text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Hành chính Việt Nam thời Hồ trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương nước Đại Ngu từ năm 1400 đến năm 1407.
Từ khi thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất (1394), Hồ Quý Ly với thực quyền trong tay bắt đầu thực hiện những thay đổi trong quan chế, bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, tác động chủ yếu của Hồ Quý Ly là vào chính quyền địa phương, còn chính quyền trung ương về cơ bản vẫn thừa kế cơ cấu của nhà Trần.
Chính quyền trung ương.
Trong hành chính của chính quyền cấp trung ương, chức cao nhất là các chức quan hàng tướng quốc và "tam thái": thái sư, thái phó, thái bảo. Những chức vụ này đều do các thân vương nhà Hồ nắm giữ như hoàng tử Hồ Nguyên Trừng, hoàng thân Hồ Quý Tỳ (em Hồ Quý Ly).
Tiếp đến là các chức quan hàng "tam thiếu": thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Sau đó đến tam tư: tư đồ, tư mã, tư không.
Trong triều còn có 6 thượng thư sảnh tương đương với lục bộ, quản lý các công việc hành chính, tổ chức, ngoại giao, tín ngưỡng, tài chính ngân sách, quân sự, ty pháp. Đứng đầu thượng thư sảnh là chức thượng thư hành khiển và thương thư hữu bật. Dưới các chức này là chức thị lang, lang trung.
Hồ Quý Ly chấn chỉnh đội ngũ quan lại, định ra thể thức mũ áo các quan văn võ theo sắc màu, do thiếu bảo Vương Nhữ Chu soạn:
Nội thị thì dùng quần hai ống, không dùng xiêm. Người không có phần hàm và hạng hoàng nô thì dùng màu trắng. Các tụng quan chức tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ cao sơn, chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh. Người tôn thất thì đội mũ phương thắng màu đen. Võ quan tước lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao mà không có chức thì thắt đai, đội mũ giác đính, tứ thất phẩm trở xuống đội mũ thái cổ; tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viễn du; ngự sử đài đội mũ khước phi.
Khi nhà Hồ chính thức thành lập cũng theo quy chế này.
Chính quyền địa phương.
Các đơn vị hành chính.
Từ tháng 4 năm 1397, Hồ Quý Ly đổi gọi các phủ, lộ là trấn và đặt thêm chức quan ở đó, bãi bỏ chức đại tiểu tư xã, chỉ để quản giáp như cũ.
Trong năm 1397, Hồ Quý Ly đã ép vua Trần Thuận Tông dời đô vào Thanh Hóa, sau này nhà Hồ tiếp tục đóng đô tại đây, còn Thăng Long cũ gọi là lộ Đông Đô.
Phủ, lộ là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Ngu, một số được đổi thành trấn từ cuối thời Trần. Cả nước có 24 đơn vị như sau :
Phủ Thiên Xương.
Là kinh đô, là phủ Thanh Đô cuối thời Trần, tương đương tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Gồm 3 châu, trấn trực tiếp quản lý 7 huyện: Cổ Đằng (Hoằng Hóa hiện nay), Cổ Hoằng (một phần Hoằng Hóa hiện nay), Đông Sơn (Đông Sơn hiện nay), Cổ Lôi (Thọ Xuân và một phần Thường Xuân hiện nay), Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc hiện nay), Yên Định (Yên Định hiện nay), Lương Giang (Thiệu Hóa hiện nay). Ba châu gồm có:
Lộ Đông Đô.
Tức vùng Hà Nội ngày nay, gồm có:
Lộ Bắc Giang.
Tương đương Bắc Ninh và một phần Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. 3 châu gồm:
Lộ Lạng Giang.
Tương đương một phần Bắc Giang ngày nay, gồm 3 châu. Lộ trực tiếp quản lý 5 huyện: Long Nhãn (một phần Phượng Nhãn hiện nay), Cổ Dõng (Yên Dũng hiện nay), Phượng Sơn (một phần Phượng Nhãn hiện nay), Na Ngạn (Lục Ngạn hiện nay), Lục Na (một phần Lục Ngạn hiện nay). Ba châu gồm:
Phủ Tam Giang.
Tương đương tỉnh Phú Thọ ngày nay, gồm 3 châu là:
Phủ Thiên Trường.
Tương đương tình Nam Định ngày nay, gồm có 4 huyện: Mỹ Lộc (Mỹ Lộc hiện nay), Giao Thủy (Giao Thủy hiện nay), Tây Chân (Nam Trực hiện nay), Thuận Vi (Vũ Thư thuộc Thái Bình hiện nay).
Phủ Long Hưng.
Tương đương một phần Thái Bình ngày nay, gồm 3 huyện: Ngự Thiên (Hưng Nhân hiện nay), Đông Quan (một phần Đông Hưng hiện nay), Thần Khê (một phần Đông Hưng hiện nay).
Lộ Khoái Châu.
Tương đương một phần Hưng Yên hiện nay, gồm 5 huyện Tiên Lữ (Tiên Lữ hiện nay), Thiên Thi (Ân Thi hiện nay), Đông Kết (Khoái Châu hiện nay), Phù Dung (Phù Cừ hiện nay), Vĩnh Động (Kim Động hiện nay)
Phủ Kiến Ninh.
Tương đương một phần Thái Bình hiện nay, gồm 4 huyện: Bồng Điền (Vũ Thư hiện nay), Kiến Xương (một phần Vũ Thư hiện nay), Bố (một phần Vũ Thư hiện nay), Chân Lợi (Kiến Xương hiện nay).
Lộ Hoàng Giang.
Tương đương một phần Hà Nam và Nam Định hiện nay, gồm 5 huyện: Ý Yên (Ý Yên hiện nay), Thiên Bản (Vụ Bản hiện nay), Độc Lập (một phần Vụ Bản hiện nay), Đại Loan (Nghĩa Hưng hiện nay), Vọng Doanh (một phần Ý Yên hiện nay).
Lộ Trường Yên.
Tương đương một phần Ninh Bình hiện nay, gồm 4 huyện: Uy Viễn (Gia Viễn hiện nay), Yên Mô (Yên Mô hiện nay), Yên Ninh (Yên Khánh hiện nay), Lê Gia (Gia Viễn hiện nay)
Trấn Thiên Quan.
Tương đương một phần Ninh Bình hiện nay, gồm 3 huyện: Xích Thổ (lưu vực sông Bôi, giữa Lạc Thủy và Gia Viễn hiện nay), Đông Lai (Lạc Sơn thuộc Hòa Bình hiện nay), Khôi (Nho Quan hiện nay).
Phủ lộ Tân Hưng, Trấn Hải Đông.
Tương đương một phần Quảng Ninh và Hải Dương hiện nay, gồm có 2 châu, bản phủ trực tiếp quản lý 5 huyện: Giáp Sơn (Kinh Môn hiện nay), Thái Bình (Thái Thụy hiện nay), Đa Dực (Quỳnh Côi hiện nay), A Côi (một phần Quỳnh Côi hiện nay), Tây Quan (Thái Thụy hiện nay). Hai châu gồm:
Lộ An Bang.
Tương đương một phần Quảng Ninh hiện nay, gồm châu Yên Bang có 8 huyện: An Bang (Hoành Bồ hiện nay), An Lập (một phần Yên Hưng hiện nay), An Hưng (một phần Yên Hưng hiện nay), Tân An (nửa tây tỉnh Hải Ninh cũ, tức khu vực Móng Cái, Tiên Yên hiện nay), Văn Phong, Đại Độc (đảo Cái Bầu hiện nay), Vạn Ninh (phần đông tỉnh Hải Ninh cũ, tức phía đông Móng Cái và Tiên Yên với một phần Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay), Vân Đồn (Vân Đồn hiện nay).
Trấn Quảng Oai.
Tương đương với tỉnh Hà Tây cũ, gồm hai huyện Mỹ Lung (thị xã Sơn Tây hiện nay), và Mỹ Lương (Mỹ Đức và Lương Sơn hiện nay)
Trấn Thiên Hưng.
Tương đương một phần tỉnh Cao Bằng hiện nay, gồm có 2 châu:
Trấn Thái Nguyên.
Tương đương Bắc Cạn, Thái Nguyên hiện nay, gồm 11 huyện Phú Lương (Phú Lương hiện nay), Tư Nông (Phú Bình hiện nay), Vũ Lễ (Võ Nhai hiện nay), Đồng Hỷ (Đồng Hỷ hiện nay), Vĩnh Thông (Bạch Thông, Chợ Đồn và Chợ Mới hiện nay), Tuyên Hóa (Định Hóa hiện nay), Lộng Thạch (chưa xác định được ở đâu), Đại Từ (Đại Từ hiện nay), Yên Định (Định Hóa hiện nay), Cảm Hóa (Ngân Sơn và Na Rì hiện nay) và châu Thái Nguyên (huyện Thạch Lâm hiện nay)
Trấn Lạng Sơn.
Tương đương tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Trấn có 7 châu, trực tiếp quản lý 7 huyện: Tân An (Lộc Bình hiện nay), Như Ngao (một phần Lộc Bình hiện nay), Đan Ba (khoảng khu vực giữa Lộc Bình thuộc Lạng Sơn và Tiên Yên thuộc Quảng Ninh hiện nay), Khâu Ôn (Chi Lăng hiện nay), Kê Lăng (Hữu Lũng hiện nay), Uyên (Văn Lãng hiện nay), Đổng (nam Hữu Lũng hiện nay). Bảy châu gồm:
Trấn Tuyên Quang.
Tương đương tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Gồm có 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Uyên, Bình Nguyên (4 huyện này tương đương khu vực Hàm Yên và Vị Xuyên hiện nay), Đáy Giang (Sơn Dương hiện nay), Thu Vật (Yên Bình thuộc Yên Bái hiện nay), Đại Man (Chiêm Hóa hiện nay), Dương (Tam Dương thuộc Vĩnh Phúc hiện nay), Ất (Sơn Dương hiện nay)
Phủ Linh Nguyên.
Là Diễn Châu cuối thời Trần, tương đương vùng Bắc Nghệ An hiện nay, gồm có 4 huyện: Thiên Đông (Yên Thành hiện nay), Phù Dung (Quỳnh Lưu hiện nay), Phù Lưu (một phần Quỳnh Lưu hiện nay), Quỳnh Lâm (một phần Quỳnh Lưu hiện nay).
Phủ lộ Nghệ An.
Tương đương một phần tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hiện nay, gồm 4 châu, phủ lộ trực tiếp quản lý 8 huyện: Nha Nghi (Nghi Xuân hiện nay), Phi Lộc (Can Lộc hiện nay), Đỗ Gia (Hương Sơn hiện nay), Chi La (Đức Thọ), Tân Phúc (giữa Diễn Châu và Nghi Xuân hiện nay), Thổ Du (Thanh Chương hiện nay), Kệ Giang (một phần Thanh Chương hiện nay), Thổ Hoàng (Hương Khê hiện nay). Bốn châu gồm:
Trấn Tây Bình.
Tương đương tỉnh Quảng Bình hiện nay. Gồm có 2 châu, trấn trực tiếp quản lý 3 huyện: Phúc Khang (Quảng Ninh, Quảng Bình|Quảng Ninh hiện nay), Nha Nghi (Lệ Thủy hiện nay), Tri Kiển (vùng tây Quảng Ninh, Quảng Bình|Quảng Ninh và Lệ Thủy hiện nay). Hai châu gồm:
Trấn Thuận Hóa.
Tương đương vùng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế ngày nay. Gồm có 2 châu:
Lộ Thăng Hoa.
Mới mở từ cuộc tấn công Chiêm Thành năm 1402, tương đương Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi hiện nay, gồm 4 châu:
Quan chức địa phương.
Phân cấp lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Chức quan tại địa phương gồm có:
Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét. Tại các phủ còn đặt các phủ đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản và ty thái thú để trông coi. | 1 | null |
Too Weird to Live, Too Rare to Die! là album phòng thu thứ tư của ban nhạc rock Mỹ Panic! at the Disco. Vào 15 tháng 7 năm 2013 nó đã được thông báo rằng nó sẽ được phát hành vào ngày 08 tháng 10 năm 2013. Đơn chính của album đã được phát hành cùng ngày, với tựa đề " Miss Jackson. Đĩa đơn thứ hai, " This Is Gospel, được phát hành vào ngày 12 Tháng 8 năm 2013. | 1 | null |
Nguyễn Tài Thu (6 tháng 4 năm 1931 – 14 tháng 2 năm 2021) là giáo sư, bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực Đông y, đặc biệt là châm cứu chữa bệnh. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam. Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam. Ông có quan hệ về khoa học kỹ thuật với 38 nước trên thế giới và là Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của 16 trường đại học nước ngoài. Với những thành tựu mà ông đã dày công nghiên cứu và ứng dụng, ông được mệnh danh "Ông vua châm cứu", "Huyền thoại sống", "Thần kim"...
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 06 tháng 04 năm 1931, quê ở thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội trong một gia đình có truyền thống Nho học. Những năm 1945 – 1946, khi cả Hà Nội bom đạn mịt mù, và tận mắt chứng kiến nhiều người bị thương và chết do chiến tranh, trong ông cháy bỏng ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mọi người. Sau này ông từng lấy cơ thể mình thực nghiệm rồi mới đụng kim châm vào người khác. Năm 1953 sau khi học năm thứ nhất trường Đại học Y Khoa trong kháng chiến (nay là Trường Đại học Y Hà Nội ), ông được cử đi học tại Trung Quốc trong 6 năm chuyên về Đông y. Năm 1958, Tốt nghiệp bác sĩ Đông y ở Trung Quốc, bác sĩ Tài Thu về công tác tại nhiều bệnh viện quân đội và địa phương. Năm 1967, ông đi sâu nghiên cứu ngành châm cứu tại phòng mạch của Hội Đông y, phố Tông Đản, Hà Nội. Ông bắt đầu nghiên cứu dùng các cây kim có độ dài khác nhau để chữa bệnh. Tới năm 1968 từ đề xuất của ông, Hội Châm cứu đầu tiên của Việt Nam hình thành. Từ con số không, Nguyễn Tài Thu cùng cộng sự đã phát triển Hội Châm cứu Việt Nam lên hàng chục ngàn hội viên, đào tạo hàng trăm cán bộ châm cứu trình độ sau đại học... Đến nay hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều có bộ môn Châm cứu. Viện Châm cứu Việt Nam do ông sáng lập từ tháng 4 năm 1982 trở thành địa chỉ quen thuộc của giới khoa học châm cứu quốc tế.
Thành tựu nghiên cứu khoa học.
Tài sản lớn nhất của ông là hàng chục cuốn sách về châm cứu và lý luận Đông y như Tân châm, Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, Thủy châm, Nhĩ châm, Mai hoa châm, Điện châm…, làm "cẩm nang" cho hàng ngàn y, bác sĩ sau này. Đặc biệt, hai kỹ thuật Châm tê và Châm cứu cai nghiện ma túy (được Bộ Y tế cho phép triển khai với tỷ lệ cắt cơn rất cao, chỉ có 5% đến 10% tái nghiện) do Nguyễn Tài Thu phát minh đã được giới thiệu tới gần 50 quốc gia.
Trường phái tân châm do Nguyễn Tài Thu khởi xướng bắt đầu từ thủy châm. Ông nhận thấy trong khi chữa bệnh ta vẫn đưa thuốc vào cơ thể bằng tiêm thuốc vào tĩnh mạch, tiêm bắp, vậy ta cũng có thể tiêm thuốc thẳng vào các huyệt để thuốc càng có tác dụng nhanh. Phương pháp này giúp điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân khỏi căn bệnh cấp và mạn tính như thần kinh tọa, rối loạn tiền đình, đau đầu, mất ngủ, tai biến mạch máu não, cắt cơn cho người nghiện ma túy, chữa bệnh béo phì, rối loạn thần kinh thực vật, cắt cơn hen phế quản...
"Châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền không tốn kém chi phí, không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, mang đến hiệu quả cao, điều trị nhiều bệnh lý cấp và mạn tính", giáo sư Thu từng nói.
Tại Hội nghị Châm cứu toàn thế giới gồm 84 nước họp tại Sydney (Úc) vào ngày 4 tháng 10 năm 2004, phương pháp châm cứu cai nghiện ma túy được Nguyễn Tài Thu trình bày đầu tiên trong số 280 báo cáo khoa học tại Hội nghị đã được nhiệt liệt hoan nghênh. Đại biểu của Hội châm cứu Trung Quốc công nhận các thành công mà Việt Nam đạt được. Công trình đã được Bộ Y tế nghiệm thu, đã được ông trực tiếp phổ biến các quy trình trong các lớp tập huấn tại 21 tỉnh, thành và đang được tiếp tục triển khai trên diện rộng.
Phương pháp điện châm gây tê cho phẫu thuật của ông đã thực hiện trên 100.000 ca mổ gồm 60 loại phẫu thuật khác nhau đạt kết quả 98,3%. Giáo sư cũng đã áp dụng thành công kỹ thuật măng châm với cây kim có chiều dài tới 60 cm để đi vào các huyệt sâu trong cơ thể, có hiệu quả cao trong chữa bệnh.
Năm 2000, Giáo sư đã được giải thưởng Nhà nước về công trình "Nghiên cứu phát triển lý luận và hoàn thiện kỹ thuật phương pháp tân châm trong chữa bệnh".
Huân chương Độc lập hạng nhì đã được trao cho giáo sư sáng ngày 14 tháng 5 năm 2004 để ghi nhận những đóng góp của ông trong ngành châm cứu.
Ngày 8 tháng 3 năm 2006, Giáo sư Nguyễn Tài Thu được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Trường Đại học UAZ (México), ghi nhận những đóng góp của giáo sư vào việc phát triển các dịch vụ chữa bệnh bằng châm cứu tại México nói chung và bang Zacatecas nói riêng.
Qua đời.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu qua đời vào lúc 4 giờ 50 phút sáng ngày 14 tháng 2 năm 2021 tại Hà Nội, do tuổi cao sức yếu, khi chưa kịp tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi. Gia đình giáo sư cho biết tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. | 1 | null |
Nhà thờ Hồi giáo Selimiye (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: "Selimiye Camii") là một nhà thờ Hồi giáo mang phong cách kiến trúc của đế chế Ottoman nằm ở ở thành phố Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ. Người cho xây dựng là "sultan" Selim II và được xây dựng bởi kiến trúc sư Mimar Sinan giữa năm 1569 và 1575. Nó là kiệt tác của Sinan và là một trong những thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Hồi giáo.
Mô tả.
Nhà thờ Hồi giáo này nằm ở trung tâm của một khu phức hợp gọi là "Külliye" (bao gồm bệnh viện, trường học, thư viện hoặc có thể bao gồm một nhà tắm công cộng xung quanh nhà thờ Hồi giáo). Trong đó lại bao gồm cả "Madrasa" (Học viện Hồi giáo, chuyên dạy các bài về khoa học và Hồi giáo), một "Hadis Dar-ul" (trường học Al- Hadith) và dãy cửa hàng "Arasta". Sinan đã sử dụng một hệ thống hỗ trợ hình bát giác được tạo ra thông qua tám cột trụ được chạm khắc tinh xảo bên trong một bức tường hình vuông bao quanh. Bốn bán mái vòm ở các góc của hình vuông cùng với những vòm từ những trụ cột nối với nhau. Mái vòm có đường kính 31.25m với cấu hình cầu kết nối với các bức tường.
Trong khi nhà thờ Hồi giáo thường bị hạn chế bởi một phân đoạn trang trí nội thất, nỗ lực của Sinan tại Edirne là tạo ra một cấu trúc đã làm cho nó có các "Mihrab" (mái vòm hình bán nguyệt) từ bất kỳ vị trí trong nhà thờ Hồi giáo. Nhà thờ Hồi giáo của Selim II có một mái vòm lớn và 4 tháp cao tại bốn góc. Xung quanh phần còn lại của nhà thờ Hồi giáo bổ sung bởi các thư viện, trường học, bệnh xá, phòng tắm, bếp ăn từ thiện cho người nghèo, chợ, bệnh viện, và một nghĩa trang. Những công trình phụ trợ được liên kết theo chiều dọc và được chia thành nhóm. Ở phía trước của nhà thờ Hồi giáo là một tòa án hình chữ nhật với diện tích tương đương. Tuy nhiên, sự đổi mới không đến trong kích thước của tòa nhà, mà chính là bởi nội thất của nó. Các "Mihrab" được bố trí đẩy vào trong tòa nhà với một không gian mang chiều sâu để cho phép cửa sổ lấy ánh sáng từ ba hướng. Điều này có tác dụng làm cho các tấm gạch của bức tường lấp lánh với ánh sáng tự nhiên. Sự hợp nhất của hội trường chính tạo thành một hình bát giác (hai hình vuông đan vào nhau) và mái vòm lớn bao phủ. Mái vòm lớn được hỗ trợ bởi 8 mái vòm nhọn, nằm tại các đỉnh của hình bát giác. Vẻ đẹp từ sự phù hợp của hình dạng hình học đan xen lẫn nhau là đỉnh điểm của kiến trúc mà Sinan đã tìm tòi suốt đời, với một không gian nội thất thống nhất.
Tại cuộc bao vây Bungari ở Edirne trong năm 1913, mái vòm của nhà thờ Hồi giáo bị trúng pháo binh của Bungari nhưng đã được xây dựng lại rất nhanh chóng sau đó. Nhà thờ và các công trình sống sót sau cuộc tấn công với thiệt hại rất nhỏ. Nhưng dưới thời Mustafa Kemal Atatürk, nó đã không được phục hồi. Một số hư hại có thể được nhìn thấy tại mái vòm trên.
Nhà thờ Hồi giáo được mô tả trên mặt trái của tờ 10.000 lira Thổ Nhĩ Kỳ, tiền giấy trong giai đoạn 1982-1995. Nhà thờ Hồi giáo Selimiye, cùng với tổ hợp xã hội "külliye" của nó, đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2011. | 1 | null |
Sắc đẹp tàn phai (tên gốc tiếng Anh: "Walled In") là một phim kinh dị được công chiếu vào năm 2009 của đạo diễn và đồng thời là đồng tác giả kịch bản Gilles Paquet - Brenner. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất Pháp có tên "Les Emmurés" viết bởi Serge Brussolo. Bộ phim được quay ở Saskatchewan, Canada.
Nội dung.
Nội xung phim xoay quanh câu chuyện về một phụ nữ trẻ vừa tốt nghiệp trường kỹ thuật, nhận công việc tại một vùng quê xa xôi, với vai trò giám sát việc phá hủy một tòa nhà bí ẩn của một đại lý của công ty phá dỡ nhà. Cô phát hiện ra những bí mật kinh khủng của tòa nhà, và những người đã sống ở đây, và phần nhiều trong số họ là nạn nhân của một tên giết người bí ẩn, người chôn sống họ trong chính những bức tường tòa nhà. Nhiệm vụ của cô gái trẻ bây giờ là mình các chứng cứ chứng minh cho những suy luận của mình trước khi cô trở thành cái đích cuối cùng của tên giết người điên loạn.
Sam Walczak (Mischa Barton thủ vai) là một cô gái xinh đẹp của một dòng họ giàu có trong một quận. Cô tốt nghiệp về khóa học kỹ thuật xây dựng. Tại bữa tiệc mừng tốt nghiệp của cô, cha cô một chủ sở hữu của một công ty phá dỡ, mang đến cho cô một món quà với hai cái phong bì với hai màu khắc nhau và yêu cầu Sam nhanh trí chọn lấy một trong hai cái cô đã chọn một công việc giám sát việc phá hủy một tòa nhà ở giữa một cánh đồng trống. Nếu cô ấy thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cô sẽ trở thành đối tác thực sự của cha mình.
Sam lái xe trên một chuyết hành trình dài đến tại tòa nhà Malestrazza (tòa nhà này đặt theo tên kiến trúc sư thiết kế nó) vừa đi trên xe cô vừa suy ngẫm và cho rằng cuộc đời của mình cứ chầm chậm trôi qua. Khi đến tòa nhà này, cô được chào đón bởi Mary (Deborah Kara Unger đóng), người chăm sóc và quản gia của tòa nhà. Sam nói với Mary rằng cô sẽ được ở trong một trong những căn hộ trong tòa nhà. Sau đó Sam gặp Jimmy (do Cameron Bright vào vai) một người con trai đang tuổi trưởng thành của Mary.
Jimmy dẫn Sam đi tham quan ngôi nhà giải thích các quy tắc của tòa nhà. Đồng thời cậu này có một lưu ý khó hiểu cho Sam là cô không được lên phòng ở tầng thứ 8 vì nó là của Malestrazza và mái nhà và nó quá nguy hiểm nếu lên đó, cô sẽ được an toàn khi không lên tầng tám này. Khi Sam hỏi về việc xây dựng tòa nhà này để tìm hiểu cấu trúc của nó, Maria ngạc nhiên rằng Sam là không nhận thức lịch sử của tòa nhà và tốt hơn là cô không nên biết. Sam càng tò mò hơn vì những bí ẩn khó hiểu của tòa nhà. Một lần khi đang giao dịch tại các cửa hàng địa phương, cô lướt Internet và thấy rằng các tòa nhà Malestrazza là hiện trường vụ án nơi 16 thi thể đã được tìm thấy bị chôn vùi trong các bức tường.
Kể từ khi Sam biết những câu chuyện về việc xây dựng, Jimmy đưa cô đến tầng thứ tám và nói với cô những câu chuyện liên quan đến tòa nhà này. Câu về kể một ô gái đã có một con chó con, và khi cảnh sát đến đặt câu hỏi về kiến trúc sư, những con chó con lao vào căn hộ của mình và đã dẫn cảnh sát đến một bức tường. Họ đã tìm thấy cô bé trong bức tường và Jimmy bây giờ là chủ sở hữu con chó con này. Cảnh sát sau đó xác định vị trí 15 cơ thế khác trong các bức tường của tầng thứ tám. Mary và chồng cô cũng là cư dân của tòa nhà căn hộ. Mary đã phát hiện xác của chồng minh khi cô đã mang thai Jimmy. Câu chuyện trong quá khứ kết thúc bằng việc các nhà cầm quyền bắt giữ một công nhân nhà máy vì tội giết người.
Sam cùng Jimmy quyết định lên khám phá tầng thứ 8, khi đến nơi Sam gặp một sự cố xảy ra khi các bóng đèn ở tầng thứ 8 đột ngột tắt, Sam hoảng sợ và lúc này Jimmy đột nhiên biến mất một cách khó hiểu, Sam cố gắng chạy thoát và vướng vào các chướng ngại vật và bị té trầy chân. Đang hoảng sợ thì Jimmy xuất hiện cứu cô thoát khỏi tình huống hoảng loạn đó. Hai người về phòng của Sam. Trong phòng tắm, Jimmy, giúp Sam làm sạch vết thương trên đùi của cô bằng bông gòn và cồn. Khi cô nhắm mắt vì đau thì Jimmy khi rữa vết thương đã không cầm lòng được và bắt đầu vân vê và sờ lên đùi của cô. Sam mở mặt bừng tình và tại sao cậu ấy lại làm vậy, Jimmy tỏ ra hối lỗi và dừng lại, cậu xấu hổ bỏ ra khỏi phòng của Sam.
Sau sự việc này Sam có những cơn ác mộng về việc bị chôn vùi trong các bức tường với những cảnh tượng khủng khiếp như cô bị lọt vào tầng hầm và bị bê-tông đổ đầy người. Sau đó một sự kiện khác xảy ra, người bạn trai của Sam tìm đến ngôi nhà để thăm Sam. Anh này cũng tỏ ra ngưỡng mộ các tòa nhà. Tuy nhiên sự xuất hiện của bạn trai Sam lại làm cho Jimmy bấn loạn vì thực sự là cậu đã nảy sinh tình cảm đối với Sam. Sam và Jimmy có một cuộc nói chuyện và Jimmy nói rằng sau khi cô kết thúc báo cáo của mình cô ấy sẽ bỏ đi và quên tất cả về cậu ấy thôi, trong tâm trí của Sam thì Jimmy không có nghĩa lý gì cả, và Sam đã trả lời rằng cô sẽ không quên Jimmy.
Nhưng Sam và bạn trai của cô khám phá những tầng 8, họ đã bí mật theo dõi Maria Cuối cùng họ nói chuyện với Maria, và khi bà này rời khỏi căn hộ, họ đã đột nhập vào vị trị bí mật để tìm kiếm một lối thoát, họ tìm thấy một lối đi không có trong bản thiết kế. Họ đi xuống hành lang và thấy các bức tường có cửa sổ cho phép một người để nhìn vào tất cả các căn hộ. Sam nóng mặt vì nhận ra rằng Jimmy dùng những cửa sổ này để nhìn cô trong khi cô đang ở trong phòng tắm và tức giận (trước đó mỗi lần tắm rữa, Sam luôn có cảm giác có ai đang nhìn trộm mình nhưng không thể tìm ra dấu vết cụ thể). Cuối cùng họ tìm được trong một phần khác của tòa nhà và di chuyển một bức tường giả nơi họ vào phòng rác và thấy một dấu hiệu của cửa thoát hiểm. Lúc này thì Mary đột ngột xuất hiện mở cửa và giải thích rằng chúng được thiết kế để chứa rác thải của người dân.
Tối hôm đó, Sam và bạn trai của cô đang ở trong phòng của mình và họ đang quan hệ tình dục. Cùng lúc đó, Jimmy ở phía bên kia của bức tường lắng nghe những tiếng hơi thở hổn hển và gấp gáp của hai người, cậu cảm thấy vô cùng quẫn trí vì đã trót có tình cảm với Sam. Với sự nhạy cảm của một người phụ nữ, Sam dường như cảm nhận thấy sự hiện diện của Jimmy ở đâu đó, cô đòi bạn tình dừng lại vì sợ rằng nếu Jimmy biết được thì sẽ vô tình làm tổn thương cho Jimmy. Tuy vậy bạn trai của Sam đã trấn an và tiếp tục ân ái, họ trao cho nhau những khoảnh khắc nồng nàn cháy bỏng, trong khi đó Jimmy ở phía sau bức tường quặn đau nhận ra rằng Sam đang làm tình với người khác, câu gục mặt ôm gối và khóc trong bất lực.
Ngày hôm sau, khi đôi tình nhân thức dậy và thấy con chó của Jimmy bị xẻ thịt một cách rùng rợn và vứt trong căn hộ của họ. Bạn trai của Sam nghĩ Jimmy giết chết con chó và muốn đuổi họ ra đi, lẽ tất nhiên họ đã chuẩn bị khăn gói để lên đường. Nhưng khi họ chuẩn bị rời đi thì Jimmy chạy đến gặp và tặng cho Sam một món quà đó là tạp chí Malestrazza, mà nói về những thiết kế của tòa nhà và lý thuyết của ông này. Theo đó, tòa nhà giống như các kim tự tháp Ai Cập (vì thế hành lang không nằm trên những bản thiết kế), cô cũng nhận ra rằng đó là lý do tại sao tòa nhà có rất nhiều không gian ở giữa và có cái gì đó trong trung tâm nơi ánh sáng có thể xuyên thấy tất cả các con đường xuống tầng hầm.
Jimmy nói với cô rằng cậu sẽ đi đến mái nhà để tìm nguồn sáng mà cô ấy đang nói đến. Khi Jimmy không trở lại, Sam và bạn trai của cô tìm tới mái nhà. Họ tìm thấy một phần của tòa nhà mà cô đang cố công tìm kiếm, một lỗ trên mái nhà đồng thời là trục dẫn thẳng xuống tầng hầm. Sam nhận ra rằng Jimmy đã biết về việc này và sắp rời khỏi đó thì nghe tiếng Jimmy gọi với lên rằng anh đã bị trượt chân té xuống hố và bị tổn thương cần Sam đi xuống và giúp cậu. Sam đu giây xuống lỗ trong khi bạn trai của cô giữ đầu giây, nhưng đúng lúc đó anh này bị Jimmy dùng một cây nỏ hạ sát bằng một mũi tên sắt, máu của bạn trai văng hết vào mặt Sam làm cô kinh hoàng tột độ và hét lên. Sau đó cô ngất đi không còn biết gì nữa. Sau đó Jimmy lái xe của Sam để gửi báo cáo phá hủy và sau đó đánh chìm chiếc xe xuống một hồ nước để phi tang xóa sổ dấu vết.
Sam thức dậy trong khu vực tầng hầm với ánh sáng le lói, cô nhận thấy mình cơ thể toàn thân trần truồng và chỉ được phủ một tấm chăn mỏng. Cô nhìn thấy một người đàn ông ở trần ngồi với một ngọn đèn le lói. Sam tìm thấy quần áo của mình và vội vã mặc chúng vào. Cô hỏi người đàn ông này là ai, nhưng ông nói rằng cô ấy đã biết và cô đã nhận ra ông ta chính là Malestrazza chủ nhân của ngôi nhà này. Cô la lớn và kêu Jimmy yêu cầu giúp đỡ. Jimmy phía trên này nghe thấy và nói rằng sở dĩ cậu giữ cô xuống đó với Malestrazza để cho đến khi cô học cách yêu thương anh.
Sam cũng biết rằng Malestrazza là người đứng đằng sau những vụ giết người và chết bí ẩn của một công nhân nhà mày có thể là nằm trong một kế hoạch âm mưu giết người rùng rợn. Cô luôn hỏi về bạn trai của cô và Malestrazza cố gắng để nói với cô ấy rằng anh đã chết bằng cách cắt cánh tay của mình. Ông cũng nói với cô rằng nếu ông làm những gì Jimmy muốn, Jimmy một cậu bé tốt nhưng có thể rất tàn bạo và hay bị hoang tưởng với những ý nghĩ rồ dại và quái dị.
Jimmy là trở lại và gửi xuống một băng cassette. Malestrazza bật băng và Jimmy nói rằng cậu muốn thấy Sam và Malestrazza nhảy cùng nhau. Sam miễn cưỡng nhảy, nhưng khi Jimmy nói với họ hay hôn nhau để cậu ta xem, Malestrazza nở nụ cười cho Sam thấy hàm răng đen và bẩn thỉu của mình, cô hết hồn và cự tuyệt nhưng Malestrazza kéo cô lại gần và buộc cô hôn ông này. Sau một vài giây, Jimmy nói với họ hãy dừng lại và đe dọa Malestrazza không chạm vào Sam một lần nữa. Sau đó Jimmy gửi xuống một giỏ có thức ăn, nước, một radio hai chiều (bộ đàm). Cậu nói với Sam để giữ cho các bộ đàm với cô ấy để họ có thể trò chuyện thân mật và gần gũi. Sau đó, Jimmy chạy về và hỏi mẹ mình "làm thế nào để bạn biết khi có ai đó thực sự yêu mình?". Mary nói rằng cậu sẽ biết khi nào người ấy sẵn sàng hy sinh tất cả mọi thứ kể cả cuộc sống của họ cho người mình yêu.
Sam tìm kiếm một cách để trốn thoát và nhận ra một bức tường dẫn vào khu vực rác thải. Khi Jimmy trả về, nói dối và nói rằng cô ấy bị tổn thương và cần thuốc men. Cô ấy nói về khoảng thời gian khi Jimmy băng bó đầu gối và rằng cô rất thích khoảnh khắc đó và đấy chính thời gian họ dành cho nhau, nhưng mà để cho anh ta tất cả những gì cô có thể làm cho anh ta thì cô ấy cần phải ra ngoài. Nhưng Jimmy không tin và cương quyết giữ Sam lại tầng hầm.
Sam là bị mắc kẹt trong lỗ với Malestrazza, cô nhận ra những người không muốn thoát ra khỏi. Đây là ngôi mộ của ông, và ông đã chọn cô để giết ông. Cuối cùng cô không giết ông này sau khi một số trêu chọc và kích động, và ông cảm ơn cô sau khi ông rơi vào ngôi mộ của ông và nó bắt đầu rơi vào bể xi măng. Thì ra ông này có một sở thích quái dị là tưởng tượng mình là Pharaong của Ai Cập, ông thiết kế ngôi nhà này giống như mô hình kim tự tháp và tự giam mình ở cuối tầng hầm và sau đó chết trong tư thế vòng tay của Pharaong và để xi măng đổ lên người mình thành xác ướp.
Lúc này đội phá hủy đến, người chỉ huy là cha cô và người thi công là chú của cô và cha cô yêu cầu đến nơi Sam nêu trong bản báo cáo. Mary nói với ông rằng cô bỏ đi không còn ở đây nữa. Cha cô nói rằng ông nghĩ rằng cô ấy sẽ muốn nhìn thấy tòa nhà đầu tiên của cô bị phá hủy. Ngôi nhà chuẩn bị phá hủy. Maria được giữ Jimmy bình tĩnh cho đến khi họ bắt đầu cài đặt chất nổ. Khi đồng hồ đếm ngược bắt đầu, Jimmy bắt đầu lo lắng và gọi to "Sam ơi", và sau đó hét lên tên của mình và chạy về phía tòa nhà. Cha của Sam nói với đội thi công để ngăn chặn đếm ngược đồng hồ không cho khối thuốc nổ bộc phát. Tại mái nhà, Jimmy nhìn xuống, và cha cô yêu cầu Jimmy nói ra những gì họ đã làm đối với con gái ông. Jimmy sau đã lao xuống tự sát và chết bên cạnh Sam. Sam sau đó được bế lên khỏi mặt lỗ và đưa vào xe cứu thương. | 1 | null |
Táo Adam (thuật ngữ chuyên ngành: lồi thanh quản - tiếng Latinh: "prominentia laryngea", tiếng Anh: "laryngeal prominence") là một đặc điểm trên cổ của con người, tức phần lồi được tạo nên bởi góc hợp thành giữa hai mảnh của sụn tuyến giáp bao quanh thanh quản. Một số tên gọi khác của lồi thanh quản là trái táo cổ, cục hầu.
Sụn tuyến giáp là sụn lớn nhất trong chín sụn tạo nên khung thanh quản. Sụn này gồm hai mảnh nối nhau ở phần phía trước tạo thành một chỗ lồi dưới da cổ có tên gọi là lồi thanh quản, tức táo Adam. Phần lồi này nổi rõ trên cổ nam giới trưởng thành, thường thì có thể nhìn thấy rõ và sờ thấy được. Ở nữ giới, phần lồi này khó nhìn thấy hơn do số đo góc tạo thành bởi hai mảnh sụn khác với nam: ở nữ là 120°, còn ở nam là gần 90°.
Cụm từ "táo Adam".
Có hai giả thuyết lý giải nguồn gốc của tên gọi "táo Adam". "Brewer's Dictionary of Phrase and Fable" và "Từ điển Webster" ấn bản 1913 giải thích dựa theo đức tin cổ xưa, theo đó "táo Adam" là một mẩu trái cấm bám trong cổ của ông Adam - người được các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham xem là người đàn ông đầu tiên được Chúa trời tạo ra. Tuy nhiên, điều này không được Kinh Thánh lẫn các sách Do Thái-Kitô giáo đề cập đến. Câu chuyện trong kinh thánh không chỉ rõ loại quả mà Adam đã ăn là quả gì.
Nhà ngôn ngữ học Alexander Gode cho rằng ngay từ ban đầu, cụm từ tiếng Latinh nhằm chỉ lồi thanh quản gần như chắc chắn đã bị dịch sai. Cụm từ tiếng Latinh là "pomum Adami" (tạm dịch: "quả táo của Adam"), bắt nguồn từ tiếng Hebrew "tappuach ha adam" (tạm dịch: "cái bướu của đàn ông"). Sự lẫn lộn nằm ở chỗ, tên riêng "Adam" (אדם) trong tiếng Hebrew có nghĩa là "đàn ông", trong khi từ để chỉ "cái bướu" trong tiếng Hebrew lại rất giống với từ để chỉ "quả táo". Những người đề xướng giả thuyết này cho rằng ngay từ đầu cụm từ trong tiếng Latinh và các ngôn ngữ Rôman khác đã phạm lỗi dịch thuật.
Thuật ngữ y khoa tiếng Latinh "prominentia laryngea" xuất hiện lần đầu trong quyển "Basle Nomina Anatomica" xuất bản năm 1895.
Đặc trưng giới tính.
Mặc dù cả nam giới lẫn nữ giới đều có táo Adam nhưng đây lại được xem là đặc trưng giới tính của nam. Đến tuổi dậy thì, thanh quản của nam tăng kích thước đáng kể hơn so với nữ, xuất phát từ sự gia tăng kích cỡ của sụn tuyến giáp. Người ta xem sự phát triển của táo Adam là đặc trưng giới tính thứ cấp của nam giới và là kết quả của hoạt động nội tiết tố. Mức độ phát triển ở mỗi người lại mỗi khác; táo Adam có thể lớn lên rất đột ngột và nhanh chóng.
Chức năng giải phẫu.
Táo Adam cùng sụn giáp có tác dụng hỗ trợ bảo vệ thành và phần phía trước của thanh quản, gồm cả các dây thanh âm. Ngoài ra, lồi thanh quản còn làm trầm giọng nói. | 1 | null |
Bánh gừng là món ăn của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các dịp lễ tết như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng).
Nguyên liệu.
Nguyên liệu của món ăn này rất dễ tìm thấy ở bất cứ nơi nào, bao gồm bột nếp, bột nang mực, trứng gà, gừng, nước chanh tươi, đường cát trắng.
Sơ chế.
Đường cát trắng cho lên bếp thắng đến khi có màu vàng óng. Kế tiếp, đập trứng vào trong thố, cho bột nang mực và nước chanh đã chuẩn bị sẵn, đánh đều tay cho đến khi trứng dậy lên thì cho bột nếp vào. Sau đó, trộn hỗn hợp này cho đều, dùng tay sạch nhào bột cho tới khi có thể nắn bột thành những hình thù đặc trưng như củ gừng.
Cách chế biến.
Bắt nồi bằng lên bếp để nóng rồi đổ dầu vào, dùng nồi bằng sẽ làm cho hình thù bánh này đẹp hơn. Khi dầu sôi, gắp bánh thả vào chiên vàng, sau đó đem nhúng vào đường đã thắng sền sệt tạo thành lớp áo mỏng bên ngoài, sau đó đem ra phơi nắng.
Trình bày.
Trong các ngày lễ hội, chiếc bánh được ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hoặc đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem lên trưng bàn thờ. Khi thưởng thức, bánh rất giòn, có vị béo của trứng và kèm theo vị ngọt của đường. | 1 | null |
Konye-Urgench (tiếng Turkmenistan: "Köneürgenç", Nga: "Куня Ургенч", Ba Tư: "Kuhna Gurgānj کهنه گرگانج") còn được gọi là Konya-Urgench, Urgench cổ hoặc Urganj, là một đô thị với dân số khoảng 30.000 người ở phía bắc Turkmenistan, phía nam từ biên giới với Uzbekistan. Đây là địa điểm của thị trấn cổ Ürgenç (Urgench), nơi chứa những di tích thủ đô của Khwarazm thế kỷ 12, một phần của Đế quốc Achaemenes. Cư dân của nó đã rời bỏ thị trấn vào những năm 1700 để phát triển một khu định cư mới và Kunya-Urgench vẫn tồn tại kể từ đó. Từ năm 2005, những tàn tích của Urgench cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Tổng quan.
Trước đây, Ürgenç cổ là một trong những thành phố lớn nhất trên con đường tơ lụa. Ngày thành lập của nó là không chắc chắn, nhưng còn sót lại tàn tích của pháo đài Kyrkmolla trong khoảng thời gian Achaemenid. Từ đầu thế kỷ 12 đến thế kỷ 13 là thời kỳ vàng son của Ürgenç, nó đã trở thành thủ đô của Đế chế Khorezm với tên gọi "Gürgench", và nó đã tăng nhanh về dân số cũng như phồn hoa hơn tất cả các thành phố ở Trung Á khác, kể cả là Bukhara. Năm 1221, Thành Cát Tư Hãn đã san bằng nó, khiến đó là một trong những vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Người Mông Cổ tràn tới Konye - Urgench từ sông Amu Darya.
Thành phố đã được hồi sinh sau khi cuộc tấn công Thành Cát Tư Hãn kết thúc, nhưng sự thay đổi đột ngột của sông Amu Darya ở phía bắc và sự phá hủy của thị trấn một lần nữa trong năm 1370 bởi Timur Lenk, buộc người dân phải rời khỏi thị trấn mãi mãi.
Khu vực này sau đó trở thành nơi sinh sống của người Turkmenistan vào năm 1831, nhưng họ xây dựng bên ngoài khu phố cổ, còn khu phố cổ bị sử dụng sau này như một nghĩa địa.
Thị trấn mới của Urgench phát triển về phía đông nam, ngày nay thuộc Uzbekistan. Nghiên cứu khảo cổ học đầu tiên tại khu vực khảo cổ của thành phố cổ được thực hiện bởi Alexander Yakubovsky trong năm 1929. Hầu hết các di tích đã bị sụp đổ, chỉ còn một số lăng mộ thế kỷ 12 tới 14 được phục hồi vào năm 1990, lăng mộ Törebeg Hanym. Công trình nổi bật nhất còn tồn tại của Urgench cổ có từ thế kỷ 11, đó là tháp Minaret Gutluk-Temir cao 60 mét. Công trình được xây dựng trước cả Tháp giáo đường ở Jam, chỉ sau Qutub Minar khi nó được hoàn thành vào 1368. Một số công trình khác bao gồm lăng mộ Il-Arslan, Soltan Tekeş và một nghĩa địa lớn từ thời Trung cổ. | 1 | null |
Tianzhenosaurus (có nghĩa là “thằn lằn Tianzhen”) là một chi đơn tính đáng ngờ của khủng long Ankylosauridae từ tỉnh Sơn Tây sống trong kỷ Phấn trắng muộn (Cenomanian-Campanian, ~ 99-71 Ma) ở khu vực ngày nay là Hệ tầng Huiquanpu. [1] Tianzhenosaurus có thể đại diện cho một từ đồng nghĩa cơ bản của Saichania, bụng loài Ankylosaurine được biết đến từ Hệ tầng Barun Goyot và Nemegt. Một số tác giả cho rằng Tianzhenosaurus thực sự là một từ đồng nghĩa cơ sở của Saichania chulsanensis nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và Vickaryous et al. (2004) đặt nó trong Ankylosauridae, lồng nhau như anh chị Pinacosaurus. Năm 1983, Pang Qiqing và Cheng Zhengwu đã phát hiện ra các đốt sống cổ có khớp nối của một loài Ankylosauridae ở tỉnh Sơn Tây. [1] Nhiều cuộc khai quật tại địa điểm này đã thu được hơn 2.300 mẫu vật thuộc các loài chân sau, động vật chân đốt, động vật chân gai và mẫu vật Ankylosaurid. [1] Mẫu vật holotype, HBV-10001, bao gồm một phần hộp sọ. [1] Hai mẫu vật thuộc dạng paratype được gán cho Tianzhenosaurus: HBV-10002, một mẫu không hoàn chỉnh; HBV-10003, đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống đuôi, phức hợp xương cùng, mống mắt, các đốt sống ngực, xương chậu, các chi trước và sau với bàn chân trước và sau, mỏm đuôi và bộ xương. [1] Các mẫu vật kiểu ba chiều và kiểu mẫu được lấy từ Hệ tầng Huiquanpu và được đặt tại Bảo tàng Khoa học Địa chất, Đại học Hà Bắc GEO, Thạch Gia Trang. [1]
Tên chung, Tianzhenosaurus, có nguồn gốc từ Quận Tianzhen và từ “sauros” (thằn lằn) trong tiếng Hy Lạp. [1] Tên cụ thể, youngi, để vinh danh cố Giáo sư Yang Zhongjian ("C. C. Young"), người sáng lập ngành Cổ sinh vật có xương sống ở Trung Quốc. [1]
Năm 1999, Sullivan coi Tianzhenosaurus là một từ đồng nghĩa cơ bản của Saichania dựa trên các hộp sọ giống nhau về hình thái tổng thể. [3] Ngoài ra, Sullivan cũng coi Shanxia là một từ đồng nghĩa cơ bản của Tianzhenosaurus vì đặc điểm chẩn đoán duy nhất của Shanxia được biết là có thể thay đổi trong một đơn vị phân loại như Euoplocephalus. [3] Arbor & Currie (2015) cũng tái khẳng định Tianzhenosaurus là một từ đồng nghĩa cơ bản của Saichania dựa trên những lý do tương tự được cung cấp bởi Sullivan (1999), nhưng lưu ý rằng nếu hình hài của Tianzhenosaurus sau đó được chứng minh là khác với Saichania, thì có thể được coi là đơn vị phân loại riêng biệt. Pang và Cheng, 1998 phân biệt Tianzhenosaurus với tất cả các loài ankylosaurids khác dựa trên các đặc điểm sau: Hộp sọ hình tam giác cân bằng, thấp, kích thước trung bình; mái đầu lâu phủ những nốt sần xương xẩu không đều; một răng tiền hàm tương đối dài; một quỹ đạo nhỏ được bao quanh bởi một vòng xương; kéo dài theo chiều ngang các khe hở na-nô; vách ngăn không ngăn cách các lỗ thông mũi; hàng răng hàm trên hơi tụ về phía sau; bazơ ngắn; hàm trên nằm ở bên trong phần giữa của vòm vòm miệng; vùng chẩm dọc; hẹp và cao chẩm; vùng chẩm không nhìn thấy được ở mặt lưng; quang học kéo dài theo chiều ngang như một quá trình cong; hàm dưới sâu với viền bụng lồi; không có trang trí hàm dưới; thân răng có rãnh răng cưa ở hai bên môi, chân răng bị sưng, và rãnh giữa ở mặt lưỡi; centrum cổ tử cung ngắn, amphicoelous; gân lưng dài và phẳng ở cả hai đầu; tám đốt sống hợp nhất trong xương cùng; đốt sống đuôi trước ngắn và dày; đốt sống đuôi sau hẹp và dài, kết thúc bằng chùy đuôi; vảy hình chữ nhật, dạng đĩa; đầu gần và đầu xa của humerus được mở rộng vừa phải và không bị xoắn; xương đùi dày thiếu trochanter thứ tư; tarsometatars và các chữ số đặc trưng cho ankylosaurs. [1]
Hộp sọ tái tạo Pang & Cheng (1998) lưu ý rằng hình thái hộp sọ tổng thể của Tianzhenosaurus tương tự như của Saichania vì cả hai đơn vị đều có hộp sọ hình tam giác cân, vị trí tương tự của quỹ đạo ở phần giữa sau của hộp sọ, kiểu chẩm không mở rộng ra ngoài mép sau của mái hộp sọ và mái hộp sọ được bao phủ bởi các tấm da và các mấu xương. [1] Tuy nhiên, Pang & Cheng cũng lưu ý rằng Tianzhenosaurus cũng có những điểm tương đồng với Ankylosaurus là cả hai đều có hộp sọ hình tam giác, các lớp da không đều bao phủ mái hộp sọ, các hàng răng hàm trên phân kỳ ra sau, đường chẩm mở rộng theo chiều ngang và mở rộng theo chiều ngang của opisthotic và không có cong bụng.Pang & Cheng (1998) ban đầu xếp Tianzhenosaurus vào họ Ankylosauridae, nhưng không chỉ rõ mối quan hệ của nó với các loài ankylosaurid khác. [1] Cả Sullivan (1999) và Arbor & Currie (2015) đều coi Tianzhenosaurus là một từ đồng nghĩa cơ bản của Saichania dựa trên hình thái tổng thể tương tự của các hộp sọ. [3] [2] Vickaryous và cộng sự. (2004) đã phân loại Tianzhenosaurus là một đơn vị phân loại ankylosaurine, chị em với Pinacosaurus mephistocephalus, trong khi Thompson et al. (2012) đã phục hồi Tianzhenosaurus như đơn vị phân loại chị em với Talarurus. [4] [5] Tuy nhiên, Wiersma và Irmis (2018) đã phục hồi Tianzhenosaurus như một đơn vị phân loại hợp lệ và giải thích nó là đơn vị phân loại chị em với Pinacosaurus grangeri. [6]Mẫu vật holotype của Tianzhenosaurus được phục hồi từ Hệ tầng Huiquanpu, có thể có niên đại thuộc giai đoạn Cenomanian hoặc Campanian của kỷ Phấn trắng muộn. Tuy nhiên, việc xác định niên đại chính xác của hệ tầng là vấn đề do không có hóa thạch chỉ số và tuổi kỷ Phấn trắng một phần dựa trên việc phát hiện ra vật liệu pliosaur không xác định. [7] Hệ tầng Huiquanpu bao gồm các đá phù sa màu xám xen kẽ với các đá cát hạt từ trung bình đến thô màu đỏ có nhiều lớp nền đan xen nhau. [7] Dựa trên trầm tích, hệ tầng đại diện cho một môi trường phù sa, với phần trên của hệ tầng được làm lại một cách rộng rãi do một số vụ xâm nhập của núi lửa Đệ Tam sớm. [7]
Tianzhenosaurus sẽ cùng tồn tại với loài khủng long sauropod Huabeisaurus, [8] loài Hadrosauroid ornithopod Datonglong, [9] loài khủng long bạo chúa pantyrannosauroid Jinbeisaurus [10] và loài ankylosaurine ankylosaurid Shanxia, có thể đại diện cho một từ đồng nghĩa cơ bản của Tianzhenosaurus [3]. | 1 | null |
Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam là đội tuyển do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý và đại diện cho Việt Nam và dành cho độ tuổi U-19 và U-20.
Danh sách cầu thủ.
Danh sách 23 cầu thủ được triệu tập cho Cúp bóng đá U-20 châu Á 2023. | 1 | null |
Lars Eilstrup Rasmussen là nhà khoa học máy tính, nhà phát triển phần mềm và nhà đồng sáng lập Google Maps người Đan Mạch.
Học vấn.
Rasmussen tốt nghiệp bằng "kandidat" (tương đương thạc sĩ) Khoa học máy tính và Toán học ở Đại học Aarhus năm 1990. Năm 1992 ông đậu bằng thạc sĩ về Khoa học kỹ thuật computer ở Đại học Edinburgh (Scotland).
Rasmussen bắt đầu nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ cùng với Mark Jerrum và Alistair Sinclair ở "Trường tin học" Đại học Edinburgh, sau đó - cùng với Sinclair - chuyển sang Berkeley, California, (Hoa Kỳ). Năm 1998, ông đậu bằng tiến sĩ ở Đại học California tại Berkeley với bản lluận án "On Approximating the Permanent and Other #P-Complete Problems".
Where 2 Technologies và Google Maps.
Năm 2003, Lars và người anh/em Jens Rasmussen, cùng 2 người Úc - Noel Gordon và Stephen Ma - đồng sáng lập Where 2 Technologies, một công ty ở Sydney, Úc liên quan tới việc tìm kiếm trực tuyến trên bản đồ. Công ty này được Google mua lại trong tháng 10 năm 2004, để lập ra Google Maps. Cả bốn người trong nhóm của Rasmussen sau đó làm việc trong đội khoa học kỹ thuật của Google tại cơ sở của Google ở Sydney.
Lars và Jens cũng là những người khởi đầu dự án Google Wave.
Facebook.
Ngày 29.10.2010, Rasmussen loan báo là ông đã rời khỏi Google, di chuyển tới San Francisco để làm việc cho công ty Facebook. Tại công ty Facebook, ông làm giám đốc khoa học kỹ thuật cho dự án Facebook Graph Search là một máy semantic search (tìm ngữ nghĩa) cho mạng lưới xã hội.
Đầu tư.
Rasmussen đã đầu tư vào một số công nghệ khởi đầu, trong đó có Canva ở Sidney, một công cụ thiết kế online dễ sử dụng; và Posse, một phương tiện tìm các giới thiệu về các quán cà phê, tiệm ăn, quán bar và tiệm kinh doanh bằng trực tuyến.
Giải thưởng.
Ngày 19.10.2010, Lars và Jens Rasmussen đã được trao Giải Pearcey bang New South Wales của Úc.
Xuất bản phẩm.
Ngoài bản luận án tiến sĩ "On Approximating the Permanent and Other #P-Complete Problems" nêu trên, L.E.Rasmussen còn xuất bản nhiều bài viết khoa học khác, xin xem | 1 | null |
HMS "Gallant" (H59) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này vào năm 1936–1939, thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Nó được điều từ Hạm đội Địa Trung Hải trở về quần đảo Anh vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai để hộ tống tàu bè tại vùng biển nhà. "Gallant" bị hư hại nhẹ bởi máy bay Đức trong cuộc triệt thoái lực lượng Đồng Minh khỏi Dunkirk vào cuối tháng 5 năm 1940; và sau khi được sửa chữa, nó được chuyển đến Gibraltar để phục vụ cùng Lực lượng H trong nhiều tháng. Đến tháng 11, con tàu được điều trở lại Hạm đội Địa Trung Hải, nơi nó hộ tống các đoàn tàu vận tải Malta. Nó trúng phải một quả mìn vào tháng 1 năm 1941 và được kéo đến Malta để sửa chữa. công việc bị kéo dài, và "Gallant" còn bị hư hại thêm do không kích vào tháng 4 năm 1942, trước khi việc sửa chữa hoàn tất. Những hư hại thêm khiến việc sửa chữa nó quá tốn kém, nên nó bị đánh đắm như một tàu ụ cản vào năm 1943. Xác tàu được tháo dỡ vào năm 1953.
Thiết kế và chế tạo.
"Gallant" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Gallant" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Gallant" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Gallant" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Alexander Stephen and Sons ở Glasgow, Scotland; được hạ thủy vào ngày 26 tháng 9 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 25 tháng 2 năm 1936 với chi phí 252.920 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Gallant" được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó đã thực hiện tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này nhằm thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp. Nó đã kéo một tàu buôn Tây Ban Nha khỏi mắc cạn giữa Almeria và Malaga vào ngày 20 tháng 12 năm 1936. Chiếc tàu khu trục đã bị một máy bay thuộc phe Quốc gia tấn công ngoài khơi mũi San Antonio vào ngày 6 tháng 4 năm 1937, nhưng không bị hư hại. Nó quay về Anh trong tháng tiếp theo để được đại tu tại Sheerness từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 21 tháng 7 năm 1937.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Gallant" hiện diện tại Địa Trung Hải, nhưng nó cùng với toàn bộ chi hạm đội được điều về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Plymouth vào tháng 10. Sau khi được bảo trì tẩy sạch nồi hơi, vào cuối tháng đó, nó được chuyển đến Bộ chỉ huy Nore ở Harwich cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Vào ngày 2 tháng 2 năm 1940, nó cùng với tàu chị em đã cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc tàu chở dầu "British Councillor" bị chìm sau khi trúng phải thủy lôi. Nó tiếp nhận nhiệm vụ hộ tống Đoàn tàu vận tải HN 12 sau khi tàu khu trục bị đánh chìm vào ngày 18 tháng 2, và nó đã cứu vớt 12 người sống sót từ chiếc tàu Thụy Điển "Santos" gần Duncansby Head một tuần sau đó. Vào ngày 20 tháng 3, nó hộ tống các tàu buôn tuần dương vũ trang "Cilicia" và "Carinthia" sau khi chúng va chạm với nhau. Chiếc tàu khu trục được tái trang bị tại Southampton từ ngày 28 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, rồi gia nhập trở lại chi hạm đội tại Harwich vào ngày hôm sau. Trong đêm 9-10 tháng 5, "Gallant" cùng tàu khu trục đã cứu vớt hầu hết thủy thủ đoàn của chiếc tàu khu trục sau khi nó trúng ngư lôi từ một tàu E-boat Đức tại Bắc Hải.
Trong khi tham gia cuộc triệt thoái Dunkirk, "Gallant" bị một quả bom ném suýt trúng vào ngày 29 tháng 5, làm hỏng bánh lái và gây hư hại nhẹ cho lườn tàu và hệ thống dẫn điện. Nó được sửa chữa tại Hull, rồi đụng độ với một chiến dịch rải mìn của Đức trong đêm 5-6 tháng 6 ngoài khơi Lowestoft cùng với tàu khu trục . Vào cuối tháng 6, nó được tái trang bị tại Xưởng tàu Chatham, khi dàn phóng ngư lôi phía sau được thay bằng một khẩu pháo QF 12-pounder phòng không.
"Gallant" sau đó được điều sang Chi hạm đội Khu trục 13 trực thuộc Bộ chỉ huy Bắc Đại Tây Dương, và đi đến Gibraltar vào ngày 30 tháng 7. Trên đường đi, nó hộ tống cho tàu sân bay đang vận chuyển một tá máy bay tiêm kích Hawker Hurricane. Trong Chiến dịch Hurry, một trong các đoàn tàu vận tải tăng viện cho Malta đang bị phong tỏa, "Gallant" cùng ba tàu khu trục khác đã hộ tống "Argus" đi đến một điểm về phía Tây Nam Sardinia nơi chiếc tàu sân bay có thể tung số máy bay ra tăng cường cho lực lượng trú đóng tại Malta vào ngày 2 tháng 8. Sau khi quay trở lại Gibraltar, nó được chuyển sang Lực lượng H. Vào ngày 20 tháng 10, nó cùng với tàu chị em "Griffin" và chiếc đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Lafolè" về phía Đông Gibraltar. Sau đó nó hộ tống cho thiết giáp hạm cùng các tàu tuần dương và trong Chiến dịch Coat vào đầu tháng 11 khi chúng gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải. Bản thân "Gallant" được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 14 tại Malta vào ngày 10 tháng 11. Nó tham gia Trận chiến mũi Sparventivo bất phân thắng bại vào ngày 27 tháng 11 trong Chiến dịch Collar.
Trong Chiến dịch Excess, "Gallant" trúng phải một quả mìn ngoài khơi Pantellaria vào ngày 10 tháng 1 năm 1941, làm kích nổ hầm đạn phía trước. Vụ nổ làm thổi tung phần mũi tàu, khiến 65 người thiệt mạng và làm bị thương 15 người khác. Tàu chị em "Griffin" đã cứu vớt hầu hết những người sống sót, và tàu khu trục đã kéo phần còn lại, với đuôi trước, quay trở lại Malta. Công việc sửa chữa tiến hành chậm chạp, vào tháng 10 năm 1941, người ta ước lượng công việc sẽ hoàn tất vào tháng 6 năm 1942. Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng 4 năm 1942, con tàu lại bị hư hại nặng do mảnh bom bởi một cuộc không kích xuống Valletta, và phải cho mắc cạn để tránh bị chìm. "Gallant" được xem như một tổn thất toàn bộ, và mọi thiết bị có thể tái sử dụng đều đực tháo dỡ. Nó được sử dụng như một tàu ụ cản tại đảo St Paul vào tháng 9 năm 1943. Xác tàu sau đó được tháo dỡ vào năm 1953. | 1 | null |
Huỳnh Quang Ngọc, thường được biết đến với nghệ danh Khương Ngọc (sinh ngày 26 tháng 7 năm 1984), là một nam diễn viên, nhạc sĩ sáng tác ca khúc, ca sĩ, người dẫn chương trình kiêm nhà làm phim người Việt Nam.
Anh được khán giả biết đến qua các vai diễn của các bộ phim gồm "Hoa dã quỳ", "Taxi", "Chàng trai không biết ghen", "Sự thật vô hình", "Thiên mệnh anh hùng", "", "Bờ bến lạ" và "Tiền chùa".
Tiểu sử và sự nghiệp.
Khương Ngọc sinh ra tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 26 tháng 7 năm 1984. Gia đình Ngọc không có ai làm nghệ thuật, ngày nhỏ Ngọc đã tham gia hoạt động đều đặn trong các hoạt động văn nghệ của nhà trường, Ngọc rất thích ca hát nhưng cũng không nghĩ mình sẽ trở thành một diễn viên hay ca sĩ. Sau này lớn lên, Ngọc có duyên được gặp một người anh là con trai người giám đốc của bố, anh đã giúp đỡ Ngọc và khuyên Ngọc đi theo nghệ thuật. Người anh này không hề làm nghệ thuật mà làm về ngành kỹ thuật, nhưng anh đã nhìn thấy ở Khương Ngọc có những tố chất hoạt động nghệ thuật và có niềm tin Ngọc sẽ làm được điều gì đó.
Những ngày lên Sài Gòn đi học, Ngọc đã từng làm mọi thứ để kiếm tiền, từ việc đi bán vé số, đi đánh đội tuyển cầu lông để có giải thưởng, đi thi người mẫu học đường để có tiền giải thưởng trang trải việc sống cũng như đi trình diễn thời trang, ca hát tại các sân khấu lớn nhỏ để có thể chu toàn cuộc sống một mình ở thành phố. Tất cả mọi việc Ngọc đều có thể làm miễn sao công việc đó là lương thiện.
Khương Ngọc từng tốt nghiệp hạng ưu Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TPHCM. Bộ phim đầu tiên của Khương Ngọc tham gia là phim truyền hình "Hoa Dã Quỳ", vai diễn anh chàng giang hồ Sét độc đáo trong phim tạo được ấn tượng với khán giả. Các đạo diễn bắt đầu chú ý đến Khương Ngọc từ đó.
Trong âm nhạc, trước khi làm diễn viên, Khương Ngọc từng là thành viên của hai nhóm nhạc là nhóm FBO cùng với Nguyễn Hoàng Duy, Tần Khánh (sau đó là Tiến Dũng (The Men)) và nhóm Thạch Anh Tím cùng với Thiên Vương (MTV), Nguyễn Hoàng Duy. Khương Ngọc cũng đã từng tạo được ca khúc hit "Tình yêu lạ kỳ" do chính anh viết lời. Hai niềm đam mê: âm nhạc và điện ảnh, với Khương Ngọc thật khó để xác định được điều gì là chính, là phụ trong cuộc đời. Ngoài "Tình yêu lạ kỳ" ra thì Ngọc cũng đã sáng tác nhiều nhạc phim khác nữa.
Tác phẩm.
Phim điện ảnh.
Và nhiều bộ phim khác
Đời tư.
Ngày 21/5/2022, Khương Ngọc đã làm đám cưới với Hải Yến, trước đó anh đã yêu nhau một thời gian với diễn viên Mai Phương (1985-2020), 6 năm (2009-2015) với diễn viên Thanh Trúc, 1 năm (2015-2016) với diễn viên Khả Như. | 1 | null |
Một Cấu hình Bluetooth là một đặc điểm kỹ thuật liên quan đến một khía cạnh của truyền thông không dây dựa trên Bluetooth giữa các thiết bị. Để sử dụng công nghệ Bluetooth, thiết bị phải tương thích với các tập hợp Cấu hình Bluetooth cần thiết để sử dụng các dịch vụ mong muốn. Cấu hình Bluetooth là cốt lõi của kỹ thuật Bluetooth và (tùy chọn) giao thức bổ sung. Trong khi profile có thể sử dụng một số tính năng của công nghệ cốt lõi, phiên bản cụ thể của cấu hình hiếm khi được gắn liền với các phiên bản cụ thể của công nghệ cốt lõi. Ví dụ: Hands-Free Profile (HFP) 1.5 triển khai sử dụng cả trên Bluetooth 2.0 và Bluetooth 1.2.
Cách một thiết bị sử dụng công nghệ Bluetooth phụ thuộc vào khả năng cấu hình của nó. Các cấu hình cung cấp các tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất theo để cho phép các thiết bị sử dụng Bluetooth theo cách mong muốn. Các cấu hình cung cấp các tiêu chuẩn mà các nhà sản xuất theo để cho phép các thiết bị sử dụng Bluetooth theo cách mong muốn. Đối với Bluetooth năng lượng thấp xếp chồng theo Bluetooth V4.0 là một bộ cấu hình đặc biệt được áp dụng.
Tối đa, mỗi cấu hình đặc điểm kỹ thuật chứa thông tin về các chủ đề sau:
Bài viết này tóm tắt các định nghĩa hiện tại và các ứng dụng có thể có của mỗi cấu hình.
Danh sách các cấu hình.
Các cấu hình sau được xác định và được thông qua bởi Bluetooth SIG:
Advanced Audio Distribution Profile (A2DP).
Cấu hình này xác định cách âm thanh đa phương tiện có thể được truyền trực tiếp từ một thiết bị khác qua kết nối Bluetooth. Ví dụ, âm nhạc có thể được truyền trực tiếp từ một Điện thoại di động, đến một tai nghe không dây, máy trợ thính, hoặc từ một máy tính xách tay/máy tính để bàn với một tai nghe không dây.
Cấu hình Audio/Video Remote Control (AVRCP) thường được sử dụng kết hợp với A2DP cho điều khiển từ xa trên các thiết bị như tai nghe, hệ thống âm thanh xe hơi, hoặc từng chiếc loa độc lập. Các hệ thống này cũng có thể bao gồm micro và sử dụng cấu hình Headset (HSP) hoặc Hands-Free (HFP) cho cuộc gọi thoại.
A2DP được thiết kế để chuyển một đơn hướng 2 kênh âm thanh nổi, như âm nhạc từ một máy nghe nhạc MP3, với một tai nghe hoặc radio cho xe hơi. Cấu hình này dựa trên AVDTP và GAVDP. Nó bao gồm hỗ trợ bắt buộc đối với bộ mã độ phức tạp thấp SBC (không nên nhầm lẫn với các mã tín hiệu thoại của Bluetooth như CVSDM), và hỗ trợ tùy chọn: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4, AAC, và ATRAC, và có thể mở rộng để hỗ trợ nhà sản xuất xác định giải mã, chẳng hạn như apt-X.
Một số ngăn xếp Bluetooth thi hành chương trình SCMS-T digital rights management (DRM). Trong những trường hợp này, nó không thể kết nối đến một số tai nghe A2DP cho âm thanh chất lượng cao.
Cấu hình thuộc tính (ATT).
ATT là một giao thức ứng dụng dạng dây cho kỹ thuật Bluetooth năng lượng thấp. Nó liên quan chặt chẽ đến hồ sơ thuộc tính chung (GATT).
Cấu hình điều khiển từ xa Audio/Video (AVRCP).
Cấu hình này được thiết kế để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho việc kiểm soát TV, thiết bị Hi-fi... để cho phép duy nhất một điều khiển từ xa (hoặc thiết bị khác) có thể kiểm soát tất cả các thiết bị A/V mà một người dùng có quyền truy cập. Nó có thể được sử dụng trong buổi hòa nhạc với A2DP hoặc VDP.
Nó có khả năng mở rộng phụ thuộc vào nhà cung cấp.
AVRCP có nhiều phiên bản với chức năng tăng đáng kể:
Basic Imaging Profile (BIP).
Cấu hình này được thiết kế để gửi hình ảnh giữa các thiết bị, bao gồm khả năng thay đổi kích thước và chuyển đổi hình ảnh, làm cho chúng phù hợp với các thiết bị nhận. Nó có thể được chia thành các phần nhỏ hơn:
Basic Printing Profile (BPP).
Cấu hình này cho phép thiết bị gửi văn bản, e-mails vCard, hoặc những mục khác đến máy in dựa trên chức năn In. Nó khác với HCRP ở chỗ nó không cần trình điều khiển máy in cụ thể. Điều này làm cho nó phù hợp hơn với các thiết bị nhúng như điện thoại di động và máy ảnh kỹ thuật số là những thiết bị không dễ dàng để cập nhật các trình điều khiển phụ thuộc vào các nhà cung cấp máy in.
Common ISDN Access Profile (CIP).
Trang bị này không hạn chế truy cập vào dịch vụ, dữ liệu và tín hiệu mà Mạng số tích hợp đa dịch vụ cung cấp.
Cordless Telephony Profile (CTP).
Thiết kế này dành cho điện thoại không dây sử dụng Bluetooth. Nó hy vọng rằng điện thoại di động có thể sử dụng một cổng CTP Bluetooth kết nối với một điện thoại cố định khi ở trong nhà, và các mạng điện thoại di động khi ra khỏi phạm vi. Nó là trung tâm của Bluetooth SIG 'điện thoại 3 trong 1' khi sử dụng.
Device ID Profile (DIP).
Cấu hình này cho phép một thiết bị được xác định ở trên và vượt ra ngoài giới hạn của lớp thiết bị đã có sẵn trong Bluetooth. Nó cho phép xác định nhà sản xuất, ID sản phẩm, phiên bản sản phẩm, và phiên bản của các đặc điểm kỹ thuật ID thiết bị được đáp ứng. Nó rất hữu ích trong việc cho phép máy tính xác định một thiết bị kết nối và tải về điều khiển thích hợp. Nó kích hoạt các ứng dụng tương tự như kỹ thuật Plug-and-play được cho phép.
Cấu hình mạng quay số (DUN).
Cấu hình này cung cấp một tiêu chuẩn để truy cập vào Internet và dịch vụ dial-up qua Bluetooth. Các kịch bản phổ biến nhất là truy cập Internet từ một máy tính xách tay bằng cách quay số trên một điện thoại di động, không dây. Nó dựa trên Serial Port Profile (SPP), và cung cấp chuyển đổi khá dễ dàng cho các sản phẩm hiện có, thông qua nhiều tính năng mà nó có điểm chung với mạng dây hiện tại giao thức nối tiếp cho các nhiệm vụ tương tự. Chúng bao gồm bộ lệnh AT quy định trong Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) 07.07, và Point-to-Point Protocol (PPP).
DUN phân biệt điểm khởi đầu (DUN Terminal) của kết nối và cung cấp dịch vụ (DUN Gateway) của kết nối. Gateway cung cấp một giao diện modem và thiết lập kết nối tới một Gateway PPP. Thiết bị đầu cuối thực hiện việc sử dụng các modem và giao thức PPP để thiết lập kết nối mạng. Trong điện thoại tiêu chuẩn, chức năng Gateway PPP thường được thực hiện bởi các điểm truy cập của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong điện thoại thông minh, Gateway PPP thường được cung cấp bởi điện thoại và chia sẻ kết nối thiết bị đầu cuối.
Cấu hình Fax (FAX).
Hồ sơ này được thiết kế để cung cấp một giao diện rõ ràng giữa một điện thoại di động hoặc điện thoại cố định và một máy tính với phần mềm Fax được cài đặt. Hỗ trợ phải được cung cấp cho ITU T.31 và/hoặc ITU T.32 lệnh AT đặt theo quy định của ITU-T. Dữ liệu và các cuộc gọi thoại không nằm trong cấu hình này.
Cấu hình truyền tệp tin (FTP).
Cung cấp khả năng duyệt, thao tác và truyền đối tượng (các tập tin và thư mục) trong một "cửa hàng đối tượng" (hệ thống tập tin) của một hệ thống khác. Sử dụng GOEP làm cơ sở.
Cấu hình truy cập chung (GAP).
Cung cấp cơ sở cho tất cả các cấu hình khác. GAP định nghĩa cách hai thiết bị Bluetooth tìm thấy và thiết lập kết nối với nhau.
Cấu hình thuộc tính chung (GATT).
Cung cấp cấu hình phát hiện và mô tả các dịch vụ cho giao thức Bluetooth năng lượng thấp. Nó định nghĩa như thế nào một tập hợp các thuộc tính ATT được nhóm lại với nhau để tạo thành dịch vụ.
Cấu hình chung trao đổi đối tượng (GOEP).
Cung cấp cơ sở cho các cấu hình dữ liệu khác. Dựa trên OBEX và đôi khi được xem như vậy. | 1 | null |
Choi Daniel (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1986) là một diễn viên người Hàn Quốc. Anh được biết đến với vai diễn trong các bộ phim "Gia đình là số một (phần 2)", "Trung tâm mai mối", "Vẻ đẹp trẻ thơ" và "School 2013".
Choi Daniel khởi nghiệp với nghề người mẫu. Anh cũng là người dẫn chương trình cho đài "SBS World Radio" từ năm 2011, đồng thời cũng là một DJ cho đài "KBS 2 FM" từ năm 2013.
Daniel tham gia nghĩa vụ quân sự và hoàn thành ngày 29/09/2017. | 1 | null |
Bia ("chữ Hán":碑; phiên âm: "bi") là vật tạo tác dạng phiến dẹp có mặt phẳng thường làm bằng đá, kim loại hay gỗ, kích thước thường có chiều cao lớn hơn bề ngang, dựng lên để kỷ niệm một nhân vật hay sự việc (bia tưởng niệm, bia thờ). Bia thường khắc chữ ("văn bia") hoặc trang trí họa tiết hoặc cả hai. Thể thức trang trí có thể là khắc chìm hoặc khắc nổi (phù điêu). Bia cũng có trường hợp được sơn màu. Bia còn được dùng làm mốc đánh dấu biên giới và ranh giới đất đai. "Bia ký" là một hình thức lưu trữ tư liệu thành văn có từ thời cổ đại. Ngày nay bia được sử dụng rộng rãi tại các phần mộ trong nghĩa trang để ghi thông tin người đã qua đời ("bia mộ") hoặc được dựng lên tại các địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử để ghi lại tư liệu về sự kiện đó.
Ai Cập.
Bia đá được sử dụng rộng rãi tại Ai Cập cổ đại dưới nhiều nhiều mục đích khác nhau như: bia mộ, bia cúng tế và bia kỷ niệm. Các hiện vật khảo cổ cho thấy bia Ai Cập được làm bằng đá hoặc gỗ, hình hộp chữ nhật dẹp, có phần đầu hình bán nguyệt, được sơn màu và khắc chữ cùng hình trang trí.
"Bia mộ" đã xuất hiện từ rất sớm nhất dưới Vương triều thứ Nhất của Ai Cập dùng để khắc tên và tước hiệu của người được chôn cất. Loại bia này không chỉ dùng để xác nhận danh tính của chủ nhân lăng mộ mà còn có ý nghĩa tâm linh. Từ Vương triều thứ Hai trở đi, chủ nhân lăng mộ thường được tạc trên bia với hình ảnh ngồi trước ban thờ với đồ ăn thức uống cúng tế. Đến thời Trung Vương quốc Ai Cập, các đoạn văn tả cách thức cúng lễ còn khắc trên trán bia.
"Bia cúng tế" dùng để khắc những lời kinh, lời cầu nguyện để dâng lên các vị thần. Những tấm bia này thường được dựng tại đền thờ như một cách nhắn gửi lời cầu khấn đến các vị thần, hoặc dựng tại nơi chôn cất những con vật thiêng, tượng trưng cho các vị thần. Tên của người cầu khấn và lời cầu xin ngắn gọn thường được khắc lên trên bia.
"Bia kỷ niệm" là loại bia có nhiều giá trị hơn cả vì nó dùng để ghi lại những sự kiện chính trị quan trọng (Bia Palermo), ghi lại lịch sử (Bia Shabaka), chiến thắng trong chiến tranh (Tấm bia Merneptah) hoặc đánh dấu biên giới được mở rộng (Bia biên giới Semna của Senusret III)
Phương Tây.
Tại phương Tây, hình thức bia chủ yếu được sử dụng là bia mộ (tiếng Anh:"gravestone", "headstone"). Nhiều hình thức bia kỷ niệm cũng là một biến thể của bia mộ, dùng để ghi tên một số người đã qua đời tại cùng một thời điểm, một sự kiện lịch sử. Bia có nội dung mang tính chất văn học và lịch sử không phổ biến ở Châu Âu trung cổ.
Thời hiện đại, bia được các kiến trúc sư và nhà điêu khắc phương Tây sử dụng như một hình thức biểu đạt ý niệm nghệ thuật trong các công trình xây dựng và đài tưởng niệm, kết hợp với các tác phẩm điêu khắc tượng tròn, thường gắn liền với chiến tranh và các sự kiện chính trị.
Đông Á.
Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những nền văn minh độc lập sử dụng bia đá làm công cụ lưu trữ tư liệu. Bia đá có khắc chữ bắt đầu xuất hiện từ thời Đông Hán, nhưng chỉ từ thời Đường mới thực sự trở thành loại hình khắc chữ lên đá chủ yếu Bia Trung Quốc sử dụng Chữ Hán là chủ yếu và là nguồn tư liệu quan trọng về thư pháp Trung Hoa. Tất cả các kiểu viết chữ Hán cổ đều xuất hiện trên bia đá, cụ thể là bảy kiểu chữ: Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư, Hành thư. Bia đá ở Trung Hoa cho đến tận thời hiện đại vẫn được dùng để ghi lại các sáng tác văn học của những tác gia và quan lại nổi tiếng, thường là thơ. Rất nhiều bia dùng để lưu lại bút tích và tự dạng của những nhân vật lịch sử quan trọng.
Từ thời Minh, việc dựng bia ở lăng tẩm và phần mộ trở thành một tục lệ trong xã hội. Minh Thái Tổ đã cho ban hành luật lệ chặt chẽ quy định về hình thức của từng loại bia để xác định tôn ti trong xã hội, phân biệt giữa hoàng tộc, quý tộc, quan lại và dân thường. Linh vật Bí Hí bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này như một hình tượng đặc trưng cho con vật đội bia trong văn hóa Trung Hoa.
Ước tính có khoảng 100.000 văn bia ở Trung Quốc còn lại đến nay. Tuy nhiên chỉ khoảng 30.000 văn bia đã được in rập thác bản và số được dịch cùng nghiên cứu còn ít hơn thế nữa.
Cùng với sự ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa lên các nước thuộc Vùng văn hóa chữ Hán, việc dựng bia và ghi lại minh văn trên bia đã truyền sang các nước như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.
Triều Tiên và Nhật Bản.
Hình thức bia đá có minh văn đã truyền sang Triều Tiên và sau đó là Nhật Bản từ khá sớm. Các bia đá cổ tại Triều Tiên và Nhật Bản hầu như đều sử dụng chữ Hán. Tuy nhiên chữ Hán văn ngôn đã được người sử dụng ở các nước đồng văn biến thể và sử dụng để diễn đạt theo ngữ pháp tiếng Việt Nam, tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật Bản.
Bia Bukhansan (北漢山碑- Bắc Hán Sơn Bi) nói về Chân Hưng Vương (540–576) là một trong những tấm bia khắc chữ Hán cổ nhất tìm thấy tại Hàn Quốc. Tấm bia này được công nhận là Quốc bảo Hàn Quốc số 3 vào năm 1962. Bia Namsan sinseng (南山新城碑 - Nam Sơn Tân Thành Bi) năm 591 đã cho lần đầu tiên cho thấy việc diễn đạt tiếng Triều Tiên bằng một hệ chữ viết mới dựa trên Hán Tự gọi là "idu".
Việc khắc bia được truyền vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỉ thứ VII. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người Triều Tiên đã di cư đến vùng Kozuke từ khoảng giữa thế kỉ thứ V đến cuối thế kỉ thứ VI. Những người Triều Tiên này đã mang theo văn hóa chữ Hán và Đạo Phật truyền vào Nhật Bản. Tấm bia đá khắc chữ Hán theo ngữ pháp tiếng Nhật sớm nhất tìm thấy được là "Bia Yamanoue" (山上碑 - Sơn Thượng Bi) tại tỉnh Kozuke (Gunma ngày nay) có niên đại năm 681. Chữ trên bia được khắc theo lối lệ thư.
Việt Nam.
Bia tại Việt Nam được sử dụng để ghi chữ viết, nhằm lưu lại tư liệu lâu dài tại một địa điểm xác định. Bia đã xuất hiện từ khi người Việt Nam bắt đầu sử dụng chữ viết tiếng Việt. Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá thường xuyên trong lịch sử Việt Nam nên hầu hết bia tại Việt Nam sử dụng chất liệu là đá (bao gồm đá trầm tích, đá sa thạch, đá vôi...). Thời trung đại, Bia đá tại miền Bắc và miền Trung, nơi có người Việt định cư từ lâu đời và phát triển một nền văn hóa rực rỡ với văn tự chữ Hán - chữ Nôm đa số mang hai dạng chữ viết này. Cùng với sự mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt cổ, các bia đá với chữ Phạn của Vương quốc Chăm Pa cũng trở thành một phần giá trị trong hệ thống di sản bia tại Việt Nam.
Các nội dung được khắc trên bia đá thường được chuẩn bị kĩ lưỡng, viết theo các thể thức văn học được quy định rõ ràng và được chạm trổ với kĩ thuật cao và mang tính mỹ thuật. Thể thức văn viết này gọi chung là minh (chữ Hán:銘) nghĩa là "văn khắc lên đồ vật". Vì thế trong tiếng Việt thường sử dụng các cụm từ: "bài minh", "minh văn" hay "văn bia" để nói đến các nội dung ghi lại trên bia mang tính chất văn học. Các nhà nghiên cứu muốn lưu lại nội dung chính xác của văn bia trên đồ vật, thường dùng mực để in rập lên giấy, gọi là thác bản.
Cùng với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ, nhiều bia đá thời cận đại và hiện đại đã sử dụng chữ Quốc ngữ để đông đảo người dân có thể tiếp cận và đọc hiểu. Các bia đá thời hiện đại thường mô phỏng hình thức của bia cổ nhưng sử dụng chữ Quốc ngữ.
Phân loại.
Bia tại Việt Nam có một số hình thức cơ bản, có thế phân loại như sau:
Văn bia Hán Nôm.
Từ khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc khoảng thế kỉ II TCN cho đến khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, chữ Hán đóng vai trò gần như tuyệt đối, là chữ viết chính thức của Nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam. Trong hơn hai nghìn năm đó, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và sau đó là chữ Nôm để sáng tác trước thuật, để ghi chép các công văn, tài liệu và khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ cùng nhiều loại tư liệu thành văn khác. Vì vậy văn bia Hán Nôm có số lượng rất lớn trở thành một nguồn di sản tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Đối với nhiều di tích Việt Nam, minh văn khắc trên bia là tư liệu còn lại duy nhất và rất đáng tin cậy để xác định niên đại cũng như quy mô kiến trúc của những công trình không còn tồn tại hay văn bia còn giúp hình dung về những di sản văn hóa phi vật thể.
Ngay từ thế kỷ XV, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chú ý đến các loại hình văn khắc như:
Những năm đầu của thế kỷ XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức một đợt sưu tập thác bản văn khắc Hán Nôm ở hơn 40 tỉnh trong phạm vi toàn Việt Nam lúc đó. Sau nhiều năm triển khai, kết quả đã thu thập được 11651 đơn vị văn khắc với 20980 mặt thác bản. Từ những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành điều tra cơ bản và thu thập các văn khắc Hán Nôm hiện có ở các địa phương trong cả nước. Kết quả khối lượng tư liệu văn khắc Hán Nôm đã được thu thập khoảng hơn 30000 mặt thác bản có giá trị để bổ sung mới vào kho văn khắc Hán Nôm mà Viện Viễn đông Bác cổ chưa kịp thu thập.
Một số tấm bia giá trị.
Các văn bia còn sót lại sau hàng trăm năm với rất nhiều biến cố lịch sử, chiến tranh, thiên tai ở Việt Nam là những di sản vật thể giá trị của văn hóa Việt Nam. Hầu hết những tấm bia có giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu đều đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là những Bảo vật quốc gia: | 1 | null |
tên thật có biệt danh Ace Hỏa Quyền là một nhân vật hư cấu và là một nhân vật trong loạt anime và manga "One Piece" của Eiichiro Oda. Là anh em kết nghĩa của Monkey D. Luffy và Sabo. Ace là đội trưởng Đội 2 của băng hải tặc Râu Trắng và từng là đội trưởng của băng Spade, anh đã ăn trái Mera Mera no Mi trở thành người sử dụng năng lực chuyển hóa thành lửa cũng như tạo ra và điều khiển lửa.
Cha là vua hải tặc Gol D. Roger, mẹ là Portgas D. Rouge (cả hai đều đã chết). Anh đã được Monkey D. Garp nhận nuôi theo ý muốn của Roger trước khi anh sinh ra. Sau khi rời làng Foosha trước Lufy ba năm, Ace thành lập băng hải tặc và sau đó trở thành chỉ huy của đội hải tặc thứ hai của băng hải tặc Râu trắng. Bị Marshall D. Teach bắt giữ và giao cho hải quân, Ace bị đô đốc Sakazuki Akainu giết trong trận chiến tại Marineford để cứu em trai Lufy.
Tạo ra và phát triển.
Các phác thảo đầu tiên của Ace đã cho thấy anh ta có vẻ ngoài gần như giống với hiện tại; sự khác biệt duy nhất là tên, ban đầu được đặt là . Họ của anh ta, "Portuguese", xuất phát từ Bartolomeu il Portoghese, một tên cướp biển thực sự tồn tại vào đầu thế kỷ 17, trong khi "ace" là từ tiếng Anh cho bích trong bộ bài.
Xuất hiện trong các phương tiện truyền thông khác.
"One Piece novel A".
Năm 2017, tiểu thuyết spin-off tập trung vào quá khứ của Ace ra đời. Tác giả Sho Hinata đã viết , một tiểu thuyết ngoại truyện về quá khứ của Ace. Tiểu thuyết được phát hành thành ba phần trên tạp chí "One Piece Magazine" từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 1 tháng 9 năm 2017 và sau đó được tập hợp thành một tập duy nhất phát hành tại Nhật Bản vào ngày 4 tháng 4 năm 2018. Một tập thứ hai kết thúc câu chuyện về Ace đã được phát hành vào ngày 4 tháng 6 năm 2018. Tiểu thuyết sau đó đã được chuyển thể thành manga bởi Boichi, tác giả của "Dr. Stone". Tại Ý, nó đã được xuất bản bởi Star Comics.
Tác phẩm được chia thành hai tập: tập đầu tiên kể về cuộc gặp gỡ giữa Ace và , đồng đội đầu tiên của anh, quá trình có được Trái ác quỷ và cuộc phiêu lưu của họ trong nửa đầu của đại hải trình, liên tục bị của Hải quân truy đuổi. Trong tập thứ hai, một số cảnh đã xuất hiện trong tác phẩm chính được tái hiện: việc Ace gia nhập Tân thế giới, cuộc gặp gỡ của anh với Shanks, cuộc chiến với Jinbe và gia nhập băng hải tặc của Râu trắng.
Khác.
Ace xuất hiện với vai trò đại diện cho manga trong trò chơi điện tử "J-Stars Victory Vs".
Nhận định.
Trong bảng xếp hạng những nhân vật được yêu thích nhất của series trong năm 2008, Ace được xếp thứ năm, khiến cho anh trở thành nhân vật đầu tiên không thuộc băng Mũ Rơm xuất hiện trong danh sách này; trong năm 2014, anh được xếp thứ sáu, trong khi trong cuộc thăm dò năm 2017, anh được xếp thứ năm.
Cái chết của Ace đã được một nhóm gần 10.000 người hâm mộ anime bình chọn là cái chết đầy cảm xúc nhất trong lịch sử của hoạt hình Nhật Bản. Năm 2011, Công viên giải trí Universal Studios Japan đã thiết lập một bức tượng tưởng niệm cho Ace và Râu trắng. Trên bia mộ còn có khắc dòng chữ: "Ace, linh hồn anh sẽ luôn vĩnh cửu! Ý chí dũng cảm của anh sẽ luôn còn mãi trong chúng tôi!". | 1 | null |
là "dân tộc bản địa" ở quần đảo Lưu Cầu nằm giữa Kyushu và Đài Loan. Các phân nhóm người Lưu Cầu được công nhận rộng rãi là người Amami, Okinawa, Miyako, Yaeyama và Yonaguni. Về mặt địa lý, họ sống cả ở Okinawa và Kagoshima. Các thứ tiếng của họ tạo thành nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu, là một trong hai nhánh của ngữ hệ Nhật Bản (nhánh còn lại là tiếng Nhật).
Lịch sử.
Buổi đầu lịch sử.
Các tài liệu ghi chép lịch sử bằng tiếng Hán lần đầu nhắc đến quần đảo Lưu Cầu là vào thế kỷ VI-VII (thời nhà Tùy). Các chi tiết cụ thể về các chuyến hải hành thời kỳ này vẫn chưa được biết đến, và người ta cho rằng người Lưu Cầu được người Trung Quốc nói đến bao gồm cả quần đảo Lưu Cầu và Đài Loan ngày nay.
Lịch sử hiện đại.
Vào đầu thế kỷ XVII, vương quốc Lưu Cầu bị phiên Satsuma của Kyūshū xâm chiếm. Phiên Satsuma duy trì vương quốc này tồn tại trên danh nghĩa vì những lợi ích thương mại với Trung Quốc, cho dù quần đảo Amami hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Satsuma. Dưới thời Minh Trị, vương quốc này bị xóa sổ hoàn toàn và tỉnh Okinawa được thành lập.
Sau thế chiến thứ hai, quần đảo Lưu Cầu cũng như quần đảo Nhật Bản bị chiếm đóng bởi Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kiểm soát Okinawa ngay cả sau hiệp ước San Francisco năm 1951, có hiệu lực ngày 28 tháng 4 năm 1952. | 1 | null |
và là tên cho nhóm dân tộc bản địa ở Nhật Bản. Thuật ngữ xuất phát từ cuối thế kỷ 19 để phân biệt với cư dân ở nội địa (Nhật Bản) với các nhóm dân tộc nhập cư cư trú các khu vực ngoài Nhật Bản như người Ainu, người Lưu Cầu (Ryukyu), người Nivkh, người Orok, cũng như người Triều Tiên, người Đài Loan, và thổ dân Đài Loan kết hợp thành Đế quốc Nhật Bản trong đầu thế kỷ 20. | 1 | null |
Serenade (hay Serenata) là một thể loại âm nhạc nhẹ nhàng, thường do nhạc cụ tấu lên vào buổi chiều như một cách vinh danh gửi lời ưu ái đến một người. Vì nhạc khúc này chủ ý là tấu vào buổi chiều - tối nên tiếng Việt dịch là khúc nhạc chiều hay mộ khúc. Một bản Serenade thường có cấu trúc nhiều chương, khoảng từ bốn đến lên đến mười chương.
Lịch sử.
Ý nghĩa được sử dụng lâu đời nhất của "serenade" từ trước đến nay được xem như là một lời chào bằng âm nhạc, lời tỏ tình với phụ nữ qua của sổ vào buổi tối bắt đầu trong thời kỳ trung cổ, được thể hiện bởi người nghệ sĩ sử dụng một nhạc cụ và hát. Trong thời kỳ Barocco, thường được gọi là "serenata" theo tiếng Ý thường được tổ chức cho những buổi tiệc với nhiều ca sĩ và dàn nhạc biểu diễn ngoài trời vào buổi tối. | 1 | null |
Mắm tép chưng thịt là món ăn bình dân trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Mắm tép (hay còn gọi là mắm ruốc là món ăn nổi tiếng ở miền Bắc, đặc biệt ở chợ Hàng Bè, Hà Nội. Mặc dù hiện nay chợ "Hàng Bè" không còn, nhưng những người dân dãy phố "Hàng Bè" và xung quanh khu chợ cũ vẫn còn bày bán món này. Mắm tép chưng thịt tuy chỉ là món ăn dân dã nhưng đã trở thành nét đặc sắc trong ẩm thực Hà Thành. Có hàng trăm thương hiệu mắm tép được bày bán ở khắp nơi, không chỉ ở miền Bắc, mà còn được ưa chuộng ở miền Trung, miền Nam và vươn ra thế giới.
Món ăn này thường được ăn với cơm, dưa leo, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh. "Mắm tép" có thể ăn không nhưng sẽ ngon hơn nếu chưng với thịt. Mắm tép là món ăn dễ chế biến, có thể làm sẵn khi cần thì mang ra dùng, món này tiện lợi khi đi du lịch hay cắm trại. Nếu bảo quản tốt trong tủ lạnh thì món ăn có thể giữ được lâu, khi cần thì mang ra dùng ngay hoặc hâm lại cho nóng. Ngoài ra, khi ăn nên dùng riêng 1 chiếc muỗng để múc thịt cho vào bát, tránh dùng đũa ăn cơm để gắp sẽ giữ cho món ăn tránh bị ôi thiu.
Cách chế biến.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu của món ăn thông thường gồm: nạc vai xay (chú ý thịt vai phải tươi dẻo, không bị chảy nước) , muỗng mắm tép hay tép đồng tươi , củ hành khô và gia vị.
Cách làm.
Đầu tiên, băm nhỏ hành khô bóc vỏ, hòa tan mắm tép với nửa chén nước và dùng rây để lọc sạn. Tiếp theo, người nấu sẽ phi hành với dầu ăn nóng, chờ khi hành thơm, cho thịt xay vào đảo chín. Khi thịt chín thì cho mắm tép vào, đảo đều cho ngấm, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thịt săn, khô thì cho đường vào, nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng, tiếp tục đun lửa nhỏ đến khi thịt có màu nâu sậm.
Chú ý: Nếu muốn để lâu thì vừa đảo vừa chắt bớt nước mỡ, vớt khô để món ăn không bị nhũn. | 1 | null |
Homeworld 2 là trò chơi điện tử thể loại chiến lược thời gian thật do Relic Entertainment phát triển và Sierra Entertainment phát hành cho hệ máy tính cá nhân năm 2003. Đây là phiên bản nối tiếp phiên bản Homeworld vốn là trò chơi chiến lược thời gian thực đầu tiên được thực hiện trên nền tảng hoàn toàn 3D có thể xem ở bất cứ góc nào cũng như phóng to thu nhỏ tùy ý.
Bối cảnh xoay quanh cuộc di cư hồi hương vĩ đại nhằm giành lại hành tinh quê hương của chủng tộc Hiigarans với việc đóng một phi thuyền khổng lồ làm tàu mẹ, nơi chế tạo hàng loạt các phi thuyền chiến đấu cũng như khai thác các tài nguyên trong vũ trụ để có thể đủ sức chiến đấu và trở về quê hương. Nhưng tàu mẹ đã phải đối đầu với sự tấn công của các chủng tộc khác ngay từ khi vừa rời trạm đóng, dù vậy được một chủng tộc cổ xưa hơn đã giúp đỡ với việc giúp sửa chữa và nâng cấp hoàn chỉnh tàu mẹ cũng như cho một lời khuyên là để có thể đánh bại kẻ thù và bảo vệ hành tinh thì phải đánh thức một phi thuyền cổ xưa khổng lồ hơn cả tàu mẹ và cực kỳ mạnh bằng cách tìm các chìa khóa bị thất lạc trong thiên hà. Nhưng các kẻ thù của chủng tộc Hiigarans cũng đang có ý định giành lấy việc đánh thức này vì thế một cuộc chiến kịch liệt đã diễn ra trong cuộc hành trình hồi hương và bảo vệ quê hương của chủng tộc này. Trong trò chơi đối phương sẽ tấn công liên tục với tốc độ cao tạo ra các trận chiến trong không gian hoành tráng cho đến khi cạn hết tài nguyên, vì thế người chơi sẽ phải tính việc phòng thủ phản công sau cho hiệu quả và ít tốn kém tài nguyên nhất vì số tài nguyên và phi thuyền còn sót lại kể cả các phi thuyền bắt được của đối phương sẽ được chuyển sang màn chơi sau giúp giành được một phần sự chủ động trong màn đó.
Trò chơi đã nhận được các đánh giá tích cực. Gearbox Software đã lên kế hoạch làm lại trò chơi với chất lượng và đồ họa tốt hơn với tên "Homeworld 2 HD" dự tính sẽ phát hành vào năm 2014. Trò chơi kế tiếp trong dòng trò chơi Homeworld có tên đang được Blackbird Interactive phát triển.
Phát triển.
Trò chơi sử dụng một ngôn ngữ lập trình độc quyền được biết với tên SCAR (SCripting At Relic) cũng như một số ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ SCAR được tạo ra với mục đích rõ ràng theo yêu cầu mã hóa của "Homeworld 2" và dùng để xử lý chủ yếu với các sự kiện trong chiến dịch chơi đơn (phóng to thu nhỏ, tạo ra tàu của đối phương, di chuyển người chơi đến màn tiếp theo...). Trong các ngôn ngữ khác được sử dụng thì trò chơi có sử dụng version 4.0 của ngôn ngữ lập trình Lua. Lua được sử dụng để quản lý các cấp của các tập tin, trí thông minh nhân tạo, cũng như xây dựng các logic chuẩn. Nhà phát triển đặt vào nhiều tùy biến trong trò chơi như ánh sáng môi trường, nền, vị trí của nơi bắt đầu, các tiểu hành tinh và nhiều thứ khác.
Nền được thiết kế một cách độc đáo và sáng tạo khi đó với công nghệ chia đa giác mới và tạo các góc cho việc phủ bề mặt theo dạng hình cầu lớn bao lấy khu vực diễn ra màn chơi.
Âm nhạc trong "Homeworld 2" được soạn bởi Paul Ruskay người từng tham gia vào việc thực hiện phần trước.
Đón nhận.
Trò chơi đã nhận được các đánh giá tích cực. Game Rankings đã đánh giá trò chơi là 85,1%, MetaCritic là 83%, tại GameSpot là 87% và IGN thì đánh giá 9/10. Hình ảnh nền của trò chơi đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người chơi. Cũng như được đánh giá là một trong số rất ít các trò chơi 3D chiến lược thời gian thật khi đó mà việc phóng to vào để quan sát chiến trận không làm mất thời gian vô ích. | 1 | null |
Lepospondyli là một nhóm động vật bốn chân đa dạng sống từ đầu kỷ Cacbon đến đầu Permi. Với ngoại lệ là một mẫu hóa thạch ("Diplocaulus minumus") từ Maroc có niên đại vào cuối kỷ Permi, thì các hóa thạch của nhóm này chỉ hạn chế châu Âu và Bắc Mỹ. Năm nhóm khác nhau hiện đã được biết là: Adelospondyli; Aïstopoda; Lysorophia; Microsauria và Nectridea. Lepospondyli có các hình thức cơ thể đa dạng và bao gồm các loài có cơ thể giống kỳ giông, lươn hay rắn, hoặc giống như thằn lằn. Không có chi nào thực sự to lớn (chi to lớn nhất, "Diplocaulus", đạt đến một mét chiều dài, nhưng hầu hết nhỏ hơn nhiều). Lepospondyli được đặt tên vào năm 1888 bởi Karl Alfred von Zittel, người đã nghĩ ra tên gọi này để bao gồm một số động vật bốn chân từ Đại Cổ Sinh chia sẻ một số đặc trưng chung về dây sống và răng.
Phân loại.
Lớp Lưỡng cư | 1 | null |
Oestocephalidae là một họ aïstopod lepospondyl tuyệt chủng từ kỷ Cacbon muộn. Hóa thạch đã được tìm thấy từ Ohio, Illinois, và Colorado ở Mỹ, Anh, và Cộng hòa Séc. Nó bao gồm các chi Coloraderpeton và Oestocephalus. Oestocephalids có xương sọ mạnh mẽ và hẹp, mõm tròn. Như aïstopods khác, oestocephalids đã mọc dài ra, có khoảng 110 đốt sống. Oestocephalidae được đặt tên vào năm 2003, với các loài điển hình là Oestocephalus amphiuminus. | 1 | null |
Thác Bạt Thiệu (chữ Hán: 拓跋紹, 393 - 409), tên Tiên Ti là Thụ Lạc Bạt (受洛拔), là hoàng tử thứ hai của Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, vua đầu tiên của nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Mẫu thân của Thác Bạt Thiệu là Hạ Lan phu nhân, nguyên là em gái của Hiến Minh hoàng hậu, mẹ của Đạo Vũ Đế. Khi Đạo Vũ Đế đến thăm bộ tộc Hạ Lan, gặp được Hạ Lan phu nhân, vốn đã có chồng thì say mê vì sắc đẹp, muốn cưới làm vợ, nhưng bị Hiến Minh phản đối. Đạo Vũ Đế bèn giết chồng của Hạ Lan phu nhân rồi cưới bà vào cung. Năm 393, Hạ Lan phu nhân hạ sinh Thác Bạt Thiệu.
Năm Thiên Hưng thứ 6 (403), Thạc Bạt Thiệu được 11 tuổi, được phong tước vị Thanh Hà vương. Bản tính ông vốn hung bạo, không chịu tuân theo giáo hóa, thích giả thành thường dân ra đường, bắt một số người đi đường làm trò tiêu khiển bằng cách lột bỏ quần áo. Đạo Vũ Đế biết chuyện rất giận, bèn treo ngược ông vào giếng cho đến gần chết mới thả ra. Do đó giữa hai người phát sinh mâu thuẫn.
Năm 409, Hạ Lan phu nhân bị thất sủng và bị Đạo Vũ Đế bắt giam trong cung cấm, định đem giết đi. Tuy nhiên sau đó Đạo Vũ Đế lại do dự. Hạ thị bèn viết thư cho Thác Bạt Thiệu nhờ cứu giúp mình. Thác Bạt Thiệu nghe chuyện, bèn tập hợp lực lượng gồm vài kẻ thân tín và một số hoạn quan vào cung giết cha. Đạo Vũ Đế hết sức bất ngờ, chuẩn bị cầm đao ra đánh nhưng chưa kịp, bị chém một nhát và chết.
Cùng hôm đó, Thác Bạt Thiệu tạo chiếu thư giả, gọi trăm quan đến Tây Môn, định tự mình lên ngôi hoàng đế. Trước việc bất giờ làm các quan hết sức kinh ngạc, duy có Nam Bình công Trưởng Tôn Tung hô to: "Tòng vương". Quần thần cũng hoảng sợ, không ai dám hỏi tới việc hoàng đế băng hà, chỉ có Âm Bình công Thác Bạt Liệt khóc rồi bỏ đi.
Nghe tin Đạo Vũ Đế chết, các bộ tộc Hạ Lan, Dư Cựu đem quân đến định tấn công Bắc Ngụy. Cũng trong lúc đó, thái tử Thác Bạt Tự, đang bị trục xuất đến Bành Thành, nghe tin hoàng cung có biến, bèn tập hợp lực lượng đánh dẹp, được nhiều người hưởng ứng. Quân của Thác Bạt Tự tiến vào thành tây, có vệ sĩ bắt Thác Bạt Thiệu đem nộp cho Thác Bạt Tự. Thiệu cùng Hạ Lan phu nhân cùng hơn 10 người hưởng ứng ông trong ngày giết Đạo Vũ Đế đều bị chém chết. Năm đó ông 16 tuổi.
Thác Bạt Tự lên ngôi vua, tức là Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế. | 1 | null |
Gà nướng đất sét hay còn gọi là Gà ăn mày (chữ Hán: 叫化雞, bính âm: jiàohuā jī, Hán Việt: "khiếu hoa kê", tiếng Anh: "Beggar's chicken") là một món gà của người Trung Quốc được nhồi, gói trong đất sét và lá sen (hoặc lá chuối hay lá tre để thay thế), sau đó nướng từ từ trên lửa nhỏ. Quá trình chế biến món ăn có thể mất đến sáu giờ. Mặc dù gà ăn mày được chế biến theo truyền thống bằng đất sét, nhưng người ta đã phát triển những công thức mới nhằm làm cho quá trình chế biến trở nên an toàn hơn. Món ăn thường được nướng bằng bột, nướng trong bao, nồi nấu bằng sứ hoặc lò nướng đối lưu.
Có thông tin cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Richard Nixon, rất thích món ăn này trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1972.
Nguồn gốc.
Gà ăn mày rất phổ biến ở Trung Quốc; nhiều vùng tuyên bố rằng đây là loại đồ ăn truyền thống của nơi đó. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng món ăn có nguồn gốc từ Hàng Châu. Phương pháp nấu chậm bọc đất sét đã có từ hàng ngàn năm về trước.
Có nhiều truyền thuyết khác nhau xoay quanh nguồn gốc của gà ăn mày. Trong một lần nọ, một người ăn xin trộm một con gà từ một trang trại nhưng không có nồi hoặc dụng cụ nấu, nên anh ta đã bọc gà trong lá sen và gói đất sét và bùn xung quanh nó, sau đó đặt vào một cái hố được đốt lửa rồi chôn đi. Khi đào con gà lên và mở đất sét ra, anh thấy thịt gà mềm và thơm phức. Trong các dị bản khác, người ăn xin đã đánh cắp gà từ tay hoàng đế và sử dụng phương pháp nướng hố bùn để làm cho khói không bay lên, tránh thu hút sự chú ý của cận vệ hoàng cung. Cuối cùng, hoàng đế dừng lại dùng bữa với người ăn xin và rất thích món ăn này, đến nỗi ông đã thêm nó vào trong thực đơn của hoàng cung, còn người ăn xin thì trở nên phát đạt nhờ bán món gà này cho người dân địa phương. Theo một truyền thuyết khác, gà ăn mày này là món khoái khẩu thời thơ ấu của Hoàng đế Hán Cao Tổ đời nhà Hán, người xuất thân là một nông dân. Khi ông lên ngôi hoàng đế, công thức này đã trở thành đặc sản của hoàng cung.
Ảnh hưởng tại Việt Nam.
Sách Lĩnh Nam chích quái đã nhắc đến vai trò quan trọng của nắm đất đối với đời sống, ăn uống của người Việt: "Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu". Trong mắt người Việt, nắm đất bình thường lại trở thành một thứ quà quý. Từ xa xưa, người Việt cổ đã có tục ăn đất và theo thời gian, đất trở thành một "gia vị" không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt.
Gà làm sạch lông, để nguyên con, nhồi lá chanh và sả vào bụng cho thơm. Bọc gà bằng lá chuối thật kín, tiếp đó là một lớp đất sét pha nhão. Toàn bộ khối "gà đất" này sẽ được nướng với rơm trong 1-2 giờ, canh lửa thật kĩ và lật gà thật đều tay. Thành quả sẽ là món gà nướng thơm lừng mùi lá chanh, sả, chút mùi than hồng nhè nhẹ và đặt biệt là phần da gà bóng loáng cùng thịt mọng nước. Theo thời gian, kĩ thuật nướng đất của người Việt đã ngày càng phát triển và hình thành một dòng đặc sản riêng. Ngoài món gà đắp đất nướng cải biên từ Trung Quốc, người Việt còn có vịt nướng đất sét, cá quả nướng đất sét, dùng hình thức tương tự như trên nhưng thay đổi các loại gia vị và rau thơm cho phù hợp với từng loại thịt.
Chế biến.
Ngày nay, bột nhào đôi khi còn thay thế cho đất sét để chế biến món ăn, mặc dù một số công thức vẫn bắt buộc phải phủ một lớp đất sét không độc để giữ ẩm, rồi sau đó nhồi với nhiều nguyên liệu khác nhau. Gà có thể nướng trong lò, nướng ngoài trời hoặc xông khói, hay trên lửa trại. Đất sét không độc để chế biến món gà ăn mày có thể được lấy từ các cửa hàng đồ kim khí hoặc đồ thủ công; tuy nhiên, người nấu phải chú ý khi nướng món ăn bằng đất sét vì nếu nhiệt độ quá cao, "đất có thể bị nứt và sẽ rất nguy hiểm" do áp suất tích tụ trong lớp vỏ đất sét. Việc nấu món ăn bằng bột sẽ an toàn hơn; nồi nấu ăn bằng sứ cũng có thể được dùng để giữ ẩm, nhưng chúng có giá thành khá đắt đỏ. Ngoài ra, tùy theo cách chế biến mà có thể cho gà vào một cái bao rồi bỏ vào lò nướng.
Khi nướng gà trong lò đối lưu, người chế biến không cần đậy món gà lại và cho phép nó chín đều, nhưng gà vẫn phải được bọc bằng lá sen và các tấm giấy bạc, đồng thời sẽ nhanh chín hơn khi nướng trong lò điện. Biến tấu đơn giản của món ăn này còn được gọi là "Gà bọc nhôm". | 1 | null |
Diplocaulus là một chi lepospondyl tuyệt chủng từ kỷ Permi tại Bắc Mỹ. Nó là một trong những lepospondyls lớn nhất, với một hộp sọ hình boomerang. Diplocaulus đã được tìm thấy từ cuối kỷ Permi tại Maroc và đại diện cho sự xuất hiện muộn nhất được biết đến của một lepospondyl.
Mô tả.
Diplocaulus có cơ thể chắc nịch, giống như kỳ giông, nhưng tương đối lớn, đạt lên đến chiều dài 1 mét (3,3 ft). Tính năng đặc biệt nhất của nó là những chỗ lồi lõm dài ở hai bên của hộp sọ, làm cho đầu của nó giống Boomerang. Chi và đuôi được đánh giá tương đối ngắn, nó được cho là bơi với chuyển động lên và xuống, giống như cá voi ngày nay. Đầu rộng có thể sử dụng như cánh tàu ngầm, giúp nó lướt trong nước. Một khả năng khác là để phòng thủ, vì ngay cả một động vật ăn thịt lớn củng sẽ khó để nuốt một sinh vật với một cái đầu rộng.
Một họ hàng của Diplocaulus là Diploceraspis. | 1 | null |
Kampenwand là một ngọn núi tại vùng núi Chiemgauer Alpen, Bayern, Đức.
Vào mùa đông tại đây có một vùng đi trượt tuyết nhỏ, mùa hè là khu vực cho những người chơi dù lượn hay diều lượn. Núi nầy cũng được những người leo núi, đi dạo và đi xe đạp lên núi ưa thích.
Tên đặt.
Tên này được đặt vì tường đá này có dạng của mồng gà.
Vị trí.
Đỉnh núi cao 1669 m thuộc vùng Hohenaschau của làng Aschau, gần đó là rừng Schlechinger của làng Schleching. Đỉnh Geigelstein cách đó 6 km, dưới chân núi ở phía Bắc là làng Bernau am Chiemsee. Hồ Chiemsee cách đó 8 km đường chim bay về phía Bắc.
Xe cáp.
Từ Aschau có xe cáp Kampenwandbahn được xây 1957 kéo lên núi. Trạm ở dưới đồng bằng cao khoảng 620 m và trạm trên núi 1470 m. Xe cáp cho 4 người mất 14 phút để lên núi.
Hệ thống xe cáp có thể chở 300 người trong vòng 1 tiếng.
Chung quanh trạm trên núi có nhiều nông trại bán thức ăn. | 1 | null |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại chúng RS là một công ty giải trí của Thái Lan. Công ty này sở hữu một hãng đĩa thu âm, sản xuất các chương trình truyền hình, làm phim, phát hành các tạp chí và quảng bá các buổi hoà nhạc.
Lịch sử.
Mr.Kriengkai Chetchotisak Kriengkai Chetchotisak bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình trong lĩnh vực sản xuất máy hát tự động và ghi băng cassette, trước khi chính thức thành lập "Rose Sound Co., Ltd.", là cột mốc đầu tiên của "Tập đoàn RS", chỉ với số vốn 50.000 baht.
Năm 1982, R.S. Sound Co. Ltd. được thành lập, với Kriengkai quyết định nhắm mục tiêu vào nhân khẩu học thiếu niên. Ban nhạc đầu tiên ký hợp đồng với hãng thu âm còn non trẻ là Intanin, tiếp theo là Kiriboon, Fruity, Sixth Sense, Brandy và Rainbow.
Đến năm 1992, R.S. Promotion 1992 đã chuyển văn phòng từ một tòa nhà nhỏ trên đường Urupong. đến tòa nhà "Chetchotisak" trên Soi Ladprao 15 với số vốn 300 triệu Baht. Ngoài các album ghi âm, nó đã mở rộng sang các dòng giải trí khác: phim, chương trình radio, chương trình TV và phim truyền hình. Công ty đã thành lập R.S. Star Club, câu lạc bộ fan hâm mộ âm nhạc đầu tiên ở Thái Lan.
Năm 1997, R.S. Promotion 1992 mở rộng sang ngành công nghiệp TV bằng cách thành lập Shadow Entertainment Co., và Magic Advertainment Co., Ltd để sản xuất "Shock Game", nói về chương trình trò chơi thị trấn. Tiếp theo là các chương trình tạp kỹ, chương trình âm nhạc, video âm nhạc và phim truyền hình đã mang lại cho công ty cả hiệu suất tài chính và danh tiếng.
Năm 1999, R.S. Quảng cáo gia nhập ngành phát thanh bằng cách thành lập một công ty mới có tên "Sky-High Network Co., Ltd", điều hành 2 đài phát thanh, "98 Cool FM" và "88,5 Z Pop We Like".
Vào tháng 5 năm 2003, công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan với tên R.S. Công ty TNHH khuyến mãi.
Năm 2006, công ty đã đổi tên từ "R.S. Promotion Public Company Limited" thành "RS Public Company Limited" và thay đổi danh tính công ty để phù hợp với hình ảnh chung của tổ chức. Chiến dịch ăn mừng được thiết kế theo chủ đề chính là "một hành trình hạnh phúc". Công ty đã đầu tư 50% vào RS International Broadcasting and Sport Management Co., Ltd để mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh thể thao. Công ty đã được cấp bản quyền truyền thông cho giải đấu World Cup vào năm 2010 và 2014.
Năm 2008, công ty đã đầu tư vào Yaak Co., Ltd để mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh truyền thông, nhắm đến phân khúc thanh thiếu niên. Các chương trình truyền hình của Yaak tựa bao gồm Teen Plus Show, Kamikaze 'Club, 2 Nite Live và phim truyền hình tuổi teen, Daddy Duo. Công ty đã đầu tư khoảng 60 triệu vào một sân bóng đá bảy bên trong nhà có tên là "S-One", nằm trên đường Bangna-Trad Km.4. Sân bóng đá đóng vai trò là lĩnh vực cho thuê cũng như phương tiện truyền thông để tài trợ cho mục tiêu tiếp thị thể thao. Công ty đã được cấp bản quyền truyền thông cho các chương trình phát sóng trực tiếp của Giải bóng đá Euro 2008.
Năm 2009, Công ty bắt đầu kinh doanh truyền hình vệ tinh với 2 kênh; "Kênh YOU" và "Sabaidee TV", được phát sóng lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2009 tới hơn 4,5 triệu hộ gia đình.
Năm 2011, công ty đã mở rộng kinh doanh truyền hình vệ tinh bằng cách quản lý 2 kênh; "Channel 8", truyền hình miễn phí 24 giờ và "Yaak TV", TV miễn phí không bị kiểm duyệt 24 giờ. Công ty đã được cấp bản quyền truyền thông cho các chương trình phát sóng trực tiếp của giải bóng đá 20121313 La Liga.
Vào năm 2012, công ty đã mở rộng truyền hình vệ tinh của mình, bằng cách ra mắt kênh mới "RS Sport La Liga" để hỗ trợ quyền phát sóng bóng đá La Liga của Tây Ban Nha trong ba mùa 2012. Công ty cũng đã sửa đổi "Yaak TV" bằng cách điều chỉnh nội dung và định dạng để bao gồm tất cả các nhóm mục tiêu và đổi tên thành "Star Max Channel" với khái niệm "giải trí đa dạng cho những người yêu thích ngôi sao". Trong ngành kinh doanh phát thanh, công ty đã phát sóng đài phát thanh quốc gia Thái Lan FM 88,5 MHZ "Sabaidee Radio" được xây dựng dựa trên thành công của Sabaidee TV và R-Siam.
Năm 2013, Công ty đã tham gia vào một sản phẩm giải trí đầy đủ tập trung vào kinh doanh truyền thông. Năm nay, công ty đã sửa đổi "RS Sport La Liga" thành một TV trả tiền "Sun Channel La Liga" bao gồm thể thao, giải trí tin tức và bóng đá La Liga của Tây Ban Nha. Trong ngành kinh doanh phát thanh, công ty đã đổi thương hiệu "Sky High" thành "COOLISM" và mở một kênh radio mới "COOL Celsius 91.5". Nhà ga cung cấp âm nhạc quốc tế, các chương trình đa dạng và nội dung từ nước ngoài.
Vào năm 2014, Công ty đã thắng cuộc đấu giá Truyền hình kỹ thuật số và phát Kênh 8 dưới dạng Truyền hình kỹ thuật số miễn phí với độ nét tiêu chuẩn. Công ty cũng đổi thương hiệu "Kênh Starmax" thành "Kênh 2", để xây dựng nó thành số 1 của truyền hình vệ tinh tại Thái Lan.
Các bộ phận.
RS Âm nhạc.
Có tám hãng đĩa thu âm dưới trướng RS Âm nhạc, trải khắp từ nhạc pop Thái Lan (string) và nhạc đồng quê Thái Lan (luk thung) cũng như nhạc rock, hip hop, rhythm and blues và nhạc dễ nghe. Các hãng đĩa đó là Aborigins, Melodiga, Genome Record, No mute, Big Blue Record, Kamikaze, R-siam và CHO. | 1 | null |
Chiemsee () là một hồ thiên nhiên tại Bayern, Đức, nằm giữa Rosenheim, Đức, và Salzburg, Áo. Nó thường được gọi là"Biển Bayern". Sông Tiroler Achen và Prien chảy vào hồ này; sông Alz, chảy ra từ hồ này.
Vùng chung quanh Chiemsee được gọi là Chiemgau và là một vùng nghỉ mát nổi tiếng.
Nguồn gốc.
Hồ Chiemsee được hình thành, cũng như nhiều hồ từ vùng đồi núi này, vào cuối thời kỷ băng hà khoảng 10 ngàn năm về trước từ một lỗ hổng mà được đào bởi băng hà. Nguyên thủy hồ có diện tích khoảng gần 240 km², lớn gấp 3 lần diện tích hiện thời. Trong khoảng 100 năm nó giảm xuống còn 200 mẫu vuông. Trước năm 1904 mực nước hạ thấp khoảng 1 m. Kết quả là, nhiều phần bị khô đọng.
Đảo.
Hai trong số 3 đảo chính trên hồ là hồ Herrenchiemsee ("Đảo các ông", đảo lớn nhất) và Frauenchiemsee ("đảo các bà", đông dân nhất"). Đảo chính thứ 3 là đảo "Krautinsel" ("Hồ dược thảo), nhỏ hơn Frauenchiemsee và không có người ở.
Ngoài ra còn có 3 hồ rất nhỏ: Đảo "Schalch", nằm về phía Tây hồ Frauenchiemsee; và 2 đảo không có tên, cách Krautinsel 54 and 80m về phía Nam, mỗi đảo có diện tích là 30 m². | 1 | null |
Giải Nansen vì người tị nạn (tiếng Anh: Nansen Refugee Award) là một giải thưởng hàng năm của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn dành cho các cá nhân, các tổ chức có cống hiến nổi bật cho sự nghiệp của người tị nạn, người bị cưỡng bức di dời hoặc người vô tổ quốc.
Lịch sử.
Giải này được thiết lập năm 1954, được đặt theo tên chính khách, nhà thám hiểm địa cực dũng cảm người Na Uy, từng đoạt giải Nobel Hòa bình Fridtjof Nansen. Là Cao ủy về người tị nạn đầu tiên ở Hội Quốc Liên, những thành tựu của Nansen đã tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc đưa ra một tiếng nói cho các những người bị cưỡng bức di dời.
Giải Nansen vì người tị nạn của "Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn" gồm một huy chương tưởng niệm gọi là "Huy chương Nansen", và một khoản tiền thưởng 100.000 dollar Mỹ, do 2 chính phủ Na Uy và Thụy Sĩ tài trợ, để bắt đầu một dự án có sự tham vấn của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn nhằm hỗ trợ những người tị nạn hay bị buộc phải di dời.
Chính phủ Thụy Sĩ và Na Uy, Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) và quỹ IKEA hỗ trợ chương trình giải Nansen vì người tị nạn của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.
Lễ trao giải thưởng.
Hàng năm, giải Nansen vì người tị nạn được trao trong một buổi lễ trang trọng ở thành phố Genève, Thụy Sĩ, "thủ đô nhân đạo của thế giới". Lễ trao giải diễn ra trong "Bâtiment des Forces Motrices", trùng hợp với cuộc họp thường niên của Ủy ban chấp hành Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn
Cuộc thảo luận của nhóm chuyên gia giải Nansen vì người tị nạn.
Năm 2011, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cộng tác với Đại học Genève, "Foundation Pour Genève" ("Quỹ vì Genève"), và Viện luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế ở Genève (Académie de droit international humanitaire et droits humains à Genève để tổ chức cuộc thảo luận đầu tiên của nhóm chuyên gia giải Nansen. Ngày nay, cuộc thảo luận có sự tham gia của Cộng đồng trí thức Genève, các phương tiện truyền thông đại chúng và giới trẻ về sự nghiệp người tị nạn và công việc của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn trở thành một sự kiện hàng năm.
Năm 2012, cuộc thảo luận này mang tên "Les femmes et la reconstruction de la Somalie: du trouble à l'espoir" ("Phụ nữ và việc tái thiết Somalia: từ Hỗn độn tới Hy vọng") có sự tham gia của Leymah Gbowee, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2011, tổng thư ký Hội đồng tị nạn Na Uy Elisabeth Rasmusson, và đại sứ thiện chí danh dự suốt đời của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Barbara Hendricks như thành viên trong nhóm chuyên gia này.
Đề cử.
Các ứng viên mạnh nhất là những người đã vượt xa tiếng gọi của nhiệm vụ, những người đã thể hiện sự kiên trì và lòng can đảm, và những người bản thân đã trực tiếp giúp đỡ lớn lao cho các người bị buộc phải di dời.
Các đề cử phải được gửi qua trang web của giải Nansen vì người tị nạn. Những cựu viên chức hoặc viên chức hiện hành của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn không được quyền đề cử. Có khuyến nghị tránh các việc tự đề cử, trong đó có việc đề cử trong nội bộ tổ chức Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn. | 1 | null |
là tên tiểu thuyết phát hành năm 1980 của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki. Đây là cuốn thứ hai nằm trong chùm truyện về Chuột, tiếp nối "Lắng nghe gió hát" và theo sau là "Cuộc săn cừu hoang". Tựa đề "Pinbal năm 1973" là để nhại lại tựa đề cuốn tiểu thuyết năm 1967 của Ōe Kenzaburo, "Trận bóng đá năm đầu Man'en" (万延元年のフットボール "Man'en Gannen no Futtoboru").
Mặc dù cả "Lắng nghe gió hát" và "Pinbal, 1973" đều được dịch sang tiếng Anh, hai tiểu thuyết này không được phổ biến nhiều ngoài Nhật Bản vì Murakami Haruki cho rằng nó là hai cuốn yếu nhất trong các tác phẩm của mình. Tại Nhật, bản tiếng Anh nằm trong Kodansha English Library, tập hợp những cuốn sách văn học Nhật được dịch qua tiếng Anh nhằm giúp người Nhật học tiếng Anh, và được in khổ bỏ túi A6. Trước khi được in lại năm 2009, bản tiếng Anh của chúng rất khó tìm và giá rất đắt. "Pinball năm 1973" chưa từng được xuất bản qua tiếng Việt.
Sơ lược nội dung.
Tiểu thuyết trải dài từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1973. Nội dung sách xoay quanh nhân vật chính xưng và nỗi ám ảnh của anh với pinball, cuộc sống với chị em sinh đôi bất chợt xuất hiện ở căn hộ của anh, chuyện tại văn phòng dịch thuật và những nỗ lực để tìm lại chiếc máy pinball cũ mà anh từng chơi. Song song tuyến truyện về "boku" là tuyến truyện ngôi thứ ba về , cậu bạn của "boku" đã thôi học đại học từ năm 1970 được nhắc đến trong "Lắng nghe gió hát".
"Pinball năm 1973" chứa nhiều yếu tố sau này sẽ được nhắc đến trong các tác phẩm khác của Murakami như cuộc biểu tình của sinh viên, ký ức về cô bạn gái cũ đã chết tên Naoko (sau này được lặp lại trong "Rừng Na Uy", đối thoại về cái Giếng (được nhắc lại trong "Rừng Na Uy" và "Biên niên ký chim vặn dây cót"), người đồng nghiệp tên Watanabe Noboru, chị em sinh đôi mang áo số 208 và 209 (được nhắc lại trong truyện ngắn "Cặp song sinh và lục địa chìm", "Giáng sinh của người Cừu").
Ngoài ra, cũng như các tiểu thuyết khác của mình, "Pinball năm 1973" đề cập nhiều đến các yếu tố văn hoá như âm nhạc (The Beatles...), phim ảnh("The Cincinnati Kids"...), văn học ("Phê phán lý tính thuần tuý" của Immanuel Kant...), đặc biệt là thông tin về các dòng máy pinball (ví dụ như dòng máy "Spaceship" mà nhân vật chính từng dùng). | 1 | null |
Kamikaze (tiếng Thái Lan: กามิกาเซ่) là một hãng đĩa thu âm Thái Lan do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại chúng RS sở hữu. Hãng đĩa được thành lập năm 2007 bởi Sutipong Wattanajung. dành cho thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 22 được phát hành các ca khúc của họ. Một trong những nghệ sĩ đầu tiên của hãng đĩa là nhóm nhạc Four-Mod. Ban đầu, Kamikaze định hướng sản phẩm của họ là T-pop, tương tự như các thể loại K-pop, J-pop và nhạc pop phương Tây đã bắt đầu thịnh hành lúc bấy giờ. Kể từ khi Kamikaze ra mắt album đầu tay 'Kamikaze', hãng đã đạt được thành công và sức phổ biến lớn. Đích nhắm của hãng này là những thanh thiếu thiên và người trẻ, đầy sức trẻ để thể hiện tài năng và trải nghiệm. Kamikaze cho ra đời những nghệ sỹ có tên tuổi, các sản phẩm âm nhạc gây sốt cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, qua thời gian, sức hút của các sản phẩm dần xuống dốc, 1 vài nghệ sỹ thế hệ cũ lần lượt rời khỏi công ty và được thay thế. Kamikaze có ý định chuyển sang mở rộng tiếp cận các khán giả ở tỉnh, thay vì chỉ là khu vực thành thị như trước. Ở thế hệ nghệ sỹ thứ ba, họ gặp khó khăn trong việc được tiếp nhận các sản phẩm âm nhạc tại Thái Lan, trong bối cảnh thị trường âm nhạc đang mở rộng. Vào tháng 9 năm 2017, có 1 tin đồn lan truyền trên internet rằng Kamikaze đã đóng cửa, mặc dù có nhiều báo cáo bác bỏ tin đồn này. Và đến nay, công ty đã hoạt động trở lại với Freshybii, Gracy, Utter và KKP. | 1 | null |
Bún thịt nướng là một món ăn món ăn có nguồn gốc ở miền Nam Việt Nam, về sau đã phổ biến lan rộng tại nhiều nơi trên cả nước. Mỗi nơi đều có thể có cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng nơi. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay bữa phụ đều phù hợp. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu cần có của món Bún thịt nướng: 400g thịt nạc dăm, 800g bún tươi (sợi nhỏ), 100g hành lá, 100g đậu phộng rang, 200g cà rốt, củ cải chua, 3 thìa sả băm nhuyễn, 4 thìa nhỏ mật ong, 3 thìa canh vừng trắng, nước mắm, giấm, chanh, tỏi, ớt, xà lách, rau thơm, giá, dưa leo, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn, que tre xiên thịt. | 1 | null |
August Christoph Viktor von Kleist (19 tháng 2 năm 1818 tại Perkuiken – 14 tháng 5 năm 1890 tại Potsdam) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng được giao nhiệm vụ phòng ngự bờ biển trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848 – 1851), gia cố một số pháo đài của Phổ trong cuộc chiến tranh với Áo (1866) và tham gia một số hoạt động quân sự quan trọng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
August von Kleist sinh vào ngày 19 tháng 2 năm 1818 tại Perkuiken, trong nhánh Damen của một đại gia đình quý tộc lâu đời vùng Pommern. Ông là con trai thứ tư của Trưởng quan kỵ binh Vương quốc Phổ Christoph Albrecht Leopold von Kleist (1789 – 1824), điền chủ Perkuiken, với bà Emilie von Steinwehr (1790 – 1871).
Sự nghiệp quân sự.
Một phần là do khó khăn về tài chính của gia đình ông sau khi thân phụ ông mất sớm, August von Kleist quyết định theo đuổi sự nghiệp nhà binh. Ông đã gia nhập quân đoàn Thiếu sinh quân Phổ và được các trường thiếu sinh quân ở Kulm trên Weichsel và ở Berlin. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1835, ông được phong cấp hàm Thiếu úy và được sung vào Lữ đoàn Pháo binh số 1. Kể từ năm 1842 cho đến năm 1847, ông là quản lý kho đạn pháo ở Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ. Tiếp theo đó, vào năm 1848, ông được điều đến Memel để triển khai các khẩu đội pháo ngoài khơi, phòng khi hạm đội Đan Mạch tấn công Memel trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch về vấn đề Schleswig-Holstein. Cũng trong năm 1848, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, ông được lên quân hàm Thiếu úy và được phong chức sĩ quan phụ tá lữ đoàn. Trên cương vị này, ông đã nhận thấy sự yếu kém về tổ chức của quân đội Phổ trong cuộc tổng động viên vào năm 1850. Bất bình trước tình hình đó, ông viết một cuốn sách mỏng mang tên "Yêu cầu về việc chấn chỉnh quân đội ta" (tiếng Đức: "die Notwendigkeit einer Modification unserer Armeeorganisation"). Bộ Chỉ huy quân đội đã ra huấn dụ cấm các hiệu sách bán cuốn sách mỏng này. Mặc dù vậy, ông vãn được ủy nhiệm làm tham vấn Ủy ban Khảo sát Pháo binh ("Artillerie-Prüfungs-Commission") tại kinh đô Berlin vào năm 1851 rồi được thăng cấp bậc Đại úy vào năm 1852. Sau hoàn thành nhiệm vụ của mình ở Berlin, ông được trở lại phục vụ tiền tuyến. Vào năm 1856, ông được nhận văn bằng lùi ngày ("vordatierten Patent") xác nhận cấp Đại úy hạng I và được phái đến Magdeburg. Ba năm sau (1859), ông được điều đến Wesel đồng thời được lên chức Thiếu tá. Bốn năm sau đó (1863), ông trở lại Magdeburg với chức vụ Tư lệnh Pháo binh, rồi được cử đến Mainz lãnh trọng trách Chỉ huy trưởng Pháo binh Pháo đài Liên bang ("Bundesfestung") đồng thời lên chức Thượng tá.
Ba năm sau (1866), ông được thăng chức Đại tá và Chỉ huy trưởng Trung đoàn Pháo binh Trú phòng sớ 5. Cùng năm đó, cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo bùng nổ và ông được giao nhiệm vụ tăng cường củng cố các pháo đài Glogau, Posen, Thorn cùng với Graudenz trong thời gian chiến tranh. Sau khi cuộc chiến tranh 1866 chấm dứt, ông được nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Pháo binh (Pommern) số 2 vào năm 1868. Sau đó, vào ngày 26 tháng 7 năm 1870, trong khi vẫn đảm nhiệm cương vị này, ông được thăng hàm Thiếu tướng. Chẳng bấy lâu sau, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và thể hiện khả năng của mình trong trận Gravelotte đẫm máu vào ngày 18 tháng 8 năm 1870 cũng như trong các cuộc vây hãm Metz và Paris. Tiếp sau đó, ông tham gia chiến dịch tại Jura và sự ác liệt của chiến dịch này đã gây áp lực lớn, khiến cho sức khỏe của ông suy giảm. Với tư cách là một bệnh binh, ông được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được động viên trở lại khi có chiến tranh) vào năm 1872.
18 năm sau, ông từ trần vào ngày 14 tháng 5 năm 1890 tại thành phố Potsdam.
Gia đình.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1851, August von Kleist kết hôn lần thứ nhất với Emmeline von Morstein (1827 – 1866). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ bốn người con trai (trong số đó có các tướng Phổ Erwin von Kleist và Alfred von Kleist) và hai nười con gái. Sau khi người vợ đầu của mình mất, ông tái gái với bà Bertha von Ostau (1855 – 1910) vào ngày 15 tháng 10 năm 1869, và cuộc hôn nhân không đem lại cho ông một mụn con nào. | 1 | null |
Mắm cá lóc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá lóc (còn gọi là cá quả), có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Mắm Cá Lóc có xuất xứ từ vùng quê sông nước tại Việt Nam. Món ăn mà hầu hết mọi gia đình tại đây đều có thể đem lên mâm cơm trong gia đình của mình.
Cách chế biến.
Tùy theo "bí quyết" của mỗi người, mà mắm cá lóc sẽ có hương vị hơi khác nhau. Ở đây giới thiệu cách chế biến theo website "Món ngon Việt Nam":
Cách làm.
Cá lóc làm sạch vảy, ruột, mang cá. Cho muối vào chà mạnh tay cho sạch nhớt, xả lại nước, dùng khăn sạch thấm cho cá khô nước. Cho cá vào thố lớn, phủ ½ muối vào bụng và đều lên thân cá. Dùng cây hoặc vật nặng ép cho cá được chặt. Ủ khoảng 1 tuần thì lấy cá ra, vuốt lên lớp muối cũ, đổ nước ngâm, rửa sạch hũ. Tỏi lột vỏ lụa, đập giập. Gạo rang vàng, giã mịn thành thính. Trộn đều tỏi, thính, ½ muối còn lại với nhau. Cho cá trở lại hũ, phủ đều thính lên cá, đậy kín nắp, ép chặt, mang đi ủ thêm khoảng 1 tháng nữa cho cá chín. Cho đường vào nồi cùng với một ít nước, nấu cho đường tan ra màu, đảo cho hơi sệt lại. Phết hỗn hợp nước đường vào bụng mắm, lưng mắm cho đều. Chao xong cho vào mái dầm hoặc hũ, ép chặt, đậy kín nắp, thi thoảng trở mắm cho đều.
Khoảng 1 tháng sau khi mắm lóc chuyển qua màu đỏ sẫm, thơm mùi đường và hơi chua là có thể lấy ra dùng được.
Mẹo lưu trữ.
Khi chuẩn bị khâu ướp muối và vào thính, người làm mắm thường để mắm trong bóng râm, nơi thoáng mát. Nhưng khi cho đường vào thì thường phải phơi dưới nắng lớn. Công đoạn quan trọng nhất trong việc ủ mắm là canh lượng đường và muối cho phù hợp. Từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất phải có đủ 3 giai đoạn chính: làm mắm sồi (ủ muối), thính mắm (cho thính vào) và chao mắm | 1 | null |
Lê Duy Loan (sinh 1962) tại Nha Trang, Việt Nam, là một kỹ sư người Mỹ gốc Việt. Bà là người châu Á đầu tiên và là người nữ duy nhất được chọn vào ban lãnh đạo kỹ thuật (Senior Fellow - Nhà nghiên cứu thâm niên - tương đương với Phó chủ tịch) cho hãng công nghệ toàn cầu Texas Instruments trong lịch sử 83 năm của hãng này.. Bà được chọn vào Hall of Fame của Women in Technology International (WITI), Chuyên Gia Kỹ thuật trong Năm (National Technologist of The Year). Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên được mời vào ban quản trị (Board of Directors) của hãng National Instruments, là công ty hàng đầu về thử nghiệm máy móc.
Năm 2002, bà thành lập tổ chức Sunflower Mission, một tổ chức từ thiện phi chính phủ, đóng góp xây dựng trên 100 phòng học tại các huyện vùng sâu của các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Phú Yên. Tâm huyết của bà là giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn lên bằng tri thức.
Tiểu sử.
Bà đến Hoa Kỳ năm 1975 vào lúc 12 tuổi. Bốn năm sau bà tốt nghiệp thủ khoa trung học trường Alief Hastings ở Texas, Hoa Kỳ.
Năm 1982, bà tốt nghiệp kỹ sư Điện hạng danh dự từ University of Texas at Austin. Vừa học vừa làm, bà tốt nghiệp Cao Học Quản trị tại University of Houston năm 1989.
Năm 2002, bà được chọn vào ban lãnh đạo kỹ thuật cho hãng công nghệ Texas Instruments (tương đương với Phó chủ tịch) và là người nữ duy nhất trong ban lãnh đạo này.
Bà cũng được chọn vào ban quản trị của hãng National Instrument nổi tiếng ở Hoa Kỳ
Bà là người có tới 21 bằng sáng chế và 8 bằng sáng chế khác hiện đang được nộp và chờ được cấp. Ngoài ra, bà đã viết nhiều tham luận khoa học, đã phát triển chương trình huấn luyện trong 6 tháng đang được áp dụng cho 7 nhà máy tại 5 quốc gia khác nhau. Thành tích của bà còn được đăng trong nhiều tạp chí như IEEE (The Institute of Electrical and Electronics Engineers) SPECTRUM, Asian Enterprise, EE Times và rất nhiều báo chí địa phương và quốc tế khác.
Bà và chồng là Đào Tuấn thành lập tổ chức thiện nguyện Sunflower Mission để giúp đỡ xây cất trường học cho trẻ em ở Việt Nam. | 1 | null |
Bánh xèo tôm nhảy là một đặc sản nổi tiếng của người dân Phú Yên. Bánh xèo tôm nhảy có vị ngon và nét độc đáo riêng. Tôm làm bánh xèo phải chọn kỹ, là thứ tôm đánh bắt đêm hôm từ đầm, phải còn tươi. Bột đúc bánh xèo được hoàn toàn xay bằng tay cho nên đúc bột khá giòn. Nước mắm ăn kèm cũng là một phần không thể thiếu làm món ăn ngon hơn.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu món ăn gồm bột bánh xèo, bột chiên giòn, tôm, trứng gà ta, dầu ăn, rau xà lách, giá, cải cay, rau thơm và bánh tráng.
Cách làm.
Đầu tiên, thái thịt mỏng và rửa sạch rau. Sau đó, hòa tan bột chiên giòn, bột bánh xèo vào một tô lớn và trộn thật đều với vài quả trứng gà. Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn, khi dầu sôi cho tôm vào. Múc từng vá bột đổ vào chảo và tráng mỏng đều quanh chảo. Sau đó cho giá vào và đậy nắp. Đợi 2 phút, khi bánh chín giòn, gập đôi bánh và gắp ra dĩa.
Trình bày và thưởng thức.
Món ăn được dọn bánh ra dĩa và ăn kèm cùng nước mắm, bánh tráng và rau sống. | 1 | null |
Người Việt tại Thái Lan là những nhóm dân người Việt cư ngụ tại Thái Lan. Người Việt có mặt tại Thái Lan ít ra từ thế kỷ 18 qua nhiều đợt di cư từ Việt Nam.
Lịch sử.
Trước thập niên 1940, người Việt "cũ".
Việc người Việt di cư sang Thái Lan diễn ra qua mấy giai đoạn lịch sử, phản ảnh tình hình chính trị và xã hội dao động tại Việt Nam. Có tài liệu đặt mốc năm 1548 thời kỳ Vương quốc Ayutthaya là thời điểm đầu vì sử sách Thái đã nhắc đến Wat Khun Yuan của người Việt nhân khi nhà vua cho đào con kênh ở ngoài thành. Triều vua Narai tức Somdet Phra Ramathibodi III (trị vì 1656-1688) thì sứ thần Pháp là Simon de la Loubrère khi sang Xiêm cũng đã ghi nhận sự hiện diện của người Việt từ Đàng Trong cư ngụ ở ngoài thành Ayutthaya như trong tấm bản đồ vẽ năm 1691. Khu vực phía tây thành mang tên "Ban Plahet" được ghi là khu đông người Việt, phần lớn là giáo dân Công giáo, có cả chủng viện của người Pháp.
Đến thời Tây Sơn thì chứng tích người Việt sang Xiêm đã rõ; đa số là để tránh loạn lạc chinh chiến. Sang thời Nhà Nguyễn một số khác theo đạo Công giáo bỏ sang Thái Lan vì chính sách cấm đạo của triều đình. Trong mấy đợt chiến tranh Việt Xiêm trên đất Cao Miên dưới hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trị lại có thêm một số người Việt bị bắt làm tù binh giải về Xiêm. Theo khảo sát của tổng lãnh sự Pháp ở Vọng Các năm 1887 có 5.000 người Việt ở Vọng Các, 1.200 ở Chân Bôn, 400 ở Ayuthia, 1000 ở vùng Nakhon Phanom và Sakon Nakhon; còn lại là 700 người rải rác khắp Xiêm, tổng cộng là 8.300 người. Mấy nhóm này thường gọi là "người Việt cũ". Tính đến thập niên 1970 với khoảng 20.000 người thì đã có đến bảy thế hệ người Việt sinh sống trên lãnh thổ Thái là hậu duệ của mấy đợt di cư này, đa số đã hòa nhập toàn phần vào xã hội Thái, không khác người bản địa là mấy.
Người Việt và Phật giáo An Nam tông.
Đợt di dân đáng kể lúc đầu là khoảng năm 1780, trong số đó có Nguyễn Phúc Ánh cùng gia thần trốn sang Vọng Các (Bangkok กรุงเทพมหานคร) để tránh cuộc truy đuổi của quân Tây Sơn. Năm 1787 tướng Nhà Nguyễn là Nguyễn Huỳnh Đức bị quân Tây Sơn đánh bại, phải dẫn tàn quân khoảng 5000 người trốn theo đường thượng đạo qua Lào để đến đất Thái. Khi Nguyễn Ánh trở về nước thì vua Xiêm ép các di thần Nhà Nguyễn phải ở lại Xiêm. Đó là hạt mầm của cộng đồng người Việt tại Thái Lan sau này; các sử gia ước tính khoảng hơn 3000 người gồm binh lính và giáo dân đã ở lại Xiêm khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định. Xiêm triều cho họ ngụ ở Bangpho (บางโพ) phía bắc Vọng Các và bổ Thông Dung Gian và Ho Dương Dac làm chánh suất đội để cai quản họ theo lệ kiểm soát ngoại kiều, tương tự như cách Nhà Nguyễn bổ nhiệm bang trưởng cai quản các bang Hoa kiều. Ngôi chùa Wat Annamnikayaram (วัดอนัมนิกายาราม) ở Bangpho là do cộng đồng người Việt lập nên từ thời kỳ đó. Tập trung ở vùng Vọng Các, nhóm di dân này đa số là nam giới nên họ lấy vợ bản xứ người Thái hoặc người Hoa, hậu duệ thường không nói được tiếng Việt mà chỉ biết mù mờ là họ gốc gác người Việt mà thôi. Những ngôi chùa của người Việt sau đó cũng được triều đình Thái sắc phong, công nhận phái tu Đại Thừa của người Việt là An Nam tông (tiếng Thái: Annamnikaya อนัมนิกายา). Các vua Rama IV và Rama V Hoàng gia Thái từng cúng dường và chiêu thỉnh các tăng sĩ thuộc phái An Nam tông vào cung làm lễ. Trong số tên tuổi của những cao tăng người Việt thời trước nay còn lưu danh Hòa thượng Thích Chấn Hưng, người khai sáng ra chùa Khánh Vân.
Theo học giả Đỗ Thúy Hà thì đến năm 2015 tổng cộng có 16 ngôi chùa cả thảy nhưng hầu hết tu sĩ là người Thái hoặc Thái gốc Hoa. Chỉ có phần nghi lễ là lưu lại ít nhiều dấu nét của người Việt mà thôi.
Người Việt và đạo Công giáo tại Thái Lan.
Nhóm giáo dân thì năm 1707 đã có khoảng vài chục gia đình sang đến Chanthaburi (จังหวัดจันทบุรี). Hai Giám mục Đại diện Tông tòa Pierre Lambert de la Motte của Đàng Trong và François Pallu của Đàng Ngoài đã nhóm họp công đồng tại Ayutthaya năm 1664. Collège général (Trường học tổng quát), còn gọi là Đại chủng viện Thánh Giuse, được thành lập năm 1665.
Năm 1785 lại có 580 người đạo Công giáo theo đường biển đến Samsen (สามเสน) (nay thuộc Bangkok) không lâu sau khi Nguyễn Phúc Ánh đến tá túc ở đất Thái. Khoảng triều Minh Mệnh trở đi khi việc cấm đạo càng ngặt thì số người Việt theo đạo tỵ nạn ở Xiêm càng đông. Số lớn định cư ở Chân Bôn, tức Chanthaburi vùng đông nam Thái Lan theo ngả đường biển. Đến cuối thế kỷ 19 thì một số lại sang Thái theo ngả đường bộ, định cư ở vùng đông bắc Thái Lan (Isan). Nhóm giáo dân người Việt này vẫn giữ nếp sinh hoạt với nhau nhiều hơn nên vẫn nói được tiếng Việt. Công giáo Việt Nam ở vùng Isan đa số có gốc từ Bắc Trung Bộ, nổi bật trong cộng đoàn này là Tổng Giám mục Antôn Weradet Chaiseri của Thare và Nonseng. Người gốc Việt cũng là nguồn nhân lực lớn trong hoạt động của các giáo xứ Công giáo Thái Lan, và trong chủng viện tại Sriracha ở Chonburi (ชลบุรี).
Hội nhập.
Người Việt ở Thái sinh hoạt chủ yếu trong phạm vi cộng đồng di dân đến triều vua Rama VI thì mới bắt đầu ghi danh lấy tên họ tiếng Thái. Dấu vết đó còn lưu lại trong những họ bắt đầu với "Anam" như Anamnart, Anamwat, Anampong.
Hoạt động kháng Pháp.
Cộng đồng người Việt tại Thái có sức mạnh đáng kể nên năm 1905 Hoàng thân Cường Để và Phan Bội Châu khi lánh ra nước ngoài để vận động phong trào chống Pháp thì đều ghé Thái Lan tìm nguồn ủng hộ. Việt Nam Phục quốc Hội đã dùng Thái Lan làm nơi tập hợp để chuyển người sang Nhật Bản và Trung Quốc. Nhóm Duy Tân hội thì khoảng những năm 1908-12 còn phái người sang Thái Lan làm ruộng cùng các nghề khác sinh nhai để tài trợ cho công cuộc đánh Pháp ở quê nhà. Đảng Cộng sản Đông Dương cũng hoạt động mạnh trong cộng đồng người Việt từ khoảng thập niên 1920 trở đi với những đoàn thể "Cứu quốc". Theo tài liệu của Pháp thì tổng số người Việt ở Xiêm vào cuối thập niên 1920 là khoảng 30.000.
Đảng Cộng sản Xiêm.
Cùng theo chân với sự xâm nhập của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Xiêm ra đời vào năm 1930 với sự ủng hộ của Hồ Chí Minh nhằm lật đổ triều đình Thái. Thành phần hơn 300 đảng viên vào năm 1933 thì đại đa số là Hoa kiều nhưng cũng có 55 người Việt khiến chính quyền Thái coi cộng đồng người Việt là đối tượng phản loạn và ra tay đàn áp. Tính đến năm 1936 thì hơn 600 người Việt bị giam vì dính líu với hoạt động cộng sản chống chính quyền Thái.
Đợt thứ hai: thập niên 1940, người Việt "mới".
Khi chiến tranh Đông Dương bắt đầu vào thập niên 1940 thì một làn sóng người Việt ở Lào và Cao Miên ùa sang đất Thái tỵ nạn dọc vùng sông Mekong. Tổng số vào năm 1946 là 46.700 người, đa số gốc từ miền trung sang nương náu ở Nakhon Phanom và Mukdahan sau khi quân đội Pháp mở cuộc tái chiếm Lào và ném bom Thakhek. Khoảng 10.000 người sau đó hồi hương nhưng 40.000 vẫn lưu lại đất Thái vì sau đó tân chính phủ Lào độc lập thay đổi quyền công dân, liệt nhóm người này là ngoại kiều, không phải quốc tịch Lào nên không cho phép họ về đất Lào. Sang thập niên 1950, khi lực lượng Việt Minh lên nắm quyền ở Hà Nội thì Chính phủ Thái cho rằng di dân người Việt, trong số đó có tỷ lệ không nhỏ có cảm tình với Việt Minh, là mối đe dọa cho nền an ninh Thái, nên Bangkok tìm cách đuổi họ về. Mối quan tâm của Bangkok càng tăng khi quân Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn ở Lào, bổ sung 40.000 quân chính quy giúp đỡ Phathet Lào đánh Vương quốc Lào.
Trên giấy tờ thì việc hồi hương là hoàn toàn tự nguyện nhưng chính phủ Thái chọn lập trường không hợp thức hóa nhóm người Việt di cư vào thập niên 1940 cùng gây khó dễ cho họ về mặt sinh nhai nên việc ghi danh hồi hương là có áp lực chứ không hẳn là tự nguyện. Cùng lúc đó Hà Nội muốn nhận người hồi hương để ganh đua với chính phủ Việt Nam Cộng hòa trên diễn đàn quốc tế. Số người ghi danh hồi hương được coi là hành động tượng trưng cho việc ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hà Nội cũng dùng địa vị này để giành quyền "đại diện" cho Việt kiều cùng là tiếng nói duy nhất của chính thể Việt Nam.
Cộng đồng người Việt và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1960, Hà Nội và Bangkok thỏa thuận qua trung gian Hội Hồng thập tự xúc tiến hồi hương; khoảng 35.000 người trên 58 chuyến tàu từ Bangkok được chở về Hải Phòng trong thời gian hai năm (1960-1962). Hà Nội sau đó đình hoãn, vì cho là số lượng quá cao, đòi giảm số lượng hồi hương hằng tháng xuống còn 600 người. Chính phủ Thái đồng ý và tháng 8, năm 1963, việc hồi hương tiếp tục thêm 17 tháng nữa cho đến tháng 7 năm 1964 thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hủy bỏ hợp đồng, cho rằng Sự kiện Vịnh Bắc Bộ gây nguy hiểm cho đoàn tàu cùng lúc tình hình lương thực thiếu thốn ở Bắc Việt. Vào thời điểm đó tổng số người Việt hồi hương là hơn 40.000 trên 75 chuyến tàu. Tuy nhiên vẫn còn một số đã ghi danh hồi hương nhưng không đi được. Con số này đến năm 1964 đã tăng lên thành 36.437 (14.101 người lớn, số còn lại là trẻ con, phần lớn sinh ra trên đất Thái). Sang thập niên 1970 với thế hệ thứ hai sinh sống tại Thái Lan, con số này là khoảng 50.000 người. Họ được xem là "người Việt mới" (tiếng Thái: Yuan mai), khác với "người Việt cũ" trước thập niên 1940.
Cộng đồng người Việt và Việt Nam Cộng hòa.
Đối với chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì lập trường theo đuổi về nhóm người "Việt mới" không phải là hồi hương mà là hội nhập nên những đợt thương thảo với Bangkok tập trung vào việc hợp thức hóa nhóm dân này làm cư dân Thái gốc Việt. Hơn nữa Sài Gòn cũng lo ngại cán binh nằm vùng của Cộng sản len lỏi vào Miền Nam nếu mở đường hồi hương quy mô. Dù vậy cũng có vài ngàn người từ Thái Lan hồi hương về Miền Nam.
Tính đến năm 1975 thì tổng cộng có 80.000 người Việt (cả "cũ" và "mới") trên đất Thái.
Đợt thứ ba: người Việt tỵ nạn 1975-1995.
Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số người Việt không chịu sống dưới chế độ mới tìm cách vượt biên tỵ nạn. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người Việt vượt biên bằng đường biển và đường bộ. Số không nhỏ đến Thái Lan mặc dù hiểm nguy vì hải tặc trên Vịnh Thái Lan cướp bóc giết hại. Trong số này, Thái Lan chỉ là chặng dừng chân tạm trú nên 90% người Việt tỵ nạn sau đó đã được các nước thứ ba nhận đi định cư. Số còn lại vào năm 1996 là 5.000 người; chính phủ Thái một lần nữa chọn giải pháp cưỡng bức hồi hương.
Sang năm 1997 thì trên danh nghĩa pháp lý chỉ còn bảy người Việt tỵ nạn trên lãnh thổ Thái. Bangkok gửi về Việt Nam 127 người đã sống ở trại lâu năm, coi như đóng lại trang sử người Việt tỵ nạn trên đất Thái. Trên giấy tờ thì gần như không có người Việt tỵ nạn của ba thập niên 1970-1990 được định cư ở Thái Lan, khác với những đợt di dân trước.
Kể từ sau năm 1990 vẫn có người Việt tiếp tục vượt biên sang Thái Lan xin tỵ nạn. Không hội đủ điều kiện, có 105 người bị Sở Di trú Thái giam giữ. Năm 2014 với sự vận động của tổ chức VOICE ở Manila của sáng lập viên Trịnh Hội cùng cộng đồng người Việt ở Canada và ở Mỹ quyên góp tài vật và tranh đấu với giới chức địa phương, 28 người rồi 39 người được nhận định cư ở Canada.
Nhập tịch Thái.
Việc nhập tịch thì chính phủ Thái vào cuối thế kỷ 20 đề ra ba đối tượng người Việt được xét đến:
Việc thủ tục ghi danh lúc đầu hoàn toàn do tỉnh chấp hành,năm 1989 chuyển về trung ương thuộc Ủy ban ghi danh di dân gốc Việt. Ba nhóm này bị hạn chế di chuyển không quá 100 cây số nơi cư ngụ.
Năm 1996 thì ba nhóm trên được cấp thẻ căn cước màu trắng có viền màu lam. Đối tượng nhóm 1 được quyền cư trú hợp pháp nhưng không được nhập tịch. Đối tượng nhóm 2 được quyền nộp đơn xin nhập tịch; ngay năm 1996 có 9100 người nộp đơn. Đối tượng nhóm 3 thì được coi là công dân Thái Lan kể từ năm 1992.
Thế kỷ XXI.
Theo nhà chức trách Thái thì năm 1997 có 43.690 người Việt sinh sống tại Thái Lan, trong số đó 26.423 người đã nhập tịch Thái hoặc có giấy tờ hợp thức. Con số không chính thức có thể lên tới 100.000.
Hiện nay, trong hơn 20 tỉnh tại Thái Lan có đông Việt kiều sinh sống, đã có 9 tỉnh được chính quyền địa phương cho phép thành lập Hội, tạo điều kiện để bà con Việt kiều thuận lợi trong sinh hoạt cộng đồng, hướng về đất nước và đóng góp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan. Ngày 29/8/2013, Hội Người Thái Lan gốc Việt tại Bangkok chính thức thành lập và khai trương trụ sở tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, với sự có mặt của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái-Việt Prachuab Chaiyasan; Chủ tịch Hội người Việt Nam toàn Thái Lan Cao Văn San và đông đảo bà con Việt kiều tại Thái Lan. Buổi lễ thành lập và khai trương trụ sở Hội người Thái Lan gốc Việt tại Bangkok diễn ra trong bầu không khí trang trọng với các nghi lễ Phật giáo, tụng kinh niệm Phật của đoàn sư sãi người Việt Nam. Hoạt động dưới hình thức lâm thời từ năm 2010, được sự cho phép của các cấp chính quyền Thái Lan hồi đầu năm nay, Hội Người Thái Lan gốc Việt hay còn gọi là Hội Việt kiều Bangkok bao gồm 7 nhóm Việt kiều đồng hương, hoạt động dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo gồm 15 thành viên. Trong thời gian vừa qua, Hội đã tổ chức hàng chục hoạt động hướng về quê hương, đất nước cũng như tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ cộng đồng, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và bà con Việt kiều. Việc chính thức thành lập và khai trương trụ sở Hội tại số nhà 71/85 Soi 21, đường Samwang sẽ giúp bà con Việt Kiều tại Bangkok có địa điểm gặp gỡ, hoạt động cộng đồng và tham gia các hoạt động chung một cách thống nhất và có tổ chức. Đây cũng là một trong những bước phát triển của Việt kiều tại Thái Lan theo hướng chính thức thành lập Hội tại các tỉnh có Việt kiều sinh sống sau khi được chính quyền địa phương cho phép.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình dạy tiếng Việt trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài theo hai bộ sách giáo khoa "Quê Việt" dành cho người lớn và "Tiếng Việt vui" dành cho trẻ em và thanh thiếu niên trên website: www.tiengvietonline.com.vn. Đây là Chương trình dạy tiếng Việt trực tuyến, thuộc Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Mục đích của chương trình này là nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi để người Việt Nam đang sống ở nước ngoài có thể tự học tiếng Việt.
Ngày 14/03/2016, Hội người Việt Nam tại Thái Lan phối hợp với chùa Khánh An, tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan tổ chức đại lễ cầu siêu - tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc và đồng bào tử nạn, nhân kỷ niệm 28 năm ngày diễn ra trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Người Việt lao động tại Thái Lan.
Theo ước tính của các cơ quan chức năng của Thái Lan thì số lượng người Việt Nam hiện đang làm việc tại Thái Lan là hàng chục nghìn người (2015); có nơi cho là lên đến 500.000. Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại, tìm việc làm bất hợp pháp, tục gọi là "làm chui", chủ yếu làm các công việc phổ thông như phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình…. Theo báo Vietnamnet trích từ báo Hà Tĩnh, có khoảng 10.000 lao động Hà Tĩnh làm việc tại Thái Lan, công việc chính là làm thuê trong các nhà hàng..
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt tại Bangkok hôm 23/12/205, linh mục Anthony Lê Đức, người giúp tư vấn pháp luật cho những người Việt Nam lao động bất hợp pháp, cho hay: "đa số lao động Việt Nam thường nhập cảnh Thái Lan bằng visa du lịch giới hạn lưu trú trong 30 ngày nhưng có người ở lại đến 5-10 năm để làm việc. Tình trạng đó khiến họ gặp rắc rối khi xảy ra khi gặp tai nạn lao động, bệnh tật hay tai nạn giao thông trên đất Thái”. Báo "Bangkok Post" nói hầu hết lao động Việt Nam bất hợp pháp Việt làm phục vụ bàn trong các nhà hàng, và có nguy cơ bị phạt 5 năm tù giam và phạt tiền đến 100.000 baht nếu bị kết tội phạm Luật Người nước ngoài làm việc tại Thái..
Phố Việt ở Bangkok.
Khu phố Việt ("Baan Yuan") ở Bangkok tập trung ở đường Mitrakham (ซอยมิตรคาม), khu Samsen (เข็ตสามเสน), gần Thư viện Quốc gia Thái Lan. Khu phố này còn có ngôi nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê do giáo dân gốc Việt lập nên từ năm 1851. Mỗi chủ nhật khúc phố sau nhà thờ đều họp chợ bán các món ăn Việt như giò lụa ("muu yor"), bánh xèo ("khanom bueang yuan"), bánh cuốn ("khao kriap paak mor"), bánh đa ("ban daa")...
Khu vực gần nhà thờ Thomas Aquinas (Minburi) phía đông Bangkok và nhà thờ Mình Thánh Máu Thánh Chúa (Taling Chan) phía tây cũng là nơi có giáo dân người Việt sinh hoạt. | 1 | null |
Karl Rudolf von Ollech (22 tháng 6 năm 1811 tại Graudenz – 25 tháng 10 năm 1884 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng chỉ huy một lữ đoàn trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và được giao cai quản một số pháo đài trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
Karl Rudolf sinh vào tháng 6 năm 1811 tại Graudenz, là con trai của Christian Ollech (13 tháng 5 năm 1782 tại Rübenzahl – 18 tháng 2 năm 1835 tại Düsseldorf), một cựu Đại úy, với người vợ của ông này là bà Christiane Henriette, nhũ danh Galant (13 tháng 12 năm 1777 tại Willischken – 2 tháng 12 năm 1859 tại Berlin).
Sự nghiệp quân sự.
Thuở trẻ, Ollech đi học tại Trier và Jülich. Tiếp sau đó, ông nhập học trường thiếu sinh quân Berlin vào tháng 4 năm 1823 rồi theo học trường thiếu sinh quân Potsdam từ tháng 4 năm 1825. Ba năm sau, vào ngày 26 tháng 7 năm 1828, Ollech gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 16 của quân đội Phổ, trung đoàn mà ông thân sinh của ông đã phục vụ qua nhiều năm trời, với cấp hàm Thiếu úy. Bốn năm sau đó, ông được cắt cử vào học ở Trường Chiến tranh Tổng hợp ("Allgemeinen Kriegsschule") kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1832 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1835 để bồi dưỡng thêm kiến thức quân sự. Tiếp theo đó, ông là Giảng viên Trường Sư đoàn của Sư đoàn số 14 từ năm 1836 cho tới năm 1839, khi mà ông trở thành Giảng viên Trường thiếu sinh quân Berlin và giữ cương vị này cho đến năm 1845. Trong thời gian giảng dạy tại Trường thiếu sinh quân Berlin, Ollech được thăng quân hàm Trung úy vào ngày 20 tháng 7 năm 1843. Sáu năm sau (1849), với cấp bậc Đại úy và Đại đội trưởng Trung đoàn Bộ binh số 30, ông tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy ở Baden, sau đó ông gia nhập Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 13 với cấp hàm Thiếu tá năm 1853 rồi được vào Bộ Tổng tham mưu hai năm sau (1855), tại đây ông được giao quyền điều khiển Bộ phận Lịch sử Chiến tranh. Bên cạnh việc thuyết giảng ở Học viện Quân sự, ông còn là thành viên Ủy ban Học tập Quân sự Tối cao của Quân đoàn Thiếu sinh quân và Trường Sư đoàn, và vào năm 1858 ông trở thành thành viên Ủy ban Học tập Quân sự Tối cao Trường Chiến tranh. Sau khi được bổ nhiệm vào một chức Trưởng phòng của Bộ Tổng tham mưu năm 1857, ông được lên quân hàm Thượng tá vào năm 1858 rồi Đại tá hai năm sau đó (1860).
Trong lễ đăng ngôi của vua Wilhelm I, ông được liệt vào hàng khanh tướng vì sự phục vụ hữu hiệu và trung kiên của ông. Vào năm 1861, Ollech được ủy nhiệm làm Chỉ huy trưởng Quân đoàn Thiếu sinh quân, và trên cương vị là Ùy viên Chính phủ trong Nghị viện năm 1862, ông đã gây bất bình cho các đại biểu Nghị viện đương thời vì gọi các thiếu sinh quân "Bông hoa của đất nước". Ba năm sau đó, ông được thăng cấp Trung tướng vào năm 1864, rồi chẳng bấy lâu sau ông được bổ nhiệm giao tạm quyền chỉ huy ("Führung") Lữ đoàn Bộ binh số 17.
Sau khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ năm 1866, ông chỉ huy lữ đoàn của mình – một phần biên chế của Quân đoàn V – tham gia chiến dịch ở Böhmen. Trong trận Nachod vào ngày 27 tháng 6, do trúng đạn ở bắp vế, ông bị trọng thương đến mức mà ông không thể phục vụ tích cực nữa, ngay cả sau khi được chữa trị. Để tưởng thưởng cho những thành tích của ông trong chiến dịch, Ollech được phong tặng Huân chương Quân công ("Thập tự Xanh" - "Blauer Max"), phần thưởng quân sự cao quý nhất của Phổ, vào ngày 20 tháng 9 năm 1866. Cuối năm 1866, ông được lên chức Trung tướng và không lâu sau đó ông được Tổng tham mưu tưởng quân đội Phổ đặt vào hàng trừ bị ngày 17 tháng 1 năm 1868. Hai năm sau, vào ngày 11 tháng 7 năm 1870, ông được giao quyền điều hành trọng trách của Thống đốc Koblenz và Pháo đài Ehrenbreitstein. Sau hai tháng cai quản pháo đài này, ông được bãi chức, sau đó ông lại được giao quyền điều hành trọng trách Thống đốc Straßburg, thủ phủ của vùng Elsass trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với thắng lợi quyết định của người Đức, Ollech được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Chiến tranh vào ngày 20 tháng 5 năm 1871. Vì những cống hiến lâu bền của ông đối với quân đội, ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I đính kèm Bó sồi và Thanh gươm trên Chiếc nhẫn vào ngày 18 tháng 1 năm 1873, và vào ngày 22 tháng 3 năm 1873 ông được phong tặng quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh để vinh danh ông. Bốn năm sau, Ollech được xuất ngũ ("zur Disposition" – rời ngũ nhưng sẽ được động viên khi có chiến tranh) với một khoản lương hưu, đồng thời được phong tặng Đại Chỉ huy Huân chương Hoàng gia Hohenzollern cấp Đại Chỉ huy và giao quyền điều hành trọng trách của Thống đốc Viện Phế binh Berlin vào ngày 15 tháng 12 năm 1877. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1878, ông được nhậm chức Thống đốc Viện Phế binh Berlin.
Ông từ trần vào ngày 25 tháng 10 năm 1884 ở Berlin do bị viêm tĩnh mạch, và được mai táng tại nghĩa trang Invalidenfriedhof trong thành phố Berlin ba ngày sau đó.
Tướng Ollech được nhìn nhận là hiện thân tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm, hăng hái, thô cộc và chính trực của người chiến binh Phổ, đồng thời ông hết mực sùng đạo. Ông là tên tuổi lớn trong giới sử học quân sự Đức thời bấy giờ, ngoài ra ông từng là biên tập viên của "Tuần báo Quân sự" (tiếng Đức: "Militär-Wochenblatt") trong một thời gian lâu dài.
Gia đình.
Vào ngày 29 tháng 10 năm 1850, tại Karlsruhe, ông đã thành hôn với Anna Penelope Pemberton (11 tháng 2 năm 1824 tại Bambridge-Holme – 7 tháng 4 năm 1866 tại Glogau). Cuộc hôn nhân đã đem lại cho ông những nười con sau đây:
Sau khi người vợ thứ nhất của ông qua đời, tướng Ollech tái giá với Georgiana Jane Pemberton (10 tháng 10 năm 1822 tại Bambridge-Holme – 23 tháng 7 năm 1913 tại Berlin-Steglitz) vào ngày 12 tháng 6 năm 1867 ở Berlin. | 1 | null |
Alessandro Florenzi (; sinh ngày 11 tháng 3 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá người Ý hiện đang chơi cho câu lạc bộ Milan tại Serie A theo dạng cho mượn từ Roma và Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Florenzi là một sản phẩm của lò đào tạo trẻ Roma, anh có trận đấu đầu tiên ở Serie A là trận thắng 3–1 trước Sampdoria vào ngày 22 tháng 5 năm 2011, vào sân từ ghế dự bị thay cho Francesco Totti. Mùa hè năm 2011, anh được cho mượn tới câu lạc bộ đang chơi ở Serie B Crotone. Anh có trận đấu đầu tiên vào ngày 27 tháng 8, ghi một bàn trong trận thua 2–1 trên sân nhà với Livorno. Ngày 22 tháng 6 nâm 2012 Crotone mượn Florenzi nửa mùa giải sau và phải trả 250,000 €. Tuy nhiên vào ngày 6 tháng 6 Roma đã mua lại anh với giá 1,250,000 €.
Trở lại Roma, Florenzi ghi bàn đầu tiên của anh cho "những con sói" trong trận thắng 3–1 trước Inter Milan vào ngày 2 tháng 9 năm 2012. Anh tiếp tục ghi bàn trong trận thua 2-3 trước Bologna. Ngày 27 tháng 1 năm 2013, anh ghi bàn trong trận hòa 3-3 trước Bologna.
Mùa giải 2013-14, dưới quyền huấn luyện viên Rudi Garcia, anh được bố trí chơi tiền vệ cánh phải, ghi bàn vào lưới Livorno và Parma. Ngày 6 tháng 10, anh ghi bàn bằng một cú sút chéo góc tuyệt đẹp giúp Roma thắng Inter Milan 3-0 và tiếp tục chuỗi 6 trận thắng liên tiếp kể từ đầu mùa giải.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, Florenzi có trận đấu đầu tiên cho U-21 Ý, trong trận thắng 3–0 trước U-21 Hungary trong khuôn khổ vòng loại giải giải vô địch U-21 thế giới. Ngày 6 tháng 10 anh ghi bàn đầu tiên cho đội tuyển U-21 Ý, Trong trận thắng 7–2 trước Liechtenstein. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, Florenzi có trận đấu đầu tiên cho đội quân thiên thanh trong trận giao hữu với Pháp, kết quả Ý thua 1-2.
Năm 2020, anh cùng đội quân thiên thanh giành chức vô địch Euro lần thứ hai sau khi vượt qua đội tuyển Anh ở trận chung kết.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
A.S. Roma
Quốc tế.
Đội tuyển quốc gia Ý | 1 | null |
, tên đầy đủ "Garo - Hắc Lang Chương" hay "Hoàng Kim Kị Sĩ Garo", là một series truyền hình Tokusatsu Nhật Bản, công chiếu từ 7/10/2005 đến 31/3/2006. Bộ phim là khởi đầu của dòng phim Garo - một thương hiệu Tokusatsu đình đám bên cạnh Super Sentai, Kamen Rider và Ultraman.
Bộ phim được ra đời và sản xuất bởi đạo diễn Keita Amemiya - người được coi như "cha đẻ" của dòng phim Garo - bên cạnh sự chỉ đạo diễn xuất của Makoto Yokoyama cùng nhà thiết kế Yasushi Nirasawa.
Cốt truyện.
Câu chuyện xoay quanh các Ma Giới Kị Sĩ và Ma Giới Tu Sĩ, những người có nhiệm vụ chiến đấu chống lại Horror - giống loài ma quỷ sinh ra dựa trên tà tâm của con người. Saejima Kouga, người thừa kế danh xưng Hoàng Kim Kị Sĩ Garo - danh xưng cao quý nhất - lúc đó đang là Ma Giới Kị Sĩ của Sở Phiên Khuyển phương Đông. Trong một lần chiến đấu với Horror, anh đã vô tình để máu của nó vấy lên một nữ họa sĩ nghiệp dư là Mitsuki Kaoru. Thông thường, người dính máu Horror sẽ phải chịu cơn đau giằng xé và chết sau 100 ngày, và các Ma Giới Kị Sĩ có quyền lấy mạng người đó. Nhưng Kouga thay vì lấy mạng đã tha chết cho Kaoru và cố gắng tìm cách thanh tẩy cho cô trước thời hạn 100 ngày bên cạnh nhiệm vụ diệt trừ Horror của một Ma Giới Kị Sĩ. Sau này, anh gặp một Ma Giới Kị Sĩ khác từ Sở Phiên Khuyển phương Tây là Suzumura Rei - Ngân Nha Kị Sĩ Zero, và người bạn thân thuở nhỏ là Ma Giới Tu Sĩ Jabi. Công cuộc thanh tẩy Horror vẫn tiếp diễn đến khi Kouga và Rei phát hiện ra Tam Công Chúa - giám sát tại Sở Phiên Khuyển phương Đông đã phản bội họ và tiếp tay cho tên Ma Giới Kị Sĩ bán linh hồn cho ác quỷ là Barago - Hắc Ám Kị Sĩ Kiba, để hắn hồi sinh thủy tổ của loài Horror là Messiah. Giờ đây hai Ma Giới Kị Sĩ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn: tiêu diệt Barago và ngăn Messiah cùng hàng nghìn Horror tràn lên Nhân Giới.
Nhân vật.
Saejima Kouga - Hoàng Kim Kị Sĩ Garo.
Anh là người đứng đầu gia tộc Saejima - gia tộc thừa hưởng Hoàng Kim Giáp và danh xưng Garo, là một con người mạnh mẽ, nghiêm nghị, đôi khi có phần vô cảm. Anh là đứa con duy nhất của Saejima Taiga, tức Garo tiền nhiệm và Saejima Rin. Năm Kouga lên 2 tuổi, mẹ anh đã qua đời vì bạo bệnh. Từ đó, cậu bé Kouga cùng cha rong ruổi khắp nơi để truy tìm và tiêu diệt Horror. Qua những trận chiến của cha, cậu nhìn thấy tất cả những gì thuộc về giống loài này: khát máu, giả dối và tàn ác. Từ đó cậu nuôi ước mơ sẽ nối bước cha, trở thành Ma Giới Kị Sĩ diệt trừ Horror. Nhưng rồi bị kịch ập xuống. Taiga có trận chiến sinh tử với học trò cũ là Barago, kẻ bây giờ đã trở thành Hắc Ám Kị Sĩ Kiba. Kouga đã chứng kiến trận chiến đó nhưng bị Barago phát hiện. Thấy tính mạng con trai bị đe dọa, Taiga đã lao ra đỡ đòn cho Kouga và tử trận. Giờ đây cậu chỉ còn người thân duy nhất là quản gia Kurahashi Gonza. Cái chết của cha đã dấy lên nỗi hận thù trong lòng Kouga, thề rằng phải diệt trừ hết đám Horror và bắt Barago phải đền tội. Kể từ đó, cậu lao vào tập luyện không ngơi nghỉ để trở nên mạnh mẽ hơn và xứng đáng với danh xưng Garo mà người cha để lại. Và sau rất nhiều năm khổ luyện, cậu bé Kouga hiền lành, nhút nhát ngày nào đã trở nên mạnh mẽ, cầm được thanh Nha Lang Kiếm bằng chính đôi tay của mình, chính thức kế thừa danh xưng Garo và bắt đầu con đường của một Ma Giới Kị Kĩ như ước mơ ngày bé của mình.
Trang bị:
- Nha Lang Kiếm
- Ma Đạo Luân Zaruba
- Bật Lửa Ma Đạo
- Ma Đạo Mã Gouten
Suzumura Rei - Ngân Nha Kị Sĩ Zero.
Tên thật của anh là Ginga, là học trò của Suzumura Douji, tức Zero tiền nhiệm. Anh sống cùng sư phụ và người yêu là Shizuka trong một biệt thự rộng lớn. Khác với những Ma Giới Kị Sĩ khác vốn có vẻ ngoài nghiêm nghị và không thường xuyên biểu lộ cảm xúc, Rei là con người lạc quan và luôn mỉm cười trong mọi hoàn cảnh. Nhưng tâm tính của anh có phần thay đổi sau khi một kẻ lạ mặt xông vào dinh thự và lấy mạng sư phụ cùng người yêu của anh. Kẻ này dùng kiếm thuật và bộ giáp hao hao giống với Hoàng Kim Kị Sĩ, khiến anh cho rằng hung thủ là Garo. Sau bi kịch đó, anh vứt bỏ cái tên Ginga, lấy tên Suzumura Rei, thừa kế danh xưng Zero từ sư phụ, quyết tiêu diệt Garo để trả thù. Ban đầu, anh nhận nhiệm vụ ở Sở Phiên Khuyển phương Tây nhưng đã phá luật, tìm đến phương Đông để truy sát Garo lúc đó là Kouga. Cả hai đã có những trận chiến nảy lửa nhưng bất phân thắng bại. Chỉ đến khi Barago xuất hiện trong hình dạng Hắc Ám Kị Sĩ Kiba, Rei nhận ra đây mới là kẻ đã gây ra bi kịch năm xưa và đã hiểu nhầm Kouga. Anh làm hòa với Kouga và họ cùng nhau đi ngăn chặn âm mưu của Barago. Chính anh đã cứu Kouga không bị bộ giáp Garo nuốt chửng trong hình dạng Tâm Diệt Thú Thân. Khi Zaruba bị phá hủy vì hi sinh thân mình để triệu hồi bộ giáp Garo, Rei đã nhờ các Ma Giới Tu Sĩ ở Sở Phiên Khuyển phương Tây làm một Zaruba mới cho Kouga và tặng anh coi như quà chia tay khi Kouga nhận nhiệm vụ mới ở Sở Phiên Khuyển phương Bắc, còn bản thân rong ruổi nay đây mai đó để săn lùng Horror. Sau này, anh còn nhận Raiga - con trai của Kouga làm đệ tử, dạy cho cậu những kỹ năng của Ma Giới Kị Sĩ trong lúc Kouga không thể ở cạnh con trai. Cái tên Ginga trước kia được anh dùng để đặt tên cho Ma Đạo Mã của mình.
Trang bị:
- Ngân Lang Song Kiếm
- Dây chuyền Ma Đạo Siruba
- Bật Lửa Ma Đạo
- Ma Đạo Mã Ginga
Mitsuki Kaoru.
Cô là một họa sĩ nghiệp dư, phải ở trọ và đi khắp nơi để tìm nơi bày bán những bức tranh, đòng thời tìm nhà xuất bản cho những quyển sách tranh của mình. Cuối cùng cô cũng tìm được một nơi giúp cô bày bán tranh của mình là một khu triển lãm tranh. Nhưng bảo vệ của khu triển lãm đó đã bị Horror chiếm xác và trực chờ ăn thịt cô nếu Kouga không đến kịp thời. Tuy nhiên, anh đã vô tình để máu của Horror đó vấy lên người Kaoru. Nhưng thay vì lấy mạng Kaoru, anh lại tha chết cho cô. Khi giải thích cho Zaruba và Sở Phiên Khuyển, anh nói rằng anh dùng Kaoru như con mồi để dụ Horror. Kể từ đó, Kaoru trở thành mục tiêu của đám Horror vì mùi máu trên cơ thể cô, khiến cô lúc nào cũng phải ở sát bên Kouga để an toàn. Việc Kouga xuất hiện với tư cách Hoàng Kim Kị Sĩ đã gây ấn tượng với Kaoru vì cô có một quyển sách tranh về Hoàng Kim Kị Sĩ do cha để lại, và những câu chuyện trong quyển sách đó giống hệt quá trình diệt trừ Horror của Kouga. Tuy nhiên, ban đầu Kouga vẫn chỉ tập trung vào nhiệm vụ của Ma Giới Kị Sĩ và gần như không quan tâm đến Kaoru. Nhưng khi Kaoru bị một tên Horror bắt cóc và đưa ra hàng loạt câu đố, buộc Kouga phải trả lời để cứu cô, anh nhận ra Kaoru dần chiếm một vị trí trong trái tim anh. Chính những cảm xúc đó dành cho Kaoru đã giúp anh đủ dũng khí tiến vào khu rừng Hồng Liên, chiến đấu trầy da tróc vầy với rồng Grow để lấy quả cây Varancas làm thuốc thanh tẩy máu Horror trên cơ thể Kaoru. Cô có một người thầy là Ryuzaki Karune, thực chất chính là Barago. Hắn đóng giả thầy của Kaoru để theo dõi cô vì hắn đã tạo một Gate Thánh trên người cô khi còn là cô bé 6 tuổi, giúp hắn hồi sinh Messiah. Nhưng rồi Kouga xuất hiện, tiêu diệt hắn và tách Messiah ra khỏi người Kaoru nhưng cô lại bị lạc trong Ma đạo. Ở đó, cô đã gặp lại cha và biết được lý do ông vẽ quyển sách tranh về Hoàng Kim Kị Sĩ. Cha cô trước kia được cha của Kouga là Taiga cứu mạng và đó là cảm hứng để ông vẽ quyển sách tranh đó. Kaoru lúc đó vì muốn giúp Kouga đã vẽ lên đôi cánh của hy vọng, đưa mọi suy nghĩ, tình cảm của mình vào đó và gửi đến Kouga, giúp anh đạt đến trạng thái Dực Nhân Nha Lang, đánh bại Messiah. Sau trận chiến, Kaoru tặng Kouga quyển sách tranh trước khi Kouga nhận nhiệm vụ mới, còn cô sang Ý du học. Kouga trên đường đi đã đọc nó và khi đọc đến trang cuối, vị Ma Giới Kị Sĩ lạnh lùng, nghiêm nghị đã rơi nước mắt vì xúc động trước những tình cảm mà Kaoru dành cho anh.
Kurahashi Gonza.
Ông là quản gia phục vụ cho 3 đời nhà Saejima từ khi Saejima Taiga còn là Garo, và là người chứng kiến sự khôn lớn, trưởng thành của Kouga và cả Raiga - con trai của Kouga và Kaoru. Ông là một quản gia rất tận tâm, chỉn chu trong công việc, đồng thời cũng rất vui vẻ, lạc quan và luôn niềm nở với những vị khách đến dinh thự nhà Saejima. Dù chỉ là một con người bình thường, không phải là kị sĩ hay tu sĩ, Gonza lại có hiểu biết khá sâu rộng về những thứ thuộc về Ma Giới. Ông cũng có tình cảm với một nữ Ma Giới Tu Sĩ từ khi còn trẻ, dù rằng hai người không thể đến với nhau nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiết như những người bạn tri kỷ trong suốt nhiều năm.
Barago - Hắc Ám Kị Sĩ Kiba.
Hắn sinh ra trong một gia đình truyền thống, cha là Ma Giới Kị Sĩ còn mẹ là Ma Giới Tu Sĩ. Nhưng mẹ hắn bị Horror chiếm xác và cha hắn buộc phải xuống tay với vợ mình để trừ hậu họa. Cái chết của mẹ đã khiến hắn quyết định bỏ nhà ra đi để tìm kiếm sức mạnh tiêu diệt Horror khi cha hắn chỉ là một Ma Giới Kị Sĩ vô danh. Hắn gặp được Saejima Taiga và nhận ông làm sư phụ. Nhưng những gì Taiga dạy bảo vẫn không khiến hắn thỏa mãn ham muốn sức mạnh. Hắn tìm đến Cấm Ma Đạo Thư - quyển sách chứa những tà thuật bị cấm và gặp được Messiah. Theo lời ả, nếu hắn chiến thắng bộ giáp trong hình dạng Tâm Diệt Thú Thân và lập khế ước với ả, hắn sẽ có sức mạnh tối thượng. Và hắn đã chiến thắng bộ giáp, hòa hợp bộ giáp với nguồn năng lượng hắc ám, trở thành Hắc Ám Kị Sĩ Kiba. Nhưng để đủ sức mạnh lập khế ước và hợp thể với Messiah, hắn phải ăn thịt 1000 Horror và đánh đổi bằng nhân tính của mình sau mỗi lần ăn thịt chúng. Taiga đã cố gắng ngăn cậu học trò đi xa hơn nhưng thất bại, thậm chí còn bị hắn giết chết. Nhưng ông đã để lại một vết thương nguyền rủa trên mặt Barago, khiến khuôn mặt hắn biến dạng. Từ đó, hắn quay sang ăn thịt cả các Ma Giới Kị Sĩ. Để triệu hồi Messiah, hắn cần một người trở thành Gate Thánh, và hắn tìm ra Kaoru, khi đó là cô bé 6 tuổi và là người thứ 6 hắn gặp trong ngày 6/6. Sau đó, hắn ra tay lấy mạng Suzumura Douji để lấy cắp phương thuốc giúp hắn thay đổi khuôn mặt. Từ đó, hắn có thân phận giả là Ryuzaki Karune, thầy của Kaoru và theo dõi cô kỹ lưỡng đến khi thời cơ chín muồi. Nhưng đến khi triệu hồi Messiah, hắn nhận ra ả chỉ đang lợi dụng hắn và bị ả nuốt chửng. Khi Messiah bị tiêu diệt, thân thể hắn trở lại trong bộ giáp Kiba, nhưng đó không phải là Barago mà chỉ là một tên Horror. Trong trận chiến cuối cùng với Kouga, hắn đã bị tiêu diệt.
Trang bị:
- Dây Chuyền Ma Đạo - Công cụ triệu hồi bộ giáp Kiba
- Hắc Viêm Kiếm
- Hắc Ám Trảm
- Ma Đạo Mã Raigou
Các thuật ngữ trong phim.
Các thuật ngữ này áp dụng cho cả các phần phim sau này của Garo, và có đôi chút thay đổi cách gọi ở các phần phim anime để phù hợp với bối cảnh trong phim.
Horror.
Là tuyến phản diện chính trong phim. Horror là giống loài ma quỷ đến từ Ma Giới, sinh ra dựa trên Âm Ngã của con người. Chúng lợi dụng một nhu cầu cụ thể của vật chủ để tương tác với họ, khiến họ trở nên mê muội, từ đó chiếm xác họ thông qua các Gate. Những người bị Horror chiếm xác sẽ bị coi như đã chết và không thể trở lại bình thường được nữa, các Ma Giới Kị Sĩ và Ma Giới Tu Sĩ có quyền lấy mạng người đó để diệt trừ Horror. Theo lời Ma Giới Tu Sĩ Amon, Horror là không thể bị tận diệt vì chừng nào còn con người, Âm Ngã sẽ vẫn còn, và Horror sẽ tiếp tục được sinh ra. Nhưng các Ma Giới Kị Sĩ và Ma Giới Tu Sĩ vẫn phải tiếp tục chiến đấu bất chấp khó khăn. Sau mỗi lần bị hạ gục, tinh chất Horror sẽ vương vất trên bộ giáp và vũ khí của các Ma Giới Kị Sĩ. Họ sẽ đến Sở Phiên Khuyển để thanh tẩy và phong ấn tinh chất đó vào trong các thanh dao găm là Phi Kiếm Horror. Khi tập hợp đủ 12 thanh dao găm, Sở Phiên Khuyển sẽ trả ngược chúng về Ma Giới. Ngoài ra, những người bị dính máu Horror sẽ phải chịu cơn đau giằng xé và chết sau 100 ngày. Trong thời gian đó, họ trở thành con mồi hảo hạng thu hút Horror. Thủy tổ của giống loài này là Messiah, lần đầu được Barago hồi sinh nhờ Gate Thánh trên người Kaoru. Ngoài ra, trong vũ trụ Garo của Dougai Ryuga, Horror chia thành 2 loại là Madou Horror và Inga Horror. Trong seri anime "Garo: Hồng Liên Nguyệt (Guren no Tsuki)", Horror được gọi là Ác Linh, tức những linh hồn tà ác.
Âm Ngã (Tà Tâm).
Là những cảm xúc tiêu cực của con người như ganh ghét, đố kỵ, ghen tuông, dục vọng, bạo lực...Những cảm xúc đó tích tụ lại dưới Ma Giới, trở thành nguồn năng lượng nuôi sống Horror. Khi nguồn năng lượng đó đủ lớn, hoặc tích tụ đủ lâu, chúng sẽ tạo ra các Gate, giúp Horror tràn lên Nhân Giới.
Gate (vật chứa năng lượng âm).
Là những vật chứa Âm Ngã, một cánh cổng kết nối Nhân Giới và Ma Giới. Một vật sẽ trở thành Gate khi nó tích tụ một lượng tà khí nhất định, giúp Horror tràn lên Nhân Giới và chiếm xác vật chủ. Gate có thể tồn tại dưới bất kỳ hình dạng nào, thậm chí là sinh vật sống. Ngoài ra, Gate còn được tạo ra khi vật được chọn làm Gate Thánh tích tụ năng lượng âm tính lại, tạo ra cánh cổng giúp Horror tràn lên Nhân Giới mà không cần vật chủ.
Ma Giới Kị Sĩ.
Là tuyến nhân vật chính trong phim. Họ là những người được đào tạo bài bản các kỹ năng săn lùng Horror. Ma Giới Kị Sĩ được lập ra bởi Ma Giới Hội, sử dụng những bộ giáp và vũ khí bằng Soul Metal để chiến đấu với Horror. Vì được làm bằng Soul Metal nên những bộ giáp và vũ khí của Ma Giới Kị Sĩ rất bền và không gì có thể phá hủy được. Hạn chế lớn nhất của các bộ giáp là người dùng chỉ có thể mặc nó trong 99.9 giây. Nếu quá thời gian đó, bộ giáp sẽ nuốt chửng thân xác và ý chí của họ và biến thành hình dang Tâm Diệt Thú Thân. Nhưng nếu một Ma Giới Kị Sĩ có ý chí đủ mạnh để chiến thắng bộ giáp hoặc bán linh hồn cho bóng tối, họ có thể sử dụng bộ giáp tùy ý mà không bị giới hạn thời gian. Ngoài giáp và vũ khí, các Ma Giới Kị Sĩ còn được trang bị thêm một số vật dụng khác phục vụ trong việc truy tìm Horror như Ma Đạo Luân, Bật Lửa Ma Đạo và Ma Đạo Mã. Những bộ giáp của Ma Giới Kị Sĩ lấy cảm hứng từ loài sói và có tính kế thừa, thường là giữa những người cùng huyết thống hoặc từ sư phụ sang học trò. Nếu một Ma Giới Kị Sĩ hy sinh khi chưa tìm được người thừa kế, bộ giáp sẽ trở thành vô chủ và đi lang thang khắp nơi để tìm người xứng đáng nhất. Dougai Ryuga trong seri "Garo: Người Soi Sáng Bóng Đêm (Yami Wo Terasumono)" là một trường hợp như thế. Không giống Ma Giới Tu Sĩ, Ma Giới Kị Sĩ là chức vụ chỉ dành cho đàn ông. Yuna trong seri spin-off "Zero: Hắc Huyết (Black Blood)" là nữ Kị Sĩ đầu tiên và duy nhất trong vũ trụ phim Garo, dù cô không thể triệu hồi giáp. Bộ giáp mạnh mẽ và quyền năng nhất chính là Hoàng Kim giáp Garo.
Ma Giới Tu Sĩ (Ma Giới Pháp Sư).
Là tuyến nhân vật thứ chính của phim. Họ là những người được đào tạo các kỹ năng sử dụng pháp thuật, giả kim thuật và thao túng nguyên tố. Họ không có giáp trụ như Ma Giới Kị Sĩ. Thay vào đó, họ sử dụng bùa chú, pháp thuật hay các Ma Đạo Cụ để đương đầu với Horror. Đặc điểm đặc trưng nhất của Ma Giới Tu Sĩ là họ luôn mang theo Ma Đạo Cọ bên mình. Ma Giới Tu Sĩ có lịch sử lâu đời hơn Ma Giới Kị Sĩ. Hàng trăm năm trước, họ là thế lực duy nhất chiến đấu với Horror. Nhưng khả năng của họ chỉ đủ tiêu diệt những Horror cấp thấp và rất khó khăn khi đối đầu với những Horror cấp cao. Trước yêu cầu cấp bách phải có một thế lực mạnh mẽ hơn để đối đầu với Horror, Ma Giới Kị Sĩ đã được lập ra. Sau này, khi vai trò thanh tẩy Horror được trao cho các Ma Giới Kị Sĩ, các Ma Giới Tu Sĩ trở thành người hỗ trợ. Những bộ giáp và vũ khí của Ma Giới Kị Sĩ đều là do Ma Giới Tu Sĩ chế tạo. Ma Giới Tu Sĩ không có luật bắt buộc là nam hay nữ. Nhưng với việc Ma Giới Kị Sĩ chỉ dành cho đàn ông, phụ nữ trong cộng đồng Ma Giới chỉ có thể trở thành Ma Giới Tu Sĩ. Không giống các Ma Giới Kị Sĩ chỉ tập trung diệt trừ Horror, các Ma Giới Tu Sĩ có kiến thức rộng lớn về ma pháp, bùa chú và có nhiều lĩnh vực khác nhau như chiến đấu, chữa bệnh hay chế tạo. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt khi họ vừa là Ma Giới Tu Sĩ, vừa là Ma Giới Kị Sĩ, điển hình là Fudou Leo trong seri "Garo: Ma Giới Thiểm Kị (Makai Senki)" hay Luke Harden trong seri anime "Garo: Vanishing Line". Trong các phần phim anime, Ma Giới Tu Sĩ được gọi là Ma Giới Kim Thuật Sư hay Linh Mục Ma Giới.
Soul Metal.
Là kim loại thô sinh ra từ Ma Giới, được các Ma Giới Tu Sĩ khám phá ra và được dùng để chế tạo nên những bộ giáp và vũ khí cho Ma Giới Kị Sĩ. Đó là thứ kim loại đặc biệt chứa ma thuật, có độ bền rất cao, có khả năng tự phục hồi, kháng lại ma pháp và phản ứng mạnh mẽ với ý chí của người sử dụng. Để sử dụng Soul Metal, người dùng phải có ý chí cực kỳ mạnh mẽ và đã qua khổ luyện. Theo lời Saejima Taiga, Soul Metal có thể nhẹ như lông vũ, hay nặng như bàn thạch tùy thuộc vào ý chí của người sử dụng. Tuy quyền năng là vậy, Soul Metal lại phản ứng rất mạnh với những nguồn năng lượng hắc ám. Hơn nữa, sau mỗi trận chiến với Horror, một lượng tà khí nhất định sẽ tích tụ lại trên bộ giáp và vũ khí của Ma Giới Kị Sĩ. Vì vậy, sau mỗi trận chiến, họ phải thanh tẩy bộ giáp và vũ khí của mình. Nếu không, chúng sẽ bị hỏng và gây hại cho người sử dụng.
Ma Đạo Cụ.
Là những công cụ chứa ma thuật, do các Ma Giới Tu Sĩ tạo ra, giúp ích rất lớn trong việc săn lùng Horror.
Với Ma Giới Kị Sĩ, Ma Đạo Cụ họ thường sử dụng là bộ giáp Kị Sĩ, vũ khí, Ma Đạo Cụ dạng trang sức, Bật Lửa Ma Đạo và Ma Đạo Mã.
"Ma Đạo Cụ dạng trang sức": những Ma Đạo Cụ được tạo ra để hỗ trợ các Ma Giới Kị Sĩ, biết nói tiếng người, có kiến thức rộng lớn và có thể phát hiện tà khí Horror. Các Ma Giới Kị Sĩ sẽ phải lập khế ước với những Ma Đạo Cụ này nếu muốn chúng trở thành cộng sự của mình với điều kiện là tuổi thọ của chính họ. Hơn nữa, trong một thời điểm không thể tồn tại hai Ma Đạo Cụ dang trang sức giống nhau và một Ma Giới Tu Sĩ không thể tạo ra hai Ma Đạo Cụ giống nhau. Trong các phần phim anime, Ma Đạo Cụ dạng trang sức là những Horror không có ham muốn hay tà tâm lập khế ước với các Ma Giới Kị Sĩ.
"Bật Lửa Ma Đạo": những chiếc bật lửa phát ra Ma Đạo Hỏa, được dùng để dò tìm Horror. Các Ma Giới Kị Sĩ đưa ngọn lửa lại gần mắt người khác, và những kẻ bị Horror chiếm xác đứng trước Ma Đạo Hỏa sẽ đổi màu mắt và xuất hiện những ký tự quanh nhãn cầu. Ngoài ra, các Ma Giới Kị Sĩ có thể châm Ma Đạo Hỏa vào bộ giáp, tạo thành hình thái Liệt Hỏa Viêm Trang, gia tăng sức mạnh và sức tấn công.
"Ma Đạo Mã": chiến mã của Ma Giới Kị Sĩ. Khi một Ma Giới Kị Sĩ tiêu diệt 100 Horror, anh ta sẽ đủ khả năng triệu hồi Ma Đạo Mã. Trước đó, anh ta sẽ bị cuốn vào rìa Ma Đạo và chiến đấu với các Ma Giới Kị Sĩ tiền nhiệm, đại diện cho những mặt tối bên trong anh ta. Nếu thắng, anh ta sẽ được phép triệu hồi Ma Đạo Mã. Chúng giúp các Ma Giới Kị Sĩ gia tăng tốc độ và nâng cấp vũ khí để họ dẽ dàng hơn trong việc tiêu diệt Horror.
Với Ma Giới Tu Sĩ, Ma Đạo Cụ chính của họ là Ma Đạo Cọ. Đó là cây cọ làm từ Bộ Lông Linh Thú, giúp họ thi triển ma pháp. Một Ma Giới Tu Sĩ có thể dùng một hoặc nhiều Ma Đạo Cọ tùy theo mục đích khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, ma thuật trên cây cọ sẽ suy giảm, và họ phải đến gặp Linh Thú cổ đại để được ban phép thuật vào cây cọ. Ngoài Ma Đạo Cọ, Ma Giới Tu Sĩ còn dùng một số Ma Đạo Cụ khác như la bàn, bùa chú, bom mìn, súng...
Ngoài những Ma Đạo Cụ trên còn có Ma Cụ, tức những vật thể, thậm chí là sinh vật sống có khả năng phong ấn những năng lượng hắc ám, tiêu biểu là Mayuri trong seri G"aro: Cánh Hoa Ma Giới (Makai no Hana)." Một khi đã bị xem là Ma Cụ, những sinh vật sống này sẽ không được đối xử công bằng như con người, và điều này dấy lên những mâu thuẫn giứa Ma Giới Kị Sĩ và Ma Giới Tu Sĩ.
Sở Phiên Khuyển.
Là đơn vị giám sát và phân công nhiệm vụ cho các Ma Giới Kị Sĩ. Những người phụ trách ở đây là các Phiên Khuyển - những thực thể phi thường có hình dạng giống con người và có chức vụ cao hơn Ma Giới Kị Sĩ. Các Phiên Khuyển sẽ dò tìm Horror và gửi thư lệnh cho Ma Giới Kị Sĩ khi họ phát hiện ra Horror nào đó. Ở mỗi khu vực Đông, Tây, Nam, Bắc sẽ có một Sở Phiên Khuyển. Bên cạnh việc giám sát và giao nhiệm vụ cho Ma Giới Kị Sĩ, các Phiên Khuyển còn có thể xử phạt, thậm chí xử tử những Ma Giới Kị Sĩ trái lệnh hay phá luật. Cao hơn Sở Phiên Khuyển là Hội Đồng Tối Cao, nơi chỉ có các Ma Giới Kị Sĩ và Ma Giới Tu Sĩ tài giỏi nhất mới được đến làm việc và giám sát tại đây có thể ra lệnh cho bất cứ Ma Giới Kị Sĩ hay Ma Giới Tu Sĩ nào và ở bất cứ đâu. Hội Đồng Tối Cao chỉ ra mặt khi phát hiện những mối nguy hiểm lớn có thể gây ra đại họa.
Tham khảo.
https://garo.fandom.com/wiki/GARO_Wiki | 1 | null |
Hari (), tên thật là Jeong Sung-kyung (, sinh 6 tháng 2 năm 1990) là một ca sĩ người Hàn Quốc được biết đến sau đĩa đơn năm 2012, "Gwiyomi" mà sau đó đã trở thành hiện tượng Internet đầu năm 2013. Hiện tại cô ký hợp đồng với Dandi Recordz. | 1 | null |
Bánh cà rốt là một món bánh ngọt có cà rốt là một trong những thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng của bánh. Bánh có dạng mềm và thường kèm theo các loại hạt ngũ cốc như hạt dẻ, hồ đào, óc chó khi ăn ngoài cảm giác thơm mềm, còn có thêm vị bùi của các loại hạt trên. Khi chế biến bánh, cà rốt được nấu mềm đảm bảo cho bánh mềm, dẻo quánh. Cà rốt cũng chủ động làm nổi bật hương vị, cấu trúc và hình dạng bánh. Loại bánh này khá phổ biến ở châu Âu.
Nguyên liệu và chế biến.
Bánh cà rốt giống "bánh mì nhanh" (quick bread) ở phương pháp chuẩn bị (trộn chung các nguyên liệu ướt như đường và trứng, trộn chung các nguyên liệu khô, trộn hai hỗn hợp khô và ướt với nhau) và có tính chất "kiên định" khi thành phẩm (đặc hơn bánh bông lan thường và lợn cợn thô ráp hơn). Ngoài ra còn có thể thêm vào bánh nho khô, các loại hạt hay ăn với kem phô mai tùy thích.
Công thức tham khảo.
Cà rốt gọt vỏ, bào mịn: 2 trái. Sau đó trộn hỗn hợp (280g) bột mì, 1/2 muỗng baking soda, 1/2 muỗng bột quế vào chung một tô để riêng. Trong một tô khác, bỏ (150g) đường trắng và trứng: 4 quả rồi dùng máy đánh trứng đánh lên cho đến khi nổi bọt khoảng 1 phút. Đánh cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt lại là đúng. Tiếp đến băm nguyễn vỏ chanh và vỏ cam bỏ vào chén riêng. Trộn hạt óc chó vào hỗn hợp Cà rốt, vỏ chanh, vỏ cam ở trên vào hỗn hợp bột ở trên. Tiếp đó bỏ bơ nhạt (50g) vào hỗn hợp bột. Đánh hỗn hợp bột lên cho đến khi hỗn hợp quện đều. Bỏ hỗn hợp bánh vào khuôn. Nướng ở vị trí giữa lò khoảng từ 30-35 phút ở tốc độ thấp cho đến khi thử xiên tăm vào bánh, rút ra thấy khô là được. Sau đó bỏ bánh ra khỏi lò, để yên 5 phút cho nguội bớt rồi để bánh lên giá lưới, bóc bỏ lớp giấy lót rồi để bánh nguội hẳn. Trét phần Cream cheese vào mặt trên của bánh và thưởng thức. Có thể dùng bánh ăn kèm với nước Sốt chanh dây để tăng thêm vị ngon của bánh.
Trình bày.
Bánh cà rốt có thể ăn không hoặc ăn với kem trứng, kem phô mai... Các dạng thường gặp của bánh cà rốt là ổ bánh, cái bánh hay bánh cupcake cà rốt. Taị Anh và Bắc Mỹ có loại đóng gói và loại bánh tươi từ tiệm bánh. Nhiều khi bánh cà rốt còn được làm thành bánh nhiều lớp.
Lịch sử.
Cà rốt đã được dùng làm bánh ngọt từ thời Trung cổ, khi mà chất làm ngọt thì hiếm và mắc còn cà rốt thì ngọt chỉ thua của cải đường lại dễ kiếm. Nguồn gốc của bánh cà rốt còn gây tranh cãi. Sử nổi tiếng trở lại của bánh cà rốt tại Anh có lẽ do sự thiếu thốn trong Thế chiến thứ 2, và sự giới thiệu kỹ lưỡng của Bobby Charlton sau đó.
Bánh cà rốt trở nên phổ biến tại nhà hàng và quán cà phê ở từ đầu thập niên 1960. Ban đầu là hàng "mới lạ", nhưng càng về sau càng được thực khách yêu thích. Năm 2005, bánh cà rốt với kem phô mai được bầu chọn đứng hạng 5 trong số các mốt ăn uống nhất thời thập niên 70. Theo khảo sát của Radio Times năm 2011, bánh cà rốt là bánh ngọt yêu thích của nước Anh | 1 | null |
Giám đốc âm nhạc hay giám đốc thu âm (còn gọi là giám đốc sản xuất âm nhạc) là một người trong hãng đĩa thu âm chuyên làm việc trong quản lý cấp cao, ra quyết định điều hành cho các nghệ sĩ của hãng. Vai trò của họ cực kỳ đa dạng nhưng về bản chất, họ có thể giám sát một hay nhiều khía cạnh của một hãng thu âm, bao gồm A&R, hợp đồng, quản lý, phát hành, sản xuất, chế tạo, marketing/quảng bá, phân phối, bản quyền và tour lưu diễn. | 1 | null |
Nê Lê (chữ Hán: 泥黎) là tên một địa danh cổ, được nhiều học giả xác định là ở vùng Đồ Sơn (Việt Nam) ngày nay. Địa danh này được ghi nhận là nơi đầu tiên truyền bá đạo Phật vào Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, tương truyền các tăng sĩ Ấn Độ đi truyền giáo đã xây dựng một bảo tháp theo phong cách thời Asoka tại đây.
Từ nguyên.
Nê Lê trong các tài liệu chữ Hán được viết là "泥黎". Theo Claude Madroll, căn cứ theo mặt chữ Hán mà giải thích Nê Lê có nghĩa là "bùn đen". Từ đó cho rằng Nê Lê ở vùng Đồ Sơn - Hải Phòng, bởi vùng này có nhiều bùn đen.
Theo Tự điển Phật học, "Nê-lê" (泥黎) là phiên âm của từ "niraya" (निरय) trong tiếng Nam Phạn. Từ có ý nghĩa đồng nhất trong tiếng Bắc Phạn là "naraka" (नरक), được phiên âm thành "Na-lạc-ca" (那落迦), "Nại-lạc" (奈落) hay "Na-lạc" (那落). Theo quan niệm của Phật giáo, đây là cảnh giới mà người tạo nghiệp ác sẽ rơi vào, tương đương với địa ngục.
Mô tả.
Theo tài liệu Giao Châu ký (交州記, thế kỷ IV) của Lưu Hân Kỳ (劉欣期) thời Đông Tấn, thì ""...Thành Nê Lê ở phía nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục xây dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là Kim tượng."
Sách Thủy kinh chú (thế kỷ VI) của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy, dẫn theo sách "Lâm Ấp ký" (林邑記) chép: ""Từ Giao Chỉ đi về phía Nam, có ngách sông chảy ra từ phố Đô Quan Tắc. Con sông này từ phía đông đi qua huyện An Định, đi ngang với sông Trường Giang ở phía Bắc. Trong sông, có nơi Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, nghe nói là do vua A-dục dựng."
Sách Thái Bình hoàn vũ ký (太平寰宇記) của Nhạc Sử (樂史) thời Tống, cũng dẫn theo "Giao Châu ký" của Lưu Hân Kỳ, chép ""Thành Nê Lê ở Đông Nam huyện An Định".
Vị trí trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Căn cứ vào các ghi chép của các tài liệu cổ chữ Hán, các nhà nghiên cứu khẳng định có sự tồn tại của thành Nê Lê và tháp Asoka tại khu vực Đồ Sơn ngày nay. Sách Thiền uyển tập anh có chép truyện Quốc sư Thông Biện trả lời Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu, dẫn theo "Đàm Thiên pháp sư truyện" trong Tục cao tăng truyện: "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy.", được các nhà nghiên cứu xem như chứng cứ lịch sử cho thấy Phật giáo đã được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. | 1 | null |
Lysorophus là một chi động vật bốn chân thuộc bộ Lysorophia, đã tuyệt chủng vào kỷ Permi. Hầu hết các mẫu vật được tìm thấy từ Bắc Mỹ được cho là của loài "Lysorophus tricarinatus" được mô tả chính thức đầu tiên do thiếu các đặc tính nhận diện, tuy nhiên một số loài khác cũng đã được mô tả. "Lysorophus" là loài lưỡng cư giống kỳ giông nhỏ. Chúng sống trong vùng nước ngọt, ngủ hè trong hang hốc vào thời kỳ khô hạn. | 1 | null |
Pantylus là một loài lepospondyl tuyệt chủng từ kỷ Permi ở Bắc Mỹ.
Pantylus có thể là một động vật chủ yếu trên đất liền, xét trên chi cấu tạo tốt của nó. Nó dài khoảng 25 cm (10 in), và giống như một con thằn lằn với một hộp sọ lớn và chi ngắn. Nó có rất nhiều răng cùn, và có lẽ săn động vật có xương sống. | 1 | null |
Hồ Chaubunagungamaug là một hồ nước tại thị trấn của Webster, Massachusetts, Hoa Kỳ, gần biên giới với Connecticut. Hồ có tên đầy đủ là Chargo-ggagoggmanchauggagogg-chaubunagungamaugg là tên địa danh dài nhất ở Hoa Kỳ. Hồ có diện tích 5,84 km2. Hồ này được tạo nên từ sự rút lui của các dòng sông băng trong thời kỷ băng hà cuối cùng và được bổ sung nước từ các dòng suối.
Hồ này được biết đến từ khá sớm với nhiều tên gọi khác nhau như Chabanaguncamogue, Chaubanagogum, và Chaubunagungamaug. Những cái tên này đều mang chung một ý nghĩa "Hồ câu cá sát biên giới". Đây là nơi tập trung của bộ lạc người da đỏ Nipmuc. | 1 | null |
HMS "Garland" (H37) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này vào năm 1936–1939, thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, nó bị hư hại nặng do những quả mìn sâu của chính nó nổ sớm; việc sửa chữa kéo dài mất sáu tháng, nhưng trước khi hoàn tất, nó được chuyển cho Hải quân Ba Lan vào tháng 5 năm 1940 và đổi tên thành ORP "Garland". Sau đó con tàu được điều sang Hạm đội Địa Trung Hải hộ tống các đoàn tàu vận tải trước khi điều về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây vào tháng 9 cho nhiệm vụ hộ tống. Nó đã hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Gibraltar đến Malta trong Chiến dịch Halberd vào tháng 9 năm 1941, rồi hộ tống Đoàn tàu vận tải PQ-16 từ Iceland đến Murmansk vào tháng 5 năm 1942. Nó bị hư hại nặng do một quả bom ném từ máy bay ném bom Đức nổ sát lườn tàu trong chiến dịch này, và phải mất ba tháng để sửa chữa.
"Garland" sau đó chuyển sang Lực lượng Hộ tống giữa đại dương tại Đại Tây Dương cho đến tháng 12 năm 1943, khi nó được điều đến Freetown, Sierra Leone để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại ngoài khơi Tây Phi. Đến tháng 4 năm 1944, nó được điều trở lại Địa Trung Hải cũng trong nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó đã đánh chìm một tàu ngầm U boat Đức vào tháng 9 trước khi quay trở về Anh cho một đợt tái trang bị kéo dài chỉ hoàn tất vào tháng 3 năm 1945. "Garland" sau đó quay lại Khu vực Tiếp cận phía Tây, nhưng chỉ để vận chuyển hàng tiếp liệu khẩn cấp đến các thị trấn Bỉ và Hà Lan sau khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu vào tháng 5. Con tàu được Ba Lan hoàn trả cho Anh vào tháng 7 năm 1946; rồi được bán cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan vài tháng sau đó để sử dụng như một tàu huấn luyện. Nó được tái trang bị như một tàu huấn luyện chống tàu ngầm vào năm 1948 và đổi tên thành HNLMS "Marnix" vào năm 1950. Nó được xếp lại lớp như một tàu frigate vào năm 1952 và tiếp tục phục vụ cho đến năm 1964, khi nó ngừng hoạt động, và bị tháo dỡ sau đó.
Thiết kế và chế tạo.
"Garland" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Garland" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Garland" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Đến giữa năm 1940, số này được tăng lên 44 quả.
"Garland" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 22 tháng 8 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering ở Govan, Scotland; được hạ thủy vào ngày 24 tháng 10 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 3 tháng 3 năm 1936 với chi phí 250.664 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Các cải biến trong chiến tranh.
Hầu hết những chiếc cùng lớp với "Garland" đều có dàn ống phóng ngư lôi phía sau được thay thế bằng pháo phòng không 12-pounder sau cuộc triệt thoái Dunkirk năm 1940, nhưng không thể biết chính xác thời điểm cải biến. Đến năm 1942, dàn hỏa lực phòng không tầm ngắn của nó được tăng cường hai khẩu Oerlikon 20 mm trên bệ đèn pha và một cặp khác hai bên cánh của cầu tàu. Tháp pháo ‘Y’ cũng được tháo dỡ để tăng số lượng mìn sâu mang theo. Sau đó các khẩu súng máy.50 caliber được thay bằng một cặp pháo Oerlikon 20 mm. Tháp điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa bên trên cầu tàu được tháo dỡ sau năm 1942, thay bằng bộ radar Kiểu 271 dò tìm mục tiêu, và tháp pháo ‘B’ được thay bằng một dàn Hedgehog (súng cối chống tàu ngầm). Radar Kiểu 286 dò tìm mặt biển tầm ngắn có lẽ cũng được trang bị vào khoảng giữa chiến tranh. Con tàu còn được trang bị máy định vị vô tuyến HF/DF trên cột ăn-ten chính.
Lịch sử hoạt động.
HMS "Garland", 1936-1940.
Sau khi nhập biên chế, "Garland" được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này vào năm 1938- 1939 để thi hành chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Con tàu được đại tu tại Sheerness từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 5 tháng 7 năm 1937 và từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 28 tháng 7 năm 1938, khi turbine hơi nước áp lực thấp được sửa chữa. Nó đã tuần tra ngoài khơi Síp vào tháng 7 năm 1939.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Garland" đang trên đường từ Alexandria đến Aden, và đến nơi vào ngày 6 tháng 9. Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Malta, một số quả mìn sâu của nó đã phát nổ sớm vào ngày 17 tháng 9, làm hư hại nặng phần đuôi tàu. Nó phải được kéo quay trở lại Alexandria để được sửa chữa tạm thời, rồi được kéo đến Malta để sửa chữa triệt để từ ngày 11 tháng 10 năm 1939 đến ngày 8 tháng 5 năm 1940. Không lâu trước khi việc sửa chữa hoàn tất, "Garland" được giao cho Hải quân Ba Lan mượn vào ngày 3 tháng 5 năm 1940, nhân ngày kỷ niệm Hiến pháp Ba Lan 3 tháng 5 năm 1791.
ORP "Garland", 1940-1946.
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, "Garland" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Hy Lạp vào cuối tháng 6 năm 1940. Trong Chiến dịch Hats, nó bị hư hại nhẹ bởi không kích của máy bay Ý vào ngày 31 tháng 8 đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Malta. Nó được chuyển sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây vào giữa tháng 9, và được điều về Đội hộ tống 10. Vào ngày 13 tháng 11, nó bị hư hại nặng do bão tố đang khi hộ tống thiết giáp hạm , có hai người bị bão cuốn xuống biển, và phải mất trên một tháng để sửa chữa. Đến đầu tháng 1 năm 1941, con tàu được trang bị hệ thống sonar mới ASDIC. Nó được chuyển sang Đội hộ tống 14 vào tháng 4, và trong một thời gian ngắn được điều sang Hạm đội Nhà hộ tống một tàu chở dầu trong cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Spitsbergen vào tháng 7. Sau khi quay trở lại, nó gia nhập Đội hộ tống B3 cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương.
Vào cuối tháng 9, "Garland" hợp cùng chiếc ORP "Piorun" cũng với một thủy thủ đoàn Ba Lan trong Chiến dịch Halberd nhằm hộ tống một đoàn tàu vận tải lớn đi đến Malta đang bị phong tỏa. Cả hai đã hộ tống thiết giáp hạm quay trở lại Gibraltar sau khi chiếc này trúng ngư lôi trong chiến dịch trên. Sau đó nó gia nhập trở lại Đội hộ tống B3, được tái trang bị tại Middlesbrough từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 5 năm 1942, rồi được phân công hộ tống Đoàn tàu vận tải PQ-16 vào cuối tháng 5. Vào ngày 27 tháng 5, một quả bom ném từ một máy bay ném bom Junkers Ju 88 đã nổ cách lườn tàu bên mạn phải, gây thương vong nặng cho các khẩu pháo ‘A’ và ‘B’ cũng như các khẩu đội Oerlikon 20 mm và súng máy.50 caliber bên mạn phải, với 22 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa cũng bị phá hủy, và nó được lệnh di chuyển độc lập đến Murmansk để sửa chữa tạm thời. Công việc kéo dài hơn một tháng để hoàn tất, và nó lên đường vào ngày 4 tháng 7 hướng đến Troon trong thành phần Đoàn tàu vận tải QP-13. Công việc sửa chữa triệt để chỉ hoàn tất vào ngày 21 tháng 9.
Con tàu gia nhập trở lại Đội hộ tống B3 cho đến khi nó trải qua một đợt tái trang bị từ tháng 5 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 8 tháng 9. "Garland" được phân về Đội hỗ trợ 8 và đã hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải nhỏ vận chuyển binh lính Đồng Minh đến Azores xây dựng các sân bay tại đây sau khi đạt thỏa thuận với Bồ Đào Nha vào cuối tháng 9. Từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 4 năm 1944, nó đặt căn cứ tại Freetown để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại từ đây đến Gibraltar. Đến tháng 5, nó được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 14 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải để hộ tống các đoàn tàu vận tải và hỗ trợ các hoạt động của Đồng Minh tại vùng biển Aegea. Vào ngày 19 tháng 9 năm 1944, cùng với hai tàu khu trục Anh khác, nó đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-407" ngoài khơi Santorini. Sang tháng tiếp theo, nó hỗ trợ hoạt động giải phóng Hy Lạp của Đồng Minh sau khi quân Đức rút lui khỏi nơi đây.
Vào ngày 20 tháng 11, "Garland" quay trở về Anh cho một đợt tái trang bị lớn tại xưởng tàu Devonport kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1945. Nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 8 thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, nhưng chỉ vừa hoàn tất việc chạy thử máy khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu vào tháng 5. Con tàu đã vận chuyển hành tiếp liệu cứu trợ khẩn cho Bỉ và Hà Lan sau đó, và vào cuối năm 1945 đã tham gia Chiến dịch Deadlight, việc đánh chìm các tàu ngầm U-boat chiếm được của Đức. Đến đầu năm 1946, con tàu đã tuần tra tại vùng biển Na Uy, rồi được điều về Hải đội Ba Lan tại Rosyth suốt tháng 6. Đến cuối tháng 7, nó được cho xuất biên chế và được Ba Lan hoàn trả, và được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 8.
HNLMS "Marnix", 1946-1964.
Vào ngày 14 tháng 11 năm 1946, "Garland" được bán trong tình trạng hiện hữu cho Hải quân Hoàng gia Hà Lan với giá 9.000 Bảng Anh và vào ban đầu được sử dụng như một tàu huấn luyện. Nó được tân trang vào năm 1948 như một tàu huấn luyện chống tàu ngầm. Điều này có thể do "Garland" đã được tái trang bị lại với pháo phòng không tại các vị trí tháp pháo 'A' và 'X', một dàn cối Hedgehog chống tàu ngầm ở vị trí 'B' và sáu khẩu Oerlikon 20 mm. Nó có bốn máy phóng và hai đường ray thả mìn sâu. Con tàu được đổi tên thành HNLMS "Marnix" vào ngày 16 tháng 1 năm 1950, và đã thực hiện chuyến viếng thăm các cảng miền Nam Anh Quốc trong tháng 3. "Marnix" được xếp lại lớp như một tàu frigate vào năm 1952 và được đại tu toàn diện trong các năm 1955–1956. Nó ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 1 năm 1964 và bị tháo dỡ sau đó. | 1 | null |
HMS "Gipsy" (H63) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó trải qua phần lớn thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, và không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, nó được điều về quần đảo Anh hộ tống tàu bè tại vùng biển nhà. Không đầy một tháng sau đó, vào ngày 21 tháng 11 năm 1939, nó trúng phải một quả mìn bên ngoài cảng Harwich và bị đắm với tổn thất 30 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Xác tàu đắm của nó được tháo dỡ dần trong chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo.
"Gipsy" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Gipsy" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Gipsy" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Gipsy" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 4 tháng 9 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering ở Govan, Scotland; được hạ thủy vào ngày 7 tháng 11 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 22 tháng 2 năm 1936 với chi phí 250.364 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Ngoài một giai đoạn ngắn được phân về Chi hạm đội Khu trục 20 trực thuộc Hạm đội Nhà sau khi nhập biên chế, "Gipsy" trải qua hầu hết thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 1 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó được tái trang bị tại xưởng tàu Devonport từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 30 tháng 7 năm 1938.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Gipsy" được bố trí cùng Chi hạm đội Khu trục 1 để tuần tra chống xâm nhập tại khu vực Đông Địa Trung Hải, đặt căn cứ tại Alexandria. Nó cùng toàn bộ chi hạm đội được chuyển thuộc quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Plymouth vào tháng 10. Vào ngày 12 tháng 11, nó va chạm với tàu chị em trên đường đi Harwich để gia nhập đơn vị mới, Chi hạm đội Khu trục 22, nhưng chỉ bị hư hại nhẹ. Con tàu đã cứu vớt ba thành viên đội bay Đức ngoài khơi cảng Harwich vào ngày 21 tháng 11, và đã quay về cảng để bàn giao tù binh cho Lục quân. Chiều tối ngày hôm đó, nó lên đường cùng với , và để tuần tra tại Bắc Hải. Bên ngoài cảng, nó trúng phải một quả mìn từ tính phía giữa tàu, có thể được rải bởi chiếc máy bay mà đội bay đã được nó cứu vớt, và bị chìm ở tọa độ . Ba mươi thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm hạm trưởng, đã bị thiệt mạng. 115 người sống sót được các tàu khu trục khác cứu vớt.
Xác tàu đắm nằm ở tư thế thăng bằng trên đáy biển, chỉ với cầu tàu nhìn thấy đước trên mặt nước khi thủy triều cao, nhưng nó chặn mất luồng ra vào cảng. Chỉ còn lại những tấm thép bung ra nối liền hai phần chính của con tàu, chúng được cắt bằng chất nổ khi việc trục vớt được tiến hành không lâu sau đó. Hai phần rời ra của xác tàu được trục vớt bằng xà lan nổi và được tháo dỡ sau đó; sắt vụn và kim loại màu đã được thu hồi trong giai đoạn từ tháng 6 năm 1940 đến tháng 2 năm 1944. | 1 | null |
Gonorynchiformes là một bộ cá vây tia bao gồm một nguồn cá thực phẩm quan trọng là cá măng sữa ("Chanos chanos", họ Chanidae), và một loạt các loài ít được biết đến hơn, gồm cả cá nước ngọt lẫn cá nước mặn.
Tên gọi khác "Gonorhynchiformes", với bổ sung chữ "h", cũng thường được thấy, nhưng nó không là tên gọi chính thức.
Gonorynchiformes có miệng nhỏ và không răng. Chúng là nhóm duy nhất trong nhánh Anotophysa, một phân nhánh của Ostariophysi. Chúng có đặc trưng là có cơ quan Weber nguyên thủy, được hình thành từ ba đốt sống đầu tiên và một (hoặc nhiều hơn) xương đầu trong đầu. Cơ quan này được người ta coi là cơ quan thính giác, và nó cũng được tìm thấy ở các dạng tân tiến hơn và phức tạp hơn trong nhóm cá có quan hệ họ hàng gần là cá dạng cá chép, chẳng hạn ở cá chép. Giống như các loài cá trong bộ Cá chép (Cypriniformes), các loài cá trong bộ Gonorynchiformes sinh ra một chất hòa tan được trong nước từ da của chúng khi bị thương tổn, có tác động như một loại tín hiệu cảnh báo cho những con cá khác.
Phân loại.
Mặc dù nhiều họ khá nhỏ, nhưng người ta cũng phát hiện được một vài chi đã hóa thạch. Danh sách dưới đây liệt kê các nhóm trong bộ Gonorynchiformes bao gồm cả cá hóa thạch với miêu tả ngắn. Chúng được liệt kê theo trật tự gần đúng về việc các đặc trưng nguyên thủy ở mức độ như thế nào.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Betancur và ctv (2013). | 1 | null |
Ân Hạo (chữ Hán: 殷浩, ? - 356), tên tên tự là Thâm Nguyên (深源), nguyên quán ở huyện Trường Bình, Trần quận, là đại thần, tướng lĩnh dưới thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế và thời trẻ.
Ân Hạo xuất thân trong một gia đình thế tộc. Cha của ông là Ân Tiện, tên tự là Hồng Kiều (洪喬), làm quan đến chức thái thú Dự Chương trong triều đình. Lúc sinh thời Ân Tiện chiêu tập nhiều bậc danh sĩ, trí giả hơn 100 người, trở nên rất nổi tiếng. Không rõ Ân Hạo được sinh năm nào và mẹ của ông là ai.
Ân Hạo được sử sách mô tả là người có tài năng và cũng khá nổi tiếng ngay từ lúc nhỏ. Ông có quan hệ tốt với chú là Ân Dung. Do thanh danh của mình nên Ân Hạo được Chinh Tây tướng quân Dữu Lượng (cậu ruột của Tấn Thành Đế) tuyển mộ, sau đó ít lâu bổ làm Tư đồ tả trưởng sử. Về sau, Ân Hạo lại được Chinh Tây tướng quân mới là Dữu Dực tiến cử. Triều đình nghe theo, bổ nhiệm ông làm Thị trung, An Tây quân ti, nhưng ông xưng có bệnh, không nhận chức quan rồi trở về quê, ẩn cư hơn 10 năm.
Trong vòng 10 năm ẩn cư, Ân Hạo nhiều lần được mời về triều đình nhưng ông đều từ chối. Tướng Giang Hạ là Tạ Thượng và Huyện lệnh Trường Sơn Vương Mông thường khuyên ông nhận chức cũng không được. Trong triều, các đại thần liên tiếp tiến cử Ân Hạo. Năm 346 thời Tấn Mục Đế, Vệ tướng quân Trữ Bầu tiến cử ông làm Kiến Vũ tướng quân, Thứ sử Dương châu nhưng Ân Hạo viết thư chối từ.
Đại thần triều đình.
Đầu thời Tấn Mục Đế, các trọng thần Dữu Băng, Dữu Dực rồi Hà Sung lần lượt qua đời. Tuy nhiên lúc này lại nổi lên thế lực của tướng quân Hoàn Ôn. Sau khi tiêu diệt được nước Thành Hán vào năm 348, uy tín của Hoàn Ôn trong triều ngày càng lớn mạnh, đe dọa đến triều đình trong khi Mục Đế còn quá nhỏ tuổi. Cối Kê vương Tư Mã Dục, người quản lý triều đình lo sợ, bèn nghe theo đề nghị của Trữ Bầu, mời Ân Hạo vào triều. Ân Hạo từ chối suốt từ tháng 3 đến tháng 7, cuối cùng chấp nhận.
Đối đầu với Hoàn Ôn.
Ân Hạo được triều đình phong làm Kiến Vũ tướng quân, thứ sử Dương châu, trở thành tâm phúc của Tư Mã Dục và nắm quyền quản lý triều chính. Ông có ý định chống đối với Hoàn Ôn, nên từ đó giữa hai người sinh ra hiềm khích.
Tuy nhiên ít lâu sau, cha qua đời, Ân Hạo tạm thôi chức để chịu tang. Triều đình gia cho Thái Mô tạm quản lý Dương châu thay ông. Đến khi hết tang, ông về triều, được giữ chức cũ và quyền lực cũng lớn hơn. Ông phong cho Chinh bắc trưởng sử Tuân Tiện làm Ngô quốc nội sử, Giang châu thứ sử Vương Hi Chi làm Hộ quân tướng quân để cùng đối kháng Hoàn Ôn. Nhưng Vương Hi Chi thường khuyên ông không nên gây hiềm khích. Ân Hạo không nghe.
Năm 350, Ân Hạo dâng sớ kể tội Thái Mô phạm tội bất kính, giáng làm dân thường. Từ đó quyền lực của Ân Hạo bao trùm triều đình, ai nấy đều phải sợ.
Đem quân bắc phạt.
Năm 349, hoàng đế Hậu Triệu là Thạch Hổ qua đời, Hậu Triệu phát sinh rối loạn. Ân Hạo bèn quyết định cử binh bắc phạt để thống nhất Trung Quốc. Năm 350, ông được phong làm Trung quân tướng quân, Giả tiết, Đô đốc năm châu quân sự là Dương, Dự, Từ, Duyện, Thanh. Cùng năm đó, Hoàn Ôn thượng biểu bắc phạt nhưng triều đình không xem xét và hạ lệnh xuống. Hoàn Ôn biết rằng Ân Hạo muốn chống mình, nên rất tức giận. Sau đó, Hoàn Ôn lại nhiều lần thỉnh cầu bắc phạt nhưng triều đình không phê chuẩn. Đến năm 352, Ôn đưa 50.000 quân tiến về phía đông, hướng đến Kiến Khang định diệt trừ Ân Hạo. Ân Hạo định cầu hòa, nhưng sau đó Hoàn Ôn tự động lui quân trước do sự khuyên ngăn của Vương Bưu Chi.
Năm 352, đến lượt Ân Hạo thượng biểu bắc phạt. Ông đưa quân tiến công các vùng Hứa Xương, Lạc Dương và sai thái thú Hoài Nam Trần Quỳ, Thứ sử Duyện châu Thái Duệ làm Tiên phong, Tạ Thượng, Tuân Tiện là Đốc thống, lấy lúa hơn 1.000 khoảnh ruộng ở phía tây Trường Giang làm quân lương, rồi dẫn quân bắc phạt.
Quân của Ân Hạo tiến về thành Hứa Xương thì tướng vừa quy hàng là Trương Ngộ làm binh biến phản lại, Ân Hạo đành phải dừng việc tiến về phía bắc để lo diệt Trương Ngộ. Ông sai Tạ Thượng cùng Diêu Tương tiến đánh Trương Ngộ nhưng do Ngộ được Tiền Tần giúp sức nên quân Tấn bị đại bại. Ân Hạo đành lui về Thọ Xuân.
Không chịu thất bại, đến tháng 9 cùng năm, Ân Hạo lại một lần nữa khởi binh bắc phạt nhằm vào nước Tiền Tần, đóng quân ở Tứ Khẩu. Ông sai thái thú Hà Nam Đái Thi đóng ở Thạch Môn, thái thú Huỳnh Dương Lưu Độn đóng ở Thạch Môn, để làm hậu bị. Khi đến Thọ Dương, Ân Hạo dụ các đại thần của vua Tiền Tần Phù Kiện là Lương An, Lôi Nhương đến, bảo nếu giết Phù Kiện sẽ phong cho chức to. Tuy nhiên sau đó hai người này bị Phù Kiện giết chết. Trong khi đó, Ân Hạo nghi kị tướng dưới quyền Diêu Tương nên muốn giết đi, bèn sai Lưu Khải giữ Tiếu Thành, dời ông đi Lê Đài, Lương quốc, dâng biểu xin cho ông thụ chức Lương quốc nội sử.
Ân Hạo thượng biểu xin Mục Đế cho mình đóng ở Lạc Dương, tu sửa viên lăng, lại sai Quan Quân tướng quân Lưu Hiệp giữ Lộc Thai, Kiến Vũ tướng quân Lưu Đôn đóng ở Thượng Viên, xin triều đình cho mình thôi chức ở Dương châu để đóng ở Lạc Dương. Triều đình không chịu. Hạo lại rút quân về Thọ Dương.
Sang tháng 9 năm 353, Ân Hạo dẫn 70.000 quân bắc phạt lần nữa. Tuy nhiên lần này Diêu Tương có ý làm phản, bèn nhân lúc Ân Hạo đưa quân đến, cho thủ hạ giả làm dân ban đêm bỏ trốn để phục kích. Khi vào đến núi, quân của ông bị Diêu Tương đánh dữ dội, bản thân ông phải chạy đến Tiếu thành, hơn vạn quân bị Diêu Tương sát hại, quân lương và vật tư trong quân bị lấy đi hết. Ân Hạo lại sai Lưu Khải và Vương Bân tiến công trở lại Diêu Tương, nhưng bị thua trận, Khải và Bân bị giết.
Mất chức và qua đời.
Việc Ân Hạo liên tiếp thua trận làm Hoàn Ôn không thể nhịn được, đến năm 354 thì thượng biểu lên Tấn triều đòi cách chức Ân Hạo. Triều đình đành phải nghe theo, phế ông làm Thứ nhân, đày sang huyện Tín An, quận Đông Dương. Ân Hạo không than vãn nửa lời. Nhiều người thương tiếc cho ông.
Trong thời gian bị lưu đày, Ân Hạo nhờ lại lúc mình còn phú quý, đau buồn vô cùng, vịnh một bài rằng
Không lâu sau, Hoàn Ôn lại mời ông về làm Thượng thư lệnh. Ân Hạo vui mừng đồng ý, viết thư đáp lại, nhưng lời lẽ không vừa lòng Hoàn Ôn nên bị Ôn ghét, không cho gọi nữa.
Năm 356, Ân Hạo mất ở Tín An, không rõ bao nhiêu tuổi. Triều đình cho khôi phục quan tước cho ông.
Ân Hạo có một người con là Ân Quyên. Năm 371, thời Tấn Giản Văn Đế, bị Hoàn Ôn vu cho tư thông với Vũ Lăng vương Tư Mã Hi làm phản, bị giết chết | 1 | null |
Jules Roy (22.10.1907 – 15.6.2000) là quân nhân và nhà văn người Pháp, đã đoạt Giải thưởng lớn Văn học của Viện Hàn lâm Pháp năm 1958.
Tiểu sử.
Jules Roy sinh tại Rovigo (Algérie). Ông sống thời niên thiếu trong một trang trại của ông bà ngoại, rồi vào học trong một chủng viện Công giáo ở Algérie, sau đó gia nhập quân đội Pháp ở Bắc Phi. Sau khi Lực lượng Đồng minh tái chiếm Bắc Phi, ông sang Anh chiến đấu trong Không lực Hoàng gia Anh, chỉ huy một phi đội, từng tham gia nhiều cuộc không kích vùng Ruhr. Giai đoạn này trong cuộc sống được ông dùng làm nền cho quyển truyện kể "La Vallée heureuse" (Thung lũng hạnh phúc), đoạt giải Renaudot năm 1940 (nhưng tới năm 1946 mới trao giải) cùng nhiều tác phẩm khác .
Tháng 6 năm 1953, khi đang mang quân hàm đại tá, ông xin giải ngũ vì chống cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp. Sau khi giải ngũ, ông dành toàn thời gian để sáng tác. Sau cái chết của người bạn - nhà văn Albert Camus - ông cũng công khai tố cáo sự tàn bạo của cuộc chiến tranh Algérie.
Năm 1963 giám đốc sáng lập báo "L'Express" Jean-Jacques Servan-Schreiber đã biếu tổng thống Mỹ John F. Kennedy quyển "La bataille de Dien Bien Phu" của Jules Roy viết về trận Điện Biên Phủ. Kennedy đã nhờ vợ là Jacqueline Kennedy Onassis dịch tóm lược sang tiếng Anh. Schreiber đã thuật lại vụ việc này trong hồi ký của ông.
Năm 1978, Jules Roy về sống ở Vézelay (Yonne), và tiếp tục viết trong suốt quãng đời còn lại. Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2000 và được an táng ở nghĩa trang Vézelay.
Đời tư.
Jules Roy kết hôn với Mirande Grimal. Họ có hai người con: Jean-Louis và Geneviève. Sau khi ly dị, ông tái hôn với Tatiana Soukoroukoff năm 1965. | 1 | null |
Coursera () là một công ty công nghệ giáo dục chuyên cung cấp các khoá học trực tuyến đại chúng mở ("massive open online course - MOOC"). Công ty được thành lập bởi hai giáo sư khoa học máy tính Andrew Ng và Daphne Koller thuộc Đại học Stanford. Coursera hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới để cung cấp một số khoá học trên mạng của các trường này cho người đăng ký, các khoá học có thể thuộc ngành khoa học kỹ thuật, nhân văn học, y học, sinh học, khoa học xã hội, toán học, kinh tế học, khoa học máy tính và một số lĩnh vực khác.
Mô hình kinh doanh.
Hợp đồng giữa Coursera và các trường đại học tham gia bao hàm một danh sách "động não" ("brainstorm") nhằm tạo thu nhập cho các đối tác, bao hàm phí chứng nhận, giới thiệu sinh viên tới các nhà tuyển dụng tiềm năng, dạy phụ đạo, tài trợ và học phí. Cho đến tháng 3 năm 2012, Coursera vẫn chưa tạo ra thu nhập. Vào tháng 7 cùng năm, cấp chứng chỉ và dịch vụ cung cấp thông tin cho các nhà tuyển dụng tiềm năng bắt đầu đi vào hoạt động. Trong tháng 4 năm 2012, Coursera đã được đầu tư tổng cộng 16 triệu USD bằng các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm. John Doerr cho rằng những người sử dụng sẽ trả phí cho các "dịch vụ ưu đãi và có giá trị". Các nguồn thu nhập sẽ được phân chia, với các trường đối tác nhận được một phần nhỏ của thu nhập và 20% của lợi nhuận thô.
Tháng 1 năm 2013, Coursera thông báo là Hội đồng Giáo dục Mỹ đã chuẩn y 5 khoá học trực tuyến trên Coursera được đánh giá theo chuẩn trường đại học. Tuy nhiên nhà báo Steve Kolowich cho rằng liệu các trường đại học có chấp thuận ý kiến của Hội đồng hay không thì còn là một dấu hỏi lớn Một số khóa học được giới thiệu và cấp bằng ở các trường đại học là:
Coursera cũng sẽ cung cấp các bài kiểm tra được giám sát thông qua dịch vụ ProctorU, một chương trình giám sát trực tuyến thông qua webcam. Dịch vụ này sẽ tốn lệ phí từ 60-90 Mỹ kim.
Coursera giảm thiểu chi phí của khoá học bằng cách sử dụng hệ thống chấm điểm bằng máy vi tính khi cần thiết, và những lúc không thể chấm bằng máy (ví dụ chấm các bài tập làm văn, làm thơ) thì Coursera sẽ yêu cầu người học chấm chéo các bài tập của nhau và sử dụng phương pháp thống kê để kiểm chứng kết quả đánh giá.
Cơ sở hạ tầng CNTT.
Coursera triển khai chương trình phục vụ mạng nginx trên hệ điều hành Linux trên nền của Amazon Web Services. Dữ liệu được lưu trữ ở Amazon S3 và việc tìm kiếm địa chỉ trang mạng được thực thi bởi chương trình CloudSearch với hơn 4,3 triệu tài liệu trên trang mạng. Trong mỗi tháng, cơ sở dữ liệu của chương trình phục vụ của Coursera (chạy trên RDS) trả lời hơn 10 tỉ truy vấn SQL, và Coursera phục vụ khoảng 500TB lưu lượng dữ liệu hàng tháng.
Khoá học.
Coursera cung cấp các khoá học trên mạng miễn phí trong các ngành học như Nhân văn, Y Dược, Sinh học, Khoa học Xã hội, Toán học, Kinh tế học, Khoa học máy tính, và một số ngành khác. Mỗi khoá học bao hàm những đoạn phim về bài giảng của các giảng viên, cùng bài tập về nhà, thường là với thời hạn một tuần. Trong phần lớn các môn học xã hội - nhân văn và các môn học mà việc thực hiện bài luận theo tiêu chuẩn thông thường không thể thực hiện được thì hệ thống bình duyệt được dùng để thay thế.
Hơn 100 khoá học trực tuyến đã được Coursera cung cấp cho đến mùa thu năm 2012. Trường đại học liên doanh của Thụy Sĩ là Học viện Bách nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) cung cấp các khoá học dạy tiếng Pháp. Trong tháng 11 năm 2012, Coursera công bố sẽ hợp tác với Hội đồng Giáo dục Mỹ ("American Council on Education - ACE") để "định giá" chất lượng khoá học trên Coursera.
Từ tháng 1 năm 2013, Coursera bắt đầu tổ chức cấp chứng chỉ hoàn tất khoá học với mức phí dao động từ 30-100 Mỹ kim, và có hỗ trợ tài chính đối với các học sinh gặp khó khăn. Đây được xem là một trong những nguồn thu rõ ràng nhất của Coursera, bên cạnh phí quảng cáo và phí dịch vụ giới thiệu sinh viên cho các doanh nghiệp. Hiện nay, loại hình dịch vụ học trả phí trên Coursera gọi là "Signature track". Học sinh đăng ký học trả phí sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học đó trên Coursera, và ngoài việc đóng học phí cũng phải công bố danh tính thật cho công ty bằng cách cung cấp ít nhất một trong các loại giấy tờ sau: bằng lái xe do Nhà nước cấp, hộ chiếu, và chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước. Học sinh cũng phải bắt buộc chuẩn bị webcam để tham gia khoá học trả phí.
Coursera cũng cung cấp các khóa học cấp bằng hợp tác với các trường Đại học. Ví dụ: nền tảng này là đối tác của HEC Paris về đổi mới và khởi nghiệp của Executive Master. Trực tuyến 100%, chương trình này nhằm mục đích đào tạo các giám đốc điều hành cấp cao chuyên về hai lĩnh vực này trong 18 tháng. Nó được khai trương vào tháng 3 năm 2017.
Đại học liên doanh.
Coursera thành lập năm 2012 và liên doanh với bốn đại học là Đại học Stanford, Đại học Princeton, Đại học Michigan và Đại học Pennsylvania. Thêm 12 đại học liên doanh với họ vào tháng 7 năm 2012 sau đó là thêm 17 đại học khác vào tháng 9 năm 2012. Sang tháng 2 năm 2013, Coursera công bố danh sách 29 đại học liên doanh với mình, nâng tổng số đại học liên doanh lên 62 và cung cấp các khoá học đầu tiên bằng tiếng Hoa, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Hiện nay tổng số đại học liên kết với công ty là 83. | 1 | null |
Đức Mẹ Mân Côi (còn gọi là "Đức Mẹ Mai Khôi", "Đức Mẹ Môi Côi", "Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi") là một danh hiệu của Đức Trinh Nữ Maria trong mối quan hệ với Kinh Mân Côi. Lễ Đức Mẹ Mân Côi được cử hành vào ngày 7 tháng 10 hằng năm, kỷ niệm chiến thắng quyết định của liên minh Kitô giáo trước hạm đội của Đế chế Ottoman trong Trận hải chiến Lepanto năm 1571. Vì vậy trước đây, ngày lễ này còn được gọi là Lễ Đức Mẹ Chiến Thắng. Năm1960, Giáo hoàng Gioan XXIII đổi tên lễ này thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi như ngày nay. | 1 | null |
Platytroctidae là một họ, chứa 39 loài cá biển sâu. Trước đây người ta xếp họ này trong bộ Argentiniformes hay bộ Osmeriformes, nhưng gần đây người ta tách nó sang bộ Alepocephaliformes .
Chúng được tìm thấy trên khắp các vùng biển thế giới, ngoại trừ Địa Trung Hải. Các loài cá này sinh sống ở vùng nước sâu, với độ sâu trung bình khoảng 300-1.000 m (980-3.300 ft), và một số loài có các cơ quan phát ra ánh sáng. Nói chung chúng là các loài cá có kích thước từ nhỏ tới trung bình, với chiều dài từ 9–33 cm (3,5-13 inch).
Phân loại.
Hiện tại, người ta biết 39 loài trong 13 chi. | 1 | null |
Adnan Januzaj (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá người Bỉ gốc Kosovo đang chơi ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Sevilla và đội tuyển Bỉ. Sinh ra tại thành phố Bruxelles của Bỉ, anh bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ Anderlecht và gia nhập Manchester United năm 2011 khi mới 16 tuổi.
Tiểu sử.
Januzaj được sinh ra tại Brussels, Bỉ. Gia đình Januzaj di cư đến Brussels từ năm 1992 để cha anh - ông Abedin tránh phải nhập ngũ quân đội Nam Tư. Cha của Januzaj là anh cả trong gia đình 6 anh em tới từ Istog, Kosovo.. 2 người chú của Januzaj, Januz và Shemsedin, là thành viên của quân đội Giải phóng Kosovo và đã từng tham gia trong cuộc chiến tranh Kosovo. Gia đình mẹ Januzaj bị chính quyền Nam Tư trục xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ theo một kế hoạch để ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc Albani. Vì Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, nên Januzaj thường xuyên đến thăm gia đình mình ở Kosovo trong mùa hè.
Sự nghiệp cầu thủ.
Januzaj bắt đầu sự nghiệp cầu thủ ở câu lạc bộ FC Brussels nhưng sau đó đã gia nhập câu lạc bộ Anderlecht khi mới 10 tuổi vào năm 2005. Anh rời Anderlecht để chuyển đến Manchester United vào tháng 3 năm 2011 khi mới 16 tuổi sau khi gây ấn tượng trong một buổi tập tại Brussels.
Cuối mùa giải 2012-2013, Sir Alex Ferguson đã chính thức đôn Januzaj lên đội một và trao cho cầu thủ này số áo 44. Sir Alex Ferguson đã điền tên anh vào trận đấu cuối cùng của mùa giải gặp West Bromwich Albion, nhưng anh không được sử dụng trong trận đấu. Với màn trình diễn ấn tượng, Januzaj đã giành được giải thưởng Denzil Haroun, cầu thủ đội dự bị xuất sắc nhất năm. Trong chuyến du đấu hè 2013, anh đã được đưa vào đội hình chính trong 2 trận gặp Clb Kitchee và Sevilla. Anh góp mặt trong đội hình chính cho chuyến du đấu châu Á hè 2013 và ghi bàn trong trận đấu cuối cùng gặp Kitchee của Hồng Kông. Trong trận đấu tôn vinh Rio Ferdinand trên sân Old Trafford; Januzaj được ra sân trong đội hình xuất phát và đóng góp được một đường kiến tạo cho bàn thắng duy nhất của đội bóng, tuy vậy Man United vẫn phải nhận trận thua 3–1 trước Sevilla.
11 tháng 8 năm 2013, Januzaj có trận đấu ra mắt đầu tiên cho Manchester United trước Wigan Athletic ở trận tranh Community Shield cup, khi anh vào sân thay thế Robin van Persie trong 6 phút cuối trận.
Một tháng sau đó, anh lần đầu tiên được thi đấu tại giải ngoại hạng khi vào sân thay Ashley Young ở phút 68 trong trận thắng 2–0 trên sân nhà trước Crystal Palace ngày 14 tháng 9.
Ngày 5 tháng 10 năm 2013, Januzaj được điền tên vào đội hình xuất phát gặp Sunderland, anh đã ghi 2 bàn thắng để đem về chiến thắng cho Manchester United.
Tháng 12 năm 2014, Januzaj đã ký vào bản hợp đồng mới với thời hạn 5 năm với mức lương 30.000 Bảng Anh.
Tháng 12 năm 2013, Januzaj được đề cử cho giải thưởng BBC Young Sports Personality of the Year sau 10 trận đã đá cho Manchester United .
Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Januzaj có trận đấu đầu tiên tại UEFA Champions League gặp Shakhtar Donetsk.
Trở lại Manchester United.
Sau nửa mùa giải thi đấu trong màu áo Dortmund theo bản hợp đồng cho mượn, tiền vệ Adnan Januzaj đã trở về Man United trước thời hạn. Và mới đây đội bóng nước Đức đã lên tiếng về lý do sớm để tiền vệ người Bỉ trở lại nước Anh.
Phong cách thi đấu.
Januzaj sở hữu tốc độ, kỹ thuật cá nhân cực tốt và đôi chân lắt léo, cùng sự khéo léo và khả năng dứt điểm tốt, anh được xem là truyền nhân của Ryan Giggs - Huyền thoại vĩ đại ở " Nhà hát của những giấc mơ ".
Trong danh sách áo đấu của Manchester United đăng ký mùa giải 2014 - 2015, anh đã vinh dự được trao chiếc áo huyền thoại tại Old Trafford (bên cạnh chiếc áo số 7 thần thánh) - chiếc áo số 11 - chiếc áo đã được huyền thoại Ryan Giggs mang trên mình trong suốt những năm tháng vinh quang cùng Sir Alex cũng như Manchester United với nhiều kì vọng sẽ trở thành truyền nhân của " bậc thầy đá cánh " này.
Sự nghiệp quốc tế.
Januzaj có thể chơi bóng cho tuyển quốc gia Bỉ-nơi anh sinh ra và đang mang hộ chiếu, hoặc cho tuyển Albania, do nguồn gốc Albania của anh, hoặc cho Serbia do tình trạng đang tranh chấp của Kosovo-quê hương cha mẹ anh, hoặc cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua ông bà ngoại của Januzaj. Thêm một đội tuyển quốc gia cho Januzaj lựa chọn đó là tuyển Anh, tuy nhiên anh sẽ thi đấu theo diện nhập cư và để thực hiện điều đó, Januzaj cần có 5 năm làm việc tại Anh sau tuổi 18. Vậy hiện tại, có 6 đội tuyển quốc gia để Januzaj lựa chọn, tuy nhiên cầu thủ này chưa đồng ý gia nhập tuyển trẻ cũng như tuyển quốc gia nước nào. Anh cho biết muốn tập trung cho sự nghiệp tại Manchester United. Hiện nay anh đã chọn đội tuyển quốc gia Bỉ để thi đấu.
Tại World Cup 2018, anh chỉ có được một bàn thắng trong trận thắng tối thiểu 1-0 của Bỉ trước . Chung cuộc Bỉ giành huy chương đồng chung cuộc sau chiến thắng 2-0 trước đội tuyển ở trận tranh hạng 3.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
Manchester United
Real Sociedad | 1 | null |
Giám đốc sản xuất hay còn gọi là giám đốc chế tác hay giám chế (tiếng Anh: "Executive producer"; viết tắt là "EP") cho phép việc thực hiện một sản phẩm giải trí thương mại. Họ có liên quan tới kế toán quản trị và có thể là những vấn đề pháp lý liên quan (như quyền tác giả hay tiền bản quyền). Giám đốc sản xuất cũng đóng góp vào ngân sách của bộ phim và không hoạt động trọn bộ. | 1 | null |
Shounen Club (Tiếng Nhật: ザ少年倶楽部, "Romaji: Za Shounen Kurabu") là một chương trình do Tập đoàn Truyền hình Nhật Bản (NHK) thực hiện và được phát sóng trên kênh NHK BS-premium (kể từ tháng 4, năm 2011). Chương trình bắt đầu được phát sóng vào ngày 09/04/2000 và được tiếp tục cho tới ngày nay
Thời kỳ phát sóng.
Tháng 4 năm 2010 - Tháng 3 năm 2011.
! style="width: 15%; "|Ngày phát sóng
! style="width: 20%; "|Chủ đề
! style="width: 20%; "|Dẫn chương trình chính
! style="width: 20%; "|Khách mời
! style="width: 25%; "|Ghi chú
! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Năm 2010
! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Năm 2011
Tháng 4 năm 2012 - Tháng 3 năm 2013.
Dẫn chương trình chính trong thời gian này là lần lượt các thành viên của Hey! Say! JUMP.
! style="width: 15%; "|Ngày phát sóng
! style="width: 20%; "|Chủ đề
! style="width: 20%; "|Dẫn chương trình chính
! style="width: 20%; "|Khách mời
! style="width: 25%; "|Ghi chú
! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Năm 2012
! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Năm 2013
Tháng 4 năm 2013 -.
! style="width: 15%; "|Ngày phát sóng
! style="width: 20%; "|Chủ đề
! style="width: 20%; "|Dẫn chương trình chính
! style="width: 20%; "|Khách mời
! style="width: 25%; "|Ghi chú
! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Năm 2013 | 1 | null |
Chè hột gà nấu đường hay "Chè trứng gà nấu đường" là một loại chè của người Tiều, thường được do chính tay của người trong gia đình nấu trong các bữa tiệc sinh nhật hay tiệc mừng thọ. Món chè này cũng được xem là một món ăn truyền thống của người Tiều, vì nó hiếm khi được phục vụ tại bất kỳ nhà hàng nào. Hằng năm con cháu trong nhà có thể nấu để mừng thọ cho ông bà, cha mẹ, còn người nấu thì sẽ được nhận những bao lì xì may mắn từ ông bà, cha mẹ.
Mô tả.
"Chè hột gà nấu đường" với vị thơm của gừng kết hợp với vị ngọt thanh của đường phèn khi ăn nóng sẽ rất ngon và ấm bụng, mang lại sức khỏe cho người lớn tuổi. Còn có một số gia đình sẽ ăn chè kèm với mì sụa với ý nghĩa là khi ăn vào sẽ có sức khỏe dẻo dai, sống lâu trăm tuổi.
Cách làm.
Tiến hành.
Nấu nước đường cho sôi và đến khi tan hết đường phèn, sau đó cho gừng đã đập dập vào khoảng 3 phút, và cuối cùng là cho trứng gà vào rồi tắt bếp, khuấy đều lên. | 1 | null |
Cầu vượt Daewoo là cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Cầu được xây dựng theo công nghệ dầm thép lắp ghép lớn nhất Việt Nam và là cầu vượt bằng thép thứ 7 tại Hà Nội, có chiều dài 270 mét, rộng 16 mét cho 4 làn xe lưu thông. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 6 tháng 2 năm 2013 và chính thức khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2013 sau 8 tháng thi công, với tổng kinh phí hơn 360 tỷ đồng.
Kết cấu cầu có nhịp dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép (BTCT), đồng thời mố cầu sử dụng dạng chữ U khoan nhồi. Cầu vượt Daewoo là cầu vượt bằng thép đầu tiên có cấu tạo dầm thép tiết diện hộp hở và có khẩu độ nhịp lớn nhất trong tất cả các cầu dầm thép tại Việt Nam. | 1 | null |
là một cuộc xung đột hư cấu diễn ra trong đa vũ trụ Kamen Rider, là đối tượng và là sự kiện cuối cùng trong series Kamen Rider Decade và các phương tiện liên quan.
Nguyên nhân.
Sự hợp nhất của các thế giới.
Trong đa vũ trụ Kamen Rider, có vô số thế giới tồn tại. Mỗi thế giới được một Kamen Rider bảo vệ. Tuy nhiên, sức mạnh của các Kamen Rider đang khiến cho các thế giới bắt đầu xích lại gần nhau, va chạm, trộn lẫn và bị hủy diệt.
Để ngăn cản quá trình này, Kurenai Wataru/Kamen Rider Kiva xuất hiện trước mặt Kadoya Tsukasa, giao cho anh nhiệm vụ đi đến các thế giới khác nhau và tiêu diệt các Rider tồn tại ở đó. Ngay sau đó, Tsukasa tìm được Decadriver, thiết bị cho phép anh biến hình thành Kamen Rider Decade. Từ đó, anh cùng với những thành viên của tiệm ảnh Hikari du hành qua các thế giới song song.
Cuộc du hành của Kadoya Tsukasa.
Trong cuộc hành trình đến các thế giới, Tsukasa đã kết bạn và giúp đỡ các Kamen Rider tại đó. Anh cũng kết nạp Onodera Yusuke/Kamen Rider Kuuga vào nhóm của mình, cũng như gặp gỡ đối thủ truyền kiếp Kaito Daiki/Kamen Rider DiEnd. Các thế giới A.R. mà anh đã đi qua là Kuuga, Kiva, Ryuki, Blade, Faiz, Agito, Den-O, Kabuto, và Hibiki. Mặt dù đã đi qua tất cả chín thế giới A.R., Kadoya Tsukasa phát hiện ra rằng đa vũ trụ Kamen Rider còn có nhiều thế giới khác nữa, nên cuộc hành trình của anh tiếp tục. Cuộc du hành này là nội dung chính của series Kamen Rider Decade.
Kết thúc cuộc du hành và sự tấn công của Dai-Shocker.
Trong khi tiếp tục hành trình của mình, Tsukasa phát hiện ra một tổ chức tà ác đa vũ trụ mang tên Dai-Shocker đang muốn thúc đẩy sự hợp nhất của các thế giới. Mặc dù đã cố ngăn chặn và đánh bại chúng thành công, Kamen Rider Decade vẫn không thể ngăn được sự sụp đổ của thế giới Blade và Kiva. Trong khi Kadoya Tsukasa đang hoang mang thì Kurenai Wataru lại xuất hiện trước mặt anh một lần nữa, chỉ ra sai lầm của anh là thay vì hủy diệt các Kamen Rider, Tsukasa lại kết bạn với họ. Chính vì thế, quá trình hợp nhất của các thế giới đã không bị ngăn cản.
Diễn biến.
Vì sự thất bại của Decade, 9 Heisei Rider xuất hiện và tấn công anh, bao gồm Kuuga Ultimate, Agito, Ryuki, Blade King, Faiz, Hibiki, Kabuto, Den-O và Kiva. Sau một trận chiến ngắn, cuộc chiến trở nên phân tán và lan rộng khắp thế giới. Các Showa Rider cũng tham gia vào trận đại chiến. Tuy nhiên, tất cả họ đều bị Decade đánh bại và biến thành Rider Card.
Trong lúc này, tổ chức Dai Shocker tập hợp các quái vật từ nhiều thế giới chuẩn bị tổng tấn công. Đồng minh duy nhất của Decade, linh hồn Misaki Yuriko/Denpa Ningen Tackle, hy sinh sau khi đẩy lùi và làm bị thương bởi Hachi Woman. Nhóm Natsumi đi khắp nơi để tìm hiểu nguyên nhân cũng như ngăn chặn cuộc chiến, nhưng bất thành.
Rider cuối cùng và cũng là bạn đồng hành của Tsukasa, Onodera Yusuke/Kuuga, đối mặt với anh, nhưng cuối cùng cũng bị tiêu diệt.
Sau khi tất cả Rider bị đánh bại, Natsumi buộc phải sử dụng sức mạnh của Kiva-la để biến thành Kamen Rider Kiva-la để chiến đấu với Decade. Biết rằng nhiệm vụ của mình đã hoàn tất, Tsukasa tự nguyện để Kiva-la đâm và chết.
Với cái chết của Kamen Rider Decade, sự hợp nhất của các thế giới cuối cùng cũng bị đẩy lùi và tất cả các Rider bị tiêu diệt đều hồi sinh trở lại trong thế giới của riêng họ, ngoại trừ Decade, vì anh không thuộc về thế giới nào cả. Cùng lúc này, Dai Shocker mở chiến dịch tấn công trên quy mô lớn. Không chấp nhận sự hy sinh thầm lặng của Tsukasa, Natsumi cùng tất cả những người khác dùng ký ức của họ để kéo giữ Tsukasa lại, và cuối cùng, anh cũng được hồi sinh. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của cuộc đại chiến đa vũ trụ giữa các Kamen Rider.
Kết quả.
Mặc dù đã đẩy lùi mối đe doạ từ chính vũ trụ, nhưng thế giới vẫn bị đe doạ bởi Super Shocker. Vì thế, Decade, Diend, Kiva-la, cùng 9 Heisei Rider với sự hỗ trợ của Kamen Rider mới, Kamen Rider Double, đã tập hợp và tiêu diệt tổ chức tà ác vĩnh viễn. | 1 | null |
Nguyễn Hồng Giang là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà nguyên là Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Sự nghiệp.
Năm 1972, Bà tốt nghiệp trường đại học Quân y (nay là Học viện Quân y).
Bà được chuyển về làm việc tại Viện quân y 108. ban đầu bà làm công vụ hoặc y tá chăm sóc thương bệnh binh.
Sau đó bà dần trở thành bác sĩ điều trị trực tiếp rồi giữ nhiệm vụ Chủ nhiệm khoa Mắt.
Bà có 16 năm là Đảng ủy viên của Viện quân y 108, và giữ chức Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Năm 2009, bà nghỉ hưu.
Thiếu tướng (2007)
Gia đình.
Năm 1974, bác sĩ quân y Hồng Giang lập gia đình. Chồng bà là phi công của Trung đoàn 955 thuộc Bộ Tư lệnh Không quân. Bà có hai con gái. | 1 | null |
Lê Thu Hà (sinh năm 1957) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bà là nữ Trung tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tiểu sử.
Lê Thu Hà sinh năm 1957 tại Thanh Oai, Hà Nội, là con gái của Trung tướng Lê Hai, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Mạc Thị Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Tim mạch Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Bà tốt nghiệp Học viện Quân y với điểm trung bình cao nhất toàn khóa. Sau 10 năm công tác tại trường, bà thi đỗ nghiên cứu sinh với điểm thủ khoa và được cử đi Bulgaria học. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa vào năm 1996, bà về nước và bắt đầu công việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Năm 2004, khi còn là Chủ nhiệm Khoa Thận - Khớp của Bệnh viện 108, bà và các đồng nghiệp đã cùng nghiên cứu về đề tài lọc màng bụng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong những năm này, chỉ có Bệnh viện 108 và Bệnh viện Quân y 105 có máy lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn. Công trình nghiên cứu của bà đã được ứng dụng đại trà để lọc máu cho bệnh nhân suy thận tại bệnh viện, và lọc máu tại nhà cho bệnh nhân. Công trình này đã giúp bà có được danh hiệu "Phụ nữ sáng tạo" từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Năm 2007, bà được phong hàm Phó Giáo sư. Sau khi được thăng quân hàm Thiếu tướng vào năm 2009 và trở thành nữ tướng thứ 3 trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, bà lần lượt trải qua các chức vụ Phó giám đốc, rồi Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Năm 2014, bà được thăng quân hàm Trung tướng, trở thành nữ Trung tướng đầu tiên của Việt Nam. Tháng 12 năm 2017, bà nhận quyết định nghỉ hưu. Đến năm 2020, bà trở thành Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Bulgaria thành phố Hà Nội. | 1 | null |
Hồ Thủy (sinh năm 1957) là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
Sự nghiệp.
Bà Hồ Thủy có cha là Hồ Sỹ Ngận. Người gốc làng Võ Thuận, Triệu Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị.
Bà quê tại Tuy Hòa, Phú Yên
Năm 1974, học xong cấp 3, bà thi đỗ vào Khoa Vật Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
Năm 1978, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 1 ra trường.
Năm 1979, bà được tuyển dụng vào phục vụ trong quân đội, làm Giáo viên Trường Dự bị bay, Quân chủng PKKQ
Năm 1982, bà được điều sang làm việc tại Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng và làm việc trong 26 năm. Bà đã trải qua nhiều công việc chuyên môn (nghiên cứu, tiếp công dân, giải quyết đơn thư)...
Năm 1995, bà thi đỗ Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
Năm 1997, bà thi đỗ Học viện Chính trị - Quân sự.
Năm 2008, bà được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
Thăng quân hàm: Đại tá (9/2003); Thiếu tướng (12/2011).
Gia đình.
Cha của bà là Đại tá Hồ Sỹ Ngận, thư ký riêng cho các Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. | 1 | null |
Hình tượng con hổ hay Chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng như tính hung hãn, thú tính của một dã thú là động vật săn mồi hàng đầu và cũng là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh đồng thời toát lên vẻ đẹp khôi vĩ và sức mạnh. Về bản chất tự nhiên, hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi, loài vật này còn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to khỏe khác cùng với tiếng gầm rống gây khiếp đảm cho muôn loài và còn là động vật tinh khôn từ đó hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa tể của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng.
Đối với nhiều nước châu Á là Châu lục mà loài hổ phấn bố thì hổ còn là biểu tượng của sức mạnh, thực lực, uy quyền và tâm linh. Hổ là giống loài dũng mãnh nhất trong muôn thú, là chúa sơn lâm, là hùm thiêng ông mãnh ngự trị tối cao trong rừng già, là linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh và sự uy linh, trấn giữ cửa ải ngũ phương, chống lại tà ma. Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống trị trong giới động vật nên nhân dân ở một số nước phương Đông đã thần thánh hóa loài này với "tập tục thờ hổ" hay "thờ thần hổ" đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng nhất là ở những chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng, một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thần giám hộ, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ là biểu tượng của đất nước, của địa phương, là vật tổ của dân tộc, cộng đồng của mình. Hình ảnh con hổ đã đi sâu vào văn hóa, lịch sử, nghệ thuật như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á khác.
Ở một số nơi khác, trong văn hoá, hổ cũng tượng trưng cho quyền uy, thực lực, sức mạnh, uy mãnh, hung hiểm, và ở một khía cạnh nào đó, những tập tính của hổ được con người thán phục và được hình mẫu với biểu hiện cho các phẩm chất đáng trân quý của con người như sự kiên trì nhẫn nại và ẩn nhẫn dấu mình, do khi quan sát tập tính của nó, người ta thấy hổ còn thể hiện bản chất kiên nhẫn và giỏi chịu đựng vì theo bản năng các con hổ biết khi nào nên nằm yên phục kích con mồi, là bậc thầy về nguỵ trang, chúng từ từ tiếp cận con mồi một cách âm thầm từng bước một, tận dụng mọi vật bình phong che chắn để dấu mình, và một khi điều kiện chưa chín muồi, thời cuộc chưa rõ ràng, nó sẽ tránh bọc lộ quá sớm ý đồ của mình, hành sự kín đáo, không nóng vội.
Nhưng loài hổ cũng bộc lộ và thể hiện phẩm chất của kẻ săn mồi thượng thặng khi cũng biết nắm chắc thời cơ và vồ lấy cơ hội một khi con mồi mất cảnh giác, bản năng này được con người xem như việc thể hiện sự quyết đoán, bạo liệt, mạnh mẽ, lạnh lùng, mãnh liệt và dứt khoát khi ra tay hạ thủ vào chỗ hiểm yếu chí mạng, hổ luôn khiến muôn loài phải e sợ vì những cú vồ đầy chết chóc, những nhát cắn chí mạng vào yết hầu (cổ họng) một cách chuẩn xác và thuần thục để đoạt mạng. Nó còn được biết đến với phẩm chất hành sự cẩn trọng, luôn quan sát, nghe ngóng tình hình tứ phương, tám hướng, khi thời cơ không thuận lợi và bất trắc thì thu mình rút lui một cách lặng lẽ để bảo toàn sức lực tránh phiền phức, chính vì tập tính cẩn trọng, quan sát nghe ngóng kỹ càng, cảnh giác đề phòng, không quá ham mồi mà mắc bẫy như các loài phàm ăn sài lang, linh cẩu đã được con người đề cao.
Các triều đại phong kiến ở các nước Phương Đông coi hổ cùng với rồng là biểu trưng cho vương quyền, trong quân sự, võ học và cho những thành đạt trong khoa cử, chính vì vậy mà hình ảnh con hổ xuất hiện khá phổ biến trong cung cấm, doanh trại và trong trường thi Đứng hàng thứ ba trong thập nhị địa chi, hổ là vị vua mang nhiều ẩn dụ nhất trong các loài dã thú. Trong dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu, dưới chế độ quân chủ của triều đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm (nên dân gian mới ví von là "văn cò, võ cọp"). Ở một khía cạnh khác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, sự đồi thổi, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ rất nhiều và khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đại chúng.. Trong binh trận, hổ còn là biểu tượng của lửa, trong Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ có trích lời của Kiêm Trai: "Vì lửa dữ đội như hổ, nên gọi là hỏa hổ"
Trong ngôn ngữ, nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ với nhiều tác phẩm có sự hiện diện của loài hổ. Trong một số lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực quân sự thời hiện đại lại có sự hiện diện rất lớn của hình ảnh con hổ với biểu tượng về sức mạnh của các đơn vị vũ trang, các loại vũ khí. Ngày nay, trong văn hóa đại chúng trên nhiều lĩnh vực như thể thao, kinh tế, quảng cáo đặc biệt là dùng để chỉ về tiềm lực hùng mạnh cũng như sự trỗi dậy của nền kinh tế ở các quốc gia đặc biệt là ở châu Á như "Bốn con hổ châu Á", "bốn con hổ con kinh tế" (Tiger Cub Economies), "Những con hổ kinh tế mới" Những con Hổ kinh tế (Tiger economies) là cách nói hình tượng dành cho những nền kinh tế với tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh, thường gắn liền với sự cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, nhãn hiệu có thể hiện hình ảnh con hổ. Nói chung, hổ là loài vật có sức lôi cuốn và là biểu tượng cho sự đa dạng phong phú về sinh thái, văn hóa và kinh tế của châu Á.
Trong thời hiện đại, hình tượng con hổ đã trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn rất nhiều so với hình ảnh của một loài ác thú trước đó nhằm đề cao ý thức bảo vệ, bảo tồn loài hổ khi loài này đã trở thành một động vật quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một cuộc thăm dò dư luận của kênh truyền hình Animal Planet cho kết quả hổ là con vật được yêu thích nhất trên thế giới với kết quả điều tra đối với hơn 50.000 người xem đến từ 73 quốc gia, theo kết quả bỏ phiếu thì hổ nhận được 21% số phiếu bầu và đứng hạng nhất, tiếp theo là chó với số phiếu sát sao 20%, cá heo đạt 13%, ngựa đạt 10%, sư tử chỉ đạt 9%, rắn được 8%, tiếp theo là voi, tinh tinh, đười ươi và cá voi Ngày nay, cả thế giới đã dành riêng một ngày để kỷ niệm về loài hổ đó là Ngày quốc tế về bảo tồn hổ (nhằm ngày 29 tháng 7 hàng năm) lần đầu tiên, ngày này đã diễn ra tại Việt Nam vào năm 2011, tại công viên Thống Nhất diễn ra mít tinh và hội thảo về tăng cường công tác bảo tồn hổ nhân Ngày quốc tế về Bảo tồn hổ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn loài hổ.
Dẫn luận.
Loài hổ phân bố chủ yếu ở vùng châu Á với nhiều nòi khác nhau trong đó có năm phân loài còn tồn tại đến ngày nay. Hổ là đối tượng phổ biến của các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, là đối tượng trung tâm của nhiều truyền thuyết, huyền thoại kỳ vĩ, được tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí con người qua hàng ngàn năm. Với vẻ đẹp nổi bật rực rỡ bởi bộ da, thân hình lượn sóng, vằn vện và khỏe, uyển chuyển và kiêu hùng của hổ là đề tài hấp dẫn xưa nay của nhiều ngành mỹ thuật, hội họa, đúc nặn, điêu khắc, nhiếp ảnh. Chuyển động, hình dáng, thần thái của hổ (gọi là "thế hổ") được thể hiện trong hội họa, điêu khắc, phong thủy, võ thuật và là một thế cơ bản trong thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) của người phương Đông. Hổ có dáng đi đặc trưng được gọi là "hổ bộ", bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt, cơ bắp trên phần thân thể đều lộ ra. Là động vật có những khả năng vượt trội như phi nhảy, chạy, bơi, tính nhạy cảm, hổ trở thành đối tượng nghiên cứu hữu ích cho các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, rất nhiều vườn thú lớn trên thế giới ngày nay đều nuôi hổ phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của người xem.
Với việc gắn bó tương đối sâu sắc và từ lâu đời với các dân tộc ở châu Á, với sức mạnh, sự uy quyền, vẻ đẹp bí ẩn đồng thời với sự phá hoại, tinh ranh đã để lại hình ảnh sâu đậm trong văn hóa của các dân tộc châu Á nhất là các dân tộc Phương Đông. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa, các nên văn minh với nhau tạo điều kiện cho hình ảnh con hổ được tiếp cận với văn hóa Tây Phương theo cách nhìn nhận của người phương Tây, và ngày nay hình ảnh hổ được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Cái nhìn về hổ trong văn hóa đại chúng của các dân tộc khác nhau trên thế giới hình ảnh con hổ trong thế giới này nay tuy muôn vẻ và đa dạng nhưng có những điểm chung đó là vừa sùng bái, ngưỡng mộ trước sức mạnh, sự hung hãn vẻ đẹp bí ẩn nhưng vừa sợ hãi, khinh ghét, hắt hủi, cũng như cách nhìn của thế giới hiện đại ngày nay hổ đã trở nên ngộ nghĩ, đáng yêu hơn.
Ngày nay, không gian sinh tồn của hổ ngày càng trở nên thu hẹp, và số lượng hổ ngày càng giảm dần do nạn săn bắt trái phép. Hổ đã không còn là mối hiểm họa của con người nữa, ngược lại chúng đã và đang bị con người đưa đến thảm họa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đã có tên trong sách đỏ. Từ một biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, huyền bí của rừng xanh, hổ đã trở thành biểu tượng cho lời kêu gọi bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. Ngày 28 tháng 7 năm 2009 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ hơn 2.000 sinh viên đã vẽ mặt mình như hổ, tuần hành và xếp thành hình hổ để kêu gọi mọi người bảo vệ loài động vật quý đang bị giảm sút nhanh ở quốc gia này đồng thời lập kỷ lục số người hóa trang thành hổ đông nhất.
Văn hóa Phương Đông.
Trong văn hóa châu Á, hổ là một linh vật trong 12 con giáp và tượng trưng cho sức mạnh và trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông, có rất huyền thoại, sự huyền bí về hổ. Trong tâm thức người dân phương Đông thì hổ vẫn là một ác thú, nó hung hãn nhất trong 12 con giáp dù rằng về sự khôn ngoan, nó không thể sánh với khỉ và chuột, sự kiên trì, có thể không sánh với trâu, nhanh không bằng ngựa, uy vũ không so sánh bằng Rồng, luồn lách và hiển độc không thể bằng rắn nhưng, trong 12 con thú, hổ hội đủ các đặc chất như dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ những đặc chất ấy mà cọp là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánh hóa bởi nhiều nước đưa hổ vào đời sống xã hội, văn hóa, và nghệ thuật. Đặc biệt là trong rừng, không có một con vật nào sao chép được sự uy dũng của Hổ, đó chính là "Hổ xú hùng tâm tại" tức là, khi con Hổ về già xấu xí nằm yên một chỗ nhưng hùng tâm của Hổ vẫn còn, chẳng một con vật nào dám qua mặt. Đây là ý dân gian muốn ca ngợi những vị anh hùng tuy tuổi đã cao, nhưng khí phách hào khí vẫn không bị mất đi, vì thế chẳng một ai dám xem thường...
Với người phương Bắc thì hổ còn là biểu tượng cho quyền uy, sự dũng mãnh nơi chiến địa và Hổ trắng là hình ảnh của đấng minh quân đồng thời tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng mãnh, can trường. Chính vì thế hổ thường là đại diện và biểu trưng cho các vị tướng lĩnh, quân đội, các lực lượng quân sư, những vũ khí chiến tranh. Ở Việt Nam có truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh đuổi giặc Ân do bà mẹ hổ sinh ra (ngày nay đền Trình ở thắng cảnh Hương Sơn thuộc Mĩ Đức, Hà Nội còn thờ vị thần hổ này và được hương khói khắp bốn mùa). Truyện Tam quốc có Ngũ hổ tướng, trong Truyện Kiều có nhắc nhiều về hổ và liên quan đến Từ Hải. Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là Hùm thiêng Yên Thế. Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình đầu hổ, gọi là hổ phù. Các đình chùa, miếu mạo thường chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm phạm.
Trong tâm thức của nhiều dân tộc, hổ được coi là quái vật của bóng tối và tuần trăng mới, hổ cũng là một trong những hình tượng của thượng giới và thế giới được đồng nhất với mặt trăng tái hiện. Hổ còn là ông tổ của một số thị tộc. Hình ảnh con hổ trong đời sống người châu Á đã ăn sâu trong tâm thức, những đặc tính của hổ được so sánh với những gì được cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày như: "hổ dữ không ăn thịt con" (chỉ về đạo lý làm người, tình cảm mẫu tử), "cọp chết để da, người ta chết để tiếng" (nói về danh dự), "nam thực như hổ" (chỉ về ăn khỏe), "mình hổ, tay vượn, bụng beo, lưng sói" (chỉ về sự hoàn thiện của một cơ thể đầy sức mạnh) "hổ bộ, hổ bôn" (dáng đi như hổ), "rồng cuộn hổ ngồi" (chỉ về địa thế đẹp), "hổ phụ sinh hổ tử" (chỉ sự tự hào khi có thế hệ tiếp nối), "long tranh hổ đấu" (chỉ về đối thủ ngang tài ngang sức) hoặc còn nói khá nhiều trên bình diện quan trọng trong một đời sống xã hội với thiết chế xã hội như "làm bạn với vua như đùa với hổ"...
Hổ còn được tôn thờ và là hình tượng phổ biến đầy ấn tượng trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền. Hình tượng hổ bên cạnh mang sự quyền uy còn đáng nể cùng với nhận thức về công năng y tế và mỹ thuật khiến hổ sở hữu một những phẩm chất để có thể trở thành một linh vật của tôn giáo. Hổ chiếm toàn bộ vũ trụ, ngự 5 phương, được gọi là "Ngũ Hổ, ngũ dinh". Đạo mẫu đã lấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy. Ngũ hổ là chủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn và nhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự. Về mặt quan hệ xã hội, 5 phương chính là cộng đồng và đây chính là điểm đưa hổ lên tầm của sự đại đồng và bảo hộ (ví dụ như ở Hàn Quốc, hổ đóng vai trò là Thần bảo hộ). Ở Việt Nam, sau khi triết học Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam, tinh thần của loại triết thuyết này với ngũ sắc đã kết hợp với đạo Mẫu thuần Việt tạo nên ngũ hổ với 5 màu sắc. Biểu tượng này của tôn giáo lan sang nghệ thuật dân gian, tạo nên bức tranh 5 ông hổ quay quần quanh một điện thờ hương khói vấn vít, chầu vào trung ương để che chở bảo hộ. Trong phong thủy, hổ là con vật tượng trưng cho sự quyền uy, mạnh mẽ, nhanh nhẹn và bản lĩnh.
Cũng trong văn hóa, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa, hổ là động vật có thật và gần như là duy nhất được người ta sánh đôi với rồng - một loài vật hư cấu tượng trưng cho quyền năng của tự nhiên. Nhiều bức hội họa, thư pháp, tranh thủy mặc ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... có vẻ cảnh hổ và rồng đang ở tư thế gầm ghè chuẩn bị giao chiến và điều này cũng thể hiện trên những bức tượng, phù điêu khác. Người Hàn Quốc quan niệm rằng khi trời mưa to là lúc rồng và hổ đang giao chiến kịch liệt. Nhiều câu thành ngữ, vần vè cũng có sự sánh đôi giữa rồng và hổ Có thể kể đến như:
Ngoài việc so sánh với loài rồng, với bản năng chiến đấu hung dữ của mình, hổ cùng là loài động vật được người ta chọn làm một bên trong các cuộc giao chiến giữa các loài muông thú mà điển hình là cặp đấu hổ với sư tử luôn là đề tài được quan tâm của nhiều người trong suốt lịch sử. Bên cạnh đó, một cặp đấu đáng chú ý khác là cuộc chiến giữa hổ và voi, đặc biệt ở Việt Nam người ta trong lịch sử người ta thường tổ chức những cuộc quyết đấu giữa các con voi chiến và các con hổ ở đấu trường với một cuộc chiến khá bất công dành cho hổ, ngoài ra hổ còn là đối thủ của nhiều động vật khác chẳng hạn như sói lửa (hồ), gấu, cá sấu, đại bàng hoặc những trận chiến với trâu nhà thông qua những câu chuyện kể lại của những người dân. Bên cạnh đó còn có những câu chuyện về những cuộc chiến đấu giữa hổ và người, những người có sức khỏe phi thường, tay không đánh hổ như Võ Tòng trong Thủy Hử, Phùng Hưng, Nguyễn Huệ, Lê Văn Khôi, Võ sư Nhật Bản Gogen Yamaguchi...
Sự khôn khéo của con người trong cách đối xử với hổ còn mang lại lợi ích về mặt sức khỏe theo quan niệm của Đông y, đó là một trong những lý do quan trọng khiến cư dân Nam Á trân trọng hổ. Đặc biệt là trong quan niệm đời sống, người ta đánh giá rất cao công dụng của xương hổ và loại thuốc trứ danh Cao hổ cốt, theo đó Cao hổ cốt có thể làm thay đổi chất lượng sức khỏe con người, cứu bệnh hiểm nghèo, giúp bệnh ung thư, cứu người hậu sản... Bên cạnh đó, theo quan niệm của nhiều người thì hổ. loài vật đã đi vào huyền thoại về sức mạnh tình dục với biểu tượng là chiếc pín hổ (tức dương vật của con hổ) mặc dù trên thực thế khả năng sinh dục của hổ cũng chỉ ở mức bình thường. Nhiều người Việt Nam hay người Trung Quốc vẫn rất tin vào công dụng của những sản phẩm làm từ động vật hoang dã, ăn gì bổ nấy, con gì càng khỏe, càng quý hiếm thì càng tốt và do hổ là con vật khỏe hàng đầu nên cao hổ, móng hổ, da hổ, nanh hổ và cả pín hổ vẫn được săn lùng ráo riết. Tuy nhiên việc cho phép đem chúa sơn lâm linh thiêng ra giết mổ như... bò, lợn, gà vịt thì rất chi là phản tâm linh, sản phẩm của hổ như da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức, các trang trại nuôi hổ ở Trung Quốc rất lớn, với hàng ngàn con hổ bị nhốt, nuôi lấy giống và giết thịt giống như nuôi gà.
Quan niệm Phương Tây.
Theo cách nhìn phương Tây thì trong văn hóa châu Á, hổ chỉ đóng vai trò thay thế sư tử để trở thành "vua của muôn thú" (King of the Beasts) khi sư tử luôn là biểu tượng của hoàng gia, biểu tượng của sức mạnh Trong đời sống và văn hóa phương Tây có mô tả về hình ảnh của hổ nhưng đặt trong sự so sánh và một cuộc chiến với sư tử, điều này được tái hiện trong tranh vẽ của Eugène Delacroix, George Stubbs, và James Ward vào thế kỷ thứ XVIII và XIX, cũng trong Văn học Anh đã so sánh sức mạnh chiến đấu của hổ và sư tử, và các nhà thơ Edmund Spenser, Allan Ramsey, và Robert Southey hay mô tả chiến thắng của sư tử. Oliver Goldsmith cho rằng hổ là hiện thân như một kẻ hay gây hấn, hung dữ và tính tình tàn bạo không cần thiết. Charles Knight cũng khẳng định sự tàn khốc vô cớ, sự tàn ác không cần thiết, và sự hèn nhát của hổ trong sự tương quán với lòng quảng đại và sự oai vệ của sư tử.
Trên những huy hiệu của các quốc gia phương Tây, hổ được khắc họa là một con quái vật huyền ảo với một cơ thể thon gọn của một con con chó sói, có bờm, râu và chỏm lông ở đuôi giống sư tử cùng một cái mõm nhọn điều này phản ánh việc nhiều nghệ sĩ châu Âu thời Trung cổ chưa từng bao giờ nhìn thấy một con hổ thực sự, cộng với một truyền thuyết về một con hổ mẹ dữ dằn, sẵn sàng quyết liệt bảo vệ con cái của họ trước những thế lực muốn bắt con của nó và nếu nó đứng trước một tấm gương thì con hổ cái sẽ bị thôi miên bởi chính hình ảnh của mình do đó một số huy hiệu có mô tả cảnh hổ nhìn chằm chằm vào gương. Cũng theo cách nhìn của phương Tây thì trong văn hóa dân gian châu Á thì hổ cũng là con vật thay thế chó sói để hóa thành thành những loài yêu quái hay yêu tinh chuyên biến hóa, hại người, hổ với hình dạng là những con mèo ma, yêu quái mèo (werecat) thay thế cho ma sói hay người sói.
Trong biểu tượng.
Trong văn hóa Phương Đông, Bạch Hổ là một trong bốn linh vật trong Tứ phương thần và biểu tượng cho phía Tây và mùa Thu.
Hổ gần gũi với đời sống con người nên có nhiều danh từ, thành ngữ mang tên hổ, thông dụng là ở Việt Nam và Trung Quốc: Con hổ oai hùng và đầy sức mạnh nên các võ tướng dũng mãnh, thiện chiến của triều đình xưa thường được ví như cọp và tôn xưng là "Hổ Tướng" (ông tướng mạnh như cọp). Trong chiến trận, đoàn quân bị mất tướng, coi như quân vô tướng như "hổ vô đầu". Ấn tín của quan võ hay các vị tướng nơi trận tiền gọi là Hổ phù khi được cử ra trận, vị tướng cầm quân được nhà vua giao cho cái phù hịêu làm tin. Phù hiệu này làm bằng gỗ, bằng ngà hay bằng kim loại, khắc hình con cọp, cắt làm đôi, viên tướng được cầm một nửa, nữa kia nhà vua giữ, người nào nắm trong tay Hổ phù thì có thể điều động được binh lính.
Nơi ở và làm việc của quan võ, doanh trại của tướng quân chỉ huy quân sự cổ được gọi là "Hổ doanh" hay "Hổ quân doanh", cánh cổng vào doanh trại được gọi là "Hổ môn", cửa ra vào dinh của các tướng soái hay khu vực làm việc có treo bức trướng thêu hình hổ gọi là "Hổ trướng". Đào Duy Từ có tác phẩm quân sự trứ danh mang tên Hổ Trướng Khu Cơ là một bộ binh pháp kinh điển của nền quân sự Việt Nam. trong Truyện Kiều có câu: "Trướng hùm mở giữa trung quân", ngày xưa người ta thường dùng da hổ làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn nghị sự việc quân với các tướng, nên người sau quen dùng chữ Hổ trướng để chỉ chỗ làm việc của các tướng soái.
Bộ da lông hổ với những vệt vằn là biểu tượng sức mạnh của vị tướng, nó còn được nhiều thủ lĩnh, đại vương ở các dân tộc phủ lên ghế ngồi hoặc căn treo ở đại sảnh, làm tấm thảm. Trong Dinh Độc Lập, Nguyễn Văn Thiệu cũng đã từng căng da hổ ở đại sảnh. Người có bộ đi hùng dũng bước đi như cọp gọi là Hổ bộ và dáng đi của vua chúa cũng được gọi là "Long hành hổ bộ" tức dáng đi như rồng như cọp. Người được gọi là Hổ đầu là người có tướng mạo tốt, hùng dũng như cọp. Mặt người có mặt cọp (hổ diện), miệng cọp (hổ khẩu) và râu cọp (hổ tu) như hình tượng "râu hùm hàm én mày ngài" của Từ Hải trong Truyện Kiều là người có tướng mạo của một người anh hùng hoặc Trương Phi vểnh râu hổ. Mình hổ dùng để chỉ những người có cơ thể hoàn hảo, đầy sức mạnh ("mình hổ, tay vượng, bụng beo, lưng sói"). Hổ bôn là những người khỏe mạnh nhanh nhẹn và được gọi lên như "Hổ bôn trung lang tướng". Hổ cứ tức cọp ngồi là chỉ đạo vào địa thế hiểm yếu. Hổ đầu tức đầu cọp cũng chỉ vào tướng mạng hùng dũng. Hổ lang chỉ về phường hung ác, tướng tá tả hữu gồm người khoẻ mạnh thì gọi là "hổ lĩnh".
Ngày nay, hình ảnh con hổ được sử dụng làm linh vật, biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, huy hiệu, cờ hiệu, nhãn hiệu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức, hãng kinh doanh, công ty, cộng đồng, dòng họ, các võ phái, câu lạc bộ... trong đó thường là biểu tượng của nhà nước và các lực lượng quân sự võ trang. Nó cũng được tìm thấy trong nhiều huy hiệu thời hiện đại.
Hổ Bengal là biểu tượng quốc gia (Quốc thú) của cả hai quốc gia Ấn Độ và Bangladesh. Hổ Bengal cũng xuất hiện trên hầu hết các tờ giấy bạc của Bangladesh (Bangladesh Taka) và đồng xu 25 cent (poisha). Hình tượng Con hổ Tippu (Tipu's Tiger hay Tippoo's Tiger) là một ví dụ về tầm quan trọng trong nhận thức về con hổ đối với người dân Ấn Độ như là một biểu tượng của sự phản kháng chế độ thực dân Anh dành độc lập dân tộc, biểu tượng ước lệ này mô tả cảnh một con hổ giết chết một tên lính Anh và đây là biểu tượng rõ ràng về chiến thắng của người dân Ấn Độ đối với đế chế thuộc địa của người Anh.
Tại vùng Nam Á, hổ Bengal được gọi một cách trang trọng là hổ Hoàng gia Bengal (Royal Bengal Tiger). Hổ Bengal là biểu tượng của đảng bảo thủ Liên đoàn Hồi giáo Pakistan Nawaz. Con gái của nhà lãnh đạo đảng này là Maryam Nawaz sử dụng hổ trắng quý hiếm trong các sự kiện của mùa tranh cử. Những thành viên của Trung đoàn Đông Bengal (tiếng Bengali: ইস্ট বেঙ্গল রেজিমেন্ট) của Quân đội Bangladesh cũng sử dụng Hổ Bengal làm phù hiệu cho mình với hình ảnh khuôn mặt của một con hổ. Biểu tượng của đội bóng chày Kolkata của Ấn Độ là một con hổ hoàng gia Bengal, đồng thời Đội bóng chày Bangladesh cũng sử dụng hình ảnh của hổ hoàng gia Bengal.
Hổ Mãn Châu là biểu tượng quốc gia của Nam Hàn và là linh vật trong Olimpic tổ chức tại Seul, Hàn Quốc (chú hổ Hodori - Hàn Việt: Hổ nhi). Hổ Mãn Châu được mô tả trên các lá cờ và huy hiệu của vùng lãnh thổ Primorsky, trên huy hiệu của vùng lãnh thổ Khabarovsk, cũng như trên nhiều huy hiệu biểu tượng của thành phố và quận, huyện trong khu vực vùng Viễn Đông nước Nga. Ngoài ra nó còn được mô tả trên các huy hiệu của Irkutsk. Hổ Mã Lai là biểu tượng quốc gia của Malaysia. hổ Mã Lai được khắc họa trên quốc quy của Malaixia, biểu tượng của chính quyền, pháp đình cũng như biểu tượng của lực lượng cảnh sát hoàng gia Malaixia, ngân hàng quốc gia và là logo của Liên đoàn bóng đá Mã Lai. Cùng với sư tử, Hổ Mã Lai được thể hiện trên Quốc huy của Sigapore như một biểu tượng của nước này.
Một số đơn vị, bộ phận vũ trang của quân đội một số nước cũng sử dụng tên gọi của hổ làm biểu tượng cho mình như: Trong lịch sử thời cổ của Trung Quốc, Cơ Phát đã chỉ huy 3000 quân Hổ bí (võ sĩ tinh nhuệ) từng tham chiến trong Trận Mục Dã. Trong thời kỳ Tam Quốc ở Trung Quốc, triều Đình Tào Ngụy đã tổ chức và xây dựng Đội kỵ binh tinh nhuệ có tên là Hổ Báo Kỵ do Tào Thuần trực tiếp chỉ huy và từng tam chiến trong trận Đồng Quan đánh thắng lực lượng Tây Lương do hổ trướng Mã Siêu chỉ huy. Thừa tướng nước Ngụy là Tào Tháo lúc bấy giờ cũng xây dựng một lực lượng bảo vệ thường trực với tên gọi là Hổ Vệ quân do Hổ hầu Hứa Chử đích thân chỉ huy. Ở Nhật Bản thời kỳ Mạc Mạt có Bạch Hổ đội (Byakkotai) tham chiến trong trận Trận Aizu khi đó thành phần đội này chủ yếu là những người trẻ tuổi chủ yếu ở tuổi thành niên, samurai-nổi tiếng vì đã mổ bụng tự sát (seppuku) trên núi Iimori, nhìn xuống thành.
Tại Mỹ, cư dân Columbia đã thành lập lực lượng vệ sỹ gia đình, lực lượng đã trở nên với cái tên "Fighting Tigers of Columbia" (tức Mãnh Hổ Columbia), sau này Đại học Missouri-Columbia lập một đội bóng bầu dục mới thành lập của trường nên được gọi là "Tigers" nhằm tôn vinh những ai đã chiến đấu để bảo vệ Columbia, ngoài ra còn có tiểu đoàn Những con hổ Louisiana (Louisiana Tigers) do đại tá Roberdeau Wheat chỉ huy từng tham chiến trong trận Chiến dịch Thung lũng 1862, thời hiện đại, quân đội Mỹ còn có Sư đoàn không quân Phi Hổ của Hoa Kỳ (Flying Tigers) và Lực lượng Mãnh Hổ của lục quân Hoa Kỳ trong những trận thảm sát trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Ở châu Á thì có Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ của Nam Hàn từng tham chiến tại Việt Nam. Tiểu đoàn Minh Hổ của Quân đội nhân dân Việt Nam từng tham chiến trong trận Chiến dịch Đông Bắc II. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng sử dụng hình ảnh con hổ để biểu trưng cho một số đơn vị như: Tiểu đoàn biệt động Cọp đen của Sư đoàn 23 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tiểu đoàn 42 Biệt động quân Cọp ba đầu rắn (KBC 4533), Tiểu đoàn Cọp Biển (tiểu đoàn 6) của Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa từng tham chiến trong Trận Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Lôi Hổ ở Tây Nguyên của Việt Nam Cộng hòa. Sau này, Lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil hay còn gọi là Hổ Tamil sử dụng tên gọi và hình ảnh con hổ trên tất cả các biểu tượng và tên gọi liên quan đến tổ chức này đặc biệt là sử dụng cho biểu tượng của các lực lượng vũ trang (Lực lượng Hổ biển hay Hải hổ: Biểu trưng về lực lượng hải quân của Hổ Tamil, Phi đội Hổ Bay chỉ đến lực lượng không lực của Hổ Tamil, lực lượng Hổ Đen chỉ về đội quân chuyên đánh bom liều chết của lực lượng này.
Một số loại vũ khí sử dụng sức mạnh công phá lớn được gọi là "hỏa hổ", thanh đao được ví như hổ với câu: "Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long". Thanh kiếm của Kondō Isami được gọi là Hổ Triệt - "Kotetsu" (虎徹), là tác phẩm của một thợ rèn thế kỷ XVII tên là Nagasone Kotetsu, thực ra có thể được làm bởi Minamoto no Kiyomaro, một thợ rèn kiếm danh tiếng cùng thời với Kondō. Nhiều máy bay chiến đấu được đặt tên theo loài hổ (tiger). Không quân Hoa Kỳ cũng sử dụng máy bay tiêm kích biệt hiệu con hổ Northrop F-5 vào những năm 1960 ngoài ra còn nhiều máy bay chiến đấu được đặt tên theo loài hổ như: Grumman F-11 Tiger, Grumman F11F Super Tiger, Fieseler F 2 Tiger, De Havilland Tiger Moth, Eurocopter Tiger. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, cũng trong thời gian này, phe Đức Quốc xã đã chế tạo và đưa vào sử dụng những chiếc xe tăng lợi hại gồm 02 thế hệ là Xe tăng Tiger I và Tiger II, Sau này điện ảnh Nga dự lại bộ phim Tiger trắng (2012) để mô tả những trận kịch chiến với thế hệ xe tăng này. Còn có loại xe tăng P'okpoong Ho (Hán Việt: Bão Phong Hổ, Hanja: 暴風虎, tiếng Anh: Storm Tiger) là một loại xe tăng của Bắc Triều Tiên, xe tăng King Tiger -Tiger II (cọp vua) TVI của Đức, xe tăng Panzerjäger Tiger (P) Elefant. Về tàu chiến, có mười lăm tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được mang cái tên HMS Tiger, theo tên loài hổ, Hải quân Anh còn có Lớp tàu tuần dương trực thăng Tiger là lớp đầu tiên loại này của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và cũng là những tàu tuần dương cuối cùng được chế tạo cho Hải quân Anh, xuất sắc nhất có chiếc HMS Tiger (1913).
Ngày nay, Câu lạc bộ bóng đá Đức là Bayer Muchen cũng được báo chí đặt biệt danh là con Hùm Xám xứ Bavaria. Cúp bóng đá vô địch các quốc gia Đông Nam Á trước đây còn có tên gọi là Tiger Cup do hãng Tiger Beer tài trợ. Đội bóng đá Hull City A.F.C. của Giải ngoại hạng Anh cũng sử dụng hình ảnh con hổ làm logo chính thức cho mình. Đại học Korea của Nam Hàn có biệt hiệu là "những con hổ Anam" và lấy hổ làm linh vật. Con hổ cũng là biểu tượng của Thế vận hội 1988 ở Seoul với hình ảnh là chú hổ Hodori (tiếng Hàn: 호돌이). Logo của Đội tuyển bóng đá Hàn Quốc là hình một con hổ cách điệu, bóng đá Hàn Quốc đã được biết đến là một mãnh hổ Đông Á với sức mạnh và tinh thần thi đấu quả cảm và đội tuyển bóng đá Hàn Quốc được đặt biệt danh là hổ Đông Á
Hổ cũng được sử dụng trong quảng cáo hàng hóa như xăng dầu và đồ ăn nhanh. Một số hãng sử dụng con hổ làm biểu tượng cho mình như dầu nhớt Essso với câu khẩu hiệu: "Mãnh lực của hổ" và "Ới!! ông ba mươi", các hãng bia Tiger, bia Laruer in hình con hổ. Hãng hàng không Tiger Airways có logo với hình con hổ đang tung mình. Sau khi được giới thiệu năm 1951, đến những năm 70 của thế kỷ XX, hổ Tony bắt đầu được nhân hóa. Không chỉ là một biểu tượng quảng cáo do người đóng, hổ Tony còn có quốc tịch Mỹ gốc Italy và một gia đình đầy đủ với Hổ bà Tony, Hổ mẹ Tony, con gái Antoinette và con trai Tony bé, một phiên bản...gầy hơn của Tony và đang là linh vật của công ty Kellogg's Frosted Flakes. Năm 1974, Tony đạt giải "Chú hổ của năm" trong một quảng cáo lấy bối cảnh năm con Hổ của Trung Quốc. Ở Đài Loan thì có Tiểu Hổ Đội (tiếng Anh: The Little Tigers; chữ Hán: 小虎隊), gồm ba thành viên Ngô Kỳ Long, Trần Chí Bằng và Tô Hữu Bằng, là ban nhạc của Đài Loan cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX
Con hổ còn là biểu tượng của kinh tế với thuật ngữ Con hổ về kinh tế (Tiger economy). Thuật ngữ những con hổ châu Á dùng để chỉ về các nên kinh tế của châu Á trỗi dây và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế thế giới ngoài ra quốc tế cũng dùng hình ảnh con hổ để chỉ về những quốc gia có sự phát triển kinh tế chẳng hạn như Con hổ Celtic (Celtic Tiger, tiếng Celtic: "An Tíogar Ceilteach") chỉ về sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Cộng hòa Ái Nhĩ Lan giai đoạn năm 1995 đến năm 2000, Con hổ Baltic (Baltic Tiger) chỉ về nền kinh tế các nước Estonia, Latvia, và Lithuania trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế sau 2000 và kéo dài cho đến giai đoạn 2006-2007, thuật ngữ "Tatra Tiger" là biệt danh của nền kinh tế Slovakia giải đoạn 2002-2007 hay thuật ngữ Con hổ Vùng Vịnh dùng để mô tả sự tăng trưởng kinh tế của Dubai kể từ thập niên 1990 cho đến nay. Con hổ xứ Nordic (Nordic Tiger) là biệt danh để chỉ về nền kinh tế của Iceland.
Để chỉ về tính cách, sức mạnh, chiến công, tên gọi, biệt hiệu, danh xưng của nhiều người, vùng đất có đặt tên theo loài Hổ hay tên gọi ví von về con hổ, Người La Hủ một dân tộc ít người ở Việt Nam cũng tự đặt tên cho sắc dân mình gắn với con hổ, theo đó "La" là hổ, "Hủ" là sóc, "La Hủ" nghĩa là mạnh như con hổ, khéo léo và nhanh như con sóc. Một số tên người về hổ có thể kể đến như:
Ở Việt Nam trong lịch sử có nhiều danh thần, võ tướng có tên gọi gắn với con hổ như: Phạm Bạch Hổ, Lê Như Hổ (vô địch đấu vật thời nhà Lê), Bùi Cầm Hổ, Hoàng Đình Hổ, Phạm Đình Hổ (còn có tên gọi là Chiêu Hổ), Nguyễn Huy Hổ, Tăng Bạt Hổ, nhà văn Phạm Hổ, Đào Văn Hổ, Đại tá Trần Văn Hổ, Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) - nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Thời xưa thì có Tràng An tứ hổ (Nhất Quỳnh, nhì Nham, tam Hoàn, tứ Tuấn), Trường An thất hổ (bảy con hổ của kinh thành Thăng Long). Thời Tây Sơn có Tây Sơn thất hổ tướng trong đó có Hám hổ hầu Võ Văn Dũng. Nhà Nguyễn cũng có Ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn và Ngũ hổ tướng Gia Định, Nguyễn Hữu Tiến được gọi là Hổ tướng còn người Bắc Hà thì gọi ông là Hổ Uy đại tướng, Long Hổ tướng quân Trần Hầu, Lê Văn Hưng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ U Minh Thượng, võ sư Long Hổ Hội (tên thật là Lâm Hữu Hội) danh chấn xứ Bạc Liêu võ sư Ngô Bông còn được gọi là Lâm Hổ, nhà văn Trương Duy Toản bút hiệu Đổng Hổ.
Đặc biệt là danh xưng Hùm xám hay cọp xám, hổ xám. Trong tâm thức người Việt, thuật ngữ "Hùm xám" còn là tên gọi đặt biệt hiệu cho nhiều anh hùng, hảo hán ở Việt Nam, với cấu trúc cụm từ là Hùm xám và địa phương nơi thành danh, như Hoàng Hoa Thám được tôn xưng là "Hùm xám Yên Thế", ngoài ra còn có ông Nguyễn Minh Kỳ nguyên Chủ tịch Quảng Trị còn được đặt biệt hiệu là "Hùm xám đường 9-Nam Lào", Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam Nguyễn Đình Bảy (tự Bảy Khiêm) được gọi là "Hùm xám Trị Thiên", ông Đặng Văn Việt, Chỉ huy trưởng các trận đánh trên đường số 4 của Việt Minh được người Pháp gọi là "Con hùm xám trên đường số 4", Anh hùng Lao động Nguyễn Phong Lưu được gọi là "Hổ xám Trường Sơn", Nahria Ya Duck đệ Nhất Phó Thủ tướng Fulro được mệnh danh là "Hùm xám Tây Nguyên" Trong võ học, những cao thủ võ thuật Việt Nam danh chấn cũng được đặt biệt danh là hùm xám. Võ sư Mã Thanh Long cũng được đặt biệt danh là "Hùm xám Hòa Hưng", võ sư Huỳnh Long Hổ được mệnh danh là "Hùm xám Quảng Ngãi" võ sư Hà Trọng Ngự với tuyệt kỹ quyền ba chân hổ được tôn xưng là "Hùm xám miền Nam", võ sư Hà Trọng Sơn cũng có biệt danh là "Hùm xám miền Trung" cùng với võ sư Lý Xuân Hỷ người được mệnh danh là "Hùm xám cao nguyên". Người Việt còn dùng thuật ngữ hùm xám để đặt tên cho các nhân vật nước ngoài như Đội bóng Bayern Munich được báo giới Việt Nam đặt tên là "Hùm xám xứ Bavaria", thủ môn José Luis Chilavert được gọi là "Con hùm xám Nam Mỹ".
Ở Trung Quốc có những người mang tên hổ như: Hoàng Phi Hổ, Đường Bá Hổ, Lôi Lão Hổ, Tô Hắc Hổ, Hàn Cầm Hổ, Hổ Tam Nương, Trần Hổ, Trương Văn Hổ, Thạch Hổ, Dương Hổ, Lý Hổ, Tào Hổ, Hàn Hổ (tức Hàn Khang tử), Hồ Sa Hổ, Nghiêm Bạch Hổ, Dương Hổ Thành, Chu Thiết Hổ, Triệu Bá Hổ hay Cơ Hổ, Chu Nguyên Hổ (朱元虎), Chiêu Hổ, Hoàng Đắc Công hiệu là Hổ Sơn, Đinh Đắc Tôn có ngoại hiệu là Trúng tiễn hổ (Hổ trúng tên), Đằng hầu Hổ (Đằng Hổ Quỹ), Mã Định Hổ (tự nhận là hậu duệ đời thứ 39 của Phục ba tướng quân Mã Viện). Thời Tam Quốc, Viên Thiệu được phong làm "Hổ bôn trung lang tướng", Vu Cấm được phong chức Hổ uy tướng quân...Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung dùng hình tượng con Hổ để mô tả về hình dáng của nhiều viên tướng và dùng nó để ví về các anh hùng như: Tôn Kiên được danh xưng là "Mãnh Hổ Giang Đông", Đổng Trác được xưng tụng là "biên quan dã hổ" (con hổ dữ ở vùng biên) Lữ Bố được Tào Tháo so sánh với hình ảnh của con hổ. Hứa Chử được gọi là "Hổ Hầu" (tên gọi do Mã Siêu đặt, ban đầu có tên là "hổ si", tức con hổ dại), ngoài ra thì còn có danh xưng Ngũ Hổ tướng thời Tam Quốc chỉ về các viên tướng có sức mạnh như: Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung. Trong tác phẩm Thủy Hử, thì có Yến Thuận biệt danh "Cẩm mao hổ", Lý Vân ngoại hiệu là "Thanh Nhãn Hổ", "Khiêu Giản Hổ" Trần Đạt, "Sáp Sí Hổ" (Hổ chắp cánh) Lôi Hoành, Điền Hổ, Lý Trung có ngoại hiệu "Đả Hổ Tướng Thời". Thời Nhà Minh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích được nhà Minh phong danh hiệu "Long hổ tướng quân", triều Minh cũng phong cho Vương Đài làm Long Hổ tướng quân, La Nhữ Tài được gọi là "Đông Sơn hổ", Ngạch Diệc Đô được xưng là Đại hổ. Thời nhà Thanh thì có danh xưng "Quảng Đông Thập Hổ" (10 con hổ ở đất Quảng Đông) trong đó có Tô Hắc Hổ ngoài ra cũng có ý kiến xếp Hoàng Phi Hồng vào số này.
Một số nước khác, các danh tướng cũng dùng tên gọi về Hổ để chỉ về mình như Takeda Shingen danh tướng thời chiến quốc Nhật Bản được gọi là "Con hổ xứ Kai", đối thủ của ông là Uesugi Kenshin còn gọi là Nagao Kagetora (長尾景虎) (Trưởng Vĩ Cảnh Hổ) sau đó đổi tên thành Uesugi Masatora (上杉政虎) (Thượng Sam Chính Hổ). Vị vua của Triều đại Mogol là Babur được đặt tên có nghĩa là hổ, Vị vua Sher khan của Hồi giáo, Tipu Sultan là những vị vua lấy con hổ làm biểu tượng. Viên tướng Nhật Yamashita Tomoyuki còn được gọi là con hổ Mã Lai. Võ sư Kim Chấn Bát được đặt biệt hiệu là Kim Phi Hổ. Radamel Falcao García được báo chí gọi là mãnh hổ (El Tigre), Arthur Friedenreich cũng có biệt danh Mãnh hổ. Tiger Woods vận động viên golf số 1 thế giới được lấy từ tên người bạn quân nhân Việt Nam của bố anh Vương Dang Phong, người khiến bố Woods đã đặt tên cho anh cái nickname là Tiger. Sau này cái tên Tiger Woods đã trở nên quen thuộc, thời điểm mà anh nổi lên ở tầm quốc gia với giải trẻ và nghiệp dư cũng là lúc anh được biết đến với cái tên đơn giản Tiger Woods. Ngoài ra còn diễn viên Liliane Tiger.
Nhiều vùng đất, địa danh, công trình được đặt tên theo loài hổ như: Ở Trung Quốc có Long Hổ Sơn hay còn gọi là núi rồng-hổ, một địa danh linh thiêng của đạo giáo, Vực Hổ Khiêu tức hẻm sông Hổ Nhảy được đặt tên từ sự việc theo truyền thuyết, đây là đoạn sông xưa kia có một con hổ phóng từ bờ bên này sang bờ bên kia nên có tên là vực Hổ Nhảy (khiêu có nghĩa là nhảy - là phóng), Hổ Khiêu Hiệp (Hẻm núi Hổ Nhảy), tương truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do đó người ta gọi đây là hẻm núi Hổ Nhảy. Hổ Khâu, Hổ Môn nghĩa là "cổng hổ", Người phương Tây thường biết đến Hổ Môn qua tên gọi xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha là Bocca Tigris (nghĩa là "miệng hổ") hay Bogue, Hổ Lao Quan, Hổ Môn (trấn), Hổ Lâm, Cầu Hổ Môn, Đại Hổ Sơn (大虎山), cù lao Hổ Hạm (chữ Hán: 虎槛洲, Hổ Hạm Châu). Ngoài ra ở các nước khác còn có Sông Tigre ở Brazil, Sông Amba, Nong Suea (huyện) ở Thái Lan, và đặc biệt là sông Tigrit một trong hai con sông của dòng sông Lưỡng Hà.
Ở Việt Nam, tại Tiền Giang có vùng đất miệt vườn có tên gọi là Cù lao Ông Hổ là vùng đất sinh ra vị chủ tịch Tôn Đức Thắng, ngoài ra còn có Mỏ Bạch Hổ, Thị trấn Tăng Bạt Hổ, Cầu Bạch Hổ. Đặc biệt ở Nam bộ Việt Nam còn lưu truyền nhiều địa danh liên quan đến cọp như Đìa Cứt Cọp (ấp 4, Hưng Nhượng, Giồng Trôm, Bến Tre) là nơi có nhiều cọp tụ tập lại săn mồi và phóng uế bừa bãi, Sân Ngự (thị trấn Bình Đại, Bến Tre) là nơi theo truyền thuyết hàng năm vào mùa khô, cọp từ các nơi tụ tập về đây gọi là cọp hội dưới sự đầu lĩnh của chúa cọp bạch ba chân, Đồn Cọp (Phú Nghĩa, Chợ Lách, Bến Tre) là nơi cọp thường đến phá phách dân chúng mới lập mưu vây cọp lại, rồi báo cho tỉnh đưa lính về bắn, Mỏ Cày (Bến Tre) cọp ở đây rất nhiều do đó, người dân vừa cày, vừa đánh mỏ để cọp sợ không dám đến làm hại, rạch Ông Hổ (Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang), Rạch Gầm (Châu Thành, Tiền Giang) là nơi trước có nhiều cọp và chúng gầm thét vang động cả một vùng nên có tên Rạch Cọp Gầm, về sau, gọi tắt thành Rạch Gầm. đồng thời có các địa danh như suối Cọp và Hang Bạch Hổ (ở Định Quán), truyền rằng, trước kia, khi rừng rậm còn nhiều, có một cặp hổ trắng về ẩn tại núi Đá Voi, cặp hổ này không bắt người ăn thịt mà thường xuống nghe kinh Phật ở chùa Thiện Chơn. Sau này rừng bị phá dần, lại thêm chiến tranh, cặp hổ bỏ đi. Nhân dân cho là Hổ thần nên đặt tên hang là Bạch Hổ. Ngoài ra còn có Thác Hang Cọp ở Đà Lạt, tương truyền nơi đây ngày xưa là nơi trú ngụ của một con cọp cho nên mới lấy hang cọp mà đặt tên cho thác, hiện nơi đây có đặt tượng hổ cao khoảng 5m, dài 10m nằm trong khuôn viên của thác.
Uy danh của loài hổ còn ảnh hưởng đến tên gọi nhiều sinh vật hùng mạnh nhất trong họ mình hoặc có hình thức, cấu tạo giống bộ phận nào đó của cơ thể hổ. Có thể kể đến là về động vật có các loài như: rắn hổ, Họ Rắn hổ, rắn hổ chúa, rắn hổ mang Xiêm, Rắn hổ mang chúa, Rắn hổ đất, Rắn hổ trâu, Rắn hổ bướm các loại rắn hổ, một số loài rắn độc quý hiếm có tên hổ như rắn Hổ trâu, Hổ lửa, Hổ mang, Rắn hổ hành... cá hổ hay còn gọi là cá răng đao, Cá hổ kình, Cá hổ kình lùn, Cá nhám hổ, Cá giả hổ kình, Cá mập hay còn gọi là cọp biển, cá mập hổ, Cá hổ Xiêm, tôm hùm, Tép cọp, Bướm đêm hổ đốm tối, Ếch đồng hay còn gọi là ếch da hổ, Muỗi hổ (Aedes albopictus), Mực nang vân hổ, Diệc hổ cổ trần, Kỳ giông hổ, hổ Tasmania, con mèo thường được gọi là "tiểu hổ", về các loài thực vật có: cây lưỡi hổ, cây ba mươi, hổ bì, lá lưỡi cọp, cây ba mươi, Bách thanh hổ, Cỏ đuôi hùm, Lưỡi cọp, Hổ vĩ xám, Hổ nhĩ trắng, Tai hùm, Hổ bì, Lan da hổ, Bìm bìm chân cọp, Móng cọp xanh, Đơn lưỡi hổ, Vuốt hùm, Hài lưỡi hổ, Hổ trương, Hổ béo Trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền, nhiều cây, lá mang tên hổ là vị thuốc dễ kiếm tìm có tác dụng chữa bệnh như Hổ thiệt, Hổ nhĩ thảo, Hổ trượng căn, Hổ phách, Hổ vĩ, còn có Chín vị thuốc tên hổ như Hổ kế (Cicus japonicus) Hổ thiệt (Aloe), Hổ cao (Siegesbeckia orientalis L) Hổ trượng căn (Polygonum cuspidatum sieh Znce) Hổ vĩ, hay hổ vĩ mép vàng (Sansevira trifasciata Prain var), Hổ phách (Succinum) Hổ chuối (Ptyas korros), Hổ mang, hổ đất, hổ lửa (Ophiophagus hannah), Hổ cốt (Panthera tigris L) hay Cao hổ cốt.
Trong võ thuật.
Trong võ thuật, hình ảnh con hổ hiện diện trong các hình thức biểu tượng, tư tưởng, phong cách và kỹ thuật chiến đấu. Theo quan niệm của người Á Đông hổ là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và khả năng chiến đấu, sự hung hãn nhưng tinh ranh và xảo quyệt liều lĩnh cũng như bản năng tự vệ và chiến đấu cao, nói đến hổ là nói đến tính dũng mãnh, oai phong lẫm liệt, không chịu khuất phục. Những cuộc chứng kiến cảnh hổ quyết đấu, săn bắt cũng như những trận đụng độ với loài hổ khiến cho nhiều dân tộc ở châu Á tích lũy và bổ sung vào kỹ thuật chiến đấu của dân tộc mình với những thế võ, đòn đánh mô phỏng động tác của loài hổ. Khi ngắm hoạt động của loài cọp, các nhà sư Thiếu Lâm đã thấy được sức mạnh, sự dũng cảm và uy lực của chúng và đi tới kết luận đây là con vật có giá trị vô biên với tư cách một mẫu mực để noi theo rèn luyện võ thuật.
Trong võ cổ truyền của nhiều dân tộc, hổ là một trong số linh vật có vị trí chủ đạo. Hình tượng của hổ với những động tác, tư thế và sức mạnh phi thường của loài chúa sơn lâm được thể hiện qua nhiều bài quyền, thế võ, môn võ về hổ đặc biệt là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia (với hệ phái Silat Harimau, tương truyền là khởi nguồn từ việc chứng kiến cảnh quyết đấu của một con hổ với chim đại bàng) cùng với những linh vật khác như Long, Xà, Hạc, Báo… với những đòn đánh lấy trảo (hổ trảo) làm căn bản, tấn công mãnh liệt, hiểm độc chớp nhoánh. Nhiều người cho rằng võ hổ ra đời ở Trung Quốc, căn cứ vào nhiều bài quyền của phái Thiếu Lâm hay Võ Đang. Tuy vậy, trong Pencak Silat của Indonesia, Karatedo của Nhật Bản, Kalari của Ấn Độ, võ cổ truyền Việt Nam cũng có những bài võ hổ đặc trưng.
Trong tự nhiên, hổ là loài động vật thuộc nhóm động vật ăn thịt đầu bảng, với thân thể to lớn, bộ lông vằn vện, hàm răng khỏe, móng vuốt nguy hiểm, sức mạnh và tốc độ rất cao nên hổ được mệnh danh là chúa tể sơn lâm và ít khi có kẻ thù tự nhiên. Tuy vậy với môi trường rừng rậm với hệ sinh thái đa dạng, hổ cũng có những trận chiến đấu sống mái với các dã thú và con mồi cũng như những trận quyết đấu với những con hổ khác để sinh tồn, cạnh tranh lãnh thổ, giành quyền giao phối, bảo vệ con cái… những đối thủ của hổ đa dạng như voi, gấu, sói lửa trâu rừng, bò tót, và cá sấu, chúng còn giết cả tê giác khi đang sinh con, thậm chí có những cuộc quyết đấu với những con trâu nhà để ăn thịt chúng
Với kỹ năng chiến đấu tuyệt vời, sức mạnh và sự lanh lẹn hung dữ của mình hổ đã làm các loài vật khác phải khiếp sợ, khả năng chiến đấu của hổ rất cao, đặc biệt là hổ trảo, hổ thường tận dụng sức bật, sự dẻo dai cùng móng vuốt sắc nhọn và các cú vả, bạt như trời giáng khi cận chiến với đối thủ cùng với những vũ khí của hổ như hàm răng nanh dài nhọn, rằng hàm khỏe, bộ móng vuốt sắc nhọn, sức mạnh của những cú tát, cú vồ, những cú cắn chí mạng vào chỗ hiểm cùng tiếng gầm gừ dữ tợn. Hổ tuy có thân hình to lớn, nhưng di chuyển rất nhanh, mạnh Từ thời xưa, Khổng Tử đã có câu: phong tòng hổ (gió theo hổ), ông ta nói như vậy bởi vì hổ chạy nhanh như gió cuốn
Ngoài ra, đuôi hổ giữ vai trò quan trọng trong các động tác vồ, nhảy qua trái hoặc phải, xoay trở trước, sau, cùng với sức bật tốt, Nó có thể cắn họng một con bê, nhảy vọt qua hàng rào cao vài mét khiến hổ trở thành sức mạnh được coi là vô địch. Đối với con mồi thì hổ chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc độ, thông thường từ những cuộc tập kích và cắn cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch chủ. Đòn mạnh nhất của loài hổ là vả thật mạnh vào khu vực mặt và cổ của đối phương, với nanh vuốt cực sắc nhọn, chiêu đòn này thường khiến con mồi bất động ngay tại chỗ. Trong khi chiến đấu hổ còn có một tuyệt chiêu mà giới võ học gọi là "thế trâu vằng" với việc con hổ khi chiến đầu thường nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời để thế để giết con mồi, nếu con mồi hoặc con người sơ ý nhảy vào tấn công là sẽ bị tấn công bằng một đòn chí mạng
Hổ thường chỉ tấn công con người trong trường hợp tự vệ vì con người không phải là con mồi ưa thích của hổ, tuy vậy cũng vì nhiều lý do khác nhau, hổ nhiều khi vồ, bắt và ăn thịt người. Khi gặp người hoặc rình bắt người, hổ sẽ tấn công bất ngờ từ đằng sau, nếu con người bỏ chạy giống như chó nó sẽ đuổi theo vồ, nhưng nhìn thẳng vào mắt nó, nó sẽ gườm đồng thời khi mặt đối mặt, con hổ sẽ thủ thế, lấy đà chụp mồi, nếu nó đập đuôi bên phải, sẽ phóng về bên trái, và ngược lại, vồ thẳng thì đuôi duỗi thẳng, Khi giao đấu với người, cọp luôn muốn đoạt vũ khí của người rồi mới dùng chân tát một cú chí mạng, hay vồ đến cắn xé, lúc muốn đoạt vũ khí, chúng sẽ giương vuốt và chồm lên, hổ thường tấn công theo kiểu lao lên không trung rồi phóng xuống chụp mồi, nên nó rất sợ có vật nhọn giương lên trời. Khi phóng đến con mồi, nó sẽ dùng cánh tay để thực hiện một cú tát, cú tát của hổ có thể hổ sẽ khiến cổ trâu, bò phải gãy, trẹo đi hoặc làm vỡ sọ của một con gia súc, gãy lưng của một con gấu lười hay dễ dàng lấy mạng của một con sói lửa.
Hổ có vị trí chủ đạo trong Võ thuật cổ truyền, có nhiều bài quyền về hổ. Các hệ phái về Hổ quyền là tượng hình quyền trong Võ thuật cổ truyền. Hổ quyền mô phỏng động tác, tư thế tấn công, phòng thủ của loài hổ trong đời sống rừng xanh hoang dã và chú trọng vào luyện gân cốt, chỉ lực cùng sự vững chãi, nhanh nhẹn. Động tác tấn công của cọp là động tác ép tới giống như đang bị xô bởi một cỗ xe. Sức cọp là một loại ngoại lực cương mãnh hung bạo. Từ thế kỷ thứ II của Công Nguyên ở Trung Quốc đã xuất hiện bài ngũ cầm hý của Hoa Đà trong đó có mô phỏng động tác của loài hổ, và sau đó đến Hình ý quyền của phái Thiếu Lâm, Ngũ hình quyền, Thập Hình quyền, Hổ hình quyền của Hồng Hy Quan, Hổ hạc song hình quyền, Tượng hình quyền, Thập nhị hình quyền của Hình ý quyền (võ Thiếu Lâm), Bạch Hổ Quyền của Lâm Đạo Thai chuyên đánh vào tử huyệt, bắt nguồn từ việc quan sát trận chiến giữa hổ trắng và khỉ đột, Trung Ngoại Chu Gia của Trung Quốc có các chiêu "tiểu phục hổ quyền" và "Hổ báo quyền", "Mãnh hổ xuất lâm" của Bạch Mi quyền, Nam quyền, Phách quải quyền, Hắc hổ quyền đạo tuyệt kỹ hổ trảo Võ lâm vườn trầu, Hóc Môn. Người làng võ thường xếp hổ quyền vào nhóm ngạnh công bởi tính chất cương mãnh của nó. Phái Thiếu Lâm có khẩu quyết Hổ quyền luyện cố, nghĩa là võ hổ lấy việc luyện tập xương cốt làm nền tảng.
Trong Ngũ hình quyền của Trung Quốc thì hổ ở vị trí thứ hai, sau rồng gồm "Long, Hổ, Xà, Hạc, Báo", điều đáng lưu ý khi con vật này được nhắc đền đầu tiên trong hệ thống ngũ hình quyền cũng như hình ý quyền nói chung, nó cũng là con vật được nhắc đến nhiều nhất trong các bài mô phỏng về động tác của thú, trong hình ý quyền thì hổ thuộc mạng mộc và tiêu biểu cho mùa xuân. Ở Việt Nam có bài "Ngũ hổ cứ sơn" tả về năm con hổ gồm Ngũ hổ là Hắc hổ, Thanh hổ, Xích hổ, Hoàng hổ, Bạch hổ. Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ hổ cũng theo ngũ hành mà sắp đặt.
Lời thiệu trong bài quyền Hùng kê quyền cũng có nhắc đến hình tượng con hổ trắng và cây thương. "Trấn ải kim thương như Bạch Hổ/Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long", dịch nghĩa: "Trấn ải, thương vàng như cọp trắng/Giữ quan, kiếm bạc tựa thanh long"
Có rất nhiều chiêu thức chiến đấu tượng hình đặc thù mang tên loài hổ để diễn tả các thế đánh Võ thuật cổ truyền thường gặp ở các bài quyền truyền thống: "Bạch hổ khởi động", "Nhị hổ tiềm tung", "Mãnh hổ xuất sơn", "Hắc hổ hạ sơn", "Ngọa hổ phục lâm", "Hiện Long tàng hổ", "Hồi đầu hổ vĩ", "Hổ bằng báo lang", "Mãnh hổ phục địa", "Ngạ hổ tha dương", "Sơn trung cầm hổ", "Lãn hổ thân yêu", "Lão hổ thượng sơn", "Bạch hổ xuất động"…, "Đại Phục Hổ quyền", "Tiểu Phục Hổ quyền", "Cung Tự Phục Hổ Quyền" ngoài ra còn có các tuyệt chiêu như "Hổ vĩ cước", "Hổ Hạc Song Hình Quyền", "Phục hổ la hán quyền", "Hắc hổ thâu tâm", ngoài ra còn có các thế đánh bằng trảo thủ trong Hổ hình quyền như: "Mãnh Hổ Hồi Đầu", "Ngạ Hổ Khiên Dương", đặc biệt là "Lão Hổ Tiển Đầu"; "Mãnh Hổ Thôi Sơn". Trong Bạch Hổ võ phái tương truyền do Nguyễn Hữu Cảnh sáng lập là môn quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo.
Hình tượng của hổ với sức mạnh của mãnh chúa rừng xanh đã đi vào võ cổ truyền Việt Nam như một nét đẹp của văn hóa Việt và tinh thần thượng võ. Trong võ cổ truyền Việt Nam, võ hổ xuất hiện khá nhiều như Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ xuyên tâm, Long hổ quyền của hệ phái Nam Hồng Sơn, Phục hổ công, Mãnh hổ quyền của Thăng Long võ đạo, Hồng hổ quyền của Tây Sơn Bình Định… Võ Bình Định- Tây Sơn nửa sau thế kỷ XVIII, Với phái võ An Thái - Bình Định góp phần hình thành hệ thống quyền thuật của môn phái khá chặt chẽ, được xây dựng dựa trên 4 bộ chính: Hổ quyền, Long quyền, Hầu quyền và Xà quyền. Trong đó, Hổ quyền và Long quyền thuộc Ngạnh công, được coi là nền tảng Miên công chỉ được truyền thụ khi đã luyện qua Hổ quyền và Long quyền… Cũng ở vùng Bình Định trong môn phái An Thái có "Thảo Tam Cước Hổ", tức là ba bước chân cọp chứ không phải là con cọp có ba chân, bộ quyền này thuộc Hổ quyền có các bài quyền như Thần Đồng, Ngọc Trản, Lão Mai, Lão Hổ... Ngoài ra, các võ sư ở Việt Nam còn nghiên cứu từ các loài vật trong tự nhiên, sáng tạo thành những bài hình tượng quyền như Ngũ cầm quyền (long, hổ, báo, xà, hạc), Mãnh hổ xuất sơn...muốn thành đạt môn Hổ quyền phải tập luyện đều đặn từ 1 đến 3 năm. Hổ Quyền được ứng với một con vật trong Đồ hình Bát Quái tám con vật, gồm: Hổ, hạc, nhạn, gà (kê), chim phụng, rắn, long, khỉ. Mỗi con vật ứng với một quẻ, được thiết lập ở một hướng khác nhau, trong đó ở quẻ con hổ (trong võ học gọi là "Hổ tấn"-tức là bộ ngựa con cọp, ư thế này như hổ chuẩn bị tấn công với các ngón tay cong đều, hơi hở ra như móng hổ đang vồ mồi - trong võ học gọi là Hổ trảo)…
Bài quyền Lão hổ thượng sơn là một trong 10 bài võ được liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa vào chương trình huấn luyện bắt buộc và biểu diễn trong hệ thống thi đấu quốc gia. Lấy chúa sơn lâm làm hình tượng, bài quyền là sự thể hiện sức mạnh và thần thái uy nghi của loài hổ. Các động tác dứt khoát, xoay chuyển biến hóa, dũng mãnh mô phỏng động tác, tư thế tấn công, phòng thủ của loài hổ trong rừng đời sống hoang dã rừng xanh. Ngoài ra còn có thế võ Tam bộ hổ hay Quyền 3 chân hổ là tuyệt kỹ công phu có từ gần 200 năm trước, xuất phát từ đất võ Bình Định được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định xuất phát từ đụng độ với loài cọp. Đây là bài quyền thể hiện oai lực của con hổ ba chân đang săn mồi. Không chỉ di chuyển bước chân, luyện tấn pháp, người tập phải luyện bộ tay (luyện hổ trảo) vì vũ khí của hổ là vuốt. Chụp được mồi, xé mồi, cắn mồi được cũng chính là vuốt.
để phản xạ nhanh bắt đòn đối phương thể hiện sức mạnh của loài hổ đồng thời người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp
Trong môn võ Karate, hổ cũng được coi như là một biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm, và là cảm hứng cho Võ sư Gichin Funakoshi sáng lập ra phong cách Shotokan của hệ phái Shotokai, đến nay, hệ phái võ Không Thủ Đạo (Karate) Shotokan (松濤館 Shōtōkan?) cũng dùng hình ảnh con hổ làm biểu trưng cho hệ phái của mình. Biểu trưng của phái võ Tân Khánh Bà Trà là hình ảnh một võ sư tung cú đá vào đầu con hổ lớn trong tư thế đẹp. Đây chính là bắt nguồn từ những trận đả hổ của các bậc tiền bối, môn phái Bạch Hổ Lâm ở Quảng Bình cũng có biểu tượng hổ, lò võ Bạch Hổ của võ sư Võ Thiện Đường ở Trung Nhứt, Trà Bay, Cần Thơ lấy linh vật là con hổ trắng vì Bạch Hổ là tướng tinh, biểu tượng sức mạnh của Tiết Nhơn Quý trong truyện Trung Quốc. Cọp là chúa tể sơn lâm, cọp trắng lại là chúa tể của chúa tể, nó còn gắn liền với truyền thuyết Bạch hổ ở Cần Thơ.
Chiêm tinh, nhân tướng.
Trong hệ thống vật biểu theo Ngũ hành, con hổ trấn giữ phương Tây và được dân gian tôn là linh vật. Bộ vật biểu cho 5 phương là Thanh Long (Rồng xanh án ngữ phương Đông), Bạch Hổ (Hổ trắng coi trấn phương Tây), Chu Tước (Chim sẻ đỏ quy tụ phương Nam), Huyền Vũ (Rùa đen cai quản phương Bắc) và Phượng Hoàng. Theo ý nghĩa này, Hổ trắng tuy là loài động vật có thật nhưng lại được xem là vật biểu mang tính ước lệ. và cũng là con vật năm trong nhóm tứ tượng hay tứ thánh thú gồm rồng, hổ, rùa, chim sẻ. Hổ còn là con vật linh thiêng nằm trong bộ Tứ Linh là Long, Phượng, Quy, Hổ hoặc "Bát vật" (gồm: "Long", "Lân", "Quy", "Phượng", "Ngư", "Bức", "Hạc", "Hổ". Trong phong thủy thường dùng hai phạm trù là "Tả Thanh Long"-"Hữu Bạch hổ" để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt, thường dùng để xem về địa thế (địa thế "rồng cuộn, hổ ngồi" hay là nơi "ngọa hổ, tàng long").
Trong lịch Can chi thì hổ đứng hàng thứ ba của 12 con giáp, mang tên Dần. Về mặt chiết tự, chữ Dần trong chữ tượng hình Trung Hoa có hình dáng con mãnh hổ đang xông tới uy phong lẫm liệt, đôi mắt trừng trừng. Hổ còn nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Dần với những ý nghĩa triết lý - nhân văn sâu sắc. Tháng con hổ là tháng Giêng, đầu xuân, đầu năm mới, tháng mà 3 khí dương (của trời) cân bằng với 3 khí âm (của đất), do đó cũng là tháng mở đầu của con người (nhân sinh ư dần), vì con người là sự cân bằng giữa trời - đất và con người khoẻ mạnh là sự cân bằng âm - dương, nóng - lạnh từ nội tạng… Trong 12 con giáp thuộc cung Hoàng đạo thì hổ là con vật đứng thứ hàng thứ ba sau Chuột (Tý), Trâu (Sửu). Hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán học tử vi, gắn với Nam Á. Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng khí của trục Dần-Thân đầy sức chi định. Trong nhân tướng học, hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, chính vì thế nó là biểu tượng cho quyền lực, cho công danh học hành và sự tăng tiến trong kinh doanh. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.
Theo Thuyết văn, chữ Dần biểu thị cho mùa xuân đương đến, dương khí đang lên. Tháng Giêng đầu năm gọi là tháng Dần, là tháng mở đầu cho con người "Nhân sinh ư Dần". Năm Dần cầm tinh con hổ, quan điểm người xưa thường coi đó là năm tốt, sanh được con trai thì càng quý bởi hổ tượng trưng cho thế và lực, cho sự oai phong lẫm liệt và sức mạnh phi thường và những người cầm tinh con hổ cũng được coi là có cá tính, mạnh mẽ, người tuổi hổ rất nhạy cảm, dễ xúc động, có nhiều năng lực, còn tình yêu đối với người tuổi hổ thật nồng nàn và mãnh liệt Theo quan niệm của tử vi phương Đông, người con trai sinh tuổi Hổ (Dần) thường có tư chất thủ lĩnh, tướng mạo oai phong, tính cách nóng nảy, quyết đoán, can trường, kiêu hãnh, đầy đam mê, nhân hậu. Riêng đối với những người con gái sinh năm Dần thường được coi là cao số và hay lận đận trong đường tình duyên, gia đình và người ta hay xây dựng hình tượng những cô gái này là nóng tính, đanh đá, kiêu căng vì mang tuổi chúa sơn lâm thì phải cần người hầu hạ đặc biệt con gái tuổi dần không hợp với người sinh tuổi Hợi vì quan niệm hổ sẽ vồ lợn trong lý thuyết tứ hành xung gồm dần-thân-tỵ-hợi.
Một số Danh nhân tuổi Hổ có những nhân vật xuất chúng, sự nghiệp lẫy lừng có thể kể đến là:
Khi giành được giang san, nhà Nguyễn lựa chọn việc đặt kinh đô. Và nhà Nguyễn đã chọn Kinh thành Huế với địa thế "Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ" - Thanh long, Bạch hổ là hai trong bốn thánh thú hợp thành tứ tượng hay tứ thánh thú. Bạch Hổ còn được xem là linh vật thiêng liêng thuộc về hành Kim ở phía Tây, tương ứng với mùa thu. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân. Năm 1805, Kinh thành Huế được khởi công xây dựng, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành về hướng Đông Nam (thuộc phương Nam) hai bên có cồn Hến và cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ chầu về trọng địa Kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều. Hữu Bạch hổ (cọp trắng ở phía phải) là chỉ cồn Dã Viên, nằm ở phía tây Kinh thành Huế. Ngoài ra, Cồn Dã Viên còn gắn với một dấu ấn khác: cầu Bạch Hổ. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ trong tư tưởng phong thủy của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh thành.
Trong các nền văn hóa.
Châu Á.
Ở châu Á nói chung, hổ đôi khi thường đóng vai trò của một con ma mèo (Werecat) hay còn gọi là "hổ thành tinh", "hổ tinh" hay "hổ yêu tinh" hay "ma hổ", đó là những con yêu tinh được hư cấu xoay quanh hình tượng con hổ. Ở Ấn Độ, hổ thành tinh thường là một thầy phù thủy nguy hiểm, được miêu tả là một mối đe dọa cho những người chăn nuôi gia súc. Ở Thái Lan một con hổ mà ăn thịt nhiều con người có thể trở thành một con hổ tinh. Ngoài ra còn có các loại ma hổ chẳng hạn như phù thủy với quyền năng lớn, có thể thay đổi hình dạng để trở thành động vật. Trong dân gian Indonesia và Malaysia có một loại hổ tinh được gọi là "Hổ jadian" ("Harimau jadian"), con yêu tinh này có sức mạnh được truyền lại và biết sử dụng phép thuật, sự quyến rũ nhưng nó không phải thù địch với người đàn ông. Trong các sinh vật truyền thuyết ở Nhật Bản có quái vật Nue (鵺), đây là một con quái vật tổng hợp các bộ phận của nhiều loài động vật trong đó nó có tấm thân, cái chân và bộ da của một con hổ. Tại Miến Điện, Hổ (ကျား kya) cũng là biểu tượng của 12 cung hoàng đạo và là ngày thứ 2 đầu tuần và theo hướng đông. Trong văn hóa người Bali, hổ chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa dân gian nước này, điều này thể hiện ở những bức họa Kamasan của Vương quốc Klungkung
Malaysia.
Hổ Mã Lai là biểu tượng quốc gia của Malaysia, nó xuất hiện trên quốc huy Malaysia cũng như trong biểu trưng của một loạt các tổ chức nhà nước của Malaysia, như của Maybank, Tập tinm Negara Malaysia và FAM. Nó tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh của người Mã Lai. Hổ Mã Lai được miêu tả nổi bật trong văn hóa dân gian Malaysia, trong vai trò của một trong số các kẻ thù của "Sang Kancil" (hươu chuột), cũng ở Mã Lai, những vị thầy lang có phép biến hóa thành hổ gợi nhắc đến chi tiết nhiều sắc dân ở vùng Đông Nam Á, con hổ được tổ phụ huyền thoại được xem như thầy truyền pháp vì hính hổ dẫn các tín đồ mới vào rừng để truyền phép cho họ, thực tế là để giết họ và làm họ sống lại.
Lưỡng Hà.
Ở vùng Lưỡng Hà, có những hình tượng khắc ghi về người anh hùng huyền thoại Gilgamesh đã đánh bại người mục tử hung ác và biến nó thành con hổ và những di chỉ của dấu ấn Mohenjodaro ở lưu vực sông Ấn thì vị anh hùng này còn được mô tả cảnh đang vật lộn với hai con hổ, những con hổ còn thường được miêu tả ngay cả trong nghệ thuật của nền văn hóa thảo nguyên châu Á khoảng từ 1000-500 trước Công nguyên mà tiêu biểu là của người Scythia. Trong nghệ thuật Iran cổ đại thì hình ảnh của hổ một mô hình tương đối hiếm, mặc dù những con hổ phân bố tương đối nhiều ở vùng này. Truyền thuyết Hy Lạp, giải thích tại sao người ta đặt tên Tigre hay Tigrit (con hổ) cho một con sông ở Mésopotamie (Lưỡng Hà), con sông đó trước kia tên là Sollax. Để quyến rũ một nữ thần sông núi châu Á là Alphésibée mà thần say mê, Dionysos đã hóa thành hổ. Chạy đến bờ sông, Alphésibée không thể trốn đi đâu nữa và phải để cho con ác thú túm lấy mình, và nó đã đưa thần sang bờ bên kia. Con trai họ, Médès, là bán thần được lấy tên đặt cho dân tộc Mèdes còn con sông thì được đặt tên là Tigre, để tưởng nhớ nữ thần sông núi và vị thần đã hợp thân trên bờ sông này. Theo những truyền thuyết khác bắt nguồn từ Babylone, sông Tigre sinh ra từ đôi mắt Đấng tạo hóa Mardouk
Vùng Siberia.
Hổ đã để lại những dấu ấn đối với các dân tộc tại vùng Siberia vùng đất nơi cư ngụ của giống hổ Mãn Châu to lớn. Người Tungus, một dân tộc ở vùng Siberia gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già, người Udege và người Nanai gọi hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu (Doonta). Người Mãn Châu gọi tên hổ với ý nghĩa là vua (Hu Lin) đối với người Ghiliak thì hổ với cuộc sống và tập tính của nó, là một con người đích thực, chỉ tạm thời khoác hình dáng hổ. Theo ghi chú của Uno Harva thì Sternberg đã xác nhận ở lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ có quan hệ tình dục với những con vật này.
Tây Tạng.
Trên cờ Lungta/rlung-rta (cờ cầu nguyện ở Tây Tạng) thường có sự hiện diện của bốn linh vật ở mỗi góc, được gọi là Tứ linh ("Shambhala Terma") bao gồm là Sư Tử Tuyết trắng ("seng") ở phương Đông, Hổ ("tak") là con Hổ vàng trụ ở phương Tây, Rồng Xanh ("druk") ở phương Nam, Mệnh lệnh điểu ("kyung") ở phương Bắc Hổ vàng tượng trưng cho niềm kiêu hãnh vô điều kiện, sự tỉnh thức và lòng khiêm hạ, Hổ vàng an trụ trong tư thế thư giãn tự nhiên của sự hài lòng và viên mãn mọi tâm nguyện, thế đứng của hổ vàng đẹp nhất trong các loài vật và hổ cũng là loài có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài vật. Răng Nanh và móng vuốt của nó nêu biểu sức mạnh và nghệ thuật. Hổ tượng trưng cho vị thần hộ trì chống trộm cắp và hỏa hoạn. Sự hiện diện của Hổ vàng ở phương Tây nêu biểu cho thành công nhiều phương diện, Hổ vàng bảo hộ chúng sinh trong khu vực lân cận khỏi những ảnh hưởng của năng lượng tiêu cực từ phương Tây.
Ấn Độ.
Đối với những dân tộc ở vùng Ấn Độ, với đặc điểm là khu vực phân bố nhiều loài hổ nhất trên thế giới cho nên từ lâu trong văn hóa, hổ đã hiện diện rõ rệt ở đây. Trong tranh tượng đạo Hinđu, da hổ là một chiến quả của thần Siva và Hổ là vật cưỡi của thần Shakti, của năng lượng thiên nhiên mà Siva đã không phục tùng và ngược lại, đã chế ngự (Choc, Dana, Crad, Gues, Kall, Lecc, Ogrj). Hổ còn là vật cưỡi của nữ thần Durga trong cuộc chiến chống lại ác quỷ Parvati, ở miền Nam Ấn Độ thì hổ là bạn của vị thần Ayyappan Hổ là một trong những động vật được khắc họa ở dấu ấn Pashupati của nền văn minh Sông Ấn đã tàn lụi. Những hình ảnh của hổ được in trên phù hiệu của Vương triều Chola và những đồng tiền của vương triều này. Những dấu ấn của vương triều Chola hiển thị hình ảnh của hổ và quốc huy của vương triều Pandya cũng có hình của những con hổ Trong Phật giáo Ấn Độ, hổ cùng với khỉ và hươu cũng là một trong ba linh vật thiêng liêng Cũng trong Phật giáo, con hổ biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin, sự chiến thắng mọi trở ngại trên con đường tu chứng do đó hình ảnh thường thấy là hình tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi trên lưng hổ và đó là sự tượng trưng cho sự diệt trừ được tham, sân, si và ác nghiệp, tu thành quả Phật.
Phương Tây.
Hy Lạp cổ đại.
Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại cũng như ở châu Âu, con hổ được biết đến thường là chỉ thông qua các chiến dịch của Alexander Đại đế viễn chinh đến Châu Á. Con hổ đầu tiên được người phương Tây mục sở thị là một món quà từ vua Seleukos gửi đến Athens. Tại thời điểm này sư tử hoang dã vẫn đang sinh sống ở Hy Lạp, điều này giải thích lý do tại sao hình tượng con con sư tử trong văn hóa phương Tây phổ biến hơn rất nhiều so với con hổ và cũng bởi vì hổ không sinh sống ở châu Âu và hình ảnh của nó không được tìm thấy trong Kinh Thánh cho nên dường như con hổ đã rơi vào quên lãng ở châu lục này trong một thời gian dài.
La Mã cổ đại.
Trong thời kỳ La Mã cổ đại, con hổ đã được nuôi trong các rạp xiếc. Con hổ đầu tiên tại Rome là một món quà của Augustus từ Ấn Độ trong những năm 19 trước Công nguyên, con hổ thứ hai là việc mở cửa của Nhà hát của Marcellus trong 11 trước Công nguyên cho dân chúng được chứng kiến. Hổ là loài dã thú có sức mạnh và được sử dụng vào những cuộc chiến đấu và mua vui vào thời La Mã cổ đại, trong các rạp xiếc, những con dã thú thường được tổ chức đọ sức với nhau, những dã thú ăn thịt hoặc có sức mạnh như hổ, sư tử, gấu, báo, voi rừng, tê giác, lợn lòi... được sắp xếp trong một cuộc đấu mua vui cho giới quý tộc cũng như giới bình dân để giải trí cũng như thỏa mãn mục sở thị. Những bức phù điêu, chạm trổ trong một thần điện tại Pompeii cho thấy một cuộc chiến giữa một con sư tử và hổ. Cuộc quyết đấu giữa cặp đôi hổ và sư tử được coi là kinh điển nhất và tỷ lệ đặt cược thường ủng hộ cho những con hổ. và trong những cuộc chiến như thế này, hổ thường giành phần thắng và là kẻ cuối cùng bước ra khỏi đấu trường.
Trung đại.
Chỉ cho đến chuyến đi của Marco Polo đến châu Á vào thế kỷ XIII, ông đã phát hiện và mô tả lại cho người châu Âu về hổ. Marco Polo đã nhìn thấy chúng lần đầu tiên tại hoàng cung của Hốt Tất Liệt, Marco Polo mô tả nó như một con sư tử, thậm chí còn to lớn hơn và nó có sọc màu đen, trắng và màu đỏ. Con hổ đầu tiên đến châu Âu trong giai đoạn hậu La Mã là một con hổ thuộc sở hữu của nữ công tước Savoy ở Turin vào năm 1478, một thời gian ngắn sau khi chuyển đến một địa điểm khác ở châu Âu.
Trong truyền thông, giải trí.
Hổ cũng xuất hiện nhiều trong các bộ phim ảnh, phim hoạt hình, Trong bộ phim Cậu bé rừng xanh công chiếu vào năm 1942 do Sabu Dastagir vào vai Mowgli. Thì con hổ Shere Khan được mô tả đúng như tiểu thuyết là một con hổ hung ác, và sau này bị Mơgli giết chết trong một trận đánh diễn ra dưới nước. Trong bộ phim Cậu bé rừng xanh (năm 1994) của Mỹ với sự tham gia của ngôi sao Jason Scott Lee vào vai Mowgli thì con hổ Shere Khan được mô tả có khác với tiểu thuyết, trong phim, Shere Khan thực sự là một con hổ thiêng, có nhiệm vụ thực thi "Luật của rừng xanh", nó là một con hổ tinh khôn, đóng vai trò là người canh giữa ngôi đền thiêng trong rừng già Ấn Độ và là vị chúa tể của cả Khu rừng này, Shere Khan sẽ vồ những kẻ xấu và vi phạm luật của rừng xanh. Sau đó tiếp tục có hai bộ phim hoạt hình về chủ đề này là Cậu bé rừng xanh chiếu năm 1967 và Cậu Bé Rừng Xanh 2 (2003).
Một bộ phim nổi danh khác là Tây Du Ký (năm 1986) trong đó có cảnh Đường Tăng hóa hổ trong tập 11 "Cầu viện Mỹ Hầu Vương", đây là một cảnh quay hết sức khó khăn và vất vả lúc bấy giờ. Ban đầu đoàn làm phim chọn một chú hổ trong Vườn bách thú Tân Hương, tuy nhiên Chú hổ này vốn là hổ nuôi nhốt nên tỏ ra lười biếng và không thực hiện cảnh quay theo đúng kịch bản, nó không hề thấy hổ ló đầu ra khu sân trong lồng, chỉ đến lúc cho ăn, hổ thò ra ăn xong lại vội chui vào bên trong và nằm luôn trong đó. Đoàn làm phim quyết định chọn một chú hổ trong rạp xiếc của Đoàn xiếc Thượng Hải, vì những con hổ này đã được huấn luyện, tuy vậy con hổ này lại tỏ ra rất cảnh giác vì bối cảnh quay lạ lẫm và Đoàn làm phim luôn trong trạng thái căng thẳng vì chú hổ thay đổi tính nết mà trở nên hung hãn, đặc biệt khi môi trường của chúng lại trở nên khác lạ. Trong khi quay, người và hổ đối mặt một lúc, chú hổ đi quanh lồng xem xét một vòng và nhân thấy người trong lồng không có ác ý nên nó tỏ ra không đề phòng, cảnh giác, nó rướn người ngáp, nó ngồi xuống và thư thái gác đầu lên hai chân trước, dùng lưỡi liếm liếm nhẹ vào chân. Để phục vụ theo yêu cầu của cảnh quay trong phim, nhân viên huấn luyện hổ yêu cầu hổ đứng dậy cho quay phim ghi lại cảnh hổ đứng dậy đi lại.
Một bộ phim của điện ảnh Nga có tên Coi chừng, có động vật hoang dã trên tàu! (Chuyến tàu chở hổ) cũng có miêu tả về loài hổ trong đó chiếu về một đàn hổ được chở trên một chuyến tàu và có một sự cố xảy ra khi một chú khỉ nghịch ngợm đã lấy chìa khóa mở chuồng hổ. Đàn hổ bơi vào một bãi biển và gây kinh hoàng náo động cho những người đang tắm. Trong phim còn có một tiểu cảnh nhỏ mô tả cảnh đánh nhau giữa hổ và sư tử. Một bộ phim Thái Lan công chiếu năm 2002 có tựa đề: ไพรรีพินาศ ป่ามรณะ (Sab Suea) tên tiếng Anh: Tigress of the King River, phụ đề tiếng Việt: "Hổ cái rừng thiêng" có kể về một cô gái bị chết trong chiến tranh và đầu thai vào một con hổ cái thành tinh, sau này được một nhà sư cảm hóa ác tính.
Đặc biệt là bộ phim Cuộc đời của Pi được công chiếu năm 2012 của đạo diễn Lý An đã gây ấn tượng với hình ảnh con hổ Richard Parker một con hổ Bengal được xây dựng bằng công nghệ đồ họa tân tiến và hiện đại bậc nhất vào thời điểm đó tạo nên hiệu ứng về hình ảnh của con hổ tuyệt đẹp và sống động, Con hổ trong phim phần lớn là do sự sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật số CGI tiên tiến, kỹ thuật này tạo nên một sinh vật sống động như thật dựa trên tư liệu về hình ảnh và vật lý từ bốn chú hổ Bengal và được đánh giá là con hổ được tạo từ các kỹ xảo đồ họa máy tính thật nhất trong lịch sử. Và việc tạo hình chú hổ này là cả một quá trình công phu của êkip làm phim. Trong bộ phim có 23 cảnh quay với hổ thật và xen kẽ vào đó là hổ CG. Đoàn làm phim quay phim với con hổ thật trước trong khoảng 4,5 tiếng, phần khó nhất là khuôn mặt. Các chuyên gia đã thu thập tất những chi tiết quan trọng từ 4 chú hổ thật với 3 chú hổ ở Pháp và 1 ở Canada. Chú hổ đực tên King là mô hình chính để tạo dựng chú hổ Richard Parker, trong khi 2 hổ cái được sử dụng làm mô hình để tạo nên những hành động hung hãn của Parker. Còn trong những lúc Parker ngoan ngoãn hơn, như khi bị say sóng, thì các chuyên gia lại dựng mô hình theo chú hổ Canada.
Trong trò chơi điện tử Đấu trường đẫm máu (tên gốc tiếng Anh: Bloody Roar, tên tiếng Nhật: ブラッディロア (Nhật: Buraddi Roa ?) do công ty Hudson của Hoa Kỳ sản xuất và sau đó được hãng Konami của Nhật Bản phát triển trên hệ máy PS (Playstation) và XBox với nội dung là những trận đánh giữa những người hóa thú, trong đó hai nhân vật là Shin Long một cao thủ võ thuật và là một sát thủ khi biến hình (thú hóa) anh sẽ trở thành một con hổ Trung Hoa, sử dụng võ công truyền thống của Trung Hoa, với những đòn liên hoàn đẹp mắt từ tinh hoa của võ học Trung Hoa với những đòn thế liên quan đến động tác của loài hổ. Cũng trong trò chơi này, Long có một kẻ thù nguy hiểm là Shen Long (Thanh Long) cũng là một kẻ có khả năng thú hóa thành một con hổ trắng (chính xác là cọp xám) và cũng chính là bản sao của Long với cách đánh tương tự như Long nhưng lại sử dụng nhiều các chiêu thức của võ công đã cách tân (nhiều các đòn thế của võ đường phố).
Một bộ truyện tranh của Nhật Bản được lưu hành tại Việt Nam có tên Tiểu hòa thượng kể về chú tiểu Nhất Viên trong hành trình đi đi tìm 12 linh thú và dùng sức mạnh của linh thú kết hợp với sức mạnh 12 sao tà, 12 đệ tử của Tiên Đạo Môn để chống lại Kasa đang dần trở lại sau 500 năm để trừ họa cho thế gian cũng có kể về một nhân vật liên quan đến đó là Ác hổ Lý Sam, đại ca của băng Hổ đói anh này chính là một trong 12 linh thú và cầm tinh con hổ, sau khi được hướng dẫn, Lý Sam đã sang Ấn Độ để tìm vũ khí cho mình đó là Bóng hổ, một con hổ màu đen nhanh chập chờn và lợi hại. Điều thú vị là trong truyện này có kể về 12 linh thú (tượng trưng cho 12 con giáp), 12 sao tà (tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo). | 1 | null |
Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội (tiếng Anh: "National Social Democratic Front", NSDF), hay Liên minh Dân chủ Xã hội (tiếng Anh: "Social Democratic Union", SDU) là một đảng chính trị đã tồn tại và hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975, do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thành lập ngày 25 tháng 5 năm 1969 nhằm tạo hẳn các uy thế trên chính trường. Tổ chức này là sự mở rộng của Đảng Dân chủ.
Lịch sử.
Ngay từ khi mới thành lập cho đến lúc giải thể, Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội là tổ chức chính trị lớn nhất và luôn chiếm ưu thế trên chính trường Việt Nam Cộng hòa. Tổ chức này là tập hợp của rất nhiều đảng phái, đoàn thể có uy tín trong xã hội đương thời.
Đoàn kỳ.
Lá cờ biểu trưng của Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội vốn là đảng kỳ của Đảng Dân chủ. Trong bài viết "Chuyện lá cờ", tác giả Nguyễn Duy Ân cho rằng: "Ông Nguyễn Văn Thiệu lập Đảng Dân chủ lại lấy nền vàng sao đỏ làm đảng kỳ như để đối nghịch lại lá cờ của Đảng Cộng sản". | 1 | null |
Năm 353 TCN, Bàng Quyên được Ngụy Huệ vương giao chức đại tướng cầm quân đi đánh nước Triệu. Tài năng của Bàng Quyên khiến quân Triệu thua liên tục, vua Triệu phải cầu cứu nước Tề.
Nghe theo kế "vây Ngụy cứu Triệu" (圍魏救趙) của Tôn Tẫn, Điền Kỵ thay vì cứu Triệu lại dẫn quân tức tốc tiến thẳng đến kinh đô Đại Lương của nước Ngụy, buộc Bàng Quyên phải bỏ việc tấn công Triệu để quay về cứu nước rồi bị quân Điền Kỵ đánh cho đại bại trong trận Quế Lăng. Sau khi bắt được Bàng Quyên, Tôn Tẫn vì nể tình bạn học xưa nên đã tha chết cho Bàng Quyên mà còn thả ông quay về nước Ngụy. Chương 1 cuốn Tôn Tẫn binh pháp, tác phẩm binh pháp của Tôn Tẫn được dành để nói về các sự kiện xoay quanh cuộc đối đầu giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên ở trận Quế Lăng.
Sử ký chỉ nhắc tới việc Điền Kỵ đánh bại Bàng Quyên ở Quế Lăng, không đề cập việc Bàng Quyên bị bắt trong trận này. Tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc đã mô tả câu chuyện giữa Bàng Quyên và Tôn Tẫn trong hồi 88: "Tôn Tẫn giả điên thoát nạn, Bàng Quyên bại trận Quế Lăng".
Sau trận Quế Lăng, kế Vây Ngụy cứu Triệu của Tôn Tẫn trở nên nổi tiếng, được áp dụng lại trong trận Mã Lăng và nhiều trận đánh lớn trong lịch sử Trung Quốc. | 1 | null |
Phong trào Tiệc trà () là một phong trào chính trị phân quyền cánh hữu tại Hoa Kỳ nổi bật chủ yếu vì kêu gọi giảm nợ công quốc gia và ngân sách liên bang bằng cách giảm chi phí và thuế má. Phong trào này được coi là một phần chủ nghĩa bảo thủ, một phần chủ nghĩa tự do cá nhân, và một phần chủ nghĩa dân túy. Phong trào đã tổ chức các cuộc biểu tình và ủng hộ các ứng viên chính trị kể từ năm 2009.
Tên của phong trào chơi chữ thuật ngữ đảng phái chính trị () và Tiệc trà Boston (), một sự kiện gây ấn tượng trong lịch sử Hoa Kỳ năm 1773. Những người biểu tình chống thuế má tại nước Mỹ thường công nhận Tiệc trà Boston là nguồn cảm hứng. Các biểu tình vào Ngày đóng thuế vào những năm 1990 trở về trước nhắc đến Tiệc trà Boston. Vào năm 2001, một số nhà hoạt động bảo thủ đã sáng tạo phong tục gửi gói trà cho các nghị sĩ và viên chức khác qua bưu điện như một hành động tượng trưng.
Phong trào Tiệc trà không phải là một đảng chính trị quốc gia. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, phần đông những người ủng hộ Tiệc trà tự nhận mình thuộc đảng Cộng hòa, và những người ủng hộ phong trào thường ủng hộ các ứng viên đảng Cộng hòa. Một số đảng viên Cộng hòa nổi tiếng là thành viên của những tổ chức thuộc phong trào Tiệc trà, bao gồm Sarah Palin, Dick Armey, Michele Bachmann, Marco Rubio, Ted Cruz, và Rand Paul. | 1 | null |
Viễn giao cận công: Ở xa thì giao thiệp, ở gần thì tấn công. Đây là kế thứ 23 trong ba mươi sáu kế. Nguyên văn là: 形禁势格,利从近取,害以远隔。上� �下泽. Tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả sáu nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó. Khi Tần vương Doanh Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN).
Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tề giữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác. Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước. Năm 230 TCN, Tần vương Chính dự định đi kinh lược đất Hàn. Nước Hàn trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn. Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Tần vương Chính thúc quân đánh Triệu gấp. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương. Thái tử Đan nước Yên lo lắng nước Tần sẽ đánh tới nước Yên, bèn sai dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính, trên danh nghĩa là dâng địa đồ đất Đốc Cương. Vụ hành thích không thành, Kinh Kha bị giết. Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng. Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận. Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỷ sợ hãi bỏ Kế thành chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ. Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát. Còn lại nước Tề, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả sáu nước hoàn toàn bị thôn tính. | 1 | null |
Nguyễn Thị Hoàng Anh (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960) là một nhà ngoại giao và thẩm phán người Việt Nam. Bà hiện là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 2012 đến năm 2015.. Bà là đại sứ đầu tiên trong lịch sử được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Xuất thân.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960 tại Jakarta, Indonesia. Bà có quê quán tại xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Giáo dục.
Từ 1980 đến 1984, bà học Đại học Luật tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức..
Từ năm 1985 đến năm 1988, bà làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Luật (Dr. jur.) chuyên ngành Công pháp quốc tế tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức.
Bà biết tiếng Đức và tiếng Anh.
Sự nghiệp.
Từ năm 1991 đến năm 1997, bà là Chuyên viên, Trưởng phòng Công pháp quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Từ năm 1997 đến năm 2000, bà là Phu nhân Trưởng Văn phòng Berlin, Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Từ năm 2000 đến năm 2002, bà là Trưởng phòng Điều ước quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
Từ năm 2002 đến năm 2003, bà là Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế phụ trách các vấn đề về pháp chế và điều ước quốc tế.
Từ năm 2003 đến năm 2009, bà là Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế, phụ trách các vấn đề về công pháp quốc tế và biên giới lãnh thổ.
Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2012, bà là Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế.
Từ tháng 7 năm 2012, bà là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức. Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh nhận nhiệm vụ thay người tiền nhiệm của bà là Tiến sĩ Đỗ Hòa Bình hết nhiệm kỳ công tác tại Đức. Bà là nữ đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại CHLB Đức và là một trong những đại sứ thông thạo tiếng Đức.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Năm 2015, bà được Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam ở Bộ Ngoại giao Việt Nam giới thiệu làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngày 26 tháng 6 năm 2015, bà được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (470 phiếu hợp lệ – 2 phiếu không hợp lệ; 320 phiếu đồng ý – 150 phiếu không đồng ý) Trước đó, vào ngày 24 tháng 6 năm 2015, khi trình bày báo cáo thẩm tra ứng cử viên, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói rằng có những ý kiến cho rằng bà Nguyễn Thị Hoàng Anh được đào tạo chuyên sâu luật Công pháp chứ không phải Tư pháp, công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và ngoại giao, chưa từng công tác tại các cơ quan tư pháp, và đã quá tuổi 55 (theo nghị định 53 của Chính phủ), nên không đồng ý bổ nhiệm bà làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngày 31 tháng 7 năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho bà Nguyễn Thị Hoàng Anh cùng 14 người khác.
Bà là đại sứ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Gia đình.
Bà đã kết hôn. Chồng bà là ông Nguyễn Hữu Tráng, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, từng làm Trưởng Văn phòng Berlin thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tổng Lãnh sự đầu tiên của Việt Nam tại Frankfurt/Main (Đức) từ năm 2007 đến năm 2011. Nguyễn Hữu Tráng cũng Tốt nghiệp đại học Luật ở Berlin chuyên ngành công pháp quốc tế (Völkerecht) và về Việt Nam năm 1982. Ông sang học ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) từ năm 1977, từng học đại học ở Leipzig, Berlin và Heidelberg (1989-1990). Tính đến năm 2011, ông có gần 25 năm công tác ở Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ năm 1994 ông là lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Nguyễn Thị Hoàng Anh có hai người con. | 1 | null |
Định Viễn () là một kỳ hạm và thiết giáp hạm bọc thép lớp Định Viễn của Hạm đội Bắc Dương nhà Thanh. Tàu chị em của nó là thiết giáp hạm Trấn Viễn.
Bối cảnh.
Nhằm thực hiện tham vọng hiện đại hóa hải quân sau chiến tranh Pháp - Thanh, tổng đốc Lý Hồng Chương đã cho mua chiến hạm từ những nhà đóng tàu tiếng tăm ở châu Âu, cụ thể là Anh và Đức để có được những công nghệ tiên tiến nhất. Sau nhiều cuộc thương lượng, một hợp đồng trị giá 1,7 triệu lạng bạc (6,2 triệu mark Đức vàng) đã được ký kết với xưởng đóng tàu Vulcan của Đức tại Stettin để đóng phiên bản mở rộng của tàu frigate lớp "Sachsen". Xét về trọng lượng rẽ nước, giáp và trang bị vũ khí, chiến hạm này đã giúp đưa vị thế của hạm đội Bắc Dương lên ngang bằng với các hạm đội của các cường quốc châu Âu đang có mặt tại Viễn Đông. Tàu bắt đầu được đóng ngày 31 tháng 3 năm 1881 và hạ thủy ngày 28 tháng 12 năm 1881 dưới sự giám sát của đại diện nhà Thanh tại Đức, Hứa Cảnh Trừng. Các chuyến thử nghiệm trên biển bắt đầu từ ngày 2 tháng 5 năm 1883. | 1 | null |
Chả cốm là một món ăn đặc sản dân dã của Hà Nội. Khác với các loại chả khác như chả rươi, chả cá, chả mực được làm chủ yếu từ hải sản và có mùi hơi tanh, chả cốm được làm chủ yếu từ cốm và có hương thơm của cốm. Đây là món ăn phổ biến vào thời gian mùa thu khi thời tiết lạnh đi ở Hà Nội.
Nguyên liệu và cách chế biến.
Chả cốm được làm chủ yếu từ cốm, thịt nạc và mọc (còn được gọi là giò sống). Đầu tiên chúng ta trộn thịt nạc và mọc với nhau rồi nêm gia vị vừa ăn. Cốm đãi qua nhiều lần với nước sạch, để vào rổ cho ráo nước rồi đem trộn với hỗn hợp thịt chúng ta vừa nói qua. Tiếp theo ta dùng muỗng hoặc tay nắn chả thành từng miếng tròn vừa ăn, có thể chiên luôn hoặc gói vào lá sen hấp sơ rồi đem chiên.
Hương vị.
Mùi vị của chả cốm rất thơm và bùi. Chả cốm thường được dùng nóng với vỏ ngoài giòn tan, bên trong lại mềm dẻo, dậy mùi thơm của cốm. Chả cốm thường được chấm với nước tương hoặc tương ớt, ăn kèm với cơm hoặc bún có thể nói chả cốm là một đặc sản truyền thống không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam vào thời gian Thu lạnh | 1 | null |
Sa giông Bosca (Lissotriton boscai, trước đây "Triturus boscai"), còn được gọi là sa giông Iberia, là một loài sa giông trong họ Salamandridae. Nó được tìm thấy ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Phân phối và môi trường sống.
Môi trường sống tự nhiên là rừng ôn đới, thảm thực vật cây bụi kiểu Địa Trung Hải, sông, đầm lầy, hồ nước ngọt, đầm nước ngọt có nước, bờ cát, đất canh tác, đồng cỏ, vườn nông thôn, khu vực trữ nước, ao. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu (tiếng Anh: Pulitzer Prize for Fiction) là một giải thưởng văn học của Hoa Kỳ, dành cho những tác phẩm hư cấu xuất sắc do một nhà văn Mỹ sáng tác, ưu tiên cho tác phẩm đề cập tới đời sống ở Hoa Kỳ. Giải này kế thừa Giải Pulitzer cho tiểu thuyết ("Pulitzer Prize for the Novel") đã được trao từ năm 1918 tới năm 1947.
Những tác phẩm đoạt giải.
Thập niên 1980.
Từ đây nêu cả những tác phẩm vào vòng chung kết, sau tác phẩm đoạt giải. | 1 | null |
Võ Nguyên Giáp là đại tướng và là tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh chống xâm lược của thực dân Pháp và chiến tranh Việt Nam sau này. Võ Nguyên Giáp qua đời tại Viện quân y 108, Hà Nội vào 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013 (tức 30 tháng 8 âm lịch), hưởng thọ 103 tuổi.
Ngày 24 tháng 9 năm 2009 ông nhập Viện Quân y 108 và nằm điều trị tại đây. Ông qua đời năm 103 tuổi (tuổi mụ) và được các cơ quan báo chí Việt Nam dẫn lời bác sĩ riêng nói là mất vì tuổi già. Chiều ngày 5 tháng 10 năm 2013, nhà nước Việt Nam cũng đã thông báo rằng là Quốc tang trong 2 ngày 12-13 tháng 10 năm 2013. Linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được an táng tại quê nhà Quảng Trạch, Quảng Bình theo ý nguyện của ông và gia đình.
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe của ông đã tốt lên nhiều.
Tang lễ.
Ban tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm 30 thành viên do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban. Lễ đón mọi người đến thăm viếng với gia đình Võ Nguyên Giáp chiều ngày 6 tháng 10 kéo dài đến 18 giờ; từ ngày 7 – 10 tháng 10, sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 14 giờ đến 16 giờ. Vào 14 giờ 30 phút ngày 6 tháng 10 năm 2013, tại số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - nơi gia đình Võ Nguyên Giáp sinh sống mở cửa . Lễ viếng được tổ chức từ 7 giờ 30 phút ngày 12 tháng 10 năm 2013 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu thời gian viếng tại nhà tang lễ sẽ được kéo dài đến 23 giờ ngày 12 tháng 10 , sau đó được thông báo là kéo dài đến 6 giờ sáng ngày 13 tháng 10 . Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13 tháng 10 năm 2013.
Đã có hàng vạn người hàng ngày xếp hàng vào viếng tại tư gia số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội
Từ lúc mất đến trước 12 giờ ngày 11 tháng 10.
Gia đình ông đồng ý cho phép người dân vào nhà riêng ở 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng. 2 ngày đầu tiên (trong đó ngày đầu tiên bắt đầu viếng từ lúc 14 giờ 30 phút chiều ngày 6 tháng 10) đã có hơn 14.000 người viếng và ngày 8 tháng 10 sơ bộ có khoảng hơn 20.000 người vào viếng. Như vậy, tính đến ngày 8 tháng 10 đã có khoảng hơn 3, 4 vạn người vào viếng Đại tướng. Số người vào viếng từ khắp nơi đổ về những ngày tiếp theo tăng cao, mặc dù chính thức kết thúc từ 23 giờ ngày 11 tháng 10 nhưng vẫn có một số đoàn viếng muộn, như đội tuyển U19 Việt Nam
Từ 12 giờ ngày 11 đến 17 giờ ngày 13 tháng 10.
Theo quy định ban đầu Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10, nhưng sau đó quy định treo cờ rủ từ 12 giờ ngày 11 đến 12 giờ ngày 13 tháng 10 . Sáng 12 tháng 10, đoàn Ban Chấp hành Trung ương do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, đoàn Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, đoàn Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, có nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu... tới viếng. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đến viếng. Theo thông tin thời sự VTV tối 12 tháng 10, người nhà Đại tướng Lê Đức Anh gửi vòng hoa kính viếng... Đến 21 giờ tối 12 tháng 10, có khoảng hơn 20.000 lượt người vào dâng hưởng, tưởng niệm Đại tướng tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. Đến hơn 20 giờ ngày 12 tháng 10, tại Quảng Bình đã có hơn 450 đoàn với trên 10.000 lượt người vào dâng hương, viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đến 21 giờ ngày 12 tháng 10, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, đã có hơn 770 đoàn với hơn 80.000 lượt người đến viếng . Đoàn cuối cùng vào viếng lúc 1 giờ sáng 13 tháng 10, ở Hà Nội. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 24 giờ ngày 12.10, có 2.825 đoàn viếng, ước tính trên 119.000 người, riêng tại Hội trường Thống Nhất, khoảng 78.700 người đến viếng, và TP. HCM tổ chức lễ viếng đến 2 giờ sáng .
Về quốc tế, Đoàn đại biểu cấp cao nước CHDCND Lào do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Choummaly Sayasone dẫn dầu, Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia do Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia dẫn đầu. Đoàn đại biểu cấp cao Algeria do Bộ trưởng Cựu chiến binh, Mohamed-Chérif Abbas, Đoàn đại biểu cấp cao Cộng hòa Mozambique, do Đại tướng Alberto Chipande, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Mặt trận Giải phóng Mozambique (Frelimo); cùng các đoàn ngoại giao, tùy viên quân sự đến viếng. Khoảng 100 đoàn quốc tế viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Việt Nam.
Ở nước ngoài, Thủ tướng Algeria, ông Abdelmalek Sellal, đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Algiers viếng, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony đoàn Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Phó Tổng tham mưu trưởng Đô đốc Hải quân Sun Jianguo dẫn đầu; đoàn Bộ Ngoại giao Trung Quốc do Thứ trưởng Zhuo Jun dẫn đầu , Chủ tịch Thượng viện Bỉ André Flahaut, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Harkin, Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega... đến viếng tại các đại sứ quán nước ngoài.
7 giờ sáng 13 tháng 10, cử hành lễ truy điệu Đại tướng, tham gia tại Hà Nội có các lãnh đạo Việt Nam Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin, thường trực Ban Bí thư - Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn. Linh cữu chuyển ra sân bay Nội Bài. Ra sân bay có các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Đại tướng Lê Hồng Anh, Đại tướng Phùng Quang Thanh... Dọc đường đi có hàng triệu đồng bào chiến sĩ đứng hai bên đường vĩnh biệt Đại tướng - theo lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Vào 16 giờ cùng ngày lễ an táng Đại tướng tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến (thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), có sự tham gia của các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh... và đông đảo người dân từ nhiều nơi đổ về.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm chính thức Việt Nam có gửi lời chia buồn tới Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam .
Phản ứng.
Trong nước.
Sau khi tin Võ Nguyên Giáp qua đời, trên các trang mạng xã hội bắt đầu chia sẻ thông tin ông qua đời. VnExpress, một đơn vị chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và truyền thông đưa thông tin vào lúc 20 giờ 42 phút cùng ngày , trở thành tờ báo đầu tiên chính thống đầu tiên tại Việt Nam đưa tin. Đài Truyền hình Việt Nam trong bản tin thời sự 12 giờ trưa ngày hôm sau đưa ra thông báo này. Ngày 8 tháng 10, gia đình lập một trang Facebook về ông.
Ngày 5 tháng 10, nhà nước Việt Nam ra thông cáo đặc biệt về tin ông từ trần, với nội dung:
Quốc tế.
Các tổ chức, đảng phái.
Điện chia buồn của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có đoạn viết: "Được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người sáng lập chủ chốt và là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam từ trần, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc".
Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Voltaire T. Gazmin.
Điện chia buồn của Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp.
Điện chia buồn của Đảng Cộng sản Peru Tổ quốc Đỏ.
Thông tấn, báo chí.
Hầu hết các hãng thông tấn lớn như AFP, Associated Press, Reuters, Tân Hoa Xã... và các đài, báo lớn của các nước Pháp (Libération, L'Humanité, Le Parisien, Rue 89, LeTemps, Le Courrier...), Mỹ (Wall Street Journal, Washington Post, Bloomberg, New York Times...), Nga (Tiếng nói nước Nga, Lenta, Spbdnevnik, Sputnik...), Trung Quốc (Xinhua, Ifeng, Thời báo Hoàn Cầu, CRI, Nhân Dân nhật báo...), Anh (BBC, Telegraph, The Independent, Daily Mail...), Nhật (Geocities, 47news...), Đức (Taz, DW (Deutsche Welle)...), Hàn Quốc, Cuba, Lào, Campuchia, Thái Lan (The Nation), Mông Cổ, Ấn Độ (Times of India...), Singapore (Straits Times), Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha (El Correo), Ba Lan, România, Thụy Sĩ, Italia (Rai...), Venezuela, Bolivia (La-razon), Ecuador, Brasil (Planobrazil, Jornalagora), Chile, Argentina (La Nacion, Notícias...), Uruguay, Paraguay (La Estrella), Panama, Nicaragua, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Algérie, Angola, Úc (Radio Australia...), Malta (Malta Today), Hương Cảng (South China Morning Post), EU (Euronews), Malaysia (The Star)... đều có đưa tin. | 1 | null |
Bánh tráng phơi sương là loại bánh tráng đặc sản ở thị xã Trảng Bàng - Tây Ninh. Bánh dẻo, có vị mặn, có dạng hình tròn tương tự với các loại bánh tráng khác nhưng có màu trắng đục hơn và lấm tấm những hạt bong bóng nổi trên mặt bánh, có thể sử dụng trực tiếp không cần phải nhúng nước hay nướng giòn. Bánh tráng phơi sương đang được Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Tây Ninh làm thủ tục để đăng ký thương hiệu: bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, và được nhiều sự quan tâm của thực khách khắp nơi.Bánh tráng phơi sương có đặc tính hơi dai không thích hợp cho những người có vấn đề về răng
Nguồn gốc.
Tương truyền rằng, có gia đình nọ đưa nhau từ miền Trung vào miệt Trảng Bàng thuộc trấn Gia Định (nay là Trảng Bàng, Tây Ninh) sinh sống. Họ chọn nghề bánh tráng để mưu sinh. Lúc ấy, bánh tráng vẫn còn dùng bột gạo chứ chưa dùng tinh bột khoai mì như hiện nay nên thường dày và cứng, nướng ăn chứ không mềm để cuộn với thịt luộc, rau sống.
Một buổi chiều, cô con dâu do quá mệt nên khi gom bánh khô vào nhà đã bỏ quên hai vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn sẽ bị "nằm mê" không ngon, liền định rầy la. Anh chồng thương vợ mới về nhà còn chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh mềm mại sương đêm ấy mang vào nhà và hái những lá rau quanh vườn rồi mời cả nhà cùng ăn. Không ngờ mọi người ăn đều tấm tắc khen ngon, bà mẹ không la rầy con dâu nữa và từ đó món "bánh tráng phơi sương" được khai sinh.
Quy trình làm bánh.
Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng "vỏ đậu phộng", điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.
Bánh nướng xong đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó. Người phơi bánh phải "thức" cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần.
Cách bảo quản bánh tráng phơi sương.
Một mẻ bánh tráng phơi sương thông thường sẽ bảo quản được từ 5-7 ngày ở nhiệt độ bên ngoài. Có một số cách như sau để bảo quản bánh tráng phơi sương trong thời gian gian dài hơn nếu chưa kịp dùng đến.
Bảo quản bánh tráng phơi sương trong túi nilon.
Đây là cách phổ biến nhất và được nhiều đơn vị kinh doanh mặt hàng bánh tráng phơi sương sử dụng. Chỉ cần cho bánh vào túi nilon, hút chân không và buộc chặt miệng túi thì bánh sẽ luôn giữ được độ dẻo và dai.
Bảo quản bánh tráng phơi sương bằng lá chuối.
Cách bảo quản này được các bà, các mẹ truyền lại nên rất hiệu quả không chỉ riêng với bánh tráng phơi sương mà nhiều loại bánh tráng khác nữa. Lá chuối sẽ luôn tiết ra độ ẩm nhất định khiến bánh dù để lâu vẫn luôn giữ được trạng thái như ban đầu. Hãy cho lá chuối xếp xen kẽ vào từng lớp bánh và sau đó bỏ vào bao nilon, cất ở nơi khô ráo, thoáng mát thì bánh sẽ luôn được giữ y như mới.
Bảo quản bánh tráng phơi sương trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm này rất hiệu quả vì nó có thể giữ cho bánh tráng phơi sương không bị cứng trong vòng một tháng. Khi lấy bánh ra từ tủ lạnh, để làm mềm bánh tráng khi bị cứng, chỉ cần xịt ít nước lên bề mặt bánh và để bánh nghỉ ở nhiệt độ thường trong vòng 10-15 phút thì bánh sẽ luôn giữ được độ ngon vốn có.
Làng nghề.
Bánh tráng phơi sương là loại bánh tráng đặc sản ở Tây Ninh. Nằm trên quốc lộ 22, phường Trảng Bàng, Tây Ninh, có cả trăm lò chuyên sản xuất bánh tráng phơi sương trong số 1.000 lò sản xuất bánh tráng.
Ảnh hưởng.
Năm 2008, công ty Truyền thông ZPZ (Mỹ) đã có đoàn làm phim về văn hóa ẩm thực thế giới đến Trảng Bàng – Tây Ninh để làm chương trình giới thiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nhằm phát trên kênh truyền hình PBS của Mỹ và kênh National Geographic, vốn là hai kênh truyền hình nổi tiếng với độ phủ sóng rất rộng trên toàn cầu.
.Hai kênh truyền hình PBS và National Georgraphic khá nổi tiếng với độ phủ sóng rất rộng trên toàn cầu.
Món ăn.
Phần rau sống ăn kém món bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo phải đủ năm vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Thành phần trên bao gồm rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu,lá xoài... ngoài ra còn có dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống. Các loại lá chỉ ở miền Nam mới có bao gồm lá cóc, săng dẻ, tràm ổi, lá bứa. Như các món Việt Nam khác, nước mắm pha không ngon thì món ăn cũng sẽ mất vị ngon. Thịt heo luộc để ăn bánh tráng phơi sương thường là thịt đùi được luộc nguyên, khi xắt ra trắng và mềm. | 1 | null |
Công viên tỉnh Algonquin (tiếng Anh: "Algonquin Provincial Park") tọa lạc giữa vịnh Georgia và sông Ottawa ở trung tâm Ontario, Canada, công viên được xây dựng từ năm 1893 với diện tích khoảng 7.653 km2. Công viên này trải dài trên 200 km, là khu vực có rừng hoang sơ với những cây thông cổ thụ, những dòng sông, hồ, suối len lỏi cùng những dãy núi.
Công viên có tổng cộng hơn 2.400 hồ và 1.200 km sông suối, trong đó có hồ Canoe và các sông, suối Petawawa, Nipissing, Amable du Fond, Madawaska. Công viên là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Canada.
Cá sống dưới các hồ, sông và suối trong công viên có nhiều loài như cá tầm, cá nhái mũi dài, cá hồi, cá vược, cá chó, cá chó đen, cá bống biển, cá nheo suối, cá tuyết, cá gai.
Khu vực này là nơi sinh sống của các loài động vật như chuột chân trắng, chuột chũi, chuột đồng, chuột đá, dơi nâu, dơi tai dài miền Bắc, dơi đầu bạc, thỏ, sóc chuột, sóc xám, sóc đỏ, sóc bay, hải ly, nhím, cáo đỏ, gấu đen châu Mỹ, gấu mèo Bắc Mỹ, chồn, chồn đuôi dài, chồn hôi, rái cá, mèo rừng, nai đuôi trắng, nai sừng tấm Bắc Mỹ và chó sói miền Đông.
Quần thực vật gồm có: các cây gỗ quý như linh sam, vân sam trắng, vân sam đỏ, vân sam đen, thông đỏ, thông trắng, tùng trắng, dương, sồi, sồi gai, sồi đỏ, lim, thích vằn, thích bạc, thích đỏ, thích đường, tần bì trắng, đen và đỏ và đặc biệt là cây phong. | 1 | null |
Cá cóc Trung Hoa (tên khoa học Paramesotriton chinensis) là một loài kỳ giông trong họ Salamandridae. Nó chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc, với khả năng mở rộng từ Trùng Khánh đến Hồ Nam, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây ở miền Trung Trung Quốc. Môi trường sống tự nhiên của nó là vùng đất thấp rừng, sông và đầm lầy nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Các cơ sở Công giáo mà Nhà nước Việt Nam đã chuyển quyền sử dụng là những bất động sản thuộc sở hữu (một phần hoặc toàn phần) của Công giáo tại Việt Nam mà Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trưng dụng sau đó cấp quyền sử dụng cho pháp nhân khác.
Thống kê.
Theo thống kê của phía Công giáo, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc. Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh) cho hãng thông tấn Fides biết sau 1975 thì chỉ riêng Giáo phận Sài Gòn bị mất 400 cơ sở; còn tòa tổng giáo phận Hà Nội nói rằng hiện có 95 cơ sở của tổng giáo phận Hà Nội nhà nước đang sử dụng.
Đây là danh sách chưa đầy đủ về các cơ sở Công giáo (bao gồm các cơ sở do Giáo quyền điều hành hoặc các tổ chức mang căn tính Công giáo điều hành) mà ngày nay nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang sử dụng. Việc sử dụng này trên danh nghĩa trưng thu, trưng dụng, quản lý, tặng cho, hiến, mượn hoặc hai bên trao đổi, hiến sung công tùy sự cam kết (có văn bản hoặc không) theo chính sách cải tạo Xã hội Chủ nghĩa. | 1 | null |
Sa giông gân Tây Ban Nha hay Sa giông gân Iberia (Pleurodeles waltl) là một loài sa giông đặc hữu của miền Trung và Nam Bán đảo Iberia và Maroc. Nó được biết đến với xương sườn sắc nhọn có thể đam xuyên qua sườn của nó, và như vậy cũng được gọi là Sa giông gân sắc. | 1 | null |
Giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung (tiếng Anh: Pulitzer Prize for General Non-Fiction) là một trong các giải Pulitzer, dành cho các sách phi hư cấu nói chung của một tác giả người Mỹ.
Giải này được thiết lập năm 1962. Bắt đầu từ thập niên 1980, có công bố thêm các sách lọt vào vòng chung kết. | 1 | null |
Kevin Strootman (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm cho câu lạc bộ Ý Cagliari dưới dạng cho mượn từ Marseille và là thành viên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sparta Rotterdam.
Strootman sinh ra ở Ridderkerk, anh bắt đầu sự nghiệp của mình với câu lạc bộ Sparta Rotterdam, có trận đấu chính thức đầu tiên vào mùa giải 2007-08. Anh ký hợp đồng mới với câu lạc bộ vào tháng 11 năm 2008. Sau khi đội bị xuống hạng ở mùa 2009–10, anh chơi cho Sparta ở giải hạng nhất.
Utrecht.
Tháng một, kì chuyển nhượng mùa đông của năm 2011, Strootman ký hợp đồng với câu lạc bộ FC Utrecht. Anh chơi cho Utrecht trong nửa cuối mùa giải 2010–11, trước khi chính thức chuyển tới PSV vào tháng 6 năm 2011.
PSV.
Strootman ký vào bản hợp đồng 5 năm tới PSV cùng với Dries Mertens.. Strootman có trận ra mắt PSV trong chiến thắng 3-1 trên sân nhà trước AZ. Anh đã tổng cộng có 88 lần ra sân cho câu lạc bộ Eindhoven.
Roma.
Ngày 19 tháng 6 năm 2013, PSV và Roma đạt được thỏa thuận cho Strootman chuyển tới Serie A với mức phí 16 triệu €, có thể lên tới 19.5 triệu € tùy vào thành tích thi đấu của anh. Ở đây anh sẽ mặc áo số 6, bản hợp đồng có thời hạn 5 năm. Sau khi chuyển tới Roma, Strootman chia sẻ với "Gazzetta dello Sport", "Tôi thực sự hạnh phúc vì cuối cùng đã có mặt tại đây. Cuộc đàm phán diễn ra hơi lâu. Nhưng cuối cùng, tôi đã là một cầu thủ Roma. Đây là một câu lạc bộ hàng đầu, tôi gia nhập Roma vì tôi biết chúng tôi sẽ chiến thắng ngay lập tức." Trong trận giao hữu với Các ngôi sao giải nhà nghề Mỹ, Strootman ghi một bàn ở phút thứ năm và có một đường kiến tạo giúp Roma thắng 3–1 ở Sporting Park, Kansas City, Kansas.
Marseille.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2018, Olympique Marseille đã đồng ý với A.S. Roma với khoản phí chuyển nhượng 25 triệu euro (cộng thêm 3 triệu euro tiền thưởng) để ký hợp đồng 5 năm với Strootman. Roma đã gửi một lời cảm ơn và xác nhận chuyển nhượng trên trang web của họ. Strootman đã đề cập đến lịch sử của Marseille, tham vọng cũng như mối quan hệ thân thiết của anh với huấn luyện viên Rudi Garcia là những yếu tố thúc đẩy anh gia nhập câu lạc bộ.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Strootman đã ghi một bàn thắng vào lưới Rennes vào phút thứ 84 sau khi vào sân thay người.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Strootman có trận đấu quốc tế đầu tiên cho Hà Lan đấu với Úc vào năm 2011, và anh cũng xuất hiện trong những trận đấu vòng loại World Cup.
Phong cách chơi bóng.
Strootman là một tiền vệ có sức mạnh, kiểm soát bóng tốt. Anh có sức mạnh, óc chiến thuật. Anh thường được sử dụng như một tiền vệ trung tâm, hoặc một Tiền vệ toàn diện hay một tiền vệ kiến tạo. Mọi người ca ngợi anh là Roy Keane người Hà Lan. | 1 | null |
Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn chỉ loạt trận chiến của nhà Đông Tấn ở phía nam phát động trong khoảng thời gian từ năm 317 đến 419 nhằm thu phục lại miền bắc bị các bộ tộc người Hồ xâm lấn sau loạn Vĩnh Gia và trong tình trạng chia cắt thành 16 nước. Có thể chia loạt trận chiến này làm năm giai đoạn:
Bối cảnh.
Loạn Vĩnh Gia.
Cuối thế kỉ III, triều đình nhà Tấn phát sinh rối loạn do sự tranh giành quyền lực của tám vương, nhiều người dân thiệt mạng, đất nước bị tàn phá nặng nề. Đồng thời trong cuộc chiến tranh giành quyền lực đó, để công kích lẫn nhau, các vị vương đã lợi dụng thế lực của người Hồ ở phía bắc, do đó góp phần làm tăng thêm thế lực cho họ, trong đó nổi bật là Lưu Uyên. Năm 304, Uyên xưng vương, lập ra nước Hán Triệu.
Sau khi lập quốc, Hán Triệu lập tức xâm lấn vào lãnh thổ nhà Tấn, đồng thời ổn định tình hình miền bắc. Năm 308, Lưu Uyên sai Lưu Thông, Thạch Lặc đánh chiếm các châu quận của nhà Tấn. Đến năm 308, Uyên hạ thành Bình Dương rồi đóng đô ở đó, tự xưng hoàng đế, chính thức độc lập với nhà Tấn. Trong năm 309, Uyên lần lượt tiến công các vùng Nghiệp Thành, Ngụy quận, Cấp quận, Đốn Khâu, Thượng Đảng, Quyên Thành, Cấp quận... rồi hai lần tiến công thành Lạc Dương song chưa thành công.
Sang năm 310, Lưu Diệu chết. Lưu Thông giết anh là Lưu Hòa, lên ngôi hoàng đế Hán Triệu. Ngay sau đó, Lưu Thông lần lượt tiến xuống phía nam, tiến sông Hoài vào tháng 7 năm đó, đánh tan quân Tấn. Đến tháng 10 cùng năm, Hán Triệu đánh Lạc Dương lần thứ ba trong khi vua tôi nhà Tấn bất hòa. Lạc Dương nhanh chóng nguy cấp, chỉ có Sơn Giản ở Tương Dương và Vương Trừng ở Kinh châu đưa quân cứu nhưng đều bị đẩy lui.
Tháng 11, Đông Hải vương Tư Mã Việt bỏ Lạc Dương lui về Hứa Xương. Cung thất bỏ trống, tình hình nguy ngập, Hoài Đế không thể rời khỏi Lạc Dương.
Trước sự tiến công của Hán Triệu mà nội bộ nhà Tấn vẫn mâu thuẫn. Hoài Đế mưu chống Tư Mã Việt, làm quân Tấn càng suy yếu. Ngày 11 tháng 6, quân Hán Triệu lấy được Lạc Dương, Hoài Đế bị bắt.
Nhà Tấn dời về miền nam.
Trong năm 311, Hán Triệu chiếm xong thành Trường An. Sang tháng 4 năm 312, Giả Thất lấy lại Trường An. Trong lúc đó, Tần vương Tư Mã Nghiệp ở huyện Mật về Trường An được lập lên ngôi, tức Tấn Mẫn Đế (313 - 316).
Tuy nhiên sang năm 316, Hán Triệu đánh Trường An một lần nữa. Mẫn Đế bị bắt, Toàn bộ miền bắc lọt vào tay Hán Triệu.
Cùng lúc đó, Lang Nha vương Tư Mã Duệ đang xây dựng thế lực ở Giang Nam. Sau khi Mẫn Đế bị bắt, năm 317, Tư Mã Duệ tự xưng Tấn vương, lập ra nhà Đông Tấn. Tuy chưa bị diệt vong hoàn toàn nhưng toàn bộ miền đất phía bắc của nhà Tấn đã rơi vào tay Hán Triệu. Nguyên Đế thậm chí còn không cai trị được toàn bộ miền nam do sự nổi lên của nước Thành Hán ở phía tây.
Năm 318, Tấn Mẫn Đế bị giết ở Bình Dương. Tư Mã Duệ bèn chính thức xưng đế, tức là Tấn Nguyên Đế (318 - 323).
Giai đoạn thứ nhất.
Tổ Địch đánh Lư châu, Thái Khâu.
Ngay từ khi Đông Tấn chưa thành lập, ở phía bắc đã có nhiều lực lượng ủng hộ họ Tư Mã thu phục lại Trung Nguyên. Trong số các thế lực đó, nổi lên Tổ Địch, quan dưới quyền của Tư Mã Duệ lúc còn làm Lang Nha vương. Lúc miền bắc còn chưa mất, Tổ Địch đã từng cùng một số tướng lĩnh vẫn cố chiến đấu chống quân Hán Triệu, thu phục hai kinh. Ông ta chiêu tập nhiều binh sĩ, dung nạp những người nghèo khổ và trộm cướp.
Năm 314, Tổ Địch xin Tư Mã Duệ (đang ở Giang Nam) đưa quân bắc phạt, nhưng Tư Mã Duệ không có chí lớn, không muốn lấy lại miền bắc nên chỉ cấp cho Tổ Địch một ít quân lính và lương thực. Tuy nhiên Tổ Địch vẫn quyết chí bắc phạt, càng ra sức chiêu tập thêm binh mã. Mùa thu năm 314, Địch dẫn hơn 100 gia đình trong họ tộc từ Kinh Khẩu lên Giang Bắc, lại lập ra lời thề nếu không giành lại miền bắc, sẽ không trở về. Sau khi qua sông, ông đóng ở Giang Âm, mở lò luyện vũ khí và tiếp tục chiêu mộ thêm 2000 quân.
Sau cái chết của Mẫn Đế, nhiều đại thần và dân chúng gây sức ép buộc Nguyên Đế phải đồng ý cho quân bắc phạt. Tổ Địch biết tin, lập tức hưởng ứng việc này và lập tức tiến lên miền bắc. Năm 317, Tổ Địch tiến quân vào Hán Triệu, công thành Lư châu, giao chiến với các tướng Ngũ Hồ là Dự châu thứ sử Trương Bình và thái thú Tiếu quận Phàn Nhã. Trước tiên, ông sai tham quân Ân Nghĩa đến dụ hàng, nhưng do Ân Nghĩa dùng lời lẽ ngạo mạn nên bị Trương Bình giết chết. Bình từ đó càng ngoan cố chống trả không hàng. Quân Tấn đánh hơn 1 năm vẫn không phá được.
Không công phá nổi bằng võ lực, Tổ Địch chuyển sang dùng kế mua chuộc thủ hạ của Trương Bình là Tạ Phù. Sau đó, ông sai người đi mua chuộc thủ hạ của Trương Bình là Tạ Phù. Phù bèn giết chết Bình rồi về hàng Tổ Địch. Tấn Nguyên Đế nghe tin hài lòng, bèn sai đưa quân lương đến bổ sung cho quân lý, nhưng do đường xa không thể tới nơi.
Tổ Địch thừa thắng tiến quân lên Thái Khâu, giao chiến cùng Phàn Nhã. Nhã được thủ hạ cũ của Trương Bình trợ giúp, nhân đêm tối cho quân tập kích, tiến vào trong doanh. Đốc hộ Đổng Chiêu sợ giặc bỏ trốn. Tổ Địch phòng thủ vững chức, Phàn Nhã không đánh được phải lui về Kiều Thành. Tổ Địch thúc quân truy đuổi. Sau đó ông kêu gọi các tướng Trần Xuyên và Hoàn Tuyên phối hợp đánh Phàn Nhã. Hoàn Tuyên nghe theo, dụ Phàn Nhã dâng Kiều Thành đầu hàng Tổ Địch.
Tuy nhiên Trần Xuyên không chịu tuân phục, lại phái tướng Ngụy Thạc cướp phá Dự Châu
Tuy nhiên, Trần Xuyên lại không theo Tổ Địch, điều quân cướp phá Dự châu, bức được nhiều ngựa và đàn bà con gái. Tổ Địch tức giận, sai tướng Vệ Sách giao chiến cùng Xuyên. Sách tập kích và đánh tan quân của Xuyên ở Cốc Thủy. Trần Xuyên bỏ chạy, về hàng Thạch Lặc.
Tổ Địch lấy thành Tuấn Nghị.
Tổ Địch tiếp tục dẫn quân truy kích Trần Xuyên. Thạch Lặc bèn lấy 5000 quân cứu viện, giao cho em là Thạch Hổ chỉ huy. Tổ Địch giao chiến với Thạch Hổ ở thành Tuấn Nghị. Trận đầu, quân Tổ Địch đại thắng. Thạch Hổ thua trận, bỏ chạy về Dự châu, dời Trần Xuyên sang Tương Quốc, để Đào Báo ở lại, còn mình đưa quân về Dự châu, lại sai Hàn Tiềm giữ Đông Thai.
Tổ Địch tiến vào thành Tuấn Nghị, chiếm đài phía đông, còn Đào Báo giữ đài phía tây. Hai bên cầm cự nhau suốt hơn 40 ngày vẫn chưa phân thắng bại. Tổ Địch bèn nghĩ kế sai quân nhồi vải vào bao, giả làm gạo rồi cho quân sĩ chở vào Đông đài. Sau đó ông lại cho quân lấy vài bao gạo thật, chở đi giữa đường, giả cách mệt mỏi nghỉ lại, làm Đào Báo nổi lòng tham đến cướp. Khi quân Báo đến, quân Tấn bỏ chạy.
Qua kế hoạch của Tổ Địch làm Đào Báo nghĩ quân Tấn còn nhiều lương thực nên rất hoảng sợ, bèn cầu cứu Thạch Hổ. Hổ sai quân đến tiếp tế lương thức. Tổ Địch biết được, phái Hàn Tiềm và Phùng Thích chặn đánh ở Biện Thủy, cướp được vô số quân lương. Đào Báo càng sợ hơn, bỏ chạy khỏi thành Tuấn Nghị, lui về thành Đông Yên. Tổ Địch nhanh chóng chiếm xong thành, cử Hàn Tiềm giữ Phong Khâu, Phùng Thiết giữ Nhị Thai còn ông giữ Ung Khâu. Nhiều lần ông cho quân quấy nhiễu đánh phá các vùng do Hậu Triệu kiểm soát.
Đánh vào lòng người.
Cùng trong năm 319, Thạch Lặc li khai Hán Triệu, chính thức lập ra nhà Hậu Triệu.
Tổ Địch đóng quân ở miền bắc, ngoài các chiến dịch quân sự còn dùng kế đánh vào lòng người nhằm thu phục nhân dân. Có lần bắt được thám tử người Bộc Dương, ông hay đối đãi tử tế rồi cho về. Vì vậy người đó cảm kích, vận động người trong vùng đến quy phục ông. Kết quả có hơn 500 nhà quy phục.
Thạch Lặc nhiều lần bị Tổ Địch đánh bại, giận lắm, đích thân mang hơn 1 vạn quân đến đánh Tổ Địch, cũng bị ông đánh bại, thua chạy về. Nhiều quân tướng Hậu Triệu bỏ theo hàng Tổ Địch.
Nhiều vùng giáp ranh có ý quy thuận Tổ Địch, nhưng vẫn thuộc quyền kiểm soát của Thạch Lặc, Tổ Địch ngầm ước với họ, mặt ngoài vẫn để họ phục tùng Hậu Triệu. Khi Thạch Lặc có cử động, các vùng đó đều báo trước cho ông biết. Do đó ông luôn giữ thế chủ động trên chiến trường. Sau nhiều lần liên tiếp thắng lợi, Tổ Địch đã giành được nhiều vùng đất rộng lớn ở phía nam sông Hoàng Hà. Ông chủ trương khuyến khích nông nghiệp và quan tâm đến nhân dân nên được nhiều người mến mộ. Triều đình biết công của ông, sai sứ đến phong làm Trấn Tây tướng quân.
Triều đình nghi kị, đại tướng chết già.
Thạch Lặc biết rằng không thể chống lại Tổ Địch, bèn sai người đến Thành Cao sửa sang lại mộ mẹ ông, rồi sai đưa thư đến giao hiếu, xin cùng trao đổi sứ giả để thông hiếu và cho hai bên được trao đổi, buôn bán hàng hoá. Địch không đáp lại nhưng cũng ngầm chấp nhận cho thông thương.
Tổ Địch lập được nhiều công lao, chiếm cứ riêng cả một vùng đất rộng lớn, bắc giáp Hoàng Hà, tây tới Thành Cao làm triều đình rất lo ngại. Trong triều, Vương Đôn, Lưu Đôn gian thần câu kết, muốn triệt hạ quyền lực của Tổ Địch. Tấn Nguyên Đế cũng không khỏi nghi ngờ, bèn phái Đái Nhược Tư làm đô đốc các châu Duyện, Dự, Ung, Ký và làm Chinh bắc tướng quân để kiềm chế Tổ Địch.
Tổ Địch thấy rằng ở phía nam vùng mới chiếm không có thành lũy, sợ bị đánh úp, bèn sai Nhữ Nam thái thú Tế Suất, Nhữ Dương thái thú Trương Xưởng và Tân thái nội sử Tấn Hội xây thành. Việc chưa xong thì Tổ Địch đã lâm bệnh nặng. Đến tháng 9 năm 321, ông qua đời ở Ung Khâu, hưởng thọ 56 tuổi, được truy tặng là Xa kị tướng quân.
Sau cái chết của Tổ Địch, quyền trong quân về tay em là Tổ Ước. Ở miền nam, Vương Đôn nổi dậy, còn ở miền bắc, Thạch Lặc thừa cơ chiếm lại các vùng đất cũ. Tổ Ước không chống nổi, rút về miền nam. Chiến dịch bắc phạt chấm dứt từ đó.
Giai đoạn thứ hai.
Sau cái chết của Tổ Địch, triều đình không còn mặn mà với việc bắc phạt do các cuộc nổi loạn trong nước. Bước sang thời Tấn Thành Đế (327 - 342), xuất hiện Thị trung Thái úy Đào Khản muốn đưa quân bắc phạt nhưng vấp phải sự phản đối của tể tướng Vương Đạo. Năm 332, Đào Khản phản công giành lại được Tương Dương từ tây Hậu Triệu, làm cho Vương Đạo cực kì lo lắng. Sang năm sau, ông mất.
Năm 339, Vương Đạo, người luôn ủng hộ chính sách thụ động phòng ngự, chết, quyền hành trong triều về tay ngoại thích họ Dữu, đứng đầu là Dữu Lượng. Cũng trong năm 339, Thạch Lặc chết, tình hình Hậu Triệu không ổn định. Dữu Lượng chuẩn bị đem quân tiến lên phía bắc. Ông dâng thư lên Tấn Thành Đế yêu cầu bỏ chức Dự châu thứ sử đang nắm giữ để chuyển sang làm Chinh Lỗ tướng quân, đồng thời sai thái thú Tây Dương Phàn Tuấn lĩnh 1 vạn tinh binh đóng ở Chu Thành, ý đồ tiến lên phía bắc. Sau đó, Dữu Lượng lại phong Đào Xưng làm Nam Trung lang tướng, tướng Giang Hạ, đem 5000 quân tiến ở vùng Miện Trung, em là Dữu Dực làm Nam man giáo úy, thái thú Nam quận đóng ở Giang Lăng, Vũ Xương thái thú Trần Hiêu làm Phụ quốc tướng quân, thứ sử Lương châu để chuẩn bị, sau đó đem quân tiến đánh nước Thành Hán, tiến vào Giang Dương, bắt thứ sử Kinh châu của Thành Hán là Lý Hoành cùng thái thú Ba quận Hoàng Thực, giải về kinh đô.
Sau trận thắng đó, Dữu Lượng chính thức tiến đánh Hậu Triệu, lĩnh 10 vạn quân đóng ở Thạch Thành gây thanh thế. Tuy nhiên việc bắc phạt lần đó vấp phải sự phản đối của Si Giám và Thái Mô. Si Giám cho rằng quân lương và vật tư không đủ, còn Thái Mô sợ binh Triệu lớn mạnh, Thạch Hổ (hoàng đế mới của Hậu Triệu) lại là người giỏi không thể xem thường. Do đó kế hoạch bắc phạt bị ngăn trở.
Về phần Thạch Hổ, nghe tin Đông Tấn sắp đánh mình, liền phái Quỳ An làm Đại đô đốc, Thạch Giám, Thạch Hoành, Lý Nông, Trương Hạc và Lý Thố năm tướng dẫn 5 vạn quân tấn công Kinh châu và phía bắc Dương châu, trong khi bộ phận khác đánh vào Chu Thành. Mao Bảo gửi thư cầu cứu Dữu Lượng, nhưng Lượng thấy thành còn vững nên chưa vội cứu. Nhưng thực ra Mao Bảo không thể chống lại Hậu Triệu, bèn cùng Phàn Tuấn bỏ trốn khỏi thành. Chu Thành bị mất, các thành ở Miện Nam và Giang Hạ lần lượt bị Hậu Triệu đánh bại. Thạch Thành cũng bị vây khốn, nhưng sau đó được thái thú Cánh Lăng Lý Dương giữ được.
Dữu Lượng thấy quân mình bại trận, Chu Thành đã mất, bèn tự giáng quan chức xuống ba bậc. Không lâu sau, năm 340 Lượng bệnh mất, thọ 52 tuổi, được truy tặng là Đô Đình Văn Khang hầu. Cuộc bắc phạt chấm dứt.
Giai đoạn thứ ba.
Hoàn Ôn diệt Thành Hán.
Sau cái chết của Dữu Lượng, việc bắc phạt gián đoạn trong vòng vài năm cho đến khi tướng Chinh bắc tướng quân, Vạn Ninh bá Hoàn Ôn xuất hiện. Thời Tấn Thành Đế, Ôn được phong làm An Tây tướng quân, đô đốc quân sự 6 châu của nhà Đông Tấn, kiêm chức Hộ Nam Man hiệu uý, Kinh châu thứ sử. Ông quyết tâm bắc phạt để giành lại miền bắc.
Sang thời Tấn Mục Đế (344 - 361), do hoàng đế còn nhỏ, quyền hành trong triều nằm trong tay các đại thần là Cối Kê vương Tư Mã Dục, Hà Sung và Thái Mô... Trong thời điểm đó, danh tiếng Hoàn Ôn nổi lên nhanh chóng. Lúc này, ở phía tây, nước Thành Hán rối loạn, suy yếu trầm trọng. Thấy thời cơ đã chín muồi, năm 346, Hoàn Ôn chính thức đưa quân tây tiến nhằm tiêu diệt Thành Hán. Ông thượng thư lên Tấn triều nhưng không cần đợi trả lời đã xuất binh.
Quân của Hoàn Ôn tiến đến Kiến Vi rồi Bành Mô, sai tham quân Chu Sở và Tôn Thịnh dẫn theo bộ tốt thẳng tiến Thành Đô. Lý Thế sai chú là Lý Phúc, anh là Lý Quyền ra chống, hai bên giằng co nhau. Hoàn Ôn dùng kế đánh tan quân của Lý Phúc, buộc Phúc rút lui rồi tập kích Lý Quyền. Sau ba lần giao chiến, quân Quyền cũng đại bại phải chạy về Thành Đô. Lý Thế nghe tin binh bại, bèn đưa quân chống trả một lần nữa, nhưng cũng bị đánh bại. Hoàn Ôn thừa thắng tiến thẳng đến đất Thục, trong một đêm đi hơn 900 dặm, vào Manh Thành. Lý Thế đành phải dâng thư xin hàng. Ôn chấp nhận, cho giải thế về Kiến Khang. Ôn đóng ở đất Thục khoảng 1 tháng, tiến cử người hiền, vỗ an dân chúng rồi về kinh, được phong làm Chinh Tây đại tướng quân, Khai phủ, Lâm Hạ quận công.
Ân Hạo ba lần thua trận.
Tháng 4 năm 349, Thạch Hổ chết, tình hình Hậu Triệu phát sinh rối loạn. Cộng thêm lúc này ở Trung Nguyên, Mộ Dung Hoảng ở quận Liêu Đông đã xưng vương, kiến lập nước Tiền Yên (337 - 370). Ở Hậu Triệu, con nuôi của Thạch Hổ là Nhiễm Mẫn, nguyên là người Hán, giết chết liên tiếp hai vua họ Thạch và tàn sát con cháu Thạch Hổ. Do thấy người Hung Nô không ủng hộ mình nên Mẫn tàn sát thẳng tay, riêng ở kinh đô Nghiệp Thành có hơn 20 vạn người bị giết. Nhiễm Mẫn lên làm vua, lập ra nước Nhiễm Ngụy (350 - 353).
Nhiễm Mẫn gửi thư lên triều đình xin đưa quân bắc phạt. Hoàn Ôn cũng thượng biểu bắc phạt nhưng do tướng Ân Hạo bất mãn với Ôn nên không xem xét và hạ lệnh xuống. Hoàn Ôn tức giận muốn giết Ân Hạo nhưng sau lại thôi.
Đầu năm 352, Nhiễm Mẫn chiếm cứ thành Tương Quốc, chính thức tiêu diệt Hậu Triệu. Ở Trường An, năm 351, họ Phù xưng vương, thành lập nước Tiền Tần (351 - 394), Trung Nguyên bị xâu xé và chia cắt.
Năm 352, Ân Hạo lại là người đi bắc phạt. Ông đưa quân tiến công các vùng Hứa Xương, Lạc Dương và sai thái thú Hoài Nam Trần Quỳ, Thứ sử Duyện châu Thái Duệ làm Tiên phong, Tạ Thượng, Tuân Tiện là Đốc thống, lấy lúa hơn 1.000 khoảnh ruộng ở phía tây Trường Giang làm quân lương, rồi dẫn quân bắc phạt. Nhiễm Ngụy suy yếu trầm trọng.
Quân của Ân Hạo tiến về thành Hứa Xương thì tướng vừa quy hàng là Trương Ngộ làm binh biến phản lại, Ân Hạo đành phải dừng việc tiến về phía bắc để lo diệt Trương Ngộ. Ông sai Tạ Thượng cùng Diêu Tương tiến đánh Trương Ngộ nhưng do Ngộ được Tiền Tần giúp sức nên quân Tấn bị đại bại. Ân Hạo đành lui về Thọ Xuân.
Không chịu thất bại, đến tháng 9 cùng năm, Ân Hạo lại một lần nữa khởi binh bắc phạt nhằm vào nước Tiền Tần, đóng quân ở Tứ Khẩu. Ông sai thái thú Hà Nam Đái Thi đóng ở Thạch Môn, thái thú Huỳnh Dương Lưu Độn đóng ở Thạch Môn, để làm hậu bị. Khi đến Thọ Dương, Ân Hạo dụ các đại thần của vua Tiền Tần Phù Kiện là Lương An, Lôi Nhương đến, bảo nếu giết Phù Kiện sẽ phong cho chức to. Tuy nhiên sau đó hai người này bị Phù Kiện giết chết. Trong khi đó, Ân Hạo nghi kị tướng dưới quyền Diêu Tương nên muốn giết đi, bèn sai Lưu Khải giữ Tiếu Thành, dời ông đi Lê Đài, Lương quốc, dâng biểu xin cho ông thụ chức Lương quốc nội sử.
Ân Hạo thượng biểu lên Tấn Mục Đế xin cho mình đóng ở Lạc Dương, tu sửa viên lăng, lại sai Quan Quân tướng quân Lưu Hiệp giữ Lộc Thai, Kiến Vũ tướng quân Lưu Đôn đóng ở Thượng Viên, xin triều đình cho mình thôi chức ở Dương châu để đóng ở Lạc Dương. Triều đình không chịu. Hạo lại rút quân về Thọ Dương.
Sang tháng 9 năm 353, Ân Hạo dẫn 70.000 quân bắc phạt lần nữa. Tuy nhiên lần này Diêu Tương có ý làm phản, bèn nhân lúc Ân Hạo đưa quân đến, cho thủ hạ giả làm dân ban đêm bỏ trốn để phục kích. Khi vào đến núi, quân của ông bị Diêu Tương đánh dữ dội, bản thân ông phải chạy đến Tiếu thành, hơn vạn quân bị Diêu Tương sát hại, quân lương và vật tư trong quân bị lấy đi hết. Ân Hạo lại sai Lưu Khải và Vương Bân tiến công trở lại Diêu Tương, nhưng bị thua trận, Khải và Bân bị giết. Ba lần bắc phạt của Ân Hạo đều thất bại.
Năm 354 Hoàn Ôn thượng biểu lên Tấn triều, lấy lý do "bỏ đất mất quân" đòi cách chức Ân Hạo. Triều đình đành phải nghe theo, phế Ân Hạo làm Thứ nhân, đày sang huyện Tín An, quận Đông Dương. Từ đó Hoàn Ôn lại giữ quyền bắc phạt
Thiếu lương, bỏ đất.
Trong năm 353, Tiền Tần và Tiền Yên liên quân diệt Nhiễm Ngụy, hình thành hai thế lực mới ở Trung Nguyên.
Tháng 2 năm 354, Hoàn Ôn dẫn quân từ Giang Lăng đi đánh nước Tiền Tần. Quân Đông Tấn chia 2 ngả, quân thủy đi tới Nam Hương, quân bộ đi đến Vũ Quan. Hoàn Ôn lại sai thứ sử Lương châu nhà Tấn là Tư Mã Huân đi đường hang Tý Ngọ để đánh quân Tần từ phía sau. Tiếp đến, quân của Ôn tiến công Thượng Lạc, bắt được thứ sử Kinh châu của Tần là Quách Kính rồi đại phá quân Tần ở Thanh Nê. Vua Tần là Phù Kiện sai Phù Hùng cùng Phù Sinh đem vạn quân đóng ở Nghiêu Liễu kháng cự. Phù Sinh giết tướng nhà Tấn là Ứng Đình, Lưu Hoằng, khiến quân Tấn tổn thất nặng. Tuy nhiên người em là Hoàn Ôn là Hoàn Xung lại đại thắng quân Tần ở Bạch Lộc Nguyên. Hùng lại tập kích quân của Tư Mã Huân ở Tử Ngọ cốc, buộc Huân lui về Nữ Oa Bảo.
Trong khi đó Hoàn Ôn đưa quân tiến đến Bá Thượng gần Trường An. Phù Kiện lấy 5000 quân cố thủ. Dân trong thành Trường An thấy Hoàn Ôn đến vui mừng, có ông lão nói: "Bất hồ kim nhật phức kiến quan quân". Tuy nhiên quân Tấn không tiến được Trường An thì đã hết lương, phải lui về.
Trận Lạc Dương (356-362).
Năm 356, Hoàn Ôn tiếp tục thực hiện kế hoạch bắc phạt, được Tấn triều phong làm Chinh thảo đại đô đốc, đốc Tư Ký nhị châu chư quân sự, đô đốc quân sự hai châu Tư, Ký. Sau đó, Ôn dùng Đốc hộ Cao Vũ đóng ở Lỗ Dương, Phụ quốc tướng quân Đới Thi đóng ở Hà Thượng, sau đó dẫn đại quân theo sông Hoài Hà tiến về miền bắc. Quân của Ôn xuất phát từ Giang Lăng vào tháng 8 năm 356 rồi tiến đến lãnh thổ Tiền Yên. Tại đây, quân Tấn vấp phải sự phản kháng của hàng tướng trước kia, Diêu Tương. Thủy quân hai bên đụng độ nhau ở phía bắc sông. Khi ra trận, Hoàn Ôn dẫn đầu xung phong làm tinh thần quân tướng phấn kích, đánh thắng được quân của Diêu Tương. Diêu Tương bị tổn thất hơn nghìn quân, tìm đường mà chạy, cuối cùng bị Tiền Tần giết chết.
Hoàn Ôn nhân đà thắng lợi, nhanh chóng đưa quân chiếm lại Lạc Dương. Bản thân Ôn vào thành Kim Dung thăm lăng tẩm của các đời tiên đế nhà Tấn bị xâm hại rồi cho khôi phục lại. Sau đó ông còn tiến đến Chu Thành, bắt sống và buộc tướng địch phải quy hàng, rồi cho dời 3000 nhà từ miền bắc về Giang Hán, đồng thời phái thái thú Tây Dương Đằng Tuấn thảo phạt quân nổi loạn Văn Lô, tướng Giang Hạ Lưu Hỗ cùng thái thú Nghĩa Dương Hồ Ký thảo phạt Lý Hoằng đều phá tan được. Sau đó Hoàn Ôn đưa quân về kinh đô, được phong làm Bình trung, tước Nam quận công. Như vậy sau 43 năm, triều đình nhà Tấn giành lại Lạc Dương lần đầu tiên.
Tuy nhiên Đông Tấn chỉ giữ được Lạc Dương thêm có 6 năm. Tháng 1 năm 362, Dự châu thứ sử của Tiền Yên là Tôn Hưng thỉnh cầu đưa quân công chiếm Lạc Dương. Người nước Yên nghe theo, phái Ninh Nam tướng quân Lã Hộ đến đóng tại Hà Âm để chuẩn bị.
Tháng 2 năm 362, Yên U Đế là Mộ Dung Vĩ sai Lã Hộ tiến đánh Lạc Dương. Đến tháng 3 cùng năm, các chốt phòng thủ gần Lạc Dương của nhà Tấn lần lượt bị phá vỡ, thái thú Hà Nam Đới Thi trốn ra đất Uyển, tướng Trần Hựu cho dâng thư báo về Kiến Khang. Tình hình Lạc Dương trở nên hết sức cấp bách.
Tháng 5 năm 362, Hoàn Ôn sai Dữu Hi và thái thú Cánh Lăng Đặng Hà suất 3000 quân cứu viện Lạc Dương nhưng cũng không sao chống lại Tiền Yên. Đồng thời Ôn thượng biểu lên Tấn đế xin thiên đô lên Lạc Dương để tiện việc bắc phạt. Tuy nhiên bấy giờ triều đình ai cũng sợ hãi không dám lên miền bắc, còn dân tình miền bắc tiều đình, sinh ra nhiều hoài nghi. Cuối cùng triều đình không đồng ý dời đô. Sau đó triều đình cho thăng Ôn làm đô đốc ba châu Tịnh, Tư, Ký, nhưng Ôn từ chối.
Trong khi đó, Lạc Dương liên tiếp chứng kiến thất bại của nhà Tấn. Chinh đông tham quân Lưu Bạt của Yên giết được Chinh đông tướng quân, thứ sử Ký châu, Phạm Dương vương của Tấn là Tư Mã Hữu ở Tín Đô. Sang tháng 7, Lữ Hộ lui về giữ Tiểu Bình Tân, giữa đường thi chết, nhưng quân Tấn vẫn không sao nhân cơ hội phản kháng lại. Tướng Đoàn Sùng đưa quân về bắc, đóng ở Dã Dương, còn tướng Đặng Hà đóng ở Tân Thành, cũng nhau làm phên dậu cho Lạc Dương.
Đến tháng 11 năm 362, Dữu Hi từ Hạ Bi lui về Sơn Dương, Viên Chân từ Nhữ Nam lui về Thọ Dương. Sang tháng 4 năm 363, Ninh Đông tướng quân của Tiền Yên là Mộ Dung Trung đánh chiếm được Huỳnh Dương, thái thú Lưu Viễn chạy về quân Lỗ Dương. Sang tháng 5, quân Yên tiếp tục công hạ Mật Thành rồi Trần Lưu (tháng 10 năm 363)...Các đất đai mà Hoàn Ôn chiếm được năm 356 đều trở về tay Tiền Yên.
Chiến sự năm 369.
Sau khi Tiền Yên giành lại Lạc Dương, chiến sự tạm lắng xuống. Mãi đến năm 369, Hoàn Ôn mới tiếp tục đưa quân bắc phạt. Đây cũng là lần xuất chinh cuối cùng trong cuộc đời của Hoàn Ôn.
Tháng 3 năm 369, Hoàn Ôn chính thức thượng biểu xin Tấn Phế Đế cho mình cùng với các đại thần là Thứ sử hai châu Từ, Duyện Si Âm, thứ sử Giang châu, Nam trung lang tướng Hoàn Xung (cũng là em trai của Ôn) và thứ sử Dự châu Viên Chân cùng dẫn quân phạt Tiền Yên, nhưng Si Âm cáo bệnh nên Hoàn Ôn là người nắm quyền chỉ huy tối cao. Ôn phong cho Si Âm làm Quan Quân tướng quân, Cối Kê nội sử còn mình lại đảm nhiệm chức thứ sử Từ Duyện của chính Âm để lại. Có tướng Si Siêu khuyên ngăn rằng đường sá xa xôi lại thời tiết khô hạn không thuận lợi nhưng Ôn không thèm nghe.
Cùng trong tháng 3, Hoàn Ôn cùng Hoàn Xung, Viên Chân dẫn 50000 quân bắc phạt. Quân Tấn nhanh chóng tiến đến vùng Hồ Lục, Hoàn Ôn dùng Kiến Uy tướng quân Hồ Lục ra trận, đại thắng, bắt sống tướng Mộ Dung Trung rồi đánh sang Kim Hương vào tháng 6 năm đó. Nhưng không may gặp hạn hán, thuyền của quân Tấn không tiến lên được. Hoàn Ôn bèn sai quân sĩ đào 300 dặm vùng Cự Dã để khai thông cho thuyền đi từ Thanh Thủy tiến lên sông Hoàng Hà.
Thấy quân Tấn tấn công, vua Yên sai các tướng là Hạ Bi vương Mộ Dung Lệ làm Chinh thảo đô đốc, dẫn 20000 quân giao chiến với quân Tấn ở Hoàng Khư, bị Hoàn Ôn đánh bại, thái thú quận Cao Bình của Tiền Yên là Từ Phiên bỏ sang hàng quân Tấn. Các tướng tiến phong Đặng Hà, Chu Tự cũng đánh tán tướng Yên là Phó Nhan ở Lâm Chử. Vua Yên lo sợ, sai Tán kị thường thị Lý Phụng cầu cứu Tiền Tần.
Tháng 7 năm 369, Hoàn Ôn tiến cứ Vũ Dương, được thứ sử Duyện châu của Tiền Yên là Tôn Nguyên hưởng ứng rồi tiến thẳng về Phương Đầu. Yên đế Mộ Dung Vĩ và thái phó Mộ Dung Bình lo sợ, muốn bỏ trốn khỏi kinh thành. Ngô vương Mộ Dung Thùy là người dũng cảm, xin được ra trận. Vĩ nghe theo, phong Mộ Dung Thùy làm Sử trì tiết, Nam thảo đại đô tốc, cùng Chinh Nam tướng quân, Phạm Dương vương Mộ Dung Đức đưa 5 vạn quân chống cự, đồng thời lại sai Nhạc Tung đến Tần cầu cứu lần nữa, hứa sẽ giao miền tây Hổ Lao cho Tần. Vua Tiền Tần là Phù Kiên chấp nhận. Tháng 8 cùng năm, Kiên sai tướng quân Tuân Trì cùng thứ sử Lạc châu Đặng Khương dẫn 20000 bộ binh xuất phát tiến đến Dĩnh Xuyên và sai Tán kị thị lang Khương Phủ báo lại cho Tiền Yên.
Trong khi đó quân của Hoàn Ôn đã vào đến Phương Đầu. Ôn sai Viên Chân đánh Tiếu Lương để mở đường, nhưng không được, lại thêm quân lương đã cạn kiệt. Sang tháng 9 năm đó, Mộ Dung Đức dẫn 10000 quân, Lưu Đương dẫn 5000 quân đánh Thạch Môn. Đức sai tướng Mộ Dung Trụ dẫn 1000 người đi tiên phong, giao chiến với quân Tấn rồi dùng kế lui quân để nhử. Quả nhiên quân Tấn trúng kế, mắc vào ổ mai phục và bị thiệt hại nặng.
Hoàn Ôn nhiều lần ra trận bất lợi, thêm việc quân lương gần hết và Tiền Tần sắp đến bèn quyết định lui quân về, dùng Mao Hổ ở lại trấn thủ. Hoàn Ôn đưa quân lui 700 dặm. Mộ Dung Thùy phái quân truy kích, lại cử Mộ Dung Đức lĩnh 4000 quân mai phục ở Tương Ấp, phá tan quân của Hoàn Ôn, giết hơn 3 vạn quân Tấn. Tướng Tôn Nguyên của Tấn bị Tả vệ tướng quân Mao Thảo của Yên đánh tan và bị bắt.
Tháng 10 cùng năm, Hoàn Ôn lui về Sơn Dương. Xấu hổ vì bại trận, Ôn đổ hết mọi tội lỗi lên đầu Viên Chân rồi thượng biểu phế Chân làm thứ nhân. Chân ấm ức, cũng dâng biểu kể tội của Ôn nhưng nhà Tấn không báo lại. Chân bèn chiếm cứ Thọ Xuân rồi quay sang hàng Tiền Yên. Hoàn Ôn lại cử Mao Hổ làm thái thú Hoài Nam, đóng ở Lịch Dương, còn mình lui về miền nam. Giai đoạn thứ ba của cuộc chiến chấm dứt từ đó. Hoàn Ôn về sau không một lần nào tiến lên miền bắc nữa cho đến khi qua đời (373).
Giai đoạn thứ tư.
Sau năm 369, tình hình hai miền nam-bắc đều có biến động. Ở miền nam, Hoàn Ôn tuy bại trận nhưng không bị truy cứu, lại còn ngang tàng hơn trước và nuôi ý định lấy ngôi nhà Tấn. Năm 370, Ôn phế Tấn Phế Đế, đưa Cối Kê vương Tư Mã Dục lên ngôi, sử xưng là Tấn Giản Văn Đế (371 - 372). Từ đó Hoàn Ôn thao túng quyền hành, thế lực ngày càng to. Tuy nhiên sang năm 373, Hoàn Ôn mất, mối lo Hoàn Ôn cướp ngôi cuối cùng tiêu tan. Nhà Tấn tiếp tục tồn tại thêm mấy mươi năm nữa.
Còn ở miền bắc, Tiền Tần trở mặt, tiêu diệt Tiền Yên (370) rồi lần lượt diệt các nước khác là Tiền Lương và Đại (376), thống nhất miền bắc lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỉ. Sau khi hoàn thành việc thống nhất, miền bắc, vua Tần là Phù Kiên mong muốn mở rộng thế lực xuống phía nam nhằm diệt nhà Tấn, thống nhất Trung Quốc.
Năm 373, Phù Kiên bắt đầu đưa quân tràn xuống miền nam, tấn công Lương châu và Ích châu. Đến năm 376, sau khi thống nhất miền bắc, Phù Kiên quyết thân chinh, tiến đánh Đông Tấn. Năm 378, Phù Kiên sai con là Phù Phi dẫn 7 vạn quân tiến công thành Tương Dương, còn bản thân Phù Kiên thống lĩnh 10 vạn quân ở phía nam, phân quân tam lộ cùng tiến đánh Tương Dương. Trước lực lượng của quân Tần, đến tháng 2 năm 379, thành Tương Dương bị phá. Sau đó, Phù Kiên lại phái Bành Siêu tấn công Bành Thành và Hoài Nam. Tuy nhiên quân Tần sau đó bị tướng Tấn là Tạ Huyền (344 - 388, cháu tể tướng Tạ An) đánh bại và phải lui về miền bắc.
Tháng 8 năm 383, Hoàn Xung dẫn 10 vạn quân bắc phạt Tiền Tần, tiến đánh thành Tương Dương, đồng thời sai Tiền tướng quân Lưu Bảo công đánh các thành ở miện bắc, Phụ quốc tướng quân Dương Lượng đánh vào đất Thục, chiếm 5 thành rồi tiến vào Phù Thành; còn Ung Dương tướng quân Quách Thuyên tiến đánh Vũ Đương. Sang tháng 6 cùng năm, Hoàn Xung đoạt thành Vạn Tuế và Trúc Dương. Trước thế mạnh của quân Tấn, Phù Kiên phái Chinh nam tướng quân, tước Cự Lộc công là Phù Duệ cùng Quan Quân tướng quân Mộ Dung Thùy dẫn 50000 quân cứu Tương Dương. Sau đó, Phù Kiên tiếp tục cử thứ sử Duyện châu Trương Sùng cứu Vũ Đương và Bộ binh giáo úy Diêu Trường cứu Phù Thành, tổng cộng quân đông gần 90 vạn, lại lấy em là Phù Dung làm tiên phong. Hoàn Xung phải lui về nam vào tháng 7 cùng năm.
Cùng lúc đó ở miền bắc, quân Đông Tấn do Quách Thuyên và Hoàn Thạch Xung chỉ huy đánh bại quân Tần ở Vũ Đương, đem 2000 hộ cùng rút về nam. Phù Duệ bèn cử Mộ Dung Thùy làm Tiên phong, đóng ở Lâm Miện Thủy. Để gây thanh thế, Mộ Dung Thùy cho quân thắp đèn trong đêm tối khiến Hoàn Xung hoảng sợ, lại lui về Thượng Minh. Cánh quân của Dương Lượng cũng rút về nam.
Hoàn Xung rút về phía nam thì Phù Kiên lại quyết định nam hạ, bèn tuyển quân, ra lệnh cứ 10 dân đinh lấy 1 người, quân lính dưới 20 tuổi gọi là Vũ Lâm lang. Triều đình Tiền Tần nhiều người phản đối, duy chỉ có Mộ Dung Thùy và Diêu Trường tán thành. Phù Kiên hài lòng, dẫn quân nam hạ.
Tháng 8 năm 383, Phù Kiên sai Dương Bình công Phù Dung dẫn theo Trương Hào và Mộ Dung Thùy cùng 20 vạn quân làm tiên phong, Duyện châu thứ sử Diêu Trường làm Long Tương tướng quân, đốc quân sự hai châu Lương, Ích dẫn quân theo sau.
Mấy hôm sau, đội quân hùng hậu của Phù Kiên gồm hơn 60 vạn sĩ tốt, 21 vạn kị binh tiến quân từ Trường An tiến về phía nam. Đến tháng 9, Phù Kiên tiến đến Hạng Thành, rồi Bành thành. Kiên cho thủy quân và lục quân cùng tiến lên, khí thế hừng hực. Cánh quân của Phù Dung tiến về Dĩnh Khẩu. Sang tháng 9, quân Phù Kiên vào Hạng Thành rồi Uy Dương, Bành Thành, Hán Giang. Đến tháng 10 năm 383, Mộ Dung Thùy đánh Vân Thành, Phù Dung chiếm Hiệp Thạch và Lương Thành đoạt Lạc Hạ.
Được tin quân Tần nam hạ, nhà Tấn cử Thượng thư bộc xạ Tạ Thạch làm Chinh Lỗ tướng quân, Chinh thảo đô đốc, thứ sử hai châu Từ, Duyện là Tạ Huyền làm Tiên phong đô đốc, cùng Phụ quốc tướng quân Tạ Diễm, Tây trung lang tướng Hoàn Y cùng các tướng khác như Đới Hi, Đàn Huyền... dẫn theo 8 vạn quân chống cự, trong khi Long Tương tướng quân Hồ Bân được lệnh dẫn 5000 quân cứu Thọ Dương. Tuy nhiên số quân này chẳng thấm tháp vào đâu so với trăm vạn đại quân của Tiền Tần.
Tạ Huyền và Tạ Thạch dựng trại cách Lạc Gián khoảng 25 dặm, không thể tiến lên nữa. Thư của Hồ Lâm ở Hiệp Thạch gửi cho Tạ Huyền bị Phù Dung bắt được, qua đó quân Tần biết được tình hình quân Tấn. Phù Kiên do đó sinh ra chủ quan, để lại phần lớn quân ở lại Thuận Thành, còn mình tự dẫn 8000 kỵ binh đến Thọ Dương.
Phù Kiên sai tướng Tấn vừa quy hàng ở Tương Dương là Chu Tự đến doanh trại của Tạ Huyền dụ hàng. Tuy nhiên Chu Tự vẫn trung thành với nhà Tấn, bèn báo lại cho Tạ Huyền biết tình hình quân Tấn mà khuyên Huyền nên nhân khi quân Tần chưa đến đông đủ thì nên phá ngay mới cơ thể thắng.
Tháng 11 năm đó, Tạ Huyền sai Lưu Lao Chi mang 5 nghìn quân sĩ đến Lạc Gián. Quân Lưu Lao Chi và Hà Khiêm nhân trời tối đem quân bí mật tập kích, cắt đứt giao thông trên sông. Lưu Lao Chi nhân lúc 5 vạn quân tiên phong của Tần qua sông, liền dẫn 5000 quân kị chia làm bốn mũi đánh thẳng vào quân Tần. Quân Tần hành quân xa vốn đã mệt mỏi, lại bị tấn công bất ngờ, hoảng hốt bỏ chạy, trận chiến hai bên trở thành một bên mặc sức chém giết. Quân Tần bị giết gần nửa, chủ tướng Lương Thành, cùng các tướng Vương Hiển, Vương Vịnh... hàng chục tướng Tần bị chém đầu. Lưu Lao Chi thu quân về Hạp Thạch thành. Trận này quân Tần bị bắt giết gần 2 vạn quân, còn Đông Tấn chỉ mất vài trăm quân kị.
Vua Tần Phù Kiên thấy quân Tấn dũng mãnh, quân mình bại trận bắt đầu lo lắng, bèn sai Kỳ Liệt đem quân đóng ở bờ bắc sông Phì. Tạ Huyền gửi thư cho Phù Dung yêu cầu lui lại phía sau một ít để quân Tấn qua sông, quyết một trận sống mái. Mặc cho các tướng phản đối nhưng Phù Kiên và Phù Dung vẫn đồng ý. Khi ra trận, quân Tấn do quá đông nên đội ngũ rối loạn, lại nhận được lệnh rút quân nên hậu quân tưởng tiền quân có biến. Chu Tự thừa cơ hô to: "Quân Tần thua rồi", làm quân Tần hoảng loạn, tranh nhau bỏ trốn, giày xéo lên nhau mà chết, các tướng Tần không sao ngăn cản nổi. Tạ Huyền thừa cơ đó, cùng Tạ Diễm và Hoàn Y suất quân qua sông, giết được rất nhiều quân Tần, Phù Dung cũng chết trong đám loạn quân. Quân Tấn tiến tới huyện Mật. Phù Kiên bị trúng tên, phải nương nhờ Mộ Dung Thùy là người duy nhất không bị tổn hao binh lực rồi lui về bắc. Quân Tấn thừa thắng truy đuổi tới tận huyện Thọ, bắt được chiếc xe vân mẫu của Phù Kiên cùng vô số khí giới của quân Tần và hơn 10 vạn trâu bò ngựa, sau chiếm lại thành Thọ Xuân.
Sau trận đại thắng Phì Thủy, quân Tấn lập tức thực hiện kế hoạch bắc phạt, thu lại đất đai phía nam sông Hoàng Hà. Tạ An tiến cử Tạ Huyền làm Đô đốc tiên phong, cùng Quan Quân tướng quân Hàng Thạch Kiền bắc phạt Tiền Tần. Quân Tạ Huyền chiếm được Viên Thành, Quyên Thành. Nhiều thành ở Hà Nam lần lượt xin hàng. Lãnh thổ Đông Tấn được mở rộng tới bờ nam sông Hoàng Hà.
Tạ Huyền lưu Lưu Lao Chi lại Quyên Thành rồi tiến đến Thanh châu, lại sai thái thú Hoài Lăng Cao Tố đem 3000 quân đến Quảng Cố. Tướng Tần là Thứ sử Thanh châu Phù Lãng đầu hàng. Nhân đà thắng lợi, Tạ Huyền tiến sang Ký châu. Phù Kiên sai con là Phù Phi đóng quân ở Lê Dương. Huyền nhân đêm tối tập kích Phù Phi, Phi thua trận bỏ trốn sau đó phải xin hòa. Rồi Tạ Huyền phái thái thú Tấn Lăng Đằng Điềm đóng ở Lê Dương, dụ hàng được ba tướng Tấn. Triều đình nghe tin Tạ Huyền thắng trận bèn phong làm huyện công. Sau đó Tạ Huyền lại sai Ninh Viễn tướng quân Diễn đánh Thân Khải ở Ngụy quận, cho Chu Tự trấn thủ Lương Quốc còn mình lui về Bành Thành. Toàn bộ đất đai miền nam sông Hoàng Hà trở về tay quân Tấn, ranh giới bắc-nam thay đổi rõ rệt. Đến đây là chấm dứt cuộc bắc phạt lần thứ tư. Nước Tiền Tần sau trận thua này không thể khôi phục lại nữa, các tướng Mộ Dung Thùy, Diêu Trường... nổi loạn, chia cắt Trung Nguyên thành 10 nước như cũ.
Giai đoạn thứ năm.
Tiêu diệt Nam Yên.
Mấy mươi năm sau lần bắc phạt thứ tư, triều đình nhà Tấn suy yếu do các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra, cuối cùng bị quyền thần Lưu Dụ áp chế. Ở miền bắc, sau nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp, Tiền Tần bị tiêu diệt, thay vào đó là các quốc gia mới thành lập: Hậu Yên, Tây Yên, Nam Yên, Bắc Yên, Bắc Ngụy, Tây Tần, Hậu Tần, Nam Lương, Bắc Lương và Hạ.
Trong số các nước đó, Bắc Ngụy nhanh chóng phát triển lớn mạnh, lấn át các nước còn lại, đặc biệt là Nam Yên và Hậu Tần. Thấy hai nước miền bắc suy yếu, Lưu Dụ thực hiện kế hoạch tiến công bắc phạt Trung Nguyên lần nữa. Trong khi đó tại Nam Yên, hoàng đế Mộ Dung Siêu kiêu căng ngạo mạn, tỏ ra xem thường nhà Tấn. Tháng 2 năm 409, Mộ Dung Siêu sai Công Tôn Quy đem 3000 quân tiến công vào lãnh thổ nhà Tấn, tiến công thành Túc Dự ở Hoài Bắc vào quận Tế Nam, bắt được thái thú Triệu Nguyên và hơn 2000 nam nữ đưa về nước rồi lại tấn công Tế Nam, bắt thái thú Triệu Nguyên và hơn 1000 nam nữ đưa về Yên. Từ đó các quận ở phía nam Bành Thành dao động.
Lưu Dụ nghe tin quân Nam Yên tấn công, bèn phái em là Lưu Đạo Liên trấn thủ Hoài Âm để phòng bị rồi xin Tấn An Đế cho mình xuất quân bắc phạt vào tháng 3 năm đó. Triều đình nhà Tấn lo ngại, duy có Tả bộc xạ Mạnh Sưởng và Xa kị tư mã Tạ Dụ, Tham quân Tang Hi đồng tình và khuyến khích. Lưu Dụ vui mừng, phong Mạnh Sưởng làm Giám trung quân và quyết định bắc phạt.
Tháng 5 ÂL năm 409, Lưu Dụ suất quân từ Kiến Khang tiến tới Bành Thành rồi Hạ Bi. Sau đó Lưu Dụ xua quân tiến công, vào quận Lang Nha xây thành và lưu quân trấn thủ ở đấy.
Mộ Dung Siêu nghe tin đó, liền hội quần thần tìm cơ đối phó. Công Tôn Ngũ Lâu và Mộ Dung Trấn khuyên Siêu nên đưa quân cố thủ ở Đại Hiện Sơn để chặn quân Tấn nhưng Siêu không chịu và quyết tâm giao chiến ở đồng bằng.
Lưu Dụ đưa quân qua núi Đại Hiện dễ dàng, không vấp phải sự phản kháng nào từ Nam Yên. Sang tháng 6 cùng năm, Lưu Dụ đến vùng Đông Hoàn, Mộ Dung Siêu phái Công Tôn Ngũ Lâu, Hạ Lại Lô và Đoàn Huy dẫn 50000 bộ binh tiến về Lâm Cù chống trả. Nghe tin quân Tấn sắp đến, Siêu lo sợ, bèn đem 4 vạn quân hợp với Đoàn Huy ở Lâm cù. Trong khi đó, Lưu Dụ phái Tiền khu tướng quân Mạnh Long Phù tiến đến Xuyên Nguyên giao chiến cùng Công Tôn Ngũ Lâu. Ngũ Lâu thua trận, bỏ sang hàng quân Tấn.
Dụ tiếp tục sai Tư nghị tham quân Đàn Thiều dẫn sĩ tốt phá thành Lâm Cù. Mộ Dung Siêu bỏ chạy về phía nam thành. Đoàn Huy cũng bị quân Tấn đánh bại và bị giết chết. Mộ Dung Siêu lại chạy về thành Quảng Cố, sai Thượng thư lang Trương Cương cầu cứu Diêu Hưng của Hậu Tần và thả Mộ Dung Trấn mà mình vừa bắt giam và thăng làm Lục Thượng thư, Đô đốc trung ngoại chư quân và hỏi kế giữ nước. Mộ Dung Trấn khuyên Mộ Dung Siêu nên quyết chiến một trận sống mái với quân Tân thì may ra mới có thể thắng vì Hậu Tần cũng bị nước Hạ tấn công dồn dập, không thể hỗ trợ Nam Yên được. Nhưng Mộ Dung Siêu lo ngại không dám làm và sai Phạm và Vương Bồ đến cầu cứu Diêu Hưng lần nữa.
Diêu Hưng phái Diêu Cương đến cứu Nam Yên vì bị nước Hạ tấn công dồn dập nên không lâu sau lại sai Cương đưa quân về. Thành Quảng Cố bị vây bốn mặt rất nguy cấp. Thượng thư Viên Tôn và thái thú Kinh Triệu Viên Miêu ra thành đầu hàng, được Dụ phong làm tham quân.
Trong khi đó Trương Cương từ Trường An trở về không được kết quả, bị thái thú Thái Sơn Chân Tuyên bắt được đưa đến chỗ Lưu Dụ. Lưu Dụ bèn lập kế đưa Cương lên xe và phái Chu Thành đứng cạnh hô to:
"Lưu Bột Bột đại phá Tần quân, vô binh tương cứu".
Người trong thành nghe tin cực kì sợ hãi, nhiều dân chúng ở miền bắc hơn trăm hộ bỏ về hàng Lưu Dụ. Dụ lại công đánh các thành còn lại của Nam Yên, bắt sống tướng Trương Hoa... cô lập Quảng Cố hơn nữa.
Diêu Hưng biết Nam Yên khó bảo toàn, nên cảnh cáo Lưu Dụ nếu cứ tiếp tục tấn công thì quân Tần sẽ nhân lúc Kiến Khang bỏ trống mà tiến đánh. Dụ không sợ, nói rằng nếu theo lời Diêu Hưng nói thì sau khi diệt Yên rồi thì Dụ tiến đánh Tần càng nhanh hơn. Sứ Tần bỏ về.
Trong khi đó tại Quảng Cố, người tôn thất họ Mộ Dung hơn 100 nhà lo sợ định chạy trốn sang Bắc Ngụy, bị Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê giết hết. Còn Mộ Dung Siêu oán Trương Cương nên đem mẹ Cương xử tử ở trước thành. Đến tháng 12 năm đó, Linh Thai lệnh Trương Quang thấy tình hình nguy cấp, bèn khuyên Mộ Dung Siêu đầu hàng, liền bị Siêu giết chết. Đến tháng 1 năm 410, lại có Thượng thư lệnh Đổng Tiến khuyên Mộ Dung Siêu đầu hàng cũng bị giam lại. Trong lúc này, nhiều người trong thành lũ lượt bỏ sang hàng quân Tấn, tình thế Nam Yên nguy cấp.
Sang ngày Đinh Hợi, Lưu Dụ đưa đại quân phá thành Quảng Cố. Mộ Dung Siêu chống không nổi, bèn cùng hơn 10 thủ hạ ra khỏi thành bỏ trốn, bị tướng Lưu Đạo Liên (em trai Lưu Dụ) bắt sống rồi bị giải về Kiến Khang. Lưu Dụ lấy cớ không sớm đầu hàng, bèn giết chết Mộ Dung Siêu cùng hơn 3000 quý tộc Nam Yên. Nam Yên diệt vong.
Chu Linh Thạch vào đất Thục.
Sau khi diệt Nam Yên, Lưu Dụ tạm thời đưa chủ lực về nam để tập trung tiêu diệt khởi nghĩa của Lư Tuần. Còn ở miền tây, vào năm 405, người quận Ba Tây là Tiều Túng xây dựng lực lượng, chiếm cứ đất Thục, đóng ở Thành Đô, lập ra nước Tiều Thục (405 - 413). Tiều Túng xưng thần với nước Hậu Tần và liên kết với thế lực của họ Hoàn và Lư Tuần, đánh phá nhà Tấn. Trước tình hình đó, Lưu Dụ nhiều lần đưa quân sang đánh Thục nhưng không thu được kết quả đáng kể.
Năm 406, Lưu Dụ cử các tướng Mao Tu Chi, Tư Mã Vinh Kỳ, Văn Xử Mậu, Thời Diên Tổ tiến quân về phía tây đánh Thục. Trên đường đi, Tư Mã Vĩnh Kì bị thủ hạ Dương Thừa Tổ ám hại, quân Tấn đành phải rút về. Mãi đến năm 407, Dương Thừa Tổ mới bị diệt, Lưu Dụ lại cử Lưu Kính Tuyên đánh Thục một lần nữa. Tiều Túng bèn sang xưng thần với Hậu Tần để được giúp đỡ. Đến cuối năm 408, Lưu Kính Tuyên tiến sang vùng Hoàng Hổ thì Diêu Hưng cũng đưa quân đến cứu Thục. Tướng Thục là Tiều Đạo Phúc đưa quân chống cự với Kính Tuyên hơn 60 người. Cuối cùng quân Tấn hết lương đành phải lui về.
Sang năm 410, Tiều Túng lại đánh phá miền Kinh châu, chiếm được quận Ba Đông. Trước tình thế ấy, tháng 12 năm 412, Lưu Dụ quyết định diệt Tiều Thục, phái Thái thú Tây Dương Chu Linh Thạch làm Thứ sử Ích châu cùng Ninh Sóc tướng quân Tang Hỉ, thái thú Hạ Bi Lưu Chung và thái thú Lan Lăng Khoái Ân cùng dẫn 20000 quân từ Giang Lăng đánh vào đất Thục. Trước khi ra trận, Lưu Dụ dặn kế cho Linh Thạch nên tấn công theo tuyến đường dài hơn đến kinh thành Tây Thục là Thành Đô theo Mân giang, và dùng nghi binh theo Phù Giang ở gần nhằm phân tán sự phòng thủ của quân Thục. Có tướng Mao Tu Chi xin được cùng ra trận nhưng Lưu Dụ sợ rằng Tu Chi mà vào đất Thục sẽ giết hại nhiều làm dân Thục oán hận nên không chịu. Linh Thạch đi theo đúng lộ trình đó, Tiều Túng quả nhiên mắc mưu nên phái Tiều Đạo Phúc đóng quân ở Phù Thành, nhưng Linh Thạch đã đi theo đường khác rồi.
Tháng 5, quân của Chu Linh Thạch tiến vào thành Bạch Đế. Linh Thạch tiếp tục đánh Bình Mô, còn cách Thành Đô 200 dặm. Tiều Túng lại sai Đại tướng quân Hầu Huy, Thượng thư bộc xa Tiếu Sân đến Bình Mô nghênh chiến. Các tướng Tấn thấy rằng ở phía bắc có nhiều binh Thục nên muốn tấn công vào phía nam thành. Linh Thạch nói:
-"Kim đồ nam thành, bất túc dĩ phá bắc, nhược tận duệ dĩ bạt bắc thành, tắc nam thành bất huy tự tán hĩ".
Đến tháng 7 năm 413, Chu Linh Thạch hạ được thành phía bắc, giết Hầu Huy và Tiếu Sân rồi chiếm luôn thành nam, sau đó bỏ thuyền kéo thẳng về Thành Đô. Trên đường đi, quân Tấn gặp phải sự kháng cự của đại tướng Tiếu Phủ nhưng nhanh chóng đánh tan.
Mấy ngày sau, quân Tấn vào Thành Đô. Tiều Túng bỏ thành mà chạy. Thượng thư lệnh của Túng là Mã Đam mở cửa cho quân Tấn kéo vào. Thành Đô rơi vào tay quân Tấn. Chu Linh Thạch cho giết hết thân thích của Tiều Túng
Về phần Tiều Túng, ông ta chạy đến chỗ của Tiều Đạo Phúc nhưng bị Đạo Phúc mắng chửi và muốn giết đi, nên lại bỏ chạy tiếp, cuối cùng thắt cổ tự tử, bị người quận Ba Tây là Vương Chí chém đầu của Túng, nộp cho Chu Linh Thạch.
Linh Thạch lại đánh sang Phù Thành. Tiều Đạo Phúc biết không giữ được nữa, bèn đem vàng bạc thưởng cho quân sĩ rồi cho họ bỏ trốn, còn mình trốn đến Quảng Hán, bị người Quảng Hán là Đỗ Cẩn bắt được và bị đem chém đầu.
Thế là Tiều Thục bị diệt vong. Triều đình nhà Tấn xét công, phong Chu Linh Thạch làm Giám quân sáu quận của hai châu Lương, Thần, tước Phong Thành huyện hầu. Đất Thành Đô trở về tay nhà Tấn.
Tiêu diệt Hậu Tần.
Năm 415, Diêu Hưng chết, Hậu Tần lâm vào tình trạng suy yếu. Lưu Dụ ở Kiến Khang cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch bắc phạt một lần nữa. Tháng 8 ÂL năm 416, Lưu Dụ đưa quân từ Kiến Khang ra Bành Thành, rồi phái các tướng gồm Quan Quân tướng quân Đàn Đạo Tế, Long Tương tướng quân Vương Trấn Ác tiến binh ra Hoài Hà, công đánh Tất Khâu và Hạng Thành, tướng Trần Lâm Tử qua sông đánh vùng Thương Viên thuộc lãnh thổ Hậu Tần.
Quân Tấn nhanh chóng giành thắng lợi ngay từ những trận đánh đầu tiên. Tướng Tần Vương Cẩu Sanh đem thành Tất Khâu hàng Vương Trấn Ác, thứ sử Từ châu Diêu Chưởng ở Hạng Thành cũng đầu hàng Đàn Đạo Tế... Quân Tấn nhanh chóng vào đến Dĩnh Khẩu trong khi các tướng Tần lũ lượt sang hàng, duy chỉ có Thái thú Tân Thái Đổng Tuân cố sức chống giữ. Đàn Đạo Tế đem quân công phá, bắt được Tuân. Đổng Tuân lên tiếng mắng chửi Đạo Tế nên bị Đạo Tế giết.
Trong triều đình Hậu Tần, Diêu Thiệu về Trường An, khuyên vua Tần là Diêu Hoằng
Tuy nhiên Tả bộc xạ Lương Hỉ cho rằng người em họ của Diêu Hoằng là Tề công Diêu Khôi ở An Định dũng mạnh thiện chiến, lại có thâm thù với Hách Liên Bột Bột, sẽ cố sức giữ An Định, thì Bột Bột không thể đánh tới kinh được. Còn nếu triệu Khôi về, thì các thành bên ngoài sẽ lâm nguy. Hoằng nghe theo. Lại bộ lang Hoành Mật lại can ngăn rằng Tề công Khôi có thể có ý khác, không tuân phục mà nhân đó phản loạn thì quân ở An Định có tới hơn 4 vạn, tiến về kinh sư một lúc thì Trường An lâm nguy. Nhưng Hoằng tin tưởng Diêu Khôi, không đồng ý với ý kiến này.
Quân Tấn sau đó tiến Thành Cao và áp sát thành Lạc Dương. Tướng ở Lạc Dương là Diêu Quang gửi thư xin cứu viện. Diêu Hoằng sai Việt kị giáo úy Diêm Sinh đem 3000 quân cứu, cộng thêm 10000 quân do Diêu Ích chỉ huy cùng đến chi viện cho thành Lạc Dương, lại thêm Chinh Đông tướng, Tịnh châu mục Diêu Ý đóng ở Thiểm Tân làm hậu viện. Trong khi tại Lạc Dương, bộ tướng Triệu Huyền khuyên Diêu Quang đừng nên xuất chiến nhưng tư mã Diêu Vũ đã thông đồng trước với Đàn Đạo Tế, thêm vào đó là Chủ bộ Diêm Khôi, Dương Kiền cùng cánh với Vũ, cùng nhau khuyên Diêu Quang ra trận. Quang nghe theo, sai Triệu Huyền đem hơn 1000 quân trấn thủ Bách Cốc ổ và Thạch Vô Húy đóng ở Củng Thành, chống lại quân Tán. Triệu Huyền bảo rằng Diêu Quang nếu không nghe lời mình, thì tất sẽ hối hận.
Khi quân Tấn tiến đến, các thành Thành Cao, Dương Thành, Vũ Lao, Huỳnh Dương lũ lượt bỏ vũ khí đầu hàng, Đàn Đạo Tế nhanh chóng ở quân tiến thẳng đến Lạc Dương. Thạch Vô Húy được lệnh giữ Củng Thành cũng bỏ trốn. Triệu Huyền bèn ra trận giao chiến cùng tướng Tấn là Mao Đức Tổ ở Bách Cốc, bị thua to rồi chết trong trận. Diêu Vũ bỏ khỏi thành hàng quân Tấn. Đàn Đạo Tế bèn tiến thẳng vào Lạc Dương. Diêu Quang hoảng sợ, cuối cùng chấp nhận đầu hàng. Trong khi Diêm Sanh ở Tân An và Ích Nam ở Hồ Thành định đưa quân chi viện và cùng đóng ở LẠc Dương, nghe tin Lạc Dương đã mất nên dừng lại.
Cuối năm 416, Diêu Ý nghe theo lời Tư mã Tôn Sương, quyết định phản lại Diêu Hoằng, đưa quân về Trường An cướp ngôi đế. Khi quân của Ý tới Thiểm Tây, lại cho mời thêm quân các tộc Nhung, Khương tới chi viện. Thị lang Tả Nhã can ngăn rằng quốc gia sắp mất không nên gây họa loạn nữa, liền bị Ý sát hại. Diêu Hoằng nghe tin đó lo sợ, triệu thúc phụ là Diêu Thiệu vào bàn kế rồi sai Diêu Tán vào Quan quân tư mã Quốc Phan cùng Xa Huyền đánh Thiểm Tây và Diêu Lư đóng ở Đồng Quan, cuối cùng bắt sống được Diêu Ý.
Tháng 1 năm 417, Diêu Hoằng thấy Trường An đã nguy cấp, bèn triệu tập bách quan đến bàn kế. Cùng lúc đó, Tề công Diêu Khôi làm phản ở An Định, đưa quân từ Bắc Ung châu về Trường An, tiếm xưng Đại đô đốc, Kiến Nghĩa Đại tướng quân, được Dương Uy tướng Khương Kỉ theo giúp chinh bắc. Quân của Khôi tiến về Trường An, Kiến Tiết tướng quân Bành Hoàn Đô ở Âm Mật bỏ chạy về Kinh. Quân của Khôi đến Tân Chi, rồi lại đánh Mi Thành. Tây tướng quân Diêu Kham bị thua trận làm Trường An kinh động.
Diêu Hoằng quyết định dùng Diêu Thiệu và Diêu Dụ, Hồ Dực đem quân đến đánh. Trong lúc đó, thái thú Phù Phong đã đầu hàng Diêu Khôi. Diêu Thiệu bèn đưa quân đến giao chiến với Khôi ở Linh Thai. Con Thiệu là Diêu Tán giữ Ninh Sóc tướng quân Doãn Nhã làm thái thú Hoằng Nông trấn thủ Đồng Quan rồi đưa quân sang đông. Quân của Diêu Khôi thấy Diêu Thiệu đến thì hoảng sợ, tướng Tề Hoàng bỏ sang hàng. Khôi mới đem binh ra chống và bị giết. Cuộc nổi loạn chấm dứt nhưng cũng đủ làm phân tán sự phòng thủ của Hậu Tần trước quân Tấn.
Ở miền nam, Lưu Dụ cũng chính thức phát binh, giữ người con nhỏ là Lưu Nghĩa Long ở Bành Thành còn mình tiến ra bắc. Trong khi đó Vương Trấn Ác kéo quân tới Thằng Trì, lại sai Mao Đức Tổ giao chiến cùng Doãn Nhã ở thành Lễ Ngô, bắt sống Nhã rồi tiến chiếm Đồng Quan. Còn Đàn Đạo Tế và Trầm Lâm Tử phá quân Tần ở Tương Ấp, thái thú Hà Bắc của Tần là Tiết Bạch chạy sang Hà Đông. Quân Tấn lại đánh thứ sử Tịnh châu Doãn Chiêu ở Bồ Phản nhưng lần này không thành công.
Tại Trường An, Diêu Hoằng phái Diêu Loan đến chiếm lại Đồng Quan và Diêu Lư đến cứu Bồ Phản. Trầm Điền Tử và Đàn Đạo Tế không dám tấn công bèn dẫn quân sang Đồng Quan hỗ trợ Vương Trấn Ác. Đến tháng 3 năm 417, Đạo Tế và Lâm Tử đến Đồng Quan, giáo chiến với quân của Diêu Thiệu và giành thắng lợi, chém được hơn 1000 quân Tần. Thiệu phải rút về Định Thành rồi sai Diêu Loan đem quân đánh cướp đường lương của Đàn Đạo Tế nhằm cô lập quân Tấn. Quân của Loan giao chiến với quân Tấn ở Quan Nam nhưng không thắng và tướng Doãn Nhã bị bắt giết. Sau đó, Trầm Lâm Tử nhân đêm tối công phá quân trại của Diêu Loan, giết Loan và hơn 1000 sĩ tốt. Diêu Thiệu nghe tin, cử con là Diêu Tán đóng ở Hà Thượng nhằm chặn quân thủy của Tấn, nhưng cũng bị Trầm Lâm Tử đánh bại. Tướng Tiết Bạch về hàng quân Tấn.
Cùng lúc đó, thủy quân của Lưu Dụ cũng đã tiến tới Thanh Hà. Diêu Hoằng sai sứ sang cầu cứu Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế sai Tư đồ Trưởng Tôn Tung làm Đốc Sơn đông chư quân cùng Chấn Uy tướng quân Nga Thanh, thứ sử Ký châu A Bạt Can dẫn 100000 quân đóng ở Hà Bắc nhưng chỉ để phòng thủ chứ không có hành động nào chi viện cho Hậu Tần.
Lưu Dụ nhanh chóng tiến vào lãnh thổ Hậu Tần. Diêu Hoằng sai Diêu Vạn và Diêu Cương ra chống cự. Diêu Loan cũng sai Doãn Nha ra giao chiến với tư mã của Đàn Đạo Tế là Từ Diễm ở phía nam Đồng Quan nhưng bị bắt. Lưu Dụ muốn giết nhã, nhưng sau tha cho.
Diêu Hoằng lại sai Hoàng Môn thị lang Diêu Hòa đóng quân ở Nghiêu Liễu để phòng ngừa Trầm Điền Tử. Trong quân doanh, Diêu Thiệu sai Hồ Dực đóng quân ở Đông Nguyên, Diêu Loan đóng doanh ở đường lớn để giao chiến với quân Tấn. Trầm Điền Tử bèn dùng quân tinh nhuệ mai phục ban đêm, quân của Diêu Loan thiệt hại nặng, bản thân Loan tử chiến, sĩ tốt mất hết hơn 9000.
Diêu Tán đóng quân ở Hà Thương, sai Diêu Nan đem lương thực cung cấp cho lính ở Bồ Phản. Khi tới Hương Thành, quân của Nan bị quân Tấn đánh bại, lương thực bị cướp. Tại Trường An, Diêu Hoằng lại cử Diêu Hòa chống lại quân của Tiết Bạch ở Hà Đông nhưng thất bại. Diêu Tán cũng bị Trầm Lâm Tử đánh tan phải lui về Định Thành. Diêu Thiệu nghe tin, phái Tả trưởng sử Diêu Hiệp, Diêu Mặc Lễ và Hà Đông thái thú Đường Tiểu Phương dẫn 3000 quân đóng ở Cửu Nguyên, Hà Bắc nhưng Hiệp từ chối. Thiệu không nghe vẫn sai đi, cuối cùng bị Trầm Lâm Tử dẫn 8000 quân đánh úp, Hiệp và Tiểu Phương tử trận. Diêu Thiệu nghe tin đó, phẫn uất lâm bệnh rồi giao việc nước cho Diêu Tán, phái Diêu Nan giữ quân ở Quan Tây rồi thổ huyết mà chết.
Thấy vận nước sắp tiêu, Diêu Hoằng lại sai sứ đến Bắc Ngụy cầu cứu lần nữa. Ngụy chủ sai Nam Bình công Thác Bạt Tung, An Bình công Ất Chiên Quyến đóng ở Hà Nội, Du kích tướng quân Vương LẠc Sanh đóng ở Hà Đông nhưng cũng không giúp gì được cho Diêu Hoằng.
Tháng 7 năm 417, Lưu Dụ kéo binh vào đất Thiểm, sai Trầm Lâm Tử dẫn hơn 10000 quân khai đường Viên Sơn rồi cùng hợp với Trầm Điền Tử ở Thanh Nê rồi đánh sang Nghiêu Liễu. Phó Hoằng tiến đánh Vũ Quan, tướng Tần bỏ thành mà chạy. Diêu Hoằng lại sai Diêu Hòa và Diêu Dụ đưa quân sang Nghiêu Liễu chống cự.
Trầm Điền Tử đưa quân đánh Nghiêu Liễu. Diêu Hoằng lo sợ, đích thân dẫn hơn 10000 quân đến Thanh Nê. Điền Tử dùng nghi binh, đánh tan và giết vô số quân Tần. Diêu Hoằng rút về Bá Thượng.
Không lâu sau, Lưu Dụ tới Đồng Quan, sai Chu Siêu Thạch và Từ Y Chi đến hội cùng Tiết Bạch ở Hà Bắc rồi đánh sang Bồ Phản, giao chiến với quân Diêu Tán ở Quan Tây. Dụ lại sai Vương Trấn Ác và Vương Kính đưa quân sang phía tây đánh Diêu Nan ở Dương Hành. Ở Bồ Phản, tướng Tần là Diêu Phác và Diêu Hòa đánh tan quân Tấn ở Bồ Phản, giết được Y Chi, Siêu Thạch phải chạy về Đồng Quan. Diêu Tán lại sai Tư Mã Hưu Chi và Tư Mã Quốc Phan dẫn quân the đường Hà Nội để dẫn đường cho quân Ngụy. Còn Diêu Nan bị Vương Trấn Ác đánh bại nhiều lần, bèn dẫn quân về phía tây. Vương Trấn Ác bèn cho quân đuổi theo truy kích. Diêu Hoằng từ Bá Thượng cũng đi đến Thạch Kiều, Diêu Tán lui về Trịnh Thành. Một tướng khác là [[Diêu Cường đem hơn 1000 người trong quận chống cự Trấn Ác, bị đánh bại, [[Diêu Cường]] bị giết, [[Diêu Nan]] phải lui về Trường An.
Lưu Dụ đuổi theo Diêu Tán ở Trịnh Thành, Diêu Hoằng lại cử Diêu Phi đóng ở Trịnh Kiều, Hồ Dực đóng ở Thạch Tích, Diêu Tán rút về Bá Đông còn mình đóng ở Tiêu Diêu viên, lại cho thượng thư [[Bàng Thống]] phòng thủ trong cung. Cùng lúc đó [[Vương Trấn Ác]] tiến binh, đến Vị Kiều, lệnh cho quân sĩ ăn uống no say rồi đứng trước quân sĩ mà ra trận. Sĩ tốt thấy vậy cũng tranh nhau lập công, cuối cùng đại phá được Diêu Phi. [[Diêu Hoằng]] biết tin định đem quân cứu nhưng không được.
Quân Hậu Tần liên tiếp thất bại. Diêu Kham chết, Diêu Hoằng đành phải lui quân về cung. Tiếp đó, [[Vương Trấn Ác]] tiến vào Bình Sóc Môn, [[Diêu Hoằng]] hoảng sợ, vội cùng Diêu Dụ đem theo 100 kị binh trốn sang Thạch Kiều. Đông Bình công [[Diêu Tán]] cũng đưa quân đến hội cùng [[Diêu Hoằng]] còn tướng [[Hồ Dực]] về hàng quân Tấn.
Diêu Hoằng đến đường cùng, muốn đầu hàng quân Tấn. Con Hoằng là [[Diêu Phật Niệm]] mới 11 tuổi bảo nếu đầu hàng thì cũng bị giết, chi bằng tự tử trước khi Hoằng không nghe. Phật Niệm bèn đập dầu vào thành tự tử.
Ngày Quý Hợi, Diêu Hoằng đưa vợ con và quận thần đến trước thành đầu hàng [[Vương Trấn Ác]]. Quân Tấn tiến vào chiếm được Trường An.
Tháng 9 năm [[417]], [[Lưu Dụ]] vào tới Trường An, được Vương Trấn Ác đón ở Bá Thượng. Lúc vào thành, Trấn Ác tham lam lấy nhiều của cải, nhưng Lưu Dụ nể vì công to nên không hỏi đến. Sau đó, Lưu Dụ cho chuyển vàng bạc và những đồ quý trong cung [[Hậu Tần]] áp tải về [[Kiến Khang]], phát một ít thưởng cho tướng sĩ. Các tướng Bình Nguyên công [[Diêu Phác]], thứ sử Tịnh châu Doãn Chiêu lần lượt về hàng, bị Lưu Dụ giết hết. Sau đó Dụ cho giết [[Diêu Hoằng]] và hoàng tộc [[Hậu Tần]]. [[Hậu Tần]] diệt vong.
Quan Trung đại loạn, Hạ quốc lấy Trường An.
Sau khi diệt được [[Hậu Tần]], [[Lưu Dụ]] muốn dời đô về Lạc Dương, nhưng nghe lời can của Vương Trọng Đức, nên thôi.
Tháng 11 năm [[417]], [[Lưu Dụ]] nghe [[Lưu Mục Chi]] ở miền nam đã chết nên muốn quay về nam. Cũng trong lúc này, giữa các tướng đánh Hậu Tần cũng nảy sinh bất hòa do tranh công với nhau. [[Lưu Dụ]] muốn mượn thế thừa gió bẻ măng để bọn họ tự tàn sát nhau. Ông ta phái người con nhỏ là Quế Dương quận công [[Lưu Nghĩa Chân]] mới 12 tuổi ở lại giữ TRường An, đồng thời phong cho [[Vương Tu]] làm Trưởng sử, [[Vương Trấn Ác]] làm Tư mã, Phùng Dực thái thú, [[Trầm Điền Tử]] và [[Mao Đức Tổ]] giữ chức Trung binh tham quân, cũng thăng Điền Tử làm thái thú Thủy Bình, Đức Tổ làm thái thú Thiên Thủy, thứ sử Tần châu cùng với Phó Hoằng đóng ở Ung châu, cùng giúp đỡ cho Nghĩa Chân.
Thấy [[Trầm Điền Tử]] và [[Vương Trấn Ác]] đố kị nhau, [[Lưu Dụ]] bèn nhân lúc sắp về khích Điền Tử và Phó Hoằng đối đầu với Trấn Ác. Sử gia [[Tư Mã Quang]] chê trách viện làm này của [[Lưu Dụ]] đã góp phần gây nên họa loạn ở [[Quan Trung]] sau này.
Tháng 12 năm [[417]], [[Lưu Dụ]] rời khỏi Trường An, trở về Kiến Khang và chuyển sang kế hoạch cướp ngôi [[nhà Tấn]]. Ở phía tây bắc, vua nước Hạ là [[Hách Liên Bột Bột]], vốn đã kết thân với Lưu Dụ khi ông ta còn ở Trường An, nghe tin Lưu Dụ đã về nam, tỏ ra rất vui mừng và quyết định đưa quân đánh chiếm Trường An. Không lâu sau, Bột Bột sai con là Phủ quân Đại tướng quân [[Hách Liên Khôi]] làm Đô đốc tiên phong chư quân sự, dẫn 20000 quân tiến về phía Trường An, con thứ là Tiền tướng quân [[Hách Liên Xương]] đóng ở Đồng Quan cùng với [[Vương Mãi Đức]] làm Phủ quân Hữu trưởng sử đóng ở Thanh Nê làm hậu viện. Kế hoạch tấn công Trường An của nước Hạ bắt đầu.
Tháng 1 năm [[418]], [[Hách Liên Khôi]] đưa quân tới Vị Dương, được nhiều người ở Quan Trung theo về. [[Trầm Điền Tử]] đưa binh ra kháng cự, không thắng và phải lui về, sai sứ đến báo với [[Vương Trấn Ác]] nhờ cứu giúp nhưng Trấn Ác không chịu. [[Trầm Điền Tử]] rất tức giận, lại thêm hai bên cũng đã có hiềm khích từ trước, nên muốn giết Trấn Ác. Một hôm, nhân Trấn Ác ra khỏi thành đến phía bắc, Điền Tử ngoa lên rằng có lệnh của [[Lưu Dụ]], rồi giết Trấn Ác. [[Lưu Nghĩa Chân]] biết được, liền cùng [[Vương Tu]] chuẩn bị quân sĩ mai phục, đợi Điềm Tử dẫn 10 người vào báo việc thì cũng sai giết Điền Tử. Tu phong cho [[Mao Tu Chi]] thay thế Trấn Ác làm An Tây tư mã. Sau đó, [[Phó Hoằng]] đem quân đại thắng ở Trì Dương, chém được nhiều quân Hạ, buộc quân Hạ phải lui. [[Lưu Dụ]] sai sứ đến Trường An truy tặng Trấn Ác làm Tả tướng quân, Thứ sử Thanh châu.
Trong khi đó nội bộ quân Tấn ở Trường An tiếp tục xảy ra xung đột. [[Lưu Nghĩa Chân]] còn nhỏ mà đã lãnh trọng trách lớn, thường khoan dung cho người thân cận làm [[Vương Tu]] không hài lòng. Có tên thủ hạ là [[Trấm Tu]] nói với Nghĩa Chân:
Tháng 10 năm [[418]], [[Lưu Nghĩa Chân]] sai giết [[Vương Tu]]. Từ khi Vương Tu chết, nhân tình Trường An không yên, loạn lạc lại nổ ra. Nghĩa Chân biết việc đó nên ra lệnh đóng cửa thành cố thủ không ra ngoài nữa. Nhiều quận ở Quan Trung sợ hãi quay sang hàng nước Hạ. Hách Liên Bột Bột nhân đó lại tiếp tục đánh Trường An. [[Hách Liên Khôi]] định nhân đem tối tập kích song chưa thành công, nhưng quân Hạ cũng đã giành được ưu thế. Không lâu sau, quân Hạ chiếm được thành Hàm Dương, càng cô lập Trường An hơn nữa.
Lưu Dụ ở Kiến Khang thấy Trường An không ổn, lo cho Nghĩa Chân, bèn sai Phụ Quốc tướng quân Khoái Ân tới Trường An triệu Nghĩa Chân về rồi sai Tướng quốc Hữu tư mã [[Chu Linh Thạch]] làm Đô đốc Quan Trung chư quân sự, Hữu tướng quân, Thứ sử Ung châu ra thay Nghĩa Chân giữ Trường An, cùng Trung thư thị lang [[Chu Siêu Thạch]] ra bắc. Trước khi đi, Lưu Dụ bảo Linh Thạch nếu không giữ được thành thì cũng phải đưa Nghĩa Chân về an toàn.
Tháng 11 năm [[418]], Chu Linh Thạch vào thành Trường An. Các tướng sĩ của Lưu Nghĩa Chân lũ lượt đem vợ con và của cải bỏ chạy. Hách Liên Khôi nhân đó lại dẫn 3 vạn quân truy kích đuổi theo Nghĩa Chân. Các tướng [[Phó Hoằng]] và Khoái Ân đi sau bảo vệ, đều bị quân Hạ đánh bại và bị bắt. [[Mao Tu Chi]] cũng bị bỏ rơi và lọt về tay quân Hạ. Riêng Nghĩa Chân may mắn trốn thoát được. [[Hách Liên Bột Bột]] hạ lệnh giết chết Phó Hoằng.
Trong thành Trường An, người dân trục xuất [[Chu Linh Thạch]]. Linh Thạch lui về Đồng Quan. Quân Hạ nhờ đó dễ dàng chiếm được [[Trường An]]. Hách Liên Bột Bột lại sai [[Hách Liên Xương]] tiếp tục truy kích Chu Linh Thạch và tướng Vương Kính ở lũy Tào Công. Cuối cùng, [[Chu Linh Thạch]], [[Chu Siêu Thạch]] cùng Vương Kính và Tham quân [[Lưu Khâm Chi]] bị rơi vào tay quân Hạ và bị giải về Trường An và bị Hách Liên Bột Bột giết chết.
Sau khi vào Trường An, [[Hách Liên Bột Bột]] chính thức xưng đế. Như vậy, sau mười năm bắc phạt, quân Đông Tấn chỉ thu được một thành quả duy nhất là chiếm được Thành Đô (vốn bị mất vào năm 406), còn đất đai ở phía bắc sông Hoàng Hà cuối cùng đều rơi vào tay nước Hạ.
Chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn gồm 5 giai đoạn, kéo dài tổng cộng khoảng 100 năm đến đó chấm dứt. Sang năm [[420]], [[Lưu Dụ]] cướp ngôi [[nhà Tấn]] lập ra [[nhà Tống]] và sang [[439]], [[Bắc Ngụy]] thống nhất miền bắc. Giai đoạn Ngũ Hồ thập lục quốc kết thúc, [[Trung Quốc]] bước sang thời kì [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]].
Chú thích.
[[Thể loại:Chiến tranh liên quan tới Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhà Tấn]]
[[Thể loại:Ngũ Hồ thập lục quốc]] | 1 | null |
Giải Pulitzer cho tác phẩm lịch sử (tiếng Anh: Pulitzer Prize for History) là một giải thưởng văn học của Hoa Kỳ được thiết lập năm 1917, dành cho những tác phẩm xuất sắc về lịch sử Hoa Kỳ. Nhiều sách lịch sử cũng được trao trong các Giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung và Giải Pulitzer cho Tiểu sử và Tự truyện
Tính đến nay, có ba người đã đoạt giải này 2 lần: | 1 | null |
Ếch cừu (Hypopachus variolosus) là một loài ếch có nguồn gốc ở Thái Bình Dương và Caribbean, vùng đất thấp ở miền nam Texas đến Costa Rica. Nó có tiếng kêu đặc biệt tương tự như tiếng kêu be be của một con cừu trong và sau khi mưa trong những tháng ấm áp. | 1 | null |
là một tòa thành Nhật Bản nằm tại thành phố Kagoshima, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Tòa thành này còn có tên gọi khác là .
Lịch sử.
Tòa thành được Shimazu Iehisa cho xây dựng năm 1601. Năm 1600 cha của Iehisa là Shimazu Yoshihiro, daimyo của khối liên minh phía tây, bị khối liên minh phía đông do Tokugawa Ieyasu lãnh đạo đánh bại trong trận Sekigahara. Tòa thành này được xây dựng sau thất bại đó, trong lúc xảy ra căng thẳng chính trị nghiêm trọng với Ieyasu.
=Sách báo= | 1 | null |
openHPI là một nền hệ thống phục vụ cho việc cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở ("massive open online courses - MOOC") trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Nó thuộc quyền quản lý của Học viện Hasso Plattner (HPI) ở Potsdam, Đức. openHPI là hệ thống mở dành cho mọi người và việc tham gia học tại đây không tốn chi phí. Tất cả mọi người muốn học đều có thể đăng ký tham gia mà không cần điều kiện nào. Những khóa học của openHPI được xây dựng dựa trên các chương trình cử nhân và thạc sĩ về lĩnh vực kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin và bao hàm các nội dung cơ bản của công nghệ thông tin cùng với các phát kiến mang tính thời sự trong lĩnh vực.
Việc dạy học được thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Các khóa học được tổ chức theo mô thức sau: mỗi chủ đề được chia thành các đơn vị 6 tuần. Mỗi tuần bao hàm các đoạn phim về bài giảng, tài liệu tham khảo, và câu hỏi được trình bày theo một chuỗi sắp xếp nhất định. Diễn đàn thảo luận cũng được tổ chức cho mỗi tuần và chịu sự giám sát của đội ngũ giảng viên trong khóa học. Việc thi cử bao gồm các bài tự kiểm tra có thể được thực hành bao nhiêu lần cũng được, cùng việc chấm điểm các bài tập về nhà và điểm này được tổng kết trong phần điểm cuối kì cần thiết cho việc "tốt nghiệp". Khi khóa học kết thúc, tài liệu học tập vẫn tiếp tục tồn tại ở dạng lưu trữ.
openHPI là đơn vị tiên phong cho mô hình giáo dục trực tuyến mở đại trà ở Đức và bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2012. Cho đến năm 2013 đã có 3 khóa học được thực hiện đó là:
Các khóa học tiếp theo dự kiến có nội dung xoay quanh quản lý dữ liệu với SQL, World Wide Web và công nghệ quy trình nghiệp vụ. | 1 | null |
(âm Hán Việt: "giao phiên") là tên gọi những đồn hay điếm canh của cảnh sát khu vực tại Nhật Bản. Kōban cũng là đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong hệ thống cảnh sát Nhật Bản ngày nay. Tính đến năm 2007, có khoảng 6.000 điếm canh trên khắp Nhật Bản.
Theo từ nguyên thì kōban ("giao phiên") có nghĩa là "thay phiên canh gác". Kể từ năm 1990 trở đi nhiều kōban được tân trang và ghi thêm bảng hiệu bằng chữ rōmaji: "Koban" để người ngoại quốc dễ nhận diện hơn.
Tổng quan.
Một kōban điển hình thường có hai tầng có cảnh sát túc trực. Con số di dịch từ 1 đến hơn 10 cảnh sát viên. Cảnh sát trong những đồn này có nhiệm vụ chỉ đường, giám sát, và lập tức phản ứng trong những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra vì điếm canh đặt hòa nhập vào cộng đồng địa phương nên cảnh sát viên có thể giao tiếp thân mật với dân chúng trong khi những đồn cảnh sát lớn hơn có thế khó cho người dân tiếp cận. | 1 | null |
Lễ hội nghinh Ông- Vũng Tàu là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân Cá Ông. Theo quan niệm của những ngư dân làm nghề đi biển thì cá Ông (cá voi)là vị cứu tinh của họ mỗi lúc tàu, thuyền của họ gập nạn trên biển. Lễ hội diễn ra từ ngày 16/8 - 18/8 âm lịch tại Khu di tích đình thần Thắng Tam thuộc phường 2, Tp. Vũng Tàu.
Phần lễ.
Để khai mạc, Ban Tổ chức Lễ hội gióng 3 hồi trống, 3 hồi chiêng làm hiệu lệnh cho đoàn lân sư rồng thực hiện nghi thức "khai nghinh thủy tướng", Đoàn nghi lễ rước linh vị cá Ông từ mũi Nghinh Phong về đình thần Thắng Tam.Các bậc bô lão dẫn đầu đoàn rước tháp tùng Hình tượng cá Ông làm bằng giấy bồi dài chừng 10m được trang trí lộng lẫy từ Bãi Trước về Lăng Ông Nam Hải. Sau đó một vị bô lão dâng sớ báo cáo đã nghinh Ông về
vị tại đình thần Thắng Tam.
Tiếp sau đó là nhiều nghi lễ khác sẽ được tiếp tục như: lễ cúng tiền hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần vào Lăng Ông Nam Hải, Lễ cúng tế Ông Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần, Lễ xây chầu Đại Bội…
Phần hội.
Nhiều ghe thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy, trống chiêng uy nghiêm khởi hành từ khu biển Bãi Trước đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong để làm lễ dâng hương, rượu, cúng tế thần biển xin nghinh Ông về đình thần Thắng Tam. Đặc biệt, mọi người còn được thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như: hát bả trạo, hát bội, diễn tuồng, múa lân sư rồng. Phần hội với những trò chơi dân gian vui khỏe liên quan đến các hoạt động của ngư dân như thi gánh cá, đan lưới, kéo co, bơi biển, bịt mắt đập niêu, câu cá. | 1 | null |
James Rothman hay James E. Rothman là Giáo sư trưởng khoa sinh học tế bào Đại học Yale, Giám đốc điều hành Trung tâm Sinh học tế bào số lượng cao. Ông được trao giải Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2013.
Sự nghiệp.
James Rothman sinh ngày 3 tháng 11 năm 1950 tại Massachusetts, Mỹ.
Năm 1971, Ông tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Yale. James Rothman lấy bằng Thạc sĩ ở Đại học Harvard năm 1976. Ông lấy bằng Tiến sĩ ở Viện công nghệ Massachusetts từ năm 1976.
Năm 1978, Rothman bắt đầu làm việc tại khoa hóa sinh của Đại học Stanford
Ông cộng tác tại Đại học Princeton từ năm 1988 đến năm 1991, sau đó ông đến New York làm việc tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering. Ông đã đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch ở đây.
Năm 2003, ông rời Sloan-Kettering và làm giáo sư sinh lý học tại Columbia University College of Physicians and Surgeons. Ông cũng đồng thời làm Giám đốc Trung tâm Sinh học - Hóa học của Đại học Columbia. Rothman cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Viện nghiên cứu của y học.
Năm 1995, Rothman tham gia ban cố vấn khoa học của Amersham Plc. Ông được bổ nhiệm làm trưởng ban cố vấn khoa học GE Healthcare.
Các nghiên cứu và giải thưởng.
Với những nghiên cứu của xuất sắc của mình, ông đã được trao tặng giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2013 cùng với Randy Schekman và Thomas C. Südhof cho đề tài "khám phá ra nguyên tắc phân tử chi phối cơ chế các protein và những chất khác được vận chuyển bên trong tế bào".. | 1 | null |
Trà hoa cúc () hay trà bông cúc là loại nước sắc làm từ hoa "Chrysanthemum morifolium" (cúc hoa trắng) hoặc "Chrysanthemum indicum" (cúc hoa vàng), phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi), có thể thêm đường đá hay thỉnh thoảng là củ khởi. Nước trà trong suốt và có màu từ vàng nhạt đến vàng tươi. Theo truyền thống Trung Quốc, mỗi khi uống xong một ấm trà thì người ta lại châm thêm nước nóng (khiến trà lần sau nhạt hơn trà lần trước), cứ thế lặp lại vài lần. Trà hoa cúc có từ thời nhà Tống.
Biến thể.
Trà hoa cúc có một số biến thể làm từ các loại cúc trồng ở những vùng khác nhau. Trung Quốc có "Tứ đại danh cúc" (四大名菊) là Cống cúc, Hàng cúc, Trừ cúc và Bạc cúc:
Tác dụng chữa bệnh.
Theo Đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Tại Triều Tiên, loại trà này giúp người uống giữ đầu óc tỉnh táo. Trong Tây y, trà hoa cúc dùng uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.
Y học Trung Quốc cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng ("can chủ nộ"). Người ta tin rằng trà có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt nhìn mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các quan niệm này là đúng.
Trà thương phẩm.
Mặc dù thường được làm ở nhà nhưng ngày nay trà hoa cúc có mặt ở nhiều nhà hàng món Á (đặc biệt là nhà hàng Trung Hoa) hay các quán giải khát ở Đông Á. Trà cũng có bán ở các cửa hàng tạp hóa châu Á bên ngoài châu lục này dưới dạng đồ hộp hoặc đóng gói. | 1 | null |
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, còn được gọi là Đình Bình Kính thuộc địa phận phường Hiệp Hòa (Cù Lao xanh), Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam. Là di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng ngày 25/3/1991. Nơi đây, nhân dân Biên Hòa thờ vị khai quốc công thần Nguyễn Hữu Cảnh – một danh nhân có nhiều công lao với đất nước trong việc mở mang, chấn chỉnh bờ cõi phía Nam Tổ quốc.
Lịch sử.
Ngôi đình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỳ XVIII, tức khoảng sau thời gian Nguyễn Hữu Cảnh mất (1700). Trước đây, di tích là một "miếu võ trang nghiêm" và được các triều vua Nguyễn quan tâm. Khi Gia Long lên ngôi đã cho trùng tu, cắt cử 10 phu trông coi, hằng năm đều xuất quỹ công tế lễ vào ngày giỗ. Đến năm 1851, triều Tự Đức cấp 100 quan tiền để di dời, sửa chữa vào năm 1923-1960 đều được tái thiết. Kiến trúc nội thất của di tích còn được bảo lưu với những hàng cột lớn và nhiều hoành phi đại tự. Đặc biệt, các bàn hương án, nghệ thuật chạm khắc với bao đề tài dân gian sinh động. Tại dinh còn lưu giữ bộ áo mão, tương truyền của đức ông thuở sinh thời.
Kiến trúc.
Mặt đền nhìn ra sông Đồng Nai theo hướng tây nam, sân đền rộng. Mặt trước đền có gắn đôi rồng chầu pháp làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân. Hàng cột mặt tiền đắp rồng cuốn mây có đôi liễn chữ nho khắc chìm vào tường.
Năm 1998, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia ghi lại lịch sử 300 năm của vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai trong khuôn viên của đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ngày 16/05 và ngày 11/01 âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương tổ chức tế lễ, cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ đế công đức to lớn của bậc tiền nhân có công khẩn hoang, xác lập nền hành chính tại vùng đất phương nam. | 1 | null |
Ngàn mặt trời rực rỡ là tiểu thuyết thứ hai phát hành năm 2007 của nhà văn Khaled Hosseini, một người Mĩ gốc Afghanistan. Cuốn sách nhanh chóng trở thành tác phẩm bán chạy, tiếp nối sự thành công của tiểu thuyết "Người đua diều" năm 2003 của ông. Cả hai cuốn tiểu thuyết gộp lại bán được 38 triệu bản trên toàn thế giới. Năm 2010, "Ngàn mặt trời rực rỡ" được dịch sang tiếng Việt.
Sơ lược nội dung.
Thời gian trong tiểu thuyết trải dài hơn 40 năm từ thập niên 60 thế kỷ 20 đến năm 2003. Bố cục tiểu thuyết chia làm bốn phần: Phần 1 tập trung miêu tả Mariam, phần 2 và 4 miêu tả Laila và phần 3 mô tả mối quan hệ giữa hai người phụ nữ.
Ở vùng ngoại ô Herat, một cô bé tên Mariam sống với người mẹ nóng nảy và ghẻ lạnh. Cha của Mariam, Jalil, là một doanh nhân sở hữu một rạp chiếu phim và sống ở Herat cùng với ba người vợ và nhiều đứa con. Jalil thường đến thăm Mariam, đứa con ngoài giá thú của mình, vào mỗi thứ Năm. Vào sinh nhật thứ mười lăm của cô, Mariam muốn cha mình đưa đến xem Pinocchio tại rạp chiếu phim của ông, mặc sự ngăn cản của mẹ mình. Khi ông không đến chỗ hẹn, cô tự tìm đến nhà ông, không được vào nhà và phải qua đêm ngoài căn nhà. Khi bị buộc trở về nhà, Mariam thấy mẹ mình đã tự tử vì sợ rằng con gái bỏ rơi bà. Cô được đưa đến sống tại nhà của Jalil, nhưng những người vợ ông đã thúc đẩy ông phải sắp xếp để Mariam kết hôn với Rasheed, một thợ đóng giày ở Kabul, người hơn cô gần ba mươi tuổi. Mariam chống cự nhưng bị ép buộc, đành phải chấp nhận. Ở Kabul, Rasheed ban đầu đối xử tốt với cô. Tuy nhiên, khi Mariam sảy thai nhiều lần, mối quan hệ của họ trở nên tồi tệ và ông ta ngày càng cáu bẳn, đánh đập cô vì không sinh được cho ông ta một đứa con trai.
Laila là cô bé sống gần nhà của vợ chồng Mariam vì tên lửa lạc mà mất cha mẹ, bị lừa rằng người bạn thơ ấu và cũng là người yêu Tariq đã chết khi đi Pakistan tị nạn và bụng mang dạ chửa đến nhà Rasheed làm vợ lẽ để tìm nơi nương tựa cho hai mẹ con, tin rằng Rasheed sẽ không biết chuyện mình có thai. Thoạt đầu, Mariam có hiềm thù với Laila vì lo sợ Laila chiếm mất chỗ của mình nhưng khi con gái Aziza của Laila ra đời, Mariam mở lòng với đứa trẻ và dần thân thiết với Laila. Họ toan tính chạy trốn đi nhưng giữa đường bị phát hiện và bị gửi trả lại nhà Rasheed, tiếp tục sống cuộc sống bị chồng mình bạo hành.
Vài năm sau, Taliban lên nắm quyền và thao túng đời sống ở Afghanistan. Họ ra nhiều đạo luật khắt khe với phụ nữ, trong đó có điều cấm phụ nữ ra ngoài một mình không có người thân là nam đi heo. Lúc này, Laila đã có đứa con thứ hai là Zalmai với Rasheed. Sau trận hoả hoạn đốt trụi tiệm của Rasheed, Aziza bị buộc phải đến trại trẻ mồ côi vì gia cảnh khó khăn. Một hôm, Tariq xuất hiện và đoàn tụ với Laila, nhưng sự xuất hiện của anh lại là nguyên nhân khiến Rasheed nổi điên đánh đập Laila tàn bạo. Để bảo vệ Laila, Mariam đã dùng xẻng đánh chết Rasheed, sau đó bà ra tự thú để tránh cho đôi trẻ vừa đoàn tụ khỏi chịu chung trách nhiệm. Cuối cùng, bà bị xử tử hình. Còn Laila và Tariq cùng hai đứa con chạy đến Pakistan.
Khi Taliban sụp đổ, Laila và Tariq, lúc này đã là vợ chồng, trở về nước sửa chữa trại trẻ mồ côi ở Kabul, và Laila làm giáo viên ở đó. Laila tìm đến nơi Mariam từng sinh sống và nhận được những món đồ mà cha Mariam gửi lại cho con gái trước khi ông chết mà Mariam không bao giờ đến nhận.
Chuyển thể.
Columbia Pictures xác nhận sẽ phát hành bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết này vào năm 2015. | 1 | null |
Lễ hội Nghinh Cô là một lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là một lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) có đông người tham dự. Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp vui. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.
Lễ hội Nghinh Cô nằm trong hệ thống lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần tiêu biểu của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhưng đây không đơn thuần chỉ thờ Mẫu - Nữ thần mà là sự kết hợp của lễ hội Cầu Ngư với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi của người Chăm) và tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần của
Lịch sử.
Truyền thuyết kể lại rằng, có một cô gái tên là Lê Thị Hồng, quê quán ở Phan Rang. Cô là con gái duy nhất của ông Lê Văn Khương và bà Thạch Thị Hà. Thỉnh thoảng cô hay theo cha vào vùng Bà Rịa và Gò Công buôn bán. Cô rất yêu cảnh mến người và không muốn rời xa vùng đất phía Nam. Trong một lần vào Nam buôn bán, khi thuyền còn neo đậu tại vùng Mù U (Long Hải), cô không muốn rời khỏi đất này nên đã xin cha ở lại đây sinh sống lâu dài, nhưng người cha kiên quyết không bằng lòng nên buộc cô phải trở về quê hương cùng ông. Khi thuyền bắt đầu nhổ neo, người cha tìm mãi không thấy cô đâu. Sau ba ngày không tìm thấy cô ông buồn bã quay về quê nhà.
Vài hôm sau, xác cô trôi dạt vào Hòn Hang. Ngư dân Phước Hải chôn cất cô trên đồi cát gần nơi tìm thấy xác cô (đó là Mộ Cô bây giờ). Mộ của cô luôn được cát bồi đắp, cỏ không mọc được mà ngay bên cạnh một cây đa tươi tốt mọc nhanh như thổi che mát mộ Cô. Sau một thời gian vùng này có dịch bệnh, có rất nhiều người bị đau và chết. Trong khi dịch bệnh đang hoành hành thì có người nằm mơ thấy Cô báo mộng về giúp dân làng vượt qua khỏi dịch khí. Dân làng thấy vậy liền thắp hương cầu khấn cô, quả nhiên dịch bệnh qua khỏi. Sau sự việc ấy, có người đã xin bà con xây am thờ phụng để mong Cô sẽ độ trì dân làng làm ăn phát đạt và cuộc sống an lành. Hàng năm lễ hội Nghinh Cô được ngư dân Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truyền vào 3 ngày từ 10 đến 12 tháng 2 âm lịch.
Nghi thức.
Phần lễ.
Trước ngày chánh lễ (mùng 10 và 11/2 âm lịch) có những đêm hội hoa đăng trên biển. Hàng vạn ghe thuyền kết hoa đăng rực rỡ đậu kín bên bờ biển, hướng mũi vào Dinh Cô. Từ ngày chánh lễ (12/2 âm lich), từ sáng sớm các ghe thuyền quay hướng ra biển làm lễ Nghinh Cô. Một chiếc ghe của dân chài được coi là đi biển giỏi nhất trong năm được chọn dẫn đầu,trên có ngai, long vị Cô cùng các vị trong ban nghi lễ,các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm và đội lân sư rồng. Đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi trong tiến trống vang trời. Đi khoảng 2-3 hải lý, nhắm chừng tới nơi Cô tử nạn ngày xưa, ông chánh bái bắt đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh, ông bà tổ tiên cùng về dinh ăn giỗ.
Phần hội.
Trong 3 ngày nay ở lễ hội Dinh Cô, người địa phương và du khách sẽ thức thâu đêm,suốt sáng với những lễ hội đặc trưng như thả đèn hoa đăng,đánh trống,chiêng,đua thuyền và hát "bả trạo"
Trong ngày lễ. Dinh Cô được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm, có chăng đèn kết hoa. Các nhà trong vạn ghe đều đặt bàn hương, trên có nhang đèn, bánh trái, mâm xôi... ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ờ bến, mỗi chiếc đều treo đèn giấy nhiều màu, kết hoa từ mũi đến lái, kể cả cột buồm. Những chiếc thuyền ghe từ các làng cá như Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, Vũng Tàu và một số thuyền ghe từ miền Trung vào đều trở nên rộng lẫy. Vì thế, ban đêm ở đây hiện ra cảnh nhộn nhịp huy hoàng của hội hoa đăng. Thuyền ghe nào ở đây cũng hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức "Chầu Cô".
Khi đêm xuống những chiếc thuyền ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính chân thành với Cô cùng với sự mong cầu Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe nhiều tôm cá. Chính từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ màu sắc.
Một nghi thức khác xuất hiện trong lễ hội Nghinh Cô là lễ phóng sinh. Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một mà nhân dân một số nơi vẫn làm.
Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô ở Bà Ria Vũng Tàu có các đoàn hát về diễn tuồng và hát bội. Các vở diễn cũng có nội dung giống như các vở diễn trong lễ Nghinh Cô. Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng, múa bông (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc) và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian này thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong lòng tham gia. Vì vậy mà trò chơi này thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi vì sự cổ vũ nhiệt tình của người xem, giúp cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn. | 1 | null |
RPG-18 Mukha hay TKB-076 với mã GRAU là 6G12 là loại súng phóng tên lửa vác vai sử dụng một lần được phát triển bởi TsKIB SOO (Cục Trung ương dành cho Thể thao và Săn bắn, một phần của Cục Thiết kế Công cụ KBP) và đưa vào sử dụng tại Liên Xô năm 1972. Súng được phát triển theo ý tưởng của khẩu M72 LAW khi nhận được báo cáo về việc sử dụng nó trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Vẻ ngoài của ống phóng RPG-18 rất giống M72 nhưng nó dùng loại đạn cũng như có một số thiết kế khác. Loại súng này đã bị thay thế hoàn toàn bởi khẩu RPG-22 trong lực lượng quân đội Nga.
Thiết kế.
RPG-18 là loại dùng một lần rồi bỏ, tên lửa được đặt sẵn trong ống ngay từ khi chế tạo và khi phóng ra tên lửa sẽ bật các đuôi giữ ổn định đường bay của mình ra. Ống phóng chia làm hai phần, một làm bằng sợi thủy tinh bao bên ngoài và một làm bằng nhôm bên trong. Ống nhôm sẽ nằm trong ống sợi thủy tinh để tiết kiệm không gian khi di chuyển, nắp đậy đầu và đuôi của ống cũng đóng trong chế độ này, khi chuẩn bị bắn ống nhôm sẽ được kéo ra và nắp phía trước cũng sẽ tự động mở ra cũng như thước ngắm sẽ tự động bật lên. Súng có cơ chế khóa không cho điểm hỏa khi ống chưa kéo ra hết.
Tên lửa được đặc trong ống nhôm, khi bắn tên lửa sẽ xoay khoảng 10 vòng/giây ngay từ trong ống để tăng độ ổn định đường đạn cho độ chính xác cao hơn. Nút điểm hỏa nằm ngay phía trước khe ngắm.
Hệ thống ngắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thang ngắm nhưng khe ngắm của súng có hai loại một phía trên dùng cho khi nhiệt độ xung quanh từ 0°С đến -50°С, một phía dưới dùng khi khi nhiệt độ từ 0°С đến +50°С. Có một miếng che sẽ luôn che một trong hai khe ngắm này. Thang ngắm có 4 mức 5, 10, 15 và 20 tương ứng 50m, 100m, 150m và 200m. Tên lửa sử dụng đầu đạn lõm nếu đâm trúng trực diện sẽ xuyên 300 mm giáp thép còn trệch góc 60° sẽ xuyên 150 mm. Nếu không thấy mục tiêu đạn sẽ tự hủy sau khi bay một quãng dài.
Súng ban đầu được dùng như một loại vũ khí chống tăng nhưng sau đó được nâng cấp lên để có khả năng chống lại nhiều loại mục tiêu khác. | 1 | null |
là một trong 3 tòa thành nổi tiếng nhất Nhật Bản. Các tòa thành khác là Thành Himeji và Thành Kumamoto.
Lịch sử.
Vào thời kỳ chiến quốc, Shimadachi Sadanaga của gia tộc Ogasawara đã xây dựng một pháo đài trên địa điểm này vào năm 1504, ban đầu được gọi là Thành Fukashi. Năm 1550, nó nằm dưới sự cai trị của tộc Takeda, sau đó là Tokugawa Ieyasu và Toyotomi Hideyoshi. Trong thời kỳ Edo, tòa thành thuộc sở hữu của Mạc phủ Tokugawa. | 1 | null |
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Aïr và Ténéré là một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia thuộc quốc gia Tây Phi Niger. Khu vực được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Khu vực bao gồm nửa phía đông của dãy núi Aïr và các phần phía tây của sa mạc Ténéré. Không những mang giá trị về tự nhiên, nơi đây còn là một vùng chim quan trọng của tổ chức BirdLife International.
Khu bảo tồn được công nhận là di sản thế giới vào năm 1991, và được đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào năm 1992. Toàn bộ khu vực có diện tích 77.360 km 2, khiến nó trở thành khu bảo tồn thiên nhiên lớn thứ hai ở châu Phi, và lớn thứ tư trên thế giới.
Khu vực bao gồm hai phần chính tạo nên khu bảo tồn: | 1 | null |
Ẩn Số Tình Yêu (tựa tiếng Anh: Valentine's Day) là bộ phim hài lãng mạn Mỹ năm 2010 do Garry Marshall đạo diễn. Kịch bản phim do Katherine Fugate viết từ một câu chuyện của Fugate, Abby Kohn và Marc Silverstein.
Bộ phim có sự tham gia của Julia Roberts, Bradley Cooper, Ashton Kutcher, Jessica Alba, Patrick Dempsey, Anne Hathaway, Jessica Biel, Jamie Foxx, Jennifer Garner, George Lopez, Hector Elizondo, Kathy Bates, Emma Roberts, Carter Jenkins, Bryce Robinson, Alex Williams, Taylor Swift, Taylor Lautner, Eric Dane, Queen Latifah, Shirley MacLaine, và Topher Grace.
Nội dung.
Người bán hoa Reed Bennett (Ashton Kutcher) thức dậy và cầu hôn bạn gái Morley Clarkson (Jessica Alba), người đã đồng ý. Tuy nhiên, những người bạn thân của Reed, Alfonso Rodriguez (George Lopez) và Julia Fitzpatrick (Jennifer Garner), không ngạc nhiên khi Morley đột ngột thay đổi ý định và rời khỏi nhà Reed vài giờ sau đó.
Trên chuyến bay đến Los Angeles, Kate Hazeltine (Julia Roberts), một đại úy trong Quân đội Hoa Kỳ được nghỉ phép một ngày, kết bạn với Holden Wilson (Bradley Cooper). Kate phải bay một quãng đường dài để trở về nhà chỉ trong một thời gian ngắn, và Holden nói rằng cô phải thực sự thích làm như vậy. Khi máy bay hạ cánh và Kate phải đợi taxi rất lâu, Holden đề nghị cô sử dụng chiếc xe limousine của anh để về nhà kịp giờ.
Julia (Jennifer Garner), một giáo viên tiểu học, đã yêu bác sĩ phẫu thuật lồng ngực, Bác sĩ Harrison Copeland (Patrick Dempsey), nhưng không biết anh ta đã kết hôn với Pamela (Katherine LaNasa). Harrison nói với cô rằng anh cần đến San Francisco cho một chuyến công tác: trên đường đi, anh ghé vào tiệm hoa của Reed và đặt mua hai bó hoa - yêu cầu tùy ý. Muốn gây bất ngờ cho Harrison và bất chấp những lời cảnh báo của Reed, Julia bay đến San Francisco, tin rằng Reed đã sai. Julia phát hiện ra Harrison đã kết hôn và tìm thấy anh ta tại một nhà hàng địa phương. Cải trang thành nhân viên phục vụ, Julia tiếp cận Harrison khiến Pamela nghi ngờ.
Một trong những học trò của Julia, Edison (Bryce Robinson), đặt hoa từ tiệm hoa của Reed để gửi tặng giáo viên của mình. Julia gợi ý để Edison tặng hoa cho một cô bé tên Rani trong lớp của cậu, người đã phải lòng cậu, sau khi nói cho Edison biết ý nghĩa của tình yêu.
Người trông trẻ của Edison là Grace Smart (Emma Roberts) đang có ý định đánh mất trinh tiết với bạn trai Alex Franklin (Carter Jenkins). Kế hoạch thất bại khi mẹ của Grace phát hiện ra Alex đang khỏa thân trong phòng của Grace, đang tập lại một bài hát mà anh đã viết tặng cho Grace.
Ông bà của Edison, Edgar (Hector Elizondo) và Estelle Paddington (Shirley MacLaine), đang phải đối mặt với những rắc rối của cuộc hôn nhân kéo dài. Estelle thừa nhận với Edgar về việc bà từng ngoại tình với một người đối tác kinh doanh của ông từ rất lâu. Mặc dù bà thành thật xin lỗi, nhưng Edgar rất khó chịu.
Những người bạn trung học của Grace, Willy Harrington (Taylor Lautner) và Felicia Miller (Taylor Swift), đang trải qua sự tươi mới của tình yêu mới, và đã đồng ý chờ đợi để được quan hệ tình dục.
Sean Jackson (Eric Dane), một cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp đồng tính khép kín, đang dự tính kết thúc sự nghiệp của mình với nhà báo Kara Monahan (Jessica Biel) và người đại diện của anh ta là Paula Thomas (Queen Latifah). Kara đang tổ chức bữa tiệc "Tôi ghét Ngày lễ tình nhân" hàng năm của cô, nhưng nhanh chóng trở nên quan tâm đến phóng viên thể thao Kelvin Moore (Jamie Foxx), người được sếp của anh ta là Susan Moralez (Kathy Bates) giao nhiệm vụ.
Thay thế cho thư ký vắng mặt của Paula là một trong những lễ tân của công ty, Liz Curran (Anne Hathaway), người hẹn hò với thư ký phòng thư Jason Morris (Topher Grace). Jason bị sốc khi thấy Liz làm công việc nói chuyện tình dục qua điện thoại. Liz giải thích rằng cô làm việc này chỉ vì cô có một khoản nợ 100.000 đôla. Jason rất buồn, nhưng cuối cùng đã hòa giải với cô sau khi thấy Edgar tha thứ cho Estelle.
Sean cuối cùng cũng xuất hiện trên truyền hình quốc gia, và Holden, người yêu của Sean, quay lại với anh ta. Kate về nhà vào đêm muộn để thăm con trai của cô, Edison. Willy đưa Felicia về nhà sau một buổi hẹn hò và họ hôn nhau. Kelvin và Kara chơi đùa ở đài tin tức của Kelvin, nơi họ hôn nhau sau đó. Alfonso ăn tối với vợ, còn Grace và Alex đồng ý đợi một thời gian sau để quan hệ tình dục. Edgar và Estelle hòa giải và thực hiện lại lời thề trong hôn nhân, Pamela đã rời bỏ Harrison vì sự không chung thủy của anh ta và Morley cố gắng gọi cho Reed, người đang bắt đầu tình yêu mới với Julia. Paula nhận được cuộc gọi từ một khách hàng khổ dâm của Liz và thích thú khi thể hiện sự bạo dâm của mình. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.