text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Vườn quốc gia W (tiếng Pháp: ""W" du Niger") là một vườn quốc gia ở Niger, hình thành quanh khu vực quanh co của sông Niger có hình dạng như một chữ "W". Vườn quốc gia thuộc sự quản lý bởi chính phủ của ba nước Niger, Bénin và Burkina Faso. Cho đến năm 2008, việc thực hiện quản lý khu vực đã được hỗ trợ bởi dự án ECOPAS với việc ba vườn quốc gia hoạt động theo tên Công viên xuyên quốc gia W (tiếng Pháp: "Parc Regional W"). Địa lý. Vườn quốc gia W trải trên ba quốc gia với tổng diện tích 10.000 km ². Đây là khu vực ngập nước được hình thành bởi vùng đồng bằng sông Mekrou của Niger. Trong quá khứ, nơi đây đã từng là khu vực sinh sống chính của loài người, thông qua phát hiện các di chỉ khảo cổ, chủ yếu là các ngôi mộ. Ngày nay, phần lớn khu vực không có dân cư sinh sống. Thành lập. Vườn quốc gia W của Niger được thành lập theo nghị định vào ngày 4 tháng 8 năm 1954, và từ năm 1996 đã được liệt kê như là một Di sản thế giới của UNESCO. Tại Niger, nó được liệt kê như là một vườn quốc gia IUCN loại II, và là một phần của một khu vực dự trữ được bảo vệ rộng lớn hơn. Chúng bao gồm các khu vực liền kề Dallol Bosso (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar) trên bờ phía đông của sông Niger và một vùng đất ngập nước nhỏ hơn của "Vườn quốc gia W" (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Ba vườn quốc gia đều là những vùng chim quan trọng của BirdLife International. Tự nhiên. Thực vật chủ yếu là cây bụi. Nơi đây là nhà của một trong số những con voi châu Phi tự nhiên cuối cùng. Một số loài động vật quý hiếm khác như Chó hoang châu Phi , báo săn sa mạc Sahara , hươu cao cổ và khoảng 350 loài chim tự nhiên khiến nó trở thành một trong những vùng chim quan trọng.
1
null
Giải Pulitzer cho kịch (tiếng Anh: Pulitzer Prize for Drama) là một trong các giải Pulitzer của Hoa Kỳ dành cho kịch nghệ. Giải này được thiết lập năm 1918. Không giống như phần lớn các giải Pulitzer khác, trong những năm từ 1918 tới 2006, thời gian tuyển chọn kịch để trao giải được tính từ ngày 2 tháng 3 năm trước tới ngày 1 tháng 3 năm sau theo mùa kịch ở Broadway, chứ không tính theo lịch năm. Tuy nhiên năm 2006 đã có một quyết định khác: giải năm 2007 sẽ được chọn trong các vở kịch trình diễn từ ngày 1.1.2006 tới ngày 31.12.2006, như vậy thời gian tuyển chọn kịch để trao giải này cũng tương đồng như thời gian tuyển chọn tác phẩm cho các giải Pulitzer khác. Ban giám khảo xem xét chọn lựa các vở kịch được trình diễn tại các nhà hát ở New York và ở các khu vực. Tuy nhiên, Ban quản lý giải Pulitzer có quyền bác bỏ sự chọn lựa của Ban giám khảo - như đã xảy ra trong giải năm 1986 khi Ban giám khảo chọn vở "" để trao giải, nhưng Ban quản lý giải không đồng ý, nên năm 1986 đã không trao giải. Năm 1955, Joseph Pulitzer, Jr. đã làm áp lực trên Ban giám khảo để trao giải thưởng cho vở "Cat on a Hot Tin Roof", một vở kịch mà Ban giám khảo coi là kém nhất trong số 5 vở kịch vào chung kết, thay vì vở "The Flowering Peach" của Clifford Odets (vở kịch mà Ban giám khảo cho là xứng đáng nhất) hoặc vở "The Bad Seed", vở kịch được Ban giám khảo coi là xứng đáng thứ nhì. Những vở kịch và soạn giả đoạt giải. a/ Từ năm 1983, có nêu thêm những vở kịch vào chung kết (sau vở kịch đoạt giải) b/ Các vở kịch có kèm theo dấu ngôi sao đàng sau (*) cũng đoạt thêm Giải Tony cho kịch hay nhất hoặc Giải Tony cho nhạc kịch hay nhất Nhạc kịch. Có 8 vở nhạc kịch đã đoạt giải Pulitzer từ thập niên 1930 tới thập niên 2000, tính trung bình khoảng gần 1 vở nhạc kịch cho mỗi thập kỷ: Các vở nhạc kịch "Of Thee I Sing", "Sunday in the Park with George", và "Next to Normal" là những vở chỉ đoạt giải Pulitzer mà không đoạt Giải Tony cho nhạc kịch hay nhất. Tuy nhiên, vở "Of Thee I Sing" được trình diễn trước khi có giải Tony. Những người đoạt giải nhiều lần. Chỉ có ít nhà soạn kịch đoạt giải này nhiều hơn 1 lần:
1
null
El Capitolio hay còn được biết đến với tên Tòa nhà Đại hội Quốc gia ở La Habana, Cuba. Đây là nơi được sử dụng làm tòa nhà quốc hội của chính phủ Cuba cho đến sau khi cuộc cách mạng Cuba năm 1959, và bây giờ nó trở thành nhà của Học viện Khoa học Cuba. "El Capitolio" có chiều cao khoảng 92 mét, tương đương với 300 ft. Tên và thiết kế của nó được lấy cảm hứng từ tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C., nhưng nó chỉ là bề ngoài là tương tự. Công trình hoàn thành vào năm 1929, và nó là tòa nhà cao nhất tại La Habana cho đến những năm 1950, là tòa nhà có bức tượng trong nhà lớn thứ ba thế giới. Lịch sử. Dự án bắt đầu vào tháng 4 năm 1926, dưới chính quyền của Gerardo Machado. Công trình xây dựng được giám sát bởi công ty Purdy và Henderson của Hoa Kỳ. Trước Cách mạng Cuba năm 1959, tòa nhà là nơi đặt Quốc hội Cuba.Đến khi Quốc hội bị giải tán vào năm 1959, tòa nhà đã không còn được sử dụng theo đúng mục đích là nhà của dân nữa. Sau đó nó được sử dụng như là trụ sở của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba. Tầng chính được mở cửa cho du khách tham quan và nhiều phòng được sử dụng để tổ chức các hội nghị và các cuộc họp quan trọng. Năm 2013, Chính phủ Cuba đã khôi phục tòa nhà để sử dụng một lần nữa như là trụ sở của Quốc hội Cuba. (Báo cáo của BBC News) Kiến trúc xây dựng. Tòa nhà mang phong cách kiến trúc Tân cổ điển với một số điểm tương đồng như tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, mặc dù mái vòm thì được kiến trúc sư Rayneri lấy cảm hứng từ Điện Panthéon ở Paris. Mái vòm của tòa nhà là cấu trúc đá dựa trên một khung thép được làm tại Hoa Kỳ và nhập về Cuba, được đặt ở trên đỉnh phía trên các phòng lớn của tòa nhà, trong đó có Thư viện Quốc gia Khoa học và Công nghệ Cuba. Trong thiết kế ban đầu, mái vòm của tòa nhà được trang trí bằng các hình lá cọ cách điệu nhưng điều này đã không được thực hiện. Với chiều cao 92 mét (300 ft), mái vòm là điểm cao nhất trong thành phố La Habana cho đến những năm 1950 (bây giờ thuộc về Đài tưởng niệm José Martí với chiều cao 109 mét). Thời điểm đó, thì đây là mái vòm cao thứ ba thế giới. "La Escalinata" là lối vào chính được dẫn bởi 55 bậc, hai bên lối vào là hai bức tượng cao 6,5 mét (21 ft) của nghệ sĩ người Ý Angelo Zanelli. Bên trái là "El Trabajo" còn bên phải là "La Virtud Tutelar". Các bước dẫn đến hiên trung tâm cao 36 mét (118 ft) và rộng hơn 16 m (52,5 ft). Có 12 cột đá granit kiểu La Mã sắp xếp thành hai hàng, với mỗi cột dài hơn 14 mét (46 ft). Ngoài hàng hiên, ba cánh cửa bằng đồng lớn với các bức phù điêu để vào sảnh chính. Bên trong chánh điện, dưới mái vòm là bức tượng lớn "La Estatua de la República" (Tượng của nước Cộng hoà). Bức tượng được thiết kế bởi Zanelli, được đúc bằng đồng tại Rome thành ba phần và lắp ráp lại với nhau tại bên trong tòa nhà sau khi được đưa tới Cuba. Nó được bao phủ bởi 22 carat (92%) là vàng lá và nặng 49 tấn. Chiều cao của bức tượng là khoảng 15 m (49 ¼ ft), khiến nó là bức tượng trong nhà cao thứ hai trên thế giới vào thời điểm đó, chỉ có bức tượng Phật Tỳ Lô Giá Na ở chùa Tōdai. Bức tượng đứng trên một chân đế cao 2,5 m (8 ¼ ft) nâng tổng chiều cao của nó lên là 17,54 m (55 ft ¼). Một người Creole, Lily Valty chính là hình mẫu của bức tượng của Zanelli, cùng với nguồn cảm hứng từ vị thần Athena, nữ thần bảo hộ của Hy Lạp. Trung tâm của hội trường chính là một bản sao của viên kim cương nặng 25 carat (5 g), đánh dấu Cột mốc số 0 tại Cuba. Viên kim cương ban đầu thuộc về Sa hoàng Nicholas II của Nga và đã được bán cho nhà nước Cuba bởi một thương gia Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị đánh cắp vào ngày 25 tháng 3 năm 1946 trước sự trở lại của tổng thống Ramón Grau San Martín vào ngày 02 tháng 6 năm 1946. Năm 1973, lãnh tụ Fidel Castro đã thay thế bằng một bản sao của viên kim cương đó. Bản thật của nó đến nay vẫn không nhiều người được biết. Hai bên hội trường là hai dãy hành lang có tên "Salon de Pasos Perdidos". Hội trường được lát bằng đá cẩm thạch cùng với các đèn chùm được mạ vàng, dẫn đến hai viện hình bán nguyệt mà trước đây đặt Quốc hội và Viện đại biểu. Căn phòng Quốc hội ở bên phải của tòa nhà cũng với lối dẫn vào văn phòng của tổng thống. Một loạt các bóng đèn khác nhau được thiết kế đặc biệt cho tòa nhà với phần lớn trong số đó được sản xuất tại Pháp. Ở trung tâm của tòa nhà là hai hàng hiên cung cấp ánh sáng và thông gió cho các văn phòng tầng thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Sân phía bắc các tính năng khác bức tượng "El Ángel Rebelde" (Thiên thần nổi loạn) đã được đưa tới tòa nhà vào năm 1946. Tầng năm của tòa nhà nhỏ, và tầng sáu cho phép mọi người lên được một phần của mái vòm.
1
null
Hổ vồ người (hay hổ vồ chết người hoặc là hổ cắn chết người, hay còn được biết đến là hổ ăn thịt người) là sự việc những vụ hổ tấn công con người với nhiều nguyên nhân và các trường hợp khác nhau. Đây là một hình thức cực đoan và cực điểm của việc xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Việc hổ tấn công con người đã được ghi nhận từ lâu trong lịch sử đặc biệt là đối với các nước châu Á nơi phân bố của loài hổ. Nhiều sự kiện đã đi vào văn hóa dân gian của các nước như một nỗi ám ảnh khiếp đảm đến mức nhiều vùng miền có tục thờ hổ vì sợ bị hổ dữ làm hại. Ngày nay, nhiều vụ việc hổ tấn công con người do những sự cố, tai nạn xảy ra trong các vườn thú, rạp xiếc gây ra những vụ việc nổi cộm gây kinh hoàng trong dư luận nhất là khi hầu hết các nạn nhân phải chịu kết cục tử vong khi vụ việc tấn công xảy ra. Những thống kê cho thấy hổ là con vật tấn công và gây thiệt mạng cho loài người nhiều hơn bất kỳ loài mèo lớn nào khác. Người ta ước tính rằng ít nhất đã có 373.000 người bị thiệt mạng do hổ vồ từ giai đoạn năm 1800 đến năm 2009. Phần lớn các cuộc tấn công xảy ra ở Nam Á và Đông Nam Á, ở Đông Nam Á, các cuộc tấn công giảm dần sau khi đạt đỉnh trong thế kỷ XIX, nhưng các cuộc tấn công ở Nam Á vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Sundarbans, tại đây hàng năm các con hổ đã vồ và giết chết khoảng 50 đến 250 người. Chỉ tính riêng giữa năm 1876 và năm 1912, những con hổ giết chết 33.247 người ở Ấn Độ lúc này là thuộc địa của Anh. những số liệu đó đã khiến cho hổ được coi là loài giết người ghê rợn nhất. Hổ cái Champawat là một con hổ cái Bengal đã giết và ăn thịt tới 436 người dân ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal, tạo kỷ lục là động vật ăn thịt người nhiều nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Nguyên nhân. Tập tính hung dữ. Việc vồ người bắt nguồn do tập tính vốn có của loài hổ. Vì bản chất, hổ là một loài thú dữ với đặc trưng là tính hung hãn, tính gây hấn rất cao và dễ bị kích động cho nên nếu một con người đến quá gần và làm bất ngờ một con hổ đang ngủ hoặc một con hổ đang ăn (đặc biệt là nếu nó là một con hổ cái với đàn con của mình) thì một con hổ có thể tấn công ngay lập tức và giết chết tươi ngay người đó Không giống như những loài khác, hổ hiếm khi đi vào lãnh địa con người. Hầu hết các vụ tấn công người đều diễn ra giữa ban ngày khi nạn nhân lỡ bước vào lãnh địa của loài hổ, và có thể nói, loài hổ thường hiếm khi chủ động tấn công con người và đa phần các trường hợp bị hổ giết chết là do nạn nhân đi lạc vào khu vực sinh sống của chúng. Trong ít nhất một trường hợp được ghi nhận, một con hổ cái với đàn con của mình đã giết chết 8 người đi vào lãnh thổ của nó nhưng không ăn thịt họ. Hổ cũng có thể tấn công con người trong trường hợp "nhận dạng nhầm" (ví dụ, nếu con người đang cúi mình và quay lưng trước mặt chúng trong khi kiếm củi, hoặc cắt cỏ trong rừng) và đôi khi là do một khách du lịch đến quá gần. Một số người cũng khuyên không nên đi xe đạp, hoặc chạy trong khu vực nơi hổ sinh sống để không kích động bản năng săn đuổi mồi của chúng. Peter Byrne đã kể về một người đưa thư ở Ấn Độ, người đã làm việc này bằng cách đi bộ trong nhiều năm mà không gặp vấn đề gì với hổ, nhưng đã bị một con hổ đuổi theo tấn công ngay sau khi anh ta bắt đầu đi xe đạp cho công việc của mình. Có khoảng 85 hoặc ít hơn số người bị giết và bị thương bởi hổ mỗi năm. Những cái chết và thương tích này không phải tất cả là do chủ ý của hổ; nhiều vụ việc chỉ là tình cờ. Các sự cố liên quan đến cái chết hoặc thương tích được báo cáo cùng nhau trong các số liệu thống kê, theo báo cáo của BBC. Lý do cho nhiều vụ hổ giết và thương tích cho con người là do các sự cố hiếm gặp tại các sở thú, hoặc do những con hổ ăn thịt người ở Ấn Độ - một hiện tượng được cho là kết quả trực tiếp của sự thành công vượt bậc của các dự án bảo tồn ở Ấn Độ dành cho hổ. Trong điều kiện nuôi nhốt, tuy bị giam cầm trong các vườn thú nhưng hổ không hề mất đi tính hoang dã và hung dữ, và đã có không ít thông tin về các vụ hổ nuôi tấn công giết chết người tại các vườn thú. Tuy nhiên, mặc dù là một con thú mạnh mẽ và táo bạo như vậy nhưng tính khí của hổ lại ưa thích sự trầm lặng, sống một mình và đi khắp núi rừng. Hổ ít tấn công người vì chúng không hiếu chiến như báo hoa mai, nhưng về bản tính thì hổ là loài vật hung hãn, có tập tính lãnh thổ cao và là động vật nguy hiểm, cho nên cũng có những con hổ liều lĩnh và những tai họa khủng khiếp đó mà hổ đã trở thành một con vật được sùng bái ở nhiều nơi. Bị thương, mất sức, tàn tật. Trong một số trường hợp, hổ thay đổi chế độ ăn uống tự nhiên của mình và trở thành một kẻ ăn thịt người. Điều này thường được cho là do hổ bị mất khả năng săn mồi vì vết thương do đạn bắn hoặc lông nhím đâm, hoặc một số yếu tố khác, chẳng hạn như vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật. Điều này ảnh hưởng đến khả năng săn mồi của hổ, nó khó có thể săn bắt được những con mồi hoang dã nhanh nhẹn mà thay vào đó đã chọn đối tượng là con người vốn chậm chạp và yếu ớt hơn. Trên thực tế, thịt người không phải là món ăn hạp khẩu vị của hổ, con mồi chủ yếu của nó là các loài động vật móng guốc như nai, hoẳng, mển, hươu đốm, sơn dương, bò tót, trâu rừng, heo rừng. Tuy nhiên, hầu hết những con hổ ăn thịt người đều rời khỏi môi trường sống thông thường của chúng để vào một khu vực có con người, sau đó bắt đầu rình rập và săn người để ăn thịt họ. Trên thực tế, hầu hết những con hổ chỉ tấn công con người trong trường hợp khan hiếm nghiêm trọng về nguồn thức ăn. Dù rất phàm ăn, hổ thường cảnh giác với con người và thịt người không phải là sự ưu tiên trong khẩu phần của loài hổ. Nói cách khác, con người không phải là con mồi ưa thích của hổ, và ngay cả khi xâm nhập khu dân cư thì chúng sẽ ưu tiên tấn công gia súc thay vì con người nếu có thể. Mặc dù vậy, con người dù sao cũng là con mồi dễ dàng nhất đối với hổ, đặc biệt là khi thực phẩm đã khan hiếm. Chính vì vậy những con hổ hay ăn thịt người thường là những con hổ già, ốm yếu, bị gãy răng, cùn móng hoặc bị thương, bị tật. Một trường hợp khám nghiệm tử thi của một con hổ cái đã ăn thịt người cho thấy có trường hợp con hổ có đến hai răng nanh bị gãy, bốn răng cửa bị mất và một cái răng lỏng lẻo trên nướu. Con hổ này đã tấn công một người thợ. Đối với các con hổ già yếu, tàn phế thì tính khí trở nên liều lĩnh nhưng cũng thận trọng và khôn ngoan hơn. Cạnh tranh lãnh thổ buộc một số con hổ phải rời khỏi chốn rừng sâu, đặc biệt là những con hổ mới lớn đang tìm cách thiết lập lãnh thổ cho riêng mình, và cả những con hổ già yếu bị những đồng loại trưởng thành khỏe mạnh hơn đẩy ra khỏi lãnh địa cũ của chúng và phải đi tìm thức ăn trong tuyệt vọng. Những con hổ này sẽ tràn xuống nơi có con người sinh sống, bởi ở đó có gia súc. Chúng giết chết và ăn thịt vật nuôi của con người, vả đôi khi chính người dân ở đó. Thói quen. Hương vị thịt người có thể khơi gợi cho hổ khi chúng ăn những xác chết của con người được hoặc chưa chôn cất và từ đó tạo ra thói quen săn con người. Trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, những người lính đã trở thành nạn nhân của những con hổ thèm thịt người vì nó đã được thưởng thức hương vị qua những cái xác chết trên chiến trường theo kiểu này. Người dân vùng Quỳnh Nhai kể rằng, sau mỗi cuộc giao tranh, lính Pháp, lính da đen cùng với bộ đội và dân thường chết trận rất nhiều. Để tránh bị thú ăn xác, người ta phải đào sâu tới 3 m, rồi vùi xác, lấp bằng đá, tuy nhiên, hầu như xác chết đều bị hổ dữ ăn thịt trước khi quân đội hai bên rút đi. Sau mỗi trận càn, xác chết rất nhiều, nhưng hôm sau, người dân tìm vào rừng gom xác, chỉ còn thấy quần áo rách rưới, súng ống, máu me và xương người. Hổ còn đào bới xác người được chôn dưới đất lên để ăn thịt. Tại làng Thủy Ba, khi người làng mới mai táng người chết xong vào buổi chiều, đến sáng hôm sau đã thấy ngôi mộ bị đào bới, nham nhở vết chân hổ, tại huyệt mộ đã không còn thấy xác người chết. Xung đột về môi trường. Do các tác nhân về phân bố và môi trường sinh sống, những con hổ ở châu Á thường sống trong một phạm vi gần với phân bố của con người, đặc biệt là ở những vùng làng bản, sơn cước gần núi rừng. Những vụ hổ tấn công người là một vấn đề thường xuyên ở Ấn Độ, đặc biệt là trong vùng Kumaon, Garhwal và các đầm lầy ngập mặn ở Sundarbans. Ở Ấn Độ, hàng triệu người nghèo phải kiếm ăn trong các khu rừng hay trên những con sông, nơi thú dữ luôn rình rập. Tại vườn quốc gia Sundarbans, một trong những khu bảo tồn loài hổ Bengal lớn nhất thế giới, dù những con hổ được cho đã giết chết 50-60 người ở đây hàng năm, tuy nhiên người dân xung quanh vẫn mạo hiểm xâm nhập vào khu vực này để thu hoạch củi, đánh cá kiếm tiền. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp hổ ăn thịt người do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là vì khan hiếm thức ăn và bị mất địa bàn sinh sống, do tốc độ khai hoang ngày càng được đẩy mạnh, dẫn đến môi trường sống của loài hổ ngày càng bị thu hẹp. Trung tâm nghiên cứu động vật hoang dã ở Bangalore cho thấy số lượng hổ ở Ấn Độ đã suy giảm tới 67% trong khoảng thời gian 100 năm. Và nhiều loài động vật là con mồi của chúng như hươu và bò tót cũng sụt giảm ở mức độ tương tự. Nói cách khác, chính con người đang cạnh tranh nguồn thức ăn với hổ, và vì hoạt động săn bắt quá mức đẩy hổ vào nguy cơ suy giảm số lượng. Như một lẽ thường tình, khi môi trường sống càng bị thu hẹp, xung đột trở thành thứ không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như con người và động vật hoang dã đụng độ nhau ngày càng nhiều ở Indonesia do nạn phá rừng lấy gỗ và lấy đất trồng cọ, phần lớn là động vật thua cuộc. Chính nạn phá rừng và săn thú bừa bãi đã dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng là hổ Sumatra tấn công người liên tục ở Indonesia. Trong tự nhiên, lãnh địa bất khả xâm phạm của chúng có thể lên đến 4.000km2 Ở Huế, thời điểm hổ hoành hành dữ dội nhất là khoảng ba tháng cuối năm. Thời gian này, động vật trong rừng bắt đầu ngủ đông. Thức ăn khan hiếm buộc hổ phải ra khỏi rừng, liều lĩnh nhằm vào các chuồng trâu bò, vật nuôi tại các gia đình để săn mồi. Tính phàm ăn. Hổ là loài động vật rất phàm ăn, chúng có nhu cầu tiêu thụ thức ăn hàng ngày rất lớn. Hổ Bengal thường săn những con vật nặng trên 45 kg (100 lb), mặc dù nếu quá đói và khan hiếm con mồi, chúng có thể ăn thịt bất kỳ con vật nào có thể ăn được. Những ước tính cho thấy, trung bình hổ ăn từ 3 đến 6 kg thịt trong một ngày và ước tính trung bình mỗi năm, một con hổ cần săn được 50 con hươu hoặc lợn rừng để cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho sự tồn tại của chúng. Có nghĩa là một quần thể hổ sẽ cần ít nhất 500 con mồi để có thể duy trì sự sống. Một con hổ cũng có thể ăn tới 20–30 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng vài ngày (phần còn lại chúng sẽ đem giấu và sẽ trở lại ăn cho đến khi hết con mồi), trong đó hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30 kg (66 lb) thịt một ngày. Trong điều kiện nuôi nhốt, trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5–7 kg thịt các loại như thịt lợn, thịt gà, thịt bò (nhiều vườn thú cho hổ ăn 5 kg thịt một ngày, trong đó, có 4 kg thịt bò bắp, hoặc thăn và 1 kg sườn lợn, nếu hổ đến giai đoạn hổ trưởng thành thì có thể cho ăn các loại đầu, chân, cánh gà). Một con hổ có kích thước trung bình khi đói có thể ăn tới 27,2 kg thịt mỗi bữa, mỗi ngày, một con hổ trưởng thành ăn 10 kg thịt bò. Mặc dù có nhu cầu thực phẩm rất lớn nhưng bản thân hổ có tỷ lệ đi săn thành công lại rất thấp, trung bình cứ 20 chuyến đi săn mồi mới được một lần thành công do đó khi môi trường bị thu hẹp, thức ăn khan hiếm thì con người chính là con mồi lý tưởng trong sự lựa chọn của hổ. Phương thức. Về chiến thuật săn mồi, hổ thường tiếp cận con mồi một cách rón rén, tận dụng những thân cây, bụi rậm, mỏm đá để ẩn mình. Hổ hiếm khi rượt đuổi con mồi từ xa dù chúng có thể chạy nhanh đến 65 km/h trong cự ly ngắn. Chúng di chuyển một cách cẩn trọng và nhẹ nhàng không gây ra tiếng động, êm như con mèo, ép sát thân xuống đất để con mồi khó phát hiện được. Khi áp sát con mồi thì hổ lao đến một cách rất nhanh để vồ mồi. Hổ khống chế con mồi từ mọi góc độ, trong đó có hai phương pháp chính là tấn công từ đằng sau và cắn vào cổ để làm gãy cột sống hoặc cắn vào khí quản của con mồi, hoặc làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch cảnh. Đối với những loài thú nhỏ, cân nặng chưa bằng một nửa trọng lượng cơ thể của con hổ, thì chúng giết con mồi bằng cách cắn vào gáy, chúng sẽ dùng răng nanh kẹp chặt đốt xương cổ, dùng sức mạnh của hàm bẻ gãy xương cổ, tách chúng ra khỏi tủy sống. Đối với những con mồi lớn hơn, chúng thường cắn vào cổ họng và ép chặt khí quản của con mồi làm nó nghẹt thở và chết nhanh hơn, chúng được hỗ trợ bởi một hàm răng khỏe và những răng nanh sắc nhọn dài đến 90 mm (3.5 in). Đối với việc tấn công con người, hổ không thường xuyên xâm nhập vào khu định cư của con người mà thường chọn giải pháp phục kích ở bìa rừng hoặc đường đi làm rẫy Hổ thường phục kích bắt người lúc chập chạng tối và sáng sớm. Chúng cực kỳ tinh khôn và kiên trì, có khi nằm lỳ giả chết cả ngày chỉ để phục kích. Đối với những con hổ còn non thì chúng lại hung hăng, liều lĩnh hơn, sẵn sàng săn mồi bất kỳ lúc nào, kể cả vào ban ngày nhưng trái ngược lại, những con hổ lớn lại tỏ ra đặc biệt tinh ranh; ban ngày, chúng nằm im bất động, chờ đến tối mới bắt đầu cuộc săn mồi. Những con mồi mà hổ chọn thường được theo dõi rất kỹ. Sau khi đã xác định được mục tiêu, với một cú vồ nhanh như chớp, con mồi đã bị hạ gục mà không kịp kêu lên tiếng nào, thậm chí, dù con mồi đã phát hiện trước và bỏ chạy thì những mục tiêu hổ đã lựa chọn thì nó sẽ đuổi bắt cho kỳ được Cũng giống như trâu và bò tót, hổ rất ghét màu đỏ và dễ bị màu đỏ chi phối, chỉ cần thấy màu đỏ, hổ sẽ ngay lập tức nhào đến đối thủ. Do đó một số người khi bị hổ rượt đuổi hay dùng khăn đỏ vứt lại thì hổ sẽ chạy lại vồ xé chiếc khăn đỏ. Thông thường những con hổ khi chọn tấn công con người thường tập kích một cách lén lút nhất là khi con người đang cúi xuống làm việc hoặc khi đang cắt cỏ và đang quay lưng lại với chúng, nhưng có thể chúng sẽ thôi ý định này khi một người đã đứng thẳng. Hổ thường tấn công bất ngờ nạn nhân từ phía sau tùy theo hướng gió thổi để tránh bị phát hiện (những con mồi của hổ thường có khứu giác rất tốt để đánh hơi những mối nguy hiểm). Hổ rất kiên nhẫn để chờ đợi điều này qua quá trình rình rập và đeo đuổi dai dẵng Thông thường hổ sẽ tấn công bất ngờ từ đằng sau, nếu con người bỏ chạy nó sẽ đuổi theo vồ, hổ luôn luôn có những cú vồ đầy chết chóc. Khi con người chống lại và đối mặt, nó sẽ gườm và thủ thế rồi lấy đà chụp mồi, nếu nó đập đuôi bên phải, sẽ phóng về bên trái, và ngược lại, vồ thẳng thì đuôi duỗi thẳng, khi hổ tấn công mục tiêu, chúng sẽ vọt tới vồ đối thủ hoặc vụt dậy tát mạnh bằng bàn chân trước, thường thì nó sẽ thực hiện một cú tát, cú tát của hổ có sức mạnh khủng khiếp đến mức có thể khiến cổ trâu, bò phải gãy, trẹo đi, hoặc làm vỡ sọ của một con gia súc, gãy lưng của một con gấu lười hay dễ dàng lấy mạng của một con sói lửa. Thường trước khi hổ tấn công, nó sẽ khom người xuống lấy tấn và phi tới, khi vồ hụt, chúng sẽ dừng ít giây chuẩn bị cho một cú vồ khác. Đòn mạnh nhất của loài hổ là vả thật mạnh vào khu vực mặt và cổ của đối phương, với nanh vuốt sắc nhọn, chiêu đòn này thường khiến con mồi bất động ngay tại chỗ. Khi giao đấu với người có mang theo vũ khí thì hổ luôn muốn đoạt vũ khí của người rồi mới dùng chân tát một cú chí mạng hay vồ đến cắn xé. Lúc muốn đoạt vũ khí, chúng sẽ giương vuốt và chồm lên, hổ thường tấn công theo kiểu lao lên không trung rồi phóng xuống chụp mồi, nên nó rất sợ có vật nhọn giương lên trời. Trong khi chiến đấu hổ còn có một tuyệt chiêu mà giới võ học gọi là thế "trâu vằng" với việc con hổ khi chiến đầu thường nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời để thế để lừa giết con mồi, nếu con người sơ ý nhảy vào tấn công là sẽ bị tấn công bằng một đòn chí mạng Hổ còn táo tợn dám tấn công cả con người khi đang cưỡi voi. Mặc dù hổ thường tránh voi, nhưng nó có thể nhảy vọt và phóc lên lưng voi để tấn công người quản tượng cưỡi trên lưng voi, nó có thể nhảy cao đến 5 m và nhảy xa đến 9 m. Nhìn chung, hổ là một dã thú nguy hiểm có một sức mạnh phi thường. Một con hổ có thể tấn công, giết chết một lúc 3-4 người đang ở tuổi thanh niên như thường. Thậm chí những người thợ săn còn cho rằng con hổ khi trúng bẫy, dù bị vướng một chân vào dây thừng của bẫy nhưng nó hoàn toàn có thể giết người bởi móng vuốt và sức vóc to lớn của nó và những người không có kinh nghiệm sẽ bị con hổ sát hại ngay, ngoài ra, vết hổ cào rất độc, có thể khiến thịt thối rữa đi, dòi bọ lổm ngổm bò trong da. Nhiều quan niệm cho rằng loài hổ biết báo thù. Nếu ai tấn công nó, thì nó sẽ nhớ dai, thù lâu và tìm cách sát hại. Nếu ai là kẻ thù của nó, thì dù chết rồi, nó vẫn moi xác lên ăn. Các trường hợp bệnh nhân bị thú dữ, đặc biệt là hổ cắn nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể bị sốc, nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong. Thơ săn Kenneth Anderson, người đã nhiều lần diệt trừ những con hổ và báo ăn thịt người ở Ấn Độ, từng bình luận về những con hổ ăn thịt người: Những ghi nhận. Trong lịch sử Việt Nam. Thời Bắc thuộc. Vào thời Bắc Thuộc, văn hóa người Việt còn lưu truyền câu chuyện trước đó về việc Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đánh hổ. Mai Thúc Loan từ nhỏ khi đi kiếm củi cùng mẹ trong rừng thì phải chứng kiến mẹ ông bị hổ vồ chết. Hờn căm ngút trời, ông cầm rìu lao vào đánh nhau với mãnh thú, khiến con vật đau đớn phải bỏ chạy. Ngoài ra, ở vùng Đường Lâm thuộc tỉnh Hà Tây, có một con hổ dữ từ rừng hay về bản làng của Phùng Hưng để giết người, bắt gia súc. Để đối phó, Phùng Hưng làm hình nộm bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường qua. Trong những lần đầu đi ngang qua, hổ thấy bù nhìn tưởng người nên lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Sau nhiều lần như thế, hổ không còn chú ý tới hình nộm nữa. Một hôm trời chập choạng tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm. Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên nó không nhận ra, cứ bước qua như mọi lần. Ngay lúc đó, Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt mãnh thú. Sau một hồi vật nhau, con hổ đuối sức. Cùng với sự trợ giúp của hai em trai, Phùng Hưng giết được con hổ dữ, trừ họa lớn cho dân làng. Câu chuyện Phùng Hưng giết hổ đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng trong công trạng của Bố Cái Đại Vương. Thời nhà Đinh, vua Đinh Tiên Hoàng do muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, đã cho nuôi dưỡng nhiều con hổ trong các chuồng cũi, và đặt ra hình phạt cho hổ ăn thịt để hành quyết phạm nhân. Thời nhà Trần, Đại Việt sử ký có ghi lại sự cố diễn ra khi một con hổ đã tấn công vua Trần Nhân Tông trong một trận đấu giữa hổ và voi. Một con hổ lớn vằn đen vàng, lưng thẳng, bụng thon được quân lính khiêng một cũi sắt nữa vào chuồng đấu. Nhưng sự thực thì con hổ đã bị bỏ đói mấy hôm, khi thấy đông người, hổ nhe nanh gầm gừ đe dọa và bất ngờ con hổ thoát ra khỏi cũi rồi nhảy lên, lao về phía chỗ ngồi của vua Trần Nhân Tông cùng Hoàng hậu, phi tần và bá quan văn võ. Mọi người hoảng sợ bỏ chạy, chỉ có Bảo Thánh tiến lên phía trước, xả thân che cho nhà vua, đối diện hổ dữ. Vào đời Hậu Lê có câu chuyện kể về việc con hổ nuôi của Nguyễn Hợp, cha của danh tướng Nguyễn Xí được giao nhiệm vụ canh giữ đơm tôm cá ở đập Hạng và lò muối để phòng chống ăn trộm, sau đó lúc đêm đó trời tối, trời chuyển mưa, khi ông Hợp trở về nơi đặt đó thì con hổ đang canh chừng ở đó phát hiện ra và lầm tưởng có kẻ gian đang ăn trộm cá của chủ mình, hổ liền lao thẳng vào vồ khiến ông Hội chết ngay tại chỗ. Ở Miền Nam vào thế kỷ thứ XVIII, sử sách có ghi lại sự kiện hổ tấn công người dân. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép: "Vào giữa ngày Tết năm 1771 cọp từ rừng Sác kéo về chợ Tân Kiểng trên đường vào Chợ Lớn gây kinh hoàng cho dân chúng", trong đó có một con hổ to lớn, hung dữ, đang đói khát tìm mồi, một con trong số đó đã phóng tới và vồ một phụ nữ làm nghề vựa lá lợp nhà rồi tha xác nạn nhân về rừng và cuối tháng 4 cùng năm, hổ đã xông thẳng vào một nhà dân ở chợ Tân Kiểng và vồ hai đứa trẻ đang nằm ngủ trên giường đem đi. Nỗi khiếp hãi đã lên đến tột cùng, người dân ở chợ Tân Kiểng bắt đầu tính đến việc bỏ nhà đi lánh nạn. Vào đời nhà Nguyễn có tổ chức các trận đấu giữa hổ và voi tại hổ quyền, dưới thời Gia Long, có một trận đấu mà con hổ to lớn khác thường và khi cửa chuồng vừa mở, nó đã vọt như một mũi tên ra xa, kề sát bên voi, quật ngã ngay quản tượng và ông này bị chính con voi của mình giẫm chết lúc hoảng loạn. Lúc này con voi thứ hai được đưa ra đấu trường, trên lưng voi có các binh sĩ cầm khí giới bảo vệ voi và quản tượng. Hổ vờn vài hiệp, rồi cố gắng xé rào tìm lối thoát, ba bốn khán giả bị hổ vồ cấu xé bị thương. Thời Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng con sào đẩy lùi được con hổ và nhờ vậy, quan quân mới kịp chèo thuyền đến giết chết hổ giữa dòng sông cứu vua kịp thời. Năm Nhâm Thìn (1832), ở phường Thiên Thọ nằm phía Tây Kinh thành Huế xuất hiện một con hổ cực kỳ hung dữ, đã giết nhiều người và súc vật của dân chúng. Vua Thiệu Trị đã ra chiếu sức 400 thanh niên trai tráng của làng Thủy Ba vào bắt hổ, cũng dưới thời vua Thiệu Trị, năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) có vụ việc bà Huỳnh Thị Nghĩa, người huyện Quảng Phước cùng chồng vào núi kiếm củi thì gặp gười chồng bị cọp vồ, bà lấy dao chém cọp cứu chồng nhưng khi cứu được chồng rồi, bà lịm người và mất. Cảm phục nghĩa khí của người phụ nữ, vua ra lệnh ban thưởng cho bà. Người dân tiếc thương bà nên lập miếu ở xã Ninh Đa, huyện Ninh Hòa ngày nay, còn gọi là miếu Ông Hổ. Những chuyện kể ở Việt Nam. Đã có những tường thuật, những câu chuyện kể lại của người dân ở Việt Nam về các vụ việc việc hổ tấn công và ăn thịt người, theo đó có nhiều vụ việc hổ mò vào các bản làng ở miền núi, các vùng dân cư ở đồng bằng để bắt gia súc, gia cầm và thậm chí còn táo tợn phục kích, tấn công và ăn thịt cả con người, gây tổn thất vật chất cùng tâm lý lo sợ cho nhân dân. Chuyện hổ ăn thịt người không hiếm, gây kinh sợ cho dân làng. Người ta lưu truyền lời đồn rằng hổ ăn thịt người thường nhìn trăng, mặc dù có thể giết nhiều người một lúc, nhưng nó lại ăn làm nhiều lần. Nếu là trăng đầu tháng thì nó ăn đầu người, vào những ngày giữa tháng, trăng tròn (ngày rằm), thì nó sẽ ăn phần giữa cơ thể, phần bụng, nó xé bụng, phanh ngực ăn phần nội tạng và cuối tháng thì ăn phần chân. Ăn không hết, nó bỏ đi, khi nào đói tiếp tục quay lại ăn, ăn no, nó giấu xác để hôm sau tìm đến ăn tiếp, xác người càng thối, nó càng khoái khẩu. Vì thế, nếu con mồi bị cướp, đem chôn, nó sẽ tìm cách bới lên để ăn tiếp. Ở miền Bắc Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, khi những cánh rừng già ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) còn hoang dại, nhà của người Hà Nhì còn lưa thưa thì hổ đã gieo rắc tai ương cho con người ở đây, hổ vào bản bắt trâu, bò, lợn, ngựa tha về rừng ăn thịt, thậm chí chúng còn dám đặt con người là mục tiêu săn mồi như những vụ việc xảy ra vào năm 1972 và năm 1977, Ở xã Mường Đăng và Ngối Cáy thuộc Mường Ảng, Điện Biên, có thông tin một con hổ rừng chuyên ăn thịt người vừa vượt biên từ Lào sang làm người dân không dám đi rừng, học sinh bỏ học hàng loạt, nhiều tin đồn rằng ở Lào nó từng giết thịt gần chục người và khi sang khu vực biên giới Mường Chà, nó đã ăn thịt hai mạng người nữa, con hổ thành tinh ấy vốn là vật cưng của một lâm dân nào đó thuộc huyện Mường Chà bị xổng chuồng. Người dân ở Mường Lát, Thanh Hóa thì rất kinh sợ khi hổ về bản và ăn thịt người tại núi Pù Luông - Cúc Phương, người dân Mường Mõ kể lại rằng nhiều người bỏ mạng vì hổ. Vào năm 1955, tại xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa nơi người Mường sinh sống có sự việc một người sơn tràng bị hổ vồ chỉ bằng một cú ngoạm chí mạng vào sau gáy, khi người ta tìm được xác nạn nhân thì thấy xác lấm lem đất, bê bết máu me, quần áo rách rưới tả tơi, cả hai chân đã bị gặm nham nhở đến hết đùi. Ở bờ thượng nguồn của sông Mã thuộc miền Tây Thanh Hóa, có những ngôi mộ được xếp xung quanh rất nhiều phiến đá lớn dựng đứng. Người Mường, Thái ở địa phương gọi đó là mộ của những người xấu số bị hổ vồ. Ở cũng vùng Thành Hóa, người địa phương và người Mường còn lưu truyền câu chuyện con hổ xám ăn thịt người ở Thanh Hóa, là một huyền thoại về oai linh thần hổ ở vùng Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa. Con hổ xám này đã tạo nên cuộc tàn sát người khắp xứ Thanh với số lượng nạn nhân hơn cả chục người đặc biệt là những vụ việc tấn công và ăn thịt người của nó thường xuyên nhắm vào những người trong gia tộc họ Đinh qua nhiều thế hệ trong vùng này (bảy người), những câu chuyện kể lại này có nhiều yếu tố thêu dệt của những người dân địa phương. Ở miền Trung Việt Nam, ngày trước ở vùng Thủy Ba, Vĩnh Linh, Quảng Trị, có rừng già với nhiều thú dữ, nhiều nhất là hổ. Hổ rình rập quanh làng, bắt người và trâu, bò. Người ta kể rằng có nhiều con khôn ranh đến nỗi đêm đến sục vào khu dân cư, dùng đuôi gõ cửa nhà, chủ nhà tưởng có người kêu, dậy mở cửa là bị hổ vồ, nơi đây hổ nhiều lần mò vào tận làng bắt người tha vào rừng ăn thịt. Đã có hàng trăm người dân bị chết thảm. Nhiều người hổ chỉ ăn một nửa, một nửa thi thể thả lại giữa rừng rậm, có người bị hổ vồ hụt khiến tàn tật suốt đời. Đã có nhiều người làng bỏ mạng vì bị hổ vồ rồi tha vào rừng, mấy ngày sau, người làng mới phát hiện một vài phần thân thể sót lại ở cạnh khe, suối trong rừng. Trong những con hổ đặc biệt là con hổ ba chân chuyên ăn thịt người ở làng, người ta cho biết sau khi con hổ trên bị bắn mất một chân, nó đã trở lại vùng rừng già Thủy Ba để tìm người trả thù, người làng gắn cho nó biết danh là ông thọt. Con hổ này rất tinh khôn, hàng đêm nó mò về làng rình ở những đoạn đường làng có bụi rậm, cây cối um tùm chờ người đi qua để nhảy ra vồ. Tại bản Cu Dơn thuộc Hướng Lộc, Hướng Hóa, Quảng Trị vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, từng xuất hiện một đôi hổ đực và hổ cái, là đôi bạn tình. Khi đó, đang là mùa giao phối nên chúng đi cùng nhau, đêm nào cũng mò vào bản Cu Dơn bắt vật nuôi, thậm chí bắt người, có người còn nhìn thấy con hổ cái quắp con lợn 60 kg vọt qua hàng rào cao 3 mét nhẹ nhàng như gió thoảng. Hổ cái rất hung dữ, hổ đực rất to lớn. Hai con hổ này đã bắt mất 10 người, gây hoang mang tột độ cho người Vân Kiều ở Cu Dơn, cứ nhập nhoạng tối không ai dám thò chân xuống cầu thang. Tại làng Đồn, xã Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình có câu chuyện về một con hổ to như con bò về phá Hạc Hải tìm nước uống. Khi phát hiện người mà muốn ăn thịt, nó phục kích, lao vào vồ ngã một nạn nhân, dùng nanh lật lên mảng da đầu từ trán ra phía sau, máu nạn nhân chảy lênh láng. Không ngờ một cô gái 15 tuổi dùng đòn gánh xông đến đánh mạnh 2 phát vào đầu hổ khiến nó lồng lên, gầm một cái, định tấn công vào cô gái nhưng bị cô đánh tới tấp, không cho lấy đà nên hổ bỏ chạy về hướng núi. Một con hổ khác, to như con bò, về sông Nhật Lệ rình bắt ba đứa trẻ thì bị một cô gái tuổi 17 khác vẫn với đòn gánh bé nhỏ đánh chết nó. Con hổ ở trong lùm cây rậm rạp đang rình vồ mồi và cô ta đã dùng đòn triêng đánh con hổ mấy phát vào chẩm trán, con hổ gầm lên lao vào tấn công cô, nó dùng độc cước sơn lâm, tát vào mặt, cổ, tai, làm cô chảy máu nhưng cô ngồi thụp người xuống, con hổ lao tới, bị đòn triêng thúc nặng vào ức sau đó đã bị đánh chết. Tại xã Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, những năm sau chiến tranh, trên dãy núi Trường Sơn rậm rạp nơi giáp với nước Lào có một đàn hổ lớn rất hung dữ với bảy con, từng bắt nhiều người dân ở các bản làng vùng biên giới để ăn thịt. Chúng từ khu rừng Hinậm Nô (Khăm Muộn-Lào), nhiều thợ săn già cho rằng chúng là những con hổ như đã thành tinh, không để con người biết được dấu vết đi lại trong rừng. Đặc biệt vào tháng 8 năm 1978, trong lúc đang khai hoang phát rẫy, 9 người dân ở xã Thượng Trạch đã bị một con hổ hổ đực lớn cụt đuôi, to bằng con bò, vồ chết; nó ăn thịt 1 người còn 8 người khác bị tha đi nhiều nơi. Một tin khác cho biết có bảy người đàn ông và 1 phụ nữ bị nó giết chết bên đường 20 với một nhát cắn vào cổ, một cái tát vào mặt, xác những nạn nhân bị hổ tha về mỏm đất nơi có mỏ nước phun tự nhiên để chúng cất giấu thức ăn và uống nước. Tại vùng vùng núi Tiên Cảnh và các vùng xung quanh đó như Tiên Hiệp, Tiên Lộc, Tiên Châu ở Huế, ngày xưa gọi chung là trấn Thăng Bình, tại đây, hổ không chỉ kiếm ăn trên rừng mà còn về tận thôn làng, gây nên bao tai họa và cả nỗi khiếp đảm. Người dân cũng từng kinh hoàng chứng kiến một người phụ nữ đi làm nương rẫy trên đường về bị hổ giết hại, người ta phát hiện ra cả thi thể người chỉ còn lại duy nhất cái đầu be bét máu, một vụ việc khác khi một nhóm thanh niên trong làng sau khi đi chơi về ngang qua một khúc cua nhỏ gần bờ suối thì một con hổ dữ nặng hàng trăm kg từ trong bụi cây gần đó xuất hiện, nhe nanh gầm thét và nhanh như chớp nhảy phốc lên, chân trước đầy nanh vuốt táp một nạn nhân nằm gục ngay tại chỗ. Nỗi sợ hổ từ đó trong dân chúng khắp vùng ngày càng tăng lên và vì ám ảnh bị hổ dữ giết hại, gọi là hổ chúa thành tinh nên nhiều gia đình đã phải lũ lượt kéo nhau bỏ xứ ra đi. Nỗi sợ hãi ấy đã khiến người dân Tiên Cảnh tôn sùng loài ác thú này như thần thánh. Ở vùng Dùi Chiêng, Quảng Nam, người dân từng có nỗi khiếp sợ khi hổ liên tục xuất hiện, gầm gừ, ăn thịt cả người và gia súc mỗi khi chúng bắt gặp, người đi làm trên núi bị hổ ăn thịt nhiều đến mức hàng loạt người phải bỏ gánh giữa đường vì khiếp sợ không dám đi tiếp, họ phải đi từng đoàn người để tránh hổ ăn thịt. Ở làng Lộc An, hay còn gọi Lộc Yên, thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam người dân kể lại rằng xưa kia khu vực này là rừng già rậm rạp, thâm u, hổ kéo về rất nhiều. Đêm đêm chúng thi nhau gầm rống rung chuyển cả núi rừng, rồi mò vào tận các làng mạc bắt heo, trâu, bò ăn thịt khiến người dân phải lập ra đội săn bắt hổ để đối phó. Cho đến những năm 2008, ở vùng dọc sông Leng, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam vẫn còn lo lắng, hoang mang về câu chuyện hổ quật xác người chết vừa mới chôn để ăn thịt và lại xuất hiện tại đây, một xác người chết ở thôn 3 vừa chôn tại một khu rừng ma đã bị hổ đánh mùi tìm đến và đào lên ăn, chỉ còn lại duy nhất phần đầu, ban đêm bà con chẳng mấy ai dám đi ra ngoài vì sợ hổ tấn công mỗi khi thấy dấu chân hổ xuất hiện, người dân các làng sống dọc sông Leng bắt đầu cửa đóng then cài. Ở Khánh Hòa có câu chuyện năm 1969, có một phụ nữ thức dậy để nấu nước vô trùng dụng cụ y tế lúc sáng thì bị một con hổ nhảy xổ vào cắn lấy vai trái, định quắp tha đi nhưng cô cố bám vào là la lớn, một thanh niên tay cầm sẵn rựa tiếp cứu khiến con hổ bỏ đi, nạn nhân máu tuôn xối xả và lả người đi. Con hổ đau quá nên buông miếng mồi, nó chằm chằm gườm đối thủ một lát rồi lẳng lặng tháo lui. Ở vùng Tây Nguyên, Kon Tum, còn có câu chuyện kể về thời điểm năm 1943 tại phường Quang Trung, thuộc Kon Tum có một con hổ trắng ba chân rất hung dữ, bên cạnh việc tấn công các loài thú trên rừng và gia súc thì hổ trắng ba chân còn tấn công và ăn thịt người khi thức ăn khan hiếm, tuy vậy một lần lọt vào ngôi chùa thì bỗng nhiên nó lại trở nên hiền lành, cảm hóa khi nghe những tiếng Kinh Phật, hổ trắng đã bỏ đi và không trở lại. Vào những năm 1970, có những câu chuyện kể về việc, hổ vào các làng người Ba Na, phục kích những lối mòn có người và súc vật hay qua lại để vồ mồi. Người ta còn kể rằng có khi sau những trận đánh trên đường 19, xác của người chết trận chưa kịp đem đi chôn thì hổ đã mò ra cướp, rồi hổ vồ cả những cán bộ, giao liên trên đường công tác, hổ đã trở thành nỗi sợ hãi của những người giao liên. Vào năm 2008, một đàn hổ xuất hiện trên địa bàn xã Đăk Blô, Đăk Glei, Kon Tum, bắt 15 con trâu bò của bà con làng Bung Tôn và Bung Kon. Từ năm năm 2003, hổ về đây bắt năm con trâu bò của dân làng, bị dân xua đuổi quyết liệt đã bỏ đi. Đợt đầu tiên chúng bắt hết 10 con bò của 7 gia đình, sau đó ăn thịt tiếp tiếp năm con cả trâu lẫn bò, đặc biệt có con trâu nặng hơn cả tạ mà hổ ăn hết, khi phát hiện chỉ còn lại mấy miếng xương. Ở Miền Nam Việt Nam, gia phả họ Đặng (xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày, Bến Tre) ghi chép rằng khoảng giữa thế kỷ XVIII, bà cụ tổ tên là Hến dẫn hai người con từ Huế vào Giồng Trôm lập nghiệp, nhưng khi đến nơi, cọp vồ hết một người, nên bà phải dời qua ở Mỏ Cày. Gia phả họ Ngô (Hương Mỹ, Mỏ Cày, Bến Tre) có ghi vào khoảng thế kỷ 18, ông Ngô Quang Thanh đến khẩn hoang vùng đất nay gọi là ấp Phú, thì người con của ông là Ngô Quang Thiều bị cọp vồ chết. Gia phả họ Đoàn (Ba Tri, Bến Tre) thì lại ghi ông cố bị cọp ăn mất xác. Tại vùng Thới Bình, tỉnh Cà Mau người dân cho biết có câu chuyện dòng họ Huỳnh có hai người bị hổ moi tim, vì sự cố bị hổ ăn thịt năm xưa nên người dân đã đổi toàn bộ họ Huỳnh thành họ Phan và lập miếu thờ "ông cả cọp", hằng năm làm heo cống nạp để cầu được bình an. Con hổ huyền thoại đó được gọi là "cọp ba chân", người ta đồn, con hổ này bị vướng bẫy heo rừng của thợ săn, và để thoát thân nó đã cắn bỏ một cái chân và sau đó về tấn công trả thù dân làng. Một câu chuyện khác về cọp ba chân cũng được lưu truyền tại xã Tân Thành, Cà Mau, đây là một con hổ to như bò mộng, nó rất táo bạo, thường xuyên mò về làng, ngồi núp để chụp trâu, bò, lợn của dân. Trong một lần, chụp con trâu mộng to, con trâu chống cự húc lại, khiến con hổ này gãy chân, nên chỉ còn 3 chân, Cọp ba chân không còn nhanh nhẹn, không săn được thú, nên nó lại càng thường xuyên về làng bắt trâu, bò, thậm chí cả người. Những tường trình. Hổ Champawat. Ở Nepal, vào đầu những năm 1900, có một con hổ Bengal cái từng trở thành nỗi kinh hoàng ở Nepal với việc giết 200 người ở quốc gia này, trước khi tới làng Champawat, huyện Kumaon thuộc bang Uttarakhand ở miền bắc Ấn Độ và nó vẫn tiếp tục giết người ở đây, nâng tổng số người chết dưới móng vuốt của mình lên đến 436 người chỉ trong tám năm. Con hổ này cuối cùng đã bị tiêu diệt bởi tay thợ săn huyền thoại Jim Corbett vào năm 1907. Con hổ Champawat được xem là quái thú ăn thịt người đáng sợ nhất trong lịch sử. Nó sẵn sàng đi săn vào ban ngày, tiếp cận khu dân cư để tấn công người và vật nuôi khiến hàng trăm người hoang mang sợ hãi, trốn trong nhà không dám ra ngoài làm việc, thậm chí bỏ cả nhà cửa để tránh sang những khu vực khác an toàn hơn. Quyết tâm chấm dứt sự hoành hoành của con hổ này, chính phủ đã treo thưởng rất cao cho bất cứ ai có thể tiêu diệt con hổ, giải cứu người dân nhưng cũng như những lần trước, sự tinh quái vẫn giúp nó trốn thoát khỏi tầm ngắm của vô số thợ săn. Cuối cùng, người ta phải tìm đến thợ săn hàng đầu lúc bấy giờ, ông Jim Corbett, một thợ săn người Anh sinh ra tại Ấn Độ. Jim Corbett lùng sục các vùng quê hàng ngày để tìm con hổ cái, nhưng thất bại. Sau đó có thông tin về một nạn nhân mới là một cô gái 16 tuổi đã dẫn ông ta đến hiện trường và ông lùng theo vệt máu của nạn nhân mà con hổ để lại khi nó kéo nạn nhân mới nhất băng qua rừng già. Corbett thuê những người đàn ông từ một làng kế bên, tạo thành hàng trăm người cùng đánh trống để con hổ chạy về hướng ông ta, ông đã bắn con hổ cái này hai phát súng và giết chết nó. Theo khám nghiệm thân thể thì con hổ cái này bị thợ săn bắn bắn trọng thương trước đó làm gãy 2 răng nanh cùng với chứng đau răng thường xuyên khiến nó không thể bắt được những con mồi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và phải quay sang tấn công con người. Hổ Chowgarh. Cũng ở Ấn Độ, còn có cặp hổ Chowgarh đó là một con hổ mẹ đã già và một con hổ đực chưa trưởng thành, hai mẹ con đã cùng nhau giết chết ít nhất 64 người trong 5 năm ở huyện Kumaon thuộc Bắc Ấn Độ trên một khu vực trải dài 1.500 dặm vuông (3.900 km2). Tuy nhiên, các số liệu không chắc chắn, vì người bản địa của các khu vực mà cặp hổ thường lui tới đã cho rằng số nạn nhân phải gấp đôi và số liệu cũng không tính đến các nạn nhân sống sót sau các cuộc tấn công trực tiếp nhưng đã chết sau đó. Đến năm 1930, thợ săn Jim Corbett cũng giết chết cả hai. Sau khi hổ mẹ chết, Corbett thấy vuốt của nó và một răng nanh bị gãy, và răng hàm trước bị mòn, điều này cũng giống như con hổ cái làng Champawat, những khiếm khuyết này có lẽ làm cho việc săn lùng các con mồi tự nhiên trở nên rất khó khăn. Hổ Segur. Hổ Segur là một con hổ đực trẻ được biết đã giết chết 5 người ở vùng đồi Nilgiri thuộc bang Tamil Nadu ở phía nam Ấn Độ. Mặc dù có nguồn gốc từ quận Malabar và quận Wayanad bên dưới mặt tây nam của dãy núi Nilgiri, con hổ sau đó đã chuyển địa bàn hoạt động của nó sang Gudalur và giữa cao nguyên Sigur và Anaikatty ở quận Coimbatore. Nó đã bị giết bởi thợ săn Kenneth Anderson trên bờ sông Segur, vào khoảng năm 1954. Anderson sau đó đã tiết lộ rằng con hổ này bị khuyết tật và điều đó đã ngăn nó săn những con mồi tự nhiên. Kẻ ăn thịt người Thak. Kẻ ăn thịt người Thak là một con hổ cái sống ở tỉnh Đông Kumaon, nó chỉ giết 4 nạn nhân, nhưng là cuộc săn lùng cuối cùng của thợ săn, nhà bảo tồn và tác giả Jim Corbett. Corbett gọi nó dậy và giết ngay lập tức trong hoàng hôn muộn, sau khi ông mất tất cả các phương tiện khác để theo dõi con vật. Postmortem tiết lộ rằng con hổ này có hai vết thương do súng cũ, một trong số đó đã bị nhiễm trùng. Điều này, theo Corbett, buộc con hổ phải biến mình từ một động vật ăn thịt bình thường chỉ săn những con mồi tự nhiên thành một kẻ ăn thịt người. Hổ Mundachipallam. Hổ Mundachipallam là một con hổ Bengal đực, mà trong năm 1950 giết 7 người ở vùng lân cận của làng Pennagram, cách thác Hogenakkal bốn dặm (6 km) ở quận Dharmapuri của Tamil Nadu. Không giống như con hổ ăn thịt người Champawat, hổ Mundachipallam không có bệnh tật nào được biết đến có thể ngăn cản nó săn những con mồi tự nhiên. Ba nạn nhân đầu tiên của nó đã bị giết trong các cuộc tấn công chưa được điều tra, trong khi các nạn nhân sau đó bị nuốt chửng. Con hổ Mundachipallam sau đó đã bị giết bởi Kenneth Anderson. Kẻ ăn thịt người Bhimashankar. Một câu chuyện được phát hiện bởi tác giả Suresh Touchra Warghade có trụ sở tại Pune khi anh gặp một người dân làng già trong khu rừng Bhimashankar nằm gần Pune. Dân làng giải thích với tác giả về việc một con hổ ăn thịt người đã khủng bố toàn bộ khu vực Bhimashakar trong khoảng thời gian hai năm vào thập niên 1940. Anh ta là một cảnh sát ở khu vực đó và anh ta chịu trách nhiệm xử lý các thủ tục xung quanh cái chết (báo cáo người mất tích và giấy chứng tử) và các công việc khác như giúp đỡ các nhóm thợ săn bắn. Trong thời gian này, con hổ được cho là đã giết hơn 100 người, nhưng rõ ràng là nó rất cẩn thận để tránh bị phát hiện; chỉ có 2 thi thể được tìm thấy. Một số cuộc săn bắn đã được tổ chức, nhưng người duy nhất thành công là một thợ săn ở Ambegaon tên là Ismail. Trong nỗ lực đầu tiên của mình, Ismail đã đối đầu trực tiếp với con hổ và sắp giết được nó. Sau đó, ông đã gọi cho Kenneth Anderson. Họ trở lại và giết chết con hổ ăn thịt người này. Con hổ chủ yếu giết những dân làng ngủ ngoài túp lều. Tính xác thực của câu chuyện mà dân làng kể lại đã được xác nhận khi Warghade kiểm tra các báo cáo chính thức, bao gồm cả giấy chứng nhận do chính quyền Anh cấp cho việc giết chết con hổ ăn thịt người. Hổ Tara của Vườn quốc gia Dudhwa. Trong khi Sundarbans đặc biệt nổi tiếng với các cuộc tấn công của hổ, vườn quốc gia Dudhwa cũng có một số con hổ đã ăn thịt người vào cuối những năm 1970. Cái chết đầu tiên là vào ngày 2 tháng 3 năm 1978, theo sau là 3 vụ giết người khác. Dân chúng yêu cầu hành động từ chính quyền. Người dân địa phương muốn những con hổ ăn thịt người phải bị bắn hoặc bị đầu độc. Các vụ giết và ăn thịt người tiếp tục diễn ra. Các quan chức sớm bắt đầu tin rằng thủ phạm có khả năng là một con hổ tên là Tara. Nhà bảo tồn Billy Arjan Singh đã đưa chú hổ sinh ra ở Anh từ Sở thú Twycross và nuôi nấng nó ở Ấn Độ, với mục đích thả nó trở lại tự nhiên. Các thí nghiệm của ông cũng đã được thực hiện trên báo với một số thành công. Các chuyên gia cảm thấy rằng Tara sẽ không có các kỹ năng cần thiết và kỹ thuật săn bắn chính xác để sống sót trong tự nhiên và tranh cãi xung quanh dự án. Nó cũng kết hợp với những con hổ đực với việc tìm kiếm thức ăn và sự thoải mái, điều này làm tăng khả năng con hổ sẽ tiếp cận các ngôi làng. Các quan chức sau đó đã bị thuyết phục rằng Tara có xu hướng muốn bắt những con mồi dễ dàng hơn và do đó trở thành một kẻ ăn thịt người. Tổng cộng có 24 người đã thiệt mạng trước khi con hổ bị bắn. Singh cũng tham gia cuộc săn lùng với mục đích xác định kẻ ăn thịt người, nhưng xác nhận chắc chắn về danh tính của con hổ không bao giờ được tìm thấy. Cuộc tranh luận về danh tính của con hổ đã tiếp tục trong những năm kể từ các cuộc tấn công. Những người ủng hộ Singh tiếp tục tuyên bố rằng con hổ không phải là Tara và nhà bảo tồn đã đưa ra bằng chứng cho tác động đó. Tuy nhiên, các quan chức cho rằng con hổ chắc chắn là Tara. Những kẻ ăn thịt người khác từ Công viên Quốc gia Dudhwa đã tồn tại, nhưng con hổ này có khả năng là con hổ được nuôi nhốt đầu tiên được huấn luyện và thả ra ngoài tự nhiên. Cuộc tranh cãi này gây nghi ngờ về sự thành công của dự án xây dựng lại của Singh. Các vấn đề tại Dudhwa đã không đáng kể trong vài năm qua. Các cuộc tấn công hổ thỉnh thoảng vẫn xảy ra, nhưng chúng không cao hơn tại các khu bảo tồn động vật hoang dã khác. Trung bình, hai dân làng bị tấn công tại khu bảo tồn hổ Ranthambhore mỗi năm. Những cuộc tấn công này thường xảy ra trong mùa gió mùa khi người dân địa phương vào khu bảo tồn để cắt cỏ. Hổ Moradabad. Vào tháng 2 năm 2014, các báo cáo nổi lên rằng một con hổ đã giết chết 7 người gần Vườn quốc gia Jim Corbett. Con hổ cái sau đó được gọi là kẻ ăn thịt người ở Moradabad, bởi vì nó đang đi săn ở vùng Bijnor và Moradabad. Con hổ không bị theo dõi dù có khoảng 50 bẫy camera và một máy bay không người lái. Vào tháng 8 năm 2014, có thông tin rằng hổ đã ngừng giết người. Nạn nhân cuối cùng của nó đã bị giết vào tháng Hai, với tổng cộng 7 nạn nhân. Con vật vẫn chưa được bảo vệ. Hổ Yavatmal. Giữa năm 2016 và 2018, một con hổ cái tên là là T-1 được cho là đã giết chết 13 người ở quận Yavatmal, thuộc bang Maharashtra phía tây Ấn Độ. Con hổ đã bị bắn chết sau một cuộc săn quy mô lớn vào tháng 11 năm 2018. Con hổ đã bị giết để tự vệ, khi vẫn hung hăng tấn công những người đang cố gắng trấn an nó. Cuộc săn lùng con hổ bao gồm hơn 100 bẫy camera, mồi dưới hình dạng ngựa và dê bị trói trên cây, giám sát suốt ngày đêm từ bục cây và tuần tra vũ trang. Máy bay không người lái và tàu lượn cũng được sử dụng để thử và định vị T-1. Các quan chức động vật hoang dã cũng đã mang theo chai nước hoa Obsession for Men của Calvin Klein, trong đó có chứa một loại pheromone của cầy hương, sau một thí nghiệm ở Mỹ cho rằng nó có thể được sử dụng để thu hút báo đốm. Cọp ba móng. Theo những báo cáo ghi nhận được, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, có một con hổ Đông Dương được gọi là cọp ba móng hoành hành dọc hữu ngạn sông Đồng Nai đã vồ chết và ăn thịt 128 người, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho dân cư nơi đây. Con cọp này được đánh giá là "nguy hiểm hơn một đại đội biệt kích Pháp" và đã tạo nên một huyền thoại về cọp Ba Móng. Con cọp này dài khoảng 3 m, nặng trên 150 kg phần dưới cổ và bụng trắng như bông, lông nửa vàng nửa xám, nó có thể nhảy qua rào cỡ hai thước và có thể cõng một con bò trên lưng chạy đi hàng km. Cọp có một chân bị thọt và vô cùng tinh ranh, nó cũng bắt chước giọng hú, lần dấu tìm người bị lạc, vồ mồi ăn thịt. Đây là một con cọp già, bị sứt móng, vì sức yếu, không còn nhanh nhẹn nên không bắt được mồi, nó đành ăn xác tử sĩ. Sau đó quen mùi nên mò về làng bắt người. Địa bàn hoạt động của cọp chủ yếu tại khu rừng miền Đông Nam Bộ Việt Nam (tại chiến khu Đ). Cùng một lúc, cọp xuất hiện ở nhiều nơi như Cây Chanh, Hàng Dài, Ba Hố, Đất Cuốc, Suối Đỉa. Chỉ chưa đầy 2 tháng, nó đã cướp đi hơn 50 mạng người. Có thông tin ước tính con cọp này đã ăn thịt trên 100 người. Trang tin điện tử của chính quyền tỉnh Đồng Nai cho rằng trước khi bị bắn hạ, nó đã ăn thịt đến 106 người. Những sự việc khác. Trong những năm chiến tranh Việt Nam, theo ghi nhận của quân đội Hoa Kỳ, những vụ hổ tấn công lính Mỹ gia tăng rất nhiều. Nguyên do là chúng đã quen ăn xác người trong chiến tranh không được chôn cất. Và khi đã được nếm mùi thịt người, chúng sẵn sàng tấn công cả lính Mỹ. Cụ thể là một số sự việc được báo cáo như: Vụ một con hổ tấn công lính Mỹ ở gần biên giới Việt - Lào, một nhóm tuần tra sáu người thuộc tiểu đoàn 3 trinh sát của thủy quân lục chiến Mỹ tại Quảng Trị đã bị một con hổ lớn tấn công và gây thương tích cho một lính Mỹ, người lính bị hổ vồ này buộc phải chuyển đến bệnh viện quân y ở Quảng Trị trong tình trạng của được coi là khá nghiêm trọng. Báo cáo nêu chi tiết về sáu lính Mỹ này sau khi hoàn tất nhiệm vụ quan sát gần căn cứ hỗ trợ hỏa lực Alpine, khoảng 10 km về hướng đông của biên giới Lào, đang chờ máy bay đến bốc đi. Thời tiết xấu khiến máy bay không đến ngay được và cả nhóm cử hai người canh gác trong khi những người còn lại nằm ngủ. Con hổ âm thầm tới và tấn công nhanh như chớp. Con hổ đã ngoạm vào một người lính và lôi xuống một hố bom cách đó 10m. Cả nhóm lính Mỹ mau chóng đuổi theo và nổ súng vào con thú dữ. Người lính bị cọp tha lê ra khỏi hố bom, anh ta bị xé rách cổ. Con thú đo được hơn 3m từ đầu đến đuôi. Vụ cọp tấn công này diễn ra gần địa điểm mà một lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị một con hổ giết chết vào ngày 12 tháng 11 năm 1967. Một nhóm lính Mỹ dày dạn kinh nghiệm và hai thợ săn người Việt Nam đã được phái đến săn con cọp dữ ấy nhưng không thành công. Trong một đêm vào năm 1968, một nhóm sáu lính thủy đánh bộ Mỹ tuần tra ở Quảng Nam chia phiên để nghỉ ngơi. Một thành viên trong nhóm cảm thấy có gì đó kéo chân mình chỉ có thể nhận ra một cái bóng lớn đứng bên cạnh mình trước khi nó trượt vào bóng tối. Cả nhóm im lặng và cái bóng màu đen trở lại, định tóm lấy một người trong nhóm. Cả nhóm nổ súng và sau đó họ phát hiện một con hổ rất lớn nặng đến 200 kg đã bị trúng đạn chết. Tuy vậy, những tiếng súng này khiến vị trí của nhóm lính Mỹ bị lộ và họ được lệnh lập tức phải rời vị trí để trở về căn cứ. Các vụ việc gần đây. 2006-2009. Tháng 12 năm 2006, tại vườn thú San Francisco, Mỹ - Vụ một con hổ Mãn Châu có tên là Tatiana lúc này được 03 tuổi đã tấn công một nhân viên vườn thú khi cô cho ăn khiến một cánh tay của cô này bị thương nặng. Tháng 12 năm 2007, cũng tại vườn thú San Francisco, Mỹ - Vụ con hổ Tatiana này xổng chuồng đã giết chết một khách tham quan và làm bị thương hai người khác trước khi bị bắn hạ, các nhân viên an ninh đã bắn hạ Tatiana khi nó đang tấn công một nạn nhân. Cả ba nạn nhân của vụ này đều là thanh niên và là khách tham quan vườn thú. Xác một người được tìm thấy ngay gần chuồng hổ trong khi hai nạn nhân khác vẫn trong tình trạng nguy kịch. Vụ việc xảy ra vào ngày Giáng sinh. Ban đầu những nhà quản lý cho rằng chuồng thú giam con hổ này cao 5,5 m, nhưng sau này họ phải thú nhận rằng nó chỉ cao 3,8 m. Nguyên nhận là do ba người đàn ông bị tấn công đã trêu chọc khiến con hổ tức giận và xổng chuồng tấn công. Tháng 12 năm 2007, vụ hổ xé nát tay khách tham quan ở Ấn Độ. hai con hổ tại vườn thú của thành phố Guwahati tấn công Jayaprakash Bezbaruah, một người đàn ông, sau khi ông cố gắng trèo qua hàng rào để chụp ảnh chúng. Đó là một tai nạn đáng tiếc và sự bất cẩn của nạn nhân là một phần của nguyên nhân. Nạn nhân phớt lờ những lời cảnh báo, vượt qua hàng rào an toàn và cho tay vào chuồng của một cặp hổ. Hai con vật vồ lấy tay và cắn xé. Lực lượng cứu hộ đưa nạn nhân tới bệnh viên nhưng đã chết do mất máu. Năm 2008, tại vườn thú San Francisco của Mỹ- xảy ra vụ hổ tấn công ba người đang say rượu trong đó con hổ đã giết chết một người, đây được coi là một vụ việc hy hữu khi khi ba người đàn ông uống rượu say xỉn tới vườn thú này những người này đã đứng trên lan can chuồng rồi la hét và khua tay chế giễu kích động khiến con hổ nhảy lên cắn xé, một trong 3 người bị chết tại chỗ. Tháng 11 năm 2008, tại vườn thú ở Singapore- Vụ ba con hổ trắng Bengal cắn chết một nhân viên khi ông này vào khu vực gần chuồng hổ để làm nhiệm vụ dọn vệ sinh, nhân viên vườn thú vừa nhảy vào con kênh bao quanh khu vực chuồng hổ. Cả ba con hổ trắng này đều là thú đã trưởng thành, mỗi con nặng khoảng 100 kg, khi chúng nhìn thấy nạn nhân xuất hiện, cả ba con hổ trắng liền xổ vào cắn xé, các đồng nghiệp trong tìm cách thu hút sự chú ý của chúng rồi kéo nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã chết trên đường đi cấp cứu do vết thương quá nặng. Tháng 9 năm 2009, tại vườn thú Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương, Việt Nam - Vụ hổ sổng chuồng cắn chết nhân viên vườn thú. Ba nhân viên đang trồng cây xanh bất ngờ bị một con hổ Đông Dương vằn vàng có trọng lượng khoảng 200 kg chuồng kế bên nhảy qua vách ngăn cao 3m tấn công. Một người bị hổ cắn chết tại chỗ. Nhóm nhân viên đang trồng cây xanh cho sân chơi trong chuồng hổ trắng thì bất ngờ một con hổ vàng từ chuồng kế bên nhảy bổ qua bờ tường vách ngăn cao khoảng 3 m, một nhân viên nhảy xuống hồ nước bảo vệ và lặn trốn bên dưới, nhân viên khác bị hổ vồ vào vùng cổ và đầu gây trọng thương, công nhân còn lại bị hổ cắn chết, người bị chết là do thấy hổ lao đến tấn công đồng nghiệp, anh chạy lên dùng gậy đánh để giải cứu thì hổ bất ngờ quay sang cấu xé khiến anh này tử vong tại chỗ. Nguyên nhân tấn công là do các con hổ đã bị hoảng sợ khi nhân viên vườn thú dùng cần cẩu để trồng cây xanh, bị hoảng loạn do tiếng động mà nhóm nhân viên làm việc gây ra, hung dữ hơn vì đang giai đoạn động dục và được ăn nhiều thịt sống, tường ngăn không đủ cao đã dẫn đến sự việc trên Năm 2009, ở một vườn thú ở Trung Quốc - Vụ hổ tấn công người, cảnh sát đã bắn chết hai con hổ Mãn Châu sau khi nó vồ một công nhân vườn thú Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ hổ vồ người trong vài năm trở lại, đã xảy ra một số trường hợp hổ tấn công người. 2010-2012. Tháng 6 năm 2010, tại Malaysia - Vụ một con hổ tấn công một người nhặt trái petai, con hổ đã rình ở phía sau, nó im lặng cho đến khi nhảy vồ lấy nạn nhân, sau đó bắt đầu gầm rống, tuy nhiên nạn nhân là một thanh niên đã chống trả và đuổi con hổ này bỏ chạy, kết quả vụ tấn công đã để lại cho nạn nhân một vết thương dài 15,2 cm và sâu 10 cm trên lưng, cùng một số vết thương khác trên tay và chân, nạn nhân đã sau đó đã tự lết hơn 1,5 km ra khỏi rừng để về nhà với toàn thân bê bết máu, sau đó vì vết thương quá nặng nên đã kịp thời chuyển đi điều trị. Tháng 1 năm 2011, tại một Trung tâm gây giống ở Thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang ở Trung Quốc - Vụ một tài xế bị một con hổ Mãn Châu vồ chết. Một tài xế xe du lịch họ Kim đã bị hổ vồ đến chết trong khi đang xuống xe kiểm tra động cơ, người đàn ông này bị con hổ tấn công và kéo vào vùng cây cối rậm rạp, nạn nhân chết ngay tại chỗ. Tháng 7 năm 2011 tại xã Quảng Tiến, Giang Điền, Đồi 61 thuộc huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam, trong ba ngày, người dân bất an với thông tin có hai con hổ sổng chuồng, hàng đêm về rình mồi tại trại heo của người dân. Khu vực bắt nguồn từ thông tin có hổ là trại chăn nuôi heo ở gần đó, người ta nghe chó sủa dữ dội ở góc chuồng heo, sau đó con chó chạy ngược vào nhà, đến sáng thì phát hiện có những dấu chân to lớn ở sau nhà, trên đống cát cũng in rõ hai loại dấu chân. Từ đó, cứ đêm đến là các hộ dân ở đây đóng kín cửa không dám ra ngoài. Nguồn gốc hai con hổ được cho là của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom bị sổng. Tháng 2 năm 2012 tại Công viên hoang dã, ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc có vụ Đàn hổ tám con tấn công xe chở khách. Tại đây xảy ra vụ việc tấn công xe chở du khách tham quan của tám con hổ Bengal. Đàn hổ đói đã cắn thủng lốp và phá vỡ kính chắn gió của chiếc xe safari chở 28 người. Phải mất 10 phút, nhân viên công viên mới có mặt để ứng cứu. Lúc này, những con hổ đã kịp nhảy lên xe và phá tiếp cửa kính. Rất may, 27 du khách không bị thương, riêng tài xế xe buýt bị hổ cào ở tay. Tháng 4 năm 2012, tại Công viên Quốc gia Chitwan của Nepal - Vụ một thanh niên bị hổ Bengal vồ chết khi đi cắt cỏ, đây là một vụ hổ tấn công người hi hữu khiến một chàng trai 17 tuổi chết thảm, nạn nhân này cùng đi cắt cỏ với bốn người bạn, khi hổ tấn công, bốn người cùng đi với nạn nhân đã trốn thoát. Vụ hổ tấn công người nói trên là cực kỳ hi hữu vì hiện tượng hổ tấn công người hầu như không xảy ra trong những năm qua do số lượng hổ trong khu vực đã giảm đi đáng kể. Tháng 7 năm 2012, tại vườn thú Copenhagen ở Đan Mạch - Vụ một thanh niên 21 tuổi được phát hiện nằm chết trong một chuồng hổ, nạn nhân chết ngay tại chỗ vì dính một cú cắn ngay cổ họng, chứng cứ đều cho thấy anh ta bị cọp cắn chết vì xung quanh anh ta là ba con hổ Mãn Châu. Đây là lần đầu tiên trong lịch 152 năm của vườn thú xảy ra sự cố này. Tháng 8 năm 2012, tại vườn thú Cologne, Đức - Vụ con hổ đực có tên là Altai, thuộc giống hổ Mãn Châu thoát khỏi chuồng và nó đã giết chết một nữ nhân viên 43 tuổi, nguyên nhân do khóa cửa chuồng nuôi nhốt không đóng chặt, nên con hổ chạy ra ngoài. Con hổ sau bị giám đốc vườn thú dùng súng trường bắn chết con người phụ nữ xấu xổ qua đời do bị thương quá nặng. Tháng 9 năm 2012, tại Vườn bách thú Bronx ở New York, Mỹ - Vụ một thanh niên rơi vào chuồng hổ nên đã bị hổ vồ. Một người đàn ông 25 tuổi bị hổ vồ sau khi bất thình lình nhảy vào chuồng cọp từ độ cao 6m từ một con tàu và rơi xuống gần con hổ Mãn Châu nặng hơn 180 kg tên là Bachuta. Con hổ đã tấn công trong vòng 10 phút, các nhân viên của vườn thú phải dùng bình cứu hỏa để đuổi nó ra khỏi người đàn ông và nạn nhân được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, phía lưng của nạn nhân bị một vết cắt rất sâu, các bác sĩ đã cứu được đôi chân, nạn nhân còn tơi tả với các vết thương vỡ xương chậu, vỡ vai phải, gãy một xương sườn bên phải, tổn thương một bên phổi, vỡ mắt cá chân bên phải. Tháng 10 năm 2012, vụ hổ vồ người tại công viên safari Bát Đạt Lĩnh dưới chân dãy Vạn Lý Trường Thành, huyện Diên Khánh (tây bắc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc). Nạn nhân là một du khách lớn tuổi đã bị hổ tấn công và bị thương nặng. Tháng 12 năm 2012, tại vườn thú ở thành phố Liberec, miền bắc nước Cộng hòa Czech - Vụ một con hổ trắng 7 tuổi, tên là Paris sổng chuồng, tấn công 3 người. Nó đã sổng chuồng và tấn công 3 nhân viên, một người bị hổ tấn công đã phải nhập viện với nhiều vết thương trên đầu, song các vết thương này không đe dọa tới tính mạng, hai người khác bị hổ tấn công cũng bị thương nhẹ và được đưa tới bệnh viện địa phương điều trị. Tháng 12 năm 2012, tại quận Betong ở tỉnh Yala, miền nam Thái Lan - Vụ hổ vào làng ăn thịt 2 người cạo mủ cao su, có một con cọp giết chết hai người trong không đầy một tuần sau khi một phụ nữ bị vồ chết trong đồn điền cao su không xa địa điểm xảy ra vụ tấn công trước đó, cô này bị hổ cào xé ở mặt và lưng ngay trước mắt chồng khi cả hai đang cạo mủ cao su, chồng của nạn nhân nói trên đã cố gắng cứu vợ bằng cách bắn con cọp nhưng cuối cùng ông lại phải trèo lên cây lánh nạn. Cả đêm đó, người chồng ở trên cây, con hổ đã quay lại ăn thịt vợ ông, sau đó ông này bắn thêm phát nữa và con hổ chạy mất. Trước đó những dấu chân của một con hổ trưởng thành được thấy gần thi thể đã mất đầu và bị cào xé một nạn nhân khác tại một đồn điền khác ở Yala gần biên giới với Malaysia, thủ phạm cả hai vụ tấn công được cho là cùng một con hổ, vụ thứ nhất xảy ra cách vụ thứ hai chưa đầy 10 km. 2013. Tháng 2 năm 2013, tại sân khấu rạp xiếc Hermanos Suarez diễn ra ở Etchojoa bang Sonora miền Bắc México - Vụ việc một con hổ đã tấn công và giết chết nghệ sĩ biểu diễn xiếc thú trên sân khấu. Huấn luyện viên, nghệ sĩ xiếc thú là Alexander Crispin Suarez khi đi sau lưng một con hổ, nó bất ngờ dừng lại, vật anh này xuống đất và cào cấu, một đồng nghiệp khác lập tức xuất hiện, dùng thanh kim loại đánh tới tấp con hổ nhưng nó vẫn không nhả người. Khán giả la hét hoảng loạn còn những nhân viên khác trong rạp xiếc vội xuất hiện can thiệp, Suarez được đưa đến bệnh viện nhưng đã chết vì mất máu nhiều. Tháng 3 năm 2013, ở làng Muaro Sebo thuộc tỉnh Jambi, Indonesia - Vụ hổ Sumatra vào làng vồ người. Một người đàn ông bị hổ tấn công nối dài thêm danh sách những trường hợp bị hổ tấn công. Nạn nhân bị thương nặng ở bắp đùi chân phải sau khi hổ tấn công, đầu tiên ông này phát hiện dấu chân hổ in trên nền đất khi đang khai thác cao su tại một đồn điền gần làng. Ông vội chụp hình lại và chạy vội về làng cảnh báo người dân nhưng rên đường về, ông bất ngờ đối mặt với một con hổ phục kích, nạn nhân đã vớ khúc gỗ gần đó đánh trả nhưng con hổ vẫn tiếp tục lao tới vồ vào đùi trái khiến ông bị thương nặng, trong lúc con hổ hụt đà, nạn nhân đã kịp trèo lên cây thoát nạn. Con hổ vẫn không chịu đi ngay mà vẫn tiếp tục gầm gừ bên dưới gốc cây, trong khi ông này đang đau đớn vì vết thương quá nặng. Người dân ở làng đều đóng kín cửa và ở trong nhà. Quý I năm 2013, tại khu bảo tồn quốc gia Kerinci Seblat, nằm ở địa phận ba tỉnh Jambi, nam Sumatra và Bengkulu của Indonesia - Vụ xảy ra hai trường hợp hổ tấn công làm một người bị chết, một người bị thương và hai con hổ bị chết vì bẫy điện. Tháng 4 năm 2013, tại rạp xiếc Isis Shrine ở khu trung tâm Bicentennial, thành phố Salina, bang Kansas của Mỹ - Vụ hổ sổng chuồng nặng 113 kg trong nhà vệ sinh nữ, Một phụ nữ ở Mỹ, dắt cô con gái 3 tuổi đi vệ sinh bất ngờ gặp phải nó. Con hổ hổ này vừa có tiết mục biểu diễn trong chương trình, tuy nhiên nó đã nhân cơ hội chạy thoát khỏi chuồng và đi lang thang ở khu vực nhà vệ sinh nữ. Các nhân viên rạp xiếc đã phải lập tức đóng hết mọi cánh cửa để ngăn không cho nó thoát ra ngoài. Rất may là nó không tấn công. Người mẹ thì hoảng sợ trong khi cô con gái thì chỉ muốn biết liệu chú hổ kia đã rửa sạch tay chưa. Tháng 5 năm 2013, tại bên rìa Rừng quốc gia Chitwan ở miền Trung Nepal xảy ra vụ hổ xé xác 2 người. Nạn nhân đầu tiên của con hổ là một người đàn ông 75 tuổi bị giết khi đang ở cùng với người con dâu. Ông bị kéo lê khỏi một túp lều trong khi cô không nghe thấy bất cứ âm thanh nào từ vụ tấn công. Sáng hôm sau, mọi người nhìn thấy vết máu và bắt đầu lần theo vào tận rừng sâu và tìm thấy thi thể không còn nguyên vẹn của nạn nhân. Nạn nhân tiếp theo của con hổ là một người đàn ông 31 tuổi, bị giết chết khi nỗ lực cùng dân làng vào rừng săn mãnh thú. Nạn nhân tiếp theo của con hổ là một người đàn ông 31 tuổi, bị giết chết khi nỗ lực cùng dân làng vào rừng săn mãnh thú. Tháng 5 năm 2013, tại công viên thú hoang dã South Lakes tại Dalton-in-Furness, Anh - Vụ hổ Sumatran vồ chết một nhân viên sở thú. Vụ việc xảy ra khi một nhân viên sở thú đã bị giết bởi con hổ mà cô phụ trách chăm sóc. Nạn nhân có tên là Sarah McClay, 24 tuổi, đã chết thảm sau khi bị hổ tấn công, đang cho hổ ăn hoặc làm sạch lồng khi bất ngờ bị vồ, cô được đưa đến bệnh viện Royal Preston để cấp cứu bằng máy bay trực thăng nhưng không qua khỏi do vết thương quá nặng. Con hổ tấn công Sarah đã ở vườn thú từ khi nó con nhỏ, đến bây giờ nó đã được 10 tuổi. Nó vồ rồi kéo nạn nhân vào chuồng, cô bị thương nặng ở cổ, lưng, ngực, cánh tay và chân trái. Xương sống gãy, xương sườn vỡ nát, tủy sống trào ra khiến cô mất mạng. Tháng 6 năm 2013, tại sở thú thành phố Novosibirsk của Nga - Vụ một nữ nhân viên sở thú bị hổ vồ chết khi nữ nhân viên vào chuồng hổ dọn dẹp, cánh cửa khu vực cách ly con hổ trong chuồng không được khóa nên các con hổ đã xông vào tấn công, cô đã bị những con hổ tấn công khiến cô chết tại chỗ do vết thương quá nặng. Tháng 7 năm 2013, tại sở thú ở miền bắc nước Ý - Vụ một ông cụ 72 tuổi mất mạng vì cho hổ ăn, ông cụ 72 tuổi nhân viên chăm sóc vườn thú đã bị ba con hổ tấn công sau khi chui vào chuồng cho chúng ăn, vợ ông đã nhanh chóng bấm còi báo động nhờ giúp đỡ, tuy vậy, khi lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường thì ông này đã chết Tháng 7 năm 2013, tại vườn quốc gia Núi Leuser, phía bắc đảo Sumatra ở Indonesia - Vụ năm người đàn ông được phát hiện mắc kẹt trên cây ba ngày sau khi họ bị một bầy hổ Sumatra đuổi bắt. Bốn con hổ đã vồ chết một người bạn của họ trước đó và chúng vẫn kiên nhẫn vờn quanh gốc cây, không ngừng gầm gừ hù dọa con mồi. Nguyên nhân vụ truy sát này là do những người trên vô tình giết chết một con cọp con khi vào khu vực này để tìm trầm. Nhóm người đã cài bẫy bắt nai và linh dương lấy thức ăn, nhưng lại bẫy nhầm một con cọp con làm chết nó. Những con cọp lớn ngay lập tức tấn công trả thù, giết chết một thanh niên 28 tuổi, năm người còn lại chạy thoát lên cây. Dân làng lần theo chỉ dẫn, đã đến được nơi họ gặp nạn nhưng buộc phải rút lui khi nhìn thấy bầy cọp ban đầu có bảy con hổ canh gác dưới gốc cây nhưng khi nhóm cứu hộ đến thì chỉ còn ba con. Cả sáu người đều leo kịp lên cây nhưng một người không may ngã xuống đất do cành cây gãy và bị hổ vồ đến chết. Đội cứu hộ gồm 30 binh sĩ, cảnh sát và các nhà bảo tồn cũng đã giải cứu được họ, những người huấn luyện thú trong nhóm dụ được bầy cọp đi chỗ khác để giải cứu thành công nhóm người đã lả đi vì kiệt sức, họ đều ở trạng thái rất yếu, bị mất nước, đói và hoảng sợ, họ sống sót nhờ uống nước mưa cầm hơi. Tháng 9 năm 2013, tại vườn thú Munster, Đức - Vụ một nhân viên sở thú bị một con hổ Mãn Châu tên Rasputin giết chết chỉ vì quên không khóa cửa chuồng khi nhân viên sở đặt thức ăn ở khu vực bên ngoài chuồng hổ, ông này đã không khóa cửa bao vây bên trong đúng cách, do đó hổ đã xổng chuồng, nhảy ra tấn công, con vật hung dữ lao tới vồ vào người và cắn vào cổ họng khiến ông ta chết ngay lập tức chỉ với vết cắn duy nhất ở cổ họng. Vụ việc thảm khốc trên xảy ra ngay trước mắt các khách tham quan. Vụ việc khiến người ta nhớ đến tai nạn xảy ra cách đây không lâu về vụ cô Sarah McClay đã thiệt mạng vì bị một con hổ Sumatra tấn công. Tháng 9 năm 2013, tại Đền Hổ, Thái Lan, một du khách Anh là một nạn nhân khác của dịch vụ vui đùa cùng hổ ở Thái Lan. Tai nạn xảy ra, nữ du khách liều lĩnh tới gần một con hổ và thích thú khi được vuốt ve và chụp ảnh cùng chúa sơn lâm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi chụp được bức ảnh "để đời", con hổ dữ nhảy bổ vào người cô gái 19 tuổi, đẩy cô xuống mặt đất rồi vồ và cắn thẳng vào đùi cô. Rất may là đội cứu hộ có mặt và giải cứu cô. Nạn nhân sau đó được chuyển đến bệnh viện Memorial Kanchanaburi của Thái Lan và phải khâu hàng chục mũi. Tháng 10 năm 2013, tại Công viên động vật hoang dã ở vùng Wynnewood, trung tâm bang Oklahoma, Mỹ - Vụ một con hổ xé tay nhân viên vườn thú, theo đó một con hổ đực trưởng thành đã cắn, xé tay trái của nhân viên sau khi cô đưa tay vào chuồng, ngay khi bị tấn công, nạn nhân vội vã kéo tay ra ngoài, vết thương nghiêm trọng dù vẫn chưa đứt lìa nhưng con cọp đã tàn phá cánh tay của cô. Con cọp đang ở trong chuồng của nó, cô nhân viên này đã chống tay vào chuồng và hành động đó được xem là xâm nhập vào khoảng không gian riêng của hổ và nó đã kích động tấn công. Tháng 11 năm 2013, tại sở thú Australia xảy ra vụ việc một người đàn ông ở Australia may mắn thoát chết sau khi bị con hổ do chính anh huấn luyện cắn vào cổ và vai khi đang biểu diễn cho nhiều khách du lịch xem, con hổ tấn công cũng từng được nạn nhân nuôi nấng, chăm sóc, khi xảy ra vụ tấn công, ba nhân viên sở thú lập tức lao tới để cứu nạn nhân. Một người trong số họ dùng cây thước đánh con hổ, trong khi hai người còn lại đưa nạn nhân ra ngoài và đem đi cấp cứu. Tháng 12 năm 2013, tại vườn thú ở Thượng Hải, Trung Quốc xảy ra vụ hổ Hoa Nam vồ chết người. Vụ tai nạn xảy ra khi nhân viên vườn thú 56 tuổi họ Châu bước vào chuồng của một con hổ Hoa Nam đực 9 tuổi tên là có tên Yingying khi nó chưa được cho ăn để dọn dẹp thì con hổ tấn công khiến ông thiệt mạng. Khi không thấy ông này trở ra, đồng nghiệp tới chuồng của con hổ thì thấy ông Châu đã chết người điều hành vườn thú loại trừ khả năng đói là nguyên nhân của vụ tấn công. Tháng 12 năm 2013, tại Vườn quốc gia Jim Corbett, bang Uttar Pradesh ở Ấn Độ có vụ 7 người đã bị một con hổ cái đi lạc từ vồ chết. sau đó, cán bộ kiểm lâm của bang Karnataka cũng bắt sống một con hổ được cho là đã cướp đi tính mạng của ba người dân. Các vụ giết người gây nên tình trạng căng thẳng trong khu vực có hổ sinh sống. Nhiều nông dân bang Karnataka đã nổi giận vì chính quyền địa phương không đề ra được các biện pháp giữ an toàn. Họ đã phá hoại một trụ sở kiểm lâm, đồng thời đe dọa sẽ tự thực thi pháp luật. 2014. Tháng 1 năm 2014, tại khu rừng Doddabetta thuộc khu nghỉ mát núi Ooty bang Tamil Nadu, phía nam Ấn Độ đã xảy ra vụ hổ vồ chết ba người đồng thời khiến chính quyền buộc phải đóng cửa 45 trường học để đảm bảo không có thêm nạn nhân. Vụ tấn công gần đây nhất xảy ra vào tuần trước tính từ ngày kể từ 4 tháng 1 năm 2014. Nạn nhân là một phụ nữ đang làm việc tại một vườn chè gần quận Nilgiris, đây là người thứ ba bị con hổ tấn công. Sau đó, quan chức địa phương cho biết các cán bộ kiểm lâm tiến sâu vào trong rừng để lần theo dấu vết con hổ và đã bắn chết được nó. "Kẻ ăn thịt người" cũng được cho là thủ phạm tấn công một số con bò rừng chỉ vài giờ trước khi bị các tay súng hạ sát. Tháng 1 năm 2014 tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ xảy ra một loạt vụ việc về một con hổ hoang dã được cho là đã vồ chết nạn nhân thứ tám trong hai tháng. Nạn nhân mới nhất của hổ dữ là một nông dân khi con hổ đã vồ người đàn ông đang làm việc trên cánh đồng kéo, tha con mồi vào rừng và xé xác. Các thợ săn địa phương theo dõi con thú vô hình này cho biết, nó rất khôn, biết ngụy trang và rất khó bắt. một thông tin khác cho biết là Một con hổ khác được cho là đã giết 4 dân làng tại bang Utta Pradesh ở phía bắc trong tháng 1 năm 2014. Các nhà bảo tồn cho rằng cho những thị trấn, ngôi làng ở Ấn Độ xâm lấn vào môi trường sống tự nhiên của loài hổ, dẫn đến những sự việc chết người tương tự xảy ra. Chính phủ Ấn Độ đã ghi nhận hàng loạt trường hợp hổ vồ chết người trong thời gian gần đây. Trong vòng chưa đầy một tháng, có 17 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công. Tháng 2 năm 2014 tại bên ngoài một ngôi làng Kalgarh trong tiểu bang Uttarakhand miền Bắc Ấn Độ ở vườn quốc gia Jim Corbett, xảy ra vụ việc một con hổ Bengal đã thoát khỏi vườn quốc gia và vồ một người đàn ông 50 tuổi, khi dân làng dùng gậy gộc, cuốc xẻng để xua đuổi thì con hổ đã sợ hãi và thả con mồi. Tuy nhiên, nạn nhân vẫn tử vong do bị thương quá nặng và con hổ đã ăn một phần chân của người đàn ông này trước khi bị xua đuổi Đây đã là nạn nhân thứ 10 của con hổ này. Nạn nhân đầu tiên là một người đàn ông 65 tuổi bị con hổ tấn công, cắn chân và bụng khi ông đang đi kiếm củi. Nhiều người dân đã sợ hãi không dám ra ngoài, chính quyền bang phải thuê 3 thợ săn truy lùng con hổ này. Một báo cáo khác cho biết con hổ săn mồi lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2003 khi nó tấn công một phụ nữ 65 tuổi ở bang Uttar Pradesh. Thi thể những nạn nhân của nó thường không còn nguyên vẹn. Tháng 2 năm 2014, vụ một con hổ Bengal tấn công một thanh niên ở Trung Quốc. Đây là một vụ việc hi hữu khi một thanh niên bị trầm cảm và tâm thần nhẹ đã hiến thân cho hổ vồ trong lồng, nạn nhân đã nhảy múa và có những cử chỉ bất thường trước hai con hổ Bengal. Con hổ cái bỏ đi trước các hành động kỳ quặc trên, còn lại con hổ đực quay sang tấn công. Ccon hổ chỉ ngoạm rách quần áo và nạn nhân thoát nạn khi con hổ bị các nhân viên sở thú bắn phi tiêu gây mê. Nạn nhân cho rằng mình thấy chán nản khi thấy những chú hổ thật cao quý và tuyệt vời này lại bị nhốt trong lồng mà không được sống theo bản năng tự nhiên của chúng. Sau đó, đã quyết định hy sinh bản thân mình để những con hổ lấy lại cảm giác săn mồi. Tháng 6 năm 2014, vụ hổ lao lên thuyền vồ người tại công viên quốc gia Sundarbans của Ấn Độ. Một con hổ Bengal bất ngờ chồm lên chiếc thuyền của ba cha con đang bắt cua giữa sông, cắn cổ người cha lôi vào rừng trước sự bất lực của những người chứng kiến. Người con của nạn nhân thuật lại rằng con hổ đã hất nạn nhân lên lưng rồi nhảy những bước lớn mất hút vào rừng bất chấp việc hai người đã cố hết sức đánh con thú bằng gậy và dao nhưng vô ích. Tháng 8 năm 2014, vụ hổ đói nhảy lên thuyền tấn công người, tha một phụ nữ vào rừng, nạn nhân đang cùng chồng đánh bắt cua tại khu vực Sunderbans, trên thuyền vẫn còn một người lái, nhưng tất cả đều chịu bất lực nhìn con hổ kéo người phụ nữ vào rừng rậm Pirkhali. Các nhân chứng cho biết, họ nghe thấy một tiếng kêu lớn và nghĩ rằng đó là tiếng sét. Con hổ lớn bỗng nhiên nhảy lên giữa thuyền. Nó lao tới tấn công và ngậm nạn nhân rong miệng. Sau khi tấn công nó nhảy vọt khỏi thuyền và biến mất vào rừng. Tính vụ việc này thì đây đã là vụ hổ vồ thứ sáu trong năm 2014 ở Sunderbans. Tháng 8 năm 2014, vụ một trẻ em nghịch dại vuốt ve hổ dữ, bị cắn nát tay tại sở thú ở Cascavel, Brazil. Một cậu bé ùng cha thăm công viên đã không nghe lời cảnh báo thò tay vào chuồng hổ vuốt ve con thú và bị cắn nát tay. Sự việc này rút một bài học kinh nghiệm cho các bậc phụ huynh khi đưa con em mình đi chơi sở thú là phải luôn chú ý đến các em. Tháng 8 năm 2014, vụ hổ vồ người tại công viên Bát Đạt Lĩnh dưới chân dãy Vạn Lý Trường Thành huyện Diên Khánh (tây bắc thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc), nạn nhân là một nhân viên tuần tra đã bị hổ vồ chết do bước ra ngoài xe ô tô. Tháng 9 năm 2014, vụ hổ trắng giết người say rượu trong vườn thú ở Ấn Độ. Một nam thanh niên, nhảy vào chuồng hổ trắng tại vườn thú New Delhi bất chấp sự can ngăn của nhiều người. Ngay sau khi thanh niên trượt chân và ngã xuống con hào, con hổ tiếp cận rồi quan sát người này trong gần 15 phút, sau đó con hổ trắng vồ và cắn cổ nam thanh niên. Anh ta đã quằn quại trong đau đớn, hai tay ôm đầu khi vật lộn với con hổ trong 10 tới 15 phút, dù mọi người đã dùng gậy và đá ném vào con hổ để cứu nam thanh niên nhưng con vật vẫn điên cuồng cấu xé nạn nhân.. Camera trong sở thú cho thấy sau khi rơi vào chuồng hổ, chàng thanh niên sợ hãi thu mình lại trong khi con hổ nhìn chằm chằm ở cự ly gần. Sau đó nó vồ lấy nạn nhân và kéo anh ta xung quanh chuồng. Sự việc kéo dài 15 - 20 phút mới có sự can thiệp của nhân viên sở thú. Tuy nhiên, lúc này nạn nhân đã qua đời. Tháng 10 năm 2014, tại Công viên Vương quốc Hổ, Thái Lan, công viên nuôi hổ nổi tiếng ở Phuket cũng xảy ra vụ hổ tấn công người. Nạn nhân là du khách Australia. Khi ông bước vào trong lồng để vuốt ve con hổ thì đột nhiên con vật tấn công, các nhân viên nhanh chóng kéo nạn nhân đến nơi an toàn. Goudie bị thương ở bụng, chân và được đến bệnh viện Phuket cấp cứu. Sau đó dù từng bị hổ vồ, du khách vẫn quay lại thăm hổ. Bị hổ vồ khi đang vuốt ve nó ở Phuket, Thái Lan, vị khách người Australia vừa trở lại công viên và cho biết không còn cảm giác sợ hãi nữa. Nạn nhân đang chụp ảnh với hổ thì gặp chút trục trặc nên anh được nhân viên của công viên giúp đỡ. Tuy nhiên, sau đó con vật vồ và cắn vị khách, chủ công viên cho rằng con hổ chỉ cố gắng bảo vệ nhân viên làm ở đó. Tháng 10 năm 2014, tại Công viên Leheledu, Trung Quốc, vụ một bé gái 8 tuổi ở Trung Quốc bị hổ cắn chết tại công viên giải trí ở Trùng Khánh. Sự việc xảy ra khi bé gái lẻn vào khu chuồng hổ của gánh xiếc thú để quan sát rõ hơn và không may bị ngã xuống trước hàng rào bảo vệ. Cô bé bị con vật vồ lấy và cắn xé trước sự kinh hãi của du khách. Dù được đưa đến bệnh viện, vết thương ở đầu và cổ quá nghiêm trọng khiến bé qua đời trước khi được các bác sĩ can thiệp. Gánh xiếc này được những người quản lý công viên thuê để mua vui cho du khách. Họ lập một hàng rào tạm thời để ngăn không cho những con vật gây hại cho người dân, nhưng tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. 2015. Tháng 6 năm 2015, tại Khu sinh thái Trại Bò nằm ở huyện Diễn Châu, Nghệ An xảy ra vụ việc hổ cắn đứt cánh tay du khách. Một nữ du khách Việt Nam đứng ngoài rào sắt cùng đoàn khách tham quan, bị con hổ trắng bất ngờ với chân ra ngoài kéo vào cắn đứt cánh tay, nạn nhân đứng cạnh rào sắt thì bị con hổ trắng nhốt phía trong lao tới cắn vào cánh tay. Nhiều khách tham quan lúc đó cũng la ó, một số lấy gậy gộc chọc vào đầu con hổ để giải cứu nạn nhân. Tháng 6 năm 2015 diễn ra vụ hổ trắng sổng chuồng vồ chết người ở Gruzia. Một con hổ trắng thoát khỏi vườn thú ở Gruzia sau trận mưa dông đã tấn công người đàn ông đến chết. Cảnh sát đã tiêu diệt con vật giết người gần quảng trường của thủ đô Tbilisi Những nạn nhân vừa bước vào kho hàng thì đột nhiên một con hổ trắng lao ra từ phòng liền kề và tấn công một người công nhân. Mọi người phá cửa sổ để chạy trốn sang phòng khác. Tiếng kính vỡ làm con hổ sợ và bỏ chạy. Con hổ đã trốn trong một nhà máy bỏ hoang, được biến thành một khu chợ bán đồ xây dựng khi nó tấn công người đàn ông. Cảnh sát muốn bắn thuốc mê, nhưng nó rất hung dữ, vì vậy buộc phải tiêu diệt Tháng 9 năm 2015, vụ hổ vồ chết một nhân viên sở thú ở Ba Lan. Một nhân viên sở thú bị hổ Sumatra vồ chết sau khi cánh cửa ngăn ở vườn thú này không được đóng chặt. Vụ tấn công xảy ra khi nạn nhân tiến vào chuồng hổ để làm vệ sinh như thường lệ. Nạn nhân chết gần như ngay lập tức sau cú vồ của con hổ. Một đồng nghiệp may mắn thoát chết sau khi đóng cửa chuồng kịp thời. Tháng 9 năm 2015, tại vườn thú Hamilton ở New Zealand xảy ra vụ một con hổ cắn chết nhân viên vườn thú, nhân viên chăm sóc trong vườn thú Hamilton, New Zealand bị con hổ Oz cắn chết. Nhiều người đòi vườn thú New Zealand thực hiện cái chết nhân đạo cho hổ Oz vì cắn chết nhân viên chăm sóc, nhưng vườn thú quyết bảo vệ nó. Con hổ cắn chết nhân viên vườn thú thoát án tử do các quan chức xác nhận rằng Oz đã hành động theo bản năng tự nhiên của nó. Tháng 11 năm 2015, có vụ nữ khách say xỉn bị tấn công khi đột nhập chuồng hổ. Một con hổ trong vườn thú Henry Doorly, thuộc thành phố Omaha, bang Nebraska, Mỹ, đã cắn một người phụ nữ say xỉn khi cô đột nhập vào đây, trèo qua hàng rào an ninh của sở thú, và bị cắn khi đang cố gắng vuốt ve một con hổ. Nạn nhân đã phải nhập viện với nhiều vết thương nghiêm trọng trên tay, thậm chí có thể bị mất một vài phần của bàn tay. Chú hổ được cho là đã tấn công tên là Mai, 18 tuổi, chỉ có 3 chân và thuộc giống hổ Malay. Mai là một chú hổ rất hiền lành. Nó đã được con người nuôi nấng từ nhỏ nên khá thân thiện, nó luôn muốn được chăm sóc và chú ý. 2016. Tháng 4 năm 2016, vụ Hổ vườn thú nổi điên kéo nữ sinh vào chuồng tại vườn thú “Khu rừng cổ tích” ở Barnaul (Nga). Vụ việc xảy ra khi hai nữ sinh cố tình trèo rào đến gần chuồng hổ khiến nó nổi điên, túm lấy chân của một nữ sinh rồi kéo thật lực vào chuồng khiến bị thương nặng. Họ cố tình lẻn vào vườn thú, sau đó trèo rào tiến đến sát chuồng hổ và cho con hổ có tên Hoa Sen ăn thịt. Ngay lập tức Hoa Sen bất ngờ lao đến túm lấy chân của một nữ sinh rồi cố gắng kéo vào chuồng. Nhiều người đã lao đến đánh lạc hướng hổ rồi giải cứu. Do song sắt của chuồng hổ khá hẹp nên Hoa Sen chỉ có thể vồ được chân mà chưa kéo được vào chuồng. Nữ sinh phải nhập viện để điều trị vết thương nặng ở chân. Tháng 7 năm 2016, vụ Nhân viên sở thú thiệt mạng vì bị hổ tấn công một nhân viên sở thú tại Benidorm, Tây Ban Nha (công viên thiên nhiên Terra Natura), nạn nhân đã bị một con hổ Bengal tấn công đến chết khi đang dọn dẹp chuồng. Một nữ nhân viên sở thú được tìm thấy đã chết trong khu chuồng nhốt của phân loài hổ Bengal, nữ nhân viên này có thể đã sơ ý để mở một cánh cửa trong khi đang làm vệ sinh chuồng nhốt loài hổ châu Á này, sự việc xảy ra khiến toàn bộ nhân viên cảm thấy sợ hãi. Tháng 7 năm 2016, vụ nữ du khách bị hổ vồ chết tại công viên safari ở Trung Quốc (công viên động vật hoang dã Bát Đạt Lĩnh). Một phụ nữ thiệt mạng, một người khác bị thương nặng do hổ tấn công khi đang tham quan công viên động vật hoang dã ở Bắc Kinh. một nữ du khách vừa bước khỏi xe hơi sau khi cãi vã thì bị một con hổ Siberia tấn công, một phụ nữ khác đã nhảy khỏi xe để cứu bạn đồng hành. Tuy nhiên, cô gái thứ hai bị con hổ vồ lấy và kéo đi. Nữ du khách này sau đó tử vong, cô gái đầu tiên bị thương nặng và ngay lập tức được đưa đi cấp cứu. Tháng 9 năm 2016, tại khu chuồng nuôi của Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương đóng ở phường Bình An (thị xã Dĩ An) ở Bình Dương, Việt Nam xảy ra vụ hổ cắn chết người. Khi vào chuồng nuôi cho hổ ăn, nhân viên 40 tuổi bị con hổ nặng 120 kg tấn công, cắn chết tại chỗ. Tại đây đã từng xảy ra vụ một con hổ xổng chuồng, chạy vào nhà dân kế bên nhưng không tấn công ai. 2017. Tháng 1 năm 2017, tại một rạp xiếc lưu động dừng bên đường thuộc Lạc Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc) có vụ người đàn ông Trung Quốc bị cắn nhiều nhát sau khi cho tay vào chuồng để vuốt ve một con hổ Siberi của rạp xiếc Qilu International Circus lưu diễn, nạn nhân bị tấn công khi cho tay vào chuồng hổ để vuốt ve con vật. Các nhân viên đoàn xiếc phải dùng gậy để xua con hổ khi nó cố gắng cắn tay của nạn nhân. Tay nạn nhân bị thương nặng vì chịu nhiều vết cào và cắn, được nhân viên đoàn xiếc đưa tới bệnh viện sau đó và may mắn không bị đứt rời tay sau khi bị hổ cắn. Vào tháng 1 năm 2017, tại vườn thú Ninh Ba Younger ở phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xảy ra vụ người đàn ông bị đàn hổ vồ đến chết trong vườn thú. Ba con hổ hợp sức vồ một người đàn ông đến chết trong khi vợ và những người con chứng kiến trong sự kinh hãi. Các nhân viên vườn thú vội vã giải cứu vị khách trèo vào chuồng hổ trong giờ ăn. Vị khách đau đớn quằn quại dưới nền đất khi những con hổ Bengal ra sức cào cắn cơ thể người đàn ông bằng hàm răng nhọn và bộ vuốt sắc, những con hổ xé rách quần áo của người đàn ông và thậm chí ngoạm đầu vị khách. Sau vài lần chạy trốn thất bại, ông bị một con hổ kéo vào rừng. Để xua đuổi đàn hổ, nhân viên vườn thú dùng cả pháo và súng phun nước nhưng nỗ lực của họ không đem lại kết quả. Họ buộc phải bắn chết một trong ba con hổ. Người đàn ông được đưa đến bệnh viện ngay lập tức nhưng đã chết do vết thương quá nặng. Nguyên nhân được xác định là do nạn nhân trèo qua 2 bức tường cao 3 mét để trốn vé, phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo dọc theo hàng rào dây kẽm gai, trước khi leo qua bức tường 3 mét khác, rồi bị hổ tấn công. Ngày 29 tháng 5 năm 2017, tại Vườn thú Hamerton, gần Huntingdon, hạt Cambridgeshire của miền trung nước Anh xảy ra vụ một bảo vệ vườn thú thiệt mạng vì hổ tấn công trong khu nuôi nhốt. Nhân viên cho thú ăn bất ngờ bị những con hổ trong chuồng bao vây và tấn công khiến nhân viên này tử vong ngay tại chỗ. Những người chứng kiến cho biết họ nghe thấy tiếng la hét và nhìn thấy các nhân viên sở thú cố gắng thu hút sự chú ý của bầy hổ bằng những miếng thịt. Tất cả mọi người đều hoảng loạn. Các nhân viên cứ liên tục chạy vào khu nuôi nhốt và ném các xô thịt để kiểm soát lũ hổ. Cùng lúc đó, các du khách đều nhanh chóng được sơ tán. Đây là sự việc chưa từng có tại vườn thú Huntingdon. Toàn bộ vườn thú Huntingdon đã phải đóng cửa sau khi sự việc xảy ra. Tháng 7 năm 2017, tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, xảy ra tai nạn hi hữu khi bị hổ tấn công, cậu bé không may bị cào nát chân, theo lời kể cậu bé đi tổng kết năm học về trên đường có cùng với một bạn học rủ nhau vào trang trại nuôi hổ xem thì không may bị một con hổ cào vào chân. Khi bạn của cháu dìu về gọi mọi người, trong nhà chạy ra thì thấy chân cháu quấn áo, chiếc áo thấm đầy máu. Cởi chiếc áo ra thì thấy chân bóc hết da thịt ra rồi. Cậu bé sau được đi cấp cứu vì tình trạng cháu quá nặng, nếu muốn giữ được chân cho con phải chuyển lên tuyến trên Vào ngày 19 tháng 8 năm 2017, tại nhà hát Liaohe, thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, phía Đông Bắc Trung Quốc có vụ hổ tấn công huấn luyện viên xiếc ở Trung Quốc, một con hổ tên là Teddy hiện 8 tuổi và nặng 240 kg đột ngột tấn công huấn luyện viên sau khi liên tục trình diễn 3 buổi mỗi ngày trong 10 ngày liên tiếp.con hổ chồm lên người huấn luyện viên và kéo người này trong hàng rào hình tròn bảo vệ ở giữa sân khấu. Các khán giả chỉ cách sân khấu 2 m đã bị sốc bởi cuộc tấn công. Hai diễn viên xiếc khác lập tức chạy lại, đánh con hổ liên tục bằng gậy, ép nó phải thả người huấn luyện. Con hổ cuối cùng cũng chịu lùi lại và rời sân khấu sau nhiều nhát gậy. Biện pháp phòng ngừa. Nhiều biện pháp đã được thực hiện để ngăn chặn và giảm số vụ tấn công của hổ với thành công khá hạn chế. Ví dụ, vì hổ hầu như luôn tấn công từ phía sau, nên những chiếc mặt nạ hình mặt người bắt đầu được dân làng đeo phía sau đầu năm 1986 ở Sundarbans, vì theo lý thuyết hổ thường không tấn công nếu con mồi đã nhìn thấy nó trước. Điều này đã tạm thời làm giảm số vụ tấn công, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn trước khi những con hổ phát hiện ra đó không phải là khuôn mặt thật của con người nên dân làng đã không còn đeo chúng để bảo vệ. Tất cả các biện pháp khác để ngăn chặn các cuộc tấn công của hổ, chẳng hạn như cung cấp cho hổ nhiều con mồi hơn bằng cách thả lợn nuôi nhốt vào vùng đệm của khu bảo tồn, hoặc đặt các hình nộm người bị nhiễm điện nhằm răn đe hổ để chúng hiểu rằng tấn công người có thể bị điện giật. Tuy nhiên, những giải pháp trên đều không mang lại hiệu quả và các cuộc tấn công của chúng vẫn tiếp tục. Do đó, nhiều biện pháp đã bị ngưng do thiếu thành công. Khi chạm mặt với loài hổ trong tự nhiên thì cũng giống như nhiều loài mèo lớn khác, phải cố gắng giữ bình tĩnh và không được bỏ chạy vì điều đó sẽ khơi dậy bản năng đuổi giết của hổ. Ngoài ra, tránh nhìn thẳng vào mắt hổ vì điều đó có thể làm chúng hung dữ hơn, cũng như chớ dại tấn công con thú trước vì hổ sẽ đáp lại sự hung hãn của đối phương bằng một thái độ còn hung hãn hơn và với chúng tấn công là một cách tự vệ. Nếu con hổ chỉ đang tiến lại gần hơn mà chưa có dấu hiệu tấn công thì cố gắng đứng thẳng người, nhìn vào mặt nó một cách tự tin, giang hai cánh tay thật rộng và lùi lại chậm rãi, đồng thời la hét thật to và tạo nhiều tiếng ồn vì hổ rất sợ tiếng động lớn. Tránh giả chết vì hổ có thói quen ăn cả xác thối nếu có cơ hội. Ngoại trừ những con hổ đã từng ăn thịt người thì hổ hoang dã hầu như sẽ không tấn công người và sẽ cho phép con người tự rút lui. Nếu con hổ dừng lại, đừng chọc tức nó, từ từ di chuyển ra xa về một khoảng cách khuất tầm mắt của con vật, sau đó nhanh chóng tẩu thoát. Dù là hổ hoang dã hay loài hổ nuôi nhốt sổng ra ngoài, hoặc ngay cả những con hổ già yếu trong tình trạng sức khỏe kém, đừng bao giờ nghĩ chúng thân thiện vì bản năng của loài mãnh thú này là săn mồi. Một khi đã quyết định tấn công đối phương, chúng sẽ không dừng lại. Vì vậy hãy tỏ ra hung hăng hơn, tạo nhiều tiếng ồn nhất có thể, dùng bất cứ thứ gì có thể giúp che chắn bản thân (đặc biệt là cổ) khỏi vuốt và hàm răng của chúng và cố gắng đánh trả lại con vật. Nên nhớ rằng, cơ hội tốt nhất để đuổi con hổ đi chính là tỏ ra hung hãn hơn chúng, khiến chúng hoảng sợ hoặc bị thương. Ngoài ra, trốn lên cây cũng là một phương án an toàn vì khác với loài báo, hổ không thể leo trèo tốt. Tuy nhiên, con người thông thường không di chuyển nhanh như hổ. Hổ có thể kéo người xuống trước khi họ trèo cây, và kỹ năng leo cây của nó vẫn nhanh và tốt hơn rất nhiều người. Trong văn hóa. Hổ vồ người được đề cập đến trong văn hóa, trong văn học Trung Hoa, hổ xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển như Tây Du Ký (hổ đóng vai trò là những con yêu quái hại người), trong đó hổ xuất hiện và tấn công Đường Tam Tạng khi ông này chuẩn bị qua biên giới Đại Đường, sau đó được một người thợ săn ở biên giới giải cứu và giết chết con hổ. Lần thứ hai, con hổ tấn rình tấn công Đường Tam Tạng thì bị Tôn Ngộ Không từ trên không lao xuống dùng thiết bổng đánh chết, Ngộ Không đã lấy da con hổ để làm áo mặc và bộ da hổ này theo Tôn Ngộ Không suốt quá trình đi thỉnh kinh. Tam Quốc Diễn nghĩa với việc làm nền cho những anh hùng xuất hiện, trong tác phẩm này có kể về một trận đánh của quân Thục với quân Nam Man trong đó, quân Nam Man đã dùng các loài dã thú, rắn rết trong đó có hổ để tấn công quân Thục. Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa Hồi thứ 60, La Quán Trung có kể về chuyện viên tướng Mã Siêu ở Tây Lương đêm nằm mơ thấy một đàn hổ xé xác mình giữa trời tuyết, khi anh chàng này giật mình tỉnh giấc và kể lại câu chuyện cho Bàng Đức, ông này đã khẳng định đó là điểm chẳng lành, đúng lúc đó thì Mã Đại trở về cấp báo việc Mã Đằng, cha của Mã Siêu bị Tào Tháo giết hại cùng với hai người anh em là Mã Hưu và Mã Thiết. Tác phẩm Thủy Hử với hình tượng trứ danh "Võ Tòng đã hổ trên đồi Cảnh Dương" ngoài ra hổ còn được mô tả qua việc ăn thịt mẹ của Lý Quỳ và ông này đã trả thù bằng cách tìm về hang cọp giết hổ báo thù cho mẹ của mình. Trong điển tích Võ Tòng đã hổ, câu chuyện cụ thể là khi Võ Tòng trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu thành), ông ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi". Võ Tòng là một người mê rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể có chuyện con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán. Chiều hôm đó, ông đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm Hổ. Sớm hôm sau gặp Hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ bể đầu chết tươi. Ở Việt Nam, nhà văn Tchya đã phản ánh hình tượng con hổ vào tiểu thuyết Thần Hổ xuất bản năm 1937, và "Ai hát giữa rừng khuya" vào năm 1942 của tác giả Vũ Ngọc Phan (1902-1987). Trong những tiểu thuyết này đã mô tả về Thần Hổ xuất thân từ những con hổ đã ăn thịt hơn trăm người, bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnh thú ấy sơi đã có tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ. Sự báo thù thật là ghê gớm tất cả con cháu họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt hổ, người nào cũng bị móc mất một mắt và cắn xé mất hạ bộ Ở Nam Bộ, người ta cũng kể câu chuyện về việc bác Ba Phi từng đánh bại hổ dữ, theo đó, ở vùng rừng U Minh có con hổ đực rất khôn ngoan, nhiều người lạc chân trong rừng thường mất tích một cách bí ẩn mà người ta nghi bị nó ăn thịt, sau này khi nó bắt một người phụ nữ đang làm ruộng thì bác Ba Phi được mời tới để đánh hạ con hổ dữ này, một cuộc chiến quyết liệt đã xảy ra và bác Ba Phi đã đánh thắng con hổ. Những chi tiết về con hổ cái Champawat huyền thoại và làm thế nào mà nó bị hạ sát có thể được tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon (năm 1944), được viết bởi chính Jim Corbett. Tại thị trấn Champawat gần cầu Chataar và trên đường đến Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi măng, đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát. Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi mà các con hổ đã bị giết bởi Jim Corbett là gần hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm).
1
null
Người Rang Đê hay Đêgar, theo tiếng Phạn Ấn Độ là Radaya, là một khối tộc người nói tiếng Ê Đê, Jarai thuộc Ngữ tộc Malay-Polynesia. Dân số của khối tộc người này tại Việt Nam khoảng hơn 717.557. Người Rang Đê được cho là tổ tiên của người Ê Đê và Jarai, đã được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa. Danh xưng tộc người RangĐê, Radaya ngày nay vẫn là danh xưng mà người Chăm vẫn còn dùng để gọi 2 tộc người Êđê và Jarai vốn có nguồn gốc chung từ nhóm tộc người Rang Đê cổ hay còn gọi bằng tiếng Phạn là người Radaya. Theo phỏng đoán, rất có thể sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Rang Đê cổ tạo ra tình trạng phân li nhóm tộc người thành Êđê (Rhade) Và Jarai sau thế kỷ 15, thời kỳ này còn gọi là thời kỳ Phara có nghĩa là chia li, chia rời. Người Jarai sau khi Chămpa thất thủ Vijya đã hình thành nên nhà nước Nam Bàn sơ khai. Lịch sử. Vào đầu công nguyên, xuất hiện hai vương quốc của người Malay-Polynesia lớn trên bán đảo Đông Dương: Phù Nam và Chiêm Thành. Lãnh thổ Phù Nam rộng từ vịnh Thái Lan đến Biển Hồ nhưng ảnh hưởng tỏa lên Thượng Lào và Bắc Miến Điện. Chiêm Thành gồm nhiều vương quốc nhỏ sinh hoạt độc lập với nhau dọc các đồng bằng eo hẹp miền Trung đến chân dãy Trường Sơn về phía Tây: Lâm Ấp hay Indrapura (Bình Trị Thiên), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Aryaru (Phú Yên), Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang). Sinh hoạt chính của người Malay-Polynesia là trồng lúa nước và buôn bán. Để tìm thêm nguồn hàng quí hiếm trao đổi với các thuyền buôn, người Malay-Polynesia mở rộng tầm kiểm soát lên các vùng rừng núi đồng thời khuất phục luôn các nhóm dân cư bản địa đã có mặt từ trước, điển hình điển hình nhóm Êđê Bih ven Krông Ana mà ngày nay được gọi là Ê-đê Bih với kỹ năng dệt, trang sức, làm gốm, trồng lúa nước. Nhóm Bih là nhóm Malayo - Polynésien định cư và chạy nạn sớm vào sâu nhất trong lục địa, họ đem theo kỹ thuật trồng lúa nước ven sông,dệt vải thô, trang sức hạt, và kỹ nghệ làm gốm thô. Đến cuối thế kỷ 7, quân Java của Indonesia từ Biển Đông lại tràn vào đánh phá Earyu (Phú Yên) và Kauthara- Ea Trang (Khánh Hòa), một phần lớn dân chúng Chiêm Thành đã chạy lên cao nguyên Mdrak tị nạn mang theo những văn hóa tập tục mẫu hệ, kiến trúc, trồng trọt và ngôn ngữ Chiêm Thành giai đoạn sơ khai có yếu tố Ấn Độ hóa hơn mà tạo thành các nhóm Rhangdé. Người Rang Đê được cho là tổ tiên của người Êđê và Jarai,đã được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa. Những bia ký sớm nhất của Chiêm Thành thế kỷ 8 - đã có nhắc đến nhóm Rangde ven sông Ea Trang (Nha Trang). Trong Bia Po Naga được dựng năm 965 tại tháp Po Naga (Nha Trang, Khánh Hòa): Nội dung bia như sau: "Vào khoảng năm 703 - 706 lịch saka (781 - 784 Công lịch), vua Satyavarman cho dựng một linga (linh vật) thờ thần Siva và lập cháu mình lên làm vua Vikrantavarman(vì theo chế độ mẫu hệ nên cậu truyền ngôi cho cháu theo dòng mẹ)...và đức Vua có thu phục được người Randaya (Rang Đê)." Dân số và địa bàn cư trú. Người Rang Đê sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai,Kon Tum, phía Tây hai tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Ngoài Ra còn cư trú tại các nước như Campuchia, Hoa Kỳ,Thái Lan,Pháp,Thụy Điển,Phần Lan và các quốc gia khác cũng có người Rang Đê sinh sống. Nhà cửa. Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng Bắc.
1
null
Sa giông chân màng (tên khoa học Lissotriton helveticus) là một loài sa giông tìm thấy ở hầu hết các nước Tây Âu, bao gồm cả Anh. Nó được bảo vệ bởi pháp luật trong tất cả các quốc gia mà nó xuất hiện, và được cho là cực kỳ hiếm tới nguy cấp tại Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, và dễ bị tổn thương bởi Tây Ban Nha và Ba Lan, nhưng phổ biến ở những nơi khác.
1
null
EdX là một nền hệ thống cung cấp các Khóa học trực tuyến đại chúng mở ("massive open online course - MOOC"), được thành lập bởi Học viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard vào tháng 5 năm 2012 nhằm tổ chức các khóa học trực tuyến miễn phí cấp độ đại học trong nhiều chuyên ngành khác nhau cho mọi đối tượng trên thế giới và để tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục. Hiện EdX có 1,2 triệu người sử dụng. Vốn đầu tư của mỗi trường đại học là 30 triệu Mỹ kim vào một dự án phi lợi nhuận. Trước khi EdX được thành lập, hai trường đã thực hiện một khóa học thử nghiệm mang tên "Điện tử và mạch điện" vào tháng 12 năm 2011 thông qua một chương trình là MITx. Hiện có 29 trường đại học tham gia hoặc có kế hoạch tham gia cung cấp khóa học cho edX. Cùng với việc cung cấp các khóa học miễn phí, dự án edX cũng được sử dụng cho việc nghiên cứu về giáo dục, về quá trình học tập và về giáo dục từ xa vì các nhà quản lý edX sẽ thu thập và phân tích lượt truy cập của người đăng ký tham gia, cũng như các đặc tính về nhân khẩu học của người đăng ký. Một nhóm nghiên cứu của MIT và Havard do David Pritchard và Lori Breslow lãnh đạo đã xuấn bản các nghiên cứu ban đầu của họ về vấn đề này. Những trường học tham gia dự án edX cũng tổ chức các khảo sát của riêng mình dựa trên các dữ liệu thu thập được từ khóa học mà họ cung cấp. Nghiên cứu tập trung vào các lãnh vực cải tiến sự duy trì, quá trình hoàn tất khóa học và kết quả học tập trong việc học trực tuyến cũng như học theo phương pháp truyền thống tại các trường lớp. EdX liên kết với nhiều học viện và trường đại học khác nhau ở Hoa Kỳ, CHND Trung Hoa, Mông Cổ và Ấn Độ để triển khai tại trường những "lớp học ngắn" ("flipped classrooms"). Còn gọi là mô hình học tập hỗn hợp hay mô hình học tập pha trộn, các lớp học này là sự kết hợp giữa việc học tại lớp truyền thống với các yếu tố tương tác trực tuyến. Đại học bang San Jose ("San Jose State University - SJSU") liên kết với edX để cung cấp môn học 6.00xL "Introduction to Computer Science and Programming", một khóa học hỗn hợp tại SJSU và phát hành một báo cáo sơ bộ về quá trình thực hiện vào tháng 2 năm 2013. Edx sử dụng các phần mềm học tập trực tuyến sử dụng các kinh nghiệm tương tác. Mỗi tuần, một chuỗi nội dung học tập được tải lên trên một khóa học của edX. Mỗi chuỗi nội dung này bao hàm một đoạn phim ngắn (trung bình 10 phút) cùng với các bài tập mang tính chủ động được đặt rải rác, các bài tập này giúp học sinh có thể nhanh chóng thực hành và ứng dụng các bài giảng trong phim. Thông qua các chuỗi nội dung học tập như vậy, giảng viên có thể truyền tải nội dung khóa học cho người học sinh tham gia. Nội dung khóa học cũng có thể bao gồm các hình ảnh minh họa trình bày theo từng trang một. Bên cạnh một thanh bên ("sidebar") chứa nội dung văn bản kèm theo và học sinh có thể "cuộn" ("scroll") văn bản để xem đầy đủ. Khóa học cũng bao gồm các đoạn phim hướng dẫn có nội dung giống như các buổi thảo luận nhóm tại trường học, sách giáo khoa trực tuyến, và diễn đàn trực tuyến để học sinh thảo luận, nhận xét và đặt câu hỏi. Đôi khi khóa học cũng bao hàm một phòng thí nghiệm (ảo) trực tuyến nếu có thể: ví dụ khóa học đầu tiên của edX về mạch điện và điện tử thì có một "phòng thí nghiệm" ảo để sinh viên xây dựng các mạch điện ảo. EdX cung cấp các chứng chỉ miễn phí cho người hoàn tất khóa học nhưng không cung cấp tín chỉ kèm theo. Việc có cung cấp tín chỉ cho khóa học trực tuyến hay không phụ thuộc hoàn toàn vào trường cung cấp khóa học đó. Ngay cả sinh viên của MIT lẫn Havard cũng không nhận được tín chỉ từ việc học trên edX. "Nền hệ thống học tập" này được phát triển như là một phần mềm mã nguồn mở và được thiết kế sao cho các trường học khác với các cấp học cao hơn có thể tiếp cận được để cung cấp các dịch vụ tương tự. EdX trở thành nền hệ thống mã nguồn mở từ ngày 1 tháng 6 năm 2013 với mã nguồn có thể được tìm thấy trên github. Người lãnh đạo của chương trình là Anant Agarwal của MIT, đảm nhiệm chức danh Chủ tịch edX. Alan M. Garber, Hiệu phó phụ trách giáo vụ ("provost") của Harvard và trợ lý của ông, Michael D. Smith - trưởng khoa Khoa học tự nhiên và Nghệ thuật - phụ trách các nội dung của Havard trong edX. 7 khóa học đã được đăng tải từ mùa thu năm 2012. Ngoài ra, một mô hình kinh doanh nhằm duy trì chương trình edX cũng đang được triển khai. Các trường đại học tham gia. Đến tháng 8 năm 2013 có 29 trường đại học và học viện tham gia edX: Hồng Kông:
1
null
Actinopteri là một nhóm có quan hệ chị em với Cladistia, thường xếp ở cấp lớp hoặc phân lớp. Phân loại. Xuất hiện từ kỷ Permi, Actinopteri bao gồm Chondrostei (cá tầm và cá tầm thìa) và Neopterygii (cá vây cung, cá láng và cá xương thật sự). Nói cách khác, Actinopteri bao gồm toàn bộ các dạng cá vây tia còn sinh tồn trừ Polypteridae (cá nhiều vây châu Phi). Như vậy, Actinopteri gồm các nhánh sau: Phát sinh chủng loài. Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Broughton và ctv (2013), Betancur-R. và ctv (2013):
1
null
Cá cóc bướu đỏ hay Cá cóc hoàng đế (tên khoa học Tylototriton shanjing) là một loài sa giông có độc tính cao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phạm vi và môi trường sống. Cá cóc hoàng đế sống trên địa bàn miền núi cao của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, từ 1.000 feet (300 m) đến 2.500 feet (760 m) so với mực nước biển. Chúng sinh sống ở hồ và sông chảy chậm trong các khu rừng cận nhiệt đới Chế độ ăn uống. Cá cóc hoàng đế thường ăn động vật nhỏ trong môi trường của nó, chẳng hạn như dế và sâu. Cá cóc hoàng đế trong điều kiện nuôi nhốt thường được ăn sâu sáp, dế, và giun đất.
1
null
Canh tương hay là một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Canh tương bao gồm phần nước dùng được gọi là "dashi" nấu cùng với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển. Một số thành phần khác được thêm vào dựa trên công thức nấu ăn của từng khu vực, theo mùa, và sở thích cá nhân của mỗi người. Tương Miso. Sự lựa chọn tương miso cho canh tương rất quan trọng vì quyết định rất nhiều đến khí sắc riêng và hương vị của canh. Tương miso có thể được phân thành nhiều loại như màu đỏ ("akamiso"), màu trắng ("shiromiso"), hoặc trộn cả hai ("awase"). Có nhiều biến thể trong các mùi vị này, trong đó có sự khác nhau giữa các khu vực, chẳng hạn như tương miso của Shinshū hoặc miso của tỉnh Sendai. Nước dùng. Nước dùng phổ biến nhất đó là "dashi" nó hay được dùng cho món súp miso dashi thường được làm bằng cá khô (cá mồi nhỏ phơi khô), tảo bẹ khô (còn gọi là rong biển khô), cá ngừ bào (cá ngừ bào mỏng khô và hun khói, còn được biết đến là cá ngừ vằn), hoặc từ nấm đông cô khô (nấm đông cô phơi khô). Tảo bẹ khô cũng có thể được sử dụng kết hợp với cá ngừ bào hoặc nấm đông cô và nhiều thứ khác để tạo nên dashi. Nước dùng từ tảo bẹ và nấm đông cô được phục vụ như một món súp chay cho người dân Nhật Bản. Thành phần nguyên liệu. Theo Nhật Bản nguyên liệu nó luôn được thay đổi theo vùng miền hoặc theo mùa và thời tiết khí hậu. Các thành phần nguyên liệu được chọn để cung cấp sự tương phản của màu sắc, kết cấu, và hương vị súp. Do đó hành và đậu phụ, hai thành phần chính luôn được chọn để làm nổi bật hương vị súp. Thành phần nổi trên chén xúp, chẳng hạn như tảo bẹ khô rong biển, và các thành phần chìm, có thể bao gồm nấm, khoai tây, rong biển, hành tây, tôm, cá, và củ cải trắng xát nhỏ hoặc thái lát. Chuẩn bị và phục vụ. Xúp Miso có thể được chuẩn bị theo nhiều cách, tùy thuộc vào các đầu bếp và phong cách của nơi phục vụ súp. Theo công thức nấu ăn nguyên thủy của Nhật Bản thường đối với hầu hết các loại rau và thịt được nấu chín vừa tới trong nước dùng "dashi", đặc biệt là nấm, củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, đậu phụ và cá. Các thành phần này thường được ăn bằng đũa Ở Nhật Bản, súp miso và cơm trắng tạo thành món ăn truyền thống thường thấy trong bữa sáng của đất nước này.
1
null
Đảo Frauenchiemsee (thường được gọi là Fraueninsel) là đảo lớn thứ hai tại hồ Chiemsee, Đức. Nó thuộc về Chiemsee (xã) huyện Rosenheim, là xã nhỏ nhất ở Bayern. Fraueninsel, rộng , không có xe cộ, có khoảng 300 dân cư tru cứ thường xuyên ở đây, cũng như một tu viện nữ Benediktiner. Cùng với đảo Herreninsel, Frauenchiemsee là một trong những địa điểm được du khách viếng thăm nhiều nhất tại Chiemsee, và cũng nổi tiếng về rượu ngọt Kloster, được sản xuất bởi các sơ. Có một tuyến tàu chạy tới đảo quanh năm, chủ yếu là từ Gstadt và Prien, một phần cũng từ các nơi khác chung quanh hồ, cũng như là từ đảo Herreninsel. Lịch sử. Tu viện được thành lập năm 782 bởi Tassilo III, công tước cuối cùng của gia tộc Agilolfinger. Sau khi bị tàn phá bởi những cuộc xâm lăng của người Hungary, tụ viện trở nên cực thịnh từ thế kỷ 11 cho tới thế kỷ 15. Tòa nhà tụ viện hiện tại được xây lại giữa năm 1728 và 1732. Tu viện bị thế tục hóa khoảng năm 1803 cho tới 1835. Năm 1836 vua Ludwig I của Bayern cho xây lại tu viện Benediktiner với điều kiện là tu viện phải mở trường học để sinh sống. Các sơ Benediktiner dạy các thiếu nữ từ năm 1837 ở đây, trường có tên là Irmengard-Gymnasium với cả chỗ cư trú cho học trò (tới năm 1982) và (từ 1983) đổi sang dạy nghề với tên trường là Irmengard-Berufsfachschule cho tới 1995. tu viện có 30 bà sơ, tu viện trưởng là bà Johanna Mayer.
1
null
Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 2 vùng nổi tiếng nhất về món ăn này là ở vùng Gò Công, Tiền Giang và Cần Giuộc, Long An. Mắm được làm từ con còng (người dân địa phương tại nơi đây hay gọi là con nha, 1 loài cùng họ hàng với ba khía). Món này thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân miền Nam, nhất là ở các gia đình ven biển Nam Bộ. Vào những dịp lễ Tết thì mắm còng được xem là một món quà quý của người dân với nhau. Nguyên liệu. Ngôi sao của món này là còng tươi, ngon và được vệ sinh sạch sẽ. Mùa bắt còng chỉ diễn ra vào 1 thời điểm duy nhất trong năm đó là ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch (Tết Đoan Ngọ). Thưởng thức. Mắm còng có thể ăn chung với các món ăn trong bữa cơm thường ngày. Đối với người dân miền Nam Bộ thì món nào ăn chung với mắm còng đều rất ngon. Đặc trưng của món ăn này là sau khi ăn xong trên răng sẽ bị bám các vết ố đen nhưng đặc biệt mắm còng không để lại mùi tanh như các loại mắm khác. Ăn mắm còng nhớ đến Nam Bộ sông nước tuy có khó khăn nhưng vẫn ấm áp tình người.
1
null
Bún bò Nam Bộ (còn gọi là bún bò xào) là một món ăn Việt Nam phổ biến ở vùng Nam Bộ. Nguồn gốc. Tại Miền Nam (Việt Nam) , món bún thịt xào đã xuất hiện từ năm 1926 với cách chế biến và nguyên liệu giống như món Bún bò Nam bộ ngày nay : "… năm 1926, có một ông già, từ Thủ Đức gánh bò bún bánh hỏi xuống bán, tháp tùng xe lửa nới tiền, xin nhớ bò bún, thịt nướng hay xào và bún rau thơm, không phải bún bò, món ăn đặc biệt của Huế. Ông ấy tuy già nhưng khương kiện, tiếng rao lảnh lót, chủ nhựt ngồi chơi bài, nghe tiếng rao lật đật gọi, mỗi đứa một tràn bánh, giá hai cắc, rượu nguyên chai sâm banh hiệu Veuve Amiot, chín cắc một chai, đủ gật gù say say, tuổi chưa tới ba mươi, ăn sắt cũng tiêu hóa được, và hạnh phúc đã qua rồi mới biết!”( Vương Hồng Sển, Nửa đời còn lại, trang 64-65). " Có câu chuyện cho rằng món ăn này hoàn toàn xuất xứ ở Hà Nội vào thập niên 80. Sở dĩ có tên như vậy vì món ăn này được xuất phát từ phố Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn, Hà Nội. Quán đầu tiên bán món bún này nằm trên vỉa hè của Khách sạn Đồng Lợi. Quán gốc là do một người phụ nữ tên Can mở vào khoảng những năm 1980. Đầu tiên có tên là bún bò trộn, dần theo thời gian người ăn quen miệng gọi là bún bò trên phố Nam Bộ hay còn gọi là món bún bò Nam Bộ. Nguyên liệu. Nguyên liệu của món ăn gồm thăn bò, bún, đậu phộng, giá, hành phi, rau thơm, chanh, tỏi, nước mắm, giấm, đường, tiêu và bột nêm. Đánh giá. Theo CNN, bún bò Nam Bộ nằm trong danh sách 40 món ăn ngon của ẩm thực Việt Nam, top 10 món ăn đường phố Việt Nam.
1
null
Chè bưởi là một món tráng miệng rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở Long Xuyên. Tuy có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ nhưng chè bưởi cũng là một món quà thu của Hà Nội. Khác với những món chè Việt Nam truyền thống thường được làm từ các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, v.v...) hoặc các loại bột (bột gạo, bột mì, v.v...), món chè bưởi được làm từ cùi bưởi (phần màu trắng của vỏ bưởi). Nguyên liệu. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là cùi bưởi, đậu xanh, bột năng, lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bưởi sau khi ăn hết phần ruột sẽ tận dụng phần vỏ để nấu chè. Cách làm. Điều khác biệt lớn nhất so với các món chè còn lại chính là cùi bưởi. Cùi bưởi phải được ngâm vào nước muối cho hết vị the, cắt sợi nhỏ vừa ăn. Sau đó được cho vào bột năng và đường tinh để giữ độ giòn và dai của cùi bưởi. Một món chè bưởi ngon phải có độ ngọt thanh vừa phải, chè không quá đặc mà phải có độ sánh mịn. Để làm được điều này, lúc khuấy bột năng với lá dứa phải khuấy cho thật đều tay, không để bị vón cục hay cháy ở dưới đáy nồi. Khi gần đạt được độ đặc vừa phải mới bắt đầu cho cùi bưởi vào khuấy. Khi nào cùi bưởi chín thì cho đậu xanh vào, đun cho đến lúc sôi. Bước 1: Cho đỗ xanh đã xát vỏ vào trong một cái âu to và cho nước vào ngâm trong khoảng 1 tiếng cho đỗ nở rồi vớt đỗ ra rổ để cho ráo nước. Bước 2: Thực hiện sơ chế cùi bưởi (Đây là bước quan trọng, làm cho món chè được ngon, ngọt và giòn). - Đem bưởi gọt bỏ hết vỏ xanh bên ngoài đi và lấy lại phần cùi bưởi trắng rồi cắt cùi bưởi trắng thành hình hạt lựu dày tầm khoảng 1,5 cm. - Cho muối vào trộn đều với cùi bưởi đã cắt thành hình hạt lựu. Sau đó dùng tay bóp nhẹ khoảng vài phút để cùi bưởi bớt the và đắng, sau đó đem đi xả sạch với nước lạnh rồi vắt cho ráo hết nước. Thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này thêm 2 lần rồi nếm nếu thấy cùi bưởi đã hết không còn vị đắng thì cho đường vào ướp với cùi bưởi trong khoảng 1 tiếng. Lưu ý: Sau khi làm như trên mà cùi bưởi vẫn đắng thì cho cùi bưởi vào luộc qua và vắt ráo nước đi rồi cho đường vào ướp. Bước 3: Cho bột năng vào cùi bưởi đã ướp đường để lăn khô và đợi một lúc cho bột năng phủ đều vào cùi bưởi rồi lấy rây lọc, lọc bớt phần bột năng còn dư ra. Bước 4: Đặt một nồi nước lên trên bếp và đun sôi lên rồi thả cùi bưởi sau khi làm ở bước 3 vào đun tiếp cho đến khi thấy cùi bưởi nổi lên và dần dần chuyển sang màu trắng trong thì vớt cùi bưởi ra. Chuẩn bị sẵn 1 tô nước đá để khi vớt cùi bưởi ra thì nhanh tay đổ vào tô nước đá đó để cùi bưởi được giòn và cứng. Vớt cùi bưởi ra tô nước đá để trong khoảng 15 phút rồi vớt ra và để cho cùi bưởi được ráo nước. Bước 5: Tiếp tục đun sôi thêm một nồi nước khác và cho đường vào nồi nước đó. Khuấy đều cho đường tan hết rồi cho đỗ xanh vào khuấy tiếp khoảng 10 phút cho đỗ xanh chín thì tắt bếp. Bước 6: Cho bột năng vào một cái tô to rồi đổ từ từ nước vào hòa tan ra rồi đổ chỗ bột năng đã hòa vào trong nồi nước chè. Vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi nước chè dần sánh lại thì tiếp tục đổ cùi bưởi vào và đun nhỏ lửa và cho vanilla vào để món chè bưởi tạo hương thơm ngon. Bước 7: Đun nồi chè bưởi khi thấy sôi lên thì tắt bếp. Trình bày. Chè bưởi nguội bớt rồi sẽ múc chè bưởi ra bát (hoặc ly, cốc...)và thêm một ít dừa nạo, đá, đậu phộng và nước cốt dừa rồi thưởng thức. Ngoài ra, nếu muốn ăn thơm ngon hơn, ta sẽ rưới nước cốt dừa lên trên. Để làm tăng thêm độ thơm, nhiều người có thói quen cho hoa bưởi lên trên bát chè rồi để nguội, đến khi ăn thì bỏ ra. Chè bưởi nên ăn lạnh.
1
null
William Everett "Billy" Preston (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1946 – mất ngày 6 tháng 6 năm 2006) là một nhạc sĩ người Mỹ từng chơi nhiều thể loại như R&B, rock, soul, funk và phúc âm. Preston trở nên nổi tiếng từ khi còn rất trẻ khi được làm khách mời cho những nghệ sĩ thành danh đương thời như Little Richard, Sam Cooke, Ray Charles và The Beatles, rồi sau đó ông tiếp tục có được một sự nghiệp solo thành công với bản hit mở đầu "Outa-Space", rồi sau đó là "Space Race", "Will It Go Round in Circles" và "Nothing from Nothing", cùng với đó là nhiều album thành công với sự tham gia của Eric Clapton, Red Hot Chili Peppers và nhiều nghệ sĩ khác nữa. Ông cũng là đồng sáng tác với Dennis Wilson của The Beach Boys ca khúc "You Are So Beautiful", sau này cũng từng đạt được vị trí số 5 qua bản thu của Joe Cocker. Cùng với Tony Sheridan, Preston được biết tới nhiều với việc tham gia vào nhiều sản phẩm phòng thu của The Beatles: đĩa đơn quán quân "Get Back" của ban nhạc được ghi dưới tên "The Beatles và Billy Preston". Stephen Stills từng xin phép ông về việc sử dụng câu hát nổi tiếng "If you can't be with the one you love, love the one you're with" để đặt tên cho bản hit xuất sắc "Love the One You're With" của mình.
1
null
Bánh tráng Mỹ Lồng là đặc sản từ tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Các loại bánh tráng dừa ở Mỹ Lồng vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm. Có ba loại bánh tráng dừa, đó là: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh có dừa không sữa; bánh có sữa không dừa... Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là nghề thủ công truyền thống đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2018. Nguồn gốc. Tên gọi. Tên gọi Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) xuất phát từ vùng đất trước đây là một chợ nhỏ mua bán các đặc sản địa phương, nổi tiếng nhất là món bánh tráng hấp dẫn được đông đảo thực khách ưa thích. Từ đó mỗi lần ai đó nhắc tới bánh tráng là người ta nghĩ ngay đến chợ Mỹ Lồng, cũng như thương hiệu Bánh tráng Mỹ Lồng trở nên nổi tiếng khắp vùng Bến Tre, các tỉnh miền Tây rồi cả nước là vì thế.. Người ta không thể truy được gốc gác, thời gian chính xác ra đời của bánh tráng Mỹ Lồng, nhưng theo lời kể của cô Hoàng – một thợ làm bánh đã có trên 30 năm tuổi nghề, cô cho biết: Làng nghề truyền thống. Qua thời gian, từ chính vùng đất năm xưa đã hình thành nên một làng nghề bánh tráng nổi tiếng, có tên làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, nằm cách thị xã Bến Tre 7 km về hướng Đông, gồm hơn 150 lò bánh. Nhiều người dân cư ngụ lâu năm tại đây cho biết làng nghề đã tồn tại trên dưới một trăm năm nay. Vì thế ở làng Mỹ Lồng này vẫn nhiều gia đình có đến hai, ba thế hệ sống bằng nghề này. Mỗi người dân làm bánh ở làng Mỹ Lồng thật sự là một nghệ nhân, họ tận tụy tráng từng chiếc bánh tráng và truyền "bí quyết" lại cho các thế hệ con cháu, cũng là một cách gìn giữ cái nghề Tổ của gia đình. Quy trình làm bánh. Gạo làm bánh được vo kĩ và xay nhuyễn mịn. Dừa thì chọn những trái già, cùi dày, chặt để nước qua một bên, rồi mới lấy cùi xay nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nếu làm bánh tráng mè thì nguyên liệu chỉ có bột gạo, nước cốt dừa, đường, mè. Còn bánh tráng sữa thì có thêm sữa, lòng đỏ trứng gà; bánh tráng mặn thì thêm lạp xưởng tôm khô; bánh tráng gừng thì thêm nước cốt gừng. Thường những người có kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm phần pha bột tráng bánh. Để bánh không bị dính khuôn và bột pha phải đúng và đủ, giúp dễ dàng trong việc lật trở khi phơi khô. Người tráng bánh phải quen tay thì miếng bánh tráng thành phẩm mới tròn và độ dày mỏng mới đều nhau. Pha bột và tráng bánh khéo thì vừa tiết kiệm được lượng bột mà bánh lại vừa tròn, đẹp. Lò tráng bánh được làm thủ công, phía dưới là nồi nước to, phía trên căng một lớp vài dày nhưng mịn. Bột sẽ được múc đổ từng vá lên tấm vải ấy, cán mỏng đều khắp một lượt, bánh vừa trở mình trong vắt là vít ra ống tre ngay, chuyển sang người kế tiếp, đưa ra phên phơi. Bánh được tráng xong thường được đặt trên những tấm đan làm từ lá dừa. Phơi bánh ngoài trời cũng phải chú ý, nếu nắng nhiều bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn, không có lỗ khí lồi lõm… Chế biến. Nướng bánh tráng cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm và phải quen tay. Khi than củi quạt thật hồng thì mới đặt bánh tráng lên nướng. Phải lật trở đều nhanh tay vì bánh chóng chín và nhanh vàng. Chỉ cần chậm tay một chút là chiếc bánh bị cháy sém ngay. Phát triển thương hiệu. Thời gian gần đây, sản phẩm bánh tráng Mỹ Lồng đang được các lò sản xuất chú trọng phát triển hơn về chất lượng, thiết kế bao bì bắt mắt. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu gây được ấn tượng tốt như Ngọc Anh, Danh Dự, Yến Thanh, Phương Uyên. Các lò bánh tráng luôn ý thức tốt về sản phẩm, ngày một nâng cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì đa dạng đẹp mắt hơn... Để làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng tiếp tục phát triển, giữ vững thương hiệu trên thị trường, thì cần phải có nguồn nguyên liệu tại chỗ, kịp thời nhanh chóng cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của làng nghề. Song song việc phát triển chất lượng sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên nhiều phương diện truyền thông, internet, tại các siêu thị, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm sản phẩm. Ngoài ra các lò sản xuất cần thống nhất về giá cả, hiện đại hóa, công nghệ hóa quy trình sản xuất.
1
null
Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời. Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Trinh chỉ huy trùng tu đền. Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu. Đền được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989. Lễ hội. Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.Thông thường, sẽ có 2 phần đó là: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức theo nghi thức thờ cúng thần linh, thanh niên trai tráng trong làng sẽ dùng nhau rước kiệu. Còn về phần hội, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại đây, như trò đập niêu, đua thuyền, bịt mắt bắt dê... Đây cũng là điểm thu hút giới trẻ gần xa đến với lễ hội Chử Đồng Tử.
1
null
Rio là một bộ phim hoạt hình máy tính Mỹ năm 2011 được sản xuất bởi Blue Sky Studios và đạo diễn Carlos Saldanha. Tiêu đề đề cập đến thành phố Rio de Janero tại đất nước Brazil. Bộ phim được lồng tiếng bởi Jesse Eisenberg, Anne Hathaway, George Lopez, Jemaine Clement và Jake T. Austin. Bộ phim kể về câu chuyện của chú vẹt đuôi dài màu xanh tên Blu (Eisenberg đóng), và được một người đàn ông đưa đến Rio de Janeiro để giao phối với một con cái. Sau đó, Blu yêu Jewel (Hathaway đóng), một cô vẹt với tinh thần tự do, và họ cùng nhau cố thoát khỏi Nigel (Clement đóng), một con chim ác mỏ. Saldanha phát triển khái niệm câu chuyện đầu tiên của Rio vào năm 1995, trong đó một con chim cánh cụt được rửa trong Rio. Tuy nhiên, Saldanha học của sản xuất của bộ phim Happy Feet và Surf's Up, và thay đổi các khái niệm liên quan đến vẹt đuôi dài và môi trường của họ ở Rio. Điều này đã dẫn nhiều để tin rằng các khái niệm cốt truyện là trong thực tế, dựa trên các cuốn sách 1992 "Spix của Macaw: cuộc đua Để Lưu chim hiếm nhất của thế giới" bởi môi trường Tony Jupiter Ông đề xuất ý tưởng của ông Chris Wedge năm 2006, và. dự án được thành lập tại Blue Sky. Các diễn viên lồng tiếng chính là tiếp cận trong năm 2009. Trong quá trình sản xuất, phi hành đoàn đã đến thăm Rio de Janeiro và cũng có thể tham khảo ý kiến ​​một chuyên gia về các vẹt đuôi dài ở vườn thú Bronx để nghiên cứu chuyển động của họ. 20th Century Fox phát hành bộ phim vào ngày 22 tháng 3 năm 2011 tại Brazil và 15 Tháng Tư, năm 2011 tại Hoa Kỳ. Bộ phim đã nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình phim. Các nhà quan sát đánh giá cao các hình ảnh, tiếng nói hành động và âm nhạc. Bộ phim cũng là một thành công phòng vé, doanh thu trên $ 482 triệu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam. Phim được công chiếu ở Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 4 năm 2011, lần đầu tiên với phiên bản lồng tiếng Việt. Phim được trình chiếu trên kênh HTV3 vào ngày 9 tháng 5 năm 2014 với phiên bản lồng tiếng Việt Âm nhạc. Ca khúc: Nhạc nền: được soạn bởi John Powell
1
null
François, Nam tước Englert (; là một nhà vật lý người Bỉ. Ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 2013 Sự nghiệp. François Englert sinh ngày 6 tháng 11 năm 1932. Ông sinh ra trong một gia đình người Bỉ gốc Do Thái. Năm 1955, Ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại Đại học Libre de Bruxelles (ULB), ông cũng nhận bằng tiến sĩ khoa học vật lý tại đây vào năm 1959. Từ năm 1959 đến năm 1961, ông làm việc tại Đại học Cornell, thuộc bang New York, Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về Đại học Libre de Bruxelles làm giáo sư ở đó. Năm 1980, ông cùng với Robert Brout làm trưởng nhóm vật lý lý thuyết tại ULB. Năm 1984, Giáo sư Englert làm việc tại Đại học Tel-Aviv. Năm 2011, Englert tham gia làm việc tại Viện Đại học Chapman với việc nghiên cứu lượng tử. Giải thưởng. François Englert và Peter W. Higgs (người Anh) cùng được phát chung giải thưởng Nobel về Vật lý 2013. Cả hai, không lệ thuộc vào nhau, tuyên đoán vào năm 1964 là có sự tồn tại và tính chất của một hạt nhỏ xíu, đóng một vai trò quan trọng trong sự hiểu biết về nguồn gốc của vật thể. Cho tới 48 năm sau các nghiên cứu gia tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Âu châu (CERN) mới có thí nghiệm chứng minh sự hiện diện của nó. Với sự chứng minh sự tồn tại của hạt này, được gọi là hạt Higgs-Boson, mô hình tiêu chuẩn cho ngành Vật lý hạt được chứng minh qua thí nghiệm. Mô hình này giải thích sự cấu tạo của vật chất từ những hạt nhỏ xíu và các tác động của các hạt này với nhau.
1
null
Nộm hoa chuối là một món ăn quen thuộc tại Việt Nam. Món ăn này được gọi là nộm bắp chuối ở miền Bắc Việt Nam, còn tại miền Nam được gọi là "gỏi bắp chuối". Nó là một trong những món ăn quê dân giã mang đậm hương vị thôn quê và phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngày nay thì món nộm bắp chuối đã xuất hiện trong các thực đơn của các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ khắp Việt Nam. Nó đã trở thành một trong những các món ăn mang hương vị dân tộc, mộc mạc và thanh mát. Nguyên liệu. Hoa chuối gồm có nhiều loại, hoa chuối ở đồng bằng thường có màu tím thay vì có màu đỏ tươi như hoa chuối rừng. Cách chọn hoa chuối ngon, hoa chuối sẽ có màu đỏ sậm, vỏ tươi, có lớp phấn trắng bên ngoài, cầm thấy chắc và nặng tay thì đó là hoa chuối ngon. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các món bún, dùng để nấu canh chua, làm gỏi. Để làm được món nộm bắp chuối ta cần các nguyên liệu như: hoa chuối, lỗ tai heo (hoặc tôm, móng giò), ớt, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, chanh, rau thơm, lạc rang hay còn gọi là đậu phộng rang. Nguyên liệu: - Hoa chuối: 120 gram -  Khế: 20 gram -  Dưa chuột: 100 gram -  Hành tây: 50 gram - Giá đỗ: 50 gram -  Cà rốt: 20 gram -  Thịt gà: 70-100 gram - Lạc: 60 gram -  Vừng: 30 gram -  Tỏi: 10 gram -  Ớt: 1 quả -  Dấm: 15 ml -  Chanh: 40 ml -  Đường: 95 gram - Mắm: 20 ml - Dấm cider: 15 ml - Rau răm, mùi, thơm - Nước ngâm hoa chuối: Pha 2 lít nước với một thìa canh phèn chua trong một cái chậu nhỏ, vắt hai quả chanh. Hương vị. Món này mang hương vị hòa hợp giữa tứ vị "mặn, ngọt, chua, cay", khi ăn có vị thơm hơi chát của hoa chuối, rau thơm, cảm giác giòn của lỗ tai heo và một chút bùi của đậu phộng, ăn kèm nước mắm chua ngọt, khiến người ăn khó lòng mà quên được. Tác dụng thuốc. Hoa chuối có tác dụng: 1. Cải thiện sức khỏe tử cung. Hoa chuối là một trong những thực phẩm "vàng" cho tử cung phụ nữ. Thực phẩm này cung cấp sắt, đồng và calci, những thành phần giúp tăng cường sức khỏe thành tử cung, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm. Tác dụng này sẽ tăng lên nếu bạn dùng kèm với các loại gia vị, thảo mộc khác như nghệ tươi, hạt tiêu hoặc thì là. Với phụ nữ mang thai, hoa chuối còn là "phương thuốc" giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bởi việc tiêu thụ bắp chuối luộc có khả năng kiểm soát quá trình sản xuất hormone progesterone. Đây là nội tiết tố liên quan đến tình trạng chuột rút, hiện tuợng ra máu có thể xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng của thai kỳ. Bắp chuối còn chứa một lượng magnesi đáng kể, khoáng chất rất có lợi trong thời kỳ đầu mang thai vì giúp cải thiện tâm trạng và chống lại chứng ốm nghén hiệu quả. Nhiều mẹ bầu còn kháo nhau nếu uống nước hoa chuối luộc vào sáng sớm sẽ hạn chế được triệu chứng buồn nôn khó chịu. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé! 2. Điều hòa kinh nguyệt. Một công dụng khác của hoa chuối là giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, mỗi phụ nữ đều có tình trạng kinh nguyệt khác nhau, khá nhiều người phải trải qua những triệu chứng tiền kinh nguyệt, trong khi số khác lại bị ra máu quá nhiều. May mắn thay, bắp chuối có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này nhờ vào khả năng thúc đẩy việc sản sinh hormone progesterone làm giảm lượng máu tiết ra. Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần xắt nhỏ bắp chuối, nấu canh chua hay nấu chín rồi ăn kèm với phô mai hoặc sữa chua như món salad. Một điểm cộng khi dùng món này là cung cấp hàm lượng chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt chất xơ là một trong những yếu tố cần thiết giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài lợi ích trên, hoa chuối còn là liệu pháp tự nhiên chữa đau bụng kinh tuyệt vời. Theo một nghiên cứu, trà hoa chuối có thể giúp giúp giảm đau bụng kinh. Hãy rửa sạch hoa chuối, thái sợi nhỏ rồi đem phơi hay sấy khô. Sau đó, sao hoa khô trong khoảng từ 5 – 7 phút trước khi dùng hãm trà. 3. Tăng tiết sữa. Trong dân gian, món hoa chuối hầm móng giò được dùng như một bài thuốc giúp thông sữa, "gọi sữa về" cho bé bú no. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng được khuyến khích tiêu thụ những món ăn khác chẳng hạn hoa chuối nấu tôm, nộm hoa chuối … để em bé có thể nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, giúp bé tăng trưởng và phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất trong hoa chuối còn được chứng minh giúp thúc đẩy tiến trình mau lành vết thương trong quá trình sinh nở, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó bảo vệ người mẹ khỏi các bệnh nhiễm trùng. 4. Giảm huyết áp. Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh được ví như "kẻ giết người thầm lặng" bởi toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh diễn ra âm thầm không có triệu chứng. Một thực trạng dễ thấy là hiện nay có hàng triệu người mắc phải vấn đề sức khỏe này mà không hề hay biết. Theo đó, tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều áp lực cho tim và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim… Để giảm bớt những nguy cơ trên, người bệnh phải thay đổi lối sống, tuân thủ phác đồ điều trị và kết hợp với các liệu pháp thiên nhiên, chẳng hạn như dùng bắp chuối. Lý giải cho lợi ích này, các chuyên gia cho rằng, thành phần của hoa chuối bao gồm flavonoid, tannin, các amino acid cùng những hợp chất chống oxy hóa đã bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do – căn nguyên gây nên nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư. 5. Điều trị thiếu máu. Một công dụng không thể không nhắc đến của hoa chuối là hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào máu khỏe mạnh giúp vận chuyển oxy đến nuôi dưỡng các tế bào và mô. Có rất nhiều dạng thiếu máu khác nhau, từ tạm thời đến lâu dài. Nhìn chung, nếu bị thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược kèm theo các triệu chứng như: nhịp tim không đều, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt, bàn tay, bàn chân lạnh. Theo đó, một số loại thiếu máu có thể giải quyết bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các thực phẩm giàu sắt – thành phần thiết yếu tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Điều tuyệt vời là khoáng chất này lại có mặt rất nhiều trong bắp chuối. Vì vậy, bạn đừng quên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày nhé! 6. Thực phẩm an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nhất thiết phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Bởi nếu chỉ số này tăng cao đột ngột rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng như ngưng tuần hoàn, suy giảm thị lực, xuất hiện cảm giác ngứa và tê ran ở bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí tử vong nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Để những vấn đề trên không xảy ra, bạn cần phải cố gắng giữ mức đường huyết ổn định bằng nhiều biện pháp, bao gồm cả việc áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ chẳng hạn như bắp chuối. Thành phần này có tác dụng giúp bạn no lâu, từ đó ngăn ngừa sự gia tăng đột biến về lượng đường huyết, hạn chế những rủi ro về sức khỏe cho người bệnh. 7. Cải thiện chức năng thận. Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Mỗi ngày, thận tạo ra từ 1 – 2 lít nước tiểu. Thành phần của nước tiểu bao gồm cặn bã và lượng chất lỏng thừa. Hãy hình dung nếu không có thận, chất thải và chất lỏng thừa sẽ tích tụ và gây hại cho cơ thể. Ngoài chức năng này, thận còn đóng vai trò điều chỉnh huyết áp, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, sản xuất các hormone thiết yếu và giữ cho mức điện giải ổn định. Có thể thấy, thận rất cần cho mọi hoạt động bình thường của cơ thể. Tin tốt là công dụng của hoa chuối giúp bổ thận, tráng dương, ngăn ngừa các vấn đề ở thận và tiết niệu nếu chúng ta tiêu thụ một cách hợp lý. Trong dân gian, bắp chuối non còn được dùng để chữa sỏi thận. Theo cách truyền thống, người ta sẽ nấu phần hoa và thân chuối lấy nước uống trong vòng 2 tuần. Ngoài sỏi thận thì tình trạng viêm bàng quang cũng được cho là chuyển biến tốt khi người bệnh thêm hoa chuối vào chế độ ăn. 8. Giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Với những ai đang gặp vấn đề ở dạ dày thì bắp chuối chắc chắn là "vị cứu tinh" tuyệt vời. Về bản chất, hoa chuối có tính kiềm nên sẽ trung hòa được lượng axit thừa, đồng thời làm giảm cơn đau và kích ứng tại dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cùng thành phần dinh dưỡng cao trong hoa chuối cũng đóng vai trò như "thuốc nhuận tràng" tự nhiên giúp khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả. Trong trường hợp bị đầy bụng khó tiêu, bạn cũng có thể thử dùng hoa chuối. Tuy nhiên, nếu không thấy thuyên giảm bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi tình trạng đầy hơi liên tục cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn. Tương tự như gừng, hoa chuối cũng có tác dụng chống buồn nôn cho các mẹ bầu trong những tuần đầu của thai kỳ. Để an tâm, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào mới khi mang thai. 9. Ngăn ngừa lão hóa. Xét về mặt lý thuyết, sự tích lũy gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân dẫn đến lão hóa. Các gốc tự do đánh cắp điện tử từ phân tử protein và DNA trong da, gây nên căng thẳng và tổn thương cho tế bào. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các tác nhân như tia UV từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói thuốc lá cũng làm gốc tự do tăng sinh nhiều hơn. Để đảo ngược quá trình lão hóa, lấy lại vẻ xuân thì, bạn hãy tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, hoa chuối đã được chứng minh là có hàm lượng cao vitamin C, tannin và flavonoid đều là những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do.
1
null
Khu văn hoá Suối Tre là khu du lịch nằm tại  km 1.824 của Quốc lộ 1 thuộc thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Khu văn hoá Suối Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km về hướng đông bắc. Cả khu vực rộng hàng chục hecta với nhiều ngọn đồi cỏ nhấp nhô và những con suối bao quanh. Trên mỗi ngọn đồi đều có một biệt thự xây theo kiến trúc Pháp do người Pháp xây dựng trước đây, xung quanh biệt thự là những hàng dương và nhiều cây cổ thụ nên nơi đây khí hậu rất mát mẻ và dễ chịu, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng và dã ngoại. Nơi đây được mệnh danh là "Đà Lạt của miền Đông". Khu văn hoá Suối Tre có bể bơi, nhà hàng và nhiều trò giải trí khác.
1
null
Son Na-eun (; sinh ngày 10 tháng 2 năm 1994), thường được biết đến với tên nghệ danh Naeun, là một nữ ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc. Cô là cựu thành viên của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Hàn Quốc, Apink. Ngoài các hoạt động cùng nhóm, Son Na-eun còn tham gia nhiều bộ phim truyền hình. Sau khi rời nhóm Son Na-eun từ bỏ nghề ca sĩ thần tượng và tập trung cho sự nghiệp diễn xuất với tư cách là một diễn viên. Vào tháng 4 năm 2021, Son Na-eun không gia hạn hợp đồng với IST Entertainment cô sẽ rời công ty sau 10 năm gắn bó. Mặc dù cô vẫn là thành viên của Apink. Tháng 5, cô gia nhập YG Entertainment với tư cách là một diễn viên để tập trung sự nghiệp vào diễn xuất. Ngày 8 tháng 4 năm 2022, Son Na-eun thông báo rời Apink sau 11 năm gắn bó với nhóm vì lý do xung đột lịch trình giữa công ty quản lý cũ IST Entertainment và công ty quản lý hiện tại của Na-eun YG Entertainment. Cả hai công ty quản lý đã trao đổi nhiều sau khi đi đến quyết định Apink sẽ hoạt động nhóm với đội hình 5 người và không có Son Na-eun. Còn Son Na-eun sẽ tập trung cho sự nghiệp diễn xuất và từ bỏ nghề thần tượng, nhưng cô vẫn ủng hộ nhóm với tư cách là Panda (tên fandom, fan hâm mộ của apink). Tiểu sử và sự nghiệp. 1994–2010: Cuộc sống đầu đời và sự nghiệp. Son Na-eun sinh ngày 10 tháng 2 năm 1994 tại quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Cô sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ cô là giám đốc bảo tàng nghệ thuật trong khi em gái của cô, tên là Son Sae-eun, theo đuổi sự nghiệp thể thao với tư cách là một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp ở Hàn Quốc. Cô theo học trường Trung học Chungdam và sau đó chuyển đến Trường Trung học Biểu diễn Nghệ thuật Seoul (SOPA), từ đó cô tốt nghiệp vào ngày 7 tháng 2 năm 2013. Cùng năm đó, cô được nhận vào khoa Sân khấu và Điện ảnh của Đại học Dongguk với chuyên ngành diễn xuất. Cô cũng được chọn làm đại sứ cho trường đại học nói trên vào năm 2014 cùng với Yoona của Girls' Generation và Park Ha-sun. Ban đầu mơ ước trở thành một họa sĩ, Son Na-eun tình cờ tình cờ tham gia buổi thử giọng cho hãng thu âm Hàn Quốc JYP Entertainment. Cô đã tham gia buổi thử giọng và biểu diễn "It's Not Love" bởi Wonder Girls. Sau đó, cô được thông báo về việc vượt qua buổi thử giọng của họ và sau đó trở thành thực tập sinh của công ty. Tuy nhiên, cô đã chuyển đến Cube Entertainment và tiếp tục làm thực tập sinh. Trong quá trình đào tạo, Son Na-eun vào năm 16 tuổi đã xuất hiện trong các video âm nhạc "Breath" và "Beautiful" của Beast với vai nữ chính. 2011–2016: Ra mắt với Apink và bắt đầu sự nghiệp diễn xuất. Son Na-eun là thành viên Apink đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm 2011. Nhóm đã phát hành mini album đầu tay "Seven Springs of Apink" vào ngày 19 tháng 4 cùng với một video âm nhạc cho bài hát chủ đề "I Don't Know" . Vào ngày 21 tháng 4, Son Na-eun chính thức ra mắt cùng Apink dưới A Cube Entertainment (hiện nay là Play M Entertainment), một công ty độc lập dưới Cube Entertainment. Cùng ngày hôm đó, nhóm bắt đầu quảng bá trên "M Countdown" của Mnet, biểu diễn các bài hát "I Don't Know" "Wishlist". Năm 2012, Son Na-eun xuất hiện lần đầu với vai Hae-in thời trẻ trong bộ phim cổ trang "Đại phong thủy". Sau đó, cô đã có tham gia bộ phim đầu tay trong phần 5 của loạt phim hài "Cưới nhầm Mafia", mang tên "Return of the Noble Family". Sau đó, Son Na-eun đóng vai phụ trong bộ phim gia đình "Childless Comfort" và phim hài lãng mạn "Trở lại tuổi 20". Năm 2016, cô đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn "Lọ Lem và bốn chàng hiệp sĩ" của tvN. Trong suốt năm 2013 và 2014, Son Na-eun đã tham gia chương trình truyền hình thực tế "We Got Married" mùa 4 của MBC cùng với Taemin của Shinee trong vai một cặp vợ chồng ảo, sự xuất hiện của cô trong chương trình đã giúp cô giành được giải thưởng "Ngôi sao của năm" và được đề cử cho giải "Cặp đôi đẹp nhất" tại MBC Entertainment Awards năm 2013. Cặp đôi được chọn là cặp vợ chồng ảo trẻ nhất trong lịch sử của chương trình. Cặp đôi kết hôn ảo đã chia tay khán giả sau khi tập cuối cùng được phát sóng vào ngày 4 tháng 1 năm 2014 sau 8 tháng với tổng cộng 36 tập được phát sóng. 2017–nay: Tiếp tục hoạt động cá nhân. Năm 2017, có thông tin xác nhận rằng Son Na-eun sẽ đóng vai chính trong phim kinh dị "Nàng dâu bị nguyền". Cùng năm, cô được chọn tham gia trong chương trình ngắn tập "Lời chia tay đẹp nhất" dài 4 tập của Noh Hee-kyung. Năm 2020, Son Na-eun đóng vai chính trong bộ phim truyền hình mới "Dinner Mate" của MBC với tư cách là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội nổi tiếng. Vào tháng 1 năm 2021, Son Na-eun được thông báo sẽ xuất hiện trong bộ phim truyền hình "No Longer Human". Vào tháng 4 năm 2021, Son Na-eun rời Play M Entertainment sau 10 năm gắn bó với công ty. Tuy nhiên, cô vẫn sẽ tiếp tục hoạt động với tư cách là một thành viên của Apink và sẽ tham gia vào album kỷ niệm 10 năm của nhóm vào cuối năm. Sau đó vào tháng 5 năm 2021, Son Na-eun đã ký hợp đồng với YG Entertainment với tư cách là một nữ diễn viên. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2022, có thông tin rằng cô sẽ rút khỏi nhóm do khó cân bằng công việc vừa là một diễn viên vừa là một thần tượng. Điều này sau đó đã được IST Entertainment xác nhận thông qua fancafe của nhóm. Hình ảnh công chúng. Trong giới thương mại Hàn Quốc, Son Na-eun thường được gọi là "sold-out girl". Biệt danh này bắt nguồn sau khi tất cả các sản phẩm mà Son Na-eun quảng cáo bắt đầu bán hết trong thời gian kỷ lục. Những bức ảnh với bất kỳ sản phẩm nào được đăng tải trên mạng xã hội của cô cũng khiến các mặt hàng đó bán hết sạch, bao gồm cả quần legging của Adidas được mệnh danh là "Naeun Leggings" và được coi là người mẫu không chính thức của hãng. Sản phẩm của một thương hiệu rượu cũng cần được sản xuất và tái nhập kho nhiều lần sau khi một bức ảnh được đăng trên tài khoản Instagram của cô. Adidas gọi Son Na-eun là biểu tượng phong cách thế hệ MZ cùng với Mino của Winner. Tác động và ảnh hưởng. Nghệ thuật. Son Na-eun tiết lộ khoảnh khắc cô chắc chắn muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc là vì nữ ca sĩ kỳ cựu BoA. Quảng cáo. Thương hiệu đồ thể thao của Đức, Adidas Hàn Quốc đã thông báo Son Na-eun được chọn là người mẫu mới nhất của Adidas cùng với các cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới như Gareth Bale và Son Heung-min. Lần đầu tiên cô được tiết lộ thông qua một video chiến dịch được đăng tải vào ngày 15 tháng 1 năm 2018 trên kênh YouTube của họ cùng với việc phát hành "ZNE 36Hrs Hoodie". Từ thiện. Để kỷ niệm sinh nhật của cô, Son Na-eun đã tổ chức một sự kiện tình nguyện với người hâm mộ của cô vào ngày 8 tháng 2 năm 2018. Họ bắt đầu với công việc tình nguyện tại Kkottongnae, một cơ sở phúc lợi nằm ở tỉnh Chungcheong Bắc. Theo công ty quản lý của cô, Plan A Entertainment, cô đã từng đến thăm cơ sở này trong những ngày còn học trung học và quyết định rằng cô sẽ trở lại một lần nữa trong tương lai. Trước đó, Son Na-eun và những người hâm mộ của cô cũng đã tự tay đan mũ cho trẻ sơ sinh cũng như tài trợ khoan giếng nước sạch cho những vùng nghèo khó ở nước ngoài. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2020, Son Na-eun đã quyên góp 50 triệu KRW cho Daegu Community Chest of Korea để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ngoài ra, khoản quyên góp sẽ được sử dụng cho nguồn cung cấp cách ly và hỗ trợ y tế cho các gia đình có thu nhập thấp cư trú tại Daegu. Danh sách đĩa nhạc. Sáng tác. Tất cả các khoản ghi chú của bài hát được trích từ cơ sở dữ liệu của Korea Music Copyright Association, trừ khi có ghi chú khác. Danh sách phim. Phim truyền hình. công ty quảng cáo nexflix Kang hana diễn viên thứ chính
1
null
Masala Chai (tiếng Hindi: मसाला चाय, có nghĩa thô là "trà trộn với gia vị") là một thức uống giải khát có mùi vị trà, được làm bằng cách ủ trà đen với hỗn hợp các loại gia vị và thảo mộc Ấn Độ. Tuy có nguồn gốc từ Nam Á nhưng Masala Chai đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, trở thành một nét đặc trưng chủ đạo của các quán cà phê cũng như ở các phòng trà. Mặc dù người ta vẫn sử dụng trà bằng cách nấu cô đặc theo kiểu truyền thống, nhưng các phiên bản bán lẻ hiện nay đã cải tiến thành các túi trà lọc nhằm dễ sử dụng và không có tạp chất. Ở một vài nơi, người ta có quan niệm sai lầm khi nghĩ "Chai" được làm từ bạch đậu khấu, gừng và một số gia vị thông thường khác. Tuy nhiên, "Chai" chỉ đơn giản là một từ Hindi dùng để chỉ trà hoặc là tên của loại trà được pha đen đậm với sữa, không đường. Nguồn gốc và thuật ngữ. Ở các nước Á-Âu, "chai" hoặc "cha" đều là từ dùng để chỉ "trà", xuất phát của nó là "chay", một từ của Ba Tư và có nguồn gốc từ "chá", từ dùng để chỉ "trà" theo tiếng Quan Thoại (Trung Hoa). Bất chấp điều này, ở một số nước Châu Âu, loại trà với nhiều gia vị này vẫn thường được gọi đơn giản là "chai", đều quy chung một nghĩa là "trà". Vì lý do này, mặc dù lặp ngữ (Masala chai hay chai đều có nghĩa là trà), thuật ngữ "trà chai" vẫn thỉnh thoảng được sử dụng để chỉ ra loại trà sữa nhiều gia vị này nhằm dễ dàng nhận biết so với các loại trà khác. Một số lượng lớn tiệm cà phê sử dụng thuật ngữ "chai latte" hoặc "trà chai latte" cho phiên bản của họ để chỉ ra rằng họ chỉ tập trung vào hỗn hợp sữa nóng với trà Latte thông thường thay vì với cà phê Espresso. Từ năm 1994, thuật ngữ này dần trở nên phổ biến. Thức uống này thường được người địa phương biết đến như "Chai karak" ở Trung Đông. Truyền thống. Lịch sử. Những cây trà phát triển hoang dã ở vùng Assam từ rất lâu đời. Về phương diện lịch sử, người Nam Á nhận thấy rằng trà không chỉ là một loại thức uống mang tính tiêu khiển mà hơn thế nữa, nó như một loại thảo dược. Theo như tài liệu y dược Ayurvedic, Masala Chai gồm nhiều gia vị trộn lẫn, hoặc Karha (loại Chai mà không có trà) vẫn được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Trong những năm 1830, những công ty Đông Ấn thuộc sở hữu của Anh đã trở nên lo lắng về sự chiếm giữ độc quyền trà của Trung Hoa vì các nước thuộc Tây Bắc Âu đều dựa vào ngành sản xuất này và hơn nữa, số lượng người tiêu thụ sản phẩm cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn (trung bình một người tiêu thụ khoảng một pound/năm). Không lâu sau đó, thực dân Anh phát hiện ra sự tồn tại của cây trà Assamese và bắt đầu các hình thức canh tác trồng trọt cục bộ. Năm 1870, hơn 90% số lượng trà được tiêu thụ ở các nước Tây Bắc Âu đều có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 10% vào khoảng năm 1900 và được thay thế hoàn toàn bởi trà được trồng từ vùng Ấn Độ thuộc Anh (50%) và Tích Lan (tên gọi cũ của Sri Lanka cho đến năm 1972) thuộc Anh (33%). Tuy nhiên, sự tiêu thụ trà đen ở Ấn Độ trở nên ít dần, cho đến khi chiến dịch quảng bá của Hội liên hiệp Trà Ấn Độ (thuộc sở hữu của Anh) tấn công vào thị trường vào khoảng đầu thế kỷ XX. Chiến dịch này đã huy động các nhà máy, mỏ và các xưởng dệt cung cấp trà cho công nhân của mình vào giờ giải lao. Ngoài ra, nó còn được cung cấp cho những người làm việc độc lập trong suốt quá trình xây dựng hệ thống đường sắt. Sau này, loại trà này được cải tiến chính thức với sự thêm vào một số lượng sữa và đường nhất định theo phong cách của người Anh. Hội liên hiệp Trà Ấn Độ ban đầu phản đối xu hướng của các nhà bán hàng độc lập về việc thêm vào các gia vị và làm gia tăng sự cân bằng giữa sữa và đường, bằng cách giảm số lượng trà trong mỗi đơn vị thể tích. Tuy nhiên, Masala Chai mới này đã hoàn toàn trở thành thức uống được ưa thích không chỉ ở British Raj, mà đã vượt ra khỏi Nam Á và đến với cả thế giới. Chuẩn bị. Để chế biến Masala Chai, cách đơn giản nhất theo kiểu truyền thống là nấu cô bằng cách ninh lửa nhỏ hoặc nấu sôi hỗn hợp sữa và nước với trà được làm tơi, chất làm ngọt và tất cả các gia vị khác. Ở các chợ Ấn Độ trên toàn thế giới, Masala Chai được bán dưới nhiều thương hiệu khác nhau, nhưng cách thức chế biến vẫn dựa theo kiểu truyền thống, mặc dù nhiều hộ gia đình thích tự pha theo ý của họ. Phần trà đặc và cặn bã sẽ được lọc khỏi Masala Chai trước khi thưởng thức. Cách thức có thể sẽ thay đổi theo khẩu vị hoặc thói quen của địa phương. Ví dụ như một vài hộ gia đình có thể nấu tất cả các nguyên liệu với nhau vào lúc đầu, sau đó lọc ra ngay lúc vừa mới sôi và thưởng thức; một vài người khác có thể ninh hỗn hợp với lửa nhỏ trong một lượng thời gian dài nhất định, hoặc nấu sôi lá trà trước và chỉ thêm gia vị vào lúc cuối (hoặc ngược lại). Một cuộc tập luyện chung của cộng đồng Maharashtra được diễn ra để chuẩn bị một tách Chai. Trước tiên là cho một nửa chén nước với một nửa chén sữa vào một cái nồi nóng, có thể thêm đường ngay vào lúc này hoặc sau đó. Tiếp theo, thêm trà masala vào, giã nhuyễn gừng rồi cho vào hỗn hợp. Tuy nguyên liệu có thể thay đổi theo từng vùng, nhưng trà masala đặc trưng vẫn luôn có bột bạch đậu khấu, bột quế, đinh hương đất, bột gừng, bột ớt. Đun sôi hỗn hợp này với một muỗng cà phê trà đen đã được làm tơi. Sau đó tắt lửa, đậy nó lại và để khoảng 10 phút cho trà đen ngấm vào Chai. Cuối cùng là lọc Chai và thưởng thức. Nguyên liệu. Không có bất kì công thức cố định hay phương pháp chuẩn bị nào cho loại trà này mà tùy vào mỗi gia đình có mỗi kiểu chế biến riêng. Hầu hết các loại Chai đều chứa 1/3 cà phê (đối với cà phê đen). Lá trà sẽ được bỏ vào trong nước nóng một khoản thời gian vừa đủ để dậy mùi và đậm hương vị mà vẫn không bị đắng. Masala Chai thuộc phạm vi lớn, tùy theo cách biến thể của từng người nên không được coi như một loại trà cụ thể hay đặc biệt. Tuy nhiên, tất cả các loại Masala Chai đều có bốn thành phần cơ bản: "Trà". Thường là loại trà đen đậm như Assam để các loại gia vị và chất làm ngọt không áp đảo mùi vị của nó. Loại thường được sử dụng là một loại đặc trưng của Assam từng được gọi là "mamri". Mamri là một loại trà được xử lý theo kiểu đặc biệt bằng cách nghiền nó thành những viên nhỏ thay vì để nguyên như lá trà bình thường. Loại này được dùng nhiều ở Ấn Độ và giá thành của nó không đắt. Tuy nhiên, có rất nhiều loại trà được sử dụng để chế biến Chai. Hầu hết Chai ở Ấn Độ được ủ với trà đen mạnh, nhưng ở Kashmiri Chai được ủ với trà thuốc súng (gunpowder tea). "Chất làm ngọt". Thường là đường trắng mịn, đường Demerara, các loại đường nâu, đường thốt nốt hoặc đường dừa, xi rô hoặc mật ong. Đường thô cũng được dùng như một loại chất làm ngọt ở hầu hết các vùng nông thôn của Ấn Độ. Mặc dù đường góp phần làm gia tăng hương vị, nhưng nhiều người vẫn thích uống không ngọt hơn. Sữa đặc cũng được sử dụng như chất làm ngọt tùy theo yêu cầu của người dùng. "Sữa". Theo truyền thống Ấn Độ, sữa bò được sử dụng để làm Chai trong khi đó ở Mỹ, sữa nguyên chất được sử dụng thường xuyên. Thông thường, Masala Chai được làm bằng cách trộn từ ¼ đến ½ sữa với nước và đun hơi sôi (hoặc thậm chí là sôi hẳn). Như đã nói ở trên, một vài người thích dùng sữa đặc để làm tăng độ ngọt. Với những người thích uống Chai mà không có sữa, có thể thay thế phần sữa đó bằng nước. "Gia vị". Masala truyền thống là một loại thức uống nhiều gia vị với những tỷ lệ làm ấm khác nhau. Karha, hỗn hợp gồm nước cốt gừng và vỏ cây bạch đậu khấu màu xanh lá. Các gia vị khác thường được thêm vào nước cốt hoặc Karha. Ví dụ như hầu hết Masala Chai được bán ở trên đường, ở các nhà hàng hoặc ở nhà đều kết hợp một hoặc nhiều loại gia vị (cụ thể là quế, hồi và/hoặc hạt thì là, tiêu khô và đinh hương) cùng với gừng và bạch đậu khấu. Ở châu Âu, có thể dùng tiêu Jamaica để thay thế quế và đinh hương hoặc thêm vào để tăng thêm hương vị, cũng được sử dụng phổ biến. Theo truyền thống, bạch đậu khấu là thành phần nổi trội, được thêm vào cùng với các gia vị khác như đinh hương, gừng, tiêu đen; gừng và tiêu đen nhằm kích thích vị giác và chữa bệnh. Tuy nhiên, sự kết hợp các gia vị kiểu truyền thống này thường khác nhau tùy theo khí hậu và vùng ở Nam Á và Tây Nam Á. Ví dụ ở miền Tây Ấn Độ, thì là và tiêu đen tuyệt đối tránh xa. Chai kiểu Kashmiri được ủ với trà xanh thay vì trà đen và có sự pha trộn tinh tế hơn với hạnh nhân, thảo quả, quế, đinh hương và nghệ tây đôi khi. Ở Bhopal, thường thêm vào một nhúm muối. Những nguyên liệu khác có thể sử dụng như hạt nhục đậu khấu, rau mùi, hương hoa hồng (cánh hoa hồng đun sôi cùng với lá trà) hoặc rễ cam thảo. Một lượng nhỏ thì là cũng được xem là gia vị "ấm" trong Ayurveda và là thuốc/ẩm thực truyền thống của người Trung Hoa (và người Âu), được khá nhiều người ưa thích. Ngoài Ấn Độ. Masala Chai đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì vậy bản chất và mùi vị của nó cũng thay đổi sao cho phù hợp theo từng khu vực (ngoài những thuật ngữ đã được liệt kê ở trên). Hình thức truyền thống của nó vẫn được phục vụ ở các nhà hàng Nam Á, nhưng bên cạnh đó, nhiều người phương Tây vẫn thích dùng Chai theo kiểu biến tấu giống milkshake với lớp bọt kem phủ bên trên. Chai cũng được dùng chung với các loại bánh nướng như bánh bí ngô, bánh quy hoặc bánh trứng bơ. Thành phần. Nhiều ngành thương mại chế phẩm phương Tây chỉ sử dụng một ít gia vị Masala truyền thống và thay vào đó bằng nguyên liệu phi truyền thống như vanilla hoặc chocolate. Vào dịp lễ Giáng Sinh, một loại Chai được chế biến nhanh chóng từ trà bình thường với rượu nóng đánh trứng (eggnog). Các dạng khác của Masala có thể dùng nước sắc thảo dược như rooibos hoặc yerba maté để thay cho lá trà. Một số quán cà phê ở Mỹ kết hợp Masala Chai với cà phê Espresso nhưng thức uống này không được công nhận dưới bất kỳ tên nào mà tùy thuộc vào các doanh nghiệp. Nó có thể được gọi dưới cái tên "Java Chai", "Mắt Đỏ Chai", "Ngựa Chiến Chai", "Người Cứng Rắn Chai", "Xấu Xa Chai", hoặc nhiều cái tên khác nữa.
1
null
Biohazard Degeneration (バイオハザード ディジェネレーション) là phim anime đồ họa vi tính công chiếu năm 2008 được thực hiện bởi hãng CAPCOM và Sony Pictures Entertainment. Đây là phim đồ họa đầu tiên trong dòng trò chơi Resident Evil. Phim đã công chiếu lần đầu tại 3 rạp ở Nhật Bản vào ngày 18 tháng 10 năm 2008 nhưng trong thời gian rất hạn chế chỉ trong hai tuần, việc công chiếu kết thúc vào ngày 31 tháng 10 năm 2008. Phim lấy bối cảnh giữa hai trò Biohazard 4 và Biohazard 5. Với hai nhân vật chính từ Biohazard 2 là Leon S. Kennedy và Claire Redfield. Cốt truyện xoay quanh việc một sân bay bị một máy bay mất lái đâm vào và trên máy bay đầy các thây ma bị nhiễm T-virus, chúng nhanh chóng lây lan ra toàn sân bay nơi mà Claire Redfield đang chờ máy bay. Lực lượng đặc nhiệm và lính thủy đánh bộ đã được cử đến để phong tỏa toàn sân bay này. Xem đây là một vụ khủng bố sinh học, ngăn không cho các thây ma đi ra ngoài và tìm kiếm những người sống sót. Leon S. Kennedy cũng đã được cử đến hiện trường và tham gia hoạt động cứu hộ và điều tra. Hai nhân vật chính đã gặp lại nhau trong sân bay và cùng nhau điều tra âm mưu gây ra thảm họa này. Chỉ trong hai chiếu phim đã thu về 43 triệu Yên với hơn 33.000 lượt người xem. Bộ phim đồ họa nối tiếp thứ hai có tựa đã được phát hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2012. Phát triển và phát hành. CAPCOM và Sony Pictures Entertainment đã công bố dự án thực hiện bộ phim vào ngày 29 tháng 10 năm 2007 với thông tin đây là một phim đồ họa vi tính sau khi đã thực hiện ba bộ phim người đóng. Phim đã công chiếu lần đầu tại các rạp ở Nhật Bản vào ngày 18 tháng 10 năm 2008 nhưng trong thời gian rất hạn chế chỉ trong hai tuần, việc công chiếu kết thúc vào ngày 31 tháng 10 năm 2008. Kế cả thời gian công chiếu tại Bắc Mỹ cũng rất hạn chế chỉ trong vòng một tuần từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 11 năm 2008. Phiên bản UMD và DVD/BD bắt đầu được phát hành và phân phối vào ngày 24 tháng 12 năm 2008. Sony Pictures Entertainment nắm bản quyền phiên bản tiếng Anh cũng như một số ngôn ngữ khác để phân phối trên thị trường quốc tế. Âm nhạc. Âm nhạc của phim do Takahashi Tetsuya biên soạn. Bài hát chủ đề của phim là bài hát kết thúc có tên "GUILTY" do Tsuchiya Anna trình bày. Album chứa các bản nhạc dùng trong phim đã phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2008. Đón nhận. Sau hai tuần công chiếu thì phim đã thu về 43 triệu Yên với 33.000 lượt người xem. Phiên bản DVD/BD trong tuần đầu tiên phát hành đã giành vị trí DVD bán chạy nhất trong mục anime của Oricon và tính đến ngày 14 tháng 9 năm 2010 thì phim đã tiêu thụ được 1.6 triệu bản trên toàn thế giới.
1
null
Vịt hầm chanh muối Vịt hầm chanh muối là một trong những món ăn truyền thống của người Triều Châu. Thịt vịt tuy có nhiều mỡ nhưng khi kết hợp với vị thanh của chanh muối không còn cảm giác mỡ ngấy nữa. Nếu ngày xưa vào 30 Tết người Triều Châu luôn có món ăn này trên mâm cúng tổ tiên thì bây giờ sự phổ biến của nó đã giảm rõ rệt, một số người trẻ đã không còn mặn mà với việc nấu món ăn này nữa. Công dụng món ăn. Chanh muối bên cạnh là một bài thuốc cổ truyền trị ho tốt có vị thanh, chua nhẹ có tác dụng giúp dễ tiêu hóa, chống đầy hơi khi ăn vào ngày Tết có quá nhiều món dầu mỡ. Trong những ngày Tết khi đi nhiều làm cơ thể mệt mỏi món ăn này còn như một bài thuốc để phòng tránh cảm vặt, trị bệnh đường ruột. Thịt vịt loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Trong Đông y thịt vịt vào loại có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư âm dưỡng vị, giải độc, dùng khi người không khỏe, bệnh, suy nhược.. Lưu ý. Canh khi nấu xong có thể có vị đắng đó là do người nấu chọn chanh khi làm muối non hay vỏ quá dày, nếu muốn tránh có thể chọn tắc muối thay thế chanh muối. Khi nấu gần xong mới nên cho nước chanh muối để giữ được hương vị và mùi thơm. Vì chanh muối vừa có tính chua vừa có tính mặn nên cần lưu ý khi nấu bằng nồi nhôm, nên chọn nồi inox hoặc đất sẽ tốt hơn.
1
null
Giải Tukan () là một giải thưỏng văn học hàng năm của thành phố München (Đức) dành cho tác phẩm hư cấu mới xuất bản, được coi là hay nhất của một tác giả ở thành phố này. Giải Tukan được thiết lập năm 1965, với khoản tiền thưởng hiện nay là 6.000 Euro.
1
null
Họ Cá đầu móc hay họ Cá ươm trứng (danh pháp khoa học: Kurtidae) là một họ cá vây tia. Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của cá và đề xuất tách họ này sang bộ Kurtiformes . Đặc điểm. Họ cá này đáng chú ý vì mang các cụm trứng trong những chiếc móc thò ra từ trán (trên chẩm) cá đực. Ngoài việc sở hữu các móc chứa trứng, bong bóng của các loài cá này được bao bọc trong một cấu trúc bằng xương hình ống, tiến hóa từ các xương sườn. Cả hai loài đều có lưng gù. Mặc dù có các tập quán sinh sản khác thường, nhưng người ta biết rất ít về các loài cá này và chúng cũng không sống lâu trong các bể cá cảnh. Các loài. Họ này chỉ bao gồm 2 loài trong 1 chi Kurtus. Hệ thống học. Phân tích trình tự ADN so sánh chỉ ra rằng "Kurtus" có quan hệ họ hàng tương đối gần với cá bống (Gobioidei) và cá sơn (Apogonidae), vì thế Christine Thacker và ctv đặt nó trong bộ Gobiiformes. Trái lại, Ricardo Betancur -R. và ctv lại đặt ra một bộ mới là Kurtiformes để hợp nhất cá sơn và Kurtidae như là hai họ có quan hệ chị em. Bộ Kurtiformes tại đây là bộ chị em với Gobiiformes và cùng với nó thuộc về loạt Gobiomorpharia. Các mối quan hệ này được Thomas Near và ctv trong phân tích trình tự ADN của họ về phát sinh chủng loài của Acanthomorpha xác nhận. Tuy nhiên, Thomas Fraser trong nghiên cứu so sánh hình thái học lại không xác nhận mối quan hệ gần giữa cá sơn và "Kurtus".
1
null
Hệ thống sản xuất phim hoạt hình trên máy tính (tiếng Anh là "Computer Animation Production System", viết tắt là "CAPS") là một tập hợp độc quyền các phần mềm, hệ thống các máy quay quét hình ("scanning camera systems"), máy chủ, các máy trạm kết nối với nhau, và các bàn thiết kế cá nhân do công ty The Walt Disney Company phát triển cùng Pixar vào cuối những năm 1980. Mục đích của hệ thống này là nhằm máy tính hoá mực và màu và các công đoạn sản xuất hậu kỳ cho những bộ phim hoạt hình chiếu rạp được sản xuất theo công nghệ hoạt hình truyền thống bởi Walt Disney Animation Studios. CAPS trong quá trình sản xuất phim. CAPS là hệ thống mực và màu kỹ thuật số đầu tiên được sử dụng trong các bộ phim hoạt hình chiếu rạp, được thiết kế để thay thế cho quy trình đắt tiền gồm chuyển các bức vẽ hoạt hình lên các tấm cel bằng mực Tàu hay bằng phương pháp in chụp tĩnh điện (xerography), và tô màu mặt kia của các tấm nhựa với màu bột. Sử dụng hệ thống CAPS, các mảng hình có bờ bao và các đường kẻ viền có thể được tô màu dễ dàng trong môi trường máy tính điện tử với những bảng màu không giới hạn. Đổ bóng trong suốt, pha màu và các kỹ thuật phức tạp khác chưa từng có trước đây có thể được sử dụng rộng rãi. Các tấm nhựa "kỹ thuật số" đã hoàn thành sẽ được ghép lên trên các bức vẽ nền đã được quét và được quay phim lại; sự chuyển động của các máy quay hoặc trục quay này được lập trình sẵn trong một tấm phim trắng trên máy tính, mô phỏng lại sự chuyển động của những máy quay phim hoạt hình kiểu cũ. Hơn nữa, các cảnh quay multiplane phức tạp mang tới cho người xem cảm nhận về chiều sâu của hình ảnh cũng có thể thực hiện được. Khác với các máy quay multiplane kiểu analog, các máy quay multiplane của hệ thống CAPS không bị giới hạn bởi kích thước của bức vẽ. Các máy quay chuyển động với độ rộng và bao quát chưa từng thấy đã xuất hiện và được đưa vào các bộ phim. Bản phim kết quả của quá trình này được ghép và thu lại trên các tấm phim. Từ khi các thành phần hoạt hình xuất hiện dưới dạng kỹ thuật số như vậy, việc ghép các phần của phim và video với nhau trở nên dễ dàng hơn, trong đó có hoạt hình máy tính ba chiều. Quá trình phát triển hệ thống CAPS. Lần đầu tiên hệ thống CAPS được sử dụng là trong cảnh Mickey đang đứng trên chiếc Spaceship Earth của Epcot trong phần tiêu đề của "The Magical World of Disney". Bộ phim chiếu rạp đầu tiên được sản xuất trên hệ thống này là "Nàng tiên cá" vào năm 1989; tuy nhiên trong phim, hệ thống này chỉ được sử dụng hạn chế trong phân cảnh chia tay dưới cầu vồng gần cuối phim. Các phần còn lại của phim vẫn được thực hiện trên các tấm nhựa tô màu truyền thống. Các phim sau đó được sản xuất hoàn toàn bằng CAPS; và sản phẩm đầu tiên trong số đó, "The Rescuers Down Under", là bộ phim chiếu rạp đầu tiên từng được sản xuất 100% bằng công nghệ kỹ thuật số. Các phim "Người đẹp và quái thú", "Aladdin", "Vua sư tử", và "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" sử dụng khả năng kết hợp 2D/3D của CAPS nhiều hơn. Hệ thống này không còn được sử dụng từ sau phim "Cô bé bán diêm" năm 2006. Biên tập lại cho các phiên bản Đặc biệt. Với các phiên bản Đặc biệt dưới định dạng IMAX và DVD của các phim "Người đẹp và quái thú", "Aladdin", "Vua sư tử", và "Mulan", bản xuất mới của các thành phần gốc được thực hiện và ghi lại trên các phần định dạng phụ của phim chính. Hơn nữa, "Người đẹp và quái thú" và "Vua sư tử" còn có các phân cảnh hoạt hình hoàn toàn mới được thêm vào các phiên bản đặc biệt, và cả phiên bản IMAX của những phim này và phim "Aladdin" đều có các cảnh quay được dọn dẹp (giản lược) và phục hồi so với những thành phần kỹ thuật số của bản gốc nhằm cải thiện độ chi tiết, sửa chữa các lỗi và củng cố lại những phần hoạt hình và những bức vẽ đã bị giản lược. Tầm ảnh hưởng. Năm 1992, nhóm phát triển CAPS đã nhận được Giải thưởng Khoa học và Kỹ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Họ gồm: CAPS có khả năng sản xuất những hình ảnh với chất lượng rất cao bằng các hệ thống máy tính vốn có tốc độ xử lý chậm hơn so với hiện nay. Các khung hình cuối cùng được xuất ra ở độ phân giải phim kỹ thuật số 2K (2048 pixel ngang ở tỉ lệ khung hình 1.66), và các bức vẽ tay được quét để chúng có thể giữ được 100% độ phân giải ban đầu trong phim thành phẩm, bất kể các chuyển động của máy quay trong các cảnh quay có phức tạp đến đâu. Năm 2004, bộ phận Disney Feature Animation cho rằng khán giả ngày nay chỉ muốn thưởng thức cá bộ phim hoạt hình máy tính 3D và đóng cửa bộ phận hoạt hình 2D truyền thống. Hệ thống máy CAPS bị loại bỏ và các máy quay quét hình tự động tuỳ chỉnh bị tháo rời ra và bán phế liệu. Cho tới năm 2005, chỉ còn một hệ thống duy nhất tồn tại (và với mục đích chỉ là để đọc dữ liệu của các phim được sản xuất bằng hệ thống này). Kể từ khi mua lại Pixar, do phần lớn hệ thống CAPS đã bị đóng cửa và tháo dỡ, nên các bộ phim hoạt hình truyền thống sau này của Disney ("How to Hook Up Your Home Theater", "Công chúa và chàng Ếch", "The Ballad of Nessie", và bộ phim mới "Winnie the Pooh") được sản xuất bằng phần mềm máy tính của Toon Boom Harmony, vốn cung cấp một hệ thống hoạt hình kỹ thuật số đã được cải tiến hơn.
1
null
HMS "Grafton" (H89) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này vào năm 1936–1939, thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Nó được điều từ Hạm đội Địa Trung Hải trở về quần đảo Anh sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra để hộ tống tàu bè và tuần tra. "Grafton" đang được tái trang bị khi Chiến dịch Na Uy bắt đầu vào tháng 4 năm 1940, nhưng nó cũng tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Na Uy sau khi hoàn tất sửa chữa. Nó đang tham gia triệt thoái binh lính Anh khỏi Dunkirk vào tháng 5 khi bị một tàu ngầm U-boat Đức đánh chìm lúc nó dừng lại để cứu vớt những người sống sót từ một tàu khu trục Anh khác. Thiết kế và chế tạo. "Grafton" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Grafton" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Grafton" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Grafton" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 30 tháng 8 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft & Company ở Woolston, Hampshire; được hạ thủy vào ngày 18 tháng 9 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 20 tháng 3 năm 1936 với chi phí 248.485 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. Ngoài một giai đoạn ngắn được phân về Chi hạm đội Khu trục 20 sau khi nhập biên chế, "Grafton" trải qua hầu hết thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 9 tháng 9 năm 1936, nó hộ tống cho chiếc tàu buồm "Nahlin" đưa Vua Edward VIII trong chuyến đi đến khu vực Đông Địa Trung Hải. Sau đó nó tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này để thi hành chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Nó đang được tái trang bị tại Malta khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939. "Grafton" cùng ba tàu chị em được điều động về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Plymouth vào tháng 10, nhưng đến cuối tháng sau lại được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 22 đặt căn cứ tại Harwich trực thuộc Bộ chỉ huy Nore cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Đến ngày 10 tháng 1 năm 1940, nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 được tái lập, cũng đặt căn cứ tại Harwich, nơi nó khám xét tàu bè đi lại giữa các cảng Đức và Hà Lan truy tìm tàu bè xâm nhập. Từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4, nó trải qua một đợt đại tu ngắn tại Hull, trong xướng tàu của hãng Brigham and Cowan. Khi Chiến dịch Na Uy mở màn, nó được điều về Hạm đội Nhà, nơi nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Na Uy cho đến ngày 11 tháng 5. Trong trận phong tỏa Calais, "Grafton" đã hộ tống các tàu tuần dương hạng nhẹ và khi chúng bắn hải pháo hỗ trợ cho Lữ đoàn Bộ binh 30 (Anh) vào ngày 26 tháng 5. Ngày hôm sau, nó giúp triệt thoái hơn 1.600 binh lính khỏi các bãi biển La Panne và Bray về phía Đông Bắc Dunkirk. Sáng ngày 29 tháng 5, nó dừng lại để trợ giúp tàu khu trục , vốn bị đắm do trúng ngư lôi phóng từ tàu phóng lôi E-boat "S-30" sáng sớm hôm đó. Đang khi cứu vớt những người sống sót từ "Wakeful" ngoài khơi Nieuwpoort, Bỉ, "Grafton" lại trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-boat Đức "U-62". Phát ngư lôi đánh trúng đuôi tàu gây hư hại nghiêm trọng, và gây ra một vụ nổ thứ phát làm phá hủy cầu tàu, làm thiệt mạng hạm trưởng và một sĩ quan khác cùng 14 thủy thủ. Con tàu bị vỡ, nhưng vẫn tiếp tục nổi đủ lâu để tàu khu trục cùng tàu vận tải "Malines" cứu vớt những người sống sót. Sau đó "Ivanhoe" đánh đắm "Grafton" bằng hải pháo ở tọa độ vì nó hư hại nặng đến mức không thể kéo về vùng biển an toàn.
1
null
HMS "Grenade" (H86) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó được điều từ Hạm đội Địa Trung Hải trở về quần đảo Anh không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra để hộ tống tàu bè và tuần tra. Con tàu đã tham gia giai đoạn đầu của Chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940. "Grenade" bị máy bay ném bom bổ nhào của Đức đánh chìm khi nó tham gia triệt thoái binh lính Đồng Minh trong trận Dunkirk vào ngày 29 tháng 5 năm 1940. Thiết kế và chế tạo. "Grenade" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Grenade" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Grenade" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Grenade" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 3 tháng 10 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Alexander Stephen and Sons ở Glasgow, Scotland; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 11 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 28 tháng 3 năm 1936 với chi phí 252.560 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. "Grenade" được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải sau khi nhập biên chế. Nó được tái trang bị tại Malta từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 24 tháng 4 năm 1937. Sau khi quay trở về nhà để thủy thủ đoàn nghỉ phép và trải qua một đợt tái trang bị tại Xưởng tàu Chatham từ ngày 27 tháng 5 đến tháng 7 năm 1938, con tàu được điều đến Hồng hải một thời gian ngắn vào tháng 10 năm 1938. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Grenade" đang ở tại Alexandria, nhưng nó cùng với toàn bộ chi hạm đội được chuyển sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Plymouth vào tháng 10. Ngày 7 tháng 11, nó va chạm với soái hạm khu trục của nó, , và việc sửa chữa chỉ hoàn tất vào ngày 9 tháng 12. Trong nhiều tháng tiếp theo, nó làm nhiệm vụ tuần tra chống xâm nhập tại vùng biển Hà Lan. Nó đã cùng với tàu chị em cứu vớt 117 người sống sót từ chiếc "Grenville" sau khi chiếc soái hạm trúng phải một quả mìn vào ngày 19 tháng 1 năm 1940. Nó được tái trang bị tại Luân Đôn từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 27 tháng 2; nhưng lại bị chiếc tàu biển chở hành khách RMS "Orion" va chạm vào ngày 27 tháng 2, và chỉ được sửa chữa tạm thời. "Grenade" được sửa chữa triệt để tại Harwich từ ngày 2 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4, và được phân về Hạm đội Nhà tại Scapa Flow sau khi hoàn tất. Khi Anh được tin Đức Quốc xã chuẩn bị xâm chiếm Na Uy vào ngày 7-8 tháng 4, "Grenade" đang nằm trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu vận tải ON25, và đã được gọi quay trở lại cùng với toàn bộ lực lượng hộ tống để gia nhập Hạm đội Nhà. Nó cùng với tàu khu trục đã hộ tống cho chiếc tàu chở dầu "British Lady" đi đến Flakstadøya thuộc quần đảo Lofoten nơi một trạm tiếp nhiên liệu và sửa chữa được thiết lập để hỗ trợ các hoạt động hải quân của Anh tại miền Bắc Na Uy. Trong thời gian còn lại của tháng 4, nó hộ tống cho thiết giáp hạm và tàu sân bay tại vùng biển Na Uy. Nó đã hỗ trợ cho cuộc triệt thoái binh lính Anh và Pháp khỏi Namsos vào đầu tháng 5, và đã cặp mạn chiếc tàu khu trục Pháp "Bison" để cứu vớt những người sống sót sau khi hầm đạn của chiếc này trúng phải một quả bom từ một máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 và nổ tung vào ngày 3 tháng 5. Bốn người của "Grenade" đã bị thương do mảnh đạn của những quả bom ném suýt trúng vào lúc này, và nó đã cứu vớt được 36 người, nhưng có 12 người từ trần vì vết thương sau đó trước khi con tàu về đến được Scapa Flow vào ngày 5 tháng 5. "Grenade" sau đó được chuyển đến khu vực eo biển Manche, nơi nó bị tai nạn va chạm với tàu đánh cá chống tàu ngầm "Clayton Wyke" vào ngày 14 tháng 5 lúc sương mù dày đặc. Việc sửa chữa được tiến hành tại xưởng tàu Sheerness và hoàn tất vào ngày 25 tháng 5. Trong giai đoạn đầu của cuộc Triệt thoái Dunkirk, con tàu đã hỗ trợ tại phần phía Bắc của eo biển cho lực lượng triệt thoái, và đã cứu vớt 33 người sống sót từ chiếc SS "Abukir"vào ngày 28 tháng 5, sau khi chiếc này trúng ngư lôi phóng từ một xuồng E-boat. Nó thực hiện một chuyến đi đến Dunkirk trong đêm 28-29 tháng 5, và bị máy bay Ju 87 Stuka bắt gặp trong cảng vào ngày hôm sau. "Grenade" trúng hai quả bom khiến nó bốc cháy, làm thiệt mạng 14 thủy thủ và tử thương thêm bốn người khác. Nó bị trôi dạt khỏi nơi neo đậu, và chiếc tàu đánh cá "John Cattling" đã kéo nó sang mạn Tây phía ngoài cảng, nơi hầm đạn của nó nổ tung chiều tối hôm đó, và nó đắm ở tọa độ .
1
null
HMS "Glowworm" (H92) là một tàu khu trục lớp G được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này vào năm 1936–1939, thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Nó được điều từ Hạm đội Địa Trung Hải trở về quần đảo Anh vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai để hộ tống tàu bè tại vùng biển nhà. Đến tháng 3 năm 1940, nó được điều sang Hạm đội Nhà vừa kịp lúc để tham gia giai đoạn mở màn của Chiến dịch Na Uy. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1940, "Glowworm" đụng độ với các tàu khu trục Đức đang vận chuyển binh lính xâm chiếm Na Uy trong Chiến dịch Weserübung. Các tàu khu trục Đức tìm cách tách khỏi trận chiến và gửi tín hiệu cầu cứu đến tàu tuần dương hạng nặng "Admiral Hipper". "Glowworm" bị hư hại nặng bởi hỏa lực pháo hạng nặng của "Admiral Hipper", nhưng vẫn tìm cách phóng ngư lôi vào chiếc tàu chiến Đức. Hai con tàu va chạm, làm vỡ mũi tàu của "Glowworm", và nó đắm không lâu sau đó. Thiết kế và chế tạo. "Glowworm" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Glowworm" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Glowworm" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Glowworm" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 8 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft and Company ở Woolston, Hampshire; được hạ thủy vào ngày 22 tháng 7 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 22 tháng 1 năm 1936 với chi phí 248.785 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Glowworm" được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này để thi hành chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột, cho đến khi được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 1937. Con tàu quay trở lại Chi hạm đội 1 sau khi hoàn tất, rồi lại trải qua một đợt đại tu kéo dài tại Portsmouth từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 25 tháng 7 năm 1938, và đã hộ tống cho chiếc tàu biển chở hành khách SS "Strathnaver" di chuyển giữa Malta và Alexandria vào lúc xảy ra vụ Khủng hoảng Munich vào tháng 9 năm 1938. Sau đó, nó hộ tống chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ trong chuyến đi đến Aden vào cuối tháng đó. Trong một cuộc thực tập đêm vào ngày 16 tháng 5 năm 1939, nó bị tai nạn va chạm với tàu chị em , buộc phải đi đến Alexandria để sửa chữa tạm thời, rồi được sửa chữa triệt để tại Malta từ ngày 23 tháng 5 đến ngày 24 tháng 6. "Glowworm" hiện diện tại Alexandria khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939. Sang tháng 10, toàn bộ chi hạm đội được chuyển về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, và nó lên đường quay trở về Anh vào ngày 19 tháng 10 cùng các tàu chị em , và . Chúng về đến Plymouth vào ngày 22 tháng 10, và được phân về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Nó thực hiện các nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm cho đến ngày 12 tháng 11, khi nó được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 22 đặt căn cứ tại Harwich cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại Bắc Hải. Vào ngày 22 tháng 2 năm 1940, nó bị va chạm với con tàu Thụy Điển "Rex" trong sương mù đang khi neo đậu ngoài khơi Outer Dowsing. "Glowworm" bị hư hại đáng kể cấu trúc lườn tàu, và phải được sửa chữa tại một xưởng tàu tư nhân ở Hull cho đến cuối tháng 3. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, nó được điều động trở lại Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Nhà, gia nhập trở lại chi hạm đội đặt căn cứ tại Scapa Flow vào ngày 20 tháng 3. Vào ngày 5 tháng 4, "Glowworm" cùng các tàu chị em "Greyhound", và đã nằm trong thành phần hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương . Các con tàu đã hỗ trợ cho Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải thủy lôi tại vùng biển Na Uy. Vào ngày 7 tháng 4, nó được cho tách ra khỏi lực lượng để tìm kiếm một người mất tích do sóng biển quét qua sàn tàu. Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1940, "Glowworm" đang trên đường quay trở lại gặp gỡ nhóm của "Renown" khi nó đụng độ các tàu khu trục Đức " Z18 Hans Lüdemann" và "Z11 Bernd von Arnim" trong sương mù nặng trước 08 giờ 00. Các tàu khu trục này nằm trong thành phần một phân hạm đội Đức do tàu tuần dương hạng nặng "Admiral Hipper" dẫn đầu đang trên đường đổ bộ binh lính xuống Trondheim như một phần của Chiến dịch Weserübung, cuộc xâm chiếm Na Uy của Đức Quốc xã. "Glowworm" đã nổ súng, và các con tàu Đức tìm cách rút lui khỏi trận chiến đồng thời phát tín hiệu cầu cứu. Yêu cầu này được "Admiral Hipper" đáp ứng không lâu sau đó, vốn nhìn thấy "Glowworm" lúc 09 giờ 50 phút. "Admiral Hipper" thoạt tiên gặp khó khăn trong việc phân biệt "Glowworm" và "von Arnim", nhưng đã khai hỏa tám phút sau đó ở khoảng cách bằng dàn pháo chính . "Glowworm" bị bắn trúng ở loạt đạn pháo thứ tư; nó bắt đầu tạo ra một làn khói và tìm cách ẩn nấp trong làn khói để né tránh, nhưng dàn pháo chính của chiếc tàu tuần dương được điều khiển bằng radar đã không bị ảnh hưởng bởi khói. Khi chiếc tàu khu trục ló ra khỏi làn khói, khoảng cách giữa chúng đã đủ gần nên dàn pháo hạng hai cũng bắt đầu nổ súng. Phòng vô tuyến, cầu tàu và tháp pháo phía trước của "Glowworm" đều bị phá hủy; nó còn bị bắn trúng phòng động cơ, phòng hạm trưởng và cuối cùng là cột ăn-ten, gây chập điện khiến còi tàu kêu vang liên tục. Lúc 10 giờ 10 phút, hạm trưởng của "Glowworm", Thiếu tá Hải quân Gerard Broadmead Roope, cho bắn năm quả ngư lôi từ một dàn phóng ở khoảng cách , nhưng tất cả đều trượt, vì hạm trưởng của "Admiral Hipper", Đại tá Hải quân Hellmuth Heye, đã cố giữ cho chiếc tàu tuần dương hướng mũi về phía đối thủ trong suốt trận chiến để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bằng ngư lôi. Chiếc tàu khu trục quay lại ẩn nấp trong làn khói của nó tìm cách kéo dài thời gian để tiếp tục phóng ngư lôi, nhưng "Hipper" đã bám sát theo tìm cách kết liễu nó trước khi đối thủ phóng hết số ngư lôi còn lại. Hai con tàu đã rất gần khi "Hipper" ló ra khỏi làn khói, và Haye ra lệnh bẻ lái gắt sang mạn phải để giảm khoảng cách và để húc vào đối thủ. Bánh lái của "Hipper" đáp ứng chậm, và "Glowworm" đã húc vào phần mũi chiếc tàu tuần dương ngay phía sau dây neo. Vụ va chạm đã khiến mũi tàu của "Glowworm" vỡ ra, phần còn lại va dọc theo mạn "Hipper", làm thủng nhiều lỗ nhỏ và phá hủy dàn phóng ngư lôi phía trước bên mạn phải. Một thủy thủ Đức bị rơi xuống nước do vụ va chạm. "Hipper" bị ngập khoảng nước trước khi các chỗ rò rỉ được bịt kín, nhưng không bị hư hại nặng. "Glowworm" bốc cháy khi nó trôi dạt sau khi tách ra, và các nồi hơi của nó phát nổ lúc 10 giờ 24 phút; nó chìm ở tọa độ , và mang theo 109 trong tổng số thành viên thủy thủ đoàn. "Admiral Hipper" lượn vòng để tìm người thủy thủ của mình cùng những người sống sót của "Glowworm". Không tìm thấy người thủy thủ Đức, nhưng có 40 thủy thủ Anh được cứu vớt, cho dù sau đó có ít nhất sáu người qua đời do vết thương quá nặng. Trung úy Hải quân Ramsay, sĩ quan cao cấp nhất còn sống sót, khai với những người cứu vớt mình rằng cả phòng lái lẫn nơi vận hành bánh lái khẩn cấp đều không còn người khi hai con tàu va chạm, do đó việc chiếc tàu khu trục quay mũi nhắm vào "Hipper" có thể chỉ là do tình cờ. Tài liệu của Đức ghi nhận chỉ có bốn ngư lôi của "Glowworm" được phóng, nhưng phía Anh cho rằng cả tám ngư lôi đã được phóng đi. Điều này được xác nhận bởi ảnh chụp được sau khi va chạm cho thấy tất cả các ống phóng ngư lôi đều trống rỗng. Sĩ quan chỉ huy của "Glowworm", Thiếu tá Roope, tử trận do rơi xuống nước khi không còn có thể bám vào dây trong lúc được kéo lên bên mạn chiếc tàu tuần dương; ông được truy tặng Huân chương Chữ thập Victoria, trở thành người đầu tiên được trao tặng huân chương này trong Thế Chiến II. Điều này được thực hiện một phần là do đề nghị của Đại tá Heye, vốn đã gửi đến cấp thẩm quyền Anh qua trung gian Hội Chữ thập đỏ, chứng thực hành động dũng cảm của Thiếu tá Roope khi đối đầu với một tàu chiến đối phương vượt trội trong chiến đấu. Trung úy Ramsay cũng được tặng thưởng Huân chương Phục vụ Dũng cảm (DSO). Cả hai phần thưởng này chỉ được trao tặng sau khi chiến tranh kết thúc.
1
null
Nam Baden (tiếng Đức: "Südbaden") là bang thuộc Tây Đức được tạo ra từ cộng hòa Baden (thuộc cộng hòa Weimar và Đức Quốc xã). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Baden nằm trong vùng chiếm đóng của Pháp. Từ năm 1952, Nam Baden trở thành một phần của bang Baden-Württemberg.
1
null
Long Way Down là album đầu tay của ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Tom Odell. Nó được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2013. Nó album đầu tiên của anh với một hãng thu âm lớn, và được phát hành bởi Columbia. Đĩa đơn. "Can't Pretend" được phát hành đĩa đơn đầu tiên vào ngày 06 Tháng Ba năm 2013 và như đĩa đơn đầu tiên với Columbia Records. Odell phát hành đĩa đơn thứ hai, " Hold me ", vào ngày 31 tháng 3 năm 2013. Sau đó, anh biểu diễn bài hát trên Alan Carr: Chatty Man "Another Love" đã xuất hiện trên EP của Odell Songs from Another Love và được phát hành như đĩa đơn thứ ba của album vào ngày 17 tháng 6 năm 2013. Đón nhận. Sau khi phát hành, "Long Way Down" đã nhận được nhiều đánh giá. Trên Metacritic, album nhận được điểm trung bình là 58 dựa trên 12 đánh giá bởi các nhà phê bình chính thống. NME cho album 0/10 điểm, khiến cha của Odell đến khiếu nại với tạp chí. Danh sách bài hát. Tất cả các bài hát được viết bởi Tom Odell và sản xuất bởi Dan Grech-Marguerat.
1
null
Chè mè đen hoặc Súp mè đen (tiếng Trung: 芝麻糊, âm Hán Việt: Chi ma hồ) là một món tráng miệng phổ biến của người Trung Quốc. Món này rất tốt cho tiêu hoá, mượt tóc. Ngoài ra mè đen còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho người già và phụ nữ mang thai. Nguyên liệu. Nguyên liệu của món này gồm: mè đen (vừng đen), bột gạo (có thể thay thế bằng bột sắn), nước lọc, đường trắng, nước cốt dừa. Cách làm. Mè đen (vừng đen) rang thơm sau đó xay nhỏ với nước lọc. Nấu mè đen khoảng 3 phút quậy liền tay. Sau đó cho đường và nước cốt dừa vào nấu chung khoảng 3 phút nữa. Hoà tan bột gạo (hoặc bột sắn) với nước cốt dừa cho tan rồi từ từ cho vào nồi khuấy đều tay cho đến khi chè đen đậm, mè đã chín. Trình bày. Múc ra chén ăn nóng.
1
null
Nguyên Quân (chữ Hán: 元均, 478 – 529), hay Thác Bạt Quân (拓跋均), tự Thế Bình, là hoàng thân, quan viên nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Ông tổ 5 đời là Bắc Ngụy Đạo Vũ đế. Ông kỵ là Dương Bình vương Thác Bạt Hi, hoàng tử thứ ba của Đạo Vũ đế. Ông cụ là Hoài Nam Tĩnh vương Thác Bạt Tha. Ông nội là Hoài Nam thế tử Thác Bạt Thổ Vạn, mất sớm. Quân là con trai thứ của Hoài Nam Hi vương Thác Bạt Hiển. Sau khi Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa, Quân cũng như các thành viên hoàng thất khác, đều chịu đổi sang họ Nguyên. Do triều đình dời đô về Lạc Dương, hoàng thất Bắc Ngụy đều được xem là có hộ tịch ở Lạc Dương. Sự nghiệp. Quân chưa làm lễ trưởng thành, đã được trừ chức Viên ngoại tán kỵ thị lang. Nhờ là tông thất, Quân sau đó được ra làm Quan Hữu đại sứ. Sau khi về triều, Quân được bái làm Viên ngoại tán kỵ thường thị, Ninh sóc tướng quân; ít lâu sau được chuyển làm Quan quân tướng quân, rồi ra làm Quan Trung đại đô đốc. Hiếu Trang đế lên ngôi, Quân được trừ chức Chinh lỗ tướng quân, Thông trực tán kỵ thường thị. Nguyên Hạo tiến vào Lạc Dương (529), Quân cùng cháu gọi bằng chú là Nguyên Kính Tiên nổi dậy ở Hà Lương, ủng hộ Hiếu Trang đế. Kính Tiên bị Nguyên Hạo giết chết, nhưng Quân thoát khốn. Hiếu Trang đế hồi loan, luận công, Quân được phong An Khang huyện Khai quốc bá, thực ấp 500 hộ, ít lâu sau được gia chức Tán kỵ thường thị, An đông tướng quân. Ngày 21 tháng 6 ÂL cùng năm (12 tháng 7), Quân mất tại nhà riêng ở Lạc Dương, hưởng thọ 52 tuổi; được tặng làm Sứ trì tiết, Đô đốc Ký, Thương, U 3 châu chư quân sự, Phiếu kỵ đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, Ký Châu thứ sử, thụy là Hiếu Vũ. Dật sự. Thời Hiếu Minh đế, anh cả của Quân là Nguyên Thế Tuân đảm nhiệm chức Kinh Châu thứ sử, còn ông khi ấy làm Triều Dương thú chủ. Bấy giờ 2 miền nam - bắc quen thói cướp bóc qua lại, nhưng Nguyên Thế Tuân cấm chỉ việc ấy. Ngày 3 tháng 3 ÂL năm ấy có phu nhân của 1 viên thú chủ nhà Lương dạo chơi ven bờ sông Miện, Quân bèn sai bộ khúc bắt cóc đem về. Nguyên Thế Tuân biết được, trách mắng Quân, đem cô ta trả lại cho nhà Lương. Gia đình. Vợ của Quân là con gái sĩ tộc họ Đỗ ở Kinh Triệu, sử cũ chép bà có sáu con trai, còn văn bia chép bảy con trai, sáu con gái. Đỗ thị mất ngày 21 tháng 7 ÂL năm Thiên Bình thứ 2 (tức 2 tháng 9 năm 535), đến ngày 21 tháng 7 ÂL năm Vũ Định thứ 2 (tức 22 tháng 9 năm 544), được hợp táng với Quân, bên cạnh mộ của Nguyên Hiển, phía tây Nghiệp Thành. Sử cũ chỉ chép tên ba con trai của Quân:
1
null
Hiếu Đại Vương ("chữ Hán" 孝大王) là thụy hiệu của một số vị quân chủ nhà Cao Ly trong lịch sử bán đảo Triều Tiên, thông thường những vị quân chủ này do thụy hiệu quá dài nên được biết đến bởi miếu hiệu nhiều hơn, từ khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhà Nguyên thì từ Cao Ly Cao Tông trở đi Khả Hãn Mông Cổ không cho phép sử dụng miếu hiệu nữa thành thử thụy hiệu lại được gọi một cách thông dụng từ đó đến hết khi nhà Triều Tiên thành lập. Sau này nhà Triều Tiên cũng có một số vị quân chủ được đặt thụy hiệu có chữ Hiếu Đại Vương, thành thử sử sách lại lấy hai chữ đầu tiên trong thụy hiệu dài để gọi vắn tắt.
1
null
Xôi lá cẩm món xôi ăn dân dã của người Việt Nam và Thái Lan được nấu với nguyên liệu chính là lá cẩm. Lá cẩm tạo ra màu tím tự nhiên nên thường được dùng tạo màu cho các món ăn. Xôi lá cẩm thường được các bà nội trợ nấu cho gia đình vì hương vị ngon và nhìn bắt mắt của nó. Tại Thái Lan, ngoài xôi trắng ăn kèm xoài,người ta thường nấu xôi lá cẩm để ăn kèm với xoài cùng nước cốt dừa. Nguyên liệu. Nguyên liệu món ăn bao gồm đậu phộng, lá cẩm và gạo nếp. Riêng khẩu vị Thái Lan, ta có gạo nếp, lá cẩm, xoài và nước cốt dừa. Cách làm. Lá cẩm rửa sạch, bỏ cọng sau đó bắt lên bếp nấu cho ra nước có màu tím đặc trưng. Tiếp theo ngâm gạo nếp với nước lá cẩm trong 1 đêm. Qua ngày đổ ráo nước và cho vào hấp cho đến khi thấy nếp dẻo và mềm là xôi chín. Xôi được dùng với đậu phộng, vừng giã nhuyễn, đường và muối. Riêng cách của người Thái, xôi được đồ cho mềm dẻo sau đó cắt vài lát xoài chín ăn kèm nước cốt dừa có vị ngọt, bùi, béo.
1
null
Friedrich Karl Engelbert von der Decken (14 tháng 11 năm 1824 tại Ritterhude – 15 tháng 2 năm 1889 tại Hannover, Đức) là một sĩ quan quân đội Hannover, từng tham gia cuộc chiến tranh với Phổ năm 1866. Sau khi Hannover bị sáp nhập vào Phổ, ông phục vụ quân đội Phổ, tham gia chiến dịch đánh Pháp (1870 – 1871), và được thăng đến cấp Thiếu tướng vào năm 1872. Tiểu sử. Ông sinh vào tháng 11 năm 1824, là con trai của Thiếu tướng Hannover Arnold von der Decken, chủ điền trang Eickhof và Ritterhude (mất ngày 28 tháng 5 năm 1856), đồng thời là anh của Trung tướng Sachsen Gideon von der Decken. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1842, ông gia nhập lực lượng kỵ binh của quân đội Hannover và phục vụ cho đến năm 1866. Với cấp bậc Trưởng quan kỵ binh, chỉ huy một đội kỵ binh trong Trung đoàn Khinh kỵ binh Cận vệ Hannover, ông đã tham gia trận Langensalza trong cuộc chiến tranh với Phổ vào năm 1866. Sau khi Hannover bị sáp nhập vào Phổ, ông phụng sự quân đội Phổ, được giao một chức đội trưởng kỵ binh trong Trung đoàn Long kỵ binh số 11 của Phổ ngày 9 tháng 3 năm 1867. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1867, ông được phong quân hàm Thiếu tá. Hai năm sau, vào ngày 18 tháng 6 năm 1869, ông được bổ nhiệm một chức sĩ quan tham mưu của Trung đoàn Long kỵ binh số 9. Không lâu sau đó, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Ngày 19 tháng 3 năm 1872, ông được ủy nhiệm tạm quyền chỉ huy Trung đoàn Khinh kỵ binh số 10 Magdeburg (đóng quân tại Stendal từ năm 1884), rồi chính thức được phong Trung đoàn trưởng vào ngày 15 tháng 8 năm đó. Chẳng bao lâu sau, ông được lên cấp bậc Thượng tá vào ngày 22 tháng 3 năm 1873, sau đó ông được thăng chức Đại tá vào ngày 18 tháng 1 năm 1875. Tiếp theo đó, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn Kỵ binh số 10 vào ngày 10 tháng 7 năm 1880 rồi tại nhiệm cho đến khi xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được triệu hồi khi có chiến tranh) vào ngày 20 tháng 7 năm 1884. Ông từ trần ở Hannover vào tháng 2 năm 1889. Vào năm 1863, ở Verden, ông thành hôn với bà Anna von der Decken, nhũ danh von Offen. Cuộc hôn nhân đã mang lại cho ông một người con, Gideon, sau này là Trưởng quan kỵ binh Phổ.
1
null
Hủ tiếu sa tế nai là món ăn đặc trưng được lưu truyền trong cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam nên nó không được phổ biến và nổi tiếng như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu gõ hay hủ tiếu mì. Nguồn gốc. Không rõ nguồn gốc món ăn ở đâu, có nhiều người bảo do cộng đồng người Triều Châu, người Hoa ở khu vực Chợ Lớn sáng tạo nên, nhưng cũng có người lại nói rằng món này do người Hoa và người Java (ở miền Nam thường gọi là "người Chà") kết hợp tạo thành. Địa điểm. Ở Sài Gòn, món này thường tập trung ở Chợ Lớn, ở những nơi đông người Hoa sinh sống như khu vực quận 5, quận 6, quận 8 và quận 11. Đặc điểm. Loại bánh hủ tiếu được sử dụng tương đối giống với loại bánh phở của món phở Việt Nam, chỉ có nước dùng là khác, nước dùng có màu vàng với độ sánh đặc, kết dính nhất định, vị béo cay và có mùi thơm nồng đặc trưng. Nguyên liệu. Trước tiên, hầm xương bò để lấy nước lèo, sau đó pha sa tế với các nguyên liệu như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang. Tiếp theo, trộn tất cả các nguyên liệu lại và cho vào nước hầm xương, nêm nếm cho vừa vị. Một nguyên liệu không kém phần quan trọng đó là thịt nai, thịt nai có độ dai vừa phải và không quá ngậy mùi như thịt bò sẽ không làm lấn át mùi vị đặc trưng của nước dùng. Để giúp món ăn tăng thêm hương vị và giúp thực khách đỡ ngán thì đầu bếp có thể cho dưa leo thái sợi, giá, ngò gai và húng quế, dọn ra cùng chanh thái lát, nước dấm pha và sa tế để thực khách tự nêm thêm cho phù hợp khẩu vị từng người.
1
null
Hwang Jung-eum (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1985) là một diễn viên, người mẫu kiêm ca sĩ người Hàn Quốc. Cô được biết đến với các danh hiệu "Nữ hoàng nước mắt" hay "Nữ hoàng romcom" vì thường thể hiện những vai diễn hài hước và mang nhiều chiều sâu tâm lý. Sau khi trở thành hiện tượng qua phim truyền hình "Gia đình là số 1 phần 2" năm 2009, cô tiếp tục khẳng định tên tuổi qua nhiều bộ phim đình đám khác như Cuộc đời lớn (2010), Tìm lại chính mình (2015) và Cô nàng xinh đẹp (2015). Sự nghiệp. Hwang Jung-eum xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 với vai trò là thành viên của nhóm nhạc nữ Sugar, đảm nhiệm vị trí hát dẫn. Tuy nhiên sau đó, vào năm 2004, cô rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp hát solo. Năm 2009, cô và bạn trai Kim Yong-joon (thành viên nhóm nhạc nam SG Wannabe) cùng tham gia trong chương trình "We Got Married (mùa 2)" của đài MBC. Sau đó, cô trở nên nổi tiếng khi tham gia bộ phim sitcom "Gia đình là số một (phần 2)". Sự trở lại của cô trong "Gia đình là số một" đã đem đến cho cô vô số hợp đồng quảng cáo. Khi được phỏng vấn, cô đã kể rằng, trước khi đóng phim, trong tài khoản ngân hàng của cô chỉ có vỏn vẹn 487 won (tương đương 9,500vnđ); nhưng sau khi đóng máy, số tiền của cô lúc này đã là 1.2 tỷ won. Năm 2011, cô được xếp thứ 18 trong Top 40 Nghệ sĩ Hàn Quốc do tạp chí Forbes bình chọn, thứ 7 trong danh sách các thần tượng K-pop giàu nhất của Mnet's Idol Chart Show, và thuộc Top 7 Nữ ngôi sao quảng cáo ở Hàn Quốc do tạp chí Ilgan Sports bình chọn. Tháng 2 năm 2010, cô cùng với Kim Shin-young, Oh Sang-jin và Shin Bong-sun đã tham gia dẫn chương trình cho cuộc thi "Star Dance Battle" do MBC tổ chức. Đến tháng 12 cùng năm, Jung-eum trở thành MC cho chương trình SBS Gayo Daejeon bên cạnh Heechul của Super Junior, Jung Yong-hwa của CNBLUE và Jo Kwon của 2AM. Bên cạnh đó, Hwang Jung-eum cũng bắt đầu đảm nhận vai chính trong một loạt phim truyền hình, như "Cuộc đời lớn" (2010), "Can You Hear My Heart" (2011), "Golden Time" (2012). Năm 2013, cô đản nhận vai chính trong bộ phim hình sự-hài "Ma lực đồng tiền" và "Secret". Năm 2014, cô tham gia vào bộ phim truyền hình "Tình yêu còn mãi" lấy bối cảnh những năm 80 của thế kỷ 20. Năm 2015, cô tái hợp với bạn diễn ăn ý trong Secret là Ji Sung trong bộ phim hài tình cảm "Kill Me, Heal Me". sau Kill Me, Heal Me, cô tham gia She Was Pretty, bộ phim đã gây sốt vào cuối 2015 và đạt giải bộ phim của năm trong giải thưởng "soompi awards 2015". năm 2015 đánh dấu một sự nghiệp thành công rực rỡ của hwang jung eum. Ngoài ra, Jung-eum còn lần đầu tiên tham gia đóng vai chính trong bộ phim điện ảnh hài-lãng mạn "A Pig-like Woman". Các hoạt động khác. Không chỉ nổi tiếng với vai trò là diễn viên và ngôi sao quảng cáo, Hwang Jung-eum còn từng được vinh danh là Đại sứ thiện chí cho nhiều chương trình và sự kiện, như Liên hoan Phim Viễn tưởng Quốc tế Puchon và Angel (1004) Day năm 2010, Quỹ Hỗ trợ Y tế Hàn Quốc năm 2011, AD Stars (Liên hoan Quảng cáo Quốc tế Busan) năm 2012, International relief NGO Good Neighbors năm 2013 và Chiến dịch Seoul chống lại các vấn đề xã hội năm 2014. Đời tư. Hwang Jung-eum và Kim Yong-joon (thành viên ban nhạc nam SG Wannabe) công khai mối quan hệ vào tháng 1 năm 2008. Hai người gặp mặt lần đầu vào năm 2005, khi Jung-eum tham gia MV "My Heart's Treasure Box" của nhóm. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 5 năm 2015, tờ Yonhap của Hàn Quốc đã đưa tin về sự rạn vỡ trong mối quan hệ giữa hai người sau khi Jung-eum tham gia bộ phim "Kill Me, Heal Me". Cô nàng cũng đã chính thức lên tiếng thừa nhận trong chương trình Entertainment Relay của đài KBS2.. Hwang Jung-eum kết hôn với doanh nhân/golfer chuyên nghiệp Lee Young Don (b.1982) ngày 26/02/2016 sau khoảng 1 năm hẹn hò. Cặp đôi đón con trai đầu lòng ngày 15/08/2017.
1
null
Ếch Goliath là loài ếch lớn nhất. Chúng là loài lưỡng cư. Con trưởng thành có thể dài 33 cm từ mõm đến mông và nặng đến 3 kg. Chúng sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi, nơi có những con sông chảy xiết và khu rừng rậm nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm. Thức ăn của chúng gồm côn trùng, cá, chuột và các con ếch nhỏ hơn. Loài này có số lượng suy giảm nhanh do ô nhiễm môi trường và bị con người đánh bắt làm thực phẩm hoặc vật nuôi cảnh. Loài ếch này có khả năng thính giác tốt, nhưng lại không kêu được vì chúng không có túi thanh quản. Trong mùa sinh sản những chú ếch đực Goliath sẽ giữ vai trò ấp trứng trong miệng và trong mỗi lứa đẻ, hàng ngàn nòng nọc con sẽ được sinh ra. Phân bố và môi trường sống. Ếch goliath thường được tìm thấy trong và gần dòng chảy sông với đáy cát ở Trung Phi n quốc gia của Cameroon và Guinea Xích Đạo. Những con sông này thường có nước trong và có nhiều oxy. Phạm vi thực tế của chúng kéo dài từ cuối cùng của lưu vực Sanaga ở Cameroon về phía bắc đến cuối cùng của lưu vực sông Benito ở Guinea Xích Đạo về phía nam. Các hệ thống sông nơi những con ếch này sống thường được tìm thấy ở những khu vực dày đặc, cực kỳ ẩm ướt với nhiệt độ tương đối cao.
1
null
Hải đăng Vũng Tàu là hải đăng tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng), thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Hải đăng Vũng Tàu được người Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm mục đích chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại, nằm ở độ cao là 149m so với mực nước biển. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, dời độ cao ngọn hải đăng từ độ cao 149m lên đến độ cao 170m. Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Hải đăng Vũng Tàu được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng. Bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn đến gần đỉnh hải đăng và có ban công để ngắm cảnh. Từ ban công này có thể vừa cảm nhận được những làn gió mát từ biển khơi, vừa ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu, hoặc từ trên cao nhìn xuống ngay xuống dưới ngọn hải đăng chính là rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chãi của ngọn hải đăng với kiến trúc và kiểu dáng cổ điển này. Nên đến với ngọn hải đăng vào ban đêm có thể thưởng ngoạn được hết vẻ đẹp của nó. Để đến được ngọn hải đăng này có rất nhiều cách. Ô tô hoặc xe máy là phương tiện phổ biến. Ngoài ra, để có thể thử cảm giác mới lạ, một chút phiêu lưu đó chính là thả bộ trên con đường nằm bên triền núi dẫn lên ngọn hải đăng.
1
null
Chè đậu xanh () là món ăn thanh nhiệt có nguồn gốc từ Trung Quốc với tác dụng giải độc, điều hòa ngũ tạng. Món này được làm từ đậu xanh có chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như E, B1, B2, B3 và B6. Lịch sử. Tên gọi nguyên gốc đầy đủ của nó là "lục tàu xá" (Hán Việt: lục đậu sa) nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn; vì đây là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ trước. Với các thành phần chính là: đậu xanh, vỏ quýt (trần bì) the the, hòa quyện cùng nước dừa thanh mát và nước cốt dừa béo ngậy. Tất cả tạo nên một món chè vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, lôi cuốn. Đôi khi sữa và đường phèn được thêm vào để tăng hương vị. Ngoài đường, không có thành phần nào khác được thêm vào trong quá trình nấu. Đường có thể là đường phèn, đường cát hoặc đường nâu, và hương vị của chúng cũng khác nhau. Đây là một món ăn để giải khát và làm dịu cơn khát trong mùa hè. Nguyên liệu. Việt Nam. Nguyên liệu món chè đậu xanh Việt Nam gồm đậu xanh, lá dứa, đường phèn, sắn dây, vừng rang và dừa nạo. Trung Quốc. Nguyên liệu món lục tào xá gồm đậu xanh, hạt sen, đường trắng (nâu hoặc đường phèn), vỏ quýt, nước dừa, cùi dừa và nước cốt dừa
1
null
Dầu chùm ngây (tiếng Ai Cập cổ: Beq hoặc Baqet) là một loại dầu thực vật chiết xuất từ hạt của cây chùm ngây. Tên gọi của nó theo tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác đều có chữ "ben" do nó có chứa nhiều axit behenic. Loài người đã sử dụng loại dầu này từ thời kỳ cổ đại. Thành phần chính của dầu chùm ngây: Lịch sử. Vào vương triều thứ sáu của Ai Cập cổ đại, việc nhập khẩu dầu chùm ngây từ Bắc Á đã được ghi chép lại, mà lần đầu tiên là vào thời Pharaon Sahure. Để vận chuyển, người ta thường chứa dầu chùm ngây vào trong những chiếc bình có quai, mà phần lớn là dạng bình có hình phụ nữ mang thai ("Graviden-Flasche"). Dầu chùm ngây không mùi, có vị ngọt, được người Ai Cập cổ đại sử dụng như gia vị trong nấu ăn, chất phụ gia trong nước hoa (Kyphi) hay sử dụng để làm một cái chóp chứa tinh dầu gắn trên đầu xác ướp hoặc sử dụng trong dược phẩm. Ứng dụng khác. Trong kinh Vệ-đà và Ayurveda viết rằng chùm ngây có thể chữa được hơn 300 bệnh, và dầu chùm ngây đã được sử dụng phổ biến trong y học truyền thống Ayurveda. Nó còn được dùng rộng rãi như dầu ăn tại Ấn Độ và châu Phi. Trong mỹ phẩm, dầu chùm ngây được sử dụng ở dạng kem, tinh dầu hoặc sáp thơm. Từ thế kỷ thứ 19, dầu chùm ngây trở thành dầu bơi trơn cơ khí sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ, chủ yếu ở Đức và Thụy Sĩ. Vào năm 1920, ở thị trường châu Âu, do dầu ô liu rẻ hơn, nên nó đã thay thế dầu chùm ngây trong thực phẩm.
1
null
Hồ Roopkund hay còn gọi là Hồ Xương Người (dân bản địa còn gọi là "hồ Huyền bí") là một hồ băng cao ở bang Uttarakhand của Ấn Độ, nằm ​​trong lòng khối núi Trishul và nổi tiếng vì có hàng trăm bộ xương người đã được tìm thấy tại bờ hồ. Vị trí của hồ không có người sống và nằm trong dãy Himalaya ở độ cao khoảng 5.029m (16.499 feet). Hồ được bao bọc bởi các sông băng và những ngọn núi phủ đầy tuyết, cho nên nó trở thành một điểm đến hấp dẫn. Hồ Roopkund là hồ cạn, có độ sâu khoảng 2m và thu hút được sự chú ý bởi dưới đáy của nó có nhiều bộ xương người mà vẫn còn có thể dễ dàng nhìn thấy khi tuyết tan. Đã có nhiều giả thuyết và ý kiến, cả tôn giáo lẫn khoa học thuần túy, nhằm giải thích về nguồn gốc của những bộ xương từ thế kỷ thứ 9 này. Phỏng đoán nguyên nhân của sự bí ẩn. Bí ẩn lòng hồ Roopkund nhanh chóng là chủ đề nóng trên toàn thế giới. Vốn dĩ nằm ở độ cao hơn 5000m, không có người sinh sống việc có hơn 800 bộ xương người trong lòng hồ mênh mông giữa trời là điều khó tưởng tượng. Sức hút về sự bí ẩn của nó lớn hơn khi phần nhỏ thời gian trong năm băng tan cảnh tượng này chỉ hiện ra một lần. Song song đó đã xuất hiện nhiều truyền thuyết huyền bí quanh hồ Xương.Một trong truyền thuyết kể rằng vào thời xưa, Vua nước Kannaji cùng hoàng hậu, con cái, cận thần kéo nhau lên núi Hymalaya mở tiệc ăn uống linh đình. Việc này đã xúc phạm đến nữ thần Nandadevi vì đỉnh núi Hymalaya là nơi linh thiêng không được hưởng lạc. Tức giận nữ thần đã giáng xuống trận mưa đá nơi mà nhà Vua hỗn xược kia đang tổ chức tiệc linh đình. Trận mưa đá đã giết chết hết mọi người trong bữa tiệc và chôn vùi xác họ trong lòng hồ Roopkund qua hàng ngàn năm còn lại những bộ xương này. Khám phá của các nhà khoa học. Sức hút bí ẩn của những bộ xương người hàng ngàn năm tuổi này quả là đáng kinh ngạc với các nhà khoa học.Lên đường giải mã sự bí ẩn các nhà khoa học đã nghiên cứu khám phá.Do điều kiện khó khăn(khí hậu, thời tiết)nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức quan sát, khám phá hồ xương vào mùa băng tan. Mãi tới nam 2003 các nhà khoa học của các nước Ấn Độ, Đức và Mỹ mới tiến hành quay phim nghiên cứu ở lòng hồ.Năm 2007 với các phương tiện kĩ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã đi đến kết luận và những bí ẩn của hồ Xương người dần hé lộ Giải mã bí ẩn. Sau khi khảo sát kỹ các bộ xương người, các nhà khoa hoc phát hiện ra một số vòng đeo tay bằng thủy tinh, nhẫn, hài bằng da và gậy trúc, không có vũ khí của quân đội. Kiểm tra thi thể hài cốt tại hiện trường các nhà khoa học nhận thấy rằng phía trên đầu các hài cốt này đều có vết nứt khá sâu những vết thương này không được gây ra bởi lở tuyết hay lở núi gây ra mà là do vật thể hình tròn đánh trú̀ng.Từ đó dự đoán bước đầu cho rằng có một trận mưa đá khổng lồ đã xảy ra bất ngờ khiến hơn 800 người trở tay không kịp nên đã chết hoặc bị thương. Nhưng một câu hỏi nữa được đặt ra họ là những ai và tại sao lại có mặt ở nơi hiểm trở đầy khắc nghiệt này. Trong 31 bộ xương người còn thấy được đầu, tóc, móng tay chân được đưa về trung tâm nghiên cứu phân tử sinh học của Ấn Độ kiểm nghiệm DNA.Sau khi phân tích các nhà khoa học phát hiện ra điều kì lạ là trên đầu của những người này đều có miếng xương nhỏ nhô ra ngoài trán những đặc điểm này chỉ có ở những cư dân thuộc vùng Maharashtra, miền trung nam Ấn Độ. Phân tích DNA cho thấy trong 31 bộ xương có 3 mẫu có chuỗi xoắn gen DNA đột biến kì lạ và chưa từng thấy ở nơi khác trên thế giới ngoại trừ nhóm người di dân ở Maharashtra, Ấn Độ.Trong 800 bộ xương ở lòng hồ các nhà khoa học khám phá thêm nhiều chi tiết khá thú vị, 800 bộ xương được chia làm 2 nhóm chính. Một nhóm nhiều bộ xương hơn có khunng xương khá to cho thấy cơ thể của những người này rất cường tráng, to lớn.Nhóm còn lại có khung xương nhỏ hơn và có ít bộ xương hơn. Kết luận cuối cùng đưa ra rằng: Hơn 800 người nằm dưới lòng hồ Roopkund là người Ấn Độ di cư hành hương lên hồ Roopkund. Những người có vóc dáng nhỏ hơn có thể là cư dân sống quanh đó hoặc người hướng dẫn cho nhóm hành hương này.Nguyên nhân chết hàng loạt không do nhiễm bệnh nào cả mà đều chết cùng một thời điểm, có thế một trận mưa đá khổng lồ có vận tốc vô cùng lớn bất chợ xảy đến làm họ không kịp tìm chỗ ẩn nấp và nhiều người bị chết, số còn lại bị thương nhưng do khí hậu khắc nghiệt đói và rét cũng không chống trọi được lâu.Những bộ xương hơn ngàn năm tuổi này được nguyên vẹn cho đến bây giờ là do được băng tuyết bảo quản ở nhiệt độ thấp của lòng hồ Roopkund. Sự lôi cuốn với khách du lịch ưa khám phá. Mặc dù bí ẩn được giải mã nhưng sức hút của hồ xương khổng lồ trên đỉnh Hymalaya có một không hai trên thế giới ngày càng trở nên lôi cuốn hơn, và nhất là khi hồ xương Roopkund chỉ xuất hiện một lần trong năm thực sự là mơ ước được chứng kiến tận mắt đối với người ưa khám phá và cũng là nơi để những giáo dân khắp nơi hành hương cầu nguyên cho hơn 800 linh hồn đã bỏ mạng tại vùng đất linh thiêng và khắc nghiệt này.
1
null
Thuyết âm mưu là lời giải thích cho một sự kiện hoặc tình huống có thể gây ra âm mưu từ các nhóm ác ý và mang tính nhằm thao túng quyền lực, thường là động cơ chính trị khi các giải thích khác có khả năng xảy ra hơn. Thuật ngữ này có hàm ý tiêu cực, ngụ ý rằng việc thu hút một âm mưu dựa trên định kiến hoặc không đủ bằng chứng. Các lý thuyết về âm mưu chống lại sự phản nghiệm và được củng cố bằng lý luận vòng tròn: cả bằng chứng chống lại âm mưu và việc không có bằng chứng cho nó đều được giải thích lại là bằng chứng về sự thật của nó, theo đó âm mưu trở thành vấn đề của đức tin hơn là một điều điều đó có thể được chứng minh hoặc bác bỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng lý tưởng theo chủ nghĩa âm mưu—tin vào các lý thuyết âm mưu—có thể có hại về mặt tâm lý hoặc bệnh lý và nó có tương quan với phóng chiếu tâm lý, chứng hoang tưởng và chủ nghĩa Machiavelli. Các nhà tâm lý học cho rằng việc tìm ra một âm mưu mà không có âm mưu thực sự nào, là một hiện tượng tâm thần được gọi là "nhận thức kiểu ảo tưởng". Trong lịch sử, các thuyết âm mưu được liên kết chặt chẽ với định kiến, các cuộc săn lùng phù thủy, chiến tranh và các vụ diệt chủng. Chúng thường được các thủ phạm của các cuộc tấn công khủng bố tin tưởng mạnh mẽ, và được Timothy McVeigh và Anders Breivik, cũng như các chính phủ như Đức Quốc xã, Liên Xô, và Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng làm lời biện minh. Chủ nghĩa phủ nhận AIDS của chính phủ Nam Phi, được thúc đẩy bởi các thuyết âm mưu, đã gây ra ước tính khoảng 330.000 người chết vì AIDS, trong khi niềm tin vào các thuyết âm mưu về thực phẩm biến đổi gen đã khiến chính phủ Zambia từ chối viện trợ lương thực trong một nạn đói, vào thời điểm mà 3 triệu người trong cả nước đang bị đói. Các lý thuyết âm mưu là một trở ngại đáng kể đối với việc cải thiện sức khỏe cộng đồng, khuyến khích sự phản đối việc tiêm chủng và truyền nước, và có liên quan đến việc bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Các tác động khác của thuyết âm mưu bao gồm giảm lòng tin vào bằng chứng khoa học, cực đoan hóa và củng cố ý thức hệ của các nhóm cực đoan, và các hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Các lý thuyết âm mưu từng giới hạn đối với khán giả cực đoan giờ đã trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nổi lên như một hiện tượng văn hóa của cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng phổ biến trên khắp thế giới và thường được mọi người tin tưởng, một số thậm chí được đa số dân chúng tin là đúng. Các biện pháp can thiệp để giảm sự xuất hiện của niềm tin vào các âm mưu bao gồm duy trì một xã hội cởi mở và cải thiện kỹ năng tư duy phân tích của công chúng. Một số ví dụ. Danh sách những thuyết âm mưu hấp dẫn rất dài. Giới theo thuyết âm mưu cho rằng: Ba loại thuyết âm mưu theo Barkun. Barkun đã xác định ba cách phân loại lý thuyết âm mưu: Trung Đông. Matthew Gray đã lưu ý rằng các giả thuyết âm mưu là một đặc trưng phổ biến của nền văn hoá Ả Rập và thế giới chính trị. Các biến thể bao gồm các âm mưu liên quan đến chủ nghĩa thực dân đô hộ, chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái, các siêu cường quốc, nguồn tài nguyên thiên nhiên năng lượng dầu mỏ, và cuộc chiến chống khủng bố, có thể được gọi là Chiến tranh chống lại Hồi giáo. Ví dụ rõ ràng là cuốn sách The Protocols of the Elders of Zion nổi tiếng, là một tài liệu đánh lừa người đọc để rơi vào trạng thái lo lắng sợ hãi về kế hoạch thống trị nhân loại của người Do Thái, quyển sách The Protocols of the Elders of Zion được đọc, được phổ biến rộng rãi, và được quảng bá nhiều trong thế giới Hồi Giáo. Roger Cohen đã gợi ý rằng sự phổ biến của những lý thuyết âm mưu trong thế giới Ả Rập là "nơi ẩn náu cuối cùng của những con người bất lực". Al-Mumin Said đã ghi nhận sự nguy hiểm của các lý thuyết âm mưu như vậy, vì những thuyết âm mưu này "gìn giữ chúng ta không chỉ phớt lờ sự thật mà còn tránh cả việc phải đối mặt với các lỗi lầm và các vấn đề của chính bản thân chúng ta".
1
null
Michael Levitt là giáo sư của môn sinh học cấu trúc tại Đại học Stanford. Ông đã được nhận Giải Nobel Hóa học năm 2013. Sự nghiệp. Michael Levitt sinh ngày 09 tháng 5 năm 1947 tại Pretoria, Nam Phi trong một gia đình Do Thái. Ông học tại King College London và tốt nghiệp với bằng Cử nhân Khoa học chuyên ngành Vật lý vào năm 1967. Năm 1967, ông được cử đại diện cho Phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Đại học Cambridge đến Israel làm việc tại Viện Khoa học Weizmann cùng với giáo sư Shneior Lifson và các sinh viên của ông. Michael Levitt cùng ácc cộng sự đã sử dụng mô hình máy tính để tìm hiểu về hành vi của các phân tử sinh học.
1
null
Cuộc chiến luân hồi (tiếng Anh: "Edge of Tomorrow", còn có tên tiếp thị là "Live Die Repeat: Edge of Tomorrow" trên các phương tiện truyền thông gia đình hoặc ngắn gọn là "Live Die Repeat)" là một bộ phim hành động, khoa học viễn tưởng của Hoa Kỳ, ra mắt năm 2014, với sự tham gia diễn xuất của Tom Cruise và Emily Blunt. Phim được đạo diễn bởi Doug Liman, có phần kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm tiểu thuyết Nhật Bản All "You Need Is Kill (2004)" của tác giả Hiroshi Sakurazaka. "Cuộc chiến luân hồi" lấy bối cảnh thế giới tương lai khi hầu hết châu Âu đã bị xâm lược bởi một chủng tộc ngoài hành tinh. Chuyện phim xoay quanh nhân vật thiếu tá William Cage (Tom Cruise), một nhân viên quan hệ công chúng không có kinh nghiệm chiến đấu, bị cấp trên buộc phải tham gia một chiến dịch đổ bộ tấn công quân thù. Cuối năm 2009, 3 Arts Entertainment mua bản quyền cuốn tiểu thuyết từ Nhật Bản và sau đó bán kịch bản đặc tả cho Warner Bros. của Mỹ. Hãng này tiến hành làm phim cùng với sự tham gia của 3 Arts; Viz Media, nhà xuất bản cuốn sách và công ty sản xuất Village Roadshow đến từ Úc. Quá trình quay phim bắt đầu vào cuối năm 2012, diễn ra tại Anh, chủ yếu ở WB Studios, Leavesden, ngoại ô Luân Đôn và nhiều địa điểm khác, chẳng hạn như Quảng trường Trafalgar, Luân Đôn hay vùng ven biển Sauton Sands. Tổng cộng, có chín công ty chịu trách nhiệm xử lý hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim. Hơn 100 triệu đô la Mỹ là số tiền mà Waner Bros. đã chi cho công tác quảng bá tác phẩm. "Cuộc chiến luân hồi" công chiếu vào dịp cuối tuần vào ngày 30 tháng 5 năm 2004, tại 28 vùng lãnh thổ, bao gồm Vương quốc Anh, Brazil, Đức, Tây Ban Nha và Indonesia. Tiếp tục ra mắt ngay cuối tuần tiếp theo vào ngày 6 tháng 6, tại 36 vùng lãnh thổ khác, gồm Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada), Úc, Trung Quốc và Nga. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình, với nhiều lời khen dành cho cốt truyện, các phân cảnh hành động cũng như diễn xuất của Cruise và Blunt. "Cuộc chiến luân hồi" có doanh thu hơn 370,5 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu. Phần tiếp theo của bộ phim có tựa đề "Live Die Repeat and Repeat," đang trong quá trình phát triển. Nội dung. Năm 2015, chủng sinh vật vũ trụ mang tên "Mimic" đổ bộ nước Đức thông qua một tiểu hành tinh và nhanh chóng chinh phục hầu hết châu Âu. Năm năm sau, Lực lượng Phòng vệ Thống nhất (UDF), một liên minh quân sự toàn cầu được thành lập để chống lại mối đe dọa ngoài hành tinh, cuối cùng cũng đã giành được chiến thắng trước Mimic tại Verdun nhờ trang bị cho binh lính bộ cường giáp mới phát triển. Tại Anh, UDF lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn tại Pháp, Tướng Brigham (Brendan Gleeson) ra lệnh cho Thiếu tá William Cage (Tom Cruise) thuộc bộ phận quan hệ truyền thông đưa tin về sự kiện này. Cage, một sĩ quan không có chút kinh nghiệm chiến đấu nào, phản đối mệnh lệnh và đe dọa sẽ đỗ lỗi cho Brigham nếu chiến dịch thất bại. Brigham bắt cóc Cage và gửi anh tới sân bay Heathrow, hiện đang là một căn cứ quân sự. Tại đây, Cage tỉnh dậy và nhận ra Brigham đã giáng chức mình xuống làm binh nhì, phải chịu sự quản lý của Trung sĩ Farell (Bill Paxton) và biệt đội J-Squad, gồm toàn những thành viên không ưa Cage. Cuộc đổ bộ tại bờ biển ở Pháp là một thất bại to lớn, Farell và toàn đội J-Squad của ông dễ dàng bị giết. Cage sử dụng một khối mìn Claymore để tiêu diệt một con Mimic màu xanh, nhưng rồi mất mạng vì bị phân hủy bởi máu của con quái vật. Sau đó, Cage giật mình tỉnh giấc và thấy mình đã trở lại Heathrow, hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sáng hôm trước. Anh cố cảnh báo Farell về chiến dịch thảm bại sắp xảy đến, nhưng hoàn toàn bị ngó lơ. Từ đây, Cage vướng vào vòng lặp hy sinh ở bờ biển rồi lại thức giấc tại Heathrow, hết lần này tới lần khác và cứ mỗi lần như vậy, Cage càng thành thục kĩ năng chiến đấu hơn. Trong một lần lặp, Cage cố gắng cứu mạng Trung sĩ Rita Vrataski (Emily Blunt), anh hùng của trận Verdun. Cô nhận ra khả năng của Cage và ra lệnh cho anh tìm cô ngay khi tỉnh dậy một lần nữa. Cage thức dậy và tìm tới Vrataski, cô đưa anh tới gặp Tiến sĩ Carter (Noah Taylor), một chuyên gia sinh học nghiên cứu về Mimic. Ông giải thích rằng, quân đoàn Mimic là một siêu tổ chức, trong đó "Omega" kiểm soát đại não, còn các "Alpha" hoạt động như các hạch thần kinh, được "Omega" điều khiển. Nếu một Alpha chết, Omega sẽ đặt lại ngày và điều chỉnh chiến thuật của mình cho tới khi giành được chiến thắng. Cage đã vô tình "chiếm đoạt" khả năng thiết lập lại thời gian của Mimic thông qua việc tiếp xúc với máu của một Alpha. Vrataski cũng có được khả năng này ở Verdun và sử dụng nó để giành chiến thắng trước khi cô bị thương, được truyền máu và mất đi năng lực. Cô khẳng định với Cage rằng cần xác định chính xác vị trí của Omega và hủy diệt nó thì mới có thể kết thúc cuộc chiến. Qua nhiều vòng lặp liên tục, Vrataski muốn huấn luyện Cage trở thành một chiến binh xuất sắc để có thể vượt qua bãi chiến trường ở Pháp. Chán nản, Cage đào ngũ đến Luân Đôn, phát hiện ra Mimic sẽ tấn công nơi này ngay sau chiến dịch đổ bộ của UDF. Anh cũng nhìn thấy những hình ảnh về một con đập ở Đức, nơi Omega đang ẩn náu. Trải qua nhiều lần chiến đấu để tìm cách sống sót, Cage ngày càng gần gũi với Vrataski hơn, nhưng cô thì chỉ quan tâm đến nhiệm vụ. Khi đến một địa điểm mà chắc chắn Vrataski sẽ bị giết cho dù hai người có làm gì đi chăng nữa, Cage quyết định bay đến con đập một mình. Omega không có ở đó còn Cage thì bị một Alpha phục kích tấn công, hòng tước bỏ khả năng thiết lập lại thời gian của anh, nhưng Cage đã cố tình tự sát. Cage và Vrataski thâm nhập vào Bộ Quốc phòng, nơi Cage thuyết phục Brigham đưa cho anh ta thiết bị nguyên mẫu của Carter để có thể định vị Omega. Trong cuộc rượt đuổi sau đó, họ phát hiện ra Omega đang nằm dưới Kim tự tháp Louvre ở Paris. Cage bị bắt và trọng thương, anh tỉnh dậy trong bệnh viện và thấy mình đã được truyền máu, đồng nghĩa với việc mất đi khả năng lặp thời gian. Vrataski giải thoát cho Cage, họ chiêu mộ J-Squad để giúp tiêu diệt Omega trước khi cuộc đổ bộ bắt đầu. Tại Paris, nhóm lính đã hy sinh bản thân để Cage và Vrataski có thể đến Kim tự tháp Louvre. Vrataski hôn Cage, cảm ơn vì tất cả những gì anh đã làm, rồi liều mình đánh lạc hướng một con Alpha đang ngăn họ tiếp cận Omega. Alpha giết chết Vrataski và làm bị thương Cage, nhưng anh vẫn kịp dùng một đai lựu đạn hủy diệt Omega, cũng như con Alpha và toàn bộ quân đoàn Mimic. Cage hấp hối, chìm trong máu của Omega, anh tỉnh dậy và thấy mình đang trên đường đến cuộc gặp đầu tiên với Brigham. Phát thanh viên trên TV nói rằng các hoạt động của Mimic đã ngừng sau một đợt tăng năng lượng bí ẩn ở Paris. Cage đến Heathrow, với tư cách Thiếu tá, nhìn thấy tất cả thành viên J-Squad đều còn sống. Sau đó, anh tìm gặp Vrataski, bật cười khi thấy cô vẫn chào đón mình như nhiều lần trước. Sản xuất. Phát triển và lên kịch bản. Vào năm 2009, Viz Media xuất bản cuốn tiểu thuyết gốc ở Bắc Mỹ. Cũng trong năm 2009, sau khi thu hút được sự quan tâm của nhà sản xuất Erwin Stoff, công ty 3 Arts Entertainment của ông này đã chọn tác phẩm. Tiếp đó, 3 Arts hợp tác với công ty phim con của nhà xuất bản Viz Productions, do Jason Hoffs đứng đầu. Chủ tịch Viz Media, Hidemi Fukuhara, từng là một giám đốc sản xuất. Thay vì rao bán ngay bản quyền cho các xưởng phim để chuyển thể kịch bản và sản xuất phim, 3 Arts quyết định phát triển một kịch bản đặc tả, rồi mới đem giới thiệu tới các studio. Stoff đã tiếp cận nhà văn Dante Harper và gửi cho anh ta một bản sao của cuốn tiểu thuyết. Harper nhận thấy cuốn sách "quá phức tạp" để chuyển thể sao cho phù hợp, nhưng bất chấp viễn cảnh làm việc không lương, anh vẫn "mạo hiểm" nhận công việc và mất tám tháng để viết kịch bản. Sau khi hoàn thành, Warner Bros. đã mua nó với giá 3 triệu đô la Mỹ vào tháng 4 năm 2010. Tới tháng 8 năm sau, hãng này thuê Doug Liman đạo diễn dự án phim chuyển thể. Kịch bản của Harper xuất hiện trên ấn bản năm 2010 của Black List, một cuộc khảo sát thường niên dành cho những kịch bản phim điện ảnh "được ưa thích nhất" mà vẫn chưa được sản xuất. Vào tháng 6 năm 2011, Joby Harold được thuê để viết lại kịch bản. Đến tháng 9 cùng năm, Warner Bros. nhắm đến Brad Pitt cho vai chính; sau khi anh này từ chối, hãng phim mới tiếp cận Tom Cruise. Khi Cruise nhận lời, kịch bản đã phải thay đổi độ tuổi của vai chính cho phù hợp với diễn viên. Đến tháng 12 năm 2011, Cruise chính thức tham gia bộ phim. Emily Blunt thì bắt đầu đàm phán để đóng cùng Cruise vào tháng 4 năm 2012. Bộ đôi biên kịch Roberto Orci và Alex Kurtzman cũng đưa ra một bản nháp kịch bản của riêng họ. Sáu tháng trước khi bộ phim bắt đầu quay, Liman đã lược bỏ tới 2/3 kịch bản gốc của Harper. Jez Butterworth và John-Henry Butterworth được giao nhiệm vụ cải biên kịch bản. Nhà biên kịch Simon Kinberg tiếp quản công việc từ Butterworths và tám tuần trước khi bắt đầu quay, anh ta lại bị thay thế bởi Christopher McQuarrie. McQuarrie được giới thiệu cho dự án khi làm việc cùng Cruise trong "Jack Reacher". Đọc kịch bản từ trước đó, McQuarrie "hiểu rất rõ tiền đề của câu chuyện và biết điều họ đang kiếm tìm ở các nhân vật". Ngay cả khi các phiên bản kịch bản trước đó có phần đen tối hơn, Cruise vẫn nhấn mạnh với McQuarrie về tầm quan trọng của yếu tố hài hước. Nam diễn viên so sánh những cái chết của nhân vật Cage với bộ phim hoạt hình "Chó sói Wile E. và Gà lôi", anh nói, "Thật thú vị khi tự nghĩ ra những cách kết liễu bản thân mới." Kịch bản vẫn chưa có một kết thúc mỹ mãn, mặc dù các nhà sản xuất và điều hành hãng phim lo lắng về việc khởi quay mà không có cái kết phim cụ thể, Liman vẫn chọn phương án hoàn thành kịch bản trong quá trình quay phim chính. McQuarrie đã có lúc đề nghị thêm một bước ngoặt liên quan đến việc quân đoàn Mimic phát hiện ra cuộc tấn công của Cage tại Paris và đặt lại thời gian, nhưng rồi loại bỏ ý tưởng này vì "người xem đã quá mệt mỏi vào thời điểm đó của bộ phim." Cuối cùng, McQuarrie cho rằng việc tập trung vào các khía cạnh hài hước có nghĩa là "phim cần phải có một cái kết không quá ác nghiệt", và do đó đã chọn kết thúc cốt truyện ở nơi nó bắt đầu, trên chiếc trực thăng đưa Cage đến Luân Đôn, tuân thủ quan điểm "một bộ phim hài cần phải đưa mọi thứ trở về lúc ban đầu". Làm phim. Quá trình sản xuất bắt đầu tại Leavesden Studios gần Luân Đôn, nơi trước đó được Warner Brothers mua để làm một studio lâu dài. Địa điểm này từng được WB chọn để quay Harry Potter, nhưng hãng không quay trở lại phim trường trong suốt một thập kỷ và cuối cùng đã xem đây như một địa điểm bán cố định. Phân đoạn mở đầu với sự xuất hiện của Tom Cruise được quay ngay trong phòng biên tập của Liman, nam diễn viên thì tự trang điểm và làm tóc, đạo diễn đã phải thốt lên rằng đây "có thể là việc độc lập nhất mà tôi từng được làm." Mặc dù Liman dự định quay trận chiến trên bãi biển tại địa điểm thực, nhưng thay vào đó, xưởng phim đã xây dựng một bãi biển giả ở trường quay. Phim trường được bao quanh bởi các tấm phông nền xanh lá cây, chúng được các chuyên gia hiệu ứng hình ảnh sử dụng để mở rộng khung cảnh bãi biển với các hình ảnh tại Saunton Sands, Bắc Devon. Tất cả được thiết kế sao cho cảnh chiến đấu gợi nhớ đến những trận chiến ven biển trong Thế chiến thứ hai như trận Normandie hay trận Dunkerque.
1
null
Lê Mạnh Hà (sinh 1957) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam; Thành Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là con trai Đại tướng Lê Đức Anh, cố Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiểu sử. Lê Mạnh Hà sinh ngày 08 tháng 10 năm 1957. Quê quán tại Lộc An, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Hiện cư ngụ tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cha ông là Đại tướng Lê Đức Anh, cố Chủ tịch nước Việt Nam. Mẹ ông là bà Võ Thị Lê (sinh năm 1928, tại xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - mất ngày 18 tháng 11 năm 2016 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Mẹ ông là bác sĩ công tác ở bệnh viện Việt Xô Hà Nội. Ông còn có một em gái tên là Lê Xuân Hồng sinh năm 1959 (cùng cha cùng mẹ), một chị gái cũng tên Lê Xuân Hồng sinh năm 1951 (cùng cha khác mẹ, con của bà Phạm Thị Anh, vợ trước của ông Lê Đức Anh), và chị gái tên Huỳnh Thị Lệ Hạnh, sinh năm 1950 (cùng mẹ khác cha, con của chồng trước của bà Võ Thị Lê). Từ 1975 đến tháng 10 năm 1981, ông là học viên khóa 11, chuyên ngành Kỹ thuật Thông tin- Khoa Vô tuyến điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, cấp bậc từ Binh nhì đến Thượng sĩ. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông là cán bộ nghiên cứu, Viện Kỹ thuật Quân sự. Lê Mạnh Hà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 1 năm 1984. Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 12 năm 1991, ông là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Học viện Thông tin Quân sự Liên Xô. Sau về là Thiếu tá, Trưởng phòng, Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ Quốc phòng. Năm 1992 ông ra quân chuyển về giảng dạy tại Trường Hàng không Việt Nam. Năm 1996, ông chuyển về công tác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, giữ chức vụ chuyên viên Vụ Quản lý Dự án Đầu tư nước ngoài. Từ tháng 5 năm 1998 đến tháng 7 năm 2000, ông được cử đi học Thạc sĩ Quản lý nhà nước tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Tháng 7 năm 2000, ông về nước, tiếp tục làm chuyên viên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 10 năm 2000, ông là chuyên viên của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 11 năm 2004, ông chuyển về công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; Từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 4 năm 2008, ông giữ chức Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 5 năm 2008 đến ngày 15 tháng 5 năm 2015, ông Hà là Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời giữ chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 15 tháng 5 năm 2015. Ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ IX. Từ ngày 15 tháng 5 năm 2015, Lê Mạnh Hà được bổ nhiệm Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Không lâu sau sinh nhật 61 tuổi, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ông nghỉ hưu theo chế độ. Gia đình. Lê Mạnh Hà là con của Lê Đức Anh, cố Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và bà Võ Thị Lê. Hôm mùng 3/5/2019, ông cũng là người đã thay mặt gia quyến đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu của cha đẻ cũng chính là cố Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1
null
Giữa tháng 1 (15 ngày): Thi đấu Sumo lần 1 ở Tokyo. Thứ bảy tuần thứ tư của tháng 1: Lễ đốt cỏ trên núi Wakakusayama, Nara. 7 ngày đầu tháng 2: Lễ hội Tuyết tại Sapporo, Hokkaido. Đây là lễ hội tuyết nổi tiếng nhất tại Nhật Bản với nhiều tuyệt tác điêu khắc bằng tuyết và băng khổng lồ. Đầu hoặc giữa tháng 2: Lễ hội Tuyết tại Asahikawa, Abashiri và các thành phố khác tại Hokkaido. Thứ bảy tuần thứ ba của tháng 2: Lễ hội Eyo hoặc Lễ hội Hadaka (lễ hội khỏa thân) tại Chùa Saidaiji, Okayama. Các lễ hội Nhật Bản từ tháng 9 đến tháng 11: Giữa tháng 10: Lễ hội thành phố Nagoya nổi tiếng với cuộc diễu hành chân dung ba lãnh chúa thời phong kiến được khắc họa lộng lẫy. Giữa tháng 10 - giữa tháng 11: Triển lãm hoa cúc tại Đền Meiji và Chùa Asakusa Kannon ở Tokyo. Giữa tháng 11: Lễ hội Tori-no-ichi hoặc Lễ hội Rake Fair của Đền Otori tại vùng Kanto. Giữa tháng 11 (15 ngày): Thi đấu Sumo lần 6 ở Fukuoka.
1
null
Các ngày lễ ở Nhật Bản hay còn gọi là được thiết lập dựa theo năm 1948 (đã tu chỉnh). Một điều luật trong luật này quy định nếu một ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật thì ngày làm việc kế tiếp sẽ là ngày lễ, gọi là . Ngoài ra, nếu một ngày nào đó (trừ Chủ nhật và các ngày lễ) xen vào giữa hai ngày lễ thì ngày đó cũng trở thành ngày nghỉ lễ, gọi là . Ví dụ, do ngày 4 tháng 5 nằm giữa "Ngày kỷ niệm Hiến pháp" (3 tháng 5) và "Ngày thiếu nhi" (5 tháng 5) nên ngày này cũng trở thành ngày nghỉ lễ, việc này kéo dài cho đến mãi khi ngày 4 tháng 5 được quy định là "Ngày cây xanh" từ năm 2007. Trước khi Nhật Bản chấp nhận sử dụng lịch Gregory vào năm 1873 thì những ngày lễ của nước này được tính dựa theo âm dương lịch Trung Quốc. Chẳng hạn, Ngày đầu năm mới khi đó được tổ chức vào đầu mùa xuân, tương tự như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhật Bản có tất cả 15 ngày lễ quốc gia được Chính phủ công nhận. Danh sách ngày lễ ở Nhật Bản. "Nguồn":, sách Minna no Nihongo 1 Tháng 11. (*) Thay đổi theo năm. Nếu một ngày nghỉ Quốc Gia rơi vào Chủ nhật thì ngày thứ Hai liền sau sẽ được nghỉ bù. Có một kì nghỉ liền từ ngày 29 tháng 04 đến 05 tháng 05, được gọi là Golden Week (ゴールデンウィーク, "Tuần lễ vàng"). Một số công ty cho nhân viên nghỉ suốt cả tuần. Các đám tang và lễ hội hoàng gia. Một số sự kiện lễ hội hoặc lễ tang hoàng gia cũng được xem là ngày nghỉ lễ ở năm chúng diễn ra. Từ khi Luật ngày lễ ra đời, đã có sáu sự kiện như vậy, gồm: Thay đổi gần đây. Bắt đầu từ năm 2000, Nhật Bản bổ sung Hệ thống thứ Hai hạnh phúc, theo đó một số ngày lễ được chuyển sang thứ Hai nhằm có được kỳ nghỉ cuối tuần dài hơn: Năm 2005, Nhật Bản quyết định dời Ngày cây xanh từ 29 tháng 4 sang 4 tháng 5, thế vào đó là Ngày Chiêu Hoà (tức Ngày Shōwa) - một ngày lễ mới. Các thay đổi này có hiệu lực từ năm 2007.
1
null
Vladimir Mikhailovich Myasishchev () (28 tháng 9 năm 1902, Yefremov– 14 tháng 10 năm 1978, Moskva) là một nhà thiết kế máy bay Liên Xô, Thiếu tướng kỹ thuật (1944), Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa (1957), Tiến sĩ khoa học kỹ thuật (1959), Công nhân khoa học danh dự của RSFSR (1972). Sau khi tốt nghiệm Đại học Kỹ thuật Nhà nước Moskva năm 1926, Myasishchev làm việc tại Phòng Thiết kế Tupolev và tham gia vào việc chế tạo các loại máy bay, như TB-1, TB-3, và Tupolev ANT-20 Maxim Gorky. Là một trợ lý của Boris Pavlovich Lisunov, ông đã tới Hoa Kỳ năm 1937 để giúp hỗ trợ dịch các bản vẽ chiếc Douglas DC-3 chuẩn bị cho việc chế tạo chiếc Lisunov Li-2. Năm 1938, Myasishchev trở thành nạn nhân của một chiến dịch đàn áp. Trong khi bị giam giữ, ông đã làm việc tại Phòng Thiết kế Trung ương số 20 của NKVD (ЦКБ-29 НКВД) tại Moskva dưới sự hướng dẫn của Vladimir Petlyakov, thiết kế chiếc máy bay ném bom Pe-2. Năm 1940, sau khi được thả, Myasishchev lãnh đạo một phòng thiết kế (cũng trong tòa nhà này), chế tạo những chiếc máy bay ném bom tầm cao và xa DVB-102 (ДВБ-102). Năm 1946–1951, Myasishchev là lãnh đạo của khoa và sau này là chủ nhiệm Khoa thiết kế máy bay tại Học viện Hàng không Moskva. Năm 1956, ông trở thành lãnh đạo thiết kế máy bay. Giai đoạn 1960–1967, Myasishchev được chỉ định làm Giám đốc Viện Thủy động lực học Trung ương (TsAGI). Giai đoạn 1967–1978, Myasishchev giữ chức lãnh đạo thiết kế máy bay của Nhà máy Chế tạo Máy Thực nghiệm, nơi sẽ mang tên ông từ năm 1981. Myasishchev đã thiết kế nhiều kiểu máy bay quân sự, gồm Pe-2B, Pe-2I, Pe-2M, DIS, DB-108, M-4, 3M, M-50). Ông cũng tham gia chế tạo một máy bay chở hàng VM-T Atlant và máy bay tầm cao M-17 Stratosfera. Các máy bay của Myasishchev, chiếc 3M và M-4, đã lập 19 kỷ lục thế giới, và chiếc M-17 "Stratosfera" lập 20 kỷ lục. Myasishchev đã được trao tặng ba Huân chương Lenin, năm 1945, 1957, 1962, Huân chương Suvorov hạng II năm 1944 và Huân chương Cách mạng tháng 10 năm 1971.
1
null
Gỏi cá trích được xem là một món ăn đặc sản của Phú Quốc. Đây là món ăn được ưa chuộng của người dân nơi đây và là món ăn được ưa thích nhất của du khách mỗi khi đặt chân lên đảo Phú Quốc. Gỏi cá trích là món ăn dân dã bình dị mang đậm hương vị xứ đảo. Nguyên liệu. Nguyên liệu của món ăn bao gồm: Cách làm. Cá trích được rửa sạch rồi loại bỏ vảy, đầu, ruột và sau đó dùng dao để lọc từng miếng phi-lê mỏng. Tiếp theo, dùng nước cốt chanh trộn chung với cá cùng với hành tây hành tím thái mỏng, dừa, ớt và đậu phộng rang. Cuối cùng xếp cá lên dĩa và thưởng thức.
1
null
Vladimir Mikhailovich Petlyakov () (15 tháng 6 năm 1891 – 12 tháng 1 năm 1942) là một kỹ sư hàng không Liên xô. Petlyakov sinh tại Sambek (Don Voisko, Đế chế Nga) năm 1891 (hiện là một phần của Novoshakhtinsk, Rostov), nơi cha ông là một quan chức địa phương. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng kỹ thuật tại Taganrog (hiện là "Taganrog Petlyakov Aviation College", ) năm 1910 ông tới Moskva, nơi ông được nhận vào Đại học Kỹ thuật Nhà nước Moskva; tuy nhiên, vì những khó khăn tài chính ông đã không thể hoàn thành việc học. Sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, ông được thuê làm việc như một kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm khí động lực tại Đại học Kỹ thuật Nhà nước Moskva dưới sự hướng dẫn của Nikolai Zhukovsky, và tiếp tục việc học tập. Ông đã có được những kinh nghiệm khi làm việc tại các đường hầm gió và những tính toán cho việc thiết kế máy bay khi làm việc tại đây. Năm 1922, ông tốt nghiệp trường này. Giai đoạn 1921-1936, Petlyakov làm việc tại Viện thủy động lực học Trung ương dưới sự hướng dẫn của Andrei Tupolev, nơi ông tham gia vào việc thiết kế cánh và phát triển các tàu lượn. Năm 1936, ông trở thành lãnh đạo thiết kế máy bay tại một nhà máy sản xuất máy bay. Petlyakov đã tham gia trực tiếp vào việc tổ chức và phát triển chế tạo máy bay kim loại của Liên xô. Đặc biệt, Petlyakov (cùng với kỹ sư Nikolai Belyaev) đã lập ra các phương pháp tính toán tính mỏi của kim loại và lý thuyết về việc thiết kế cánh kim loại với nhiều xà. Petlyakov đã hỗ trợ việc thiết kế những chiếc máy bay ném bom hạng nặng của Liên xô như TB-1, TB-3 (1930-1935), và một máy bay ném bom tầm cao, xa bốn động cơ Pe-8 (1935-1937). Tuy nhiên, ngày 21 tháng 10 năm 1937, Petlyakov bị bắt giữ cùng Tupolev và toàn bộ ban giám đốc TsAGI với những vu cáo phá hoại, gián điệp và giúp đỡ Đảng Phát xít Nga. Nhiều đồng nghiệp của ông đã bị hành quyết. Năm 1939, ông được chuyển từ nhà tù tới một "sharashka" của NKVD dành cho các nhà thiết kế máy bay gần Moscow, nơi nhiều cựu thành viên của TsAGI đã được gửi tới làm việc. Petlyakov được giao trách nhiệm thiết kế một máy bay chiến đấu tầm cao, và ông đã hoàn thành thành công. Tuy nhiên, thực tế hoạt động trong Chiến tranh Liên xô-Phần Lan cho thấy nó không phải là chiếc máy bay mà Không quân Liên xô có nhu cầu, và Lavrentiy Beria, lãnh đạo NKVD và "sharashka" yêu cầu chiếc máy bay chiến đấu phải được thiết kế lại thành một máy bay ném bom bổ nhào, với lời hứa hẹn rằng ông và ccác đông nghiệp sẽ được thả khi hoàn thành công việc. Kết quả là chiếc máy bay Pe-2, được đưa vào sản xuất hàng loạt tại Nhà máy Hàng không Kazan, đã chứng tỏ là một trong những thiết kế thành công nhất trong Thế chiến II. Petlyakov được thả năm 1940, và được trao Giải Stalin năm 1941. Tuy nhiên, tại Kazan, Petlyyakov phải đối mặt với những khó khăn ngày càng lớn khi nhiều kỹ thuật viên và thợ cơ khí do ông đào tạo phải gia nhập Hồng quân và ra mặt trận, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản xuất máy bay. Ông đã phản đối lên các lãnh đạo cao cấp, và đang trên đường tới Moscow vào tháng 1 năm 1942 (trên một chiếc Pe-2), thì tử nạn trong một vụ rơi máy bay gần Arzamas. Mộ ông nằm tại Nghĩa trang Arskoe ở Kazan. Vladimir Petlyakov đã được nhận Giải thưởng Nhà nước Liên xô (1941) và được trao hai Huân chương Lenin và một Huân chương Sao vàng.
1
null
Bán đảo Phương Mai là bán đảo thuộc địa phần thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Đây là một bán đảo xinh đẹp và hoang sơ với nhiều cảnh đẹp có tiềm năng lớn về du lịch. Địa lý. Vị trí. Bán đảo Phương Mai nằm về phía đông đầm Thị Nại như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho thành phố Quy Nhơn. Bán đảo Phương Mai là đoạn cuối cùng của dải núi Triều Châu. Địa hình. Đây là một vùng núi thấp có nhiều ngọn nhấp nhô. Cao hơn cả là hòn Chớp Vung, hòn Mai, hòn Diệp Chữ… Nhìn từ xa, Phương Mai như đầu một con rồng thân nằm dài về phía bắc, đến tận cửa Đề Gi. Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình mũi mác với nhiều hốc đá hiểm trở, chim Yến thường kéo về làm tổ. Dân trong vùng gọi nơi đây bằng hai cái tên Mũi Mác và Mũi Yến. Dãy núi phía tây bắc Mũi Mác có một nhánh nhỏ, nhọn sắc như nanh cọp, chĩa về phía tây, tục gọi Gành Hổ, trong các sách cổ gọi là Hổ Ki. Nằm kẹp giữa hai dải núi này là một động cát, trên có bàu nước ngọt khá lớn. Bán đảo Phương Mai được nối với dãy Triều Châu bằng một dải núi dài chừng 2 km, bề ngang chỉ hẹp độ 1/2 km có tên là Eo Vược. Dân cư. Bán đảo Phương Mai núi dăng hiểm trở, nhưng xen vào các vách đá và ở dìa chân núi có những thung lũng và những khoảng trống để hình thành các điểm dân cư, tụ tập chủ yếu thành ba xã Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Hải và một phần phường Hải Cảng. Dân ở đây sống bằng nghề biển và nghề nông, quanh năm chài lưới và làm ruộng. Kinh tế. Hiện nay, dự án cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội đang thi công, vùng đất này trong tương lai sẽ phát triển với cảng nước sâu, các khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Di tích lịch sử. Do địa thế hùng hiểm, bán đảo Phương Mai còn dấu mình những di tích kỳ bí. Hiện còn những ngôi chùa tên dân gian là chùa Phật Lồi. Chùa ở Hải Giang, xã Nhơn Hải. Trong chùa hiện có thờ một pho tượng bằng đá sa thạch, cao bằng hình người, sau lưng có bốn chữ Phạn, dân quen gọi là chữ bùa.
1
null
Hủ tiếu sa tế là món hủ tiếu nguồn gốc từ Triều Châu, là món ăn chỉ được lưu truyền trong cộng đồng người Tiều. Không ai biết chính xác món ăn này có nguồn gốc từ đâu, nên cũng có người bảo nó là sự kết hợp ẩm thực của người Hoa và người Chà Và (Java). Điểm đặc trưng của món ăn này chính là bánh hủ tiếu có màu trắng đục, bản to như bánh phở của người Bắc nhưng nước dùng có màu vàng, sánh và thoang thoảng hương thơm. Nước dùng tạo nên hương vị cho món ăn khi nó không giống các loại nước dùng khác. Hủ tiếu sa tế được nấu chung với thịt bò tươi hồng, lòng bò, dưa leo, giá sống trắng muốt, rau quế, lá ngò gai, chanh... Nước dùng của hủ tiếu sa tế có gần 20 gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, bột ớt, vừng rang, đậu phộng... tạo nên một hương vị đầy đủ vị béo, mặn, chay, chua, ngọt, cay đậm đà. Đặc biệt là mùi thơm của sa tế cay nồng với mùi đậu phộng béo ngậy. Hủ tiếu sa tế đã thịnh hành tại Sài Gòn từ những năm 60, đặc biệt là tại Quận 5, và được ưa chuộng không khác gì hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc tại Sài Gòn vào thời ấy. Ngày nay vẫn còn nhiều quán hủ tiếu sa tế tại đó có thâm niên hơn 50 năm, như quán Quảng Kỳ tại Chợ Lớn, do ông Tiết Chân Quảng lập nên từ xưa.
1
null
Cá phi đao, tên khoa học Gymnarchus niloticus, còn được gọi là aba, aba aba, cá phi đao hoặc cá dao châu Phi, là một loài cá điện, và là loài duy nhất trong chi Gymnarchus và họ Gymnarchidae trong bộ Osteoglossiformes. Nó được tìm thấy duy nhất tại các khu vực đầm lầy và các rìa thực vật cận kề trong lưu vực các sông Nile, Turkana, Chad, Niger, Volta, Senegal và Gambia. Mô tả và sinh học. "G. niloticus" có một cơ thể dài và mảnh, không có vây đuôi, vây chậu và vây hậu môn. Vây lưng kéo dài, chạy dọc theo lưng về phía chiếc đuôi không vây, tù và là nguồn chính tạo ra lực đẩy. Nó phát triển đến chiều dài 1,6 m (5,2 ft) và trọng lượng 19 kg (42 lb). "G. niloticus" sống về đêm và có thị lực kém. Thay vào đó, nó sử dụng một điện trường yếu để định hướng và săn cá nhỏ tương tự như cá mũi voi. Cũng như cá mũi voi, nó sở hữu một bộ não lớn bất thường, được cho là để giúp diễn giải các tín hiệu điện. "G. niloticus" đẻ trứng trong các tổ trôi nổi có bề ngang tới 1 mét. Cá trưởng thành tiếp tục bảo vệ con non sau khi nở.
1
null
Bãi Đá Ông Địa là một bãi biển đẹp, trong xanh với những mỏm đá, bãi đá nhô ra ngoài mặt biển, thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9–10 km. Lịch sử hình thành. Không ai biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành vì trước đây khu vực này có một tảng đá mang hình thù hao hao giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên chứ không phải do điêu khắc. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là Ông Địa mà Trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Về sau, chính quyền cho rằng khu vực này có hoạt động mê tín dị đoan nên đã phá hủy tảng đá đó. Cho nên hiện nay, tảng đá hình thù giống Ông Địa không còn nữa, thay vào đó là bức tượng hình Ông Địa do người dân ở đây tạc lại và đặt trong một cái am. Các hoạt động thờ cúng ở đây chỉ mang tính chất cá nhân, không có tổ chức nào quản trị am này. Hoạt động. Du khách đến đây có thể tham gia các hoạt động như câu cá hay là leo lên các mỏm đá để ngắm cảnh biển. Tuy nhiên, đây là khu vực có nhiều mỏm đá khá nguy hiểm nên cần cẩn thận khi tham quan. Nhầm lẫn. Tên gọi của nơi này là Bãi "Đá Ông Địa", được hiểu là bãi tắm biển mang tên một tảng đá có hình thù Ông Địa (chữ "đá" luôn được viết hoa vì là tên địa danh). Tuy nhiên, do hiện trạng nơi này cũng có nhiều đá tự nhiên và gần đây người ta bồi đắp thêm đá để làm cầu tàu nên nhiều người hiểu nhầm rằng đây là một "bãi đá" mang tên Ông Địa.
1
null
Sông Tiêu hay Tiêu Thủy (), thời cổ gọi là Doanh Thủy (营水) là chi lưu cấp 1 chủ yếu của Tương Giang. Tiêu Thủy bắt nguồn từ chân núi phía nam của Dã Trư Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam, dòng chảy qua các huyện Lam Sơn, Giang Hoa, Giang Vĩnh, Đạo, Song Bài, rồi nhập vào Tương Giang. Tiêu Thủy có chiều dài là 354 km, diện tích lưu vực là 12099 km², lưu lượng bình quân hàng năm là 370 m³/giây. Các công trình thủy lợi chủ yếu được xây dựng trên sông là hồ chứa Thiên Hà, hồ chứa Song Bài.
1
null
Aschoff Solar là một doanh nghiệp Đức cung cấp giải pháp điện mặt trời và nước nóng từ năng lượng mặt trời. Công ty có văn phòng đại diện tại Trung Quốc và các đối tác ở 9 nước khác trên thế giới. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là cung cấp các giải pháp về nhiệt, đặc biệt ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp yêu cầu sử dụng nước nóng, thường gặp nhất ở các nước Đông Nam Á. Ngoài ra Aschoff Solar còn cung cấp các hệ thống điện mặt trời nối lưới và không nối lưới. Trụ sở chính của công ty đặt tại thành phố Petersaurach của Đức. Lịch sử. Công ty Aschoff Solar được thành lập vào năm 2010 . Cùng năm, quy trình lắp đặt hệ thống nhiệt mặt trời ở một công ty thuộc da tại Việt Nam đã được tiến hành. Năm 2011 hệ thống nhiệt mặt trời cho công ty thuộc da ở Thái Lan và 1 công ty sản xuất đồ chơi bằng tre ở Trung Quốc cùng với hệ thống quang điện tại một nhà trẻ ở Đức cũng được lắp đặt. Năm 2012, thêm 2 dự án nhiệt mặt trời tại một công ty thuộc da của Trung Quốc ở Việt Nam và một công ty sản xuất quần áo Jeans cùng với dự án quang điện cho 1 công ty sản xuất máy móc của Ý đã hoàn thành. Năm 2013, việc lắp ráp hệ thống nhiệt mặt trời tại các công ty thuộc da ở Thái Lan và Kenya được hoàn tất. Tại Việt Nam một hệ thống quang điện cũng được đưa vào xây dựng cho một nhà sản xuất dụng cụ thể thao. Từ năm 2011, Aschoff Solar trở thành thành viên của Hiệp hội các công ty da (LWG), đây là một tổ chức của các công ty sản xuất giày và thuộc da hoạt động với tiêu chí tạo ra một môi trường tiêu chuẩn thống nhất Kể từ ngày thành lập, Aschoff Solar đã xuất hiện tại rất nhiều triển lãm về lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như tham gia vào các diễn dàn và hội thảo trên thế giới. Sản phẩm/ Ứng dụng. - Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời bao gồm 2 gói: - PRIME - PRIME PLUS - Ứng dụng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời trong công nghiệp: - Gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi - Hỗ trợ hệ thống nước - Hỗ trợ các hệ thống chu kỳ kín - Gia nhiệt cho các bể nhúng, mạ thiết bị - Hệ thống điện mặt trời: - Hệ thống nối lưới - Hệ thống không nối lưới
1
null
Hủ tiếu Hồ là một món ăn nổi tiếng ở Chợ Lớn, còn có tên gọi khác là "Hủ tiếu Triều Châu" do xuất xứ của nó bắt nguồn từ Triều Châu. Không như những món hủ tiếu khác, món ăn thường được dùng với cải chua và lòng heo khìa để hãm béo, và sợi hủ tiếu khá lạ mắt. Nguồn gốc. Hủ tiếu Hồ có xuất xứ từ Triều Châu, và thường được xem là một món ăn quen thuộc của người Tiều. Tuy nhiên, không ai rõ món này đã xuất hiện từ khi nào. Tên gọi của Hủ tiếu Hồ xuất phát từ cách nấu ngày xưa của người Tiều, khi nấu thì cho bột năng vào để có độ sền sệt như hồ. Nguyên liệu chế biến ban đầu gồm có cải chua, lòng heo khìa, xá bấu, hoa hồi và thuốc Bắc. Tuy nhiên sau này, để phù hợp với khẩu vị người Việt, người ta đã bỏ phần hoa hồi, thuốc Bắc, có một số nơi bỏ phần cải chua để hợp khẩu vị, và nước dùng không còn sền sệt như ngày xưa. Không giống như những món hủ tiếu khác, Hủ tiếu Hồ có sợi hủ tiếu rất to bản, và thường được cắt thành từng bằng miếng như bánh ướt. Chế biến. Lòng heo được ướp sơ trước với ngũ vị hương và nước dừa, sau đó đem đi khìa với nước dừa. Cải chua được ướp thêm đường, tỏi, ớt để cho thấm và giòn. Xào xá bấu với tỏi và hầm nước lèo bằng xương trong 30 phút. Cuối cùng, trụng bánh hủ tiếu Hồ cho ra tô, múc thêm muỗng xá bấu, cải chua, lòng heo khìa lên trên và thưởng thức cùng với sa tế. Phổ biến. Tại Sài Gòn, có rất nhiều hàng quán bán hủ tiếu hồ nằm trong khu Chợ Lớn, nhưng trong đó nổi tiếng nhất là hai quán Đỗ Khôn Huy Đạt ở quận 8, quán Hủ tiếu Triều Châu ở quận 11, và quán Cao Văn Lầu ở Quận 6. Ngoài ra, tại quận 6 có món biến tấu là hủ tiếu hồ chay khá nổi tiếng.
1
null
Homo faber (tiếng La tinh để chỉ "người sáng tạo" liên quan tới "homo sapiens" nghĩa là "người thông thái") là một khái niệm triết học được Hannah Arendt (1906-1975) và Max Scheler (1874-1928) khớp nối lại nhằm chỉ tới con người trong việc kiểm soát môi trường xung quanh bằng các công cụ. Henri Bergson (1859-1941) cũng nhắc tới khái niệm này trong "L'Évolution créatrice" (Sáng hóa luận) (1907), khi định nghĩa trí tuệ theo nguyên nghĩa của nó như là "khả năng sáng tạo ra các đồ vật nhân tạo, cụ thể là các công cụ để làm ra các công cụ, và biến đổi vô hạn việc làm ra chúng". Trong văn chương La tinh, Appius Claudius Caecus đã sử dụng thuật ngữ này trong "Sententiæ", khi nói tới khả năng của con người trong kiểm soát vận mệnh của mình và những gì xung quanh: "Homo faber suae quisque fortunae" (Mỗi con người đều là nghệ nhân của vận mệnh mình). Trong nhân loại học, "Homo faber", với ý nghĩa như là "người làm việc", được đặt đối diện với "Homo ludens" - "người rong chơi", là người gắn với tiêu khiển, hài hước và giải trí. "Homo faber" cũng có thể được sử dụng để đối lập hay xếp cạnh "Deus faber" ("Đấng tạo hóa"), với nguyên mẫu của nó là các loại thần thợ rèn khác nhau. "Homo Faber" là tiêu đề của một tiểu thuyết có ảnh hưởng của nhà văn Thụy Sĩ Max Frisch, xuất bản năm 1957. Cuốn sách này đã được dựng thành phim "Voyager" với các vai diễn chính của Sam Shepard (vai Walter Faber), Julie Delpy (vai Sabeth) và Barbara Sukowa (vai Hannah). Homo Faber cũng là một trong năm lĩnh vực tương tác của IBMYP (International Baccalaureate Middle Years Programme), trước khi nó được thay thế bằng "Human Ingenuity" (Tính khéo léo của con người). "Homo Faber" cũng là tiêu đề của một bài thơ ngắn của Frank Bidart (1939-) trong tuyển tập "Desire" (1997) của ông. Trong tiểu thuyết "Fahrenheit 451" (1953) của Ray Bradbury (1920-2012), một nhân vật có tên là giáo sư Faber đã chế ra một tai nghe radio ẩn mà ông dùng để chỉ dẫn các suy nghĩ và hành động cho nhân vật chính của tiểu thuyết là Guy Montag.
1
null
Nguyễn Anh Đệ (1925-1985), tên thật Nguyễn Văn Tí, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 4, Tư lệnh Mặt trận B5, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận B5 (sau khi mở rộng), Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu, Phó Tư lệnh Quân khu 3; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 1, Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh, Tư lệnh Binh chủng Đặc công Thân thế và sự nghiệp. Ông quê ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tham gia Việt Minh từ năm 1942 ở Sơn Tây, Hà Nội, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945. Trong Kháng chiến chống Pháp (1946-1954): trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng.  Trong Kháng chiến chống Mỹ: Trưởng ban Tác chiến Khu 3 sau là Quân khu Hữu ngạn (1955). Năm 1963 đến năm 1968, Tham mưu phó Quân khu Hữu ngạn, Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Quân khu 3. Tháng 4 năm 1969, Phó Tư lệnh Mặt trận B5 Quảng Trị. Từ tháng 4 năm 1970 đến năm 1971, Tham mưu trưởng Quân khu 4; Tư lệnh Mặt trận B5; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận B5 (sau khi mở rộng). Tháng 12 năm 1972, Phó Tư lệnh Quân khu Hữu ngạn. Tháng 3 năm 1974, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu.  Tháng 1 năm 1977, Phó Tư lệnh Quân khu 3; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 1. Tháng 4 năm 1979, Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh. Tháng 5 năm 1983, Tư lệnh Binh chủng Đặc công Năm 1985, ông mất Trung tướng (1984) Khen thưởng. Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì) Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Nhất Huân chương Kháng chiến (chống Pháp) hạng Nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba) Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
1
null
Caracalla (; 4 tháng 4 năm 188 – 8 tháng 4, 217) là Hoàng đế La Mã gốc Berber từ năm 198 đến 217. Là con trai cả của Septimius Severus, ông trị vì cùng với cha mình từ năm 198 cho đến khi Severus qua đời vào năm 211. Sau đó Caracalla cùng trị vì với thứ đệ Geta được ít lâu thì bị ông sát hại cùng năm đấy. Caracalla được nhớ đến như là một trong những hoàng đế có tiếng xấu khó ưa vì các vụ thảm sát và bách hại mà ông cho phép và phát động trên toàn đế quốc. Triều đại của Caracalla cũng đáng chú ý hơn là về "Constitutio Antoniniana" (còn gọi là Sắc lệnh Caracalla), cấp quyền công dân La Mã cho tất cả người tự do trên khắp đế chế La Mã, mà theo nhà sử học Cassius Dio đã được thực hiện nhằm mục đích nâng cao doanh thu thuế. Ông còn là một trong những vị hoàng đế đã cho xây dựng một nhà tắm công cộng lớn ("thermae") ở kinh thành Roma. Phần còn lại của Nhà tắm Caracalla vẫn là một trong những điểm du lịch chính của thủ đô nước Ý. Thiếu thời. Caracalla có gốc lai giữa người Berber và Syria, được sinh ra với ấu danh Lucius Septimius Bassianus ở Lugdunum, Gaul (nay là Lyon, Pháp), con trai của Hoàng đế về sau Septimius Severus và Julia Domna. Năm lên bảy tuổi, tên của ông được đổi thành Marcus Aurelius Septimius Bassianus Antoninus nhằm tạo ra mối liên kết đến gia đình của vị hoàng đế triết gia Marcus Aurelius. Về sau ông được trao tên hiệu Caracalla, có đề cập đến thói quen mặc cái áo dài trùm đầu Gallic hợp mốt của ông. Triều đại. Huynh đệ tương tàn (211). Cha ông qua đời vào năm 211 tại Eboracum (nay là York) trong khi đang tiến hành chiến dịch quân sự ở miền Bắc nước Anh. Caracalla đã có mặt kịp thời và ngay sau đó liền được binh sĩ suy tôn làm hoàng đế cùng với người em trai Publius Septimius Antoninus Geta. Caracalla đã đình chỉ chiến dịch ở Caledonia và sớm kết thúc tất cả các hoạt động quân sự, khi cả hai anh em muốn trở thành người cai trị duy nhất do đó làm cho mối quan hệ giữa họ ngày càng rạn nứt. Khi họ cố gắng để cùng trị vì đế chế thì cuối cùng đã cân nhắc về việc chia toàn đế chế thành hai nửa lãnh thổ, nhưng bị mẹ của họ thuyết phục không nên làm như vậy. Sau đó vào tháng 12 năm 211 trong một cuộc họp hòa giải được sắp xếp bởi Julia Domna, Caracalla đã bí mật phái các thành viên của đội Cấm vệ quân Praetorian Guard hết mực trung thành với ông ra tay ám sát Geta, Geta quằn quại hồi lâu rồi chết trong vòng tay của mẹ mình. Caracalla sau đó còn đàn áp và xử tử những người ủng hộ Geta và ra lệnh khắc "damnatio memoriae" được Viện nguyên lão phê chuẩn nhằm xóa sạch mọi ký ức về Geta. Hình ảnh của Geta chỉ đơn giản là loại bỏ khỏi tất cả tiền đúc, tranh tượng, để lại một khoảng trống cạnh Caracalla. Trong số những người bị xử tử có người em vợ Fulvia Plautilla của mình, con gái vô danh của mình với Plautilla cùng với anh trai của mình và các thành viên khác trong gia đình của người cha nguyên là cha vợ của Gaius Fulvius Plautianus. Plautianus cũng bị đưa lên đoạn đầu đài với cáo buộc phản bội chống lại hoàng đế Severus vào năm 205. Vào lúc kế thừa ngôi vị, ông đã ra lệnh giảm giá trị đồng tiền La Mã, độ tinh khiết bạc của denarius giảm từ 56,5% xuống 51,5%, trọng lượng bạc thực tế giảm từ 1,81 gram đến 1,66 gram - mặc dù trọng lượng tổng thể tăng nhẹ. Trong 215 ông đã giới thiệu loại tiền xu "antoninianus", một "đôi denarius" có trọng lượng 5,1 gram và có chứa 2,6 gam bạc - độ tinh khiết 52%. Thăm viếng các tỉnh. Năm 213, Caracalla đích thân ngự giá đi về phía bắc tới biên giới German để đối phó với bộ lạc Alamanni đã vượt qua phòng tuyến (limes) ở vùng Agri Decumates. Quân đội La Mã đã đánh bại người Alamanni trong trận chiến gần sông Main, nhưng không giành được chiến thắng quyết định. Sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình và phải trả một khoản hối lộ lớn cho những kẻ xâm nhập, Viện Nguyên lão đã quyết định ban cho ông danh hiệu hư vô "Germanicus Maximus", và còn gọi bằng cái tên họ "Alemannicus" vào lúc này. Vào năm sau, Caracalla tuần du sang phía đông, Syria và Ai Cập mà chẳng bao giờ quay trở về Roma. Nhà sử học Gibbon trong tác phẩm của mình đã mô tả Caracalla là "kẻ thù chung của nhân loại". Ông rời thủ đô vào năm 213, khoảng một năm sau cái chết của Geta, và dành phần đời còn lại của triều đại mình tại các tỉnh thành, đặc biệt các tỉnh phương Đông. Ông theo dõi và kiểm soát Viện Nguyên lão và các gia tộc quyền quý khác bằng cách ép buộc họ phải lấy tiền túi của mình ra để xây dựng cung điện, đền đài, nhà hát và những khu vui chơi giải trí trên khắp bờ cõi của đế chế. Thuế mới và nặng nề đã được áp dụng đối với phần lớn dân chúng, lại thêm số gia sản và các khoản sung công nhắm vào những gia đình giàu sang. Khi dân chúng thành Alexandria nghe những lời khẳng định của Caracalla rằng ông đã giết Geta nhằm tự vệ, họ liền châm biếm chế giễu hành động này cũng như những tham vọng khác của Caracalla. Năm 215, Caracalla đã đáp trả một cách man rợ sự xúc phạm này bằng cách tàn sát các đại biểu của những công dân đứng đầu đã bất ngờ tụ tập trước khi thành phố chào đón hoàng đế tới thăm, rồi sau đó Caracalla đã điều quân đội của ông tới đây một vài ngày để cướp bóc và đốt phá tại Alexandria mà theo sử gia Cassius Dio đã khiến hơn 20.000 người thiệt mạng. Chính sách đối nội. Hòa đồng với quân đội. Trong suốt triều đại của mình khi làm hoàng đế, Caracalla đã tăng lương hàng năm của một người lính lê dương trung bình khoảng 675 "denarii" và tiêu xài hoang phí nhiều tiền trợ cấp cho quân đội mà ông vừa e ngại và ngưỡng mộ, như lời dặn dò của Septimius Severus với hai anh em ông lúc còn nằm trên giường bệnh rằng nên thường xuyên quan tâm đến binh sĩ và phớt lờ những kẻ khác. Caracalla đã giành được lòng tin của quân đội bằng việc trả lương hào phóng và những cử chỉ rất được lòng họ, như đi bộ hành quân cùng binh sĩ, ăn cùng thức ăn và thậm chí ngay cả việc ông tự mình xay bột mì cùng với họ. Với binh lính, "Ông ta quên cả những phẩm giá quyền quý cao sang của mình mà khuyến khích những thói quen xấc láo của họ", và theo Gibbon. "Sức mạnh của quân đội, thay vì được xác nhận kỷ luật nghiêm minh trong quân ngũ, đã làm tan chảy đời sống xa hoa của các thành phố." Để lưu giữ di sản của mình với hậu thế, Caracalla đã ra lệnh xây dựng một trong những thành tựu kiến trúc lớn nhất của Roma là Nhà tắm Caracalla, nhà tắm công cộng lớn thứ 2 từng được xây dựng dưới thời La Mã cổ đại. Phòng chính của nhà tắm còn lớn hơn Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và có thể dễ dàng chứa đến hơn 2.000 công dân La Mã cùng một lúc. Nhà tắm được mở cửa vào năm 216, hoàn chỉnh với các thư viện, phòng riêng và đường đi ngoài trời. Bên trong nó được trang trí rực rỡ với những sàn bằng đá cẩm thạch, cột trụ, khảm và những bức tượng khổng lồ được lợp vàng. Sắc lệnh Caracalla (212). Constitutio Antoniniana (tiếng Latinh: "Hiến pháp [hay sắc lệnh] Antoninus") (còn gọi là Sắc lệnh Caracalla) là một sắc lệnh được Caracalla ban hành năm 212 tuyên bố rằng tất cả những người tự do trong Đế quốc La Mã đều được trao đầy đủ quyền công dân La Mã và tất cả phụ nữ tự do trong đế chế cũng được trao các quyền lợi như phụ nữ La Mã. Trước năm 212, phần lớn chỉ có cư dân Ý mới có đầy đủ quyền công dân La Mã. Riêng số thuộc địa của người La Mã được thành lập ở các tỉnh khác gồm người La Mã (hoặc con cháu của họ) sống ở các tỉnh, dân cư các thành phố khác trên toàn đế quốc và một số nhỏ quý tộc địa phương (như các vua của những nước phụ thuộc) cũng có đầy đủ quyền công dân. Ngoài ra cư dân bản địa ở các tỉnh thành thường không phải là công dân, dù nhiều người có quyền công dân Latinh. Nhà sử học La Mã Cassius Dio cho rằng động lực duy nhất của sắc lệnh là muốn gia tăng thu nhập từ việc đánh thuế cho nhà nước. cùng với sự giảm giá của đồng tiền, việc cần thiết phải chi trả những khoản lương mới ngày càng tăng và tiền trợ cấp dành cho quân đội. Vào lúc đó người nước ngoài không phải trả hầu hết các loại thuế được dành cho những ai có quyền công dân, vì vậy mặc dù Caracalla trên danh nghĩa là dùng để nâng cao địa vị pháp lý của họ, quan trọng hơn là ông đã mở rộng nền tảng thuế má của La Mã. Hiệu quả của việc này là để loại bỏ sự phân biệt quyền công dân có từ hồi thành lập thành Roma và đạo luật như vậy đã tác động sâu sắc đối với kết cấu của xã hội La Mã. Chiến tranh với Parthia. Theo sử gia Herodianus, vào năm 216, Caracalla đã lừa gạt người Parthia vào tin tưởng rằng ông sẽ chấp nhận một cuộc hôn nhân và lời đề nghị cầu hòa của họ, nhưng sau đó cô dâu và đoàn khách mời đã bị thảm sát sau buổi hôn lễ. Từ đó các cuộc xung đột và những cuộc đụng độ liên tục mà sử sách thường gọi là cuộc chiến tranh Parthia của Caracalla. Bị ám sát (217). Trong chuyến đi từ Edessa để tiếp tục cuộc chiến với Parthia, Caracalla đã bị Julius Martialis, chỉ huy đội cận vệ của ông ám sát trong khi đi tiểu bên lề đường gần Carrhae vào ngày 8 tháng 4 năm 217 (4 ngày sau sinh nhật thứ 29 của mình). Herodianus nói rằng anh trai của Martialis đã bị Caracalla xử tử một vài ngày trước đó vì lời buộc tội không rõ ràng; riêng Cassius Dio thì lại cho rằng Martialis bất mãn vì không được thăng lên chức centurion. Thế rồi nhân dịp hộ tống hoàng đế, Martialis đã quyết định trút bỏ nỗi oán hận của mình bằng cách chạy về phía trước và giết chết Caracalla với một nhát kiếm duy nhất. Trong khi cố gắng chạy trốn, kẻ ám sát liều lĩnh đã bị một tay cung thủ Scythia trong đội vệ binh bắn chết ngay lập tức. Sau khi ông mất, viên chỉ huy Cấm vệ quân "Praetorian Guard" Macrinus đã lên kế thừa ngôi vị mà theo Herodianus có lẽ là người chịu trách nhiệm nhất về việc hoàng đế bị ám sát. Biệt danh. Theo lời Aurelius Victor trong tác phẩm "Epitome de Caesaribus" của ông, tên hiệu "Caracalla" đề cập đến một chiếc áo choàng Gallic mà Caracalla ưa thích như là mốt cá nhân, rồi từ đó mới lây lan sang quân đội và triều đình của ông. Cassius Dio và bộ sử "Historia Augusta" đồng ý rằng biệt danh của ông bắt nguồn từ chiếc áo choàng của mình, nhưng không đề cập đến nguồn gốc xuất xứ của nó. Chân dung. Bức chân dung chính thức của ông khi là vị hoàng đế duy nhất đánh dấu sự đột phá với những hình ảnh khác hẳn vị hoàng đế triết gia tiền nhiệm: mái tóc cắt quá ngắn trông như một người lính, cái nhìn cau mày đầy vẻ khiêu khích cùng dáng điệu thực tế và dọa nạt của ông. Nguyên mẫu mang tính biểu tượng của vị hoàng đế quân nhân vạm vỡ đều được chấp nhận bởi hầu hết các hoàng đế sau này, mà phần lớn đều phụ thuộc vào sự ủng hộ của quân đội để cai trị đế chế, như người kế vị cuối cùng của ông Maximinus Thrax. Herodianus đã mô tả vóc dáng của Caracalla không cao lớn nhưng lại cường tráng. Ông ưa thích quần áo kiểu German, Caracalla là tên chiếc áo choàng của người Gaul ngắn hợp mốt và ông thường đội một bộ tóc giả màu vàng hoe Vgl. Cassius Dio 79 (78),9,3: Cassius Di còn nói rằng hoàng đế rất thích phô trương nét mặt "hoang dã" của mình trước quần thần mỗi khi thiết triều. Theo bộ sử nước Anh "Historia Regum Britanniae" của Geoffrey xứ Monmouth: Chúng ta có thể thấy cách mà ông ấy muốn dân chúng ngắm nhìn mình qua nhiều bức tượng bán thân và đồng tiền xu còn tồn tại. Hình ảnh của chàng trai trẻ Caracalla khó mà phân biệt được với người em trai Geta. Trên các đồng tiền xu thì ông anh Caracalla được phô bày với hình ảnh của người đoạt giải kể từ khi trở thành Augustus vào năm 197 trong khi Geta thì lại để đầu trần cho đến khi trở thành Augustus vào năm 209. Đặc biệt là từ năm 209 cho đến cái chết của người cha vào tháng 2 năm 211 cả hai anh em đều được thể hiện như những người đàn ông trưởng thành, sẵn sàng tiếp nhận đế chế. Từ lúc người cha qua đời cho đến vụ ám sát Geta vào cuối năm 211, bức chân dung của Caracalla vẫn còn tĩnh với một bộ râu ngắn đầy đủ, trong khi Geta để một bộ râu dài với mái tóc giống như cha mình, một dấu hiệu mạnh mẽ cho nỗ lực để được xem như là người kế thừa "thực sự" cha họ. Vụ sát hại tàn bạo Geta đã khiến cho lời xác nhận về tư cách này trông lỗi thời. Vị vua huyền thoại của nước Anh. Geoffrey xứ Monmouth trong bộ huyền sử "Lịch sử các vị vua nước Anh" đã biến Caracalla trở thành một vị vua nước Anh, có nhắc đến ông bằng tên thực "Bassianus", chứ không phải là biệt danh Caracalla. Trong câu chuyện, sau cái chết của Severus người La Mã đã muốn lập Geta thành vua nước Anh, nhưng người Briton lại thích chọn Bassianus vì ông có mẹ là người Anh. cả hai anh em đã lao vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn với kết quả là Geta bại trận bị giết và Bassianus ung dung kế thừa ngôi vị. Ông đã trị vì cho đến khi ông bị đồng minh người Pict phản bội và bị lật đổ bởi Carausius, người mà theo lời Geoffrey thì đó là một người Briton chứ không phải là người Goth như lời khẳng định của nhà sử sau này Menapii.
1
null
Zenobia (240 – 275 Hy Lạp: Ζηνοβία Aramaic: בת זבי "Bat-Zabbai" Ả Rập: الزباء "al-Zabbā’") là Nữ hoàng của Đế quốc Palmyra ở Syria thuộc La Mã, bà là người đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy trứ danh chống lại Đế quốc La Mã vào thế kỷ 3. Là vợ thứ hai của vua Septimius Odaenathus, Zenobia trở thành nữ hoàng của đế chế Palmyra sau khi Odaenathus mất vào năm 267. Đến năm 269, Zenobia đã mở rộng đế chế, chinh phục Ai Cập và trục xuất viên thái thú La Mã Tenagino Probus, dù ông ta về sau có nỗ lực tái chiếm lại những vùng lãnh thổ bị mất nhưng thất bại và bị xử trảm. Zenobia cai trị Ai Cập cho đến năm 274 thì bị Hoàng đế Aurelianus đánh bại và bắt làm con tin đưa đến Roma sống nốt quãng đời còn lại cho đến khi qua đời. Gia thế xuất thân. Zenobia được sinh ra và lớn lên ở Palmyra thuộc Syria. Các nhà văn Latinh và Hy Lạp đều gọi bà là Zenobia. Cái tên La Mã của bà Julia Aurelia Zenobia và trong tiếng Hy Lạp, bà được biết đến với tên gọi Zēnobía (ἡ Ζηνοβία) hoặc Septimia Zenobia, cái tên lót Septimia được thêm vào sau khi kết hôn với Odaenathus Septimius. Tên tiếng Aramaic của bà là Bat-Zabbai (בת זבי), và cũng được dùng để ký tên của mình. Với các nhà văn Ả Rập bà được biết đến với tên gọi al-Zabbā’ (الزباء). Zenobia xuất thân từ một gia đình gốc Ả Rập. Chính bà cũng tuyên bố mình thuộc về dòng dõi Seleukos của Cleopatra và Ptolemaios. Athanasius thành Alexandria ghi lại rằng bà là "một môn đồ Do Thái của Paul thành Samosata", điều này giải thích mối quan hệ căng thẳng giữa bà với các giáo sĩ Do Thái. Các tài liệu sau này của Ả Rập cũng tỏ ra hoài nghi về dấu hiệu gốc gác Ả Rập của bà. Al-Tabari lấy ví dụ viết rằng bà thuộc về bộ lạc Amlaqi giống như người chồng tương lai của mình, có lẽ cũng là một trong bốn bộ tộc khởi thủy của Palmyra. Cũng theo ông thì cha của Zenobia, Amr ibn al-Ẓarib là tộc trưởng của Amlaqi. Sau khi ông bị những thành viên của liên minh bộ lạc đối địch Tanukh giết chết, Zenobia trở thành người đứng đầu Amlaqis rồi dẫn dắt các thành viên đang sống kiểu du canh du cư đến những đồng cỏ mùa hè và mùa đông. Họ tên La Mã của cha bà là Julius Aurelius Zenobius, với tên lót Aurelius cho thấy tổ tiên của cha ông đã được nhận quyền công dân La Mã dưới thời các Hoàng đế La Mã Antoninus Pius (trị vì 138–161), Marcus Aurelius (trị vì 161–180) và Commodus (trị vì 180–192). Zenobius sau đó trở thành Thống đốc xứ Palmyra vào năm 229. Cái tên Hy Lạp của cha bà là Antiochus, theo các trích đoạn trong kinh thánh được tìm thấy ở Palmyra. Tuy nhiên, theo cuốn Historia Augusta (Aurel. 31.2), tên của ông là Achilleus và kẻ cướp ngôi của ông được đặt tên là Antiochus (Zos. 1.60.2). Có thể truy ngược đến sáu thế hệ về trước, tổ tiên bên nội của cha bà bao gồm Sampsiceramus, một tù trưởng người Syria, vốn là người đã sáng lập nên Hoàng tộc Emesa (nay thuộc Homs, Syria) và Gaius Julius Bassianus, một linh mục cấp cao từ Emesa và là cha của Hoàng hậu La Mã Julia Domna. Zenobia tự xưng là hậu duệ của Dido, Nữ hoàng Carthage; Sampsiceramus, Vua xứ Emesa; và Nữ hoàng nhà Ptolemaios gốc Hy Lạp Cleopatra VII của Ai Cập. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về điều này, bà lại có hiểu biết về ngôn ngữ Ai Cập cổ đại, cho thấy một khuynh hướng thiên về văn hóa Ai Cập và có thể là một phần Ai Cập qua mẹ mình. Còn theo "Historia Augusta", có lần bà đã gửi một tuyên bố trịnh trọng đến các công dân thành Alexandria, Ai Cập vào năm 269, mô tả thành phố như là "thành phố của tổ tiên ta". Tuyên bố này chỉ phù hợp với Vaballathus, con trai của Zenobia. Nhà sử học Callinicus đã dâng bộ sử "Alexandria" gồm mười tập cho "Cleopatra" mà có thể là Zenobia. Zenobia được cho là hậu duệ của Sampsiceramus, Dido và Cleopatra VII đến Drusilla xứ Mauretania. Drusilla là con gái của vua Ptolemaios xứ Mauretania và hoàng hậu Julia Urania xứ Mauretania. Mẹ của Drusilla có lẽ xuất thân trong Hoàng gia Emesa và được gả cho Hoàng tộc Mauretania. Bà nội của Drusilla, Nữ hoàng xứ Mauretania Cleopatra Selene II, là con gái của Nữ hoàng Cleopatra VII nhà Ptolemaios gốc Hy Lạp của Ai Cập và một trong tam hùng La Mã Mark Antony. Ông nội của Drusilla, Vua châu Phi Juba II xứ Mauretania, tự xưng là hậu duệ của em gái viên Tướng Carthage, Hannibal (Lucan. Pharsalia 8.287). Thành viên trong gia đình của Hannibal, Barcid còn tự xưng là hậu duệ của em trai Dido. Các nguồn sử liệu tiếng Ả Rập và Cổ điển đều mô tả Zenobia có ngoại hình xinh đẹp tuyệt trần và tài trì thông minh với nước da ngăm đen, hàm răng trắng như ngọc trai và đôi mắt đen sáng ngời. Bà được xem là thậm chí còn đẹp hơn cả Cleopatra, dù khác biệt về danh tiếng cực kỳ trong trắng của mình. Các nguồn sử liệu còn mô tả Zenobia có thể lực chẳng hề thua kém nam nhi trai tráng, biệt tài cưỡi ngựa, săn bắn và tửu lượng khá tốt khi uống rượu lúc rãnh rỗi với các triều thần của mình. Có học thức và thông thạo tiếng Hy Lạp, tiếng Aramaic và Ai Cập cùng những hiểu biết sâu rộng về tiếng Latinh, thậm chí bà còn được cho là đã tổ chức các buổi họp mặt văn nghệ sĩ ở nhà mình để bàn luận văn chương và có nhiều mối quan hệ với các triết gia và thi sĩ, nổi tiếng nhất trong số này là Cassius Longinus. Nữ vương xứ Palmyra. Zenobia đã kết hôn với Septimius Odaenathus, Tiểu vương xứ Palmyra vào năm 258; bà là vợ thứ hai của ông. Zenobia còn có một con riêng là Hairan, con của Odaenathus với người vợ đầu tiên. Có một bảng khắc chữ, ‘ngài chấp chính quan lừng lẫy của chúng ta’ ở Palmyra, được Zenobia đề tặng cho Odaenathus. Khoảng năm 266, Zenobia và Odaenathus đã có với nhau một người con trai thứ hai là "Lucius Julius Aurelius Septimius Vaballathus Athenodorus". Cái tên Vaballathus (tiếng Latin từ tiếng Aram והב אלת, "Wahballat" "Món quà của Nữ thần") được thừa hưởng từ tên của ông nội Odaenathus. Năm 267, chồng và người con riêng của Zenobia đã bị ám sát. Người thừa kế ngôi vị Vaballathus chỉ mới có 5 tuổi, vì vậy mà bà phải nối ngôi chồng mình và thay con mình trị vì xứ Palmyra. Zenobia còn tự phong cho bản thân và con trai của mình các chức danh tôn kính là Augusta và Augustus. Kế đó bà mang quân chinh phục các vùng đất mới và mở rộng Đế chế Palmyra trong ký ức của người chồng quá cố và là di sản dành cho con mình. Mục tiêu ban đầu của Zenobia là bảo vệ bờ cõi phía Đông Đế quốc La Mã từ các cuộc tấn công của Đế quốc Sassanid đổi lấy sự bình an của Roma, thế nhưng những nỗ lực của bà đã góp phần tăng lên đáng kể uy quyền cho ngai vàng của mình. Mở rộng bờ cõi. Năm 269, quân đội của Zenobia và đại tướng Zabdas đã dốc sức tiến chiếm Ai Cập với sự giúp đỡ từ đồng minh Ai Cập của họ là Timagenes. Viên thái thú Ai Cập thuộc La Mã là Tenagino Probus và quân của ông ta đã cố gắng đánh đuổi họ ra khỏi Ai Cập, nhưng thất bại sau đó ông ta còn bị quân lính của Zenobia bắt sống và chém đầu, rồi bà tự phong cho mình là Nữ hoàng Ai Cập. Sau những cuộc cướp phá ban đầu, Zenobia được binh sĩ xưng tụng như một "Nữ hoàng Chiến binh". Trong việc chỉ huy quân đội của mình, bà đã tỏ ra can đảm và thể hiện khí phách của một nữ anh hùng như khả năng cưỡi ngựa chiến lâm trận và đi bộ từ ba đến bốn dặm với những người lính bộ binh. Zenobia cùng với đại quân của mình đã mở cuộc viễn chinh và chinh phục Anatolia đến tận Ancyra hoặc Ankara và Chalcedon, tiếp theo là Syria, Palestine và Liban. Với một đế chế tồn tại trong thời gian ngắn của mình, Zenobia đã nắm quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng ở khu vực này từ tay La Mã. Hoàng đế La Mã Aurelianus lúc này đang bận rộn chinh phạt với Đế quốc Gallia, nên tạm thời công nhận uy quyền của Zenobia và Vaballathus, về sau mối quan hệ này bắt đầu bị phá vỡ khi Aurelianus chuẩn bị một chiến dịch quân sự để thống nhất đế chế La Mã vào năm 272-273. Aurelianus dẫn đại quân của ông rời khỏi Đế quốc Gallia và tiến về phía Syria, Zenobia nghe được tin báo cũng mang binh tới chống cự. Quân đội hai bên gặp nhau và giao chiến gần Antioch. Sau khi bị giáng một đòn thua liểng xiểng, tàn quân Palmyra đã nhanh chóng rút về Antioch và sau đó là Emesa. Zenobia không thể di dời số kho tàng của mình tại Emesa trước khi Aurelianus tiến quân vào thành công và bao vây thành phố. Cả hai mẹ con bà đều thoát khỏi Emesa bằng lạc đà với sự giúp đỡ từ người Sassanid, nhưng chẳng mấy chốc họ đã bị kỵ binh của Aurelianus bắt trên sông Euphrates. Vương quốc Ai Cập và Đế chế Palmyra tại trong thời gian ngắn đã chính thức cáo chung. Những binh lính Palmyra còn lại bị bắt sống mà từ chối đầu hàng đều bị Aurelianus ra lệnh xử tử. Trong số những người bị xử tử gồm có cố vấn trưởng của Zenobia và nhà triết học Hy Lạp Cassius Longinus. Thất bại và kết cục. Zenobia và Vaballathus đã bị Aurelianus bắt làm con tin đến Roma. Vaballathus được cho là đã chết trên đường đến Roma. Năm 274, Zenobia theo như sử sách ghi chép đã xuất hiện với bộ dây chuyền bằng vàng trong cuộc diễu hành quân sự mừng chiến thắng của Aurelianus tại Roma, trước sự hiện diện của nguyên lão nghị viên Marcellus Petrus Nutenus. Nhiều nguồn sử liệu đã tranh cãi về số phận của Zenobia: Một số tài liệu còn cho rằng bà đã mất sớm sau khi đến Roma, có thể do lâm trọng bệnh, tuyệt thực hoặc bị xử trảm. Tuy vậy có chuyện kể lại với cái kết hạnh phúc nhất về Aurelianus, ấn tượng bởi vẻ đẹp và phẩm giá của bà và tỏ ý muốn khoan dung, bèn tha bổng Zenobia và cấp cho bà một biệt thự sang trọng ở Tibur (nay là Tivoli, Ý). Sử liệu kể rằng từ sau khi được hoàng đế tha mạng sống, Zenobia được chu cấp tiền bạc đủ để sống trong cảnh phú quý giàu sang và sớm trở thành một nhà triết học nổi tiếng, giao thiệp rộng và được thiên hạ gọi là mệnh phụ La Mã. Bà được cho là đã kết hôn với một thống đốc và nguyên lão nghị viên La Mã không rõ tên, dù có lý do để nghĩ rằng người đó có thể là Marcellus Petrus Nutenus. Họ có với nhau một vài đứa con gái không rõ tên, nhưng cũng có tài liệu khác nói rằng bà được gả cho một gia đình quý tộc La Mã. Thậm chí Zenobia còn có đám con cháu tiếp tục sống vào thế kỷ 4 và 5, một trong số đó có viên Giám mục Zenobius xứ Florence sống vào thế kỷ 5. Ảnh hưởng văn hóa. Nhân vật có tên Zenobia. Zenobia đã trở thành tên gọi phổ biến cho các nhân vật nữ quyền quý và ngoại lai trong nhiều tác phẩm khác, bao gồm "The Blithedale Romance" của Nathaniel Hawthorne, "Joy in the Morning" của P.G. Wodehouse, "Rites of Passage" của William Golding, "Stranger in a Strange Land" của Heinlein, "Zenobia" của nhà văn siêu hiện thực Gellu Naum và loạt truyện "Conan" của Robert E. Howard, "Fletcher and Zenobia" của Edward Gorey và "Zenobia/Zeena" trong cuốn tiểu thuyết "Ethan Frome" của Edith Wharton. Trong "Deathtrap" của Ira Levin, nhân vật chính Sidney Bruhl đã đặt tên cho máy đánh chữ mà ông viết vở kịch kinh dị của mình là "Zenobia". Trong bộ game cổ điển "Dungeons and Dragons module B4: The Lost City", cái tên Zenobia được đặt cho một nữ hoàng lịch sử. Bà còn là một yêu tinh Valkyrie trong loạt truyện tranh "Ragnarok" và là tên của một con tàu chở khách trong trò chơi điện tử "". Đóng vai trò như là bối cảnh chính yếu của tựa game. Zenobia cũng là tên của lục địa chính của loạt game "Ogre Battle" và một trong những kẻ thù "Bất tử" của Cie'th trong "Final Fantasy XIII".
1
null
Elagabalus ("Marcus Aurelius Antoninus Augustus", khoảng 203 – 11 tháng 3 năm 222), còn gọi là Heliogabalus, là Hoàng đế La Mã gốc Syria từ năm 218 đến 222. Là một thành viên của nhà Severus, ông vốn là con thứ hai của Julia Soaemias và Sextus Varius Marcellus. Từ thuở thiếu thời ông từng giữ chức tư tế vốn là cha truyền con nối thờ phụng thần Elagabal (trong tiếng Latinh là "Elagabalus") ở quê mẹ tại Emesa. Vốn một công dân ẩn dật, ban đầu ông được gia đình đặt tên là Sextus Varius Avitus Bassianus. Sau khi trở thành hoàng đế thì lấy tên mới là Marcus Aurelius Antoninus Augustus. Cái tên Elagabalus chỉ được gọi sau khi hoàng đế qua đời. Năm 217, Hoàng đế Caracalla bị ám sát và được thay thế bởi viên Pháp quan thái thú Marcus Opellius Macrinus. Người cô bên ngoại của Caracalla là Julia Maesa đã thành công trong việc phát động Binh đoàn Lê dương thứ ba nổi loạn nhằm ủng hộ cho đứa cháu trai trưởng của bà (và là em họ của Caracalla), Elagabalus lên ngôi hoàng đế ở tư dinh của mình. Macrinus đã bị quân của Elagabalus đánh bại trong trận Antioch vào ngày 8 tháng 6 năm 218. Elagabalus lúc đó chỉ mới mười bốn tuổi và đã trở thành hoàng đế, bắt đầu một triều đại được biết đến chủ yếu là nhờ các vụ bê bối tình dục và tranh cãi tôn giáo. Các nhà sử học sau này đều đưa ra giả thuyết rằng Elagabalus đã cho thấy sự coi thường truyền thống tôn giáo La Mã và những điều cấm kỵ tình dục của ông. Ông đã thay thế người đứng đầu truyền thống của đền Pantheon là thần Jupiter với vị thần Elagabal mà ông là giáo chủ. Elagabalus còn buộc các thành viên cao cấp của chính quyền La Mã phải tham gia vào nghi lễ tôn giáo kỷ niệm vị thần này do đích thân mình chủ trì. Elagabalus đã kết hôn tới năm lần, thiên vị quá nhiều cho các triều thần cùng giới mà thiên hạ đồn là một trong những tình nhân của ông, sử dụng nguyên mẫu cái lót nệm vui nhộn tại các bữa tiệc tối, có những tư liệu còn cho rằng hoàng đế đã tự mình bán dâm trong hoàng cung. Lối sống đồi trụy xa hoa của ông ngày càng xa lánh Cấm vệ quân "Praetoriani", Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã. Giữa sự phản đối ngày càng tăng thì Elagabalus đã bị ám sát lúc mới 18 tuổi và được thay thế bằng người anh em họ của ông Alexander Severus vào ngày 11 tháng 3 năm 222, trong một âm mưu thay đổi ngôi vị của bà ngoại mình Julia Maesa và được thực hiện bởi các thành viên bất mãn của Đội Cận vệ Praetoriani. Elagabalus khá nổi tiếng đương thời vì tính rất lập dị, suy đồi và cuồng tín. Truyền thống này đã kéo dài, và trong số nhà văn đầu thời hiện đại thì ông bị mắc tiếng xấu là một trong những vị hoàng đế tồi tệ nhất. Sử gia người Anh Edward Gibbon, trong một ví dụ đã viết rằng Elagabalus "bỏ mặc bản thân mình vào những lạc thú thô tục và ham mê vô độ". Theo B.G. Niebuhr, "Cái tên Elagabalus là một thương hiệu trong lịch sử đứng trên tất cả những người khác" bởi vì "cuộc đời ghê tởm khôn tả" của ông. Gia thế. Elagabalus sinh vào khoảng năm 203, là con của Sextus Varius Marcellus và Julia Soaemias Bassiana. Cha ông lúc đầu là một thành viên thuộc tầng lớp kị sĩ (Equestrian), nhưng về sau thăng quan tiến chức lên tới cấp bậc nguyên lão. Bà ngoại Julia Maesa của ông là góa phụ của chấp chính quan Gaius Julius Avitus Alexianus, em gái của Julia Domna và là em dâu của Hoàng đế Septimius Severus. Ông còn có một người anh trai không rõ tên tuổi. Mẹ ông Julia Soaemias là em họ của Hoàng đế La Mã Caracalla. Những người họ hàng khác bao gồm người dì Julia Avita Mamaea và ông chú Marcus Julius Gessius Marcianus cùng đứa con trai trong bầy con của họ là Alexander Severus. Gia tộc của Elagabalus đã đời đời nối nhau giữ chức tư tế thờ thần mặt trời Elagabal mà Elagabalus là giáo chủ tại Emesa (nay thuộc Homs) ở Syria. Vị thần Elagabalus ban đầu được tôn kính tại Emesa. Cái tên của vị thần là một kiểu Latinh hóa từ cái tên Syria Ilāh mụ-Gabal, mà xuất phát từ Ilāh ("thần") và "Gabal" ("núi" (so sánh tiếng Do Thái: גבל gəbul và tiếng Ả Rập: جبل Jabal)), kết quả là sự biểu thị "Vị Thần của Núi non" Emesene của vị thần này. Sự sùng bái vị thần lan ra các vùng khác của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 2; một sự hiến dâng đã được tìm thấy ở tận Woerden (Hà Lan). Vị thần này sau đó đã được đưa vào và đồng hóa với thần mặt trời La Mã được gọi là Sol Indiges vào thời cộng hòa và Sol Invictus trong suốt thế kỷ thứ 2 và 3. Trong tiếng Hy Lạp tên của thần Mặt Trời là Helios, do đó "Heliogabalus" cũng là một biến thể của "Elagabalus". Nắm quyền. Khi Hoàng đế Macrinus lên nắm quyền, để tránh các mối đe dọa từ gia đình của người tiền nhiệm bị ám sát Caracalla ảnh hưởng tới lại triều đại của ông, bằng cách trục xuất cả nhà gồm Julia Maesa, hai cô con gái, và cháu đích tôn của bà là Elagabalus tới điền trang của họ tại Emesa ở Syria. Ngay khi vừa đặt chân đến nơi ở Syria, bà đã bắt đầu bày mưu tính kế cùng với cố vấn và gia sư của Elagabalus là Gannys, tiến hành binh biến lật đổ Macrinus và đưa Elagabalus mới mười bốn tuổi lên ngôi hoàng đế. Mẹ ông đã công khai tuyên bố rằng ông là con trai ngoài giá thú của Caracalla, cũng nhờ vào lòng trung thành của những người lính La Mã và nguyên lão nghị viên đã thề trung thành với Caracalla. Julia Maesa lợi dụng sự giàu sang của mình nhằm mua chuộc Binh đoàn Lê dương thứ ba ở Raphana để họ thề trung thành với Elagabalus. Vào lúc bình minh ngày 16 tháng 5 năm 218, Publius Valerius Comazon Eutychianus, chỉ huy của binh đoàn đã tuyên bố ông là Hoàng đế La Mã. Để tăng cường tính hợp pháp của mình thông qua công tác tuyên truyền hơn nữa, Elagabalus đã lấy tên Caracalla là "Marcus Aurelius Antoninus". Đáp lại Macrinus đã phái viên Pháp quan thái thú của ông là Ulpius Julianus tới đó với một đạo quân đông đảo mà ông cho là đủ mạnh để đè bẹp cuộc bạo loạn. Tuy nhiên, lực lượng này đã sớm theo về phe của Elagabalus khi xảy ra chiến sự bằng cách giết chết viên chỉ huy và các sĩ quan của họ rồi gửi đầu của Julianus về triều dâng công. Macrinus bèn vội gửi thư cho Viện Nguyên lão tố giác Elagabalus là một "Antoninus Giả" và tuyên bố rằng ông đã mất trí. Cả quan chấp chính tối cao và các thành viên cao cấp khác trong chính phủ ở Roma đều lên án Elagabalus. Rồi sau đó Viện Nguyên lão đã quyết định tuyên chiến với cả Elagabalus và Julia Maesa. Lực lượng của hai cha con Macrinus dần suy yếu bởi sự đào ngũ của Binh đoàn Lê dương thứ hai do các khoản hối lộ và những lời hứa hẹn được Julia Maesa lan truyền, đã sớm bị quân đội của Gannys chỉ huy đánh bại vào ngày 8 tháng 6 năm 218 trong trận Antioch. Macrinus trốn thoát tới Ý, cải trang thành người đưa thư, nhưng sau đó đã bị chặn lại gần Chalcedon và bị triều đình mới đem xử tử ở Cappadocia. Riêng đứa con trai của ông Diadumenianus đã được gửi gắm an toàn sang phía Parthia nhưng cũng bị bắt chém chết ở Zeugma. Elagabalus tuyên bố ngày chiến thắng tại Antioch là sự khởi đầu triều đại của ông và cho rằng tước hiệu đế chế không cần sự chấp thuận trước của Viện Nguyên lão, vốn đã vi phạm truyền thống nhưng dù sao đi nữa đó cũng là một thực tế phổ biến trong số các hoàng đế thế kỷ 3. Thư hòa giải đã được gửi đi đến Roma mở rộng lệnh ân xá cho Viện Nguyên lão và công nhận pháp luật, trong khi cũng lên án chính quyền của hai cha con Macrinus. Các nguyên lão nghị viên đã đáp lại bằng cách thừa nhận Elagabalus là hoàng đế hợp pháp và chấp nhận lời tuyên bố mình là con trai của Caracalla. Caracalla và Julia Domna đều được Viện Nguyên lão phong thần, cả Julia Maesa và Julia Soaemias đều được phong đến thứ bậc Augustae, hồi ức về triều đại của Macrinus và Diadumenianus đã bị Viện Nguyên lão kết án. Nguyên chỉ huy Quân đoàn thứ ba Comazon thì được bổ nhiệm làm chỉ huy của quân cấm vệ " Praetoriani". Triều đại (218-222). Elagabalus và đoàn tùy tùng của ông đã trải qua mùa đông năm 218 ở Bithynia tại Nicomedia, nơi tín ngưỡng tôn giáo của hoàng đế lần đầu tiên được giới thiệu tự nó đã có vấn đề. Nhà sử học cùng thời Cassius Dio cho biết Gannys đã bị vị hoàng đế mới xử tử bởi vì ông dám buộc Elagabalus phải sống "có chừng mực và thận trọng". Để giúp người La Mã điều chỉnh ý tưởng có một thầy tế phương Đông làm hoàng đế, Julia Maesa đã gửi một bức tranh của Elagabalus trong màu áo thầy tế đến Roma và treo trên một bức tượng của nữ thần Victoria trong Nhà Nghị Viện. Điều này đặt các nguyên lão vào tình huống khó xử phải thờ cúng Elagabalus bất cứ khi nào họ thờ cúng cho Victoria. Các binh đoàn đã rất thất vọng trước hành vi của Elagabalus và sớm trở nên hối tiếc vì đã ủng hộ ông lên ngôi. Trong khi Elagabalus vẫn còn trên đường đến Roma, đạo quân Lê dương thứ tư đã tiến hành nổi dậy trong một thời gian ngắn do sự xúi giục của Gellius Maximus và quân đoàn thứ ba, vốn chịu trách nhiệm về việc đưa Elagabalus lên ngôi hoàng đế, dưới sự chỉ huy của nguyên lão nghị viên Verus. Cuộc nổi loạn đã nhanh chóng được dập tắt và binh đoàn thứ ba bị giải tán. Khi đoàn tùy tùng tới Roma vào mùa thu năm 219, Comazon và các đồng minh khác của Julia Maesa và Elagabalus được trao những vị trí đầy quyền lực và hấp dẫn, trước sự phẫn nộ của nhiều nguyên lão nghị viên vốn không coi họ xứng đáng với đặc quyền này. Sau khi hết nhiệm kỳ Pháp quan thái thú của mình, Comazon tiếp tục giữ chức thị trưởng Roma tới ba lần và quan chấp chính hai lần. Ngoài ra Elagabalus đã sớm làm mất giá đồng tiền La Mã khiến nền kinh tế ngày càng suy thoái. Ông cho giảm độ tinh khiết bạc của "denarius" từ 58% lên 46,5% - trọng lượng bạc thực tế giảm từ 1,82 gram đến 1,41 gram. Ông còn hủy bỏ loại tiền xu "antoninianus" trong thời kỳ này ở Roma. Elagabalus còn cố gắng để cho người mà ông coi là tình nhân của mình, gã đánh xe ngựa Hierocles được phong làm "Caesar" bất chấp sự phản đối của Viện Nguyên lão, trong khi một người bị coi là tình nhân khác của ông, vận động viên Aurelius Zoticus, cũng được bổ nhiệm vào vị trí phi hành chính nhưng rất có thế lực trong cung là "Cubicularius" (Tổng quản). Lời đề nghị của ông về ân xá cho tầng lớp thượng lưu La Mã phần lớn đều được hoan nghênh, cho dù luật gia Ulpianus vẫn bị đi đày. Mối quan hệ giữa Julia Maesa, Julia Soaemias và Elagabalus vẫn êm đềm lúc đầu. Mẹ và bà ngoại của ông đã trở thành những người phụ nữ đầu tiên được cho phép gia nhập Viện Nguyên lão, cả hai đều nhận được danh hiệu nguyên lão nghị viên: Soaemias cho lập chức danh "Clarissima" và Maesa thì không chính thống hơn "Mater Castrorum et Senatus" ("Người mẹ của quân doanh và của Viện Nguyên lão"). Trong khi Julia Maesa cố gắng khẳng định chính mình như là người nắm quyền đằng sau ngai vàng và do đó trở thành người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới, Elagabalus cũng chứng minh tính độc lập cao khi quyết định tự mình sẽ trị vì và càng về sau thì ông chẳng còn để mẹ và bà mình chi phối nữa. Tranh cãi tôn giáo. Kể từ thời Septimius Severus, sự thờ phụng Mặt Trời đã gia tăng trên toàn đế chế. Elagabalus thấy đây là một cơ hội để đưa Elagabal làm vị thần đứng đầu của đền Pantheon. Vị thần được đổi tên thành "Deus Sol Invictus", có nghĩa là vị "Thần Mặt Trời bất khả chiến bại" và được tôn vinh trên cả thần Jupiter. Là một dấu hiệu của sự tôn trọng tôn giáo La Mã, vậy mà Elagabalus lại đưa cả Astarte, Minerva, Urania, hoặc một số sự kết hợp cả ba người để làm vợ cho Elagabal. Trước khi xây dựng một ngôi đền nhằm dâng lên cho Elagabal, Elagabalus đã đặt viên thiên thạch của Elagabal sát bên ngôi vị của Jupiter tại đền thờ Jupiter Optimus Maximus. Ông còn gây bất mãn nhiều hơn nữa khi tự mình kết hôn với một Trinh nữ Vesta Aquilia Severa, tuyên bố trước thần dân của đế chế cuộc hôn nhân này sẽ sinh ra một "đứa con thần thánh". Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật lệ và phong tục truyền thống La Mã, theo đó nếu bất kỳ Trinh nữ Vesta nào bị phát hiện đã tham gia vào quan hệ tình dục sẽ bị chôn sống. Một ngôi đền xa hoa lộng lẫy gọi là Elagabalium được xây dựng trên mặt phía đông của đồi Palatine cho nhà Elagabal, người được đại diện bởi một thiên thạch hình nón đen từ Emesa. Herodianus viết "hòn đá này được tôn thờ như thể nó được gửi từ trên trời xuống. Trên nó có vô số mảnh nhỏ nhô ra và dấu hiệu được chỉ ra, tại nơi mà mọi người muốn tin là một hình ảnh thô sơ của mặt trời, bởi vì đây là cách họ nhìn thấy chúng." Để trở thành thầy tư tế cấp cao cho tôn giáo mới của mình, Elagabalus đã tự cắt bao quy đầu. Ông buộc các vị nguyên lão phải ngồi xem mình nhảy múa xung quanh bàn thờ của Deus Sol Invictus với tiếng đệm của trống và chũm chọe. Mỗi khi hạ chí thì ông lại tổ chức một lễ hội dành riêng cho các vị thần, đã trở nên phổ biến với dân chúng vì thức ăn miễn phí được phân phối vào những dịp như vậy. Trong lễ hội này, Elagabalus đã đặt viên đá Emesa trên một chiếc xe ngựa được trang trí bằng vàng và đồ trang sức rồi diễu hành khắp phố: Các di tích thiêng liêng nhất trong tôn giáo La Mã đã được chuyển từ đền thờ của họ sang Elagabalium, bao gồm cả các biểu tượng của Bà Mẹ Vĩ đại, ngọn lửa của nữ thần Vesta, tấm khiên của Salii và Palladium, do đó không có vị thần nào khác có thể được tôn thờ ngoại trừ cùng hội cùng thuyền với Elagabal. Tranh cãi giới tính. Khuynh hướng tình dục và bản chất giới tính của Elagabalus đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi kịch liệt. Elagabalus từng kết hôn và ly dị với năm phụ nữ, mà người ta chỉ biết được danh tính của ba người trong số họ. Người vợ đầu tiên của ông là Julia Cornelia Paula; người thứ hai là Trinh nữ thờ thần Vesta Julia Aquilia Severa. Trong vòng một năm, ông đã bỏ rơi cô và kết hôn với Annia Aurelia Faustina, một hậu duệ của Marcus Aurelius và vợ góa của một người đàn ông mới bị Elagabalus xử tử. Ông từng trở lại với người vợ thứ hai Severa vào cuối năm đó. Theo lời Cassius Dio, mối quan hệ ổn định nhất của ông dường như là với người đánh xe tứ mã và là nô lệ tóc vàng từ Caria tên Hierocles, người mà ông hay gọi là chồng mình. Bộ sử "Historia Augusta" tuyên bố rằng Elagabalus còn kết hôn với một người đàn ông tên Zoticus, một vận động viên đến từ Smyrna, trong một buổi lễ công cộng tại Roma. Cassius Dio kể lại rằng Elagabalus đã vẽ mi mắt, nhổ lông tóc và đội tóc giả cho Zoticus trước khi bán dâm chính mình cho các quán rượu, nhà thổ và ngay cả trong cung đình: Herodianus nhận xét rằng Elagabalus đã tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của mình bằng cách sử dụng mỹ phẩm thường xuyên. Ông được mô tả là đã "vui mừng khi được gọi là tình nhân, người vợ, nữ hoàng của Hierocles" và nghe đồn rằng đã chi trả một khoản tiền lớn cho bất kỳ vị bác sĩ có thể tái tạo một cơ quan sinh dục nữ cho ông. Elagabalus được một số nhà văn hiện đại mô tả đặc điểm kiểu như thuộc dạng hoán tính hoặc chuyển đổi giới tính. Suy yếu. Đến năm 221, tính lập dị của Elagabalus, đặc biệt là mối quan hệ của ông với Hierocles, ngày càng bị kích thích bởi đám lính Cấm vệ quân " Praetoriani". Khi bà của Elagabalus là Julia Maesa cảm thấy sự ủng hộ của dân chúng với hoàng đế đã suy giảm trầm trọng, bà quyết định rằng cả hai mẹ con vốn sùng tín tôn giáo mới phải được thay thế. Như một sự lựa chọn xen kẽ, bà quay sang cô con gái khác, Julia Avita Mamaea và con trai của mình mới mười ba tuổi là Severus Alexander trở thành ứng viên sáng giá cho ngôi vị hoàng đế sau Elagabalus. Vốn dĩ Elagabalus đã đánh mất sự tôn kính của nhân dân và Viện Nguyên lão nên bà đã sắp đặt người mà ông chọn Alexander, người em họ sẽ là người thừa kế chính thức của mình và được trao danh hiệu Caesar. Alexander chia sẻ chức quan chấp chính tối cao với hoàng đế năm đó. Tuy nhiên, Elagabalus xem xét lại sự sắp xếp này khi ông bắt đầu nghi ngờ rằng đội Cấm vệ quân "Praetoriani" muốn người em họ của ông phải ở thứ bậc cao hơn mình. Sau thất bại từ những nỗ lực khác nhau nhằm hạ bệ Alexander, Elagabalus đã hạ lệnh thu hồi danh hiệu của người em họ, hủy bỏ chức quan chấp chính tối cao và tung tin rằng Alexander sắp lìa đời, với ý định xem thử phản ứng của Cấm vệ quân. Một cuộc nổi loạn xảy ra sau đó khiến đám vệ binh phải khẩn khoản Elagabalus và Alexander mau chóng rút về quân doanh của họ để bảo toàn tính mạng. Bị giết. Ngày 11 tháng 3 năm 222, ông công khai giới thiệu người em họ với mẹ mình Julia Soaemias. Trên đường đi bất chợt đám đông binh sĩ bắt đầu cổ vũ Alexander trong khi tỏ ra phớt lờ Elagabalus, khiến hoàng đế tức giận đã ra lệnh bắt giữ sơ sài và xử tử bất kỳ ai can dự có dấu hiệu bất phục tùng. Đáp lại, các thành viên của đội Cấm vệ quân "Praetoriani" đã xông vào tấn công cả hai mẹ con Elagabalus: Sau khi ông bị giết, nhiều thủ hạ của Elagabalus đã bị giết hoặc lật đổ, bao gồm Hierocles và Comazon. Sắc lệnh tôn giáo của ông đã bị hủy bỏ và hòn đá Elagabal được gửi trở lại Emesa. Phụ nữ lại bị cấm không được tham dự các cuộc họp của Viện Nguyên lão. Việc thực hiện "damnatio memoriae" bị xóa khỏi các bản tài liệu lưu trữ một nhân vật bị thất sủng trước đây trong phần ghi chú đã được áp dụng một cách hệ thống trong trường hợp của Elagabalus. Nguồn sử liệu. Historia Augusta. Nguồn gốc của rất nhiều câu chuyện về sự suy đồi của Elagabalus là từ bộ sử "Historia Augusta", trong đó có những lời tuyên bố gây tranh cãi trong giới sử học. "Historia Augusta" rất có thể được viết vào cuối thế kỷ thứ 4 dưới thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I. Cuộc đời của Elagabalus như được mô tả trong "Historia Augusta" có giá trị lịch sử không chắc chắn. Các tiết đoạn từ 13 đến 17 liên quan đến sự sụp đổ của Elagabalus, ít nhiều gây ra sự tranh cãi giữa các nhà sử học. Cassius Dio. Các nguồn tài liệu thường được cho là đáng tin cậy hơn "Historia Augusta" bao gồm tác phẩm của các nhà sử học đương thời như Cassius Dio và Herodianus. Cassius Dio sống từ nửa sau thế kỷ thứ 2 cho tới năm 235. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, ông đã dành phần lớn đời mình làm quan ra sức phò tá triều đình. Hơn nữa ông còn là một nguyên lão dưới thời Hoàng đế Commodus và thống đốc xứ Smyrna sau cái chết của Septimius Severus. Về sau ông được bổ nhiệm làm chấp chính quan vào năm 205 và kiêm nhiệm chức thống đốc tỉnh châu Phi và Pannonia. Alexander Severus cực kỳ quý mến Dio nên đã phong cho ông làm chấp chính quan một lần nữa. Cuốn "Lịch sử La Mã" của Cassius Dio trải dài suốt gần một thế kỷ, từ sự xuất hiện của Aeneas ở Ý cho đến năm 229. Vì sống cùng thời với Elagabalus nên tác phẩm của Cassius Dio về triều đại của ông thường được coi là đáng tin cậy hơn so với bộ sử "Historia Augusta" dù do chính ông thú nhận tự viết. Dio đã dành phần lớn thời kỳ có liên quan bên ngoài của Roma và phải dựa vào các bản tài liệu chép tay thứ hai. Ngoài ra, không khí chính trị do hậu quả của triều đại Elagabalus cũng như vị trí của Dio trong chính phủ của Alexander, rất có thể ảnh hưởng đến sự thật này vốn là một phần của bộ sử tệ hại của ông. Dio thường xuyên nhắc đến tên của Elagabalus là Sardanapalus, một phần để phân biệt hoàng đế với tên gọi thiêng liêng của mình, nhưng chủ yếu là để làm một phần của ông trong việc duy trì bản "damnatio memoriae" được thi hành sau cái chết của hoàng đế và kết hợp nó với một vị vua chuyên quyền nổi tiếng với đời sống xa hoa trụy lạc. Herodianus. Một nhà sử học khác sống cùng thời với Elagabalus là Herodianus, vốn là một viên quan nhỏ La Mã sống từ năm 170 đến 240. Trong bộ "Lịch sử Đế quốc La Mã từ thời Marcus Aurelius" của ông, thường được viết tắt là "Lịch sử La Mã", được xem là nguồn sử liệu chứng kiến về triều đại của Commodus cho đến đầu thời Gordianus III. Tác phẩm của ông phần lớn là trùng lặp với bộ "Lịch sử La Mã" của Dio, nhưng cả hai bộ sử xem chừng độc lập phù hợp với nhau. Mặc dù tác phẩm của Herodianus không được xem là đáng tin cậy như Cassius Dio, vì ông không có tham vọng văn chương và học thuật nên khiến ông ít thành kiến hơn các sử gia nguyên lão khác. Herodianus được coi là nguồn sử liệu quan trọng nhất về các cuộc cải cách tôn giáo diễn ra dưới thời Elagabalus, đã được xác nhận từ việc nghiên cứu tiền tệ và các bằng chứng khảo cổ học. Edward Gibbon và các sử gia sau khác. Đối với độc giả thời hiện đại, bộ "Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã" của sử gia người Anh Edward Gibbon (1737–1794) tiếp tục củng cố tiếng xấu của Elagabalus. Gibbon không chỉ chấp nhận và bày tỏ sự phẫn nộ trước những lời cáo buộc của các nhà sử học cổ đại, mà có thể đã thêm một số chi tiết của riêng mình, ông là nhà sử học đầu tiên được biết rõ rằng Gannys là một thái giám như trong một ví dụ. được Gibbon viết sau đây: Một số nhà sử học gần đây đã tranh cãi nhằm xây dựng hình ảnh có phần thiện chí hơn về cuộc đời và triều đại của Elagabalus. Đơn cử như Martijn Icks trong cuốn "Images of Elagabalus" (2008, được tái bản là "The Crimes of Elagabalus" vào năm 2012) nghi ngờ độ tin cậy của các tài liệu cổ xưa và cho rằng đó là do chính sách tôn giáo không chính thống của hoàng đế làm xa lánh các tầng lớp quyền lực của Roma, đến mức bà ngoại của ông đã thấy cần phải loại bỏ ông và thay thế bằng một người em họ. Leonardo de Arrizabalaga y Prado trong "The Emperor Elagabalus: Fact of Fiction?" (2008), còn chỉ trích các nhà sử học cổ đại và phỏng đoán rằng có thể là tôn giáo hay giới tính cùng đóng một vai trò trong sự sụp đổ của vị hoàng đế trẻ tuổi, người chỉ đơn giản là kẻ thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ hoàng gia của đế chế; sự trung thành của đội Cấm vệ quân "Praetoriani" đã bị mua chuộc và Julia Maesa có đủ tài lực để lôi kéo và vận động người cháu của bà. Theo phiên bản này, một lần Elagabalus, mẹ ông và những tùy tùng bên cạnh hoàng đế đều bị sát hại, một cuộc chiến tuyên truyền quy mô lớn nhằm bôi nhọ những hồi ức về ông dẫn đến một bức tranh biếm họa đồi trụy đã kéo dài đến hiện tại, lặp đi lặp lại và thường các sử gia về sau thêm thắt vào nhằm thể hiện những định kiến riêng của họ chống lại sự ẻo lả và những thói xấu khác mà Elagabalus là hình ảnh thu nhỏ của nó. Di sản. Do truyền thuyết từ xưa về ông, Elagabalus đã trở thành thứ gì đó kiểu như một hình tượng trong phong trào Suy đồi ở châu Âu cuối thế kỷ 19. Ông thường xuất hiện trong văn học và phương tiện truyền thông sáng tạo khác như hình ảnh thu nhỏ của một thanh niên duy mĩ phi luân lý. Cuộc đời và tính cách của ông đã cung cấp chất liệu hoặc ít nhất là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của những văn nghệ sĩ thuộc trường phái Suy đồi, thậm chí ngay cả các nghệ sĩ đương đại. Những tác phẩm nổi bật nhất bao gồm:
1
null
Randy Wayne Schekman (sinh 30 tháng 12 năm 1948) là một nhà sinh học tế bào làm việc tại Đại học California, Berkeley và từng là trưởng ban biên tập của "Kỷ yếu Viện hàm lâm khoa học Hoa Kỳ" ("Proceedings of the National Academy of Sciences"). Năm 2011 ông là biên tập viên của "eLife", một tạp chí mới do Viện Y học Howard Hughes, Hiệp hội Max Planck và Wellcome Trust bất đầu xuất bản năm 2012. Ông được bầu vào Viện hàm lâm Khoa học Hoa Kỳ năm 1992. Schekman là một trong ba người cùng nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2013.
1
null
Apistogramma nijsseni là một loài cá cichlid, loài đặc hữu của môi trường sống nước đen trong hệ thống thoát nước sông Carahuayte, Peru. Nó đạt đến chiều dài tối đa là 8 cm (3). Loài này được đặt theo tên của nhà ngư loại học người Hà Lan Han Nijssen.
1
null
Cá sặc trân châu, cá sặc ngọc trai hay cá mã giáp(tên khoa học là Trichopodus leerii), là một loài cá trong họ Cá tai tượng bản địa của vùng Đông Nam Á. Loài này thường được sủ dụng làm cá cảnh. Mô tả. Cá sặc trân châu trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 12 cm. Giống như các loài cá sặc khác, chúng có cơ thể thuôn dài hình bầu dục, miệng nhỏ hướng lên trên, và cặp vây bụng đặc biệt biến đổi thành râu xúc giác. Màu sắc chủ đạo của chúng biến đổi từ nâu đỏ đến cam và màu trắng nhạt, với thân mình được bao phủ bởi các hoa văn tròn sáng (giống ngọc trai) kéo dài từ sau mang đến hết đuôi, nổi bật một sọc đen chạy dọc từ miệng qua mắt, nhạt dần và kết thúc với chấm đen ở gốc vây đuôi. Loài này cũng có dị hình giới tính khá rõ nét. Con đực thường lớn hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Trong mùa sinh sản, màu cam ở con đực có thể trở nên đậm hơn. Và chúng cũng phát triển các tia kéo dài ở vây hậu môn và vây lưng - điều hiếm xuất hiện ở con cái. Phân bố và môi trường sống. Cá sặc trân châu có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Sumatra và Borneo. Nó thường được tìm thấy trong vùng đất thấp đầm lầy với nước có tính axit; cá ưa thích các tần nước trên và giữa. Giống như các loài cá có mê lộ khác, loài này cũng có cơ quan hô hấp phụ ("mê lộ") trong mang, cho phép chúng lấy oxy trực tiếp từ không khí và tồn tại ở những nơi nước tù đọng, thiếu oxy. Sinh thái học. Cá là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chủ yếu trong môi trường tự nhiên là các loại côn trùng, giáp xác, thân mềm nhỏ. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng chấp nhận hầu hết mọi loại thức ăn cho cá. Con đực thường trở nên hung dữ hơn trong mùa sinh sản, mặc dù chúng vẫn có thể sống chung với các con đực khác. Đây là loài làm tổ bọt, cá đực sẽ tạo một đám bọt khí từ chất nhờn trong miệng bám vào thực vật thủy sinh, đây sẽ là nơi cung cấp oxy và chỗ bám cho trứng và cá con trong thời gian đầu. Do màu sắc đẹp, bản tính hiền lành, ít phá hoại, cá sặc trân châu thường được nuôi làm cá cảnh trong các hồ thủy sinh cộng đồng.
1
null
Thung lũng vàng là khu du lịch thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nằm cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Bắc, thung lũng vàng nằm trên Cao nguyên Lâm Viên với khí hậu nơi đây khá mát mẻ và trong lành. Lịch sử. Năm 1999: một khu vườn rộng 3ha, dành cho những công nhân Công ty cấp nước Lâm Đồng thư giãn sau những giờ làm việc. Ông Trần Đình Lãnh, giám đốc Công ty cấp nước Lâm Đồng ban đầu chỉ muốn sử dụng khoảnh đất trống 3ha xây dựng thành một vườn tiểu cảnh nhỏ cho các nhân viên của mình có nơi tham quan, thư giãn.Dần lâu, nhờ vào sự giúp đỡ của các nhân viên mà khu du lịch Thung Lũng Vàng được hình thành. Khu du lịch chính thức khai trương vào ngày 9 tháng 2 năm 2005, đón tiếp nhiều lượt khách hàng năm,trở thành điểm thu hút du lịch. Cảnh quan. Thung Lũng Vàng có rừng thông với những cây thông đặc chủng cao tầm 5-15m. Mảng thực bì đa dạng, địa hình đồi núi uốn nếp độc đáo. Điểm tạo nên sự khác biệt cho Thung Lũng Vàng chính là các khu vườn với nghệ thuật sắp đặt khéo léo, độc đáo. Bên cạnh đó dễ dàng bắt gặp các loài hoa đặc trưng của vùng Đà Lạt như mimosa, cẩm tú cầu, thạch thảo.
1
null
Irina Korschunow (31 tháng 12 năm 1925 – 31 tháng 12 năm 2013) là một nhà văn, dịch giả người Đức, và là thành viên của Trung tâm PEN Đức. Tiểu sử. Irina Korschunow sinh ngày 31 tháng 12 năm 1925 tại Stendal, bang Sachsen-Anhalt, trong một gia đình mà mẹ là người Đức, còn cha là người Nga. Thời thơ ấu dưới chế độ Đức Quốc xã, bà bị coi là kẻ ngoài lề xã hội. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bà học tiếng Đức, tiếng Anh và Xã hội học ở Göttingen và München. Bà bắt đầu viết báo và viết văn từ thập niên 1950, và là tác giả của nhiều sách thiếu nhi, sách thanh thiếu niên, tiểu thuyết và kịch bản phim. Bà cũng là một dịch giả. Sinh thời bà cư ngụ ở München.
1
null
Núi Tà Pạ còn gọi là đồi Tà Pạ thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ chợ Tri Tôn đi hết đường Nguyễn Trãi một đoạn ngắn (theo hướng về Khu du lịch đồi Tức Dụp), sẽ bắt gặp cây lâm vồ to lớn. Đối diện với gốc cây cổ thụ này là cổng chùa, người dân hay gọi là chùa Núi, nơi bắt đầu con đường chính dẫn lên đồi Tà Pạ. Cấu trúc. Núi Tà Pạ cao 120m, chu vi 10 225m nhưng do sau thời gian dài khai thác đá chỉ còn lại độ cao khiêm tốn là đồi Tà Pạ cao 45m. Đồi Tà Pạ mang vẻ đẹp hoang sơ với những vách đá cao như bức tường thành cùng nhiều vạch ngang vạch dọc, nhiều cột đá cao lêu nghêu, những tảng đá đỏ quạch màu gan gà. Trong khoảng đất hoang sơ này có một hố sâu 7m lúc nào cũng có nước xanh màu ngọc bích. Đường lên đồi được xây dựng bằng phẳng với chiều ngang từ 4 – 7m bằng những viên đá hình chữ nhật dài khoảng 20 – 30 cm, người ta sắp xếp những viên đá nằm xen kẽ và đổ bê tong kết dính. Địa điểm tham quan. • Chùa Núi: ngôi chùa được xây theo kiểu "tàm thực" nghĩa là bổn đạo quyên tiền đến đâu thì tiến hành xây đến đó. Toàn bộ công trình được lát bằng đá granit và xây dựng theo kiến trúc của người Khơ-me, chính giữa là tượng Phật Thích Ca uy nghiêm. • Hồ Tà Pạ: xuất hiện cách đây khoảng 28 năm, là dấu vết còn xót lại của khu vực khai thác đá của một công ty cách đây gần 30 năm trước. Hồ nước tạo nên cảnh quang lạ mắt vì luôn luôn trong xanh với những vách đá, cột đá soi bóng xuống hồ, nước hồ xanh trong vắt có thể nhìn sâu tận đáy hồ. • Cánh đồng Tà Pạ: còn được xem là ruộng bậc thang độc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên mé đồi sẽ được ngắm màu xanh mượt của cánh đồng lúa đương thì con gái cũng như màu vàng ươm của cây lúa chờ gặt. Vì khai thác nông nghiệp nên Tà Pạ trở thành ruộng bậc thang quanh năm.
1
null
Mít trộn là một món ăn đặc sản của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Mít trộn là mít non được luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn với gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo cắt sợi. Mít trộn làm ngon nhất là vào mùa mít non (Tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch). Mít trộn là món ăn không thể bỏ qua ở Đà Nẵng vì ở đây trái mít có vị rất thơm và đậm mùi. Nhưng muốn cho món Mít Trộn chân chất Xứ Quảng thì phải thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi.
1
null
Alice Ann Munro (nhũ danh Laidlaw) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1931, là nhà văn nữ người Canada. Bà đã đoạt Giải Nobel Văn học năm 2013, Giải Man Booker quốc tế năm 2009 cho toàn bộ tác phẩm trọn đời, và đã 3 lần đoạt Giải của Toàn quyền Canada cho văn học hư cấu. Trọng tâm các tác phẩm hư cấu của Munro là Huron County, vùng tây nam Ontario, quê hương của bà. Những "truyện cảm động, dễ hiểu" của bà đề cập tới những phức tạp của con người trong một văn phong dường như dễ dàng thoải mái. Tác phẩm của Munro đã làm cho bà trở thành "một trong các nhà văn đương thời lớn nhất về văn học hư cấu", hoặc – như Cynthia Ozick nói - là "Chekhov của chúng ta". Năm 2013, Munro được trao Giải Nobel Văn học như là "bậc thầy về truyện ngắn hiện đại". Cuộc đời. Munro có tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw, sinh tại Wingham, Ontario. Cha bà, Robert Eric Laidlaw, là chủ một nông trại nuôi chồn và chồn vizon, còn mẹ bà, Anne Clarke Laidlaw (nhũ danh Chamney), là một nữ giáo viên. Munro bắt đầu viết văn từ tuổi thanh thiếu niên; bà xuất bản truyện đầu tiên của mình, "The Dimensions of a Shadow," vào năm 1950 khi đang học tiếng Anh và nghề báo tại Đại học Tây Ontario. Trong thời gian này, bà làm việc như người hầu bàn, người hái thuốc lá và thư ký ở thư viện. Năm 1951, bà rời trường đại học nơi bà chuyên học môn ngôn ngữ Anh từ năm 1949, để kết hôn với sinh viên bạn học James Munro. Năm 1963, cặp vợ chồng này di chuyển tới Victoria nơi họ mở tiệm sách Munro's Books vẫn còn đang hoạt động. Sự nghiệp. Tập truyện đầu tiên của bà rất được hoan nghênh là "Dance of the Happy Shades" (1968), đoạt Giải của Toàn quyền Canada cho văn học, giải văn học cao nhất của Canada. Tiếp theo thành công này là tập "Lives of Girls and Women" (1971), một tuyển tập các truyện kết nối với nhau, đôi khi thường được mô tả sai là một tiểu thuyết. Năm 1978, tuyển tập các truyện kết nối với nhau "Who Do You Think You Are?" của bà được xuất bản (nhan đề "The Beggar Maid: Stories of Flo and Rose" khi xuất bản ở Hoa Kỳ). Quyển này mang lại cho bà "Giải của Toàn quyền Canada" về văn học lần thứ hai. Từ năm 1979 tới năm 1982, bà du hành sang Úc, Trung Quốc và vùng Scandinavia. Năm 1980 bà giữ vai trò "Writer-in-Residence" ("nhà văn viết tại nơi cư trú") ở cả Đại học British Columbia và Đại học Queensland. Suốt thập niên 1980 và 1990, bà xuất bản khoảng mỗi 4 năm một tuyển tập truyện ngắn. Các truyện của Alice Munro thường xuyên xuất hiện trên các báo như "The New Yorker", "The Atlantic Monthly", "Grand Street", "Mademoiselle", và "The Paris Review". Trong những cuộc phỏng vấn để quảng bá tuyển tập "The View from Castle Rock" năm 2006 của bà, Munro nói rằng có thể bà sẽ không xuất bản thêm một tuyển tập nào nữa. Nhưng sau đó bà đã rút lại ý kiến này và xuất bản tiếp tác phẩm của mình. Tuyển tập "Too Much Happiness" của bà được xuất bản trong tháng 8 năm 2009. Truyện "The Bear Came Over the Mountain" của bà được chuyển thể thành phim dưới tên "Away from Her", do Sarah Polley đạo diễn với diễn xuất của Julie Christie và Gordon Pinsent. Phim này được khởi chiếu ở Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2006. Kịch bản chuyển thể của Polley được đề cử cho Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, nhưng đã thua (kịch bản) phim "No Country for Old Men". Trong lần xuất hiện ở Toronto tháng 10 năm 2009, Munro cho biết là bà đã được điều trị bệnh ung thư và bệnh tim, bệnh sau đòi phải "phẫu thuật để gắn máy trợ tim". Vào thời điểm đó, bà cho biết là tác phẩm sắp tới của bà sẽ đề cập tới đề tài mâu thuẫn tình dục ("sexual ambivalence"). Ngày 10.10.2013, Munro được trao Giải Nobel Văn học, trong đó bà được kể là "bậc thầy của truyện ngắn hiện nay". Munro là người Canada đầu tiên được trao giải này, và là phụ nữ thứ 13 đoạt được giải Nobel Văn học. Văn phong. Nhiều truyện của Munro có bối cảnh ở Huron County, Ontario. Việc tập chú mạnh vào địa phương của mình là một trong các nét đặc trưng trong tác phẩm hư cấu của bà. Bà dùng bút pháp của một người kể chuyện biết hết mọi sự để tạo ra ý thức về thế giới. Nhiều người so sánh khung cảnh thị trấn nhỏ của Munro với miền Nam Hoa Kỳ của các nhà văn Mỹ, dù rằng các nhân vật nữ của bà phúc tạp hơn. Phần lớn tác phẩm của Munro minh họa cho thể loại văn học gọi là Southern Ontario Gothic. Tác phẩm của Munro thường được so sánh với những truyện ngắn của các nhà văn lớn. Trong các truyện của Munro – cũng như trong truyện của Chekhov - cốt truyện là thứ yếu và ít tình tiết. Garan Holcombe nhận xét: Như với Chekhov, "mọi sự đều dựa trên epiphanic moment (sự đột nhiên sáng tỏ), chi tiết ngắn gọn, tinh vi, mặc khải". Tác phẩm của Munro đề cập tới "tình yêu, công việc, và nhược điểm của cả hai thứ nêu trên. Bà chia sẻ nỗi ám ảnh của Chekhov với thời gian và sự bất lực rất đáng thương của chúng ta nhằm trì hoãn hoặc ngăn chặn sự chuyển động không ngừng của nó về phía trước". Một chủ đề thường xuyên trong tác phẩm của bà—đặc biệt rõ ràng trong các truyện ban đầu của bà—là tình thế khó xử của một cô gái tới tuổi trưởng thành và phải chấp nhận lề thói của gia đình và của thị trấn nhỏ mà cô lớn lên. Trong các tác phẩm mới đây như "Hateship, Friendship, Courtship, Loveship, Marriage" (2001) và "Runaway" (2004) bà đã chuyển sự tập chú của mình vào những công việc vất vả của giới trung niên, vào riêng phụ nữ và vào những người già. Đây là dấu chỉ văn phong của bà dành cho các nhân vật để trải nghiệm một sự phát hiện làm sáng tỏ và đem lại ý nghĩa cho một sự kiện. Văn xuôi của Munro phát hiện những mơ hồ của cuộc sống: "mỉa mai và nghiêm trọng cùng một lúc", "phương châm của sự tin kính và danh dự và sự cố chấp quá đáng", " kiến thức đặc biệt, vô dụng", "giọng phẫn nộ chói tai và hạnh phúc", "sở thích xấu, sự vô tâm, niềm vui của nó". Văn phong của bà đặt sự tuyệt vời bên cạnh sự bình thường, với mỗi việc làm suy yếu cái khác trong cách gợi lên cuộc sống dễ dàng và đơn giản. Như Robert Thacker nhận xét: "Tác phẩm của Munro tạo ra... một sự hợp nhất đồng cảm trong các độc giả, các nhà phê bình, rõ ràng nhất trong số họ. Chúng ta bị tác phẩm của bà hấp dẫn bởi vẻ thật của nó– chứ không bởi mimesis<, cái gọi là, và... 'chủ nghĩa hiện thực' – mà bởi cảm giác là chính nó... là chính một con người". Nhiều nhà phê bình đã khẳng định rằng các truyện của Munro thường có chiều sâu cảm xúc và văn học của các tiểu thuyết. Một số người đã thường hỏi liệu Munro thực sự viết truyện ngắn hay tiểu thuyết. Alex Keegan, viết trong Eclectica, đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: ". Ai quan tâm ? Trong hầu hết các truyện của Munro có nhiều như trong nhiều tiểu thuyết". Đời tư. Bà kết hôn với James Munro năm 1951. Họ có ba người con gái là Sheila sinh năm 1953, Catherine sinh năm 1955 (chết 15 giờ sau khi sinh), và Jenny sinh năm 1957 Năm 1963, gia đình Munro di chuyển tới Victoria nơi họ mở tiệm sách "Munro's Books", một tiệm sách được ưa chuộng hiện vẫn còn đang kinh doanh. Năm 1966, họ có thêm một người con gái là Andrea. Alice và James Munro ly dị năm 1972. Bà trở lại Ontario để làm Writer-in-Residence (nhà văn viết tại nơi cư trú) tại Đại học Western Ontario. Năm 1976 bà được trường này trao bằng "tiến sĩ luật danh dự". Năm 1976, bà tái hôn với Gerald Fremlin, nhà địa lý học và vẽ bản đồ địa lý. Họ di chuyển tới một nông trại ở ngoài Clinton, Ontario, rồi sau đó tới một ngôi nhà ở Clinton, nơi Fremlin từ trần ngày 17.4.2013, thọ 88 tuổi. Năm 2002, người con gái Sheila Munro đã xuất bản một quyển hồi ký tuổi thơ: "Lives of Mothers and Daughters: Growing Up With Alice Munro".
1
null
Rượu chuối hột là loại rượu Việt Nam ngâm quả của loài chuối (gọi là "chuối hột" hay "chuối chát") có danh pháp khoa học được cho là "Musa barjoo". Một số người sử dụng loại rượu này như thuốc chữa bệnh. Cách làm. Để có được rượu chuối hột ngon thì trước tiên phải lựa chọn loại chuối phải thật chín, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho thật khô. Rượu ngâm phải dùng loại rượu cốt nguyên chất, cứ 1 kg chuối hột thì ngâm khoảng 2-2,5 lít rượu nguyên chất. Đồ ngâm rượu phải dùng lọ thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, rượu chiếm 2/3 lọ rồi đậy nắp kỹ, ngâm 100 ngày sau là sử dụng được. Công dụng. Rượu chuối hột trong dân gian được dùng để trị bệnh sỏi thận, đau dạ dày.Uống rượu chuối hột giúp kích thích tiêu hóa, bổ thận lợi tiểu, chữa đau lưng mệt mỏi, trị biếng ăn, mất ngủ. Ngoài ra rượu chuối hột kết hợp với các vị thuốc khác có công dụng chữa được các loại bệnh như cảm sốt, táo bón, hắc lào... còn có tác dụng tăng cường sinh lý.
1
null
Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam có vị chua gắt và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Cơm mẻ bổ dưỡng, giàu đạm, vitamin, acid lactic, không chỉ tương trợ cho một số món ăn trở nên thơm ngon, đặc biệt, mà còn có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người. Mẻ được bày bán theo dạng làm sẵn ở chợ tại các hàng bán đủ thứ đồ khô, rau dưa, gia vị; hoặc như một gia vị kèm theo khi người đi chợ mua thịt chó sơ chế về nấu nhựa mận hay thịt chân giò lợn thui. Người nội trợ cũng không quá khó khăn để có thể làm một hũ mẻ và nuôi tại nhà cho sử dụng lâu dài. Là một vị trong 5 vị cơ bản của ẩm thực người Việt, mẻ luôn khẳng định được giá trị khác biệt của nó so với những thứ gia vị quả chua khác. Thành phần và đặc điểm. Mẻ là cơm hoặc bún được ủ lên men có vị chua. Quá trình len men này nhờ một loại vi khuẩn kị khí, biến tinh bột và đường thành acid lactic. Chính loại acid này tạo nên vị chua của mẻ. Trong cơm mẻ sẽ bao gồm các thành phần như con mẻ, vi khuẩn lên men, nấm men, acid lactic. Trong đó, con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích có tên khoa học Panagrellus redivivus, kích thước rất nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát bằng mắt thường. Chúng bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ cũng như thành hũ và các dụng cụ. Thức ăn của con mẻ sẽ là nấm men. Con mẻ có hàm lượng protein cao, có chức năng hỗ trợ dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, con mẻ thực chất không đóng vai trò cốt yếu trong quá trình lên men của cơm hay bún, mà chỉ báo hiệu cho con người biết chất lượng của cơm mẻ có đạt chuẩn hay không. Làm mẻ và nuôi mẻ. Gây mẻ không cần nhiều công đoạn nhưng đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm. Mẻ thường được nuôi trong các hũ mẻ, là các lọ thủy tinh hay hũ sành, sứ, vừa đảm bảo sạch sẽ vừa thẩm mỹ. Tuy nhiên, lọ thủy tinh được ưa chuộng hơn do dễ dàng kiểm tra mẻ bằng mắt thường. Nếu chọn hũ sành, sứ thì phải múc lên mỗi lần kiểm tra, dễ khiến mẻ nhiễm khuẩn, bị hư, mốc và không bảo quản được lâu. Có rất nhiều cách gây mẻ: 1- Cho một chén cơm nguội và một ít nước đường vào một lọ thủy tinh sạch, rồi đậy thật kín. Sau hơn một tuần là có mẻ để sử dụng. 2- Dùng nước cơm. Khi nấu cơm, chắt lấy một bát nước cơm, để nguội. Sau đó cho vào lọ, đậy kín lại. Cũng giống như muối dưa cải, nếu muốn mẻ nhanh chua, có thể cho một ít mẻ có sẵn vào lọ mẻ mới gây. Điều cần phải nhớ là đóng nắp lọ thật kín vì đây là loại vi khuẩn kị khí. Mẻ có thể được làm với bún. Cách làm mẻ từ bún có thể nói là nhanh nhất và cho thành phẩm ngon, khó hư vì tự bản thân bún là bột gạo để trở chua nhẹ rồi lại được làm chín trong nước sôi. Tuy nhiên do nhiều lý do (có thể cả vấn đề cảm giác, nếu nhìn sợi bún chưa phân hủy hết trong cơm mẻ), việc làm mẻ bằng bún không được thông dụng như bằng cơm nguội. Để mẻ tồn lại được lâu, cần phải cung cấp thức ăn cho vi khuẩn trong dụng cụ nuôi mẻ, nhất là sau khi lấy một phần mẻ để sử dụng. Thường thì cho thêm một chén cơm nguội vào. Nhớ là phải phủ kín cơm bằng mẻ có trong dụng cụ nuôi. Ứng dụng. Các món ăn sử dụng cơm mẻ. Cơm mẻ được lấy ra khỏi hũ đựng, tán mịn, lọc qua rây để loại bỏ những hạt cơm chưa được phân hủy (có thể thêm chút nước khuấy lên trước cho dễ lọc) để lấy được thành phẩm dạng nước sánh đặc, trắng đục, chua thơm, sử dụng trong vô số các món ăn của ẩm thực Việt Nam trải khắp ba miền. Một danh sách có thể không bao giờ đầy đủ thường được biết đến bao gồm các món thịt chó, các món om, lẩu, chả nướng, canh chua v.v. Trong ẩm thực người Việt, thịt chó với công thức gia vị nổi tiếng gồm riềng-mẻ-mắm tôm được sử dụng tẩm ướp hoặc pha chế bát nước chấm cho hầu hết các món như nhựa mận, chả chó, xáo chó, chân chó hầm, thịt chó hấp. Các biến thể giả thịt chó (giả cầy) cũng sử dụng những gia vị này có thể kể đến gồm thịt chân giò nấu giả cầy, vịt/ngan nấu giả cầy, thịt bò giả cầy. Riềng và mẻ là hai loại gia vị có tính đối ngược trong đó riềng thì thơm, cay nồng thuộc tính nóng; mẻ lại thanh, chua thuộc tính mát, khi kết hợp với nhau chúng lại tạo ra một sự hòa quyện bất ngờ, được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như các món chả nướng, món om, món gỏi. Điển hình trong đó là chả cá kiểu chả cá Lã Vọng, chả thịt heo nướng riềng mẻ, vịt nướng riềng mẻ, cá trắm, cá quả nướng riềng mẻ, lươn om riềng mẻ. Các món lẩu, canh lấy mùi vị chua thơm của cơm mẻ có thể kể đến tôm càng nhúng lẩu chua cơm mẻ, lẩu cua đồng, lẩu ốc bươu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh (ốc nấu giả ba ba), thịt trâu cơm mẻ, chuột đồng nấu chua cơm mẻ, lẩu gà cơm mẻ, canh mồng tơi nấu chua. Các món canh cá nấu chua sử dụng cơm mẻ, rất thường được biết đến với tên gọi "canh cá giấm mẻ", canh chua cá linh, canh cá dọc mùng, canh chua cơm mẻ bông so đũa, cá lóc nấu mẻ, canh chua cá rô cơm mẻ, canh chua cá đuối cơm mẻ. Mẻ cũng được sử dụng để pha chế thành nước chấm cho các món ăn, thường kết hợp với sả, ớt, riềng, tỏi. Các món sử dụng nước chấm cơm mẻ phổ biến bao gồm gỏi nhệch chấm cơm mẻ, cá lăng nướng chấm cơm mẻ dầm ớt, cá chạch nướng chấm cơm mẻ, ốc luộc trong nước cơm mẻ hoặc luộc chấm cơm mẻ sả ớt. Ứng dụng khác. Mẻ còn thường được sử dụng làm thức ăn nuôi cá bột (nhưng không sử dụng cơm mẻ mà chỉ lấy con mẻ), kết hợp với một vài nguyên liệu khác làm mồi câu cá tra) v.v. Sản phẩm thay thế. Trong những thời điểm bất khả kháng (chẳng hạn tại cộng đồng người Việt hải ngoại) khi không thể có cơm mẻ làm gia vị cho các món ăn đặc trưng cần cơm mẻ (như món giả cầy), sữa chua không đường có thể được sử dụng để thay thế.
1
null
Martin Karplus là một nhà hóa học người Áo, ông là giáo sư danh dự tại Đại học Harvard và là Giám đốc Phòng thí nghiệm Hóa lý sinh, một phòng thí nghiệm hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp và Đại học Strasbourg. Ông đã được nhận được Giải Nobel Hóa học năm 2013". Sự nghiệp. Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1930, năm 1950 Martin Karplus lấy bằng cử nhân tại Đại học Harvard. sau khi tốt nghiệp, Karplus tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu sau đại học tại Viện Công nghệ California. Năm 1953, Karplus hoàn thành luận án Tiến sĩ. Ông làm luận án sau tiến sĩ tại Đại học Oxford từ năm 1953 đến 1955. Karplus đã giảng dạy tại Đại học Illinois và Đại học Columbia trước khi chuyển đến Đại học Harvard vào năm 1967. Karplus đã góp công lớn cho sự phát triển trong lĩnh vực vật lý, bao gồm các nghiên cứu về phổ cộng hưởng từ hạt nhân, động lực học hóa học, hóa học lượng tử. Trong đó, phần đáng chú ý nhất là động lực học phân tử mô phỏng của các đại phân tử sinh học. Ông cũng nghiên cứu, đóng góp ở lĩnh vực quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân, đặc biệt là sự hiểu biết về hạt nhân khớp nối quay spin và điện tử quay quang phổ cộng hưởng. Các phương trình Karplus mang tên ông mô tả mối tương quan giữa khớp nối các hằng số và góc nhị diện trong quang phổ cộng hưởng hạt nhân protein. Nghiên cứu hiện nay của Martin Karplus liên quan chủ yếu tới các thuộc tính của các phân tử sinh học. Nhóm của ông hiện đang điều phối sự phát triển của CHARMM, chương trình mô phỏng động học phân tử. Ông đã giám sát hơn 200 sinh viên đại học và các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ trong sự nghiệp của mình (từ năm 1955) ở các trường Đại học Illinois, Đại học Columbia và Đại học Harvard. Gia đình. Khi còn nhỏ, Martin Karplus cùng gia đình đã phải chạy trốn Đức quốc xã sang Áo. Sau đó ông theo gia đình đến nhập cư tại Hoa Kỳ. Ông nội của Karplus là Johann Paul Karplus (1866-1936), một giáo sư về tâm thần học của Đại học Viên. Ông cũng là cháu trai của nhà xã hội học nổi tiếng, nhà triết học và âm nhạc học Theodor W. Adorno. Anh trai của ông, Robert Karplus, là một nhà vật lý học nổi tiếng tại Đại học California, Berkeley.. Giải thưởng. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá:
1
null
Nguyễn Tuấn Anh (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đang thi đấu cho câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và đội tuyển quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền vệ trung tâm. Tiểu sử. Nguyễn Tuấn Anh sinh ra trong một gia đình tại thôn Mai Trang, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bố của Tuấn Anh là ông Nguyễn Văn Dung - Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa Phụ Dực, còn mẹ anh là cán bộ ngành ngân hàng, tuy nhiên đã nghỉ hưu sớm để có điều kiện chăm sóc gia đình. Tuấn Anh là con thứ trong gia đình, chị cả là Nguyễn Quỳnh Mai, hiện đã lập gia đình. Trong quá khứ, khi còn nhỏ trong lúc nô đùa cùng trái bóng, Tuấn Anh không may đã bị ngã, tai nạn khiến cầu thủ chịu tổn thương ở một phần khóe miệng, vết sứt khá nghiêm trọng, dẫn đến việc khẩu hình và giọng nói của Tuấn Anh có phần bị thay đổi. Năm 2013, bác sĩ Cao Việt Hùng chuyên khoa răng hàm mặt có uy tín tại cả Nha Trang lẫn Pleiku, là người rất yêu mến các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai và được Tuấn Anh lẫn câu lạc bộ tin tưởng giao thực hiện ca phẫu thuật chữa dị tật sứt môi bẩm sinh. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ yêu cầu Tuấn Anh phải nghỉ vận động ít nhất 2 tháng để vết thương lành hẳn. Sự nghiệp cầu thủ. Đội trẻ. Ngay từ lúc 9 tuổi, Tuấn Anh đã có niềm đam mê với trái bóng. Anh từng là một trong những nhân tố giúp đội tuyển U-11 Thái Bình giành ngôi á quân Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc được tổ chức tại Khánh Hòa năm 2004. Cũng trong năm đó, Tuấn Anh được trường năng khiếu Thái Bình triệu tập. Tuy nhiên, luyện tập ở trường năng khiếu được nửa năm thì bố mẹ xin cho anh về vì lo con còn nhỏ lại tập luyện trong điều kiện cơ sở vật chất không tốt, dù các thầy một mực xin cho Tuấn Anh ở lại, bởi anh bấy giờ là một trong số ít cậu bé có kỹ thuật tốt lại chơi bóng có tư duy, thông minh. Năm 2007, sau khi trải qua một vòng tuyển chọn gắt gao, Tuấn Anh trở thành một trong 14 cầu thủ nhí được ghi danh vào học viện Hoàng Anh Gia Lai – JMG khóa 1 năm 2007. Tháng 6 năm 2010, Tuấn Anh và Công Phượng là hai cầu thủ của Học viện HAGL - Arsenal - JMG vđược lựa chọn cho chuyến tập huấn 15 ngày tại Mali. Đây là chuyến tập huấn được JMG toàn cầu tổ chức dành cho các học viên xuất sắc của các học viện nằm trong hệ thống. Ngày 16 tháng 11 năm 2012, ông ông Steve Morrow - giám đốc kĩ thuật câu lạc bộ Arsenal đã gửi quyết định triệu tập 4 cầu thủ Học viện HAGL-Arsenal-JMG, bao gồm: Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường và Đông Triều sang Trung tâm huấn luyện Arsenal tại Luân Đôn để tập luyện, thi đấu cọ xát cùng với các cầu thủ U-17 Arsenal. Kết thúc chuyến tập huấn ở Luân Đôn, cả 4 cầu thủ đã có khoảng thời gian tìm hiểu và trau dồi kỹ năng tại trời Tây. Trong chuyến đi này, Tuấn Anh là một trong những cầu thủ được đánh giá cao về kỹ năng chơi bóng từ huấn luyện viên Arsène Wenger và cũng là cầu thủ duy nhất được ông đề nghị giới thiệu thử việc tại Hy Lạp. Tuy vậy, việc gặp phải một chấn thương nặng trong buổi tập trước Tết Nguyên đán 2012 khiến anh buộc phải thực hiện phẫu thuật và tạm hoãn thi đấu một thời gian. Hoàng Anh Gia Lai. Mùa giải 2015. Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Nguyễn Tuấn Anh có trận đấu đầu tiên cho Hoàng Anh Gia Lai tại V.League và anh cũng có bàn thắng đầu tiên ghi được ở phút thứ 26 trong trận gặp Sanna Khánh Hòa Biển Việt Nam. Kết thúc mùa giải 2015, Tuấn Anh thi đấu cả 26 trận của mùa giải, trong đó có 25 trận đá chính và ghi được 1 bàn thắng. Tại buổi Gala tổng kết mùa giải, Tuấn Anh đã vượt qua bộ đôi tiền đạo Nguyễn Công Phượng và Lê Hoàng Thiên để giành giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất của Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2015. Yokohama (mượn). Ngày 11 tháng 12 năm 2015, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và câu lạc bộ Yokohama ký văn bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, theo đó cầu thủ Nguyễn Tuấn Anh được lựa chọn sang thi đấu cho đội bóng của Nhật Bản này tại J2 League diễn ra vào năm 2016. Ngày 22 tháng 9 năm 2016, Tuấn Anh có trận thi đấu thứ 2 cho Yokohama trong trận gặp Parceiro Nagano ở vòng 3 Cúp Hoàng đế Nhật Bản. Trong trận này, anh được đá chính và ghi bàn ấn định tỉ số 3–2 ở hiệp phụ, qua đó giúp câu lạc bộ giành vé vào vòng 4, đây cũng là bàn thắng đầu tiên của Tuấn Anh tại Nhật Bản. Cuối tháng 10 năm 2016, Tuấn Anh gặp phải chấn thương ở gối dẫn đến việc lỡ cơ hội tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016. Hợp đồng với câu lạc bộ Yokohama hết hạn vào ngày 6 tháng 1 năm 2017, khi đó Tuấn Anh trở về khoác áo câu lạc bộ chủ quản Hoàng Anh Gia Lai thi đấu V.League. Giai đoạn 2017–2018. Sau khi kết thúc hợp đồng, Tuấn Anh quyết định không tiếp tục gia hạn với câu lạc bộ Yokohama mà quay trở lại khoác áo Hoàng Anh Gia Lai. Tuy nhiên, việc dính chấn thương trước đó khiến anh bỏ lỡ giai đoạn đầu của mùa giải. Ngày 3 tháng 6 năm 2017, anh trở lại sân và thi đấu trong vòng 1/8 Cúp Quốc gia với 66 phút thi đấu, người được vào thay sau đó là cầu thủ Trần Minh Vương. Tuấn Anh tiếp tục được đá chính 3 trận liên tiếp từ vòng 14 đến vòng 16 tại V.League 2017 và cùng đội tuyển U-22 Việt Nam thi đấu tại SEA Games 29. Sau khi kết thúc SEA Games, Tuấn Anh gặp phải đa chấn thương (đau cơ thẳng bụng và chéo bụng, đau cơ đáy chậu, đau cơ khép lớn, gặp vấn đề ở đầu gân cơ lược, cơ vuông đùi phía bên chân trái) và nghỉ thi đấu thết tháng 9. Ngày 27 tháng 10 năm 2017, Tuấn Anh trở lại trong trận thắng 3–2 trước câu lạc bộ Hà Nội ở vòng 23 V.League khi được thay vào sân ở phút 77. Với những chấn thương liên tiếp, Tuấn Anh chỉ chơi tổng cộng 8 trận cho Hoàng Anh Gia Lai ở mùa giải 2017, khiến những đóng góp của anh cho đội bóng là rất hạn chế. Anh tiếp tục dính chấn thương gối và cơ háng trong quá trình chuẩn bị cho vòng chung kết giải U-23 châu Á 2018 và phải nói lời chia tay giải đấu cuối cùng anh có thể tham gia ở cấp độ trẻ. Sau thời gian điều trị và dưỡng thương, anh có những tiến triển tích cực và cùng Hoàng Anh Gia Lai thi đấu tại giải giao hữu BTV Cup 2017. Trước khi V.League 2018 bắt đầu, anh được bầu làm đội phó của Hoàng Anh Gia Lai và mang số áo 46 của đội bóng, chiếc áo số 8 được trao lại cho Trần Minh Vương. Ngày 27 tháng 3 năm 2018, trên sân vận động Lạch Tray, Tuấn Anh dính chấn thương nặng khi Hoàng Anh Gia Lai làm khách trước Hải Phòng. Tuấn Anh được chẩn đoán bị giãn dây chằng chéo trước, tổn thương sụn chêm và được đưa đi Hàn Quốc điều trị. Tại đây, anh buộc phải phẫu thuật và phải nghỉ thi đấu từ 6 tháng đến 1 năm. Chấn thương này khiến anh bỏ lỡ cả mùa giải V.League 2018, đồng thời lỡ hẹn với các giải đấu của đội tuyển quốc gia Việt Nam trong năm 2018. Mùa giải 2019. Trước khi V.League 2019 khởi tranh, anh được bầu làm đội trưởng của Hoàng Anh Gia Lai và khoác số áo 11. Ngày 23 tháng 2 năm 2019, anh có trận thi đấu đầu tiên trong mùa giải mới trong trận Hoàng Anh Gia Lai thắng 4–1 trước Sanna Khánh Hòa BVN tại vòng 1. Chỉ sau vài ngày, anh có tên trong danh sách triệu tập lên đội tuyển quốc gia Việt Nam cho giải King's Cup 2019 diễn ra tại Thái Lan sau 2 năm vắng mặt vì chấn thương. Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Tuấn Anh giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận và lần đầu lọt vào đội hình tiêu biểu sau khi thi đấu nỗ lực giúp Hoàng Anh Gia Lai cầm hòa trước câu lạc bộ Hà Nội tại vòng 12. Ngày 21 tháng 7 năm 2019, Tuấn Anh có siêu phẩm cứa lòng vào lưới Sông Lam Nghệ An tại vòng thứ 17, qua đó góp phần giúp Hoàng Anh Gia Lai giành chiến thắng 3–2. Đây cũng là bàn thắng đánh dấu sự trở lại của anh, sau 4 năm 6 tháng 17 ngày kể từ khi anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Hoàng Anh Gia Lai. Kết thúc mùa giải 2019, Tuấn Anh cùng các đồng đội của Hoàng Anh Gia Lai cán đích ở vị trí thứ 8, vị trí tốt nhất sau 5 năm lứa đầu tiên của học viên Hoàng Anh Gia Lai – JMG lên chơi chuyên nghiệp. Bản thân anh cũng đã thi đấu 25 trận cho Hoàng Anh Gia Lai, nhiều nhất kể từ V.League 2015. Giai đoạn 2020–2021. Tuấn Anh cùng Hoàng Anh Gia Lai tham dự 2 giải giao hữu tại Đà Nẵng vào tháng 12 năm 2019 và Viettel tháng 1 năm 2020. Anh bất ngờ dính chấn thương trước thềm mùa giải V.League 2020 khởi tranh sau khi tham dự giải giao hữu cùng Hoàng Anh Gia Lai vào tháng 1, tuy nhiên đã phục hồi nhanh chóng. Tuấn Anh tiếp tục được tín nhiệm mang băng đội trưởng của Hoàng Anh Gia Lai thi đấu tại V.League 2020. Ngày 15 tháng 3 năm 2020, Tuấn Anh có trận mở màn tại vòng 2 V.League khi Hoàng Anh Gia Lai làm khách trước Viettel. Anh đá chính trong trận hòa kịch tích trên sân Hàng Đẫy trước khi rời sân ở phút 68 khi bị đau nhẹ và nhường chỗ cho Nguyễn Văn Anh, cầu thủ ấn định tỷ số 3–3 cho Hoàng Anh Gia Lai. Ngày 17 tháng 7 năm 2020, Tuấn Anh có bàn thắng đầu tiên tại mùa giải trong trận thắng 3–1 trước Quảng Nam. Anh ghi bàn nâng tỉ số lên 2–1 trước khi Chevaughn Walsh ấn định chiến thắng cho Hoàng Anh Gia Lai. Đây mới là bàn thắng thứ 3 của anh sau 5 năm thi đấu tại V.League. Sau chiến thắng 5–2 tại vòng 13 trước đội Thành phố Hồ Chí Minh, Tuấn Anh cùng đồng đội kết thúc giai đoạn 1 của V.League 2020 tại vị trí thứ 7 và đủ điều kiện nằm trong nhóm 8 đội dẫn đầu tại giai đoạn 2, đồng thời kết thúc ở vị trí thứ 7 ở mùa bóng này. Trước khi bắt đầu mùa giải V.League 2021, Hoàng Anh Gia Lai có sự thay đổi lớn về mặt nhân sự khi bổ nhiệm Kiatisuk Senamuang làm huấn luyện viên đội bóng. Tuấn Anh chia sẻ vai trò đội trưởng cùng 3 cầu thủ trưởng thành cùng lò đào tạo Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - JMG cùng khóa với anh gồm Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường, Nguyễn Văn Toàn. Ngày 14 tháng 3 năm 2021, Tuấn Anh thi đấu trận đầu tiên của mùa giải mới tại vòng 3 khi Hoàng Anh Gia Lai giành chiến thắng 2-1 trước Topenland Bình Định trên sân nhà Pleiku sau khi anh gặp một số vấn đề về sức khỏe ở 2 vòng đấu đầu tiên. Sự nghiệp quốc tế. U-19 Việt Nam. Tháng 9 năm 2013, Nguyễn Tuấn Anh được triệu tập vào đội tuyển U-19 Việt Nam tham dự Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á tại Indonesia. Nguyễn Tuấn Anh với tư cách là đội trưởng đã thi đấu rất tốt góp công giúp đội lọt tới trận chung kết; nhưng lại để thua đội chủ nhà trên loạt đấu luân lưu 11m và giành vị trí á quân. Tháng 10 năm 2013, Nguyễn Tuấn Anh cùng với các cầu thủ U-19 Việt Nam tham dự vòng loại U-19 châu Á 2014 tại Malaysia. Anh cùng với các cầu thủ U-19 Việt Nam xuất sắc dẫn đầu bảng, trong đó có thành tích ấn tượng nhất là trận thắng 5–1 trước đội U-19 Australia, để góp mặt tại vòng chung kết U-19 châu Á 2014 tổ chức tại Myanmar.. Tháng 1 năm 2014, Tuấn Anh cùng với các cầu thủ U-19 Việt Nam tham dự Cúp Nutifood tại Thành phố Hồ Chí Minh. U-23 Việt Nam. Ngày 24 tháng 2 năm 2015, Tuấn Anh được triệu tập vào đội hình U-23 Việt Nam tham dự vòng loại U-23 châu Á. Anh đã thi đấu 2 trận cho U-23 Việt Nam gặp U-23 Indonesia (thắng 1-0) và gặp chủ nhà Malaysia (thắng 2-1), trước khi gặp chấn thương trong buổi tập trước trận đấu với Ma Cao và chia tay giải. Ngày 5 tháng 5 năm 2015, Tuấn Anh tập trung đợt 2 với danh sách sơ bộ 30 cầu thủ trong đội U-23 thi đấu tại SEA Games 28 tại Singapore. Ngày 9 tháng 5, Tuấn Anh được xếp thi đấu dự bị trong trận đấu giao hữu với U-23 Hàn Quốc, tuy nhiên không được thi đấu. Đến ngày 19 tháng 5, Tuấn Anh chính thức chia tay SEA Games vì chấn thương không hồi phục. Tháng 1 năm 2016, HLV Miura Toshiya quyết định điền tên Tuấn Anh vào danh sách 23 cầu thủ đăng ký thi đấu tại Vòng chung kết giải bóng đá U-23 châu Á 2016 tại Qatar. Ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng gặp đội tuyển U-23 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, anh đã ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1 cho đội tuyển U-23 Việt Nam trong trận đấu mà U-23 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất lội ngược dòng thắng lại với tỉ số 3-2. Đội tuyển U-23 Việt Nam rời giải đấu sau 3 trận toàn thua ở vòng bảng, ghi được 3 bàn thắng và bị thủng lưới 8 bàn. Ngày 14 tháng 8 năm 2017, Tuấn Anh có lần đầu tiên góp mặt tại SEA Games 29 trong trận thắng 4-0 trước U-23 Đông Timor. Anh thi đấu đủ 5 trận đấu tại giải, tuy nhiên đội tuyển không thể vượt qua được vòng bảng. Tháng 12 năm 2017, Tuấn Anh được gọi lên đội tuyển U-23 Việt Nam để chuẩn bị cho giải giao hữu M-150 Cup 2017 tại Thái Lan và giải U-23 châu Á 2018 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, anh gặp phải chấn thương ở gối và cơ háng và phải chia tay với hai giải đấu cuối cùng anh có thể tham dự ở cấp độ đội trẻ, nơi mà U-23 Việt Nam đã giành huy chương đồng tại M-150 Cup 2017 và ngôi á quân tại U-23 châu Á 2018. Đội tuyển quốc gia Việt Nam. Ngày 24 tháng 3 năm 2016, Tuấn Anh có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Trung Hoa Đài Bắc trong khuôn khổ Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 khu vực châu Á với chiến thắng 4-1. Anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam trong trận thắng 5-2 trước đội tuyển Triều Tiên trong trận giao hữu ngày 6 tháng 10 năm 2016. Ngày 27 tháng 5 năm 2019, anh có tên trong danh sách triệu tập cho giải King's Cup 2019 diễn ra tại Buriram, Thái Lan. Anh đã thi đấu trong trận thắng đôi tuyển Thái Lan tại giải này sau hơn hai năm không lên tuyển vì chấn thương và ở đây cùng đội tuyển giành vị trí thứ nhì giải đấu. Ngày 22 tháng 8 năm 2019, Tuấn Anh có tên trong danh sách sơ bộ 27 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam thi đấu với đội tuyển Thái Lan trong khuôn khổ Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực châu Á.. Trong trận đấu với đội tuyển Thái Lan ngày 5 tháng 9 năm 2019, HLV Park Hang-seo đã khiến tất cả phải ngạc nhiên khi bố trí Tuấn Anh chơi như một tiền vệ phòng ngự, anh được thi đấu trọn vẹn 90 phút và nhận được những lời khen tích cực sau màn trình diễn tốt khi cho thấy kỹ năng thoát pressing xuất sắc và hoàn toàn "bắt chết" Chanathip Songkrasin - cầu thủ được cho là nguy hiểm nhất của Thái Lan. Trong chiến thắng 1-0 của Việt Nam trước UAE tối 14 tháng 11 năm 2019, Tuấn Anh được đánh giá là cầu thủ hay nhất trận. Năm 2019 đánh dấu sự trở lại của Tuấn Anh với đội tuyển quốc gia và những gì anh thể hiện xứng đáng là một thủ lĩnh nơi tuyến giữa với sự mạnh mẽ, lì lợm và tư duy thông minh, tất cả đang chờ đợi sự tỏa sáng của một nghệ sĩ nơi sân cỏ mang trong mình đôi chân "pha lê". Ngày 6 tháng 5 năm 2021, Tuấn Anh có tên trong danh sách sơ bộ 37 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam thi đấu giao hữu với đội tuyển Jordan và tham dự 3 trận còn lại của vòng loại thứ 2 giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực châu Á. Anh tiếp tục có mặt trong danh sách 29 cầu thủ chính thức sang UAE, thi đấu trận giao hữu gặp Jordan vào ngày 31 tháng 5 và trận gặp Indonesia vào ngày 7 tháng 6, tuy nhiên anh gặp chấn thương cổ chân ở phút 35 và không kịp bình phục cho 2 trận cuối cùng của vòng loại gặp Malaysia và UAE. Với việc thi đấu 5/8 trận ở vòng loại thứ 2, anh đã góp phần giúp đội tuyển Việt Nam lần đầu trở thành một trong 12 đội tuyển châu Á góp mặt tại vòng loại thứ 3 giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực châu Á và vào trực tiếp giải Asian Cup 2023 tại Trung Quốc. Ngày 12 tháng 12 năm 2021, Tuấn Anh có trận đấu đầu tiên trong sự nghiệp tại đấu trường AFF Cup trong chiến thắng 3-0 của tuyển Việt Nam trước tuyển Malaysia. Anh chơi trọn vẹn 90 phút và có 2 kiến tạo cho Quang Hải và Hoàng Đức lập công. Sau trận đấu, anh nhận được danh hiệu cầu thủ hay nhất trận đấu này. Đời sống cá nhân. Nguyễn Tuấn Anh được xem là cầu thủ có đời sống cá nhân kín tiếng bậc nhất trong số các cầu thủ thuộc khóa I - Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG. Ngoài bóng đá, Tuấn Anh đã từng thử sức trong lĩnh vực Kinh doanh như: mở cửa hàng phụ kiện nghệ thuật trang trí nhà cửa, vật dụng cá nhân tại TP.HCM; Homestay 2 phòng ngay tại Gia Lai; Thương hiệu quần áo thời trang mang tên Anh ơi. Tuy nhiên, hiện tại cầu thủ đã tạm gác lại việc kinh doanh (trong một bài phỏng vấn, lí do tạm ngừng việc kinh doanh được cầu thủ Tuấn Anh giải thích rằn việc kinh doanh đòi hỏi thời gian, đặc biệt với các lĩnh vực mà anh đã kinh doanh lại thường đòi hỏi khá nhiều về vấn đề chăm sóc cho nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất). Do đó, cầu thủ lựa chọn việc tạm dừng kinh doanh để có thể tập trung trung toàn bộ thời gian cho sự nghiệp bóng đá mà mình theo đuổi Bên cạnh đó, Tuấn Anh còn có các sở thích như chụp ảnh phong cảnh - ảnh tĩnh vật, đọc sách và nghiên cứu về phật giáo, thiền... Năm 2014, bộ đôi tác giả trẻ Bách Lê và Bá Diệp đã kết hợp với Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời bộ truyện tranh "Học Viện Bóng Đá" gồm 10 tập, lấy cảm hứng từ Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Nhân vật Tuấn Thanh được xây dựng dựa theo chính hình mẫu Tuấn Anh ở ngoài đời. Danh hiệu. Đội trẻ. U-11 Thái Bình Quốc tế. U-19 Việt Nam
1
null
Hendra Setiawan (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1984 ở Pemalang, Central Java) là một tay vợt cầu lông nam người Indonesia và là một trong những tay vợt đôi nam hàng đầu thế giới. Sự nghiệp. Năm 2005, cùng với Markis Kido, anh chiến thắng tại nội dung đôi nam ở Giải vô địch cầu lông châu Á và Indonesia Mở rộng. Cũng trong năm 2006, họ chiến thắng tại các giải Truyền hình Jakarta, giải Cầu lông Hồng Kông Mở rộng và giải Cầu lông Trung Quốc mở rộng sau khi đánh bại đương kim vô địch Giải vô địch cầu lông Thế giới 2006, Cai Yun và Fu Haifeng của Trung Quốc trong trận chung kết. Năm 2007 là một năm thành công với Setiawan và Kido. Họ giành chức vô địch thế giới sau khi đánh bại Jung Jae-sung và Lee Yong-dae của Hàn Quốc, 21–19 và 21–19, trong trận chung kết Giải vô địch thế giới ở Kuala Lumpur, Malaysia. Họ cũng giành chức vô địch Trung Quốc mở rộng sau khi đánh bại Guo Zhendong và Xie Zhongbo của Trung Quốc và World Cup Invitation sau khi đánh bại Mohd. Fairuzizuan Mohd. Tazari và Lin Woon Fui của Malaysia ở Ích Dương, Hồ Nam. Trong tháng 7 họ về nhì tại giải Masters Trung Quốc, lần này họ đã thất bại trước Cai Yun và Fu Haifeng, 15–21, 16–21. Họ thắng giải Grand Prix Gold Đài Loan vào tháng 9 trước cặp đôi kỳ cựu Lars Paaske và Jonas Rasmussen của Đan Mạch. Vào tháng 12 họ thắng giải Hồng Kông Mở rộng sau khi vượt qua hai trong số những tay vợt xuất sắc nhất lúc đó của Indonesia là Candra Wijaya và Tony Gunawan 21–12, 18–21, 21–13 trong trận chung kết. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á ở Thái Lan, họ giúp Indonesia giành huy chương vàng Đồng đội nam, và giành huy chương vàng Đôi nam cho cá nhân sau khi đánh bại Hendri Kurniawan Saputra và Hendra Wijaya, hai tay vợt gốc Indonesia thi đấu cho Singapore. Tháng 1 năm 2008 họ thắng giải Malaysia Mở rộng. Tháng 8 năm 2008 họ được giành giải thưởng danh giá nhất của mình, tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Họ giành huy chương vàng Đôi nam sau khi đánh bại Cai Yun và Fu Haifeng của Trung Quốc 12–21, 21–11, 21–16, nhờ đó phục thù thất bại tại giải Masters Trung Quốc 2007. Tháng 9 năm 2008 Setiawan cùng với Kido thắng giải Super Series Masters Trung Quốc sau khi đánh bại cặp đôi của Trung Quốc Sun Junjie và Xu Chen tại trận chung kết. Vào tháng 10 họ thắng giải Đan Mạch Mở rộng sau khi đánh bại một cặp đôi khác của Trung Quốc, Fu Haifeng và Shen Ye trong trận chung kết. Vào tháng 11 tại Paris, họ có thêm chức vô địch Pháp mở rộng sau khi tiếp tục đánh bại một cặp đôi Trung Quốc khác, Cai Yun và Xu Chen. Tháng 1 năm 2009 họ thắng giải Malaysia Mở rộng. Tháng 9 năm 2009 họ thắng giải Nhật Bản mở rộng sau khi đánh bại một cặp đôi Indonesia khác, Rian Sukmawan và Yonathan Suryatama 21–19 và 24–22 trong trận chung kết. Tháng 10 năm 2009 họ thắng giải Pháp Mở rộng. Ngày 17 tháng 12 năm 2009, họ đánh bại cặp đôi Malaysia Koo Kien Keat / Tan Boon Heong để giành Huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009. Họ tiếp tục chứng tỏ sự thống trị khi giành Huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 ở Quảng Châu, Trung Quốc sau khi đánh bại Koo Kien Keat và Tan Boon Heong. Hiện tại Setiawan đánh cặp cùng người đồng đội trẻ tuổi hơn là Mohammad Ahsan. Họ chiến thắng giải đấu đầu tiên tại giải Malaysia Mở rộng sau khi đánh bại cặp đôi Hàn Quốc Lee Yong-dae và Ko Sung-hyun 21-15, 21-13 trong trận chung kết. Họ cũng giành giải Super Series Premier Indonesia 2013 sau khi lại thắng Lee Yong-dae và Ko Sung-hyun 21-14 và 21-18. Một lần nữa, họ đánh bại cặp đôi Hàn Quốc tại chung kết một giải super series, 21-15 and 21-18 tại Super Series Singapore 2013 ngày 23 tháng 6 năm 2013. Tháng 8 năm 2013, họ trở thành nhà vô địch thế giới sau khi chiến thắng tại Giải vô địch cầu lông thế giới 2013, đánh bại cặp đôi Đan Mạch Mathias Boe và Carsten Mogensen 21-13, 23-21, và họ vô địch với việc không thua bất cứ game đấu nào từ đầu giải. Thành tích. Đôi nam cùng với Muhammad Ahsan Đôi nam cùng với Markis Kido Cuộc sống cá nhân. Khi còn trẻ, anh gia nhập câu lạc bộ cầu lông Jaya Raya Jakarta. Bố mẹ của Setiawan tên là Ferry Yoegianto (bố) và Kartika Christyaningrum (mẹ). Sở thích của anh là nghe nhạc. Mọi người thường gọi anh là Hendra hoặc Junkies. Chị của anh Sylvia Anggraeny đã cưới ngôi sao cầu lông đã giải nghệ Hendrawan.
1
null
Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Apink trực thuộc công ty giải trí Plan A Entertainment được thành lập vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Kể từ khi ra mắt công chúng với EP Seven Springs of Apink, nhóm đã phát hành 3 album phòng thu, 1 album đặc biệt, 6 EP tại thị trường Hàn Quốc. Tại thị trường Nhật Bản, nhóm đã phát hành 2 album phòng thu, 1 album tổng hợp.
1
null
Canh khổ qua nhồi thịt (hoặc canh mướp đắng nhồi thịt) là một món ăn của người dân miền Nam Việt Nam nhưng hầu như vẫn được thưởng thức rộng rãi ở cả hai miền còn lại của nước này. Đây là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người Nam Bộ, với ý nghĩa những điều xui xẻo, khổ cực trong năm cũ sẽ qua và những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ đến. Món ăn Việt Nam này cũng được ưa chuộng ở một số quốc gia châu Á khác. Tờ "The New York Times" cũng đã nhắc đến món ăn như một phần trong nét văn hóa trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Công dụng. Khổ qua có rất nhiều công dụng khác nhau nhờ vào lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như: vitamin C, vitamin B1, calci, kali, phosphor, magie, lipid, protein... Trong đó, lượng vitamin C dồi dào cùng với protein sẽ giúp cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Không chỉ vậy, khổ qua còn có công dụng chống lại virut, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của chúng trong cơ thể, nhờ đó mà nó có thể tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Khổ qua còn được dùng cho những người bị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm lượng glucose trong máu và ngăn chặn sự hấp thu chất đó vào tế bào. Vì khổ qua có tính hàn, không độc nên nó còn giúp làm mát gan, nhuận trường, lợi tiểu, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da... Nguyên liệu. Các nguyên liệu cơ bản cho món canh: Phiên bản thuần chay của món canh khổ qua có thể dùng mì căn giả thịt heo để nhồi khổ qua với miến và hành lá cho thơm. Ý nghĩa đối với Tết Nguyên Đán Việt Nam. Tại miền Nam, mướp đắng còn có tên gọi khác là "khổ qua", tên Hán-Việt thông dụng ở miền Nam (khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp, dưa), nhưng cũng với ngụ ý trong dịp Tết Nguyên Đán là mong muốn mọi chuyện "khổ" sẽ trôi "qua", hy vọng một năm mới bắt đầu bằng những may mắn và hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là một loại quả dễ tìm, bất cứ gia đình nào cũng có thể trồng hoặc mua ăn suốt năm. Chính vì lý do đó, canh khổ qua nhồi thịt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên, cũng chẳng ai rõ từ bao giờ món ăn này đã xuất hiện trên mâm cổ ngày Tết. Phiên bản khác. Tại Đài Loan, thay vì nấu như canh ở Việt Nam thì họ đã thái miếng khổ qua nhồi thịt và chiên hoặc hấp nó lên.
1
null
Nguyễn Chí Điềm (1920-1976) là một sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá. Ông là vị Tư lệnh đầu tiên của bộ đội Đặc công Việt Nam trong thời kỳ 1967-1976. Thân thế. Ông tên thật là Nghiêm Nghị, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1920, người làng Khổng Yên, xã Nghĩa Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ (nay thuộc xã Đức Yên, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông tên là Nghiêm Đích, thâm mẫu ông tên là Đào Thị Lựu, đều thuộc gia đình khá giả. Nghiêm Nghị là người con trai lớn trong gia đình. Do điều kiện gia đình, ông được cho theo học chương trình Tây học, cả về Quốc ngữ lẫn tiếng Pháp. Ông đậu bằng Thành chung (Diplome) khi mới 15 tuổi và có khả năng sử dụng tiếng Pháp thành thạo. Bước đầu trên con đường cách mạng. Từ giữa thập niên 1930, do ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, các hoạt động xã hội dân trí phát triển trên toàn cõi Đông Dương. Tại làng Khổng Yên, nhiều hội đoàn được thành lập như Hội truyền bá chữ Quốc ngữ, Hội Hướng đạo, Hội buôn bán, Hội Tương tế... mà trong đó nhiều người trong gia tộc ông tham gia rất tích cực. Đặc biệt, gia đình ông còn tổ chức đưa hơn 30 gia đình nghèo lên Đà Lạt lập nghiệp. Riêng ông cũng nhận trách nhiệm phụ trách Hội Ca kịch, văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, học sinh và đoàn thanh niên... Tuy nhiên, khi chính phủ Mặt trận Bình dân ở Pháp sụp đổ và nguy cơ chiến tranh lan rộng ở châu Âu, tại Đông Dương, chính quyền thực dân tăng cường đàn áp các phong trào có hơi hướng dân tộc chủ nghĩa. Để tránh bị bức hại, nhiều người dân làng quê ở Đức Thọ lo sợ bị khủng bố, đã tìm cách di cư vào Nam, vào vùng Đà Lạt, bấy giờ vẫn còn rất hoang vu để sinh sống, trong đó có cả gia đình của Nghiêm Nghị. Tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8. Khi các cán bộ Việt Minh khôi phục cơ sở tại Đà Lạt, ông được họ liên lạc và hướng dẫn hoạt động bí mật cho phong trào. Tháng 5 năm 1945, ông cùng một số đồng chí Việt Minh của ông tại Đà Lạt bố trí tham gia tổ chức Đoàn thanh niên Phan Anh, qua đó gây ảnh hưởng cho phong trào độc lập và nhanh chóng kiểm soát tổ chức này để nắm lấy lực lượng. Lợi dụng sự bảo trợ trên danh nghĩa của người Nhật, ông cùng các đồng chí đã tăng cường tổ chức và huấn luyện quân sự các tổ chức thanh niên công khai. Vì vậy, giữa tháng 8 năm 1945, khi chỉ thị chuẩn bị Tổng khởi nghĩa của lãnh đạo Việt Minh chuyển đến Đà Lạt, tối ngày 21 tháng 8, ông cùng các đồng chí đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa do ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch, các ông Đinh Quế, Trương Văn Hoàn, Phạm Khắc Quán, Nghiêm Nghị làm Ủy viên và quyết định thời điểm khởi nghĩa nổ ra tại Đà Lạt là vào ngày 23 tháng 8 năm 1945. Ông được phân công nhiệm vụ đến đồn bảo an thuyết phục đồn trưởng Quản Trang và binh lính giao đồn. Ngoài ra, ông còn cùng một số thanh niên bí mật thiết lập một trạm truyền thanh trong phòng nhỏ ở trước chợ trung tâm Đà Lạt (nay là rạp hát 3 - 4 khu Hòa Bình) và 2 cụm loa (gồm 3 chiếc gắn trên nóc chợ và 2 chiếc đặt trên ngọn cây thông phía sau nhà thờ Tin Lành) để truyền thanh về cuộc khởi nghĩa. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945, ông thay mặt Ủy ban khởi nghĩa Đà Lạt - Lâm Viên, đọc lệnh khởi nghĩa và kêu gọi các tầng lớp nhân dân Đà Lạt tham gia vào cuộc biểu tình thị uy. Ông cũng là người đứng ra tiếp nhận bàn giao đồn bảo an và vũ khí của binh lính trong đồn, gồm trên 200 khẩu súng, trong đó có 4 khẩu trung liên và một số tiểu liên. Sau đó, ông còn chỉ huy đoàn biểu tình chiếm đồn cảnh sát, phá nhà tù, thả tù nhân chính trị. Tuy nhiên, các địa điểm quan trọng khác như bưu điện, trạm vô tuyến điện, kho bạc... vẫn bị quân Nhật chiếm giữ. Trở thành chỉ huy quân sự. Sau khi cuộc khởi nghĩa tại Đà Lạt hoàn thành, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên được thành lập, do ông Phan Đức Huy làm Chủ tịch, ông Đinh Quế làm Phó chủ tịch. Nghiêm Nghị được phân công làm Ủy viên Quân sự. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, liên quân Anh - Pháp nổ súng tái chiếm Sài Gòn. Nam Bộ kháng chiến bùng nổ. Tại những vùng chưa thể điều động binh lực, tướng chỉ huy quân Anh - Pháp là Douglas Gracey ra lệnh cho các đơn vị lính Nhật chưa bị giải giáp phải giữ gìn trật tự và giải tán các đơn vị vũ trang của người Việt. Trên cương vị là Ủy viên quân sự, từ ngày 30 tháng 10 năm 1945, Nghiêm Nghị đã chỉ huy các đơn vị vũ trang tại Đà Lạt chống trả các cuộc hành binh của quân Nhật vào Đà Lạt để tiếp viện và giải tán chính quyền lâm thời của người Việt. Tuy nhiên, do thế lực quá chênh lệch, đến ngày 15 tháng 11, quân Nhật đã tiến quân vào được Đà Lạt, giải tán và bắt giữ một số yếu nhân của chính quyền lâm thời. Riêng ông thoát được và tập hợp các đơn vị còn lại, tổ chức một đơn vị vũ trang thống nhất, tiếp tục chiến đấu. Để tránh liên lụy đến gia đình, bấy giờ vẫn còn kẹt lại Đà Lạt, ông lấy tên mới là Nguyễn Chí Điềm. Vì vậy, đơn vị vũ trang của ông cũng được gọi là Bộ đội Nguyễn Chí Điềm. Tuy nhiên, đến ngày 27 tháng 1 năm 1946, quân Pháp tiến quân tái chiếm 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. Do sức chiến đấu quá chênh lệch, các tuyến phòng thủ của người Việt đều bị phá vỡ. Sau thất bại này, ông được Trung ương rút ra Hà Nội để nhận công tác khác. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (bấy giờ hoạt động bí mật) năm 1948, sau đó, ông được điều trở lại vào vùng Bình Thuận chiến đấu. Tại đây, ông lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đội trưởng Bình Thuận, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 812 trong khoảng thời gian 1950-1954. Cũng trong thời gian này, ông lần đầu được tiếp xúc với các kỹ thuật chiến đấu đặc công và thực hành tổ chức chiến đấu thực tế trong một số trận đánh bằng chiến thuật đặc công ở Bình Thuận. Chỉ huy Lữ đoàn dù và Tư lệnh Đặc công. Sau Hiệp định Genève, 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra Bắc. Ở miền Bắc, ông tiếp tục binh nghiệp và được phong quân hàm Trung tá. Đầu năm 1961, Lữ đoàn dù 305 được thành lập. Ông được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng. Trong thời gian gần 7 năm làm chỉ huy lữ đoàn dù, ông tham gia tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc biệt như thả dù tiếp tế và giải cứu bên Lào hoặc dùng khí cầu để chống máy bay thâm nhập tầm thấp. Tháng 3 năm 1967, Lữ đoàn dù 305 được tổ chức lại thành lực lượng đặc công. Ông được chỉ định làm Tư lệnh binh chủng này với cấp bậc Thượng tá và giữ chức vụ này trong suốt gần 10 năm. Trên cương vị Tư lệnh đặc công, ôngđã tham gia cơ quan tham mưu chiến dịch tại Trị - Thiên (1972), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), chủ trì Hội nghị tổng kết đặc công lần thứ nhất (1968), lần thứ hai (1974), tổng kết đặc công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975-1976. Ông được phong quân hàm Đại tá vào năm 1974. Sau khi Việt Nam thống nhất, ông được giao nhiệm vụ chủ trì Hội nghị Tổng kết đặc công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Tuy nhiên, do bệnh hiểm nghèo, ông bất ngờ qua đời ngày 7 tháng 11 năm 1976. Gia đình. Trước năm 1945, ông lập gia đình lần đầu với bà Nguyễn Thị Liên. Hai người có với nhau 1 người con trai là Nghiêm Sỹ Chúng, sinh năm 1945. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, do không có điều kiện nuôi dưỡng, người con trai Nghiêm Sỹ Chúng gửi cho một người đồng hương Đức Thọ là bà Lương Thị Minh nuôi dưỡng. Vào khoảng năm 1950, bà Liên, bấy giờ là cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Thuận, bị tử nạn do bị cọp vồ trong khu căn cứ tại Bình Thuận. Sau năm 1954, gia đình và các con ông được đưa ra Bắc. Đến năm 1958, ông tái giá với bà Trần Thị Ngọ, người Thanh Chương, Nghệ An. Bà Ngọ từng có một đời chồng là liệt sĩ hy sinh trong Kháng chiến chống Pháp và một người con riêng tên Nguyễn Văn Ngọc, sinh năm 1950, về sau cũng là một liệt sĩ. Hai ông bà có với nhau thêm 2 người con, đều lấy theo họ Nguyễn. Bà Ngọ về sau được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và qua đời năm 2015. Thân phụ ông là cụ Nghiêm Đích qua đời năm 1967 tại quê nhà. Các em ông đều là sĩ quan quân đội cấp tá như Nghiêm Kình (phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 320B, liệt sĩ, hy sinh năm 1972 tại Quảng Trị), Nghiêm Trình (binh chủng Tăng - thiết giáp), Nghiêm Nhu (Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị), Nghiêm Sĩ Thái (Trưởng phân xã TTXVN tại Lâm Đồng)... Con trai lớn của ông Nghiêm Sỹ Chúng cũng là sĩ quan cao cấp của quân đội, hàm Thiếu tướng.
1
null
Những người thừa kế (Hangul: 상속자들, Hanja: 상속者들, Romaja: Sangsok-ja-deul, tiếng Anh: "The Heirs" hay "The Inheritors"), tên đầy đủ là: "Những người đội vương miện, chịu đựng mọi gánh nặng - Người thừa kế" (tiếng Hàn: 왕관을 쓰려는 자, 그 무게를 견뎌라 – 상속者들, Romaja: "Wang-gwan-eul Sseu-ryeo-neun Ja, Geu Mu-gae-reul Gyeon-dyeo-ra – Sangsok-ja-deul") - là bộ phim truyền hình Hàn Quốc được sản xuất vào năm 2013 và trình chiếu trên kênh SBS của nước này từ ngày 9 tháng 10 năm 2013. Phim có sự tham gia của các diễn viên chính là Lee Min Ho và Park Shin Hye. "Những người thừa kế" miêu tả tình bạn và cuộc sống tình yêu của giới trẻ, những người thừa kế giàu có và Cha Eun Sang (Park Shin Hye), người được coi là bình thường và đến từ một gia đình nghèo. Nội dung. Phim "Người Thừa Kế" có nội dung xoay quanh câu chuyện của những anh chàng, cô nàng là người thừa kế những khối tài sản khổng lồ của gia đình ngay từ khi mới lọt lòng. Họ học trong một trường học dành cho tầng lớp thượng lưu, ăn những món ăn đắt tiền, mặc những món đồ hàng hiệu. Nhưng, họ luôn khát khao được yêu thương, được tự do làm theo ý mình mà không thể thực hiện được. Đúng lúc này, một cô gái nghèo, hiền lành, tốt bụng xuất hiện làm khuấy đảo cuộc sống của những chàng trai cô gái sang chảnh này... Cụ thể là Kim Tan, anh là người thừa kế của tập đoàn Jeguk. Luôn kiêu ngạo và chỉ biết đến bản thân mình. Tuy nhiên anh lại luôn bị xem là cái bóng của người anh cùng cha khác mẹ Kim Won. Anh đem lòng yêu Cha Eun Sang. Một cô gái lớn lên cùng với Yoon Chan Young, cô tự cho bản thân là một người thừa kế (nghèo). Mẹ của cô là quản gia của gia đình Kim – chủ nhân của tập đoàn Jeguk to lớn. Phát sóng tại nước khác. Phim "Những người thừa kế" phổ biến ở cả trong và ngoài Hàn Quốc. Đây cũng là tác phẩm mới nhất của nhà biên kịch nổi tiếng Kim Eun Sook - người từng viết kịch bản cho "Khu vườn bí mật", "Phẩm chất quý ông", "Chuyện tình Paris", "Sóng gió hậu trường", "Bí mật hậu trường", "Hậu duệ mặt trời"... Trên toàn cầu, đã có 13 nước mua được bản quyền bộ phim này, gồm: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Phillippines, Hawaii, Canada, Úc, Hoa Kỳ, Israel, Hy Lạp và mới đây nhất là Việt Nam. Tại Việt Nam. Phim được mua bản quyền và phát sóng trên HTV3 lúc 21:30 từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 năm 2014
1
null
Manuel II Palaiologos hoặc Palaeologus (Hy Lạp: Μανουήλ Β΄ Παλαιολόγος, "Manouēl II Palaiologos") (27 tháng 6, 1350 – 21 tháng 7, 1425) là vị Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1391 đến 1425. Tiểu sử. Manuel II Palaiologos là con trai thứ hai của Hoàng đế Iohanes V Palaiologos và Hoàng hậu Helena Kantakouzene. Ông bà ngoại của ông là Hoàng đế Iohanes VI Kantakouzenos (1347-1354) và Hoàng hậu Irene Asanina. Được phụ hoàng phong làm "Despotēs" xứ Morea, vị hoàng đế tương lai Manuel II đã đi về phía Tây để tìm kiếm sự hỗ trợ cho Đế chế Đông La Mã vào năm 1365 và năm 1370, ông từng được bổ nhiệm làm thống đốc Thessalonica vào năm 1369. Những nỗ lực soán ngôi không thành công của người anh Andronikos IV Palaiologos vào năm 1373 đã khiến Manuel được Ioannes V chỉ định là người kế thừa ngôi vị và đồng hoàng đế với mình. Trong khoảng năm 1376-1379 và 1390 họ lại bị hai cha con Andronikos IV và Ioannes VII lần lượt thay thế, nhưng đích thân Manuel đã đánh bại người cháu của mình với sự giúp đỡ từ Cộng hòa Venezia vào năm 1390. Mặc dù Iohannes V đã được phục vị, Manuel buộc phải đến làm con tin danh dự tại triều đình của Sultan Bayezid I ở Prousa (Bursa). Trong thời gian ở đây, Manuel đã buộc phải tham gia vào chiến dịch chinh phục Philadelpheia của người Thổ, được xem là lãnh địa bao quanh cuối cùng của Đông La Mã ở Tiểu Á. Hay tin phụ hoàng qua đời vào tháng 2 năm 1391, Manuel II Palaiologos đã trốn khỏi triều đình của vua Thổ để về củng cố thủ đô để chống lại bất kỳ đòi hỏi tiềm tàng từ người cháu Ioannes VII. Dù mối quan hệ giữa ông với Ioannes VII dần được cải thiện, thế nhưng vua Thổ Bayezid I vẫn tiến hành bao vây Constantinopolis từ năm 1394 đến 1402. Sau năm năm vây thành, Manuel II giao lại thành phố cho người cháu của ông và cùng với một đoàn tùy tùng 40 người đáp tàu thực hiện một cuộc hành trình lâu dài tới triều đình các vua chúa ở Tây Âu để tìm kiếm sự giúp đỡ chống lại Đế quốc Ottoman, bao gồm cả Henry IV của Anh (khiến ông trở thành vị Hoàng đế Đông La Mã duy nhất được viếng thăm nước Anh, ông được chào đón từ tháng 12 năm 1400 đến tháng 1 năm 1401 tại Cung điện Eltham và còn được vinh dự tham gia một trận đấu thương), Charles VI của Pháp, Thánh chế La Mã, Nữ hoàng Margaret I của Đan Mạch và Vương quốc Aragon. Năm 1399, vua Pháp Charles VI đã phái Thống chế Boucicaut chỉ huy 6 hạm đội chở 1.200 quân khởi hành từ Aigues-Mortes đến Constantinopolis, 300 lính sau này dưới trướng Seigneur Jean de Chateaumorand để lại bảo vệ thành phố nhằm ngăn ngừa Bayezid tiến công. Trong khi đó một cuộc thánh chiến chống quân Thổ do vua Hungary là Sigismund của Luxemburg khởi xướng đã thất bại trong trận Nicopolis vào ngày 25 tháng 9 năm 1396, nhưng người Thổ lại bị Timur đánh bại tan nát trong trận Ankara năm 1402. Manuel II đã gửi 10 tàu chiến để trợ giúp cuộc thập tự chinh Nicopolis. Thừa lúc những người con trai của Bayezid I đang bận sát phạt lẫn nhau nhằm tranh giành ngôi vị Sultan, Ioannes VII đã có thể xuất quân tái chiếm vùng biển Marmara thuộc duyên hải châu Âu và Thessalonica về lại Đế quốc Đông La Mã. Khi Manuel II trở về cố hương vào năm 1403, cháu ông đã đầu hàng trao lại quyền kiểm soát Constantinopolis và được tưởng thưởng bằng chức thống đốc xứ Thessalonica vừa mới thu hồi. Manuel cũng giành lại từ tay người Thổ Nesebar (1403–1453), Varna (1403–1415) và bờ biển Marmara từ Scutari tới Nicomedia khoảng năm 1403–1421. Manuel II Palaiologos đã lợi dụng giai đoạn hòa hoãn này để củng cố khả năng phòng thủ của Tiểu quốc Morea, nơi mà Đế quốc Đông La Mã đã thực sự mở rộng phí tổn từ những tàn tích của Đế quốc Latinh. Cũng chính nơi đây mà Manuel đã giám sát việc xây dựng trường thành "Hexamilion" (dãy tường thành dài sáu dặm) qua Eo đất Corinth, nhằm bảo vệ bán đảo Peloponnesus trước sự xâm lấn của người Thổ. Manuel II buộc phải đứng trên nghĩa thân thiện với người chiến thắng trong cuộc nội chiến Ottoman là Mehmed I (1402-1421), nhưng các nỗ lực của ông nhằm can thiệp vào các cuộc tranh chấp ngôi vị tiếp theo đã khiến Murad II (1421–1451) phải tiến hành một cuộc vây hãm Constantinopolis lần nữa vào năm 1422. Trong những năm cuối đời mình, Manuel II đã từ bỏ các chức vụ chính thức nhất cho con trai mình và là người thừa kế Ioannes VIII Palaiologos, rồi quay lại châu Âu tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp chống lại Đế quốc Ottoman, lần này ông tới chỗ vua Sigismund của Hungary và tá túc trong hai tháng ở Buda. Sigismund (sau khi bị thất bại trước người Thổ Nhĩ Kỳ trong trận Nicopolis năm 1396) chưa bao giờ từ bỏ cơ hội chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman. Tuy vậy đương khi xứ Bohemia đang nổ ra các cuộc chiến tranh Hussite thì họ khó mà trông cậy vào quân Séc hoặc Đức giúp đỡ, vào lúc này người Hungary rất cần phải bảo vệ vương quốc và kiểm soát các xung đột tôn giáo nên không giúp được gì cho Đông La Mã. Manuel trong lòng buồn chán phải rời khỏi Vương quốc Hungary trở về nhà với hai bàn tay trắng, đến năm 1424 ông và con trai mình đã buộc phải ký một hiệp ước hòa bình bất lợi với người Thổ Ottoman, theo đó Đế chế Byzantine phải trả tiền cống nạp cho vua Thổ. Cũng vì vậy đã khiến Manuel uất ức lâu ngày sinh bệnh rồi mất vào ngày 21 tháng 7 năm 1425. Manuel II là tác giả của nhiều tác phẩm với nhiều nét đặc trưng riêng biệt, bao gồm cả thư từ, thơ ca, tiểu sử các Thánh, luận thuyết về thần học và hùng biện cùng một bài mộ chí cho người em trai Theodore I Palaiologos và một cuốn tấm gương hoàng tử cho người con trai và người kế vị. Tấm gương hoàng tử có giá trị đặc biệt, bởi vì nó là mẫu mới nhất của thể loại văn học này đã được Đông La Mã để lại cho hậu thế. Gia đình. Với người vợ Helena Dragas, con gái của Hoàng thân Serbi Konstantinos Dragas, Manuel II Palaiologos có tới vài người con, bao gồm:
1
null
Helena Dragaš (, "Jelena Dragaš"; , "Elenē Dragasē"; 1372 – 1450) là Hoàng hậu vợ của Hoàng đế Đông La Mã Manuel II Palaiologos. Bà được tôn kính như một vị thánh của Giáo hội Chính Thống giáo Hy Lạp và Giáo hội Chính Thống giáo Serbia dưới tên Saint (Ὑπομονὴ), dịch sang tiếng Anh là "Thánh Patience". Gia đình. Helena là con của Konstantinos Dragaš thuộc dòng quý tộc Dejanović. Konstantinos là một tiểu vương Serbia, cai trị một trong những công quốc nổi lên sau sự tan rã của Đế quốc Serbia, trung tâm đặt tại Velbăžd (Kyustendil). Mẹ bà là người vợ vô danh đầu tiên của Konstantinos (không phải người vợ thứ hai của ông, mẹ kế của Helena là Eudokia xứ Trebizond). Mẹ kế của bà là con gái của Alexios III xứ Trebizond và Theodora Kantakouzene, và góa phụ Tadjeddin Pasha xứ Sinop, Emir xứ Limnia. Cha của bà tử trận vào năm 1395 trong trận Rovine, trong khi chiến đấu dưới trướng Sultan Bayezid I của Đế quốc Ottoman nhằm trấn áp quân phiến loạn Mircea I xứ Wallachia. Hoàng hậu. Bà nổi tiếng với vẻ đẹp, lòng mộ đạo, tài trí và công minh. Chồng bà (khi làm cựu hoàng đế) đã trở thành một tu sĩ với tên Matthiew (Ματθαῖος). Sau khi ông mất vào ngày 21 tháng 7 năm 1425, bà cũng trở thành một nữ tu tại Tu viện Kyra Martha và lấy pháp danh tại đó. Bà đã giúp xây dựng một ngôi nhà dành cho người già với cái tên "Niềm hy vọng của sự tuyệt vọng". Ngôi nhà được đặt tại Tu viện Thánh Gioan ở Petrion, nơi lưu giữ các di tích của Thánh Patapius thành Thebes. Helena qua đời vào ngày 23 tháng 3 năm 1450 ở Constantinopolis và được Giáo hội Chính Thống giáo Hy Lạp phong thánh. Hồi úc về bà được tưởng nhớ vào ngày 29, ngày thành Constantinopolis rơi vào tay người Thổ và sự tuẫn tiết của người con Konstantinos XI Palaiologos. Đầu lâu của bà được xem như một thánh tích và giữ gìn trong Tu viện Thánh Patapios ở Loutraki, Hy Lạp. Hôn nhân. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1392, Helena kết hôn với Manuel II Palaiologos. Họ có vài đứa con. Danh sách theo thứ tự sinh của nhà sử học George Sphrantzes đưa ra:
1
null
Nikolaos Kanabos được hội đồng nguyên lão, các linh mục và dân chúng Constantinopolis bầu làm Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã trong cuộc Thập tự chinh thứ tư vào ngày 25 hoặc 27 tháng 1 năm 1204 đối lập trực tiếp với các đồng hoàng đế Isaac II và Alexius IV. Nikolaos là một nhà quý tộc trẻ tuổi (có thể là người thân của các hoàng đế nhà Angelos) được chọn chỉ sau ba ngày kể từ ngày phân loại thông qua nhiều ứng cử viên miễn cưỡng và đã từ chối đảm nhận vị trí cao quý này. Dù được nhân dân bầu chọn, ông không bao giờ chấp nhận ngôi vị hoàng đế và tạm thời lánh nạn vào một bệ thờ bên trong Thánh đường Hagia Sophia. Alexios V "Mourztouphlos", người đã phế truất hai vị Hoàng đế Isaac II và Alexios IV hứa sẽ giao cho ông một chức vụ nổi bật trong chính quyền mới, nhưng Nikolaos cương quyết từ chối những điều kiện này. Vào ngày 8 tháng 2 năm 1204, sau khi khước từ lời triệu tập của Alexios V, Hoàng đế Nikolaos Kanabos liền bị đám lính lôi ra khỏi nhà thờ rồi siết cổ trên những bậc thềm lát bằng đá cẩm thạch được trang trí công phu của Nhà thờ Hagia Sophia. Nhà sử học Niketas Choniates đã mô tả Nikolaos Kanabos như một người tử tế, hòa nhã và thông minh.
1
null
Đây là Cuộc vây hãm Constantinopolis quy mô lớn đầu tiên của người Thổ diễn ra vào năm 1422 xuất phát từ những nỗ lực của Hoàng đế Đông La Mã Manuel II nhằm can thiệp vào nội tình tranh giành ngôi vị Sultan kể từ sau cái chết của Mehmed I vào năm 1421. Chính sách này của Đế quốc Đông La Mã vẫn thường được sử dụng thành công để làm suy yếu thực lực các nước láng giềng của họ. Khi Murad II lên ngôi và ổn định tình hình trong nước, ông đã tiến quân vào lãnh thổ Đông La Mã để loại trừ mối hiểm họa về sau. Lần đầu tiên súng đại bác được người Thổ sử dụng trong cuộc vây hãm năm 1422 với tên gọi "chim ưng" có nòng rộng thân ngắn. Cả hai phe đều cân nhau về mặt công nghệ nên người Thổ đã phải xây dựng rào chắn "để cản được... những cục đá dội tới tấp." Quân phòng thủ Đông La Mã đã đẩy lùi cuộc tiến công và bảo vệ thành phố vững chắc, khiến quân Thổ phải rút lui ngay sau đó. Dựa theo truyền thuyết Đông La Mã đương thời đã gán cho thành Constantinopolis được cứu nguy là nhờ sự xuất hiện kỳ diệu của Theotokos (tên gọi Hy Lạp hóa của Đức Mẹ Maria). Mặc dù phần thắng thuộc về Đông La Mã, lãnh thổ của đế chế vào lúc này trên thực tế chỉ còn là những mảnh đất nhỏ nhoi kết nối đứt quãng bên ngoài thành phố Constantinopolis. Nó cũng phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và quân số hao hụt trầm trọng, đến nỗi Giáo hoàng Pius II đã phải lên tiếng kêu gọi các vua chúa châu Âu đóng góp súng đại bác với giá cả hợp lý để trợ giúp đế chế đang trong cơn nguy khốn. Bất kỳ loại pháo mới nào từ sau cuộc vây hãm năm 1422 đều là quà tặng của các nước châu Âu, bên cạnh đó Đông La Mã còn sở hữu một số loại pháo cũ kỹ khác được chế tạo dành riêng cho họ. Vậy nên tới đời vị Sultan kế tục là Mehmed II mới chiếm được thành phố này vào năm 1453.
1
null
Mikhael VIII Palaiologos hoặc Palaeologus (; 1223 – 1282) là Hoàng đế Đông La Mã trị vì từ năm 1259 đến 1282. Mikhael VIII là người sáng lập vương triều Palaiologos cai trị Đế quốc Đông La Mã đến khi kinh thành Constantinopolis thất thủ vào năm 1453. Ông giành lại Constantinopolis từ tay Đế quốc Latinh vào năm 1261 và chuyển Đế quốc Nicaea thành Đế quốc Đông La Mã vừa mới tái lập. Nắm quyền. Mikhael VIII Palaiologos là con trai của "megas domestikos" Andronikos Doukas Komnenos Palaiologos với Theodora Angelina, cháu gái của Hoàng đế Alexios III Angelos và Euphrosyne Doukaina Kamaterina. Ông là một trong những người ưu tú nhất trong giới quý tộc Đông La Mã và có thể đường đường chính chính kế thừa ngôi vị nếu như không xảy ra biến cố cuộc Thập tự chinh thứ tư ở Constantinopolis vào năm 1203. Từ hồi nhỏ ông đã tỏ ra là người có tài năng về quân sự và cuối cùng trở thành chỉ huy nhóm lính đánh thuê Latinh phục vụ các vị hoàng đế Nicaea. Một vài ngày sau cái chết của Hoàng đế Theodore II Doukas Laskaris vào năm 1258, Mikhael Palaiologos đã xúi giục tiến hành một cuộc đảo chính chống lại viên quan có thế lực trong triều George Mouzalon, vừa trở thành người đồng giám hộ cho vị hoàng đế mới tám tuổi Iohannes IV Doukas Laskaris cùng với Giáo trưởng Arsenios. Mikhael được ban tước hiệu "megas doux" và "despotēs" vào tháng 11 năm 1258. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1259, Mikhael VIII Palaiologos đã tuyên bố là đồng hoàng đế tại Nymphaion với sự giúp đỡ của Cộng hòa Genova. Triều đại. Ngày 25 tháng 7 năm 1261, viên tướng của Mikhael VIII là Alexios Strategopoulos đã chiếm được thành Constantinopolis từ vị Hoàng đế Latinh cuối cùng Baldwin II. Mikhael VIII cùng đại quân tiến vào thành phố vào ngày 15 tháng 8 và tự mình đăng quang cùng với người con Andronikos Palaiologos II. Khi Mikhael VIII đặt chân vào thành phố, dân số lúc đó vào khoảng 35.000 người và đến cuối thời ông dân số đã tăng lên đến 70.000 người. Tháng 12, Mikhael hạ lệnh đày ải vị hoàng đế bị phế truất Iohannes IV đến Nicaea, chọc mù mắt và đẩy vào một tu viện hẻo lánh. Giáo trưởng Arsenios ngay lập tức đã rút phép thông công Mikhael VIII mãi cho đến khi hoàng đế bổ nhiệm vị Giáo trưởng mới Joseph I vào năm 1268. Cho rằng Iohannes IV không đủ điều kiện lên ngôi, Mikhael VIII đã nhanh chóng gả những người chị em của Iohannes IV cho người nước ngoài, để con cháu của họ không thể đe dọa đến ngôi vị hợp pháp của con mình sau này. Ngay khi vừa tiếp quản Constantinopolis, Mikhael VIII Palaiologos đã ra lệnh bãi bỏ tất cả các phong tục tập quán của người Latinh và khôi phục lại nghi lễ và cơ cấu hành chính đã tồn tại từ trước cuộc Thập tự chinh thứ tư, cho di dân đến thủ đô và tu sửa các giáo đường, tu viện và công trình công cộng bị hư hỏng nặng. Ông tỏ ra có nhận thức sâu sắc về mối hiểm họa từ phía người Latinh của phương Tây, đặc biệt là các nước láng giềng ở Ý (Charles I đảo Sicilia, Giáo hoàng Martin IV và Venezia) sẽ đoàn kết chống lại ông và cố gắng khôi phục sự thống trị của người Latinh ở Constantinopolis. Năm 1259, Mikhael VIII đánh bại liên minh của William II Villehardouin, Hoàng thân xứ Achaea và Mikhael II Komnenos Doukas xứ Epirus trong trận Pelagonia. Năm 1263, hoàng đế gửi 15.000 quân (bao gồm 5.000 lính đánh thuê Seljuk) đến chinh phục công quốc Achaea thế nhưng đã sớm đại bại trong các trận đánh ở Prinitza và Makryplagi, một hạm đội hỗn hợp gồm 48 thuyền chiến của liên quân Byzantine-Genova đã bị một nhóm nhỏ quân Venezia đánh bại trong trận Settepozzi. Sau thất bại ở Settepozzi, Mikhael VIII đã cho giải tán 60 tàu chiến galley của Genova mà ông đã thuê trước đó và bắt đầu tái lập quan hệ với Venezia. Với sự giúp đỡ của Giáo hoàng Urban IV Mikhael VIII đã ký kết thỏa thuận hòa bình với kẻ thù cũ của mình. Theo các điều khoản của hiệp ước, William II buộc phải nhường các vùng Mystras, Monemvasia và Maina ở Morea cho Đông La Mã. Ông còn ký một hiệp ước năm 1263 với Sultan Mamluk Baibars của Ai Cập, và Khan Mông Cổ Berke của Kim Trướng hãn quốc. Để gây chia rẽ giữa Giáo hoàng và những người ủng hộ của Đế quốc Latinh. Mikhael VIII đã quyết định thống nhất cả hai Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã. Một sự hợp nhất mong manh giữa Giáo hội Hy Lạp và Latinh đã được ký kết tại Công đồng Lyon thứ hai vào năm 1274. Sự nhượng bộ của Mikhael VIII đã gặp phải sự phản đối kiên quyết ở ngay quê nhà của ông và nhà tù đầy rẫy những kẻ chống đối sự hợp nhất. Cùng lúc đó những tranh cãi giữa các thành viên trong việc hợp nhất đã làm cho hai nước láng giềng Chính Thống giáo của Đông La Mã là Bulgaria và Serbia vào chung hàng ngũ đối địch với Mikhael VIII. Mối đe dọa này đã không xảy ra một cách đáng kể trong suốt triều đại của Mikhael VIII, Hoàng đế cố gắng tận dụng lợi thế từ cuộc nội chiến ở Bulgaria vào cuối thập niên 1270 nhưng quân đội Đông La Mã đã chịu vài thất bại chính yếu dưới tay của vị Hoàng đế nông dân Ivaylo. Ông tìm cách tạm thời đưa người con rể Ivan Asen III lên ngôi vua Bulgaria nhưng sau thất bại của Đông La Mã ở Devina thì Ivan đã bỏ trốn biệt xứ. Tuy nhiên, về sau Mikhael VIII vẫn mang quân đánh chiếm một phần xứ Thracia của người Bulgaria nhân lúc tình hình nội bộ của Đế quốc Bulgaria vẫn chưa ổn định. Đối với mục đích ngoại giao của liên minh đã được định hình ở phương Tây, nhưng cuối cùng Giáo hoàng Martin IV, một đồng minh của Charles xứ Anjou vẫn rút phép thông công Mikhael VIII. Năm 1275, Mikhael VIII tuyên chiến với vương quốc Thessaly và cử một hạm đội 73 tàu chiến tới quấy nhiễu các quốc gia Latinh ở Hy Lạp. Tuy vậy quân bộ chiến lại bị đánh tơi bời trong trận Neopatras nhưng riêng hải quân thì giành thắng lợi hoàn toàn tương tự như trong trận Demetrias. Như một biểu hiện hiếm hoi của nền ngoại giao đậm chất "Byzantine", Mikhael VIII bí mật xúi giục người Kinh Chiều Sicilia nổi dậy chống lại Charles xứ Anjou ở Palermo, lại thêm cuộc xâm lược đảo Sicilia của người Catalan dưới quyền Vua Peter III xứ Aragon. Để tránh rạn nứt quan hệ ngoại giao, Mikhael VIII phải rút từ ngân khố để chi trả số tiền hối lộ cực lớn lên đến 60.000 đồng tiền vàng cho vua Peter III. Khiến cho vương quốc của Charles xứ Anjou bị chia đôi, rồi ông phải dành phần đời còn lại cố gắng đòi lại quyền kiểm soát của mình trên đảo Sicilia nhưng không thành công. Ngoài ra, Mikhael VIII còn kích động cư dân trên đảo Crete bạo loạn chống lại sự thống trị của Venezia, nổi tiếng nhất trong số đó được dẫn dắt bởi hai anh em Georgios và Theodore xứ Mesi ở Rethymnon kéo dài được sáu năm, gây thiệt hại đáng kể nhất đối với những kẻ chiếm đóng Venezia và lợi ích kinh tế của Venezia. Mục đích cuối cùng của Mikhael VIII là nhằm đưa Venezia, một đồng minh của Charles xứ Anjou phải ngồi vào bàn đàm phán như ông đã làm ngay tại triều đình của mình ở Constantinopolis. Trong việc lập lại Đế quốc Đông La Mã Hoàng đế Mikhael VIII đã khôi phục chính quyền cũ mà không có nỗ lực để khắc phục những sai lầm của mình. Trong quá trình khôi phục Constantinopolis và đầu tư vào việc bảo vệ các tỉnh châu Âu, Mikhael VIII bắt đầu nắm lấy trọng trách phòng thủ vùng biên giới Anatolia của quân đội nước này và buộc phải giảm mức lương của họ hoặc hủy bỏ miễn giảm thuế cho binh sĩ. Chính sách này đã dẫn đến sự sụp đổ dần dần của vùng biên giới khiến cho mấy toán du mục người Thổ dễ dàng xâm nhập ngay cả trước khi Mikhael VIII qua đời ở làng Pachomios, Thracia vào tháng 12 năm 1282. Vương triều Palaiologos do ông thành lập đã thống trị Đế quốc Đông La Mã trong gần hai thế kỷ, lâu hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử La Mã. Ngoài ra, trong suốt triều đại của ông đã có một sự hồi sinh hải quân tạm thời, trong đó hải quân Đông La Mã cả thảy có 80 tàu chiến. Gia đình. Năm 1253, Mikhael VIII Palaiologos kết hôn với Theodora Doukaina Vatatzina, cháu gái của Hoàng đế Nicaea Iohannes III Doukas Vatatzes. Mồ côi từ nhỏ, Theodora đã được nuôi dưỡng bởi ông bác Iohannes III người được cho là có "yêu cô ấy như một cô con gái" và đã sắp xếp cho cô kết hôn với Mikhael. con cái của họ gồm: Với tình nhân Diplovatatzina, Mikhael VIII còn có thêm hai cô con gái ngoài giá thú:
1
null
Julia Maesa (7 tháng 5 năm 165 –ca. 3 tháng 8, 226) là một công dân La Mã và con gái của Gaius Julius Bassianus, thầy tế đạo thờ thần Mặt Trời Heliogabalus, vị thần bảo trợ của Emesa (nay là Homs) ở tỉnh La Mã Syria. Bà ngoại của cả hai Hoàng đế La Mã Elagabalus và Alexander Severus, người đóng một vai trò quan trọng khi đưa Elagabalus lên ngôi ở tuổi mười bốn. Giống như cô em gái Julia Domna, bà là một trong những người phụ nữ quan trọng nhất thâu tóm quyền lực đằng sau ngai vàng của Đế quốc La Mã. Sau cái chết của Caracalla, Julia Maesa đã cứu vãn Triều đại Severus từ tay kẻ soán ngôi Macrinus. Julia Maesa kết hôn với nhà quý tộc gốc Syria Gaius Julius Avitus Alexianus và có hai cô con gái Julia Soaemias Bassiana và Julia Avita Mamaea là mẹ của hai vị hoàng đế về sau. Sau khi người anh rể Lucius Septimius Severus kế thừa ngôi vị, Julia Maesa đã chuyển đến Roma sống cùng với người em gái của mình. Sau vụ ám sát người cháu là hoàng đế Caracalla và vụ tự tử của Julia Domna, bà buộc phải quay trở lại Syria. Vị hoàng đế mới Macrinus vì thương tình nên đã không trục xuất Julia Maesa mà còn cho phép bà giữ lại tiền bạc để chi dùng. Sau khi trở lại ở Syria và sở hữu một nguồn tài chính dồi dào, Maesa tham gia vào một âm mưu lật đổ Macrinus và thay thế bằng một người cháu của bà là Elagabalus con trai của Julia Soaemias. Để hợp thức hóa tham vọng này, hai mẹ con đã cho lan truyền tin đồn rằng cậu bé 14 tuổi là con trai ngoài giá thú của Caracalla. Cả hai đều thành công ngoài sức mong đợi, chủ yếu là do Macrinus là có gốc gác mơ hồ mà không có sự kết nối chính trị thích hợp và Elagabalus trở thành hoàng đế. Để tỏ lòng trung thành và sự ủng hộ của mình, Elagabalus đã tôn vinh Julia Maesa với danh hiệu Augusta avia Augusti (Augusta, bà của Augustus). Cậu bé sớm trở thành một thảm họa khi làm hoàng đế, khinh rẻ các giá trị La Mã với vụ bê bối về hai tôn giáo và tình dục. Ông lấy quyền tự do của mình để kết hôn với một Trinh nữ Vesta (là một trong năm người vợ theo lời đồn trong thời kỳ trị vì bốn năm ngắn ngủi của mình), Julia Maesa quyết định thay thế bằng đứa cháu ngoại mười bốn tuổi Alexander Severus. Bà đã thuyết phục Elagabalus chấp nhận Alexander là người thừa kế của mình. Ít lâu sau cả hai mẹ con Elagabalus đều bị Cấm vệ quân "Praetorian Guard" ám sát. Thi thể của cả hai đều bị ném xuống sông Tevere trong sự khinh thường sau khi bị lôi kéo ra khỏi cung điện lê la khắp phố phường. Sự kiện này theo sau một tin đồn rằng Alexander đã chết. Julia Maesa mất vào khoảng năm 226, cũng như cô em gái Domna trước đó, bà được Viện Nguyên lão phong thần.
1
null
Castra Praetoria là trại lính cổ đại ("castra") của đội Cấm vệ quân "Praetorian Guard" của Đế quốc La Mã. Lịch sử. Theo nhà sử học La Mã Suetonius, trại lính được pháp quan thái thú Lucius Aelius Sejanus xây dựng vào năm 23 dưới thời Hoàng đế Tiberius trong một nỗ lực nhằm củng cố một vài đơn vị vệ binh. Trại lính được dựng lên ngay bên ngoài thành Roma và được bao bọc bởi những bức tường kiên cố, có diện tích tổng cộng 440 x 380 mét (1.443 x 1.246 ft). Ba trong số bốn mặt của dãy tường thành về sau được sáp nhập vào tường thành Aurelianus, một số phần của chúng vẫn còn hiện diện đến nay. Khu phố kế bên "Castro Pretorio" được đặt tên theo trại lính. Castra Praetoria còn là nơi "Praetorian Guard" đã tiến hành vụ ám sát Hoàng đế Elagabalus vào năm 222. Castra Praetoria tồn tại đến thế kỷ 4 thì bị Constantinus Đại đế phá hủy, cũng chính ông là người đã giải tán "Praetorian Guard" trong cuộc chiến chinh phục Ý khi Maxentius đang là Hoàng đế Tây La Mã. Cả hai đều gặp nhau lần cuối trong trận quyết chiến tại cầu Milvian vào năm 312, và sau khi Constantinus giành chiến thắng oanh liệt thì ông đã chính thức giải tán "Praetorian Guard" rồi gửi họ ra các nơi khác nhau của đế chế.
1
null
Bảo vệ ông chủ (, ) là phim truyền hình Hàn Quốc hài lãng mạn được công chiếu vào năm 2011. Phim có sự tham gia diễn xuất của Choi Kang-hee, Ji Sung, Kim Jaejoong, Wang Ji-hye, và Park Yeong-gyu. Phim được phát sóng lần đầu trên SBS trong thời gian từ 3 tháng 8 đến 29 tháng 9 năm 2011 vào mỗi 21h55' thứ Tư và thứ Năm hàng tuần. Trước đó, phim từng có một số nhan đề tạm là "The Boss Has Changed" () và "The Last Secretary" (). Nội dung. Cha Ji-heon (Ji Sung) là một thanh niên tính cách cực kỳ trẻ con. Anh làm việc không mấy chuyên tâm tại công ty DN Group do cha anh (Park Yeong-gyu) làm chủ. Ji-heon có truyền thống cạnh tranh trong công việc và tình cảm với người anh họ Cha Mu-won (Kim Jaejoong) - một người chững chạc, chăm chỉ. Cả hai người đều có thời gian quan hệ tình cảm với Seo Na-yoon (Wang Ji-hye). Noh Eun-seol (Choi Kang-hee) là một cô gái đang cố tìm một công việc toàn thời gian. Sau khi ứng tuyển thành công vào DN Group, cô phát hiện ra Mu-won (người có mặt trong buổi phỏng vấn cô) là anh họ của Ji-heon. Cô quyết định cố gắng không bị sa thải khỏi công việc chuyên nghiệp đầu tiên này, vì thế cô cố gắng làm việc chăm chỉ và chịu đựng tính khí trẻ con của ông sếp Ji-heon. Theo thời gian, giữa hai người có sự tin tưởng và trở thành bạn bè. Cô giúp sếp vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông và chứng minh anh có khả năng trở thành người thừa kế tập đoàn. Mọi chuyện trở nên phức tạp khi cả Ji-heon và Mu-won cùng nảy sinh tình cảm với Eun-seol... Rating theo tập. "Nguồn: TNmS Media Korea" Phát sóng ở nước ngoài. Đại diện xuất khẩu phim của SBS cho hay các nhà nhập phim từ nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines thực sự quan tâm đến phim "Bảo vệ ông chủ". Phim này rất phổ biến ở Nhật Bản và được phát trên nhiều kênh, bao gồm: kênh truyền hình vệ tinh trả tiền KNTV, DATV, KBS Japan, BS Japan TV và TBS. Tại Việt Nam, phim "Bảo vệ ông chủ" được phát sóng lần đầu trên kênh VTC9 từ ngày 5 tháng 4 năm 2012 vào mỗi 19h30' các ngày trong tuần. Tiếp theo phim được TVM Corp. mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3. Làm lại. Phim được làm lại ở Ukraina với nhan đề "Спасти Босса" (tạm dịch là "Bảo vệ ông chủ"). Phim này được phát trên kênh Kanal Ukraina vào năm 2012.
1
null
Chè đậu trắng là một món chè đậu truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ. Chén chè có vị ngọt dịu với đậu mắt đen, quyện lẫn nếp dẻo và sữa dừa. Ở miền Tây, thường thấy chén chè đậu trắng được để trên bàn thờ tổ tiên, ông bà vào một trong những ngày lễ rất quan trọng trong năm đó là Rằm tháng Bảy hay còn gọi là Tết Trung Nguyên.
1
null
Arieh Warshel () là một người Mỹ gốc Israel. Ông hiện là giáo sư hóa học và sinh hóa tại Đại học Nam California. Ông đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 2013 cùng Michael Levitt và Martin Karplus với "công trình nghiên cứu phát triển của mô hình máy tính cho các hệ thống hóa học". Sự nghiệp. Ông sinh 20 tháng 11 năm 1940 tại khu định cư Sde Nahum. Ông phục vụ trong Quân đoàn thiết giáp Israel. Ông kết thúc sự nghiệp phục vụ trong quân đội của mình với quân hàm đại úy. Sau đó, ông đến Technion, Haifa, học và ông nhận bằng Cử nhân Hóa học vào năm 1966. Ông nhận cả hai bằng thạc sĩ, tiến sĩ Hóa học và Vật lý trong năm 1967 và 1969, Warshel làm việc tại Đại học Harvard. Năm 1972 ông tới Viện Weizmann và làm việc cho phòng thí nghiệm sinh học phân tử, Cambridge, Anh. Năm 1976, ông tham gia giảng dạy của Khoa Hóa tại USC.
1
null
Thomas Christian Südhof là một nhà hóa sinh người Mỹ gốc Đức. Ông là người đồng nhận Giải Nobel Y học (với James Rothman và Randy Schekman) năm 2013. Sự nghiệp. Thomas Südhof sinh ngày 22 tháng 12 năm 1955, lớn lên tại Göttingen và Hannover. Sau khi đậu tú tài vào năm 1975 tại trường Waldorfschule ở Hannover, Südhof học y khoa tại đại học RWTH Aachen, cũng như Đại học Harvard và tại Đại học Göttingen. 1982 ông lấy bằng Tiến sĩ Y khoa tại viện Max-Planck về Sinh lý Hóa học (Max-Planck-Institut für biophysikalische Chemie). Giải thưởng. Thomas Südhof lãnh giải thưởng Nobel về Y khoa 2013 cùng 2 nhà sinh học người Hoa Kỳ, nhờ công lao khám phá và mô tả cơ chế kiểm soát giao thông trong tế bào. Các công trình trên có thể giúp việc nghiên cứu và chữa trị nhiều bệnh nan y từ bệnh tiểu đường đến bệnh AIDS.
1
null
Phô mai que là một món được làm chủ yếu từ phô mai cắt thành dạng thanh dài, tẩm bột và chiên xù. Ở Hoa Kỳ món này được gọi là "Mozzarella stick", do nó được làm từ một loại phô mai Mozzarella của Ý, và được phục vụ như là món khai vị tại các nhà hàng, ở Bắc Mỹ thì nó chủ yếu được bán trong các "quán nhậu" ("pub"). Mặc dù phô mai que thường được cho là món ăn của Ý, nhưng thật ra nó không phải là món truyền thống của nước này. Phô mai thường được cắt dạng thỏi vuông dài và lăn qua trứng gà, bột mì, bột xù rồi chiên ngập trong dầu nóng. Nó thường được dùng nóng, kèm với xốt cà chua, xốt Marinara, mù tạt, xốt mận (tương ngọt), tương ớt, xốt barbecue. Phô mai que là món ăn đặc sản của Capital District, New York.
1
null
Trong cấu trúc ngôn ngữ, hậu tố giảm nhẹ là một sự sắp xếp của một từ được sử dụng để truyền đạt mức độ giảm nhẹ của ý nghĩa gốc, sự nhỏ bé của đối tượng hoặc chất lượng được chỉ định, sự tóm tắt, sự thân mật, hay ưa chuộng. Nhiều ngôn ngữ áp dụng hâu tố giảm nhẹ vào danh từ nhiều hơn là động từ và tính từ. Hậu tố giảm nhẹ thường được sử dụng với mục đích thể hiện tình cảm (xem biệt danh và hypocoristic). Trong nhiều ngôn ngữ, ý nghĩa của sự giảm bớt có thể được dịch là "nhỏ" hoặc "bé xíu", và hậu tố giảm nhẹ được sử dụng thường xuyên khi nói chuyện với trẻ nhỏ; người lớn đôi khi sử dụng hậu tố giảm nhẹ khi họ thể hiện sự dịu dàng và thân mật cực độ bằng cách cư xử và nói chuyện như trẻ em. Trong một số ngôn ngữ, hậu tố giảm nhẹ thường được hình thành bằng cách thêm phụ tố (affix) vào danh từ và tên riêng. Hậu tố giảm nhẹ tiếng Anh có xu hướng ngắn hơn và thông tục hơn (more colloquial) so với hình thức cơ bản của từ. Trong nhiều ngôn ngữ, hình thành các hậu tố giảm nhẹ bằng cách thêm hậu tố là thể hiện tính tạo từ vựng của ngôn ngữ. Ý nghĩa cơ bản của sự giảm nhẹ trong những thứ tiếng này là "sự nhỏ bé của đối tượng được chỉ định"; thân mật, gần gũi, v.v. là thứ yếu và phụ thuộc vào bối cảnh. Hậu tố giảm nhẹ mạnh về tạo từ vựng trong tiếng Anh chuẩn thì không nhiều so với các ngôn ngữ khác. Hậu tố giảm nhẹ của phần tên thường gặp, ví dụ như, Maggie (từ Margaret), Sally (từ Sarah), hoặc Suzie (từ Suzanne), tuy nhiên, nó cũng có chức năng như biệt danh. Bên cạnh hậu tố giảm nhẹ bản ngữ tiếng Anh, tiếng Anh cũng đã khá thoải mái vay mượn từ các ngôn ngữ khác khi sản xuất hậu tố giảm nhẹ mới: ví dụ, - ette có nguồn gốc từ tiếng Pháp = Phân loại = Các hậu tố có nội dung thu nhỏ, giảm nhẹ và mã ngữ âm học được liệt kê dưới đây -cel, -cle, -cule, demi-, demi-, -el, -el, -ella, -elle, -elle, -ellum, -en, -et(e), -etta, -ette, -etto, hemi-, icle, -ie, -il, -illa (Latin), -illa (Spanish), -ille, -illo, -illum, -illus, -ina, -ine, -ing, -ino (Italian), -ino (Spanish), -ita, -ito (Italian), -ito (Spanish), -kin, -le, -let, -ling, -ock, -ola, -ole, -olus, semi-, ula, -ule, -ulum, -ulus. Các hậu tố thu nhỏ, giảm nhẹ từ nhiều nguồn gốc khác nhau và mã ngữ âm học. Lưu ý các ký hiệu đi sau các hậu tố hậu tố thu nhỏ, giảm nhẹ: () hậu tố trung tính (x) hậu tố tạo từ có trọng âm ở âm tiết kế kế cuối (proparoxytone) (y) hậu tố tạo từ có trọng âm ở âm tiết kế cuối (paroxytone) (z) hậu tố tạo từ có trọng âm ở âm tiết cuối (oxytone) Các hậu tố thu nhỏ, giảm nhẹ có nguồn gốc nước ngoài. =Trọng âm ở từ giảm nhẹ= Các hậu tố sau tạo từ có trọng âm ở âm tiết kế kế cuối proparoxytone Các hậu tố sau tạo từ có trọng âm ở âm tiết kế cuối paroxytone Các hậu tố sau tạo từ có trọng âm ở âm tiết cuối oxytone Các hậu tố sau là trung tính không có ảnh hưởng tới trọng âm -cel, -cle, -cule, -el, -en, -icle, -il, -ille, -ing, -ish, -kin, -let, -ling, -ock = Tham khảo =
1
null
Đây là danh sách bảo tàng ở Nhật Bản. Bảo tàng Quốc gia Tokyo Bảo tàng Quốc gia Tokyo được thành lập vào năm 1872 và có lịch sử lâu đời nhất trong số các bảo tàng ở Nhật Bản. Bộ sưu tập của Bảo tàng với hơn 113.000 hiện vật, bao gồm cả những Bảo vật quốc gia và Tài sản văn hóa quan trọng. Bảo tàng tiến hành sưu tầm, bảo quản, phục chế phục dựng và trưng bày các tài sản văn hóa vật thể trên khắp Nhật Bản và khu vực châu Á. Bảo tàng cũng tiến hành nghiên cứu các tài sản này và tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết về chúng. Với sứ mệnh "Chuyên chở truyền thống và văn hóa Nhật Bản đến với các thế hệ tương lai và thế giới,"Bảo tàng Quốc gia Tokyo luôn cố gắng tạo dựng hình ảnh của một bảo tàng đáp ứng được nhu cầu của tất cả khách tham quan, từ người lớn đến trẻ em hay du khách nước ngoài. Đồng thời bảo tàng tổ chức những hoạt động mang tính thực hành nhằm làm tăng thêm sự hiểu biết cũng như thưởng thức các tài sản văn hóa, đồng thời tổ chức các hội thảo để tạo điều kiện đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và cải thiện các dịch vụ hướng dẫn. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia ở Tokyo trưng bày những kiệt tác nghệ thuật hiện đại tuyệt vời nhất Nhật Bản theo trình tự thời gian. Bảo tàng Quốc gia Kyoto Ban đầu được lập ra xung quanh những bức tranh, tác phẩm điêu khắc và các kho báu của các đền thờ vùng lân cận. Hiện nay bảo tàng là nơi lưu trữ các mẫu vật điển hình về các giai đoạn của nghệ thuật Nhật Bản. Bảo tàng Quốc gia Nara Được chú ý đặc biệt bởi bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc về Phật giáo. Bảo tàng Gotoh Có bộ sưu tập "Bộ truyện kể Genji" (Báu vật Quốc gia) Bảo tàng Mỹ thuật Tưởng niệm Hatakeyama Đặc trưng với các hiện vật về trà đạo. Có vườn Nhật Bản tạo không khí thoáng đãng, thư thái và trang nhã để du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng các tác phẩm mỹ thuật. Bảo tàng Nghệ thuật Idemitsu Với bộ sưu tập thư pháp, tranh vẽ vàđồ gốm Nhật Bản và Trung Quốc Bảo tàng nghệ thuật Yamatane Chuyên về tranh Nhật Bản hiện đại và đương đại Bảo tàng thủ công mỹ nghệ Dân gian Nhật Bản Tập trung vào hàng thủ công sử dụng hàng ngày như gốm và dệt may Bảo tàng Nghệ thuật Tưởng niệm Ukiyoe Ota Chuyên trưng bày tranh Ukiyeo. Bảo tàng Edo-Tokyo Sử dụng các mô hình có quy mô lớn để tái hiện lịch sử và nếp sống của Tokyo, Bảo tàng Nghệ thuật Tokyo Metropolitan Teien Với kiến trúc nghệ thuật thuần túy được xây dựng vào năm 1933 và chuyên tổ chức nhiều cuộctriển lãm]]. Bảo tàng nghệ thuật Đương Đại ở Tokyo Trưng bày một loạt các kiệt tác nghệ thuật đương đại của Nhật Bản lẫn nước ngoài. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Hara Ở quận Shinagawa của Tokyo là một tòa nhà được xây dựng theo phong cách [[Bauhaus thanh lịch chuyên trưng bày một loạt tác phẩm nghệ thuật đương đại. [[Bảo tàng nghệ thuật Đương đại]] Tại tháp nghệ thuật Mito. Nổi tiếng với những buổi triển lãm nghệ thuật đương đại độc đáo. [[Bảo tàng nghệ thuật Tokugawa]] tại [[Nagoya]] Chuyên về trang phục trong [[kịch Noh]], kiếm, áo giáp và những di vật của [[samurai]]. [[Bảo tàng nghệ thuật]] [[Tokaido Hiroshige]] của tỉnh [[Shizouka]] Trưng bày bộ sưu tập hơn 1. 300 tranh mộc bản nổi tiếng của [[Hiroshige]] Utagawa, một họa sĩ lừng danh nhất Nhật Bản. [[Bảo tàng Nghệ thuật Fujita]] ở Osaka Là nơi quan trọng lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật cổ điển rất phong phú. Tuy nhiên bảo tàng chỉ mở cửa vào mùa xuân và mùa thu. [[Bảo tàng gốm sứ Phương Đông]] của thành phố Osaka Chuyên về gốm sứ cổ vô giá của [[Trung Quốc]] và [[Hàn Quốc]] Bảo tàng Nghệ thuật [[thành phố Osaka]] Với bộ sưu tập công trình nghệ thuật cổ xưa của Trung Quốc và Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. [[Bảo tàng Nghệ thuật Oyamazaki Villa]] ở Kyoto Là một biệt thự các triển lãm kiệt tác gốm sứ có lối kết cấu đầy ấn tượng mang đến cho người xem một không gian thư giãn nhẹ nhàng và thanh tĩnh. [[Bảo tàng Miho]] ở Shiga Có các kiệt tác nghệ thuật Nhật Bản và [[mỹ thuật cổ đại]] từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, bảo tàng này lại không mở cửa trong suốt mùa đông. [[Bảo tàng Suntory TEMPOZAN]] Tổ chức với buổi triển lãm với các chuyên đề về các tấm [[quảng cáo]]. Tham khảo. [[Thể loại:Nhật Bản]]
1
null
Chùa Tư Khánh, tên gọi khác chùa Vẽ, chùa Cả thuộc địa phận xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội,cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây dựng vào đời Hậu Lê. Tấm bia đời Lê Thần Tông đã ghi công đức của ông Nguyễn Phúc Ninh và bà Trần Thị Ngọc Luân đã hưng công sửa ngôi chùa to lớn. Chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông với mái chồng diêm, chùa chính, nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ Đinh gồm: tiền đường 3 gian 2 chái, hậu cung có mái chồng diêm. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được 5 pho tượng được tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX và nhiều đồ thờ tự cổ. Năm 1993, chùa Tư Khánh đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định 2015/QĐ-BT xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ. Chư Tăng. Chùa thuộc sơn môn tổ đình Đào Xuyên.
1
null
Mountain Dew, cách điệu là Mtn Dew, là một nhãn hiệu nước ngọt có ga do PepsiCo sản xuất và sở hữu. Công thức ban đầu được phát minh vào năm 1940 bởi những người đóng chai nước giải khát tại Tennessee là Barney và Ally Hartman. Một công thức sửa đổi được tạo ra bởi Bill Bridgforth vào năm 1958. Bản quyền công thức này là của Tip Corporation của Marion, Virginia. William H. "Bill" Jones của Tip Corporation đã hoàn thiện thêm công thức này, tung ra phiên bản Mountain Dew vào năm 1961. Vào tháng 8 năm 1964, thương hiệu Mountain Dew và quyền sản xuất đã được công ty Pepsi-Cola mua lại từ Tip và việc phân phối được mở rộng trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Hương vị. Mountain Dew có nhiều hương vị tùy thuộc vào từng vùng phân phối trên thế giới:
1
null
Cháo Tiều là một món ăn phổ biến của người Triều Châu (người Tiều) theo dòng người di dân vào Việt Nam vào khoảng thời giản thế kỉ 20. Một món ăn không khác biết biệt gì nhiều nếu so sánh với những món cháo thông thường nhưng nó vẫn có những nét riêng để tạo nên sức hút với thực khách khi thưởng thức. Thành phần chính của món ăn là bao gồm cháo trắng và ăn cùng với lòng heo. Nguồn gốc. Cháo Tiều theo chân người Triều Châu di dân từ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào Việt Nam từ những năm 50. Trình bày. Thoạt nhìn qua, món cháo Tiều không có gì khác so với món cháo lòng của người Việt, cũng đầy đủ các thành phần như cháo trắng, phèo, tim, gan, cật... Tuy vậy, nó cũng có nhiều điểm khác biệt làm nên hương vị riêng cho món ăn này. Điểm khác biệt đầu tiên là các thành phần ăn kèm như: gan, tim, cật... Tất cả không được luộc chín trước như món cháo lòng mà lại để riêng thành từng phần. Khi có người ăn, chủ quán mới luộc chín nên khi ăn vừa nóng, vừa dai mềm và có vị ngọt nhẹ của thịt. Bên cạnh đó, trong bát cháo Tiều còn có thêm nấm rơm và mực tươi vừa làm phong phú vừa đem lại vị ngọt tự nhiên cho món ăn. Ngoài ra, cháo còn được cho thêm nhiều hành lá, tiêu và gừng thái sợi. Tất cả hòa quyện vào nhau đem lại hương vị cay nồng ấm bụng cho người ăn trong những ngày mưa. Không chỉ có món cháo thập cẩm, ở đây còn có nhiều loại cháo cho bạn chọn lựa như cháo thịt bằm; cháo nấm; cháo thập cẩm; cháo mực... với nhiều hương vị thơm ngon khác nhau.
1
null