text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đới Tư Dĩnh (; sinh ngày 20 tháng 6 năm 1994) là một vận động viên cầu lông nữ người Đài Loan và đang là vận động viên cầu lông số 1 thế giới. Năm 2011, cô giành được danh hiệu cuộc thi xếp hạng của Đài Loan khi chỉ mới 16 tuổi 6 tháng, trở thành tay vợt số 1 trẻ nhất trong lịch sử cầu lông Đài Loan. Cô đã trở thành tay vợt cầu lông số 1 thế giới trong các danh sách đơn nữ vào tháng 12 năm 2016, 22 tuổi và đã được xếp hạng số 1 trong 125 tuần (tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2019), nhiều nhất trong lịch sử của BWF, vượt qua Lý Tuyết Nhuế.
Đới Tư Dĩnh vào chung kết tại Super Series Singapore 2010. Cô đã giành được danh hiệu quốc tế đầu tiên của mình tại US Open Grand Prix Gold 2011 ở tuổi 17. Cô đã giành được các danh hiệu lớn nhất của mình tại Chung kết Superseries vào năm 2014 và 2016, và đã giành được các giải Superseries Premiere, Indonesia Open, vào năm 2016. Cô đã giành được sáu danh hiệu liên tiếp trong năm 2016 và 2017, và có chuỗi chiến thắng 27 trận kể từ khi thua Sung Ji -Hyun tại Chung kết Superseries. Cô đã giành chiến thắng tại All England Open trở lại vào năm 2017 và 2018, và cũng đã vô địch Super Series Hồng Kông ba lần, vào các năm 2014, 2016 và 2017. | 1 | null |
Tasogare Otome x Amnesia (黄昏乙女×アムネジア, たそがれおとめ アムネジア) là loạt manga được thực hiện bởi Maybe. Tác phẩm đã đăng trên tạp chí Monthly Gangan Joker của Square Enix từ ngày 22 tháng 4 năm 2009 đến ngày 22 tháng 6 năm 2013. Cốt truyện xoay quanh mối tình giữa Niiya Teiichi và Kanoe Yūko. Yūko là một cô gái bị chết một cách bí ẩn, xác của cô không bao giờ được tìm thấy và linh hồn của cô bị kẹt trong khu nhà cũ của trường mà Teiichi đang học, ban đầu Teiichi gia nhập vào câu lạc bộ Điều tra các sự kiện huyền bí xảy ra bởi những con ma trong trường và hầu như tất cả các sự kiện này điều do Yūko tạo ra một cách vô tình vì dù là ma thì cô vẫn có thể tương tác với thế giới xung quanh theo cách nào đó. Teiichi là một trong hai người trong trường có thể thật sự nhìn thấy và trò chuyện với Yūko và anh cũng điều tra nguyên nhân thật gây ra cái chết bí ẩn của cô vì chính cô cũng không nhớ tại sao mình lại bị chết cũng như quá khứ của mình, thời gian trôi qua và cả hai đều có tình cảm với nhau.
Loạt manga cũng đã được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như anime và drama CD. Silver Link đã thực hiện chuyển thể anime của tác phẩm và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 08 tháng 4 đến ngày 24 tháng 6 năm 2012.
Truyền thông.
Manga.
Loạt manga được thực hiện bởi Maybe. Tác phẩm đã đăng trên tạp chí Monthly Gangan Joker của Square Enix từ ngày 22 tháng 4 năm 2009 đến ngày 22 tháng 6 năm 2013. Đây là phần nối tiếp một chương truyện ngắn có tên Otome Kokoro to Yūno-sora (乙女心と夕の空) từng phát hành trên Gangan Power vào tháng 6 năm 2008. Square Enix sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 9 tankōbon.
Sách.
Square Enix đã phát hành hai quyển sách vào ngày 22 tháng 11 năm 2012. Một cuốn có tên "Tasogare Otome x Amnesia x Anthology" (黄昏乙女×アムネジア×アンソロジー) mô tả thông tin các nhân vật cùng hình ảnh và các thông tin thiết lập khác mà tác giả dùng để thực hiện manga. Một tuyển tập có tên "Tasogare Otome x Amnesia 8.5 Official Guide Book" (黄昏乙女×アムネジア 8.5 公式ガイドブック) mô tả thông tin các nhân vật cùng hình ảnh và các thông tin thiết lập khác được dùng trong bộ anime như những người tham gia thực hiện phim, người thiết kế nhân vật, diễn viên lồng tiếng...
Anime.
Silver Link đã thực hiện chuyển thể anime của tác phẩm và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 08 tháng 4 đến ngày 24 tháng 6 năm 2012 với 12 tập trên kênh Chiba TV, Sun TV và TV Kanagawa sau đó đến các kênh Tokyo MX, TV Aichi và Animax. Một tập OVA thêm đã được thực hiện khi phát hành phiên bản DVD/BD của bộ anime. Sentai Filmworks giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Hanabee Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand và Muse Communication đăng ký tại Đài Loan.
Âm nhạc.
Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "CHOIR JAIL" do Suzuki Konomi trình bày, bài hát này cũng là bài hát kết thúc cho tập 1 và 12, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2012. Bài hát kết thúc có tên "Calendrier" (カランドリエ) do Okui Aki trình bày, trong tập 11 thì do Hara Yumi trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2012 còn phiên bản do Hara Yumi trình bày thì phát hành đính kèm với hộp phiên bản DVD/BD thứ nhất của bộ anime vào ngày 27 tháng 6 năm 2012. Một đĩa đơn chứa bài hát phụ mang tên "Requiem" đã phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2012 đính kèm với hộp DVD/BD thứ hai. Bốn hộp DVD/BD còn lại của bộ anime đều được đính kèm với các album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime. | 1 | null |
Lăng mộ Gonbad-e Qābus là một tượng đài nằm ở thành phố Gonbad-e Kavus, Iran. Nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2012. Đây được cho là điểm đánh dấu mộ của nhà cai trị Ziyarid Qabus ibn Wushmagir (978–1012). Đây là một tháp mộ hình trụ cao , được xây dựng vào năm 1006 và 1007. Nó có thể được nhìn thấy ở khoảng cách xa . Thành phố nơi có mặt di tích này được đặt theo tên của nó.
Đây được coi là một kiệt tác của kiến trúc Iran, nhà sử học Grabar Oleg mô tả lăng mộ gần như đạt đến sự cân bằng hoàn hảo cả về mục đích (vinh quang huy hoàng vượt xa cái chết), hình dáng (tháp hình trụ biến đổi ngôi sao) và vật liệu duy nhất (bằng gạch). Gonbad-e Qabus là lăng mộ tháp nổi tiếng nhất ở miền bắc Iran và đã xuất hiện trong nhiều ấn phẩm.
Kế hoạch xây dựng.
Các bản chữ khắc trên tháp được viết dưới dạng văn xuôi có vần điệu, nó nói rằng nhà cai trị Qabus đã ra lệnh cho xây dựng tòa tháp trong khoảng thời gian trị vì của mình, thời gian xây dựng trong năm 1006 và 1007. Ông là một hoàng tử của triều đại Ziyarid có kinh đô đặt tại khu vực lịch sử Tabaristan ở miền bắc Iran. Vào thế kỷ 11, khu vực này vẫn đang trải qua quá trình chuyển đổi từ Hỏa giáo sang Hồi giáo.
Ngày thành lập trên di tích được đưa ra theo hai kiểu lịch là Mặt trời Iran và Mặt trăng Hồi giáo. Tượng đài có đường kính trong là tại chân đế. Theo Sheila S. Blair (2002), lối vào của tòa tháp chứa một số bằng chứng sớm nhất về sự phát triển của cấu trúc vòm Muqarnas (giống như thạch nhũ) ở Iran. Về mặt thiết kế, Gonbad-e Qābus giống như nhiều tháp mộ trụ khác trên khu vực ven biển Caspi. Tuy nhiên, nó là ví dụ điển hình vì chiều cao "phi thường". Phần thân tháp nổi trên mặt đất cao với trên đỉnh là mái hình nón.
Lăng mộ được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung có chất lượng tốt màu vàng nhạt đã bị mặt trời chuyển sang màu vàng óng. Chất lượng kỹ thuật của công trình đã quá rõ ràng, khi sự tồn tại với hình dáng gần như hoàn hảo của nó bất chấp sự tàn phá của thời gian, khí hậu và thậm chí là cả pháo kích của người Nga. Trang trí duy nhất bao gồm hai dải chữ khắc vòng quanh thân tháp dưới mái. Mỗi dải chữ khắc được chia thành mười ô bảng, hai ô bảng nằm giữa một cặp trụ tường. Văn bản khắc được lên kế hoạch cẩn thận kết hợp với độ thuần khiết của tòa tháp và độ cao thẳng đứng để biến nó thành một trong những di tích nổi tiếng và đáng nhớ nhất trong tất cả các công trình kiến trúc Iran.
Oleg Grabar (1975) đã viết rằng tháp Gonbad-e Qabus rõ ràng thuộc về loại thông thường của một kiến trúc trường kỳ đáng chú ý. Trong khi thảo luận về hình thức của các tháp lăng mộ ở phía bắc Iran, bao gồm tháp Gonbad-e Qabus, Grabar tuyên bố rằng chúng có thể có mối liên hệ với các cấu trúc tang lễ của người Hỏa giáo. Ông trích dẫn các ví dụ về việc sử dụng lịch mặt trời của Ba Tư trong bản khắc trên Gonbad-e Qabus, cũng như việc sử dụng tiếng Ba Tư Trung cổ (Pahlavi) thường xuyên trên các tháp lăng mộ khác ở miền bắc Iran. Theo Melanie Michailidis (2009), ảnh hưởng của Hỏa giáo hiện diện rõ ràng trong các tháp lăng mộ ở phía bắc Iran, và có thể được nhìn thấy rõ chiều cao, mục đích và hình thức của chúng. Cô lập luận rằng, các tòa tháp được xây dựng bởi các triều đại Ziyarid và Bavandid để mô phỏng "Hầm mộ tráng lệ đã mất của người Sasan".
Mặc dù tên của tòa tháp có nghĩa là Lăng mộ của Qabus, nhưng không có thi hài nào được chôn cất bên trong, tương tự như các tháp lăng mộ khác ở phía bắc Iran. Theo truyền thuyết, Qabus được chôn cất trong một quan tài thủy tinh, treo trên mái nhà bằng dây xích. Michailidis nói thêm rằng, sự thất bại của những người khai quật khi không tìm thấy một thi thể dường như có thể tin tưởng vào câu chuyện này. Cô giải thích rằng các tòa tháp được sử dụng theo thuyết hổ lốn. Thi thể được đặt bên trong lăng mộ, nhưng nhấc lên khỏi mặt đất, nằm trên một nền "bao gồm một số vật liệu không thấm nước". Vì Tabaristan vẫn đang trải qua quá trình Hồi giáo hóa vào thời điểm đó, chủ nghĩa thuyết hổ lốn sẽ là một lời giải thích hợp lý theo Michailidis. Lăng mộ của Qabus đáp ứng nhiều tiêu chí để xử lý người chết theo cách của Hỏa giáo. | 1 | null |
Đỗ Ngọc Yến (25 tháng 5 năm 1941 — 17 tháng 8 năm 2006) là người sáng lập ra và cũng là chủ nhiệm đầu tiên của Nhật báo Người Việt, tờ báo tiếng Việt lâu đời nhất và cũng lớn nhất tại hải ngoại. Ông cũng là một trong những người sáng lập ra khu Little Saigon tại Quận Cam, California. Ông sinh ra ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên lúc trưởng thành thì sống phần lớn ở Nam California.
Tiểu sử.
Đỗ Ngọc Yến sinh ra ở Sài Gòn (nay là
Thành phố Hồ Chí Minh). Ông là một trong 5 người con (3 trai, 2 gái). Cha ông là một thợ may đã ủng hộ Việt Minh trong cuộc chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc. Mẹ ông là một người theo đạo Công giáo sùng đạo.
Ông bắt đầu viết báo khi còn đi học và là chủ bút tờ báo trường Trương Vĩnh Ký. Ông bị đuổi học do hoạt động chống chính quyền, nên phải tự học, cho nên mãi đến năm 22 tuổi ông mới lấy được bằng Tú Tài. Khi vào đại học Văn khoa ông trở thành một đại diện trong ban Chấp hành Sinh viên và đã tổ chức những cuộc xuống đường đòi lật đổ tướng Nguyễn Khánh năm 1964. Năm sau ông Yến bắt đầu làm việc với International Voluntary Service (IVS), một hội thiện nguyện Hoa Kỳ, vận động và tổ chức thanh niên sinh viên giúp IVS phân phối thực phẩm cho đồng bào bị nạn bão lụt ở miền Trung.
Từ năm 1964 ông Đỗ Ngọc Yến đã viết bài cho các nhật báo Sống, Sóng Thần, Đại Dân tộc, tạp chí Văn Nghệ, tuần báo Đời, và nhiều tờ báo khác. Bắt đầu từ thập niên 1970 ông cộng tác với nhiều phóng viên các báo ngoại quốc hoạt động tại Việt Nam.
Về khuynh hướng chính trị ông Yến vừa chống thực dân vừa chống chủ nghĩa cộng sản, nhưng ông nghĩ rằng chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức mạnh chống cộng sản.
Vào ngày 26.04.1975, ông và vợ cùng ba con rời Việt Nam và sau đó được định cư ở Hoa Kỳ.
Ông thành lập tờ báo Người Việt (vào cuối năm 1978 ban đầu là tuần báo, tới 1985 thì trở thành nhật báo) với mục đích loan báo những tin tức trung thực tại Việt Nam cũng như những gì đang xảy ra với người tị nạn ở hải ngoại. Ông cũng đứng vai trò trung gian chuyển đạt quan điểm người Việt tị nạn đến với người Mỹ qua báo chí Mỹ. Cơ sở báo Người Việt cũng là nơi quy tụ các văn sĩ, và nghệ sĩ.
Sang đến thế kỷ 21 ông mắc bệnh tiểu đường và suy thận hằng tuần phải vào bệnh viện lọc máu. Ông mất ngày 17 tháng 8 năm 2006 tại bệnh viện Fountain Valley, miền Nam California. | 1 | null |
Quảng Hòa là một huyện biên giới nằm ở phía đông tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Địa lý.
Huyện Quảng Hòa nằm ở phía đông của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 35 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 283 km, có vị trí địa lý:
Huyện Quảng Hòa có diện tích 668,95 km², dân số năm 2019 là 66.620 người, mật độ dân số đạt 100 người/km².
Ngoài ra, huyện có một cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc là cửa khẩu Tà Lùng ở thị trấn Tà Lùng.
Hành chính.
Huyện Quảng Hòa có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Quảng Uyên (huyện lỵ), Hòa Thuận, Tà Lùng và 16 xã: Bế Văn Đàn, Cai Bộ, Cách Linh, Chí Thảo, Đại Sơn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Quang, Mỹ Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Toản, Tiên Thành, Tự Do.
Lịch sử.
Huyện được thành lập từ ngày 8 tháng 3 năm 1967 trên cơ sở hợp nhất huyện Quảng Uyên và huyện Phục Hòa.
Khi hợp nhất, huyện Quảng Hòa bao gồm 1 thị trấn Quảng Uyên (huyện lị) và 26 xã: Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đà Sơn, Đại Tiến, Đoài Khôn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hoàng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Mỹ Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Quốc Toản, Quy Thuận, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 15 tháng 9 năm 1969, huyện tiếp nhận 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân và Vinh Quý từ huyện Hạ Lang vừa giải thể.
Từ đó, huyện Quảng Hòa có 1 thị trấn Quảng Uyên (huyện lị) và 34 xã: An Lạc, Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Cô Ngân, Đà Sơn, Đại Tiến, Đoài Khôn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hoàng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Mỹ Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quang Long, Quốc Dân, Quốc Phong, Quốc Toản, Quy Thuận, Thái Đức, Thanh Nhật, Thị Hoa, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do, Việt Chu, Vinh Quý.
Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Quảng Hòa thuộc tỉnh Cao Lạng và đến năm 1978, lại tách ra thành 2 tỉnh như cũ.
Ngày 10 tháng 6 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 245-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Quảng Hòa. Theo đó:
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, chuyển 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý về huyện Hạ Lang vừa tái lập.
Huyện Quảng Hòa còn lại thị trấn Quảng Uyên và 24 xã: Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đại Sơn, Đoài Khôn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hoàng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Mỹ Hưng, Tà Lùng, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, chia xã Tà Lùng thành thị trấn Tà Lùng và xã Hòa Thuận.
Đầu năm 2001, huyện Quảng Hòa bao gồm 2 thị trấn: Quảng Uyên (huyện lỵ), Tà Lùng và 24 xã: Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đại Sơn, Đoài Khôn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hòa Thuận, Hoàng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Mỹ Hưng, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, huyện Quảng Hòa lại được tách trở lại thành 2 huyện Quảng Uyên và Phục Hòa:
Đến cuối năm 2019:
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020). Theo đó, tái lập huyện Quảng Hòa trên cơ sở sáp nhập toàn bộ 251,67 km² diện tích tự nhiên và 23.625 người của huyện Phục Hòa; toàn bộ 385,73 km² diện tích tự nhiên và 40.898 người của huyện Quảng Uyên và toàn bộ 31,55 km² diện tích tự nhiên, 2.097 người của xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh vừa giải thể.
Huyện Quảng Hòa có 3 thị trấn và 16 xã như hiện nay. | 1 | null |
Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro, bánh lẳng, bánh âm, bánh coóc mò hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (từ tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh độc đáo và "thuần Việt", nhưng cũng thường thấy nó tương đồng với bánh gio Nhật Bản với tên gọi akumaki và xuất xứ Trung Quốc. Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.
Tên gọi bánh tro (hay gio), bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Đa phần người ta gọi là bánh tro hay bánh gio. Ở vùng núi Đông Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng người ta gọi là bánh coóc mò. Ở vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ người ta gọi là bánh nẳng. Một số vùng ở Bắc Ninh, Hưng Yên lại gọi là bánh âm...
Nguồn gốc.
Bánh ú tro có xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc (; Hán Việt: kiềm thủy tống) và có từ thời nhà Minh (cần phân biệt với bánh ú nhân mặn gồm thịt lợn, hạt hồ đào, hồ đào, thịt tôm, trứng muối... vì đây là bánh ú ngọt). Danh y nhà Minh là Lý Thời Trân, trong Bản thảo cương mục từng khẳng định sự tồn tại của bánh ú, với những miêu tả như sau: "Người xưa dùng 1 cọng cỏ lá tre (loại giống lau sậy) bao bọc gạo nấu thành bánh có góc nhọn, do bánh dùng lá tre gói thành hình có góc nhọn, dân gian gọi là thành tống. Người cận đại yêu chuộng dùng nếp hơn. Thời nay có tục vào mùng Năm tháng Năm, dùng bánh này làm lễ vật ngày Tết, hoặc dùng làm món tế Khuất Nguyên, bánh được làm xong thì đem thả xuống sông, nhân đó làm thành món ăn cho giao long".
Cũng từ loại bánh này mà người Hoa ở Yokohama, Nhật Bản có món bánh gio gọi là akumaki. Bánh này được sản xuất tại tỉnh Kagoshima, tỉnh Miyazaki và tỉnh Kumamoto trong Lễ hội bé trai vào ngày 5 tháng 5.
Người ta nói rằng akumaki bắt đầu như một điều khoản dài hạn cho các samurai trong Trận Sekigahara (1600) hoặc các cuộc xâm lược của Nhật Bản tại Triều Tiên (1592-1598). Ngoài ra, Saigō Takamori (1821-1877) đã đưa akumaki trở thành một món hàng không thể phục hồi trên chiến trường trong cuộc nổi loạn Satsuma (1877). Akumaki trở nên phổ biến ở phía bắc của tỉnh Miyazaki và tỉnh Kumamoto do cuộc nổi loạn đó.
Mặc dù có mặt ở nhiều nước, nhưng nó vẫn giữ được chất lượng. Nó có thể được giữ trong khoảng một tuần ở nhiệt độ bình thường, trong khoảng hai tuần trong tủ lạnh và nó cũng có thể được đông lạnh. Từ quan điểm chuyển giao và vệ sinh, akumaki đóng gói chân không có thể được tìm thấy ở nhiều nơi như một món quà lưu niệm. Nó không được bán thương mại nói chung vì nó thường là một loại bánh kẹo tự làm. Do đó, rất khó để có được trừ khi có cơ hội đặc biệt. Gần đây, kể từ khi khai trương tuyến tàu Kyushu Shinkansen, akumaki đã thu hút sự chú ý đáng kể vì là một món ăn chậm. Akumaki được bán trong các khách sạn của Kagoshima, các trạm bên đường (michi no eki), qua internet và trong các siêu thị trên khắp quận Kagoshima.
Nguyên liệu.
Bánh tro làm từ hai nguyên liệu chính gạo nếp và nước tro (hoặc nước tro Tàu). Bánh tro được biết theo cổ truyền thường là không có nhân. Thành phẩm chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm với mật ong, mật đường hay đường cát. Phần nhân sau này là do tùy vùng miền và tùy người làm bánh, nhưng thường được làm với hai loại: hoặc đậu xanh đãi vỏ nấu chín tán mịn với đường, hoặc dừa già nạo nhuyễn thành cơm dừa nhồi với nước đường. Bánh thường được gói với lá tre bương hay còn gọi là tre lồ ô, loại tre có lóng dài, ống lớn và lá to bản chừng 5–6 cm và dài chừng 30 cm. Ngoài ra tùy địa phương, các loại lá như lá đót hoặc lá dong, lá chuối cũng được sử dụng. Lạt buộc bánh được làm từ bẹ thân cây chuối phơi khô tước sợi hoặc ống giang chẻ sợi.
Gạo nếp được chọn làm bánh tro thường là gạo nếp ngon để thành phẩm được mềm mượt mịn màng, không sượng cứng, trong đó nếp nhung hay nếp cái hoa vàng đều hạt là những lựa chọn tốt nhất.
Nước tro, nước nẳng là thành phần cốt yếu tạo nên hương vị và màu sắc của bánh tro khác biệt với những loại bánh khác. Nước tro thường được làm bằng cách đánh nước vôi với tro, một sản phẩm thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn một số loại thảo dược, dược liệu. Tùy vùng miền và thậm chí tùy gia truyền của người làm bánh mà các loại cây, quả được đốt cháy làm thành tro sẽ có những dị biệt. Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ thường làm nước nẳng bằng cây mận, cây đu đủ rừng, lá trầu không, vỏ chuối tiêu hoặc lá mua, lá vội. Người Kinh thường chưng nấu nước nẳng bằng vỏ quả sở, cây rừng, măng khô và vôị. Bánh nẳng nổi tiếng đã đi vào ngạn ngữ "bánh nẳng chợ Tràng, gạo rang Tiên Lữ" ở Lập Thạch Vĩnh Phúc lại được làm với nước nẳng vốn là tro của các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng, lá si, tầm gửi cây dọc. Ở Đắc Sở huyện Hoài Đức, Hà Nội người dân thường dùng cây dền gai, rơm nếp, vỏ bưởi; ở Phú Yên là cây tầm gửi (trên loại cây lành như dâu, bưởi), cây mè (vừng) còn ở Yên Lãng là rơm nếp, bẹ cau nếp, quả vừng và măng tre. Các nguyên liệu phơi khô rồi đốt thành tro, rây cho mịn đem hòa với nước vôi theo một tỷ lệ nhất định, gạn lấy nước thật trong. Để xem nước có đạt yêu cầu hay không các nhà làm bánh thường dùng lá trầu không nhúng vào khoảng 15-20 giây, vớt ra và bỏ vào miệng nhai mà thấy nước bọt đỏ như nước quết trầu là được.
Ngoài một số loại cây cỏ được dùng đốt thành tro nói trên, cũng có những phụ phẩm khác được bổ sung vào nồi luộc bánh nhằm làm thay đổi màu sắc của bánh như măng tre cho màu đỏ, măng vòi cho màu hổ phách (vàng nâu), lá sậy cho màu vàng nhạt.
Trong cuốn "Nữ công thắng lãm" của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nêu công thức làm nước tro với cành lá cây rạ khoảng 5 phần, cây vừng khô 4 phần, lá tầm gửi 2 phần, vỏ quả xoan đâu (cây xoan trắng) 2 phần, vỏ quả bưởi một phần, lá thơm 2 phần. Các thứ ấy đốt ra lấy tro đem rây mịn. Đong một bát cho vào một bát nước ngâm. Cứ một cóng nước lại cho một bát vôi ngâm khoảng 15 ngày.
Hiện nay một số nơi do không có điều kiện đốt tro đã sử dụng nước tro Tàu (lye water), một loại hóa chất với tên gọi hóa học là natri hydroxide (NaOH) hay hydroxide kali (KOH), nhằm thay thế nước tro truyền thống. Tuy nhiên lạm dụng hóa chất này có thể gây ngộ độc.
Quy trình thực hiện.
Sơ chế nguyên liệu.
Gạo nếp đãi sạch, cho vào thau ngâm với nước tro. Thời gian ngâm tùy thuộc loại gạo, vùng miền, khí hậu, độ đậm nhạt của nước tro, thậm chí tùy cả kinh nghiệm cá nhân nhưng gạo thường được ngâm 5-6 tiếng đến một đêm, khi nào kiểm tra thấy hạt gạo miết ở hai đầu ngón tay nát mịn là được (thuật ngữ gọi là "bục", tức nếp đã ngâm đúng mức để nấu). Gạo ngâm xong được vớt ra xối thật sạch bằng nước mưa hoặc nước giếng khơi, để cho ráo mới tiến hành gói bánh. Người làm bánh thường biết canh thời tiết, loại gạo để tính thời gian ngâm, nhưng không quá một ngày vì sẽ khiến nếp quá nồng mùi tro, ăn không ngon.
Gói và luộc bánh.
Lá đót, lá tre hoặc các loại lá khác đã được hấp, luộc cho bớt diệp lục và lau khô. Xếp lá thành hình phễu, cho nếp vào, gấp lá thật kín tạo thành khối tứ diện rồi dùng dây lạt cột lại theo các cạnh thành hình chữ thập. Sau đó bánh thường được xâu thành một xâu 10 chiếc với lạt thòng lọng ra ngoài để dễ dàng nhấc ra khỏi nồi. Bánh được cho vào đổ ngập nước nấu chín bằng lửa. Thời gian nấu không cần lâu, tùy thuộc kích thước bánh mà nấu từ 1 tiếng đến 3, 4 tiếng. Bánh chín vớt ra nhúng ngay vào chậu nước lạnh cho bánh mau nguội, giữ màu xanh lá và làm sạch bề ngoài của bánh. Cuối cùng bánh được treo lên cao, thoáng gió cho ráo nước.
Một số vùng miền còn làm bánh tro với hình thức thuôn dài, cỡ nhỏ. Khi ăn cắt từng lóng vừa ăn.
Quá trình chuẩn bị nguyên liệu, xoong nồi luộc và gói bánh tuyệt đối không được dính dầu mỡ vì chỉ cần một chút dính vào bánh sẽ khiến bánh không nhừ được.
Thưởng thức.
Bánh tro nấu đạt yêu cầu thì khi mở ra, nếp không còn ở dạng hột mà cả cái bánh trở thành một khối bột trong, mịn chắc như một khối thạch, không nồng vôi tro. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, thiên về âm, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. Khi thưởng thức bánh thường được chấm với đường cát trắng, đường thẻ, mật ong nhưng phổ biến nhất và ngon nhất là chấm với mật mía cô đặc thoảng hương vị của gừng băm vụn.
Ở Nhật, akumaki không có mùi vị. Bánh thường được ăn với siro đường nâu và bột đậu nành rang (kinako), với một chút muối hoặc chấm mật ong. Nếu nó được ăn mà không có gì, nó có vị đắng ở cuống họng (bánh gio Bắc Kạn cũng tương tự). Tuy nhiên, nếu được ăn với siro mật đường và kinako, nó sẽ mang một hương vị hơi khác thường ngọt sắc.
Riêng với bánh ú ngọt Quảng Đông, nó sẽ ăn giống kiểu Việt hoặc sẽ có nhân đậu đỏ nhuyễn ngào đường bên trong.
Đặc sản địa phương.
Tại Việt Nam, miền Bắc nổi tiếng có bánh tro làng Đắc Sở huyện Hoài Đức, Hà Nội; bánh gio Tây Đình, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; bánh nẳng Chợ Tràng, Lập Thạch, Vĩnh Phúc; bánh tro Quảng Yên, Quảng Ninh; bánh nẳng Làng Dòng, Xuân Lũng, Phú Thọ, bánh nẳng của cộng đồng người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ. Miền Trung có bánh tro Yên Lãng, Thọ Xuân, Thanh Hóa, bánh tro Quảng Nam, bánh tro Phú Yên, Bình Định. Bánh gio đã có ở Bắc Kạn hàng trăm năm và là một món ăn, một đặc sản không thể thiếu của người dân Bắc Kạn. Làm bánh gio cầu kỳ đòi hỏi người làm phải khéo tay, tinh mắt. Bánh gio được gói bằng gạo nếp rẫy vừa dẻo vừa thơm. Lá để gói bánh phải là lá chít bánh tẻ, chỉ có lá chít mới làm cho bánh có màu vàng sáng và dễ bóc, khi ăn có mùi thơm rất đặc trưng. Thứ nước mật để chấm bánh được làm bằng đường mía được trồng trên đất cát, mật sánh, thơm và có màu vàng sậm. Bánh gio ngon là phải mịn, dẻo, dai và có vị đậm đặc trưng, mát, lành và để được rất lâu.
Tác dụng với sức khỏe.
Theo Đông y, bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ (đoan dương - chính dương) thường gây ôn dịch thương âm. Vào dịp Tết Đoan Ngọ nó sẽ phát huy cao độ những tính năng trên do mấy ngày này người ta còn gặp nguy hại do ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...). Bánh tro hợp với Tết Đoan Ngọ là vậy. Bánh không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ mà còn cả thời gian sau đó, giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể, để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút), sỏi thận v.v. | 1 | null |
Lợi ích quốc gia, thường được gọi bằng cụm từ tiếng Pháp raison d'Etat (tiếng Anh: lý do của Nhà nước), là mục tiêu và tham vọng của một quốc gia dù là kinh tế, quân sự, hay văn hóa. Khái niệm này là một điều quan trọng trong quan hệ quốc tế khi mà theo đuổi lợi ích quốc gia là nền tảng của trường hiện thực. | 1 | null |
Walt Disney Studios Motion Pictures là một công ty phát hành phim của Mỹ trực thuộc The Walt Disney Company.
Thành lập năm 1953 với tên gọi Buena Vista Distribution Company, công ty chuyên thực hiện công việc phát hành các bộ phim do Walt Disney Studios sản xuất bao gồm Walt Disney Pictures, Touchstone Pictures, Disneynature và từ năm 2012 là Marvel Studios, vốn là một phần của công ty Marvel Entertainment do Disney quản lý.
Bộ phận này có tên gọi như hiện nay từ năm 2007, trước đó là Buena Vista Pictures Distribution từ năm 1987.
Lịch sử.
Trước năm 1953, các sản phẩm của Walt Disney đều do Columbia Pictures, United Artists và RKO Radio Pictures phát hành. Tuy nhiên, đã có sự bất đồng về giá trị doanh thu với series phim tài liệu người đóng của Disney "True-Life Adventures" vào năm 1953, dẫn tới việc Walt và anh trai là Roy Oliver Disney thành lập một công ty con hoàn toàn do họ sở hữu, Buena Vista Film Distribution Company, Inc. (BVD) để thực hiện việc phát hành các sản phẩm của họ tại thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm đầu tiên của Buena Vista phát hành là bộ phim người đóng đã giành Giải Oscar, "The Living Desert" vào ngày 10 tháng 11 năm 1953 cùng với "Toot, Whistle, Plunk and Boom", bộ phim hoạt hình đầu tiên do Buena Vista phát hành. Các sản phẩm đáng chú ý sau đó của họ gồm bộ phim nước ngoài, "Yang Kwei Fei" ("Người đàn bà quý phái nhất"), phát hành tại các rạp ở Mỹ vào tháng 9 năm 1956, "The Missouri Traveler" vào tháng 3 năm 1958, và "The Big Fisherman" vào tháng 7 năm 1959 (bộ phim do hãng thứ ba sản xuất đầu tiên được hỗ trợ tài chính bởi Disney).
Vào tháng 4 năm 1960, công ty đã loại bỏ từ "Film" (phim) khỏi tên gọi chính thức. Năm 1961, Disney sáp nhập với Buena Vista International, phát hành bộ phim đầu tiên của họ được gán nhãn PG (nên có sự giám sát của phụ huynh), "Take Down", vào tháng 1 năm 1979. Vào tháng 7 năm 1987, Buena Vista đổi tên thành "Buena Vista Pictures Distribution, Inc."
Vào tháng 8 năm 1996, Disney và Tokuma Shoten Publishing thoả thuận rằng Disney sẽ phát hành toàn cầu các bộ phim phim hoạt hình Studio Ghibli của Tokuma. Vào tháng 9 năm 1996, Buena Vista Pictures Distribution, Inc. lại bị tách ra.
Năm 2003, Disney ký một thoả thuận phát hành bốn bộ phim hoạt hình với Vanguard Animation, tuy nhiên, chỉ có một bộ phim được ra mắt dưới thương vụ này.
Vào tháng 4 năm 2007, Disney ngừng sử dụng tên Buena Vista cho thương hiệu phát hành phim của họ.
Các sản phẩm đã phát hành.
Walt Disney Studios Motion Pictures rất đáng được chú ý với tám phim đã vượt mốc 1 tỷ USD về doanh thu phòng vé toàn cầu:
Disney là hãng phim chính ở Hollywood duy nhất đã phát hành trên bốn phim vượt mốc 1 tỷ USD (về doanh thu toàn cầu). Thêm vào đó, Disney là hãng đầu tiên trong số hai hãng phim đã phát hành hai bộ phim đạt mốc 1 tỷ USD doanh thu trong cùng một năm (cúng với Warner Bros.). Ba bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất đều do Disney phát hành, cùng với mười sáu trong số hai mươi phim dán nhãn G (phù hợp với tất cả mọi người) có doanh thu cao nhất. Vào năm 2012, Disney đạt được mức doanh thu phòng vé hàng năm cao nhất khu vực Bắc Mỹ.
Công ty phát hành tất cả các bộ phim do The Walt Disney Studios sản xuất, các bộ phận sản xuất phim khác của Disney và một số hãng thứ ba gồm có:
Các thương vụ quốc tế.
Walt Disney Studios Motion Pictures International được thành lập vào năm 1961 dưới tên gọi Buena Vista International. Vào năm 1992, Disney quyết định kết thúc thương vụ chung trước đây với Warner Bros., vốn bắt đầu từ năm 1988 để phát hành các bộ phim của họ tại các thị trường nước ngoài (Anh, Ireland, Benelux & Scandinavia). Quyền phát hành tại Tây Đức được dành cho MGM và sau đó là 20th Century Fox trước thương vụ với Warner Bros. Tại Nga và các nước thuộc khối CIS, Mexico, Brazil, Thái Lan, Singapore và Philippines, các bộ phim của Disney được phát hành theo một thương vụ chung với Sony Pictures Entertainment. | 1 | null |
My Head Is an Animal là album phòng thu đầu tay của ban nhạc Dân ca Iceland Of Monsters and Men, album được phát hành bởi hãng Record Records ở Iceland vào ngày 20 tháng 9 năm 2011. Sau thành công của album với đĩa đơn đầu tay "Little Talks" giành vị trí quán quân tại bảng xếp hạng Iceland, ban nhạc ký hợp đồng với Universal Music Group để phát hành sản phẩm ở thị trường Bắc Mỹ thông qua Republic Records vào ngày 3 tháng 4 năm 2012. Tiêu đề của album xuất phát từ câu hát thứ hai trong ca khúc "Dirty Paws".
Phát hành và quảng bá.
Single.
"Little Talks" được phát hành làm đĩa đơn đầu tay của ban nhạc, và đĩa đơn chính của "My Head Is an Animal" vào ngày 20 tháng 12 năm 2011, sau khi nó được phát hành làm đĩa đơn quảng cáo cho các đài phát thanh tại Mỹ và châu Âu vào tháng 7 năm 2011. Đĩa đơn giúp ban nhạc nổi tiếng trên toàn quốc ở Mỹ, và án được khoảng 1 triệu bản cho đến nay. Sự thành công của đĩa đơn ở Mỹ giúp ban nhạc ký hợp đồng với Universal Music Group, và đĩa đơn, cùng với một phiên bản sửa đổi của "My Head Is an Anima"l đã được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 3 tháng 4 năm 2012. Video âm nhạc cho bài hát ra mắt trong năm 2012.
"Dirty Paws" được chọn là đĩa đơn thứ hai của "My Head Is an Animal" ở Anh và Iceland. Nó được phát hành vào ngày 12 tháng 4 năm 2012 và nằm trong album tái phát hành ở châu Âu. Đĩa đơn quảng bá được phát hành sau đó vào tháng 6.
"Six Weeks" đã được phát hành làm đĩa đơn quảng bá cho album ở Anh và Iceland. Nó được phát hành dưới dạng tải kỹ thuật số vào ngày 27 tháng 8 năm 2012.
"Mountain Sound" được phát hành tại Mỹ làm đĩa đơn thứ hai của album, và thứ tư nếu tính tất cả. Một đoạn video âm nhạc cùng với đĩa đơn được phát hành vào ngày 24. | 1 | null |
Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn còn gọi là Nhà thờ Nhọn nằm ở số 122 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Qui Nhơn. Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn cách Hà Nội 1.063km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 645 km.
Năm 1924, Giáo phận Đông Đàng Trong được đổi thành Giáo phận Qui Nhơn. Tòa Giám mục lúc này đặt ở Làng Sông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhà thờ chính tòa của giáo phận là nhà thờ Tiểu Chủng viện Làng Sông. Nhà thờ này được Giám mục Van Camelbeke Hân khởi công xây dựng vào năm 1892 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Năm 1930, Giám mục Tardieu dời tòa Giám mục xuống Qui Nhơn. Nhà thờ giáo xứ Qui Nhơn được sử dụng như nhà thờ chính tòa. Tuy nhiên do nhà thờ này nhỏ hẹp nên ngày 1 tháng 10 năm 1938, Giám mục Tardieu đã khởi công xây dựng nhà thờ chính tòa mới. Nhà thờ này do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10 tháng 12 năm 1939 với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi.
Nhà thờ được xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét, hai hàng cột đúc ximăng cốt thép. Gian chính giữa rộng 8 mét, cung thánh rộng 8 mét, dài 14,50 mét. Sau cung thánh có 5 bàn thờ phụ. Nhà thờ có sức chứa lên đến 1.500 người. Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp nhọn cao 47,2 mét cao vút lên nền trời. Chính điều này lý giải vì sao người dân thường quen gọi đây là nhà thờ nhọn.
Trong thời gian 1945-1975, mặc dù có lệnh tiêu thổ kháng chiến được ban hành vào cuối năm 1946 nhưng nhà thờ chính tòa Qui Nhơn đã không bị tàn phá. Dưới thời linh mục Phêrô Nguyễn Đình Tịch làm chính xứ, nhà thờ được tu sửa. Ngày 23 tháng 2 năm 1962, quả chuông lớn nặng 1.800 kg của nhà thờ thánh Pancratius ở Chicago, Mỹ được dâng cúng cho nhà thờ chính tòa.
Ngày 25 tháng 6 năm 1961, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chọn Đức Mẹ hồn xác lên trời làm bổn mạng nhà thờ. Ngày 19 tháng 3 năm 1963, bàn thờ bằng một khối hồng thạch có hình dáng hòm bia thánh được đặt ở cung thánh. Cũng trong dịp nầy, tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời được đặt trên trụ đá kê giữa bàn thờ.
Để mừng kỷ niệm 50 năm xây dựng nhà thờ chính tòa Qui Nhơn 1939-1989, Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các đã cho lát đá hoa cương gian cung thánh và sơn quét lại ngôi thánh đường. Đồng thời khởi công xây dựng Hang Đá Lộ Đức bên cạnh nhà thờ chính tòa.
Năm 1992, đồng hồ điện tử có bốn mặt được đặt trên tháp chuông. Điểm đặc biệt là bên cạnh tiếng chuông đồng hồ còn có bài nhạc thánh ca Ave Ave Ave Maria phát ra mỗi khi điểm giờ. Năm 2005, kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ, linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương đã tu sửa nhà thờ, thay nền gạch bông, nới rộng, nâng cao và lát đá granite nền cung thánh. | 1 | null |
Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu () là một "hội các nhà bác học" ("learned society") gồm khoảng 1.500 nhà khoa học và nghệ sĩ hàng đầu của châu Âu nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các lãnh vực liên quan tới khoa học và nghệ thuật ở châu Âu và trên thế giới.
Không nhằm mục tiêu lợi nhuận để giữ sự độc lập về chính trị và ý thức hệ, Viện này được sự tài trợ của Liên minh châu Âu, chính phủ Áo, các cơ quan công cộng và các tổ chức tư nhân. Trong số các viện sĩ của viện, có 29 người đã đoạt giải Nobel.
Lịch sử.
Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu được thành lập năm 1990 ở Salzburg, Áo bởi nhà phẫu thuật tim Felix Unger ở Salzburg, hồng y Franz König của tổng giáo phận Vienne và nhà khoa học chính trị kiêm triết gia Nikolaus Lobkowicz.
Việc phát triển Alma Mater Europaea.
Từ đầu thập niên 2000, Viện đã triển khai một dự án trường đại học gọi là Alma Mater Europaea ("Đại học châu Âu"), đôi khi có phụ đề là "European University for Leadership" ("Đại học châu Âu về chức lãnh đạo").
Alma Mater Europaea được chính thức thành lập năm 2010. Chủ tịch của đại học là giáo sư tiến sĩ Felix Unger, viện trưởng là nhà khoa học chính trị người Đức, giáo sư tiến sĩ Werner Weidenfeld, và phó viện trưởng là giáo sư tiến sĩ Ludvik Toplak, một luật sư và nhà ngoại giao người Slovenia.
Năm 2011, Viện mở trường đại học đầu tiên ở Slovenia gọi là Alma Mater Europaea - Evropsko sredisce Maribor (ECM) (tiếng Anh: "Alma Mater Europaea - European Centre Maribor"). Năm 2011 có khoảng 500 sinh viên ghi danh học ở trường đại học này. Tháng 7 năm 2011, Alma Mater Europaea của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu cũng đồng bảo trợ một lớp học mùa hè ở St. Gallen, Thụy Sĩ. Trong niên khóa 2012-2013, có khoảng 800 sinh viên ghi danh học ở đại học tại Maribor.
Năm 2013, trường Alma Mater Europea của Salzburg được thành lập. Dự kiến có khoảng 1.000 sinh viên sẽ ghi danh học nhiều môn ở Áo, Slovenia và ở các nước khác.
Tuyên bố về biến đối khí hậu.
Tháng 3 năm 2007, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu đã đưa ra một tuyên cáo chính thức, trong đó nói rằng ""Hoạt động của con người rất có thể phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về tình trạng khí hậu nóng lên. Hầu hết các tình trạng khí hậu nóng lên trong 50 năm qua có thể là được gây ra bởi nồng độ tăng lên của khí nhà kính trong không khí. Ghi nhận những thay đổi khí hậu dài hạn trong đó có những thay đổi trong nhiệt độ và băng ở Bắc cực, thay đổi rộng lớn trong lượng mưa, độ mặn đại dương, mô hình gió và thời tiết khắc nghiệt trong đó có hạn hán, lượng mưa lớn, sóng nhiệt và cường độ của những cơn lốc xoáy vùng nhiệt đới. Sự phát triển trên có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của nhân loại. Chúng tôi hoan nghênh những sáng kiến của Live Earth và Save Our Selves để bắt đầu quá trình vận động nhân dân có hành động về vấn đề này"".
Tổ chức và viện sĩ.
Các viện sĩ được một ủy ban đề cử và được bầu bởi Senate của Viện, căn cứ vào công lao nghiên cứu và đóng góp cho xã hội của họ. Các viện sĩ được phân chia vào 7 ngành khoa học sau đây:
Xem thêm.
Danh sách viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu | 1 | null |
" Little Talks " là đĩa đơn đầu tay của ban nhạc indie folk/ indie pop Iceland Of Monsters and Men. Bài hát đã được phát hành như là đĩa đơn từ album phòng thu đầu tay của họ, My Head Is an Animal (2012). Nó cũng đã được phát hành trên EP của ban nhạc Into the Woods. Nó được viết bởi Nanna Bryndís Hilmarsdóttir và Ragnar Þórhallsson, và sản xuất bởi Aron Thor Arnarsson.
Bài hát.
USA Today mô tả bài hát như một " bản hit quái vật ", lưu ý đoạn "điệp khúc phi mã" của nó. Theo Nanna Bryndís Hilmarsdóttir, bài hát mô tả hai người yêu nói chuyện qua lại với nhau và có nghĩa là một người gần đây đã chết, nói rằng "có thể một người không thực sự nghe một người khác." Bài hát được lấy cảm hứng từ một căn nhà cũ, mà cô gái chuyển vào.
Music video.
MV được phát hành cho công chúng thông qua YouTube vào ngày 02 Tháng 2 năm 2012.
Nó bắt đầu với năm thủy thủ(do các thành viên nam của nhóm nhạc) thấy một cái gì đó rơi xuống từ bầu trời. Khi họ điều tra, nó tách ra để lộ một sinh vật nữ xinh đẹp (Nanna Bryndis Hilmarsdóttir). Cô gia nhập thủy thủ trên tàu bầu trời của họ, nhưng họ bị tấn công bởi một con chim hai đầu rất lớn. Người phụ nữ kỳ diệu chiến thắng con chim, nhưng các tàu rơi, buộc các thủy thủ và người phụ nữ tiếp tục đi bộ vào một hang động. Khi họ xuất hiện, họ đang phải đối mặt với một con thú khác và một lần nữa bị đánh bại bởi người phụ nữ. Họ bị đẩy trở đi, nhưng khi họ đang băng qua một lớp băng, băng bị vỡ, họ rơi vào nước sâu lạnh lẽo và vào nanh vuốt của một con quái vật biển. Sinh vật nữ đánh bại con quái vật, và họ sử dụng một tảng băng trôi nổi để lên vào bầu trời, nơi họ gặp bởi một con vật khổng lồ bao phủ bởi màu sắc tương tự như các sinh vật nữ, cô mỉm cười và ở bên người thân của mình khi bài hát kết thúc.
Video sản xuất bởi các công ty sản xuất WeWereMonkeys người cũng sản xuất video cho đĩa đơn của ban nhạc "King and Lionheart".
MV được đề cử trong năm 2012 MTV Video Music Awards cho Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất trong video, nhưng đã để thua Wide Awake của Katy Perry. | 1 | null |
Nhà thờ chính tòa Long Xuyên hiện nay tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Huệ, phường Mỹ Long, ở trung tâm thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đây là nhà thờ chính tòa của giáo phận Long Xuyên. Nhà thờ chính tòa Long Xuyên cách Thành phố Hồ Chí Minh 186 km.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Sắc chỉ Christi Madata thành lập Giáo phận chính tòa Long Xuyên. Nhà thờ Thánh Tôma khi đó là nhà thờ giáo xứ Long Xuyên được chọn làm nhà thờ chính tòa. Nhà thờ này được xây dựng từ xây năm 1903 theo kiến trúc phương Tây hiện nay là nhà nguyện dành cho các linh mục, tu sĩ về tĩnh tâm hằng tháng và hằng năm.
Nhà thờ chính tòa hiện nay là nhà thờ Thánh Nicôla Bari. Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1958, do linh mục Piô Nguyễn Hữu Mỹ phụ trách. Sau đó tiếp tục được xây dựng mở rộng và chính thức được khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 1973 và trở thành nhà thờ chính tòa giáo phận. Nhà thờ có chiều dài 60m, rộng 18m, cao 20m, tháp chuông cao 55m.
Ở mặt tiền của nhà thờ có tượng Đức Mẹ rất lớn do đó nhà thờ còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Đức Maria Ban Hòa Bình hay Nhà thờ Nữ vương Hòa bình. Tượng Đức Mẹ này giống với hình ảnh về Đức Mẹ Pontmain. | 1 | null |
Hugo Hermann Ottomar Rudolf Walther von Monbary (19 tháng 4 năm 1815 tại Krummenort, huyện Sensburg – 25 tháng 1 năm 1892 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Rudolf sinh vào tháng 4 năm 1815 tại huyện Sensburg, là con trai của sĩ quan quân đội Phổ và "Platzmajor" (tạm dịch là "Thiếu tá địa phận") Thorn, Ludwig Christoph Walther von Monbray (mất năm 1822) với người vợ của ông này là bà Luise Barbara, nhũ danh von Boyen.
Từ ngày 17 tháng 4 năm 1826, Walther von Monbary theo học trường thiếu sinh quân tại Kulm rồi tại Berlin. ến năm 7 tháng 8 năm 1832, ông gia nhập quân ngũ với cấp hàm Chuẩn úy trong Trung đoàn Phóng lựu số 1 "Thái tử" (số 1 Đông Phổ). Tại đây, ông được lên quân hàm Thiếu úy vào ngày 13 tháng 2 năm 1834 và với cấp bậc này, ông là giảng viên ở trường thiếu sinh quân Kulm kể từ ngày 13 tháng 11 năm 1840 cho đến ngày 19 tháng 8 năm 1842. Đầu tháng 4 năm 1843, Walther von Monbary được cử đến thành phố Memel để đảm nhiệm công việc trấn thủ và hỗ trợ lực lượng cảnh sát cảng ở đây. Ông thực thi nhiệm vụ của mình cho đến ngày 1 tháng 6 năm 1844 thì được đổi làm sĩ quan phụ tá của nhân viên kế toán của Tiểu đoàn I thuộc Trung đoàn Dân quân số 1 ở Wehlau. Tiếp theo đó, với cấp hàm Trung úy (được phong vàio ngày 13 tháng 5 năm 1848), Walther von Monbary giữ một chức Đại đội trưởng tạm quyền ("Kompanieführer") trong Tiểu đoàn I ở Königsberg từ ngày 1 tháng 10 năm 1849 cho tới ngày 21 tháng 6 năm 1852. Sau đó, ông được thăng cấp Đại úy đồng thời được giao chỉ huy một đại đội trong Trung đoàn Phóng lựu số 1 "Thái tử". Trong đơn vị này, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp quân sự của mình trong những năm sau đó: ông được thăng cấp hàm Thiếu tá vào ngày 17 tháng 8 năm 1858 rồi không lâu sau đó ông được ủy nhiệm làm Giám đốc Trường Sư đoàn Tổng hợp của Quân đoàn I vào ngày 11 tháng 1 năm 1859. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1859, Walther von Monbary nhậm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn II, vào ngày 18 tháng 10 năm 1861 ông được trao tặng Huân chương Vương miện hạng IV để ghi nhận những thành tựu của ông trong việc chỉ huy Tiểu đoàn. Hai năm sau khi được lên cấp bậc Thượng tá vào ngày 17 tháng 3 năm 1863, ông được giao tạm quyền chỉ huy ("Führung") Trung đoàn Bộ binh số 46 "Bá tước Kirchbach" (số 1 Hạ Schlesien) vào ngày 14 tháng 8 năm 1865, sau đó vào ngày 3 tháng 4 năm 1866 ông được phong chức Trung đoàn trưởng. Chẳng bao lâu sau, ông được thăng hàm Đại tá vào ngày 18 tháng 6 năm 1866.
Walther von Monbary đã chỉ huy trung đoàn của mình tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo vào năm 1866. Trong trận Nachod vào ngày 27 tháng 6, ông bị thương do trúng một mảnh đạn vào đầu. Để tưởng thưởng sự điều binh sáng suốt và quyết đoán của ông trong trận chiến này, ông đã được phong thưởng Thập tự Xanh (cũng có thể gọi là "Huân chương Quân công"), phần thưởng quân sự cao quý nhất của Phổ vào ngày 20 tháng 9 năm 1866. Sau chiến thắng Nachod, ông cũng chiến đấu trong các cuộc giao tranh tại Skalitz (28 tháng 6), Schweinschädel (29 tháng 6 cùng với trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7.
Chẳng bấy lâu trước khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, Walther von Monbary được lãnh chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 20 vào ngày 14 tháng 7 năm 1870, và ít lâu sau khi chiến tranh nổ ra, ông được thăng chức Thiếu tướng vào ngày 26 tháng 7 năm 1870. Sau trận đánh lớn đầu tiên ở Wissembourg vào ngày 4 tháng 8, ông chỉ đạo lữ đoàn của mình tham gia trận Frœschwiller-Wœrth vào ngày 6 tháng 8 năm 1870, một trận đánh diễn ra ngoài dự kiến của Bộ Chỉ huy quân đội Đức. Thượng lệnh của Thái tử Phổ Friedrich Wilhelm &ndashl Tư lệnh Tập đoàn quân số 3 – chưa cho đội tiền quân của mình đánh một trận lớn đã không thể kiềm chế tinh thần hăng hái của tiền binh, và các cuộc giao chiến ở tiền đồn quân Pháp đã phát triển thành trận đánh khốc liệt. Dưới sự chỉ huy của Monbary, Lữ đoàn Bộ binh số 20 đã giành được Wœrth vào lúc 12:30 sáng sau một cuộc giằng co, trong đó tướng Raoult của Pháp bị giết. Không lâu sau đó, được sự yểm trợ của Lữ đoàn số 19, lữ đoàn lên án ngữ trên đỉnh các cao điểm bên phải thung lũng Sauer. Trong diễn biến kế tiếp của cuộc chiến, ông cùng với lữ đoàn của mình chiến đấu trong trận đánh quyết định ở Sedan vào đầu tháng 9 và tham gia cuộc vây hãm Paris; cũng trong thời gian này, ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II vào ngày 25 tháng 8 năm 1870 rồi nhận Thập tự Sắt hạng I vào ngày 31 tháng 12 năm 1870. Đến tháng 3 năm 1871, tướng Walther von Monbary được lãnh nhiệm chức Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 2, và tiếp tục chỉ huy lữ đoàn này sau khi cuộc chiến tranh hoàn toàn chấm dứt với thắng lợi quyết định của người Đức. Vì những thành tích lâu năm của ông, ông đã được Đức hoàng ("Kaiser") Wilhelm I phong thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II kèm theo Bó sồi vào ngày 18 tháng 1 năm 1874. 8 tháng sau, với cấp bậc Danh dự ("Charakter") Trung tướng, Walther von Monbary được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được triệu hồi khi có chiến tranh) với một khoản lương hưu vào ngày 15 tháng 9 năm 1874.
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1845, Walter von Monbary thành hôn với bà Maria Johanna Luise Konstanze, nhũ danh von Gabain (1820 – 1902). Do cặp đôi này không có một người con nào, họ đã nhận nuôi Arthur Stern und Walther von Monbary (1853 – 1917), người cũng theo đuổi một sự nghiệp quân sự và được thăng đến cấp hàm Thiếu tướng. Vào tháng 1 năm 1892, ông từ trần tại thành phố Potsdam, Brandenburg. | 1 | null |
Người đẹp và quái vật (tựa gốc tiếng Anh: Beauty and the Beast; còn có tựa Việt khác là Người đẹp và quái thú) là phim điện ảnh hoạt hình mang yếu tố nhạc kịch và kỳ ảo lãng mạn của Mỹ năm 1991 do xưởng phim Walt Disney Animation Studios sản xuất và hãng Walt Disney Pictures chịu trách nhiệm phát hành. Tác phẩm là phim điện ảnh hoạt hình thứ 30 của Disney và bộ phim thứ ba phát hành trong thời kì Phục hưng của Disney, dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên của nữ nhà văn người Pháp Jeanne-Marie Leprince de Beaumont (tên tác giả không được ghi nhận trong phiên bản tiếng Anh nhưng được ghi nhận trong bản tiếng Pháp) và những ý tưởng từ phim điện ảnh cùng tên của Pháp năm 1946 do Jean Cocteau đạo diễn. Nội dung phim kể về mối tình lãng mạn giữa Quái thú (Robby Benson lồng tiếng), chàng hoàng tử bị biến thành một con quái thú gớm ghiếc, còn những người hầu của chàng bị biến thành các vật dụng gia đình—một sự trừng phạt vì sự độc ác và ích kỷ của chàng và Belle (Paige O'Hara lồng tiếng), cô gái trẻ xinh đẹp bị Quái thú giam giữ trong lâu đài của mình. Để có thể trở lại thành người, Quái thú phải học cách yêu Belle và chiếm được tình yêu của nàng, trước khi cánh hoa cuối cùng từ bông hoa hồng phép thuật mà một bà phù thủy gieo lời nguyền lên Quái thú rụng xuống, hoặc Quái thú sẽ vẫn ở trong hình hài này vĩnh viễn. Phim còn có sự tham gia lồng tiếng của Richard White, Jerry Orbach, David Ogden Stiers và Angela Lansbury.
Walt Disney từng có lần đầu chuyển thể "Người đẹp và quái vật" thành phim hoạt hình không thành công trong các thập niên 1930 và 1950. Tiếp nối thành công của "Nàng tiên cá", Walt Disney Pictures quyết định chuyển thể câu chuyện cổ tích này, với Richard Purdum dự định thực hiện một tác phẩm không có yếu tố nhạc kịch. Cuối cùng chủ tịch của Disney lúc đó là Jeffrey Katzenberg đã gạt bỏ ý tưởng của Purdum, thay vào đó ông đề nghị chuyển thể câu chuyện thành một bộ phim nhạc kịch giống như "Nàng tiên cá". Phim do Gary Trousdale và Kirk Wise đạo diễn, với kịch bản do Linda Woolverton chắp bút cùng cốt truyện ghi nhận Roger Allers đầu tiên. Nhà viết ca từ Howard Ashman và nhà soạn nhạc Alan Menken là những người sáng tác các bài hát trong phim. Ngoài ra Ashman cũng đảm nhận vị trí giám đốc sản xuất phim, nhưng ông đã qua đời vì những biến chứng liên quan đến AIDS tám tháng trước khi phim ra rạp, do đó bộ phim được đề tặng để tri ân ông.
Ngày 29 tháng 9 năm 1991, một bản chưa hoàn chỉnh của "Người đẹp và quái vật" ra mắt tại Liên hoan phim New York, kế tiếp đó là bản phim hoàn chỉnh phát hành chiếu rạp tại El Capitan Theatre vào ngày 13 tháng 11. Tác phẩm gặt hái thành công lớn về doanh thu phòng vé khi thu về 425 triệu USD trên toàn cầu so với kinh phí sản xuất là 25 triệu USD. Bộ phim đã chiến thắng giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất, qua đó trở thành phim hoạt hình đầu tiên chiến thắng hạng mục này. "Người đẹp và quái vật" cũng là tác phẩm điện ảnh hoạt hình đầu tiên nhận đề cử giải Oscar cho phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 64, bên cạnh đó phim còn đoạt giải Oscar cho nhạc phim hay nhất và ca khúc trong phim hay nhất (cho bài hát chủ đề), đồng thời nhận thêm các đề cử khác cho ca khúc trong phim ("Be Our Guest") hay nhất và hòa âm hay nhất. Vào tháng 4 năm 1994, "Người đẹp và quái vật" trở thành phim hoạt hình đầu tiên của Disney được chuyển thể thành vở nhạc kịch của Broadway. Thành công của phim còn dẫn đến hai phần tiếp nối phát hành tại gia: "" (1997) và "Belle's Magical World" (1998), cả hai đều lấy bối cảnh diễn ra trong dòng thời gian của phần phim gốc. Tiếp nối hai phần này là một loạt phim truyền hình ăn theo mang tên "Sing Me a Story with Belle".
Một phiên bản IMAX của "Người đẹp và quái vật" được phát hành vào năm 2002 và có thêm "Human Again", một phân cảnh nhạc kịch dài năm phút từng xuất hiện trong bản nhạc kịch năm 1994. Cùng năm đó, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã lựa chọn lưu trữ phim tại Viện lưu trữ phim quốc gia nhờ "có đóng góp quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ". Sau thành công từ bản tái phát hành 3D của "Vua sư tử", tác phẩm cũng được tái phát hành ở định dạng 3D vào năm 2012. Một bản chuyển thể điện ảnh người đóng của bộ phim do Bill Condon đạo diễn ra rạp vào ngày 17 tháng 3 năm 2017.
Cốt truyện.
Một nữ phù thủy cải trang thành một bà cụ ăn xin tới gặp một chàng hoàng tử ích kỷ và kiêu căng, mong được đổi một bông hoa hồng lấy một đêm ngủ nhờ trong lâu đài của anh. Chàng hoàng tử đã cười nhạo ý định đó và đuổi bà lão đi. Để trừng phạt sự lạnh lùng và ích kỷ của anh, nữ phù thủy đã biến anh thành một con quái thú gớm ghiếc, và biến những người hầu của anh thành các vật dụng trong nhà. Bà đưa cho anh một chiếc gương thần có thể cho anh biết những gì đang xảy ra ở bất cứ nơi đâu, cùng với bông hoa hồng sẽ nở vào lần sinh nhật thứ 21 của hoàng tử. Để phá bỏ lời nguyền, hoàng tử phải học cách yêu thương người khác và phải được một người con gái yêu lại trước khi những cánh hoa hồng rụng hết, nếu không hoàng tử sẽ phải ở trong bộ dạng quái thú mãi mãi.
Một vài năm sau, có một cô gái trẻ đẹp tên là Belle sống ở một thị trấn cùng với cha mình, ông Maurice, một nhà phát minh lập dị. Là một người đam mê sách, Belle luôn mong ước có được một cuộc sống mới nhằm thoát khỏi thị trấn buồn tẻ và đơn điệu của nàng. Sắc đẹp và lối sống phóng khoáng không theo lễ nghi của nàng thu hút sự chú ý của mọi người trong thị trấn và có nhiều chàng trai muốn theo đuổi nàng, đặc biệt là Gaston, một gã kiêu ngạo luôn quyết tâm cưới nàng. Mặc dù Gaston là mẫu người được rất nhiều cô gái mong đợi và nhiều chàng trai trong thị trấn ngưỡng mộ, nhưng Belle không có chút thích thú nào với gã.
Trên đường tới hội chợ để giới thiệu chiếc máy chẻ củi của mình cùng với con ngựa Phillipe, Maurice bị lạc trong rừng sâu. Bị một đàn chó sói truy đuổi, Maurice tình cờ tới lâu đài u ám của Quái thú, nơi ông đã gặp những người hầu của hoàng tử gồm Lumière - một cây nến, Cogsworth - một chiếc đồng hồ, Mrs. Potts - một chiếc ấm trà, và con trai của bà, Chip - một tách trà con, được tiếp đãi rất chu đáo. Quái thú sau đó đã phát hiện và bắt giữ Maurice. Phillipe đưa Belle đến tòa lâu đài này, và nàng đề nghị được thế chỗ cha mình đang bị giam giữ; và Quái thú đã chấp nhận, bất chấp sự phản kháng của Maurice. Trong khi Gaston đang bực bội trong quán rượu vì cầu hôn Belle không thành, Maurice tới nhờ mọi người giúp cứu con gái ông khỏi tay Quái thú. Không ai tin lời ông nói là nghiêm túc cả nên Maurice đã lên đường một mình.
Đêm đó Belle từ chối ăn tối cùng Quái thú, làm nó tức giận điên cuồng; Lumière không nghe lời Quái thú rằng không được cho nàng ăn tối nữa. Trong khi Lumière và Cogsworth đưa Belle đi dạo quanh lâu đài, nàng bước vào Căn phòng Phía Tây cấm kỵ, và thấy bông hoa hồng kỳ diệu. Quái thú trở về, thấy Belle ở đó nên vô cùng giận dữ đuổi nàng đi. Belle tìm cách chạy trốn khỏi lâu đài với Phillipe, nhưng họ bị một đàn chó sói trong rừng tấn công. Quái thú tới giúp nàng và đánh đuổi bọn chó sói đi, nhưng không may lúc đó nó đã bị thương. Belle băng bó cho Quái thú, và nó bắt đầu có tình cảm với nàng. Nàng cảm ơn nó đã cứu nàng lúc nguy hiểm và Quái thú đã gây ấn tượng với Belle khi nó tặng cho nàng toàn bộ thư viện khổng lồ của lâu đài. Khi cả hai dành nhiều thời gian bên nhau, họ lại càng thân thiết với nhau hơn. Trong lúc đó, tên Gaston độc ác đã đút lót cho Monsieur d′Arque, quản lý trại tâm thần của thị trấn, để bắt Maurice đi nếu Belle không chấp nhận lời cầu hôn của hắn.
Belle và Quái thú đã tận hưởng bữa tối lãng mạn, nhảy cùng nhau trong căn phòng khiêu vũ rộng lớn dưới nền nhạc bài hát "Người đẹp và quái thú" của Mrs. Potts. Belle nói với Quái thú rằng nàng rất nhớ cha mình, và Quái thú đã để nàng dùng chiếc gương thần để xem cha mình đang ở đâu. Khi thấy cha sắp chết cóng trong khu rừng vì đang cố tìm cách cứu mình, Belle vô cùng hoang mang lo lắng. Mặc dù vô cùng thất vọng, nhưng vì tình yêu, Quái thú đã cho phép Belle rời khỏi lâu đài để đi cứu cha, đồng thời tặng nàng chiếc gương để lúc nào nàng cũng có thể nhớ tới mình. Belle tìm thấy cha và đưa ông trở về nhà. Sau đó Gaston tới để thực hiện kế hoạch xấu xa của mình, nhưng Belle đã chứng minh cha mình hoàn toàn tỉnh táo bằng cách cho mọi người xem Quái thú trong chiếc gương thần. Phát hiện ra Belle đã đem lòng yêu Quái thú, Gaston kích động sự giận dữ của đám đông, nói với họ rằng Quái thú là một con quái vật ăn thịt người cần phải bị tiêu diệt, và đưa họ tới lâu đài. Gaston nhốt Belle và Maurice trong tầng hầm nhà họ, nhưng Chip, người đã trốn trong túi đồ của Belle, đã giải thoát cho hai cha con bằng chiếc máy chẻ củi của chính Maurice.
Người hầu của Quái thú đã đánh bại đám đông trong khi Gaston đi tìm Quái thú. Ban đầu, Quái thú quá chán nản và thất vọng không buồn đánh lại, nhưng nó đã lấy lại được ý chí khi thấy Belle quay lại lâu đài. Sau khi chiến thắng trong trận đấu nảy lửa, Quái thú đã tha mạng cho Gaston và bảo hắn biến đi. Khi Quái thú đoàn tụ với Belle thì Gaston bất ngờ đâm nó từ phía sau, nhưng sau đó bị mất thăng bằng, hắn đã ngã xuống vực và chết. Lát sau, Quái thú đã không qua khỏi, và Belle đã thổ lộ tình yêu của mình với nó ngay khi cánh hồng cuối cùng rụng xuống, và lời nguyền đã được phá bỏ. Quái thú tỉnh dậy và trở lại thành người, tất cả những người hầu của chàng cũng vậy. Belle và hoàng tử nhảy cùng nhau trong phòng khiêu vũ trước sự chứng kiến của Maurice, và những người hầu vô cùng hạnh phúc đứng vây quanh họ.
Sản xuất.
Những phiên bản đầu tiên.
Walt Disney tiếp tục đi tìm những câu chuyện để chuyển thể thành phim chiếu rạp sau thành công của "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", và "Người đẹp và quái vật" cũng nằm trong số những câu chuyện ông xem xét tới. Những nỗ lực nhằm phát triển truyện "Người đẹp và quái vật" thành một bộ phim đã được thực hiện vào những năm 1930 và 1950, nhưng cuối cùng bị loại bỏ bởi vì đó "thực sự là một thử thách lớn " với nhóm viết kịch bản. Peter M. Nichols nói rằng Disney sau đó có lẽ đã nản lòng sau khi nghe lời Jean Cocteau, người cũng vừa hoàn thành xong phiên bản riêng của ông chuyển thể từ câu chuyện này.
Nhiều thập kỷ sau, sau thành công của phim "Who Framed Roger Rabbit" vào năm 1988, hãng phim Disney đã phục hồi lại dự án "Người đẹp và quái vật" cho xưởng phim hoạt hình vệ tinh họ vừa thành lập ở London, Anh để thực hiện phim "Roger Rabbit". Richard Williams, người đã đạo diễn phần hoạt hình của "Roger Rabbit", đã trực tiếp tiếp cận dự án này, nhưng từ chối bởi ông mong muốn tiếp tục làm việc với dự án đã thai nghén lâu năm của mình "The Thief and the Cobbler". Ở vị trí của mình, Williams đề cử đồng nghiệp của mình, đạo diễn hoạt hình người Anh Richard Purdum, và công việc bắt đầu dưới sự điều hành của nhà sản xuất Don Hahn với một phiên bản không có yếu tố nhạc kịch của "Người đẹp và quái vật" lấy bối cảnh ở thời kì Victoria của nước Pháp. Theo chỉ thị của CEO của Disney Michael Eisner, "Người đẹp và quái vật" trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên của Disney sử dụng một người viết kịch bản riêng. Đây là một bước chuyển khác biệt trong quá trình sản xuất một sản phẩm phim hoạt hình, trước đây vốn được phát triển trên các storyboard (một loạt các bức hình vẽ phác thể hiện sơ lược cốt truyện và bố cục chính của phim) truyền thống thay vì dưới dạng văn bản. Linda Woolverton viết bản nháp đầu tiên của câu chuyện trước khi quá trình vẽ các storyboard bắt đầu, và làm việc với nhóm kịch bản để bố trí lại và phát triển bộ phim.
Viết lại kịch bản và nhạc kịch hoá phim.
Khi nhìn thấy cuộn các bức vẽ phác thảo kịch bản vào năm 1989, chủ tịch của hãng Walt Disney Studios là Jeffrey Katzenberg yêu cầu bộ phim phải được xới tung lên và bắt đầu lại từ đống hỗn tạp đó. Vài tháng sau khi mọi việc được triển khai lại từ đầu, Purdum xin thôi vai trò đạo diễn. Xưởng phim tiếp cận với Ron Clements và John Musker để mời họ đạo diễn bộ phim nhưng họ đã từ chối lời đề nghị này và nói rằng họ đã "mệt mỏi" sau khi vừa hoàn thành công việc đạo diễn một sản phẩm thành công gần đây của Disney "Nàng tiên cá". Disney sau đó đã thuê hai đạo diễn lần đầu tiên thực hiện một phim chiếu rạp Kirk Wise và Gary Trousdale. Wise và Trousdale trước đây đã đạo diễn một số tập phim hoạt hình "Cranium Command", một phim ngắn cho công viên giải trí EPCOT của Disney. Cùng với đó, Katzenberg mời các nhà soạn nhạc Howard Ashman và Alan Menken, người đã sáng tác phần nhạc cho phim "Nàng tiên cá" để chuyển "Người đẹp và quái vật" thành một phim nhạc kịch theo phong cách Broadway với cảm hứng giống với "Nàng tiên cá". Ashman, người vào thời điểm đó đã biết rằng mình đang phải chống chọi với những biến chứng của AIDS, đang hợp tác với Disney trên một dự án yêu thích của ông, "Aladdin", và chỉ đồng ý tham gia một cách miễn cưỡng vào nhóm sản xuất đầy thử thách của bộ phim này Để phù hợp với tình trạng sức khoẻ đang xấu đi của Ashman, phần sản xuất tiền kỳ của "Người đẹp và quái vật" đã được chuyển từ London về Residence Inn ở Fishkill, New York, gần với nhà của Ashman ở thành phố New York. Tại đây, Ashman và Menken tham gia cùng với Wise, Trousdale, Hahn, và Woolverton tái cấu trúc lại kịch bản phim. Bởi câu chuyện gốc chỉ gồm có hai nhân vật chính, các nhà làm phim đã cải tiến nó, thêm các nhân vật mới dưới dạng những đồ vật trong nhà kỳ diệu, những người có thể "thêm hơi ấm và hài hước cho một câu chuyện buồn" và dẫn khán giả đi suốt bộ phim, cùng với đó thêm một "nhân vật phản diện thực sự" - Gaston.
Những ý tưởng này có một chút gì đó giống những yếu tố trong phiên bản phim "Người đẹp và quái vật" năm 1946 của Pháp, đã giới thiệu nhân vật Avenant, một kẻ cầu hôn ngu ngốc có gì đó giống như Gaston cùng với những đồ vật vô tri vô giác có thể nói chuyện như người thật ở lâu đài của Quái thú. Tuy nhiên, những đồ vật hoạt hình này lại có những tính cách riêng biệt, rõ ràng trong phiên bản của Disney. Tới đầu năm 1990, Katzenberg đã chấp thuận kịch bản sửa đổi, và quá trình vẽ phác kịch bản bắt đầu trở lại. Quá trình sản xuất này buộc các họa sĩ cốt truyện phải bay đi bay về giữa California và New York để Ashman duyệt các bản vẽ phác cốt truyện, mặc dù chình nhóm sản xuất cũng không được cho biết tại sao phải làm như vậy.
Tuyển vai và thu âm.
Các nhà làm phim ban đầu cân nhắc tuyển lại nữ diễn viên đóng vai "Nàng tiên cá" Jodi Benson trong vai Belle. Nhưng cuối cùng họ quyết định nữ diễn viên và ca sĩ Broadway Paige O'Hara bởi họ thích có một nữ nhân vật chính "nghe giống một người phụ nữ hơn là một cô thiếu nữ". Theo như đồng đạo diễn Kirk Wise, O'Hara được giao vai diễn này bởi "cô ấy có một chất giọng khác lạ, một chất giọng cô ấy sẽ sử dụng và có thể làm cô trở thành một người đặc biệt", gợi nhớ tới giọng hát của nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ Judy Garland. O'Hara, sau khi biết tới bộ phim qua báo "The New York Times", đã cạnh tranh vai diễn này với 500 ứng viên tràn đầy hy vọng, và tin rằng việc nhà ca từ Howard Ashman ngưỡng mộ và cảm phục bản thu thử của cô cho vở nhạc kịch "Showboat" đã đóng một vai trò quan trọng dẫn tới việc cô được tuyển cho vai này.
Hoạt hình.
Quá trình sản xuất của "Người đẹp và quái vật" phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian hạn hẹp là hai năm thay vì bốn bởi một lượng lớn thời gian sản xuất đã bị thất thoát vào việc phát triển phiên bản phim trước đó của Purdum. Phần lớn khối lượng công việc sản xuất được hoàn thành ở xưởng phim Feature Animation chính, toạ lạc tại toà nhà Air Way ở Glendale, California. Một nhóm nhỏ hơn ở công viên giải trí Disney-MGM Studios tại Hồ Buena Vista, Florida hỗ trợ nhóm ở California trong một số phân cảnh, đặc biệt là đoạn bài hát "Be Our Guest".
"Người đẹp và quái vật" là bộ phim thứ hai, tiếp sau phim "The Rescuers Down Under", được sản xuất sử dụng hệ thống CAPS (Computer Animation Production System - Hệ thống sản xuất phim hoạt hình trên máy tính), một hệ thống quét hình (scanning), mực, màu và phối ghép kỹ thuật số gồm các phần cứng và phần mềm được phát triển riêng cho Disney bởi Pixar. Phần mềm này cho phép sử dụng một số lượng màu lớn hơn, cũng như tô bóng mềm và hiệu ứng nét vẽ màu cho các nhân vật, một kỹ thuật đã biến mất khi xưởng phim Disney từ bỏ việc tô màu bằng tay để chuyển sang sử dụng phương pháp in chụp tĩnh điện (in chụp khô - xerography) vào đầu thập niên 1960. CAPS cũng đồng thời cho phép đội sản xuất mô phỏng hiệu ứng "đa máy quay" (multiplane) cũ: đặt các nhân vật và/hoặc cảnh nền trên các lớp (layer) riêng biệt và di chuyển chúng gần vào hoặc xa ra khỏi máy quay trên trục Z để mang tới cảm nhận về chiều sâu, cũng như thay đổi tiêu điểm và trọng tâm của mỗi lớp đó.
Thêm nữa, CAPS cho phép một sự kết hợp dễ dàng hơn giữa nghệ thuật vẽ tay truyền thống với công nghệ CGI, vốn trước đây phải vẽ lên các khung giấy trong suốt và tô màu theo cách truyền thống. Kỹ thuật này được đưa vào sử dụng rất nhiều trong suốt phân cảnh khiêu vũ của "Người đẹp và quái vật", trong đó Belle và Quái thú nhảy cùng nhau trong căn phòng khiêu vũ được mô phỏng bằng máy tính trong khi "các máy quay đặt trên đường ray" (camera dolly) di chuyển quanh họ trong một không gian ba chiều mô phỏng. Các nhà làm phim ban đầu đã quyết định phản đối việc sử dụng máy tính mà họ ưa thích công nghệ hoạt hình truyền thống hơn, nhưng sau đó, khi công nghệ đã được cải tiến, họ cho rằng công nghệ này có thể sử dụng cho một cảnh quay trong phòng khiêu vũ. Trước đó, những cảnh vật xung quanh bằng CGI từng được in đầu tiên dưới dạng wireframe, nhưng đây là lần đầu tiên Disney sử dụng phương pháp dựng hình 3D. Thành công của phân cảnh trong phòng khieu vũ đã thuyết phục các giám đốc của hãng phim đầu tư thêm vào hoạt hình máy tính.
Âm nhạc.
Ashman và Menken viết nhạc cho bài hát "Beauty" trong giai đoạn sản xuất tiền kỳ ở Fishkill, bài hát mở đầu theo phong cách operetta "Belle" là tác phẩm đầu tiên của họ cho bộ phim này. Các bài hát khác bao gồm "Be Our Guest," được những đồ vật trong lâu đài hát (bằng phiên bản gốc của ca khúc) cho Maurice nghe khi ông trở thành vị khách đầu tiên tới ăn tại lâu đài trong suốt một thập kỷ, "Gaston," một màn đơn ca cho nhân vật phản diện kiêu ngạo của phim, "Human Again," một bài hát miêu tả tình yêu đang lớn dần giữa Belle và Quái thú qua góc nhìn của các đồ vật, bản ballad tình yêu "Beauty and the Beast," và bài hát ở đoạn cao trào của phim là "The Mob Song". Khi giai đoạn phát triển cốt truyện và các ca khúc kết thúc, thời kỳ sản xuất toàn diện bắt đầu ở Burbank trong khi phần lồng tiếng và thu âm bài hát bắt đầu ở thành phố New York. Các bài hát "Beauty" (Người đẹp) phần lớn được thu âm trực tiếp với dàn nhạc và các diễn viên lồng tiếng làm việc đồng thời thay vì thu âm phần nhạc nền và lời bài hát (overdubbing) riêng biệt, nhằm mang tới cho các bài hát một "sức mạnh" giống như một album thử giọng mà các nhà làm phim và các nhà soạn nhạc mong muốn.
Trong quá trình sản xuất, đã có khá nhiều thay đổi với cấu trúc của phim, đòi hỏi phải có sự thay thế và thay đổi mục đích sử dụng của các bài hát. Sau khi chiếu một phiên bản hoạt hình gần hoàn chỉnh của phân cảnh "Be Our Guest", đạo diễn cốt truyện Bruce Woodside gợi ý rằng các đồ vật nên hát bài hát này với Belle hơn là với bố cô. Wise và Trousdale đồng ý, và phân cảnh cùng với bài hát đã được sửa chữa lại để thay thế Maurice bằng Belle. Bài hát mang tựa đề phim từng gặp một chút trở ngại trong khâu sản xuất. Lúc đầu các nhạc sĩ định hình bài hát theo tiết tấu rock, nhưng sau đó ca khúc được thay đổi thành một bản ballad chậm và lãng mạn. Howard Ashman và Alan Menken đã đề xuất cho Angela Lansbury biểu diễn bài hát, nhưng cô ấy không nghĩ rằng chất giọng của mình phù hợp với giai điệu đó. Khi thấy cô tỏ ra thiếu tự tin, Menken và Ashman đề nghị cô thử giọng ít nhất một lần và dặn cô hãy biểu diễn ca khúc khi cảm thấy phù hợp. Rồi Lansbury cho biết cô đã khiến mọi người trong phòng thu phải xúc động rơi lệ vì màn trình diễn của mình. Phiên bản này sau đó đã giành giải Oscar cho bài hát gốc hay nhất. "Human Again" bị loại bỏ khỏi bộ phim trước khi giai đoạn thực hiện phần hoạt hình bắt đầu, do phần lời không phù hợp với cốt truyện về dòng thời gian khi câu chuyện diễn ra. Điều này đòi hỏi Ashman và Menken phải viết một bài hát mới để thế chỗ. "Something There," ở đó Belle và Quái thú cùng hát (chỉ là voiceover - một thuật ngữ ám chỉ việc thu âm bài hát ở ngoài rồi ghép vào chứ không phải trong phim các nhân vật thực sự hát với nhau ở phân cảnh đó. Trong trường hợp này, bài hát "Something There" được phát trong nền trong khi Belle và Quái thú vẫn chơi đùa thoải mái cùng nhau trong phân cảnh chứ không phải là lúc đó họ đang hát) về tình yêu dành cho nhau đang nảy nở, được viết khá muộn trong khi đang sản xuất và được đưa vào kịch bản thế chỗ cho "Human Again." Menken sau đó đã sửa chữa lại "Human Again" để đưa vào phiên bản nhạc kịch sân khấu Broadway năm 1994 của "Người đẹp và quái vật", và một phiên bản đã sửa chữa lại khác của bài hát này được thêm vào chính bộ phim gốc trong một phân cảnh mới được dựng riêng cho lần phát hành lại Phiên bản đặc biệt của phim vào năm 2002.
Ashman qua đời do các biến chứng của AIDS vào ngày 14 tháng 3 năm 1991, tám tháng trước khi bộ phim được phát hành. Ông chưa bao giờ được xem bộ phim do chính mình thực hiện, và công việc của ông với dự án "Aladdin" được hoàn tất bởi một người viết lời bài hát khác, Tim Rice. Trước khi Ashman qua đời, các thành viên trong nhóm sản xuất phim đã tới thăm ông sau lần chiếu đầu tiên được đánh giá rất cao của phim, và Don Hahn đã bình luận rằng "bộ phim sẽ là một thành công lớn đây. Ai là người đã nghĩ tới điều đó?", và Ashman trả lời rằng "Đó là tôi." Một lời đề tặng tới nhà viết ca từ đã được thêm vào cuối phần chạy chữ cuối phim: ""Gửi tới người bạn của chúng tôi, Howard, người đã cho nàng tiên cá giọng hát, và cho Quái thú một tâm hồn. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ và biết ơn. Howard Ashman: 1950–1991"." Một phiên bản pop của bài hát chủ đề, "Beauty and the Beast", do Céline Dion và Peabo Bryson thể hiện ở phần chạy chữ cuối phim, được phát hành dưới dạng một đĩa đơn thương mại từ album nhạc phim, kèm theo một video âm nhạc. Phiên bản của "Beauty and the Beast" của Dion/Bryson đã trở thành một bản hit nhạc pop toàn cầu và thể hiện khá tốt trên các bảng xếp hạng khắp thế giới. Ca khúc giành vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Hot Adult Contemporary của "Billboard". Tại Canada, "Beauty and the Beast" đạt vị trí thứ hai. Ở ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ, bài hát còn lọt vào tốp 10 tại New Zealand, trong khi chạm tới tốp 20 tại Úc, Hà Lan và Ireland. Bài hát đã tiêu thụ hơn một triệu bản trên toàn cầu. Sau này phiên bản này của bài hát đã giành hai đề cử Bài hát của năm và Thu âm của năm, đồng thời đoạt giải Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải Grammy.
Phát hành.
Khi bản thử nghiệm đầu tiên được hoàn thành cho công ty The Walt Disney Company, một phiên bản chưa hoàn chỉnh của "Người đẹp và quái vật" được chiếu tại Liên hoan phim New York vào ngày 29 tháng 9 năm 1991. Tác phẩm được gán nhãn "một sản phẩm đang thực hiện" bởi vì về cơ bản mới chỉ có 70% phần hoạt hình được hoàn tất; các bản vẽ phác thảo cốt truyện (storyboard) và các bản vẽ thử nghiệm bằng bút chì được sử dụng thay cho 30% hình ảnh còn lại chưa hoàn thành. Thêm nữa, một số phân đoạn cụ thể của bộ phim tuy đã được hoàn thành nhưng cũng không được đưa vào chiếu ngay mà họ sử dụng sản phẩm của một công đoạn sản xuất trước đó để đưa vào phiên bản này. Khi phim được chiếu xong, "Người đẹp và quái vật" đã nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ những khán giả có mặt tại liên hoan phim lúc bấy giờ và mọi người đứng dậy tung hô nồng nhiệt tới 10 phút. Bản phim hoàn chỉnh cũng đã được chiếu tại Liên hoan phim Cannes năm 1992. Phiên bản phim cuối cùng lần đầu tiên ra mắt tại rạp El Capitan Theatre ở Hollywood vào ngày 13 tháng 11 năm 1991, và được phát hành rộng rãi thông qua Walt Disney Pictures vào ngày 22 tháng 11. Tại Canada, "Người đẹp và quái vật" ra mắt cùng ngày với Mỹ. Tác phẩm cũng công chiếu tại Châu Âu ở Pháp (21 tháng 10), Đức (26 tháng 11), Ý (4 tháng 12), Tây Ban Nha (27 tháng 11) cùng một số quốc gia khác. Tại châu Á, bộ phim khởi chiếu tại Nhật Bản (23 tháng 11) và Hàn Quốc (4 tháng 7).
Tái phát hành.
"Người đẹp và quái vật" đã được bảo quản và phục hồi để phục vụ cho lần ra mắt lại vào đúng ngày đầu tiên của năm mới, năm 2002 tại các rạp chiếu phim định dạng IMAX với một phiên bản biên tập đặc biệt bao gồm cả một phân cảnh nhạc kịch mới. Với phiên bản này, khá nhiều đoạn hoạt hình đã được sửa sang và hoàn thiện, một phân cảnh hoàn toàn mới của bài hát trước đây đã bị loại bỏ "Human Again" đã được thêm vào lần ra mắt thứ hai này của phim, và một phiên bản kỹ thuật số mới từ các tệp sản xuất gốc của hệ thống CAPS đã được sử dụng để tạo ra một bản phim âm bản độ phân giải cao IMAX.
Một phiên bản dựa theo nguyên tác phim gốc, do Jordin Sparks tổ chức thực hiện, đã được phát hành ở một số rạp có chọn lọc vào ngày 29 tháng 9 và 2 tháng 10 năm 2010. Trước khi phim được chiếu, Sparks đã phát hành một đoạn phim hậu trường độc quyền cho người xem một cái nhìn về quá trình phục hồi mới ở độ phân giải cao với một bộ phim hoạt hình cổ điển và quá trình sản xuất đoạn phim âm nhạc "Beauty and the Beast" hoàn toàn mới của cô. Trong đó cũng có phần bình luận của nhà sản xuất Don Hahn, phần phỏng vấn với các diễn viên và một cái nhìn sâu bên trong việc phần hoạt hình được sản xuất như thế nào.
Một phiên bản của phim dưới định dạng Disney Digital 3D, phiên bản 3D thứ hai cho một bộ phim được sản xuất theo công nghệ hoạt hình truyền thống, ban đầu được lên lịch ra mắt tại các rạp chiếu phim của Mỹ vào ngày 12 tháng 2 năm 2010, nhưng dự án sau đó đã bị tạm ngừng. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2011, Disney thông báo rằng phiên bản 3D của phim sẽ được công chiếu lần đầu tiên tại Mỹ ở rạp El Capitan Theatre tại Hollywood từ ngày 2 đến 15 tháng 9 năm 2011. Disney chi chưa đến 10 triệu USD để chuyển đổi sang phiên bản 3D này. Sau thành công của lần ra mắt dưới định dạng 3D của phim "Vua sư tử", Disney thông báo sẽ phát hành lại "Người đẹp và quái vật" dưới định dạng 3D rộng rãi trên toàn Bắc Mỹ bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 năm 2012.
Giải trí tại gia.
"Người đẹp và quái vật" được phát hành sang VHS và đĩa la-de vào ngày 30 tháng 10 năm 1992 và ở Anh vào mùa thu năm 1993 trong một khoảng thời gian hạn chế dưới dạng một phần của series Walt Disney Classics, và sau đó đã bị ngừng lại. Ấn bản này có một sự thay đổi nhỏ so với phim gốc: những hình đầu lâu xuất hiện trong con ngươi mắt Gaston trong hai khung hình lúc hắn bị rơi tới chết đã bị loại bỏ khỏi phiên bản giải trí tại nhà đầu tiên. Không có sự sửa đổi nào tương tự như thế được thực hiện trong những lần phát hành lại sau này. Lần này, phiên bản dán nhãn "đang trong quá trình sản xuất" được chiếu tại Liên hoan phim New York cũng đã được phát hành dưới dạng VHS và đĩa la-de; tuy nhiên phiên bản trên lại là bản phim duy nhất được bày bán cho đến mùa thu năm 1993, khi bản chiếu rạp hoàn chỉnh được phát hành. Biện pháp này nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ những kẻ vi phạm tác quyền video; do chúng sao chép các bản sao từ đĩa la-de và tiêu thụ trên thị trường quốc tế—những nơi bộ phim vẫn chưa được phát hành tại gia.
"Beauty and the Beast: Ấn bản đặc biệt", giống như tên gọi của phiên bản đã được phục hồi của tác phẩm được công chiếu dưới định dạng IMAX/màn hình lớn, được phát hành trên một bộ đĩa DVD và VHS "ấn bản Bạch Kim" gồm 2 đĩa vào ngày 8 tháng 10 năm 2002. Bộ DVD này gồm có ba phiên bản khác nhau của tác phẩm: ấn bản đặc biệt ở định dạng IMAX được mở rộng, có thêm phân cảnh "Human Again" mới, bản phim chiếu rạp gốc, và bản phim "đang trong quá trình thực hiện" tại Liên hoan phim New York. Lần phát hành này bị ngừng lại và đưa vào "Két an toàn của Disney" vào tháng 1 năm 2003, cùng với hai phần tiếp theo của một phim được phát hành trực tiếp dưới dạng băng giải trí tại nhà, "" và "Belle's Magical World".
"Người đẹp và quái vật" lại được phát hành trở lại từ Két an toàn của Disney vào ngày 5 tháng 10 năm 2010 dưới dạng bộ phim thứ hai trong loạt ấn bản Bạch Kim của Disney, với bộ đĩa tổng hợp gồm 3 đĩa Blu-ray và DVD; thể hiện lại lần phát hành đầu tiên của "Người đẹp và quái vật" trên băng giải trí tại nhà ở độ phân giải cao. Phiên bản này bao gồm bốn bản khác nhau của bộ phim: bản gốc phát hành tại các rạp, một bản mở rộng, bản chỉ có storyboard tại Liên hoan phim New York, và một bản thứ tư lặp lại, thể hiện các bức vẽ storyboard theo phương pháp "hình trong hình" cùng với bản gốc phát hành chiếu rạp. Trong tuần đầu tiên ra mắt, bản Blu-ray đã tiêu thụ hơn 1,1 triệu đơn vị, đừng đầu bảng xếp hạng doanh số Blu-ray và kết thúc ở vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng tổng hợp Blu-ray và DVD tính đến tuần cuối cùng vào ngày 10 tháng 10 năm 2010. Đây là đĩa Blu-ray bán chạy thứ hai trong năm 2010 chỉ sau "Avatar". Một phiên bản gồm 2 đĩa DVD đã được phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2010. Một bộ đĩa tổng hợp gồm 5 đĩa, trong đó có đĩa Blu-ray 3D, Blu-ray 2D, DVD và một Bản sao kỹ thuật số (Digital copy), được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 2011. Bộ đĩa 3D tổng hợp khá giống với ấn bản Kim cương gốc, ngoại trừ việc có thêm đĩa 3D và bản sao kỹ thuật số. Bản phát hành Blu-ray được chuyển tới Két an toàn của Disney cùng với hai phần sau vào ngày 30 tháng 4 năm 2012. Ngày 6 tháng 9 năm 2016, một Ấn bản Signature Edition kỉ niệm 25 năm được phát hành dưới định dạng HD kĩ thuật số, kế tiếp là bộ đĩa kết hợp Blu-ray/DVD phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2016. Ngay trong tuần đầu tiên phát hành tại gia ở Hoa Kỳ, "Người đẹp và quái vật" đã đứng đầu bảng xếp hạng doanh số đĩa Blu-ray và ra mắt ở vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Nielsen VideoScan First Alert, chỉ xếp sau ' và '.
Vào năm 2010, đại diện hãng Walt Disney Studios Home Entertainment đã có mặt tại Việt Nam để công bố phát hành chính thức các bộ đĩa DVD có bản quyền (có định dạng chất lượng cao) thông qua đối tác là Hãng phim Phương Nam (Phương Nam Film). Tại hội chợ băng đĩa Việt Nam lần 2 diễn ra vào tháng 6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đĩa DVD có bản quyền của "Người đẹp và quái vật" ra mắt đồng thời với nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của Disney như "Alice ở xứ sở thần tiên", ', "Bản tình ca cuối cùng", "Câu chuyện đồ chơi 3" và ' cùng những loạt phim điện ảnh "High School Musical" và "Cướp biển vùng Caribbean". Bên cạnh đĩa DVD của bộ phim gốc năm 1991, phần tiếp nối của phim là "Belle's Magical World" cũng được Hãng phim Phương Nam phát hành với tựa đề Việt hóa là "Người đẹp và quái vật - Thế giới kỳ diệu của Belle"; cả hai đều có giá 90.000 đồng.
Đón nhận và dấu ấn.
Doanh thu phòng vé.
Trong lần ra mắt đầu tiên năm 1991, tác phẩm đã đạt được thành công quan trọng trong doanh thu phòng vé, với 145.863.363 USD lợi nhuận chỉ tính riêng ở Bắc Mỹ. Bộ phim được xếp thứ ba trong số những phim thành công nhất của năm 1991 tại Bắc Mỹ, chỉ bị hai bom tấn mùa hè vượt qua là ' và '. Vào thời điểm đó "Người đẹp và quái thú" là tác phẩm phim hoạt hình thành công nhất của Disney được phát hành và là phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên vượt qua mốc doanh thu 100 triệu USD tại Bắc Mỹ.<ref name="http://www.thetech.org/about-us/media-room/disneys-animated-beauty-and-beast-celebrates-10th-anniversary-worldwide-large"></ref> Trong lần phát hành lại dưới định dạng IMAX, phim thu về 25.487.190 USD ở Bắc Mỹ và 5.546.156 USD ở các vùng lãnh thổ khác, với tổng lợi nhuận toàn cầu đạt 31.033.346 USD. Phim còn thu về 9.818.365 USD trong lần phát hành lại dưới định dạng 3D ở nước ngoài. Trong dịp cuối tuần mở đầu của lần phát hành lại dưới định dạng 3D tại Bắc Mỹ vào năm 2012, "Người đẹp và quái thú" mang về 17,8 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 2 sau "Phi vụ ngầm" và là bộ phim hoạt hình có doanh thu dịp cuối tuần đầu tiên vào tháng Một cao nhất. Bộ phim được dự đoán sẽ thu về 17,5 triệu USD trong dịp cuối tuần này, tuy nhiên, kết quả đã vượt qua dự đoán và mong đợi của các nhà phân tích doanh thu. Lần phát hành lại này kết thúc vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 và thu về 47.617.067 USD, đã đưa tổng doanh thu của phim ở khu vực Bắc Mỹ lên 218.967.620 USD. Tác phẩm cũng đã mang về ước tính 206.000.000 USD ở các nước khác, với tổng doanh thu toàn cầu đạt 424.967.620 USD.
Đánh giá chuyên môn.
Khi bản phim hoàn chỉnh được phát hành tại các rạp, "Người đẹp và quái vật" đã đón nhận những phản hồi vô cùng tích cực ngập tràn hơn sức tưởng tượng từ các nhà phê bình. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, "Người đẹp và quái vật" nhận được 94% lượng đồng thuận dựa theo 113 bài đánh giá, qua đó đạt điểm trung bình là 8,5/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng, "Mê hoặc, đầy lãng mạn và có nhiều màn biểu diễn nhạc kịch tuyệt vời, "Người đẹp và quái vật" là một trong những báu vật hoạt hình tao nhã nhất của Disney". Trên trang Metacritic, tác phẩm giành số điểm 95 trên 100 dựa trên 22 nhận xét, chủ yếu là những lời khen ngợi. Lượt bình chọn của khán giả trên trang thống kê CinemaScore cho bộ phim điểm cao nhất "A+" trên thang từ A+ đến F.
Janet Maslin từ nhật báo "The New York Times" ca ngợi tác phẩm với tuyên bố, "Hai năm trước, Walt Disney Pictures từng cách tân dòng phim hoạt hình, không chỉ bằng con mắt hướng tới việc làm hài lòng thiếu nhi mà còn với một đối tượng khán giả có trí óc hiểu biết và già dặn hơn. Disney thật sự đã bắc cầu nối khoảng cách thế hệ với "Nàng tiên cá"... Giờ đây sau hai năm, chắc chắn tia chớp vừa giáng xuống lần hai với "Người đẹp và quái vật"." Bên cạnh việc chấm bộ phim số điểm tuyệt đối bốn sao, Roger Ebert của nhật báo "Chicago Sun-Times" còn so sánh đầy tích cực "Người đẹp và quái vật" với "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" và "Pinocchio"; ông viết, ""Người đẹp và quái vật" đã quay trở về với một truyền thống xưa hơn nhưng sung sức hơn của Hollywood, ở đó những nhà viết kịch bản, các nhạc sĩ và những nhà làm phim giỏi nhất tập hợp lại trong một dự án với niềm tin rằng những khán giả gia đình đáng được nhận một tác phẩm giải trí xuất sắc và ấn tượng." Năm 2001 Ebert một lần nữa chấm bản tái phát hành IMAX của phim bốn trên bốn sao. James Berardinelli của "ReelViews" chấm tác phẩm số điểm tương tự trong khi khẳng định đây là "phim điện ảnh hoạt hình hay nhất từng được thực hiện" khi viết rằng, ""Người đẹp và quái vật" gần như tiệm cận đến sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố lãng mạn, âm nhạc, sáng tạo và hoạt hình." Việc sử dụng công nghệ hoạt hình máy tính, đặc biệt là ở phân cảnh trong phòng khiêu vũ của "Người đẹp và quái vật" được chọn là một trong những điểm nhấn của phim ở một vài ý kiến nhận xét. Hal Hinson của "The Washington Post" đưa ra một nhận định tích cực khi gọi bộ phim là "một câu chuyện cổ tích hiện đại thú vị làm hài lòng người xem và gần như là một kiệt tác lôi cuốn dựa trên những truyền thống tuyệt vời của quá khứ, trong khi vẫn hoàn toàn phù hợp với tính nhạy cảm của thời đại trong phim. Janet Maslin của "The New York Times" cũng đánh giá phim tích cực khi cho rằng, "Đó là một bất ngờ khi ở trong thời đại của các phần tiếp nối và bản làm lại, tác phẩm lại quá tươi mới và hoàn toàn giành chiến thắng theo cách riêng của nó." Dave Kehr của "Chicago Tribune" chấm phim ba trên bốn sao và nhận xét, ""Người đẹp và quái vật" chắc chắn xứng đáng là một cuộc vui giải trí trong kì nghỉ dành cho trẻ em và các bậc cha mẹ nuông chiều hơn của chúng. Nhưng bộ phim có ít cơ sở kĩ thuật, sự mô tả đặc điểm sinh động và ảnh hưởng cảm xúc từ quá khứ của Disney."
Jay Boyar của "Orlando Sentinel" chấm phim bốn trên năm sao và nói rằng, "Nó không phải là một bộ phim điện ảnh đặc biệt đáng sợ nhưng ngay từ đoạn mở đầu, bạn có thể nói rằng "Người đẹp và quái vật" có một vẻ đẹp của sự mỉa mai". John Hartl của "The Seattle Times" chấm tác phẩm ba sao rưỡi trên bốn và cho rằng, "Thật đặc biệt khó khăn để khiến khán giả quan tâm đến các nhân vật hoạt hình, trừ khi chúng là những nàng tiên cá, động vật hoặc côn trùng hình người nhưng các họa sĩ hoạt hình đã hoàn thành công việc với sự trợ giúp lớn từ các tài năng ca hát của một dàn diễn viên tuyệt vời". Gene Siskel, nhà đồng biên tập của "Chicago Tribune" lại chấm phim bốn trên bốn sao và nhận xét, ""Người đẹp và quái vật" là một trong những phim điện ảnh giải trí nhất trong năm dành cho cả người lớn và thiếu nhi." Trong ấn bản "Người đẹp và quái vật" của "Siskel & Ebert", Siskel và Roger Ebert đều tuyên bố rằng tác phẩm là "một ứng viên chính đáng để cân nhắc đề cử cho giải Oscar cho phim hay nhất." Michael Sragow từ "The New Yorker" nhận xét phim tích cực khi nói rằng, "Bộ phim có cách kể chuyện hoạt hình sinh động, rõ ràng, tươi sáng và đồng nhất cùng yếu tố dí dỏm vui đùa trong nhạc kịch." Smoodin viết trong cuốn sách của mình, "Animating Culture" rằng hãng phim đang cố tìm cách bù đắp cho những chuẩn mực về giới của mọi người trước đây bằng bộ phim này. Smoodin cũng nói rằng, về việc bộ phim được cho là đã mang những câu chuyện cổ tích truyền thống và thuyết nam nữ bình đẳng vào làm một, cũng như đưa công nghệ hoạt hình truyền thống vào cùng với hoạt hình máy tính, "sự xuất sắc của phim có thể được thể hiện trong lĩnh vực công nghệ và thậm chí cả trong chính trị ". Huyền thoại hoạt hình Chuck Jones từng khen ngợi "Người đẹp và quái vật" trong một lần làm khách mời trên chương trình Later with Bob Costas, ông cho biết ông "yêu bộ phim. Tôi nghĩ lẽ ra nó đã giành chiến thắng [Phim hay nhất]... Tôi nghĩ tạo hình hoạt họa của Quái thú là một trong mảng hoạt hình vĩ đại nhất tôi từng chứng kiến". Năm 2010, trang web IGN đã xếp "Người đẹp và quái vật" là phim điện ảnh hoạt hình hay nhất mọi thời đại, trực tiếp đứng trên các phim như "WALL-E", "Gia đình siêu nhân", "Câu chuyện đồ chơi 2" và "The Iron Giant".
Giới phê bình quốc tế đã dành những đánh giá rất cao cho "Người đẹp và quái vật". Nhà phê bình người Ai Cập Yasmin Shehab nhận xét, "đây là một tác phẩm dung hòa những yếu tố chính kịch, nhạc kịch, hài kịch và lãng mạn vào làm một; nó thực hiện xuất sắc hơn bất cứ bộ phim người đóng làm lại nào khác." Tác giả người Mexico Mary Carmen Albarrán của tạp chí "Cine Premiere" viết trong bài đánh giá của cô rằng "đây là tác phẩm hay nhất của Disney" và nhấn mạnh, "cốt truyện được xây dựng thật tuyệt vời cùng tầm quan trọng của yếu tố nhạc kịch hay kĩ thuật làm hoạt hình tân tiến thực hiện ở thời điểm đó"; trong khi đó Arturo Cruz Marcenas của báo La Jornada ca ngợi phần hình ảnh của phim khi nhận xét rằng "những ô cửa kính làm cho khán giả có cảm giác như bay bổng trên không trung", đồng thời lập luận rằng một trong những thành công chính của tác phẩm là "khơi lại sự hứng thú với dòng phim nhạc kịch và các vở kịch của Broadway". Javier Porta của báo "La Nación" cho rằng "Người đẹp và quái vật" "không chỉ là thành công lớn cho Disney ở thời điểm đó, mà còn định nghĩa sự hoàn hảo [sau sự trở lại của "Nàng tiên cá"], cũng như cho ra đời một khuôn mẫu sản phẩm có chất lượng cao dành cho công ty vào thập niên 90" và miêu tả tác phẩm là "một trong những bộ phim điện ảnh hay và vĩ đại nhất". Nando Salvá từ trang web của Tây Ban Nha "ElPeriódico.com" gọi bộ phim là "phim hoạt hình hay nhất lịch sử [...], nó kết hợp hoàn hảo các yếu tố lãng mạn, nhạc kịch, hài hước, bạo lực cùng những nhân vật đầy ấn tượng giống như trong các tác phẩm kinh điển của Disney là "Lọ Lem" và "Người đẹp ngủ trong rừng"."
So sánh với bản người đóng.
Một vài nhà phê bình còn coi bản hoạt hình năm 1991 xuất sắc vượt trội so với bản người đóng làm lại năm 2017. Michael Phillips từ nhật báo "Chicago Tribune" cho rằng tác phẩm năm 1991 "đã cực kỳ tuyệt vời bởi nó là một sản phẩm từ Broadway thuần túy được chuyển thể lên màn ảnh, pha trộn các yếu tố hài hước, lãng mạn, phép thuật và chỉ để Quái thú làm nền vừa đủ", trong khi bản làm lại năm 2017 lại đánh mất sự chuyển tiếp kể từ khi "bộ phim thừa nhận sự hiểu biết và mối quan tâm của chúng tôi trong chất liệu đó. Nó vụt qua từ khung hình này sang khung hình khác, ném đi một tấn eye candy (người/vật đẹp mã nhưng vô dụng) được dựng trước mắt một cách điên cuồng và vô duyên". Phillips cũng viết về bộ phim năm 2017 "quá bình thường là chúng ta đang theo dõi những diễn viên có thực lực giỏi, cộng với một vài người dễ thấy là có thực lực kém hơn (chủ yếu là Watson), hát karaoke vô hồn và công nghệ ghi hình chuyển động ở chất lượng trung bình". Dana Schwartz của "Observer" còn chỉ trích một số thay đổi của bộ phim năm 2017 làm cho các nhân vật như Gaston và Quái thú bị lạc hậu bằng cách lược bớt những tính cách của riêng họ từ tác phẩm năm 1991, đồng thời lập luận rằng cốt truyện bổ sung cho nhân vật trong bản phim năm 2017 đã thất bại trong việc "phát triển cốt truyện hoặc chủ đề theo bất kì hướng mang ý nghĩa nào". David Sims từ "The Atlantic" viết rằng bản phim năm 2017 khiến ông "cảm thấy cực kỳ tệ một phần bởi nó tri ân quá mù quáng đến bản gốc; không khó để nhận thấy mỗi thời điểm bộ phim thua kém trước tác phẩm tiền nhiệm (diễn ra khá thường xuyên)".
Chủ đề và phân tích.
Nhà sử học hoạt hình Michael Barrier viết rằng Belle "có vẻ như đã trở thành một trong số ít người có hiểu biết khi đã thực sự đọc sách, hơn là chỉ đơn giản dành nhiều thời gian với chúng", nhưng cũng nói rằng phim đã tới gần hơn bất kỳ bộ phim Disney nào khác trong việc "chấp nhận những thử thách vào loại lớn nhất mà các sản phẩm điện ảnh của Walt Disney features đã từng gặp". David Whitley viết trong cuốn "The Idea of Nature in Disney Animation" rằng Belle khác với những nữ nhân vật chính trước đây của Disney ở một điểm rằng nàng hầu như hoàn toàn tự do khỏi gánh nặng việc nhà, mặc dù nhân vật của nàng có chút gì đó không rõ ràng giống như kiểu "văn hoá hiện đại ngày nay yêu cầu phần lớn các cô gái trẻ phải đóng góp một chút với công việc gia đình trước khi họ rời khỏi nhà và đảm nhận những trách nhiệm lớn lao của một người mẹ ". Whitley cũng ghi nhận về một số chủ đề khác và những ảnh hưởng mang tính hiện đại, thí dụ như quan điểm phê phán việc Gaston tự cho mình là nhất và thái độ với thiên nhiên, những người hầu kiểu vừa là người vừa là đồ vật, và người bố trong vai một nhà phát minh chứ không chỉ là một người buôn bán. Betsy Hearne, biên tập viên của tạp chí "The Bulletin of the Center for Children's Books", viết rằng bộ phim đã giảm bớt quan niệm đạo đức của câu chuyện gốc về "vẻ đẹp bên trong" hay vẻ đẹp thầm kín, cũng như bản thân nữ nhân vật chính, mà tập trung vào những cuộc giao tranh ác liệt hơn; "Trên thực tế", cô viết, "không phải do Người đẹp thiếu tình yêu mà suýt giết chết Quái thú của Disney, mà thật ra là mũi dao của kẻ thù." Stefan Kanfer viết trong cuốn sách của ông "Serious Business" rằng trong bộ phim này "truyền thống của một nhà hát nhạc kịch đã hoàn toàn được thống nhất lựa chọn ", thí dụ như trong việc tuyển hai diễn viên Broadway là Angela Lansbury và Jerry Orbach. Nhà triết học người Hàn Quốc Kim Jung Soo viết trên báo JoongAng Ilbo rằng ông coi sự phát triển thời trung cổ là một đặc điểm trong cốt truyện: khởi đầu từ rất nhiều xung đột cho đến chứng kiến Quái thú vượt qua xung đột nội tâm để tự hoàn thiện bản thân theo thuyết Hê-gen. Nói về sự khác biệt của bộ phim so với nguyên tác truyện cổ tích, Tetsuo Arima – một tác giả người Nhật viết trong cuốn "Disney's Magic" của ông rằng câu chuyện gốc đã bị Disney thay đổi khá nhiều, bao gồm cả việc thêm thắt những yếu tố nữ quyền đương đại. Trong nguyên tác, nhân vật Belle trải qua thử thách và nhận ra được giá trị – tầm quan trọng của vẻ đẹp nội tâm hơn là vẻ đẹp ngoại hình, nhưng trong bộ phim thì câu chuyện gốc của Belle bị chuyển sang nhân vật Quái thú: thay đổi sự bạo lực thành lương thiện, biết tôn trọng và học cách yêu phụ nữ. Ngoài ra trong nguyên tác, cái tên Belle không phải là tên thật của cô, nó chỉ là một mỹ từ dành cho nhân vật nữ này để chỉ một người con gái xinh đẹp, còn nhân vật Gaston là một kẻ phân biệt giới tính không hề biết ăn năn.
"Người đẹp và quái vật" đã hứng chịu khá nhiều chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền khi thường liên hệ trực tiếp đến nhân vật Belle. Tổ chức nhân quyền quốc tế "New Internationalist" (viết tắt là "NI") đã chỉ trích và tẩy chay bộ phim trong nhiều năm vì tính nguy hiểm của nội dung phân biệt giới tính – hướng tới đối tượng khán giả là trẻ nhỏ. "NI" cho rằng nhân vật Quái thú trong phim đã trở thành một kẻ thô lỗ không giống như các tác phẩm gốc và truyện dân gian và nhân vật này "bị thay đổi nhận thức" bởi ảnh hưởng của nữ anh hùng Belle. Tổ chức này viết, "Đây là một thông điệp nguy hiểm với một cô gái trẻ, bởi nếu Belle là một con người trong cuộc sống thực, nàng sẽ gần như chắc chắn là một người vợ bị chồng mình ngược đãi." Tương tự như "NI", tổ chức nhân quyền "Haaretz" nhận xét, "Đặc điểm của một người có yếu tố nữ quyền" lại đang mâu thuẫn với nhân vật chính Belle của Disney – vốn chỉ trở thành "một nhân vật yêu thích việc đọc sách. [...] Đó là một kiểu hi sinh anh hùng cũ của Disney." Ngay sau khi xuất hiện, Belle – "một cô gái độc lập và có học thức" – cuối cùng trở thành một người phụ nữ chỉ đơn giản nghĩ rằng, "mục tiêu của đời mình là tìm kiếm một người chồng tốt" trong khâu phát triển cốt truyện. "Haaretz" còn chỉ trích sự phân biệ́t giới tính vốn đã định hướng sẵn một cách rập khuôn bất thường và tàn nhẫn." Các học giả và nhà báo học thuật lại có những ý kiến từ trung bình đến tích cực về Belle. Trong bài viết "Beauty and the Belles: Discourses of Feminism and Femininity in Disneyland" của mình, Allison Craven, làm việc cho "European Journal of Women's Studies", ca ngợi Disney đã thay đổi câu chuyện cổ tích gốc để thể hiện nhân vật Belle một cách mạnh mẽ và bình đẳng hơn với nam giới. Craven viết, "Belle là một cô gái thực tế, khá khắt khe với con trai, và có một chút nữ quyền hơn." Ngược lại, June Cummins, viết cho tạp chí "Children's Literature Association Quarterly" có một bài nhận xét tiêu cực về nhân vật, chỉ trích bộ phim đã "gieo vào những khán giả nhỏ niềm tin rằng hạnh phúc thực sự cho phụ nữ chỉ tồn tại trong tay những chàng hoàng tử". Trong một bài viết của mình, Lara Sumera của tờ "Quarterly Review of Film and Video" cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Vanessa Matyas, viết cho tạp chí "Graduate Major Research Papers and Multimedia Projects" của Đại học McMaster thì đánh giá về Belle một cách tương đối tích cực trong bài viết "Tale as Old as Time: A Textual Analysis of Race and Gender in Disney Princess Films". Cô nhắc đến trong "Người đẹp và quái vật" có "một bước ngoặt...khi người đàn ông không còn có toàn quyền với phụ nữ và quyền lực của hai người trong mối quan hệ trở nên...được chia sẻ hơn." Vào năm 2017, một honest trailer (một trailer "dìm hàng" phim) về "Người đẹp và quái vật" do "Screen Junkies" đăng tải trên Youtube đã liên hệ chủ đề bộ phim đến hội chứng Stockholm, gọi phim là "một câu chuyện cổ xưa giống như hội chứng Stockholm", qua đó dấy lên nhiều tranh cãi phổ biến trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên nhà biên kịch Woolverton đã lý giải về vấn đề này, "Có rất nhiều người nói về hội chứng Stockholm, rằng [Belle] đã phải lòng kẻ giam giữ nàng [Quái thú]", cô nói tiếp, "Nhưng tôi phản đối! Nàng bị bắt cóc, nhưng nàng đã thay đổi con người anh ta [...] Vì vậy có thể chắc chắn đó là sức mạnh làm thay đổi [bản chất con người] của tình yêu và những điều nó có thể làm".
Giải thưởng.
Ca khúc "Beauty and the Beast" của Alan Menken và Howard Ashman đã chiến thắng giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất, trong khi phần nhạc nền của Menken đoạt giải Oscar cho nhạc phim hay nhất. Hai bài hát khác của Menken và Ashman trong phim là "Belle" và "Be Our Guest" cũng giành các đề cử cho hạng mục ca khúc trong phim hay nhất. "Người đẹp và quái vật" là phim điện ảnh đầu tiên nhận ba đề cử Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất, kỷ lục này sẽ lặp lại với "Vua sư tử" (1994), "Giấc mơ danh vọng" (2006) và "Chuyện thần tiên ở New York" (2007). Viện hàn lâm sau đó đã thay đổi quy định thành hạn chế mỗi phim chỉ được có hai đề cử ở hạng mục này, nhằm tránh những trường hợp thất cử liên tiếp của "Giấc mơ danh vọng" và "Chuyện thần tiên ở New York" trước hạng mục này.
"Người đẹp và quái vật" còn nhận hai đề cử cho phim hay nhất và hòa âm hay nhất nhất. Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên giành được đề cử cho hạng mục phim hay nhất và vẫn là phim điện ảnh duy nhất được đề cử ở hạng mục này cho tới năm 2010, khi hạng mục phim hay nhất được mở rộng thành mười suất đề cử; bộ phim còn là tác phẩm hoạt hình duy nhất giành được đề cử cho hạng mục này trong khi đã nhận được tới năm đề cử khác. Bộ phim cũng trở thành phim điện ảnh nhạc kịch đầu tiên trong mười hai năm nhận đề cử cho phim hay nhất sau "All That Jazz" (1979) và mười năm sau "Moulin Rouge!" (2001) mới tái lập thành tích này. "Người đẹp và quái vật" đã trượt giải phim hay nhất trước "Sự im lặng của bầy cừu". Với sáu đề cử, tác phẩm hiện chia sẻ kỷ lục phim hoạt hình giữ số lượng đề cử nhiều nhất cùng với "WALL-E" (2008), mặc dù với ba đề cử ở hạng mục ca khúc trong phim hay nhất, lượng đề cử cho "Người đẹp và quái vật" chỉ nằm trong bốn hạng mục, trong khi các đề cử của "WALL-E" trải rộng trong sáu hạng mục khác nhau. Trong khi "Nàng tiên cá" là phim hoạt hình đầu tiên giành được đề cử Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất, "Người đẹp và quái vật" trở thành phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên chiến thắng hạng mục này. Kỷ lục trên sẽ lặp lại với "Vua sư tử" và "Câu chuyện đồ chơi 2".
Năm 2002, Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ đã lựa chọn "Người đẹp và quái vật" để lưu trữ nhờ "có đóng góp quan trọng về văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ". Vào tháng 6 năm 2008, Viện phim Mỹ tiết lộ danh sách tốp 10 phim hay nhất thuộc 10 thể loại "kinh điển" của Mỹ, dựa trên các cuộc bầu chọn của hơn 1.500 thành viên từ cộng đồng sáng tạo. "Người đẹp và quái vật" được ghi nhận là phim điện ảnh hay thứ bảy ở thể loại phim hoạt hình. Trong những danh sách cũ năm 1998, tác phẩm xếp hạng 22 trong danh sách phim ca nhạc hay nhất và hạng 34 trong danh sách phim lãng mạn hay nhất của Mỹ. Còn trong danh sách 100 ca khúc trong phim hay nhất, "Beauty and the Beast" đứng ở vị trí thứ 62.
Ghi nhận của Viện phim Mỹ (AFI):
Chuyển thể.
Nhạc kịch.
Theo một bài viết trên báo "The Houston Chronicle", "Động lực thúc đẩy Disney bước chân vào thế giới sân khấu là một bài báo của nhà phê bình phim Frank Rich của tờ "New York Times", đã khen ngợi rằng "Beauty and the Beast" là bộ phim nhạc kịch hay nhất của năm 1991... Tổng đạo diễn của Theatre Under The Stars Frank Young đã cố thu hút Disney quan tâm tới một phiên bản chuyển thể cho sân khấu cho phim "Người đẹp", cùng lúc đó Eisner và Katzenberg cân nhắc về bài báo của Rich. Nhưng Young có vẻ như đã không cộng tác với đúng người trong đế chế Disney. Không có gì được thực hiện cho tới khi các giám đốc của Disney thực sự theo đuổi dự án từ đầu... Khi họ hỏi George Ives, Hội trưởng Công đoàn diễn viên ở Bờ Tây—nơi mà nhà hát của Los Angeles sẽ là địa điểm tốt nhất để khai trương một vở nhạc kịch mới, thì ông cho biết nhà hát tốt nhất để thực hiện việc đó là TUTS. Không lâu sau đó, Don Frantz và Bettina Buckley của Disney liên hệ với Young, và việc cộng tác bắt đầu." Một phiên bản giản lược dành cho sân khấu của bộ phim, do Robert Jess Roth làm đạo diễn và Matt West dàn dựng, cả hai đều có ý định phát triển nó cho nhà hát Broadway, đã được công diễn tại Disneyland ở nơi mà sau đó được gọi là sân khấu Videopolis. "Beauty and the Beast" lần đầu ra mắt với sự hợp tác sản xuất giữa Theatre Under The Stars và Disney Theatricals tại Hội trường Âm nhạc (Music Hall), Houston, Texas từ ngày 28 tháng 11 năm 1993 tới ngày 26 tháng 12 năm 1993.
Vào thứ hai, 18 tháng 4 năm 1994, vở "Beauty and the Beast" lần đầu công chiếu ở Broadway tại nhà hát Palace Theatre ở thành phố New York và nhận được phản hồi trái chiều. Buổi diễn được chuyển tới nhà hát Lunt-Fontanne Theatre vào ngày 11 tháng 11 năm 1999. Thành công thương mại (tuy không phải là chuyên môn) của vở diễn dẫn tới việc nó được tiếp tục sản xuất ở West End, Toronto, và khắp nơi trên thế giới. Phiên bản Broadway, được công diễn suốt hơn một thập kỷ, nhận được một giải Tony, và trở thành vở diễn sân khấu đầu tiên của Disney trong danh sách sản xuất dài sau này. Các diễn viên ban đầu của Broadway tham gia bao gồm Terrence Mann trong vai Quái thú, Susan Egan trong vai Belle, Burke Moses trong vai Gaston, Gary Beach trong vai Lumiere, Heath Lamberts trong vai Cogsworth, Tom Bosley trong vai Maurice, Beth Fowler trong vai Mrs. Potts – Bà Ấm trà, và Stacey Logan trong Babette cây chổi lau nhà. Nhiều diễn viên và ca sĩ nổi tiếng cũng đã tham gia buổi biểu diễn Broadway trong năm thứ mười ba trình diễn bao gồm Kerry Butler, Deborah Gibson, Toni Braxton, Andrea McArdle, Jamie-Lynn Sigler, Christy Carlson Romano, Ashley Brown, và Anneliese van der Pol trong vai Belle; Chuck Wagner, James Barbour, and Jeff McCarthy trong vai Quái thú; Meshach Taylor, Bryan Batt, Jacob Young, và John Tartaglia trong vai Lumiere; và Marc Kudisch, Christopher Sieber, và Donny Osmond trong vai Gaston. Vở diễn kết thúc thời gian trình chiếu tại Broadway vào ngày 29 tháng 7 năm 2007 sau 46 lần diễn thử và 5.461 buổi diễn chính thức. Tính tới năm 2017, đây vẫn là vở diễn có thời lượng chiếu dài thứ mười tại Broadway trong lịch sử.
Phim người đóng.
Vào tháng 6 năm 2014, hãng Walt Disney Pictures thông báo đang tiến hành một bản chuyển thể điện ảnh người đóng từ bản phim gốc, do Bill Condon đạo diễn và Evan Spiliotopoulos viết kịch bản. Lúc đầu Condon dự định không chỉ lấy cảm hứng từ bản phim gốc mà trong phim còn góp mặt hầu hết (nếu không phải là tất cả) những bài hát của Menken/Rice từ vở nhạc kịch Broadway; ông dự định biến phim thành một "tác phẩm điện ảnh có yếu tố người đóng và nhạc kịch chân thực với kinh phí lớn". Vào tháng 9 năm 2014, có nguồn tin cho biết Stephen Chbosky ("The Perks of Being a Wallflower") sẽ là người viết lại kịch bản phim. Vào tháng 1 năm 2015, Emma Watson đăng trên trang Facebook cá nhân rằng cô sẽ thủ vai Belle trong bản điện ảnh người đóng làm lại. Tháng 3 năm 2015, dàn diễn viên Dan Stevens, Luke Evans, Emma Thompson, Josh Gad, Audra McDonald và Kevin Kline tham gia bộ phim lần lượt trong các vai diễn Quái thú, Gaston, Bà Potts, Lefou, Garderobe và Maurice. Trong tháng kế tiếp, Ian McKellen, Ewan McGregor, Stanley Tucci và Gugu Mbatha-Raw gia nhập dàn diễn viên lần lượt trong các vai Lumière, Cadenza và Plumette. Nhà soạn nhạc Alan Menken trở lại để đảm nhiệm phần nhạc nền phim với chất liệu mới do Menken và Tim Rice sáng tác. Tháng 6 năm 2015, Menken cho biết tác phẩm sẽ không có những bài hát từng được viết cho vở nhạc kịch Broadway. Phim khởi quay vào ngày 18 tháng 5 năm 2015 tại Luân Đôn và khâu sản xuất chính thức kết thúc vào tháng 8 năm 2015. Tác phẩm ra rạp vào ngày 17 tháng 3 năm 2017.
Nhượng quyền truyền thông.
Các sản phẩm và hàng hoá sản xuất theo phim "Người đẹp và quái vật" trải dài trên nhiều thể loại, trong đó có những cuốn sách truyện dựa theo nội dung của phim, truyện tranh dựa trên phim do Disney Comics xuất bản, đồ chơi, quần áo trẻ em, và nhiều thứ khác. Thêm vào đó, nhân vật Belle đã được đưa vào nhượng quyền "Disney Princess" của bộ phận sản phẩm tiêu dùng thuộc Disney, và xuất hiện trên các sản phẩm có liên quan tới nhượng quyền này. Vào năm 1995, một sê-ri người đóng dành cho trẻ em với tên gọi "Sing Me a Story with Belle" bắt đầu được phát sóng, và tiếp tục cho tới năm 1999. Hai phần tiếp nối được phát hành dưới dạng băng giải trí tại gia đình do Walt Disney Television Animation sản xuất: "" vào năm 1997 và "Belle's Magical World" vào năm 1998; trái ngược với sự tán dương đông đảo của bản gốc, lượng đón nhận hai phần tiếp nối này vô cùng tiêu cực. Disney On Ice sản xuất một phiên bản biểu diễn trên băng của bộ phim, bắt đầu được công chiếu vào năm 1992 tại Lakeland, Florida. Màn biểu diễn này là một thành công vang dội cả về doanh thu và chuyên môn, lưu diễn vòng quanh thế giới và luôn bán hết sạch vé, đến mức một chương trình truyền hình đặc biệt đã được thực hiện khi đoàn biểu diễn tại Tây Ban Nha vào năm 1994. Chương trình kết thúc vào năm 2006 sau 14 năm hoạt động.
Trò chơi điện tử.
Có một số trò chơi điện tử về cơ bản dựa theo cốt truyện của bộ phim:
Loạt trò chơi điện tử "Kingdom Hearts" có sự xuất hiện của một thế giới giả tưởng dựa trên bộ phim có tên gọi là "Beast's Castle" cùng một vài nhân vật trong phim. Trong phiên bản đầu tiên, thế giới bị phá hủy và bọn Heartless (do Maleficent dẫn đầu) bắt cóc Belle, nhưng Quái thú đã đi đến lâu đài của Maleficent và kết hợp với nhân vật Sora để đánh bại Maleficent, giải cứu Belle cũng như các nàng công chúa bị giam hãm khác. Trong "Kingdom Hearts II", thế giới một lần nữa bị tái lập sau thất bại của Ansem, nhưng Quái thú và Belle gặp khó khăn riêng vì Xaldin của tổ chức XIII bí ẩn đang cố gắng lấy ra mặt tối của Quái thú để biến anh thành một Heartless và một Nobody, nhưng cuối cùng Quái thú sử dụng trực giác của mình và tiếp tục hợp tác với Sora để tiêu diệt Xaldin một lần và mãi mãi. Trong dòng chữ credit cuối trò chơi, Quái thú biến hình trở lại thành Hoàng tử. Trong "Kingdom Hearts 358/2 Days", thế giới xuất hiện dưới dạng một cấp độ dễ chơi nhưng câu chuyện không có liên hệ mật thiết gì đến cốt truyện chính. Trong "Kingdom Hearts χ", thế giới một lần nữa tái xuất, lần này giống như một ảo giác để theo sát cốt truyện của phim hơn. Những nhân vật góp mặt trong loạt trò chơi là Beast, Belle, Lumiere, Gaston, Cogsworth, Bà Potts, Chip, Maurice và Tủ Quần áo. Sau khi Gaston bị tiêu diệt, Quái thú lại biến hình thành Hoàng tử. Gaston không xuất hiện trong "Kingdom Hearts II" bởi Xaldin là nhân vật phản diện của thế giới đó—đây còn là nhân vật gốc được tạo ra cho sê-ri nhưng có vài đặc điểm chung với Forte, phản diện chính trong "Beauty and the Beast: The Enchanted Christmas".
Tác động văn hóa.
Cho đến nay "Người đẹp và quái vật" vẫn còn có tác động lớn đến văn hóa đại chúng, thường được so sánh với bản người đóng của tác phẩm ra mắt vào năm 2017; bản gốc năm 1991 thường được truyền thông gắn với cụm từ "iconic" (tính biểu tượng). Một số chi tiết trong phim gắn với cụm từ trên gồm có chiếc váy màu vàng lộng lẫy mà Belle mặc khi khiêu vũ cùng Quái thú, hình ảnh bông hoa hồng phép thuật đặt trong lồng kính, những phân cảnh – khoảnh khắc quen thuộc như Belle lượn trên chiếc thang trong thư viện để lấy sách; khi Belle gặp Quái thú, mọi người hồi hộp chờ đợi nhân vật Quái thú bước ra ánh sáng; đêm lộng lẫy và tráng lệ trong buổi khiêu vũ của Belle và Quái thú; hay khoảnh khắc Quái thú hóa thành nhân dạng người cùng kết thúc phim có hậu... Ngày 9 tháng 5 năm 2016, nhân kỉ niệm 25 năm công chiếu "Người đẹp và quái vật", Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh – đơn vị tổ chức giải Oscar đã dành riêng một buổi lễ đặc biệt tri ân bộ phim này, với sự góp mặt của ê-kíp làm phim gồm nhà sản xuất Don Hahn, đạo diễn Gary Trousdale, nhà soạn nhạc Alan Menken, những diễn viên lồng tiếng trong phim như Angela Lansbury, Paige O’Hara, Richard White và Robby Benson; các họa sĩ giám sát nhân vật như Andreas Deja, Mark Henn và Glen Keane. Ngày 19 tháng 10 năm 2016, Disney cùng đội ngũ của LCMA Snapchat (thuộc Bảo tàng nghệ thuật hạt Los Angeles) sử dụng nguồn tham khảo từ văn hóa đại chúng, những bộ lọc, meme và Snapchat vẽ bằng tay để kể lại "Người đẹp và quái vật" bằng giai điệu vui vẻ và hiện đại, ra mắt trên các tài khoản của LACMA và OhMyDisney Snapchat. Tác phẩm còn được coi là một nguồn tham khảo cho các bài học về giáo dục dành cho thiếu nhi.
Nhân vật nữ chính Belle có tác động vô cùng mạnh mẽ đến văn hóa đại chúng, được tạp chí "BoxOffice" ví như "iconoclasm" (tạm dịch là đả phá ngẫu tượng). Belle đã được công nhận rộng rãi qua vai diễn có tính biểu tượng và mẫu mực của nàng trong phim "Người đẹp và quái vật". Không chỉ được xây dựng thành một biểu tượng văn hóa, nhân vật này còn nổi bật là công chúa nữ quyền đầu tiên của Disney. Một số nhà phê bình điện ảnh đã gọi nàng là một hình mẫu nhân vật tiêu biểu, mang đến sự thay đổi quan trọng trong cách tái hiện các nhân vật phụ nữ của Disney vốn gây nhiều tranh cãi, đồng thời làm giảm những lời chỉ trích và suy diễn xung quanh thương hiệu truyền thông Disney Princess. Tác giả David Nusair của trang About.com viết rằng Belle "đã cập nhật một cách hiệu quả những công thức vốn có cho một nàng công chúa sang một thế hệ hoàn toàn mới", trong khi Ashley Terrill của tạp chí "Elle" đã gọi nhân vật này là "nhân vật nữ chính năng động đầu tiên" của Disney. Năm 2013, nhà báo Stephanie Goldberg của báo CNN nhắc tới Belle trong bài báo của cô "Merida trong "Công chúa tóc xù" và các nữ nhân vật chính trong hoạt hình khác", một bài viết nhằm chọn ra nhân vật nữ chính tự chủ và anh hùng nhất trong hoạt hình Disney theo quan điểm của Goldberg. Tác giả miêu tả Belle là một nhân vật nữ chính "hiểu biết và dũng cảm", người đã "chăm lo cho cha mình, khuất phục được một gã trai kiêu ngạo và dạy một hoàng tử bị bùa chú biết phép tắc khi ngồi vào bàn ăn". Sau đó cũng trong năm 2013, Jessica Best của tờ "Daily Mirror" xếp nhân vật này ở vị trí thứ hai trong bài báo "Disney at 90: The 20 most iconic Disney characters" ("Disney trong thập niên 90: 20 nhân vật tiêu biểu nhất của Disney"), miêu tả Belle là một "bức chân dung của lòng dũng cảm, nàng đã dạy chúng ta biết nhìn thấu qua vẻ bề ngoài và luôn chiến đấu vì những gì chúng ta tin tưởng." Nhà phê bình Todd Gilchrist của tờ "Boxoffice" giải thích cách Belle đã thay đổi hướng đi cho những nhân vật nữ chính của Disney ở thế kỷ 20 và 21, "Trong dòng chảy của các nhân vật nữ chính của Disney, Belle là một người không đi theo lối cũ. Tính cách cương quyết và tự lập của nàng như tiếp thêm sức sống cho một thế giới nơi hầu hết những cô gái đều cần được giúp đỡ. Điều này đặc biệt đúng vào thời điểm hai mươi năm trước khi phim "Người đẹp và quái vật" được phát hành, và đến ngày nay nó vẫn có một phần nào đúng... Mối quan hệ mà Belle từ từ xây dựng với Quái thú thật tự nhiên và không gượng ép, và điều đó đã mang tới cho bộ phim một tiếng vang về tình cảm, thật xứng đáng nhận được một đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất, bộ phim hoạt hình đầu tiên có được vinh dự đó trong lịch sử Viện Hàn lâm".
Trong bộ ảnh Disney Dream Portrait Series, công ty Walt Disney đã mời nữ diễn viên từng giành giải Oscar người Tây Ban Nha Penélope Cruz làm người mẫu cho nhân vật Belle trong phiên bản dành cho phim "Người đẹp và quái vật" do nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz thực hiện. Công ty cũng mời nam diễn viên người Mỹ Jeff Bridges thủ vai Quái thú. Báo "Daily Mail" miêu tả chi tiết bức ảnh như sau: Cruz "mặc chiếc váy dạ hội màu vàng lộng lẫy của Belle và được hoàng tử của mình nhấc bổng lên cao," bên dòng chữ "Nơi một khoảnh khắc của vẻ đẹp sẽ tồn tại mãi mãi." () "Người đẹp và quái vật" có một ảnh hưởng văn hóa không nhỏ tại Việt Nam khi tràn ngập các cuốn sách về công chúa tại những nhà sách và văn phòng phẩm, đặc biệt là dành cho đối tượng thiếu nhi. Nhà xuất bản Kim Đồng là đơn vị chủ yếu phát hành những gian hàng sách liên quan đến bộ phim, gồm có cuốn sách mang tên "Chuyện xưa như ngàn năm: Bộ phim 'Người đẹp và quái vật' được tạo ra như thế nào?" của dịch giả Nguyễn Hà Ly (dịch từ cuốn "Tale as Old as Time: The Art and Making of Beauty and the Beast" của tác giả Charles Solomon), và cuốn bìa mềm "Những người bạn kì lạ" của dịch giả Thủy Nguyệt (nằm trong bộ "Tủ sách công chúa Disney"). Bên cạnh đó còn có những cuốn sách có sự góp mặt của Belle và những công chúa Disney khác dành cho độc giả thiếu nhi như "Vui cùng công chúa: Những chiếc váy dạ hội", "Tô màu cùng công chúa: Giây phút diệu kỳ" hay "Tô màu cùng công chúa: Người đẹp và quái thú cùng những câu chuyện khác". | 1 | null |
Tỏi Lý Sơn là nhãn hiệu địa lý của loại tỏi được trồng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Tỏi Lý Sơn đã trở thành đặc sản nổi tiếng đã trở thành thương hiệu và nhãn hiệu của vùng (tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận số 19213/QĐ-SHTT ngày 10/12/2007 và cuối tháng 3/2009).
Canh tác.
Do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.
Mùa gieo trồng: Từ tháng 9 âm lịch đến tháng giêng.
Số liệu năm 2022, huyện Lý Sơn đã phát triển được hơn 300ha đất trồng tỏi, cho sản lượng hơn 2.000 tấn mỗi năm.
Công nhận.
Năm 2009 tỏi Lý Sơn được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Năm 2017, tỏi Lý Sơn đã lọt vào danh sách "Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam" của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
Năm 2020, tỏi Lý Sơn được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 2421/QĐ-SHTT của cục sở hữu trí tuệ. | 1 | null |
Mực rim me là một món ăn đặc sản của thành phố Nha Trang. Món này có nhiều cách dùng như: dùng với cơm trắng, cháo trắng; có thể dùng làm gỏi xoài hoặc là có thể dùng trực tiếp như một món ăn nhẹ.
Thành phần nguyên liệu.
Để chọn mực khô ngon, bạn nên chọn những con không có mùi tanh nồng, sờ vào khô ráo, lưng màu hồng, bụng trắng, có chấm đen mờ dưới da mực. Râu mực gắn chắc vào thân | 1 | null |
USS "Boggs" (DD–136) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ AG-19, rồi thành một tàu rải mìn cao tốc DMS-3 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi ngừng hoạt động và tháo dỡ vào năm 1946. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Charles Boggs (1811–1877), người từng phục vụ trong Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Boggs" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 11 năm 1917 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Ruth Hascal, và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 9 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. V. McKittrick.
Lịch sử hoạt động.
"Boggs" khởi hành từ San Diego vào tháng 3 năm 1919 cho một chuyến đi kéo dài sáu tháng dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ, vùng Bắc Đại Tây Dương và vùng biển Caribe. Sau khi quay về, nó phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 29 tháng 6 năm 1922 và đưa về lực lượng dự bị.
Được xốp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-19 vào ngày 5 tháng 9 năm 1931, "Boggs" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 19 tháng 12 năm 1931 và được phân về Đội Mục tiêu Lưu động 1 thuộc Lực lượng Chiến trận, làm nhiệm vụ kéo mục tiêu, điều khiển mục tiêu bằng vô tuyến cao tốc, và quét mìn. Ngoại trừ một chuyến đi đến vùng bờ Đông từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1934, nó phục vụ tại vùng bờ Tây cho đến năm 1940; được chuyển đến Trân Châu Cảng vào ngày 11 tháng 9 năm 1940; và đến cuối năm đó được xếp lại lớp như một tàu quét mìn cao tốc với ký hiệu lườn DMS-3.
Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Boggs" đang ở ngoài khơi. Nó lập tức quay trở về vào cuối ngày hôm đó, tuần tra các lối tiếp cận và các nơi neo đậu. Nó tiếp tục ở lại Trân Châu Cảng làm nhiệm vụ tuần tra và quét mìn cho đến tháng 1 năm 1943, khi nó thực hiện chuyến đi mang hàng tiếp liệu đến đảo Canton thuộc quần đảo Phoenix, và quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 2 tháng 3 năm 1943. Trong một năm tiếp theo, nó phục vụ tuần tra, quét mìn và tàu kéo tại khu vực lân cận Hawaii, trước khi đảm nhiệm vai trò tàu kéo mục tiêu trực thuộc Bộ chỉ huy Huấn luyện Tác chiến ngoài khơi San Diego từ ngày 12 tháng 4 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945.
Sau khi được đại tu tại San Pedro, California từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1945, "Boggs" được tháo dỡ thiết bị quét mìn và lấy lại ký hiệu lườn cũ "'AG-19" vào ngày 5 tháng 6 năm 1945. Được trang bị như một tàu kéo mục tiêu cao tốc, nó đi đến Eniwetok, quần đảo Marshall ngang qua Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 8, ở lại đây cho đến ngày 6 tháng 10, rồi quay trở về Hoa Kỳ, về đến nơi vào đầu năm 1946. "Boggs" được cho ngừng hoạt động vào ngày 20 tháng 3 năm 1946 và được bán để tháo dỡ vào ngày 27 tháng 11 năm 1946. | 1 | null |
USS "Kennison" (DD–138) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ AG-83. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo William Kennison, một sĩ quan hải quân trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Kennison" được đặt lườn vào ngày 14 tháng 2 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 6 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Elizabeth Riner, và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. P. Enrich.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Kennison" đi đến San Diego, cảng nhà của nó, vào ngày 25 tháng 3 năm 1920. Trong mùa Hè năm đó, nó tham gia các cuộc thử nghiệm ngư lôi và thực tập phòng không. Nó tiếp tục các hoạt động dọc bờ biển và thực hành chiến thuật cho đến ngày 12 tháng 8 năm 1921 khi nó bắt đầu hoạt động với biên chế nhân sự bị cắt giảm. "Kennison" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 22 tháng 6 năm 1922.
Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân William Giers Michelet, "Kennison" tham gia các cuộc Tuần tra Trung lập ngoài khơi San Diego từ ngày 6 tháng 5 năm 1940. Từ tháng 6 đến tháng 9, nó thực hiện các chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị trước khi quay lại nhiệm vụ Tuần tra Trung lập vào ngày 14 tháng 10. Chiếc tàu khu trục tiếp tục nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ Tây cho đến khi Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II; và nó làm nhiệm vụ bảo vệ chống tàu ngầm cho các đoàn tàu vận tải đến nhiều cảng California cho đến ngày 22 tháng 9 năm 1944 khi nó lên đường đi Bremerton để được cải biến nâng cấp.
Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn AG-83, "Kennison" quay trở lại San Diego vào ngày 9 tháng 11 năm 1944 để tiếp tục phục vụ. Cho đến hết chiến tranh, nó hoạt động ngoài khơi San Diego như một tàu mục tiêu cho các cuộc thực tập phóng ngư lôi từ máy bay hải quân. Sau chiến tranh nó đi sang vùng bờ Đông, đi đến Norfolk vào cuối tháng 10. "Kennison" được cho ngừng hoạt động vào ngày 21 tháng 11 năm 1945 tại Portsmouth, Virginia. Nó được bán cho hãng Luria Brothers & Company, Inc. ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 18 tháng 11 năm 1946 để tháo dỡ. | 1 | null |
USS "Ward" (DD-139/APD-16) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc APD-16 trước khi bị máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh chìm năm 1944. "Ward" đã bắn phát súng đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế Chiến II, khi đụng độ với một tàu ngầm Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, và đã tiêu diệt được đối phương. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân James Harmon Ward (1806–1861), sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên tử trận trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Ward" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 5 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California, và dưới sự thúc ép của chiến tranh đang diễn ra, nó đã được chế tạo trong một thời gian kỷ lục chỉ có 17,5 ngày. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 6 năm 1918 và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 7 năm 1918.
Lịch sử hoạt động.
"Ward" được chuyển sang khu vực Đại Tây Dương vào cuối năm 1918, và đã trợ giúp việc dẫn đường cho chuyến bay vượt đại dương đầu tiên của các thủy phi cơ hải quân NC vào tháng 5 năm 1919. Nó quay trở lại khu vực Thái Bình Dương vài tháng sau đó, được mang ký hiệu lườn DD-139 vào tháng 7 năm 1920, và tiếp tục ở lại khu vực này cho đến khi được cho xuất biên chế vào tháng 7 năm 1921. Việc Thế Chiến II bùng nổ tại Châu Âu khiến "Ward" được huy động trở lại. Nó nhập biên chế vào tháng 1 năm 1941, được gửi đến Trân Châu Cảng không lâu sau đó, và hoạt động tuần tra tại chỗ trong khu vực quần đảo Hawaii.
Sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William W. Outerbridge, "Ward" đang thực hiện cuộc tuần tra bên ngoài lối ra vào Trân Châu Cảng khi nó phát hiện, tấn công và đánh chìm một tàu ngầm bỏ túi Nhật Bản lớp "Ko-hyoteki", do đó đã bắn phát súng đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế Chiến II vài giờ trước khi các tàu sân bay Nhật chính thức mở màn cuộc xung đột khi tấn công Hạm đội Thái Bình Dương trong cảng. Chiếc tàu ngầm tìm cách lẻn vào bên trong cảng bằng cách bám theo chiếc tàu chở hàng đi qua lưới chống tàu ngầm ở lối ra vào cảng. "Ward" đã bắn nhiều phát từ dàn pháo chính của nó trúng tháp chỉ huy của tàu ngầm, đồng thời cũng thả nhiều quả mìn sâu trong cuộc tấn công.
Nhiều sử gia trước đây đã nghi ngờ việc "Ward" đã đánh chìm được một tàu ngầm bỏ túi, vì các cuộc khảo sát dưới biển ngoài khơi Trân Châu Cảng trước đây không tìm thấy gì. Cuối cùng, vào ngày 28 tháng 8 năm 2002, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hawaii cũng đã tìm thấy chiếc tàu ngầm. Họ khảo sát xác tàu đắm nằm ở độ sâu trong vùng biển cách bên ngoài Trân Châu Cảng. Mạn phải tháp chỉ huy của chiếc tàu ngầm có một lỗ thủng do đạn pháo, là chứng cứ hư hại gây ra bởi tháp pháo số 3 của Ward. Trong khi mìn sâu của tàu khu trục đủ khả năng đánh chìm chiếc tàu ngầm bỏ túi , dài , không có chứng tích hư hại rõ ràng đối với lườn tàu, vốn bị đắm do nước tràn vào bên trong qua hai lỗ thủng bởi đạn pháo.
Cuối năm 1942, "Ward" được gửi quay trở về vùng bờ Tây để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Xếp lại lớp với ký hiệu lườn APD-16 vào tháng 2 năm 1943, nó lên đường đi sang Nam Thái Bình Dương để hoạt động tại khu vực quần đảo Solomon. Nó đã giúp đánh trả một đợt không kích ác liệt của quân Nhật ngoài khơi Tulagi vào ngày 7 tháng 4 năm 1943, và trải qua hầu hết thời gian còn lại của năm trong nhiệm vụ hộ tống và vận chuyển. Vào tháng 12, nó tham gia chiếm đóng mũi Gloucester. Trong chín tháng đầu năm 1944, "Ward" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống và tuần tra cũng như tham gia nhiều cuộc đổ bộ xuống vùng Tây Nam Thái Bình Dương: Saidor, đảo Nissan, Emirau, Aitape, Biak, mũi Sansapor và Morotai.
Sau đó "Ward" được giao nhiệm vụ trợ giúp vào việc tái chiếm Philippines. Ngày 17 tháng 10 năm 1944, nó cho đổ bộ lực lượng lên đảo Dinagat trong giai đoạn mở màn của trận Leyte. Sau khi trải qua nữa cuối tháng 10 và tháng 11 hộ tống các đoàn tàu đi và đến từ Leyte, đến đầu tháng 12, "Ward" vận chuyển binh lính Lục quân trong cuộc đổ bộ lên vịnh Ormoc, Leyte. Sáng ngày 7 tháng 12, đúng ba năm từ khi nổ phát súng đầu tiên trong chiến tranh, "Ward" tuần tra ngoài khơi khu vực đổ bộ khi nó bị nhiều máy bay kamikaze tấn công. Một trái bom đã ném trúng giữa tàu, khiến nó chết đứng giữa biển. Khi đám cháy không còn có thể kiểm soát, thủy thủ đoàn của "Ward" được lệnh bỏ tàu, và nó bị đánh chìm bởi hỏa lực pháo của , mà vị hạm trưởng lại chính là William W. Outerbridge, người chỉ huy "Ward" trong hoạt động tác chiến tại Trân Châu Cảng ba năm trước đó.
Văn hóa đại chúng.
Trong cuốn phim "Tora! Tora! Tora!", "Ward" được thể hiện bởi chiếc tàu khu trục hộ tống .
Di sản.
Tháp pháo /50 caliber số 3 của "Ward" được tháo dỡ khi nó được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Nó được phục dựng vào năm 1958 nhân kỷ niệm 100 năm bang Minnesota, như một đài tưởng niệm ở Minnesota State Capitol tại Saint Paul, vì những pháo thủ đã bắn nó trong ngày 7 tháng 12 năm 1941 đều thuộc Lực lượng Hải quân Dự bị Minnesota. Một tấm biển lưu tên các quân nhân hải quân dự bị từ Saint Paul từng phục vụ trên "Ward" cũng được trưng bày tại Tòa thị chính St. Paul, cạnh chiếc chuông của tàu tuần dương hạng nặng . | 1 | null |
USS "Buchanan" (DD-131) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng Gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào năm 1940, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu, và đổi tên thành HMS "Campbeltown" (I42). Nó bị phá hủy trong trận Đột kích St. Nazaire ngày 28 tháng 3 năm 1942, khi được chất bốn tấn thuốc nổ và cố tình ủi sập cánh cửa ụ tàu "Forme Ecluse Louis Joubert", khiến cơ sở hậu cần này không thể hoạt động cho đến hết chiến tranh. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Franklin Buchanan (1800-1874), một Đại tá của Hải quân Hoa Kỳ và là vị Đô đốc duy nhất của Hải quân Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Buchanan" được đặt lườn vào ngày 29 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Charles P. Wetherbee, và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 1 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân H. H. J. Bensen.
Lịch sử hoạt động.
USS "Buchanan".
"Buchanan" trình diện để hoạt động cùng Tư lệnh Lực lượng Khu trục tại Guantánamo, Cuba, và được tạm thời phối thuộc cùng Hải đội Khu trục 2 cho đến khi được lệnh điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 7 năm 1919 và được phân về Chi hạm đội Khu trục 4. Từ ngày 7 tháng 6 năm 1922 đến ngày 10 tháng 4 năm 1930, "Buchanan" được cho xuất biên chế và nằm trong lực lượng dự bị tại San Diego. Sau đó nó gia nhập Đội khu trục 10 thuộc Hải đội Khu trục của Lực lượng Chiến trận, và hoạt động dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ trong các cuộc tập trận và cơ động thường lệ. Một thời gian ngắn trong giai đoạn này, chiếc tàu khu trục đặt dưới quyền chỉ huy của Theodore E. Chandler, trở thành Đô đốc trong Thế Chiến II và đã tử trận tại khu vực Nam Thái Bình Dương vào tháng 1 năm 1945. Vào mùa Hè 1934, sau khi thực hiện chuyến đi huấn luyện ôn tập đến Alaska cho nhân sự Hải quân Dự bị, nó được đưa về biên chế cắt giảm thuộc Hải đội Bị bị Luân phiên 20 tại San Diego.
Được đưa trở lại biên chế thường trực vào tháng 12 năm 1934, nó tiếp tục hoạt động cùng Đội 5 thuộc Hải đội Khu trục của Lực lượng Chiến trận. "Buchanan" lại được cho xuất biên chế tại San Diego từ ngày 9 tháng 4 năm 1937 cho đến ngày 30 tháng 9 năm 1939, khi nó được tái trang bị để hoạt động cùng Đội khu trục 65, Hải đội Khu trục 32 tại Đại Tây Dương. Từ tháng 12 năm 1939 đến ngày 22 tháng 2 năm 1940, nó tham gia các hoạt động Tuần tra Trung lập, được phân công tuần tra tại vịnh Mexico, hoạt động từ Galveston, Texas và sau đó ngoài khơi Key West, Florida và chung quanh eo biển Florida. Nó đi đến Xưởng hải quân Boston ngày 2 tháng 9, và sau đó tiếp tục đi đến Halifax, nơi mà vào ngày 9 tháng 9 năm 1940, nó được cho xuất biên chế và chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ.
HMS "Campbeltown".
Được chính thức nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh, HMS "Campbeltown" thực hiện chuyến đi từ Halifax đến Plymouth, ngang qua St. Johns, Newfoundland. Nó đi đến xưởng tàu Devonport vào ngày 29 tháng 9, và bắt đầu được cải biến cho phù hợp việc phục vụ cùng Hải quân Anh. Công việc kéo dài trong suốt tháng 10, và sau khi hoàn tất việc chạy thử máy vào ngày 1 tháng 11, nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 17 hoạt động tại Khu vực tiếp cận phía Tây. Ngày hôm sau, nó gặp tai nạn va chạm với chiếc SS "Risoy", và bị hư hại, nhưng vẫn tiếp tục an toàn đi đến Liverpool, nơi nó được sửa chữa từ ngày 7 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11, rồi lại gia nhập chi hạm đội. Vào ngày 29 tháng 11, nó va chạm với chiếc tàu buôn MV "Fiddown" tại cửa sông Mersey. Nó bắt đầu được bố trí cùng chi hạm đội vào đầu tháng 12, nhưng đến ngày 3 tháng 12, lại mắc tai nạn va chạm với chiếc SS "Comus" và bị buộc phải quay về cảng để sửa chữa lần nữa. Công việc sửa chữa kép dài cho đến cuối tháng 3 năm 1941, bao gồm việc cắt ngắn ống khói thứ tư.
Sau khi hoàn tất công việc vào ngày 28 tháng 3, "Campbeltown" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan mượn, nơi nó gia nhập Đội hộ tống 7 và được bố trí cùng đơn vị này trong tháng 4-tháng 5. Hà Lan dự định đổi tên nó thành "Middelburg", nhưng điều này không được chấp nhận do mâu thuẫn với thỏa thuận đặt tên với Hải quân Mỹ. Nó trải qua một đợt cải biến và sửa chữa khác trong suốt tháng 6, rồi tiếp tục nhiệm vụ cùng đội hộ tống vận tải trong tháng 7-tháng 8. Nó được đề nghị để hoàn trả cho Hải quân Hoàng gia vào tháng 9, nhưng tiếp tục ở lại cùng Đội hộ tống 7. Vào ngày 15 tháng 9, nó vớt những người sống sót từ chiếc tàu Na Uy "Vinga"vốn bị hư hại do không kích. Cùng với thủy thủ đoàn người Anh, nó gia nhập trở lại đội hộ tống vào tháng 10, bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Anh và Tây Phi trong tháng 11-tháng 12 trước khi chuyển đến Devonport để sửa chữa.
Cuộc đột kích St. Nazaire.
"Campbeltown" bắt đầu được sửa chữa tại Devonport vào tháng 1 năm 1942. Trong thời gian này, nó được chọn cho một chiến dịch đặc biệt, nên được rút khỏi hoạt động thường lệ để cải biến. Vào đầu năm 1942, thiết giáp hạm Đức "Tirpitz" neo đậu tại Trondheim, Na Uy đã sẵn sàng hoạt động và trở thành một mối đe dọa cho các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Nếu "Tirpitz" tiến vào Đại Tây Dương, ụ tàu Louis Joubert tại St. Nazaire, nguyên được chế tạo để bảo trì chiếc tàu biển chở hành khách , là ụ tàu duy nhất do Đức kiểm soát tại bờ biển châu Âu của Đại Tây Dương đủ lớn để bảo trì chiếc thiết giáp hạm. Nếu ụ tàu này ngừng hoạt động, một chuyến xuất kích của "Tirpitz" ra Đại Tây Dương sẽ nguy hiểm hơn, một điều khiến Hải quân Đức phải cân nhắc.
Chiến dịch Chariot, cuộc tấn công ụ tàu ở St. Nazaire, là một kế hoạch húc một con tàu chất thuốc nổ vào cửa ụ tàu. Đi kèm theo nó sẽ là một số tàu nhỏ chở lính biệt kích Anh, sẽ phá hủy máy móc, máy bơm và thiết bị khác của ụ tàu. Lực lượng sau đó sẽ được triệt thoái bởi các con tàu nhỏ trước khi khối thuốc nổ trên tàu kích nổ. Một điểm khó khăn đặc biệt là vị trí của ụ tàu ở cách nhiều dặm bên trong cửa sông Loire. Là một tàu khu trục lạc hậu, "Campbeltown" được xem có thể phế bỏ và được chọn làm con tàu húc. Nó trải qua việc cải biến suốt tháng 2, tháo dỡ ống khói thứ ba và thứ tư, đồng thời hai ống khói còn lại được làm nghiêng nhằm mô phỏng cấu trúc và dáng vẽ một xuồng phóng lôi lớp "Raubvogel" của Đức. Một khẩu pháo 12-pounder được trang bị phía trước, và tám khẩu pháo phòng không Oerlikon 20 mm được bổ sung ở sàn trên. Một lớp giáp bổ sung được cung cấp để tăng cường bảo vệ cầu tàu, đồng thời mọi dự trữ và thiết bị không cần thiết được tháo dỡ để làm nhẹ con tàu.
Một khối thuốc nổ bao gồm 24 quả mìn sâu Mark VII, chứa tổng cộng thuốc nổ amatol, được đặt vào các thùng thép bố trí ngay phía sau các cột chống thép nâng đỡ khẩu pháo tận cùng phía trước. Các liều thuốc nổ được kích hoạt bởi nhiều kíp nổ bút chì trì hoãn 8 giờ được nối với nhau bởi dây cordtex, được hẹn giờ ngay trước khi khởi hành và được hàn kín để ngăn cản mọi ảnh hưởng bên ngoài đến việc kích nổ. "Campbeltown" đi từ Devonport đến Falmouth, Cornwall vào ngày 25 tháng 3 để gặp gỡ các con tàu khác cùng tham gia chiến dịch. Thủy thủ đoàn, vốn sẽ phải rút lui cùng với lực lượng biệt kích, được giảm xuống còn 75 người dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Stephen Halden Beattie.
Hải đội, bao gồm 21 con tàu: "Campbeltown", 16 xuồng máy đổ bộ Fairmile B, một xuồng phóng lôi và một xuồng pháo Fairmile C hoạt động như sở chi huy của chiến dịch, rời Falmouth lúc 14 giờ 00 ngày 26 tháng 3 năm 1942, được hộ tống trong hầu hết chặng hành trình vượt sang Pháp bởi hai tàu khu trục hộ tống lớp "Hunt". Ngoài một cuộc đụng độ ngắn với tàu ngầm "U-593", khi hạm trưởng chiếc tàu ngầm báo cáo sai về hướng đi và thành phần của lực lượng đột kích, các con tàu đi đến Pháp mà không gặp trở ngại. Một xuồng máy đổ bộ bị gặp trục trặc cơ khí và bị buộc phải quay trở lại Anh.
Cuộc không kích chuẩn bị do 35 máy bay Armstrong Whitworth Whitley và 25 máy bay Vickers Wellington thực hiện qua đám mây dày tỏ ra yếu kém so với kế hoạch và không có hiệu quả, lại gây sự báo động đối với lực lượng phòng vệ là có điều gì bất thường đang diễn ra. Tuy nhiên, nhờ phát ra tín hiệu nhận diện nguyên bản của Đức, lực lượng có "Campbeltown" dẫn đầu treo cờ hiệu của Hải quân Đức Quốc xã, đã tiếp cận cảng không đầy trước khi bị nhắm bắn. Là mục tiêu lớn nhất, "Campbeltown" bị thu hút nhiều hỏa lực nhất. Ở giai đoạn tiếp cận sau cùng, thủy thủ của nó hạ lá cờ Đức và giương cao lá cờ của Hải quân Hoàng gia Anh.
Lúc 01 giờ 34 phút ngày 28 tháng 3, bốn phút trễ hơn so với kế hoạch, "Campbeltown" húc vào cửa ụ tàu. Lính biệt kích và thủy thủ đổ bộ lên bờ dưới hỏa lực nặng nề của quân Đức, cài chất nổ phá hoại các máy móc của ụ tàu. Có 162 người thiệt mạng (64 lính biệt kích và 105 thủy thủ) trong tổng số 611 người của lực lượng đột kích. Trong số những người sống sót, 215 người bị bắt làm tù binh và 222 người triệt thoái được nhờ các xuồng đổ bộ còn sống sót. Có thêm năm người khác lẫn trốn không bị bắt, đi lẻn qua Pháp và Tây Ban Nha để cuối cùng đến được Gibraltar, một lãnh thổ do Anh kiểm soát.
Khối thuốc nổ trên "Campbeltown" phát nổ vào trưa ngày hôm sau 28 tháng 3, một giờ rưỡi sau thời hạn cuối cùng mà người Anh hy vọng nó phải kích nổ. Cho dù con tàu đã được người Đức xem xét, khối thuốc nổ đã không bị phát hiện. Vụ nổ đã làm thiệt mạng khoảng 250 binh lính Đức và nhân viên dân sự người Pháp, làm phá hủy toàn bộ phần nữa phía trước của chiếc tàu khu trục lẫn thùng chắn của ụ tàu; nước tràn vào ụ tàu đã đẩy toàn bộ những gì còn lại của chiếc tàu khu trục vào bên trong ụ. Ụ tàu St. Nazaire đã không còn có thể sử dụng cho đến hết chiến tranh, và chỉ được sửa chữa vào năm 1947.
Các quả ngư lôi nổ chậm được các xuồng phóng lôi phóng vào cửa bên ngoài của ụ tàu ngầm đã phát nổ theo như kế hoạch vào đêm 30 tháng 3, đã gây ra sự hoảng loạn đối với binh lính Đức vì họ tưởng rằng biệt kích Anh vẫn còn lại trong thị trấn, khiến chúng nổ súng bắn vào thường dân Pháp và bắn lẫn nhau. Có mười sáu thường dân Pháp thiệt mạng và khoảng ba mươi người bị thương. Sau đó, 1.500 thường dân bị bắt vào một trại tập trung tại Savenay, hầu hết nhà cửa của họ đều bị phá hủy, cho dù họ chẳng có liên hệ gì với vụ đột kích. Thiếu tá Beattie, người bị bắt làm tù binh, được tặng thưởng huân chương Chữ thập Victoria do thành tích dũng cảm, và đến năm 1947 được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp. Huân chương Chữ thập Victoria này là một trong số năm huân chương được trao cho những người tham gia cuộc đột kích, cùng với 80 tặng thưởng khác.
Di sản.
Chiếc chuông của HMS "Campbeltown" được trao tặng cho thị trấn Campbelltown, Pennsylvania, một hành động nhằm ghi nhớ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong chương trình Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Chiếc chuông sau đó được chuyển cho chiếc hiện dịch, một tàu frigate Kiểu 22, khi nó nhập biên chế năm 1989, và được hoàn trả vào ngày 21 tháng 6 năm 2011 sau khi HMS "Cambeltown" được cho xuất biên chế.
Bộ phim "Gift Horse" năm 1952 đã dựa một phần trên sự kiện của chiếc HMS "Campbeltown". | 1 | null |
Từ Chí Ma (徐志摩; 1897-1931) là nhà thơ, nhà văn hiện đại thuộc Phái Tân Nguyệt vào thời Trung Hoa Dân Quốc, đồng thời cũng là anh họ của tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung.
Tiểu sử.
Từ Chí Ma còn có tên hiệu là Trương Tự, tên tự Dửu Sâm, ấu danh Hữu Thân, sau đổi thành Chí Ma, là nhà thơ, sinh trưởng trong gia đình khá giả và có thời gian du học tại Anh.
Cả một đời theo đuổi tình yêu (“Ái”), “Tự do” và “Mỹ” (lời của Hồ Thích) đã đem lại rất nhiều cảm hứng sáng tạo nhưng cũng hủy cuộc đời ông. Từ Chí Ma chủ trương thơ mới và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thơ mới Trung Quốc. Ông cùng những người bạn Hồ Thích, Văn Nhất Đa, Lương Thực Thu (梁實秋), Trần Nguyên Đẳng (陳源等) cùng thành lập một hội quán văn học:Tân Nguyệt Thi Phái hay Phái Tân Nguyệt. | 1 | null |
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh. Một chứng bệnh khá phổ biến là "Viêm kết mạc mùa xuân" là một bệnh do dị ứng ở mắt, thường thấy ở trẻ em từ 5-20 tuổi xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt, khi hậu khô, nóng và thường xuất hiện vào mùa xuân nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên bệnh cũng có thể gặp quanh năm.
Tổng quát.
Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Những dấu hiệu sớm có thể nhận biết là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, có thể bị sốt nhẹ. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ thường từ 5-10 ngày.
Bệnh do virus gây nên, lây lan tương đối nhanh. Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày nhưng thông thường bệnh thường sẽ khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực sau này. Có trường hợp tự chữa không đúng cách, bệnh có thể kéo dài hơn, có trường hợp bị bệnh 10 ngày đến khám mà mắt vẫn đỏ và phải điều trị cũng phải mất từ 1 đến 3 tuần mới khỏi. Một số ít trường hợp có biến chứng giác mạc.
Đau mắt đỏ dễ lây lan có thể gây thành đại dịch, có thể bắt nguồn khi một người trong gia đình mắc có thể lây ra cả nhà rồi lây lan ra cả cộng đồng, nhất là những nơi tập trung đông người như cơ quan, trường học. Bệnh thường kéo dài vài ngày, có thể đến vài tuần, bệnh này dễ lây lan và khiến mọi sinh hoạt đều khó khăn, cuộc sống đảo lộn. Dịch thường xuất hiện vào tháng 6-7, hoặc chậm hơn thì bắt đầu vào dịch đau mắt đỏ bắt đầu từ đầu tháng 9 do thời tiết ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của vi rút. Thông thường những năm, dịch chỉ kéo dài khoảng 1 tuần rồi qua đi. Những ghi nhận khác cho thấy bệnh hay xuất hiện vào mùa nước lụt, độ ẩm cao, khí hậu thất thường, đến tháng 11 gió mùa thì lại hết. Mùa mưa là thời điểm dịch đau mắt có nguy cơ bùng phát mạnh và bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chữa trị chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh khỏi, giảm triệu chứng, chỉ có thể dựa vào chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì sau 6-10 ngày, virus sẽ tự hết, người bệnh mới có khả năng khỏi. Nên áp dụng tốt các biện pháp phòng để tránh mắc bệnh và gặp khó khăn khi điều trị. Mặc dù vậy, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân tự ý dùng thuốc như gây giảm thị lực, sẹo giác mạc, nhất là thuốc chứa corticoid, nhiều bệnh nhân tự ý mua về sử dụng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng nhưng đa phần là do virus. Trong đó 65%-90% nguyên nhân là do virus Adenovirus, ngoài ra có thể là virus Enterovirus.
Đau mắt đỏ cấp do virus gặp sau khi bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau sởi, hoặc bị nhiễm virus simplex hoặc herpes zoster. Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, với những trường hợp đau mắt do virus, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp.
Đau mắt đỏ do lậu gặp ở trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con là một bệnh rất nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.
Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau. Trung gian truyền bệnh chính là nước mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ do nước mắt này có chứa virus. Bệnh đau mắt đỏ lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi và qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn...) đồng thời qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ như nước hồ bơi). Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguồn bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt hay lây qua thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan rộng rãi.
Triệu chứng.
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng. Triệu chứng thường gặp là người bị nhiễm bệnh thường bắt đầu khi mắt cảm thấy khó chịu, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, mắt nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, đau họng, ho, tai xuất hiện hạch.
Đặc biệt, mắt cảm thấy nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, nhất là sau khi ngủ dậy mắt khó mở vì nhiều gỉ quanh mắt. Bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Một số người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau và nổi hạch. Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt. Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi khi có hạch ở tay.
Thông thường ban đầu người bệnh chỉ là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bệnh nhân vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không suy giảm. Nếu để nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt. Chẩn đoán viêm kết mạc cấp thường dễ nhận thấy khi có các triệu chứng như trên. Trong viêm kết mạc cấp thị lực của người bệnh không giảm trừ khi có biến chứng viêm giác mạc. Ở thể nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết là:
Phòng ngừa.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh, đau mắt đỏ là một loại bệnh mà phòng bệnh tốt và đơn giản hơn nhiều chữa bệnh và phòng bệnh vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan đau mắt đỏ.
Để phòng bệnh, cần vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, chú ý không dùng chung khăn rửa mặt, chậu rửa, và nhất là lọ thuốc nhỏ mắt. Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác. Ngay cả khi cả nhà cùng bị đau mắt đỏ cũng không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt. Tránh dụi tay vào mắt và đặc biệt không đi bơi trong giai đoạn có dịch. Có khuyến cáo mọi người trong gia đình tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, nên ngủ riêng hoặc ngủ khác gối. Không dùng chung đồ đạc với người đau mắt, không tiếp xúc trực tiếp (trò chuyện) với người đau mắt. Hạn chế đến chỗ đông người đặc biệt là nguồn dịch. Tránh dụi tay vào mắt. Hạn chế bơi lội trong giai đoạn phát dịch
Để phòng bệnh nên tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh (nước mắt có chứa virus của bệnh nhân). Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu. Không tự dùng thuốc nhỏ có chất "Dexa" hoặc những thuốc cổ truyền vì có thể sẽ dễ gây biến chứng tại mắt, nhiều người tự mua thuốc chứa corticoid về nhỏ mà không biết dùng nhiều có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến thời gian điều trị lâu hơn. Bệnh nhân đau mắt đỏ chưa đến mức phải dùng corticoid, nếu lạm dụng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù mắt. Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt hoặc những thuốc dân gian như đắp ếch nhái, lá nha đam, xông lá trầu… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Điều trị.
Khi bị đau mắt đỏ cấp phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ. Điều trị có hiệu quả nhất khi tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù. Nếu viêm kết mạc do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn.
Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ cần thực hiện các bước sơ trị và những công việc khác để chữa trị, phòng ngừa lây lan như sau:
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua các giao tiếp thông thường, vì thế không nên dùng chung đồ vật, tránh tiếp xúc gần hoặc nói chuyện đối diện với người bệnh. Nên giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân nên đeo kính râm và nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo. Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Dùng bông gòn sạch lau khô. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên giúp tránh lây lan.
Dịch tễ học.
Tại Việt Nam đau mắt đỏ là một dịch bệnh định kỳ phát sinh khi giao mùa và lây lan nhanh trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, những ghi nhận cho thấy, dịch đau mắt đỏ xuất hiện và vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là một đợt bùng phát trên diện rộng ở phạm vi cả nước vào năm 2013. Bệnh đau mắt đỏ đang có tốc độ lây lan khá nhanh ở cả miền Bắc và miền Nam và được coi là một đợt dịch chưa từng thấy. Khiến cho người dân hoang mang và cuộc sống xáo trộn, học sinh được khuyến cáo nghỉ học, ngoài ra việc gia tăng các ca bệnh khiến dư luận dấy lên nghi ngờ về khả năng cung ứng các loại thuốc phòng trị bệnh đau mắt đỏ của Việt Nam cho người dân nước này điều này dẫn đến nhiều cửa hàng thuốc tây có biểu hiện tăng giá, thông báo cháy hàng.
Theo ghi nhận tại Miền Bắc, nhiều địa bàn ngoại thành Hà Nội ghi nhận sự bùng phát của dịch này, nhiều học sinh phải nghỉ học, nhiều người phải nghỉ làm để tránh lây lan cho cộng đồng Có khoảng 1.500-2.000 lượt bệnh nhân tại viện mắt Trung ương Hà Nội. tại Nghệ An cũng đã có báo cáo về việc bùng phát dịch đau mắt đỏ, một ghi nhận cho biết, chưa bao giờ dịch đau mắt đỏ lan nhanh như thời điểm năm 2013, khoảng gần một tháng bình quân mỗi ngày bệnh viện đón nhận từ 50 đến 60 ca đau mắt đỏ.
Tại Cần Thơ có báo cáo về việc dịch đau mắt đỏ đang có nguy cơ lây lan rất nhanh. Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đau mắt đỏ mỗi ngày, khoa Mắt bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cũng tiếp nhận 80-100 trẻ đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ. Còn ở khoa mắt bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, lượng bệnh nhân đau mắt đỏ đến điều trị tăng từ 5 người lên hơn 20 người tới khám mỗi ngày trong hơn 20 ngày của tháng 9 năm 2013.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số ca bệnh nhân nhiễm đau mắt đỏ tăng đột biến đặc biệt trong thời điểm cuối hè sang thu. Theo thống kê tại bệnh viện Mắt trung bình 2 tuần có khoảng 2.000 lượt bệnh nhân đến khám, dịch bệnh đau mắt đỏ không những không thuyên giảm mà ngày càng lan rộng mạnh hơn khiến nhiều người lo lắng.
Tại Đồng Nai, trong 20 ngày đầu tháng 9, toàn tỉnh có trên 10 ngàn ca đau mắt đỏ. Các địa bàn, như: Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom có số ca mắc bệnh đau mắt đỏ khá cao.
Tại Bình Phước có báo cáo về bệnh đau mắt đỏ bùng phát trên toàn địa bàn tỉnh Bình Phước do tình hình mưa nhiều, ẩm thấp, bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện ở hầu hết 10 huyện, thị xã của tỉnh. Chưa có năm nào như năm 2013, bệnh đau mắt đỏ bùng phát dữ dội, rồi lây nhanh, làm ngành y tế không kịp trở tay và không lường trước được một thống kê cho thấy, toàn huyện hiện có 45 giáo viên và 250 học sinh thuộc khối trung học cơ sở, 40 giáo viên và 600 học sinh của khối tiểu học, 30 giáo viên và 400 học sinh của khối mầm non bị bệnh, toàn tỉnh hiện có 70% học sinh của năm học 2013-2014 bị bệnh đau mắt đỏ, trong đó bị nhiều nhất là học sinh mầm non, rồi đến tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài ra, tại cộng đồng dân cư sống trên địa bàn tỉnh cũng có khoảng 30% số dân bị bệnh đau mắt đỏ. | 1 | null |
Đau nhức các chi là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Triệu chứng đau ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng: bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh, bệnh lý mạch máu... Trong số đó, đau cách hồi là triệu chứng thường dễ bị bỏ sót, hoặc có thể bị nhầm lẫn nếu
như khai thác không đầy đủ. Bệnh nhân cũng có thể bỏ mất cơ hội điều trị và theo dõi bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm, hoặc
có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về sau.
Khái niệm.
Đau cách hồi là hiện tượng đau cố định một nhóm cơ, thường là cơ cẳng chân, cơ đùi, cơ mông. Cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu xảy ra sau khi gắng sức hay khi đi lại một quãng đường nhất định. Cơn đau thường chỉ giảm, nhẹ bớt khi người bệnh ngồi nghỉ, để thõng chân. Nhưng nếu tiếp tục đi thì sau một quãng đường cố định
như cũ, cơn đau sẽ xuất hiện trở lại. Đau cách hồi sẽ làm người bệnh không thể đi liên tục trong một quãng đường dài, mà phải khập khiễng và ngắt quãng với từng quãng đường ngắn, vừa đi vừa nghỉ từng đoạn một. Người bệnh cũng có thể khai rằng nếu hoạt động nặng hoặc chạy nhanh, hoặc đi lên dốc, hoặc lội nước, cơn đau sẽ xuất hiện sớm hơn so với đi trên đường
bằng phẳng.
Dịch tễ.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, tỷ lệ mắc chứng đau cách hồi ở 40-60 tuổi là 2% nhưng ở tuổi trên 70 thì tăng lên 20%. Bệnh gây đau đớn kéo dài, nguy cơ cắt cụt chi sau 15 năm mắc bệnh lên đến 70%, làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân.
Chủ yếu do xơ vữa động mạch và viêm nội động mạch. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng và gây đau,
dần dần xuất hiện hoại tử ở ngón và bàn chân, kể cả cổ và cẳng chân.
Tiến triển.
Chứng đau cách hồi là biểu hiện của bệnh viêm tắc động mạch mạn tính diễn biến từ từ theo nhiều giai đoạn khác nhau. Có
nhiều cách phân loại các giai đoạn bệnh. Nhưng chính xác và dễ hiểu nhất là bảng phân loại của Lerich và Fontaine, vì nó
đơn giản, dễ áp dụng:
Giai đoạn bệnh
Giai đoạn I Không có triệu chứng, không có tổn thương tắc nghẽn đáng kể về mặt huyết động học
Giai đoạn II
- Đau cách hồi nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, Đau xuất hiện với khoảng cách đi trên 150 m
- Đau cách hồi nặng gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, Đau xuất hiện khi đi được dưới 150 m.
Giai đoạn III Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, buộc bệnh nhân phải ngồi thõng chân.
Giai đoạn IV
- Hoại tử từng phần chi, loét chi do thiếu máu cục bộ tại chỗ và thiếu máu cục bộ lan toả ở xa
- Hoại tử lan rộng quá bàn chân
Khi bệnh đã ở giai đoạn trễ, tức giai đoạn III và IV, các tổn thương xuất hiện nhiều và điển hình giúp việc chẩn đoán trở nên dễ dàng. Ngược lại ở giai đoạn II, cần phải khám kỹ mới chẩn đoán được. Bệnh nhân có các dấu hiệu cường giao cảm như: vã mồ hôi, lạnh chi, một số bệnh nhân có dấu hiệu tím tái của chi.
Rối loạn dinh dưỡng là dấu hiệu rất đặc trưng và là hậu quả của việc thiếu máu nuôi dưỡng chi do tắc động mạch. Trong đó, rối loạn dinh dưỡng được chia làm hai mức độ:
Rối loạn dinh dưỡng nhẹ, bao gồm: Khô da, tróc vẩy, rụng lông, gãy móng, thay đổi màu sắc của da khi thay đổi tư thế của chi như tái nhạt khi giơ cao chi và trở nên đỏ bầm khi hạ chi xuống.
Rối loạn dinh dưỡng nặng: Cơ bị teo, các vết thương ở chi chậm hay không lành, loét đầu chi, hoại tử đầu chi khu trú hay lan rộng.
Biến chứng.
Cắt cụt chi
Điều trị.
Thuốc điều trị.
- Thuốc chống đông: Aspirin, Clopidogrel giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ
- Cilostazol, Pentoxifyline: cải thiện triệu chứng và gia tăng khoảng cách đi lại ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi và đau cách hồi
- Varicause: Cải thiện triệu chứng, gia tăng khoảng cách đi lại và ngăn ngừa các tiến triển xấu ở bệnh nhân đau cách hồi.
Cải thiện chức năng.
Bệnh nhân đau cách hồi được tập luyện có giám sát, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, bỏ thói quen xấu và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Nhiều bệnh nhân hạn chế đi lại hàng ngày vì sợ đau và sợ bị tổn thương thêm là một quan điểm sai lầm. Thực hiện chương trình đi bộ đều đặn sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân có đau cách hồi từ 80 – 234% so với các nghiên cứu đối chứng.
Điều trị can thiệp qua da và phẫu thuật.
Đối với bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc nguy cơ hoại tử khi đã điều trị nội khoa tối ưu thì cần xem xét chỉ định chụp mạch và can thiệp | 1 | null |
Cuộc bầu cử liên bang Đức diễn ra ngày 22 tháng 9 năm 2013, và đã chọn ra 630 người trong Bundestag lần thứ 18. Liên Đảng CDU/CSU của thủ tướng Angela Merkel giành chiến thắng đậm kể từ 1990, với gần 42% số phiếu và chiềm gần 50% số ghế trong quốc hội. Tuy nhiên, đối tác liên minh của họ là Đảng Dân chủ tự do (FDP) đã thất bại khi giành chưa đủ hơn 5% số phiếu làm họ mất ghế trong quốc hội lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng này. Kết quả, bà Merkel sẽ phải xem xét để lập liên minh với Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đối lập hoặc với Đảng Xanh để thành lập chính phủ, mặc dù lựa chọn thứ hai ít có khả năng về cả hai phía. Trong khi liên minh của SPD, Đảng Cánh tả, và Đảng Xanh có thể đủ ghế để chiếm đa số, nhưng cả hai SPD và Đảng Xanh đã bác bỏ liên minh với Cánh tả. | 1 | null |
King and Lionheart là một bài hát được thu âm bởi nhóm nhạc Of Monsters and Men, được viết bởi tác giọng ca chính Nanna Bryndís Hilmarsdóttir và sản xuất bởi nhóm nhạc cùng với Aron Arnarsson và Jacquire King cho album phòng thu đầu tay của ban nhạc, My Head Is an Animal. Sau khi đạt vị trí # 1 trên bảng xếp hạng Tónlist Iceland vào năm 2012, bài hát đã được phát hành như một đĩa đơn tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tháng 3 năm 2013. Bài hát cho đến nay đã đạt vị trí # 17 trên Billboard Alternative Songs chart. | 1 | null |
Pohang Iron and Steel Company là một công ty đa quốc gia chuyên về sản xuất thép, có trụ sở chính được đặt tại thành phố Pohang, Hàn Quốc. Năm 2010, POSCO là công ty sản xuất thép lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị thị trường. Năm 2011, với xấp xỉ 40 triệu tấn thép thô, POSCO trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 4 trên thế giới theo sản lượng. Năm 2012, công ty xếp hạng 146 toàn cầu trong bảng xếp hạng Fortune Global 500.
POSCO hiện đang hoạt động tích hợp hai nhà máy thép tại quê nhà Hàn Quốc, với 1 tại Pohang và 1 tại Gwangyang. Ngoài ra, POSCO còn có hoạt động liên doanh với tập đoàn thép U.S. Steel, thành lập USS-POSCO, đặt nhà máy tại Pittsburg, California, Hoa Kỳ và POSCO chi nhánh Ấn Độ.
Hiện nay, ngoài sản xuất sắt thép, POSCO cũng có mặt trong thiết kế xây dựng và xây dựng, với một số công trình như Diamond Plaza. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Posco Việt Nam thuộc tập đoàn POSCO với nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ II, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là một trong những công ty sản xuất thép hàng đầu, chiếm thị phần lớn trong nước.
Lịch sử.
Trong những năm 1960, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee nắm quyền và quyết định xây dựng một nhà máy thép tích hợp nhằm tự cung tự cấp trong nước là rất cần thiết để phát triển kinh tế. Kể từ trước năm 1968, quốc gia này chưa có một nhà máy sản xuất thép hiện đại nào, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tỏ ra nghi ngờ quyết định của Seoul về việc đầu tư đó có giúp phát triển ngành công nghiệp hay không, trong khi việc nhập khẩu thép rẻ hơn so với việc xây dựng một nhà máy thép tích hợp hiện đại. Mặc dù hoài nghi, dưới sự lãnh đạo của Park Tae-joon (1927 - 2011) và chủ tịch công ty đa quốc gia TaeguTec, POSCO đã được thành lập như là một công ty liên doanh giữa chính phủ Hàn Quốc và TaeguTec. Quá trình sản xuất bắt đầu vào năm 1972, chỉ 4 năm sau khi được tiến hành xây dựng với 39 nhân viên ban đầu.
Nhật Bản là đối tác tài chính cho việc xây dựng nhà máy, theo một thỏa thuận được thông qua tại cuộc họp thứ ba giữa các bộ trưởng Nhật - Hàn Bộ năm 1969. Khoản tài chính bao gồm 73,7 triệu đô la Mỹ do chính phủ tài trợ, 50 triệu USD là khoản vay tín dụng ngân hàng của Nhật Bản, cùng việc hỗ trợ kỹ thuật từ tập đoàn thép hàng đầu thế giới Nippon Steel và nhiều đối tác. Việc hợp tác này nhằm tiến tới bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản vào năm 1965 và phản ánh quan điểm của chính phủ Nhật Bản như đã nêu trong Thông cáo Nixon - Sato ngày 21 tháng 11 năm 1969, rằng "an ninh quốc gia của Hàn Quốc là điều cần thiết đối với an ninh của Nhật Bản".
POSCO bắt đầu sản xuất và bán các sản phẩm là các tấm kim loại từ năm 1972 và tập trung vào chính sách bán hàng của mình trên thị trường trong nước để cải thiện việc tự cung tự cấp sản phẩm thép. Công ty có những nỗ lực đặc biệt nhằm cung cấp sắt thép cho các công ty trong nước khác liên quan để tăng cường xuất khẩu, khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ty trong nước về sản phẩm thép.
POSCO sản xuất 6,2 triệu tấn thép thô trong năm 1980, ghi nhận mức tăng 13% so với năm trước, và là một trong số ít các công ty có mức độ tăng trưởng vượt trội, trong tình hình nền kinh tế Hàn Quốc đang trong giai đoạn suy thoái. Các ngành công nghiệp trong nước sử dụng nhiều tới các sản phẩm của POSCO như chế tạo ô tô, sản xuất thiết bị gia dụng, đóng tàu, xây dựng, và chế tạo động cơ điện và máy biến áp. Một số sản phẩm trên được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thế giới, POSCO đã là nhà sản xuất thép hiệu quả nhất trong một số sản phẩm cụ thể. POSCO đã tiếp tục mở rộng sản xuất và quy mô trong khi ngành công nghiệp thép của Mỹ và Nhật Bản đang có dấu hiệu giảm sút. POSCO hoàn thành nhà máy giai đoạn II tại Gwangyang trong năm 1988. Một nhà máy thứ ba đang trong giai đoạn hoàn thành vào năm 1992 tiếp tục tăng sản lượng thép thô với tổng sản lượng khoảng 17,2 triệu tấn một năm. Về năng suất, POSCO là nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới trong suốt những năm cuối thập niên 1980 và cũng là hàng đầu về cơ sở vật chất.
Pohang là đô thị trước đây có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp chế biến cá và hải sản phẩm, sau đó đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn với dân số đạt 520.000 người. Ngoài việc tích hợp lớn nhà máy cán thép, Pohang đã trở thành một công ty xây dựng nhà ở phức hợp công nghiệp sản xuất thép thành phẩm từ những nguyên liệu tự cấp.
Những thay đổi trong hệ thống quản lý và cơ cấu tổ chức vào năm 1993 khi chủ tịch và là người sáng lập POSCO là Park Tae-Joon đã từ chức. Ryu-Sang Bu là người nắm quyền tại POSCO đã có những chính sách nhằm tăng phân cấp và đa dạng hóa. POSCO nhấn mạnh nhiều và tập trung quản lý có tính linh hoạt, tự chủ, đồng thuận.
Trong tháng 7 năm 1994, POSCO thành lập hai công ty con, POSTEEL và POSTRADE. POSTEEL là công ty bán hàng trong nước và cánh tay dịch vụ của POSCO, trong khi POSTRADE xuất khẩu thương mại quốc tế các sản phẩm POSCO. Cả hai công ty con đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 9 năm 1994, với tất cả các chi nhánh của POSCO tại nước ngoài chuyển giao cho POSTRADE vào cuối năm đó. Tháp Posteel trên đường phố Teheranno ở quận Gangnam (Seoul) được hoàn thành vào năm 2003.
Trong năm 1997, Seoul tuyên bố rằng họ sẽ chuyển POSCO thành một công ty tư nhân phù hợp với chính sách mới của chính phủ là tư nhân hóa các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ lên kế hoạch để giữ lại phần lớn cổ phần; báo cáo ban đầu trên báo chí Hàn Quốc vào năm 1998 chỉ ra rằng việc bán cổ phiếu công đang diễn ra chậm hơn so với dự đoán. Tuy nhiên, chính quyền do Kim Yeong-sam thay đổi định hướng chính sách ban đầu về việc tư nhân hóa POSCO và quyết định không bán cổ phiếu của chính phủ nhằm nắm giữ nó như là một doanh nghiệp đầu tư của chính phủ.
Tuy nhiên, tổng thống Kim Dae-jung sau khi nắm quyền đã quyết định tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước như một chính sách ưu tiên cao trong chính sách kinh tế để thực hiện chương trình nghị sự, một phần chủ yếu cũng là do bùng nổ của cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính quyền mới quyết định tư nhân hóa POSCO và đến năm 1998, chính phủ Hàn Quốc đã giảm sở hữu cổ phiếu trong POSCO xuống dưới 20%, và hơn 50% cổ phần trong POSCO đều nằm trong tay của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2000, toàn bộ cổ phần của POSCO đều do tư nhân nắm giữ, chính thức hoàn thành tư nhân hóa POSCO.
Là một phần của quá trình tư nhân hóa, chủ tịch mới của công ty Lee Ku-Taek bắt đầu nỗ lực để giới thiệu một chuyên gia quản lý và quản trị hệ thống đạt tiêu chuẩn toàn cầu cho POSCO. Theo hệ thống quản lý mới, việc quản lý phải thực hiện trách nhiệm giải trình cho các cổ đông. POSCO tăng doanh thu kinh doanh và lợi nhuận. Nhờ nhu cầu nhà ở tại Trung Quốc tăng nhanh, POSCO đã thu được lợi nhuận lớn rất nhất trong ngành công nghiệp thép toàn cầu trong vào năm 2004. Doanh thu thuần từ mảng sản xuất các sản phẩm từ thép của POSCO - trong tất cả mọi thứ từ ốc vít tại các tòa nhà chọc trời - tăng vọt 80% lên 1,66 $ tỷ USD trong năm 2004 so với năm trước.
Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, POSCO có tầm nhìn khi hướng tới hai thị trường đầy tiềm năng là Trung Quốc và Ấn Độ. Việc sản xuất tại Hàn Quốc phải đối mặt với việc lương của công nhân cao và POSCO đã đầu tư vào các dự án mới. Đến năm 2006, POSCO đã có 26 công ty con và đầu tư hơn 2,4 tỷ USD vào Trung Quốc đại lục, đặc biệt là trong hoạt động mạ kẽm và thép không gỉ để cung cấp cho các nhà sản xuất chế tạo ô tô toàn cầu. Năm 2006 cũng là năm POSCO bắt đầu vận hành Nhà máy Thép không gỉ Pohang Trương Gia Cảng (ZPSS) nhà máy có khả năng sản xuất 600.000 tấn thép không gỉ và được cán. Kết quả là, POSCO trở thành công ty nước ngoài đầu tiên hoạt động tích hợp thép không gỉ tại Trung Quốc, xử lý toàn bộ quá trình sản xuất từ luyện quặng sắt đến thành phẩm, bao gồm cả cán nguội không gỉ.
Hoạt động.
Trụ sở chính.
Trụ sở chính của POSCO cùng với Trung tâm POSCO, tạo thành "bộ não" của công ty, giám sát chính, quản lý, lập kế hoạch và cung cấp tài chính cho các nhà máy thép tại Pohang và Gwangyang. Trụ sở chính của POSCO tại số 1 Goedong-dong, Nam-gu, Pohang, được hoàn thành vào ngày 01 tháng 4 năm 1987, và đã trở thành cấu trúc tiêu biểu, tượng trưng cho toàn bộ công ty.
Trung tâm POSCO.
Công trình này giành giải thưởng kiến trúc Seoul vào năm 1995 cho sự kết hợp giữa thiết kế hiện đại và kỹ thuật sinh thái thân thiện, Trung tâm POSCO được coi là tòa nhà thông minh đầu tiên của Hàn Quốc. Cao ốc này nằm ở trung tâm phía Nam Seoul thuộc hành lang liên doanh công nghệ cao, nơi tổ chức nhiều chương trình văn hóa miễn phí, các sự kiện và triển lãm trong năm.
Khu liên hợp thép Pohang và Gwangyang.
Nhà máy sản xuất thép Pohang được dựng trong bốn giai đoạn từ tháng 4 năm 1970 tới tháng 2 năm 1981 dọc theo bờ biển phía đông nam của Hàn Quốc, đây là nhà máy sản xuất thép tích hợp đầu tiên của Hàn Quốc, đã sản xuất 230 triệu tấn gang tính tới tháng 3 năm 2004 - đủ để chế tạo khoảng 250 triệu xe ô tô con. Sản xuất thép thô (năm 2008) = 13,6 triệu tấn.
Nhà máy sản xuất thép Gwangyang xây dựng trong bốn giai đoạn giữa tháng 9 năm 1982 và tháng 10 năm 1992 trên bờ biển phía nam của Hàn Quốc, đây là nhà máy sản xuất thép tích hợp thứ hai của quốc gia này và là một trong những nhà máy tiên tiến nhất trên thế giới. Gwangyang tập trung vào sản xuất thép ô tô, có độ bền kết cấu thép cao, ống thép đường API, và loại các sản phẩm thép chiến lược khác. Sản xuất thép thô (năm 2008) = 17,4 triệu tấn. | 1 | null |
"Disney Vault" (Két an toàn của Disney) là một thuật ngữ được Walt Disney Studios Home Entertainment sử dụng để miêu tả chính sách ngừng phát hành các sản phẩm băng giải trí tại gia đình của các bộ phim hoạt hình do Walt Disney Animation Studios sản xuất. Mỗi bộ phim của Disney chỉ cho phép đặt mua trong một khoảng thời gian hạn chế, sau khoảng thời gian đó phim được đưa "vào trong két" và không có sẵn trên các gian hàng trong khoảng vài năm, cho tới khi nó được phát hành lại lần nữa.
Lịch sử.
Thao tác này bắt đầu với việc Disney phát hành lại các bộ phim hoạt hình của họ tại các rạp mỗi vài năm, từ lần phát hành lại của bộ phim sản xuất năm 1937, "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Trong thời gian gần đây, công việc này được mở rộng với cả các sản phẩm phát hành tại gia đình, đặc biệt là các bộ đĩa thuộc dòng sản phẩm "Bạch Kim" và "Kim cương". Một số bộ phim của Disney được phát hành trực tiếp dưới dạng băng giải trí tại nhà (không chiếu ngoài rạp), trong đó có "Bambi II", cũng chỉ được phát hành trong một khoảng thời gian giới hạn đã định trước.
Quản lý.
Chính The Walt Disney Company đã tuyên bố rằng việc làm này nhằm kiểm soát thị trường của họ và để khiến các bộ phim Disney luôn tươi mới với các thế hệ khán giả nhỏ tuổi sau này. Mặt trái của quá trình ngừng phát hành phim này là nó khiến cho các băng và đĩa DVD phim Disney đã ngừng đưa ra thị trường trở nên có giá trị với các nhà sưu tập, và bị bán lại trên các cửa hàng và các website bán đấu giá như eBay với mức giá vượt trên cả mức giá bán lẻ ban đầu của công ty. Nó cũng khiến các phim Disney trở thành mục tiêu của nạn vi phạm bản quyền. | 1 | null |
Anton Zaslavski (; sinh ngày 02 tháng 9 năm 1989) được biết đến chủ yếu bởi nghệ danh Zedd (), là một nhà sản xuất nhạc điện tử, DJ và nhạc sĩ người Nga - Đức. Anh chủ yếu sản xuất nhạc electro house, nhưng sau này anh đã thử nghiệm các thể loại âm nhạc mới, với các ảnh hưởng từ progressive house, dubstep, và nhạc cổ điển. Zedd lớn lên và bắt đầu sự nghiệp của mình ở Kaiserslautern, Đức. Những nhạc phẩm tiêu biểu của anh cho tới nay có thể nhắc tới bài hát "Clarity" với sự góp giọng của Foxes đã đạt vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng US Hot Dance Club Songs; và "Break Free", một bài hát đã vươn lên được vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Hot Dance/Electronic Songs, trở thành bài hát đầu tiên của anh làm được điều này. Zedd cũng có được một Giải Grammy cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 56 cho "Clarity".
Tiểu sử.
Zaslavski sinh ra ở Saratov, Nga vào ngày 2 tháng 9 năm 1989. Anh là một nhạc sĩ được đào tạo theo kiểu cổ điển, Anh là con trai của hai nhạc sĩ bắt đầu chơi piano năm bốn tuổi và biết chơi trống năm mười hai tuổi. Năm 2002, anh bắt đầu chơi cho ban nhạc Đức Dioramic, và ký hợp đồng với Lifeforce Records. Anh bắt đầu sản xuất âm nhạc điện tử trong năm 2009.
Sự nghiệp.
2002–11: Bắt đầu sự nghiệp.
Năm 2002, Zaslavski bắt đầu chơi nhạc cho ban nhạc Đức Dioramic của hãng thu âm Lifeforce Records. Đam mê sản xuất nhạc điện tử của Zaslavski bắt đầu khi anh nghe album "†" của bộ đôi nhạc điện tử người Pháp Justice. Anh bắt đầu sản xuất nhạc điện tử vào năm 2009.
Dưới cái tên 'Zedd', Zaslavski đã tham gia sản xuất khá nhiều các bài hát cũng như phiên bản remix. Anh chiến thắng hai giải trong cuộc thi phối khí năm 2010 của Beatport; sản phẩm âm nhạc đầu tiên của anh, "The Anthem", đã lọt vào top 20 bảng xếp hạng Beatport Electro House. Bản phối lại của Zedd cho bài hát "Scary Monsters and Nice Sprites" của Skrillex cũng lọt vào bảng xếp hạng Beatport Electro House với vị trí á quân. Từ đó anh cũng tham gia phối lại các bài hát của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber, Lady Gaga, The Black Eyed Peas...
Năm 2011, Bản remix của Zedd cho bài hát "Born This Way" của Lady Gaga được xuất hiện trong phiên bản đặc biệt của album phòng thu "Born This Way" (2011) của cô. Tháng 9, 2011, ba mươi giây nghe trước của đĩa đơn "Shave It Up" của Zedd được ra mắt trên kênh YouTube của Skrillex, trở thành sản phẩm đầu tiên của Zedd được phát hành bởi hãng thu âm OWSLA Records.
2012–14: "Clarity".
Năm 2012, Zedd ký hợp đồng với Interscope Records và ra mắt đĩa đơn đầu tiên từ hãng thu âm này, "Spectrum", với sự góp giọng của Matthew Koma. Anh sau đó tham gia sản xuất cho bài hát "I Don't Like You" của Eva Simons, bài hát này cũng được phát hành bởi Interscope. Đĩa đơn thứ ba "Beauty and a Beat" từ album phòng thu thứ ba của Justin Bieber, "Believe", cũng là do Zedd đồng sáng tác và sản xuất cùng với Max Martin.
Năm 2013, Zedd thực hiện sản xuất ba bài hát "Aura", "G.U.Y.", và "Donatella" cho album phòng thu năm 2013 của Lady Gaga, "Artpop". Anh cũng là nhà sản xuất cho "Heaven" từ album "Feel" của Namie Amuro.
Ngày 26 tháng 1 năm 2014, Zedd phát hành đĩa đơn "Find You" hợp tác với Matthew Koma và Miriam Bryant, bài hát nằm trong của "Dị biệt". Ngày 3 tháng 7 năm 2014, Ariana Grande phát hành một bài hát có sự hợp tác của Zedd có tựa "Break Free", bài hát đạt vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Hot Dance/Electronic Songs. Bài hát này được đề cử cho Giải Sự lựa chọn của Giới trẻ ở hạng mục "Bài hát chia tay".
2015–nay: "True Colors".
Ngày 23 tháng 2 năm 2015, Zedd phát hành một nhạc phẩm cộng tác với Selena Gomez lấy tên "I Want You to Know". Bài hát được đồng sáng tác bởi Zedd, Ryan Tedder từ OneRepublic, và KDrew.
Album phòng thu thứ hai của Zedd, "True Colors", được phát hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2015. | 1 | null |
Huy chương Clarke (tiếng Anh: Clarke Medal) là một giải thưởng của Hội Hoàng gia New South Wales ("Royal Society of New South Wales") (Úc) dành cho những công trình nghiên cứu xuất sắc trong Khoa học tự nhiên.
Huy chương này được thiết lập năm 1878 và được đặt theo tên nhà địa chất học William Branwhite Clarke, một trong những người sáng lập "Hội Hoàng gia New South Wales" để "tưởng thưởng những đóng góp xuất sắc của các nhà khoa học cư ngụ ở Australasia hoặc bất cứ nơi nào vào các ngành Địa chất học, Khoáng vật học và Vạn vật học ("Natural History") của Australasia". Thông thường thì mỗi năm luân phiên thay đổi một trong 3 ngành Địa chất học, Thực vật học và Động vật học. | 1 | null |
Chấy, rận hay chí là tên gọi chung cho các thành viên của hơn 3.000 loài côn trùng không cánh của bộ Phthiraptera, ba trong số đó được phân loại là tác nhân gây bệnh của con người. Chúng là bắt buộc ký sinh vào chim và động vật có vú trừ động vật đơn huyệt (thú mỏ vịt và các loài thú lông nhím), tê tê và dơi.
Phân loại.
Bộ này thường được chia thành hai phân bộ, Anoplura và Mallophaga, tuy nhiên, phân loại gần đây cho thấy phân bộ Mallophaga là cận ngành và giờ bốn phân bộ được công nhận. | 1 | null |
USS "Kilty" (DD–137/APD-15) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-15 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Augustus Kilty (1807-1879), người từng phục vụ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Kilty" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 12 năm 1917 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Elizabeth Harrison Shapley, và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 12 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Timothy Jerome Keleher.
Lịch sử hoạt động.
Sau chuyến đi chạy thử máy tại vùng biển Caribe và một chuyến đi sang Châu Âu vào mùa Hè năm 1919, "Kilty" quay trở về San Diego và hoạt động tại đây cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 6 năm 1922 và được đưa về lực lượng dự bị. "Kilty" được nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, và sang tháng 4 năm 1940 bắt đầu tiến hành Tuần tra Trung lập ngoài khơi San Diego. Trong mùa Hè, nó thực hiện các chuyến đi huấn luyện cho quân nhân dự bị, rồi quay lại hoạt động tuần tra vào đầu tháng 9. Chiếc tàu khu trục tiếp tục các hoạt động này cho đến khi Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II. Sau đó, nó thực hiện các cuộc tuần tra chống tàu ngầm, huấn luyện vũ trang cho các tàu buôn, và hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển suốt năm 1942.
Được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-15 vào ngày 2 tháng 1 năm 1943, "Kilty" rời Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 2 tháng 3 để đi sang vùng Nam Thái Bình Dương. Sau khi đi đến Noumea vào ngày 8 tháng 4, cùng một tiểu đoàn Biệt kích Thủy quân Lục chiến, nó lên đường ngày 28 tháng 4, hướng đến Guadalcanal trong thành phần hộ tống chống tàu ngầm. Nó thực hiện các chuyến đi tương tự cho đến tháng 6, khi nó chuyển sang tuần tra và hộ tống tại khu vực quần đảo Solomon. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chinh phục quần đảo này, đổ bộ binh lính thuộc Sư đoàn Bộ binh 37 lên đảo New Georgia từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7, thực hiện ba chuyến đi tiếp liệu ngược lên "Cái Khe" (eo biển New Georgia) trong tháng 7, và đổ bộ binh lính lên đảo Vella Lavella vào ngày 15 tháng 8.
"Kilty" tiếp tục hoạt động trong Chiến dịch quần đảo Treasury. Nó thành công trong việc cho đổ bộ lực lượng New Zealand lên đảo Stirling vào ngày 27 tháng 10, cùng một lực lượng Thủy quân Lục chiến lên Bougainville chín ngày sau đó, cho phép Lực lượng Đồng Minh bỏ qua Rabaul. "Kilty" còn hỗ trợ cho chiến dịch này khi thực hiện thêm ba cuộc đổ bộ khác trước khi quay về Brisbane vào ngày 21 tháng 11. Quay trở lại vịnh Milne vào giữa tháng 12, "Kilty" chuẩn bị cho việc tấn công lên quần đảo Bismarck. Nó cho đổ bộ các đơn vị của Trung đoàn 7 Thủy quân Lục chiến thực hiện đợt tấn công ban đầu xuống mũi Gloucester, New Britain vào ngày 26 tháng 12. Sau hai cuộc đổ bộ khác tại đây, nó cho đổ bộ lực lượng lên bờ tại Saidor vào ngày 2 tháng 1 năm 1944 để chiếm một sân bay cần thiết cho việc tuần tra và hỗ trợ các hoạt động tại Gloucester. Mục tiêu tiếp theo của nó là đảo Green, nơi nó cho đổ bộ lực lượng trong các ngày 15 và 20 tháng 2 trước khi quay trở về Port Purvis.
Sau cuộc tấn công lên đảo Emirau không gặp kháng cự vào ngày 20 tháng 3, "Kilty" chuẩn bị cho Chiến dịch Hollandia. Hoàn tất việc đổ bộ lên Aitape vào ngày 22 tháng 4, nó tham gia các cuộc đổ bộ lên New Guinea, bao gồm tại Wakde vào ngày 17 tháng 5 và tại Biak mười ngày sau đó trước khi đi vào vịnh Humboldt ngày 28 tháng 5. Sau một đợt đại tu ngắn tại vịnh Milne, nó đổ bộ binh lính lên mũi Sansopor vào ngày 30 tháng 7 trước khi lên đường đi Sydney. Quay trở lại vịnh Humboldt vào ngày 30 tháng 8, "Kilty" cho đổ bộ binh lính lên Morotai vào ngày 15 tháng 9, hoàn tất các hoạt động tại khu vực New Guinea. Nó rời Hollandia vào ngày 12 tháng 10, trong thành phần lực lượng tấn công đảo Leyte; cho đổ bộ lực lượng biệt kích lên đảo Dinagat ở lối ra vào vịnh Leyte vào ngày 17 tháng 10 để dọn đường cho cuộc đổ bộ chính trước khi quay trở về Hollandia vào ngày 23 tháng 10.
Trong một chuyến đi khác đến Leyte vào giữa tháng 11, "Kilty" đã bắn rơi hai máy bay Aichi D3A "Val" trước khi chúng kịp đâm vào các tàu đổ bộ LST. Tiếp tục hoạt động tại khu vực Philippines, nó cho đổ bộ lực lượng vào ngày 15 tháng 12 lên Mindoro, và vào ngày 11 tháng 1 năm 1945 đã hỗ trợ cho cuộc đổ lên Luzon. Nó tiếp tục thực hiện thêm cuộc đổ bộ lên Nasugbu vào ngày 31 tháng 1, và tại Corregidor vào giữa tháng 2 trước khi khởi hành đi Ulithi ngày 25 tháng 2 để đại tu.
"Kilty" rời Ulithi ngày 2 tháng 4 trong thành phần bảo vệ cho bốn tàu sân bay hộ tống, có nhiệm vụ chuyển máy bay đến các bãi đổ bộ ở Okinawa. Trong tháng 5, nó thực hiện một chuyến đi hộ tống khác từ Saipan đến Okinawa, và vào ngày 4 tháng 5 đã vớt những người sống sót từ tàu khu trục vốn bị máy bay kamikaze đánh chìm. Trong khi Chiến dịch Okinawa đang tiếp diễn, nó khởi hành từ Guam vào ngày 17 tháng 5 và về đến San Diego vào ngày 18 tháng 6 để đại tu. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn ban đầu DD-137 vào ngày 20 tháng 7 năm 1945, "Kilty" vẫn còn đang trong ụ tàu khi xung đột kết thúc. Chiếc tàu chiến kỳ cựu được cho ngưng hoạt động vào ngày 2 tháng 11 năm 1945, và được bán cho hãng National Metal & Steel Corporation vào ngày 26 tháng 8 năm 1946 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Kilty" được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Claxton" (DD-140), là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng Gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào năm 1940 và đổi tên thành HMS "Salisbury" (I52); rồi chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada trước khi ngừng hoạt động năm 1943 và bị tháo dỡ năm 1944. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thomas Claxton (1790-1813), một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tử thương trong cuộc Chiến tranh 1812.
Thiết kế và chế tạo.
"Claxton" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 4 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà F. W. Kellogg, và được đưa ra hoạt động vào ngày 13 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân F. T. Leighton.
Lịch sử hoạt động.
USS "Claxton".
"Claxton" hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ cho đến ngày 18 tháng 6 năm 1922, khi nó được cho xuất biên chế tại San Diego, California. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 22 tháng 1 năm 1930, nó tiếp tục phục vụ tại vùng bờ Tây cũng như huấn luyện nhân sự Hải quân Dự bị từ New Orleans cho đến tháng 9 năm 1933, khi nó gia nhập Hải đội Đặc vụ để tuần tra ngoài khơi Cuba. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1934, nó ở trong lực lượng dự bị luân phiên tại Charleston, rồi quay trở lại nhiệm vụ tuần tra tại Cuba cho đến tháng 10 năm 1935. Sau khi thực hành cùng với Lực lượng Chiến trận, nó được phân về Học viện Hải quân Hoa Kỳ trong các năm 1936-1937, thực hiện ba chuyến đi ven biển.
Nhận nhiệm vụ cùng Hải đội 40-T, đơn vị được thành lập để tuần tra tại vùng biển Châu Âu nhằm bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến tại Tây Ban Nha, "Claxton" đã hoạt động tại châu Âu từ tháng 10 năm 1937 đến tháng 11 năm 1938. Vào tháng 1 năm 1939, nó quay trở lại nhiệm vụ cùng Học viện Hải quân, nhưng đến tháng 9 lại được điều động vào nhiệm vụ Tuần tra Trung lập ngoài khơi Florida Straits. Vào tháng 1 và tháng 2 năm 1940, nó tuần tra ngoài khơi bờ biển New England; và sau các chuyến đi huấn luyện tại vùng bờ Đông, nó đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 21 tháng 11 năm 1940. Đến ngày 26 tháng 11, nó được chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. "Claxton" được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 12 năm 1940 và nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Anh cùng ngày hôm đó như là chiếc HMS "Salisbury" thuộc lớp Town.
HMS "Salisbury" - HMCS "Salisbury".
"Salisbury" đi đến Belfast, Bắc Ireland vào ngày 30 tháng 12 năm 1940 để hoạt động cùng Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1942, nó tham gia lực lượng hộ tống cho tàu sân bay Hoa Kỳ trong hai chuyến đi vận chuyển máy bay đến Malta đang bị phong tỏa. Quay trở về Clyde, "Salisbury" được cải biến tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một trong số các dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn hedgehog (súng cối chống tàu ngầm). Nó bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải chuyển quân tại Đại Tây Dương cho đến tháng 9, khi nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada. Đặt căn cứ tại St. John's, Newfoundland, HCMS "Salisbury" hoạt động hộ tống vận tải tại chỗ cho đến tháng 11 năm 1943, khi các tàu hộ tống mới hơn đã sẵn có. Nó được đưa về chế độ bảo trì tại Halifax, Nova Scotia và được cho ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 12 năm 1943. Nó bị bán để tháo dỡ ngày 26 tháng 6 năm 1944 tại Vancouver, British Columbia. | 1 | null |
Nhà thờ Chính Toà Mỹ Tho nằm tại số 32 đường Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Mỹ Tho. Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở Mỹ Tho là nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, do các linh mục thừa sai dựng nên. Kế đó vào năm 1866, Giám mục Miche đã cho xây dựng một nhà thờ mới có tên gọi Nhà thờ Vĩnh Tường được dâng kính Thánh Tâm. Nhà thờ này được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng tuy nhiên hiện nay do xuống cấp nên không còn được sử dụng.
Ngôi nhà thờ thứ ba được khởi công xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 1906 bởi linh mục Régnier (Gẫm), bên kia đại lộ Bourdais, nay là đại lộ Hùng Vương và hoàn thành vào năm 1910. Về cơ bản, nhà thờ này giữ lại lối kiến trúc của Nhà thờ Vĩnh Tường. Do xây dựng trên nền đất sình nên chiều cao của nhà thờ phải hạ thấp để đảm bảo an toàn. Ngôi nhà thờ có chiều cao 24m, chiều dài 53m, chiều rộng hơn 17m, một gian chính và hai gian phụ hai bên. Kết cấu chính của tòa nhà được xây theo lối cột tròn chống đỡ, mái vòm được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời tổ chức lại các giáo phận cũ và mới, trong đó có việc thiết lập Giáo phận Mỹ Tho tách ra từ Giáo phận Sài Gòn. Kể từ đây nhà thờ Mỹ Tho được nâng lên thành Nhà thờ chính tòa với tước hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm".
Chuông nhà thờ đầu tiên được dựng bên hông nữ. Đến năm 1958, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chiếu đã di dời chuông lên tháp cao bên nam. Ngày 16 tháng 2 năm 1995, linh mục Giuse Nguyễn Văn Chúc cho xây dựng lại một tháp chuông khác tách rời nhà thờ, tức là tháp chuông hiện nay.
Dịp Năm Thánh 2000, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành Lễ Cung Hiến Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho và chọn ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm ngày lễ Bổn mạng thứ hai của Nhà thờ.
Năm 2006, mừng kỷ niệm 100 năm ngày xây dựng nhà thờ, linh mục Giacôbê Hà Văn Xung đã tiến hành trùng tu và nới rộng nhà thờ, thay mái ngói, xây dựng lại phòng thánh, cải tạo tháp chuông và đặt đàng Thánh Giá xung quanh nhà thờ. | 1 | null |
Mitsukurinidae là một họ cá mập với 1 chi còn hiện hữu, "Mitsukurina", và 3 chi tuyệt chủng: "Anomotodon", "Pseudoscapanorhynchus" và "Scapanorhynchus", một số nhà phân loại học xem "Scapanorhynchus" là một tên đồng nghĩa của "Mitsukurina". Loài còn sống duy nhất được biết đến của họ này là loài Cá mập yêu tinh, "Mitsukurina owstoni". | 1 | null |
Vệ tinh Galileo (hay mặt trăng Galileo) là bốn vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc - Io, Europa, Ganymede và Callisto. Chúng được Galileo Galilei quan sát lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1609 hoặc tháng 1 năm 1610 và được ông công nhận là vệ tinh của Sao Mộc vào tháng 3 năm 1610. Chúng là những thiên thể đầu tiên được tìm thấy trên quỹ đạo của một hành tinh khác ngoài Trái Đất.
Chúng là một trong những thiên thể lớn nhất trong Hệ Mặt Trời ngoại trừ Mặt trời và tám hành tinh, có bán kính lớn hơn bất kỳ hành tinh lùn nào. Ganymede là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời thậm chí còn lớn hơn cả Sao Thủy, mặc dù khối lượng chỉ bằng một nửa. Ba vệ tinh nằm ở các vòng quỹ đạo bên trong là Io, Europa và Ganymede cộng hưởng quỹ đạo 4:2:1 với nhau. Do kích thước nhỏ hơn nhiều và do trọng lực mỗi vệ tinh quá yếu, tất cả các vệ tinh còn lại của Sao Mộc có hình dạng không đều thay vì hình dạng hình cầu.
Các vệ tinh Galileo được quan sát vào năm 1609 hoặc 1610 khi Galileo cải tiến kính viễn vọng của ông, cho phép ông quan sát các thiên thể rõ rệt hơn bao giờ hết. Các quan sát của ông cho thấy tầm quan trọng của kính viễn vọng như một công cụ cho phép các nhà thiên văn học quan sát tốt hơn, qua việc chứng minh rằng có những thiên thể trong không gian không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc phát hiện các thiên thể quay quanh một thứ gì đó ngoài Trái Đất đã giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống Thuyết địa tâm, một lý thuyết từ trước đó có nội dung mọi thứ đều quay quanh Trái Đất.
Galileo ban đầu đặt tên cho khám phá của mình là Cosmica Sidera ("ngôi sao của Cosimo"), nhưng những cái tên cuối cùng của chúng lại được Simon Marius chọn. Marius đã phát hiện ra các vệ tinh một cách độc lập cùng thời điểm với Galileo, ngày 8 tháng 1 năm 1610 và đặt cho các vệ tinh này tên hiện tại của chúng, bắt nguồn từ những người tình của Zeus được đề xuất bởi Johannes Kepler trong tác phẩm "Mundus Jovialis" của ông, xuất bản vào năm 1614.
Đây là bốn vệ tinh duy nhất của Sao Mộc được biết đến, cho đến khi phát hiện ra "vệ tinh thứ năm của Sao Mộc" vào năm 1892.
Lịch sử.
Khám phá.
Với kết quả từ các cải tiến mà Galileo Galilei đã tạo ra cho kính viễn vọng của ông, khả năng phóng đại đã tăng 20 lần, ông đã có thể nhìn thấy các thiên thể rõ rệt hơn bao giờ hết. Điều này cho phép ông quan sát vào tháng 12 năm 1609 hoặc tháng 1 năm 1610 các thiên thể được gọi là vệ tinh Galileo.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo đã viết một bức thư chứa nội dung lần đầu tiên đề cập các vệ tinh của Sao Mộc. Vào thời điểm đó, ông chỉ nhìn thấy ba trong số chúng và ông tin rằng chúng là những ngôi sao cố định gần Sao Mộc. Ông tiếp tục quan sát các thiên cầu này từ ngày 8 tháng 1 đến ngày 2 tháng 3 năm 1610. Trong những lần quan sát này, ông đã phát hiện ra một thiên thể thứ tư, và quan sát thấy rằng cả bốn không phải là các ngôi sao cố định, mà là quay quanh Sao Mộc.
Khám phá của Galileo đã chứng minh tầm quan trọng của kính viễn vọng như một công cụ cho các nhà thiên văn học, bằng cách chỉ ra rằng có những vật thể trong không gian được phát hiện cho đến lúc đó vẫn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Quan trọng hơn, việc phát hiện các thiên thể quay quanh một thứ khác ngoài Trái Đất đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống thế giới Thuyết địa tâm, vốn đã được chấp nhận trước đó với quan điểm cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm của vũ trụ và tất cả các thiên thể khác đều xoay quanh nó. "Sidereus Nuncius" ("Sứ giả Starry") của Galileo đã công bố các quan sát thiên thể qua kính viễn vọng của ông, không đề cập rõ ràng đến Thuyết nhật tâm của Copernicus, một lý thuyết đặt Mặt trời ở trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên, Galileo đã chấp nhận lý thuyết của Copernicus.
Một nhà sử học thiên văn Trung Quốc là Xi Zezong đã tuyên bố về một "ngôi sao nhỏ màu đỏ" được quan sát gần Sao Mộc vào năm 362 trước Công nguyên bởi nhà thiên văn học Trung Quốc Gan De, có thể đó là Ganymede, trước phát hiện của Galile khoảng hai thiên niên kỷ.
Các quan sát của Simon Marius cũng là hoạt động đáng chú ý khác về quan sát này, ông đã viết báo cáo quan sát các vệ tinh này vào năm 1609. Tuy nhiên, vì ông không công bố những phát hiện này cho đến khi Galileo công bố, quan sát của ông bị xem là không chắc chắn.
Phục vụ cho Medici.
Năm 1605, Galileo đã được thuê làm gia sư toán học cho đại công tước Cosimo de' Medici. Năm 1609, Cosimo trở thành Đại công tước Cosimo II của Toscana. Ông đã tìm kiếm sự bảo trợ từ học trò cũ giàu có và gia đình quyền lực của mình, ông đã sử dụng khám phá các vệ tinh của Sao Mộc để có được điều đó. Vào ngày 13 tháng 2 năm 1610, Galileo đã viết thư cho thư ký của Đại công tước:
"Chúa ban cho tôi khả năng, thông qua một dấu hiệu đơn độc nhằm tiết lộ cho Chúa tôi sự tận tâm của tôi và mong muốn tôi có được cái tên vinh quang của anh ấy sống ngang hàng giữa các vì sao, và điều đó tùy thuộc vào tôi, người phát hiện đầu tiên đặt tên cho những hành tinh mới này, tôi ước sẽ bắt chước các nhà hiền triết vĩ đại đã đặt tên những anh hùng xuất sắc nhất trong các thời đại trước đó cho các ngôi sao, để khắc ghi tên chúng bằng tên của Công tước vĩ đại nhất."
Galileo hỏi liệu anh ta nên đặt tên cho các vệ tinh là "Ngôi sao Cosmian", sau Cosimo hay "Những ngôi sao Medician", điều này sẽ tôn vinh cả bốn anh em trong gia tộc Medici. Thư ký trả lời rằng tên sau sẽ là tốt nhất.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 1610, Galileo đã viết bức thư cống hiến của mình cho Công tước xứ Toscana, và ngày hôm sau đã gửi một bản sao cho Đại công tước, với hy vọng có được sự tài trợ của Đại công tước càng nhanh càng tốt. Vào ngày 19 tháng 3, ông gửi chiếc kính viễn vọng mà ông đã sử dụng để lần đầu tiên quan sát các vệ tinh của Sao Mộc cho Đại công tước, cùng với một bản sao chính thức của "Sidereus Nuncius" ("The Starry Messenger"), theo lời khuyên của thư ký, hoàn thành đặt tên cho bốn vệ tinh là Những ngôi sao Medician. Trong phần giới thiệu cống hiến của mình, Galileo đã viết:
Hiếm khi có những ân sủng bất tử từ tâm hồn ngài, ân sủng đó đã bắt đầu tỏa sáng trên Trái Đất sáng hơn những ngôi sao trên thiên đàng, giống như những chiếc lưỡi, chúng sẽ nói thay và tôn vinh lên những đức tính tuyệt vời nhất của ngài suốt mọi thời đại. Vì điều này, mà bốn ngôi sao dành riêng cho tên tuổi lừng lẫy của ngài... cũng là... thực hiện hành trình và quỹ đạo của chúng với tốc độ kỳ diệu xung quanh những ngôi sao của Sao Mộc... giống như những đứa trẻ trong cùng một gia đình... Đúng như vậy, sự xuất hiện đó như chính người đã làm nên những ngôi sao vậy, với những lý lẽ rõ ràng đã khuyên tôi gọi những hành tinh mới này bằng cái tên lừng lẫy của Hoàng thân trước tất cả mọi người.
Tên gọi.
Galileo ban đầu gọi khám phá của mình là Cosmica Sidera ("ngôi sao của Cosimo"), để vinh danh Cosimo II de' Medici (1590–1621). Theo đề nghị của Cosimo, Galileo đã đổi tên thành Medicea Sidera ("các ngôi sao Medician "), vinh danh cả bốn anh em nhà Medici (Cosimo, Francesco, Carlo và Lorenzo). Phát hiện này đã được công bố trên "Sidereus Nuncius" ("Starry Messenger"), được xuất bản tại Venice vào tháng 3 năm 1610, chưa đầy hai tháng sau những quan sát đầu tiên.
Các tên khác đưa ra bao gồm:
Những cái tên cuối cùng đã được Simon Marius đặt, ông là người đã phát hiện ra các vệ tinh một cách độc lập cùng lúc với Galileo: ông đặt tên cho chúng bắt nguồn từ gợi ý của Johannes Kepler đặt theo tên những người yêu thích thần Zeus (tương đương với Sao Mộc của Hy Lạp) là: "Io", "Europa", "Ganymede" và "Callisto", ghi trong tác phẩm của ông "Mundus Jovialis" xuất bản vào năm 1614.
Galileo kiên quyết từ chối sử dụng tên của Marius và phát minh ra tên đính kèm số vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, song song với tên của vệ tinh mà nó được đặt. Các số được đánh dần từ Sao Mộc ra bên ngoài, lần lượt là I, II, III và IV cho Io, Europa, Ganymede và Callisto. Galileo đã sử dụng hệ thống này trong sổ ghi chép của mình nhưng chưa bao giờ xuất bản chúng. Các tên được đánh số (Sao Mộc "x") đã được sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20 khi các vệ tinh khác bên trong quỹ đạo Sao Mộc được phát hiện và tên của Marius trở nên được sử dụng rộng rãi.
Xác định kinh độ.
Galileo đã phát triển một phương pháp xác định kinh độ dựa trên thời gian quay quanh quỹ đạo của các vệ tinh Galileo. Thời gian thiên thực của các vệ tinh có thể được tính toán chính xác sớm và so sánh với các quan sát trên đất liền hoặc trên tàu để xác định thời gian và kinh độ tại địa điểm đó. Vấn đề chính của kỹ thuật là rất khó quan sát các vệ tinh Galileo qua kính viễn vọng trên một con tàu đang di chuyển; một vấn đề mà Galileo đã cố gắng giải quyết và ông đã phát minh ra celatone. Phương pháp này được Cassini và Picard sử dụng để lập lại bản đồ nước Pháp.
Nhóm vệ tinh.
Một số mô hình dự đoán rằng có thể đã có một vài thế hệ vệ tinh Galileo trong lịch sử thuở ban đầu của Sao Mộc. Mỗi thế hệ các vệ tinh được hình thành sẽ chuyển động xoắn ốc vào trong Sao Mộc và bị phá hủy, do tương tác thủy tĩnh với đĩa vệ tinh nguyên sinh của Sao Mộc các vệ tinh mới hình thành từ các mảnh vụn còn lại. Vào thời điểm thế hệ vệ tinh hiện tại hình thành, khí gas trong đĩa vệ tinh nguyên sinh đã mỏng đi đến mức nó không còn can thiệp chuyển động nhiều vào quỹ đạo của các vệ tinh.
Các mô hình khác cho thấy các vệ tinh Galileo hình thành bên trong đĩa vệ tinh nguyên sinh, trong đó thời gian hình thành tương đương hoặc ngắn hơn thời gian di chuyển trên quỹ đạo. Io là khan và có khả năng có một cấu trúc địa chất của đá và kim loại. Europa được cho là chứa 8% băng và nước trong toàn bộ khối lượng hiện tại của nó. Những vệ tinh này, theo thứ tự tăng dần khoảng cách từ Sao Mộc:
Io.
Io (Sao Mộc I) là vệ tinh nằm trong cùng của bốn vệ tinh Galileo quay quanh Sao Mộc, có đường kính 3.642 km, là vệ tinh tự nhiên lớn thứ tư trong Hệ Mặt trời. Nó được đặt theo tên của Io, một nữ tu sĩ của Hera, một trong những người yêu của Zeus. Tuy nhiên, nó được gọi đơn giản là "Sao Mộc I" hay "Vệ tinh đầu tiên của Sao Mộc", cho đến giữa thế kỷ 20.
Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt của nó rải rác hơn 100 ngọn núi, một số trong đó cao hơn đỉnh Everest của Trái Đất.
Mặc dù chưa được xác minh, dữ liệu gần đây từ quỹ đạo Galileo cho thấy Io có thể có từ trường riêng. Io có một bầu không khí cực kỳ mỏng được tạo nên chủ yếu từ lưu huỳnh dioxide (SO2). Nếu một dữ liệu bề mặt hay tàu thu thập đến được Io trong tương lai, đó sẽ là điều cực kỳ khó khăn (tương tự như các xe chuyên dụng từ tàu đổ bộ Venera của Liên Xô) để vận hành nguyên vẹn bởi bức xạ và từ trường bắt nguồn từ Sao Mộc.
Europa.
Europa (Sao Mộc II), vệ tinh thứ hai trong bốn vệ tinh của Galileo, nằm ở vị trí thứ hai gần nhất với Sao Mộc và nhỏ nhất với đường kính 3.121,6 km, nhỏ hơn Mặt trăng một chút. Tên gọi này xuất phát từ tên của một nữ quý tộc Phoenicia huyền thoại, Europa, nữ thần mà thần Zeus tán tỉnh và về sau trở thành nữ hoàng của đảo Crete, mặc dù tên này không được sử dụng rộng rãi cho đến giữa thế kỷ 20.
Vệ tinh này có bề mặt nhẵn mịn và sáng, với một lớp nước bao quanh bề mặt của hành tinh, được cho là dày 100 km. Bề mặt nhẵn bao gồm một lớp băng, trong khi đáy băng theo lý thuyết là nước lỏng. Tuổi bề mặt trẻ và sự mịn màng của nó đã dẫn đến giả thuyết rằng một đại dương nước lỏng tồn tại bên dưới nó, có thể hình dung đó như là một nơi có thể trú ngụ cho sự sống ngoài Trái Đất. Năng lượng nhiệt từ uốn cong thủy triều đảm bảo rằng đại dương vẫn ở dạng lỏng và điều khiển hoạt động địa chất. Sự sống được xem có thể tồn tại trong đại dương dưới băng của Europa. Nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy sự sống tồn tại trên Europa, nhưng khả năng có sự hiện diện của nước lỏng đã thúc đẩy các cuộc nghiên cứu để gửi thăm dò đến đó.
Các dấu hiệu nổi bật trên bề mặt vệ tinh dường như chủ yếu là địa hình albedo, trong đó phần nhiều là địa hình thấp. Có ít miệng hố trên Europa vì bề mặt của nó nhiều hoạt động kiến tạo và độ tuổi trẻ. Một số giả thuyết cho rằng lực hấp dẫn của Sao Mộc đang gây ra những dấu hiệu này, vì một bên của Europa vĩnh viễn phải đối diện với Sao Mộc. Ngoài ra, các vụ phun trào nước núi lửa chia tách bề mặt của Europa và thậm chí các mạch nước phun đã được coi là một nguyên nhân. Các dấu vết địa hình có màu nâu đỏ, được cho là do lưu huỳnh gây ra, nhưng các nhà khoa học không thể xác nhận điều đó, bởi vì không có thiết bị thu thập dữ liệu nào được gửi đến Europa. Europa chủ yếu là đá silicat và có lõi sắt. Nó có một bầu không khí mỏng với thành phần bao gồm chủ yếu là oxy.
Ganymede.
Ganymede (Jupiter III), là vệ tinh Galileo thứ ba, được đặt theo tên của vị thần Ganymede, cupbearer của các vị thần Hy Lạp và thần Zeus. Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ Mặt trời có đường kính 5.262,4 km, nó lớn hơn cả hành tinh Sao Thủy - mặc dù chỉ bằng một nửa khối lượng Sao Thủy vì Ganymede là một thế giới băng giá. Đây là vệ tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời được biết là sở hữu một từ quyển, có khả năng được tạo ra thông qua sự đối lưu bên trong lõi sắt lỏng.
Ganymede được cấu tạo chủ yếu từ đá silicat và nước đá, và có một đại dương nước mặn được cho là tồn tại với độ dày gần 200 km dưới bề mặt của Ganymede, nằm kẹp giữa các lớp băng. Lõi kim loại của Ganymede cho thấy sức nóng lớn hơn trong quá khứ đã được đề xuất. Bề mặt là sự pha trộn của hai loại địa hình, các khu vực tối tăm có nhiều miệng núi lửa cao và trẻ hơn, nhưng vẫn có địa hình cổ xưa, với mảng lớn các rãnh và rặng núi. Ganymede có số lượng miệng hố lớn, nhưng nhiều miệng đã biến mất hoặc hầu như không nhìn thấy do lớp băng giá của nó hình thành trên chúng. Vệ tinh này có bầu khí quyển oxy mỏng bao gồm O, O2 và có thể có O3 (ozone) và một số nguyên tử hydro.
Callisto.
Callisto (Sao Mộc IV) là vệ tinh Galileo thứ tư và cuối cùng, và là vệ tinh lớn thứ hai trong bốn vệ tinh, có đường kính 4.820,6 km, đây là vệ tinh lớn thứ ba trong Hệ Mặt trời và chỉ nhỏ hơn Sao Thủy, mặc dù chỉ bằng một phần ba của khối lượng Sao Thủy. Nó được đặt theo tên của nữ thần Hy Lạp Callisto, người yêu của thần Zeus, con gái của Vua Arkadia Lykaon và là bạn đồng hành săn bắn của nữ thần Artemis. Vệ tinh này không tạo thành một phần của cộng hưởng quỹ đạo ảnh hưởng đến ba vệ tinh Galile bên trong và do đó không gặp phải sự nóng lên đáng kể của thủy triều. Callisto có thành phần khối lượng xấp xỉ bằng nhau giữa đá và băng, khiến nó trở nên dày đặc nhất trong các vệ tinh Galileo. Đây là một trong những vệ tinh có miệng núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời, và một đặc điểm chính là một lưu vực rộng khoảng 3.000 km có tên Valhalla.
Callisto được bao quanh bởi một bầu không khí cực kỳ mỏng bao gồm cacbon dioxide và có lẽ là oxy. Điều tra cho thấy Callisto có thể có một đại dương nước lỏng dưới bên dưới ở độ sâu khoảng 300 km. Sự hiện diện của một đại dương trong Callisto cho thấy rằng nó có thể hoặc có thể chứa đựng sự sống. Tuy nhiên, điều này ít có khả năng hơn trên Europa gần đó. Callisto từ lâu đã được coi là nơi thích hợp nhất cho một căn cứ của con người để khám phá hệ thống Sao Mộc trong tương lai vì nó nằm xa nhất từ bức xạ cực mạnh của Sao Mộc.
Cấu trúc so sánh.
Biến động quỹ đạo của các vệ tinh Galileo cho thấy mật độ trung bình của chúng giảm dần theo khoảng cách từ Sao Mộc. Callisto là vệ tinh ngoài cùng và dày đặc nhất trong bốn vệ tinh, có mật độ trung gian giữa băng và đá, trong khi vệ tinh Io trong cùng và dày đặc nhất, có mật độ trung gian giữa đá và sắt. Callisto có bề mặt cổ xưa, hố va chạm lớn và bề mặt băng không bị biến đổi và cách nó quay cho thấy mật độ của nó phân bố đều và nó không có lõi đá hoặc kim loại mà bao gồm một hỗn hợp đồng nhất của đá và băng. Đây có thể là cấu trúc ban đầu của tất cả bốn vệ tinh. Ngược lại, chuyển động quay của ba vệ tinh bên trong cho thấy sự khác biệt bên trong chúng với vật chất đậm đặc hơn ở lõi và vật chất nhẹ hơn ở phần ngoài. Chúng cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể của bề mặt. Quá trình kiến tạo quá khứ của bề mặt Ganymede băng đòi hỏi sự tan chảy một phần của các lớp dưới bề mặt. Chuyển động gần đây của Europa cho thấy lớp vỏ băng mỏng hơn. Cuối cùng là vệ tinh Io, nằm trong cùng, có bề mặt lưu huỳnh, núi lửa hoạt động và không có dấu hiệu của băng. Tất cả các bằng chứng này cho thấy vệ tinh nào càng gần sao Mộc thì càng nóng bên trong lòng chúng. Mô hình hiện tại của các vệ tinh là việc trải qua sự nóng lên của thủy triều như kết quả của từ trường hấp dẫn của Sao Mộc theo tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của chúng với hành tinh này. Trong tất cả vệ tinh trừ Callisto, điều này làm tan chảy lớp băng bên trong, cho phép đá và sắt chìm vào bên trong và nước có thể phủ lên bề mặt. Ở Ganymede, một lớp băng dày và rắn đã hình thành. Europa thì ấm hơn, với một lớp vỏ mỏng dễ vỡ hơn hình thành. Còn Io thì nhiệt độ nóng đến nỗi tất cả đá tan chảy và nước từ lâu đã bốc hơi vào không gian.
Nguồn gốc và sự tiến hóa.
Các vệ tinh thông thường của sao Mộc được cho là hình thành từ một đĩa xung quanh hành tinh này, trên một vòng khí tích tụ và các mảnh vụn rắn tương tự như đĩa hình thành hành tinh. Chúng có thể là tàn dư của một số vệ tinh khối lượng Galileo hình thành ban đầu trong lịch sử của Sao Mộc.
Mô phỏng cho thấy, mặc dù đĩa có khối lượng tương đối cao tại bất kỳ thời điểm nào, nhưng theo thời gian một phần đáng kể của chúng (vài chục phần trăm) khối lượng Sao Mộc thu được từ tinh vân Mặt trời đã được tập hợp thông qua nó. Tuy nhiên, khối lượng đĩa chỉ bằng 2% của Sao Mộc là cần thiết để giải thích các vệ tinh hiện có. Do đó, có thể đã có một vài thế hệ vệ tinh khối lượng Galileo trong lịch sử ban đầu của sao Mộc. Mỗi thế hệ vệ tinh sẽ xoắn ốc thành Sao Mộc, do lực kéo từ đĩa, với các vệ tinh mới hình thành sau đó từ các mảnh vỡ mới thu được từ tinh vân Mặt trời. Vào thời điểm thế hệ vệ tinh hiện tại (có thể là thứ năm) hình thành, đĩa đã mỏng đi đến mức nó không còn can thiệp nhiều vào quỹ đạo của các vệ tinh. Các vệ tinh Galileo hiện tại vẫn còn bị ảnh hưởng, bị rơi vào và được bảo vệ một phần bởi sự cộng hưởng quỹ đạo vẫn còn tồn tại, gồm Io, Europa và Ganymede. Khối lượng lớn hơn của Ganymede có nghĩa là nó sẽ di chuyển vào bên trong với tốc độ nhanh hơn so với Europa hoặc Io.
Tầm nhìn và quan sát.
Tất cả bốn vệ tinh Galileo đều đủ sáng để có thể nhìn từ Trái Đất mà không cần kính viễn vọng, chỉ cần chúng có thể xuất hiện ở xa Sao Mộc hơn (thậm chí chỉ cần dùng ống nhòm). Chúng có Cấp sao biểu kiến khoảng giữa 4.6 và 5.6 khi Sao Mộc xung đối với Mặt Trời, và khoảng giao hội của Sao Mộc. Khó khăn chính trong việc quan sát các vệ tinh này từ Trái Đất là vì chúng quá gần với Sao Mộc, chúng bị che khuất bởi độ sáng của hành tinh này. Khoảng cách góc tối đa của các vệ tinh nằm trong khoảng từ 2 đến 10 arcminutes từ Sao Mộc, gần với giới hạn thị lực của con người. Ganymede và Callisto, ở khoảng cách tối đa của chúng là những mục tiêu thích hợp nhất để quan sát bằng mắt thường.
Vào đầu thế kỷ 20, kích thước góc của các vệ tinh Galileo được đo bằng Meudon Great Refractor.
Quỹ đạo chuyển động.
Ảnh động GIF về sự cộng hưởng của Io, Europa và Ganymede. | 1 | null |
Động đất Pakistan năm 2013 là trận động đất xảy ra vào ngày 24 tháng 9 năm 2013 với cường độ 7,7 độ Richter ở độ sâu 20 km, chấn tâm cách huyện Awaran của tỉnh Balochistan, Pakistan 66 km về hướng đông bắc. Ít nhất 238 người thiệt mạng, trong đó có 208 người tại huyện Arawan và thành phố Turbut, 30 người còn lại ở huyện Kech. Khoảng 382 người bị thương và vẫn còn nhiều người nằm dưới đống đổ nát.
Chấn động của trận động đất có thể được cảm thấy tại New Delhi ở Ấn Độ và thậm chí cả Dubai, trong khi người dân thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ở gần biên giới Pakistan bỏ chạy trong hoảng sợ ngoài phố.
Trận động đất đã kiến tạo một khối cao từ 6 tới 9 m nổi lên trên biển Ả Rập, giống như một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Gwadar. Hòn đảo có đường kính khoảng 30 m, cách bờ biển khoảng 1,6 km. | 1 | null |
Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) là một trong hai chính sách của cơ quan làm cho IAEA, cùng với Đại hội đồng IAEA hàng năm.
Hội đồng có 5 cuộc họp hàng năm, chịu trách nhiệm làm hầu hết các chính sách của IAEA. Hội đồng đưa ra khuyến cáo Đại hội đồng về các hoạt động và ngân sách của IAEA, chịu trách nhiệm xuất bản tiêu chuẩn của IAEA và bổ nhiệm Tổng giám đốc phải được chấp thuận Đại hội đồng.
Thành viên.
Hội đồng hiện tại (tháng 9 năm 2013-tháng 9 năm 2014) bao gồm 35 quốc gia thành viên của IAEA, đều có một lá phiếu. Mười ba thành viên đã được chỉ định bởi Hội đồng trước hoặc một trong mười quốc gia là tiên tiến nhất trong công nghệ năng lượng nguyên tử cộng thêm quốc gia tiên tiến nhất từ một trong số tám nhóm khu vực không được đại diện bởi mười quốc gia kia.
Hội đồng có 35 thành viên nhiệm kỳ 2012–2013: Algérie, Argentina, Úc, Áo, Bosnia và Herzegovina, Brasil, Canada, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Costa Rica, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ấn Độ, Nhật Bản, Kenya, Libya, Nigeria, Na Uy, Pakistan, Peru, Ba Lan, Qatar, Nga, Slovakia, Nam Phi, Sudan, Thụy Điển, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela và Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng thống đốc IAEA là từ Việt Nam, ông Nguyễn Thiệp.
Hai đại diện: | 1 | null |
Zubarah (tiếng Ả Rập: الزبارة), còn được gọi là Al Zubarah hoặc Az Zubarah, là một tàn tích và pháo đài cổ nằm ở phía bắc của bờ biển phía tây của Bán đảo Qatar, thuộc đô thị Al Shamal, cách thủ đô Doha khoảng 105 km. Nó được thành lập bởi Shaikh Muhammed bin Khalifa, cha đẻ của hoàng tộc nhà Khalifa ở Bahrain, gia tộc chính và có ý nghĩa quan trọng trong bộ lạc Bani Utbah nửa đầu thế kỷ 18. Zubarah được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2013.
Zubarah là ví dụ thành công về một trung tâm giao dịch toàn cầu và khai thác ngọc trai nằm giữa eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư. Đây là một trong những ví dụ được bảo tồn tốt nhất và lớn nhất về khu định cư thế kỷ 18-19 trong khu vực. Bố cục và kết cấu đô thị của khu định cư đã được bảo tồn và không giống với bất kỳ khu định cư nào khác ở Vịnh Ba Tư, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống đô thị, lịch sử kinh tế, tổ chức xã hội của vùng Vịnh trước khi nơi đây phát hiện ra dầu mỏ trong thế kỷ 20.
Địa điểm này có diện tích khoảng 400 ha (60 ha bên trong bức tường thị trấn) và là địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Qatar. Ngoài thành lũy thị trấn thì nó còn bao gồm thị trấn cổ, bến cảng, kênh biển, hai bức tường chắn, Pháo đài Murair, và Pháo đài Zubarah.
Lịch sử.
Zubarah bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "gò cát", có lẽ được đặt tên theo sự phong phú của cát và những đụn cát cứng như đá. Trong thời kỳ Hồi giáo sớm, giao dịch và thương mại bùng nổ ở miền bắc Qatar. Những khu định cư bắt đầu xuất hiện trên bờ biển, chủ yếu là giữa Zubarah và Umm al-Ma'a. Một ngôi làng có từ thời Hồi giáo được phát hiện nằm gần thị trấn.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1627 đến tháng 4 năm 1628, một phi đội hải quân Bồ Đào Nha do D. Goncalo da Silveira chỉ huy đã thiêu hủy một số ngôi làng ven biển lân cận. Khu định cư Zubarah và sự phát triển thời kỳ này được cho là do các khu định cư liền kề này đã bị phá bỏ.
Pháo đài Zubarah.
Zubarah nổi tiếng với những pháo đài năm 1938, được chính thức đặt tên theo thành phố. Pháo đài Zubarah là một công trình hình vuông với những bức tường nghiêng và các góc là các tháp canh. Ba tháp canh có hình tròn trong khi tháp thứ tư là tòa tháp nằm phía đông nam của pháo đài có hình chữ nhật. Thiết kế của pháo đài mang tính năng nổi bật và phổ biến cho việc xây dựng các pháo đài trên bán đảo Ả Rập và kiến trúc pháo đài vùng Vịnh, nhưng thay đổi theo được xây dựng trên nền móng bê tông. Nó đánh dấu sự chuyển đổi từ việc chỉ dùng đá xây dựng cấu trúc cho đến việc sử dụng xi măng trong công trình, mặc dù pháo đài vẫn là một thiết kế truyền thống.
Ban đầu, pháo đài được xây dựng như một cơ sở cho quân đội Qatar và cảnh sát để bảo vệ bờ biển phía tây bắc của Qatar như là một phần của một loạt các pháo đài dọc theo bờ biển của Qatar. Nó đã được khôi phục vào năm 1987 với việc loại bỏ một công trình sau khi một số tòa nhà phụ trợ được dựng lên để dành nơi ở cho lực lượng quân đội Qatar. Sau khi mở cửa, pháo đài nhanh chóng trở thành một điểm thu hút lớn du khách trong một thời gian, đồng thời cũng là một bảo tàng địa phương. Do điều kiện không phù hợp trong pháo đài để lưu trữ và trưng bày các hiện vật, nên một phần các hiện vật đã được chuyển tới Doha trong năm 2010. Năm 2011, Bảo tàng Qatar tiến hành một dự án có sự giám sát nhằm bảo trì pháo đài. Công việc dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2013. Trong thời gian này, pháo đài có thể tạm bị đóng cửa.
Pháo đài Qal'at Murair.
Pháo đài Murair nằm cách 1,65 km về phía đông của thị trấn Zubarah. Pháo đài phục vụ cho Zubarah như là để cố thủ nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt chính của thị trấn: nước ngầm tại các giếng cạn. Trong các bức tường pháo đài là một nhà thờ Hồi giáo, các tòa nhà. Xung quanh pháo đài, một số vật dụng cho thấy sự hiện diện của các đồn điền và khu định cư nông nghiệp. | 1 | null |
Giải Kavli là một giải thưởng quốc tế của Na Uy dành cho các nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong các ngành Vật lý thiên văn, Công nghệ nano và Khoa học thần kinh. Giải này được thiết lập năm 2005 với sự phối hợp giữa Viện hàn lâm Khoa học Na Uy, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Na Uy và Quỹ Kavli (ở California), được trao mỗi 2 năm cho 3 ngành khoa học nói trên.
Giải Kavli gồm một huy chương bằng vàng , một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng là 1 triệu dollar Mỹ, và được trao lần đầu ngày 9.9.2008 bởi thái tử Haakon của Na Uy.
Việc tuyển chọn các người đoạt giải.
Viện hàn lâm Khoa học Na Uy bổ nhiệm 3 Ủy ban tuyển chọn cho 3 ngành gồm các nhà khoa học quốc tế hàng đầu theo sự tiến cử của:
Ba ủy ban nói trên sẽ tuyển chọn những người đoạt giải dựa trên một danh sách các ứng viên được đề cử và Viện hàn lâm Khoa học Na Uy sẽ công bố tên những người đoạt giải. | 1 | null |
Thai Air Cargo (T2 Cargo), là một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan.
Lịch sử.
Thai Air Cargo được thành lập vào tháng 12 năm 2004, là liên doanh giữa Công ty Thương mại Vận tải Quốc tế Thái Lan hay Tổ chức ITC (51%) và hãng hàng không Qantas của Australia (49%).
Thai Air Cargo là có mục tiêu đầu tư ban đầu thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu
Năm 2005, công ty thông báo là thuê máy bay McDonnell Douglas MD-11 của World Airways.
Tuy nhiên, vào năm 2006, Cục Hàng không dân Thái Lan cho biết họ đã rút giấy phép các tàu bay chở hàng, và có vẻ như hãng hàng không này đã rút khỏi kinh doanh. | 1 | null |
Kairouan ( "", còn gọi là "al-Qayrawan"), còn được gọi là "Kirwan" hoặc "al-Qayrawan", là thủ phủ vùng thủ hiến Kairouan của Tunisia. Được coi là Thủ đô Văn hoá Hồi giáo, Kairouan là một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận. Thành phố được người Ả Rập thành lập năm 670. Dưới triều đại Khalifah Muawiyah I trị vì (661-680), đây trở thành trung tâm nghiên cứu Hồi giáo và kinh Koran quan trọng, do đó thu hút rất nhiều người Hồi giáo đến từ nhiều nơi trên thế giới, bên cạnh các thánh địa Mecca và Medina. Thánh đường Uqba linh thiêng cũng tọa lạc trong thành phố.
Năm 2003, thành phố có khoảng 150.000 dân. | 1 | null |
Người Yorubae (tiếng Yoruba: Ìran Yorùbá) là một dân tộc sống ở phía tây nam Nigeria và nam Bénin ở Tây Phi. Có tổng cộng 35 triệu người Yoruba, phần lớn sống ở Nigeria, tạo thành 21% dân số nước này (theo CIA World Factbook,). Đây là một trong số những dân tộc lớn nhất châu Phi. Phần lớn người Yoruba nói tiếng Yoruba, thuộc ngữ hệ Niger-Congo.
Người Yoruba sống cạnh người Borgu ở Benin; người Nupe và người Ebira ở trung Nigeria; và người Edo, Esan và Afemai ở trung tây Nigeria. Người Igala và các dân tộc liên quan khác sống ở phía đông bắc, và người Egun, Fon và các dân tộc khác sống ở phía đông nam Benin. | 1 | null |
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được mang cái tên USS "Buchanan", được đặt nhằm vinh danh Franklin Buchanan (1800-1874), một Đại tá của Hải quân Hoa Kỳ và là vị Đô đốc duy nhất của Hải quân Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ: | 1 | null |
Alsomitra là một chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae.
Lịch sử phân loại.
Chi này nguyên được Carl Ludwig Blume coi như là tổ "Alsomitra" trong chi "Zanonia", với loài duy nhất được Blume xếp trong tổ này là "Zanonia macrocarpa". Năm 1838, Édouard Spach nâng cấp nó thành chi độc lập nhưng không thực hiện việc chuyển đổi danh pháp/mô tả loài nào. Năm 1846, Max Joseph Roemer mô tả chi "Alsomitra" với 8 loài chuyển từ chi "Zanonia" sang; bao gồm "Alsomitra macrocarpa", "A. angulata", "A. timorana", "A. sarcophyla", "A. clavigera", "A. laxa", "A. cissoides" và "A. heterosperma".
Năm 1867, George Bentham và Joseph Dalton Hooker sử dụng một phần "Alsomitra" của Roemer (không Zanoniae sect. "Alsomitra" của Blume); như thế tạo ra đồng danh muộn và "Alsomitra" của họ là không hợp lệ (nom. illeg.). Năm 1942, John Hutchinson thiết lập chi "Neoalsomitra" để chứa các loài mà George Bentham và Joseph Dalton Hooker đã liệt kê trong "Alsomitra" của họ.
Các loài.
Chi "Alsomitra" hiện được công nhận chỉ chứa 1 loài: | 1 | null |
Fevillea là một chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae, được Carl Linnaeus mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1753.
Tên chi được đặt để vinh danh nhà thực vật học người Pháp Louis Éconches Feuillée (1660-1732).
Các loài.
Chi "Fevillea" gồm 8 loài sinh sống trong khu vực nhiệt đới châu Mỹ:
Lưu ý.
"Feuilleea" = "Inga" | 1 | null |
Hemsleya là một chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae.
Các loài ở Trung Quốc có tên gọi thông thường là tuyết đảm (雪胆).
Mô tả.
Cây thảo, lâu năm, leo bám. Rễ phình to, hình cầu dẹt hoặc hiếm khi hình trụ. Thân và các cành thanh mảnh hoặc mập vừa phải. Tua cuốn hình chỉ, chẻ đôi. Lá chân vịt (3-)5-9(-11)-lá chét; các lá chét thuôn dài hẹp-hình mác đến hình trứng ngược-hình mác, dạng màng hoặc dạng giấy. Thực vật đơn tính khác gốc. Cụm hoa dạng xim-chùm hoặc chùy, ở nách lá. Hoa đực: ống đài ngắn; các phần hình trứng đến hình trứng-hình mác, thăng, tỏa rộng, hình bánh xe, uốn ngược lại hoặc uốn đảo ngược; tràng hoa màu vàng nhạt, vàng-xanh lục hoặc đỏ-cam, hình bánh xe, hình đĩa, hình con quay, hình bát, hình bát úp, hình giống đèn lồng hoặc hình tán; các phần hình trứng-hình mác đến hình trứng rộng, dạng thảo hoặc gần mọng nước; nhị 5; chỉ nhị thò. Hoa cái: đài và tràng hoa thường như ở hoa đực, đôi khi to hơn một chút; bầu nhụy hình gần cầu hoặc hình nón, nhẵn hoặc có gai nhỏ; vòi nhụy 3; đầu nhụy 2 thùy. Quả hình cầu, hình trụ hoặc hình ống-hình trụ, theo chiều dọc có 9-10 sọc hoặc 9-10 góc, gần như nhẵn bóng hoặc có mụn cóc. Hạt hình elip hoặc hình trứng rộng, thường với các cánh hóa gỗ, đôi khi cánh dạng màng hoặc không có.
Các loài.
Chi "Hemsleya" gồm 26 loài, phần lớn là loài bản địa/đặc hữu Trung Quốc: | 1 | null |
Neoalsomitra là một chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae. Chi này được John Hutchinson thiết lập năm 1942.
Mô tả.
Cây leo bám, một năm hoặc lâu năm, có hoặc không có rễ dạng củ. Lá đơn hoặc lá kép, hình gần tròn ở viền ngoài, các lá chét bên đôi khi nhỏ hơn và các bên không đều, mép lá gần như nguyên. Tua cuốn chia 2 nhánh ở đỉnh. Hoa đơn tính khác gốc hay đơn tính cùng gốc, nhỏ, màu ánh vàng kem nhạt hoặc ánh xanh lục. Cụm hoa bên (và đầu cành), ở hoa đực chủ yếu là nhiều hoa, xếp thành chùy hoa với các nhánh cuối thanh mảnh, giống như chùm hoa, cuống hoa bền; ở hoa cái là chùy hoa hoặc giống như chùm hoa, ít hoa hơn.
Hoa đực: hình bánh xe hay hình bát tỏa rộng; đế hoa phẳng hoặc nông; đĩa không có hoặc như ở "N. schultzei" là không rõ nét; lá đài 5, rời; cánh hoa 5, xếp lợp ở nụ, hợp sinh rất ngắn ở đáy; nhị 5, mọc ở trung tâm, cong ra ngoài ít hay nhiều, chỉ nhị rời hoặc dính một phần hoặc toàn bộ, bao phấn nhỏ, 1 túi phấn, hướng ra ngoài, thường có đốm nhỏ sẫm màu ở mặt gần trục.
Hoa cái: bầu nhụy hình trụ-hình chùy, 3 ngăn không hoàn hảo, 5(–10) noãn trên mỗi thực giá noãn, rủ xuống, vòi nhụy 3, ngắn, đầu nhụy hình lưỡi liềm sâu; nhị lép chỉ có ở "N. plena".
Quả: Quả nang, hình trụ-hình chùy kích thước trung bình, đỉnh cắt cụt, 3 mảnh vỏ, sẹo bao hoa cách lỗ 0,5–2(–2,5) mm. Các hạt xen kẽ theo từng hàng (các cánh xếp lợp), phẳng, các mặt có nốt sần (mịn) hoặc nhẵn bóng, mép hẹp hoặc rộng, kép (không hoặc hầu như không như vậy ở "N. balansae", "N. sarcophylla"), gần nguyên hoặc có răng cưa mịn hay thô, với cánh dạng màng trong mờ, lệch ít hay nhiều ở đỉnh.
Các loài.
Chi "Neoalsomitra" gồm 12 loài: | 1 | null |
Sicydium là một chi cá bống trong họ Oxudercidae, chủ yếu là các loài có nguồn gốc ở các sông và suối nước chảy nhanh tại châu Mỹ (Trung Mỹ, Mexico, Đảo Cocos, Caribe, Colombia, Ecuador và Venezuela) và 2 loài có nguồn gốc ở Trung Phi là "S. brevifile" và "S. crenilabrum".
Các loài.
Hiện có 16 loài được công nhận trong chi này: | 1 | null |
Keo chụp bản hay còn gọi là keo cảm quang là một loại hóa chất dạng chất lỏng sệt dùng trong tạo bản in ngành in lụa. Keo thường được cấu tạo gồm nhũ tương và chất bắt sáng.
Nhũ tương là một loại dung môi đặc biệt sẽ hòa tan chất bắt sáng và sẽ đóng cứng khi chất bắt sáng xúc tác. Còn chất bắt sáng là một số hợp chất hóa học như Diazo, Mocromat, Chrome là chất có tác dụng xúc tác khi gặp ánh sáng.
Thường thì keo chụp bản để riêng nhũ tương và bắt sáng đến trước khi dùng mới pha chung vào nhau loại này thường được gọi keo hai thành phần, song cũng có một số loại keo chụp bản pha sẵn hai thành phần này vào với nhau và người dùng chỉ việc lên keo, loại keo này được gọi là keo một thành phần. | 1 | null |
Chi Lanh (danh pháp khoa học: Linum) là một chi thực vật có hoa trong họ Linaceae. Chi này có khoảng 200 loài. Chúng là loài bản địa ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Chi này bao gồm cây lanh ("L. usitatissimum"). Hoa các loài trong chi có màu vàng hoặc xanh, hiếm khi có màu đỏ, trắng hay hồng. Mỗi quả bông có trung bình từ 6 đến 10 hạt giống.
Loài.
Chi "Linum" gồm các loài: | 1 | null |
Chi Mai hoàng yến (danh pháp khoa học: Tristellateia) là một trong khoảng 75 chi thực vật có hoa trong họ Malpighiaceae. Chi Mai hoàng yến gồm đa phần là các loài dây leo thân cuốn hoặc cây bụi có nhánh leo. Có khoảng 30 loài trong chi này, và chúng phần lớn đều có nguyên xuất từ miền đông châu Phi, Madagascar. Các loài Mai hoàng yến chủ yếu được trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới. | 1 | null |
Chaetocarpus là một chi thực vật có hoa trong họ Peraceae, trước đây xếp trong họ Euphorbiaceae, lần đầu tiên mô tả năm 1854.
Các loài "Chaetocarpus" là cây gỗ và cây bụi. Chúng là bản dịa khu vực châu Mỹ, châu Phi, và châu Á. Một số loài hiện tại được đánh giá là nguy cấp.
Các loài.
Chi "Chaetocarpus" gồm các loài: | 1 | null |
Chi Sang trắng (tên khoa học: Drypetes) là một chi thực vật có hoa trong họ Putranjivaceae.
Cùng với "Putranjiva", cũng thuộc họ Putranjivaceae, "Drypetes" chứa các loài cây duy nhất nằm ngoài bộ Brassicales hiện đã biết là có chứa các loại tinh dầu mù tạt.
Các loài.
Chi "Drypetes" là chi đa dạng loài nhất trong họ Putranjivaceae, bao gồm 200-210 loài. Dưới đây chỉ liệt kê một số loài. | 1 | null |
Rafflesia là một chi thực vật có hoa trong họ Rafflesiaceae. Loài hoa này có thể được phát hiện trong một khu rừng ở Tây Sumatra, Indonesia. Những bông hoa Rafflesia khi nở có đường kính lớn nhất có thể lên tới 1.2m và nó toả ra mùi hôi thối như mùi thịt thối rữa nhằm thu hút côn trùng thụ phấn. Vòng đời của nó rất ngắn ngủi, chỉ khoảng một tuần trước khi nó thối rữa và chết.
Rafflesia còn được gọi là "hoa quái vật" hay "hoa xác chết" do đặc tính sống ký sinh và mùi hôi thối nó toả ra. Nó là loài sống ký sinh, không có lá và rễ. Nó ăn thức ăn trên thân cây chủ để sống. Nó chỉ được nhìn thấy khi vượt ra khỏi thân cây chủ để nở hoa. Hoa Rafflesia được cho là bông hoa có kích thước lớn nhất trong tất cả các loài hoa.
Loài.
Chi "Rafflesia" gồm các loài: | 1 | null |
Chi Xăng mã (danh pháp khoa học: Carallia) hay chi Săng mã, chi Chăng mã, chi Trúc tiết, là một chi thực vật có hoa trong Họ Đước (Rhizophoraceae), được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1814. Chi này phân bố từ đảo Madagascar đến châu Á (tiểu lục địa Ấn Độ, đồng bằng Hoa Nam (Trung Quốc), các nước Đông Nam Á) và miền bắc Australia.
Các loài.
Theo Thế giới Thực vật Trực tuyến (POWO), tính đến nay có 15 loài thuộc chi Xăng mã đã được công nhận: | 1 | null |
Careya là một chi thực vật có hoa trong họ Lecythidaceae. Chi này lần đầu tiên được mô tả năm 1819. Các loài trong chi này là bản địa khu vực tiểu lục địa Ấn Độ, Afghanistan, Đông Dương, Malaysia bán đảo.
Tropicos ghi năm công bố là 1811, nhưng quyển 3 chỉ được phát hành năm 1819.
Các loài.
Chi "Careya" gồm 3 loài đã biết: | 1 | null |
Heliamphora ( hoặc ; tiếng Hy Lạp: "helos" "đồng lầy" và "amphoreus" "vò hai quai") là một chi thực vật gồm 23 loài đặc hữu Nam Mỹ.
Phân loại.
"Heliamphora" là chi đa dạng nhất về số loài trong họ Sarraceniaceae.
Loài.
Hai mươi ba loài "Heliamphora" hiện đang được công nhận. Trừ khi được ghi chú, tất cả thông tin và phân loại xuất phát từ tác phẩm "Sarraceniaceae of South America" của các tác giả Stewart McPherson, Andreas Wistuba, Andreas Fleischmann, và Joachim Nerz.
Loài chưa được mô tả.
Có hai đơn vị phân loại có thể đại diện cho hai loài chưa được mô ta. | 1 | null |
Schima (cây vối thuốc) là chi thực vật có hoa trong họ Theaceae.
Chi vối thuốc phân bố ở vùng nhiệt đới ấm và khí hậu cận nhiệt từ Nam đến Đông Nam Á, từ Đông dãy Himalaya của Nepal, Đông Ấn Độ đến Đông Dương, nam Trung Quốc, Đài Loan và quần đảo Ryukyu. Có khoảng 20 loài vối thuốc bao gồm 6 loài bản địa ở Trung Quốc.
Schima là một chi thực vật có hoa trong họ Theaceae.
Loài.
Chi "Schima" gồm các loài: | 1 | null |
Ageratum là một chi thực vật có hoa trong tông Eupatorieae của họ Cúc (Asteraceae).
Chi này chứa từ 40 tới 60 loài cây thân thảo hoặc gần hóa gỗ, sống một năm hoặc lâu năm trong khu vực nhiệt đới hoặc ôn đới. Phần lớn các loài là bản địa Trung Mỹ và Mexico.
Chúng tạo thành các bụi cây nhỏ, có thể cao tới 75 cm (30 inch). Lá mọc đối, hình tim, trứng hay ôvan, có lông tơ hoặc lông măng. Mép lá hơi có khía.
Hoa hình ống, mịn mượt màu hồng, tím, lam hay trắng; mọc thành các đầu hoa, các đầu hoa này tập hợp lại thành ngù hoa. Quả bế khô, nhỏ.
Các loài.
Chi "Ageratum" gồm các loài:
Độc tính.
Một vài loài "Ageratum" có độc do chứa các ancaloit pyrrolizidin. "Ageratum houstonianum" và "Ageratum conyzoides" (hai loài có ở Việt Nam) có thể gây ra các tổn thương gan và sinh ra u bướu. | 1 | null |
Arnoseris là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Chi này được Joseph Gaertner thiết lập năm 1791, với 1 loài được ông mô tả là "Arnoseris pusilla", dẫn chiếu tới "Hieracium minimum" của Carolus Clusius và dẫn chiếu tới mô tả của Carl Linnaeus trong "Systema Vegetabilium" (ấn bản 14, 1784) cho "Hyoseris minima" ("Hyoseris caule diviso nudo, peduncularis incrassatis"). Như thế "A. pusilla" là danh pháp không hợp lệ (nom. illeg.). Năm 1811, August Friedrich Schweigger và Franz Körte định danh lại cho loài là "Arnoseris minima".
Loài.
Hiện tại, chi "Arnoseris" chỉ bao gồm 1 loài, là "Arnoseris minima". | 1 | null |
Calendula (), là một chi của khoảng 15-20 loài cây thân thảo hàng năm và cây lâu năm trong họ Cúc (Asteraceae).. Chúng thường được gọi là cúc vạn thọ, có nguồn gốc ở miền tây nam Châu Á, tây Âu, Macaronesia, và Địa Trung Hải. Các loại cúc khác cũng được gọi là cúc vạn thọ như cúc vạn thọ ngô, cúc vạn thọ sa mạc, cúc vạn thọ đầm lầy, và thực vật thuộc giống Tagetes. Tên chi Calendula biến thể từ tiếng Latin hiện đại của calendae, có nghĩa là "tiểu lịch", "tiểu đồng hồ" hoặc có thể là "tiểu thời tiết thủy tinh".Tên chung "vạn thọ" đề cập đến Trinh nữ Maria. Thành viên của giống được trồng và sử dụng phổ biến nhất là cúc vạn thọ nồi ("Calendula officinalis"). Các sản phẩm thảo dược và mỹ phẩm nổi tiếng có tên 'calendula' luôn xuất phát từ "C. officinalis".
Loài.
Chi "Calendula" gồm các loài: | 1 | null |
Centaurea là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Chi này có từ 350 đến 600 loài thực vật có hoa giống cây kế thân thảo. Các thành viên của chi chỉ được tìm thấy ở phía bắc của đường xích đạo, chủ yếu là ở bán cầu Đông; Trung Đông và các vùng xung quanh đặc biệt là loài phong phú.
Loài.
Chi "Centaurea" gồm các loài: | 1 | null |
Chi Cúc (danh pháp khoa học: Chrysanthemum) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Đây là chi bản địa của châu Á và đông bắc châu Âu. Đa số các loài trong chi có nguồn gốc từ Đông Á, trong đó trung tâm đa dạng là Trung Quốc. Có khoảng 40 loài.
Danh pháp "Chrysanthemum" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "chrysos" (nghĩa là "vàng") and "anthemon" (nghĩa là "hoa"). Tên này do Carl von Linné đặt vào năm 1753.
"Chrysanthemum" đã được trồng tại Trung Quốc từ 1.500 năm trước Công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, số lượng giống cây đã tăng lên rất nhiều. "Chrysanthemum" có nhiều công năng hữu ích cho cuộc sống của con người như làm hoa trang trí, làm thuốc chữa bệnh, làm phong phú cho đời sống ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu. "Chrysanthemum" cũng in đậm dấu ấn vào văn hóa của nhiều quốc gia.
Phân loại học.
Trước đây chi này có nhiều loài hơn bây giờ, nhưng vài thập niên trước người ta đã chia chúng ra thành các chi nhỏ như và xếp các loài được trồng có giá trị kinh tế vào chi "Dendranthema". Tên chi là vấn đề gây tranh cãi; vào năm 1999, Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho thực vật ("International Code of Botanical Nomenclature") chọn loài định danh cho chi này là "Chrysanthemum indicum" (cúc hoa vàng), trả các loài có giá trị kinh tế về chi "Chrysanthemum".
Một số loài trước đây từng thuộc chi "Chrysanthemum" nhưng đã được dời sang chi "Glebionis". Một số chi được chia ra từ "Chrysanthemum" là: "Argyranthemum", "Leucanthemopsis", "Leucanthemum", "Rhodanthemum" và "Tanacetum".
Miêu tả.
"Chrysanthemum" dại là những cây lâu năm hoặc cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây xếp xen kẽ, chia thành nhiều lá chét thường có mép hình răng cưa. Cụm hoa phức gồm một dãy đầu hoa hoặc thi thoảng là một đầu hoa đơn độc. Đế hoa được bao phủ bởi các lớp lá bắc. Hoa có một hàng hoa con tia ("ray floret") màu trắng, vàng hoặc đỏ; tuy nhiên, người ta đã lai tạo được thành nhiều dãy hoa con tia có màu sắc đa dạng. Hoa con trên đĩa ("disc floret") của "Chrysanthemum" dại có màu vàng. Quả của cây là loại quả bế có gân.
Lịch sử.
"Chrysanthemum" được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên. Ban đầu cây có hoa nhỏ và màu vàng. Sau nhiều thế kỷ gieo trồng, số lượng giống tăng đáng kể. Sách viết về hoa cúc thời nhà Tống ghi chép được 35 giống, đến thời nhà Nguyên đã tăng lên thành 136 giống. Sách "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân thời nhà Minh liệt kê hơn 900 giống cúc. Ngày nay có hơn 3.000 giống ở Trung Quốc.
Không rõ từ đâu và từ lúc nào mà giống "Chrysanthemum" ngoại đã du nhập vào châu Âu. Năm 1764, Hà Lan nhập khẩu giống ngoại nhập đầu tiên từ Nhật Bản. Khoảng 25 năm sau, thuyền trưởng Blanchard mang về Pháp không dưới 1.000 giống. Năm 1798, Đại tá John Stevens nhập "Chrysanthemum sinense" từ Anh Cách Lan sang trồng tại Hoa Kỳ.
Công năng.
Trang trí.
Các giống "Chrysanthemum" hiện đại có màu sắng đa dạng hơn loài mọc dại; ngoài màu vàng truyền thống thì còn có màu trắng, tím và đỏ. Chi này "Chrysanthemum" gồm nhiều giống lai.
"Chrysanthemum" được chia làm hai nhóm cơ bản là nhóm chịu rét trồng vườn và nhóm trưng bày. Nhóm chịu rét còn có khả năng nở nhiều hoa nhỏ mà không cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật, có thể chịu đựng mưa gió. Nhóm trưng bày thì cần qua đông ở nơi tương đối khô, mát và thỉnh thoảng cần được chiếu sáng vào ban đêm.
Ẩm thực.
Ở một số nơi thuộc châu Á, hoa "Chrysanthemum" vàng hoặc trắng thuộc loài "C. morifolium" được đun với nước để tạo thành thứ nước uống vị ngọt, gọi đơn giản là trà hoa cúc (菊花茶, Hán-Việt: Cúc hoa trà). Ở Triều Tiên, rượu gạo vị hoa cúc được gọi là "gukhwaju" (tiếng Triều Tiên: 국화주, "Cúc hoa tửu").
Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Quốc. Hoa có thể thêm vào canh thịt rắn (蛇羹, Hán-Việt: xà canh) để tăng mùi thơm. Ở Việt Nam, người ta dùng tần ô ("C. coronarium") để ăn sống, nấu canh hay nhúng lẩu. Ở Nhật Bản, hoa nhỏ được dùng để bày biện cho món sashimi.
Vị thuốc.
Cúc hoa được xem là một vị thuốc. Hai vị thường dùng nhất là cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, cúc hoa có chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch. Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt, cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phế, kinh can và kinh thận. Cúc hoa có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.
Xa xưa, Đông y chủ yếu dùng cúc hoa trắng. Đây là thành phần quan trọng của các bài thuốc "Tang cúc ẩm", "Kỷ cúc địa hoàng hoàn", "Cúc hoa tán"... Chỉ từ nửa cuối thế kỷ 20 thì cúc hoa vàng mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi con người có thêm hiểu biết hóa dược về nó.
Thuốc trừ sâu.
Pyrethrum ("Chrysanthemum" [hoặc " Spathipappus"]" cinerariaefolium") là nguyên liệu thiên nhiên quan trọng để pha chế thuốc trừ sâu. Người ta chiết xuất hoạt chất pyrethin trong quả và bán dưới dạng nhựa dầu. Hoạt chất này tác động lên hệ thống thần kinh của côn trùng và ngăn muỗi cái đốt. Ở liều lượng thấp chất này có tác dụng đuổi muỗi. Chất này độc cho cá nhưng ít độc với thú và chim hơn các hóa chất trừ sâu tổng hợp khác. Chất này không bền, có thể bị rữa bởi vi khuẩn hay bị phân hủy dễ dàng khi tiếp xúc với ánh sáng. Các pyrethroid như permethrin là những thuốc trừ sâu tổng hợp dựa trên pyrethrum tự nhiên.
Giảm ô nhiễm.
Lá cây được Nghiên cứu về làm sạch không khí của NASA chứng minh là có thể làm giảm ô nhiễm không khí trong nhà.
Trong văn hóa.
Ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary, Croatia, "Chrysanthemum" bẻ cong là biểu tượng của cái chết và chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đặt trên mộ; tương tự, ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, hoa "Chrysanthemum" trắng là biểu tượng của tiếng than khóc và/hoặc nỗi sầu khổ. Cúc trắng còn biểu tượng cho lòng chân thành.
Văn hóa phương Đông.
Hàn Quốc.
Dưới thời nhà Triều Tiên, hoa cúc là điểm tựa tinh thần và là cảm hứng nghệ thuật của giới trí thức. Ngoài ra, cúc còn được xem là loại hoa có thể xua đi nỗi ưu phiền và được người Triều Tiên gọi là 忘憂物 (Hán-Việt: Vong ưu vật). Thời hiện đại, nhà thơ nổi tiếng Hàn Quốc là Seo Jeong-ju có thi phẩm "Bên hoa cúc" (tiếng Triều Tiên: 국화 옆에서) sáng tác năm 1947. Trong bài thơ này, tác giả đã thông qua hình ảnh hoa cúc trải qua hai mùa xuân và hạ để nở vào mùa thu để liên hệ đến tinh thần bền bỉ của người chị gái Trích một đoạn:
Tương tự truyền thống của Trung Quốc, cúc cũng là loại hoa được yêu quý tại Hàn Quốc. Nước này có một số lễ hội hoa cúc đã được tổ chức vào mùa thu như: Lễ hội hoa cúc Masan Gogopa (tỉnh Gyeongsang Nam), Lễ hội hoa cúc Mười triệu (thành phố Iksan, tỉnh Jeolla Bắc), Lễ hội hoa cúc Gochang...
Việt Nam.
Bài "Thơ tình cuối mùa thu" của nữ sĩ Xuân Quỳnh có đề cập đến hoa cúc mùa thu:
Văn hóa phương Tây.
Hoa Kỳ.
Năm 1966, hoa cúc được Thị trưởng Richard J. Daley công nhận là hoa chính thức của thành phố Chicago, Illinois. Hoa cúc cũng là hoa chính thức của thành phố Salinas, California.
Úc.
Tại Úc, người ta tặng mẹ hoa cúc nhân dịp Ngày của Mẹ (rơi vào mùa thu tháng 5 ở bán cầu nam). Đàn ông thi thoảng đeo hoa cúc trên ve áo để vinh danh mẹ.
Danh sách loài.
Chi "Chrysanthemum" gồm các loài: | 1 | null |
Crassocephalum là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Chi này được Conrad Moench miêu tả lần đầu tiên năm 1794 trên cơ sở loài "Senecio cernuus" .
"Crassocephalum" là một chi thực vật thân thảo trong tông Senecioneae. Khoảng 24-26 loài của chi này đều là bản địa châu Phi, Madagascar và quần đảo Mascarene và nói chung được tìm thấy trong các khu vực rừng trống hay tại rìa các khu rừng thường xanh ẩm ướt cũng như trong đồng rừng thưa, ở độ cao từ 0 tới 3.500 m.
Hiện tại người ta xác nhận có 2 loài du nhập vào châu Á là "Crassocephalum crepidioides" và "C. rubens", trong đó "C. crepidioides" từ khoảng thập niên 1920 và hiện tại có phân bố rộng từ Pakistan qua Đông Nam Á, Hoa Nam tới Nhật Bản và các đảo trên Thái Bình Dương; trong khi "C. rubens" mới chỉ được phát hiện gần đây (khoảng năm 1986) trong một khu vực nhỏ tại bắc Thái Lan, đông Myanmar và nam Trung Quốc.
Các loài.
Chi "Crassocephalum" gồm khoảng 24-26 loài như sau: | 1 | null |
Crocidium là một chi thực vật nằm trong họ Cúc (Asteraceae). "Crocidium" là cây bản xứ miền tây Bắc Mỹ: British Columbia Washington, Idaho, Oregon, California.
"Crocidium" spp. sống ở nhiều môi trường, từ đồng cỏ đến rừng cây. Đây là những loài cây nhỏ, sống một năm, cao không trên 30 cm (12 inch). Nó mọc thành bụi nhỏ, lá mọc là là mặt đất, cụm hoa nằm trên chóp một nhánh cây mảnh dài. Cụm hoa gồm 5-13 hoa tia ("cánh hoa") màu vàng cam. Ở tâm cụm hoa là những bông hoa đĩa bé tí, màu vàng tươi. Quả bế màu nâu, dài chỉ 1–2 mm, trở nên nhờn dính khi gặp nước. | 1 | null |
Crossostephium là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Chi này được Christian Friedrich Lessing thiết lập năm 1831 trên cơ sở tách loài "Artemisia chinensis" ra khỏi chi "Artemisia", tuy nhiên Lessing đã không thực hiện việc đổi danh pháp thành "Crossostephium chinense" mà tạo ra tên gọi "Crossostephium artemisioides". Năm 1906 Tomitarô Makino sửa lại điều này bằng việc thiết lập danh pháp "Crossostephium chinense".
Các loài.
Chi "Crossostephium" nếu được công nhận, chỉ bao gồm 1 loài: | 1 | null |
Nhà thờ Chánh Tòa Phan Thiết (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn được biết đến với tên gọi là Nhà thờ Lạc Đạo) tọa lạc tại số 402 đường Trần Hưng Đạo, phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là nhà thờ chánh tòa của Giáo phận Phan Thiết. Nhà thờ chánh tòa Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.
Lịch sử.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, Phan Thiết đã có những cộng đồng giáo dân Công giáo đầu tiên và có ngôi nhà nguyện nhỏ thô sơ làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Năm 1890, linh mục Labiausse Sáng cho xây dựng thánh đường bằng gạch lợp ngói. Sau năm 1945, linh mục Báu cho xây lại nhà thờ đã bị đốt phá trong thời chiến tranh. Năm 1964, linh mục Victor Caillon Năng cho xây nhà xứ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1975, Tòa Thánh thánh thiết lập Giáo phận Phan Thiết (tách ra từ Giáo phận Nha Trang), nhà thờ giáo xứ Phan Thiết được chỉ định làm nhà thờ chánh tòa của giáo phận mới này.
Ngày 3 tháng 4 năm 1992, linh mục Giuse Nguyễn Tiến Huynh cùng với giáo phận và giáo xứ khởi công xây nhà thờ chánh tòa mới. Nhà thờ được khánh thành vào ngày 15 tháng 8 năm 1993. Sau đó ngôi nhà thờ tiếp tục được các linh mục trùng tu, sửa chữa.
Tháng 5 năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ký quyết định giao lại đất trường Anna cho nhà thờ chánh tòa. Ngày 14 tháng 5 năm 2012, Giám mục Giuse Vũ Duy Thống đã tiến hành xây cất nhà mục vụ mới giáo xứ Chánh Tòa. | 1 | null |
Enceliopsis là một chi thực vật có hoa nhỏ trong họ Cúc (Asteraceae). Trong tiếng Anh, đôi lúc các loài này được gọi là sunrays. Về bề ngoài, chúng tương tự các loài họ hàng trong chi "Encelia". Ba loài "Enceliopsis" là cây bản xứ miền tây Hoa Kỳ và Canada. | 1 | null |
Eriocoma là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae).
Phân bố.
Các loài trong chi này là bản địa miền tây Bắc Mỹ, từ Alaska tới miền bắc Mexico.
Các loài.
Chi "Eriocoma" gồm 27 loài và 1 loài lai ghép:
Lưu ý.
"Eriocoma" do Carl Sigismund Kunth công bố cùng năm 1818 nhưng muộn hơn là đồng nghĩa của "Montanoa". | 1 | null |
Leontodon là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Phân loại.
Trước năm 1753.
Năm 1671, Gaspar Bauhin đề cập tới "Dens Leonis" với 8 loài được mô tả, trong đó loài số 1 là "Dens Leonis latiore folio" với dẫn chiếu tới "Taraxacon minus".
Năm 1700 (in 1719 sau khi tác giả mất), Joseph Pitton de Tournefort công bố hình minh họa cho "Dens Leonis".
Năm 1721, Sébastien Vaillant công bố "Dens-Leonis" và "Taraxaconoïdes"., trong đó loài số 1 của "Dens Leonis" mô tả như sau: "Dens-Leonis" qui "Taraxacon officinarum". Dens-Leonis latiore folio. B. Pinn. 126. I. R. H. 468.
Năm 1737, Carl Linnaeus công bố "Leontodon" trong cả "Flora Lapponica" và "Hortus Cliffortianus". Mô tả của "Leontodon" trong "Flora Lapponica" như sau: "Leontodon calice inferne reflexo. Dens leonis, latiore folio. Bauh. Pin. 126." còn trong "Hortus Cliffortianus" thì gồm 2 loài như sau: 1. Leontodon calyce inferne reflexo... Dens leonis, qui Taraxacon officinarum... 2. Leontodon calyce toto erecto hispido, foliis hispidis dentatis, dentibus integerrimis. Taraxaconoides perennis & vulgaris." Như thế, trong "Hortus Cliffortianus" thì Linnaeus coi "Leontodon" bao gồm cả "Dens Leonis" và "Taraxaconoides". Trong ấn bản 2 năm 1742 của "Genera Plantarum", Linnaeus một lần nữa ghi nhận "Leontodon", và nó cũng bao gồm cả "Dens Leonis" lẫn "Taraxaconoides".
Cũng trong năm 1742, Albrecht von Haller công bố "Taraxacum" hợp nhất cả "Dens Leonis" của Tournerfort và Vaillant lẫn "Taraxaconoides" của Vaillant cũng như "Leontodon" của Linnaeus (1737), trong đó "Dens Leonis" có mô tả "Pappo simplici, in stipite calycis squamis imis reflexis" với 3 loài còn "Taraxaconoides" có mô tả là "Pappo plumoso, (Malpigh. ic. 294.) sessili, calycis squamis erectis" với 5 loài.
Năm 1751, một lần nữa Carl Linnaeus ghi nhận "Leontodon" như là "Dens Leonis".
Cần lưu ý rằng chỉ các danh pháp công bố kể từ "Species Plantarum" năm 1753 của Carl Linnaeus mới ghi nhận việc áp dụng danh pháp hai phần một cách kiên định và nó được coi là điểm khởi đầu trong việc đặt tên thực vật.
Từ năm 1753 trở đi.
Năm 1753, Carl Linnaeus công bố 6 loài "Leotodon", theo trật tự bao gồm "L. taraxacum" (dẫn chiếu tới "Leontodon" mà ông mô tả năm 1737 trong "Flora Lapponica", nay là "Taraxacum officinale" hoặc gần đây ghi nhận như là phức hợp loài tạo thành tổ "Taraxacum" sect. "Taraxacum"), "L. bulbosum" (= "Aetheorhiza bulbosa"), "L. dandelion" (= "Krigia dandelion"), "L. autumnale" (= "Scorzoneroides autumnalis"), "L. tuberosum" (= "Leontodon tuberosus") và "L. hispidum" (dẫn chiếu tới loài số 2 trong "Hortus Cliffortianus", = "Leontodon hispidus").
Năm 1754, Carl Linnaeus cung cấp mô tả chung cho "Leotodon", dẫn chiếu cả "Dens Leonis" của Tournerfort và Vaillant lẫn "Taraxaconoides" của Vaillant, theo đó "Dens Leonis" có mô tả "Pappo simplici seu capillari gaudet et calycis squamis exterioribus reflexis" còn "Taraxaconoides" có mô tả "Pappo plumoso seu radiato et calycis squamis omnibus erectis distinguitur".
Năm 1757, Johann Gottfried Zinn công bố danh pháp "Taraxacum". Tuy nhiên, danh pháp này là tên gọi bị loại bỏ ("nomen rejiciendum") do nó đơn giản chỉ là tên gọi thay thế cho "Leontodon" của Linnaeus (1753) mà không có bất kỳ thay đổi nào. Điều tương tự diễn ra với "Taraxacum" của Christian Gottlieb Ludwig năm 1760.
Năm 1763, Michel Adanson chia "Leontodon" của Linnaeus (1753) thành 2 chi là "Leontodon" và "Virea", trong đó ông giữ "Leontodon" cho "Dens Leonis" còn "Virea" cho "Taraxaconoides". Năm 1772, Giovanni Antonio Scopoli chia "Leontodon" của Linnaeus (1753) thành "Hedypnois" (cho "Dens Leonis") với 1 loài là "Hedypnois taraxacum" (= "Taraxacum officinale") và "Leontodon" cho "Taraxaconoides" gồm 5 loài là "L. hispidum", "L. hirtum", "L. chondrillaefolium", "L. ciliatum" và "L. autumnale". Tuy nhiên, "Hedypnois" của Scopoli là danh pháp không hợp lệ ("nomen illegitimum") do Philip Miller đã sử dụng danh pháp này từ năm 1754 để chỉ nhóm các loài khác cùng phân tông Hypochaeridinae trong họ Asteraceae.
Năm 1780, Friedrich Heinrich Wiggers thiết lập chi "Taraxacum" với loài "Taraxacum officinale" (là "Leontodon taraxacum" của Linnaeus). Các danh pháp "Taraxacum" và "Taraxacum officinale" của Wiggers đều là danh pháp được bảo toàn (nom. cons.) so với "Taraxacum" Do vậy, "Leontodon" nghĩa rộng ngày nay được hiểu như là "Taraxaconoïdes" của Sébastien Vaillant.
Khi hiểu theo nghĩa rộng ("sensu lato") thì chi này là đa ngành và bao gồm cả các loài thuộc phân chi "Oporinia" mà kể từ năm 2006 trở đi đã được xếp lại trong chi được phục hồi là "Scorzoneroides".
Một số tác giả chia "Leotodon" nghĩa hẹp ("sensu stricto") thành 3 tổ là "Leotodon" sect. "Asterothrix", "Leotodon" sect. "Leontodon" và "Leotodon" sect. "Thrincia".
Phân bố.
Các loài "Leotodon" là bản địa châu Âu, Bắc Phi, miền tây châu Á từ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria ở phía tây tới Iran, Turkmenistan ở phía đông. Một số loài đã du nhập vào Australia, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand, Zimbabwe.
Các loài.
Chi "Leontodon" nghĩa hẹp ("sensu stricto") gồm khoảng 41 loài:
Sinh thái học và sử dụng.
Hạt của các loài "Leontodon" là nguồn thức ăn quan trọng cho một số loài chim.
Tại Crete, loài "Leontodon tuberosus" được gọi là γλυκοβύζια ("glykovyzia"), γλυκοράδικα ("glykoradika") hay βυζάκια ("vyzakia") và người ta lấy rễ của nó để ăn tươi còn lá thì ăn ở dạng luộc.
Chất chuyển hóa thứ cấp.
Chi "Leontodon" nghĩa hẹp là nguồn phong phú các hypocretenolide, dạng guaiene độc đáo của các lactone sesquiterpen với vòng 12,5-lactone thay thế cho vòng 12,6 lactone thông thường.
Các phenolic tìm thấy trong "Leontodon" bao gồm luteolin, một loại flavonoid và các dẫn xuất của acid caffeoylquinic như acid chlorogenic và acid 3,5-dicaffeoylquinic. Ngoài ra, các loài "Leontodon" cũng chứa các dẫn xuất của acid caffeoyl tartaric và acid chichoric. | 1 | null |
Montanoa là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Lịch sử phân loại.
Quyển 4 sách "Nova Genera et Species Plantarum" in khổ đôi (folio) công bố tại Paris ngày 26 tháng 10 năm 1818. Tại trang 210-211 và tab.396, Carl Sigismund Kunth công bố chi "Eriocoma" với loài "Eriocoma floribunda" thuộc họ Asteraceae.
Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 5 năm 1818 thì Thomas Nuttall đã công bố chi "Eriocoma" với loài "Eriocoma cuspidata" trong "The Genera of North American Plants", thuộc họ Poaceae. Do đó, "Eriocoma" của Kunth là đồng danh muộn và vì thế nó là danh pháp không hợp lệ (nom. illeg.).
Năm 1825, Vicente Cervantes công bố chi "Montanoa" với loài duy nhất được ông mô tả là "Montanoa tomentosa".
Từ nguyên.
Tên chi đặt theo tên của Luis Josė Montaña (1755-1820), bác sĩ-giáo sư hàng đầu Mexico vào thời gian đó.
Các loài.
Chi "Montanoa" hiện nay được công nhận gồm 29 loài: | 1 | null |
Nong Nooch là công viên nhân tạo do tư nhân xây dựng nằm cách thành phố biển Pattaya (tỉnh Chonburi, phía đông Bangkok) gần 20 km, đây là một công viên thực vật nhiệt đới lớn của Đông Nam Á và đã trở thành điểm Du lich Thái Lan hấp dẫn từ năm 1980 đến nay. Đây là điểm tham quan hấp dẫn trong tour du lịch Thái Lan từ Bangkok đi Pattaya. Địa điểm này hàng ngày đón gần 2.000 khách đến tham quan của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử.
Pisit và Nongnooch Tansacha đã mua 600 mẫu Anh (2,4 km2) lô đất vào năm 1954 với mục đích phát triển đất như một trang trại trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, các chủ sở hữu thay đã quyết định trồng hoa nhiệt đới và các nhà máy như một dự án bảo tồn động vật hoang dã. Khu vườn mở cửa cho công chúng vào năm 1980, và quản lý đã được chuyển giao cho Pisit và con trai Kampon Tansacha Nongnooch năm 2001. Khu vườn hiện sử dụng 500 mẫu khai thác du lịch trong số 600 mẫu Anh (2,4 km2).
Các khu vực chính.
Trong khuôn viên hiện nay có đến 20.000 họ cây nhiệt đới được sưu tầm từ hơn 50 quốc gia khác nhau quy tụ tại đây. Các khu vực cây cảnh được sắp xếp tỉ mỉ và tỉa gọt đẹp mắt, công phu. Hình dạng, kích thước, trong đó có cả những cây xương rồng khổng lồ cùng nhau tạo nên vẻ đẹp nổi tiếng của khu vườn.
Biểu diễn nghệ thuật.
Ngoài việc tham quan khu vườn cảnh, tham quan động vật hoang dã, du khách còn được trải nghiệm nghi lễ tôn giáo, xem các màn trình diễn võ thuật Muay Thái, trình diễn sân khấu hóa lịch sử đất nước Thái, và show voi như: làm toán, đá bóng, vẽ tranh.
Ngoài ra còn có hai nhà hàng, một sở thú nhỏ và một khách sạn với một hồ bơi và các dịch vụ đầy đủ khác. | 1 | null |
Rudbeckia là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc. Đây là chi bản địa của Bắc Mỹ. Nhiều loài trong chi được trồng trang trí do có hoa đẹp màu vàng.
Danh sách loài.
Chi "Rudbeckia" gồm các loài:
Trước đây có một số loài từng được sắp vào chi này: | 1 | null |
Saussurea là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Chi này chứa khoảng 300-415 loài là bản địa khu vực ôn đới, núi cao và ven Bắc cực thuộc châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Sự đa dạng lớn nhất trong chi này là ở khu vực Himalaya, cao nguyên Thanh-Tạng và Trung Á. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Trung cho các loài thuộc chi này là phong mao cúc (风毛菊), tuyết liên hoa (雪莲花, cho một số loài như "S. involucrata", "S. laniceps", "S. medusa", "S. quercifolia"), phá huyết đan (破血丹, "S. acrophila") hay thụy linh thảo (瑞苓草, "S. nigrescens").
Chúng là thực vật thân thảo sống lâu năm, với chiều cao từ các loài thấp lùn núi cao chỉ 5–10 cm tới các loài cao tới 3 m trông giống như các cây kế ("Carduus", "Cirsium" và "Onopordum"). Lá mọc thành một nơ lá rậm rạp ở sát gốc và sau đó uốn lượn lên phần thân mang hoa. Các hoa mọc thành một đầu hoa rậm rạp gồm nhiều cụm hoa nhỏ, thường được bao quanh bởi lông tơ mịn như len màu trắng hay tía; các chiếc hoa riêng lẻ cũng có màu trắng hay tía. Lông tơ rậm nhất ở các loài núi cao, có tác dụng điều chỉnh nhiệt của hoa, giảm thiểu tổn hại do sương giá ban đêm cũng như ngăn ngừa tổn hại do tia cực tím dưới ánh nắng chói chang trong khu vực núi cao.
De Candolle đặt tên chi này theo họ của nhà địa chất kiêm nhà thám hiểm Alp người Thụy Sĩ là Horace-Bénédict de Saussure (1740-1799) và con trai ông là nhà hóa học thực vật Nicolas-Théodore de Saussure (1767–1845).
Phân loại.
"Saussurea" được Sergej Julievitsch Lipschitz và Moisey Elevich Kirpicznikov (1979) chia ra thành các phân chi và tổ như sau:
Một số loài mà Lipschitz và Kirpicznikov đặt trong chi "Saussurea" thì hiện tại được xếp trong các chi như "Aucklandia", "Frolovia", "Lipschitziella", "Himalaiella", "Shangwua".
Sử dụng.
Một số loài núi cao trong khu vực Himalaya được trồng làm cây cảnh vì có các đầu hoa đẹp. Chúng là những loại cây khó trồng do đã thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở độ cao 3.500–5.000 m như nhiệt độ thấp, thời kỳ ngủ đông dài (tới 8–10 tháng), yêu cầu cao về đất sỏi nhiều mùn và có độ thoát nước rất tốt.
Nhiều loài "Saussurea" được sử dụng trong y học cổ truyền, như "S. arenaria", "S. epilobioides", "S. involucrata", "S. laniceps", "S. leucoma", "S. medusa", "S. obvallata" và "S. stella". Một vài loài trong số này được thu hái và tiếp thị với số lượng lớn, vì thế cần có sự bảo vệ nghiêm ngặt hơn trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
Các loài.
Một số loài trong chi "Saussurea" như sau: | 1 | null |
Schlechtendalia là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Từ nguyên.
"Schlechtendalia" là để vinh danh nhà thực vật học người Đức Diederich Franz Leonhard von Schlechtendal (1794-1866), biên tập viên của tạp chí "Linnea" từ năm 1826.
Các loài.
Chi "Schlechtendalia" hiện tại chỉ bao gồm 1 loài: | 1 | null |
Scorzoneroides là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Chi này được Conrad Moench thiết lập năm 1794. Tuy nhiên, trong một thời gian dài nó được gộp trong chi "Leontodon" nghĩa rộng như là phân chi "Leontodon" subgen. "Oporinia", với "Leontodon autumnalis" là loài điển hình của phân chi này. Nghiên cứu năm 2006 cho thấy "Leontodon" nghĩa rộng là đa ngành, với phân chi "Oporinia" có quan hệ họ hàng gần với tổ hợp ["Hypochaeris" + ["Picris" + ["Helminthotheca" + "Leontodon" subgen. "Leontodon"]]]. Vì thế, chi "Scorzoneroides" được phục hồi để bao gồm các loài của phân chi "Oporinia".
Phân bố.
Các loài "Scorzoneroides" là bản địa châu Âu tới Siberia, Bắc Phi, miền tây châu Á từ Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Ả Rập ở phía tây tới Iran ở phía đông. Một số loài đã du nhập vào Bắc Mỹ, Viễn Đông Nga.
Các loài.
Chi "Scorzoneroides" bao gồm 22 loài: | 1 | null |
Chi Vi hoàng (danh pháp khoa học: Senecio) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Phân bổ.
Chi Vi hoàng có mặt tại hầu hết các khu vực trên thế giới.
Loài.
Chi "Senecio" gồm các loài chọn lọc sau đây "(chi tiết xin xem thêm bài Danh sách các loài thuộc chi Vi hoàng)": | 1 | null |
Solidago (trong tiếng Anh thường gọi là goldenrods) là một chi gồm từ 100 đến 120 loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae). Hầu hết loài là cây thân thảo lâu năm sống ở nơi thoáng như đồng cỏ và xavan. Đa số loài bản địa Bắc Mỹ, gồm cả México; số ít gốc gác Nam Mỹ và Á-Âu. Vài loài châu Mỹ được du nhập sang châu Âu hay nơi khác. | 1 | null |
Sonchus là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Phần lớn các loài trong chi này là cây thân thảo một năm, một vài loài là cây lâu năm và một số loài thậm chí là cây thân gỗ (phân chi "Dendrosonchus," giới hạn ở quần đảo Canaria).
Phân bố.
Các loài "Sonchus" là bản địa Cựu thế giới, nhưng một số loài đã du nhập vào Tân thế giới.
Các loài.
Chi "Sonchus" gồm khoảng 97 loài: | 1 | null |
Tithonia là một chi thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae.
"Tithonia" có trung tâm phân bố ở Mexico, nhưng một loài sống ở Tây Nam Hoa Kỳ và nhiều loài khác nguồn gốc từ Trung Phi. Hai loài, "T. diversifolia" và "T. rotundifolia", được trồng phổ biến và đã trở thành cây dại tại các miền nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới. Chúng có thể là cây thân thảo hoặc cây bụi, sống một năm hay nhiều năm, một loài, "T. koelzii", là cây thân gỗ nhỏ.
xem "Comaclinium", "Enceliopsis", "Lasianthaea", "Viguiera" | 1 | null |
Chi Cúc ban cưu (danh pháp khoa học: Vernonia) hay chi Cúc thiết cưu, chi Bạch đầu, chi Bạc đầu, là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae), được nhà tự nhiên học người Đức I.C.D. von Schreber mô tả khoa học đầu tiên năm 1791. Chi này phân bố ở khắp châu Mỹ, châu Phi, châu Á (bán đảo Ả Rập, tiểu lục địa Ấn Độ, đồng bằng Hoa Nam (Trung Quốc), các nước Đông Nam Á, và châu Đại Dương (Queensland (Úc), Papua New Guinea).
Các loài.
Theo Thế giới Thực vật Trực tuyến (POWO), tính đến nay có 337 loài thuộc chi Cúc ban cưu đã được công nhận: | 1 | null |
Chi Ké đầu ngựa (danh pháp khoa học: Xanthium) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae) Chi này là bản địa ở Bắc Trung Mỹ, châu Á, châu Âu.
Mô tả.
Chi Ké đầu ngựa gồm những thực vật thân thảo một năm, dáng thô, có thể cao tới . Lá mọc cách hoặc mọc vòng, có hai dạng hình mác hoặc hình trứng, hình thận, mép lá có nhiều thùy và có răng cưa sâu. Một số loài như ké đầu ngựa gai "X. spinosum" có rất nhiều gai, mỗi nách lá đều có một gai màu vàng nhạt mang ba thùy nhọn.
Cây có hoa đơn tính: hoa đực nằm ở những nhánh ngắn tại đầu cành, mang nhiều lá bắc xếp thành 1-3 hàng, tràng hoa có mang 5 thùy hình răng, mọc thành cụm hình cầu, đế hoa hình bán cầu có nhiều vảy; hoa cái hình trứng mọc thành cụm tại nách lá, không có tràng, lá bắc dính liền vào nhau ôm trọn lấy hoa. Hạt phấn có kích thước 26-28 micrômét, dạng hình phỏng cầu dẹt ở hai đầu, có hình phác nhìn từ cực dạng tam giác, phân thành 3-4 thùy, lục giác hay ngũ giác, và có 3-4 đường xoi dọc. Gai ngoài hạt phấn gần như bị tiêu biến, chỉ còn là những mấu nhọn hay tù dài không quá 0,6 micrômét.
Ké đầu ngựa là cây ngày ngắn, chỉ ra hoa vào lúc ngày ngắn-đêm dài vào cuối mùa hè và mùa thu, thường là từ tháng Bảy đến tháng Mười ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên chúng vẫn có thể ra hoa quanh năm ở vùng nhiệt đới trong điều kiện độ dài thời gian ngày-đêm được giữ ở mức ổn định.
Ké đầu ngựa cho quả hình cầu, mang nhiều gai. Quả ké là quả gai được bao bọc bởi một cái vỏ hình thành từ lá bắc. Các gai này giúp cho quả dễ dàng mắc vào những động vật đi ngang qua và sẽ được các động vật ấy phát tán đi rất xa, có khi hàng dặm. Khi chín, quả sẽ chuyển sang màu vàng, chính vì vậy chi này mang tên khoa học là "Xanthium", bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "xanthos" có nghĩa là màu vàng.
Các loài.
Số lượng loài của chi Ké đầu ngựa không thống nhất. Trong quá khứ từng có hơn 20 loài ké đầu ngựa đã được nhận diện. Hiện tại The Plant List công nhận 12 loài thuộc chi Ké đầu ngựa như sau:
Công dụng.
Theo một số nghiên cứu, một hoạt chất trong ké đầu ngựa có tác dụng kiềm chế quá trình tạo anion superoxit của bạch cầu trung tính bị kích thích bởi N-formyl-methionin-leucine-phenylalanin với chỉ số IC50 là 1,72 µg/mL.
Gai và hạt của quả ké chứa nhiều chất carboxyatractylosit (CAT), trước đây gọi là xanthostrumarin, đây là chất có vai trò chủ chốt trong các tác dụng phụ của ké đầu ngựa. CAT được cho là chất ức chế sinh trưởng trên ké đầu ngựa và nhiều thực vật khác, nó có vai trò ngăn chặn việc nảy mầm và sinh trưởng của thực vật. Phần lớn chất này tập trung trong gai của quả ké, tuy nhiên khi quả được sơ chế để làm thuốc thì gai thường bị đốt bỏ, điều đó làm giảm hàm lượng của CAT trong thành phẩm.
Ké đầu ngựa cũng được dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng, từ đó sinh ra tên khoa học là "Xanthium", bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "xanthos" nghĩa là "màu vàng". Dầu ép từ hạt ké đầu ngựa có thể được dùng làm thực phẩm.
Trong Đông y ké đầu ngựa thông thường "X. strumarium" được gọi là "thương nhĩ tử" (苍耳子, "cang er zi"), ngoài ra thương nhĩ tử cũng có thể là các loài ké đầu ngựa khác như "X. inequilaterum" hay "X. sibiricum". Thành phần làm thuốc là quả già khô, có thể dùng dạng sao chín, phơi khô, tán bột hay tẩm rượu. Ké đầu ngựa có vị ngọt nhạt, cay đắng, tính ấm, hơi độc, tác dụng phát tán, tán phong, trừ thấp, hoá nhiệt, thông mũi, giảm đau, chủ trị nhức đầu do phong hàn, mắt quáng gà, tắc mũi và các bệnh về mũi-xoang. Tuy nhiên không dùng ké đầu ngựa trong trường hợp huyết hư, ứ huyết, kiêng kỵ với thịt lợn, và dùng quá liều sẽ gây độc, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Chất độc của ké đầu ngựa gây hại đến gan và sẽ gây tử vong ngay tức khắc nếu dùng với liều lượng bằng 0,75% khối lượng cơ thể.
Tác hại.
Ké đầu ngựa thông thường ("Xanthium strumarium") là loài bản địa ở Bắc Mỹ. Hạt của nó từng là thức ăn của loài vẹt đuôi dài Carolina đã tuyệt chủng - trước nay chưa ai biết loài vật nào khác chịu được chất độc của hạt ké đầu ngựa. Nay nó trở thành loài xâm hại trên khắp thế giới, xâm lấn vào các thửa ruộng đất nông nghiệp và có thể gây ngộ độc cho gia súc vì chứa các chất độc glycosit, như ngựa; bò nhà; cừu. Một số vật nuôi sẽ không đụng đến loài cây này nếu như trong khu vực có sẵn các nguồn thức ăn khác, nhưng các loài ăn tạp hơn, như lợn sẽ ăn ké đầu ngựa để rồi ngộ độc, ốm mà chết. Cây con và hạt là phần có độc tính cao nhất của ké đầu ngựa. Triệu chứng ngộ độc thường diễn ra trong vòng vài giờ, bao gồm việc đi đứng loạng choạng, người yếu ớt, ủ rũ, trẹo xoắn cơ cổ, mạch gấp và yếu, khó thở, và cuối cùng là tử vong. | 1 | null |
Thanh lọc sắc tộc là những biện pháp để loại bỏ một cách hệ thống các dân tộc hay tôn giáo trong một lãnh thổ nhất định, do sắc tộc quyền lực hơn thực hiện, nhằm mục đích làm cho lãnh thổ đó "thuần chủng" hay đồng nhất về sắc tộc và/hoặc tôn giáo . Những biện pháp này có thể là dùng vũ lực hay hăm dọa để xua đuổi, trục xuất, chuyên chở sang một vùng khác, cũng như giết người hàng loạt và cưỡng hiếp diệt chủng.
Thanh lọc sắc tộc thường đi kèm với nỗ lực loại bỏ sự hiện diện về vật chất và văn hóa của các nhóm đối tượng trên lãnh thổ thông qua việc phá hủy nhà cửa, các trung tâm xã hội, các cơ sở hạ tầng và trang trại, và xâm phạm các di tích, nghĩa trang, và những nơi thờ phụng.
Thuật ngữ này hay được dùng tới từ năm 1992, để mô tả những trường hợp xảy ra trong cuộc nội chiến Nam Tư và sau đó cho những hoàn cảnh tương tự trên khắp thế giới..
Các hình thức bạo động.
Để mà buộc một nhóm dân di chuyển sang một vùng khác, các thủ phạm thường dùng những hành động bạo lực như tra tấn, hiếp dâm, giết người, cũng như phá hoại, tiêu hủy nhà cửa, và cướp của. | 1 | null |
Amidan (đọc là "a mi đan", từ gốc tiếng Pháp amygdales), còn có tên là hạch hạnh, amiđan, là các mô bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, ở phía sau của cổ họng, vây quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu - vòng Waldayer. | 1 | null |
Canh bún là một món ăn thuần túy Việt Nam, nhưng lại có khá ít người biết đến hoặc nhầm lẫn với món Bún riêu cua hay gọi tắt là bún riêu. Món ăn này khác với bún riêu ở chỗ sử dụng cọng bún to và thay vì ăn kèm rau sống giá trụng, canh bún lại dùng chỉ kèm theo món rau muống luộc rất dân dã. Về phần nước lèo thì tùy địa phương mà canh bún có mỗi biến thể khác nhau, vì thế canh bún có thể có rất nhiều kiểu nấu và một số địa phương dùng hẳn nước lèo bún riêu ăn cùng với món này. | 1 | null |
Giải Bancroft (tiếng Anh: Bancroft Prize) là một giải thưởng hàng năm của Ban quản trị trường Đại học Columbia dành cho các tác phẩm viết về ngoại giao hoặc lịch sử của châu Mỹ.
Giải này được thiết lập năm 1948 do tài sản di tặng của Frederic Bancroft và thường được coi là một trong các giải thưởng uy tín nhất trong lãnh vực lịch sử châu Mỹ. Khoản tiền thưởng của giải là 10.000 dollar Mỹ (trước năm 2004 là 4.000 dollar Mỹ). Trong số những người đoạt giải này, có 16 người đã đoạt Giải Pulitzer về Lịch sử.
Vụ việc gây tranh cãi.
Giải năm 2001 được trao cho tác phẩm của Michael A. Bellesiles, sau đó tác giả này đã bị tố cáo là không trung thực trong học thuật. Sau các cuộc điều tra độc lập, Đại học Columbia đã hủy giải của Michael A. Bellesiles trong năm 2002. | 1 | null |
Sân bay Gisborne là một sân bay ở ngoại ô thành phố Gisborne, trên bờ biển phía Đông của đảo Bắc của New Zealand.
Sân bay Gisborne có diện tích khoảng 160 ha, có 4 đường băng, gồm 1 đường băng chính và 3 đường băng trên cỏ. Trong đó, tuyến đường băng chính giao với tuyến đường sắt chạy từ phía Bắc Palmerston tới Gisborne, cắt ngang sân bay. Tàu hỏa và máy bay phải nhường nhau ở khu vực giao cắt này.
Hoạt động.
Sân bay Gisborne thuộc sự điều hành và sở hữu của Hội đồng Quận Gisborne.
Ngày 16 tháng 12 năm 2004, Hội đồng Quận Gisborne đã bỏ phiếu chấp thuận cho Eastland thuê và quản lý sân bay bắt đầu từ ngày 1 tháng 04 năm 2005. Hợp đồng cho thuê này kéo dài trong 15 năm và có thể gia hạn thêm 15 năm nữa.
Sân bay Gisborne có hơn 60 chuyến bay nội địa hoạt động mỗi ngày với 150.000 lượt khách trong năm.
Giao cắt giữa đường băng và đường sắt.
Hai tuyến đường băng và đường sắt này vẫn được các cơ quan chức năng tại thành phố Gisborne cho phép cùng hoạt động. Các chuyến bay ở đây bị hạn chế thời gian hoạt động. Sân bay được phép hoạt động từ 6 giờ 30 sáng cho tới 8 giờ 30 tối mỗi ngày, sau đó đóng cửa ngưng đến sáng ngày hôm sau.
Dạng sân bay bị đường sắt cắt ngang như ở Sân bay Gisborne, trên thế giới còn có sân bay Wynyard. Sân bay Wynyard nằm tại vùng bờ biển phía Tây Bắc của Tasmania. Sân bay này đã phải ngừng hoạt động từ năm 2005 vì nhu cầu giao thông ở đây không còn nữa và kém thuận lợi hơn ở Gisborne | 1 | null |
Ngoại Bát Miếu có nghĩa là 8 ngôi chùa lớn, nằm ở phía Đông Bắc của Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức. Các ngôi chùa này vây quanh Sơn Trang như 8 vì tinh tú vây lấy mặt trăng - biểu tượng cho sự đoàn kết và mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong lãnh thổ Trung Hoa. Các ngôi chùa lộng lẫy có sự kết hợp giữa lối kiến trúc của người Hán và người Tây Tạng. Ngôi chùa Phật lớn và đẹp nhất trong số 8 ngôi chùa ở đây là Miếu Phổ Đà Thừa Chi (普陀宗乘之庙) - được xây dựng vào năm 1767-1771 để mừng thọ vua Càn Long.
Phần chính của chùa Phổ Đà là những tòa kiến trúc nằm kề nhau có màu đỏ và trắng, rất giống với kiến trúc của Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Tòa tháp lớn với những bức tường đỏ nằm ở giữa gọi là "tháp đỏ", còn "tháp trắng" với các bức tường màu trắng nằm ở phía Tây và Đông của chùa. Có hơn 1.000 bức tượng Phật lớn nhỏ đặt trong các hốc tường của chùa và nơi đây thường tổ chức các lễ hội văn hóa chính của địa phương.
Cạnh đó có chùa Phổ Ninh (普宁寺) ở phía Bắc của Sơn Trang. Chùa được xây dựng vào năm 1775 mô phỏng theo kiến trúc của một ngôi chùa Tây Tạng kết hợp nét kiến trúc của Trung Hoa, Ấn Độ. Chùa nổi tiếng với bức tượng Quan Âm Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt chạm khắc bằng gỗ tùng, bách, linh sam... cao nhất thế giới (cao hơn 22 mét, nặng 110 tấn).
Ngoài hai ngôi chùa nổi bật trên thì còn có 6 ngôi chùa khác của tỉnh Hà Bắc cũng trong danh sách di sản thế giới bao gồm: chùa Phổ Nhạc (普乐寺), chùa Tu Minh Phúc Thọ (须弥福寿之庙), chùa An Viễn (安远庙), chùa Thù Tượng (殊像寺), chùa Phổ Nhân (溥仁寺), chùa Phổ Hựu (普佑寺).
Với những kiến trúc Phật giáo, văn hóa mang đậm chất lịch sử, cùng với Tị Thử Sơn Trang, Ngoại Bát Miếu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. | 1 | null |
Cichorioideae là một phân họ thực vật có hoa trong họ Cúc. Các thành viên trong phân họ này gồm rau diếp, địa đình, diếp xoăn và Gazania, với khoảng 240 chi và 2.900 loài.
Phát sinh chủng loài.
Phát sinh chủng loài dưới đây lấy từ "Systematics, Evolution and Biogeography of the Compositae", ngoại trừ việc công nhận tông Gundelieae và chi "Trichospira" được gộp trong tông Vernonieae. | 1 | null |
Richard Gabriel Cyr Gasquet là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Pháp.Thứ hạng đơn ATP cao nhất trong sự nghiệp của anh ấy là số 7 thế giới, đạt được vào ngày 9 tháng 7 năm 2007. Anh đã giành được 16 danh hiệu đơn tại ATP Tour, nhiều thứ 8 trong số các tay vợt đang hoạt động. Anh cũng đứng thứ tư trong số những tay vợt còn đang thi đấu với hơn 595 trận thắng trong sự nghiệp. Thành tích tốt nhất của anh ấy trong các giải đấu đơn Grand Slam là ba lần vào bán kết, hai lần tại Giải vô địch Wimbledon (năm 2007 và 2015) và một lần tại Giải Mỹ mở rộng (năm 2013). Thành tích tốt nhất của anh ấy trong các giải đấu đơn ATP World Tour Masters 1000 là á quân tại Hamburg năm 2005 và Toronto năm 2006 và 2012. Anh ấy đã giành được danh hiệu đôi nam nữ tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2004, đánh cùng tay vợt nữ với Tatiana Golovin. Anh cũng đã giành được huy chương đồng Olympic đôi nam vào năm 2012 với đối tác đánh đôi Julien Benneteau.
Gasquet được biết đến nhiều nhất với những cú đánh khi bóng nảy lên rất thanh lịch và chơi trái tay bằng một tay. | 1 | null |
Gerrhopilus là một chi chứa các loài rắn giun/rắn mù từ siêu họ rắn giun (Typhlopoidea). Chi này được nhà động vật học người Áo là Leopold Fitzinger miêu tả và đặt tên năm 1843. Trước đây người ta coi nó là đồng nghĩa của chi "Typhlops" và xếp trong họ Typhlopidae. Năm 2010, Nicolas Vidal và các cộng sự đã tái lập chi này vào họ đơn chi Gerrhopilidae, do sự phân nhánh của nó ra khỏi nhánh chứa họ Typhlopidae là khoảng 97 ± 16 Ma, lâu hơn rất nhiều so với sự phân chia của nhiều họ rắn còn sinh tồn khác. Các loài trong chi "Gerrhopilus" sinh sống trong khu vực từ Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka) qua Đông Nam Á tới New Guinea.
Đặc trưng.
Giống như các loài rắn giun khác, các loài rắn giun của chi "Gerrhopilus" có kích thước nhỏ, sống trong lòng đất, có bề ngoài giống như giun, kích thước dài 15 tới 30 cm. Chúng khác với các loài rắn giun của họ Typhlopidae ở chỗ có các cấu trúc giống như các tuyến ‘rắc’ lên trên các vảy đầu (ít ở mỏ, vùng quanh mắt, mũi, nhưng thường thấy trên các vảy đầu và cằm, đặc biệt tại khu vực họng). Vảy tiền mắt và/hoặc vảy mắt tách rời là phổ biến và tất cả các loài đều có phần chồng lên nhau của vảy tiền mắt (hoặc vảy cận tiền mắt khi nó có mặt) bởi vảy môi trên thứ hai (ngoại trừ loài "G. tindalli").
Phân loại.
Họ Gerrhopilidae là nhóm chị em với nhánh chứa rắn giun/rắn mù thông thường (Typhlopidae) phân bố rộng khắp tại châu Phi, châu Á, châu Âu, Australia, Nam Mỹ, Tây Ấn và họ rắn mù Madagascar (Xenotyphlopidae).
Hiện tại, người ta công nhận 15 loài rắn mù hay rắn giun trong họ này, bao gồm:
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Vidal và ctv (2010) , Pyron và ctv. | 1 | null |
Ki Sung-Yueng (, , Hán-Việt: Kì Thành Dung, sinh ngày 24 tháng 1 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hàn Quốc. Anh hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm cho câu lạc bộ FC Seoul của K-League 1.
Anh lần đầu góp mặt vào thành phần đội tuyển Hàn Quốc từ năm 2007, với hơn 100 lần ra sân tính đến nay. Ki đã được chọn vào đội hình tham dự ba kì World Cup (2010, 2014, 2018, trong đó tại giải đấu năm 2018 anh mang băng đội trưởng của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc) và Asian Cup (2011, 2015, 2019), với thành tích cao nhất là vòng 16 đội ở World Cup 2010 và vị trí á quân ở Asian Cup năm 2015. Anh cũng chơi ở hai kỳ Thế vận hội (2008, 2012), cùng đội tuyển Olympic Hàn Quốc giành huy chương đồng năm 2012.
Ngày 20 tháng 5 năm 2015, Ki được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Swansea City sau khi ghi được 8 bàn thắng trong 33 lần ra sân trong mùa giải 2014–15. Trước đó anh cũng đã lên ngôi tại Cúp EFL cùng đội bóng này.
Những năm đầu.
Vào năm 2001, Ki tới Brisbane, Úc để học tại trường John Paul College theo dạng BSN (Brain Soccer Program) giám sát bởi Jeff Hopkins. Cha anh đã nhìn thấy đây là một cơ hội tốt để Ki chơi bóng đá và học tiếng Anh cùng lúc. Ki đã chơi cho đội tuyển trường và giành được Bill Turner Cup - cúp bóng đá liên trường U-15 quốc gia vào năm 2004. Ki nhận được đề nghị trong năm 2005 từ câu lạc bộ FC Seoul của Hàn Quốc và giải bóng đá của A-League là Brisbane Roar, nhưng quyết định trở về Hàn Quốc để tiếp tục sự nghiệp của mình.
Sau khi trở về Hàn Quốc, Ki học cấp 3 tại Kumho và sau đó đã ghi danh vào Đại học Kyonggi. Kể từ đó, Kicó thể nói tiếng Anh thông thạo. Anh theo tại Australia với tên tiếng Anh là David. Ki cũng bày tỏ mong muốn có ngày trở lại Australia để kết thúc sự nghiệp của mình.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
FC Seoul.
Ki trở về Hàn Quốc và gia nhập FC Seoul, nơi anh chơi cùng với người đồng đội ở đội tuyển quốc gia Lee Chung-Yong. Anh là cầu thủ dự bị trong trận đấu cuối cùng của K-League Cup năm 2006, nhưng đã không được ra sân. Dưới thời của HLV Şenol Gunes, anh đã có màn ra mắt trong năm 2007.
Trong mùa giải 2008, Ki củng cố vị trí quan trọng của mình tại FC Seoul. Ngày 29 tháng 10, Ki ghi bàn thắng vào lưới đại kình địch Suwon Samsung Bluewings ở phút 92.
Trong trận đấu đầu tiên K-League của mùa giải năm 2009 của FC Seoul, Ki ghi một bàn thắng trong chiến thắng 6-1 trước Chunnam Dragons.
Celtic.
Ngày 25 tháng 8 năm 2009, thông tin đã được tiết lộ rằng sự liên hệ giữa Celtic và FC Seoul đã xảy ra liên quan đến khả năng đưa Ki sang Scotland thi đấu. Tuy nhiên, đại diện của cầu thủ này nói rằng một cuộc chuyển nhượng ngay lập tức sẽ khó thành công bởi FC Seoul vẫn đang thi đấu thành công tại các giải quốc nội và AFC Champions League. Ba ngày sau đó, Celtic đưa ra lời đề nghị 2,1 triệu bảng cho Ki. Việc ký kết đã được xác định vào ngày 13 tháng 12 năm 2009 sau khi Ki đã vượt qua buổi kiểm tra y tế và có giấy phép lao động. Ki báo đã từ chối đề nghị từ một đội bóng Premier League, câu lạc bộ Portsmouth. Anh chọn mặc áo số 18 với chữ "Ki" ghi trên áo. Anh có trận ra mắt cho Celtic trong trận hòa 1-1 với Falkirk tại Celtic Park vào ngày 16 tháng 1 năm 2010, đoạt giải thưởng "Man of the Match" từ trang web chính thức của Celtic. Anh đã chơi một trong bốn trận còn lại cho Celtic trong mùa giải đó, nhưng không thể gây ảnh hưởng lớn tới màn trình diễn của câu lạc bộ.
Ki chỉ chơi cho Celtic trong tháng đầu tiên của mùa giải 2010-11 nhưng vẫn ra sân và ghi bàn thắng đầu tiên của mình đóng góp cho Celtic vào ngày 22 tháng 8 năm 2010 với một cú sút từ 25 mét trong chiến thắng 4-0 trước St Mirren tại giải Scotland Premier League (SPL). Vào cuối tháng Mười, anh đã trở thành một cầu thủ thường xuyên được ra sân và được bình chọn là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất SPL tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, Ki thấy mình là người bị nhận lạm dụng phân biệt chủng tộc rõ ràng trong một trận đấu tại St. Johnstone. Một phần của hỗ trợ St Johnstone đã nghe tiếng sủa làm "woofing" - tới Ki khi anh lấy được một quả phạt góc. Tiếng hô "ai đã ăn tất cả những con chó?" cũng đã được nghe từ những người hâm mộ đội nhà trong suốt trận đấu.
Ki ghi bàn thắng thứ hai của mùa giải trong trận hoà 2-2 với Inverness Thistle tại Celtic Park. Vào ngày 26 tháng 12 năm 2010, Ki ghi bàn vào lưới St Johnstone trong chiến thắng 2-0 tại SPL trong trận đấu cuối cùng của anh cho Celtic trước khi lên đường đến Qatar để chơi cho Hàn Quốc tại AFC Asia Cup vào tháng 1 năm 2011. Khi trở lại Scotland vào tháng 2, Ki trở lại đội hình Celtic trong trận hoà 2-2 trước Rangers ở một trận đấu ngang hàng Scottish Cup tại Ibrox. Celtic đã chơi phần quan trọng còn lại của trận đấu khi chỉ có 10 người sau khi Fraser Forster bị đuổi khỏi sân, nhưng hàng tiền vệ bao gồm Ki giành được lời khen ngợi cho cách mà họ kiểm soát trận đấu trong hiệp hai. Ki cũng chơi trong trận đá lại tại Celtic Park - một trận nhiệt độ cao mà Celtic thắng 1-0. Ngày 21 tháng 5 năm 2011, Ki ghi bàn thắng đầu tiên tại giải Scotland Cup trong chiến thắng cuối cùng của Celtic trước Motherwell với một cú sút chân trái từ khoảng 35 mét. Anh cũng đoạt giải thưởng "Man of the Match".
Ki bắt đầu mùa giải 2011-12 trong trận đấu mở màn giữa Celtic với Hibernian tại SPL. Ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 2-0, một cú sút chân trái 25 mét vào góc dưới bên phải và cũng đoạt giải "Man of the Match" từ trang web chính thức của Celtic. Anh ấn tượng với HLV của Celtic, Neil Lennon rất nhiều trong trận đấu với Hibernian mà ông nói:""Cậu ấy là một cầu thủ rất quan trọng với chúng tôi. Tôi đánh giá cậu ấy rất cao. Cậu ấy có thể đi tới được bất cứ điều gì cậu ấy muốn được. Chúng tôi nghĩ cậu ấy là một cầu thủ đẳng cấp và chúng tôi vui mừng khi cậu ấy ở đây. Ki đã rất phù hợp trong vòng 18 tháng qua. Cậu ấy phát triển độc đáo vào một cầu thủ đẳng cấp. Cậu ấy đã có sự hiện diện tốt và bình tĩnh tốt trên quả bóng. Cậu ấy có một hoặc hai mục tiêu trong phạm vi của cậu ấy và hướng đi qua của cậu ấy là tuyệt vời"." Ki sau đó tiếp tục ghi điểm với bàn thắng khác vào ngày 13 tháng 8 năm 2011 tại Scotland Premier League trong chiến thắng 5-1 vượt qua Dudee United tại Celtic Park, một cuộc tấn công từ góc trên bên trái từ mép sân. Một vài ngày sau đó nó đã được báo cáo Premier League phía bên Blackburn Rovers, Tottenham Hotspur và một số câu lạc bộ từ Premier League Nga đã quan tâm đến việc có chữ ký của Ki. Celtic ngay vào ngày hôm sau đã ra tay cảnh báo cho các câu lạc bộ quan tâm, nói rằng nó sẽ có một mức giá đáng kể để cho phép tiền vệ đóng góp một phần quan trọng của Celtic rời câu lạc bộ. Ngày 10 tháng 9 năm 2011, Ki đưa Motherwell đến sự phân định một lần nữa, lần này ở Scotland Premier League với một cú sút kinh hoàng từ ngoài vòng cấm bằng chân phải của mình. Celtic đã giành chiến thắng trận đấu 4-0. Ngày 29 tháng 9, anh mở tỷ số cho Celtic trong trận hòa 1-1 với đội bóng Italia Udinese, ghi trên một quả penalty sau 3 phút. Ngày 18 tháng 12 năm 2011, anh đã ghi bàn thắng thứ hai của trận đấu khi Celtic đánh bại St Johnstone 2-0 tại McDiarmid Park tại Scotland Premier League. Trong suốt mùa giải 2011-2012, Ki ghi được 7 bàn và có 6 hỗ trợ, đóng vai trò chìa khoá quan trọng trong việc giúp Celtic giành danh hiệu vô địch Scotland.
Swansea City.
Ngày 24 tháng 8 năm 2012, Ki chuyển sang Swansea City với mức phí khoảng 6 triệu bảng và hợp đồng 3 năm, đó là mức phí chuyển nhượng kỷ lục của Swansea cho đến khi nó bị phá vỡ bởi Wilfried Bony. Anh có trận ra mắt cho Thiên nga đen trong chiến thắng 3-1 trước Barnsley ở vòng thứ hai của League Cup tại sân vận động Liberty vào ngày 28 tháng 8 năm 2012. Mặc chiếc áo số 24, Ki bắt đầu như là một tiền vệ trung tâm và được thay ra ở phút thứ 76.
Ki tận hưởng một mùa giải đầu tiên đầy hứa hẹn tại Premier League. Mặc dù anh thất bại khi để nhân rộng các hình thức chấm điểm anh được trưng bày tại Celtic, phong cách thi đấu của anh đã thu hút những người ủng hộ và khen ngợi từ các nhà phê bình, và anh kết thúc mùa giải với 38 trận ở mọi giải đấu. Vào 24 tháng 2 năm 2013, Swansea City thi đấu trong trận chung kết League Cup. Ki chơi trong hơn một giờ trong vai trò trung vệ quen thuộc. Việc chuyển đổi chiến thuật được chứng minh là một thành công, như Swansea chiến thắng thoải mái 5-0 và Ki giành danh hiệu đầu tiên của mình với câu lạc bộ xứ Wales.
Sunderland.
Ngày 31 tháng 8 năm 2013, Ki gia nhập Sunderland theo dạng cho mượn một mùa giải. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Sunderland vào ngày 17 tháng 12 năm 2013 trong trận thắng 2-1 tứ kết League trước Chelsea, vượt qua Ashley Cole sau đó đánh bại thủ môn Mark Schwarzer với một cú sút chìm ở phút 119 để ghi bàn quyết định. Ngày 26 tháng 12, anh ghi bàn thứ hai cho Sunderland trận thắng 1-0 vượt qua Everton. Thủ môn Everton Tim Howard đã tung ra một đường chuyền ngắn cho Leon Osman - người bị Ki cướp bóng. Howard đẩy Ki ngã xuống và bị đuổi khỏi sân, và Ki ghi bàn từ quả penalty của mình để mang về cho Sunderland một chiến thắng quan trọng. Đây là bàn thắng đầu tiên của Ki ở Ligue. Bàn thắng thứ ba của Ki cho Sunderland đến trong khi 4-1 giành chiến thắng trước Fulham, từ một tình huống kết nối bởi Adam Johnson.
Ngày 22 tháng 1 năm 2014, Ki đi tới chung kết League lần thứ hai liên tiếp, dù với một câu lạc bộ khác, anh đã giúp Sunderland đánh bại Manchester United 2-1 trên loạt penalty sau khi kết thúc hai hiệp phụ, Ki và Marcos Alonso đá penalty của Sunderland. Ki chơi cho trận Sunderland với ManchestermUnited trong trận chung kết League Cup vào ngày 2 tháng 3 năm 2014, dù cho nửa thời gian của hiệp hai họ bị áp đảo bởi City, cuối cùng thua 3-1 trước đội Manchester.
Sunderland đã ngụp lặn hầu hết mùa giải Premier League trong khu vực xuống hạng, nhưng Ki chơi đã góp một phần của mình trong việc phục hồi cho họ, thậm chí chơi mặc dù bị viêm gân ở đầu gối của mình trong vài tháng. Cuối cùng, anh không tránh khỏi chấn thương và chơi trận đấu cuối cùng của mùa giải vào ngày 10 tháng 4. Sunderland đã thành công trong việc tránh khỏi xuống hạng và kết thúc trận cuối vào ngày 14.
Trở lại Swansea City.
Ki trở lại Swansea khi bắt đầu mùa giải 2014-15 Premier League với phát biểu: "Đây là mùa giải thứ ba của tôi ở Premier League, và tôi muốn phát triển thành một cầu thủ tốt và cải thiện để giúp đội bóng". Anh ghi bàn thắng đầu tiên của mùa giải trong trận thắng 2-1 trước Manchester United tại Old Trafford vào ngày 16 tháng Tám. Ngày 28 tháng 8, anh đã ký một hợp đồng mới kéo dài đến năm 2018. Ki đã trở thành một cầu thủ thường xuyên được ra sân dưới ở quyền lãnh đạo của Garry Monk và đến cuối tháng 12 đã bắt đầu xuất phát trong mỗi trận đấu Premier League. Ki đã không chơi cho Swansea trong tháng 1 năm 2015, anh đi làm nhiệm vụ quốc tế với Hàn Quốc tại Asian Cup. Khi trở lại vào tháng Hai, anh đã ngay lập tức trở lại bên sườn và ghi bàn thắng cân bằng tỷ số trong trận hòa 1-1 với Sunderland. Swansea đã thua trận tiếp theo của họ 2-0 trước West Brom, nhưng mười ngày sau đó họ giành chiến thắng thứ hai của mùa giải vượt qua Manchester United, Ki ghi bàn thắng san bằng tỉ số trong chiến thắng 2-1.
Newcastle United.
Vào ngày 29 tháng 6 năm 2018.Ki đã ký bản hợp đồng có thời hạn 2 năm với Newcastle United sau khi hết hạn hợp đồng với Swansea City.Ki có lần ra sân đầu tiên cho Newcastle United vào ngày 26 tháng 8 trong trận gặp Chelsea F.C.Trong 2 mùa giải ở đây Ki đã chơi 23 trận và có 1 kiến tạo
Mallorca.
Ở kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2020, Ki Sung-yueng chuyển đến La Liga đầu quân cho Real Mallorca. Tuy nhiên, anh không thể cạnh tranh vị trí và chỉ có 1 lần ra sân ở La Liga. Sau khi mùa giải 2019/20 kết thúc, anh quyết định trở về Hàn Quốc thi đấu.
Quay trở lại FC Seoul.
Sau khi trải qua 11 năm ở châu Âu, Ki đồng ý trở lại FC Seoul và ký hợp đồng đến năm 2023 vào ngày 21 tháng 7 năm 2020, Anh có trận thi đấu đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 30 tháng 8 năm 2020.Đầu mùa giải 2021,Ki được trao băng đội trưởng của câu lạc bộ.Anh ây bắt đầu mùa giải với một phong độ ấn tượng .Vào ngày 12 tháng 4 anh ấy được bình chọn là cầu thủ hay nhất tháng
Sự nghiệp quốc tế (Đội tuyển quốc gia).
Ở cấp độ quốc tế, Ki đã chơi năm 2007 trong đội U-20 World Cup và cho đội tuyển quốc gia Hàn Quốc cũng như đội U-23 Hàn Quốc.
Ngày 7 tháng 6 năm 2008, anh ra mắt trận quốc tế của mình trong trận so tài ở World Cup 2010 với Jordan.
Ngày 1 tháng 6 năm 2010, Ki được chọn là một trong 23 nam cầu thủ đội Hàn Quốc dự World Cup. Ngày 12 tháng 6, Ki chơi trong trận đầu tiên của Hàn Quốc tại World Cup 2010 với đội Hy Lạp. Ki đóng một vai trò trong tất cả ba trận và 2 đường kiến tạo trong hai trận khác nhau với Hy Lạp và Nigeria đã giúp anh và đất nước của mình được vào đến vòng knock-out (vòng 1/8) của cuộc thi.
Ngày 20 tháng 12 năm 2011, Ki (cùng với Ji So-yun của Kobe INAC Nhật Bản) đã được trao giải cầu thủ xuất sắc nhất Hàn Quốc trong năm. Quyết định này được công bố bởi Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) dựa trên hiệu suất quốc tế và đóng góp cho câu lạc bộ của mình trong Scottish Premier League.
Trong Thế vận hội London 2012, anh ghi bàn quan trọng trong loạt sút penalty thứ năm trong trận tứ kết giữa Hàn Quốc với Vương quốc Anh, giúp cho Hàn Quốc tiến đến vòng bán kết. Hàn Quốc thua 0-3 trước Brazil trong trận bán kết, nhưng đánh bại Nhật Bản 2-0 ở trận tranh giải ba để giành huy chương đồng.
Ki đã được lựa chọn cho đội tuyển Hàn Quốc dự FIFA World Cup 2014 ở Brasil. Anh chơi trong cả ba trận cho tuyển Hàn Quốc trước khi bị loại ở vòng bảng sau khi có một trận hòa và thua hai trận. Sau World Cup, Ki trở thành đội trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia dưới thời tân huấn luyện viên Uli Stielike.
Ki cũng chơi cho Hàn Quốc ở Asian Cup 2015 vào tháng 1, giúp đất nước mình đi tới trận cuối cùng đối đầu với nước chủ nhà Australia. Anh cung cấp đường kiến tạo cho Son Heung-min để buộc trận chung kết hòa 1-1 và phải đá thêm thời gian (hiệp phụ), nhưng người Australia đã ghi bàn lần nữa trong 30 phút để giành chiến thắng 2-1.
Anh tiếp tục được huấn luyện viên Shin Tae-yong triệu tập tham dự World Cup 2018 ở Nga, giải đấu mà anh đã góp mặt trong cả ba trận vòng bảng trước , và . Đội tuyển Hàn Quốc sau đó rời giải với vị trí thứ 3 vòng đấu bảng dù đội đã đánh bại Đức 2-0 và loại "Die Mannschaft" khỏi giải đấu.
Sau khi đội tuyển Hàn Quốc dừng bước ở tứ kết Asian Cup 2019 sau thất bại 0-1 trước , Ki Sung-yueng tuyên bố chia tay đội tuyển quốc gia sau 11 năm gắn bó, tổng cộng anh đã thi đấu 110 trận và ghi được 10 bàn thắng.
Bê bối.
Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Ki viết "Nếu bạn đang thất vọng, sao bạn không ra đây thi đấu?" trên trang Cyworld của mình để đáp lại sự chỉ trích của những người hâm mộ Hàn Quốc sau trận hoà không bàn thắng của U-23 Hàn Quốc với Uzbekistan. Ki xoá lời phát biểu của mình sau khi bị lên án nặng nề về hành vi bất cẩn này.
Ngày 25 tháng 1 năm 2011, trong trận bán kết AFC Asian Cup năm 2011 giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Ki ghi được bàn thắng mở tỷ số thông qua một quả phạt đền. Ki gây ra cuộc tranh cãi do cách ăn mừng bàn thắng bằng cách làm một khuôn mặt khỉ và gãi má mình ở trước một máy ảnh đặt ở bên trong sân, được cho là nhái việc phân biệt chủng tộc ở người Nhật Bản. Ki bước đầu biện hộ cho cách ăn mừng bàn thắng của mình thông qua một bài Twitter cho là anh thấy khó chịu khi nhìn thấy một Rising Sun Flag trong sân vận động. Ki sau đó cho là cách ăn mừng đó ám chỉ việc sỉ nhục phân biệt chủng tộc mà anh đã bị nhận từ người hâm mộ đội đối thủ tại giải Scottish Premier League, nhưng các giám đốc điều hành của Show Racism the Red Card bày tỏ sự hoài nghi rõ ràng về điều này. Giám đốc giải đấu Asian Cup - Tokuaki Suzuki nói rằng không có hành động được thực hiện trên phạm vi của AFC và FIFA đã không liên lạc với AFC về vấn đề này.
Vào mùa hè năm 2013, điều đó được thông báo rộng rãi rằng trước đó Ki đã xúc phạm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Hàn Quốc khi đó - Choi Kang-hee trên trang Facebook của mình trước và sau trận đấu với Kuwait vào tháng 2 năm 2012. Ki đã viết "Bây giờ tất cả mọi người nên nhận ra giá trị của các cầu thủ chơi ở nước ngoài. [Ông ấy] nên để cho chúng tôi một mình, nếu không thì, [ông ấy] sẽ bị tổn thất." Ki sau đó đã xin lỗi do anh ấy "tinh nghịch và nhận xét không thích hợp" và bố của anh ấy cũng đến thăm KFA để xin lỗi kịp thời".
Vào ngày 24 tháng 2 năm 2021,Ki bị hai đồng đội cũ ở trường tiểu học buộc tội tấn công tình dục và thể xác
Đời tư.
Trong tháng 3 năm 2013, Ki xác nhận rằng anh đang hẹn hò với nữ diễn viên Han Hye-jin, và họ tuyên bố đính hôn vào tháng 5 năm 2013. Cặp đôi công bố đăng ký kết hôn vào ngày 25 tháng 6 năm 2013, và đám cưới vào ngày 01 tháng 7 tại Khách sạn Intercontinental Seoul. Cả hai đều sùng đạo Kitô. | 1 | null |
Tải nhạc (tiếng Anh: "music download") là hành động chuyển tập tin nhạc từ máy vi tính, điện thoại kết nối Internet hay trang web xuống máy vi tính, điện thoại của người dùng. Khái niệm này bao hàm cả việc tải nhạc xuống hợp pháp lẫn phi pháp. Năm 2012, Liên đoàn Công nghiệp Ghi âm Quốc tế thống kê trong 16,5 tỷ đô la Mỹ doanh thu bán nhạc toàn cầu thì doanh thu từ nhạc số chiếm 5,6 tỷ đô la, trong đó 70% là doanh thu từ nhạc tải xuống.
Tải nhạc xuống hợp pháp.
Cửa hàng nhạc trực tuyến.
Một số cửa hàng nhạc trực tuyến bán nhạc hợp pháp để tải xuống là iTunes Store, Amazon MP3, fairsharemusic, eMusic, YouTube Music, CD Universe, Nokia Music Store, Tune App, TuneTribe và Xbox Music. Các tập tin tải xuống thỉnh thoảng bị gắn thêm DRM để giới hạn việc sao chép nhạc hay phát nhạc trên một số thiết bị âm thanh nhất định. Thường thì tập tin tải xuống là các tệp nhạc nén sử dụng codec nén dữ liệu dạng lossy (như MP3, WMA hay AAC) làm giảm kích thước tập tin và giảm nhu cầu về băng thông. Các cửa hàng nhạc này đáp ứng nhu cầu truy cập dễ dàng và nhanh chóng âm nhạc của khách hàng.
Tải nhạc xuống phi pháp.
Tải nhạc xuống phi pháp là hành động tải tác phẩm âm nhạc có bản quyền nhưng không được sự cho phép của bên có lợi ích. Lịch sử tải nhạc xuống phi pháp bắt đầu từ năm 1998 khi phần mềm Napster - một dịch vụ chia sẻ tập tin MP3 ngang hàng - ra đời. Phần mềm do sinh viên Shawn Fanning ở Đại học North West (Boston, Mỹ) viết ra, bắt nguồn từ niềm đam mê tìm nhạc rap của người bạn cùng phòng. Sau khoảng thời gian hoạt động từ tháng 6 năm 1999 đến tháng 7 năm 2011, phần mềm bị tòa án ra lệnh chấm dứt hoạt động. Theo tòa, "người dùng Napster vi phạm ít nhất hai trong số các đặc quyền của người nắm giữ bản quyền...", đó là quyền phân phối khi người dùng tải lên tên tập tin để người khác sao chép và quyền tái tạo khi người dùng tải tập tin chứa nhạc có bản quyền. Vụ kiện tụng kéo dài trong vòng bảy năm, đến 2007 mới kết thúc.
Theo Liên đoàn Công nghiệp Đĩa hát Quốc tế ("International Federation of the Phonographic Industry"), có 40 tỷ bài hát được tải phi pháp trong năm 2008, chiếm 95% tổng lượng tải nhạc xuống. Một phân tích của Viện Cách tân Chính sách ("Institute for Policy Innovation") ở Mỹ kết luận rằng việc tải nhạc xuống bất hợp pháp trên toàn cầu đã gây tổn thấy kinh tế là 12,5 tỉ USD/năm, riêng ở Mỹ làm mất 71.060 việc làm. Tuy vậy, theo công ty cung cấp thông tin NPD Group thì hoạt động chia sẻ tập tin nhạc phi pháp đã giảm mạnh trong năm 2012. So với đỉnh điểm 33 triệu người từ 13 tuổi dùng dịch vụ mạng ngang hàng vào năm 2005 thì đến năm 2012 chỉ còn 21 triệu người. Lượng tải nhạc bất hợp pháp qua các dịch vụ mạng ngang hàng giảm 26% so với năm 2011.
Tại Mỹ.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, nhạc tải xuống chiếm 55,9% doanh số bán nhạc (gồm cả album hoàn chỉnh và tuyển tập bài hát tương đương album) ở Mỹ trong năm 2012. Luật pháp nước này quy định rằng việc sao chép hay phân phối bản ghi âm nhạc mà không có sự cho phép của người chủ sở hữu là hành động phạm pháp và người thực hiện có thể phải chịu trách nhiệm dân sự hay hình sự. Chế tài dân sự có thể là phạt tiền hàng nghìn đô la, trong khi chế tài hình sự có thể lên đến năm năm tù giam và bị phạt tối đa 250.000 đô la.
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) giám sát khoảng 85% lượng nhạc ghi âm hợp pháp được sản xuất và bán ra tại nước này. Tổ chức này bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các quyền của nghệ sĩ và hãng đĩa được ghi nhận trong bản Tu chỉnh lần thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ. Tháng 9 năm 2003, tổ chức này kiện hơn 260 cá nhân vì họ sử dụng phần mềm trao đổi nhạc qua mạng Internet. Tính đến tháng 12 năm 2003, tổ chức này đã khởi kiện 382 vụ và dàn xếp 220 vụ với số tiền bình quân mỗi vụ dàn xếp là gần 3.000 đô la. Sau năm năm của chiến dịch kiện tụng trên quy mô lớn, tức năm 2008, tổng cộng RIAA đã kiện khoảng 35.000 cá nhân chọn ngẫu nhiên trong số hàng triệu người Mỹ sử dụng các phần mềm chia sẻ tập tin ngang hàng.
Tại Anh Quốc.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát cho British Music Rights vào năm 2008, 62% số người trả lời rằng họ có tải nhạc xuống bằng phần mềm chia sẻ ngang hàng, 63% biết mình tải nhạc "bất hợp pháp". Trong sáu tháng đầu năm 2012, có 43 triệu album và đĩa đơn đã bị tải xuống phi pháp tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, trong đó ba điểm nóng theo thứ tự giảm dần là Manchester, Nottingham và Southampton.
Tại Hàn Quốc.
Năm 2007, chính quyền Hàn Quốc yêu cầu tất cả "các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến" (bao hàm các dịch vụ mạng ngang hàng) phải gỡ bỏ các tập tin vi phạm bản quyền. Lượng tập tin nhạc có bản quyền Chính phủ tìm được trên mạng đã giảm 92% giữa các năm 2008 và 2009. Theo báo cáo năm 2012 của Liên đoàn Công nghiệp Đĩa hát Quốc tế, thị trường nhạc Hàn Quốc đã cải thiện thứ hạng của mình, từ vị trí 23 lên vị trí 11.
Tại Nhật Bản.
Nhật Bản là một đất nước có thị trường âm nhạc được xem là lớn thứ hai thế giới. Thị trường nội dung số lại tương đối nhỏ, dựa chủ yếu vào nhạc chuông và tải xuống trên thiết bị di động. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho biết người Nhật Bản tải xuống bất hợp pháp khoảng 4,36 tỷ tập tin nhạc và video trong khi mua 0,44 tỷ tập tin.
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản (RIAJ) dẫn số liệu thị trường tải nhạc xuống của nước này đã thu hẹp 16% trong năm 2011, năm thứ hai liên tiếp giảm. Để đối phó với tình trạng này, từ ngày 1 tháng 10 năm 2012, người dùng Internet tải xuống tập tin vi phạm bản quyền sẽ đối mặt với mức án tù tối đa là hai năm hoặc khoản tiền phạt tối đa 2 triệu yên (25.700 đô la Mỹ).
Tại Trung Quốc.
Năm 2005, tải nhạc xuống là một trong những dịch vụ hút khách nhất trên Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chiếm khoảng 20% lưu lượng các bộ máy tìm kiếm như Baidu.com. Theo báo cáo năm 2012 của Liên đoàn Công nghiệp Đĩa hát Quốc tế thì 70% doanh thu bán nhạc ở Trung Quốc là từ nhạc số, tuy nhiên vào năm 2008 thì 99% nhạc trực tuyến ở Trung Quốc là nhạc vi phạm bản quyền. Mỹ chỉ trích dịch vụ tìm nhạc MP3 của Baidu là "cái chợ khét tiếng" do khả năng cung cấp "liên kết sâu" ("deep linking") dẫn đường người dùng tìm nhạc chứa trên trang web của bên thứ ba. Trong năm 2011 công ty này đã bị Bộ Văn hóa Trung Quốc xử phạt. Tháng 7 cùng năm, Baidu tuyên bố sẽ phân phối nhạc của One-Stop China - liên doanh giữa ba nhãn đĩa quốc tế là Universal Music, Warner Music và Sony Music - và trả tiền.
Năm 2012, tại Hồng Kông cũng ra mắt trang web đầu tiên cho phép tải nhạc xuống hợp pháp. Theo công ty nghiên cứu thị trường TNS thì ngành âm nhạc Hồng Kông bị tổn thất 1 tỷ đô la trong vòng 30 tháng (tính đến tháng 8 năm 2012) do nhạc bị tải xuống phi pháp.
Tại Việt Nam.
Hiện tượng vi phạm bản quyền nhạc số rất phổ biến tại Việt Nam; album của nghệ sĩ vừa vừa phát hành hôm trước thì hôm sau đã xuất hiện nhiều trên Internet. Luật sư Giles Cooper từ công ty luật Duane Morris Việt Nam cho biết 99% lượng tải nhạc tại nước này là vi phạm bản quyền. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam cho hay sản lượng băng đĩa đã giảm hơn 80% trong vòng năm năm (tính đến 2013).
Theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (2012), nước này có khoảng 150 website kinh doanh nhạc trực tuyến. 90% thị phần nằm trong tay năm website nhạc số lớn nhất. Trong đó, trang Zing.vn chiếm ưu thế với 65% thị phần (2013). Khác với các website nước ngoài thu tiền nhờ bán lượt nghe và lượt tải nhạc thì website nhạc của Việt Nam thu lợi dựa vào số lượt xem và tiền quảng cáo.
Một số nghệ sĩ Việt Nam từng viện đến sự can thiệp của pháp luật hoặc dư luận về việc các trang web nhạc vi phạm bản quyền sản phẩm của họ. Tháng 6 năm 2011, ca sĩ Thái Thùy Linh ủy quyền Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đòi tám trang web bồi thường cho cô vì hành vi tải album "Bộ đội" lên mạng, thu hút hàng trăm nghìn lượt nghe, vượt rất xa số album bán được của cô. Tháng 8 năm 2012, ca sĩ Lệ Quyên thông qua công ty luật gửi văn bản yêu cầu chín trang web nhạc trực tuyến ở Việt Nam phải trả cho cô 8 tỷ đồng thù lao vì dùng trái phép các bài hát trong hai album "Khúc tình xưa 2" và "Tình khúc yêu thương" của cô. Tháng 7 năm 2013, nhạc sĩ Huy Tuấn soạn thư tỏ rõ sự bức xúc khi album "Mười tám+" chưa phát hành của Văn Mai Hương do anh sản xuất đã bị phát tán trên Internet chỉ sau một ngày được họp báo công bố. Anh cho biết ê-kíp "đang làm việc với luật sư để chuẩn bị các tài liệu pháp lý để tiến hành những công việc liên quan đến vấn đề "Mười tám+" bị vi phạm bản quyền online".
Đầu tháng 10 năm 2012, hai công ty là Coca-Cola Việt Nam và Samsung Việt Nam xác nhận đã rút quảng cáo khỏi trang web Zing.vn. Coca-Cola nhận được thông báo của Liên minh Sở hữu Trí tuệ Quốc tế ("International Intellectual Property Alliance" - IIPA) cáo buộc trang web này vi phạm bản quyền. Vào thời gian đó, Zing.vn được AP mô tả là đã dùng tính năng tải xuống miễn phí để trở thành trang web tải nhạc được truy cập nhiều thứ hai Việt Nam. Nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng "Zing đang phá hủy ngành nhạc". Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ ủng hộ động thái của Coca-Cola và Samsung.
Thỏa thuận thu phí.
Tháng 8 năm 2012, sau khi Thông tư liên tịch số 07 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực, năm website âm nhạc lớn gồm mp3.zing.vn, nhaccuatui.com, nhac.vui.vn, mp3.socbay_com và nghenhac.info đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam và công ty MV Corp về việc thu phí 1.000 đồng/bài nhạc tải xuống từ trang của họ để trả phí bản quyền cho các hãng băng đĩa và ca sĩ thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn MV (MVCorp). Tuy nhiên, MVCorp đã rút lui vào khoảng tháng 3 năm 2013 và thực tế là doanh thu của Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam không có dấu hiệu tăng sau một năm thực hiện việc thu phí tải nhạc xuống. | 1 | null |
Louisa Rose Allen (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1989), còn được gọi là Foxes, là một ca sĩ-nhạc sĩ người Anh xuất thân từ Southampton và bây giờ trụ sở tại Luân Đôn.
Cuộc sống và sự nghiệp.
Allen đã thành công với việc hợp tác với Zedd trong bài hát "Clarity", đạt vị trí số 8 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và đạt vị trí số một của US Hot Dance Club Songs. Cô đã phát hành 4 đĩa đơn và một EP "Warrior", cô làm việc với Sam Dixon để thực hiện album đầu tay Glorious. Cô cũng đã làm việc với Fall Out Boy trong bài hát Just One Yesterday. "Youth" (bao gồm cả các bản hòa âm từ Danny Howard, Breakage, Le Youth, Nate Goldsmith and Maze & Masters) cho đến nay đã thu hút được hơn sáu triệu lượt xem trên YouTube.
Trên trang web của mình, Allen giải thích nguồn gốc của nghệ danh của cô. Mẹ Allen đã mô tả một giấc mơ "ám ảnh và xinh đẹp" trong đó một con cáo chạy xuống đường phố của họ, gào thét. Allen, người khi đó cố gắng để tìm thấy một nghệ danh phù hợp, đã dùng "Foxes". Cô dùng nó bởi vì nó thể hiện âm nhạc của cô. Cô đã đặt tựa đề bài hát đầu tiên "Like Foxes Do" và nhiều bài hát tiếp theo của cô là về động vật. | 1 | null |
Sigvard Oscar Fredrik Bernadotte, "Bá tước xứ Wisborg" (Cung điện Drottningholm, 07 tháng 06 năm 1907 - Stockholm, ngày 04 tháng 02 năm 2002) là một nhà thiết kế công nghiệp Thụy Điển.
Ông là con trai thứ hai của vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển và người vợ đầu tiên của ông, Margaret xứ Connaught, và ban đầu được gọi là "Vương tử Sigvard, Công tước xứ Uppland", nhưng mất danh hiệu hoàng gia của mình vào năm 1934 khi ông kết hôn với một người thường dân. Ông cũng là chú của vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển và một người cậu của Nữ vương Margrethe II của Đan Mạch và Anna-Maria, Vương hậu Hy Lạp.
Từ năm 1994 đến 2002, ông là người cháu sống thọ nhất của Nữ hoàng Victoria của Anh. Đến tuổi 94, ông là hậu duệ nam sống lâu nhất dòng họ cho đến khi bị vượt qua bởi em trai của ông là Bá tước Carl Johan Bernadotte xứ Wisborg vào ngày 29 tháng 06 năm 2011. | 1 | null |
Charlotte của Luxembourg (Charlotte Adelgonde Elise/Elisabeth Marie Wilhelmine, ngày 23 tháng 1 năm 1896 - 9 tháng 7 năm 1985), trị vì 1919-1964.
Thiếu thời.
Sinh ra tạo lâu đài Berg, Charlotte là con gái thứ hai của Wëllem IV của Luxembourg và vợ ông, Maria Ana của Bồ Đào Nha.
Khi chị gái của cô, Marie-Adélaïde, Nữ Đại công tước Luxembourg, người đã kế vị cha mình, bị buộc phải thoái vị vào ngày 14 tháng 01 năm 1919, Charlotte trở thành Đại công tước Luxembourg và phải đối phó với những khuynh hướng cách mạng trong cả nước. Không giống như chị gái của mình, cô quyết định không can thiệp vào chính trị của Luxembourg. | 1 | null |
Động Batu là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Malaysia, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 13 km về phía bắc. Nơi đây thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan hàng năm, để lên thăm động chính, nơi có đền thờ Ấn Độ giáo ở độ cao 100 m, du khách phải vượt qua 272 bậc thang.
Lịch sử hình thành.
Động Batu là một động đá vôi được thương nhân người Ấn tên là Thambusami tìm ra vào thế kỷ XIX, trong một thời gian dài động đã bị lãng quên sâu trong những cánh rừng già. Mãi đến thế kỷ XX, trong khi tìm kiếm nơi để làm đền thờ các vị thần, những công nhân Ấn Độ ở Malaysia mới phát hiện ra Batu, sự phát hiện này được người dân xem như là tín hiệu các vị thần đã chọn nơi này làm nơi ngự trị.Ngay sau đó người Ấn đã xây dựng Batu thành trung tâm tôn giáo của đạo Hindu.
Cấu trúc.
Bên ngoài cửa động là thần Subramaniam (Chúa tể Murugan), đây là vị thần quyền lực nhất của Đạo Hindu, tượng cao 42.7m, được sơn nhũ vàng, đứng uy nghiêm ngay trước giữa trung tâm cửa động. Nếu so với nhiều hang động khác Batu kém hẳn về cảnh quan thiên nhiên và quy mô, nhưng điều đặc biệt thu hút du khách là khi đến đây, họ sẽ được chiêm ngưỡng một kho tàng kiến trúc đồ sộ do những bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc người Ấn, các bức tượng với nhiều kích thước khác nhau tượng đặt khắp hang động, miêu tả các huyền thoại, các sự tích trong Ấn Độ giáo.
Hệ thống động Batu gồm 3 hang động lớn, nhiều hang nhỏ nằm rải rác trên các rẻo núi đá vôi, lòng hang rộng rãi thoáng đãi có thể chứa hàng ngàn du khách, tại đây có các gian riêng biệt, trang trí đơn giản nhưng vẫn trang trọng, để tiếp các khách hành hương và thực hiện cuộc hành lễ theo yêu cầu của họ.
Hàng năm vào tháng 2 hàng ngàn người Ấn hành hương về đây làm lễ và cầu xin những điều may mắn đến với họ. Một năm sau khi quay lại họ đem theo những bình sữa tươi dâng lên như một cách trả lễ tạ ơn cho thần. Đôi khi họ còn mang theo những sản vật địa phương như hoa quả, các loại hoặc các bó mía dài nguyên lá. Họ đi chậm và vừa đi vừa cầu nguyện một cách thành kính. | 1 | null |
Maria Ana do Carmo của Bồ Đào Nha (tên đầy đủ: "Maria Ana do Carmo Henrique Teresa Adelaide Joana Carolina Inês Sofia Eulália Leopoldina Isabel Bernardina Micaela Gabriela Rafaela Francisca de Assis e de Paula Inácia Gonzaga"; tiếng Bồ Đào Nha: Maria Ana, ngày 13 tháng 07 năm 1861 - ngày 31 tháng 07 1942) là một công chúa của Bồ Đào Nha và Nữ Đại công tước Luxembourg. Cô là thành viên của Nhà Bragança. | 1 | null |
Viêm miệng hoại tử (hay "Cam tẩu mã"; chữ Hán: 坏疽性口炎; tiếng Anh: noma hay cancrum oris) là chứng bệnh nhiễm trùng hoại tử thường tiến triển nhanh trong khoang miệng và vùng mặt.
Điều trị.
Chứng bệnh này đã được biết đến từ thời xa xưa bởi các thầy thuốc như Hippocrates và Galen, viêm miệng hoại tử đã từng được báo cáo trên khắp thế giới, bao gồm Châu Âu và Hoa Kỳ. Với những cải tiến về vệ sinh và dinh dưỡng, căn bệnh đã biến mất khỏi các nước công nghiệp từ thế kỷ 20, ngoại trừ trong Thế chiến II căn bệnh này trở thành bệnh nhiễm trùng được cho là đặc hữu bắt nguồn từ các trại tập trung như Auschwitz và Belsen của phát xít Đức. Bệnh và phương pháp điều trị được nghiên cứu bởi Berthold Epstein, một bác sĩ người Séc và tù nhân của trại tập trung, người đã khuyến nghị nghiên cứu theo hướng của Josef Mengele.
Cách thức ngăn chặn sự phát triển bệnh bằng việc sử dụng kháng sinh và cải thiện dinh dưỡng; tuy nhiên, di chứng để lại là vĩnh viễn và có thể yêu cầu phẫu thuật miệng - hàm mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo để khôi phục phần nào. Phẫu thuật tái tạo hình miện cho bệnh nhân thường rất khó khăn và thường chỉ nên tiến hành cho đến khi phục hồi hoàn toàn (thường là khoảng một năm sau can thiệp ban đầu).
Dấu hiệu và triệu chứng.
Các niêm mạc của miệng có tình trạng loét và thoái hóa mô nhanh chóng, dẫn đến đau đớn, có thể làm thoái hóa các mô của xương ở mặt.
Nguyên nhân.
Noma ảnh hưởng đến trẻ em cực kỳ nghèo và suy dinh dưỡng ở các nước cận sa mạc Sahara và các khu vực nhiệt đới khác; trong khi một số vi khuẩn thường được tìm thấy ở trẻ em mắc bệnh, những vi khuẩn tương tự đã lan rộng. Nguyên nhân cơ bản của căn bệnh này chủ yếu là nghèo đói và suy dinh dưỡng.
"Fusobacterium necrophorum" và "Prevotella intermedia" là những mầm bệnh vi khuẩn quan trọng trong quá trình phát triển bệnh này, tương tác với một hoặc nhiều sinh vật vi khuẩn khác (như "Borrelia vincentii, Porphyromonas gingivalis, Tannerella forsythia, Treponema denticola, Staphylococcus aureus" và một số loài "Streptococcus"). Việc xử lý các vi khuẩn này có thể giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, nhưng không khôi phục các mô đã bị mất hoặc bị biến dạng.
Tình trạng này thường được ghi chép là di chứng của viêm loét hoại tử cấp tính. Các nguyên nhân gây bệnh thường là:
Văn hoá và xã hội.
Trẻ em và những người khác bị nhiễm bệnh tại Châu Phi được một số tổ chức từ thiện quốc tế giúp đỡ, như Facing Africa, một tổ chức từ thiện đã đăng ký tại Vương quốc Anh giúp đỡ người Nigeria mắc bệnh và tổ chức từ thiện của Thụy Sĩ là Winds of Hope.
Có một bệnh viện chuyên biệt ở Nigeria, "Noma Children Hospital Sokoto", có bác sĩ nội trú và thăm các đội y tế. Ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Ethiopia, các tổ chức từ thiện quốc tế phối hợp với hệ thống chăm sóc sức khỏe để cung cấp phẫu thuật tái tạo phức tạp có thể phục hồi các chức năng trên khuôn mặt như ăn, nói và mỉm cười. Các nhóm chuyên gia tình nguyện đến từ nước ngoài thường cần thiết để hỗ trợ năng lực địa phương để giải quyết các trường hợp nghiêm trọng nhất, điều này có thể cực kỳ khó khăn ngay cả đối với các bác sĩ phẫu thuật.Các nhóm chuyên gia tình nguyện đến từ nước ngoài có vai trò quan trọng để hỗ trợ chuyên môn cho địa phương để giải quyết các trường hợp phức tạp nhất, điều này có thể cực kỳ khó khăn ngay cả đối với các bác sĩ kinh nghiệm lâu năm về.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 2010, công việc của các bác sĩ phẫu thuật tình nguyện như vậy đã chiếu trên kênh truyền hình Anh BBC Two được dẫn dắt bởi Ben Fogle trong một bộ phim tài liệu tên là "Make Me a New Face: Hope for Africa's Hidden Children". Gần đây, một trường hợp đã được báo cáo từ Nepal, nơi cô gái 19 tuổi được điều trị phẫu thuật miễn phí tại Đại học Y khoa Chitwan, Bharatpur; nhóm các bác sĩ phẫu thuật được dẫn dắt bởi bác sĩ Sushil Subedi, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật miệng - hàm mặt. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.