text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Luật hình sự về quốc tế quy định các hành vi phạm pháp chống lại luật pháp Quốc tế đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Các tội vi phạm luật pháp quốc tế là tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người. Những tội ác này thường có ảnh hưởng đến các quốc gia chung quanh, và cộng đồng quốc tế nói chung, có trách nhiệm, đưa những kẻ vi phạm này ra tòa án Hình sự Quốc tế để xét xử. Đối với các tội ác trên thường thì luật pháp hình sự quốc gia và nền tư pháp quốc gia không thể xử một cách khách quan hoặc bỏ qua, bởi vì những vi phạm luật hình sự quốc tế thường do các thành viên của chính quyền gây ra hoặc hỗ trợ. Những tội ác này mà không bị xét xử ngày nay được xem là vi phạm đến nhân quyền của nạn nhân. Việc phát triển luật hình sự quốc tế xảy ra song song với sự phát triển của nhân quyền. Trong khi nhân quyền ban cho các cá thể một số quyền lợi căn bản, luật hình sự quốc tế quy định bổn phận của mỗi người.
1
null
×"Aegilotriticum" là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae). Chúng là kết quả của phép lai giữa các loài thuộc hai chi cỏ riêng biệt, "Aegilops "(cỏ dê) và "Triticum "(lúa mì). Loại lai giữa các dòng này khá hiếm, và được biểu thị bằng ký hiệu nhân trước tên. Tên "Aegilotriticum "là một ví dụ về từ portmanteau, là sự kết hợp giữa tên của hai cha mẹ. Chi này có ít nhất 7 loài. Loài. Chi "×Aegilotriticum" gồm các loài:
1
null
Chi Trúc dây, tên khoa học Ampelocalamus, là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae). Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở Nam Trung Quốc, một số loài có thể thấy được ở Tây Himalaya và Bắc Đông Dương. Các loài. Hiện tại ghi nhận được các loài sau:
1
null
Aristida là một chi thực vật có hoa phân bố gần như toàn cầu thuộc họ Hoà thảo (Poaceae). Chi này gồm khoảng 300 loài, tập trung ở vùng nóng ấm khô cằn. Tên chi "Aristida" bắt nguồn từ từ "arista" tiếng Latinh. Chi này là thực vật đặc trưng vùng đồng cỏ bán khô cằn. Tên vùng Wiregrass ở Bắc Mỹ được đặt theo tên thường gọi tiếng Anh của loài "A. stricta". Một số khu vực khác nơi chi này là một phần quan trọng của hệ sinh thái gồm Carolina bays, vùng sandhills của the Carolinas (hai bang Carolina), vùng cây bụi "Acacia aneura" ở Úc và vùng đồng cỏ xeric quanh hồ Turkana tại châu Phi. Sự tăng trưởng của các loài "Aristida" trong một khu vực thường là dấu hiệu của sự chăn thả quá mức. Loài. Một số loài:
1
null
Avena là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae). Loài. Chi "Avena" gồm các loài: là loài thương mại chính của chi này. 4 loài khác cũng được trồng như. Nhiều loài trong chi "Avena" mọc hoang dại như loài cỏ dại trong các cánh đồng. Chúng mọc cùng với loại được trồng, các hạt này rất khó được loại ra bằng phương pháp hóa học; bất kỳ loài thuốc diệt cỏ nào đối với loài này cũng có thể gây hư hại mùa màng. Hundreds of taxa have been included in "Avena" at one time in the past but are now considered better suited to other genera: "Agrostis Aira Ampelodesmos Anisopogon Arrhenatherum Avenula Bromus Calamagrostis Capeochloa Centropodia Corynephorus Danthonia Danthoniastrum Deschampsia Festuca Gaudinia Helictochloa Helictotrichon Hierochloe Lachnagrostis Lolium Parapholis Pentameris Periballia Peyritschia Rytidosperma Schizachne Sphenopholis Stipa Stipagrostis Tenaxia Tricholemma Triraphis Trisetaria Trisetum Tristachya Ventenata"
1
null
Brachyachne cho tới năm 2015 từng được coi là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae); nhưng hiện nay đã bị chia tách với nhóm các loài lõi (có quan hệ họ hàng gần với loài điển hình) được coi là thuộc chi "Cynodon" và phần còn lại được xếp trong chi mới "Micrachne". Lịch sử phân loại. Năm 1883, George Bentham chia chi "Cynodon" thành 2 tổ (sectio): Năm 1917, Otto Stapf nâng cấp tổ "Brachyachne" thành chi "Brachyachne", nhưng chỉ đưa ra khóa nhận dạng chi này so với chi "Cynodon" mà thôi. Năm 1922, Stapf mô tả loài "Brachyachne fulva" ở vùng nhiệt đới châu Phi và cho rằng nó có quan hệ gần với "Brachyachne convergens" (tổ hợp tên gọi mới cho "C. convergens"). Năm 2015, Peterson "et al." nhận thấy rằng "Brachyachne" không là đơn ngành, với loài điển hình "Brachyachne convergens" và các đồng minh ở Australia lồng sâu trong chi "Cynodon", trong khi các loài "Brachyachne" ở châu Phi tạo thành một nhóm đơn ngành có quan hệ chị-em với tổ hợp "Eustachys" + "Chrysochloa" + "Stapfochloa" + "Cynodon". Vì thế, các tác giả đã thiết lập chi mới là "Micrachne" để bao gồm các loài châu Phi này, với "M. fulva" là loài điển hình của chi mới thiết lập này. Các loài. Chi "Brachyachne" tới năm 2015 bao gồm các loài:
1
null
Brachypodium là một chi thực vật có hoa trong họ Hòa thảo (Poaceae). phân bố rộng khắp ở phần lớn châu Phi, Lục địa Á-Âu, và Mỹ Latin. Loài. Chi "Brachypodium" gồm các loài: nhiều loài trước đây đặt trong"Brachypodium" nhưng nay được xem là thuộc các chi: "Agropyron Anthosachne Arundinella Brachyelytrum Brachysteleum Catapodium Cutandia Distichlis Elymus Festuca Festucopsis Lolium Micropyrum Poa Ptychomitrium Rostraria Triticum Vulpia"
1
null
Chusquea là một chi tre thường xanh. Hầu hết loài là cây bản xứ vùng đồi núi Mỹ Latinh, từ México đến Chile và Argentina. Đôi khi trong tiếng Anh chúng được gọi là "South American mountain bamboos" ("tre núi Nam Mỹ"). Khác những chi tre khác, "Chusquea" có thân đặc chứ không rỗng. Loài nổi bật. "Chusquea culeou" sống ở miền nam Chile và tây Argentina, là loài tre giỏi chịu giá rét Nam Mỹ và loài duy nhất phát triển thành công ở vùng ôn đới Bắc Bán cầu. Người Mapuche còn lấy nó làm nhạc cụ và giáo mác trong cuộc chiến tranh Arauco. "Chusquea quila", khác với đa phần các loài tre khác, là cây bò lan và cây leo. Nó ưa nơi ẩm ướt và không mọc ở chỗ cao hơn , nơi "C. culeou" chiếm ưu thế. Phân loại. Chi "Chusquea" trước đây gồm một số loài mà nay đặt trong "Dendragrostis", "Rettbergia," "Swallenochloa", hay "Neurolepis." Chi này được chia làm ba phân chi, "Rettbergia", "Swallenochloa" và "Chusquea", dù bằng chứng phân tử chỉ cho thấy nét riêng của "Rettbergia".
1
null
Cynodon là một chi trong họ Cỏ (Poaceae). Đây là những loài cây bản địa vùng cận nhiệt và nhiệt đới Cựu Thế giới, nhưng đã lan rộng, tự nhiên hoá ở nhiều nơi trên Tân Thế giới và trên nhiều hòn đảo xa bờ. Tên chi bắt nguồn từ κυνόδων (kunódōn, nghĩa là "răng chó") trong tiếng Hy Lạp. Các loài. Chi này hiện được công nhận các loài như sau: Chuyển đi. Trước đây xếp trong chi "Cynodon" nhưng hiện nay đã được chuyển sang các chi khác, bao gồm "Arundo", "Bouteloua", "Chloris", "Cortaderia", "Ctenium", "Digitaria", "Diplachne", "Eleusine", "Enteropogon", "Eragrostis", "Eustachys", "Gynerium", "Leptochloa", "Molinia", "Muhlenbergia", "Phragmites", "Poa", "Spartina", "Tridens", "Trigonochloa".
1
null
Một mô hình xác suất đồ thị là một mô hình xác suất sử dụng đồ thị để biểu diễn phụ thuộc có điều kiện giữa các biến ngẫu nhiên một cách trực quan. Mô hình đồ thị được dùng phổ biến trong nhiều ngành như xác suất (đặc biệt là xác suất bayesian) và học máy. Mô tả tổng quát. Như trong lý thuyết đồ thị, đồ thị tương ứng của mô hình xác suất đồ thị bao gồm 1 tập đỉnh và 1 tập cạnh. Đặc biệt, ở đây một đỉnh biểu diễn một biến ngẫu nhiên trong khi một cạnh biểu diễn quan hệ tương quan của 2 đỉnh nối với nó (tương ứng là 2 biến ngẫu nhiên). Bằng cách này ta có thể biểu diễn một phân phối xác suất đồng thời (probability distribution) dựa theo cấu trúc của đồ thị. Việc sử dụng này có nhiều ưu điểm, có thể kể ra như sau: Có hai nhóm mô hình xác suất đồ thị chính bao gồm: Mạng Bayes biểu diễn quan hệ tương quan có chiều (nhân quả) thông qua một đồ thị có hướng (vì thế hay còn được gọi là "mô hình đồ thị có hướng") và trường Markov ngẫu nhiên chỉ biểu diễn quan hệ tương quan mà không nêu rõ quan hệ nhân quả (tương ứng còn được gọi là "mô hình đồ thị vô hướng").
1
null
Đại học Trung văn Hồng Kông (, ) là trường đại học nghiên cứu công lập ở Sa Điền, Hồng Kông, chính thức thành lập vào năm 1963 bằng khế ước đại học do Hội lập pháp Hồng Kông trao. Trường là đại học lâu đời thứ hai của Hồng Kông, ban đầu là liên viện của ba học viện đang có, Học viện Sùng Cơ, Thư viện Tân Á và Thư viện liên hợp, viện lâu đời nhất thành lập vào năm 1949. Đại học Trung văn Hồng Kông tổ chức thành chín viện, tám phân khoa và là trường đại học học viện duy nhất của Hồng Kông. Trường dùng tiếng Anh lẫn tiếng Trung Quốc, mặc dù môn ở hầu hết các học viện đều dạy bằng Anh ngữ. Bốn người đắc thưởng Nobel liên hệ với trường, là tổ chức đại học duy nhất của Hồng Kông có người đoạt giải Nobel, Giải Turing, Huy chương Fields và Giải Veblen làm giáo sư. Lịch sử. Nguồn gốc. Trường đại học thành lập năm 1963 làm liên viện của ba học viện đang có, đầu tiên có Thư viện Tân Á do các học giả Nho giáo phản Cộng thành lập năm 1949 đến từ Đại lục giữa cuộc Nội chiến quốc cộng thứ hai. Trong số nhà sáng lập có Tiền Mục, Đường Quân Nghị và Tchang Pi-kai. Giáo trình chuyên chú vào di sản Trung Quốc và các vấn đề xã hội. Trường có những năm tháng đầu tiên náo động, khuôn viên phải di dời vài lần giữa các cơ sở thuê quanh Cửu Long. Các học giả thường tự lưu vong từ đại lục và gặp nhiều khó khăn tài chính, sinh viên đôi khi phải ngủ trên sân thượng và giáo viên buộc phải bỏ lương để duy trì trường. Dần dần kinh phí được tăng lên và trường chuyển đến khuôn viên mới ở Kháo Bối Lũng, xây năm 1956 có Ford Foundation tán trợ. Sau cuộc cách mạng Cộng sản và mối quan hệ Trung-Mỹ tan vỡ khi Chiến tranh Triều Tiên bộc phát năm 1950, mọi học viện và đại học Cơ đốc giáo ở Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều phải đóng cửa. Các nhà thờ Tân giáo thành lập Học viện Sùng Cơ năm 1951 để tiếp tục giáo dục thần học của các trường, thánh đường đại lục. 63 đại sinh viên của năm đầu tiên dạy ở các nhà thờ và cơ sở thuê tại Đảo Hồng Kông. Học viện dời về địa điểm hiện tại ở Mã Liệu Thủy năm 1956. Năm 1962 một năm trước khi Đại học trung văn thành lập, Sùng Cơ có 531 đại sinh viên trong 10 phân khoa do 40 giáo sư toàn thời dạy, ngoại trừ các gia sư. Thư viện Liên Hợp thành lập năm 1956 khi năm học viện tư lập ở tỉnh Quảng Đông hợp nhất: Quảng Châu Hải ngoại, Quang Hạ, Hoa Kiều, Văn Hoa và Học viện Bình Tỉnh. Hiệu trưởng đầu tiên là Tiến sĩ F.I. Tseung. Khuôn viên ban đầu trên Đường Kiên chứa được hơn 600 đại sinh viên. Ba trường này (cùng với viên khác kiến lập đương thời) giúp lấp đầy khoảng trống trong các lựa chọn giáo dục sau trung học cho sinh viên Trung Quốc Hồng Kông. Trước năm 1949 thì có thể đi học đại học ở đại lục, nhưng vì biến động ở Trung Quốc nên sinh viên không thể tiếp tục học tập ở trường đại học, trừ phi trình độ tiếng Anh đủ tốt để vào Đại học Hương Cảng, bấy giờ trường đại học duy nhất ở Hồng Kông. Năm 1957, Thư viện Tân Á, Liên Hợp cùng Học viện Sùng Cơ thành lập Hội đồng Học viện Trung Quốc Liên hợp. Thành lập. Tháng 6 năm 1959, chính phủ Hồng Kông biểu lộ ý định thành lập đại học mới dạy bằng tiếng Trung Quốc. Cùng năm, Điều lệ Học viện sau Trung học công bố để cung cấp kinh phí chính phủ và công nhận chính thức cho trường Tân Á, Sùng Cơ và Liên Hợp mong rằng tiền sẽ "cho phép nâng cao tiêu chuẩn đến mức độ có thể đạt được địa vị đại học, có lẽ trên cơ sở liên viện." Điều lệ ban hành ngày 19 tháng 5 năm 1960. Ủy ban trù bị Đại học Trung Quốc thành lập tháng 6 năm 1961 để khuyên bảo chính phủ về các địa điểm tiềm năng cho trường đại học mới. Tháng 5 năm sau, Ủy ban Fulton thành lập để đánh giá tính thích hợp của việc ba trường sau trung học chính trợ trở thành các trường cấu thành của đại học mới. Ủy ban do Phó hiệu trưởng John Fulton của Đại học Sussex mới lập thăm Hồng Kông vào mùa hè và xuất trình bản báo cáo tạm thời đề nghị thành lập trường đại học liên viện bao gồm ba hiệu viện. Bản báo cáo Ủy ban Fulton đệ trình Hội lập pháp tháng 6 năm 1963 và Điều lệ Đại học Trung văn Hồng Kông thông qua tháng 9 cùng năm. Trường chính thức làm lễ khai mở ở Đại hội đường ngày 17 tháng 10 năm 1963, do hiệu trưởng sáng lập Ngài Robert Brown Black chủ trì. Năm sau, Tiến sĩ Lý Trác Mẫn tuyển làm Phó hiệu trưởng đầu tiên của trường. Trường đại học ban đầu gồm Phân khoa Nghệ thuật, Khoa học và Khoa học xã hội. Việc xây dựng cơ sở vật chất mới cho tòa quản lý trung ương và Thư viện Tân Á, Liên Hợp dời về tiến hành ở cơ sở khuôn viên mới tại Mã Liệu Thủy, nơi Học viện Sùng Cơ có sẵn. 1963—hiện tại. Việc xây dựng khuôn viên mới tiếp tục trong thập niên 60 theo kế hoạch phát triển của Tư Đồ Huệ. Trên thung lũng Học viện Sùng Cơ tọa ở, tại hai cao nguyên hình thành bởi việc khai thác đá granit cho Đập Thuyền Loan, khu nhà của hai thu viện kia sẽ bao quanh Tòa quản lý nhà ở Khuôn viên Trung ương và các cơ sở chung khác. Vài tòa nhà tiêu chí nhất trên khuôn viên như Thư viện Đại học xây dựng trong thời kỳ này dọc theo Phố đi bộ Đại học theo thiết kế bê tông nhẹ nổi tiếng của trường. Trường sư phạm thành lập năm 1965, sau này trở thành phân khoa. Trường thạc sĩ tiến sĩ đầu tiên ở Hồng Kông thành lập năm 1966 và bắt đầu thưởng nhóm bằng thạc sĩ đầu tiên năm sau. Đầu thập niên 70, Tân Á và Liên Hợp dời về cơ sở mới trên cao nguyên cao nhất của khuôn viên. Hội sinh viên tổ chức năm 1971. Trường Y thành lập năm 1977 và bệnh viện giáo thụ thành lập vài năm sau, là Y viện Thân vương Xứ Wales ở Tân thị trấn Sa Điền gần đó. Điều lệ đại học có xem xét vào thập niên 70, mục đích là đánh giá sự phát triển của trường và hoạch định tương lai. Năm 1975, hiệu trưởng thành lập ủy ban ngoài một lần nữa do Lord Fulton lãnh đạo để thẩm nghị điều lệ. Ngoài Fulton, ủy ban bao gồm I.C.M. Maxwell (thư ký), Ngài Michael Herries và giáo sư Dương Khánh Khôn. Ủy ban tổ chức họp nghe bình luận từ các bên liên quan. Bản báo cáo Fulton thứ hai đề nghị chính sách học thuật, tài chính, nhập học, tuyển dụng nhân dân, giáo trình, kiểm tra và trao thường bằng do trường đại học quyết định. Các cơ sở cũng sẽ do đại học bảo quan, bất kể học viện nào sở hữu. Các học viện sẽ đảm nhiệm "dạy học theo định hướng sinh viên" trong nhóm nhỏ. Hợp lý hóa cũng đề nghị để giảm việc trùng lập giữa các học viện khác nhau. Như vậy, tính liên viện của đại học sẽ thay bằng thứ gì đó gần hơn với trường đại học đơn nhất. Những đề nghị này gây tranh cãi với các học viện. Hội đồng quản trị Thư viện Tân Á thẳng thừng bác bỏ những đề nghị của bản báo cáo, cho rằng sẽ phá hủy hệ thống liên viện và biến những học viện thành "vỏ rỗng tuếch". Giáo sư Denny Huang, thành viên lâu năm của Hội đồng quản trị Học viện Sùng Cơ, chỉ trích nỗ lực tập trung quyền lực và nhận định rằng quản trị học viện sẽ bị giảm thành "không gì hơn ngoài quản lý bất động sản". Những đề nghị của Báo cáo Fulton ghi vào Dự luật Đại học Trung văn Hồng Kông 1976. Biện hộ cho dự luật, Cục trưởng Dịch vụ Xã hội M.C. Morgan nói "tình trạng mỗi học viện phát triển thành một đại học nhỏ riêng không phù hợp với sự tiến hóa hợp ý của nơi giáo dục cao đẳng quan trọng, hiện đại". Những thay đổi bản báo cáo đề nghị hữu hiệu tháng 12 năm 1976. Thư viện Dật Phu, học viện sau sáng lập đầu tiên, đặt tên theo người tặng 500 triệu đô-la Hông Kông cho việc thành lập vào tháng 5 năm 1985, Ngài Thiệu Dật Phu. Điều lệ Đại học Trung văn Hồng Kông (Tuyên bố Thư viện Dật Phu), Hội lập pháp thông qua tháng 7 năm 1986 và học viện thứ tư Thiệu Dật Phu cùng Tổng đốc David Wilson chính thức khai mở vào tháng 3 năm 1990. Thập niên 90 lại mang đến thời kỳ xây dựng khác. Khu nhà giảng dạy Sùng Cơ và quản lý gỡ xuống và thay bằng cấu trúc lớn, hiện đại hơn trong nhiều giai đoạn trong thập niên. Khu kỹ thuật Ho Sin-Hang mở năm 1994 đế chứa Phân khoa Kỹ thuật. Năm 1994, trường chuyển sang mô hình bằng cử nhân ba năm kiểu Anh. Năm 1995, Trung tâm Giao hoán Hỗ liên võng thành lập và tiếp tục làm trung tâm mạng cho khu vực, là mạng lõi đô thị. Gần đây, trường lại có thời kỳ khuếch trương khác, một phần để chứa được số sinh viên gia tăng bởi Phương án 334. Năm học viện mới tiến hành hoạt động trong thập niên qua: Thư viện Thần Hưng và Thư viện Thiện Hành công bố năm 2006, năm 2007 có Thư viện Kính Văn, Ngũ Nghi Tôn và Hòa Thanh. Các thư viện này có quy mô nhỏ hơn các trường lâu đời, mỗi viện chỉ gồm một hay hai khu thay vì cả một phần khuôn viên, chứa ít sinh viên hơn, nhưng vẫn có các cơ sở vật chất thường dùng như nhà trọ, tiện nghị và nhà ăn chung. Các khu giảng dạy mới và một trung tâm tiện nghi sinh viên cũng mới mở gần trạm đường sắt cao tốc. Nữ thần dân chủ. Ngày 29 tháng 10 năm 2010 khi Hội sinh viên cố đặt cố định tượng "Nữ thần Dân chủ" trên khuôn viên đại học, ủy ban quản lý, hoạch định của trường họp khẩn cấp ngày 1 tháng 6 để xem xét đề nghị, Phó hiệu trưởng Lawrence Lau chủ trì. Đề nghị bị phủ quyết, lý do cung cấp là trường đại học cần giữ vững tính trung lập chính trị. Tuy nhiên, nhân viên và sinh viên phản đối, tố cáo ủy ban tự kiểm duyệt; giới sinh viên tuyên bố sẵn sàng chống cự, nói rằng họ sẽ bảo đảm bức tượng vào được khuôn viên "bằng mọi giá". Trong một cuộc họp sinh viên, Hội trưởng Hội sinh viên Eric Lai bảo 2,000 người tham dự rằng nhân viên đại học nên xin lỗi vì phản đối trưng bày bức tượng. Ngày 4 tháng 6, đại học chịu thua sự phản đối công chúng và sức ép sinh viên, cho phép bức tượng lên khuôn viên. Phó hiệu trưởng chỉ định Thẩm Tổ Nghiêu thừa nhận đây là cơn bão chính trị lớn nhất trong 21 năm. Ông tiết lộ rằng, ngoài duy trì trung lập chính trị, các mối quan tâm an toàn an ninh cũng ảnh hưởng quyết định. Ông phân biệt đề nghị này, cấu trúc cố định ở đại học, với đề nghị giả tưởng cho phép tự do ngôn luận ngắn hạn, ám chỉ rằng cái thứ hai đã có thể được phê duyệt, nhưng ông chỉ trích nhóm quản lý là "non nớt" và "kém kinh nghiệm" trong việc xử lý sự kiện. Một bài xã luận trong tờ "The Standard" chỉ trích tính ngây thơ của ủy ban trong việc không dự đoán được phản ứng, Nghiêu cũng bị chỉ trích mạnh vì cố xa cách bản thân với quyết định bằng một "cái cớ thật nhàm chán". Phó hiệu trưởng Lawrence Lau biện hộ quyết định ủy ban là "tập thế và nhất trí" sau khi "xem xét chi tiết," viện cuộc biểu quyết nhất trí của ủy ban quản lý, hoạch định và ông không đồng ý với cách Nghiêu mô tả nhóm quản lý. Tuy kết quả bỏ phiếu nhất trí, Nghiêu nói rằng ông đã gợi ý nên thêm vào ngôn ngữ của quyết định rằng ủy ban "vẫn chưa đạt được sự đồng thuận." Hội sinh viên nói rằng hai giáo sư nên đã liên lạc để đạt được sự đồng ý và trả lời của Lau "không giải thích được tại sao trường viện dẫn trung lập chính trị làm lý do từ chối bức tượng." Xung đột biểu tình 2019. Trong chuỗi biểu tình Hồng Kông 2019, khuôn viên trường trở thành nơi giới biểu tình đụng độ Xử cảnh sát Hồng Kông nhiều lần. Ngày 12 tháng 11, cảnh sát bạo loạn vào khuôn viên và bắn 1,567 viên đạn hơi cay, 380 viên túi đậu và 1,312 viên cao su trong khi những người biểu tình dựng rào chắn, ném gạch và chai cháy. Hiệu trưởng Đoàn Sùng Trí cố hòa giải với cảnh sát, nhưng bị từ chối, dẫn đến đại học bị cảnh sát bao vây từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11. Hầu hết các người biểu tình rời khuôn viên đến ngày 15. Ít nhất 70 sinh viên bị thương. Phản ứng với bạo lực cảnh sát gia tăng trên khuôn viên, giới biểu tình chắn hầu hết các cổng ra vào, dẫn đến gián đoạn giao thông toàn viên. Bạo lực gia tăng khiến Hội giáo vụ Đại học biểu quyết hủy học kỳ đang diễn ra, toàn trường sơ tán sau đó. Quản lý và tổ chức. Trị lý. Trước khi Hồng Kông chuyển giao, Tổng đốc thuộc địa là hiệu trưởng của đại học trên luật lệ, chức vụ do Trưởng quan hành chính đảm nhiệm sau cuộc chuyển giao. Xem bài về Tổng đốc Hồng Kông và Trưởng quan hành chính Hông Kông cho danh sách hiệu trưởng đại học trước và sau chuyển giao. Quản lý. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nằm trong Hội đồng đại học. Có chín học viện và tám phân khoa, mỗi có viện trưởng riêng. Danh sách Hiệu trưởng và Phó hiệu Tổ chức. Đại học Trung văn Hồng Kông là trường đại học nghiên cứu toàn diện có hầu hết các bộ môn, học viện tổ chức thành tám phân khoa, là Phân khoa Nghệ thuật, Quản lý doanh nghiệp, Sư phạm, Kỹ thuật, Pháp luật, Y học, Khoa học và Khoa học xã hội cùng với một trường thạc sĩ tiến sĩ đảm nhiệm mọi khóa trình thạc sĩ tiến sĩ của các đơn vị học thuật khác nhau. Hơn nữa, Học viện Tiến tu Chuyên nghiệp liên quan cung cấp khóa trình cho bằng liên kết và cao cấp. Kinh phí. Năm 2005, ngân sách đại học là 4,558 triệu đô-la Hồng Kông, chính phủ trợ cấp khoảng 2,830 triệu đô-la Hồng Kông. Trong tài khóa 2018-2019 (bắt đầu ngày 1 tháng 4), tổng thu nhập tăng đến 9,624 triệu đô-la trong khi tiền trợ cấp chính phủ lên đến 5,121 triệu đô-la, là 53.2% của ngân sách. Học thuật. Dạy học. Hiện tại, Đại học Trung văn Hồng Kông dùng kế hoạch chiến lược trong năm ngành nghiên cứu học thuật: Khoa học Sinh Y, Trung Quốc học, Kinh tế & Tài chính, Địa tin học & Khoa học Trái đất và Khoa học thông tin. Bất kể yêu cầu dùng tiếng Trung Quốc làm phương tiện chính trong điều lệ đại học, trường nhấn mạng tính quan trọng của Anh ngữ lẫn Hán ngữ. Tuy nhiên, hầu hết các lớp vẫn dùng tiếng Anh mà giảng dạy. Nghiên cứu. Trung tâm trung văn Yale-Trung thành lập năm 1963 có Thư viện Tân Á cùng Hiệp hội Yale-Trung tán trợ, trước đấy là Trung tâm trung văn Tân Á-Yale tại Trung. Trung tâm trở thành một phần của trường đại học năm 1974 và đảm nhiệm giáo dục nhất ngữ (Phổ thông thoại và tiếng Quảng Châu) cho đại sinh viên và các học viên Hán ngữ và Quảng Châu khác. Có khóa học cho người nói không bản xứ và nói Hán ngữ bản xứ, chia thành khóa Phổ thông thoại cho sinh viên địa phương, khóa Quảng Châu trong sinh viên đại lục và Phổ thông thoại cùng Quảng Châu cho học trung văn không bản xứ. Trường đại học cũng có nhiều trung tâm nghiên cứu. Trung tâm Nghiên cứu Song ngữ Tuổi thơ (TtNcSnTt) là một phần của Bộ môn Ngôn ngữ học và Hiện ngữ. Công việc nghiên cứu ở trung tâm bao gồm ghi chép sự phát triển của song ngữ trong trẻ em hai tiếng và đánh giá trình độ song ngữ trong tuổi thơ, nâng cao mức hiểu biết công chúng về sư phát triển song ngữ, tam ngữ ở trẻ em Hồng Kông, và nghiên cứu, ủng hộ ngôn ngữ thiểu số phục hưng trong bối cảnh giáo dục song ngữ và đa ngữ. Trung tâm do Giáo sư Diệp Thái Yên và Mã Thi Phàm chỉ đạo. Trung tâm Dịch vụ Trung Quốc học Đại học thành lập năm 1963 có đổi tên và dời từ Cửu Long về khuôn viên năm 1988, nhiệm vụ là ủng hộ nghiên cứu Trung Quốc đương đại và Hồng Kông, đặc biệt cho học giả quốc tế, Hồng Kông và đại lục. Trung tâm có bộ sưu tập báo chí đại lục, kỳ san và ấn bản chính thức lớn. Thư viện, viện bảo tàng. Hệ thống Thư viện Đại học (HtTvĐh) gồm bảy thư viện khác nhau và vài bộ sưu tập đặc biệt. Thư viện lớn nhất là Thư viện Đại học ở Khuôn viên Trung ương, gần đây được trùng tu và mở rộng. Sáu thư viện khác là Thư viện Elisabeth Luce Moore, Thư viện Tiền Mục, Thư viện Hồ Trung, Thư viện kiến trúc, Thư viện Y học Lý Bình và Thư viện Pháp luật Lý Quốc Vĩ. Trong số bộ sưu tập ở Hệ thống Thư viện có Bộ lưu trữ Hồng Kông học, Bộ sưu tập văn học Hồng Kông, Bộ sưu tập Trung Hoa hải ngoại, Bộ sưu tập Cao Hành Kiên đắc Nobel, Bộ lưu trữ CY Yang đắc Nobel, Bộ sưu tập tài liệu Mỹ học và Bộ sưu tập Hoa kịch Hiện đại. ĐhTvHC cũng chứa Viện bảo tàng Văn vật, có "một số lượng hiện vật đa dạng soi sáng di sản nghệ thuật, nhân văn và văn hóa của Trung Quốc cổ đại, tiền hiện." Viện bảo tàng Biến đổi khí hậu 800 m2 (8,600 ft2) khai trương tháng 12 năm 2013 tại tòa nhà Công viên học thuật quốc tế Yasumoto, viện đầu tiên ở Hồng Kông. Do Câu lạc bộ đua ngựa Hồng Kông tài trợ, 100 chứng vật biểu thị hậu quả của biến đổi khí hậu. Viện bảo tàng mở cửa miễn phí. Cũng trong năm 2013, Phòng trưng bày Đại học khai mở tại thư viện trung ương để trình bày lịch sử của trường trước Lễ kỷ niệm tròn năm thứ 50. Danh tiếng và thứ hạng. Đại học Trung văn Hồng Kông, nhiều bảng xếp hạng đại học xem nhất quán là thành viên của bộ ba cơ sở giáo dục cao đẳng tốt nhất tại Hồng Kông. Cụ thể thì là trường Hồng Kông tốt nhất theo "ARWU" dựa trên số giải thưởng và sức nghiên cứu, bao gồm năm 2006, 2010, 2011 và 2013. Khảo sát "HKU Public Opinion Programme" năm 2012 cho trường thứ hạng thứ 2. Ngoài thứ hạng toàn diện, có danh sách thứ hạng bộ môn của cơ sở đại học Hồng Kông để cho biết điểm mạnh của các môn riêng do các tổ chức nêu trên xếp hạng. Trung Đại có hạng thứ 118 trong thế giới theo "US News & Report". "Hiệp hội cựu sinh viên Trung Quốc" xếp trường vào "các Đại học Đại Trung Hoa 6 sao" (cấp cao nhất) và có hạng thứ 4 trong "Bảng xếp hạng cơ sở có bộ môn tốt nhất ở Hồng Kông, Áo Môn và Đài Loan" của Hiệp hội. Đại học trung văn nhận được tám Giải đầu ra Nghiên cứu Khoa học Xuất sắc Giáo dục Cao đẳng (Khoa học và Công nghệ) từ Bộ giáo dục năm 2014, bao gồm hai giải hạng nhất và năm giải hạng nhì về Khoa học tự nhiên, là cơ sở nhận số giải cao nhất trong lĩnh vực đại học địa phương. Theo xếp hạng QS Đại học trung văn có hạng thứ 49 trong thế giới. Trường doanh nghiệp Trung Đại xếp vào hạng thứ 17 theo "Bảng xếp hạng EMBA Financial Times", chương trình MBA có hạng thứ 27 toàn cầu theo "Bảng xếp hạng MBA toàn cầu" (2013) và 94 theo "Bảng xếp hạng 2012 Economist." Tuy chỉ có lịch sử 36 năm ngắn tính đến năm 2017, trường y Trung Đại xếp vào hạng thứ 49 toàn cầu năm 2014 và 47 vào năm 2017 theo xếp hạng QS. Trường đã xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và của giới giáo sư. Giáo trình y học cũng trọng đạo đức sinh học, nhân văn và đã lập chương trình có Đại học Columbia cộng tác. Trung Đại dự tính bệnh viện tư lập đầu tiên, duy nhất xây xong vào năm 2021, có nhiệm vụ từ thiện là cung cấp chăm sóc sức khỏe giá rẻ và chất lượng cao cho cư dân Hồng Kông địa phương và sẽ giúp chữa trị bệnh nhân đến từ bệnh viện công lập nhằm giảm sức ép quá tải, bắt đầu vào năm hoạt động thứ năm. Sinh hoạt sinh viên. Môi trường học hiệu. Đại học trung văn có khuôn viên lớn nhất trong mọi cơ sở giáo dục cao đẳng ở Hồng Kông, khuôn viên 137.3 héc ta có số lượng cơ sở vật chất đa dạng cần thiết cho một trải nghiệm hoàn thiện như thư viện, bảo tàng nghệ thuật, nhạc trường bể bơi, sân vận động, sân quần vợt, sân bóng quần, trung tâm thể thao nước và phòng tập thể dục. Nhiều điểm trên khuôn viên có cái nhìn hấp dẫn với Bể Sa Điền và Cảng Thổ Lộ. Trường có hai cơ sở thể thao kích thước đầy đủ gồm các đường chạy: Sân thể thao Ngài Philip Haddon-Cave và Sân vận động Lingnan. Bể bơi kích thước Olympicowr Trung tâm Benjamin Franklin hoàn thành năm 1973, có lễ khai mở tổ chức vào tháng 10 năm 1974 do Charles T. Cross chủ trì. Trung tâm thể thao nước trên bờ Bể Sa Điền có cơ sở vật chất và dụng cụ cho thuê cho thuyền buồm, chèo thuyền và lướt ván Hầu hết Đại học trung văn đều nằm ở Sa Điền, nhưng vài phần nhỏ thì ở Đại Bộ. Hệ thống liên viện. Là đại học liên viện, trường gồm chín học viện khác nhau về bản chất và lịch sử, mỗi viện có tự trị đáng kể về công việc của mình: Học viện Sùng Cơ, Thư viện Tân Á, Liên Hợp, Dật Phu, Thần Hưng, Thiện Hành, Hòa Thanh, Ngũ Nghi Tôn và Kính Văn. Mọi sinh viên đều thuộc một trong các học viện. Các học viện đều thiết kế làm các cộng đồng có nhà trọ, nhà ăn và các cơ sở vật chất khác riêng. Sinh viên được chăm sóc tâm linh và giáo dục toàn thân, bao gồm giáo dục phổ thông chính thức, không chính thức bằng giao tiếp gần gũi với giáo viên và đồng sinh, trong vài học viện bằng hội họp và dự án cuối năm địa học. Các học viện tán trợ các hoạt động thể thao, xã giao ngoại khóa để xây dựng tình bạn giữa các sinh viên. Việc chuyên chú vào 'giáo dục theo định hướng sinh viên', giáo dục bằng giảng dạy chính thức và trao quyền sinh viên phân biệt Trung Đại với các đại học khác của Hồng Kông. Tuy cấu trúc của trường cải tổ năm 1976 và mức tự trị của các học viện bị giảm đi, John Fulton làm rõ vai trò của chúng, "ngôi nhà tự nhiên của giáo dục theo định hướng sinh viên chính là học viện, là đoàn thể thành viên cao cấp sơ cấp tụ hội lại để theo đuổi lợi ích, mục tiêu học thuật chung." Ông viết rằng các học viện giúp sinh viên "cảm giác được trách nhiệm và ý nghĩa cá nhân của mình, theo đó mà làm giàu đời sống chung." Đi lại. Tuy khuôn viên cách các quận đông đúc hơn của Hồng Kông, việc đi lại đến trường rất dễ. Trường được Trạm đại học của MTR phục vụ cùng với hệ thống xe buýt Hồng Kông. Trạm xe buýt, đường ray nằm cạnh Học viện Sùng Cơ, các trạm xe buýt khác nằm ngoài hai cổng vào trên Công lộ Đại Phố. Để thích nghi với sinh viên mới bởi hệ thống giáo dục 334, lối thoát D của Trạm Đại học mở tháng 9 năm 2012. Hệ thống lối xe đưa đón do Văn phòng vận tải của trường vận hành đi giữa trạm MTR, các tòa nhà học thuật và nhà trọ. Xe buýt đưa đón miễn phí với sinh viên và nhân viên, cũng có xe buýt trả phí hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy. Địa hình của khuôn viên cùng với cách bố trí khó hiểu với người mới có thể khiến nhiều người không đi bộ trên khuôn viên. Nhiều tòa nhà có thang máy và cầu thiết kế thành lối tắt lên đồi. Kế hoạch tổng thể khuôn viên mới nhất đã thừa nhận biện pháp này là đắc dụng đề nghị phát triển lối đi bộ mới để giảm phụ thuộc hệ thống xe buýt khuôn viên. Người nổi tiếng. Tính đến năm 2013, có bốn người đắc Giải Nobel đến từ trường, bao gồm Dương Chấn Ninh, James Mirrlees, Robert Mundell và cựu hiệu trưởng Cao Côn. Các giáo sư nổi tiếng khác có nhà toán học Khâu Thành Đồng đắc Huy chương Fields và Giải Veblen, lý thuyết gia tính toán Diêu Kỳ Trí đắc Giải Turing và bác sĩ phẫu thuật James Ware.
1
null
Miscanthus là một chi thực vật có hoa phân bố trong khu vực châu Phi, châu Á (bao gồm cả các đảo trên Thái Bình Dương) trong họ Hòa thảo (Poaceae). Các loài. Chi "Miscanthus" gồm 16 loài và 1 loài lai ghép đã biết: Chuyển đi. Xem "Chloris", "Eulalia", "Saccharum", "Spodiopogon"
1
null
Giải Kleist (tiếng Đức: Kleist-Preis) là một giải thưởng văn học hàng năm của Đức. Giải này được trao lần đầu vào năm 1912, nhân dịp kỷ niệm 101 năm ngày qua đời của Heinrich von Kleist, từ ý tưởng của Fritz Engel (1867–1935), một biên tập viên của tờ báo Berliner Tageblatts. Giải thưởng được lấy từ quỹ Kleist. Thông cáo thành lập giải có chữ ký của 59 nhân vật nổi bật trong các nước nói tiếng Đức, bao gồm cả Otto Brahm, Richard Dehmel, Fritz Engel, Maximilian Harden, Hugo von Hofmannsthal, Fritz Mauthner, Walter Rathenau, Max Reinhardt, Arthur Schnitzler, Hermann Sudermann, Theodor Wolff. Hội đồng nghệ thuật của quỹ sẽ trao quyền cho 1 người, và người này quyết định người đoạt giải, chứ không phải thông qua một biểu quyết dân chủ. Richard Dehmel là người đầu tiên giữ nhiệm vụ này. Giải Kleist là giải văn học quan trọng nhất của Cộng hòa Weimar. Quỹ Kleist đã bị tiêu tán một cách bí ẩn vào năm 1933/1934. Năm 1985, giải được tái lập sau hơn 50 năm gián đoạn. Tuy nhiên từ năm 1994 tới năm 2000, giải được trao mỗi 2 năm, sau đó lại tiếp tục trao hàng năm. Khoản tiền thưởng của giải hiện nay là 20.000 euro.
1
null
Chi Cỏ kê (danh pháp khoa học: Panicum) là một chi lớn gồm khoảng 450 loài cỏ bản địa khắp vùng nhiệt đới thế giới, với một ít loài sống cả ở vùng ôn đới phía bắc. Chúng thường là cỏ lớn (cao 1–3 m), sống một năm hay lâu năm. Bông cỏ mọc thành chùy dài tận 60 c, hạt dài 1–6 mm, rộng 1–2 mm. Quả phát triển từ bông con (spikelet) gồm hai hoa. Chỉ có hoa trên là sinh sản được; hoa dưới vô sinh. Bông có có hai mày (glume) phát triển đầy đủ. Úc có tận 29 loài "Panicum" bản địa và 9 loài du nhập. Hai loài "Panicum" nổi bật là kê Proso và cỏ kê. Một số loài. Một số loài từng được xếp vào chi này, theo The Plant List:
1
null
Vườn quốc gia Kaziranga () là một vườn quốc gia nằm ở các huyện Golaghat, Karbi Anglong và Nagaon của bang Assam, Ấn Độ. Vườn quốc gia được công nhận là một di sản thế giới, nơi đây là khu vực cư trú của hai phần ba số lượng loài tê giác một sừng trên thế giới với 2413 cá thể được xác định vào năm 2018. Kaziranga tự hào là khu bảo tồn có mật độ hổ lớn nhất trên thế giới và được công nhận là khu bảo tồn hổ trong năm 2006 (hiện nay mật độ hổ cao nhất là ở vườn quốc gia Orang). Ngoài ra, nơi đây còn có số lượng lớn các loài voi, trâu rừng và hươu đầm lầy. Kaziranga cũng được công nhận là một vùng chim quan trọng bởi Birdlife International cho bảo tồn các loài chim khu vực. So với các khu bảo tồn khác ở Ấn Độ, Kaziranga đã đạt được thành công đáng kể trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nằm trên cạnh của Đông Himalaya khiến nơi đây trở thành điểm nóng về đa dạng sinh học, kết hợp đa dạng loài cao. Kaziranga có diện tích lớn cỏ voi, vùng đầm lầy và dày đặc khu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, chằng chịt bởi bốn con sông lớn, trong đó có sông Brahmaputra và rất nhiều các con lạch nhỏ. Kaziranga đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài hát và phim tài liệu. Vườn quốc gia kỷ niệm 100 năm vào năm 2005 sau khi nó thành lập vào năm 1905 như một khu rừng dự trữ. Lịch sử. Lịch sử của Kaziranga bắt đầu như một khu bảo tồn có thể bắt nguồn từ năm 1904 khi Mary Curzon, Nữ Nam tước Curzon của Kedleston, phu nhân của Phó vương Ấn Độ George Curzon, Hầu tước Curzon thứ nhất của Kedleston đã đến thăm khu vực này. Sau khi không được thấy một con tê giác nào, mà khu vực này nổi tiếng nên bà đã thuyết phục chồng mình thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các loài đang bị suy giảm.
1
null
Sacciolepis là một chi thực vật có hoa trong họ Cỏ (Poaceae). Cupscale grass là tên thông thường tiếng Anh cho nhiều loài thuộc chi này. Chúng phân bố rộng tại vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Nhiều trong số này có nguồn gốc châu Phi, số khác tại châu Á, Úc, và châu Mỹ. Chúng có thể là cây thường niên hay lưu niên. Cụm hoa thường mọc thành đám dày. "Sacciolepis" mọc tại những vùng ẩm ướt, như đồng lầy hay bờ nước. "Sacciolepis" có quan hệ gần với "Panicum". xem "Hymenachne" và "Panicum"
1
null
Đường Bùi Viện là một tuyến đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường vui chơi về đêm nổi tiếng của thành phố với nhiều quán bar và quán bia nhỏ lề đường, chuyên kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ du lịch giá rẻ. Đường Bùi Viện bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo, cạnh ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, giao cắt với các con đường Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và kết thúc tại đường Cống Quỳnh. Khu vực các tuyến đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão và Đỗ Quang Đẩu còn được biết đến với tên gọi là "Phố Tây ba lô". Lịch sử. Trước năm 1949, đây vốn là con đường mòn làng Tân Hòa. Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên thành đường Bảo Hộ Thoại. Đến năm 1955, đường được đổi tên thành đường Bùi Viện, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại. Thời Việt Nam Cộng hòa, khu vực các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và Bùi Viện còn có tên gọi là "Ngã tư quốc tế". Năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xây dựng đường Bùi Viện thành tuyến phố đi bộ. Toàn bộ tuyến đường được thi công cải tạo, nâng cấp vỉa hè, lòng đường, hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Phố đi bộ Bùi Viện chính thức khai trương vào ngày 20 tháng 8 năm 2017, là phố đi bộ thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau phố đi bộ Nguyễn Huệ.
1
null
Cephalanthus là một chi thực vật có hoa trong họ Thiến thảo (Rubiaceae). Miêu tả. Chúng là cây bụi hay cây gỗ nhỏ, mọc cao tới . Các lá đơn, mọc đối hay mọc thành các vòng ba lá. Các hoa tạo thành cụm hoa hình cầu dày đặc. Phân bố và môi trường sống. "Cephalanthus occidentalis" là loài bản địa miền đông Hoa Kỳ và Canada. Các loài còn lại sinh sống trong khu vực nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Hai loài được trồng trong vườn. Hệ thống học. "Cephalanthus" được Linnaeus đặt tên trong "Species Plantarum" năm 1753. Tên chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ κέφαλη ("kephale") nghĩa là "đầu", và ἄνθος ("anthos") nghĩa là "hoa". Phân loại. "Cephalanthus" là chi cơ sở nhất trong tông Naucleeae. Một vài tác giả đã từng tách nó riêng ra thành tông chỉ chứa chính nó. Loài điển hình là "Cephalanthus occidentalis". Các loài. Chi "Cephalanthus" gồm 6 loài:
1
null
Exostema là một chi thực vật có hoa trong họ Thiến thảo (Rubiaceae), gồm những loài cây gỗ và cây bụi cư ngụ vùng Tân Nhiệt đới, trong đó đa số loài có mặt ở Tây Ấn. Phân loại. Loài điển hình của chi này là "Exostema caribaeum". Đây là thực vật Trung Mỹ và Caribe. Gỗ của cây trong chi này có công dụng nhất định. Christiaan Hendrik Persoon là người định danh "Exostema" đầu tiên, khi đó như là một phân chi của chi "Cinchona". Nó được Aimé Bonpland nhìn nhận là một chi vào năm 1807. Tên chi ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp là "exo" ("ngoài") và "stema" ("nhị"). "Exostema" có lẽ là một đơn vị phân loại đa ngành.
1
null
Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng là một khu du lịch sinh thái đậm nét miền quê sông nước Nam Bộ tọa lạc tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km). Với diện tích 0,6 hécta, nơi đây được xem là một trong những điểm du lịch "xanh" của tỉnh, và là một địa điểm dã ngoại cuối tuần của người dân ở các vùng lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước. Khu du lịch này gần với đền thờ và đài tưởng niệm liệt sĩ Đoàn 10 đặc công Rừng Sác. Tên gọi. Cái tên Bò Cạp Vàng xuất phát từ một loài hoa cùng tên, có màu vàng tươi, mọc rất nhiều tại đây (đặc biệt là chỉ mọc vào mùa Lễ Phục Sinh). Hình thành. Khu du lịch này trước đây chỉ là một cù lao nhỏ thuộc ấp 3 xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, thuộc khu rừng Sác (từng là căn cứ địa của Đoàn 10). Năm 1992, nhà giáo hưu trí Nguyễn Văn Sửu đã mua lại khu đất này với mục đích sang sửa lại làm nơi ở và làm việc. Cảnh trí ban đầu chỉ có vườn cây ao cá, căn nhà nhỏ, nhưng còn khá nhiều muỗi mòng. Sau này có thêm nhiều người bạn của ông đến đây tham quan, nghỉ mát vào dịp cuối tuần và bị hấp dẫn bởi cảnh vật thiên nhiên thơ mộng cũng như không khí trong lành tại đây. Từ đó nơi này ngày càng có nhiều người biết tới và tìm đến như một chốn để nghỉ mát, vui chơi. Nhiều người có điều kiện đã về đây chuyển nhượng đất, đào ao, lập vườn, xây những căn nhà lá,v.v...phục vụ cho nhu cầu của du khách dần dần đã hình thành nên khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng.
1
null
Mussaenda, tên gọi phổ thông bướm bạc, là một chi thực vật có hoa trong họ Thiến thảo (Rubiaceae). Loài. Chi "Mussaenda" gồm 194 loài , bao gồm: Mô tả. Đây là loại cây gỗ nhỏ có thể cao đến 7 m, dạng bụi, cành nhánh nhiều, cành non có lông. Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai. Cụm hoa hình xim gù, mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có 5 lá đài. Trong số 5 lá đài, có 1 lá phát triển thành bản lớn, màu trắng có cuống dài (một số loài có màu hồng như "Mussaenda erythrophylla"), nên có người tưởng lầm rằng đó là cánh hoa màu trắng. Giữa những trùm lá trắng đó, có những hoa màu vàng, nhìn từ xa như đàn bướm trắng đang bâu vào chùm hoa, nên mới có tên là "bướm bạc”. Cây có quả mọng màu đen, có gân dọc trên quả, nhẵn, với rất nhiều hạt nhỏ, màu đen, mặt hình mạng, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè. Công dụng. Cây bướm bạc hiện nay được trồng để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Cây mọc khỏe lớn nhanh, ưa sáng, chịu được khô và nóng, ít đòi hỏi đất đai. Cây trồng chủ yếu bằng hạt, hay cành ươm dễ dàng. Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm...
1
null
Ophiorrhiza là một chi chủ yếu toàn là những cây thân thảo, bao gồm 200–300 loài trên toàn thế giới và phân bố chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm từ Đông Ấn Độ đến Tây Thái Bình Dương và từ Nam Trung Quốc đến Bắc Úc. Ở Trung Quốc, có 72 loài đại diện (với khoảng 50 loài đặc hữu) xuất hiện chủ yếu ở phía nam và tây nam nước này, Ấn Độ có 50 loài, Thái Lan và các khu vực lân cận có 33 loài. Trái ngược với các nước láng giềng, kiến ​​thức về hệ thống và phân loại của chi ở Việt Nam vẫn còn ít được biết đến. Trong Flore générale de l'Indochine, Pittard (1923) đã báo cáo 11 loài và một thứ của "Ophiorrhiza" cho Việt Nam. Sau đó, Pham (2003) và Tran (2005) đã thống kê tổng cộng 13 loài và một thứ của chi cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc sửa đổi chi cho Việt Nam đã không được thực hiện cho đến nay. Trong quá trình khám phá thực vật gần đây ở dãy núi Hoàng Liên, Tây Bắc Việt Nam giáp trung tâm đa dạng loài Ophiorrhiza ở phía Tây Nam Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài mới mang về chi Việt Nam đó là loài "Ophiorrhiza hoanglienensis" năm 2020. Loài. Lưu ý: Danh sách này chưa hoàn thiện. Chi "Ophiorrhiza" gồm các loài:
1
null
Polyura, bướm Nawab là một chi bướm trong họ Nymphalidae. Chi này có quan hệ gần gũi với chi Charaxes và thuộc phân họ Charaxinae. Chi này phân bố phổ biến ở châu Á. Phân bố. "Chi Polyura" có nguồn gốc từ lãnh thổ Indomalayan và Australasian. Chúng phổ biến rộng rãi từ Pakistan đến đảo Okinawa, và từ Trung Quốc đến các đảo Thái Bình Dương ( Fiji, Tân Caledonia, Vanuatu). Loài. Chi "Polyura" gồm các loài:
1
null
Chả lụi là món ăn có xuất xứ từ thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. "Lụi" là từ dùng để chỉ việc xiên những que tre nhỏ được vót nhọn qua miếng chả và được nướng trên bếp than.Chả lụi thường được dùng kèm với bánh tráng, rau sống và nước chấm. Chúng khá phổ biến ở một số tỉnh thành tại Việt Nam như Phan Thiết, Huế, Vũng Tàu, Biên Hòa., Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh. Tại Lagi có đến hàng trăm quán chả lụi lớn nhỏ, với giá giao động từ 30 - 45 nghìn đồng/phần/người nên món "ăn chơi" này thu hút được khá nhiều người dân cũng như khách du lịch khi đến với vùng đất này. Nổi tiếng và lâu đời nhất với món chả lụi Lagi phải kể đến chính là quán Chả lụi Bà Canh kế bên GX Vinh Thanh mà nhiều người địa phương ai ai cũng nhắc đến. Ngày nay, người ta còn biến tấu món ăn này bằng cách ăn kèm với nem và chả nướng thay vì chả lụi như trước kia. Chính vì thế lại càng tôn thêm sự hấp dẫn cho món ăn đặc sản vùng biển Lagi này. Nguyên liệu. Các nguyên liệu chính để chế biến món chả lụi bao gồm: bánh tráng, tôm, thịt ba rọi. Tuy nhiên để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, chả lụi thường được dùng kèm với các loại rau sống như dưa chuột, xà lách, xoài và các loại rau thơm. Nước chấm bao gồm nước mắm ngọt, cà chua xay, nước cốt me, ớt, đậu phộng xay nhuyễn. Đặc trưng của loại nước chấm chả lụi Lagi còn nằm ở công thức nước chấm. Bên cạnh cà chua xay, nước cốt me, ớt, đậu phộng xay nhuyễn thì Bánh quy là một thành phần không thể thiếu nếu muốn cho ra một chén nước chấm chả lụi ngon, mang đúng chuẩn hương vị chả lụi Lagi lâu đời. Chế biến. Chả lụi có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với bánh tráng và rau sống hoặc cuốn tất cả lại với nhau tùy theo sở thích của mỗi người.
1
null
Chi Cân cốt thảo, chi Cỏ gân cốt hay chi Bi ga (danh pháp khoa học: Ajuga) là một chi thực vật có hoa thân thảo sống một năm hay lâu năm thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Phần lớn các loài trong chi này là bản địa châu Âu, châu Á, và châu Phi, nhưng có 2 loài ở đông nam Australia. Chúng cao tới 5–50 cm, với các lá mọc đối. Các loài. Chi "Ajuga" gồm khoảng 70 loài:
1
null
Glechoma là một chi thực vật có hoa trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Từ nguyên. "Glechoma" được cho là có nguồn gốc từ tên gọi "glechon" trong tiếng Hy Lạp để chỉ bạc hà hăng châu Âul ("Mentha pulegium"). Phân bố. Các loài trong chi này chủ yếu phân bố tại vùng ôn đới đại lục Á-Âu, với trung tâm đa dạng tại châu Á, cụ thể là tại Trung Quốc. Một loài đã du nhập và tự nhiên hóa tại New Zealand và Bắc Mỹ. Chủ yếu được tìm thấy trong các đồng cỏ, bìa rừng hay ven suối. Mô tả. Các loài này là thực vật thân thảo sống lâu năm với thân bò lan, không có hương thơm, thường đơn tính khác gốc cái nhưng cũng có loài là đơn tính cùng gốc cái. Thân mọc thẳng hay phủ phục. Lá đơn có cuống dài, đáy hình tim. Cụm hoa gồm các xim hoa xa, ít hoa, có cuống ngắn hoặc không cuống, ở nách các lá bắc. Lá bắc giống như lá. Lá bắc con hình dùi, không rõ nét. Đài hoa hình ống hay hình chuông, hơi cong gần họng, 15 gân, 2 môi không khác biệt, 5 thùy (3/2), các thùy đều hình tam giác rộng hoặc thẳng. Tràng hoa 2 môi rõ ràng, màu lam tím, tím hoa cà hay hồng; môi sau (gần trục) thẳng, có khía hoặc 2 thùy; môi trước (xa trục) với thùy giữa phẳng hoặc lõm, hình quạt hay hình thận, mép gợn sóng hoặc nguyên, ống tràng dài hơn đài hoa, giãn rộng dần dần hoặc đột ngột về phía đỉnh. Nhị hoa 4, của các hoa lưỡng tính thò ra từ ống tràng, không thò ra dưới môi của tràng hoa, chèn gần họng, chỉ nhị nhẵn nhụi, song song, 2 túi bao phấn phân kỳ 90°. Bầu nhụy nhẵn nhụi. Vòi nhụy thanh mảnh, đỉnh 2 khe nứt không đều. Quả kiên nhỏ màu nâu sẫm, thuôn dài-hình trứng, nhẵn, quầng ở đáy, hình tròn hay elip. Chi này có quan hệ họ hàng gần với "Marmoritis", nhưng với "Meehania" là gần hơn. Trong quá khứ, một số loài từng được chuyển qua chuyển lại giữa "Meehania" và "Glechoma". Các loài. Chi "Glechoma" gồm các loài: Sinh thái. Các côn trùng tìm thấy trên "Glechoma" bao gồm loài ong bầu "Xylocopa sinensis" với kiểu tìm kiếm mật hoa gọi là cướp mật (hút mật hoa bằng cách đục lỗ vào hoa) loài "G. longituba".
1
null
Lavandula (chi oải hương, lavender) là một chi thực vật có hoa gồm 39 loài được biết tới trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả. Cây oải hương là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, xuất xứ từ cựu thế giới, vùng Địa Trung Hải, Bắc và Đông Phi, Tây Nam Á và cả ở Đông Nam Ấn Độ. Tên khoa học "Lavendula", bắt nguồn từ tiếng Latinh lavare, có nghĩa là rửa. Loại được trồng trọt nhiều nhất là "Lavandula angustifolia", còn gọi là oải hương thực. chính hiệu ("true lavender"). Loài. Chi "Lavandula" gồm các loài:
1
null
Prostanthera là một chi thực vật có hoa trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả. Các loài "Prostanthera" là đặc hữu của Úc, tên thường gọi trong tiếng Anh là mint bush hay mintbush (nghĩa là bạc hà bụi). Chi này chứa khoảng 100 loài. Các loài trong chi "Prostanthera" thường là cây bụi, hiếm khi là cây gỗ, có lá mọc đối, hoa mọc thành chuỳ hoa ở nách lá hoặc ở đầu cành, với lá bắc hay lá bắc con ở gốc, các lá đài hợp tại gốc với hai thùy, các cánh hoa thường có màu xanh lam đến tím hoặc trắng, hợp thành ống có hai môi, môi dưới có 3 thùy thường tỏa rộng và môi trên có 2 thùy hoặc có khía chữ V. Ống tràng có màu tía ánh lam đến trắng hoặc đỏ nhiều hay ít. Có 4 nhị, các bao phấn thường có một phần phụ nhỏ. Bầu nhụy có 4 thùy và đỉnh đầu nhụy có 2 nhánh. Sử dụng. Bạc hà bụi được trồng làm cây cảnh, lấy tinh dầu và làm gia vị. Phân loại. Chi "Prostanthera" được Jacques Labillardière mô tả chính thức năm 1806 trong sách "Novae Hollandiae Plantarum Specimen" và loài đầu tiên được ông mô tả là "Prostanthera lasianthos". Tên khoa học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp để chỉ "phần phụ". Trong các hoa có các phần phụ nhỏ giống như cựa trên các bao phấn. Các loài. Danh sách dưới đây là các loài được Australian Plant Census công nhận vào tháng 8 năm 2020:
1
null
Chi Bình linh (danh pháp khoa học: "Vitex") là một chi thực vật có hoa trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Chi này có khoảng 250 loài. Loài đặc trưng của chi này là "Vitex agnus-castus". Các loài trong chi "Vitex" sống ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, một vài loài sống ở vùng ôn đới Á-Âu. Loài. Một vài loài trong chi "Vitex":
1
null
Volkameria là một chi thực vật có hoa trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Lịch sử phân loại. "Volkameria" nguyên thủy được nhà thực vật học người Đức Lorenz Heister đặt tên là "Volcameria" trong sách "Index plantarum rariorum" in năm 1730, sau đó được nhà thực vật học người Thụy Điển Carl Linnaeus chấp nhận năm 1737, và sau đó công bố hợp lệ trong "Species Plantarum" năm 1753. Heister đặt tên chi theo tên nhà thực vật học người Đức Johann Georg Volckamer Trẻ (1662-1744), là người đã mô tả loại cây này trong sách "Flora Noribergensis" của ông in năm 1700. Năm 1895, John Isaac Briquet định nghĩa chi "Clerodendrum" theo nghĩa rộng, khi đó nó bao gồm toàn bộ các loài mà hiện nay xếp trong các chi "Rotheca", "Clerodendrum", "Volkameria" và "Ovieda". Điều này bị nhiều tác giả khác cho là đáng ngờ, nhưng trong trên 100 năm sau đó thì định nghĩa của Briquet vẫn thường được tuân theo, chủ yếu là do sự lộn xộn và tính không chắc chắn liên quan tới nhóm gồm ít nhất là 200 loài này. Năm 2010, phân tích phát sinh chủng loài phân tử chỉ ra rằng phần lớn các loài "Clerodendrum" mà trước đó từng được xếp trong chi "Volkameria" là có quan hệ họ hàng gần với "Aegiphila", "Ovieda", "Tetraclea" và "Amasonia" hơn là với các loài "Clerodendrum". (Xem cây phát sinh chủng loài tại bài Lamiaceae). Tuân theo các kết quả này, "Volkameria" được phục hồi. Một số loài trước đó xếp sai chỗ trong "Volkameria" bị loại ra. Một số loài chưa được hiểu biết nhiều hiện đang giữ trong "Clerodendrum" rất có thể cuối cùng sẽ được chuyển sang "Volkameria". Phân bố. Các loài trong chi này là bản địa vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loài. Chi "Volkameria" bao gồm 10 loài:
1
null
Mai Tai là một loại cocktail dựa trên rượu rum, rượu mùi Curaçao, xi-rô cực nhanh và nước cốt chanh, kết hợp với trang trí theo phong cách Polynesia. Lịch sử. Victor J. Bergeron là người đã tuyên bố phát minh ra Mai Tai vào năm 1944 tại nhà hàng của ông, Trader Vic's ở Oakland, California. Trước Trader Vic đã có Donn Beach tuyên bố lần đầu tiên tạo ra món này vào năm 1933, một người làm lâu năm nói rằng Beach thực sự dựa trên ly cocktail QB Cool của Vic. Công thức của Don the Beachcomber phức tạp hơn so với Vic và một số người tin rằng là do thị hiếu khá khác nhau. Những người khác cho rằng do thành phần mà chúng có vị khá giống nhau. Tên được cho là lấy từ "maita'i", từ trong tiếng Tahiti có nghĩa là "tốt" hoặc "xuất sắc", mặc dù thức uống này thường được đánh vần là hai từ, đôi khi được gạch nối hoặc viết hoa. Công thức. Hầu hết các công thức pha chế hiện tại cho Mai Tai dựa trên công thức 1944 của Trader Vic bao gồm rượu rum, nước cốt chanh, xi-rô thơm và rượu mùi cam (điển hình là cam curaçao). Các biến thể khác bao gồm việc bổ sung falernum, bitters, grenadine, cam và nước ép bưởi, v.v. Nhiều cuốn sách khác nhau của Victor Bergeron đã mô tả bằng cách sử dụng rượu rum từ Jamaica cũng như từ Martinique, cách sử dụng hiện nay là Rhum Agricole. Như đã lưu ý trong Smuggler's Cove của Martin Cate và Rebecca Cate, rums Martinique được Bergeron sử dụng trong những năm 1950 chắc chắn không phải là rumsoleole. Rums đôi khi được thêm vào để tạo ra các laoi uống mạnh hơn, nhưng Cate giải thích pha chế theo "cách cũ" là để phục vụ yêu cầu của khách hàng. Văn hóa. Mai Tai đã trở thành một loại cocktail phổ biến trong thập niên 50-60 của nhiều nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng hoặc quán bar theo văn hóa tiki. Mai Tai cũng nổi bật trong bộ phim của Elvis Presley, Blue Hawaii. Ngày nay, Mai Tai đồng nghĩa với văn hóa Tiki cả quá khứ và hiện tại. Kể từ năm 2008, chuỗi nhà hàng của Trader Vic bắt đầu mở các cơ sở nhỏ gọi là Mai Tai Bars chủ yếu phục vụ các loại cocktail và Pu pu (món khai vị).
1
null
Dung dịch rửa tay khô hay nước rửa tay khô là loại dung dịch rửa tay dạng xịt, hoặc dạng gel. Khi sử dụng không cần rửa lại bằng nước. Chỉ cần cho vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây. Nước rửa tay khô được dùng trong các trường hợp như: trước và sau khi ăn, khi hoạt động ngoài trời, sau khi cầm tiền... Ngoài ra, một số loại nước rửa tay còn có thể sử dụng để trị vết côn trùng cắn. Khi sử dụng, vết cắn sẽ được sát trùng, giảm sưng đỏ, và giảm được cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, cũng được khuyến cáo không nên quá lạm dụng, mà chỉ sử dụng như một biện pháp thay thế. Vì các sản phẩm nước rửa tay khô có tác dụng sát khuẩn cực nhanh, nhưng không hoàn toàn giết được hết vi khuẩn. Thành phần chính. Nước rửa tay khô thường gồm những thành phần sau đây:<ref name="Bonnabry/Voss"></ref> Ethanol là thành phần cơ bản của rượu, bia cũng như các loại nước giải khát có cồn, có khả năng giết chết vi sinh vật bằng cơ chế làm biến đổi tính chất của lớp vỏ bọc protein bảo vệ virus, khiến cho chúng tê liệt và không thể phát triển nữa.Trong đó Deionized water là nước siêu thuần hay còn được gọi là nước Demin, nước Deion, nước DI  là loại nước được điều chế bằng 1 trong các phương pháp như chưng cất, trao đổi ion, thẩm thấu ngược hay EDI, thành phần nước cất không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ. Sodium Lactate  được sử dụng với tính chất là một chất bảo quản, có tác dụng ức chế sự hình thành của các loại vi khuẩn. Benzalkonium chloride là một thuốc sát khuẩn tại chỗ, ngăn ngừa nhiễm trùng. Fragrance (hương liệu) chính là sự kết hợp của các hóa chất tổng hợp, có tác dụng tạo hương thơm hoặc mùi hương cho các sản phẩm. Cách thức đóng gói. Nước rửa tay khô thường được đóng vào chai nhỏ, thuận tiện để mang theo bên người. Dễ dàng sử dụng để khử trùng tay khi đang hoạt động ngoài trời, không có điều kiện dùng nước và xà phòng để rửa tay. Có chai thể tích thực 30ml, có chai được đóng gói 70ml hoặc dạng chai xịt. Gồm nhiều mùi hương như: táo, trà xanh, lavender, hoa nhài...để người dùng có thể lựa chọn theo sở thích.
1
null
Hakuna matata là một cụm từ tiếng Swahili có thể được dịch theo nghĩa đen là "không phải lo lắng." Ý nghĩa của nó cũng tương tự như cụm từ tiếng Anh "no problem" hoặc cụm từ tiếng Anh Úc "no worries", hay như "don't worry, be happy". Cụm từ này không phổ biến với người bản ngữ nói tiếng Swahili ở Tanzania - những người thích cụm từ "hamna shida" ở phía Bắc hay "hamna tabu" ở phía Nam. Cụm từ đã được phổ biến rộng rãi khi sử dụng trong phim "Vua sư tử", vì vậy mà nó được nghe thấy thường xuyên tại khu nghỉ mát, khách sạn và những nơi khác hấp dẫn cho ngành công nghiệp du lịch. Thêm nữa, cụm từ được sử dụng phổ biến ở Zanzibar và Kenya.
1
null
"Mountain Sound" là một bài hát của nhóm nhạc indie folk/indie pop Iceland Of Monsters and Men. Bài hát được phát hành như là đĩa đơn thứ hai trích từ album phòng thu đầu tay của họ là "My Head Is an Animal" (2011). Ca khúc được viết bởi Arnar Rosenkranz Hilmarsson, Nanna Bryndís Hilmarsdóttir, Ragnar Þórhallsson và sản xuất bởi Jacquire King. Video nhạc. Video nhạc cho "Mountain Sound" được quay tại một lễ hội được tổ chức tại công viên Hljomskalagardurinn ở Reykjavík, Iceland vào ngày 7 tháng 7 năm 2012. Ban nhạc được quay trong khi biểu diễn tại lễ hội. Video được phát hành lần đầu trên YouTube vào ngày 14 tháng 9 năm 2012 với độ dài tổng cộng bốn phút.
1
null
Martin MGM-1 Matador là loại tên lửa hành trình đất đối đất đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo đưa vào sử dụng. Nó có hình dáng khá giống với bom bay V-1 của Đức quốc xã, nhưng Matador có thêm liên kết vô tuyến cho phép hiệu chỉnh đường bay trong khi bay. Điều này cho phép độ chính xác cao trong khoảng cách dưới 1000 km. Quốc gia sử dụng. Đức: Bundeswehr
1
null
Northrop SM-62 "Snark" là tên lửa hành trình liên lục địa kiểu đời đầu, nó có thể mang đầu đạn nhiệt hạch loại W39. SM-62 được Bộ chỉ huy không quân chiến lược, không quân Hoa Kỳ triển khai từ năm 1958 tới năm 1961. Snark được đặt theo tên của nhân vật "snark" của tác giả Lewis Carroll.
1
null
North American SM-64 Navaho là một đề án tên lửa hành trình liên lục địa siêu thanh, do North American Aviation chế tạo. Chương trình này được triển khai từ năm 1946 tới năm 1958 sau đó nó bị hủy bỏ do sự cạnh tranh từ tên lửa đường đạn liên lục địa.
1
null
Frank Stronach (* 6 tháng 9 1932) tại Kleinsemmering gần Weiz, bang Steiermark với tên là Franz Strohsack là một nhà doanh nghiệp giàu có người Canada gốc Áo và hiện tại cũng là một chính trị gia Áo. Ông hiện là chủ tịch đảng Team Stronach mà ông sáng lập ra. Tiểu sử. Stronach học nghề chế dụng cụ. Sau khi sống 1 năm tại thủ đô Bern, thuộc nước Thụy Sĩ, nơi mà ông đá banh cho đội "FC Helvetia", vào năm 1954 ông di cư sang Canada lập nghiệp. Hoạt động chính trị. Năm 1988 Stronach ứng cử cho đảng Tự do Canada nhưng không thành công. Con gái ông, bà Belinda Stronach, một thành viên từ 1988 cho tới 2004 và từ tháng 2 năm 2001 chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn "Magna International", ứng cử vào năm 2004 chức chủ tịch đảng Bảo thủ Canada, đã đứng hạng thứ nhì. Cùng năm bà được một ghế của đảng Bảo thủ tại Hạ nghị viện. 2005 bà chuyển sang đảng Tự do nhưng vẫn giữ ghế tại Hạ nghị viện. Dưới thời thủ tướng Paul Martin bà là bộ trưởng "bộ Nhân lực và phát triển năng khiếu" và sau đó Bộ trưởng "bộ Cải tổ Dân chủ". 2007 bà trở lại làm chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn "Magna International". Từ khi ông trở về Áo, Stronach thường hay mời nhiều đại biểu các đảng phái vào làm việc cho tập đoàn của mình. Vào tháng 11 năm 2011 Stronach thành lập tại Oberwaltersdorf hội „Viện Frank Stronach cho công bằng kinh tế xã hội", đưa ra nhiều đòi hỏi để cải tổ nước Áo, như giảm nợ nần, đơn giản hóa thuế má, bớt đi thủ tục hành chánh nhà nước. Những giải pháp phải nằm ngoài "chánh sách đảng phái". Một trong những điểm chính trong chương trình của ông ta là làm giảm ảnh hưởng của Liên hiệp Âu châu lên các nước thành viên, và giữ sự độc lập của các quốc gia, hỗ trợ thị trường tự do, sự thi đua và các doanh nghiệp. Ông giúp đỡ cho đại học Universität Innsbruck 150.000 Euro để thành lập nhóm „Frank-Stronach-Forschungsgruppe" cũng như một chức vụ giáo sư dạy về Sáng tạo và tinh thần doanh nhân tại viện chiến lược quản trị, Marketing và du lịch. Hội đồng cố vấn của viện Frank Stronach cho công bằng kinh tế xã hội có cả bà Barbara Kolm, từ 1994 tới 2000 cũng như từ 2003 tới 2006 đại biểu của FPÖ trong hội đồng thành phố tại Innsbruck và từ 2000 tổng thư ký của viện Friedrich A. v. Hayek Institut, cũng như ông Christian Jauk, tổng giám đốc ngân hàng Investmentbank "Capital Bank AG – Grawe Gruppe AG" và ký giả kinh tế Christian Ortner an.. Vào tháng 8 2012 ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo "Deutschen Wirtschafts Nachrichten" việc thành lập một đảng mới, với những nguyên tắc cơ bản là "Sự thật, Rõ ràng và Lương thiện". Điểm chính của chương trình đảng là các quốc gia đương dùng đồng Euro nên quay trở lại dùng tiền quốc gia. Những điểm khác trong chương trình là đơn giản hóa thuế vụ, làm nhỏ lại bộ máy hành chính, đặc biệt trong bộ phận bảo hiểm xã hội, và bộ máy của chính quyền tiểu bang.
1
null
SM-65 Atlas là tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) đầu tiên được phát triển và triển khai bởi Hoa Kỳ. Nó được chế tạo cho Không quân Hoa Kỳ bởi chi nhánh Convair của General Dynamics tại nhà máy lắp ráp Kearny Mesa thuộc San Diego, California. Atlas bắt đầu được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 10 năm 1959, nhưng nhanh chóng bị lỗi thời do các thế hệ ICBM mới sau này, và bị loại bỏ khỏi trang bị từ năm 1965. Atlas là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu lỏng siêu lạnh nên không thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong thời gian dài, cũng như để phóng tên lửa cần nhiều thời gian để chuẩn bị và nạp nhiên liệu cho tên lửa. Do đó nó không phù hợp để làm tên lửa ICBM, thay vào đó, nó trở thành một loại tên lửa đẩy phóng tàu vũ trụ. Trước khi bị loại quân đội loaiij bỏ vào năm 1965, nó đã từng đưa bốn nhà du hành đầu tiên của Mỹ lên vũ trụ trong chương trình Mecury, và là nền tảng cho các dòng tên lửa đẩy Atlas, nổi bật là tên lửa đẩy Atlas Agena và Atlas Centaur. Lịch sử. Atlas là tên lửa ICBM đầu tiên của Mỹ, và nó là một trong những tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn đầu tiên. Quá trình phát triển tên lửa khá hỗn loạn, với việc thay đổi liên tiếp về thiết kế khi tên lửa gặp nhiều vấn đề trong quá trình thử nghiệm. Chương trình Atlas bắt đầu kể từ năm 1946 với việc Không quân Mỹ (khi đó còn thuộc Lục quân Mỹ) trao cho hãng Convair hợp đồng nghiên cứu tên lửa có tầm bắn mà có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Dự án ký hiệu MX-774 có tên gọi chính thức là Atlas theo tên một vị thần Hy Lạp và theo tên của nhà thầu-Atlas Corporation. Vào thời điểm đó, đầu đạn hạt nhân nhỏ nhất vẫn quá cỡ so với tải trọng lý thuyết của các tên lửa tầm xa đang được phát triển, vì vậy hợp đồng đã bị hủy bỏ vào năm 1947, nhưng Không quân Mỹ cho phép Convair phóng thử ba tên lửa đã nghiên cứu hoàn thiện bằng nguồn vốn còn lại cho chương trình. Ba lần phóng tên lửa chỉ thành công một phần nhưng đã chứng tỏ động cơ điều chỉnh hướng phụt gimble cùng với bể chứa nhiên liệu dạng cầu là một cấu hình khă thi. Hợp đồng phát triển thứ hai được trao cho Convair ngày 16 tháng 1 năm 1951, ký hiệu dự án là MX-1593, với mức độ ưu tiên thấp. Thiết kế ban đầu đã được hoàn thiện bởi Convair vào năm 1953 có kích thước lớn hơn so với kích thước thực tế của tên lửa khi được đưa vào trang bị. Trọng lượng đầu đạn ước tính được giảm từ xuống dựa trên các kết quả thử nghiệm hạt nhân của Mỹ đầu năm 1954. Điều này cộng thêm với việc Liên Xô thử nghiệm bom nhiệt hạch Joe 4 năm 1953 và CIA biết được rằng chương trình ICBM của Liên Xô đang đạt được những bước tiến lớn, đã đẩy nhanh tiến độ của chương trình. Atlas đã trở thành chương trình quan trọng cấp quốc gia kể từ ngày 14/5/1954. Hợp đồng phát triển thử nghiệm thứ hai được trao cho Convair ngày 14 tháng 1 năm 1955 để chế tạo tên lửa đường kính trọng lượng . Việc phát triển tên lửa Atlas được kiểm soát chặt chẽ bởi Bộ phận phát triển Không quân phía Tây-Air Force's Western Development Division, WDD, về sau thuộc Bộ phận tên lửa đạn đạo Không quân. Hợp đồng thiết kế đầu đạn, hệ thống dẫn đường và động lực được phát triển tách biệt bởi WDD. Lần phòng thử thành công đầu tiên của tên lửa Atlas diễn ra vào ngày 28/11/1958, tên lửa đã bay hết tầm bay của mình. ICBM Atlas đã được triển khai đầy đủ kể từ 31 tháng 10 năm 1959 đến 12/4/1965. Tên lửa ban đầu được định danh như là thiết kế máy bay ném bom thử nghiệm XB-65; năm 1955 nó đã được đổi lại tên thiết kế là SM-65 ("Tên lửa chiến thuật 65""Strategic Missile 65"), từ năm 1962, nó được đổi thành CGM-16. Chữ C viết tắt của "coffin" hoặc "Container", tên lửa được trữ trong một conntainer bán kiên cố; và được chuẩn bị phóng bằng cách dựng đứng lên và nạp nhiên liệu ngoài trời. Atlas-F (HGM-16) được lưu trữ trong trạng thái thằng đứng trong hầm phóng ngầm nhưng sẽ được nâng lên trên mặt đất trước khi phóng. Tính đến năm 1965, với việc tên lửa Titan II thuộc thế hệ tên lửa thứ hai bắt đầu được triển khai, Atlas trở nên lỗi thời và bị loại khỏi trang bị quân đội. Rất nhiều tên lửa phiên bản Atlas D, E, và F vẫn còn được sử dụng cho mục đích làm phương tiện phóng tàu vũ trụ cho đến tận những năm 1990. Chi tiết về SM-65 Atlas. Tên lửa Atlas có thiết kế phức tạp và độc đáo, điều này dẫn đến việc sửa chữa tên lửa khó khăn hơn so với các dòng tên lửa như Thor và Titan vốn có thiết kế thông thường dạng máy bay với 2 tầng tên lửa. Điều này đã dẫn đến đã có rất nhiều lần phóng thử tên lửa SM-65 Atlas thất bại vào những năm đầu. Sau khi chứng kiến tên lửa ICBM Atlas nổ tung ngay sau khi phóng lên, phi hành gia tham gia chương trình Mercury Gus Grissom đã nhận xét "Chúng ta có thực sự muốn ngồi trên đỉnh quả tên lửa như thế không?" Quá nhiều lần phóng thất bại đã làm cho Atlas được các kỹ sư thiết kế tên lửa mệnh danh là "Inter County Ballistic Missile", nhưng đến năm 1965 phần lớn các vấn đề của tên lửa Atlas đã được giải quyết, và nó trở thành một phương tiện phóng tàu vũ trụ đáng tin cậy. Gần như mọi thành phần của tên lửa Atlas đều gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm, từ vấn đề ở buồng đốt của động cơ đến hệ thống bình chứa tăng áp đến hệ thống điều khiển bay, nhưng các kỹ sư của Convair đã đảm bảo các sự cố không bao giờ lặp lại quá ba lần, và mọi trục trặc của các bộ phận trên tên lửa Atlas đã được tìm ra và giải quyết dần. Rào cản thiết kế chính cuối cùng cần vượt qua là lực đẩy của động cơ không ổn định, khiến ba tên lửa Atlas phát nổ trên bệ phóng của chúng. Vấn đề này đã được giải quyết nhờ các điều chỉnh trong chương trình tên lửa Saturn V, và động cơ chỉnh sửa sau đó được sử dụng trên tầng đẩy 1 của tên lửa Saturn. Động cơ. Tên lửa Atlas trang bị hai động cơ đẩy khởi tốc cỡ lớn, hai động cơ này có lực đẩy thậm chí lớn hơn lực đẩy của động cơ chính, và 2 động cơ này cũng là lực đẩy chính của tên lửa trong suốt hai phút đầu tiên của chuyến bay. Tổng lực đẩy từ năm động cơ trên tên lửa Atlas D là 360,000 lb"f" (1,600 kN). Ở phiên bản tên lửa Atlas E/F, lực đẩy của 5 động cơ đạt 389,000 lbf (1,730 kN). Phiên bản tên lửa đẩy Atlas có lực đẩy cao hơn do cải thiện hiệu suất của động cơ. Đầu đạn. Tên lửa Atlas D nguyên bản được trang bị phương tiện tái nhập khí quyển (RV) G.E. Mk 2 "heat sink" mang theo đầu đạn nhiệt hạch W49, khối lượng và đương lượng nổ 1,44 megatons (Mt). RV Mk 2 về sau được thay thế bằng RV Mk 3, tổng khối lượng . Tên lửa Atlas E và F trang bị RV AVCO Mk 4 cùng đầu đạn nhiệt hạch W38 có đương lượng nổ 3,75 Mt trang bị ngòi kích nổ trên không hoặc mặt đất. RV Mk 4 cũng trang bị các biện pháp đối phó với hệ thống phòng thủ, bao gồm các bóng bay mylar, giả tín hiệu radar của RV Mk 4. RV Mk 4 cùng với W-38 có tổng khối lượng là . Đương lượng nổ của đầu đạn tên lửa Atlas cao hơn gấp 100 lần so với quả bom hạt nhân thả xuống Nagasaki vào năm 1945. So với R-7. R-7 Semyorka là loại tên lửa ICBM đầu tiên của Liên Xô, và cũng kích hoạt tất cả các động cơ trước khi phóng nhằm tránh việc kích hoạt động cơ nhiên liệu lỏng ở độ cao lớn. Tuy nhiên tên lửa R-7 có động cơ trung tâm và 4 tầng đẩy phụ được gắn bên ngoài thân tên lửa. Thiết kế của tầng đẩy phụ lớn làm cho xây dựng bệ phóng tốn kém và không thể phóng tên lửa từ trong giếng phóng. Giống như Atlas, tên lửa R-7 sử dụng nhiên liệu siêu lạnh là Ô xy lỏng đồng nghĩa với việc cần nhiều thời gian chuẩn bị trước khi phóng tên lửa, do đó nó phù hợp hơn với việc trở thành tên lửa đẩy. R-7 đã phóng lên quỹ đạo vệ tinh Sputnik và tàu vũ trụ Vostok. Dòng tên lửa đẩy Soyuz bắt nguồn từ R-7 và vẫn còn được sử dụng hiện nay. Các phiên bản của tên lửa SM-65 Atlas. SM-65A Atlas. Convair X-11/SM-65A Atlas/Atlas A là nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa Atlas, tên lửa được phóng thử lần đầu vào ngày 11/6/1957. Đây là nguyên mẫy thử nghiệm cấu trúc và hệ thống đẩy. Ba tên lửa Atlas đầu tiên sử dụng động cơ của Rocketdyne thiết kế với miệng phụt hình côn và sản sinh 135.000 lbf lực đẩy (600 kN). Tên lửa thử nghiệm thứ 4 được trang bị động cơ cải tiến, với miệng phụt hình chuông và lực đẩy đạt 667,2 kN. Đã có 8 mẫu tên lửa SM-65A được thử nghiệm từ năm 1957 đến năm 1958, trong đó có 4 lần thử nghiệm thành công. Tất cả các lần phóng thử nghiệm đều diễn ra tại Cape Canaveral Air Force Station. SM-65B Atlas. Convair X-12/SM-65B là nguyên mẫu thứ 2 của tên lửa Atlas, đưa ra cấu hình thiết kế số tầng đẩy 1+1/2, là đặc trưng thiết kế của dòng tên lửa Atlas. Phiên bản tên lửa này là loại tên lửa đầu tiên có tầm bay được xếp vào liên lục địa, khi tầm bắn của nó đạt . Atlas B phóng thử lần đầu vào ngày 19/7/1958. Trong số 10 lần phóng SM-65B, 9 vụ là thử nghiệm bay dưới quỹ đạo giống như tên lửa liên lục địa, trong đó 5 lần thử nghiệm diễn ra thành công và 4 lần thất bại. Vụ phóng còn lại là sứ mệnh đưa vệ tinh liên lạc SCORE lên quỹ đạo. Tất cả các vụ phóng tên lửa đều diễn ra tại Cape Canaveral Air Force Station. SM-65C Atlas. Phiên bản SM-65C Atlas, hay Atlas C là phiên bản thứ 3 của tên lửa Atlas, được cải tiến, các bộ phận nhẹ hơn, bể chứa Ô xy lỏng lớn hơn, và bể chứa nhiên liệu nhỏ hơn. Bay thử nghiệm lần đầu ngày 24/12/1958, là phiên bản cuối cùng được phát triển. SM-65C dự định được sử dụng làm tầng đẩy 1 của tên lửa Atlas-Abe, nhưng sau khi xảy ra nổ trong quá trình thử nghiệm tĩnh vào 24/9/1959, tên lửa Atlas D đã được sử dụng để thay thế. Tất cả có 6 vụ phóng SM-65C tất cả đều là bay dưới quỹ đạo, với 3 lần thành công và 3 lần thất bại. SM-65D Atlas. SM-65D Atlas, hay Atlas D, là phiên bản tên lửa Atlas đầu tiên đi vào vận hành và là cơ sở cho tên lửa đẩy Atlas, được giới thiệu vào năm 1959. Atlas D có khối lượng (không mang tải trọng) và có khối lượng rỗng chỉ ; 95.35% khối lượng còn lại là của chất đẩy tên lửa. Nếu bỏ qua động cơ đẩy khởi tốc và làm thon thân tên lửa sẽ làm giảm khối lượng rỗng xuống còn , chỉ 2,02% trọng lượng của tên lửa khi đủ tải. Trọng lượng rỗng rất thấp, khiến tên lửa Atlas D có tầm bắn lên đến , hoặc có khả năng mang theo tải trọng lên quỹ đạo mà không cần phải có thêm tầng đẩy mang tải trọng. Tên lửa Atlas D bay lần đầu vào 14/4/1959. Tháng 9/1959, Không quân Hoa Kỳ đã triển khai 3 tên lửa ICBM Atlas D tại Căn cứ không quân Vandenberg, California, thuộc quyền quản lý của 576th Strategic Missile Squadron, 704th Strategic Missile Wing. Tên lửa được loại khỏi trang bị vào ngày 1/5/1964. SM-65E Atlas. SM-65E Atlas, (Atlas-E), là phiên bản tên lửa Atlas đầu tiên trang bị 3 động cơ đưa vào hoạt động. Tên lửa Atlas E bay thử lần đầu vào 11/10/1960, được triển khai hoạt động từ tháng 9/1961 đến 3/1965. Cải tiến lớn nhất của Atlas E là nó sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính mới, khiến không cần phải có cơ sở điều khiển mặt đất. Do không cần có cơ sở điều khiển, tên lửa được triển khai phân tán hơn với cấu hình được gọi là 1 × 9, với 1 giếng phóng tên lửa triển khai tại mỗi bãi phóng tên lửa, mỗi lữ đoàn sẽ được trang bị 9 tên lửa. SM-65F Atlas. SM-65F Atlas là phiên bản hoạt động cuối cùng của tên lửa Atlas. Tên lửa bay thử vào ngày 8/8/1961, triển khai trong giai đoạn từ tháng 9/1962-4/1965. Tên lửa Atlas-F có khả năng triển khai nhanh hơn Atlas E, được phóng và lưu trữ ở tư thế thẳng đứng bên trong kết cấu giếng phóng bê tông và thép. Tên lửa gần như giống hệt với Atlas-E trừ khác biệt về bệ phóng tên lửa và hệ thống quản lý nhiên liệu tên lửa. Khi tên lửa được đặt trong trạng thái báo động, nó sẽ được nạp nhiên liệu RP-1 trước. Khi lệnh phóng tên lửa được đưa ra, tên lửa sẽ được nạp Ô xy lỏng. Sau khi nạp ô xy lỏng hoàn tất, tên lửa sẽ được thang máy đưa lên vị trí phóng trên mặt đất. Tên lửa Atlas F có khả năng phóng đi sau khoảng 10 phút kể từ khi có lệnh phóng, ngắn hơn khoảng 5 phút so với tên lửa Atlas D và Atlas E, cả hai đều được nạp nhiên liệu ở bệ phóng tên lửa bên trên mặt đất. Tình trạng triển khai. Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Hoa Kỳ đã triển khai 11 lữ đoàn ICBM Atlas D/E/F từ năm 1959 đến năm 1962. Số lượng tên lửa CGM-16D Atlas: CGM-16E Atlas: HGM-16F Atlas: Loại khỏi vai trò ICBM. Sau khi tên lửa ICBM nhiên liệu rắn LGM-30 Minuteman đi vào hoạt động vào đầu năm 1963, tên lửa Atlas dần bị loại khỏi trang bị. Đã có tất cả 350 tên lửa Atlas thuộc các phiên bản được chế tạo, đỉnh điểm là trang bị 129 tên lửa ICBM Atlas (30 D, 27 E, 72 F). Mặc dù là ICBM có thời gian phục vụ tương đối ngắn ngủi, Atlas đã chứng minh nhiều công nghệ tên lửa mới. Có lẽ quan trọng hơn, sự phát triển của nó đã tạo ra tổ chức, chính sách và thủ tục cho các chương trình tên lửa sau này. Sau khi ngừng hoạt động với vai trò là ICBM vào năm 1965, các ICBM SM-65 Atlas đã được tân trang lại và được sử dụng trong gần 40 năm làm phương tiện phóng tàu vũ trụ vào không gian. Tính năng kỹ chiến thuật (Atlas ICBM). Tính năng kỹ chiến thuật Convair X-11<br>
1
null
Đế quốc Akkad (Tiếng Akkad: 𒆳𒌵𒆠 ; Tiếng Sumer: 𒀀𒂵𒉈𒆠 , Nghĩa đen: "vùng đất của người Akkad"; Tiếng Hebrew: אַכַּד "Akkad") là đế quốc cổ đại đầu tiên nói tiếng Semit ở Lưỡng Hà sau thời kỳ văn minh Sumer. Với trung tâm tại thành phố Akkad và các vùng đất xung quanh, đế quốc Akkad đã thống nhất các dân tộc Akkad (người Assyria và người Babylon) và người nói tiếng Sumer. Đế quốc dần mở rộng ảnh hưởng ra khắp toàn bộ khu vực Lưỡng Hà, Cận Đông và Anatolia, và tiến hành những cuộc xâm lược về phía Nam tới tận Dilmun và Magan (ngày nay là Bahrain và Oman) trên bán đảo Ả Rập. Vào thiên niên kỷ thứ 3 TCN, giữa người Sumer và người Akkad đã phát triển sự giao thoa văn hoá mật thiết và cùng với đó, song ngữ được sử sụng rộng rãi. Tiếng Akkad đã dần dần thay thế tiếng Sumer trở thành ngôn ngữ phổ thông trong khoảng thời gian từ giữa thiên niên kỷ thứ 3 đến thiên niên kỷ thứ 2 TCN (thời điểm chính xác hiện đang còn tranh cãi). Đế quốc Akkad phát triển tới đỉnh cao vào khoảng từ thế kỷ 24 cho đến thế kỷ 22 TCN, sau những cuộc chinh phạt của Sargon của Akkad. Dưới triều đại của Sargon và những người kế vị, tiếng Akkad trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại các lãnh thổ bị khuất phục như Elam và Guti trong một thời gian ngắn. Akkad cũng có khi được coi là "đế quốc" đầu tiên trong lịch sử, mặc dù ý nghĩa của thuật ngữ này chưa chính xác, và nhiều ý kiến cho rằng đã có những đế quốc Sumer tồn tại từ trước đó. Sau khi đế quốc Akkad sụp đổ, Lưỡng Hà cuối cùng được thống nhất bởi hai quốc gia nói tiếng Akkad: Assyria ở phía Bắc, và Babylonia ở phía Nam sau đó một vài thế kỷ. Lịch sử nghiên cứu. Akkad đã được nhắc đến trong sách Sáng thế 10:10-12 như là vùng đất của vua Nimrod: Danh tính lịch sử thực sự của Nimrod vẫn còn gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng nhân vật này là Sargon của Akkad, một số khác nghiêng về nhân vật anh hùng huyền thoại Gilgamesh, người sáng lập Uruk. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã thu thập được khoảng 7.000 văn bản có từ thời kỳ Akkad được viết bằng cả tiếng Sumer và Akkad. Nhiều văn bản thời kỳ Assyria và Babylonia sau này cũng có đề cập đến Đế chế Akkad. Hiện nay các thông tin nghiên cứu được về đế quốc Akkad vẫn còn nhiều hạn chế vì chưa xác định được chính xác vị trí của kinh thành Akkad sau nhiều nỗ lực tìm kiếm. Việc xác định niên đại của các di chỉ khảo cổ học cũng vấp phải nhiều khó khăn do không có sự khác biệt rõ ràng giữa các đồ tạo tác từ thời Sơ kỳ triều đại và thời kỳ Akkad. Tương tự, những nguyên vật liệu được sử dụng bởi Akkad vẫn tiếp tục được sử dụng đến vương triều thứ Ba của Ur. Phần lớn những hiểu biết gần đây về Đế quốc Akkad đến từ các cuộc khai quật ở khu vực Thượng Khabur như Tell Mozan (Urkesh cổ đại), Tell Leilan (Shekhna / Shubat-Enlil cổ đại) thuộc khu vực đông bắc Syria ngày nay, trước đây là một phần của Assyria sau khi Akkad sụp đổ. Cuộc khai quật ở Tell Leilan cho thấy các bằng chứng về khí hậu khô hạn gây ra sự sụp đổ của đế chế Akkad; tuy nhiên, lập luận này vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Thông qua việc khai quật tại địa điểm thuộc Tell Brak ngày nay, các nhà khảo cổ học đã đưa ra giả thuyết rằng người Akkad đã xây dựng một trung tâm hành chính tại đây ("Brak" hoặc "Nagar"). Địa điểm này đã từng tồn tại hai tòa nhà lớn, bao gồm khu phức hợp đền thờ, cơ quan chính quyền, sân vườn và những bếp lò lớn. Niên đại. Thời kỳ Akkad thường được xác định vào k. 2334 - 2154 TCN (tính theo niên đại trung Cận Đông cổ đại), hoặc k. 2270 - 2083 TCN (tính theo niên đại ngắn). Thời kỳ này nối tiếp Sơ kỳ triều đại Lưỡng Hà và được tiếp nối bởi vương triều thứ III của Ur, mặc dù cả hai quá trình chuyển tiếp này đều không rõ ràng. Ví dụ: có khả năng sự trỗi dậy của Sargon của Akkad đã diễn ra trùng với giai đoạn cuối của thời Sơ kỳ triều đại và những vị vua cuối cùng của Akkad đã cai trị đồng thời với các vị vua Guti, Uruk và Lagash. Thời kỳ Akkad cùng thời với: giai đoạn EB IV (ở Israel), EB IVA và EJ IV (ở Syria), và EB IIIB (ở Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện nay đã xác định được thứ tự cai trị của các vi vua Akkad như bảng dưới đây, với niên đại được ước tính tương đối chính xác (tất cả đều diễn ra trước khi thời kỳ cuối đồ đồng sụp đổ k.1200 TCN). Lịch sử. Trước thời Sargon của Akkad. Tên gọi Đế chế Akkad bắt nguồn từ tên vùng đất và thành thị Akkad. Mặc dù vị trí của thành phố Akkad vẫn chưa được xác định rõ, thế nhưng chúng ta vẫn biết được nó thông qua các nguồn văn kiện khác nhau. Trong số này có ít nhất một văn bản có niên đại trước thời kỳ của Sargon. Cùng với thực tế đó là cái tên Akkad lại có nguồn gốc không phải từ tiếng Akkad, điều này cho thấy thành phố Akkad có thể đã bị chiếm đóng trong giai đoạn trước thời của Sargon. Sargon của Akkad. Sargon của Akkad đã đánh bại và bắt sống Lugal-zage-si của Sumer trong trận Uruk và thôn tính vùng đất này. Những ghi chép cổ nhất bằng tiếng Akkad có niên đại từ thời Sargon. Sargon được cho là con của La'ibum hoặc Itti-Bel, một người làm vườn hoặc một nữ tu trong đền thờ Ishtar/Inanna. Từ một cận thần của vua Ur-Zababa của Kish, Sargon trở thành người phụ trách các công việc thủy lợi và có ảnh hưởng lớn trong triều đình. Sau khi lật đổ Ur-Zababa, Sargon lên ngôi và bắt đầu công cuộc xâm chiếm các vùng đất khác. Ông đã bốn lần xâm lược Syria và Canaan, và dành ba năm để thu phục hoàn toàn các nước ở phía tây rồi hợp nhất với Lưỡng Hà thành một đế chế thống nhất. Không dừng lại ở đó, Sargon tiếp tục các cuộc xâm lược để mở rộng đế chế: về phía tây đến Biển Địa Trung Hải và thể là cả Síp ("Kaptara"); về phía bắc đến vùng núi; về phía đông đến Elam; và về phía nam đến Magan (Oman). Ông trị vì đế chế trong 56 năm và đưa các quý tộc Akkad lên cai trị các lãnh thổ chư hầu. Việc trao đổi hàng hóa được mở rộng từ các mỏ bạc ở Anatolia đến các mỏ lapis lazuli ở Afghanistan hiện đại, tuyết tùng ở Lebanon và đồng ở Magan. Sự thống nhất giữa các thành bang Sumer và Akkad phản ánh sức mạnh kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng của Lưỡng Hà. Lương thực chủ yếu là lúa mì, được cũng cấp bởi hệ thống nông nghiệp tưới nước mưa ở Assyria. Tượng và phù điêu mang hình ảnh của Sargon được dựng lên dọc các vùng đất bên bờ Địa Trung Hải để thể hiện những chiến thắng của ông, các thành phố và cung điện ở Akkad được xây dựng bằng các chiến lợi phẩm giành được từ các vùng đất thua trận. Đế chế Akkad chinh phục Elam và vùng Bắc Lưỡng Hà (Assyria/Subartu) và dập tắt các cuộc nổi dậy ở Sumer. Sargon tự hào rằng đế chế đã khuất phục được "tứ phương", bao gồm các vùng đất bao quanh Akkad ở phía bắc (Assyria), phía nam (Sumer), phía đông (Elam) và phía tây (Martu). Một số tài liệu cổ (ABC 19, 20) thể hiện rằng ông đã cho xây dựng lại thành phố Babylon ("Bab-ilu") ở vị trí mới gần Akkad. Trong suốt cuộc đời mình, Sargon tỏ ra đặc biệt tôn kính các vị thần Sumer, đặc biệt là nữ thần bảo trợ của ông - Inanna (Ishtar) - và Zababa, thần chiến binh của Kish. Ông tự xưng mình là "Tư tế của Anu" và "đại "ensi" của Enlil" ("ensi" nghĩa là vị vua tu sĩ) và để con gái Enheduanna làm nữ tư tế đền thờ Nanna ở Ur. Vào những năm cuối triều đại của Sargon, nhiều cuộc nổi dậy diễn ra ở khắp nơi nhưng đều bị dập tắt tàn khốc. Rimush và Manishtushu. Sau khi Sargon qua đời, những cuộc nổi dậy nổ ra trong suốt 9 năm trị vì của con trai ông, Rimush (2278–2270 TCN). Theo các ghi chép, Rimush phải đối mặt với các cuộc nổi dậy lan rộng tại Ur, Umma, Adab, Lagash, Der, và Kazallu. Rimush đã cho thực hiện những cuộc tàn sát hàng loạt và phá hủy các thành phố Sumer. Sau khi Rimush bị ám sát bởi một số triều thần vào năm 2270 TCN, anh trai của ông là Manishtushu (2269–2255 TCN) lên kế vị. Có thể ông ta đã có một trận thủy chiến chống lại liên minh 32 vị vua và giành được quyền kiểm soát các vùng đất tiền Ả Rập, thuộc các Tiểu vương quốc Ả Rập và Oman ngày nay. Mặc dù vậy, Manishtushu cũng có thể đã bị ám sát giống như em trai của mình bởi các âm mưu trong triều đình. Naram-Sin. Con trai và người kế vị của Manishtushu, Naram-Sin (2254–2218 TCN), mang danh hiệu "Vua Naram-Sin, vua của bốn phương" ("Lugal Naram-Sîn, Šar kibrat 'arbaim)" nhờ những cuộc chinh phạt hùng hậu của mình. Ông cũng là vị vua đầu tiên trong văn hóa Sumer tự xưng là "thần" (Tiếng Sumer: DINGIR, Tiếng Akkad = "ilu") của Agade" (Akkad), trái ngược với truyền thống trước đây rằng các vị vua chỉ là đại diện của người dân trước các vị thần. Ông cũng phải đối mặt với các cuộc nổi dậy vào đầu thời kỳ trị vì của mình nhưng đã dẹp tan chúng nhanh chóng. Naram-Sin cũng cho ghi chép lại cuộc xâm lược Ebla và Armanum (có thể nằm ở Syria, hoặc Aleppo, hoặc miền bắc Iraq, vị trí cụ thể vẫn đang còn tranh cãi). Naram-Sin đã xây dựng một cung điện tại Tell Brak, một ngã tư ở trung tâm lưu vực sông Khabur của Jezirah. Ông đánh tan cuộc nổi dậy ở Magan, nơi đặt các trại đồn trú để bảo vệ các tuyến đường chính. Ông cũng thường xuyên phải chống lại các mối đe dọa từ các dãy núi phía bắc Zagros, Lulubis và Gutians. Các nguồn Hitti ghi lại việc Naram-Sin tiến vào Anatolia, chiến đấu với các vị vua Hitti và Hurri, bao gồm Pamba của Hatti, Zipani của Kanesh và 15 người khác. Nền kinh tế được kế hoạch hóa ở mức độ cao. Ngũ cốc đã được làm sách và dầu được phân phối theo khẩu phần bằng các bình gốm tiêu chuẩn. Thuế được trả bằng sản phẩm và công lao động tại tường thành, đền thờ, kênh mương thủy lợi và đường thủy, tạo ra mức thặng dư nông nghiệp khổng lồ. Akkad trở nên giàu có nhờ điều kiện khí hậu ôn hòa, thặng dư nông nghiệp và cướp bóc từ các vùng đất khác. Trong các văn bản tiếng Assyria và Babylon sau này, cái tên "Akkad", cùng với "Sumer", xuất hiện như một phần của tước hiệu hoàng gia, như trong tiếng Sumer "LUGAL KI-EN-GI KI-URI" hoặc tiếng Akkad ""Šar māt Šumeri u Akkadi"," nghĩa là "vua của Sumer và Akkad." Danh hiệu này được tự xưng bởi vị vua nắm quyền kiểm soát Nippur, trung tâm văn hóa và tôn giáo của miền nam Lưỡng Hà. Trong thời kỳ Akkad, tiếng Akkad đã trở thành ngôn ngữ chung của vùng Trung Đông, và chính thức được sử dụng trong hành chính, mặc dù tiếng Sumer vẫn được dùng trong ngôn ngữ nói và văn học. Tiếng Akkad được phổ biến từ Syria đến Elam, thậm chí tiếng Elam cũng có một thời gian được viết bằng chữ hình nêm Lưỡng Hà. Các văn bản tiếng Akkad sau đó được mang đến những nơi xa xôi hơn, từ Ai Cập (trong Thời kỳ Amarna) và Anatolia cho đến Ba Tư (Behistun). Sự thần phục của các vị vua Sumer. Sự thần phục của một số vị vua Sumer đối với Đế chế Akkad được ghi lại trong các bản khắc trên con dấu Sumer, bao gồm Lugal-ushumgal, ensi của Lagash ("Shirpula"), k. 2230-2210 TCN. Một số bản khắc nhắc đến Lugal-ushumgal như người cai trị Lagash và là chư hầu (𒀵, "arad", "bề tôi" hoặc "nô lệ") của Naram-Sin và người kế vị Shar-kali-sharri. Một trong những con dấu này nói rằng:Cũng có thể coi Lugal-ushumgal là người ủng hộ Đế chế Akkad, cũng như Meskigal, vua của Adab. Tuy nhiên, người kế vị Lugal-ushumgal là Puzer-Mama, đã giành độc lập từ tay Shar-Kali-Sharri khi Akkad suy yếu, tự xưng là "Vua của Lagash" và mở ra Vương triều thứ hai của Lagash. Suy tàn. Đế chế Akkad có thể sụp đổ vào khoảng thế kỷ 22 TCN, sau 180 năm tồn tại, mở ra một "Thời kỳ tăm tối" cho đến Vương triều thứ ba của Ur. Khu vực có thể đã quay trở lại tình trạng chính quyền cát cứ ở các thành bang. Đế chế bắt đầu tan rã từ cuối triều đại của Sharkalisharri. Shu-turul tuy đã giành lại phần nào quyền lực tập trung nhưng vẫn không thể chống lại được những cuộc xâm lược của bộ lạc Guti từ dãy núi Zagros. Người ta không biết nhiều thông tin về thời kỳ Guti hay thời gian tồn tại của nó. Các nguồn tài liệu chữ hình nêm cho thấy chính quyền Guti tỏ ra ít quan tâm đến canh tác nông nghiệp, ghi chép hoặc trật tự công cộng. Họ được cho là đã cho thả rông tất cả các gia súc đi lang thang khắp vùng Lưỡng Hà và gây ra nạn đói, đẩy giá ngũ cốc tăng cao. Cuối cùng, vị vua Sumer Ur-Nammu (2112–2095 TCN) đã quét sạch người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, bắt đầu triều đại Ur thứ ba. Khoảng thời gian - 2004 TCN được gọi là thời kỳ Ur III. Các tài liệu lại bắt đầu được viết bằng tiếng Sumer, mặc dù tiếng Sumer đã trở thành một ngôn ngữ được sử dụng thuần túy cho mục đích văn học hoặc tôn giáo, giống như địa vị của tiếng Latinh ở Châu Âu thời Trung Cổ sau này. Một giả thuyết khác cho rằng sự suy tàn của đế chế Akkad chỉ đơn giản là do triều đại Akkad không còn duy trì được vị thế chính trị độc tôn của mình đối với các thành bang độc lập hùng mạnh khác. Có nhiều ý kiến cho rằng khí hậu khô hạn dẫn đến hạn hán và đất nhiễm mặn đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Akkad cũng như các quốc gia khác ở vùng Cận Đông cổ đại vào khoảng tnăm 2200 TCN, tuy nhiên nguyên nhân này vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Chính quyền. Chính quyền Akkad trở thành một kiểu mẫu "chuẩn mực" mà tất cả các quốc gia Lưỡng Hà sau này đều noi theo. Theo truyền thống, "ensi" là lãnh tụ tối cao của một thành bang Sumer, đóng vai trò vừa là người cai trị thành phố đồng thời là tu sĩ đứng đầu đền thờ. Về sau này, ensi có thể được hợp pháp hóa thông qua nghi lễ kết hôn với nữ thần Inanna. Ban đầu, nhà vua "lugal" "(lu" = ông, "gal" = lớn) nằm dưới quyền "ensi," và được ensi bổ nhiệm trong những thời điểm quốc gia gặp khó khăn, nhưng càng về sau, "lugal" càng đóng vai trò quan trọng, có "é" (= nhà) hoặc "cung điện" của riêng minh, độc lập với đền thờ. Đến thời Mesalim, vị vua nào kiểm soát được Kish thì được công nhận là "šar kiššati" (= vua của Kish), và có vị thế cao hơn các lugal khác ở Sumer, có thể Kish có vị trí địa lý nằm ở nơi giao nhau của lưỡng hà, ai nắm được Kish sẽ nắm được quyền kiểm soát hệ thống tưới tiêu của các thành phố khác ở hạ lưu. Khi Sargon càn quét từ "Hạ Hải" (Vịnh Ba Tư), đến "Thượng Hải" (Địa Trung Hải), ông được xưng tụng là người cai trị "mọi miền đất dưới gầm trời", hoặc "từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt trời lặn", trong các văn bản đương thời. Dưới thời Sargon, các "ensi" vẫn nắm chức vị, nhưng chỉ có vai trò cao hơn so với quan tổng trấn cấp tỉnh. Danh hiệu "šar kiššati" mang ý nghĩa "chúa tể hoàn vũ". Sargon thậm chí còn được ghi nhận là đã tổ chức các cuộc viễn thám trên biển đến Dilmun (Bahrain) và Magan, đây cũng là một trong số các cuộc thám hiểm hàng hải đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu ông có đi đến tận vương quốc Kaptara (có thể là Cyprus sau này) ở Địa Trung Hải như được ghi chép trong các tài liệu sau này hay không. Naram-Sin, cháu trai của Sargon, còn tiến xa hơn so với ông mình, nhà vua không chỉ được gọi là "Chúa tể tứ phương (thế giới)", mà còn được tôn thành "dingir" (= thần thánh), có đền thờ phụng của riêng mình. Trước đây, một người cai trị có thể được phong thần sau khi chết, giống như trường hợp Gilgamesh, nhưng các vị vua Akkad kể từ Naram-Sin trở đi đều được coi là thần thánh ngay từ khi còn sống. Trong nghệ thuật, hình ảnh của của nhà vua được khắc họa với kích thước lớn hơn so với người bình thường và đứng cách biệt với các cận thần. Một chính sách được cả Sargon và Naram-Sin áp dụng để duy trì quyền kiểm soát đất nước, là để con gái của mình, Enheduanna và Emmenanna, trở thành nữ tư tế tối cao của đền thờ Sin tại Ur ở cực nam Sumer; để các con trai làm "ensi" tổng trấn tại các địa điểm chiến lược; và gả con gái sang lân bang (Urkesh và Marhashe). Một trường hợp được ghi chép rõ ràng về việc liên hôn chính trị là con gái của Naram-Sin, Tar'am-Agade tại Urkesh. Các ghi chép tại khu phức hợp hành chính Brak cho thấy rằng quan lại thu thuế được chọn lựa từ người dân địa phương. Kinh tế. Dân cư Akkad chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, xoay quanh hai khu vực chính: vùng nông nghiệp thủy lợi ở miền nam Iraq có sản lượng đạt 30 hạt trên một hạt gieo trồng và vùng nông nghiệp tưới nước mưa ở miền bắc Iraq được gọi là "vùng thượng". Miền nam Iraq trong thời kỳ Akkad có thể có khí hậu khô hạn với mực nước mưa giống với thời hiện đại, dưới mỗi năm, vì vậy nên nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thủy lợi. Trước thời kỳ Akkad, quá trình đất mặn hóa theo thời gian gây ra do hệ thống tưới tiêu kém hiệu quả đã làm giảm sản lượng lúa mì ở miền nam, dẫn đến việc chuyển đổi sang trồng lúa mạch với khả năng chịu mặn cao hơn. Tại khu vực này dân số thành thị đạt đỉnh điểm vào năm 2.600 trước Công nguyên, áp lực nhân khẩu học cao đã góp phần vào sự trỗi dậy của tình trạng quân sự hóa ngay từ trước thời kỳ Akkad. Chiến tranh giữa các thành bang đã dẫn đến suy giảm dân số, nhờ đó khu vực có khoảng thời gian để phục hồi. Chính mức năng suất nông nghiệp cao ở phía nam này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của Akkad trở thành nơi có mật độ dân số cao nhất trên thế giới vào thời bấy giờ, mang lại lợi thế quân sự cho Akkad. Lượng nước ngầm trong khu vực này vô cùng dồi dào và được bổ sung thường xuyên từ các cơn bão mùa đông ở đầu nguồn sông Tigris và Euphrates từ tháng 10 đến tháng 3 và nước tuyết tan từ tháng 3 đến tháng 7. Trong thời kỳ Akkad, mực nước lũ giảm dần so với thời kỳ trước đó từ nửa mét đến một mét. Mặc dù vậy, địa hình bằng phẳng và thời tiết bất ổn khiến lũ lụt trở nên khó dự đoán hơn nhiều so với vùng châu thổ sông Nile; những vụ ngập lụt nghiêm trọng dường như đã xảy ra thường xuyên, đòi hỏi phải liên tục bảo dưỡng hệ thống mương dẫn nước và hệ thống thoát nước. Đền thờ phụ trách các công việc thủy lợi và lựa chọn nhân công từ các nông dân trong thời gian giáp hạt từ tháng 8 đến tháng 10, như một hình thức cứu trợ thất nghiệp. Gwendolyn Leick cho rằng đây là công việc đầu tiên của Sargon khi còn phục vụ vua Kish, khiến ông có kinh nghiệm trong việc tổ chức hiệu quả các nhóm nhân công lớn. Một phiến đất sét viết, "Vua Sargon, người vô song được Enlil ban phước - 5.400 chiến binh ăn bánh mì hàng ngày trước ngài".Mùa thu hoạch diễn ra vào cuối mùa xuân và trong những tháng mùa hè khô hạn. Dân du mục Amorite từ phía tây bắc chăn thả dê và cừu dựa trên nguồn thức ăn từ tàn dư sau thu hoạch và nước từ các sông và kênh rạch. Đổi lại, họ sẽ phải trả thuế bằng len, thịt, sữa và pho mát cho các đền thờ, những sản phẩm sau đó được phân phối lại cho chính quyền và tu sĩ. Mọi thứ suôn sẻ trong những năm thời tiết tốt, nhưng đến những năm khó khăn, đồng cỏ mùa đông trở nên thiếu thốn, những người du mục tìm cách chăn thả đàn gia súc trên những cánh đồng ngũ cốc, dẫn đến xung đột với nông dân. Có vẻ như việc trợ cấp cho các cộng đồng phía nam bằng cách nhập khẩu lúa mì từ phía bắc của Đế chế đã tạm thời khắc phục được vấn đề này, và giúp nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng dân số trong khu vực. Ngoại thương. Sumer và Akkad có sản lượng nông sản dồi dào nhưng lại thiếu hầu hết các loại tài nguyên khác, đặc biệt là quặng kim loại, gỗ và đá xây dựng, tất cả đều phải nhập khẩu từ nơi khác. Sự bành trướng của đế chế Akkad đến tận "Núi Bạc" (có thể là dãy núi Taurus), "Rừng Tuyết Tùng" của Lebanon, và các mỏ đồng ở Magan, chủ yếu được thúc đẩy bởi mục tiêu đảm bảo quyền kiểm soát đối với các hoạt động nhập khẩu này. Một phiến đất sét ghi chép lại như sau: Giao thương giữa các quốc gia phát triển trong thời kỳ Akkad. Mối quan hệ giữa Lưỡng Hà và thung lũng sông Ấn dường như cũng đã được mở rộng: Sargon of Akkad (k.2300 hoặc 2250 TCN), là nhà cai trị Lưỡng Hà đầu tiên đề cập rõ ràng đến vùng Meluhha, nơi thường được hiểu là Baluchistan hoặc khu vực sông Ấn. Văn hóa. Nghệ thuật Akkad. Nghệ thuật thời kỳ này chú trọng vào tôn vinh các vị vua, với các đặc trưng tiếp nối từ thời kỳ Sumer. Chỉ còn một số ít các công trình kiến trúc còn sót lại. Mức độ tả thực đã tăng lên đáng kể trong những tác phẩm lớn và những tác phẩm nhỏ hơn như con dấu. Những con dấu Akkad thể hiện màu sắc u ám và các sự kiện tàn khốc, cùng với sự kính sợ trước thần thánh và vua chúa, đặc trưng của nghệ thuật Lưỡng Hà. Tác phẩm điêu khắc Akkad có độ tinh xảo và tính chân thực cao, cho thấy một sự tiến bộ rõ ràng so với thời kỳ trước của nghệ thuật Sumer. Con dấu. Người Akkad sử dụng nghệ thuật thị giác như một phương tiện thể hiện tư tưởng. Họ đã phát triển một phong cách mới cho con dấu hình trụ, bằng cách sử dụng lại các trang trí hình động vật truyền thống nhưng sắp xếp chúng xung quanh các chữ khắc để trở thành phần trung tâm của bố cục. Các hình vẽ cũng trở nên điêu khắc và thực tế hơn. Các yếu tố mới cũng được đưa vào, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến thần thoại Akkad. Ngôn ngữ. Trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, đã hình thành một sự cộng sinh văn hóa mật thiết giữa người Sumer và người Akkad, bao gồm cả việc song ngữ được sử dụng rộng rãi. Ảnh hưởng của tiếng Sumer đối với tiếng Akkad (và ngược lại) được thể hiện rõ ràng trong mọi lĩnh vực, từ sự vay mượn từ vựng trên quy mô lớn, đến sự hội tụ về cú pháp, hình thái học và âm vị học. Các học giả gọi tiếng Sumer và Akkad trong thiên niên kỷ thứ ba là loại "ngôn ngữ cộng sinh" ("sprachbund)". Tiếng Akkad dần dần thay thế tiếng Sumer trong tiếng nói phổ thông vào k. 2000 TCN (niên đại chính xác vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi), nhưng tiếng Sumer tiếp tục được xem như một ngôn ngữ thiêng liêng, được sử dụng trong nghi lễ, văn học và khoa học ở Lưỡng Hà cho đến thế kỷ 1 sau Công nguyên. Nhà thơ - nữ tư tế Enheduanna. Văn học Sumer tiếp tục phát triển phong phú trong thời kỳ Akkad. Enheduanna ( –2250 TCN), con gái của Sargon và là đại tư tế đền thờ Sin tại Ur, là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử được xác định tên tuổi. Các tác phẩm được biết đến của bà bao gồm các bài thánh ca ca tụng Inanna, "Ca tụng Inanna" và "In-nin sa-gur-ra". Tác phẩm thứ ba, "Thánh ca đền thờ" là một bộ các bài thánh ca ca tụng những ngôi đền linh thiêng và các vị thần được thờ phụng. Các tác phẩm của bà có ý nghĩa lớn với sự chuyển đổi từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất của chính tác giả, và chúng đánh dấu một bước phát triển đáng kể trong việc sử dụng chữ hình nêm. Với tư cách là nhà thơ, công chúa và nữ tư tế, bà là một người mà theo William W. Hallo là đã "trở thành chuẩn mực cho cả ba vai trò trong nhiều thế kỷ tiếp theo". Lời nguyền Akkad. Nhiều tài liệu các thời kỳ sau này mô tả truyền thuyết về sự sụp đổ Akkad là do Naram-Sin đã xâm phạm thành phố Nippur. Sau khi nghe những lời tiên tri bất tường, ông ta đã cho phá đền thờ E-kur thờ vị thần tối cao Enlil. Điều này khiến cho tám vị thần lớn nổi giận và quay lưng lại với Akkad. Các vị vua Akkad đã trở thành huyền thoại lưu truyền trong các nền văn minh Lưỡng Hà sau này, với Sargon được xem là mẫu mực của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và khôn ngoan, còn cháu trai của ông là Naram-Sin được coi là kẻ cai trị độc ác và quỷ quyệt đã đẩy đất nước đến diệt vong. Công nghệ. Một phiến đất sét từ thời kỳ này ghi lại rằng: "(Từ buổi ban sơ) chưa từng có ai đúc tượng chì, (nhưng) vua Rimush của Kish, đã đúc tượng chính ngài bằng chì. Bức tượng đứng trước Enlil và xưng tụng đức độ của ngài tới đấng thần linh." Tượng Bassetki bằng đồng được đúc bằng phương pháp đúc khuôn sáp đã thất truyền là một minh chứng cho trình độ thủ công phát triển cao trong thời kỳ Akkad. Thành tựu. Đế quốc Akkad được kết nối bởi những tuyến đường và hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên. Có khả năng các quan sát thiên văn và điềm báo đã được tập hợp và ghi chép lần đầu tiên tại một thư viện do Sargon thành lập. Kể từ thời Sargon, "niên hiệu" bắt đầu được sử dụng, theo đó mỗi năm trị vì của một vị vua được đặt tên theo một sự kiện quan trọng được thực hiện bởi vị vua đó. Danh sách các "niên hiệu" này từ đó trở thành một hệ thống lịch được sử dụng ở hầu hết các thành bang Lưỡng Hà độc lập. Tuy nhiên, ở Assyria, nhiều niên hiệu đã được đặt theo tên của vị quan chủ tế hàng năm do nhà vua bổ nhiệm chứ không phải theo một sự kiện.
1
null
Thời kỳ Phục hưng của Disney chỉ một kỷ nguyên bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 1980 và kết thúc vào khoảng năm 2000, thời gian hãng phim Walt Disney Animation Studios quay trở lại và thực hiện những bộ phim hoạt hình xuất sắc và rất thành công, chủ yếu dựa trên các câu chuyện nổi tiếng, khôi phục lại niềm tin và sự yêu thích từ công chúng và giới phê bình dành cho Disney. Các bộ phim hoạt hình được phát hành trong thời kỳ này bao gồm "Nàng tiên cá" (1989), "The Rescuers Down Under" (1990), "Người đẹp và quái thú" (1991), "Aladdin" (1992), "Vua sư tử" (1994), "Pocahontas" (1995), "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" (1996), "Hercules" (1997), "Mulan" (1998), và "Tarzan" (1999). Lịch sử. Trước thời kỳ Phục hưng của hãng. Sau khi Walt và Roy O. Disney qua đời, Disney nằm dưới bàn tay quản lý của Donn Tatum, Card Walker, và Ron Miller. Những bộ phim phát hành trong hơn mười tám năm với ban quản lý mới này vừa không nhận được đánh giá chuyên môn cao vừa thiếu đi nét kỳ diệu của những bộ phim trước đây. Một rắc rối vô cùng lớn đã xảy đến trong quá trình sản xuất bộ phim "Cáo và chó săn" khi họa sĩ lâu năm của hãng Don Bluth đã rời khỏi Disney, mang theo mười một họa sĩ khác của hãng, để thành lập xưởng phim cạnh tranh riêng của mình, Don Bluth Productions. Với 17% họa sĩ giờ đã ra đi, công việc sản xuất phim "Cáo và chó săn" ("The Fox and the Hound") đã bị trì hoãn. Don Bluth Productions sản xuất phim "The Secret of NIMH" vào năm 1982, và công ty này cuối cùng đã trở thành đối thủ chính của Disney trong ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình trong những năm 1980 và đầu thập niên 1990. Disney đã thực hiện một số thay đổi về mặt tổ chức quan trọng vào những năm 1980 sau khi phải rất khó khăn mới thoát khỏi một nỗ lực nhằm tiếp quản lại hãng từ đối thủ Saul Steinberg. Michael Eisner, trước đây làm việc cho Paramount Pictures, trở thành CEO vào năm 1984, và cùng với ông có cộng sự trước đây ở hãng Paramount Jeffrey Katzenberg, trong khi Frank Wells, trước đây làm việc cho Warner Bros., nắm giữ chức Chủ tịch. Sau doanh thu phòng vé đáng thất vọng của bộ phim dán nhãn PG năm 1985 "Vạc dầu đen (The Black Cauldron)", tương lai của bộ phận hoạt hình của Disney bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Đi ngược lại với chính sách suốt 30 năm của hãng phim, công ty đã thành lập một bộ phận sản xuất hoạt hình TV, rẻ hơn nhiều so với hoạt hình chiếu rạp. Mong muốn giữ lại những gì ông cho là công việc cốt lõi của hãng phim, Roy E. Disney đã thuyết phục Eisner để ông giám sát bộ phận sản xuất hoạt hình, với hy vọng sẽ cải thiện được tương lai của hãng. Năm 1986, Disney phát hành "The Great Mouse Detective", còn Universal phát hành bộ phim của Don Bluth "An American Tail". "An American Tail" đã vượt qua "The Great Mouse Detective", và là bộ phim có doanh thu cao hơn trong lần phát hành đầu tiên. Mặc dù "An American Tail" có thắng lợi cao hơn, nhưng "The Great Mouse Detective" vẫn có những thành công chấp nhận được (cả về chuyên môn và thương mại) để củng cố niềm tin của ban điều hành hãng với bộ phận sản xuất phim hoạt hình của Disney. Hai năm sau, Disney phát hành "Oliver & Company" cùng dịp cuối tuần với bộ phim của Don Bluth do Universal ra mắt "The Land Before Time". Bộ phim thứ hai đã có doanh thu dịp cuối tuần hơn 7,526,000 USD, phá đổ mọi kỷ lục, trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu dịp cuối tuần đầu tiên cao nhất. Bộ phim này có doanh thu vượt xa "An American Tail" và trở thành bộ phim hoạt hình có lợi nhuận cao nhất vào thời điểm đó. Năm 1988, Disney cộng tác với Steven Spielberg, một người hâm mộ phim hoạt hình lâu năm và là người sản xuất các phim "An American Tail" và "The Land Before Time", để sản xuất bộ phim "Who Framed Roger Rabbit", một bộ phim kết hợp giữa hoạt hình và người đóng, thể hiện nhiều nhân vật hoạt hình từ thập niên 1930 và 1940 của rất nhiều hãng sản xuất khác nhau. Bộ phim đã đạt được thành công lớn cả về chuyên môn và doanh thu, nhận được ba giải Oscar cho những tiến bộ kỹ thuật có được và đã khôi phục lại sự hứng thú trong lĩnh vực phim hoạt hình chiếu rạp. Cùng với bộ phim, Spielberg cũng giúp Disney sản xuất ba phim ngắn Roger Rabbit. Kỷ nguyên Phục hưng của Disney. Disney đã bắt đầu phát triển bộ phim "Nàng tiên cá" từ những năm 1930, và đến năm 1988, sau thành công của "Roger Rabbit" và "Oliver and Company", hãng phim quyết định đưa bộ phim trở thành một sản phẩm hoạt hình mang phong cách nhạc kịch Broadway. Nhà viết lời bài hát Howard Ashman và nhà soạn nhạc Alan Menken, những người vài năm trước đây đã làm việc với Broadway sản xuất các vở như "Little Shop of Horrors", tham gia vào dự án, viết lời và soạn các bài hát và phần nhạc nền cho phim. Bộ phim được phát hành vào ngày 14 tháng 11 năm 1989 và giành được doanh thu dịp cuối tuần cao hơn "All Dogs Go to Heaven" của Don Bluth, cũng được phát hành vào cùng dịp cuối tuần ấy. Sau đó bộ phim đã phá kỷ lục phim hoạt hình có doanh thu cao nhất của "The Land Before Time". "Nàng tiên cá" là một thành công lớn cả về chuyên môn và doanh thu phòng vé. Phim đã giành được hai giải Oscar, cho Bài hát gốc hay nhất và cho Nhạc phim gốc hay nhất (bài hát "Under the Sea"), giành thêm cả một đề cử cho hạng mục "Bài hát gốc hay nhất" với tác phẩm "Kiss the Girl." "The Rescuers Down Under" được phát hành một năm sau đó và trở thành phần sau (của một phim trước đó) đầu tiên do Walt Disney Animation Studios sản xuất. "The Rescuers Down Under" nhận được đánh giá khá tốt từ giới chuyên môn và có doanh thu phòng vé tương đối, nhưng không thành công bằng "Nàng tiên cá". "Người đẹp và quái thú", thường được coi là một trong những bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất của Disney, tiếp tục được phát hành năm 1991. Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên được đề cử Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, nhưng để lỡ vào tay bộ phim "Sự im lặng của bầy cừu". Tuy nhiên "Người đẹp và quái thú" đã giành Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và hai giải Oscar, cho Nhạc phim gốc hay nhất và Bài hát gốc hay nhất. "Người đẹp và quái thú" cũng đồng thời nhận được một số đề cử giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất và Âm thanh xuất sắc nhất, cũng như hai đề cử khác cho giải "Bài hát gốc hay nhất". "Aladdin" và "Vua sư tử" lần lượt nối tiếp vào các năm 1992 và 1994, và cả hai đều là các phim có doanh thu toàn cầu cao nhất vào các năm phát hành tương ứng. "Aladdin" là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất cho tới thời điểm bấy giờ, nhưng sau đó đã nhanh chóng bị "Vua sư tử" vượt qua, trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại vào thời điểm đó và vẫn là bộ phim hoạt hình truyền thống có doanh thu cao nhất trong lịch sử (đứng thứ hai trong tất cả các phim hoạt hình sau khi tính cả doanh thu bổ sung từ lần phát hành lại năm 2012 dưới định dạng 3D, chỉ sau Toy Story 3). Cả hai phim này đều giành được Giải Oscar cho Bài hát gốc hay nhất và Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất. "Aladdin" còn nhận được một đề cử nữa cho giải Bài hát gốc hay nhất và các đề cử cho giải Âm thanh xuất sắc nhất và Biên tập hiệu ứng âm thanh xuất sắc nhất, tổng cộng là 5 đề cử. "Vua sư tử" nhận được hai đề cử giải Oscar nữa cho giải Bài hát gốc hay nhất, tổng cộng là 4 đề cử. Howard Ashman có viết một số bài hát cho phim "Aladdin" trước khi ông qua đời, nhưng chỉ có ba bài được sử dụng trong phim thành phẩm cuối cùng. Tim Rice tham gia dự án này và hoàn tất phần nhạc phim và bài hát trong phim còn lại với Alan Menken. Tim Rice sau đó tiếp tục cộng tác với Elton John và Hans Zimmer trong "Vua sư tử". "Pocahontas" (1995) và "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" (1996) cũng có những thành công lớn về doanh thu phòng vé và được xếp trong thời kỳ Phục hưng của Disney. "Pocahontas" nhận được các Giải Oscar cho Nhạc phim hay nhất và Bài hát gốc hay nhất cho ca khúc "Colors of the Wind". "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" nhận được Giải Satellite cho Phim hoạt hình hoặc Phim hỗn hợp hay nhất (Satellite Award for Best Animated or Mixed Media Feature), trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên của Disney nhận được giải này. Các bài hát trong cả hai phim này đều do Alan Menken và Stephen Schwartz viết. "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" là bộ phim đầu tiên của Disney được sản xuất với kinh phí 100 triệu USD, cho tới "Tarzan" ba năm sau đó. Disney tiếp tục sản xuất các bộ phim thành công nữa, như "Hercules", với các bài hát của Alan Menken và David Zippel; "Mulan", với nhạc nền của Jerry Goldsmith và các ca khúc của Matthew Wilder và David Zippel; "Tarzan", với các ca khúc của Phil Collins."Tarzan" nhận được một Giải Oscar cho Bài hát gốc hay nhất với ca khúc "You'll Be in My Heart." Sự phục hưng của Disney đã thu hút sự chú ý của các hãng sản xuất phim hoạt hình khác, rất nhiều trong số đó tìm cách bắt chước những thành công của Disney bằng cách thử nghiệm những phong cách tương tự. Tuy nhiên, phần lớn các nỗ lực đó chỉ nhận được những phản hồi từ trái chiều đến tiêu cực từ các nhà phê bình. "Anastasia" của Fox, "Hoàng tử Ai Cập" của DreamWorks, và "" của Paramount là một trong số ít đạt được chủ đề, phong cách, nhạc phim và thành công về chuyên môn tương tự Disney. Kỷ nguyên sau Phục hưng. Việc ra mắt bộ phim "Tarzan" thường được nhìn nhận là sự kết thúc kỷ nguyên Phục hưng của Disney. Mặc dù Disney vẫn tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm ít thành công hơn như "The Emperor's New Groove" và "" nhưng chúng đều không được đón nhận nồng nhiệt cả về chuyên môn lẫn thương mại như những bộ phim của thập niên 1990 trước đó, và hãng phim còn phải trải qua những thất bại lớn về doanh thu phòng vé với các phim "Treasure Planet" và "Ngôi nhà trên núi". "Lilo & Stitch" và "Brother Bear" được xem là những bộ phim duy nhất đạt được những thành công thương mại vào giai đoạn này. Thêm vào đó, Disney nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với một thời kỳ mới cạnh tranh hơn với sự trỗi dậy của DreamWorks Animation, một đối thủ mạnh với các phim khá thành công như "Shrek", "Kung Fu Panda" và series "Bí kíp luyện rồng". Năm 1995, Disney cộng tác với Pixar sản xuất bộ phim "Câu chuyện đồ chơi", bộ phim chiếu rạp đầu tiên được hoạt hình hoàn toàn bằng máy tính. Ngày nay nhiều phim của Pixar cũng đạt được mức doanh thu phòng vé và những phản hồi chuyên môn tích cực giống như các bộ phim của thời kỳ Phục hưng của Disney vào những năm 1990 đã làm, như "Đi tìm Nemo", "WALL-E" và "Vút bay". Năm 2005, "Chicken Little", bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên của hãng phim Disney được làm hoàn toàn bằng công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI), chỉ nhận được những ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình mặc dù có doanh thu phòng vé khá tốt, và thậm chí bộ phim CGI thứ hai của hãng năm 2007, "Meet the Robinsons", còn có kết quả tệ hơn. Năm 2006, Disney mua lại Pixar với giá 7.4 tỷ USD và đề cử nhà đồng sáng lập Pixar, John Lasseter, giám sát toàn bộ các dự án hoạt hình của Disney sau đó. Vào năm 2008, bộ phim CGI đầu tiên của Disney thực hiện sau thương vụ mua lại Pixar, "Bolt", được phát hành với phản hồi chuyên môn tích cực và thành công phòng vé khá tốt. Với thành công của Pixar, CEO sau đó của Disney Michael Eisner cho rằng thị hiếu của công chúng đã thay đổi, và quyết định rằng đã tới lúc tạm ngừng công nghệ hoạt hình vẽ tay truyền thống với bộ phim "Ngôi nhà trên núi". Kỷ nguyên Phục hồi. Tuy nhiên, sau khi John Lasseter tiếp quản bộ phận sản xuất phim hoạt hình từ thương vụ mua lại Pixar, Disney thông báo họ sẽ quay trở lại với công nghệ hoạt hình truyền thống với việc ra mắt bộ phim "Nàng công chúa và con ếch" năm 2009, và nhận được phản hồi hết sức tích cực rộng rãi từ cả giới chuyên môn và khán giả, đồng thời cũng là một thành công lớn về thương mại (mang về hơn 270 triệu USD). Sau "Nàng công chúa và con ếch," Disney ra mắt bộ phim "Nàng công chúa tóc mây" vào năm 2010, sản phẩm phim hoạt hình chiếu rạp thứ 50 của hãng, đánh dấu một hướng đi mới của xưởng phim, kết hợp giữa công nghệ hoạt hình CGI 3D và các kỹ thuật truyền thống. Theo truyền thống của các phim hoạt hình từ thập niên 1990, "Nàng công chúa tóc mây" là một bộ phim nhạc kịch về truyện cổ tích dựa trên câu chuyện về nàng Rapunzel. Bộ phim là một thành công rất lớn cả về chuyên môn và doanh thu, mang về hơn 500 triệu USD trên toàn cầu và khôi phục lại niềm hứng thú của khán giả với Walt Disney Animation Studios. Năm 2012, sau "Tangled", và bộ phim ra mắt năm 2011, "Winnie the Pooh", Disney phát hành bộ phim "Wreck-it Ralph" vào năm 2012, cũng đã nhận được thành công về chuyên môn và thương mại tương tự. Phim đã được đề cử giải Phim hoạt hình hay nhất tại Lễ trao giải Oscar và Quả cầu vàng. Phản hồi từ giới chuyên môn. Hầu hết các phim Disney phát hành trong kỷ nguyên này đều được đón nhận tích cực, và theo như trang phê bình phim Rotten Tomatoes, bốn bộ phim đầu - "Nàng tiên cá," "Người đẹp và quái thú", "Aladdin", và "Vua sư tử" nhận được phản hồi từ giới chuyên môn tốt nhất (với trên 90% phản hồi tích cực), và "Pocahontas" có phản hồi từ các nhà phê bình kém nhất trong số các phim thời "Phục hưng" của Disney (với 56% phiếu tích cực). Giải Oscar. Chín trong số mười phim phát hành trong Thời kỳ Phục hưng của Disney đã được đề cử các Giải Oscar, và sáu trong số đó giành từ một giải Oscar trở lên:
1
null
"This Is War" là thứ ba album phòng thu của ban nhạc rock Mỹ Thirty Seconds to Mars, phát hành thông qua hãng Virgin Records và EMI vào ngày 08 Tháng 12 năm 2009. Sau khi phát hành, nó đạt vị trí số 18 trên bảng xếp hạng Billboard 200. Danh sách theo dõi. Tất cả các ca khúc được viết và sáng tác bởi Jared Leto, trừ khi có ghi chú.
1
null
Lôrensô Chu Văn Minh (sinh 27 tháng 12 năm 1943) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhiệm vai trò giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Hà Nội (2008–2019) và Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (2005–2019). Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latinh. Sinh trưởng trong một gia đình có thân phụ làm lương y nổi tiếng tại Nam Định, giám mục Chu Văn Minh theo theo học tại Tiểu chủng viện từ nhỏ, tuy ban đầu không có ý định tu học. Theo tu học cách âm thầm trong năm tháng chiến tranh song song bằng kiếm sống bằng nghề cắt tóc trong hơn 20 năm, chủng sinh Minh quyết không từ bỏ con đường tu trì. Năm 1992, chính sách tôn giáo của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, chủng sinh Minh, vốn đã hoàn thành chương trình tu học năm 1967, được đưa về Đại chủng viện Hà Nội học tập thêm 2 năm trước khi được truyền chức linh mục bởi Tổng giám mục đô thành Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng vào năm 1994. Linh mục Minh du học Rôma trong 5 năm và đậu văn bằng Tiến sĩ thần học do Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Roma cấp. Về nước, ông tham gia chủng viện, thăng tiến dần lên chức Phó Giám đốc (năm 2003) rồi Giám đốc (năm 2005). Dưới thời kỳ Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, linh mục Chu Văn Minh được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Hà Nội, vào ngày 15 tháng 10 năm 2008. Lễ tấn phong cho Tân giám mục được cử hành sau đó vào ngày 5 tháng 12 cùng năm. Thân thế và tu tập. Lôrensô Chu Văn Minh sinh ngày 27 tháng 12 năm 1943 tại Nam Định. Cha ông là lương y nổi tiếng, được quốc trưởng Bảo Đại cấp bằng Nam Bắc Dược Sư, mất 1980, ngoài ra cha ông còn là chánh trương giáo xứ. Trong thời kỳ giáo dục phổ thông nhà nước dạy văn hóa đồng thời cũng dạy học thuyết Mác-xít, cha ông sợ các con học theo học thuyết vô thần, dẫn đến rời bỏ đạo nên gửi cả ba đứa con của ông gồm hai người con trai là Chu Văn Minh và một người anh của cậu vào tiểu chủng viện và một người con gái là em gái cậu vào Đan viện Thánh Mẫu. Sau này, chỉ còn cậu Minh tiếp tục và hoàn thành con đường tu trì. Ban đầu cậu bé Minh đến Tiểu chủng viện để học văn hóa theo ý cha mình, không có mục đích tu trì, nhưng sau đó dần cảm nghiệm vào đi theo con đường tu tập. Lúc mới 13 tuổi, ông đã lên Hà Nội và trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, ông đã học tại Tiểu chủng viện thánh Gioan Hà Nội. Tại đây, các chủng sinh thuộc miền Nam Định được phân ra làm hai, lớp nhỏ gồm bốn người được linh mục Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh dạy bảo và lớp lớn bốn người học với linh mục Đinh Lưu Nhân, nguyên Giám đốc Chủng viện Piô. Giám mục Minh thuộc nhóm bốn chủng sinh lớn tuổi, theo học với linh mục Nhân về triết học và thần học mỗi tuần ba buổi từ năm 1961 đến năm 1967. Nhóm bốn chủng sinh này sau hai năm đầu chỉ còn hai. Việc học của nhóm hai chủng sinh còn lại kết thúc khi linh mục Nhân bị trúng bom máy bay Mỹ qua đời tháng 3 năm 1967. Khi linh mục này qua đời, nhóm hai chủng sinh cũng đã gần như hoàn tất chương trình đào tạo. Linh mục Lê Đắc Trọng cũng chính là nghĩa phụ của cậu Chu Văn Minh. Ngoài việc học tập chương trình tu học cách kín đáo, các chủng sinh phải lao động kiếm sống. Do có cha thuộc vào diện tư sản và theo học trường đào tạo linh mục, nên chủng sinh Chu Văn Minh không được bất cứ cơ quan nào nhận vào làm việc. Chủng sinh Minh hành nghề cắt tóc. Suốt 20 năm hành nghề từ năm 1960 đến 1980, trong 16 năm đầu tiên, tuy có đóng thuế đầy đủ, song chủng sinh Minh không được cấp giấy phép kinh doanh. Vì không được chính thức công nhận nên ông thường bị xua đuổi, nơi hành nghề không ổn định. Bốn năm cuối, ông được chính thức công nhận là xã viên cắt tóc và được cấp giấy kinh doanh hành nghề, vào làm việc trong một cửa hàng phục vụ trong nhà. Trong thời kỳ khó khăn và hành nghề cắt tóc, giám mục tương lai Chu Văn Minh còn có sở thích đọc sách, ông tìm đọc sách nhiều loại sách thuộc nhiều chủ đề mà ông đánh giá là ích lợi cho đời sống linh mục, vốn khi đó không được cho phép có nhiều người hỗ trợ công việc mục vụ. Hành nghề cắt tóc, ông cũng có dịp tiếp xúc nhiều loại người của xã hội, hiểu biết hơn về họ. Chính quyền Việt Nam hỗ trợ cho các Tổng giám mục Hà Nội thỉnh thoảng có các đợt truyền chức từ các thầy giảng lâu năm và cựu chủng sinh Gioan về học ít thời gian rồi thụ phong linh mục. Việc truyền chức cũng lưu ý tránh chọn các chủng sinh cũ, lâu năm vì ảnh hưởng của các thừa sai Pháp. Nhà nước Việt Nam nói thẳng với nhóm của chủng sinh Chu Văn Minh rằng không bao giờ cho họ thụ phong linh mục. Linh mục. Tất cả các chủng sinh cuối cùng của chủng viện Gioan cũ còn lại 6 người. Trong đó nhiều người bị tù giam vì chí hướng làm linh mục. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính sách tôn giáo của Việt Nam đổi mới, sáu cựu chủng sinh này được đưa vào thụ huấn 2 năm ở Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội. Lôrensô Chu Văn Minh được thụ phong linh mục vào ngày 10 tháng 6 năm 1994 tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội, do Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng cũng là nguyên Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan xưa. Buổi lễ truyền chức đầy cảm xúc khi lứa chủng sinh xưa được truyền chức linh mục sau nhiều năm đợi chờ. Sau khi được thụ phong linh mục, ông được Tổng giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng bổ nhiệm về giữ chức vụ linh mục phó giáo xứ Nam Định, ông giữ chức vụ này đến năm 1995. Sau đó, từ năm 1995 đến năm 2000, ông đi du Học tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Rôma và tốt nghiệp bằng "Tiến sĩ thần học tín lý" với luận văn có chủ đề: "Đối thoại giữa người Công Giáo và Phật Giáo: dưới ánh sáng giáo huấn của Hội Thánh về đối thoại liên tôn" (Dialogo tra cattolici e budhisti: alla luce dell'insegnamento della Chiesa sul dialogo interreligioso). Ngày 02 tháng 9 năm 2001, ông trở thành Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Đến ngày 26 tháng 2 năm 2002, ông trở thành thành viên Hội đồng Tư vấn của Tổng giáo phận Hà Nội. Ngày 15 tháng 10 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Giám học Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, nơi đào tạo linh mục cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ngày 04 tháng 8 năm 2003, ông trở thành phó giám đốc thường trực Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2005, ông lại được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại Chủng viện này. Giám mục. Ngày 15 tháng 10 năm 2008, ở tuổi 65, ông được giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Hà Nội. Cùng trong đợt bổ nhiệm này, Tòa Thánh cũng bổ nhiệm Tân giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Phêrô Nguyễn Văn Khảm., giám mục hiệu tòa Thinisa in Numidia. Thư của Tòa Giám mục Hà Nội do Tổng giám mục Kiệt ấn kí đề ngày 18 tháng 10 loan báo cho giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội biết tin này. Giám mục Kiệt cho rằng:"Tình thương yêu chăm sóc của Chúa một lần nữa được biểu lộ qua việc Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lôrensô làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội." Lễ Tấn phong giám mục của ông diễn ra ngày 05 tháng 12 năm 2008 tại Nhà thờ Quảng Trường Nam Định, chủ sự và chủ phong cho ông là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, phụ phong cho ông là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và nguyên giám mục phụ tá Hà Nội Phaolô Lê Đắc Trọng. Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng là nghĩa phụ của Tân Giám mục. Ngày 6 tháng 12 năm 2018, ông đã đồng tế cùng Nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm cùng đông đảo linh mục của Tổng giáo phận Hà Nội nhằm kỷ niệm 10 năm chịu chức Giám mục. Tham dự lễ tạ ơn này có Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Tổng giám mục đô thành Hà Nội cùng đông đảo chủng sinh, tu sĩ và giáo dân. Ngày 26 tháng 1 năm 2019, Giáo hoàng chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục Minh. Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:
1
null
Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp. Hay nói ngắn gọn, sống bao dung là lối sống yêu thương, chia sẻ, tha thứ thay vì ghét bỏ, thù hận người khác. Lịch sử. Thế kỷ 20. Năm 1948, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, trong đó Điều 18 và 19 nêu rõ: "Điều 18" Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hoặc niềm tin, và quyền tự do biểu thị tôn giáo hoặc niềm tin qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phượng và tu tập, với tư cách cá nhân hoặc trong cộng đồng nhiều người và ở nơi công cộng hoặc chốn riêng tư. "Điều 19" Tất cả mọi người đều có quyền tự do ý kiến và bày tỏ; quyền này bao gồm quyền tự do giữ ý kiến mà không bị cản trở hoặc quyền tìm kiếm, tiếp nhận và lan truyền thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện biểu đạt và bất chấp biên giới nào. Mặc dù không chính thức ràng buộc về mặt pháp lý, Tuyên bố đã được thông qua hoặc ảnh hưởng đến nhiều hiến pháp quốc gia kể từ năm 1948. Nó cũng là nền tảng cho ngày càng nhiều điều ước quốc tế và luật pháp quốc gia và các thể chế quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương bảo vệ và thúc đẩy quyền con người bao gồm tự do tôn giáo. Năm 1965, Hội đồng Công giáo La Mã Vatican II đã ban hành sắc lệnh "Dignitatis humanae" (Tự do tôn giáo) tuyên bố rằng tất cả mọi người phải có quyền tự do tôn giáo. Năm 1986, "Ngày cầu nguyện thế giới vì hòa bình" đầu tiên được tổ chức tại Assisi. Đại diện của một trăm hai mươi tôn giáo khác nhau đã đến để cầu nguyện với Thượng đế hoặc các vị thần của tín ngưỡng riêng của họ. Ý nghĩa của lòng bao dung. - Bao dung khiến chúng ta sống đẹp, nhẹ nhàng, chân thành, cởi mở hơn. - Bao dung giúp con người ta xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. - Bao dung còn là cách để an ủi động viên người khác và bản thân sau mỗi lần vấp ngã. - Nhờ có lòng bao dung, ta mới có thể sống thanh thản, thư giãn. - Bao dung giúp chúng ta nhận lại được nhiều sự kính trọng, yêu quý, nể phục và tin cậy. Khác biệt giữa "bao dung" và "khoan dung". Bao dung là sự chấp nhận và tôn trọng con người là đa dạng về đủ mọi mặt, còn khoan dung là đức tính rộng lượng, dễ dàng thông cảm, chấp nhận và tha thứ khiếm khuyết cũng như lỗi lầm của người khác. Người khoan dung cũng có thể không bao dung khi không tôn trọng những gì mà mình không đồng ý. Còn người bao dung thì luôn có tính khoan dung vì đã chấp nhận sự khác biệt của người khác, nên cũng dễ thông cảm và tha thứ. coi như khoan dung là một phần của bao dung, bao dung có ý nghĩa rộng lớn và tổng quát hơn. Bao dung với những kẻ không bao dung. Các triết gia Michael Walzer, Karl Popper và John Rawls đã có một cuộc thảo luận với nhau về sự nghịch lý về việc bao dung đối với những kẻ không bao dung. Walzer đặt lên câu hỏi, "Chúng ta có nên bao dung đối với những kẻ không bao dung?" Ông ta nhận thấy rằng hầu hết các giáo phái nhỏ mà được hưởng lợi từ sự bao dung, lại thường không bao dung, ít nhất là về một số phương diện. Quan điểm của Rawls là các giáo phái không bao dung nên được chấp nhận trong một xã hội bao dung, ngoại trừ khi các giáo phái đó trực tiếp đe dọa sự an ninh của xã hội. Quan điểm đó dựa trên nền tảng vững bền của một xã hội bao dung, mà những thành viên của giáo phái không bao dung dần dần rồi cũng sẽ hấp thụ được tinh thần bao dung của xã hội. Các ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng bao dung. - Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài - Một sự nhịn là chín sự lành - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại - Mọi người vì một người, một người vì mọi người. - "Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước"-Tyler Perry
1
null
Javier Felipe Ricardo Pérez de Cuéllar y de la Guerra (19 tháng 1 năm 1920 - 4 tháng 3 năm 2020) là nhà ngoai giao người Peru đã làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc từ ngày 1 tháng 1 năm 1982 tới ngày 31 tháng 12 năm 1991. Năm 1995, ông đã tranh cử chức tổng thống Peru với Alberto Fujimori nhưng bị thua. Ông đã làm thủ tướng, cũng như bộ trưởng bộ ngoại giao Peru từ tháng 11 năm 2000 tới tháng 7 năm 2001, trong thời kỳ bất ổn sau khi Fujimori từ chức vì bị cáo buộc tội tham nhũng. Tháng 9 năm 2004, ông từ chức đại sứ của Peru ở Pháp, nơi ông đã cư ngụ trước đây. Sau khi Kurt Waldheim qua đời trong tháng 6 năm 2007, ông trở thành cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cao niên nhất. Ông cũng là thành viên của Câu lạc bộ Madrid, một nhóm gồm hơn 80 cựu tổng thống và cựu thủ tướng của các nước dân chủ, làm việc để củng cố nền dân chủ trên toàn thế giới. Tiểu sử. Thời niên thiếu. Javier Pérez de Cuéllar sinh ngày 19 tháng 1 năm 1920 ở thành phố Lima, Peru. Ông học ở Colegio San Agustín of Lima ("Trường trung học thánh Augustin ở Lima"), sau đó là Pontifical Catholic University of Peru ("Đại học Giáo hoàng Công giáo ở Peru"). Sự nghiệp ngoại giao. Pérez de Cuéllar làm việc ở Bộ ngoại giao Peru năm 1940 và bắt đầu công tác ngoại giao từ năm 1944, sau đó làm bí thư ở tòa đại sứ Peru tại Pháp. Ông cũng đảm nhận các chức vụ khác ở Vương quốc Anh, Bolivia và Brasil, sau đó làm đại sứ ở Thụy Sĩ, Liên Xô, (đồng thời ở Ba Lan), và Venezuela. Ông là thành viên cấp dưới trong phái đoàn Peru tham dự khóa họp thứ nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, họp ở Luân Đôn năm 1946, và là thành viên của các phái đoàn Peru tham dự các khóa họp từ thứ 25 tới thứ 30 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Năm 1971, ông được bổ nhiệm làm đại diện thường trực của Peru tại Liên Hợp Quốc, và lãnh đạo phái đoàn Peru tham dự mọi khóa họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc từ năm này tới năm 1975. Năm 1973 và 1974, ông đại diện Peru ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, làm chủ tịch Hội đồng này trong thời kỳ xảy ra các biến cố ở Cộng hòa Síp trong tháng 7 năm 1974. Ngày 18.9.1975, ông được bổ nhiệm làm Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Síp tới tháng 12 năm 1977; sau đó ông trở lại ngành ngoại giao Peru. Ngày 27.2.1979, ông được bổ nhiệm chức Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vụ chính trị đặc biệt. Từ tháng 4 năm 1981, trong khi vẫn giữ chức này, ông kiêm thêm chức đại diện cá nhân của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc theo dõi tình hình liên quan tới Afghanistan. Trong chức vụ này, ông đã tới thăm Pakistan và Afghanistan trong tháng 4 và tháng 8 năm 1981 để tiếp tục các cuộc đàm phán theo sáng kiến của Tổng thư ký Kiên Hiệp Quốc mấy tháng trước đây. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngày 31.12.1981, Pérez de Cuéllar kế vị Kurt Waldheim làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và được tái cử cho nhiệm kỳ thứ hai trong tháng 10 năm 1986. Trong suốt 2 nhiệm kỳ này, ông đã làm trung gian hòa giải giữa Anh và Argentina về hậu quả của cuộc chiến tranh Falkland đồng thời thúc đẩy các nỗ lực của Contadora Group nhằm đem lại hòa bình và ổn định cho vùng Trung Mỹ. Ông cũng can dự vào các cuộc đàm phán để dành độc lập của Namibia, cuộc tranh chấp ở Tây Sahara giữa Maroc và Polisario Front, và vấn đề Cộng hòa Síp. Năm 1986 ông cũng làm chủ tịch Ủy ban trọng tài quốc tế trong Vụ Rainbow Warrior giữa New Zealand và Pháp. Ngay trước khi hết nhiệm kỳ thứ hai, ông đã bác bỏ một yêu cầu không chính thức của các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu ông xét lại quyết định trước đây của ông về việc không tranh cử một nhiệm kỳ thứ ba, được rút gọn còn 2 năm, để tìm một ứng viên kế vị được đồng thuận. Cuối tháng 12 năm 1991, đã tìm được một ứng viên thay thế ông, và nhiệm kỳ thứ hai của ông ở chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kết thúc như dự định vào ngày 31.12.1991. Đời tư. Javier Pérez de Cuéllar gặp và kết hôn với bà Yvette Roberts khi làm đại sứ Peru tại Paris (bà này qua đời ở Lisbon năm 2013). Trong cuộc hôn nhân đầu tiên, ông có một con trai, (Francisco, sinh tại Paris), và một con gái, Agueda Cristina (sinh tại London). Trong thời gian công tác ở Cộng hòa Síp, ông kết hôn với người vợ thứ hai, bà Marcela Temple Seminario (qua đời ở Bruxelle, năm 2013). Ông không có thêm con trong cuộc hôn nhân thứ hai này.
1
null
Cá cung thủ bảy đốm (danh pháp khoa học: "Toxotes chatareus") hay cá măng rỗ bảy đốm hay cá bắn nước, là một loài cá trong chi cá cung thủ "Toxotes". Chúng thường không lớn hơn 20 cm (7,9 in) nhưng có thể phát triển lên đến 40 cm (16 in). Chúng ăn tạp, ăn côn trùng, cá, và các thực vật nổi trên bề mặt nước. Giống như nhiều loài cá măng rỗ khác, cá cung thủ bảy đốm có khả năng bắt mồi bằng cách phun nước vào côn trùng và động vật nhỏ trên cây hoặc đất để chúng rơi xuống nước và đớp lấy con mồi.
1
null
Phùng Đạo Căn (chữ Hán: 冯道根, 463 - 520), tự Cự Cơ, người huyện Toản, quận Quảng Bình , tướng lãnh nhà Lương. Sự nghiệp quân sự. Làm tướng nhà Nam Tề. Ông mất cha từ sớm, nhà nghèo, làm mướn nuôi mẹ; có món gì ngon, không dám ăn trước, ắt đem về dâng lên mẹ. Lên 13, nổi tiếng hiếu thảo ở quê nhà, được quận triệu làm Chủ bộ, từ chối không nhận. Lên 16, người cùng quê là Thái Đạo Ban làm Hồ Dương thú chủ, Đạo Ban đánh Tích Thành của người Man, ngược lại còn bị người Man vây khốn. Đạo Căn đến, một ngựa chiến đấu, giết địch rất nhiều, Đạo Ban thoát nạn, nhờ vậy mà nổi danh. Cuối những năm Kiến Vũ (494 – 498) nhà Nam Tề, Bắc Ngụy chiếm mất 5 quận Nam Dương, Minh đế sai Thái úy Trần Hiển Đạt soái quân giành lại. Quân Tề vào Thược Quân Khẩu, Đạo Căn cùng nhân sĩ trong làng đem bò, rượu đãi đằng, nhân đó nói với Hiển Đạt rằng: "Sông Thược Quân chảy xiết, khó tiến dễ lui. Ngụy nếu giữ ải, thì đầu đuôi (của ta) đều nguy. Không bằng bỏ thuyền hạm ở Toản Thành, theo đường bộ mà tiến, đặt doanh trại đối địch, nổi trống rồi xông lên. Như thế, thì lập tức phá được vậy!" Hiển Đạt không nghe, ông vẫn đưa tư thuộc theo quân. Khi Hiển Đạt bại, quân Tề chạy trốn trong đêm, phần nhiều là đường núi; Đạo Căn thấy chỗ nào hiểm yếu, dừng ngựa để chỉ dẫn, quân đội mới trở về được. Sau đó được dùng làm Thược Quân Khẩu thú phó. Làm tướng nhà Lương. Tham gia khởi binh. Trong những năm Vĩnh Nguyên (499 – 501) thời Đông Hôn hầu, Đạo Căn lấy cớ có tang mẹ để về nhà. Nghe tin Tiêu Diễn khởi binh, ông cho rằng phò nghĩa lập công, dương danh hậu thế cũng là hiếu, soái con em trong làng tòng quân. Tiêu Diễn lấy Đạo Căn làm phó cho Thái Đạo Phúc, đều ở dưới trướng Vương Mậu. Mậu đánh lưu vực sông Miện, chiếm Dĩnh Thành, hạ Gia Hồ, ông thường làm tiên phong phá trận. Gặp lúc Đạo Phúc mất trong quân, Tiêu Diễn lệnh Đạo Căn lĩnh quân đội của ông ta. Đại quân đến Tân Lâm, ông theo Vương Mậu đại chiến ở cầu Chu Tước, chém giết rất nhiều. Tiêu Diễn lên ngôi, là Lương Vũ đế, lấy Đạo Căn làm Kiêu kỵ tướng quân, phong tước Tăng Thành huyện nam, thực ấp 200 hộ. Ông lĩnh chức Văn Đức soái, thăng làm Du kích tướng quân. Năm ấy, Giang Châu thứ sử Trần Bá Chi phản, Đạo Căn theo Vương Mậu đánh dẹp. Giữ thành Phụ Lăng. Năm Thiên Giám thứ 2 (503), Đạo Căn làm Ninh sóc tướng quân, Nam Lương thái thú, lĩnh chức ở Phụ Lăng Thành thú . Lúc mới đến Phụ Lăng, ông tu sửa tường, hào, dò xét địch tình, cứ như quân Ngụy sắp đến, mọi người chế giễu. Đạo Căn nói: "Phòng bị thì nhút nhát, chiến đấu thì dũng cảm, là thế này đấy!" Sửa thành chưa xong, tướng Ngụy là Đảng Pháp Tông, Phó Thụ Nhãn soái 2 vạn quân, bất ngờ đến dưới thành. Hào lũy vẫn chưa vững chắc, trong thành lại ít người, ai cũng sợ hãi. Ông mệnh cho mở rộng cửa, mặc thường phục lên thành, tuyển 200 quân tinh nhuệ ra đánh bại quân Ngụy. Người Ngụy thấy Đạo Căn bình thản, vả giao chiến gặp bất lợi, nên lui chạy. Khi ấy quân Ngụy giằng co với quân Lương ở một loạt các nơi Đại – Tiểu Hiện, Đông Tang. Tướng Ngụy là Cao Tổ Trân nắm ở 3000 kỵ binh đi lại trong khoảng ấy, ông soái trăm kỵ bính đón đánh phá được, bắt được cờ, trống, tù và… của địch. Vì thế đường vận lương của Ngụy bị cắt đứt, buộc phải rút lui. Triều đình thăng Đạo Căn làm Phụ quốc tướng quân. Hiến kế Chung Li. Dự Châu thứ sử Vi Duệ vây Hợp Phì, hạ được. Đạo Căn tham gia trận ấy, cũng có công. Năm thứ 6 (507), Ngụy đánh Chung Li, Lương Vũ đế ban chiếu cho Duệ đi cứu, ông soái 3000 quân làm tiền khu cho ông ta. Đến Từ Châu, Đạo Căn bày kế tranh giành Thiệu Dương Châu, dựng lũy đào hào, áp sát trại Ngụy. Ông có thể cưỡi ngựa đo đất, đếm bước chân ngựa tính ra khối lượng công việc, phụ trách lo liệu việc thiết lập hào lũy. Khi sông Hoài dâng cao, Đạo Căn cưỡi chiến hạm, chặt đứt mấy nhịp cầu dài đến hàng trăm trượng của Ngụy, quân Ngụy thua chạy. Ông được tăng phong 300 hộ, tiến tước làm bá. Trở về, được thăng làm Vân kỵ tướng quân, lĩnh chức Trực các tướng quân, đổi phong ở Dự Ninh huyện, thực ấp như trước. Lại thăng làm Trung quyền trung tư mã, Hữu du kích tướng quân, Vũ lữ tương quân, Lịch Dương thái thú. Sự nghiệp chính trị. Năm thứ 8 (509), được thăng làm Trinh nghị tướng quân, Giả tiết, Đốc Dự Châu chư quân sự, Dự Châu thứ sử, lĩnh chức Nhữ Âm thái thú. Đạo Căn trị chính đơn giản, thanh liêm, nhân dân được an định. Năm thứ 11 (512), được triệu về làm Thái tử hữu vệ soái. Năm thứ 13 (514), được ra làm Tín Vũ tướng quân, Tuyên Huệ tư mã, Tân Hưng, Vĩnh Ninh 2 quận thái thú. Năm thứ 14 (515), được triệu về làm Viên ngoại Tán kỵ thường thị, Hữu du kích tướng quân, lĩnh chức Chu y trực các. Năm thứ 15 (516), làm Hữu vệ tướng quân. Năm thứ 16 (517), được phục chức Giả tiết, Đô đốc Dự Châu chư quân sự, Tín vũ tướng quân, Dự Châu thứ sử. Ông ở châu một thời gian ngắn, phát bệnh, tự làm biểu xin về triều, được triệu làm Tán kỵ thường thị, Tả quân tướng quân. Đến khi bệnh nặng, có trung sứ đến nhà thăm hỏi. Tháng giêng năm Phổ Thông đầu tiên (520), mất. Vũ đế đến khóc viếng, tặng Tín uy tướng quân, Tả vệ tướng quân, cấp một bộ Cổ xuy; giúp 1 vạn tiền, trăm xúc vải. Thụy là Uy. Con là Hoài được kế tự. Tính cách. Đạo Căn tính cẩn thận trung hậu, chất phác chậm rãi lại kiệm lời; làm tướng giỏi ước thúc bộ hạ, đi qua nơi thôn xóm, tướng sĩ không dám cướp bóc. Mỗi lần chinh phạt, đều không kể công; chư tướng tranh giành huyên náo, ông cứ lặng lẽ mà thôi. Bộ hạ của Đạo Căn ngờ vực oán trách, ông khuyên rằng: "Minh chủ tự xét công lao ít nhiều, ta lo gì chứ!?" Lương Vũ đế thường trỏ Đạo Căn nói với Thượng thư lệnh Thẩm Ước rằng: "Miệng của người này không kể công." Ước nói: "Đây là Đại thụ tướng quân của bệ hạ." Ông ở châu quận, trị lý ôn hòa, được kẻ dưới yêu mến; ở triều đình, tuy hiển quý mà sanh hoạt kiệm ước, nhà cửa không xây tường rào, không dùng thị vệ, nội thất ít ỏi vật dụng như những kẻ sĩ nghèo hèn. Người đương thời khâm phục sự trong sạch của Đạo Căn, Vũ đế cũng rất kính trọng ông. Thuở thiếu thời Đạo Căn không học hành; sau khi hiển quý, bắt đầu đọc sách, tự nhận mình hiểu biết kém cỏi, thường hâm mộ tài năng của Chu Bột. Trước khi lên đường nhiệm chức ở Dự Châu lần thứ 2, Vũ đế cùng triều thần bày tiệc ở điện Vũ Đức đưa tiễn Đạo Căn, triệu họa sĩ đến nhìn ông, sai vẽ hình. Đạo Căn tạ ơn rằng: "Thứ mà thần có thể dùng để báo đáp nước nhà, chỉ có một cái chết mà thôi; nhưng thiên hạ thái bình, thần hận không có chỗ để chết." Quan dân Dự Châu nghe tin ông trở lại, ai cũng vui mừng. Vũ đế mỗi lần nhắc đến Đạo Căn đều nói rằng: "Phùng Đạo Căn ở đâu, có thể khiến cho triều đình không nhớ còn có châu đó nữa!"
1
null
Giải Jawaharlal Nehru tên đầy đủ là Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế là một giải thưởng quốc tế của chính phủ Ấn Độ để vinh danh Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Giải này được thiết lập năm 1965, do "Hội đồng quan hệ Văn hóa Ấn Độ" ("Indian Council for Cultural Relations") quản lý, dành cho những người "có đóng góp xuất sắc vào việc thúc đẩy sự Thông cảm quốc tế, thiện chí và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới". Khoản tiền thưởng của giải là 2,5 triệu rupee. Năm 1986 và từ năm 1996 tới 2003, không trao giải.
1
null
Hệ thống tài chính toàn cầu là khuôn khổ toàn thế giới của các hiệp định pháp lý, thể chế và tác nhân kinh tế chính thức và không chính thức cùng nhau tạo điều kiện cho dòng vốn tài chính quốc tế cho các mục đích đầu tư và tài chính thương mại. Hệ thống này đã phát triển đáng kể từ cuối thế kỷ 19 trong suốt làn sóng hiện đại đầu tiên của toàn cầu hóa kinh tế, đánh dấu bằng việc thành lập các ngân hàng TW, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường quốc tế. Thành phần. Các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính toàn cầu là các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động trong chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, phái sinh và thị trường hàng hóa, đầu tư vốn tư nhân bao gồm thế chấp trong quỹ tự bảo hiểm rủi ro và các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ Đầu tư quốc gia, vv. Tổ chức thương mại riêng lẻ hoạt động ở cấp độ quốc tế có một số tổ chức quốc tế công lập, bán công lập.
1
null
Derby Bắc Luân Đôn là trận đấu bóng đá giữa hai câu lạc bộ Arsenal và Tottenham Hotspur. Trận derby này là trận đấu giữa hai câu lạc bộ bóng đá nằm ở cùng một thành phố. Ở Luân Đôn có rất nhiều trận derby khác nhau vì thành phố này có rất nhiều đội bóng tham gia giải đấu cao nhất của giải Ngoại Hạng Anh như West Ham United, Chelsea, Arsenal, Tottenham Hotspur, Crystal Palace. Do đó cụm từ Derby Bắc Luân Đôn nhằm nói đến trận đấu giữa hai đội bóng nằm phía Bắc của thành phố Luân Đôn đó là Arsenal và Tottenham Hotspur. Đây cũng là trận Derby được xem là hay nhất của Luân Đôn và mang nặng tính thù hằn giữa cổ động viên hai đội nhất ở Luân Đôn. Nguồn gốc. Vào tháng 12 năm 1909, hai đội bóng Tottenham Hotspur và Arsenal gặp nhau tại một giải đấu chính thức của nước Anh. Tuy nhiên tại thời điểm ấy giữa hai đội vẫn chưa có khái niệm về trận Derby Bắc Luân Đôn. Năm 1913, khi Arsenal chuyển sang sân nhà mới Highbury cách sân vận động chính White Hart Lane của Tottenham Hotspur khoảng 6,5 km thì hai đội mới bắt đầu cạnh tranh lẫn nhau. Năm 1919, thì mối bất hòa giữa hai đội trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn khi Ban tổ chức giải đấu tổ chức một cuộc bỏ phiếu để chọn thêm một đội bóng được tham gia giải đấu cao nhất của nước Anh. Cuộc bỏ phiếu dành cho sáu câu lạc bộ là Tottenham Hotspur, Barnsley, Wolverhampton, Arsenal, Birmingham và Hull City. Sau các quá trình bình chọn thì Arsenal về nhất với 18 phiếu bỏ xa đội xếp thứ hai là Tottenham Hotspur (8 phiếu) tới 10 phiếu, dù trước khi giải đấu chính thức trở lại sau chiến tranh thế giới thứ hai thì Tottenham Hotspur vẫn thi đấu ở giải đấu cao hơn Arsenal một bậc. Điều này làm cho Tottenham Hotspur trở nên cay cú kể từ đó câu lạc bộ và cỏ động viên Tottenham Hotspur xem Arsenal là kẻ thù không đội trời chung. Vào năm 2001 thì mối thù giữa hai đội càng trở nên sâu sắc và mãnh liệt hơn khi mà trung vệ tài năng của Tottenham Hotspur là Sol Campbell đã chuyển sang thi đấu cho Arsenal, đối thủ không đội trời chung của họ. Cổ động viên Tottenham Hotspur đã xem Sol Campbell là kẻ phản bội của đội bóng và họ căm thù sự dụ dỗ của Arsenal dành cho thần tượng vào lúc bấy giờ của họ. Các cổ động viên của Arsenal tổ chức kỷ niệm ngày St. Totteringham's Day, khi Tottenham không thể kết thúc ở vị trí cao hơn Arsenal trên bảng xếp hạng chung cuộc. Còn người hâm mộ Tottenham chọn ngày 14 tháng 4 làm "Ngày Thánh Hotspur" để kỷ niệm chiến thắng 3-1 truỡc Arsenal tại trận Bán kết Cúp FA 1990-91 diễn ra vào ngày 14/4/1991. "Ngày Thánh Hotspur" đã được tổ chức năm 2010 trong chiến thắng 2-1 của Spurs trước Arsenal ngày 14/4/2010 tại White Hart Lane. Ngày 30/4/2017, sau chiến thắng 2-0 của Spurs trước Arsenal trên sân White Hart Lane, Spurs đã có lần đầu tiên xếp trên Arsenal tại giải VĐQG sau 22 năm. Cầu thủ ghi bàn trong trận derby (kỷ nguyên Premier League). Cầu thủ tô đậm là vẫn đang thi đấu cho Arsenal hoặc Tottenham. nguồn:
1
null
Bánh ú (; Hán Việt: tống tử), còn được gọi là bánh bá trạng (dịch nghĩa Hán Việt của tiếng Mân) là một loại bánh xuất xứ từ Trung Quốc. Vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch, người Việt có bánh ú tro, còn với người Hoa thì không thể thiếu bánh ú. Một số người Việt Nam còn quen gọi nó là bánh chưng Trung Quốc. Nguồn gốc. Bánh bá trạng (hay ở Việt Nam còn được gọi là bánh ú Trung Quốc) của người Hoa (Quảng Đông) du nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ rất lâu đời. Những loại bánh có chung đặc điểm (thứ bánh dẻo, được gói trong lá) bao gồm Pya Htote ở các khu vực phát triển của Miến Điện (như Myanmar), Nom Chang ở Campuchia, Bachang ở Indonesia và Khanom Chang ở Lào và Ba-chang ở Thái Lan. Người Thái có loại bánh chưng đen cũng từ cách làm của bánh này, Việt Nam có loại bánh là bánh chưng gói lá dong và bánh tét gói lá chuối còn người Mường có bánh ốc. Ở Singapore, Indonesia, Đài Loan và Malaysia, bánh tro được biết đến như bakcang, bacang, hoặc zăng (), như ở Phúc Kiến thường được sử dụng trong Trung Quốc ở nước ngoài. Tương tự, zongzi phổ biến hơn được gọi là machang trong số những người Philippines ở Philippines. Ở một số khu vực của Hoa Kỳ, đặc biệt là California và Texas, zongzi thường được gọi là tamales Trung Quốc. Ẩm thực Việt Nam cũng có một biến thể của món ăn này được gọi là bánh ú tro hoặc bánh tro. Ngoài ra còn có bánh cooc mò là loại bánh truyền thống của đồng bào người Tày ở Thái Nguyên. Để có được những chiếc cooc mò vừa dẻo, thơm lại đẹp mắt, ngoài việc chọn nguyên liệu, lá gói thì khâu làm bánh đòi hỏi phải một sự tinh tế, khéo léo. Bánh được làm từ loại gạo nếp thơm, hạt nào hạt nấy căng mẩy, đều tăm tắp. Nước làm bánh cũng phải là thứ nước suối, trong và ngọt. Riêng với người Quảng Đông ở Trung Quốc có bánh ú với tên gọi kiềm tống (). Nói chung, nó không chứa nhân, nó không có mùi vị, và nó được ăn với đường trắng. Nó cũng có nhân đậu đỏ nhuyễn. Nó có thể được ăn trực tiếp mà không cần dùng đường. Cửu như tống tử ( là một loại bánh ú, trong đó có 9 bánh hợp thành 1 chuỗi, có lớn có nhỏ, lớn trên, nhỏ dưới, hình dạng cũng khác nhau, vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa, 9 chiếc bánh cũng được buộc bằng các loại dây khác nhau, sắc màu vô cùng sặc sỡ. Cửu như tống tử thường được làm lễ vật, mẹ dùng tặng con gái trong các lễ vật tiễn về nhà chồng, chúc con sớm sinh quý tử. Lịch sử. Bánh ú thường được ăn trong Tết Đoan ngọ, rơi vào ngày thứ năm của tháng năm âm lịch (khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6). Tống tử vào thời cổ còn có tên gọi là giác thử (lúa bó góc), đồng tống (bánh ống tre), niêm thử (bánh nếp), … Sở dĩ gọi tống tử là vì gạo nếp được đặt vào chính giữa lá tre rồi gói lại, chữ tống chính là chữ đồng âm với chữ “tông” (lá cọ, lá có vân song song). Còn cái tên giác thử là xuất phát từ hình dạnh góc cạnh của bánh khi được gói. Đồng tống là nói về nguồn gốc ban đầu của bánh, nguyên ban đầu là bánh được làm từ gạo gói trong ống tre và đem nấu. Lần tìm về nguồn gốc của bánh ú, dân gian có truyền thuyết rằng, vào tháng Năm âm lịch, giỗ đầu của Khuất Nguyên, dân chúng nước Sở tạo thành lệ, chèo thuyền mang theo ống tre có cơm bên trong, thả vào chỗ nước cuồn cuộn tế điện Khuất Nguyên. Đến thời Đông Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, năm Kiến Vũ (25 – 55), địa phận Trường Sa có người tên Âu Hồi, nói rằng giữa ban ngày ban mặt hắn trông thấy một người tự xưng là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên, đến chỗ hắn bảo rằng “Các ngươi năm nào cũng cúng tế ta món cơm ống trúc, tất cả đều bị giao long ăn hết. Sau này, các ngươi có thể dùng lá ngải bịt miệng ống trúc rồi dùng dây ngũ sắc buộc chặt, bởi vì giao long rất sợ cái thứ này”. Nói rồi, người đó biến mất. Một niềm tin phổ biến của người Trung Quốc khi ăn bánh ú liên quan đến việc tưởng nhớ cái chết của Khuất Nguyên, một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc từ nhà Chu sống trong thời Chiến Quốc. Được biết đến với lòng yêu nước của mình, Khuất Nguyên đã cố gắng không thành công để cảnh báo nhà vua và đồng hương của mình chống lại sự bành trướng của các nước láng giềng Tần. Khi tướng Tần là Bạch Khởi chiếm Lạc Dương, thủ đô của nước Chu, vào năm 278 trước Công nguyên, nỗi đau buồn của Khuât Nguyên đã dữ dội đến mức ông đã chết đuối dưới sông Mịch La sau khi viết . Theo truyền thuyết, những gói gạo được ném xuống sông để ngăn cá ăn xác của nhà thơ. Vào thời Đông Hán, ống trúc đựng gạo được đổi sang dùng lá gói bánh, lá được dùng là cỏ lau sậy hoặc lá tre, gói thành lục giác hoặc hình trụ và được xem là loại thực phẩm thông thường. Đến thời Tây Tấn, bánh ú mới dần dần trở thành món ăn truyền thống Tết Đoan Ngọ. Vào thời Đường, bánh ú dù chỉ là thực phẩm dân gian nhưng lại được hoàng gia trân quý.Sau đến thời Tống có bánh dùng lá ngải cứu tẩm ướp gạo, tạo thành “bánh ú hương ngải”. Lại nói về vua Đường,Đường Minh Hoàng khi ăn bánh ú đã có cảm giác không tệ, đánh giá loại bánh này khá cao. Qua đó ta còn mơ hồ cảm thấy được khí thế phồn thịnh của triều Đường vào thời kì này. Một chiếc bánh nhỏ bé có thể khiến hoàng đế có nhã hứng làm thơ. Chưa hết, mỗi khi đến Tiết Đoan ngọ, người hoàng cung có dịp “làm bánh viên, bánh ú đựng trên mâm vàng”, rồi mời mọi người dùng tên nhỏ phóng vào, trúng chỗ bánh nào thì được ăn bánh đó, không trúng thì không được ăn. Theo đó, người Đường triều khi ấy vẫn ngâm nga rằng “Chư náo ngư ca hưởng, phong hòa giác tống hương”, dịch ra từ Hán Việt là: huyên náo vang khúc ca dân chài, gió mang theo mùi hương bánh ú, cho thấy bánh ú trở thành món ăn hiện diện từ phố phường dân dã cho đến kinh đô hoa lệ. Đến thời nhà Minh, bánh được gói bằng cỏ lá tre, cỏ lau sậy, nhân bánh có thêm đậu xanh, thịt lợn, hạt hồ đào, hồ đào và mật đường... Đến Càn Long thời nhà Thanh, lại có bánh “hỏa thối tống tử”. Đến nay thì cứ vào Tiết Đoan ngọ, nhà nhà đều ăn bánh ú. Bánh ú vốn là món ăn có hương vị ngọt ngào vừa miệng, theo năm tháng phát triển, đã ngày càng trở nên đa dạng, hình dạng cũng thay đổi, hương sắc cũng khác. Mặc dù ban đầu chúng có thể là một loại thực phẩm theo mùa, bánh ú (tống tử) có sẵn quanh năm ở hầu hết các thành phố lớn với dân số Trung Quốc đáng kể. Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày “độc trời” nhất của 1 năm. Vì vậy cơ thể rất cần một loại đồ ăn có tính mát để giải nhiệt và thải độc. Bánh tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu. Theo tập quán của người Trung Quốc, nhất là người Hán thì tết Đoan ngọ và bánh ú tro luôn đi đôi với nhau. Làm hoặc mua bánh ú Tết Đoan ngọ là phong tục tập quán lâu đời được đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế phòng chữa bệnh trong đời sống ẩm thực hằng ngày. Ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam có loại bánh chưng gù hình dáng tương tự bánh ú Trung Quốc. Bánh tượng trưng cho 1 người phụ nữ dân tộc Dao đang đeo gùi trên lưng. Hình ảnh khi họ cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy đã tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng này. Bánh chỉ có 1 lớp lá gói thay vì 4 – 5 lớp như bánh chưng xanh truyền thống của người Kinh. Nhờ vậy, việc bóc bánh khá dễ dàng và nếu khéo léo bạn hoàn toàn có thể không dính tay một chút nào. Nhìn chung, bánh không quá khác biệt so với bánh chưng vuông trừ kích cỡ nhỏ xinh, hình dáng thon dài. Phần vỏ cũng được làm bằng gạo nếp và phần nhân với đậu xanh, thịt mỡ. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp nương và ngâm với nước lá dong riềng trước khi gói nên có màu xanh đều từ trong ra ngoài. Vỏ bánh khá dày và dẻo có thể là do bánh không bị nén như bánh chưng thông thường. Nguyên liệu. Nguyên liệu để làm bánh ú bao gồm: gạo nếp, lạc, nấm hương, đậu xanh, lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô. Được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi buộc bánh bằng dây lạt. Thưởng thức và biến tấu.. Ăn bánh ú cùng với dưa chua, thịt kho tàu cũng rất thú vị. Ngoài ra, mọi người cũng có thể biến tấu bánh ú bằng cách thêm trứng muối, trộn gạo nếp cùng gấc, lá dứa... để tạo màu sắc bắt mắt. Sau đây là một số gợi ý biến tấu bánh ú bạn có thể thử:
1
null
Hộ quốc chiến tranh (), hay còn được gọi là chiến tranh phản đế là một cuộc nội chiến đã diễn ra ở Trung Quốc giữa các năm 1915 và 1916. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh là việc Viên Thế Khải tự xưng Hoàng đế. Mới ba năm trước đó, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, nhà Thanh đã bị lật đổ và nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập để thay thế. Theo sau hành động của Viên Thế Khải, các nhà lãnh đạo quân đội gồm Thái Ngạc, Đường Kế Nghiêu và Lý Liệt Quân tuyên bố Vân Nam độc lập và đưa quân đi đánh Viên. Quân của Viên Thế Khải đã bị thất trận một số lần khiến cho nhiều tỉnh khác ở phía nam cũng tuyên bố độc lập. Dưới áp lực lớn từ toàn bộ quốc gia, Viên Thế Khải buộc phải thoái vị và qua đời sau đó vài tháng. Nguyên nhân. Sau khi Viên Thế Khải cho ám sát nhà lãnh đạo xuất chúng Tống Giáo Nhân của Quốc Dân Đảng năm 1913, Tôn Dật Tiên đã phát động cuộc cách mạng thứ hai () chống Viên. Cách mạng thất bại, Tôn phải chạy sang Nhật trong khi Quốc Dân Đảng bị tan rã. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1915, những người ủng hộ Viên bắt đầu kêu gọi phục hồi nền quân chủ ở Trung Quốc. Ngày 12 tháng 12, Viên tuyên bố bản thân mình làm Hoàng đế, lấy hiệu là Hồng Hiến. Đế quốc mới chính thức ra mắt ngày 1 tháng 1 năm 1916, khi Viên tiến hành nghi lễ lên ngôi. Chiến sự. Không lâu sau khi Viên Thế Khải tự xưng Hoàng đế, các tướng lĩnh quân sự Thái Ngạc và Đường Kế Nghiêu từ tỉnh Vân Nam tuyên bố tự trị ngày 25 tháng 12 tại thủ phủ Côn Minh. Họ tổ chức Hộ quốc quân và xuất chinh đánh Viên. Viên Thế Khải gửi 80.000 quân đi đánh Vân Nam nhưng quân đội của ông gặp thất bại nặng nề tại tỉnh Tứ Xuyên. Trước khi có thất bại này, các tỉnh Quý Châu và Quảng Tây đã tuyên bố tự trị khoảng giữa tháng 2 và tháng 3 năm 1916. Quảng Đông, Sơn Đông, Hồ Nam, Sơn Tây, Giang Tây và Giang Tô cũng làm theo và tuyên bố tự trị không lâu sau đó.
1
null
Khái niệm về Bắc toàn cầu và Nam toàn cầu (Tiếng Anh: Global North và Global South) hoặc phân chia Bắc–Nam (North–South divide) trong bối cảnh toàn cầu, được dùng để mô tả một nhóm các quốc gia theo các đặc điểm về chính trị và kinh tế xã hội. Nam toàn cầu là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ các quốc gia ở khu vực Mĩ – La-tinh, châu Phi, châu Á và châu Đại Dương. Phần lớn con người sinh sống ở Nam toàn cầu. Nhiều quốc gia ở Nam toàn cầu được đặc trưng bởi thu nhập thấp, mật độ dân số cao, cơ sở vật chất kém, thường có sự thiệt thòi về văn hoá hoặc chính trị, và nằm hết về một bên; trong khi bên còn lại là Bắc toàn cầu, gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kì, Israel, Hồng Kông, Ma Cao, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Úc, New Zealand và một số quốc gia khác tuỳ vào ngữ cảnh. Vì thế, các thuật ngữ Bắc toàn cầu và Nam toàn cầu không đề cập đến phương hướng Bắc–Nam và phần lớn các quốc gia đều có vị trí địa lý nằm ở Bắc Bán cầu. Bắc toàn cầu chủ yếu bao gồm phương Tây và Thế giới thứ nhất, cùng với phần lớn Thế giới thứ hai. Trong khi Bắc toàn cầu có thể được định nghĩa là khu vực phát triển hơn, và Nam toàn cầu là vùng nghèo, kém phát triển. 95% khu vực Bắc toàn cầu có đủ thức ăn và nơi trú ẩn. Tương tự như vậy, 95% Bắc toàn cầu có một hệ thống giáo dục hoạt động. Ở Nam toàn cầu, mặt khác, chỉ có 5% dân số có đủ thức ăn và nơi trú ẩn. Nó "thiếu công nghệ phù hợp, nó không có ổn định chính trị, các nền kinh tế đang chia cắt, và nguồn thu ngoại tệ của họ phụ thuộc vào sản phẩm xuất khẩu chính". Về mặt kinh tế, Bắc toàn cầu – với một phần tư dân số thế giới – kiểm soát bốn phần năm tổng số thu nhập. 90% của ngành công nghiệp sản xuất được sở hữu và nằm ở phía Bắc. Ngược lại, Nam toàn cầu – với ba phần tư dân số thế giới – chiếm một phần năm tổng thu nhập cung cấp nguồn nguyên liệu cho phía Bắc, "mong muốn có được cơ sở tài nguyên độc lập của riêng mình... do phần lớn Nam toàn cầu từng nằm dưới sự thống trị của chế độ thực dân" giữa năm 1850 và năm 1914. Các quốc gia phát triển có thể trở thành một phần của Bắc toàn cầu, bất kể vị trí địa lý, trong khi các quốc gia khác mà không đủ điều kiện cho tình trạng "phát triển" có thể coi là một phần của Nam toàn cầu. Định nghĩa. Các thuật ngữ này không hoàn toàn mang tính địa lí, và không phải là "hình ảnh thế giới được chia bằng đường xích đạo, ngăn cách các nước giàu và các nước nghèo." Thay vào đó, địa lý nên được hiểu dễ dàng hơn là kinh tế và sự di cư, thế giới được nhìn nhận thông qua "ngữ cảnh rộng hơn về toàn cầu hoá hoặc tư bản toàn cầu." Nhìn chung, định nghĩa của Bắc toàn cầu không hẳn là một thuật ngữ địa lý, và nó bao gồm các quốc gia và khu vực chẳng hạn như Úc, Canada, toàn bộ châu Âu và Nga, Hồng Kông, Ma Cao, Israel, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Nam toàn cầu được tạo thành từ châu Phi, Mĩ – La-tinh và vùng Caribe, các đảo Thái Bình Dương và châu Á, ngoại trừ Israel, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Nó thường được coi là quê hương của Brasil, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc. Những nước này, cùng với Nigeria và México, là những quốc gia phía Nam có dân số diện tích lớn nhất. Một phần rất lớn các nước Nam toàn cầu nằm trong hoặc nằm gần khu vực nhiệt đới. Thuật ngữ "Bắc toàn cầu" và "Nam toàn cầu" thường được sử dụng thay cho các cụm từ lần lượt là "các nước phát triển" và "các nước đang phát triển".
1
null
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Recording Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực mà tổ chức này hoạt động. Trụ sở chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội chính thức ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 2003. Hoạt động đáng chú ý. Kiện Nokia và dịch vụ của FPT Telecom. Ngày 27 tháng 10 năm 2008, Hiệp hội họp báo công bố quyết định khởi kiện công ty Nokia [Nokia Việt Nam] và dịch vụ IPTV của FPT Telecom do những đơn vị này sử dụng các bản ghi âm của các hội viên mà không có sự cho phép của họ. Nokia tuyên bố đã mua bản quyền gần 10.500 bài hát từ nhacso.net (FPT Online) để dùng cho chương trình khuyến mại tặng thẻ tải nhạc khi mua điện thoại di động nhưng họ không trưng ra được bản hợp đồng ký với website này. Sự việc khiến Giám đốc pháp lý và quan hệ chính phủ khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Nokia đã phải lên tiếng khẳng định sẽ giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng bản quyền, nếu sai thì sẽ nhận trách nhiệm về mình. Về phần dịch vụ IPTV, đây là kênh truyền hình trực tuyến có thu phí, tuy nhiên kênh này được cho là đã sử dụng rất nhiều sản phẩm ghi âm, ghi hình thuộc quyền quản lý quyền liên quan của Hiệp hội. Phía FPT Telecom (quản lý IPTV) nói rằng họ dự tính ký kết mua bản quyền với nhacso.net (FPT Online), nhưng theo chánh văn phòng Hiệp hội thì FPT Online không ký hợp đồng bán nhạc cho FPT Telecom. Mặt khác, phía Hiệp hội cũng cho rằng nhacso.net đã vi phạm quyền lợi của họ trong thời gian rất dài nên sẽ tiến hành khởi kiện riêng. Ngày 31 tháng 10 năm 2008, FPT Online đã gửi công văn tới Hiệp hội nhận sai và mong có thêm một buổi làm việc với Hiệp hội để giải quyết. Thỏa thuận thu phí tải nhạc số. Tháng 8 năm 2012, năm website âm nhạc gồm mp3.zing.vn, nhaccuatui.com, nhac.vui.vn, mp3.xxxx và nghenhac.info đã ký thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam và công ty MVCorp về việc thu phí 1.000 đồng cho mỗi bài nhạc tải xuống từ website của họ Hiệp hội đã chọn MVCorp làm đối tác duy nhất quản lý quyền các bản ghi âm nhạc trên mạng viễn thông và Internet trong thời hạn ba năm. Tuy nhiên, hợp đồng bị xác nhận đã thanh lý vào tháng 5 năm 2013 sau khi công ty này đề nghị rút lui. Phó Chủ tịch của Hiệp hội cho biết họ đang tìm kiếm đối tác khác để tiếp tục tham gia việc thu phí nhạc trực tuyến. Hội viên. "Nguồn": Nhạc sĩ. Các nhạc sĩ: Đỗ Tú Tài, Minh Châu, Dương Đình Trí, Quỳnh Hợp, Mai Thu Sơn, Cao Nhật Minh, Lê Quang Thanh Tâm, Lý Thái Long, Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Tài, Vũ Trường Thông, Bùi Nguyên Lâm, Trịnh Gia Kiệt, Bảo Hưng Ca sĩ. Các ca sĩ: Nghi Văn, Kannan Nguyễn, Ngọc Sơn, Hương Lan, Dương Đình Trí...
1
null
Vessel là album phòng thu thứ ba của ban nhạc người Mỹ Twenty One Pilots. Album được phát hành vào ngày 8 tháng 1 năm 2013 thông qua Fueled by Ramen. Đây là album hoàn chỉnh đầu tiên của họ kể từ khi được ký hợp đồng vào năm 2012. Danh sách bài hát. Tất cả các ca khúc trong album đều do Twenty One Pilots viết và soạn. Album này là sự kết hợp của các bài hát mới và bài ​​hát cũ có trong những abum tự phát hành của họ.
1
null
Nudiantennarius subteres, hay Cá ếch biển sâu, là một loài cá ếch tìm thấy ở Thái Bình Dương xung quanh Philippines và Indonesia. Chúng xuất hiện ở độ sâu 64-90 mét (210–300 ft). Loài này phát triển đến chiều dài là 7,5 cm (3.0). Loài này là thành viên duy nhất được biết đến trong chi của nó.
1
null
Sinh địa tầng hay sinh địa tầng học là một nhánh của địa tầng học tập trung nghiên cứu mối quan hệ và định tuổi tương đối của các tầng đá bằng cách sử dụng các tập hợp hóa thạch chứa trong chúng. Thường thì mục đích là xác lập mối quan hệ giữa các tầng của hai hay nhiều mặt cắt địa chất xem chúng có cùng thời gian hình thành hay không. Các hóa thạch là những dấu hiệu tốt để chứng minh điều này vì các trầm tích có cùng tuổi hình thành có thể có vẻ bề ngoài khác nhau hoàn toàn do chúng hình thành trong các điều kiện môi trường trầm tích khác nhau. Ví dụ, một mặt cắt có thể được cấu tạo bởi các lớp sét và sét vôi trong khi đó một mặt cắt khác lại là đá vôi chứa nhiều đá phấn hơn, nhưng nếu các loài hóa thạch trong chúng được ghi nhận là giống nhau, thì hai loại trầm tích này có thể được lắng đọng cùng lúc. Sinh địa tầng học được hình thành vào đầu thế kỷ 19, khi các nhà địa chất học nhận ra rằng có mối quan hệ giữa các tập hóa thạch giữa các loại đá giống nhau. Phương pháp xác định này đã được thực hiện rất tốt trước khi Charles Darwin giải thích về cơ chế đằng sau nó đó là sự tiến hóa.
1
null
Vụ oanh tạc Trùng Khánh (, , từ 18 tháng 2 năm 1938 đến 23 tháng 8 năm 1943) là một phần của một chiến dịch ném bom chiến lược được thực hiện bởi không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản và không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
1
null
Canh khoai từ là một loại canh có nước sền sệt chứ không phải lỏng như các loại canh khác. Canh khoai từ được nấu từ những nguyên liệu dân dã có sẵn trong vườn, từ những con tôm con tép bắt dưới ao. Đây là món canh gắn liền với những gia đình nông thôn trong những ngày trời trở lạnh. Chế biến. Khoai từ rửa sạch để loại bỏ lớp đất bụi bám bên ngoài. Tiếp theo là gọt vỏ và cắt khoanh mỏng vừa ăn và để ráo. Tôm bóc vỏ và đâm nhuyễn, sau đó ướp gia vị. Bắt xoong lên bếp, cho hành củ vào phi thơm, cho tôm vào xào chín. Cho nước vào xâm xấp đun sôi, sau đó cho khoai từ vào nấu chín mềm. Và cuối cùng là nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi rắc hành lá lên. Liên kết ngoài.
1
null
Cá rắn Viper Thái Bình Dương, tên khoa học Chauliodus macouni, là một loài cá săn mồi sống ở độ sâu thẳm của biển sâu. Vào ban ngày nó có thể được tìm thấy từ 200–5000 m dưới bề mặt đại dương. Vào ban đêm nó bơi lên vào chiều sâu dưới 200m, nơi thực phẩm dồi dào hơn. Cá rắn Viper Thái Bình Dương chủ yếu ăn động vật giáp xác và cá nhỏ. Chúng thường đạt đến độ dài lên đến 1 foot và được coi là một ví dụ về động vật lớn biển sâu. Người ta tin rằng vây lưng đầu tiên phát sáng để thu hút con mồi. Cá rắn Viper Thái Bình Dương đặc trưng bởi miệng lớn, răng giống răng nanh dài và tia vây lưng dài (bằng nửa chiều dài cơ thể của nó).
1
null
Tạ An (chữ Hán: 謝安, 320 - 385), tên tự là An Thạch (安石), nguyên quán ở huyện Lịch Dương, Trần quận, là nhà chính trị, quân sự lớn và đại thần dưới thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ngay từ thời trẻ, Tạ An đã tỏ ra là người thông minh, nhân trí, được nhiều người đánh giá cao. Khi trưởng thành, ông từ chối chức quan nhỏ được nhận, về ẩn cư ở Đông Sơn vui thú điền viên. Mãi đến năm 360, khi tuổi gần 40, Tạ An mới tái xuất, trở lại triều đình làm quan, giữ chức Tư mã dưới quyền thái úy Hoàn Ôn. Về sau, ông được Thừa tướng-Cối Kê vương Tư Mã Dục tiến cử lên chức thái thú Ngô Hưng, không bao lâu sau lại được thăng lên làm Thị trung rồi Lại bộ thượng thư kiêm lĩnh Trung Hộ quân. Khi Tấn Giản Văn Đế lâm bệnh nặng, muốn truyền ngôi cho Hoàn Ôn, nhưng cuối cùng bỏ di chiếu đi. Ngay sau khi Giản Văn Đế qua đời, Hoàn Ôn lập tức đưa quân muốn tiêu diệt ông và Vương Thản Chi, nhưng Tạ An không ngần ngại ra thành áp chế Hoàn Ôn, khiến Hoàn Ôn không dám làm gì. Sau đó, ông tiếp tục trợ giúp đắc lực cho vua mới nối ngôi là Tấn Hiếu Vũ Đế, được thăng lên làm Thượng thư bộc xạ, Hậu tướng quân rồi Dương châu thứ sử kiêm Trung thư giám, Lục thượng thư sự, đô đốc các châu quận, Thái bảo, Vệ tướng quân, nắm được nhiều quyền lực lớn trong triều. Trong những năm đầu thời Hiếu Vũ Đế, Tạ An và nhiều thành viên trong gia tộc tích cực lo việc phòng thủ trước sự xâm lược của nước Tiền Tần ở phía bắc, kết quả giành được thắng lợi vang dội trong trận Phì Thủy vào năm 378, giải quyết được mối đe dọa từ phương bắc. Từ đó quyền lực của họ Tạ lấn át được cả triều đình, khiến tông thất nhà Tấn lo lắng. Đến năm 384, nhân Tiền Tần rối loạn, Tạ An đưa quân bắc phạt hòng thu phục lại miền bắc, lấy lại hai châu Lương, Ích, khiến ranh giới Nam-Bắc dời đến Hoàng Hà, mở rộng đáng kể lãnh thổ của nhà Tấn. Sau chiến công này, Tạ An chủ động từ bỏ quyền lực để tránh sự nghi ngờ của triều đình, đến ngày 22 tháng 8 năm 385, ông lâm bệnh và mất ở Kiến Khang, hưởng thọ 66 tuổi, được triều đình ban tặng chức vị Thái phó, tước vị Lư Lăng quận công, thụy là Văn Tĩnh và được an táng với lễ nghi long trọng. Ngoài những đóng góp trên lĩnh vực chính trị, Tạ An cũng để lại cho hậu thế nhiều áng văn hay như Lan Đình thi và nhiều câu danh ngôn nổi tiếng. Ông được sử sách đánh giá là một vị quan chính trực, tuy nắm nhiều quyền lớn nhưng không hề tỏ ra kết bè kết phái lũng đoạn triều chính như nhiều tướng lĩnh, quan lại đương thời, thường lấy đại cục làm trọng, nhiều lần điều hòa quan hệ giữ các phe cánh, góp phần làm ổn định nhà Tấn. Khi công thành danh tựu, ông không tham luyến quyền vị, chủ động rút lui kịp thời, nên được hậu thế trọng vọng và đánh giá cao. Thiếu niên thông tuệ. Tạ An xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trần quận là họ Tạ, nhiều đời giữ chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Tấn, được hiển vinh và giàu có, được nhân gian xưng tụng là "Tạ gia lan ngọc chân môn hộ". Phụ thân ông là Tạ Bầu làm quan đến chức Thái thường khanh, chức vụ lớn trong triều đình. Bản thân Tạ An từ nhỏ đã là người thông tuệ, tài cao, có tính tình trầm mẫn, thích đọc sách, được nhiều người đánh giá cao, trong đó có danh nhân ở Tiếu quận là Hoàn Di khen ông là "phong thần tú triệt". Đến năm mười ba tuổi thì thanh danh của ông đã trở nên rất nổi tiếng, vang xa đến tận quận Liêu Đông. Ẩn cư Đông Sơn. Về sau, Tạ An được nhận chức Trữ tác lang trong phủ Tư đồ, nhưng chỉ được một thời gian thì ông cáo bệnh, từ chức và ẩn cư ở vùng Đông Sơn. Trong thời gian này, ông kết thân với nhiều danh sĩ như Vương Hi Chi, Hứa Tuân (ngươi quận Cao Dương)... thường lai vãng, du ngoạn hay thưởng thức âm nhạc ở nhiều nơi trong quận Cối Kê. Một lần ông cùng Tôn Xước vượt biển du ngoạn thì gặp bão to làm mọi người hoảng sợ không yên, duy chỉ có Tạ An vẫn không tỏ vẻ gì mà còn khuyên mọi người bình tĩnh, hoảng sợ không có ích gì. Cuối cùng giông tố tan đi, mọi người trong thuyền đều an toàn. Cũng trong những năm tháng ẩn cư, Tạ An nổi tiếng với việc giáo dục con em của mình về nhiều lĩnh vực. Trong những người thân của ông, có cháu gái Tạ Đạo Uẩn là người giỏi, được ông rất yêu quý. Nghe thanh danh của ông, nhiều đại thần nắm quyền trong triều như Dương châu thứ sử Dữu Băng phái người đến quận mời ông ra làm quan, nhưng chỉ tháng sau ông từ chức ra về. Tiếp đến, ông không chịu nhận chức Lại bộ lang của Lại bộ thượng thư Phạm Uông tiến cử... Nhiều lần triều đình triệu Tạ An về kinh nhưng ông không đến, ẩn cư ở phía đông nam nhiều năm. Ông cũng thường đến núi Lâm An, ở trong nhà đá, có người bảo ông giống như Bá Di đời nhà Thương. Một lần nữa, đại thần Chu Nhân muốn dùng Tạ An ra giúp mình, nhưng ông cũng không nhận. Việc làm của ông được nhiều người xem trọng. Tể tướng nhà Tấn là Cối Kê vương Tư Mã Dục cũng cho rằng Tạ An có ưu điểm hơn người. Tái xuất triều đình. Năm 360, anh họ của Tạ An là Tạ Vạn làm Tây trung lang tướng, bị thua trận rồi bị phế làm dân thường. Dòng họ Tạ không còn người nào lĩnh chức quan lớn. Từ thời điểm đó, Tạ An mới bắt đầu tái xuất, được phong làm Tư mã trong phủ của thái úy Hoàn Ôn. Hoàn Ôn là đại tướng nắm quyền lớn trong tay, có mưu đồ cướp ngôi nhà Tấn nhưng Tạ An không đồng tình với Hoàn Ôn, thành ra lập trường chính trị đối lập rõ rệt, nhưng hai bên vẫn đánh giá cao về nhau. Về sau Hoàn Ôn muốn giết Tạ An, nhưng nghe nhiều người xưng tụng ông nên quyết định không ra tay. Không lâu sau Tạ Vạn chết, Tạ An xin từ chức chịu tang. Về sau ông được Thừa tướng-Cối Kê vương Tư Mã Dục (tức Giản Văn Đế về sau), tiến cử là Ngô Hưng thái thú. Từ khi ông nhận chức ở đó, bách tính được an cư lạc nghiệp. Mấy năm sau, Tạ An được thăng làm thị trung. Quyền hành của Hoàn Ôn trong triều ngày càng lớn, năm 370, Hoàn Ôn sau lần bắc phạt về kinh đã phế truất Tấn đế Tư Mã Dịch, lập Cối Kê vương Tư Mã Dục (Giản Văn đế), vu tội cho Vũ Lăng vương Tư Mã Hi, làm khuynh đảo triều đình. Tạ An cùng Vương Thản Chi, Vương Bưu liên hợp nhằm chống lại thế lực của Hoàn Ôn. Sang năm 372, Tấn Giản Văn Đế ốm nặng, Hoàn Ôn bèn tiến cử Tạ An đến thụ cố mệnh. Giản Văn Đế ban đầu muốn nhường ngôi cho Hoàn Ôn, bèn hạ lệnh nói: "Nếu con nhỏ có thể phò tá thì phò tá, còn nếu không thì cứ tự giữ lấy". Vương Thản Chi lại đốt bỏ di chiếu, khóc nói với hoàng đế: "Thiên hạ là của Tuyên, Nguyên, không thể do một tay bệ hạ định đoạt". Giản Văn Đế bèn đổi chiếu cho Hoàn Ôn phụ chính giúp con nhỏ, theo việc của Gia Cát Võ hầu và Vương Đạo ngày trước. Áp chế Hoàn Ôn. Giản Văn Đế mất, Hiếu Vũ Đế nối ngôi. Hoàn Ôn nghe tin mình không được nhận ngôi vua thì vô cùng tức giận, đưa quân vào kinh hô to khẩu hiệu: "Tru Vương Tạ, di Tấn đình", có ý giết Tạ An và Vương Thản Chi. Trữ thái hậu sai hai ông đến Tân Đình đón Hoàn Ôn. Vương Thản Chi lo sợ, đến hỏi kế Tạ An. Tạ An không đổi sắc mặt mà đáp: "Nhà Tấn còn hay mất là ở chuyến đi này" rồi đến gặp Hoàn Ôn. Thấy ông đến, Hoàn Ôn cho trưng nhiều binh ra dọa làm cho Vương Thản Chi sợ đến biến sắc. Tạ An vẫn bình tĩnh nói với Ôn: Hoàn Ôn cười, bảo rằng mình vô tri nên không biết, rồi triệt binh, đàm luận chuyện vui với Tạ An luôn một ngày. Việc đe dọa kinh sư của Hoàn Ôn chấm dứt. Sang năm 373, Hoàn Ôn chết, mối đe dọa Hoàn Ôn cướp ngôi kẻ như tiêu tan. Trước lúc chầu trời, Hoàn Ôn thượng thư lên Tấn triều cầu gia phong cửu tích. Tạ An chần chừ kéo dài thời gian. Không lâu sau Hoàn Ôn chết, không được cửu tích. Triều đình từ đó do Tạ An và Vương Thản Chi phò tá. Sau cái chết của Hoàn Ôn, Tạ An tìm cách lấy lòng nhưng thực chất là chia rẽ nội bộ họ Hoàn, phong cho em Hoàn Ôn là Hoàn Xung từ Dương châu thứ sử là Kinh châu thứ sử, Kinh châu thứ sử Hoàn Hoát làm Chinh tây tướng quân, đốc quân sự năm châu Kinh, Dương, Ung, Giao, Quảng, chuyển đến Cô Thục; Cánh Lăng thái thú Hoàn Thạch Tú là Ninh Viễn tướng quân, đóng ở Tầm Dương..., bề ngoài ban chức trọng nhưng thực ra là cắt mất quyền lực của họ qua việc đưa người họ Hoàn ra khỏi ba châu quan trọng là Dương, Từ và Duyện. Đẩy lui quân Tần. Tạ An lại mời Trữ thái hậu (Hoàng hậu của Tấn Khang Đế) chấp chính. Tạ An được thăng làm Bộc xa, thứ sử Dương châu và thống lĩnh bộ lại, cùng phụ chính với Vương Bưu Chi và Vương Thản Chi. Tuy nhiên sang năm 375, Vương Thản Chi mất, Tạ An chỉ còn phụ chính một mình. Ông cho rằng việc triều chính phải do tất cả đại thần cùng tham gia bàn bạc, không hài lòng với việc giao hết triều đình cho hoàng tộc đảm nhiệm. Năm 376, Tấn Hiếu Vũ Đế đã trưởng thành, bắt đầu tự quyết định chính sự. Tạ An được thăng lên chức Trung thư giám, Phiêu kị tướng quân Lục thượng thư sự, quyền hành như một vị tể tướng. Trong thời gian đầu làm tể tướng, Tạ An thấy rằng biên cương thường có giặc cướp hoành hành, hai châu Lương, Ích ít khi được yên, nhưng vẫn không dùng chính sách tiết kiệm, mặt khác ra lệnh cấm dân say rượu và tăng thuế. Khi cung thất bị hư hại, Tạ An ra lệnh tu sửa mặc dù trong nước vẫn còn bạo động nhưng nhân dân đều vui vẻ tuân theo. Về sau, Tạ An tiếp tục được thăng lên đến chức Thị trung, đô đốc năm châu Dương, Dự, Từ, Duyện, Thanh. Cũng trong lúc đó, nước Tiền Tần đã thống nhất được miền bắc và lăm le đe dọa tới miền nam. Năm 373, vua Tần là Phù Kiên sai quân tấn công và chiếm Lương châu và Ích Châu. Sang năm 376, Tiền Tần tiêu diệt chư hầu của nhà Tấn là nước Bắc Lương, đánh tan của quân cứu viện của triều đình. Trước sự đe dọa của Tiền Tần, Tạ An cho di cư dân ở lưu vực sông Hoài Hà về nam. Sang năm 377, thành Quảng Lăng thiếu một tướng phòng thủ, Tạ An bèn tiến cử cháu là Tạ Huyền làm Duyện châu thứ sử, Vệ tướng quân, lo việc phòng thủ ở Giang Bắc, còn mình lo việc phòng thủ ở hạ du Trường Giang. Tạ Huyền ở Duyện châu tích cực tập hợp binh lực, về sau phát triển thành Bắc phủ quân, một đội quân nổi tiếng cuối thời Đông Tấn. Năm 378, Phù Kiên sai con là Chinh Nam tướng quân Phù Phi dẫn 7 vạn quân tiến công thành Tương Dương, còn bản thân Phù Kiên thống lĩnh 10 vạn quân ở phía nam, phân quân tam lộ cùng tiến đánh Tương Dương. Trước lực lượng của quân Tần, đến tháng 2 năm 379, thành Tương Dương bị phá. Sau đó, Phù Kiên lại phái Bành Siêu tấn công Bành Thành và Hoài Nam. Trước tình thế ấy, Tạ An cho bố trí năm vạn quân phòng thủ chặt chẽ vùng Quảng Lăng. Cuối cùng, Tạ Huyền bốn lần liên tiếp đánh tan quân Tần, buộc Phù Kiên lui quân. Sau trận này, Tạ An được triều đình thăng làm Kiến Xương huyện công, Vệ tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam ti.. Tháng 8 năm 383, Hoàn Xung dẫn 10 vạn quân bắc phạt Tiền Tần. Phù Kiên phái Phù Duệ, Mộ Dung Thùy, Diêu Trường và Mộ Dung Vĩ ra nghênh chiến, quân đông gần 90 vạn, lại lấy em là Phù Dung làm tiên phong. Tháng 7 cùng năm, Hoàn Xung rút về phía nam thì sang tháng 8, Phù Kiên lập tức nam hạ. Được tin, Tạ An sai Tạ Thạch là Đại đô đốc, Tạ Huyền làm tiên phong, cùng 8 vạn quân mã do Tạ Diễm, Hoàn Y chỉ huy, phân quân tam lộ nghênh địch. Đến tháng 11, Tạ Huyền phái Lưu Lao Chi dẫn 5000 quân, đánh bại quân Tần ở Lạc Giản, chém 10 tướng và diệt 5 vạn quân chủ lực của Kiên. Đến tháng 12 cùng năm, trận Phì Thủy nổ ra, Tạ Huyền, Tạ Diễm và Hoàn Y suất 7 vạn quân, tiêu diệt và đánh bại hoàn toàn lực lượng đông đảo của Tiền Tần, chém chết Phù Dung, giành được thắng lợi to lớn. Bắc phạt mở đất. Sau trận thắng Phì Thủy, Tạ An chuẩn bị việc bắc phạt nhằm giành lại đất đai miền bắc. Ông nói: "Tiểu nhân bối đại phá tặc", sau đó ổn định dân tâm ở Kiến Khang. Năm 384, Tạ An dâng biểu thỉnh bắt phạt, được triều đình thăng làm đô đốc quân sự 15 châu Dương, Giang, Kinh, Tư, Dự, Từ, Duyện, Thanh, Ký, U, Tịnh, Ninh, Ích, Ung, Lương. Sau trận chiến Phì Thủy, Hoàn Xung cũng mất, bèn đem con cháu họ Hoàn phó thác cho Tạ An. Tạ An lại đổi Tạ Huyền làm Thứ sử hai châu Kinh, Giang, phong cho gia tộc họ Hoàn, thiết lập quan hệ giữa Tạ thị và Hoàn thị. Đến tháng 8, Tạ An sai Tạ Huyền đưa quân từ Quảng Lăng bắc tiến, thu phục các châu Duyện, Thanh, Tư, Dự, mặt khác các cánh quân họ Hoàn cũng giành lại Lỗ Dương, Lạc Dương cùng hai châu Lương, Ích. Ranh giới bắc nam được chuyển từ Hoài Hà-Hán Thủy đến phía bắc Trường Giang, lãnh thổ Đông Tấn được mở rộng đáng kể. Qua đời. Sau thắng lợi ở lần bắc phạt, quyền thế họ Tạ trở nên rất lớn, Tạ Thạch làm Trung thư lệnh, Tạ Huyền làm Tiền tướng quân, sau lại được thăng làm Thái bảo, làm cho nội bộ hoàng gia lo ngại, nhất là Cối Kê vương Tư Mã Đạo Tử, con trai thứ của Giản Văn Đế, cộng thêm gương của Hoàn Thạch bị mất chức. Trước việc ấy, Tạ An quyết định từ bỏ quyền lực để tránh gây mâu thuẫn. Năm 385, tháng 4, Tạ An dâng biểu xin ra trấn Quảng Lăng, đốc suất bắc phạt. Nhưng không lâu sau, Lưu Lao Chi bị Mộ Dung Thùy đánh bại ở Nghiệp Thành, cuộc bắc phạt chấm dứt, Tạ An bèn đổi tiến công sang phòng thủ lại phòng tuyến Hoàng Hà, củng cố những vùng đã chiếm được. Tháng 8 năm 385, Tạ An bệnh nặng, bèn trở về Kiến Khang chữa trị. Đến ngày 22 năm đó, ông qua đời ở kinh đô, hưởng thọ 66 tuổi. Lễ tang của Tạ An được tiến hành theo nghi lễ giống Hoắc Quang đời Hán, Vương Đạo và Hoàn Ôn. Tấn Hiếu Vũ Đế đích thân đến viếng, ban ông tước Lư Lăng quận công, thụy là Văn Tĩnh. Di sản. Tạ An để lại cho đời sau nhiều áng văn hay, nổi tiếng như hai bài phú Lan Đình thi... Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều câu danh ngôi nổi tiếng như Ngoài ra Tạ An cũng là một nhà thư pháp xuất sắc, được hậu thế ca ngợi. Thư pháp của ông có nét giống với đại văn hào Vương Hi Chi. Ông tỏ ra cảm động khi nghe thuyết Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bèn thượng tấu đề chữ khen ngợi. Đánh giá. Hậu thế thường so sánh Tạ An với tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch bởi hai người có rất nhiều nét giống nhau như cùng làm quan đến chức tể tướng, tên tự của Tạ An trùng với húy của Vương... Vương An Thạch về sang ẩn cư ở Kim Lăng đã có lần đến nơi ở của Tạ An lúc sinh thời và bày tỏ niềm khâm phục đối với ông. Nhà thơ Lý Bạch thời nhà Đường có thơ khen Tạ An Ngoài ra còn có nhiều bậc danh nhân khác cũng đánh giá cao Tạ An như Tô Thức, Trần Lượng đời Tống, Vương Phu Chi đời nhà Minh... Dân gian từ đó đến nay thường gọi Tạ An với những danh xưng kính trọng như Tạ Thiên tuế, Tạ Thánh vương, Tạ vương công, Tạ lão nguyên suất, Quảng Huệ thánh vương, Quảng Huệ tôn vương, Quảng Ứng thánh vương, Quảng Ứng tôn vương, Hiển tế linh vương... Thời Đường, tướng Trần Nguyên Quang dẫn quân tiến đến vùng Chương Châu, thăm đất hương hỏa của Tạ An đã tôn ông làm Quảng Huệ vương. Từ đó, danh xưng Quảng Huệ vương trở nên nổi tiếng và nhiều người truyền tụng từ vùng Chương Châu đến Phúc Kiến, Nam Dương và cả đảo Đài Loan. Nhiều nơi ở các vùng đất này đã lập miếu thờ cho ông và tôn sùng như một vị thần.
1
null
Thái Công ("chữ Hán" 太公) là thụy hiệu của một số vị vua chư hầu trong lịch sử Trung Quốc, sau này nó trở thành tôn hiệu của những vị tiên sư của một ngành nghề hoặc người cha trong gia đình, ngoài ra Thái Công còn là tước hiệu của một số vị quân chủ ở Châu Âu.
1
null
Bánh tằm khoai mì là một món bánh tráng miệng dân dã của người dân Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người từ nông thôn đến thành thị. Gọi là bánh tằm vì bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm. Bánh tằm khoai mì ăn hơi dai, có mùi dừa thơm và béo ngậy, thường ăn chung với mè rang chín, đậu phộng và đường trắng. Hình dáng. Bánh tằm khoai mì thường có hình dáng thon dài như con tằm nhưng cũng có những hình dáng khác như hình vuông, hình chữ nhật nhỏ … tùy vào thị hiếu của người làm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì … Vỏ bánh thường được bọc bởi dừa nạo thái nhuyễn nhìn như những sợi tơ trắng của con tằm. Mùi vị. Bánh tằm khoai mì cũng như các loại bánh làm bằng khoai mì khác đều có vị ngọt bùi của khoai mì(sắn). Khi ăn, người ta thường cho thêm muối mè rang chín, đường trắng hoặc nước cốt dừa, làm cho bánh trở nên béo ngậy, thơm mùi mè. Nguyên liệu. Bánh tằm khoai mì gồm những nguyên liệu dân dã, rẻ tiền nên được nhiều người ưa chuộng. Các nguyên liệu chính gồm: Các bước thực hiện. Cách làm bánh tằm khoai mì tương đối đơn giản, dễ làm. Gồm các bước chính sau: Sự nhầm lẫn. Do đều được làm từ khoai mì và có tên gọi gần giống nhau nên bánh tằm khoai mì thường bị nhầm lẫn với bánh tầm bì. Tuy nhiên hai loại bánh này hoàn toàn khác nhau về mùi vị lẫn xuất xứ. Bánh tằm khoai mì có xuất xứ từ vùng Nam bộ, còn bánh tầm bì có xuất xứ từ miền Tây.
1
null
Eugen Otto Freiherr von Hügel (20 tháng 9 năm 1853 tại Stuttgart – 4 tháng 1 năm 1928 tại Nonneau) là một sĩ quan quân đội Württemberg, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Cuộc đời. Hügel sinh vào tháng 9 năm 1853 ở Stuttgart, và là thiếu sinh quân tại Trường quân sự Ludwigsburg kể từ ngày 20 tháng 9 năm 1868 cho tới ngày 20 tháng 7 năm 1870. Sau đó, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 4 Württemberg, sau này là Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 122 "Hoàng đế Franz Josef của Áo, Vua Hungary" (số 4 Württemberg), với cấp bậc Chuẩn úy. Ông đã chiến đấu cùng với đơn vị của mình trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được lên quân hàm Thiếu úy vào ngày 30 tháng 12 năm 1870. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với thắng lợi quyết định của người Đức, ông trở về nước và được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 22 tháng 5 năm 1876. Sau đó, ông được lên chức Đại úy vào ngày 24 tháng 2 năm 1885, Thiếu tá vào ngày 17 tháng 9 năm 1892, Thượng tá vào ngày 22 tháng 5 năm 1899 rồi Đại tá vào ngày 18 tháng 3 năm 1901. Cũng trong thời gian này ông được điều vào phục vụ trong bộ tham mưu của nhiều trung đoàn. Ba năm sau khi được phong cấp bậc Thiếu tướng vào ngày 22 tháng 4 năm 1905, Hügel trở thành Trung tướng đồng thời lãnh chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 2 ở Đông Phổ kể từ ngày 18 tháng 8 năm 1908 cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1912. Sau đó, ông được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được triệu hồi khi có chiến tranh), đồng thời được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào tháng 8 năm 1914, Hügel được triệu hồi và ban đầu, ông được bổ nhiệm làm Phó Tướng tư lệnh của Quân đoàn XIII (Vương quốc Württemberg) tại Stuggart ngày 2 tháng 8. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 8 năm 1914, ông được cử làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn Trừ bị XXVI mới được thành lập từ các lực lượng tình nguyện, và chỉ huy quân đoàn này tham gia trận Ypres lần thứ nhất. Vào ngày 28 tháng 8 năm 1916, để ghi nhận những công trạng của ông trên Mặt trận phía Tây, ông được tặng thưởng Thập tự xanh, phần thưởng quân sự cao quý nhất của Phổ, tiếp theo đó ông được phong thưởng Thập tự Chỉ huy của Huân chương Chiến công Württemberg vào ngày 20 tháng 2 năm 1918. Vào tháng 9 năm 1916, Quân đoàn Trừ bị XXVI được điều về phía Nam để yểm trợ cho các lực lượng tham gia trận sông Somme. Tháng 10 năm đó, Von Hügel chỉ huy một phân bộ quân của Tập đoàn quân số 2 ở phái Nam sông Somme trong một thời gian ngắn, nhưng không lâu sau đó quân đoàn trừ bị của ông được sung vào Tập đoàn quân số 3 dưới quyền chỉ huy của tướng Karl von Einem tham chiến tại Champagne, nơi "Cụm quân Dormoise" được hình thành từ các lực lượng dưới quyền ông vào mùa xuân năm 1917. Ít lâu trước khi Đức phát động cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918, Hügel từ nhiệm và về hưu vào ngày 6 tháng 3 năm 1918. Để tưởng thưởng những cống hiến lâu dài của ông, ond9u7o5c7 vua Württemberg phong tặng Vương miện đính kèm Đại Thập tự của Huân chương Friedrich, và được Đức hoàng Wilhelm II tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I đính kèm Thanh gươm. Ông từ trần vào tháng 1 năm 1928.
1
null
Ước lượng hợp lý cực đại (trong tiếng Anh thường được nhắc đến với tên MLE, viết tắt cho Maximum Likelihood Estimation) là một phương pháp trong thống kê dùng để ước lượng giá trị tham số của một mô hình xác suất dựa trên những dữ liệu quan sát được. Phương pháp này ước lượng các tham số nói trên bởi những giá trị làm cực đại hóa likelihood function. Các ước lượng thu được cũng được viết tắt là MLE (Maximum Likelihood Estimates). MLE được sử dụng chung với các phân tích thống kê khác. Lấy ví dụ khi chúng ta muốn ước lượng chiều cao nói chung của chim cánh cụt cái trưởng thành, nhưng lại không thể nào đo được chiều cao của tất cả chim cánh cụt trong một quần thể (do ràng buộc về thời gian hoặc chi phí). Bằng việc giả sử chiều cao trong quần thể được phân phối chuẩn với các tham số (giá trị trung bình và phương sai) chưa biết, chúng ta chỉ cần khảo sát chiều cao của một vài cá thể mẫu trong quần thể và dùng MLE để ước lượng các tham số này. Khi nhìn vào các chiều cao mẫu đã thu thập, có thể hình dung là, phương pháp MLE sẽ tìm ra cách giải thích hợp lý nhất cho những chiều cao nhận được đó. Theo quan điểm của Suy diễn Bayes, MLE là một trường hợp đặc biệt của Maximum A Posteriori estimation (MAP), phương pháp đưa ra giả thiết về phân phối đều của các tham số. Trong suy diễn tần số, MLE lại là một trong số rất nhiều các phương pháp ước lượng tham số mà không cần dự đoán trước về phân phối. Việc dự đoán trước này được tránh bằng cách không khẳng định về xác suất của các tham số mà chỉ khẳng định về xác suất của các ước lượng, do các ước lượng đã được định nghĩa đầy đủ với các dữ liệu quan sát được và mô hình xác suất. MLE được nhà toán học R. A. Fisher phát triển vào khoảng năm 1912-1922. Nguyên lý. Từ quan điểm thống kê, một tập hợp cho trước các quan sát là một mẫu ngẫu nhiên từ một quần thể nào đấy. Mục đích của xấp xỉ hợp lý cực đại là tìm ra một suy luật về quần thể đó mà có thể nhất sinh ra mẫu đấy, đặc biệt là phân phối xác suất chung của các biến ngẫu nhiên formula_1, không nhất thiết độc lập và có cùng phân phối. Ta cho ứng với mỗi phân phối xác suất một vector duy nhất formula_2 các tham số mà đánh số phân phối xác suất với một được tham số hóa formula_3 Phương pháp MLE được xây dựng dựa trên likelihood function, formula_4. Ta được cho trước một mô hình xác suất, nói cách khác là một họ các phân phối formula_5, với formula_6 là tham số (có thể ở dạng dữ liệu nhiều chiều) cho mô hình. MLE tìm kiếm giá trị của formula_6 để formula_4 đạt cực đại. Như đã nói ở trên, có thể hình dung là MLE đi tìm cách giải thích hợp lý cho các dữ liệu quan sát được. Từ phương pháp này ta có định nghĩa về ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimates) như sau: nếu giá trị lớn nhất đó có tồn tại. Thường thì dùng logarit tự nhiên của likelihood function (còn gọi là log-likelihood) làm hàm mục tiêu sẽ thuận tiện hơn: Ta cũng có thể dùng hàm log-likelihood trung bình: Dấu mũ nằm trên formula_12 là kí hiệu cho estimator. Thật vậy, formula_13 xấp xỉ log-likelihood kỳ vọng của một quan sát duy nhất trong mô hình. Lưu ý rằng, dù dùng hàm mục tiêu là likelihood function hay log-likelihood, kết quả cũng như nhau, vì log là hàm tăng ngặt.
1
null
Ếch bay Wallace hay Ếch bay sông Abah (tên khoa học Rhacophorus nigropalmatus) là một loài ếch tìm thấy ít nhất là từ bán đảo Mã Lai về phía tây Indonesia. Nó được đặt tên theo nhà sinh vật học, Alfred R. Wallace, người đã thu thập các mẫu vật đầu tiên được xác định chính thức.
1
null
Wilhelm Graf von Kanitz (28 tháng 1 năm 1846 tại Podangen – 10 tháng 2 năm 1912 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến chức Trung tướng và Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 20 tại Hannover. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Thân thế. Wilhelm sinh vào tháng 1 năm 1846 ở Podangen, trong một gia đình quý tộc cổ von Kanitz. Ông là con trai của Emil Carl Ferdinand Graf von Kanitz (1807 – 1877), Tổng giám đốc Lãnh thổ ("General-Landschaftsdirektors") vùng Đông Phổ, thành viên Viện Đại biểu Phổ và Viện Quý tộc Phổ về sau này (1868 – 1877), với bà Charlotte von Sydow (1820 – 1868), người Nhà Stolzenfelde ở Neumark. Ông là em trai của nghị sĩ hùng biện nổi tiếng Hans Graf von Kanitz. Sự nghiệp quân sự. Thời trẻ, Kanitz học Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Trường Tu viện Roßleben, sau đó ông học Luật ở Đại học Heidelberg, nơi ông gia nhập Liên đoàn Sinh viên Saxoborussia. Vào ngày 18 tháng 5 năm 1866, với cấp hàm Chuẩn úy, ông gia nhập một "đội kỵ binh thế phẩm" ("Ersatzeskadron", đơn vị ở lại Sở chỉ huy Trung đoàn) của Trung đoàn Thương kỵ binh số 11 (số 2 Brandenburg). Đội kỵ binh đã được chuyển thành một lực lượng cơ động và Kaniz đã chiến đấu cùng đơn vị của mình trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo vào năm 1866. Vào tháng 1 năm 1867, ông được đổi sang Tiểu đoàn số 1 Jäger (bộ binh nhẹ) và tại đây, ông được thăng quân hàm Thiếu úy vào ngày 10 tháng 8 năm 1867. Kể từ năm 1870 cho đến năm 1871, ông tham chiến trong cuộc chiến tranh chống Pháp của các quốc gia Đức, và được phong thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II trong cuộc chiến này. Năm sau (1872), Kanitz được chuyển sang Trung đoàn Phóng lựu Hộ vệ số 109 (số 1 Baden), sau đó ông được lên cấp bậc Thượng tá vào ngày 11 tháng 3 năm 1873, được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Bộ binh số 58 vào năm 1874 rồi vào tháng 5 năm 1876, ông được cắt cử vào phục vụ Bộ Tổng tham mưu trong vòng một năm. Tiếp theo đó, ông được đổi sang Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào năm 1877. Tại đây, 3 năm sau, ông được phong chức Đại úy và Đại đội trưởng vào năm 1880, rồi được phong cấp Thiếu tá vào năm 1889, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Hỏa mai vào năm 1891, Thượng tá trong Bộ Tham mưu vào năm 1895 và Đại tá vào năm 1897. Sau đó, vào ngày 27 tháng 1 năm 1898, Kanitz được lãnh chức Chỉ huy trưởng Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 4 Vương hậu Augusta. 3 năm sau (1901), ông được giao tạm quyền chỉ huy ("Führung") Lữ đoàn Bộ binh số 39 đóng tại Hannover, vào ngày 19 tháng 6 năm 1901, ông được lên quân hàm Thiếu tướng đồng thời được thụ phong chức Lữ đoàn trưởng. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1905, ông được thăng hàm Trung tướng và nắm tạm quyền chỉ huy Sư đoàn số 20. Vào năm 1906, theo yêu cầu của ông, ông được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được triệu hồi khi có chiến tranh). Sau khi từ nhiệm, ông được nhận ghế Chủ tịch Ủy ban Quản lý "Quỹ Hoàng đế Wilhelm đối với thương binh Đức" vào năm 1907. Năm năm sau, ông từ trần vào tháng 12 năm 1912 ở Berlin.
1
null
Giải Demidov () là một giải thưởng khoa học quốc gia của Đế quốc Nga được trao hàng năm cho các viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, và là một trong các giải thưởng khoa học uy tín nhất và lâu đời nhất trên thế giới, có ảnh hưởng tới các giải thưởng cùng loại, trong đó có giải Nobel. Lịch sử. Năm 1831 Pavel Nikolaievich Demidov, người đại diện của gia đình Demidov nổi tiếng, đã lập ra giải thưởng khoa học mang tên ông. Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Nga) được chọn làm cơ quan trao giải này. Năm 1832, Sergei Uvarov, chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg trao giải này lần đầu. Từ năm 1832 tới 1866 Viện hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg đã trao 55 giải thưởng đầy đủ (5.000 ruble) và 220 giải thưởng từng phần. Trong số những người đoạt giải có nhiều nhà khoa học Nga nổi tiếng như: người sáng lập lãnh vực giải phẫu và sáng chế phương pháp giữ cố định chỗ gãy xương bằng thạch cao, Nikolai Pirogov; nhà địa lý kiêm người đi biển Adam Johann von Krusenstern; người sáng tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố, Dmitri Mendeleev; nhà phát minh động cơ điện, Boris Yakobi; cùng nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác. Từ năm 1866, 25 năm sau khi Pavel Demidov qua đời, thời hạn tài sản di tặng của ông chấm dứt nên giải này đã bị ngưng. Năm 1993, do sáng kiến của phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga Gennady Mesyats và thống đốc tỉnh Sverdlovsk Eduard Rossel, giải Demidov lại được phục hồi để trao cho những thành tựu xuất sắc trong khoa học tự nhiên và nhân văn. Những người đoạt giải được tuyển chọn trong số các viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Theo truyền thống thì hàng năm Viện tuyển chọn 3 hoặc 4 viện sĩ để trao giải. Giải thưởng gồm một huy chương, một bằng chứng nhận, và khoản tiền là 10.000 dollar Mỹ. Buổi lễ trao giải thưởng diễn ra tại dinh thống đốc tỉnh Sverdlovsk, ở thành phố Yekaterinburg, Nga. Những người đoạt giải cũng có bài nói chuyện ở Đại học vùng Ural.
1
null
Tư Mã Hi (chữ Hán: 司馬晞, 316 - 381), tức Vũ Lăng Uy vương, tên tự là Đạo Thúc (道叔), là đại thần, tông thất nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Tư Mã Hi là con trai thứ của Tấn Nguyên Đế, vua thứ năm của nhà Tấn, cũng là vị vua đầu tiên của thời kì Đông Tấn (317 - 420). Mẹ ông là Vương phu nhân. Do xuất thân hoàng tử nên Tư Mã Hi nhanh chóng nắm được nhiều chức vụ trọng yếu khi tuổi còn rất trẻ. Năm 318, khi Tấn Nguyên Đế đăng quang, đã phong cho ông làm Vũ Lăng vương. Đến những năm đầu Hàm Hòa (326-334), ông được bổ làm Tán kị thường thị, Tả tướng quân, nhưng về sau đổi làm Trấn quân tướng quân. Năm 342, Tấn Khang Đế (người gọi Tư Mã Hi là chú ruột) lên ngôi, thăng chức quan của ông lên làm Thị trung rồi Bí thư giám. Năm 345, ông được thăng làm Trấn quân Đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam ti và sang 352 (thời Mục Đế, con Khang Đế), Tư Mã Hi được bổ làm Thái tể, chức vụ rất cao trong triều đình. Tấn thư đánh giá Tư Mã Hi là người không có học thức nhưng có tài năng quân sự, do đó bị Đại tư mã Hoàn Ôn đố kị. Tháng 1 dương lịch năm 372, Hoàn Ôn phế Hoàng đế Tư Mã Dịch, lập em trai Tư Mã Hi là Cối Kê vương Tư Mã Dục làm vua, tức Tấn Giản Văn Đế, từ đó trở thành người khống chế triều chính. Cùng năm đó, tháng 11 Hoàn Ôn thượng biểu lên Giản Văn Đế, vu cho Tư Mã Hi tội mưu phản, bảo Giản Văn Đế phế đi. Giản Văn Đế đành nghe theo, giáng ông và con trai làm dân thường. Tuy nhiên Hoàn Ôn vẫn không chịu bỏ qua, lại ép Tân Thái vương Tư Mã Triều dâng thư vu Tư Mã Hi cùng Tác phẩm lang Ân Quyển, Thái tể trưởng sử Dữu Sai, Duyện Tào Tú, Xá nhân Lưu Cường phản nghịch, yêu cầu giết chết Tư Mã Hi. Giản Văn Đế nhất định không chịu, trả lời rằng nếu như không bảo vệ được anh trai thì mình sẽ thoái vị. Hoàn Ôn biết tin, đột nhiên biến sắc, từ đó không dám nhắc đến việc ấy nữa, đồng ý phế ông làm dân thường, đưa Tư Mã Hi và các con trai ông đến quận Tân An. Năm 381, Tư Mã Hi mất ở Tân An, hưởng dương 66 tuổi. Tấn Hiếu Vũ Đế nghe tin, đến Tây Đường khóc tang, đón gia quyến của ông về kinh rồi truy phong ông làm Tân Ninh quận vương, thụy là Uy vương. Lúc đó hai con lớn của ông là Tư Mã Tống và Tư Mã Phùng đã chết, đế bèn truy phong Tống làm Cấp sự trung, Phùng làm Tán kị lang, còn Tư Mã Tuân được kế thừa tước vương. Sang năm 388, Tư Mã Hi được khôi phục tước Vũ Lăng vương. Tư Mã Tuân sau làm quan đến chức Thái bảo.
1
null
Lương Xuân Việt với quân hàm thiếu tướng lục quân là vị tướng người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Tiểu sử. Ông là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái. Ông có mẹ sinh năm 1937, sinh sống tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ và cha ông là cựu Thiếu tá Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam Việt Nam) Lương Xuân Đương, đã qua đời năm 1997 ở tiểu bang California. Khi tới Mỹ vào năm 1975, sau khi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, cậu bé Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn Thành phố Mountain View, tiểu bang California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học và cao học (thạc sĩ) khoa học quân sự tại Đại học Nam California, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu úy Bộ binh, năm 1987 và được chọn vào danh sách sĩ quan hiện dịch. Đồn trú tại Colorado, ông lần lượt giữ chúc vụ trung đội trưởng rồi đại đội phó Bộ binh. Ông được đề bạt sang Sư đoàn 101 Biệt kích dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng rồi lữ đoàn trưởng. Ông lần lượt giữ các chức vụ tác chiến cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cũng như tham mưu và huấn luyện. Trước khi được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm vào chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn 101 Không kỵ, ông đã làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, Trung đoàn 505 Bộ Binh Nhảy Dù Hoa Kỳ vào năm 2005 và chiến đấu tại chiến trường Iraq với cấp bậc trung tá phục vụ "Chiến Dịch Người Iraq Tự do". Thăng cấp đại tá, ông trở thành lữ đoàn trưởng cho chiến trường Afghanistan . Năm 2012, ông được cử về đại học Stanford để tham gia huấn luyện chính trị cao cấp. Ông được Chính phủ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ ngày 20 tháng 5 năm 2014 (chính thức tấn phong ngày 6 tháng 8 năm 2014), trở thành tướng Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ. Ông làm Tư lệnh phó Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Hoa Kỳ), phụ trách hành quân tác chiến Tháng 5 năm 2017 ông được thăng cấp thiếu tướng, là phó tư lệnh của Quân đoàn 8 đóng tại Hàn Quốc. Ngày 28 tháng 8 năm 2018, trong lễ chuyển giao tại Trại Zama, thiếu tướng Lương Xuân Việt nhận nhiệm vụ Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, kế nhiệm thiếu tướng James Pasquarette. Đơn vị của ông có 2.500 binh sĩ, nhân viên dân sự và các thành viên gia đình, chịu trách nhiệm khai thác 16 cơ sở (cảng và kho tiếp vận) ở vùng đại lục và đảo Okinawa của Nhật Bản . Ngày 25 tháng 6 năm 2021, ông bàn giao chức vụ Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản cho Chuẩn tướng Joel B.Vowell, và nghỉ hưu sau 34 năm phục vụ.
1
null
Georg Freiherr von Gayl (25 tháng 2 năm 1850 tại Berlin – 3 tháng 5 năm 1927 tại Stolp, Pommern) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và cuộc trấn áp phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc. Với cấp bậc Thượng tướng Bộ binh, ông đã tham gia nhiều trận đánh khốc liệt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), và được tặng thưởng Huân chương Quân công vì thành tích của mình trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918. Tiểu sử. Georg sinh vào tháng 2 năm 1850 ở Berlin, trong một gia đình có dòng dõi nhà binh, và là con trai của Thượng tướng Bộ binh về sau này Wilhelm Freiherr von Gayl (1814 – 1879). Một trong những tổ phụ của ông, Otto Wilhelm Ernst von Gayl, đã được vua Friedrich Wilhelm III của Phổ trao tặng Huân chương Quân công vào ngày 25 tháng 8 năm 1810. Sau khi học tập trong quân đoàn thiếu sinh quân, Gayl đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 96 (số Thüringen) tại Gera với cấp hàm Thiếu úy vào ngày 12 tháng 4 năm 1869. Ông đã cùng với đơn vị của mình chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II trong cuộc chiến. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1871 cho đến ngày 1 tháng 1 năm 1872, Gayl làm sĩ quan phụ tá của Tiểu đoàn III, sau đó ông giữ chức sĩ quan phụ tá trung đoàn cho đến ngày 30 tháng 9 năm 1873. Tiếp theo đó, ông được cắt cử vào học tại Học viện Quân sự Phổ từ ngày 1 tháng 10 năm 1873 cho tới tháng 7 năm 1876. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1877, Gayl được lên quân hàm Trung úy, sau đó ông được đổi làm sĩ quan phụ tá Lữ đoàn Bộ binh số 30 tại Koblenz vào ngày 11 tháng 12 năm đó. Sau một năm rưỡi phục vụ ở đây, Gayl được điều vào Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin. Ở đây, ông làm việc trong vòng 3 năm, sau đó ông được đổi sang Trung đoàn Phóng lựu Hộ vệ "Vua Friedrich Wilhelm III" (số 1 Brandenburg) số 8 tại Frankfurt (Oder). Đồng thời với việc lên chức Đại úy, ông được bổ nhiệm làm một chức Đại đội trưởng trong trung đoàn của mình. Ông nắm cương vị này cho đến ngày 3 tháng 12 năm 1884, tiếp theo đó ông vào Bộ Tổng tham mưu trong một thời gian ngắn rồi gia nhập Bộ Tham mưu của Quân đoàn X. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1886, Gayl được chuyển làm Sĩ quan tham mưu thứ nhất trong Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 8, và được lãnh chức vụ tương tự trong Bộ Tham mưu của Quân đoàn IX ba năm sau đó. Trong thời gian này, ông được phong cấp bậc Thiếu tá vào ngày 22 tháng 3 năm 1889. Với cấp hàm này, Gayl được ủy nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn II của Trung đoàn Bộ binh số 76 "Hamburg" (số 2 Hansestadt) vào ngày 26 tháng 11 năm 1892. Sau khi ông được thăng hàm Thượng tá vào ngày 14 tháng 5 năm 1894, Gayl gia nhập Bộ Tham mưu trung đoàn vào ngày 18 tháng 8 năm 1894. Sau đó, vào ngày 27 tháng 1 năm 1895, Gayl một lần nữa chuyển vào phục vụ Quân đoàn IX, và kể từ đây ông là Tham mưu trưởng của quân đoàn. Đến ngày 25 tháng 11 năm 1898, với quân hàm Đại tá (được phong vào ngày 22 tháng 3 năm 1897), ông được lãnh chức Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh số 27 "Vương tử Louis Ferdimand của Phổ" (số 2 Magdeburg) số 27. Gần hai năm sau, Gayl được phong quân hàm Thiếu tướng với hiệu lực vào ngày 12 tháng 8 năm 1900. Chẳng bấy lâu sau đó, ông được nhậm chức Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần trong Bộ Chỉ huy Tối cao quân đội ở phương Đông dưới quyền Thống chế Alfred von Waldersee vào ngày 18 tháng 8 năm 1900. Trong cuộc trấn áp phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Gayl đã phát động một cuộc viễn chinh đến Trương Gia Khẩu và từ năm 1901, ông là Tham mưu trưởng của Bộ Chỉ huy Tối cao quân đội ở phương Đông. Để ghi nhận công trạng của ông tại Trung Quốc, Đức hoàng Wilhelm II đã tặng ông Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi và Thanh gươm. Sau khi Bộ Chỉ huy Tối cao quân Đức ở phương Đông hoàn thành nhiệm vụ và được giải tán, Gayl được đưa vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee") vào ngày 21 tháng 6 năm 1901. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1901, tướng Gayl được giao một chức vụ chỉ huy mới: ông trở thành Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 14 đóng tại Halberstadt. Ông nắm giữ cương vị cho đến ngày 27 tháng 1 năm 1903, khi ông được chuyển vào Bộ Tổng tham mưu, và tại đây ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Đồng thời, ông cũng là Tham mưu trưởng Cục Thanh tra quân đội I ở Danzig kể từ ngày 18 tháng 5 năm 1903. Gần một năm sau, Gayl được thăng cấp hàm Trung tướng vào ngày 24 tháng 4 năm 1904, rồi được lãnh nhiệm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 21 vào ngày 13 tháng 2 năm 1906. Sau hai năm chỉ huy sư đoàn này, ông được xuất ngũ ("zur Disposition") đồng thời được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1912, Gayl được phép mặc quân phục của Trung đoàn Bộ binh số 27 "Vương tử Louis Ferdinand của Phổ" (số 2 Magdeburg). Vào năm 1912, ông được bầu vào Viện Quý tộc Phổ. Ông đã thực hiện một nhiều chuyến du ngoạn và vài lần đến thăm các thuộc địa và xứ bảo hộ của Đức. Trở về Đức, ông đã đọc nhiều bài thuyết trình về những điều mà ông tai nghe mắt thấy. Năm 1913, ông trở thành Phó Chủ tịch hành pháp của Hiệp hội Thuộc địa Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc tổng động viên vào ngày 1 tháng 8 năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Gayl được triệu hồi và ban đầu ông được bổ nhiệm làm "Tư lệnh Thế phẩm Tối cao với nhiệm vụ đặc biệt" ("Höherer Ersatz-Kommandeur z.b.V."). Vào ngày 20 tháng 8 năm 1914, ông được lãnh chức Chỉ huy trưởng Sư đoàn Thế phẩm số 10 ("10. Ersatz-Division") mới được thành lập, một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 10 và cùng với đơn vị này ông đã chiến đấu trong trận đánh ở Lorraine từ ngày 20 cho đến ngày 21 tháng 8 năm 1914. Về sau, cũng trong năm đó, sư đoàn đã tham gia giao chiến khốc liệt giữa sông Meuse và Moselle, trước khi họ được chuyển sang Flirey trong tình trạng chiến tranh chiến hào. Vào năm 1916, sư đoàn của ông tham chiến trong trận sông Somme, sau đó họ phải rời mặt trận này do kiệt sức và được điều đến vùng Champagne. Tại đây, họ chiến đấu trong cục diện chiến tranh trận địa phía trước Verdun trong vòng vài tháng và tham gia trận sông Aisne lần thứ hai vào năm 1917. Gayl được bãi nhiệm vào ngày 24 tháng 5 năm 1917 và sau đó ông được chuyển vào ngạch Sĩ quan Trừ bị. 3 tháng sau, vào ngày 24 tháng 8 năm 1917, ông được giao quyền chỉ huy Sư đoàn Dân quân số 13, khi ấy đang án ngữ tại tuyến phòng ngự Siegfried. Mặc dù đơn vị này chỉ được trang bị và tổ chức với tầm cỡ của một sư đoàn phòng ngự trên chiến tuyến ("Stellungsdivision"), họ đã tham gia trận đột phá chiến tuyến của phe Hiệp ước ở St. Quentin-Le Fére. Họ được vượt sông Oise thành công và đánh bật quân địch về kênh Crozat và Chauny. Nhờ thắng lợi của sư đoàn, Gayl được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ vào ngày 8 tháng 5 năm 1918. Trong năm cuối của cuộc chiến, Gayl chỉ huy tham gia trận bão táp tại cao nguyên Chemin des Dames, và cuối cùng họ tham chiến tại cao nguyên Woëvre. Sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết vào tháng 11 năm 1918, sư đoàn của ông rút lui về nước, nơi họ được phục viên và giải thể. Sau đó, Gayl giải ngũ vào ngày 2 tháng 12 năm 1918 và về hưu. Ông từ trần vào tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Pommern.
1
null
Cá đao răng nhỏ Đại Tây Dương (tên khoa học Pristis pectinata), còn được gọi là Cá đao rộng, là một cá đao của họ Pristidae, được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ở các vùng ven biển của Đại Tây Dương, bao gồm cả Địa Trung Hải. Báo cáo từ các nơi khác bây giờ được cho là nhầm lẫn với các loài cá đao khác. Loài này là loài cực kỳ nguy cấp, nó đạt đến một chiều dài lên đến 7,6 m (25 ft).
1
null
Cá đao đuôi nhỏ hay Cá đao xanh, tên khoa học Pristis zijsron, là một loài cá đao trong họ Pristidae, được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới biển của Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và đông Châu Phi tới Papua New Guinea, phía bắc đến phía nam Trung Quốc, và phía nam New South Wales, Úc, giữa vĩ độ 21 ° N, 37 ° S. Loài này là Cực kỳ nguy cấp và có thể đạt chiều dài lên đến 7,3 mét (24 ft).
1
null
Protanguilla palau là loài cá chình duy nhất hiện nay đã biết trong chi Protanguilla, và chi này cũng là chi duy nhất đã biết trong họ Protanguillidae. Các cá thể của loài cá chình này được phát hiện khi đang bơi vào tháng 3 năm 2010 trong một hang động nước sâu tại một rạn san hô viền bờ ngoài khơi Palau. Đặc trưng. Cơ thể của loài cá chình này rất nhỏ và thanh mảnh, chỉ dài khoảng 18 cm. Chúng có một mảnh trước hàm thứ hai và dưới 90 đốt sống, các đặc trưng trước đây chỉ tìm thấy ở các loài cá chình đã hóa thạch. Tập hợp đầy đủ các tấm lược mang trong các cung mang của chúng trước đây chưa bao giờ được tìm thấy ở cá chình, nhưng là phổ biến ở cá xương. Nó cũng khác biệt với các loài cá chình còn sinh tồn khác, và một số nhà khoa học ước tính nó phải rẽ nhánh ra khỏi các loài cá chình khác trong bộ Anguilliformes khoảng 200 triệu năm trước, trong đại Trung Sinh. Trong cây phát sinh chủng loài đề cập trong bài báo năm 2012, Johnson và ctv cũng cho rằng nó có quan hệ chị em với phần còn lại của bộ Anguilliformes . Vì thế nó không những chỉ là loài duy nhất của chi mà còn là của họ của chính nó, cũng như được các nhà khoa học nhắc tới như là một "hóa thạch sống". Tuy nhiên, trong năm 2013, có 2 bài báo lại cho rằng nó không phải có quan hệ chị em với phần còn lại của bộ Anguilliformes mà là có quan hệ chị em với họ Synaphobranchidae, một trong các họ rẽ ra sớm nhất của bộ này.
1
null
"This Is War" là bài hát của ban nhạc rock Mỹ Thirty Seconds to Mars, từ album phòng thu thứ ba của họ This Is War. Được viết bởi giọng ca chính Jared Leto, bài hát đã được phát hành như đĩa đơn thứ hai từ album trên đài phát thanh Mỹ vào ngày 08 Tháng 3 năm 2010, và physical single được phát hành vào ngày 26 tháng 3 năm 2010. Music video. MV được quay vào ngày 07 Tháng Tư 2010. Một teaser dài 30 giây được phát hành và video âm nhạc đã được chẩn bị để ra mắt vào tháng 6 năm 2010. Tuy nhiên, nó đã bị trì hoãn. Bộ phim có 30 Seconds to Mars như người lính Mỹ đến Afghanistan. Video được cho là bị rò rỉ trên 01 Tháng Tư 2011. Để đáp ứng sự rò rỉ, ban nhạc tuyên bố rằng họ sẽ phát hành video dài đầy đủ sớm. Vào ngày 06 Tháng 4 năm 2011, gần một năm sau khi đoạn video được quay, nó cuối cùng đã được phát hành. Nó cho thấy ban nhạc ăn mặc như lính Mỹ tuần tra các sa mạc trong một chiếc xe Humvee bọc thép trong khi hiển thị các cảnh chiến tranh và lãnh đạo trong khi một số đơn vị chưa biết quan sát họ và hành động của họ. Gần cuối của video, các phương tiện quân sự khác nhau (chiếc Humvee, xe tăng, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến) đang bay dường như không thể kiểm soát trên họ, dồn về một đống. Chiếc Humvee cũng bị hút vào đó. Máy quay cho thấy một đống hình thành từ xa, nó được tiết lộ rằng tạo thành một kim tự tháp khổng lồ, lơ lửng trên sa mạc. Video được đạo diễn bởi Edouard Salier. Nó đã giành được video của năm trên MSN Latinoamérica.
1
null
USS "Hamilton" (DD–141) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi được cải biến thành tàu quét mìn nhanh DMS-18, rồi thành tàu phụ trợ AG-111 trước khi ngừng hoạt động và tháo dỡ sau khi chiến tranh kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Archibald Hamilton. Thiết kế và chế tạo. "Hamilton" được đặt lườn vào ngày 8 tháng 6 năm 1918 tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Dolly Hamilton Hawkins, cháu 5 đời của Trung úy Hamilton, và được đưa ra hoạt động vào ngày 7 tháng 11 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. G. Coman. Lịch sử hoạt động. Những năm giữa hai cuộc thế chiến. Đặt căn cứ tại San Diego, "Hamilton" tham gia các cuộc tập trận và cơ động dọc theo bờ biển California cùng với Hải đội Khu trục 17. Vào mùa Hè năm 1920, nó còn tham gia các cuộc thực hành ngư lôi và thả khói bảo vệ tại vùng biển Hawaii. Các cuộc tập trận và thực hành sẵn sàng chiến đấu trải rộng từ bờ biển Thái Bình Dương cho đến Hawaii được tiếp tục cho đến khi "Hamilton" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 20 tháng 7 năm 1922. "Hamilton" nhập biên chế trở lại vào ngày 20 tháng 1 năm 1930, và sau khi chạy thử máy, đã chuyển đến cảng nhà mới ở Norfolk vào ngày 26 tháng 11. Nó phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu, hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ suốt năm 1931, rồi quay trở lại San Diego vào tháng 1 năm 1932. Sau một năm hoạt động canh phòng máy bay và tập trận dọc theo bờ biển California, nó lại được chuyển sang vùng bờ Đông, đi đến Norfolk vào ngày 29 tháng 1 năm 1933. Đặt căn cứ tại Newport, Rhode Island, nó phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu trong các hoạt động tại chỗ và thực hành cho đến năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu vào mùa Thu năm đó, "Hamilton" tham gia cùng các tàu khu trục khác hộ tống tàu bè Hoa Kỳ và các tàu trung lập khác đi về phía Bắc đến tận Iceland và Greenland. Nó tiếp tục nhiệm vụ này cho đến khi được cải biến thành một tàu quét mìn nhanh vào tháng 6 năm 1941. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn DMS-18 vào ngày 17 tháng 10 năm 1941, nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ Đông và tại khu vực Bắc Đại Tây Dương. Thế Chiến II. Sau khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 thúc đẩy Hoa Kỳ tham chiến, "Hamilton" làm nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải ven biển từ New York về phía Nam đến tận vùng Kênh đào Panama. Khu vực biển Caribe và vùng biển ngoài khơi mũi Hatteras đặc biệt đầy dẫy tàu ngầm U-boat Đức, và hơn một lần "Hamilton" đã tấn công các tàu U-boat trông thấy trên mặt nước hay phát hiện qua máy dò âm. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1942 "Hamilton" cứu vớt 39 người sống sót từ chiếc bị trúng ngư lôi về phía Bắc Bermuda. Việc đổi chiều trong chiến tranh đã kéo "Hamilton" khỏi nhiệm vụ hộ tống vận tải duyên hải vào mùa Thu năm 1942, khi nó được điều động vào thành phần tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. Nó khởi hành vào ngày 24 tháng 10 cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 34 dưới quyền Chuẩn đô đốc Henry Kent Hewitt, một phần của hạm đội đổ bộ khổng lồ. Hai tuần sau, nó tuần tra ngoài khơi vùng biển Maroc, làm nhiệm vụ bảo vệ chống tàu ngầm và hỗ trợ hỏa lực cho đợt tấn công đầu tiên, khi Đồng Minh đổ bộ lên Casablanca, Oran và Algiers vào ngày 8 tháng 11 năm 1942. "Hamilton" tiếp tục ở lại ngoài khơi bờ biển Bắc Phi cho nhiệm vụ quét mìn và hộ tống từ Casablanca cho đến tháng 12, khi nó lên đường quay trở về Xưởng hải quân Brooklyn, đến nơi vào ngày 26 tháng 12. Trong một năm tiếp theo nó hoạt động hộ tống vận tải, trải rộng từ Iceland cho đến vùng biển Caribe. Khởi hành từ vào ngày Norfolk 3 tháng 12 năm 1943, "Hamilton" băng qua kênh đào Panama năm ngày sau đó và đi đến San Diego vào ngày 16 tháng 12. Từ đây, nó tiếp tục đi Trân Châu Cảng, và sau một giai đoạn huấn luyện ngắn, lại lên đường đi đảo san hô Kwajalein, mục tiêu chính tại quần đảo Marshall. Khi lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ tại đây vào ngày 31 tháng 1 năm 1944, "Hamilton" làm nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải và hỗ trợ hỏa lực cho cuộc chiếm đóng. Khi Kwajalein được bình định, nó rút lui về Noumea, Nouvelle-Calédonie để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng quần đảo Admiralty. Tại Nouméa, "Hamilton" gia nhập một lực lượng gồm thêm ba tàu khu trục sàn phẳng cũ được cải biến thanh tàu quét mìn nhanh: , và , để hình thành nên một đơn vị quét mìn sơ khởi. Nhiệm vụ của các con tàu này là đi vào vùng cảng đối phương ba đến năm ngày trước ngày D để quét mìn và chuẩn bị khu vực thả neo an toàn cho lực lượng đổ bộ. Thực hiện dưới hỏa lực pháo duyên hải đối phương, công việc nguy hiểm này chịu tổn thất rất lớn; trong đơn vị ban đầu chỉ có "Hamilton" sống sót qua chiến tranh. Dưới hỏa lực kháng cự không hề tắt của đối phương, "Hamilton" và nhóm của nó tiến vào cảng Seeadler thuộc quần đảo Admiralty vào ngày 2 tháng 3 năm 1944 để bặt đầu các hoạt động quét mìn. Sau khi cuộc tấn công được tung ra, nó tiếp tục ở lại khu vực chiến trường bảo vệ các tàu vận chuyển và tuần tra chống tàu ngầm cho đến đầu tháng 4, khi nó quay về Nouméa để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Aitape. Sau các hoạt động quét mìn tại đây trước khi diễn ra cuộc đổ bộ vào ngày 22 tháng 4, nó làm nhiệm vụ quét mìn trong khu vực quần đảo Solomon, rồi chuẩn bị cho chiến dịch chiếm đóng quần đảo Mariana. Tiến vào cảng Saipan vào ngày 13 tháng 6, "Hamilton" giúp dọn đường cho cuộc tấn công. Cuộc chiếm đóng Saipan quan trọng không chỉ riêng bản thân nó, mà còn dẫn đến Trận chiến biển Philippine trong các ngày 19 và 20 tháng 6, vốn còn có tên lóng là "Cuộc săn vịt trời Marianna vĩ đại" vì số lượng lớn máy bay Nhật bị bắn rơi. Máy bay cất cánh từ tàu sân bay và tàu chiến dưới quyền chỉ huy của các Đô đốc Raymond A. Spruance và Marc A. Mitscher đã tiêu diệt hầu hết máy bay trên tàu sân bay Nhật, bắn rơi 395 máy bay và 31 thủy phi cơ. Ngoài ra, các tàu ngầm và đã đánh chìm các tàu sân bay hạm đội Nhật "Shōkaku" và "Taihō" trong khi máy bay có công đánh chìm chiếc thứ ba, tàu sân bay hạng nhẹ "Hiyō". Vào ngày mà sự kháng cự có tổ chức của Nhật tại Saipan kết thúc, 9 tháng 7, "Hamilton" khởi hành từ Eniwetok để tham gia bắn phá và quét mìn chuẩn bị cho cuộc đổ bộ tiếp theo tại Guam. Lần này, một giai đoạn bắn phá kéo dài diễn ra trước khi nó tiến vào cảng; và vào ba ngày trước ngày D, 21 tháng 7, nó bắt đầu quét mìn lối ra vào. Sau khi bảo vệ các tàu vận chuyển ở khu vực phía sau, nó quay trở về Trân Châu Cảng để sửa chữa. Hoạt động quét mìn tiếp theo của nó là tại Pepeliu. Đi đến ngoài khơi Palaus vào ngày 12 tháng 9 năm 1944, "Hamilton" hợp cùng đơn vị của nó rà soát qua các eo biển bị rải mìn dày đặc; chỉ riêng tại eo biển Kossol, các tàu khu trục quét mìn đã phá hủy 116 quả mìn. Vì thành tích này mà đơn vị quét mìn của "Hamilton" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận chuyển, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải từ khu vực tập trung đi đến Palaus để chuẩn bị cho chiến dịch chiếm đóng quần đảo Philippine. Nó khởi hành từ đảo Manus thuộc quần đảo Admiralty vào ngày 10 tháng 10 và đi vào vịnh Leyte vào ngày 17 tháng 10. Ba ngày trước khi các sư đoàn Lục quân đổ bộ lên bờ, "Hamilton" rà quét các eo biển chung quanh đảo Diriagat và vịnh Looc dọc đường tiến vào các bãi đổ bộ. Hạm đội thường xuyên chịu đựng các cuộc không kích của đối phương. Trong Trận chiến vịnh Leyte diễn ra sau đó từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10, Hải quân Đế quốc Nhật Bản hầu như bị đánh bại; tàu ngầm, máy bay và hạm tàu nổi Hoa Kỳ đã đánh chìm ba thiết giáp hạm, bốn tàu sân bay, sáu tàu tuần dương hạng nặng và bốn tàu tuần dương hạng nhẹ cùng chín tàu khu trục. Tổn thất về phía Mỹ là hai tàu sân bay hộ tống, một tàu sân bay hạng nhẹ và ba tàu khu trục. Trận chiến này đã đặt dấu chấm hết cho Nhật Bản như là một cường quốc hải quân có mối đe dọa quan trọng; và dọn đường cho những cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào chính quốc Nhật Bản. Đi đến Manus vào ngày 31 tháng 10, "Hamilton" được bảo trì, sửa chữa và nghỉ ngơi trước khi lại lên đường vào ngày 23 tháng 12 chuẩn bị cho việc đổ bộ lên vịnh Lingayen. Khi chiếc tàu quét mìn vượt qua eo biển vào ngày 6 tháng 1 năm 1945, máy bay tấn công cảm tử kamikaze đối phương hết đợt này đến đợt khác lao đến tấn công. Nó đã vượt qua các cuộc không kích này mà không thiệt hại; và sau khi lực lượng tấn công đổ bộ lên vịnh Lingayen vào ngày 9 tháng 1, nó tiếp tục ở lại khu vực làm nhiệm vụ bảo vệ và hộ tống vận tải cho đến ngày 1 tháng 2, khi nó lên đường đi Saipan. Từ Saipan, "Hamilton" lại đi đến khu vực chiến sự, lần này ngoài khơi Iwo Jima. Bắt đầu hoạt động quét mìn từ ngày 16 tháng 2, nó không chịu hư hại hay thương vong nào, nhưng đã phải trợ giúp cho tàu chị em bị mất động lực do trúng trực tiếp một quả bom vào ngày 18 tháng 2. Ngoài việc trợ giúp dập tắt các đám cháy dữ dội, nó còn chuyển lên tàu để săn sóc những người bị thương nặng. Sau khi lực lượng Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên Iwo Jima vào ngày 19 tháng 2, "Hamilton" tuần tra ngoài khơi hòn đảo cho đến ngày 27 tháng 2, rồi quay trở lại đây vào ngày 7 tháng 3 trong vai trò hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp liệu. Ba ngày sau, nó lên đường quay trở về Eniwetok; nhưng trên đường đi, nó đổi hướng để cứu vớt 11 người thuộc đội bay một chiếc B-29 Superfortress bị rơi vào ngày 11 tháng 3. "Hamilton" quay về Trân Châu Cảng ngang qua Eniwetok vào ngày 25 tháng 3 năm 1945, và sau một đợt huấn luyện ngắn, hướng trở về nhà. Khi băng qua bên dưới cầu Golden Gate vào ngày 8 tháng 4, chiếc tàu khu trục đã thực hiện hành trình trên khắp Thái Bình Dương. Được dự định đại tu và hiện đại hóa, nó đi vào ụ tàu tại Richmond, California; nhưng nó được xếp lớp lại như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-111 vào ngày 6 tháng 5 năm 1945 và được đưa ra khỏi ụ tàu. Con tàu kỳ cựu trải qua những tháng cuối cùng của chiến tranh tiến hành các hoạt động thử nghiệm quét mìn dọc theo bờ biển California ngoài khơi Santa Barbara. Hai tuần trước khi Nhật Bản đầu hàng, "Hamilton" đi đến căn cứ khu trục tại San Diego, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 16 tháng 10 năm 1945. Lườn tàu được bán cho hãng Hugo Neu tại Thành phố New York để tháo dỡ vào ngày 21 tháng 11 năm 1946. Phần thưởng. "Hamilton" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
1
null
Phêrô Nguyễn Văn Nho (1937 – 2003) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam. Ông từng đảm nhận vai trò Giám mục phó của Giáo phận Nha Trang từ năm 1997 đến năm 2003, Giám đốc Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang trong hơn 20 năm, từ năm 1975 đến năm 1997. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyễn Văn Nho từng đảm trách vai trò Phó Tổng Thư ký Hội đồng phụ trách Giáo tỉnh Huế nhiệm kỳ 1998 – 2001 và Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Thánh nhạc và Nghệ thuật Thánh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2001 – 2004. Thân thế và tu tập. Giám mục Nguyễn Văn Nho sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937 tại Võ Cạnh, Võ Cang thuộc Giáo xứ Bình Cang, xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thuộc Giáo phận Nha Trang. Nguyễn Văn Nho là người con thứ 9 của ông Nguyễn Điền. Mới 11 tuổi (1948), cậu bé Nho được gia đình đưa vào học tại Tiểu Chủng viện Nha Trang và học tại đây cho đến năm 1954. Từ năm 1955 đến năm 1957, ông làm giám thị tại Tiểu Chủng viện Làng Sông, Quy Nhơn. Trong ba năm tiếp theo, ông học tại trường Providence, Thiên Hựu – Huế. Năm 1960, ông học tại Giáo hoàng Học viện Piô X, Đà Lạt và tốt nghiệp bằng cử nhân thần học. Thời kỳ linh mục. Ngày 21 tháng 12 năm 1967, Phó tế Phêrô Nguyễn Văn Nho được Giám mục Giáo phận Nha Trang Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận truyền chức linh mục.. Năm 1968, linh mục Nguyễn Văn Nho lấy thêm bằng cử nhân văn chương tại Đại học Đà Lạt. Ông là bạn học cùng lớp với chủng sinh Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Từ năm 1968 – 1971, ông làm hiệu trưởng kiêm giám luật và giám học tại Tiểu Chủng viện Sao Biển. Năm 1971, ông được cử đi du học tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana và tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Tín Lý và Truyền giáo vào năm 1974 với luận án: "Đối Thoại Liên Tôn Giáo Trong Xã Hội Việt Nam Theo Công Đồng Vatican II". Tại Rôma, ông đã có quan hệ thân thiết với linh mục trẻ Giuse Võ Đức Minh, sau này trở thành người tiếp nối nhiệm vụ của ông. Linh mục Nho thường nói với linh mục Minh: "cậu là chú em của mình". Trong thời gian du hoc ở nước ngoài từ năm 1971 đến năm 1975, ông tham gia công tác mục vụ truyền giáo tại nhiều nước Châu Âu như: Ý, Đức, Pháp, Áo...và nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như: New York, Oregon, California... Khi biến cố năm 1975 xảy ra, ông vội vã trở về Việt Nam, trước ngày 30 tháng 4 chỉ vài ngày. Sau khi về Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Nho được cử làm Giám đốc và Giáo sư Đại Chủng viện Sao Biển, đây là nơi đào tạo linh mục cho Giáo phận Nha Trang. Trong giai đoạn khó khăn, linh mục Nguyễn Văn Nho luôn quan tâm chăm sóc và hỗ trợ nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các chủng sinh. Ông được ghi nhận là một người có đóng góp lớn cho đại chủng viện này trong quá trình hình thành và phát triển. Từ năm 1979, linh mục Nho được bổ nhiệm kiêm nhiệm thêm vai trò linh mục chánh xứ Giáo xứ Hà Dừa từ năm 1979, do Chủng viện bị ngừng hoạt động. Linh mục Nho còn kiêm nhiệm giữ chức "Đào tạo Ơn gọi" của Giáo phận Nha Trang. Chính trong thời gian này, ông đã dạy cho người dân ở đây cách làm rượu nho hình thành nên một làng nho ở Khánh Hòa.. Từ năm 1991, ông thôi giữ vai trò linh mục chánh xứ Hà Dừa, chỉ còn giữ vai trò Giám đốc Đại chủng viện Sao Biển. Chủng viện được tái lập nhằm đào tạo linh mục cho ba giáo phận Nha Trang, Ban Mê Thuột và Qui Nhơn, Giám đốc Chủng viện Nguyễn Văn Nho khởi công xây dựng cơ sở mới. Ông góp phần lớn vào việc đào tạo chủng sinh cũng như cơ sở vật chất của Chủng viện. Thời kỳ giám mục. Ngày 21 tháng 4 năm 1997, Tòa Thánh loan báo Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Văn Nho làm Giám mục phó Giáo phận Nha Trang với quyền kế vị. Lễ tấn phong cho vị giám mục Tân cử được cử hành cách trọng thể sau đó vào ngày 18 tháng 6 cùng năm, với phần nghi thức truyền chức chính yếu được cử hành bởi vị chủ phong là Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục chính tòa Nha Trang và hai vị phụ phong là Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt và Tôma Nguyễn Văn Trâm, giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Năm 1998, Hội đồng Giám mục Việt nhóm họp Đại hội lần 7, các giám mục nhất trí bầu chọn giám mục Nguyễn Văn Nho làm Phó Tổng Thư ký Hội đồng, phụ trách giáo tỉnh Huế, kế vị giám mục Phêrô Trần Thanh Chung. Trong thời gian làm Giám mục, ông đặc biệt ưu tiên cho việc đào tạo ứng sinh linh mục và gửi nhiều linh mục đi du học ở nước ngoài. Ông đàm trách vai trò Cố vấn Thường trực của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Phaolô Nguyễn Văn Hòa. Ngoài vai trò phụ giúp cho Giám mục chính tòa Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục Nguyễn Văn Nho chú trọng đến công tác xã hội. Dù với chức vụ giám mục gặp nhiều hạn chế về công việc, giám mục Nho âm thầm đến thăm và hỗ trợ cho các người dân tộc Jaglai vùng Liên Sơn, Ninh Sơn, Sông Pha tỉnh Ninh Thuận, các Vùng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà. Ngoài giúp đỡ người nghèo, các linh mục đảm nhiệm công tác mục vụ tãi các vùng khó khăn được giám mục Nho âm thầm hỗ trợ để lo cho người nghèo. Các chuyến thăm viếng và dâng lễ tại các vùng khó khăn, giám mục Nho thường vận động các mạnh thường quân đi thực tế cùng mình để nhằm mục đích kêu gọi hỗ trợ về sau. Vật phẩm hỗ trợ lên đến nhiều tấn gạo, thuốc men, quần áo, phẩm vật được vận chuyển đến tận nơi hoặc nhờ các linh mục phân phát. Chí tính riêng lễ Phục Sinh năm 2003, cùng với văn phòng Mục vụ và Bác ái Xã hội, ông hỗ trợ một số tiền lớn cho các người nghèo và người dân tộc, kể cả hàng nhiều tấn phẩm vật và quần áo mới và cũ từ các giáo dân. Ngoài các công việc hỗ trợ người khó khăn, giám mục Nguyễn Văn Nho còn quan tâm nhiều đến việc phát triển đời sống văn hóa xã hội, như đào tạo nhân lực, nâng đỡ những tài năng trẻ, nâng đỡ những sinh viên nghèo, tài trợ các quán ăn sinh viên. Năm 2001, Giám mục Nguyễn Văn Nho được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Thánh Nhạc và Nghệ thuật Thánh nhiệm kỳ 2001 – 2004 trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 2003, giám mục Nho hoàn toàn khỏe mạnh, vẫn tham dự các hoạt động thường ngày như dâng lễ, ăn mừng tân chức giáo phận. Ngày hôm sau, ông bị ngất và chiều cùng ngày chuyển gấp vào Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông nhiều lần ngất đi và tỉnh lại, cho đến khuya ngày 21 tháng 5 năm 2003 thì qua đời. Nghi thức tẩm liệm sau đó được cử hành ngày 22 tháng 5 và rạng sáng 23 tháng 5 rời Thành phố Hồ Chí Minh tiến về Nha Trang. Từ ngày 23 tháng 5, các dòng tu và hội đoàn dâng nhiều lễ cầu nguyện cho cố giám mục. Lễ an táng Giám mục Nguyễn Văn Nho cử hàng vào sáng ngày 27 tháng 5 và mộ phần ông đặt cạnh giám mục Marcello Piquet Lợi, giám mục Tiên khởi giáo phận Nha Trang. Lễ an táng giám mục Nho cử hành bởi 19 giám mục, trên 400 linh mục khắp miền Việt Nam, trên 600 nam nữ tu sĩ các Hội Dòng và Chủng sinh và khoảng 10 ngàn giáo dân. Ngoài ra, còn có mấy trăm điện thư phân ưu và lẵng hoa cùng một số bệnh nhân ngồi trên các xe lăn trong lộ trình đưa đám tang lễ. Tông truyền. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nho được tấn phong giám mục năm 1997, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi: Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nho là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:
1
null
SidusHQ hay iHQ (Hangul: 싸이더스HQ; Romaja quốc ngữ: SsaideoseuHQ) là một trong những công ty quản lý nghệ sĩ hàng đầu tại Hàn Quốc, được thành lập tháng 1 năm 2001. Được biết đến là "Tổ chức đầy quyền lực của ngành công nghiệp giải trí châu Á", công ty tham gia vào hoạt động quản lý nghệ sĩ và sản xuất phim truyền hình/âm nhạc.
1
null
Zastava M77 là loại LMG do công ty vũ khí Zastava oružje chế tạo, súng được phát triển dựa trên khẩu AK-47. Được thiết kế để sử dụng đạn tiêu chuẩn của phương Tây để dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các nước ở khu vực này. Thiết kế. M77 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay, làm mát bằng không khí giống như AK để có được độ tin cậy cao trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt nhưng sử dụng đạn 7.62x51mm NATO. Nòng súng được rèn nguội và để làm mát hiệu quả nó được làm trông giống như mũi khoan từ phần gắn ống trích khí trở vào trong ốp lót tay. Thiết kế này giúp súng tản nhiệt nhanh hơn để nòng súng không bị biến dạng đảm bảo được sự chính xác trong trường hợp phải bắn liên tục trong thời gian dài. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Súng tích hợp thêm chân chống chữ V có thể gấp lại để sử dụng trong các trường hợp cần đến. Báng súng của súng có thể gấp lại hay cố định tùy yêu cầu khi đặt hàng. Hộp đạn rời của súng chứa 20 viên.
1
null
Một người đàn ông tốt hay một chàng trai tốt, một người tốt là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong công luận nói chung, trong xã hội, báo chí và trong văn hóa đại chúng mô tả một người đàn ông trưởng thành với những đặc điểm của Giáo sư Nad như thân thiện và tôn trọng mọi người xung quanh, dũng cảm, có chính kiến, ưu tiên sự phát triển bản thân theo con đường đúng đắn , lạc quan, tích cực, lịch sự, lãng mạn và có khí chất riêng. Đặc điểm. Sự mô tả tốt bụng được sử dụng cả hai nghĩa tích cực hay tiêu cực. Khi được sử dụng tích cực nó được dùng để ngụ ý một người đàn ông, người mà đặt nhu cầu của người khác trước khi chính mình tức luôn luôn quan tâm đến người khác nhất là với phụ nữ, một người luôn thấu hiểu, luôn quan tâm chia sẻ những tâm sự, tâm tư của người phụ nữ và luôn đem lại những cảm tình, thiệt cảm với phụ nữ. Trong bối cảnh của một mối quan hệ, nó cũng có thể là đặc điểm của sự trung thực, lòng chân thành, sự ân cần, lãng mạn, lịch sự, lịch lãm và tôn trọng. Khi được sử dụng trong một bối cảnh tiêu cực một chàng trai tốt ngụ ý một nam người không quyết đoán hoặc quá khờ khạo trong tình yêu, không thể hiện cảm xúc thật của mình. Nhìn chung, một mẫu người đan ông tốt là mong muốn của chị em phụ nữ trong việc tìm kiếm một tấm chồng cho riêng mình. Một người đàn ông tốt như thế nào tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận của người phụ nữ cụ thể, tuy nhiên có một số đặc điểm chung để nhận dạng một người đàn ông tốt hay các phẩm chất ở một người đàn ông tốt gồm: Cần lưu ý rằng một người đàn ông tốt không chỉ đơn thuần là những anh chàng bóng bẩy, đẹp trai, hài hước, giỏi ăn nói thường rất hấp dẫn phái đẹp, nhất là phút đầu tiên, hoặc là người đàn ông có tiền, có nhà, có xe, đẹp trai, học giỏi, tài năng, phong độ, khí chất... mà một chàng trai tốt phải là ở nhân phẩm, đạo đức, cách hành xử và điều này được xác định qua thời gian. Cũng có tâm sự chia sẻ của phụ nữ Việt Nam trong thời nay cho rằng, chỉ là người tốt thôi thì chưa đủ mà cần phải có thêm nhiều điều kiện khác mới có thể hạnh phúc.
1
null
Hang Xóm Trại là hang trong núi đá vôi thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Từ thành phố Hòa Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, sau đó rẽ trái đường 12B khoảng 8 km, tiếp tục rẽ trái theo đường liên xã Tân Lập khoảng 4 km là đến di tích. Hang nằm ở phía đông sườn núi khu Trại . Năm 2011, Hang Xóm Trại đã xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia. Ngày nay, di tích đã được tôn tạo phục vụ cho mục đích tham quan và nghiên cứu. Mô tả. Hang Xóm Trại nằm ở độ cao 15 m so với thung lũng, cửa hang rộng 8 m quay theo hướng đông. Lòng hang rộng, trần hang lõm sâu vào như hai quả trứng gà dính liền nhau. Cửa hang cao 10 m, hang ăn sâu vào trong khoảng 13 m. Đặc biệt hơn, lẫn trong lối đi vào và trên vách hang có vô số vỏ ốc hóa thạch từ nghìn năm trước bám chặt vào đá. Theo các nhà khảo cổ, chỉ một diện tích nhỏ khoảng một mét khối đã có đến 40000 con ốc hóa thạch chen chút dày đặc. Lịch sử khảo sát. Hang Xóm Trại được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện lần đầu tiên vào năm 1975. Qua nhiều lần khai quật, kết quả đã cho thấy Hang Xóm Trại vừa là nơi sinh sống lâu dài vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân văn hóa Hòa Bình. Đây là di chỉ có niên đại sớm nhất cách đây 21 nghìn năm và được xem là di tích khảo cổ tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á.
1
null
Mộ Dung Khác (chữ Hán: 慕容恪, ? 367), tên tự là Huyền Cung (玄恭), là tôn thất, người nhiếp chính ở nước Tiền Yên, một trong mười sáu nước Ngũ Hồ trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Mộ Dung Khác là con trai thứ tư của Mộ Dung Hoảng, thủ lĩnh người Tiên Ti cát cứ ở miền bắc Trung Quốc với bà Cao thị. Trong hoàn cảnh nhà Tấn suy yếu, nhiều nước ở phía bắc nổi dậy, Mộ Dung Hoảng đã xưng tước Yên vương và trở nên độc lập với triều đình nhà Tấn ở Kiến Khang. Mộ Dung Khác từ thuở nhỏ đã có tình thận trọng, có đức độ, tuy nhiên do mẹ không được yêu nên ông cũng không được Mộ Dung Hoảng coi trọng. Chỉ đến năm 15 tuổi, ông mới được tham gia điều hành quân đội và bắt đầu thể hiện tài năng của mình. Chiến tướng người Tiên Ti. Sau lần xuất chinh đầu tiên, Mộ Dung Khác bắt đầu được cha coi trọng và cất nhắc. Năm 338, vua Hậu Triệu là Thạch Hổ mở cuộc tấn công vào Cức Thành, bị quân Yên đánh, phải rút lui. Mộ Dung Hoảng nhân đó phái Mộ Dung Khác đem 2000 quân truy kích quân Triệu, giành được đại thắng, giết hơn tám vạn quân Triệu và đẩy quân Triệu về nước, sau đó xây Phàm Thành phòng thủ. Năm 341, Mộ Dung Khác được phong chức Độ Liêu tướng quân và được giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Bình Quách. Khi đến nơi, ông vỗ an dân chúng và rất được tín nhiệm. Nhiều lần Mộ Dung Khác đẩy lui được quân Cao Câu Ly, góp phần an định vùng Liêu Đông, làm Cao Câu Ly lo sợ không dám tiến công xâm phạm nữa. Do chiến công này, Mộ Dung Khác được đánh giá là vị tướng xuất sắc, nối tiếp vai trò của hai người chú là Mộ Dung Hàn và Mộ Dung Nhân. Đến năm 343, Cao Câu Ly đành phải xưng thần với nước Yên. Năm 345, Mộ Dung Khác một lần nữa tiến quân đánh Cao Câu Ly, vây và chiếm được thành Nam Tô và lưu quân trấn thủ ở đấy. Năm 346 bắt được vua Phù Dư và hơn 5 vạn người trong bộ lạc. Tham gia chinh phạt Trung Nguyên. Năm 348, Mộ Dung Hoảng qua đời, Mộ Dung Tuấn lên kế vị. Trước khi mất, Mộ Dung Hoảng căn dặn thế tử phải trọng dụng Mộ Dung Khác. Vì thế nên sau khi cha mất, ông vẫn được đối đãi tốt và được tin dùng. Lúc đó ở Hậu Triệu, năm 349, Thạch Hổ băng, các con cháu tranh giành ngôi vị khiến quốc gia nội loạn, Mộ Dung Tuấn bèn này sinh ý định chinh phạt Trung Nguyên. Cùng năm đó, Tuấn phái Mộ Dung Khác làm Phụ quốc tướng quốc, cùng Phụ Nghĩa tướng quân Dương Vụ và Phụ Bất tướng quân Mộ Dung Bình, cùng xưng là "Tam phụ", tuyển hơn 20 vạn tinh binh, chuẩn bị tiến đánh Hậu Triệu. Năm 350, quân Yên chia tam lộ, tiến về phía nam. Mộ Dung Tuấn được phong làm tiên phong, đem quân công đánh Kế Thành. Năm sau, 351, Mộ Dung Khác lại tấn công Trung Sơn của nước Nhiễm Ngụy. Tướng giữ Trung Sơn là thái thú Hầu Kham và thuộc tướng Bạch Đồng cố thủ không ra, Mộ Dung Khác bèn để lại một bộ phận tiếp tục tấn công, bộ phận khác tiến sang quận Thường Sơn. Sau đó ông cùng tướng Nhiễm Ngụy đã đầu hàng hội quân trở lại Trung Sơn. Lần này, Mộ Dung Khác nhanh chóng giành được thắng lợi, giết Bạch Đồng và buộc Hầu Kham đầu hàng, rồi dời thổ hào ở đó hơn 10 nhà đến Kế Thành. Năm 352, vua Nhiễm Ngụy là Nhiễm Mẫn đưa quân đánh nước Hạ Tướng rồi tiêu diệt nước Hậu Triệu, sau đó tiến đánh các quận Trung Sơn, Thường Sơn vừa bị chiếm. Mộ Dung Khác bèn xuất binh đánh Nhiễm Ngụy, tiến đến Liêm Đài. Biết Nhiễm Mẫn là người dũng mạnh nhưng vô mưu, ông bèn nghe theo kế của Tham quận Cao Khai, dùng kế lừa bộ binh của Nhiễm Mẫn đi vào vùng bình nguyên, sau đó dùng kị binh tiến đánh, khiến cho Nhiễm Mẫn phải đại bại. Trong trận chiến, ngựa của Nhiễm Mẫm đột nhiên chết, ông ta ngã xuống và bị bắt. Cuối cùng Nhiễm Mẫn thất bại và bị quân Yên bắt sống. Sau đó ông giết tướng Nhiễm Ngụy là Kim Quang, chiếm lại quận Thường Sơn, rồi rút về Trung Sơn theo lệnh của Mộ Dung Tuấn. Không lâu sau, Mộ Dung Khác đưa quân tấn công Nghiệp Thành, chính thức tiêu diệt Nhiễm Ngụy, sáp nhập vào lãnh thổ Tiền Yên. Về sau, ông còn đưa quân đánh bại quân phản loạn của Vương Ngọ, Lã Hộ, Lý Độc và Tô Lâm. Năm 352, Mộ Dung Tuấn chính thức xưng Yên đế, lập ra nước Tiền Yên. Mộ Dung Khác được phong làm Thị trung, Vệ tướng quân. Sang năm 354, ông lại được thăng làm Đại tư mã, Thị trung, Đại đô đốc, Lục thượng thư sự, tước Thái Nguyên vương. Năm 355, Mộ Dung Khác đưa quân tiến đánh Đoàn Kham của bộ tộc Đoàn. Sang năm 356, quân của ông vượt Hoàng Hà, đánh tan quân họ Đoàn, tiến đến Quảng Cố và xuất quân công thành. Các tướng dưới trướng Đoàn Kham và Vương Đằng, Tiết Vân về hàng quân Yên. Về sau Đoàn Kham do hết lương, không thể cố thủ phải ra thành nghiêm chiến, bị Mộ Dung Khác đánh bại phải rút về thành rồi đầu hàng. Nhiếp chính. Năm 359, Mộ Dung Tuấn bị bệnh, bèn triệu Mộ Dung Khác đến, khuyên ông rằng thái tử Mộ Dung Vĩ còn nhỏ dại, không thể trị nước và quyết định giao ngôi vua cho ông, nhưng ông không đồng ý, bảo rằng mình cũng có thể phò tá cho Mộ Dung Vĩ. Vì thế Mộ Dung Tuấn từ bỏ ý định này. Năm 360, bệnh tình của Mộ Dung Tuấn trở nặng, bèn triệu Mộ Dung Khác cùng Tư đồ Mộ Dung Bình, Tư không Vương Vụ và Lĩnh quân tướng quân Mộ Dư Căn cùng phụ chính cho Mộ Dung Vĩ mới 10 tuổi. Mộ Dung Khác được thăng làm Thái tể, Lục thượng thư sự và là người nắm nhiều quyền lực nhất. Tuy nhiên, sau khi Mộ Dung Tuấn mất, thái sư Mộ Dư Căn ý công lao, sinh ra kiêu ngạo, không phục Mộ Dung Khác và khởi binh làm loạn. Ngô vương Mộ Dung Thùy (em trai thứ năm của Mộ Dung Khác) khuyên khoan ông giết chết Mộ Dư Căn để yên ổn tình hình trước. Do đó Mộ Dung Khác tạm bỏ qua việc này. Tuy nhiên, Mộ Dư Căn không chịu bỏ qua, lại thượng tấu với thái hậu Khả Tồn Húc và Mộ Dung Vĩ rằng Mộ Dung Khác muốn đoạt ngôi, xin cho mình đưa quân trừ đi, nhưng Mộ Dung Vĩ không nghe. Cùng thời điểm đó, Tiền Yên đã dời đô từ Long Thành tới Nghiệp Thành mà Mộ Dư Căn còn nhớ tới quê cũ, lại xin thái hậu dời đô về Long Thành. Việc dời đô này làm ảnh hưởng đến việc nước Yên chinh phạt Trung Nguyên. Mộ Dung Khác biết được bèn cùng Mộ Dung Bình kể tội Mộ Dư Căn và diệt tộc ông này. Hoàng đế nhỏ tuổi mà trong cung vừa có biến loạn, nhưng Mộ Dung Khác vẫn sinh hoạt như thường, không hề tăng thêm quân phòng vệ để làm an định lại tình hình. Thấy ở Nghiệp Thành khó tiếp cận được với các châu quận khác, nên cuối 360, Mộ Dung Khác cử Mộ Dung Thùy đến phía nam, vùng Trấn Lễ Đài cùng Phó Nhan đưa quân đánh dẹp các cuộc bạo loạn sau cái chết của Mộ Dung Tuấn, do đó tình hình lại yên ổn. Chiếm Lạc Dương. Mộ Dung Khác muốn tiến cử người thân tín là Lý Tích vào triều làm quan, nhưng bị Mộ Dung Vĩ cự tuyệt, cuối cùng Tích chết trong uất ức. Năm 361, Lữ Hộ phản Yên, đầu hàng nhà Đông Tấn. Mộ Dung Khác bèn cùng Hoàng Phủ Chân đem đại quân thảo phạt, cuối cùng đánh tan quân Lã Hộ. Cùng năm đó, Đinh Tiến, nịnh thần được Mộ Dung Vĩ quý mến tên là Đinh Tiến thuyết phục Mộ Dung Khác giết chết Mộ Dung Bình. Mộ Dung Khác giận dữ cho giết chết Đinh Tiến. Những năm tiếp theo, Mộ Dung Khác tiếp tục đưa quân nam tiến, chiếm được các quận Hứa Xương, Nhữ Nam, làm cô lập thành Lạc Dương (vừa bị nhà Tấn giành được). Năm 365, Mộ Dung Khác cùng Mộ Dung Thùy chính thức tiến công Lạc Dương, đánh bại tướng giữ Lạc Dương Trần Hựu, khiến Hựu bỏ chạy. Sau đó ông đem quân vào thành, giết chết Trầm Kinh, tướng ở lại cố thủ và đoạt được Lạc Dương, sáp nhập vào lãnh thổ Tiền Yên. Qua đời. Năm 366, Mộ Dung Khác và Mộ Dung Bình muốn bỏ quyền nhiếp chính, giao triều đình lại cho Mộ Dung Vĩ nhưng Vĩ từ chối. Mộ Dung Khác từng nhiều lần tiến cử Mộ Dung Thùy với Mộ Dung Vĩ nhưng không được chấp nhận. Năm 367, Mộ Dung Khác bệnh nặng. Biết khó qua khỏi, lại nhận thấy tài năng của Mộ Dung Thùy. nên ông tiếp tục tiến cử lên cho Mộ Dung Vĩ làm Đại tư mã, thay mình chấp chính. Tuy nhiên do Mộ Dung Vĩ không thể quyết định chính sự còn Mộ Dung Bình đố kị với Mộ Dung Thùy nên sau cùng Mộ Dung Thùy không được tín nhiệm và phải chạy sang Tiền Tần. Cùng năm đó Mộ Dung Khác qua đời, được truy tặng thụy hiệu là Thái Nguyên Hoàn vương. Mộ Dung Bình trở thành người nhiếp chính. Sau cái chết của ông, Phù Kiên của Tiền Tần nhanh chóng lập kế hoạch công đánh Tiền Yên, cuối cùng đến năm 370, Tiền Yên bị Tiền Tần diệt. Đánh giá. Mộ Dung Khác là người trầm tĩnh, nghiêm nghị, có tài trị quốc, lại tận trung với triều đình Tiền Yên, được hậu thế đánh giá cao như Đoàn Bi, Vương Mãnh. Thôi Hạo đời Bắc Ngụy so sánh ông với Hoắc Quang đời nhà Hán.
1
null
Trương Huân (; 16 tháng 9 năm 1854 - 11 tháng 9 năm 1923), tự Thiếu Hiên (少軒), hiệu Tùng Thọ Lão nhân (號松壽老人), là một tướng lĩnh bảo hoàng, trung thành với nhà Thanh trong thời kỳ triều đại này sụp đổ sau Cách mạng Tân Hợi. Năm 1917, ông từng có những nỗ lực khôi phục ngôi vị cho Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh vốn đã thoái vị năm 1912, nhưng chỉ được 12 ngày trước khi bị quân phiệt Đoàn Kỳ Thụy đánh đuổi khỏi Bắc Kinh. Xuất thân võ tướng nhà Thanh. Ông nguyên danh là Trương Hòa (张和), sinh ngày 16 tháng 9 năm 1854, người huyện Phụng Tân, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Cha mẹ Trương mất sớm, ông được thân tộc giúp đỡ đến khi trưởng thành. Năm 1884, ông đến nhập ngũ tại Trường Sa (Hồ Nam), từng theo quân tham chiến trong Chiến tranh Pháp-Thanh tại Quảng Tây. Binh nghiệp thăng tiến, ông lên đến chức Tham tướng, bộ thuộc của Đề đốc Quảng Tây Tô Nguyên Xuân. Năm 1894, Chiến tranh Thanh – Nhật bùng nổ, Trương theo Đề đốc Tứ Xuyên Tống Khánh đến Phụng Thiên. Năm 1895, ông theo Viên Thế Khải, được bổ nhiệm làm Quản đới của Công trình doanh của Tân kiến Lục quân vừa được thành lập, rồi Hành doanh Trung quân, theo Viên Thế Khải đến trấn áp Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Sơn Đông. Năm 1899, Trương đương thăng chức Tổng binh. Năm 1901, Trương được triều đình điều về Bắc Kinh, giữ chức Túc vệ Đoan Môn Ngự tiền hộ vệ, đảm nhiệm chức quan thị vệ cho Từ Hy Thái hậu và Quang Tự đế. Năm 1909, hoàng đế Tuyên Thống đăng cơ, Trương được thăng lên làm Đề đốc Giang Nam, giữ nhiệm vụ cai quản tuần phòng khu vực từ Giang Tô đến Nam Kinh. Đầu năm 1910, Tân quân ở Quảng Châu nổi dậy. Trương được triều đình giao nhiệm vụ trấn thủ Giang - Ninh (Giang Tô - Nam Kinh), chỉ huy Lục quân Đệ cửu trấn Tân quân (tương đương sư đoàn) đối kháng quân cách mạng. Triều đình cũng phong cho Trương làm Tuần phủ Giang Tô kiêm thự Lưỡng Giang Tổng đốc, Nam Dương Đại thần. Đầu năm 1911, trước áp lực cách mạng, triều đình nhà Thanh bắt buộc canh tân, bãi bỏ việc bắt buộc phải cạo đầu thắt bím, tuyên bố "Thính quân dân tự tiện" (lắng nghe tiếng nói của dân và quân). Trương dâng biểu trung thành với triều đình, tuyên bố vẫn giữ bím tóc cùng với lực lượng Định Vũ quân bản bộ. Người đương thời gọi Trương là "Biện soái" và quân bản bộ của Trương là "Biện tử quân" ("biện" có nghĩa là bím tóc). Tướng quân bảo hoàng. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Khởi nghĩa Vũ Xương nổ ra, nhanh chóng phát triển thành Cách mạng Tân Hơi phản Thanh trên toàn quốc. Ngày 26 tháng 12, Trương dẫn hơn 3.000 quân bản bộ, sau đó nhập thêm 3.000 bộ binh, 300 kỵ binh quân Thanh ở Sơn Đông, cùng với An Huy Bố chính sứ kiêm Hội biện Hà Nam Quân vụ Nghê Tự Xung, hội quân tiến đánh Nam Kinh. Ngày 22 tháng 1 năm 1912, Trương suất quân công chiếm Dĩnh Châu, Hu Dị, Bạc Châu, Tú Thiên, Chính Dương quan, Túc Châu, Cố Trấn, Thọ Châu. Tuy nhiên, đến ngày 3 tháng 2, quân cách mạng đánh bại quân Trương Huân, thừa thế truy kích, đuổi Trương chạy về đến Tế Nam. Tuy nhiên, thế lực quân Bắc Dương dưới quyền thống lãnh của Viên Thế Khải vẫn còn rất mạnh. Là một kẻ đầy tham vọng, Viên làm áp lực buộc Thanh triều phong cho ông ta chức vụ Nội các Tổng lý đại thần, rồi bí mật thương lượng với phe cách mạng để nhắm đến ngôi vị nguyên thủ quốc gia. Là một võ quan của nhà Thanh, Trương một lòng ủng hộ Viên để trấn áp quân cách mạng, mà hoàn toàn không biết được âm mưu của Viên. Năm 1913, sau khi Viên Thế Khải nhậm chức Đại tổng thống, quân Định Vũ bản bộ của Trương được cải xưng thành "Võ Vệ tiền quân", đồn trú tại Duyện Châu. Mặc dù vậy, Trương vẫn tỏ ý trung thành với nhà Thanh, tuyệt đối cấm bộ thuộc cắt bỏ đuôi sam. Khi quân cách mạng nổi dậy chống Viên, Trương được điều động đi Giang Ninh trấn áp, đã tàn sát rất nhiều dân chúng. Để chiêu dụ Trương làm vây cách, Viên đã thăng thưởng Trương là Định Võ Thượng tướng quân, nhậm Giang Tô Đốc quân, sau chuyển làm Trường Giang Tuần duyệt sứ, đóng ở Từ Châu. Sau khi Viên Thế Khải xưng đế, đã phong Trương tước Nhất đẳng công. Dù vậy, Trương vẫn một lòng muốn phục vị cho nhà Thanh. Năm 1916, Viên Thế Khải chết. Trương tuyên bố thành lập Bắc Dương Thất tỉnh Đồng minh tại Từ Châu, không lâu, nhậm chức An Huy Đốc quân, mở rộng Đồng minh 13 tỉnh, âm mưu lập lại nhà Thanh. Tháng 6 năm 1917, tình hình bất ổn, Đại tổng thống Lê Nguyên Hồng phát sinh tranh chấp với Quốc vụ Tổng lý Đoàn Kỳ Thụy (được gọi là sự kiện "phủ viện chi tranh"). Trương được Lê Nguyên Hồng mời dẫn quân về Bắc Kinh để gây áp lực với Đoàn Kỳ Thụy. Được phái Bảo hoàng do Khang Hữu Vy lãnh đạo cổ võ, ngày 1 tháng 7 năm 1917, Trương phát động chính biến, giải tán Quốc hội, đánh đuổi Lê Nguyên Hồng, tuyên bố ủng hộ Tuyên Thống hoàng đế phục tịch, không phục Đế chế, tự nhậm chức Chính vụ Tổng trưởng, kiêm Thủ tịch Nghị chính Đại thần, Trực Lệ Tổng đốc, Bắc Dương Đại thần. Sử liệu thường gọi sự kiện này là "Trương Huân phục tịch" (hay "Biện quân phục tịch", "Đinh Tỵ phục tịch"). Tuy nhiên, chỉ 12 ngày sau, liên minh quân phiệt An Huy của Đoàn Kỳ Thụy phản kích trở lại, đánh bại lực lượng bản bộ của Trương Huân. Trương thua chạy vào tô giới, trốn tại Công sứ quán Hà Lan ở Thiên Tân. Quân Định Võ của Trương bị giải tán, triệt tiêu phiên hiệu. Hoàng đế Tuyên Thống cũng chạy vào tô giới Đức ở Thiên Tân để tị nạn trong một thời gian ngắn. Hậu kỳ. Tháng 3 năm 1918, Chính phủ Bắc Dương ra lệnh đặc xá cho Trương Huân. Tuy nhiên, khi đó Trương đã hoàn toàn từ bỏ chính trường. Trương chuyển sang tô giới Đức ở Thiên Tân (nơi cựu hoàng Phổ Nghi từng tị nạn), chuyên tâm nghiên cứu về kinh doanh thực nghiệp. Đại tổng thống Từ Thế Xương, vốn là một cựu quan nhà Thanh, cũng tuyên bố bổ nhiệm Trương làm "Toàn quốc Lâm khẩn Đốc biện" (chức hàm phụ trách khai thác lâm nghiệp toàn quốc), nhưng Trương không nhận. Ngày 12 tháng 9 năm 1923, Trương qua đời vì bệnh ở Thiên Tân, thọ 68 tuổi, được tiểu triều đình nhà Thanh truy thụy là Trung Võ. Mộ phần của Trương được đưa về an táng ở gia hương huyện Phụng Tân. Chính phủ 12 ngày. Sau khi phục tịch, hoàng đế Tuyên Thống đã phong cho Lê Nguyên Hồng tước Nhất đẳng công, phong Trương Huân, Vương Sĩ Trân, Trần Bảo Sâm, Lương Đôn Ngạn, Lưu Đình Sâm, Viên Đại Hóa, Trương Trấn Phương làm Nghị chính Đại thần, phong Vạn Thằng Thức, Hồ Tự Viện làm Nội các Các thừa. Ngoài ra, cho Lương Đôn Ngạn làm Ngoại vụ bộ Thượng thư, Lôi Chấn Xuân làm Lục quân bộ Thượng thư, Châu Gia Bảo làm Dân chính bộ Thượng thư, Trương Trấn Phương là Độ chi bộ Thượng thư, Vương Sĩ Trân làm Tham mưu bộ Thượng thư. Từ Thế Xương, Khang Hữu Vy là Bật Đức Viện chính, Phó viện trưởng. Trương Huân làm Trực Lệ Tổng đốc, Bắc Dương Đại thần, Phùng Quốc Chương làm Lưỡng Giang Tổng đốc, Nam Dương Đại thần, Lục Vĩnh Đình làm Lưỡng Quảng Tổng đốc.
1
null
Uudam (tiếng Mông Cổ: ᠠᠭᠤᠳᠠᠮ) () sinh ngày 9 tháng 9 năm 1999, là nam ca sĩ dân tộc Mông Cổ ở Trung Quốc, người đã nổi danh vào năm 2011 trong Chương trình tìm kiếm tài năng của Trung Quốc (China's Got Talent). Anh được biết đến với bài hát biểu diễn gây xúc động có tên "Người mẹ trong mơ" hay "Mẹ về trong giấc mơ" (梦中额吉). Đoạn clip ca khúc Mẹ về trong giấc mơ của Uudam đã gây sốt trên các trang mạng. Uudam không giành được chiến thắng cao nhất tại China’s Got Talent 2011 nhưng giọng hát, gương mặt cậu bé đã gây ấn tượng sâu sắc với khán giả. Tiểu sử. Uudam là bé trai dân tộc Mông Cổ Trung Quốc vì anh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1999, cho nên còn gọi là Tiểu Cửu và Mộc Mộc. Trong tiếng Mông Cổ, Uudam có nghĩa là mênh mông rộng lớn. Ngay từ nhỏ anh đã có năng khiếu ca hát. Anh có giọng hát rất trong trẻo và cao, anh cũng thích đá bóng, và anh đã tham gia đoàn hợp xướng Ngũ sắc Hu-lun-bây-ơ (Hulunbeier). Uudam mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 11 tuổi. Năm Uudam tám tuổi, mẹ anh không may bị tai nạn khiến chân dưới bị liệt, qua nhiều lần cứu chữa bệnh tình vẫn không đỡ, một năm sau mẹ anh qua đời. Còn lại hai cha con sống trong cảnh gà trống nuôi con, năm Uudam 11 tuổi, cha anh trên đường đi xem con trai mình biểu diễn không may cũng bị tai nạn giao thông, để lại Uudam mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người mẹ trong mơ. Trong cuộc tuyển chọn tài năng trên sân khấu Nhà hát lớn Thượng Hải diễn ra vào ngày 29 tháng 5 năm 2011, khi xuất hiện trên sân khấu, Uudam tỏ ra rất bản lĩnh, và chững chạc hơn tuổi khi trả lời rất trôi chảy và tự nhiên các câu hỏi của giám khảo, anh nói với đông đảo khán giả tại hiện trường rằng: Khi giám khảo hỏi Uudam: "Thế mẹ cháu giờ đang ở đâu?", Uudam trả lời: "Mẹ cháu đang ở trên thiên đường ạ". Câu trả lời của cậu bé 12 tuổi khiến cho cả khán phòng lặng im. Nội dung bài hát: "Trong đất trời bao la, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em đang ở một nơi rất xa. Khi những vì sao đang lấp lánh trên đồng cỏ xanh, em lại nghĩ về khuôn mặt ân cần của mẹ. Mẹ ở thiên đường và cầu nguyện cho em một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Mẹ đang ở một nơi rất xa" Nghi vấn. Sau đó, có nghi ngờ anh hát nhép khi người thể hiện bản gốc Mẹ về trong mơ là của một thiếu niên Pa-tơ-ơ Dao-ơ chi (Ba Đặc Nhĩ) hiện đang theo học tại Học viện nghệ thuật Mông Cổ, cũng là dân tộc Mông Cổ trình bày vào năm 2007 khi 14 tuổi. Khi so sánh phần hát thật và phần công chiếu thì khác điều này cho thấy một sự thật được phát hiện là giọng ca thật cậu bé đã bị thay bằng giọng hát khác khi phát sóng trên truyền hình, Điều này làm dấy lên nghi ngờ cậu bé Uudam gian lận hát nhép khi khán giả phát hiện ra sự giống nhau trong giọng của Uudam và Ba Đặc Nhĩ. Cả Ba Đặc Nhĩ và Đội hợp xướng thiếu nhi Hulunbeier mà Ba Đặc Nhĩ và Uudam đều là thành viên đã lên tiếng khẳng định, giọng hát được phát trên truyền hình là của Ba Đặc Nhĩ. Và đây là một bài hát mà Ba Đặc Nhĩ trình bày trong album do Đội hợp xướng thiếu nhi Hulunbeier phát hành. Trong phiên bản của Ba Đặc Nhĩ, Mẹ mà cậu bé hướng tới là quê hương, còn Mẹ trong ca từ của Uudam chính là người mẹ của anh. Chính vì vậy, trong câu hát của Ba Đặc Nhĩ người ta nhận thấy sự mạnh mẽ và âm hưởng tự hào còn trong giọng hát của Uudam, sự mềm mại, và tình yêu thương mãnh liệt là thể hiện rất rõ nét.
1
null
Take Off Your Pants And Jacket là album phòng thu thứ tư của ban nhạc punk rock Mỹ, Blink-182. Album này là một thành công lớn, ra mắt tại #1 và bán được hơn 350.000 bản trong tuần đầu tiên của nó trên Billboard 200, trở thành album duy nhất của ban nhạc làm được như vậy. Bảng xếp hạng. Album
1
null
Viện hàn lâm châu Âu (tiếng Latinh: Academia Europaea) là Viện hàn lâm được thành lập năm 1988, nhằm mục đích thúc đẩy học thuật, giáo dục và nghiên cứu. Viện xuất bản tạp chí "European Review" 3 tháng một lần, thông qua "Cambridge Journals". Ngoài ra, cho tới năm 2009 Viện còn xuất bản một bản tin thường kỳ tên là "The Tree", sau đó được thay thế bằng bản tin điện tử . Lịch sử. Khái niệm thành lập một Viện hàn lâm Khoa học châu Âu đã nẩy sinh trong cuộc họp các bộ trưởng bộ khoa học châu Âu ở Paris năm 1985. Sau đó Hội Hoàng gia Luân Đôn tổ chức một cuộc họp ở Luân Đôn trong tháng 6 năm 1986 gồm Arnold Burgen (vương quốc Anh), Hubert Curien (Pháp), Umberto Columbo (Ý), David Magnusson (Thụy Điển), Eugen Seibold (Đức) và Eugen Seibold, Ruud van Lieshout (Hà Lan), họ đồng ý cần phải lập một Viện hàn lâm châu Âu. Viện hàn lâm châu Âu được chính thức thành lập như "Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên và Khoa học nhân văn" trong cuộc họp ở Cambridge trong tháng 9 năm 1988. Chủ tịch đầu tiên của Viện là Arnold Burgen. Bộ trưởng bộ Khoa học Pháp Hubert Curien - sau này trở thành chủ tịch thứ hai của Viện - đã đọc diễn văn khai mạc tại cuộc họp toàn thể lần đầu đã diễn ra ở London trong tháng 6 năm 1989, với 627 viện sĩ hiện diện. Các viện sĩ. Hiện nay Viện hàn lâm châu Âu có trên 2.000 viện sĩ từ 35 nước châu Âu và 8 nước ngoài châu Âu, trong đó có hơn 40 người đã đoạt giải Nobel. Trong số các viện sĩ có những chuyên gia hàng đầu thuộc các lãnh vực Vật lý học, Sinh học, Y học, Toán học, Công nghệ, Kinh tế học, Luật học, Khoa học nhân văn, Văn học, Khoa học xã hội và Khoa học nhận thức. Các giải thưởng của viện. Sau đây là các giải thưởng của Viện hàn lâm châu Âu.
1
null
Nhiệt Ái hay Passionate Love là bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất năm 2013 được chiếu trên kênh SBS từ ngày 28 tháng 9 năm 2013 với sự tham gia của Sung Hoon, Choi Yun-yeong, Sim Ji-hyo, Jeon Gwang-ryeol... Đặc biệt có sự xuất hiện của Seohyun, thành viên nhỏ tuổi nhất của nhóm nhạc Girls' Generation lần đầu tiên với tư cách diễn viên trong 4 tập đầu phim . Cốt truyện. Câu chuyện kể về mối tình sâu đậm nhưng trắc trở giữa Kang Mu-yeol và Han Yu-jeong. Kang Mu-yeol là thế hệ thứ ba của một gia đình tài phiệt. Dường như nhìn từ bên ngoài anh không còn thiếu thứ gì nhưng thực ra, Mu-yeol lớn lên giữa các xích mích gia đình và nỗi đau từ sự mất mát mối tình đầu đẹp đẽ với cô gái thiên thần, Han Yu-rim. Trong khi đó, Han Yu-jeong là một cô gái trong sáng, siêng năng, vô cùng độc lập và tinh nghịch, ngang bướng. Nhưng chính những tính cách này đã giúp cô vượt qua sự mất mát đột ngột của gia đình - cô chính là em gái của Yu-rim. 10 năm sau sự ra đi của Yu-rim, cả Mu-yeol và em trai kế Hong Su-hyeok đều phải lòng với Yu-jeong. Thế nhưng, tình yêu giữa Mu-yeol và Yu-jeong lại vướng phải mối bất hòa không thể giải tỏa giữa hai gia đình.
1
null
Ngỗi Hiêu hay Ngôi Hiêu (chữ Hán: 隗囂, ? – 33, còn được phiên âm là Quỳ Ngao), tên tự là Quý Mạnh, người huyện Thành Kỷ, quận Thiên Thủy , là thủ lĩnh quân phiệt cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Khởi binh phản Tân. Thuở thiếu thời Hiêu làm quan ở châu quận. Quốc sư nhà Tân là Lưu Hâm tiến cử ông vào triều. Hâm mất, Hiêu quay lại quê nhà. Chú út của Hiêu là Thôi, hành xử hào hiệp, rất được lòng người. Nghe tin Hán Canh Thủy đế lên ngôi, quân nhà Tân liên tiếp thất bại, vì thế Thôi cùng anh trai Nghĩa và người Thượng Khuê là Dương Quảng, người đất Ký là Chu Tông mưu khởi binh hưởng ứng nhà Hán. ông can rằng: "Ôi việc binh là việc dữ dằn. Tông tộc có tội tình gì chứ!?" Thôi không nghe, tập hợp mấy ngàn người, giết quan lại nhà Tân. Thôi và bọn Quảng bàn nhau lập một thủ lĩnh được lòng người, đều cho rằng Hiêu có tiếng tăm, cử làm Thượng tướng quân. Hiêu từ chối không được, đành nhận lời. Quy thuận Canh Thủy. Hiêu đã khởi binh, sai sứ đem sính lễ mời người Bình Lăng là Phương Vọng, dùng làm quân sư. Theo kế của Vọng, Hiêu lập miếu thờ Cao Tổ, Văn đế, Vũ đế nhà Hán; bọn Hiêu 31 người bày cuộc uống máu ăn thề theo lễ tiết xưa; rồi truyền hịch cáo khắp các châu, quận, Hiêu tự xưng là Thượng tướng quân, Thôi là Bạch hổ tướng quân, Nghĩa là Tả tướng quân, Dương Quảng là Hữu tướng quân, Vương Tuân là Minh uy tướng quân, Chu Tông là Vân kỳ tướng quân, tuyên bố chống lại nhà Tân, hưởng ứng Canh Thủy đế. Hiêu nắm 10 vạn quân, giết chết Ung Châu mục Trần Khánh. Ông gởi thư chiêu dụ An Định đại doãn Vương Hướng – con trai của Bình A hầu Vương Đàm Chi, em họ Vương Mãng – ông ta không theo. Hướng giỏi cai trị, An Định không có nơi nào nổi dậy chống lại nhà Tân. Hiêu tiến đánh bắt được Hướng, đem ra xé xác, các huyện An Định đều sợ hãi xin hàng. Khi ấy Vương Mãng bị giết ở Trường An, ông bèn chia các tướng đi đánh Lũng Tây, Vũ Đô, Kim Thành, Vũ Uy, Trương Dịch, Tửu Tuyền, Đôn Hoàng, đều hạ được. Năm Canh Thủy thứ 2 (24), đế sai sứ triệu Hiêu cùng bọn Thôi, Nghĩa. Ông sắp lên đường, Phương Vọng ngăn lại, cho rằng Canh Thủy đế chưa biết có thể làm nên hay không!? Hiêu không nghe, Vọng bỏ đi. Bọn Hiêu đến Trường An, đế dùng ông làm Hữu tướng quân, Thôi, Nghĩa đều giữ hiệu cũ. Mùa đông năm ấy, Thôi, Nghĩa mưu phản để quay về, Hiêu sợ liên lụy, nên tố giác. Thôi, Nghĩa bị giết, đế cho rằng ông trung thành, dùng làm Ngự sử đại phu. Khởi binh lần 2. Mùa hạ năm sau, nghĩa quân Xích Mi vào Quan, vùng Tam Phụ nhiễu loạn. Quang Vũ đế lên ngôi ở Hà Bắc, Hiêu khuyên đế theo về với Quốc tam lão Lưu Lương – chú của Quang Vũ đế - Canh Thủy đế không nghe. Các tướng muốn bắt Canh Thủy đế về miền đông, ông cũng tham dự. Việc bị phát giác, Canh Thủy đế sai sứ triệu Hiêu, ông xưng bệnh không đi, rồi cùng bọn Vương Tuân, Chu Tông đưa quân cố thủ. Chấp kim ngô Đặng Diệp đến vây, Hiêu đóng cửa chống lại; đến lúc hoàng hôn thì phá vây, cùng vài mươi kỵ binh phá cửa quan Bình Thành, chạy về Thiên Thủy. Ông lại tập hợp bộ hạ, chiếm cứ đất cũ, tự xưng Tây Châu thượng tướng quân . Khi Canh Thủy đế thất bại, kỳ lão, sĩ đại phu Tam Phụ đều theo về chỗ Hiêu. Ông hành xử khiêm nhường, cung kính, hạ mình mặc áo vải tiếp đón, kết giao với kẻ sĩ. Lấy người Trường An là Cốc Cung, vốn là Bình Hà đại doãn nhà Tân, làm Chưởng dã đại phu, người Bình Lăng là Phạm Thuân làm sư hữu, Triệu Bỉnh, Tô Hành, Trịnh Hưng làm tế tửu, Thân Đồ Cương, Đỗ Lâm làm trì thư, Dương Quảng, Vương Tuân, Chu Tông cùng người Bình Tương là Hành Tuần, người A Dương là Vương Tiệp, người Trường Lăng là Vương Nguyên làm Đại tướng quân, thân thuộc ở Đỗ Lăng, Kim Đan làm tân khách. Nhờ vậy mà nổi danh Tây Châu, lan đến Sơn Đông. Xưng thần với Hán. Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Đại tư đồ Đặng Vũ tây tiến đánh nghĩa quân Xích Mi, đóng đồn Vân Dương, bị bộ tướng Phùng Âm làm phản. Phùng Âm chạy về hướng Thiên Thủy, Hiêu đánh đuổi, phá hắn ta ở Cao Bình, bắt hết quân nhu. Vì thế Vũ thừa chế sai sứ cầm cờ tiết mệnh cho ông làm Tây Châu đại tướng quân, được chuyên chế mọi việc ở Lương Châu, Sóc Phương. Khi quân Xích Mi bỏ Trường An, muốn tây tiến lên đất Lũng, Hiêu sai tướng quân Dương Quảng đón đánh, phá được, lại đuổi theo đánh bại bọn họ ở khoảng Ô Thị, Kính Dương. Năm thứ 3 (27), Hiêu nhân có công với nhà Hán, sai sứ dâng thư triều đình. Quang Vũ đế tiếp đón theo lễ chế dành cho sứ thần một nước, đãi ngộ rất hậu, gọi tên tự của ông để tỏ ra thân thiết. khi ấy, người Trần Thương là Lữ Vị nắm mấy vạn quân, cùng Công Tôn Thuật vào cướp Tam Phụ, Hiêu điều quân giúp Chinh tây đại tướng quân Phùng Dị đánh đuổi Vị, rồi tâu lên tình hình. Đế tự viết thư đáp lại, lời lẽ thiết tha, đối đãi trọng hậu hơn trước. Sau khi Công Tôn Thuật mấy lần tấn công Hán Trung, sai sứ đem ấn thụ Đại tư không, Phù An vương cho Hiêu. Ông tự nhận mình cùng Thuật là nước thù địch, xấu hổ vì bị đối xử như bề tôi, ra quân đánh ông ta, liên tiếp phá địch, khiến quân Thục không dám ra bắc nữa. Cát cứ Lũng Tây. Bấy giờ các tướng Hán ở Quan Trung nói rằng có thể đánh Thục, Đế thông báo với Hiêu, nhằm tỏ ra tín nhiệm ông. Hiêu bèn sai trưởng sử dâng thư, hết lời cho rằng Tam Phụ yếu kém, bên cạnh lại có Lưu Văn Bá (tức Lư Phương), chưa nên tính đến Thục. Đế biết ông hai lòng, vì thế truất đi lễ tiết dành cho Hiêu, làm gương cho quần thần. Ban đầu, Hiêu cùng Lai Hấp, Mã Viện có quan hệ tốt, nên Đế mấy lần sai Hấp, Viện làm sứ giả đi lại, khuyên ông vào triều, hứa ban cho trọng tước, Hiêu vờ khiêm nhường mà từ chối. Năm thứ 5 (29), Đế lại sai Lai Hấp khuyên ông đưa con trai vào chầu, Hiêu nghe tin Lưu Vĩnh, Bành Sủng đã bị diệt, nên cho con trưởng là Tuân đến triều đình. Tuân được làm Hồ kỵ hiệu úy, phong Tuyên Khương hầu. Tướng của ông là Vương Nguyên, Vương Tiệp cho rằng thiên hạ chưa biết sẽ ra sao, cứ ngồi giữ một phương mà xem tình hình, Hiêu nghe theo. Năm thứ 6 (30), bình xong Quan Đông, Đế muốn tạm hưu binh, tranh thủ sai sứ chiêu dụ Hiêu và Thuật. Sứ giả của Hiêu là Chu Du bị kẻ thù giết ở doanh trại của Phùng Dị, tài vật mà Đế sai Vệ úy Diêu Kỳ đem ban cho ông bị cướp ở đất Trịnh. Đế vẫn khen Hiêu là bậc trưởng giả, một lòng muốn chiêu dụ, đến nay thì cảm thán, cho rằng ý trời không muốn đôi bên hòa hợp. Xưng thần với Thục. Gặp lúc Thuật cướp Nam Quận, Đế ban chiếu cho Hiêu từ Thiên Thủy phạt Thục, ông sai tân khách – đều là văn học sinh – dùng lời lẽ hoa mỹ, tìm cớ từ chối. Đế biết không thể dụ được Hiêu, tự đến Trường An, sai bọn Cảnh Yểm 7 tướng quân từ Lũng phạt Thục, trước đó sai Lai Hấp mang tỷ thư đi dụ ông. Hiêu nghi sợ, lập tức phát binh, sai Vương Nguyên chặn Lũng Để, chặt cây chắn đường, mưu tính giết Hấp, Hấp thoát về được. Quân Hán bị Hiêu đánh bại, đều lui về. Hiêu thừa thắng sai Vương Nguyên, Hành Tuần xâm phạm Tam Phụ, bị bọn Chinh tây đại tướng quân Phùng Dị, Chinh lỗ tướng quân Sái Tuân đánh phá. Ông dâng sớ đổ lỗi cho thuộc hạ, Đế đáp thư đòi Hiêu đưa con trai thứ 2 vào triều. Ông bèn sai sứ xưng thần với Công Tôn Thuật. Năm sau (31), Thuật lấy Hiêu làm Sóc Ninh vương, sai quân đi lại, chi viện lẫn nhau. Mùa thu, ông đưa 3 vạn bộ kỵ xâm phậm An Định, đến Âm Bàn, Phùng Dị soái chư tướng chống lại. Hiêu lại lệnh cho bộ tướng tiến xuống đất Lũng, đánh Sái Tuân ở Thủy Kiên, kết quả không được lợi, nên lui về. Nhân đó triều đình chiêu dụ Vương Tuân, Tuân đưa gia thuộc theo về với nhà Hán. Ưu phẫn mà chết. Mùa xuân năm thứ 8 (32), Lai Hấp từ Sạn Đạo tập kích chiếm được thành Lược Dương . Hiêu bị bất ngờ, sợ đại quân Hán kéo đến, bèn sai Vương Nguyên chắn Lũng Để, Hành Tuần giữ Phiên Tu Khẩu, Vương Mạnh lấp Kê Đầu Đạo, Ngưu Hàm đóng quân Ngõa Đình, tự mình đưa đại quân vây Lai Hấp. Công Tôn Thuật cũng sai bộ tướng Lý Dục, Điền Yểm trợ giúp công cụ đánh Lược Dương, mấy tháng liền không hạ được thành. Đế tự soái chư tướng tây chinh, chia mấy đường lên đất Lũng. Vương Tuân gởi thư chiêu dụ Ngưu Hàm, Hàm suy nghĩ hơn 10 ngày, quyết định theo về với nhà Hán. Vì thế dưới quyền Hiêu có 13 tướng, 16 huyện, 10 vạn dân chúng đều xin hàng. Vương Nguyên vào Thục cầu cứu, Hiêu đưa vợ con chạy sang Tây Thành với Dương Quảng, còn Điền Yểm, Lý Dục giữ Thượng Khuê. Triều đình ban chiếu gọi hàng, ông rốt cục vẫn không chịu. Đế đem giết con tin là Ngỗi Tuân, sai Ngô Hán cùng Chinh nam đại tướng quân Sầm Bành vây Tây Thành, Cảnh Yểm cùng Hổ nha đại tướng quân Cái Duyên vây Thượng Khuê, còn đế quay về miền đông. Hơn tháng, Dương Quảng chết, Hiêu lâm vào thế khốn cùng. Vương Tiệp tự cắt cổ ở Nhung Khâu. Vương Nguyên, Hành Tuần, Chu Tông đưa 5000 quân Thục quay về, phá vây vào thành, đón ông về Ký . Gặp lúc bọn Ngô Hán hết lương phải lui đi, An Định, Bắc Địa, Thiên Thủy, Lũng Tây đều phản Hán trở lại theo Hiêu. Mùa xuân năm thứ 9 (33), Hiêu có bệnh lại đói quá, ra thành ăn lương khô, buồn giận mà chết. Theo Đông Quan Hán ký, Hiêu ăn lương khô, bị chướng bụng mà chết. Vương Nguyên, Chu Tông lập con nhỏ của ông là Thuần làm vương. Năm sau (34), bọn Lai Hấp, Cảnh Yểm, Cái Duyên đánh phá Lạc Môn, bọn Chu Tông, Hành Tuần, Hà Vũ, Triệu Khôi đưa Thuần ra hàng, chỉ có Vương Nguyên tiếp tục đi theo Công Tôn Thuật.
1
null
Lớp tàu khu trục G và H là một lớp gồm 24 tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo và hạ thủy từ năm 1935 đến năm 1939; hai chiếc sau đó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và một chiếc cho Hải quân Ba Lan. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi mười sáu chiếc đã bị mất và một chiếc thứ mười bảy bị hư hại quá mức sửa chữa hiệu quả. Ngoài ra còn có những chiếc khác cùng đặc tính được chế tạo cho hải quân các nước Argentina, Brasil và Hy Lạp. Thiết kế. Lớp G. Lớp G được đặt hàng như một phần của Chương trình chế tạo hải quân 1933. Thiết kế của chúng hầu như lặp lại lớp F, với sự cắt giảm kích thước đôi chút do loại bỏ turbine chạy đường trường. Vũ khí trang bị cho lớp G giống như của lớp F, sử dụng pháo QF Mk. IX L/45 đặt trên bệ trụ xoay Mark XVII làm dàn pháo chính; góc nâng tối đa đến 40° được thực hiện bằng cách tạo một phần sàn tàu thấp hơn gọi là "giếng" (well), cho phép khóa nòng hạ thấp bên dưới mức sàn tàu. được thử nghiệm với kiểu dàn ống phóng ngư lôi năm nòng PR Mk. I, trong khi các tàu chị em giữ lại kiểu dàn ống phóng bốn nòng Mk.VIII. Mọi chiếc trong lớp G đều có cột ăn-ten trước ba chân và cột ăn-ten chính dạng cọc. Lớp H. Lớp H được đặt hàng tiếp nối trong Chương trình chế tạo hải quân 1934. Thiết kế hầu như lặp lại lớp G, nhưng tích hợp giải pháp thỏa đáng hơn cho góc nâng của pháo chính bằng cách bố trí lại đầu khóa nòng của khẩu pháo. Vì vậy bệ CP Mk.XVIII vẫn có góc nâng tối đa 40° mà không cần đến "giếng" sàn tàu. Cho dù kiểu ống phóng ngư lôi năm nòng đã sẵn có sau khi thử nghiệm trên HMS "Glowworm", chúng không được trang bị do sự lo ngại trọng lượng nặng bên trên. Các cải tiến trong thiết kế và việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật hàn đưa đến kết quả giảm trọng lượng choán nước khoảng . và được giới thiệu một thiết kế cầu tàu mới, vốn sẽ trở nên tiêu chuẩn trên mọi tàu khu trục hạm đội từ lớp I cho đến lớp Battle năm 1944. Điều này là cần thiết vì HMS "Hereward" trang bị một kiểu nguyên mẫu pháo nòng đôi trên bệ CP Mark XIX vốn sẽ được trang bị cho các lớp Tribal, J, K và N. Kiểu vũ khí này có chiều cao trục cao hơn so với kiểu vũ khí trước, buộc phải nâng cao phòng lái để người lái tàu có thể nhìn ra phía trước. Điều này buộc phải bố trí phòng lái ở phía trước thay vì bên dưới cầu tàu; và nó có các mặt bọc giáp nghiêng, đưa đến một hình nêm đặc trưng và một mái dốc cho phép quan sát được sàn trước từ cầu tàu. Về cấu trúc bên trong, lớp H tương tự như lớp G, ngoại trừ chiếc , có một buồng nồi hơi đơn kiểu Johnson nhỏ hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm hơn so với thiết kế Admiralty. Tất cả các con tàu đều có các cột ăn-ten trước và sau dạng cột, và được gắn thiết bị quét mìn kiểu TSDS (Two Speed Destroyer Sweeps). Các soái hạm khu trục. Giống như lớp E và F, các soái hạm khu trục được chế tạo theo một thiết kế mở rộng, tích hợp thêm một khẩu pháo 4,7 inch thứ năm ở vị trí 'Q' giữa hai ống khói. Chúng dựa trên chiếc dẫn đầu của lớp F . hơi ngắn hơn do nó được trang bị nồi hơi kiểu Yarrow đốt hông gọn gàng hơn. dễ dàng nhận biết với cột ăn-ten trước ba chân. Cả hai đều bị mất sớm trong chiến tranh nên không có được các cải biến vào thời chiến. Lớp "Havant". Lớp "Havant" được đặt lườn vào năm 1938 dành cho Brasil. Chúng có cột ăn-ten trước dạng cột và ăn-ten sau dạng ba chân, được hoàn tất mà không có tháp pháo 'Y' ở sàn sau nhằm tăng số lượng mìn sâu mang theo, và ống khói được cắt ngắn để cải thiện góc bắn của vũ khí phòng không. Ban đầu những chiếc lớp "Havant" chỉ trang bị máy đo tầm xa, nhưng sau này được kết hợp với bộ điều khiển hỏa lực trên cầu tàu, đối nghịch với hai chức năng riêng biệt trên những con tàu nữa chị em. Sau khi đưa vào biên chế cùng Hải quân Hoàng gia, "Handy" và "Hearty" được đổi tên tương ứng thành và để tránh nhầm lẫn với . Sáu chiếc trong lớp "Havant" thoạt tiên hình thành nên Chi hạm đội Khu trục 9 của Hạm đội Nhà và được phân công nhiệm vụ chống tàu ngầm tại Scapa Flow. Đến cuối năm 1940, Chi hạm đội 9 được chuyển sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây và được đổi tên thành Đội hộ tống 9. Đến tháng 3 năm 1942, năm chiếc lớp "Havant" còn lại được đặt làm tàu chỉ huy các đội thuộc Lực lượng Hộ tống giữa đại dương suốt mùa Đông 1942-1943. Những chiếc trong lớp. Hải quân Argentine. Bảy chiếc tàu khu trục có cùng đặc tính kỹ thuật với lớp G và H đã được chế tạo cho Hải quân Argentine như là lớp "Buenos Aires"; chúng được chế tạo bởi các hãng Vickers Armstrongs (Barrow) ở Cammell Laird và John Brown & Company ở Clydebank, và được bàn giao vào năm 1938. Hải quân Brasil. Brasil đặt mua của Anh sáu chiếc lớp "Jarua" vào năm 1938. Những chiếc này bị Anh mua lại khi chiến tranh nổ ra vào năm 1939 và đổi tên thành lớp "Havant" như được mô tả bên trên. Để thay thế, Brasil quyết định tự sản xuất tàu khu trục, lớp "Acre", tại xưởng tàu Ilha das Cobras, Rio de Janeiro. Thiết kế được dựa trên bản vẽ lớp H do Anh cung cấp, nhưng với vũ khí và động cơ do Hoa Kỳ sản xuất. Cho dù được đặt lườn từ năm 1940, sáu chiếc thuộc lớp này chỉ hoàn tất vào năm 1949–1951. Hải quân Hoàng gia Hy Lạp. Hai chiếc thuộc một phiên bản cải biến của lớp G đã được hãng Yarrow chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp. Chúng được trang bị hải pháo 12,7 cm SK C/34 và pháo phòng không 37 mm do Đức chế tạo. Việc trang bị vũ khí được thực hiện tại Hy Lạp, vì phía Đức từ chối vận chuyển kiểu vũ khí này sang Anh. Hai chiếc khác, "Vasilefs Konstantinos" và "Vasilissa Sofia", được đặt tên theo Vua Konstantinos I và Hoàng hậu Sofia tương ứng, được dự định chế tạo ngay tại Hy Lạp, nhưng công việc bị ngừng lại do Thế Chiến II nổ ra.
1
null
Giới thiệu. Hồ Thủy Liêm ở trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm (An Giang, Việt Nam), được khởi công xây dựng vào 2 tháng 3 năm 2005 và hoàn thành vào 5 tháng 10 năm 2008. Hồ có diện tích 60.000 mét vuông mặt nước, có sức chức 300.000 mét khối nước, đường dạo quanh hồ là 1.000 mét, với kinh phí xây dựng trên 8 tỷ đồng . Ngày trước, hồ Thủy Liêm là hồ cạn, vào mùa mưa thì đầy nước, nhưng đến mùa khô thì hồ khô trơ đáy. Do dưới lòng đất của hồ toàn là đất đỏ bazan. Các nhà khoa học phỏng đoán nơi đây có thể là miệng núi lửa. Hiện tại, nước trong hồ được người dân dùng để sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô. Ngoài ra, xung quanh hồ còn được Công ty Cổ phần Phát triển du lịch An Giang trồng hoa và bắc cầu tạo cảnh quan. Do nhu cầu tâm linh, hồ Thủy Liêm ngày nay đã trở thành một địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách xa gần. Từ nguồn thức ăn của khách thập phương, đàn cá dưới hồ lớn nhanh như thổi, bình quân mỗi con nặng trên 2 kg, đặc biệt có con cá chép nặng đến 5–6 kg...
1
null
Đức Mẹ Naju hay Đức Mẹ khóc tại Naju dùng để chỉ một hiện tượng mà một số người cho là đã xảy ra đối với Tượng Đức Maria tại thành phố Naju, miền nam Hàn Quốc khi pho tượng này chảy nước mắt trong 700 ngày, từ ngày 30 tháng 6 năm 1985 đến ngày 14 tháng 1 năm 1992. Pho tượng cũng được cho là đã toát ra dầu thơm và đổ máu. Bức tượng là sở hữu của gia đình ông bà Julia Kim (Tên bà là Hong Sun Youn và tên ông là Man Box Julio Kim), một gia đình Công giáo trong thành phố. Bà Julia được cho là người được Đức Mẹ hiện ra để mời gọi mọi người cầu nguyện cho có sự an bình trên thế giới. Tuy nhiên cho đến này, hiện tượng Đức Mẹ khóc tại Naju vẫn chưa được tòa thánh Vatican công nhận. Giới chức công giáo địa phương gần đây cũng phủ nhận điều này và tuyên bố dứt phép thông công những người đến đây cầu nguyện. Thị nhân. Julia Kim sinh năm 1947. Năm 25 tuổi, bà kết hôn với Juliô. Ông bà sinh được 4 người con là Rosa, Tomas, Térèsa và Philip. Trước đó, cả hai theo đạo Tin Lành và từ năm 1981, hai người gia nhập đạo công giáo. Ông Lubino Park là khách hàng quen thuộc ở cửa hàng của gia đình bà. Ông bị chứng bệnh sưng phổi và đã xin bà Julia cầu nguyện cho trước khi khám nghiệm giải phẫu. Bà đã cầu nguyện cho ông. Kết quả sau ba lần tái khám, bác sĩ cho hay ông đã khỏi bệnh. Để trả ơn bà Julia, ông đã tặng bà bức tượng Đức Mẹ ban ơn làm kỷ vật. Đó là nguồn gốc của pho tượng Đức Maria. Biến cố. Về sự việc Đức Mẹ khóc, Bà Kim thuật lại: "...tôi đến Naju lúc 11 giờ 20 khuya ngày 30 tháng 6 năm 1985. Tôi đọc kinh Mân côi xin cho kẻ có tội được ơn trở lại và cho những người đang đau khổ tại Kwangju. Đang khi đọc kinh, tôi ngạc nhiên thấy nước mắt chảy dài trên đôi mắt tượng Mẹ. Tôi hồ nghi không phải là nước mắt Mẹ nên tôi đánh thức chồng tôi đang ngủ gục, để nhìn cho rõ. Hai chúng tôi nhìn sát mắt Mẹ và chúng tôi xác định là nước mắt thật sự đã chảy ra từ khoé mắt Mẹ". Sáng hôm sau khi đến quan sát lại, bà thấy vệt nước chảy từ khoé mắt mẹ hôm qua, giờ vẫn còn chảy đều nhưng bà và chồng đã không tiết lộ chuyện này cho người ngoài. Tuy nhiên sau đó sự việc được nhiều người truyền tai nhau và gia đình ông bà Juliô đã trở thành nơi cầu nguyện suốt đêm ngày. Đức mẹ được cho là đã đổ lệ suốt ba tháng. Từ ngày 18 tháng 7 năm 1985, bà Julia tự nhận là mình được đón nhận những thông điệp của Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Theo đó, Đức Mẹ kêu gọi cầu nguyện để ngăn chặn tội ác, cầu nguyện cho hàng linh mục, tu sĩ, tiếp nhận Thánh Thể và trở nên Tông Đồ của Mẹ. Tiếp đó, bà Julia được cho là đã xuất thần xuất hiện dấu đanh ở chân và máu chảy ra lần đầu vào ngày 19 tháng 10 năm 1987 và tiếp tục trong những lần sau đó. Lập trường của giáo hội. Tháng hai năm 1990, Giám mục Hak-Soon Daniel Chi đã đến Naju và ở lại đó 10 ngày. Ông đã điện thoại cho Đức Tổng Giám mục Yoon để thông báo về những điều đã chứng kiến.Vào ngày 24 tháng 11 năm 1994 Khâm Sứ Toà Thánh Giovanni tại Hàn Quốc cùng với vị linh mục thư ký đã viếng thăm Naju. Việc Julia Kim lãnh nhận mình thánh biến thành thịt vào ngày 22 tháng 9 năm 1995 được xác thực bởi Giám mục Roman Danylak thuộc tổng giáo phận Toronto. Sự việc tương tự ở nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa ngày 17 tháng 9 năm 1996 tại Sibu, Sarawak, Malaysia được Giám mục Dominic Su, Giám mục Sibu xác nhận trong thư gửi cho tổng Giám mục Giovanni Bulaitis, Khâm Sứ Tòa Thánh. Cựu Khâm Sứ Toà Thánh tại Hàn Quốc, Tổng Giám mục Ivan Dias hiện là Tổng trưởng Thánh bộ Loan báo Phúc âm cho các dân tộc cũng từng bày tỏ: "."..Tôi xin phó dâng sứ mạng của tôi cho lời cầu nguyện của cha và chị Julia, và cũng nhờ vào những sự đau khổ huyền nhiệm của chị nữa..."". Tuy nhiên, cho đến nay sự việc Đức mẹ khóc xảy ra tại Naju và những "dấu chỉ" được cho là đã xảy ra với Julia Kim vẫn chưa được giáo hội địa phương công nhận. Ngày 1 tháng 1 năm 1998, Tổng Giáo phận Kwangju, sau khi đã lập một ủy ban điều tra từ ngày 30 tháng 12 năm 1994 đã kết luận rằng: những dấu chỉ này ""ngược với tín lý Công giáo" "là một âm mưu gây chia rẽ" "giả dối và nhân tạo". Julia bị lên án. Các linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Kwangju không được phép đến cầu nguyện tại nhà nguyện được lập ra ở đây. Tiếp đó vào các năm 2003 và 2005, Tổng Giám mục Giáo phận Kwangju tiếp tục ra quyết định cấm người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Hàn Quốc. Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này. Ngày 23 tháng 1 năm 2008, Tổng Giám mục Andreas Choi Chang-mou, Giáo phận Kwangju - đã ra sắc lệnh "Vì đời sống đức tin lành mạnh, hiệp nhất và thông công của Kitô hữu trong Giáo hội, tôi đau lòng phải đưa ra quyết định dứt phép thông công những ai trong nhóm thị kiến Mẹ Maria tại Naju." Đức Tổng Giám Mục Andreas Choi Chang-mou Giáo phận Kwangju - Nam Hàn, ngày 21 tháng 1 vừa qua, ra sắc lệnh “Vì đời sống đức tin lành mạnh, hiệp nhất và thông công của Kitô hữu trong Giáo Hội, tôi đau lòng phải đưa ra quyết định dứt phép thông công những ai trong nhóm thị kiến Mẹ Maria tại Naju.” Phán quyết đưa ra ngày 23/1/08 và được gởi đến tất cả các giáo phận, và đã được phổ biến trên bản tin của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Á Châu (UCA News). Vào các năm 1998, 2003 và 2005 Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Kwangju đã ra quyết định cấm chỉ người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Nam Hàn. Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này. Đức Tổng Giám Mục Choi cho biết, ngài đã hai lần gặp bà Julia Youn, 60t và chồng bà tại Naju để cảnh cáo họ về việc quảng bá hiện tượng Đức Mẹ hiện ra. Lần thứ nhất vào năm 2003 và lần cuối cùng năm 2005 nhưng họ đã từ chối lắng nghe và cải tà quy chính. Việc dứt phép thông công không phải là một hình phạt hậu quả từ việc phán xét mà là hậu quả tất nhiên khi chọn đặt mình ra khỏi cộng đồng đức tin. Ông bà Youn dùng các phương tiện truyền thông như ấn loát và mạng lưới toàn cầu ngụ ý nói là việc làm của họ được chính Đức Thánh Cha chấp thuận. Đức Tổng Giám Mục cho biết nói như thế là "họ bôi lọ tôi, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Đại Hàn" ”. Đức Tổng Giám Mục giải thích hành động trên chứng tỏ ông bà Julia Youn và môn đồ của họ không có thiện chí hoà giải với Giáo Hội. Vì thế Ngài tuyên bố: “"các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cử hành và tham dự các bí tích và phụng vụ trong nhà nguyện và Tụ điểm hành hương Đức Mẹ ở Naju là nơi tôi đã từng cấm chỉ, đương nhiên mắc vạ tuyệt thông."” Theo Website riêng của nhóm bà Youn lập ra - www.najumary.or.kr - Youn xác nhận họ được Đức Mẹ mặc khải riêng khi tượng bắt đầu khóc từ năm 1985. Từ ngày đó những người tin vào mặc khải lập núi Đức Mẹ Naju. Nhóm môn đồ bà Youn phản ứng chống lại quyết định dứt phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Choi bằng cách lên án ngài là dùng biện pháp “"hạ sách"” và “"lạc đạo"”.
1
null
Hãng phim truyền hình hay còn gọi là công ty sản xuất phim truyền hình là đơn vị chủ yếu tham gia sản xuất phim truyền hình và nhiều khi cả phim điện ảnh. Hiện tại một số hãng phim lớn không còn giới hạn ở việc sản xuất phim nữa mà trở thành công ty văn hoá giải trí toàn diện, trong đó bao gồm quản lý nghệ sĩ, quảng cáo, truyền thông cũng như tiếp thị. Sản phẩm chính. Các sản phẩm của một hãng phim truyền hình chủ yếu bao gồm: phim truyền hình, phim điện ảnh, quảng cáo, phim tài liệu, phim truyện, giới thiệu sản phẩm... Tại Việt Nam. Những năm gần đây, hầu hết các đài truyền hình đã dành nhiều ưu tiên để phát sóng phim truyện Việt Nam. Số lượng phim Việt tăng lên, các hãng phim tư nhân (M&T Pictures, HKFilm, VietCom Film, Vifa, Senafilm, World Star, BHD, Sóng Vàng...) nảy nở phát triển, còn các hãng phim truyền hình trực thuộc các đài truyền hình lại có xu hướng bị giải thể, trừ VFC và TFS. Cho đến nay, chỉ còn VFC (thuộc Đài Truyền hình Việt Nam) và TFS (thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) là hai hãng phim truyền hình trực thuộc các đài truyền hình kỳ cựu vẫn còn bám trụ được cho đến nay. Một vài Đài Truyền hình cũng có hãng phim, xưởng phim, nhưng do bộ máy cồng kềnh hoặc làm việc không hiệu quả, cuối cùng bị "xoá sổ" hoặc đang sống "thoi thóp". Trong số đó phải kể đến hãng phim của Đài PTTH Bình Dương, Hãng phim Tây Đô (VTV Cần Thơ), xưởng phim thuộc Đài PTTH Hải Phòng... Ra đời năm 1999, hãng phim thuộc Đài PTTH Bình Dương những năm đầu tham gia sản xuất phim, các chương trình ca nhạc, gameshow truyền hình khá “xôm tụ”, nhưng do thường xuyên thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả nên sau gần 15 năm hoạt động cầm chừng, đến năm 2012 hãng phim này đành giải thể và chỉ còn là hoài niệm trong quá khứ. Hiện Hãng phim Tây Đô cũng đang trên bờ vực chờ… giải thể, vì 10 năm nay không sản xuất được phim nào, chỉ “sống” cầm chừng bằng việc thực hiện một số chương trình… sân khấu cải lương! Đài PTTH Vĩnh Long hiện nay đang là ĐTH có lượng khán giả theo dõi khá đông, rating cho khung giờ phim Việt phát trên ĐTH này cũng khá cao, nhưng lãnh đạo đài khẳng định không mở hãng phim và nêu rõ ý kiến cho rằng, quản lý một hãng phim không phải chuyện dễ dàng. Ít nhất nhân sự cũng phải từ 50 đến 60 người, số tiền chi cho nhân viên một năm cũng gần 10 tỷ đồng, trong khi đó nhân sự (chuyên viên âm thanh, ánh sáng, đạo cụ) chưa chắc gì có người giỏi bằng ngoài thị trường. Cơ chế nhà nước nhiều thủ tục, chứng từ mà có những khoản chi trong quy trình sản xuất phim không thể có hóa đơn, chứng từ nên khó có thể giải trình và được bên trên phê duyệt. Họ cũng đã tính thành lập hãng phim trên cơ sở từ các đoàn phim, nhưng điều này là không thể. Sở dĩ tư nhân làm được là vì họ biết linh động, uyển chuyển, còn với cơ chế của nhà nước, hãng phim truyền hình khó mà tồn tại được. Thật khó có thống kê đầy đủ, chính xác số hãng phim tư nhân hiện nay có hợp tác, liên kết sản xuất phim cho các ĐTH. Tuy nhiên, một vài cái tên được nhắc nhiều hiện nay, có đơn vị còn có hẳn giờ phát sóng trên HTV, VTV, SCTV, Vĩnh Long, Hà Nội như: M&T Pictures, Công ty Sóng Vàng, Tincom Media, Vietcom Film, Sao Thế giới, Hòa Bình, Kiết Tường, Sena Film… Mới đây có thêm: Truyền thông Leo, Đại dương xanh… và rất nhiều hãng phim quy mô nhỏ hơn, chưa trực tiếp hợp tác sản xuất phim với các đài nên họ chọn cách làm gia công cho những đơn vị đã có “thâm niên” để “học hỏi” kinh nghiệm. Tuy nhiên, để thật sự gọi là một hãng phim đúng nghĩa, thì hầu hết các nhà sản xuất phim cho các ĐTH hiện nay, vẫn chưa thể đáp ứng được, trừ VFC và TFS. Họ có danh nghĩa, có giấy phép, nhưng khi bắt tay sản xuất mới kêu gọi nhân sự, thành lập ê kíp của từng đoàn phim khác nhau. Chính vì vậy, chất lượng phim cũng “phập phù” tùy vào mức độ đầu tư, con người, máy móc thiết bị nhiều hay ít; giỏi hay bình thường, thậm chí dở! Nhưng điều quan trọng là họ có thể linh hoạt thu-chi, để hạn chế tối đa phần rủi ro về doanh thu. Theo Giám đốc Vietcomfilm Nguyễn Thị Bảo Trâm, khi kết hợp làm phim với ĐTH trong bối cảnh mở hiện nay gặp khá nhiều thuận lợi: được định hướng, gợi ý đề tài mới; góp ý chỉnh sửa về kịch bản; hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất; tạo điều kiện về các thủ tục hành chính… Anh Lê Ngọc Hà - đại diện Hãng phim Hòa Bình, cũng chia sẻ thêm rằng: “Với những bộ phim đặc thù (phim chính luận, phim đề tài chiến tranh cách mạng), kinh phí sản xuất được phía ĐTH hỗ trợ cũng cao hơn, so với mức bình thường là 180 triệu đồng/tập. Điều đó giúp nhà sản xuất phần nào yên tâm hơn khi đầu tư cho mỗi bộ phim”. Liên quan đến vấn đề thu hồi vốn, Giám đốc Công ty Sóng Vàng production Nguyễn Thị Bích Liên tiết lộ: “Làm phim truyền hình hiếm khi lỗ, trừ khi đó là nhà sản xuất mới, chưa am hiểu về thị trường; tuy nhiên, phần lãi cũng không nhiều. Thông thường, đầu tư cho một bộ phim truyền hình dài 30 tập, khoảng 4 tỷ đồng và việc thu hồi vốn trong khoảng từ 10 tháng đến 1 năm. Khi đã ký kết giờ phát sóng với nhà đài, công tác quản lý hãng phim càng phải chặt chẽ hơn. Chúng tôi làm việc đồng thời với nhiều êkíp, đạo diễn khác nhau, do vậy, trong trường hợp bộ phim này gặp trục trặc chúng tôi có ngay phim khác để thay thế”. Theo Giám đốc Tincom Media Mai Thu Huyền, việc thành lập hãng phim tư nhân dù còn gặp những khó khăn, nhưng khi đã có một số phim chất lượng, khẳng định được “thương hiệu” thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình kêu gọi các nhà đầu tư, nhà tài trợ cho những dự án phim tiếp theo”. Phim hợp tác. Ngay từ năm 2000, bộ phim “Đối thủ” do TFS và Hãng phim Giải Phóng bắt tay thực hiện là bước mở đầu cho chủ trương hợp tác để nâng cao số lượng lẫn chất lượng phim của TFS. Kết quả sự hợp tác xuyên lãnh thổ của TFS là các phim: “Chuyện tình biển xa”, “Vị tướng tình báo và hai bà vợ”... (hợp tác cùng Hãng phim Truyền hình Việt Nam- VFC) và sắp tới là hai bộ phim “Ban mai xanh” (25 tập, hợp tác cùng VFC), “Chuyện tình đảo cát” (10 tập, hợp tác với Hãng phim Truyền hình Hải Phòng)... Năm 2004, Hãng Phim Việt đã bắt đầu kế hoạch ra mắt bằng bộ phim truyền hình “390 yêu”, được đặt hàng từ phía Hãng phim Truyền hình TP Hồ Chí Minh (TFS), sau đó đến năm 2006 và 2007, TFS và Hãng Phim Việt đã hợp tác sản xuất các bộ phim "Người mẹ nhí" và "Linh Lan Trắng". Cuối tháng 3 năm 2005, “Dollar trắng” - bộ phim hợp tác đầu tiên giữa Hãng phim Vafaco (Vafafilm) và TFS sẽ bấm máy. “Bẫy tình”, bộ phim truyện vidéo do NSƯT Lê Cung Bắc đạo diễn là đứa con chung của Hãng Việt Phim, Hãng phim Truyền hình Bình Dương và Công ty Phương Nam. Mười tập phim truyền hình “Duyên phận” sắp khởi quay của Việt Phim sẽ tiếp tục được thực hiện theo phương thức hợp tác... Việc hợp tác giữa các hãng dù theo bất cứ hình thức nào cũng đều nhằm mục đích hai bên cùng có lợi. Khi đó, về phía các đài, việc bảo đảm 50% thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên truyền hình sẽ không nằm ngoài khả năng. Bởi lẽ, khi hợp tác với các đối tác (chủ yếu theo phương thức khoán), các đài truyền hình sẽ có thêm thời gian để đầu tư vào những bộ phim khác. Phía các hãng phim tư nhân sẽ không còn vướng mắc về đầu ra cho phim của mình. Đôi khi, phần lợi dành cho các đối tác của đài sẽ nằm sau những sô quảng cáo trong thời gian phim phát sóng. Đài truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung, còn chất lượng phim là trách nhiệm của phía thực hiện. Phim “Ban mai xanh”, sản phẩm hợp tác giữa TFS và VFC được thực hiện với 50% vốn đóng góp của mỗi bên. “Chuyện tình đảo cát” được làm với 100% kinh phí của TFS và toàn bộ nhân lực do Đài Truyền hình Hải Phòng cung cấp. Việc hợp tác như thế không chỉ mang lại nhiều sự lựa chọn cho khán giả truyền hình mà còn tận dụng được nguồn nhân lực của các đơn vị. Việc mở rộng hợp tác với các hãng phim tư nhân có thể sẽ là một trong những con đường để phim Việt Nam từng bước thâm nhập thị trường quốc tế bởi lẽ các công ty tư nhân thường có mạng lưới phát hành rộng khắp thế giới và khá nhạy trong công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm trong khi việc này vẫn còn khá xa lạ đối với các hãng phim Nhà nước. Hợp tác làm phim không phải chỉ bó hẹp trong nước mà còn vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Đến nay, sau phim “Lẵng hoa tình yêu” - sản phẩm hợp tác đầu tiên với Hàn Quốc, TFS còn mở rộng quan hệ hợp tác với Công ty Lasta (Thái-lan) thực hiện một số bộ phim truyền hình dài tập: “Vòng xoáy tình yêu”, “Khát vọng đô thành”... Bộ phim “Thạch Thảo” của Hãng phim Giải Phóng cũng đang trong giai đoạn thương thuyết với một đối tác Hàn Quốc... VFC có nhiều phim hợp tác với nước ngoài như Kantana Group (Thái Lan): phim "Tình xa (2003)", có nội dung kể về chuyện tình giữa 1 nữ diễn viên múa người Việt Nam và 1 chàng trai người Thái Lan. Phim được phát sóng trên VTV1 và Channel 7 của Truyền hình Thái Lan., Tokyo Broadcasting System (Nhật Bản): phim "Người cộng sự (2013)", nội dung kể về nhà cách mạng Phan Bội Châu. Phim được phát sóng từ ngày 29 tháng 9 năm 2013 đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và TBS của Nhật Bản. Năm 2015, VFC và TBS tiếp tục giới thiệu bộ phim "Khúc hát mặt trời", phát sóng từ ngày 26 tháng 11 năm 2015 trên VTV3. Rukyu Asahi Broadcasting Co, Ltd (Nhật Bản): phim "Dưới bầu trời xa cách (VTV Đặc biệt phát sóng ngày 22 tháng 1 năm 2017)", nội dung kể về câu chuyện tình yêu giữa Hải - 1 du học sinh Việt Nam tại Okinawa và Eri - 1 phóng viên bản xứ. Ấn tượng gặp gỡ ban đầu không mấy tốt đẹp đã khiến cho Hải cương quyết cự tuyệt khi Eri tiếp cận và muốn phỏng vấn anh. Nhưng vốn là cô gái háo thắng, Eri quyết tâm phỏng vấn Hải bằng được, thậm chí bỏ tiền ra để mua thời gian của anh. Tuy nhiên sau này, chính những lần gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ về Việt Nam đã khiến Hải và Eri thay đổi cái nhìn về nhau, tình yêu giữa họ cũng nảy nở từ đây. CJ E&M Pictures (Hàn Quốc): 2 bên đã ký thỏa thuận hợp tác sản xuất phim về du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Phim được lấy tên chính thức là "Tuổi thanh xuân", được công chiếu trên kênh truyền hình VTV3 của đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 17 tháng 12 năm 2014.. Hợp tác với Hãng phim Truyền hình Trung Quốc: Phim "Hương bánh khảo (2000)". Trong hoàn cảnh cầu nhiều hơn cung như hiện nay, việc hợp tác làm phim sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đưa ra nhiều lựa chọn cho từng thành phần khán giả. Ngoài ra, hợp tác với nước ngoài còn tạo cơ hội để điện ảnh-truyền hình Việt Nam tiếp cận phong cách làm phim chuyên nghiệp của các nước. Đó sẽ là một trong những phương cách nâng cao nghiệp vụ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Danh sách hãng phim tiêu biểu. Dưới đây là danh các đơn vị sản xuất phim truyền hình tiêu biểu tại Việt Nam: Chú thích:<br> Hãng phim nhà nước<br> Hãng phim tư nhân
1
null
Chả mực là món ăn được làm từ nguyên liệu chính là thịt mực giã hoặc xay nhuyễn, tạo hình bánh tròn rồi chiên chín. Hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh là nơi nổi tiếng với món ăn này. Nguyên liệu và cách làm. Nguyên liệu chính của chả mực bao gồm: Mực, trứng gà, thìa là, mỡ gáy, tỏi băm, gia vị, tiêu Đầu tiên dùng dao cạo phần nhầy của mực, sau đó rửa bằng nước muối. Xắt nhuyễn mực thành sợi hoặc thành dạng hạt lựu và đưa vào máy xay. Sau khi xay mực, đổ mực ra chén. Nêm vào trong chén 1 muỗng cà phê tỏi, tiêu, 2 đến 3 muỗng cà phê thìa là băm nhuyễn, 2 quả trứng đập. Trộn đều hỗn hợp trên lại với nhau. Dùng bao tay ni lông bóp đều hỗn hợp một lần nữa, sau đó cho mỡ gáy vào. Sau công đoạn trên, để hỗn hợp khoảng 5 đến 10 phút cho gia vị thấm đều với nhau. Cuối cùng, vo hỗn hợp mực thành viên hoặc đập giãn thành hình dẹt, cho từng miếng vào chảo dầu để chiên. Nếu chế biến bằng cách nướng thì nên làm dẹp hỗn hợp, làm thành từng lớp mỏng, món ăn sẽ mau chín và ngon hơn. Thưởng thức. Sau khi chiên xong, sắp những miếng chả mực ra đĩa. Có thể dùng kèm với dưa leo, cà chua, nước mắm hoặc tương ớt. Cách bảo quản. Sau khi làm xong, hấp chả mực sau đó cất vào tủ lạnh, đến khi ăn chỉ cần rán sơ qua là dùng được. Đánh giá. Cùng với những món ăn nổi tiếng như phở, bún thang, chả cá Lã Vọng... Chả mực là một trong những món nằm trong top 50 món ăn đặc sản Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận.
1
null
Flavius Eutropius là một nhà sử học La Mã cổ đại sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ 4. Ông từng giữ chức thư ký "magister memoriae" ở Constantinopolis và chấp chính quan cùng Valentinianus II vào năm 387, rồi được đi theo Hoàng đế Julianus (361-363) trong cuộc chinh phạt chống lại người Ba Tư vào năm 363, ông còn sống tới tận thời Valens (364-378), vị hoàng đế mà ông đã dâng cuốn "Breviarium historiae Romanae" (Lược sử La Mã) và cũng từ đó không còn tung tích gì về ông nữa. "Breviarium historiae Romanae" là một bản tóm tắt đầy đủ gồm 10 tập nói về lịch sử La Mã từ khi thành lập thành phố cho đến lúc Valens lên ngôi. Bộ sử được biên soạn với sự khổ công thu thập từ các nguồn tài liệu được sử dụng tốt nhất và được viết chung với một văn phong rõ ràng và đơn giản mang tính vô tư. Mặc dù tiếng Latinh trong một số trường hợp khác được lấy từ những tấm gương đức hạnh, tác phẩm vẫn là bộ sách dành cho cấp tiểu học được yêu thích trong một thời gian dài. Giá trị độc lập của nó tuy nhỏ, nhưng đôi khi nó lấp đầy một khoảng trống mà các nguồn sử liệu có căn cứ xác đáng còn thiếu sót. Đối với những phần đầu trong tác phẩm của mình, Eutropius còn chịu ảnh hưởng từ bộ lược sử của Livy; với những phần sau này, ông chuyển sang sử dụng "Enmannsche Kaisergeschichte" nay đã thất truyền để tham khảo. "Breviarium" còn được nhà sử học thời Trung Cổ Paulus Diaconus mở rộng và viết tiếp đến đến thời Justinianus; bộ sử lần lượt được các nhà sử học về sau mở rộng thêm như Landolfus Sagax (khoảng 1000) và viết tiếp đến đến thời của hoàng đế Leo xứ Armenia (813-820) trong "Historia Miscella". Ngoài ra còn các bản dịch tiếng Hy Lạp của Paeanius (khoảng 380) và Capito Lycius (thế kỷ 6), các bản dịch trước đây là còn tồn tại trong một trạng thái gần như vẹn toàn. Bản dịch tốt nhất của Eutropius là của H. Droysen năm 1879, bao gồm các bản dịch tiếng Hy Lạp và các bản dịch bổ sung của Paulus Diaconus và Landolfus. Có rất nhiều phiên bản và bản dịch tiếng Anh.
1
null
Sextus Festus là một nhà sử học cuối thời La Mã và thống đốc tỉnh châu Phi mà bộ sử lược của ông (tóm lược lịch sử thành Roma, một nguồn khác là "Enmannsche Kaisergeschichte") được Hoàng đế Valens ủy thác để chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Ba Tư. Festus là tác giả của bộ sử được gọi là "Rerum Breviarium gestarum populi Romani" (Lược sử những thành tựu của La Mã) hoàn thành vào khoảng năm 379. "Breviarium" bao gồm tất cả lịch sử của Nhà nước La Mã từ lúc sáng lập thành phố cho đến năm 369. Cuốn sách bao gồm 30 phần nhỏ, đó là lý do tại sao các sự kiện trong lịch sử La Mã được mô tả rất ngắn gọn. Festus chủ yếu tập trung vào mảng chính trị và (đặc biệt là) lịch sử quân sự của Roma. "Breviarium" của Festus theo đánh giá của giới sử học thì nó chỉ là một tác phẩm có chất lượng rất thấp.
1
null
Sabinianus là người lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại Hoàng đế Gordianus III ở châu Phi. Ban đầu ông tự xưng hoàng đế rồi xách động quần chúng phản lại triều đình, nhưng sau khi bị thống đốc xứ Mauretania đánh bại vào năm 240, những người ủng hộ Sabinianus ở Carthage đã quyết định bắt ông giao nộp cho chính quyền đế quốc khiến cuộc nổi loạn sớm chấm dứt.
1
null
Marcus Aurelius Sabinus Iulianus (còn được gọi là Julianus xứ Pannonia; ? – 285/286) là một kẻ soán ngôi La Mã (283-285 hoặc 286) chống lại Hoàng đế Carinus hoặc Maximianus. Có tới bốn kẻ tiếm quyền có tên tương tự nổi loạn trong khoảng thời gian một thập kỷ, nhưng ít nhất một trong số họ được biết đến nhờ bằng chứng về việc nghiên cứu tiền đúc. Kẻ soán ngôi chống lại Carinus (283-285). Iulianus là một viên quan giữ chức "corrector" ở miền bắc Ý vào năm 283/284 (và không phải là một Pháp quan thái thú như một số tài liệu đã nói). Ngay sau khi tin tức về cái chết của Hoàng đế Carus vào năm 283 hoặc Numerianus vào tháng 11 năm 284 đến các tỉnh miền Tây, Iulianus đã lập tức nổi dậy ở Pannonia. Ông cho ban hành đồng tiền xu từ Siscia, một số trong đó còn khắc chữ kỷ niệm xứ Pannonia. Hoàng đế Carinus, anh trai của Numerianus hay tin ấy đã mang quân từ Britannia tiến về nội địa để đối phó với vụ tiếm quyền, với binh lực hùng hậu nên chẳng mấy chốc ông đã đánh bại và giết chết Iulianus ở Ý vào đầu năm 285. (có thể ở Verona) hoặc tại Illyricum. Theo một số học giả, có tới hai kẻ tiếm quyền là thực sự tồn tại: một là M. Aur. Iulianus, quan chức "corrector" ở Ý, nổi loạn sau khi Carus mất, đã giành được quyền kiểm soát Pannonia và ít lâu sau thì bị đánh bại ở Illyricum; hai là Sabinus Iulianus, một viên pháp quan thái thú dấy binh làm loạn ở Ý sau cái chết của Numerianus, về sau cũng bị đại bại gần Verona. Một kẻ soán ngôi khác chỉ có tên đơn giản là Iulianus, cũng gây ra sự rối loạn ở tỉnh châu Phi với sự hỗ trợ của bộ tộc Quinquegentani nhằm chống lại Carinus. Có ý kiến cho rằng Julianus là thống đốc tỉnh châu Phi được một bức thư không rõ ngày tháng xác nhận là đã bị Maximianus xử tử với lý do tạo phản; riêng vụ nổi loạn của ông ở châu Phi cũng có thể liên quan đến Sabinus Iulianus (xem thêm Amnius Anicius Julianus). Kẻ soán ngôi chống lại Maximianus và Diocletianus. Một Iulianus thứ ba được nhắc đến là đã khởi binh dấy loạn trong thời kỳ Maximianus được tấn phong là "Augustus" vào ngày 1 tháng 3 năm 286 và thời gian Constantius Chlorus và Galerius trở thành "Caesar" vào ngày 1 tháng 3 năm 293. Cuộc nổi dậy của Iulianus này đã diễn ra tại Ý, nhưng cuối cùng đã kết thúc trong một cuộc vây hãm, khi quân đội triều đình chọc thủng một vài chỗ trên bức tường thành của thành phố và tràn vào như nước lũ, Iulianus thấy vậy nên đã nổi lửa tự thiêu đến chết.
1
null
Bánh đập hay còn gọi là Bánh chập là một loại bánh khá phổ biến ở các tỉnh ven biển Miền Trung Việt Nam từ Quảng Nam đến Khánh Hòa nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Quảng Ngãi. "Đập" được hiểu đơn giản là bánh phải được đập rồi mới ăn. Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa bánh ướt và bánh tráng nướng. Trên nửa lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành, đậu xanh nhuyễn. Bánh đập còn được ăn kèm với tôm, thịt heo luộc, thịt nướng tùy theo vùng miền. Nguyên liệu và chế biến. Các nguyên liệu chính để chế biến món bánh đập bao gồm: gạo trắng thơm dẻo, hành lá, đậu xanh nhuyễn. Tuy nhiên để tăng thêm phần hấp dẫn, khi ăn món bánh đập cũng không thể thiếu tôm chấy, mỡ hành và chén mắm nêm. • Bánh ướt: Ngâm gạo khoảng chừng nửa ngày nhằm cho hạt gạo nở mềm. Sau đó đem đi xay nhuyễn thành bột nước, ủ bột từ 3 giờ trở lên để bột lắng trong nước. Dùng gáo dừa để quậy bột và múc bột bánh cho vào nồi hấp khoảng nửa phút. Sau khi chín, dùng que tre mỏng để dỡ bánh. Lưu ý giữa các lớp bánh phải thoa một lớp dầu để bánh không dính lại với nhau. • Bánh tráng nướng: Tráng một lớp bột mỏng trên nồi hấp khoảng từ 1 đến 2 phút. Sau khi bánh chín mang đi phơi khô và nướng chín trên bếp than hồng. • Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng. Bánh ướt được phết thêm mỡ hành, đậu xanh và một số nguyên liệu khác tùy theo vùng miền. • Dùng dụng cụ đập nhẹ để bánh tráng nướng vỡ vụn dính chặt vào bánh ướt. Bánh đập có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với rau sống, thịt nướng tùy theo vùng miền. Nước chấm. Nước chấm được pha từ mắm nêm cá cơm pha loãng với đường, dứa bằm nhỏ, hành phi dầu, đậu phộng. Nếu muốn dùng cay có thể pha với ớt sừng xanh xay nhuyễn.
1
null
Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta (tên đầy đủ là Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Cứu tế Thánh Gioan của Jerusalem, Rhodes và Malta, tiếng Ý: "Sovrano Militare Ordine Ospedaliero di San Giovanni di Gerusalemme di Rodi e di Malta", cũng được gọi tắt là Dòng Hiệp sĩ Malta) là một dòng tu Công giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới và được đánh giá là lực lượng hào hiệp và thượng võ. Dòng Hiệp sĩ Malta đương đại là kế thừa của Dòng Thánh Gioan Jerusalem từ thời trung cổ, (còn gọi là Hiệp sĩ Cứu tế - "Fraternitas Hospitalaria") khởi đầu là bệnh viện được thành lập ở Jerusalem vào năm 1080 nhằm chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh. Sau khi chinh phục được Jerusalem hồi năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Kể từ sau khi các vùng lãnh thổ ở Đất Thánh rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798) để tuyên bố chủ quyền. Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn duy trì tính độc lập chủ quyền đối với mọi nhà nước thế tục. Hiện tại, trụ sở của dòng đặt tại Roma và được coi là một thực thể có chủ quyền theo luật pháp quốc tế. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hợp Quốc. được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước. Dòng Hiệp sĩ Malta chọn Đức Mẹ Maria, với danh hiệu "Đức Mẹ Núi Philermos" làm thánh quan thầy và cầu bầu của mình. Dòng hiện có khoảng 13.000 thành viên, 80.000 tình nguyện viên thường trực và 20.000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia Mục đích hoạt động của họ là giúp đỡ trẻ em, người già, người khuyết tật, người vô gia cư, người bị bệnh hiểm nghèo và bệnh phong ở tất cả các nơi trên thế giới, không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo. Ở một số quốc gia như Pháp, Đức và Ireland, dòng là tổ chức đào tạo quan trọng về sơ cứu và cấp cứu y tế. Thông qua tổ chức thành viên là Malteser International, Dòng Hiệp sĩ Malta cũng tham gia cứu trợ các nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh và các cuộc xung đột vũ trang. Lịch sử. Khởi sự từ năm 1048 từ các nhà buôn từ quốc gia cổ Amlfi được chính quyền tại Ai Cập cho phép xây nhà thờ, tu viện và bệnh viện tại Jerusalem, với mục đích chăm lo cho khách hành hương đến từ mọi chủng tộc không phân biệt tôn giáo. Dòng Thánh Gioan tại Giêrusalem trở thành một cộng đoàn đan tu điều hành và mở các bệnh viện cho khách hành hương tại Đất Thánh, trở thành độc lập và dưới sự điều khiển của vị sáng lập là Chân Phước Gérard. Giáo hoàng Pascalê II chuẩn y trong một sắc Lệnh ký ngày 15 tháng 11 năm 1113. Lúc đó tất cả các thành viên là tu sĩ với ba lời khấn: vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo. Về sau vì để bảo vệ cho khách hành hương, dòng đã biến thành lực lượng bảo vệ và tham chiến trong những cuộc Thập Tự Chinh, từ đó biến thành Đoàn Hiệp Sĩ. Các hiệp sĩ dòng này đã đeo một biểu tưởng là cây Thánh Giá tám cạnh tượng trưng cho tám mối phúc thật và huy hiệu ấy vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay. Rhodes. Năm 1291, khi lực lượng trấn thủ Thánh Địa cuối cùng của dòng bị quân Hồi giáo đánh bại, họ đã quyết định rút quân về đảo Síp vào năm sau đó rồi đi chuyển đến với vị thủ lĩnh Fra Fouques de Villare tại đảo Rhodes. Tại đây, các hiệp sĩ đã tổ chức thành lực lượng hải quân và xây dựng một thành trì kiên cố bên bờ biển phía đông Địa Trung Hải để bảo vệ Kitô hữu trước các cuộc tấn công của các tàu chiến từ biển vào. Lực lượng này không chịu sự chỉ huy của bất kỳ quốc gia nào trong vùng, họ chỉ phục tùng lệnh của Giáo hoàng. Họ đã đánh nhiều trận ác liệt và nổi danh nhất trong thời kỳ bắt bớ và tử đạo, ví dụ như Thập tự chinh tại Syria và tại Ai Cập. Đến đầu thế kỷ 14, tất cả các hiệp sĩ của dòng từ khắp châu Âu đã quy tụ về Rhodes để lập thành nhóm theo ngôn ngữ của họ. Ban đầu chỉ có bảy nhóm ngôn ngữ là Provence, Aubengne, Pháp, Ý, Aragon, Anh (gồm cả Scotland và Ireland), Đức. Đến năm 1492, nhóm Aragon chia làm hai nhóm là Castille và Bồ Đào Nha. Mỗi nhóm đều có vị thủ lĩnh riêng nhưng tất cả đều dưới quyền thủ lĩnh của Đại thống lĩnh tước hiệu là Thái tử thành Rhodes. Họ được Giáo hoàng cấp quy chế tổ chức quân lực, được đúc tiền và ngoại giao với các quốc gia khác. Malta. Năm 1523, đoàn hiệp sĩ thất thủ trước lực lượng Sultan sau sáu tháng giao chiến ác liệt và phải rời đảo Rhodes. Họ bị phân tán vì không có đất dụng võ, mãi cho tới năm 1530, khi Đại thống lĩnh Fra Philippe de Villiers de I'Isle Adam chiếm được đảo Malta thì họ mới được quy tụ lại. Cuộc Cải cách Kháng Cách xảy ra làm phân rẽ thành Giáo hội Công giáo và Tin Lành khiến cho dòng bị giải thể tại những quốc gia ủng hộ cải cách như Anh, Scotland. Còn tại Hà Lan, Đức và Thụy Điển, dòng phải biến đổi thành chi dòng trung lập trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia Kitô giáo. Năm 1565, Đại thống lĩnh Fra 'Jean de la Vallette (thủ đô của Valletta của Malta ngày nay được đặt theo tên ông) chỉ huy các hiệp sĩ bảo vệ hòn đảo này trước cuộc vây hãm của quân Ottoman trong suốt hơn ba tháng. Trong trận Lepanto năm 1571, đoàn hiệp sĩ Malta đã góp quân vào liên minh hùng mạnh nhất ở Địa Trung Hải dưới sự chỉ huy của Don Juan nước Áo để đánh bại hoàn toàn lực lượng hải quân Ottoman. Lưu vong. Sau hai thế kỷ thành lập, vào năm 1798, Napoleon Bonaparte chiếm được hòn đảo Malta trong chiến lược tiến tới Ai Cập. Mặc dù Hiệp ước Amiens 1802 có điều khoản cho Anh sơ tán Malta để khôi phục dòng Hiệp sĩ Malta, chủ quyền đảo này thuộc về các cường quốc châu Âu nhưng Bonaparte không thực hiện. Anh tuyên chiến với Pháp vào ngày 18 tháng 5. Vì luật của các hiệp sĩ là không được dùng vũ khí để sát hại Kitô hữu nên họ buộc phải rời Malta. Roma. Sau khi tạm thời rút về Messina, Catania và Ferra, năm 1834, đoàn Hiệp sĩ về đóng quân vĩnh viễn tại Roma trên đồi Aventine. Kể từ đó, tổ chức này gần như không còn có các hoạt động quân sự mà chuyên tâm hoạt động bác ái, từ thiện. Đoàn đã hoạt động mạnh mẽ hơn trong Thế chiến thứ I và II dưới quyền thủ lĩnh của Fra Ludovico Chigi Alban delă Rovere và dưới thời của Fra Angelo de Mojana di Cologna (1962-1988) Vị thế trên quốc tế. Bởi lịch sử độc đáo và tình trạng khá đặc biệt, vị thế của Dòng Hiệp sĩ Malta đang là chủ đề tranh luận trên trường quốc tế. Họ tự nhận là một "đối tượng có chủ quyền theo luật pháp quốc tế". Không giống như Tòa Thánh có chủ quyền đối với thành Vatican để phân biệt lãnh thổ của họ với Ý, Dòng Hiệp sĩ Malta đã không còn lãnh thổ nào kể từ khi họ mất đảo Malta hồi năm 1798, ngoại trừ hai cơ sở vật chất hiện nay là: trụ sở chính tại Roma là Palazzo Malta (nơi cư trú của Đại thống lĩnh) cùng Villa del Priorato di Malta trên đồi Aventine (cơ quan chính phủ); và Lâu đài Saint Angelo trên đảo Malta. Những nơi này có tòa đại sứ quán của Tòa Thánh và nước Ý được cấp đặc quyền ngoại giao. Liên Hợp Quốc không coi Dòng Hiệp sĩ Malta như là một "nhà nước phi thành viên" hoặc "tổ chức liên chính phủ" nhưng coi họ là một trong kiểu đơn vị khác được nhận tư cách làm quan sát viên. Tuy nhiên, Liên minh Viễn thông Quốc tế đã không cấp cho họ mã nhận dạng vô tuyến và đuôi tên miền riêng. Hiện nay, Dòng Hiệp sĩ Malta có quan hệ ngoại giao với 104 quốc gia và quan hệ chính thức với sáu quốc gia và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, họ còn có quan hệ với Ủy ban Hội Chữ thập đỏ Quốc tế và một số tổ chức quốc tế khác. Vị thế quốc tế này đã mang lại cho họ sự thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động nhân đạo. Chủ quyền của họ cũng được thể hiện trong việc họ phát hành hộ chiếu, biển số xe, tem bưu chính, và tiền xu riêng. Vụ căng thẳng 2016. Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Giáo hoàng Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Malta sau khi vị Hiệp sĩ Tối cao ra quyết định sa thải Chưởng ấn đương nhiệm là Albrecht von Boeselager. Ông này bị cách chức vì liên quan đến một chương trình phân phối bao cao su mà Giáo hội vốn có quan điểm không khuyến khích sử dụng nhằm mục đích tránh thai. Tuy nhiên sau đó, Dòng Malta thông cáo nói rằng việc lật đổ Albrecht von Boeselager là một "hành động hành chính nội bộ thuộc chủ quyền nhà nước của Dòng Hiệp Sĩ Malta và do đó hoàn toàn thuộc phạm vi thẩm quyền của Dòng" và rằng dù bày tỏ lòng trung thành với giáo hoàng nhưng phía Dòng Malta vẫn bác bỏ khả năng Vatican can thiệp vào "chủ quyền nhà nước" của Dòng này.
1
null
Bánh tằm bì là món ăn làm từ gạo của người Việt. Đây là một món ăn có thể dùng ăn vặt hoặc ăn no đều được, phổ biến ở tỉnh miền nam như Đồng Tháp, Bạc Liêu. Nguồn gốc. Không rõ xuất xứ cũng như thời điểm của loại bánh này. Theo giai thoại, nhiều người lý giải sợi bánh trắng, dài giống con tằm ăn với bì nên gọi là bánh tằm bì. Thành phần chính. Các thành phần chính của bánh gồm da heo, thịt nạc, thính gạo, bột nếp, bột gạo, rau thơm, dưa leo, nước cốt dừa, nước mắm tỏi ớt Sợi bánh phải làm từ gạo tẻ, loại ngon, ngâm vài vài đêm rồi mới đem ra xay thành bột, sau đó pha với nước muối loãng rồi ngâm tiếp 2 đêm nữa. Sau đó là giai đoạn hồ bột, quyết định hương vị bánh tằm đặc thù. Cách pha bột của mỗi vùng khác nhau, vì vậy mà cho ra những khẩu vị riêng, đặc trưng của từng vùng. Nhờ vào kinh nghiệm lâu năm mà người làm bánh tằm sẽ biết cách khuấy bột cho vừa, nếu cứng quá thì bánh bị ốc trâu, dễ gãy, nếu mềm quá thì bột bị dính, không đẹp. Ngoài ra, bì và nước cốt dừa là 2 chế phẩm ăn kèm cũng được chế biến tỉ mỉ và tinh tế. Da heo phải cắt thành từng sợi mỏng đều nhau, cùng với thịt nạc băm sợi mịn rồi trộn với thính gạo vừa giòn vừa bùi. Nước cốt dừa nấu với lửa nhỏ riêu riêu, phải canh lửa cẩn thận không để sôi lên mà chỉ lăn tăn bọt khí trên mặt. Sau đó hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) vào nước cốt dừa, nêm ít muối ít đường, có vị mặn ngọt là được. Trình bày. Bánh tằm đựng trong dĩa có lòng sâu, bên dưới là rau thơm, xà lách, giá, dưa leo, lớp bánh tằm trắng trên nền rau xanh, trên cùng là một ít bì và nước cốt dừa. Thực khách ăn kèm với nước mắm chua ngọt, tạo hương vị đặc biệt, vừa đậm đà nước mắm, thanh mát rau cải, vừa có vị bùi bùi béo béo của bì và nước cốt dừa. Ngoài ra, bánh tằm bì cũng tốt cho sức khoẻ, nó cung cấp chất đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin nên một số người thường ăn thay cho bữa chính.
1
null