấn công cho thấy có khả năng can dự của bốn bị cáo mang tên Afzal Guru, Shaukat Hussain và S.A.R. Gilani và Navjot Sandhu hay Afsan. Một số người khác bị tuyên bố là tội phạm là các thủ lĩnh của tổ chức chiến binh bất hợp pháp mang tên Jaish-e-Mohammed. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra nộp báo cáo theo Điều 173 của Luật Tố tụng hình sự Ấn Độ 1973 chống bốn cá nhân bị cáo buộc vào ngày 14 tháng 5 năm 2002. Các lời buộc tội được đặt trong khung các điều khoản khác nhau của luật hình sự Ấn Độ, đạo luật Ngăn ngừa khủng bố năm 2002, và đạo luật Chất nổ.
Tòa án Đặc biệt được chỉ định có chủ tọa là S. N. Dhingra. Bị cáo được xét xử trong một phiên tòa kéo dài trong khoảng sáu tháng. 80 nhân chứng được thẩm vấn cho bên nguyên và 10 nhân chứng được thẩm vấn nhân danh bị cáo S.A.R. Gilani. Khoảng 300 văn kiện được đệ trình. Afzal Guru, Shaukat Hussain và S.A.R. Gilani bị kết án phạm tội theo các điều trong POTA và Đạo luật Chất nổ. Bị cáo 1 và 2 cũng bị kết án theo Điều 3(4) của POTA.
Bị cáo số 4 là Navjot Sandhu hay Afsan được trắng án trước các lời buộc tội ngoại trừ một cáo buộc theo điều 123 IPC theo đó cô bị kết tội và chịu án giam cầm nghiêm ngặt trong 5 năm và trả tiền phạt. Án tử hình được tuyên cho ba bị cáo khác do phạm tội theo điều 302 read with Section 120B IPC và điều 3(2) của POTA. Họ cũng bị kết án tù chung thân do tám tội theo các điều khoản của IPC, POTA và Đạo luật Chất nổ cùng nhiều khoản tiền phạt khác. Khoản tiền một triệu rupee Ấn Độ lấy từ tài sản của hai bị cáo Afzal Guru và Shaukat Hussain bị sung công cho nhà nước theo điều 6 của POTA.
Trong phiên phúc thẩm, tòa án tối cao sau đó tha bổng S. A. R Geelani và Afsan, song giữ án tử hình của Shaukat và Afzal. Tha bổng Geelani để một lỗ hổng trong bản tố tụng của cuộc tấn công nghị viện. Ông được trình bày như kẻ chủ mưu của toàn bộ cuộc tấn công. Geelani, một giảng viên trẻ tại Đại học Delhi nhận được ủng hộ từ các đồng nghiệp và bạn bè, những người chắc chắn rằng ông bị gán tội. Họ liên lạc với luật sư nổi tiếng Nandita Haksar và yêu cầu bà nhận vụ kiện.
Shaukat Hussain được phóng thích trước thời hạn chín tháng do "cư xử tốt".
Phản ứng.
Chính phủ Ấn Độ ban đầu cáo buộc Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammed liên quan đến cuộc tấn công. Tuy nhiên, Lashkar-e-Taiba bác bỏ bất kỳ can dự trong sự kiện. Trong tháng 11 năm 2002, bốn thành viên JeM bị nhà cầm quyền Ấn Độ bắt giữ và đưa ra xét xử. Cả bốn người bị kết tội giữ các vai trò khác nhau trong sự kiện, tuy nhiên người thứ tư là Afsan /Navjot Sandhu, vợ của Shaukat Hussain (một trong số các bị cáo) bị cáo buộc phạm một tội nhỏ là giấu tin về âm mưu. Một trong các bị cáo là Afzal Guru bị kết án tử hình vì sự kiện này.
Các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà lãnh đạo láng giềng của Ấn Độ lên án cuộc tấn công này. Ngày 14 tháng 12, Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) cầm quyền tại Ấn Độ quy trách nhiệm về vụ tấn công cho các tổ chức Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammed có căn cứ tại Pakistan. Bộ trưởng Nội vụ LK Advani tuyên bố, "chúng tôi nhận được một số manh mối về sự kiện hôm qua, nó thể hiện rằng một quốc gia láng giềng, và một số tổ chức khủng bố hoạt động tại đó phía sau họ", trong một ám chỉ gián tiếp đến Pakistan và các tổ chức khủng bố có căn cứ tại Pakistan.
Cùng ngày, Ấn Độ yêu cầu Pakistan thông qua Cao ủy nước này tại Ấn Độ rằng phải ngăn chặn các hành động của LeT và JeM, bắt thủ lĩnh của các tổ chức và hạn chế nguồn tài chính và khả năng tiếp cận của các nhóm với tài sản này. Đáp lại, quân đội Pakistan được đặt trong tình trạng báo động cao trong cùng ngày. Ngày 20 tháng 12, Ấn Độ huy động và triển khai binh sĩ đến Kashmir và Punjab, hành động huy động quân sự lớn nhất của Ấn Độ kể từ Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971.
Sau cuộc tấn công, nhiều nghi phạm bị bắt giữ, và trong tháng 12 năm 2002 có bốn thành viên Jaish-e-Mohammed bị kết án vì vai trò trong cuộc tấn công. nĂM 2003, Ấn Độ cho biết quân đội của họ đã giết chết người chủ mưu cuộc tấn công tại Kashmir.
Afzal Guru bị tòa án Ấn Độ kết án tử hình và dự kiến bị treo cổ. Gia đình ông đến New Delhi để gặp Tổng thống A.P.J Abdul Kalam nhằm thuyết phục được ân xá. Gia đình của một nạn nhân là Kamlesh Kumari Yadav nói rằng họ sẽ trả lại huân chương Ashoka Chakra nếu tổng thống chấp thuận. Cho đến tháng 4 năm 2007, Tổng thống A.P.J. Abdul Kalam, từ chối can thiệp quá trình xét xử.
Bản án dự kiến được tiến hành vào ngày 20 tháng 10 năm 2006, song Afzal được hoãn thi hành án song vẫn giữ án tử. Ngày 3 tháng 2 năm 2013, kiến nghị ân xá của ông bị Tổng thống Pranab Mukherjee bác bỏ. Ông bị treo cổ vào ngày 9 tháng 2 năm 2013. | 1 | null |
Rosalind Elsie Franklin (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1920 - mất ngày 16 tháng 4 năm 1958) là nhà lý sinh học và tinh thể học tia X có những đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết về cấu trúc phân tử của DNA, RNA, virus, than đá, và than chì. Nghiên cứu về DNA của bà đã đạt được những thành tựu to lớn vì trước cả Crick và Watson, bà đã thu thập được các dữ liệu cho biết rõ thành phần cấu trúc và dạng xoắn ốc của phân tử này, đặt nền móng cho chuỗi xoắn kép nổi tiếng của Crick và Watson công bố vào năm 1953.
Rosalind Franklin được biết đến nhiều nhất qua công trình Photograph 51 là dạng "wet "B" form" của DNA (dạng ướt) bên cạnh dạng "dry "A" form" (dạng khô) cũng do bà khám phá. Theo Francis Crick, các dữ liệu của bà chính là "dữ liệu mà chúng tôi thực sự sử dụng" để hệ thống nên lý thuyết về cấu trúc DNA năm 1953. Những hình ảnh nhiễu xạ tia X của bà xác nhận cấu tạo hình xoắn ốc đã bị mang cho Watson xem mà không có sự đồng ý hay báo cho bà biết. Các khám phá của bà cung cấp hiểu biết có giá trị về cấu tạo DNA, tuy nhiên những đóng góp khoa học của bà đối với việc khám phá ra cấu trúc xoắn kép không được chú ý tới đương thời. Khi Crick, Watson và Maurice Wilkins cùng được trao giải Nobel vào năm 1962, đã có nhiều ý kiến cho rằng Rosalind Franklin hoàn toàn xứng đáng cùng được nhận giải thưởng cao quý này. Tuy nhiên, lúc này bà đã mất, mà giải Nobel không trao cho những người đã qua đời.
Bà được vinh danh là người phụ nữ đã chiến thắng chủ nghĩa phân biệt giới tính trong khoa học đương thời. Tên của bà được đặt cho nhiều trường trung học và một Viện nghiên cứu, đó là "Rosalind Franklin Institute" trực thuộc Chính phủ Vương quốc Anh, chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 6 năm 2018.
Thiếu thời và nền tảng giáo dục.
Franklin sinh ra ở Notting Hill, Luân Đôn trong một gia đình người Anh gốc Do Thái giàu có và có tầm ảnh hưởng. Cha bà là Ellis Arthur Franklin (1894–1964) còn mẹ bà là Muriel Frances Waley (1894–1976). Rosalind là con gái cả và là con thứ hai trong gia đình năm anh chị em.
Từ thời thơ ấu, Franklin đã thể hiện khả năng học tập đặc biệt nổi trội. Bà theo học ở Trường nữ sinh St Paul nơi bà đặc biệt xuất sắc trong các môn gồm khoa học, tiếng Latin và thể thao. Cha bà giảng dạy điện học, từ học và lịch sử Cuộc chiến tranh vĩ đại vào buổi tối tại Working Men's College, về sau trở thành phó hiệu trưởng của trường. Gia đình bà còn giúp dân tị nạn Do Thái định cư sau khi trốn thoát Đức Quốc xã ở châu Âu.
Cambridge, Kingston và Paris.
Franklin đến học tại Newnham College, Cambridge vào năm 1938 và học ngành hoá. Một trong những người dạy bà là nhà quang phổ học W.C. Price, người về sau trở thành đồng nghiệp của bà ở King's College. Năm 1941, bà được trao Second Class Honours trong kì thi tốt nghiệp. Chứng chỉ này được chấp nhận như bằng tốt nghiệp đại học để tìm kiếm việc làm. Cambridge bắt đầu cấp bằng cử nhân và thạc sĩ cho phụ nữ từ năm 1947 và những người phụ nữ từng học tại đây sẽ tự động được cấp bằng tương ứng.
Franklin làm trợ lý nghiên cứu "trong phòng thí nghiệm của R.G.W. Norrish trong vòng một năm nhưng không thu được thành công lớn." Về sau, ông đạt giải Nobel nhờ các đóng góp cho động lực học hoá học.
Franklin tiếp tục làm trợ lý nghiên cứu cho British Coal Utilisation Research Association. Bà nghiên cứu độ xốp của than, so sánh nó mật độ với heli. Thông qua đó, bà phát hiện ra mối quan hệ giữa độ khít của các lỗ trong than với tính thấm của các lỗ đó. Bằng việc kết luận rằng các chất bị loại ra căn cứ vào kích cỡ phân tử khi nhiệt độ tăng, Franklin đã giúp phân loại than và dự đoán chính xác hiệu suất của than khi dùng làm nhiên liệu cũng như trong hoạt động sản xuất khí tài thời chiến (thí dụ mặt nạ phòng độc). Công trình này là nền tảng cho luận án tiến sĩ về hoá vật lý của bà tại đại học Cambridge. Bà nhận bằng tiến sĩ năm 1945.
Nhà khoa học người Pháp Adrienne Weill là một trong những người hướng dẫn của Franklin tại Newnham. Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, Franklin xin Weill giới thiệu về một chỗ làm việc dành cho "một nhà hoá vật lý biết rất ít về hoá vật lý nhưng biết rất nhiều về những cái lỗ trong than". Tại một hội nghị vào mùa thu năm 1946, Weill giới thiệu Franklin với Marcel Mathieu, giám đốc Centre National de la Recherche Scientifique (CNRS), một mạng lưới các viện nghiên cứu được sự hỗ trợ của chính phủ Pháp. Điều này dẫn đến cuộc gặp của bà với Jacques Mering diễn ra tại Laboratoire Central des Services Chimiques de l'Etat ở Paris.
Mering là một nhà tinh thể học tia X. Ông ứng dụng tinh thể học tia X vào việc nghiên cứu tơ nhân tạo và các chất vô định hình khác. Ông dạy Franklin các khía cạnh của việc ứng dụng tinh thể học tia X lên các chất vô định hình. Franklin dùng các kiến thứ này lên các vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến than, cụ thể là những thay đổi trong sự sắp xếp của các nguyên tử cacbon khi chúng chuyển thành than chì. Franklin xuất bản vài bài nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu của bà trở thành một phần của hệ thống các nghiên cứu vật lý và hoá học chính thống về than. Mering cũng tiếp tục nghiên cứu về các dạng thù hình của cacbon bằng phương pháp tinh thể học tia X và các phương pháp khác.
King's College London.
Tháng 1 năm 1951, Franklin bắt đầu công việc nghiên cứu tại King's College London, trực thuộc Bộ phận Lý sinh của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa, Vương quốc Anh dưới sự chỉ đạo của John Randall. Mặc dầu nguyên thủy việc nghiên cứu của bà là tinh thể học tia X đối với protein và lipid nhưng Randall hướng bà sang nghiên cứu về sợi DNA. Ông ra quyết định này trước cả khi bà bắt đầu làm việc tại King's do những khám phá tiên phong sắp được đề cập sau đây của Maurice Wilkins và Raymond Gosling (nghiên cứu sinh được giao dưới quyền hướng dẫn của Franklin).
Ngay cả trong điều kiện trang thiết bị sơ sài, Maurice Wilkins và Raymond Gosling đã thu được tấm ảnh nhiễu xạ tia X của DNA. Hai người này đã tiến hành sử dụng tia X để nghiên cứu DNA từ tháng 5 năm 1950, tuy nhiên Randall lại không cho hai người này biết về quyết định chỉ định Franklin tiếp thu công việc nghiên cứu bằng phương pháp tinh thể học tia X và công việc hướng dẫn khoa học cho luận án của Gosling. Việc này chính là nguyên nhân đáng kể gây nên xích mích giữa Wilkins và Franklin.
Thói quen nhìn thẳng vào mắt người khác một cách dữ dội trong khi lại đối đầu một cách không kiên nhẫn và trực diện của Franklin gây khó chịu cho nhiều đồng nghiệp. Ngược lại, Wilkins lại rất nhẹ nhàng và chậm rãi trong lời nói và tránh nhìn trực tiếp vào mắt người khác. Mặc dù sống trong bầu không khí căng thẳng nhưng Franklin và nghiên cứu sinh Gosling đã khám phá ra hai kiểu hình DNA: ở độ ẩm cao thì sợi DNA trở nên dài và mảnh; khi khô đi thì sợi ngắn lại và dày ra.
Hai kiểu hình này được đặt tên là DNA "B" và DNA "A". Do mâu thuẫn cá nhân gay gắt giữa Franklin và Wilkins, Randall tiến hành phân chia công việc nghiên cứu. Franklin chọn nghiên cứu về "A" còn Wilkins chọn nghiên cứu về "B" do những bức ảnh sơ khởi của ông cho thấy DNA có thể có cấu tạo xoắn. Tấm ảnh nhiễu xạ qua tia X do bà chụp trong thời gian này (gọi là "Photo 51") từng được J. D. Bernal gọi là "một trong những tấm ảnh tia X đẹp nhất về vật chất từng được chụp".
Cuối năm 1951, các học giả ở King's chấp nhận rộng rãi rằng DNA "B" có dạng xoắn. Tuy nhiên, sau khi thu được một hình ảnh không đối xứng vào tháng 5 năm 1952, Franklin bắt đầu không tin rằng DNA "A" cũng có dạng xoắn. Tháng 7 năm 1952, để giễu cợt Wilkins (người thường xuyên bày tỏ quan điểm cho rằng DNA có dạng xoắn), Franklin và Gosling ra một giấy báo tử thể hiện sự thương tiếc đối với "cái chết" của DNA "A" dạng xoắn. Trong năm 1952, hai người Franklin và Gosling nghiên cứu về việc ứng dụng hàm Patterson lên các tấm ảnh tia X chụp DNA. Việc này ngốn nhiều công sức và thời gian nhưng sẽ mang đến những hiểu biết cực kỳ đáng kể về cấu trúc DNA.
Tháng 1 năm 1962, Franklin rút lại ý tưởng của mình và kết luận rằng cả hai kiểu hình DNA đều có dạng xoắn. Bà bắt đầu viết ba bản thảo, trong đó hai bản thảo về DNA "A" được gửi đến Acta Crystallographica ở Copenhagen vào ngày 6 tháng 3 năm 1953, một ngày trước khi Crick và Watson hoàn thành mô hình về DNA. Chắc hẳn Franklin đã gửi thư cho họ khi hai người này đang xây dựng mô hình DNA, và chắc chắn đã viết thư gửi họ trước khi Franklin biết về công việc nghiên cứu của hai người này.
Bản thảo thứ ba của bà là về DNA "B" (đề ngày 17 tháng 3 năm 1953), được Aaron Klug phát hiện nhiều năm sau trong đống giấy tờ nghiên cứu của bà. Klug viết bài báo trên tạp chí "Nature" vào năm 1974 để bổ khuyết cho bài báo đầu tiên mà ông viết nhằm nhấn mạnh các đóng góp đáng kể của Franklin đối với việc tìm hiểu cấu trúc DNA. Nhắc lại rằng, bài báo đầu tiên của Klug là nhằm đáp lại cuốn hồi ký xuất bản năm 1968 của Watson là "The Double Helix", trong đó thể hiện một bức tranh thiếu sót về những cống hiến của Franklin.
Theo cuốn sách "The Double Helix" thì vào 30 tháng 1 năm 1953, Watson tới King's mang theo bản thảo chưa in của Linus Pauling, trong đó thể hiện một cách sai lầm cấu trúc của DNA. Do Franklin không có mặt trong văn phòng nên Watson đến phòng thí nghiệm của bà cùng thông điệp khẩn về việc họ nên hợp tác chung trước khi Pauling phát hiện ra sai lầm của mình. Franklin tỏ ra giận dữ khi nghe Watson nói rằng bà không biết cách diễn giải dữ liệu của chính bà. Watson nhanh chóng rời khỏi đó và tìm đến Wilkins. Wilkins tỏ ra thương hại bà đồng nghiệp và ông này đã thay đổi lịch sử DNA khi mang cho Watson xem tấm ảnh Photo 51 do Franklin chụp mà không được sự đồng ý của bà, đổi lại Watson cho Wilkins xem bản thảo của Pauling và Corey. Tấm ảnh Photo 51 của Franklin và Gosling đã cho cặp đôi Watson - Crick ở trường Cambridge những hiểu biết quan trọng về cấu tạo DNA, trong khi mô hình mà Pauling và Corey đề xuất lại giống một cách đáng chú ý với mô hình ban đầu của Watson - Crick.
Xây dựng mô hình cấu tạo DNA.
Tháng 2 năm 1953, Francis Crick và James D. Watson bắt đầu xây dựng mô hình phân tử DNA (sau này xác định là DNA dạng B) dựa theo dữ liệu tương tự với những dự liệu của các nhà nghiên cứu ở King. Phần lớn dữ liệu của họ xuất phát trực tiếp từ nghiên cứu của Wilkins và Franklin. Nghiên cứu của Franklin được hoàn thành vào tháng 2 năm 1953, trước khi bà chuyển đến Birkbeck, và dữ liệu của bà mang ý nghĩa rất quan trọng. Khi thấy bức Photograph 51, Watson đã thốt lên "My jaw fell open and my pulse began to race" (Tôi há hốc và tim mạch đập thình thịch) như sau này ông thú nhận.
Franklin phản đối các mô hình lý thuyết sơ khởi về cấu trúc DNA. Quan điểm của bà là chỉ khi nào biết đủ về cấu trúc thì mới xây dựng được mô hình.
Giữa tháng 2 năm 1953, Max Perutz cho Crick xem một bản sao bài báo cáo cho Hội đồng Nghiên cứu Y khoa nhân chuyến thăm vào tháng 12 năm 1952 đến King's, trong đó có rất nhiều tính toán về tinh thể học của Franklin.
Do Franklin quyết định chuyển đến Birkbeck College trong khi Randall kiên quyết rằng mọi nghiên cứu về DNA phải bỏ lại King's nên Gosling đã chuyển cho Wilkins các bản sao những tấm ảnh nhiễu xạ qua tia X của Franklin. Cho đến ngày 28 tháng 2 năm 1953, Watson và Crick cảm thấy họ đã giải quyết được vấn đề, và Crick tuyên bố trong một quán rượu địa phương rằng họ đã "tìm thấy bí mật của sự sống". Tuy nhiên họ biết rằng họ cần phải hoàn thành mô hình trước khi có thể chắc chắn được điều gì.
Watson và Crick hoàn thành mô hình DNA vào ngày 7 tháng 3 năm 1953, một ngày trước khi bộ đôi này nhận được lá thư từ Wilkins cho biết rằng Franklin đã rời đi và rằng giờ họ có thể đặt "tất cả các bàn tay lên cái vòi bơm". Ngày mà bộ đôi hoàn thành mô hình DNA cũng chậm hơn một ngày so với ngày mà hai bản thảo của Franklin được gửi đến Acta Crystallographica. Wilkins đến xem mô hình này vào tuần sau đó, theo tác giả Maddox thì là ngày 12 tháng 3, và đã báo cho Gosling biết về việc trở về King's.
Không rõ mất bao lâu thì Gosling báo cho Franklin ở Birkbeck, tuy nhiên bản thảo (17 tháng 3) về DNA "B" của bà không phản ánh bất kỳ kiến thức nào của mô hình Watson - Crick. Franklin sửa chữa lại bản thảo này trước khi xuất bản nó vào ngày 25 tháng 4 trên tạp chí "Nature". Ngày 18 tháng 3, khi nhận được một bản sao bản thảo của Franklin - Gosling, Wilkins viết vào câu sau: "Tôi nghĩ hai người các vị là một cặp lừa đảo già, những các vị cũng có một cái gì đó."
Crick và Watson xuất bản mô hình DNA trên "Nature" vào ngày 25 tháng 4 năm 1953, mô tả cấu trúc xoắn kép của DNA. Bài viết của cặp đôi này chỉ có một cước chú duy nhất ghi nhận về việc tham khảo "cống hiến 'chưa xuất bản' của Franklin và Wilkin". Theo một thoả thuận giữa giám đốc hai viện nghiên cứu, các bài báo của Franklin và Wilkins được sửa đổi và xuất bản trong cùng số báo "Nature" nhưng dường như chỉ để hỗ trợ cho lý thuyết của Crick và Watson về cấu tạo DNA dạng B. Tháng 3 năm 1953, Franklin rời King's và chuyển đến Birkbeck College thuộc Đại học Luân Đôn.
Nhiều tuần sau đó, vào ngày 10 tháng 4, Franklin viết thư cho Crick xin phép xem mô hình của họ. Tuy nhiên, bà vẫn giữ nguyên quan điểm phản đối việc xây dựng các mô hình sơ khởi và không ấn tượng với mô hình này. Có nguồn ghi rằng bà đã bình luận rằng "Nó rất đẹp nhưng làm thế nào họ chứng minh được nó đây?" Là một nhà khoa học thực nghiệm, Franklin dường như quan tâm tìm ra nhiều bằng chứng hơn trước khi xuất bản một mô hình. Do vậy, lời hồi đáp của bà đối với mô hình của Crick - Watson là hợp với phương pháp nghiên cứu thận trọng của bà.
Tuy vậy, như trên đã nói, bà không do dự xuất bản các ý tưởng sơ khởi về DNA ở Acta, ngay cả trước khi chúng có thể được chứng minh một cách chắc chắn. Đa số cộng đồng khoa học đều do dự vài năm rồi mới chấp nhận lý thuyết về chuỗi xoắn kép. Lúc đầu đa phần các nhà di truyền học thích mô hình này bởi vì những hàm ý di truyền học rõ ràng của nó.
Cho đến năm 1960 thì mô hình chuỗi xoắn kép DNA mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi hơn. Wilkins và các đồng sự mất khoảng 7 năm để thu thập đủ dữ liệu nhằm chứng minh và chỉnh lý cấu trúc DNA. Bằng chứng thực nghiệm và việc Wilkins là người khởi xướng dùng tinh thể học tia X để nghiên cứu DNA là những lý do khiến Crick cảm thấy rằng nên bổ sung tên Wilkins vào giải Nobel về DNA.
Bệnh tật và qua đời.
Giữa năm 1956, trong một chuyến công tác đến Mĩ, Franklin bắt đầu nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ của bản thân. Bà nhận thấy mình không có thể mặc váy ngắn do một chỗ sưng u ở quanh bụng. Một cuộc phẫu thuật diễn ra vào tháng 9 cùng năm đã cho thấy có hai khối u ở bụng bà. Thời gian sau này, Franklin dành thời gian hồi phục sức khoẻ bên gia đình và bạn bè. Bà không sống cùng cha mẹ bởi vì mẹ bà than khóc và đau buồn về bà quá nhiều. Ngay cả trong quá trình điều trị ung thư thì Franklin vẫn tiếp tục làm việc. Nhóm của bà tiếp tục cống hiến nhiều kết quả - 7 bài báo trong năm 1956 và 6 bài trong năm 1957 về virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá và virus gây bệnh bại liệt.
Cuối năm 1957, Franklin đổ bệnh trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Royal Marsden. Bà quay lại làm việc vào tháng 1 năm 1958 và được phong lên chức "Research Associate" ngành Lý sinh. Ngày 30 tháng 3 bà lại chuyển bệnh và qua đời ngày 16 tháng 4 năm 1958 ở Chelsea, Luân Đôn do bị viêm cuống phổi, ung thư biểu bì thứ phát và ung thư buồng trứng. Việc tiếp xúc với tia X được xem là nguyên nhân gây bệnh ở bà. | 1 | null |
Lưu Cứ (Phồn thể: 劉據; giản thể: 刘据, 128 TCN - 91 TCN), hay còn gọi là Lệ Thái tử (戾太子) hoặc Vệ Thái tử (衛太子), là Hoàng trưởng tử của Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Hoàng hậu Vệ Tử Phu, cũng là Hoàng thái tử đầu tiên dưới thời Hán Vũ Đế.
Do là Đích trưởng tử nên khi mới lên 7 tuổi, Lưu Cứ đã được Hán Vũ Đế lập làm Hoàng thái tử. Năm 91 TCN, xảy ra Vụ án Vu cổ, Thái tử Lưu Cứ bị gian thần Giang Sung gièm pha và bị bức ép tạo phản, cuối cùng thất bại phải tự vẫn. Về sau cháu nội ông, Hán Tuyên Đế Lưu Tuân đăng cơ đã tôn ông là Lệ Thái tử theo đúng quy tắc.
Cuộc đời.
Thuở thiếu thời.
Tuy là con trai trưởng của Hán Vũ Đế nhưng Lưu Cứ chào đời tương đối muộn vào năm Nguyên Sóc nguyên niên (128 TCN) khi Vũ Đế đã 29 tuổi. Khi đó mẹ ông, Vệ Tử Phu vẫn còn là Phu nhân của Vũ Đế. Vệ phu nhân được Vũ Đế chuyên sủng, trước Lưu Cứ bà sinh hạ ba vị công chúa là Vệ Trưởng công chúa, Thạch Ấp công chúa và Chư Ấp công chúa. Đến khi sinh Hoàng trưởng tử, Vũ Đế rất đỗi vui mừng, sai Đông Phương Sóc làm "Hoàng thái tử sinh phú" (皇太子生赋) cùng "Lập Hoàng tử môi chúc" (立皇子禖祝). Vì cảm tạ trời xanh ban cho đệ nhất hoàng tử, Vũ Đế bèn xây dựng linh đường tôn thờ thần sinh nở Cú Mang (句芒) thời thượng cổ, từ đó đặt tên con là Lưu Cứ (劉據).
Năm Nguyên Thú nguyên niên (122 TCN), khi đã được 7 tuổi, Hán Vũ Đế chính thức lập ông làm Hoàng thái tử. Tư Mã Trinh trong cuốn Sử ký tắc ẩn có nói:「"Con trai của Vệ Tử Phu gọi là Vệ Thái tử, con gái là Vệ Trưởng công chúa. Là con gái cả của Hoàng hậu, nên gọi Trưởng công chúa, không phải ý chỉ chị em gái của Hoàng đế"」, vì vậy đương thời Lưu Cứ thường được gọi là [Vệ Thái tử]. Khi thành niên, Hán Vũ Đế dốc lòng muốn một Thái phó uyên thâm để giảng dạy cho Lưu Cứ. Từ khi còn là Thái tử, Vũ Đế đã được Hán Cảnh Đế tìm một gia sư cực kỳ nghiêm khắc là Thạch Phấn (石奋), một cựu thần tận thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, năm 15 tuổi đã theo phò Cao Tổ. Vì công lao phục vụ đời đời này, nhà họ Thạch con cháu đều làm quan đến 2.000 thạch, thế xưng "Vạn Thạch Quân" (万石君). Thời Lưu Cứ trưởng thành, Thạch Phấn đã qua đời, con cả vì để tang cha mà cũng mệt rồi mất, chỉ còn con thứ là Thạch Khánh (石慶), đương khi ấy vẫn làm còn Thái thú của đất Phái. Lúc này, Hán Vũ Đế sùng bái học thuyết "Công Dương" đề cao tính Đế vương và chủ trương bình định thiên hạ, nên dặn sĩ phu giảng dạy cho Lưu Cứ chú trọng vào, đọc "Công Dương truyện", học thuyết Công Dương cũng từ đây hưng thịnh. Đợi sau khi Lưu Cứ học xong Công Dương truyện, nhưng bản tính ông chuộng tri thức uyên thâm nên rất thích "Cốc Lương truyện" giảng giải về lý luận, do vậy ông lén lút thỉnh giáo Hà Khâu Giang Công, một học sĩ đương thời nổi tiếng và được đề cao không thua kém gì người biên tập Công Dương truyện là Đổng Trọng Thư.
Khi Lưu Cứ dần trưởng thành, Hán Vũ Đế đặc biệt cho dựng một nơi gọi là Đông Cung cho ông, nằm ở phía Nam của Trường An, đặt làm Bác Vọng uyển (博望苑), mang ý "Uyên bác quan vọng". Tuy bản thân Vũ Đế không thích thần tử kết giao khách khứa, nhưng ông đã ban cho Lưu Cứ nơi ấy, lại cho phép kết giao người khác khắp thiên hạ, tự gầy dựng mối quan hệ và thế lực, do đó ngày càng có nhiều tứ phương bác sĩ theo về Lưu Cứ. Mà xem cách Lưu Cứ kết giao, rất nhiều người không hỏi xuất thân.
Thái tử nhân đức.
Với vai trò người kế vị, từ năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), tức khoảng hơn 15 tuổi, Lưu Cứ thành hôn với Sử lương đệ và sinh Hoàng tôn Lưu Tiến, từ đấy Thái tử Lưu Cứ bắt đầu chính thức trưởng thành và tham gia vào các công việc triều chính. Sử sách ghi nhận Thái tử Lưu Cứ tính tình ôn hòa, thương dân và thiếu tài trị nước, trái hẳn với cha mình, nên thường sinh ra mâu thuẫn. Ông thường khuyên can cha nên bớt gây chiến tranh với các nước khác, nhưng Vũ Đế thường không hài lòng. Cùng với đó Vệ Hoàng hậu nhan sắc ngày một kém và các vị phu nhân khác như Vương phu nhân sinh Tề Hoài vương Lưu Hoành, Lý Cơ sinh Yến vương Lưu Đán và Quảng Lăng Lệ vương Lưu Tư, Lý phu nhân còn đột ngột đoạt sủng sinh Xương Ấp Ai vương Lưu Bác, nên địa vị của mẹ con Lưu Cứ bị lung lay, không còn được Hoàng đế sủng ái như trước nữa.
Do không được cha mình coi trọng nên Thái tử và Vệ Hoàng hậu phải dựa cậy rất nhiều vào thế lực của Đại tướng quân Vệ Thanh, em trai của Vệ hậu. Càng ngày, Vũ Đế càng biết hai mẹ con Lưu Cứ càng không yên lòng về địa vị của mình, nên gặp Vệ Thanh và nói: 「"Quốc triều của trẫm lấy quân công mà lập, ngoại di càng lấn lướt, nếu không suất chinh thì thiên hạ không yên. Nhưng nếu hậu nhân ai cũng như trẫm thì sẽ lại như vết xe đổ của triều Tần. Thái tử có tính ổn trọng đoan tĩnh, tương lai có thể lấy văn trị mà làm yên thiên hạ, sẽ không làm trẫm sầu lo. Về chuyện này, không ai mạnh bằng Thái tử. Khanh có thể chuyển ý của trẫm, khiến Hoàng hậu và Thái tử yên tâm phỏng?"」. Đại tướng quân Vệ Thanh dập tạ, bèn nói lại với mẹ con Thái tử, Hoàng hậu ngay sau đó bèn cởi trang sức tự trách. Từ ấy về sau, hễ khi Thái tử khuyên can Vũ Đế không nên chinh phạt tứ phương, Vũ Đế bèn cười nói: 「"Trẫm lãnh trọng trách gian khổ, không phải để con sau này an nhàn hay sao?"」.
Từ sau đó, mỗi khi Hán Vũ Đế có việc rời khỏi kinh sư, Lưu Cứ nắm quyền "Giám quốc", còn nội đình sẽ do Hoàng hậu chủ trương, nếu có việc tối quan trọng thì mới cần báo lên Vũ Đế, nhưng thông thường ông cũng không hỏi gì nhiều, có xu hướng giao hết cho hai mẹ con Thái tử. Khi giải quyết công vụ, Lưu Cứ thường không như cha trừng trị quá nghiêm khắc quan tham, thường xuyên đem một số người bị xử quá nặng mà sửa lại giảm bớt, cũng khiến nhiều quan viên chấp pháp bất mãn. Vệ Hoàng hậu thấy con trai mình như vậy thì khuyên không nên đắc tội đại thần, khuyên con trai vẫn nên làm theo ý của Hán Vũ Đế mà không nên tùy tiện chỉnh sửa. Hán Vũ Đế nghe xong, hài lòng với cách làm của Thái tử, mà không đồng ý sự nhân nhượng sợ sệt của Vệ Hoàng hậu.
Bị quần thần bức ép.
Bởi vì Thái tử Lưu Cứ công khai chủ trương nhân đức, mà quần thần triều Vũ Đế rất nhiều người không cùng tư tưởng với Lưu Cứ nên đã dần có nhiều phe cánh chửi bới Thái tử. Năm Nguyên Phong thứ 5 (106 TCN), Đại tướng quân Vệ Thanh qua đời, các phe phái phản đối Thái tử nhân vì thấy một Thái tử đã mất đi ngoại thích, càng không xem Thái tử ra gì. Rất nhiều kế hoạch đã được triển khai nhằm hạ bệ Thái tử.
Hán Vũ Đế và các con trai hiếm khi ở bên nhau, Vệ Hoàng hậu cũng khó được gặp mặt. Một lần, Thái tử vào cung yết kiến Hoàng hậu, qua một thời gian rất lâu mới xuất cung. Một viên Hoàng môn tên là Tô Văn tâu với Vũ Đế rằng:「"Thái tử đùa giỡn với cung nữ"」. Vũ Đế nghe vậy, tăng thêm 200 người trong cung của Thái tử. Hồi lâu sau Thái tử mới biết chuyện này, từ đó hận Tô Văn. Từ đó, Hoàng môn Tô Văn, cùng Thường Dung và Vương Bật thường xuyên âm thầm tìm khuyết điểm của Thái tử, sau đó lại đi thêm mắm thêm muối mà đem báo cáo lên Hán Vũ Đế. Vệ Hoàng hậu hận đám người Tô Văn, muốn nói con trai tâu lên cha mình xử chết cả đi, nhưng Thái tử nói:「"Chỉ cần tâm của ta không sai, sợ gì một đám Tô Văn chứ?! Hoàng thượng thánh minh, sẽ không vì những lời này nghi kị con!"」. Một lần, Vũ Đế thấy không khỏe, sai Thường Dung truyền Thái tử đến. Sau đó, Thường Dung về báo cáo nói:「"Thái tử mặt mày vui vẻ"」, Vũ Đế im lặng không nói gì. Khi Thái tử vào, hốc mắt đã hơi ướt, nhưng lại ráng cười vui vẻ, Vũ Đế cảm thấy kì quái nên mới cử riêng người điều tra. Sau khi tra ra sự thực, đem Thường Dung giết đi. Vệ Hoàng hậu từ đó thường cẩn thận phòng bị, dù nhan sắc phai tàn và không còn được chuyên sủng, nhưng vẫn được Vũ Đế tôn trọng như trước.
Những năm Thái Thủy, người nước Triệu là Giang Sung đã tố giác Triệu Thái tử Lưu Đan, con trai của Triệu vương Lưu Bành Tổ, do vậy được Hán Vũ Đế trọng dụng. Có một lần, Lưu Cứ sai sứ giả đến Cam Tuyền cung thăm hỏi Vũ Đế, trên đường gặp Giang Sung cũng đang đi theo Vũ Đế đến Cam Tuyền cung. Sứ giả của Lưu Cứ khi ấy đang chạy xe trên "Trì đạo" (驰道), mà đây là đường độc nhất chỉ dành cho Thiên tử, quần thần dám đi là tội chết, do vậy Giang Sung sai người bắt giam sứ giả của Lưu Cứ. Biết chuyện, Lưu Cứ đến chỗ Giang Sung mà xin lỗi, nói: 「"Không phải ta tiếc của ngựa xe, chỉ là không nghĩ Bệ hạ biết chuyện, lại rằng ta quản giáo thủ hạ không nghiêm. Hi vọng Giang Quân lượng thứ"」. Nhưng Giang Sung vẫn tấu lên Vũ Đế, ông được Vũ Đế khen ngợi mà nói: 「"Làm thần tử, nên như thế!"」. Từ đó Giang Sung được Vũ Đế tín nhiệm rất lớn, và cũng vì vậy mà tạo nên sự hiềm khích khởi đầu giữa Lưu Cứ và Giang Sung. Về cuối đời, Hán Vũ Đế trở nên mê tín và sợ chết, nhiều lần cất công tìm thuốc trường sinh nhưng không thành, càng tín nhiệm những lời dựa vào dị tượng của Giang Sung.
Vụ án Vu cổ.
Khởi động sự kiện.
Thái tử Lưu Cứ có một anh họ là Công Tôn Kính Thanh, là con trai của Công Tôn Hạ với Vệ Quân Nhụ - chị cả của Vệ Hoàng hậu. Vì ỷ vào chức phận của cha, cũng như mẹ mình là chị cả của Vệ Hoàng hậu, Kính Thanh hành sự kiêu xa không tuân thủ pháp kỷ, địa vị trên Cửu khanh, lại lạm dùng quân lương của Bắc quân tới 1900 vạn tiền. Khoảng năm Chinh Hòa nguyên niên (92 TCN), sự tình của Kính Thanh bại lộ mà bị bắt vào ngục. Lúc này, Hán Vũ Đế hạ chiếu bắt giữ người Giang Lăng là Chu An Thế, Công Tôn Hạ hi vọng dùng cách này cứu con trai. Hán Vũ Đế đồng ý, Công Tôn Hạ nhanh chóng bắt được Chu An Thế quy án, nhưng đột nhiên Chu An Thế vu cáo Công Tôn Hạ tư thông cùng một con gái khác của Vũ Đế là Dương Thạch công chúa thực hiện thuật yểm bùa nguyền rủa, gọi là [Vu cổ].
Năm Chính Hòa thứ 2 (91 TCN), mùa xuân, Hán Vũ Đế lệnh bắt giữ Thừa tướng Công Tôn Hạ, lại cho bắt luôn đệ tử và môn khách, hạch rất nhiều tội không màn lê dân bá tánh mà chiếm đoạt tài sản. Cha con Hạ và Kính Thanh sau đó chết trong ngục. Từ lúc đó Vũ Đế lại trở nên đa nghi và sợ chuyện bùa yểm làm hại mình, do đó quyết định mở rộng việc điều tra này. Sau đó những thành viên trong thân tộc họ Lưu cũng bị liên lụy. Tháng 4 cùng năm, người chị khác mẹ của Thái tử Lưu Cứ là Dương Thạch công chúa và người chị cùng mẹ Chư Ấp công chúa đều bị xét tội dùng Vu cổ mà bị xử tử, con trai của Vệ Trưởng công chúa là Tào Tông cùng con trai của Vệ Thanh là Vệ Kháng vì bị hạch tội dính liếu mà cũng bị hành quyết.
Trong lúc này, Hán Vũ Đế đổ bệnh, muốn ở lại Cam Tuyền cung. Mắt thấy Hoàng đế đã già yếu, Giang Sung ngẫm lại mình hay hà khắc với Thái tử, sợ sau này Hoàng đế qua đời thì Thái tử sẽ không tha cho mình, nên nhân sự việc mà muốn lật đổ Thái tử. Nghĩ thế, Giang Sung tâu lên Vũ Đế rằng bệnh của Hoàng đế trở nặng là do trong thiên hạ có kẻ dùng bùa yểm Vu cổ. Hán Vũ Đế lập tức nghe lời Giang Sung, trao cho Giang Sung toàn quyền làm sứ giả trừng trị cái tệ nạn Vu cổ của thiên hạ. Có được Thánh chỉ toàn quyền, Giang Sung cùng các Vu sư đào tìm kiếm các loại bùa yểm, hình nhân, lại cho bắt các người sống gần khu vực bị chỉ điểm, dùng cung hình bắt ép họ nhận tội. Bá tánh sợ hãi mà cứ vu cáo người này người nọ dùng thuật Vu cổ. Cuối cùng chỉ trong vòng có 1 tháng, số người chết vì bị cáo buộc dùng thuật Vu cổ đã đến hơn 10.000 người. Qua một thời gian dài như vậy, Vũ Đế cũng không thấy khởi sắc, Giang Sung bèn tâu trong cung có kẻ dùng thuật hãm hại Hoàng đế, nên Vũ Đế mệnh Giang Sung dẫn Án Đạo hầu Hàn Thuyết, Ngự sử Chương Cống cùng Hoàng môn Tô Văn điều tra. Giang Sung bắt đầu điều tra ở tẩm viện các phu nhân không được sủng ái, đến chỗ Vệ Hoàng hậu cũng không thấy gì.
Tháng 7 năm đó, Giang Sung tìm đến cung của Thái tử, phát hiện một hình nhân gỗ. Lúc này Lưu Cứ cực kỳ kinh sợ, mà thấy Vũ Đế vẫn còn ở Cam Tuyền cung, không cho triệu thì không vào được, Lưu Cứ không cách nào đến trước mặt Hoàng đế mà chứng minh sự trong sạch của mình bèn hỏi Thiếu phó Thạch Đức, con trai của Thạch Khánh. Thạch Đức vì cảm thấy mình sẽ vì quan hệ với Thái tử mà cùng bị xử tử, bèn nói: 「"Trước đó cũng vì chuyện này, cha con Thừa tướng, hai vị Công chúa cùng nhà họ Vệ đều bị giết hại. Nay tuy lời vu cáo là giả, nhưng tìm được chứng cứ là thực, không dễ cho chúng ta phủi sạch tội. Nay chỉ có thể giả xưng Chiếu lệnh, dùng Phù tiết đem đám người Giang Sung giam vào, tấu lên nói rằng bọn họ âm mưu hãm hại mà xin điều tra rõ ràng. Hiện tại Hoàng đế nghỉ ở Cam Tuyền cung, mà ngài cùng Hoàng hậu đến xin đều không thể vào. Sinh mệnh Thiên tử ra sao nào ai biết, mà gian thần lại làm chuyện này, ngài chớ quên sự việc của Phù Tô triều Tần!"」. Lưu Cứ hết cách, bèn tiếp thu lời của Thạch Đức.
Giết Giang Sung và khởi binh.
Mấy ngày sau, tức ngày Canh Ngọ của tháng 7, Thái tử Lưu Cứ sai người giả mạo Thiên tử đến chỗ của Giang Sung, ra lệnh bắt ông ta. Trợ thủ của Sung là Hàn Thuyết nghi ngờ sứ giả và không nhận chiếu, liền bị người của Lưu Cứ giết chết tại chỗ. Liền đó, Ngự sử Chương Cống lẻn được ra ngoài mà đến Cam Tuyền cung diện kiến Vũ Đế. Bởi vì Lưu Cứ không rõ Vũ Đế bệnh tình ra so, còn sống hay không, cho nên quả quyết khởi binh.
Vì quyền lực của Thái tử có hạn không thể điều động quá nhiều ngựa xe, Lưu Cứ liền sai một Xá nhân đem Phù tiết chạy đến Trường Thu môn trong Vị Ương cung, diện kiến Vệ Hoàng hậu, báo cáo hết thảy sự tình và xin trợ giúp. Vệ Hoàng hậu biết được, lập tức điều động ngựa xe của riêng Trung cung, xuất kho vũ khí, lại điều động đội Hộ vệ của Trường Lạc cung, phát cáo Giang Sung mưu phản. Thái tử Lưu Cứ tự tay mình giết Giang Sung, mắng:「"Tên nô tài nước Triệu! Nhà ngươi làm loạn cha con Triệu vương còn chưa đủ, dám đến đây làm loạn nhà của ta?!"」. Sau đó, Thái tử còn ở Thượng Lâm uyển thiếu chết một Hồ Vu sư. Hoàng môn Tôn Văn cũng tức tốc thoát khỏi Trường An, nhắm đến Cam Tuyền cung diện kiến Vũ Đế, tố Thái tử hành sử khác thường. Vũ Đế nghe ra cũng hiểu chuyện, chỉ nói:「"Thái tử hẳn là rất sợ hãi, nó đối với đám người Giang Sung sớm đã có thù oán, cho nên mới xảy ra chuyện này đây"」. Sau đó, ông lại sai sứ giả đến Trường An, triệu kiến Thái tử. Sứ giả lại khiếp đảm chưa dám vào thành, liều mạng nói dối rằng:「"Thái tử muốn phản, muốn giết thần, thần mới chạy"」. Hán Vũ Đế tin Thái tử phản, đại nộ.
Tả Thừa tướng Lưu Khuất Li vốn có thù riêng với Thái tử, thế là Lưu Cứ để môn khách làm tướng, dẫn binh vây phủ của Lưu Khuất Li, khiến Khuất Li phải bỏ lại quan ấn mà chạy. Trưởng sử trong phủ của Lưu Khuất Li vội đánh xe đến Cam Tuyền cung báo cáo Vũ Đế, Vũ Đế hỏi Khuất Li làm gì, khi biết y bỏ chạy thì tức giận, mắng Khuất Li không có phong độ như Chu Công, bèn thảo chiếu mà ban cho Khuất Li, nói:「"Bắt hết bọn nghịch tặc. Trẫm sẽ tự thưởng phạt phân minh. Dùng xe bò yểm trợ, không cần giáp đấu với bọn phản nghịch, bảo toàn Vệ quân. Lệnh tử thủ cửa thành, không cho đám nghịch tặc này lao ra Trường An!"」. Lưu Cứ cứ như Phù Tô năm xưa khi đối diện chiếu thư của Triệu Cao, cho rằng đó căn bản không phải là Vũ Đế ra chỉ mà là do bọn gian thần thay quyền, bèn hướng đến quan viên mà nói Hoàng đế vì bệnh mà luôn ở Cam Tuyền cung, hoài nghi có lẽ đã xảy ra chuyện, bọn gian thần muốn thừa cơ phản loạn nên không tin Chiếu lệnh. Thế là Hán Vũ Đế phải đích thân rời khỏi Cam Tuyền cung để đi đến Kiến Chương cung thuộc phía Tây thành Trường An, dẫn đầu khống chế binh quyền, ban bố chiếu thư điều động quân đội phụ cận từ Tam Phụ, điều động các quan viên lãnh Trung 2.000 thạch đều quy về Lưu Khuất Li. Thái tử Lưu Cứ biết mình yếu thế, lại giả Thánh chỉ đem tù nhân thả ra, mệnh Thạch Đức cầm quân chia các cánh quân, lại sai Như hầu vốn bị giam trong ngục thành Trường An cầm phù tiết điều động được Kỵ binh người Hồ, trang bị hạng nặng Thiết kỵ, chuẩn bị tập hợp ứng phó quân chính quy của Vũ Đế.
Đối phó với Thái tử, Vũ Đế lập tức chỉnh đi chỉ dụ của mình, tuyên bố Thái tử dùng lệnh đều là giả, rất nhanh khiến nhiều quân đội của Thái tử bị vô hiệu hóa. Thái tử đến doanh trại Bắc Quân, đem Phù tiết định điều động quân đội Bắc Quân, nhưng Sứ giả quản lý Bắc Quân là Nhậm An không chịu theo lời Thái tử, đóng cửa sau khi nhận Phù tiết khiến Thái tử lần nữa không điều binh được. Sau đó, Thái tử đem số người ít ỏi đến 4 chợ Trường An, khiến chừng 10.000 người ở đó được võ trang tạm thời, kéo đến bên ngoài Tây Môn của Trường Lạc cung mà giao chiến với Lưu Khuất Li. Trong vòng 5 ngày, hai bên giằng co quyết liệt, chết cả chục ngàn người, máu theo mương chảy nhuộm cả một góc thành. Khi đó dân gian nói Thái tử mưu phản, không ai chịu theo Thái tử nữa, quân của Khuất Li càng được gia tăng.
Ngày Nhâm Dần tháng 7, Lưu Cứ bại trận, đem theo người của mình chạy trốn đến phía Nam thành Trường An qua Phúc Áng môn (覆盎門). Khi đó, gác cổng thành là Tư trực Điền Nhân, cảm thấy quan hệ giữa Vũ Đế và Thái tử là cha con, không tiện gây khó dễ cho Thái tử nên để Thái tử thuận lợi ra khỏi thành.
Thảm bại mà chết.
Sau khi Lưu Cứ chạy trốn, Vũ Đế chất vấn Ngự sử đại phu Bạo Thắng Chi ngăn cản Lưu Khuất Li chém Điền Nhân vì tội để Thái tử chạy thoát, Thắng Chi do vậy sợ hãi tự sát. Sau đó, Hán Vũ Đế đem Nhậm An can tội hai lòng cùng Điền Nhân phóng thả Thái tử, đều bị chém ngang eo. Các môn khách của Thái tử, cùng Thái tử mưu phản hoặc chỉ cần từng ra vào cung, đều bị tội tử hình và giết sạch cả nhà. Quan lại và binh lính ai thừa loạn lạc mà cướp bóc, đều bị đày đi Đôn Hoàng. Vì Thái tử đào vong, thành Trường An bắt đầu thiết lập doanh trại quân đội. Hồ Quan Tam lão Lệnh Cô Mậu (令孤茂) dâng biểu giải oan cho Thái tử, gọi là "Tụng Thái tử oan thư" (訟太子冤書), lời lẽ hết sức cảm động bảo vệ:
Hán Vũ Đế liên tiếp tru phạt khiến cho quần thần lo lắng sợ hãi, không biết như thế nào cho phải. Tấu thư của Lệnh Cô Mậu dâng lên, Vũ Đế đọc qua mà cảm động, song vẫn không phát lệnh dừng chính thức truy đuổi Thái tử.
Trong khi ấy, Hoàng thái tử Lưu Cứ chạy đến huyện Hồ thuộc Kinh Triệu doãn, tá túc trong một gia đình bần hàn ven suối. Cả gia đình đó khúm núm cung phụng Thái tử cùng 2 vị Hoàng tôn đi theo. Sau đó Lưu Cứ nhớ đến một người bạn khá giàu có cũng ở huyện Hồ, do vậy sai người đi tìm, nhưng chẳng may để tin tức lộ ra. Ngày Tân Hợi, tháng 8 năm đó, quan viên địa phương vây bắt Thái tử. Hoàng thái tử Lưu Cứ, tại vị Quốc trữ Phó quân đã 30 năm, ngay tại căn nhà nghèo khó này mà tự sát. Một Nam tử người Sơn Dương là Trương Phú Xương đạp cửa ra, Tân An huyện lệnh sử Lý Thọ đến kéo Thái tử xuống, người chủ nhà do đánh nhau với phe Lý Thọ mà bị giết, hai Hoàng tôn đi theo Lưu Cứ cũng bị bọn người Lý Thọ hãm hại. Di thể của Lưu Cứ và 2 người con trai được chôn vội ở huyện Hồ. Sau đó, Hoàng hậu Vệ Tử Phu bị Vũ Đế ra chỉ thu hồi Tỷ thụ Hoàng hậu, thẹn mà tự sát. Thiếp của Lưu Cứ là Sử lương đệ, con trai Sử Hoàng tôn Lưu Tiến cùng con dâu Vương Ông Tu cũng đều bị hại tại Trường An.
Được giải oan.
Sang năm Chinh Hòa thứ 3 (90 TCN), Hán Vũ Đế phát hiện thêm manh mối về Vụ án Vu cổ, chứng thực Thái tử khởi binh là do cùng quẫn bí bách, không như đám người Tô Văn cùng Lý Quảng Lợi tố giác. Lúc này, người trông coi lăng miếu của Hán Cao Tổ tên là Điền Thiên Thu dâng tấu giải oan cho Thái tử:「"Làm con mà tự tiện điều động quân lính của cha, tội này ứng chịu quất roi. Con của Thiên tử bị kẻ khác ngộ sát, là tội gì! Có một ông lão đầu bạc báo mộng cho thần, khuyên thần dâng sớ"」. Vì thế Hán Vũ Đế bỗng nhiên tỉnh ngộ, triệu kiến Điền Thiên Thu, nói:「"Chuyện giữa cha con ta, người khác khó có thể nói xen vào, chỉ có ngươi biết huyền cơ. Đây là Cao Tổ Hoàng đế hiện linh phái ngài tới chỉ giáo ta, ngài hẳn nên đảm nhiệm làm Phụ tá Đại thần cho ta!"」. Điền Thiên Thu được bái làm Đại hồng lư.
Hán Vũ Đế nhâm mệnh Điền Thiên Thu làm Đại hồng lư thì liền phái Thiên Thu điều tra Vu án Vu cổ trước kia. Giang Sung đã chết, Hán Vũ Đế khôi phục lại lệnh cấm tru di toàn tộc đã bị Hán Văn Đế Lưu Hằng giải trừ, đem toàn bộ 3 nhà Giang Sung đều chém đầu. Lại phỏng Thái tử thiêu chết Hồ Vu sư, đem thiêu chết Tô Văn ở trên cầu Hoàng Kiều. Công lao bình định Thái tử là Mãng Thông, bị đem xử tử; đem những kẻ từng dùng binh khí áp chế Thái tử ở căn nhà bên suối đều bị điều đi phía Bắc, sau cũng cho chém chết toàn tộc. Những người vì vây bắt Thái tử mà được phong Hầu gồm Đỗ hầu Thương Khâu Thành, Đề hầu Trương Phú Xương cùng Hàn hầu Lý Thọ đều phân biệt bị bức tự sát, bị kẻ cướp giết và bị Hán Vũ Đế xử tử. Kẻ vu hãm Thái tử là Lý Quảng Lợi và Lưu Khuất Li bị diệt tộc.
Hán Vũ Đế tuổi già nhớ nhung Lưu Cứ, cho sửa cung điện gọi là Tư Tử cung (思子宮; có nghĩa là "Cung nhớ con"), sau lại cho xây ở huyện Hồ một Vong đài tên Quy Lai Vọng Tư đài (歸來望思台), lấy ý nghĩa gợi về thương nhớ. Người trong thiên hạ nghe nói chuyện này cũng đều bi thương cho Thái tử.
Truy tôn.
Sau khi Hán Chiêu Đế băng hà, Hoắc Quang lập Xương Ấp vương Lưu Hạ kế vị. Nhưng sau 27 ngày, Lưu Hạ bị phế truất do thiếu khả năng trị vì. Thế là, Hoằng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ, con trai Sử hoàng tôn Lưu Tiến cùng Vương Ông Tu được Hoắc Quang chọn làm người kế vị Chiêu Đế, sử gọi Hán Tuyên Đế.
Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), tháng 7, ngày Canh Thân, Hán Tuyên Đế tức vị. Năm Bổn Thủy nguyên niên (73 TCN), tháng 6, hạ chiếu nói:「"Cố Hoàng thái tử táng ở huyện Hồ, không có thụy hiệu, cũng không có bốn mùa hiến tế theo lễ, nay nên nghị định thụy hiệu, thiết trí viên tẩm cùng an bài dân hộ trông coi lăng viên"」. Quan viên tâu lên nên truy tôn cho Thái tử Lưu Cứ, Sử lương đệ, Sử hoàng tôn cùng Vương phu nhân. Tấu viết:
Căn cứ khảo cổ hiện tại, khu vực mộ của Lệ Thái tử Lưu Cứ được gọi là Lệ Thái tử mộ (戾太子墓), tọa lạc ở phía Nam của thôn Để Đổng thuộc trấn Dự Linh (豫灵镇底董村), cách 50 km về phía Tây so với thành phố Linh Bảo, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thụy hiệu của Lưu Cứ là chữ [Lệ; 戾], sách cổ có niên đại xưa nhất về giải thích thụy hiệu là Dật Chu thư (逸周书), trong phần "Thụy pháp giải" (谥法解) có ghi: 「"Bất hối tiền quá viết Lệ. Bất tư thuận thụ viết Lệ. Tri quá bất cải viết Lệ"; 不悔前過曰戾;不思順受曰戾;知過不改曰戾。」. Cả 3 ý đều đại khái rằng, không ân hận việc đã làm, không nghĩ đến việc thuận theo và biết mà không đổi thì gọi là ["Lệ"]. Có thể thấy rõ, dựa theo lý giải có từ đời nhà Chu, chữ "Lệ" này mang nghĩa tiêu cực và có ý trách mắng Lưu Cứ. Đổng Trọng Thư cũng có nói qua sự tiêu cực khi dùng chữ "Lệ" này: ["Hữu kỳ công vô kỳ ý vị chi Lệ, Vô kỳ công hữu kỳ ý vị chi Tội"; 有其功无其意谓之戾,无其功有其意谓之罪].
Sử gia Thần Toản (臣瓒) chú thích ở "Tuyên Đế kỷ" trong Hán thư có nói: 「"Thái tử giết Giang Sung là trừ đi giặc loạn, mà việc không được minh xét. Sau Vũ Đế giác ngộ, đem giết cả nhà họ Sung, Tuyên Đế bất đắc dĩ thêm thụy xấu vậy"; 太子诛江充以除谗贼,而事不见明。后武帝觉寤,遂族充家,宣帝不得以加恶谥也。」. | 1 | null |
Vương tôn George xứ Wales (George Alexander Louis) ; sinh vào ngày 22 tháng 7 năm 2013) là người con lớn nhất và cũng là con trai cả của William, Thân vương xứ Wales và Catherine, Vương phi xứ Wales. George cũng là cháu nội lớn nhất của Quốc vương Charles III. George là người xếp thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng của 16 quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, chỉ sau cha mình.
Thông tin về sự ra đời.
Ngày 3 tháng 12 năm 2012, Cung điện St. James thông báo rằng Công tước phu nhân xứ Cambridge đã mang thai đứa con đầu tiên của cô và Vương tôn William, Công tước xứ Cambridge. Thông báo đã được công bố sớm hơn 2 tuần so với thông lệ của Vương thất Anh vì cô phải nhập viện với tình trạng ốm nghén nặng.
Nữ Công tước được đưa vào Bệnh viện St. Mary, Luân Đôn vào sáng sớm ngày 22 tháng 7 năm 2013. Thông báo nói rằng Nữ Công tước đã sinh hạ một bé trai lúc 16 giờ 24 phút (15: 24 UTC) vào ngày 22 tháng 7. Em bé nặng 8 pounce 6 ounce (3,80 kg). Công tước xứ Cambridge có mặt bên cạnh vợ khi cô sinh con, và anh đã xin nghỉ phép hai tuần công việc phi công tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của Vương thất Anh và Bộ Quốc phòng.
Khi Vương tằng tôn chào đời, 21 phát đại bác đã được bắn ở thủ đô các nước Bermuda, Anh, New Zealand, Canada, và chuông ở Tu viện Westminster cùng các nhà thờ khác đã reo vang. Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã chuyển sang màu xanh để đánh dấu sự ra đời của Vương tằng tôn. Công tước phu nhân xứ Cambridge và Công tước xứ Cambridge cùng với em bé mới sinh rời bệnh viện vào ngày 23 tháng 7. Tên của cậu bé được thông báo ngay ngày hôm sau.
Vương tôn George được rửa tội bởi Tổng giám mục Canterbury tại Nhà nguyện Vương thất thuộc Cung điện St. James ngày 23 tháng 11 năm 2013. Cha mẹ đỡ đầu của cậu bé gồm Oliver Baker, Emilia Jardine-Paterson, Bá tước Grosvenor, Jamie Lowther-Pinkerton, the Hon. Julia Samuel, William van Cutsem và Zara Phillips. Tại buổi lễ, Vương tôn mặc chiếc áo choàng truyền thống tương tự chiếc áo được may cho Victoria, Hoàng hậu Đức, đứa con đầu lòng của Nữ vương Victoria của Anh và sử dụng nước từ Sông Jordan.
Sự xuất hiện chính thức.
Vương tôn George có chuyến công du đầu tiên với bố mẹ vào tháng 4 năm 2014, khi họ dành 3 tuần tại Úc và New Zealand. Mặc dù chỉ xuất hiện 2 lần, Vương tôn đã được đài BBC miêu tả là một nhân vật chính của chuyến đi. Thủ tướng Úc Tony Abbott dự đoán ở Tòa nhà Quốc hội tại Canberra rằng một ngày nào đó, George sẽ được chào đón như một vị vua của Australia. Tháng 6 cùng năm, Vương tôn xuất hiện lần đầu trước công chúng trên ban công Cung điện Buckingham tại buổi lễ Trooping the Colour, kỉ niệm sinh nhật của Nữ vương Elizabeth II.
Công tước và Bà Công tước xứ Cambridge muốn con mình có cuộc sống bình thường như mọi người khác. Cùng với 2 người em, Vương tôn nữ Charlotte và Vương tôn Louis, George hiếm khi xuất hiện trước công chúng, bao gồm cả những chuyến công du. Tháng 8 năm 2015, Điện Kensington thông báo rằng họ muốn tất cả giới truyền thông ngưng chụp những bức ảnh trái phép về Vương tôn George, vì họ cho rằng "sợi dây đã bị cắt đứt" khi nhiếp ảnh gia luôn túc trực bên cạnh.
Ngày 22 tháng 4 năm 2016, Vương tôn George gặp Barack Obama, cựu Tổng thống Hoa Kỳ. Cậu bé ngồi trên một con ngựa đồ chơi do ông Obama gửi tặng khi cậu bé mới ra đời.
Vương tôn George và Vương tôn nữ Charlotte đi cùng bố mẹ trong chuyến công du tới Canada, Đức và Ba Lan năm 2017.
Giáo dục.
Tháng 1 năm 2016, George đi học tại trường mẫu giáo Westacre, tọa lạc gần nhà của gia đình tại Ammer Hall, Norfolk. Cậu đi học mẫu giáo lần đầu tiên tại trường Thomas Battersa vào ngày 7 tháng 9 năm 2017. Ở trường, cậu bé được gọi bằng cái tên George Cambridge.
Hiệu ứng Vương tôn George.
Còn được gọi là "Hiệu ứng em bé vương thất", ám chỉ khi các món đồ quần áo hay sản phẩm được Vương tôn George sử dụng thì bán chạy hơn ban đầu. Hiệu ứng này được ghi nhận lần đầu khi George đến thăm New Zealand và Australia năm 2014, và các doanh nghiệp đã tận dụng lấy cơ hội này. Cậu bé xếp thứ 49 trong "Danh sách 50 người đàn ông ăn mặc đẹp nhất nước Anh" của tạp chí GQ. | 1 | null |
Nguyễn Văn Lộc sinh ngày 14 tháng 3 năm 1914 tại Thôn Tảo Khê - Xã Tảo Dương Văn - Huyện Ứng Hòa - Tỉnh Hà Đông (nay là Thành phố Hà Nội), mất năm 1979 được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội. Ông là nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
Ông có tên gọi khác là Trương Đỗ Uông, quê quán ở Thôn Tảo Khê - Xã Tảo Dương Văn - Huyện Ứng Hòa - Thành phố Hà Nội, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi.
Tháng 2 - 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); đồng thời, ông cũng được cử làm Bí thư Chi bộ Tảo Khê - đây là Chi bộ Đảng đầu tiên ở Huyện Ứng Hòa và ở phía Nam tỉnh.
Năm 1942 - 1944 ông là Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây và Hà Đông (cũ). Năm 1945 - 1946 ông là Sứ ủy viên Bắc Kỳ phụ trách các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây. Tháng 4/1946 ông được giao phụ trách phong trào của 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên.
Giai đoạn năm 1947 - 1956, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được cử làm Phó Bí thư Khu ủy khu II; Phó Bí thư liên khu III (1948); Bí thư liên khu ủy III, Chủ tịch Mặt trận thống nhất Liên khu III (1954).
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Liên khu 3 (2/1956 - 8/1957). Tháng 7/1958, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thủy lợi.
Năm 1960, tại Đại hội lần thứ ba của Đảng ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Sau đó được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng Đoàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (30/10/1967 - 4/1971); Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (4/1971 - 28/3/1974) (thay cho Nghiêm Xuân Yêm); Bí thư Đảng Đoàn, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (28/3/1974 - 1979)...
Dù ở đâu, giữ cương vị nào ông Nguyễn Văn Lộc cũng phát huy phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản ưu tú và có những cống hiến xuất sắc, xứng đáng là một cán bộ cách mạng lão thành được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh, kính trọng. Với những công lao đóng góp cho cách mạng Việt Nam, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng và truy tặng các Huân trương cao quý:
- Huân chương Độc lập hạng III
- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
- Truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh
- Năm 2008, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng huân chương cao quý nhất - Huân chương sao vàng.
Hiện nay, tại Phường Mỗ Lao - Quận Hà Đông - Thành phố Hà nội có đường mang tên ông. | 1 | null |
Di chỉ Tam Tinh đôi (, nghĩa đen: "Gò ba sao") là một di chỉ khảo cổ học nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đồng thời, Tam Tinh Đôi cũng là tên gọi của một văn hóa thời đại đồ đồng trước đây chưa biết mà nó là di chỉ điển hình. Hiện nay người ta tin rằng Tam Tinh Đôi là địa điểm của một đô thị lớn của Trung Hoa cổ đại. Văn hóa thời đại đồ đồng mà nó thuộc về đã được tái phát hiện vào năm 1987 khi các nhà khảo cổ học khai quật một lượng đáng kể các cổ vật có niên đại cacbon phóng xạ là khoảng thế kỷ 12-11 TCN. Văn hóa đã tạo ra các cổ vật này hiện nay được biết đến như là "văn hóa Tam Tinh Đôi", và các nhà khảo cổ học coi nó là thuộc về thời kỳ lịch sử của vương quốc Thục cổ đại. Các cổ vật này hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở phía tây thành phố cấp huyện Quảng Hán.
Phát hiện tại Tam Tinh Đôi cũng như các phát hiện khác, chẳng hạn các ngôi mộ tại Tân Can ở Giang Tây, đang thách thức diễn giải truyền thống cho rằng nền văn minh Trung Hoa đã lan tỏa từ vùng đồng bằng trung tâm sông Hoàng Hà, và các nhà khảo cổ học Trung Hoa đã bắt đầu đề cập tới khái niệm "nhiều trung tâm cải tiến hợp cùng nhau đã diễn ra trước văn minh Trung Hoa".
Lịch sử phát hiện.
Là di chỉ vương quốc Thục cách đây khoảng 5000 đến 3000 năm. Di chỉ Tam Tinh Đôi chỉ được phát hiện vào mùa xuân năm 1929, trong lúc một người nông dân ra làm ruộng đã phát hiện một đống đồ ngọc tinh xảo đẹp mắt. Di chỉ Tam Tinh Đôi đại diện cho di chỉ đồ đồng của nước Thục cổ, đánh thức nền văn minh Tam Tinh Đôi của nước Thục trong suốt 3000 năm lịch sử.
Năm 1986, các nhà khảo cổ khai quật ra hai hầm làm lễ tế rất quy mô, hơn 1000 văn vật quý đẹp tuyệt vời và làm rung động cả thế giới cổ vật. Cùng với việc khai quật ra hàng loaṭ văn vật quý hiếm tinh xảo và mang tính chất thần bí, những điều bí ẩn của lịch sử cũng lần lượt xuất hiện. Hiện nay, "bảo tàng Tam Tinh Đôi" tỉnh Tứ Xuyên là bảo tàng thu hút du khách với bộ sưu tập đồng hiếm có của nước Thục xưa, là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học.
Mặt nạ đồng.
Mặt nạ đồng là một trong những cổ vật quý hiếm và kỳ lạ nhất trong bộ sưu tập hơn 1000 cổ vật Tam Tinh Đôi. Kỳ lạ là tại khu vực Hà Nam chỉ khai quật văn minh Tam Tinh Đôi chỉ có đỉnh, chậu...trong khi đó, tượng mặt nạ Tam Tinh Đôi lại miêu tả một khuôn mặt khác hoàn toàn với người đương đại, mắt to, mồm bẹp và rộng, lông mày rậm, không có cằm, khuôn mặt nửa cười, nửa giận.
Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn không hiểu, khuôn mặt này biểu thị cho cái gì, miêu tả ai và dùng để làm gì là một câu hỏi các nhà khoa học chưa có lời giải đáp.
Tem bưu chính Tam Tinh Đôi.
Di chỉ đồ đồng Tam Tinh Đôi hiện nay được đưa lên bộ tem bưu chính do Trung Quốc phát hành năm 2012 với 1 block và 2 tem.
<br> | 1 | null |
Đảo luyện đồ (chữ Hán: "搗練圖") là bức tranh lụa cuộn của họa sĩ thời Đường Trương Huyên (713-755). Bức tranh này miêu tả cảnh trong cung đình những người phụ nữ đang giã tơ tằm làm quần áo cho mùa đông.
Mô tả.
Nó thường được xem như là một tài liệu quý giá về hoạt động của phụ nữ cổ đại dưới thời Tống, đặc biệt là cách trồng dâu nuôi tằm, tuy nhiên, bằng chứng văn học làm sáng tỏ rằng bức tranh của "Trương Huyên" đáng kể xét lại, nhìn bức tranh bên ngoài là trình bày ba công đoạn ban đầu của sản xuất quần áo tuy nhiên tác phẩm còn độc đáo ở chỗ nó còn có ý nghĩa về mặt văn học, và có hàm ý "phồn thực". Tác phẩm chỉ miêu tả công việc của người phụ nữ với chồng mình là nuôi tằm, dệt vải, sự chung thủy của người vợ với chồng mình, nhưng sâu xa, tác phẩm hàm ý sự trung thành của tác giả của mình với triều đại đang sống, gửi gắm tâm tư nguyện vọng với hoàng đế đang cai trị, ẩn dụ sự tận tâm với vua, sự cúc tung tận tụy của mệnh quan triều đình với vị vua tại vị của mình.
Công việc trong bức tranh mô tả chi tiết công đoạn của người trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, phản ánh một giai đoạn lịch sử một thời của nông nghiệp, thủ công nghiệp dưới thời Đường, sự thịnh vương sung túc thể hiện trên quần áo người phụ nữ trong tranh. Tóc búi cao, quần áo tươm tất, sạch đẹp, tuy nhiên phản ánh trang phục thời Đường trong hoàng tộc còn có phần nặng nhọc, to và thô kệch dù hoa văn, họa tiết trên chất liệu vải sắc sảo, tuyệt đẹp.
Công đoạn dệt vải là sau khi dệt thường thô cứng, vì vậy phải "giã" và "đập", việc giã và đập làm cho chất liệu vải mềm mại hơn. Hành động thêu, nhuộm, đập giã mô tả khá chi tiết thành 3 phần(3 công đoạn) khác nhau.
Phân công nhiệm vụ trong xã hội rất rõ rệt và được thể hiện trong tranh dưới thời Đường, trẻ em thì không tham gia vào lao động mà chỉ nô đùa, người phụ nữ ở nhà cáng đáng chuyện đồng áng, trồng dâu, nuôi tằm, chăm sóc con, người đàn ông làm kinh doanh, buôn bán hay làm các công viêc quan trọng.
Bản sao.
Đến thời Tống, vua Tống Huy Tông đã sao chép lại bức tranh này. Bản sao "Đảo luyện đồ" của Tống Huy Tông cũng là bản sao duy nhất của bức tranh này còn tồn tại đến nay và hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
Tem bưu chính.
Ngày 13-04-2013, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem chuyên đề gồm 3 mẫu và 1 block giới thiệu bức tranh "Đảo luyện đồ" (Giã lụa trắng) của danh họa Trương Huyên thời Đường. | 1 | null |
Theo luật quốc tế, một Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý. Thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn như trong trường hợp các công ty mậu dịch thực dân.
Thường thường tô giới bị nhân nhượng hay được cho phép hay thậm chí bị chiếm giữ từ một quốc gia yếu thế sang cho một cường quốc mạnh hơn. Thí dụ, Nhà Thanh của Trung Hoa suy yếu cả về quân sự lẫn chính trị vào thế kỷ 19 bị ép buộc ký một số hiệp ước được cho là bất công, đã trao cho nhiều cường quốc thực dân châu Âu và Nhật Bản một số quyền lợi trong đó có các tô giới.
Tô giới Canada.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cộng hòa Pháp cấp cho Canada quyền sử dụng vĩnh viễn một phần đất nằm trên đỉnh Vimy dưới chủ đích để Canada sử dụng khu đất này thiết lập một đài tưởng niệm chiến trường và công viên. Công viên này có tên là Đài tưởng niêm Quốc gia Canada Vimy, bao gồm một tượng đài hùng vĩ để ghi công những người lính ngã xuống, một bảo tàng và nhiều công trình phục chế gồm các giao thông hào, đường hầm, nghĩa trang được bảo tồn.
Tô giới Đức.
Tất cả tại Trung Hoa:
Tô giới Nhật.
Tại Trung Hoa:
Tại Triều Tiên trước khi Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910: | 1 | null |
Friedrich "Fritz" Kreisler (sinh năm 1875 tại Viên, mất năm 1962 tại New York) là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm người Áo, một trong những nghệ sĩ đàn violin vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông là nhà soạn nhạc sống trong thời chuyển giao giữa âm nhạc Lãng mạn và âm nhạc Hiện đại, được biết đến với giai điệu ngọt ngào và phân nhịp biểu cảm, ông đã tạo nên một phong cách riêng đặc trưng cho mình.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Fritz Kreisler là học trò Hellmesberger về môn chơi violin và Delibes về môn sáng tác. Tiếp theo, năm 1887, Kreisler lưu diễn khắp châu Âu cho đến năm 1889. Trong những buổi lưu diễn như thế, ông thể hiện rõ tài năng chơi cây đàn này của mình. Tiếp theo nữa, ông lại ngừng biểu diễn để theo đuổi y học và phục vụ trong quân đội. Sau thời gian đi học ấy, ông trở lại với niềm yêu thích biểu diễn violin vốn có của mình và tiếp tục chứng tỏ tài năng sau một thời gian dài không biểu diễn. Nhờ thế, ông được người ta tôn vinh là một trong những tay chơi violin xuất sắc nhất thế giới. Khi đã 40 tuổi, ông định cư ở Mỹ, rồi sống ở đó đến năm 1925 thì chuyển sang sống ở Berlin, Đức. Ông sống ở đó đến năm 1933 thì phải chuyển đi vì ông nhận thấy rõ chủ nghĩa phát xít đang lên ở Đức. Nơi ở tiếp theo của ông là Paris, thủ đô tráng lệ của Pháp. Năm 1938, ông nhập quốc tịch Pháp. 1 năm sau, ông lại trở lại Mỹ và định cư ở đó cho đến cuối đời.
Các tác phẩm và những điều đặc biệt.
Fritz Kreisler đã viết vở operetta "Hoa táo" (1920); bản concerto cho violin và dàn nhạc giao hưởng, concerto cho violin, đàn organ và dàn nhạc dây; những tiểu phẩm cho violin và piano, có thể kể tới "Caprice thành Viên", "Trống nhỏ Trung Hoa", "Nàng Rosmarin xinh đẹp"; bản waltz "Tình yêu say đắm"; tập tiểu phẩm cho violin "Những bản nhạc viết tay kinh điển". Ngoài ra ông còn biên tập những bản sonata cho violin của Beethoven, những tác phẩm của Corelli, Bach, Mozart, Schumann, Mendelssohn, Dvořák, Paganini.
Fritz Kreisler có một cách trêu đùa rất đặc biệt. Ông sáng tác các tác phẩm, nhưng lại lấy tên của F.E.Bach, L. Boccherini, J.Cartier, Pugnani..., làm cho các nhà bình luận âm nhạc phải lẫn lộn, bối rối. | 1 | null |
An Khánh là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Địa lý.
Xã An Khánh có vị trí địa lý:
Xã An Khánh có diện tích 11,93 km², dân số năm 2020 là 9.723 người, mật độ dân số đạt 815 người/km².
Hành chính.
Xã An Khánh được chia thành 8 ấp: An Mỹ, An Phú, An Phú Thạnh, An Thạnh, An Thới A, Phước Thạnh, Phước Tự, Phước Xuân<ref name=12/2017/TT-BTNMT></ref>.
Lịch sử.
Cuối thế kỷ 19 hai làng Phước Khánh và An Hồ được sáp nhập và đặt tên là làng An Khánh. | 1 | null |
là series tokusatsu thứ 24 của loạt phim Kamen Rider Series và thứ 15 trong thời Heisei của Toei Company. Kamen Rider Gaim được Toei đăng ký thương hiệu vào ngày 20 tháng 5 năm 2013.. Buổi họp báo ra mắt bộ phim được tổ chức vào ngày 25 tháng 7, 2013. Kamen Rider Gaim lên sóng trong giờ phim Super Hero Time của TV Asahi vào ngày 6 tháng 10, 2013 cùng với 2 series Super Sentai là Zyuden Sentai Kyoryuger và sau đó là Ressha Sentai ToQger. Slogan của phim là "Rider chiến quốc". Motif của Kamen Rider Gaim là samurai và trái cây.
Cốt truyện.
Tại một thành phố mới nổi nằm dưới tầm ảnh hưởng của một tập đoàn mang tên , thanh niên lập nên những nhóm nhảy đường phố để quên đi thời gian. Họ cũng sử dụng những quái vật mini đến từ những chiều không gian khác tên là để tổ chức những cuộc đấu bí mật. Tuy nhiên, cánh cổng không gian cũng có thể đưa đến những quái vật lớn hơn, và Kazuraba Kouta - Kamen Rider Gaim và là nhân vật chính của phim, một thanh niên thất nghiệp đã vô tình tìm thấy dụng cụ Hensin là một cái driver và một ổ khóa mang hình quả cam khi đi qua cánh cổng không gian, sử dụng sức mạnh vừa nhận được để chiến đấu với lũ quái vật, quyết định trở thành anh hùng chiến đấu với chúng.
Nhân vật.
Riders.
Armored Rider.
là các Kamen Rider sử dụng Sengoku Driver
Trong Kamen Rider Gaim Gaiden: Kamen Rider Duke, Ryoma Sengoku cũng dùng Sengoku Driver.
Shin Sedai Rider.
là các Kamen Rider sử dụng Genesis Driver
Từ tập 26, Kaito cũng dùng Genesis Driver.
Inves.
Là sinh vật sống trong Helheim, có thể dùng Lockseed để gọi chúng.
Phim.
"Tenkawakeme no Sengoku Movie Daigassen".
là bộ phim điện ảnh mùa đông với sự gặp gỡ giữa Kamen Rider Wizard và Gaim. Bộ phim phát hành vào ngày 14 tháng 12, 2013.
"Kamen Rider Taisen".
là tựa đề của bộ phim điện ảnh thứ 3 trong series Super Hero Taisen thường niên. Bộ phim được trình chiếu vào ngày 29 tháng 3 năm 2014 tại Nhật Bản. | 1 | null |
Trương Giác (chữ Hán: 張覺, ? – 1123) có sách chép là Trương Giản (張鐧) hay Trương Thương (張倉) , người Nghĩa Phong, Bình Châu , vốn là tiến sĩ nhà Liêu, đầu hàng nhà Kim, sau đó quy hàng Bắc Tống. Nhà Kim lấy việc nhà Tống chứa chấp ông làm cớ, xé toang hiệp ước Liên minh trên biển, tiến quân nam hạ.
Đầu hàng nhà Kim.
Giác đỗ tiến sĩ nhà Liêu, làm đến Liêu Hưng quân Tiết độ phó sứ. Cư dân giết Tiết độ sứ Tiêu Đế Lý, ông vỗ về những kẻ làm loạn, người trong châu đưa lên coi việc châu. Bắc Liêu Tuyên Tông Da Luật Thuần mất, Giác bèn tập hợp 5 vạn tráng đinh, 1000 thớt ngựa, luyện binh phòng bị. Tiêu Đức phi sai Thì Lập Ái đến làm Tri châu, ông chống lại .
Người Kim vào Yên Kinh, nắm được tình hình của Giác thông qua hàng thần Khang Công Bật, Công Bật nói với Hoàn Nhan Tông Hàn ông chẳng có khả năng gì, nên không bị nghi ngờ, vào tháng giêng ÂL năm 1123 (năm Bảo Đại thứ 3 nhà Liêu, năm Thiên Phụ thứ 7 nhà Kim, năm Tuyên Hòa thứ 5 nhà Bắc Tống) , được dùng làm Lâm Hải tiết độ sứ, nhiệm chức Tri Bình Châu . Hàng tướng Liêu là bọn Tả Xí Cung quay về miền đông, Tông Hàn trước đó sai binh đi bắt Giác, Công Bật xin đi xem xét, gặp mặt, ông nói: "Tám lộ Khiết Đan đều mất, chỉ còn mỗi Bình Châu, nào dám có chí khác!? Sở dĩ chưa cởi giáp, là để phòng bị Tiêu Cán (tức Hề vương Hồi Li Bảo) đấy!" rồi đút lót hậu hĩ cho Công Bật. Công Bật thuật lại lời ấy, Tông Hàn tin là thật, đưa Bình Châu lên làm Nam Kinh, gia hàm cho Giác làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Xí Cung, Công Bật cùng Tào Dũng Nghĩa, Ngu Trọng Văn đều dời về đông .
Nội phụ nhà Tống.
Nhà Tống dựa vào Liên minh trên biển, muốn lấy lại Yên Kinh và 16 châu Yên, Vân. Trải qua đàm phán, Kim Thái Tổ chấp nhận đổi Yên Kinh và 6 châu Cảnh, Đàn, Dịch, Trác, Kế, Thuận lấy một khoản đền bù lớn. Tuy Bình Châu nằm trong Trường Thành, nhưng nhà Liêu đặt riêng một quân, nên nhà Kim không giao trả cho Tống. Tháng 5 ÂL, Kim Thái Tổ dời hơn 2000 dân ra khỏi thành Yên Kinh, chỉ trả lại cho Tống một tòa thành rỗng . Dân Yên đi đường khổ sở, ghé vào Bình Châu, kêu nài với Giác, kể tội bọn Tả Xí Cung phản quốc, làm hại dân . Ông thương nghị với các tướng, mọi người khuyên nên tìm cơ hội chấn hưng nhà Liêu, nghênh đón Thiên Tộ đế; trước mắt hãy đem Bình Châu quy phụ nhà Tống; trong dùng quân đội Bình Sơn, ngoài dựa viện quân nhà Tống, còn gì đáng lo!? . Sau khi bàn bạc với Hàn Lâm học sĩ Lý Thạch, Giác quyết định khởi binh. Ông sai Trương Khiêm, đưa 500 kỵ binh, truyền lệnh của (Nam Kinh) Lưu thủ, triệu bọn Tả Xí Cung 4 người – đang trên đường đi Quảng Ninh, ngang qua Bình Châu – đến bờ tây Loan Hà , dưới rừng cây lật ; sai Nghị sự Triệu Bí kể ra mấy chục tội mà thắt cổ chết bọn họ. Giác dùng lại niên hiệu Bảo Đại, vẽ hình Thiên Tộ đế, sớm tối bái yết, báo cáo mọi việc rồi mới thi hành, dùng lại quan trật của nhà Liêu .
Tháng 6 ÂL, Giác làm bảng, khẳng định phản Kim phục Liêu, chiêu dụ người Yên trở về, trả lại tất cả tài sản đã bị Thường Thắng quân (một cánh quân Liêu đã hàng Tống) chiếm đoạt. Dân Yên đều vui mừng quay lại. Lý Thạch đổi tên là Lý An Bật, cùng Cao Đảng đi Yên Sơn gặp Tuyên phủ sứ Vương An Trung nhà Tống, xin quy phụ. An Trung đồng ý, tâu về triều, xin tự đảm trách; còn sai bọn An Bật đến kinh sư trình bày . Tống Huy Tông sai Chiêm Độ ban chiếu cho An Trung, căn dặn phải phủ dụ hậu hĩ; miễn thuế Bình Châu 3 năm, chấp nhận nội phụ .
Giác đẩy lui 3000 kỵ binh của tướng Kim là Hoàn Nhan Đồ Mẫu , báo tiệp lên triều đình, nhà Tống đặt Bình Châu làm Thái Ninh quân, lấy ông làm Tiết độ sứ, bọn An Bật, Đảng, Chưởng thư ký Trương Quân, Tham mưu quân sự Trương Đôn Cố đều làm Huy Du các đãi chế, sai Tuyên phủ tư đem ra mấy vạn bạc, lụa khao quân. Giác mừng lắm, đón chiếu mệnh từ xa. Hoàn Nhan Tông Vọng (thay cho Đồ Mẫu) dò biết, cất quân ngầm đến phía nam Bình Châu, ông không trở về được, bỏ chạy đi Yến Sơn phủ .
Cái chết.
Ban đầu, Giác cùng em trai gói ghém chiếu sắc (nhà Tống ban cho) mà chạy, nhưng quân Kim bắt được mẹ và vợ của ông ở Doanh Châu, em trai nghe tin, vội quay về, dâng chiếu sắc xin hàng. Em họ và các cháu của Giác cố thủ Bình Châu vài tháng, thành vỡ, mấy ngàn dân châu tan chạy, nhưng không hàng .
Tông Vọng đòi Giác, Tuyên phủ sứ Vương An Trung ở Yên Sơn đem giấu ông vào kho binh khí, nói không có. Tông Vọng đòi rất gấp, An Trung chém một kẻ khác, giao đầu cho người Kim nhưng bị nhận ra. An Trung đành phải đem Giác ra, kể mấy tội mà giết đi, bọc đầu giao cho người Kim . Vào lúc hành hình, ông mắng nhiếc người Tống không tiếc lời .
Con trai Trương Cận Ngôn là cận thần của Kim Thế Tông.
Hậu quả.
Giác bị giết, các tướng Liêu đã hàng Tống đang ở Yên Kinh cùng Thường Thắng quân đều thương khóc. Từ đây về sau, binh tướng Liêu đã hàng Tống đều sinh lòng khác. Tông Vọng tâu lên Kim Thái Tông xin đánh Tống, lấy việc chứa chấp Giác làm cớ, Thái Tông ưng thuận, quân Kim nam hạ, tiêu diệt Bắc Tống . | 1 | null |
Vào ngày 20 tháng 4 năm 1978, 1 chiếc tiêm kích đánh chặn Sukhoi Su-15 của Không quân Liên Xô đã bắn hạ chuyến bay mang số hiệu 902 (KAL 902) của Korean Air Lines gần Murmansk, Liên Xô sau khi chiếc máy bay dân sự này xâm phạm vùng trời của Liên Xô và bị cáo buộc là không phản hồi các máy bay tiêm kích của Liên Xô. Phòng không Liên Xô ban đầu cho rằng chiếc máy bay này thuộc Không quân Liên Xô, nhưng sau đó nhầm lẫn xác định nó thuộc Không quân Hoa Kỳ. Khi đại úy Alexander Bosov, phi công lái máy bay Sukhoi Su-15 bắn rơi chuyến bay 902, nhìn thấy những ký tự chữ Hán ở đuôi của chiếc máy bay Hàn Quốc, ông đã cố gắng thuyết phục cấp trên của mình ở dưới mặt đất chiếc máy bay không phải là một mối đe dọa quân sự. Dù vậy, Vladmir Tsarkov, chỉ huy Quân đoàn Phòng không số 21 Liên Xô, vẫn ra lệnh cho Bosov hạ chiếc máy bay. Chiếc Su-15 khai hỏa giết chết 2 trong số tổng cộng 109 hành khách và phi hành đoàn. Máy bay của Hàn Quốc sau đó phải hạ cánh khẩn cấp xuống hồ Korpijärvi đang đóng băng gần biên giới với Phần Lan. | 1 | null |
"I Am the Walrus" là ca khúc năm 1967 của The Beatles, được sáng tác bởi John Lennon song vẫn được ghi chung cho Lennon-McCartney. Ca khúc này nằm trong bộ phim năm 1967 của nhóm, rồi sau đó được đưa vào bản EP-kép cùng năm "Magical Mystery Tour" tại Anh, và trong bản LP cùng tên tại Mỹ. "I Am the Walrus" được phát hành dưới dạng đĩa đơn và là mặt B cho ca khúc "Hello, Goodbye". Khi bản EP cũng như đĩa đơn cùng đứng ở 2 vị trí cao nhất ở Anh vào tháng 12 năm 1967, ca khúc này có một vị trí đặc biệt khi cùng được xếp hạng lần lượt ở cả vị trí số 1 lẫn số 2. | 1 | null |
V-100 là một đề án máy bay trực thăng chiến đấu hai rotor của hãng Kamov. Đề án này thiết kế một loại trực thăng tấn công có thể đạt vấn tốc 400 km/h. Nó có thể mang các loại pháo như AO-9 (GSh-23) hoặc AO-10 (GSh-30-1). Ngoài ra còn có tên lửa Kh-25 và các giá treo mang tới 3000 kg vũ khí. Đề án này đã bị hủy bỏ và chỉ có 1 mô hình được chế tạo. | 1 | null |
Khác hẳn với các quốc gia được tổ chức từ trung ương, tại Liên bang Thụy Sĩ mỗi bang hoàn toàn tự do để quyết định tổ chức hành chính của bang mình. Bởi vậy nên mỗi bang có cấu trúc khác nhau, và đơn vị hành chính ở mỗi bang cũng có thể được gọi khác nhau.
Về nguyên tắc, mỗi bang được chia ra thành những cấp hành chính nhỏ hơn. Cấp hành chính dưới cấp bang thường được định danh khác nhau tùy theo danh xưng ở mỗi bang. Đơn vị hành chính cơ sở ở hầu hết các bang là công xã ("gemeinden" trong tiếng Đức, "commune" trong tiếng Pháp, "vischnancas" trong tiếng Romansh, "comuni" trong tiếng Ý). Thuật ngữ này thực ra không đồng nhất nghĩa trong tiếng Việt, vì vậy tùy theo quy mô mà có thể hiểu tương ứng với cấp thành phố, công xã hoặc thị trấn. Riêng bang Appenzell Innerrhoden, đơn vị hành chính cơ sở của bang này là huyện ("bezirk").
Có 15 bang Thụy Sĩ tổ chức thêm hình thái đơn vị hành chính trung gian giữa cấp bang và cấp xã. Phổ biến nhất là huyện ("bezirk" trong tiếng Đức, "district" trong tiếng Pháp và tiếng Romansh, hoặc "distretto" trong tiếng Ý). Người đứng đầu khu hành chính được gọi là Bezirksammann, Bezirksamtmann, Statthalter hay Regierungsstatthalter. Ở một số bang, danh xưng này cũng có khác biệt tùy theo cách định danh như "amt" (tương đương thị xã, Luzern), "amtsbezirk" (tương đương quận, Bern trước 2010), "verwaltungskreise" (tương đương hạt, Bern sau 2010). Thậm chí có bang còn phân chia mang tính chất lãnh thổ cấp "verwaltungsregionen" (tương đương cấp vùng), nhưng không mang ý nghĩa đơn vị hành chính chính thức...
Có 7 bang duy trì hình thái 2 cấp hành chính từ đầu là cấp bang và cấp xã là các bang Uri, Obwalden, Nidwalden, Glarus, Zug, Basel-Stadt và Genève. Riêng bang Appenzell Innerrhoden là cấp bang và cấp huyện. Một số các bang khác hủy bỏ đơn vị hành chính cấp huyện gần đây, Appenzell Ausserrhoden vào năm 1995, Schaffhausen vào năm 1999, Sankt Gallen vào năm 2003 và Lucerne vào năm 2007. Ngoài ra, còn một số các bang khác đam xem xét hay đã quyết định hủy bỏ đơn vị hành chính huyện trong tương lai. Schwyz vào năm 2006 đã bầu cử về việc này, nhưng đa số quyết định giữ. Bern vào năm 2006 quyết định giảm con số 26 quận xuống thành 5 hạt. Vaud đã quyết định giảm từ 19 xuống thành 10 huyện. Valais dự định giảm tương tự và ở Thurgau, đang thảo luận để giảm từ 8 xuống thành 4 huyện.
Dưới đây là bảng mô tả danh xưng phân cấp hành chính theo ngôn ngữ chính thức của các bang Thụy Sĩ
Zürich.
Bang Zürich được chia thành 12 huyện (tiếng Đức: "Bezirke"):
Bern.
Bang Bern được chia làm "vùng": Berner Jura, Seeland (với 2 "vùng nhỏ", Biel/Bienne và Seeland), Bern-Mittelland, Oberland (với "vùng nhỏ", Thun, Obersimmental-Saanen, Frutigen-Niedersimmental, Interlaken-Oberhasli) và Emmental-Oberaargau (với 2 "vùng nhỏ", Emmental và Oberaargau)
Sự phân chia hiện thời đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng 2010, dựa trên một quyết định vào năm 2006 để hủy bỏ hệ thống huyện trước đó.
Vào ngày 1 tháng giêng 2010, the 26 huyện ("Amtsbezirke") được nhập lại thành 10 huyện mới("Verwaltungskreise"):
Lucerne.
Bang Lucerne được chia làm 5 huyện:
Những huyện này đã bị hủy bỏ theo hiến pháp mới của bang vào năm 2007, mặc dù chúng vẫn tiếp tục được dùng như là các huyện bầu cử.
Schwyz.
Bang Schwyz được chia thành 6 huyện:
Fribourg.
Fribourg (bang) được chia thành 7 huyện:
Solothurn.
Từ năm 2005, 10 huyện của Solothurn được nhập lại thành 5 vùng bầu cử, gọi là "Amtei". Từ đó, huyện chỉ được dùng để thống kê.
Basel-Landschaft.
Basel-Landschaft được chia làm 5 huyện:
Appenzell Innerrhoden.
Tại Appenzell Innerrhoden, huyện là đơn vị hành chính thấp nhất: chúng không chia ra thành các xã. Bởi vì thế, về vấn đề cứu hỏa, nhiên liệu và nước., thành phố Appenzell có một xã cho mục đích đặc biệt này Feuerschaugemeinde.
Kanton được chia làm 6 huyện:
St. Gallen.
Thebang abolished the district level in 2003, but it remains divided into eight constituencies ("Wahlkreise") without administrative significance:
Graubünden.
Graubünden is divided into 11 districts:
Aargau.
Aargau is divided into 11 districts:
Thurgau.
Thurgau is divided into five districts, and each is named after its capital:
Ticino.
Ticino is divided into 8 districts:
Vaud.
Vaud is divided into 10 districts:
Valais.
Valais is divided into 13 districts:
<BR>
District Raron is divided into:
Neuchâtel.
The Canton of Neuchâtel is divided into 6 districts:
Jura.
The Canton of Jura is divided into 3 districts: | 1 | null |
Walt Disney Animation Studios (trước đây được biết đến với tên gọi Walt Disney Feature Animation, Walt Disney Productions và Disney Brothers Cartoon Studio), là một xưởng sản xuất phim hoạt hình của Hoa Kỳ chuyên sản xuất các sản phẩm phim hoạt hình, phim ngắn và chương trình truyền hình cho Công ty Walt Disney. Thành lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1923, công ty này là một bộ phận của The Walt Disney Studios có trụ sở tại Burbank, California. Hãng đã sản xuất 60 phim, mở đầu với "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" (1937), và gần đây nhất là "" (2021).
Ban đầu được thành lập với tên gọi "Disney Brothers Cartoon Studio" và sau đó hợp nhất với Walt Disney Productions vào năm 1929, hãng phim bắt đầu hoạt động chuyên về sản xuất phim hoạt hình ngắn cho tới khi được mở rộng sang sản xuất phim hoạt hình dài chiếu rạp từ năm 1934 đến nay. Trong quá trình Công ty Walt Disney tái cơ cấu toàn bộ tổ chức vào năm 1986, hãng phim này đã chính thức trở thành một công ty con của công ty này dưới tên gọi "Walt Disney Feature Animation", và lấy tên như hiện nay vào năm 2006, khi nó được đặt dưới quyền điều hành của The Walt Disney Studios cùng với Hãng phim hoạt hình Pixar (Pixar Animation Studios), được Disney mua lại cùng năm đó.
Trong quá trình tồn tại của mình, Walt Disney Animation Studios được công nhận là hãng phim hoạt hình đầu tiên của Hoa Kỳ, và đã phát triển nhiều công nghệ sau này trở thành chuẩn mực của ngành sản xuất phim hoạt hình truyền thống. Các bộ phim hoạt hình của hãng là một phần trong số những tác phẩm xuất sắc đáng chú ý nhất của Disney, và những ngôi sao trong loạt phim hoạt hình ngắn của họ – chuột Mickey, vịt Donald, Goofy, và Pluto – đã trở thành những nhân vật được công nhận trong nền văn hoá đại chúng, cũng như đã trở thành linh vật của cả công ty The Walt Disney Company nói chung.
Walt Disney Animation Studios, ngày nay được điều hành bởi những người đứng đầu Pixar Edwin Catmull và John Lasseter, tiếp tục sản xuất những sản phẩm hoạt hình sử dụng cả công nghệ vẽ tay truyền thống và công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính (computer generated imagery). Bộ phim thứ 53 của họ, "Nữ hoàng băng giá" đã ra mắt vào 27 tháng 11 năm 2013. Sản phẩm thứ 54 của họ, "Biệt đội Big Hero 6" đã ra mắt vào ngày 7 tháng 11 năm 2014.
Lịch sử.
Thập niên 1920: Thành lập và những năm đầu.
Hai công dân của thành phố Kansas, Missouri Walt Disney và Roy O. Disney thành lập công ty Disney Brothers Cartoon Studio tại Los Angeles vào năm 1923, sản xuất một series phim ngắn không có tiếng "Alice Comedies" với sự tham gia diễn xuất của một số nữ diễn viên nhí trong thế giới hoạt hình. Loạt phim "Alice Comedies" được phân phối bởi hãng Winkler Pictures của Margaret J. Winkler, hãng này sau đó cũng phát hành series phim đề tài ngắn thứ hai của Disney, bộ phim hoạt hình toàn bộ "Oswald the Lucky Rabbit", thông qua Universal Pictures bắt đầu từ năm 1927. Xưởng phim The Disney studio được thành lập tại văn phòng ở mặt trước cửa hàng trên đại lộ Kingswell, ở khu buôn bán kinh doanh của Los Angeles trước khi chuyển tới một toà nhà mới xây trên một lô đất ở số 2719, đại lộ Hyperion.
Sau những năm đầu tiên thành công với "Oswald", Walt Disney cố làm mới hợp đồng của họ với Winkler Pictures, nhưng Charles Mintz, người đã lên nắm quyền điều hành việc kinh doanh sau khi kết hôn với Margaret Winkler, muốn buộc Disney chấp nhận một mức thanh toán trước thấp hơn cho mỗi tập phim "Oswald". Disney từ chối, và sau khi Universal nắm giữ bản quyền loạt phim "Oswald" thay Disney, Mintz thành lập xưởng phim hoạt hình riêng để sản xuất loạt phim hoạt hình "Oswald", thuê phần lớn nhân viên của Disney sang làm việc một khi hợp đồng của Disney với Mintz và Universal được hoàn tất vào giữa năm 1928.
Làm việc bí mật trong khi những nhân viên khác hoàn thành các tập phim "Oswalds" còn lại theo hợp đồng, Disney và họa sĩ hoạt hình chính Ub Iwerks dẫn đầu một nhóm các nhân viên trung thành trong sản xuất hoạt hình sáng tạo nên một nhân vật mới tên là chuột Mickey. Hai tập phim hoạt hình "Chú chuột Mickey" đầu tiên, "Plane Crazy" và "The Galloping Gaucho", chỉ gây được ấn tượng nhỏ khi chiếu thử cho một số lượng người xem được tuyển hạn chế trong mùa hè năm 1928. Tuy nhiên, trong tập phim thứ ba của phim hoạt hình "Mickey", Disney sản xuất thêm phần nhạc phim, hợp tác với nhạc sĩ Carl Stalling và doanh nhân Pat Powers, người cung cấp cho Disney công nghệ sản xuất nhạc nền trên phim "Cinephone" quan trọng của mình. Sau đó, tập phim hoạt hình thứ ba của "Chú chuột Mickey Mouse", "Steamboat Willie", trở thành phim hoạt hình đầu tiên của Disney với phần âm thanh được đồng bộ cùng hình ảnh, và đã đạt được thành công quan trọng trong lần ra mắt đầu tiên vào tháng 11 năm 1928 ở rạp West 57th Theatre tại thành phố New York. Series phim "Chú chuột Mickey" có phần âm thanh, phát hành bởi Powers thông qua hãng phim Celebrity Productions, nhanh chóng trở thành series phim hoạt hình nổi tiếng và được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ. Một series phim hoạt hình có âm thanh thứ hai của Disney, "Silly Symphonies", lần đầu công chiếu vào năm 1929 cùng ví "The Skeleton Dance". Mỗi tập "Silly Symphony" là một bộ phim hoạt hình ngắn tập trung vào lĩnh vực âm nhạc hoặc một chủ đề riêng biệt.
Thập niên 1930: "Silly Symphonies" và "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn".
Trong năm 1930, những bất đồng về tài chính giữa Disney và Powers dẫn tới sự sáp nhập trở lại xưởng phim của Disney vào ngày 16 tháng 12 năm 1929 thành Walt Disney Productions, ký một hợp đồng phát hành phim mới với Columbia Pictures. Đáp lại điều này, Powers ký hợp đồng với Ub Iwerks, người sau đó bắt đầu sản xuất phim hoạt hình tại xưởng phim riêng của ông.
Columbia phát hành các phim ngắn của Disney trong hai năm trước khi Disney lại bắt tay vào ký kết một thoả thuận phát hành phim mới với hãng United Artists vào năm 1932. Cũng trong năm đó, Disney ký kết một hợp đồng độc quyền có thời hạn hai năm với Technicolor để được sử dụng công nghệ phim màu ba lớp mới của hãng này. Kết quả là tập phim "Flowers and Trees" thuộc series "Silly Symphony", trở thành bộ phim hoạt hình có màu toàn bộ đầu tiên. "Flowers and Trees" là một thành công quan trọng, và tất cả các tập phim "Silly Symphonies" sau này đều được sản xuất với công nghệ Technicolor. Tập phim "Three Little Pigs (Ba chú lợn con)" sản xuất năm 1933 dưới định dạng Technicolor thuộc series "Silly Symphony" đã thành công vang dội với doanh thu phòng vé và đã trở thành một thành công lớn trong nền văn hoá đại chúng, với bài hát "Who's Afraid of the Big Bad Wolf" trở thành một bản hit phổ biến trên các bảng xếp hạng.
Vào năm 1934, Walt Disney tập hợp một số nhân viên chủ chốt và thông báo kế hoạch sản xuất bộ phim hoạt hình đầu tiên. Mặc dù bị nền công nghiệp điện ảnh thời đó chế nhạo và gọi dự án với cái tên "Disney's Folly" (sự điên rồ của Disney), Disney không hề nản chí và tiếp tục với việc sản xuất bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên bằng tiếng Anh được sản xuất với công nghệ của Technicolor. Quá trình đào tạo và phát triển đáng kể được đổ dồn vào dự án sản xuất "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", và đội ngũ nhân viên của xưởng phim có thêm rất nhiều các họa sĩ hoạt hình và các nghệ sĩ nổi tiếng từ nhiều lĩnh vực khác, ngoài ra còn có cả những sinh viên mới tốt nghiệp đại học cùng tham gia với hãng sản xuất bộ phim. Các khoá đào tạo, giám sát bởi các họa sĩ hoạt hình chính như Les Clark, Norm Ferguson, và Art Babbit với sự tham gia giảng dạy của Donald W. Graham, một giáo viên hội họa đến từ Viện nghệ thuật Chouinard gần đó, được mở tại xưởng phim vào năm 1932 và sau đó đã được mở rộng trên quy mô lớn sang đào tạo có định hướng đồng thời vẫn tiếp tục các lớp huấn luyện. Trong quá trình giảng dạy tại các lớp học này, Graham và các họa sĩ hoạt hình đã sáng tạo hoặc chuẩn hoá nhiều kỹ thuật và giai đoạn sản xuất mà sau đó đã trở thành những nguyên tắc cơ bản và yếu tố then chốt của hoạt hình truyền thống. Một số tập phim của series "Silly Symphonies" như "The Goddess of Spring" (1934) và "The Old Mill" (1937) được sử dụng để thử nghiệm các kĩ thuật mới như hoạt hình hoá những nhân vật con người có thực, hiệu ứng đặc biệt cho hoạt hình, và việc sử dụng công nghệ "máy quay nhiều cánh", một phát minh có tác dụng chia nhỏ các lớp tranh vẽ hoạt hình thành những "cánh" nhỏ, cho phép máy quay có thể tạo cảm giác như đang di chuyển trong không gian trong một phân cảnh của bộ phim đó.
"Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" tốn của Disney một số tiền khổng lồ lên tới 1.4 triệu USD để hoàn thành, và đã đạt được thành công chưa từng có trong lịch sử khi được phát hành vào tháng 2 năm 1938 bởi RKO Radio Pictures, hãng nắm giữ việc phát hành các sản phẩm của Disney từ tay United Artists vào năm 1937. "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại trong một thời gian ngắn trước khi bộ phim "Cuốn theo chiều gió" được ra mắt hai năm sau đó. Lợi nhuận từ phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" sau đó được sử dụng để xây dựng một xưởng phim mới của Disney trên phố Buena Vista tại Burbank, nơi trụ sở của The Walt Disney Company vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Trong quá trình sản xuất phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", hãng vẫn tiếp tục thực hiện loạt phim ngắn "Chú chuột Mickey" và "Silly Symphonies" "Chú chuột Mickey" đã chuyển qua Technicolor từ năm 1935, vào thời điểm đó series này đã được bổ sung thêm vài nhân vật phụ quan trọng nữa, bao gồm chú chó của Mickey tên là Pluto và các bạn: vịt Donald và Goofy. Donald, Goofy và Pluto đều xuất hiện trong các series của riêng họ vào năm 1940, và các phim hoạt hình về chú vịt Donald đã từng làm lu mờ cả "Chú chuột Mickey" về mức độ phổ biến. Loạt phim "Silly Symphonies", đã từng giành bảy giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất, chấm dứt vào năm 1939, nhường chỗ cho một loạt phim hoạt hình phát hành không liên tục "Walt Disney Specials".
Thập niên 1940: Những sản phẩm mới, một cuộc đình công và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thành công của "Nàng Bạch Tuyết" đã cho phép Disney xây dựng một xưởng phim mới, lớn hơn ở phố Buena Vista tại Burbank, và trụ sở của Công ty Walt Disney vẫn còn tồn tại ở đó tới ngày nay. Walt Disney Productions có buổi ra mắt công chúng vào năm 1940, với Walt Disney là chủ tịch kiêm giám đốc và Roy Disney là CEO.
Thành công vang dội của "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" cũng đã cho phép xưởng phim tiếp tục sản xuất các bộ phim hoạt hình khác. Vào năm 1940, "Pinocchio" (phát hành tháng 2/1940) và "Fantasia" lần lượt ra mắt, trở thành các phim thứ hai và thứ ba của riêng Disney sản xuất. "Pinocchio" ban đầu không thành công về doanh thu cho lắm. Doanh số thu về từ lần ra mắt đầu tiên của bộ phim đều thấp hơn "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" trước đó và cả mong đợi của hãng. Với kinh phí lên đến 2.289 triệu USD - gấp đôi phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" - Disney chỉ thu về được 1 triệu USD tính đến cuối năm 1940, với các báo cáo của hãng cho biết doanh số cuối cùng bộ phim này mang lại dao động trong khoảng từ 1.4 triệu USD đến 1.9 triệu USD. Tuy nhiên, "Pinocchio" lại thành công trong giới chuyên môn, giành được hai giải Oscar bao gồm giải "Bài hát gốc hay nhất" và "Nhạc phim gốc hay nhất", trở thành bộ phim đầu tiên của hãng không chỉ giành được một giải Oscar, mà là hai giải cùng lúc.
"Fantasia", một bộ phim thử nghiệm sản xuất theo thoả thuận với một dàn nhạc đi kèm, thực hiện bởi Leopold Stokowski, thậm chí còn tệ hơn về doanh thu phòng vé. Được phát hành vào tháng 11 năm 1940 bởi chính Disney (không có sự hỗ trợ từ RKO, hãng này đã từ chối phát hành bộ phim) trong một series các buổi chiếu trên đường phố hạn chế đã định sẵn, bộ phim tốn 2 triệu USD sản xuất nhưng tổng doanh số thu được từ mỗi buổi chiếu trên đường phố chỉ vào khoảng 325.000 USD, đã khiến "Fantasia" còn gây thiệt hại lớn hơn cả "Pinocchio". RKO đồng ý phát hành "Fantasia" vào năm 1941, sau đó đã tái phát hành lại phim này với nhiều sửa đổi kỹ càng trong nhiều năm. Cho dù không phải một bom tấn, "Fantasia" đã được trao hai giải Oscar danh dự vào ngày 26 tháng 2 năm 1945 — một cho Disney, William Garity, John N. A. Hawkins, và cho hãng RCA Manufacturing Company vì đã "phát hành một bộ phim xuất sắc trong việc sử dụng âm thanh trong các bộ phim thông qua việc sản xuất "Fantasia"" (phát triển hệ thống âm thanh Fantasound tiến bộ để thực hiện phần nhạc phim lập thể), và một cho Stokowski "và các cộng sự vì đã đạt được thành công đặc biệt trong việc sản xuất một loại hình âm thanh trực quan mới trong tác phẩm của Walt Disney, "Fantasia", từ đó mở ra triển vọng mới cho các phim hoạt hình không chỉ có chức năng giải trí mà còn có giá trị nghệ thuật cao".
Hầu hết các nhân vật hoạt hình trong các bộ phim thời kỳ này và toàn bộ các tác phẩm hoạt hình sau đó cho tới cuối thập niên 1970 được giám sát bởi một nhóm chuyên gia các họa sĩ hoạt hình được Walt Disney mệnh danh là "Chín Ông Già (Nine Old Men)," nhiều người trong số họ sau này là các đạo diễn và các nhà sản xuất của nhiều bộ phim Disney như: Frank Thomas, Ollie Johnston, Woolie Reitherman, Les Clark, Ward Kimball, Eric Larson, John Lounsbery, Milt Kahl, và Marc Davis. Các họa sĩ hoạt hình chính khác của Disney vào thời kỳ này gồm Norm Ferguson, Bill Tytla, và Fred Moore. Sự phát triển của bộ phận sản xuất phim hoạt hình chiếu rạp này đã tạo nên một hệ thống thứ bậc đẳng cấp ở xưởng phim Disney: các họa sĩ hoạt hình thấp hơn (và các họa sĩ hoạt hình chiếu rạp đang trong thời gian giao việc) thực hiện các phim ngắn, trong khi đó các họa sĩ hoạt hình có vị trí cao hơn như Chín Ông Già sẽ thực hiện các bộ phim chiếu rạp. Lo ngại về việc Walt Disney đồng ý vinh danh sản phẩm lao động của các họa sĩ cũng như các cuộc tranh luận về mức đền bù đã dẫn tới việc các họa sĩ hoạt hình mới đến và các họa sĩ ở đẳng cấp thấp hơn yêu cầu tổ chức các công đoàn trong xưởng phim của Disney.
Một cuộc đình công tập thể lớn xảy ra vào giữa năm 1941, sau đó đã được giải quyết - mà không nhờ tới sự can thiệp của nhà sáng lập Walt Disney - là cơ cấu Walt Disney Productions thành một công ty công đoàn. Cuộc đình công này cùng với những hậu quả của nó đã dẫn tới sự ra đi của một số chuyên gia hoạt hình trong hãng, từ các họa sĩ cấp cao nhất như Art Babbitt và Bill Tytla cho tới các họa sĩ nổi tiếng với những tác phẩm sau này của họ ngoài Disney như Frank Tashlin, Maurice Noble, Walt Kelly, Bill Meléndez, và John Hubley. Hubley, cùng với một số nhân viên khác đã rời bỏ Disney, thành lập xưởng phim United Productions of America, đối thủ chính trong lĩnh vực hoạt hình của Disney trong thập niên 1950.
"Dumbo", một bộ phim sản xuất trong thời kỳ xảy ra cuộc đình công nói trên, ra mắt lần đầu vào tháng 10 năm 1941, và đã trở thành một điều kì diệu về tài chính so với các phim khác của hãng. Bộ phim đơn giản này chỉ tốn 950.000 USD để sản xuất, bằng một nửa "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", thấp hơn một phần ba chi phí cho phim "Pinocchio", và chắc chắn là tốn ít kinh phí hơn bộ phim "Fantasia" đắt đỏ. "Dumbo" cuối cùng đã mang về 1.6 triệu USD trong đợt phát hành chính thức đó. Vào năm 1942, "Bambi" được phát hành, và giống như "Pinocchio" hay "Fantasia", bộ phim không thành công lắm ở các phòng vé. "Bambi" chỉ thu về 1.64 triệu USD trong tổng số 1.7 triệu USD kinh phí sản xuất. Đó là do bộ phim được phát hành vào giữa Chiến tranh thế giới thứ hai và hãng phim không thể cho công chiếu phim tại thị trường các nước châu Âu, vốn thường đóng góp một phần lớn doanh số của họ.
Việc sản xuất phim bị tạm ngừng do chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi "Bambi" được phát hành. Phần vì nhiều họa sĩ hoạt hình của Disney bị gọi nhập ngũ, phần vì thị trường châu Âu bị cắt đứt do chiến tranh, phần vì hãng phải tập trung sản xuất các phim phục vụ thời chiến cho Quân đội Hoa Kỳ, nhiều trong số các sản phẩm của hãng được thực hiện cho quân đội, đặc biệt là phục vụ cho huấn luyện quân sự và công tác tuyên truyền. Từ năm 1942 đến 1943, 95 phần trăm các phim hoạt hình của hãng là dành cho quân đội. Trong một nỗ lực nhằm giữ xưởng phim tồn tại, Walt Disney thực hiện sản xuất một số "phim bộ", đó là những bộ phim hoạt hình kinh phí thấp tập trung vào các chủ đề ngắn, một số đã có từ trước đó. Các phim này là "Saludos Amigos" (1942), "The Three Caballeros" (1944), "Make Mine Music" (1946), "Fun and Fancy Free" (1947), "Melody Time" (1948) và "The Adventures of Ichabod and Mr. Toad" (1949). Hãng phim cũng sản xuất hai bộ phim dài khác là "Song of the South" (1946) và "So Dear to My Heart" (1948), vốn là sự kết hợp giữa các phân cảnh hoạt hình và người đóng. Các phim hoạt hình ngắn cũng tiếp tục được thực hiện trong thời kỳ này, với các bộ phim hoạt hình về "Vịt Donald", "Goofy", và "Pluto" là các sản phẩm chính, cùng với một số phim với nhân vật chính là Chú chuột Mickey, gồm Figaro, và trong thập niên 1950, là Chip 'n Dale và Humphrey the Bear.
Thêm vào đó, Disney bắt đầu tái phát hành các sản phẩm phim chiếu rạp trước đó, bắt đầu với "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" vào năm 1944, "Pinocchio" vào năm 1945, và "Fantasia" vào năm 1946. Việc làm này dẫn tới một truyền thống phát hành lại các phim Disney bảy năm một lần, và truyền thống này tồn tại cho tới những năm 1990 trước khi chuyển sang phát hành dưới dạng các băng video tại gia.
Thập niên 1950: Sự trở lại của các hoạt hình chiếu rạp, sự kết thúc của các phim hoạt hình ngắn.
Với việc ra mắt "Cô bé Lọ Lem" - một bộ phim dựa trên truyện cổ tích của Charles Perrault - vào năm 1950, việc sản xuất các bộ phim dài chiếu rạp của hãng đã quay trở lại. Với kinh phí lên tới gần 3.000.000 USD, tương lai của hãng phụ thuộc vào sự thành công của phim này."Cinderella" đã thành công lớn về doanh thu, với lợi nhuận đủ để Disney có thể sản xuất phim hoạt hình trong suốt cả thập niên 1950. Thành công lớn của "Cô bé Lọ Lem" dẫn tới việc xưởng phim tiếp tục sản xuất một bộ phim hoạt hình khác dựa trên truyện cổ tích, lần này là dựa trên truyện"Người đẹp ngủ trong rừng" của Charles Perrault. Tiếp theo thành công này, ba bộ phim chiếu rạp đã bị tạm ngừng phát triển trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai đã được tiếp tục trở lại và hoàn tất: "Alice ở xứ sở thần tiên", "Peter Pan", và "Tiểu thư và chàng lang thang". Cùng với đó, một dự án mới đầy tham vọng khác, một phiên bản chuyển thể từ truyện cổ tích "Người đẹp ngủ trong rừng" đặt trong những bản nhạc cổ điển của Tchaikovsky, đã được khởi động nhưng phải gần như đến hết thập kỷ mới hoàn thành.
"Alice ở xứ sở thần tiên", phát hành năm 1951, không thành công được như "Cô bé Lọ Lem". Bộ phim nhận được sự phản ứng khá thờ ơ từ phòng vé, và gây thất vọng lớn vào lần ra mắt đầu tiên, chỉ thu về khoảng 2.4 triệu USD ở Hoa Kỳ vào năm 1951. "Peter Pan", phát hành năm 1953, ngược lại, là một thành công vang dội về thương mại và là bộ phim có doanh thu cao nhất năm đó.
Năm 1955, "Lady and the Tramp" được phát hành, và thu về lợi nhuận lớn hơn bất kì bộ phim nào của hãng kể từ "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", thu về khoảng 7.5 triệu USD ở khu vực Bắc Mĩ vào năm 1955. "Tiểu thư và chàng lang thang" là một bộ phim quan trọng bởi đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp màn ảnh rộng đầu tiên của Disney, được sản xuất theo quy trình công nghệ CinemaScope, và là bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên của Disney được phát hành bởi công ty phát hành phim riêng của chính họ, Buena Vista Distribution.
Vào giữa những năm 1950, sự chú ý của Walt Disney chuyển hướng sang những nỗ lực mới như phim người đóng, chương trình truyền hình, và công viên chủ đề Disneyland, do đó việc sản xuất (mặc dù không phải quyền quyết định và phê duyệt cuối cùng) các bộ phim hoạt hình chủ yếu nằm trong tay "Chín Ông Già", nhóm các chuyên gia gồm các họa sĩ hoạt hình chính và các đạo diễn. Doanh thu cao từ "Lady and the Tramp" khiến xưởng phim tiếp tục chi thêm nhiều tiền để sản xuất bộ phim tiếp theo, "Người đẹp ngủ trong rừng", ra mắt bốn năm sau đó.Điều này dẫn tới một vài sự chậm trễ trong việc phê duyệt vào thời kỳ sản xuất bộ phim "Người đẹp ngủ trong rừng", cuối cùng cũng được phát hành vào năm 1959. Với kinh phí 6 triệu USD, đây là bộ phim hoạt hình đắt tiền nhất của Disney thời bấy giời, được sản xuất với phong cách nghệ thuật nặng về cách điệu do họa sĩ Eyvind Earle đưa ra và được thực hiện bằng công nghệ phim Super Technirama 70 khung hình rộng với âm thanh nổi sáu kênh. Tuy vậy, chi phí sản xuất quá cao của phim, chủ yếu do thời gian gần một thập niên để thực hiện, cùng với doanh thu phòng vé không tốt đã khiến hãng phim phải công bố lỗ lần đầu tiên trong một thập kỉ vào năm tài khoá 1960, và một cuộc sa thải lớn đã được thực hiện trong cả xưởng phim. Mặc dù không thành công ở các phòng vé, "Người đẹp ngủ trong rừng" đã tạo nên sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của xưởng phim, dẫn tới việc làm mới lại mục tiêu quan tâm của hãng trong suốt thập niên 1960.
Đến cuối thập niên này, các bộ phim ngắn của Disney không còn được sản xuất theo một kế hoạch định kỳ nào nữa, với nhiều nhân viên của các bộ phận sản xuất phim ngắn hoặc rời công ty hoặc được chuyển sang làm việc cho các chương trình truyền hình của Disney như "The Mickey Mouse Club" và "Disneyland". Mặc dù các phim hoạt hình ngắn của Disney đã luôn áp đảo ở hạng mục Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất trong suốt những năm 1930, ngôi vị của họ với giải thưởng này đã để lọt vào tay loạt phim hoạt hình "Tom và Jerry" của hãng MGM, "Looney Tunes" và "Merrie Melodies" của Warner Bros, cùng với các sản phẩm của United Productions of America (UPA), với phong cách nghệ thuật phẳng và kỹ thuật hoạt hình cách điệu được ca ngợi là một sự thay thế hiện đại hơn cho phong cách cũ của Disney. Trong thập niên 1950, chỉ có một phim ngắn của Disney, bộ phim được cách điệu "Toot, Whistle, Plunk and Boom", nhận được Giải Oscar cho Phim chủ đề ngắn (hoạt hình) hay nhất.
Các phim ngắn "Chuột Mickey", "Pluto", và "Goofy" đều đã ngừng sản xuất theo lộ trình vào năm 1953, còn "Vịt Donald" và "Humphrey" được tiếp tục và chuyển đổi sang định dạng CinemaScope màn ảnh rộng và rồi cũng bị chấm dứt vào năm 1956. Từ đó trở đi, các bộ phim hoạt hình ngắn của Disney chỉ còn được sản xuất lác đác, không thường xuyên, với một số phim đáng chú ý sau này gồm "Goliath II" (1960), "It's Tough to Be a Bird" (1969), "The Small One" (1978), "Runaway Brain" (1995, nhân vật chính là Chuột Mickey), và "Paperman" (2012).
Thập niên 1960: Những năm cuối cùng của Walt Disney.
Vào năm 1961, hãng phim ra mắt "Một trăm linh một chú chó đốm", một bộ phim với phong cách nghệ thuật được đổi mới rất hiện đại dựa trên tiểu thuyết "Một trăm linh một chú chó đốm" của Dodie Smith, được hãng phim mua lại vào năm 1956. Đây cũng là bộ phim đã mở đầu cho việc ứng dụng công nghệ in chụp tĩnh điện trong quá trình in mực và tô màu trên các tấm nhựa (cel) hoạt hình truyền thống. Sử dụng phương pháp in chụp tĩnh điện, các bức vẽ hoạt hình có thể được truyền tải bằng quang - hoá học thay vì sao chép từ bản vẽ trên giấy sang các tấm nhựa trong suốt ("cel") sử dụng trong sản phẩm hoạt hình cuối cùng. Phong cách nghệ thuật thành phẩm-một nét vẽ cẩu thả hơn cho thấy những đường cấu trúc trong bức tranh của các họa sĩ hoạt hình-trở thành khuôn mẫu cho các bộ phim Disney tới những năm 1980. Bộ phim đã thành công và trở thành một phim có doanh thu cao thứ mười trong năm 1961, thu được 6.400.000 USD ở các hãng phát hành liên kết khi công chiếu ở Mĩ và Canda trong năm đầu tiên ra mắt, và là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của hãng trong thập niên 1960.
Vào năm 1962, Walt Disney đóng cửa bộ phận sản xuất phim ngắn, tập trung sự chú ý của hãng vào các sản phẩm phim chiếu rạp, chỉ thỉnh thoảng mới có một tác phẩm ngắn với chủ đề cụ thể thôi.
Chương trình đào tạo về lĩnh vực hoạt hình của Disney bắt đầu tại xưởng phim vào năm 1932, trước khi phim "Nàng Bạch Tuyết" được phát triển, cuối cùng đã dẫn tới việc Walt Disney giúp đỡ thành lập Walt Disney helping found the Viện nghệ thuật California (CalArts). Trường đại học này, được hình thành từ sự hợp nhất giữa Viện nghệ thuật Chouinard (Chouinard Art Institute) and Nhạc viện âm nhạc Los Angeles (Los Angeles Conservatory of Music), bao gồm một chương trình học về hoạt hình do Disney phát triển theo yêu cầu về trình độ của trường. CalArts trở thành trường học của rất nhiều họa sĩ hoạt hình làm việc cho Disney và các hãng hoạt hình khác từ những năm 1970 đến nay.
"The Sword in the Stone" được phát hành năm 1963. Bộ phim đã thành công về doanh thu và là bộ phim có doanh số cao thứ sáu trong năm 1963 ở Bắc Mĩ, thu về khoảng 4.75 triệu USD. Một phiên bản chuyển thể có độ dài vừa phải từ một trong những cuốn truyện thuộc bộ "Winnie-the-Pooh" của A. A. Milne, "Winnie the Pooh and the Honey Tree", được phát hành năm 1966, và tiếp theo đó là một số tập phim "Pooh" khác ra đời trong một vài năm sau, và một bộ phim tổng hợp dài mang tên "The Many Adventures of Winnie the Pooh", đã được phát hành năm 1977.
Sau khi ra mắt "The Sword in the Stone", xưởng phim chuyển sang ưu tiên sản xuất một bộ phim chuyển thể từ cuốn sách của Rudyard Kipling, "The Jungle Book". Walt Disney qua đời tháng 12 năm 1966, mười tháng trước khi "bộ phim này" được hoàn thành và ra mắt. Bộ phim đã thành công, thu về 73 triệu USD chỉ trong phát hành trong nước, phần lớn là do số lượng phần nhạc kịch trong phim, và trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ tư của năm 1967.
Thập niên 1970: Sự suy giảm danh tiếng.
Xưởng phim mở đầu thập niên 1970 với việc ra mắt bộ phim "The Aristocats", dự án phim cuối cùng được đích thân Walt Disney chấp thuận. Vào năm 1971, Roy O. Disney, đồng sáng lập hãng phim, qua đời và Walt Disney Productions rơi vào tay của Donn Tatum và Card Walker, hai người thay nhau giữ chức chủ tịch và CEO của hãng trong những năm còn lại của thập niên này. Mặc dù "The Aristocats" đã thành công về doanh thu, hãng vẫn sản xuất bộ phim tiếp theo, "Robin Hood", ra mắt ba năm sau đó, với một kinh phí rất hạn chế. Hậu quả là, các họa sĩ lại tìm đến những cảnh phim đã từng có trong các sản phẩm hoạt hình trước đó của hãng để tham khảo. Phân cảnh khiêu vũ trong phim có hơi hướng của các phân cảnh gốc trong bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", "The Jungle Book" và "The Aristocats". Tuy vậy, "Robin Hood" vẫn đạt được doanh số tương đối.
"The Rescuers", phát hành năm 1977, là một thành công vượt xa những gì hai sản phẩm phim chiếu rạp trước của Disney đã làm được. Nhận được những lời khen rộng rãi từ giới phê bình, doanh thu tốt, và một đề cử giải Oscar; đây là bộ phim có doanh thu cao thứ ba của năm 1977 và là bộ phim hoạt hình thành công nhất của Disney kể từ "The Jungle Book". Phim đã được tái phát hành năm 1983, đi kèm với một phim hoạt hình khác của Disney, "Mickey's Christmas Carol".
Mặc dù cả bốn bộ phim sản xuất trong thập kỉ này đều giành được những thành công thương mại, thập niên 1970 được đánh dấu như là một sự suy giảm về danh tiếng của hãng mà sau đó đã lan sang cả thập niêm 1980.
Việc sản xuất phim "The Rescuers" cũng đánh dấu sự mở đầu của một giai đoạn thay đổi nhân sự chủ chốt trong hàng ngũ nhân viên của xưởng phim hoạt hình Disney: khi những họa sĩ kỳ cựu như Milt Kahl và Les Clark nghỉ hưu, họ dần được hay thế bởi những tài năng mới như Don Bluth, Ron Clements, John Musker, và Glen Keane. Các họa sĩ hoạt hình mới này được chọn lựa từ chương trình đào tạo hoạt hình ở CalArts và do Eric Larson, Frank Thomas, và Ollie Johnston huấn luyện. Năm 1979, thất vọng với sự đình trệ trong quá trình phát triển nghệ thuật và hoạt hình ở Disney, Bluth và một số họa sĩ hoạt hình "lính mới" đã rời hãng để thành lập xưởng phim riêng của mình, Don Bluth Productions, và trở thành đối thủ chính của Disney trong lĩnh vực hoạt hình trong thập niên 1980.
Thập niên 1980: "Đáy của sự nghiệp" và phục hồi.
Bị trì hoãn lại tới nửa năm bởi sự ra đi của nhóm Bluth, phim "Cáo và chó săn" được phát hành vào năm 1981 sau bốn năm sản xuất, và được xưởng phim coi là một thành công thương mại.
Ron Miller, con rể của Walt Disney, trở thành giám đốc của Walt Disney Productions vào năm 1980 và là CEO từ năm 1983. Sau một loạt các nỗ lực nhằm tiếp quản tập đoàn vào năm 1984, Roy E. Disney, con trai của Roy O. và là cháu trai của Walt, đã nắm quyền từ tay Miller và đưa Michael Eisner lên làm CEO mới của Disney, và Frank Wells làm giám đốc. Đến lượt Eisner giao cho Jeffrey Katzenberg giữ chức chủ tịch bộ phận sản xuất phim. Vốn đã gần được hoàn tất khi nhóm của Eisner tiếp quản Disney, phim "Vạc dầu đen" (1985) đã thể hiện điều mà sau đó được gọi là điểm "đáy của sự nghiệp" của hoạt hình Disney. Một bộ phim đắt tiền (bộ phim đắt nhất của xưởng phim tính tới thời điểm đó với kinh phí 25 triệu USD) được sản xuất theo công nghệ Super Technirama 70 với phong cách tưởng tượng tối hơn cho với các tác phẩm trước đó của Disney, "Vạc dầu đen" là bộ phim đầu tiên được quản lý hoàn toàn bởi nhóm họa sĩ mới của Disney, và là một thất bại cả về chuyên môn lẫn doanh thu. Lợi nhuận của phim chỉ đạt 21 triệu USD đã dẫn tới thất thoát cho xưởng phim, đặt tương lai của bộ phận hoạt hình vào vòng nguy hiểm.
Giữa thập niên 1950 và 1980, tầm quan trọng của phim hoạt hình với sự sống còn của công ty đã bị suy giảm đáng kể khi họ mở rộng sang sản xuất các phim thực (người đóng), truyền hình, và các công viên giải trí. Trong vai trò CEO mới, Michael Eisner mạnh mẽ đưa ra quan điểm đóng cửa xưởng phim hoạt hình chiếu rạp và sẽ lấy nguồn phim hoạt hình trong tương lai từ bên ngoài để phát hành. Roy E. Disney phản đối, đề nghị được tự tay chèo lái bộ phận sản xuất hoạt hình và sẽ đưa vận mệnh của nó tới đỉnh cao. Được Eisner giao cho nhiệm vụ Chủ tịch của bộ phận phim hoạt hình chiếu rạp, Disney đề cử Peter Schneider lên làm giám đốc hoạt hình để điều hành các công việc hàng ngày. Cùng lúc đó, Eisner đã đi ngược lại với truyền thống và chính sách ba mươi năm của hãng phim bằng việc thành lập Walt Disney Television Animation để sản xuất các chương trình giá rẻ cho truyền hình.
Do cần thêm không gian cho việc sản xuất các phim người đóng, ban giám đốc của Disney quyết định chuyển bộ phận hoạt hình từ khu đất của Disney ở Burbank tới một dãy nhà kho để dụng cụ gần Glendale, CA vào năm 1985. Sản phẩm phim chiếu rạp tiếp theo của xưởng phim là "The Great Mouse Detective", do John Musker và Ron Clements sáng tạo với tên gọi ban đầu là "Basil of Baker Street" sau khi cả hai cùng rời nhóm sản xuất của "Vạc dầu đen". Phát hành năm 1986, phim thu được thành công về chuyên môn và doanh thu đủ để củng cố niềm tin của ban giám đốc vào xưởng phim hoạt hình này. Tuy nhiên, sau đó cùng năm, Universal Pictures và hãng Amblin Entertainment của Steven Speilberg đã phát hành một sản phẩm của Don Bluth, "An American Tail", phim này đã vượt qua "The Great Mouse Detective" về doanh thu phòng vé và trở thành bộ phim hoạt hình lần đầu ra mắt có doanh thu cao nhất cho đến thời điểm đó.
Bộ phận hoạt hình chính thức trở thành công ty con của Disney, với tên gọi Walt Disney Feature Animation, vào năm 1986, và Katzenberg, Disney, cùng với Schneider bắt đầu thay đổi truyền thống của xưởng phim, tăng số nhân viên và số sản phẩm sản xuất nhằm ra mắt một bộ phim mới mỗi năm một lần thay vì mỗi hai đến bốn năm như trước kia. Bộ phim đầu tiên được phát hành theo thời biểu sản xuất mới được tăng cường này là "Oliver & Company" vào năm 1988, với một dàn diễn viên toàn sao bao gồm Billy Joel và Bette Midler và phần nhạc phim tập trung vào thể loại pop hiện đại. "Oliver & Company" khởi chiếu tại các rạp cùng ngày với một bộ phim hoạt hình khác của Bluth/Amblin/Universal, "The Land Before Time"; tuy nhiên, "Oliver" đã vượt qua "Time" về doanh thu và trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất tính tới thời điểm đó.
Trong khi "Oliver & Company" và một phim chiếu rạp khác, "Nàng tiên cá", đang trong quá trình sản xuất, Disney hợp tác với hãng Amblin Entertainment của Steven Spielberg và họa sĩ hoạt hình chính Richard Williams cùng sản xuất phim "Who Framed Roger Rabbit", một sự kết hợp giữa phim người đóng và hoạt hình hoàn toàn mới mẻ do Robert Zemeckis làm đạo diễn, với sự xuất hiện (đã được phép) của các nhân vật hoạt hình của nhiều xưởng phim khác. Disney thành lập một xưởng phim hoạt hình mới dưới sự giám sát của Williams ở London để tạo ra các nhân vật hoạt hình mới cho "Roger Rabbit", với nhiều họa sĩ từ xưởng phim ở California bay sang Anh làm việc với bộ phim này. Là một thành công quan trọng về chuyên môn và thương mại, "Roger Rabbit" mang về ba giải Oscar cho các tiến bộ kỹ thuật đạt được và là chìa khoá khôi phục sự hấp dẫn với các hoạt hình chính thống của Mỹ. Ngoài bản thân bộ phim này, xưởng phim còn sản xuất ba phim Roger Rabbit ngắn nữa vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990.
Một xưởng phim vệ tinh thứ hai, Walt Disney Feature Animation Florida, mở cửa năm 1989 với 40 nhân viên. Văn phòng của họ đặt trong công viên giải trí Disney-MGM Studios, và các khách tham quan được phép tới xem xưởng phim và quan sát các họa sĩ làm việc. Cùng năm đó, hãng phim phat hành "Nàng tiên cá", và phim đã trở thành một thành công chủ chốt có tính quyết định trong lịch sử Disney với việc thu được những thành công cả về chuyên môn và thương mại lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Đạo diễn bởi John Musker và Ron Clements, những người đã cùng đạo diễn phim "The Great Mouse Detective", "Nàng tiên cá" thu về 84 triệu USD phòng vé ở Bắc Mỹ, một kỷ lục của hãng. Phần nhạc phim cũng được xây dựng bởi hai nhà viết bài hát Broadway, Alan Menken và Howard Ashman, trong đó Ashman cũng chính là nhà đồng sản xuất và cố vấn kịch bản cho phim. "Nàng tiên cá" giành được hai giải Oscar, cho Ca khúc trong phim hay nhất và Nhạc phim hay nhất
"Nàng tiên cá" cũng là bộ phim đầu tiên sử dụng hệ thống Computer Animation Production System (CAPS) của Disney. Được phát triển cho Disney bởi Pixar, khi đó còn là một công ty hoạt hình và phát triển phần mềm nhỏ, CAPS đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bộ phim sau này của Disney tích hợp dễ dàng công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính và đạt được chất lượng cao hơn với kỹ thuật mực và màu kỹ thuật số. "Nàng tiên cá" là bộ phim mở đầu cho loạt bom tấn được phát hành liên tục trong suốt thập niên sau đó bởi Walt Disney Feature Animation, một thời kỳ sau này được mệnh danh là Thời kì Phục hưng của Disney.
Thập niên 1990: Sự phục hưng của Disney.
Được phát hành tại các rạp cùng một phim về Chuột Mickey "The Prince and the Pauper", "The Rescuers Down Under" (1990) là phần tiếp theo đầu tiên của một bộ phim hoạt hình Disney và là bộ phim đầu tiên của hãng được tô màu hoàn toàn bằng máy tính sử dụng hệ thống CAPS. Tuy nhiên, bộ phim này không lặp lại được thành công giống như "Nàng tiên cá". Bộ phim hoạt hình chiếu rạp tiếp theo của Disney, "Người đẹp và quái thú", bắt đầu sản xuất ở London, nhưng sau đó lại quay trở về Burbank sau khi Disney quyết định đóng cửa văn phòng vệ tinh tại London satellite và thiết kế lại phim "Người đẹp và quái thú" theo phong cách nhạc kịch hài hước gần giống như "Nàng tiên cá". Alan Menken và Howard Ashman quay trở lại viết nhạc phim cho phim này, mặc dù sau đó Ashman đã qua đời trước khi quá trình sản xuất phim hoàn tất.
Được công chiếu lần đầu tiên dưới dạng một bản phim đang phát triển tại Liên hoan phim New York 1991 trước khi được phát hành rộng rãi vào tháng 11 năm 1991, "Người đẹp và quái thú", do Kirk Wise và Gary Trousdale đạo diễn, là một thành công vang dội cả về chuyên môn và doanh thu chưa từng có tiền lệ, và sau đó được xem là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của hãng. Phim nhận được năm đề cử giải Oscar, trong đó có một giải cho Phim hay nhất, trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử ở hạng mục này, và giành được giải cho Ca khúc trong phim hay nhất và Nhạc phim hay nhất. Doanh thu phòng vé 145 triệu USD đã xác lập kỷ lục mới, cùng với đó là các sản phẩm kèm theo-trong đó có đồ chơi, quảng cáo chéo, và nhạc phim—cũng rất dồi dào.
Thành công của "Nàng tiên cá" và "Người đẹp và quái thú" đã thành lập một mẫu chuẩn mới cho các tác phẩm sau này của Disney phát hành trong thập niên 1990: thể loại nhạc kịch hài hước với các ca khúc mang phong cách Broadway và các cảnh quay hành động quen thuộc, cộng thêm với các chiến dịch quảng bá chéo và các sản phẩm được thiết kế nhằm thu hút khán giả của nhiều lứa tuổi và thể loại. Cùng với John Musker, Ron Clements, Kirk Wise, và Gary Torusdale, một thế hệ mới các họa sĩ Disney tham gia thực hiện các bộ phim này bao gồm các nhà sáng tạo cốt truyện/đạo diễn Roger Allers, Rob Minkoff, Chris Sanders, và Brenda Chapman, cùng với các họa sĩ hoạt hình chủ chốt Glen Keane, Andreas Deja, Eric Goldberg, Nik Ranieri, Will Finn, và nhiều người khác.
"Aladdin", phát hành tháng 11 năm 1992, đã nối tiếp trào lưu đi lên của những thành công trong hoạt hình Disney, mang về 500 triệu USD doanh thu phòng vé toàn cầu, và hai giải Oscar nữa cho Ca khúc trong phim hay nhất và Nhạc phim hay nhất. Với các bài hát của Menken, Ashman, và Tim Rice (người thay thế Ashman sau khi ông mất) và giọng lồng tiếng chính của Robin Williams, "Aladdin" cũng đã thiết lập một xu hướng mới, ở đó mời các diễn viên nổi tiếng tới thực hiện phần lồng tiếng cho các nhân vật của Disney, vốn đã được phần nào khơi nguồn từ những phim "The Jungle Book" và "The Aristocats", nay đã trở thành chuẩn mực.
Năm 1994, Disney phát hành "Vua sư tử", kể về một cuộc phiêu lưu hoàn toàn của các loài động vật lấy bối cảnh ở châu Phi với phần lồng tiếng của toàn các sao bao gồm James Earl Jones, Matthew Broderick, và Jeremy Irons, với phần nhạc phim của Tim Rice và ngôi sao nhạc pop Elton John. "Vua sư tử" thu về 768 triệu USD doanh thu phòng vé toàn cầu, đến thời điểm đó đây là một kỷ lục trong thể loại hoạt hình truyền thống, cùng với hàng triệu USD lợi nhuận quảng cáo và hàng hoá.
"Aladdin" và "Vua sư tử" là các bộ phim có doanh thu cao nhất toàn cầu trong các năm phát hành tương ứng của chúng. Khi hoạt hình trở về với vị trí một nguồn lợi ngày càng quan trọng và dồi dào trong việc kinh doanh của Disney, công ty bắt đầu mở rộng hoạt động của lĩnh vực này. Xưởng phim chính ở California được chia thành hai bộ phận nhỏ và được mở rộng, cùng với đó là khởi công xây dựng một toà nhà cho Hoạt hình Chiếu rạp của Disney, nằm ở gần khu đất của Disney tại Burbank, khánh thành vào năm 1995. Xưởng vệ tinh ở Florida, chính thức sáp nhập năm 1992, cũng được mở rộng; một trong những xưởng phim hoạt hình truyền hình của Disney ở Paris, Pháp–trước đó là xưởng phim Brizzi Brothers—đổi tên thành Walt Disney Feature Animation Paris, ở đó "A Goofy Movie" (1995) và nhiều phần quan trọng trong các bộ phim sau này của Disney được sản xuất. Cùng với đó, Disney bắt đầu sản xuất các phần tiếp theo có kinh phí thấp của các bộ phim hoạt hình rất thành công của họ, được phát hành trực tiếp dưới dạng băng đĩa với sự hỗ trợ của xưởng phim hoạt hình truyền hình của họ dưới tên gọi Disney MovieToons, và sau này là DisneyToon Studios.
"Pocahontas" (1995) và "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" (1996) cũng rất thành công tại các phòng vé, nhưng không bằng các phim đầu thập niên 1990 (cả về doanh thu và chuyên môn). "Pocahontas" nhận được giải Oscar cho Nhạc phim và Ca khúc trong phim hay nhất. Xưởng phim tiếp tục sản xuất ba phim hoạt hình cuối cùng của thập niên này; "Hercules" (1997), "Mulan" (1999), và "Tarzan" (1999). "Tarzan" giành được một giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất. Vào tháng 10 năm 1999, Dream Quest Images, một hãng sản xuất hiệu ứng đặc biệt trước đây được Công ty Walt Disney mua lại vào tháng 4 năm 1996 để thay thế Buena Vista Visual Effects, được sáp nhập với bộ phận đồ hoạ máy tính của Walt Disney Feature Animation để thành lập một công ty con mới gọi là The Secret Lab. Cùng năm đó, bộ phận này bắt đầu sản xuất phim "Dinosaur".
Thập niên 2000: Một đợt suy giảm danh tiếng mới.
Sự cạnh tranh từ các xưởng phim khác dẫn tới kết quả là thu nhập của các họa sĩ tăng vọt đến mức cao nhất trong lịch sử, khiến cho chi phí sản xuất các bộ phim hoạt hình truyền thống trở nên đắt đỏ hơn. Bắt đầu từ năm 2000, những đợt sa thải lớn khiến số lượng nhân viên của hãng chỉ còn 600. Cùng năm đó, "Fantasia 2000", tập kế tiếp cho bộ phim "Fantasia" của năm 1940, "Dinosaur" và "The Emperor's New Groove", được ra mắt. "Dinosaur" thành công về thương mại, nhưng "Fantasia 2000" và "The Emperor's New Groove" đều có phản hồi tài chính kém. Bộ phim tiếp theo của hãng, "" (2001), không được đón nhận cả về doanh thu lẫn chuyên môn. Kết quả là, chi nhánh The Secret Lab division bị đóng cửa. Vào năm 2002, "Lilo & Stitch" và "Treasure Planet" được phát hành. Trong khi bộ phim đầu có được thành công thương mại lớn, thì bộ phim thứ hai lại là một thất bại và dẫn tới những tổn thất tài chính cho xưởng phim.
Vào năm 2003, một đợt tái cấu trúc lại bộ phận sản xuất phim hoạt hình được Disney tiến hành dẫn tới việc công ty Walt Disney Feature Animation bị chuyển sang cho The Walt Disney Studios, và quyền kiểm soát DisneyToon Studios được trao cho bộ phận quản lý của Walt Disney Feature Animation. Cùng năm đó, "Brother Bear" được phát hành và có doanh thu vừa phải, nhưng nhận được phản hồi ở mức trái chiều đến tiêu cực từ các nhà phê bình. Để ý thấy thành công ngày càng lớn của các hãng phim dựa trên công nghệ hoạt hình trên máy tính như Pixar, DreamWorks Animation và Blue Sky Studios, Disney, điều hành bởi Bob Lambert, tuyên bố rằng họ sẽ biến Walt Disney Feature Animation thành một xưởng phim ứng dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (Computer-generated imagery – CGI), tiến hành thêm nhiều cuộc sa thải và bán hết các thiết bị sản xuất phim hoạt hình truyền thống.
Vào ngày 12 tháng 1 năm 2004, Walt Disney Feature Animation Florida bị đóng cửa, và một phần bị biến thành địa điểm tham quan, và sau đó thành văn phòng của cơ quan quản lý công viên giải trí. Vào ngày 2 tháng 4 năm 2004, "Home on the Range" được phát hành như là bộ phim cuối cùng được sản xuất bằng công nghệ hoạt hình truyền thống của họ, nhưng trở thành một thất bại về doanh thu và cả chuyên môn. Vàonăm 2005, "Chicken Little", bộ phim đầu tiên của hãng được sản xuất bằng công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính (CGI), có doanh thu khiêm tốn, nhưng trở thành một trong những bộ phim tồi tệ nhất bị công chúng phản đối. Vào năm 2006, Disney mua lại Pixar, và là một phần của cuộc mua bán đó, nhà điều hành Edwin Catmull và John Lasseter tiếp quản Walt Disney Feature Animation với hai chức vụ tương ứng là Giám đốc and và Giám đốc sáng tạo. Dưới sự điều hành của Lasseter, Circle 7 Animation, một bộ phận được lập ra để sản xuất các phần tiếp theo của những bộ phim Pixar do Disney sở hữu, phát hành ngay dưới định dạng đĩa phim giải trí tại nhà (còn gọi là direct-to-video, thuật ngữ này chỉ các bộ phim không được sản xuất để chiếu ở rạp mà được bán ngay thành các bản đĩa Blu-ray và DVD để phục vụ giải trí tại gia đình), đã bị đóng cửa, và 80% nhân viên của Circle 7 được chuyển sang Feature Animation.
Để thay đổi chiến lược, Lasseter quyết định đổi tên Walt Disney Feature Animation trở về Walt Disney Animation Studios, và xếp đặt lại vị trí của xưởng phim này, biến nó trở thành một ngôi nhà sản xuất các dự án cả phim hoạt hình truyền thống lẫn phim tạo bởi công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính. Vào năm 2007, xưởng phim phát hành bộ phim "Meet the Robinsons", nhận được phản ứng lạnh lùng ở các phòng vé. DisneyToon Studios cũng được tái cấu trúc và hoạt động như một bộ phận độc lập. Bộ phim tiếp theo "Bolt" (2008), nhận được phản ứng tích cực nhất từ giới chuyên môn trong số tất cả các phim hoạt hình Disney kể từ "Lilo & Stitch", và thu được thành công kha khá. "Nàng công chúa và hoàng tử ếch", bộ phim hoạt hình truyền thống đầu tiên kể từ "Home on the Range", được phát hành năm 2009, nhận được phản ứng rất tích cực từ các nhà phê bình và có doanh thu vang dội. Cũng trong năm 2009, Walt Disney Animation Studios sản xuất loạt chương trình truyền hình đặc biệt sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI) có tên "Prep & Landing", cho một đơn vị tự sở hữu và độc quyền chương trình truyền hình, đài, ABC.
Thập niên 2010: Sự hồi sinh.
Với thành công của bộ phim "Nàng công chúa và hoàng tử ếch", hãng phim tiếp tục sản xuất một bộ phim dựa trên truyện cổ tích nữa, một tác phẩm kết hợp giữa công nghệ hoạt hình truyền thống và công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (computer-generated imaginery - CGI) phỏng theo truyện cổ tích "Nàng Rapunzel" của anh em nhà Grimm. Nàng công chúa tóc mây (Tangled) được phát hành năm 2010, và trở thành một bom tấn. Bộ phim thu được 590 triệu USD doanh thu phòng vé toàn cầu, 200 triệu USD trong số đó thu được ở Hoa Kỳ và Canada, và trở thành bộ phim thành công thứ hai của hãng, chỉ sau "Vua sư tử". Bộ phim nhận được những phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình và khán giả, và được đề cử cho một số giải thưởng, trong đó có giải "Bài hát gốc hay nhất" (cho tác phẩm I See the Light) tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 83.
"Winnie the Pooh" tiếp tục ra mắt vào năm 2011 và là một cú hích về chuyên môn, nhưng nhận được phản hồi khiêm tốn ở các phòng vé. Vào năm 2012, "Wreck-It Ralph" được phát hành và nhận được phản hồi tích cực từ giới chuyên môn và doanh thu thương mại; giành được một số giải thưởng, trong đó có giải Annie cho phim hoạt hình hay nhất, giải "Bình chọn của giới phê bình" của Hội đồng phê bình phim điện ảnh cho phim hoạt hình hay nhất, và giải "Bình chọn của trẻ em" năm 2013 cho phim hoạt hình hay nhất và nhận được đề cử cho các giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất và giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, thu được 471 triệu USD doanh thu phòng vé toàn cầu. Thêm vào đó, hãng phim nhận được giải Oscar đầu tiên cho một phim hoạt hình ngắn trong 44 năm qua với phim "Paperman". Đạo diễn bởi John Kahrs, "Paperman" ứng dụng một phần mềm mới được chính hãng phát triển độc quyền tên là Meander, cho phép kết hợp các bản vẽ tay và kĩ thuật hoạt hình máy tính trong cùng một nhân vật, tạo nên một sự kết hợp độc đáo. Theo nhà sản xuất Kristina Reed, hãng phim đang tiếp tục phát triển công nghệ này cho các dự án tiếp theo trong tương lai, trong đó có cả các sản phẩm phim hoạt hình chiếu rạp.
Vào năm 2013, Walt Disney Animation Studios sa thải khoảng dưới 10 nhân viên trong tổng số 800 người. Bởi trong số đó có một số họa sĩ vẽ tay truyền thống, có một sự suy đoán thái quá trên các blog phim hoạt hình rằng hãng phim đang bỏ rơi công nghệ hoạt hình truyền thống, một ý tưởng đã bị hãng phim bác bỏ. Các dự án tiếp theo của Walt Disney Animation Studios bao gồm "Nữ hoàng băng giá (Frozen)", một bộ phim sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính lấy cảm hứng từ cuốn truyện cổ tích của nhà văn Hans Christian Andersen, "Bà chúa tuyết"; "Get a Horse!", một bộ phim hoạt hình ngắn đen trắng về Chú chuột Mickey sử dụng công nghệ truyền thống; và "Biệt đội Big Hero 6", một bộ phim phiêu lưu hài hước sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính (CGI) dựa trên tập truyện tranh của Marvel, "Big Hero 6".
Xưởng phim.
Quản lý và điều hành.
Walt Disney Animation Studios hiện đang được điều hành bởi Edwin Catmull (Giám đốc), John Lasseter (Giám đốc sáng tạo) và Andrew Millstein (Quản lý chung). Các giám đốc trước đây của xưởng phim là David Stainton (tháng 1/2003 – tháng 1/2006), Thomas Schumacher (tháng 1/2000 – tháng 12/2002) và Peter Schneider (1985 – tháng 12/1999).
Một số nhân vật khác cũng có những ảnh hưởng lớn tới hãng phim gồm Roy E. Disney (1985–2003, Chủ tịch, Walt Disney Feature Animation), Jeffrey Katzenberg (1984–94, Chủ tịch, The Walt Disney Studios), Michael Eisner (1984–2005, CEO, Công ty Walt Disney), và Frank Wells (1984–94, Giám đốc và COO, Công ty Walt Disney). Sau khi Roy Disney qua đời năm 2009, trụ sở của Walt Disney Animation Studios được đề tặng lại với tên gọi The Roy E. Disney Animation Building vào tháng 5 năm 2010.
Địa chỉ.
Walt Disney Animation Studios có trụ sở hiện tại ở toà nhà Roy E. Disney Animation, tại Burbank, California, bên kia đường với The Walt Disney Studios, nơi ban đầu là địa điểm đặt toà nhà của bộ phận hoạt hình (nay là văn phòng của tập đoàn).
Trước đây, các xưởng phim hoạt hình chiếu rạp vệ tinh được đặt khắp nơi trên thế giới ở Paris và Disney's Hollywood Studios, một trong bốn công viên giải trí ở Walt Disney World, Florida, trước khi bị đóng cửa vào năm 2004. Toà nhà The Hollywood Studios hiện vẫn còn tồn tại và là địa điểm biểu diễn và tham quan có tên gọi The Magic of Disney Animation.
Sự nghiệp điện ảnh.
Các phim chiếu rạp.
Walt Disney Animation Studios đã sản xuất các sản phẩm phim hoạt hình với một loạt các công nghệ hoạt hình, bao gồm công nghệ hoạt hình truyền thống, công nghệ hoạt hình trên máy tính và hoạt hình kết hợp với một số cảnh người đóng. Bộ phim đầu tiên của hãng, "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", được phát hành vào năm 1937, và bộ phim gần đây nhất, "Wreck-It Ralph", ra mắt năm 2012 và đặc biệt là bộ phim "Băng giá", được phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 2013, đem lại thành công rất lớn cho hãng khi là bộ phim hoạt hình cao nhất mọi thời đại, đoạt hai giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất và ca khúc sử dụng trong phim hay nhất. Bộ phim gần đây nhất của hãng "Big Hero 6", ra mắt vào ngày 7 tháng 11 năm 2014.
Các phim ngắn.
Từ phim "Alice Comedies" trong thập niên 1920, Walt Disney Animation Studios đã sản xuất một series các phim ngắn xuất sắc, bao gồm phim hoạt hình "Chú chuột Mickey" và series "Silly Symphonies". Rất nhiều trong số các phim ngắn này đã cung cấp cho hãng một phương tiện để thử nghiệm các công nghệ mới mà họ sẽ sử dụng trong quá trình sản xuất phim, như việc đồng bộ âm thanh trong "Steamboat Willie", việc kết hợp công nghệ hình ảnh ba lớp của Technicolor trong "Flowers and Trees", công nghệ máy quay đa cánh trong "The Old Mill", công nghệ "hình ảnh khô" - xerography trong "Goliath II" và công nghệ hoạt hình kết hợp giữa tranh vẽ tay truyền thống và công nghệ mô phỏng hình ảnh trên máy tính (CGI) trong "Paperman".
Hợp tác.
Công viên và các khu nghỉ dưỡng (resorts).
Walt Disney Animation Studios có một số lần cộng tác với Walt Disney Creative Entertainment và Walt Disney Imagineering xây dựng các điểm đến thu hút cho nhiều công viên giải trí và khu nghỉ dưỡng của Disney. Một số địa điểm này là:
Trò chơi điện tử (Video games).
Walt Disney Animation Studios có một số lần hợp tác với Disney Interactive Studios để sản xuất các trò chơi điện tử dựa trên các phim của hãng. Các trò chơi này là:
Các phim hoạt hình chiếu rạp.
Walt Disney Animation Studios đã có một số lần hợp tác với các hãng phim khác để giúp đỡ quá trình sản xuất một số phim hoạt hình. Các phim đó là:
Xem thêm.
Các phim tài liệu về phim hoạt hình của Disney | 1 | null |
Trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp (trước đây là Trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình) là một trường trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Bình, thuộc hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Lịch sử hình thành.
Tiền thân của trường là khối chuyên thuộc trường THPT Đào Duy Từ được thành lập từ năm 1991.
Ngày 11 tháng 7 năm 1996, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định thành lập trường Phổ thông trung học Năng khiếu Quảng Bình (quyết định số 710/QĐ-UB). Trường được thành lập trên định hướng của các nhà khoa học nước nhà nhằm đào tạo các nhân tài thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản.
Năm học đầu tiên (1996-1997) trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên, và 14 lớp với 465 học sinh, trong đó có 4 lớp 11 và 4 lớp 12 từ các khối chuyên trường Đào Duy Từ chuyển sang với 289 học sinh, tuyển mới 06 lớp với 176 học sinh.
Ngày 28 tháng 12 năm 2001, trường được đổi tên thành trường Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình.
Nguyện vọng đổi tên trường thành trường chuyên Võ Nguyên Giáp đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý từ năm 1996 trong chuyến thăm đại tướng của các cán bộ nhà trường ở Hà Nội. Sau đó năm 2002, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm trường, và nguyện vọng này một lần nữa được nhắc lại.
Ngày 12 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đổi tên trường thành trường Trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp, đặt theo tên của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp quê Lệ Thủy, Quảng Bình (quyết định số 2133/QĐ-UBND).
Ban giám hiệu hiện nay.
Ban giám hiệu năm học 2015-2016:
Hiệu trưởng Hoàng Thanh Cảnh (hiệu trưởng từ năm 2010)
Các phó hiệu trưởng:
Ban Giám hiệu năm học 2021-2022:
Hiệu trưởng: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Yến
Phó Hiệu trưởng: Thạc sỹ Dương Thị Hoài Thu
Phó Hiệu trưởng: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thúy Hồng
Ban giám hiệu qua các thời kì.
Các phó hiệu trưởng:
Đào tạo.
Từ 1996 đến 2016, trường đã đào tạo 19 khóa học sinh ra trường, với 146 lớp, 4.569 học sinh.
Trường đào tạo các học sinh nhằm phát triển năng khiếu về một môn học, hai môn học hoặc một lĩnh vực chuyên trên cơ sở bảo đảm thực hiện mục tiêu toàn diện. Hiện nay trường có 9 khối chuyên cơ bản là: Chuyên Toán, Chuyên Hoá, Chuyên Lý, Chuyên Tin, Chuyên Sinh, Chuyên Anh, Chuyên Sử, Chuyên Địa, Chuyên Văn. Ngoài khối chuyên trường đã mở thêm những lớp không chuyên để đào tạo song song.
Tuyển sinh.
Hàng năm trường tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 cho các học sinh có nguyện vọng theo học ở trường riêng bên cạnh cuộc thi tuyển sinh cấp 3 thông thường do Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức. Cuộc thi này bao gồm môn Toán, Văn, tiếng Anh (môn chung) và môn chuyên (theo nguyện vọng của thí sinh). Cuộc thi tuyển sinh thu hút rất đông các thí sinh từ cả tỉnh đăng ký nên tỉ lệ chọi khá cao. Tuy nhiên hàng năm trường chỉ tuyển sinh các lớp sĩ số dao động từ 25 đến 35 học sinh.
Cơ sở vật chất.
Khuôn viên rộng 24.000 m2, có đầy đủ hệ thống phòng học cho toàn trường học một ca, có nhà thư viện, phòng thực hành bộ môn, nhà thi đấu, nhà nội trú cho học sinh ở xa, hệ thống phòng làm việc, phòng sinh hoạt các tổ chuyên môn, sân chơi, bãi tập...trang thiết bị dạy học hiện đại.
Đội ngũ giáo viên.
Năm 2016, trường có 102 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế, trong đó có 1 tiến sỹ (1%), 59 thạc sĩ (59%), 3 nhà giáo ưu tú.
Năm 2023, trường có 116 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế, trong đó có 1 tiến sỹ (1%), 88 thạc sĩ (59%).
Thành tích.
Tính đến 17 tháng 5 năm 2016, trường đã có 564 học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông Việt Nam, trong đó có 8 giải Nhất, 75 giải Nhì, 246 giải Ba và 235 giải Khuyến khích.
Đã có 1 học sinh của trường (Nguyễn Thế Quỳnh) đạt 2 huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế, 1 học sinh (Đặng Ngọc Thanh) đạt huy chương bạc Olympic Toán học Quốc tế, và 2 học sinh (Hoàng Minh Anh, Nguyễn Huy Bình) đạt giải khuyến khích Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương.
Học sinh tiêu biểu.
Thành tích của học sinh nhà trường trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Trường chuyên Việt Nam]]
[[Thể loại:Trường trung học tại Quảng Bình]] | 1 | null |
HMS "Decoy" (H75) là một tàu khu trục lớp D được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được điều sang Trạm Trung Quốc vào đầu năm 1935, và tạm thời được bố trí Hồng Hải vào đầu năm 1935 do cuộc Khủng hoảng Abyssinia trước khi quay trở lại nhiệm sở, nơi nó ở lại cho đến giữa năm 1939. "Decoy" được điều trở lại Hạm đội Địa Trung Hải ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, rồi được chuyển đến Tây Phi một thời gian ngắn làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải trong năm 1940 trước khi quay lại Địa Trung Hải. Con tàu tham gia trận Calabria mà chỉ bị hư hại nhẹ, và hộ tống các tàu chiến của Hạm đội Địa Trung Hải suốt thời gian còn lại của năm.
"Decoy" đã giúp vào việc triệt thoái khỏi Hy Lạp và Crete vào tháng 4–tháng 5 năm 1941, rồi bắt đầu chuyển hàng tiếp liệu đến Tobruk, Libya vào tháng 6 cho đến khi bị hư hại nặng do va chạm vào tháng 11. Việc sửa chữa chỉ hoàn tất vào tháng 2 năm 1942, và "Decoy" được chuyển sang Hạm đội Đông ở Ấn Độ Dương trong tháng tiếp theo, ở lại đây cho đến tháng 9 trước khi quay trở về Anh. Con tàu được tái trang bị như một tàu khu trục hộ tống từ tháng 11 năm 1942 đến tháng 4 năm 1943, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS "Kootenay". Con tàu được giao nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ở khu vực giữa Đại Tây Dương cho đến đầu năm 1944, rồi được điều động quay lại vùng biển Anh bảo vệ tàu bè được tập trung cho Chiến dịch Operation. Cùng các tàu chiến khác, "Kootenay" đã đánh chìm ba tàu ngầm Đức từ tháng 7 đến tháng 9, rồi trải qua một đợt tái trang bị tại Canada từ tháng 10 đến tháng 2 năm 1945. Nó quay lại khu vực eo biển Anh Quốc bảo vệ chống lại các nỗ lực cuối cùng của Hải quân Đức muốn can thiệp vào tuyến đường vận tải của Đồng Minh sang lục địa Châu Âu. Khi xung đột kết thúc vào tháng 5, "Kootenay" phục vụ việc vận chuyển binh lính tại vùng biển Canada. Nó được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 10, và bị tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Decoy" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Con tàu được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất . "Decoy" mang theo tối đa dầu đốt cho phép nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Chiếc tàu khu trục được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, "Decoy" có một khẩu QF 12-pounder Mk V bố trí giữa hai ống khói và hai khẩu đội súng máy QF 0.5-inch Vickers Mk III bốn nòng đặt ở hai bên cánh cầu tàu. Nó còn được trang bị hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dùng cho ngư lôi . Một đường ray và hai máy phóng được dùng để thả mìn sâu, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
Các cải biến trong chiến tranh của nó vào năm 1943 bao gồm việc tháo dỡ tháp pháo 'Y' lấy chỗ chứa thêm mìn sâu, và dàn vũ khí phòng không hạng nhẹ được bổ sung sáu khẩu pháo tự động Oerlikon 20 mm. Một radar dò tìm mặt đất Kiểu 286 cũng được trang bị vào lúc này, nhưng được thay thế vào năm 1944 bằng Kiểu 290. Trước khi chiến tranh kết thúc, nó còn được tăng cường khi bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa đặt trên nóc cầu tàu được thay thế bằng radar dò tìm mục tiêu Kiểu 271.
"Decoy" được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2 năm 1931 tại xưởng tàu của hãng John I Thornycroft ở Woolston, Southampton trong Kế hoạch Chế tạo 1930. Nó được đặt lườn vào ngày 25 tháng 6 năm 1931, hạ thủy vào ngày 7 tháng 6 năm 1932, và hoàn tất vào ngày 17 tháng 1 năm 1933 với chi phí tổng cộng 225.236 Bảng Anh, không kể đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị vô tuyến.
Lịch sử hoạt động.
"Decoy" thoạt tiên được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 tại Địa Trung Hải và từng được bố trí một thời gian ngắn đến vùng vịnh Ba Tư và Hồng Hải vào tháng 10-tháng 11 năm 1933. Những ống phóng ngư lôi mới được trang bị tại Malta sau khi nó quay về. Con tàu được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 3 tháng 9 đến ngày 20 tháng 10 năm 1934 để phục vụ tại Trạm Trung Quốc cùng Chi hạm đội Khu trục 8 (sau đổi tên thành Chi hạm đội 21), và đến nơi vào tháng 1 năm 1935. Nó được phối thuộc về Hạm đội Địa Trung Hải tại Hồng Hải từ tháng 9 năm 1935 đến tháng 5 năm 1936 trong vụ Khủng hoảng Abyssinia, và đã viếng thăm Mombasa cùng các cảng Tây Phi khác trước khi quay trở về Hồng Kông. Con tàu được tái trang bị tại đây vào tháng 10, và thực hiện một lượt viếng thăm các cảng ở Đông Nam Á trong quý đầu năm 1937. "Decoy" cần được sửa chữa và tái trang bị đáng kể vào tháng 4-tháng 5 sau khi quay về. Vào tháng 8 năm 1938, nó lên đường đi Thanh Đảo, Trung Quốc, đưa các đại biểu để xin lỗi về sự cố các thủy thủ Anh say rượu đã xúc phạm đến lá cờ Nhật. Nó tiếp tục ở lại Viễn Đông cho đến khi nguy cơ chiến tranh trở nên rõ ràng, buộc phải gọi nó quay trở về vào tháng 8 năm 1939.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Decoy" được phân về Hạm đội Địa Trung Hải làm nhiệm vụ tuần tra, Vào tháng 12, con tàu được tái trang bị rộng rãi để sửa chữa các chỗ rỉ sét, bơm nạp nước cho nồi hơi và thay thế các ống khói. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa vào tháng 1 năm 1940, nó được chuyển Freetown đến để gia nhập Chi hạm đội Khu trục 20 làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải qua lại ngoài khơi bờ biển Tây Phi. "Decoy" quay trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào tháng 5 và gia nhập Chi hạm đội Khu trục 10. Cùng với tàu chị em , nó đã hộ tống cho Đoàn tàu vận tải US-2 chuyển binh lính Australia và New Zealand đến Trung Đông ngang qua Hồng Hải từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 5.
"Decoy" đã cùng ba tàu khu trục khác hỗ trợ cho thiết giáp hạm Pháp "Lorraine" và ba tàu tuần dương Anh khi chúng tiến hành bắn phá Bardia trong đêm 21- 21 tháng 6. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1940, nó tham gia vào việc đánh chìm tàu ngầm Ý "Console Generale Liuzzi". Cùng với các tàu chị em và "Defender", tàu khu trục và tàu khu trục Australia "Voyager", nó đã thả mìn sâu làn hư hại nặng chiếc tàu ngầm đến mức nó bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm ngoài khơi phía Đông Nam Crete.
Vào ngày 29 tháng 6 năm 1940, với cùng hải đội trên, "Decoy" tham gia vào việc đánh chìm tàu ngầm Ý "Argonauta". Hải đội đang tuần tra tại khu vực giữa Alexandria, biển Aegean và vùng Trung Địa Trung Hải từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 1940 như một phần của Chiến dịch MA3 để hỗ trợ các đoàn tàu tàu vận tải Anh từ các cảng Hy Lạp đi đến Port Said và từ Alexandria đến Malta. "Argonauta" có thể đã bị các tàu khu trục Anh đánh chìm gần mũi Ras el Hilal, Libya, vào khoảng 06 giờ 15 phút; nhưng cũng có thể "Argonauta" đã trúng mìn sâu thả từ máy bay Short Sunderland L5804 của Không quân Hoàng gia Anh và chìm vào khoảng 14 giờ 50 phút cùng ngày hôm đó. Văn phòng Lịch sử của Hải quân Ý tin rằng giả thuyết thứ nhất có khả năng hơn, nhưng nghi vấn vẫn đang còn. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1940, nó tham gia trận Calabria, nơi nó bị hư hại nhẹ do mảnh đạn của những phát suýt trúng từ thiết giáp hạm Ý "Giulio Cesare".
Trên đường quay trở về sau Chiến dịch Hats, "Decoy", "Ilex" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ và HMAS "Sydney" đã bắn phá Scarpanto trong đêm 3-4 tháng 9. Đến ngày 6 tháng 11, "Decoy" đã cùng với các tàu khu trục , , , , , "Ilex", , , và bảo vệ cho các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải khi chúng hỗ trợ từ xa cho các đoàn tàu vận tải MW3 từ Ai Cập đến Malta và ME3 khởi hành từ Malta như một phần của Chiến dịch MB8. Đang khi ở lại Alexandria, nó bị trúng một quả bom vốn xuyên thủng hoàn toàn qua con tàu vào ngày 13 tháng 11. Sau khi được sửa chữa tạm thời, nó được gửi đến Malta để sửa chữa triệt để, vốn kéo dài cho đến ngày 1 tháng 2 năm 1941, sau khi nó bị hư hại thêm vào ngày 19 tháng 1. Vào ngày 25 tháng 2, nó tham gia Chiến dịch Abstention; cùng với "Hereward" và pháo hạm , "Decoy" cho đổ bộ lính biệt kích lên đảo Kastelorizo, nhưng họ bị áp đảo bởi cuộc phản công của quân Ý. Chỉ còn vài người sống sót được giải cứu hai ngày sau đó.
Con tàu đã tham gia Chiến dịch Demon, cuộc triệt thoái lực lượng Đồng Minh khỏi Hy Lạp vào tháng 4, rồi giúp vào việc di tản binh lính từ đảo Crete đến Ai Cập sau khi Đức xâm chiếm đảo này vào ngày 22 tháng 5 (Chiến dịch Merkur). Nó trải qua gần hết thời gian còn lại của năm hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Tobruk, Libya. Vào ngày 25 tháng 11, "Decoy" hộ tống cho thiết giáp hạm khi chiếc này trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-331". "Decoy" bị hư hại do va chạm vào tháng tiếp theo và được sửa chữa tại Malta từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 8 tháng 2 năm 1942. Sau khi quay trở lại Alexandria, nó được chuyển sang Hạm đội Đông tại Ấn Độ Dương, nơi nó hộ tống các tàu chiến của Lực lượng B khi các tàu sân bay của Hải quân Nhật tấn công vào tháng 3–tháng 4 năm 1942. Con tàu ở lại cùng Hạm đội Đông cho đến khi được gọi quay trở về nhà cho một đợt tái trang bị vào tháng 9. Trên đường đi, nó hoạt động một thời gian ngắn ngoài khơi Freetown, rồi về đến Greenock vào ngày 29 tháng 10, lần trở về Anh đầu tiên kể từ năm 1934.
Con tàu được nâng cấp tại xưởng tàu Palmers ở Hebburn-on-Tyne từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 12 tháng 4 năm 1943. Đang khi tái trang bị, "Decoy" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 1 tháng 3, và nhập biên chế trở lại vào ngày 12 tháng 4 dưới cái tên mới HMCS "Kootenay" (con tàu là một món quà tặng Canada vào ngày 15 tháng 6. Sau khi chạy thử máy, nó được điều về Đội hộ tống C5 cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương.
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1943 "Kootenay" cứu vớt 19 người sống sót từ chiếc tàu chở dầu Na Uy "Sandanger", vốn trước đó bị đắm vào ngày 12 tháng 5 do trúng ngư lôi từ tàu ngầm Đức "U-221" tại Bắc Đại Tây Dương. Nó ở lại cùng đội hộ tống cho đến tháng 10, khi trải qua một đợt tái trang bị tại Halifax kéo dài cho đến tháng 12. Nó gia nhập trở lại đội hộ tống cho đến khi được điều sang Đội hộ tống 11 vào tháng 5 năm 1944 để chuẩn bị cho Chiến dịch Overlord. Đội này được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu bè Đồng Minh trong eo biển Anh Quốc và vịnh Biscay; và "Kootenay" cùng với tàu khu trục HMCS "Ottawa" và tàu corvette đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-678" trong eo biển Anh Quốc về phía Nam Brighton vào ngày 7 tháng 7 năm 1944. Cùng với "Ottawa" và tàu khu trục HMCS "Chaudière", nó cũng đánh chìm tàu ngầm Đức "U-621" trong vịnh Biscay gần La Rochelle vào ngày 18 tháng 8. Hai ngày sau, vẫn các con tàu trên tiếp tục đánh chìm chiếc "U-984" trong vịnh Biscay về phía Tây Brest.
"Kootenay" được đại tu rộng rãi từ ngày 2 tháng 10 năm 1944 đến ngày 27 tháng 2 năm 1945 tại Xưởng hải quân Shelburne, rồi tiếp tục nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực eo biển Anh Quốc vào tháng 4. Sau ngày chiến thắng, nó được sử dụng vào việc chuyên chở binh lính giữa Newfoundland và Québec cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị tại Sydney, Nova Scotia vào ngày 26 tháng 10. "Kootenay" bị bán để tháo dỡ vào năm 1946. | 1 | null |
Katherine Alice Applegate (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1956) là một nữ nhà văn Mỹ, tác giả của "Animorphs", "Remnants", "Everworld", và hàng loạt cuốn sách khác. Năm 2013,Cô đã giành Huân chương Newbery cho cuốn tiểu thuyết The One and Only Ivan
. Hầu hết những cuốn sách phổ biến nhất của Applegate thuộc về thể loại khoa học viễn tưởng, phiêu lưu mạo hiểm. Bà đã giành được giải thưởng Sách mới hay nhất dành cho trẻ em năm 1997 của Publishers Weekly. Bộ truyện Animorphs của bà, vẫn đang nhận được sự hâm mộ nồng nhiệt của độc giả trẻ trong những năm gần đây.
Tiểu sử.
Applegate sinh ngày 9 tháng 10 năm 1956 tại Michigan, Hoa Kỳ. Sau đó bà đã chuyển đến sống ở nhiều nơi như Texas, Florida, California, Minnesota, Illinois, Bắc Carolina, sau đó chuyển về sống ở Pelago, Ý trong một năm, cuối cùng bà đã chuyển đến sống ở Nam California.
Kể từ hồi còn thơ ấu, bà đã là một người yêu động vật, điều đó chính là lý do để bà viết bộ Animorphs và viết như thế nào. Như hầu hết mọi người bình thường khác, Applegate cũng có những ước mơ từ thời thơ ấu. Bà đã có mơ ước trở thành một bác sĩ thú y hoặc một nhà văn. Ở trong trường trung học, một phần mơ ước của bà đã trở thành sự thật, khi bà làm những công việc của một bác sĩ thú y. Giờ đây, khi đã trở thành một nhà văn, phần kia của mơ ước cũng đã trở thành sự thật. Một vài công việc mà bà đã làm là: nhân viên đánh máy, phục vụ bàn và trồng trọt. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết sách. Bà đã nghiên cứu rất nhiều về động vật để viết những cuốn sách của mình. Ngoài việc viết văn, bà còn là một cây violoncello nghiệp dư. Applegate còn thích làm vườn, du lịch và tất nhiên là… đọc sách.
Năm 1997, cô và chồng có đứa con đầu lòng, đứa con đã trở thành một phụ nữ chuyển giới. Năm 2003 bà và chồng, Michael Grant, người đã hợp tác cùng bà và là đồng tác giả của nhiều cuốn trong bộ: Animorphs, nhận một đứa con nuôi, Julia, ở Trung Quốc. Sau khi hoàn thành bộ Animorphs, Applegate dành ba năm để nghỉ ngơi. Bà trở lại công việc sáng tác và viết một cuốn truyện tranh: The Buffalo Storm, một tiểu thuyết vừa: Home of the Brave, và một chương mới của bộ Roscoe Riley Rules cùng với tác giả Harper Collins. Cuốn sách của bà, Home of the Brave, đã giành được những giải thưởng: SCBWI Golden Kite Award, The Bank Street 2008 Josette Frank Award và giải Sách kinh dị Judy Lopez Memorial Award. | 1 | null |
Alfred Werner (1866-1919) là nhà hóa học Thụy Sĩ gốc Đức. Ông là cựu sinh viên của trường Đại học Zurich và ông cũng có một thời gian nghiên cứu và làm việc tại ngôi trường này. Ông là nhà hóa học thứ 13 đoạt Giải Nobel Hóa học. Nhờ nghiên cứu sự liên kết của các phân tử vô cơ mà ông được nhận giải thưởng nổi tiếng này. Như vậy, kể từ khi Giải Nobel Hóa học ra đời, Werner trở thành người thứ tư có hai quốc tịch sau Ernest Rutherford, Marie Curie và Wilhelm Ostwald được trao giải thưởng này, Đồng thời, ông là nhà hóa học vô cơ đầu tiên thế giới có nó. Ông trở thành người duy nhất ở điều này cho đến 60 năm sau, hai nhà hóa học Geoffrey Wilkinson, người Anh và Ernst Otto Fischer, người Đức cũng giành giải thưởng trên. | 1 | null |
Girls' Generation's Romantic Fantasy là một chương trình truyền hình đặc biệt của đài MBC, được phát sóng vào 23:15 ngày 1 tháng 1 năm 2013 với sự tham gia của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation. Nội dung của chương trình bao gồm hậu trường thực hiện album tiếng Hàn thứ tư của nhóm, "I Got A Boy", cùng với các màn biểu diễn các bài hát mới nằm trong album, các bài hát nổi tiếng của nhóm cũng như các tiết mục solo của từng thành viên.
Lịch sử.
Ngày 11 tháng 12 năm 2012, cùng ngày album mới của Girls' Generation được công bố, MBC cho biết nhóm sẽ tham gia một chương trình độc quyền đặc biệt cho sự quay trở lại này thay vì chương trình âm nhạc Show! Music Core.. Việc ghi hình cho chương được trình bắt đầu từ ngày 23 tháng 12 năm 2012. Ngày 24 tháng 12 năm 2012, chương trình được công bố là sẽ phát sóng vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, cùng với ngày phát hành album tiếng Hàn thứ tư của nhóm, "I Got A Boy".
Đây là chương trình đặc biệt thứ hai mà Girls' Generation thực hiện cho MBC, sau "Girls' Generation’s Christmas Fairy Tale" vào ngày 24 tháng 12 năm 2011.
Sự đón nhận.
Theo nghiên cứu của AGB Nielsen Media "Girls' Generation's Romantic Fantasy" đạt tỉ lệ người xem trên toàn quốc là 3.8%. | 1 | null |
Trần Não (1908–1933), tên thật là Huỳnh Quảng, bí danh là Hoàng Tuyền hay Trần Văn Minh là một nhà hoạt động cách mạng, liệt sĩ của Việt Nam.
Quê ông ở làng Khánh An, tỉnh Bạc Liêu, nay thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, rồi gia nhập An Nam Cộng sản Đảng, từng là Ủy viên Trung ương An Nam Cộng sản Đảng, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn từ năm 1931 đến 1932. Đến năm 1933, Ông bị Pháp bắt giam và bị tra tấn nên đã mất tại nhà thương Chợ Quán – Chợ Lớn lúc mới 25 tuổi.
Tên của ông được đặt cho 1 đường phố chính tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Ernst August của Hannover (sinh 26 tháng 2 năm 1954 tại Hannover), nguyên tên đầy đủ trong ;, là một hậu duệ quý tộc Đức, Áo và Anh. Thuộc dòng dõi hoàng tộc châu Âu, là cháu chắt của hoàng đế Wilhelm II của Đức và là con cháu lớn tuổi thứ hai của vua George III của Anh, ông hiện thời là tông chủ của vương tộc Hannover và vương tộc Braunschweig.
Tiểu sử.
Ernst August là con trai cả trong số 6 người con của vương thân Ernst August Prinz von Hannover, Herzog zu Braunschweig und Lüneburg (1914–1987) và hôn thê Ortrud Prinzessin zu Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg (1925–1980). Chị em ông là:
Sau khi học nghề để trở thành nông gia tại Anh và Canada, ông đã làm việc thành công như là một doanh nhân và nhà sản xuất phim tài liệu và về loài vật.<br>
Năm 1981 ông cưới bà Chantal Hochuli (* 2. Juni 1955 in Zürich), người Thụy Sĩ, cả hai cùng có hai người con trai: Ernst August (* 19. tháng 7 năm 1983 tại Hildesheim) và Christian Heinrich (* 1. tháng 6 năm 1985). Hai người ly dị vào năm 1997 tại Luân Đôn lý do ngoại tình với một người đàn bà khác.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 1999 ông làm đám cưới với Caroline của Monaco của nhà Grimaldi, cả hai cùng có một người con gái, Alexandra Charlotte (* 20 tháng 7 năm 1999 tại Vöcklabruck).
2004 Ernst August đã trao tài sản đất đai và rừng của nhà Hannover ở Đức và Áo, trong đó có lâu đài Marienburg và bảo tàng viện Herrenhausen ở Hannover, cũng như chỗ ở của gia đình trong thời gian di tản, lâu đài Cumberland cho con trai ông Ernst August (* 1983), mà từ 2012 đã cai quản và cũng đã đóng vai trò đại diện cho nhà Welfen. | 1 | null |
Girls' Generation’s Christmas Fairy Tale là một chương trình truyền hình đặc biệt của đài MBC với sự tham gia của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát sóng vào 12:20 ngày 24 tháng 12 năm 2011.
Lịch sử.
Ngày 29 tháng 11 năm 2011, MBC cập nhật trang web của họ với một số thông tin về một chương trình đặc biệt có sự tham gia của Girls' Generation. Một cuộc thi dành cho những người hâm mộ muốn tham gia ghi hình cho chương trình cũng được tổ chức..
Đây là chương trình đặc biệt đầu tiên mà Girls' Generation thực hiện cho MBC, trước "Girls' Generation's Romantic Fantasy" vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. | 1 | null |
Infanta Elena của Tây Ban Nha, Nữ Công tước xứ Lugo (Elena María Isabel Dominica de Silos de Borbón y de Grecia, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1963) là con trưởng của Vua Juan Carlos I và Vương hậu Sofía. Bà là chị gái của Cristina de Borbón và Vua Felipe VI. Bà hiện đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Tây Ban Nha sau hai người con của Vua Felipe VI là Leonor, Nữ thân vương xứ Asturias và Sofía de Borbón.
Infanta Elena đã tham gia nhiều sự kiện chính thức, đã đi đến Đức, Anh, Hoa Kỳ, Argentina, Nhật Bản, Peru và Philippines như là đại diện cho Vương gia.
Cuộc sống cá nhân.
Trong năm 1987, Infanta Elena gặp người chồng tương lai của cô trong khi cô đang học văn học Pháp tại Paris.
Cô kết hôn với Jaime de Marichalar y Sáenz de Tejada, con trai của Bá tước và Nữ bá tước xứ Ripalda, vào ngày 18 tháng 03 năm 1995, trong Nhà thờ Sevilla, Sevilla, sau đó cô được phong tước Nữ Công tước xứ Lugo. Cô có hai con:
Ngày 13 tháng 11 năm 2007, đã được thông báo rằng Infanta sẽ ly thân với chồng. Trong tháng 11 năm 2009, các phương tiện truyền thông Tây Ban Nha cho biết, Infanta Elena và Jaime de Marichalar sẽ ly dị, thông tin đó tồn tại trong một năm. Giấy tờ ly dị của họ đã được ký kết vào ngày 25 tháng 11 năm 2009. Nữ công tước và Công tước xứ Lugo đã ly dị vào tháng 12 năm 2009. Việc ly dị được chính thức công bố vào ngày 09 tháng 02 năm 2010, đồng nghĩa với việc Jaime de Marichalar không còn được phép sử dụng danh hiệu công tước và ông cũng không còn được coi là một thành viên chính thức của gia đình Vương thất Tây Ban Nha. | 1 | null |
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014 là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 10 do 2 nước đồng chủ nhà Việt Nam và Singapore đăng cai tổ chức. Đây đều là lần thứ 4, cả Việt Nam và Singapore đăng cai giải đấu này, với Việt Nam là vào các năm 1998, 2004 và 2010, còn Singapore là vào các năm 1996, 2002 và 2007.
Thái Lan giành chức vô địch lần thứ 4, trong lịch sử, sau khi vượt qua Malaysia với tổng tỷ số 4–3 sau 2 lượt trận chung kết và chính thức cân bằng thành tích 4 lần vô địch của Singapore. Còn Singapore trở thành đội đương kim vô địch thứ ba của giải bị loại ngay từ vòng bảng sau lần của họ vào năm 2000 và Thái Lan vào năm 2004.
Lựa chọn chủ nhà.
Singapore và Việt Nam đã được thông báo là đồng chủ nhà tại hội đồng AFF ngày 3 tháng 4 năm 2013. Philippines và Indonesia cũng được xép xét trở thành đồng chủ nhà.
Vòng loại.
Ban đầu có thông báo rằng sẽ không tổ chức vòng loại tại giải đấu năm 2014, Tuy vậy, cuộc họp hội đồng tại Naypyidaw, Myanmar đã ra quyết định tiếp tục tổ chức vòng loại và nước chủ nhà sẽ là Lào (dự kiến diễn ra từ 13 – 19 tháng 10 năm 2014).
Vào tháng 8 năm 2013, Liên đoàn bóng đá Úc trở thành một thành viên đầy đủ của AFF, do đó làm cho họ đủ điều kiện để tham gia giải đấu này. Tuy nhiên, Úc đã không tham dự giải đấu.
Các đội tuyển vượt qua vòng loại.
Dưới đây là 8 đội tuyển vượt qua vòng loại cho giải đấu.
Bốc thăm.
Lễ bốc thăm cho giải đấu được tổ chức vào ngày 5 tháng 8 năm 2014 tại Hà Nội, Việt Nam.
Vòng chung kết.
Vòng bảng.
Tiêu chí xếp hạng.
Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau:
Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, thứ hạng sẽ được quyết định như sau:
Bảng B.
Do gặp vấn đề tại sân vận động quốc gia, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã quyết định cho hai trận đấu của bảng B diễn ra ở 2 địa điểm cho phù hợp.
Thống kê.
Kỷ luật.
Trong vòng chung kết, một cầu thủ bị treo giò trong trận đấu tiếp theo do nhận thẻ đỏ trực tiếp hoặc nhận đủ hai thẻ vàng trong hai trận đấu khác nhau.
Đội hình tiêu biểu của giải đấu.
Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu. | 1 | null |
Mùa giải 2013-14 là mùa giải thứ 110 trong lịch sử Real Madrid và mùa giải thứ 83 của họ tại La Liga, giải đấu danh giá nhất Tây Ban Nha. Nó diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 tới ngày 30 tháng 6 năm 2014.
Đây là một mùa giải thành công của đội bóng. Đội bóng về vịtrí thứ 3 La Liga, tham gia UEFA Champions League lần thứ 17 liên tiếp, và giành 4 cúp Vô địch: giành danh hiệu thứ 10 Cúp UEFA Champions League (Decima - kỉ lục châu Âu) (sau khi thắng Atlético de Madrid 4 - 1), vô địch Copa del Rey. (sau khi thắng Barca 2 -1), giành Siêu cúp châu Âu và Cúp Thế giới Các CLB FIFA World Cup Club. Hiện áo đấu của Real Madrid được tài trở bởi hãng hàng không Emirates, thay vì Bwin.com.
Tổng quan về mùa giải.
Trước mùa giải.
Real Madrid khởi đầu mùa giải với việc huấn luyện viên Jose Mourinho chuyển tới Chelsea F.C. Vào ngày 25 tháng 6, Carlo Ancelotti, vốn là huấn luyện viên Paris Saint-Germain F.C., trở thành huấn luyện mới của câu lạc bộ với hợp đồng ba năm. Ông bắt đầu họp báo, và ra mắt trước dư luận vào ngày 26 tháng 6.
Ngày 3 tháng 6, Real Madrid có được bản hợp đồng đầu tiên sau sự quay lại của từ Bayer 04 Leverkusen với giá €6.5 triệu.
Ngày 10 tháng 6, Real Madrid chiêu mộ thành công từ São Paulo FC với gia €6 triệu.
Ngày 27 tháng 6, Real Madrid có được chữ ký quan trong đầu tiên khi chiêu mộ được từ Málaga CF với giá €27 triệu.
Ngày 10 tháng 7, Real Madrid xác nhận ra hạn hợp đồng với Nacho Fernández thêm 4 năm.
Ngày 11 tháng 7, José Callejón chuyển tới S.S.C. Napoli với giá €10 triệu.
Ngày 12 tháng 7, từ Real Sociedad trở thành bản hợp đồng thứ tư của Real Madrid, sau khi ký một bản sáu năm với giá €32.2 triệu.
Ngày 21 tháng 7, Real Madrid chập nhận nhả Raúl Albiol tới S.S.C. Napoli với giá € 11 triệu.
Ngày 24 tháng 7, Real Madrid xác nhận ra hạn hợp đồng với Jesé Rodríguez thêm 4 năm, ban lãnh đạo S.S.C. Napoli xác nhận chiêu mộ Gonzalo Higuaín với một bản hợp đồng 5 năm.
Ngày 25 tháng 7, Real Madrid xác nhận ra hạn hợp đồng với Denis Cheryshev thêm 4 năm. | 1 | null |
Tạp chí khoa học phổ thông là các xuất bản phẩm định kỳ với những tin tức, ý kiến, và báo cáo về đề tài khoa học cho các độc giả không chuyên. Những ấn phẩm xuất bản định kỳ cho các chuyên gia khoa học thì được gọi là tập san khoa học. Các tạp chí khoa học được đọc bởi những người không làm khoa học và các nhà khoa học, những người muốn cập nhật thông tin trong các lĩnh vực ngoài chuyên môn của họ.
Các bài báo trong tạp chí khoa học đôi khi được đăng lại hoặc tóm tắt lại bởi các tờ báo tin tức phổ thông. | 1 | null |
Trần Xanh (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1927 – ngày 12 tháng 8 năm 1988) là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (Việt Nam).
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Tứ Mỹ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Tháng 7 năm 1961, ông cùng: Nguyễn Quang Tuyến, Trần Nhẫn, Trần Xanh, Nguyễn Văn Ninh, Hồ Sĩ Hưu, Lê Thanh Cảnh…là lớp cán bộ đầu tiên được cử sang Liên Xô học về Tên lửa tại Học viện Phòng không Ki-ép.
Tháng 10 năm 1964, ông tiếp thục theo học khóa học bổ túc cao xạ 57 mm tại Trường Sĩ quan Phòng không Quân chủng Phòng không Không quân.
Tháng 5 năm 1967, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa 236.
Tháng 10 năm 1969, Tham mưu trưởng Sư đoàn Phòng không 361 Việt Nam.
Tháng 7 năm 1971, Phó Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 361.
Tháng 5 năm 1979, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 361.
Tháng 9 năm 1982, ông là Phó Tư lệnh kiêm Cục trưởng Cục Huấn luyện Nhà trường Quân chủng Phòng không.
Tháng 4 năm 1984, ông được Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng
Thiếu tướng Trần Xanh mất ngày 13 tháng 8 năm 1988 tại Hà Nội. | 1 | null |
Nguyên Thu (Hán tự: "元秋"; sinh ngày 19 tháng 4 năm 1950) là một nữ diễn viên điện ảnh người Hồng Kông. Bà cũng là thành viên nữ duy nhất trong nhóm Thất Tiểu Phúc cùng với Hồng Kim Bảo, Thành Long, Nguyên Khuê, Nguyên Hoa, Nguyên Bưu. Như các sư huynh đệ của mình, khởi nghiệp là diễn viên đóng thế (cascadeur), bà được xem là Bond Girl người châu Á đầu tiên trong loạt phim về điệp viên 007. Bà còn biết đến nhiều với vai diễn đặc sắc trong Tuyệt đỉnh Kungfu, giúp bà giành được 2 giải thưởng danh giá cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Bà tên thật là Trương Chuyển Nam ("張轉男"), sinh năm 1950. Cũng như các huynh đệ trong nhóm Thất tiểu phúc, bà được đào tạo một cách gắt gao về nghệ thuật biểu diễn kinh kịch dưới sự dạy dỗ của sư phụ Vu Chiêm Nguyên tại Học viên Kinh kịch Bắc Kinh. Sau khi được sư phụ cho xuất môn, cũng như các sư huynh đệ của mình, bà lấy tên sư phụ để làm chữ khởi đầu của nghệ danh Nguyên Thu. Tuy nhiên nhưng vai diễn đầu tiên của bà đều là những vai thế thân hoặc vai phụ nhỏ trong những pha giao đấu hoặc mạo hiểm.
Năm 1974, bà được đạo diễn Guy Hamilton chọn đảm nhận một vai phụ nhỏ trong "Người đàn ông với cây súng vàng" ("The Man with the Golden Gun") – bộ phim thứ 9 về chàng James Bond với nghệ danh tiếng Anh Yuen Qiu. Mặc dù vai diễn Nara, cô nữ sinh giỏi võ trong "Người đàn ông với cây súng vàng" chỉ là một vai diễn nhỏ, nhưng cũng gây được sự chú ý với các đạo diễn Hongkong. Tuy không có nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" nhưng nhờ tài võ nghệ xuất sắc, Nguyên Thu đã mở ra con đường của một đả nữ trên màn ảnh Hong Kong.
Năm 1985, sau khi hoàn thành bộ phim Đệ tử cũng phát khùng, bà kết hôn và tự nguyện chấm hết sự nghiệp điện ảnh, ở nhà lo cho chồng con.
Tuy nhiên, sau 18 năm mai danh ẩn tích, bà xuất hiện trở lại với vai diễn Bà chủ nhà Bao Tô Bà trong Tuyệt đỉnh Kungfu, đóng cặp với sư huynh Nguyên Hoa. Bên cạnh vai chính do Châu Tinh Trì diễn, cặp đôi Nguyên Hoa - Nguyên Thu cũng thu hút được nhiều sự chú ý, giúp bà giành được nhiều giải thưởng cao quý của điện ảnh Hongkong như giải Kim Mã, Bách Hoa cho diễn viên nữ phụ xuất sắc nhất. | 1 | null |
Cá hắc long (danh pháp khoa học: Osteoglossum fereirai) là một loài cá thuộc họ Cá rồng. Môi trường sống tự nhiên của nó là nơi nước tĩnh của lưu vực sông Amazon và sông Essepuibo của Nam Mỹ. Chúng thường được nuôi trong hồ. Loài này có một cơ thể dài và một đuôi nhọn và có thể phát triển đến một kích thước tối đa 90 cm (35 in).
Mô tả.
Môi trường sống là nước tĩnh lặng của lưu vực Sông Negro (Brasil và Colombia) và trên lưu vực sông Essequibo (Guyana) ở Nam Mỹ.
Nó có một cơ thể dài và đuôi nhọn và có thể phát triển đến một kích thước tối đa 90 cm (35 in). Con chưa trưỡng thành có màu đen với các đốm màu vàng dọc xuống theo chiều dài của cơ thể, đầu và đuôi. Một khi nó đạt đến khoảng 15 cm, các dấu hiệu sẽ biến mất và nó sẽ bắt đầu có được một màu xám thép.
Loài này còn được gọi là khỉ nước hoặc cá khỉ, vì theo nghĩa đen có thể nhảy ra khỏi nước và bắt con mồi của nó. Nó thường bơi gần mặt nước chờ con mồi. Mặc dù nó đã được biết đến ăn con mồi lớn như dơi nhỏ và các loài chim và thậm chí khỉ nhỏ, chế độ ăn chính của chúng gồm tôm, côn trùng, loài cá nhỏ và động vật nổi trên mặt nước. | 1 | null |
Lavochkin La-17 là loại máy bay không người lái (UAV) đầu tiên của Liên Xô được đưa vào biên chế. Các phiên bản đầu tiên được phát triển đầu thập niên 1950 và tiếp tục được sử dụng cho đến thập niên 1980.
Tham khảo.
This article contains material that originally came from the web article "Unmanned Aerial Vehicles" by Greg Goebel, which exists in the Public Domain. | 1 | null |
Myasishchev VM-T "Atlant" (tiếng Nga: "Мясищев ВМ-Т «Атлант»", "VM-T" ("BM-T") nghĩa là Vladimir MyasishchevTransport) là một biến thể của loại máy bay ném bom Myasishchev M-4 "Molot" ("3M"), nó được sử dụng làm máy bay lập cầu hàng không chiến lược. VM-T được hoán cải để mang tên lửa đẩy và tàu con thoi của Liên Xô trong chương trình Buran. Nó còn được gọi là 3M-T. | 1 | null |
Myasishchev M-55 (tên mã NATO: Mystic) là một loại máy bay trinh sát tầng cao của Liên Xô, do Myasishchev thiết kế. Tuy M-55 được gọi là "U-2 Liên Xô" nhưng tính năng của nó kém hơn Lockheed U-2 nhiều với trần bay tối đa chỉ khoảng 21.500m, thời gian hoạt động liên tục trên không chỉ là 2,25 giờ ở độ cao 17.000m, còn nếu bay ở độ cao 21.000m thì chỉ trong 35 phút. U-2 có tốc độ bay khoảng 805 km/h nhưng nó có thể đạt trần bay cực cao 25.900m, tầm bay tới 10.300 km, bay liên tục 12 giờ. | 1 | null |
Cô vợ hờ (tựa tiếng Anh: Just Go with It) là một bộ phim hài lãng mạn Mỹ công chiếu năm 2011 của đạo diễn Dennis Dugan, với hai diễn viên chính Adam Sandler và Jennifer Aniston. Bộ phim được phát hành vào ngày 11 tháng 2 năm 2011. Nội dung phim được dựa trên bộ phim Cactus Flower ("Hoa xương rồng") năm 1969, được chuyển thể từ một vở kịch trước đó ở Nhà hát kịch Broadway biên kịch bởi Abe Burrows, và vở kịch này lại dựa trên vở kịch Pháp "Fleur de cactus".
Nội dung.
Danny Maccabee (Adam Sandler) là một bác sĩ phẫu thuật thành công ở Los Angeles, người trong "hội" giả vờ hôn nhân không hạnh phúc để kết đôi với phụ nữ khác, và cũng tránh sự lãng mạn có thể dẫn đến đau khổ. Katherine Murphy (Jennifer Aniston), người phụ nữ chỉ biết công việc của mình là quản lý văn phòng, là một bà mẹ đã ly dị có hai con và là bạn thân nhất của Danny. Tại một bữa tiệc, Danny gặp Palmer (Brooklyn Decker), một giáo viên toán lớp 6, không có nhẫn cưới của mình, và họ có một kết nối với nhau. Sáng hôm sau, cô tìm thấy chiếc nhẫn và cho rằng anh đã kết hôn. Cô từ chối hẹn hò với anh bởi vì bố mẹ cô ly dị do ngoại tình và không muốn đi theo vết xe đổ của bố mình.
Thay vì nói cho cô sự thật, Danny nói với cô rằng anh đang ly dị một người phụ nữ tên là Devlin Adams, tên này là tên mà Katherine đã đề cập đến là nữ sinh khó ưa cũ thời đại học. Danny nói Palmer rằng họ đang ly hôn vì cô ấy lừa dối anh với một người tên là "Dolph Lundgren". Palmer sau đó nhấn mạnh vào việc gặp gỡ Devlin. Danny yêu cầu Katherine đóng giả như "Devlin" và họ đến Rodeo Drive mua sắm quần áo mới như Danny làm tròn bổn phận với người vợ cũ.
Một cuộc gặp giữa Katherine/Devlin và Palmer đã tạo sự an tâm cho Palmer. Tuy nhiên, sau khi nghe Katherine nói chuyện điện thoại với các con trẻ của mình, Palmer cho rằng Danny cũng đã có con. Danny sau đó đến phòng riêng gặp những đứa con của Katherine, Maggie (Bailee Madison) và Michael (Griffin Gluck), để tìm hiểu và chơi cùng.
Palmer đã được gặp con của Katherine, sau đó chúng dọa Danny trước Palmer để đòi đi du lịch ở Hawaii. Tại sân bay, tất cả chúng đều ngạc nhiên bởi người anh em họ của Danny là Eddie (Nick Swardson), một người đóng giả "Dolph Lundgren" người Áo mà Danny đã thông qua trước đó. Để hợp lý những điều dối trá, Danny và Katherine buộc phải đưa anh ta đi cùng.
Tại khu nghỉ mát ở Hawaii, Danny nói với Eddie rằng anh đang suy nghĩ về việc đề nghị Palmer kết hôn với mình. Katherine và Danny làm quen với Devlin Adams (Nicole Kidman) và chồng cô ấy Ian Maxtone-Jones (Dave Matthews), người được cho là đã phát minh ra iPod. Vì Katherine đang giả danh Devlin, nên Katherine giới thiệu Danny như chồng chứ không thừa nhận cô là một người mẹ đơn thân.
Sau đó, Palmer quyết định dành nhiều thời gian tiếp chuyện với Katherine để Danny có thể chơi với bọn trẻ. Danny dạy Michael tập bơi, và Katherine và Palmer đã nhìn Danny một cách ngưỡng mộ.
Katherine nhận lời Devlin, người đã mời cô và Danny đi ăn tối. Eddie đồng ý cùng Palmer ra ngoài ăn tối để Danny có thể đi với Katherine. Eddie kể chuyện hài cho Palmer nghe, về việc anh từng là một người bán cừu, sau đó Eddie buộc phải cứu mạng một con cừu bị nghẹn vì nuốt phải đồ chơi, mặc dù anh mạnh tay với con cừu trong lúc cứu nó. Tại bữa ăn tối, Danny và Katherine bắt đầu cảm thấy có tình cảm với nhau. Sau đó, khi Palmer và Eddie trở lại từ bữa ăn tối của họ, Palmer cho rằng cô và Danny nên kết hôn bây giờ, kể từ khi say rượu Eddie đã nói với cô về kế hoạch cầu hôn của Danny. Danny và Katherine đều ngạc nhiên bởi đề xuất của Palmer, nhưng Danny cuối cùng đồng ý. Danny sau đó gọi cho Katherine về sự bối rối của mình, nhưng Katherine nói rằng cô sẽ xin việc ở thành phố New York (cô đã nói với anh trước đó) để tìm một khởi đầu mới cho cuộc sống của mình.
Ngày hôm sau, Palmer gặp Katherine để nói rằng có lẽ Danny vẫn còn yêu Katherine, mà Katherine không thừa nhận. Katherine sau đó gặp Devlin tại một quán bar và thừa nhận rằng cô giả vờ đã kết hôn với Danny vì sĩ diện. Devlin cũng thú nhận rằng cô ấy đã ly dị Ian bởi vì anh là người đồng tính và cũng không phát minh ra iPod nhưng có tiền từ vụ kiện Đội bóng chày Los Angeles sau một pha bóng phạm lỗi. Katherine tâm sự với Devlin về cảm nhận tình yêu với Danny, nhưng sau đó Danny xuất hiện phía sau nói với Katherine rằng anh không thể kết hôn với Palmer và nói rằng anh cũng có tình cảm với Katherine. Trong khi đó, trên chuyến bay trở lại đất liền, Palmer gặp một tay vợt chuyên nghiệp (Andy Roddick - người chồng ngoài đời của Brooklyn Decker), đã quan tâm đến sở thích của nhau. Một thời gian sau, Danny và Katherine kết hôn.
Sản xuất.
Bộ phim được quay tại Los Angeles và các đảo Maui và Kauai của Hawaii từ ngày 2 tháng 3 năm 2010 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010. Bộ phim là có chủ ý làm mơ hồ về phong cảnh tại những hòn đảo Hawaii ở phần diễn ra sau đó của nó. Do đó, các nhân vật đi lang thang qua một cây cầu dây trên Maui và đến cảnh tiếp theo tại một thác nước ngoạn mục trên đảo Kauai, chứ không phải là đập thủy lợi nhỏ và hồ nước ở Maui, nơi lối đi thực tế ngoài đời là một ngõ cụt.
Các nhân vật ở tại khách sạn Waldorf Astoria thuộc Hawaii. Trong thực tế, bộ phim được quay tại Grand Wailea ở Maui, thuộc sở hữu của Khách sạn và khu nghỉ mát Waldorf Astoria.
Đánh giá.
Bộ phim đã được đề cử 5 giải Mâm xôi vàng bao gồm Giải Mâm xôi vàng cho nữ diễn viên phụ tồi nhất (Nicole Kidman), Giải Mâm xôi vàng cho diễn viên nam phụ tồi nhất (Nick Swardson) và "Bộ đôi diễn viên dở nhất" (Adam Sandler và Jennifer Aniston hoặc Brooklyn Decker), và đã giành 2 giải cho "Nam diễn viên chính tồi nhất" (Adam Sandler; cũng cho "Jack và Jill") và Giải Mâm xôi vàng cho đạo diễn tồi nhất (Dennis Dugan, cùng với "Jack và Jill"). | 1 | null |
Cristina de Borbón y Grecia (sinh ngày 13 tháng 06 năm 1965), danh hiệu tôn xưng Infanta Doña Cristina, là một công chúa của Tây Ban Nha, con gái út của cựu vương Juan Carlos I và Thái thượng Vương hậu Sophia. Bà hiện đứng thứ 6 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Tây Ban Nha sau hai người con của Vua Felipe VI là Leonor, Nữ thân vương xứ Asturias và Sofía de Borbón cùng người chị là Elena de Borbón và hai người con của chị. Bà từng được vua cha phong tước hiệu Nữ công tước xứ Palma de Mallorca, tuy nhiên tước hiệu đã bị thu hồi năm 2015, sau vụ bê bối Nóos.
Sinh.
Bà nguyên tên khai sinh là Cristina Federica Victoria Antonia de la Santísima Trinidad de Borbón y Grecia, sinh ra tại Madrid và được rửa tội tại Palacio de La Zarzuela bởi Tổng Giám mục Madrid. Cha mẹ đỡ đầu của bà là Alfonso, Công tước xứ Anjou và Cádiz và Infanta Cristina Maria của Tây Ban Nha.
Giáo dục.
Bà đã nhận được giáo dục trung học trường Santa María del Camino và cô tốt nghiệp Đại học Complutense de Madrid vào năm 1989 với tấm bằng khoa học chính trị. Bà tiếp tục học tại Đại học New York, nhận được bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế trong năm 1990. Năm 1991, bà đã thực tập tại trụ sở
Công chúa Cristina thông thạo tiếng Tây Ban Nha, tiếng Catalan, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp.
Hôn nhân và con cái.
Bà kết hôn với cầu thủ bóng ném Iñaki Urdangarín ở Barcelona ngày 04 tháng 10 năm 1997. Sau khi kết hôn, bà cùng chồng được vua cha Juan Carlos phong tước hiệu Công tước và Nữ công tước xứ Palma de Mallorca. Iñaki Urdangarín trở thành Công tước xứ Palma de Mallorca. Họ có bốn người con, tất cả đều sinh ra tại Barcelona:
Họ đã sống ở Washington, DC, từ năm 2009, nơi mà chồng cô làm việc cho Telefónica. | 1 | null |
Richard Martin Willstätter, ForMemRS(1872-1942) là nhà hóa học người Đức. Ông là nhà hóa học chuyên nghiên cứu về hóa học hữu cơ. Ông có vinh dự nhận Giải Nobel Hóa học cho công trình nghiên cứu về các sắc tố thực vật, đặc biệt là Chlorophyll.
Thất bại trong việc tìm kiếm fomanđêhít.
Trong khoảng thời gian rất dài, Richard Willstätter cùng với rất nhiều nhà khoa học khác cố công tìm ra được fomanđêhít. Nhưng cuối cùng họ đã thất bại. Trong các năm 1938 đến năm 1942, ở phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, nhờ có lý thuyết và sự giúp đỡ của C. B. van Niel, một nhà khoa học làm việc tại Trại thí nghiệm sinh học biển Hopkins của Đại học Stanford, đồng thời là sự hướng dẫn của Ernest Lawrence, hai nhà khoa học người Mỹ Sam Ruben và Martin Kamen đã chứng tỏ rằng việc giảm khí cacbonic nhờ quang hợp có thể xảy ra ngay trong cả bóng tối và nó có thể liên quan đến quá trình tương tự như hệ thống trong vi khuẩn. Nhờ có lời giải thích này, hai nhà khoa học trẻ tuổi của Mỹ đã không chỉ bắt đầu cho sự hoài nghi về thuyết quang hợp giảm cacbonic được hấp thu vào diệp lục của Adolf von Baeyer mà còn khiến cho những nỗ lực đi tìm fomanđêhít trở nên vô nghĩa. | 1 | null |
Tai nạn xe lửa tại Santiago de Compostela xảy ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2013, khi một chuyến xe lửa cao tốc loại Alvia chạy từ Madrid tới Ferrol, ở vùng tây bắc Tây Ban Nha, trật đường ray với một tốc độ rất cao tại một khúc quanh, cách trạm xe lửa Santiago de Compostela khoảng . Trong số 222 người trên tàu (218 hành khách và 4 nhân viên), khoảng 140 bị thương và 80 tử thương.
Máy ghi các dữ kiện của xe lửa cho thấy, xe lửa đã chạy nhanh hơn gấp đôi tốc độ cho phép, khi nó chạy vào một khúc cua trên tuyến đường. Tai nạn này được một máy quay phim tự động bên lề đường ray ghi lại cho thấy cả hai đầu tàu và 8 toa hành khách đều bị trật đường ray, trong số đó 4 toa bị lật.
Đây là tai nạn đường sắt thảm khốc nhất ở Tây Ban Nha trong gần 70 năm, kể từ tai nạn xe lửa Torre del Bierzo vào năm 1944.
Bối cảnh.
<mapframe text="Mapa del accidente" latitude="42.8662" longitude="-8.5398" zoom="12" width="250" height="250" align="right">
"type": "FeatureCollection",
"features": [
"type": "Feature",
"properties": {
"title": "Curva de A Grandeira",
"description": "Lugar del accidente",
"marker-symbol": "circle",
"marker-size": "medium",
"marker-color": "ff0000"
"geometry": {
"type": "Point",
"coordinates": [
-8.5277,
42.8595
{
"type": "Feature",
"properties": {
"title": "",
"description": "Estación de Santiago<br> de Compostela",
"marker-symbol": "rail",
"marker-size": "medium",
"marker-color": "0000ff"
"geometry": {
"type": "Point",
"coordinates": [
-8.54469,
42.87061
]
}</mapframe>
Tây Ban Nha là một trong những nước có mạng lưới đường sắt cao tốc dày đặc nhất thế giới, được xây và bảo trì bởi công ty cơ sở hạ tầng Adif và được hoạt động bởi công ty nhà nước RENFE mà quản lý các xe lửa. Loại xe lửa chuyên chở hành khách RENFE Class 130 chạy trên tuyến đường cao tốc, tuy nhiên chưa phải là xe lửa có thể chạy tốc độ nhanh nhất của hãng này.
Chi tiết.
Vào lúc 20:41 giờ địa phương CEST (18:41 UTC) ngày 24 tháng 7 năm 2013 một xe lửa chuyên chở hành khách loại RENFE Class S730 trên tuyến đường cao tốc từ nhà ga Madrid Chamartín chạy tới Ferrol đã trật đường ray tại cuối tuyến đường cao tốc Olmedo-Zamora-Galicia, tại Angrois ở Santiago de Compostela. Tất cả 10 toa đều bị trật đường ray khi xe chạy vào khúc quanh gọi là "A Grandeira Curva"; 4 toa bị lật. Lúc tại nạn xảy ra xe lửa này đang chuyên chở 218 hành khách. 1 toa bị vỡ ra làm nhiều phần, 1 toa khác đã bốc cháy. Một tường thuật kỹ thuật không chính thức cho biết xe lửa đang chạy với tốc độ cao hơn gấp đôi tốc độ cho phép khi nó chạy vào khúc quanh.
Theo một tường thuật của hãng thông tấn Reuters, 178 người phải đưa vào nhà thương. Tổng số bị thương khoảng 140, ít nhất 80 người đã chết. Vào ngày 25 tháng 7, 36 người bị thương vẫn còn nằm trong danh sách những người bị thương có thể nguy hiểm đến tính mạng. Xe lửa trật đường ray gần Santiago de Compostela là tai nạn khủng khiếp nhất nước Tây Ban Nha kể từ tại nạn đường ray Torre del Bierzo tại xứ này vào năm 1944.
Điều tra.
Ủy ban Comisión de Investigación de Accidentes Ferroviarios chịu trách nhiệm việc điều tra các tai nạn đường sắt ở Tây Ban Nha. Núñez Feijóo, người đứng đầu chính quyền tại vùng này nói, là còn quá sớm để khẳng định nguyên nhân của tai nạn. Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết, tất cả mọi dấu hiệu cho thấy đây là một tai nạn, không có một bằng chứng nào của việc có bàn tay khủng bố nhúng vào.
Các nhân chứng nói là xe lửa chạy quá nhanh, trước khi bị lật đường ray. Theo một tường thuật không chính thức, tài xế, ông Francisco José Garzón Amo, thú nhận xe lửa chạy với tốc độ , trong khi tốc độ giới hạn cho khúc quanh đó là . Khúc quẹo nơi tại nạn xảy ra là khúc quanh đầu tiên của xe lửa cao tốc từ Ourense chạy hướng Santiago sau một đoạn cao tốc dài được cho phép chạy tới . Đường cao tốc có hệ thống tự điều khiển xe ERTMS-compliant signalling, nhưng khúc quanh này được tu bổ từ đường ray thông thường, cho chạy chung với các xe lửa chạy chậm hơn và chỉ có hệ thống báo hiệu cũ. Máy ghi lại dữ liệu trên xe lửa xác nhận là xe lửa này chạy với tốc độ luc xảy ra tai nạn. | 1 | null |
Trò chơi âm nhạc là một chương trình trò chơi truyền hình về âm nhạc, do Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế (nay là Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí), Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 12/7/2002 đến hết ngày 30/12/2015, trên cơ sở kế thừa từ chương trình "Thế kỷ âm nhạc" phát trên VTV3 và VTV4 từ năm 2001. Từ khi lên sóng, "Trò chơi âm nhạc" đã trải qua 3 phiên bản với hình thức thể hiện, luật chơi khác biệt.
Tổng quan.
Phiên bản 1 - Format thuần Việt.
Giới thiệu tổng quan.
Phiên bản này theo thể thức của một cuộc thi gồm các vòng loại và chung kết (đồng thời cũng là một gameshow), mỗi chương trình gồm 3 đội chơi. Thành phần tham gia chủ yếu là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, có niềm đam mê, yêu thích âm nhạc. Nội dung chỉ đơn giản là phần hỏi đáp kiến thức âm nhạc thông qua các phần chơi. Các đội tham dự thi đấu với nhau theo hình thức đấu loại trực tiếp. Đội chiến thắng trong trận chung kết năm (được truyền hình trực tiếp) sẽ giành được giải thưởng là một chuyến đi du lịch châu Âu trị giá 50.000.000 đồng. Cứ mỗi năm cuộc thi lại có thêm những cải tiến và những luật chơi mới. Số tiền thưởng cho mỗi đội được tính bằng số điểm nhân với 10.000 đồng.
Người dẫn chương trình.
Mỗi chương trình có 3 người dẫn là MC Anh Tuấn dẫn cùng MC Diễm Quỳnh & Ngọc Linh.
Thời gian phát sóng.
Đây là phiên bản đầu tiên của chương trình, được kế thừa từ chương trình Thế kỷ âm nhạc. Phiên bản này phát sóng từ ngày 12 tháng 7 năm 2002 đến số phát sóng cuối cùng của phiên bản này là trận chung kết Trò chơi âm nhạc 2005, được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h ngày 29 tháng 7 năm 2005 trên VTV3.
Phiên bản 2 - "The Lyrics Board".
Giới thiệu tổng quan.
Từ ngày 2 tháng 9 năm 2005, "Trò chơi âm nhạc" lên sóng phiên bản mới, dựa theo format "The Lyrics Board" của Ireland với phiên bản 2 đội chơi, chủ yếu dành cho các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên... Mỗi đội có 3 thành viên gồm 1 đội trưởng, 1 khách mời là ca sĩ và 1 người chơi có khả năng hát tốt. Đôi khi một số chương trình nhất định sẽ có 2 khách mời tham gia cùng đội trưởng. Trong đó, người đội trưởng phải có kiến thức âm nhạc, biết chơi đàn cho đội của mình để có thể tham dự nhiều chương trình. Format này không còn theo thể thức của một cuộc thi nữa mà chỉ còn là một gameshow đơn thuần.
Vị trí đội trưởng trong format này được giao cho các nhạc sĩ như Tuấn Hùng, Sỹ Luân, Hồ Hoài Anh, Vũ Quốc Việt, Hoàng Bách, An Hiếu, Tuấn Khanh...
Người dẫn chương trình.
Người dẫn dắt chương trình lúc đầu, từ số phát sóng đầu tiên vào ngày 2 tháng 9 năm 2005 đến hết tháng 3 năm 2006 là nhà báo, MC Đặng Diễm Quỳnh, đến tháng 4 năm 2006 thì được thay thế bởi MC Anh Tuấn. Riêng số phát sóng vào ngày 8 tháng 9 năm 2006, kỷ niệm 1 năm ra mắt phiên bản mới (2005 - 2006) và 36 năm thành lập VTV (1970 - 2006), cả 2 MC Anh Tuấn và Diễm Quỳnh cùng dẫn đôi trong chương trình.Trong khi đó, số phát sóng vào ngày 7 tháng 9 năm 2007, cũng là số phát sóng kỷ niệm 2 năm ra mắt phiên bản mới của chương trình (2005 - 2007) và 37 năm thành lập VTV (1970 - 2007), vị trí này được chuyển lại cho nhà báo Lại Văn Sâm, còn MC Anh Tuấn và Diễm Quỳnh tham gia với vai trò người chơi.
Thời gian phát sóng.
Đây là phiên bản thứ hai của chương trình, được phát sóng từ ngày 2 tháng 9 năm 2005 đến ngày 31 tháng 10 năm 2012. Đây cũng là phiên bản tồn tại với thời gian dài nhất trong suốt thời gian phát sóng chương trình, tồn tại được 7 năm, và cũng là phiên bản có nhiều sự thay đổi nhất.
Phiên bản 3 - Đừng quên lời bài hát.
Giới thiệu tổng quan.
"Trò chơi âm nhạc" lần này sở hữu format đến từ Mỹ "" ("Đừng quên lời bài hát"), được phát minh từ năm 2007, có đôi nét giống Ai là triệu phú và Ai thông minh hơn học sinh lớp 5. Mục đích chính của trò chơi là giành chiến thắng bằng cách hát chính xác 10 bài hát của chương trình.
"Don’t forget the Lyrics!" được phát sóng lần đầu tiên trên kênh truyền hình Fox vào năm 2007. Sau đó, chương trình được phát trên VH1 cũng như trong khung giờ cao điểm của MyNetworkTV. Có hơn 20 quốc gia đã mua bản quyền chương trình này như: Anh, Áo, Croatia, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Italy, Na Uy, Ba Lan, Slovakia và Tây Ban Nha, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore…
Sự khác biệt chính giữa "Don't Forget the Lyrics!" và các chương trình âm nhạc khác nằm ở chỗ tài năng nghệ thuật không liên quan đến cơ hội chiến thắng của các thí sinh. Theo lời của một trong những quảng cáo trước khi phát sóng số đầu tiên tại Mỹ: "Bạn không cần phải hát tốt, bạn chỉ cần cố hát cho nó đúng".
Thí sinh tham gia chương trình có thể là người chơi đơn lẻ hoặc một cặp người chơi.
Người dẫn chương trình.
Trong phiên bản này, MC Nguyên Khang là người dẫn chương trình cho chương trình, có thời gian được thay thế bởi MC Quốc Minh (Minh Xù).
Thời gian phát sóng.
Đây là phiên bản cuối cùng của chương trình, được phát sóng từ ngày 7 tháng 11 năm 2012 cho đến số phát sóng cuối cùng vào ngày 30 tháng 12 năm 2015.
Luật chơi.
Phiên bản thuần Việt.
12/7/2002 - 20/6/2003.
Phần 1: Ai thế nhỉ
Có 6 miếng ghép (gồm 5 miếng ghép ngoài, đánh số từ 1 đến 5, lần lượt có màu xanh dương, tím, đỏ, vàng, xanh lá và một miếng ghép trung tâm có dấu chấm hỏi). MC sẽ lần lượt mở các miếng ghép theo thứ từ từ 1 đến 5, trong mỗi miếng ghép là một câu hỏi (có thể là câu hỏi thường và câu hỏi có lựa chọn 3 đáp án A, B, C). Sau khi MC đọc xong câu hỏi thì các đội mới được bấm chuông (chỉ đội bấm chuông nhanh nhất sẽ được trả lời). Nếu trả lời đúng thì được 10 điểm; trả lời sai thì hai đội còn lại không được trả lời và miếng ghép đó sẽ bị gạch chéo và sẽ chuyển thành dấu X màu đen, đồng nghĩa với việc miếng ghép đó sẽ không thể chọn lại. Đội chơi có thể bấm chuông trả lời bức tranh bí ẩn sau 3 miếng ghép. Khi đó nếu trả lời đúng thì được cộng 20 điểm và vòng thi sẽ kết thúc ngay lập tức, nếu sai sẽ bị loại.
Phần 2: Chiếc hộp âm nhạc
Mỗi đội sẽ có 60 giây để đoán các bài hát. Ở mỗi bài hát, các đội sẽ nghe giai điệu của bài và phải đoán tên bài hát. Mỗi lần đoán đúng bài hát được 10 điểm, đoán sai không được điểm.
Phần 3: Trò chơi dành cho khán giả
Trước khi bắt đầu phần thi, các khán giả sẽ được xem một đoạn băng để biết đề tài của bài hát. Sau đó các khán giả sẽ trả lời một câu hỏi liên quan tới bài hát vừa được nghe, trả lời đúng sẽ được nhận quà. Sau đó các khán giả sẽ hát các bài hát liên quan, nếu hát hay thì được nhận quà.
Phần 4: Thế giới âm nhạc
Có 6 ô được đánh số từ 1 đến 6, ẩn sau mỗi ô kiến thức đó là một lĩnh vực trong các lĩnh vực: Ca khúc Việt Nam, dân ca và nhạc cổ truyền, nhạc thiếu nhi, ca nhạc quốc tế, nhạc phim và nhạc cổ điển (giao hưởng thính phòng). Ở mỗi lĩnh vực sẽ có 6 câu hỏi với giá trị lần lượt là 10 điểm, 20 điểm, 40 điểm, nếu trả lời đúng câu số 3 thì được tiếp tục trả lời qua các câu 40 điểm, 80 điểm, 160 điểm. Nếu trả lời đúng được điểm tương ứng, trả lời sai không bị trừ điểm (riêng từ câu số 3 đến câu số 6 nếu trả lời sai thì sẽ phải dừng phần chơi). Đối với câu 3 và câu 6, trước khi trả lời thì các đội chơi sẽ chọn đi tiếp hoặc dừng chơi. Ở các câu này, trả lời đúng được điểm tương ứng, sai bị trừ điểm của câu hỏi trước. Các dạng câu hỏi có thể là câu hỏi thường và câu lựa chọn.
4/7/2003 - 16/7/2004.
Phần 1: Ki ốt âm nhạc
Có 4 đĩa nhạc ứng với 4 bài hát. Mỗi bài hát có 4 gợi ý (3 gợi ý đầu là 3 gợi ý bằng chữ theo mức độ khó giảm dần và gợi ý 4 là giai điệu của bài hát). Thời gian suy nghĩ 10 giây cho một gợi ý. Các đội có 40 giây suy nghĩ bấm chuông giành quyền trả lời, mỗi đội chỉ được trả lời duy nhất một lần ở mỗi câu hỏi. Trả lời đúng ở gợi ý 1 (10 giây đầu) được 40 điểm; đúng ở gợi ý 2 (10 giây sau) được 30 điểm; đúng ở gợi ý 3 (10 giây sau) được 20 điểm; ở 10 giây cuối cùng thì giai điệu của bài hát sẽ vang lên, khi đó nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Việc trả lời sẽ dừng lại khi có đội trả lời đúng hoặc cả 3 đội trả lời sai hoặc hết giờ.
Vòng thi của khán giả: Khúc biến tấu ngộ nghĩnh
Đây là phần thi dành cho khán giả tại trường quay. Trước khi chơi, chương trình sẽ đưa ra một câu hỏi, người trả lời đúng sẽ được chọn làm người tham gia phần thi. Người này sẽ đứng quay lưng đối với màn hình và hướng về phía khán giả. Sẽ có 5 miếng ghép ứng với 5 khái niệm. Các khán giả sẽ dùng các biến tấu, nghĩa là không được dùng từ có trong khái niệm đó mà vẫn giải thích được cho người đứng trên sân khấu hiểu được khái niệm nào đang được nói tới (với lưu ý rằng không nói tiếng lóng và không được dùng tiếng nước ngoài, nếu là người giỏi ngoại ngữ). Nếu người đứng trên sân khấu trả lời đúng thì người diễn tả sẽ được nhận quà. Sau 5 miếng ghép, người đứng trên sân khấu sẽ trả lời bức tranh bí ẩn. Nếu đúng thì sẽ được phần quà là một bình pha lê thủy tinh trị giá 100.000 đồng.
Phần 3: Thế giới âm nhạc
Có 6 ô kiến thức gồm: Ca khúc Việt Nam, dân ca và nhạc cổ truyền, nhạc thiếu nhi, ca nhạc quốc tế, nhạc phim và nhạc cổ điển (giao hưởng thính phòng). Mỗi ô kiến thức có 2 câu hỏi có giá trị lần lượt là 10 điểm và 20 điểm. Các đội sẽ dùng chuông giành quyền trả lời, trả lời đúng được điểm tương ứng. Mỗi đội được chọn khóa Sol vàng và có thể dùng trong tất cả các câu hỏi. Khi đó trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ điểm tương ứng.
Đây cũng là vòng thi tích điểm cuối cùng. Bắt đầu từ vòng 3, các đội sẽ không còn tích điểm.
Phần 4: Trò chơi đặc biệt
Mỗi đội cử ra một người chơi tham gia phần thi này. Trước khi chơi, những người chơi sẽ bốc thăm để xác định thứ tự chơi. Sau đó người chơi sẽ về vị trí ứng với số vừa chọn (lần lượt người chơi đứng ở bục màu xanh lá với người có số 1, màu xanh biển với người có số 2 và màu vàng với người có số 3) và đợi ghế ra thì sẽ lên ghế nóng. Trước khi bắt đầu, MC sẽ đo nhịp tim của từng người chơi. Việc đo nhịp tim chỉ mang tính thủ tục và giúp người chơi đỡ căng thẳng hơn. Phần thi này sẽ có các câu hỏi dạng đúng hay sai cho những người chơi. Thứ tự trả lời ở mỗi vòng lần lượt là 1-2-3. Trả lời đúng sẽ được ở lại thi đấu, trả lời sai sẽ bị loại (khi đó, ghế sẽ được đẩy vào phía sau sân khấu của chương trình). Phần thi kết thúc khi 2 trên 3 người chơi bị loại. Khi đó, người còn lại sẽ được lọt vào phần thi Nốt nhạc may mắn.
Đối với số điểm của các đội, nó sẽ được giữ nguyên trong suốt phần thi loại trừ.
Vòng đặc biệt: Nốt nhạc may mắn
Phần thi này dành cho người chơi cuối cùng còn trụ lại sau trò chơi đặc biệt. Có 10 ô với 10 bức hình của các ca sĩ. Người chơi được chọn 3 trong 10 ô. Ẩn sau 10 ô sẽ là 10 chữ số của câu hỏi từ số 1 đến số 10 và sau ô số đó là quà. Trả lời đúng câu hỏi, người chơi sẽ được nhận quà trong ô đã chọn. Nếu người chơi trả lời đúng cả 3 câu hỏi này thì sẽ nhận được phần quà đặc biệt là một biểu tượng cây đàn lia trị giá 1 triệu đồng.
Các phần quà trong phần thi này:
30/7/2004 - 29/7/2005.
Phần 1: Ki ốt âm nhạc.
Luật chơi tương tự giai đoạn 4/7/2003 - 16/7/2004.
Phần 2: Đồng hồ âm nhạc.
Một chiếc đồng hồ có 12 số từ 1 đến 12 và ở ô trong có các số điểm là 10 điểm; 20 điểm; 30 điểm; 0 điểm (không được trả lời câu hỏi phụ sau khi hát); 40 điểm (xuất hiện trong trận chung kết năm thay cho ô 0 điểm). Mỗi đội có 2 lượt chơi, bắt đầu từ đội có điểm thấp nhất. Khi MC quay đồng hồ, đèn sẽ sáng và di chuyển vòng quanh các chữ số từ 1 đến số 12 và vòng điểm ở bên trong sẽ quay. Đèn sáng ở ô nào sẽ có một đoạn bài hát được phát ra. Các đội bấm chuông giành quyền hát, hát đúng sẽ được 10 điểm và được quyền có trả lời câu hỏi phụ hay không. Nếu trả lời đúng câu hỏi phụ sẽ được điểm tương ứng với điểm trong ô mũi tên chỉ vào, nếu trả lời sai câu hỏi phụ sẽ bị trừ điểm tương ứng với điểm trong ô mũi tên chỉ vào. 20 giây là thời gian suy nghĩ cho mỗi lời bài hát. Trong đó đội có lượt chơi sẽ có 10 giây chuẩn bị.
Phần 3: Trò chơi dành cho khán giả.
Có 6 miếng ghép (gồm 5 miếng ghép ngoài, đánh số từ 1 đến 5 và lần lượt có màu xanh dương, tím, đỏ, vàng, xanh lá và một miếng ghép trung tâm có dấu chấm hỏi). MC sẽ lần lượt mở các miếng ghép theo thứ từ từ 1 đến 5, trong mỗi miếng ghép là một câu hỏi (có thể là câu hỏi thường và câu hỏi lựa chọn có 3 đáp án A, B, C). Sau khi MC đọc xong câu hỏi thì các khán giả sẽ giơ tay, trả lời đúng sẽ được nhận quà. Sau 5 miếng ghép thì một khán giả sẽ trả lời bức tranh bí ẩn, trả lời đúng sẽ nhận được 1 đồng hồ của chương trình.
Phần 4: Chiếc thẻ âm nhạc.
Trên sân khấu có 2 bảng: Bảng A có 12 nhạc sĩ, ca sĩ thể hiện và bảng B có 9 bài hát. Các đội có 60 giây, trong thời gian đó các đội sẽ nghe nhạc và lấy một thẻ có tên bài hát nghe được ở bảng B và cất vào ô có ca sĩ thể hiện hoặc nhạc sĩ sáng tác ca khúc đó ở bảng A. Ở mỗi thẻ, mỗi đội sẽ có 3 lần nối, sau khi ghép xong đội sẽ bấm chuông để chuyển sang bài hát tiếp theo. Mỗi thẻ ghép đúng được 10 điểm và đèn đỏ sẽ phát sáng.
Phần 5: Nốt nhạc may mắn.
Phần này chỉ dành cho đội có điểm cao nhất sau 3 phần thi. Có tất cả 8 ô câu hỏi. Để nhận được quà, đội chơi cần trả lời đúng câu hỏi. Có 5 mảng kiến thức để chọn gồm: Ca nhạc quốc tế, ca khúc Việt Nam, dân ca và nhạc cổ truyền, nhạc thiếu nhi, giao hưởng thính phòng. Ở mỗi mảng kiến thức có 3 câu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ được chọn một ô quà.
Các phần quà trong phần thi gồm:
Riêng trong trận chung kết, cả 3 đội sẽ cùng tham gia. Mỗi đội có 3 lượt chơi. Có các nốt nhạc may mắn trị giá 10 điểm; 20 điểm; 30 điểm; 40 điểm. Ở mỗi câu hỏi, mỗi đội có 10 giây suy nghĩ. Trả lời đúng được điểm tương ứng, trả lời sai thì 2 đội còn lại sẽ bấm chuông.
Phiên bản "The Lyrics Board".
Vòng 1
Vòng đầu tiên có tất cả 6 ô số 1, 2, 3, 4, 5 và 6 gắn với một bài hát gốc, trong đó có 4 ô màu xanh dương và 2 ô màu đỏ. Đội chơi có quyền mở ô bất kỳ hoặc nhường cho đội còn lại. Nếu từ khóa xuất hiện trong ô màu xanh dương thì đội mở được sẽ phải hát một bài hát có từ khóa gợi ý đã cho, hát đúng được 50 điểm (trước 6 tháng 1 năm 2006 là 20 điểm, trước 15 tháng 9 năm 2006 là 30 điểm) và được mở ô tiếp theo. Nếu mở phải ô màu đỏ thì lượt chơi sẽ được chuyển sang cho đối phương. Hát được bài hát gốc (bài hát chứa toàn bộ dãy từ khoá) ghi được 150 điểm (trước 6 tháng 1 năm 2006 là 100 điểm, trước 21 tháng 7 năm 2006 là 120 điểm). Trong trường hợp đội chơi mở ô màu xanh dương mà hát sai (hát một bài hát nhưng không có từ khóa), thì lượt chơi sẽ được chuyển sang cho đối phương.
Ở vòng đầu tiên, người dẫn chương trình sẽ mời một đội bất kỳ mở ô số. Đội thua trong vòng thi trước sẽ nhận được quyền ưu tiên từ vòng 2 đến khi chương trình khép lại.
Vòng 2
Vòng 2 có 5 ô số 1, 2, 3, 4 và 5 (gồm 3 ô màu xanh dương và 2 ô màu đỏ), luật tương tự như vòng 1.
Vòng 3
Vòng 3 có 4 ô số 1, 2, 3 và 4 (gồm 3 ô màu xanh dương và 1 ô màu đỏ), luật giống như vòng 1 và vòng 2. Riêng đầu năm 2008, nếu mở được ô may mắn (ô có khung hình ngôi sao bao quanh) thì người chơi được nhận được phần quà từ nhà tài trợ, từ năm 2009 đến 2010 thì được xuất hiện ở 1 trong 2 vòng đầu.
Vòng 4
Vòng 4 có 6 ô số 1, 2, 3, 4, 5 và 6, cả 6 ô đều là màu xanh dương, đội thua cuộc sau khi được nhận quyền ưu tiên có quyền nhường cho đội bên. Các đội sẽ không phải hát các bài hát có chứa từ khoá vừa mở được mà chỉ cần đoán bài hát gốc. Vòng này chỉ kết thúc khi đã có đội đoán ra bài hát gốc, lúc đó đội đoán ra bài hát gốc ghi được thêm 200 điểm. Bài hát gốc của vòng 4 sẽ được 2 đội thể hiện trong phần cuối của chương trình và chương trình sẽ kết thúc sau đó.
Sau bài hát gốc, hai đội chơi sẽ trả lời câu hỏi phụ (vòng 1 và vòng 3) hoặc nghe âm thanh hoặc hình ảnh bài hát (vòng 2). Nếu trả lời đúng, ghi được 50 điểm. Nếu sai thì đội còn lại có quyền trả lời. Riêng vòng 4 không có câu hỏi phụ.
Phiên bản "Đừng quên lời bài hát".
Mức tiền thưởng an toàn được tô màu vàng, sau khi vượt qua mức này, người chơi sẽ có 3.000.000 đồng dù hát sai tại ca khúc kế tiếp.
Tại ca khúc chiến thắng, luật chơi sẽ hoàn toàn khác so với các ca khúc còn lại:
Những người chơi xuất sắc.
Phiên bản 3.
Dưới đây là những người chơi từng đạt được giải thưởng ít nhất đến bài hát số 8 trong phiên bản 3 của "Trò chơi âm nhạc."
Đánh giá.
Phiên bản 2.
Những số đầu tiên của Trò chơi âm nhạc phiên bản mới được phát sóng trên VTV3 đã được khán giả đánh giá khá cao về tính chuyên nghiệp và hấp dẫn, cũng như sự đầu tư công phu, tuy nhiên lại mất tính gay cấn, vui nhộn của phiên bản cũ.
Phát sóng.
Tạm ngừng phát sóng.
"Trò chơi âm nhạc" đã có một số lần phải tạm ngừng phát sóng do trùng với các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại vào 7 ngày sau đó. Cụ thể: | 1 | null |
Uli Hoeneß Cup là một giải đấu chuẩn bị đầu mùa, trận giao hữu, diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2013 tại Allianz Arena ở München, Đức. Trận đấu diễn ra giữa đương kim vô dịch UEFA Champions League, Fußball-Bundesliga, Cúp Liên đoàn bóng đá Đức FC Bayern München và đương kim vô địch La Liga FC Barcelona. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 2-0 danh cho đội chủ nhà. Trận đấu là cuộc tái ngộ đầu tiên của tân huấn luyện viên Bayern Pep Guardiola với câu lạc bộ cũ của mình, trận đấu được tổ chức như là một món quà sinh nhật muộn dành cho chủ tịch của Bayern München, Uli Hoeneß.
Bayern khiến Barcelona hoàn toàn lép vế giống như tại bán kết Champions League vừa qua. Các cầu thủ của Bayern cho thấy nền tảng thể lực sung mãn, luôn nhanh hơn và mạnh mẽ hơn trong các pha một đối một. Hiệp một là khoảng thời gian phản ánh rõ nhất sự chênh lệch giữa hai đội. Ngay từ những phút đầu tiên, Robben đã có cơ hội vàng để mở tỷ số sau pha căng ngang của Ribery. Tiếp sau đó là cú sút của Alaba khiến thủ thành Pinto phải vất vả cản phá. Màn tấn công phủ đầu của Bayern thành công với cú đánh đầu của Lahm ở phút 14 sau đường tạt chính xác từ Ribery.
Chỉ có 3 cầu thủ chính của Barca trong mùa giải trước đá chính trên sân Allianz Arena, bao gồm Messi, Alexis Sanchez và Mascherano. Trong hiệp hai trận đấu với Bayern München, trợ lý Jordi Roura đã thay đổi toàn bộ đội hình, và 11 cầu thủ Barca trên sân đều là nhân sự thuộc biên chế Barca B.
Số liệu thống kê cho thấy Barca chỉ kiểm soát bóng 45% so với 55% của Bayern. Lần đầu tiên kể từ 2008, Barca mới giữ bóng ít hơn đối phương, tính cả các trận giao hữu và chính thức. | 1 | null |
Khái niệm, định nghĩa.
Đừng nhầm với kinh tế trí thức
Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau..
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge-based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996).: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" (APEC 2000).
Ngân hàng Thế giới (WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức".
Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.
Các động lực.
4 trụ cột của nền kinh tế tri thức :
Đặc điểm.
Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Hiện nay, ở những nước này riêng về kinh tế thông tin (những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin) trong đó nền kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 40-50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Nhiều người ước tính khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành nước có nền kinh tế tri thức.
So sánh một số đặc điểm của một số giai đoạn kinh tế:
Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản như: 1.Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn; 2. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao; 3. Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi như Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. ở đỉnh cao của nó, xã hội của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập; 4. Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng; 5. Mọi hoạt động của kinh tế tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa.
Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh.
Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh nền kinh tế tri thức
Các chỉ tiêu vĩ mô
1. Chi nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng chi ngân sách nhà nước;
2. Chi cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao so với tổng chi cho giáo dục của toàn xã hội;
3. Tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin so với tổng vốn đầu tư;
4. Giá trị chuyển giao công nghệ so với tổng chi ngân sách nhà nước;
5. Tỷ lệ doanh thu của ngành công nghệ thông tin so với tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế;
6. Tỷ lệ doanh thu bán phần mềm so với tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế;
7. Tỷ lệ giá trị tăng thêm của các ngành thông tin so với tổng sản phẩm trong nước;
8. Tỷ lệ của sản nghiệp tri thức so với tổng giá trị tài sản của nền kinh tế;
9. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP);
10. Hệ số đổi mới tài sản cố định;
11. Nhân tử đầu ra của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư;
12. Hệ số liên hệ xuôi (Forward linkage), hệ số liên hệ ngược (Backward linkage) của ngành văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch tri thức đối với các ngành sản xuất vật chất và tiêu dùng của dân cư;
13. Tỷ lệ lao động làm công tác thông tin so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế;
14. Tỷ lệ lao động trí óc so với lao động chân tay;
15. Số lượng các đơn vị khoa học công nghệ trong nền kinh tế.
Các chỉ tiêu vi mô
16. Chi cho nghiên cứu và triển khai các công trình khoa học vào thực tiễn so với tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp;
17. Tỷ lệ cán bộ làm nghiên cứu và triển khai công nghệ của khu vực doanh nghiệp so với tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp;
18. Số máy tính dùng trong khu vực doanh nghiệp;
19. Tỷ lệ doanh nghiệp có Website và truy cập internet;
20. Tỷ lệ dân cư truy cập internet so với tổng dân số;
21. Tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động thương mại điện tử so với tổng dân số;
22. Số điện thoại thuê bao tính cho 1000 dân;
23. Các chỉ tiêu về tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng thông tin trong đời sống hằng ngày của dân cư
Sự phát triển.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức.. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan...
để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện nay có chỉ số KEI (knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới.
Năm 2012, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16. Trong bảng đánh giá này, Việt Nam xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000.
Xã hội tri thức.
Xã hội tri thức là một trật tự xã hội ở các nước phát triển, trong đó kiến thức của các cá nhân và tập thể và tổ chức của họ ngày càng trở thành nền tảng của xã hội và kinh tế, cũng như sự chung sống với nhau. | 1 | null |
Nhà nguyện nhỏ Riederstein là một nhà nguyện xây kiểu Gotic mới, nằm trên một ngọn núi đá Riederstein cao 1207 m gần Tegernsee. Ngọn núi đá này lú ra hầu như 150 m thẳng xuống điểm ngắm cảnh "Galaun" nằm bên hông của Baumgartenschneid. Từ nhà nguyện này người ta có thể nhìn suốt tới Tegernsee và thung lũng của sông Weissach.
Mô tả.
Nhà nguyện này dài khoảng gần 5m và rộng chừng 2m đủ chỗ cho khoảng từ 10 tới 12 người. Sàn nhà thờ được lót cẩm thạch đỏ lấy từ Tegernsee. Trong phòng có sáu cái băng để quỳ.
Tượng điêu khắc đức mẹ và Jesus được tạo bởi
Johann Wirth, một học trò của Joseph Schlotthauer,
Từ Galaun có một con đường, phần lớn là các bực lên dốc, dẫn tới nhà thờ với 14 trạm với bảng vẽ theo kiểu nghệ thuật dân gian.
Lịch sử xây cất.
Theo một tấm bảng trong nhà nguyện một người làm việc cho lâu đài ở Tegernsee tên là Hupfauer vào năm 1841-42 đã xây một cách đơn sơ và mở rộng vào năm 1850-51. Tình trạng như hiện thời được hoàn thành vào năm 1863. Lúc đó một điền chủ ở Tegernsee tên là Altmann đã bỏ tiền cho việc xây cất, Joseph Schlotthauer đã tặng bàn thờ.
Huyền thoại.
Ở thung lũng Tegernsee nhà nguyện nhỏ này được xem như là một nhà nguyện để cảm ơn. Theo một huyền thoại trong vùng, một người đi săn đã chạm trán một con gấu tại ngọn núi đá này. Ông ta kịp thời bắn vào con gấu trước khi nó tấn công ông ta. Cả hai rớt xuống hố, nhưng người thợ săn đã sống sót nhờ rớt trên thân của con gấu này. Để tạ ơn, ông thề là sẽ xây dựng một nhà thờ ở đây. | 1 | null |
Friedrich August von Etzel (tên gốc "O’Etzel"). (16 tháng 10 năm 1808 tại Berlin – 25 tháng 12 năm 1888 cũng tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia các cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), Pháp-Đức (1870 – 1871) và được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ngoài ra, ông còn là một nhà chính trị, thành viên Quốc hội Đức trong thời kỳ Đế chế thứ hai.
Gia quyến.
Friedrich August sinh ngày 16 tháng 10 năm 1808, trong một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ Ái Nhĩ Lan. Anh trai của ông là Franz August O’Etzel. Sau khi được công nhận là gia đình quý tộc Phổ, gia tộc của ông lấy tên họ là von Etzel.
Gia đình.
Thuở nhỏ, Etzel học các trường ở Berlin và Koblenz, về sau ông học đại học ở Berlin. Sau khi thực hiện nhiều chuyến du ngoạn, ông đã nhập ngũ trong quân đội Phổ. Vào năm 1826, ông trở thành một Thiếu úy trong Tiểu đoàn Bắn súng trường Cận vệ. Từ năm 1835 cho đến năm 1837, ông là giảng viên tại trường quân đoàn của Quân đoàn Vệ binh. Kể từ năm 1837 cho đến năm 1840, ông hoạt động trong Cục Đo đạc Địa hình ("topographischen Büro"). Vào năm 1842, ông được phong quân hàm Đại úy trong Bộ Tổng tham mưu và sau đó ông gia nhập Bộ Tham mưu của Quân đoàn II vào năm 1844. Đến năm 1858, ông trở lại Bộ Tổng tham mưu với cấp bậc Thiếu tá. Trong thời kỳ cách mạng 1848 – 1849 ở Đức, ông cũng giữ chức vụ Giám đốc Điện báo ("Telegraphendirektor"). Năm 1849, Etzel được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng của Sư đoàn Phổ tại Jütland.
Trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein, ông tham gia trong một số trận đánh và bị thương. Năm 1850, ông được giao nhiệm vụ tiến hành các cuộc đàm phán quân sự ở Copenhagen. Tiếp sau đó, ông là Giảng viên Chiến thuật tại Trường Chiến tranh Tổng hợp. Vào năm 1853, ông được thăng chức Thượng tá và Trưởng phòng trong Bộ Tổng tham mưu. Ba năm sau, ông lên quân hàm Đại tá. Vào năm 1857, ông được bổ nhiệm làm Sĩ quan chỉ huy ("Kommandant") Trung đoàn Bộ binh số 15 "Vương tử Friedrich của Hà Lan", rồi vào năm 1859 ông được đổi sang Lữ đoàn Bộ binh số 32 với quân hàm Thiếu tướng. Vào năm 1860, ông được lãnh chức Tư lệnh ("Kommandeur") của Lữ đoàn Bộ binh số 24 và vào năm 1863 ông được đổi sang Lữ đoàn Bộ binh số 32. Cũng trong thời gian đó, ông là Thống lĩnh các lực lượng Phổ tại thành phố Frankfurt am Main. Một năm sau, ông được thăng cấp Trung tướng và Sĩ quan chỉ huy của Sư đoàn số 16.
Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông đã tham chiến trong một số trận đánh, trong đó có trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào năm 1870, ông được nhậm chức Phó Tướng tư lệnh thứ nhất của Quân đoàn IX với quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc Stettin vào năm 1871. Sau đó, ông xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản tiền lương.
Trong phiên họp lần thứ hai của Quốc hội Đức, ông là thành viên Nghị viện, trên cương vị là Đại biểu của khu vực bầu cử Quận Minden 1 (Minden - Lübbecke) từ năm 1874 cho đến năm 1877. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của bộ phận thuộc Phái Tự do Quốc gia. Ông từ trần ngày 25 tháng 12 năm 1888. | 1 | null |
Paul Christian Lauterbur (6.5.1929 – 27.3.2007) là nhà hóa học người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2003 chung với Peter Mansfield cho công trình nghiên cứu để phát triển Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Lauterbur làm giáo sư ở trường Đại học Stony Brook từ năm 1963 tới năm 1985 nơi ông hướng dẫn công trình nghiên cứu để phát triển kỹ thuật Chụp cộng hưởng từ. Năm 1985 - cùng với người vợ Joan - ông trở thành giáo sư ở Đại học Illinois tại Urbana-Champaign trong 22 năm cho tới khi qua đời tại Urbana.
Ông là giáo sư môn hóa học, phụ trách giảng dạy các môn kỹ thuật sinh học, lý sinh học và sinh học tính toán tại Trung tâm nghiên cứu tiên tiến.
Thời niên thiếu.
Lauterbur gốc người Luxembourg. Sinh ra và lớn lên ở Sidney, Ohio, Lauterbur tốt nghiệp trung học ở trường Sidney High School. Ông học đại học ở Học viện Công nghệ Case tại Cleveland, nay là Đại học Case Western Reserve.
Khi còn ở tuổi thiếu niên, Lauterbur đã lập một phòng thí nghiệm riêng ở tầng hầm ngôi nhà của cha mẹ. Thầy giáo dạy môn hóa học ở trường biết là Lauterbur thích làm các thí nghiệm riêng của mình, nên đã cho phép Lauterbur làm các thí nghiệm ở cuối lớp. Khi ông gia nhập Quân đội trong thập niên 1950, các cấp trên đã cho phép ông nghiên cứu trên máy cộng hưởng từ hạt nhân (NMR); khi xuất ngũ ông đã xuất bản 4 bài báo khoa học.
Học vấn và sự nghiệp.
Ông đậu bằng cử nhân hóa học tại Học viện Công nghệ Case, nay là thành phần của Đại học Case Western Reserve tại Cleveland, Ohio. Sau đó ông làm việc ở các phòng thí nghiệm của Viện Mellon thuộc Công ty Dow Corning, nhưng ngưng làm việc 2 năm để gia nhập quân đội, phục vụ tại Trung tâm Hóa học Quân đội ở Edgewood, Maryland.
Khi làm việc ở Viện Mellon ông cũng tiếp tục theo học ở Đại học Pittsburgh và đậu bằng tiến sĩ năm 1962. Sau đó ông làm phó giáo sư ở Đại học Stony Brook.
Trong các năm từ 1969-1979 ông làm việc ở phân khoa Hóa học của Đại học Stanford, nghiên cứu để phát triển lãnh vực "Cộng hưởng từ hạt nhân" với sự trợ giúp của các hãng kinh doanh Syntex và Varian Associates.
Ông trở lại tiếp tục làm việc ở Đại học Stony Brook tới năm 1985 rồi chuyển sang làm việc ở Đại học Illinois.
Phát triển máy Chụp cộng hưởng từ.
Lauterbur qui ý tưởng về máy "Chụp cộng hưởng từ" cho một cuộc động não trong một lần ngồi tại tiệm ăn "Big Boy" ở ngoại ô thành phố Pittsburgh, với mẫu máy "Chụp cộng hưởng từ" đầu tiên vẽ phác trên tấm khăn ăn.
Cuộc nghiên cứu sâu xa hơn dẫn tới Giải Nobel được thực hiện ở Đại học Stony Brook trong thập niên 1970.
Giải Nobel Vật lý năm 1952 dành cho Felix Bloch và Edward Purcell là về việc phát triển lãnh vực Cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), nguyên tắc khoa học cho việc "Chụp cộng hưởng từ". Tuy nhiên, hàng mấy thập kỷ sau "cộng hưởng từ" chỉ được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu cấu trúc hóa học của các chất. Phải đến thập niên 1970 nhờ sự phát triển của Lauterbur và Mansfield máy "Chụp cộng hưởng từ" mới được sử dụng để chụp các hình cơ thể.
Lauterbur đã sử dụng ý tưởng của Robert Gabillard (triển khai trong luận án tiến sĩ của ông năm 1952) về việc đưa các gradient vào từ trường cho phép để xác định nguồn gốc của các sóng vô tuyến phát ra từ các hạt nhân nguyên tử của các đối tượng nghiên cứu. Thông tin không gian này cho phép tạo ra các hình ảnh hai chiều.
Khi Lauterbur dẫn dắt công trình nghiên cứu của mình tại Đại học Stony Brook, thì máy "cộng hưởng từ hạt nhân" tốt nhất của trường thuộc về phân khoa Hóa học; ông đã phải sử dụng nó để làm các thí nghiệm vào ban đêm, rồi phải thận trọng điều chỉnh trả lại cách bố trí của máy y nguyên như lúc ông chưa sử dụng.
Một số các hình ảnh đầu tiên mà Lauterbur chụp trong đó có các hình chụp một con vẹm (clam) mà cô con gái của ông nhặt từ bãi biển Long Island Sound (Eo biển Long Island) và 2 ống nghiệm nước nặng đặt bên trong một ly thủy tinh có vòi rót (beaker) chứa nước thông thường; thời đó không có kỹ thuật chụp hình nào khác có thể phân biệt hai loại nước. Thành tựu cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì cơ thể con người gồm phần lớn là nước.
Khi Lauterbur lần đầu gửi tài liệu khoa học về những khám phá của mình cho tờ "Nature", ban biên tập báo này đã từ chối công bố. Ban biên tập tạp chí "Nature" cho rằng các hình ảnh kèm theo tài liệu khoa học này quá mờ, dù chúng là những hình ảnh ban đầu chỉ ra sự khác biệt giữa nước nặng và nước thông thường. Về lần từ chối ban đầu này của tạp chí Nature, Lauterbur đã nói: "Bạn có thể viết toàn bộ lịch sử khoa học trong 50 năm vừa qua về những tài liệu khoa học bị các tạp chí "Science" hoặc "Nature" từ chối đăng".
Lauterbur đã khăng khăng yêu cầu họ xem xét lại lần nữa, lần này tờ báo đã đăng và ngày nay được biết đến như một bài báo khoa học cổ điển của tạp chí "Nature".
Peter Mansfield của Đại học Nottingham tại vương quốc Anh đã tiếp tục đưa công việc ban đầu của Lauterbur đi một bước xa hơn, bằng cách triển khai một quá trình toán học để tăng tốc độ đọc hình ảnh.
Lauterbur đã không thành công khi nộp đơn xin bằng sáng chế để thương mại hóa công trình khám phá của mình. Trường Đại học Stony Brook đã quyết định không theo đuổi bằng sáng chế, với lý do là các chi phí quá cao sẽ không bõ bèn gì.
Lauterbur đã cố gắng yêu cầu chính phủ liên bang trả tiền cho một nguyên mẫu máy "chụp cộng hưởng từ" trong nhiều năm ở thập niên 1970, và quá trình này kéo dài một thập kỷ.
Trong lúc đó, đại học Nottingham đã nộp đơn xin bằng sáng chế mà sau này đã làm cho Mansfield trở nên giàu có.
Giải Nobel.
Lauterbur được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa cùng với Peter Mansfield vào mùa thu năm 2003.
Đã xảy ra vụ tranh cãi về giải này khi Raymond Damadian đăng một bài nguyên trang trên các báo "The New York Times", "The Washington Post" và "The Los Angeles Times" có tựa đề "Việc sai trái đáng xấu hổ phải được sửa sai" (The Shameful Wrong That Must Be Righted) cho rằng Ủy ban Nobel đã không coi ông là người cùng đoạt giải với Lauterbur và Mansfield vì trước đây ông đã nghiên cứu kỹ thuật "chụp cộng hưởng từ". Damadian cho rằng chính ông ta đã phát hiện kỹ thuật "chụp cộng hưởng từ" còn hai nhà khoa học đoạt giải Nobel chỉ cải tiến công nghệ của ông cho tinh vi hơn. Báo "The New York Times" đăng một bài xã luận nói rằng khi các nhà khoa học qui cho Damadian việc có bằng sáng chế trước đây về kỹ thuật "chụp công hưởng từ", còn Lauterbur và Mansfield phát triển thêm dựa trên kỹ thuật của Herman Carr để sản xuất các hình ảnh ban đầu là 2 chiều rồi sau đó là 3 chiều. Bài xã luận cho rằng việc này xứng đáng được trao giải Nobel vì di chúc của Alfred Nobel đã nói rõ là giải thưởng không được trao khi chỉ dựa vào việc cải tiến một kỹ thuật đã có sẵn để sử dụng cho mục đích thương mại. Tờ báo sau đó nêu ra vài trường hợp trong đó người phát hiện trước đã được trao giải Nobel, cùng với vài trường hợp đáng được trao giải mà không được trao, chẳng hạn như Rosalind Franklin và Oswald Avery.
Từ trần.
Lauterbur qua đời ngày 27.3.2007 tại nhà riêng ở Urbana, Illinois do bị bệnh thận. Hiệu trưởng danh dự của Đại học Illinois Richard Herman nói rằng: "ảnh hưởng của Paul Lauterbur được nhận biết trên khắp thế giới hàng ngày, mỗi khi một việc "chụp cộng hưởng từ" cứu sống một đứa con gái hay con trai, một người mẹ hay một người cha".
Các giải thưởng khác và bằng danh dự.
Bằng tiến sĩ danh dự: | 1 | null |
Cúp bóng đá châu Á 2015 là Giải vô địch bóng đá châu Á lần thứ 16 diễn ra từ ngày 9 đến ngày 31 tháng 1 năm 2015 do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức tại Úc. Đây là lần đầu tiên, Úc đăng cai giải đấu này, và là lần đầu tiên, được tổ chức ở bên ngoài lục địa châu Á.
Giải đấu đã chứng kiến một loạt các kết quả không ngờ: đương kim vô địch Nhật Bản có kết quả kém nhất kể từ năm 1996 khi bị UAE loại ở tứ kết bởi loạt đá luân lưu 11m. Chủ nhà Úc giành chức vô địch đầu tiên, sau khi đánh bại Hàn Quốc với tỉ số 2–1 sau 120 phút ở trận chung kết. Úc trở thành đại diện của AFC giành quyền tham dự cúp Liên đoàn các châu lục 2017 diễn ra ở Nga, qua đó, trở thành đội tuyển duy nhất vô địch hai châu lục khác nhau với bốn cúp vô địch châu Đại Dương. Hàn Quốc đã có màn trở lại ngoạn mục khi xuất hiện tại chung kết sau 27 năm nhưng lại không thể đoạt được danh hiệu thứ 3. Uzbekistan đã đứt mạch tiến bộ của mình khi thua Hàn Quốc 0–2 tại tứ kết, trong khi Trung Quốc trở lại tứ kết kể từ giải đấu 2004. Iraq, đội bóng cựu vương, đã bất ngờ loại ứng cử viên Iran sau loạt penalty cân não với tỷ số 7–6, khi 2 đội hòa 3–3, trong khi UAE, vốn đang sa sút và chỉ mang đến một huấn luyện viên nội có gốc gác Iran, lại gây bất ngờ với vị trí thứ 3 chung cuộc. Qatar, một đội tuyển nặng ký cho chiếc cúp châu Á với thành tích vô địch Vùng Vịnh, lại bị loại ở vòng bảng mà không có điểm nào, trong khi Jordan đã không những lần đầu tiên thua tại vòng bảng, mà còn bị loại khỏi giải.
Chọn nước chủ nhà.
Úc là ứng cử viên đăng cai duy nhất và chính thức trở thành chủ nhà vào ngày 5 tháng 1 năm 2011.
Vòng loại.
Vòng loại giải đấu diễn ra theo thể thức của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), giữa 25 đội bóng mạnh nhất của châu lục nhằm xác định 10 suất giành quyền tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2015 được tổ chức tại Úc. Trong số 25 đội bóng này, đội chủ nhà Úc, với 3 đội giành huy chương tại Cúp bóng đá châu Á 2011 là Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc, cùng nhà vô địch Cúp Challenge AFC 2012 là CHDCND Triều Tiên và nhà vô địch Cúp Challenge AFC 2014 là Palestine đã chính thức đoạt vé đi dự vòng chung kết mà không cần qua vòng loại. 20 đội bóng còn lại được chia làm năm bảng đấu, thi đấu 2 trận lượt đi–lượt về theo thể thức sân nhà–sân khách, chọn lấy 2 đội đứng đầu mỗi bảng và đội xếp thứ 3 xuất sắc nhất giành quyền tới Úc.
Các đội tham dự vòng chung kết.
Danh sách 16 đội tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015
Bốc thăm chia bảng.
Lễ bốc thăm vòng chung kết được tổ chức tại nhà hát Opera Sydney vào ngày 26 tháng 3 năm 2014. 16 đội tham gia được chia thành bốn nhóm dựa theo bảng xếp hạng FIFA để bốc thăm vòng bảng. Lễ bốc thăm được công bố vào tháng 3 năm 2014. Dưới đây là 4 nhóm hạt giống.
Địa điểm.
Sân vận động.
Năm thành phố chủ nhà bao gồm: Sydney, Melbourne, Brisbane, Canberra và Newcastle, được công bố vào ngày 27 tháng 3 năm 2013, với tổng số 5 địa điểm được sử dụng.
Trại đóng quân.
Mỗi đội có một "trại đóng quân" cho vị trí của mình giữa các trận đấu. Từ danh sách ban đầu của 27 địa điểm, các hiệp hội quốc gia đã chọn vị trí của họ trong năm 2014. Các đội sẽ đào tạo và cư trú tại các địa điểm trên khắp các giải đấu, đi du lịch để tổ chức giải đấu đi từ căn cứ của họ.
Các đài truyền hình.
Giải đấu được truyền hình trực tiếp trên khoảng 80 kênh truyền hình khắp thế giới. Dự kiến khoảng 800 triệu người theo dõi các trận đấu, với các giải đấu đạt được một khán giả truyền hình tiềm năng của hơn 2.5 tỷ người. Dưới đây là danh sách xác nhận các quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu quyền phát sóng cho Cúp bóng đá châu Á 2015.
Bóng thi đấu chính thức.
Nike Ordem 2 được công bố là quả bóng trận đấu Cúp bóng đá châu Á 2015 chính thức vào ngày 1 tháng 10 năm 2014. Bóng thể hiện màu sắc truyền thống của giải đấu. Bóng chủ yếu là màu trắng có thiết kế đặc biệt với một đường nét đồ họa chủ yếu là màu đỏ và các chi tiết màu vàng để dễ nhìn thấy hơn. Bóng có biểu tượng Cúp bóng đá châu Á 2015 cũng như một hình Swoosh màu đen. Quả bóng được thiết kế sao cho đường bay, độ chính xác và kiểm soát thực sự chân thực, và các tính năng rãnh Nike Aerowtrac và một vỏ bọc vi kết cấu. Công nghệ Nike RaDaR (Rapid Decision and Response) độc đáo cũng được sử dụng trong thiết kế của nó để bóng nhanh hơn, trong khi 3 lớp tổng hợp trên được thực hiện cho cảm ứng tối ưu.
Trọng tài trận đấu.
Ngày 1 tháng 1 năm 2015, AFC công bố 43 trọng tài tham gia điều hành các trận đấu, bao gồm cả trợ lý trọng tài, 3 trọng tài dự bị, và 4 trợ lý trọng tài dự trữ. Mỗi tổ trọng tài (trong đó có 11) gồm 3 quan chức trận đấu từ cùng một quốc gia: một trọng tài chính và 2 trợ lý trọng tài.
6 giám sát trận đấu, người từng là trọng tài thứ tư, và 8 trợ lý trọng tài hỗ trợ, người từng là trọng tài thứ năm, cũng được đặt tên là:
Danh sách cầu thủ tham dự giải.
Mỗi quốc gia sẽ có đội hình cuối cùng gồm 23 cầu thủ phải nộp trước ngày 30 tháng 12 năm 2014.
Vòng bảng.
Lịch thi đấu được công bố vào ngày 27 tháng 3 năm 2013.
Các đội nhất và nhì bảng giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp.
Bảng C.
!width=25%|
!width=10%|
!width=25%| | 1 | null |
Ôn Hi Tĩnh Tần họ Lý (), còn gọi với tôn hiệu Diên Hỗ Cung (延祜宮), là một Hậu cung tần ngự của Triều Tiên Anh Tổ, sinh mẫu của Hiếu Chương Thế tử (孝章世子).
Cuộc đời.
Lý Tĩnh tần bản quán ở Hàm Dương, là con gái của Tặng Lĩnh Nghị Chính Lý Hậu Triết (贈領議政 李後哲) và Kim phu nhân ở Kim Hải (金海金氏). Ông nội là Lý Tín Nguyên (李信瑄), ông ngoại là Kim Mai Nhất (金梅一).
Năm 1701, bà vào cung làm Cung nữ, gia thế không cao nên không thể tấn phong cao hơn. Về sau, bà vào hầu Diên Nhưng quân (延礽君). Năm 1719, bà sinh con trai cả (Hiếu Chương Thế tử, sau chết sớm, được truy phong miếu hiệu Chân Tông). Cách năm bà hạ sinh hai con gái (Trưởng nữ chết yểu và Ông chúa Hòa Thuận).
Năm 1721, Diên Nhưng quân được phong làm Vương thế đệ (王世弟), bà được phong làm "Chiêu huấn" (昭訓). Tuy nhiên, không lâu sau bà qua đời do bị ngộ độc.
Khi Diên Nhưng quân lên ngôi, tức Triều Tiên Anh Tổ, ông đã sắc phong con trai của Lý Tĩnh tần làm Vương Thế tử (王世子), đồng thời truy phong bà làm Ôn Hi Tĩnh tần (溫僖靖嬪). Về sau, Triều Tiên Chính Tổ lên ngôi, dâng cung hiệu là Diên Hỗ Cung (延祜宮)... | 1 | null |
Chiêu Dụ Ánh tần họ Lý (15 tháng 8, 1696 — 23 tháng 8, 1764), còn gọi với tôn hiệu Tuyên Hy cung (宣禧宮), là một Hậu cung tần ngự của Triều Tiên Anh Tổ và là mẹ đẻ của Tư Điệu Thế tử Lý Huyên trong lịch sử bán đảo Triều Tiên. Bà nổi tiếng trong lịch sử vì là người kêu gọi vua Anh Tổ xử tử chính con trai của họ, với lý do Thế tử mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng.
Cuộc sống trong hoàng tộc.
Ánh tần Lý thị bổn quán ở Toàn Nghĩa, sinh vào ngày 18 tháng 7 năm Túc Tông 22, tức 15 tháng 8, 1696, là con gái của Tặng Tán Thành [[Lý Du Phiên]]. Bà nhập cung làm Cung nữ khi mới 6 tuổi. Không rõ lúc nào bà vào hầu hạ Vương thế đệ Lý Khâm (em vua Cảnh Tông) và được nạp thiếp.
Năm [[1724]], Thế đệ lên nối ngôi, Lý thị khi ấy đang được sủng ái nhất Nội mệnh phụ. Năm [[1726]], bà được thăng lên hàng "Thục nghi" (淑儀) khi đang mang thai lần đầu. Việc này bị các đại thần dâng sớ can ngăn, nhưng cuối cùng việc vẫn được tiến hành thuận lợi. Tháng 4 năm sau, bà sinh hạ [[Hòa Bình Ông chúa]] (和平翁主), con gái thứ hai của Anh Tổ và rất được nhà vua yêu quý. Năm [[1728]], hai tháng sau lần sinh con thứ hai, bà được phong "Quý nhân", ngự ở [[Tập Phúc hiên]], [[Xương Khánh Cung]]. Năm [[1730]], sắc phong làm Ánh tần, thuộc Chánh nhất phẩm Nội mệnh phụ, chỉ sau [[Trinh Thánh Vương hậu|Vương phi họ Từ]] khi đó đang là Trung điện.
Bấy giờ trong số hậu cung của Anh Tổ, chỉ có [[Ôn Hi Tĩnh tần họ Lý|Tĩnh tần họ Lý]] hạ sinh [[Hiếu Chương Thế tử|Thế tử]]. Tuy nhiên Thế tử chết yểu vào năm [[1728]]. Trong 7 năm sau đó trong cung không có hoàng tử chào đời khiến Anh Tổ chịu áp lực về vấn đề kế vị. Năm [[1735]], Ánh tần sinh ra người con tứ 6 là 1 Vương tử sau 5 lần liên tiếp sinh con gái, Anh Tổ và triều thần rất vui mừng và sắc phong làm [[Vương thế tử]] vào đầu năm [[1736]].
Ngay sau khi chào đời, Thế tử Lý Huyên đã được đưa đến nuôi dưỡng ở một cung điện khác, và có vẻ như Ánh tần không được đích thân nuôi dạy con mình. Những phu nhân phụ trách việc chăm sóc thế tử tỏ ra xem thường Ánh tần vì xuất thân bị đánh giá là hèn yếu của bà.
Sau này con dâu của Ánh tần, tức Thế tử tần họ Hồng viết trong hồi ký của mình rằng bà rất thương những đứa con của mình, nhưng lại nghiêm khắc trong việc dạy dỗ họ, "như thể bà không phải là mẹ của họ vậy." Tuy nhiên, bà vẫn tự tay chăm lo cho con mình khi họ đau yếu. Khi Hồng tần trúng tuyển Giản trạch để vào Đông cung kết hôn cùng Thế tử, Ánh tần đã chăm sóc cô khi thể con đẻ của bà, mặc dù theo quy tắc Hoàng gia khi đó, Hồng tần chỉ cần nhìn nhận Từ Vương phi là người mẹ chồng chính thức Năm [[1748]], con gái đầu lòng của Ánh tần là Hòa Bình Ông chúa qua đời khi đang mang thai, và bà được ghi nhận là đã đau lòng sâu sắc.
Hành vi của Tư Điệu Thế tử.
Năm [[1757]], Từ phi qua đời, tức là Trinh Thánh Vương hậu. Hai năm sau Anh Tổ lập Vương phi mới là [[Khánh Châu Kim thị]], tức [[Trinh Thuần Vương hậu]]. Ánh tần họ Lý đã ủng hộ quyết định tái hôn của nhà vua và đứng ra lo liệu cho buổi hôn sự này.
Ánh tần nhận thức được mối quan hệ ngày càng tồi tệ giữa nhà vua với Thế tử, một vấn đề mà Trinh Thánh Vương hậu lúc còn sinh tiền hay thảo luận với bà. Bà cũng biết việc Thế tử mắc chứng tâm thần nghiêm trọng khi anh ta nhiều lần giết hại các nội cung và thái giám, mà Thế tử tần họ Hồng đã tìm đến gặp bà để xin lời khuyên sau vụ giết người đầu tiên của Tư Điệu vào năm [[1757]]. Ban đầu Ánh tần muốn nói chuyện thẳng với Thế tử, song Hồng tần khuyên bà đừng làm như vậy, vì cô ta sợ hậu quả xảy ra khi Thế tử biết được vợ mình đã tiết lộ sự thật ra bên ngoài. Năm [[1760]], Thế tử trở nên mất bình tĩnh trong một buổi tiệc sinh nhật và buông lời mắng chửi mẹ và các con của mình. Khi Tư Điệu bắt đầu đe dọa [[Hòa Hoãn Ông chúa]] (con gái út của Ánh tần) để tăng thêm quyền tự do cá nhân của mình, bà đã đến chứng kiến cuộc gặp giữa họ, vì lo sợ cho sự an toàn của con gái. Trong một lần vào năm [[1760]], bà chứng kiến việc Tư Điệu đe dọa sẽ giết chết Hòa Hoãn bằng thanh kiếm của mình.
Ngày [[4 tháng 7]] năm [[1762]], Ánh tần viết thư cho Tần cung họ Hồng nói về chuyện Thế tử xách kiếm vào cung điện hành thích vua Anh Tổ. Trong bức thư, bà nói lời xin lỗi với con dâu. Cùng ngày hôm qua, bà đã nói chuyện với nhà vua về những hành vi kì lạ của Thế tử như
Ánh tần cho rằng căn bệnh của Tư Điệu là không thể kiểm soát. Bà khuyên nên loại bỏ Thế tử, song vợ và con của anh ta không nên bị giết. Khi nhà vua rời đi, Ánh tần đã đập vào ngực của mình và từ chối ăn uống.
Qua đời.
Thế tử Huyên sau đó bị nhốt vào một thùng gạo và bỏ đói đến chết. Theo hồi kí của Tần cung họ Hồng, Ánh tần họ Lý đã dành hết tình yêu thương chuyển sang cho người cháu trai trưởng, là Thế tôn Lý Toán (tức [[Triều Tiên Chính Tổ|vua Chính Tổ]] sau này). Thế tôn Lý Toán được chuyển sang cung điện của bà, ngủ cùng với bà, và bà cũng đứng ra chăm lo việc ăn uống và học tập cho Thế tôn.
Ánh tần bị mắc một khối u và qua đời ngày [[23 tháng 8]] năm [[1764]], hưởng thọ 68 tuổi. Tuy nhiên trong hồi ký ghi nhận rằng cái chết của con trai đã ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của bà. Cái chết của bà khiến Anh Tổ rất đau buồn, truy phong cho bà cung hiệu Nghĩa Liệt (義烈). Sự việc này chứng tỏ bản thân Anh Tổ rất xem trọng Ánh tần, bởi vì chưa có tiền lệ nào ở Triều Tiên mà một vị vua đich thân ban tên hiệu cho vợ lẽ của mình.
Về sau Thế tôn kế vị, tức vua [[Triều Tiên Chính Tổ]]. Năm [[1788]], Chính Tổ truy tôn cung hiệu cho bà là "Tuyên Hi Cung (宣禧宮). Đến đời [[Đại Hàn Cao Tông]], truy thụy bà thành Chiêu Dụ Ánh tần"' (昭裕暎嬪).
Tham khảo.
Danh sách nguồn.
[[Thể loại:Sinh năm 1696]]
[[Thể loại:Mất năm 1764]]
[[Thể loại:Nữ giới Triều Tiên]]
[[Thể loại:Hậu cung Triều Tiên]] | 1 | null |
là một nữ diễn viên, seiyu (dưới nghệ danh M·A·O) và thần tượng áo tắm Nhật Bản. Được biết đến với vai diễn Luka Millfy/Gokai Yellow trong series "Kaizoku Sentai Gokaiger". Cô hiện đang hợp tác với Yellow Cab Next.
Tiểu sử.
Ichimichi Mao ra mắt lần đầu dưới nghệ danh Minami Rio (南梨央) vào tháng 10 năm 2006 như một thành viên thế hệ thứ bảy của nhóm nhạc thần tượng "HOP Club" thuộc HoriPro Osaka. Năm 2007, cô xuất hiện trong chương trình tạp kỹ Enter! 371. Sau khi phát hành DVD thần tượng "Ike Ike Go! Go!" HOP Club trong năm 2010, cô chia tay với HoriPro Osaka. Chuyển đến Tokyo để khởi động lại sự nghiệp của mình, cô từ bỏ nghệ danh của mình và ký kết với Yellow Cab Next. Ichimichi trở thành đồng chủ nhà trong chương trình tạp kĩ "Sakiyomi Jan Bang!" của Weekly Shōnen Jump.
Trong năm 2011, Ichimichi nhận vai Luka Millfy / Gokai Yellow trong loạt phim Super Sentai Kaizoku Sentai Gokaiger. Vào tháng 6 năm đó, cô phát hành DVD thần tượng solo đầu tiên của cô là "A Distant Shore" với một cuốn sách ảnh đi kèm cùng tên. Sau đó, cô quảng bá video thần tượng thứ hai của mình "Apartment" và cuốn sách ảnh "Afternoon Tea" vào tháng 12.
Đóng phim.
Lồng tiếng phim.
Video game.
<!-- NEED SOURCE | 1 | null |
Neo là một dụng cụ hàng hải dùng để giữ tàu thuyền ở một vị trí nhất định bằng cách kềm chế lực di động khi gài thuyền vào đáy sông hoặc biển. Khi đã thả neo, tàu thuyền không bị dòng nước hoặc sóng xô đẩy di dịch đến vị trí khác.
Từ nguyên.
Danh từ tương đương với "neo" trong các ngôn ngữ Âu châu thường có gốc từ tiếng Latin "ancora", và xưa hơn nữa là từ tiếng Hy Lạp nguyên thủy ἄγκυρα ("ankura")).
Tác dụng.
Thuyền nhỏ dùng một neo buộc bằng dây hoặc xích. Tàu lớn có thể dùng thừng cột đến ba neo, một ở đằng lái, hai ở mũi. Neo đúc bằng kim loại cốt lấy trọng lượng thật nặng để ghì tàu nên có cái cân đến 20 tấn.
Khi đứng yên, tàu chịu tác động của gió, lực cản của dòng nước chảy, lực va đập của sóng và các ngoại lực ngẫu nhiên khác. Neo là một thiết bị dùng để giữ cho tàu đứng yên dưới tác dụng của các ngoại lực đó. Hay nói một cách khác: neo là một tổ hợp kết cấu dùng để neo tàu.
Vị trí neo.
Trên mỗi một con tàu thường được trang bị neo chính và neo phụ. Neo chính thường đặt ở mũi còn có tên gọi là "neo dừng", vì rằng mũi tàu có sẵn lỗ khoét thoát nước nên việc thả neo dễ dàng hơn không bị cản trở. Hơn nữa khoang mũi thường để trống, nên dùng làm hầm xích neo rất thuận tiện.
Neo phụ được đặt ở phía đuôi tàu còn được gọi là "neo hãm". Neo hãm không thuận dùng bằng neo dừng vì vị trí này dễ ảnh hưởng đến chong chóng và bánh lái. Thông thường neo chính và neo phụ không được thả cùng một lúc.
Lực bám của neo.
Lực bám của neo là khả năng bám vào nền đất của neo. Lực bám của neo phụ thuộc vào trọng lượng neo, kết cấu của từng loại neo và nền đất nơi thả neo. Trong đó trọng lượng neo là yếu tố quan trọng nhất, tức là khi trọng lượng neo càng lớn thì lực bám của neo càng tăng và ngược lại. Mặt khác, neo có cán càng dài thì lực bám càng tăng đồng thời càng làm tăng tính ổn định của neo trên nền đất. Vì vậy ở một số trường hợp người ta làm thanh ngang để tăng độ ổn định của neo.
trong đó: GN - trọng lượng của neo, kG.
k - hệ số bám của neo, xác định nhờ thực nghiệm và tuỳ theo loại neo, tùy theo nền đất.
Chiều sâu thả neo.
Trong khai thác, ở điều kiện thuận lợi có thể đỗ tàu bằng neo thì chiều dài cáp neo (là chiều dài từ lỗ thả neo đến vị trí neo nằm ở nền đất l phụ thuộc vào chiều sâu nơi thả neo và tốt nhất là:
l = 4.h0 nếu h0 tới 25, m.
l = 3.h0 nếu 25 tới h0 tới 50,m.
l = 2,5.h0 nếu 50 < h0 tới 150,m.
l = (1,5 tới 2).h0 nếu h0 tới 150,m.
Phân loại thiết bị.
Tuỳ thuộc vào từng loại tàu, vào công dụng và đặc tính làm việc của tàu mà lựa chọn thiết bị neo theo loại thiết bị neo có hốc hay không có hốc, theo máy tời neo đứng hay nằm, v.v. | 1 | null |
Pablo Daniel Osvaldo (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1986), tên thường gọi là Pablo Osvaldo hay Dani Osvaldo (), là một cầu thủ bóng đá Ý gốc Argentina thi đấu ở vị trí tiền đạo.
Sinh ra ở Argentina, Osvaldo bắt đầu sự nghiệp ở Huracán vào năm 2005 anh chuyển tới Ý vào năm 2006 theo một hợp đồng đồng sở hữu giữa Atalanta và Lecce, sau đó thi đấu cho Fiorentina và Bologna. Sau khi được cho mượn tại Espanyol, anh gia nhập Espanyol teo một hợp đồng dài hạn trước khi trở lại Ý để cập bến Roma vào năm 2011. Anh có hai mùa ở Roma và sau đó chuyển tới Southampton, nơi anh chủ yếu được đem cho mượn (tại Juventus, Inter và Boca Juniors) trước khi gia nhập Porto. Anh trở lại Boca vào tháng 1 năm 2016 nhưng bị chấm dứt hợp đồng vào tháng 5.
Osvaldo đủ điều kiện đá cho đội tuyển Ý nhờ nguồn gốc của mình, có một số lần khoác áo đội U-21 Ý trước khi lên tuyển quốc gia năm 2011.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Bắt đầu chơi bóng.
Anh đến với bóng đá ở câu lạc bộ C.A. Huracán của giải hạng hai Argentina vào năm 2005.Một năm sau,anh chuyển đến Atalanta của Serie B,nơi anh chỉ chơi 3 trận và có 1 bàn thắng. Những năm sau đó anh còn chuyển tới Lecce, Fiorentina và Bologna, ghi được tổng cộng 16 bàn thắng.
Espanyol.
Ngày 10 tháng 1 năm 2010,câu lạc bộ RCD Espanyol chính thức công bố là họ đã có được anh với một bản hợp đồng cho mượn tới tháng 6.Anh có trận đấu đầu tiên tại La Liga khi vào sân ở phút 54 thay cho Iván Alonso ở trận thua CA Osasuna 2-0.
Ngày 3 tháng 6,bản hợp đồng cho mượn được nối dài thêm một mùa giải nữa.Ngày 31 tháng 8,bản hợp đồng cho mượn bị hủy bỏ,thay vào đó là một bản hợp đồng chính thức có thời hạn 5 năm,với mức phí chuyển nhượng là 4,6 triệu €.
Roma.
Sau một mùa giải thành công,ghi nhiều bàn thắng hơn,anh chuyển tới A.S. Roma với mức phí chuyển nhượng 15 triệu € vào ngày 25 tháng 8 năm 2011.Ngày 22 tháng 9 năm 2011,anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Roma trong trận hòa A.C. Siena 1-1 trên sân nhà.Ngày 16 tháng 10,anh có bàn mở tỉ số ngay phút thứ 6 trong trận Derby đấu với đội bóng cùng thành phố Lazio,tuy nhiên Lazio đã thắng với tỉ số 2-1.
Southampton.
Ngày 18 tháng 8 năm 2013,anh đặt bút ký vào bản hợp đồng 4 năm tới Southampton F.C. với mức phí chuyển nhượng kỉ lục của câu lạc bộ, 15,35 triệu €. Anh có trận đấu đầu tiên vào ngày 24 tháng 8 trong trận hòa 1-1 với Sunderland,vào sân từ ghế dự bị trong hiệp hai. Bàn thắng đầu tiên của anh là bàn mở tỉ số trong trận thắng Crystal Palace 2-0.
Đội tuyển quốc gia.
Osvaldo đủ điều kiện để chơi cho Đội tuyển Ý và Đội tuyển Brazil.Ngày 5 tháng 10 năm 2011,do Mario Balotelli và Giampaolo Pazzini,chấn thương thường xuyên,anh nhận lời để chơi cho Đội tuyển Ý tham dự UEFA Euro 2012. | 1 | null |
Pierre Degeyter (8 tháng 10 năm 1848 - 26 tháng 9 năm 1932 tại Saint-Denis, Paris, phiên âm Pi-e Đờ-gây-tê) là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Bỉ, sinh sống tại Pháp. Ông là một trong những nhà soạn nhạc được nhiều người biết tới, đặc biệt là những ai theo con đường của chủ nghĩa cộng sản và xã hội chủ nghĩa bởi bài hát nổi tiếng Quốc tế ca.
De Geyter sinh ra ở Gent, Bỉ, nơi cha mẹ ông, gốc vùng Flanders thuộc Pháp, đã chuyển đến làm việc trong các nhà máy dệt. Khi ông lên bảy, gia đình với người con lúc đó, trở về Pháp và định cư ở Lille. Ở đó, Pierre làm việc như một thợ sản xuất chỉ và học đọc và viết tại các lớp học buổi tối của công nhân. Năm mười sáu tuổi, ông đăng ký học tại Học viện Lille, nơi lần đầu tiên ông tham gia các lớp học vẽ và sau đó tìm được công việc khắc gỗ. Sau đó, ông tham gia các lớp học âm nhạc và tham gia dàn hợp xướng của công nhân "La Lyre des Travailleurs", do nhà lãnh đạo xã hội của Lille, Gustave Delory, thành lập.
"Quốc tế ca".
Vào ngày 15 tháng 7 năm 1888, Delory liên lạc với De Geyter để soạn nhạc cho một số bản "Chants révolutionnaires" (những ca khúc cách mạng) thường được hát tại các sự kiện nổi tiếng với các nhà hoạt động xã hội Lille. Trong số này có một bài hát đã trở thành hội ca của Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế, "Quốc tế ca", phổ nhạc thơ của Eugène Edine Pottier trong "Semaine Sanglante" ("tuần lễ đẫm máu", ngày 22–28 tháng 5 năm 1871) đánh dấu sự kết thúc và bị đàn áp nghiêm trọng của Công xã Paris năm 1871. Cho đến lúc đó, bài hát bình thường vẫn được hát theo giai điệu của Marseillaise.
Pierre đã mất một buổi sáng Chủ nhật để sáng tác bài nhạc trên một chiếc kèn harmonica. Theo một nguồn tin, sau đó ông ấy đã nhờ anh trai Adolphe của mình chơi bài nhạc trên chiếc kèn, và sau đó đã thực hiện một số thay đổi nhỏ. Sáng tác mới lần đầu tiên được chơi bởi dàn hợp xướng của công nhân Lyre des Travailleurs tại buổi liên hoan hàng năm của công đoàn những người ngành báo chí ở Lille vào tháng 7 năm 1888. Sáu nghìn tờ rơi đã được in tại công ty in ấn yêu thích của Pierre, Boldoduc, và được bán để gây quỹ cho đảng xã hội chủ nghĩa ở Lille. Mặc dù tên nhạc sĩ chỉ được công bố là "Degeyter" để bảo vệ tác giả, nhưng Pierre đã bị sa thải bất chấp và sau đó bị các nhà tuyển dụng Lille đưa vào danh sách đen. Ông sớm bị phải thực hiện những công việc lặt vặt để sống, chẳng hạn như chế tạo quan tài. Năm 1902, ông rời Lille cùng vợ và con gái và chuyển đến Saint-Denis, gần Paris.
Bài hát sau đó được giới cộng sản và xã hội chủ nghĩa hát rất nhiều, thậm chí còn được coi là quốc ca của Liên Xô. Họ xem bài hát này là quốc ca cho đến khi Alexander Vasilyevich Alexandrov sáng tác ra bài quốc ca mới cho nước nhà vào năm 1944, và sau khi Liên Xô chấp nhận bản quốc ca mới, "Quốc tế ca" đã được dùng làm Đảng ca của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trên thực tế, Pierre De Geyter đã bỏ qua việc bảo đảm bản quyền. Khi bài hát trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết, anh trai của ông, Adolphe De Geyter đã tuyên bố bản quyền vào năm 1901 và bắt đầu thu tiền bản quyền. Năm 1904, Pierre bắt đầu các thủ tục ra tòa chống lại Adolphe, nhưng Gustave Delory (thị trưởng của Lille lúc bấy giờ) đã ủng hộ tuyên bố của Adolphe (mặc dù trong cuộc gặp năm 1888 với nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Gent Edward Anseele, ông đã xác định Pierre De Geyter là tác giả) và Pierre không thể chứng minh quyền tác giả của mình. Ông đã thua kiện vào năm 1914. Tuy nhiên, vào đầu năm 1916, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Adolphe De Geyter đã treo cổ tự tử, để lại một bức thư cho em trai, trong đó ông thừa nhận hành vi lừa đảo của mình và khẳng định rằng ông đã bị áp lực bởi những người khác. Pierre, lúc đó đang ở vùng tự do của nước Pháp, chỉ nhận được bức thư sau chiến tranh. Năm 1922, phán quyết về bản quyền đã bị đảo ngược.
Cuối đời.
Năm 1927, các nhà lãnh đạo Liên Xô phát hiện ra rằng tác giả thực sự của Quốc tế ca, lúc đó là quốc ca của Liên Xô, vẫn còn sống. Pierre được mời đến Moskva để dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách mạng Tháng Mười và có mặt trên khán đài của những vị khách danh dự, có nhà điêu khắc người Đức Käthe Kollwitz ở bên cạnh. Iosif Stalin đã trao cho ông ta một khoản tiền trợ cấp của nhà nước Liên Xô (theo một số nguồn như một khoản bồi thường cho bản quyền của ông ta). Vì đây là thu nhập duy nhất của Pierre, ngoài khoản phí khiêm tốn thu được về âm nhạc cho các bài thơ khác của Pottier (đặc biệt là "L'Insurgé" và "En avant la Classe Ouvrière") và các giai điệu phổ biến mà ông ấy cũng đã sáng tác, và mặc dù chính quyền thị trấn cánh tả của Saint -Denis đã cấp cho ông một căn hộ miễn phí, Pierre De Geyter đã trải qua những năm cuối đời trong cảnh nghèo khó. Sau khi ông qua đời tại Saint-Denis vào năm 1932, hơn 50 nghìn người đã đến dự đám tang của ông.
Tham khảo.
"Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông", Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007. | 1 | null |
Rừng Oma là một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi họa sĩ kiêm kiến trúc sư và nhà điêu khắc Agustín Ibarrola. Công trình nằm trong một khu rừng gần Kortezubi (Bizkaia, Xứ Basque), thuộc khu dự trữ sinh quyển cửa sông Urdaibai. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi "rừng sơn" hay "khu rừng sống động".
Công việc đi theo xu hướng nghệ thuật hiện đại gọi là "nghệ thuật đất". Hầu hết các tác phẩm được vẽ trên các cây thông Monterrey ("Pinus radiata"). Các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người bằng cách vẽ trên thân cây, qua các hình người, động vật và hình dạng hình học, một số trong đó có thể nhìn thấy chỉ từ các vị trí nhất định nhưng lại có một số lại có thể nhìn thấy từ nhiều vị trí để tạo ra các tác phẩm khác nhau.
Mục đích của việc làm này để hỗ trợ các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố. Vào năm 2000, khoảng 100 cây thông trong khu bảo tồn thiên nhiên đã bị chặt phá để phản đối lập trường của ông. | 1 | null |
Walther Hermann Nernst (1864-1941) là nhà hóa học nổi tiếng người Đức. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1920 nhờ công trình khoa học sau: Nghiên cứu, tính toán về ái lực hóa học và định luật 3 của nhiệt động lực học.
Sự nghiệp.
Walther Hermann Nernst là cựu học sinh xuất sắc của hai trường Đại học Göttingen và Đại học Graz. Ông vào học tại trường Đại học Graz từ năm 1886. Khi bắt đầu công việc của một nhà khoa học, ông làm việc chủ yếu tại Đại học Berlin. Ông có sự cộng tác với một số nhà hóa học khác, nổi bật là sự hợp tác với nhà hóa học người Mỹ Hermann Irving Schlesinger tại Đại học Berlin hay Hans von Euler-Chelpin tại Đại học Göttingen. Ông cũng tham gia những buổi hội thảo của Hiệp hội Vật lý Đức, nơi quy tụ của rất nhiều nhà khoa học danh tiếng, trong đó có Albert Einstein. Ông còn là người phát triển định luật 3 của nhiệt động lực học trong khoảng thời gian từ năm 1906 đến năm 1912. Đây là một trong hai công trình khoa học giúp ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1920.
Tôn vinh.
24748 Nernst là tiểu hành tinh được đặt theo tên của Walther Nernst để tôn vinh nhà hóa học người Đức này. | 1 | null |
Felipe VI của Tây Ban Nha (Felipe đệ lục) (; sinh 30 tháng 1 năm 1968) là vua trị vì Tây Ban Nha từ ngày 19 tháng 6 năm 2014, một ngày sau khi cha ông là vua Juan Carlos I thoái vị..
Thiếu thời.
Felipe sinh tại Madrid, sau hai người chị của mình và đảm bảo có người kế vị ngai vàng Tây Ban Nha. Tên đầy đủ của ông là Felipe Juan Pablo Alfonso de Todos los Santos de Borbón y Grecia. Tên biểu tượng được đưa ra tại lễ rửa tội, được đặt bởi Đức Tổng Giám mục Madrid Casimiro Morcillo González bao gồm tên của nhân vật nhà Borbón đầu tiên thống trị ở Tây Ban Nha, ông nội của ông (Infante Juan, Bá tước của Barcelona và Pavlos I của Hy Lạp), ông cố của ông Alfonso XIII của Tây Ban Nha, và của tất cả các Thánh (De Todos los Santos hoặc et omnes Sancti) như là phong tục của nhà Bourbons. Tại thời điểm chào đời, ông có được gọi là Infante của Tây Ban Nha, và như cha của ông, chưa có vị trí thừa kế rõ ràng. Cha mẹ đỡ đầu của ông là ông nội của ông, Infante Juan, Bá tước xứ Barcelona, và bà cố nội của ông, Victoria Eugenie của Battenberg.
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1986, ở tuổi 18, Felipe đã thề trung thành với Hiến pháp và đức vua trước Quốc hội Tây Ban Nha, chấp nhận hoàn toàn vai trò thể chế của mình như là người kế thừa cho vương miện Vương thất Tây Ban Nha.
Học vấn.
Sau khi học tiểu học ở Tây Ban Nha, Felipe sang Canada học và lấy bằng tú tài tại Lakefield College School tại Ontario. Từ 1985 cho đến 1988 ông đã tham dự nhiều quân chủng của quân đội Tây Ban Nha: Bộ binh, Hải quân và Không quân. Ông có thể lái trực thăng và máy bay. <br>Năm 1988 ông học luật tại Madrid và lấy bằng cử nhân vào năm 1993. Sau đó ông đã lấy bằng thạc sĩ khoa học về dịch vụ đối ngoại (MSFS) tại Đại học Georgetown ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Tại Georgetown, ông học cùng khóa và ở cùng nhà với Pavlos, Thái tử Hy Lạp. Felipe nói rất giỏi 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Phản đối công khai.
Sau ngày 11 tháng 3 năm 2004, vụ đánh bom Madrid, Felipe cùng với hai người chị của mình Elena và Cristina, trở thành thành viên đầu tiên của gia đình hoàng gia Tây Ban Nha đã từng tham gia vào một cuộc biểu tình công cộng. | 1 | null |
Frederick Soddy (1877-1956) là nhà hóa học phóng xạ người Anh. Ông được trao Giải Nobel Hóa học vào năm 1921 nhơ công trình nghiên cứu về sự biến đổi của các nguyên tố hóa học và chứng minh sự xuất hiện đồng vị của các nguyên tố phóng xạ.
Tiểu sử.
Soddy sinh ra tại đường 5 Bolton, Eastbourne, nước Anh. Ông đến học trường Đại học Eastbourne, trước khi lên đường để học tại Đại học Wales ở Aberystwyth và tại trường cao đẳng Merton, Oxford, nơi ông tốt nghiệp năm 1898 với những danh hiệu hạng nhất về hóa học. Ông là một nhà nghiên cứu tại Oxford từ năm 1898 đến 1900.
Sự nghiệp khoa học.
Năm 1900, ông trở thành người biểu diễn về hóa học tại Đại học McGill ở Montreal, Quebec. Đây là nơi ông làm việc với Ernest Rutherford về phóng xạ. Ông và Rutherford nhận ra rằng những hoạt động bất thường của các nguyên tố phóng xạ là vì chúng bị phân hủy thành các nguyên tố khác. Sự phân rã này cũng tạo ra bức xạ alpha, beta, và gamma. Khi phóng xạ lần đầu tiên được phát hiện, không ai chắc chắn nguyên nhân đã khiến nó xảy ra là gì. Soddy và Rutherford cần phải làm việc và nghiên cứu cẩn thận để chứng minh rằng chuyển đổi nguyên tử đã thực sự xảy ra. Năm 1903, với Sir William Ramsay tại Đại học London, Soddy cho thấy sự phân rã radium sẽ sản xuất ra khí helium. Trong thí nghiệm, một mẫu radium đã được bao bọc trong một vỏ bọc thủy tinh có lớp mỏng được đặt trong một bóng đèn thủy tinh đã được phân tán. Sau khi rời khỏi thí nghiệm trong một thời gian dài, một phân tích phổ của nội dung của không gian cũ đã phân tán cho thấy sự có mặt của heli. Sau đó, vào năm 1907, Rutherford và Thomas Royds cho thấy heli được hình thành như hạt nhân tích điện dương helium (He2 +) giống như các hạt alpha, có thể đi qua bức tường thủy tinh mỏng nhưng được chứa trong vỏ thủy tinh xung quanh.
Trong khi cùng nghiên cứu với nhau, Ernest Rutherford và Frederick Soddy đã đưa ra lý thuyết biến tố. Họ đã theo dõi rất chi tiết một chuỗi các phân rã phóng xạ khác nhau và so sánh năng lượng phát ra với sự thay đổi khối lượng của hạt nhân mẹ và hạt nhân con. Họ tìm ra hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có những khối lượng khác nhau. Đó là cơ sở để họ tìm ra được đồng vị.
Từ năm 1904 đến năm 1914, Soddy là giảng viên tại Đại học Glasgow. Tháng 5 năm 1910 Soddy được bầu làm Uỷ viên Hội Hoàng gia. Năm 1914, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học Aberdeen, nơi ông làm nghiên cứu liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhât. Tác phẩm mà Soddy và trợ lý nghiên cứu của ông Ada Hitchins làm tại Glasgow và Aberdeen cho thấy uranium bị phân hủy thành radium. Họ cũng chỉ ra rằng một nguyên tố phóng xạ có thể có nhiều hơn một khối lượng nguyên tử mặc dù các tính chất hóa học giống hệt nhau. Soddy đặt tên cho đồng vị khái niệm này có nghĩa là 'cùng một vị trí'. Từ 'đồng vị' ban đầu được đề nghị bởi ông Margaret Todd. Sau đó, J. J. Thomson cho thấy rằng các nguyên tố không phóng xạ cũng có thể có nhiều đồng vị. Năm 1913, Soddy cũng cho thấy rằng một nguyên tử di chuyển số nguyên tử thấp hơn xuống bằng hai lần phát xạ alpha, cao hơn một lần so với phát xạ beta. Điều này đã được Kazimierz Fajans khám phá ra cùng thời gian và được gọi là định luật phóng xạ của Fajans và Soddy. Đây được coi là một bước cơ bản để tìm hiểu mối quan hệ giữa các họ các nguyên tố phóng xạ. Soddy đã cho xuất bản hai cuốn sách: Giải thích Radium (1909) và Chuyển đổi nguyên tử (1953).
Năm 1918 ông tuyên bố phát hiện ra một đồng vị ổn định của Protactinium khi đang làm việc với John Arnold Cranston. Đây là một phát hiện của các đối tác Đức; tuy nhiên, người ta nói rằng phát hiện của họ thực sự đã thực hiện vào năm 1915 nhưng tuyên bố của nó đã bị trì hoãn do ghi chú của Cranston bị chặn lại trong khi ông phục vụ tích cực cho cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Năm 1919 ông chuyển đến Đại học Oxford và làm Giáo sư Hóa học của Tiến sĩ Lee. Tại đây, trong khoảng thời gian cho đến năm 1936, ông đã tổ chức lại các phòng thí nghiệm và giáo trình về hóa học. Ông đã nhận giải Nobel năm 1921 về hóa học cho nghiên cứu phân rã phóng xạ của ông và đặc biệt là ông đã xây dựng lý thuyết về đồng vị. Công việc nghiên cứu và các bài tiểu luận của ông đã phổ biến sự hiểu biết mới về phóng xạ và là nguồn cảm hứng chính cho cuốn The World Set Free (1914) của H. G. Wells, trong đó các quả bom nguyên tử rơi từ máy bay trong một cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm trong tương lai. Tiểu thuyết của Wells còn được gọi là Cuộc chiến cuối cùng và tưởng tượng một thế giới hòa bình đang nổi lên từ sự hỗn loạn. Trong "Wealth, Virtual Wealth and Debt", Soddy ca ngợi Wells về việc Thiết lập thế giới miễn phí của ông. Ông cũng nói rằng các quy trình phóng xạ có thể gây sức mạnh cho các ngôi sao.
Kinh tế.
Trong bốn cuốn sách do ông viết từ năm 1921 đến năm 1934, Soddy đã tiến hành "một chiến dịch nhằm tái cơ cấu các mối quan hệ tiền tệ toàn cầu", đưa ra một quan điểm về kinh tế có nguồn gốc từ vật lý - luật về nhiệt động lực học - chúng như một cái vòng ". Mặc dù hầu hết các đề xuất của ông ta là "bỏ qua tiêu chuẩn vàng, hãy để tỷ lệ trao đổi quốc tế trôi nổi, sử dụng số lượng dư và thâm hụt của liên bang như là các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô có thể chống lại các xu hướng theo chu kỳ và thiết lập các cơ quan thống kê kinh tế (bao gồm một chỉ số giá tiêu dùng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực này "- hiện nay là thực tiễn thông thường, phê bình của ông về ngân hàng dự trữ phân đoạn" vẫn còn nằm ngoài tầm nhìn của trí tuệ thông thường ". Soddy viết rằng các khoản nợ tài chính tăng theo cấp số nhân với lãi suất hợp chất, ngoại trừ nền kinh tế thực tế dựa trên các kho dự trữ nhiên liệu hoá thạch. Năng lượng thu được từ các nhiên liệu hoá thạch không thể được sử dụng lại. Sự phê bình về tăng trưởng kinh tế này được các người thừa kế với trí thức cao của ông trong lĩnh vực kinh tế sinh thái đang nổi lên.
Những quan điểm chống lại tôn giáo.
Trong "Wealth, Virtual Wealth and Debt", Soddy đã trích dẫn các Nghị định (giả mạo) của Elders của Zion như là bằng chứng cho niềm tin, vốn đã được phổ biến rộng rãi vào thời đó, của "một âm mưu tài chính để nô lệ thế giới". Ông đã sử dụng hình ảnh của một âm mưu của người Do Thái để củng cố tuyên bố của ông rằng "Một hệ thống tiền tệ tham nhũng tấn công vào cuộc sống của quốc gia." Trong cùng một tài liệu, ông đã đề cập đến "người phương Đông", người "tối cao" trong "tài chính tối cao" và một "bong bóng huy hoàng của những niềm tin được thổi trên toàn thế giới bởi hệ thống phân cấp của Hebra". Sau này trong đời ông xuất bản một cuốn sách nhỏ Abolish Private Money, hoặc Drown in Debt (1939) với một nhà xuất bản nổi tiếng về các văn bản chống Do thái. Ảnh hưởng của bài viết của ông có thể được đánh giá, ví dụ, trong trích dẫn từ Ezra Pound: "Giáo sư Frederick Soddy nói rằng hệ thống tiền tệ theo tiểu chuẩn vavvafngcura thế giới đã phá vỡ kỷ nguyên khoa học! Các ngân hàng trên thế giới... không hài lòng khi chia sẻ về sản xuất tài sản hiện đại - tuyệt vời như nó đã từng có - nhưng họ đã từ chối cho phép quần chúng nhân loại tiếp nhận chúng. "
Định lý Descartes.
Ông đã khám phá lại định lý Descartes năm 1936 và xuất bản nó như một bài thơ, "The Kiss Precise", trích dẫn tại bài báo của Apollonius. Vòng hôn nhau trong vấn đề này đôi khi được gọi là vòng tròn Soddy.
Danh dự và giải thưởng.
Ông đã nhận được giải Nobel Hóa học năm 1921 và cùng năm đó ông được bầu vào Ủy ban Thẩm quyền về Nguyên tử Quốc tế. Một miệng hố nhỏ ở phía xa Mặt trăng cũng như chất phóng xạ Uranium Soddyite được đặt tên theo ông.
Đời sống cá nhân.
Soddy cưới Winifred Beilby, con gái của Sir George Beilby, vào năm 1908. Ông chết ở Brighton, Anh năm 1956. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các phiên vương thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
Trong trường hợp một chư hầu quốc bị trừ bỏ vì các lý do như mưu phản, phạm tội, hay không có người thừa kế, bảng liệt kê sẽ chấm dứt. Nếu sau đó có một chư hầu quốc khác được phong có cùng tên thì được ghi trong bảng mới. Một số vị phiên vương không rõ thứ tự.
Các phiên vương ngoài tông thất.
Nước Tống.
Năm 416, Lưu Dụ được phong làm Tống công, thực ấp gồm 10 quận, đến năm 419, Tấn Cung Đế lập ông ta làm Tống vương, gia phong cửu tích và tăng thực ấp lên thành 20 quận. Sang năm sau ông ta cướp ngôi nhà Tấn | 1 | null |
Nền chính trị Lào diễn ra trong khuôn khổ của một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng. Đảng chính trị hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP). Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith. Người đứng đầu chính phủ hiện tại là Thủ tướng Phankham Viphavanh. Chính sách của chính phủ được Đảng định đoạt thông qua chín thành viên đầy quyền lực của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và 49 thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng. Những quyết định quan trọng của chính phủ được xem xét chặt chẽ bởi Hội đồng Bộ trưởng.
Tổng quát.
Hiến pháp chế độ quân chủ đầu tiên của Lào do Pháp viết được ban hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1947 trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa đổi ngày 11 tháng 5 năm 1957, bỏ qua tham chiếu đến Liên hiệp Pháp dù còn quan hệ chặt chẽ về giáo dục, y tế và kỹ thuật với sức mạnh thực dân cũ vẫn còn. Văn kiện năm 1957 được bãi bỏ vào ngày 3 tháng 12 năm 1975 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập.
Một hiến pháp mới được thông qua vào năm 1991 đã ghi nhận "vai trò chủ đạo" của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Năm 1992, Lào tổ chức cuộc bầu cử 85 ghế trong Quốc hội mới với các thành viên được bầu bằng phương thức bỏ phiếu kín nhiệm kỳ năm năm. Quốc hội này chủ yếu đóng vai trò tán thành các nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, phê duyệt tất cả các luật lệ mới, mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ thẩm quyền ban hành nghị định ràng buộc. Quốc hội được mở rộng đến 99 thành viên trong năm 1997 và cuộc bầu cử năm 2006 đã có tới 115 thành viên.
Sự nổi loạn.
Đầu những năm 2000, đã xảy ra vụ đánh bom chống lại chính phủ, kết hợp với những vụ xung đột nhỏ tràn qua đất Lào. Một loạt các nhóm khác nhau đã nhận trách nhiệm bao gồm cả Ủy ban Độc lập và Dân chủ ở Lào và Phong trào Công dân vì Dân chủ Lào.
Cơ quan hành pháp.
Chủ tịch nước được Quốc hội bầu với nhiệm kỳ năm năm. Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng được Chủ tịch nước bổ nhiệm và sự chấp thuận của Quốc hội với nhiệm kỳ năm năm.
Cơ quan lập pháp.
Quốc hội (Sapha Heng Xat) có 115 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ năm năm.
Cơ quan tư pháp.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao được Quốc hội bầu theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao và các thẩm phán được sự bổ nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối với nghề luật, có 188 luật sư ở Lào là thành viên của Đoàn luật sư Lào theo một bài báo năm 2016. Tuy nhiên, hầu hết các luật sư đã tham gia vào khu vực chính phủ và không hành nghề luật sư hiếm khi nghĩ đến việc hành nghề trong khu vực tư nhân. Mặc dù có bằng chứng về nữ luật sư ở Lào, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy phụ nữ đã nổi giận trong lĩnh vực pháp lý như thế nào.
Văn phòng Chủ tịch nước.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Khamtai Siphandon
Đơn vị hành chính.
Lào được chia thành 17 tỉnh ("khoueng"), 1 đô thị tự trị* ("nakhon Luang" Vientiane):
Attapeu, Bokeo, Borikhamxay, Champasack, Huaphanh, Khammuane, Luangnamtha, Luangprabang, Oudomxay, Phongsaly, Saravane, Savannakhet, Xaisomboun, Sekong, Viêng Chăn*, Viêng Chăn, Sayaboury, Xiengkhuang. | 1 | null |
Quốc hội Lào (tiếng Lào: ສະພາແຫ່ງຊາດ, "Sapha Heng Xat") là quốc hội đơn viện của Lào, được thành lập dựa theo hình thức hiện tại bởi Hiến pháp Lào năm 1991 để thay thế Hội đồng Nhân dân Tối cao. Sau cuộc bầu cử tháng 12 năm 1997, số ghế đã tăng lên đến 99, một cấu trúc mới đã được công bố và Samane Vignaket được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội thường họp tại thủ đô Viêng Chăn. Ngoài ra, quốc hội đại diện cho quyền, quyền hạn và quyền lợi của các bộ tộc Lào. Quốc hội là cơ quan lập pháp có quyền ra quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước, giám sát cơ quan hành pháp, tòa án nhân dân và viện kiểm sát. Quốc hội Lào gồm 99 đại biểu với nhiệm kỳ 5 năm, các đại biểu do cử tri trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Để thực hiện chức năng của mình, Quốc hội thành lập nên các cơ quan, trong đó, Ủy ban Thường vụ được coi là "cánh tay phải" của Quốc hội.
Lào là một nước thuộc hệ thống đơn đảng. Nghĩa là chỉ có một đảng chính trị duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới được pháp luật công nhận nắm giữ quyền lực thực tế. Hầu hết các hoạt động của Quốc hội chỉ đơn giản là thông qua các quyết định của đảng, nhưng có những nỗ lực được thực hiện để tăng thêm năng lực của các thành viên, đồng thời tăng cường việc xây dựng pháp luật, giám sát và khả năng đại diện của họ.
Quyền hạn.
Điều 53 Hiến pháp Lào quy định quyền và nhiệm vụ của Quốc hội:
Luật định được Quốc hội ban hành phải được Chủ tịch nước ký quyết định thông qua trong vòng 30 ngày. Trong thời gian này Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội xem xét lại. Nếu Quốc hội vẫn quyết định giữ nguyên như theo ban đầu thì Chủ tịch nước phải ký quyết định trong vòng 15 ngày.
Đại biểu.
Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn Thủ tướng hoặc các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao. Người chất vần buộc phải chất vấn tại phiên họp Quốc hội bằng lời nói hoặc văn bản.
Đại biểu Quốc hội sẽ không bị truy tố hoặc giam giữ nếu như chưa có sự phê chuẩn của Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu Quốc hội không nhóm họp.
Trong trường hợp ngẫu nhiên hay cấp bách cơ quan giam giữ đại biểu phải thông báo ngay với Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu Quốc hội không nhóm họp xem xét và quyết định. Việc điều tra không thể ngăn cản việc tham dự phiên họp của đại biểu.
Nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, thành viên của Quốc hội do công dân Lào bầu ra dựa theo pháp luật.
Cuộc bầu cử Quốc hội mới được tổ chức trước 60 ngày Quốc hội hiện tại hết nhiệm kỳ. Trong thời gian chiến tranh hoặc trong hoàn cảnh không bầu được Quốc hội khóa mới, Quốc hội hiện tại có quyền kéo dài nhiệm kỳ hiện tại thêm 6 tháng.
Nếu thấy cần thiết với 2/3 số thành viên Quốc hội tán thành, Quốc hội hiện tại sẽ kết thúc nhiệm kỳ sớm và tổ chức cuộc bầu cử mới.
Phiên họp.
Quốc hội Lào gồm có 3 phiên họp:
Quốc hội nhóm họp định kỳ 2 lần 1 năm theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường nếu thấy cần thiết.
Kỳ họp Quốc hội sẽ được triệp tập với 1/2 số thành viên Quốc hội, các quyết định được coi là hợp lệ với 1/2 số thành viên nhọm họp trừ những quyết định quan trọng về nhiệm kỳ Quốc hội, bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước.
Phiên họp khai mạc.
Phiên khai mạc của Quốc hội được triệu tập trước sáu mươi ngày ngay khi Quốc hội mới được bầu. Chủ tịch Quốc hội trước đây chủ trì và hướng dẫn phiên khai mạc cho đến khi Chủ tịch Quốc hội mới được bầu.
Phiên họp thường kỳ.
Quốc hội triệu tập phiên họp thường kỳ hai lần một năm. Phiên họp thường kỳ đầu tiên, diễn ra vào cuối năm tài chính giữa tháng 6 và tháng 7 và phiên họp thứ hai thường diễn ra vào đầu năm tài chính giữa tháng 11 và tháng 12, đều do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập
Phiên họp bất thường.
Phiên họp Quốc hội bất thường có thể được triệu tập giữa hai kỳ họp thường kỳ của Quốc hội để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng và cần thiết khi xác định bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần tư tổng số thành viên của Quốc hội.
Ủy ban.
[[Ủy ban Quốc hội]] của Quốc hội Lào hiện có 9 ủy ban gồm:
Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội có thể thành lập thêm một số ủy ban theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, có thể thực hiện nhiệm vụ thay mặt Quốc hội trong thời gian Quốc hội không nhóm họp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền và nhiệm vụ sau:
Chủ tịch Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu, và là Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Quốc hội theo quốc gia|Lào]]
[[Thể loại:Chính phủ Lào]]
[[Thể loại:Viêng Chăn]]
[[Thể loại:Cơ quan lập pháp đơn viện|Lào]]
[[Thể loại:Cơ quan lập pháp quốc gia|Lào]]
[[Thể loại:Lập pháp độc viện]]
[[Thể loại:Quốc hội]] | 1 | null |
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kể từ khi Lào là một quốc gia độc đảng, với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là chính đảng duy nhất được hiến pháp công nhận, tất cả các Thủ tướng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã từng là thành viên của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khi đương chức. Thủ tướng đương nhiệm là Sonexay Siphandone từ ngày 30 tháng 12 năm 2022.
Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được hình thành từ thời Kaysone Phomvihane, vị thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Văn phòng tiền thân của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là Thủ tướng Chính phủ cựu Vương quốc Lào. Đã có 6 đời thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhưng tổng cộng có tới 18 đời thủ tướng Lào nếu tính luôn cả Thủ tướng Vương quốc Lào.
Thủ tướng Chính phủ được bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước với Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trong việc bầu ra tất cả các bộ trưởng chính phủ. Các báo cáo hoạt động của Thủ tướng Chính phủ phải được trao cho Quốc hội, trong khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát các hoạt động của Trung ương và Thủ tướng Chính phủ. Cuối cùng, các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của chính phủ. | 1 | null |
Thông Monterrey (tên khoa học: Pinus radiata) là một loài trong họ Pinaceae, còn được gọi là thông Insignis hay thông Radiata, loài thông bản địa của bờ biển miền Trung của California. Loài này được D.Don miêu tả khoa học đầu tiên năm 1837.
Mô tả.
"Pinus radiata" là một loài dễ sống, phát triển nhanh, gỗ mềm, trọng lượng riêng trung bình, có rất nhiều công dụng trong cuộc sống . Lâm sinh của nó rất phát triển, và được xây dựng trên một nền tảng vững chắc của hơn một thế kỷ nghiên cứu, quan sát và thực hành. Loài này thường được xem là mô hình cho việc trồng rừng đối với các loài cây khác. Đây là loài thông được trồng rộng rãi nhất trên thế giới, có giá trị cho sự phát triển, nhanh chóng thu hoạch được gỗ và bột giấy chất lượng.
Mặc dù thông Monterrey được trồng rộng rãi như một rừng gỗ trồng ở nhiều vùng ôn đới trên thế giới, nhưng nó đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng trong phạm vi tự nhiên của nó.
Phân bố.
Nó có nguồn gốc ở ba khu vực ở Santa Cruz, bán đảo Monterey và quận San Luis Obispo. Nó cũng được tìm thấy như giống thực vật "Pinus binata" var. "binata" trên đảo Guadalupe với tên gọi thông Guadalupe, và một thứ/phân loài "P. radiata" có thể tách biệt - ssp. "cedrosensis" trên đảo Cedros, cả hai đều ở ngoài khơi Thái Bình Dương vùng bờ biển phía tây miền bắc bán đảo Baja California ở México.
Tại Úc, New Zealand, Tây Ban Nha, Argentina, Chile, Uruguay, Kenya, Nam Phi nó là một loài cây trồng chính. | 1 | null |
Andinobates là một chi ếch độc có ở Nam Mỹ. Nó chứa các loài trước đây xếp trong chi "Dendrobates" và năm 2006 đã được chuyển sang chi "Ranitomeya". Năm 2011, Twomey, Brown và ctv đã lập ra chi "Andinobates" cho một nhóm gồm 12 loài "Ranitomeya". Các loài ếch thuộc chi "Andinobates" có thể phân biệt với các loài trong chi chị em với chúng là "Ranitomeya" về mặt giải phẫu ở chỗ đốt sống 2 và 3 của chúng hợp nhất. Chúng không có hoa văn mắt lưới ở các chi như ở các loài "Ranitomeya".
"Andinobates" sinh sống tại các rừng mưa ở Colombia (các tỉnh Antioquia, Chocó, Santander, Cundinamarca, Caldas, Cauca, Córdoba, Tolima, Valle del Cauca, Quindío, Risaralda), Ecuador (tỉnh Napo) và Panama (các tỉnh Bocas del Toro, Colón, Coclé, Kuna Yala, Veraguas), trong khi "Ranitomeya" chỉ sống trong lưu vực sông Amazon. Loài điển hình của chi này là "Andinobates bombetes".
Các loài.
"Andinobates" ban đầu chứa 12 loài trước đây xếp trong chi "Ranitomeya". Năm 2013 "Andinobates cassidyhornae", một loài khác từ vùng Andes thuộc Colombia đã được miêu tả. | 1 | null |
Francis William Aston (1877-1945) là nhà hóa học của Vương quốc Anh. Ông có vinh dự được trao Giải Nobel Hóa học vào năm 1922. Công trình khoa học đã giúp ông có vinh dự này đó là nghiên cứu về tỉ lệ các hạt vật chất trong đồng vị của các nguyên tố hóa học không phóng xạ. Ngoài ra, ông cùng với Arthur Jeffrey Dempster, một người Mỹ, sáng chế ra khối phỏ ký vào năm 1919 | 1 | null |
Age of Mythology (thường viết tắt là AoM), là một trò chơi chiến thuật thời gian thực, được phát triển bởi Ensemble Studios và phát hành bởi Microsoft Game Studios. Trò chơi phát hành vào ngày 30 tháng 10 năm 2002 tại Bắc Mỹ và Châu Âu một tuần sau đó.
Là spin-off của dòng game Age of Empires, Age of Mythology lấy cảm hứng từ những truyền thuyết và thần thoại: Hy Lạp, Ai Cập và Bắc Âu, hơn là bối cảnh có thật trong lịch sử. Nhiều yếu tố trong trò chơi giống như series Age of Empires. Chiến dịch của nó xoay quanh một đô đốc người Atlantean tên là Arkantos, người bị buộc phải đi qua những vùng đất của ba nền văn hóa trong trò chơi, để săn lùng một tên cyclops kẻ đang liên minh với thần Poseidon chống lại Atlantis
Cách chơi.
Giống như hai tiền bối Age of Empires và , Age of Mythology cũng tập trung vào khai thác tài nguyên, xây dựng công trình và quân đội, và đánh chiếm thành trì của đối phương, cũng phải trải qua bốn thời kỳ, để mở khóa được các loại quân mới cũng như các công nghệ mới cho người chơi.
Không giống như hai tiền bối của nó, Age of Mythology chỉ có ba nền văn minh là Hy Lạp, Ai Cập và Na Uy, nhưng mỗi nền văn minh lại có ba vị thần chủ khác nhau, ví dụ như Zeus của Hy Lạp, hay Odin của Na Uy, tổng cộng là chín vị thần để lựa chọn trước khi chơi.
Có ba loại tài nguyên cơ bản là vàng, gỗ và lương thực, cùng với một loại tài nguyên đặc biệt là ân huệ. Lương thực có được từ làm ruộng, săn bắn hái lượm, làm thịt gia súc và đánh cá. Gỗ có được từ việc chặt cây và vàng kiếm được từ các mỏ vàng cũng như buôn bán. Riêng tài nguyên ân huệ thì mỗi nền văn minh có cách thu hoạch riêng, và chỉ có một sức chứa nhất định:
Lương thực.
Được dùng để tuyển các lực lượng bộ binh và kỵ binh, cũng như dân làng và một số loại quân thần thánh. Đây cũng là tài nguyên đòi hỏi nhiều nhất mỗi khi lên đời. Có thể thu thập loại tài nguyên này qua săn bắn, hái quả, làm thịt gia súc, đánh cá và làm ruộng, cũng như xây và chiếm lấy plenty vault của kẻ thù. Không giống như 2 phiên bản Age of Empires trước, làm ruộng và đánh cá là vô hạn, vậy nên có thể tiết kiệm được một lượng lớn gỗ để dùng cho việc khác.
Gỗ.
Được dùng để xây nhà, đóng thuyền, tuyển mộ các loại quân đánh tầm xa, bao gồm cả các loại cung thủ và vũ khí công thành, cũng như chiêu mộ một số loại quân thần thánh đánh tầm xa như Troll, đây là loại tài nguyên dễ kiếm nhất đầu game. Có thể kiếm được bằng cách chặt cây hoặc qua plenty vault. Dù cho có nguồn cung dồi dào nhất, song đây lại là loại tài nguyên nhanh hết nhất game trong những trận đấu kéo dài.
Vàng.
Đây là tài nguyên cơ bản quan trọng nhất, nó được sử dụng cho hầu hết mọi hoạt động, từ nâng cấp đến tuyển quân. Tất cả mọi loại quân con người đều cần tới loại tài nguyên này, và nhiều loại quân thần thánh cao cấp đều sử dụng nó. Có hai cách để có vàng - Một là khai mỏ và hai là thương bằng caravan của chợ một khi đạt đến đời ba, ngoài ra còn có thể kiếm được vàng khi chiếm plenty vault. Khai mỏ tuy rằng tốc độ của nó rất cao nhưng rất nhanh hết, trong khi đó thương mại tuy chậm hơn nhưng lượng vàng được sinh ra là vô hạn, đồng nghĩa cuối game thương mại là chìa khóa sống còn của tất cả các phe.
Ân huệ.
Đây là loại tài nguyên đặc biệt nhất, và cũng là đặc trưng của game. Chúng được dùng cho tất cả các hoạt động liên quan tới thần thánh, từ nghiên cứu công nghệ của các thần, đến tuyển các loại quái vật hung dữ trong đền thờ. Mỗi dân tộc đều có thể kiếm được ân huệ qua mỗi cách khác nhau - đánh nhau và tuyển nhiều anh hùng đối với Na Uy, xây đài tưởng niệm với Ai Cập và cho dân đi cúng bái đối với Hy Lạp. Không giống ba loại tài nguyên cơ bản trên, ân huệ có một sức chứa nhất định không thể tăng hay giảm, sức chứa của nó là 200 cho Zeus và 100 cho các thần khác, khi đầy thì số lượng favor sẽ không được tăng lên, vậy nên hãy cố gằng dùng bớt favor khi nó sắp đầy, tránh để bị thất thoát gây lãng phí.
Các nền văn minh
Không giống như các bản Age of Empires anh em của nó, Age of Mythology chỉ có duy nhất ba nền văn minh, mỗi nền văn minh lại có ba vị thần chính, và chín vị thần nhỏ hơn cho các đời tiếp theo. Các nền văn minh ấy gồm:
Hy Lạp
Đây là phe có lực lượng quân chủng đồng đều, cũng như có chất lượng cao hơn hẳn so với hai phe còn lại, song cũng đắt và tốn thời gian để chiêu mộ hơn. Quân thần thánh của phe Hy Lạp thuộc loại mạnh nhất game, với những khả năng chết người đáng sợ. Song Hy Lạp lại là phe yếu nhất trong việc trị thương, nhất là trong các trận 1vs1. | 1 | null |
Marion Bartoli (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1984), là cựu vận động quần vợt người Pháp. Cô từng vào tới chung kết giải vô địch Wimbledon năm 2007, góp phần giúp cô lọt vào top 10 cùng năm và tới tháng 9 trở thành tay vợt nữ số 1 nước Pháp. Tháng 7 năm 2012, cô đạt vị trí số 7, cao nhất sự nghiệp.
Ngày 6 tháng 7 năm 2013, trong lần thứ 2 vào chung kết Grand Slam, cô đã đánh bại tay vợt Đức Sabine Lisicki ở trận chung kết Wimbledon và trở thành tay vợt nữ Pháp thứ 3 sau Mary Pierce và Amélie Mauresmo kể từ Kỷ nguyên Mở vô địch một giải Grand Slam và vào tối thiểu tới tứ kết cả ba giải còn lại. Suốt sự nghiệp của mình, Bartoli có được 8 danh hiệu đơn trong đó có 2 Masters, ngoài ra cô còn có 3 danh hiệu đôi nữ.
Tháng 8 năm 2013, sau khi bị Simona Halep loại ở vòng 2 giải quần vợt Cincinnati, Bartoli tuyên bố giải nghệ vì những chấn thương nhỏ dai dẳng: "Tôi có cảm giác rằng thời điểm đó đã đến với tôi. Tôi không thể tiếp tục được nữa [...] Cơ thể tôi đã không còn ủng hộ chính tôi nữa."
Cô có tên trong danh sách "Những nhà vô địch" ấn bản năm 2013 của tạp chí "L'Équipe". Sau khi giải nghệ, cô tham gia huấn luyện đào tạo vận động viên trẻ và bình luận viên quần vợt trên truyền hình.
2013: Danh hiệu Grand Slam đầu tiên.
Bước vào Wimbledon 2013, Bartoli chỉ được sắp hạt giống số 15, nhưng cô đã may mắn không gặp bất kỳ tay vợt mạnh nào xếp trên hạt giống và đã lên ngôi vô địch Wimbledon 2013 sau khi đánh bại Sabine Liscki 6-1, 6-4 trong trận chung kết Grand Slam lần thứ hai trong đời mình (lần trước Bartoli vào chung kết Wimbledon 2007 nhưng để thua Venus Williams).
Giải nghệ.
Ngày 14 tháng 8 năm 2013, ở tuổi 28, Baroli bất ngờ tuyên bố giải nghệ sau thất bại 6-3 4-6 1-6 trước Simona Halep của Romania ở vòng 2 Cincinnati Masters 2013. Đây là một cái kết khá bất ngờ chỉ 40 ngày sau khi cô đoạt được Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp. Lý do được đưa ra liên quan đến chấn thương kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến phong độ, tâm lý, cảm hứng thi đấu. Câu nói cuối cùng của Bartoli là: "Mọi người sẽ chỉ nhớ tới danh hiệu vô địch Wimbledon của tôi và sẽ không ai nhớ tới trận đấu cuối cùng mà tôi đã chơi" để lại rất nhiều cảm xúc. Cô đã kết thúc sự nghiệp trong suốt 13 năm qua với 8 danh hiệu WTA, 6 danh hiệu ITF ở nội dung đơn; 3 danh hiệu WTA, 1 danh hiệu ITF ở nội dung đôi và chức vô địch danh giá nhất "Wimbledon". | 1 | null |
Friedrich Karl Rudolf Bergius (sinh ngày 11 tháng 10 năm 1884 - mất ngày 30 tháng 3 năm 1949) là nhà hóa học người Đức. Ông cùng với Carl Bosch giành Giải Nobel Hóa học năm 1929 cho sự tiên phong trong việc về công nghiệp hóa học áp suất cao. Đây là lần thứ ba trong lịch sử Giải Nobel Hóa học có hai người cùng giành giải này trong một năm (lần đầu tiên là vào năm 1912 khi Paul Sabatier và Victor Grignard nhận giải thưởng này. Sabatier nhận giải thưởng nhờ nghiên cứu về phương pháp hydrogen hóa các hợp chất hữu cơ với sự hiện diện của các kim loại đã được chia nhỏ, nhờ đó cho phép những bước tiến vượt bậc trong ngành hóa học hữu cơ, còn Grignard là nhờ khám phá ra thuốc thử Grignard, nhờ đó cho phép những bước tiến vượt bậc trong ngành hóa học hữu cơ
. Lần thứ hai là vào năm 1929 khi Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin và Arthur Harden nhận giải thưởng khi nghiên cứu về sự lên men đường và các enzim lên men). Ngoài ra, Bergius còn là nhà phát minh khi ông đã phát minh ra phương pháp hydro hóa cacbon vào năm 1910.
Liên kết ngoài.
<br> | 1 | null |
Carl Bosch (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1874 - mất ngày 26 tháng 4 năm 1940) là nhà hóa học, kỹ sư và đoạt Giải Nobel hóa học người Đức. Ông chung Giải Nobel Hóa học năm 1931 với Friedrich Bergius cho những nghiên cứu mang tính tiên phong về công nghiệp hóa học áp suất cao. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Giải Nobel Hóa học có hai người cùng đoạt giải này trong cùng một năm và cả hai đều cùng một quốc tịch (lần đầu tiên thuộc về Paul Sabatier và Victor Grignard, hai nhà hóa học người Pháp, cùng đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1912). Quả là niềm tự hào cho hóa học Đức nói riêng và khoa học Đức nói chung. Ngoài việc có những nghiên cứu mang tính tiên phong nói trên, tại Đại học Karlsruhe, Bosch cùng Fritz Haber, một nhà hóa học người Đức, cũng là chủ nhân của Giải Nobel hóa học (1918), đã phát triển tiến trình Haber (tên gọi đầy đủ là tiến trình Haber-Bosch). Tiến trình này có tác dụng xúc tác tạo thành amonia từ hydrogen và nitrogen có trong khí quyển dưới điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao. Đây là công trình khoa học quan trọng, giúp Haber nhận Giải Nobel hóa học sau đó.
Vinh danh.
Để vinh danh nhà hóa học người Đức Carl Bosch, sau khi phát hiện một tiểu hành tinh vào ngày 13 tháng 10 năm 1990 tại Tautenburg, hai nhà thiên văn học L. D. Schmadel và F. Borngen đã đặt tên cho nó là 7414 Bosch. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.