text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Élisabeth của Bỉ (tiếng Pháp: Élisabeth Thérèse Marie Hélène, tiếng Hà Lan: Elisabeth Maria Theresia Helena, sinh ngày 25 tháng 10 năm 2001), là người đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ. Vương nữ Élisabeth là con trưởng của Vua Philippe và Vương hậu Mathilde, cô trở thành người đứng đầu trong danh sách kế vị và giữ tước hiệu "Nữ Công tước xứ Brabant" sau khi ông nội của cô là Vua Albert II thoái vị và cha cô lên kế vị ngôi quân chủ Bỉ vào ngày 21 tháng 7 năm 2013. Sinh và rửa tội. Vương tôn nữ Élisabeth được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai tại Bệnh viện Erasmus ở Brusseles vào lúc 9 giờ 58 phút, ngày 25 tháng 10 năm 2001. Cô được rửa tội vào ngày 9 tháng 12 năm 2001, tại nhà nguyện của lâu đài Ciergnon, Ardennes, Bỉ, bởi Đức Hồng y Godfried Danneels, Tổng Giám mục Mechelen-Brussels. Cha mẹ đỡ đầu của cô là Vương tôn Amedeo (anh họ của cô) và Nữ Bá tước Hélène d'Udekem d'Acoz (dì của cô). Đặt tên. Giống như nhiều thành viên khác của Vương thất, tên của Vương tôn nữ Élisabeth cũng được ghép từ nhiều tên khác nhau với những ý nghĩa nhất định: Quân chủ tương lai. Trước khi Vương tôn nữ Élisabeth ra đời 10 năm, một đạo luật vương gia đã được đưa ra, với nội dung thế tập ngôi vị quân chủ Vương quốc Bỉ, theo đó tôn trọng vị trí con trưởng, dù là Vương tử hay Vương nữ đều được kế vị ngai vàng. Mặc dù Vương nữ Élisabeth có hai em trai nhưng theo đạo luật, cô sẽ là quân chủ tương lai của Vương quốc Bỉ, và nếu cô kế vị ngai vàng từ cha cô là Vua Philippe thì cô sẽ là Nữ vương đầu tiên của Bỉ. Cô cùng với 4 người thừa kế khác là Ingrid Alexandra của Na Uy, Catharina-Amalia của Hà Lan, Leonor của Tây Ban Nha và Estelle của Thụy Điển sẽ trở thành những Nữ vương tương lai của Châu Âu. Học vấn và nhiệm vụ vương thất. Vương nữ Élisabeth hiện đang theo học tại trường Sint-Jan Berchmanscollege ở quận Marollen thuộc thành phố Brusseles, Bỉ - nơi mà các anh chị họ của cô đã từng học. Đây là bước thay đổi đáng kể trong truyền thống của gia đình vương gia vì đây là lần đầu tiên, một quân chủ Bỉ tương lai sẽ bắt đầu việc học của mình bằng tiếng Hà Lan chứ không phải tiếng Pháp như trước đây. Bên cạnh đó, vương nữ Élisabeth cũng tham gia nhiều khóa học khiêu vũ bằng tiếng Hà Lan ở thành phố Asse thuộc vùng Vlaams-Brabant của Bỉ. Nhiệm vụ vương thất đầu tiên của Vương tôn nữ Élisabeth là đại diện cho Vương gia Bỉ tham dự buổi lễ "Te Deum" nhân ngày Quốc khánh Bỉ. Năm 2007, cô cùng cha là Thái tử Philippe đã đến tham dự buổi lễ khánh thành bảo tàng khoa học Technopolis ở thủ đô Bruxelles. Bên cạnh đó, cô còn tham gia cuộc thi Âm nhạc Hoàng hậu Elisabeth tổ chức thường niên ở Bỉ. Năm 2014, Vương nữ Élisabeth là phù dâu trong đám cưới của anh họ là Vương tôn Amedeo. Nữ Công tước xứ Brabant. Theo Nghị định của Vương thất Bỉ vào ngày 16 tháng 12 năm 1840 (sửa đổi năm 1991), "Công tước/Nữ công tước xứ Brabant" là tước hiệu chỉ định, chỉ người thừa kế là ngai vàng của Vương quốc Bỉ. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2013, khi cha của Vương tôn nữ Élisabeth là Thái tử Philippe tuyên thệ thừa kế ngôi vị vua của Bỉ, do ông nội của cô là Vua Albert II đã thoái vị trước đó, Vương nữ Élisabeth đã trở thành người thừa kế danh chính ngôn thuận và đã được phong tước hiệu "Nữ Công tước xứ Brabant".
1
null
Tổ chức Anh em Hồi giáo  (, ngắn gọn là: nghĩa là Anh em Hồi giáo hay tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, chuyển tự: "")  là phong trào Hồi giáo lâu đời nhất, có ảnh hưởng nhất trong thế giới Ả Rập và là tổ chức chính trị đối lập lớn mạnh nhất tại nhiều quốc gia Ả Rập. Được thành lập năm 1928 tại Ai Cập như một phong trào xã hội, chính trị và tôn giáo bởi thầy giáo và học giả nghiên cứu đạo Hồi Hassan al-Banna Anh em Hồi giáo được ước tính có đến 2 triệu thành viên tính đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Tư tưởng của tổ chức này đã nhận được nhiều sự ủng hộ trong khắp thế giới Ả Rập và ảnh hưởng đến những nhóm Hồi giáo khác bằng "mô hình sinh hoạt chính trị kết hợp với hoạt động từ thiện Hồi giáo" của mình. Mục đích của tổ chức này được tuyên bố là truyền dẫn kinh Qur’an và Sunnah như "điểm tham chiếu duy nhất để... dẫn dắt cuộc sống cho gia đình, cá nhân, cộng đồng... và quốc gia Hồi giáo". Phong trào này được biết đến là có liên quan đến bạo lực chính trị, nhận trách nhiệm cho việc thành lập Hamas. Thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo bị tình nghi là đã ám sát những đối thủ chính trị ví dụ như thủ tướng Ai Cập Mahmoud an-Nukrashi Pasha.
1
null
Siêu trí thông minh hay siêu trí tuệ là một thực thể giả tưởng sở hữu trí thông minh vượt xa bất kỳ con người nào đã từng có. Siêu trí tuệ cũng có thể hiểu là có trí tuệ vượt xa một thực thể cho trước. Khái niệm này thường được thảo luận nhiều trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trong khoa học viễn tưởng và tương lai học, các thực thể siêu thông minh cũng được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền hoặc giao diện não-máy. Ngoài ra, trí tuệ tập thể cũng được cho là một con đường tiến tới siêu trí tuệ hay một hiện thực của hiện tượng siêu trí tuệ. Định nghĩa. Một định nghĩa về siêu trí tuệ của Nick Bostrom là "trí tuệ thông minh hơn những bộ não thông minh nhất của con người trong mọi lĩnh vực, bao gồm khoa học sáng tạo, trí tuệ nói chung và kỹ năng xã hội" Định nghĩa này không đề cập tới cách có thể tiến tới siêu trí tuệ: sinh học, kỹ thuật hay kết hợp cả hai. Nó cũng không yêu cầu siêu trí tuệ phải có khả năng tự ý thức hay nhận thức kinh nghiệm. Trong một thảo luận của những người theo chủ nghĩa siêu nhân loại, siêu trí tuệ được phân chia thành hai loại "yếu" và "mạnh". Siêu trí tuệ loại yếu có cơ chế hoạt động tương đương não người nhưng với tốc độ cao hơn nhiều lần, trong khi loại cao hoạt động ở mức cao hơn, có sự biến đổi về chất, khác biệt giữa siêu trí tuệ loại cao với não người tương đương với khác biệt giữa não người và não chó. Trong ngôn ngữ thông thường, siêu trí tuệ cũng dùng để chỉ những bộ não thiên tài hay nhà bác học. Thực hiện. Trong chủ nghĩa siêu nhân loại, có nhiều thảo luận về cách tạo ra một thực thể siêu trí tuệ. Chúng gồm 3 hướng chính sau:
1
null
"Xem thêm": Mã (quân cờ) Mã ( ) còn được gọi là Ngựa, là một trong hai loại quân cờ chủ lực nhẹ trên bàn cờ vua (loại còn lại là Tượng), Mã đại diện cho hình tượng hiệp sĩ (kỵ binh mặc giáp) . Mỗi người chơi bắt đầu ván đấu với hai quân Mã và vị trí ban đầu của nó là nằm giữa Xe và Tượng; hay các ô b1, g1 đối với Trắng và b8, g8 đối với Đen xét về mặt ký hiệu đại số. Di chuyển. Cách đi của Mã có sự khác biệt so với những quân khác. Nước đi của nó giống hình chữ "L" và có thể di chuyển theo mọi hướng trên bàn cờ. Giả sử vị trí của Mã đang là một ô góc của hình chữ nhật 2x3 ô, thì nước đi của Mã là đi tới ô góc đối diện. Mã có thể "nhảy" qua đầu các quân khác, bất kể của bên nào, để đi tới điểm đến; và nó là quân duy nhất trên bàn cờ có được năng lực đặc biệt này. Sau khi ăn quân đối phương Mã sẽ được đặt tại vị trí của quân đó. Kỹ năng "nhảy qua đầu" giúp Mã có xu hướng trở thành quân mạnh nhất trong những thế cờ kín, đông quân. Nước đi này của Mã đã tồn tại rất lâu, không thay đổi từ trước thế kỷ 7 cho đến nay. Mã di chuyển lần lượt đến các ô trắng rồi đen. (đang ở ô đen thì không thể đi tới một ô đen khác, tương tự với ô trắng) Về mặt tổng quan thì mọi quân cờ đều trở nên mạnh hơn hẳn nếu được đặt ở những vị trí gần trung tâm bàn cờ, và điều này đặc biệt đúng với Mã. Một quân Mã nằm ở cạnh bàn (cột hay hàng ngoài cùng; cột a, h và hàng 1, 8) chỉ có thể tấn công (hay kiểm soát) 3 hoặc 4 ô, và với quân Mã nằm ở góc thì là 2 ô. Hơn nữa, sẽ mất nhiều nước đi hơn để chuyển một quân Mã ở xa trung tâm đến bên cánh đối diện của bàn cờ so với Tượng, Xe, và Hậu. Vì vậy, một nguyên tắc cần phải nhớ đối với người học chơi cờ đó là hạn chế việc di chuyển Mã xa rời trung tâm, đặc biệt là ra các góc và cạnh bàn cờ. Mã cần luôn có mặt gần hoặc tại những "điểm nóng" trên bàn cờ, những nơi đang xảy ra giao chiến. Mã là quân duy nhất có thể di chuyển mà không cần phải đi Tốt trước, do đó người chơi có thể đi Mã ở ngay nước đầu tiên, điều mà không thực hiện được đối với các quân khác (trừ Tốt). Vì lý do nêu bên trên, nước đi đầu tiên của Mã cần hướng đến trung tâm. Mã thường nhập cuộc sớm hơn một chút so với Tượng và sớm hơn nhiều so với Xe và Hậu. Với cách di chuyển độc đáo, Mã là một quân chĩa đặc biệt lợi hại. (tấn công hai hay nhiều quân đối phương cùng lúc) Trong hình bên, mỗi con số trên các ô biểu thị số lượng nước tối thiểu cần phải thực hiện để Mã ở f5 có thể đi tới những ô đó. Giá trị. Mã được cho là có sức mạnh và giá trị gần tương đương với Tượng. Tượng có khả năng di chuyển tầm xa, nhưng bị hạn chế chỉ đi đến được một nửa số ô vuông trên bàn cờ. Vì mã có năng lực nhảy qua đầu các quân khác nên nó thường có giá trị hơn trên một bàn cờ đông đúc (những thế trận kín). Mã trở nên mạnh nhất khi nó có được một ô "tiền đồn" – một vị trí tương đối an toàn mà từ đó quân Mã có thể phát huy sức mạnh từ xa. Mã nằm ở hàng ngang thứ 4 có thể so sánh được với Tượng, ở hàng thứ 5 thì Mã thường mạnh hơn Tượng, và ở hàng thứ 6 thì đó có thể là một lợi thế mang tính chất quyết định. Một quân Mã nằm ở hàng thứ 6 mà không làm được gì hữu dụng thì có nghĩa nó không được đặt ở một vị trí tốt. Đặc điểm. Tốt là những quân quấy nhiễu Mã hết sức hiệu quả do nó có giá trị thấp hơn đồng thời do cách đi khác nhau nên khi một quân Tốt tấn công Mã nó không bị Mã tấn công ngược lại. Bởi vậy, một quân Mã hiệu quả nhất là khi nó được đặt ở những ô yếu điểm trong cấu trúc Tốt của đối phương, tức là ô mà không thể bị Tốt đối phương tấn công. Trong hình bên, Mã Trắng ở d5 là rất mạnh – mạnh hơn nhiều so với Tượng Đen ở g7. Trong khi hai Tượng có thể bù đắp yếu điểm cho nhau, hai Mã có xu hướng không phối hợp với nhau được một cách hiệu quả. Bởi vậy một cặp Tượng thường được xem là mạnh hơn so với một cặp Mã . Nhà Vô địch Thế giới José Raúl Capablanca đánh giá một Hậu và một Mã thường là sự kết hợp tốt hơn so với một Hậu và một Tượng. Tuy nhiên, Đại kiện tướng Glenn Flear không tìm thấy ván đấu nào của Capablanca mà trong đó ông thể hiện cho tuyên bố trên và các số liệu thống kê cũng không ủng hộ quan điểm này . Trong một tàn cuộc không bao gồm Tốt và những quân khác, hai Mã nhìn chung có nhiều cơ hội chống lại một Hậu hơn hai Tượng hay một Mã và một Tượng (xem pháo đài (cờ vua)). Trong tàn cuộc, Mã thường không hiệu quả bằng Tượng. Tầm di chuyển của Mã là hạn chế hơn hẳn, nên ở những tàn cuộc mà Tốt trải khắp hai cánh, Mã không phải là quân phù hợp. Tuy nhiên, nhược điểm này không còn mấy quan trọng khi Tốt chỉ tập trung ở một bên trên bàn cờ. Hơn nữa, một quân Mã có lợi thế kiểm soát được mọi ô màu khác nhau, còn một Tượng thì không. Tuy vậy, một bất lợi của Mã so với các quân khác là bản thân nó không thể tự làm mất một nước để đặt đối phương vào tình thế zugzwang (xem triangulation và temp). Trong thế cờ hình bên, Trắng sẽ không thể thắng nếu đi trước và Mã của họ nằm ở ô trắng; tương tự với việc Mã Trắng nằm ở ô đen và Đen đi trước. Trong hai trường hợp còn lại, Trắng thắng. Nếu thay Mã bằng Tượng bất kỳ, Trắng sẽ thắng bất kể bên nào đi trước . Trong giai đoạn cuối của ván cờ, nếu một bên có một Vua và một Mã và bên còn lại có một Vua, kết quả sẽ là hoà bởi chiết hết là điều không thể. Trường hợp một Vua đơn độc đối đầu một Vua và hai Mã, chiếu hết chỉ có thể xảy ra khi bên yếu thế (bên có một Vua) mắc sai lầm nghiêm trọng (blunder) bằng việc đưa Vua vào vị trí mà có thể bị chiếu hết ở nước tiếp theo, nếu không thì bên hai Mã không bao giờ có thể thắng. Tuy nhiên, với một Tượng và một Mã, hoặc hai Tượng, bên mạnh có thể ép bên yếu vào tình thế bị chiếu hết. Tuy nhiên lại có một nghịch lý, ép chiếu hết bằng hai Mã đôi khi là "có thể" nếu bên yếu có thêm một Tốt, dù vậy điều này nhìn qua có vẻ thú vị và gây tò mò chứ giá trị thực tiễn rất ít (xem Tàn cuộc hai Mã). Một quân Tượng có thể bẫy một quân Mã khiến nó không thể di chuyển (Mã c1 hình bên), đặc biệt trong tàn cuộc. Mã Unicode. Unicode định ra hai codepoint cho Mã: ♘ U+2658 Mã Trắng (HTML ♘) ♞ U+265E Mã Đen (HTML ♞)
1
null
"Xem thêm": Xe (quân cờ) Xe ( ) còn được gọi là Xa, là một trong hai loại quân cờ chủ lực nặng trên bàn cờ vua (loại còn lại là Hậu), đây là quân cờ mạnh thứ hai trên bàn cờ sau quân Hậu. Mỗi người chơi bắt đầu ván đấu với hai quân Xe và vị trí ban đầu của nó nằm ở các ô góc của bàn cờ; hay các ô a1, h1 đối với Trắng và a8, h8 đối với Đen xét về mặt ký hiệu đại số. Di chuyển. Xe di chuyển theo hàng ngang và cột dọc và chỉ bị giới hạn bởi sự có mặt của quân khác trên đường đi và độ dài của hàng ngang hay cột dọc. Sau khi ăn quân đối phương, Xe sẽ được đặt tại vị trí của quân đó. Xe có thể cùng với Vua thực hiện một nước đi đặc biệt gọi là nhập thành. Trong ván đấu. Giá trị tương đối. Tổng quan thì Xe mạnh hơn Tượng và Mã và được cho là có giá trị bằng những quân này cộng thêm hai Tốt. Tuy nhiên một Xe không giá trị bằng hai Tượng, hai Mã, hay một Tượng và một Mã. Hai Xe được đánh giá nhỉnh hơn một chút so với một Hậu (xem Giá trị tương đối của quân cờ vua). Hậu và Xe được gọi là những "quân nặng" hay "quân lớn", trong khi Mã và Tượng là "quân nhẹ", hay "quân nhỏ". Đặc điểm vị trí. Với đặc điểm xuất phát ở các ô góc bàn cờ cùng việc di chuyển bị cản trở bởi quân khác, Xe không thể ngay lập tức tham gia vào trận chiến. Mục tiêu quan trọng trước tiên đối với Xe mà người chơi muốn thực hiện đó là "kết nối" hai quân Xe ở hàng đầu tiên bằng cách di chuyển hết các quân ra khỏi hàng này trừ Vua và Xe sau đó nhập thành. Khi đó hai Xe có thể hỗ trợ lẫn nhau đồng thời dễ dàng di chuyển ra chiếm đóng và kiểm soát các cột thích hợp. Mục tiêu chiến lược phổ biến đó là đặt Xe ở hàng thứ nhất vào một cột mở (cột không có Tốt), hoặc cột nửa mở (cột chỉ còn Tốt của đối phương). Trong các trường hợp trên, Xe vừa tương đối an toàn không lo bị tấn công vừa có thể kiểm soát các ô trên một cột từ xa. Nếu một cột là đặc biệt quan trọng, người chơi có thể tăng cường thêm quân Xe nữa cho cột đó, làm như vậy gọi là chồng Xe. Một quân Xe nằm ở hàng thứ 7 (hàng 2 đối với Đen) thường sẽ rất mạnh vì nó đe dọa đến những quân Tốt chưa di chuyển không có được sự bảo vệ của Tốt khác; điểm quan trọng hơn là nó giam Vua đối phương, quân thường nằm ở hàng ngang cuối và tình thế trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu có sự tham gia tấn công của một quân khác như Xe và Hậu. Một quân Xe ở hàng thứ 7 thường được xem là có giá trị bù đắp cho một quân Tốt . Trong thế cờ hình bên trích từ ván đấu giữa Lev Polugaevsky và Larry Evans, quân Xe ở hàng thứ 7 đã giúp Trắng có được kết quả hòa, bất chấp việc kém đối phương một Tốt . Hai Xe cùng ở hàng thứ 7 thường là đủ để giành được chiến thắng, không thì ít nhất cũng là hòa nhờ chiếu vĩnh viễn. Hai Xe đôi khi được đề cập một cách thông tục là "những con lợn ở hàng ngang số 7", vì khi đó chúng thường đe dọa "ăn" quân hoặc Tốt của đối phương. Cờ tàn. Xe mạnh nhất là vào giai đoạn cuối của ván cờ khi số lượng quân trên bàn cờ đã giảm giúp chúng tăng khả năng hoạt động và kiểm soát. Xe có đôi chút vụng về trong việc ngăn chặn Tốt đối phương tiến về phía trước, trừ khi chúng nằm trên cùng cột và ở đằng sau quân Tốt đó. Tương tự như vậy, một quân Xe hỗ trợ Tốt đồng đội tốt nhất là khi nó nằm trên cùng cột và ở sau Tốt. (xem Quy tắc Tarrasch) Trong một tình thế với một bên có một Xe và một hoặc hai quân nhẹ đối đầu với bên kia có hai Xe, nhìn chung thường có thêm Tốt và có thể là các quân khác – Lev Alburt khuyến cáo người chơi có một Xe không nên đổi Xe của mình lấy một trong hai Xe của đối phương . Xe là quân rất mạnh về khả năng chiếu mat Vua. Dưới đây là một vài ví dụ chiếu mat bằng Xe. Mã Unicode. Unicode định ra hai codepoint cho Xe: ♖ U+2656 Xe Trắng (HTML ♖) ♜ U+265C Xe Đen (HTML ♜)
1
null
Cantopop (; Hán-Việt: "Việt ngữ lưu hành âm nhạc") là tên gọi thân mật cho "nhạc đại chúng tiếng Quảng Đông". Đôi khi Cantopop được dùng để chỉ HK-pop, rút ngắn từ cụm từ tiếng Anh "Hong Kong popular music" (nhạc đại chúng Hồng Kông). Nó được phân loại như là một nhánh của nhạc pop tiếng Hoa nằm trong C-pop. Cantopop không chỉ mang ảnh hưởng từ các hình thức khác của âm nhạc Trung Quốc mà còn từ phong cách quốc tế, bao gồm nhạc jazz, rock and roll, R&B, nhạc điện tử, nhạc pop phương Tây cùng các thể loại âm nhạc khác. Các ca khúc Cantopop hầu như luôn được thể hiện bằng tiếng Quảng Đông. Tự hào với một lượng fan hâm mộ đa quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đại lục, tuy nhiên Hồng Kông vẫn duy trì vị thế là trung tâm quan trọng nhất của thể loại âm nhạc này. Lịch sử. Thập niên 1980: Thời hoàng kim của dòng nhạc Cantopop. Trong suốt , dòng nhạc Cantopop cất cánh bay lên đỉnh cao với các nghệ sĩ, nhà sản xuất và công ty thu âm hoạt động một cách nhịp nhàng, trơn tru. Các ngôi sao Cantopop như Mai Diễm Phương, Trương Quốc Vinh, Lâm Tử Tường, Đàm Vịnh Lân, , Trần Tuệ Nhàn, , Trần Bách Cường và Trương Học Hữu nhanh chóng trở thành những cái tên trong cùng một nhà. Ngành công nghiệp âm nhạc đã sử dụng các ca khúc Cantopop trong các bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh, với một vài bài trong số những bản thu nổi tiếng nhất đến từ những bộ phim như "" (). Các nhà tài trợ và công ty thu âm bắt đầu thích nghi với ý tưởng về các bản hợp đồng sinh lời và những bản ký tên trị giá hàng triệu đô la. Ngoài ra còn có các ca khúc tiếng Nhật được viết lại lời bằng tiếng Quảng Đông. Nữ ca sĩ Hoa ngữ thành công nhất lúc bấy giờ, "Nữ hoàng Mandopop" Đặng Lệ Quân cũng lấn sân sang dòng nhạc Cantopop. Cô đã gặt hái được thành công về mặt thương mại với những bản hit tiếng Quảng dưới trướng công ty PolyGram vào quãng đầu thập niên 1980. Ngoài ra còn có nữ ca sĩ là một gương mặt tiêu biểu đến từ Ma Cao. Trong những năm 1980 đã diễn ra làn sóng thứ hai của "cơn sốt ban nhạc" (làn sóng thứ nhất diễn ra vào những năm 1960-1970 vốn chịu ảnh hưởng lớn từ hiện tượng Beatlemania trên quy mô toàn cầu lúc bấy giờ). Giới trẻ thì cho rằng việc thành lập các ban nhạc thời điểm đó là vô cùng hợp thời. Nhiều ban nhạc mới nổi lên như của , The Wynners và Teddy Robin and the Playboys (Teddy Robin và những tay chơi). Thập niên 1990: Kỷ nguyên Tứ Đại Thiên Vương. Vào , các ngôi sao Cantopop như Đàm Vịnh Lân, Trương Quốc Vinh, , Trần Tuệ Nhàn, nhà sáng tác và nhiều nhân vật khác đều rút lui khỏi ánh hào quang sân khấu, hoặc không thì cũng thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Nữ ca sĩ Trần Tuệ Nhàn thì rời Hồng Kông để theo đuổi việc học tại ngôi trường nước Mỹ, trong khi những người còn lại rời Hồng Kông giữa bối cảnh bất ổn xung quanh Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và sắp tới là sự kiện trao trả Hồng Kông từ tay Anh Quốc trở về dưới quyền quản lý của Trung Quốc năm 1997. Trong suốt thập niên 90, bộ sậu "Tứ Đại Thiên Vương" (), bao gồm Trương Học Hữu, Lưu Đức Hoa, Quách Phú Thành và Lê Minh đã chi phối cả nền âm nhạc và phủ sóng trên các mặt báo, tạp chí, truyền hình, quảng cáo và điện ảnh. Các tài năng mới như ban nhạc Beyond, nhóm Thảo Manh, Lý Khắc Cần, , Châu Huệ Mẫn, , , và Vương Phi cũng nổi lên làm thế đối trọng. Tuy nhiên, do những tranh cãi về hợp đồng với công ty giải trí PolyGram mà Lý Khắc Cần mãi không bao giờ có thể trở thành nghệ sĩ trực thuộc hãng, thay vào vị trí đó là Trương Học Hữu và Lê Minh vốn thuộc cùng hãng thu âm. Sự kiện chuyển giao chủ quyền đã tạo ra một bầu không khí đầy gian truân, thử thách về phương diện văn hóa đối với ngành công nghiệp âm nhạc. Sự thiết lập Luật Cơ bản Hồng Kông cũng như các pháp lệnh quy định về ngôn ngữ đã khiến cho việc áp dụng tiếng Quan thoại là không thể tránh được. Thập niên 2000: Kỷ nguyên mới. Tại thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, tiếng Quảng Đông vẫn đóng vai trò thống trị nền âm nhạc Hoa ngữ. Sự ra đi của hai ngôi sao Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương vào năm 2003 đã làm rung chuyển cả ngành công nghiệp âm nhạc. Thời kỳ chuyển giao còn diễn ra với nhiều nghệ sĩ nổi lên ở hải ngoại như Tạ Đình Phong và Lý Mân đã được khán giả ghi nhận. Kết quả là dòng nhạc Cantopop không còn bị giới hạn trong phạm vi Hồng Kông nữa mà đã dần trở thành một phần của trào lưu âm nhạc ở quy mô lớn hơn. Thời kỳ này cũng rộ lên phiên bản thứ 2 của Tứ Đại Thiên Vương gồm Châu Hoa Kiện, Thành Long, và . Năm 2005, Cantopop bước vào giai đoạn thăng hoa. Các hãng giải trí lớn thâu tóm thị trường Hồng Kông bao gồm: Gold Typhoon Music Entertainment (EMI, Gold Label), Universal Music Group, và hãng thu âm Amusic, cũng như là Emperor Entertainment Group. Một vài trong số những nghệ sĩ thành công nhất của giai đoạn này có thể kể đến: Mạch Tuấn Long, Dung Tổ Nhi, nhóm Twins, Trần Dịch Tấn, Dương Thiên Hoa, Cổ Cự Cơ, Ôn Triệu Luân, Vệ Lan và Trương Vệ Kiện. Kỷ nguyên mới cũng chứng kiến sự bùng nổ các nhóm/ban nhạc như at17, Soler, Sun Boy'z, HotCha, Mr và RubberBand. Nhiều nghệ sĩ như Đặng Lệ Hân, , Quan Trí Bân và cuối cùng sau đó đã tách ra hoạt động riêng. Thập kỷ này còn được mệnh danh là kỷ nguyên "ca sĩ của dân" (; Hán-Việt: "thân dân ca tinh") bởi hầu hết các nghệ sĩ đều được phổ biến với công chúng, trái ngược với thập niên 1990 khi mà những ca sĩ "tên tuổi lớn" (; Hán-Việt: "đại bài ca tinh") của thời kỳ trước dường như đều rất khó để tiếp cận. Ảnh hưởng tại Việt Nam. Cơn sốt phim truyền hình Hồng Kông (đặc biệt là phim của đài TVB) trên khắp Đông và Đông Nam Á vào những năm 1975 - 1990 đã giúp phổ biến dòng nhạc C-pop nhẹ nhàng, trữ tình (bao gồm cả Cantopop và Mandopop) ở thị trường Việt Nam, tạo nên phong trào "nhạc Hoa lời Việt" trong giới nghệ sĩ. Những năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Lam Trường, Đan Trường cùng các ca sĩ Việt gốc Hoa như Sỹ Ben, Mộng Na, Tú Linh, Tú Châu, Cảnh Hàn và Nguyễn Đức hay bộ đôi "Chàng trai Bắc Kinh" Minh Thuận, Nhật Hào là những ca sĩ chuyển thể dòng nhạc Cantopop thành công nhất tại thị trường Việt Nam còn tại thị trường hải ngoại có Andy Quách và Don Hồ thể hiện các ca khúc nhạc Hoa. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của dòng nhạc Hoa lời Việt, vốn từ tứ ca Tứ đại Thiên Vương của Hồng Kông thể hiện rất thành công. Một số ca khúc phim TVB kinh điển được phổ lời Việt bởi Tuấn Đạt & Lucia Kim Chi như "Tuyết Sơn Phi Hồ", "Lục Tiểu Phụng" hay "Thần điêu đại hiệp" cũng rất nổi tiếng. 1975 - 1999. Giai đoạn này có nhiều ca khúc nhạc Cantopop được các ca sĩ nổi tiếng V-pop lúc bấy giờ hát lại hoặc phối lại bằng tiếng Việt như: Những năm 2000-nay. Thời kỳ 2004 - 2008 chứng kiến sự bùng nổ của dòng phim thần tượng Đài Loan tại thị trường châu Á, kéo theo đó là sự phổ biến dòng nhạc tình cảm lãng mạn, dễ thương kiểu C-pop (đặc biệt là Mandopop). Ngoài ra còn có một số bài nhạc Cantopop cũng được các ca sĩ nổi tiếng V-pop lúc bấy giờ hát lại hoặc phối lại bằng tiếng Việt như:
1
null
Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel là một trong những giải thưởng khoa học uy tín nhất của Đức mang tên nhà toán học kiêm thiên văn học người Đức Friedrich Wilhelm Bessel (1784 - 1846) và do quỹ học bổng Alexander von Humboldt của Đức - một tổ chức hàn lâm khoa học được tài trợ bởi chính phủ Đức, nhằm hỗ trợ cho việc hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Đức và các nhà khoa học nước ngoài thiết lập. Quỹ học bổng Alexander von Humboldt đã xây dựng được một mạng lưới gồm khoảng 26.000 nhà khoa học từ 130 quốc gia trên thế giới. Trong số những người đã nhận học bổng Humboldt hoặc được nhận giải thưởng nghiên cứu khoa học của Quỹ Alexander von Humboldt, đã có 49 người sau đó được nhận Giải thưởng Nobel. Đây là giải thưởng nghiên cứu dành cho các nhà khoa học ngoại quốc cực giỏi, đang bắt đầu sự nghiệp của mình, tuy nhiên nhờ những nghiên cứu khoa học đã được quốc tế công nhận. Các ứng viên không được phép tự ứng cử mà phải do các nhà khoa học Đức đề cử. Giải thưởng bắt đầu trao từ năm 2001; mỗi năm có đến 25 người được trao giải. Người nhận giải hiện tại được 45.000 Euro và được mời lựa chọn một cuộc nghiên cứu tại Đức.
1
null
Concerto cho violon giọng Mi thứ, Op. 64 của Felix Mendelssohn là tác phẩm lớn cuối cùng của ông viết cho dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này là một phần quan trọng trong danh sách biểu diễn của những tác phẩm viết cho đàn violon và là một trong những concerto cho violon được biểu diễn nhiều nhất từ xưa đến nay. Một lần biểu diễn trung bình kéo dài khoảng gần nửa tiếng đồng hồ. Lúc đầu Mendelssohn ngỏ ý về chuyện viết một violon concerto với Ferdinand David, một người bạn thân và là concertmaster của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus. Mặc dù thai nghén từ năm 1838, nhưng sáu năm sau tác phẩm mới hoàn tất, và tới năm 1845 mới được công diễn lần đầu tiên. Trong suốt thời gian này, Mendelssohn giữ liên lạc thường xuyên với David, hỏi ý kiến của David về chuyện sáng tác bản concerto này. Đây là một trong những concerto cho violon lỗi lạc nhất của thời Lãng Mạn và đã có ảnh hưởng nhiều lên các sáng tác của nhiều nhà soạn nhạc khác. Mặc dù bản violon concerto này gồm có ba chương theo cấu trúc tiêu chuẩn nhanh-chậm-nhanh và mỗi chương được viết theo dạng truyền thống, nhưng đây là một tác phẩm đầy sáng tạo và có nhiều yếu tố mới lạ đi trước thời đại. Có thể kể những điểm đặc biệt của concerto này là violon độc tấu bắt đầu ngay ở đầu chương một (thay vì phải chờ dàn nhạc chơi phần giới thiệu chủ đề chính của chương một trước, giống như những violon concerto của thời Cổ Điển) và toàn bộ tác phẩm được tạo thành một tổng thể, ba chương được nối với nhau không chỉ về giai điệu, hòa âm mà còn được trình bày liên tục không nghỉ giữa các chương. Tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những violon concerto vĩ đại nhất của mọi thời đại. Cho tới ngày nay concerto này vẫn được nhiều người ái mộ và phát triển danh tiếng thành một violon concerto cốt yếu mà mọi nghệ sĩ độc tấu violon có tham vọng đều muốn tinh thông, và thường là tác phẩm đầu tiên mà họ học trong số những violon concerto của thời Lãng Mạn. Rất nhiều nghệ sĩ violon chuyên nghiệp đã thu âm bản violon concerto này và nó được biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc hay các cuộc thi nhạc cổ điển. Đôi khi tác phẩm cũng được gọi là Violon concerto số 2, để phân biệt với Violon concerto giọng Rê thứ (1821-1823) được "tái khám phá" bởi Yehudi Menuhin vào năm 1951. Lịch sử. Sau khi được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng của dàn nhạc Leipzig Gewandhaus vào năm 1835, Mendelssohn đã cho người bạn thuở thơ ấu của mình là Ferdinand David làm concertmaster của dàn nhạc. Nguồn gốc của tác phẩm được hình thành từ sự hợp tác chuyên nghiệp này. Trong bức thư ngày 30 tháng 7 năm 1838, Mendelssohn đã viết cho David: "Tôi rất muốn viết cho anh một concerto vào mùa đông tới. Một giai điệu Mi thứ cứ vang lên trong đầu tôi, giai điệu mở đầu của nó không để cho tôi yên." Concerto mất sáu năm để hoàn thành. Có nhiều nguyên nhân cho sự trì hoãn này, bao gồm sự tự nghi ngờ bản thân, bản giao hưởng số 3, và một thời kì không vui vẻ ở Berlin theo yêu cầu của vua Frederick William IV của Phổ. Tuy vậy, Mendelssohn và David vẫn giữ liên lạc thường xuyên trong thời kì này, Mendelssohn luôn tìm lời khuyên về kĩ thuật và sáng tác từ David. Thực sự, đây là violon concerto đầu tiên sáng tác với sự tham gia của người được đề tặng và là một nghệ sĩ violon chuyên nghiệp, tạo tiền đề cho những sự hợp tác khác sau này. Bút tích để lại cho thấy tác phẩm hoàn thành ngày 16 tháng 9 năm 1844, nhưng Mendelssohn vẫn tiếp tục tìm lời khuyên từ David cho đến khi tác phẩm ra mắt. Concerto được biểu diễn lần đầu tại Leipzig vào ngày 13 tháng 3 năm 1845, với David là nghệ sĩ độc tấu, nhưng Mendelssohn bị ốm nên chỉ huy là nhà soạn nhạc Đan Mạch Niels Gade, một nhạc sĩ được Mendelssohn bảo trợ. Mendelssohn chỉ huy tác phẩm lần đầu vào này 23 tháng 10 năm 1845, David tiếp tục vai trò nghệ sĩ độc tấu. Nhạc khí. Concerto được soạn cho violon độc tấu và dàn nhạc giao hưởng tiêu chuẩn gồm có hai flute, hai oboe, hai clarinet, hai bassoon, hai horn, hai trumpet, timpani, và bộ dây. Chương. Concerto gồm có ba chương: Allegro molto appassionato. ""'12 – 14 phút Thay vì phần tutti của dàn nhạc, tác phẩm mở đầu bằng một giai điệu huyền ảo và gần như ngay lập tức bắt đầu bằng tiếng đàn violon độc tấu, giai điệu Mi thứ đã khiến Mendelssohn không thể nào yên. Theo sau một đoạn bravura nhanh chóng được đẩy lên cao trào, dàn nhạc nhắc lại chủ đề mở đầu. Andante. 8 – 9 phút Bassoon duy trì nốt Si từ hợp âm cuối của chương một trước khi chuyển lên thành bán âm tới Đô trung. Đây đóng vai trò là một sự chuyển khóa từ mở đầu Mi thứ thành chương chậm Đô trưởng trữ tình. Chương này có cấu trúc ba đoạn và gợi nhắc lại "Những bài ca không lời" của chính Mendelssohn. Chủ đề trở nên tăm tối hơn, phần giữa ở giọng La thứ được giới thiệu trước bởi dàn nhạc, kế tiếp violon nắm giữ cả giai điệu lẫn phần đệm cùng một lúc. Phần đệm tremolo đòi hỏi sự nhanh nhạy khéo léo của nghệ sĩ độc tấu trước khi quay lại chủ đề chính Đô trưởng trữ tình, lần này dẫn đến một kết thúc thanh bình. Allegretto non troppo – Allegro molto vivace. 6 – 7 phút Nối tiếp chương hai, một khúc chuyển đoạn dài 14 ô nhịp giọng Mi thứ chỉ dành cho violon độc tấu và bộ dây. Đây dẫn đến một chương kết sinh động và sôi nổi, toàn chương trong giọng Mi trưởng và mở đầu được đánh dấu bằng tiếng kèn lệnh của trumpet. Chương này nằm trong hình thức sonata rondo với một chủ đề mở đầu đòi hỏi sự nhanh nhẹn của người độc tấu. Phân tích. Concerto có nhiều đổi mới trong nhiều khía cạnh. Trong chương đầu tiên, Mendelssohn đã rời khỏi hình mẫu chuẩn mực của concerto Cổ Điển bằng nhiều cách thức, như sự bắt đầu gần như ngay lập tức của violon trong phần mở đầu, điều này xảy ra tương tự trong Piano concerto No.1 của ông. Dù chương đầu phần lớn vẫn theo hình thức sonata, Mendelssohn đã cho chủ đề chính được thể hiện bằng violon rồi mới đến dàn nhạc. Các concerto Cổ Điển thường mở đầu bằng dàn nhạc giới thiệu chủ đề chính trước tiên. Khúc trổ ngón cũng rất cải tiến khi được viết riêng ra như một phần của bản concerto, được đặt trước phần tóm lược. Trong concerto Cổ điển, khúc trổ ngón được ứng tác bởi các nghệ sĩ độc tấu và thường nằm trong phần kết thúc của chương nhạc, sau phần tóm lược và chỉ ngay trước đoạn kết (coda) cuối cùng. Concerto cũng nổi bật so với các concerto trước đó bởi tính liên kết của các chương. Không có đoạn nghỉ giữa chương một và chương hai, bassoon làm cầu nối giữa hai chương này. Đoạn nối giữa hai chương cuối cũng bắt đầu gần như ngay lập tức sau chương chậm. Giai điệu giống như phần mở đầu, thể hiện kết cấu vòng của tác phẩm. Sự kết nối này nhằm loại bỏ việc vỗ tay giữa các chương. Đây có lẽ là một bất ngờ lớn cho khán giả của Mendelssohn, không như khán giả ngày nay, thường vỗ tay hoan hô giữa các chương nhạc. Concerto cũng yêu cầu vai trò của nghệ sĩ độc tấu chỉ là người đệm cho dàn nhạc trong những phần mở rộng, ví dụ như những hợp âm rải lúc bắt đầu phần tóm lược. Đó là những điều quá mới lạ cho một violon concerto thời kì đó. Di sản. Violon concerto của Mendelssohn đã tạo ảnh hưởng lên nhiều concerto của nhiều nhà sọan nhạc khác. Những nhà sọan nhạc này thường dùng những đặc điểm của concerto này trong concerto của họ. Điều này dẫn tới việc violon concerto của Mendelssohn là concerto được mượn ý tưởng nhiều nhất xưa nay. Ví dụ như phần khúc trổ ngón được đặt trước phần tóm lược đã ảnh hưởng lên violon concerto của Tchaikovsky (phần trổ ngón cũng ở vị trí tương tự) hay Sibelius (phần trổ ngón dùng để nối dài phần phát triển). Thêm vào đó, từ concerto này trở đi, rất ít khi nhà soạn nhạc để ngỏ không viết phần trổ ngón và để cho nghệ sĩ độc tấu chơi theo ý họ, giống như thời của Mozart và Beethoven. Sự nối kết giữa ba chương cũng ảnh hưởng lên những concerto khác, ví dụ như Piano Concerto số 2 của Liszt. Violon concerto của Mendelssohn đạt thành công ngay lập tức, được hoan nghênh đón nhận trong những lần công diễn đầu tiên bởi khán giả và những nhà phê bình âm nhạc đương thời. Tới cuối thể kỷ XIX thì concerto này đã được công nhận là một trong những violon concerto vĩ đại nhất. Nó trở thành một trong những tác phẩm được ưa chuộng nhất của Mendelssohn, và vẫn được thường xuyên biểu diễn cho tới nay. Năm 1906, một năm trước khi qua đời, nghệ sĩ violon nổi tiếng Joseph Joachim tuyên bố với khách tới dự tiệc sinh nhật 75 tuổi của ông: Danh tiếng của bản concerto đã đưa nó lên thành một tác phẩm quan trọng cho mọi nghệ sĩ violon bậc thầy với tham vọng muốn chinh phục. Điều đó khiến cho concerto này gần như có trong mọi danh mục thu âm của các nghệ sĩ violon, bao gồm cả những người chỉ hoạt động trong buổi bình minh của công nghệ thu âm và những người còn rất ít bản thu âm còn sót lại, như Eugène Ysaÿe. Dù vậy, concerto này vẫn là một thách thức kĩ thuật và được đánh giá rộng rãi là một tác phẩm khó như nhiều concerto khác.
1
null
Quan hệ Đài Loan – Việt Nam là một mối quan hệ ngoại giao phi chính thức giữa chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Tuy là một quốc gia có mối quan hệ mật thiết và chỉ chính thức công nhận chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng như chính sách Một Trung Quốc, Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Loan một cách độc lập. Những tác động từ văn hóa (Đài lưu), di dân hoặc hợp tác lao động, hợp tác đầu tư (Đài Loan là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam vào năm 2006) đã củng cố mối quan hệ không chính thức này. Hai nước thường xuyên duy trì những chuyến viếng thăm song phương, giúp đẩy mạnh dòng vốn đầu tư đáng kể giữa Đài Loan và Việt Nam. Phong trào cách mạng Việt Nam với Chủ nghĩa Tam Dân. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã học hỏi từ các mô hình cách mạng của Trung Quốc. Đặc biệt, chủ nghĩa Tam Dân và sự thành công cách mạng Tân Hợi đã cổ vũ rất nhiều cho phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Sau thất bại của phong trào Đông Du, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục Hội, đưa nhiều nhà cách mạng trẻ Việt Nam sang đào tạo, huấn luyện tại Trung Hoa Dân quốc. Dù không lâu sau đó, lãnh tụ Phan Bội Châu bị bắt, Quang phục Hội tan rã, các tổ chức cách mạng Việt Nam kế tục như Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đại Việt Quốc dân Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng... vẫn phát triển trên những nền tảng mà Phan Bội Châu đã gầy dựng. Trong thời kỳ hợp tác Quốc - Cộng, các tổ chức cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc liên tục được mở rộng. Một số nhà cách mạng trẻ Việt Nam còn được đào tạo tại Trường Quân sự Hoàng Phố, cái nôi đã đào tạo ra nhiều danh nhân quân sự Trung Quốc thời hiện đại. Hợp tác Quốc - Cộng tan vỡ, phong trào cách mạng Việt Nam vì thế cũng bị phân hóa. Do ảnh hưởng của Trung Quốc Quốc dân Đảng đối với cách mạng Việt Nam, hình thành nên nhiều tổ chức chính trị theo chủ nghĩa Tam Dân, nổi bật nhất là Việt Nam Quốc dân Đảng. Những nhà cách mạng Việt Nam theo xu hướng Quốc tế Cộng sản, không lâu sau đó, cũng tập hợp thành tổ chức thống nhất Việt Nam Cộng sản Đảng (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Phái bảo hoàng hình thành tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội dưới sự tài trợ của Đế quốc Nhật Bản. Cả 3 xu hướng đều lấy Trung Quốc làm hậu cứ để phát triển lực lượng cho phong trào cách mạng trong nước. Đồng minh chống Nhật ở Đông Dương. Thế chiến thứ hai nổ ra, Nhật tiến quân vào Đông Dương nhưng vẫn duy trì chính quyền thực dân Pháp. Trước tình hình này, các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc hình thành ý định hợp nhất trong một tổ chức mở rộng. Tháng 10 năm 1940, tại Quế Lâm (Trung Quốc), nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc vận động các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc thống nhất hoạt động dưới danh nghĩa Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, do Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần lãnh đạo. Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội vốn là tổ chức tiền thân của Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội từ năm 1936 đến 1939. Các tổ chức cách mạng Việt Nam tham gia Hội trên danh nghĩa gồm Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng. Các nhà cách mạng cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc cũng có điều kiện hoạt động hợp pháp dưới danh nghĩa của Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phát triển cách mạng trong nước sau 30 năm ở nước ngoài. Ông cũng đã xúc tiến thành lập Hội Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Kế thừa tính chất cách mạng mở rộng thống nhất của Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, tổ chức này ra tuyên ngôn: ""Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"." Điều lệ của Việt Minh cũng ghi rõ ""Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh"." Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện cho Việt Minh để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Tuy nhiên, khi sang đến Trung Quốc, ông bị chính quyền địa phương Trung Quốc bắt giữ và bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Trước đó, với Sự kiện Tân Tứ quân (tháng 1 năm 1941), mặt trận thống nhất chống Nhật của người Trung Quốc xem như tan vỡ, tác động tiêu cực cả lên sự hợp tác giữa các nhà cách mạng Việt Nam. Nhằm tạo ra một đồng minh chống Nhật ở Đông Dương, lãnh đạo Chính phủ Quốc dân Tưởng Giới Thạch, từ đầu thập niên 1940 đã chỉ thị tướng Trương Phát Khuê hỗ trợ cho các tổ chức cách mạng người Việt chống Pháp trong lãnh địa của mình (Nam Trung Quốc), và chuẩn bị cho việc kiểm soát miền Bắc Đông Dương sau chiến tranh, tiến đến đưa Bắc Đông Dương thống nhất vào Trung Quốc theo nguyên tắc Tam Dân. Dưới sự bảo trợ của Trương, một tổ chức liên minh chính trị đấu tranh cho quyền độc lập của Việt Nam nhưng loại trừ những người Cộng sản hoặc có xu hướng thiên Cộng, lấy tên là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Cách, thành lập 1 tháng 10 năm 1942. Việc loại trừ mọi ảnh hưởng những người Cộng sản Việt Nam trong tổ chức Việt Cách, với Trương là nhằm mục tiêu gây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc với Đông Dương. Trên thực tế, các tổ chức thành viên của Việt Cách bị chia rẽ, chống đối nhau về phương pháp tiến hành đấu tranh và sự tranh giành quyền lực giữa lãnh tụ của các nhóm này đã che lấp mất mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Trong số các lãnh tụ của Việt Cách, nhóm Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ, do được chính phủ Trùng Khánh hậu thuẫn, được xem có thế lực nhất. Trong khi đó, Trương lại đặc biệt hỗ trợ cho Nguyễn Hải Thần. Trước tình hình đó, Trương đành chuyển sự chú ý đến Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng mới nổi và đang được "an dưỡng" trong các nhà tù của Trương. Hồ Chí Minh được trả tự do, kèm theo lời hứa thống nhất và tổ chức Việt Cách thành một khối thuần nhất do Trung Quốc đỡ đầu. Ông nhanh chóng tận dụng cơ hội này để mở rộng ảnh hưởng của Việt Minh, chiêu mộ nhiều thành viên trẻ, trung kiên nhất, cách mạng nhất của Việt Cách để đưa về nước hoạt động dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh về nước lãnh đạo cách mạng trong khi các lãnh đạo Việt Cách tại Trung Quốc tiếp tục bị chia rẽ, tách ra hoạt động riêng như Việt Quốc của Vũ Hồng Khanh, Đại Việt Dân chính của Nguyễn Tường Tam... Nguyễn Hải Thần trở thành nhà lãnh đạo của Việt Cách. Nhà nước Việt Nam non trẻ giữa tham vọng của 2 cường quốc. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Theo thỏa thuận Potsdam, quân Anh sẽ giải giáp cho quân Nhật tại Việt Nam từ vĩ tuyến 16 về phía Nam và quân Trung Quốc sẽ giải giáp cho quân Nhật từ vĩ tuyến 16 về phía Bắc. Tuy nhiên, là tổ chức chính trị hoạt động thống nhất và kỷ luật, có cơ sở lớn mạnh trong nước, Việt Minh đã tận dụng được thời cơ để làm nên cuộc Cách mạng tháng 8, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc một chính phủ Việt Nam được thành lập không nằm trong sự kiểm soát của Trung Hoa Dân quốc là một bất ngờ khó chịu đối với chính phủ Trùng Khánh. Theo tài liệu phía Việt Nam, một mật sách "Diệt Cộng, cầm Hồ" nhằm cố gắng lật đổ chính phủ lâm thời do Việt Minh lãnh đạo và lập nên một chính quyền mới thân Trung Quốc, được đặt ra và do tướng Tiêu Văn, phó chỉ huy lực lượng Trung Quốc giải giáp quân Nhật ở miền Bắc Đông Dương, trực tiếp phụ trách. Cuối tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Trung Quốc do Lư Hán làm Tổng chỉ huy, vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam. Các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc, dưới sự hỗ trợ của quân Trung Quốc chia nhau kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội, xung đột vũ trang với Việt Minh để giành quyền kiểm soát ở một số nơi. Phía Trung Quốc còn gây nhiều áp lực, đòi phải "báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam", đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên" của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, dưới sự hỗ trợ của quân Anh, quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến hòng tái kiểm soát Đông Dương. Để tránh phải một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện nhiều chính sách nhượng bộ, tránh xung đột với phía Trung Hoa Dân quốc, thậm chí với cả Việt Quốc, Việt Cách để tránh phải một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Một chính phủ mới được thành lập, bổ sung thêm các thành viên của Việt Quốc và Việt Cách. Một cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội, dù không tham gia nhưng Việt Quốc, Việt Cách vẫn gây sức ép để có 70 đại biểu đặc cách. Lãnh đạo Việt Cách, Nguyễn Hải Thần, trở thành Phó chủ tịch nước. Tuy nhiên, bóng ma cuộc nội chiến mới đang trùm lên đất nước Trung Quốc. Nắm bắt được tình thế này, chính phủ Pháp đã ký với phía Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp, theo đó phía Trung Hoa Dân quốc sẽ rút quân khỏi Bắc Đông Dương, nhường lại quyền tiếp quản cho quân Pháp. Đổi lại, Pháp sẽ từ bỏ các quyền lợi ở Trung Quốc và ưu tiên cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi kinh tế ở Bắc Đông Dương. Sau khi quân Trung Quốc rút về nước, mất đi hậu thuẫn, Việt Quốc, Việt Cách nhanh chóng suy yếu hẳn, không đủ sức tranh giành quyền lực với Việt Minh. Nhiều lãnh đạo của Việt Quốc và Việt Cách bỏ trốn sang Trung Quốc, tiếp tục cuộc sống lưu vong. Mối quan hệ lững lờ. Tuy rút khỏi Việt Nam, Trung Hoa Dân quốc vẫn duy trì một quan hệ ngoại giao ở cấp Tổng lãnh sự với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lãnh sự đầu tiên là Viên Tử Kiện ("Yuen Tse Kien"). Mối quan hệ tế nhị và lững lờ khi mà Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến và Trung Quốc thì rơi vào nội chiến. Với sự thắng thế của Trung Quốc Cộng sản Đảng, chính quyền Trung Hoa Dân quốc mất dần quyền kiểm soát ở Đại lục và phải dời đến Đài Loan. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhanh chóng công nhận chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời hỗ trợ cho công cuộc kháng chiến của Việt Nam. Đổi lại, phía Việt Nam cũng công nhận chính quyền Trung Quốc, cắt đứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc. Trong khi đó, vai trò lãnh sự Trung Hoa Dân quốc tại Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì trong khu vực do chính quyền phi cộng sản là Quốc Gia Việt Nam kiểm soát. Quan hệ giữa Trung Hoa Dân quốc và Việt Nam Cộng hòa. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, theo Hiệp định Genève, 1954, Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Việt Nam tạm thời chia thành 2 miền tập kết. Tòa lãnh sự Trung Hoa Dân quốc dời vào Sài Gòn. Khi Ngô Đình Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng hòa. Trung Hoa Dân quốc ngay lập tức công nhận Việt Nam Cộng hòa bởi hai quốc gia này có cùng chung chính sách chống cộng sản. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thiết lập mối quan hệ chính thức với chính quyền Đài Bắc năm 1955. Quan hệ cấp Lãnh sự được nâng lên hàng Đại sứ. Đại sứ đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc tại Việt Nam Cộng hòa cũng chính là cựu Tổng lãnh sự Viên Tử Kiện. Mối quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Hoa Dân quốc khá thân thiết, gần gũi hơn nhiều so với quan hệ của Đài Loan với các nước khác ở Đông Nam Á. Đài Loan đã nỗ lực truyền thụ cho các nước Đông Nam Á về những kinh nghiệm cay đắng và hiếm có trong vấn đề chống cộng, và Việt Nam Cộng hòa chính là người nhận được nhiều bài học nhất. Đài Bắc cũng là quốc gia tiếp đón nhiều chuyến thăm cấp tổng thống từ miền Nam Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực. Chính quyền Đài Bắc đã có nhiều hỗ trợ cho các sinh viên Nam Việt Nam đến Đài Loan du học, cũng như có nhiều hỗ trợ vật chất và hậu cần cho chính quyền Sài Gòn trong cuộc chiến tại Việt Nam. Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Sài Gòn từ 1964 đến tận 1972 là Hồ Liên, tướng của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc có nhiều kinh nghiệm quân sự từ cuộc Nội chiến Quốc-Cộng. Đài Bắc và Sài Gòn từng là hai thành phố kết nghĩa. Tuy vậy mối quan hệ này đôi khi trở nên căng thẳng, đặc biệt là vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam khi mà phần nhiều trong số họ vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc; chính quyền Đài Bắc cảm thấy bị xúc phạm vì Việt Nam Cộng hòa ước tính dân số Hoa kiều thấp. Ngay trước khi Sài Gòn thất thủ, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã di tản đến Đài Bắc nơi anh trai ông đang làm đại sứ. Một máy bay của hãng hàng không miền nam Việt Nam Air Viet Nam đã bị bỏ lại sân bay Tùng Sơn Đài Bắc và rốt cuộc trở thành tài sản của hãng hàng không sở tại. Xây dựng lại quan hệ. Sau khi đồng minh Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, chính quyền Đài Bắc ban đầu duy trì một chính sách không quan hệ với Việt Nam, thậm chí không có hoạt động thương mại tư nhân và liên lạc bưu chính. Đài Loan đã không tận dụng được lợi thế khi quan hệ giữa hai chính phủ Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu đi nhanh chóng kể cả trong chiến tranh Việt-Trung lẫn giai đoạn hậu chiến. Về phần mình, Việt Nam cũng giống như các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác, đã thể hiện sự không bằng lòng với Bắc Kinh trong quan hệ đối ngoại bằng cách đứng về phía Liên Xô, kình địch của Trung Quốc trong khối Cộng sản; đối với một quốc gia xã hội chủ nghĩa việc có liên lạc với Đài Loan tư bản là điều không tưởng. Tuy nhiên vào cuối những năm 1980, khi chiến tranh Lạnh tan băng, quan hệ giữa hai chính quyền Hà Nội và Đài Bắc dần dần được khôi phục; thực tế, các nhà quan sát xem đây là một trong những sự kiện quan trọng cho thấy dấu hiệu kết thúc chiến tranh Lạnh trong khu vực. Mối quan hệ càng tiến triển khi Việt Nam bước vào tiến trình Đổi Mới, thực hiện mở cửa. Năm 1991, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Liên Xô và đông Âu khiến Việt Nam mất đi chỗ dựa về cả kinh tế, quân sự, ngoại giao. Điều này buộc lòng Việt Nam phải mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước tư bản, Đài Loan là một trong những quốc gia đầu tiên của quá trình ấy. Năm 1992, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam được thành lập, có vị thế tương đương Đại sứ quán một cách không chính thức, về lãnh thổ phụ trách các khu vực từ Huế ra Bắc, kiêm nhiệm Lào. Bên cạnh đó, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được thành lập, có vị thế tương đương Lãnh sự quán một cách không chính thức, về lãnh thổ phụ trách các khu vực từ Đà Nẵng vào Nam, kiêm nhiệm Campuchia. Phía Việt Nam cũng đặt Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, có vị thế như một Đại sứ quán. Năm 2006, chủ tịch công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Trương Trung Mưu tới Hà Nội với vai trò đại diện đặc biệt của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc khi đó là Trần Thủy Biển tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Một cách bất thường, Trương Trung Mưu bay đến Hà Nội bằng máy bay riêng của Tổng thống Trần Thủy Biển, một chiếc Boeing 737-800 do Không quân Trung Hoa Dân Quốc điều khiển. Chiếc máy bay có sơn quốc huy và quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc vốn trước đó chưa bao giờ được phép hạ cánh xuống quốc gia mà Đài Loan không có quan hệ chính thức. Đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công cụ chính trị quan trọng của Đài Loan. Theo Samuel Ku, Đài Bắc sử dụng "những nguồn lực kinh tế của hòn đảo để đổi lấy lợi ích chính trị từ Việt Nam".. Ngay từ ngày đầu Đổi Mới, Việt Nam đã rất quan tâm học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm làm giảm bớt sự thiếu hụt kinh niên hàng hóa tiêu dùng của chính Việt Nam. Tính đến 2006, các nhà đầu tư đến từ Đài Loan đã đầu tư 8 tỷ Đô la Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là vào thiết bị và công trình phục vụ các ngành sản xuất thâm dụng lao động tại các khu chế xuất. Mức đầu tư này đã biến Đài Loan trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam vào năm 2006. Bài học của Đài Loan đã được Hàn Quốc, một lãnh thổ có hoàn cảnh tương tự như Đài Loan, học tập và vượt qua, trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong thập niên 2010.
1
null
Vũ Trường Giang là huấn luyện viên bóng đá của đội XM Fico Tây Ninh. Xuất thân là cầu thủ của Câu lạc bộ bóng đá Tổng cục đường sắt, sau khi giải nghệ ông từng là huấn luyện viên của nhiều đội bóng khác nhau. Thành công lớn nhất của ông là đưa Thép Pomina Tiền Giang thăng hạng V-League 2006 và XM Fico Tây Ninh thăng hạng nhất 2014.
1
null
Quắc Quốc phu nhân du xuân đồ (chữ Hán: 虢國夫人游春圖) là bức họa do Họa sư cung đình Trương Huyên (张萱) của triều đại nhà Đường miêu tả một cảnh sinh hoạt xa hoa của chị em họ Dương, nhân vật chính là Quắc Quốc phu nhân, chị gái của Dương Quý phi. Bức tranh này tư liệu quý giá cho cảnh xa hoa của giới quý tộc đời Đường, thông qua thủ bút miêu tả một cảnh sinh hoạt của chị em họ Dương, bức tranh được xem là đạt đến cái thần của nghệ thuật miêu tả - sự xa hoa - giàu sang của một nhân vật, tuy không được xem là tuyệt sắc giai nhân như Dương quý phi, nhưng chính cái đẹp của bà trong bức tranh của Trương Huyên quá bình dị; cái trang điểm bình dị, kiểu cách kiêu sa lẫn trong đám tùy tùng dường như với thủ pháp "ẩn trong lá". Nét vẽ của ông khiến người xem không thể biết đâu là nhân vật chính, nó như hòa tan vào cái không khí của mùa xuân, nét đẹp tươi sáng của trang phục và màu sắc của nền khiến bức tranh trở thành một trong những tác phẩm miêu tả "họa trong thần - trong thần có họa" không lẫn vào đâu được của Trương Huyên. Phân tích nội dung bức tranh. Bức vẽ "Quắc Quốc phu nhân du xuân đồ" này của Trương Huyên, trên tranh có tám người cưỡi ngựa. Trước tiên có ba người cưỡi ngựa ruổi về phía trước, hai người trong đó mặc nam trang. Tiếp theo là hai người cưỡi ngựa song song, trên ngựa là hai phụ nữ ăn mặc đẹp. Ngoài ra, ba người cưỡi ngựa dàn hàng chữ nhất, trong đó người cởi ngựa ở giữa ôm một đứa trẻ, một người khác cũng mặt nam trang. Bức tranh "Du xuân đồ" này không phức tạp, nhưng muốn làm rõ trong đó ai là Quắc Quốc phu nhân không phải dễ dàng. Có học giả cho rằng, Quắc Quốc phu nhân là một trong ba người cưỡi ngựa ở đằng sau. Lý do rất đơn giản, ba người đi trước mở đường không nghi ngờ gì nữa, hai người cưỡi ngựa ở giữa dù y phục không diễm lệ, nhưng không phân biệt ra được ai chủ và người hầu, cũng không có nhân vật chính ở đó. Trong ba người cưỡi ngựa đi sau, hai bên trái, phải một người mặc áo dài đỏ, một người mặc hồng bào là hai thị tòng và người ở giữa ung dung sang trọng, khí thế khác thường, rõ ra là nhân vật chính trong tranh Quắc Quốc phu nhân. Có học giả cho rằng, dựa theo cách xếp hàng xuất hành, trong một hàng ba người cưỡi ngựa đằng trước là mở đường, ba người ở sau là đoạn hậu, họ đều là vai phụ, chỉ có hai người cưỡi ngựa ở giữa mới có thể là vai chín. Quắc Quốc phu nhân là một trong hai người này. Có người cho rằng, người mặc nam trang ở trên cùng là Quắc Quốc phu nhân. Bởi vì trong khoảng năm Thiên Bảo, phụ nữ quý phái ở địa vị cao thích mặc nam trang. Nhưng ở bức tranh này, trong ba người cưỡi ngựa sau cùng cũng có một người phụ nữ mặc nam trang cái đó không dễ giải thích. Vậy Quắc Quốc phu nhân là ai trong số đó? Xem ra vẫn chưa có ý kiến nào tối ưu. Và cho đến tận bây giờ - nó là một câu hỏi nan giải. Tem bưu chính. Năm 1995, bức họa "Quắc quốc phu nhân du xuân đồ" của Trương Huyên chính thức lên tem. Tem gồm hai mẫu liên hoàn cho công ty tem Trung Quốc phát hành - không có block. Đài Loan cũng chính thức đưa bức danh họa này lên tem cũng gồm 2 tem liên hoàn và 1 block.
1
null
Aldrovandia gracilis là một loài cá của họ Halosauridae. Nó được tìm thấy tềm lục địa và vực thẳm ở phía tây bắc Đại Tây Dương và Vịnh Mexico. Nó ăn sinh vật đáy không xương sống bao gồm cả động vật thân mềm hai mảnh vỏ, Amphipoda, Mysida, giun nhiều tơ và Ophiuroidea
1
null
Biểu tượng Thanh Thiên Bạch Nhật () được sử dụng làm thiết kế cho cờ đảng và huy hiệu của Trung Quốc Quốc Dân Đảng (QDĐ). Nó cũng xuất hiện trên quốc kỳ Trung Hoa Dân quốc (Cờ Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng), quốc huy Trung Hoa Dân quốc, tượng trưng cho sự bao la của bầu trời Trung Hoa và tinh thần Cách mạng, phát triển mạnh mẽ như Mặt Trời. Trung biểu tượng "Thanh Thiên Bạch Nhật", mười hai tia sáng của Mặt Trời trắng đại diện cho mười hai tháng và mười hai canh giờ, mỗi canh giờ tương ứng với hai giờ hiện đại và tượng trưng cho tinh thần phát triển.
1
null
Tống tử Thiên vương đồ (chữ Hán: "送子天王图") là một tác phẩm họa của Ngô Đạo Tử. Đây được xem là tác phẩm họa liên hoàn xuất sắc của họa sĩ Ngô Đạo Tử. Bức tranh "Tống tử Thiên vương đồ" là tác phẩm hội họa duy nhất của Ngô Đạo Tử còn tồn tại tới ngày nay. Bức tranh miêu tả cảnh Phật Thích ca mâu ni ra đời, được phụ thân Tịnh Phan vương ôm đến thái miếu để chư thần làm lễ. Bức tranh rộng lớn, bút mực thanh thoát, khắc họa nhân vật rất tinh tế. Ngô Đạo Tử đã thay đổi phương pháp cân bằng đường nét, sử dụng phương pháp tương phản: nặng - nhẹ, đậm - nhạt thể hiện, gọi là "thuần thái điều". Nhân dân Trung Quốc rất sùng bái Ngô Đạo Tử, coi ông như thần tiên. Người ta gọi ông là họa thánh (thánh vẽ) và có rất nhiều giai thoại thần kỳ về việc vẽ tranh của ông. Tem bưu chính. Tháng 10-2011, bức tranh Tống Tử thiên vương đồ chính thức lên tem, bộ tem bao gồm là bộ tem rời và sổ tem liên hoàn.
1
null
Lipogenys gillii là một loài cá trong họ Notacanthidae.Nó là thành viên duy nhất của chi của nó. Nó là một sinh vật biển sâu xuất hiện dọc theo bờ biển phía đông của Bắc Mỹ và ở Tây Nam Thái Bình Dương gần Úc ở độ sâu từ 400 đến 2.000 mét.
1
null
Trâm hoa sĩ nữ đồ (chữ Hán: 簪花仕女圖 / Tranh thiếu nữ đeo hoa) là một cuộn tranh của tác giả Châu Phưởng. Bức tranh là một tư liệu quý về triều đại cực thịnh về Phật giáo - triều đại nhà Đường tại kinh thành Tây An. Kỹ thuật mô tả. Bức họa mô tả cuộc sống thoải mái, hạnh phúc của một triều đại cực thịnh về Phật giáo. Bức tranh này được đặt trên một cuộn, dài 180 cm và rộng 46 cm. Bức tranh này là một bức tranh đầy màu sắc - giàu truyền thống và rất thực tế bởi phong cách vẽ tốt và quan tâm đến từng chi tiết. Các đường vẽ trên bức tranh này là tốt đẹp và đầy màu sắc, đơn giản và diễn cảm. Các khuôn mặt và bàn tay của những phụ nữ cao quý được diễn tả một cách chính xác, tinh tế và rất ít nét vẽ hoạt hình. Các ngón tay tinh tế - nhanh nhẹn và quần áo của họ thì chảy chuốt và khá rung cảm. Tem bưu chính. Năm 1984 - Bưu chính Trung Quốc cho phát hành bộ tem này gồm 3 tem và 1 block - bộ tem ba con là tem chia bức tranh cuộn làm 3 phần - còn block là thu nhỏ của bức tranh cuộn. Bộ tem này hiện nay đang có giá rất cao trong dòng tem bưu chính, bộ tem 3 mẫu có giá 15 USD, block có giá 235 USD
1
null
Cá chình gai biển sâu, tên khoa học Notacanthus chemnitzii, là một thành viên của họ Notacanthidae. Mặc dù mang danh như thế, nhưng loài này lại không phải là cá chình thực sự (Anguilliformes). Chúng tồn tại trong vùng biển trên toàn thế giới, ngoại trừ trong các vùng nhiệt đới, con non có dải màu từ nâu sáng tới xám hơi xanh và màu nâu sẫm ở con trưởng thành. Thức ăn chính của nó là hải quỳ. Nó thường sống ở các vùng nước sâu, chủ yếu là hơn 200 mét dưới mặt nước biển.
1
null
Ryu Hwa-young (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1993) là một nữ ca sĩ, rapper, diễn viên kiêm người mẫu người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc T-ara. Cô có một chị gái sinh đôi là ca sĩ, diễn viên Ryu Hyo-young. Tiểu sử. Hwayoung sinh ra tại Gwangju, Hàn Quốc. Cô có chị gái song sinh là Ryu Hyoyoung, cựu thành viên nhóm nhạc Coed School và nhóm nhỏ 5dolls. Năm 2010, chị gái cô, Hyoyoung đã giành giải nhất tại cuộc thi sắc đẹp toàn quốc "Miss Chunhyang". Sự nghiệp. 2010-2012: T-ara. Hwayoung đã được thêm vào T-ara trong tháng 7 năm 2010, là thành viên thứ 7 của nhóm. Ngày 16 tháng 7 năm 2010, sau khi cô và chị gái của cô xuất hiện trên SBS và Star King, cả hai người được tuyển dụng vào Core Contents Media và ra mắt trong T-ara và Coed School. Hwayoung đã bắt đầu hoạt động cùng nhóm trong phần ba của "Hello Baby" và quảng bá mini-album đầu tiên của họ trong đội hình 7 người "Temptastic". Cô cũng tham gia cùng T-ara và Davichi trong ca khúc "We Were In Love" (우리 사랑했잖아) trong tháng 12 năm 2011. Cô cũng tham gia sáng tác phần rap cho ca khúc 사랑은 다 그런거래요 (Love is All the Same) cho đồng nghiệp của mình là Yangpa. Tách nhóm. Ngày 28 tháng 7 năm 2012, một số thành viên của T-ara đã đăng các dòng trạng thái lên Twitter được cho là rất yêu quý Hwayoung nhưng cô lại nghĩ là T-ara chỉ trích cô. Và vụ bạo lực đã xảy ra. Đến ngày 30 tháng 7, Core Contents Media đã chính thức thông báo cắt đứt hợp đồng với Hwayoung. Cô không còn là thành viên của T-ara cũng như Core Contents Media. Giám đốc Kim Kwang-soo tuyên bố công ty chấm dứt hợp đồng với Hwayoung chiều theo ý kiến phàn nàn của 19 người trong đội ngũ những người liên quan với T-ara. Và đồng thời cũng tuyên bố rằng vấn đề bắt nạt không phải là nguyên nhân dẫn đến vụ việc này. Sau đó tin đồn Hwayoung bị bắt nạt bởi các thành viên khác của T-ara nổi lên khắp các trang web và các phương tiện truyền thông ở Hàn Quốc. Các thành viên đã chịu một cú sốc lớn từ trang web fan hâm mộ khi họ thay đổi tiêu đề trang thành "HwaYoung Advocates" sau khi nghe thông báo từ CCM. Core Contents Media ban đầu tuyên bố tài khoản Twitter của các thành viên đã bị tấn công. Sau đó, họ đã tổ chức một cuộc họp báo nói rằng các cô gái không nhạo báng Hwayoung qua các dòng tweet mà họ đăng. Trên một cuộc phỏng vấn với Ilgan Sports, Giám đốc điều hành Kim Kwang-soo của CCM nói rằng: ""Để không làm tăng lên những tranh cãi, tôi hy vọng Hwayoung sẽ giữ im lặng". Kim Kwang-soo nói rằng ông có thể thay đổi quyết định sa thải Hwayoung nếu cô ấy nhận trách nhiệm và xin lỗi vì những gì cô đã làm. Sau đó, CCM đưa ra lời giải thích cho quyết định này của họ: "Ngày 27 tháng 7, T-ara đang chuẩn bị lên sân khấu trong buổi phát sóng trực tiếp trên KBS Music Bank. Chỉ còn hai nhóm nữa là đến lượt họ, Hwayoung đột nhiên quyết định cô không muốn biểu diễn trên sân khấu ngày hôm đó. Trên đường về nhà, Hwayoung trước mặt người hâm mộ và các phóng viên đã ném nạng xuống đất, ngồi trên sàn nhà, đe dọa và quát mắng các quản lý." Tuy nhiên, một nhân viên của Music Bank đã trả lời "Vụ việc này có chút khác biệt so với những gì CEO Kim Kwang Soo đã tuyên bố. Đúng là Hwayoung đã nổi cáu và ném nạng, nhưng cô ấy đã khóc lúc đó. Có những ca sĩ khác đã chứng kiến ​​cô ấy không được phép vào phòng chờ và khóc ở hành lang của đài truyền hình."" Đáp lại tuyên bố CCM, Hwayoung đã đăng lên twitter: "...Những sự việc không có bất kì sự thật nào". Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Hwayoung đã đăng lời xin lỗi của mình và nói các fan hãy dừng lại. Tuy nhiên các cư dân mạng cho rằng có một thông điệp bí mật được tìm thấy trong tweet này: "팬만 안다" ("Chỉ có người hâm mộ biết"). Trước khi tweet này đã được đăng, Hwayoung nói rằng được gặp T-ara là điều hạnh phúc đối với cô và từ đấy cô có thể xây dựng Core Contents Media cùng với chị gái mình. Công ty quản lý tiết lộ rằng cô đã đích thân xin lỗi giám đốc điều hành, tuy nhiên cư dân mạng cho rằng Core Contents Media đã buộc Hwayoung viết các dòng tweet đó. Ngày 12 tháng 8 năm 2012, thành viên Soyeon của T-ara trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên sau sự việc đã nói rằng không có chuyện bắt nạt, tuy nhiên giữa họ cũng có xung đột sau buổi hòa nhạc ở Budokan, các thành viên đã báo cho công ty để giải quyết sự việc. Tuy nhiên không ngờ rằng giám đốc điều hành đã quyết định sa thải Hwayoung, là cú sốc các thành viên khác, họ không ngờ sự việc bị giải quyết bằng cách này. Ngày 6 tháng 9 năm 2012, Hwayoung thông qua twitter, đã tiết lộ một đoạn rap mới dài 51 giây, nói về công việc và cuộc sống mới của mình. Cô cũng tuyên bố cô muốn các fan chờ đợi sự trở lại của mình trong âm nhạc và trở lại với một hình ảnh trưởng thành hơn. 2012–2013: Hoạt động cá nhân. Ngày 15 tháng 12 năm 2013, Hwayoung đã ký hợp đồng với Wellmade Star M, công ty của Lee Jong-suk và Oh Yeon-seo, chuẩn bị cho sự nghiệp diễn viên. Vào ngày 31 tháng 12, Hwa Young đã xuất hiện tại "2014 Miller Countdown Party" với tư cách là một DJ, cùng với DJ Koo, Park Myung-soo và TATA, trở thành nữ DJ trẻ tuổi nhất tham gia sự kiện này. 2014: Sự nghiệp diễn viên. Ngày 2 tháng 1 năm 2014, Hwayoung ghi hình bên ngoài Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc ở Goyang, tiết lộ rằng cô tham gia vai chính trong MV ca nhạc mới của nam ca sĩ Zia có tựa đề "Bạn đã bao giờ từng khóc" () được ra mắt ngày 13 tháng 1. Hwayoung debut với tư cách là một nữ diễn viên trong bộ phim truyền hình hai tập đặc biệt "Mother’s Choice". 2015: Thành công với nhiều vai diễn. Sau khi hoàn thành drama ngắn Mother’s Choice, Hwayoung quyết định trở lại màn ảnh nhỏ trong vai diễn Han Ok trên phim Ok Family. Phim xoay quanh câu chuyện về một gia đình bị nghi ngờ ăn cắp những cổ vật thời kỳ Joseon từ Viện bảo tàng Jeonju. Bộ phim còn lồng vào cốt truyện những nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc như changgeuk (kiểu hát truyền thống của người Hàn) với việc đưa các đoạn pansori (âm nhạc dân gian Hàn Quốc) vào trong đó. Nữ diễn viên cho biết: "Tôi thấy rất căng thẳng, hồi hộp nhưng cũng thấy phấn chấn khi đợi chờ dự án này. Đây là phim sitcom đầu tiên của tôi và tôi phải cố gắng thể hiện thật đạt. Trước đó, tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về kịch bản phim, về nhân vật mình thể hiện. Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng tôi mong mọi người thông cảm hơn và ủng hộ bộ phim. Thông qua câu chuyện lịch sử và gia đình trong Ok Family, tôi hy vọng phim sẽ mang lại đến tiếng cười sảng khoái và thoải mái cho khán giả". Thừa thắng xông lên, Hwayoung nhập hội "bạn gái cũ" trong "Ex-Girlfriend Club" vào vai một trong những người tình của nam chính. Nhân vật Lala sở hữu gương mặt đáng yêu cùng thân hình quyến rũ không chỉ khiến trái tim Bang Myung Soo (Byun Yo Han) xao xuyến mà khán giả cũng không khỏi động lòng 2016: Trở lại. Vào khoảng đâu năm 2016,Lần này, Hwayoung vào vai ngôi sao hàng đầu Wang Joo Yeon trong bộ phim Comeback Mister. Cô chia sẻ:"Tôi rất biết ơn khi được làm việc với những tiền bối là những diễn viên kỳ cựu. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vai diễn nên xin hãy đón xem nhé. Tôi hy vọng sẽ có khoảng thời gian ghi hình vui vẻ dưới tư cách là một tân binh chăm chỉ." Tham gia bộ phim này, Hwayoung sẽ có cơ hội được làm việc cùng các mỹ nam, mỹ nữ như Bi Rain, nữ diễn viên Lee Min Jung, Oh Yeon Seo, Honey Lee, Kim Soo Ro, Yoon Park, Lee Tae Hwan, Ra Mi Ran… Sau scandal 2012, không ít người hâm mộ thắc mắc Hwa Young giờ ở đâu và đang làm gì trong khi T-ara vẫn tích cực hoạt động và cho ra nhiều sản phẩm mới. Có một số lời đồn thổi cho rằng Hwa Young sẽ không bao giờ trở lại showbiz nữa nhưng trong buổi họp báo ra mắt phim Age Of Youth của đài jTBC, không ít người đã ngạc nhiên khi thấy cái tên Hwa Young xuất hiện trên Teaser giới thiệu phim. Trở về một cách vô cùng lặng lẽ, cô thừa nhận "Thật ra tôi muốn bắt đầu lại sự nghiệp của mình như một diễn viên mới mà thôi, tôi là diễn viên Hwa Young, chứ không còn là Rapper như các bạn từng biết nữa". Lời phát biểu đã khiến không ít fan có mặt ở buổi ra mắt hôm đó cảm thấy đồng cảm hơn với Khán giả đã hoàn toàn đồng cảm được với nhân vật Yi Na mà cô đảm nhận dù Yi Na có nhiều góc khuất "không được tốt đẹp" – một quá khứ chịu nhiều tổn thương và hiện tại luôn bị dày vò bởi điều đó. Nhưng cách Hwa Young thể hiện nhân vật Yi Na đã cho khán giả một cái nhìn thiện cảm, đó là khi cô vẫn luôn lạc quan, vẫn luôn vui cười và hết lòng quan tâm giúp đỡ những người bạn cùng nhà của mình dù bản thân cũng luôn dính vào những rắc rối không đáng có. 2017: Thành công ngoài mong đợi. Khoảng đầu năm 2017, Hwayoung đã xác nhận tham gia bộ phim "Father Is Strange", vào vai cô con gái út của gia đình Traces of the Hand 2017 (tạm dịch: Dấu Vết Bàn Tay) là webdrama được chuyển thể từ truyện tranh phát hành trực tuyến cùng tên. Đây sẽ là một series gồm 3 phần với sự tham gia của cựu thành viên nhóm T-ARA Ryu Hwa Young. Tên gọi của phần thứ nhất cũng là Traces of the Hand, trong khi phần thứ hai sẽ là Girl’s War (tạm dịch: Cuộc Chiến Con Gái), kể về buổi thử giọng cho một nhóm nhạc nữ. Phần cuối cùng Fortuneteller’s Secret Recipe (tạm dịch: Bí Kíp Bà Bói) là câu chuyện kể về một cô gái trẻ có năng lực nhìn thấy trước tương lai. Theo thông báo chính thức từ JTBC, "Age of Youth" phần 2 sẽ được phát sóng vào cuối năm 2017. Bộ phim kể về câu chuyện của năm sinh viên đại học, những con người trẻ tuổi cùng nhau trải nghiệm cuộc sống thông qua tất cả những thăng trầm và vui buồn. Dàn diễn viên chính của "Age of Youth" phần 1 bao gồm Han Ye Ri trong vai Yoon Jin Myung, Han Seung Yeon (cựu thành viên KARA) trong vai Jung Ye Eun, Park Eun Bin trong vai Song Ji Won, Park Hye Soo trong vai Yoo Eun Jae, và Ryu Hwayoung trong vai Kang Yi Na. Trong phim Mad dog, Ryu Hwa Young vào vai một cựu vận động viên thể dục dụng cụ về làm việc cho đội điều tra. Ở tập đầu, cô đóng giả một cô đào sexy dùng mỹ nhân kế trước một bác sĩ nam. Nhờ có chi tiết nóng bỏng này, bộ phim "Chó điên" đã thu hút lượng lớn khán giả ngay trong tập đầu tiên. Tranh cãi. Vụ bê bối trục trặc tủ quần áo. Một sự cố về tủ quần áo đã xảy ra trong tập "Inkigayo" ngày 29 tháng 1 năm 2012, trong đó Ryu vô tình để lộ nhũ hoa trong màn nhảy solo. Bản tóm tắt đã thực hiện trực tuyến thông qua các cổng truyền thông Hàn Quốc và các dịch vụ SNS. JoongAng Ilbo nói rằng chương trình đang phát sóng trực tiếp khi sự cố xảy ra. Core Contents Media đã đưa ra một tuyên bố chính thức về đoạn clip nói: "“Sân khấu của T-ara được thực hiện hoàn toàn trực tiếp, và đó là một tai nạn phát sóng trực tiếp." "Không có bất kỳ vấn đề nào trong buổi diễn tập của họ [." "." "." "]." "Trước thực tế rằng cô ấy là một người nổi tiếng, cô ấy vẫn còn ở tuổi vị thành niên, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ nhớ rằng cô ấy là một cô gái trẻ ”." SBS đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi. Các vấn đề về bắt nạt và pháp lý. Vào ngày 28 tháng 7 năm 2012, một số thành viên của T-ara đã đăng những dòng tweet được cho là có ý chế giễu Ryu. Một thông báo chính thức liên quan đến những dòng tweet này và "thông báo lớn về T-ara" đã được đưa ra vào ngày 30 tháng 7, trong đó tiết lộ Ryu sẽ không còn là thành viên của nhóm. Sau thông báo chấm dứt hợp đồng đột ngột của cô với Core Contents Media, tin đồn về việc cô bị các thành viên khác của T-ara bắt nạt nghiêm trọng đã xuất hiện trên khắp các trang web và các phương tiện truyền thông, khiến dư luận quan tâm và tranh cãi gay gắt. Một số thành viên của công chúng tin rằng Ryu đã bị các thành viên khác của T-ara và công ty chủ quản của cô ấy ngược đãi, và sự phản đối kịch liệt của cộng đồng người hâm mộ của T-ara đã dẫn đến việc đóng cửa lịch trình cũng như đình chỉ các thành viên ' hoạt động, dẫn đến một cú sốc lớn đánh vào sự nổi tiếng của nhóm. Vào năm 2017, một cựu thành viên T-ara đã tuyên bố rằng Ryu và chị gái của cô ấy Ryu Hyo-young là những kẻ bắt nạt thực sự trong vụ bê bối xảy ra với T-ara vào năm 2012. Ngay sau đó, nhiều nhân viên đã tố Ryu thiếu tôn trọng các thành viên khác cũng như nhà tạo mẫu, và cho rằng Ryu đã giả mạo mức độ nghiêm trọng của chấn thương để nhận được nhiều sự thông cảm. Ryu ban đầu phủ nhận những tin đồn, nhưng sau đó thừa nhận một số trong đó là sự thật. Sau phản ứng dữ dội, bao gồm hàng loạt thông điệp tiêu cực trên mạng xã hội của cô ấy và việc cô ấy bị giảm đất diễn trong "Hello, My Twenties! 2" thành chỉ còn một diễn viên cameo, Ryu đã phải xóa tài khoản Instagram của mình.
1
null
Cá dao sọc (tên khoa học Gymnotus carapo) là một loài cá dao có nguồn gốc Nam Mỹ. Mô tả. Chúng có màu xám với một nhóm các điểm đen lớn với hai vạch vàng lớn ở hai bên. Nó có thể đạt đến chiều dài 60 cm (khoảng 24 in). Nó sống trong các hồ và suối tại hầu như toàn Nam Mỹ trừ Chile. Nó cũng có nguồn gốc ở Trinidad. Loài này, như với tất cả các loài Gymnotiformes, có khả năng tạo ra điện tích yếu, và sau đó đo sự xáo trộn trong khu vực điện tích được tạo ra. Hệ thống này được sử dụng xác định hướng đi của cá. Gymnotus carapo là sinh vật đáy, chẳng hạn thực vật thủy sinh, động vật chân khớp, mảnh vụn, động vật thân mềm, sâu, và cá nhỏ.
1
null
KEduca là một sản phẩm giáo dục miễn phí theo chứng chỉ phần mềm miễn phí GPL (version 2), (free software license) môi trường KDE cho desktop. Phần mềm cung cấp chức năng tạo và lưu một bài kiểm tra, và chức năng cho người dùng làm cái bài kiểm tra được tạo. Trong các câu hỏi có thể chèn được hình ảnh, các câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời với các mức điểm khác nhau, có thể giới hạn thời gian cho một bài kiểm tra.
1
null
là phim anime với chủ đề phiêu lưu thời hậu tận thế do đạo diễn Miyazaki Hayao thực hiện dựa trên loạt manga cùng tên của ông trước đó. Takahata Isao lo phần thực hiện việc làm phim tại Top Craft. Đây là một trong các bộ phim hoạt hình sản xuất thủ công rất nổi tiếng của Nhật Bản. Phim đã công chiếu ngày 11 tháng 3 năm 1984 tại các rạp. Bối cảnh phim lấy thời điểm 1000 năm sau khi nền văn minh công nghiệp của con người sụp đổ do đã tạo ra các chiến binh khổng lồ, một loại vũ khí hủy diệt đã đốt cháy cả thế giới chỉ trong bảy ngày bước đi trên mặt đất. Sau đó một thế giới khác đã thế chỗ thế giới cũ với một khu rừng độc đầy các loại côn trùng khổng lồ bắt đầu bao lấy thế giới đe dọa đến sự tồn tại của con người. Cốt truyện xoay quanh Nausicaä, công chúa trẻ của Thung lũng gió người lướt gió rất giỏi với giấc mơ về việc con người có thể cùng sống chung và tồn tại với các côn trùng trong khu rừng độc. Cô cũng là người có thể giao tiếp với các côn trùng này. Tuy nhiên những người sống sót của các quốc gia khác thì không nghĩ như vậy và muốn hủy diệt khu rừng và Thung lũng gió là nơi họ thực hiện ý định đó bằng cách đánh thức một chiến binh khổng lồ đang ngủ gần đó vì thế Nausicaä phải ngăn chặn kế hoạch đó. Phim là một thành công về thương mại với gần hàng triệu người xem tại tại các rạp trong lần đầu ra mắt với hàng dài người xếp hàng. Được thực hiện trước khi Studio Ghibli được thành lập nhưng tác phẩm được xem là khởi đầu cho việc hình thành và là một phần của Ghibli. Phim đã giành được giải Animage Anime Grand Prix năm 1984 cùng nhiều danh hiệu khác sau đó. Tổng quan. Sơ lược cốt truyện. Khi tài nguyên thiên nhiên của hành tinh bị hủy hoại, công chúa chiến binh Nausicaa tập hợp thần dân của mình chống lại đội quân hung tàn của nữ hoàng độc ác. Sản xuất. Ban đầu khi Miyazaki Hayao đưa bản thảo về bộ phim cho các nhà sản xuất anime thì nó đã bị từ chối do chưa ai biết đến tác phẩm này và nó có hấp dẫn không vì thế có thể dẫn đến một sự phiêu lưu thất bại nếu làm bộ phim này. Vì thế Miyazaki, một người thất vọng và thất nghiệp, thất bại khi cố thuyết phục tạo ra một bộ phim hoạt hình đã chuyển sang làm họa sĩ vẽ phiên bản manga của tác phẩm và đăng trên tạp chí Animage, loạt manga này nhanh chóng trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều người xem. Dù Animage đã hứa với Miyazaki khi nhận đăng tác phẩm là sẽ không bao giờ sử dụng loạt manga này để làm phim nhưng Animage sau đó đã quyết định phá bỏ giao ước và đề nghị Miyazaki về việc thực hiện một chuyển thể anime ngắn của tác phẩm dài 15 phút. Miyazaki đã từ chối việc thực hiện chuyển thể ngắn đó và đòi thực hiện một chuyển thể dài ít nhất phải 60 phút. Kết quả là Tokuma, chủ biên tập của Animage đã quyết định sẽ hỗ trợ Miyazaki thực hiện một chuyển thể phim chiếu rạp của tác phẩm. Tokuma đã sắp xếp việc thực hiện phim anime với hãng làm anime Top Craft, trong quá trình thực hiện bộ phim thì những người thành lập hãng Ghibli bắt đầu tập hợp lại trong thời gian này để làm bộ phim đầu tiên cùng nhau của mình vì thế phim được xem là một phần của Ghibli vì nó giúp hãng được khai sinh. Như việc Toru Hara giám đốc của Top Craft đã trở thành CEO của Ghibli và Hideaki Anno (người sau đó thực hiện Shin Seiki Evangelion) đã gia nhập vào việc làm phim lúc Miyazaki đang bị bí ý tưởng và Animage đã giúp đăng tin tuyển dụng người giúp đỡ ý tưởng. Khi bộ phim được làm là lúc Miyazaki đang thực hiện chương manga thứ 16 nhưng cốt truyện vẫn chưa đến hồi kết vì thế ông đã quyết định lấy ra các chi tiết quan trọng của cốt truyện để làm phim, thêm một số chi tiết để cốt truyện liềm mạch và giải quyết một số bí ẩn mà truyện chưa giải đáp. Vì thế bộ phim là một bản tóm tắt quý giá đầu tiên cho ai muốn hiểu nội dung truyện dù việc bị rút ngắn này gây ra các tranh cãi và tác giả cũng nói là việc thực hiện chuyển thể giữa phim và truyện là một gánh nặng rất lớn nhất là khi phải làm cả hai cùng lúc. Âm nhạc. Âm nhạc trong phim được soạn bởi Fujisawa Mamoru và bài hát chủ đề có tựa "Kaze no Tani no Nausicaä" do Takashi Matsumoto soạn, Hosono Haruomi phối nhạc và Narumi Yasuda trình bày. Album chứa một số bản nhạc chọn lọc trong phim đã phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 1983. Album chứa các bản nhạc giao hưởng phim đã phát hành vào ngày 25 tháng 2 năm 1983. Album chứa các bản nhạc trong phim có tên đã phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1984. Đĩa đơn chứa bản nhạc chủ đề đã phát hành vào ngày 23 tháng 3 năm 1988. Album chứa các bản nhạc trình bày bằng công nghệ kỹ thuật số đã phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 1984. Album chứa tất cả các bản nhạc dùng trong phim đã phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 1986. Album chứa các bản nhạc trình bày theo thể loại Hi-tech đã phát hành vào ngày 25 tháng 10 năm 1989. Album chứa các bản nhạc trình bày bằng piano đã phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 1992. Drama CD. Tokuma đã thực hiện phiên bản drama CD của phim và phát hành vào ngày 25 tháng 4 năm 1984. Trên thực tế thì phiên bản này giống như phiên bản chỉ có âm thanh của phim. Phát hành. Toei Company lo việc phân phối tác phẩm và phim đã công chiếu ngày 11 tháng 3 năm 1984 tại các rạp ở Nhật Bản. Ban đầu khi New World Pictures đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ phim để phân phối tại thị trường Bắc Mỹ thì phim bị cắt xén vì thế làm mất đi chiều sâu và thay đổi cốt truyện cùng các ẩn ý trong lời thoại của các nhân vật cũng như việc lồng tiếng lồng tiếng chỉ là cho có lệ. Vì thế Miyazaki đã gọi đó là sự sỉ nhục và nói những người hâm mộ nên quên đi sự tồn tại của phiên bản này. Khi nghe nói nhà phân phối cũng tính làm thế với Mononoke-hime thì hãng Ghibli đã gửi nguyên một cây katana đến với dòng chữ "Không cắt" và từ chối cho phép phát hành bất kỳ tác phẩm nào của hãng tại phương Tây nếu việc đó tiếp tục. Buena Vista Home Entertainment sau đó đã mua lại bản quyền và là hãng đang nắm bản quyền phân phối phiên bản tiếng Anh tại Bắc Mỹ hiện tại đã phát hành lại phiên bản nguyên bản không chỉnh sửa, Madman Entertainment thì đăng ký phân phối tại Úc, Optimum Releasing đăng ký tại Anh, Aurum Producciones S.A. đăng ký tại Tây Ban Nha, Universum-Films đăng ký tại Đức, Camera Film đăng ký tại Đan Mạch, Monolith Films đăng ký tại Ba Lan, Deltamac đăng ký tại Đài Loan và Intercontinental Video Limited đăng ký tại Hồng Kông. Đón nhận. Phim là một thành công về thương mại với gần hàng triệu người xem tại tại các rạp trong lần đầu ra mắt với hàng dài người xếp hàng và trong lần đầu ra mắt phim đã thu về 710 triệu yên. Phim cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực và luôn xếp trong hàng ngũ các anime hay nhất Nhật Bản. Sự thành công của phim được xem là nền tảng để hình thành Studio Ghibli và một số hãng anime khác. Sakaguchi Hironobu đạo diễn của loạt trò chơi Final Fantasy đã nói rằng tác phẩm đã ảnh hưởng đến các tác phẩm của mình như sinh vật Chocobos được lấy cảm hứng từ sinh vật mà các nhân vật trong phim dùng để cưỡi. Phim cũng nhận được các danh hiệu khác nhau như giải Animage Anime Grand Prix năm 1984, giải "Phim ngắn hay nhất" tại Fantafestival năm 1985, giải "Người xem bình chọn" tại Lễ trao giải Kinema Junpo năm 1985, giải "Ofuji Noburo" tại Mainichi Film Concours năm 1985...
1
null
Orthosternarchus tamandua là một loài cá trong họ Apteronotidae, có nguồn gốc từ các kênh sông sâu của hệ thống sông Amazon. Nó là loài duy nhất trong chi của nó. Loài này đặc trưng bởi mõm dài hình ống, vây bụng và đuôi dài, nhỏ, mắt hai bên không cân xứng. Phân bố và môi trường sống. "O. tamandua" là một loài tương đối hiếm được tìm thấy trong các lưu vực sông Amazon, phong phú nhất tại Rio Negro và Rio Purus. Nó sống ở cả Whitewater và nước bẩn, thường xuất hiện ở độ sâu 6–10 m và đôi khi nông hoặc sâu hơn, nhưng không bao giờ vượt quá 20 m. Nó không có mặt tại kênh vùng đồng bằng, sông và hồ nhỏ. Một vài mẫu vật được biết đến từ hợp lưu của Solimões Rio và Rio Negro, và từ Hồ Prato, Anavilhanas.
1
null
Mormyridae là một họ cá nước ngọt có nguồn gốc Châu Phi trong bộ Osteoglossiformes. Nó là họ lớn nhất trong bộ với khoàng 200 loài. Các thành viên trong họ này rất phổ biến trong bể cá. Những con cá này cũng được biết đến vì có kích thước bộ não lớn và trí thông minh cao bất thường. Không nên nhầm lẫn chúng với cá mập ma Úc (Callorhinchus milii) mà đôi khi được gọi là "Cá mũi voi"
1
null
Bát thập thất thần tiên quyển (chữ Hán: "八十七神仙卷", Bức tranh "87 vị thần tiên") là một tác phẩm họa được cho là của Ngô Đạo Tử, một danh họa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông được mệnh danh là họa thánh (thánh vẽ) và có rất nhiều giai thoại thần kỳ về việc vẽ tranh của ông.
1
null
Châu Phưởng (730—800, tiếng Trung: 周昉, Wade-Giles: Chou Fang), một số tài liệu phiên thành Châu Phong hoặc Chu Phong, Chu Phưởng, là một trong hai họa sĩ có ảnh hưởng trong triều đại nhà Đường - Trường An, mà hiện nay gọi là Tây An, trong thế kỷ thứ 8. Ông xuất thân từ một gia đình cao quý và điều này được phản ánh trong tác phẩm của ông - các đối tượng miêu tả trong tác phẩm hầu như rất giàu có và đa phần nhàn hạ. Bức họa nổi tiếng nhất của ông còn lưu giữ đến ngày nay là bức Trâm hoa sĩ nữ đồ.
1
null
Phú Thứ là thị trấn huyện lỵ của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam. Địa lý. Thị trấn Phú Thứ nằm ở trung tâm huyện Tây Hòa, có vị trí địa lý: Thị trấn có diện tích 14,07 km², dân số năm 2013 là 13.980 người, mật độ dân số đạt 994 người/km². Hành chính. Thị trấn Phú Thứ có 5 khu phố: Lịch sử. Địa bàn thị trấn Phú Thứ trước đây là một phần xã Hòa Bình thuộc huyện Tuy Hòa cũ. Ngày 30 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 100-HĐBT. Theo đó, chia xã Hòa Bình thành hai xã Hòa Bình 1 và Hòa Bình 2. Ngày 16 tháng 5 năm 2005, huyện Tuy Hòa chia tách thành hai huyện Đông Hòa và Tây Hòa. Xã Hòa Bình 2 thuộc huyện Tây Hòa và là huyện lỵ huyện này. Ngày 6 tháng 8 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết 94/NQ-CP. Theo đó, thành lập thị trấn Phú Thứ, thị trấn huyện lỵ huyện Tây Hòa trên cơ sở toàn bộ 1.407,03 ha diện tích tự nhiên và 13.980 người của xã Hòa Bình 2.
1
null
Cá mũi voi Peters, tên khoa học Gnathonemus petersii, là một loài cá mũi voi trong chi Gnathonemus. Mô tả. Cá mũi voi Peters có nguồn gốc từ các con sông của Tây Phi và Trung Phi, đặc biệt là lưu vực sông Niger, sông Ogun và thượng lưu sông Chari. Nó thích bùn, di chuyển chậm chạp trên các con sông bao gồm cả các nhánh sông ngập nước. Nó có một màu nâu sẫm đến màu đen, dẹp bề ngang (trung bình 23-25 ​​cm), với vây lưng và vây hậu môn sau cùng độ dài. Vây đuôi hoặc đuôi của nó được chia hai. Nó có hai sọc thấp hơn vuông góc. Đặc điểm nổi bật nhất của nó, như tên của nó cho thấy, là một chiếc vòi lồi lên trên đầu. Đây thực sự không phải một chiếc mũi mà là một phần mở rộng của mũi, nó sử dụng chúng để tự vệ, thông tin liên lạc, định vị, và tìm kiếm sâu và côn trùng để ăn. Cá mũi voi Peters có thị lực kém và sử dụng một điện trường yếu, mà nó tạo ra bởi các cơn co thắt cơ bắp, để tìm thức ăn, để di chuyển trong vùng nước tối hoặc đục, và để tìm một người bạn đời. Cá mũi voi Peters sống đến khoảng 6-10 năm, nhưng có những báo cáo khoa học cho thấy nó có thể sống lâu hơn.
1
null
Myrichthys colubrinus là một loài cá biển thuộc chi "Myrichthys" trong họ Cá chình rắn. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1781. Từ nguyên. Tính từ định danh "colubrinus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "như rắn", hàm ý đề cập đến kiểu hình của loài cá chình này rất giống với loài rắn cạp nia biển ("Laticauda colubrina"). Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Biển Đỏ và vịnh Ba Tư, "M. colubrinus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Société và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara), xa hơn về phía đông bắc đến quần đảo Hawaii và đảo Johnston gần đó, giới hạn phía nam đến Tây Úc và Nouvelle-Calédonie. Ở Việt Nam, "M. colubrinus" được ghi nhận tại quần đảo An Thới (thuộc Phú Quốc, Kiên Giang), gần đây cũng đã được biết đến ở quần đảo Hoàng Sa. "M. colubrinus" sống trên nền cát phẳng hoặc trong các thảm cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 35 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá chình "M. colubrinus" là 97 cm. Răng hàm trên và dưới đều cùn. Thân có các khoanh màu trắng và đen xen kẽ nhau, khoanh trắng có thể có đốm đen. Độ rộng của các khoanh đen có thể dày mỏng khác nhau. "M. colubrinus" là một ví dụ cho trường hợp bắt chước kiểu Bates, một dạng bắt chước mà một loài vô hại mang kiểu hình giống với một loài độc hại để tránh bị săn bắt bởi những loài ăn thịt. Ở đây, "M. colubrinus" bắt chước rắn cạp nia biển và những loài rắn biển có khoanh đen tương tự (đều có nọc độc). Không như những loài cá chình rắn khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, "M. colubrinus" trườn tự do khắp nơi vào ban ngày. "M. colubrinus" cũng khá giống với một loài cá chình rắn khác, là "Leiuranus semicinctus", tuy nhiên các khoanh đen của "L. semicinctus" có dạng hình thang chứ không là vòng tròn như "M. colubrinus". Sinh thái học. Thức ăn của "M. colubrinus" là các loài cá nhỏ và động vật giáp xác.
1
null
Lazarus là một IDE (Integrated Development Environment) được phát triển theo mô hình RAD (rapid application development - phát triển ứng dụng nhanh chóng). Sử dụng trình biên dịch Free Pascal. Được dùng để phát triển ứng dụng desktop cùng thiết bị di động, ứng dụng - dịch vụ web, và các thành phần, thư viện (.so, .dll...). Ứng dụng viết bởi Lazarus có thể chạy bất kỳ phần mềm Pascal biên dịch được, như (Windows, Linux, Unix, MacOS...), ngoài ra Lazarus còn miễn phí, với nhiều component có sẵn thích hợp cho phát triển ứng dụng nhiều lĩnh vực. Với Lazarus, hầu như không cần cài thêm thành phần thương mại, bạn có thể làm mọi việc. Tính năng. Tương tự với Delphi, Lazarus tạo ra môi trường trực quan cho việc phát triển ứng dụng, bao gồm tạo ra giao diện người dùng, chỉnh sửa mã và nhiều chức năng khác. Với phương châm phát triển miễn phí, Lazarus cung cấp nhiều tính năng: Phát triển ứng dụng đa nền tảng. Lazarus sử dụng Free Pascal làm trình biên dịch phía sau. Vì vậy, về mặt lý thuyết thì Lazarus hỗ trợ cho tất cả các nền tảng mà Free Pascal hỗ trợ. Giống như thư viện run-time của Free Pascal, Lazarus hỗ trợ một khung làm việc ứng dụng xuyên nền tảng gọi là Lazarus Component Library (LCL), nó cung cấp cho lập trình viên giao diện thống nhất, với các khai báo nền tảng khác nhau. Câu châm ngôn của LCL là write once, compile anywhere - viết một lần, biên dịch mọi nơi. Biên dịch đa nền. Giống như Free Pascal, Lazarus biên dịch được từ Windows, Linux, FreeBSD tới MacOS... Có thể biên dịch cho Mac OS phiên bản cũ, nhưng không thích hợp cho các phiên bản mới của Intel, kể từ khi Apple ngừng cung cấp mã nguồn thêm Các ứng dụng dành cho thiết bị nhúng (Điện thoại, Thiết bị hỗ trợ cá nhân, bộ định tuyến, máy chơi trò chơi điện tử) được biên dịch trên Window hoặc *nix Thư viện thành phần của Lazarus. LCL đã được mô hình hóa kể từ sau VCL của Delphi 6, nhưng nó thích hợp cho nhiều hệ điều hành hơn là chỉ Windows. Điều này được thực hiện bằng cách định nghĩa lớp Widget. Thống kê các Widget trên Lazarus năm 2011: Kế hoạch dự định viết ra GTK3 vì GTK2 không triển khai tốt và không kế thừa đặc điểm của GTK1. Phát triển Ứng dụng cơ sở dữ liệu. Lập trình viên có thể cài thêm các gói package để kết nối thêm nhiều loại dữ liệu. Chương trình có thể kết nối tới cơ sở dữ liệu không cần bất kì dòng mã nào, mà bằng cách thiết lập các thuộc tính - property cho các component. Những loại dữ liệu hỗ trợ sẵn: Có thể dùng thêm nhiều thành phần khác, như Zeoslib. Những điểm khác với Delphi. Mặc dù có nhiều đặc điểm giống Delphi, nhưng vẫn có những điểm khác: codice_1 Phân phối, giấy phép. Như đã nói, giống như Free Pascal, Lazarus là miễn phí, các bản phân phối khác nhau được hỗ trợ giấy phép miễn phí khác nhau, bao gồm: GPL, LGPL, MPL và một phiên bản chỉnh sửa của LGPL. Lazarus được phân phối chính thức trên SourceForge. Nguồn. Được dịch lại từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Lazarus_(IDE) và bổ sung, chỉnh sửa
1
null
Yang Ji-won (Hangul: 양지원, Hanja: 楊知元, Hán-Việt: Dương Trí Nguyên, sinh ngày 5 tháng 4 năm 1988) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc dự án UNI.T thông qua chương trình thực tế The Unit. Jiwon là cựu thành viên nhóm nhạc T-ara do công ty giải trí Mnet Media (hiện nay là MBK Entertainment) thành lập và quản lý, ra mắt vào năm 2009, 4 tháng sau, cô rời nhóm do có sự khác biệt về âm nhạc. Sau khi rời Mnet Media, cô trở thành thành viên của nhóm nhạc Spica do công ty B2M Entertainment thành lập và quản lý, ra mắt năm 2012. Nhóm đã tan rã vào năm 2017. Cô xếp thứ 6 chung cuộc trong chương trình The Unit và chính thức trở thành thành viên của UNI.T, nhóm dự kiến sẽ hoạt động 1 năm 1 tháng. Sau khi tan rã, các thành viên sẽ quay về công ty của họ. Tiểu sử. Jiwon được sinh ra tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày ngày 5 tháng 4 năm 1988. Sau khi học trung học, cô đã học tại Đại học Dongguk, ngành sân khấu và điện ảnh. Sự nghiệp. Trước khi ra mắt. Trước khi ra mắt, cô là thành viên của nhóm Five Girls thuộc Good Entertainment vào năm 2007. Do vấn đề tài chính, nhóm không bao giờ ra ​​mắt. 2009: Thành viên của T-ara, rời nhóm và rời MBK Entertainment (Core Contents Media). Sau khi Good Entertainment bị giải tán, Jiwon được chuyển đến Core Contents Media và được đào tạo trong nhóm nhạc nữ T-ara trong năm 2009. Trước khi ra mắt, nhóm đã hát ca khúc "Good Person" làm nhạc nền cho bộ phim truyền hình "Cinderella Man". Tuy nhiên vào đầu tháng 6 năm 2009, cô đã xin rời khỏi nhóm với lý do khác biệt trong phong cách âm nhạc. Sau đó cô rời khỏi công ty trong năm 2010. 2012-2017: Thành viên của Spica. Năm 2011, cô chuyển đến B2M Entertainment và trở thành học viên. Ngày 8 tháng 2 năm 2012, cô chính thức ra mắt cùng nhóm nhạc Spica. Nhóm đã tan rã vào năm 2017. 2017-nay: Tham gia The Unit, thành viên của UNI.T. Tháng 10 năm 2017, cô tham gia chương trình thực tế sống còn mang tên The Unit, cố xếp thứ 6 chung cuộc, trở thành thành viên của nhóm nhạc dự án UNI.T, nhóm sẽ hoạt động đến hết tháng 4 năm 2019, cô đảm nhận vai trò hát dẫn trong nhóm.
1
null
Spica (, viết cách điệu SPICA) là một nhóm nhạc nữ gồm 5 thành viên thuộc công ty B2m Entertaiment tại Hàn Quốc. Đầu năm 2012, B2M Entertainment chính thức công bố với công chúng về việc họ sẽ cho ra mắt một nhóm nhạc nữ bằng cách tung ra hình ảnh và thông tin cá nhân của các thành viên, ngay lập tức đã gây ấn tượng với các cư dân mạng.Nhóm chính thức tan rã ngày 6/2/2017.
1
null
Cá lịch long hay cá chình thiên long (tên khoa học Rhinomuraena quaesita) là một loài cá lịch biển, nó là thành viên duy nhất của chi Rhinomuraena. Cá lịch long có nguồn gốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Loài này cũng có mặt tại vùng biển Việt Nam. Cá lịch long là một sinh vật thanh lịch với một cơ thể dài, mỏng và vây lưng cao. Cá lịch long có thể dễ dàng được nhận ra bởi trước lỗ mũi mở rộng của nó. Con chưa thành niên và sắp trưởng thành bơi tự do với cơ thể màu đen với một vây lưng màu vàng, trong khi con cái có màu vàng với vây hậu môn màu đen. Các con đực trưởng thành có màu xanh với một vây lưng màu vàng. Cá lịch long phát triển đến chiều dài tổng thể khoảng 1 m (3,3 ft), và có tuổi thọ lên đến hai mươi năm. Cá lịch long là loài cá lịch biển duy nhất có khả năng chuyển đổi giới tính. Hành vi. Giống như nhiều loài cá lịch, cá lịch long đôi khi được cho là giận dữ hay hung hăng, vì miệng của nó thường mở rộng, sẵn sàng để tấn công, nhưng thực ra, cá lịch chỉ đơn thuần là thở. Trong tự nhiên, các con cá lịch long vùi mình trong cát hoặc ẩn trong đá hoặc rạn san hô, đưa đầu ra để kiếm tôm và cá.
1
null
Eléonore của Bỉ (tiếng Pháp: Eléonore Fabiola Victoria Anne Marie, tiếng Hà Lan: Eleonore Fabiola Victoria Anna Maria, sinh ngày 16 tháng 4 năm 2008) là con gái thứ 2 và là người con nhỏ nhất của Vua Philippe và Vương hậu Mathilde. Cô hiện đang đứng thứ 4 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau chị gái là Élisabeth của Bỉ cùng hai anh trai là Vương tử Gabriel và Vương tử Emmanuel. Tiểu sử. Sinh và rửa tội. Vương tôn nữ Eléonore chào đời vào lúc 4 giờ 50 phút (theo giờ CET) ngày 16 tháng 4 năm 2008 tại Bệnh viện Erasmus ở quận Anderlecht gần thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Khi mới sinh, công chúa cân nặng 3,2kg và dài 50cm. Eléonore được rửa tội vào ngày 14 tháng 6 năm 2008 tại nhà nguyện thuộc lâu đài Ciergnon ở thành phố Ardennes của Vương quốc Bỉ, bởi Đức Hồng y Godfried Danneels - Tổng Giám mục của Mechelen-Brussels. Cha mẹ đỡ đầu của Eléonore là Thái nữ Victoria của Thụy Điển, Claire của Bỉ và Bá tước Sébastien von Westphalen zu Fürstenberg. Đặt tên. Giống như nhiều thành viên khác của Vương thất, tên của Eléonore cũng được ghép từ nhiều tên khác nhau với những ý nghĩa nhất định: Học vấn. Ngày 2 tháng 9 năm 2013, cũng giống như các anh chị của mình, Công chúa Eléonore đã bắt đầu theo học tại trường Sint-Jan Berchmanscollege ở quận Marolles thuộc thành phố Bruxelles của Vương quốc Bỉ.
1
null
Curt Wolf von Pfuel (cũng viết là "Kurt"; 28 tháng 9 năm 1849 tại Potsdam – 16 tháng 7 năm 1936 cũng tại Potsdam) là một Thượng tướng Kỵ binh, Cục trưởng Cục thanh tra Giáo dục và Rèn luyện Quân sự của quân đội Phổ. Ông đã từng tham gia cuo5c Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Về sau, ông là Chủ tịch Uỷ ban Trung ương các Tổ chức Chữ Thập đỏ Đức. Tiểu sử. Ông sinh ra trong gia tộc von Pfuel, một gia đình quý tộc cổ có nguồn gốc từ Jahnsfelde ở vùng đồi núi Märkische Schweizl. Sau khi học các trường trun học tại Düsseldorf, Berlin và Stettin, ông học Luật ở Đại học Georg August tại Göttingen, tại đây ông đã được nhận bằng Tiến sĩ. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của Liên đoàn Sinh viên Saxonia ("Göttinger Sachsen"). Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào năm 1870, ông nhập ngũ trong Trung đoàn Khinh kỵ binh số 12 Thüringen với vai trò là một học viên sĩ quan ("Fahnenjunker") và tham gia chiến đấu cùng đơn vị này trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, ông được thăng cấp Chuẩn úy, sau đó vào ngày 14 tháng 4 năm 1871, ông được phong hàm Thiếu úy. Sau một thời gian được điều vào Học viện Quân sự Phổ (1875 – 1878), ông phục vụ trong Trung đoàn Thương kỵ binh số 4 Westfalen tại Düsseldorf cho đến năm 1883. Vào tháng 5 năm 1883, ông được thuyên chuyển vào Bộ Tổng tham mưu với quân hàm Đại úy và vào tháng 10 năm đó, ông được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự của Đức tại Madrid. Đến tháng 1 năm 1885, ông trở về nước Đức và giữ chức trợ lý cá nhân của Vương thân Wilhelm, người đã lên ngôi Hoàng đế Wilhelm II vào năm 1889. Sau khi Wilhelm II đăng cơ, ông được ủy nhiệm chức sĩ quan hầu cận của vị tân Hoàng đế. Vào năm 1889, Pfuel được lên quân hàm Thiếu tá và nhận một chức sĩ quan tham mưu trong Trung đoàn Thiết kỵ binh Cẩm vệ số 1 "Đại Tuyển hầu tước" (Schlesien), sau đó ông được phong chức Tư lệnh của Trung đoàn Thương kỵ binh số 13 Đức vua (số 1 Hannover). Ông được thăng hàm Thượng tá vào năm 1894, rồi lên Đại tá vào năm 1896 và vào ngày 27 tháng 1 năm 1898 ông được thụ phong Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 20, đóng quân tại Hannover. Sau khi được lên cấp Thiếu tướng vào năm 1899, ông được phong cấp Trung tướng và Sư trưởng của Sư đoàn số 28 tại Karlsruhe vào năm 1903. Đến năm 1906, ông được lãnh chức Cục trưởng Cục thanh tra Giáo dục và Rèn luyện Quân sự. Cũng trong thời gian đó, ông là Phó Chủ tịch Tòa án Quân sự Đế quốc Đức. Vào năm 1908, Pfuel được thăng cấp Thượng tướng Kỵ binh. Đến tháng 3 năm 1910, ông xuất ngũ (zur Disposition). Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pfuel là Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Các tổ chức Chữ Thập đỏ Đức ("Zentralkomitees der deutschen Vereine vom Roten Kreuz"). Curt Wolf von Pfuel đã thành hôn với bà Anna Gräfin von der Groeben vào ngày 25 tháng 1 năm 1886, tại Montreux.
1
null
Cá mái chèo (tên dịch từ tiếng Anh) hoặc cá đai vua (tên đặt trong từ điển theo tên Latin) (danh pháp hai phần: Regalecus glesne) là một loài cá thuộc họ Regalecidae. Nó là loài phân bố toàn cầu, bao gồm vùng cực. Cá mái chèo là loài cá xương dài nhất. Hình dạng của nó như sợi ruy băng, hẹp chiều ngang, với vây lưng dọc theo toàn bộ chiều dài của nó, vây ngực lùn mập, vây chậu hình chèo dài. Màu sắc của nó là màu bạc với những mảng đen và vây của nó có màu đỏ. Đặc tính vật lý và chế độ bơi nhấp nhô đã dẫn đến suy đoán rằng nó có thể là nguồn gốc của nhiều "con rắn biển" được nhìn thấy. Hành vi. Ít thông tin về hành vi của cá mái chèo. Nó đã được quan sát bơi bằng vây lưng của nó, và cũng có thể bơi trong một vị trí thẳng đứng. Nó ăn nhuyễn thể và giáp xác nhỏ khác, cũng như các loài cá nhỏ và mực ống. Được biết, nó đẻ trứng từ tháng bảy đến tháng mười hai. Những quả trứng lớn 2,5 mm, và nổi gần bề mặt cho đến khi nở. Ấu trùng của nó cũng được quan sát thấy gần bề mặt trong mùa này. Khi trưởng thành nó được cho là đơn độc.
1
null
Heinrich Ludwig Wilhelm Adalbert Waldemar Alexander xứ Hessen và Rhein (28 tháng 11 năm 1838 tại Bessungen – 16 tháng 9 năm 1900 tại München) là một Vương công của Hessen và Rhein, đồng thời là Thượng tướng Kỵ binh Phổ. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Tiểu sử. Heinrich là con trai út của Vương công Karl của Hessen và bên sông Rhein (1809 – 1877) với người vợ của ông này là Công chúa Elisabeth (1815 – 1885), con gái Vương tử Wilhelm của Phổ. Người anh trai của ông là Đại Công tước Ludwig IV của Hessen và bên sông Rhein và em gái của ông là Anna, Đại Công nương Mecklenburg-Schwerin. Heinrich học đại học tại Göttingen và Gießen. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1854, ông gia nhập Trung đoàn Hộ vệ Hesse với quân hàm Thiếu úy và sau đó ông nhập ngũ trong quân đội Phổ với cấp bậc Đại úy vào ngày 22 tháng 1 năm 1859. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, Heinrich đã tham chiến trong các trận đánh tại Missunde, Rackebüll và Wielhoi. Sau khi được lên cấp hàm Thượng tá vào ngày 8 tháng 6 năm 1866, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần, tham chiến trong các trận chiến tại Hühnerwasser, Münchengrätz, Jacobau cùng với trận đánh quyết định tại Königgrätz. Đến ngày 17 tháng 9 năm 1866, ông được bổ nhiệm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2. Ông cũng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng II và I. Tiếp theo đó, ông được thăng cấp Thiếu tướng vào năm 1873, rồi được ủy nhiệm chức Tư lệnh của Sư đoàn Đại Công quốc Hesse (25) và không lâu sau đó ông được thăng hàm Trung tướng. Vào ngày 21 tháng 8 năm 1884, Heinrich đưo75c phong cấp bậc Tướng tư lệnh, và hai năm sau, ông được lên quân hàm Thượng tướng Kỵ binh vào ngày 18 tháng 9 năm 1886. Sau đó, vào ngày 7 tháng 7 năm 1887, theo đề xuất của ông, Heinrich được xuất ngũ (zur Disposition) với một khoản tiền lương. Kể từ năm 1892, ông cư ngụ tại München, nơi ông từ trần vào ngày 16 tháng 9 năm 1900. Heinrich cũng để lại những nhật ký về chiến tranh. Dựa trên Hiến pháp của Đại Công quốc Hesse, Vương công Heinrich là thành viên Đệ nhất viện của các lãnh thổ Đại Công quốc Hesse kể từ năm 1881 cho đến năm 1900. Hôn nhân và hậu duệ. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1878, tại Darmstadt, Heinrich kết hôn không đăng đối lần thứ nhất với bà Caroline Willich, họ von Pöllnitz (1848 – 1879), người đã được phong "Nữ Nam tước von Nidda" nhờ vào cuộc hôn nhân này. Bà đã hạ sinh cho ông một người con trai: Vào ngày 20 tháng 9 năm 1892, tại Darmstadt, ông kết hôn lần thứ hai (và cũng không đăng đối) với bà Emilie Hrzic de Topuska (1868 – 1961), người đã được phong "Nữ Nam tước von Dornberg" vào năm 1895. Với bà này, ông có một người con trai:
1
null
Giải bóng đá Cúp Quốc gia 2013, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Cúp Quốc gia - Eximbank 2013 vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 21 của Giải bóng đá Cúp Quốc gia do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) tổ chức. Diễn ra từ ngày 16 tháng 3 năm 2013 đến ngày 5 tháng 9 năm 2013, giải đấu có sự tham gia của 18 câu lạc bộ thuộc hai giải Vô địch Quốc gia và Hạng Nhất Quốc gia. Xi măng The Vissai Ninh Bình đã đánh bại SHB Đà Nẵng trên chấm luân lưu với tỷ số 6-5 (hai đội hòa 1-1 trong 2 hiệp chính) trong trận chung kết để lần đầu tiên lên ngôi vô địch.
1
null
Kim tự tháp Đỏ, còn được biết đến với tên gọi kim tự tháp Bắc, là kim tự tháp lớn nhất trong số ba kim tự tháp chính tại khu lăng mộ Dahshur. Được đặt tên theo màu đỏ của sa thạch, đây cũng là kim tự tháp Ai Cập lớn thứ ba, sau các kim tự tháp của Khufu và Khafra tại Giza. Vào thời điểm được hoàn thành, kim tự tháp Đỏ là công trình nhân tạo cao nhất thế giới. Nó cũng được coi là nỗ lực thành công đầu tiên của con người trong việc xây dựng một kim tự tháp "đúng nghĩa" với cạnh phẳng. Người dân địa phương gọi kim tự tháp là "el-haram el-watwat", nghĩa là kim tự tháp Dơi. Kim tự tháp Đỏ từng được lát một lớp đá vôi Tura trắng, nhưng ngày nay chỉ còn một số ít ở góc kim tự tháp. Trong thời kỳ trung cổ, hầu hết lớp đá vôi này đã được lấy để xây dựng các tòa nhà tại Cairo, làm lộ ra phần sa thạch màu đỏ phía dưới. Lịch sử. Kim tự tháp Đỏ là kim tự tháp thứ ba được xây dựng bởi pharaon Sneferu của thời kỳ Cựu vương quốc, nằm cách khoảng một kilômét về phia bắc kim tự tháp Cong. Kim tự tháp này cũng nghiêng khoảng 43 độ như phần trên của kim tự tháp Cong, khiến nó trông có vẻ bẹt hơn so với những kim tự tháp có quy mô tương đương. Việc thi công được tin là đã bắt đầu vào năm thứ 30 trong triều đại của Sneferu. Các nhà Ai Cập học có những ý kiến bất đồng về thời gian thi công. Dựa trên những dấu vết khai thác đá được tìm thấy trong nhiều giai đoạn thi công, Rainer Stadelmann đã ước đoán kim tự tháp Đỏ mất khoảng 17 năm để hoàn thành, trong khi John Romer, lại cho rằng chỉ mất 10 năm 7 tháng. Các nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng thiết kế của kim tự tháp Đỏ là kết quả của những cuộc khủng hoảng về kỹ thuật diễn ra trong quá trình xây dựng hai kim tự tháp trước đó của Sneferu. Kim tự tháp đầu tiên tại Meidum đã sụp đổ, còn kim tự tháp thứ hai, kim tự tháp Cong, đã thay đổi độ nghiêng từ 54 đến 43 độ trong khi được xây dựng. Một số nhà khảo cổ học tin rằng kim tự tháp tại Meidum là nỗ lực đầu tiên trong việc xây dựng một kim tự tháp cạnh phẳng, và nó đã sụp đổ trong khi kim tự tháp Cong đang được thi công. Chính kim tự tháp Cong cũng bắt đầu cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về sự thiếu ổn định, dẫn đến việc sử dụng xà gỗ để chống đỡ phía bên trong kim tự tháp cũng như sự thay đổi độ nghiêng. Do đó, kim tự tháp Đỏ được xây dựng với độ nghiêng thấp hơn để trở nên ổn định và tránh bị sụp đổ. Ngày nay. Kim tự tháp Đỏ cao , Viên đá ở chóp của kim tự tháp đã được tìm thấy và khôi phục, và hiện đang được trưng bày tại Dahshur. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc nó đã từng được dùng hay không bởi độ nghiêng của nó khác với kim tự tháp. Kim tự tháp Đỏ, cũng như kim tự tháp Cong, từng không mở cửa cho khách du lịch tham quan trong nhiều năm do một doanh trại quân đội ở gần đó. Hiện nay du khách có thể tham quan kim tự tháp và một hệ thống thông gió đã được lắp đặt với những đường ống theo lối vào xuống các buồng phía bên trong.
1
null
Monosaccharide (tên Việt hóa Monosaccarit, từ "mono":đơn, "sacchar": đường ở tiếng Hy Lạp) hay đường đơn là đơn vị cơ bản nhất của các carbohydrate quan trọng trong sinh học. Chúng là dạng đơn giản nhất của đường (thực phẩm) và cũng gồm các chất thuộc nhóm chất xơ. Tính chất. Thường không màu, tan trong dung môi nước, và là tinh thể chất rắn, không tan trong dung môi hữu cơ không phân cực, tan trong dung dịch ethanol 80%. Một vài monosaccharide có vị ngọt.Tính chất hóa học đặc trưng là tính khử. Các ví dụ. Glucose, (dextrose), fructose, (levulose), galactose, xylose và ribose. Cấu trúc và danh pháp. Ngoại trừ một số monosaccharide (như deoxyribose), phần lớn có công thức hoá học như sau:C"x"(H2O)"y", trong đó thường "x" ≥ 3. Monosaccharide được xếp loại bằng số "x" của số nguyên tử cacbon: diose (2), triose (3), tetrose (4), pentose (5), hexose (6), heptose (7)... Monosaccharide quan trọng nhất, glucose, là hexose. Một vài heptose bao gồm ketose mannoheptulose và sedoheptulose. Monosaccharide có tám hoặc trên tám nguyên tử cacbon rất hiếm thấy vì chúng không bền. Monosaccharide là đơn vị cấu tạo nên disaccharide (đường đôi) (như sucrose) và polisaccharide (như cellulose và tinh bột. Mỗi nguyên tử cacbon liên kết với nhóm hydroxide (ngoại trừ nguyên tử đầu và cuối) và theo cấu trúc hình chữ L (chirality), tạo nên những đồng phân cùng công thức hoá học. Như galactose và glucose đều là aldohexose, nhưng cả hai đều có tính chất hoá, lý khác nhau. Chuỗi mạch hở monosaccharide. Một monosaccharide đơn giản có một mạch hở không phân nhánh chứa nguyên tử cacbon liên kết với nhóm chức cacbonyl (C=O), và một nhóm hidroxyl (OH) ở mỗi nguyên tử cacbon còn lại. Do đó, công thức phân tử của monosaccharide đơn giản có thể viết là H(CHOH)"n"(C=O)(CHOH)"m"H, trong đó "n"+1+"m" = "x"; để công thức hoá học là C"x"H2"x"O"x". Theo quy ước, các nguyên tử cacbon được đánh số từ 1 tới x dọc theo chuỗi mạch chính bắt đầu từ đầu gần nhất với nhóm C=O. Nếu nhóm cacbonyl ở vị trí 1 (nghĩa là n hay m bằng 0), thì phân tử sẽ bắt đầu với nhóm formyl H(C=O)-, nghĩa là chúng là andehit. Trong trường hợp đó, chúng được xếp loại là aldose., hoặc phân tử có nhóm xeton, một nhóm cacbonyl -C=O- giữa 2 nguyên tử cacbon, thì được xếp loại là ketose. Ketose trong đối tượng sinh học thường có nhóm cacbonyl ở vị trí số 2. Các sự phân loại trên có thể kết hợp, tạo ra tên như " aldohexose" hay "ketotriose". Tổng kết lại, danh pháp cho monosaccharide bao gồm là tiền tố Hy Lạp để xác định số nguyên tử cacbon (tri-,tetr-, pent-, hex-...), hậu tố '-ose' cho aldose và '-ulose' cho ketose. Trong những trường hợp sau, nếu nếu nhóm cacbonyl không phải ở vị trí số 2, thì vị trí của chúng sẽ được xác định bằng chữ số trung tố, ví dụ như H(C=O)(CHOH)4H là pentose, H(CHOH)(C=O)(CHOH)3H là pentulose, và H(CHOH)2(C=O)(CHOH)2H là pent-3-ulose. Chuỗi mạch hở đồng phân lập thể. Hai monosaccharide có công thức phân tử tương đương nhau (giống về độ dài chuỗi, vị trí nhóm cacbonyl) vẫn có thể là hai đồng phân lập thể riêng biệt, nghĩa là phân tử phân bố khác nhau trong không gian ba chiều về liên kết của một số nguyên tử. Điều này chỉ xảy ra khi có nguyên tử bất đối xứng, cụ thể như cacbon đối xứng bàn tay (liên kết với bốn tiểu cấu trúc phân tử riêng biệt). Bốn liên kết này sẽ có hai cấu hình bất kì khác nhau theo kiểu bàn tay (như đối xứng giữa bàn tay trái với bàn tay phải). Trong một monosaccharide đơn giản có mạch hở, không phân nhánh thì tất cả nguyên tử cacbon đều đối xứng bàn tay, ngoại trừ nguyên tử đầu tiên và cuối cùng của chuỗi, và đối với ketose thì là nguyên tử cacbon liên kết với nhóm xeton. Ví dụ như triketose H(CHOH)(C=O)(CHOH)H (glixerol, dihidroxiaxeton) không có nguyên tử bất đối xứng, vì thế chỉ có một đồng phân lập thể là chính nó. Một triose khác, aldose H(C=O)(CHOH)2H (glyceraldehyde), có một nguyên tử cacbon đối xứng bàn tay là cacbon chính giữa, vị trí số 2, liên kết với nhóm –H, -OH, -C(OH)H2, và –(C=O)H. Vì thế, chúng có hai đồng phân lập thể là hình ảnh qua gương của nhau (đối xứng bàn tay). Monosaccharide có bốn nguyên tử cacbon trở lên có thể chứa nhiều nguyên tử cacbon đối xứng bàn tay, vì vậy, chúng thường có nhiều hơn hai đồng phân lập thể. Số lương đồng phân lập thể có chung công thức phân tử được tính bằng công thức 2"c", trong đó c là số nguyên tử cacbon đối xứng bàn tay. Một cách hệ thống hóa để biểu diễn công thức cấu tạo của một monosaccharide đơn giản (mạch hở, không phân nhánh) sao cho nhìn rõ sự đối xứng bàn tay của chúng là dùng hình chiếu Fischer. Mỗi đồng phân lập thể của một monosaccharide đơn giản có thể xác định bằng vị trí (bên phải hay bên trái) trong hình chiếu Fischer của nhóm hydroxyl đối xứng bàn tay (nhóm hydroxyl liên kết với cacbon đối xứng). Hầu hết các đồng phân bản thân đã đối xứng bàn tay (khác với hình ảnh phản chiếu của chúng). Trong hình chiếu Fischer, hai hình ảnh phản chiếu qua gương của các đồng phân khác nhau ở vị trí của nhóm hydroxyl ngược từ trái sang phải. Đồng phân đối xứng thường không khác nhau mấy về tính chất hóa học trong môi trường bất đối xứng, tuy nhiên lại có những tính chất hóa sinh khác nhau cũng như sự xuất hiện trong tự nhiên. Hầu hết đồng phân lập thể đều là hình phản chiếu qua gương, tuy nhiên vẫn có những đồng phân lập thể cấu trúc trung tâm bất đối xứng nhưng lại là hình phản chiếu qua gương của nhau. Điều này xảy ra khi sơ đồ phân tử đối xứng, ví dụ như 3-ketopentoses H(CHOH)2(CO)(CHOH)2H, và hai nửa là hình ảnh phản chiếu của nhau. Trong trường hợp đó, phản chiếu qua gương chỉ đơn giản là quay phân tử lại nửa vòng. Vì thế, chỉ có ba đồng phân lập thể khác nhau của 3-ketopentoses, dù phân tử chỉ có hai nguyên tử cacbon đối xứng. Đồng phân lập thể không phải là hình phản chiếu thường có những tính chất hóa học khác nhau, ngay cả trong môi trường bất đối xứng. Vì vậy, mỗi cặp phản chiếu và mỗi đồng phân bất đối xứng một tên. Ví dụ như aldohexose có 16 đồng phân lập thể khác nhau, nhưng tên "glucose" sẽ chỉ đích danh từng cặp đồng phân lập thể phản chiếu. Trong hình chiếu Fischer, một trong hai đồng phân của glucose có nhóm hydroxyl bên trái ở C3, bên phải ở C4, C5, trong khi đó sẽ có một đồng phân khác có cấu trúc ngược lại. Những tên monosaccharide như thế này thường là ba chữ cái viết tắt như ‘Glu’ cho glucose, và ‘Thr’ cho therose. Tổng quát, một monosaccharide có n nguyên tử cacbon bất đối xứng có 2n đồng phân lập thể. Số đồng phân lập thể mạch hở, không phân nhánh của monosaccharide aldose sẽ nhiều hơn một so với một monosaccharide ketose cùng chiều dài. Mỗi ketose sẽ có 2(n-3) đồng phân lập thể, trong đó > 2 là số nguyên tử cacbon. Mỗi aldose sẽ có 2(n-2) đồng phân lập thể, trong đó > 2 là số nguyên tử cacbon.
1
null
là một phi công của Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản, với thành tích 39 chiến thắng (51 tự tuyên bố) trong Thế chiến thứ hai. Thành tích này giúp ông trở thành phi công ách chủ bài của Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản có thành tích cao nhất trong cuộc chiến. Sau chiến tranh, Anabuki còn trở thành phi công trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Sự nghiệp. Anabuki sinh ra trong một gia đình nông dân tại tỉnh Kagawa. Ông gia nhập Học viện Không lực Lục quân Tokyo vào tháng 4 năm 1938, tốt nghiệp tháng 3 năm 1941. Bốn tháng sau đó, ông được điều về đơn vị Trung đội (Chūtai) số 3 thuộc Chiến đội (Sentai) số 50, căn cứ đóng tại Formosa. Tháng 10 cùng năm, ông được phong hàm hạ sĩ. Thế chiến thứ hai. Khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, ông đã tham gia trận chiến tại Philippines. Tại vịnh Lingayen, ông có được chiến thắng đầu tiên là một chiếc Curtiss P-40E của Không quân Hoa Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 1941. Ngày 9 tháng 2 năm 1942, ông bắn hạ thêm hai máy bay P-40 nữa. Sau đó, đơn vị của ông trở về Nhật Bản và được trang bị mới chiến đấu cơ Ki-43 "Hayabusa" thay cho kiểu Nakajima Ki-27 "Nates" đã lỗi thời. Tháng 6 năm 1942, Chiến đội 50 được chuyển đến chiến trường Miến Điện. Ngày 25 tháng 10, tại Chabua, Anabuki có chiến thắng đầu tiên trên kiểu chiến đấu cơ mới Ki-43. Trong khoảng thời gian sử dụng kiểu chiến đấu cơ này tại Miến Điện từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 10 năm 1943, ông đã có 30 chiến thắng. Ông được đánh giá là một phi công dũng cảm, ngoan cường và là một thiện xạ, chiến thuật ưa thích của ông là bổ nhào tấn công từ trên cao xuống. Ngày 20 tháng 12 năm 1942, khi Không quân Hoàng gia Anh tấn công căn cứ không quân Nhật tại Magwe và Akyab, Anabuki đã bắn rơi một oanh tạc cơ Blenheim và một chiến đấu cơ Hawker Hurricane, trong khi bạn thân của ông Trung úy Nakazaki Shigeru hạ được hai chiến đấu cơ Hurricane. Bốn ngày sau đó, ông bắn hạ một chiếc Hurricane trong tình trạng quên gập bánh đáp vào khi cất cánh ! Ngày 14 tháng 1 năm 1943, ông và Nakazaki mỗi người tiêu diệt được thêm một chiếc Hurricane phía bắc Akyab. Ngày 26 tháng 1 năm 1943, đơn vị Chiến đội 50 của ông là đơn vị không quân Nhật đầu tiên chạm trán các oanh tạc cơ mới B-24 Liberator của Hoa Kỳ trên vùng trời Rangoon. Anabuki tuyên bố bắn hạ được một oanh tạc cơ B-24 nhưng thực tế phía Mỹ không hề mất một chiếc B-24 nào trong ngày hôm đó. Hoả lực yếu của Ki-43 (chỉ có hai súng máy 12,7 mm) là nguyên nhân khiến cho việc tiêu diệt B-24 rất khó khăn. Anabuki về sau chia sẻ kinh nghiệm đối đầu với B-24 là tấn công trực diện với tốc độ cao, bắn 5-6 loạt đạn với khoảng 120 viên đạn 12,7 mm. Nếu khoảng 50-60 viên đạn trúng mục tiêu sẽ tương đương hỏa lực với khoảng hơn 20 quả đạn pháo 20 mm, con số mà các phi công Không quân Đức Luftwaffe thường dùng để bắn hạ những chiếc oanh tạc cơ khổng lồ. Ngày 4 tháng 5, Chiến đội 50 có được 7 chiến thắng trong ngày tại Akyab, trong đó Anabuki tuyên bố tiêu diệt được một Hurricane. Ngày 10 tháng 8 năm 1943, ông lập được kỳ tích khi trong một trận không chiến đã bắn hạ hai chiến đấu cơ hai động cơ P-38 và ba oanh tạc cơ B-24. Trong ngày hôm đó, Anabuki bay cùng với 10 chiến đấu cơ Ki-43 khác nhưng rắc rối với bình xăng phụ đã khiến ông rơi lại phía sau đội hình. Bất ngờ Anabuki phát hiện 11 chiếc B-24, được hộ tống bởi hai chiếc P-38 gần Rangoon. Mặc dù chỉ có một mình, ông đã lao vào tấn công đội hình trên, tuyên bố bắn hạ được hai chiếc P-38 và hai chiếc B-24. Sau đó khi nhận ra mình hết đạn, ông đã đâm chiếc máy bay của mình vảo chiếc B-24 thứ ba. Bị thương nặng, Anabuki cố gắng đáp chiếc máy bay đã bị hư hỏng nặng xuống một bãi biển, nơi ông được cứu sống ba ngày sau đó. Kỳ tích này đã giúp Anabuki được khen thưởng cá nhân bởi chỉ huy không quân Nhật tại Miến Điện, tướng Kawabe Hideyoshi và được thăng hàm thượng sĩ. Anabuki là trường hợp duy nhất trong Thế chiến thứ hai trong Lục quân Nhật Bản được khen thưởng vì chiến tích khi còn đang sống, vốn chỉ chấp nhận việc truy phong. Tuy nhiên, chiến tích này của Anabuki để lại nhiều tranh cãi. Tác giả Ichimura Hiroshi trong quyển sách "Ki-43 'Oscar' Aces of World War 2" không tìm thấy bất kì một nhân chứng nào cũng như bản báo cáo nào về thiệt hại của Đồng Minh để chứng minh cho chiến tích của Anabuki. Ngoài ra, cựu phi công Chiến đoàn 64, Trung uý Ito Naoyuki, cũng tỏ ra hoài nghi vì ông cho rằng với hoả lực hạn chế của chiến đấu cơ Ki-43, sẽ là điều không tưởng để bắn hạ hai chiếc P-38 và ba chiếc B-24. Sau chiến tích này, Anabuki đã bị cấm không được tham gia bất kì một trận không chiến nào nữa, do đó thành tích của ông dừng lại ở con số 30. Tháng 2 năm 1944, ông được trở về Nhật Bản sau 173 phi vụ tại Miến Điện và trở thành giảng viên tại Trường Không lực Lục quân Akeno. Đến tháng 12 năm 1944, ông trở lại chiến đấu trên chiến trường Philippines, nơi ông tuyên bố đã bắn hạ sáu chiến đấu cơ của Hải quân Hoa Kỳ F6F Hellcat bằng kiểu chiến đấu cơ mới Nakajima Ki-84 "Hayate". Chiến thắng cuối cùng của ông là một chiếc oanh tạc cơ hạng nặng B-29. Sau chiến tranh. Khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ra đời vào đầu thập niên 1950, ông đã xin gia nhập và trở thành phi công trực thăng trong nhiều năm. Sau đó, ông lại làm cảnh sát và tiếp tục lái máy bay trực thăng. Năm 1971, ông về hưu với cấp hàm Trung tá nhưng lại gia nhập Japan Airlines trước khi chính thức về hưu năm 1984.
1
null
Thế giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ nhất, thường được gọi tắt là Olympia 1 hay O1" là năm đầu tiên của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ nhất được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 28 tháng 3 năm 1999 vào lúc 10 giờ 35 phút mỗi chủ nhật và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 26 tháng 3 năm 2000. Tạ Bích Loan là người dẫn chương trình xuyên suốt của năm này. Nhà vô địch của năm thứ nhất là Trần Ngọc Minh đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Luật chơi. Một chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Có sáu loại câu hỏi: "Ai?", "Cái gì?", "Khi nào?", "Ở đâu?", "Như thế nào?" và "Tại sao?". Người chơi chọn lần lượt 2 câu hỏi và bấm chuông trả lời trong vòng 15 giây. Trả lời đúng trong 5 giây đầu được 30 điểm, trong 5 giây tiếp theo được 20 điểm, trong 5 giây cuối được 10 điểm. Vượt chướng ngại vật. Có một ô chữ gồm một số từ hàng ngang và một từ hàng dọc. Người chơi lần lượt chọn một từ hàng ngang và có 10 giây để suy nghĩ, trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 40 điểm. Người chơi có thể bấm chuông trả lời từ hàng dọc sau khi cả 4 người chơi đã qua 1 lượt lựa chọn từ hàng ngang, trả lời sai sẽ bị loại khỏi phần thi. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi được chia làm 2 dạng: Người chơi bấm chuông để giành quyền trả lời câu hỏi. Về đích. Các câu hỏi được đưa ra ở các mức điểm 40, 30, 20 và 10. Mỗi người chơi có quyền lựa chọn 2 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 10 giây để trả lời. Nếu không trả lời được thì 3 thí sinh còn lại có 15 giây để giành quyền trả lời câu hỏi. Thí sinh có thể chọn ngôi sao hy vọng để tăng gấp đôi số điểm, tuy nhiên trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm đã chọn.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 2, thường được gọi tắt là Olympia 2 hay O2" là năm thứ 2 của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ hai được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 23 tháng 4 năm 2000 và kết thúc với trận chung kết được tổ chức ngày 29 tháng 4 năm 2001. Đây là năm đầu tiên Lưu Minh Vũ và Nguyễn Tùng Chi là những người dẫn chương trình này. Nhà vô địch của năm thứ 2 là Phan Mạnh Tân đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. Luật chơi. Một chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Mỗi người chơi trả lời 10 câu hỏi nhanh. Mỗi câu có thời gian 5 giây. 10 điểm cho một câu trả lời đúng. Vượt chướng ngại vật. Có một ô chữ gồm một số từ hàng ngang và một từ hàng dọc. Người chơi lần lượt chọn từ hàng ngang, có 15 giây để suy nghĩ, trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ hàng dọc được 40 điểm. Người chơi có thể bấm chuông trả lời từ hàng dọc sau khi cả 4 người chơi đã qua 1 lượt lựa chọn từ hàng ngang, nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Tăng tốc. 8 câu hỏi với 3 dữ kiện được đưa ra trong 30 giây, cứ mỗi 10 giây có 1 dữ kiện mới. Người chơi trả lời được ở dữ kiện nào được điểm ở dữ kiện đó với các mức 30, 20, 10 điểm. Về đích. Mỗi người chơi lần lượt chọn 2 câu hỏi ở 2 màu khác nhau, mỗi màu tương ứng hai môn học (Xanh - Toán & Lý; Đỏ - Hoá & Sinh; Tím - Văn & Ngoại ngữ; Vàng - Sử & Địa). Trả lời đúng được 30 điểm, sai không được điểm. Người chơi có thể chọn ngôi sao hy vọng trong phần thi này. Trả lời đúng với ngôi sao hy vọng được 60 điểm, sai bị trừ 30 điểm. Trong trận chung kết năm, ngoài việc chọn câu hỏi ở 2 màu khác nhau, thí sinh còn có thể chọn câu hỏi với số điểm 10, 20 và 30. Chi tiết các trận đấu. Trận 53: Chung kết năm. "Phát sóng trực tiếp: 10 giờ ngày 29 tháng 4 năm 2001"
1
null
"Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 3, thường được gọi tắt là "Olympia 3" hay "O3" là năm thứ 3 của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ ba được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 10 tháng 6 năm 2001 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 9 tháng 6 năm 2002. Nhà vô địch của năm thứ 3 là Lương Phương Thảo đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. Luật chơi. Khởi động. Có 7 gói câu hỏi gồm 7 lĩnh vực: Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa. Mỗi gói câu hỏi gồm 7 câu hỏi trả lời nhanh, trong đó có 5 câu thuộc lĩnh vực của gói và 2 câu lĩnh vực khác (thường là khoa học xã hội). Người chơi chọn một con số bất kỳ từ 1 đến 7 tương ứng với số thứ tự của gói câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong đó; đúng được 10 điểm, sai bị trừ 10 điểm. Mỗi người chơi được tặng 10 điểm khi bắt đầu. Phần khởi động sẽ dừng lại khi điểm số của người đó dưới 0. Vượt chướng ngại vật. Mỗi người chơi được chọn 1 bạn đồng hành để tham gia phần này. Mỗi người có 10 hình ảnh, tương đương với 10 khái niệm mà người đó phải diễn tả để bạn đồng hành nói được đúng từ đó. Mỗi thí sinh sẽ có tối đa 2 phút để thực hiện phần thi. Đúng 1 hình ảnh được 10 điểm. Tăng tốc. 8 câu hỏi với 3 gợi ý được đưa ra trong 30 giây, cứ mỗi 10 giây có 1 dữ kiện mới. Người chơi trả lời được ở dữ kiện nào được điểm ở dữ kiện đó với các mức 30, 20, 10. Điểm số tối đa thí sinh giành được ở phần thi này là 240 điểm. Về đích. Phần này có 5 câu hỏi và chỉ dành cho 2 người có điểm cao nhất sau 3 phần thi đầu tiên (riêng trận chung kết cả 4 thí sinh đều được tham dự). Mỗi câu hỏi có 15 giây suy nghĩ, giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Thí sinh được quyền đặt ngôi sao hy vọng trước bất kỳ câu hỏi nào với tối đa 5 lần cho cả 5 câu hỏi; các thí sinh được quyền cùng nhau đặt ngôi sao hy vọng trong cùng 1 câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được 30 điểm, trả lời sai hoặc người còn lại trả lời đúng bị trừ 30 điểm. Trong trường hợp không ai bấm chuông giành quyền trả lời, các thí sinh đều không bị trừ điểm (kể cả khi có chọn ngôi sao hy vọng hay không). Điểm số tối đa mà thí sinh tham gia giành được ở phần thi này là 150 điểm. Điểm bị trừ tối đa là 150 điểm.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 4, thường được gọi tắt là Olympia 4 hay O4" là năm thứ tư của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ tư được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 14 tháng 7 năm 2002 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 13 tháng 7 năm 2003. Nhà vô địch của năm thứ tư là Võ Văn Dũng đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Luật chơi. Một chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Một bức tranh bị che lấp bởi 9 ô, mỗi ô là một câu hỏi. Mỗi người có 2 lần chọn một ô bất kỳ và có 10 giây để trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai 3 người còn lại có 5 giây để trả lời. Người chơi nào tìm được nội dung bức tranh được 40 điểm. Vượt chướng ngại vật. Mỗi người chơi có 8 câu hỏi với 4 đáp án cho trước. Người chơi có 20 giây để chạy lên bấm đèn và chọn câu trả lời. Điểm được tính cho 3 lần chạy: đúng lần 1: 30 điểm; lần 2: 20 điểm; lần 3: 10 điểm. Người chơi có thể chọn ngôi sao hy vọng để tăng gấp đôi số điểm. Riêng trong trận chung kết, với sự xuất hiện của máy tính, thí sinh sẽ trả lời bằng máy tính một lần duy nhất trong mỗi câu. Trận chung kết năm thứ 4 là lần đầu tiên máy tính xuất hiện trong "Đường lên đỉnh Olympia". Tăng tốc. 6 câu hỏi với 3 dữ kiện được đưa ra trong 30 giây, cứ mỗi 10 giây có 1 dữ kiện mới. Người chơi trả lời được ở dữ kiện nào được điểm ở dữ kiện đó với các mức là 30, 20, 10. Về đích. Có ba đoạn băng với các câu hỏi thực nghiệm. Người chơi có 20 giây để suy nghĩ và bấm chuông trả lời. Mỗi câu đúng được 20 điểm. Người chơi có quyền chọn ngôi sao hy vọng để tăng gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ 20 điểm.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 5, thường được gọi tắt là Olympia 5 hay O5" là năm thứ 5 của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 5 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 10 tháng 8 năm 2003 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 22 tháng 8 năm 2004. Đây là năm cuối cùng MC Lưu Minh Vũ dẫn dắt chương trình này. Nhà vô địch của năm thứ 5 là Đỗ Lâm Hoàng đến từ Trường Trung học phổ thông Gò Vấp, TP.HCM. Đây là lần đầu tiên một học sinh đến từ một trường THPT không chuyên giành ngôi vị quán quân của chương trình. Luật chơi. Một chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Mỗi thí sinh trả lời nhanh các câu hỏi với số lượng không hạn chế trong vòng 60 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Phần chơi kết thúc khi hết giờ hoặc khi thí sinh đã trả lời sai và/hoặc bỏ qua 5 câu liên tiếp. Vượt chướng ngại vật. Có 8 từ hàng ngang, trong đó mỗi từ có chứa 1 hoặc nhiều chữ cái để lập thành một từ chìa khoá mà các thí sinh phải đi tìm. Mỗi thí sinh sẽ có 2 lượt lựa chọn từ hàng ngang. Trong vòng 10 giây, thí sinh chọn từ hàng ngang bấm chuông để trả lời. Nếu thí sinh đó không trả lời đúng hoặc không có câu trả lời thì 3 thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được 20 điểm, đồng thời các chữ cái, chữ số và dấu của từ hàng ngang được tô xanh sẽ xuất hiện trong từ chìa khoá. Thí sinh có quyền bấm chuông trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ chìa khóa được 40 điểm, trả lời sai thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi IQ (tìm quy luật, chuỗi logic, cái gì sai, giải mật mã...), ở mỗi câu các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính trong vòng 30 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. Thí sinh có quyền đặt ngôi sao hy vọng một lần cho một câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được 40 điểm, sai bị trừ 20 điểm. Về đích. Phần thi này có 4 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Công nghệ thông tin - Tiếng Anh, Thể thao - Nghệ thuật. Mỗi lĩnh vực gồm 3 câu hỏi 10, 20, 30 điểm để các thí sinh lựa chọn. Mỗi thí sinh có hai lượt lựa chọn các lĩnh vực khác nhau. Thí sinh đang trả lời câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định. Nếu thí sinh không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông trả lời. Thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời nếu trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh vừa trả lời sai, trả lời sai cả hai thí sinh đều không bị trừ điểm. Chi tiết các trận đấu. Trận 53: Chung kết năm. "Phát sóng trực tiếp: 9 giờ ngày 22 tháng 8 năm 2004" Một số sự việc liên quan. Thí sinh chỉ ra sai lầm của cố vấn. Trong cuộc thi quý 3 phát sóng ngày 9 tháng 5 năm 2004, một thí sinh đến từ Nam Định đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở phần thi Về đích. Cố vấn của chương trình (một tiến sĩ Toán học) đã không công nhận câu trả lời này, nhưng thí sinh vẫn kiên quyết bảo vệ đáp án, thậm chí còn chỉ ra được sai sót trong lời giải thích của cố vấn. Cuối cùng, thí sinh này đã giành được 30 điểm trong sự ngưỡng mộ của tất cả những người có mặt ở trường quay cũng như khán giả truyền hình. Về điểm số trong trận chung kết năm. Chỉ kém nhà vô địch lần lượt 10 điểm, 20 điểm, hai thí sinh Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Thị Ngọc Thơ (THPT Chuyên Kon Tum, Kon Tum) khiến cổ động viên không khỏi tiếc nuối. Nam sinh Nguyễn Trung Dũng (THPT Chu Văn An, Thái Nguyên) giành 140 điểm chung cuộc. Cả 4 "nhà leo núi" tỏ ra ngang tài ngang sức khi bám đuổi nhau từng điểm số trong suốt 3 vòng thi Khởi động, Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc. Cuộc đua trở nên quyết liệt, gay cấn khi các thí sinh bứt phá ở vòng thi Về đích. Họ không ngại chọn câu hỏi 30 điểm để nâng cao quỹ điểm. Kết thúc lượt câu hỏi thứ nhất ở phần thi này, điểm số của Trung Dũng, Thái Bảo, Lâm Hoàng, Ngọc Thơ lần lượt là 170, 180, 190 và 170 điểm. Ở lượt 2, Lâm Hoàng giành quyền trả lời câu hỏi thuộc lĩnh vực Văn học từ Trung Dũng và ghi thêm 30 điểm, tăng quỹ điểm lên 220. Điểm số này giúp nam sinh Sài Gòn chiến thắng, nhận học bổng du học 35.000 USD. Sự cố không thống nhất ý kiến của MC Lưu Minh Vũ và ban cố vấn chương trình khi cho điểm thí sinh Lâm Hoàng ở câu hỏi Về đích gần cuối cũng gây tranh cãi vào thời điểm đó. Câu trả lời tự tin nhưng hơi dài dòng của Hoàng được MC Minh Vũ chấp nhận, cho 20 điểm, nhưng một lúc sau đó ban cố vấn mới đưa ra ý kiến ngược lại. Lâm Hoàng khá "sốc" trước quyết định này, bởi Thái Bảo chỉ kém cậu đúng 10 điểm. Ban tổ chức thay câu hỏi khác cho Hoàng và nói đại ý nếu nam sinh trả lời đúng câu hỏi này sẽ được cộng 20 điểm vừa bị trừ ở câu trước. Dù rất xúc động và mất bình tĩnh, Lâm Hoàng vẫn trả lời đúng câu hỏi sau thời gian suy nghĩ vừa vặn 30 giây để giành chiến thắng. Cổ động viên bức xúc khi cho rằng nếu không có sai sót từ chương trình, có thể Nguyễn Nguyễn Thái Bảo mới là nhà vô địch năm thứ 5.
1
null
Emmanuel của Bỉ (tiếng Pháp: Emmanuel Léopold Guillaume François Marie, tiếng Hà Lan: Emmanuel Leopold Willem Frans Maria, sinh ngày 4 tháng 10 năm 2005) là người con thứ 3 và là con trai thứ 2 của Vua Philippe và Vương hậu Mathilde. Cậu hiện đang đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau chị gái là Vương nữ Élisabeth của Bỉ và em trai của Vương tử Gabriel. Tiểu sử. Sinh và rửa tội. Vương tử Emmanuel chào đời vào lúc 13 giờ 6 phút (theo giờ CET) ngày 4 tháng 10 năm 2005 tại Bệnh viện Erasmus ở quận Anderlecht, gần thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Khi mới sinh, hoàng tử cân nặng 3,9kg và dài 50cm. Ngày 10 tháng 12 năm 2005, tại nhà nguyện thuộc lâu đài Ciergnon ở thành phố Ardennes của Bỉ, Hoàng tử Emmanuel đã được rửa tội bởi Đức Hồng Y Godfried Danneels - Tổng Giám mục của Mechelen-Brussels. Cha mẹ đỡ đầu của cậu là Đại Công thế tử Guillaume của Luxembourg và Nữ Bá tước Elisabeth d'Udekem d'Acoz. Đặt tên. Giống như nhiều thành viên khác của Hoàng gia, tên của Hoàng tử Emmanuel cũng được ghép từ nhiều tên khác nhau với những ý nghĩa nhất định: Học vấn. Ngày 1 tháng 9 năm 2008, cũng giống như các anh chị của mình, Hoàng tử Emmanuel bắt đầu theo học tại trường Sint-Jan Berchmanscollege ở quận Marolles thuộc thành phố Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 2012, Hoàng tử chuyển sang theo học tại trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật Eureka ở thành phố Kessel-Lo của Bỉ.
1
null
Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Lịch sử. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được quy định lần đầu tiên trong Điều 205a của Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 ngày 12/ 8/ 1991 (có hiệu từ ngày 16/ 8/ 1991). So với Điều 205a Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 ngày 12/ 8/ 1991, Điều 258 Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới sau đây: - Bổ sung thêm từ "tôn giáo" vào cụm từ "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" trong cấu thành tội phạm mà điều luật ghi nhận. - Sửa đổi cụm từ "tổ chức xã hội" thành từ "tổ chức" trong tình tiết ""xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". - Bổ sung khoản 2 với tình tiết định khung "Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng"". - Sửa đổi hình phạt áp dụng đối với người phạm tội này. Trước đây, trong Điều 205a, hình phạt đối với người phạm tội được quy định là "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm"  thì trong Điều 258 BLHS năm 1999, hình phạt được chia thành 2 khung: khung 1 ""phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" "và khung 2" "phạt tù" "từ hai năm đến bảy năm"". Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trích theo văn bản: Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai; e) Đối với 02 người trở lên; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; c) Đối với người dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Danh sách những người bị kết tội theo Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Thời gian gần đây đã có một số người bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố theo điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Việt Nam đã sử dụng điều luật 258 để bắt giam một số blogger hoạt động trong tháng 5 và tháng 6 năm 2013. Họ bao gồm:
1
null
Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1956) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Quá trình công tác. 5/1975-7/1975: Nhân viên Ban Kinh tế Tài chính xã Long Bình, huyện Tây, tỉnh Gò Công 7/1975-6/1976: Nhân viên phòng Công an huyện Tây, tỉnh Gò Công và sau đó là huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 7/1976-10/1977: Học sinh Trường Dự bị Đại học Tiền Giang. 10/1977-10/1981: Sinh viên trường Đại học Cần Thơ. 10/1981-3/1982: Cán bộ nghiên cứu giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ. 3/1982-5/1983: Tổ phó Tổ kỹ thuật, Ban Nông nghiệp huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 6/1983-9/1986: Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 10/1986-11/1988: Huyện ủy viên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 12/1988-9/1989: Ủy viên thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. 10/1989-3/1994: Phó Giám đốc Sở Nông - Lâm Ngư nghiệp tỉnh Tiền Giang. 4/1994-12/1996: Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. 1/1997-9/2002: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. 10/2002-12/2005: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa VII, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. 12/2005-02/2010: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa VIII, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. 02/2010-9/2010: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy khóa VIII, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. 10/2010 đến nay: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa IX, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Buộc tội ký sai trước khi về hưu. Ngày 5.9 theo báo Tuổi Trẻ, TTO - Bộ Tài nguyên - môi trường vừa kết luận toàn bộ 41 quyết định do chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Khang ký tháng 6-2015 trước khi về hưu về bồi thường, hỗ trợ dự án mở rộng quốc lộ 1 không đúng quy định của pháp luật, bồi thường một cách tùy tiện. Số tiền bồi thường, hỗ trợ gần 23 tỉ đồng vì vậy tiếp tục bị "treo". UBND tỉnh đã họp, giao cho các ngành có liên quan khẩn trương rà soát, đối chiếu từng trường hợp để báo cáo lãnh đạo tỉnh vào tuần tới.
1
null
Ngoại giao Việt Nam thời Trần phản ánh quan hệ ngoại giao của Việt Nam dưới triều đại nhà Trần từ năm 1226 đến năm 1400 trong lịch sử Việt Nam. Bối cảnh. Năm 1226, Trần Cảnh lên ngôi vua, lập ra nhà Trần. Trong triều đại nhà Trần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Nguyên Mông ở phía Bắc thì Đại Việt cũng có những sự liên hệ với các nước láng giềng phía tây và phía nam là Ai Lao và Chiêm Thành. Với các triều đại Trung Quốc. Với Nam Tống và Mông Cổ-Nguyên Mông. Năm 1229, nhà Trần sai sứ sang thăm nước Tống. Nhà Tống phong vua làm An Nam Quốc Vương. Sau chiến tranh giữa Mông Cổ và Đại Việt năm 1258, đến năm 1261, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ Lang Trung Mạnh Giáp và Lễ bộ Viên Ngoại lang Lý Văn Tuấn đem thư sang dụ. Nhà Trần sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Chư vệ ký ban Nguyễn Thám, Viên ngoại lang Nguyễn Diễn mang thư sang Nguyên thông hiếu. Nhà Nguyên phong vua làm An Nam Quốc Vương, ban cho 3 tấm gấm tây, 6 tấm gấm kim thục. Năm 1262, Hốt Tất Liệt gửi chiếu cho vua Trần nhằm định rõ về việc cống triều. Đến năm 1267, nhà Nguyên có nhắc lại việc đó trong chiếu gửi vua Trần Thánh Tông. Năm 1271, khi nhà Nguyên đổi quốc hiệu là "Đại Nguyên" thì có gửi thư sang cho vua Trần, dụ vào chầu. Tuy nhiên, vua lấy cớ bị bệnh để từ chối lời mời trên. Năm 1272, nhà Nguyên sai Ngột Lương làm sứ sang dụ, hỏi giới hạn cái cột đồng Mã Viện. Vua sai Viên ngoại lang Lê Kính Phu đi hội khám. Lúc trở về, Kính Phu nói rằng, cột đồng Mã Viện dựng lâu năm đã bị mai một, không còn tung tích gì nữa. Đến năm 1275, nhà Nguyên lại cho người đi dò sát biên giới. Vua Trần Thánh Tông sai Lê Khắc Phục và Lê Tuý Kim sang chầu vua Nguyên, yêu cầu miễn sáu điểm. Năm 1277, Trần Thái Tông băng hà. Năm sau, vua Trần nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm (tức Trần Nhân Tông). Biết được hai tin này, nhà Nguyên cử Lễ bộ thượng thư Sài Thung đi cùng ba vị đại thần khác sang trách hỏi. Năm 1281, nhận thấy nguy cơ xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, vua Trần Nhân Tông bèn sai chú họ là Trần Di Ái (tức Trần Ải) và Lê Mục, Lê Tuân sang đất Nguyên, và đi theo Sài Thung về đến kinh đô của Đại Nguyên. Vua Nguyên phong ba ông này một số chức tước trong bộ máy cai trị nhà Nguyên. Vào các năm 1285 và 1288, Chiến tranh Mông Nguyên - Đại Việt lần thứ hai và lần thứ ba bùng nổ, kết thúc với sự thắng lợi của Đại Việt. Vào các năm 1291 và 1293, nhà Nguyên lại sai sứ sang dụ vua Trần vào chầu nhưng trong cả hai lần đó thì vua Trần đều từ chối với các lý do như có tang, có bệnh. Hơn 30 năm sau, vào năm 1324, vua Nguyên sai sứ sang báo tin là mới lên ngôi và trao cho một quyển lịch. Năm 1331, khi nhà Nguyên sang báo việc có vua mới lên ngôi, vua Trần sai sứ sang chúc mừng. Với Nhà Minh. Nhà Nguyên bị lật đổ, Nhà Minh lên thay. Năm 1385, nhà Minh sai sứ sang đòi 20 tăng nhân. Năm sau, vua Minh đánh tiếng mượn đường đánh Chiêm, bèn đòi 50 con voi, đặt dịch trạm từ phủ Nghệ An về Vân Nam. Đến năm 1395, nhà Minh sai bọn Nhâm Hanh Thái sang đòi 5 vạn quân, 50 cỗ voi, 50 vạn thạch lương đưa đến biên giới nhằm trấn áp Đại Việt, nhưng Hanh Thái đã mật báo cho Đại Việt, và triều đình đã lấy cớ không cung cấp quân lính và voi chiến, chỉ cấp một ít lương thực sai quan đưa đến Đồng Đăng rồi trở về kinh đô, nhưng Minh Thái Tổ lại sai sứ sang đòi nhà sư, phụ nữ xoa bóp, người bị thiến. Lúc này Đại Việt đã cung cấp cho nhà Minh, mỗi loại một ít. Sau đó, đến năm 1400 thì Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, lập ra nhà Hồ. Với các nước Đông Nam Á. Chiêm Thành. Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Sau khi Trần Thái Tông đánh Chiêm Thành năm 1252, giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự qua lại tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, thượng hoàng Trần Nhân Tông sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, thượng hoàng đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Chế Mân dâng châu Ô và châu Lý cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về. Các quốc gia khác. Khi đất Ai Lao chưa hình thành nên quốc gia thống nhất, lúc này ở đây chỉ có các mường nhỏ, chịu thần phục và nộp cống cho Đại Việt. Nhìn chung, trong thời kỳ này, Đại Việt ít quan hệ với các mường, và cũng như là với nước Lan Xang sau này, ngoài những lần Đại Việt đem quân đi đánh đất Ai Lao. Với Chân Lạp, sử sách không ghi nhận những lần tiếp xúc giữa hai nhà nước. Đối với nước Xiêm, sử sách chỉ ghi nhận vào năm 1335, thượng hoàng Trần Minh Tông đi tuần biên giới phía Tây, một phái bộ Xiêm đã đến Cửa Rào chào thượng hoàng.
1
null
Vân Môn tông (zh. 雲門宗, ja. "Unmon-shū") là một tông phái nằm trong Ngũ gia thất tông của Thiền tông Trung Quốc, do Thiền sư Vân Môn Văn Yển - pháp tử của Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn sáng lập. Tông này phát triển mạnh vào dưới đời Tống song song cùng với tông Lâm Tế, nhưng đến đời Nam Tống thì suy yếu và hoàn toàn bị thất truyền dưới đời Nguyên (tồn tại chỉ khoảng 200 năm). Lịch sử. Ban sơ, Thiền sư Vân Môn Văn Yển tham vấn Thiền sư Mục Châu Đạo Túng (zh. 睦州道蹤) và đại ngộ, sau lại đến yết kiến Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn và thấu được áo chỉ (triệt ngộ) bèn nối pháp Tuyết Phong. Gia phong của Thiền sư Mục Châu thì mãnh liệt, bén nhọn còn gia phong của Thiền sư Tuyết Phong thì ôn hòa, huyền ảo. Vân Môn kế thừa sở trường của cả hai vị này và đến hoằng pháp tại Vân Môn Sơn Quang Thái Thiền Viện (zh. 雲門山光泰禪院) ở Thiều Châu, tỉnh Quảng Đông. Môn đệ của Vân Môn rất đông (hơn 1000 đệ tử, trong đó có 61 người nối pháp). Họ kế thừa tông phong của Vân Môn và truyền bá khắp thiên hạ, hình thành nên một tông phái riêng gọi là Vân Môn tông. Đến đầu đời Tống, do Quy Ngưỡng tông bị thất truyền nên Thiền tông chỉ còn 4 tông tồn tại là Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Trong đó tông Vân Môn cùng với tông Lâm Tế và tông Pháp Nhãn là phát triển nhất, phía tông Tào Động khá suy vi. Lúc này, ảnh hưởng của tông Vân Môn mở rộng ra cả xã hội thượng tầng. Trong bài tựa của bộ "Kiến Trung Tịnh Quốc Tục Đăng Lục" (1101), Vua Tống Huy Tông cho rằng: "Chỉ cần hai tông Lâm Tế và Vân Môn là đã bao gồm hết thiên hạ". Như vậy, vào thời Bắc Tống (960-1127), tông Vân Môn cũng hưng thịnh không thua kém gì tông Lâm Tế và nó chỉ suy thoái dần dần vào cuối thời kỳ này. Các Thiền sư nổi tiếng của tông này có thể kể đến Đức Sơn Duyên Mật, Hương Lâm Trừng Viễn, Song Tuyền Sư Khoan, Động Sơn Thủ Sơ là những người đã kế thừa Vân Môn Văn Yển xuất sắc và phát triển mạnh tông phong vào đầu đời Tống. Đệ tử của Đức Sơn Duyên Mật là Văn Thù Ứng Chân, đệ tử của Song Tuyền Sư Khoan là Ngũ Tổ Sư Giới, đệ tử của Hương Lâm Trừng Viễn là Tuyết Đậu Trọng Hiển đã nối tiếp thành công truyền thống của thầy họ. Đặc biệt, Tuyết Đậu Trọng Hiển là người nổi tiếng nhất về tài năng văn học với tác phẩm nổi danh "Bích Nham Lục". Đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển lại có Thiên Y Nghĩa Hoài là người đặt nền móng cho sự trùng hưng của tông Vân Môn. Ngoài ra cũng có Thiền sư Phật Ấn Liễu Nguyên là người có quan hệ thân thiết với nhà thơ Tô Đông Pha nổi tiếng và hai người đã để lại khá nhiều giai thoại mang tính triết lý cho đời sau. Mặt khác, một số Thiền sư của tông Vân Môn như Thiên Y Nghĩa Hoài, Huệ Lâm Tông Bản, Từ Thụ Hoài Thâm và Trường Lô Tông Trách cũng có thái độ chấp nhận đối với giáo lý Tịnh Độ tông. Riêng Tông Trách là người ngưỡng mộ di phong của Lô Sơn Liên Xã "(Bạch Liên Xã, do Huệ Viễn (334-416) lập năm 402)" nên đã thành lập tổ chức Liên Hoa Thắng Hội. Bên cạnh đó, thời kỳ nhà Tống cũng diễn ra một số cuộc tranh luận kịch liệt giữa Thiền tông và Thiên Thai tông. Về phía tông Vân Môn thì điển hình là cuộc tranh luận giữa Tử Phưởng (Thiên Thai tông) với Phật Nhật Khế Tung (Vân Môn tông). Tử Phưởng cho rằng thuyết "Nhị thập bát tổ" của Thiền tông là nguỵ tạo, mê hoặc lòng người khiến Phật Nhật Khế Tung soạn "Tổ Thuyết" (Giải thích về chư tổ) và "Chỉ Ngoa" (Ngừng việc nói nhảm nhí) để phản bác lại. Tới thời kỳ Nam tống (1127–1279), tông Vân Môn bị suy yếu. Về hoạt động nổi bật của tông này thời kỳ này chỉ có tác phẩm "Gia Thái Phổ Đăng Lục" (1204) do Thiền tăng tông Vân Môn là Lôi Am Chính Thụ (1146-1208) biên soạn. Từ cuối nhà Nam Tống sang đầu nhà Nguyên thì pháp hệ của tông Vân Môn đã thất truyền và không còn thấy ghi chép nữa. Vị Thiền sư cuối cùng được ghi chép lại trong phổ hệ là Thiền sư Dĩ Am Thâm Tịnh thời Nam Tống (thuộc đời thứ 11 của tông Vân Môn). Cận đại, Thiền sư Hư Vân là người chủ trương khôi phục và nối tiếp pháp mạch của Ngũ gia tông phái. Đối với tông Vân Môn, sư có công lao to lớn trong việc khôi phục lại Vân Môn tự bị đổ nát vốn là tổ đình của tông này. Và để phục hồi lại truyền thừa, sư ấn khả cho đệ tử là Thiền sư Phật Nguyên nối pháp tông Vân Môn vào ngày 3 tháng 8 năm 1951 và giao phó lại cho vị này trách nhiệm trụ trì tổ đình và truyền bá tông Vân Môn. Đặc trưng. Nói về đặc điểm của tông Vân Môn, Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu đời Nguyên mô tả Thiền phong của tông Vân Môn là "cao sang cổ kính". Còn trong "Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lược Môn" (1788) của Tôrei Enji (Đông Lĩnh Viên Từ, 1721-1791) thì có khuynh hướng dùng ngành nghề để nói về các tông phái Thiền, Enji ví tông này với nhà vua hay "thiên tử" (Vân Môn thiên tử). Ý nói cơ phong tiếp dẫn người học của tông này sắc bén thẳng tắp, ngữ cú đơn giản và phương tiện giáo hóa dứt khoát hơn các tông còn lại. Truyền thừa. 1/ Thiền sư Vân Môn Văn Yển (Khai tổ) 2/ Thiền sư Song Tuyền Nhân Úc 2/ Thiền sư Song Phong Quảng Ngộ 2/ Thiền sư Phụng Tiên Đạo Thâm 2/ Thiền sư Ba Lăng Hạo Giám 2/ Thiền sư Động Sơn Thủ Sơ 2/ Thiền sư Đức Sơn Duyên Mật 2/ Thiền sư Song Tuyền Sư Khoan 2/ Thiền sư Hương Lâm Trừng Viễn
1
null
Cá phổi Tây Phi (danh pháp khoa học: "Protopterus annectens") là một loài cá phổi được tìm thấy tại Tây Phi. Nó đôi khi được gọi là cá phổi Tana. Mô tả. Cá phổi Tây Phi có mũi nổi bật và mắt nhỏ. Cơ thể của nó dài và giống cá chình. Nó có hai cặp vây sợi dài. Các vây ngực có một rìa đáy và dài khoảng ba lần chiều dài đầu, trong khi nó vây chậu khoảng hai lần chiều dài đầu. Nói chung, ba mang ngoài được chèn vào phía sau của khe mang và vây ngực. Nó có vảy tam giác. Có 40-50 vảy giữa nắp mang và hậu môn và 36-40 xung quanh cơ thể trước gốc của vây lưng. Nó có 34-37 cặp xương sườn. Lưng bên màu ô liu hoặc màu nâu và bụng thì nhạt hơn, với những đốm đen hoặc nâu lớn trên thân và vây, ngoại trừ trên bụng của nó. Chúng đạt được một chiều dài khoảng 100 cm trong tự nhiên. Phân bố. Cá phổi Tây Phi phân bố khắp châu Phi. Có 2 phân loài; "P. a. annectens" được tìm thấy chủ yếu ở các lưu vực Sahel cũng như Guinea và Sierra Leone trong khi các phân loài khác, "P. a." "brieni" được biết đến phần lớn từ khu vực thượng lưu Sông Congo và từ Zambezi của Mozambique. Môi trường sống. Giống như cá phổi châu Phi, cá phổi Tây Phi là loài thở không khí bắt buộc và là loài cá sống ở nước ngọt. Nó là loài sinh sống tầng đáy, có nghĩa là nó sống chủ yếu bị chôn vùi trong lòng sông. Do mùa khô thường xuyên làm khô các con sông và vùng ngập lũ mà nó sinh sống, cá phổi Tây Phi có thể ngủ hè lên đến một năm; tuy nhiên cá phổi Tây Phi thường chỉ sinh sống giữa các mùa ẩm ướt. Chế độ ăn. Cá phổi Tây Phi có một chế độ ăn uống không giống như các loài cá phổi khác, bao gồm nhiều loài nhuyễn thể khác nhau, cua, tôm và cá nhỏ trong khu vực chúng sinh sống. Loài cá này cũng có thể sống lâu đến 3 năm rưỡi mà không cần bất kỳ thức ăn nào. Trong khoảng thời gian này, nó hoạt động giống như một con cá đang ngủ hè ở chỗ nó tự chôn mình trong bùn và không di chuyển cho đến khi điều kiện thuận lợi hơn diễn ra.
1
null
Cá phổi cẩm thạch hay Cá phổi báo, tên khoa học Protopterus aethiopicus, là một loài cá phổi của họ Protopteridae. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở châu Phi. Với 133 tỷ cặp base, chúng là loài động vật có xương sống có bộ gen lớn nhất từng được biết, và một trong những loài động vật có bộ gen lớn nhất. Cùng với Polychaos dubium và Paris japonica ở mức 670 tỷ cặp và 150 tỷ cặp tương ứng. Mô tả. Cá phổi cẩm thạch mịn màng, thon dài, và hình trụ với vảy. Đuôi rất dài và thon ở cuối. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 200 cm. Vây ngực và vây bụng cũng rất dài và mỏng, giống như sợi spaghetti. Cá mới nở đã có mang phân nhánh bên ngoài giống như những con sa giông. Sau 2 đến 3 tháng biến đổi nhỏ (gọi là biến thái) thành dạng trưởng thành, mất mang ngoài để mang hở. Những con cá có màu vàng xám hoặc hơi hồng, màu đất với những đốm đá phiến xám đen, tạo ra một hiệu ứng màu cẩm thạch hoặc báo trên thân và vây. Màu sắc đậm phía thân trên và nhẹ hơn ở thân dưới. Phân bố. Cá phổi cẩm thạch được tìm thấy tại các quốc gia châu Phi như Tanzania, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Uganda và Sudan. Cụ thể, loài này thường sống trong các nhánh sông Nile và trong hồ như Albert, Edward, Tanganyika, Victoria, Nabugabo, No và Kyoga.
1
null
Tàu quét mìn lớp Avkvamarin (tiếng Nga: "Аквамарин", Ngọc xanh biển), tên hiệu của NATO là Yurka (Đề án 266 Rubin)/Natya (Đề án 266M), là loại tàu quét mìn do Liên Xô thiết kế và sản xuất trong giai đoạn 1963 và 1970. Đề án 266 Rubin. Đề án 266 Rubin, tên hiệu của NATO là Yurka. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 56 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ nòng 30mm, 2 bệ 4 ống phóng tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 (SA-N-8) với cơ số 16 đạn, 36 bom chìm, 10 thủy lôi cùng hệ thống các thiết bị phá mìn bằng chạm nổ, từ tính, sóng âm… Phiên bản xuất khẩu mang tên thiết kế là đề án 226E. Yurka được xuất khẩu cho hải quân Ai Cập và Việt Nam. Lớp tàu quét mìn tiếp theo là Đề án 266M tên hiệu của NATO là Natya, có trọng tải và kích thước lớn hơn, có hệ thống cảm biến điện tử tinh vi và trang bị được nhiều vũ khí hơn. Thiết kế. Một thiết kế tàu quét mìn đại dương mới đã được yêu cầu vào năm 1957 dựa trên thiết kế tàu quét mìn T43 của Hải quân Liên Xô trong thập niên 1940. Thiết kế đã được phê duyệt trong năm 1959 và đi vào phục vụ trong năm 1963 dưới cái tên là tàu quét mìn lớp T-58. Nó tiếp tục được cải tiến bằng việc tăng giáp vỏ tàu và bảo vệ chống nổ mìn gây hư hại. Thân tàu được đóng bằng thép từ tính thấp. Các tàu phục vụ. Hải quân Xô Viết. Khoảng 41 tàu đã được đóng cho Hải quân Xô Viết, 1 chiếc bị mất do tai nạn tại Biển Đen năm 1989. Tất cả bị loại khỏi biên chế vào giữa thập niên 1990 Hải quân Ai Cập. 4 tàu được chuyển giao năm 1969, vẫn còn hoạt động Hải quân Nhân dân Việt Nam. 2 tàu được phía Liên Xô đóng năm 1979 và chuyển giao năm 1981. Số hiệu HQ-851 và HQ-852. Vẫn còn hoạt động.
1
null
Shibuya-kei (渋谷系) là một nhánh của nhạc pop Nhật Bản có nguồn gốc ở quận Shibuya của Tokyo. Nó được mô tả như một sự pha trộn giữa jazz, pop và nhạc pop điện tử. Thuật ngữ. Thuật ngữ "Shibuya-kei" xuất phát từ Shibuya (渋谷), một trong số 23 khu đặc biệt của Tokyo được biết đến với các cửa hàng thời trang, cuộc sống ban đêm, và là một trung tâm của nền văn hoá đại chúng Nhật Bản, và từ tiếng Nhật kei (系) có nghĩa là "hệ thống" hay trong hoàn cảnh này là "phong cách". Như vậy, Shibuya-kei dịch thành "phong cách Shibuya".
1
null
Nhạc pop tiếng Anh Hồng Kông (; ; Hán-Việt: "Hương Cảng Anh ngữ lưu hành âm nhạc") là các ca khúc tiếng Anh được thực hiện, biểu diễn và phổ biến rộng rãi ở Hồng Kông. Người Hồng Kông gọi thể loại âm nhạc này đơn giản chỉ là nhạc pop tiếng Anh (; Hán-Việt: "Anh văn ca"). Đỉnh cao của kỷ nguyên nhạc pop tiếng Anh ở Hồng Kông là từ thập niên 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh hưởng tại Việt Nam. Dưới đây là những bài hát nhạc pop tiếng Anh của Hồng Kông được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vào thập niên 2000, và có thể nói là những ca khúc đã gắn liền với , tuổi trẻ của thế hệ 8X và 9X đời đầu:
1
null
Người sói Wolverine (tựa gốc tiếng Anh: "The Wolverine") là bộ phim thể loại siêu anh hùng của sản xuất năm 2013 trong thể loại truyện tranh của hãng Marvel dựa trên nhân vật Wolverine. Bộ phim được phân phối bởi hãng phim 20th Century Fox, là phần thứ 6 trong series phim "X-Men". Phim do James Mangold đạo diễn với kịch bản của Scott Frank và Mark Bomback, với sự góp mặt của Christopher McQuarrie, cốt truyện dựa trên series truyện tranh ngắn "Wolverine" vào năm 1982 của Chris Claremont và Frank Miller. Trong bộ phim sau một loạt sự kiện trong ", Logan đi công tác đến Nhật Bản, nơi anh ta đã cứu sống một người lính trong chiến tranh Thế giới thứ II. Bảo vệ được khả năng bất tử của mình, Wolverine phải chiến đấu với những samurai lợi hại trong khi vừa phải xoay xở với vết thương. Quá trình phát triển của bộ phim bắt đầu năm 2009 sau sự phát hành của phim ". McQuarrie đã bí mật viết kịch bản phim "The Wolverine" vào tháng 8 năm 2009. Vào tháng 10 năm 2010, Darren Aronofsky cũng bí mật đạo diễn bộ phim. Dự án này bị hoãn do trận động đất sóng thần ở Tōhoku vào tháng 3 năm đó. Aronofsky cũng quyết định không tham gia nữa. Tháng 6 năm 2011, Mangold được bổ nhiệm thay thế cho Aronofsky. Bomback sau đó cũng bí mật viết lại kịch bản vào tháng 9 năm 2011. Dàn diễn viên sự bị được tuyển vào tháng 7 năm 2012 với nhiếp ảnh chính bắt đầu vào cuối tháng đó quanh New South Wales trước khi đến Nhật Bản vào tháng 8 năm 2012 và trở lại New South Wales vào tháng 10 năm 2012. Bộ phim được chuyển thành thể 3D sau khi sản xuất. Phim "Người Sói" được phát hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2013 ra nhiều thị trường quốc tế và được phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2013 ở Úc, và vào ngày 26 tháng 7 năm 2013 ở Mĩ và có được những đánh giá tích cực. Bộ phim thu về $414.8 triệu đô trên toàn thế giới, gấp 3.5 lần so với kinh phí sản xuất của nó là $120 triệu đô, và là bộ phim có doanh thu cao nhất trong series phim X-men. Nội dung. Năm 1945, Logan, Wolverine, bị giam giữ tại trại POW ở Nhật Bản thành phố Nagasaki. Trong trận bom nguyên tử ở Nagasaki, Logan đã cứu một sĩ quan tên Yashida và che chắn cho anh ta khỏi phóng xạ. Hiện tại, Logan đang sống ẩn dật ở Yukon, bị dày vò bởi ảo giác của người yêu cũ Jean Grey, người mà Logan bắt buộc phải giết (trong đoạn cuối của phim ""). Yukio đã tìm ra chỗ của Logan nhân danh Yashida, Yukio cũng là người đột biến với khả năng có thể tiên đoán được cái chết của con người, bây giờ cô là giám đốc của công ty Zaibatsu. Yashida, người đang kiệt quỵ bởi ung thư, muốn Logan đi cùng Yukio đến Nhật Bản để ông ta có thể trả ơn món nợ của mình. Ở Tokyo, Logan gặp con trai của Yashida, Shingen, và cháu gái của ông ta Mariko. Tại đó, Yashida đề nghị truyền lại khả năng tự phục hồi của Logan vào cơ thể của ông ta, do đó có thể cứu Yashida và giải thoát kiếp bất tử cho Logan mà anh nghĩ đó là một lời nguyền. Logan từ chối lời đề nghị đó và chuẩn bị ra về ngày hôm sau. Đêm đó, bác sĩ của Yashida, Green (hay còn gọi là loài rắn độc), đã tiêm thứ gì đó vào cơ thể của Logan nhưng Logan bỏ qua tưởng chừng nó như một giấc mơ. Sáng ngày hôm sau, Logan được thông báo rằng Yashida đã qua đời. Tại đám tang, bang khủng bố Yakuza tính kế bắt cóc Mariko, nhưng Logan và Mariko cùng nhau trốn thoát đến đô thị ồn ã Tokyo. Logan bị bắn và vết thương của anh không lành lại nhanh như thường lệ. Sau khi đánh nhau với vài bọn Yakuza trên tàu siêu tốc, Logan và Mariko trốn tại một nhà trọ dành cho tình nhân địa phương. Cùng lúc đó, lính gác của Yashida là Harada gặp bác sĩ Green, người sau khi tiết lộ sức mạnh của mình cho Harada, yêu cầu anh đi tìm Logan và Mariko. Logan và Mariko tìm đến nhà của Yashida ở Nagasaki, và dần dần cả hai có tình cảm với nhau. Khi đó, Yukio đã được báo mộng về cái chết của Logan, và cô đã đi để cảnh báo anh. Trước khi Yukio đến, Mariko bị bọn Yakuza bắt cóc. Sau khi chất vấn một trong những tên bắt cóc, Logan và Yukio chạm trán với hôn phu của Mariko là Noburo Mori - Bộ trưởng pháp lý, một tên vô trách nhiệm lại đồi bại. Mori thú nhận rằng ông ta đã thông đồng với Shingen để cho Mariko bị giết vì Yashida để lại toàn quyền quản lý công ty cho Mariko chứ không phải Shinghen. Mariko bị mang đến một tòa nhà của Yashida trước Shinghen khi Harada dẫn đầu đoàn ninja tấn công và bắt Mariko đi. Logan và Yukio đến ngay sau đó, sử dụng máy chụp x-quang của Yashida và phát hiện ra có một con ký sinh điện tử gắn trong tim của Logan để hạn chế khả năng tự phục hồi của anh. Logan đã mổ phanh cơ thể mình và phá hủy thiết bị trong tim anh. Trong quá trình phẫu thuật, Shinghen định tấn công Logan nhưng Yukio đã giữ chân hắn ta để Logan có thể phục hồi và sau đó đã giết được hắn. Logan lần theo dấu vết của Mariko đến ngôi làng Yashida sinh ra, nơi anh ấy bị ninja của Harada bắt giữ. Logan bị bác sĩ Green trói chặt trong một cái máy, và cô ta đã lấy đi khả năng tự phục hồi của Logan, rồi giới thiệu anh với Samurai Bạc, một chiến binh armuor Nhật được trang bị với một thanh kiếm được làm từ adamantium. Mariko trốn thoát khỏi Harada, người tin rằng sẽ luôn bảo vệ cho Mariko, và cô ấy quyết định giải cứu Logan khỏi cái máy. Harada nhận ra lỗi của mình và sau đó lại bị giết hại bởi Samurai Bạc lúc đang giúp Logan trốn thoát. Mariko trở thành tổng giám đốc của tập đoàn Yashida. Cô phải chia tay Logan bởi anh ấy sẽ chuẩn bị rời khỏi Nhật Bản. Yukio thề rằng sẽ ở bên Logan như một vệ sĩ., và họ cứ đi mặc dù chưa xác định được điểm đến. Trong cảnh kết thúc phim, Logan trở về Mĩ sau hai năm và khi ở sân bay, anh ấy gặp lại Magneto. Magneto cảnh cáo Logan về . Giáo sư X điều khiển tâm trí mọi người lúc đó khẳng định rằng ông có một số mánh khóe có thể trở về từ cái chết. Diễn viên/Nhân vật. Thêm vào đó còn có Patrick Stewart và Ian McKellen tham gia với vai trò khách mời vai Giáo sư Charles Xavier và Magneto trong cảnh cuối phim. Sản xuất. Quá trình phát triển. Vào thánh 9 năm 2007, Gavin Hood, đạo diễn bộ phim "", đã đưa ra ý kiến rằng sẽ có phần tiếp theo mà đã được đặt bối cảnh ở Nhật Bản. Trong một trong những cảnh ở phần chạy chữ cuối phim Logan được nhìn thấy đang uống rượu trong một quán bar tại Nhật Bản. Quả là một vị thế mà Wolverine (comic book) của Chris Claremont và Frank Miller đặt lên nhân vật, điều mà trong bộ phim đầu tiên Jackman cảm thấy rằng việc cần làm là phát triển nhân vật logan và tìm hiểu tại sao anh ấy biến thành Wolverine. Jackman khẳng định rằng bộ series Claremont-Miller chính ra câu chuyên mà anh thích nhất. Trong vòng cung Nhật Bản, Jackman cũng nói rằng " Tôi sẽ không nối dối bạn, tôi đã nói chuyện với nhà văn...và tôi chính là một fan hâm mộ lớn của truyện tranh Nhật Bản trong cuốn truyện phim". " Trước khi bộ phim "X-Men Origins: Wolverine"s ra mắt, Lauren Shuler Donner hỏi ý kiến Simon Beaufoy để viết kịch bản, nhưng anh ta không đủ tự tin để ủy nhiệm. Vào tháng 4 năm 2009, có thông báo rằng công ty Seed Productions của Jackman đang chuẩn bị cho vài dự án, bao gồm một phần tiếp theo của bộ phim "X-Men Origins: Wolverine" đang được tiến hành tại Nhật Bản nhưng cả Jackson và Seed đều không có một khoản tín dụng sản xuất cho phần tiếp theo trong năm 2013. Vào tháng 5 năm 2009, chỉ sau vài ngày sau tuần ra mắt bộ phim "X-Men Origins: Wolverine", phần tiếp theo đó chính thức được phê chuẩn. Christopher McQuarrie, người mà không ai tin vào công viêc của anh trong phim "X-Men", lại được thuê viết kịch bản phim cho phần "Wolverine" tiếp theo vào tháng 8 năm 2009. Theo như Shuler-Donner, phần tiếp theo này sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa Wolverine và Mariko, con gái của một tên quan vô lại, và những gì xảy ra tới anh ấy ở Nhật Bản. Wolverine sẽ có phong cách chiến đấu khác do cha của Mariko có " một vũ khí hình như một que gậy. Sẽ có samurai, ninja, người cưỡi katana, nhiều kiểu chiến võ thuật khác như mano-a-mano, rất lợi hại." Cô ấy tiếp tục: " Chúng tôi muốn nó thực hơn nên tôi nghĩ có lẽ chúng tôi sẽ tiếp tục quay tại Nhật Bản. Và tôi cũng nghĩ chắc các nhân vật sẽ nói tiếng Anh hơn là nói tiếng Nhật với phụ đề. " Vào tháng 1 năm 2010, tại lễ trao giải People's Choice Awards, Jackman nói rằng bộ phim sẽ bắt đầu được tiến hành một dịp nào đó trong năm 2011, và vào tháng 3 năm 2010 McQuarrie tuyên bố rằng kịch bản phim đã xong để sản xuất và sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm tới. Nguồn tin này cho hay Darren Aronofsky đang thương lượng để đạo diễn bộ phim sau khi Bryan Singer từ chối lời mời. Sản xuất tiền kỳ. Vào tháng 10 năm 2010, Jackman xác minh rằng Aronofsky sẽ đạo diễn bộ phim. Jackman bình luận rằng với sự dẫn dắt của Aronofsky, "Wolverine 2" sẽ không chỉ là một bộ phim "thông thường". "Nó sẽ là, theo tôi hy vọng rằng, một bộ phim thật hoành tráng. Nó sẽ là bộ phim hay nhất. Tôi mong...như tôi đã nói, nhưng tôi thực sự có linh cảm rằng nó sẽ khác. Đây là Wolverine. Đây không phải Popeye. Anh ấy khá tăm tối...Nhưng bạn biết đấy, đây là một cơ hội cho sự tiến triển. Chris McQuarrie, người viết "The Usual Suspects", đã viết kịch bản cho bộ phim này, chính điều đó sẽ cho bạn thêm một manh mối khá tốt. [Aronofsky's] sẽ làm bộ phim hoành tráng. Trong phim sẽ có những cảnh thật ngoạn mục. Nó sẽ khiến cho người xem phải suy nghĩ khi rời rạp chiếu phim, chắc chắn đấy". Và cũng ngay trong tháng 10 ấy, có thông báo rằng bộ phim sẽ bắt đầu làm nhiếp ảnh chính vào tháng 3 năm 2011 tại thành phố New York trước khi nhà sản xuất chuyển đến Nhật Bản với phần lớn các cảnh quay. Trong khi Jackman năm 2008 biểu thị đặc điểm bộ phim từ "phần tiếp theo của "phần nguồn gốc"", Aronofsky vào thánh 11 năm 2010 nói rằng bộ phim, bây giờ với tên "Wolverine", lại là bộ phim "một phần" còn hơn là phần tiếp theo. Cũng vào tháng 11 đó, Fox Filmed Entertainment đã gửi đi một thông cáo báo chí nói rằng họ đã ký kết với Aronofsky và công ty sản xuất Protozoa Pictures của anh ấy với hợp đồng tổng hợp hai năm. Trong hợp đồn đó, Protozoa sẽ phải phát triển và sản xuất phim cho cả hai hãng 20th Century Fox và Fox Searchlight Pictures. Hình ảnh đầu tiên của Aronofsky theo hiệp định này chính là bộ phim "The Wolverine". Vào tháng 3 năm 2011, Aronofsky đã cúi đầu trước cách làm bộ phim này, nói rằng "Bởi vì tôi đã nói chuyện với công tác viên của tôi về bộ phim tại Fox, nó trở nên rõ ràng rằng việc sản xuất bộ phim "The Wolverine" sẽ giữ tôi ngoài nước khoảng gần một năm... Tôi không cảm thấy thoải mái khi phải xa gia đình trong thời gian dài như vậy. Tôi cũng buồn vì tôi không thể chứng kiến dự án tiến triển, bởi đây là một kịch bản tuyệt vời và tôi lại rất mong đợi được làm việc với bạn tôi, Hugh Jackman, một lần nữa". Fox cũng quyết định rằng không có gì phải vội vàng để bắt đầu sản xuất bởi Nhật Bản đang mắc phải một thiệt hại, đó là trận động đất và sóng thần ở Tōhoku năm 2011. Mặc dù vậy, Jackman nói ràng bộ phim vẫn đang tiến triển tốt. "Vẫn còn quá sớm để đến Nhật Bản, tôi không chắc họ ở đâu. Nên chúng tôi đang tìm một đạo diễn mới, nhưng Fox lại rất lo lắng khi làm phim và chúng tôi đang tiến triển để có thể tìm một đạo diễn mới". Vào tháng 5 năm 2011, Fox có một danh sách 8 người có thể thay thế Aronofsky, gồm có các đạo diễn José Padilha, Doug Liman, Antoine Fuqua, Mark Romanek, Justin Lin, Gavin O'Connor, James Mangold và Gary Shore. Vào tháng 6 năm 2011, Fox đàm phán với Mangold và có ý định bắt đầu chụp ảnh chính vào mùa thu năm 2011. Vào tháng 7 năm 2011, Jackman nói rằng anh dự định bắt đầu làm phim vào thánh 10 năm 2011 và rằng anh sẽ đánh nhau với Samurai Bạc. Vào tháng 8 năm 2011, "The Vancouver Sun" thông báo rằng bộ phim sẽ được quay từ ngày 11 tháng 11 năm 2011 đến ngày 1 tháng 3 năm 2012 tại Công Viên Canadian Motion Picture ở Burnaby, British Columbia. Gần như ngày lập tức, việc quay phim bị trì hoãn cho đến mùa xuân năm 2012, cho nên Jackman có thể thực hiện bộ phim "Les Misérables". Vào tháng 9, Mark Bomback được thuê để viết lại kịch bản của McQuarrie. Tại thời điểm đó, Bomback muốn đưa truyện Rogue vào kịch bản, nhưng McQuarrie lại phản đối vì nó quá "ngờ nghệch ngốc nghếch" lại "quan trọng hóa vấn đề". Vào tháng 2 năm 2012, ngày 26 tháng 6 năm 2013 là ngày được ấn định để phát hành bộ phim, và vào tháng 4, việc quay phim được ấn định để bắt đầu vào tháng 8 năm 2012 tại Úc, nơi mà sẽ phục vụ việc này như một vị trí đắc địa vì có sự khuyến khích về thuế tài chính. Vào tháng 7 năm 2012, các diễn viên Hiroyuki Sanada, Hal Yamanouchi, Tao Okamoto và Rila Fukushima đã casting lần lượt cho các vai diễn Shingen, Yashida, Mariko và Yukio. Thêm vào đó, Will Yun Lee đã casting cho vai Harada, và Brian Tee cho vai Noburo Mori. Cũng vào tháng 7 năm 2012, có thông báo rằng Jessica Biel sẽ đóng vai Viper. Tuy nhiên, tại dịp San Diego Comic-Con International năm 2012, Biel nói rằng vai diễn của cô ấy trong bộ phim " không phải là một thỏa thuận thực hiện", và giải thích rằng, "Mọi người luôn bàn tán về chuyện này. Tôi lại không biết gì về nó. Nó có vẻ quá sớm cho một tuyên bố như vậy". Vài ngày sau, cuộc đàm phán giữa Biel và hãng 20th Century Fox đã sụp đổ. Sau đó vào tháng 7, Fox đã bắt đầu nói chuyện với Svetlana Khodchenkova để tiếp quản vai diễn. Có vẻ hơi bất thường cho loại phim hành động khi mà "Wolverine" có bốn vai nữ chính và thậm chí còn "thường xuyên vượt qua cả Bechdel Test", theo như tờ "Vulture". Mangold ghi chú rằng anh ta viết lên nữ anh hùng để "ai cũng có nhiệm vụ của mình. Họ cũng có việc phải làm, hơn là đối tượng của những chuyện tình cảm", mục đích của việc này là để tránh cái mô típ người phụ nữ yếu đuối hay gặp hiểm nguy. Vào tháng 8 năm 2012, Guillermo del Toro tiết lộ rằng anh ấy có hứng thú trong việc đạo diễn bộ phim, bởi vì câu chuyện cái cung Nhật Bản là câu chuyện Wolverine mà anh thích. Sau khi gặp Jim Gianopulos và Jackman, del Toro đã từ chối làm phim, và quyết định rằng anh ta không ước để dành ra hai đến ba năm cuộc đời để thực hiện bộ phim này. Quá trình làm phim. Với khoản đầu tư sản xuất là 120 triệu đô, phim khởi quay vào ngày 30 tháng 7 năm 2012. Một trong những cảnh đầu tiên được thực hiện tại Bonna Point Reserve ở Kurnell, New South Wales, nơi thay thế cho cảnh ở một trại tù nhân chiến tranh ở Nhật Bản. Các cảnh quay ở đó kết thúc vào tháng 8 năm 2012, với lịch sản xuất để tiếp tục quanh Sydney, sau đó là vài tuần ở Nhật Bản trước khi kết thúc vào giữa tháng 11. Ngày 3 tháng 8 năm 2012, nhà sản xuất chuyển tới Picton, nơi thay thế cho vùng thành phố Yukon ở Canada. Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Mangold nói rằng nhà sản xuất chuyển tới Tokyo và bắt đầu quay phim. Vào ngày 4 tháng 11 năm 2012, bộ phim bắt đầu quay tiếp ngoài ga Fukuyama tại Fukuyama, Hiroshima. Các cảnh quay tại Tomonoura, một cảng ở khu Ichichi ở Fukuyama, và kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 2012. Vào tháng 8 năm 2012, nhà sản xuất quay lại Sydney với đoàn làm phim trên đường Erskine gần VịnhCockle. Tuần tiếp theo, phim được quay tại Parramatta, nơi thay thế cho cảnh ở thành phố Nhật Bản. Cũng ngay trong tháng 10, Mangold tiết lộ rằng bộ phim sẽ tiếp nối những sự kiện có trong bộ phim "X-Men: The Last Stand", anh nói rằng, "Trong mạch truyện xuyên suốt các tập phim thì phim này ở vị trí sau cùng. Jean Grey đã qua đời, hầu hết các dị nhân đã giải tán hoặc đã chết, thế nên lại càng tạo cảm giác cô lập cho [Wolverine]." Mangold sau đó tuyên bố rằng trong cảnh hành động "có sự khẩn cấp, có loại đối kháng tay với tay mà tôi mong rằng nó sẽ khác hoàn toàn so với các phim khác". Ngày 25 tháng 10 năm 2012 nhà sản xuất di chuyển tới Công Viên Sydney Olympic ở miền Tây Sydney. Phim trường được dựng lên thành một làng Nhật Bản bị vùi trong tuyết và quay vào ngày 1 tháng 11 năm 2012. Ngày 10 tháng 11 năm 2012, phim được quay tại một con đường ở Đồi Surry. Phim trường được dựng lên ở đường Brisbane, và được xây cho giống một con đường tại Nhật Bản với những đặc trưng của Nhật Bản cũng như xe cộ xuyên suốt. Phim kết thúc quay vào ngày 21 tháng 11 năm 2012. Bộ phim được quay lại ở Montreal, bao gồm cảnh cuối phim khi Magneto và giáo sư X cảnh báo Wolverine về mối nguy hiểm mới. Sản xuất hậu kì. Vào tháng 10 năm 2012, có thông báo rằng bộ phim "Wolverine" sẽ được chuyển sang thể 3D, và biến bộ phim thành bộ phim đầu tiên dưới dạng 3D được phát hành bởi hãng phim 20th Century Fox's Marvel. Các hiệu ứng hình ảnh trong bộ phim đều được chỉnh sửa bởi Weta Digital, Rising Sun Pictures (RSP), Iloura, và Shade VFX. Để dựng lại cảnh trận nổ phóng xạ ở Nagasaki, RSP đã nghiên cứu những hiện tượng như núi lửa, thay vì sử dụng những đoạn phim lưu trữ về vụ đánh bom nghuyên tử, họ đã dựng lên bằng hiệu ứng kĩ thuật số. Họ cũng thay thế cảnh quan ở Sydney bằng những cảnh ở Nagasaki. Hình ảnh con gấu đi lại đặc trưng trong cảnh ở Yukon được tạo nên với đồ họa máy tính bởi Weta Digital, trong khi Make-Up Effects Group dựng nên con gấu animatronic cao 12m, nó được sử dụng cho những cảnh quay của động vật chết sau khi bị bắn cung tên lửa bởi thợ săn. Còn đối với cảnh quay hành động trên tàu cao tốc, các diễn viên chính và đóng thế đã quay trên một sợi dây bao quanh là màn hình xanh. Còn nền chuyển động trong phim thì quay trên một đường cao tốc trên cao ở Tokyo, và được thêm vào sau đó. Giám sát viên hiệu ứng hình ảnh của Weta Digital Martin Hill nói rằng cả đội đã thực hiện "phương pháp Google Street View", và ông giải thích rằng " Nhưng thay vì sử dụng một máy guay toàn cảnh trên chiếc xe van, chúng tôi dựng nên một "giàn khoan" có 8 [camera] Red Epic góc 45 độ với độ phân giải cực cao nên chúng tôi có thể lại xe xuống tất cả các làn đường cao tốc. Chúng tôi thả một ít khí khỏi lốp và giữ nguyên vận tốc 60 km. Vì thế mà nếu chúng tôi quay với 48 fps chúng tôi chỉ cần tăng tốc độ các cảnh quay lên 10 lần để đi với tốc độ 300 km như yêu cầu." Samurai Bạc, được tạo bởi Weta Digital, dựa trên một hình mẫu mà đã được in 3D và được sơn bọc chrome sử dụng điện. Diễn viên đóng thế Shane Rangi, phải mặc một bộ đồ chụp chuyển động, diễn trên tấm sàn và quay với vai diễn Samurai Bạc. Màn biểu diễn của Rangi sau đó được sử dụng để tạo hiệu ứng kĩ thuật số cho nhân vật. Hill nói rằng thử thách lớn nhất chính là tạo nên bề mặt phản chiếu kĩ thuật cao cho Samurai Bạc, "Anh ta được bọc chrome. Chúng tôi lo rằng anh ta quá kĩ xảo và hơn thế rất khó để anh ta trông trở nên vững chắc và chân thật, không giống trông như bề mặt gương." Phần nguyên gốc của bộ phim dài 2 tiếng 35 phút. Đoạn giữa của phần chạy chữ cuối phim được viết bởi Simon Kinberg và quay bởi nhóm ê kíp phim "", mặc dù Mangold đạo diễn cảnh này. Nhạc phim. Vào tháng 11 năm 2012, Marco Beltrami, người trước đây cộng tác với đạo diễn James Mangold, tuyên bố rằng ông đã ký hợp đồng viết nhạc phim cho bộ phim "Wolverine". Như cách làm phim đen của Mangold và cảm hứng của cách làm phim Spaghetti Western áp dụng vào bộ phim này, Beltrami giải thích rằng, "Tôi nghĩ rằng mỗi bộ phim tôi làm dù có thuộc kiểu này hay không thì chắc chắc kiểu phim spaghetti western luôn ảnh hưởng tới nhạc phim của tôi trong suốt bộ phim và tôi chắc rằng có ảnh hưởng tới công việc của tôi nữa. Tôi không nói rằng sẽ có một bộ phim đặc biệt ảnh hưởng tới tôi nhiều hơn các thứ khác. Chẳng có một thứ gì mà tôi cố bắt chước nó." Với những âm thanh kết hợp với vị trí của bộ phim, Beltrami nói rằng, "Tôi nghĩ rằng điều cuối cùng mà Jim [Mangold] và tôi muốn làm là nhạc Nhật kết hợp với phố Nhật. Nó có tham khảo; và tôi biết dùng nhạc cụ Nhật [nhưng] không hẳn theo lối truyền thống." Nhạc phim được trình diễn bởi tập hợp 85 nghệ sĩ của Hollywood Studio Symphony tại sân khấu Newman Scoring của 20th Century Fox. Phát hành. "Wolverine" được phát hành tại rạp 2D và 3D theaters vào ngày 14 tháng 7 năm 2013, trên nhiều thị trường quốc tế vào ngày 2 tháng 7 năm 2013 tại Úc, và vào ngày 26 tháng 6 năm 2013 tại Anh. Bộ phim có tựa đề: "Wolverine: sự bất tử" tại Brazil và thị trường các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Bộ phim ra mắt tại Nhật Bản vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 với tựa đề . Thị trường. Ngày 29 tháng 10 năm 2012, đạo diễn James Mangold và Jackman chủ trì một cuộc trò chuyện trực tuyến từ phim trường của bộ phim. Cuộc trò chuyện diễn ra tại website chính thức và tài khoản YouTube chính thức của bộ phim. Trailer đầu tiên tại Mĩ và toàn thế giới của "Wolverine" được phát hành vào ngày 27 tháng 3 năm 2013. "Báo Empire" nói rằng "Đó là tất cả những thứ khuyến khích từ đạo diễn James Mangold, một người chắc chắn không hề ngại véo vặn những chất liệu ban đầu để thêm vào cái kết của chính ông ta." Trailer này sau đó gắn liền với "". Trailer thứ hai tại Mĩ được phát hành vào ngày 18 tháng 4 năm 2013 và được in ra tại CinemaCon ở Las Vegas, Nevada. Trailer thứ 3 tại Mĩ được phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2013 và sau đó vào ngày 13 tháng 6 năm 2013, trailer quốc tế được phát hành. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2013, hãng 20th Century Fox ra mắt phim "Wolverine" cùng với "Dawn of the Planet of the Apes" và "" tới dịp San Diego Comic-Con năm 2013 với Jackman và Mangold cũng có mặt để giới thiệu cảnh mới của bộ phim. Hãng 20th Century Fox hợp tác với hãng xe Audi để quảng bá phim của họ cùng với loạt xe thể thao Audi R8 và xe mô tô Ducati. Ngoài ra họ còn hợp tác với hãng kẹo cao su không đường loại 5 và một nhà hàng ăn uống bình dân của công ty Red Robin. Giải trí tại gia. Phim "Wolverine" được phát hành ra DVD, Blu-ray, và Blu-ray 3D vào ngày 3 tháng 12 năm 2013. Bộ Blu-ray có tính năng độc quyền unrated cho phép người xem xem lại những đoạn đã cắt đi của phim, được gọi là "Unleashed Extended Edition". Phiên bản này của bộ phim được in ra đầu tiên tại 20th Century Fox Studios vào ngày 19 tháng 11 năm 2013. Nó gồm có 12 phút thêm, chủ yếu là đoạn thêm của cảnh hành động giữa ninja của Harada trong phần đầu của phim cũng như các cảnh quay tương tác nhân vật. Đài BBFC cho phép phim chạy 132phút 22giây, chỉ dài hơn 6phút so với phim chính thức. Phản hồi. Doanh thu phòng vé. Cùng với sự tiến bộ trong phản hồi của các nhà chuyên môn Along with the improvements in critical reception, phim "The Wolverine" đã vượt qua cả "Origins" về doanh thu phòng vé. Bộ phim ngừng chiếu ở rạp vào ngày 5 tháng 12 năm 2013, mang về 132,556,852 đô ở Bắc Mĩ; 282,271,394 đô ở các thị trường khác, còn tổng doanh thu mang về 414,828,246 đô. Trong những tuần đầu tiên bộ phim đã mang về 139.6 triệu đô. Khi so sánh với các phim khác trong bộ X-Men, phim "Wolverine" đã thu về kết quả thành công về doanh thu phòng vé. Trong khi tổng doanh thu trong nước lớn hơn chi phí, bộ phim vẫn mang về ít hơn 5 tập phim X-Men khác, với tổng doanh thu phòng vé trong nước của nó là ít hơn mức trung bình của series X-Men khoảng 45.100.000 đô. Tuy nhiên, tổng số doanh thu nước ngoài ở hiện đang vượt quá mức trung bình của doanh thu series X-Men khoảng 75.700.000 đô và nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ bộ phim X-Men khác. Với tổng số thu nhập trên toàn thế giới khoảng 414.800.000 đô, phim " Wolverine" là bộ phim có doanh thu cao thứ hai của thương hiệu. Bộ phim đứng đầu về doanh thu phòng vé với thu nhập 86.5 đô ngay trong tuần đầu tiên phát hành trên 100 nước. Bộ phim đạt được khởi đầu thuận lợi nhất trong series X-Men, vượt qua cả ""s $76.2 triệu khởi điểm. Ở Nam Mĩ, bộ phim đã đứng đầu doanh thu phòng vé ngay trong ngày mở đầu với 20.7 triệu, với 4 triệu từ chương trình truyền hình thứ 5 đêm khuya. Nó giữ vị trí đầu bảng trong tuần đầu tiên, với 53,113,752 đô,đó là khởi điểm thấp nhất của series X-Men. Phản hồi chuyên môn. Phim "Wolverine" nói chung là có phản hồi tích cực từ nhà chuyên môn. Bộ phim đạt được 60% tại báo Metacritic, dựa trên 43 đánh giá. Cuộc bầu cử củaCinemaScore báo rằng số điểm trung bình từ người xem đánh giá bộ phim là "A-". Richard Roeper đánh giá bộ phim điểm "B+", khen ngợi rằng màn trình diễn của Jackman's "mạnh mẽ, cứng rắn" và " có lối diễn nghiêm túc, có gì đó hơi đen tối." Christy Lemire, người viết cho website của Roger Ebert, nói rằng bộ phim "có nhiều cảnh hành động hồi hộp, hấp dẫn, sản xuất tinh tế, thiết kế trang phục và nhân vật đầy màu sắc, có nhiều nhân vật mạnh hơn những nhân vật khác." Nhà phê bình phim của "Tạp chí Variety" Peter Debruge gọi bộ phim là "một sự lạc đề tồn tại với tính giải trí và khá ngạc nhiên so với việc khai thác series phim X-Men của anh. Mặc dù Wolvie đã trải qua một thế giới mệt mỏi và chiến tranh ác liệt, Jackman giờ đang trên đỉnh cao, đang nắm bắt cơ hội để kiểm tra cực thể chất và cảm xúc của nhân vật. Người hâm mộ có thể ưa hành động của nhân vật hay nhiều hiệu ứng hơn, nhưng Mangold làm tốt hơn thế, anh phục hồi tâm hồn nhân vật, người có khả năng bất tử nhưng chính điều đó khiến nhân vật trở nên mệt mỏi." James Buchanan từ TV Guide.com cho bộ phim 3 trên 4 sao, gọi nó là "một sự thích nghi hiếm hoi của bộ phim được chuyển thể từ truyện mà không hy sinh bất kì một lợi ích nào cho những hành động ly kì" IGN ca ngợi bộ phioim và đánh giá nó ở điểm 8.5 trên 10 và khẳng định rằng ""Wolverine" là một chuyến phiêu lưu đơn độc cho những nhân vật kinh điển mà gợi nhắc chúng ta rằng có nhiều thể loại phim này hơn... Câu chuyện vẽ nên một bực chân dung sâu sắc và hấp dẫn về Logan, một nhân vật ám rằng Jackman vẫn có thể đóng thậm chí đến vài năm." "The Guardian" tuy nhiên lại lên án bộ phim, đánh giá nó 2 sao trên 5 sao và nói rằng, "Đây là lần thứ 6 Hugh Jackman trở nên nổi bật và trang phục cũng đã rất quen thuộc, hơn nữa cốt truyện lại quá phức tạp và những pha hành động thì quá đơn giản và nhạt nhẽo." Báo "Daily News" cũng có một cái nhìn tương tự, nói rằng "Hugh Jackman có vai trò của một siêu anh hùng bất tử quá lỗi thời, nhưng tất cả những gì còn lại thì vẫn như thế không làm mới và nhạt nhẽo." Phần tiếp theo. Tháng 10 năm 2013, có thông báo rằng hãng 20th Century Fox sẽ bắt đầu bàn với cả Jackman và Mangold để làm thêm phần thứ ba của phim Wolverine. Mangold sẽ viết kịch bản cho bộ phim, với Lauren Shuler Donner quay lại để sản xuất, và nói rằng phần phim tiếp theo sẽ được lấy cảm hứng từ bất kì mẩu chuyện Wolverine nào trong tập truyện tranh. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2014, Fox thông báo rằng phần tiếp theo của bộ phim sẽ được phát hành vào ngày 3 tháng 3 năm 2017. Ngay ngày sau đó, "Deadline" thông báo rằng David James Kelly sẽ viết kịch bản và cũng tuyên bố Jackman sẽ tiếp tục vai diễn Wolverine.
1
null
Kim tự tháp Djedkare-Isesi là một kim tự tháp thuộc vương triều thứ năm nằm ở phía nam khu lăng mộ Saqqara. Đây là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng ở khu vực này. Ngày nay người dân địa phương gọi kim tự tháp là "el-Shawaf" ("The Sentinel"). Xây dựng. Khu tổ hợp bao gồm kim tự tháp chính, một kim tự tháp vệ tinh và một kim tự tháp khác có khả năng thuộc về bà hoàng hậu không rõ tên của Djedkare-Isesi, do đó nó còn được gọi là "Kim tự tháp của Hoàng hậu Vô danh". Lõi kim tự tháp gồm sáu bậc làm từ những khối đá vôi nhiều hình dạng. Ban đầu kim tự tháp cao khoảng , nghiêng 52 độ với độ dài đáy là . Mặc dù có rất nhiều biện pháp phòng chống được sử dụng, trong đó có ba cánh cửa song sắt lớn, những tên trộm đã vẫn tìm được cách lọt vào buồng mai táng. Khai quật. Kim tự tháp được Gaston Maspero khám phá vào năm 1880. Vào những năm 1940, Abdel Salam Hussein đã thực hiện việc khai quật. Bên rong buồng mai táng, một cỗ quan tài làm bằng đá bazan màu xám bị đập vỡ được tìm thấy, giữa đống gạch vụn là xác ướp của một người đàn ông khoảng 50 tuổi. Phát hiện này cho thấy rất có thể Djedkare-Isesi đã lên ngôi từ rất nhỏ bởi triều đại của ông kéo dài hơn 32 năm.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 6, thường được gọi tắt là Olympia 6 hay O6" là năm thứ sáu của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 6 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 26 tháng 9 năm 2004 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 2 tháng 10 năm 2005. Tùng Chi là người dẫn chương trình cho đến hết Quý 1, khi được thay thé bởi cặp MC Quốc Hiệp và Kiều Anh. Đây là lần duy nhất MC Quốc Hiệp đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình này. Nhà vô địch của năm thứ 6 là Lê Vũ Hoàng đến từ Trường Trung học phổ thông số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. Luật chơi. Một chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Thi sinh trả lời nhanh các câu hỏi với số lượng không hạn chế trong vòng 1 phút, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Phần thi sẽ kết thúc nếu trả lời sai và/hoặc bỏ qua 5 câu liên tiếp dù còn thời gian (trừ trận chung kết) Vượt chướng ngại vật. Có 8 từ hàng ngang, trong đó mỗi từ có chứa 1 hoặc nhiều chữ cái để lập thành một từ chìa khoá mà các thí sinh phải đi tìm. Mỗi thí sinh sẽ có 2 lượt lựa chọn từ hàng ngang. Trong vòng 15 giây, bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính. Trả lời đúng được 10 điểm, đồng thời các chữ cái, chữ số và dấu của từ hàng ngang được tô đỏ sẽ xuất hiện trong từ chìa khoá. Thí sinh có quyền bấm chuông trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ chìa khóa được 40 điểm. Nếu hết cả tám từ hàng ngang mà không ai có câu trả lời cho từ chìa khóa, MC sẽ đưa ra gợi ý cuối cùng. Trả lời đúng từ chìa khóa sau khi MC đưa ra gợi ý cuối cùng sẽ chỉ nhận được 20 điểm. Nếu trả lời sai từ chìa khóa, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Điểm tối đa của phần thi là 120 điểm. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi dưới dạng IQ (tìm quy luật, chuỗi logic, cái gì sai, giải nhanh...), mỗi câu hỏi các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính trong vòng 30 giây. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. Điểm tối đa là 80 điểm. Về đích. Mỗi thí sinh có hai lượt lựa chọn gói câu hỏi với các mức 10, 20, 30 điểm. Thí sinh đang trong câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian 5 giây. Nếu thí sinh không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng, thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh vừa trả lời sai, nếu trả lời sai cả hai thí sinh đều không bị trừ điểm. Mỗi thí sinh được quyền đặt ngôi sao hy vọng trong thời gian trả lời câu hỏi (có thể đặt lại ở câu hỏi tiếp theo sau khi đã đặt ở câu đầu tiên). Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm bằng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng. Điểm thưởng tối đa là 300 điểm.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7, thường được gọi tắt là Olympia 7 hay O7 là năm thứ bảy của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 7 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 2 tháng 4 năm 2006 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 1 tháng 4 năm 2007. Nhà vô địch của năm thứ 7 là Lê Viết Hà đến từ Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi. Luật chơi. Mỗi chương trình gồm có bốn phần thi: Khởi động. Có 5 câu hỏi dưới dạng điền từ vào chỗ trống, mỗi câu có 5 giây để trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa là 50 điểm. Vượt chướng ngại vật. Có 8 từ hàng ngang, cũng chính là 8 gợi ý để các thí sinh tìm ra một chướng ngại vật của chương trình. Mỗi thí sinh sẽ có hai lượt lựa chọn từ hàng ngang. Với mỗi câu hỏi, các thí sinh cùng trả lời bằng máy tính trong vòng 15 giây; trả lời đúng được 10 điểm (20 điểm nếu là thí sinh chọn từ hàng ngang). Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trước khi bắt đầu từ hàng ngang thứ 3 được 80 điểm, trước gợi ý cuối cùng được 40 điểm, sau gợi ý cuối cùng thì chỉ được 20 điểm. Trả lời sai chướng ngại vật sẽ khiến thí sinh bị loại khỏi phần chơi này. Điểm tối đa cho 1 thí sinh trong phần thi này là 140 điểm, nếu trả lời đúng cả 8 từ hàng ngang và trả lời đúng trước gợi ý cuối cùng. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi dưới dạng tư duy logic, ở mỗi câu các thí sinh trả lời bằng máy tinh trong thời gian 30 giây. Thời gian trả lời của các thí sinh sẽ được hệ thống ghi lại chính xác đến phần trăm giây. Điểm tối đa của phần thi này là 160 điểm. Về đích. Có 3 gói câu hỏi với các mức 30, 40 và 50 điểm, tương ứng với số lượng câu hỏi trong gói là 3, 4 và 5. Mỗi thí sinh có hai lượt lựa chọn gói câu hỏi, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Mỗi thí sinh có một lần duy nhất được đặt ngôi sao hy vọng trong lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình, và phải đặt ngay trước khi gói câu hỏi bắt đầu. Sau đó, thí sinh phải trả lời cả gói câu hỏi có ngôi sao hy vọng. Trả lời đúng mỗi câu được 20 điểm, trả lời sai mỗi câu bị trừ 20 điểm. Điểm tối đa là 150 điểm. Chi tiết các trận đấu. Giao lưu Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 7. Đây là chương trình giao lưu giữa các thí sinh tham dự "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 7. Sự việc liên quan. Cuộc thi chỉ có 140 thí sinh. Thông thường, mỗi năm Olympia có 36 trận thi tuần và 144 thí sinh. Tuy nhiên, năm thứ 7 của cuộc thi chỉ có 140 thí sinh. Lý do là ở trận Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 1, trong phần thi Về đích, thí sinh Trần Vi Đô (Phú Yên) nhận được câu hỏi "Hồng cầu được sinh ra từ đâu?" và đã trả lời là "tuỷ sống" theo đáp án của chương trình, chung cuộc được 140 điểm và giành được vòng nguyệt quế; thí sinh về nhì Đặng Thị Hòa (Hải Dương) được 130 điểm. Sau đó chương trình mới chỉnh sửa lại đáp án phải là "tuỷ xương" chứ không phải "tuỷ sống", như vậy Trần Vi Đô chỉ được 120 điểm và Đặng Thị Hoà mới là thí sinh nhất tuần. Tuy nhiên khi đó trận đấu Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 1 đã được ghi hình và không thể thay đổi lại kết quả; do đó trận thi tuần còn lại của Tháng 3 - Quý 1 đã bị hủy bỏ để Đặng Thị Hoà trở thành một trong những thí sinh của trận thi Tháng 3 - Quý 1.
1
null
Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8, thường được gọi tắt là Olympia 8 hay O8 là năm thứ 8 chương trình Đường lên đỉnh Olympia được phát sóng trên kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình được phát sóng từ ngày 22 tháng 4 năm 2007 và trận Chung kết năm được phát sóng trực tiếp lúc 9 giờ ngày 27 tháng 4 năm 2008 với nhà vô địch là thí sinh Huỳnh Anh Vũ của Trường THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định. Huỳnh Anh Vũ khi đấy cũng lập kỷ lục điểm số trong trận Chung kết năm - 325 điểm, và kỷ lục này được giữ trong 8 năm (cho đến khi Hồ Đắc Thanh Chương - nhà vô địch năm thứ 16 - phá kỷ lục với 340 điểm trong trận Chung kết năm). Đây cũng là lần đầu tiên chương trình có MC phụ dẫn dắt, cũng là năm cuối cùng MC Kiều Anh dẫn dắt chương trình này và là lần duy nhất MC Khánh Chi dẫn dắt chương trình này. Luật chơi. Khởi động. Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với 10 câu hỏi dưới dạng điền vào chỗ trống. Trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa là 100 điểm. Vượt chướng ngại vật. - Có 8 từ hàng ngang, cũng chính là 8 gợi ý để giải ra một từ chìa khóa. Các thí sinh lần lượt chọn từ hàng ngang. Cả bốn thí sinh có 15 giây đánh câu trả lời câu hỏi từ hàng ngang. Trả lời đúng được 10 điểm. Thí sinh chọn từ hàng ngang trả lời đúng hàng ngang đó được nhận thêm 5 điểm. Nếu không có thí sinh nào trả lời đúng từ hàng ngang, từ hàng ngang đó sẽ không được lật mở. - Thí sinh có quyền bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ chìa khóa trong vòng 2 từ hàng ngang đầu tiên nhận được 80 điểm. Trả lời đúng từ chìa khóa trong vòng 8 từ hàng ngang nhận được 40 điểm. Nếu hết cả tám từ hàng ngang mà không ai có câu trả lời cho từ chìa khóa, MC sẽ đưa ra gợi ý cuối cùng. Trả lời đúng từ chìa khóa sau khi MC đưa ra gợi ý cuối cùng sẽ chỉ nhận được 20 điểm. Nếu trả lời sai từ chìa khóa, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. - Trước đó, có một ô mạo hiểm với gợi ý rất gần với từ chìa khóa sẽ được đưa ra trước khi xuất hiện các từ hàng ngang. Ô mạo hiểm chỉ dành cho thí sinh nhanh tay nhất nhấp chuột vào ô mạo hiểm. Thí sinh trả lời đúng từ chìa khóa sau ô mạo hiểm sẽ nhận được 120 điểm. Tuy nhiên, nếu thí sinh trả lời sai từ chìa khóa, thí sinh sẽ bị chia đôi số điểm và mất quyền chơi phần thi này. - Để có thể tham gia ô mạo hiểm, thí sinh cần nắm rõ thể lệ như sau: + Sau khi MC bắt đầu tính thời gian tồn tại 5 giây hoặc khi ô mạo hiểm đang được hiện trên màn hình lớn ở đối diện, thí sinh cần nhanh tay nhấp chuột vào biểu tượng ô mạo hiểm trên màn hình máy tính. + Sau khi thí sinh chọn ô mạo hiểm, một câu hỏi liên quan đến từ chìa khoá được đưa ra, chỉ MC, khán giả truyền hình và thí sinh đó được biết. Thí sinh trả lời câu hỏi này bằng máy tính trong 15 giây. + Sau 15 giây, thí sinh sẽ trả lời chướng ngại vật trong 30 giây bằng máy tính, trả lời đúng, thí sinh sẽ được 120 điểm, đồng thời MC sẽ yêu cầu thí sinh giải thích nội dung gợi ý của ô mạo hiểm cho khán giả trường quay và các thí sinh khác biết, sau đó sẽ công bố các từ hàng ngang và phần VCNV kết thúc. Nếu sai thì thí sinh mất nửa số điểm và bị loại. Các thí sinh còn lại tiếp tục phần thi. Điểm tối đa là 130 điểm. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi, thời gian suy nghĩ: 30 giây/câu. 4 học sinh cùng trả lời bằng máy tính. Học sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm. 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này: - 1 câu hỏi IQ (câu số 3): Các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã... Có nhiều lựa chọn. Sau mỗi 10 giây, 2 đáp án sai sẽ bị lược đi. - 2 câu hỏi đoạn băng (câu số 1 và câu số 4): Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự từ mơ hồ tới chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào"... - 1 câu hỏi tiếng Anh (câu 3): Có 3 gợi ý, mỗi 10 giây sẽ đưa ra một dữ kiện. Trước đó các thí sinh sẽ được xem một đoạn băng liên quan tới câu hỏi. Điểm tối đa là 160 điểm. Về đích. Có 3 gói câu hỏi 40 điểm, 60 điểm, 80 điểm để các thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây. Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các bạn còn lại có 5 giây để bấm chuông trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi. Trả lời sai cả hai thí sinh đều không bị trừ điểm. Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm bằng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng. Điểm tối đa là 350 điểm, trong trường hợp cả 4 thí sinh cùng chọn gói 80 điểm. Các số phát sóng. Cầu truyền hình trực tiếp: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8. "Phát sóng trực tiếp: 9 giờ ngày 27 tháng 4 năm 2008 trên VTV3"
1
null
Oliver Heaviside (18 tháng 5 năm 1850 - 03 tháng 2 năm 1925) là một nhà khoa học, nhà toán học, nhà vật lý và kỹ sư điện người Anh. Ông là người đã áp dụng số phức vào việc nghiên cứu mạch điện, phát triển các kỹ thuật giải phương trình vi phân (mà về sau được cho là tương tự với phép biến đổi Laplace). Ông đã trình bày lại phương trình Maxwell dưới dạng lực điện trường, lực từ trường và năng thông. Ông cũng đã góp phần xây dựng nên môn giải tích vector cùng với các nhà toán học khác. Mặc dù mâu thuẫn với các cơ sở khoa học trong suốt cuộc đời của mình, nhưng Heaviside đã làm thay đổi bộ mặt của toán học và khoa học thế giới trong suốt quá trình ông sống và cả sau khi ông đã qua đời. Sự nghiệp. Heaviside sinh tại Camden Town. Khi còn nhỏ, ông bị bệnh ban đỏ khiến ông trở nên khiếm thính. Heaviside rời trường học năm 16 tuổi và học tại nhà các môn điện báo và điện cho đến khi ông 18 tuổi. Sau đó ông làm việc tại Công ty Đại Bắc của Đan Mạch. Với tài năng của mình, ông dần trở thành người điều hành chính của ở đây. Heaviside vừa làm việc vừa thực hiện các nghiên cứu. Khi ông 21 tuổi, Oliver Heaviside đã xuất bản một số nghiên cứu liên quan đến các mạch điện và điện báo. Năm 1874, khi ông 24 tuổi, ông từ chức các công việc đang làm, quay trở lại với công việc học vấn và ở cùng cha mẹ mình ở London. Ông luôn sống độc thân. Năm 1873 Heaviside đã gặp và cộng tác cùng James Clerk Maxwell. Ông thực hiện các nghiên cứu ở nhà như lý thuyết về việc phát triển đường dây truyền tải. Phương trình của Heaviside đã giúp hoàn thiện cho các máy điện báo sau này. Năm 1880, Heaviside nghiên cứu các hiệu ứng bề mặt của đường dây điện báo. Cũng năm đó ông được cấp bằng sáng chế ở Anh về cáp đồng trục. Năm 1884, ông viết lại các phân tích toán học của Maxwell bằng phương pháp vector mới Từ năm 1880 đến năm 1887, Heaviside đã phát triển các hoạt động tính toán liên quan đến các ký hiệu, phương pháp giải quyết các phương trình vi phân bằng cách chuyển đổi chúng thành bình thường, phương trình đại số... Các điều này đã gây ra rất nhiều tranh cãi về sự chặt chẽ trong nguồn gốc của nó khi lần đầu tiên được ông giới thiệu. Năm 1887, Heaviside muốn áp dụng thêm cuộn dây cảm ứng vào điện thoại và đường dây điện thoại để tăng sự tự cảm ứng và sửa chữa biến dạng của chúng. Nhưng điều này đã không được thực hiện. Trong hai bài báo xuất bản năm 1888 và năm 1889, Heaviside đã tính toán biến dạng của điện trường và từ trường xung quanh một khoản chuyển động, cũng như những tác động của nó vào một môi trường đậm đặc hơn. Điều này bao gồm một dự đoán về những gì bây giờ được gọi là bức xạ Cherenkov. Năm 1889, Heaviside đầu tiên công bố nguồn gốc chính xác của các lực lượng từ trên một hạt tích điện chuyển động, hiện nay được gọi là Lực lượng Lorentz. Từ những năm 1880 đến 1890, Heaviside làm việc trên các khái niệm của khối lượng điện từ. Năm 1891, ông được là Uỷ viên của Hội Hoàng gia Anh. Năm 1905 Heaviside đã được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Göttingen. Năm 1902, Heaviside đã đề xuất sự tồn tại lớp Kennelly-Heaviside của tầng điện ly, lớp mang tên ông. Sự tồn tại của tầng điện ly đã được khẳng định mạnh mẽ trong năm 1923. Các dự đoán của các Heaviside, kết hợp với lý thuyết bức xạ của Planck đã khuyến khích những nỗ lực phát hiện sóng radio từ mặt trời và các vật thể thiên văn. Những năm sau này, tính cách của ông đã trở nên khá lập dị. Sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng trong thập kỷ cuối của cuộc đời mình. Năm 1922, Oliver Heaviside trở thành người đầu tiên được nhận Huân chương Faraday. Oliver Heaviside qua đời ở Torquay, Devon. Ông được chôn cất ở nghĩa trang Paignton. Phần lớn những nghiên cứu của ông được công nhận và đánh giá thành công sau khi ông qua đời. Tính cách lập dị. Trong những năm cuối đời, tính cách của ông trở thành lập dị. Ông thường mặc một bộ kimono làm bằng lụa màu hồng và sơn móng tay của mình bằng màu hồng chói. Có lần ông đã cho dời hết toàn bộ đồ đạc trong nhà và thay chúng bằng những hòn đá granít. Ông thậm chí ông chỉ uống sữa để tồn tại trong vài ngày. Oliver Heaviside bị mắc chứng bệnh hypergraphia, một căn bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ.
1
null
Người Việt tại Hà Lan là một trong những cộng đồng Việt kiều tại châu Âu. Theo số liệu thống kê, vào thời điểm 01/01/2005 có 18 ngàn người Việt định cư ở Hà Lan trên tổng số hơn 16 triệu dân Hà Lan, như vậy, cộng đồng người Việt chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong dân số nước này. Lịch sử. Những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hà Lan vào năm 1977. Vào đầu thập niên 1990, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ trên khắp Trung và Đông Âu, một nhóm khoảng 400 cựu công nhân khách người Việt từ Tiệp Khắc đã tới Hà Lan và xin tị nạn tại đây. Tính đến tháng 5 năm 1992 vẫn còn khoảng 300 người trong số này bám trụ lại. Tuy chính phủ Việt Nam từng xem những người xin tị nạn là phạm pháp vì đã vượt biên trái phép, nhưng Việt Nam cũng đã cam đoan với chính quyền Hà Lan rằng những người tị nạn sẽ không bị phân biệt đối xử khi hồi hương. Đặc điểm nhân khẩu học. Tính đến năm 2009 số liệu do Cục Thống kê Trung ương Hà Lan cung cấp cho thấy có: Tổng cộng có 18.915 người (9.157 nam, 9.758 nữ), tăng 46% so với con số tổng cộng 12.937 người năm 1996. Phần lớn sự gia tăng này là do số người Việt sinh tại địa phương đã tăng hơn gấp đôi, từ con số 3.366 năm 1996; trong khi đó số lượng Việt kiều sinh tại Việt Nam chỉ tăng khiêm tốn 25%, từ 9.571 người năm 1996. Siêng năng, chịu khó, ít đòi hỏi... đó là bản tính của người Việt ở Hà Lan dưới con mắt dân bản xứ. Người Việt ở Hà Lan ít người đạt đến tầng lớp "ông chủ", trừ những người tự làm chủ cơ sở gia đình. Điều làm người Hà Lan thán phục là sự hiếu học của người Việt. Khoảng 30 bác sĩ, gần 20 dược sĩ / 18 ngàn dân có thể được xem là tỉ lệ y dược sĩ cao nhất trong tất cả các sắc dân, kể cả người Hà Lan chính gốc. Việt kiều trẻ ở Hà Lan đang thích học các môn kinh tế, quản trị, du lịch, khách sạn nhà hàng... Ngoài chả giò, người Việt cũng khá thành công trong lãnh vực may gia công. Ngành nghề này đã giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập phụ kha khá. Nhiều người Việt ở Hà Lan cũng làm nhân công trong các trại trồng hoa, thu hoạch rau quả. Nghề này giúp những người Việt đến từ các nước Đông Âu trong thời gian khó khăn ban đầu. Đến Hà Lan, khi ngắm nhìn những luống hoa tulip bạt ngàn, xin hãy nhớ đến những người Việt đổ mồ hôi trên vạt đất đó... Có dự định thành lập một khu nhà cho người Việt cao tuổi ở Hoorn gọi là Làng Hùng Vương, bản vẽ của tổ hợp kiến trúc sư Boparai. Khu chung cư này được thành hình, nhưng không chỉ có người Việt ở đó. Tôn giáo. Trong cộng đồng người Việt ở Hà Lan có một phần theo Phật giáo. Chùa Vạn Hạnh là một trong những ngôi chùa Phật giáo chính thức được người Việt xây dựng tại Hà Lan. Ngôi chùa trước đây tọa lạc tại Nederhorst den Berg, một ngôi làng nhỏ ở Utrecht. Chùa được xây dựng nhờ Quỹ Hợp tác Phật giáo Việt Nam-Hà Lan (Stichting Vietnamese Boeddhistische Samenwerking Nederland), nhưng nay đã có cơ sở khang trang hơn tại Almere. Hai giáo xứ đầu tiên của cộng đồng Công giáo người Việt tại Hà Lan, "Allochtonen Missie van de Heilige Martelaren van Vietnam" ở Amersfoort và "Allochtonen Missie van de Heilige Moeder Maria" ở Deventer, được thành lập năm 1994; tại thời điểm đó, ước tính có khoảng 3.000 người Công giáo Việt Nam tại nước sở tại. Vấn đề sức khỏe. Trong số 541 người Việt đến Hà Lan tị nạn, 16,6% dương tính với kháng nguyên viêm gan siêu vi B (HBsAg). Những người này cũng hay mang ký sinh trong ruột. Người đáng chú ý. Lam Ngo. Tham khảo
1
null
Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 9, thường được gọi tắt là Olympia 9 hay O9" là năm thứ 9 của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 9 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 11 tháng 5 năm 2008 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 17 tháng 5 năm 2009. Đây là năm duy nhất Việt Khuê trở thành người dẫn chương trình chính và là năm đánh dấu sự trở lại của MC Tùng Chi kể từ chung kết năm thứ 9. Nhà vô địch của năm thứ 9 là Hồ Ngọc Hân đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế, Thừa Thiên Huế. Luật chơi. Một chương trình gồm có năm phần thi: Khởi động. Mỗi thí sinh sẽ lần lượt trả lời 6 câu hỏi thuộc 6 lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thể thao, nghệ thuật, danh nhân - sự kiện, lĩnh vực khác. Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi là 5 giây. Trả lời đúng được cộng 10 điểm, sai không bị trừ điểm. Vượt chướng ngại vật. Có 8 từ hàng ngang, cũng chính là 8 gợi ý để giải ra một từ chìa khóa. Các thí sinh lần lượt chọn một từ hàng ngang và có 15 giây để trả lời câu hỏi tương ứng từ hàng ngang đó. Thí sinh trả lời đúng được 10 điểm (cộng thêm 5 điểm nếu là người lựa chọn). Nếu không có thí sinh nào trả lời đúng từ hàng ngang, từ hàng ngang đó sẽ không được lật mở. Thí sinh có quyền bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ chìa khóa trong vòng 2 từ hàng ngang đầu tiên nhận được 80 điểm. Trả lời đúng từ chìa khóa trong vòng 8 từ hàng ngang nhận được 40 điểm. Nếu hết cả tám từ hàng ngang mà không ai có câu trả lời cho từ chìa khóa, MC sẽ đưa ra gợi ý cuối cùng. Trả lời đúng từ chìa khóa sau khi MC đưa ra gợi ý cuối cùng sẽ chỉ nhận được 20 điểm. Nếu trả lời sai từ chìa khóa, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Ngoài ra, có một ô mạo hiểm với gợi ý rất gần với từ chìa khóa sẽ được đưa ra trước khi xuất hiện các từ hàng ngang. Ô mạo hiểm chỉ dành cho thí sinh lựa chọn ô mạo hiểm nhanh nhất. Thí sinh trả lời đúng từ chìa khóa sau ô mạo hiểm sẽ nhận được 120 điểm. Tuy nhiên, nếu thí sinh trả lời sai từ chìa khóa, thí sinh sẽ bị chia đôi số điểm và mất quyền chơi phần thi này. Riêng trong trận chung kết, do có 5 thí sinh nên mỗi thí sinh chỉ có một lượt lựa chọn từ hàng ngang. 3 từ hàng ngang còn lại sẽ được lựa chọn theo thứ tự. Tăng tốc. Có 4 câu hỏi được đưa ra, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm. 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này: Trong trận chung kết, do có 5 thí sinh nên có 5 câu hỏi với các thang điểm: 30, 25, 20, 15, 10 điểm. Thử sức cùng khán giả. Một câu hỏi của khán giả truyền hình sẽ được lựa chọn để thử thách cả 4 thí sinh tham dự chương trình. Các thí sinh sẽ tạo thành một nhóm và có 1 phút để đưa ra 1 câu trả lời duy nhất. Nếu 4 học sinh trả lời đúng thì sẽ nhận được phần thưởng từ chương trình, ngược lại khán giả đưa ra câu hỏi sẽ nhận phần thưởng. Về đích. Có 3 gói câu hỏi với các mức 40, 60, 80 điểm để thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây. Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi (riêng trong ba cuộc thi đầu tiên thì cả thí sinh đang thi cũng sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi). Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi đúng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng. Câu hỏi cuối cùng trong mỗi gói 60 hoặc 80 điểm sẽ xuất hiện trong một đoạn băng ngắn do nhóm phóng viên Olympia thực hiện (trong một số trường hợp). Chi tiết các cuộc thi. Trận 1: Tuần 1 Tháng 1 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 11 tháng 5 năm 2008" Trận 2: Tuần 2 Tháng 1 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 18 tháng 5 năm 2008" Trận 3: Tuần 3 Tháng 1 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 25 tháng 5 năm 2008" Đây là cuộc thi duy nhất của năm thứ 9 có thí sinh giải mã thành công ô mạo hiểm trong phần Vượt chướng ngại vật. Trận 4: Tháng 1 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 1 tháng 6 năm 2008" Trận 5: Tuần 1 Tháng 2 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 8 tháng 6 năm 2008" Trận 6: Tuần 2 Tháng 2 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 22 tháng 6 năm 2008" Trận 7: Tuần 3 Tháng 2 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 29 tháng 6 năm 2008" Trận 8: Tháng 2 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 6 tháng 7 năm 2008" Trận 9: Tuần 1 Tháng 3 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 13 tháng 7 năm 2008" Trận 10: Tuần 2 Tháng 3 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2008" Trận 11: Tuần 3 Tháng 3 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 27 tháng 7 năm 2008" Trận 12: Tháng 3 Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ 10 phút ngày 3 tháng 8 năm 2008" "(Điểm số 2 phần thi VCNV và Tăng tốc của 4 thí sinh là không chính xác do lỗi clip trận thi đấu)" Trận 13: Quý 1. "Phát sóng: 10 giờ ngày 10 tháng 8 năm 2008" Trận 14: Tuần 1 Tháng 1 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 17 tháng 8 năm 2008" Trận 15: Tuần 2 Tháng 1 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 24 tháng 8 năm 2008" Trận 16: Tuần 3 Tháng 1 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 31 tháng 8 năm 2008" Trận 17: Tháng 1 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 7 tháng 9 năm 2008" Trận 18: Tuần 1 Tháng 2 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 14 tháng 9 năm 2008" Trận 19: Tuần 2 Tháng 2 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 21 tháng 9 năm 2008" Trận 20: Tuần 3 Tháng 2 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 28 tháng 9 năm 2008" Trận 21: Tháng 2 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 5 tháng 10 năm 2008" Trận 22: Tuần 1 Tháng 3 Quý 2. "Phát sóng: 10 giờ ngày 12 tháng 10 năm 2008" Trận 23: Tuần 2 Tháng 3 Quý 2. "Phát sóng: 9 giờ ngày 18 tháng 10 năm 2008" Đây là lần đầu tiên chương trình bắt đầu phát sóng vào lúc 9 giờ sáng thứ 7 hàng tuần. Trận 24: Tuần 3 Tháng 3 Quý 2. "Phát sóng: 9 giờ ngày 25 tháng 10 năm 2008" Trận 25: Tháng 3 Quý 2. "Phát sóng: 9 giờ ngày 1 tháng 11 năm 2008" Trận 26: Quý 2. "Phát sóng: 9 giờ ngày 8 tháng 11 năm 2008" Trận 27: Tuần 1 Tháng 1 Quý 3. "Phát sóng: 9 giờ ngày 15 tháng 11 năm 2008" Trận 28: Tuần 2 Tháng 1 Quý 3. "Phát sóng: 9 giờ ngày 22 tháng 11 năm 2008" Trận 29: Tuần 3 Tháng 1 Quý 3. "Phát sóng: 9 giờ ngày 29 tháng 11 năm 2008" Trận 30: Tháng 1 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 7 tháng 12 năm 2008" Đây là lần đầu tiên chương trình bắt đầu phát sóng lúc 13 giờ Chủ nhật hàng tuần cho đến nay. Trận 31: Tuần 1 Tháng 2 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 14 tháng 12 năm 2008" Trận 32: Tuần 2 Tháng 2 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2008" Trận 33: Tuần 3 Tháng 2 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 28 tháng 12 năm 2008" Trận 34: Tháng 2 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 4 tháng 1 năm 2009" Trận 35: Tuần 1 Tháng 3 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 11 tháng 1 năm 2009" Trận 36: Tuần 2 Tháng 3 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 18 tháng 1 năm 2009" Trận 37: Tuần 3 Tháng 3 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 25 tháng 1 năm 2009" Trận 38: Tháng 3 Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 1 tháng 2 năm 2009" Trận 39: Quý 3. "Phát sóng: 13 giờ ngày 8 tháng 2 năm 2009" Trận 40: Tuần 1 Tháng 1 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 15 tháng 2 năm 2009" Trận 41: Tuần 2 Tháng 1 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 22 tháng 2 năm 2009" Trận 42: Tuần 3 Tháng 1 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 1 tháng 3 năm 2009" Trận 43: Tháng 1 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 8 tháng 3 năm 2009" Trận 44: Tuần 1 Tháng 2 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 15 tháng 3 năm 2009" Trận 45: Tuần 2 Tháng 2 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 22 tháng 3 năm 2009" Trận 46: Tuần 3 Tháng 2 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 29 tháng 3 năm 2009" Trận 47: Tháng 2 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 5 tháng 4 năm 2009" Trận 48: Tuần 1 Tháng 3 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 12 tháng 4 năm 2009" Trận 49: Tuần 2 Tháng 3 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 19 tháng 4 năm 2009" Trận 50: Tuần 3 Tháng 3 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 26 tháng 4 năm 2009" Trận 51: Tháng 3 Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 3 tháng 5 năm 2009" Trận 52: Quý 4. "Phát sóng: 13 giờ ngày 10 tháng 5 năm 2009" Trận 53: Chung kết năm. Đây là trận đấu thứ hai trong lịch sử Olympia (sau trận Tháng 3 - Quý 1, năm thứ 1), nhưng là trận chung kết năm đầu tiên có năm thí sinh tham dự. Đó là do một sai sót của ban tổ chức tại cuộc thi quý 3, khiến cả Hồ Ngọc Hân và Bạch Đình Thắng được công nhận là đồng giải nhất quý 3 và cùng thi trận chung kết của Olympia năm thứ 9. Tổng kết. Dưới đây là thống kê số thí sinh của các tỉnh thành đã tham gia chương trình. Số liệu được lấy từ thống kê chi tiết các trận đấu phía trên và thông tin từ trận chung kết. Tranh cãi. Nghi vấn dàn xếp kết quả. Trước khi phát sóng chương trình Đường lên đỉnh Olympia tháng 3, quý 3, năm thứ 9, trên mạng Internet xuất hiện một bài blog của thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn - giáo viên dạy toán trường THPT Chuyên Bắc Giang về việc chương trình Đường lên đỉnh Olympia dàn xếp kết quả, xử ép các thí sinh tỉnh lẻ để thí sinh Hà Nội đạt giải nhất. Cụ thể, cuộc thi tháng 3, quý 3 diễn ra giữa các thí sinh Lưu Hoàng Hải (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Hiệp (Bắc Giang), Chí Thiện (Bình Thuận) và Phạm Minh Ngọc Hảo (Phú Yên). Thầy giáo Tuấn khẳng định chương trình gian lận từ khâu trang trí (thời điểm ghi hình là trước dịp Tết và thời điểm phát sóng là đã qua dịp Tết, nhưng vẫn xếp hoa đào và hoa mai quanh trường quay để chương trình phát vào thời điểm đó), tới câu hỏi khởi động (thí sinh Hoàng Hải trả lời sai nhưng MC Việt Khuê nói đó là câu đã hỏi từ tuần trước nên đổi câu hỏi khác), và việc bấm chuông trả lời chướng ngại vật (màn hình hiện tên Chí Thiện, nhưng MC lại mời Hoàng Hải trả lời). Lần lượt rất nhiều các thí sinh đã từng dự thi Olympia đứng lên thanh minh cho chương trình. Ngay sau khi nhận được phản hồi, VTV và êkip Olympia đã tiến hành làm rõ, mời thầy giáo Tuấn đến trường quay và cho xem quy trình thực hiện một chương trình Olympia hoàn chỉnh và Đạo diễn chương trình - BTV Tùng Chi, cùng các kĩ thuật viên, MC giải thích cặn kẽ những nghi vấn xung quanh cuộc thi. Sau đó, thầy giáo Tuấn đã tiến hành xin lỗi VTV và gỡ bỏ bài blog xuống. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đã khiến uy tín chương trình bị sụt giảm. Trận chung kết có 5 thí sinh. Theo luật của chương trình, một cuộc thi chỉ có 4 thí sinh được tham dự. Nhưng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 đã có 5 thí sinh. Lý do là vào trận thi quý 3, thí sinh Bạch Đình Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng và đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hi vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (là hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) và thiếu hệ vận động. Còn hệ thứ 6 là nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận. Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết. Sau một thời gian, Thắng đã tiếp tục gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có viết "Hệ nội tiết là hệ quan trọng trong cơ thể người". Trước bằng chứng này, VTV đã mời ban cố vấn sinh học cũng như người biên soạn sách giáo khoa để tranh luận, phản bác. Cả hai bên đều đưa ra lập luận khoa học riêng, không ai chấp nhận mình sai. Cuối cùng, VTV quyết định "thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy", chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm, bằng số điểm của Hồ Ngọc Hân, và cả hai đã cùng được vào trận chung kết.
1
null
Long Hổ Sơn (Trung Quốc: 龍虎山, bính âm: Lónghŭ Shān; nghĩa là " núi Long Hổ ", Cám ngữ: Lung-fu San), nằm ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nó nổi tiếng là một trong những nơi sinh của Đạo giáo, với nhiều ngôi chùa học được xây dựng trên các sườn núi. Nó đặc biệt quan trọng đối với Chánh Nhất giáo vì Thượng Thanh quan và nơi ở của các Đạo sĩ được đặt ở đây. Nó được biết đến như một trong những bốn ngọn núi thiêng của Đạo giáo. Hai trong số đó là ngôi đạo quan là Tiên Nham và Chánh Nhất, tất cả được thành lập bởi Trương Lăng, người sáng lập của tôn giáo. Có nhiều đền thờ Đạo giáo ở gần thị trấn Thượng Thanh gần đó. Một trong những ngôi chùa ở Thượng Thanh đã được đề cập trong phần đầu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc "Thủy hử". Long Hổ Sơn cũng có ý nghĩa văn hóa như một nghĩa trang lịch sử của dân Guyue, người đặt người chết trong quan tài treo trên vách đá. Trong tháng 8 năm 2010, UNESCO ghi núi Long Hổ vào danh sách Di sản thế giới như là một phần của khu phức hợp sáu địa điểm tạo nên Trung Quốc Đan Hà. Để tới đây ta có thể di chuyển từ thành phố lân cận Ưng Đàm.
1
null
Giang Lang Sơn hay là núi Giang Lang (Trung Quốc: Jianglangshan, bính âm: Jiāngláng Shan) là một ngọn núi nổi tiếng tại Giang Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc. Ba đỉnh núi từ Bắc vào Nam bao gồm: Lang Phong, Ya Feng và Ling Feng. Trong đó đỉnh Lang Phong cao nhất với độ cao 816,8 m. Núi thể hiện địa hình Đan Hà, và đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới trong tháng 8 năm 2010 như là một phần của Trung Quốc Đan Hà.
1
null
Tàu quét mìn lớp Korund (tiếng Nga: "Корунд") là loại tàu quét mìn gần bờ cỡ nhỏ do Liên Xô thiết kế và chế tạo từ năm 1967-1980. Phía Xô Viết gọi mẫu tàu này dưới cái tên thiết kế "Đề án 1258 Korund". NATO gọi nó là Yevgenya. Thiết kế. Tàu có kích thước và trọng tải vô cùng nhỏ: 26,13m x 5,90m x 1,30m, độ giãn nước trên dưới 90 tấn. Do có kích thước nhỏ nên khả năng dự trữ hành trình của tàu bị hạn chế (khoảng 3-5 ngày), chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phá thủy và tuần tra gần bờ. Tàu cũng có khả năng rải thủy lôi phong tỏa đường biển.Các tàu thuộc đề án 1258 được đóng tại nhà máy đóng tàu Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Liên Xô cũ (nay thuộc Cộng hòa Liên bang Nga).
1
null
Vương thân Phetsarath Rattanavongsa ("Somdej Chao Maha Oupahat Pethsarath Rattanavongsa " nghĩa là: Phó vương Phetsarath Rattanavongsa Điện hạ) (19 tháng 1, 1890 – 14 tháng 10 năm 1959) từng giữ chức Thủ tướng Lào từ 1942 đến 1945, là phó vương đầu tiên và cũng là cuối cùng của Vương quốc Lào. Tiểu sử. Tuổi trẻ. Phetsarath sinh ngày 19 tháng 1 năm 1890 tại Luang Prabang, là con trai thứ hai của Oupahat Bounkhong và người vợ thứ hai, công chúa Thongsy. Một trong những người em của ông là Souvanna Phouma. Người vợ thứ 11 của Bounkong chính là mẹ của Souphanouvong. Lycee Chasseloup Laubat. Phetsarath đã theo học tại trường Lycee Chasseloup Laubat ở Sài Gòn rồi năm 1905 đến học tại "Lycée Montaigne" và "École Nationale de la France d'Outre-Mer" (trường thuộc địa) ở Paris. Ông trở lại Lào năm 1912, thành hôn với công chúa Nhin Kham Venne năm 1913 và bắt đầu làm phiên dịch viên cho cha mình. Phục vụ chính phủ: 1914-1941. Năm 1914, ông trở thành một viên chức của Văn phòng Thống sứ Pháp tại Viêng Chăn. Hai năm sau ông được cất nhắc làm trợ lý của Thống sứ Pháp. Năm 1919, ông nhận tước hiệu Somdeth Chao Ratsaphakhinay. Trước đó tước hiệu này do cha ông nắm giữ và nó là một trong những tước hiệu cao quý nhất của Lào. Cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Các vấn đề Thuộc địa của Lào dưới sự điều hành của người Pháp.
1
null
Percopsiformes là một bộ cá vây tia nhỏ, bao gồm "Percopsis omiscomaycus" và các loài họ hàng. Bộ này chỉ có 10 loài sinh tồn trong 3 họ. Nhìn chung bộ cá này là cá nhỏ, chiều dài cơ thể trưởng thành dao động từ 5 đến 20 cm (2,0-7,9 in). Chúng sinh sống ở môi trường sống nước ngọt ở Bắc Mỹ. Chúng được nhóm lại với nhau do có chung những đặc điểm giải phẫu bên trong cơ thể, và các loài khác nhau có thể có đặc điểm bên ngoài rất khác nhau. Từ nguyên. Tên gọi bộ Percopsiformes bắt nguồn từ chi điển hình "Percopsis"; tới lượt nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: "πέρκη" (pérke) = cá vược + tiếng Hy Lạp: "ὄψις" (opsis) = vẻ ngoài, bề ngoài, nhìn + tiếng Latinh: "forma" = hình dạng. Ở đây để nói tới hình dạng bề ngoài giống như cá của bộ Cá vược (Perciformes). Đặc điểm. Xương tiền hàm trên không thể kéo ra thụt vào; xương ngoại chân bướm và xương vòm miệng có răng; vây bụng (nếu như có) nằm phía sau vây ngực và với 3-8 tia mềm; tia gai (thường yếu) thường có ở vây lưng; nhiều loài có vảy lược; 6 tia nắp mang; 16 tia vây đuôi phân nhánh; không có cả xương bướm hốc mắt, xương bướm đáy và thềm dưới hốc mắt; đốt sống 28-35. Phát sinh chủng loài. Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Betancur-R. "et al." (2017): Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Borden "et al." (2019): Phát sinh chủng loài nội bộ Percopsiformes vẽ theo Betancur "et al." (2017):
1
null
Diablodontus michaeledmundi hay Quỷ răng là một loài cá mập đã tuyệt chủng. Loài cá mập này đã sinh sống khoảng 260 triệu năm trước và đã sống sót qua sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Trias, một sự kiện xảy ra cách đây 252 triệu năm trước khiến 96% sự sống trên Trái đất bị xóa sổ. Ma của Quỷ răng không chỉ có hàm răng sắc nhọn mà còn có sừng gai trên đầu khiến cho nó có một hình quỷ quái. Các gai hoặc phát triển để tự vệ, để lựa chọn bạn tình. Nói cách khác, các gai phải chĩa về các thành viên khác giới, tương tự như cách sừng của một số động vật ngày nay lôi cuốn sự quan tâm của bạn tình tiềm năng của chúng. Loài cá mập này đã được phát hiện trong kiến tạo Kaibab Arizona, đại diện cho một chi tuyệt chủng và loài mới. Nó được mô tả trong bài báo khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Khoa học New Mexico.
1
null
Bộ Cá dạng cá voi (tên khoa học: Cetomimiformes) là một bộ nhỏ của cá vây tia. Một số tác giả xem bộ này như một phần của bộ Stephanoberyciformes, trong phạm vi siêu họ Cetomimoidea. Một số tác giả khác, như Ricardo Betancur-R et al. (2013), lại mở rộng bộ Beryciformes để chứa cả hai bộ Stephanoberyciformes và Cetomimiformes. Trong trường hợp này định nghĩa và giới hạn của bộ Beryciformes giống như định nghĩa bộ Trachichthyiformes. Khi được công nhận thì bộ này có 3-4 họ và khoảng 18 chi. Được cho là có phân bố toàn cầu khắp vùng nhiệt đới và ôn đới, cá dạng cá voi được ghi nhận ở độ sâu vượt quá 3.500 mét.
1
null
Enchanted là album nhạc phim của bộ phim cùng tên. Album được phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2007 bởi Walt Disney Records và bao gồm 15 bài hát, trong đó có năm bài hát gốc được sử dụng trong phim cùng với phần nhạc nền của bộ phim. Được Kevin Kliesch, Danny Troob và Blake Neely phối cho dàn nhạc, các bài hát và nhạc nền được chỉ huy bởi Michael Kosarin và thể hiện bởi dàn nhạc giao hưởng Hollywood Studio Symphony. Mặc dù "Ever Ever After" không được phát hành dưới dạng một single, một video bài hát của bài hát này đã được sản xuất và đính kèm trên đĩa CD.
1
null
Mirapinna esau là một loài cá dạng cá voi chỉ được biết đến từ vùng Đại Tây Dương gần Azores. Loài này phát triển đến chiều dài 5,5 cm (2,2 in). Trước đây được coi là một thành viên của họ không còn được công nhận Mirapinnidae, loài này là thành viên duy nhất được biết đến trong chi của nó.
1
null
Shifters, còn có tên gọi khác là Shifters of Might and Magic là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động phiêu lưu nhập vai do hãng 3DO đồng phát triển và phát hành cho hệ máy PlayStation 2 vào năm 2002. Game lấy bối cảnh thế giới giả tưởng "Might and Magic" và là một phần tiếp theo từ hiện thân của trò "Warriors of Might and Magic" trên PlayStation 2. Lối chơi. Người chơi sẽ vào vai Alleron, nhân vật chính từ "Warriors of Might and Magic". Trong "Shifters" thì Alleron sẽ phải chống lại thế lực tà ma ngoại đạo từ các quái thú bằng xương bằng thịt cho đến những lũ người máy bằng kim loại dưới sự dẫn dắt của tên pháp sư hắc ám đang biến đổi những ngôi làng Trung cổ yên bình thành các thành phố hơi nước tăm tối. Không giống như phiên bản tiền nhiệm, Alleron trong bản này đã có được quyền năng siêu nhiên có thể thay hình đổi dạng tới 24 loài sinh vật khác nhau, chẳng hạn như con cừu đực hình người và quái vật sư tử đầu chim. Alleron sẽ chu du qua sáu thế giới khác nhau mà tại mỗi nơi anh phải chiến đấu với các thành viên thuộc một chủng tộc riêng biệt. Thông thường, những khu vực này đều kết thúc trong trận đánh trùm dù không thường xuyên. Trong suốt chặng đường phiêu lưu sẽ có nhiều khu vực "bí mật" chỉ có thể tới được thông qua các hình dạng biến đổi riêng biệt, chẳng hạn như khu vực bị phong tỏa bởi chấn song hay lò sưởi (mà chỉ có thể qua được dưới dạng Genie sau khi đã dùng phép thể khí Gaseous Form) Dù có chọn nhiều loại biến hình đi chăng nữa thì người chơi cần phải hoàn tất phần game chính. Đón nhận. "Shifters" đa phần đều nhận được sự đón nhận khá tệ. Gameinformer chấm cho game 6.8/10 điểm, GameZone chấm 5.9/10 điểm, PSX nation thì chỉ chấm 5.0/10 điểm. tất cả họ đều chỉ trích thậm tệ phần điều khiển camera, AI của máy vì nó quá dễ dàng. Tuy nhiên với Game Vortex thì họ lưu ý rằng đôi lúc máy sẽ tấn công cùng một lúc khiến cho người chơi khó xoay xở kịp. Game Vortex nhìn chung chấm cho game số điểm 60/100 và còn nhấn mạnh rằng phần hình ảnh tạm được và lối chơi khá tốt dù còn mang tính lặp đi lặp lại nhàm chán, thế nhưng rất đáng bỏ công ra thưởng thức.
1
null
Warriors of Might and Magic là trò chơi điện tử thuộc thể loại nhập vai lấy bối cảnh trong thế giới giả tưởng Might and Magic do hãng 3DO đồng phát triển và phát hành năm 2000 trên Game Boy Color và năm 2001 trên PlayStation và PlayStation 2. Tổng quan. Game được phát hành trên ba hệ máy console khác nhau mà từ đó tạo ra ba phiên bản hoàn toàn khác nhau. Mặc dù tất cả đều bám theo cùng một cốt truyện nhưng có thay đổi chút ít, ví dụ như cả ba bản đều có những màn chơi và quái vật riêng biệt. Vì vậy mà có những điểm khác biệt khác như trên bản PlayStation 2 thì vật phẩm có thể được mua và bán tại chỗ các thương gia, tuy nhiên trên phiên bản PlayStation lựa chọn chỉ có ba vũ khí đã có sẵn (một thanh gươm, một cái rìu và một cái gậy) sẽ được nâng cấp mỗi khi người chơi tìm thấy vũ khí đặc biệt (ví dụ người chơi có một thanh kiếm mà nếu tìm được một thanh kiếm khác thì kiếm của người chơi sẽ nâng lên cấp 2). Trên phiên bản Game Boy Color dưới dạng 2D thì hệ thống chiến đấu bị hạn chế và không thay đổi. Cũng vì vậy mà có nhiều sự khác biệt giữa ba bản trên. Hệ máy. PlayStation 2. Phiên bản trên tập PlayStation 2 xoay quanh vào việc bắt giữ một người lính tên là Alleron bị đám gian thần đứng đầu bởi một tên pháp sư hắc ám cáo buộc là một Necromancer. Từ đây anh bị ném vào một cái hầm ngục kết tội (Pit of the Accused) chẳng có gì khác ngoài cái dùi cui bằng xương và cái khiên bò sát. Nếu còn sống sót thì anh được coi là vô tội. Cuộc phiêu lưu trong game bắt đầu khi Alleron thoát ra khỏi khu hầm ngục rồi đến vùng mỏ của Orc. Kế đến anh chu du tới ngôi làng của Draklor thì xảy một trận quyết chiến với một con rồng tên là Talonthraxus và cuộc chiến cuối cùng với Daglathor. Alleron về sau sẽ sở hữu những loại vũ khí như claymore và rìu chiến, các bộ áo giáp như áo Jerkald và bộ giáp vảy cá cùng khiên chắn, chẳng hạn như khiên lửa và khiên kim loại, các vật phẩm khác thì được sử dụng để hồi máu và tăng các chỉ số nhân vật và cuối cùng còn nhiều hơn nữa. PlayStation. Giống như phiên bản PlayStation 2, trong phiên bản này thì Alleron bị cáo buộc là một Necromancer và ném vào một cái hầm ngục (trong trường hợp này khu hầm ngục giống như một mạng lưới các hang động ngầm, không giống như phiên bản PlayStation 2 là một đấu trường và hệ thống cống rãnh). Nhân vật chính bắt đầu trò chơi với một thanh kiếm và tấm khiên chiến đấu chống lại bầy sinh vật côn trùng lớn, từ đó anh tiến vào khu ngục tối và đền thờ tràn ngập lũ ma xương, hiệp sĩ và nhãn quỷ. Vào khúc cuối game thì Alleron còn phải chiến đấu chống lại một con kreegan giống như quỷ. Game Boy Color. Trong phiên bản này thì Alleron bắt đầu game trong một nhà tù chiến đấu với lũ ma xương. Sau đó anh liều lĩnh đi đến vùng đất hoang băng giá và hang động dưới lòng đất. Trong phiên bản này có những tên trùm lớn sẽ chiến đấu vào cuối hầu hết các màn, tức là một lãnh chúa xương khô, một người khổng lồ băng giá và một người khổng lồ bão tố v.v… Phần tiếp theo. Có một phần tiếp theo của "Warriors of Might and Magic" (phiên bản PlayStation 2) được gọi là "Shifters". Ở bản này thì Alleron giành lại mặt nạ của mình và có khả năng biến hình thành các quái thú.
1
null
là phần tiếp theo của trò chơi điện tử "Sengoku Basara" (mà bản tiếng Anh gọi là "Devil Kings") thuộc thể loại chặt chém, hành động phiêu lưu lấy bối cảnh thời kỳ Chiến Quốc ở Nhật Bản do Capcom đồng phát triển và phát hành tại Nhật vào ngày 27 tháng 7 năm 2006 cho hệ máy PlayStation 2. Một phiên bản với các tính năng bổ sung tên Sengoku Basara 2 Heroes được phát hành vào ngày 29 tháng 11 năm 2007. Phiên bản này về sau được chuyển sang Nintendo Wii. Cách chơi. Ngoài các kiểu chơi quen thuộc như thống nhất bản đồ nước Nhật (tương tự như kiểu chơi chinh phục trên bản đồ ở phần đầu tiên, nhưng bây giờ là với hộp kho báu có chứa vũ khí và các vật phẩm) và kiểu chơi tự do (mà người chơi có thể tha hồ chọn bất kỳ nhân vật nào và trận đánh nào) cùng phần chơi theo cốt truyện và đấu trường. "Sengoku Basara 2 Heroes" còn bổ sung thêm kiểu chơi song đấu và phần chơi giải đấu. Mỗi nhân vật đều có phần truyện của riêng mình. Những nhân vật chơi được xếp hạng (chỉ trong top mười được liệt kê tại một thời điểm). Ngoài ra còn có một trang xếp hạng được xác định bằng tổng số điểm XP đã đạt được và số lượng các màn chơi hoàn tất cho phần chơi đấu trường. Ngoài việc gặp lại các nhân vật quen thuộc như tướng quân Oda Nobunaga, cặp bài trùng độc nhãn tướng quân Date Masamune và tráng sĩ Sanada Yukimura, Ninja Sarutobi Sasuke, người chơi còn có dịp diện kiến dàn nhân vật mới như kiếm sĩ Miyamoto Musashi, chiến binh Keiji Maeda... Từ các nhân vật sẵn có trên, người chơi có thể mở khóa thêm các nhân vật mới bằng việc tham gia các trận đánh trong phần chơi nhiệm vụ. "Sengoku Basara 2 Heroes" còn thêm một nhân vật mới là Matsunaga Hisahide trong phần chơi thống nhất. Trên chiến trường dầu sôi lửa bỏng này người chơi không không hề đơn độc mà có các đoàn quân hỗ trợ luôn theo sát bên, rồi có dịp giáp chiến các cánh quân địch luôn áp đảo về số lượng mai phục trên đường đi. Người chơi có thể sử dụng tuyệt kỹ riêng của từng nhân vật sau khi thanh năng lượng Basara được làm đầy lên mức tối đa. Mỗi nhân vật "Sengoku Basara 2" có từ 5-6 tuyệt chiêu khác nhau để tùy chọn, mỗi đòn đánh có ưu khuyết khác nhau tùy thuộc tình huống sử dụng (các tuyệt chiêu sẽ unlock tùy vào cấp độ của nhân vật). Người chơi tự do lựa chọn hai trong số các chiêu thức trên trước mỗi trận chiến. Ngoài ra, vay mượn thêm yếu tố của thể loại nhập vai mà người chơi có thể trang bị thêm các đồ dùng như giáp, vũ khí... cho nhân vật từ các chiến lợi phẩm thu được trên chiến trường. Ngoài ra, với tiền thưởng tích lũy được người chơi có thể cải thiện thanh sức khỏe, năng lượng qua các shop mua đồ sau mỗi cảnh chơi. Một điểm đáng phàn nàn đã tồn tại từ phiên bản đầu của trò chơi chính là chất lượng quá khiêm tốn của các đối thủ máy. Chúng dường như chỉ là những tượng đá biết di động để người chơi mặc sức phô diễn các kỹ năng đẹp mắt của nhân vật. Thậm chí ngay cả những tướng trùm cũng không là ngoại lệ khi dễ dàng thất thủ trước uy lực của các đòn liên hoàn Basara. Bên cạnh đó chế độ chơi hai người lại tiếp tục vắng bóng trong phiên bản mới này. Âm nhạc. Bài hát mở đầu của Sengoku Basara 2 là "DIVE into YOURSELF" của nhóm HIGH and MIGHTY COLOR, trong khi bài hát kết thúc là "Brave" của Van Tomiko. Bài hát mở đầu và kết thúc Sengoku Basara 2 Heroes là "BLADE CHORD" của nhóm abingdon boys school và "DIVE into YOURSELF" của nhóm HIGH and MIGHTY COLOR trong phiên bản Wii. Bài hát kết thúc của Oichi trong câu chuyện của cô là "Nemure Hi no Hana" của Mamiko Noto. Trong game người bấm chọn và màn hình giao diện có thêm tính năng khúc guitar ngắn được sử dụng trong màn đầu tiên của game "Die Hard With a Vengeance" trong bản gộp "Die Hard Trilogy" (có thể là cả hai lấy từ một bài hát hiện có).
1
null
Robotech: Battlecry là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động bắn súng góc nhìn thứ ba lấy bối cảnh thế giới của "Robotech" và là tựa game đầu tiên phát hành thành công cho dòng sản phẩm nhượng quyền thương mại. Game do hãng Vicious Cycle Software phát triển và TDK Mediactive nay không còn tồn tại phát hành, kết hợp với Harmony Gold USA dành cho các hệ máy PlayStation 2, GameCube và Xbox. Trò chơi có cốt truyện tập trung vào nhân vật mới được tạo ra trong game và với sự xuất hiện khách mời của các nhân vật chính Rick Hunter, Roy Fokker, Lisa Hayes và một phần của một nhiệm vụ trong game trực tiếp tập trung vào Lynn Minmei mà sau này sẽ còn gắn bó với dòng "Robotech". Tổng quan. Trò chơi dựa theo những chiến công hào hùng của phi công ưu tú Jack Archer. Sau khi làm lính đánh thuê trong cuộc nội chiến toàn cầu (Global Civil War), sử dụng máy bay để chống lại Roy Fokker gây ấn tượng sâu sắc đến nỗi đủ để đề nghị Jack gia nhập RDF. Những màn đầu tiên của game chỉ gồm các khóa huấn luyện và phi vụ không kích cuối cùng của anh trong trận chiến trên đảo Macross (Battle of Macross Island), Jack chưa đến mức chấm dứt binh nghiệp trong SDF-1 khi phi đội này tiến vào không gian vũ trụ để đến Sao Diêm Vương và bỏ lại mọi thứ trên Trái Đất, tái nhập với bạn bè của mình khi họ trở về nhà lúc đầu. Phần lớn bối cảnh trong game đếu lấy thời kỳ hậu nguyên tử (Post-Rain of Death), liên quan đến Jack và Phi đội Sói (Wolf Squadron) của anh với nhiệm vụ bảo vệ hàng loạt khu định cư của con người chống lại lực lượng Zentraedi bất mãn dưới sự chỉ huy của lãnh chúa Zeraal. Phát hành. "Robotech: Battlecry" được phát hành trong một phiên bản game độc lập và một bản gộp có giá đắt hơn. Sau này được đựng trong một hộp bạc với đĩa game và bao gồm một gói 3 "X 5" thẻ bài có hình vẽ phác thảo nhân vật từ game được vẽ bởi Tommy Yune, một thẻ dạng thấu kính mô tả một chiếc chiến đấu cơ Veritech đang lâm trận, một áo thun ngắn tay Battlecry đóng gói vào một hộp hình đĩa với thẻ mang biểu tượng RDF trên đầu, bộ soundtrack của game trên đĩa CD và một cái thẻ căn cước mang số đặc biệt của Jack Archer. Đón nhận. "Robotech: Battlecry" nhận được đánh giá chủ yếu là tích cực khi phát hành. "Electronic Gaming Monthly" chấm cho game 8/10 điểm và nói rằng, "Đó là một công việc lạ thường để tái tạo nhanh các pha chiến đấu của mech bằng cách kết hợp hình ảnh động mượt và điều khiển tại chỗ." GameSpy thì cho 3.0/5 điểm và gọi nó là "một trò chơi kha khá nhưng không đáng kể. Cốt truyện, đồ họa, âm nhạc và phần lồng tiếng sẽ rất hấp dẫn đối với người hâm mộ của bộ này, nhưng tôi chẳng thấy được mặt nào sẽ mang thêm người hâm mộ mới cho game." GameSpot chấm với số điểm 6.8/10 và cho rằng, "trò chơi bị một số vấn đề mà ngay cả những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của sê-ri sẽ có lúc khó mà nhận ra, chí ít trong số đó cũng là các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, điều khiển chậm chạp và các màn chơi đơn điệu."
1
null
Windrose Airlines là một hãng hàng không bay thuê chuyến đầu tiên của Ukraina, hoạt động chủ yếu là tổ chức và vận hành các chuyến bay thuê chuyến phục vụ cho doanh nghiệp, du lịch và VIP. Hãng có căn cứ hoạt động từ sân bay quốc tế Boryspil của Kiev. Hãng có các tuyến bay đến Tây Âu, Trung Đông và châu Á. Được thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 2003, trụ sở chính của hãng là tại Kiev, Ukraine. Hãng hoạt động chuyến bay thuê chuyến từ các thành phố lớn của Ukraine ở châu Âu và Trung Đông. Các điểm đến theo chuyến bay thuê chuyến bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, UAE, Áo, Bulgaria, Phần Lan, Ý, Slovakia, Hà Lan, Montenegro, Hy Lạp và các thành phố lớn nhất của Ukraina. Đội bay của hãng hàng không này bao gồm năm máy bay Airbus A-321, bốn máy bay Airbus A 320, và một chiếc Airbus A 330.
1
null
"So Close" là một bài hát sáng tác năm 2007 cho bộ phim của Disney "Enchanted", với phần âm nhạc do nhà soạn nhạc Alan Menken sáng tác và phần lời của Stephen Schwartz. Thể hiện bởi Jon McLaughlin, bài hát được phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hoa Kỳ như một phần của album nhạc phim "Enchanted". Bài hát này là một bản ballad hiện đại có phong cách tương phản với các bài hát xuất hiện trong các phần trước đó của bộ phim như "True Love's Kiss", "Happy Working Song" và "That's How You Know", do các nhân vật trong phim thể hiện. Khác với các bài hát này, được sáng tác có nhiều điểm giống với các bộ phim cổ điển của Disney, bài hát này "hoàn toàn chân thực" về giai điệu bởi nó diễn tả hành trình cảm xúc mà nhân vật chính Giselle đã trải qua. Bài hát nhận được một đề cử ở lễ trao giải Oscar lần thứ 80 cho hạng mục "Bài hát gốc hay nhất", và hai bài hát "Happy Working Song" và "That's How You Know" cũng được đề cử cho giải này. Bối cảnh. Trong bộ phim, ca sĩ Jon McLaughlin biểu diễn bài hát trong vai một ca sĩ trong ban nhạc ở phân cảnh phòng khiêu vũ, nơi Giselle (Amy Adams) và Robert (Patrick Dempsey) nhảy điệu Valtz của nhà vua và nữ hoàng. Bài hát được viết ở nhịp 12/8, giọng E trưởng. Bài hát thể hiện cảm xúc của cả Robert và Giselle khi họ nhảy cùng nhau và nhận ra rằng mình đang yêu. Các khía cạnh hình ảnh xung quanh của phân cảnh này có phần giống với phần nhảy của Belle và quái vật trong bài hát chính của phim "Người đẹp và quái vật". Bài hát được thể hiện trong phân cảnh gia đình/lãng mạn ở buổi biểu diễn "World of Color" tại Disney California Adventure Park. Các phiên bản. McLaughlin, người thu âm bài hát này cho bộ phim, cũng đã biểu diễn bài hát tại lễ trao giải Oscar lần thứ 80, trong một phân cảnh tái hiện buổi khiêu vũ Nhà vua và Nữ hoàng trong phim, với các vai diễn Giselle, Robert, Hoàng tử Edward và Nancy Tremaine được đảm nhiệm bởi một số vũ công trông giống họ. Phiên bản tiếng Nga của "So Close" được đặt tên là "Так Близко (Tak Blizko)" do Aleksandr Panaiotov thể hiện. John Barrowman hát lại bài hát này trong album "John Barrowman" của anh, cùng với Jodie Prenger. Anh dành tặng bài hát này cho cháu gái Clare của mình. Daniel Boys đã hát lại bài hát này trong album phát hành năm 2009 của mình cũng với tựa đề "So Close".
1
null
Gasterosteiformes một bộ Cá vây tia bao gồm cá gai và họ hàng của nó. Tên "Gasterosteiformes" có nghĩa là "xương bụng". Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại Gaster (γαστήρ: "dạ dày", "bụng") + ostoun (ὀστοῦν: "xương"). Kết thúc bằng hậu tố "-formes" nghĩa là hình dạng. Phân loại. Trước đây, bộ này bao gồm các phân bộ Gasterosteoidei và Syngnathoidei. Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2008 và 2014 cho thấy bộ Gasterosteiformes là đa ngành và Syngnathoidei cùng Dactylopteroidei tạo thành một nhóm đơn ngành, mối quan hệ chị-em của Gasterosteoidei (trừ họ Indostomidae) với Zoarcoidei được xác nhận, trong khi họ Indostomidae lồng sâu trong bộ Synbranchiformes. Trong các phân loại mới hơn, bộ Syngnathiformes truyền thống được phục hồi. Fish Base phiên bản 2013 cho rằng bộ này chứa các họ sau: Nghiên cứu của Betancur và ctv (2013) đã không giữ bộ này mà chia các họ còn lại vào ba bộ sau:
1
null
Hội đồng Quản thác Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: "United Nations Trusteeship Council"; tiếng Pháp: "Le Conseil de tutelle des Nations unies") từng là một trong những cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, được thành lập nhằm đảm bảo những lãnh thổ ủy thác được quản lý với những lợi ích tốt nhất dành cho cư dân nơi đấy cũng như an ninh và hòa bình quốc tế. Các lãnh thổ ủy thác này (phần lớn trong số chúng là các cựu lãnh thổ ủy trị của Hội Quốc Liên hoặc các vùng lãnh thổ tách ra từ những nước bại trận trong thế chiến thứ hai ngày nay đều đã giành được quyền tự trị hoặc nền độc lập. Chúng hoặc trở thành những quốc gia riêng biệt hoặc sáp nhập vào những quốc gia độc lập xung quanh. Lãnh thổ ủy thác cuối cùng là Palau, từng là một phần của lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương, đã trở thành thành viên Liên Hợp Quốc vào tháng 12 năm 1994. Lịch sử. Hội đồng Quản thác được lập ra năm 1945 để giám sát việc phi thực dân hóa những lãnh thổ phụ thuộc này. Các lãnh thổ này được đặt dưới Hệ thống Ủy thác Quốc tế ("International Trusteeship System") do Hiến chương Liên Hợp Quốc tạo ra và chúng có thể coi là những gì kế tục của hệ thống ủy trị của Hội Quốc Liên. Có 11 lãnh thổ nhận được sự ủy thác: 7 ở châu Phi và 4 ở châu Đại Dương. Trong số đó có 10 lãnh thổ từng do Hội Quốc Liên ủy trị, lãnh thổ thứ 11 là Somaliland thuộc Ý.
1
null
Rudi Kurz (sinh 9 tháng 5 năm 1921 tại Ludwigshafen) là một diễn viên, đạo diễn điện ảnh người Đức. Tiểu sử. Kurz học trường điện ảnh ở Mannheim. Sau khi học xong, ông trở thành diễn viên, biên tập rồi trở thành Giám đốc nhà hát Altenburg. Năm năm sau đó là thời gian ông làm giám đốc tại Schauspielhaus và nhà hát Leipzig, giám đốc của nhà hát tuổi trẻ. Ngoài ra, ông còn là giảng viên tại Học viện Nhà hát ở Leipzig. Từ 1958-1960 lần đầu tiên Kurz làm đạo diễn phim truyền hình. Sau đó, ông đạo diễn khoảng 20 vở kịch và một loạt các bộ phim. Tác phẩm của ông được nhiều khán giả Đức chú ý là những bộ phim truyền hình 5 tập "Das grüne Ungeheuer", "Die Spur führt in den 7. Himmel", phim 13 tập "Hồ sơ thần chết", "Mặt trận không khoan nhượng". Đây là 2 bộ phim quen thuộc với khán giả truyền hình Việt Nam những năm 1980. Ông còn làm những bộ phim chính trị và tiểu sử (về cuộc đời Hans Beimler, Artur Becker và Ernst Schneller). Các phim tham gia. Phim rạp Phim truyền hình Ấn phẩm. Một số câu chuyện trong cuốn sách này đã xuất hiện trong:
1
null
Cá gai biển, tên khoa học Spinachia spinachia, là một loài cá gai mà sống trong nước ngọt và nước lợ môi trường của vùng đông bắc Đại Tây Dương. Loài này là loài cá gai lớn nhất, phát triển đến chiều dài 22 cm (8,7 in). Chúng là thành viên duy nhất được biết đến trong chi Spinachia. Loài này không có lợi ích thương mại.
1
null
Cá gai đầu nhỏ, tên khoa học Gasterosteus microcephalus, là một loài cá được tìm thấy trong lưu vực Thái Bình Dương: Nhật Bản, cũng như México. Cá đáy nước ngọt, lên đến chiều dài 5,5 cm. Chúng thường sống nơi suối nhỏ côn trùng dưới nước và các động vật không xương.
1
null
Notacanthiformes là một bộ cá vây tia biển sâu, bao gồm các họ Halosauridae và Notacanthidae (cá chình gai). "Fishes of the World" liệt kê nó như phân bộ Notacanthoidei của bộ Albuliformes. Tuy nhiên, các loài Notacanthiformes giống cá chình hơn các loài Albuliformes; ví dụ, các vây đuôi đã biến mất. Cá của bộ này được tìm thấy trên các đại dương trên toàn thế giới, ở độ sâu từ 120 đến 4.900 mét (390 đến 16.100 ft). Chúng có cơ thể dài dù không bằng cá chình thực sự. Chúng thường ăn động vật di chuyển chậm hoặc gần đáy, chẳng hạn như động vật thân mềm, động vật da gai và hải quỳ. Như cá chình thực sự, chúng có ấu trùng trôi nổi trong vùng nước bề mặt trước khi trưởng thành. Bất thường, đôi khi ấu trùng có thể lớn hơn so với con trưởng thành.
1
null
Cá dao ma đen, tên khoa học Apteronotus albifrons, là một loài cá thuộc họ Apteronotidae. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ trong các lưu vực sông Amazon ở Peru và từ Venezuela qua Paraguay tại sông Paraná và đang trở nên phổ biến trong các vùng hồ. Mô tả. Chúng có cơ thể màu đen, ngoại trừ hai chiếc đốm màu trắng trên đuôi và một đốm màu trắng trên mũi, mà đôi khi có thể mở rộng thành một sọc trên lưng. Loài này di chuyển chủ yếu bằng cách uốn lượn cái vây dài ở thân dưới. Chúng phát triển đến chiều dài tối đa 20 inch (50 cm). Loài này không có vảy. Chúng là loài ăn đêm. Chúng là một loại cá yếu điện mà sử dụng một cơ quan thụ điện và phân bố trên chiều dài của cơ thể của chúng để xác định vị trí ấu trùng côn trùng. Cá dao ma đen tự nhiên di chuyển nhanh, đáy lạch cát chảy trong khí hậu nhiệt đới. Người bản địa Nam Mỹ tin rằng những bóng ma của người đã khuất mất nơi cư trú trong những con cá. hình thành tên của loài này.
1
null
Người Việt ở Na Uy gồm những người cư trú hoặc là công dân xứ Na Uy có cha mẹ là người Việt. Chủ yếu bài này nói tới những người mà có cả cha lẫn mẹ sinh ở Việt Nam. Bởi vậy, những thống kê trích dẫn không kể đến những người gốc Việt mà chỉ có một hoặc cả cha lẫn mẹ không sinh ra tại Việt Nam. Lịch sử. Những làn sống đầu tiên của người Việt định cư tại Na Uy bắt đầu sau khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975. Họ trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền, nên cũng được biết tới như là thuyền nhân. Một số được vớt bởi các tàu chuyên chở hàng hóa của Na Uy và đã tới Na Uy sau khi ở vài tháng tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, hoặc Đông Á. Phần lớn các thuyền nhân tới vào khoảng từ năm 1978 cho tới 1985. Những người tới sau đó phần lớn thuộc diện đoàn tụ gia đình hoặc vì các lý do kinh tế. Dân số. Tính tới 1 tây tháng giêng 2020, Cơ quan thống kê trung ương Na Uy (Statistisk Sentralbyrå) tường thuật là có khoảng 23,871 người Việt ở Na Uy. Người Việt là nhóm di dân đông dân thứ 11 và đứng hàng thứ 5 trong nhóm dân tới từ ngoài Âu châu sau người Pakistan, Somali, Iraqi Và Philippines. Người Việt là những người đầu tiên từ thế giới thứ Ba đã di dân tới Na Uy. 8 trong số mỗi 10 người đã ở tại Na Uy trên 10 năm, và 9 trong số mỗi 10 người có quốc tịch Na Uy. Định cư. Khoảng 5,000 người gốc Việt sống ở Oslo, nơi mà họ là nhóm di dân nhiều thứ 8. Cũng có đông người Việt sống ở Bergen, Kristiansand, và Trondheim. Họ là nhóm di dân lớn nhất tại Kristiansand, và lớn thứ hai tại Bergen và Trondheim. Văn hóa. Giáo dục. Nền văn hóa Việt Nam đặt nặng vào học vấn. Mặc dầu những người già (thế hệ di dân thứ nhất) tuổi khoảng 30 đến 40 không có trình độ học vấn cao, thế hệ thứ hai và những người trẻ thuộc thế hệ thứ nhất tuổi từ 19 cho tới 24, nói chung là có một trình độ học vấn cao hơn. Một nghiên cứu vào năm 2006 tường thuật là 88 % người Việt tốt nghiệp trung học, cùng với con số của người bản xứ. Một nghiên cứu khác vào cùng năm đó cũng cho thấy người Việt có điểm cao nhất tại trung học trong số 10 nhóm di dân đông dân nhất ở Na Uy mà không phải từ Tây phương, trung bình đạt điểm ngang hàng với người Na Uy. Về điểm tốt nghiệp cử nhân tại đại học thì người Việt đạt được điểm cao thứ tư sau người Ấn Độ, Trung Hoa và người Na Uy, về điểm tốt nghiệp thạc sĩ thì họ đứng hạng thứ ba. Người Việt đặc biệt có nhiều đại diện trong nền giáo dục cao cấp, bởi vì theo xác suất thì họ có cơ hội tốt nghiệp cao học 10 % lớn hơn là người Na Uy. Chính trị. Người Việt không tham dự tích cực vào những hoạt động chính trị tại Na Uy. Tính đến tháng 12 năm 2006 chỉ có một người Việt thuộc về một hội đồng xã ở nước này . Tại các cuộc bầu cử xã và huyện (kommune- og fylkestingsvalg) vào năm 2003, chỉ có 30% người Na Uy gốc Việt đi bầu. Những người Việt lớn tuổi (từ 40 cho tới 59 tuổi) đi bầu khá đông, khoảng 51% - so với các nhóm di dân không từ Tây phương cùng lứa tuổi (44%) - chính thế hệ người Việt trẻ tuổi đã làm giảm đi số phần trăm người Việt đi bầu. Vào năm 2003, chỉ có 17% người Na Uy gốc Việt tuổi từ 18 tới 25, và 22% giữa tuổi từ 26 tới 39, đã đi bầu. Gắn bó với quê hương. Cộng đồng khoảng 2 vạn người Việt ở đây được đánh giá cao vì đức tính cần cù, chăm chỉ, học giỏi và đa số phụ nữ Việt đều có cửa hàng kinh doanh. Bà con người Việt ở Na Uy hàng năm đều có các hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào khó khăn trong nước. Tháng 5.2011, cộng đồng người Việt đã thành lập Hội Người Việt quê hương nhằm đoàn kết những người yêu quê hương đất nước hướng về Tổ quốc. Người Việt là một trong những nhóm di dân tại Na Uy mà thường hay gửi tiền cho thân nhân ở tại quê nhà. Trên 60% những người mà tới Na Uy lúc trưởng thành hay gởi tiền về nhà cho gia đình. Con số những người Việt sinh tại Na Uy hay tới đây lúc còn nhỏ tuổi mà thường gửi tiền về Việt Nam đều đặn là trên 40%. Những người Việt tới Na Uy lúc họ vào lúc trưởng thành ở càng lâu thì lại càng gửi nhiều tiền. Những thử thách. Mặc dù được đa số công nhận họ là một trong những nhóm di dân không phải từ phương Tây dễ dàng hội nhập nhất, vẫn còn có vài thử thách cho cộng đồng người Việt tại Na Uy. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2002 tường thuật, 3.2% người Na Uy gốc Việt bị phạm tội vì vi phạm luật pháp. Con số của người bản xứ Na Uy là 1.35%. Một nhà nhân văn xã hội học nghiên cứu về người Việt nhận ra là có một hiện tượng của người Việt, những người không thành công trong học vấn thường hay phạm tội. Khuynh hướng tương tự như vậy cũng xảy ra đối với người Việt ở Hoa Kỳ. Dường như những người trẻ không thành tài cần những quan hệ chặt chẽ với cha mẹ. Ngoài ra một số người Việt còn gặp khó khăn nói tiếng Na Uy cũng như vốn liếng từ ngữ Na Uy quá ít. Các vấn đề tâm lý. Nhiều người Việt, nhất là trong số những thế hệ lớn tuổi có những chấn thương tinh thần trong và sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Một cuộc nghiên cứu dựa trên 148 người tị nạn tới Na Uy cho tới khoảng 3 năm được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, cho thấy nhiều người trong số này có những va chạm trực tiếp với cuộc chiến tranh. 62% là nhân chứng của những vụ thả bom, cháy nhà, và bắn nhau và 48% đã chứng kiến thấy người bị thương hay bị giết chết. Cứ bốn người là có một người bị rơi vào tình trạng đe dọa mạng sống hay bị thương trong chiến tranh. Một trong 10 người bị đưa vào trại học tập cải tạo. Những người này cho là nó rất giống trại tập trung, nơi mà họ không biết là bao giờ thì họ mới được thả ra, và đã là những nạn nhân của những phương pháp trừng phạt nặng nề. Những chấn thương tinh thần này ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của người tị nạn cả tới 7 năm sau cuộc chiến. Sau 3 năm ở Na Uy, vẫn không thấy có dấu hiệu thay đổi trong tâm lý của người tị nạn. Cứ bốn người là có một người có vấn đề tâm thần. Thường là bị trầm cảm và những lo lắng xuất phát từ những chấn thương tinh thần cũ.
1
null
Tàu tuần tiễu săn ngầm Đề án 201 (NATO đặt tên là lớp SO-1) là một loại tàu tuần tra kiêm chống ngầm do Liên Xô thiết kế và sản xuất, được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1955. Tàu có 3 biến thể gồm phiên bản nguyên mẫu Đề án 201 sản xuất từ năm 1955-1958, phiên bản hiện đại hóa Đề án 201M và 201T sản xuất từ năm 1960. Đặc điểm. Tàu có kích thước nhỏ (41.9 x 6.1 x 1.8 m), trọng lượng tối đa khoảng 213 tấn, vận tốc tối đa đạt 25 hải lý/h, dự trữ hành trình là 7 ngày, thủy thủ đoàn đầy đủ gồm 27 sĩ quan và thủy thủ. Tàu thường thực hiện các nhiệm vụ tuần tra gần bờ, quanh các cửa biển, hải cảng quân sự, có khả năng chống tàu ngầm ở vùng nước nông, rải thủy lôi phong tỏa đường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển và buôn lậu đường biển. Trang bị cho Hải quân và Biên phòng. Hệ thống vũ khí của tàu Việt nam trang bị lại gồm 2 x pháo 37 mm 2 nòng và 2x pháo 25 mm 2 nòng 2M-31, 4 dàn pháo phản lực 5 ống phóng đạn chống ngầm RBU-1200 (gỡ bỏ), 24 bom chìm và 22 thủy lôi. Các tàu đã đóng. Có tổng cộng 188 chiếc thuộc lớp SO-1 được đóng tại 3 xí nghiệp đóng tàu Zelenodolsk, Khabarovsk và Kerch. 10/1965-10/1967: №651 10/1965, №652 10/1965, №653, №654, №655 10/1967, №656 10/1967 (ex- №570-572) №31 2.06.1963, №32 2.06.1963, №33 09.1963, №34 09.1963, №35 09.1963, №36 09.1963 (ex- №549-554). Then №41-46 (№41, 42, 45 loại biên chế 26.09.1981, №43, 44, 46 loại biên chế năm 1985) 2 năm 1961, 4 năm 1964, 3 năm 1966, 2 tháng 09.1980, 2 tháng 05.1981, 2 tháng 09.1983: T25, T225, T27, T227, T29, T229, T31, T231. 4 chiếc cuối cùng gồm HQ-3274, 3275, 3277, 3278. Từ năm 1962-1967: Type 20 №211, 217, 222, 228, 230, 233, 239, 244, 251, 255, 262, 266 (ex- MPK-64, 71, №558, 562, 573-578). Loại biên chế năm 1986 In 05.1962: №310-312. Bị đánh chìm năm 1991 №471 Từ năm 1957-1961: №318-321, 326-334. 11 chiếc khác được sản xuất tại Triều Tiên dưới cái tên Tàu tuần tra lớp Soman №306, 310 (ex- P-579-581, №555-557, 563-565, 582-587). 6 tháng 09.1964 (№555-557, 563-565), 6 năm 1967
1
null
Lời nói dối chân thật (tựa gốc tiếng Anh: "True Lies") là một bộ phim hài hành động năm 1994 của Mỹ, đồng sáng tác và đạo diễn James Cameron, với các diễn viên chính Arnold Schwarzenegger và Jamie Lee Curtis. "True Lies" thể hiện lại phiên bản mở rộng của năm 1991 của điện ảnh Pháp La Totale!, do Claude Zidi đạo diễn với vai chính Thierry Lhermitte và Miou-Miou. Bộ phim được đề cử giải Oscar cho hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, Curtis giành được một giải Quả cầu vàng cho vai diễn hài hước của nhân vật Helen Tasker và cũng là bộ phim giành được ba giải Sao Thổ cùng mười ba đề cử khác. "True Lies" là dự án đầu tiên của Lightstorm Entertainment được phân phối theo thỏa thuận sản xuất nhiều triệu đô la của Cameron với 20th Century Fox, cũng như sản xuất lớn đầu tiên cho các hiệu ứng hình ảnh của công ty Digital Domain, được đồng sáng lập bởi Cameron. "True Lies" cũng là sự hợp tác khởi đầu của loạt phim Terminator để ê-kíp Cameron, Schwarzenegger, và Brad Fiedel như đạo diễn, diễn viên chính, và nhà soạn nhạc tương ứng cho loạt phim này. Sau khi phát hành, "True Lies" là một trong những bộ phim tốn kém nhất từng được thực hiện, chi phí gần 120 triệu USD, và thu về 400 triệu USD trên toàn thế giới (1994). Nội dung. True lies là bộ phim hành động hoành tráng kể về một điệp viên có tên Harry Tasker (Arnold Schwarzenegger) ẩn mình dưới lớp vỏ bọc thường ngày là nhân viên bán máy vi tính. Dưới vỏ bọc này, anh đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ mà vẫn giữ được bí mật với gia đình mình trong suốt 16 năm. Tuy vậy, do điều kiện công việc, Harry không thể dành sự quan tâm, chăm sóc cho gia đình nhỏ bé của mình, cụ thể là người vợ và đứa con gái ngỗ ngược đang ở độ tuổi dậy thì. Đến một ngày, Harry phát hiện ra người vợ mình có dấu hiệu ngoại tình. Anh lên kế hoạch để cứu vãn hạnh phúc gia đình. Và mọi chuyện bi hài bắt đầu khi bọn khủng bố bắt cóc anh và vợ anh. Lúc này anh phải vừa đấu tranh chống lại âm mưu tàn độc của bọn khủng bố,vừa phải bảo vệ gia đình thân yêu của mình.
1
null
Ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc gồm sáu ngôn ngữ được sử dụng tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc và tất cả các văn bản chính thức của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức, gồm 4 ngôn ngữ chính của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an cùng 2 ngôn ngữ có độ phổ biến rộng lớn: Ban thư ký sử dụng hai ngôn ngữ trong phiên làm việc: Lịch sử. Khi Liên Hợp Quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh (cho Mỹ và Vương quốc Anh), tiếng Trung (sử dụng chữ Hán phồn thể, cho Trung Hoa Dân Quốc), tiếng Pháp (cho Pháp), tiếng Tây Ban Nha (cho khu vực Mỹ Latinh) và tiếng Nga (cho Liên Xô). Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này. Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi (cho Ấn Độ) thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng. Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh. Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn; vì thế tất cả các Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng thư ký mới Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông bị một số người coi là một sự "mất điểm" . Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh ("Hướng dẫn xuất bản Liên Hợp Quốc") tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hợp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford. Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tiếng Hoa (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971. Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế. Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung Quốc tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên Liên Hợp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
1
null
Một trong những biểu tượng hòa bình được sử dụng trong nhiều nền văn hóa, nhiều hoàn cảnh và cổ xưa nhất là nhánh ô liu, xuất hiện trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều biểu tượng khác như bồ câu trắng, ký hiệu V, Shalom, Š-L-M và cờ hòa bình.
1
null
Gallienus (; 218 – 268) là Hoàng đế La Mã với cha mình Valerianus từ năm 253 đến 260 và một mình từ năm 260 đến 268. Ông đã cai trị trong cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba mà gần như gây ra sự sụp đổ của Đế quốc La Mã. Trong khi Gallienus đã giành được một số chiến thắng quân sự nhưng cũng không thể ngăn chặn sự ly khai của các tỉnh quan trọng. Dưới thời Gallienus, đế chế dường như đứng bên bờ vực thẳm. Sau nhờ vào các ý tưởng mới của ông mà đất nước bắt đầu dần hồi phục dù ông trị vì không bao lâu thì bị giết. Tiểu sử. Nắm quyền. Ngày sinh chính xác của Gallienus cho đến giờ vẫn còn khá mơ hồ. Nhà viết sử biên niên của Hy Lạp John Malalas và cuốn "Epitome de Caesaribus" ghi rằng hoàng đế khoảng 50 tuổi vào lúc qua đời, có nghĩa là ông được sinh ra khoảng năm 218. Gallienus là con trai của Hoàng đế Valerianus và Hoàng hậu Mariniana thuộc tầng lớp nguyên lão, có thể là con gái của Egnatius Victor Marinianus và anh trai của ông là Valerianus. Dòng chữ khắc trên đồng tiền xu cho biết mối liên hệ của ông với Falerii ở Etruria, mà có thể là nơi sinh của ông; nó còn đưa ra nhiều chữ khắc liên quan đến gia đình mẹ mình ở Egnatii. Gallienus kết hôn với Cornelia Salonina khoảng mười năm trước khi ông thừa kế ngôi vị. Salonina là mẹ của ba vị hoàng tử gồm Valerianus II mất vào năm 258, Saloninus cũng được chọn làm đồng hoàng đế nhưng về sau bị quân của tướng Postumus giết chết vào năm 268, và sau cùng là Marinianus cũng bị sát hại vào năm 268 ngay sau khi cha mình bị ám sát. Khi Valerianus tự xưng là Hoàng đế vào ngày 22 tháng 10 năm 253, ông yêu cầu Viện Nguyên lão phê chuẩn chọn Gallienus làm "Caesar" và "Augustus". Ông còn được bổ nhiệm làm Chấp chính quan Ordinarius vào năm 254, mà Marcus Aurelius và người em nuôi Lucius Verus đã làm từ một thế kỷ trước, Gallienus và cha của ông đã tiến hành phân chia Đế quốc. Valerianus trao lại phía Đông để ngăn chặn các mối đe dọa của người Ba Tư, còn Gallienus ở lại Ý để đẩy lùi các bộ tộc người German trên sông Rhine và sông Danube. Sự phân chia Đế quốc La Mã đã trở nên cần thiết do cương thổ quá lớn và vô số hiểm họa phải đối mặt, vì vậy mà đế chế phải tạo điều kiện đàm phán với những kẻ thù đã đề ra yêu cầu muốn giao thiệp trực tiếp với các hoàng đế. Triều đại lúc ban đầu. Gallienus dành phần lớn thời gian của mình ở các tỉnh vùng sông Rhine (Hạ Germania, Thượng Germania, Raetia và Noricum), mặc dù ông gần như chắc chắn đã đến thăm khu vực sông Danube và Illyricum suốt năm 253 đến 258. Theo Eutropius và Aurelius Victor, ông đặc biệt năng động và thành công trong việc ngăn chặn những kẻ xâm lược tấn công các tỉnh vùng German và Gaul, bất chấp sự yếu kém gây ra từ cuộc hành quân của Valerianus vào đất Ý chống lại Aemilianus năm 253. Theo bằng chứng nghiên cứu về tiền, ông dường như có giành được nhiều chiến thắng ở đó, và một chiến thắng ở Dacia thuộc La Mã cũng được ấn định vào thời gian đó. Ngay cả những kẻ thù truyền thống Latinh đều cho rằng thành công thuộc về ông vào lúc này. Năm 255 hoặc 257, Gallienus lại được phong làm Chấp chính quan một lần nữa, điều đó cho thấy ông từng đến thăm Roma trong một thời gian ngắn vào những lúc rãnh rỗi, dù không có tài liệu ghi chép nào còn tồn tại. Trong thời gian ở lại ít lâu tại Danube (Drinkwater cho là vào khoảng năm 255 hoặc 256), ông đã phong con trai mình Valerianus II làm "Caesar" và như vậy sẽ chính thức kế thừa ngôi vị cùng Valerianus I; người bạn thân có thể tham gia cùng với Gallienus vào chiến dịch lúc đó, và khi Gallienus di chuyển về phía tây các tỉnh vùng sông Rhine năm 257, ông vẫn còn ở lại đằng sau sông Donau như là hiện thân cho uy quyền của đế chế. Vụ biến loạn Ingenuus. Thỉng thoảng từ năm 258 đến 260 (không rõ ngày tháng), khi Valerianus đang bị rối bời với cuộc xâm lược liên tục của vua Ba Tư Shapur I ở phía Đông và Gallienus còn bận tâm với những vấn đề của mình ở phía Tây, thì Ingenuus là thống đốc của ít nhất một trong những tỉnh Pannonia đã chớp thời cơ dấy loạn giết chết Valerianus II ở sông Donau vào năm 258 và tự xưng hoàng đế vào năm 260. Ingenuus có thể chịu trách nhiệm về thảm họa này. Ngoài ra, sự thất bại và bắt giữ Valerianus trong trận Edessa có thể là nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy tiếp theo của Ingenuus, Regalianus và Postumus. Bất luận thế nào, Gallienus vẫn quyết định dẫn quân dẹp loạn. Ông để con mình là Saloninus làm "Caesar" tại Cologne dưới sự giám sát của Albanus (còn gọi là Silvanus) và các lãnh đạo quân sự của Postumus. Sau đó ông vội vàng hành quân vượt qua vùng Balkan, mang theo đoàn kị binh cận vệ ("Comitatus") dưới sự chỉ huy của Aureolus đã đánh bại Ingenuus tại Mursa hoặc Sirmium. Chiến thắng này chủ yếu là nhờ đoàn kị binh thiện chiến và tài chỉ huy của tướng lĩnh. Ingenuus sau cùng bị đám vệ sĩ giết chết hoặc nhảy sông tự vẫn sau khi đô thành Sirmium của ông bị chiếm. Ngoại tộc xâm nhập phía tây đế quốc. Người Alemanni và các bộ tộc German khác đã thực hiện một cuộc xâm nhập ồ ạt vào năm 258 và 260 (rất khó để ấn định ngày tháng chính xác của các sự kiện này), cũng có thể là do khoảng trống để lại từ việc rút các binh đoàn đang hỗ trợ Gallienus trong các chiến dịch chống lại Ingenuus. Người Frank nhân dịp này đã tràn qua vùng hạ lưu sông Rhine xâm chiếm xứ Gaul, một số còn kéo dài tới tận phía nam Tây Ban Nha, tiến hành cướp phá Tarraco (nay là Tarragona). Người Alamanni xâm nhập có thể là đi qua vùng Agri Decumates (một khu vực giữa thượng lưu sông Rhine và thượng lưu sông Donau), có khả năng đi theo họ là người Juthungi. Sau khi tàn phá vùng Thượng Germania và Raetia (một phần miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ), họ tiến vào Ý và được xem là cuộc xâm lược đầu tiên trên bán đảo Ý, ngoài khu vực phía Bắc xa xôi nhất kể từ khi Hannibal tiến vào đất Ý 500 năm trước. Khi những kẻ xâm lược đến vùng ngoại ô Roma, họ đã bị đẩy lui bởi một đội quân có khả năng ứng biến được Viện Nguyên lão tập hợp bao gồm quân đội địa phương (có thể là đội Cấm vệ quân "Praetorian Guard") và đội dân binh thiện chiến. Trên đường rút lui qua miền bắc Ý, họ bị chặn lại và bị đánh bại trong trận Mediolanum (gần khu vực nay là Milan) bởi quân của Gallienus, lúc này đang được điều động từ Gaul hoặc từ vùng Balkan sau khi đối phó với người Frank. Trận đánh tại Mediolanum đã được quyết định và kể từ đó nó khiến người Alamanni sẽ không quấy rầy đế quốc trong mười năm tới. Người Juthungi định tìm cách vượt qua dãy núi Alps với chiến lợi phẩm và tù binh của họ từ Ý. Một nhà sử học trong thế kỷ 19 cho rằng sáng kiến của Viện Nguyên lão đã dẫn đến sự đố kị và nghi ngờ của Gallienus, góp phần loại trừ các nguyên lão giữ chức tư lệnh quân đội. Dẹp loạn Regalianus ở Illyricum. Khoảng thời gian này, Regalianus, một chỉ huy quân sự của Illyricum đã tự xưng là Hoàng đế. Không rõ nguyên nhân ra sao và bộ sử "Historia Augusta" (gần như là nguồn tài liệu duy nhất về những sự kiện này) đã không cung cấp một câu chuyện đáng tin cậy. Cũng có thể cuộc nổi dậy này bắt nguồn từ sự bất mãn của các viên tỉnh trưởng dân sự và quân sự do họ cảm thấy sự bảo vệ các tỉnh đã bị triều đình bỏ bê không mấy quan tâm đến. Regalianus nắm quyền được khoảng sáu tháng và cho phát hành đồng tiền mang hình ảnh của mình. Sau một số thành công chống lại người Sarmatia, cuộc nổi dậy của ông đã bị dập tắt bởi cuộc xâm lược của người Roxolani vào Pannonia, Regalianus đã tử trận khi quân xâm lược chiếm thành phố Sirmium. Có một ý kiến cho rằng chính Gallienus đã mời người Roxolani vào tấn công Regalianus nhưng nhà sử học khác đã bác bỏ lời buộc tội đó. Cũng có ý khác cho rằng cuộc xâm lược cuối cùng đã được Gallienus ngăn chặn gần Verona và đích thân ông chỉ đạo việc phục hồi tỉnh thành có thể là cùng một người. Valerianus đại bại bị bắt và loạn Macrianus. Trong lúc đó ở phía Đông, Valerianus phải đối mặt với những rắc rối nghiêm trọng. Một toán quân Scythia đã tiến hành một cuộc đột kích trên biển chống lại Pontus ở phần phía bắc nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi tàn phá tỉnh này, họ di chuyển về phía nam tiến vào Cappadocia. Valerianus dẫn quân để ngăn chặn họ nhưng không thành công, có lẽ vì một bệnh dịch nghiêm trọng làm suy yếu quân đội của ông, cũng như cuộc xâm lược miền Bắc Mesopotamia đương thời của Shapur I, vua Ba Tư nhà Sassanid. Năm 259 hoặc 260, quân đội La Mã đã bị đánh bại trong trận Edessa và Valerianus bị bắt làm tù binh. Quân của Shapur liền tiến đánh Cilicia và Cappadocia (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) như những bản khắc tuyên bố của Shapur đã cướp phá 36 thành phố. Số quân La Mã còn lại được củng cố bởi một viên sĩ quan Callistus (Balista), một quan chức tài chính tên Fulvius Macrianus, tàn quân của quân đoàn La Mã phương Đông và Odaenathus cùng đạo kỵ binh Palmyra của mình đồng loạt chống lại Shapur. Người Ba Tư đã bị đẩy lui, nhưng Macrianus lại tuyên bố hai con trai của ông Quietus và Macrianus (đôi khi ghi nhầm thành Macrinus) là hoàng đế. Những đồng tiền xu được đúc dành cho họ ở các thành phố lớn phía Đông cho thấy sự thừa nhận của việc cướp ngôi. Macrianus để Quietus, Ballista và có thể gồm cả Odenathus để đối phó với người Ba Tư trong khi họ xâm chiếm châu Âu với một đội quân 30.000 người, theo bộ sử Historia Augusta. Lúc đầu họ không gặp sự chống cự nào. Các quân đoàn lê dương Pannonia đều gia nhập quân xâm lược vì phẫn uất trước sự vắng mặt của Gallienus. Ông đã gửi viên tướng tài Aureolus dẹp trừ phản tặc và trận chiến quyết định xảy ra vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè năm 261, nhiều khả năng là ở Illyricum mặc dù Zonaras đã đặt nó ở Pannonia. Biết rằng khó mà chống lại nổi, quân đội của Macrianus quyết định ra hàng, riêng hai nhà lãnh đạo của họ thì bị xử tử. Do hậu quả của cuộc chiến mà kéo theo đó là cuộc nổi loạn của Postumus, vì vậy Gallienus không có thời gian để đối phó với đám tàn quân của kẻ tiếm vị cụ thể là Balista và Quietus. Ông đành đi đến một thỏa thuận với Odenathus, người vừa trở về từ chuyến viễn chinh Ba Tư đầy thắng lợi. Odenathus được nhận danh hiệu "Dux Romanorum" và nhận lệnh bao vây quân nổi dậy đóng tại Emesa. Cuối cùng, người dân Emesa đã giết chết Quietus, Odenathus thì bị bắt sống và Balista cũng bị xử tử vào tháng 11 năm 261. Postumus dấy loạn xưng đế. Sau thất bại tại Edessa, Gallienus đã đánh mất quyền kiểm soát các tỉnh gồm Britannia, Hispania, Germania và một phần lớn xứ Gaul khi một viên tướng khác là Postumus tuyên bố nổi dậy, tự xưng đế lập quốc (mà sử sách thường gọi là Đế quốc Gallia). Cuộc nổi loạn mang tính cục bộ trùng hợp với loạn Macrianus ở phía Đông. Gallienus phải lập người con Saloninus và người giám hộ là Silvanus ở Cologne để phòng ngừa loạn quân vào năm 258. Postumus, một vị tướng chỉ huy cánh quân đóng dọc sông Rhine đã đánh bại một vài toán cướp và sở hữu chiến lợi phẩm của họ.Thay vì trả lại cho chủ sở hữu ban đầu thì ông lại chia cho toàn quân của mình. Khi tin này đến tay của Silvanus thì ông lại yêu cầu số chiến lợi phẩm này phải được gửi trả về cho mình. Postumus lúc đầu định thuận theo ý chủ tướng, nhưng binh sĩ của ông hay tin đó đã lập tức nổi loạn và tôn ông làm Hoàng đế. Quân đội dưới sự chỉ huy của ông đã tiến hành bao vây Cologne, chỉ sau vài tuần vây thành thì quân phòng thủ thành phố đã sức cùng lực kiệt đành phải mở cửa ra hàng, đồng thời bắt sống Saloninus và Silvanus trao cho Postumus toàn quyền quyết định, cuối cùng ông ra lệnh xử tử họ để trừ hậu họa về sau. Niên đại của những sự kiện này là không chính xác, nhưng dường như chỉ xảy ra vào khoảng năm 260. Postumus tự phong cho mình và một trong những cộng sự của ông là Honoratianus làm chấp chính quan nhưng theo D.S. Potter thì ông chưa bao giờ có ý định lật đổ Gallienus hoặc xâm chiếm toàn bộ nước Ý. Ngay khi nhận được tin tức về cái chết của con trai mình, Gallienus bắt đầu tập trung lực lượng để đối phó với Postumus. Cuộc xâm lược của Macriani buộc ông phải phái Aureolus dẫn đầu đại quân để chống lại họ, thế nhưng chỉ còn mình ông với số quân ít ỏi không đủ để giao chiến với Postumus. Sau khi một số thất bại ban đầu, đại quân của Aureolus đã đánh bại được Macriani rồi quay trở lại với quân của Gallienus và đánh đuổi Postumus về nước. Aureolus được giao phó việc truy kích Postumus thế nhưng ông ta đã cố tình cho phép Postumus trốn thoát và tập hợp quân mới. Gallienus trở lại vào năm 263 hoặc 265 và bao vây Postumus trong một thành phố Gaul vô danh. Trong cuộc bao vây, Gallenus bị thương nặng bởi một mũi tên và phải rời khỏi chiến trường. Sự bế tắc kéo dài mãi cho đến khi Gallenus qua đời và Đế quốc Gallia vẫn còn độc lập đến tận năm 274 mới bị Hoàng đế Aurelianus thôn tính. Trấn áp loạn Aemilianus ở Ai Cập. Năm 262, sở đúc tiền tại Alexandria bắt đầu phát hành lại tiền xu cho Gallienus, chứng minh rằng Ai Cập đã trở lại quyền kiểm soát của ông sau khi đàn áp cuộc nổi loạn của Macriani. Vào mùa xuân năm 262, thành phố bị náo động bởi tình trạng bất ổn dân sự như là kết quả của một cuộc bạo loạn mới. Kẻ dấy loạn lần này chính là viên thái thú Ai Cập Lucius Mussius Aemilianus và cũng là người đã từng hỗ trợ cho cuộc nổi loạn của Macriani. Thông qua thư từ của giám mục Dionysius thành Alexandria đã cung cấp một bài bình luận đầy màu sắc dựa trên bối cảnh ảm đạm của cuộc xâm lược, nội chiến, bệnh dịch và nạn đói là nét đặc trưng của thời kỳ này. Biết rằng không can tâm để mất quyền kiểm soát những vựa lúc Ai Cập cực kỳ quan trọng. Gallienus đã phái tướng Theodotus dẫn quân thảo phạt phản tặc Aemilianus bằng đường biển. Trận quyết chiến có thể diễn ra ở gần Thebes với kết quả là một thất bại rõ ràng của Aemilianus. Nhờ chiến công này mà Gallienus giữ chức chấp chính quan thêm ba lần nữa vào các năm 262, 264 và 266. Ngoại tộc xâm nhập phía đông đế quốc. Trong những năm 267-269, người Goth và các giống rợ khác đã xâm nhập bờ cõi của đế quốc với số lượng lớn. Nguồn tài liệu có phần cực kỳ nhầm lẫn về niên đại của những cuộc xâm lược này, thành phần tham gia và các mục tiêu của họ. Các nhà sử học hiện đại thậm chí không thể phân biệt một cách chắc chắn cho dù đã có hai hoặc nhiều hơn các cuộc xâm lược hoặc trong một thời gian dài duy nhất. Có vẻ như lần đầu tiên là một cuộc viễn chinh lớn bằng đường biển dưới sự chỉ huy của người Heruli bắt đầu từ phía bắc Biển Đen và đã tiến hành tàn phá nhiều thành phố của Hy Lạp (trong đó có Athena và Sparta). Một lần khác nữa về sau thì thậm chí số lượng của quân xâm lược còn nhiều hơn lần đầu đã bắt đầu một cuộc xâm nhập đế quốc bằng hải quân lần thứ hai. Người La Mã đã đánh bại quân man tộc trên biển đợt đầu tiên. Quân đội của Gallienus sau đó còn giành chiến thắng ở Thrace và Hoàng đế tiếp tục truy kích những kẻ xâm lược. Theo một số nhà sử học cho biết thì ông chính là nhà lãnh đạo của quân đội đã giành đại thắng trong trận Naissus, trong khi phần lớn tin rằng chiến thắng phải là của người kế nhiệm ông tức Hoàng đế Claudius II. Loạn Aureolus, mưu phản và cái chết. Năm 268, vào lúc trước hoặc ngay sau trận chiến Naissus, uy quyền của Gallienus không được Aureolus, chỉ huy đoàn kị binh đóng quân tại Mediolanum (Milan) thừa nhận, cũng chính ông là người đã ngầm qua lại với Postumus để chờ thời cơ khởi sự. Thay vào đó, ông đóng vai trò là người đại diện của Postumus cho đến những ngày cuối cùng của cuộc nổi dậy của ông khi tự mình xưng đế đối chọi lại Gallienus. Trận quyết chiến diễn ra ở một nơi ngày nay gọi là Pontirolo Nuovo nằm gần Milan; do binh lực đôi bên quá sức chênh lệch nên chẳng mấy chốc Aureolus đã bị đánh bại mau chóng và phải rút về Milan cố thủ. Gallienus chớp thời cơ ra lệnh tiến quân công hãm thành phố thì đột nhiên bị hạ sát một cách bí ẩn trong cuộc bao vây. Có nhiều tài liệu khác nhau nói về vụ mưu sát này nhưng đa phần đều đồng ý rằng hầu hết các quan chức của Gallienus muốn ông phải chết, có thể là do mâu thuẫn nội bộ quá lớn trong triều. Theo cuốn "Historia Augusta", một nguồn sử liệu không đáng tin cậy được biên soạn từ lâu sau khi các sự kiện xảy ra, thì vụ mưu sát hoàng đế là do viên chỉ huy đội Cấm vệ quân Aurelius Heraclianus và Marcianus thực hiện dù không rõ nguyên nhân. Cecropius, chỉ huy quân man tộc Dalmatia đã phái người tới bảo rằng quân của Aureolus nên rời khỏi thành phố, trong khi Gallienus chỉ để lại quân doanh của ông mà không có binh sĩ canh phòng rốt cuộc sau đó cũng bị Cecropius tiêu diệt gần hết. Theo một số nhà sử học kể lại thì những kẻ chủ mưu đã quyết định chọn Claudius làm Hoàng đế, một lựa chọn khác của Gallienus khi ông sắp lâm chung; cuốn "Historia Augusta" thì quan tâm tới việc chứng minh các hậu duệ của nhà Constantinus bắt đầu từ Claudius, và điều này có thể giải thích các nguồn tài liệu của nó, rằng Claudius không có liên quan đến trong vụ mưu sát Gallienus. Các nguồn tài liệu khác (Zosimus i.40 và Zonaras xii.25) thì cho biết vụ mưu phản được tổ chức bởi Heraclianus, Claudius và Aurelianus. Theo Aurelius Victor và Zonaras thì ngay khi hay tin Gallienus đã chết ngoài trận tiền, Viện Nguyên lão ở Roma đã lập tức ra lệnh xử tử cả nhà ông (bao gồm cả người em Valerianus và đứa con Marinianus) và những người ủng hộ họ, trước khi nhận được một thông báo từ Claudius để cứu mạng sống của họ và phong thần cho người tiền nhiệm của ông. Di sản. Gallienus đã không được các sử gia cổ đại nhìn nhận một cách thiện chí, một phần là do sự ly khai của Gaul và Palmyra và sự bất lực của ông trong việc giành lại lãnh thổ về như cũ. Theo học giả hiện đại Pat Southern thì một số nhà sử bây giờ đã nhìn nhận ông một cách khả quan hơn. Gallienus thậm chí còn đề ra một số cải cách hữu ích. Ông còn đóng góp cho lịch sử quân sự như là người đầu tiên lập ra một đội quân vũ trang dự bị đầu tiên của đế chế, một lực lượng di động gồm những chiến binh xuất sắc gọi là "Comitatus" (đoàn cận vệ) có thể được phái đi bất cứ nơi nào trong đế quốc trong thời gian ngắn. Cải cách này được cho là đã tạo ra một tiền lệ cho các vị hoàng đế tương lai Diocletianus và Constantinus I. Ngoài ra Gallienus còn hủy bỏ sắc lệnh chống người Thiên Chúa giáo của cha mình và là người đỡ đầu cho triết gia Plotinus, người chủ trương học thuyết Tân Plato. Ông cũng khuyến khích phong cách điêu khắc mới làm sống lại những dấu ấn thời hoàng kim của Augustus, bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ tài năng. Đồng thời ông hạ chiếu biến Milan, do vị trí gần với các biên giới bị đe dọa hơn trở thành thủ phủ trong mọi lãnh vực trừ trên danh nghĩa, còn Roma thì ngày càng biến thành một thành phố chỉ để tổ chức các nghi lễ xa hoa. Người viết tiểu sử Aurelius Victor ghi rằng Gallienus còn cấm các Nguyên lão nghị viên nắm giữ chức tư lệnh quân đội. Chính sách này làm suy yếu sức mạnh của Viện Nguyên lão và góp phần làm tăng thế lực các viên chỉ huy thuộc tầng lớp kỵ sĩ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Theo quan điểm của Southern thì những cải cách này và sự suy giảm ảnh hưởng của tầng lớp Nguyên lão nghị viên không chỉ giúp Aurelianus vực dậy cả Đế quốc tránh khỏi sụp đổ, mà nó còn giúp Gallienus trở thành một trong những vị hoàng đế phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ra thể chế "Dominatus", cùng với Septimius Severus, Diocletianus và Constantinus I. Ảnh hưởng văn hóa. Gallienus được diễn viên Franco Cobianchi đóng trong bộ phim năm 1964 "The Magnificent Gladiator" (Đấu sĩ cừ khôi).
1
null
Vũ Văn Cẩn (1914-1982) là một nhà quân sự, nhà khoa học Y khoa Việt Nam, Thiếu tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Cục trưởng cục Quân y, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đại biểu quốc hội khóa III đến khóa VII. Tiểu sử. Vũ Văn Cẩn sinh năm 1914 tại Bạch Sam, Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học tại Hà Nội. Năm 1936, ông tốt nghiệp tú tài, thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội và tốt nghiệp năm 1943 với luận văn "Góp phần nghiên cứu mổ quặm mi sẹo do mắt hột". Cựu sinh viên Trường Đại học Y Dược Đông Dương. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đề ra nhiều chủ trương, giải pháp với nhiệm vụ cơ bản là: Bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và cứu chữa, điều trị cho thương binh, bệnh binh; thực hiện 5 phương châm sáng tạo; quy hoạch lại hệ thống bệnh viện; hình thành lý luận về tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh và tổ chức cứu chữa thương, bệnh binh theo bậc thang điều trị; về tiếp tế quân y theo cơ số, xây dựng điều lệ cứu chữa thương binh... Đặc biệt, ông trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Vinh danh. Hiện nay tên của ông được đặt tên cho: • Một phố ở quận Hà Đông, Hà Nội, nối từ đường Vạn Phúc đến ngõ 77 phố Lụa, • Một phố ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
1
null
Macrognathus là một chi cá chạch của họ Mastacembelidae, bộ Synbranchiformes. Chi này phân bố trên hầu hết các vùng Ấn Độ và Đông Nam Á. "Macrognathus" ăn ấu trùng côn trùng sống trong nước cũng như giun đất. Phân loại. Hiện tại có 24 loài ghi nhận trong chi này:
1
null
"Happy Working Song" là một bài hát trong bộ phim phát hành năm 2007 của Disney, "Enchanted", với phần âm nhạc do nhạc sĩ Alan Menken biên soạn và phần lời của Stephen Schwartz. Biểu diễn bởi nữ diễn viên chính của phim, Amy Adams, bài hát có nhiều điểm gợi nhớ tới các bài hát trước đây của Disney như "Whistle While You Work" trong phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" và một số bài hát trong phim "Cô bé Lọ Lem", đặc biệt là bài, "The Work Song". Bài hát đã được phát hành trong album nhạc phim của "Enchanted" vào ngày 20 tháng 11 năm 2007 ở Hoa Kỳ. Bài hát được đề cử trong hạng mục "Bài hát gốc hay nhất" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 80, cùng với hai bài hát khác cũng của bộ phim này. Các phiên bản. Trong phim, bài hát "Happy Working Song" do Amy Adams thể hiện trong vai Giselle. Sau khi thấy căn hộ của Robert quá bừa bãi, lộn xộn và bẩn, Giselle quyết định sẽ dọn sạch tất cả với sự giúp đỡ của các con vật sống quanh đó. Do giờ cô đang ở thành phố New York, thay vì có những loài vật đáng yêu sống trong rừng thường ngày nghe tiếng gọi của cô mà đến giúp, chỉ có những loài động vật và côn trùng điển hình ở các đô thị như chim bồ câu, chuột, gián và ruồi tới làm việc. Vừa dọn dẹp, cô vừa hát "Happy Working Song" trong lúc nói chuyện và chỉ huy những con vật cô gọi tới giúp mình. Adams cũng đã thể hiện bài hát này tại lễ trao giải Oscar lần thứ 80. Trái ngược với bài hát trong bộ phim, phụ thuộc khá nhiều vào các hiệu ứng hình ảnh, tại đây Adams phải thể hiện bài hát này một mình trên một sân khấu trống trong một khán phòng buổi tối không có gì đặc biệt, trong khi hai bài hát khác của phim cũng được đề cử được thể hiện với sự hỗ trợ của các vũ công và đạo cụ biểu diễn.
1
null
Thích Nữ Huệ Liên hay là "ni sư Huệ Liên", tên thật là "Trương Thị Bạch Huệ" (1958-), là một nữ tu sĩ Phật giáo tại Việt Nam. Tiểu sử. Ni sư ‘‘‘Thích Nữ Huệ Liên’’’ sinh năm 1958 tại Sài Gòn, xuất gia năm lên 13 tuổi với Sư bà Thích Nữ Diệu Liên tại Tịnh xá Ngọc Hòa và thọ giới tỳ kheo ni năm 1979. Ni sư tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa thứ nhất tại trường Cao cấp Phật học Việt Nam (Nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh). Ni sư du học tại Ấn Độ năm 1995, tốt nghiệp thạc sĩ Phật học năm 1997, tiến sĩ Phật học năm 2001, tiến sĩ Văn khoa năm 2008. Hiện nay Ni sư là trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa (đường Tân Hòa Đông, quận 6, TP. HCM).. Từ khi về nước phục vụ Giáo hội, Ni sư lần lượt đảm trách các vai trò trong các Ban trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Ban Hoằng pháp Trung ương, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và hiện là Phó thư ký Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN. Ngoài ra, Ni sư còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, giúp nhiều người hiểu được Phật pháp. Các chức vụ. <br>• 1988-nay: Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa <br>• 2007-2012: <br>• 2012-2017:
1
null
"That's How You Know" là một bài hát trong bộ phim phát hành năm 2007 của Disney, "Enchanted", với phần âm nhạc do nhạc sĩ Alan Menken biên soạn và phần lời của Stephen Schwartz. Bài hát do nữ diễn viên chính trong phim, Amy Adams, thể hiện và có sự tham gia của Marlon Saunders cùng với các ca sĩ khác trong phần nền của đoạn điệp khúc. Bài hát xuất hiện trong album nhạc phim của "Enchanted", được phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2007 tại Hoa Kỳ. Cũng giống như bộ phim, bài hát này có nhiều nét gợi nhớ tới và cũng có nhiều điểm tương đồng với nhiều sáng tác trước đây của Disney, đặc biệt là các sản phẩm lớn như "Under the Sea" trong phim "Nàng tiên cá" và "Be Our Guest" trong phim "Người đẹp và quái vật", mà cả hai bài hát này, thật tình cờ, đều do nhạc sĩ Alan Menken soạn nhạc. Bài hát nhận được đề cử cho giải "Bài hát hay nhất" trong lễ trao giải "Sự bình chọn của các nhà phê bình lần thứ 13", Giải thưởng của Hiệp hội các nhà phê bình phim chiếu rạp năm 2007, giải Quả cầu vàng lần thứ 65 trong hạng mục "Bài hát gốc hay nhất", và ở lễ trao giải Oscar lần thứ 80 cho hạng mục "Bài hát gốc hay nhất", cùng với hai bài hát khác cũng của bộ phim này. Bài hát cũng được đề cử tại giải Grammy lần thứ 51 cho hạng mục "Bài hát hay nhất viết cho phim, chương trình truyền hình hoặc sản phẩm giải trí đa phương tiện khác". Bối cảnh. Trong phim, bài hát cho Giselle thể hiện. Trong khi hai người đang đi bộ cùng nhau ở Công viên trung tâm (Central Park), Giselle hỏi Robert (Patrick Dempsey) xem anh có suy nghĩ thế nào về tình yêu, sau khi cô biết rằng anh đã có bạn gái, Nancy (Idina Menzel), được 5 năm mà vẫn chưa ngỏ lời cầu hôn. Cô chợt hát để giải thích cho anh biết làm cách nào để có thể gây ấn tượng với Nancy. Khi Giselle hát và nhảy quanh công viên, nhiều người khác tham gia cùng với cô bao gồm những người hát rong, những nhạc công trống, những vũ công cao tuổi, một số vũ công người Bavaria, và những người trượt pa-tanh. Họ theo cô tới Bethesda Fountain, và họ kết thúc bài hát ở đó. Các bản hát lại. Phiên bản của Kristin Chenoweth. Mặc dù bài hát được Adams thể hiện trong phim, nữ diễn viên/ca sĩ đoạt giải Tony Kristin Chenoweth, đồng thủ vai chính trong vở nhạc kịch Broadway "Wicked" cùng với Idina Menzel ("Nancy Tremaine" trong phim "Enchanted"), thể hiện một phiên bản rút gọn (đoạn hai của bài hát và bỏ qua phần sau) ở lễ trao giải Oscar lần thứ 80 cùng với Saunders và các vũ công trong phim. Adams cũng có một phần trình diễn của riêng mình trước đó ở buổi lễ với bài hát "Happy Working Song" đơn ca. Phiên bản của Demi Lovato. Bài hát được thu âm lại bởi Demi Lovato trên "DisneyMania 6". Phiên bản của Lovato có khác biệt rất lớn so với bản gốc, với phần hợp âm rất khác ở nền, loại bỏ mọi dấu vết của dòng nhạc calypso, và chủ yếu dựa trên trống và đàn guitar điện. Đó là single đầu tiên và cũng là duy nhất của cô trong album tổng hợp của Disney "Princess DisneyMania".
1
null
Dương Tân Hải (tiếng Trung: 杨新海) (ngày 17 tháng 7 năm 1968 - ngày 14 tháng 2 năm 2004) là một kẻ giết người hàng loạt người Trung Quốc đã thú nhận đã ra tay sát hại 65 người và làm 10 người khác bị thương. Đối với nạn nhân là đàn ông, Dương Tân Hải đánh vào đầu cho đến chết. Với phụ nữ, Dương Tân Hải hãm hiếp rồi sát hại. Còn với trẻ em, cách thức sát hại của tên này còn dã man hơn. Dương Tân Hải được coi là tên sát nhân tàn bạo nhất không chỉ trong lịch sử Trung Quốc mà còn toàn thế giới. Hải được người dân Trung Quốc gọi là "con quái vật điên loạn". Tiểu sử. Hải sinh ra trong một trong những gia đình nghèo nhất trong một làng quê thuộc huyện Chính Dương, Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hải là con út trong gia đình 4 người con. Từ nhỏ, Dương Tân Hải đã được biết đến là đứa trẻ thông minh nhưng rất ngỗ ngược, khó bảo. Hải bỏ học vào năm 1985 và bắt đầu đi lang thang khắp Trung Quốc để tìm việc làm. Quãng đời tù tội của Hải cũng bắt đầu từ đó và cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tội ác của hắn sau này. Tội ác. Trong năm 1988 và 1991, Dương Tân Hải đã bị kết án cải tạo lao động ở Tây An vì đã trộm cắp ở Tây An, Thiểm Tây và Thạch Gia Trang, Hà Bắc Tuy nhiên, 3 năm sau tức vào năm 1991, Hải lại tiếp tục thực hiện vụ cướp thứ 2. Năm 1996, Hải lĩnh án tù đầu tiên khi 28 tuổi. Với tội hãm hiếp 1 bé gái cùng làng, Hải bị phạt 5 năm tù, song hắn chỉ phải ngồi tù 3 năm rồi được ân xá thả về trước hạn vào năm 1999. Các vụ giết người của Dương Tân Hải đã diễn ra từ năm 1999 đến năm 2003 tại các tỉnh An Huy, Hà Bắc, Hà Nam và Sơn Đông. Vào ban đêm, hắn vào nhà nạn nhân, và giết tất cả những người cư ngụ trong nhà - nạn nhân chủ yếu là nông dân, bằng rìu, búa và xẻng, đôi khi hắn giết chết toàn bộ thành viên trong gia đình. Mỗi lần hắn mặc quần áo mới và giày dép lớn. Trong năm 2002, Dương đã giết chết một người cha và một bé gái sáu tuổi bằng một cái xẻng và hãm hiếp một phụ nữ đang mang thai - người sống sót sau cuộc tấn công với chấn thương đầu nghiêm trọng. Nguyên nhân Hải có hành động thú tính như vậy là bởi vì có liên quan đến việc chia tay với bạn gái. Bị bắt và xét xử. Dương Tân Hải đã bị bắt giữ vào ngày 3 tháng 11 năm 2003 sau khi có hành vi đáng khả nghi khi cảnh sát đang tuần tra thường lệ các địa điểm vui chơi giải trí trong Thương Châu, Hà Bắc. Công an đã thẩm vấn và phát hiện ra rằng hắn đã bị truy nã vì tội giết người tại bốn tỉnh. Khi tin bị bắt và tội ác của Dương Tân Hải được loan đi, các phương tiện truyền thông gọi hắn là "tên giết người quái vật". Một thời gian ngắn sau khi bị bắt, Dương Tân Hải thú nhận đã thực hiện 65 vụ giết người, 23 vụ hiếp dâm và 5 vụ tấn công gây thương tích nghiêm trọng: 49 vụ giết người, hiếp dâm và 17 cuộc tấn công ở Hà Nam; tám vụ giết người và ba vụ hiếp dâm ở Hà Bắc, sáu vụ giết người và hai vụ hiếp dâm ở An Huy và hai vụ giết người và một vụ hiếp dâm ở Sơn Đông. Cảnh sát cũng so sánh thấy DNA của hắn trùng với dấu vết tìm thấy tại một số hiện trường xảy ra tội ác Sau đó người ta phát hiện ra rằng Dương Tân Hải bị nhiễm HIV từ một trong những nạn nhân của mình. Ngày 1 tháng 2 năm 2004, Dương Tân Hải bị kết tội 67 vụ giết người và 23 vụ hiếp dâm, và bị kết án tử hình tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Tháp Hà, Hà Nam. Tại thời điểm kết án của hắn, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc tin rằng hắn là kẻ giết người đã thực hiện nhiều vụ giết người ghê rợn nhất và trong thời gian kéo dài nhất của Trung Quốc. Dương Tân Hải đã bị hành quyết vào ngày 14 tháng 2 năm 2004 bằng hình thức xử bắn.
1
null
Dương Hiến Dung (chữ Hán: 羊獻容, ? - 322), người huyện Nam Thành, quận Thái Sơn, là hoàng hậu của hai vị hoàng đế là Tấn Huệ Đế của nhà Tây Tấn và Lưu Diệu của nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Bà là người phụ nữ duy nhất trở thành hoàng hậu của hai triều đại khác nhau trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Dương Hiến Dung xuất thân trong một gia đình quý tộc đầu thời nhà Tấn, có họ hàng với Dương hoàng hậu Dương Diễm (vợ vua Tấn Vũ Đế). Ông nội của bà là Dương Cẩn, làm quan tới chức Thượng thư Hữu bốc xạ thời Tấn Vũ Đế, còn người cha của bà là Dương Huyền Chi cũng làm đến chức Thượng thư lang. Bà được gả cho Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung từ khi còn rất trẻ. Áo cưới bốc cháy. Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung bẩm sinh vốn là người ngây ngô đần độn, việc triều chính lọt vào tay hoàng hậu đầu tiên của ông là Giả Nam Phong. Giả hậu từng bước tiêu diệt gia tộc của Dương thái hậu, các thân vương và thái tử Tư Mã Duật, nắm lấy thực quyền trong triều. Ngoài ra Giả hậu còn thường bắt con trai ngoài Kinh thành vào cung để tư thông, việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết. Năm 300, sau khi thái tử Tư Mã Duật bị sát hại, Triệu vương Tư Mã Luân nhân cơ hội đó đã liên kết với các thân vương khác dẫn quân tấn công vào hoàng cung, giết chết Giả hậu, tiêu diệt toàn bộ dòng họ Giả rồi tự phong cho mình làm Tể tướng. Cùng lúc đó, Thượng thư lệnh Tôn Tú (thân tín của Triệu vương Luân) đã tiến cử Dương Hiến Dung lên địa vị hoàng hậu. Năm đó bà được 20 tuổi, còn Tấn Huệ Đế đã hơn 40. Vào hôm tổ chức nghi lễ rước Dương Hiến Dung vào cung thì ở trong cung bỗng đã xảy ra hỏa hoạn. Khi Dương Hiến Dung mặc xong lễ phục, chuẩn bị nhập cung thì bỗng nhiên bộ lễ phục của bà bốc cháy, nhưng may mắn không có ảnh hưởng gì tới bà và lễ sắc phong vẫn diễn ra bình thường. Năm lần làm hoàng hậu. Sang năm 301, Triệu vương Tư Mã Luân phế truất Tấn Huệ Đế, tự lập làm đế, cho giam lỏng Tấn Huệ Đế và Dương hoàng hậu tống giam. Đây cũng là lần đầu tiên bà mất ngôi hoàng hậu. Ba tháng sau, do oán ghét Tư Mã Luân, các thân vương gồm Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Tề vương Tư Mã Quýnh, Trường Sa vương Tư Mã Nghệ phát binh tấn công kinh thành Lạc Dương. Tư Mã Luân thất bại, bị giết. Tề vương cho đón Huệ Đế và Dương hậu về cung phục vị. Sau đó, đến lượt Tề vương Quýnh lộng quyền, các thân vương, đứng đầu là Trường Sa vương Tư Mã Nghệ lại cử quân thảo phạt và tiêu diệt Tư Mã Quýnh. Sang năm 303, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh giết chết Tư Mã Nghệ, nắm lấy triều chính. Dĩnh mang quân vào kinh, lấy cớ Dương hậu là do Triệu vương lập nên ép Huệ Đế phế bỏ bà và Thái tử Đàm, lập Dĩnh làm Hoàng thái đệ. Dương Hiến Dung bị phế làm thứ nhân. Cha mẹ của bà đều bị giết hết. Từ khi được làm Thái đệ, Tư Mã Dĩnh sinh lòng kiêu căng. Đông Hải vương Tư Mã Việt tức giận mang quân đánh Dĩnh. Dĩnh thua chạy về Nghiệp Thành. Dương Hiến Dung được Tư Mã Việt cho phục ngôi hoàng hậu. Sang năm 304, Tư Mã Dĩnh giao chiến với Tư Mã Việt ở Nghiệp Thành, giành được thắng lợi và bắt được Tấn Huệ Đế. Tướng Trần Mạch chạy về Lạc Dương bảo vệ Dương hậu và thái tử. Cùng lúc đó, Hà Gian vương Tư Mã Ngung sai bộ tướng Trương Phương mang quân vào Lạc Dương lấy danh nghĩa cứu giá. Kho tàng châu báu từ thời Tào Ngụy (Tam Quốc) tới đó bị quân Phương tranh cướp lấy hết. Trương Phương ra lệnh phế truất Dương Hiến Dung lần thứ ba. Về sau, Phương thấy Lạc Dương bị tàn phá, không đủ lương, bèn ép mang Huệ Đế và Tư Mã Dĩnh về theo Tư Mã Ngung ở Trường An. Tháng 11 năm 304, Huệ Đế tới Trường An, Tư Mã Ngung cho Dương hậu phục vị, sau đó phế ngôi thái đệ của Tư Mã Dĩnh. Đến tháng 1 năm 305, Trương Phương lại một lần nữa phế truất Dương Hiến Dung mà không rõ nguyên nhân gì. Tới tháng 11 cùng năm, tướng Chu Quyền giả xưng là nhận được mật chiếu của hoàng đế, tuyên bố hồi phục ngôi vị cho Dương Hiến Dung. Sau đó, thủ hạ của Trương Phương là Lạc Dương Lệnh Hà Kiều dẫn quân đánh Chu Quyền. Chu Quyền bại trận, Hà Kiều lại phế truất Dương hậu lần thứ năm. Tư Mã Ngung thấy vậy cũng muốn hạ độc giết chết Dương Hiến Dung. Tuy nhiên, viên tướng ở lại giữ Lạc Dương là Lưu Thôn kiên quyết ngăn lại việc này. Tư Mã Ngung đọc xong tờ biểu, đùng đùng nổi giận, sai người dẫn quân tới Lạc Dương tiêu diệt Lưu Thôn. Lưu Thôn không còn cách nào khác đành bỏ chạy tới chỗ của Cao Mật vương Tư Mã Lược tránh nạn, mang theo Dương Hiến Dung. Đến cuối năm 305, Đông Hải vương Tư Mã Việt giành thắng lợi trong cuộc giao tranh với Tư Mã Ngung, nhân đó bắt được Huệ Đế,rồi hạ lệnh dời đô về Trường An. Đến tháng 6 năm 306, Việt hạ lệnh phục lại ngôi hoàng hậu cho Dương Hiến Dung. Thời Hoài Đế, Mẫn Đế. Cuối năm 306, Tấn Huệ Đế bị Tư Mã Việt chuộc rượu độc chết, người được chỉ định nối ngôi là Hoàng Thái đệ Tư Mã Xí. Dương Hiến Dung triệu thái tử cũ là Thanh Hà vương Tư Mã Đàm vào cung định lập lên ngôi nhưng ý định của bà không thành, Tư Mã Xí được tôn lên ngôi, tức là Tấn Hoài Đế. Do Dương hoàng hậu không phải là mẹ ruột của Tấn Hoài Đế nên chỉ được tôn làm Hiếu Huệ hoàng hậu, không được lập làm Hoàng Thái hậu, chuyển sang Hoàng Huấn cung sinh sống. Tái giá với Lưu Diệu. Năm 311, quân Hán Triệu ở miền bắc phát triển lớn mạnh, tiến công vào kinh thành Lạc Dương của nhà Tấn. Thành Lạc Dương nguy khốn, trong thành hết lương thực, nhiều người chết đói, thậm chí phải ăn thịt của nhau. Cuối cùng, đại quân của Lưu Diệu phá thành Lạc Dương, hoàng cung bị tàn phá và đổ nát. Tấn Hoài Đế cùng Dương Hiến Dung (năm đó mới ngoài 30) cũng bị quân Hung Nô bắt. Bà trở thành tì thiếp của Lưu Diệu. Bà sinh cho Lưu Diệu ba người con là Lưu Hi, Lưu Tập và Lưu Xiển. Năm 318, hoàng đế Hán Triệu Lưu Thông qua đời, con là Lưu Xán lên kế vị. Cùng năm đó, Xán bị Cận Chuẩn sát hại. Lưu Diệu khi đó làm tướng quốc, trấn giữ Trường An, khi nghe tin Cận Chuẩn làm phản, Lưu Diệu tự mình dẫn quân từ Trường An tới Bình Dương dẹp loạn, giết Cận Chuẩn lên làm hoàng đế. Lưu Diệu lập bà làm hoàng hậu. Đây là lần thứ sáu Dương Hiến Dung trở thành hoàng hậu. Sau khi phong cho Dương Hiến Dung làm hoàng hậu, Lưu Diệu hỏi bà rằng: Dương Hiến Dung trả lời Lưu Diệu từ đó lại càng sủng ái bà. Năm 322, Dương Hiến Dung qua đời. Tính tổng cộng thì bà làm hoàng hậu cho nhà Tấn 6 năm, hoàng hậu Hán Triệu 4 năm, thọ hơn 40 tuổi. Bà được truy phong làm Hiến Văn hoàng hậu.
1
null
Kyra Gracie Guimarães (sinh ngày 29 tháng 05 năm 1985) là một võ sĩ chuyên nghiệp Nhu thuật Ba Tây (Brazil Jiu-Jitsu – BJJ người Brasil và là nhà vô địch thế giới môn vật. Kyra Gracie là một thành viên trong gia tộc Gracie và là một trong số ít những người phụ nữ đạt được đai đen trong BJJ và là Gracie nữ đầu tiên tích cực tham gia trong các môn thể thao. Từ nhỏ cô sống tại Hoa Kỳ, bang California. Vào năm 2009, cô trở về quê hương Brazil của mình, tuy nhiên cô vẫn duy trì thẻ xanh do Mỹ cấp. Tuy là võ sĩ chuyên nghiệp nhưng cô lại sở hữu thân hình quyến rũ, đầy nữ tính đầy nữ tính dù học võ từ nhỏ. Kyra Gracie học võ từ nhỏ, bên cạnh jiu-jitsu, cô còn học quyền Anh, nhu đạo và vật. Cô đang tập luyện để chuẩn bị bước vào thi đấu ở môn đấu vật biểu diễn.
1
null