text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Cá gà trống, tên khoa học Nematistius pectoralis, là một loài cá thể thao trong các vùng nước ấm của Đông Thái Bình Dương từ Baja California đến Peru. Nó là loài duy nhất trong chi Nematistius và họ Nematistiidae, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được cho là xếp trong bộ Cá khế (Carangiformes) của nhóm Carangimorphariae (= Carangimorpha/Carangaria). Tên gọi tiếng Anh của nó (roosterfish) nghĩa là "cá gà trống", là do "mào gà trống" rất đặc biệt của nó, là bảy gai vây lưng rất dài. Cá gà trống có thể đạt chiều dài trên 1,6 m (5 ft 3 in) và cân nậng 50 kg (110 lb). Cân nậng trung bình của nó là khoảng 20 lb (9,1 kg). Nó phổ biến như là một cá trò chơi. Nó không được coi là một loài cá thực phẩm tốt. Tuy nhiên nó được khai thác như một loài cá địa phương và tìm thấy tươi sống trên thị trường.
1
null
Giải văn học quốc tế Neustadt (tiếng Anh: Neustadt International Prize for Literature) là một giải thưởng văn học quốc tế của Hoa Kỳ do trường Đại học Oklahoma và tạp chí văn học quốc tế "World Literature Today" của trường tài trợ. Giải này được coi là một trong các giải thưởng văn học quốc tế uy tín nhất, thường được so sánh với giải Nobel Văn học và được coi là "giải Nobel Hoa Kỳ", vì trong 42 năm qua của giải, đã có 30 người - hoặc đoạt giải, hoặc là ứng viên hay tham gia ban giám khảo giải này - đã đoạt giải Nobel Văn học. Lịch sử. Giải văn học quốc tế Neustadt được thành lập ban đầu như "Giải quốc tế sách văn học nước ngoài" vào năm 1969 bởi Ivar Ivask, chủ biên mục "Sách nước ngoài". Sau đó, giải được đặt tên lại là "Giải Neustadt cho sách nước ngoài" ("Books Abroad/Neustadt Prize"), tới năm 1976 được đặt tên lại như tên hiện nay. Đây là giải thưởng văn học quốc tế đầu tiên với tầm vóc lớn phát sinh ở Hoa Kỳ, và là một trong số rất ít giải thưởng quốc tế dành cho cả ba thể loại tiểu thuyết, thơ và kịch bản. Giải này được trao mỗi 2 năm, bắt đầu từ năm 1970. Cũng giống như giải Man Booker quốc tế, giải này không dành cho một tác phẩm riêng rẽ, mà vinh danh toàn bộ tác phẩm của một tác giả. Giải thưởng. Giải thưởng gồm một lông vũ bằng bạc của chim đại bàng, một bằng chứng nhận và khoản tiền 50.000 dollar Mỹ. Người hiến tặng vốn cho giải này là Walter và Doris Neustadt ở Ardmore, Oklahoma bảo đảm cung cấp vốn vĩnh viễn cho giải. Điều lệ giải Neustadt quy định là giải này được trao để công nhận những thành tựu xuất sắc trong các thể loại văn học hư cấu, thơ hoặc kịch, và chỉ căn cứ trên giá trị văn học. Mọi tác phẩm văn học viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào của một tác giả còn sống đều đủ điều kiện để được xét chọn, miễn là ít nhất một phần tiêu biểu của tác phẩm có thể dịch sang tiếng Anh – ngôn ngữ sử dụng trong các cuộc thảo luận của ban giám khảo. Giải có thể dùng để vinh danh thành tựu suốt đời hoặc để hướng sự chú ý vào toàn bộ tác phẩm còn đang phát triển. Giải này không dành cho ứng viên tự đề cử. Việc tuyển chọn. Các ứng viên được tuyển chọn bởi một ban giám khảo gồm ít nhất là 7 thành viên. Việc tuyển chọn không bị giới hạn bởi khu vực địa lý, ngôn ngữ hoặc thể loại văn học. Giải văn học quốc tế Neustadt là giải thưởng văn học quốc tế duy nhất có tầm vóc lớn bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong số ít giải thưởng quốc tế dành cho cả nhà thơ, tiểu thuyết gia lẫn kịch tác gia.
1
null
Bí tích Truyền Chức Thánh là một trong bảy Bí tích của Giáo hội Công giáo Rôma. Bí tích Truyền Chức Thánh có ba cấp từ thấp lên cao: Việc truyền chức đều phải qua trình tự từ thấp lên cao này. Những người đã được thụ lãnh việc truyền chức thánh thì chức vụ của họ được gọi là Chức Thánh (tránh nhầm lẫn giữa Chức Thánh và Thánh nhân). Do chúa Giê-su thiết lập. Là người thay mặt Chúa Ki-tô và các môn đệ trong công cuộc truyền giáo
1
null
Nội dung cấu trúc là thông tin hoặc nội dung được tách rời và phân loại sử dụng siêu dữ liệu. Nội dung cấu trúc thường chứa thông tin được phân loại bằng cách dùng XML , nhưng có thể liên hệ với thông tin được phân loại dùng các tiêu chuẩn hoặc các dạng siêu dữ liệu độc quyền.
1
null
Sợi mắc hay sợi dọc là tên gọi sợi trên khung dệt luồn theo chiều dọc của khúc vải đan qua những sợi ngang, tức sợi mành. Ca dao vùng Kẻ Bưởi có câu: Sợi dệt là chỉ thường bằng len, tơ, hay bông. Để tăng sức bền chắc, sợi dệt được đem hồ bằng cách nhúng vào dung dịch, xưa kia là nước nấu với bột gạo, bột sắn, hay rong biển tùy theo công thức địa phương để thích hợp với loại sợi. Ngày nay nhiều sợi nhân tạo bằng nilông bền hơn được dùng trong ngành dệt. Vì sợi mắc phải chịu lực căng nên phải dùng chất liệu chắc bền hơn sợi mành. Sợi mắc thì gài lên khung cửi còn sợi mành luồn vào con thoi bắn theo chiều ngang. Sợi mắc bên ngoài cùng càng cần dùng những sợi chỉ chắc để làm biên tránh cho khỏi đứt. Số sợi mắc gài lên khung tùy thuộc vào loại hàng dệt. Khi dệt lĩnh thì phải gài 5400 sợi. Khung cửi cổ truyền không mấy thay đổi cho đến khi cách mạng công nghệ vào thế kỷ 18 giúp tăng tốc độ dệt khi máy dệt xuất hiện vào năm 1785.
1
null
"Seven Nation Army" là ca khúc mở đầu trong album "Elephant" của ban nhạc alternative rock người Mỹ, The White Stripes. Ca khúc này được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào đầu năm 2003 và trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất của ban nhạc. "Seven Nation Army" đạt vị trí số 1 tại bảng xếp hạng Alternative Songs trong vòng 3 tuần và đạt giải Grammy năm 2004 cho Bài hát rock của năm. Đây cũng là ca khúc xuất sắc thứ ba của thập kỷ được đánh giá bởi bảng xếp hạng trên. Ca khúc được biết tới nhiều với đoạn hợp âm riff kinh điển xuyên suốt toàn bộ giai điệu. Cho dù xuất hiện phần bass (thứ nhạc cụ mà trước đó ban nhạc chưa từng sử dụng), âm thanh này thực tế là tiếng chiếc semi-acoustic guitar được chơi bởi Jack White (chiếc Kay Hollowbody những năm 50) được hạ một quãng tám qua chiếc pedal DigiTech Whammy. Theo White, "Seven Nation Army" là cách gọi đội Cứu Thế Quân (Salvation Army) khi anh còn nhỏ. Xếp hạng. Chứng nhận. ! Quốc gia ! Chứng nhận
1
null
Avant-garde là khái niệm để chỉ thể loại âm nhạc được coi là đi trước thời đại (theo đúng nguyên gốc tiếng Pháp), trong đó bao gồm một hoặc vài yếu tố mới, hoặc khám phá những pha trộn và phong cách mới lạ. Những nhà nghiên cứu âm nhạc có lẽ lần đầu tiên sử dụng khái niệm này để ám chỉ, hoặc là âm nhạc hậu-1945 sau cái chết của Anton Webern vào năm 1945, hoặc là "âm nhạc hậu-Wagner", thậm chí là kể từ Josquin des Prez. Ngày nay, khái niệm này được dùng để chỉ cho bất cứ sự cách tân âm nhạc nào thời kỳ hậu-1945 mà không theo phong cách thể nghiệm, hoặc đôi lúc cũng áp dụng với thể loại thể nghiệm này mà loại bỏ yếu tố giọng.
1
null
Nghiêu Đế (chữ Hán: 堯帝) là thụy hiệu rút gọn của một số vị hoàng đế bên Trung Quốc và tôn hiệu gọi tắt của một số vị Thái thượng hoàng đời nhà Trần ở Việt Nam, lấy cảm hứng từ việc vua Nghiêu thiện nhượng cho vua Thuấn thời Ngũ Đế.
1
null
Pharyngolepis là một chi cá không hàm tuyệt chủng sống vào kỷ Silur ở nơi hiện nay là Na Uy. Pharyngolepis có vây hậu môn và vây đuôi phát triển tốt, nhưng không có cặp vây hoặc vây lưng nào có thể giúp nó ổn định trong nước, và vì vậy có thể là một sinh vật bơi kém, ở gần đáy biển. Thay vào đó, các vây ngực được thay thế bằng các gai xương, có thể để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi, và có một hàng gai dọc theo lưng. Nó có thể đã vớt thức ăn từ đáy đại dương.
1
null
Cá nhám phơi nắng (tên khoa học Cetorhinus maximus) là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại, sau cá mập voi, và thứ hai trong ba loài cá mập ăn sinh vật phù du, cùng cá nhám voi và cá mập miệng to. Nó là một loài di cư quốc tế được tìm thấy ở tất cả các đại dương ôn đới trên thế giới. Nó là một loài ăn loại chuyển động chậm và có sự thích nghi giải phẫu để lọc thức ăn, chẳng hạn như một cái miệng rất mở rộng và mang lược phát triển cao. Cá nhám phơi nắng thường có màu xám-nâu với đốm da. Răng của cá nhám phơi nắng rất nhỏ và rất nhiều và thường trên một trăm hàng. Răng có một đỉnh hình nón duy nhất, được uốn cong về phía sau và đều giống nhau ở cả hàm trên và hàm dưới. Nó từ lâu đã là loài cá thương mại quan trọng, như một nguồn thực phẩm, vây cá mập, thức ăn gia súc, và dầu gan cá mập. Khai thác quá mức đã làm giảm số lượng quần thể của nó đến điểm mà một số nơi nó đã biến mất và những nơi khác cần được bảo vệ.
1
null
Thanh niên Bảo quốc Đoàn là tên gọi tổ chức bán vũ trang của Đại Việt Quốc dân Đảng, tồn tại từ 1947 đến 1953. Lịch sử. Thanh niên Bảo quốc Đoàn được Ban chấp hành Trung ương Đại Việt Quốc dân Đảng quyết định thành lập vào năm 1947. Người được giao phó trọng trách xây dựng lực lượng là đảng viên Đỗ Văn Năng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đỗ Văn Năng đă gầy dựng và phát triển mạnh mẽ Thanh niên Bảo quốc Đoàn với sự hiện diện trên khắp các tỉnh Nam Kỳ. Vào năm 1952, Đỗ Văn Năng bị Việt Minh ám sát, Đại Việt Quốc dân Đảng cử Trần Văn Xuân thay thế, phụ trách lãnh đạo Thanh niên Bảo quốc Xứ bộ miền Nam và Vương Hữu Đức phụ trách lãnh đạo Thanh niên Bảo quốc Xứ bộ miền Bắc.
1
null
Bộ Cá khế (danh pháp khoa học: Carangiformes) là một bộ cá dạng cá vược (Percomorpha hay Percomorphacea theo E. O. Wiley & G. David Johnson (2010) hoặc Percomorphaceae theo R. Betancur-R. et al. (2013). Đặc trưng. Hai đặc trưng chia sẻ chung với tổ tiên gần nhất (synapomorphy) của nhóm cá dạng cá khế là: một hoặc hai đoạn xương hóa hình ống (xương tiền mũi) như là phần mở rộng của xương mũi, một đặc trưng chia sẻ chung với cá măng rổ (Toxotidae), cũng như có vảy dạng xycloit (cycloid) nhỏ. Các loài cá dạng cá khế đều là cá săn mồi, thường bơi rất nhanh, có kích thước từ trung bình tới lớn, chiều dài thân từ 16 cm như ở cá say ("Alepes kleinii") tới 2,5 m như ở cá cam đuôi vàng ("Seriola lalandi"). Chúng có thân hình thoi thon dài, lưng vồng cao, hai bên thân dẹt. Tất cả đều là cá biển, chủ yếu sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, và là động vật ăn thịt. Hệ thống học. Phân loại nội bộ. Bộ Cá khế bao gồm 5 họ, được tách ra từ bộ Perciformes, với đa dạng nhất là họ Cá khế (Carangidae) gồm 30 chi và 148 loài, tiếp theo là các họ như họ Cá ép (Echeneidae) với 3 chi 8 loài, họ Cá nục heo (Coryphaenidae) gồm 1 chi 2 loài, và 2 họ đơn loài là Nematistiidae và họ Cá giò hay cá bớp (Rachycentridae). Phát sinh chủng loài. Mối quan hệ giữa các họ trong bộ Cá khế như biểu đồ sau: Quan hệ với các bộ khác. Bộ Cá khế từng được xếp trong phân bộ Carangoidei, hoặc theo Nelson (2006) là siêu họ Carangoidea thuộc bộ Perciformes (cận ngành) của nhánh Percomorpha. Các họ hàng gần của nhóm cá dạng cá khế bao gồm một số họ trong phân bộ Percoidei như Centropomidae (gồm cả Latidae), Leptobramidae, Menidae (cá lưỡi búa), Polynemidae, Toxotidae (cá măng rổ), hay phân họ Scombroidei như Sphyraenidae, Istiophoridae và Xiphiidae (hai họ sau hiện được tách ra làm bộ Istiophoriformes). Wiley & Johnson đã nâng cấp nhóm cá dạng cá khế lên cấp bộ, và nó được Betancur-R. và ctv., Near và ctv. chấp nhận. Mối quan hệ họ hàng gần của cá dạng cá khế với các loài cá thân bẹt (bộ Pleuronectiformes) đã được một số nghiên cứu khẳng định Từ nghiên cứu của Blaise Li và ctv người ta đã đề xuất một đơn vị phân loại mới là Carangimorpha (= Carangimorphariae theo Betancur-R. và ctv.) để hợp nhất tất cả các đơn vị phân loại này. Carangimorpha chỉ dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử và không còn được hỗ trợ bởi các đặc trưng hình thái học. Cây phát sinh chủng loài của Carangimorpha dưới đây vẽ theo Betancur và ctv (2013), cho thấy bộ Carangiformes là không đơn ngành. Các tác giả cũng coi bộ này ở tình trạng có vị trí có thể thay đổi ("sedis mutabilis").
1
null
Le Morne Brabant là một bán đảo ở cực tây nam của đảo Mauritius trên Ấn Độ Dương. Nó có điểm nhấn là một khối đá bazan cùng tên với điểm cao nhất đạt 556 mét (1.824 ft) so với mực nước biển. Phần đỉnh có diện tích rộng hơn 12 ha (30 mẫu Anh). Khối đá có nhiều hang động hướng ra trên những sườn dốc. Nó được bao quanh bởi một khu vực đầm phá và là một điểm du lịch nổi tiếng. Nơi đây có hai loài cây đặc hữu và cực kỳ quý hiếm là "Hibiscus fragilis" và "Trochetia boutoniana". Nó được đặt theo tên tàu Brabant của Công ty Đông Ấn Hà Lan chạy qua đây vào ngày 29 tháng 12 năm 1783. Năm 2008, khu vực đã được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO như là một chứng biệt về pháo đài trú ẩn cho những người nô lệ. Mô tả. Bán đảo này xuất hiện trong các huyền thoại và truyền thuyết vào đầu thế kỷ 19 như là một nơi trú ẩn cho những nô lệ chạy trốn. Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mauritius, vào ngày 1 tháng 2 năm 1835, có tin đồn rằng một đoàn thám hiểm là những cảnh sát đã được phái đến đó để thông báo cho nô lệ rằng họ đã được tự do. Sự xuất hiện của cảnh sát ở chân núi (theo truyền thuyết) bị những người nô lệ trên đỉnh núi hiểu lầm (sợ bị bắt lại) và họ chọn nhảy từ trên núi xuống biển chứ không để bị bắt lại làm nô lệ. Kể từ đó, ngày 1 tháng 2 là ngày Mauritius kỉ niệm như là ngày xoá bỏ chế độ nô lệ. Le Morne Brabant được công nhận là Di sản thế giới mặc dù không có bằng chứng nào về di tích được hình thành bởi các nô lệ. Tượng đài bao gồm một dòng chữ trích từ bài thơ "Le Morne Territoire Marron" của Richard Sedley Assonne. Sự xuất hiện của con người tại đây chỉ được biểu hiện qua các khu định cư không chính thức, dấu hiệu của lửa, chạm khắc, hiện vật cá nhân ở chân núi
1
null
Merano hay Meran là một thị trấn tại Nam Tirol, Bắc Ý. Sau thủ phủ Bolzano, với dân số 37.791 người, Meran là thành phố lớn thứ hai tại tỉnh Nam Tirol. Trong vài trăm năm Meran đã là thủ đô của Tirol. Meran, nơi nghỉ mát nổi tiếng, là một thung lũng được bao quanh bởi đồi núi có chỗ cao tới trên mặt biển. Trong quá khứ nhiều khoa học gia, văn nghệ sĩ nổi tiếng như Franz Kafka, Ezra Pound và Paul Lazarsfeld thích tới đây nghỉ mát vì khí hậu ôn hòa.
1
null
Cá nhám đầu xẻng hay cá nhám búa đầu nhỏ, cá mập đầu xẻng, tên khoa học Sphyrna tiburo, là thành viên của chi Cá nhám búa ("Sphyrna") thuộc họ Cá nhám búa. Tiếng Hy Lạp Sphyrna dịch ra là búa, đề cập đến hình dạng đầu của loài cá mập này - tiburo là Tiếng Taíno chỉ cá mập. Trung bình, cá nhám đầu xẻng có kích thước dài khoảng 3–5 ft (0,91-1,5 m), là một trong những con cá nhám búa nhỏ nhất. Đây là loài cá mập duy nhất có chế độ ăn tạp, chúng còn được ghi nhận là ăn cả rong biển.
1
null
Điếu Cày (tên thật: Nguyễn Văn Hải, sinh khoảng năm 1952 tại Hải Phòng; cũng gọi là Nguyễn Hoàng Hải) là một blogger, người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, đã bị nhà nước truy tố tội trốn lậu thuế và tội "tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Việc giam tù ông đã bị nhiều Tổ chức Nhân quyền quốc tế phản đối, và tổ chức Ân xá Quốc tế coi ông là một tù nhân lương tâm. Từ tháng 10 năm 2014, ông sống và hoạt động tại Hoa Kỳ. Trước khi viết báo. Năm 1971 – 1976, Nguyễn Văn Hải tham gia quân đội Việt Nam. Năm 1976 làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó anh vào Thành phố Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn. Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc viết báo. Nguyễn Văn Hải xuất bản các bài báo của mình thông qua một blog, gọi là blog Điếu Cày, mà cũng là bút hiệu của ông.. Ông là một trong những thành viên sáng lập "Câu lạc bộ Nhà báo Tự do" vào ngày 19 tháng 9 năm 2007 tại TP.Hồ Chí Minh.. Năm 2008, ông tham gia vào cũng như tường thuật về các cuộc biểu tình của người Việt Nam chống lại Thế vận hội Mùa hè 2008 tổ chức ở Bắc Kinh, sau một tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam. Bị bắt và truy tố. Ngày 19 tháng 4 năm 2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Đà Lạt, và các máy tính cùng các files dữ liệu của ông bị tịch thu. Ngày 20 tháng 10 năm 2010 ông bị đưa về trại tạm giam Quận 3 và bị an ninh điều tra PA-24 điều tra về các hoạt động thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do và tổ chức biểu tình ở TP.Hồ Chí Minh Ngày 10 tháng 9 năm 2008, ông bị truy tố về tội "trốn thuế" và bị tòa án xử phạt 30 tháng tù giam. Theo cáo trạng, ông Hải và vợ đã không kê khai trung thực việc cho thuê hai căn nhà nhằm trốn thuế hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên, theo luật sư Lê Công Định (người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải) thì: "theo hợp đồng, anh Hải lẽ ra phải đóng thuế nhưng hai bên đã thoả thuận giao cho bên thuê nhà nộp thuế. Cho nên ở đây không có hành động gian dối trốn thuế.". Nhận định này của luật sư Lê Công Định vấp phải nhiều tranh cãi do nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đã được quy định rõ trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế. Từ ngày 10 tháng 2 năm 2009 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009 ông bị chuyển từ trại tạm giam Chí Hoà đến trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu để điều tra về các chuyến đi ra nước ngoài gặp gỡ các tổ chức quốc tế và các tổ chức của người Việt hải ngoại. Ngày 30 tháng 3 năm 2009 ông bị đưa đi trại giam K1 Cái Tàu – Cà Mau. Ông được dự định phóng thích vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, nhưng vào ngày đáng lẽ được phóng thích, thì ông bị an ninh điều tra PA-24 bắt ngay cửa trại giam K3 Xuân Lộc đưa về số 4 Phan Đăng Lưu "để điều tra thêm". Nhà của ông cũng đã bị khám xét vào chiều ngày 19 tháng 10 và vợ ông – bà Dương Thị Tân bị đánh đập. Ngày 5.7.2011, bà Dương Thị Tân được cán bộ trại giam là Trung tá Lê Hồng Điệp thông báo là Nguyễn Văn Hải đã bị mất một cánh tay do bị chấn thương trong nhà tù. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Hải bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Theo nhật báo "Thanh Niên", Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải cũng bị cho là đã tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở nước ngoài tài trợ. Phản ứng của dư luận quốc tế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên án các vụ bắt giữ này và kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy thả ngay 3 blogger nói trên. Năm 2009, tổ chức này đã trao tặng Nguyễn Văn Hải giải Hellman/Hammett "cho các nhà văn đã bị bách hại vì những bài viết của họ". Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi ông là một tù nhân lương tâm, và bày tỏ sự quan ngại về các báo cáo nói rằng ông bị sụt giảm thể trọng và sức khỏe suy sụp. Ngày 6.3.2012, cựu dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ Cao Quang Ánh đã tổ chức một cuộc vận động ngoài hành lang cho Nguyễn Văn Hải, linh mục Nguyễn Văn Lý, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cùng nhiều tù nhân chính trị Việt Nam khác, kêu gọi chính phủ của tổng thống Barack Obama và Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực họ mạnh mẽ hơn. Tháng 4 năm 2012, tổ chức Những người bảo vệ quyền Công dân ("Civil Rights Defenders") đã tặng ông Hải danh hiệu "Người bảo vệ quyền Công dân" trong tháng. Ngày 17.4.2012 một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi chính phủ Việt Nam thả ông Hải cùng các blogger khác, nói rằng 3 blogger này "đã không làm gì khác hơn là thực thi quyền tự do ngôn luận của họ được cả thế giới công nhận". Tháng 5 năm 2012 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phát biểu là "chúng ta không thể quên những nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt năm 2008 trong vụ đàn áp lớn lao việc làm báo của công dân ở Việt Nam". Phiên tòa xét xử năm 2012 và bản án. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, trong phiên tòa chỉ kéo dài một ngày xử ba nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, ông Nguyễn Văn Hải đã bị tuyên mức án cao nhất là 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Tờ báo "The Economist" đã mô tả phiên tòa này "rất giống kiểu phiên tòa trình diễn thời Xô Viết cũ". Các công tố viên nói rằng 3 người này đã "xuyên tạc sự thật về Nhà nước và Đảng, tạo ra sự hiểu lầm trong dân chúng, và ủng hộ các âm mưu nhằm lật đổ chính quyền", và tòa án xét thấy rằng họ đã "làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế". Theo Chính phủ Việt Nam, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải đã đã tham gia khóa huấn luyện của một tổ chức chống phá nhà nước có tên là Việt Tân mở tại Thái Lan hồi tháng 3/2008. Tổ chức Việt Tân được chính phủ Việt Nam liệt kê vào danh sách Tổ chức khủng bố. Phan Thanh Hải, người nhận tội, bị phạt 4 năm tù, còn bà Tạ Phong Tần bị phạt 10 năm tù giam. Theo báo Tuổi trẻ: "Tại phiên tòa, hai bị cáo Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần không thừa nhận tội, riêng Phan Thanh Hải thừa nhận sai phạm và khai báo thành khẩn, xin được tòa giảm nhẹ hình phạt." Ra làm chứng trong phiên tòa xử ba bloggers có Lê Xuân Lập, Nguyễn Tiến Trung và Nguyễn Huy Cường. Trong ba người này chỉ Nguyễn Tiến Trung là đang ở tù với bản án bảy năm. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải cho biết là công an đã giam giữ bà cùng người con trai trong nhiều giờ để ngăn chặn không cho họ tham dự phiên tòa. Các bản án này đã bị chống án lên tòa thượng thẩm và ngày 28.12.2012 toà phúc thẩm tuyên y án. Thả tù và trục xuất. Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam cho ra khỏi tù và đưa ra sân bay quốc tế Nội Bài trong ngày 21 tháng 10 năm 2014 đi sang Los Angeles, Hoa Kỳ, mặc dù ông không có thân nhân nào ở thành phố trên. Bà Phạm Thu Hằng là Phó Phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết: "“Nhà nước Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với Nguyễn Văn Hải và cho phép Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân đạo”." Ngày 1 tháng 5 năm 2015, blogger Điếu Cày được tổng thống Mỹ Obama mời vào Nhà Trắng tham dự họp báo trước thềm ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5. Ông đã có mặt cùng hai blogger khác là Simegnish 'Lily' Mengesha (từ Ethiopia) và Fatima Tlisova (từ Nga) tại Nhà Trắng hôm 1/5/2015 để tham gia hội luận về tự do báo chí trên thế giới Ngày 2 tháng 5, VTV1 phần tin Quốc tế mục Chào buổi sáng có đưa tin và hình ảnh Điếu Cày bên cạnh Obama.
1
null
Họ Cá chim khoang hay họ Cá chim mắt to hoặc họ Cá chim dơi (danh pháp khoa học: Monodactylidae) là một họ cá vây tia, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được coi là có vị trí không xác định ("incertae sedis") trong nhánh Percomorpharia. Đặc điểm. Tất cả các loài cá chim trong họ này đều có thân bị ép mạnh ở hai bên, với phần thân hình đĩa, các vây hậu môn và vây lưng cao. Miệng nhỏ, mắt tương đối to. Điểm bất thường đối với cá nói chung là chúng có vảy trên các vây lưng và đôi khi cả ở trên vây hậu môn. Các vây chậu nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng dấu vết. Chúng có kích thước trung bình, thường dài khoảng 25 cm, và cá chim dơi bốn sọc/chim dơi sọc/chim sọc đen ("Monodactylus sebae") có thể có chiều cao lớn hơn chiều dài, cao tới 30 cm tính từ đỉnh vây lưng tới đỉnh vây hậu môn. Các vây dài có vảy này làm cho chúng có tên gọi trong tiếng Anh là "fingerfish" (cá ngón tay). Phần lớn các loài có màu trắng bạc với các sọc/đốm đen và vàng. Họ này chứa 6 loài còn sinh tồn trong 2 chi là "Monodactylus" và "Schuettea". Trong tự nhiên, chúng phân bố dọc theo đường bờ biển châu Phi, Ấn Độ và Nam Á, và xa tới Australia. Các loài của chi "Monodactylus" đặc biệt phổ biến tại khu vực cửa sông. Chúng là cá chịu được sự thay đổi đáng kể về độ mặn và có thể sống trong một thời gian dài trong môi trường nước ngọt. Các loài cá chim dơi này là cá săn mồi và thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá nhỏ cùng động vật không xương sống. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong vùng nước nông và bơi thành các đàn lớn. Hai loài tuyệt chủng trong 2 chi là "Psettopsis subarcuatus" và "Pasaichthys pleuronectiformis", chỉ biết tới ở dạng hóa thạch trong trầm tích tầng Lutetia thế Eocen ở Monte Bolca, Italia. Cá cảnh. Những người nuôi cá cảnh thường nuôi "Monodactylus argenteus" và "Monodactylus sebae" trong các bể cá cảnh tại gia; chúng cũng thường được nuôi trong các bể cá cảnh công cộng. Chúng có sức chịu đựng tốt và dễ chăm sóc, nhưng cần có môi trường nước lợ và nhiều không gian để bơi .
1
null
Cá lưỡi búa hay cá liệt búa, cá bánh lái (danh pháp hai phần: Mene maculata) là loài duy nhất còn sinh tồn trong chi Mene và của họ Menidae. Theo truyền thống, họ Menidae được xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được coi là có vị trí không xác định ("incertae sedis") trong nhánh Carangaria và được cho là có quan hệ họ hàng gần với họ Polynemidae. Đặc điểm. Loài cá này có phần thân bị ép dẹp mạnh ở bên và rất sâu theo chiều thẳng đứng. Mặt cắt phần bụng rất sâu, với rìa bụng rất nhọn. Vây đuôi chẻ rất sâu. Miệng nhỏ có thể thò ra thụt vào. Phần thân có màu trắng bạc phía dưới và lam-lục phía lưng, với 3-4 hàng đốm màu xám sẫm ở trên và dưới đường bên. Hai tia vây đầu tiên của vây chậu dài, tạo thành một sợi trỏ ngược về phía sau khá rõ nét trên mặt bụng của cá. Cá lưỡi búa có thể dài tới 30 cm. Phân bố. Loài cá này không phổ biến, nhưng có phạm vi sinh sống rộng trong Ấn Độ Dương, từ vùng biển Đông Phi, Hồng Hải và vịnh Ba Tư tới miền tây Thái Bình Dương, từ Queensland ở đông bắc Australia tới Nhật Bản.
1
null
Trong điện động lực học, định lý Poynting được nhà vật lý học John Henry Poynting phát biểu về sự bảo toàn năng lượng của trường điện từ. Nó cũng tương tự như định lý công-động năng trong cơ học cổ điển. Phát biểu. Tổng quát. "Sự thay đổi năng lượng điện từ (mỗi đơn vị thể tích) trong một vùng không gian bằng với dòng năng lượng điện từ chảy qua mặt kín bao quanh vùng không gian này." Công thức toán học, dưới dạng vi phân: với ∇•S là div của vector Poynting (vectơ mật độ công suất của trường điện từ) và J•E là công suất tổn hao dưới dạng nhiệt của dòng điện trong vùng không gian này. Theo định lý Gauss, biểu thức trên có thể viết lại dưới dạng tích phân: với formula_1 là biên của thể tích "V" có hình dạng bất kỳ tuy nhiên phải cố định. Kỹ thuật điện. Trong kỹ thuật điện, định lý thường được viết theo mật độ năng lượng "u": với:
1
null
Gebel Barkal hay còn gọi là Jebel Barkal () là ngọn núi nhỏ nằm cách thủ đô Khartoum khoảng 400 km về phía bắc, trong thị trấn Karima của miền Bắc Sudan, trên một đoạn uốn cong lớn của sông Nile, trong khu vực được gọi là Nubia. Ngọn núi này cao 98 m, đỉnh núi tương đối phẳng, và dường như đã được sử dụng như một là nơi dừng chân cho các thương nhân trên các tuyến đường quan trọng giữa Trung Phi, Ả Rập và Ai Cập, nơi mà họ có thể dễ dàng vượt qua được sông Nile. Năm 2003, ngọn núi này cùng với khu vực khảo cổ thành phố cổ đại Napatan, được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Lịch sử. Năm 1450 Trước công nguyên, Pharaoh Thutmose III mở rộng đế chế của mình đến vùng này và coi Gebel Barkal là giới hạn phía nam của vương quốc. Ở đó, ông đã xây dựng thành phố Napata gần đó, khoảng 300 năm sau đó, nó trở thành thủ đô của vương quốc độc lập Kush. Vị vua thứ 25 của xứ Nubia là Piye sau rất nhiều lần mở rộng vương quốc mới của mình đã cho xây dựng đền thờ Amun ở thành phố này và dựng tấm bia bên trong đó nhằm ghi chép lại những kỳ công trong chiến tranh mở rộng quyền lực. Khảo cổ. Xung quanh Gebel Barkal bao gồm ít nhất 13 ngôi đền và 3 cung điện, lần đầu tiên được mô tả bởi những nhà thám hiểm châu Âu trong những năm 1820. Năm 1862, năm bản khắc từ thời kỳ trung gian thứ ba đã được một sĩ quan Ai Cập tìm được và chuyển nó tới Bảo tàng Cairo, và năm 1916 các nhà khoa học khảo cổ thực hiện một cuộc khai quật lớn được thực hiện bởi một đoàn thám hiểm chung của Đại học Harvard và Bảo tàng Mỹ thuật Boston dưới sự chỉ đạo của George Reisner. Từ những năm 1970, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Rome La Sapienza, dưới sự chỉ đạo của Sergio Donadoni, và một nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Boston trong những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của Timothy Kendall tiếp tục khám phá khu vực này. Các ngôi đền lớn như ngôi đền của thần Amun, tới ngày nay vẫn được coi là khu vực thiêng liêng đối với người dân địa phương. Gebel Barkal giống như là một nghĩa trang hoàng gia trong thời Vương quốc Meroitic. Các ngôi mộ sớm nhất có niên đại vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên như là mộ của vua Teriqas (khoảng 29-25 TCN), nữ hoàng Nawidemak (thế kỷ trước Công nguyên 1) hay vua Aktisanes (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên)...
1
null
là một đảo ở hồ Bodensee (nằm trên bờ phía Nam của hồ Überlinger See gần thành phố Konstanz, huyện Konstanz bang Baden-Württemberg, Đức). Với diện tích khoảng 45 ha nó là đảo lớn thứ ba của hồ này. Đảo được duy trì như một vườn đảo và là một mô hình xuất chúng của những thực hiện môi trường sinh sống. Về mặt hành chính, đảo này là một phần của thành phố Konstanz kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1971, khi xã Litzelstetten, Mainau thuộc vào xã này, đã nhập vào Konstanz. Đảo này thuộc quỹ Lennart Bernadotte, được lập ra bởi hoàng tử Lennart, Bá tước Bernadotte af Wisborg, trước đây là hoàng tử của Thụy Điển và Công tước của Småland. Mainau là một trong những địa điểm lôi cuốn du khách nhất tại hồ Bodensee. Ngoài bông hoa còn có một công viên với phong cảnh nhìn ra hồ. Ngoài ra còn có một nhà kính với khí hậu nhiệt đới và cả ngàn con bướm. Vịnh Mainau cũng có một hội thuyền bườm của đại học Konstanz. Dân số. Đảo Mainau chỉ có ít dân. Tự điển hội đàm Meyer 1888 chỉ ghi số dân là 28. Lúc kiểm tra dân số 1961 thì có dân số là 123. Theo ước đoán vào năm 2008 số dân đã tăng lên thành 185 người Công viên và vườn hoa. Mainau là một đảo hoa nổi tiếng nhờ các công viên và các khu vườn của nó. Frederick I, Đại Công tước Baden, tạo vườn cây sưu tầm của hòn đảo, mà bây giờ có 500 loài cây rụng lá và các cây thông, rất nhiều cây lạ và có giá trị, bao gồm cả những mẫu rất đẹp của Cự sam (Sequoiadendron giganteum) (1864) và Thủy sam (Metasequoia glyptostroboides) (1952). Hòn đảo này cũng chứa khoảng 200 loại hoa thuộc chi Đỗ quyên (rhododendron và Azaleas) khác nhau. Vườn hồng kiểu Ý được thiết kế dạng hình học với giàn che, tác phẩm điêu khắc, đài phun nước, và bao gồm khoảng 500 loại hoa hồng. Các bậc thang Địa Trung Hải có các cây trồng trong chậu ở các nước ngoài đưa vào, trong đó có những cây họ Cau, cây thuộc chi Thùa, xương rồng và hoa giấy. Toàn thể đảo chứa khoảng 30.000 bụi cây hoa hồng từ 1.200 giống, và khoảng 20.000 cây thuộc chi Cúc Thược dược từ 250 giống.
1
null
Bertil Gotthard Ohlin () (23 tháng 4 năm 1899 – 3 tháng 8 năm 1979) là một nhà chính trị và kinh tế học người Thụy Điển. Ông là giáo sư kinh tế tại trường kinh tế Stockholm từ năm 1929 tới năm 1965. Ông cũng là lãnh đạo của Đảng Nhân dân Tự do, một đảng theo đường lối xã hội tự do, trong giai đoạn 1944 tới 1967 đây là đảng lớn nhất trong phe đối lập với Đảng dân chủ xã hội. Ông cũng từng nhận chức Bộ trưởng Thương mại một thời gian ngắn từ năm 1944 tới năm 1945 trong Chính phủ liên minh trong Thế chiến II của Thụy Điển. Tên của Ohlin được đặt cho một mô hình toán học tiêu chuẩn cả thương mại tự do quốc tế, đó là mô hình Heckscher–Ohlin, mô hình này được ông phát triển cùng với cộng sự là Eli Heckscher. Ông cùng với nhà kinh tế người Anh là James Meade đã được nhận Giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 1977 "cho những đóng góp của họ mở đường cho lý thuyết về thương mại quốc tế và chuyển dịch vốn quốc tế". Tiểu sử. Ông nhận được bằng cử nhân tại đại học Lund năm 1917, và bằng thạc sĩ tại Đại học Harvard năm 1923, Ohlin nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Stockholm năm 1924. Năm 1925 ông trở thành giáo sư tại Đại học Copenhagen. Năm 1929, ông tranh luận với John Maynard Keynes, mâu thuẫn đối với quan điểm sau cùng về hậu quả của các điều khoản thanh toán bồi thường chiến tranh nặng nề đối với nước Đức bại trận. (Keynes dự đoán một cuộc chiến tranh nổ ra bởi gánh nặng nợ nần của nước Đức, nhưng Ohlin nghĩ Đức có đủ khả năng bồi thường). Các cuộc tranh luận này đã trở nên quan trọng trong lý thuyết hiện đại về thanh toán quốc tế đơn phương. Năm 1930, Ohlin tiếp bước người thầy của mình là Eli Heckscher, trở thành giáo sử kinh tế tại trường kinh tế Stockholm. Năm 1933, Ohlin xuất bản một tác phẩm khiến ông nổi tiếng trên toàn thế giới, đó là cuốn "Thương mại quốc tế và liên khu vực". Trong tác phẩm này Ohlin đã xây dựng một lý thueyets kinh tế về thương mại quốc tế từ những tác phẩm trước đó của Heckscher và luận án tiến sĩ của chính Ohlin. Ngày nay lý thuyết này được biết đến với tên gọi mô hình Heckscher–Ohlin, một mô hình kinh tế được các nhà kinh tế học sử dụng cho tranh luận về lý thuyết thương mại. Mô hình này là một bước đột phá vì nó cho thấy lợi thế so sánh có thể liên quan như thế nào đến các đặc tính tổng quát chung của vốn và nguồn nhân lực của quốc gia, và cho thấy các đặc tính này có thể thay đổi theo thời gian. Mô hình này cung cấp một cơ sở cho công trình sau này về tác động của sự bảo vệ về tiền lương thực tế, và đạt được hiệu quả trong dự đoán và phân tích sản xuất; bản thân Ohlin sử dụng mô hình này để đạt được định lý Heckscher-Ohlin, nó cho thấy các quốc gia sẽ chuyên môn hóa trong các ngành công nghiệp có thể sử dụng hầu hết các nguồn tài nguyên quốc gia kết hợp một cách hiệu quả. Ngày nay, lý thuyết này đã bị bác bỏ phần lớn, nhưng nó vẫn có một khuôn khổ hữu ích trong cách hiểu về thương mại quốc tế. Sau đó, Ohlin và các thành viên khác thuộc "trường Stockholm" mở rộng các phân tích kinh tế của Knut Wicksell để tạo ra lý thuyết về dự đoán kinh tế vĩ mô Keynes. Ohlin là lãnh đảo đảng của đảng Nhân dân Tự do từ năm 1944 tới năm 1967, đây là đảng đối lập chính của chính phủ do đảng Dân chủ Xã hội đứng đầu vào thời kỳ đó, và từ năm 1944-1945, ông là bộ trưởng thương mại trong chính phủ thời kỳ chiến tranh. Con gái của ông là Anne Wibble, cũng là một thành viên của đảng Nhân dân Tự do, từng là bộ trưởng Tài chính giai đoạn 1991-1994. Năm 2009, một con đường gần với trường kinh tế Stockholm đã được đặt tên theo tên của ông: "Bertil Ohlins Gata". Định lý Heckscher - Ohlin. Bài chi tiết: Định lý Heckscher-Ohlin Định lý Heckscher-Ohlin, là kết luận từ mô hình Heckscher-Ohlin về thương mại quốc tế, khẳng định: thương mại giữa các quốc gia là sự cân đối liên quan đến giá trị vốn và lao động. Ở các nước có một sự dư thừa vốn, mức lương có xu hướng cao; do đó, các sản phẩm có hàm lượng lao đọng cao, ví dụ dệt may, thiết bị điện tử đơn giản, vv, là tốn kém hơn để sản xuất trong nước. Ngược lại, các sản phẩm có hàm lượng vốn cao, ví dụ xe ô tô, hóa chất, vv, là ít tốn kém để sản xuất nước. Các quốc gia có lượng vốn lớn sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng vốn và sẽ nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động. Các quốc gia có số lượng lao động cao sẽ làm ngược lại. Các điều kiện sau đây phải là đúng: Lý thuyết này không phụ thuộc vào tổng nguồn vốn hoặc lao động, nhưng phụ thuộc giá trị của mỗi người lao động. Điều này cho phép các nước nhỏ thương mại với các nước lớn bằng cách chuyên sản xuất các sản phẩm sử dụng những yếu tố sẵn có nhiều hơn so với đối tác thương mại của mình. Giả định quan trọng là vốn và lao động không có các tỷ lệ giống nhau ở hai nước. Điều đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, từ đó mang lại lợi ích phúc lợi kinh tế của đất nước. Sự khác biệt càng lớn giữa hai nước, lợi ích càng nhiều hơn từ việc chuyên môn hóa. Wassily Leontief thực hiện một nghiên cứu về lý thuyết này cho rằng dường như nó đã mất giá trị. Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đã có rất nhiều vốn; do đó, nó sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng vốn và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động. Thay vào đó, ông thấy rằng nó xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động hơn so với nhập khẩu các sản phẩm đó. Phát hiện này được gọi là nghịch lý Leontief.
1
null
Philip Jones Griffiths (18 tháng 2 năm 1936 – 19 tháng 3 năm 2008) là một nhà báo ảnh người xứ Wales nổi tiếng vì đã đưa tin về chiến tranh Việt Nam. Tiểu sử. Jones Griffiths được sinh ra tại Rhuddlan, xứ Wales, có cha là Joseph Griffiths, làm quản lý tại cục vận tải địa phương trực thuộc London, Midland and Scottish Railway, mẹ ông là Catherine Jones, một nữ y tá của quận Rhuddlan, mở một phòng khám phụ khoa nhỏ tại nhà. Ông đã theo học ngành dược tại Liverpool rồi làm quản lý đêm tại một chi nhánh của hãng dược Boots UK trên đường Piccadilly của thủ đô Luân Đôn, cùng lúc ông làm nhiếp ảnh gia thời vụ cho tờ Manchester Guardian. Sự nghiệp. Griffiths trở thành nhà báo ảnh tự do toàn thời gian từ năm 1961 cho báo "The Observer", tới Algérie năm 1962. Ông đến Việt Nam năm 1966 và làm việc cho Magnum Photos Là một người phản đối chiến tranh leo thang ở Việt Nam, có cảm tình với chủ nghĩa xã hội nên các bức hình của ông phần lớn xoay quanh những nỗi đau đớn mà người dân Việt Nam phải hứng chịu và phản ánh quan điểm của ông về cuộc chiến như một chương tiếp theo trong quá trình phi thực dân hoá các cựu thuộc địa của châu Âu. Các bài viết của ông không gây được sự chú ý với các tờ báo lớn của Mỹ. Tuy nhiên rốt cuộc cũng có một tin sốt dẻo của ông thu hút sự quan tâm từ báo chí Mỹ, đó là những bức ảnh chụp Jackie Kennedy đi nghỉ lễ với một người bạn nữ tại Campuchia. Nhuận bút từ những bức ảnh đó đã cho phép ông tiếp tục công việc đưa tin về Việt Nam và xuất bản "Vietnam Inc." năm 1971. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ trích những tác phẩm của Griffiths, nói rằng cái tên Griffiths đứng đầu trong danh sách những người ông không muốn có mặt trên đất nước của mình. Năm 1973 ông đưa tin về chiến tranh Yom Kippur. Sau đó ông làm việc tại Campuchia từ 1973 đến 1975. Năm 1980 ông trở thành chủ tịch của Magnum Photos và giữ cương vị này trong vòng 5 năm.
1
null
Công viên ngập nước iSimangaliso (trước đây được gọi là Công viên ngập nước Greater St. Lucia) nằm trên bờ biển phía đông của tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi, cách Durban khoảng 275 km về phía bắc. Đây là khu bảo tồn lớn thứ ba của Nam Phi, trải dài trên 280 km bờ biển, từ biên giới với Mozambique ở phía bắc Mapelane tới cửa sông phía nam của Hồ St. Lucia, tạo thành hệ sinh thái có diện tích lên tới 3.280 km². Tên gọi trước đây của nó là Công viên ngập nước Greater St. Lucia nhưng đã được đổi từ ngày 1 tháng 11 năm 2007. Tên "isimangaliso" trong tiếng Zulu có nghĩa là "phép lạ" hay "điều kỳ diệu". Lịch sử. Cho đến năm 1895, khu vực này vẫn là nhà của người Tsonga và làng chài cá của họ. Đây là ngôi nhà nguyên thủy và tự nhiên của người Tsonga và họ đã sống ở đây hơn 1000 năm. Theo những người thủy thủ Bồ Đào Nha đầu tiên đến đây thì khu vực này và xa hơn về phía nam bị chiếm đóng bởi người Tsonga. Nó được biết đến với tên gọi là Tembeland hoặc Thongaland nhưng tên này đã bị sử dụng vào khoảng đầu những năm 1900. Khu vực này được cai trị bởi một nhánh người Tsonga Vahlanganu (Tembe) Nhà truyền giáo Thụy Sĩ Reverend Henri Alexandra Junod đã thực hiện một nghiên cứu khoa học và dân tộc học về người Tsonga trong những năm đầu thập niên 1890 và thiết lập ra một bản đồ chi tiết cho thấy sự chiếm đóng khu vực này của những người Tsonga Tembe. Ông đã minh họa trong bản đồ chi tiết của mình rằng, khu vực này được gọi là Tembeland và thành phố thủ phủ của những người Tembe nằm trong vịnh St. Lucia. Bản đồ của ông cho thấy vào năm 1906, người Tsonga chiếm đất từ ​​St. Lucia cho đến Valdezia ở huyện Spelenkon của tỉnh Transvaal, ngày nay được gọi là tỉnh Limpopo. Tự nhiên. Công viên bao gồm các phần là các khu bảo tồn và các hệ sinh thái sau: Công viên đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO nhờ sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái độc đáo và vẻ đẹp tự nhiên trong một khu vực tương đối nhỏ. Lý do cho sự đa dạng của động thực vật là do có sự đa dạng về các hệ sinh thái khác nhau trong công viên, từ các rạn san hô và những bãi biển cát trải dài cho đến rừng đồi cận nhiệt đới, thảo nguyên và vùng đất ngập nước. Động vật phổ biến trong công viên bao gồm voi, báo, tê giác đen, tê giác trắng, trâu rừng, cá voi, cá heo, cá mập voi và rùa biển trong đó có rùa da và rùa Quản Đồng. Đây cũng là nhà của số lượng lớn Cá sấu sông Nin và hà mã. Rạn san hô trong công viên thuộc vịnh Sodwana là một trong những khu vực có sự đa dạng loài ngoạn mục nhất thế giới, với sự đa dạng màu sắc của các loài san hô, bạch tuộc, mực, sinh vật phù du... Hồ St. Lucia là khu vực cư trú của 24 loài động vật hai mảnh.
1
null
Chim bồ câu (thông thường là loài bồ câu trắng) là loài chim biểu tượng của tình yêu, hòa bình và hạnh phúc hoặc như một vị sứ giả mang đến một thông điệp nào đó (bồ câu đưa thư). Chim bồ câu xuất hiện trong biểu tượng văn hóa của Do Thái giáo, Kitô giáo và Ngoại giáo, các tổ chức hòa bình và cả các tổ chức quân sự và phi quân sự. Do Thái giáo và Kitô giáo. Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi vì theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, Tân Ước cũng ghi nhận chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh thần, xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, sự hy vọng. Một biểu hiệu khác là chim bồ câu, theo Phúc Âm Nhất Lãm và Phúc Âm thánh Gioan được biểu hiện trong việc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa ở sông Jordan. Các thánh ký nói về chim bồ câu hầu như bằng cùng một từ ngữ. Thánh Mathêu viết (3:16): "Các tầng trời mở ra và Người thấy thần linh Thiên Chúa như chim bồ câu xuống và đến trên Người". Thánh Marcô (1:10), thánh Luca (3:21-22) và thánh Gioan (1:32) đều viết cùng một kiểu. Vì sự quan trọng của biến cố này nơi đời sống của Chúa Giêsu mà biểu hiệu chim bồ câu mới cần phải được nhấn mạnh bằng hình ảnh nghệ thuật và bằng những bức tranh phác tả mầu nhiệm Chúa Thánh Thần. Trong Cựu Ước, chim bồ câu đã làm sứ giả cho việc giao hòa giữa Thiên Chúa với nhân loại vào thời Noe. Chim bồ câu đã mang lại cho vị tổ phụ này tin tức về trận lụt tràn ngập mặt đất (x.Gn.8:9-11). Trong Kitô giáo, Thánh Côlumbanô được biết đến với tên tiếng Ireland là "Columbán", tức bồ câu màu trắng. Theo các họa phẩm thì ông này chuyên mặc áo dài và mũ trùm đầu bằng lông cừu không tô màu và trên vai có một con bồ câu trắng lượn lờ. Một vị thánh khác có tên gọi bồ câu nhà thờ ("Colm Cille") là Côlumba. Đa thần giáo. Trong nhãn quan của tôn giáo đa thần, với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, không đối lập nó mà hòa nhập nó với tình yêu xác thịt, bồ câu con chim của nữ thần Aphrodite, biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thường tặng cho đối tượng của mình. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros). Nhưng quan niệm thực ra chỉ khác nhau về bề ngoài ấy đã làm cho bồ câu nhiều khi trở thành biểu tượng cho cái không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, linh hồn. Với tư cách ấy trên một số vại chôn cất của người Hy Lạp, bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ. Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của đạo Kitô, ví dụ như trong truyện tử vì đạo của thánh Polycarpe, một con chim bồ câu đã bay ra từ thi hài của vị thánh này. Tất cả những biểu trưng ấy xuất phát hiển nhiên từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiếng gù êm ái của nó. Cái đó giải thích vì sao trong ngôn ngữ thông thường nhất cũng như cao siêu nhất, trong lối nói lóng của dân Paris cũng như trong Tuyệt diệu ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ. "Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu", Jean Daniélou viết, dẫn lời thánh Grégoire ở Nysse, "nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng đó sẽ tiếp nhận hình bồ câu". Thế nhưng chẳng phải người đang yêu đương say đắm vẫn gọi người mình yêu là "linh hồn của anh ơi" cuối cùng xin ghi chú rằng chim bồ câu là một con chim đặc biệt dễ gần, là điều làm gia tăng giá trị luôn luôn chính diện của biểu tượng này. Văn hóa quốc gia. Ở Trung Hoa cổ, theo nhịp cơ bản của các mùa, âm và dương nối tiếp nhau, con chim bồ cắt biến thành bồ câu và bồ câu biến thành chim bồ cắt, do đó chim bồ câu được xem là biểu tượng của mùa xuân vì nó xuất hiện trở lại vào tiết xuân phân tháng tư. Nguồn gốc của cái tên "bồ câu - bồ cắt" gán cho nhà trinh thám. Ở xứ Kabylie, những con chim bồ câu vây quanh ngôi mộ của ông thánh đạo Hồi là thành hoàng của làng; nhưng ở nhiều nơi khác, chim bồ câu được xem là giống chim báo điều gở vì tiếng gù của chim là lời kêu than của những linh hồn đau khổ. Ngày nay. Trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh, tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II. Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự do, hòa bình với những con chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữ, cờ và áo... nó tượng trưng cho một sự nỗ lực vì hòa bình của nhân loại. Trong chính trị, các chính đảng có phương pháp chính trị ôn hòa (ví dụ như Đảng Dân chủ ở Mỹ) thường được ví von là "phe bồ câu" và đối lập với "phe diều hâu" là các Đảng có phương pháp khá hiếu chiến và manh động, chẳng hạn như Đảng Cộng hòa của Mỹ.
1
null
Ga Thanaleng hay còn gọi là Ga Dongphosy (tiếng Lào là "Ban Dong Phosy") là một nhà ga xe lửa ở bản Dongphosy, quận Hadxaifong, Viêng Chăn, Lào. Nằm cách 20 km (12 dặm) về phía đông thủ đô Viêng Chăn của Lào và 4 km (2.5 dặm) về phía bắc biên giới Thái Lan và Lào dọc theo sông Mekong. Nhà ga được khai trương vào ngày 5 tháng 3 năm 2009, đóng vai trò là một phần của tuyến đường sắt liên vận quốc tế đầu tiên tại Lào. Mục đích ban đầu được dùng như một nhà ga hành khách, về sau các quan chức Lào đã khẳng định chủ trương chuyển đổi thành một nhà ga đầu cuối với phí chuyên chở hàng hóa thấp thay cho vận tải đường bộ, được xem là phương tiện vận tải hàng hóa chính nhập cảnh vào Thái Lan. Nhà ga sẽ là điểm kết nối giữa Viêng Chăn với các thành phố thủ đô của ba nước ASEAN khác (Thái Lan, Malaysia và Singapore) và một số cảng chính ở Đông Nam Á. Lịch sử. Ngày 20 tháng 3 năm 2004, một thỏa thuận giữa chính phủ Thái Lan và Lào đã được ký kết để mở rộng tuyến Đông Bắc của Đường sắt Quốc gia Thái Lan từ Nong Khai tới Thanaleng, một thị trấn nằm đối diện sông Mekong tại Lào. Chính phủ Thái Lan đã đồng ý tài trợ cho tuyến đường sắt thông qua một sự kết hợp trợ cấp lẫn cho vay. Tuyến Nong Khai–Thanaleng dài 3,5 km, chi phí ước tính của tkhoảng 6,2 triệu USD, trong đó 70% được tài trợ bởi các khoản vay của Thái Lan. Việc thi công chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 1 năm 2007 và chạy thử tàu bắt đầu vận hành vào ngày 4 tháng 7 năm 2008. Lễ khánh thành chính thức diễn ra vào ngày 5 tháng 3 năm 2009. Ga Thanaleng là nhà ga xe lửa duy nhất của tuyến đường sắt Bangkok–Thanaleng nằm ở phía bên kia biên giới Lào. Đề xuất mở rộng. Ngày 22 tháng 2 năm 2006, sau khi kết thúc một thỏa thuận ba bên giữa Thái Lan, Lào và Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp thông báo rằng họ đã chấp thuận tài trợ cho giai đoạn thứ hai của tuyến đường sắt Thanaleng đóng vai trò là một phần mở rộng tới Viêng Chăn. Chi phí của giai đoạn thứ hai này ước tính khoảng 13,2 triệu USD, bao gồm chi phí về tính khả thi nghiên cứu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Một khoản vay 50 triệu USD theo báo cáo là nhận được từ chính phủ Thái Lan dành cho việc mở rộng. Việc thi công dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 12 năm 2010 và các quan chức đường sắt Lào đã xác nhận cho đến tận cuối tháng 9 năm 2010 thì kế hoạch mới được triển khai. Phần mở rộng cần khoảng ba năm để hoàn thành sẽ kéo dài 9 km (5,6 dặm) từ Thanaleng tới một nhà ga chính mới tại bản Khamsavat ở huyện Xaysettha của Viêng Chăn, cách Tháp That Luang khoảng 4 km (2,5 dặm). Tuy nhiên vào tháng 11 năm 2010, các quan chức Lào và Thái Lan xác nhận rằng dự án mở rộng chung của họ đã bị loại bỏ vì lợi ích của một dự án tàu cao tốc được chính phủ Thái Lan và Trung Quốc hỗ trợ. Dự án này sẽ kết nối Nong Khai với Côn Minh của Trung Quốc bao gồm việc xây dựng một cây cầu mới trên sông Mekong nằm gần Viêng Chăn. Sau khi xem xét dự án, các quan chức Lào đã quyết định rằng ga Thanaleng sẽ được chuyển đổi thành một ga đầu cuối dành cho các chuyến tàu chở hàng băng qua cầu Hữu nghị Thái-Lào; sau đó hàng hòa có thể được vận chuyển từ Bangkok sang Lào với chi phí thấp hơn so với vận tải đường bộ. Cơ sở vật chất. Ga Thanaleng phần nào là một khu vực bị cô lập phía đông nam Viêng Chăn ở bản Dongphosy. Du khách khi đến nhà ga phải tự thu xếp chuyến du lịch của họ vào Viêng Chăn hoặc sử dụng xe tuk-tuk hoặc xe buýt đậu ngay tại đó để đón khách. Một quầy bán vé chuyển xe tàu hiện đang hoạt động tại nhà ga, nơi hành khách yêu cầu chuyển xe vào Viêng Chăn phải trả một tỷ lệ cố định cho việc chuyên chở vào thành phố bằng xe tuk-tuk hay xe tải nhỏ. Thị thực du lịch Lào có hiệu lực ngay khi vừa đến Thanaleng. Lệ phí xuất nhập cảnh đều được thu tại nhà ga lúc lên hay xuống tàu. Tính đến tháng 9 năm 2010, ước tính có khoảng 2.500 đến 3.000 hành khách đã sử dụng tuyến Nong Khai–Thanaleng hằng ngày. Tàu bao gồm hai toa có khả năng chở đến 80 hành khách mỗi toa. Vé đi đến Bangkok có thể được mua tại các nhà ga; hành khách du lịch phải xuống tàu ở Nong Khai để đi qua cửa khẩu hải quan và xuất nhập cảnh Thái Lan.
1
null
Spitzingsee là một hồ núi tại Oberbayern, Đức. Nó cũng là tên của một làng thuộc xã Schliersee nằm bên hồ này. Địa lý. Hồ Spitzingsee cách hồ Schliersee khoảng 5 km về phía Nam, cách Spitzingsattel khoảng vài trăm m, nằm ở độ cao khu vực dãy núi Mangfall, Bayerische Alpen. Với 28,3 mẫu tây nó là hồ núi lớn nhất tại Bayern. Độ sâu nhất là 16,30 m. Nước hồ chảy ra rạch Rote Valepp, nhập tại Kaiserklause (Forsthaus Valepp) vào rạch Weißen Valepp, tại Tirol nó được gọi là sông Grundache và sau đó có tên là sông Brandenberger Ache chạy vào sông Inn. Hồ này là tài sản của bang Bayern, cơ quan Quản lý các lâu đài, vườn, và hồ công cộng ("Bayerische Verwaltung der staatlichen Schlösser, Gärten und Seen") chịu trách nhiệm.
1
null
Loạn dục đảo/ cải trang (tiếng Anh:"Transvestic fetishism") là một chẩn đoán tâm lý đối với những người bị kích thích tình dục khi mặc quần áo của người khác giới hay đảo trang (cross-dressing). Chẩn đoán này khác với việc mặc quần áo của người khác giới để giải trí hoặc các mục đích khác không liên quan đến kích thích tình dục, và được phân loại như một loại Lệch lạc tình dục trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê của Hiệp hội Tâm thần Mỹ Miêu tả. Chẩn đoán Loạn dục cải trang chỉ dành cho những người bị kích thích tình dục khi mặc đồ của người khác giới; với hiện tượng kích thích bởi đồ vật thì được xếp vào loại Ái vật. Loạn dục cải trang không phải là một dạng của Rối loạn Nhận thức giới tính và không phải là đồng tính luyến ái. Hầu hết nam giới được chẩn đoán Loạn dục cải trang đều không có vấn đề về giới tính. Một số đàn ông Loạn dục cải trang thường sưu tập đồ phụ nữ như quần áo, đồ ngủ, quần lót, áo ngực, và một số thể loại khác như vớ, giày, đồ trang điểm, những món đồ thể hiện nữ tính. Họ có thể mặc những món đồ nữ tính này, đôi khi tự chụp hình chính mình. Theo DSM-IV, Loạn dục cải trang chỉ được ghi nhận ở đàn ông dị tính luyến ái
1
null
Eugene Fama (sinh 14 tháng 2 năm 1939) là một giáo sư kinh tế Mỹ. Năm 2013, ông cùng các nhà kinh tế học người Mỹ Lars Peter Hansen và Robert J. Shiller giành Giải Tưởng niệm Nobel trong Khoa học Kinh tế "vì những phân tích đầy kinh nghiệm của họ về giá tài sản". Bắt đầu từ thập niên 1960, Eugene Fama và một số cộng sự đã chứng minh rằng giá chứng khoán rất khó đoán trong ngắn hạn, và rằng tin tức mới có ảnh hưởng cực kỳ nhanh chóng tới giá cả.
1
null
Đền Dầm là ngôi đền nằm trên địa phận thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam. Đền Dầm thuộc cụm di tích có ba ngôi đền nằm kề nhau là: Đền Đại Lộ, Đền Sở và Đền Dầm, nằm ngoài đê sông Hồng và đều thờ nữ thần, Mẫu thần. Đền Dầm thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung, một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt, bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên và Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Kiến trúc ngôi đền. Đền rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ và mái ngói cũ ngả màu thời gian cùng khuôn viên thoáng đãng. Cổng Đền cao rộng, có ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã, nhưng vắng nét cổ xưa. Vôi quét màu vàng, nâu theo lối bây giờ. Sân Đền khá rộng lát gạch. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên. Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng. Truyền thuyết. Công chúa Hoàng Long đầu thai đày xuống thủy cung làm con vua Thủy Tề vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện về báo mộng giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc ngoại xâm và được vua Trần Nhân Tông phong thần, có chiếu chỉ cho nhân dân đời đời thờ phụng. Đền hiện nay có 7 sắc phong. Đền có Cổ lầu là một tòa nhà cổ hai tầng, mái hình lục giác; có Nghinh môn với 6 trụ lực lưỡng, uy nghiêm. Lễ hội. Lễ hội tại đền Dầm diễn ra vào mùa xuân từ ngày 1 đến 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.
1
null
Thượng Hải Masters (còn được gọi là Shanghai Rolex Masters theo tên nhà tài trợ) là một giải đấu quần vợt nam chuyên nghiệp được chơ trên mặt sân cứng và được tổ chức hàng năm vào tháng 10 tại sân Qizhong Forest Sports City Arena ở Mẫn Hàng, Thượng Hải, Trung Quốc. Thượng Hải Masters là giải thứ 8 trong tổng số 9 giải ATP 1000 thuộc Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP) và là giải đấu duy nhất diễn ra ở châu Á. Tổ chức. Thể thức thi đấu. Các trận đấu ở hai nội dung là đơn và đôi diễn ra trong 8 ngày. Điểm và tiền thưởng. Như các giải đấu thuộc ATP World Tour Masters 1000 khác, giải đấu phân phối đến 1000 điểm ATP Rankings cho chức vô đich đơn và đôi. Cho mùa giải năm 2017, tổng số tiền 5,924,890 US$ sẽ chia sẻ giữa cuộc thi đơn và đôi. Đây là những bảng chi tiết các điểm và giải thưởng tiền thưởng cho mỗi vòng năm Thượng Hải Masters 2017: Sân vận động. Tất cả các trận đấu của giải đều được tổ chức tại sân ngoài trời Qizhong, từ sau giải Tennis Masters Cup được tổ chức trong nhà thi đấu từ năm 2005 đến 2008. Mặt sân là cứng, sân thảm. Sân được xây dựng vào năm 2004 và 2005. Trận chung kết. Ở nội dung đơn, Novak Djokovic (vô địch năm 2012-13, 2015, 2018) là tay vợt vô địch nhiều nhất giải với 4 lần. Djokovic, Andy Murray và Magnus Norman chia sẻ kỉ lục vô địch 2 lần liên tiếp. Novak, Murray giữ kỉ lục khi bốn lần góp mặt trong trận chung kết. Trong nội dung đôi, Leander Paes (vô địch 1998, 2010, 2012) giứ kỉ lục vô địch nhiều nhất 3 lần. Đơn. Djokovic vô địch nhiều nhất với 4 lần. Kỷ lục. Nguồn: The Tennis Base
1
null
Cầu Banpo (Tiếng Hàn: 반포대교; Hanja: 盤浦大橋) là cây cầu chính ở trung tâm thành phố Seoul bắt qua song Hán, Hàn Quốc, nối quận Seocho và quận Yongsan. Cây cầu nằm trên Cầu Jamsu, tạo thành nửa trên của cây cầu hai tầng. Cầu Banpo là cây hai tầng đầu tiên được xây dựng ở Hàn Quốc. Trong suốt mùa mưa lớn, cầu Jamsu được thiết kế nhấn chìm khi mực nước sông tăng, như các đường thoát nước. Câu xầy được xây dựng như một cây cầu dầm và được hoàn thành vào năm 1982.. Đài phun nước ánh trăng cầu vồng. Đài phun nước ánh trăng cầu vồng (tiếng Hàn: 달빛무지개 분수) là cây cầu với đài phun nước dài nhất thế giới nó được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness với gần 10,000 đèn LED với vòi phun nước chạy dọc hai bên thân cầu dài 1,140m, bắn ra 190 tấn nước mỗi phút. Được lắp đặt vào tháng 9 năm 2009 trên cầu Banpo, cựu thị trưởng thành phố Seoul Oh Se-hoon tuyên bố rằng cây cầu sẽ tiếp tục làm đẹp cho thành phố và trình diễn hệ sinh thái thân thiện của Seoul, vì nước được bơm trực tiếp từ song và liên tục tái chế. Cây cầu có 38 máy bơm và 380 vòi phun hai bên, sử dụng 190 tấn nước mỗi phút từ dưới 20 mét sông, và bắn ra xa 43 mét theo chiều ngang.
1
null
Sundarban (, ) là một khu rừng ngập mặn ở đồng bằng châu thổ Đông Ấn nơi các con sông Hăng, Brahmaputra và Meghna hợp lại trước khi đổ ra vịnh Bengal. Khu rừng ngập này kéo dài từ Sông Hooghly ở tiểu bang Tây Bengal cho đến Sông Baleshwari ở Bangladesh. Sundarban không những chỉ có rừng ngập mặn mà còn xen kẽ đất nông nghiệp, bãi bồi, đất cằn, mỗi khu đều có nhiều nhánh sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. UNESCO công nhận bốn khu vực Sundarban là Di sản thế giới được chính quyền sở tại bảo vệ là: Tên gọi. "Sundarban" nghĩa là "khu rừng đẹp" trong tiếng Bengal (hai tử tố: shundor là "đẹp" và bon là "rừng"). Ngoài ra tên gọi này cũng liên quan đến Sundari ("Heritiera fomes"), một loại cây cui mọc nhiều ở Sundarban. Lịch sử. Sundarban có lịch sử từ những năm 200-300 sau CN. Ở Baghmara nay còn phế tích ngôi thành do Chand Sadagar truyền xây. Sang thời Mughal, triều đình cho dân trưng canh nhưng từ thế kỷ 17 trở đi nạn buôn lậu muối ở Sundarban nổi lên kép theo cướp biển, có cả giặc cướp từ Bồ Đào Nha tham gia, nay còn di tích ở Netidhopani. Sang thời Anh thuộc, chính quyền sắp đặt hệ thống quản lý đường rừng bắt đầu từ những năm 1860 do Cục Kiểm lâm tỉnh Bengal. Năm 1869 thì Sundarban có riêng ban quản lý rừng. Chính quyền liệt Sundarban vào diện khu vực dự trữ kể từ năm 1875 nhưng dân cư được quyền khâ thác dưới sự kiểm soát của Cục Kiểm lâm. Cho đến đầu thế kỷ 20, Sundarban vẫn là khu hoang vu trải dài 266 km từ cửa sông Meghna tới các huyện Parganas, Khulna và Bakerganj. Tổng diện tích (kể cả phần sông hồ) ước tính khoảng 16.902 km2 với đặc tính là khu rừng rậm nhiệt đới úng nước có nhiều hổ. Vì địa thế úng ngập lắm sông ngòi nên Sundarban không mấy phát triển. Chuyển vận phần lớn phụ thuộc ghe thuyền. Địa lý. Sundarban nằm trong vùng đồng bằng rộng lớn ven vịnh Bengal, được hình thành bởi hợp lưu của sông Hằng, Brahmaputra và Meghna, miền Nam Bangladesh và Đông Ấn Độ. Đây là rừng ngập mặn cửa sông lớn nhất thế giới bao gồm khu vực ngập nước theo mùa bao gồm rừng và đầm lầy nước ngọt nằm trong nội địa, còn rừng ngập mặn ở rìa ven biển. Tổng diện tích bao gồm 10.000 km², trong đó khoảng 6.000 km² là ở Bangladesh. Phần thuộc Ấn Độ được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 1987 trong khi khu vực thuộc Bangladesh vào danh sách di sản thế giới vào năm 1997 và là một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sundarbans được ước tính là khoảng 4.110 km², trong đó khoảng 1.700 km² khu vực ngập nước bởi các con sông, kênh, mương lạch. Sundarban được giao nhau bởi một mạng lưới phức tạp của các bãi triều, bãi bùn và các hòn đảo nhỏ của rừng ngập mặn. Mạng kết nối với nhau đường thủy làm cho hầu như mọi ngóc ngách của khu vực có thể đi được bằng thuyền nhỏ. Đây là nơi sinh sống của loài hổ Bengal (" Panthera tigris tigris"), cũng như các loài động vật quý hiếm bao gồm: các loài chim, hươu, cá sấu và trăn. Ngoài ra, Sundarban là một khu vực sinh thái quan trọng như là một hàng rào bảo vệ cho hàng triệu người dân ở Khulna và Mongla trước lũ lụt và các cơn bão nhiệt đới. Sundarban cũng đã là một địa điểm lọt vào tới vòng chung kết 7 kỳ quan thiên nhiên. Địa chất. Đây là môi trường tự nhiên của rất nhiều các loài động thực vật với những bãi biển, khu vực cửa sông, đầm lầy, bãi triều, lạch thủy triều, cồn cát ven biển... được hỗ trợ bởi thảm thực vật bãi bồi, rừng ngập mặn giữ trầm tích. Sinh thái. Hai vùng sinh thái chủ yếu ở Sundarban bao gồm rừng ngập mặn và rừng đầm lầy. Rừng ngập mặn. Vùng sinh thái rừng ngập mặn Sundarban nằm tại vùng đồng bằng ven bờ biển và là hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất thế giới , với diện tích 20.400 km² bao gồm số lượng lớn các loài: "Heritiera fomes" (cây sundari/cui Nam Á, một loài thực vật bản địa điển hình). Bên cạnh đó là các loài khác tạo nên sự đa dạng bao gồm các loài thuộc chi Mắm ("Avicennia" spp.), su Mê Kông ("Xylocarpus mekongensis"), su ổi ("Xylocarpus granatum"), bần vô cánh ("Sonneratia apetala"), vẹt dù ("Bruguiera gymnorrhiza"), dà quánh ("Ceriops decandra"), sú ("Aegiceras corniculatum"), đước xanh ("Rhizophora mucronata"), và dừa nước ("Nypa fruticans"). Rừng đầm lầy nước ngọt. Rừng đầm lầy nước ngọt Sundarban là một vùng sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, lá rộng của Bangladesh. Nó tương ứng với các khu rừng đầm lầy nước lợ nằm phía trong rừng ngập mặn Sundarban, với độ mặn thấp hơn. Vùng sinh thái nước lợ này trở nên ngọt hơn trong mùa mưa, khi nước từ sông Hằng và sông Brahmaputra đổ ra biển, đẩy nước mặn xâm lấn ra ngoài và kéo theo lượng phù sa màu mỡ. Diện tích của vùng rừng này là 14.600 km² ở vùng đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra, kéo dài từ phía bắc huyện Khulna tới cửa vịnh Bengal với một phần mở rộng thưa thớt tới bang Tây Bengal của Ấn Độ. Rừng đầm lầy nước ngọt Sundarban nằm giữa vùng rừng ẩm lá sớm rụng đồng bằng hạ lưu sông Hằng ở vùng đất cao và rừng ngập mặn Sundarban có ranh giới với vịnh Bengal. Là nạn nhân của đốn hạ và định cư quy mô lớn để hỗ trợ cho một trong những quần thể dân cư đông đúc nhất ở châu Á, vùng sinh thái này đang đứng trước nguy cơ lớn của sự tuyệt chủng. Hàng trăm năm cư trú và khai thác đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho môi trường sống và sự đa dạng sinh học của khu vực sinh thái này. Có hai khu vực được bảo vệ - Narendrapur (110 km²) và Ata Danga Baor (20 km²) bao phủ chỉ 130 km² của vùng sinh thái. Mất môi trường sống trong vùng sinh thái này là quá rộng khắp, và môi trường sống còn lại là quá phân mảnh nên rất khó để xác định thành phần của thảm thực vật ban đầu. Theo Champion và Seth (1968), rừng đầm lầy nước ngọt được đặc trưng bởi "Heritiera minor", "Xylocarpus molluccensis", "Bruguiera conjugata", "Sonneratia apetala", Mắm đen ("Avicennia officinalis"), Bần chua ("Sonneratia caseolaris"); với "Pandanus tectorius", Tra làm chiếu ("Hibiscus tiliaceus") và "Nipa fruticans" ở ven rìa. Khí hậu. Nhiệt độ ở đây khoảng từ 20 °C - 48 °C, lượng mưa lớn, độ ẩm cao tới 80% do có vị trí gần vịnh Bengal. Gió mùa kéo dài từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9. Gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến giữa tháng 3 còn gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế từ giữa tháng 3 đến tháng 9. Bão thường xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 10. Động thực vật. Thực vật. Thảm thực vật ngập mặn Sundarban bao gồm 64 loài thực vật có khả năng sống được trong môi trường nước ở cửa sông và ngập mặn. Vào tháng 4, tháng 5, khu rừng ngập màu sắc với màu lá đỏ của trà mủ ("Excoecaria agallocha"), những bông hoa đỏ của vẹt dù ("Bruguiera gymnorrhiza"), màu vàng của sú ("Aegiceras corniculatum")... và một số loài cây khác như su ổi ("Xylocarpus granatum"), su Mê Kông ("Xylocarpus mekongensis"), đước ("Rhizophora" spp.), cui Nam Á/sundari ("Heritiera fomes") và dà quánh ("Ceriops decandra"). Động vật. Sundarban là nơi sinh sống của hơn 400 con hổ Bengal. Chúng sinh sống và phát triển, thích ứng với việc bơi lội, di chuyển trong vùng ngập nước. Ngoài ra là rất nhiều các loài quý hiếm bao gồm: mèo cá, mèo báo, mèo ri, khỉ, heo rừng, cầy xám Ấn Độ, cáo, cáo bay, tê tê, hươu đốm và nhiều loài khác cũng được tìm thấy trong sự phong phú trong Sundarban. Vườn quốc gia phong phú với các loài chim như cò nhạn, cò quăm đầu đen, gà nước, sâm cầm, gà lôi nước, diều hâu đen, diều lửa, diều mướp đầm lầy, gà gô đầm lầy, diệc, gà rừng lông đỏ, cu gáy, sáo nâu, quạ đen, khướu Jungle, le khoang cổ, nhàn Caspia, diệc xám, dẽ giun thường, choắt bụng xám, cu xanh, vẹt cổ hồng, "Terpsiphone", chim cốc, diều cá đầu xám, đại bàng bụng trắng, mòng biển, bồng chanh, cắt lớn, gõ kiến, Choắt mỏ cong bé, chim Godwit đuôi đen, dẽ nhỏ, dẽ lớn ngực đốm, vịt mốc, choi choi vàng, vịt nâu đỏ, le nâu. Bò sát và lưỡng cư phong phú đa dạng bao gồm cá sấu nước mặn, trăn, rắn, ếch cây cùng rất nhiều các loài có nguy cơ tuyệt chủng như: cá heo sông Hằng, rùa đất, rùa biển.
1
null
Chogha Zanbil (); Elamite: Dur Untash) là một phức hợp cổ của nền văn minh Elamite nằm ở tỉnh Khuzestan, tây nam Iran. Chogha trong ngôn ngữ của người Bakhtiari có nghĩa là "đồi". Đây là một trong số ít những ziggurat tồn tại bên ngoài vùng Lưỡng Hà. Nó nằm cách khoảng 42 km (26 dặm) về phía nam-tây nam của Dezfoul, 30 km (19 dặm) về phía tây của Susa và 80 km (50 dặm) về phía bắc của Ahvaz. Lịch sử. Nó được xây dựng vào khoảng năm 1250 trước Công nguyên bởi vua Untash-Napirisha, nhằm tôn vinh thần Inshushinak, một trong những vị thần của Elamite, người bảo về Susa. Tên ban đầu của nó là "Dur Untash", có nghĩa là "thị trấn Untash", nhưng nó không có nhiều người sinh sống tại đây, ngoại trừ các linh mục từng sống ở đó. Khu phức hợp được bảo vệ bởi ba bức tường đồng tâm. Khu vực trên cùng được hoàn toàn để dành riêng cho vị thần chính là thần Inshushinak, được xây dựng trên một ngôi đền vuông trước đó với các phòng lưu trữ cũng được xây dựng bởi Untash-Napirisha. Khu vực ở giữa bao gồm 11 đền thờ cho thần khác. Người ta tin rằng, 12 ngôi đền được xây dựng nằm trong kế hoạch ban đầu, nhưng nhà vua đã băng hà trước khi công trình được hoàn thành, và người kế nhiệm ông đã không tiếp tục công việc xây dựng. Trong các khu vực bên ngoài là một cung điện hoàng gia, cùng với 5 ngôi mộ hoàng gia dưới lòng đất. Mặc dù việc xây dựng trong thành phố đột ngột chấm dứt sau cái chết của vua Untash-Napirisha, nhưng nơi đây đã không bị bỏ rơi cho đến khi nó đã bị phá hủy bởi vua Ashurbanipal của Assyria năm 640 trước Công nguyên. Một số học giả suy đoán dựa trên số lượng lớn các ngôi đền và hiện vật tại Chogha Zanbil có thể Untash-Napirisha muốn tạo ra một trung tâm tôn giáo mới (có thể dùng để thay thế Susa). Vật liệu xây dựng chính tại Chogha Zanbil là gạch bùn và gạch nung. Các ngôi đền được trang trí bằng gạch nung tráng men, thạch cao, đồ sứ trang trí và thủy tinh. Các tòa nhà quan trọng nhất thì tại cách bức tường bằng gạch nung đều mang dòng chữ và nhân vật được ghi bằng tay. Các bức tượng đất nung tráng men như con bò đực và điểu sư (mình sư tử, đầu và cánh của đại bàng) bảo vệ các lối vào. Gần các ngôi đền Kiririsha và Hishmitik-Ruhuratir, lò nung được phát hiện cho thấy công việc sản xuất gạch nung và vật liệu trang trí ngay tại khu vực xây dựng. Người ta tin rằng các ziggurat được xây dựng trong hai giai đoạn và chủ yếu hình dáng của nó được hình thành ở giai đoạn thứ hai. Các kim tự tháp ziggurat Chogha Zanbil được coi là ví dụ điển hình và bảo quản tốt nhất trên thế giới. Nó được khai quật trong giai đoạn từ 1951 và 1961 bởi nhà khảo cổ học Roman Ghirshman. Trong năm 1979, Chogha Zanbil trở thành địa danh đầu tiên của Iran được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới của nhân loại. Liên kết ngoài. <br>
1
null
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.29) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông Long Trường thuộc thành phố Thủ Đức, giao với đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đang thi công), điểm đầu tuyến dẫn là nút giao thông An Phú cũng thuộc Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Quy hoạch. Theo quy hoạch từ năm 2015 đến 2021, toàn bộ đường cao tốc này từng là một phần của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông trước khi tách ra thành một tuyến cao tốc độc lập (riêng đoạn Long Thành – Lộ 25 vẫn còn thuộc hệ thống đường này). Tuy nhiên trên thực tế, tuyến đường cao tốc này vẫn còn được ký hiệu là CT.01 trên một số biển chỉ dẫn của tuyến cao tốc này. Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH1 (đoạn Lộ 25 – Long Trường). Lộ trình. Đường dẫn đường cao tốc bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường cao tốc chạy về hướng đông 6 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn hình loa kèn trumpet đôi. Tiếp đó 9 km, tuyến giao với đường vành đai 3 (đang thi công) và bắt đầu đoạn đường cao tốc. Qua khỏi cầu Long Thành, con đường tiếp tục chạy về hướng Đông Đông Nam và giao cắt với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đường cao tốc chạy song song với Đường tỉnh 769 qua vùng nông nghiệp rộng lớn của huyện Long Thành và giao cắt với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tuyến đường kết thúc ở Quốc lộ 1 (AH1 hiện tại) với một nút giao hình loa kèn trumpet, 3 km về hướng đông Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; trong tương lai sẽ nối tiếp với đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tại nút giao này. Xây dựng. Thi công. Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km. Chủ đầu tư là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức đầu tư giai đoạn I: 997,67 triệu USD (tương đương 20.630 tỷ đồng). Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Thông xe. Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014. Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông Vành đai 2. Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, đại lộ Mai Chí Thọ đến nút giao Vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây dài 31 km hoàn tất thi công. Thiết kế. Đường cao tốc dài tổng cộng 55,7 km và được chia thành hai thành phần: Lộ trình chi tiết. !Số !Tên !Khoảng cách<br>từ đầu tuyến !Kết nối !Ghi chú ! colspan="2" |Vị trí !colspan="7" style="text-align: center;"|Kết nối trực tiếp với đường Lương Định Của !style="background-color: #BFB;"|1 !style="background-color: #BFB;"|2 !style="background-color: #BFB;"|3 !style="background-color: #BFB;"|4 !style="background-color: #BFB;"|5 !style="background-color: #BFB;"|TG !style="background-color: #BFB;"|BR !style="background-color: #BFB;"|SA !style="background-color: #BFB;"|6 !style="background-color: #BFB;"|7 !style="background-color: #BFB;"|8 <br> "(3)" !style="background-color: #BFB;"|9 <br> "(2)" !style="background-color: #BFB;"|SA !style="background-color: #BFB;"|10 <br> "(1)" !style="background-color: #BFB;"|TG !style="background-color: #BFB;"|BR !style="background-color: #BFB;"|11 !colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương "(Chưa thi công)"
1
null
Hiện tại có 48 vườn quốc gia tại Nga theo danh sách được liệt kê dưới đây với tổng diện tích bảo vệ xấp xỉ khoảng . Tổng quan. Vườn quốc gia lâu đời nhất của Nga là Sochi và Losiny Ostrov, được thành lập vào năm 1983; Samarskaya Luka (1984); Mariy Chodra (1985); Bashkiriya, Prielbrusye, Pribaykalsky, và Zabaykalsky (1986). Trong khi đó, Vườn quốc gia Bikin là vườn quốc gia mới nhất được thành lập vào cuối năm 2015. Vườn quốc gia Yugyd Va là vườn quốc gia lớn nhất của Nga và châu Âu, cũng là vườn quốc gia lớn thứ hai thế giới. Theo luật về Các khu vực được bảo vệ ở Nga, Vườn quốc gia là các vùng đất và nước dành cho việc bảo vệ tự nhiên, giáo dục sinh thái và nghiên cứu khoa học. Chúng bao gồm các khu vực có đặc trưng sinh thái, giá trị lịch sử và thẩm mỹ. Tại đây, các hình thức du lịch thông thường được cho phép. Năm 2001, Vườn quốc gia Vodlozersky được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, theo sau đó là Smolenskoye Poozerye và Vườn quốc gia Ugra vào năm 2002, và hai địa danh khác là Vườn quốc gia Valdaysky, và Vườn quốc gia Kenozersky được công nhận vào năm 2004. Các Vườn quốc gia hiện nay được quản lý bởi Bộ Tài nguyên Tự nhiên Nga. Danh sách liệt kê. Mỗi vườn quốc gia bao gồm ngày thành lập, khu vực ở Nga và tọa độ địa lý. Các liên kết ngoài dẫn đến Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Moskva, nước Nga.
1
null
Ovalentaria hay Ovalentariae (từ tiếng La tinh. "ovum" = trứng, noãn; "lentae" = dính, dai) là một đơn vị phân loại đa dạng loài cá (một nhóm phân loại) từ một nhóm cá dạng cá vược (Percomorpha). Ovalentaria bao gồm các nhóm lớn cá nước ngọt nhiệt đới (như Cichlidae và Cyprinodontiformes), cá sinh sống trong rạn san hô (như Pomacentridae và Blennioidei) cùng các nhóm cá sinh sống trong cả môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt (như Ambassidae, Mugilidae và Atherinomorpha). Các tác giả đã thiết lập đơn vị phân loại này là William Leo Smith từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field và Thomas J. Near từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody vào năm 2012. Đơn vị phân loại này chứa khoảng 4.800 loài cá trong khoảng 45 họ, hay 27% các họ cá dạng cá vược và 16% tất cả các loài cá trong lớp cá vây tia (Actinopterygii). Mối quan hệ gần của các nhóm cá có bề ngoài rất khác biệt này dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài cấp độ phân tử và bị giới hạn bởi đặc trưng hình thái học duy nhất dựa theo cách thức duy trì trứng của nhóm cá này là đẻ trứng ở đáy, dính với nhau bằng các sợi màng đệm. Tính đơn ngành của các bộ phận của Ovalentaria đã được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu phát sinh chủng loài trước đây, nhưng không một nghiên cứu nào bao gồm tất cả các đơn vị phân loại của nhánh này. Năm 2009, một nhóm các nhà ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp (Muséum National d'Histoire Naturelle) tại Paris đã xác định các nhóm có quan hệ gần với thành phần tương tự như Ovalentaria và đề xuất tạo ra một bộ mới, được họ đặt tên là "Stiassnyiformes", để vinh danh người phụ trách Phòng Ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) là Melanie Stiassny, người lần đầu tiên đặt ra vấn đề cho rằng cá đối (Mugilidae) có quan hệ họ hàng gần với cá thia (Pomacentridae) và cá bảy màu (Poeciliidae) vào năm 1993. Tuy nhiên, họ đã không đưa ra miêu tả chính thức đầu tiên và không tính tới nguyên tắc trong việc đặt các bậc phân loại sinh học, chẳng hạn một bộ (như Cyprinodontiformes) không thể thuộc về một bộ khác. Định nghĩa. Ovalentaria là đơn vị phân loại dựa theo nút (node-based taxon), chứa tổ tiên chung gần nhất của "Ambassis urotaenia", "Mugil cephalus", "Embiotoca lateralis", "Pseudochromis fridmani", "Gobiesox maeandricus", "Gillellus semicinctus", "Polycentrus schomburgkii", "Pholidichthys leucotaenia", "Cichla temensis", "Labidesthes sicculus", "Gambusia affinis" và "Oryzias latipes" và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung này. Đặc trưng. Đặc điểm chung của Ovalentaria là đẻ trứng ở đáy và gắn trứng đẻ ra bằng các sợi dính xung quanh lỗ noãn vào nền nơi sinh sản. Trong 5 đơn vị phân loại của Ovalentaria là Embiotocidae, Zenarchopteridae, Goodeidae, Poeciliidae và một số loài trong Labrisomidae thì việc sinh sản phát triển thành thai sinh (đẻ con). Thai sinh trong các trường hợp này là thứ cấp và đã phát triển độc lập. Ở các nhóm khác, như nhóm đẻ trứng ngoài biển khơi thứ cấp (chẳng hạn họ Exocoetidae (dù vẫn có sợi dính vào chất nền) và một số loài trong họ Belonidae) hay nhóm có các sợi dính nhạy cảm áp suất (như Mugilidae và Embiotocidae) thì đẻ trứng đáy cũng bị mất đi một phần nào. Trong phạm vi Ovalentaria việc chăm sóc cá con mới sinh được quan sát thấy ở nhiều nhóm (như Cichlidae hay "Pholidichthys"). Ngoài ra, nhiều loài trong Ovalentaria còn chia sẻ một vài đặc điểm sau, dù chúng không là đặc trưng chẩn đoán có thể sử dụng trong khắp cả nhánh này, nhưng là quan trọng trong phạm vi Ovalentaria. Hệ thống học. Phát sinh chủng loài nội bộ Percomorphaceae là như sau: Ovalentaria có quan hệ họ hàng gần với hai nhánh có quan hệ chị-em trong Percomorphaceae là: Cả ba nhánh này cùng nhau hợp thành nhóm có quan hệ chị-em với Eupercaria, trong đó hiện nay người ta cho rằng bao gồm Lophiiformes, Tetraodontiformes, Perciformes nghĩa mới và một vài bộ khác. Biểu đồ sau đây thể hiện mối quan hệ giữa các nhánh của Ovalentaria:
1
null
Khu bảo tồn Rạn Trào là khu bảo tồn biển có quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam được quản lý bởi cộng đồng dân cư địa phương. Khu bảo tồn nằm trong vịnh Văn Phong, thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Lịch sử. Cuộc khảo sát năm 2001 của tỉnh Khánh Hòa và IMA Việt Nam cho thấy, người dân thuộc thôn Đá Trắng khai thác san hô tại Cùm Meo và sử dụng chất độc, mìn để đánh bắt cá ở rạn san hô. Vì vậy, môi trường biển ở đây bị de dọa nghiêm trọng. Để thực hiện công tác bảo tồn môi trường sinh thái biển ở Rạn Trào, dự án thí điểm "Khu bảo tồn biển Rạn Trào" được thành lập dưới sự cho phép của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (theo công văn 2479/UB ngày 07 tháng 11 năm 2001) và nhận sự hỗ trợ về mặt của kỹ thuật, tài chính của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) (tiền thân là Liên minh Sinh vật biển quốc tế, IMA). Khu bảo tồn ra mắt vào ngày 25 tháng 03 năm 2002. Hệ sinh thái. Khu bảo tồn có rạn san hô gần bờ với diện tích 28 ha; có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng với 145 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 190 loài động vật đáy mềm, 5 loài cây ngập mặn, 6 loài cỏ biển, đặc biệt có 82 loài san hô, 69 loài cá và 25 loài động vật không xương sống trú ngụ và kiếm ăn trong khu vực. Khu bảo tồn gồm nhiều loài sinh vật biển quý hiếm như bào ngư, hải sâm, cá ngựa và hải quỳ. Công tác bảo tồn. Khu bảo tồn Rạn Trào đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền ý thức cộng đồng; lấy lợi nhuận từ các hoạt động bảo vệ để duy trì chi phí bảo tồn biển; thực hiện quản lý biển qua việc cấm khai thác, ngừng đánh bắt cá, hạn chế cư trú với biện pháp quản lý năng động. Năm 2009, vùng biển khu bảo tồn có độ bao phủ san hô trên 60% trong 13 rạn san hô lớn nhỏ thay vì từ 10 đến 20% trước khi khu bảo tồn được thành lập. Khu bảo tồn là sự thành công của mô hình quân và dân chung tay giữ gìn an ninh biển đảo. Theo một số chuyên gia, mô hình "Khu bảo tồn biển Rạn Trào" có được những kết quả tốt trong việc hồi phục các rạn san hô, nguồn lợi hải sản có giá trị nhằm bảo vệ môi trường biển. Do đó, một số địa phương khác noi gương theo mô hình Rạn Trào như Rạn Dứa, xã Tam Hải, Quảng Nam và Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, Ninh Thuận.
1
null
hay còn gọi là "cầu mắt kính", là cây cầu bắc qua sông Nakashima tại thành phố Nagasaki, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Cây cầu còn được gọi là "cầu mắt kính" vì hai mái vòm của nó trông giống như một cặp kính đeo mắt. Cây cầu được xây dựng vào năm 1634 bởi tu sĩ Mokusu của đền Kofukuji. Nó được cho là cây cầu đá vòm lâu đời nhất Nhật Bản và đã được ghi nhận như một tài sản văn hóa quan trọng. Vào ngày [[23 tháng 7 năm 1982, một trận mưa lớn cuốn trôi sáu trong số mười cây cầu đá qua [[sông Nakashima]]. Cầu [[Megane]] bị hư hỏng nặng nhưng may mắn được thay gần như tất cả những tảng đá gốc được và cây cầu đã được khôi phục như hình dạng ban đầu của nó. Chú thích. [[Thể loại:Nagasaki]] [[Thể loại:Cầu tại Nhật Bản]] [[Thể loại:Cầu đá tại Nhật Bản]]
1
null
Komiyasoma lei là loài xén tóc duy nhất trong chi "Komiyasoma" thuộc phân họ "Prioninae" được nhóm các nhà khoa học thuộc , Vương Quốc Bỉ và Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội phát hiện ra tại Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa từ năm 2011, công bố trên tạp chí Les Cahiers Magellanes, số 12 năm 2013. Do hiện mới chỉ quan sát thấy tại khu vực này nên đây là một loài côn trùng đặc hữu của Việt Nam Phát hiện và đặt tên. Tên chi "Komiyasoma" được đặt theo tên của chuyên gia nghiên cứu phân họ Prioninae người Nhật Bản Ziro Komiya kết hợp với tên chi "Aelosoma" mà ông này có nhiều đóng góp (Komiyasoma = Komiya + Aegosoma). Tên loài "lei" được đặt theo tên của ông Lê Văn Hương, giám đốc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, người đã tạo điều kiện tốt nhất và đặc biệt giúp đỡ cho đoàn nghiên cứu trong thời gian điều tra tại Vườn Quốc gia
1
null
Công viên Hòa Bình Nagasaki là một công viên nằm ở Nagasaki, Nhật Bản, kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử của thành phố vào ngày 09 tháng 8 năm 1945 trong Thế chiến II. Các công trình gần công viên Hòa Bình. Bảo tàng bom nguyên tử và Hội trường tưởng niệm Hòa bình. Lịch sử. Được thành lập vào năm 1955. Công viên hòa bình Nagasaki được xây dựng trên một ngọn đồi thấp ở phía bắc nơi xảy bị bom nguyên tử tàn phá. Ở phía bắc của công viên là tượng Hòa Bình cao 10 mét cao được tạo ra bởi nhà điêu khắc Seibo Kitamura của Nagasaki. Điểm tay phải của bức tượng để các mối đe dọa của vũ khí hạt nhân trong khi tay mở rộng bên trái tượng trưng cho hòa bình vĩnh cửu. Công viên được xây dựng để cầu nguyện cho hòa bình thế giới, và hy vọng thảm kịch bom nguyên tử sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Lễ kỷ niệm. Hàng năm, vào ngày 9 tháng 8, kỷ niệm của vụ đánh bom nguyên tử, một lễ tưởng niệm Hòa bình được tổ chức ở phía trước của bức tượng và có lời phát biểu của Thị trưởng Nagasaki. "Đài phun nước của hòa bình" ở công viên được xây dựng vào tháng 8 năm 1969, như một lời cầu nguyện cho sự yên nghỉ của các linh hồn của các nạn nhân bom nguyên tử nhiều người đã chết tìm kiếm nước, và như là một sự cống hiến cho hòa bình thế giới.
1
null
Phó chỉ huy Khởi nghĩa Marcos ("Subcomandante Insurgente Marcos"), gọi tắt là Phó chỉ huy Marcos ("Subcomandante Marcos") là bí danh của nhà tư tưởng, người phát ngôn và người chỉ huy trên thực tế của Quân đội Giải phóng Dân tộc Zapatista ("Ejército Zapatista de Liberación Nacional - ELZN"), một lực lượng khởi nghĩa ở México có tôn chỉ đấu tranh cho quyền lợi của các dân tộc bản địa ở México. Theo nhà cầm quyền México, ông này có tên thật là Rafael Sebastián Guillén Vicente. Hoạt động của Marcos và ELZN bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, lúc Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ bắt đầu có hiệu lực. Ngày hôm đó, Marcos dẫn đầu một nhóm quân lính tiến vào bang Chiapas và tuyên chiến với chính phủ México nhằm phản đối sự ngược đãi của chính phủ đối với người dân bản xứ. Ngoài vai trò là một chỉ huy quân sự, Marcos cũng là một nhà văn, nhà thơ chính trị, một người theo chủ nghĩa chống tư bản, người luôn đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp México nhằm bổ sung các điều khoản chính thức công nhận quyền lợi chính trị và nhân quyền của các cộng đồng người da đỏ bản địa. Phó chỉ huy Marcos được biết đến nhiều phần nào bởi khả năng viết văn tốt cũng như khả năng tranh thủ các phương tiện truyền thông. Các bài viết của ông (chủ yếu đăng trên báo La Joranada) cũng như việc thường xuyên xuất hiện trong chiếc mũ trùm đầu che kín mặt đã khiến ông trở nên khá nổi tiếng trên thế giới dưới tư cách là biểu tượng của những người đối lập. Nhiều nhà báo cho rằng Marcos là một người theo chủ nghĩa hậu hiện đại và là một Che Guevara kiểu mới. Bí danh "Marcos" được cho lấy theo tên của một người bạn của ông đã bị giết tại một trạm kiểm soát quân sự, ông nói thêm rằng việc ghi nhớ tên của người đã khuất mang ý nghĩa nói rằng người ấy không chết mà vẫn tiếp tục chiến đấu Bí danh "đại biểu số không" ("Delegado Cero") được Marcos dùng trong chương trình "Chiến dịch khác" ("La Otra Campaña"), một kế hoạch du thuyết và vận động trên quy mô toàn bộ đất nước México nhằm kêu gọi cho quyền tự trị và quyền lợi chính trị - xã hội của các công xã người da đỏ bản xứ México ("los indios de México"). Ngày 25 tháng 5 năm 2014, Marcos công bố một bức thư tuyên bố thay đổi tên gọi và danh phận, nói rằng hình ảnh Marcos bây giờ không còn cần thiết nữa, và từ nay ông sẽ mang tên "Phó Chỉ huy Galeano". Galeano là bí danh của là José Luis Solís López người vừà tử trận trước đó ít ngày trong một cuộc tấn công của các tổ chức đối địch vào một khu dân cư của ELZN ở La Realidad, và ông sẽ mang tên "Phó chỉ huy Galeano" để vinh danh người đồng đội đã tử trận. Tiểu sử và sự nghiệp. Danh tính. Kết quả điều tra danh tính thật của Phó chỉ huy Marcos có sự đóng góp lớn của Max Appedole, một người bạn học cũ của Marcos; trên thực tế mục đích và kết quả những hoạt động của Maz Appedole là nhằm chứng minh Marcos là một người có tư tưởng ôn hòa chứ không phải là phần tử khủng bố như cáo buộc của chính phủ. Ngoài ra còn có những tiết lộ của Chỉ huy Salvador Morales Garibay, một phần tử bất mãn với Marcos và đào tẩu sang phe chính phủ. Theo công bố của chính phủ México ngày 9 tháng 5 năm 1995, họ điều tra được Phó chỉ huy Marcos có tên thật là Rafael Sebastián Guillén Vicente, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1957 tại Tampico, Tamaulipas, xuất thân trong một gia đình người Tây Ban Nha di cư. Cha của ông là Alfonso Guillen Xicoténcatl, một người da đỏ bản xứ, còn mẹ là Maria del Socorro Vicente González. Ông là con thứ tư trong một gia đình 8 anh chị em. Gia đình của Guillén vốn tích cực tham gia vào chính trị, trong đó một người chị của ông là Mercedes del Carmen Guillén Vicente từng là dân biểu liên bang của Đảng Thể chế Cách mạng và là một thành viên trong nội các của Tổng thống Enrique Peña Nieto. Từ năm 1963 đến 1969 Guillén theo học tại trường Colegio Félix de Jesús Rougier, một trường dòng của Hội Thừa sai Thánh Thể Thiên Chúa Ba Ngôi ("Misioneras Eucarísticas de la Santísima Trinidad"). Từ năm 1970 đến 1976 ông học ở Học viện Văn hóa Tampico, một trường do Dòng Tên thành lập, và chịu ảnh hưởng của thần học khai phóng tại đây. Sau Guillén rời nhà lên thủ đô México, D. F. theo học tại Đại học Tự trị Quốc gia México (UNAM) và tốt nghiệp ngành triết học. Sau khi ra trường Guillén giảng dạy tại Đại học Tự trị Đô thị ("Universidad Autónoma Metropolitana") và trong một thời gian ngắn ông sống ở Tây Ban Nha, chủ yếu là Barcelona, làm việc tại chuỗi cửa hàng bách hóa El Corte Inglés. Tuy nhiên, cần lưu ý là gia đình Guillén Vicente tỏ ra không biết về số phận của ông và cũng không nhận xét gì về việc liệu Marcos và Rafael Sebastián Guillén Vicente có phải là một người hay không. Marcos cũng không thừa nhận gì về chuyện mình là Rafael Gullén hay không, nhưng trong buổi du thuyết ở thủ đô México D. F., Marcos từng đến thăm đại học UNAM, nơi Guillén Vicente từng học và tuyên bố rằng trong quá khứ mình từng ở đó. Trong buổi phỏng vấn với García Márquez và Roberto Pombo, Marcos kể lại xuất thân của mình như sau: Khi được hỏi về tuổi, Marcos đùa: "Tôi 518 tuổi." và cười lớn. Sự nghiệp chính trị. Tư tưởng chính trị của Marcos chịu nhiều ảnh hưởng từ sự kiện thảm sát Tlatelolco ngày 2 tháng 10 năm 1968 khi chính quyền México đàn áp cuộc đấu tranh của sinh viên và người dân. Sau đó, Marcos tham gia Quân Giải phóng Dân tộc, một lực lượng vũ trang theo chủ nghĩa Mao. Bị chính quyền săn đuổi gắt gao và không thể an toàn sống trong khu vực đô thị, ông di tản đến vùng núi Chiapas với hành trang là tư tưởng và lý luận cách mạng và thực hiện công tác vận động trong cộng đồng người Maya nghèo nhằm chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vô sản chống lại giai cấp tư sản México và chính quyền. Tuy nhiên, những người dân địa phương phớt lờ những gì ông nói và chỉ cho Marcos biết rằng họ không phải là những công nhân trong thành phố và họ không xem ruộng đất như tài sản cá nhân mà xem chúng như là cốt tủy, trung tâm của cả cộng đồng. Không thành công trong việc thuyết phục người dân địa phương làm cách mạng, Marcos chuyển sang tìm hiểu và học hỏi về văn hóa Maya, và càng học ông càng cảm thấy mình vẫn chưa biết về rất nhiều thứ. Trong phim tài liệu "A Place Called Chiapas" (1998), Marcos đã kể lại quãng thời gian sống tại đây như sau: Tuy nhiên, từ những trải nghiệm đó, một "quân giải phóng" kiểu mới đã được thành lập, trong đó nó không được chỉ huy bởi các lãnh đạo quân sự mà bởi cộng đồng dân cư sống trong vùng. Theo ý tưởng này, bản thân Marcos không phải là một người chỉ huy và ra lệnh, mà là một "phó chỉ huy" ("subcommandante") có nhiệm vụ thực thi các ý muốn của cộng đồng, và là người phát ngôn của tổ chức Sau những thất bại ban đầu và những trải nghiệm về cuộc sống của người dân bản địa, ông thay đổi lý tưởng cách mạng xã hội sang xử lý các vấn đề trực tiếp về xã hội, chính trị và kinh tế của người dân Chiapas và nhân dân nói chung. Tư tưởng của Marcos dần dần tiếp thu các yếu tố hậu hiện đại cũng như các học thuyết của Antonio Gramsci, người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Ý, vốn rất thịnh hành trong giới trí thức México thời đó. Marcos rời México vào giữa thập niên 1980 để đến Nicaragua tham gia vào lực lượng Sandinista dưới bí danh "Người México" ("El Mejicano") và đến cuối thập niên thì trở về nước bắt đầu xây dựng những hạt nhân đầu tiên của Quân đội Giải phóng Dân tộc Zapatista (ELZN) dưới sự giúp đỡ của những người Sandinsista cùng với lực lượng du kích cánh tả FLMN tại El Salvador Khởi nghĩa Zapatista. Quân giải phóng Zapatista ELZN bắt đầu được công luận biết đến vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, khi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Hoa Kỳ, Canada với México - cái mà Marcos gọi là "án tử hình đối với các dân tộc bản địa ở México" - bắt đầu có hiệu lực. Sau khi công bố Tuyên cáo Thứ nhất và Luật cách mạng tại rừng Lacandón, ELZN tuyên chiến với chính phủ México và quyết định khởi nghĩa, với mục địch là kích động một cuộc cách mạng toàn quốc và nếu khởi nghĩa thất bại thì cũng đánh động dư luận, kêu gọi mọi người phản đối hiệp ước NAFTA vốn sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở México - một tiên đoán mà sau đó đã được chứng minh là đúng sự thật. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt nhưng quân đội chính phủ đã thất bại trong việc truy quét và bắt sống các lãnh đạo của ELZN. Cuối cùng, sau một thời gian đàm phán, ELZN đã thu được một số thành công chính trị khi buộc chính quyền phải ký các hiệp ước công nhận quyền tự trị rộng rãi hơn và các quyền lợi khác cho những cộng đồng dân da đỏ bản địa. Bản thân ELZN cũng thay đổi phương thức đấu tranh, trong đó hạn chế sử dụng vũ lực và quân sự, mà thay vào đó là mở các chiến dịch tuyên truyền, sử dụng các phương tiện truyền thông để phát tán các thông điệp về lý tưởng đấu tranh của họ. Sự thay đổi về chiến thuật đã giúp ELZN giành được sự ủng hộ của nhiều tổ chức phi chính phủ và các đảng phái cánh tả khác nhau cũng như thu hút nhiều hơn chú ý của công luận. David Graeber mô tả rằng, quân đội ELZN của Marcos đã đi "xâm chiếm" các căn cứ quân sự México mà trong tay không hề có một tấc sắt, và phương pháp "chiến đấu" đó là gào thét và làm xấu hổ những binh sĩ đồn trú trong đó. Những sự kiện "xâm chiếm" hoàn toàn không có bạo lực, không có đổ máu này cũng được các tổ chức như Phong trào Nông dân không có đất ở Brasil áp dụng. Phong trào "Chiến dịch Khác" (2006). Ngày 1 tháng 1 năm 2006, Marcos lấy bí danh "Đại biểu số không" ("Delegado Zero") thực hiện một chuyến du thuyết trên khắp 32 bang México, phát động phong trào "Chiến dịch Khác" ("La Otra Campaña"). Mục đích của chiến dịch này là lắng nghe nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân México nhằm mục đích tạo ra những thay đổi trong xã hội hiện tại. Phong trào này chịu sự chi phối của các tư tưởng và nguyên lý nhất định, tỉ như chống tư bản, bình đẳng quyền lợi, và một số yếu tố khác sẽ quyết định tính chất phong trào trong suốt quá trình du thuyết. Ngoài ra, chủ trương của phong trào này cũng nói rõ nó tách bạch với các chính đảng lớn của México, không liên quan đến việc ủng hộ người này người kia lên cầm quyền, mà chỉ là thuần túy là đấu tranh. Nhận xét về các chính trị gia, Marcos nói rằng Đảng Hành động Dân tộc (PAN) hiện đang bị khống chế bởi tập đoàn cánh hữu El Yunque và đang luyến tiếc quá khứ bằng việc đốt cháy vụ bỏ phiếu kín năm 1988 và cùng nắm quyền với Đảng Thể chế Cách mạng (PRI); còn PRI là đảng đã kiến tạo ra hệ thống đảng phái hiện nay, gieo mầm ý niệm về chủ nghĩa tân tự do vốn đã phá hủy nền tảng của México, và ứng cử viên Tổng thống của PRI là Roberto Madrazo bị miêu tả là "tên trộm đáng xấu hổ". Đảng Cách mạng Dân chủ bị miêu tả là có chiến lược sai lầm, còn ứng cử viên của Đảng là Andrés Manuel López Obrador thì, hình tượng của Carlos Salinas de Gortari mà ông ta xây dựng chỉ là cái gương. Tổng thống Vincent Fox bị chỉ trích là khoán hết tiền cứu trợ nạn nhân bão Stan cho đám thầu khoán trong khi dân đen thì chờ dài cổ mà không thấy cứu trợ gì. Một địa điểm dừng chân của Marcos trong cuộc du thuyết chính là Tampico, quê hương của gia đình Guillién Vincente. Marcos bắt đầu buổi diễn thuyết bằng câu ""Chào buổi tối, Tampico, thủ đô của thế giới và thiên đường. Chúng tôi muốn xin các bạn ít phút để mở lòng và lắng nghe những lời nói của chúng tôi." Trong chuyến hành trình dài 3.000 cây số đến thủ đô, Marcos được đón chào bởi "một đám đông khổng lồ đang ca tụng và huýt sáo" đồng thời trên nhiều nơi xuất hiện những "búp bê thủ công Marcos, áo thun in hình mặt Marcos đang mang mũ trùm đầu che mặt, áp phích và huy hiệu"". Marcos thừa nhận là ông cảm thấy chịu sức ép rất nặng nề trong phong trào này: Tuy nhiên ông khẳng định rằng "nếu như tôi phải làm lại việc này từ đầu thì tôi cũng không thay đổi gì... mà nếu như tôi nghĩ rằng có sự thay đổi, thì nó là thế này: tôi sẽ không chiếm giữ vai trò quá nổi trội trên các phương tiện truyền thông." Marcos cũng ý thức được nguy cơ bị ám sát, nhưng trả lời ""Chúng tôi không sợ chết trong quá trình đấu tranh. Những điều tốt đẹp đã được gieo trồng trên mảnh đất màu mỡ. Mảnh đất màu nằm trong trái tim của tất cả các bạn, và đó là nơi mà phẩm giá của những người Zapatista nảy nở.'" Trong quá trình Marcos thực hiện du thuyết, tại vùng San Salvador Atenco nổ ra một cuộc bạo động do người dân Atenco và Texcoco bất mãn với việc cảnh sát đuổi đánh và ngăn cấm việc hành nghề của 60 người buôn bán hoa tại khu chợ Belisario Domínguez. Cảnh sát bị cáo buộc là đã lạm dụng vũ lực trong việc trấn áp bạo động khiến 2 người chết, nhiều người bị thương và nhiều phụ nữ bị cảnh sát cưỡng hiếp. Marcos và ELZN đã tạm đình chỉ "chiến dịch khác" để tập trung vận động đòi trả tự do ngay lập tức cho những người bạo động bị cảnh sát bắt giữ. Tuyên cáo Burla. Marcos ấn hành một tranh biếm có nội dung chỉ ra rằng các chương trình truyền hình được trả tiền và của Bắc Mỹ vốn được dùng để chỉ trích khiến cho những người sử dụng mạng xã hội chế riễu Phó chỉ huy Marcos về việc nói rằng thế giới phi Zapatista đang sụp đổ chỉ chứng minh là hóa ra dân chúng đang coi chương trình truyền hình của Hoa Kỳ. Tư tưởng chính trị. Marcos chịu nhiều ảnh hưởng của Carlos Monsiváis và Các Mác. Là một người chống chủ nghĩa tư bản nhưng ông không tìm kiếm một phương cách toàn diện để xử lý hết tất cả các vấn đề trong xã hội, thay vào đó ông cố gắng liên kết tất cả các phong trào đấu tranh lại với nhau mà không áp đặt một tư tưởng hay phương thức cụ thể nào. Ngoài Emiliano Zapata, Marcos cũng rất hâm mộ nhà cách mạng lừng danh Ernesto Che Guevara. Tư tưởng của Marcos được cho xem là gần với chủ nghĩa Mác và các yếu tố Dân túy trong đó - vốn xoay quanh những vấn đề về sự ngược đãi người dân của chính phủ và giới kinh doanh, nhấn mạnh một số điểm chung của hệ tư tưởng Zapata với chủ nghĩa xã hội tự do và chủ nghĩa vô chính phủ. Trong thời kỳ đầu đến vùng Chiapas, Marcos là người theo chủ nghĩa Mao, tuy nhiên quá trình tiếp xúc với cư dân tại đây mang nhiều thay đổi trong tư tưởng của ông, cụ thể như cộng đồng cư dân bản địa trở thành trọng tâm của tư tưởng và phương pháp thực hành của Marcos. Kết quả là lý luận của ông trở nên gần hơn với phương pháp cấu trúc luận Mácxít hơn là theo các ý định ban đầu của nó, ngoài ra ta còn có thể thấy ảnh hưởng của Louis Althusser, Michel Foucault, Alain Badiou và nhiều người khác trong lý luận của Marcos. Ngoài ra, các bài luận của Marcos cũng có những điểm liên quan đến các lập luận của Antonio Gramsci, nhà sáng lập Đảng Cộng sản Ý, nhân vật gieo nhiều ảnh hưởng vào giới sinh viên cùng thế hệ với Marcos. Thế chiến thứ tư và Bảy mảnh ghép của Toàn cầu hóa. Trong một bài viết, Phó chỉ huy Marcos đề cập đến một khái niệm gọi là "Thế chiến thứ tư", bao hàm quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa tân tự do. Còn cuộc chiến tranh Lạnh trước đó được ông gọi là "Thế chiến thứ ba". Marcos đã so sánh hai "cuộc chiến" này - một cuộc chiến cũ và một cuộc chiến mà con người đang tham gia - với nhau và nhận định: "Nếu Thế chiến thứ ba là cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên nhiều bình diện khác nhau với nhiều mức độ khác nhau, thế chiến thứ tư sẽ diễn ra giữa các trung tâm tài chính lớn trên quy mô toàn cầu và với cường độ khủng khiếp và liên tục." Ông cũng tuyên bố là sự toàn cầu hóa kinh tế sẽ gây ra thảm họa thông qua các chính sách tài chính: Marcos giải thích thêm: quả bom tài chính sẽ ""hủy diệt nền tảng vật chất của chủ quyền của các quốc gia dân tộc và, trong việc sản sinh sự giảm dân số của chúng, gạt bỏ tất cả những người bị gán cho là không thích hợp với nền kinh tế mới, tỉ như là người dân bản xứ"." Marcos cũng cho rằng quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa tân tự do sẽ dẫn đến sự mai một của những yếu tố văn hóa đặc trưng cho các xã hội khác nhau do ảnh hưởng đồng hóa của quá trình toàn cầu hóa theo kiểu tân tự do: Marcos cũng đưa ra 7 mảnh ghép của toàn cầu hóa, đó là 1)Tập trung tài sản và tái phân phối sự nghèo khổ; 2)Sự toàn cầu hóa của bóc lột; 3)Cơn ác mộng của di cư; 4)Toàn cầu hóa kinh tế và phổ biến hóa tội ác; 5)Hợp pháp hóa bạo lực của những quyền lực bất hợp pháp; 6)Chính trị lớn và những con người nhỏ và 7)Những trung tâm kháng cự. Ông nhận định những mảnh ghép này không thể khít với nhau nhưng toàn cầu hóa lại cố ghép chúng lại, và vì thế mỗi người phải chung tay xây dựng một thể giới mới có thể chứa đựng nhiều thế giới và tất cả các thể giới với nhau. Trong bối cảnh này, Marcos cho rằng ELZN và các phong trào của người bản địa trên thế giới sẽ vùng dậy chống lại. Ông xem ELZN là một trong những trung tâm kháng cự. Đánh giá về các lãnh tụ cánh tả. Marcos có những đánh giá trái ngược nhau về các lãnh tụ chính trị Mỹ Latinh, nhất là các lãnh tụ cánh tả. Ông bày tỏ sự kính phục sâu sắc với cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro và nhà cách mạng Che Guevara, và bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Bolivia Evo Morales. Đối với cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez, Marcos cho rằng ông này quá cứng rắn nhưng vẫn có công trong việc thực hiện những thay đổi mang tính cách mạng ở đất nước này. Trong khi đó, Marcos chỉ trích dữ dội cựu tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva và tổng thống Nicaragua kiêm lãnh tụ Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino là Daniel Ortega, ông cho hai người này là những kẻ phản bội đã bán đứng lý tưởng nguyên thủy của họ. Tác phẩm. Marcos viết hơn 200 bài luận và ấn hành 21 quyển sách trình bày về quan điểm chính trị và triết học của ông. Các bài luận và câu chuyện được tái sử dụng trong các cuốn sách. Marcos thường sử dụng lối biểu cảm gián tiếp, và mang tính ngụ ngôn, mặc dù một số bài viết thì dùng cách thể hiện trực tiếp hơn. Trong một lá thư vào tháng 11 năm 2003 gửi cho tổ chức ly khai của người Basque là ETA mang tựa đề ""Tôi khinh ghét tất cả những kẻ tiền phong cách mạng trên hành tinh này", Marcos nói "Chúng tôi dạy những con cháu của EZLN rằng trên đời này có nhiều lời nói khác nhau giống như màu sắc và có quá nhiều suy nghĩ khác nhau nằm trong chúng, và đó là thế giới mà chúng ta sinh ra. Và chúng tôi dạy con cháu của mình là phải nói ra sự thật, điều này có nghĩa là nói bằng cả trái tim mình."" Trong một bài luận nổi tiếng vào năm 1992, Marcos bắt đầu mỗi "chương" (tổng cộng là 5 chương) bằng lối than phiền đặc trưng của mình: ""Chương này nói về phương cách mà chính quyền tối cao bị ám ảnh bởi sự nghèo khổ của người dân bản địa tại Chiapas và vung tiền vào khu vực này để xây dựng khách sạn, nhà tù, trại lính mà một sân bay quân sự. Nó cũng nói về phương cách mà những con quái vật dùng để ăn thịt uống máu người dân, cũng nhưng những sự khốn khổ và kém may mắn đã xảy ra. Một dúm những tên lái buôn, một trong số đó là nhà nước México, cướp hết tài sản khỏi Chiapas và để lại dấu ấn kinh khủng và độc hại ở đây." "Chương này nói về câu chuyện của viên Tổng đốc bang, đại diện của viên Phó vương, và cuộc đấu tranh anh hùng của ông ta chống lại những tăng sĩ cấp tiến và cuộc phiêu lưu của ông ta với những con súc vật thời phong kiến, với cà phê và những ông trùm thương lái." ""Chương này nói về phương cách mà viên Phó vương nảy sinh một ý tưởng tuyệt vời và đem ý tưởng đó vào thực hành. Nó cũng nói về phương cách mà Đế quốc ban hành sắc lệnh giết chết chủ nghĩa xã hội, và tự cho mình nhiệm vụ thực thi sắc lệnh này với niềm vui sướng của giới quyền quý, sự khốn cùng của người thế cô, và sự lãnh đạm của đa số." "Chương này nói về cách mà nhân phẩm và sự ngoan cường kết hợp với nhau ở miền Tây Nam, và cách mà hồn ma của Jacinto Pérez đi xuyên suốt vùng cao nguyên Chiapas. Nó cũng nói về sự nhẫn nại đã cạn sạch và những thứ khác đang xảy ra, vốn bị phớt lờ nhưng để lại nhiều hậu quả lớn." "Chương này nói về cách mà nhân phẩm của người dân bản địa đang cố để người khác lắng nghe, nhưng tiếng nói của nó chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc. Nó cũng nói về những tiếng nói đã được phát ra trước đây và bây giờ và người dân Da đỏ một lần nữa lại tiến bước về phía trước, nhưng lần này với những bước chân vững chắc."" Lối hành văn tỉnh lược, lãng mạn và châm biếm của Marcos có thể là cách mà ông giữ khoảng cách với những câu chuyện đau thương mà ông đang cố nói cho mọi người. Trong bất kỳ sự kiện này, những câu văn của ông đều có một mục đích, giống như là ông nói trong quyển sách năm 2002 tên là "Ngôn từ là vũ khí của chúng ta", một tuyển tập các bài viết, bài phát biểu, thi ca và thư từ của Marcos. Năm 2005, ông cùng với nhà văn Paco Ignacio Taibo II chung tay viết tiểu thuyết "Cái chết không dễ chịu". Ảnh hưởng. Phần lớn mọi người đồng ý là Marcos là người có công trong việc đem tình trạng nghèo khổ của những cộng động người da đỏ bản địa tại México ra ánh sáng, trên bình diện địa phương lẫn quốc tế.
1
null
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2011 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2011 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số. Tóm tắt mùa bão. <br> Các cơn bão. Áp thấp nhiệt đới 01W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 02W (Amang). Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Aere (Bebeng). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:992 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Songda (Chedeng). Cấp bão (Việt Nam): cấp 17 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 110 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:920 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 150 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Sarika (Dodong) - Bão số 1. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:996 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Haima (Egay) - Bão số 2. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Meari (Falcon). Cấp bão (Việt Nam): cấp 11 ~ cấp 12 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:975 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới Goring. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): không dự báo. Bão Ma-on (Ineng). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 ~ cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 95 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:935 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Tokage (Hanna). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Nock-ten (Juaning) - Bão số 3. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 ~ cấp 11 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Muifa (Kabayan). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 95 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 140 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Áp thấp nhiệt đới Lando. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1002 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): không cảnh báo. Bão Merbok. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:980 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 75 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Áp thấp nhiệt đới 13W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Nanmadol (Mina). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 ~ cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:925 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 140 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Talas. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:970 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Noru. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Kulap (Nonoy). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Roke (Onyok). Cấp bão (Việt Nam): cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 85 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:940 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Sonca. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 70 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:970 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 2. Bão Nesat (Pedring) (Bão số 5). Cấp bão (Việt Nam): cấp cấp 13 ~ cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:980 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Haitang (bão số 4). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:996 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Nalgae (Quiel) (Bão số 6). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 95 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:935 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 130 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 4. Bão Banyan (Ramon). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1002 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 24W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 25W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): không cảnh báo Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1007 mbar (hPa). Áp thấp nhiệt đới 26W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Washi (Sendong) (Bão số 7). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:992 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Tên gọi. Tên quốc tế. Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệt ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó. Sau đây là 21 tên gọi dự kiến sẽ đặt cho các cơn bão năm 2011. Số hiệu cơn bão tại Việt Nam. Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2... Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2011: Tên địa phương của Philippines. Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2015. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2007.
1
null
Nem chạo, hay còn gọi là nem thính, là một món ăn phổ biến trong ẩm thực ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thành phần của món ăn này gồm có bì thái sợi, chút thịt mỡ luộc và thính gạo. Giống như món nem chua hay nem nướng, ngoài là một món nhậu, nem chạo cũng vẫn rất thích hợp khi thưởng thức trong bữa cơm bình thường. Nem chạo được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị lạ miệng kích thích vị giác, mà còn là do quá trình chế biến không mất quá nhiều thời gian, lại có thể dùng làm món ăn chính hoặc phụ đều được.
1
null
Chi Cá râu (danh pháp khoa học: Polymixia) là chi cá vây tia duy nhất còn loài chi sinh tồn trong họ Polymixiidae. Các loài còn sinh tồn trong chi này sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và tây Thái Bình Dương. Đây là cá tầng đáy, có mặt ở độ sâu đến . Đa số là cá nhỏ, song một loài đạt chiều dài . Chúng không có mấy tiềm năng kinh tế. Các loài. Chi "Polymixia" bao gồm các loài như sau:
1
null
Polymixia berndti là một loài cá râu tìm thấy ở Ấn Độ và Thái Bình Dương. Loài này phát triển đến chiều dài 47,5 cm (18,7 in). Môi trường và khí hậu. Polymixia berndti được tìm thấy tại các địa điểm rạn san hô nước sâu liên quan ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Loài này cũng được phân bố ở Úc, phía bắc Nhật Bản, và trong khu vực thủy sản từ Đông Phi đến quần đảo Hawaii. Polymixia berndti ở một độ sâu từ 18 – 585 m. Xuất hiện và giải phẫu. Các loài có 4-5 gai lưng và 28-31 vây lưng. Nó thường là xanh-sẫm hoặc bạc.
1
null
Dưới đây là bài chi tiết về vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe (vòng 4). Thông tin. Vòng 4 đã xác định ba đội đứng đầu bảng và nhì bảng từ vòng 3 cạnh tranh trong một nhóm sáu đội. Giai đoạn này được gọi là" lục giác" hoặc" Hex", và được sử dụng bởi liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe để xác định 3 đội giành quyền tham dự vòng chung kết World Cup kể từ vòng loại World Cup 1998. Các trận đấu diễn ra từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013. Ba đội xuất sắc ở vòng đấu này sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết World Cup 2014 tổ chức tại Brasil, và đội xếp thứ tư sẽ phải tham dự vòng play-off với New Zealand, đội duy nhất của châu Đại Dương đã vượt qua vòng loại. Đội vượt qua vòng loại. Vòng loại ở vòng đấu này được xác định vào ngày 16 tháng 10 năm 2012. Trận đấu. Các đại diện của sáu hiệp hội quốc gia gặp nhau vào ngày 19 tháng 10 năm 2012, nhưng không đồng tình về lịch trình cho vòng 4. Lễ bốc thăm lịch thi đấu được thực hiện bởi CONCACAF và FIFA vào ngày 7 tháng 11 năm 2012, tại bãi biển Miami, Florida. Liên kết ngoài. </noinclude>
1
null
Hổ cái Champawat là một con hổ cái Bengal sống ở vùng Champawat của Ấn Độ. Con hổ cái được coi là tử thần vùng Champawat. Trong chưa đầy một thập kỷ của thế kỷ XX nó đã giết và ăn thịt tới 436 người dân ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal và tạo nên một kỷ lục là kẻ ăn thịt người nhiều nhất trong lịch sử động vật. Con hổ cái này cuối cùng đã bị tiêu diệt bởi tay thợ săn người Anh Jim Corbett vào năm 1907. Lịch sử. Tại Nepal. Theo Peter Byrne, thợ săn chuyên nghiệp và tác giả người Nepal, hổ Champawat từng sống ở khu vực gần dãy Himalaya và con hổ này bắt đầu những cuộc tấn công của mình trong ngôi làng Rupal ở phía tây Nepal gần dãy Himalaya trong thời gian cuối thế kỷ 19, với hàng tá người bị phục kích khi họ đi ngang qua rừng. Hàng chục đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị phục kích trong các khu rừng rậm. Những cuộc tấn công diễn ra thường xuyên và đẫm máu tới mức nhiều người đã nghĩ tới chuyện ma quỷ. Cho đến khi một người thợ săn trong vùng phát hiện và bắn một con hổ cái, nguyên nhân thực sự mới được làm rõ. Phát đạn bắn trượt và con hổ cái đã thoát chết dù gãy hai răng, nó đau đớn và kiệt sức không thể đi săn mồi được bình thường, nhưng nỗi tức giận biến con hổ cái biến thành một kẻ chuyên đi săn người. Sau đó con số nạn nhân tăng lên đến con số 200 người. Nhiều thợ săn đã được tuyển tới vùng tìm cách bắn hạ con hổ này nhưng nó quá khôn ngoan và thậm chí ẩn náu rất giỏi tới mức hiếm ai có thể nhìn thấy nó. Cuối cùng, chính phủ Nepal buộc phải huy động quân đội vào cuộc, đây là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử mà quân đội được cho là cần thiết phải can thiệp vào sự cố động vật tấn công người hàng loạt. Tuy nhiên quân đội Nepal vẫn không bắt được con hổ cái. Tuy nhiên, dù thất bại trong việc bắt giữ hoặc giết chết con hổ nhưng các binh sĩ đã áp dụng các biện pháp siết chặt như tạo tiếng động lớn để buộc con hổ phải từ bỏ lãnh thổ của mình. Tại Ấn Độ. Con hổ đã rời bỏ lãnh thổ của mình, vượt qua sông Sarda ở biên giới để vào địa phận Ấn Độ và tiếp tục hoành hành ở huyện Kumaon thuộc bang Uttarakhand. Càng giết nhiều người thì nó lại càng khiến nó trở nên táo bạo hơn và càng không sợ hãi con người. Nó bắt đầu rình mò và tấn công các ngôi làng vào cả ban ngày. Hầu hết nạn nhân của nó bao gồm phụ nữ và trẻ em, vì họ là những người có nguy cơ cao nhất do thói quen vào rừng để thu thập tài nguyên để nuôi gia súc, kiếm củi và chế tạo. Cuộc sống trên khắp khu vực trở nên tê liệt, thậm chí đàn ông cũng không dám ra khỏi túp lều của họ để làm việc bởi tiếng gầm của con hổ ngày ngày vẫn vang lên ầm ầm từ phía khu rừng. Những người dũng cảm muốn đi săn hổ và kết thúc cuộc sống sợ hãi kéo dài cũng đều phải chịu chung số phận. Chỉ đến khi người thợ săn kiêm Đại tá nổi tiếng Jim Corbett vào cuộc, cơn ác mộng mới cơ hội được thực sự kết thúc. Corbett đã lần theo con hổ bằng vết máu của nạn nhân mới nhất của nó là một cô gái ở độ tuổi thiếu niên khoảng 16 tuổi. Dù là người dũng cảm nhưng ông cũng không khỏi bàng hoàng về những gì mình được chứng kiến trong hang, ông đã tìm được xác chết của cô vào ngày hôm sau. Sau khi suýt bị con hổ phục kích trong khi điều tra thi thể của nạn nhân và dọa nó bằng hai phát súng từ khẩu súng trường của mình, Corbett phải tạm thời từ bỏ cuộc săn lùng, quyết định nhờ cậy vào dân làng và tổ chức đánh chiêng tạo tiếng ồn lớn vào ngày hôm sau ở hẻm núi sông Champa để dụ con vật lao ra. Nhờ chiến thuật đó, ông ta đã tìm thấy và nổ súng tiêu diệt con hổ cái này. Với sự giúp đỡ của "tehsildar" Champawat, tiếng chiêng trống được tạo ra bởi khoảng 300 dân làng, khiến con hổ hoảng loạn xông ra, giúp Corbett định vị được mục tiêu. Và ngày hôm sau, khoảng giữa trưa, Corbett đã bắn chết con hổ cái. Những phát súng đầu tiên của Corbett đã bắn trúng vào ngực và vai, và phát súng cuối cùng của ông, được thực hiện bằng súng trường của "tehsildar" sau khi súng của ông ta hết đạn, bắn vào chân con vật, khiến nó gục xuống chỉ 6 m (20 ft) trước mặt ông ấy. Con hổ cái bị tiêu diệt trong năm 1907, một kỳ công đáng kể xác nhận của khoảng 300 dân làng. Những người dân địa phương bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tổng cộng nó đã giết chết 436 người và còn có rất nhiều người nữa không được thống kê, nó thực sự là con hổ giết người nhiều nhất trong lịch sử của loài hổ. Khi khám nghiệm tử thi con hổ, Jim Corbett đã khám phá ra nguyên nhân dẫn đến thói quen tấn công người của nó là do từng bị đạn bắn (trong lần một người thợ săn nổ súng ở Nepal), một số cái răng bị gãy vỡ (trong đó có 2 răng nanh) gây chứng đau răng thường xuyên khiến nó khó thể săn giết được những con mồi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, nên chuyển sang đối tượng dễ tấn công hơn là người nên nó quay sang tấn công con người. Các cuộc kiểm tra tiếp theo được thực hiện bởi Corbett cho thấy con hổ vẫn ở trong tình trạng khỏe mạnh về thể chất (trừ hàm răng của nó) và ước tính con vật từ 10 đến 12 tuổi. Ghi nhớ. Như vậy, hổ cái Champawat từng trở thành nỗi kinh hoàng ở Nepal, với việc giết 200 người, trước khi tới bang Uttarakhand ở Bắc Ấn Độ. Và khi xâm nhập vào Ấn Độ, nó vẫn tiếp tục giết người, nâng tổng số người chết dưới móng vuốt của mình lên 430-436 người. Hiện nay, tại thị trấn Champawat gần cầu Chataar và trên đường đến Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi-măng, đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát. Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi mà con hổ đã bị giết bởi Jim Corbett là gần hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm). Những chi tiết về con hổ cái Champawat và làm thế nào nó đã bị hạ sát có thể được tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon (năm 1944), cũng được viết bởi chính Corbett.
1
null
Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực Nam Mỹ xác định 9 đội sẽ phải cạnh tranh vị trí thứ 4/5 để giành quyền tham dự vòng chung kết tổ chức tại Brasil. Thông tin. Thông tin về vòng loại World Cup 2014 khu vực Nam Mỹ tương tự như 4 vòng đấu trước. Tất cả các đội tuyển Nam Mỹ phải chạm trán 2 lần trong các trận đấu lượt đi và lượt về. 4 đội xuất sắc nhất đủ điều kiện vượt qua vòng loại. Đội đứng thứ năm của vòng đấu này sẽ phải tham dự vòng play-off với đội đứng thứ năm của AFC. Thứ tự của các trận đấu tương tự so với các năm 2002, 2006 và 2010. Riêng Brasil miễn thi đấu vòng loại do là nước chủ nhà. Trận đấu. Các trận đấu diễn ra từ ngày 7 tháng 10 năm 2011 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013. Play-off. Trong khi 4 đội bóng xuất sắc nhất giành quyền tham dự World Cup 2014 ở Brasil, đội xếp thứ năm (Uruguay) sẽ thi đấu với đội xếp thứ năm của châu Á, Jordan, theo thể thức sân nhà-sân khách. Uruguay giành chiến thắng ở vòng play-off và chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014. Trận lượt đi diễn ra vào ngày 13 tháng 11]] năm 2013]], và trận lượt về diễn ra vào ngày 20 tháng 11]] năm 2013]]. Liên kết ngoài. </noinclude>
1
null
Ichthyosauria (có nghĩa là "Thằn lằn cá" hay "Ngư long" trong tiếng Hy Lap - "ιχθυς" hay "ichthys" có nghĩa là "cá" và "σαυρος" hay "sauros" có nghĩa là "thằn lằn") là loài bò sát biển khổng lồ có hình thù giống như cá heo trong một ví dụ điển hình của tiến hóa hội tụ. Ngư long phát triển mạnh vào Đại Trung sinh, dựa trên nhiều bằng chứng hóa thạch, chúng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 245 triệu năm trước và đã có ít nhất một loài sống sót cho đến khoảng 90 triệu năm trước, vào đầu kỷ Phấn trắng. Vào thời kỳ Trung kỳ kỷ Tam điệp, ngư long tiến hóa từ một nhóm bò sát đất chưa được xác định chuyển sang sống dưới nước giống với các tổ tiên của cá heo và cá voi hiện đại. Chúng đặc biệt trở nên phong phú trong kỷ Jura, cho đến khi chúng dần bị thay thế bởi những kẻ săn mồi dưới nước hàng đầu thuộc một bộ bò sát khác là Plesiosauros trong thời kỳ kỷ Phấn trắng. Thằn lằn cá tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng chưa rõ nguyên nhân. Thằn lằn cá (Ngư long) thuộc về một bộ có tên là Ichthyosauria hoặc Ichthyopterygia ("cá chân vịt" - một tên gọi được nhà sinh học Richard Owen giới thiệu vào năm 1840, mặc dù tên gọi này hiện nay được sử dụng nhiều hơn cho các nhánh của Ichthyosauria). Khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của ichthyosaurs trong đầu thế kỷ XIX, khi bộ xương hoàn chỉnh đầu tiên được tìm thấy ở Anh. Năm 1834, bộ Ichthyosauria được đặt tên. Sau thế kỷ đó, nhiều hóa thạch ichthyosaur được bảo tồn cực kỳ tốt đã được phát hiện ở Đức, bao gồm cả những mô mềm còn lại. Kể từ cuối thế kỷ XX, kể từ đó đã tạo nên sự quan tâm đáng kể về chủng loại này, dẫn đến tăng số lượng thằn lằn cá được đặt tên từ tất cả các châu lục, với hơn năm mươi chi hợp lệ đang được biết đến. Các loài Thằn lằn cá có kích cỡ từ một đến hơn mười sáu mét chiều dài. Thằn lằn cá giống như cá và cá heo hiện đại.Bốn chân đã tiến hóa hoàn toàn thành chân chèo. Ít nhất một số loài có vây lưng. Đầu của chúng có hình thon dài như mũi tên,hàm thường được trang bị răng nhọn hình nón để bắt con mồi nhỏ hơn. Một số loài có răng to như những lưỡi dao để tấn công những con vật lớn. Chúng có đôi mắt rất lớn, có lẽ là để bắt con mồi ở tầng sâu. Cổ ngắn, và các loài sau này có thân khá cứng. Chúng cũng có vây đuôi thẳng đứng hơn, được sử dụng cho một cú tăng tốc mạnh mẽ. Cột sống, được cấu tạo từ đốt sống đơn giản như đĩa, tiếp tục vào thùy dưới của vây đuôi. và có lẽ là máu nóng. Thằn lằn cá là loài thở bằng không khí, linh động và có thể thuộc nhóm động vật máu nóng.
1
null
Chuyến bay 301 của Lao Airlines là một chuyến bay thường lệ bằng máy bay ATR 72-600 vận chuyển hành khách của Lao Airlines bay từ sân bay quốc tế Wattay của Viêng Chăn đến sân bay quốc tế Pakse ở Pakse ngày 16 tháng 10 năm 2013. Tai nạn. Chiếc máy bay ATR-72 này đã lao xuống sông Mekong vào khoảng 16h khi cố gắng hạ cánh. Đài không lưu ở sân bay Pakse khuyên phi công không nên hạ cánh vì thời tiết xấu nhưng phi công vẫn cố gắng hạ cánh, khi gần hạ cánh xuống sân bay phi công đã cho máy bay cất cánh trở lại nhưng đã . Vị trí rơi của chiếc máy nay mang số hiệu QV301 gặp nạn ở cách sân bay quốc tế Pakse, tỉnh Champasak, khoảng 8 km. Toàn bộ 40 hành khách và 5 thành viên tổ bay đã thiệt mạng, trong đó có hai người Việt mang quốc tịch Việt Nam, một người Việt mang quốc tịch Lào. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Thái Lan, Sek Wannamethee cho biết, 5 công dân Thái Lan nằm trong số các hành khách thiệt mạng. Ít nhất 7 hành khách Pháp cũng ở trong danh sách hành khách tử nạn. Nguyên nhân tai nạn được cho là do thời tiết xấu do bão Nari gây ra. Thiệt hại. Vào 21h ngày 16 tháng 10 năm 2013, Lao Airlines công bố danh sách những nạn nhân, trong đó có năm người Thái Lan, 6 người Úc, 3 người Hàn Quốc, 7 người Pháp, 1 người Mỹ, 1 người Trung Quốc, 1 người Đài Loan và 3 người Việt Nam. Những người đó đều tử vong
1
null
Trái tim Tím là một huân chương quân đội của Hoa Kỳ nhân danh Tổng thống được trao cho những ai bị thương hoặc thiệt mạng trong lúc phục vụ quân đội Hoa Kỳ sau ngày 5 tháng 4 năm 1917. Trái tim Tím là huân chương lâu đời nhất vẫn còn được trao cho các quân nhân Mỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, gần nửa triệu huân chương Trái tim Tím đã được làm ra để phòng con số thương vong ước tính khi thực hiện chiến dịch xâm lược Nhật Bản mà quân Đồng Minh đã lên kế hoạch. Cho đến ngày nay, tổng số thương vong của quân đội Mỹ trong vòng 65 năm sau Thế Chiến thứ Hai, tính cả chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam cũng chưa vượt qua con số đấy. Năm 2003 vẫn còn 120.000 huân chương Trái tim Tím tồn kho. Huân chương này dư thừa đến mức các đơn vị chiến đấu tại Afghanistan và Iraq có thể giữ sẵn huân chương này để trao thưởng ngay lập tức cho những binh lính bị thương trên chiến trường. Mục "Lịch sử" trong tạp chí "National Geographic" ấn bản tháng 11 năm 2009 ước tính số lượng Huân chương Trái tim Tím đã được trao. Phía trên phần số liệu có câu: "Mọi tổng số Huân chương Trái tim Tím chỉ là ước lượng. Huân chương này thường được trao trong lúc giao chiến; các báo cáo không phải lúc nào cũng chính xác" (trang 33).
1
null
Trong nét văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ... nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo, Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc. Trong quan niệm của người Việt thì chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui ("mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang"). Ở rất nhiều nơi trên thế giới, con chó được trân trọng và nâng niu, người ta cũng đặt Các chòm sao được đặt tên chó gồm: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển và Lạp Khuyển. Bên cạnh đó chó cũng là đối tượng bị khinh rẻ, coi thường, nó được xem như một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và đáng khinh. Người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi, tiếng lóng, thuật ngữ, có nhắc đến con chó như: "đồ chó", "đồ con chó", "đồ chó má", "đồ chó đẻ", "đồ chó săn", "thằng chó", "chó chết", "thằng chó chết", "đồ chó cái" (ám chỉ gái mại dâm), "chó ghẻ", "ngu như chó, lạnh như chó", "cẩu nô tài" (ám chỉ những kẻ tay sai), "tuồng chó lợn", "đồ chó vô chủ", "đám chó hoang", "chó chui gầm chạn"... Trong tín ngưỡng. Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Ban đầu tục này xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó có thể người Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó. Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ. Ở Trung Quốc, Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết về Thạch sư với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Huyền thoại ở nhiều nước trên thế giới đều có liên quan đến chó như: Thiên khuyển, Cerbère (chó Ngao Xéc-be) và gắn liền với Thần Chết, với âm phủ, với hạ giới, theo đó chó có nhiệm vụ dẫn hồn, dẫn dắt con người trong bóng đêm của cõi chết. Người Mexico cổ nuôi những con chó chuyên để làm bạn đồng hành và dẫn đường cho những người chết sang thế giới bên kia. Tại Nouvelle - Guinée, nhiều bộ tộc cho rằng con chó đã đánh cắp lửa của chủ nhân đầu tiên là con chuột. Trong quan niệm của người Mường, Gà và Chó đóng vai biểu tượng của Sống (sáng) và Chết (tối) ở hai thế giới đối nghịch nhau trong không gian, đại diện cho các loài sống dưới thấp, trên mặt đất. Ở Nhật Bản, chó là bạn trung thành của người. Trong Đạo Hồi con chó thành hình ảnh của tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất trong thế gian, tự đồng hoá mình với con chó ăn xác chết, chó là biểu tượng của sự tham lam, sự phàm ăn. Ở Việt Nam, nhất là miền Bắc, thịt chó được một bộ phận dân cư đặc biệt ưa chuộng, cội nguồn ăn thịt chó bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, thầy phù thủy mà cũng chỉ ăn lén, ăn vào lúc tối trời, đêm hôm. Do mặc cảm tội lỗi xưa nay chẳng ai nói toạc ra là ăn thịt chó. Do kiêng kỵ nên người ta nói chệch là ăn thịt cầy, mộc tồn ("cây còn" nói lái của "con cầy"). Quan niệm người Việt mê tín dị đoan từ trước đến nay vẫn cho rằng: ăn thịt chó đầu năm, đầu tháng thì sẽ không tốt, không gặp may mắn trong cả năm, cả tháng đó; nhưng ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay thì lại là xua đuổi cái "vận đen" đi. Vật tổ. Người Murut ở bắc Bornéo, chó vừa là tổ phụ huyền thoại vừa là anh hùng khai hoá, là đứa con đầu lòng của quan hệ loạn luân giữa một người đàn ông với em gái duy nhất của mình sống sót sau một cuộc đại hồng thủy. Trong tín ngưỡng của người Cơ Tu, con chó chính là vật tổ của họ. Truyền thuyết kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thủy tiêu diệt muôn loài, chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, người Cơ Tu, người Bru, người Tà Ôi, người Việt ra đời. Truyền thuyết về ông tổ chó cũng còn thấy ở nhiều dân tộc khác ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô… Ngày nay người Dao vẫn coi mình là con cháu của Bàn Hồ do đó họ có tục thờ chó, trang phục mô phỏng chó hay trang trí hình chó và để tóc kiểu chó. Cách để tóc mái bằng trước trán mà người Pháp gọi là "theo kiểu chó" (à la chien) ở người Cơ Tu, đó là kiểu để tóc thường thấy ở một số nhóm Xê Đăng, Tà Ôi, Bru (các tộc cùng có truyền thuyết về ông tổ chó), người Cơ Tu ở Quảng Nam bị gọi là "mọi có đuôi" vì nam giới Cơ Tu thường để đuôi khố dài phía sau. Người Pa Cô còn giữ tục kiêng giết và ăn thịt chó như con vật tổ. Truyền thuyết của người Pa Cô kể lại rằng, bà tổ và ông tổ chó vẫn sống cùng nhau ở nơi đất liền với trời. Người Khuyển Nhung tự xưng tổ tiên là hai con chó trắng (Bạch Khuyển), sùng bái vật tổ chó trắng. Thờ chó đá. Chó đá ở nông thôn Trung Hoa có chức năng canh giữ yêu quái vào làng nhưng không có vai vế như thần Thổ Địa, không thấy thắp nhang, trẻ con có thể tuỳ tiện cưỡi lên lưng nó. Ở Lạng Sơn nhiều nơi cũng có tục thờ chó đá như: Chi Lăng, Đồng Mỏ, Khòn Lèng, Thất Khê, Tràng Định, Đồng Đăng, Cao Lộc… Ở người Việt có phong tục đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở nông thôn, ở huyện Đan Phượng (Hà Tây) có hai nơi thờ phụng chó. Một bệ thờ chó đá ngoài vườn, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ. Một bệ thờ chó đá khác nằm cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình. Tại chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tác do chùa Cầu được xây dựng vào năm Tuất. Ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch. Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… Ở mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Pa Cô trong tộc người Cơ Tu còn kiêng giết thịt, coi con chó như vật tổ truyền. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí. Trong văn hóa. Hình tượng con chó được một số nghệ sĩ như nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc trong giới mỹ thuật quan tâm trong sáng tác, tạo thành hình tượng nghệ thuật, dù vậy hình tượng con chó trong mỹ thuật có lẽ hiếm thấy hơn các con vật khác như: Rồng, ngựa, hổ... Ở phương Đông, người ta xem thường hình tượng con chó hơn phương Tây. Cho nên, những nghệ sĩ thật sự dành cảm xúc trước hình tượng con vật này cũng rất hiếm. Một số họa sĩ có vẽ chó nhưng ít diễn tả nó với cách nhìn đơn lẻ mà có sự phối hợp với hình tượng khác như vẽ chó cùng người trong cuộc đi săn, ít khi được coi là đối tượng chính trong tư duy sáng tác. Trong lĩnh vực điện ảnh, con chó cũng có những vai diễn trong các phim của Hollywood hoặc hãng Walt Disney sản xuất như: "Trở về nước", "Chuyến du lịch kỳ lạ", chó Benji trong "Benji, chú chó săn", "Cleo" trong bộ phim truyền hình nhiều tập "Sự lựa chọn của con người", chó Asta trong phim "Người đàn ông mảnh khảnh", những con chó phim hoạt hình của Walt Disney như Goofy lần tiên xuất hiện trong phim "Mickey's Revue" (1932), Pluto lần đầu tiên trong phim "The Chain Gang" (1930), những con chó đốm trong phim 101 con chó đốm đã để lại ấn tượng về những cá tính của các diễn viên do sự sáng tạo tinh tế của các họa sĩ ngoài ra còn bộ phim Cáo và chó săn. Một số bộ phim như: Trong đời sống. Người ta còn dùng khái niệm Nút chân chó (sheepshank) là một loại nút dây dùng để rút ngắn một dây thừng hoặc thâu gọn phần dây chùng. Động tác bơi của loài chó cũng được con người học hỏi để phóng tác thành kiểu bơi chó, người bơi kiểu này thở đơn giản, thậm chí không cần ngụp đầu xuống nước. Trong quan hệ tình dục, những động tác giao phối của loài chó (chó lẹo) được con người mô phỏng và biến thể thành một trong những tư thế khi giao hợp, đó là tư thế kiểu chó tức người cho đưa dương vật vào từ phía sau, người nhận quỳ bằng cả tay và chân, thân song song mặt sàn. Người cho có thể nắm tóc của người nhận để làm điểm tựa và dễ điều khiển. Một biến thể của kiểu chó là người nhận chúi xuống phía trước, người cho có thể nâng hông của mình lên để có thể đưa dương vật vào sâu nhất. Thành ngữ về chó. Trong số những con vật gần gũi với con người, không ai không nhắc đến con chó, khác với loài vật khác, hình ảnh chú chó xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó.
1
null
"Bài chi tiết": Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 Vòng loại khu vực CONCACAF cho World Cup 2014 bao gồm bốn vòng đấu, trong đó 35 thành viên liên đoàn cạnh tranh cho bốn địa điểm tại vòng chung kết diễn ra ở Brasil. Ba vòng đầu tiên đã được hoàn thành. Vòng 4 và cũng là lượt cuối cùng, còn được gọi là "sáu phương", là một trong những bảng đấu vòng tròn với 6 đội tham gia, và 3 đội bóng hàng đầu sẽ giành quyền tham dự trực tiếp vào vòng chung kết. Đội đứng thứ tư sẽ thi đấu với New Zealand - đội bóng duy nhất của châu Đại Dương đã vượt qua vòng loại - tại vòng play-off để tranh suất tham dự vòng chung kết. Thể thức. Vào tháng 3 năm 2011, theo tin tức thì CONCACAF sẽ không nhận được bốn điểm trong vòng chung kết World Cup 2014, các quan chức trong khu vực CONCACAF chỉ ra rằng các đề xuất đầu tiên sẽ được xem xét lại. Several days later, officials within CONCACAF announced the qualifying format they would present to FIFA. The proposed format, which was subsequently accepted by FIFA, consists of 4 stages. Phân loại hạt giống. Tất cả 35 đội tuyển quốc gia từ CONCACAF phải tham dự vòng loại. Lễ bốc thăm phân loại hạt giống được dựa trên bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 3 năm 2011. (World rankings shown in parentheses) Vòng 1. Tại vòng loại thứ nhất, 10 đội tuyển có thứ hạng thấp nhất theo cách phân loại hạt giống của CONCACAF sẽ được phân cặp đá loại trực tiếp sau hai trận lượt đi/lượt về tại sân nhà/sân khách. 5 đội thắng trong vòng đấu này sẽ giành quyền vào vòng loại thứ hai để thi đấu cùng với 18 đội đã được vào thẳng vòng hai. Buổi lễ bốc thăm phân cặp vòng loại thứ nhất khu vực CONCACAF được tổ chức vào 26 tháng 4 năm 2011. Ban đầu, các trận đấu diễn ra vào 2 ngày 3 và 7 tháng 6 năm 2011; tuy nhiên, các trận đấu đã được hoãn lại đến ngày phân cặp vào tháng 6 và tháng 7, từ 15 tháng 6 và 17 tháng 7. 5 đội thắng cuộc (in đậm, dưới) giành quyền vào vòng 2 gồm: Belize, Cộng hòa Dominica, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Saint Lucia và Bahamas. Vòng 2. Tại vòng loại thứ hai, 29 đội (24 đội được vào thẳng và 5 đội thắng ở vòng một) được bốc thăm chia thành 6 bảng để thi đấu theo thể thức vòng tròn. 6 đội thắng trong vòng đấu này sẽ giành quyền vào vòng ba. Phân loại hạt giống. Các đội được gieo thành bốn nhóm - Nhóm 4 bao gồm 6 đội xếp hạng thứ 7-12, Nhóm 5 bao gồm 6 đội xếp hạng thứ 13-18, Nhóm 6 bao gồm 6 đội xếp hạng thứ 19-24, và Nhóm 7 bao gồm đội xếp thứ 25 cùng với 5 đội thắng cuộc ở vòng đầu tiên. † Đội thắng cuộc ở vòng đầu tiên Bảng đấu. Note: Điểm đánh dấu bằng * là kết quả trao giải thưởng của FIFA. Vòng 3. Tại vòng loại thứ ba, 12 đội được giành quyền tham dự (6 đội thắng tại vòng 2 và 6 đội được vào thẳng vòng 3) được chia thành 3 bảng (4 đội mỗi bảng), thi đấu vòng tròn hai lượt chọn hai đội xếp thứ nhất và thứ nhì tại mỗi bảng được giành quyền vào vòng bốn. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil. Các trận đấu diễn ra từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 16 tháng 10 năm 2012 Phân loại hạt giống. Các đội được xếp vào 3 nhóm: † 6 đội thắng cuộc ở vòng 2. Vòng 4. Vòng thứ tư đã xác định 3 đội đầu bảng và 3 đội nhì bảng từ vòng 3 cạnh tranh tại một vòng robin đôi, bao gồm thể thức sân nhà và sân khách phù hợp so với 5 đội khác giữa 6 tháng 2 và ngày 15 tháng 10 năm 2013. Vòng được chính thức gọi là "sáu phương" hoặc chỉ "The Hex '. Lễ bốc thăm cho "The Hex" được thực hiện bởi FIFA vào ngày 07 tháng 11 năm 2012. Ba đội bóng xuất sắc sẽ giành quyền tham dự World Cup 2014, trong khi đó đội đứng thứ tư sẽ thi đấu vòng play-off với New Zealand, đội duy nhất của châu Đại Dương đã vượt qua vòng loại. Play-off liên lục địa. Đội thắng cuộc của khu vực CONCACAF, Mexico, sẽ đối đầu với đội thắng cuộc của OFC, New Zealand, theo thể thức sân nhà-sân khách. Mexico, đội thắng cuộc trong trận play-off, chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014. Trận lượt đi diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2013, và trận lượt về diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2013. Liên kết ngoài. </noinclude>
1
null
Bão Nari (tên chỉ định quốc tế: 1325, tên chỉ định JTWC: 24W, tên của Việt Nam: Bão số 11) là cơn áp thấp thứ 40, cơn bão nhiệt đới thứ 25 và cơn bão cuồng phong thứ 8 (theo danh sách bão) trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013. Bão Nari là cơn bão đã đổ bộ vào Philippines làm chết 38 người, tàn phá cây cối, nhà cửa và gây ngập lụt. Vào sáng ngày 15 tháng 10 năm 2013, cơn bão đã tàn phá dữ dội thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Lịch sử hình thành. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2013, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu theo dõi một xoáy thuận nhiệt đới được phát triển trong khu vực cắt gió mức thấp đến vừa phải, cách Manila về hướng đông khoảng trên đảo Luzon, Philippines. Hệ thống sau đó được đặt tên là Santi bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines khi nó di chuyển dọc theo đỉnh phía Nam của một đỉnh cận nhiệt đới ở vùng áp thấp cao. Sau đó, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hoa Kỳ bắt đầu cảnh báo hệ thống này và chỉ định nó là cơn bão nhiệt đới 24W sau khi trung tâm lưu thông mức thấp các hệ thống bắt đầu được củng cố. Trong suốt ngày tiếp theo, sau khi trung tâm đối lưu trên các trung tâm lưu thông mức thấp các hệ thống tăng lên, JMA và JTWC báo cáo cơn áp thấp đã phát triển thành cơn bão nhiệt đới, sau đó được đặt tên là Nari. Các thiệt hại do cơn bão gây ra. Philippines. Trong ngày 9 tháng 10 năm 2013, PAGASA phát đi tím hiệu cảnh báo bão số 1 cho các đảo thuộc tỉnh Catanduanes, trước khi mở rộng các khu vực phát tín hiệu 1 sớm hơn ngày hôm sau tới Aurora, Camarines Norte, Camarines Sur, Isabela, quần đảo Polilio và Quezon. Ngày sau đó, hệ thống áp thấp được tăng cường thành cơn bão và tăng tốc di chuyển nhanh hơn về phía Philippines, PAGASA đặt 17 khu vực ở Luzon dưới mức báo động 1, 14 khu vực dưới mức báo động 2 và tỉnh Aurora dưới mức báo động 3. Trong suốt ngày 11 tháng 10 năm 2013, các khu vực dưới mức báo động được mở rộng bao gồm Benguet, Ifugao, Ilocos Sur, Isabela, La Union, Pangasinan, đảo Polilio, Quirino và Tarlac. Vào ngày sau đó, các mức báo động dần dần được điều chỉnh trước khi bị hủy bỏ trong suốt ngày 12 tháng 10, khi bão di chuyển ra khỏi Philippines và hướng tới Việt Nam. Việt Nam. Trước thông tin bão Nari sẽ đổ bộ vào miền trung Việt Nam, có khoảng 150.000 người ở các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình được thông báo sơ tán khẩn cấp. Tâm bão được xác định đi vào Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, chính thức thì đổ bộ vào khu Hội An, Quảng Nam. Vào lúc 23h ngày 14 tháng 10 năm 2013, bão càn quét các tỉnh miền Trung làm tốc mái nhiều ngôi nhà, gây gãy cây lớn, ngã cột điện, làm thiệt hại diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp cùng khoảng 77 tàu thuyền bị hư hỏng. Thiệt mạng về người theo báo cáo có ít nhất 3 người chết và 49 người bị thương. Cơn bão kèm mưa lớn với lượng mưa từ 200mm đến 400mm sau đó gây ngập lụt, ách tắc giao thông Bắc Nam và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống dân cư địa phương. Mưa làm 350 ha lúa và 3284 ha hoa màu bị ngập và cuốn trôi 104.000 mét khối đất từ khu vực thủy lợi và nhiều tuyến đường bê tông. Lào. Vào ngày 16 tháng 10 năm 2013, thời tiết xấu do ảnh hưởng từ cơn bão Nari được cho có thể là nguyên nhân vụ rơi chuyến bay 301 của Lao Airlines, trên đường tới sân bay quốc tế Pakse làm thiệt mạng 49 hành khách và nhân viên đoàn bay. Thái Lan. Bão Nari đến Thái Lan vào ngày 16 tháng 9 năm 2013 với cường độ suy yếu nhiều và kèm theo mưa lớn diện rộng gây ngập lụt và ảnh hưởng giao thông, đời sống dân cư một số nơi ở phía Đông và phía Bắc Thái Lan, bao gồm cả Bangkok. Lượng mưa theo báo cáo từ 30mm đến 100mm ở Mukdahan và Ubon Ratchathani. Trung tâm khí tượng Thái Lan dự báo cơn bão sẽ đi xa hơn vào miền Bắc nước này, các khu vực sẽ ảnh hưởng nặng nhất là Bung Kan, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom, Mukdahan, Nong Khai, Amnart Charoen, Si Sa Ket và Ubon Ratchathani.
1
null
Liên đoàn bóng đá châu Âu được chia 13 suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 2014. 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã đăng ký tham dự. Vòng loại được tiến hành từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013. Thể thức thi đấu. 53 đội được chia thành 9 bảng gồm 8 bảng có 6 đội và 1 bảng có 5 đội. Các đội xếp đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào vòng chung kết. 8 đội xếp thứ hai có thành tích tốt nhất sẽ phân thành 4 cặp thi đấu 2 trận sân nhà sân khách chọn 4 suất cuối cùng. Phân loại hạt giống. Việc xếp loại hạt giống dựa vào bảng xếp hạng của FIFA ở thời điểm ngày 29 tháng 11 năm 2011. Kết quả bốc thăm hạt giống như sau: Vòng 1. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào ngày 1 tháng 8 năm 2011 tại Rio de Janeiro, Brasil. Các trận đấu đều diễn ra từ ngày 7 tháng 9 năm 2012 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013. Một lịch trình ban đầu bao gồm các trận đấu trước ngày này không được phê chuẩn bởi FIFA. Bảng đấu. Tiêu chí xếp hạng. Bảng xếp hạng trong mỗi nhóm được xác định như sau: Trong trường hợp có trên hai đội bằng điểm, sau khi áp dụng các tiêu chí trên, vẫn có hai đội bằng điểm thi các tiêu chí đó lại áp dụng lần nữa với riêng hai đội. Nếu vẫn chưa quyết định được thì áp dụng các tiêu chí tiếp theo: Thứ tự các đội nhì bảng. Do một số bảng có 6 đội, một số bảng 5 đội nên trận đấu với đội thứ sáu ở các nhóm không được tính khi so sánh giữa các đội nhì bảng. Thứ tự các đội nhì bảng Vòng 2. 8 đội đứng nhì bảng sẽ tranh tài tại vòng 2 (vòng play-off). 8 đội sẽ được phân thành 4 cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách. 4 đội thắng cuộc ở vòng đấu này sẽ giành quyền tham dự World Cup 2014. Phân loại hạt giống. Lễ bốc thăm cho các trận play-off được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 năm 2013 tại Zurich. Lễ bốc thăm phân cặp sẽ được tiến hành sau khi công bố bảng xếp hạng FIFA tháng 10 năm 2013. Các đội sau đây sẽ tham dự vào vòng 2: "Nhóm hạt giống" "Nhóm không phải hạt giống" Trận đấu. Các trận đấu diễn ra vào 2 ngày 15 và 19 tháng 11 năm 2013. Danh sách cầu thủ ghi bàn. </noinclude>
1
null
Lars Peter Hansen là Giáo sư kinh tế tại Đại học Chicago. Ông đã đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 2013 cùng với Robert J. Shiller và Eugene Fama. Sự nghiệp. Lars Peter Hansen sinh ngày 26 tháng 10 năm 1952. Ông tốt nghiệp Đại học Utah State môn Toán học, Chính trị học vào năm 1974. Ông làm luận văn và tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế vào năm 1978 tại Đại học Minnesota. Lars Peter Hansen đã làm trợ lý và phó giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon trước khi chuyển đến Đại học Chicago vào năm 1981. Ông hiện là Giáo sư Kinh tế, Thống kê tại Đại học Chicago. Gia đình. Hansen là người gốc Đan Mạch, ông kết hôn với Grace Tsiang là con gái của nhà kinh tế nổi tiếng Sho-Chieh Tsiang, người Mỹ gốc Trung Quốc. Hansen và Tsiang có một con trai là Peter. Ông có hai anh em, Ted Howard Hansen, một nhà miễn dịch tại Đại học Washington ở St Louis và Roger Hansen, một kỹ sư thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Cha của Hansen, Roger Gaurth Hansen, là một giáo sư hóa sinh và hiệu trưởng của trường Đại học bang Utah. Giải thưởng. Ngày 14 tháng 10 năm 2013, Lars Peter Hansen được trao Giải Nobel Kinh tế cùng với Eugene F. Fama và Robert J. Shiller.
1
null
Robert J. Shiller (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946) là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Yale. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Mỹ năm 2005. Ông cũng là người đồng sáng lập và giám đốc kinh tế của quản lý công ty đầu tư MacroMarkets LLC. Shiller được xếp hạng trong số 100 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ông đã đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 2013 cùng với Lars Peter Hansen và Eugene Fama. Sự nghiệp. Năm 1967, Shiller tốt nghiệp tại Đại học Michigan, ông cũng hoàn thành chương trình học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1968. Ông lấy bằng tiến sĩ của MIT vào năm 1972. Ông đã giảng dạy tại đại học Yale từ năm 1982, ông cũng nắm giữ các vị trí giảng viên tại các trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania và Đại học Minnesota. Ông cũng giảng dạy thường xuyên tại Trường Kinh tế London. Một trong cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn Irrational Exuberance, tạm dịch "Hưng phấn bất hợp lý" nói về sự hưng phấn thái quá trên các thị trường bất động sản và tài chính, dễ dẫn tới khủng hoảng tài chính. Gia đình. Shiller sinh ra tại Detroit, Michigan, cha mẹ của ông là Ruth R. và Benjamin Peter Shiller, cùng là kỹ sư. Gia đình ông là người gốc Litva. Ông kết hôn với bà Marie Virginia (Faulstich), một nhà tâm lý học, ông bà có hai con.
1
null
USS "Tarbell" (DD–142) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Joseph Tarbell (1780-1815). Thiết kế và chế tạo. "Tarbell" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 12 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 5 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Virgie Tarbell, và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 11 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Halsey Powell. Lịch sử hoạt động. Những năm giữa hai cuộc thế chiến. "Tarbell" hoạt động tại khu vực dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến tháng 9 năm 1919, khi nó được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương. Đặt căn cứ tại San Francisco, nó phục vụ cùng Đội khu trục 15 trực thuộc Chi hạm đội Khu trục 15 cho đến cuối tháng 1 năm 1920, khi nó gia nhập Đội khu trục 13 thuộc cùng Chi hạm đội. Sang tháng 2, cảng nhà của nó được chuyển đến Cavite ở Philippines, và đến tháng 3, chiếc tàu khu trục gia nhập Hạm đội Á Châu. Nó phục vụ tại Trạm Á Châu cho đến mùa Hè năm 1921, khi nó quay lại Hạm đội Thái Bình Dương và đặt cảng nhà tại Puget Sound. Nó tiếp tục hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 8 tháng 6 năm 1922 và neo đậu cùng Hạm đội Dự bị tại San Diego, California. "Tarbell" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 29 tháng 5 năm 1930 và được phân về Đội khu trục 11 trực thuộc Hải đội Khu trục của Hạm đội Chiến trận. Cảng nhà của nó được đặt tại San Diego cho đến tháng 1 năm 1931, khi được chuyển đến Charleston, South Carolina. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục nằm trong biên chế đơn vị cũ cho đến tháng 3, khi được phân về Đội khu trục 3 trực thuộc Lực lượng Tuần tiễu. Một lúc nào đó trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1934, chiếc tàu khu trục chuyển cảng nhà trở lại San Diego, nhưng vẫn nằm trong thành phần Lực lượng Tuần tiễu. Đến cuối năm 1936, "Tarbell" quay trở lại vùng bờ Đông và được cho xuất biên chế lần thứ hai, lần này là tại Philadelphia. "Tarbell" bị bỏ không cho đến khi chiến tranh nổ ra tại Châu Âu vào tháng 9 năm 1939. Để giữ cho Hoa Kỳ ở bên ngoài cuộc xung đột, Tổng thống Franklin D. Roosevelt công bố tình trạng trung lập vào ngày 5 tháng 9, và ra lệnh cho Hải quân tiến hành Tuần tra Trung lập. Một tháng sau, vào ngày 4 tháng 10 năm 1939, "Tarbell" được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward W. Rawlins, và hoạt động tuần tra tại khu vực Đại Tây Dương trong hơn hai năm trước khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, đẩy Hoa Kỳ vào chiến tranh. Thế Chiến II. Nhiệm vụ của "Tarbell" vẫn như trước đây: hộ tống các đoàn tàu vận tải và thực hiện tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực Bắc Đại Tây Dương, bảo vệ các tàu buôn đi lại vượt đại dương, và hoạt động ngoài khơi các cảng duyên hải trong các nhiệm vụ cứu vớt thủy thủ đoàn các tàu bị trúng ngư lôi. Một nhiệm vụ cứu hộ như vậy diễn ra vào ngày 26 tháng 3 năm 1942, khi chiếc tàu chở dầu trúng ngư lôi ngoài khơi Cape Hatteras, North Carolina, và trinh sát của "Tarbell" nhìn thấy pháo hiệu cầu cứu lúc 09 giờ 00. Nó lập tức đi hết tốc độ, đến hiện trường tấn công chỉ một giờ rưỡi sau đó, thả mìn sâu đánh đuổi mọi tàu ngầm U-boat còn lãng vãng chung quanh rồi cứu được 22 người sống sót. Sau những nỗ lực vô vọng nhằm tìm kiếm tàu ngầm đối phương, nó tiễn những người sống sót lên bờ tại Morehead City, North Carolina. Vào tháng 5 năm 1942, chiếc tàu khu trục bắt đầu giúp vào việc giám sát số tàu chiến của phe Vichy Pháp còn lại tại vùng biển Caribe. Nhằm đảm bảo các tàu chiến Pháp này không bị chuyển cho Đức Quốc xã, cũng như phù hợp với Tuyên bố Panama theo đó không chuyển giao sở hữu của châu Âu tại châu Mỹ cho mọi thế lực không phải ở châu Mỹ, nó được giao nhiệm vụ tuần tra chung quanh Pointe-à-Pitre, đảo Grand Terre, Guadeloupe, với mục tiêu đặc biệt là chiếc tàu tuần dương huấn luyện cũ "Jeanne d'Arc". Nhiệm vụ cứu hộ vẫn tiếp tục cùng với nhiệm vụ giám sát. Vào ngày 16 tháng 5, "Tarbell" cứu vớt 24 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc , trúng ngư lôi bốn ngày trước đó ngoài khơi New York. Vào chiều tối ngày 25 tháng 5 tại San Juan, Puerto Rico, nhận được tin tức về một vụ tấn công U-boat nhắm vào tàu chị em , nó vội vã lên đường, hấp tấp đến mức hai sĩ quan và 13 thủy thủ của nó bị bỏ lại Puerto Rico. Ngày hôm sau, nó đón tám thủy thủ của "Blakeley" bị thương tại Martinique, rồi tham gia vào việc truy tìm chiếc tàu ngầm U-boat cho đến xế trưa ngày 27 tháng 5. Đến ngày 2 tháng 6, nó cứu vớt 19 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc . Hai ngày sau, chiếc tàu khu trục nhìn thấy những người sống sót của chiếc đang bị chìm, và vớt được 31 người. Sau các nhiệm vụ hộ tống khác tại vùng biển Caribe và vịnh Mexico, "Tarbell" bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương từ giữa tháng 5 năm 1943. Chuyến hải hành đầu tiên là hộ tống cho Đoàn tàu UGS-9 vốn được tăng cường một phương tiện mới nhất trong chiến tranh chống tàu ngầm: tàu sân bay hộ tống. Đoàn tàu đi đến Casablanca an toàn vào ngày 15 tháng 6; và nó quay trở về New York để sửa chữa và tiến hành huấn luyện trước khi tham gia một đoàn tàu vận tải khác hướng đến Casablanca vào tháng 8. Sau khi quay trở về New York, nó tham gia các hoạt động hộ tống tại chỗ cho đến ngày 22 tháng 10, khi nó rời New York cùng với tàu sân bay hộ tống và các tàu chị em và bảo vệ một đoàn tàu vận tải khác. Đơn vị đi ngang qua Bermuda, nơi có cùng gia nhập, và đi đến Casablanca vào ngày 3 tháng 11. Sau một chuyến đi ngắn đến Gibraltar, "Tarbell" quay trở về vào ngày 10 tháng 11, vượt Đại Tây Dương và về đến cảng New York vào ngày 21 tháng 11. Trong tháng tiếp theo, nó được bảo trì và huấn luyện ôn tập, cũng như trải qua đợt huấn luyện nhân sự tương lai cho loại tàu chiến kiểu khu trục. Vào ngày 26 tháng 12, nó rời Norfolk cùng với tàu sân bay hộ tống và Đội khu trục 61 để hộ tống cho Đoàn tàu UGS-28 đi Bắc Phi; rồi từ đây hoạt động như một đội tìm/diệt tại khu vực phụ cận Azores. Vào ngày 31 tháng 12, "Lea" bị hư hại nặng do va chạm, và nó đã kéo chiếc tàu chị em đến Bermuda. Đến ngày 3 tháng 1 năm 1944, nó được và thay phiên nhiệm vụ kéo, rồi bắt kịp trở lại đoàn tàu vận tải tại Horta thuộc quần đảo Azores vào ngày 7 tháng 1. Sau các hoạt động săn tìm tàu ngầm dọc đường đi vận tải, đội của "Tarbell" về đến Norfolk vào ngày 7 tháng 2, và chiếc tàu khu trục trải qua 10 ngày sửa chữa tại Boston. Sau đó, nó được phân về Lực lượng Không quân của Hạm đội Đại Tây Dương cho các hoạt động huấn luyện đội bay ngoài khơi Provincetown, Massachusetts. Được tách khỏi nhiệm vụ này vào tháng 4, nó hoạt động trong một thời gian hộ tống các tàu sân bay và . Từ đó cho đến tháng 7 năm 1945, nó luân phiên giữa nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay và nhiệm vụ tàu mục tiêu huấn luyện cho không lực hải quân. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1945, "Tarbell" được cho ngừng hoạt động tại Philadelphia. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1945, và nó bị bán vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 cho hãng Boston Metal Salvage Company tại Baltimore, Maryland để tháo dỡ.
1
null
USS "Yarnall" (DD–143) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Lincoln, cho Hải quân Hoàng gia Na Uy như là chiếc HNoMS "Lincoln, cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS "Lincoln, và cuối cùng cho Hải quân Liên Xô như là chiếc Druzhny". Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Hải quân John Yarnall (1786-1815). Thiết kế và chế tạo. "Yarnall" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 2 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 6 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Marie H. Bagley, và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 11 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William F. Halsey, Jr.. Lịch sử hoạt động. USS "Yarnall". Được phân về Đội khu trục 15 trực thuộc Lực lượng Khu trục, "Yarnall" phục vụ một thời gian ngắn cùng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Pháp trong năm 1919. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1920, đơn vị của nó được điều động về Chi hạm đội Khu trục 5 thuộc Hải đội Khu trục 4, Hạm đội Thái Bình Dương, và hoạt động từ căn cứ khu trục tại San Diego. Đội của nó được đổi tên thành Đội khu trục 13 vào tháng 2, và được lệnh điều động sang Trạm Á Châu vào tháng 4, nhưng nó chỉ đi đến nhiệm sở mới vào mùa Thu năm đó. "Yarnall" từ Viễn Đông quay trở về Hoa Kỳ vào cuối mùa Hè năm 1921, và bắt đầu được sửa chữa tại Xưởng hải quân Puget Sound. Vào tháng 12, nó được điều sang Đội khu trục 11 và lại hoạt động ngoài khơi San Diego cho đến ngày 29 tháng 5 năm 1922, khi nó được cho xuất biên chế tại đây và đưa về lực lượng dự bị. Sau gần tám năm bị bỏ không, "Yarnall" được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 19 tháng 4 năm 1930 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân John F. McClain. Được phân về Đội 11 thuộc Hải đội 10 trực thuộc Hạm đội Chiến trận, nó hoạt động chủ yếu tại vùng bờ Tây trước khi được chuyển sang vùng bờ Đông vào cuối năm 1930. Vào dịp đầu năm mới 1931, cảng nhà của nó được chuyển đến Charleston, South Carolina. Đến tháng 3, nó tham gia Lực lượng Tuần tiễu như một đơn vị thuộc Đội khu trục 3 nhưng vẫn giữ Charleston làm cảng nhà. Chiếc tàu khu trục hoạt động từ căn cứ này cho đến cuối mùa Hè năm 1934 khi nó, cho dù vẫn là một đơn vị thuộc Lực lượng Tuần tiễu, quay trở lại vùng bờ Tây. Đặt căn cứ tại San Diego, nó hoạt động dọc theo bờ biển California cho đến cuối năm 1936. Sau đó nó quay lại vùng bờ Đông, vào ngày 30 tháng 12 năm 1936 được cho xuất biên chế tại Philadelphia vào neo đậu tại đây cùng hạm đội dự bị. Như một phần trong kế hoạch của Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhằm tăng cường cho Hải đội Đại Tây Dương yếu kém sau khi xung đột nổ ra tại Châu Âu vào tháng 9 năm 1939, "Yarnall" kết thúc đợt bỏ không thứ hai kéo dài 21 tháng vào ngày 4 tháng 10 năm 1939 khi nó được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John G. Winn. Nó trở thành một đơn vị của Đội khu trục 11 trực thuộc Hải đội Đại Tây Dương, một đơn vị nhỏ nhưng được giao phó nhiệm vụ nặng nề là giữ cho chiến tranh cách xa Tây Bán Cầu. Nó hoạt động ngoài khơi Norfolk trong các cuộc Tuần tra Trung lập cho đến mùa Thu năm 1940, khi Hoa Kỳ đạt được Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ với Anh Quốc. "Yarnall" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1941, không lâu sau khi nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh. HMS "Lincoln". "Yarnall" là một trong số 50 tàu khu trục cũ được chọn để chuyển cho Hải quân Hoàng gia, đánh đổi lấy quyền được thiết lập các căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên các lãnh thổ do Anh quản lý ở vùng Tây Bán Cầu. Nó lên đường đi St. John's, Newfoundland, nơi nó được xuất biên chế khỏi Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 10 năm 1940, và nhập biên chế vào Hải quân Hoàng gia cùng ngày hôm đó như là chiếc HMS "Lincoln" (G.42) thuộc Lớp tàu khu trục Town, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. B. Sayer. Chiếc tàu khu trục kỳ cựu rời St. John's vào ngày 3 tháng 11, và đi đến Belfast, Bắc Ireland, vào ngày 9 tháng 11. "Lincoln" di chuyển từ đây đến cảng Londonderry, nơi nó được phân về Đội hộ tống 1 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Trong gần một năm, nó gặp gỡ các đoàn tàu vận tải binh lính và hàng hóa giữa đại dương để hộ tống chúng về các cảng thuộc quần đảo Anh. Từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942, nó được tái trang bị tại Xưởng tàu Woolwich, nơi nó được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống chống tàu ngầm. Ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu cùng một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng được tháo dỡ để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ cho việc trang bị dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog cũng như tăng lượng mìn sâu mang theo. HNoMS "Lincoln". Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, "Lincoln" được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Na Uy thuộc lực lượng vũ trang của Chính phủ Na Uy lưu vong như là chiếc HNoMS "Lincoln", và phục vụ cùng Lực lượng Hộ tống tại chỗ phía Tây, hoạt động dọc theo bờ biển Newfoundland giữa Halifax, Nova Scotia và St. John's. HMCS "Lincoln". Vào tháng 7 năm 1942, HNoMS "Lincoln" trở thành HMCS "Lincoln" khi nó được chuyển từ Hải quân Hoàng gia Na Uy sang Hải quân Hoàng gia Canada, cho dù nó vẫn được vận hành với một thủy thủ đoàn người Na Uy. Nhiệm vụ tại vùng biển Canada tiếp tục cho đến cuối năm 1943, khi nó được lệnh quay trở về Anh; rời Halifax vào ngày 19 tháng 12 và về đến cảng Londonderry đúng ngày Giáng Sinh. Đến đầu năm 1944, chiếc tàu chiến kỳ cựu được đưa về lực lượng dự bị tại sông Tyne. "Druzhny". Vào ngày 26 tháng 8 năm 1944, "Lincoln" được chuyển cho Hải quân Liên Xô và đổi tên thành "Druzhny" (tiếng Nga: Дружный). Các nguồn thông tin phương Tây cho rằng nó được tháo dỡ để lấy linh kiện phụ tùng cho tám tàu chị em khác được chuyển giao cho Liên Xô vào cuối năm 1944; tuy nhiên, một nguồn của Nga xác nhận nó đi vào hoạt động từ ngày 23 tháng 9 năm 1944 cho đến khi chiến tranh kết thúc, và được hoàn trả cho Anh Quốc vào tháng 8 năm 1952, nơi nó được tháo dỡ.
1
null
USS "Upshur" (DD–144) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi được cải biến thành tàu phụ trợ AG-103 vào cuối chiến tranh. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc John Henry Upshur. Thiết kế và chế tạo. "Upshur" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 2, 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 7, 1918, được đỡ đầu bởi bà Alexander Gustavus Brown, cháu Chuẩn đô đốc Upshur, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 23 tháng 12, 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William V. Tomb. Lịch sử hoạt động. 1919-1922. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy và trang bị, "Upshur" rời Newport, Rhode Island vào ngày 20 tháng 5, 1919, hướng sang Châu Âu ngang qua quần đảo Azores. Nó đi đến Devonport, Anh Quốc vào ngày 16 tháng 6, và chuyển đến Harwich hai ngày sau đó trước khi thực hiện chuyến đi viếng thăm Heligoland, Đức; Copenhagen, Đan Mạch và thành phố Danzig. Nó quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Harwich và Ponta Delgada, và về đến Thành phố New York vào ngày 22 tháng 7. Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương không lâu sau đó, "Upshur" vượt qua kênh đào Panama để đi San Diego, cảng nhà mới cho các hoạt động cho đến mùa Xuân năm sau. Con tàu tiến hành các hoạt động huấn luyện tác xạ và ngư lôi cùng các hoạt động duyên hải tại chỗ. Vào tháng 4, 1920, "Upshur" khởi hành đi Viễn Đông ngang qua Honolulu, Trân Châu Cảng, Midway và Guam, đi đến Cavite thuộc quần đảo Philippines vào ngày 20 tháng 5. Nó lên đường không lâu sau đó để hoạt động tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử trong thành phần Lực lượng Tuần tra sông Dương Tử. Tại Nhạc Dương vào ngày 16 tháng 6, binh lính của quan chức Trung Quốc địa phương đã hành quyết một nhà truyền đạo Hoa Kỳ, William A. Reimert. Có mặt tại Hán Khẩu khi sự kiện xảy ra và do mệnh lệnh khẩn cấp, "Upshur" vội vã khởi hành vào ngày 22 tháng 6 đi đến nơi biến loạn, một hoạt động hấp tấp đến mức đã bỏ rơi lại trên bờ một sĩ quan và ba thủy thủ. Đi đến Nhạc Dương vào ngày 23 tháng 6, "Upshur" cho đổ bộ lên bờ một phân đội gồm một sĩ quan và 40 người lúc 18 giờ 05 phút ngày 25 tháng 6 để bảo vệ các nhà truyền đạo Hoa Kỳ. Hai ngày sau, khi sự căng thẳng được giải tỏa, đội đổ bộ quay trở về tàu. Chiếc tàu hơi nước "Mei Foo" của hãng Standard Oil Company đã đi đến Nhạc Dương vào ngày 28 tháng 6 chở theo 100 bao gạo cứu trợ cho những người tị nạn tại vùng lân cận. Trong những ngày tiếp theo, "Upshur" chuyển tiếp thực phẩm cho các nhà truyền giáo. Cùng thời gian đó, Tổng tư lệnh Hạm đội Á Châu, Đô đốc Albert Cleaves, đi đến Nhạc Dương trên chiếc tàu chị em để thị sát tình hình tại chỗ. Cuối cùng khi những quan chức có lỗi bị cách chức, phía Trung Hoa đưa ra lời xin lỗi vì những sự kiện này. "Upshur" tiếp tục ở lại khu vực sông Dương Tử cho đến ngày 9 tháng 7, khi nó quay lại các hoạt động thực hành tác xạ và ngư lôi thường lệ. Nó tiến hành tập trận tại khu vực quần đảo Philippine trong mùa Đông, và tại vùng biển Trung Hoa ngoài khơi Yên Đài vào mùa Hè, xen kẻ với những chuyến đi huấn luyện và biểu dương lực lượng. Trong khi phục vụ cùng Hạm đội Á Châu, "Upshur" được mang ký hiệu lườn tàu DD-144 vào ngày 17 tháng 7, 1920; và sau khi kết thúc lượt phục vụ tại Viễn Đông vào đầu năm 1922, chiếc tàu khu trục quay trở về khu vực bờ Tây Hoa Kỳ vào mùa Xuân năm đó, được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 15 tháng 5, 1922 và đưa về lực lượng dự bị. 1930–1941. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 2 tháng 6, 1930 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Morton L. Deyo, "Upshur" hoạt động cùng với Hạm đội Chiến trận và Lực lượng Tuần tiễu, thoạt tiên là tại vùng bờ Tây, và sau đó là tại vùng bờ Đông Hoa Kỳ, cho đến khi lại được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 12, 1936 tại Philadelphia. Nó neo đậu tại Xưởng hải quân Philadelphia cho đến mùa Thu năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra do Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan vào tháng 9, 1939, Tổng thống Roosevelt công bố chính sách trung lập của Hoa Kỳ và ra lệnh thành lập lực lượng Tuần tra Trung lập vào ngày 5 tháng 9 để giám sát vùng biển dọc bờ Đông Hoa Kỳ và vùng vịnh Mexico. Để tăng cường cho lực lượng này, Hải quân huy động 77 tàu khu trục và tàu rải mìn hạng nhẹ đang nằm trong lực lượng dự bị. Vì vậy, "Upshur" lại được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia vào ngày 4 tháng 10, hơn một tháng sau khi cuộc xung đột bùng nổ. Được phân về Hải đội Đại Tây Dương thuộc Hạm đội Hoa Kỳ, nó xen kẻ các hoạt động huấn luyện thường lệ bao gồm tập trận, thực hành ngư lôi và cơ động chiến thuật, với các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển trung lập dọc Đại Tây Dương và vùng vịnh Mexico. Hoạt động thường lệ của "Upshur" bị xáo trộn một lúc ngắn vào tháng 12, 1939. Vào ngày 13 tháng 12, chiếc tàu biển chở hành khách "Columbus" thuộc hãng tàu Bắc Đức Lloyd Line xuất hiện ngoài khơi Veracruz, Mexico, trong một ý định muốn vượt qua sự phong tỏa của Anh để quay trở về Đức. Dù sao, nó không trực tiếp đối đầu với việc Tuần tra Trung lập, vốn liên tục theo dõi nó từ lúc nó rời cảng Mexico. "Upshur" tham gia vào việc theo dõi và báo cáo về chiếc tàu biển, vốn là con tàu buôn lớn thứ 13 trên thế giới vào lúc đó. "Columbus" cuối cùng đối diện với số phận vào ngày 19 tháng 12, khi nó tự đánh đắm sau khi đối đầu với tàu khu trục Anh . Tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ túc trực gần đó đã cứu vớt thủy thủ đoàn của "Columbus". Sự kiện Pháp thất thủ nhanh chóng vào mùa Xuân năm 1940 gây nên báo động tại vùng Tây bán cầu nơi các lãnh thổ thuộc địa của Pháp tại Tây Ấn có thể rơi vào tay Đức. Những nhà hoạch định chiến lược Mỹ thảo ra kế hoạch chiếm lấy quần đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết. Trong trường hợp xảy ra cuộc chiếm đóng, "Upshur" và các tàu chị em thuộc Hải đội Khu trục 30 được điều đi bảo vệ cho đội hỗ trợ hỏa lực và phản pháo hình thành chung quanh thiết giáp hạm và các tàu tuần dương và . Mối nguy cơ trở nên lắng dịu vào mùa Thu 1940. Giữa các hoạt động tuần tra và huấn luyện thường lệ, "Upshur" được điều động thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Vào ngày 23 tháng 12, 1940, tàu tuần dương hạng nặng "Tuscaloosa" khởi hành từ Norfolk với William D. Leahy, Đại sứ Hoa Kỳ cạnh chính phủ Vichy Pháp, và phu nhân trên tàu, hướng sang Lisbon, Bồ Đào Nha. "Upshur" và đã hộ tống chiếc tàu tuần dương cho đến khi chúng tách ra vào ngày Giáng Sinh để quay về Norfolk trong khi chiếc tàu tuần dương tiếp tục làm nhiệm vụ ngoại giao một mình. Vào tháng 3, 1941, Hạm đội Hoa Kỳ thành lập Lực lượng Hỗ trợ dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Arthur LeRoy Bristol. Đặt căn cứ tại vịnh Narragansett, nhóm này chuẩn bị để được bố trí tại các “vùng biển xa” và được xây dựng quanh , , và . Bốn phi đội máy bay tuần tra và ba hải đội tàu khu trục, nhóm sau này bao gồm "Upshur", được phối thuộc cùng Lực lượng Hỗ trợ. Trong những tháng tiếp theo, "Upshur" luân phiên hoạt động ngoài khơi Argentia, Newfoundland; Newport, Rhode Island; Philadelphia; vịnh Narragansett; Boston; và Reykjavík, Iceland, sau khi nơi này bị Hoa Kỳ chiếm đóng vào mùa Hè năm đó. Vào ngày 11 tháng 9, chiếc tàu khu trục rời Argentia để gặp gỡ một đoàn tàu vận tải hướng sang quần đảo Anh. Năm ngày sau, một đoàn tàu vận tải bao gồm 50 tàu buôn quốc tịch Anh và Đồng Minh, mang mật danh HX-150, khởi hành ra khơi từ Halifax, Nova Scotia, được hộ tống tại chỗ bởi các đơn vị Hải quân Hoàng gia Canada. Vào ngày 17 tháng 9, ở vị trí khoảng ngoài khơi Argentia, đội hộ tống Hoa Kỳ dưới quyền Đại tá Hải quân Morton L. Deyo vốn bao gồn "Upshur", gặp gỡ đoàn tàu vận tải Anh. Trong những ngày tiếp theo, năm tàu khu trục Mỹ hộ tống đoàn tàu vận tải đến "Điểm hẹn gặp giữa đại dương" (MOMP: Mid-Ocean Meeting Point). "Upshur" di chuyển bên mạn trái của đoàn tàu vận tải ở khoảng cách , rà tìm với thiết bị định vị âm thanh ở một góc 30 vào ban ngày, và tuần tra ở khoảng cách vào ban đêm. Các tàu chiến Mỹ đã đưa đoàn tàu đến điểm hẹn MOMP an toàn, nơi lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh, gồm hai tàu khu trục và bốn tàu corvette, tiếp nhận đoàn tàu hướng sang Anh. Năm tàu khu trục Mỹ sau đó tiếp nhận đoàn tàu đi theo hướng ngược lại đến Iceland, và hộ tống chúng đến Reykjavík an toàn. Đoàn tàu vận tải này là chuyến đầu tiên được Hải quân Hoa Kỳ trợ giúp trong Trận Đại Tây Dương. Nhiệm vụ này chỉ mới là sự khởi đầu cho các hoạt động hộ tống trước khi Hoa Kỳ chính thức can dự trong Thế Chiến II, khi các con tàu thuộc Lực lượng Hỗ trợ đã hộ tống cho 14 đoàn tàu vận tải từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10. Dần dần, đụng độ giữa tàu chiến Hoa Kỳ và tàu ngầm Đức ngày càng gia tăng về tần suất và mức độ căng thẳng. Tàu khu trục bị hư hại bởi một quả ngư lôi Đức vào ngày 17 tháng 10, và tàu chở dầu chịu đựng số phận tương tự vào ngày 30 tháng 10. Ngày hôm sau, tàu khu trục bị tàu ngầm "U-552" đánh chìm. Trong giai đoạn tiếp theo từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 7 tháng 12, 1941, các tàu khu trục thuộc Lực lượng Hỗ trợ thực hiện bảy chuyến đi khứ hồi bảo vệ 14 đoàn tàu vận tải, bao gồm khoảng 550 tàu, vượt qua Bắc Đại Tây Dương. Thế Chiến II. Trong giai đoạn Hoa Kỳ bắt đầu dốc toàn lực vào cuộc chiến, sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941 và cho đến giữa tháng 2, 1942, các tàu khu trục thuộc Lực lượng Hỗ trợ đã hộ tống một tá đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương trên mỗi hướng, với tổng cộng 750 tàu, tương đối an toàn. Trong đêm 4 tháng 2, 1942, "Upshur" rời cảng Londonderry, Bắc Ireland cùng với các tàu khu trục , và cùng tàu cutter "Ingham" thuộc "Secretary" của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ. Suốt ngày 5 tháng 2, các con tàu đã săn đuổi một tàu ngầm U-boat rõ ràng có dự định theo dõi các tàu chiến Mỹ đến điểm hẹn gặp đoàn tàu vận tải. Các tàu khu trục và chiếc cutter Tuần duyên đã bảy lần tấn công chiếc tàu ngầm, thả 30 quả mìn sâu, nhưng không thể tiêu diệt đối thủ đã lặn xuống để lẩn tránh. Sau khi gặp gỡ Đoàn tàu ON-63 vào sáng ngày 7 tháng 2, các tàu hộ tống đổi hướng về phía Tây Nam cùng 30 tàu buôn, hộ tống chúng băng qua vùng đại dương bão tố của mùa Đông. Trinh sát viên trên "Upshur" phát hiện một tàu ngầm U-boat đi trên mặt biển ở cách và truy đuổi, nhưng chiếc tàu đối phương đã cảnh giác và lặn xuống trước khi chiếc tàu khu trục có thể tấn công. Trong hai giờ, và rà soát khắp khu vực, thả 15 quả mìn sâu trước khi quay trở lại vị trí cảnh giới. "Upshur" chỉ vừa mới quay lại đội hình không lâu khi nó lại nhìn thấy chiếc U-boat ở khoảng cách . Tăng tốc độ, nó hướng về phía đối thủ, để chỉ thấy đối phương lặn xuống khỏi tầm nhìn một lần nữa. "Upshur" bắn hai loạt đạn pháo từ khẩu pháo trước mũi nhưng chỉ làm tung nước chung quanh tháp chỉ huy đối phương đang biến mất. "Gleaves" nhanh chóng đi đến hiện trường và trợ giúp "Upshur" truy tìm chiếc tàu ngầm. Cả hai đã không thể bắt được tín hiệu đối phương trong ngày hôm đó và cả ngày hôm sau, nhưng chúng đã thành công trong việc ngăn cản chiếc U-boat tiếp cận đoàn tàu vận tải, và đưa chúng đến cảng an toàn. Trong hai năm tiếp theo sau, "Upshur" thực hiện các nhiệm vụ hộ tống vận tải cùng Hạm đội Đại Tây Dương. Các hoạt động này trải rộng từ vùng bờ Đông Hoa Kỳ đến cửa ngõ Địa Trung Hải, thay đổi từ khí hậu khắc nghiệt của Bắc Đại Tây Dương đến vùng nắng ấm Caribe. Khi phe Đồng Minh bắt đầu chiếm ưu thế trong trận Đại Tây Dương, các tàu khu trục mới và hiện đại dần dần thay thế cho các con tàu sàn phẳng cũ kỹ trong các nhiệm vụ hộ tống ở tuyến đầu. Suốt năm 1944, "Upshur" hoạt động giữa Norfolk, Virginia và Quonset Point, Rhode Island, phục vụ như tàu canh phòng máy bay và tàu canh phòng mục tiêu cho hoạt động huấn luyện chuẩn nhận đội bay của các tàu sân bay. Trong giai đoạn này, nó hoạt động thành công cùng các tàu sân bay , , , , , , và . Được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn mới AG-103 vào ngày 3 tháng 6, 1945, "Upshur" hoạt động như tàu canh phòng máy bay cho tàu sân bay cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, kết thúc chiến tranh tại Thái Bình Dương. Được cho ngừng hoạt động tại Norfolk vào ngày 2 tháng 11, 1945, tên của "Upshur" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 11 tháng 11, và lườn tàu bị bán cho hãng Northern Metals Company ở Philadelphia vào ngày 26 tháng 9, 1947; và bắt đầu bị tháo dỡ từ ngày tháng 4, 1948.
1
null
Động đất Bohol 2013 xảy ra vào lúc 08:12:31 (PST) ngày 15 tháng 10 năm 2013 tại Bohol, một tỉnh đảo nằm ở Trung Visayas, Philippines. Cường độ của trận động đất được ghi nhận là 7,2 Ms, có chấn tâm nằm ở Carmen, Bohol và chấn tiêu ở độ sâu . Cách đó khá xa như thành phố Davao trên đảo Mindanao cũng còn có thể cảm nhận được trận động đất này. Theo báo cáo chính thức gần đây của Hội đồng giảm nhẹ và quản lý rủi ro thiên tai quốc gia (NDRRMC), có 144 người chết, 23 người mất tích và 291 người bị thương. Đây là trận động gây thương vong nhiều nhất ở Philippines trong vòng 23 năm. Năng lượng của nó tương đương với 32 quả bom Hiroshima. Trước đây, Bohol cũng từng xảy ra một trận động đất vào ngày 08 tháng 2 năm 1990 làm hư hỏng nhiều tòa nhà và gây ra một cơn sóng thần. Tiếp theo sau trận động đất có ít nhất bốn dư chấn liên tục với cường độ hơn 5 độ Richter. Tuy nhiên, hiện Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương chưa đưa ra cảnh báo sóng thần trong khu vực.
1
null
Huân chương Danh dự (Medal of Honor")" là phần thưởng cao quý nhất trong quân đội Hoa Kỳ được trao cho những quân nhân có hành động thể hiện sự dũng cảm vượt xa yêu cầu của nhiệm vụ. Huân chương này được trao bởi Tổng thống Hoa Kỳ nhân danh Quốc hội và chỉ trao cho quân nhân Mỹ. Có ba phiên bản huân chương này dành cho Lục quân, Hải quân và Không quân. Các quân nhân thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên nhận phiên bản Hải quân"."
1
null
Grammatidae là một họ cá nhỏ, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes , nhưng gần đây được đề xuất xếp ở vị trí không xác định ("incertae sedis") trong nhánh Ovalentariae. Phân bố. Chúng là các loài cá biển nhỏ ở miền tây Đại Tây Dương, thường không dài hơn 10 cm (4 inch). Một vài loài có màu sắc sặc sỡ và được nuôi làm cá cảnh. Chúng cũng có thể thay đổi giới tính của mình. Đặc trưng. Các đặc trưng khác biệt bao gồm đường bên chia ra thành 2 đoạn hoặc hoàn toàn không có nó, và vây ngực có kích thước lớn với 1 gai vây và 5 tia vây mềm. Chúng có 11-13 gai vây lưng. Tên gọi phổ biến trong tiếng Anh là basslet (cá vược nhỏ). Phân loại. Hiện nay người ta biết 13 loài trong 2 chi của họ này. Thức ăn và tập tính. Sinh sống trong môi trường san hô nên các loài cá trong họ này được coi là cá ăn thịt. Chúng ăn các loại thức ăn như cá nhỏ, mực ống, và các loại tép túi (Mysida). Các loài cá trong họ này hung hãn và chiếm giữ lãnh thổ. Trong bể cá cảnh không nên nuôi quá một con đực thuộc họ này.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng A - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Bỉ, Croatia, Macedonia, Scotland, Serbia và Wales, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Bỉ đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Croatia sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng A đã được quyết định sau cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ và ngày 23 tháng 11 năm 2011. Liên kết ngoài. </noinclude>
1
null
Cầu Banghwa (Tiếng Hàn: 방화대교, Hanja: 傍花大橋, phiên âm Hán-Việt: Bàng Hoa đại kiều) là cầu bắc qua sông Hán, Seoul, Hàn Quốc, nối Gangseo-gu của Seoul với Goyang-si, Gyeonggi-do. Cây cầu được khởi công vào tháng 12 năm 1995 và hoàn thành vào ngày 20 tháng 12 năm 2000. Cầu có sáu làn xe; tổng chiều dài là 2.559 mét.
1
null
Pony bé nhỏ – Tình bạn diệu kỳ (My Little Pony: Friendship Is Magic) được gọi tắt là MLP hay pony, là một chương trình truyền hình giả tưởng cho trẻ em được tạo ra bởi Lauren Faust của Hasbro. Bộ phim được dựa trên dòng đồ chơi Pony bé nhỏ. Chương trình được khởi chiếu vào tháng 10 năm 2010, trên kênh truyền hình cáp the Hub (được đổi tên thành Discovery Family vào cuối năm 2014).  Tháng 3 năm 2018, chương trình đã chiếu đến phần thứ 8. Một loạt phim ngoại truyện, "Equestria Girls", bắt đầu trong 2013 bao gồm 4 bộ phim và các loạt phim ngắn khác. Một bộ phim trực tiếp dựa trên series phim truyền hình, mang tên "My Little Pony: The Movie" đã được phát hành vào ngày 6 tháng 10 năm 2017 ở Hoa Kỳ và ngày 20 tháng 10 năm 2017 tại Việt Nam. Sau 9 năm kể từ lúc khởi chiếu, phim chính thức khép lại ở phần thứ 9 của bộ phim với 26 tập. Tập cuối (The Last Problem) được phát sóng vào ngày 12 tháng 9 năm 2019. Tóm tắt nội dung. Bộ phim lấy bối cảnh ở một vùng đất xinh đẹp giả tưởng có tên là Equestria- là nơi các pony sinh sống- do công chúa Celestia và công chúa Luna cai trị. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về 6 nhân vật chính gồm: công chúa Twilight Sparkle thông minh, Rarity rộng lượng, Applejack thật thà, Pinkie Pie vui tính, Fluttershy nhút nhát và Rainbow Dash trung thành và những bài học về tình bạn qua mỗi câu chuyện đó. Cutie Mark. "Cutie Mark"- hay còn gọi là dấu duyên - là một biểu tượng đặc biệt xuất hiện trên phần hông của những chú ngựa một khi họ phát hiện ra tài năng đặc biệt của mình trong cuộc sống. Có một tập phim nói về cách mà 6 nhân vật chính nhận được dấu duyên của họ khi còn nhỏ. Và một vài tập phim tập trung vào một nhóm gồm 3 cô ngựa con mà họ tự gọi mình là "Cutie Mark Crusaders" (Nhóm Chinh Phục Dấu Duyên), những chú ngựa này vẫn chưa tìm được dấu duyên của mình và bị trêu chọc là "blank flanks" (hông trống), bộ ba này thường làm việc chung và tham gia các hoạt động cùng nhau để khám phá ra tài năng đặc biệt của họ. Vào phần 5, họ đã tìm ra dấu duyên của mình và dấu duyên của họ đã xuất hiện cùng lúc. Nhân vật. Nhân vật chính. Princess Twilight Sparkle "(lồng tiếng bởi Tara Strong, hát bởi Rebecca Shoichet)" "Twilight Sparkle". Là một nhân vật giỏi giang và đảm nhiệm rất tốt trong vai trò lãnh đạo. Tuy vậy, cô là một con mọt sách, và đôi lúc phản ứng hơi có phần thái quá. Twilight trở thành công chúa vào tập cuối phần 3 của bộ phim. Cô giỏi trong việc sử dụng phép thuật, đại diện cho nguyên tố phép thuật (magic) (mặc dù phép thuật của Twilight không mạnh bằng Starlight Glimmer). Vào phần 8, cô mở Trường học Tình bạn gần lâu đài của cô và trở thành hiệu trưởng ngôi trường đó. Rainbow Dash ("lồng tiếng bởi Ashleigh Ball)" "Rainbow Dash". Là một thiên mã. Khá nhanh nhẹn và hoạt bát, nhưng đôi lúc lại thiếu kiên nhẫn và đôi khi hơi kiêu ngạo. Cô không bao giờ bỏ rơi bạn bè mình, nên cô đại diện cho nguyên tố trung thành (loyalty). Cô trở thành thành viên của đội Wonderbolts từ phần 6. Fluttershy "(lồng tiếng bởi Andrea Libman)" "Fluttershy". Là một nhân vật hiền lành, nhút nhát, dễ thương và cực kì yêu mến động vật. Tuy vậy, đôi lúc trở nên nhút nhát, nhưng lúc cần thiết thì trở nên rất cứng cỏi, có giọng nói đáng yêu và gợi cảm. Tâm hồn của cô đại diện cho lòng nhân ái (kindness). Rarity "(lồng tiếng bởi Tabitha St. Germain, hát bởi Kazumi Evans)" "Rarity". Kì lân điệu đà nhất trong phim. Là một nhà thiết kế thời trang và là chủ tiệm may quần áo Carousel Boutique. Xinh đẹp, hào phóng, thông minh, sáng tạo, tuy vậy đôi lúc lại muốn trở thành trung tâm chú ý của mọi người và hay có chút ghen tị lặt vặt với bạn bè. Tâm hồn của cô đại diện cho sự rộng lượng (generosity). Applejack "(lồng tiếng bởi Ashleigh Ball)" "Applejack." Là thổ mã sinh ra và lớn lên trong một trang trại táo nổi tiếng Sweet Apple Acres. Cần cù, khỏe mạnh, thẳng thắn, đáng tin cậy và rất tốt bụng với bạn bè. Tuy vậy, đôi lúc lại hành động một cách bướng bỉnh. Tâm hồn của cô đại diện cho sự trung thực (honesty). Pinkie Pie "(lồng tiếng bởi Andrea Libman, hát bởi Shannon Chan-Kent)" "Pinkie Pie". Là cô ngựa hiếu động nhất phim. Cô lạc quan và vô tư trong bất kì hoàn cảnh nào, luôn luôn vui cười, làm trò đùa, chọc phá cùng mọi người, và thích ca hát. Tuy vậy, cũng có đôi lúc nói quá nhiều, và vui đùa vô ý thức khiến mọi người phải khó chịu. Tâm hồn của cô đại diện cho tiếng cười (laughter) Nhân vật phụ. Spike "(lồng tiếng bởi Cathy Weseluck)" "Spike." Là một bé rồng siêu dễ thương. Cậu ấy vừa là người bạn rất thân thiết vừa là một trợ lý tuyệt vời của Twilight. Vào phần 8 thì Spike đã có thêm một đôi cánh. Spike có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là làm người đưa thư cho Twilight và Công chúa Celestia. Cậu rất thích Rarity vì cô ấy quyến rũ và có nhiều đá quý (món khoái khẩu của Spike). Starlight Glimmer. "Starlight Glimmer." Là một cô kì lân cai quản ở một ngôi làng nhỏ. Cô ta dùng phép thuật của mình để lấy đi dấu duyên của các pony khác và thay chúng với dấu "=", cho rằng sự khác biệt giữa các pony sẽ không bao giờ mang lại tình bạn chân thực. Tuy nhiên, cô ta lại giữ riêng dấu duyên cho mình và ngụy trang chúng. Sau khi việc này bị phát hiện, dân làng đã đi lấy lại dấu duyên của mình và giải cứu các nhân vật chính, không may, Starlight đã trốn thoát ngay sau đó. Khi quay trở lại Starlight thực hiện kế hoạch thay đổi quá khứ, ngăn chặn nhóm Twilight có dấu duyên khiến tương lai thay đổi. Sau khi biết được lỗi lầm của mình, cô đã trở thành học trò của Twilight Sparkle để học hỏi thêm về tình bạn (phần 6). Cô rất giỏi trong việc sử dụng phép thuật. Khi Twilight mở Trường học Tình bạn, cô trở thành cố vấn của trường. Cutie Mark Crusaders (Nhóm chinh phục dấu duyên). "Apple Bloom (lồng tiếng bởi Michelle Creber)" - Là em gái của Applejack và là một pony yêu thích sự tự do. Cô có khả năng làm đạo cụ. "Sweetie Belle (lồng tiếng bởi Claire Corlett)" - Là em gái của Rarity. Luôn muốn nhận được sự quan tâm từ chị mình. Có một chút đố kị với chị. Cô có một giọng hát cao và trong trẻo. "Scootaloo (lồng tiếng bởi Madeleine Peters)" - Là em kết nghĩa của Rainbow Dash và rất hâm mộ cô ấy. Cô thích thể hiện khả năng trượt scooter của mình để được Rainbow Dash khen. Và cô ấy là một tài năng về scooter. Babs Seed - Là người chị em họ của Apple Bloom. Cô sống ở Manehattan. Gabby Gums - Bút danh của Cutie Mark Crusaders trong báo Foal Free Press. Discord. "Discord". Một lão rồng lai đủ các con vật khác (đầu của ngựa, tay của sư tử, chân của rồng...). Là kẻ đã biến Ponyville thành một mớ hỗn độn, toàn những thứ quái dị và biến các bạn của Twillight trở thành màu xám xịt và khó gần. Lão đã bị Twilight và các bạn hợp sức đánh bại, sau đó giải trừ lời nguyền của lão. Lão đã được Twilight và các bạn sửa đổi tính cách để trở thành một nhân vật tốt. Lão có sở thích dùng tiệc trà với Fluttershy và chơi Chằn tinh và ngục tối với Big Mac và Spike. Vương quyền. Princess Celestia ("công chúa Celestia") - Một công chúa sống ở Canterlot (thủ đô của Equestria). Là người cai quản mặt trời (ban ngày). Công chúa không chỉ xinh đẹp mà tâm hồn lại rất đỗi khoan dung và hiền từ. Cô sẵn sàng tha thứ lỗi lầm khi người đó biết nhận lỗi. Và cô cho rằng phép thuật diệu kỳ nhất đến từ trái tim và tâm hồn của những người bạn. Công chúa đã giao cho người học trò thân yêu nhất của mình là Twilight Sparkle nhiệm vụ khám phá phép màu của tình bạn và viết thư báo cáo cho cô ấy. Princess Luna( "công Chúa Luna") - Nàng là em gái của công chúa Celestia. Là người cai quản mặt trăng (ban đêm). Cô có một khả năng đặc biệt là đi vào giấc mơ của người khác. Tuy nhiên do ghen tị với chị của mình nên cô ấy đã bị biến thành Nightmare Moon, nhưng đã được Twilight và nhóm bạn chuyển hóa về hình dạng cũ. Khác với Nightmare Moon, công chúa rất nhân từ, tốt bụng và chưa bao giờ có ý định chiếm Equestria. Princess Cadence ("công chúa Cadence") "(tên đầy đủ: Mi Amore Cadenza)" - Người cai quản vùng đất Crystal Empire và là bạn thân của Twilight. Cô cũng là người chăm sóc Twilight khi Twilight còn nhỏ. Shining Armor ("Shining Armor)" - Chồng của công chúa Cadance, cũng là anh trai của Twilight, cùng công chúa Cadance cai trị vùng đất Crystal Empire. Prince Rutherford - Hoàng tử bộ tộc Yak Flurry Heart ("Fơry Hót)" - Con gái của Cadance và Shining Armor (là một kì mã) Princess Ember - Công chúa loài rồng Thorax - Chúa tể mới của loài Changelings. Nhân vật phản diện. Nightmare Moon - Là mặt tối của công chúa Luna, mụ ta đã chiếm lấy các nguyên tố Harmony để mang màn đêm vĩnh viễn đến với vương quốc. Queen Chrysalis - Là chúa tể trước đây của loài Changeling. Mụ đã giả mạo thành công chúa Cadance để chiếm lấy tình cảm của Shining Armor, và tạo ra vô số các sinh vật nhân bản để thống trị Equestria. Đến phần 6, mụ bị đánh bại bởi nhóm Twilight. Lord Tirek - Là một con nhân mã với mình người thân ngựa. Hắn đã trốn thoát khỏi ngục Tartarus để hút lấy phép thuật của cả ba giống ngựa với mục đích trở nên vô địch và thống trị Equestria. King Sombra - Là một kẻ xấu đã từng cai quản Crystal Empire hàng nghìn năm trước và biến các chú ngựa thành nô lệ, nhưng hắn đã bị giam cầm vào Miền Bắc Băng Giá. Hắn đặt một lời nguyền lên Crystal Empire làm nó biến mất khỏi Equestria. Khi nào Crystal Empire hồi sinh thì hắn sẽ quay về và chiếm lại nó. Các Series Liên Quan. Equestria Girls. Phim Điện Ảnh : Movie, Rainbow Rocks, Friendship Games, Legend Of Everfree Web Series :Summertime Shorts, Better Together, Choose Your Own Ending, Forgotten Friendship, Rollercoaster Of Friendship, Spring Breakdown, Sunset's Backstage Pass, Holiday Unwrapped Liên kết ngoài. Trang Web Chính Thức Facebook Youtube
1
null
Otto Albert von Grone (7 tháng 2 năm 1841 tại Westerbrak – 16 tháng 5 năm 1907 tại Westerbrak) là một Trung tướng quân đội Phổ, Kinh nhật giáo sĩ ("Propst") của Steterburg, chủ điền trang Westerbrock đồng thời là Hiệp sĩ Danh dự ("Ehrenritter") Huân chương Thánh Johann. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Tiểu sử. Thân thế. Otto Albert sinh vào tháng 2 năm 1841, trong gia đình quý tộc lâu đời von Grone. Ông là con trai của Adolf Kurt Eckbert von Grone (26 tháng 4 năm 1807 tại Westerbrak – 22 tháng 4 năm 1885 cũng tại Westerbrak) và người vợ của ông này là Auguste Luise Amalie, nhũ danh von Bülow (27 tháng 5 năm 1812 tại Wolfenbüttel – 13 tháng 12 năm 1893 tại Westerbrak). Sự nghiệp quân sự. Thời trẻ, Grone học tại trường thiếu sinh quân ở Bensberg và Berlin, sau đó ông nhập ngũ quân đội Phổ với cấp hàm Thiếu úy của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào ngày 17 tháng 5 năm 1859. Đến ngày 7 tháng 6 năm 1860, ông được cắt cử vào Trung đoàn Bộ binh Cận vệ tổng hợp trong vòng một tháng, tiếp theo đó ông được đổi vào Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 4. Ông từng được lệnh vào Tiểu đoàn Công binh Cận vệ từ ngày 30 tháng 5 cho tới ngày 27 tháng 6 năm 1861, rồi từ ngày 31 tháng 5 cho đến ngày 26 tháng 6 năm 1862. Cùng với Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 4 của mình, ông đã tham gia cuộc bao vây và trận đánh Fredericia trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch vào năm 1864. Năm sau (1865), Grone nhập học Học viện Chiến tranh Phổ; việc học tập của ông bị gián đọan do sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo vào năm 1866. Trong suốt thời gian động binh, Grone giữ chức vụ sĩ quan phụ tá trong Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ tổng hợp của Quân đoàn Trừ bị II, một phần thuộc Tập đoàn quân Main ("Mainarmee"). Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông được thăng quân hàm Trung úy vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, và với cấp bậc này ông học tiếp ở Học viện Chiến tranh cho đến ngày 27 tháng 7 năm 1868. Sau đó, Grone ban đầu được cắt cử vào Tiểu đoàn Bắn súng trường Cận vệ ngày 30 tháng 4 năm 1869, rồi vào Bộ Tổng tham mưu ngày 30 tháng 4 năm 1870. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6 năm 1870, dưới danh hiệu của trung đoàn mình, ông được tạm thời chuyển làm Giảng viên Trường Quân sự ở Potsdam. Tuy nhiên, do cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ vào mùa hè năm 1870, ông được bãi nhiệm vào ngày 17 tháng 7 năm đó và được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Sư đoàn Bộ binh Dân quân Cận vệ đã được động viên. Với sư đoàn này, ông đã thể hiện tài năng của mình trong cuộc vây hãm Strasbourg ở Alsace. Sau đó, vào ngày 22 tháng 8 năm1870, ông trở thành một Đại đội trưởng tạm quyền trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 4, tham gia chiến đấu trong trận Sedan và được phong cấp hàm Đại úy vào ngày 16 tháng 9 năm 1870. Trong giai đoạn kế tiếp của cuộc chiến với Pháp, ông đã tham gia cuộc vây hãm thủ đô Pháp, trận đánh ở Montmagny cùng với cuộc vây hãm Montmédy. Được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II trong cuộc chiến, Grone trở về nước Đức sau khi hòa bình được lập lại, và là Giảng viên Trường Quân sự Erfurt cho đến ngày 20 tháng 8 năm 1875. Ông được cắt cử sang Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 36 trong một thời gian ngắn, kể từ ngày 3 tháng 8 tới ngày 15 tháng 9 năm 1874. Tiếp theo đó, vào ngày 21 tháng 8 năm 1875, Grone được giao một chức Đại đội trưởng trong Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 2 Hoàng đế Franz. Ông phục vụ trung đoàn cho đến ngày 13 tháng 1 năm 1879 và trong thời gian ấy, ông được cử làm quan sát viên các cuộc diễu binh của quân đội Ý từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 9 năm 1878. Tiếp sau đó, Grone gia nhập Trung đoàn Phóng lựu số 2 và được ủy nhiệm làm sĩ quan phụ tá tại Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") Quân đoàn II, rồi được lên cấp Thiếu tá vào ngày 13 tháng 3 năm 1879. Với cấp bậc này, ông được phong chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn II của Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 34 vào ngày 12 tháng 2 năm 1881. Ông chỉ huy tiểu đoàn này cho đến ngày 5 tháng 12 năm 1883, rồi được lãnh chức Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Jäger số 10 Hannover và được thăng hàm Thượng tá vào ngày 18 tháng 11 năm 1886. Ngày 6 tháng 9 năm 1887, ông được điều đến Schwerin làm sĩ quan dư thừa ("etatmäßiger Offizier") trong Trung đoàn Phóng lựu số 89 Đại Công quốc Mecklenburg. Dưới danh hiệu "à la suite" của trung đoàn, Grone đã được lãnh tạm quyền chỉ huy trung đoàn này vào ngày 15 tháng 10 năm 1888. Sau đó, vào ngày 22 tháng 3 năm 1889, ông được lên cấp bậc Đại tá và được nhậm chức Trung đoàn trưởng. Ba năm sau, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng vào ngày 27 tháng 1 năm 1892, và được nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 59 tại Saarburg. Ba năm sau đó, vào ngày 11 tháng 8 năm 1895, Grone được ủy quyền thay mặt Tư lệnh Sư đoàn số 28 ở Karlsruhe. Bảy ngày sau, Grone được lên chức Trung tướng và cuối cùng, vào ngày 27 tháng 8 năm 1895 ông trở thành Sư đoàn trưởng. Sau cuộc đánh trận giả với Sư đoàn số 29, Grone đệ đơn xin từ nhiệm vào năm 1898. Lời thỉnh cầu này được chấp thuận vào ngày 25 tháng 11 năm 1898, khi ông được giải ngũ với một khoản lương hưu đồng thời nhận Huân chương Vương miện. Nhưng chưa hết, để tưởng thưởng những cống hiến lâu năm của ông cho quân đội Đức, ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I đính kèm Bó sồi vào ngày 13 tháng 9 năm 1899. Gia đình. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1873, tại Holzhausen, ông đã thành hôn với bà Anna Wilhelmine Karoline Elise Klara von Oheimb (24 tháng 5 năm 1849 tại Minden – 9 tháng 12 năm 1900 tại Westerbrak). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ năm người con:
1
null
Núi Tô Thị (còn gọi là núi Vọng Phu) là một ngọn núi tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Núi Tô Thị không chỉ nổi bật ở cảnh quan tự nhiên, kiến trúc ngôi chùa động linh thiêng, độc đáo mà còn lưu giữ trong mình nhiều giá trị đặc biệt quan trọng về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử gắn liền với các văn sĩ nổi tiếng như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Du. Gần núi Tô Thị có các địa điểm tham quan nổi tiếng như: Chùa Thành, đền Kỳ Cùng, chùa Tiên, chợ Kỳ Lừa... Hòn Vọng Phu. Núi Tô Thị gắn liền với hòn đá Vọng Phu, với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận ở phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Chính vì thế nên người đời cũng gọi tảng đá Vọng Phu, tảng đá này còn nổi tiếng nhờ có những bài thơ đề vịnh của các nhà Nho danh tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Ca dao Việt Nam có câu: Tuy nhiên, hòn Vọng Phu nổi tiếng ở núi Tô Thị đã bị vỡ nát vào năm 1991. Sau này, một tượng bằng xi măng được đưa lên thay thế. Bài thơ vịnh của Nguyễn Du trước đá Vọng Phu Nguyên tác: Dịch: Ngô Thì Sĩ (cha của Ngô Thì Nhiệm), một danh nhân của đời Lê Cảnh Hưng đã ghi vào quần thể văn hóa này một bài thơ nổi tiếng và khắc cả chân dung mình vào một động thạch nhũ. Lời thơ:
1
null
Tân Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị hình thành từ Việt Nam Quốc dân Đảng, tồn tại từ 1930 đến 1932. Lịch sử. Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, hệ thống tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng tan vỡ, nhiều đảng viên may mắn trốn thoát được đã cố gắng tái hợp lực lượng. Tuy nhiên, Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân rã thành nhiều phe phái. Nổi trội nhất là hai nhóm: Một số ít như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình li khai, hợp tác với Việt Minh hoặc xây dựng lực lượng riêng. Nhóm Hà Nội được gọi là Tân Việt Nam Quốc dân Đảng, hoạt động cho đến năm 1932 thì giải tán.
1
null
Hồ Bakhtegan () là một hồ nước mặn nằm ở tỉnh Fars, miền nam Iran, khoảng 160 km (99 dặm) về phía đông Shiraz và 15 km (9,3 dặm) về phía tây thị trấn Neyriz. Hồ Bakhtegan có diện tích bề mặt 3.500 km vuông (1.400 sq mi), là hồ lớn thứ hai của Iran. Nó được nuôi bằng nguồn nước của con sông Kor. Một số đập trên sông Kor đã giảm đáng kể lưu lượng nước của hồ, khiến độ mặn ngày càng tăng và gây nguy hiểm cho loài hồng hạc và các loài chim di cư tới đây mỗi năm. Hiện nay, hồ đã khô cạn đi khá nhiều. Chính phủ Iran đã đưa nơi đây trở thành một vườn quốc gia, một trong những biện pháp nhằm cứu vớt tự nhiên ở đây và bảo vệ các loài chim nói riêng.
1
null
Tandooreh () là một vườn quốc gia nằm ở phía đông bắc của Iran, gần thành phố Dargaz, thuộc tỉnh Razavi Khorasan, gần biên giới với Turkmenistan. Vườn quốc gia này có diện tích 73.435 mẫu Anh. Đây là khu vực có sự đa dạng về động thực vật cao, với 373 loài được xác định, trong đó có sung, Tầm xuân, Chi Liễu, "Berberis", "Ferula", Họ Hoa tán..cùng vô số các loài cây chữa bệnh quý. Về động vật, đây là khu vực của 18 loài rắn, 6 loài thằn lằn cùng các loài khác như rùa, chim thiên đường, gà lôi, Cắt lưng hung, kền kền, Đại bàng hoàng đế phương Đông, đại bàng vàng, Đại bàng nâu, cú, Trĩ đỏ, Chim re quạt...
1
null
Kinh tế Đàng Trong thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam phản ánh những vấn đề liên quan tới hoạt động kinh tế thuộc vùng đất do chúa Nguyễn quản lý. Nông nghiệp. Chế độ ruộng đất. Từ năm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu ly khai họ Trịnh, trực tiếp quản lý việc thu thuế đất này. Năm 1618, ông sai người đo đạc ruộng công của các xã để thu thuế. Năm 1669, Nguyễn Phúc Tần sai Hồ Quảng Đại đi đo đạc ruộng đất ở các huyện, định ra 3 bậc và chia các hạng ruộng để thu thuế thóc. Ruộng đất ở Thuận Quảng khá nhỏ hẹp so với Bắc Hà. Ruộng đất công Đàng Trong chia làm "quân điền trang" và "quan đồn điền" thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cấp ruộng này cho người thân thích và công thần. Ruộng đất ở các xã được phân chia theo lệ làng. Sang thế kỷ 18, mỗi xã dân được chia 5-6 sào ruộng, binh lính thì được khẩu phần gấp 3 lần. Ruộng đất tư được gọi là bản bức tư điền. Các chúa Nguyễn có chính sách kích thích sự phát triển ruộng tư: các đầm, đất thổ nhưỡng chiêm trũng, vùng nhiễm mặn, rừng rú đều được cải tạo thành các làng xã mới. Chính sách cho phép các nhà giàu mộ dân phiêu tán vào nam khai phá đất mới đã tạo điều kiện hình thành bộ phận tư hữu ruộng đất. Việc kiêm tính ruộng đất xảy ra ở vùng Nam Bộ mới hình thành, tạo ra các địa chủ lớn. Từ năm 1669, Nguyễn Phúc Tần bắt đầu ban hành phép thu thuế với mức thu không quá nặng, nhưng các quan lại coi việc thu quá nhiều, hay phiền nhiễu nhân dân, tham nhũng khiến nhân dân bị bóc lột nặng nề. Sản xuất nông nghiệp. Từ khi khai phá Nam Bộ, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ. Ngoài ra, nông dân còn trồng khoai, ngô, hạt bo bo (tức ý dĩ), vừng (gọi là mè) và các cây ăn quả gồm mãng cầu (na), mít, xoài, chuối; các loại rau. Thủ công nghiệp. Thủ công nghiệp nhà nước. Chúa Nguyễn lập những xưởng đóng tàu, thuyền quy mô lớn với sự giúp đỡ của người phương Tây, tiêu biểu nhất là xưởng ở Hà Mật đã sản xuất ra những loại thuyền có trọng tải lên tới 400 tấn. Năm 1674, Đàng Trong có loại thuyền có thể chở được 64 người. Việc đúc tiền ở Đàng Trong bắt đầu khá muộn, từ năm 1736 dưới thời Nguyễn Phúc Chú. Tiền được đúc tại Cục đúc tiền dù tốn kém nhưng không thông dụng. Xưởng đúc súng được mở từ năm 1631, hiện nay vẫn còn di tích ở Huế. Xưởng này có sự trợ giúp của người Bồ Đào Nha là Joao da Cruz. Nhờ xưởng đúc này, chúa Nguyễn có hơn 200 khẩu súng vào năm 1642, tạo nên sức mạnh góp phần chống trả thành công những cuộc tiến công của chúa Trịnh. Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài: không có mỏ đồng, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng. Mỏ sắt ở Phú Bài (huyện Phú Vang), trang Điển Phúc thuộc Bố Chính; mỏ vàng tập trung ở nguồn Thu Bồn thuộc huyện Duy Xuyên (Thăng Hoa) và 4 ngọn núi ở xã Nam Phố huyện Phú Vang. Các chúa Nguyễn kiểm soát chặt chẽ việc khai thác vàng, cho phép nhân dân những vùng có vàng thì dân tập trung khai thác và đãi vàng, được miễn suất đi lính. Phương thức khai thác vàng ở Đàng Trong rất thủ công, bằng công cụ thô sơ, nhiều năm không được cải tiến, vì vậy năng suất rất thấp. Thủ công nghiệp nhân dân. Nghề làm gốm nổi tiếng tại các làng Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam), Mỹ Thiện (Quảng Ngãi). Nghề dệt tạo ra các sản phẩm như lụa, gấm, sa… từ các làng xã thuộc Điện Bàn, Thăng Hoa, Phú Xuân, Lệ Thủy. Sản phẩm còn xuất khẩu sang Nhật, Trung Quốc và châu Âu. Vùng Quảng Nam và Quảng Ngãi là hai trung tâm sản xuất đường, tạo ra các loại đường trắng, mịn, tinh khiết và đường phổi thơm ngon. Thương mại. Nội thương. Cùng sự mở mang đất đai vào phía nam, các chợ cũng hình hành ngày càng nhiều vì nhu cầu trao đổi hàng hóa. Các chợ lớn ở phủ gồm có: Xứ Thuận Hóa có 5 chợ, Phủ Thăng Hoa có 6 chợ, Phủ Quy Nhơn có 5 chợ, Phủ Bình Khang có 4 chợ, Phủ Diên Khánh có 3 chợ, Phủ Gia Định có 5 chợ. Đến thế kỷ 18, ở Gia Định còn có thêm chợ Bến Nghé, chợ Cây Đa, chợ Bến Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Thị Nghè, chợ Tân Kiểng, chợ Bình An, chợ Sài Gòn, chợ Nguyên Thực. Chúa Nguyễn áp dụng mức thuế khá cao, lập ra 140 tuần ty, có ở hầu hết các phủ, huyện, miền thượng du và miền biên. Gia Định trở thành đầu mối thị trường gạo. Gạo từ đây chuyển ra vùng Thuận Quảng và các nhu yếu phẩm từ Thuận Quảng được mang vào tiêu thụ ở Nam Bộ. Dù bị các chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn có luồng buôn bán trao đổi không chính thức. Gạo từ Gia Định được bán ra Bắc Hà để đổi lấy lụa, đĩnh, đoạn, quần áo. Ngoại thương. Các đối tác. Khi nhà Thanh tận diệt nhà Minh (1661), nhiều người Hoa không chịu quy phục người Mãn đã vượt biển chạy vào Đàng Trong làm nghề buôn bán. Các lái buôn Trung Quốc đi đường biển thường xuất phát từ Triều Châu, Quảng Châu, Thiều châu, Phúc Kiến, thuyền buôn vào cửa Eo hay cửa Đại Chiêm để lên phố Thanh Hà hoặc Hội An. Họ có sự hỗ trợ của những người Hoa sinh sống tại Đại Việt, lại được sự ưu đãi hơn của các chúa Nguyễn so với người phương Tây. Do đó họ là những người lũng đoạn thị trường các đô thị như Phiên Trấn, Hội An, Hà Tiên, Gia Định. Các thương nhân Nhật không vào được thị trường Trung Quốc vì chính sách cấm thông thương của nhà Minh đã chuyển sang thị trường Đại Việt. Một thời gian sau, ngay cả khi Nhật Hoàng có lệnh cấm thuyền Nhật ra buôn bán ở nước ngoài, vẫn có tàu Nhật đến giao dịch ở Hội An. Hàng hóa người Nhật mang đến là đồng, lưu huỳnh, vũ khí, vải bông, giấy, yên ngựa; họ mua về tơ, vải thô, lụa, long não, lô hội, trầm hương, da cá mập, hồ tiêu, song mây. Các giáo sĩ và thương nhân Bồ Đào Nha đến Đại Việt từ đầu thế kỷ 16. Các thương nhân Bồ Đào Nha không đại diện cho công ty nào và không đến cư ngụ, mở thương điếm. Biết chúa Nguyễn cần vũ khí để chống chúa Trịnh, họ mang đến súng ống, diêm tiêu, kẽm, đồng... có thợ kỹ thuật đi cùng. Vì vậy họ được các chúa Nguyễn nể trọng và ưu đãi hơn so với người Hà Lan. Dù được các chúa Nguyễn cho phép xây dựng những cơ sở kinh doanh ở Hội An như lập phố, xây kho nhưng người Bồ không thực hiện. Hàng hóa người Bồ Đào Nha mang đến gồm có: vũ khí, chì, đồng, kẽm, diêm sinh, cánh kiến; họ mua về tơ lụa, đường, trầm hương, kỳ nam và cá khô. Quan hệ giữa Đàng Trong và người Hà Lan căng thẳng từ vụ người Hà Lan giúp chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn năm 1643. Năm 1651, quan hệ hai bên được nối lại, chúa Nguyễn ký Hiệp ước thương mại với họ và thả các tù binh Hà Lan. Tuy nhiên việc làm ăn của người Hà Lan tại đây sau đó cũng không thuận lợi và họ đã rút đi. Hoạt động thương mại của người Anh tại Đàng Trong rất ít kết quả. Năm 1613, tàu của người Anh từ Nhật Bản đến Đàng Trong dâng quốc thư và chào hàng. Nguyễn Phúc Nguyên mua một số vải, nhưng trên đường về các thương nhân Anh bị quân chúa Nguyễn tàn sát. Năm1695, tàu Anh đến xin gặp nhưng chúa Nguyễn chưa dứt khoát cho họ mở thương điếm, do đó họ chán nản bỏ đi. Năm 1702, người Anh chiếm đảo Côn Lôn có vị trí chiến lược trên biển làm chỗ kinh doanh. Năm 1703, chúa Nguyễn phối hợp với những người Malay trên đảo đánh đuổi người Anh đi. Các cảng khẩu. Hội An là thương cảng nằm bên bờ sông Thu Bồn, hình thành từ đầu thế kỷ 17. Đây là cảng sâu, thuyền bè vào thuận lợi. Khi các thương nhân phương Tây tìm đến đây cũng là lúc nhà Minh bỏ việc cấm buôn bán với các nước Đông Nam Á, vì vậy Hội An trở thành điểm thích hợp để chuyển hàng hóa của thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản. Chúa Nguyễn đồng thời chọn Hội An là cảng giao thương với người nước phương Tây, vì vậy hoạt động buôn bán nơi đây rất sôi động. Ngoài ra, Hội An còn là điểm giao dịch không chính thức giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài. Hằng năm tại đây diễn ra hội chợ trong gần 4 tháng. Đến cuối thế kỷ 18, nơi đây suy tàn dần do điều kiện tự nhiên không còn ủng hộ: cảng bị thu hẹp và các lạch sông lúc lở, lúc bồi với xu hướng cạn dần không thuận tiện cho tàu thuyền ra vào nữa. Cùng lúc đó, Đà Nẵng nổi lên là cảng có điều kiện tự nhiên tốt, các chúa Nguyễn quy định người nước ngoài chỉ được vào giao dịch tại nơi duy nhất là Đà Nẵng, do đó Hội An trở nên vắng vẻ. Thanh Hà vốn là làng nhỏ nằm ở tả ngạn sông Hương. Phố cảng Thanh Hà được hình thành trên cơ sở chợ Thanh Hà và cảng Thanh Hà khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời đô từ Phúc Yên vào Huế năm 1636. Thương gia nước ngoài đến đây chủ yếu là người Trung Quốc. Với thị trường nội địa, Thanh Hà là trung tâm trao đổi giữa Thuận - Quảng và Gia Định, Đồng Nai. Với bên ngoài, nơi đây trao đổi hàng hóa với Trấn Ninh, Hạ Lào theo sông Hiếu. Trong thế kỷ 17 và 18, đây là đô thị thịnh vượng bên cạnh đô thành Phú Xuân. Chúa Nguyễn chính thức cho lập phủ Gia Định từ năm 1698. Đất Gia Định có 17 cửa biển, thuận lợi cho việc giao thông. Lúa gạo từ vùng này được chở ra bán ở Phú Xuân. Tại Cù Lao Phố có nhiều thuyền buôn Trung Quốc, Nhật, Malay và châu Âu đến giao dịch. Ngoài gạo, sản phẩm giao dịch còn có đường cát. Tiền tệ. Tiền đồng. Vì Đàng Trong không có mỏ đồng, trong suốt hơn 100 năm đầu từ khi ly khai chính quyền vua Lê chúa Trịnh, các chúa Nguyễn phải nhờ đến lượng tiền đồng hàng năm đưa đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Batavia do các thuyền buôn mang đến. Do đó hai loại tiền Toraisen và Bitasen ở Nhật Bản được thu hồi lại dần vì bị hao mòn, không còn được lưu hành tại Nhật. Một số người Nhật đã mang hai loại tiền Toraisen và Bitasen bán lại cho công ty Đông Ấn Hà Lan để họ đưa sang bán cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong làm tiền sử dụng. Tiền tiêu dùng hoàn toàn được nhập từ bên ngoài, trong các đồng tiền Nhật qua tay người Hà Lan đưa vào không chỉ có các đồng tiền cũ Toraisen và Bitasen mà có cả tiền mới Vĩnh Khoan thông bảo cùng tiền Vĩnh Lạc thông bảo của Trung Quốc. Việc không có mỏ đồng ở Đàng Trong khiến các chúa Nguyễn phải triệt để tận dụng nguồn cung cấp từ các thương nhân bên ngoài và hậu đãi họ, nhờ họ chuyển những thư từ ngoại giao sang cho chính quyền Nhật Bản, Batavia để giữ mối quan hệ hữu hảo. Xưởng đúc Makajima và Nagazaki (Trường Kỳ) để đúc tiền mậu dịch bán cho bên ngoài được chính quyền Mạc Phủ cho phép chính thức từ năm 1659, từ đó hình thành cụm từ "tiền mậu dịch TrườngKỳ" mà chỉ để bán cho nước ngoài chứ không cho phép người Nhật tiêu (họ bị buộc phải đổi sang tiền Vĩnh Khoan). Tiền kẽm. Do Nhật Bản chấm dứt việc xuất khẩu đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Khoát phải tự xoay xở bằng cách tự đúc tiền. Vì không có mỏ đồng và hết nguồn cung cấp từ bên ngoài, đến năm 1746, chúa Nguyễn đã quyết định khởi sự việc dùng hợp kim ô diên (kẽm đen) để đúc tiền kẽm thay thế tiền đồng. Đó là đồng tiền "Thiên Minh thông bảo". Ban đầu 1 đồng tiền kẽm được tính bằng 1 đồng tiền đồng. Nhưng sau đó tiền kẽm được đúc có trọng lượng thấp đi, chất lượng kém nên dần dần mất giá, 3 đồng kẽm mới bằng 1 đồng tiền đồng. Chính sách đúc tiền lưu hành của chúa Nguyễn không được nghiên cứu và thi hành cẩn trọng nên gây ra kinh tế hỗn loạn và suy sụp, tình trạng nghèo đói là một nguyên nhân bùng nổ những cuộc chống đối. Năm 1775, khi chiếm được Thuận Hóa của Đàng Trong, Trịnh Sâm tiếp tục cho Bùi Thế Đạt đúc tiền kẽm để sử dụng, và quy định tỷ lệ giá trị giữa tiền hai miền là 3 tiền kẽm Đàng Trong = 1 tiền kẽm Đàng Ngoài.
1
null
Cá mòi đường (Albula vulpes) là loài điển hình của họ Albulidae. Mô tả. Cá mòi đường nặng đến 19 pound (8,6 kg) và dài đến 90 cm (35 in). Nó bạc màu với vây sẫm. Gốc của vây ngực có màu vàng. Hành vi. Đây là một loài cá di cư, nó sống ở vùng biển nhiệt đới ven bờ và bơi đến vùng bãi bùn nông để kiếm ăn. Cá trưởng thành và non tạo đàn cùng nhau, có khi chúng cũng bơi một mình hoặc thành đôi. Cá mòi đường ăn giun biển, ấu trùng cá, động vật giáp xác, và động vật thân mềm.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng B - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Ý, Đan Mạch, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Armenia và Malta, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Ý đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và do có thành tích kém nhất trong số 9 đội nhì bảng nên Đan Mạch không giành được vé dự play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng B đã được quyết định sau cuộc họp tại Praha, Cộng hòa Séc, vào ngày 28 tháng 11 năm 2011. Lượng khán giả. Tính đến ngày 6 tháng 9 năm 2013
1
null
Cá ngân Nhật Bản răng nhỏ, tên khoa học Salangichthys microdon, là một loài cá ngân tìm thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Siberia. Với việc loại bỏ gần đây của S. ishikawae tới chi Neosalangichthys loài này là thành viên duy nhất còn lại của chi Salangichthys. Loài này phát triển đến chiều dài 10,0 cm (3,9 in). S. microdon có thể hiển thị cả cuộc sống di cư (bơi ngược sông để đẻ) và không di cư.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng C - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Đức, Thụy Điển, Ireland, Áo, Quần đảo Faroe và Kazakhstan, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Đức đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Thụy Điển sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng C đã được quyết định sau cuộc họp tại Frankfurt, Đức, vào 2 ngày 17–18 tháng 11 năm 2011. Nhưng trận đấu đầu tiên đã không được FIFA phê chuẩn và một lịch trình mới được công bố vào ngày 5 tháng 12 năm 2011 với ngày mới cho hai trận đấu giữa Áo và Quần đảo Faroe.
1
null
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, còn gọi là Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương hoặc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam, là cơ quan dự báo khí tượng (bão, áp thấp nhiệt đới) và thủy văn (lũ lụt) ở Việt Nam. Trung tâm có tên giao dịch tiếng Anh là "National Centre for Hydro - Meteorological Forecasting", viết tắt là NCHMF. Trung tâm Dự báo là đơn vị trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn"," Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trung tâm Dự báo được thành lập ngày 9 tháng 1 năm 2003, đến nay đã hoạt động 18 năm, có chức năng chính là dự báo bão nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới trong khu vực được xác định là phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc trên Biển Đông cũng như thông báo lũ trên các sông suối ở Việt Nam. Trụ sở Trung tâm đặt tại: Tầng 12, tòa nhà Trung tâm Điều hành tác nghiệp khí tượng thủy văn, số 8, phố Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Cơ cấu tổ chức. "(Theo Điều 4, Quyết định số 1600/QĐ-BTNMT ngày 15/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)"
1
null
Tatyana Rostislavovna Mitkova (), sinh ngày 13 tháng 9 năm 1957 tại Moskva là phó tổng giám đốc và trưởng ban biên tập tin tức của đài truyền hình NTV. Bà trở nên nổi tiếng từ năm 1991 vì đã từ chối đọc trên đài truyền hình bản văn chính thức của nhà nước Liên Xô cảnh cáo vụ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva tuyên bố "tái lập quốc gia Litva" tách khỏi Liên Xô. Năm 1991, bà là một trong 5 nhà báo được trao Giải Tự do Báo chí Quốc tế đầu tiên của Ủy ban bảo vệ các nhà báo. Cuộc đời và Sự nghiệp. Bà tốt nghiệp trung học ở trường số 56 Moskva. Sau đó bà theo học lớp báo chí buổi tối tại Phân khoa báo chí của Đại học Quốc gia Moskva và tốt nghiệp năm 1982. Trong thời gian theo học, bà làm phóng viên cho đài phát thanh quốc gia Liên Xô. Sau đó bà sang làm việc ở chương trình "Một trăm hai mươi phút" phát sóng mỗi buổi sáng của đài truyền hình nhà nước Liên Xô, cũng như chương trình "Toàn cảnh thế giới " phát sóng mỗi chiều chủ nhật lúc 19 giờ . Tháng giêng năm 1991, bà từ chối đọc trên đài truyền hình bản văn chính thức của nhà nước Liên Xô cảnh cáo vụ Litva tuyên bố "tái lập quốc gia Litva" tách khỏi Liên Xô, và bà bị sa thải. Mùa hè năm 1991 bà làm việc cho đài truyền hình nhà nước được đặt tên lại là Ostankino cho tới tháng 10 năm 1993. Thời gian này Tatiana Mitkova đã làm một phóng sự đặc biệt về việc cộng tác giữa một số giáo sĩ cấp cao của Giáo hội Chính thống giáo Nga với cơ quan KGB trong thời Xô Viết. Tháng 10 năm 1993, bà sang làm việc cho hãng truyền hình tư nhân NTV của Media-Most mới thành lập, phụ trách chương trình thông tin "Sevodnia" (Ngày nay) phát sóng vào buổi tối. Năm 2000 có sự tranh chấp về quyền làm chủ đài NTV giữa Media-Most của Vladimir Gusinsky và Công ty truyền thông Gazprom của Boris Jordan. Tháng Giêng năm 2001, bà bị công tố viên gọi ra tòa hỏi về vụ được cho là khoản vay 70.000 dollar Mỹ mà đài truyền hình NTV vay của Công ty truyền thông Gazprom. Giấy triệu tập tới giữa thời điểm Công ty truyền thông Gazprom dự định tiếp quản đài truyền hình NTV của Media-Most, và Mitkova mô tả sự việc này là một "áp lực tâm lý và là sự đe dọa trực tiếp các nhà báo". Vào cuối tháng, một tòa án Moskva cho Công ty truyền thông Gazprom quyền kiểm soát Media-Most làm chủ đài NTV, một đài truyền hình mà tờ "BusinessWeek" mô tả là "đài truyền hình quốc gia độc lập duy nhất của Nga" còn tờ "New York Times" thì gọi là "tiếng nói cuối cùng trên phạm vi toàn quốc chỉ trích tổng thống Vladimir V. Putin". Mặc dù có vụ đóng cửa đài truyền hình để làm áp lực của một số nhà báo không chịu "hứa trung thành " với ban quản lý mới, nhưng người chủ mới Boris Jordan đã thuyết phục Mitkova ở lại làm việc cho đài truyền hình này. Ngày 25.4.2001 bà được nhất trí bầu làm trưởng ban biên tập và tháng 6 năm 2004 bà trở thành phó tổng giám đốc đài truyền hình NTV kiêm giám đốc phụ trách mảng tin tức. Từ ngày 24.10.2011, bà đưa ra chương trình cải cách "Sevodnia. Itogui" (Ngày nay.Kết quả). Năm 2001, BBC News mô tả bà là một trong những người "trình bày tin tức nổi tiếng nhất" của Nga. Đời tư. Tatyana Mitkova kết hôn với Vsevolod Borisovich Soloviev, một nhà báo quốc tế. Họ có một con trai là Dmitri.
1
null
Vườn Quốc gia El Palmar (tiếng Tây Ban Nha, "Parque Nacional El Palmar") là một vườn quốc gia nằm ​​ở trung tâm phía Tây của tỉnh Entre Ríos, Argentina, giữa đường tới Colón (54 km) và Concordia (60 km). Vườn quốc gia có diện tích khoảng 85 km ² và được thành lập năm 1966 để bảo tồn loài Cọ ("Syagrus yatay"). Công viên có một hệ sinh thái xavan ôn đới ẩm, đặc trưng của vùng Mesopotamia, Argentina. Ngoài ra là các rừng cọ, đồng cỏ, rừng cây nhỏ và rừng bị chia cắt bởi các con suối chảy về phía đông vào sông Uruguay. Động vật địa phương bao gồm chim gõ kiến, đà điểu Nam Mỹ, cáo, chuột lang nước và "Thỏ núi Viscacha".
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng D - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Romania, Estonia và Andorra, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Hà Lan đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Romania sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Một cuộc họp được tổ chức vào ngày 24 tháng 10 năm 2011 tại Amsterdam, Hà Lan, để xác định lịch thi đấu. Tuy nhiên, cuộc họp đã không thành công và một lịch trình không thể xác định được. FIFA cho các đội bóng tham gia cho đến cuối tháng 12 năm 2011 để hoàn thành lịch trình, với lịch thi đấu được tổ chức vào ngày 21 tháng 12 ở Amsterdam.
1
null
Vườn quốc gia Río Pilcomayo (tiếng Tây Ban Nha: "Parque Nacional Río Pilcomayo") là một vườn quốc gia nằm ở phía đông bắc của Argentina, thuộc tỉnh Formosa, trên khu vực biên giới với Paraguay. Vườn quốc gia được thành lập vào ngày 29 tháng 9 năm 1951 để bảo vệ các đặc điểm tự nhiên nơi đây như các khu vực đồng cỏ, đầm lầy, suối, hồ và rừng, điển hình của vùng sinh thái ẩm đồng bằng Chaco. Đây cũng là khu vực nằm trong danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Tự nhiên. Địa hình. Nơi đây chiếm một diện tích lớn là đồng bằng, được hình thành từ Đại Cổ sinh và được đá tinh thể lấp đầy với các trầm tích hữu cơ và vô cơ, do đó tạo ra một bể trầm tích. Phần phía đông của vườn quốc gia bị chi phối bởi bùn và đất sét, tạo thành khu vực ít thấm nước, trong khi các phần phía tây chứa đất tơi và xốp hơn. Tại đây có đường đứt gãy đã được tạo ra trong quá trình kiến tạo của dãy núi Andes, nằm ​​song song với sông Paraguay. Địa hình vườn quốc gia là có độ dốc thoải xuống từ Tây sang Đông, có ít sự thay đổi về độ cao. Chính vì lẽ đó, trong thời gian mưa lớn và lũ lụt, khu vực này trở nên tràn ngập các hồ chứa nước được kết nối bằng các kênh rạch hình thành trong vùng thấp. Nguồn nước chính cung cấp cho khu vực chính là từ sông Pilcomayo. Cuối phía nam của vườn quốc gia có một hồ chứa nước lớn là Laguna Blanca, là môi trường sống cho nhiều loài chim di trú từ Bắc bán cầu. Khí hậu. Nơi đây có khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 °C (73 °F) và lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 mm (47 in). Nhiệt độ mùa hè có thể vượt quá 40 °C (104 °F), nhưng trong mùa đông, tại đây có sương giá. Mùa đông khô, trong khi mưa chủ yếu trong tháng 3 và tháng 11. Động thực vật. Thực vật của vườn quốc gia được chia thành 4 khu vực riêng biệt. Vùng thảo nguyên bị chi phối bởi những cây Cọ thuộc loài "Copernicia alba" cao trót vót, cùng với những cây bụi thân thảo thuộc chi "Scirpus" cùng với các loài Họ Đậu như "Acacia caven" và "Prosopis nigra". Vùng đầm lầy bị chi phối bởi các loài thực vật thủy sinh nổi bao gồm: Bèo tây, Họ Kèo nèo, Họ Bá vương, Anh thảo nước.. Khu vực tiếp giáp với sông Pilcomayo thường xuyên bị ngập lụt bị chi phối bởi thực vật ven sông bao gồm các loài dây leo phụ sinh, thực vật biểu sinh, sung, "Ocotea". Thảm thực vật vùng cao hơn, tại các "hòn đảo" được tạo ra trong quá trình ngập lụt với sự hiện diện của cây Quebracho. Về động vật, đây là nhà của nhiều loài động vật có vú như: Hươu xám nhỏ, khỉ rú, báo sư tử,Lợn lòi Pecari, Chuột lang nước.. các loài chim Chim Chachalaca, Gà nước. Tại các vùng thấp là sự có mặt của Sói bờm, Đà điểu Nam Mỹ lớn, Chim mào bắt rắn. Môi trường nước là nơi sinh sống của cò, diệc, Cò thìa hồng và Vịt. Các loài cá có Cá sấu Caiman mõm lớn và Cá sấu Caiman Yacare cùng các loài rắn nước và trăn.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng E - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Na Uy, Slovenia, Thụy Sĩ, Albania, Síp và Iceland, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Thụy Sĩ đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Iceland sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Một cuộc họp được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ, vào ngày 22 tháng 11 năm 2011 để xác định lịch thi đấu. Các liên đoàn đã không đạt được thỏa thuận về lịch trình, sau đó được xác định bởi một trận hòa ngẫu nhiên khi kết thúc cuộc họp.
1
null
Dưới đây là Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, công nhận cơ bản sinh thái đất ngập nước và chức năng, giá trị của chúng về kinh tế, văn hóa, khoa học, và giải trí. Công ước quy định rằng "vùng đất ngập nước cần được lựa chọn cho danh sách các vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh thái học, thực vật học, động vật học, sự nghiên cứu về hồ học hoặc thủy văn". Trong những năm qua, Hội nghị các bên tham gia đã áp dụng nhiều tiêu chí cụ thể giải thích các văn bản Công ước, cũng như một Tờ Thông tin về vùng đất ngập nước Ramsar và một hệ thống phân loại các loại đất ngập nước. Dưới đây là danh sách các vùng đất ngập nước theo công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được xếp theo châu lục, quốc gia. Châu Phi.
1
null
Bão Mangkhut (chỉ định quốc tế:1310, tên của PAGASA: Kiko, tên của Việt Nam:Bão số 6, tên của Mỹ:10W) là một cơn bão nhiệt đới hình thành ngày 5 tháng 8 từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philipppines. Đêm 7 tháng 8, nó đổ bộ vào Ninh Bình và Thanh Hóa (tâm bão vào Bắc Thanh Hóa) và gây ra một đợt mưa vừa, mưa to cho các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nhiều tuyến đường của Hà Nội đã biến thành "sông". Bão đã làm 2 người chết và 3 người mất tích. Tên bão Mangkhut được Thái Lan thay thế cho tên bão Durian, một cơn bão tàn phá Nam Bộ Việt Nam cuối năm 2006 với 73 người chết và 31 người mất tích. Hình thành và phát triển. Ngày 5 tháng 8, cả JMA và PAGASA báo cáo rằng một áp thấp nhiệt đới đang hình thành trên một môi trường thuận lợi, cách khoảng 145 km (90 dặm) về phía đông bắc của Puerto Princesa ở Palawan và đặt tên nó là Kiko. Sau ngày hôm đó, hệ thống ngày càng cảnh cáo khi JMA báo cáo nó đã mạnh thành bão nhiệt đới và đặt tên cho nó Mangkhut, trước khi JTWC chỉ định nó như là áp thấp nhiệt đới 10W. Ngày hôm sau, nó di chuyển theo hướng bắc tây bắc trước khi đổ bộ vào Ninh Bình-Thanh Hóa tối 7 tháng 8 và sáng hôm sau, nó tan trên đất Lào. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 7 tháng 8 đến sáng 8 tháng 8, mưa trút xuống Hà Nội với lượng và ở các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa đã có gió mạnh cấp 8,9 (tức là từ 62–88 km/h). Ảnh hưởng. Việt Nam. Nghệ An. Chiều 7 tháng 8, tàu cá của ông Trương Văn Thức (trú tại Hoàng Mai, Nghệ An) cùng 11 thuyền viên đang trên đường di chuyển vào bờ tránh bão thì bị hỏng máy trên vùng biển cách Cửa Lò khoảng 20 hải lý. Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã điều động một tàu của Hải đội 2 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp cận. Tuy nhiên, do thời tiết xấu và sóng to nên tàu không đủ sức cứu nạn. Ngay sau đó Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã báo cáo Bộ Tư lệnh Hải quân cho phép tàu của Hải đội 2 quay trở về. Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều một tàu thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh tham gia cứu nạn. Đến khoảng 18h, tàu cứu nạn BP34-1901 của Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã tiếp cận thành công và lai dắt con tàu gặp nạn vào bờ. Thanh Hóa. Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, khoảng 19 giờ (giờ Việt Nam), một sà lan đang thi công nạo vét công trình biển tại Nhà máy Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) bị đứt dây neo, trôi dạt vào vùng biển Nghệ An. Trên sà lan có 3 thủy thủ, hiện vẫn giữ liên lạc với đất liền nhờ sóng điện thoại di động. Ông Hoàng Minh Luyện, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, cho biết, lực lượng này đang liên lạc với Bộ đội biên phòng và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cử tàu lớn (4.500 tấn) phối hợp tìm kiếm sà lan và 3 thủy thủ nói trên. Tuy nhiên, các thủy thủ không thể xác định được phương hướng cũng như vị trí do trời tối, sóng biển quá to, gió ngày càng mạnh. Lúc 21 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), bão Mangkhut đã đổ bộ vào 2 huyện ven biển Hậu Lộc và Nga Sơn của tỉnh Thanh Hóa gây mưa to, gió mạnh 8-9. Lượng mưa đo được đến 19h cùng ngày là 40–70 mm. Sóng biển cao 3–4 m. Hải Phòng. Chiều 7 tháng 8, nghe thông tin bão Mangkhut ảnh hưởng tới Hải Phòng, một thiếu niên tên là Phạm Thanh Sơn (16 tuổi, trú tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) cùng 3 người bạn đi 2 xe máy xuống bờ biển Đồ Sơn xem bão. Cả bốn người dừng lại tại bờ biển khu 1 trước khách sạn Hải Yến để xem sóng đánh. Sơn dám cả gan, hiếu kỳ một mình chạy lại sát bờ kè xem bão và bất ngờ bị sóng cuốn xuống biển. Hà Nội. Do ảnh hưởng của bão, Hà Nội đã có mưa lớn với lượng , khiến nhiều tuyến đường phố biến thành "sông".
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng F - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Azerbaijan, Israel, Luxembourg, Bắc Ireland, Bồ Đào Nha và Nga, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Nga đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Bồ Đào Nha sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng F đã được quyết định sau cuộc họp tại Thành phố Luxembourg, Luxembourg, vào ngày 25 tháng 11 năm 2011.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng G - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Hy Lạp, Slovakia, Bosna và Hercegovina, Litva, Latvia và Liechtenstein, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Bosna và Hercegovina đã chính thức lần đầu tiên giành quyền tham dự World Cup 2014 và Hy Lạp sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng G đã được quyết định sau cuộc họp tại Bratislava, Slovakia, vào ngày 18 tháng 11 năm 2011.
1
null
Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (chữ Hán: 孝定景皇后; ; 28 tháng 1 năm 1868 – 22 tháng 2 năm 1913), còn gọi là Thanh Đức Tông Hoàng hậu (清德宗皇后), Long Dụ Hoàng hậu (隆裕皇后) hay Long Dụ Thái hậu (隆裕太后), là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, vị Hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Thanh và là cháu gái Tây thái hậu. Bà trở thành Hoàng thái hậu dưới thời Tuyên Thống Đế Phổ Nghi – Hoàng đế thứ 12 cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh và cả Trung Quốc. Sự kiện đáng nhớ nhất về bà chính là việc bà thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị vào năm 1912, về cơ bản đã chấm dứt triều đại nhà Thanh cũng như là đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ hơn nghìn năm của lịch sử Trung Quốc. Điều này khiến bà trở thành Hoàng thái hậu cuối cùng của không chỉ triều Thanh mà cả trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu sinh ngày 10 tháng giêng (âm lịch) năm Đồng Trị thứ 7 (1868), xuất thân cùng gia tộc với Từ Hi Thái hậu, tức Diệp Hách Na Lạp thị của Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Sử kí không ghi rõ tên thật của bà. Căn cứ theo Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư (爱新觉罗家族全书), phần "Doan Đài khấp thuyết ký" (瀛台泣血记) của Dụ Đức Linh thì nguyên danh của bà là Tĩnh Phân (靜芬), nhũ danh Hỉ Tử (喜子). Thực tế dòng dõi Hoàng hậu được gọi là Tô Hoàn Na Lạp thị (苏完那拉氏). Dòng dõi Na Lạp thị này thế cư Tô Hoàn, mà Tô Hoàn vốn ở trong lãnh thổ Diệp Hách, vài đời sau cứ lấy thế cư Diệp Hách, tạo thành ra "Diệp Hách Na Lạp thị" ngộ nhận. Tổ tiên Khách Sơn (喀山), nhậm [Nhất đẳng Nam] cùng "Thế quản tá lĩnh". Dưới đời tằng tổ phụ Cát Lang A (吉朗阿) là một chi tiểu tông, đành phải qua xuất sĩ mà tiến thân. Có thể nói dòng dõi của Từ Hi cùng Long Dụ về cơ bản là tiểu tông, gia đình trung hạng thuộc hạng tầm trung bình thường, và hoàn toàn không liên quan đến dòng dõi Diệp Hách Na Lạp thị của Kim Đài Cát. Trước khi Từ Hi Thái hậu nhập cung làm phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, gia tộc không mấy tiếng tăm, nhưng vào thời điểm Long Dụ trưởng thành thì gia tộc đã vọng trọng, do Từ Hi đã trở thành Hoàng thái hậu. Tổ phụ của Long Dụ là Huệ Trưng (惠征), tổ mẫu là Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, mẹ đẻ Từ Hi Thái hậu. Huệ Trưng và Phú Sát thị có với nhau ba con trai và ba con gái, trong đó cha của Long Dụ, tên Quế Tường (桂祥) là con trai thứ hai, cũng là em trai của Từ Hi Thái hậu. Ngoài Quế Tường, Từ Hi Thái hậu còn có người em gái tên Uyển Trinh, sinh mẫu của Quang Tự Đế. Theo vai vế gia tộc, Hoàng hậu là cháu gọi Từ Hi Thái hậu bằng cô, và là biểu tỷ của Quang Tự Đế. Khi Quế Tường nhậm chức Phó Đô thống, đã có hai con trai và ba con gái, trong đó Long Dụ là trưởng nữ, cũng là con cả của gia đình. Bá phụ của Hoàng hậu là Chiếu Tường (照祥), vì là ngoại thích của Hoàng hậu, nên gia phong tước hiệu dành cho ngoại thích là [Tam đẳng Thừa Ân công], nhậm Hộ quân Thống lĩnh, sang năm Quang Tự thứ 7 thì qua đời, để tước vị lại cho con trai tên Đức Thiện (德善). Thúc phụ của bà là Phật Hựu (佛佑), nhậm Nhất đẳng Thị vệ. Hoàng hậu còn có ba người cô, tất cả đều được gả cho Hoàng tộc Ái Tân Giác La: một người là Từ Hi Thái hậu, phi tần của Hàm Phong Đế; người thứ hai gả cho em trai Khánh Mật Thân vương Dịch Khuông; và người thứ 3 là Uyển Trinh, Phúc tấn của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn. Ngoài ra, Long Dụ còn có một thúc tổ phụ tên Huệ Xuân (惠春), là em họ của Huệ Trưng, nhưng nhỏ tuổi hơn Huệ Trưng rất nhiều, khi đó nhậm lĩnh Tam đẳng Thị vệ. Đại Thanh hoàng hậu. Tuyển tú lập Hậu. Năm Quang Tự thứ 11 (1885), Diệp Hách Na Lạp thị tham gia tuyển tú. Sang năm sau (1886), bà lọt vào vòng trong, cùng tham dự có em gái thứ hai, đường muội của bà là con gái Chiếu Tường, và đường cô của bà là con gái Huệ Xuân. Em gái bà được chỉ hôn cho Huệ vương phủ Trấn quốc công Tái Trạch (載澤), đường muội chỉ hôn cho Phu vương phủ Bối lặc Tái Chú (載澍) và đường cô chỉ hôn cho Trấn quốc Tướng quân Thiện Hanh (善亨), con trai thứ ba của Túc Lương Thân vương Long Cần, chỉ có bà được chấp thuận "Lưu bài tử". Năm Quang Tự thứ 14 (1888), bà tiếp tục tuyển tú. Lần này cùng tham dự có một đường muội khác của Diệp Hách Na Lạp thị, là con gái của người chú Phật Hữu, bị chỉ hôn cho Bối tử Phổ Huân (溥倫) - con trai thứ tư của Cung Cần Bối lặc Tái Trị (载治), kế tự của Ẩn Chí Quận vương Dịch Vĩ. Riêng Diệp Hách Na Lạp thị được chọn tiếp vào trong để ứng tuyển ngôi vị Hoàng hậu. Vòng cuối tuyển tú năm ấy, quyết định Hậu và phi tần được diễn ra ở Thể Hòa điện (體和殿), và quá trình này này được lưu truyền trong dân gian qua rất nhiều dã sử. Trong đó, phổ biến nhất là câu chuyện truyền miệng từ một vị Thái giám đời Dân Quốc. Lúc này, Quang Tự Đế tuyển chọn 5 tú nữ còn lại là Diệp Hách Na Lạp thị , hai chị em Tha Tha Lạp thị (他他拉氏), con gái Tả Thị lang Bộ Lễ Trường Tự (長敘) và hai con gái của Tuần phủ Đức Hinh (德馨). Quang Tự Đế đặc biệt để mắt đến con gái của Đức Hinh, định trao ngọc tỷ song Từ Hi Thái hậu kịch liệt phản đối, bắt Quang Tự Đế trao cho cháu gái mình. Vì vậy, Diệp Hách Na Lạp thị được phong Hậu, hai con gái nhà Tha Tha Lạp thị, người em được phong Trân tần, cùng với chị gái phong Cẩn tần, hai con gái nhà Đức Hinh hoàn toàn bị loại. Tuy câu chuyện truyền miệng này khá phổ biến, song căn cứ theo thư tịch tuyển tú, số lượng tú nữ được tuyển thời đó phải có tầm 30 người. Số lượng 5 người như vậy là nhỏ nên thiếu căn cứ, không đáng tin. Năm Quang Tự thứ 14 (1888), Từ Hi Hoàng thái hậu tuyên bố lễ đại hôn của Đế-Hậu, ngày định hôn là ngày 27 tháng giêng, năm Quang Tự thứ 15 (tức ngày 26 tháng 2 năm 1889 dương lịch). Đang lúc hậu cung chuẩn bị đại lễ thì việc hệ trọng xảy ra: ngày 15 tháng 12 cuối năm ấy (tức ngày 16 tháng 1 năm 1889), lửa cháy phát sinh thiêu trụi Thái Hòa môn (太和門). Thái hậu mặc kệ, bắt buộc lễ thành hôn phải tuân theo quy tắc hôn lễ dành cho Hoàng hậu Đại Thanh, tức kiệu của Hoàng hậu được chở qua Đại Thanh môn (大清門) rồi Thái Hòa môn nhập cung. Do vậy, Thái hậu sai người đẩy nhanh tốc độ sửa chữa, làm một tòa cửa lớn đánh tráo giả Thái Hòa môn. Sự việc được giải quyết khéo léo, nhìn bên ngoài không ai phát hiện ra đây là cửa giả. Đúng ngày 27 tháng 1 năm Quang Tự thứ 15, Diệp Hách Na Lạp thị được tổ chức đại lễ lập Hậu. Ngọ chính canh ba là giờ lành để đón Hoàng hậu, Quang Tự Đế mặc triều phục, ngự điện Thái Hòa, văn võ bá quan ba quỳ chín lạy, Lễ bộ quan viên tuyên đọc chiếu thư sắc phong Hoàng hậu. Lấy Đại học sĩ Ngạch Lặc Hòa Bố (额勒和布) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Khuê Nhuận (奎润) làm Phó sứ, tuyên sách lập Hoàng hậu sách văn: Sau khi tuyên sách, Phụng nghênh Chính sứ cùng Phó sứ hầu Quang Tự Đế hồi cung, sau đó thì suất lĩnh phụng nghênh các đại thần đi trước đi sau để nghênh đón Hoàng hậu. Cùng lúc đó, Cẩn tần và Trân tần cũng vào cung thông qua Thần Vũ môn (神武門). Sau đó, Từ Hi Hoàng thái hậu thân nghệ lên Từ Ninh cung thăng tọa, Hoàng đế ở Từ Ninh môn hành đại lễ, khiển Chính sứ Ngạch Lặc Hòa Bố cùng Phó sứ Khuê Nhuận nghênh Hoàng hậu đến Từ Ninh cung hành đại lễ, tấu nhạc như nghi. Sau đó, Hoàng đế phụng Hoàng thái hậu đến Sấu Phương Trai, dùng Ngọ thiện. Sang ngày, chiếu cáo thiên hạ. Vô sủng trung cung. Hoàng hậu chọn ngự Chung Túy cung thuộc Đông lục cung. Tuy đứng đầu hậu cung nhưng quan hệ Đế-Hậu không được suôn sẻ. Vốn không có tình cảm, Quang Tự luôn lấy cớ bệnh trong người để xa lánh Hoàng hậu. Tuy một phần vì dung mạo bà tầm thường, lại lớn hơn ông 3 tuổi, nhưng nguyên nhân chính của việc này là vì Hoàng hậu vốn là cháu gái của Từ Hi Thái hậu, người luôn khắt khe và áp đặt Quang Tự Đế mọi việc nên khiến ông cảm thấy bất an. Ngược lại, Quang Tự Đế vô cùng sủng ái Trân tần, nhanh chóng tấn phong Trân phi. Ở bên Trân phi, Quang Tự Đế tỏ rõ sự vui sướng và thích thú. Việc này khiến Hoàng hậu cảm thấy tổn thương và buồn chán. Một số ghi chép cho rằng Hoàng hậu và Trân phi không có giao hảo thực tốt, vì Trân phi tư tưởng hiện đại, cởi mở nên đôi khi vô tình thất lễ với bà. Theo đa số ghi chép thời Mãn Thanh, tính cách của Hoàng hậu không có gì nổi bật, chỉ như một người phụ nữ phong kiến điển hình. Còn theo ghi chép của《Quang Tự triều đông hoa lục - 光绪朝东华录》, Hoàng hậu Na Lạp thị tính tình nhu thuận nhưng không thông minh nhanh nhẹn, không những không được Quang Tự sủng ái mà còn thường xuyên bị Thái hậu giáo huấn. Trong các buổi tiếp đãi các Phi tần, Phúc tấn và Phu nhân, bà không thể hiện uy quyền nên có của một Hoàng hậu. Những năm cuối triều Quang Tự, bà và Thái hậu hay tiếp đãi các Công sứ Phu nhân, từ đó tư liệu đánh giá về bà cũng nhiều hơn, đa phần nhận định Hoàng hậu tuy dung mạo không đẹp, song tính tình hiếu lễ, thích trẻ con. Dù vẫn giữ phong thái cơ bản của Hoàng hậu, song ngôn từ và cử chỉ đều rất gần gũi. Những gia đình thời Dân quốc, khi có ai vào cung tham kiến Hoàng hậu cũng đều nhận xét tương đồng. Vì là Hoàng hậu, gia đình Diệp Hách Na Lạp thị cũng được trọng vọng. Phụ thân Quế Tường được phong [Tam đẳng Thừa Ân công], sau lại lên Nhất đẳng, em trai bà là Đức Hằng (德恆) cưới con gái thứ ba của Khánh Mật Thân vương Dịch Khuông, còn em trai thứ Đức Kỳ (德祺) cưới con gái của Thượng Kỳ Hanh (尚其亨), hậu duệ của Thượng Khả Hỉ (尚可喜). Gia đình họ Thượng vốn là Hán Quân kỳ, thuộc hàng danh môn, bên cạnh đó đường cô của Thượng thị, lại chính là chính thê của Phật Hữu. Hai em gái của bà, một đã trở thành Trạch Quốc công Tái Trạch phu nhân, một được chỉ hôn cho Thuận Thừa Quận vương Nột Lặc Hách. Có thể nhìn tổng quan, Từ Hi Thái hậu đối với gia tộc mình tuy hạn chế nam giới nắm chức quyền cao, chỉ có tước vị theo tiêu chuẩn của ngoại thích, thế nhưng bà lại rất chú trọng hôn nhân của nữ quyến, không là danh môn thế gia thì cũng là xuất thân Hoàng tộc, thuộc dòng dõi Thiết mạo tử vương hoặc đặc biệt lại là chi gần Hoàng tộc, tức là những người có khả năng kế vị trong trình tự thừa kế. Đây rõ ràng cho thấy tâm ý của Thái hậu rất thâm sâu, vì nếu Quang Tự Đế tương lai qua đời không con, thì Thái hậu vẫn chọn được người thừa kế từ thân phái là hậu duệ của người nhà của mình. Năm Quang Tự thứ 26 (1900), Liên quân tám nước đánh vào Bắc Kinh, Hoàng hậu theo Từ Hi Thái hậu và Quang Tự Đế trốn đến Tây An. Năm sau xa giá Hoàng thất về lại Tử Cấm thành. Lúc này Trân phi đã chết, Quang Tự Đế tuy không còn bị giam cầm, nhưng vẫn như cũ ở lỳ trong biệt phòng của mình, do vậy Hoàng hậu và Hoàng đế từ đó cũng không mấy khi gặp nhau. Khoảng thời gian này, bà hay cùng Từ Hi Thái hậu tiếp các Công sứ phu nhân, thực hiện các vai trò của một Hoàng hậu. Đại Thanh Hoàng thái hậu. Năm Quang Tự thứ 34 (1908), ngày 21 tháng 10 (tức ngày 14 tháng 11 dương lịch), Quang Tự Đế băng hà ở Hàm Nguyên điện tại Doanh Đài, Nam Hải. Ngày hôm sau, sau khi được tôn làm Thái hoàng thái hậu, Từ Hi cũng băng hà. Theo ý chỉ của Đại Hành Thái hoàng thái hậu trước khi ly thế, con trai của Thuần Thân vương Tái Phong, em ruột của Quang Tự Đế, tức Phổ Nghi được chọn làm người kế tự, niên hiệu Tuyên Thống. Theo ý chỉ của Từ Hi Thái hậu, Phổ Nghi là con thừa tự của Đồng Trị Đế lẫn Quang Tự Đế, do vậy Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị có vị trí Kiêm Thiêu Mẫu hậu Hoàng hậu, vì vậy bà là Đích mẫu của Tân đế, nên được tấn tôn trở thành Hoàng thái hậu, huy hiệu Long Dụ Hoàng thái hậu (隆裕皇太后), ngụ tại Trường Xuân cung thuộc Tây lục cung. Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), ngày 3 tháng 11 (âm lịch), dâng sách bảo, chính thức tấn tôn huy hiệu. Lễ thành, chiếu cáo thiên hạ: Theo tài liệu của Tái Nhuận (載潤), Long Dụ Thái hậu dự định sẽ bắt chước Từ Hi Thái hoàng thái hậu tiến hành nhiếp chính, tuy nhiên chiếu chỉ do Thái hoàng thái hậu soạn sẵn trước khi mất lại có nội dung là: Ngày hôm sau, lại có ý chỉ nói: Theo đạo dụ ý chỉ này của Từ Hi Thái hoàng thái hậu, Nhiếp Chính vương Tải Phong - cha ruột của Hoàng đế là người nhiếp chính thực quyền duy nhất, còn Long Dụ Thái hậu có nhiệm vụ nuôi nấng dạy bảo Hoàng đế và xử lý một số việc nội chính, chỉ khi có sự kiện trọng đại thì bà mới có quyền quyết định, nhưng đó cũng chỉ là về mặt hình thức, vì mọi việc đều sẽ do Tái Phong tiến hành cụ thể. Vì vậy, Long Dụ Thái hậu chỉ có quyền hạn trong việc ảnh hưởng lên Phổ Nghi, và bà cùng với Cẩn phi, theo với ba phi tần góa phụ của Đồng Trị Đế là Kính Ý Hoàng quý phi, Trang Hòa Hoàng quý phi cùng Vinh Huệ Hoàng quý phi chịu trách nhiệm giáo dục và nuôi dưỡng Phổ Nghi trong cung. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Long Dụ Thái hậu và Nhiếp Chính vương không thật sự đồng thuận nhau, đặc biệt là phương diện chính trị. Thái hậu không quen kéo bè cánh, ngay từ khi còn là Hoàng hậu thì bà rất phụ thuộc vào Từ Hi Thái hậu. Đến lúc này, trước nguy cơ chèn ép bởi Nhiếp Chính vương, bà mới bắt đầu vận động tìm đồng minh, để có thể giữ vị trí Thái hậu của mình, và người được chọn là Khánh Thân vương Dịch Khuông. Từ thời Từ Hi Thái hậu, Dịch Khuông đã rất được sủng ái, được lập làm Thân vương, trở thành Thiết mạo tử vương cuối cùng của triều Thanh, khi đó có quyền lực rất lớn, bên cạnh còn có Viên Thế Khải. Một ngày, Tái Phong muốn đề bạt một người làm Quân cơ đại thần, bèn sai người vào cung thỉnh ý chỉ đồng thuận của Thái hậu. Song, Tái Phong không ngờ Long Dụ Thái hậu lại để cho anh em kết nghĩa của Viên Thế Khải là Từ Thế Xương thế vào chức đỏ, dẹp đi đề bạt của Tái Phong. Với cương vị một Nhiếp Chính vương, Tái Phong cực kì tức giận về hành động này, và tuy ông vẫn chấp nhận sự đề bạt của Thái hậu, nhưng lại trực tiếp cảnh cáo Thái hậu không nên can dự việc nội chính, chỉ cần đến dịp đại lễ mới cần Hoàng thái hậu tham gia. Từ đó, Long Dụ Thái hậu rất khó có thể can thiệp vào mọi quyết định của Tái Phong. Hoàng thái hậu và Nhiếp Chính vương cứ kình cựa nhau như vậy, song theo nhận xét của đám người Tái Nhuận, Tái Đào đương thời thì cả hai đều không có khả năng cai trị tốt, có thể nói là ["Nhược càng thêm nhược"]. Mối quan hệ giữa Long Dụ Thái hậu cùng các phi tần nhóm góa phụ của Đồng Trị Đế cũng không thực sự tốt đẹp. Theo pháp lý, Phổ Nghi là "Đứa con trai thờ hai Tông", làm con thừa tự của cả Đồng Trị Đế lẫn Quang Tự Đế. Vì lý do này, nhóm góa phụ của Đồng Trị Đế, đứng đầu là Kính Ý Hoàng quý phi, luôn tận dụng quan hệ với Phổ Nghi, lấy lý do vì Đồng Trị Đế là vai lớn hơn Quang Tự Đế. Điều này khiến Long Dụ Thái hậu cùng Kính Ý Hoàng quý phi mâu thuẫn gay gắt, vì Long Dụ Thái hậu tuy ở dòng thứ, nhưng lại có chính danh của một Hoàng thái hậu, còn Kính Ý Hoàng quý phi tuy ở dòng trưởng, mà lại phải chịu lép về vì chỉ là một phi tần. Chiếu thư thoái vị. Năm Tuyên Thống thứ 3 (1911), tháng 10, Cách mạng Tân Hợi diễn ra. Ngày 6 tháng 12, Tái Phong nhậm ý chỉ của Long Dụ Thái hậu, từ bỏ danh vị Nhiếp Chính vương Giám quốc. Ngày 7 tháng 12, theo nhật ký của Tổng lý Công sở Bí thư Hứa Bảo Hành, Nội các Tổng lý đại thần Viên Thế Khải đến Dưỡng Tâm điện hơn 1 tiếng đồng hồ, trình bày trước Long Dụ Thái hậu. Theo đó, bà ủy nhiệm Viên Thế Khải làm Nghị hòa Toàn quyền đại thần, nhậm Đường Thiệu Vy làm Nghị hòa đại biểu, phụ trách đàm phán nghị hòa với các tỉnh phía Nam. Ngày 28 tháng 12, cả nước hô vang yêu cầu Thanh Đế thoái vị. Long Dụ Thái hậu triệu tập Khánh Thân vương Dịch Khuông, Viên Thế Khải cùng tất cả Vương công Đại thần, phủ dụ nói:"Khoảnh thấy Khánh vương bọn họ đều nói không có chủ ý, muốn hỏi các ngươi, ta toàn giao cùng các ngươi làm, các ngươi làm tốt lắm, ta tự nhiên cảm kích, cho dù làm không xong, ta cũng không oán các ngươi. Hoàng thượng hiện tại tuổi còn nhỏ, tương lai lớn lên cũng tất không oán các ngươi, đều là ta chủ ý". Lúc sau, Thái hậu khóc lớn, Viên Thế Khải cùng các Vương công đều khóc. Thượng Hải "Trình báo", ngày 22 tháng 2 năm 1912, tiêu đề "Thanh hậu ban chiếu tốn vị thì chi Thương tâm ngữ" (清后颁诏逊位时之伤心语) viết, ngày 12 tháng 2 (tức ngày 25 tháng 12 âm lịch), Thanh Đế tốn vị Chiếu thư (清帝逊位诏书) chính thức ban hành. Viên Thế Khải tại Dưỡng Tâm điện soạn chiếu thư trình lên Thái hậu, bà đọc xong nước mắt rơi như mưa. Sau giao cho Quân cơ đại thần Từ Thế Xương ngự bảo. Lúc này, người phản đối tốn vị là Cung Thân vương Phổ Vĩ đến ngoài điện diện kiến, Thái hậu khước từ mà mắng:"Đám Hoàng thân quốc thích đem quốc sự hủ bại đến thế này, còn cản trở chiếu chỉ cộng hòa, muốn đặt mẹ con ta ở bước đường nào nữa?!". Thái hậu khóc lớn, Phổ Nghi khi ấy được Thái hậu ôm trong lồng ngực, thấy thế cũng khóc, Viên Thế Khải và quan thần đều khóc. Theo kí nhận của Tái Nhuận, Tái Điềm, Thái hậu đối với việc này cụ thể rất mơ hồ, hoàn toàn không "rõ ràng thời cuộc, vì nước quên thân" như các bài báo đương thời đề cập. Viên Thế Khải mua chuộc thái giám thân cận của Thái hậu là Tiểu Đức Trương (小德張), gắng sức phụ họa Viên Thế Khải khi giải trình Nhà nước Cộng Hòa khi họp tại Dưỡng Tâm điện. Cuối cùng, Long Dụ chỉ mơ hồ mà cho rằng cái gọi là Tốn vị, chẳng qua chỉ là bỏ đi Nhiếp Chính vương Tái Phong, thay bằng Viên Thế Khải cải tổ nội chính, còn cảm thấy màn "biểu diễn" của Viên Thế Khải hết sức cảm động, là bậc trung thần. Đến ngày thứ 2 sau khi tốn vị, Long Dụ Thái hậu vẫn chờ đám người Viên Thế Khải vào cung tấu sự, đến khi có người nói sự thật, Long Dụ còn si ngốc nói:"Chẳng lẽ Đại Thanh quốc ta đã bị mất nhà rồi?". Theo các ["Điều kiện ưu đãi của Hoàng đế Nhà Thanh"; 清帝退位優待條件] được ký với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới, Tuyên Thống Đế Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Quốc vương nước Ý. Phổ Nghi và triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành cũng như ở trong Di Hòa viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu bạc Yuan, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau. Quốc tang. Từ khi tuyên bố tốn vị, Long Dụ Thái hậu vẫn buồn bực không vui, và đó là nguyên nhân chủ yếu khiến bà qua đời. Căn cứ "Thanh cung y án", từ thời Quang Tự thì gan và dạ dày đều không ổn, những năm sau càng trầm trọng, đến thời Tuyên Thống thì lá lách và dạ dày đều không tốt, gan đã có triệu chứng không khỏe (Nguyên văn 则脾胃不健,肝气不舒; "Tắc tì vị bất kiện, can khí bất thư"). Sang vào Trung tuần tháng 12, Dân Quốc năm đầu, xuất hiện chứng phù và suy gan. Năm Dân Quốc thứ 2 (1913), ngày 10 tháng giêng là sinh thần của bà, ngày đó bà liên tục tiếp kiến các đại thần tại Ngự điện, thân thể càng thêm chịu đựng đả kích mà không thể cứu vãn. Nhìn các cựu thần quỳ lạy chúc hạ, vị Thái hậu bệnh tật càng thêm bi thương, ngay đêm đó bệnh trở nặng. Sang ngày 17 tháng 1 (tức ngày 22 tháng 2 dương lịch), giờ Sửu, Long Dụ Thái hậu bạo bệnh qua đời tại Trường Xuân cung, hưởng niên 45 tuổi. Tạm an tại Hoàng Cực điện (皇極殿), các cựu thần đều tới tế điện. Ngày 22 tháng giêng, triều đình bàn định việc cuối cùng có thể làm lúc này: chọn thụy hiệu cho Hoàng thái hậu. Thông thường, bên bộ phụ trách sẽ soạn trước 6 tên thụy làm đầu với thành tố "Hiếu", sau đó dâng lên Hoàng đế và triều thần quyết định. Trong sáu loại đó có: Sau nhiều lần nghị định theo truyền thống, thụy hiệu đầy đủ của bà là Hiếu Định Long Dụ Khoan Huệ Thận Triết Hiệp Thiên Bảo Thánh Cảnh Hoàng hậu (孝定隆裕寬惠慎哲協天保聖景皇后). Về phương diện khác, bởi vì Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu có công giúp kiến lập Dân quốc, do vậy theo luật pháp, nơi công sở rũ cờ 27 ngày, tay trái đeo băng dây đen. Đám tang của bà có Phó Tổng thống Lê Nguyên Hồng (sau là Tổng thống Trung Hoa) đến dự. Dân quốc Tham nghị Hội trưởng Ngô Cảnh Liêm còn khởi xướng "Quốc dân Ai điếu hội" (國民哀悼會), phát biểu rằng: "Long Dụ Thái hậu lấy tâm thực hiện Nghiêu Thuấn nhường ngôi, tán thưởng cái mỹ của Chu Triệu Cộng hòa, hiểu rõ cái vận thời mạt của Đế quyền Trung Quốc, khai sáng Đông Á dân chủ. Thuận lòng trời mà phù hợp lòng người, trước nay chưa từng có", kiến nghị khai mở đại hội ai điếu tại Thái Hòa điện. Chính phủ dân quốc lập linh đường của bà tại chính điện, đề biển "Nữ trung Nghiêu Thuấn" (女中堯舜), trước mặt bày một gọng kính, bày ra "Thoái vị chiếu thư" (退位詔書). Ngày 27 tháng 2, linh cữu của Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu được đưa bằng tàu hỏa đến Lương Các trang (梁各莊) tại Thanh Tây lăng. Ngày 16 tháng 11, giờ Thân, bà được chính thức an táng cùng Quang Tự Đế ở Sùng lăng (崇陵). Trong văn hóa đại chúng. Năm 2004, nữ diễn viên Ninh Tịnh đã thể hiện hình ảnh của bà trong phim dài tập "Ngô đồng tương tư vũ" / 梧桐相思雨 .
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng H - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 6 đội bóng châu Âu bao gồm Anh, Montenegro, Ukraina, Ba Lan, Moldova và San Marino, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Anh đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Ukraina sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng H đã được quyết định sau cuộc họp tại Warszawa, Ba Lan, vào ngày 23 tháng 11 năm 2011.
1
null
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2010 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2010 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số. Các cơn bão. Áp thấp nhiệt đới 01W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1006 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão nhiệt đới Omais (Agaton). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:998 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão cuồng phong Conson (Basyang) - Bão số 1. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 70 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:970 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão cuồng phong Chanthu (Caloy) - Bão số 2. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 70 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:970 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão nhiệt đới Dianmu (Ester). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới Mindulle - Bão số 3. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10-11 - bão mạnh Cấp bão (Nhật Bản): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:985 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão nhiệt đới Lionrock (Florita) - Bão số 4. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão cuồng phong Kompasu (Glenda). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:960 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão nhiệt đới Namtheun. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:996 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới Malou (Henry). Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 ~ cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:992 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới Meranti. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Fanapi (Inday). Cấp bão (Việt Nam): cấp 14 ~ cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 95 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão Malakas. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 ~ cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 85 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:945 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 2. Áp thấp nhiệt đới 14W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Megi (Juan) - Bão số 5. Cấp bão (Việt Nam): cấp 18 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 125 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:885 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 165 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Chaba (Katring). Cấp bão (Việt Nam): cấp 14 ~ cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 95 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Áp thấp nhiệt đới 17W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1006 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 18W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 19W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới Omeka. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:998 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. [(50 hải lý / 1 giờ - bão cận nhiệt đới Omeka) tại khu vực Trung tâm Thái Bình Dương)] Tên gọi của bão. Tên quốc tế. Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệt ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó. Sau đây là 24 tên gọi dự kiến sẽ đặt cho các cơn bão năm 2013. Số hiệu cơn bão tại Việt Nam. Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2... Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2010: (kèm vùng đổ bộ). Ngoài ra còn một ATNĐ đổ bộ vào Bến Tre ngày 20/1 và một ATNĐ khác đổ bộ vào Bình Định ngày 14/11 Tên địa phương của Philippines. Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2017. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2006, với ngoại lệ có "Mario", "Ruby" thay thế các tên "Mylenyo", và "Reming" tương ứng. Tên mà chưa được sử dụng hay sẽ sử dụng được đánh dấu . Tên "Mario", "Ruby" là lần đầu tiên được sử dụng trong năm nay.
1
null
"La Mer" (bằng tiếng Pháp, tạm dịch: "Biển") là một bài hát do ca sĩ kiêm người viết ca khúc người Pháp Charles Trenet đặt lời và thể hiện. Bài hát có phần nhạc do Léo Chauliac sáng tác vào năm 1943 và được Trenet ghi âm vào tháng 3 năm 1946. Bài hát đã vượt khỏi phạm vi nước Pháp, phổ biến ở cả Hoa Kỳ qua bản tiếng Anh có nhan đề "Beyond the Sea" do Bobby Darin thể hiện. Tính đến năm 2001, đã có gần 4.000 phiên bản thể hiện ca khúc này với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lịch sử. Năm 1943 (có nguồn ghi tháng 7 năm 1942) trên một chuyến tàu (thường chạy ven bờ biển) trong hành trình đến Montpellier và Perpignan (có nguồn ghi trong hành trình từ Sète đến Montpellier) cùng ca sĩ Roland Gerbeau, nghệ sĩ dương cầm Léo Chauliac và viên thư ký, Charles Trenet đã viết lời ca khúc "La Mer" trên giấy vệ sinh trong vòng 20 phút. "Biển" ở đây không phải là Địa Trung Hải mà là đầm Thau đang phô bày qua ô cửa toa tàu. Phần nhạc do Léo Chauliac sáng tác về sau. Tuy vậy, Trenet chưa tin tưởng vào tiềm năng của ca khúc mà ông cho là "trang nghiêm và xưa cũ" nên chưa đăng ký bài hát ngay. Ngay ca sĩ Suzy Solidor khi được Trenet mời hát ca khúc này cũng từ chối với lý do: "Bài hát về biển ấy à, mỗi ngày có cả mươi bài gửi cho tôi!" Cuối năm 1945, Roland Gerbeau thu âm ca khúc này cùng Renée Lebas.. Năm 1946, nhà phát hành âm nhạc Raoul Breton thúc đẩy Trenet tự thể hiện bài hát này với phần nhạc của Albert Lasry. Bản chuyển thể "Beyond the Sea" (lời tiếng Anh của Jack Lawrence) ra đời trong chuyến đi của Trenet tới Hoa Kỳ cùng năm đó đã mang lại thành công to lớn cho "La Mer". Có nguồn cho rằng "La Mer" mang tính hoài cổ và ấn tượng. Hát lại. "La Mer" đã được nhiều nghệ sĩ trình bày lại, như: Phiên bản ngôn ngữ khác. Bản tiếng Anh. "La Mer" được Jack Lawrence đặt lời tiếng Anh (không liên quan về nội dung với lời tiếng Pháp) và đặt nhan đề là "Beyond the Sea". Tuy nhiều nghệ sĩ đã thể hiện bản này, bao gồm Benny Goodman, Mantovani, Roger Williams và Gisele MacKenzie nhưng phiên bản 1960 của Bobby Darin vẫn được biết đến nhều nhất, từng xếp ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng "Billboard Hot 100". Trước Darin, "Beyond the Sea" đã lọt top 40 hai lần vào những năm 1948 (bản của Goodman) và 1956 (bản của Williams, vị trí cao nhất: 37). Sau này có nhiều nghệ sĩ khác tiếp tục thể hiện lại "Beyond the Sea", gồm Lawrence Welk, Martin Denny, Bent Thalmay, Dick Jordan, Helen Shapiro, Johnny Mathis, We Five, The Sandpipers, Sacha Distel, George Benson, Bobby Caldwell, Carol Welsman, Eric Comstock, Gene Nery, Robbie Williams, Barry Manilow, Rod Stewart và Miguel Bosé. Bản ngôn ngữ khác. Bản tiếng Ý có nhan đề "Il Mare" do Pasquale Panella đặt lời và do Sergio Cammariere thể hiện. Bản tiếng Hà Lan có nhan đề "De zee" do Johnny Steggerda cùng Jack Bess đặt lời vào năm 1970 và được Lize Marke thể hiện. Năm 2008, có thêm một phiên bản với lời mới bằng tiếng Hà Lan của Herman Pieter de Boer.
1
null
Dưới đây là kết quả các trận đấu trong khuôn khổ bảng I - vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 - khu vực châu Âu. 5 đội bóng châu Âu bao gồm đương kim vô địch World Cup 2010 - Tây Ban Nha, Pháp, Belarus, Gruzia và Phần Lan, thi đấu trong hai năm 2012 và 2013, theo thể thức lượt đi-lượt về, vòng tròn tính điểm, lấy hai đội đầu bảng tham gia vòng chung kết. Sau khi kết thúc vòng loại, Tây Ban Nha đã chính thức giành quyền tham dự World Cup 2014 và Pháp sẽ tham dự vòng đấu play-off. Kết quả. Lịch thi đấu của bảng I đã được quyết định sau cuộc họp tại Paris, Pháp, vào ngày 23 tháng 11 năm 2011.
1
null
Mác Cộng hòa Dân chủ Đức (tiếng Đức: ), được gọi thông tục là "mác miền đông" ( tại Tây Đức và sau khi tái thống nhất), là đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Mã tiền tệ ISO 4217 là DDM. Đơn vị tiền tệ này được gọi chính thức là "Deutsche Mark" từ năm 1948 đến năm 1964, "Mark der Deutschen Notenbank" ("Mác Đức") từ năm 1964 đến năm 1967, và từ năm 1968 đến 1990 được gọi chính thức là "Mark der DDR" (Mác CHDC Đức); tại Đông Đức nó được gọi thông tục là "Mark". 1 Mác được quy đổi được 100 Pfennig (Pf). Đọc thêm. Jonathan R. Zatlin, "The Currency of Socialism – Money and Political Culture in East Germany". Cambridge University Press 2007 ISBN 0-521-86956-0
1
null
Cây kèn bạc hoa vàng (dịch nghĩa từ tên Anh: Silver trumpet tree và có hoa vàng). Tên Trung Quốc: 银鳞风铃木 (ngân lân phong linh mộc: cây chuông gió vảy bạc). Một số trang cây gọi là chuông gió hoa vàng. Danh pháp khoa học: Tabebuia aurea, đồng nghĩa: "Tabebuia argentea" hoặc "Tabebuia caraiba"), tên tiếng Anh là Caribbean Trumpet Tree, Silver Trumpet Tree, Yellow Tabebuia. Loài này được (Silva Manso) Benth. & Hook.f. ex S.Moore mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Đây là loại cây cảnh trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhờ hoa đẹp rực rỡ nở trên cành trụi lá vào cuối mùa khô. Cây thuộc họ Bignoniaceae. Trong tiếng Việt, họ này có nhiều tên gọi như họ Chùm ớt, họ Đinh, họ Núc nác, họ Quao. Đây là nguồn gen có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường phổ biến ở các nước Suriname, Brasil, Bolivia, Peru, Paraguay và miền Bắc Argentina. Mô tả. Đây là cây giống mới cho hoa lớn màu vàng tươi sặc sỡ. Thân và lá đẹp. Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng 5 - 8 m, trong điều kiện tối ưu có thể đạt đến 15 m. Sinh trưởng vừa phải đến nhanh. Cây chịu sáng. Điều kiện trồng: đất màu mỡ cao, tơi xốp đủ ẩm nhưng không ngập úng, có thể chịu được đất chua với độ pH 5.0, 5.5 . Mùa ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5. Mỗi khi ra hoa, cây thường rụng hết lá để phơi bày cả một vòm tán màu vàng sáng rực. Với kiểu hoa hình chuông cùng sắc hoa vàng ấy, nên khi vào Việt Nam, nó liền được gọi là "cây chuông vàng". Quả của cây có dạng quả nang thon, dài 10 cm khi già sẽ bung ra giải phóng các hạt. Cây được nhân giống bằng hạt. Cây được trồng làm cảnh...
1
null
Cầu đường sắt Dangsan (당산철교) là cây cầu bắc qua sông Hán, Seoul, Hàn Quốc, được độc quyền dành cho tuyến tàu điện ngầm Seoul số 2. Phía nam cây cầu là Trạm Dangsan tại Yeongdeungpo được xây trên cao, còn trạm Hapjeongda được xây dựng dưới mặt đất, cách đó 600 mét về phía bắc. Cầu hoàn thành năm 1983, còn đường tàu điện ngầm Seoul số 2 qua đây bắt đầu từ ngày 2 tháng 5 năm 1984. Cầu đường sắt Dangsan dài xấp xỉ 1,2 km, cao xấp xỉ 30 m. Sau vụ cầu Seongsu sụp đổ một phần, các cây cầu ở Seoul được tái kiểm tra về độ an toàn và cây cầu Dangsan bị đóng cửa. Sau đó ngày 31 tháng 12 năm 1996, cầu được xây dựng lai và hoàn thành vào ngày 22 tháng 11 năm 1999.
1
null
Trần Văn Kiểu (1918-1968), còn được biết đến với bí danh "Chín K", là một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những thủ lĩnh của các cuộc đình công ở Nam Bộ thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Tên của ông được đặt cho một con đường ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu sử. Trần Văn Kiểu sinh năm 1918 tại xã Sơn Thịnh (nay là xã An Hòa Thịnh), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu những năm 1940, ông làm công nhân đồn điền (phu đồn điền) cao su tại miền Đông Nam Bộ. Tại đây, ông đã tham gia và tổ chức những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho những người công nhân. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành một thành viên hoạt động tích cực trong việc vận động và tổ chức các phong trào công nhân. Tháng 8 năm 1945, ông là thành viên Ủy ban khởi nghĩa huyện Xuân Lộc và khi Liên đoàn Cao su Biên Hòa được thành lập, ông được giao chức danh Phó Thư ký, Bí thư chi bộ kiêm Chính trị viên đại đội cao su, chuyên làm nhiệm vụ phá hoại kinh tế của địch. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động bí mật. Ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kiêm Phó ban Công vận. Ông đã trực tiếp lãnh đạo và tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn với sự tham gia của hàng vạn công nhân, nông dân và giới trí thức. Năm 1967, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt. Chính một đồng chí của ông bị bắt và khai ra ông và những đồng đội khác. Cùng bị bắt với ông trong đợt này còn có bà Lê Thị Riêng. Sau khi dùng mọi thủ đoạn và cực hình nhưng không lay chuyển được ông, đêm mùng 2 Tết Mậu Thân (1968), chính quyền đã đưa ông và bà Lê Thị Riêng đi thủ tiêu Ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng một bia tưởng niệm tại nơi mà ông Trần Văn Kiểu và bà Lê Thị Riêng bị sát hại (trên đường Hồng Bàng, đoạn giữa đường Châu Văn Liêm và đường Lý Thường Kiệt, quận 5, TP Hồ Chí Minh). Năm 1985, tên ông được đặt cho con đường chạy dọc kênh Tàu Hủ thuộc địa bàn Quận 5 và Quận 6, vốn trước đó là Bến Lê Quang Liêm. Tuy nhiên, đến năm 2011, sau khi đường được nâng cấp mở rộng thành một phần của đại lộ Đông – Tây và được đặt tên mới là đường Võ Văn Kiệt thì tên đường Trần Văn Kiểu được chuyển sang đặt cho đường số 11 thuộc khu dân cư Bình Phú, Quận 6 cho đến nay.
1
null
Hurricane là một bài hát được viết bởi ban nhạc rock Mỹ Thirty Seconds to Mars trong album phòng thu thứ ba của họ, This Is War. Bài hát được viết bởi ca sĩ và nhạc sĩ Jared Leto và sản xuất bởi Leto, Flood và Steve Lilywhite. Có hai phiên bản của bài hát này, một trong đó là bao gồm bản trong album và một bản khác là sự hợp tác với rapper Kanye West, có tiêu đề " Hurricane 2.0 ", được phát hành như là đĩa đơn thứ tư trích từ album trong tháng 11 năm 2010. Sau này có một sự thay đổi trong một số phần của track. "Hurricane" đã được trao Single xuất sắc nhất tại Kerrang!Giải 2011. MV dài mười ba phút, đạo diễn bởi Leto dưới bút danh Bartholomew Cubbins, thu hút tranh cãi khi công chiếu lần đầu trên 29 Tháng 11 năm 2010, nó bị cấm bởi MTV do có chứa nội dung tình dục. Một phiên bản chỉnh sửa, tuy nhiên, đã được đưa về luân chuyển nặng trên MTV2.
1
null
Candice Susan Swanepoel (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1988) là một người mẫu nội y người Nam Phi của hãng Victoria's Secret. Cô từng lọt Top 10 người mẫu có thu nhập cao nhất năm 2012 do tạp chí "Forbes" thống kê. Sự nghiệp. Swanepoel từng chụp ảnh bìa cho các tạp chí "Vogue phiên bản Australia, Brasil, Mexico, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật và Italiy", "ELLE phiên bản Brasil, Anh, German và Nam Phi", "GQ phiên bản Anh, Nam Phi, Romani, Mexico và Trung Quốc", "Harper's Bazaar phiên bản Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha", Séc và Ac-hen-ti-na, i-D, Lush and Ocean Drive (Mỹ) và nhiều quảng cáo cho Nike,Diesel, Guess?, Tommy Hilfiger, Tom Ford, Prabal Gurung, Swarovski, Colcci,True Religion, Ralph Lauren, Miu Miu, Juicy Couture and Versace. Swanepoel từ sải bước trên sàn cătwalk của Tommy Hilfiger, Dolce and Gabbana,Michael Kors, Donna Karan, Giambattista Valli, Jason Wu, Prabal Gurung, Rag & Bone, Oscar de la Renta, Fendi, Chanel, Elie Saab, Diane von Fürstenberg,Sportmax, Betsey Johnson, Stella McCartney, Viktor and Rolf, Givenchy, Jean Paul Gaultier, Christian Dior, Blumarine và nhiều thương hiệu khác, ví dụ như Victoria's Secret (từ năm 2007). Cô còn xuất hiện trong nhiều quảng cáo nội y, là người mẫu chính cho mẫu hàng "SWIM" năm 2010 cùng với Lindsay Ellingson, Rosie Huntington-Whiteley, Behati Prinsloo và Erin Heatherton. Năm 2010, Swanepoel trở thành 1 thiên thần của Victoria's Secret. Swanepoel làm người mẫu cho mẫu đồ tắm của Kardashians năm 2010. Ngày 12 tháng 8 năm 2010, Swanepoel chính thức cắt băng khánh thành cho cửa hàng của Victoria's Secret ở Canada, ở trung tâm thương mại West Edmonton thành phố Edmonton.  Năm 2013, Swanepoel là gương mặt đại diện cho dòng đồ bơi rất được ưa chuộng của Victoria's Secret. Năm 2013, Swanepoel được chọn để mặc bộ Fantasy Bra tại Victoria's Secret Fashion Show 2013. Bộ nội y trị giá 10 triệu đôla "Royal Fantasy Bra" được chế tác bởi Mouawad, chiếc áo ngực và quần lót cùng bộ có tới 4,200 viên đá quý, bao gồm ruby, kim cương, saphia vàng, ở giữa có mặt chuyền vàng 18 karat với 1 viên ruby 52 karat ở giữa. "Royal Fantasy Bra" là bộ nội y đắt nhất thế giới tính từ năm 2005, cùng với bộ Sexy Splendor Fantasy Bra được trình diễn bởi Gisele Bündchen. Swanepoel được bầu chọn ở vị trí 61 năm 2010 và 62 năm 2011 trong cuộc bình chọn "100 người phụ nữ quyến rũ nhất trên thế giới" thường niên của  FHM; đứng vị trí thứ nhất trong danh sách "Hot 100" của Maxim 2014. Năm 2013, Candice Swanepoel được lựa chọn là gương mặt của năm và diện bộ đồ lót trị giá 10 triệu USD, Royal Fantasy Bra, trong show diễn cuối năm của Victoria’s Secret. Swanepoel lần đầu xuất hiện ở vị trí thứ 10 trong danh sách Những Người Mẫu Có Thu Nhập Nhất Thế giới với thu nhập ước tính là 3 triệu Dollar trong khoảng thời gian giữa năm 2010 và 2011. Năm 2013 đứng thứ 9 với thu nhập ước tính là 3,3 triệu Dollar. Candice sinh ra và lớn lên ở vùng Mooi River, Nam Phi, trong một gia đình Nam Phi gốc Hà Lan. Lúc 15 tuổi, cô được phát hiện bởi một người huấn luyện người mẫu ở một chợ đồ cũ Durban. Cô ấy có thể nói trôi chảy tiếng Nam Phi, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha (là thứ tiếng cô học được từ người yêu cô) - người mẫu Hermann Nicoli từ Brazil. Candice đã yêu Herman từ năm cô 17 tuổi từ lần gặp nhau đầu tiên ở Paris. Tháng 8 năm 2015, cả hai công bố đính hôn. Tháng 3 năm 2016, cô thông báo đang mang thai đứa con đầu lòng. Con trai của Candice tên Anaca ra đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2016. Năm 2017, Candice sinh sống ở New York. Tháng 12 năm 2017, cô mang thai đứa con thứ hai, cũng là con trai tên là Ariel. Tháng 11 năm 2018, cô và bạn trai Herman Nicoli chính thức chia tay.
1
null
Miss Jackson là một bài hát của ban nhạc rock Mỹ Panic! at the Disco, phát hành vào ngày 15 Tháng Bảy năm 2013 như đĩa đơn đầu tiên cho album phòng thu thứ tư của ban nhạc, Too Weird to Live, Too Rare to Die! (2013). Lolo góp giọng hát cho "Miss Jackson". Một video ca nhạc của đạo diễn Jordan Bahat đi kèm với thông báo bài hát cũng như tiêu đề của album và ngày phát hành. Nó đánh dấu phát hành đầu tiên của ban nhạc kể từ năm 2011. Nó vươn lên top 10 trên iTunes khi phát hành và bán 56.000 lượt tải về kỹ thuật số trong tuần đầu tiên ra mắt ở vị trí thứ 68 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và No.27 trên Digital Songs. Music video. Video âm nhạc cho "Miss Jackson" được đạo diễn bởi Jordan Bahat và phát hành trên kênh Youtube của Fueled by Ramen gồm nữ diễn viên mỹ Katrina Bowden, người được biết đến với vai Cerie trên NBC sitcom 30 Rock (2006-2013).
1
null
Cầu Cheongdam hay cầu Cheongdam lớn (Tiếng Hàn: 청담대교) là cây cầu bắc qua sông Hán, Hàn Quốc. Cầu nối quận Gwangjin với quận Gangnam. Tuyến tàu điện ngầm số 7 chạy qua cầu nối trạm Cheongdam với trạm Khu nghỉ dưỡng Ttukseom. Cầu được khởi cộng vào tháng 12 năm 1993 và khánh thành vào tháng 1 năm 2001. Cầu Cheongdam là cầu đa tầng đầu tiên của Hàn Quốc. Tầng cầu dưới dành cho tuyến tàu điện ngầm Seoul số 7, trong khi tầng trên chỉ dành cho ô tô. Cầu rộng 27 m và dài 1.211 m.
1
null