text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Cá sặc Sô-cô-la (tên khoa học Sphaerichthys osphromenoides) là một loài cá nhỏ trong họ Cá tai tượng. Cá là loài bản địa của bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra và đảo Borneo. Mô tả. Cá sặc Sô-cô-la trưởng thành đạt chiều dài trung bình 6 cm (2 in). Chúng có màu sô-cô-la (nâu sẫm) với từ 3 đến 4 sọc trắng/vàng chạy dọc cơ thể. Thân mình dẹt, hình oval, miệng nhỏ hướng lên trên giống các loài cá sặc khác. Tuy nhiên có điểm khác biệt là vây bụng của loài này không có dạng sợi dài, kém linh hoạt hơn và cũng không có chức năng xúc giác. Giống như các loài thuộc họ Cá tai tượng, cá sặc sô-cô-la có một cơ quan phức tạp trong phần mang gọi là "mê lộ (labyrinth)" cho phép chúng lấy oxy trực tiếp từ không khí, bổ sung cho nguồn oxy hấp thu bằng mang ở dưới nước. Do vậy chúng có thể sống được trong môi trường thiếu khí như ao tù và có thể sống sót cả khi ra khỏi nước một thời gian. Tuy nhiên, nếu không tiếp xúc được với mặt nước, cá sẽ bị "chết đuối". Sinh thái học. Cá là loài ăn tạp thiên về ăn thịt.. Trong môi trường tự nhiên, thức ăn chính của chúng là côn trùng, giáp xác nhỏ và các loài thân mềm. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng chấp nhận hầu hết mọi loại thức ăn cho cá. Không giống như nhiều loài cá có mê lộ khác, thay vì ấp trứng trong "tổ bọt", loài này là một nhóm cá "ấp miệng". Con cái ấp trứng trong miệng, chăm sóc đến khi chúng nở, và tiếp tục ấp miệng cá con một khoảng thời gian nữa. Môi trường sống. Chúng thường được tìm thấy trong các đầm lầy nước đen và cả những vùng nước trong có màu nâu tối do tanin hòa tan từ các sản phẩm hữu cơ như lá bàng rụng xuống nước. Giá trị sử dụng. Loài này chủ yếu được khai thác và nhân giống để làm cá cảnh, thích hợp với các hồ thủy sinh cộng đồng do bản tính hiền lành, ít phá hoại của chúng.
1
null
Bộ Cá ốt me (danh pháp khoa học: Osmeriformes) là một bộ cá vây tia bao gồm cá ốt me thật sự hay cá ốt me nước ngọt và đồng minh, chẳng hạn như cá ngần (Salangidae). Trước đây người ta xếp bộ này trong nhánh Protacanthopterygii, trong đó bao gồm cả cá chó và cá hồi. Tuy nhiên, các kết quả phân tích phát sinh chủng loài phân tử gần đây với việc sử dụng nhiều gen hơn đã cho thấy bộ này không thuộc về nhóm Protacanthopterygii mà có quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiatiformes hơn và chúng được tách ra để tạo thành nhánh Stomiatii. Tên gọi của bộ này nghĩa là "dạng cá ốt me", từ tên chi "Osmerus" (chi điển hình) + hậu tố để chỉ đơn vị phân loại ở cấp bộ "-formes". Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ "osmé" (ὀσμή, "mùi tanh") + La tinh "forma" ("dạng bề ngoài"), với từ đầu tiên chỉ tới mùi tanh đặc trưng của thịt cá chi "Osmerus". Trong phân loại tại đây, bộ Osmeriformes chứa 4 họ, 17 chi và 42 loài, với 3 họ trước đây thuộc phân bộ Osmeroidei (hay siêu họ Osmeroidea), và họ Retropinnidae trước đây xếp trong phân bộ Galaxoidei (hoặc siêu họ Galaxoidea). Phần còn lại của phân bộ Galaxoidei trong các phân loại cũ hơn được tách ra thành 2 bộ Galaxiiformes (họ Galaxiidae) và Lepidogalaxiiformes (họ Lepidogalaxiidae). Các loài cá ốt me "biển" và đồng minh (như Opisthoproctidae) trước đây từng được gộp trong bộ này như là phân bộ Argentinoidei; hiện nay thường được coi là có quan hệ họ hàng xa hơn so với điều người ta từng tin tưởng và được xếp trong bộ riêng là bộ Argentiniformes. Miêu tả và sinh thái học. Osmeriformes là các loại cá thân mảnh, kích thước từ nhỏ tới trung bình. Hàm trên của chúng thường gộp trong mép, và phần lớn các loài có một vây béo, giống như thường thấy ở nhóm cá Protacanthopterygii. Xương bướm cánh của chúng thường có gờ nổi ở mặt bụng, và xương lá mía có một cán ngắn ở mặt hậu. Chúng có răng khớp và răng trung cánh bị suy giảm hoặc thậm chí bị mất, còn các xương bướm gốc và bướm hốc mắt thì hoàn toàn không có. Vảy của chúng không có các tia tỏa (radius). Mặc cho thuật ngữ "cá ốt me nước ngọt", các thành viên của bộ Osmeriformes lại chủ yếu là cá biển hoặc là cá di cư từ nước ngọt sang nước mặn và ngược lại, hoặc chỉ di cư vào nước ngọt để đẻ. Ngay cả những loài nước ngọt không di cư trong bộ thường cũng chịu được sự thay đổi đáng kể về độ mặn. Gần như tất cả các loài trong bộ Osmeriformes đều đẻ trứng trong môi trường nước ngọt, vì thế các loài cá biển trong bộ này nói chung đều ngược dòng để đẻ trứng. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong vùng ôn đới trên khắp thế giới; chỉ một ít loài sinh sống trong vùng nhiệt đới. Trứng của chúng được bao quanh bằng một màng dính. Hệ thống học. Với Argentiniformes, Galaxiiformes và Lepidogalaxiiformes tách ra thành các bộ riêng, phần còn lại của bộ Osmeriformes dường như là nhóm đơn ngành. Hiện nay, người ta cho rằng vị trí của bộ cá này không thuộc về Protacanthopterygii nhưng có quan hệ họ hàng gần với nhánh này (các nhóm còn sinh tồn trong nhánh này hiện được xác định là bao gồm Esociformes, Galaxiiformes, Argentiniformes và Salmoniformes). Quan hệ họ hàng gần với bộ Stomiiformes (trước đây xếp trong siêu bộ Stenopterygii) hơn so với giả định trước đây được hỗ trợ bởi các dữ liệu giải phẫu học và trình tự DNA. Kết quả nghiên cứu của Li và ctv (2010) cũng cho thấy Stenopterygii là đa ngành, và bộ còn lại của siêu bộ này là bộ Ateleopodiformes thuộc về nhánh Neoteleostei. Phân loại của bộ Osmeriformes như định nghĩa tại đây là như sau: Các dạng hóa thạch có thể thuộc về bộ Osmeriformes hoặc Elopiformes là "Spaniodon", một nhóm cá chuyên ăn cá sinh sống trong biển vào cuối kỷ Creta. Nhóm này có lẽ đã phát sinh sớm hơn, nhưng niên đại vào khoảng kỷ Creta – cỡ 110 Ma hay tương tự vậy – là có thể nhất. Phát sinh chủng loài. Quan hệ với các bộ/nhánh khác từng chứa một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al 2013): Ghi chú: Các bộ từng thuộc về Osmeriformes được đánh dấu *. Quan hệ trong nội bộ bộ Osmeriformes như sau:
1
null
Dưới đây là một số lễ hội đáng chú ý được tổ chức ở Busan: Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF). Busan nổi tiếng với Liên hoan phim quốc tế, đó là một trong những liên hoan phim lớn nhất châu Á. Sự kiện hàng năm giới thiệu hơn 200 bộ phim đến từ khắp nơi trên thế giới. Với sự thành công của lễ hội, Busan cũng đang trở thành một trong những địa điểm chụp ảnh phổ biến nhất cho các nhà làm phim châu Á. Lễ hội Biển Busan. Lễ hội Biển Busan được tổ chức vào đầu tháng 8 trong chín ngày trên bãi biển Haeundae, Gwangalli và Songdo. Đây là lễ hội biển lớn nhất tại Hàn Quốc được hưởng với nhau bởi khách du lịch và người dân địa phương. Bao gồm trong sự kiện: Pháo hoa đêm khai mạc; biểu diễn nghệ thuật, các buổi hòa nhạc pop, bãi biển nhảy múa, thể thao dưới nước, lướt ván, các cuộc thi bóng chuyền bãi biển, và Liên hoan Hanbada cho người khuyết tật. Lễ hội hoa anh đào. Lễ hội Hoa Anh Đào được tổ chức trong tháng Tư tại Bãi biển Gwangalli. Du khách có thể thưởng thức trò chơi truyền thống của Hàn Quốc như bắn cung và Sirum (tương tự như đấu vật Sumo của Nhật Bản), và các cuộc thi khác như ca hát và vẽ của trẻ em. Triển lãm bao gồm các món ăn Hàn Quốc truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt của Hàn Quốc, và tất nhiên là có dịp thỏa thích ngắm hoa anh đào. Toàn bộ thành phố và đất nước lộng lẫy với sắc hoa anh đào từ cuối tháng Ba đến tháng Tư. Lễ hội Dalmaji. Lễ hội Dalmaji với số người tham dự khoảng 200.000 đến 300.000 đến để quan sát mặt trăng vào ngày trăng tròn đầu tiên của mỗi năm (thường là khoảng 15 tháng Giêng). Họ tụ tập và cầu nguyện cho điều họ mong muốn, xem trăng tròn trên bãi biển Haeundae. Lễ hội bao gồm nhiều trò chơi bao gồm thả diều, âm nhạc của những người nông dân, khiêu vũ mặt nạ truyền thống và phong tục khác. "Feeding the Dragon King" là buổi lễ diễn ra trên bãi biển Haeundae, nơi mọi người đóng góp bánh gạo đặc biệt chuẩn bị và trái cây dâng cúng cho biển, giữ nến trong tay, và cầu nguyện cho hòa bình và hạnh phúc kéo dài. Một bữa tiệc lớn Full Moon House sẽ được tổ chức trên bãi biển vào ngày này. Lễ hội chợ cá Jagalchi. Lễ hội chợ cá Jagalchi kéo dài vài ngày vào đầu tháng 10 nhấn mạnh ngành công nghiệp hải sản tươi sống địa phương. Sau lễ khai mạc, trong đó bao gồm một cuộc diễu hành của người lao động ăn mặc như cá và động vật biển khác, du khách có thể thưởng thức ăn hải sản tươi sống và uống rượu soju, cũng như tham gia một số các sự kiện như ra mắt buổi lễ, triển lãm cá nhảy, và pháo hoa. Bạn còn có cơ hội miễn phí cá sống. Tham gia tham gia trong cuộc đua nấu ăn cho người nước ngoài, và cuộc thi cho các Ajuma (phụ nữ kết hôn). Lễ hội Rock & Roll. Lễ hội Quốc tế Rock & Roll Busan tổ chức vô số các ban nhạc rock trong nước và quốc tế. Nó cho phép các bạn trẻ trên thế giới để hiểu nhau hơn và thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng thông qua ngôn ngữ âm nhạc quốc tế. Ngôi sao nhạc rock nổi tiếng cùng với các ca sĩ nghiệp dư thực hiện âm nhạc của họ với sự sụt giảm trở lại của biển mùa hè trong tháng bảy và tháng tám hàng năm.
1
null
Chăm Pa có nghĩa theo tiếng Phạn là Nagara Champa (Vương quốc Chiêm Thành). Ngoài ra Chăm Pa còn là một loài hoa có màu trắng và rất thơm ở Ấn Độ. Tên Chăm Pa được nước ta gọi theo người Trung Quốc và thường được gọi là người Chăm. Điều kiện hình thành. Dân tộc. Trong lịch sử ghi lại, người Chăm Pa sử dụng ngôn ngữ malayo-polynesian. Ngoài ra còn có 2 tộc người cùng chủng tộc với người ChamPa là Djarai, Rado. Ngoài ra, theo như truyền thuyết, trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân. Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa cũng có cả các tộc người thiểu số gốc và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa cũng có cả "người Việt". Đặc điểm con người. Người Champa: có gốc người da đen, mắt sâu, tóc quăn, mũi hếch. Y phục: dùng mảnh vải quấn quanh người từ phải sang trái, mùa đông mặc áo dài. Những người quý tộc hoặc vua thường đi giày da. Bối tóc, phụ nữ bối thành h́ình cái bầu; xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng kim loại. Thành tựu chủ yếu. Kinh tế. Ban đầu đã có một số giả thuyết cho rằng người Chăm làm nên nền kinh tế của Chăm Pa dựa trên sự cướp bóc bằng đường biển là chủ yếu giống như Srivijaya. Mặc dù trong thế kỷ XVIII-XIX đã có không ít tù nhân được mua về ở Chăm Pa. Sau này các nhà khoa học đã tìm ra rằng cư dân Chăm Pa là những thương nhân rất giỏi, nhờ vào địa hình có rừng và biển nên trong thời kỳ này Chăm Pa đã có một mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng là cây Trầm. Trong thời kỳ này, người ta đã biết lấy bông ra dệt vải bông và đã đạt được một trình độ phát triên cao, chỉ được dùng để cống phẩm cho những nước lớn hoặc những gia đình giàu có, nhà vua mới được sử dụng trong mùa đông. Kiến trúc. Từ Đèo Ngang vào đến Phan Thiết, có thể bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo. Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Đặc biệt hơn hết là ở giữa các viên gạch không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây, tiêu biểu cho những công trình này như: Tháp Po Nagar (Khánh Hoà), Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận) Tín ngưỡng. Theo như sử sách, Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ bồ tát Lokesvara (Quán Thế Âm). Di tích này đă bị hủy hoại trong chiến tranh Việt Nam, chỉ còn lại một số hình ảnh và bản vẽ từ trước chiến tranh.Người Chăm trước đó theo đạo Đức Tin.Thờ thần Shiva.. Âm nhạc. Trong suốt quá trình lịch sử, dù trải qua bao thăng trầm và biến đổi của xã hội, người Chăm vẫn luôn lưu giữ những giá trị âm nhạc truyền thống độc đáo của mình, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những dòng âm nhạc của tộc người khác để tạo cho âm nhạc Chăm một sắc thái phong phú và đa dạng. So với các quốc gia Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ thì xu hướng bản địa hóa của người Chăm là mạnh nhất. Ngược dòng lịch sử ngay từ đầu công nguyên, văn hóa Ấn Độ và Trung Đông đã xâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á, trong số đó có vương quốc Champa. Tuy nhiên âm nhạc Ấn Độ tiến đến vùng đất của người Chăm qua các quốc gia trung gian như Java, Mã Lai và nó bị bản địa hóa nên chỉ làm phong phú thêm chứ không đồng hóa được nghệ thuật âm nhạc Champa. Chúng ta có thể thấy một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Chăm vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng âm giai Ả Rập hoặc Ấn Độ. Hơn nữa, người Chăm có một nền âm nhạc bản địa đậm nét truyền thống Đông Nam Á, do đó âm nhạc truyền thống Chăm đã ít nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn minh Đông Nam Á trên các phương diện vật chất (thị tộc mẫu hệ) và tôn giáo tín ngưỡng (đa thần, vật linh, tổ tiên). Bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử như thế cho nên ở âm nhạc truyền thống Chăm đã từng có 3 hình thái, bao gồm: thế tục, cung đình và nghi lễ. Những hình thái âm nhạc thế tục, cung đình và nghi lễ cùng với nhiều thành tố văn hóa khác không tách biệt riêng lẻ mà có tương tác, hòa nhập lẫn nhau, trong đó hình thái âm nhạc nghi lễ tôn giáo đóng vai trò chủ yếu.
1
null
Đảo Ti Tốp là đảo nhỏ trong vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Hòn đảo cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7–8 km về hướng Đông Nam. Hòn đảo nhỏ tựa lưng vào vịnh Cửa Lục, phía trước là hang Sửng Sốt có đảo Bồ Hòn , bên phải là hòn Dầm Nam và phía bắc là hòn Dầm Bắc . Lịch sử. Theo nhiều tài liệu và bản đồ ở những thời kỳ khác nhau và theo truyền tụng trong dân gian thì hòn đảo này từng được gọi là đảo Hồng Thập Tự hay đảo Nghĩa Địa. Sở dĩ có tên gọi này là do năm 1905 một tàu chở hàng của Pháp khi vào Vịnh Hạ Long vì không có hoa tiêu thông thạo luồng lạch nên đã đâm vào đá ngầm, bị đắm ở vũng Con Cóc, các thủy thủ thiệt mạng được đưa về chôn ở đảo này. Nhiều năm sau đó, đảo trở nên hoang vắng. Trong một bản đồ của Pháp vẽ về Vịnh Hạ Long cuối thế kỷ 19, đảo này có tên là Cát Nàng. Đến ngày 22 tháng 1 năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhà du hành vũ trụ người Liên Xô Gherman Stepanovich Titov lên thăm đảo. Để ghi dấu kỉ niệm chuyến đi đó, Hồ Chủ tịch đã đặt tên cho đảo là Ti Tốp. Cảnh quan. Ti Tốp là hòn đảo có bờ dốc đứng, một bờ nghiêng với một bãi cát trắng, phẳng. Các tàu du lịch thường ghé vào đây. Du khách lên bờ để tắm biển hoặc leo lên đỉnh núi để ngắm toàn quang cảnh hòn đảo. Từ trên cao nhìn xuống, bãi tắm Ti Tốp có hình dáng như một vầng trăng ôm trọn lấy chân đảo. Khác với nhiều điểm du lịch khác trên Vịnh Hạ Long, ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đảo Ti Tốp còn sở hữu một bãi tắm đẹp, gọi là bãi tắm Ti Tốp. Bãi tắm tuy diện tích không lớn nhưng yên tĩnh, thoáng đãng và rất sạch, cát ở bãi tắm liên tục được thủy triều lên xuống rửa sạch, trắng tinh, nước biển trong xanh bốn mùa. Hiện nay, ngoài sử dụng tàu, thuyền để đến chiêm ngưỡng cảnh quan đảo, một cách khác để ngắm nhìn vẻ đẹp của Đảo Ti Tốp là ngắm nhìn từ trên cao bằng thủy phi cơ. Tạp chí The New York Times (Mỹ) từng bình chọn trải nghiệm ngắm Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long từ thủy phi cơ là một trong những dịch vụ du lịch hấp dẫn nhất năm 2015.
1
null
Quốc tang tại Việt Nam là nghi thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam, được hiểu là cả nước để tang. Nghi lễ Quốc tang là đặc biệt được quy định trong văn bản pháp lý của nhà nước. Hiện nay, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức và một số văn bản nhà nước khác có quy định về quốc tang. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng có chủ trương "đồng ý tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân. Chính phủ ban hành văn bản quy định cụ thể về các trường hợp này". Tuy nhiên chưa có văn bản nào của Chính phủ thể chế hóa chủ trương này của Đảng. Ngày 5/11/2020, phát biểu trong phiên họp Quốc hội, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) đề xuất xem xét bổ sung thực hiện nghi thức Quốc tang đối với trường hợp có nhiều đồng bào thiệt mạng trong các thảm họa thiên tai, như thiệt hại trong đợt mưa lũ, sạt lở ở miền Trung. Nghi thức Quốc tang. Chức danh được tổ chức lễ Quốc tang. Theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cán bộ đang giữ hoặc ngưng giữ một trong các chức vụ này sau khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang: Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. Trong quá khứ, các văn bản quy định về quốc tang ở Việt Nam có khác nhau. Trong Nghị định 62/2001/NĐ-CP ban hành năm 2001, Quốc tang chỉ áp dụng cho những người đã và đang giữ các chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội. Nghi thức Quốc tang. Nghi thức không thống nhất trong các thời kỳ khác nhau. Thông thường, Ban Chấp hành Trung ương và các cơ quan nhà nước cấp cao sẽ có thông báo chính thức, thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang, quy định thời gian quốc tang, đưa tin trên các phương tiện truyền thông, tổ chức lễ viếng, truy điệu, an táng, treo cờ rủ, hoãn hoặc hủy tổ chức các hoạt động văn nghệ... Ngoài ra, quy định hiện hành có truyền hình và phát thanh trực tiếp trên các đài truyền hình, đài phát thanh khi viếng, truy điệu, an táng. Quy định hiện hành của Việt Nam theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP ban hành năm 2012 là không bắn đại bác trong quốc tang. Thông báo về Lễ Quốc tang. Các cơ quan cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang bao gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang. Ban Lễ tang Nhà nước bao gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần. Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm từ 15 đến 20 thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần. Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ (Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang cũng đồng thời là một thành viên của Ban Lễ tang Nhà nước). Thời gian và địa điểm Quốc tang. Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang thường là 2 ngày (trừ một số trường hợp đặc biệt). Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang màu đen và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Dải băng tang treo trên cờ rủ có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài tối đa theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. Nếu ở Hà Nội, lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Còn nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, lễ Quốc tang sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn. Công tác an táng được thực hiện tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên lễ quốc tang tại Thành phố Hồ Chí Minh thường được tổ chức ở Hội trường Thống Nhất. Lễ tưởng niệm. Ngày 04 tháng 04 năm 1926, lễ quốc tang cho Phan Châu Trinh đã được tổ chức bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh được tổ chức rộng rãi ở khắp ba kỳ, trở thành một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ. Ngày 19 tháng 11 năm 2021, toàn quốc bước vào lễ tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong sau thời gian điều trị COVID-19 với quy mô gần giống với một lễ quốc tang (tổ chức trên phạm vi cả nước). Buổi lễ chỉ được xếp vào lễ tưởng niệm vì không treo cờ rủ.
1
null
Giải Roswitha (tiếng Đức: "Roswitha-Preis") là giải thưởng văn học lâu đời nhất của Đức dành riêng cho phụ nữ ở châu Âu có những tác phẩm xuất sắc thuộc mọi thể loại văn học. Giải này được thành phố Bad Gandersheim (bang Niedersachsen) thiết lập năm 1973, gọi là "Huy chương Roswitha"., đặt theo tên nữ tu dòng Biển Đức Hvrotsvit (tiếng Latin: Hvrotsvitha Gandeshemensis, hiện đại hóa là Roswitha von Gandersheim, khoảng năm 935 – sau năm 973), nhà thơ và kịch tác gia nữ đầu tiên của Đức. Tới năm 1998, giải được đặt tên lại là "Giải Roswitha", kèm theo khoản tiền thưởng là 5.500 euro.
1
null
Draconettidae là một họ cá nhỏ chứa 15 loài cá biển, trước đây xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được chuyển sang bộ Syngnathiformes. Chúng được tìm thấy trong các vùng nước nhiệt đới và ôn đới thuộc Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Người ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần và có bề ngoài giống với các loại cá đàn lia của họ Callionymidae. Chúng là cá nhỏ, với loài lớn nhất có chiều dài chỉ là 12 cm (4,7 inch). Giống như cá đàn lia, chúng là cá sống đáy, và thường có dị hình giới tính.
1
null
Bảo tàng Đại học Sejong là một bộ phận trong hệ thống của Đại học Sejong, được khai trương vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, với một tòa nhà bốn tầng theo phong cách tháp Bách Tế. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1977, bảo tàng được mở rộng và trở thành bảo tàng 5 tầng hiện tại. 'Bảo tàng Đại học Sejong' là 'Phòng triển lãm Nghệ thuật Thủ đô' được xây dựng từ năm 1959. Năm 1973, hoàn thành xây dựng tòa nhà độc lập và "Bảo tàng Đại học Sejong" hiện tại đã được thành lập. Khi đổi tên thành Đại học Sejong năm 1979, tên của bảo tàng đã được đổi thành "Bảo tàng Đại học Sejong" và nó cung cấp cơ sở thực tế sống động cho các học giả trong và ngoài nước cũng như sinh viên nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật, văn hóa dân gian và khảo cổ học Hàn Quốc. Giờ mở cửa là từ 10:00 sáng đến 3:00 chiều vào các ngày trong tuần, và đóng cửa vào cuối tuần và ngày lễ. Tòa nhà Bảo tàng Đại học Sejong được Chính quyền Thủ đô Seoul chọn là "Kiến trúc đẹp". Bảo tàng Đại học Sejong lưu giữ chủ yếu là đồ gốm và những ngôi nhà có tổng cộng 5.000 hiện vật, ngoài ra còn có trang phục triều đình... Trên tầng hai, có một phòng văn hóa dân gian tái tạo lịch sử và những ngôi nhà truyền thống. Trên tầng ba, có trang phục triều đình, long bào, đồng phục quân đội và các trang phục khác. Trên tầng bốn trưng bày 14 tài sản văn hóa dân gian quan trọng bao gồm Koryongpo (Tài sản văn hóa dân gian quan trọng số 58).
1
null
Rượu nếp than là một trong những loại rượu ngon, nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long và rượu nếp than từ lâu đời cũng đã được xem là một nét văn hóa của ẩm thực Việt Nam. Nếu vùng cao Tây Bắc có loại rượu ngon nổi tiếng là Táo mèo, Long An có Đế gò đen, Bình Định có Bàu đá thì đồng bằng sông Cửu Long lại có món rượu ngon nổi tiếng là Rượu nếp than. Đây là một loại rượu ngon được làm hoàn toàn bằng nếp than nên có màu nâu đỏ hoặc màu tím than. Rượu nếp than có nhiều chất dinh dưỡng vì được làm tự loại men truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quy trình thực hiện ngâm rượu. Nếp than được nấu chín sau đó để nguội và trộn thật đều với men. Đem phơi trong nắng khoảng 3 ngày sau đó cho nếp vào hũ keo tiếp tục trải thêm một lớp men lên trên bề mặt của nếp. Sau hơn 3 tháng, quy trình lên men tự nhiên đã được hoàn tất thì món Rượu nếp than đã có thể dùng được. Công dụng. Rượu nếp than chứa nhiều chất dinh dưỡng như: axit hữu cơ, các loại vitamin (B1, B2, PP) nên loại rượu này thường được dùng trong đầu các bữa tiệc để kích thích sự ngon miệng và dùng cho sản phụ sau khi sanh con vì nó có thể làm dễ tiêu hóa thức ăn và làm ấm bụng. Trong men gạo nếp có chứa hoạt chất Lovastatin và Ergosterol rất tốt cho tim mạch đồng thời giúp tái tạo các mạch máu.
1
null
Hủ tiếu Trung Hoa hay sa hà phấn () hay hà phấn () là một loại bánh canh sợi dẹt của Trung Quốc được làm từ gạo. Nó còn được gọi là sao phấn (); có rất nhiều phiên âm khác dựa trên tiếng Quảng Đông, bao gồm ho fun, hofoen (phiên âm tiếng Hà Lan ở Suriname), hor fun, sar hor fun, v.v. Ngoài ra, sa hà phấn là thường được gọi đồng nghĩa là quả điều (, trong tiếng Việt gọi là hủ tiếu), nghĩa đen là "dải bánh gạo". Các nước Đông Nam Á, nhất là người Malaysia gốc Hoa gọi là kway teow và người Thái gốc Hoa gọi là guay dtiao (, ). Nguồn gốc. Hủ tiếu Trung Hoa (tức sa hà phấn) vốn có nguồn gốc từ trấn Sa Hà (), nay là một phần của quận Thiên Hà ở thành phố Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Năm 2004, Chính quyền thành phố Quảng Châu đã xem xét việc đăng ký bảo hộ "sản phẩm xuất xứ khu vực" với tên gọi "Sa hà phấn Quảng Châu", nhằm tăng cường quản lý ngành công nghiệp sản xuất sa hà phấn và tăng cường quảng bá và bảo vệ nguồn gốc văn hóa của món ăn này. Truyền thuyết từ cuối thời nhà Thanh cho rằng, đã có một cửa hàng bán đồ ăn nhanh tên là Nghĩa Hoà Cư (义和居) thuộc trấn Sa Hàở ngoại ô phía bắc Quảng Châu. Người chủ, Phàn A Hương và vợ ông đã bán cháo trắng và quẩy vào buổi sáng và các bữa ăn thường ngày lúc buổi trưa nên cuộc sống của họ đã ổn định. Vào một buổi sáng nọ, một ông già trong bộ quần áo rách rưới đến trước cửa cửa hàng, và ngã xuống tảng đá xanh trước cửa một cách yếu ớt. A Hương không khỏi cảm thấy thương tiếc nên đã nhờ vợ đưa cho ông lão một bát cháo nóng. Ông lão đề nghị không ăn miễn phí nếu không có tiền, A Hương nói: “Quán này tuy nhỏ nhưng đối với người già thì cháo trắng này luôn miễn phí, nên ông không cần khách sáo mà cứ ăn!” A Hương nói. Một ngày không xa. Sau khi A Hương đổ bệnh, ông không nghĩ đến việc ăn uống, lại nằm liệt giường nên cửa hàng phải đóng cửa. Buổi trưa hôm đó, ông lão lại xuất hiện trong cửa hàng, khi biết tình trạng của A Hương, ông ta nói: “A Hương nay bệnh tự nhiên khó mà chữa khỏi, vậy hôm nay để ta làm một bát thức ăn ngon cho ông ta! "Ông lão ngâm gạo với nước suối lấy từ núi Bạch Vân, sau đó khéo léo xay với gạo, đun sôi nước rồi múc hỗn hợp gạo xay vào ống tre và trải thành một lớp mỏng trước khi hấp. Sau một thời gian miếng bột chín, ông già đem gỡ miếng bột đã hấp và cắt thành sợi, thêm hành, muối và dầu mè rồi gửi đến tận giường của A Hương. Mãi một hồi lâu thì A Hương mới há miệng chịu ăn, sau khi ăn xong bệnh tình của ông thật sự khá hơn. Hết lần này tới lần khác ông cảm ơn ông lão ăn mày, cuối cùng cũng biết được gốc gác của ông lão. Tại Việt Nam, hủ tiếu Trung Hoa bắt đầu du nhập ở đất Sài Gòn cùng sự nhập cư của người Tiều (Triều Châu). Họ gọi là Kuể Tiếu (hủ tiếu), nghĩa gốc: bánh sợi. Nguyên liệu. Món ăn ban đầu được chế biến khá đơn giản: hủ tiếu tươi làm từ bột gạo ăn với nước hầm xương ống heo, thịt heo xắt lát hay băm nhuyễn, thêm chút hành, hẹ, giá… Ngày nay, món hủ tiếu Trung Hoa được thêm nhiều thức ăn phụ khác: miếng gân, khúc chân giò, vài miếng lòng tim, gan, cật, ruột non, con tôm, miếng mực, quả trứng, miếng huyết heo hay vài lát chả cá... Nước lèo cũng đậm đà, ngọt ngào hơn khi được nấu bởi tôm, mực khô. Không dừng lại ở đó, người Trung Hoa còn sáng tạo ra các loại hủ tiếu mang những nguyên liệu khác nhau nhưng nó vẫn mang tên là hủ tiếu Trung Hoa như hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò kho hay hủ tiếu khô trộn chút mỡ, xì dầu, nước lèo để riêng, hủ tiếu lòng bò. Cách dùng. Ăn kèm với xà lách, tần ô, cần, giá, hẹ… Cho vào tô ít tóp mỡ, nước tương, dấm và tỏi ngâm (hay tỏi phi). Rất dễ tìm thấy một quán hủ tiếu ven đường hay đầu hẻm tại Việt Nam nhưng đặc biệt hủ tiếu Trung Hoa được bán trên những xe đẩy và dường như tập trung nhiều nhất ở Quận 5 có nhiều người Hoa sinh sống.
1
null
Cá múa đít sọc nâu (tên khoa học Aeoliscus strigatus), là một thành viên của họ Cá múa đít (Centriscidae) của bộ Cá chìa vôi Syngnathiformes. Cá múa đít sọc nâu được tìm thấy trong vùng nước ven biển ở Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương. Môi trường sống tự nhiên của nó bao gồm cỏ biển và các rạn san hô, nơi nhím biển được tìm thấy. Mô tả. Cá múa đít sọc nâu có thể dễ nhận biết do hình dạng cơ thể của nó, cũng như cách nó di chuyển. Nó là một con cá nhỏ với kích thước tối đa 15 cm (5,9 in). Cơ thể kéo dài của nó kết thúc bằng một cái mõ dài. Vây của nó bị tiêu giảm đáng kể và trong suốt. Bề mặt lưng của cá múa đít sọc nâu được bao phủ bởi tấm xương bảo vệ. Một sọc màu nâu đến đen chạy suốt chiều dài của cá. Màu sắc của cơ thể có thể thay đổi với môi trường sống. Trong môi trường cỏ biển, màu nền của cơ thể có thể là màu xanh vàng với các sọc màu nâu nhạt. Trong các khu vực mở như vá cát, đá dăm hoặc gần rạn san hô, màu sắc cơ thể xuất hiện là bạc sáng với một sọc màu đen nâu. Nó không được biết có dị hình lưỡng tính.
1
null
Cá cocnê (Danh pháp khoa học: Fistularia tabacaria) là một loài cá biển thuộc chi "Fistularia" trong họ Fistulariidae. Phân bố. Loài này được tìm thấy trong khoảng 48°B - 29°N, 98°T - 14°Đ. Có tại khu vực miền đông Đại Tây Dương: Cape Blanc và Cape Verde đến Angola cũng như tại miền tây Đại Tây Dương: Bermuda, Georges Bank và miền nam Canada đến Brasil. Vịnh Mexico, Antilles, bờ biển Trung Mỹ và Nam Mỹ. Môi trường sống là nước lợ và nước mặn, gắn liền với các bãi đá ngầm, ở độ sâu tới 200 m. Mô tả. Loài này phát triển đến chiều dài 200 cm (79 in), mặc dù hầu hết chỉ đạt chiều dài 120 cm (47 in). Trọng lượng tối đa ghi nhận là 279 gam. Vây lưng: tia gai 0, tia mềm: 14-16. Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm: 14 - 16. Đốt sống: 87. Màu sắc lúc còn sống hơi ánh nâu ở phần trên, nhạt hơn ở phần dưới, với một loạt đốm màu xanh lam nhạt từ đầu đến vây lưng ở đường giữa lưng, một hàng đốm xanh lam ở bên đến hàng giữa lưng và hai hàng đốm xanh lam trên mõm. Bốn đốt sống đầu tiên hợp nhất. Các tia giữa vây đuôi kéo dài như sợi dài; không vảy hoặc tia gai vây. Không râu ở chóp đầu hàm dưới. Là loài cá sống đơn độc, xuất hiện trên các bãi cỏ và bãi đá ngầm như rạn san hô và trên các đáy nền đá cứng. Thức ăn là cá và động vật giáp xác nhỏ hoặc động vật không xương sống khác. Sử dụng. Loài này có tầm quan trọng nhỏ trong thủy sản thương mại. "F. tabacaria" thỉnh thoảng được bán ở các chợ cá nhỏ, và cũng có thể được sử dụng làm cá khô, cá muối hoặc cá hun khói, cũng như được chế biến thành bột cá.
1
null
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Món ăn có xuất xứ từ Trà Vinh. Sở dĩ món ăn này có tên gọi như vậy là xuất phát từ chả tôm vừa tươi ngon và mềm mịn được tạo hình như những con đuông. Sự hấp dẫn của món này chính là nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn. Món này hiện đang được ưa chuộng ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong 10 món ngon được Tổ chức kỷ lục Việt Nam đề cử đạt giá trị ẩm thực châu Á lần thứ 2 năm 2013.
1
null
Mắm ruột An Giang là đặc sản của vùng quê An Giang, Việt Nam. Mắm được làm từ ruột cá ngon, trộn với thính gạo lứt để chừng ba tháng. Cách thực hiện. Ruột cá phải được chọn lấy từ con cá to mập (thường làm từ ruột cá lóc hay cá lóc bông) và cộng thêm chùm trứng to vàng. Sau khi moi bụng cá lấy bộ ruột, lột bớt lớp mỡ bao quanh, sao cho thứ chất béo này đủ làm tươm bóng miếng mắm mà không gây mùi. Đây cũng là công đoạn quyết định đến chất lượng của một mẻ mắm ngon. Chỉ cần bớt mỡ lố một tí là ruột mắm thiếu độ mướt, mất đi vị ngon, còn nếu quá nhiều mỡ thì miếng mắm sẽ bị lên dầu, chất lượng kém ngay. Sau đó dùng dao mũi nhọn tách bỏ bớt ruột già, rồi chần bao tử, ruột non cho thật sạch rồi mang ra rửa thật kỹ bằng nước sông (tránh dùng nước mưa dễ làm mắm trở mình) rồi cho vào rổ chờ ráo mang ra ngâm dung dịch nước muối được pha chế theo công thức gia truyền. Vài hôm sau, vớt ra rổ lại đợi ráo đoạn trộn với thính gạo lứt (rang vàng, xay mịn) đổ vào hũ gài vỉ tre thật khít chặt. Sau đó đổ nước mắm vào tới mức xâm xấp ướt. Chờ khoảng một tháng, thắng đường thốt nốt "chao" mắm ba tháng sau ta đã có hũ mắm ruột với hương vị đặc trưng của miền quê An Giang. Thông tin thêm. Một món ăn được "biến tấu" dựa trên món mắm ruột, đó là mắm thái. Món ăn này làm từ thịt mắm cá lóc (hay mắm cá lóc bông) thái nhỏ trộn với đu đủ mỏ vịt (tức loại đu đủ ửng đỏ, nhưng chưa chín mềm) bào sợi, ướp thêm đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) và một vài thứ gia vị. Theo bí quyết của người dân, muốn mắm thơm ngon có màu đẹp mắt nhất thiết phải sử dụng đường thốt nốt trong quá trình chế biến. Phần đu đủ phải được muối trước cả tháng rồi đem ép nước, phơi khô thái sợi mới trộn cùng đường và mắm. Thường thì người ta ăn mắm thái cùng với thịt (thịt ba chỉ) lợn luộc và rau thơm... Đây là một món ăn đã được thi sĩ Tản Đà tấm tắc khen ngợi trong câu: "Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà" (Thú ăn chơi) . Ngày nay, mắn ruột, mắm thái...được bày bán nhiều và nổi tiếng thơm ngon là ở Châu Đốc (An Giang).
1
null
Hổ khoang vàng hay còn gọi là hổ vàng và đôi khi chúng còn được gọi là hổ dâu vì có màu vàng dâu ngọt ngào là một cá thể hổ với đặc trưng là bộ da có màu vàng nhưng nhạt hơn màu của hổ bình thường, và các vằn là màu nâu do sự biến đổi màu sắc, biến thể màu sắc này rất hiếm bởi một gen lặn được hiện nay chỉ tìm thấy trong điều kiện hổ nuôi nhốt, giống như một con hổ trắng, hổ khoang vàng được xem là một dạng biểu hiện của màu sắc của một con hổ cụ thể chứ không phải là một loài riêng biệt. Hiện chỉ có một nhóm nhỏ hổ khoang vàng tồn tại và đều trong tình trạng bị giam cầm. Hiện có khoảng 30 con hổ khoang vàng được nuôi dưỡng tại các vườn thú trên toàn thế giới Mô tả. Đặc điểm của hổ khoang vàng là màu lông thường mang sắc vàng nổi bật hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, cùng độ dày và mịn màng đáng kể, tạo nên sự tương phản thú vị về ngoại hình. Có thông tin cho rằng hổ khoang vàng là sự kết hợp giữa 2 loài cực kỳ quý hiếm là hổ Mãn Châu và hổ Bengal. Nhờ kết quả biến đổi gen, nên các chú hổ khoang vàng cũng thường có kích thước lớn hơn so với những con hổ bình thường, giúp vẻ oai vệ của chúng càng tăng cao, tuy nhiên những con hổ khoang vàng trông rất hiền lành vì đã quen với môi trường vườn thú từ khi mới chào đời. Ở Việt Nam, có ghi nhận trường hợp hổ vàng sinh hổ trắng ở Nghệ An, theo đó một con hổ vàng sống tại Khu du lịch sinh thái ở Nghệ An sinh ra ba con hổ con, trong đó có một con hổ trắng và hai con hổ vàng. Việc hổ vàng sinh hổ trắng là trường hợp rất hiếm, đây là hiện tượng khá hiếm trên thế giới và là trường hợp đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á khi hổ vàng nuôi nhốt sinh được con Hổ mẹ vàng được phối giống với hổ bố vàng có nguồn gốc từ Nam Phi và được nhập khẩu về Việt Nam từ tháng 9 năm 2009, nuôi nhốt theo kiểu bán hoang dã, sau một thời gian dài ở với nhau, hổ đực và hổ cái đã giao phối và mang thai 114 ngày thì sinh ra 3 chú hổ con. Khi mới sinh, mỗi con nặng khoảng 1,2 kg, hiện cả ba cá thể đều có trọng lượng hơn 30 kg, khỏe mạnh và phát triển rất tốt, mỗi ngày ăn hết khoảng 6kg thịt, chủ yếu là thịt bò để hổ phát triển tốt nên đã cho hổ ăn thịt bò, hạn chế cho ăn thịt lợn, vì hổ sẽ béo ục ịch, làm mất dần khả chạy nhảy, nhanh nhẹn tự nhiên. Ngoài màu lông trắng vằn đen, mắt của hổ trắng còn có màu xanh lơ, mồm màu hồng, móng chân màu trắng hồng. Trong tín ngưỡng. Trên cờ Lungta/rlung-rta (cờ cầu nguyện ở Tây Tạng) thường có sự hiện diện của bốn linh vật ở mỗi góc, được gọi là Tứ linh ("Shambhala Terma") có vai trò bảo hộ nguồn năng lượng gia trì của chư Phật và Bồ Tát từ bốn phương, những linh vật huyền thoại này nêu biểu cho phẩm hạnh của chư Bồ Tát trên con đường giác ngộ như sức mạnh, sự hộ trì, quan kiến thanh tịnh, niềm kiêu hãnh kim cương và đại hỷ lạc, chúng bao gồm là Sư tử ("seng") là con Sư Tử Tuyết trắng trụ ở phương Đông, Hổ ("tak") là con Hổ vàng trụ ở phương Tây, Rồng ("druk") là con Rồng Xanh trụ ở phương Nam và Garuda là Mệnh lệnh điểu ("kyung") trụ ở phương Bắc. Trong đó, Hổ vàng ("tak") tượng trưng cho niềm kiêu hãnh vô điều kiện, sự tỉnh thức và lòng khiêm hạ. Hổ vàng an trụ trong tư thế thư giãn tự nhiên của sự hài lòng và viên mãn mọi tâm nguyện. Thế đứng của hổ vàng đẹp nhất trong các loài vật và hổ cũng là loài có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài vật. Răng Nanh và móng vuốt của nó nêu biểu sức mạnh và nghệ thuật. Hổ tượng trưng cho vị thần hộ trì chống trộm cắp và hỏa hoạn. Sự hiện diện của hổ vàng ở phương Tây nêu biểu cho thành công nhiều phương diện, Hổ vàng bảo hộ chúng sinh trong khu vực lân cận khỏi những ảnh hưởng của năng lượng tiêu cực từ phương Tây.
1
null
Ramones là ban nhạc punk rock được thành lập năm 1974 tại khu phố Forest Hills, quận Queens, thành phố New York, Mỹ. Họ thường được coi là ban nhạc punk rock đầu tiên trong lịch sử âm nhạc, cách chơi nhạc của họ ảnh hướng lớn tới các nghệ sĩ cùng thời. Các thành viên tham gia ban nhạc đều phải lấy nghệ danh kết thúc bằng từ "Ramone", điều này lấy cảm hứng từ việc nghệ sĩ Paul McCartney luôn nhận phòng khách sạn với cái tên Paul Ramon. Trong suốt 22 năm, Ramones đã trình diễn tổng cộng tới 2,263 buổi diễn, gần như không ngừng nghỉ. Năm 1996, Ramones tổ chức buổi hòa nhạc chia tay ở Los Angeles và tuyên bố tan rã. Đến năm 2014, cả bốn thành viên ban đầu của ban nhạc đều đã qua đời: ca sĩ chính Joey Ramone, tay bass Dee Dee Ramone, tay guitar Johnny Ramone và tay trống Tommy Ramone. Các thành viên còn lại: C. J. Ramone, Marky Ramone, Richie Ramone và Elvis Ramone vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. Ramones xếp thứ 26 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời" của tạp chí Rolling Stone và vị trí thứ 17 trong danh sách "100 nghệ sĩ Hard Rock vĩ đại nhất" của VH1. Năm 2002, tạp chí Spin xếp Ramones đứng thứ 2 trong danh sách "100 ban nhạc xuất sắc nhất", chỉ đứng dưới duy nhất The Beatles. Ngày 18 tháng 3 năm 2002, bốn thành viên ban đầu và Marky Ramone được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Tới năm 2011, họ được trao giải Grammy cho Thành tựu trọn đời. Lịch Sử. 1974–1975: Thành lập. Các thành viên ban đầu của nhóm quen nhau tại khu phố trung lưu Forest Hills, quận Queens, New York. Họ đều hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc: John Cummings và Thomas Erdelyi từng tham gia ban nhạc garage Tangerine Puppets thời trung học; Douglas Colvin từ Đức chuyển đến; Jeff Hyman là giọng ca chính của ban nhạc glam rock Sniper, thành lập vào năm 1972. Bốn người quyết định lập một ban nhạc mới vào năm 1974, tạo thành đội hình bốn người. Colvin là người đầu tiên lấy nghệ danh "Ramone", ông tự gọi mình là Dee Dee Ramone, lấy cảm hứng từ việc nghệ sĩ Paul McCartney luôn nhận phòng khách sạn với cái tên Paul Ramon. Dee Dee thuyết phục các thành viên khác và gọi ban nhạc là Ramones. Vậy là Hyman thành Joey Ramone, Cummings thành Johnny Ramone và Erdelyi thành Tommy Ramone. Ramones có màn trình diễn đầu tiên vào ngày 30 tháng 3 năm 1974, tại Performance Studios. Các bài hát họ chơi rất nhanh và rất ngắn; hầu hết dưới hai phút. Khoảng thời gian này chứng kiến dòng nhạc new wave đang nổi lên ở New York, các ban nhạc new wave biểu diễn chủ yếu ở hai câu lạc bộ Max's Kansas City và CBGB. Ramones chơi ở CBGB vào ngày 16 tháng 8 năm 1974. Người đồng sáng lập tạp chí Punk, Legs McNeil, đã miêu tả về màn trình diễn hôm ấy: "Tất cả bọn họ đều mặc áo khoác da màu đen. Rồi họ đếm ngược... và rồi rất nhiều tiếng ồn... Họ trông rất nổi bật. Những người này không phải là dân hippy. Đây là một thứ gì đó hoàn toàn mới". Ramones chơi thường xuyên tại CBGB. Năm 1975, Sire Records mời ban nhạc ký hợp đồng thu âm. Linda Stein và Danny Fields trở thành quản lý. Ramones được công nhận là thủ lĩnh của một thứ mới toanh gọi là "punk". Giọng ca Joey có ảnh hưởng lớn nhất, như Dee Dee từng giải thích: "Tất cả các ca sĩ khác (ở New York) đều đang sao chép David Johansen (nhóm New York Dolls), anh ta thì đang sao chép Mick Jagger... Nhưng Joey là duy nhất, hoàn toàn độc nhất". 1976–1977: Mũi giáo của Punk. Album đầu tay "Ramones" thu âm vào tháng 2 năm 1976. Bài hát dài nhất trong album là "I Don't Wanna Go Down to the Basement" cũng chỉ hơn hai phút rưỡi. Nhà sản xuất là Sire, nhà sản xuất liên kết là Tommy, kinh phí cực kỳ thấp khoảng 6,400 đô la và phát hành vào tháng 4. Bức ảnh bìa trước trở thành biểu tượng của ban nhạc, được chụp bởi nhiếp ảnh gia tạp chí Punk Roberta Bayley. "Ramones" đón nhận những lời phê bình rất có cánh, tuy nhiên không thành công về mặt thương mại, chỉ đứng thứ 111 trên bảng xếp hạng album Billboard. Hai đĩa đơn phát hành từ album là "Blitzkrieg Bop" và "I Wanna Be Your Boyfriend" đều thất bại trên bảng xếp hạng. Tháng 6 năm 1976, Ramones có buổi biểu diễn lớn đầu tiên bên ngoài New York, đó là ở Youngstown, Ohio. Họ đã gặp các thành viên của nhóm Dead Boys và kết bạn với nhau. Ngày 4 tháng 7 năm 1976, Linda Stein tổ chức một buổi biểu diễn tại Roundhouse, London, với sự tham gia của rất nhiều cái tên đáng chú ý: Ramones, Flamin 'Groovies, Marc Bolan (nhóm T-Rex), Sex Pistols và the Clash. Buổi diễn thành công vang dội, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy punk rock tại Vương quốc Anh. Tháng 8 và 9 cùng năm, Ramones đến biểu diễn tại Los Angeles và Toronto, cũng với vai trò tiếp thêm động lực cho punk. Hai album tiếp theo "Leave Home" và "Rocket to Russia" phát hành vào năm 1977. Nhà sản xuất là Tommy và Tony Bongiovi, anh họ của Jon Bon Jovi. "Leave Home" còn thất bại nhiều hơn "Ramones". Còn "Rocket to Russia" đạt thứ hạng cao nhất trong cả lịch sử ban nhạc. Trên tạp chí Rolling Stone, nhà phê bình Dave Marsh gọi nó là "nhạc rock & roll hay nhất của năm". Album có đĩa đơn "Sheena Is a Punk Rocker" đứng thứ 81 và "Rockaway Beach" đứng thứ 66. Ngày 31 tháng 12 năm 1977, Ramones thu âm album kép "It's Alive", ngay trong buổi hòa nhạc trực tiếp tại Rainbow Theatre, London. "It's Alive" phát hành vào tháng 4 năm 1979. 1978-1982: Thời kỳ chuyển tiếp. Đầu năm 1978,Tommy, vì kiệt sức với các chuyến lưu diễn, đã rời ban nhạc, chỉ giữ vai trò nhà sản xuất thu âm. Vị trí tay trống của ông được đảm nhận bởi Marc Bell, người từng là thành viên của nhiều ban nhạc lớn. Bell lấy nghệ danh Marky Ramone. Cuối năm đó, ban nhạc phát hành album phòng thu thứ tư "Road to Ruin". Nhà sản xuất là Tommy và Ed Stasium, bìa album được thực hiện bởi John Holmstrom. Album bao gồm một số thể loại mới như guitar acoustic, ballad và có hai bài hát đầu tiên dài hơn ba phút. Dù vẫn thất bại nhưng đĩa đơn "I Wanna Be Sedated" trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Ramones. Năm 1979, Ramones tham gia bộ phim Rock 'n' Roll High School, gây chú ý cho nhà sản xuất lừng danh Phil Spector. Ông đồng ý sản xuất album thứ năm "End of the Century" (1980). Album đạt thứ hạng cao nhất trong lịch sử ban nhạc: thứ 44 tại Mỹ và thứ 14 tại Anh, nhưng Johnny cho rằng album này "không punk" như các album trước. Đĩa đơn cover "Baby, I Love You" trở thành bản hit lớn nhất của ban nhạc ở Anh, đạt số 8 trên bảng xếp hạng. Album thứ sáu "Pleasant Dreams" phát hành vào năm 1981, nhà sản xuất là Graham Gouldman. Tạp chí Trouser Press nhận định album này tiếp tục xu hướng đi xa khỏi âm hưởng punk thô ráp, đưa Ramones "chuyển từ tiên phong chủ nghĩa tối giản sang vùng đất heavy metal". Johnny phản bác rằng hướng đi này là quyết định của công ty thu âm để được phát sóng trên đài phát thanh Mỹ. "Subterranean Jungle", sản xuất bởi Ritchie Cordell và Glen Kolotkin, phát hành năm 1983. Trouser Press nhận xét "ban nhạc đã trở lại nơi họ từng thuộc về". 1983–1989: Thay đổi thành viên. Sau khi phát hành "Subterranean Jungle", Marky bị sa thải do nghiện rượu. Richard Reinhardt thay thế, lấy tên Richie Ramone. Joey từng nói rằng "Richie thực sự đã cứu ban nhạc. Anh ấy là điều tuyệt vời nhất đến với Ramones. Anh ấy đưa tinh thần trở lại". Richie là tay trống duy nhất hát chính, bao gồm các bản "(You) Can't Say Anything Nice", "Elevator Operator". Ông cũng là tay trống duy nhất trở thành người soạn nhạc cho Ramones, bao gồm các bản hit " Somebody Put Something in My Drink", "Smash You", "Humankind", "I'm Not Jesus", "I Know Better Now" và "(You) Can't Say Anything Nice". Joey Ramone rất ủng hộ đóng góp sáng tác của Richie: "Tôi khuyến khích Richie viết bài hát. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ khiến anh ấy cảm thấy mình là một phần của nhóm, trước đây chúng tôi không để bất kỳ ai khác viết bài hát". Album "Too Tough to Die" phát hành năm 1984, Tommy Erdelyi và Ed Stasium trở lại làm nhà sản xuất. Album cho thấy sự chuyển hướng về những âm thanh ban đầu. Năm 1985, ban nhạc cho ra mắt đĩa đơn "Bonzo Goes to Bitburg"; bài hát được phát rộng rãi trên đài phát thanh của các trường đại học tại Hoa Kỳ. Nội dung là lời phản đối chuyến thăm của Ronald Reagan đến một nghĩa trang lính Waffen SS. "Bonzo Goes to Bitburg" đổi tên thành "My Brain Is Hanging Upside Down" trong album phòng thu thứ chín "Animal Boy" (1986), nhà sản xuất là Jean Beauvoir - một cựu thành viên nhóm Plasmatics. Năm 1987, Ramones phát hành album "Halfway to Sanity". Đến tháng 8, Richie rời đi, ông buồn bã nói rằng dù đã 5 năm cộng tác, nhưng các thành viên vẫn không chia cho ông lợi nhuận tiền bán sản phẩm ăn theo. Tay trống Clem Burke, từ Blondie vừa mới tan rã, đến thay thế với nghệ danh Elvis Ramone. Tuy vậy Elvis bị sa thải sau chỉ hai buổi biểu diễn vì không thể theo kịp cách chơi nhạc. Tháng 9 cùng năm, Marky trở lại với ban nhạc. Tháng 12 năm 1988, Ramones thu âm album "Brain Drain." Beauvoir, Rey và Bill Laswell đồng sản xuất. Dee Dee Ramone không tham gia chơi bass mà chỉ hát đệm. Ông nêu lý do rằng các thành viên của ban nhạc đang trải qua những rắc rối cá nhân và thay đổi đến mức ông không muốn tham gia ban nhạc nữa. Album ra mắt đầu năm 1989, bao gồm bản hit "Pet Sematary". Dee Dee vẫn góp mặt trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới quảng bá "Brain Drain", cho đến hết buổi biểu diễn ngày 5 tháng 7 năm 1989, tại One Step Beyond, Santa Clara. Ông được thay thế bởi Christopher Joseph Ward (C. J. Ramone). Dee Dee sau đó thử sức với thể loại rap dưới nghệ danh Dee Dee King, rồi quay lại punk rock và thành lập một số ban nhạc. Ông vẫn tiếp tục viết các bài hát cho Ramones, nhưng không bao giờ trở lại. 1990–1996: Tan rã. Sau hơn một thập kỷ rưỡi gắn bó với Sire Records, Ramones chuyển sang hãng Radioactive Records. Album "Mondo Bizarro" phát hành năm 1992, nhà sản xuất là Ed Stasium. Sản phẩm này đánh dấu sự trở lại của Ramones sau nhiều năm giảm độ nổi tiếng, đạt chứng nhận Vàng ở Brazil với 100,000 bản bán ra. Đây cũng là chứng nhận Vàng đầu tiên mà Ramones được nhận. Đĩa đơn chủ đạo "Poison Heart" lọt vào được top 10 tại Mỹ. Năm 1993 phát hành album "Acid Eaters", bao gồm các bản cover. Cùng năm đó, Ramones xuất hiện trong The Simpsons, tập phim "Rosebud". Năm 1995, Ramones phát hành album phòng thu thứ mười bốn và cũng là cuối cùng "¡Adios Amigos !." Ban nhạc thông báo họ sẽ tan rã vào năm sau. Ngày 6 tháng 8 năm 1996, Ramones biểu diễn lần cuối cùng tại Palace, Hollywood. Ngoài sự xuất hiện trở lại của Dee Dee, chương trình còn có các khách mời như Lemmy (nhóm Motörhead), Eddie Vedder (Pearl Jam), Chris Cornell và Ben Shepherd (Soundgarden), Tim Armstrong và Lars Frederiksen (Rancid). Vinh danh. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Dee Dee, Johnny, Joey, Tommy, Marky và C. J. cùng nhau xuất hiện tại Virgin Megastore, New York, để ký tặng người hâm mộ. Đây là lần cuối cùng bốn thành viên ban đầu của nhóm xuất hiện cùng nhau. Ngày 15 tháng 4 năm 2001, Joey, qua đời vì ung thư hạch. Ngày 18 tháng 3 năm 2002, Ramones được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với năm thành viên Dee Dee, Johnny, Joey, Tommy và Marky. Ngày 5 tháng 6 năm 2002, Dee Dee được phát hiện đã qua đời do sử dụng quá liều heroin. Năm 2004, phim tài liệu "End of the Century: The Story of the Ramones" ra mắt. Ngày 15 tháng 9 năm 2004, Johnny qua đời vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt tại Los Angeles, ngay sau khi bộ phim được phát hành. Cùng ngày với cái chết của Johnny, bảo tàng Ramones đầu tiên trên thế giới, nằm ở Berlin, Đức, đã mở cửa cho công chúng. Bảo tàng trưng bày hơn 300 món đồ kỷ vật, bao gồm một chiếc quần jean sân khấu của Johnny, một chiếc găng tay sân khấu của Joey, giày thể thao của Marky và dây đeo bass của C. J.. Ngày 8 tháng 10 năm 2004, Tommy Ramone, C. J. Ramone, Clem Burke và Daniel Rey biểu diễn trong buổi hòa nhạc "Ramones Beat on Cancer". Năm 2007, Ramones được giới thiệu vào Long Island Music Hall of Fame. Tháng 10 năm đó nhóm phát hành một bộ DVD "It's Alive 1974–1996" bao gồm 118 bài hát từ 33 buổi biểu diễn trong suốt sự nghiệp của nhóm. Tháng 2 năm 2011, nhóm được vinh danh với giải Grammy Thành tựu trọn đời. Ngày 8 tháng 6 năm 2013, giám đốc sáng tạo của Ramones kể từ khi thành lập đến lúc tan rã, và thường được coi là Ramone thứ năm, Arturo Vega qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 65. Ngày 30 tháng 4 năm 2014, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ trao chứng nhận Vàng cho Ramones, khi album đầu tay của họ "Ramones" bán được 500,000 bản, sau 38 năm phát hành. Ngày 11 tháng 7 năm 2014 đến lượt Tommy Ramone qua đời vì bệnh ung thư ống mật. Ngày 30 tháng 10 năm 2016, giao lộ giữa đại lộ 67 và đường 110, trước lối vào chính trường Trung học Forest Hills, quận Queens, New York, được đặt tên Ramones. Xung đột giữa các thành viên. Xung đột giữa Joey và Johnny dai dẳng nhất. Cặp đôi này đối lập nhau về mặt chính trị, Joey là một người theo chủ nghĩa tự do và Johnny là một người bảo thủ. Tính cách của họ cũng xung đột: Johnny, vì từng học hai năm trong trường quân sự, sống theo quy tắc kỷ luật nghiêm ngặt, trong khi Joey vật lộn với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và chứng nghiện rượu. Đầu những năm 1980, xung đột tiếp tục gia tăng liên quan đến cô gái Linda Danielle. Họ chơi nhạc cùng nhau, nhưng luôn xa cách nhau. Sau khi Joey qua đời, Johnny nói rằng ông đã bị trầm cảm trong "cả tuần". Dee Dee thì bị chứng rối loạn lưỡng cực và nghiện ma túy. Tommy rời ban nhạc sau khi "bị Johnny đe dọa về thể xác, bị Dee Dee đối xử khinh thường và Joey thì phớt lờ mọi chuyện". Marky và Joey thường xuyên cãi nhau sau khi say rượu. Một năm sau khi Ramones tan rã, Marky Ramone gọi C. J. là "kẻ cuồng tín" trên báo chí. Nhiều năm sau, C. J. than thở rằng mặc dù là hai thành viên còn sống sót nhưng ông và Marky đã không còn liên lạc. Phong cách. Âm nhạc. Ramones có phong cách âm nhạc ồn ào, nhanh và đơn giản. Họ bị ảnh hưởng bởi các thể loại phổ biến trong những năm 1950 và 1960, bao gồm rock cổ điển như Buddy Holly and Crickets, The Beach Boys, The Who, The Beatles, The Kinks, Led Zeppelin, The Rolling Stones, The Doors và Creedence Clearwater Revival; nhạc bubblegum như 1910 Fruitgum Company và Ohio Express; các nhóm nhạc nữ như The Ronettes và The Shangri-Las. Ramones cũng mô phỏng âm thanh rock nặng của MC5, Black Sabbath, The Stooges và The New York Dolls. Trong bối cảnh lối chơi nhạc khoa trương đang thống trị các bảng xếp hạng những năm 1970, các ban nhạc như Ramones xuất hiện cũng là điều dễ hiểu. Joey từng giải thích: “...chúng tôi cảm thấy nhàm chán với tất cả những gì chúng tôi nghe thấy. Mọi thứ trong năm 1974 đều là Elton John thế hệ thứ mười, được sản xuất quá mức, hoặc chỉ là rác rưởi. Những âm thanh máy móc, những đoạn độc tấu guitar kéo dài... Chúng tôi nhớ những âm thanh cũ". Ramones là nhóm tiên phong của punk rock. Các bản thu âm của nhóm còn góp phần phát triển dòng pop punk. Nhiều người cho rằng một số bài hát của Ramones là "power pop". Bắt đầu từ những năm 1980, nhóm có lúc lấn sang hardcore punk. Hình ảnh. Các thành viên bắt buộc ăn mặc đồng nhất với nhau: tóc dài, áo khoác da, áo phông, quần jean rách và giày thể thao. Phong cách thời trang này nhấn mạnh chủ nghĩa tối giản - chủ nghĩa ảnh hưởng mạnh mẽ đến punk những năm 1970. Logo ban nhạc được tạo ra bởi Arturo Vega, lấy cảm hứng từ con dấu của Tổng thống Mỹ. Vega từng giải thích rằng: "Đối với tôi, họ mang tính cách phổ biến của người Mỹ - hiếu chiến và ngây thơ như trẻ con...". Danh sách đĩa nhạc. Album phòng thu Album trực tiếp Album tuyển tập
1
null
"Carry On" của abn nhạc rock Mỹ Fun. Nó được phát hành vào 23 Tháng 10 năm 2012 như đĩa đơn thứ ba trong album thứ hai của họ, Some Nights. Bài hát được viết bởi các thành viên ban nhạc, Nate Ruess, Andrew Dost, Jack Antonoff, cùng với nhà sản xuất của album, Jeff Bhasker. Biểu diễn trực tiếp. Ngày 3 tháng 11, ban nhạc là khách mời âm nhạc trên Saturday Night Live, với Louis C.K. như người dẫn chương trình, và biểu diễn bài hát này, cùng với "Some Nights". Họ cũng biểu diễn bài hát tại lễ trao giải Grammy 2013. Thành tích xếp hạng. "Carry On" được phát hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2012 như đĩa đơn thứ ba từ album phòng thu thứ hai của họ,Some Nights. "Carry On" là đĩa đơn thứ ba liên tiếp của họ đạt vị trí top 20 trên Billboard Hot 100. Nó ra mắt ở vị trí # 100 trên bảng xếp hạng và trong những tuần tiếp theo tăng cho đến khi đạt vị trí cao nhất ở 20. Nó đã bán được 1.337.000 bản tải kỷ thuất số tính đến tháng 7 năm 2013.
1
null
Bánh ướt thịt nướng là một món ăn phổ biến và được nhiều người biết đến của Huế, món ăn này có nguồn gốc từ vùng đất Kim Long - Huế - nơi nổi tiếng có rất nhiều nhà vườn. Món ăn này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay ăn chơi với bạn bè đều rất phù hợp. Điều đặc biệt là nước chấm của món này không phải là nước mắm chua cay như món bún thịt nướng mà là tương ớt mè đậu nấu ngọt chua cay rất đặc trưng. Nguyên liệu và chế biến. Nguyên liệu cần có của một món bánh ướt thịt nướng là: Trình bày. Trải bánh ướt lên một chiếc đĩa nhỏ,để ít rau đủ thứ, để thịt nướng lên rau và cuốn lại. Bẻ 2 đầu bánh cho gọn và đẹp. Xếp bánh đã cuốn ra đĩa, dùng kèm với nước chấm. Tham khảo. 1.http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=1275
1
null
Rượu nếp cẩm là một loại rượu truyền thống của Việt Nam, xuất xứ từ vùng Tây Bắc, được làm từ nguyên liệu gạo nếp cẩm lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Nguyên liệu. Nếp cẩm. Nếp cẩm hay có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn được gọi là nếp than, có tới hai loại than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen. Nếp được chọn phải là hạt tròn, dài và điều đảm bảo màu sắc của nếp không phải do nhuộm. Ngoài ra, nếp phải thơm và được thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Men rượu. Men rượu sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình. Quy trình chế biến. Rượu nếp cẩm được làm theo một quá trình công phu và chau chuốt, cũng như rượu nếp. Công dụng. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Louisiana University, trong nếp cẩm chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt... Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy DNA - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino acid.
1
null
Bò né là một món ăn sáng ở Việt Nam, với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: chất đạm từ thịt bò, xíu mại và Pa tê, chất bột từ bánh mì, chất béo từ trứng ốpla và khoáng chất, vitamin từ rau, hành, ngò. Sở dĩ có tên gọi là bò né vì đây là một món bít tết (thịt bò) kiểu Việt Nam và được trình bày trên một cái chảo gang cỡ nhỏ và dọn ra khi dầu đang sôi, bắn bọt, vì vậy thực khách phải de người, nghiêng người để tránh bị bắn vào, bị văng vào người do đó mới có tên gọi là bò né. Nguyên liệu. Bò là nguyên liệu chính của món ăn. Khi chọn thịt bò cho món này, thì thịt bò phải là thịt nạc, thịt cần phải to, đủ độ dày, tươi và mềm, có thể được tẩm ướp gia vị. Xíu mại một nguyên liệu không thể thiếu trong món bò né, được làm từ thịt heo được chế biến rất kì công. Trứng ở đây phải là trứng gà, được đập vào có thể cùng 1 lúc hoặc sau khi cho thịt bò vào chảo gang nóng. Pa tê được làm từ gan heo và thịt heo Khoai tây chiên cũng là một phần không thể thiếu của món bò né, là món ăn kèm, nhưng có thể kích thích vị giác cũng như tạo thêm sự linh động ngon miệng, ngon mắt của món ăn. Rau đi kèm với bò né thường là xà lách, cà chua, hành tây xắt sợi mỏng, dưa leo, hành lá, hành phi... các loại rau và lá gia vị này đi kèm làm cho món ăn dậy mùi là đỡ gây ngán trong quá trình ăn. Cách chế biến. Cách chế biến món bò né cũng rất đơn giản, dùng chảo gang chuyên dụng để làm chín thức ăn. Đầu tiên phải để chảo cho thật nóng rồi cho một ít dầu ăn vào, sau đó cho Xíu mại, tiếp đến là miếng bò vào rồi một hoặc hai quả trứng gà đập vào chảo, chiên còn lòng đào, tiếp theo là Pa tê và sau cùng là một số gia vị đi kèm như tiêu, muối, hành phi, ngò, hành lá... khi thịt bò sắp chín thì tắt bếp và đem ra thưởng thức ngay. Thưởng thức. Bò né dùng chung với bánh mì, nước lèo, nước tương xì dầu và tương ớt được chủ quán bày sẵn lên bàn. Độ mặn nhạt tùy theo người ăn. Khi ăn bò né người ta thường xé bánh mì ra rồi cho các loại vào chung rồi quấn lại cho vào miệng.
1
null
Chuối nướng hay còn gọi là chè chuối nướng, là một món ăn bắt nguồn từ tỉnh Bến Tre lan ra khắp các tỉnh miền Tây rồi đến Sài Gòn. Đây là một món ăn đường phố có vị ngọt của chuối thêm vị béo của nước dừa nướng trên bếp than đỏ hồng toả ra mùi thơm đánh thức vị giác của người đi đường. Ờ Sài Gòn, rất ít nơi bán chuối nướng cố định vì chuối nướng thường được bán trên các xe đẩy đi khắp ngỏ ngách, đường phố Sài Gòn. Nguyên liệu. Nguyên liệu làm món chuối nướng rất đơn giản: chuối sứ chín, gạo nếp, trái dừa khô lớn, bột báng, đậu phộng rang vàng giã nhỏ, lá chuối hoặc giấy bạc. Quy trình thực hiện. Nấu nước dừa bột báng: Bột báng đem ngâm nước, cho lên bếp nấu với chút nước cho bột hơi nở mềm là vừa, trút ra rổ. Vắt lấy nước cốt dừa, hòa sẵn nước với bột năng sền sệt, cho nước cốt dừa lên bếp nêm muối muối,đường, nước dừa sôi nhẹ cho chén bột vào khuấy đều, cho tiếp bột báng vào sôi nhẹ bắc xuống, cho vào chút bột vani, bạn chú ý chế biến nồi nước dừa này sao cho hơi sền sệt, bột báng không nở to quá, có vị hơi mặn một chút và không ngọt lắm mới thấy đựợc vị béo ngậy, mới đúng là nước dừa của chuối nướng Chuối bóc vỏ gỡ sạch lụa, cắt đầu đen. Vo nếp rồi nấu, cơm nếp chín để nguội, lấy dừa nạo cho vào nếp. Thưởng thức. Trái chuối sau khi lột vỏ, cắt gọt những chỗ thâm đen thì được gói lại trong lớp nếp mỏng, bọc bên ngoài là lá chuối. Sau đó, đem thành phẩm này nướng trên bếp than. Sau vài phút, trái chuối bọc nếp sẽ chín vàng. Gỡ lớp lá chuối bị cháy ra, bỏ trái chuối vào dĩa, cắt thành từng lát rồi rưới lên đó lớp nước dừa cho mềm môi, và đừng quên những hạt đậu phộng giòn tan béo bùi.
1
null
Luộc là một phương pháp chế biến món ăn, làm chín thực phẩm bằng cách sử dụng nhiệt thông qua môi trường truyền nhiệt là nước. Thực phẩm đặt chìm trong nước đã đun sôi hay nước nguội rồi đun với lửa vừa cho đến khi thực phẩm chín tới hay chín vừa. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại nguyên liệu là động vật hay thực vật. Các món luộc thuộc loại các món ăn được chế biến đơn giản, dễ thực hiện. Nước dùng sau khi luộc có thể làm canh hoặc ăn kèm chung với cái. Khi luộc thịt động vật hoặc rau, củ, quả nên cho một ít muối vào nước luộc để làm dậy lên hương vị món ăn và làm rau có màu xanh đẹp mắt. Tuy dễ chế biến nhưng thực phẩm luộc là lựa chọn tốt để bạn có thể giữ lại được những dinh dưỡng của thực phẩm nhiều nhất.Luộc sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nhiều nhất có thể. Chiên hoặc nấu ở nhiệt độ cao có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Nhưng chần hoặc luộc nhẹ sẽ giữ được dinh dưỡng cho thực phẩm. Ngoài ra, thịt luộc rõ ràng là ít béo hơn so với chiên hoặc nướng. Luộc còn là phương pháp để duy trì lối sống khoẻ,tránh các nguy cơ về bênh tiêu hoá. Tuy nhiên việc luộc quá lâu sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Yêu cầu chế biến. Thực phẩm sau khi luộc cần đạt các yêu cầu sau:
1
null
MAN Lion's city là một dòng xe buýt thành phố có nhà sản xuất là MAN trucks and buses. Dòng xe có từ năm 1996 và đến năm 2004 đã có một bản xe khác thay thế. Xe sử dụng động cơ 6 xi lanh thẳng chạy bằng dầu diesel, bằng cách nén khí và dầu hóa lỏng. Xe chạy với tế bào nhiên liệu hydro. Dòng xe động cơ đốt trong diesel đã được thử nghiệm thành công, cũng như dòng xe tiết kiệm năng lượng hybrid-điện. Xe bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2010. Thế hệ mới nhất của Neoplan Centroliner được dựa trên xe lion's city.
1
null
Pín hổ hay còn gọi là ngẫu pín hổ () là dương vật của loài hổ. Trong y học truyền thống của Trung Hoa cũng như quan niệm của một số dân tộc ở vùng Đông Nam Á đặc biệt là ở Việt Nam, Lào và Campuchia thì pín hổ là vật phẩm rất có giá trị và được ưa chuộng, đây là các sản phẩm có liên quan đến hổ được con người cho là quý hiếm như cao hổ cốt, pín hổ, nanh vuốt Theo quan niệm thì hổ là loài động vật có sức mạnh nên nhiều người tin rằng pín hổ rất có công dụng trong chuyện cải thiện quan hệ tình dục và nó tạo ra những huyền thoại, để con người săn lùng, tốn kém tiền của để sở hữu một cái ngâm rượu uống để trị được sinh lý yếu, thậm chí còn dùng để chữa vô sinh. Đặc điểm. Trên thị trường bày bán các loại pín hổ thì bộ pín trông giống như một khúc gân màu vàng, rất cứng, dài khoảng 30cm, phần gốc của pín phình to và đoạn chót có nhiều gai nhọn nó vừa cong vừa vênh. Pín hổ sấy khô rồi còn to bằng ngón tay cái, dài đến 30 cm. Dấu hiệu dễ nhận biết và đặc biệt nhất của pín hổ là những chiếc gai ở đầu, khi khô quắt lại, cứng như thép, nhọn như mũi kim, mỗi cái gai dễ dài đến cả cm, những cái gai góc xù xì làm cho dương vật hổ quả trở nên như một thứ kỳ dị, không giống với pín của loài động vật nào. Tuy nhiên theo quan điểm của những người nuôi hổ thì Pín hổ thực sự chỉ bé tý, thực sự thì pín của hổ cũng không được hoành tráng lắm. Tuy hổ là một con vật to lớn, chúng có thể nặng đến 3 tạ, song dương vật của chúng lại rất bé, chỉ nhỉnh hơn cái đũa một chút. So sánh pín của con mèo nặng 3 kg và so sánh với pín của hổ nặng 200 kg thì thấy chúng bằng nhau về kích thước. Đồng thời pín hổ không hề có gai như con người đồn đại pín hổ không những rất bé, chỉ bằng ngón tay út, mà lại không hề có cái gai nào, âm vật của các con hổ cái cũng rất bé, phù hợp với kích thước pín nhỏ của hổ đực. Theo văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc cũng như sự tin tưởng của rất nhiều dân tộc trên thế giới, dương vật hổ được xem như một vị thuốc vô cùng quý hiếm và đặc biệt hiệu nghiệm để giúp tăng cường sự ham muốn tình dục, chữa trị tình trạng bất lực ở đàn ông. Chính vì vậy mà dù hiện nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau về khả năng tình dục mạnh mẽ của chúng và pín hổ trở thành biệt dược phòng the được ưa chuộng đặc biệt. Sử dụng. Ở Việt Nam, có quan niệm cho rằng ăn gì bổ nấy (đồng tạng trị liệu), đây là triết lý của nhiều người do đó người ta nghĩ đến các loại pín hổ, pín dê, hươu, hải cẩu... ngâm rượu, chế biến món ăn có thể tăng cường sinh lực, chữa bách bệnh là nhiều người đổ xô đi mua, săn lùng. Những loại pín phổ biến mà dân nhậu lựa chọn là các loại pín dê, trâu, hươu, hải cẩu, đặc biệt pín hổ được xem là quý nhất vì hổ thuộc loại thú quý hiếm. Ngẩu pín vừa được ngâm rượu, vừa được chế biến làm món ăn.. Trên thị trường thì pín hổ có giá mỗi cái khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng hoặc lên đến 1,7 triệu/cái và pín hổ cũng được bày bán nhiều trong các phiên hội chợ diễn ra ở các tỉnh lẻ. Ở Campuchia, sau khi săn được hổ, người Campuchia lấy xương thịt nấu cao, nanh đánh bóng bán làm vật trừ tà, còn pín được lóc ra, đem sấy hoặc phơi khô. Bên cạnh việc săn pín hổ về ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, hạn chế bệnh tật nhiều người tin vào món cháo pín cọp có tác dụng thần kỳ chữa bách bệnh, cháo pín cọp có thể trị liệt dương. Tiếng Quảng Đông gọi cháo pín hổ là "Phủ pín tành liễu" (tiếng Trung Quốc: 虎鞭汤; bính âm: Hǔ biān tāng). Món cháo này chỉ có ở Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu và người ta không bán trong các nhà hàng lớn mà chỉ có ở các quán nhậu nhỏ nằm trong khu thịt rừng. Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ cẩn thận lột da cạo lông hổ cho thật sạch, rửa cho hết mùi khai nồng nặc của hổ, xong nhúng vào nồi nước đang sôi cho cái phần lủng lẳng này co cứng lại rồi lấy ra, cắt thành từng cục nho nhỏ, bỏ hết vào nồi hầm với thuốc bắc gồm có các vị cẩu kỷ, hoài sơn, đản sâm, bá kích thiên, đỗ trọng. Đến hôm sau, họ lại đổ chung vào nấu với một nồi cháo to để chia ra chừng 300 thố, mỗi thố bán ra khoảng 20-25 USD. Một số chuyến du lịch đi Hồng Kông có chương trình đưa du khách tới thưởng thức món cháo pín cọp tại khu chợ Gent Market (chợ dành cho đàn ông) cùng món lẩu sữa cọp tại khu chợ Lady Market (chợ dành cho đàn bà). Giá mỗi bát cháo là 20 - 25USD. Cháo có mùi tanh, vị mặn lẫn với vài vị thuốc bắc đăng đắng và khi chạy theo thực quản, sẽ mang theo hơi nóng ấm lan dần xuống đến bao tử,tuy nhiên món cháo pín cọp cũng phải dùng vài vị thuốc này chứ thực sự pín cọp chỉ là đòn tâm lý, dụ người tiêu dùng. Ngoài ra còn món Súp ngẩu pín hổ, là món súp giá chát nhất từng được biết tới. Súp ngẩu pín hổ cần phải chế biến cầu kỳ suốt 24 giờ và được tin rằng có thể làm tăng khả năng sinh lý đàn ông. Để có được một bát súp quý, có thể phải trả tới 400 đô (khoảng hơn 8 triệu đồng). Các vấn đề. Thời gian gần đây, việc buôn bán pín hổ giả cũng được các cơ quan chức năng cảnh báo. Theo đó, để chế tạo pín hổ những kẻ lừa đảo lấy gân chi trước của trâu, bò phơi một nắng rồi mang vào cắt khía, tạo dáng. Công đoạn này hoàn thành, họ lại tiếp tục mang thành phẩm ra phơi nắng. Sức nóng của mặt trời khiến khối gân đã qua cắt gọt bung gai và khô quắt lại. Vì rất hiếm ai nhìn thấy pín hổ thật, nhiều người đã dễ dàng mắc lừa những kẻ buôn gian bán lận. Pín hổ bán tràn lan ngoài thị trường đại gia mê món pín hổ ngâm rượu, hầu hết lượng pín hổ bán ở thị trường là đồ giả, vì hổ là loại động vật quý hiếm nên không thể có nhiều pín hổ theo nhu cầu. Các loại pín hổ giả bày bán tràn lan ở thị trường là gân bò, gân trâu được chế tác thành. Những người chế biến cũng chưa nhìn thấy pín hổ, nhưng cứ nghe theo lời đồn mà chế tác thì sẽ bán được, người mua cũng không có cơ hội nhìn thấy pín hổ thật nên họ chỉ tin vào lời đồn mà không tin vào cái pín thật, những loại pín này càng ngâm càng thấy rượu chẳng đổi màu, có mùi gây gây của trâu bò, mỗi lần uống vào đều có cảm giác buồn nôn, thậm chí bị tiêu chảy. Hổ thực chất chưa bao giờ là loài vật mạnh mẽ trong chuyện sinh lý, việc uống rượu pín hổ sẽ rất kém tác dụng. Hổ chỉ giỏi nanh sắt vuốt nhọn, không hề có thế mạnh trong quan hệ. Nhiều người nghĩ rằng hổ là chúa sơn lâm, có sức mạnh nhất trong các loài động vật nên khả năng tình dục của chúng cũng rất dữ dội, từ quan niệm sai lầm này đã khiến nhiều đại gia không tiếc tiền mua bằng được pín hổ. Cho đến nay, khoa học Tây phương cũng như của cả thế giới đều phủ nhận và đả phá huyền thoại về dương vật hổ. Chưa có một khảo cứu nào chứng minh tính trị liệu hay thậm chí đề cập đến khả năng tăng cường sinh lực của pín hổ. Nhiều đàn ông sính dùng ngẩu pín vì cho là có tác dụng cường dương, nhưng thực ra, ngẩu pín là đại nhiệt (tức rất nóng), đặc biệt ngẩu pín của dê, của chó, của hổ... Tuy nhiên, những người đàn ông bị suy yếu sinh lý cũng phân ra rất nhiều thể, có bệnh nhân thì bị dương hư, người lại bị âm hư, người bị dương hư thì ăn các ngẩu pín – đại nhiệt là tốt, nhưng người bị âm hư thì ăn vào lại rất nguy hiểm.
1
null
Bánh tổ (Hán Việt: niên cao; ), là loại bánh được chế biến từ bột gạo nếp và được dùng làm món tráng miệng hay bánh để cúng lễ trong ẩm thực Trung Quốc. Mặc dù có thể ăn quanh năm, nhưng theo truyền thống, nó phổ biến nhất trong dịp tết. Ăn bánh tổ được coi là may mắn trong thời gian này, bởi vì niên cao là một từ đồng âm của "năm cao hơn". Từ tiếng Trung 粘 (nián, niêm đọc theo âm Hán Việt do tiếng Quan Thoại đã mất âm -m cuối), có nghĩa là "dính" (như trong "niêm yết"), giống hệt âm thanh của 年, có nghĩa là "năm" và từ 糕 (gāo, cao), có nghĩa là "bánh" đồng âm với cao (高) trong "chiều cao, cao độ, cao lớn". Như vậy, ăn nian gao có ý nghĩa tượng trưng cho việc nâng cao bản thân trong mỗi năm tới (). Nó còn được gọi là bánh gạo. Món bánh nếp ngọt này được cho là một món quà cho Táo quân, với mục đích là miệng ông ta sẽ bị dính với bánh dính, để ông ta không thể làm xấu gia đình loài người trước Ngọc Hoàng. Theo truyền thống, nó cũng được ăn trong Tết Đoan ngọ. Bánh này sau đó du nhập vào Hội An, tỉnh Quảng Nam ở Việt Nam. Đây là một ăn đặc sản, có truyền thống lâu đời trong mỗi dịp tết của người dân xứ Quảng. Nhiều địa phương ở Quảng Nam đều làm bánh này. Người Việt dùng bánh này để thờ tổ tiên nên đặt là bánh tổ. Có giả thuyết cho rằng bánh tổ do vua Quang Trung sáng tạo ra, nhưng thực chất không phải như vậy Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực Trung Hoa" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua. Tùy phong tục của từng nhà mà bánh tổ có hình dáng và màu sắc khác nhau. Nguyên liệu. Nguyên liệu bánh tổ gốc Hoa gồm có gạo nếp, đậu đỏ và đường. 1 kg gạo nếp khoảng 765 gr đường, 200gr đậu đỏ và 100 ml nước gừng giã. Gạo nếp sau khi xay thật mịn bỏ vào túi vải trắng sạch khoảng 1,5 giờ và đem bột trộn với đường và nước gừng trộn hỗn hợp thật kỹ. Đậu đỏ nhặt bỏ các hạt lép, hỏng. Rửa sạch, ngâm nước ấm nóng qua đêm cho mềm. Đổ nước ngâm đậu đi. Cho đậu vào nồi cùng 3 – 4 bát con nước. Đun sôi rồi hạ lửa vừa ninh cho đậu mềm nhừ như nấu chè đậu đỏ, có thể dùng nồi áp suất để ninh đậu. Cũng có thể cho thêm khoảng 1/4 thìa cafe muối nở để đậu nhanh mềm hơn. Xay nhuyễn đậu: Nên xay với nhiều nước, hỗn hợp lỏng như nước thì đậu sẽ mịn hơn nhiều. Xay xong lọc qua rây để loại bỏ xác vỏ đậu. Cho đường và 1/3 lượng dầu ăn vào trộn cùng đậu rồi trút vào chảo, sên lửa vừa. Sau khoảng 3 – 4 phút thì cho tiếp 1/3 lượng dầu ăn vào, quấy đều. Sau 2 phút nữa thì cho nốt phần dầu ăn còn lại, trộn đều. Đậu lúc này vẫn còn khá loãng. Tiếp tục sên thêm khoảng 5 phút ở lửa vừa. Hòa tan bột ngô hoặc bột mì với 2 – 3 thìa canh nước, đổ vào chảo. Lần này ta sên ở lửa nhỏ đến khi nhân thành một khối dẻo mịn. Cắt bọc ni lông hoặc lá chuối lót vào khuôn và tráng dầu sau đó cho hỗn hợp bột nếp vào, phết nhân đậu nhuyễn đã làm rồi đem hấp tùy theo kích thước lớn nhỏ mà có thời gian hấp khác nhau, khoảng 3 giờ nhưng cách tốt nhất là bạn hãy dùng tăm xâm vào cho đến khi nào bánh chuyển màu trong thì được. sau đó đem phơi khoảng 3-4 ngày là được. Bánh ngon nhất khi nấu xong khoảng nửa tháng thì chiên lên ăn.
1
null
Schwaben là một tỉnh và cũng là một trong 7 vùng hành chánh của chính quyền bang Bayern, Đức. Địa lý. Schwaben nằm ở phía Tây Nam của Bayern. Nó được hình thành như là một phần của vùng lịch sử Schwaben, mà từ năm 1803 là một phần của Bayern. Trước đây nó đã từng được cai trị bởi gia tộc công tước Hohenstaufen. Trong thời kỳ Đức Quốc xã, vùng này được tách rời ra khỏi phần còn lại của Bayern và trở thành Gau Schwaben. Sau Đệ Nhị thế chiến nó được nhập trở lại vào Bayern. Vùng hành chính Bayerisch-Schwaben kéo dài từ Nördlinger Ries ở phía bắc cho tới Allgäu ở miền nam. Ở phía tây nó có biên giới là sông Iller, ở phía nam một phần ranh giới bởi Bodensee và ở phía đông bởi sông Lech cũng như bởi Lechrain. Nó có ranh giới ở phía bắc với Mittelfranken, phía đông với Oberbayern, ở miền nam với Tirol và Vorarlberg ở Áo, ở Bodensee với Bang St. Gallen thuộc Thụy Sĩ và ở phía Tây với Baden-Württemberg. Lịch sử. Vùng hành chính Schwaben đã là một phần nằm phía Đông của công quốc Schwaben. Ngay sau khi công tước Conradin bị xử tử tại Napoli vào 1268, chú của ông, công tước của Bayern Ludwig der Strenge đã thừa hưởng gia tài của ông tại Schwaben. Vào năm 1803 vào thời thế tục hóa nước Đức, Bayern được thêm một phần lãnh thổ nằm về phía Đông của Schwaben, nhập chung với Neuburg lấy cái tên cũ Schwaben mà đã được công bố vào năm 1837 bởi vua Ludwig I của Bayern. Vào năm 1945 Lindau bị Pháp tách ra, nhưng được nhập lại với Schwaben vào năm 1955. In 1972 thành phố cũ của Schwaben, Neuburg an der Donau được nhập với Oberbayern. Dân số. Lịch sử dân số của Schwaben:
1
null
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (, viết tắt là OPCW) là một tổ chức tự trị liên chính phủ, cơ sở chính nằm ở Den Haag, Hà Lan. Nó được thành lập để thực thi việc theo dõi các nước trong việc tuân hành Công ước 1997 về vũ khí hóa học, mà cấm việc sử dụng cũng như đòi hỏi phá hủy chúng. Tổng giám đốc hiện thời là nhà ngoại giao người Thổ Ahmet Üzümcü. Giải Nobel Hòa bình năm 2013 được trao cho tổ chức này và Công ước, mà qua đó nó được thành lập vào năm 1997, bởi vì họ, theo lời người phát giải, "đã định nghĩa vũ khí hóa học là điều cấm kỵ theo luật quốc tế. Việc sử dụng vũ khí hóa học tại Ghouta ở Syria, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng gia nỗ lực để hủy bỏ những vũ khí đó." Tài chính. Tổ chức được tài trợ do các thành viên đóng góp, tương tự như tiếu chuẩn của Liên Hợp Quốc. Và như vậy Hoa Kỳ là nước tài trợ nhiều nhất với 22 %. Tiếp theo là Nhật Bản với khoảng 19,5 % và Đức khoảng 10 %. Ngân sách mỗi năm tổng cộng khoảng 60 triệu Euro. Liên hệ với Liên Hợp Quốc. Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học không phải là một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, nhưng cả hai làm việc chung với nhau về chính sách và những vấn đề thực tiễn. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2000 OPCW và Liên Hợp Quốc ký kết một thỏa ước làm việc chung đề ra phương thức để phối hợp các hoạt động hai bên với nhau. Các thanh sát viên đi làm việc với thẻ du hành của Liên Hợp Quốc, trong đó có giải thích nhiệm vụ, đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm. Trụ sở chính. Den Haag được chọn làm chỗ hoạt động của tổ chức sau khi đánh bại Viên và Genève. Tổng hành dinh của OPCW được vẽ kiểu bởi kiến trúc sư Hoa Kỳ Gerhard Kallmann của hãng Kallmann McKinnell & Wood là một tòa nhà tám từng, hình bán cầu. Có một phòng tưởng niệm các nạn nhân ở đằng sau tòa nhà, mở cửa cho công chúng vào tham quan. Thành viên. Tất cả 193 nước mà đã ký vào Công ước về vũ khí hóa học tự động trở thành thành viên của tổ chức OPCW. Ai Cập, Bắc Triều Tiên và Nam Sudan, những nước mà không ký hay không tán thành Công ước. Syria là nước tham gia gần đây nhất theo khuôn khổ hủy bỏ vũ khí hóa học tại Syria. Lãnh đạo. Tổ chức được điều khiển bởi một tổng giám đốc, mà được chỉ định trực tiếp bởi hội nghị. Danh sách các tổng giám đốc: Giải Nobel Hòa bình 2013. Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Ủy ban Nobel Na Uy đã loan báo trao Giải Nobel Hòa bình năm 2013 cho "Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học" về Công việc phá hủy các Vũ khí Hóa học của tổ chức này, nhất là việc phá hủy Vũ khí Hóa học ở Syria hiện nay.
1
null
Đình Phú Hựu là một di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia"; hiện tọa lạc tại ấp Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Thông tin sơ lược. Trước đây, đình thuộc xã Phú Hựu. Theo lời kể của các vị bô lão ở đây, thì vào đầu thế kỷ 19, ông Thiều Quang Lộc là người địa phương đã vận động nhân dân trong làng đóng góp tiền của để xây dựng ngôi đình thờ thần Thành hoàng. Sau đó, ngôi đình đã được ông Võ Thế Lực đứng ra quyên góp tu bổ thêm khang trang. Năm Tự Đức ngũ niên (1852), đình được vua ban sắc phong "Thành hoàng Bổn cảnh". Đến năm Bính Dần (1903), đình được di dời và trùng tu một lần nữa do bị nước xoáy mòn và được giữ gìn nguyên trạng như vị trí ngôi đình hiện nay. Nhờ những hàng cây cổ thụ và gió sông Sa Đéc ở phía trước mặt, sông Cái Tàu Hạ bên hông, nên không gian bao bọc ngôi đình luôn thoáng mát. Đình Phú Hựu có kiến trúc và trang trí nội thất khá độc đáo, gồm các hạng mục công trình: Bình phong, đài sen, nghi môn, miếu Ngũ hành, miếu ông Hổ, miếu Thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ, đình thờ thần Thành hoàng (hạng mục chính) và nhà khách. Hàng năm, đình Phú Hựu diễn ra các lệ cúng chính là: Ngày 18 tháng 12 năm 2009, đình Phú Hựu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia" tại Quyết định số 4705/ QĐ – BVHTTDL.
1
null
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (tiếng Anh: National Institute of Standards and Technology" – NIST), thường được biết đến với tên gọi Viện Đo lường Quốc gia (National Institute of Metrology" – NIM), là một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn đo lường và là cơ quan phi quản lý của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Nhiệm vụ chính của nó là thúc đẩy sự đổi mới và khả năng cạnh tranh công nghiệp của Hoa Kỳ bằng cách cải tiến hệ thống đo lường, tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ theo hướng nâng cao an ninh kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Các hoạt động của NIST được tổ chức thành các chương trình phòng thí nghiệm bao gồm khoa học và công nghệ nano, kỹ thuật và công nghệ thông tin, nghiên cứu neutron, đo lường vật chất và đo lường vật lý. Từ năm 1901 đến năm 1988, cơ quan này được đặt tên là Cục Tiêu chuẩn Quốc gia ("National Bureau of Standards" – NBS). NIST có ngân sách hoạt động năm tài chính 2007 (1 tháng 10 năm 2006-30 tháng 9 năm 2007) khoảng 843,3 triệu USD. Ngân sách năm 2009 là 992 triệu USD, và NIST cũng nhận được 610 triệu USD theo đạo luật Tái thiết và Tái đầu tư Hoa Kỳ năm 2009. NIST trả lương cho khoảng 2.900 nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên và các nhân viên quản lý và hỗ trợ. Đóng góp vào đội ngũ nhân viên của NIST còn khoảng 1.800 cộng tác viên là các nhà nghiên cứu và kỹ sư khách mời đến từ các công ty của Hoa Kỳ và nước ngoài.
1
null
M-1978 (Koksan) là một loại pháo tự hành 170mm do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thiết kế và chế tạo. Rất ít thông tin về loại pháo này được biết đến do tính chất bí mật của chính quyền Triều Tiên. Koksan ra mắt lần đầu tiên là trong một cuộc diễu binh năm 1985. Phát triển. Trong khi thông tin về M-1978/M1989 Koksan rất ít ỏi, nhà báo Fred T. Jane cho rằng Koksan thiết kế dựa vào khung xe tăng chủ lực kiểu 59 của Trung Quốc.
1
null
Kính Tần họ Phác (chữ Hán: 敬嬪 朴氏, Hangul: 경빈 박씨, mất năm 1533) hay Kính Tần Phác thị, là một hậu cung của quốc vương thứ 11 nhà Triều Tiên, tức Triều Tiên Trung Tông. Bà cũng là một trong những phi tần nổi tiếng nhất của triều đại này. Tiểu sử. Năm 1506, một cuộc binh biến diễn ra để lật đổ bạo chúa Yên Sơn Quân. Tấn Thành Đại quân, tức vua Trung Tông được đưa lên ngai vàng. Một nhóm các đại thần binh biến gồm Phác Nguyên Tông (朴元宗, Park Won Jong), Thành Hi Nhan (成希顔, Seong Hui An), Liễu Thuận Đinh (柳順汀, Yoo Soon Jeong) và Hồng Cảnh Chu (洪景舟, Hong Gyeong Ju) tham gia cuộc binh biến can dự trực tiếp vào triều chính, phế bỏ Đoan Kính vương hậu là Vương phi đầu tiên của nhà vua. Được dưỡng phụ là Phác Nguyên Tông đưa vào làm hậu cung, cùng với Hi Tần Hồng thị (熙嬪 洪氏, Huibin Hongssi, 1494 - 1581) đều xuất thân từ thế lực công thần. Trở thành hậu cung. Năm 1506, bà nhập cung và được phong vị tòng nhị phẩm Thục nghi. Năm 1509, Phác thị sinh được vương tử, là con trai trưởng của Trung Tông, Phúc Thành Quân Lý Mi (福城君 嵋,1509-1533). Năm 1512 bà tiếp tục sinh Huệ Thuận ông chúa (惠順翁主, 1512-1538) và Huệ Tĩnh ông chúa (惠靜翁主, 1514-1580), chính vì thế bà được Trung Tông vô cùng sủng ái. Ngôi vị chính cung sau khi Đoan Kính vương hậu bị phế bỏ vẫn còn trống, Kính tần và các vị hậu cung khác tham gia cuộc tuyển Vương phi của Triều đình. Nhưng người trở thành Vương phi là Doãn Thục nghi (Tòng nhị phẩm) con gái của Doãn Nhữ Bật (尹汝弼, Yun Yeo Pil), tức Chương Kính Vương hậu. Năm 1515, Chương Kính Vương hậu hạ sinh nguyên tử (Đích tử) và được phong làm Vương thế tử (왕세자 호,1515-1545) sau đó, vương phi qua đời sau 2 ngày vì hậu sản. Triều đình tiếp tục tuyển Trung cung điện nhưng Đại phi (Trinh Hiển Vương hậu tức mẫu thân của Trung Tông) do sợ thế lực công thần can thiệp vương thất nên tuyển chọn thiếu nữ họ Doãn là Văn Định vương hậu. Cùng năm đó bà được phong hàng Chính nhất phẩm Tần, gọi là Kính tần. Kính tần một lần nữa tuột mất ngôi vị chính cung và lo sợ cho tương lai cũng như việc kế vị của Phúc Thành Quân sẽ gặp trở ngại nên đã bí mật liên minh, cấu kết với các công thần nhằm giành quyền kế vị. Bị phế truất và ban chết. Năm 1527, Đông cung của Vương thế tử phát hiện có chuột bị thiêu cháy. Kính Tần họ Phác được nghĩ là người treo những con chuột bị thiêu đó vào Đông cung nhằm nguyền rủa Vương Thế tử, củng cố địa vị cho Phúc Thành Quân. Bị triều đình và vương thất kết tội, Kính Tần họ Phác cùng với Phúc Thành quân bị phế vị và lưu đày về quê nhà Mật Dương. Trong một âm mưu bị phát giác sau đó với hi vọng được phục vị, phế Tần Phác thị bị ban chết, con trai bà Lý Mi bị lưu đày.
1
null
Trận Kadesh (hay "Qadesh") là một trận đánh diễn ra tại Kadesh trên sông Orontes, nơi mà ngày nay thuộc Cộng hoà Ả Rập Syria, giữa quân đội Ai Cập dưới quyền của pharaoh Ramesses II và quân đội Đế quốc Hittite dưới sự chỉ huy của vua Muwatalli II. Trận chiến thường được cho là xảy ra vào năm 1274 TCN, và là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử mà các chi tiết chiến thuật và đội hình của các phe được biết đến. Đó có lẽ là trận đánh sử dụng chiến xa lớn nhất trong lịch sử, với khoảng 5.000-6.000 chiến xa đã tham gia. Bối cảnh. Ramesses II đăng quang ngôi vị Pharaoh khi mới 24 tuổi và trở thành chủ nhân của một trong những đế chế mạnh nhất thế giới trong lịch sử cổ đại. Ông là người sôi nổi, tháo vát đồng thời tràn đầy hoài bão chinh phục lại những vùng đất ở trung tâm Syria mà vương triều thứ 18 đạt được, mặc dù giờ đây nằm trong sự kiểm soát của người Hittite và được công nhận bởi một hiệp ước vốn được ký kết bởi Seti I và Hati. Để thỏa mãn khát vọng đồng nghĩa Ramesses II phải tuyên chiến với đối thủ phương bắc của mình. Mặc dù phải đến năm thứ tư của vương triều ông ta mới đủ lực thực hiện các chiến dịch vào Syria nhưng sự chuẩn bị đã được lên kế hoạch từ rất sớm để phục vụ cho hoài bão cua vị Pharaoh chẳng hạn như việc thành lập thêm quân đoàn thứ 4 và mở rộng thành phố Pi-Ramesses ở biên giới phía đông nhằm phục vụ như một căn cứ hậu cần cho các chiến dịch ở Levant. Mùa xuân năm 1301 TCN, Ramesses II lần đầu tiên dẫn quân tiến vào khu vực Levant. Chuyến hành quân dọc bờ biển Phoenecia được đánh dấu bởi những văn bia lập nên rải rác tại Týros và Byblos. Tiến xa đến tận vùng Simyra, Ramesses II sau đó quay lại tiến vào đất liền và tấn công vương quốc Amurru, một chư hầu của người Hittite. Đối đầu với lực lượng Ai Cập và lực lượng của Hittie còn ở rất xa thì vị vua Benteshina không còn lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận Ramesses II là bá chủ. Ramesses II giờ đây mở được hai hướng tấn công vào Qaesh, một theo ngả thung lũng Bekaa, và một thẳng từ thành Amurru. Chiến dịch thành công và Ramesses II cho quân đội quay về Ai Cập tràn đầy lạc quan về viễn cảnh chinh phục lại nhưng lãnh thổ đã mất. Phản ứng của người Hittite. Rõ ràng đối với Muwatallish thì chiến dịch của người Ai Cập được xem như là nỗ lực thiết lập lại vị trí của họ ở Syria và sau đó tiến vào khu vực phía bắc. Không thể đứng yên thụ động để đánh mất vị trí của đế quốc Hittite, "Muwatallis II" (1295-1272 TCN) lên kế hoạch ngăn chặn bất cứ chiến dịch bắc tiến nào nữa của người Ai Cập. Các chiến dịch đó phải đạt được hai mục tiêu quan trọng: Amurru phải được tái chinh phục và quân đội Ai Cập phải bị ngăn chăn để đập tan tham vọng của Ramesses II. Cả hai bên đều chuẩn bi nhiều tháng để quyết đấu ở chiến trường Qadesh. Người Ai Cập đã nỗ lực kiểm thoát thành phố này từ tay người Mitani và sau đó là người Haiti kể từ thời Tuthmosis III. Những nỗ lực và khao khát như vậy xuất phát từ vị trí chiến lược của thành phố: nó không chỉ là chìa khóa quan trọng để tiến vào đồng bằng Elcutheros và Amurru mà còn là trung tâm chinh phục để Ramesses II kiểm soát khu vực bắc Syria. Có nhiều sự đề cập đến việc cả hai bên đều chọn Qadesh là nơi để phân định thắng thua. Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nghi lễ ngoại giao được tiến hành nhấn mạnh rằng Qadesh được cả hai thống nhất chọn để giải quyết mâu thuẫn vào đầu tháng năm 1300 TCN. Tuy nhiên khu vực chiến trường mang lại lợi thế lớn cho người Hittite. Muwatallish thực hiện chiến dịch trong khu vực kiểm soát của mình được cung cấp hậu cần bởi các chư hầu trung thành trong khi người Ai Cập phải chiến đấu cách xa nhà đến 1600 km. Ngoài ra thành phố cũng đủ rộng lớn cho lực lượng Hittite đồn trú và bản thân nó cùng là một pháo đài rất kiên cố với hào sâu che chắn và được bao bọc bởi con sông Oronte. Lực lượng quân đội do Muwatallish thống lãnh là lực lượng lớn nhất được tập trung trong vương quốc Haiti. Những bằng chứng từ phía Hittite không đề cập chi tiết đến sức mạnh thật sự của đạo quân này nhưng ta có thể tham khảo những bằng chứng từ phái AI Cập trong đó Ramase nói đối đầu với ông ta là vua Hittite cùng 18 đồng mình và những chư hầu khác với lực lượng lên đến 3700 chiến xa và 37.000 bộ binh. Trận chiến. Phản ứng của vị Pharaoh lòng đầy hoài nghi là cho gọi một cuộc thảo luận khẩn với các sĩ quan cấp và kết quả là lệnh triệu hồi ngay lập tức các quân đoàn Pta, Set đến Qadesh. Trong lúc chờ 2 quân đoàn này tới thì Ramesses II phải dựa vào lực lượng của 2 quân đoàn Amun và Re để chống lại cuộc tập kích bất ngờ của quân Hittite. Nhưng đây là điểm mang lại thất vọng cho vị Pharaoh. Ngay lúc quân đoàn Re băng qua đồng bằng để đến vị trí trại của Amun thì Amuwallish ra lệnh tấn công từ bên cánh của đạo quân đang di chuyển. Rời khỏi vị trí ẩn nấp, một lượng lớn chiến xa Hittite vượt sông Orontes tiến thẳng vào Qadesh và tấn công thẳng vào sườn của quân đoàn Re. Lớp chiến xa bảo vệ của quân AI Cập ngay lập tức bị quét sạch bởi sức nặng của chiến xa Hittite. Số lượng quân Hittite tấn công là không rõ nhưng chắc chắn phải áp đảo quân số của quân đoàn Re, tuy nhiên không đến con số khổng lồ là 2500 chiến xa mà Ramesses II đề cập vốn được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn. Con số đó có lẽ ám chỉ cả đội quân tấn công chứ không phải tính riêng số lượng chiến xa vượt sông Oronte để tấn công. Nó cũng chỉ ra những số liệu không đáng tin cậy của Ramesses II về sau. Với việc chiến xa Ai Cập bị quét sạch thì lính bộ binh vốn chưa kịp chuẩn bị tan rã hoàn toàn. Sự khủng hoảng lan khắp cả quân đoàn và binh lính bỏ chạy tứ tán, một số cố chạy lên phía bắc đến trại của Amun. Từ vị trí cao ở trại Amun có lẽ cảnh tượng trên cánh đồng đã đập vào mắt các quân sĩ và người Ai Cập hẳn cảm thấy tình hình rơi vào thế tuyệt vọng với việc quân lính bỏ chạy và bị chiến xa Hittite đuổi sát. Cơn lốc hàng ngàn chiến xa tạo nên bức tường bụi khổng lồ và bước chân của hàng nghìn ngựa chiến hẳn tạo nên tiếng động như sấm rền. Một lượng lớn bộ binh bị chiến xa hạ gục khi cố chạy về trại Amun và đến lúc này đến lượt binh lính ở Amun hoảng loạn, rời vị trí và chạy trốn ngay khi chiến xa Hittite phá vỡ hàng rào phía tây. Chứng kiến cảnh tượng trên từ khu trại của mình ở gần quân đoàn Amun. Ramesses II đã hành động như là bước đi cuối cùng nhằm cứu vãn tình thế khỏi biến thành thảm họa. Khoác giáp trụ lên người, vị Pharaoh ngự chiến xa tiến thẳng về phía quân thù để quyết chiến một mất một còn. Tiến lên trận tuyến, vị Pharaoh cũng ra sức tập hợp lại binh lính bỏ chạy và tấn công chớp nhoáng vào lực lượng Hittite với một lực lượng có lẽ là chỉ một ít chiến xa tinh nhuệ tùy tùng của mình. Đột kích vào sươn đông của quân Hittite, lực lượng nhỏ chiến xa Ai Cập này đã gây tổn thất cao và phá vỡ sự cố kết cũng như sự vận động của đội hình quân Hittite. Tận dụng tốc độ và khả năng cơ động của chiến xa Ai Cập, Ramesses II cùng binh lính hộ tống đã loại khỏi vòng chiến một lượng đáng kể chiến xa Hittite. Với một sự dữ dội đến tuyệt vọng vị Pharaoh dẫn quân tấn công, rồi vòng lại tấn công như vậy liên tiếp sáu lần liên tục. Trong lúc đang hỗn chiến nhiều khả năng quân Hittite cũng không biết lực lượng nào đang tấn công mình. Nhưng ở vị trí quan sát từ trại của Muwalltalish thì vua Hittite hẳn đã thấy Ramesses II đang tập hợp quân phản công, ông này quyết định tung ra đội quân chiến xa thứ 2 để hỗ trợ cho đạo quân thứ nhất lúc này đang gặp rắc rối. Một lần nữa chúng ta lại gặp phải vấn đề về quân số. Nó không thể ở con số 1000 chiến xa, trong lúc khẩn cấp hẳn Muwatallish phải huy động chiến xa ở vùng phụ cận Oronte để tấn công Ramesses II ngay lập tức. Ông ta hẳn có gì dùng đó, tức là dùng cả chiến xa hộ tống của mình để tấn công, những người cũng quan sát thấy sự phản công của Ramesses II. Họ băng qua sông Orontes nhưng thay vì đón đầu Ramesses II họ tiến thẳng vào trại của ông này nhằm mục đích phân tán sự chú ý của vị Pharaoh lúc này đang tảo thanh đội chiến xa Hittite thứ nhất. Tuy nhiên sự xuất hiện của đạo quân Ne'arin đã ngăn cản dự định này. Họ tấn công vào đạo quân Hittite đang di chuyển và sau đó gia nhập với lực lượng của Ramesses II. Kết quả của việc này là chỉ một số ít chiến xa Hittite của đạo thứ 2 bỏ chạy được băng ngang sông, và trong số những người bị hạ sát có rất nhiều quý tộc đẳng cấp cao bên phía Muwatallish và chư hầu. Vào cuối ngày thì vị Pharaoh cũng xoay xở để củng cố được thế trận. Quân đoàn Amun được tập hợp lại và lực lượng của Pta cũng sắp tiến tới được Qadesh. Sau trận đánh có vẻ như Ramases đã cho trừng phạt nhiêm khắc đối với lính bỏ chạy mà trong mắt ông ta không khác gì quân bội phản, theo một số học giả thì ngày hôm sau Pharaoh đã cho xử tử 1/10 binh lính của mình ngay trước sự quan sát của vua Hittite. Kết quả. Đề nghị bãi binh như là cơ sở để thiết lập hòa bình của vua Hittite được pharaoh chấp nhận. Khi không còn những tham vọng vươn xa về lãnh thổ, Ramesses II không còn tiến hành chiến dịch nào trong lãnh thổ được công nhận của Hittite nữa. Dù Pharaoh vẫn tấn công Amurru thời gian 3 năm sau trận Qadesh thì đối với người Hiitte, đó không phải là sự khiêu khích bởi bản thân họ còn đang lo đối phó với sự trỗi dậy của đế chế Assyria ở phía đông và những vấn đề ở phía bắc vương quốc. Ramesses II đã tuyên bố chiến thắng tuy nhiên không phải nhờ đến quân tiếp viện mà là do ông khi ông về đến nhà. Để thể hiện dược sức mạnh của mình ông điều động tất cả các công nhân điêu khắc tại mọi đền đài của các Pharaoh trước trên khắp đất nước Ai Cập các lời ca tụng về mình. Năm 1259 TCN, Ramesses II ký hòa ước với vua người Hittite là Hattusili III (1267-1237 TCN). Đây là bản hòa ước sớm nhất trong lịch sử còn được bảo lưu tới ngày nay. Đôi bên quy định không xâm phạm lẫn nhau, cùng chống kẻ thù chung và trao trả các tù binh nô lệ cho nhau. Thực tế thì khi ký kết hòa ước, thì phía Bắc Syria vẫn nằm dưới quyền cai trị của Hittite.
1
null
Cá vây tay Indonesia ("Latimeria menadoensis") (Tiếng Indonesia: "raja laut") là một trong hai loài cá vây tay còn sống​​, được nhận dạng bởi màu nâu của nó. Latimeria menadoensis được liệt kê như dễ bị tổn thương bởi IUCN. Loài còn lại, Latimeria chalumnae (cá vây tay Ấn Độ Dương) được liệt kê là cực kỳ nguy cấp. Phát hiện. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1997, Arnaz và Mark Erdmann, đi du lịch ở Indonesia trong tuần trăng mật của họ, nhìn thấy một con cá lạ ở chợ tại Manado Tua, trên đảo Sulawesi. Mark nghĩ đó là một gombessa (cá vây tay Comoros), mặc dù nó là màu nâu, không phải màu xanh. Một chuyên gia nhìn thấy hình ảnh của nó trên Internet và nhận ra ý nghĩa của nó. Sau đó, Erdmanns liên lạc với ngư dân địa phương và yêu cầu đưa cho họ bất kỳ con cá nào bắt được trong tương lai. Một mẫu Indonesia thứ hai, dài 1,2 m và nặng 29 kg, đã bị bắt sống vào ngày 30 tháng 7 năm 1998. Nó sống trong sáu giờ, cho phép các nhà khoa học chụp ảnh màu sắc của nó, chuyển động vây và hành vi chung. Mẫu vật được bảo quản và tặng cho Bảo tàng Zoologicum Bogoriense (MZB), một phần của Viện Khoa học Indonesia (LIPI). Xét nghiệm DNA cho thấy mẫu này khác nhau về mặt di truyền với loài còn lại. Bề ngoài, cá vây tay ​​Indonesia, địa phương gọi là raja laut ("Vua của biển"), giống với cá vây tay Ấn Độ Dương trừ rằng màu của da là màu nâu xám hơi xanh. Cá này đã được mô tả năm 1999 của "Comptes Rendus de l'Académie des sciences Paris" bởi Pouyaud et al. Nó đã được đưa tên khoa học Latimeria menadoensis. Năm 2005, một nghiên cứu phân tử ước tính thời gian khác nhau giữa hai loài cá vây tay ​​là 40-30 Ma. Ngày 5 tháng 11 năm 2014, một cá thể bị ngư dân bắt được. Đây là cá thể thứ bảy được tìm thấy ở vùng nước Indonesia từ năm 1998.
1
null
Protopterus amphibius (trong tiếng Anh gọi là "gilled lungfish", "cá phổi mang" hay "East African lungfish", "cá phổi Đông Phi") là một loài cá phổi Châu Phi. Nó sinh sống trong đầm lầy và bãi ngập miền Đông Phi (Kenya, Somalia và Mozambique). Sự hiện diện của nó ở Tanzania chưa chứng thực và có lẽ là kết quả của sự du nhập. Mô tả. "P. amphibius" thường chỉ đạt chiều dài , là loài cá phổi ngắn nhất còn sinh tồn. Chúng có màu lam hay màu xám đá bảng. Trên mình có những chấm đen nhỏ, khó thấy. Bụng màu xám nhạt. Như mọi loài cá phổi châu Phi, nó có hai lá phổi và thở khí bắt buộc. Nó cũng có thể đào hang, tạo một cái kén nhầy bảo vệ mình trong quá trình ngủ hè. Môi trường sống. "P. amphibius" là cá tầng đáy, sống chủ yếu trong các sông thuộc hệ thống sông Zambezi miền Đông Phi và những vùng đất ngập nước tương tự. Bảo tồn. "P. amphibius" được IUCN coi là loài ít quan tâm, một vì số lượng cá thể ghi nhận vẫn lớn, một phần vì sự thiếu thông tin về sự đe dọa với chúng. Người dân địa phương có lúc ăn chúng song số người này rất ít. Mối đe dọa lớn hơn là việc xây đập trên sông Zambezi, làm thu hẹp diện tích châu thổ nơi chúng sống, sự ô nhiễm môi trường cũng như sự thay thế đất ngập nước bằng đất canh tác.
1
null
Zooey Claire Deschanel (sinh ngày 17 tháng 1 năm 1980) là một diễn viên, ca sĩ, người mẫu và nhạc sĩ người Mỹ. Năm 1999, cô khởi nghiệp với bộ phim "Mumford"; tiếp theo đó là vai diễn chị gái của William Miller – Anita – được đánh giá cao trong bộ phim tự họa của Cameron Crowe có tên "Almost Famous" (2000). Deschanel trở nên nổi tiếng với các vai diễn vô cảm và hình tượng "Manic Pixie Dream Girl" trong các vai phụ, điển hình như "The Good Girl" (2002), "Elf" (2003), "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy" (2005), "Failure to Launch" (2006), "Bridge to Terabithia" (2007), "The Happening" (tháng 7 năm 2008), "Gigantic" (tháng 9 năm 2008), "Yes Man" (tháng 12 năm 2008), và "(500) Days of Summer" (2009). Cô hiện là ngôi sao trong bộ phim truyền hình "New Girl" của đài Fox. Deschanel từng được đề cử ở giải Quả cầu vàng, Oscar lẫn Grammy. Năm 2001, Deschanel bắt đầu tham gia trình diễn trong cabaret jazz có tên "If All the Stars Were Pretty Babies" cùng người bạn thân Samantha Shelton. Ngoài hát, cô còn chơi cả keyboard, định âm, banjo và ukelele. Năm 2006, cô cùng ca sĩ M. Ward cho phát hành album đầu tay "Volume One" (dưới nghệ danh chung là She & Him) vào tháng 3 năm 2008. Album thứ hai của họ, "Volume Two" được ra mắt tại Mỹ vào tháng 3 năm 2010, tiếp theo đó là album Giáng sinh mang tên "A Very She & Him Christmas" được phát hành vào năm 2011, và "Volume 3" vào tháng 5 năm 2013. Deschanel vẫn thường hát trong các bộ phim mình tham gia. Tháng 9 năm 2009, Deschanel kết hôn với Ben Gibbard, trưởng nhóm Death Cab for Cutie. Họ nộp đơn ly thân vào tháng 12 năm 2011, và thủ tục ly hôn được hoàn tất vào tháng 12 năm 2012.
1
null
Oromia (đôi khi viết là Oromiya, và viết là Oromiyaa trong tiếng Oromo) là một trong 9 chính quyền vùng dựa trên dân tộc ("kililoch") của Ethiopia, giáp biên giới với bang Thượng Nin của Nam Sudan và hạt Marsabit của Kenya. Vùng có diện tích 284.538 km² trải dài từ biên giới phía tây tạo thành một vòng cung đến góc tây nam của quốc gia, theo điều tra nhân khẩu năm 2007 thì vùng có trên 27 triệu người, khiến Oromia là vùng lớn nhất cả về dân số và diện tích của Ethiopia. Oromia bao gồm tỉnh cũ Arsi cùng với một bộ phận của các tỉnh cũ Bale, Hararghe, Illubabor, Kaffa, Shewa, Sidamo, và Welega. Thủ phủ hiện nay của vùng là Addis Ababa; các đô thị quan trọng khác bao gồm Adama, Ambo, Asella, Bishoftu, Dembidolo, Fiche, Gimbi, Goba, Jimma, Metu, Negele Boran, Nekemte, Shashamane và Waliso.
1
null
Amhara () là một trong chính vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia, bao trùm quê hương của người Amhara, thủ phủ là Bahir Dar. Vùng có thực thể nước nội địa lớn nhất quốc gia là hồ Tana, đây cũng là nguồn của sông Nin Xanh. Vườn quốc gia dãy núi Semien nằm trong lãnh thổ của vùng, tại vườn có điểm cao nhất Ethiopia là Ras Dashan. Amhara giáp với các bang Gedaref và Sennar của Sudan ở phía tây, với vùng Tigray ở phía bắc, Afar ở phía đông, Benishangul-Gumuz ở phía tây và tây nam, và Oromia ở phía nam. Trong thời kỳ đế quốc trong lịch sử Ethiopia, Amhara bao gồm một số tỉnh như Dembiya, Gojjam, Begemder, Angot, Wollo, Shewa và Lasta, hầu hết trong số đó do Ras hay Negus bản địa cai quản. Vùng Amhara sau đó hợp nhất hầu hết các tỉnh cũ Begemder, Dembiya, Angot, bete Amhara hay Wollo, Gojjam, và Shewa. Khi Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (EPRDF) nắm quyền tại Ethiopia, hầu hết đất đai của vùng Amhara, đặc biệt là tại Gonder, được xác định là một phần của vùng Tigray.
1
null
Howard Elliott Ashman (17 tháng 5 năm 1950 – 14 tháng 3 năm 1991) là một nhà biên kịch và nhà viết lời bài hát người Mỹ. Ashman ban đầu theo học ở Đại học Boston và Cao đẳng Goddard (và cũng từng lưu lại ở Nhà hát mùa hè của Đại học Tufts) rồi sau đó học bằng cử nhân ở Đại học Indiana năm 1974. Ông đã cộng tác với Alan Menken trong một số bộ phim, đáng chú ý nhất là các phim hoạt hình của Disney, Ashman viết lời còn Menken soạn nhạc. Ông cũng được biết đến với vai trò người viết lời của " và ", hai trong số những bản hit lớn nhất của ca sĩ nhạc rock người Brazil Cazuza, người cũng đã qua đời vì AIDS, 9 tháng trước ông, vào năm 1990. Cuộc đời và sự nghiệp. Ashman sinh ra ở Baltimore, Maryland, là con trai của Shirley Thelma (née Glass) và Raymond Albert Ashman, một nhà sản xuất kem ốc quế. Sau khi tốt nghiệp ở Indiana vào năm 1974, ông dành hai năm làm công việc tình nguyện ở Tổ chức Hoà bình Mỹ (tiếng Anh: "Peace Corps") tại Burkina Faso, một trải nghiệm mà nhiều người tin rằng đã góp phần định hình cho công việc sau này của ông. Khi trở về, ông trở thành đạo diễn nghệ thuật của nhà hát WPA ở New York. Hai vở kịch đầu tiên của ông, "Cause Maggie's Afraid of the Dark" và "Dreamstuff", được đón nhận với nhiều ý kiến trái chiều. Vở kịch "The Confirmation" của ông được sản xuất năm 1977 tại nhà hát Princeton's McCarter với vai chính do Herschel Bernardi đảm nhiệm. Lần đầu tiên ông làm việc với Alan Menken là một vở nhạc kịch năm 1979 chuyển thể từ truyện "God Bless You, Mr. Rosewater" của Kurt Vonnegut. Họ cũng đã cộng tác trong vở "Little Shop of Horrors" trong đó Ashman là đạo diễn, người viết lời bài hát, và người viết lời nhạc kịch, giành giải Drama Desk Award for Outstanding Lyrics. Ashman còn là đạo diễn, người viết lời bài hát và người viết sách cho vở nhạc kịch Broadway năm 1986 "Smile" (phần âm nhạc của Marvin Hamlisch). Cũng trong năm 1986, Ashman viết kịch bản cho bộ phim chuyển thể từ vở nhạc kịch của ông do Frank Oz làm đạo diễn "Little Shop of Horrors", đồng thời đóng góp phần lời cho hai bài hát mới, "Some Fun Now" và "Mean Green Mother From Outer Space," và bài hát thứ hai sau đó đã nhận được một đề cử giải Oscar. Năm 1986, Ashman tham gia viết lời cho một bài hát trong phim "Oliver & Company" của Disney. Cùng lúc đó, ông được thông báo về một dự án khác mà công ty đã phát triển trong vài năm. Bộ phim đó là "Nàng tiên cá", câu chuyện cổ tích đầu tiên của Disney trong suốt 30 năm. Ashman, cùng với Menken, viết toàn bộ các bài hát cho phim. Ashman trở thành người thúc đẩy, truyền động lực cho Disney. Ông tổ chức nhiều buổi nói chuyện và nói rằng hoạt hình và phong cách nhạc kịch sinh ra để dành cho nhau, và đó là lý do vì sao Disney nên tiếp tục sản xuất thêm nhiều bộ phim hoạt hình nhạc kịch nữa. Ông cũng có những quyết định táo bạo trong việc lựa chọn các diễn viên với nền tảng công việc ở nhà hát nhạc kịch và diễn xuất vững chắc. "Nàng tiên cá" được phát hành vào tháng 11 năm 1989 và đã thành công vang dội. Ashman và Menken nhận được hai đề cử Giải Quả cầu vàng và ba đề cử Giải Oscar với hai trong số đó thuộc về các bài hát "Kiss The Girl" và "Under The Sea", và "Under the Sea" đã mang về cho Ashman cả hai giải thưởng này. Ashman và Menken tiếp tục làm việc cùng Disney trong dự án tiếp theo "Người đẹp và quái thú". Cùng thời điểm này, họ bắt đầu viết các bài hát cho một dự án do chính Ashman đề xuất, "Aladdin". Cùng với Menken, Ashman là người đồng nhận giải của hai giải Grammy, hai giải Quả cầu vàng và hai giải Oscar. Ông cũng là một người đồng tính, và bạn đời của ông tên là William P. "Bill" Lauch. Bệnh tật và qua đời. Trong đêm diễn ra lễ trao giải Oscar, Ashman nói với Menken rằng ông có chuyện quan trọng cần nói khi họ quay trở lại New York, và ở đó ông đã tiết lộ với Menken rằng ông phản ứng dương tính với HIV. Ông đã được chẩn đoán vào năm 1988. Trong khi sản xuất phim "Người đẹp và quái thú", các họa sĩ hoạt hình của Disney được yêu cầu đến làm việc cùng Ashman và Menken ở New York, nhưng không ai cho họ biết vì sao họ được cử đi làm ở đó. Nhiều họa sĩ nghĩ rằng đó là bởi vì ông là một nhân vật quan trọng, nhưng sau đó họ đã được biết rằng ông đang bị bệnh nặng. Ông yếu dần, nhưng vẫn làm việc được tốt và tiếp tục viết các bài hát mới. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1991, các họa sĩ hoạt hình của Disney lần đầu tiên chiếu phim "Người đẹp và quái thú" và đó là một thành công rất lớn. Sau đó, họ tới thăm Howard trong bệnh viện. Ông chỉ còn nặng 80 pounds (khoảng 36,3 kg), không còn nhìn được và chỉ nói được chút ít. Mẹ ông cho các họa sĩ xem ông vẫn đang mặc một chiếc áo thể thao có hình của "Người đẹp và quái thú". Các họa sĩ nói với ông rằng bộ phim được báo chí đón nhận vô cùng nồng nhiệt một cách đáng ngạc nhiên và miêu tả tỉ mỉ cho ông nghe mọi thứ đã diễn ra như thế nào. Ông gật đầu vẻ hài lòng khi nghe tin đó. Khi mọi người đang nói lời tạm biệt, nhà sản xuất Don Hahn ngả người về phía Howard và nói, ""Người đẹp và quái thú" sẽ là một thành công lớn đây. Ai là người đã nghĩ ra nó?", và Ashman trả lời rằng "Đó là tôi." Bốn ngày sau, vào ngày 14 tháng 3, Ashman qua đời do biến chứng của bệnh AIDS ở tuổi 40 tại New York". Phim "Người đẹp và quái thú" được đề tặng tới ông: "Gửi tới người bạn Howard của chúng tôi, người đã cho nàng tiên cá giọng hát và cho quái thú một tâm hồn, chúng tôi sẽ mãi mãi biết ơn. Howard Ashman 1950–1991." Những người đã chăm sóc Ashman gồm có người bạn đời Bill Lauch, chị gái Sarah Ashman-Gillespie, và mẹ ông, bà Shirley Gershman. Giải thưởng và sự vinh danh. "Beauty and the Beast" được phát hành vào tháng 11 năm 1991, tám tháng sau khi Ashman qua đời, và đó là một thành công vang dội, cả về doanh thu và trong giới phê bình. Bộ phim nhận được bốn đề cử cho giải Quả cầu vàng và giành được ba (bao gồm giải Phim xuất sắc nhất, đưa bộ phim trở thành phim hoạt hình đầu tiên nhận được giải này) và sáu đề cử giải Oscar (trong đó có giải Phim xuất sắc nhất) và đã giành được hai. Sau khi ông mất, Ashman đã được đề cử hai giải Quả cầu vàng ("Beauty and the Beast", "Be Our Guest") và ba giải Oscar ("Beauty and the Beast", "Be Our Guest", "Belle"). Ông nhận được cả giải Quả cầu vàng và giải Oscar cho bài hát "Beauty and the Beast". Giải Oscar thứ hai của ông năm 1992 do bạn đời của ông, Bill Lauch, nhận thay. Ashman và Menken cũng đã viết mười một bài hát dự định dùng cho bộ phim "Aladdin". Họ cũng đã lên ý tưởng cho một bài hát trong phân cảnh hai nhân vật chính cưỡi thảm thần, nhưng Ashman đã qua đời trước khi ý tưởng về bài hát đó trở thành sự thật. Sau này, Menken đã viết một số bài hát mới cùng với Tim Rice. Tuy nhiên, "Arabian Nights," "Friend Like Me" và "Prince Ali" là ba bài hát duy nhất Ashman viết được đưa vào phim thành phẩm. Aladdin cũng là một thành vô cùng lớn về chuyên môn và doanh thu. Ashman một lần nữa, sau khi ông mất, được đề cử cho hai giải Quả cầu vàng ("Friend Like Me", "Prince Ali") và một giải Oscar ("Friend Like Me"). Rice đã nhắc đến Ashman và tưởng nhớ tới ông khi nhận Giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất với bài hát "A Whole New World" vào ngày 29 tháng 3 năm 1993. Ashman được truy tặng danh hiệu Huyền thoại Disney vào năm 2001. Trong phiên bản DVD đặc biệt năm 2001 của "Người đẹp và quái thú", các họa sĩ hoạt hình của Disney đã một lần nữa tụ họp lại và thêm một bài hát nữa với tên gọi "Human Again", do Ashman và Menken trước đã viết cho phim nhưng bị cắt khỏi phim thành phẩm năm 1991. Trên đĩa 2, có một bộ phim tài liệu ngắn với tên gọi "Howard Ashman: In Memoriam" ("Tưởng nhớ tới Howard Ashman") với sự tham gia của rất nhiều người đã từng làm việc với dự án "Người đẹp và quái thú", họ kể lại Howard đã tham gia và đóng góp cho phim thế nào, và sự ra đi của ông thực sự là một tổn thất cho họ ra sao. Jeffrey Katzenberg nói rằng có hai thiên thần luôn dõi theo họ và mang đến phép màu cho từng bộ phim họ làm. Hai thiên thần ấy là Howard và Walt Disney. Một album Ashman biểu diễn chính những tác phẩm của mình với tựa đề "Howard Sings Ashman" được phát hành vào ngày 11 tháng 11 năm 2008 bởi PS Classics dưới dạng một phần của "Songwriter Series" của Thư viện Quốc hội. Bộ phim tài liệu năm 2010, Waking Sleeping Beauty, nói về thời kỳ phục hưng hoạt hình của Disney, được đề tặng tới ông, cùng với Frank Wells, Joe Ranft, và Roy E. Disney.
1
null
Vùng Các dân tộc Phương Nam (thường viết tắt là SNNPR) là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia. Vùng được thành lập từ việc hợp nhất các vùng 7-11 sau các cuộc bầu cử năm 1994. Thủ phủ của vùng là Awasa. SNNPR giáp với hạt Marsabit của Kenya ở phía nam (bao gồm một phần nhỏ của hồ Turkana), tam giác Ilemi (một khu vực Ethiopia, Kenya, và Nam Sudan tuyên bố chủ quyền) ở phía tây nam, bang Đông Equatoria của Nam Sudan ở phía tây, các vùng Gambela ở tây bắc, Oromia ở phía bắc và đông. Ngoài Awasa, các đô thị chính trong vùng là Arba Minch, Bonga, Chencha, Dila, Irgalem, Mizan Teferi, Soddo, Wendo, và Worabe.
1
null
Vùng Somali () là vùng cực đông trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia. Vùng thường được gọi là Soomaali Galbeed ("Tây Somalia") do có vị trí ở phía tây của Đại Somalia. Thủ phủ của vùng Somali là Jijiga. Trước đây, chính quyền vùng tập trung tại Kebri Dahar (Qabridahare) cho đến năm 1992, khi được chuyển đến Gode/Godey. Vào tháng 4 năm 1994, thủ phủ lại được chuyển đến vị trí hiện nay vì nguyên nhân chính trị. Các đô thị khác của vùng là: Degehabur (tiếng Somali: Dhagaxbuur), Kebri Dahar (Qabridahare), Shilavo (Shilaabo), Geladin (Geladi), Kelafo (Qalaafe), Werder (Wardheer) và Shinile (Shiniile). Vùng giáp với các vùng khác của Ethiopia Oromia, Afar và Dire Dawa (Diridhawa) ở phía tây, giáp với các vùng Arta và Ali Sabieh của Djibouti ở phía bắc, giáp với các vùng Gedo, Bakool, Hiran, Galguduud, Mudug, Nugal, Sool, Togdheer, Woqooyi Galbeed và Awdal của Somalia ở phía bắc, đông, và nam, giáp với các hạt Mandera, Wajir và Marsabit của Kenya ở phía tây-nam. Thành phần dân tộc của vùng: người Somali (97,2%), người Amhara (0,66%), người Oromo (0,46%), người Somali sinh ở hải ngoại (0,20%) và người Gurage (0.12%). Tiếng Somali được 96,82% cư dân của vùng nói. Các ngôn ngữ khác là tiếng Amhara (0,67%), và tiếng Oromo (0,51%). 98,4% cư dân trong vùng là người Hồi giáo, 0,6% là tín hữu Ki-tô giáo Chính thống, và 1,0% theo các tôn giáo khác.
1
null
Cá phổi đốm châu Phi hay Cá phổi mảnh (tên khoa học Protopterus dolloi) là một loài cá phổi được tìm thấy ở châu Phi. Cụ thể, nó được tìm thấy tại lưu vực sông Kouilou-Niari của Cộng hòa Congo và lưu vực sông Ogowe tại Gabon. Nó cũng được tìm thấy ở lưu vực sông Congo. Loài này có thể đạt chiều dài lên tới 130 cm.
1
null
Vùng Afar (; ; ) là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch")]] của Ethiopia, và là quê hương của người Afar. Trước đó nó được gọi là Vùng 2, thủ phủ mới của vùng là thành phố Semera mới được xây dựng, nằm trên xa lộ Awash–Asseb. Vùng lõm Afar là một bộ phần của Thung lũng đứt gáy lớn Ethiopia, nằm ở phía bắc của vùng. Đây là điểm thấp nhất của Ethiopia và nằm trong số những điểm thấp nhất tại châu Phi. Phần phía nam của vùng bao gồm thung lũng sông Awash. Thành phần dân tộc của vùng gồm người Afar (90,03%), người Amhara (5,22%), người Argobba (1,55%) người Tigrinnya (1,15%), người Oromo (0,61%), người Welayta (0,59%), và người Hadiya (0,18%). 95,3% dân cư là người Hồi giáo và 4,7% là tín hữu Ki-tô giáo (3,9% Ki-tô giáo Chính thống, 0,7% P'ent'ay, và 0,1% Công giáo La Mã]). Tiếng Afar là ngôn ngữ chủ yếu (89,96%) được nói trong khu vực và là ngôn ngữ làm việc tại vùng. Các ngôn ngữ khác có số lượng sử dụng đáng kể là tiếng Amhara (6,83%), tiếng Tigrigna (1,06%), tiếng Argobba (0,79%), tiếng Wolaitigna (0,43%), và tiếng Oromo (0,4%).
1
null
Benishangul-Gumuz, (tiếng Amhara:ቤንሻንጉል-ጉምዝ) cũng gọi là Benshangul/Gumaz, là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia, giáp biên giới với bang Sennar, Nin Xanh của Sudan và Thượng Nin của Nam Sudan. Trước đây nó được gọi là vùng 6, thủ phủ của vùng là Asosa. Theo Hiến pháp năm 1995, vùng được hình thành từ phần cực tây của tỉnh Gojjam (một phần phía bắc sông Abay), và phần cự tây bắc của tỉnh Welega (phần phía nam của Abay). Tên của vùng ghép từ hai dân tộc bản địa là người Berta (cũng được gọi là Benishangul) và người Gumuz. Thành phần dân tộc trong vùng là người Berta (25,41%), người Amhara (21,69%), người Gumuz (20.88%), người Oromo (13,55%), người Shinasha (7,73%) và Agaw-Awi (4.22%). Các ngôn ngữ chính là tiếng Berta (25,15%), tiếng Amhara (22,46%), tiếng Gumuz (20,59%), tiếng Oromo (17,69%), tiếng Shinasha (4,58%) và Awngi (4.01%). 44,98% cư dân trong vùng là tín đồ Hồi giáo, 33,3% là tín đồ Ki-tô giáo Chính thống, 13,53% là tín đồ Tin Lành, và 7,09% có các đức tin truyền thống.
1
null
Săn hổ là việc bắt giữ hay giết hại hổ. Ngày nay, với các quy định pháp luật về bảo vệ loài hổ thì phạm trù này còn được mở rộng ra với các hành vi như nuôi nhốt, tàng trữ, vật chuyển, giết mổ trái phép để lấy các sản phẩm từ hổ. Mặc dùng trong môi trường tự nhiên hổ là động vật ăn thịt đầu bảng và không có nhiều kẻ thù dám đe dọa đến sinh mạng, nhưng con người là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự tồn vong của con hổ bởi việc săn bắt bất hợp pháp. Hổ Bengal là phân loài phổ biến nhất của con hổ, chiếm khoảng 80% toàn bộ dân số hổ, và được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Nepal, Ấn Độ và đã bị săn bắt trong nhiều thế kỷ. So với sư tử thì hổ được coi là khó khăn hơn khi săn bắn vì thói quen sinh sống trong rừng rậm, các bụi cây rậm rạp và ít khi gầm rú ồn ào để khẳng định sự hiện diện của mình như sư tử. Tổng quan. Tục săn hổ đã có từ lâu trong lịch sử và con hổ là một động vật phổ biến của những trò chơi chết chóc, chúng đã bị săn bắt để thể hiện uy danh, sức mạnh của con người cũng như những danh hiệu đạt được khi săn được hổ, tuy nhiên từ xưa đến nay, săn hổ luôn là một cuộc chơi đầy nguy hiểm đối với tính mạng của người đi săn vì loài hổ là dã thú đầy sức mạnh, hung dữ và nguy hiểm. Ngày nay, nạn săn bắt trộm vẫn tiếp tục lộng hành ngay cả sau khi việc săn bắn hổ đã trở thành hành vi bất hợp pháp và loài hổ đã được pháp luật bảo vệ. Điều này đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cho loài hổ trên khắp thế giới. Nạn săn bắn hổ trái phép xuất phát từ quan niệm cổ xưa của người phương Đông về hổ cho rằng mọi bộ phận của hổ đều có tác dụng thần kỳ như xương nấu cao, thịt, tim ăn vào đại bổ, pín hổ bổ thận tráng dương, nanh hổ trừ tà, da hổ làm áo choàng, râu hổ chữa đau răng… một ước tính ngành kinh doanh liên quan tới hổ có giá trị lên đến 5 triệu USD (khoảng 104 tỷ đồng) mỗi năm. Những con hổ hoang dã là một trong những loài bị đe dọa nhất trên hành tinh, số lượng hổ đã sụt giảm mạnh do săn bắn trộm và tình trạng mất nơi cư trú. Các yếu tố chính đe dọa sự tồn tại của những con hổ chính là con người để phục vụ cho nhu cầu, do niềm tin tín ngưỡng, thực hành nghi lễ và sự gia tăng dân số của con người cộng với va chạm giữa con người và khu vực sinh sống của hổ, mặc dù quần thể hổ chủ yếu bị ảnh hưởng bởi suy thoái môi trường sống và giảm mật độ con mồi. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ XX. Năm 2008 trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 con ở Việt Nam và 1.500 con ở Ấn Độ, loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Đến năm 2011, Tổ chức động vật hoang dã Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ước tính chỉ còn 3.200 con hổ sống trong môi trường hoang dã trên toàn thế giới, riêng tại Việt Nam chỉ còn 30 con. Lịch sử. Trong lịch sử, hổ đã bị săn bắt bằng các hình thức khác nhau như chuyến hành trình (đi bộ), trên lưng ngựa, và trên lưng voi. Việc săn hổ và đối diện với những nguy cơ, hiểm họa rình rập đến tính mạng của kẻ đi săn và con hổ luôn luôn được coi là một sự thử thách cho lòng dũng cảm, sự thiện chiến, tinh thần của nhũng người đàn ông và là sự thử thách cho các danh hiệu vinh dự như Dũng sĩ (Ba Đồ, Ba Đồ Lỗ), Chiến binh... nó chính là biểu tượng cho lòng dũng cảm và uy danh. Ở một số nơi như Trung Quốc, Việt Nam hổ cũng được coi là một mối đe dọa cho cuộc sống con người trong khu vực, do đó, những người giết hổ được ca ngợi là anh hùng trừ hại cho dân, bảo vệ sự bình yên của làng bản. Bên cạnh những ý niệm ngưỡng mộ dành cho hổ thì trong dân gian nhiều nước vẫn tồn tại luồng ý niệm sợ hãi, nỗi khiếp sợ, sự khinh ghét và ý muốn chế phục loài hổ, xuất phát từ nỗi khiếp sợ về sự phá hoại của con hổ đối với con người như là loài vật ăn thịt có bản tính ác độc, hổ hay ăn thịt người, vồ người gây kinh hoàng và gieo rắc tại vạ cho người dân hoặc hoành hoành ăn thịt, giết hại gia súc, vật nuôi của con người, gieo rắc nhiều tai ương cho con người do đó người ta sẵn sàng triệt hạ loài hổ. Trên thế giới. Sự phổ biến của con hổ săn bắn như một môn thể thao quý tộc của hoàng gia Anh và Châu Âu trong nhiều thế kỷ. Điều này đã khiến cho loài hổ giảm từ 4.000 con xuống 1.800 con ở Ấn Độ Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Hoàng gia Nga đã bắt đầu một kế hoạch để xâm chiếm các vùng đất châu Á nơi sinh sống của hổ Caspian để lấy đất canh tác. Chính quyền địa phương của Nga đã nỗ lực để tiêu diệt con hổ trong lưu vực sông Syr - sông Daria và sông Amur - Daria và biển Aral. Quân đội Nga đã được chỉ thị tiêu diệt thẳng tay tất cả các con hổ tìm thấy xung quanh khu vực biển Caspi, dự án đã được thực hiện rất hiệu quả. Sau khi tiêu diệt con hổ Caspian đã gần như xong, những người nông dân theo sau, được thanh toán bù trừ rừng và trồng cây. Do săn bắn và phá rừng, hổ Caspian dần rút lui, đầu tiên chúng di cư từ vùng đồng bằng tươi tốt để đến các dãy rừng, sau đó chạy đến các đầm lầy xung quanh một số con sông lớn hơn, và cuối cùng cư trú sâu hơn vào những ngọn núi, cho đến khi nó gần như chắc chắn đã bị tuyệt chủng. Các thành trì cuối cùng của con hổ Caspian trong Liên Xô cũ là trong khu vực Tigrovaya Balka, trong Tajikistan. Trong những năm đầu của cuộc Nội chiến Nga, cả hai đạo quân Hồng Quân và Bạch Vệ đồn trú tại Vladivostok đã thi nhau thực hiện việc gần như xóa sổ những con hổ Siberia tại địa phương. Trong những năm 1920, con hổ đã bị những người Cộng sản tiêu diệt, Các quy định pháp lý hổ săn bắn trong Liên bang Xô viết sẽ tiếp tục cho đến năm 1947, khi việc săn bắn hổ chính thức bị cấm. Trong năm 1959, trong khi của Trung Quốc thực hiện cuộc Đại nhảy vọt, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng Hổ Hoa Nam kẻ thù của con người, và bắt đầu tổ chức và khuyến khích các chiến dịch diệt trừ hổ. Đầu những năm 1960, con hổ của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn hơn 1.000 con. Một thập kỷ sau, phạm vi của chúng đã giảm xuống còn ba khu vực ở miền nam Trung Quốc, hai trong số nằm tại tỉnh Giang Tây. Có thể thấy số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả đều tại Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có sáu con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét. Vào năm 1986, người ta đã được phát hiện ra rằng những con hổ đã suy giảm nhanh chóng do bị đầu độc, bẫy hoặc bắn và sau đó chuyển lậu ra khỏi Ấn Độ để cung cấp cho các nhà sản xuất thuốc ở Trung Quốc. Vào năm 1992, ngành công nghiệp thương mại đã chi tổng cộng 12,4 triệu đô la cho 200 con hổ đã được săn bắn bởi những kẻ săn trộm. Kể từ thời điểm đó, Trung Quốc đã cấm săn bắn và mua bán hổ. Tuy nhiên, điều này chỉ làm tăng giá trị của con hổ và càng khuyến khích việc săn bắn hổ dữ dội. Ngoài việc săn bắn, để bù đắp cho việc cấm buôn bán các bộ phận hổ, ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã bắt đầu thu hoạch hổ bằng cách nuôi hổ. Điều này cho phép họ nuôi hổ nuôi nhốt với mục đích bán các bộ phận của hổ. Ngày nay, hổ còn là đối tượng đem nuôi để phục vụ cho hoạt động săn bắn chiến phẩm. Việt Nam không có sự phân bố tự nhiên của sư tử, nhưng Việt Nam có hổ và từng có rất nhiều hổ. Ngược lại, châu Phi là xứ sở của sư tử, song nơi này lại không có hổ tự nhiên nhưng họ mang hổ từ nơi khác, thậm chí từ châu Á, vượt ngót nửa vòng Trái đất sang đây, để nuôi như nuôi lợn, nuôi để cho khách có nhu cầu đi săn bắn. Tại Nam Phi có trường hợp người gốc Việt nuôi hổ và biến hổ trở thành thứ mồi để săn bắn. Những con hổ vượt đại dương trở thành mồi săn bắn và họ nuôi hổ như nuôi lợn tăng trọng ở một trang trại của người Việt tại Nam Phi nên lũ hổ nhốt cù rù trong chuồng. Tại trại hổ, mỗi ngày người ta đi thu gom gà chết, cánh gà, đầu gà phế phẩm về cho thú nuôi chúa sơn lâm ăn, cánh gà thối, toàn vết tiêm kháng sinh, bơm hóa chất, đó là gà chết thối hoặc gà thải bệnh tật từ các trại nuôi, thịt gà đó con người không dám ăn, cả đống lông gà bay xáo xác, trắng xám cả góc chuồng, chứng tỏ hổ ăn uống dễ tính, thú rừng quý hiếm được nuôi như nuôi lợn tăng trọng, hàng ngày cho ăn đồ thải loại, qua loa. Cho hổ ăn uống bừa phứa, thức ăn giá rẻ thì mới có lãi, hổ và sư tử nuôi trong trang trại, chăm bẵm như lợn tăng trọng, ăn gà chết thối cả lông.. Giá mỗi lần đi săn hổ hoặc sư tử khoảng 12.000USD, người Âu và Mỹ thì có lãi còn người Á thì ít lãi hơn, bởi bắn hổ xong họ đòi cả xương để nấu cao, người Mỹ và người Âu họ thích thể thao, bắn xong, gác súng, đủng đỉnh đi uống bia rượu rồi về, nhiều nhặt xác hổ, xác sư tử đem đi nấu cao. Để kích thích các thợ săn, tạo hứng khởi cho trò chơi giết chóc của các nhóm khách, họ luôn thúc cho các con vật nuôi trở nên hung dữ, lồng lộn, điên cuồng trốn chạy sau khi được phóng thích từ lồng nhốt. Các đại gia sẽ ngồi xe địa hình, vác súng lớn, có người hướng đạo và mồi đạn, nâng súng lên, họ lùng sục, ngắm bắn, rình rập như thú hoang trong một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt và người chủ thường tiêm cho hổ và sư tử một liều thuốc ngủ. Nó chạy một hai tiếng là tự nhiên chậm lại và nằm chờ bị bắn. Ở Việt Nam. Theo ghi chép của Sử sách thì nghề bắt hổ ra đời từ rất xưa, vào thời phong kiến, không ít lần miền đất xứ Trị Thiên bị hổ dữ hoành hành, vua ở Kinh thành Huế đã phải ban chiếu lệnh triệu người Thủy Ba vào bắt hổ, Làng Thủy Ba thuộc xã Vĩnh Thủy huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nổi tiếng khắp nước và thế giới bởi nghề bắt hổ. Xuất phát từ việc đối phó với thú dữ, làng Thủy Ba ngày đó đã sinh ra nghề bắt hổ. Năm Nhâm Thìn (1832), ở phường Thiên Thọ nằm phía Tây Kinh thành Huế xuất hiện một con hổ cực kỳ hung dữ, đã giết nhiều người và súc vật của dân chúng. Vua Thiệu Trị đã ra chiếu sức 400 thanh niên trai tráng của Thủy Ba vào bắt hổ. Ở Việt Nam có tập quán đi săn Hổ của người Sán Dìu, từ xa xưa, người Sán Dìu thường đi săn săn Hổ lấy thịt để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Họ thường tổ chức đi săn vào dịp nông nhàn, dịp đầu xuân mới hoặc khi phát hiện được con thú lớn là Hổ đi kiếm ăn. Nếu bắn được con Hổ to thì đem về nhà người trực tiếp bắn trúng để làm thịt, và cúng báo mời tổ tiên về ăn mừng để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho lần sau đi săn bắn được nhiều con Hổ và an toàn hơn. Sau khi cúng xong, họ lấy thịt Hổ ra để chia phần cho người trực tiếp bắn trúng được riêng một vai, đầu và bốn chân, số thịt còn lại chia đều cho những người đi săn, nếu ai có chó đi săn cùng thì được thêm nửa phần của người đi săn. Nếu bắn được Hổ nhỏ thì họ sẽ không chia phần, mà chỉ mang về nhà người trực tiếp bắn trúng, làm thịt, không phải cúng tổ tiên rồi liên hoan một bữa vui vẻ, chúc mừng nhau lần sau sẽ săn được một con Hổ to hơn. Nếu săn được con Hổ và dịp dầu xuân thì người ta tin rằng năm ấy sẽ có sức khoẻ như Hổ, và luôn gặt hái được nhiều thành công, may mắn. Tại vùng Tây Bắc Việt Nam vào khoảng những năm 1940, thời trước, lang đạo xứ này có những quyền lợi rất lớn trong mường của mình, chuyện săn bắn cũng quy định rất nghiêm ngặt, nếu săn bắn được hổ, phải nộp xương và râu, phần thịt còn lại phải chia phần nhiều cho người có công nhiều, chia ít cho người có công ít, ai làm sai, tạo mường sẽ tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà phạt vạ từ một đến 3 nén bạc, kèm theo rượu thịt, thậm chí nọc cổ ra đánh đòn. Ở Miền Nam Việt Nam, hổ xuất hiện thường xuyên ở huyện Nhà Bè, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, và những tin tức về hổ không làm người dân hoang mang nữa, mà ngược lại, nó gây hấp dẫn với một số người thích săn bắn. Vào thế kỷ XX, Hoàng tử Henri của Pháp, Thái Tử Đan Mạch Waldemar và Công tước De Montpensier là những khách săn bắn thường xuyên ở Sài Gòn để tìm bắn hổ. trong số các tỉnh cũ như Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa Vũng Tàu… thì Biên Hòa là có nhiều hổ nhất nên, giới thợ săn người Tây từ Sài Gòn quy tụ về đây rất đông. Tuy nhiên, Trung tâm săn hổ ở miền Nam nước Việt là thị xã Ban Mê Thuột chớ không phải là ở vùng Đồng Nai. Những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp truyền bá vào Việt Nam những thú tiêu khiển mới mang cảm giác mạnh, tại các địa phương khác nhau đã xuất hiện những tay thợ săn chọn săn hổ làm nghề nuôi thân với mức lương rất cao. Nó thu hút nhiều người tham gia và những nhà kinh doanh Pháp, Mỹ, Anh đã thành lập một công ty chuyên phát triển dịch vụ trên mang tên Caffort dành cho nhà giàu, đây là nơi sẽ cung cấp súng săn, lều bạt, trang thiết bị thiết yếu cho bất cứ một người nào có đam mê giáp mặt hổ và tổ chức chỉ thu lợi từ phí của dịch vụ nhà tổ chức không hề để ý đến giá trị của những con hổ bị săn có khi còn vượt cả số tiền họ thu được từ phí dịch vụ. Riêng đối với giới thợ săn, một con hổ dù sống dù chết đều mang lại những món tiền kếch xù. Những săn cọp lúc bấy giờ phần lớn là người Tây lai, chứ ít có người Việt vì họ không được trang bị súng. Chính quyền pháp còn cho thành lập hẳn một trung tâm săn hổ để thu hút người tham gia. Quan niệm thái quá của con người khiến hổ ở Việt Nam từ xưa đã bị săn bắt ráo riết chẳng kém gì ở những nơi khác trên thế giới, có những người chuyên nghề dọi dấu (tìm dấu vết hổ) của làng Tịnh Yên Đông Tây chuyên đi săn hổ, Săn hổ ở đây đã trở thành nghề cha truyền con nối. Thậm chí đến nay, ở vùng biên giới Quảng Trị - nơi mà người ta tàn sát hổ, coi hổ như kẻ thù và tổ chức săn bắt như ở Làng Thủy Ba. Do hổ thường xuyên thâm nhập vào các bản làng của con người bắt gia súc như trâu bò dê heo và ăn thịt người dân, đây được coi là trận chiến giữa người với mãnh thú mà còn là câu chuyện kể về sức mạnh của người dân Việt chống loài ác thú và chống ngoại xâm… chính quyền, triều đình phong kiến trước đó còn tặng thưởng cho những người săn hổ công với giá trị y học và kinh tế mà hổ đem lại như xương hổ để nấu cao hổ cốt, da hổ để trang trí, bộ móng vuốt, răng của hộ để đeo như những trang sức, pín hổ để tăng cường sinh dục, còn được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, điều này dẫn đến những cuộc săn hổ, tàn sát loài hổ. Phương thức. Đối với việc bắt hổ theo hình thức thủ công, có rất nhiều cách săn hổ như bẫy, hầm sập, nhưng phổ biến hơn cả là dùng lưới vây bắt, ngoài ra phải có sự phối hợp của rất nhiều người trong trường hợp dồn đuổi hổ. Đôi với những chuyến đi săn hổ theo thú vui tiêu kiển khiển giải trí theo kiểu cảm giác mạnh thì những người đi săn phải có sự chuẩn bị với những công đoạn, kỹ năng nhất định vì không như săn bắn các loại thú khác, hổ rất hung dữ và gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người. Thường trước khi bắt hổ người ta hay tổ chức cúng tế. Ngoài ra phải được trang bị kỹ các loại vũ khí. Những người thợ săn có thể tìm những người bản xứ thông thuộc địa bàn muốn săn, những vật dụng cần thiết để hành nghề, chọn ra cây súng tốt nhất, thường là loại súng trận, và nhất thiết không không mang theo những cây súng bắn chim thô sơ vì loại súng này không những không hạ được hổ trong phát súng đầu tiên, ngược lại còn có thể gây ra tai nạn bất ngờ, họ cũng chuẩn bị một con dao bén, mỏng được rèn bằng thép tốt và một chiếc đèn soi cột trên trán. Người Sán Dìu đi săn thì dụng cụ săn hổ thô sơ có thể là súng kíp và những con chó săn, đi săn Hổ chủ yếu là súng kíp, ngoài ra mỗi người đi săn có thêm 1-2 con chó săn đi cùng để hộ người quây đuổi thú. Đối với trường hợp đi săn cá nhân, người Sán Dìu hường chỉ là đàn ông đi săn. Nơi tổ chức săn ở vùng nương rẫy hoặc rừng già, khi phát hiện ra có con hổ xuất hiện, thì họ đi mò, phục kích để đón đầu, trong trường hợp đi săn cá nhân họ không thể dồn đuổi con Hổ được mà chỉ mò rồi bắn, vì nếu đuổi Hổ phát hiện, bỏ chạy thì sẽ không đuổi kịp. Bên cạnh đó, với sự tinh nhanh vốn có, nhiều lần hổ đánh hơi được nguy hiểm tẩu thoát nên không dễ gì để diệt được Hành trình lần theo dấu vết hổ dữ rất khó khăn. Người ta sẽ theo dõi con hổ qua một quá trình kể từ khi nó vào làng bản bắt heo, bê, chó của người dân, những người thợ săn sẽ lần theo dấu về tìm đến lãnh địa của con hổ ẩn náu rồi quay về thông tin cho đoàn người thợ săn. Theo dấu. Người ta cũng sử dụng phương pháp phục kích hổ để hạ sát, thông thường là thợ săn được trang bị súng. Người ta sẽ theo dõi con hổ, nắm được quy luật hoạt động, thói quen, đường đi nước bước để tổ chức phục kích và bắn chết hổ. Đối với những cuộc săn hổ theo kiểu trò chơi sinh tử, những thợ săn chia thành từng tốp không quá năm người kéo vào rừng rậm. Một trong những điều cấm kị trong khi di chuyển trong rừng là các thành viên không được nói chuyện, không ồn ào, không cười nói, họ chỉ lẳng lặng đi bên nhau trong những quy ước, kế hoạch đã thỏa thuận từ trước như vậy trong nhiều giờ liền để đến một cái trảng để phục kích hổ đó là một vùng đất cây bụi thấp, đặc biệt nhiều cỏ tranh hình thành do người dân tộc thiểu số bản địa canh tác theo kiểu du canh du cư mà thành, đây là chỗ cỏ tranh mọc lên quá đầu người và là nơi hổ thường xuyên tụ tập vì tranh non là thức ăn khoái khẩu của nai, hoẵng, là những con mồi ưa thích và thường xuyên của hổ, khi đêm về, nai kéo nhau ra các bãi tranh ăn cũng là khi hổ xuất hiện rình mồi. Săn hổ vô cùng nguy hiểm nhưng ly kỳ, người thợ săn phải đối mặt với một trong những loài động vật săn mồi nguy hiểm bậc nhất thế giới động vật do vậy luôn phải trang bị cho mình những bài học kinh nghiệm, trước hết là cách tìm dấu vết hổ (có những người chuyên nghề dọi dấu) để tìm hổ, muốn bắt được hổ phải hiểu tính nết, đặc điểm của nó. Căn cứ vào hướng gió, mùi hổ hay dấu hổ, người ta có thể đoán được hổ đực hay hổ cái, to đến mức nào và dò được khu rừng nào có hổ ở. Hổ rất thính hơi, nó có thể phân biệt được mùi của voi, gấu, nai và cả hơi người, Khi gió đưa mùi của người đến mũi hổ thì hoặc chúng sẽ không đi về nơi ẩn náu hoặc sẽ khát máu lao ngay đến vị trí của người tấn công ngay lập tức. Đôi khi người ta có thể xác định một khu vực có hổ và tiến vào, và có cách nhận biết những dấu hiệu khi có sự hiện diện của hổ, đó là sự xuất hiện của loài chim đỗ quyên, loài chim này chuyên đi theo hổ để ăn phần thức ăn thừa của chúng. Những người thợ săn có thể nghe tiếng chim chóc trong rừng, quan sát hoạt động của bầy khỉ trên cây từ đó thể đoán được dấu vết và hành tung của hổ. Trong một khu rừng già, cái mà người thợ săn kinh nghiệm có thể nhận biết có hổ hay không nhờ đặc điểm là rừng thưa và vắng. Nếu vào một khu rừng mà không nghe tiếng chim hót, không thấy bóng một con thú nào, thì có thể khu rừng đó có hổ vừa đi qua. Với mùi đặc trưng, rất thối và tiếng gầm lớn của hổ, làm cho chim chóc cũng không dám hót, các loài dế, nhím, chồn, cáo đang kêu tự nhiên im như thóc. Khi săn hổ thì một kinh nghiệm của những người thợ săn là phải núp ở nơi có những cành thấp chìa ra quanh thân, có tác dụng bảo vệ, cản đường con thú hung dữ lao lên khi bị thương, khi hổ xuất hiện thì sẽ có mùi hôi xộc lên một cách nồng nặc và những tiếng động xào xạc và có thể thấy một khối xám xám đang di chuyển, nhiều người thợ săn phải kiên trì phục kích hổ cả tháng để hổ xuất hiện trong tầm ngắm, họ có thể lần theo xác của trâu bò bị hổ giết hại, nếu phát hiện dấu chân mới, có nghĩa là hổ vẫn quay lại kiếm mồi. Đêm trăng xế là thời điểm hổ thường đi kiếm mồi. Ngoài ra, việc săn hổ ban đêm tuy nguy hiểm nhưng đi săn vào đêm sẽ có thể gặp thuận lợi hơn bởi người ta có thể dễ dàng phát hiện vị trí của con thú nhờ những cặp mắt sáng xanh như những ngọn đèn trong màn đêm. Tuy nhiên nhiều thợ săn cho rằng loài hổ, khi cảm thấy bị nguy hiểm tự nó có thể tắt ánh sáng này đi một mắt như một sự ngụy trang khéo léo, để có thể hù dọa một số người về hiện tượng lạ lùng này, ngoài ra còn nguy hiểm hơn là chúng có thể thay đổi vị trí, đảo vị trí ẩn nấp hoặc di chuyển của chúng một cách bất ngờ trong đêm. Nhiều trường hợp thợ săn vừa phát hiện một cặp mắt hổ sáng quắc vụt lên trong đêm tối của rừng già nhưng chỉ trong thời gian ngắn, cặp mắt ma quái đã vụt biến mất và bóng con hổ đã thình lình xuất hiện ở sau lưng với mùi hôi đặc trưng của hổ xộc thẳng mũi đến tận buồng phổi. Mai phục. Việc chọn vị trí mai phục đóng vai trò vô cùng quan trọng khi theo dấu chân hổ việc lựa chọn sai và thiếu kinh nghiệm, người thợ săn có thể dẫn đến việc đưa mình vào tình thế nguy hiểm. Người săn hổ thường chọn vị trí phía trước có cây bụi thấp, đủ để nấp, khoảng cách từ bụi cây ẩn nấp đến một cây lớn trong rừng già cũng phải đủ rộng để nếu bị hổ tấn công, thì bụi cây hoặc thân cây lớn sẽ giúp tránh cú vồ của hổ. Nhưng nếu không có khoảng trống trong khu vực đó, người thợ săn sẽ rơi vào tình thế bị động, không thể phản công, khi bị hổ dữ tấn công nếu khoảng cách nếu quá gần thì người ta không thể nhảy tránh được và nếu không có bụi cây, thân cây lớn, họ cũng không có nơi ẩn nấp, hạn chế những cú vồ của hổ. Khi đã chọn được vị trí thuận lợi, thì người thợ săn phải bình tĩnh, im lặng quan sát đợi cơ hội cho con hổ lọt vào tầm ngắm của mình và chính ngay lúc này, điều quan trọng nhất là người thợ săn không thể thiếu kiên nhẫn hoặc hoảng sợ, nếu chưa tới thời điểm phù hợp đã vội vàng tấn công, thì ngược lại có thể trở thành nạn nhân của hổ. Sau khi con cọp bị thu hút bởi ánh đèn sáng rực trong đêm, mắt hướng về phía ánh sáng, người thợ săn nhanh chóng ngắm vào giữa trán con vật, nín thở và bóp cò. Thường thì nếu người ta bắn trật hoặc làm bị thương con vật này khát máu này. Nếu phát súng khiến con cọp bị thương nặng chúng sẽ bỏ chạy vào rừng sâu, ngược lại, phát súng chỉ làm hổ bị thương nhẹ thì nó sẽ điên loạn chống trả quyết liệt, đưa người thợ săn vào vòng sinh tử và thực sự rơi vào tình trạng nguy hiểm. Đôi khi sự hốt hoảng, mất bình tĩnh của người đi săn có thể là lần đi săn cuối cùng trong đời họ. Khi hổ lao đến tấn công thì những người thợ săn nhanh chóng phân tán mỏng ra, ẩn sau những thân cây lớn để tránh các cú vồ chết người, khi hổ vồ hụt, chúng sẽ dừng ít giây chuẩn bị cho một cú vồ khác, lợi dụng thời gian này, họ đổi sang cây khác để phân tán sự tập trung của con vật vào một nạn nhân, những người còn lại sẽ tìm cách bắn hạ nó. Sau khi bắn hạ con hổ, những thợ săn sẽ đứng dậy quan sát chứ không ra khỏi chỗ ẩn nấp cho đến khi con vật không còn nhúc nhích. Sau đó, họ sẽ dùng lưỡi dao thép bén lột bộ da vằn vện của hổ, họ sẽ chôn xác con vật trong một cái huyệt cạn được vùi bằng những loại cây gai chắc chắn, mục đích của việc này là để các vi sinh vật làm sạch phần thịt của con hổ, sau khoảng 3 tháng, phần xác giờ đã trở thành một bộ xương sạch sẽ và chúng sẽ được mang về làm cao hổ cốt. Tuy vậy, Thường thì những cuộc đối đầu với ông hoàng rừng xanh của loài người luôn gặp phải thất bại vì nếu không tấn công chúng trúng lúc nó không đói mồi thì loài cọp cũng không nguy hiểm nếu khiến chúng nổi giận thì quả thật khó lường. Và không phải người thợ săn nào cũng đủ bình tĩnh khi giáp mặt với hổ, sự xuất hiện trong mùi tanh tưởi của thần chết với bộ lông vằn vện của chúng nhanh chóng thổi bay sự hứng thú ban đầu của người muốn săn. Dùng bẫy. Phương thức sử dụng bẫy bằng việc nhử mồi, người ta sẽ sử dụng những con mồi đặt trong những cái bẫy, có thể giết con mồi hoặc để con mồi sống hoặc tưới máu máu tươi lên con mồi để nhử con hổ, khi con hổ vồ lấy con mồi cũng là lúc bị sập bẫy, thông thường người ta sẽ dùng con mồi nhử trong đêm và sáng ra sẽ xem kết quả có nhiều loại bẫy trong đó có bẫy sập và bẫy treo, bẫy lưới. Có một kiểu bẫy khác đó là săn bằng dọi đèn vì nhiều loài động vật hoang dã trong đó có hổ bị hấp dẫn bởi ánh sáng trong đêm, đến khu vực có hổ và thấy chúng, thợ săn sẽ dùng đèn để thu hút sự chú ý của nó và tìm cách bắn hạ. Người dân tộc ở miền núi ở Mường Lát, Thanh Hóa thì có cách đặt bẫy hổ và dùng bùa chú, các thợ săn bắt làm những chiếc bẫy thường hay sử dụng để bắt thú lớn là bẫy tên và bẫy hầm. Làm bẫy hầm cần đào một chiếc hố lớn, bên trên ngụy trang khéo léo bằng các lá cành khô, bên dưới cắm chi chít các bàn chông dựng ngược, họ sẽ đặt những ký hiệu có bẫy, báo cho bà con biết mà tránh lối. Khi thú sa xuống bẫy sẽ bị thương hoặc không thể leo khỏi hố được, nằm yên chờ bị bắt. Thường người ta hay bắt được hổ, bò tót và lợn lòi từ bẫy hầm. Ngoài ra có phương pháp bẫy tên, là một đoạn cây đóng thẳng ở ngã ba đường, phía trên kẹp một thân nứa đập dập hình mũi tên chỉ hướng có bẫy, hoặc ở bên lối đi vào rừng thì vít xuống một cành cây, treo lên đó một mũi tên và một cuộn dây thừng, họ tin rằng nếu hổ bị thương mà không trúng tim hay yếu huyệt nào đó thì hổ dù có sức mạnh cũng chỉ đeo tên chạy được vài quả đồi hay vài trăm mét sẽ chết. Ở Việt Nam, một số thợ săn đào một cái hố sâu 4m, rộng mỗi chiều 2 mét, ngụy trang kỹ, ngay trên đường mà con hổ thường vào để bắt lợn, người ta cũng làm một cái hầm đất, cách cái hố bẫy khoảng 30m và thay nhau nằm chờ hổ sập bẫy hoặc dừng lại để rơi vào tầm ngắm của súng. Một số con hổ ở làng bản nhiều lần mò vào bắt chó ăn thịt nên bén mùi, người dân làm một nhà chòi chắc chắn tạo thành cái lồng có cửa sập, đêm xuống bắt một con chó treo trong đó để nó kêu dụ hổ vào. Người ta sẽ nấp chỗ an toàn rình canh hổ mò vào bắt chó, và sẽ giật dây cho cửa sập xuống, cột chặt lại, nhốt được hổ trong chòi, đồng thời chờ mấy ngày sau, con hổ đói lả nằm bẹp, dân làng kéo lên dùng giáo hạ sát nó. Một cách thức khác là bẫy bằng kẹp sắt, theo đó, thợ săn dùng cái bẫy để dụ con hổ vào tròng để bắt, đó là một khung gỗ gọi là chòi rộng 1m và dài khoảng 5m, bên trong có để một con chó làm mồi nhử, phía trên thì có lưới bao phủ. Khi hổ phát hiện nó sẽ nhảy vào bắt chó, khi tiến vào lập tức nó bị sập xuống bẫy và lưới sẽ phủ lên mình hổ khiến nó không thể chạy thoát. Một trong những loại bẫy còn gọi là Chùa cọp. Người ta sẽ chặt cây làm Chùa cọp. Chùa cọp là một loại bẫy dùng để bắt sống những con hổ hung dữ, nó được làm bằng các cột chống là cây rừng có độ dẻo, rất bền chắc. Mỗi cây được đóng chéo vào cây kia, cứ thế đan nhau mà tạo thành một cái chuồng lớn, thường thì chiều dài của mỗi chùa là 4m, rộng 2m và cao khoảng 1,5 m. Trên mỗi Chùa Cọp có đặt những tảng đá lớn để Cọp khỏi hất tung Chùa. Trong quá trình làm bẫy chùa, những người còn lại trong phường săn sẽ chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để săn cọp. Trong đó, dụng cụ không thể thiếu là lưới săn. Lưới bắt hổ được làm từ loại cây leo rất bền và chắc. Người ta sẽ dựng lưới vây quanh khu vực hổ đang ẩn náu. Vòng vây lưới chỉ chừa lại một lối duy nhất chính là chỗ những thợ săn tiến vào đối mặt với hổ. Ở cuối hướng chạy của hổ là lưới đơm được đóng vững, buộc cố định. Còn lại, lưới vây đều có thể di động khi vòng vây khép dần lại. Bên ngoài vòng vây phải có đội ngũ thợ săn cầm đinh ba, mác nhọn sẵn sàng chiến đấu khi hổ lao ra xé lưới hoặc nhảy qua lưới. Người ta cũng dùng những biện pháp bẫy hổ, săn hổ bằng bẫy lưới, hổ vào bẫy ăn mồi, bẫy lưới sập xuống túm chặt, cách này khá đơn giản. Một cách bẫy hổ nữa mà người Vân Kiều hay dùng là bẫy vòng, người ta lợi dụng ngọn cây cao, cứng được vít cong xuống mặt đất và nối với một chiếc dây phanh làm thòng lọng. Khi hổ vào ăn con mồi, chạm lẫy, thòng lọng thít lại, cây bật lên, kéo hổ thẳng lên trời. Khi hổ đau đớn gầm rú, người dân kéo ra đâm chết, có con sập bẫy, chưa kêu thì đã chết như bị treo cổ, có những con khi chết thối mới có người đi thăm bẫy phát hiện ra. Ngoài ra có loại bẫy bằng kẹp sắt nặng đến gần 50 kg, theo tập tính, khi hổ bắt trâu, chúng thường ăn trước bộ lòng, sau đó đem giấu phần thịt ở một nơi kín rồi khi đói tới ăn, người dân sẽ theo dấu con hổ và đem bẫy đến đặt, thường thì bên cạnh xác con trâu đó và phát một luồng sáng nhỏ để chắc chắn hổ đi vào lối này, rồi đặt bẫy để hổ giẫm vào. Người ta cũng dùng bộc phá vào những con mồi, chẳng hạn như con heo đã thối rữa, hổ rất thích ăn thịt thối nên nó hay quay lại ăn những chỗ thịt thừa. Thông thường khi bắt được một con heo thì hổ sẽ ăn hết đôi mông, bộ lòng con heo rồi giấu phần còn lại trong khe đá, kéo cành lá đắp kín để hôm sau ăn tiếp, khi bắt được con trâu hay con bò thì hổ thường xác con trâu trong một bụi rậm, nó sẽ phanh bụng trâu ra, moi ruột, dạ dày vung vãi khắp nơi, da thịt bị xé ra, thịt ở mông vai sẽ được ăn hết. Sau này người Vân Kiều ít bẫy được hổ vì hổ đã rất hiếm lại tinh khôn nhưng với thuốc nổ, người ta cứ đặt bộc phá vào con mồi, hổ đến ăn chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra, để bắt con cọp ba móng ở Đồng Nai hay ăn thịt người, bộ đội cũng dùng biện pháp cài lựu đạn vào xác nạn nhân mà con hổ này đang ăn dang dở và đã giết được con hổ này. Đối với săn hổ Mãn Châu, người ta còn dùng phương pháp dùng cái bẫy dây đặt ở khu rừng, những cái bẫy này được những kẻ săn trộm cài đặt để bắt các động vật như thỏ, hươu, và hổ. Tháng 10 năm 2011, một con hổ Mãn Châu đã bị chết do dính bẫy dây thòng cổ được tìm thấy gần thành phố Mishan tỉnh Hắc Long Giang, sau đó một nhóm tình nguyện viên đã gỡ bỏ 162 cái bẫy giây để săn hổ Mãn Châu. Một cuộc khảo sát của WWF, trong môi trường sống của hổ Siberia ở Hắc Long Giang và Cát Lâm, trung bình 10 km2 lại có 1,6 cái bẫy. Ở Thái Lan, những kẻ săn trộm còn dùng mồi thịt tẩm thuốc độc chúng giết voi và tẩm độc vào voi để bẫy hổ. Những người thợ săn còn cho rằng con hổ khi trúng bẫy, dù bị vướng một chân vào dây thừng của bẫy nhưng nó hoàn toàn có thể giết người bởi móng vuốt và sức vóc to lớn của nó và những người không có nghề sẽ bị con hổ sát hại ngay. Dồn đuổi. Dùng các tiếng động, lửa, đông người dọa dẫm để xua đuổi hổ về vị trí đã định sẵn (thông thường có đặt bẫy), người ta sẽ dùng tiếng chiêng trống khua lên om sòm gây kinh hoàng cho hổ. Thông thường với cách này, người ta sẽ tổ chức thành từng đoàn, sử dụng tất cả những gì có thể gây tiếng động, từ trống, mõ đến thanh la, thùng nhằm làm cho hổ hoảng sợ, tổ chức nhiều phường săn đi lùng đuổi hổ. Những tiếng chiêng, tiếng trống âm vọng dồn dập hòa cùng tiếng phèng la rền rĩ, tiếng mỏ inh ỏi, khiến cho hổ trong vòng vây cuống cuồng tìm đường thoát thân, người ta đặt sẵn nhũng hàng rào cao đến 4-5 thước và khá chắc chắn khiến nó không nhảy qua được hàng rào cây, lúc này hổ chỉ biết gầm thét điên cuồng và tiếp tục chạy vòng quanh, trong khi vòng vây hàng rào được hàng trăm người bên ngoài nhích khép dần lại. Cuối cùng, hổ tự tra đầu vào chiếc thòng lọng bện bằng tre cật. Để bắt hổ, người ta cũng sử dụng những tấm lưới đặc dụng, đó chỉ là tấm lưới mắt cáo được bện bằng dây gai rắn chắc, một cái cây có thòng lọng bện bằng tre cật và những cây giáo, cán mòn thín, cứng như thép nguội và được nhiều người sử dụng. Người dân đi làm rẫy phát hiện ngọn núi nào có hổ về ẩn nấp thì báo tin các đội săn kéo tới, phường săn chặt cây, dùng lưới gai vây bít những đoạn trống quanh quả núi có hổ, hổ sẽ bỏ đi nhưng thấy chặn đường, lưới vây là nó không dám thoát ra. Sau khi đã giữ được cọp lại, các thợ săn tiếp tục chặt mây và cây rừng buộc thành những tấm hàng rào chắc chắn cao đến bốn, năm thước. Khi hàng rào làm đủ vây quanh núi, nó được thay thế vòng vây lưới gai. Các thợ săn mang giáo, thòng lọng, chia nhau khép dần vòng vây hàng rào lại. Khi chỉ còn cách trung tâm hơn chục thước khi đã thấy rõ con hổ bên trong rào lồng lộn, gầm rú. Hổ sẽ chạy vòng quanh lấy trớn để phóng qua hàng rào nhưng không thành, bên ngoài, các thợ săn vừa nhích khép hàng rào, vừa khua chiêng, đánh trống, tốp thì gõ mõ, đánh phèng la inh ỏi càng làm cho cọp sợ hãi, lồng lộn. Đến khi khép hàng rào lại chỉ còn cách trung tâm năm, bảy mét, các thợ săn tay cầm giáo chờ chực bên ngoài. Một số khác cầm cây có thắt thòng lọng bện tre cật đưa vào trong. Cứ thấy cọp chạy sát hàng rào, họ lập tức phóng mũi giáo vào nó. Bị mũi giáo thọc đau, con cọp càng phát hoảng, chạy vòng bất kể các vật cản trước mặt và thế là đưa đầu vào thòng lọng. Ngay lập tức, các thợ săn cầm thòng lọng lôi mạnh, ép hổ vào hàng rào để những người cầm giáo đâm tới tấp để giết chết. Đối với việc đặt bẫy kiểu Chùa cọp. Khi mọi việc chuẩn bị và bố trí xong xuôi, người trưởng phường săn đánh một hồi chiêng trống, hô vang Vòng vây lưới hẹp dần, cho đến khi áp sát gần Chùa cọp đã được dựng sẵn. Chúa sơn lâm điên cuồng lao hết chỗ lưới này đến chỗ lưới khác hòng thoát thân và lao vào lưới cắn xé, những thợ săn cần phải tìm những điểm yếu của hổ để tấn công lại, người ta thường đâm vào mạng sườn, nơi duy nhất hổ để lộ ra khi tấn công con mồi, liên tục như thế nhiều lần đến khi hổ không còn lao tới nữa mà cứ chạy quanh vòng vây. Cuộc phong tỏa bằng lưới kéo dài hàng tuần lễ, sau nhiều ngày không được ăn uống, hổ mệt vì đói cuối cùng cũng lao đầu vào Chùa đã dựng chờ sẵn. Cửa Chùa lập tức sập xuống, từ trong Chùa cọp, hổ bị ép vào cái cũi bằng gỗ cứng gọi là rọ kẹp và bị bắt. Chiến thuật dồn đuổi hổ để hổ chui đầu vào rọ hay vào lưới được người làng Thủy Ba áp dụng rất thuần thục và đây chính là kỹ năng của một cộng đồng nổi tiếng về săn hổ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Họ có một trận đồ đánh hổ rất hiệu quả, trận đồ là những vàng lưới, đội quân trai tráng cùng với những cây đinh ba, giáo mác, thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng đều được tập trung vào những nhóm bắt cọp. Cách bắt hổ hiệu quả nhất là giăng ải. Ải là khu vực giăng lưới để bủa vây hổ. Lưới được bố trí theo hình cánh cung, có hai phần gồm phần cố định và phần di động. Phần lưới cố định luôn được 5-6 trai đinh canh giữ để khi thấy hổ xuất hiện thì báo cho người làng biết mà khép chặt vòng lưới di động. Trong xâu được chia thành từng nhóm nhỏ, nhóm đài, nhóm lưới, Mỗi nhóm bắt cọp được gọi là xâu, mỗi xâu có 12 người được trang bị giáo mác, đài, lưới, Mỗi nhóm từ 2 đến 4 người. Ngoài ra còn có 4 nữ thanh niên khỏe mạnh đi theo các xâu phục vụ hậu cần trong quá trình giăng ải. Những người còn lại cầm giáo mác, đánh chiêng, gõ mõ để xua cọp vào ải. Họ sẽ cử người có kinh nghiệm lần theo dấu vết, xác định vị trí hổ. Lưới bắt hổ kết bằng một loại cây thân leo ở rừng già, to bằng bắp tay người lớn gọi là lưới sót, Lưới sót có chiều cao khoảng 3 m và chiều dài 25–30 m. Và mỗi lần vây bắt hổ phải cần đến 20-30 tay lưới sót. Cây leo được đập dập cho đến lúc nhũn, bóc bỏ lớp vỏ ngoài và nấu bằng lửa than. Việc kết lưới rất công phu, sau vài tháng trời mới xong một tay lưới, với chiều dài 15-20m, cao 4-5m, ô lưới rộng 10 cm một số nơi khác, có đài là cọc chống thường làm bằng gỗ hoặc tre già cao khoảng 12 mét để dựng lưới. Lưới được bện (dệt) từ vỏ cây sót. Bóc vỏ cây sót về, dùng chày gỗ đập nát rồi ngâm vào nước vôi chừng vài tuần, bột gỗ rửa hết chỉ còn trơ lại sợi. Sợi cây sót có độ bền và không bị mục nát. Mắt lưới rộng khoảng 20 phân, mỗi tay lưới rộng 8 mét, cao 3,5 mét. Sau khi đã hoàn thành việc bủa lưới bao vây, đội quân bắt hổ được bố trí vào những vị trí chiến đấu, sau đó họ sẽ chọn ra những thợ săn tinh tường đóng vai trò nhạc trưởng, là người có khả năng nhìn bao quát được địa hình và phán đoán chính xác sự di chuyển của con hổ. Sau khi phát lệnh tấn công, họ còn đảm nhận nhiệm vụ khép các gốc lưới và tiên phong vào đè cổ, đè bụng, trói mồm con hổ. Người ta bủa một vòng lưới như thường lệ, phải bủa tới 3 vòng lưới nhỏ dần ở khu rừng, toàn bộ số người tham gia bắt hổ với đinh ba, giáo mác sẵn sàng trong tay, nằm in ở vòng ngoài cùng. Bên cạnh, 3 người đứng trên 3 chòi canh cao, theo dõi con hổ cho tới khi nó đụng lưới chạy vào vòng trung tâm. Lúc này, người chỉ huy phát lệnh, mọi người hò reo, hổ hoảng hốt nhảy ra ngoài. Tiếng người hò reo, chiêng trống liên hồi, giục giã, các tay lưới ép sát, giáo mác tua tủa ở vòng ngoài. Hổ dần bị khép dồn vào một cái bẫy gỗ bên ngoài được bao bọc bằng lưới gọi là kẹp rọ. Cùng đường, hổ phải nhảy vọt vào kẹp rọ và bị hai gọng kiềng của bẫy sập kín lại. Nếu hổ không vào rọ thì có phương án phần lưới cố địnhh được trai đinh nhổ néo lên, áp chặt con hổ lại. Vòng vây cứ khép dần, dồn con hổ về phía trung tâm lưới cho đến khi nhìn thấy thân hình vằn vện hung dữ của con hổ lồng lộn giữa đám cây rừng. Khi con hổ nhào lên phần lưới, trai đinh với đinh ba, giáo mác trên tay chờ con hổ lao lên lưới là đâm thẳng vào yết hầu, vào thân thể hổ đến khi hổ kiệt sức. Khi con hổ thương tích đầy mình nằm im không còn sức kháng cự nữa thì lưới bắt đầu được hạ xuống và trai đinh làng Thủy Ba lao vào trói chặt con hổ lại. Động vật. Săn hổ bằng voi là một cách săn hổ khá an toàn và rầm rộ nhưng vô cùng tốn kém. Để tổ chức được một cuộc săn bắt có quy mô khá lớn bằng voi như trên, những người tổ chức phải có mối liên hệ với các dân tộc bản địa. Cách này thường được tiến hành ở Ấn Độ, Tây Nguyên...sau khi thỏa thuận các tay thợ săn chịu trách nhiệm điều hành cuộc săn sẽ thuê người dân tộc và voi của họ với giá cao. Mỗi cuộc săn hổ bằng họ thường thuê sử dụng 10 con voi thuần chủng và hơn 20 người dân tộc bản địa. Sau đó, người ta sẽ cử người vào rừng thám thính những nơi hổ thường xuyên xuất hiện để chắc chắn rằng cuộc săn hổ vào ban ngày sẽ thành công. Sau khâu chuẩn bị, các tay súng cùng khách hàng sẽ được quản tượng cho cưỡi voi, kéo vào rừng. Những người dân tộc bản địa chia thành từng tốp mang theo vũ khí, thanh la, chiêng trống. Đến khu vực đã được báo trước có hổ, đoàn người sẽ bao vây khu vực, nổi chiêng trống, thanh la, đánh động hổ thức giấc. Họ cố tạo nhiều tiếng động để con mồi tháo chạy tứ phía, vòng vây gồm người, voi, chiêng trống, thanh la, lao, xà - gạc, cung, nỏ xiết chặt dần và sau đó những người ở trên lưng voi dùng súng hạ sát hổ. Những cách săn hổ như trên chỉ mang tính giải trí và dần lui vào lãng quên bởi chi phí cho mỗi lần tổ chức khá lớn. Sử dụng chó săn để săn hổ theo phương pháp này thì người ta phải huấn luyện một bầy chó săn thuần thục, đặc biệt là khi săn hổ trong rừng taiga. Khi gặp phải con hổ, những con chó sẽ bắt đầu sủa dữ dội, đồng thời cầm chân con hổ bằng việc bu vào cắn vào phía chân sau hoặc mông của con hổ. Con hổ buộc phải quay lại đối đầu. Khi con hổ cuối cùng bị dồn ép và những con chó thường sẽ làm cho tiếng sủa chói tai làm cho con hổ trở nên cực kỳ căng thẳng. Một nửa trong số các con chó sẽ tiếp tục bao quanh con hổ, trong khi những con chó khác được nghỉ ngơi. Mặc dù con hổ có sức mạnh rất gê gớm những con hổ thường không trụ vững trước những con chó trừ khi nó bị dồn ép và nhiều khi phải tháo chạy, điều này liên tưởng đến việc vây đánh hổ của những con sói lửa. Người Sán Dìu khi đi săn hổ cũng đen theo những con chó để hỗ trợ và nếu nhà nào có đem theo chó săn thì sẽ được thưởng phần thịt hổ khi săn được. Ở Nga, người ta còn dùng chó truy tìm hổ, họ chọn giống chó săn tại Đức, sau khi được đào tạo tại Nga để chuyên đánh hơi phát hiện phân hổ, một con chó nghiệp vụ được đưa tới Campuchia để tìm kiếm dấu vết của hổ tại khu bảo tồn, chúng sẽ kiếm phân hổ tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Seima. Tuy nhiên, các giống chó săn nội địa ở Việt Nam cũng giống như giống chó nhà rất sợ hổ, khi thấy có khí của hổ trong bán kính gần 1 km, giống chó săn cũng không có con nào dám đến gần những con chó săn khi đánh hơi thấy hổ là đã không dám đánh hơi tiếp nữa mà cứ quanh quẩn bên con người nhất là ở Miền Tây sông nước, khi đang đi rừng mà thấy đàn chó săn cụp đuôi, sợ sệt co cụm lại là dấu hiệu nhận biết con hổ đang ở gần và họ chọn giải pháp là lùa bọn chó xuống xuồng và rời khu vực đó. Một phương pháp khác là sử dụng ngựa chiến để săn hổ. Ngựa chiến được sử dụng bởi các sĩ quan kỵ binh trong thế kỷ thứ 17 ở Ấn Độ dưới triều đại của những người cai trị từ Mông Cổ, những kỵ binh dũng mãnh thiện chiến sau khi đuổi theo những con hổ cho đến khi nó kiệt sức, các kỵ sĩ sẽ phi nước đại xung quanh những con hổ tạo thành một vòng tròn và đường kính ngày càng xiết lại, vòng vây ngày càng khép chặt, và sau đó họ sẽ thúc ngựa lao lên rạp người và giết chết con hổ với một nhát chém. Chiến lợi phẩm. Nhiều người Trung Quốc vẫn luôn tin rằng nhiều bộ phận của con hổ có tác dụng trong y học, bao gồm các tác dụng giảm đau và kích dục. Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Việc sử dụng các bộ phận của hổ trong y học đã bị cấm ở Trung Quốc, và chính phủ đã liệt một số tội liên quan đến việc săn trộm hổ vào loại có thể bị xử tử hình. Hơn nữa, tất cả việc buôn bán các bộ phận của hổ đều là trái phép dưới công ước về việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã và việc bán trong nước cũng đã bị cấm ở Trung Quốc năm 1993. Trong Đông y, xương hổ và gần như tất cả các bộ phận cơ thể hổ được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc cho một phạm vi sử dụng có mục đích, bao gồm thuốc giảm đau. Các bộ phận của hổ được sử dụng trong thuốc Đông Á truyền thống, đặc biệt là trong y học cổ truyền Trung Quốc nơi mà nhiều người tin rằng các bộ phận hổ có nhiều dược tính. Khi giá lông hổ được bán rất cao trên thị trường chợ đen và việc phá hủy môi trường sống, nạn săn trộm dùng cho y học đã làm rất nhiều quần thể hổ giảm trong tự nhiên. Một thế kỷ trước, người ta ước tính có hơn 100.000 con hổ trên thế giới, bây giờ, con số toàn cầu có thể được dưới 2.500 cá thể hổ được nuôi nhốt trưởng thành. Pín hổ. Bên cạnh đó, theo quan niệm của nhiều người thì hổ, loài vật đã đi vào huyền thoại về sức mạnh tình dục với biểu tượng là chiếc pín hổ (tức dương vật của con hổ) mặc dù trên thực thế khả năng sinh dục của hổ cũng chỉ ở mức bình thường. Nhiều người Việt Nam hay người Trung Quốc vẫn rất tin vào công dụng của những sản phẩm làm từ động vật hoang dã, ăn gì bổ nấy, con gì càng khỏe, càng quý hiếm thì càng tốt và do hổ là con vật khỏe hàng đầu nên pín hổ được săn lùng ráo riết. Ngẩu pín vừa được ngâm rượu, vừa được chế biến làm món ăn.. Trên thị trường thì pín hổ có giá mỗi cái khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng hoặc lên đến 1,7 triệu/cái và pín hổ cũng được bày bán nhiều trong các phiên hội chợ diễn ra ở các tỉnh lẻ. Ở Campuchia, sau khi săn được hổ, người Campuchia lấy xương thịt nấu cao, nanh đánh bóng bán làm vật trừ tà, còn pín được lóc ra, đem sấy hoặc phơi khô. Thịt hổ. Một trong những lý do một số người dân săn hổ là muốn ăn thịt hổ. Người Pa Kô, Vân Kiều ở Quảng Trị chuyên săn hổ giết thịt, nấu cao cứ như bắt mèo. Người ta quan niệm rằng sức khoẻ tốt, chân khỏe, mắt sáng, đi rừng không mệt là vì ăn nhiều thịt hổ, thợ săn khi bẫy được hổ thì xẻ thịt chia đều cho cả bản. khi bắt được hổ rồi, thợ săn sẽ chặt cây xâu cả con hổ treo lên nướng, rồi cùng cả bản xẻo thịt ăn. Giống thịt hổ phải tẩm ướp nhiều loại gia vị mới ăn được, nêu không sẽ hôi, tanh và ngái, khó ăn. Mấy thập kỷ trước, ở Hướng Hóa hổ nhiều đến nỗi người Vân Kiều ở Pa Nang ăn chán, xương hổ đầy suối Sê Pôn. Người Sán Dìu thường đi săn thú rừng nói chung và săn Hổ nói riêng lấy thịt để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Món thịt Hổ cũng được người Sán Dìu coi là món đặc sản, đặc biệt là kiểu chế biến món ăn thịt Hổ kiến đốt. Thịt Hổ mới mổ còn nóng, cắt từng miếng khoảng một kg treo ngay vào các tổ kiến trên cành cây rừng để kiến bâu kín vào miếng thịt nóng, những miếng thịt đó lại rất thơm ngon và không bị ôi thiu, mỗi miếng thịt đem treo vào tổ mỗi loài kiến khác nhau sẽ có nhiều hương vị khác nhau, sau đó các miếng thịt đem về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem thui trên bếp than hồng cho chín tái, thái miếng mỏng bày ra đĩa từng loại để nhắm rượu. Thịt Hổ kiến đốt không chỉ dễ tiêu hoá mà còn là vị thuốc chữa bệnh thần kinh hoặc bệnh thấp khớp bởi nọc kiến cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Ngày nay, ở Việt Nam còn xuất hiện món "thịt hổ khô" có xuất xứ từ Trung Quốc, tại các hàng quán bán quà vặt trước cổng một số trường học, đây là một thứ quà lạ có nhãn mác bắt mắt giá chỉ khoảng 3.000 đồng/gói, Trên bao bì có in hình con hổ, nhãn mác đều ghi bằng chữ Trung Quốc tạm dịch là Khô hổ thịt, trong mỗi túi có chừng gần chục miếng thịt nhỏ chừng ngón tay cái màu nâu xậm được tẩm ướt gia vị, miếng thịt hơi dính, bốc mùi khá khó chịu. Khi ăn, miếng thịt khô có vị mặn, ngọt, chua, cay và rất dai. Khi đốt trên ngọn lửa, miếng thịt cháy nhanh, nhưng không có mỡ chảy ra, khói bốc lên cũng không giống mùi thịt mà lại rất giống với mùi gỗ cháy, người ăn tin rằng khi ăn thịt khô hổ sẽ chống được buồn ngủ, lại có sức khỏe Có ý kiến cho rằng nó được làm từ bột mỳ, thịt lợn, hàn the và hoá chất tạo hương liệu Cụ thể, sau khi mua thịt lợn nạc, người ta sẽ phân loại thịt để làm thịt bò khô dạng sợi, hay thịt hổ khô dạng miếng theo độ lớn nhỏ và dày mỏng của miếng thịt. Công đoạn tiếp theo là ướp hàn the để thịt có độ tươi và săn, cho nhiều hàn the thì thịt heo sẽ săn chắc gần như thịt bò. Rồi công nghệ làm màu, làm dai, tạo bột được trộn với hóa chất. Sản phẩm khác. Trong quan niệm đời sống về con hổ, người ta đánh giá rất cao công dụng của xương hổ và loại thuốc trứ danh Cao hổ cốt, theo đó Cao hổ cốt có thể làm thay đổi chất lượng sức khỏe con người, cứu bệnh hiểm nghèo, giúp bệnh ung thư, cứu người hậu sản... do đó cao hổ, móng hổ, da hổ, nanh hổ và cả pín hổ vẫn được săn lùng ráo riết, người ta giết mổ hổ như bò, lợn, gà vịt, sản phẩm của hổ như da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức. Người ta thường làm chiếc vuốt hổ, hoặc răng hổ bịt vàng bạc hoặc chiếc vuốt làm bằng sứ, kim loại cho trẻ con đeo để trừ tà ma, hoặc người lớn cũng đeo cho đẹp và tỏ ra oai vệ, người Campuchia khi giết hổ thường lấy nanh hổ đánh bóng bán làm vật trừ tà Xương hổ nếu được dùng để gối đầu thì ngủ yên không chiêm bao thấy những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửa nhà sẽ trừ được ma quỷ. Có giả thuyết cho rằng, râu cọp (hổ tu) cũng là một trong những thành phần chủ yếu của trò chơi ngải của các thầy phù thủy ma giáo đồng thời còn đó là quan niệm của một số người cho rằng râu hổ cắm vào búp măng tre có thể chế thành ma thuốc độc hại người để làm giàu những người thợ săn sau mỗi lần hạ được hổ thì việc đầu tiên họ cần làm là đốt đuốc thiêu rụi hoàn toàn bộ râu hổ đi. Một số câu chuyện về công dụng của những bộ phận trên người hổ: Thực trạng. Những giá trị, lợi ích kinh tế từ hổ và các sản phẩm từ hổ như: cao hổ cốt, bộ da hổ, pín hổ, móng, vuốt hổ đã khiến nhiều người nhìn nhận hổ như là một đối tượng kinh doanh, săn bắt, nuôi nhốt. Tại Việt Nam, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu sử dụng trong các loại sản phẩm được cho là thuốc như cao hổ cốt, rượu hổ cốt. Ngoài ra, thịt, da của chúng được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, Việt Nam vẫn là điểm nóng buôn bán hổ từ các quốc gia Đông Nam Á sang Trung Quốc, đồng thời để phục vụ nhu cầu trong nước. Tại thị trường chợ đen giá 2,5 - 3 triệu đồng/kg hổ, còn giá cao hổ cốt lên tới 7 - 8 triệu đồng/lạng. Nuôi nhốt. Số lượng hổ giảm nhanh chóng, cả nước Việt Nam ước chừng 200 con hổ hoang dã và 95 con trong các vườn thú, trại chăn nuôi. Bình Dương đang có nhiều nhất với một số chủ doanh nghiệp tỉnh này nuôi tổng cộng tới 63 con hổ trong đó có 3 chủ nuôi gồm một người nuôi 23 con, hai người còn lại mỗi người nuôi 09 con, chính quyền từng định tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm bảo tồn nhưng gặp phải sự phản đối, nhiều người dân cho rằng nên để các chủ cơ sở được tiếp tục nuôi hổ vì mục đích bảo tồn. Tại Nam Phi, một thương gia đã mua hổ Bengal nặng 150 kg được đặt tên là Enzo về thay chó trông nhà. Enzo tỏ ra khá hòa hợp với ba con chó khác của ông bà chủ. Mỗi ngày nó ăn khoảng 4 kg thịt. Ngoài ra ở Thanh Hóa hiện nay còn có trang trại nuôi dưỡng 11 cá thể hổ trưởng thành, con to nhất nặng trên 150 kg (Thức ăn của hổ chủ yếu là thịt lợn, thịt gà. Trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5 kg thịt lợn, thị gà). Ngoài ra, tại Khu du lịch Đại Nam còn có nuôi một số cá thể hổ Đông Dương. Bên cạnh đó, còn phát hiện được bốn con hổ trưởng thành tại điểm nuôi nhốt hổ trái phép tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trong căn phòng chưa đầy 15m² của một hộ dân, có tới bốn con hổ một phát hiện khác cho thấy còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này trong đó chính quyền đã bắt và xử lý 02 cá thể hổ để đưa về Khu Du lịch sinh thái trại bò ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu). Nơi đó, hiện đang nuôi hàng chục cá thể hổ và nhiều động vật hoang dã khác. Tại một số quốc gia châu Á thì hổ chính là nạn nhân lớn nhất của hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Xương hổ để nấu cao, da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức. Trong các giao dịch tham nhũng, rõ ràng tặng hổ vẫn được coi là tốt hơn mang tiền mặt. Việc săn bắt hổ quá mức làm cho hổ trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu ngày càng tăng, mặt khác những quy định pháp luật bảo vệ hổ ngày càng nghiêm ngặt, những nỗ lực bảo vệ và bảo tồn hổ hoang dã được chú trong cho nên nhiều đối tượng kinh doanh chuyển sang việc nuôi nhốt hổ để giết mổ, lấy các sản phẩm từ hổ để mua bán, kinh doanh. Cho đến nay, vẫn tồn tại những trại chăn nuôi hổ để thu lội nhuận. Ước tính rằng có khoảng từ 5.000 đến 10.000 con được thuần hoá một phần và đang được nuôi nhốt trong các trại hổ hiện nay. Tại Trung Quốc, nhu cầu đối với hổ lớn đến mức chúng được nuôi trong trang trại như nuôi gà, các trang trại nuôi hổ ở Trung Quốc rất lớn, với hàng ngàn con hổ bị nhốt, nuôi lấy giống và giết thịt như nuôi gà. Tại Tà Khẹc, Lào có một trang trại nuôi hổ lớn nhất Đông Nam Á, và là nguồn cung cấp hổ cho thị trường Việt Nam, Trung Quốc đó là Trại Muang Thong. Trong số 700 con, khoảng 100 con đẻ tại trại. Còn lại từ Malaisia, Thái Lan, Myanma chuyển qua. Người nuôi dùng thuật ngữ chung (thuật ngữ của dân nuôi hổ, ngụ ý đang trong quá trình phối giống) tiền hổ giờ cũng vào khoảng 7 - 7,5 triệu USD, mỗi ngày cả trại phải mua khoảng 30 triệu tiền thịt gà cho hổ ăn. Mỗi con hổ trưởng thành ăn khoảng 4–5 kg thịt gà/ngày. Giá một kg hổ trên 1 tạ, bán ngay tại trại Muang Thong ở Lào hiện là 4.700 Bath (tiền Thái Lan, tương đương khoảng 140 USD). Loại dưới 1 tạ mua nấu cao thì không đến, chỉ khoảng 4.300 bath/kg. Giá hổ móc hàm (làm sạch lòng và nội tạng) là 3,3 triệu/kg, giao tận nơi (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), nếu giao hàng ở Hà Nội, giá là 4 triệu. Con 1 tạ rưỡi thì khoảng 11 kg lòng và nội tạng, được 15-16 cân xương tươi, nếu hổ đẻ 3 lần rồi thì có khoảng khoảng 12 – 13 kg lòng. Móc hàm khoảng gần tạ rưỡi. Hổ già, xương mới tốt, hổ 3 - 4 năm thì xương không nặng. Trong khi đó ở Việt Nam, người ta nuôi hổ như nuôi lợn. Những con hổ được nuôi nhốt tỏ ra khá hiền lành so với đồng loại của nó trong tự nhiên. Người lạ mặt có thể đùa, thậm chí nhổ râu. Không có duyên không nuôi được con hổ và khi nuôi thì không được chọc phá chúng, không thì khó giữ tính mạng, hổ thuần nuôi từ nhỏ, khá hiền lành nhưng do mức độ nguy hiểm cao nên chẳng ai trong nhà dám đi một mình vào trong chuồng. Lợi nhuận của việc nuôi hổ rất lớn, tiền lãi từ nuôi hổ cũng tuỳ vào từng người nuôi, mỗi năm hổ nuôi sẽ đạt được 1 tạ, kém nuôi thì chỉ tăng được 7-8 yến. Khi xuất chuồng, trừ chi phí ra mỗi con cũng lãi được mấy trăm triệu Ở Nghệ An có 4 cá thể hổ trưởng thành được nuôi nhốt trong căn phòng chưa đầy 15m2 và sắp xuất chuồng, Khi xuất chuồng thì buộc phải bắn thuốc mê rồi vận chuyển vào ban đêm. Việc nuôi hổ của nhiều người dân trong xã chỉ như là một mô hình tăng gia sản xuất, như nuôi con lợn trong gia đình mang lại hàng trăm triệu mỗi năm cho gia đình, cả xóm nuôi hổ, có nhà nuôi cả đàn. Khi mới mua về thì mới chỉ 3 kg, sau hơn 1 năm chăm bẵm, hiện, con hổ đực lớn nhất đã đạt trọng lượng 1,7 tạ, con nhỏ nhất cũng đã được 1,3 tạ. Tại đây, nếu mua hổ sống loại nào cũng có, nhiều nhất là hổ trưởng thành trên 100 kg, giá mỗi kg là 4,5 - 5triệu đồng/kg, bao gồm tiền chi phí cả vận chuyển, muốn mua hổ giống từ 3–5 kg thì cũng có, nhưng phải đặt hàng. Loại hổ này thường mua về để nuôi nên giá rất đắt, từ 150 đến 180 triệu một con hổ giống. Giá mỗi con hổ giống từ 3–5 kg khoảng 180 triệu. Những con hổ lớn hơn thì lại có giá rẻ hơn vì khó nuôi hơn. Giai đoạn từ 5 kg đến dưới 30 kg thì hổ dễ chết nhất vì mới nuôi, sức đề kháng còn yếu. Con nào nuôi lên quá 30 kg thì gần như ổn. Rủi ro trong nghề nuôi hổ rất lớn, có thể mất hàng trăm triệu bất cứ lúc nào, nếu hổ ốm đau mà không biết cách chăm sóc, Ngoài việc nuôi dạy chúng, những người nuôi hổ phải chăm hổ như bảo mẫu chăm con, và biết chữa khi ốm đau bệnh tật, nguy hiểm nhất là bệnh đi ngoài ra phân trắng, khi đó thì hổ coi như hết phương cứu chữa và chỉ còn cách chuẩn bị đá để ướp xác hổ rồi tìm cách bán. Hổ dưới 3 kg chết khá nhiều nên nguồn hàng hổ con đông đá dành cho khách có nhu cầu ngâm rượu. Mỗi con hổ giống có giá vài trăm triệu khi chết đi, đông đá thì chỉ bán được từ 20 đến 30 triệu đồng. Hổ là loài vật rất phàm ăn. Mỗi tháng hết khoảng 6 triệu tiền thức ăn. Chủ yếu là thịt bò, lợn, gà, đến giai đoạn hổ trưởng thành thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi vì lúc này chỉ mua các loại đầu, chân, cánh gà, trung bình mỗi tháng một con tăng được 5 kg. Đầu, chân, cánh gà là thực phẩm chính để nuôi hổ trong giai đoạn trưởng thành. Vận chuyển. Thái Lan được xem là một trong những trạm trung chuyển về nạn buôn lậu hổ. Các khu chợ đen dọc theo biên giới các quốc gia Myanmar - Thái Lan và Myanmar - Trung Quốc là cửa ngõ chết của loài hổ và các loài mèo lớn khác bởi nạn buôn bán bất hợp pháp các bộ phận của chúng đang lộng hành tại đây, các khu chợ đen tại thị trấn Mong La (biên giới Myanmar - Trung Quốc) và tại thị trấn Tachilek (biên giới Myanmar - Thái Lan) là đầu mối tiêu thụ các bộ phận của hổ như da, xương, móng vuốt, dương vật và răng. Tại Thái Lan, một tài xế xe tải đã bị bắt giữ cùng với 16 chú hổ con được giấu trong xe khi đi qua khu vực gần biên giới với Lào, cơ quan chức năng đã giải cứu 16 hổ con trong xe tải. Các chú hổ con được nhốt trong tám chiếc lồng bằng nhựa và chuẩn bị mang đến tỉnh Udon Thani. Ở Việt Nam, tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã Bắt giữ ôtô chở trái phép 4 hổ con còn sống có trọng lượng 22,5 kg Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ ôtô 7 chỗ vận chuyển một con hổ ướp lạnh nặng gần 100 kg, hai đối tượng đi trên xe liền vứt xuống đường một bọc lớn bên ngoài bọc kín bằng chăn bông, rồi nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường. Giết mổ, nấu cao. Sau khi nuôi hổ đến một giai đoạn nhất định, thường là hổ đã trưởng thành, thuần thục, người ta sẽ thực hiện việc giết hổ để lấy da, các sản phẩm khác và đặc biệt mổ lấy xương để nấu cao. Rất nhiều con hổ lần lượt vùi xương trong vạc lửa để chưng cất nên thứ cao nâu đen mà các đại gia tôn sùng là vị thuốc chúa, ăn vào thì khỏe, rượu cao hổ cốt được chưng cất công phu suốt bảy ngày bảy đêm Trước khi nấu cao hổ thì người ta thường có nghi lễ cúng bái, có người còn mời thầy cúng về cúng. Khi xẻ thịt và nấu cao hổ, bàn thờ phải nghi ngút khói nhang với la liệt các đồ tế lễ gồm cá chép, gà, thịt sống, xôi, hoa quả vì tế lễ là một thứ thủ tục bắt buộc trước khi xẻ thịt hổ thì phải xem giờ, chọn giờ đẹp mới dám nhóm lửa, người đốt lò cũng phải xem tuổi kỹ càng, hợp tuổi nếu không thì hỏng cả nồi cao, những thủ tục ấy là có thực, nào dám cả gan bỏ qua chuyện cúng tế trước khi xẻ thịt hổ Bộ xương hổ khô khoảng 15 kg khoảng 450 triệu, nhưng bộ xương sư tử thì chỉ 120 triệu, thậm chí rẻ hơn. Một con hổ nặng 1,6 tạ, lọc được 11 kg xương thành phẩm, thêm 4 cân xương sơn dương và nấu được gần 3 kg cao. Con hổ tròn 500 triệu, công người nấu và gia vị hết gần 100 triệu, tính ra giá thành hiện tại, mỗi lạng cao hổ đã có giá 20 triệu đồng. 20 triệu đồng là cao hổ cốt tự nấu nhưng trên thị trường hiện nay, nhiều người rao bán cao hổ chỉ 7 triệu 1 lạng Làm hổ thì có thợ riêng, làng Phú Cường ở Vĩnh Phúc có nghề nấu cao hổ từ rất lâu, người dân người đi khắp các vùng trong cả nước kiếm sống bằng nghề nấu cao hổ thuê gọi là bánh dẻo tức là thợ nấu cao hổ, nhiều gia đình gia đình có nghề gia truyền nấu cao hổ, trung bình, giá công nấu một nồi cao từ 5–10 kg là 10 triệu đồng, 12–15 kg là 12 triệu đồng cho thợ nấu chính, còn thợ giúp việc 2 người là 3-4 triệu đồng /người và giá tuỳ thoả thuận. Ngày trước, người ta nấu cao hổ bằng nồi gang 120 là nồi to nhất, nay người ta nấu bằng nồi inox, nấu cao bằng bếp âm, đào dưới lòng đất là chất lượng nhất. Cao hổ tốt, chuẩn nhất là nấu 60% xương hổ, còn 40% là đầu sơn dương, hoặc khỉ, gạc nai hoặc yếm rùa để làm chất kết dính. Ngoài ra phải có gia vị là đại hồi và củ thục địa để điều hoà mùi. Xương hổ là hoả, thực địa là thủy, hai thứ này điều hoà cho nhau, thì người sử dụng mới không bị nhức đầu, nóng trong người. Người ta sẽ cân hổ trước khi làm thịt, những người miền núi, họ đem hổ ra suối, nơi nước chảy đôi dòng, nơi có đá cuội, nước trong vắt vặt lông, bỏ tủy, như vậy quan niệm cho rằng hổ ở trên rừng lại được hoà với nước nguồn ở dưới đất rừng thì nó quyện vào nhau sẽ tốt về âm - dương Làm thịt một con hổ, lọc bộ xương ra là biết hổ rừng hay hổ nhà. Con hổ rừng nặng 2 tạ, nhưng chỉ có khoảng 12 kg lòng, tim phổi nhưng hổ nhà thì chỉ nặng tạ rưỡi cũng có đến 12 - 13 cân lòng. Con hổ rừng nặng 1 tạ, lọc được đúng 11 cân xương tươi và xương của nó rất cứng, chẻ được một cái xương sườn của nó cũng ra rất vất vả, hổ nhà thì chẻ xương để làm sạch cũng khó vì một con hổ trang trại nặng tạ sáu được khoảng 13 cân xương tươi, chẻ vụn ra, cạo hết tủy, ngâm trong nước lá cải nóng 2 - 3 ngày, phơi khô rồi lại ngâm tiếp trong nước phèn. Khi nấu chỉ còn 8 - 9 cân. Riêng cái xương sọ của con hổ thì phải nện chục phát cái búa tạ mới vỡ. Công đoạn tiếp theo là rửa sạch, để ráo nước, sấy khô, rồi đem xương hổ ngâm với nước nóng (nước ở suối có đá cuội) được đun với lá trầu và gừng nướng hay ngâm xương với dấm, nước vo gạo. Thời gian ngâm là hai ngày. Sau đó, cho xương vào đáy nồi, xếp quanh đáy lên hình vành khăn. Nấu cao trong bảy ngày, bảy đêm với những quy trình khắt khe về giờ ra ràng nước. Nước nấu cao, nếu là nước suối hoặc thiết phải là nước mưa. Khi nấu 60h đầu tiên, lửa phải cháy rực, sau múc 2/3 nước ra ràng, đúng vào 12h đêm. Nước hai, đun trong 48h thì ra ràng nước và nấu tiếp nước thứ ba. Sau đó, hoà chung ba lần nước ra ràng rồi đun thêm 36h nữa thì được thành phẩm là cao, 1 kg xương hổ cốt, nấu được 1,4 kg cao. Tuy nhiên trong quá trình nấu cao cần lưu ý không được bỏ trứng gà vào vì chất của xương hổ đã bị trứng hút hết vào nồi cao hổ đó chỉ còn bã. Ngày trước nấu cao hổ, sau khi làm thịt xong, lọc xương phải ngâm bộ xương trong nước suối chảy xiết cả tháng trời mới đưa về nấu được. Mất 2 - 3 ngày chẻ xương, rồi cho vào cối ly tâm quay. Quay cho lóc hết thịt, gân, tủy, rồi đưa ra ngâm nước lá cải nóng, phơi khô ngâm phèn hoặc ngâm nước lá đu đủ là xong. Người ta bổ xương vào nồi áp suất nấu 1 ngày, rồi vớt xương ra làm sạch, giống như nấu cao ngựa bạch nhưng làm như thế không sạch được tủy. Trong văn hóa. Việc săn hổ được thể hiện trong văn hóa một số quốc gia, khi người ta săn hổ hay tổ chức một số nghi lễ để cầu cho cuộc săn suôn sẻ. Ở Việt Nam có lễ hội nghi lễ tại hội làng La Cả, huyện Hoài Đức với tiết mục Dâng hổ thật, đánh hổ giả. Hội này đã được đã duy trì được truyền thống này 120 năm nay vào mỗi dịp mùng 7 đến 11 tháng giêng âm lịch. Đây là nghi lễ dâng tế người có công giết hổ và được tôn làm Thành hoàng làng năm xưa. 16 trai làng được tuyển chọn để khênh kiệu vào đình. Nổi bật nhất lễ hội là màn đánh hổ. Đoàn thợ săn cùng cung tên, giáo mác và trống chiêng đi bắt tại một cánh rừng giả định giữa sân đình. Đây là loài hổ lang mép vàng, do một nam thanh niên thủ vai. Ngoài ra con có tiết mục rước Kiệu ông, Kiệu bà có trang trí bộ da hổ thật, tưởng nhớ chiến công của thần lúc sinh thời.
1
null
Gambela, () là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia. Trước đay nó là "vùng 12", thủ phủ của vùng là Gambela. Vùng nằm giữa các sông Baro và Akobo. Vườn quốc gia Gambela có diện tích xấp xỉ 5.061 km² hay 17% lãnh thổ của vùng. Các dân tộc chính tỏng vùng là người Nuer (46,66%), người Anuak (21,16%), người Amhara (8,42%), người Kafficho (5,04%), người Oromo (4,83%), người Mezhenger (4%), người Shakacho (2,27%), người Kambaata (1,44%), người Tigray (1,32%). Tiếng Nuer là ngôn ngữ thứ nhất của 48,35% cư dân, kế tiếp là tiếng Anuak với 22,02%, tiếng Amhara với 11,11%, tiếng Oromo với 4,85%, tiếng Kafa với 4,65%, tiếng Shakacho với 2,48%. 70,1% cư dân trong vùng là tín đồ Tin Lành, 16,8% là tín đồ Ki-tô giáo Chính thống, 4,9% là tín đồ Hồi giáo, 3,8% thực hành các tôn giáo truyền thống, 3,4% là tín đồ Công giáo La Mã
1
null
Harari (tiếng Amhara: ሐረሪ), là một trong 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") của Ethiopia, bao trùm quê hương của người Harari. Trước đây vùng có tên là vùng 13. Thủ phủ của vùng là Harar. Đây là vùng nhỏ nhất trong các vùng của Ethiopia. Thành phần dân tộc của vùng Harari là người Oromo (56,41%), người Amhara (22.77%), người Harari (8,65%), người Gurage (4,34%), người Somali (3,87%), người Tigray (1,53%), và Argobba (1,26%). Các ngôn ngữ được nói bao gồm tiếng Oromo (56,84%), tiếng Amhara (27,53%), tiếng Harari (7,33%), tiếng Somali (3,70%), và tiếng Gurage (2,91%). 68,99% cư dân trong vùng là tín đồ Hồi giáo, 27,1% là tín đồ Chính thống giáo Ethiopia, 3,4% là tín đồ Tin Lành, 0,3% là tín đồ Công giáo La Mã, và 0,2% theo các tôn giáo khác.
1
null
Wilhelm Carl Hermann von Blume (10 tháng 5 năm 1835 tại Nikolassee, Berlin – 20 tháng 5 năm 1919 tại Berlin) là một Trung tướng quân đội Phổ. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Blume sinh vào tháng 5 năm 1835 ở thủ đô Berlin. Năm 1852, ông nhập ngũ và phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh số 13 (số 1 Westfalen). Hai năm sau (1854), ông được phong quân hàm Thiếu úy, rồi được lên cấp Trung úy vào năm 1861. Năm sau (1855), Blume được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Bộ binh số 27. Vào năm 1865, với cấp hàm Đại úy, ông được cắt cử làm sĩ quan phụ tá của Bộ trưởng Chiến tranh Albrecht Graf von Roon. Trên cương vị này, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo vào năm 1866. Hai năm sau (1868), ông được giao quyền chỉ huy đại đội ytonh Trung đoàn Bộ binh số 16 (số 3 Westfalen), ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu với cấp bậc Thiếu tá và tham gia Bộ Tổng chỉ huy Tối cao ("Großen Hauptquartier") trong Chiến dịch đánh Pháp (1870 – 1871). Ông đã tham chiến các trận đánh ở Gravelotte-St. Privat ngày 18 tháng 8, Beaumont ngày 30 tháng 8, Sedan vào tháng 9 năm 1870 và cuộc vây hãm thủ đô Pháp. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông trở lại Bộ Chiến tranh với một chức Trưởng phòng, đồng thời trở thành Giảng viên Lịch sử Quân sự Học viện Chiến tranh ("Kriegsakademie"). Đến năm 1879, Blume được thăng cấp hàm Đại tá và lãnh chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn số 36. Năm sau (1880), ông được giao quyền hành của Chủ tịch Ủy ban Quân sự trong các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội nghị Berlin. Với trọng trách này, ông đã được phái đến Ḳusṭanṭīniyye vào năm 1881. Năm 1883, ông được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đoàn IV, sau đó ông được lên cấp hàm Thiếu tướng rồi một lần nữa được điều vào Bộ Chiến tranh năm 1885. Tại đây, ông chỉ đạo Bộ phận Kinh tế Quân sự. Vào năm 1888, Blume được phong hàm quý tộc và được giao quyền cai quản Cục Chiến tranh Tổng hợp. Với cương vị này, ông đã tham gia công cục mở rộng quân đội. Vào tháng 9 năm 1888, ông được phong cấp bậc Trung tướng, sau đó ông được thụ phong Tư lệnh Sư đoàn số 8 vào tháng 4 năm 1889. Tháng 10 năm 1891, ông được đổi vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee") với chức vụ Tướng tư lệnh. Không lâu sau đó, tháng 4 năm 1892, ông trở thành Tướng tư lệnh của Quân đoàn XV, và chỉ huy quân đoàn cho đến khi về hưu vào năm 1896. Sau khi từ trần vào tháng 5 năm 1919 ở Berlin, ông được mai táng trong nghĩa trang Nikolassee, ngày nay thuộc quận Bezirk Steglitz-Zehlendorf, Berlin.
1
null
Chủ nghĩa dân tộc Đài Loan (chữ Hán giản thể: 台湾民族主义; chữ Hán phồn thể: 臺灣民族主義; bính âm: Táiwān Mínzú Zhǔyì; Bạch thoại tự: Tâi-oân bîn-cho̍k-chú-gī; Hán-Việt: Đài Loan dân tộc chủ nghĩa) là một phong trào chính trị dân tộc nhằm xác định người Đài Loan là một dân tộc riêng biệt. Do tình trạng chính trị phức tạp của Đài Loan, nó được liên kết chặt chẽ với phong trào độc lập Đài Loan nhằm tìm kiếm một bản sắc riêng biệt với người Trung Quốc. Điều này liên quan đến việc giáo dục lịch sử, địa lý và văn hóa từ quan điểm lấy Đài Loan làm trung tâm, thúc đẩy các ngôn ngữ bản địa của Đài Loan như tiếng Phúc Kiến Đài Loan, tiếng Hẹ và ngôn ngữ bản địa, cũng như cải cách ở các khía cạnh khác. Kể từ khi dân chủ hóa và sự phát triển của các mối quan hệ xuyên eo biển, chủ nghĩa địa phương ở Đài Loan đã phát triển thành một hệ tư tưởng chính trị dân tộc chủ nghĩa với sự nhấn mạnh hơn về quyền tự trị thay vì thống nhất. Chủ nghĩa dân tộc Đài Loan tìm cách đoàn kết cư dân Đài Loan thành một quốc gia và nhóm người có bản sắc chung của Đài Loan. Điều này càng dẫn đến sự xuất hiện của một phong trào đòi độc lập ở Đài Loan được một số ủng hộ nhưng không nhất trí từ công chúng. Tham khảo. 2. Tzeng, Shih-jung, 2009. From Honto Jin to Bensheng Ren- the Origin and Development of the Taiwanese National Consciousness, University Press of America. ISBN 0-7618-4471-6.
1
null
A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Trước đây "bản A Pa Chải" là bản ở cực tây trên đất liền của miền bắc Việt Nam. Tên "A Pa Chải" được dùng đặt cho tên đồn biên phòng và cho cửa khẩu A Pa Chải. Nằm ở phía tây tây bắc bản A Pa Chải cách cỡ 8 km theo đường thẳng, là đỉnh "Khoan La San" cao 1864 m so với mực nước biển, là điểm cao đặt cột mốc biên giới 3 nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Nơi này được mệnh danh là "1 con gà gáy cả ba nước đều nghe thấy". Điểm cao này cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi đây chủ yếu là người Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Hiện nay từ bản A Pa Chải đã tách và lập ra bản Tá Miếu thuộc xã Sín Thầu, và là bản cực tây thật sự ở miền bắc Việt Nam . Dẫu vậy tên gọi "Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải" vẫn lưu truyền trong các giới thiệu về điểm mốc nói trên là một điểm du lịch hấp dẫn. Đặc điểm. Để đến được cao điểm cực tây này, cần phải vượt qua ít nhất 500 km từ Hà Nội lên thành phố Điện Biên Phủ, rồi tiếp tục chặng đường núi gập ghềnh, quanh co thêm chừng 260 km nữa mới vào đến xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, nơi có đường biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Từ đây, ta tiếp tục xuôi theo con đường nhựa xuyên Mường Nhé là đến A Pa Chải. Vào mùa khô đường đến A Pa Chải tương đối dễ đi, nhưng vào mùa mưa, những cung đường trở nên rất khó khăn, thậm chí rất nguy hiểm. Khí hậu 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 – 10. Mùa khô từ tháng 11 – 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 21 – 23 độ C. A Pa Chải là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 (không số) có tọa độ 22°23'53"N 102°8'51"E, nằm trên đỉnh núi Khoan La San thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cột mốc là ngã ba biên giới của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, cột mốc được 3 quốc gia thống nhất cắm mốc vào ngày 27/6/2005, được làm bằng đá granit, cắm giữa một hình lục giác, bên ngoài cùng là khối vuông diện tích 5x5m, cột cao 2 mét có 3 mặt quay về 3 hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia. Kinh tế. Ngoài nông nghiệp, cư dân A Pa Chải còn có điều kiện thông thương buôn bán với nước bạn Trung Quốc thông qua cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú. Hiện thời trao đổi hàng hóa chủ yếu là theo chợ phiên . Du lịch. Ngày nay, A Pa Chải không còn là một địa danh xa lạ, rất nhiều đoàn khách từ khắp nơi đã tìm đến nơi đây để có thể trải nghiệm những cảm giác mới lạ. Năm 2010, A Pa Chải đã đón gần 1.000 lượt khách tham quan. Trong số đó, phần lớn du khách là người trẻ thích khám phá, mạo hiểm. A Pa Chải sở hữu khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ động thực vật đa dạng, cùng nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số. Liên kết ngoài. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/chuyen-dong-ho-po-o-nga-ba-bien-gioi/224732.html
1
null
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại chúng GMM Grammy ( hay G"MM' Grammy) là công ty giải trí truyền thông lớn nhất tại Thái Lan. Công ty này xác nhận đóng góp 70% ngành công nghiệp giải trí Thái Lan. Các nghệ sĩ tiêu biểu của Grammy bao gồm Bird Thongchai, , Silly Fools , Loso , Tai Orathai , Bie Sukrit , Tata Young , Mos Patiparn , Bodyslam , Getsunova , Joey Boy... Ngoài việc kinh doanh âm nhạc, công ty còn tham gia vào sản xuất buổi hòa nhạc, quản lý nghệ sĩ, sản xuất phim điện ảnh, truyền hình và xuất bản. Âm nhạc. Công ty có 15 công ty âm nhạc con: GMMTV RECORDS và GMM A trực thuộc bộ phận GMM Channel Digital TV và Exact Music trực thuộc bộ phận GMM One Digital TV. Công ty TNHH MGA phụ trách sản xuất và phân phối, đồng thời chuỗi cửa hàng băng đĩa Imagine là nhà bán lẻ trực thuộc công ty. Việc phát hành bài hát do Công ty TNHH GMM Music Publishing International phụ trách. Clean Karaoke đảm nhận cấp phép cho các bản karaoke và trang thiết bị liên quan cho GMM Grammy. Danh sách các nghệ sĩ của GMM Grammy. Một số nghệ sĩ hiện tại và trước đây của hãng GMM Grammy gồm (chưa đầy đủ): Truyền thông. Điện ảnh. GMM Grammy đã lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh với nhiều công ty con khác nhau: Grammy Film (1995–2000), GMM Pictures (2002–2004), GMM Tai Hub (GTH, 2004–2015), và GDH 559 (2016–nay). Grammy Film và GMM Pictures là những công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn, còn GTH được thành lập vào năm 2004 với tư cách liên doanh với Tai Entertainment và Hub Ho Hin Bangkok, sau bộ phim thành công vang dội "My Girl" (2003). GMM Grammy sở hữu 51% cổ phần của GDH 559, công ty được thành lập vào năm 2016 với tư cách là công ty kế nhiệm của GTH sau những bất đồng dẫn đến sự tan rã của Tai Entertainment. GMM Z. Công ty TNHH GMM Z là công ty con của GMM Grammy chuyên sản xuất và phân phối các set-top box phát sóng các kênh truyền hình miễn phí và các nội dung riêng của công ty. Công ty trước đây từng điều hành Z PAY TV, một nền tảng truyền hình trả phí cung cấp nội dung cao cấp và độc quyền như giải Bundesliga, UEFA Euro 2012, và các kênh từ FOX International Channels trước khi nó được bán cho CTH. Truyền hình. GMM Grammy có 2 kênh truyền hình kỹ thuật số: Các studio, hãng sản xuất phim truyền hình, chương trình nhiều tập, chương trình truyền hình, trò chơi truyền hình và chương trình tạp kỹ, gồm: Radio. Atime Media, một công ty con của GMM Grammy, điều hành các đài sau: Xuất bản. Tạp chí. Các tạp chí được sản xuất bởi GMM Grammy bao gồm: Báo. GMM Grammy có một phần cổ phần tại "Bangkok Post" và Matichon Group, nơi xuất bản một số nhật báo tiếng Thái, bao gồm "Matichon" và "Khao Sod".
1
null
Vùng Tigray (ትግራይ ክልል "Tigrāy Kilil") là vùng cực bắc trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc ("kililoch") tại Ethiopia. Vùng bao trùm quê hương của người Tigray, có tên cũ là vùng 1. Thủ phủ của vùng là Mek'ele. Tigray giáp với các vùng Gash Barka và Nam của Eritrea ở phía bắc, giáp với bang Gedaref của Sudan ở phía tây, giáp với vùng Afar ở phía đông, và giáp với vùng Amhara ở phía nam và tây nam. NGoài Mek'ele, các đô thị chính của vùng Tigray là Abiy Addi, Adigrat, Adwa, Axum, Humera, Korem, Maychew, Qwiha, Shire (Inda Selassie), Wukro và Zalambessa, và đô thị mang tính lịch sử là Yeha.
1
null
Dire Dawa (, ,  "Nơi chữa trị", ,  "nơi Dir cắm giáo", ) là một trong hai thành phố trực thuộc trung ương ("astedader akabibi") của Ethiopia (còn lại là thủ đô Addis Ababa). Về hành chính, nó được chia thành hai phần, vùng đô thị nội thành và vùng phị đô thị Gurgura. Theo "Futuh Al Habasha: Conquest of Abyssinia", khu vực này từng được gọi là Dir theo một bộ tộc người Somali. Dire Dawa nằm ở miền đông đất nước, bên sông Dechatu. Ở tọa độ , đây là thành phố lớn thứ nhì Ethiopia. Dire Dawa là một trung tâm công nghiệp, nơi có nhiều chợ và sân bay quốc tế Aba Tenna Dejazmach Yilma. Đại học Haramaya nằm cách . Khí hậu. Kiểu khí hậu chính ở Dire Dawa là xavan ("Aw"), tiếp giáp với khí hậu bán khô hạn nóng ("BSh").
1
null
Sông Benue (, ), trước đây gọi là sông Chadda hay Tchadda, là một chi lưu chính của sông Niger. Sông Benue dài xấp xỉ và tàu thuyền gần như đều có thể đi trên sông trong những tháng mùa hè. Do vậy, sông là một tuyến đường giao thông quan trọng tại những khu vực mà nó chảy qua. Sông Benue bắt nguồn từ cao nguyên Adamawa ở bắc bộ Cameroon, từ đây sông chảy về phía tây, qua đô thị Garoua và hồ chừa Lagdo, tiến vào Nigeria ở phía nam dãy núi Mandara, và qua Jimeta, Ibi và Makurdi trước khi gặp sông Niger tại Lokoja. Các chi lưu lớn nhất của sông Benue là sông Gongola và Mayo Kébbi- hết nối Benue với sông Logone (thuộc hệ thống sông đổ vào hồ Chad) trong các trận lũ. Các chi lưu khác là sông Taraba và sông Katsina Ala. Tại điểm hợp lưu, Benue vượt quá Niger nếu xét về dung tích (lưu lượng trung bình trước 1960: 3400 m³/s vs. 2500 m³/s). Trong các thập kỷ sau đó, lưu lượng của cả hai sông suy giảm đáng kể do các công trình thủy lợi.
1
null
JDS "Izumo" (DDH-183) là một tàu sân bay trực thăng (chính thức phân loại của Nhật Bản là một tàu khu trục máy bay trực thăng) và chiếc đầu tiên trong lớp tàu khu trục Izumo của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Đây là chiếc tàu chiến thứ hai được đặt tên theo tỉnh Izumo, với con tàu trước đó là tàu tuần dương bọc thép Izumo (1898). Với khả năng có thể mang tối đa 28 trực thăng các loại và triển khai cùng lúc 9 trực thăng trên boong, Izumo sở hữu năng lực chống ngầm và cảnh báo sớm mạnh mẽ. Trong trường hợp cần thiết, nó có thể trở thành một trung tâm chỉ huy và ứng phó thảm họa nhân đạo. Các nhà phê bình bao gồm cả phía Trung Quốc cho rằng nó có thể được sửa đổi để được sử dụng như một tàu sân bay thông thường. Do hạn chế hiến pháp, lực lượng quân sự của Nhật Bản bị cấm sở hữu vũ khí tấn công. Con tàu được hạ thủy vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 và ra mắt vào ngày 06 tháng 8 năm 2013. Đây là tàu hải quân lớn nhất Nhật Bản kể từ đệ nhị thế chiến.
1
null
Hiến luật thành phố (hay thành phố hiến luật) là thành phố hoạt động theo những quy tắc và điều lệ xác định rõ ràng trong hiến luật của thành phố này. Hiến luật thành phố hoạt động trong khuôn khổ luật của quốc gia do cơ quan lập pháp ban hành và do chính phủ quy định chi tiết hóa luật. Tuy nhiên, hiến luật thành phố được luật quốc gia cho phép toàn quyền quyết định một số lãnh vực cụ thể liên quan đến công tác quản lý thành phố. Cơ chế để thành phố viết nên hiến luật cho mình và cơ chế thực hiện hiến luật đó do chính cư dân của thành phố ấy tự định đoạt. Hiến luật thành phố có nhiều nét tương đồng với vùng quản lý đặc biệt (đặc khu hành chính). Những ví dụ. Hồng Kông và Macau là 2 vùng quản lý đặc biệt (đặc khu hành chính) thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng là một hình thức của hiến luật thành phố. Trung Quốc cũng có nhiều đặc khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế (ví dụ: đặc khu Thẩm Quyến) không được hưởng nhiều quyền tự chủ giống như Hồng Kông và Macau. Ở tiểu bang California của Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ, các thành phố hoạt động theo 2 chế độ: chế độ công luật và chế độ hiến luật. Nếu thành phố không tuyên bố theo hiến luật thì mặc định là theo công luật. Công luật do chính quyền tiểu bang ban hành và thống nhất trên toàn lãnh thổ tiểu bang. Hiến luật là quy định riêng về quy tắc hoạt động và điều lệ hoạt động do cử tri thành phố quyết định thông qua cơ chế Hội đồng Thành phố (city council) hoặc là một Ủy ban Quản trị Thành phố (City Governing Board). California có tất cả 478 thành phố, trong đó có 178 thành phố hoạt động theo hiến luật (riêng), và những thành phố còn lại hoạt động theo công luật của tiểu bang. Hiến luật của các thành phố có thể khác nhau. Những hiến luật thành phố nổi tiếng là Los Angeles, San Francisco, Newport Beach, Huntington Beach và Irvine. Ở Đức có thành phố Beck nơi có cảng Hansa League. Tuy rằng các thành phố theo quy chế hiến luật được nhiều tự chủ trong hoạt động của mình, nhưng nhìn chung vẫn chịu nhiều ràng buộc của luật chi phối cấp cao mà thành phố là một đơn vị hành chính trưc thuộc. Ngoài ra cư dân các thành phố này cũng phải chịu sự điều chỉnh của các luật quốc gia mà cơ quan lập pháp đã quy định có hiệu lực pháp lý cao hơn hiến luật của thành phố, hoặc khi hiến luật của thành phố không có thẩm quyền quy định các lãnh vực thuộc về luật quốc gia. Ở Việt nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong quá trình đề nghị chính quyền trung ương giao thêm nhiều quyền hạn và tự chủ tài chính. Nhưng phải được Quốc hội cho ý kiến thông qua. Dẫn nguồn. Báo Người Lao động, ngày 27/9/2013, HĐND TP HCM đã thông qua Nghị quyết về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP để trình Chính phủ URL: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thong-qua-de-an-chinh-quyen-do-thi-20130927102842108.htm
1
null
Nami (Hangul: 남이섬, Romaja quốc ngữ: Namiseom, phiên âm Hán-Việt: "Nam Di đảo") là đảo sông có hình bán nguyệt nằm ở Chuncheon, Hàn Quốc. Đảo hình thành khi nước sông Bắc Hán dâng lên làm ngập một vùng đất, nguyên do là việc xây dựng Đập Cheongpyeong (Hangul: 청평댐) vào năm 1944. Một công ty du lịch đã phát triển đảo Nami thành công viên giải trí. Đảo có phong cảnh thơ mộng, thu hút trên hai triệu lượt du khách mỗi năm. Đảo này từng là nơi quay phim "Bản tình ca mùa đông" nổi tiếng. Tên gọi. Tên đảo được đặt theo Tướng Nami (남이장군) - người có công dẹp loạn vào thế kỷ 13 nhưng đã chết oan vào năm 28 tuổi do bị vu cho tội mưu phản vua Thế Tổ (vị vua thứ bảy của nhà Triều Tiên). Mặc dù chưa có ai tìm ra mộ của ông nhưng có người tìm thấy một đống đá được cho là có chôn xác ông. Người ta tin rằng ai lấy dù chỉ một viên đá khỏi nơi đó thì sẽ mang về nỗi bất hạnh cho gia đình. Lịch sử. Năm 1965, Min Byungdo mua lại đảo và bắt đầu tái phủ xanh nó. Năm 1966, ông lập ra Công ty Phát triển Du lịch Gyeongchun và biến đảo thành thị trấn nghỉ dưỡng. Năm 2000, ông đổi tên công ty thành Namisum. Năm 2001, công ty Namisum bắt đầu đầu tư mạnh tay cho môi trường, nghệ thuật và các sự kiện văn hóa. Các tổ chức phi lợi nhuận như YMCA và YWCA cũng tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường như tái chế rác, giám sát môi trường và phát triển thân thiện với môi trường. Namisum cũng hỗ trợ nhiều sự kiện từ vẽ tranh đến nghệ thuật ứng dụng dưới hình thức hợp tác với nhà văn và các tổ chức quốc tế như UNICEF và UNESCO. Ngày 1 tháng 3 năm 2006, Namisum tự tuyên bố "độc lập" với tên gọi "Cộng hòa Naminara" (một dạng vi quốc gia). Địa lý. Dù chỉ cách quận Gapyeong, tỉnh Gyeonggi 3,8 km nhưng đảo Nami lại thuộc về thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon (Nam). Đảo Nami cách thủ đô Seoul 63 km về phía đông bắc, từ Seoul có thể dễ dàng đi đến đảo bằng xe buýt, tàu hỏa hoặc tàu điện ngầm chỉ mất thời gian khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Diện tích đảo là 430.000 m², có đường kính khoảng 4 km. Ở giữa đảo là thảm cỏ xanh rộng 260.000 m² được bao quanh bởi các cây dẻ và bạch dương. Ngoài ra trong khuôn viên đảo còn có vườn bách thú, vườn bách thảo và những khu vui chơi giải trí hấp dẫn. Ở đây du khách có thể bắt gặp một số loài động vật như vịt, thỏ, sóc, đà điểu và nhiều loài chim khác nhau. Du lịch. Từ năm 2002, đảo Nami trở thành một trong những điểm tham quan hút khách du lịch châu Á nhờ sự thành công của phim "Bản tình ca mùa đông". Trên đảo có nhiều trò vui chơi giải trí và có trưng bày những tác phẩm nghệ thuật làm từ vật liệu tái chế.
1
null
Viện Tài nguyên và Môi trường biển (tên giao dịch tiếng Anh: Institute of Marine Environment and Resources) là viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu triển khai, ứng dựng công nghệ, tư vấn và đào tạo cán bộ khoa học về các lĩnh vực tài nguyên - môi trường biển, vùng bờ biển và hải đảo. Đây là cơ sở nghiên cứu biển đầu tiên ở phía Bắc Việt Nam và là một trong ba viện đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam khi Viện này mới thành lập vào năm 1975. Sau khi đất nước thống nhất, vào năm 1976 một bộ phận lớn cán bộ khoa học của Viện di chuyển vào Nha Trang để tiếp quản Viện Hải dương học. Viện Tài nguyên và Môi trường biển (từ tháng 6 năm 2008) trở thành viện nghiên cứu cấp quốc gia trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ Việt Nam. Viện Tài nguyên và Môi trường biển có các lĩnh vực hoạt động chính là điều tra, nghiên cứu cơ bản vùng biển, bờ biển, hải đảo của Việt Nam; nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ biển; hoạt động tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ; xây dựng và phát triển bảo tàng hải dương học, cơ sở dữ liệu biển và đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển. Cơ cấu. "Nguồn": Ban lãnh đạo. Gồm một Viện trưởng và Phó Viện trưởng: Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học của Viện Tài nguyên và Môi trường biển gồm các thành viên được Chủ tịch của cơ quan chủ quản là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quyết định dựa trên đề xuất của Viện Tài nguyên và Môi trường biển. Các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên hội đồng được bầu theo quy định của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lịch sử tên gọi. Viện đã có một số lần thay đổi tên và cơ quan chủ quản: Sách chuyên khảo. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Thu, Chu Thế Cường, Nguyễn Đức Thế, Đàm Đức Tiến, Trần Đức Thạnh, Vũ Duy Vĩnh, Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Đắc Vệ, Đinh Văn Nhân, 2016. Mức độ suy thoái và giải pháp pcuj hồi một số hệ sinh thái đầm phá ven biển Miền Trung. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 380 tr. ISBN 978-604-913-505-4 Lưu Văn Diệu, Cao Thị Thu Trang, Lê Xuân Sinh, Vũ Thị Lựu, Trần Đức Thạnh, 2016. Sức tải môi trường các thủy vực tiêu biểu ven bờ Việt Nam. Nhà xuất bản. Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. 355tr. ISBN 978- 604-913-507-1 Trần Đức Thạnh (chủ biên), Bùi Quang Sản, Nguyễn Văn Cấn, Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Lưu Văn Diệu, Nguyễn Thị Thu, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh, 2015. Thiên nhiên và môi trường vùng bờ Hải Phòng. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 310 tr. ISBN 978-604-913-396-1. . Đỗ Công Thung, Chu Văn Thuộc, Nguyễn Đăng Ngải, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Văn Quân, Cao Thị Thu Trang, Lê Thị Thúy, Bùi Văn Vượng, 2014. Đa dạng sinh học và tiềm năng bảo tồn quần đảo Trường Sa. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. ISBN 978-604-913-200-1. 213 trang. Tran Dinh Lan, Luc Hens, Cao Thi Thu Trang and Do Thi Thu Huong, 2014. Environmental Management of Sea Ports in Vietnam. Nhà xuất bản. Publishing house for science and technology, Ha Noi. ISBN 9786049132193. 317 trang. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2014. Quy trình điều tra khảo sát Tài nguyên và Môi trường biển. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 214 trang . Nguyễn Văn Tiến, 2013. Nguồn lợi thảm cỏ biển Việt Nam. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. ISBN 978-604-913-109-7. 346 trang. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Đinh Văn Huy, Nguyễn Văn Quân, Cao Thị Thu Trang, Trần Anh Tú, 2013. Thiên nhiên và môi trường vùng biển đảo Bạch Long Vĩ. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 275 trang . Trần Đức Thạnh, Lê Đức An, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Quân, Tạ Hòa Phương, 2012. Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan Địa chất, sinh thái tiêu biểu. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. ISBN 978-604-913-063-2. 324 trang . Trần Đức Thạnh, Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú, 2012. Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 297 trang . Tran Duc Thanh, Chapter 20: “National coordination of the JSPS coastal marine science program in Vietnam. P.201 -209. in: Shuhei Nushida, Migual D. Fortes & Nobuyuki Miyazaki (editors), 2011. “Coastal Marine Science in Southeast Asia”. Syntheis report of the Core University Program of the Japan Society for the Promotion of Science: Coastal Marine Science (2001 – 2010). Published by TERRAPUB, Tokyo. Japan. P.2001 – 2012. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Trần Đình Lân, Đinh Văn Huy, Phạm Hoàng Hải, 2011. Định hướng quản lý tổng hợp vùng bờ biển Bắc Bộ. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 250 trang . Nguyễn Đức Cự, 2010. Công nghệ xử lý nước bằng hệ thống hoàn lưu khép kín phục vụ sản xuất giống và nuôi trồng hải sản ven bờ Việt Nam. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử và Đinh Văn Huy, 2010. Tiến hoá và động lực hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 225 trang . Nguyễn Đăng Ngải (chủ biên), Hoàng Thị Hà, Đào Huy Giáp, 2008. San hô Vịnh Hạ Long. Nhà xuất bản. Giáo dục. 74 trang. Nguyễn Nhật Thi, 2008. Cá biển Việt Nam - Bộ cá vược. Nhà xuất bản. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 246 trang. Nguyễn Văn Tiến, Từ Thị Lan Hương, 2008. Phương pháp nghiên cứu cỏ biển (Seagrass Research Methods). Nhà xuất bản. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 102 trang. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh, 2008. Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 295 trang . Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng, 1990. “Địa Chí Hải Phòng”. Tập 1. Nhà xuất bản. Hải Phòng. 248 trang. Trần Đức Thạnh, Chương hai: địa chất (trang 21 – 37), Nguyễn Thanh Sơn, Trần Đức Thạnh và Đinh Văn Huy: Chương ba: Địa hình - Địa mạo (trang 38 – 52). Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Trung Hán, Ngô Đăng Lợi, Nguyễn Văn Sơn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Trí, Trịnh Ngọc Viện, 1989. Địa chí quận Hồng Bàng. Nhà xuất bản. Hải Phòng. 168 trang. Hoàng Anh Hùng, Nguyễn Ngọc Thao, Ngô Đăng Lợi, Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Trần thị Thu Hà, Trịnh Minh Hiên, Trần Quốc Thành, Nguyễn Lệnh Năng, Phạm Xuân Thanh, Đoàn Thị Thu, 2003. Địa chí Thị xã Đồ Sơn.Nhà xuất bản. Hải Phòng. 282 trang. Trần Đức Thạnh, Bùi Văn Vượng, Vũ Duy Vĩnh, Dương Thanh Nghị, Nguyễn Văn Quân, Trần Văn Phương, Đoàn Trường Sơn, 2015. Phần thứ nhất: Địa lý, địa chất, thủy văn, thực vật - động vật, dân cư, dân số và lao động. Trong: Đoàn Trường Sơn (chủ biên) “Địa chí Thủy Nguyên”. Nhà xuất bản. Hải Phòng. Tr. 13 - 236. Đỗ Nam, Nguyễn Việt, Trương Đình Hùng, Hoàng Tấn Liên, Nguyễn Văn Hùng, Phùng Đức Vinh, Hà Học Kanh, Trần Đức Thạnh, Phan Văn Hoà, Nguyễn Doanh Anh, Lê Quang Vinh, 2004. Đặc điểm khí hậu – thủy văn Thừa Thiên Huế. Nhà XB Thuận Hoá, Húe. Tr. 1- 156. Nguyễn Thanh, Lê Văn Thăng, Hà Học Kanh, Nguyễn Khoa Lạnh, Trương Văn Lới, Bùi Văn Nghĩa, Mai Văn Phô, Võ Văn Phú, Lê Đình Phúc, Lê Xuân Tài, Trần Đức Thạnh, Hoàng Đức Triêm, Nguyễn VIệt, 2005. Địa chí Thừa Thiên Huế. Phần Tự nhiên. Nhà xuất bản. Khoa học Xã hội. 307 trang. Phùng văn Phách (chủ biên), Nguyễn Trọng Tín, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Ngọc, Doãn Đình Lâm, Nguyễn Như Trung, Hoàng Văn Long, Nguyễn Thị Đậu, Đinh Văn Huy, Trần Tuấn Dũng, Vũ Văn Chinh, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Trung Thành, Phạm Tuấn Huy, Lê Đức Anh, Nguyễn Quang Minh. 2011. Kiến tạo - Địa động lực và tiềm năng dầu khí của bể trầm tích sông Hồng - Vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 212 trang. Tran Duc Thanh, TD Lan, PV Luong, 2005. Chapter 12, in: Garris P.G. (ed.):. Eco-politics, foreign policy, and sustainable development. United Nations University Press and Erthscan Publications Ltd. London-Stirling, VA. pp. 183–200. ISBN 92-808-1113-4 Trần Đức Thạnh, 1998. Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long. NXb. Thế giới. Hà Nội. 94 Tr. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1872; cấp theo Quyết định số 68559/QĐ-SHTT ngày 01/10/2018 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN. Tên sáng chế: Quy trình xác định sức tải của thủy vực ven biển. Tác giả: Lưu Văn Diệu, Trần Đức Thạnh, Cao Thị Thu Trang, Lê Xuân Sinh. Giải thưởng. "Nguồn:" Khen tặng. Huân chương Độc lập Hạng ba của Nhà nước Việt Nam cho Viện Tài nguyên và Môi trường biển theo Quyết định số 1126/QĐ-CTN ngày 06 tháng 8 năm 2009 của Chủ tịch nước. Huân chương Lao động Hạng ba của Nhà nước Việt Nam cho GS.TS. Trần Đức Thạnh, theo Quyết định số 930 /QĐ-CTN ngày 09 tháng 05 năm 2014 của Chủ tịch nước . Huân chương Lao động Hạng ba của Nhà nước Việt Nam cho GS.TS. Đỗ Công Thung theo Quyết định số... năm 2018 của Chủ tịch nước Kỷ niệm chương chương vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam cho GS.TS. Trần Đức Thạnh, theo Quyết định số 10/QĐ-UBQG UNESCO VN ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch UNESCO Việt Nam .
1
null
Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu calci và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol). Cholecalciferol và ergocalciferol có thể đưa vào cơ thể qua việc ăn uống và các biện pháp bổ sung. Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (vì thế nó còn được mệnh danh là "vitamin ánh nắng"). Mặc dù vitamin D thường được gọi là một vitamin, nhưng trong một ngữ nghĩa hẹp thì nó không phải là một vitamin thiết yếu trong chế độ ăn, bởi vì hầu hết động vật có vú đều có thể tự tổng hợp nó đủ cho cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một chất chỉ được phân loại là vitamin thiết yếu khi nó không thể được cơ thể tổng hợp đủ, mà phải nạp vào thông qua việc ăn uống. Tuy nhiên, cũng như các vitamin khác, người ta đã phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn có thể gây ra bệnh, cụ thể là bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em). Vì thế, ở các nước phát triển, người ta thêm vitamin D vào khẩu phần ăn thiết yếu, chẳng hạn như sữa, để tránh các bệnh do thiếu hụt. Việc tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cùng với việc hấp thụ từ chế độ ăn uống đều giúp duy trì nồng độ thích hợp của vitamin này trong huyết thanh. Bằng chứng cho thấy sự tổng hợp từ ánh nắng mặt trời được điều chỉnh bởi một vòng hồi tiếp ngược (là vòng tự điều chỉnh lượng vitamin D cần tổng hợp tùy theo nhu cầu cần thiết của cơ thể), do đó có thể ngăn chặn ngộ độc, tuy nhiên, do không chắc chắn về nguy cơ gây ung thư từ ánh sáng mặt trời, cho nên viện Y học Hoa Kỳ (IOM) không đưa ra lời khuyên về lượng phơi nắng cần thiết để đáp ứng nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Vì vậy, khi đưa ra Chế độ ăn tham khảo ("Dietary Reference Intake; DRI") thì người ta giả định rằng toàn bộ lượng vitamin D cần thiết là thông qua thực phẩm chứ không phải từ cơ thể tổng hợp thành, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Ngoài việc sử dụng nó để ngăn ngừa loãng xương hoặc còi xương, thì không có bằng chứng gì về những ảnh hưởng tích cực khác đối với sức khỏe của việc bổ sung vitamin D một cách đại trà. Bằng chứng về lợi ích tốt nhất là cho sức khỏe của xương và làm giảm tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao tuổi. Tại gan, cholecalciferol (vitamin D3) được chuyển hóa thành calcidiol, còn được gọi là calcifediol (INN), 25-hydroxycholecalciferol, hoặc 25-hydroxyvitamin D3 — viết tắt là 25(OH)D3. Ergocalciferol (vitamin D2) được chuyển hóa thành 25-hydroxyergocalciferol, còn được gọi là 25-hydroxyvitamin D2 — viết tắt là 25(OH)D2. Đây là hai chất chuyển hóa đặc trưng của vitamin D được đo nồng độ trong huyết thanh để xác định tình trạng vitamin D của một người. Một phần của calcidiol được chuyển hóa qua thận thành calcitriol, một chất hoạt hóa sinh học của vitamin D. Calcitriol tuần hoàn như một hormone trong máu, để điều chỉnh nồng độ calci và phosphate trong máu và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và tái tạo của xương. Calcitriol cũng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh-cơ và hệ miễn dịch. Tác dụng. Những ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đối với sức khỏe là không chắc chắn. Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) báo cáo rằng: "Việc bổ sung vitamin D và calci không có mối liên hệ đáng tin nào với bệnh ung thư, bệnh tim mạch và cao huyết áp, tiểu đường và hội chứng rối loạn chuyển hóa, hoạt động thể chất và té ngã, chức năng miễn dịch và các rối loạn tự miễn, nhiễm trùng, bệnh lý thần kinh-cơ, tiền sản giật; và các kết quả thường mâu thuẫn nhau". Một số nhà nghiên cứu cho rằng IOM đã đưa ra khẳng định quá dứt khoát trong khuyến nghị của mình và đã tính toán sai nồng độ vitamin D trong máu liên quan đến sức khỏe của xương. Các thành viên hội đồng của IOM cho rằng họ đã sử dụng một "quy trình chuẩn cho các khuyến nghị về chế độ ăn uống" và bản báo cáo được dựa trên các dữ liệu vững chắc. Nghiên cứu về việc bổ sung vitamin D, bao gồm cả thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn, vẫn đang được tiếp tục. Tổng giám đốc nghiên cứu và phát triển và là cố vấn trưởng của Bộ Y tế và NHS của Anh cho rằng trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần dùng vitamin D bổ sung, đặc biệt là trong mùa đông. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D không được khuyến khích đối với những người đã có đủ vitamin D từ chế độ ăn và từ ánh sáng mặt trời. Tỷ lệ tử vong. Nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng, và cho phụ nữ cao tuổi bổ sung vitamin D3 trong quá trình điều dưỡng dường như làm giảm nguy cơ tử vong. Vitamin D2, alfacalcidol, và calcitriol có thể không có hiệu quả. Tuy nhiên, cả dư thừa lẫn thiếu hụt vitamin D đều gây ra rối loạn chức năng và lão hóa sớm. Nồng độ calcidiol trong huyết thanh có mối quan hệ theo một hình parabol với tỷ lệ tử vong với mọi căn nguyên. Sức khỏe xương. Năm 2013, United States Preventive Services Task Force (lực lượng tác vụ phòng bệnh Hoa Kỳ) không tìm đủ bằng chứng để xác định phụ nữ khỏe mạnh nên sử dụng bổ sung calci và vitamin D để ngăn ngừa gãy xương. Cũng trong năm 2013, một phân tích tổng hợp cũng không tìm thấy bằng chứng chứng minh việc bổ sung vitamin D làm tăng mật độ xương và do đó không khuyến khích sử dụng nó để ngăn ngừa loãng xương. Ở những bệnh nhân loãng xương, vitamin D có lẽ không thể làm giảm nguy cơ gãy xương. Ngoại trừ một số trường hợp được chăm sóc tại nhà cho thấy calci và vitamin D có thể ngăn ngừa gãy xương hông, tuy nhiên lại gây ra những vấn đề khác đối với dạ dày và thận. Bổ sung liều cao vitamin D cho người lớn hơn 65 tuổi có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, nhưng dường như chỉ đúng khi khảo sát với một nhóm nhiều người sống chung trong một hội, hơn là những người sống đơn lẻ. Dù sao thì những bằng chứng về tác dụng của vitamin D đối với sức khỏe xương vẫn thiếu thuyết phục. Thiếu vitamin D gây ra chứng nhuyễn xương (ở trẻ em còn gọi là còi xương). Sử dụng vitamin D cho trẻ em với nồng độ bình thường không cải thiện được mật độ xương. Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp có liên quan đến việc té ngã, và mật độ xương thấp. Ung thư. Nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến một số bệnh ung thư và có thể làm tình trạng tồi tệ hơn đối với một số loại ung thư khác, tuy nhiên bổ sung vitamin D lại không cải thiện được tình trạng của những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay, không đủ bằng chứng chứng minh việc bổ sung vitamin D cho người có bệnh ung thư này là cần thiết. Kết quả nghiên cứu về tác dụng cải thiện hoặc gây hại của việc bổ sung vitamin D cho các bệnh nhân mắc các loại ung thư khác cũng không thuyết phục. Bệnh tim mạch. Thiếu bằng chứng về ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin D đối với sức khỏe tim mạch. Dùng liều vừa cho đến liều cao có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nhưng kết quả lâm sàng vẫn còn nghi vấn. Hệ miễn dịch. Tổng quát, những chức năng của vitamin D làm kích hoạt hệ miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh, tự nhiên) và làm giảm hệ miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thích nghi). Thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm virus. Vitamin D được mặc nhận có liên hệ với bệnh cúm. Vào mùa đông, do ánh sáng mặt trời ít dẫn đến việc thiếu vitamin D tổng hợp tự nhiên, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh cúm trong mùa này. Thiếu vitamin D còn là một yếu tố gây nhiễm bệnh lao, và trong lịch sử, nó từng được sử dụng để điều trị bệnh này. Năm 2011, vitamin D được điều tra nghiên cứu bằng những thử nghiệm lâm sàng. Nó cũng có thể đóng một vai trò trong việc nhiễm HIV. Mặc dù có những dữ liệu dự kiến về mối liên hệ giữa việc thiếu vitamin D với bệnh hen suyễn, nhưng các bằng chứng về việc bổ sung vitamin D cho người bệnh thu được những hiệu quả có lợi vẫn thiếu thuyết phục. Do đó, hiện nay vẫn chưa khuyến cáo bổ sung vitamin D để phòng ngừa hoặc chữa trị bệnh hen suyễn. Phụ nữ mang thai. Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có liên quan với bệnh tiểu đường do mang thai, tiền sản giật, và thai nhi nhỏ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D mang lại lợi ích không rõ ràng. Phụ nữ mang thai có đủ lượng vitamin D trong thời gian mang thai có thể có các kết quả miễn dịch tích cực. Thông thường, phụ nữ mang thai không được khuyên nên dùng thêm vitamin D. A trial of supplementation has found 4000 IU of vitamin D3 superior to lesser amount in pregnant women for achieving specific target blood levels. Thiếu hụt. Chế độ ăn uống thiếu vitamin D kết hợp việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ sẽ gây ra chứng nhuyễn xương (bệnh làm xương bị mềm, hay còi xương ở trẻ em). Trong các nước phát triển, đây là một bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, thiếu vitamin D đã trở thành vấn đề toàn cầu đối với người già và vẫn còn phổ biến ở trẻ em và người trưởng thành. Nồng độ calcidiol (25-hydroxy-vitamin D) trong máu thấp có thể là hậu quả của việc tránh nắng. Thiếu vitamin D gây suy giảm sự khoáng hóa xương và gây tổn thương xương dẫn đến bệnh mềm xương. Còi xương. Bệnh còi xương ở trẻ em biểu thị những đặc điểm như tăng trưởng chậm, các xương dài bị mềm, yếu, và dị dạng, dẫn đến chúng bị cong khi phải đỡ trọng lượng cơ thể ở trẻ em bắt đầu tập đi. Tình trạng này đặc trưng bởi chân hình vòng cung, có thể do thiếu calci hoặc phosphor, cũng như thiếu vitamin D; hiện nay, phần lớn các trường hợp còi xương là từ các nước có thu nhập thấp ở châu Phi, châu Á, hay Trung Đông, hoặc ở những người bị rối loạn di truyền trong chuyển hóa và hấp thụ vitamin D. Bệnh còi xương được Francis Glisson mô tả lần đầu tiên vào năm 1650, ông cho biết cách đó 30 năm thì bệnh này đã xuất hiện ở các quận Dorset và Somerset. Năm 1857, John Snow đưa ra giả thiết cho rằng sau đó bệnh còi xương đã lan tràn rộng rãi ở Anh, nguyên nhân là do phèn được pha trong bánh mì.. Chế độ ăn uống đóng vai trò trong sự lan rộng của bệnh còi xương được Edward Mellanby xác minh trong khoảng 1918-1920. Phân loại. Vitamin D tồn tại ở một số dạng (vitamer) khác nhau (xem bảng). Hai dạng chính là vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol và vitamin D3 hay cholecalciferol; vitamin D được viết không kèm theo chỉ số được hiểu là D2 hoặc D3 hoặc cả hai; chúng được gọi chung là calciferol. Cấu trúc hóa học của vitamin D2 được xác định lần đầu vào năm 1931. Vào năm 1935, cấu trúc hóa học của vitamin D3 đã được xác định và chứng minh là nó được tạo thành từ quá trình biến đổi của 7-dehydrocholesterol dưới tác động của tia cực tím. Trong hóa học, các dạng khác nhau của vitamin D là những secosteroid; tức là, steroid bị gãy một trong những liên kết trong các vòng steroid. Sự khác biệt về cấu trúc giữa vitamin D2 và vitamin D3 nằm trong các chuỗi bên của chúng. Chuỗi bên của D2 chứa một liên kết đôi giữa cacbon 22 và 23, và một nhóm methyl trên cacbon 24. Sinh tổng hợp. Vitamin D3 (cholecalciferol) được tổng hợp từ tác động của bức xạ tia cực tím (UV) trên tiền chất 7-dehydrocholesterol của nó. Da tạo ra vitamin D3 và cung cấp khoảng 90% nhu cầu vitamin D cho cơ thể. Phân tử này tự xuất hiện trong da động vật và trong sữa. Vitamin D3 có thể được tạo ra bằng cách cho da tiếp xúc hoặc phơi sữa (một phương thức thương mại) trực tiếp với tia cực tím. Vitamin D3 cũng được tìm thấy trong cá béo và dầu gan cá tuyết. Vitamin D2 là một dẫn xuất của ergosterol, một sterol trong màng tế bào của nấm cựa gà. Sterol này cũng có trong một số loài thực vật phù du, động vật không xương sống, nấm men, và nấm lớn. Vitamin D2 (ergocalciferol) được sản xuất từ ergosterol trong cơ thể của các sinh vật này, dưới kích thích của tia cực tím. Cũng giống như tất cả các loại vitamin D khác, không thể tạo ra vitamin D2 nếu không có bức xạ cực tím. Các thực vật có diệp lục và động vật có xương sống không thể tự sản xuất vitamin D2, vì cơ thể chúng không có tiền chất ergosterol. Quy trình sinh học sản xuất 25(OH)D từ vitamin D2 được cho rằng tương tự như 25(OH)D3, dẫn đến xuất hiện một số tranh cãi về việc vitamin D2 hoàn toàn có thể hoặc không thể thay thế cho vitamin D3 trong chế độ ăn uống của con người. Quang hóa. Quá trình chuyển đổi từ 7-dehydrocholesterol thành Vitamin D3 (cholecalciferol) xảy ra theo hai bước. Trước tiên, 7-dehydrocholesterol được quang phân bởi tia cực tím trong một phản ứng vòng hóa electron ("electrocyclic") với 6-electron quay cùng chiều nhau ("conrotatory"). Sản phẩm được tạo thành là tiền vitamin D3. Tiền vitamin D3 sẽ tự đồng phân hóa thành vitamin D3 trong một phản ứng chuyển vị sigma hydride [1,7] ngược hướng của hệ thống pi liên hợp ("antarafacial"). Ở nhiệt độ phòng, để hoàn tất quá trình chuyển đổi từ tiền vitamin D3 thành vitamin D3 mất khoảng 12 ngày. Tiến hóa. Sự quang hợp tạo thành vitamin D ở thực vật phù du trong đại dương đã tồn tại hơn 500 triệu năm và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Mặc dù các loài động vật có xương sống nguyên thủy trong đại dương có thể hấp thu calci từ đại dương vào bộ xương của chúng và ăn các sinh vật phù du giàu vitamin D, nhưng động vật sống trên cạn lại cần một cách khác nhằm đáp ứng nhu cầu về vitamin D để vôi hóa bộ xương mà không dựa vào thực vật. Động vật có xương sống trên mặt đất đã tự tổng hợp ra vitamin D cho cơ thể từ hơn 350 triệu năm. Vitamin D chỉ có thể được tổng hợp thông qua một quá trình quang hóa, vì vậy động vật có xương sống trên cạn đã phải ăn những thực phẩm có chứa vitamin D hoặc được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D trong da của chúng nhằm đáp ứng yêu cầu vitamin D của cơ thể. Tổng hợp ở da. Vitamin D3 (cholecalciferol) được tạo ra thông qua quá trình quang hóa trong da từ 7-dehydrocholesterol. Từ 10000 đến 20000 IU vitamin D được tạo ra trong khoảng 30 phút trong da của hầu hết các loài động vật có xương sống, kể cả con người khi toàn bộ cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 7-dehydrocholesterol phản ứng với tia cực tím loại UVB, tức tia sáng có bước sóng trong khoảng 270 đến 300 nm, sự tổng hợp xảy ra cao nhất ở bước sóng từ 295 đến 297 nm. Những bước sóng này có trong ánh sáng mặt trời khi chỉ số UV lớn hơn 3, cũng như trong ánh sáng phát ra từ các đèn tử ngoại trong giường tắm nắng (phát chủ yếu UVA, nhưng cũng có từ 4-10% UVB). Ánh sáng mặt trời có chỉ số UV lớn hơn 3 chiếu hàng ngày tại các vùng nhiệt đới, chiếu hằng ngày vào mùa xuân và mùa hè tại các vùng ôn đới, và hầu như chẳng bao giờ có trong ánh sáng mặt trời tại khu vực Bắc cực. Ngay cả khi chỉ số UV đủ cao, nhưng việc tiếp xúc với ánh sáng xuyên qua những cửa sổ cũng không đủ vì thủy tinh ngăn chặn gần như hoàn toàn tia tử ngoại B (UVB).
1
null
Người cộng sự (tiếng Nhật: ) là một bộ phim điện ảnh truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác với đài truyền hình TBS, Nhật Bản do NSƯT Phạm Thanh Phong và Moto Jun làm đạo diễn. Phim được phát sóng song song trên cả hai kênh là VTV1 và TBS vào lúc 21h00 ngày 29 tháng 9 năm 2013. Nội dung. Đến Việt Nam để tìm cơ hội kinh doanh, doanh nhân Suzuki Tetsuya đã gặp Thành Nam, một giám đốc trẻ của Công ty may Á Châu. Mặc dù chuẩn bị rất kỹ cho cuộc đàm phán, ký kết tại Hà Nội, nhưng Tetsuya vẫn hoàn toàn bị bất ngờ bởi điều kiện mà Giám đốc Công ty Á Châu đưa ra để ký kết được hợp đồng, đó là phải đi tìm kho báu liên quan đến tấm ảnh và tên một người Việt Nam - Phan Bội Châu. Trong hành trình tìm kiếm, Tetsuya đã khám phá ra những câu chuyện có thật trong lịch sử về Phan Bội Châu, người từng sang Nhật Bản hơn 100 năm trước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Và trong hành trình tìm kiếm ấy, anh đã khám phá ra câu chuyện vô cùng xúc động về tình bạn giữa chí sĩ cách mạng Việt Nam - Phan Bội Châu và bác sĩ người Nhật Bản Asaba Sakitaro. Vượt qua rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, sự chân thành trong tình bạn của họ đã khiến cho doanh nhân Tetsuya vô cùng cảm kích. Diễn viên. Cùng một số diễn viên khác... Sản xuất. Bộ phim sản xuất vào năm 2013 nhằm đánh dấu 40 năm mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Quá trình quay phim được thực hiện luân phiên tại hai quốc gia từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2013. Hai diễn viên người Việt là Huỳnh Đông và Lan Phương đã phải học tiếng Nhật cho vai diễn của mình.
1
null
Pichi (tên khoa học Zaedyus pichiy) hay Tatu lùn là một loài thú có mai nhỏ và thành viên duy nhất của chi Zaedyus, họ Dasypodidae, bộ Cingulata. Loài này được Desmarest mô tả năm 1804.. Phạm vi phân bố của Pichi là từ trung tâm và miền nam Argentina (Patagonia), phía tây đến vùng đồng cỏ Andes của Chile và phía nam tới eo biển Magellan. Cơ thể của nó có chiều dài khoảng 1 foot (0,30 m) (260–335 mm) với một cái đuôi từ 4-6 inch (100–140 mm). Nó có một cái đầu màu nâu và mai, tấm lưng dày, móng vuốt phát triển tốt. Khi bị đe dọa, pichi trốn vào hang nông của nó gây khó khăn cho kẻ tấn công để kéo nó ra bởi vì vảy của nó lởm chởm và/hoặc cuộn lên thành một quả bóng.
1
null
Họ Chồn bay (Cynocephalidae) gồm các động vật có vú bay lượn, sống trên cây gọi là chồn bay (tiếng Anh: Colugo, Cobego hay Flying Lemur) được tìm thấy ở Đông Nam Á, có họ hàng gần nhất là các loài linh trưởng, thuộc bộ Dermoptera. Chỉ có hai loài còn sinh tồn: chồn bay Sunda và chồn bay Philippines. Chúng là những động vật có khả năng bay lượn trên không trung, bằng vạt da thừa giữa hai chân để lượn từ những vị trí cao đến những vị trí thấp hơn. Nét đặc trưng. Chồn bay là động vật có vú sống trên cây. Chúng đạt chiều dài từ 35 đến 40 cm và nặng từ 1 đến 2 kg. Chúng có các chi trước và sau dài, thon, đuôi dài trung bình và thân hình tương đối nhẹ. Đầu chúng nhỏ, với đôi mắt to, tập trung về phía trước cho chúng tầm nhìn hai mắt tuyệt vời, và tai tròn nhỏ. Chồn bay bay lượn thành thạo và chúng có thể di chuyển xa tới 70 m từ cây này sang cây khác mà không mất nhiều độ cao, với một cá thể chồn bay Sunda ("Galeopterus variegatus") có thể di chuyển khoảng 150 m chỉ trong một lần lướt. Trong tất cả các động vật có vú biết bay lượn, chồn bay có sự thích nghi hoàn hảo nhất cho việc bay. Chúng có một lớp da lớn kéo dài giữa các chi ghép đôi và cho chúng khả năng lướt những khoảng cách đáng kể giữa các cây. Màng lượn này chạy từ xương bả vai đến bàn chân trước, từ đầu ngón tay phía sau đến đầu ngón chân và từ chân sau, đến đầu đuôi. Khoảng cách giữa các ngón tay và ngón chân của chồn bay có màng. Do đó, chồn bay từng được xem là họ hàng gần của dơi. Ngày nay, dựa trên dữ liệu di truyền, chúng được xem là có quan hệ chặt chẽ hơn với các loài linh trưởng. Chồn bay leo trèo không giỏi; chúng không khỏe lắm và thiếu những ngón tay cái đối nghịch. Chúng leo lên cây trong một loạt các bước nhảy chậm, bám chặt vào vỏ cây bằng các móng vuốt nhỏ, sắc nhọn của chúng. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày cuộn tròn trong các hốc cây hoặc treo lơ lửng dưới cành cây. Vào ban đêm, chồn bay dành phần lớn thời gian tìm kiếm thức ăn trên cây, với việc bay lướt được sử dụng để tìm một cái cây có thức ăn khác hoặc để tìm bạn tình và bảo vệ lãnh thổ. Chồn bay là loài động vật nhút nhát, sống về đêm, đơn độc được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Do đó, có rất ít thông tin về hành vi của chúng. Chúng là động vật ăn thực vật, và ăn lá, chồi, hoa, nhựa cây và trái cây. Chúng có dạ dày phát triển tốt và ruột dài có khả năng chiết xuất chất dinh dưỡng từ lá và các chất xơ khác. Răng cửa của chồn bay rất đặc biệt; chúng có hình dạng giống như chiếc lược với tối đa 20 hộp trên mỗi răng. Các răng cửa có hình dạng và chức năng tương tự như bộ răng cửa của các linh trưởng mũi ướt, được sử dụng để chải chuốt. Các răng cửa trên thứ hai có hai gốc, một đặc điểm độc đáo khác trong các loài động vật có vú. Công thức răng hàm của chồn bay là: Mặc dù chúng là động vật có vú nhau thai, chồn bay nuôi con non theo cách tương tự như thú có túi. Chồn bay sơ sinh kém phát triển và chỉ nặng 35 g. Chúng dành 6 tháng đầu đời bám vào bụng mẹ. Chồn bay mẹ cuộn đuôi của nó lại và gấp chiếc màng lượn của nó thành một chiếc túi ấm áp, an toàn để bảo vệ và vận chuyển con nó. Con non không trưỡng thành cho đến khi chúng được hai đến ba tuổi. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng sống tới 15 năm, nhưng tuổi thọ của chúng ngoài hoang dã là không rõ. Tình trạng. Cả hai loài đều bị đe dọa bởi sự hủy hoại môi trường sống, và loài chồn bay Philippines từng được IUCN đánh giá là loài "dễ bị tổn thương". Năm 1996, IUCN tuyên bố loài này là "dễ bị tổn thương" do sự phá hủy các khu rừng đất thấp và săn bắn. Chúng được đánh giá lại là "ít quan tâm" vào năm 2008, nhưng vẫn phải đối mặt với các mối đe dọa tương tự. Ngoài việc dọn sạch môi trường rừng nhiệt đới đang diễn ra, chúng còn bị săn bắt để lấy thịt và lông. Nó cũng là con mồi ưa thích của một loài nguy cấp, đại bàng Philippines; một số nghiên cứu cho thấy chồn bay chiếm 90% khẩu phần ăn của loài đại bàng này. Phân loại và tiến hóa. Họ Mixodectidae và Plagiomenidae dường như là hóa thạch của bộ Dermoptera. Mặc dù các động vật có vú thế Paleogen khác đã được xem là có quan hệ với bộ Dermoptera, bằng chứng cho sự liên quan này là không chắc chắn và nhiều hóa thạch không còn được xem là động vật có vú biết bay lượn. Hiện tại, ghi chép hóa thạch của các loài bộ Dermoptera dứt khoát chỉ giới hạn ở hai loài thuộc thế Eocen và thế Oligocen, họ Chồn bay của chi Dermotherium. Các nghiên cứu phát sinh phân tử gần đây đã chứng minh rằng chồn bay nổi lên như một nhánh Primatomorpha cơ bản, (cũng là một nhánh của Euarchontoglires cơ bản). Chuột chù cây (Bộ Nhiều răng/Scandentia) nổi lên như nhóm chị em của nhóm Glires (bộ Thỏ và bộ Gặm nhấm), trong một nhóm chị em không tên của Primatomorpha.
1
null
HMS "Grenville" (H03) là một soái hạm khu trục thuộc lớp G được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, và được điều quay trở về quần đảo Anh không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra để hộ tống tàu bè và tuần tra. "Grenville" trúng phải một quả mìn vào tháng 1 năm 1940 bên ngoài cửa sông Thames, và bị đắm với tổn thất 77 thành viên thủy thủ đoàn. Thiết kế và chế tạo. "Grenville" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước đốt bên Yarrow. "Grenville" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 175 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, Con tàu được trang bị năm khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Grenville" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Grenville" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 29 tháng 9 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Yarrow Shipbuilding Company ở Scotstoun, Glasgow, Scotland; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 1 tháng 7 năm 1936 với chi phí 275.412 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. Ngoài một giai đoạn ngắn được phân về Chi hạm đội Khu trục 20 sau khi nhập biên chế, "Grenville" trải qua hầu hết thời gian trước chiến tranh phục vụ như là soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó trải qua mười tháng được bố trí ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha trong giai đoạn Nội chiến ở nước này để thi hành chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột, trước khi quay về Portsmouth cho một đợt tái trang bị ngắn từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 1937. Nó quay trở lại khu vực Địa Trung Hải cho đến khi được tái trang bị rộng rãi hơn tại Portsmouth từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 25 tháng 7 năm 1938. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Grenville" đang được bố trí tại Địa Trung Hải. Vào ngày 22 tháng 10, "Grenville" cùng các tàu chị em , và được điều về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây và về đến Plymouth vào ngày 2 tháng 11. "Grenville" mắc tai nạn va chạm với "Grenade" trong đêm 7-8 tháng 11, khiến phòng nồi hơi số 3 của nó bị ngập nước. Việc sửa chữa được tiến hành tại Xưởng tàu Devonport, kéo dài cho đến ngày 1 tháng 12. Trong khi sửa chữa, chi hạm đội của nó được chuyển sang Bộ chỉ huy Nore đặt căn cứ tại Harwich cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại chỗ. "Grenville" gia nhập lại đơn vị vào ngày 3 tháng 12, và đã tham gia nhiều nỗ lực chặn bắt tàu bè đối phương đi lại ngoài khơi bờ biển Bắc Hải của Hà Lan và Đức. Đang khi quay về sau một nhiệm vụ như thế vào ngày 19 tháng 1 năm 1940, "Grenville" trúng phải một quả mìn cách về phía Đông hải đăng Kentish Knock. Bảy mươi bảy thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng khi con tàu chìm ở tọa độ .
1
null
Đại Việt Dân chính Đảng (tiếng Hán: 大越民政黨) là một chính đảng do nhóm Tự Lực văn đoàn sáng lập, tồn tại từ 1938 đến 1945. Lịch sử. Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, hệ thống tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng tan vỡ, nhiều đảng viên may mắn trốn thoát được đã cố gắng tái hợp lực lượng. Tuy nhiên, Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân rã thành nhiều phe phái. Nổi trội nhất là hai nhóm: Một số ít như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình li khai, hợp tác với Việt Minh hoặc xây dựng lực lượng riêng. Bấy giờ, tinh thần của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã làm dấy lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa Tam Dân. Hàng loạt đảng phái Quốc dân ra đời, mạnh nhất là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội do Nguyễn Hải Thần sáng lập năm 1936, Đại Việt Quốc dân Đảng do Trương Tử Anh sáng lập 1938, Đại Việt Dân chính Đảng do Nguyễn Tường Tam sáng lập năm 1938 (nguyên sơ có tên gọi Hưng Việt Đảng). Một lần nữa, chính phủ Trung Hoa Quốc dân Đảng đã hối thúc cho các đảng phái Quốc dân liên kết với nhau để tạo lợi thế chính trị. Thành phần Đại Việt Dân chính Đảng có nòng cốt là nhóm Tự Lực văn đoàn, hoạt động trong khu vực Hà Nội. Trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, Đại Việt Dân chính Đảng đứng về phía Đế quốc Nhật Bản để chỉ trích chính quyền thực dân Pháp. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng (lãnh tụ Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, ở trong nước thì lấy tên là Đại Việt Quốc dân đảng, còn ở Trung Quốc thì lấy tên là Quốc dân Đảng Việt Nam, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với bạn đồng minh Trung Hoa. Sau đó các đại biểu của 3 đảng kết hợp trong tổ chức mới lên Trùng Khánh gặp Bí thư Trưởng Trung Quốc Quốc Dân Đảng Ngô Thiết Thành, yết kiến Ủy viên trưởng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, và dự lễ liên hoan do Quốc dân Đảng Trung Quốc tổ chức chào mừng Quốc dân Đảng Việt Nam. Đại Việt Dân chính Đảng chấm dứt hoạt động từ ngày 15 tháng 12 năm 1945.
1
null
Bốn tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng mang cái tên HMS "Grenville", được đặt theo tên Phó đô đốc Sir Richard Grenville, sĩ quan hải quân và nhà thám hiểm thời Nữ hoàng Elizabeth I: HMCS "Grenville" là một tàu hộ tống đánh cá của Hải quân Hoàng gia Canada được hạ thủy tại Toronto năm 1915
1
null
HMS "Greyhound" (H05) là một tàu khu trục thuộc lớp G được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, và được điều quay trở về quần đảo Anh tham gia Chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940 cũng như trong cuộc Triệt thoái Dunkirk vào tháng 5 và trận Dakar vào tháng 9 trước khi chuyển trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào tháng 11. Nó đã bảo vệ cho các tàu chiến chủ lực của hạm đội trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải chống lại Hạm đội Ý, từng đánh chìm hai tàu ngầm Ý vào đầu năm 1941. "Greyhound" bị máy bay ném bom bổ nhào Đức Junkers Ju 87 Stuka đánh chìm về phía Tây Bắc đảo Crete vào ngày 22 tháng 5 năm 1941, khi nó hộ tống các thiết giáp hạm của Hạm đội Địa Trung Hải đang tìm cách ngăn chặn cuộc tấn công xâm chiếm Crete của Đức. Thiết kế và chế tạo. "Greyhound" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Greyhound" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Greyhound" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Greyhound" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 9 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Vickers Armstrong ở Barrow-in-Furness, Anh; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 31 tháng 1 năm 1936 với chi phí 248.768 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. Ngoài một giai đoạn ngắn được phân về Chi hạm đội Khu trục 20 sau khi nhập biên chế, "Greyhound" trải qua hầu hết thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó trải qua một đợt tái trang bị ngắn tại Portsmouth từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 23 tháng 7 năm 1938, rồi sau đó hộ tống chiếc tàu biển chở hành khách SS "Strathnaver" di chuyển giữa Malta và Alexandria trong vụ khủng hoảng Munich vào tháng 9 năm 1938, cũng như hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ trong chuyến đi đến Aden. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Greyhound" cùng toàn thể chi hạm đội của nó được điều động về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Plymouth vào tháng 10. Vào ngày 12 tháng 11, nó va chạm với tàu chị em trên đường đi Harwich để gia nhập Chi hạm đội Khu trục 22, nhưng chỉ bị hư hại nhẹ và việc sửa chữa hoàn tất hai ngày sau đó. Nó đã cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu biển chở hành khách SS "Simon Bolivar" vào ngày 18 tháng 11, sau khi chiếc này trúng mìn, và của chiếc SS "Torchbearer" vào ngày hôm sau. "Greyhound" bắt đầu nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển từ ngày 5 tháng 12, khi nó được điều quay trở lại Chi hạm đội Khu trục 1. Vào ngày 14 tháng 1 năm 1940 nó chặn bắt tàu vượt phong tỏa Đức "Phaedra" tại Bắc Hải. Con tàu được tái trang bị từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 18 tháng 3 năm 1940, và sau đó được điều về Hạm đội Nhà. Vào ngày 5 tháng 4, "Greyhound" đã hộ tống cho thiết giáp hạm khi chiếc này hỗ trợ cho Chiến dịch Wilfred, các hoạt động rải mìn tại Vestfjord nhằm ngăn cản việc vận chuyển quặng sắt của Thụy Điển từ Narvik về Đức. Con tàu đã có mặt nhưng không tham chiến khi "Renown" có cuộc đụng độ ngắn với các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" vào ngày 9 tháng 4. "Greyhound" tiếp tục ở lại Vestfjord khi năm tàu chiến thuộc Chi hạm đội Khu trục 2 tiến vào Ofotfjord vào ngày 10 tháng 4 và đụng độ với các tàu chiến Đức vốn đã đưa lực lượng xâm chiếm đến Narvik. Nó đã hỗ trợ cho việc rút lui của ba tàu khu trục còn sống sót vào cuối ngày hôm đó. Con tàu đã bị hư hại bởi máy bay ném bom Đức tại Scapa Flow vào ngày 18 tháng 4, và được sửa chữa tại Gravesend, Kent từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 19 tháng 5. Trong trận phong tỏa Calais, "Greyhound" đã cùng tàu chị em bắn hải pháo hỗ trợ cho Lữ đoàn Bộ binh 30 (Anh) vào ngày 25-26 tháng 5. Đến ngày 28-29 tháng 5, nó đã giúp triệt thoái 1.360 binh lính Đồng Minh khỏi Dunkirk trước khi bị hư hại bởi máy bay ném bom đối phương; nó được chiếc tàu khu trục Ba Lan ORP "Błyskawica" kéo ra khỏi cảng. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa tại Xưởng tàu Chatham vào ngày 17 tháng 6, nó gia nhập trở lại chi hạm đội tại Dover. Đến ngày 30 tháng 7, nó cùng với tàu chị em hộ tống cho tàu sân bay đi đến Gibraltar, nơi nó được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 13 đặt căn cứ tại đây. Chiếc tàu khu trục đã tham gia Chiến dịch Hats vào cuối tháng 8, khi lực lượng của Hạm đội Địa Trung Hải được tăng cường. Trong trận Dakar vào ngày 23 tháng 9, "Greyhound" đã cùng tàu khu trục , và tàu tuần dương hạng nặng HMAS "Australia" đối đầu với tàu khu trục "L'Audacieux" thuộc phe Vichy Pháp, khiến chiếc này bốc cháy và buộc phải tự mắc cạn. Sau đó nó hộ tống cho thiết giáp hạm cùng các tàu tuần dương và trong Chiến dịch Coat vào đầu tháng 11, khi chúng gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải. Bản thân "Greyhound" được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 14 đặt căn cứ tại Alexandria, và tham gia trận chiến mũi Spartivento bất phân thắng bại vào ngày 27 tháng 11, trong khuôn khổ Chiến dịch Collar. "Greyhound" tham gia Chiến dịch Excess vào tháng 1 năm 1941, rồi đánh chìm tàu ngầm Ý "Neghelli" vào ngày 19 tháng 1 đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Piraeus. Đến cuối tháng 1, nó cùng các tàu khu trục , và đã hộ tống chiếc tàu sân bay bị hư hại nặng đi từ Malta đến Alexandria. Nó đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Anfitrite" vào ngày 6 tháng 3, khi chiếc này tìm cách tấn công Đoàn tàu vận tải GA.8 chuyển binh lính Anh đến Hy Lạp. Nó đã hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải trong Trận chiến mũi Matapan vào ngày 28/29 tháng 3, và đã khiến nổ ra một cuộc đụng độ ban đêm khi đèn pha của nó bắt gặp một tàu tuần dương Ý. "Greyhound" đã cùng tàu chị em tấn công một số tàu khu trục Ý, nhưng nhanh chóng bị mất dấu khi đối phương ẩn trong các làn khói. Nó đã đánh chìm tàu buồm Ý "Romagna" vào ngày 17 tháng 4 ngoài khơi Apollonia, Cyrenaica khi nó cùng với tàu khu trục Australia HMAS "Vendetta" tiến hành các cuộc càn quét chống tàu bè đối phương ngoài khơi bờ biển Bắc Phi. Nó đã hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải vào ngày 6 tháng 5 khi chúng hỗ trợ cho Chiến dịch Tiger bảo vệ một đoàn tàu vận tải đưa lực lượng tăng cường đến Ai Cập. Trong trận Crete, "Greyhound" đã hộ tống cho thiết giáp hạm về phía Tây đảo Crete vào ngày 22 tháng 5, khi nó bảo vệ cho một lực lượng tuần dương đang tìm cách đánh chìm các tàu vận tải lượng lượng xâm chiếm Đức. Nó đang trên đường gặp gỡ các tàu tuần dương khi trúng phải ba quả bom ném từ các máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 và bị chìm chỉ vài phút sau đó ở tọa độ . Những người sống sót được các tàu khu trục và cứu vớt, nhưng sáu sĩ quan và 74 thủy thủ đã tử trận cùng với con tàu. Người Đức sau đó vớt thêm được bốn người sống sót khác.
1
null
HMS "Griffin" (H31) là một tàu khu trục thuộc lớp G được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó trải qua một phần lớn thời gian trước chiến tranh phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, và được điều quay trở về quần đảo Anh tham gia Chiến dịch Na Uy vào tháng 4–tháng 5 năm 1940 cũng như trong trận Dakar vào tháng 9 trước khi chuyển trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào tháng 11. Nó đã bảo vệ cho các tàu chiến chủ lực của hạm đội trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải chống lại Hạm đội Ý, tham gia trận chiến mũi Matapan vào tháng 3 năm 1941 cùng các trận chiến bảo vệ Hy Lạp và Crete vào tháng 4–tháng 5 năm 1941. Đến tháng 6, nó tham gia Chiến dịch Syria-Li băng và hộ tống các đoàn tàu vận tải và tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải trước khi được điều sang Hạm đội Đông vào tháng 3 năm 1942. "Griffin" không có hoạt động tác chiến nào khi Hải quân Nhật đột kích vào Ấn Độ Dương trong tháng 4, nhưng đã hộ tống các đoàn tàu vận tải trong hầu hết thời gian đó. Đến tháng 6, nó quay trở lại Địa Trung Hải hộ tống một đoàn tàu khác đi Malta trong Chiến dịch Vigorous. Bắt đầu từ tháng 11 năm 1942, nó được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 1 tháng 3 năm 1943. Giờ đây đổi tên thành HMCS "Ottawa" (H31), nó được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Bắc Đại Tây Dương cho đến tháng 5 năm 1944, khi nó được điều động hộ tống lực lượng tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Cùng các tàu khu trục khác, nó đã đánh chìm ba tàu ngầm Đức ngoài khơi bờ biển Pháp cho đến khi quay trở về Canada cho một đợt tái trang bị kéo dài. Sau khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu vào tháng 5 năm 1945, nó được sử dụng vào việc hồi hương binh lính Canada cho đến khi ngừng hoạt động vào tháng 10 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào tháng 8 năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Griffin" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Griffin" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Griffin" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Bắt đầu từ giữa năm 1940, dàn hỏa lực phòng không của con tàu được tăng cường, cho dù không thể biết chính xác thời điểm mà việc cải biến được thực hiện. Dàn phóng ngư lôi phía sau được thay thế bằng một khẩu đội pháo phòng không 12-pounder, và các khẩu súng máy.50 caliber bốn nòng được thay bằng pháo tự động Oerlikon 20 mm. Thêm hai khẩu pháo Oerlikon 20 mm khác được bổ sung trên phía trước cấu trúc thượng tầng. "Griffin" được đặt hàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1933. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 9 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Vickers-Armstrongs ở Barrow-in-Furness, Anh; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 8 năm 1935 và hoàn tất vào ngày 6 tháng 3 năm 1936 với chi phí 248.518 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. HMS "Griffin", 1936-1942. Sau khi nhập biên chế, "Griffin" được phân về Chi hạm đội Khu trục 1 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Nó đã hộ tống chiếc tàu biển chở hành khách SS "Strathnaver" di chuyển giữa Malta và Alexandria trong vụ khủng hoảng Munich vào tháng 9 năm 1938, rồi sau đó hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ trong chuyến đi đến Aden. Nó mắc tai nạn va chạm với tàu khu trục mục tiêu vào ngày 2 tháng 2 năm 1939, việc sửa chữa hoàn tất năm ngày sau đó. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Griffin" vẫn đang ở lại Alexandria trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 1, nhưng nó được điều động vào tháng 10 để phục vụ tại vùng biển nhà, và gia nhập lại chi hạm đội tại Harwich vào tháng 11 để tuần tra tại Bắc Hải và hộ tống các đoàn tàu vận tải tại chỗ. Nó đã cứu vớt những người sống sót từ tàu chị em sau khi chiếc này trúng phải một quả mìn ngoài khơi Harwich vào ngày 21 tháng 11. Nó bị hư hại trong cùng tháng đó và được sửa chữa cho đến ngày 6 tháng 12. Nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Na Uy, "Griffin" được điều động sang Hạm đội Nhà đặt căn cứ tại Scapa Flow vào tháng 4 năm 1940. "Griffin" đã hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nhà khi chúng tiến quân vào Bắc Hải ngày 7 tháng 4, và tiếp tục nhiệm vụ này trong nhiều tuần lễ tiếp theo. Vào ngày 24 tháng 4, nó cùng tàu khu trục đã chặn bắt tàu đánh cá Đức "Schiff 26", đang trên đường hướng đến Narvik với hàng hóa trên tàu là mìn và thủy lôi. Nó đã giúp triệt thoái binh lính Anh và Pháp khỏi Namsos và cứu vớt những người sống sót từ tàu khu trục sau khi chiếc này bị máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 đánh chìm vào ngày 3 tháng 5; những chiếc Stuka cũng đã tấn công nhắm vào "Griffin" nhưng không thành công. Sau đó nó được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 13 thuộc Bộ chỉ huy Bắc Đại Tây Dương đặt căn cứ tại Gibraltar, đã hộ tống các tàu chiến chủ lực của Lực lượng H trong trận Dakar vào ngày 23 tháng 9, nhưng không trực tiếp tác chiến. Vào ngày 20 tháng 10, cùng với các tàu khu trục và , nó đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Lafolè" ngoài khơi Melilla. Sau đó nó hộ tống cho thiết giáp hạm cùng các tàu tuần dương và trong Chiến dịch Coat vào đầu tháng 11, khi chúng gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải. Bản thân "Griffin" được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 14 đặt căn cứ tại Alexandria, và tham gia trận chiến mũi Spartivento bất phân thắng bại vào ngày 27 tháng 11, trong khuôn khổ Chiến dịch Collar. Trong Chiến dịch Excess, tàu chị em với nó trúng phải một quả mìn ngoài khơi Pantellaria vào ngày 10 tháng 1 năm 1941, và "Griffin" đã cứu vớt hầu hết những người sống sót. Đến tháng 2 năm 1941, nó được chuyển sang Hồng Hải nơi nó hộ tống tàu sân bay trong các hoạt động của chiếc này nhằm hỗ trợ cho các hoạt động quân sự tại Somaliland dưới quyền kiểm soát của Ý ("Chiến dịch Canvas"). Nó đã hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải trong Trận chiến mũi Matapan vào ngày 28-29 tháng 3. Nó đã cùng với tàu chị em tấn công một số tàu khu trục Ý trong một cuộc đụng độ ban đêm, nhưng nhanh chóng bị mất dấu khi đối phương ẩn trong các làn khói. Vào ngày 15 tháng 4, nó cùng tàu khu trục Australia "Stuart" và pháo hạm bắn phá các vị trí của phe Trục gần Sollum. Con tàu đã tham gia triệt thoái binh lính Anh và Australia khỏi Hy Lạp vào cuối tháng 4. Vào ngày 8 tháng 5, nó lại hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải khi chúng bảo vệ cho một đoàn tàu vận tải đi từ Alexandria đến Malta. Trong chiến dịch rút lui khỏi Crete vào cuối tháng 5, "Griffin" đã giúp triệt thoái 720 người khỏi vịnh Souda. Trong Chiến dịch Exporter, "Griffin" đã hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ Australia HMAS "Perth" khi chiếc này bắn phá các vị trí do phe Vichy Pháp kiểm soát tại Li băng vào ngày 2 tháng 7. Nó đã hộ tống các đoàn tàu vận tải đi và đến Tobruk đang bị phong tỏa từ tháng 7 đến tháng 11. Vào ngày 25 tháng 11, nó hộ tống các thiết giáp hạm của Hạm đội Địa Trung Hải khi chiếc trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Đức "U-331". Nó hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ khi chiếc này bắn phá Derna vào đầu tháng 12, rồi được điều sang Chi hạm đội Khu trục 2 trong tháng đó. "Griffin" đã hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Malta trong tháng 1-tháng 2 năm 1942, cho đến khi nó được điều động sang Hạm đội Đông đặt căn cứ tại Ấn Độ Dương vào cuối tháng 2. Nó được phân về Lực lượng A của hạm đội khi Hải quân Nhật đột kích Ấn Độ Dương vào đầu tháng 4 năm 1942. Con tàu quay trở lại Địa Trung Hải để tham gia Chiến dịch Vigorous, một đoàn tàu vận tải khác đi từ Alexandria đến Malta trong tháng 6. Nó quay trở lại Ấn Độ Dương sau đó và hộ tống các đoàn tàu vận tải tại đây cho đến khi được lệnh quay trở về nhà để cải biến thành một tàu khu trục hộ tống vào tháng 9. Công việc cải biến được bắt đầu từ ngày 2 tháng 11 tại Southampton, bao gồm việc tháo dỡ hai khẩu pháo QF cùng khẩu 12 pounder phòng không, thay bằng một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog và bổ sung lượng mìn sâu mang theo phía đuôi. Các dàn radar Kiểu 286 và Kiểu 271 được trang bị, cũng như tăng cường hỏa lực phòng không tầm gần bằng các khẩu Oerlikon 20 mm. HMCS "Ottawa", 1942-1946. Đang khi được tái trang bị, vào ngày 1 tháng 3 năm 1943, "Griffin" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada, và được nhập biên chế vào ngày 20 tháng 3, bốn ngày trước khi việc nâng cấp hoàn tất. Con tàu được đổi tên thành HMCS "Ottawa" vào ngày 10 tháng 4 nhằm tưởng niệm chiếc HMCS "Ottawa" (H60) bị đánh chìm trước đó. Sau khi được chuẩn bị tại Tobermory, nó lên đường đi Canada, và được trao tặng như một món quà cho người dân Canada vào ngày 15 tháng 6. HMCS "Ottawa" (H31) trở thành tàu chỉ huy của Đội hộ tống C5 hoạt động giữa St. John's, Newfoundland và Derry, Bắc Ireland cho đến tháng 5 năm 1944, khi nó trở thành tàu chỉ huy của Đội hộ tống 11, vốn còn bao gồm các tàu khu trục HMCS "Kootenay", HMCS "Chaudière", HMCS "Gatineau" và HMCS "St. Laurent" với nhiệm vụ bảo vệ lực lượng tấn công trong cuộc Đổ bộ Normandy. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1944, "Ottawa", "Kootenay" cùng với tàu frigate Anh đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-678" ngoài khơi Beachy Head, Sussex. Sau đó "Ottawa" cùng "Chaudière" cũng đã đánh chìm chiếc "U-621" vào ngày 16 tháng 8 gần La Rochelle, và hai ngày sau chúng lại đánh chìm chiếc "U-984" về phía Tây Brest. "Ottawa" được tái trang bị tại St. John's từ ngày 12 tháng 10 năm 1944 đến ngày 26 tháng 2 năm 1945. Vào ngày 11 tháng 3, nó mắc tai nạn va chạm với tàu quét mìn HMCS "Stratford" ngoài khơi Halifax, và được sửa chữa cho đến ngày 30 tháng 4. Sau khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu vào tháng 5, con tàu đã vận chuyển binh lính Canada hồi hương cho đến khi nó ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 10. "Ottawa" bị bán cho hãng International Iron and Metal Company vào tháng 8 năm 1946 và bị tháo dỡ sau đó.
1
null
"Quảng Bình quê ta ơi" là bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân, được ông sáng tác vào năm 1964. "VnExpress" cho rằng bài hát này từ lâu đã được xem là "tỉnh ca" của người dân Quảng Bình. Câu đầu của bài đã trở thành nhạc hiệu của Đài phát thanh tiếng nói Quảng Bình và vang lên mỗi sáng. Đây cũng là một trong những bài đầu tiên của thể loại "tỉnh ca", bài hát về một địa phương, trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. "Quảng Bình quê ta ơi" được sáng tác vào thời gian Không quân Hoa Kỳ bắt đầu oanh tạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên quy mô lớn. Hoàng Vân đã tận mắt chứng kiến không khí chiến đấu và xây dựng tại tỉnh Quảng Bình sau 10 năm hòa bình, nhưng rồi ngay sau đó cảnh bom rơi đạn lạc tiếp nối sự kiện Vịnh Bắc Bộ nên ông vô cùng cảm xúc và viết nên bài hát này. Ca khúc "Quảng Bình quê ta ơi" được ca sĩ Kim Oanh cùng tốp ca thể hiện trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 1966 (liên kết link nghe nhạc). "VnExpress" kể rằng có những người sau khi nghe bài hát đã cắt tay lấy máu viết đơn xin nhập ngũ. Ngoài Kim Oanh, Thu Hiền cũng trình bày bài hát này và được nhiều người Việt Nam yêu thích (bạn có thể nghe ở link này). Tất cả các ca sĩ ở Việt Nam từ ngày ca khúc ra đời đến nay đều thử sức hát bài này, kể cả những tìm tòi phối khí mới không phải lúc nào cũng được quần chúng chào đón. Trong văn hóa đại chúng. Ca khúc này từng được chế lời thành "Việt Nam ta chống dịch Corona" nằm trong dự án cộng đồng nhằm tuyên truyền chiến dịch phòng chống Corona vào ngày 1 tháng 4 năm 2020 và đã có tới hơn sáu triệu lượt xem trong hai tuần.
1
null
Fujairah ( "") là một trong bảy tiểu vương quốc hình thành nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và là tiểu vương quốc duy nhất trong số đó chỉ có bờ biển ven vịnh Oman và không có bờ biển ven vịnh Ba Tư, giáp biên giới với các tỉnh Musandam (ở phía bắc) và Al Batinah Bắc (ở phía nam) của Oman. Năm 1902, Fujairah tham gia vào các mối quan hệ theo hiệp ước với Anh Quốc, trở thành tiểu vương quốc cuối cùng gia nhập Các quốc gia Đình chiến (Trucial States). Ngày 2 tháng 12 năm 1971, Fujairah gia nhập vào CTVQARTN. Fujairah là nơi có thánh đường Hồi giáo cổ nhất tại CVQARTN, thánh đường này được xây dựng vào năm 1446 bằng bùn và gạch. Nó tương tự như các thánh đường Hồi giáo khác được xây dựng tại Yemen, đông bộ Oman, và Qatar. Thánh đường Al Bidyah chỉ có bốn mái vòm (các thánh đường Hồi giáo khác thường có tứ 7-12 mái vòm) và thiếu một tháp giáo đường. Tiểu vương quốc Fujairah có diện tích xấp xỉ 1.166 km², khoảng 1,5% diện tích của CTVQARTN, và là tiểu vương quốc lớn thứ năm. Dân số của tiểu vương quốc là khoảng 152.000 vào năm 2009, chỉ xếp trên Umm al-Quwain. Fujairah là tiểu vương quốc duy nhất gần như hoàn toàn là đối núi, do vậy có lượng mưa cao hơn mức trung bình của quốc gia, nông dân có thể trồng một vụ mỗi năm. Nền kinh tế Fujairah dựa trên các khoản trợ cấp và tài trợ của chính phủ liên bang, bắt nguồn từ chính phủ Abu Dhabi. Công nghiệp địa phương bao gồm xi măng, nghiền đá và khai mỏ.
1
null
Umm Al Quwain ( "") là một trong bảy tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nằm ở phía bắc của quốc gia. Tiểu vương quốc có 62.000 cư dân vào năm 2003, là tiểu vương quốc ít cư dân nhất của liên bang, với diện tích 750 km². Năm 1775, Sheikh Majid Al Mualla thành lập một tù trưởng quốc độc lập tại Umm Al Quwain. Ngày 8 tháng 1 năm 1820, Sheikh Abdullah I ký kết Hiệp ước Hàng hải chung với Anh Quốc, chấp nhận sự bảo hộ của Anh Quốc để tránh xa khỏi Đế quốc Ottoman. Ngày 2 tháng 12 năm 1971, Sheikh Ahmad II ký kết với các lân bang Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman và Fujairah hiệp ước thành lập UAE. Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình của tiểu vương quốc là 26 °C vào ban ngày và 15 °C vào ban đêm, song có thể lên trên 40 °C vào lúc đỉnh cao trong mùa hè. Lượng mưa rất thấp với chỉ 42 mm mỗi năm.
1
null
Friedrich Wilhelm Karl von Bock und Polach (18 tháng 5 năm 1849 tại Dinh Sandfort – 13 tháng 10 năm 1934 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã phục vụ các cấp bậc và thống lĩnh Quân đoàn IX kể từ cuối năm 1903 (chính thức là từ năm 1904) cho đến khi giải ngũ vào năm 1907. Tiểu sử. Ông sinh vào tháng 5 năm 1849, trong gia đình quý tộc lâu đời Bock und Polach vùng Meissen, là con trai của Ernst von Bock und Polach (1799 – 1849) và Luise Freiin von Nordeck (1815 – 1892). Trong số những người anh của ông có Thống chế Max von Bock und Polach (1842 – 1915) và Đô trưởng Mülheim an der Ruhr về sau này, Karl von Bock und Polach (1840 – 1902). Người anh trai thứ hai của Friedrich là Max von Bock und Polach đã khuyến khích ông theo đuổi sự nghiệp nhà binh Phổ, và sau khi rời khỏi quân đoàn Thiếu sinh quân, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 55 (số 6 Westfalen) "Bá tước Bülow von Dennewitz" với cấp hàm Chuẩn úy. Với trung đoàn này, ông đã thể hiện tài năng của mình trong trận Kissingen vào ngày 10 tháng 7 năm 1866 trong chiến dịch của Tập đoàn quân Main trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, và được trao tặng Huy chương Phổ hạng nhất. Ông đã được điều vào "Quân đoàn IX" lần đầu tiên năm 1896, khi ông được phong chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Phóng lựu số 89 Đại Công quốc Mecklenburg ở Schwerin. Năm sau (1897), ông thoạt tiên được giao tạm quyền chỉ huy ("Führung") Lữ đoàn Bộ binh số 36, đóng trại ở Rendsburg, rồi bước sang tháng 8 ông được phong tước của "Trung đoàn Phóng lựu số 89 Đại Công quốc Mecklenburg" và lãnh tạm quyền chỉ huy trung đoàn này. Được lên quân hàm Thiếu tướng, ông nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 86 tại Saarlouis một tháng sau đó. Vào năm 1901, sau khi được thăng cấp bậc Trung tướng, ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn sổ 37 tại Allenstein. Từ đây, ông được đổi sang Sư đoàn số 1 ở Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ vào năm 1902. Sau khi Thượng tướng Kỵ binh Robert von Massow được ủy nhiệm làm Chủ tịch Tòa án Quân sự Đế chế, ông được giao tạm quyền chỉ huy Quân đoàn IX vào tháng 10 năm 1903, rồi được thụ phong Tướng tư lệnh vào năm 1904. Theo Chỉ dụ Tối cao của Triều đình ("allerhöchste Kabinettsordre"), ông được thăng quân hàm Thượng tướng Bộ binh vào ngày 24 tháng 12 năm 1905. Hai năm sau (1907), ông về hưu. Do "Huy chương Phổ" không được trao tặng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã người nhận huy chương duy nhất vẫn còn sống, và thông tin này đáng để báo chí nghi nhận. Vào tháng 10 năm 1934, ông từ trần tại Potsdam.
1
null
Sợi mành hay sợi ngang là tên gọi sợi trên khung dệt luồn theo chiều ngang của khúc vải đan qua những sợi dọc, tức sợi mắc. Ca dao vùng Kẻ Bưởi có câu: Sợi dệt là chỉ thường bằng len, tơ, hay bông. Ngày nay nhiều sợi nhân tạo bằng nilông bền hơn được dùng trong ngành dệt. Vì sợi mành không bị kéo căng như sợi mắc nên chất liệu dùng cho sợi mành có thể dùng thứ kém hơn, trong khi sợi mắc, vì phải chịu lực căng nên phải dùng chất liệu chắc bền hơn. Trên khung cửi sợi mành được luồn ngang kéo bằng con thoi giữa hai hàng sợi mắc. Khung cửi cổ truyền không mấy thay đổi cho đến khi cách mạng công nghệ vào thế kỷ 18 giúp tăng tốc độ dệt khi máy dệt xuất hiện vào năm 1785.
1
null
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2012 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2012 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số. Các cơn bão. Áp thấp nhiệt đới 01W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Pakhar - Bão số 1. Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dộidội Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Sanvu. Cấp bão (Việt Nam): cấp 12 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:975 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Mawar (Ambo). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 75 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:960 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão Guchol (Butchoy). Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 130 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 4. Bão Talim (Carina) - Bão số 2. Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 ~ cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Doksuri (Dindo) - Bão số 3. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:992 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Khanun (Enteng). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Vicente (Ferdie) - Bão số 4. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 ~ cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:950 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 120 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Saola (Gener). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 70 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:960 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 2. Bão Damrey. Cấp bão (Việt Nam): cấp 12 ~ cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 70 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:965 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Haikui. Cấp bão (Việt Nam): cấp 11 ~ cấp 12 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:965 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Kirogi. Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 ~ cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Kai-tak (Helen) - Bão số 5. Cấp bão (Việt Nam): cấp 11 ~ cấp 12 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:970 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Tembin (Igme) - Bão số 6. Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 ~ cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:950 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Bolaven (Julian). Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:910 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 125 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Sanba (Karen). Cấp bão (Việt Nam): cấp 17 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 110 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:900 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 150 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Jelawat (Lawin). Cấp bão (Việt Nam): cấp 17 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 110 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:905 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 140 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Ewiniar. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Maliksi. Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 ~ cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Gaemi (Marce) - Bão số 7. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Prapiroon (Nina). Cấp bão (Việt Nam): cấp 14 ~ cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:940 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão Maria. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Son-Tinh (Ofel) - Bão số 8. Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 85 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:945 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 110 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Áp thấp nhiệt đới 25W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ -áp thấp nhiệt đới. Áp suất:945 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Bopha (Pablo) - Bão số 9. Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 140 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Bão Wukong (Quinta) - Bão số 10. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:998 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Tên gọi của bão. Tên quốc tế. Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệt ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó.. Tên địa phương của Philippine. Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2016. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2008 ngoại trừ "Carina" và "Ferdie" được thay thế bằng tên "Cosme" và "Frank". Tên mà chưa được sử dụng hay sẽ sử dụng được đánh dấu Số hiệu cơn bão tại Việt Nam. Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2... Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2012: (kèm vùng đổ bộ)
1
null
Ras Al Khaimah (hay Ra'sal-Khaymah hoặc Ras el-Kheima; "") là một trong bảy tiểu vương quốc hình thành nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tiểu vương quốc nằm ở phía bắc của Liên bang, giáp với vùng tách rời Musandam của Oman ở phía bắc, giáp biên giới quốc tế với tỉnh Al Buraimi của Oman và vịnh Ba Tư. Tiểu vương quốc có diện tích 1.684 km². Kinh đô và nơi sinh sống của hầu hết cư dân trong tiểu vương quốc cũng mang tên Ras Al Khaimah. Tiểu vương quốc có 210.063 cư dân theo điều tra vào năm 2005, trong đó 41,82 phần trăm hay 87.848 có quốc tịch. Tiểu vương có 97.529 cư dân bản địa theo ước tính năm 2010. Tiểu vương quốc có Sân bay quốc tế Ras Al Khaimah. Tiểu vương quốc bao gồm phần phía bắc, là nơi có kinh đô, và phần tách rời ở phía nam, cùng một vài đảo nhỏ trong vịnh Ba Tư.
1
null
Peyton Roi List (sinh ngày 06/04/1998) là một diễn viên kiêm người mẫu và ca sĩ tuổi teen đến từ Mỹ. Peyton List được biết đến nhiều với vai diễn Emma Ross trong sê-ri phim hài của Disney Channel, Jessie và chương trình Cashmere Mafia của mạng American Broadcasting Company, nơi cô vào vai Sasha Burden, con gái của nhân vật của Frances O'Connor. Peyton List cũng tham bộ phim 27 Dresses với vai Jane (nhân vật của Katherine Heigl lúc trẻ), và là đồng diễn viên chính trong sê-ri phim Nhật ký chú bé nhút nhát. Tiểu sử và sự nghiệp. Peyton List sinh tại Florida, nhưng chuyển đến sống ở thành phố New York năm bốn tuổi. Cô có hai em trai: Spencer (em trai song sinh) và Phoenix; cả hai người em đều làm diễn viên kiêm người mẫu. Hiện cô đang sống ở California. List làm người mẫu cho tạp chí Justice từ năm 2011. Cô cũng đã xuất hiện trên bìa tạp chí American Girl" năm 2009 với chủ đề "Quay lại trường học". Cô cùng xuất hiện với Robert Pattinson trong bộ phim "Remember Me" với vai diễn là một cô gái hay bắt nạt em gái của nhân vật mà Pattinson đóng. Năm 2010, List xuất hiện trong bộ phim "The Sorcerer's Apprentice" của hãng Disney, và trong phim "Secrets in the Walls" của hãng Lifetime Movie Network, cùng với Jeri Ryan và Kay Panabaker. List bắt đầu làm người mẫu cùng em trai song sinh Spencer. Cô xuất hiện trên hơn bốn trăm quảng cáo thương mại theo nhiều loại của nhiều công ty khác nhau. List là đồng diễn viên chính trong phim ' và '. Cô đóng vai Holly Hills - là một vai diễn quan trọng, người trong mộng của Greg. Cô hiện là diễn viễn chính đảm nhiệm vai Emma Ross, chị cả của 4 đứa em, trong series phim "Jessie" của kênh Disney cùng với Debby Ryan và bạn diễn của cô trong phim "Nhật ký cậu bé nhút nhát" Karan Brar. List cũng là thành viên của nhóm Disney Channel Circle of Stars
1
null
Họ Cá ngần hay họ Cá ngân (danh pháp khoa học: Salangidae) là một họ cá trong bộ Osmeriformes, có quan hệ họ hàng gần với cá ốt me. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các môi trường nước ngọt và nước lợ tại Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Xibia) và Việt Nam, mặc dù một vài loài có phần lớn cuộc đời sinh sống trong các vùng nước lợ hay mặn duyên hải, chỉ ngược dòng vào môi trường nước ngọt để đẻ, như "Salangichthys microdon". Các loài cá này có cơ thể trong suốt hay trắng muốt, chỉ có 1 hàng vẩy trước vây hậu môn. Đầu của chúng nhọn và có nhiều răng. Cá trưởng thành được coi là duy trì tình trạng ấu nhi (neoteny), giữ lại một số đặc trưng của cá non. Chẳng hạn, bộ xương của chúng không bị xương hóa hoàn toàn, với 48-79 đốt sống, chủ yếu vẫn là chất sụn. Chúng là cá nhỏ, thường chỉ dài tới 8 cm (3,1 inch), với loài dài nhất có chiều dài tới 22 cm (8,7 inch). Tại Đông Á, cá ngần được sử dụng làm thực phẩm ở dạng cá khô hay chả cá. Phân loại. Hiện tại người ta ghi nhận 20 loài trong 7 chi. Cụ thể như sau:
1
null
Dơi bao xám (tên khoa học Balantiopteryx plicata) là một loài dơi trong họ Emballonuridae. Loài này được Peters mô tả năm 1867. Chúng được tìm thấy ở México từ Baja California Sur và Sonora đến Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica và phía bắc Colombia, ở độ cao lên đến 1500 m.
1
null
Họ Cá ốt me nam bán cầu (danh pháp kha học: Retropinnidae) là một họ cá vây tia chứa các loài cá ốt me và cá thyman nam bán cầu. Chúng có quan hệ họ hàng gần, và có bề ngoài khá giống với cá ốt me phương bắc (họ Osmeridae), nhưng không giống như cá hồi thyman ("Thymallus") của họ Salmonidae. Chúng có vây béo. Vây đuôi chẻ với 16 tia vây. Không có đường bên. Các loài trong họ này chỉ được tìm thấy ở đông nam Australia, Tasmania, quần đảo Chatham và New Zealand. Mặc dù có vài loài sống một phần cuộc đời trong môi trường nước mặn, nhưng phần lớn là cá nước ngọt hay nước lợ. Các chi và loài. Hiện người ta ghi nhận 6 loài trong 3 chi.
1
null
() là một nhà sản xuất mỹ phẩm lớn của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những công ty mỹ phẩm lâu đời nhất thế giới. Được thành lập năm 1872, công ty đã kỷ niệm 140 tuổi vào năm 2012. Shiseido là công ty mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 4 thế giới. Lịch sử. Arinobu Fukuhara, từng là dược sĩ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thành lập hãng dược phẩm Shiseido năm 1872.
1
null
Chùa Viên Minh tọa lạc tại số 156, đường Nguyễn Đình Chiểu thuộc địa phận phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chùa được xây dựng vào năm 1874 với diện tích 3358 m², nơi đây nguyên là một miếu thờ Quan Công. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng thô sơ, nhỏ hẹp, bên trong thờ Phật và tượng Quan Thánh Đế phù hợp với tín ngưỡng của người Hoa và người Việt. Năm 1951 đến năm 1959 chùa được xây lại và kiến trúc được giữ nguyên đến ngày nay. Đến năm 2002, chùa được trùng tu lại khang trang hơn. Ở sân trước có tôn trí thêm hai pho tượng Quan Thế Âm đứng trên đài sen cao 3 mét có hạc chầu hai bên và Phật đài Thích Ca cao 7 mét. Khu vực chánh điện cũng được bày trí trang nghiêm, đặc biệt có hai pho tượng Phật Di đà và Thích ca cốt bằng nan tre. Tham khảo. Vị trí Chùa Viên Minh trên bản đồ.
1
null
Rắn cắn là thuật ngữ đề cập đến những trường hợp con người bị loài rắn tấn công. Thông thường rắn không tấn công con người, trừ khi bị giật mình hay bị thương. Nói chung phần lớn các loài rắn cố gắng tránh tiếp xúc khi đối mặt với con người. Ngoại trừ rắn hổ có thể chủ động tấn công người nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ). Tổng quát. Ngoại trừ các loài trăn lớn, các loài rắn không có nọc độc không phải là mối đe dọa đối với người. Những vết cắn của rắn không nọc thường là vô hại do răng của chúng không được thiết kế để xé rách hay gây ra những vết thương sâu, mà là để tóm giữ. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra tổn thương mô và nhiễm trùng từ những vết do rắn không nọc cắn. Ngược lại, rắn có nọc độc (rắn độc) lại tiềm ẩn nguy hiểm lớn hơn nhiều cho con người, cho dù những ca tử vong do rắn cắn không phải là quá phổ biến. Những vết cắn không dẫn tới tử vong do rắn độc gây ra có thể vẫn dẫn tới hậu quả là phải cắt cụt một phần chân tay. Trong số khoảng 725 loài rắn có nọc độc trên toàn thế giới thì chỉ khoảng 250 loài có thể giết chết con người chỉ bằng một nhát cắn. Loài rắn hổ lục đầu giáo vàng hiện chưa có báo cáo chính xác về một trường hợp nào mà con người bị loài rắn này cắn, nhưng chúng là loài gây ra cái chết nhiều hơn bất kỳ loài rắn nào khác ở Bắc hay Nam Mỹ. Ludwig Trutnau báo cáo bốn trường hợp bị cắn thì ba trong số đó tử vong. Tỷ lệ tử vong nếu bị rắn hổ lục đầu giáo vàng cắn chỉ là 0,5-3% nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và 7% nếu bệnh nhân không được điều trị. Những ảnh hưởng từ nọc độc của chúng sẽ gây ra sưng, đau đầu, nôn mửa, bầm tím, xuất huyết máu trong nước tiểu, chảy máu đường ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử nghiêm trọng tại các mô cơ bắp. Tại Australia trung bình chỉ một lần rắn cắn gây tử vong mỗi năm, nhưng tại Ấn Độ có tới 250.000 lần rắn cắn được ghi nhận trong năm, gây ra tới 50.000 vụ tử vong. Ở Mỹ, có 5,5 người chết ở Mỹ thường khi họ leo núi hoặc cắm trại nhưng bị rắn đuôi chuông cắn. Trong văn hóa, rắn chất liệu cho những bộ phim kinh dị, Hollywood không bao giờ bỏ qua điều này. Trong hầu hết phim về rắn, cuối cùng chiến thằng thuộc về con người. Tuy nhiên cảm giác chiến thắng này không xua tan được nỗi sợ hãi đầy ám ảnh. Điều trị. Việc xử lý vết rắn cắn cũng thay đổi tùy theo từng loại vết cắn. Phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất là thông qua huyết thanh kháng nọc rắn (antivenom hay antivenin), một loại huyết thanh được chế ra từ nọc rắn. Một số loại antivenom là chuyên biệt theo loài (đơn hóa trị, đặc hiệu) trong khi một số khác được chế ra để sử dụng cho nhiều loài (đa hóa trị). Chẳng hạn tại Hoa Kỳ, gần như tất cả các loài rắn độc đều là rắn vipe hốc lõm (phân họ Crotalinae trong họ Viperidae), ngoại lệ duy nhất là các loài rắn san hô (các chi "Micrurus", "Micruroides" thuộc họ Elapidae). Để sản xuất antivenom, hỗn hợp nọc của các loài rắn khác nhau như rắn chuông ("Crotalus", "Sistrurus"), rắn đầu đồng ("Agkistrodon contortrix") và rắn miệng bông ("Agkistrodon" spp.) được tiêm vào cơ thể ngựa với liều lượng tăng dần cho tới khi ngựa đạt được miễn dịch. Sau đó máu được chiết ra từ ngựa đã miễn dịch. Huyết thanh được tách ra để tinh chế tiếp (để loại bỏ các protein ngoại lai) và sấy thăng hoa. Nó được hoàn nguyên với nước cất và trở thành huyết thanh kháng nọc rắn. Vì lý do này mà những người bị dị ứng với ngựa rất dễ bị dị ứng với huyết thanh kháng nọc rắn. Huyết thanh kháng nọc rắn cho những loài nguy hiểm hơn (như mamba ("Dendroaspis"), taipan ("Oxyuranus") và rắn hổ mang ("Naja")) được sản xuất theo phương pháp tương tự tại Ấn Độ, Nam Phi và Australia, mặc dù các loại huyết thanh kháng nọc rắn này là đặc hiệu theo loài. Một người đàn ông 45 tuổi ở Mỹ khẳng định có thể miễn dịch với 100 loài rắn độc khác nhau bằng cách thường xuyên cho các loài rắn độc khác nhau cắn vào tay mình. Ông có niềm đam mê mãnh liệt với loài rắn, đặc biệt các loài rắn độc. Trong nỗ lực để tự xây dựng cho bản thân một khả năng miễn dịch với các loài nọc độc rắn, anh này đã tự tiêm vào tay mình chất độc đã được pha loãng của nhiều loài rắn độc khác nhau, nhằm mục đích chứng minh con người có thể trở nên miễn dịch với chất độc của rắn nếu dần dần làm quen với nọc độc của chúng và sau đó ông đã thử bằng cách để một loài rắn có tên mamba đen, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới cắn mình. Xử trí. Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm. Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự. Lưu ý tuyệt đối không buộc Garô vì sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, gây đau, rất nguy hiểm, chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Không Hút nọc độc vì dễ làm vết thương nặng thêm, không trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn vì có thể gây tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh...nhiễm trùng nặng thêm. Một số vụ việc. Trúng độc. Đối với các vụ việc do những con rắn gây ra: Tấn công hàng loạt. Tại Việt Nam năm 2014 diễn ra đợt tấn công trên diện rộng của loài rắn lục đuôi đỏ vào nhiều tỉnh thành. Ăn thịt người. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Mặc dù loài trăn này rất ít khi tấn công người, tuy nhiên đã có một số trường hợp những con trăn gấm (trong hoang dã và trong điều kiện nuôi nhốt) đã tấn công, giết chết người và thậm chí ăn thịt người.
1
null
Con rắn là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phổ biến nhất của thế giới loài người. Loài rắn này đã được kết hợp với một số các nghi lễ cổ xưa nhất được biết đến của nhân loại và rắn đại diện đồng thời biểu hiện cho hai mặt thiện và ác. Trong văn hóa sự hiện diện của loài rắn được diễn ra từ cổ chí kim, từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây, từ văn minh cổ xưa cho đến quan niệm về rắn thời hiện đại. Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi, rắn còn Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ, là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang. Những quan niệm đó xuất phát từ chính đặc tính của loài rắn, nét đặc trưng sinh học của loài rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó cụ thể là cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh, sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh, nọc độc của rắn có thể giết chết người nên được liên hệ đến đặc tính xấu và sự độc ác, tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ, thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận hoặc là một đường tròn thể hiện tính luân hồi của sống và chết. Trên thế giới, nhiều dân tộc xem rắn là chúa tể của phụ nữ. Ba biểu tượng y học liên quan tới rắn còn được sử dụng cho tới ngày nay là Chén Hygieia, biểu tượng cho dược học, và Caduceus cùng Gậy Asclepius là biểu tượng cho y tế nói chung. Ngày nay nọc rắn được sử dụng trong y học để chữa trị một số chứng bệnh hiểm nghèo. Ý nghĩa biểu tượng quan trọng nhất của rắn chính là sự thể hiện nguồn gốc của sự sống và vũ trụ, trên bình diện con người, đấy là biểu tượng kép của linh hồn và nhục dục. Châu Phi. Ai Cập. Tín ngưỡng thờ rắn Ai Cập được ghi nhận là cổ xưa nhất, những con rắn đã nhập vào các tôn giáo Ai Cập như một biểu tượng của thánh thần, của sự mê hoặc, đôi khi nó được tin như một lời sấm, lời tiên tri, thậm chí là một đấng tối cao ví dụ như Atum là một vị thần nguyên thủy đã được biểu trưng dưới hình thức người rắn... Thời cổ xưa, người Ai Cập cho rằng rắn là thần hộ mạng cho các vị vua chúa. Trên các vương miện của các pharaoh Ai Cập đa số đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay bằng ngọc. Điều này được lý giải là tượng trưng cho nữ thần hiền lành, có khả năng phù hộ cho nhà vua. Dấu vết của tín ngưỡng này còn được tìm thấy qua các hình vòng tròn, quả cầu được chạm khắc trên hầu hết các cổng ngôi chùa ở Ai Cập (người Ai Cập quan niệm thế giới như một vòng tròn, con rắn đi xuyên qua tâm theo chiều ngang biểu trưng cho sự giao nhau bởi vũ trụ và đất liền). Truyền thuyết Ai Cập thường xem rắn như là một vị thần linh tối cao, vị thần hộ mạng cho các nhà vua, do đó trên các vương miện của các vua pharaoh Ai Cập đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay đá qúy. Ouroboros hay Oroboros là con rắn hay con rồng cắn đuôi của chính nó theo chiều kim đồng hồ (tính từ đầu tới đuôi) vẽ thành vòng tròn, tượng trưng cho chu trình sống, chết và tái sinh, dẫn tới sự bất tử. Trong lịch sử Ai Cập, rắn có một vai trò quan trọng với rắn hổ mang sông Nin trang điểm cho vương miện của các pharaoh trong thời kỳ cổ đại. Nó được tôn thờ như là một vị thần và từng được sử dụng cho các mục đích độc ác: nó là kẻ sát nhân trong một vụ tự sát theo nghi lễ của Cleopatra. Ouroboros là biểu tượng gắn với nhiều tôn giáo và tập quán khác nhau, và được coi là có liên quan tới giả kim thuật. Người Ai Cập cổ xem rắn là một con vật linh thiêng, một vị thần tối linh. Nó biểu trưng cho sự gian ngoan, linh thiêng, sự tái sinh, bất tử, vĩnh cửu. Truyền thuyết ở Ai Cập cũng có kể về Apep (trong tiếng Hy Lạp còn gọi là Apophis) là một con trăn biển khổng lồ độc ác, kẻ cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn của Ai Cập. Ánh sáng chân lý của nữ thần Ma'at làm cho con quỷ sợ. Apep bị xóa bỏ khỏi tín ngưỡng Ai Cập cổ bắt đầu từ thời kỳ Ai Cập cổ đại vì cho rằng không thể thờ một con quái vật độc ác thế này được. Một lần, thần Ra đang đi trên thuyền Barque thì bất ngờ sóng lớn nổi lên, một con trăn biển khổng lồ chắn ngay trước mũi thuyền. Ra ra lệnh cho con quái vật đi chỗ khác nhưng nó không nghe. Ra liền phóng một mũi lao vào con quái vật. Nó ré lên và tấn công vào con thuyền của Ra. Theo người Ai Cập, khoảnh khắc mà Ra đánh nhau với Apep chính là bắt đầu từ lúc chập tối đến sáng. Khi Ra gặp con quái vật này là lúc mặt trời lặn. Còn khi con quái vật rút lui là mặt trời lên. Dân tộc khác. Trăn hoàng gia là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian của người Igbo sống tại miền Tây Nam Nigeria. Nó là biểu tượng của đất vì là loài vật di chuyển gần sát với mặt đất. Ngay cả cộng đồng người Igbo theo Thiên Chúa giáo cũng rất coi trọng loài vật này. Khi một con trăn bò vào làng hay vào nhà dân, cư dân để mặc cho nó bò thoải mái hoặc nếu cần phải đem trả về rừng thì con vật cũng được nâng niu rất cẩn thận. Nếu như một con trăn bị lỡ tay giết chết, nó được chôn cất trong một quan tài và thậm chí còn được người dân tổ chức cho một lễ mai táng. Người Fon ở Dahomey cho rằng rắn đã có từ rất lâu đời, trước cả khi đất được tạo ra. Dưới dạng rắn thần Aido Hwedo, rắn đã phục vụ cho vị thần sáng tạo Mawu. Rắn ngậm đuôi tạo nên vòng tròn kín biểu tượng cho sự vĩnh cửu của người châu Phi. Nhiều nền văn hóa ở châu Phi cũng xem rắn là thủy tổ của mình. Người Venda kể rằng bộ lạc họ được tạo ra từ xác một con rắn. Con rắn Tharu tự chia làm hai phần: đầu (tholo) và đuôi (tshamutshila), mỗi phần bò về một hướng. Cả hai phần đều hóa thành người, trở thành những thủ lĩnh của bộ tộc. Về sau họ gặp nhau và trở lại trạng thái nguyên thủy ban đầu là rắn. Tại Congo, uy lực tối cao của trời chính là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay. Người Ngbandi phía bắc Congo cũng tin rằng rắn là con vật lâu đời nhất, là tổ tiên sáng tạo. Họ thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc. Cụ thể là tại Whydah người ta đã tìm thấy những ngôi đền thờ rắn, được mô tả chỉ là một túp lều đất sét hình trụ có mái che bằng tranh, dài, hẹp, lối vào cửa phải đối diện với nhau. Căn nhà được quét vôi trắng bên trong và ngoài. Cửa ra vào được cắm các cờ trang trí nhỏ bằng vải bông màu đỏ, trắng, xanh. Người ta xem mãng xà như những vị thần linh thiêng. Nếu ai vô tình giết chúng thì sẽ bị trừng phạt, thậm chí nếu đó là người ngoại quốc sẽ bị chặt đầu. Một số địa phương của Liberia lại gắn rắn với niềm tin về bói toán, tiên tri. Loài bò sát này được giám hộ và không ai dám làm hại nó. Trong nhiều huyện ở miền nam Nigeria, mãng xà là đối tượng đứng đầu của niềm tin về tổ tiên. Được biết đến dưới cái tên Ogidia, nó đại diện cho cuộc chiến tranh bộ lạc. Người dân quan niệm, mỗi con mãng xà có một linh hồn con người bên trong nó. Linh hồn được giải phóng bằng nghi lễ sau cái chết của những loài bò sát. Bất cứ hành vi phạm tội nào chống lại con rắn là một tội phạm đối với tổ tiên. Tín ngưỡng thờ rắn ở nam Uganda còn liên quan đến tục hiến tế, có ngôi đền thờ rắn nằm bên bờ hồ Victoria Nyanza, trên bờ của sông Muzini, tầng trên là nơi thiêng liêng của rắn và người giám hộ nó là một phụ nữ còn trinh tiết. Người ta còn tạo ra một lỗ tròn trên mái nhà để rắn có thể dễ dàng đi đến bờ sông. Phụ nữ Uganda và Tây Phi còn đến bên các đền thờ rắn để cầu nguyện. Khi trẻ em được sinh ra, một số người thừa nhận họ đã được sinh bởi những con rắn. Người dân Katsina, Daura và Hausa (vùng cao nguyên ở phía bắc của núi Elgon), rắn liên quan đến chữa bệnh, cầu thai. Đặc biệt, họ xem rắn như vật tổ, nếu ăn thịt con vật thì sẽ bị chết. Rắn có thể tự do vào nhà người dân mà không hề bị giết vì họ tin rằng, giết rắn là giết tổ tiên của mình, các cư dân nhiều bộ tộc ở Tây Phi thời cổ đại, giới tự nhiên đều có linh hồn và rắn tượng trưng cho sự sung túc. Người Nairobi motip các vị thần, những con quỷ rất phổ biến. Một trong những nét đặc sắc của tượng Makonđê là nhiều tượng mang hình rắn. Ở tượng này rắn ngóc lên từ một thân người. Bộ tộc da đen ở Nigeria tin rằng, nếu một đứa trẻ bị tâm thần hoặc bị liệt, sau khoảng thời gian cho phép là bốn năm mà không có dấu hiệu phục hồi thì bị coi là rắn và bị ném xuống sông. Còn các bộ lạc Kouyou lại dành cho Viper (rắn vipe) một sự kính trọng đặc biệt vì họ cho rằng đây là tổ tiên của các tù trưởng. Phương Tây. Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp rắn thường gắn với các địch thủ nguy hiểm chết người, nhưng điều này không có nghĩa rằng rắn là biểu tượng của điều ác độc; trên thực tế rắn là biểu tượng gắn liền với đất hay âm phủ. Con rắn chín đầu Lernaean Hydra mà Hercules đánh bại và ba chị em Gorgon đều là con của Gaia, nữ thần đất. Medusa là một trong số ba chị em Gorgon mà Perseus đã đánh bại. Medusa được mô tả là một vị thần bất tử gớm ghiếc, với mái tóc là những con rắn và có phép thuật biến những kẻ đàn ông thành đá chỉ bằng ánh mắt. Sau khi giết chết Medusa, Perseus đã dâng đầu nàng cho Athena để gắn vào chiếc khiên che ngực gọi là Aegis. Các Titan cũng được mô tả là có các con rắn thay vì có chân vì cùng một lý do—họ đều là con của Gaia với Ouranos (Uranus), vì thế họ cũng gắn liền với đất. Truyền thuyết về sự ra đời của Thebes đề cập tới một con rắn quái vật khổng lồ ngăn giữ suối nước mà dân cư của khu định cư này lấy nước. Trong cuộc chiến để giết chết con rắn, những người bạn đồng hành của nhà sáng lập khu định cư là Cadmus đều bị giết chết - điều này dẫn tới thuật ngữ "chiến thắng kiểu Cadmus" (nghĩa là chiến thắng với sự tự hủy diệt bản thân). Nhìn chung, Trong tôn giáo của người Hy Lạp, rắn luôn được xem là một biểu tượng thiêng liêng. Rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản. Ngoài ra nhân vật Lamia chính là người rắn, sau này John Keats có sáng tác một câu chuyện vào năm 1819 kể về một phụ nữ do rắn biến thành sau đó cùng thanh niên Menippus Lycius kết làm vợ chồng, trong đêm cưới De Vita Apollonius khám phá ra Lamia chính là con rắn. Trong Mười hai kỳ công của Heracles có nhiệm vụ Heracles phải tìm và diệt trừ con rắn Hydra khổng lồ có nhiều đầu. Nó có 17 cái đầu. Nhưng khi có một cái đầu bị đánh gục hay bị chặt đứt, thì ngay lập tức từ chỗ bị đứt sẽ mọc lên hai cái đầu mới. Điều tồi tệ hơn cả là việc hơi thở của con Hydra có thể làm chết người. Ngay cả việc ngửi thấy mùi hôi thối của nó cũng đủ làm chết một người bình thường. Heracles tìm thấy hang ổ của con Hydra và làm cho nó phải ngoi lên bằng những mũi tên rực lửa. Trận ác đấu diễn ra với lợi thế thuộc về con Hydra. Nó dùng những cái đầu quấn chặt lấy Heracles và cố làm cho chàng ngã. Nó gọi đồng minh của mình là một cây táo dại cũng sống trong đàm lầy. Cây táo đập vào chân Heracles và ngăn không cho chàng tấn công. Heracles đã ở bên bờ của sự thất bại thì chợt nhớ đến người cháu Iolaus, con trai của người em sinh đôi Iphicles. Iolaus, người đã đưa Heracles đến Lerna bằng xe ngựa, đầy lo lắng khi thấy chú của mình vướng vào những cái đầu của con Hydra. Chắc rằng Heracles không thể chịu đựng thêm được nữa, đáp lại những tiếng thét của chú mình, Iolaus vội chụp lấy cây đuốc, châm lên rồi lao vào cuộc chiến. Giờ đây, khi Heracles vừa chặt đứt một cái đầu của con Hydra, thì lập tức Iolaus có mặt và đốt cháy nơi cổ vừa đứt khiến cho những cái đầu không thể mọc lại được. Heracles chặt từng cái đầu một trong khi Iolaus đốt cháy những nơi vừa bị chặt. Cuối cùng Heracles chặt đứt cái đầu ở chính giữa được cho là bất tử và chôn sâu xuống đất phía dưới tảng đá hình đầu chó như lời truyền thuyết và dằn một tảng đá lên trên. Sau đó Heracles nhúng đầu những mũi tên của chàng của mình vào dòng máu độc của con rắn. Nếu những mũi tên của chàng trúng người nào thì người đó sẽ chết ngay lập tức. Cũng trong thần thoại Hy Lạp, còn có Typhon (tiếng Hy Lạp: , "Tuphōn"), cũng là Typheus/Typhoeus (, "Tuphōeus"), Typhaon (, "Tuphaōn") hay Typhos (, "Tuphōs") là người con cuối cùng của Gaia, cha là Tartarus - thần gió. Typhon được coi như một quái thú với âm mưu lật đổ ngôi Zeus để trở thành Vua của các vị thần và loài người. Typhon được cho là một loại sinh vật to lớn nhất và hình dạng kỳ lạ nhất từng được biết đến từ trước đến nay, Typhon có hàng trăm đầu rắn khác nhau. Hắn bị hạ bởi Zeus, và bị ông ta lấy Núi Etna đè lên trên. Đặc biệt là y học dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh tật. Theo thần thoại cổ Hy Lạp, vị thần Esculape, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ ngành y dược, trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đưa cây gậy ra, con rắn bám lấy và bò lên quấn quanh cây gậy của ông. Thấy vậy, thần Esculape (Asclepius) lấy cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Nhưng, một con rắn khác bò tới, miệng ngậm thảo dược để cứu con rắn kia. Cũng từ đây, ông tìm kiếm các loại cây cỏ trên núi để chữa bệnh cứu sống con người. Vì vậy, để khắc họa vị thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh, Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Về sau, người ta dựng tượng vị thần y cùng con rắn vì con rắn đã góp công chống lại dịch bệnh, tương truyền có thời gian La Mã bị dịch, người bệnh phải dâng ly rượu cúng thần Esculape mong tai qua nạn khỏi. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trong Kinh Thánh. Sách Sáng thế Khải huyền 4 nói về con Rắn, là con quỷ quyệt hơn mọi con thú trên cánh đồng. Con rắn xúi giục người nữ (Eve) ăn cây nhận thức, nói với cô ta rằng nó sẽ không dẫn tới cái chết, người nữ không kìm nổi, và đưa trái cho người nam, và người nam cũng ăn, và mắt của hai người mở ra. Khi ấy đã nhận thức được sự trần truồng của mình, họ che nó đi bằng những chiếc lá sung, và trốn khỏi cái nhìn của Chúa. Chúa trời hỏi họ điều họ đã làm. Adam kết tội Eva, và Eva kết tội con rắn. Chúa trời nguyền rủa con rắn (vốn đã phải có khả năng đi được trước sự kiện này rằng "mày sẽ đi bằng bụng, và mày sẽ ăn bụi trong suốt những ngày của cuộc đời mày". Sách của Jubilees ở thế kỷ thứ II trước Công Nguyên nói (ch3 v17) rằng con rắn đã thuyết phục Eva ăn trái vào ngày thứ 17 ở tháng thứ hai của năm thứ 8 sau khi Adam được tạo ra. Con rắn ở đây được cho là một con rắn cái. Nghệ thuật Kitô giáo Trung Cổ thường thể hiện con Rắn trong Vườn Eden là một người nữ, vì thế vừa nhấn mạnh tính chất cám dỗ vừa nói tới mối quan hệ của nó với Eva. Nhiều chức sắc trong thời kỳ đầu, gồm cả Clement của Alexandria và Eusebius của Caesarea, giải thích từ trong tiếng Hebrew "Heva" không chỉ là cái tên của Eva, mà trong hình thức âm hơi của nó là con rắn cái. Ngoài ra, con rắn đã xúi giục Eva được giải thích là quỷ Satan, hay rằng Satan đã dùng con rắn như một cái loa, dù không có đề cập tới cách giải thích này trong Torah và nó không có trong Do Thái giáo. Một truyền thống Ngộ đạo khác cho rằng Adam và Eva được tạo ra để giúp đánh bại Satan. Con rắn, thay vì bị coi là Satan, được giáo phái Ophite coi là một anh hùng. Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc Âu, Jörmungandr, thường được gọi là Jormungand hay "Mãng xà trần gian", là một con rắn biển khổng lồ, đứa con thứ hai của khổng lồ Angrboða và Loki. Theo như văn xuôi Edda, Odin đã bắt ba đứa con của Loki là Fenrir, Jörmungandr và Hel, rồi ném Jörmungandr xuống đại dương bao quanh Midgard. Con mãng xà lớn đến mức nó cuốn quanh cả thế giới và ngậm được cái đuôi nó. Khi nó trở mình thế giới sẽ lụi tàn. Kẻ thù lớn nhất của Mãng xà trần gian là thần Thor. Nguồn tư liệu chính về Jörmungandr là văn xuôi Edda, "Húsdrápa", "Hymiskviða", và "Völuspá". Những nguồn tư liệu kém quan trọng hơn bao gồm những hoán dụ trong thơ ca. Ví dụ trong Þórsdrápa, "cha của sợi dây dưới biển" được dùng làm hoán dụ tả Loki. Ngoài ra còn có những hình khắc trên đá từ thời cổ xưa. Hiện đại. Tại phương Tây, một vài loài rắn (đặc biệt là các loài dễ thuần hóa như trăn hoàng gia ("Python regius") và rắn săn chuột đỏ ("Pantherophis guttatus") được nuôi làm động vật cảnh. Để đáp ứng nhu cầu này một ngành công nghiệp nuôi nhốt động vật bò sát đã phát triển. Các loại rắn sinh đẻ nuôi nhốt có xu hướng dễ nuôi làm động vật cảnh hơn so với các loại rắn bắt được trong tự nhiên. Rắn cảnh dễ nuôi hơn so với nhiều loại động vật cảnh truyền thống khác do chúng không cần nhiều không gian (do phần lớn rắn cảnh không dài quá 1,5 m và chúng cũng không cần phải cho ăn uống quá thường xuyên (thường chỉ một lần trong vòng 5-14 ngày). Một vài loại rắn cảnh có thể sống trên 40 năm nếu được chăm sóc chu đáo. Trong các nền văn hóa phương Tây thì việc ăn thịt rắn cũng từng xảy ra khi gặp phải những năm đói kém. Việc ăn thịt rắn chuông đã nấu chín là một ngoại lệ, với việc tiêu thụ nói chung phổ biến tại các khu vực ở miền trung tây nước Mỹ. Các học viên của lực lượng đặc nhiệm Quân đội Hoa Kỳ cũng được huấn luyện bắt, giết và ăn thịt rắn để có thể sống sót trong các hoàn cảnh đặc biệt; và điều này đã làm người ta gán cho họ tên hiệu là "snake eaters" (những kẻ ăn rắn). Vùng Á Đông. Trong quan niệm về rắn ở các nước phương Đông, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau như thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình yêu. Trong văn hóa Việt Nam, rắn không chỉ là loài động vật bình thường mà còn trở thành một biểu tượng tâm linh. Tị là một trong số 12 địa chi của Thiên Can Địa Chi, trong lịch Trung Quốc và Việt Nam và quý tỵ được biểu hiện bằng con rắn. Tại các quốc gia châu Á, như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Campuchia, việc uống rượu pha tiết rắn—cụ thể là rắn hổ mang—được cho là làm gia tăng khả năng tình dục. Việc lấy tiết rắn được thực hiện khi con rắn còn sống và nó được pha với một vài loại rượu mạnh hay rượu mùi để cải thiện mùi vị. Tại một số quốc gia châu Á việc sử dụng rắn ngâm trong rượu cũng được chấp nhận. Trong trường hợp này nguyên cả con rắn hay nguyên cả con của một vài loại rắn được ngâm trong bình rượu mạnh hay rượu mùi. Người ta cho rằng rượu rắn có tác dụng tốt với cơ thể (và rượu rắn cũng được bán đắt hơn). Một ví dụ là loài rắn lục Habu ("Trimeresurus flavoviridis") đôi khi được ngâm trong rượu Awamori của người dân Okinawa và được gọi là "Habu Sake". Trong thần thoại Nhật Bản còn có con rắn Yamata no Orochi (Nhật: 八岐の大蛇? Bát Kì Đại Xà), hay còn được gọi tắt là Orochi. Đây là một sinh vật dạng rắn trong Thần đạo Nhật Bản. Yamata no Orochi được miêu tả có tám cái đầu, tám cái đuôi cùng 8 cặp mắt với màu đỏ. Thân hình khổng lồ của Orochi được miêu tả trải dài 8 thung lũng, 8 quả đồi. Nó ngụy trang bằng rêu phong, cây bách và cây tuyết tùng trên lưng nên trông nó không khác gì một dãy núi. Trung Quốc. Ở Trung Quốc tồn tại từ lâu hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Nước này còn có truyền thuyết Bạch Xà truyện (白蛇傳), còn có tên là Hứa Tiên và Bạch Nương Tử (許仙與白娘子) là một trong bốn truyền thuyết dân gian lớn của Trung Quốc. Câu chuyện ra đời vào thời Nam Tống hoặc sớm hơn và được lưu truyền rộng rãi dưới thời nhà Thanh, là sản phẩm sáng tác tập thể của dân gian Trung Quốc. Nội dung "Bạch Xà truyện" miêu tả câu chuyện tình yêu giữa một Bạch xà tinh tu luyện thành người (Bạch Nương Tử) và một chàng trai ở trần gian (Hứa Tiên). Câu chuyện đã nhiều lần được chuyển thể thành Kinh kịch, phim điện ảnh và phim truyền hình mà nổi bật là bộ phim Truyền thuyết Bạch Xà. "Bạch Xà truyện" được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc, ban đầu là truyền miệng, sau đó nhiều hình thức truyền bá dân gian xuất hiện như bình thoại, thuyết thư, đàn từ xuất hiện, dần dần được chuyển thể thành kịch. Sau này còn có tiểu thuyết, sau Dân quốc còn có ca kịch, kịch Đài Loan, truyện tranh. Đến hiện đại "Bạch Xà truyện" còn được quay thành điện ảnh, cải biên thành múa hiện đại, tiểu thuyết kiểu mới... Tên gọi "Bạch Xà truyện" có thể xuất hiện vào cuối thời Thanh, trước đó không có tên gọi cố định nào. truyền thuyết "Bạch Xà truyện" có liên quan đến Ấn Độ giáo. Chuyện sáng thế trong Ấn Độ giáo cũng bắt đầu từ hai con rắn lớn (Naga) khuấy động sữa biển. Trong khi đa phần các nền văn hóa không dùng rắn làm thực phẩm thì tại một số quốc gia việc sử dụng rắn làm thực phẩm lại được chấp nhận hay thậm chí còn được coi là đặc sản, do các thức ăn chế biến từ rắn được đánh giá cao về tác dụng y học. Món xúp rắn trong ẩm thực Quảng Đông được người dân tại đây dùng trong mùa thu do họ coi nó có tác dụng làm ấm cơ thể. Rượu rắn (蛇酒; xà tửu) là loại rượu ngâm nguyên cả con rắn trong các loại rượu sản xuất từ gạo hay ngũ cốc. Việc uống rượu rắn tại Trung Quốc lần đầu tiên được ghi chép lại có từ thời Tây Chu và được coi là có tác dụng chữa bệnh và làm cường tráng cơ thể theo y học cổ truyền Trung Hoa. Việt Nam. Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam và điều đáng chú ý trong hình tượng rắn của người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng. Ở mỗi một hình thức thể hiện của rắn, hoặc với mỗi một biến thể, hình tượng rắn đều mang những ý nghĩa nhất định. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình. Trong bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam trong tổng số 200 chuyện thì đã có 11 chuyện đề cập đến hình tượng rắn hoặc các biến thể của rắn như giao long, thuồng luồng, chằn tinh... trong đó có những chuyện ca ngợi sự giúp đỡ của rắn đối với con người, một số truyện khác lại nói đến việc rắn hại người. Người Việt có câu chuyện truyền thuyết về loài rắn như câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông, một huyền thoại khác là rắn báo oán mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác. Người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ nên không nhiều người thích chúng, vì nọc độc của một số loài rắn có thể giết người ngay tức khắc, vì thế những người tính cách không tốt, thường được ví như người ác, gian manh hay thích nhục dục. Mặt khác, đối với người Việt Nam, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người cho lắm chính vì thế trong quan niệm dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái (mãng xà, xà tinh) và có phần gian xảo, rắn không có được hình ảnh đẹp trong tâm thức, khi người ta nhắc đến rắn thường thì kèm theo những điều xấu. Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho hạng người xấu, lòng sâu dạ hiểm. Tuy nhiên cũng chính vì những đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy thần để cầu thân với rắn, mong rắn không làm hại người. Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo (trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ). Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính là tục thờ thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống. Rắn xuất hiện với biến thể là giao long có thể tìm thấy trong truyền thuyết Lạc Long Quân, huyền thoại Linh Lang Vương… Trong hình hài là giao long, rắn dường như được phủ lên một lớp văn hóa muộn, bởi nó đã bước đầu nhuốm màu sắc phong kiến. Biểu tượng rắn thủy thần có hai thuộc tính: tốt và xấu. Rắn là vị thần nước giúp mưa thuật gió hoà, mang điềm lành và báo điềm dữ. Rắn là con vật tinh quái phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Hình tượng con Chằn (một biến thể của rắn) trong văn hoá người Khmer Nam Bộ lại thể hiện cả hai mặt tốt và xấu: có vai trò bảo vệ con người nhưng đồng thời cũng đại diện cho tính ác, phá hoại cuộc sống bình yên của con người. Trẻ con ở Việt Nam vào các buổi chiều sau khi cơm nước no nê, thường hay tụ lại các khoảng sân rộng trong xóm hoặc một thửa ruộng gần nhà đã thu hoạch xong (tháng mười một, tháng chạp) chơi trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây. Trò chơi này có ở hầu khắp các địa phương. Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á cũng có các câu chuyện tương tự như "Bạch Xà truyện", ví dụ như Chu Đạt Quan ở thời Nguyên trong tác phẩm "Chân Lạp phong thổ ký" có ghi chép chuyện quốc vương Chân Lạp có một "thiên cung", đêm đêm lên tòa tháp vàng ở thiên cung giao hợp cùng nữ nhân do xà tinh hóa thành, là nguyên mẫu của chuyện người và rắn giao cấu với nhau. Còn các vị vua Khmer thì tin mình đã giao phối với một Nagini xinh đẹp để duy trì dòng dõi hoàng gia. Trong Chân Lạp phong thổ ký, Châu Đạt Quan viết rằng: "hàng đêm quốc vương đều có đến ngủ với một nàng tiên rắn". Người Khmer tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Người Campuchia coi rắn Naga là vị thần canh giữ nơi vua chúa ngự. Rắn Naga là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Khmer. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Phật từ khi mới sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Người Thái Lan tôn thờ rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Trong văn hóa tâm linh, rắn là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người, Ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi. Thờ rắn còn phổ biến trong tín ngưỡng người Khmer vốn có tín ngưỡng thờ rắn Naga chín đầu. Rắn chín đầu là biểu tượng cho thần đất và thần nước. Sau này, do ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc các vị vua lập quốc. Các vị vua Khmer thường cho xây dựng các cung điện và đền thờ lớn bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ, chúng xuất hiện trên cầu thang, các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Trong kiến trúc nhiều ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn. Văn hóa Ấn Độ. Ấn Độ thường được gọi là vùng đất rắn và huyền ảo trong các tập tục liên quan tới rắn. Ngay cả ngày nay rắn vẫn còn được thờ phụng với nhiều phụ nữ rót sữa vào các hốc rắn (mặc cho ác cảm của rắn đối với sữa). Rắn hổ mang có trên cổ thần Shiva còn thần Vishnu thường được vẽ trong tư thế đang ngủ trên con rắn bảy đầu hoặc với các cuộn rắn. Có một số đền miếu tại Ấn Độ chỉ dành cho rắn hổ mang, đôi khi được gọi là "Nagraj" (vua rắn) và người ta tin rằng rắn là biểu tượng của sự trù phú. Có một lễ hội Hindu gọi là Nag Panchami mỗi năm (tổ chức vào ngày thứ năm sau ngày Amavasya của tháng Shraavana), trong ngày đó những con rắn được tôn thờ và vái lạy. Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Naga. Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn Độ còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình. Rắn còn là một hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ, tiêu biểu cho những huyền thoại là rắn Naga. Những con rắn thần được coi là Naga, đôi khi có biểu tượng là đầu người mình rắn. Những con rắn thần nổi tiếng là rắn Sêsa (hay Ananta) đã cuộn mình nổi trên biển vũ trụ để đỡ cho thần Visnu khi tạo dựng vũ trụ, rắn Vasuky dùng mình làm dây kéo quanh cột núi Mêru trong huyền thoại khuấy biển. Tại Ấn Độ còn có truyền thuyết khác về rắn. Nói chung được biết đến như là những con rắn "Ichchhadhari" trong tiếng Hindi. Những con rắn này có thể có hình dáng của bất kỳ sinh vật nào, nhưng thích biến hình thành dạng người. Những con rắn thần bí này chiếm giữ viên ngọc quý gọi là "Mani" quý báu hơn cả kim cương. Có nhiều câu chuyện cổ tích tại Ấn Độ kể về những kẻ tham lam cố đoạt viên ngọc quý này và đều có chung một kết cục là bị giết chết. Tại một vài nơi trên thế giới, đặc biệt tại Ấn Độ, thôi miên rắn là cuộc trình diễn ven đường do những người làm nghề thôi miên rắn trình diễn. Trong những cuộc trình diễn như vậy, người thôi miên rắn mang theo một chiếc giỏ chứa một con rắn để thực hiện việc dường như là ông ta thôi miên con rắn bằng cách thổi một số điệu nhạc du dương bằng một nhạc cụ dạng sáo để con rắn phản ứng theo. Rắn không có tai ngoài (mặc dù có tai trong) và trên thực tế nó phản ứng với chuyển động của cây sáo chứ không phải phản ứng với âm thanh thật sự. Luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1972 của Ấn Độ về mặt kỹ thuật cấm thôi miên rắn trên cơ sở làm giảm sự đối xử độc ác với động vật. Những người thôi miên rắn khác còn trình diễn cuộc đấu giữa rắn với cầy mangut, trong đó cả hai con vật có một cuộc đấu giả vờ; tuy nhiên điều này là không phổ biến do cả rắn lẫn cầy mangut đều có thể bị thương nặng hay tử vong. Nghề thôi miên rắn tại Ấn Độ đang tàn lụi do sự cạnh tranh từ các dạng giải trí hiện đại cũng như do luật môi trường ngăn cấm việc hành nghề này. Bộ lạc "Irulas" ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu thuộc Ấn Độ hành nghề bắt rắn trong nhiều thế hệ. Họ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về rắn trên thực địa. Nói chung họ bắt rắn với sự hỗ trợ của một cây sào. Trước đây, người "Irulas" đã bắt hàng nghìn con rắn để lấy da. Sau khi ngành công nghiệp da rắn bị cấm triệt để và sự bảo vệ rắn theo Luật bảo vệ động vật hoang dã năm 1972 tại Ấn Độ thì họ đã lập ra Hội hợp tác bắt rắn Irula và chuyển sang bắt rắn để lấy nọc và thả chúng ra sau 4 lần lấy nọc. Nọc rắn thu thập theo cách này được dùng để sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn cũng như phục vụ cho nghiên cứu y sinh học và sản xuất các dược phẩm khác. Châu Mỹ. Trong một số nền văn hóa rắn biểu tượng của khả năng sinh sản, ví dụ như người Hopi của Bắc Mỹ thực hiện một điệu múa rắn hàng năm để kỷ niệm sự kết hợp của rắn được và rắn cái báo hiệu khả năng sinh sản của thiên nhiên. Nhiều nền văn hóa Peru cổ đại thờ phụng thiên nhiên. Người dân của các nền văn hóa này đề cao các con vật và thường vẽ các con rắn trong các bức họa của mình. Một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông như ông vua của loài rắn, những người có khả năng cung cấp nguồn năng lượng gió hoặc gây ra cơn bão lớn. Người da đỏ Pueblo gắn nguồn gốc bài hát với âm phủ và loài rắn cõi âm khton (khi con rắn bị đốt cháy, các mảnh thân xác của nó biến thành bài hát). Rắn chuông được thờ trong đền Natchez thờ thần mặt trời và các vị thần của Aztec, nhiều nền văn hóa Trung Mỹ, con rắn đã được coi như là cửa ngõ giao thoa giữa hai thế giới. Ở Mexico cũng có một ngôi đền dành riêng cho thần của không khí và cửa đền giống như miệng một con rắn. Người Mexico cổ còn xem rắn như một vị thần bảo hộ của gia đình. Trong vùng Nam Mỹ còn có truyền thuyết về loài rắn Yacumana Đây là một quái vật sống dưới nước thời cổ xưa tại dòng sông Amazon. Trong các truyền thuyết, nó là một con rắn khổng lồ với đầu có sừng, dài tới hơn 50m và luôn đói ăn, khát máu. Yacumana tấn công con mồi bằng cách phun nọc độc bất tỉnh rồi ăn thịt. Con vật này thực tế có nét tương đồng với loài trăn Nam Mỹ khổng lồ Anacodas. Trong Tử vi. Theo tín ngưỡng trong một số nền văn hóa trên thế giới, rắn tượng trưng cho sự ác độc, nguy hiểm nhưng cũng là loài linh vật thể hiện sức mạnh, quyền lực và sự uy nghi. Khi rắn bò vào nhà mang 2 ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào từng loài rắn: điềm xui xẻo và điềm tốt lành. Tử vi quan niệm, nếu rắn hiền lành không có độc bò vào vườn, nhà thể hiện điềm may mắn, sắp có quý nhân phù trợ và con rắn có màu vàng càng đậm thì càng tốt lành về đường tiền tài. Ngược lại, rắn bò vào nhà có màu đen, thuộc loài rắn dữ sẽ tượng trưng cho điềm xấu. Rắn độc bò vào nhà có thể là dấu hiệu báo trước chuyện chẳng lành, sự bất hạnh. Khi bị rắn bò vào nhà nhiều người tin rằng gia đình sẽ gặp phải biến cố tai ương, phải đề phòng bị kẻ thù hoặc kẻ tiểu nhân hãm hại. Nếu phát hiện rắn ở lăng mộ, bàn thờ hoặc gầm giường được coi là điềm không lành về việc âm phần, phải chú ý hơn đến mồ mả của gia tiên. Nếu đang đi đường mà bắt gặp rắn bò ngang sang đường, đó là điềm xấu dự báo người này có thể gặp rủi ro bất trắc hoặc bị hãm hại. Đặc biệt, rắn được xem là loài vật rất linh thiêng và có tính trả thù cao, do đó nếu thấy rắn bò vào nhà mà không tấn công người thì không nên giết mà chỉ nên đuổi chúng đi. Trong tín ngưỡng. Xuất phát từ nỗi sợ rắn, con người thần thánh hóa loài rắn, coi như vị thủy thần và thờ cúng rắn để mong rắn không làm hại mình, bảo vệ cho mình. Hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Trong đó đối với văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ. Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn. Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên hệ mật thiết với nông nghiệp. Các thổ dân tôn sùng và thờ rắn khổng lồ, con rắn này được gọi bằng nhiều tên, song phổ biến hơn cả là rắn cầu vồng Ở châu Mỹ, một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông như ông vua của loài rắn, những người có khả năng cung cấp nguồn năng lượng gió hoặc gây ra cơn bão lớn. Con rắn thần Quetzalcoátl (hay rắn lông chim) xuất hiện trên các cấu trúc trong thành phố cổ Teotihuacan tại Mexico. Rắn trở thành một đối tượng thờ cúng và biểu trưng ý niệm về thời gian của người Mexico cổ. Đối với người Hindu ở Ấn Độ, rắn được coi như thần thánh và thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Ở Ấn Độ, rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, họ thờ cúng thần rắn Naga. Tại Iran, người ta đã tìm thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ con rắn thiêng qua các hình vẽ, vòng tròn được chạm khắc trên vách các hang động. Tục thờ rắn còn được tìm thấy trong dấu ấn của chữ tượng hình. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến khá sớm và còn lưu lại trên các vách đá, chẳng hạn như tranh thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên. Trong võ thuật. Con rắn còn được hiện diện trong võ thuật trong hoa truyền thống. Là biểu tượng xà trong Tượng hình quyền và một trong năm con vật của Ngũ hình quyền. Xà quyền, còn gọi là xà hình quyền là những đòn tay mổ chọc vào đối phương bằng các ngón tay, giống như động tác mổ của loài rắn, các thế võ, thủ pháp mang hình dáng con rắn. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên, về nguồn gốc cũng khác nhau. Về nguồn gốc, người ta dựa vào những hành động, cử chỉ, cách săn mồi… của loài rắn, chọn lọc tinh vi đặt ra những chiêu thức, thế võ, đòn quyền mang tính chiến đấu cao trong sự cạnh tranh sinh tồn. Những miếng võ này được mô phỏng những hành động tự vệ, hoặc kiếm ăn bằng cách tấn công con mồi rồi sáng tạo ra. Môn võ mô phỏng động tác của loài rắn, gọi là xà quyền. Những thế võ uyển chuyển, bàn tay gập lại hình đầu rắn tạo ra những thế võ rắn, nhằm giúp con người mang lại lợi ích về sức khỏe, kỹ thuật tự vệ chiến đấu, rèn luyện. Đặc trưng kỹ pháp của xà quyền là trong nhu có cương, cương nhu tương tế, trong tĩnh có động, thần giữ thì lấy hình, ý ngụ ở phép (pháp), thân linh (động), bộ hoạt (bát), mắt (nhãn quang) sắc, tay nhanh. Trong Ngũ hình quyền thì Xà quyền thuộc hành thủy, chủ thận, luyện khí (tiên thiên). Rắn không chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Thành ngữ. Trong tiếng Việt, rắn được thể hiện qua nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, cao dao, có thể kể đến là:
1
null
Vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm các vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào và tổng hợp hồng cầu. Các vitamin nhóm B từng được cho là một loại vitamin duy nhất và thường được gọi chung là vitamin B. Nghiên cứu sau đó cho thấy là các vitamin khác biệt về mặt hóa học chúng thường có trong cùng một loại thực phẩm. Nhìn chung, các chất bổ sung chứa tất cả tám loại được gọi là vitamin B hỗn hợp. Các vitamin B riêng biệt có thể được đánh số như B1, B2, B3...
1
null
Mèo đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, Cho đến gần đây, mèo được cho rằng đã bị thuần hóa trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, nơi chúng được thờ cúng và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới với hơn 600 triệu con. và mèo đã trở thành con vật quen thuộc của nhiều gia đình, là người bạn thân thiết của trẻ con và các thiếu nữ. Sự kết hợp giữa con người và loài mèo dẫn tới việc nó thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá, gồm truyền thuyết và thần thoại Ai Cập cổ, Trung Quốc cổ, Na Uy, và vị Vua xứ Wales thời Trung Cổ, Hywel Dda (người Tử tế) đã thông qua bộ luật bảo vệ động vật đầu tiên trên thế giới bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật hành động giết hại hay làm tổn hại tới mèo, với những hình phạt nặng nề cho những kẻ vi phạm. Mèo là một trong mười hai con giáp tại Việt Nam, đại diên cho năm Mão (chữ Hán: 卯). Tại Trung Quốc con giáp ứng với năm Mão là con thỏ. Theo Philippe Papin thì vì âm đọc của chữ "mão" 卯 trong tiếng Hán gần giống với "mèo" cho nên người Việt đã lấy luôn con mèo làm con giáp đại diện cho năm Mão. Mèo thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ, ví dụ như nó không mang lại may mắn thậm chí là điềm xui xẻo hay thường đi liền với những mụ phù thủy trong nhiều nền văn hoá Trung cổ đặc biệt là những con mèo đen. Trong nhiều nền văn hóa của Thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví Nekomata với sự tà ác của người đàn bà. Tổng quan. Mèo có nhiều loại và có nhiều bộ lông khác nhau. Tuỳ theo bộ lông mà người ta gọi mèo trắng (lông màu trắng), mèo mướp (lông màu xám có vằn đen nhạt), mèo nhị thể (lông hai màu thường là đen trắng hoặc vàng xám hay vàng trắng), mèo tam thể (lông ba màu thường là vàng, trắng, xám…), mèo đen (lông đen tuyền). Mèo đen có nơi gọi là linh miêu. Trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, ý nghĩa biểu tượng của mèo rất không thuần nhất, vừa xấu vừa tốt. Điểu này có thể giải thích bằng thái độ vừa dịu dàng, vừa vờ vĩnh của con vật này. Mèo nhà đã trở nên phổ biến khắp thế giới trong suốt Thời đại khám phá, vì chúng được đưa lên những chiếc thuyền buồm để diệt chuột trong khoang thuyền và được xem là loài mang lại may mắn tại thời điểm đó mèo được coi là dấu hiệu của may mắn. Trong phong thủy, con mèo được xem là linh thú cát tường, có thể nhờ linh lực của nó để hóa giải sát khí. Về chất liệu thì Mão thuộc Mộc cho nên lựa chọn con mèo phong thủy là mèo gỗ, bằng đá hoặc bột đá, nếu làm bằng kim loại hoặc ngọc thì linh khí ôn hòa, không phát huy tác dụng. Về màu sắc, bản thân con mèo là loài vật ôn hòa, cho nên màu sắc nền nã được coi là thích hợp cho biểu tượng mèo, nhất là màu trắng, hoặc pha chút hồng. Tuy nhiên khi chưng mèo phong thủy còn có tác dụng chiêu nạp Tài Lộc, nên màu vàng tượng trưng cho sự vàng son luôn được sử dụng nhiều nhất, mèo có màu vàng người Trung Quốc còn gọi là Kim Mão (kèm theo biểu tượng của giỏ tiền, nén vàng) Trong thế giới đạo Phật, mèo bị chê trách là con vật đã cùng với con rắn không mảy may xúc động trước sự từ trần của Đức Phật. Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hận biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật. Ở Trung Quốc cổ đại, mèo hay được xem như một con vật báo lành và người ta bắt chước điệu bộ của nó cũng như con báo, trong các điệu múa nông nghiệp. Ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo vào lồng rồi vừa đi vừa ca hát, rước nó từ nhà này sang nhà kia để cầu mưa. Trong Kabbale (truyền thuyết của đạo Do Thái) cũng như trong đạo Phât, mèo được liên kết với rắn để chỉ sự tội lỗi, sự lạm dụng những phúc lợi ở thế gian này. Văn hóa. Trên thế giới. Một số tôn giáo cổ tin rằng mèo là những linh hồn cao quý, người bạn đồng hành, hay người hướng dẫn cho con người, và rằng mèo rất thông thái nhưng do không biết nói nên không thể gây ảnh hưởng đến những quyết định của con người. Ở Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật thần thánh, với truyền thuyết về vị nữ thần Bast thường được miêu tả trong hình dạng một con mèo, khi chiến tranh thì hóa thành một con sư tử cái. Khi mèo chết, cả gia đình đi đưa tang và cơ thể của chúng sẽ được ướp xác như con người. Ở nhiều quốc gia, người ta thường cho rằng mèo có chín mạng, còn tại một số khu vực nói tiếng Tây Ban Nha thì cho rằng mèo có bảy mạng, riêng trong văn hóa Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ, mèo có sáu mạng. Bí ẩn này xuất phát từ sự mềm dẻo và nhanh nhẹn của mèo khi thoát khỏi những tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Còn ở đạo Hồi tuy không có động vật thần thánh nào, nhưng một vài quyển sách đã ghi lại rằng thánh Muhammad có nuôi một con mèo cưng tên là Muezza. Thánh yêu mèo đến mức "Người thà không mặc áo khoác còn hơn là làm phiền một con mèo đang ngủ trên chiếc áo". Ở Bắc Âu, Freyja — nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi trong thần thoại Bắc Âu — được miêu tả là thường cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo. Văn hóa dân gian của người Do Thái và nền văn minh Babylon mèo đen là biểu tượng của một con rắn cuộn vào lò sưởi. Ở Scotland, một con mèo đen xuất hiện trên hiên nhà chính là dấu hiệu của sự thịnh vượng sắp đến cho nên vợ của các ngư dân giữ mèo đen trong nhà với niềm tin rằng chúng có thể ngăn chặn mọi điều xấu xảy ra với những người thân yêu của họ khi đang trên biển. Bên cạnh đó, nhiều nền văn hóa lại có cái nhìn tiêu cực về loài mèo. Điển hình là niềm tin về việc một con mèo đen băng ngang đường người nào đang đi thì người đó sẽ gặp xui xẻo, hoặc chuyện mèo là những phụ tá cho các mụ phù thủy, giúp các mụ gia tăng công lực. Điều này dẫn đến việc lùng diệt mèo rộng khắp châu Âu trong thời trung cổ. Chính việc tiêu diệt mèo đã làm tăng số lượng chuột, góp phần gây ra Cái chết Đen lây lan bởi bọ chét trên người những con chuột bệnh. Việc tàn sát mèo ở Ypres trong thời Trung Cổ nay được tưởng nhớ bằng lễ hội mèo Kattenstoet tổ chức 3 năm một lần. Ngày trước, Giáo hội Công giáo đôi khi cho rằng mèo là ma quỷ, điềm xui, dù là mèo đen hay mèo trắng thì chúng cũng vậy. Vào thế kỷ XVII, mèo đen là cặp đôi với phù thủy, thay vì được tôn thờ, nó lại trở thành một con vật đáng sợ. Chúng được sử dụng trong những nghi lễ hiến tế như là vật hi sinh. Ở Ai-len, khi một con mèo đen đi qua trước mặt thì có nghĩa rằng bệnh tật sẽ đến. Ở Roma, Moldavia và Cộng hòa Séc, quan niệm một con mèo đen đi ngang qua trước mặt bạn sẽ mang lại điềm xui vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nhật Bản. Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, giống như ở nhiều nước khác, mèo được xem là một sinh vật tượng trưng cho sự xảo quyệt và nỗi sợ hãi và được gán cho nhiều năng lực siêu nhiên. Tuy nhiên, trong khi những con mèo đuôi dài được xem là miêu hựu (猫又), một dạng "mèo ác", thì mèo cộc đuôi Nhật Bản được xem như là biểu tượng của triển vọng tốt đẹp và tương lai hứa hẹn. Hình tượng "maneki neko" - biểu thị cho may mắn - thường thể hiện một con mèo cộc đuôi trong tư thế ngồi bằng hai chân sau với một chân trước giơ lên cao. Mèo cộc đuôi Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều trong hội họa truyền thống của nước này. Tại Nhật Bản, tượng mèo "Maneki Neko" là biểu tượng của sự phú quý, giàu có. Nekomata được cho do mèo nhà nhiều tuổi (40 hoặc 100 tuổi trở lên) biến hóa thành. Trong tiếng Nhật, "neko" nghĩa là con mèo, "mata" nghĩa là chạc cây phân nhánh, đầu chĩa ba phân nhánh, vật có dạng hình chạc cây. Khi Nekomata nguyền rủa ểm hại người thì nó đứng chồm trên hai chân để rủa người đó. Người Nhật còn tin rằng những người thường hay hành hạ mèo sẽ bị nó ám hại. Nếu con Nekomata tu luyện thêm thì nó sẽ sống lâu đến bất tận và được gọi là Nekoshō (猫魈). Tại Trung Quốc cũng có truyền thuyết về loài yêu quái tên là "tiên ly" (âm Nhật đọc là Senri) có nhiều điểm tương đồng với Nekomata. Tiên ly là loài mèo núi sống lâu thành tinh, có thần thông biến hóa thành mỹ nam mỹ nữ để hút tinh khí của con người. Việt Nam. Mèo được xem là linh vật thứ 4 trong lịch Can Chi 12 con giáp ở Việt Nam, đại diện cho năm "Mão". Không chỉ vậy, mèo còn xuất hiện trong hai bức tranh Đông Hồ ở Việt Nam là "Đám cưới chuột" và "Trạng chuột vinh quy" hay chạm khắc ở đình làng Bình Lục (Quảng Ninh), chạm nổi chùa Linh Quang (Hải Phòng). Mèo thậm chí còn đã truyền cảm hứng cho một loại võ thuật với dáng đi uyển chuyển, không tiếng động, êm như mèo, giỏi leo trèo, nhảy vọt được gọi là võ mèo hay miêu quyền như bài võ "Miêu tẩy diện" với 32 động tác; "Linh miêu độc chiến" và "Bạch miêu quyền". Hình tượng con mèo cũng xuất hiện trong cao dao, tục ngũ Việt Nam như: "Tiu nghỉu như mèo cắt tai", "Mèo khen mèo dài đuôi", "Lèo nhèo như mèo vật đống rơm", "Con mèo mà trèo cây cao/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo"... Ở Việt Nam cũng có nhiều người mê tín rằng nếu mèo đen nhảy qua xác một người mới chết, người đó sẽ hóa thành quỷ nhập tràng. Và dân gian vẫn lưu truyền câu tục ngữ: "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang". Tranh khắc gỗ làng Đông Hồ ở Việt Nam có hai bức tranh "Đám cưới chuột" và "Trạng chuột vinh quy" trong đó có vẽ hai con chuột đem cá và chim đến cho mèo. Hai bức tranh này gần giống nhau, dựa theo những chữ Hán và chữ Nôm trong tranh mà người ta sẽ gọi là "Đám cưới chuột" hay "Trạng chuột vinh quy". Người H'Mông còn được người Việt gọi là người Mèo. Không có bằng chứng cho thấy "mèo" trong "người Mèo" có nghĩa là "con mèo". Ở Lào họ được gọi là "Mẹo". Tại Trung Quốc người H'Mông được gọi là "Miêu", viết bằng chữ Hán là "苗", tự dạng và ý nghĩa không giống với chữ "miêu" 貓 có nghĩa là "con mèo". Ở Việt Nam cũng có Có giai thoại vui liên quan đến Tú Xuất về mèo biết mói. Người chết chưa khâm liệm nếu không canh kỹ, để linh miêu nhảy qua, xác chết sẽ bật dậy ngay. Mèo ma nhất là loại sinh vào giờ Mão (5 - 7 giờ sáng), tháng Mão, năm Mão, bị nghi ngờ có liên hệ với cõi âm nhiều nhất. Người ta cho rằng, mèo gào vào nửa đêm là điềm báo sẽ có tai ương, kêu 7 tiếng thì sẽ có người phải lìa đời, còn kêu 9 tiếng thì như oan hồn người chết về nhập vào con mèo như muốn đi đòi mạng người còn sống. Những con mèo hay gào vào đêm người ta cho rằng chúng là quỷ dữ, chuyên báo hiệu cái chết. Trong võ thuật. Mèo cũng là động vật đem lại cảm hứng cho võ thuật với dáng đi uyển chuyển, không tiếng động, êm như mèo, giỏi leo trèo, có khả năng nhảy vọt là nguồn cảm hứng môn khinh công. Mèo có những cú cào, tát với hai bộ móng sắc ra đòn nhanh như chớp là cảm hứng về trảo. Võ mèo hay miêu quyền cũng là một trong những môn võ hay, những động tác mô phỏng của mèo có thể chuyển hóa, phổ quát thành các bài võ, đòn thế tự vệ, chiến đấu hữu hiệu Ở Việt Nam, võ mèo xuất hiện rất sớm và bài Miêu tẩy diện (mèo rửa mặt) là một trong những bài võ mèo tồn tại lâu đời với khoảng 32 động tác. Ngoài ra còn có một số bài võ mèo tiêu biểu như Linh miêu độc chiến và Bạch miêu quyền. Đại chúng. Chú mèo được tái hiện trong văn hóa hiện đại với các hình tượng tranh ảnh, hoạt hình, truyện tranh với những chú mèo ngộ nghĩ, đáng yêu như: Mèo đi hia, Mèo Kitty (con thú cưng gối đầu của nhiều bạn trẻ), Mèo Tom, chú mèo trong loạt phim hoạt hình Tom và Jerry của Mỹ, chú Mèo Luna trong Thủy thủ Mặt Trăng. Và đặc biệt là hình tượng chú mèo máy Đô-rê-mon. Bên cạnh đó, ở Nhật Bản, có chú mèo 11 tuổi tên shironeko chỉ có mỗi đặc điểm là béo và ngủ nhiều Những chú mèo trong Gia đình mèo quý tộc. Một số biểu tượng khác như: Con mèo của Schrödinger là một thí nghiệm tưởng tượng nghĩ ra bởi Erwin Schrödinger, hệ thống đo đạc có vướng víu lượng tử với con mèo. Grumman F-14 Tomcat (mèo đực) là một loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi. Trong các tác phẩm có Bác Fyodor, con chó và con mèo (tiếng Nga: Дядя Фёдор, пёс и кот) có chú Mèo có biệt danh Thủy Thủ lang thang trong nhà. Mèo đi hia (tiếng Anh: Puss in Boots) là một bộ phim hoạt hình 3D năm 2011 phim nói về cuộc đời của Mèo đi hia tên Puss. Mèo Con là một bộ phim hoạt hình của đạo diễn Ngô Mạnh Lân, ra mắt lần đầu năm 1966. Truyện phim phỏng theo truyện ngắn Cái Tết của Mèo Con của nhà văn Nguyễn Đình Thi. Chuyện phim kể về chú Mèo Con từ lúc còn nhỏ bé, ngây thơ đến khi trưởng thành, đủ sức đánh bại lão Chuột Cống gian ác. Anime. Ở Nhật Bản trong truyện tranh và hoạt hình còn có hình tượng của những cô Miêu Nhĩ (Nekomimi), đây là một dạng nhân vật nữ mang đôi tai mèo, đuôi mèo, hoặc có những đặc điểm giống như mèo khác. Một "nekomimi" thường xuất hiện trong anime, manga hoặc trong cosplay hoặc actual body parts, kể cả trong một số game video. đó là hình tượng của những nhân vật (con người) đôi khi được cho "mọc" thêm tai mèo và đuôi mèo nhằm thể hiện tính cách dễ bị kích động của họ, thường kết thúc câu nói của họ bằng tiếng nya, từ tượng thanh của Nhật Bản thể hiện tiếng kêu "meo meo" của loài mèo. Nhân vật truyện tranh Hello Kitty được thể hiện dưới dạng mèo cộc đuôi Nhật Bản như là một biểu tượng của sự dễ thương tròng văn hóa nhạc pop Nhật Bản hiện đại. Nhân vật Muta trong phim hoạt hình "Neko no Ongaeshi" được xây dựng dựa trên một con mèo hoang loại cộc đuôi Nhật vốn thường lai vãng ở gần Studio Ghibli. Trong Game Đấu trường đẫm máu có nhân vật Uriko (miêu nữ) là Mèo (nữa thú), đặc trưng với cách chiến đấu: Thiếu lâm Nhật Bản (Kenpo) với các đòn thế của miêu quyền (võ mèo) với đặc trưng là đánh chớp nhoáng bằng những cú cào cấu. Comic. Trong văn hóa hiện đại phương Tây có các hình thức miêu nhĩ mang nhiều đặc tính của loài mèo hơn, ví dụ việc toàn bộ cơ thể bao phủ bởi lông mèo và việc mang móng vuốt của mèo là hai đặc điểm nổi bật về diện mạo của miêu nhĩ phương Tây. Các miêu nhĩ châu Âu thường có dạng mèo mang tính thuyết hình người (anthropomorphism). Đồng thời các miêu nhĩ phương Tây cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng của phương Tây, hình tượng người mèo (werecat) mới là hình tượng thật sự chiếm ưu thế trong văn hóa đại chúng châu Âu. những người mèo châu Âu chủ yếu là phụ nữ và họ thường mang những đặc tính về ngoại hình và tính cách giống như các miêu nhĩ như Magic: The Gathering (nhân vật Mirri và Purraj) và game d20 Munchkin Monster Manual. Những chú mèo. Hình ảnh của những con mèo trong văn hóa đại chúng: Trong thành ngữ. Mèo được nhắc nhiều đến trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ca nhạc. Nó là con vật đóng góp rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, mèo hiện thân của sự thanh cảnh, tao nhã những cũng là kẻ ương ngạnh khi hay ăn vụng, khó bảo. Tục ngữ, ca dao còn để lại nhiều bài học sống sâu sắc từ những câu ca, câu chuyện về mèo và chuyện mèo là chuyện nhân sinh.
1
null
Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc. Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó lợn cũng còn là biểu tượng cho thói phàm ăn, sự bẩn thỉu, dơ dáy, ô uế. Tổng quan. Lợn nói chung là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất. Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm (lòng lợn). Là con vật có sự gần gũi với đời sống con người là con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Trong 12 con giáp, heo nằm trong số ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với đời sống hàng ngày của con người hơn các con vật khác như rồng, cọp, khỉ. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Tuy nhiên, người ta thường khinh con heo và hay nói theo quán tính ngu như heo hay ngu như con lợn. Heo là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác. Phương Đông. Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Xem bài: Hợi. Trư Bát Giới, một nhân vật trong Tây du ký của người Trung Quốc, là một vị thần trên thiên đình có hình dạng nửa người nửa lợn. Việt Nam. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du ký. Đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến heo là người ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu (ngu như heo) ngoài ra còn hình tượng nhục dục (phim con heo). Người dân tộc ở Việt Nam có truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực. Trên mình lợn có vòng khoáy Âm - Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng, con tím lúc nhúc cả dưới chân. Hình ảnh lợn Cấn sắc nét nhất là trên tranh Lợn ăn lá ráy, Nghệ nhân Đông Hồ đã quan sát kỹ con lợn phàm ăn, đang sục mõm vào máng, cành lá ráy như động đậy, ước lệ. Ở vùng đất thuộc hạ nguồn sông Hậu, người Khmer vẫn cho rằng heo năm móng và heo ba giò là những cốt tinh lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện gia đình và người ta tìm mọi cách để tống khứ. Tại Chùa Dơi còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc ở tỉnh Sóc Trăng là nơi chốn những con heo đặc biệt này cư ngụ, cả phần xác lẫn phần hồn. Người Khmer rất sợ heo năm móng, heo ba giò, tức là heo có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò là một chân có màu đen, một chân có màu trắng. Dân tộc khác. Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài việc heo là nguồn cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường. Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh. Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia có địa vị như con người có danh xưng, được mặc áo nghiêm chỉnh, và mặt còn được trang điểm. Người thổ dân da đỏ ở Mĩ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Heo thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn. Phương Tây. Hy Lạp. Thời Hy Lạp cổ đại, lợn là con vật để hiến tế cho nữ thần Demeter và nó là con vật yêu thích của nữ thần này. Phần mở đầu của các lễ hiến tế Eleusis được bắt đầu bằng việc hiến tế con lợn. Sự chuyển hóa ma thuật biến con người thành lợn được dùng làm cốt truyện trong nhiều câu chuyện, chẳng hạn trong thiên sử thi "Odyssey" của Homer, trong đó đoàn thủy thủ của con tàu anh hùng bị nữ thần Circe biến thành lợn. Ở châu Âu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú. Âu Mỹ. Lợn chính là một trong những con vật thân thiết với người Mỹ nhất toàn cầu. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa Kỳ ngày nay. Bức tường phố Wall ban đầu là để chắn lợn rừng vì lợn rừng vì thói quen rũi mọi thứ dưới đất nên đã phá hoại rất nhiều hoa màu của các trang trại Mỹ. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn gắn với một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ. Cũng tại Hoa Kỳ, một số trường phổ thông (sơ, trung và cao cấp) cũng như trường đại học có các con vật lấy phước là lợn hay tương tự như lợn. Đáng chú ý nhất trong số này là Đại học Arkansas với con vật lấy phước của đội thể thao của trường là một con lợn lòi ("Sus scrofa"). Lợn đôi khi được dùng để ví với người Winston Churchill nói rằng "Con chó ngước lên nhìn chúng ta. Con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn thì coi chúng ta là ngang hàng". Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỷ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới. Tôn giáo. Người theo Hồi giáo bị cấm không được ăn thịt lợn, theo kinh Qur'an. Người Do Thái cũng bị cấm ăn thịt lợn, theo luật Kashrut. Trong Phúc âm, chúa Giê-su đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng. Khi ăn chơi hết tiền cậu ta phải xin làm người nuôi lợn thuê, mong ước là có thể ăn thức ăn của lợn nhưng không ai cho. Cũng trong Phúc âm, chúa Giê-su thực hiện một phép màu bằng cách làm cho con quỷ ám ảnh con người đi vào một bầy lợn và sau đó làm nó phải chạy trốn tới một vách đá và sau đó bị chết đuối. Thành ngữ. Ngoài ra, người ta cũng dùng từ liên quan đến hình ảnh của con lợn để chỉ một số khía cạnh trong cuộc sống như:
1
null
Đảo Herrenchiemsee (tên cũ: Herrenwörth), có diện tích là 238 mẫu vuông, là đảo lớn nhất của 3 đảo chính tại Chiemsee, một hồ trong tiểu bang Bayern, Đức. Cùng với đảo Fraueninsel và đảo Krautinsel nó lập thành một xã tại Chiemsee. Mặc dù lớn nhất đảo Herreninsel chỉ có khoảng 30 người ở. Đảo nổi tiếng vì có lâu đài Herrenchiemsee cho xây bởi Ludwig II của Bayern, người mà chỉ ở tổng cộng 9 cho tới 10 ngày ở đó. Ngoại trừ lâu đài chính, đảo còn có lâu đài cũ mà trước đó là một tu viện Augustinian của Herenchiemsee. Đảo này có thể viếng thăm quanh năm với tuyến tàu của hãng Chiemsee-Schifffahrt, chủ yếu là từ Gstadt và Prien, một phần cũng có thể tới từ các nơi khác chung quanh hồ cũng như từ đảo Fraueninsel. Đảo không có xe cộ. Mùa hè có xe ngựa chở du khách. Lịch sử. Tu viện trên Herreninsel theo truyền thống được thành lập bởi Công tước Tassilo III của Bayern. Việc thành lập trên thực tế đã diễn ra (theo những phát hiện khảo cổ mới nhất) trong khoảng thời gian từ 620 đến 629. Qua 12 thế kỷ cho đến khi thế tục hóa ở Bayern, hòn đảo thuộc sở hữu của tu viện Herrenchiemsee. Hòn đảo đã được vua Ludwig II mua lại vào năm 1873 với giá 350.000 Gulden, sau đó ông đã xây dựng lâu đài Herrenchiemsee mới tại đây. Tại lâu đài cổ (tu viện cũ) ủy ban Công ước Hiến pháp đã họp từ ngày 10 đến 23 tháng 8 năm 1948, để chuẩn bị cho Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức.
1
null
Đảo Wörth, là đảo ở hồ Schliersee tại Bayern. Địa lý. Đảo này rộng khoảng 2 mẫu vuông, có nhiều cây cối, chỗ gần bờ nhất cách bờ phía Tây khoảng 200 m. Sử dụng. Trên đảo có một quán ăn cũng như một nhà chứa thuyền. Quán ăn với tên là "Wirtshaus im See" có thể đi ra bằng thuyền công cộng hay tàu taxi.
1
null
Tôn hiệu () là danh hiệu "tôn kính" cho những người được "tôn quý", phổ biến nhất là ở những vị Thái thượng hoàng, Thái thượng vương hay Hoàng thái hậu. Tôn hiệu đôi khi được đồng nhất với Thụy hiệu, trong trường hợp Tôn hiệu được đặt cho người đã khuất. Tôn hiệu của Hoàng đế. Tại Việt Nam, từ thời nhà Đinh, khi ngôi Hoàng đế, quần thần sẽ dâng lên tôn hiệu để gọi vị vua đó. Vị vua cuối cùng sử dụng tôn hiệu khi còn sống có thể là Trần Thuận Tông hoặc Lê Thái Tổ. Danh sách được liệt kê ra sau đây: Tôn hiệu chính thức. Tôn hiệu chính thức đa phần do các triều thần suy tôn hoặc do hậu thế truy tặng cho những vị quân chủ hoặc tổ tiên đời trước, nó thường rất dài và nhiều mỹ từ, chính vì rất dài và khó nhớ, nên thường tôn hiệu chính thức ít phổ biến và thường được rút gọn lại 3 hoặc 4 chữ. Ví dụ: Tại Việt Nam thời nhà Trần, các vua nhường ngôi cho con về làm Thái Thượng Hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ý truyền thuyết vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là người tài. Cách đặt này ngoài ngụ ý so sánh Thái Thượng hoàng như vua Nghiêu, còn so sánh vua kế vị như vua Thuấn. Tôn hiệu không chính thức. Tôn hiệu không chính thức, dĩ nhiên là được đặt ra một cách không chính thức bởi các sử gia, thường rất ngắn gọn (thường chỉ 2 chữ) và chỉ ra đặc điểm của vị quân chủ đó (Tiên chủ, Hậu chủ, Phế đế, Mạt đế...). Thường các sử gia dùng tôn hiệu không chính thức cho những Triều đại ngắn ngủi hoặc những vị quân chủ thất thế, mà ở đó tôn hiệu chính thức hoặc niên hiệu, miếu hiệu đều không có hoặc ít phổ biến, như một sự tôn kính với một Triều đại.
1
null
Hiệp hội bóng đá Cuba (tiếng Tây Ban Nha: "Asociación de Fútbol de Cuba") là tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động bóng đá ở Cuba, bao gồm cả đội tuyển bóng đá quốc gia nam. Giải vô địch quốc gia gồm một hạng đấu chuyên nghiệp với 8 đội bóng.
1
null
Cờ rủ là lệ treo quốc kỳ ở vị trí 1/2 hay 2/3 chiều cao của cột cờ thay vì treo cờ lên đến đỉnh cột. Tục lệ này là nghi lễ áp dụng ở nhiều nước khi có quốc tang, tỏ lòng tôn kính và khi gặp đại nạn. Lịch sử. Tục lệ treo cờ rủ bắt đầu vào thế kỷ 17 với khoảng trống trên đỉnh cột tượng trưng lá cờ tang treo phía trên. Lệ đó cho rằng tử thần có toàn quyền, không chừa ai nên chiếm địa vị trên hết. Lệ này còn áp dụng ở Anh khi cờ rủ được treo chừa cho chiều cao của một lá cờ phía trên, bất kể chiều dài của cột cờ. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác thì vị trí cờ rủ tùy thuộc vào cột hoặc cán cờ dài hay ngắn và cờ được thượng lên ở vị trí giữa đỉnh cột và gốc cột. Úc. Quốc kỳ Úc được treo rủ tại Úc trong các trường hợp sau: Việt Nam. Lệ treo cờ rủ ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian: Theo đó, cán bộ đã và đang giữ những vị trí này sau khi qua đời thì quốc kỳ được treo rủ: Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế. Nhật Bản. Quốc kỳ Nhật Bản có hai kiểu treo để tang, một là treo theo kiểu bán kỳ (半旗 "Han-ki") giống như tại nhiều quốc gia khác. Những Cơ quan của Bộ Ngoại giao treo cờ rủ trong thời gian tang lễ của một nguyên thủ quốc gia ngoại quốc. Một kiểu treo rủ thay thế là điếu kỳ (弔旗 "Chō-ki"), gắn thêm một dải băng màu đen ở phía trên lá quốc kỳ, kiểu này truy nguyên từ ngày 30 tháng 7 năm, 1912, khi Thiên hoàng Meiji băng hà và Nội các quyết định ban một sắc lệnh rằng quốc kỳ cần phải được treo để tang khi Thiên hoàng băng hà. Nội các có thẩm quyền trong việc công bố treo quốc kỳ nhằm để tang.
1
null
Cá ba chân, tên khoa học Bathypterois grallator, là một loài cá đáy biển sâu được tìm thấy ở các vĩ độ thấp. Chúng tương đối nổi tiếng từ hình ảnh và quan sát. Chúng dường như thích sử dụng tia vây kéo dài ở đuôi và hai vây chậu để đứng. Bathypterois grallator là loài lưỡng tính. Có ít nhất mười tám loài trong chi Bathypterois, một số trong đó tương tự về hành vi với Bathypterois grallator. Giống như rất nhiều sinh vật biển sâu, chúng có xu hướng phát triển lớn hơn hầu hết các loài cá nước nông. loài này phát triển đến chiều dài 3 feet và cao 4 feet (tính cả vây giống chân như của chúng). Sinh sản. Mỗi cá thể có cơ quan sinh sản của cả đực và cái. Nếu hai cá ba chân tình cờ gặp nhau, chúng sẽ giao phối. Tuy nhiên, nếu một cá ba chân không tìm thấy một bạn tình, nó sẽ tự kết hợp trứng và tinh trùng của nó để sinh ra con non của chính nó.
1
null
Bộ Cá răng kiếm, tên khoa học Aulopiformes, là một bộ cá vây tia biển bao gồm 15 họ còn tồn tại và một số họ tiền sử với khoảng 45 chi và trên 230 loài. Chúng được nhóm lại với nhau vì cấu trúc mang vòm phổ biến của chúng. Thật vậy, nhiều tác giả đã xem xét chúng quá khác biệt để đảm bảo tách biệt trong một siêu bộ đơn loài của Teleostei, dưới tên Cyclosquamata. Tuy nhiên, đơn vị phân loại đơn loài thường được tránh bằng cách phân loại hiện đại nếu không cần thiết, và trong trường hợp này một siêu bộ khác biệt dường như không có cơ sở: cùng với siêu bộ đáng ngờ " Stenopterygii ", dường như có liên quan rất chặt chẽ với một số Protacanthopterygii. Đặc biệt, nhóm này có thể là đơn vị phân loại chị em của Salmoniformes (cá hồi và đồng minh). Như một sự thay thế, siêu bộ đôi khi được thống nhất như một nhánh không phân hạng tên là Euteleostei, nhưng trong trường hợp đó, Protacanthopterygii sẽ cần phải được chia thêm vào cho các phát sinh loài không chắc chắn. Điều này sẽ cho kết quả trong một nhóm rất cồng kềnh và phân loại học dự phòng và không ít hơn 4 siêu bộ đơn loài.
1
null
Neverwinter Nights 2 là trò chơi điện tử thể loại nhập vai do Obsidian Entertainment phát triển và Atari phát hành cho hệ máy tính cá nhân. Đây là bản nối tiếp trò Neverwinter Nights phát triển dựa trên thế giới của trò chơi bút và viết nổi tiếng Dungeons & Dragons. Tác phẩm sử dụng phiên bản luật chơi 3.5 của Dungeons & Dragons với bối cảnh xung quanh thành phố Neverwinter Nights. Trò chơi đã phát hành vào ngày 31 tháng 10 năm 2006. Cốt truyện xoay quanh cuộc phiêu lưu của nhân vật chính sau khi ngôi làng thanh bình của mình bị tấn công, được cử đi thông báo vụ việc đến thành phố Neverwinter Nights gần đó. Trong cuộc hành trình nhân vật chính đã gặp các nhân vật khác nhau và lập nên một nhóm để cuộc hành trình an toàn hơn. Khi đến thành phố và sau các sự kiện diễn ra sau đó thì nhân vật chính bắt đầu khám phá ra sự trỗi dậy của một thế lực cổ xưa vốn từng thống trị toàn bộ khu vực rộng lớn bao gồm cả vương quốc mà mình đang sống, giết chóc tất cả mọi thứ để tăng sức mạnh của mình và quân đoàn thây ma, thế lực này trở thành mối đe dọa lớn cho sự tồn vong của ngôi làng và nhân vật chính quyết định phải ngăn chặn nó. Khi bắt đầu người chơi sẽ xây dựng nhân vật của mình như chủng tộc, sau đó là đến các hướng nhân vật như kiếm sĩ, pháp sư, cung thủ, phù thủy... Khi đã có bạn đồng hành việc trò chuyện, hành động đúng ý cũng như giúp đỡ những người bạn đồng hành này trong dự định riêng của họ sẽ làm cho họ gắn bó với nhân vật chính hơn hoặc ngược lại. Người chơi có thể nối mạng để chơi cùng nhau nếu họ kết nối ngay từ đầu câu truyện. Trò chơi nhận được nhiều đánh giá tích cực. Hai phiên bản mở rộng cài thêm và một phiên bản độc lập đã được phát hành là Mask of the Betrayer (2007), Storm of Zehir (2008) và Mysteries of Westgate (2009). Phát triển. Việc thực hiện "Neverwinter Nights 2" đã được công bố vào ngày 01 tháng 4 năm 2004 khi Atari lập danh sách các trò chơi đang được thực hiện. Trò chơi được chính thực công bố sau đó vào ngày 04 tháng 8 năm 2004. Obsidian Entertainment thực hiện phần phát triển và BioWare hỗ trợ và hướng dẫn. CEO tại BioWare, Ray Muzyka đã nói "Neverwinter Nights là một trong những tựa quan trọng nhất mà BioWare đã thực hiện. Chúng tôi có kế hoạch chắc chắn để tiếp tục tham gia phát triển và sản xuất Neverwinter Nights 2". Đội ngũ của Obsidian tham gia thực hiện bao gồm cả những thành viên đã tham gia thực hiện các trò chơi , dòng trò chơi Icewind Dale và dòng trò chơi Baldur's Gate. Marc Holmes đạo diễn nghệ thuật của Neverwinter Nights và Chris Avellone chỉ đạo đạo diễn "Planescape: Torment" và cũng tham gia vào việc phát triển. BioWare sử dụng lại bộ công cụ Aurora đã từng dùng cho "Neverwinter Nights" cho phần tiếp theo này. Một trong những quyết định sử dụng Aurora hơn là xây dựng một công cụ mới là do Obsidian muốn người chơi tiếp tục để có thể cảm nhận các chi tiết của trò chơi mà có thể không thể thực hiện được với một công cụ mới. BioWare đã giúp đỡ Obsidian các vấn đề kỹ thuật và Obsidian cũng có kế hoạch đại tu lại bộ công cụ Aurora. Các nhà thiết kế muốn cải thiện hình ảnh của trò chơi đầu tiên với những bổ sung như ánh sáng tốt hơn cùng các kết cấu việc đó yêu cầu thay đổi đáng kể công cụ. Công cụ được nâng cấp được gọi là Electron. Electron được thiết kế để kết hợp được DirectX và dự địn làm sao cho tương thích với hệ máy tiềm năng dự định phát hành sau đó là Xbox 360, nhưng Obsidian đã từ bỏ kế hoạch cho việc chuyển hệ vì lý do tài chính. Bộ công cụ đã được sử dụng để tạo ra các trò chơi cũng được chuyển đổi bao gồm một số bổ sung như giao diện tùy biến giao tiếp mới. Obsidian đã tập hợp cảm hứng từ các trò chơi nhập vai cũ để lấy ra cốt truyện và lối chơi tốt nhất như Fallout và dòng trò chơi Ultima. CEO của Obsidian, Feargus Urquhart đã nói rằng "Chúng tôi đã suy ngẫm về rất nhiều về các trò chơi nhập vai trước đó và có cảm giác rằng có một cái gì đó đã bị mất với trò chơi nhập vai gần đây.". Ông đã so sánh "Neverwinter Nights 2" với Baldur's Gate II và chỉ ra rằng hãng muốn mở rộng bối cảnh của Neverwinter như đã làm với Athkatla trong "Baldur's Gate". Urquhart đã nói "Chúng tôi tìm cách làm sao cho Neverwinter trở thành nơi thực sự hấp dẫn, làm bạn phải quay đi quay lại nhiều lần khi nó thực sự là trung tâm cho trò chơi". Cốt truyện của trò chơi dù vẫn xoay quanh thành phố Neverwinter nhưng sẽ không liên quan đến Neverwinter Nights. Thay vì bắt đầu các trò chơi như một nhân vật quan trọng đầy quyền lực, người chơi sẽ bắt đầu Neverwinter Nights 2 chẳng là ai cả. Cũng như Obsidian muốn hiện thực hóa trò chơi qua hệ thống nhân quả cụ thể cho các hành động của người chơi. Thay vì thuê lính đánh thuê như "Neverwinter Nights", Obsidian đã cải tiến trò chơi sử dụng hệ thống nhóm giống như "Knights of the Old Republic II". Giống như bản mở rộng "Hordes of the Underdark" người chơi có thể mang theo nhiều hơn một thành viên và mỗi thành viên điều có thể điều khiển, nhưng các thành viên này cũng sẽ có thể yểm trợ cho người chơi ngay cả khi không có kiểm soát như triệu tập các sinh vật mở các hòm châu báu. Mỗi thành viên điều có tính cách và câu chuyện riêng nhưng người chơi có thể tác động và gây ảnh hưởng đến các nhân vật này. Các nhân vật có thể rời khỏi nhóm trong những điều kiện nhất định. Những thay đổi khác trong trò chơi là có thêm các chủng tộc kỳ lạ cùng các hướng phát triển nhân vật mới. Việc chuyển sang hệ Mac đã được Atari giao cho Aspyr Media và công bố kế hoạch này ít lâu sau khi phiên bản Windows được phát hành. Năm 2012, GameSpy thông báo là công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến của trò chơi đã bị mua lại bởi Glu Mobile. Sau khi mua lại Glu Mobile đã nâng mức phí dịch vụ của trò chơi lên. Nhưng sau đó đóng cửa dịch vụ của một số trò chơi trong đó có "Neverwinter Nights 2". Cộng đồng trực tuyến "Neverwinter Nights 2" đã tự giải quyết bằng các lập ra một trang web riêng tập hợp các thông tin từ máy chủ độc lập. Lập trình viên độc lập tên Skywing đã viết một chương trình để trò chơi có thể tập hợp thông tin trực tuyến về các máy chủ này. Phát hành. "Neverwinter Nights 2" đã tiến hành sản xuất hàng loạt từ ngày 17 tháng 10 năm 2006 và bắt đầu phát hành từ ngày 31 tháng 10 năm 2006 tại Bắc Mỹ sau đó đến châu Âu vào ngày 3 tháng 11 và Úc vào ngày 16 tháng 11. Việc đặt hàng trước cũng có thể được thực hiện một tháng trước khi phát hành thông qua GameStop hay Best Buy, phiên bản được đặt hàng trước có đính kèm công cụ Electron cùng một số vật dụng đặc biệt khác. Ngoài phiên bản bình thường thì Atari cũng phát hành phiên bản đặc biệt (Giới hạn) của trò chơi, phiên bản này có một số vật dụng như áo choàng Sword Coast hay một số trang phục khác. Tại châu Âu thì có hai phiên bản đặc biệt "Lawful Good Limited Edition" và "Chaotic Evil Limited Edition", các phiên bản này đính kèm với các vật dụng dùng để sưu tầm cũng như có cả trò Neverwinter Nights cùng các bản mở rộng của trò chơi này và một mã để chơi thử . Phiên bản trên hệ Mac dù đượccông bố phát hành vào tháng 12 năm 2007 nhưng đến tháng 2 năm 2008 mới bắt đầu được giao. Phiên bản này có đính kèm một bộ công cụ chỉnh sửa. đến ngày 27 tháng 12 năm 2010 thì Steam đã cung cấp phân phối trực tuyến phiên bản Bạch kim tích hợp tất cả các bản mở rộng của trò chơi. Đón nhận. "Neverwinter Nights 2" đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt với nhiều đánh giá tích cực. Trò chơi đứng hạng 6 trong danh sách trò chơi được đặt hàng nhiều nhất trong tuần trước khi phát hành và bán chạy nhất vài tuần sau đó của Amazon. GameSpot đã trao danh hiệu "Cốt truyện hay nhất" vượt cả . Trò chơi cũng được đề cử giải "Trò chơi máy tính hay nhất năm 2006" tại lễ trao giải Cần điều khiển vàng. Dù nhiều bài đánh giá khen trò chơi vượt trội so với phiên bản trước nhưng điểm trung bình của trò chơi lại thấp hơn phiên bản "Neverwinter Nights". Việc sử dụng phiên bản luật chơi 3.5 của Dungeons & Dragons đã giành được sự ủng hộ của những người mê trò chơi này. GameDaily đã đánh giá "Phiên bản 3.5 là một chuyển biến lớn trong "Neverwinter Nights 2", nó có thể làm cho nhóm nhân vật của bạn rối tung lên.". Nhiệm vụ chính trong trò chơi là Forgotten Realms cũng đã nhận được đón nhận tốt. Cốt truyện được coi là một trong những điểm mạnh của trò chơi và hay hơn "Neverwinter Nights". GameSpy đã nhận xét phần nhiệm chơi đơn là "Hoàn toàn hơn cả tiền nhân của trò chơi". Game Informer đã nhận xét "Tựa trò chơi này dễ dàng vượt mặt Neverwinter Nights với một cốt truyện rộng lớn và nhiều nhân vật". Nhận xét khác thì nói "Một trong các cốt truyện được viết hay nhất trong lịch sử". Aaron R. Conklin của tờ The Wisconsin State Journal đã nói "Nó có thể dễ dàng nhận xét sai khi ở chương mở đầu đầy màu sắc rực rỡ của trò chơi... Khi tiếp tục: Nhóm của bạn đến được Neverwinter thì nó bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn đặc biệt là sự tương tác và phát triển của nhân vật. NWN2 là một kiệt tác về kể truyện và trình độ.". Conklin và Matt Slagle tại Deseret News đã đồng tình với các lựa chọn trong trò chơi, đồng ý rằng phương pháp ngoại giao là một lựa chọn tốt thay vì phải đánh nhau. Đồ họa của "Neverwinter Nights 2" thì nhận được các đánh giá khác nhau. Phần đánh giá đồ họa là "thuộc kỷ nguyên mới" và "tuyệt đẹp". Phần khác thì đánh giá là có trục trặc giữa việc dựng hình và hiệu suất nhất là với các máy tính yếu. Tờ Sydney Morning Herald đã viết "Công cụ 3D cho phép thể hiện chi tiết với những phong cảnh tươi tốt, cho bạn góc nhìn lớn hơn khi bạn đi quanh ngôi làng mộc mạc và đầm lầy âm u.". Phần âm thanh của trò chơi nhận được đánh tốt dù một số hơi thất vọng khi một số hiệu ứng âm thanh là dùng lại từ phiên bản trước. Greg Mueller tại GameSpot đã nhận xét "Âm nhạc của trò chơi rất hay với các bài hát và giai điệu ấn tượng cứ như được lấy từ một phim Hollywood có kinh phí lớn. Âm nhạc đã thực hiện vai trò tốt với việc được bố trí một cách thích hợp với các cảnh hoành tráng trên đường phiêu lưu của nhân vật.". Các than phiền thì tập trung vào các trục trặc kỹ thuật của trò chơi. Adam Diamond tại Isthmus không được vui vẻ lắm với việc tìm đường cùng nhận xét "Thường thấy nhân vật chính chu du một mình trong hầm ngục và dễ bị tấn công vì các nhân vật khác đang bị kẹt xa ở phía sau. Mang theo các vệ sĩ làm gì khi họ không ở đó khi cần thiết?". Một số đánh giá so "Neverwinter Nights 2" với , một trò chơi của Obsidian trước đó đã nhận càm ràm tương tự. Phiên bản phát hành đầu tiên đã gặp phải một lỗi nghiêm trọng, nó chặn không cho cốt truyện của trò chơi có thể tiếp tục. Một số lỗi khác ảnh hưởng xấu đến trì thông minh nhân tạo của các nhân vật. Một nhận xét khác nói "Thời gian tải màn hơi bị lâu khiến cho người chơi bắt đầu tự hỏi là nó đang treo hay đang nạp". Obsidian đã khắc phụcđược nhiễu lỗi trong các bản vá sau đó nhưng lại gặp vấn đề về sự ổn định. Một đánh giá trên 1UP.com đã nói "Một sự thật đáng buồn là trò chơi được phân phối trong tình trạng không ổn và sau vài bản vá thì các vấn đề nghiêm trọng vẫn còn.". Các chương trình biên tập và công cụ thiết kế được đính kèm đánh giá cao với nhận xét "Mạnh mẽ điên cuồng và phức tạp". Phiên bản trên Mac thì nhận được các đánh giá khác nhau và than là không có công cụ chỉnh sửa đi kèm cũng như yêu cầu cấu hình quá cao.
1
null
Hiến Kính Vương hậu (Hangul: 헌경왕후 홍씨, chữ Hán: 獻敬王后, 6 tháng 8 năm 1735 – 13 tháng 1 năm 1816), thường gọi là Huệ Khánh cung Hồng thị (惠慶宮洪氏) hay Huệ tần (惠嬪), là Thế tử tần của Trang Hiến Thế tử Lý Huyên và là thánh mẫu của Triều Tiên Chính Tổ Lý Toán, vị Quốc vương thứ 22 của nhà Triều Tiên. Bà đã tận mắt chứng kiến cha chồng xử tử phu quân của mình. Sau đó bà viết lại thành cuốn hồi ký "Hận trung lục" (한중록). Tiểu sử. Hiến Kính vương hậu sinh ngày 6 tháng 8 năm 1735 tức năm Yeongjo thứ 11 tại phường Bàn Tùng (盤松坊), là con gái của Vĩnh Phong phủ viện quân Hồng Phụng Hán (永豐府院君洪鳳漢) và Hàn Sơn phủ phu nhân họ Lý (贈韓山府夫人李氏). Theo dòng dõi, bà là hậu duệ của Trinh Minh công chúa (貞明公主), con gái lớn của Triều Tiên Tuyên Tổ, vì tổ phụ của bà là Hồng Vạn Dung (洪萬容) là con trưởng của công chúa. Năm 1744, ngày 11 tháng 1, Hồng thị vượt qua "Tam giản trạch" (三揀擇), được gả cho Vương Thế tử Lý Huyên và lập vị Thế tử tần (世子嬪). Năm 1750, bà hạ sinh được Ý Chiêu Thế tôn (懿昭世孫), nhưng thế tôn chết yểu khi mới 2 tuổi. Năm 1752, lần này bà lại hạ sinh được con trai Lý Toán (李祘), người sau này là Triều Tiên Chính Tổ. Sau đó, bà còn hạ sinh thêm Thanh Diên quận chúa (清衍郡主) và Thanh Tuyền quận chúa (清璿郡主). Năm 1762, Trang Hiến Thế tử qua đời nên bà không còn là Thế tử tần nữa, bà được gọi là Huệ tần (惠嬪, Hyebin). Năm 1776, Chính Tổ lên ngôi kế vị với tư cách là con trai của Hiếu Chương Thế tử và Hiếu Thuần Hiền tần Triệu thị, vì vậy Chính Tổ phong mẫu thân là Huệ Khánh cung (惠慶宮), chỉ đứng sau Trinh Thuần Vương hậu lúc bấy giờ là Vương đại phi. Để nâng địa vị của thân mẫu, Chính Tổ nhiều lần gia tôn huy hiệu cho bà, dần dần đầy đủ là Hiếu Khang Từ Hi Trinh Tuyên Huy Mục Huệ Khánh cung (孝康慈禧貞宣徽穆惠慶宮). Năm 1815, dưới triều đại của cháu bà, Triều Tiên Thuần Tổ, bà qua đời tại Cảnh Xuân điện (景春殿) trong Xương Khánh cung, hưởng thọ 81 tuổi. Thụy hiệu của bà tôn xưng là Hiến Kính (獻敬), toàn xưng Hiếu Khang Từ Hi Trinh Tuyên Huy Mục Hiến Kính Huệ tần (孝康慈禧貞宣徽穆獻敬惠嬪). Triều Tiên Triết Tông tôn thêm thụy hiệu Dụ Tĩnh (裕靖). Về sau, Triều Tiên Cao Tông truy phong cho Huệ tần Hồng thị là Hiến Kính Vương hậu (獻敬王后). Sau truy tôn lại là "Hiến Kính Ý Hoàng hậu" (獻敬懿皇后), toàn xưng Hiếu Khang Từ Hi Trinh Tuyên Huy Mục Dụ Tĩnh Nhân Triết Khải Thánh Hiến Kính Ý hoàng hậu (孝康慈禧貞宣徽穆裕靖仁哲啓聖獻敬懿皇后). Trong văn hoá đại chúng. Được diễn bởi Park Eun-bin trong bộ phim Secret Door. Được diễn bởi Moon Geun-young trong phim điện ảnh Bi kịch triều đại (2015).
1
null
Agadez là thành phố lớn nhất ở miền bắc Niger, với dân số 88.569 (điều tra dân số năm 2005). Nó nằm trong sa mạc Sahara và là thủ phủ của Aïr. Thành phố này cũng là thủ phủ của khu vực Agadez. Năm 2011, các xã xung quanh cùng với vùng đô thị có tổng dân số 124.324 người. Lịch sử. Thành phố được thành lập trước thế kỷ XIV và dần trở thành thành phố quan trọng nhất của người Tuareg, thay thế Assodé, bằng cách phát triển thương mại xuyên Sahara. Thành phố vẫn còn thấy sự xuất hiện của các đoàn lữ hành, mang muối từ Bilma tới đây. Trong năm 1449, Agadez đã trở thành một vương quốc, và khoảng năm 1500 nó đã được chinh phục bởi đế quốc Songhai, là một trong những đế quốc Hồi giáo lớn nhất trong lịch sử. Tại thời điểm này, thành phố có dân số khoảng 30.000 người và là một con đường chính thời trung cổ cho các đoàn lữ hành thương mại giữa các thành phố Tây Phi Kano, Timbuktu, ốc đảo Ghat ở Bắc Phi, Ghadames và Tripoli trên bờ biển Địa Trung Hải. Khi Maroc xâm lược, dân số thành phố đã giảm xuống dưới 10.000 người. Agadez là điểm xa nhất của Đế chế Ottoman trong lục địa châu Phi đến thế kỷ 19 trước khi bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp. Thành phố được cai trị bởi người Pháp từ năm 1900. Một cuộc nổi loạn bởi Kaocen Ag Mohammed xảy ra trong năm 1916, nhưng đã bị đánh bại bởi lực lượng quân đội Pháp. Sau đó, Agadez đã trở thành một vị trí quan trọng trong các cuộc nổi dậy Tuareg của những năm 1990. Di tích lịch sử. Agadez ngày nay là một thị trấn lớn, một trung tâm vận chuyển uranium được khai thác ở gần đó. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Agadez là Nhà thờ Hồi giáo Lớn Agadez được xây dựng ban đầu từ năm 1515 và xây dựng lại theo phong cách tương tự vào năm 1844. Tại đây có một ngọn tháp cao 27 mét được xây dựng hoàn toàn bằng gạch bùn khiến nó trở thành cấu trúc được xây dựng bằng gạch bùn cao nhất thế giới. Ngoài ra là cung điện Kaocen, cung điện Agadez Sultan cùng với rất nhiều các ngôi nhà bằng đất nung ở các khu phố cổ. Năm 2013, Trung tâm lịch sử của Agadez đã trở thành một di sản thế giới của UNESCO.
1
null
Hố va chạm Vredefort là hố va chạm lớn nhất đã được xác nhận trên Trái Đất, với đường kính ban đầu ước tính khoảng 300 km. Nó nằm tại tỉnh Free State, Nam Phi và được đặt theo tên thị trấn Vredefort, nằm gần trung tâm của hố. Mặc dù hố va chạm đã bị xói mòn từ lâu, nhưng các cấu trúc địa chất còn lại tại trung tâm của nó được gọi là Vòm Vredefort hay cấu trúc va chạm Vredefort vẫn còn khá rõ. Năm 2005, Vòm Vredefort đã được thêm vào danh sách của Di sản thế giới của UNESCO bởi địa chất của nó. Hình thành và cấu trúc. Tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất tại Vredefort ước tính là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất từ trước tới nay (ít nhất là kể từ Liên đại Hỏa thành khoảng 4 tỷ năm trước tới nay), được cho là có đường kính khoảng 5–10 km (3,1-6,2 mi). Sao băng lửa đã tạo ra bồn địa Sudbury thậm chí có thể còn lớn hơn. Hố ban đầu được ước tính có đường kính khoảng 300 km (190 dặm), nhưng đã bị xói mòn. Như thế, nó lớn hơn kích thước 250 km (160 dặm) của bồn địa Sudbury và 180 km (110 dặm) của hố va chạm Chicxulub. Cấu trúc còn lại, "vòm Vredefort", bao gồm một cấu trúc gồm các ngọn đồi xếp thành vòng tròn khuyết với đường kính 70 km, là kết quả của sự phục hồi của đá bên dưới điểm va chạm sau khi xảy ra va chạm. Tuổi của hố được ước tính là 2,023 tỷ năm (± 4 triệu năm), thuộc Đại Cổ Nguyên Sinh. Đây là hố va chạm lâu đời thứ hai được biết đến trên Trái Đất, trẻ hơn gần 300 triệu năm so với hố va chạm Suavjärvi ở Nga. Vòm ở trung tâm của hố ban đầu được cho là đã được hình thành bởi một nổ núi lửa, nhưng vào giữa thập niên 1990, bằng chứng cho thấy nó đã hình thành bởi va chạm của một sao băng lửa rất lớn, do các nón tiêu tan chỉ báo được phát hiện tại khu vực lòng sông Vaal gần đó. Gần đó là hệ thống núi lửa Bushveld (BIC) và bồn địa Witwatersrand đã được hình thành trong thời gian này, dẫn đến suy đoán rằng khối lượng và tác động của sao băng lửa tại Vredefort đã đủ lớn để tạo ra núi lửa trong khu vực. BIC là vị trí dự trữ của hầu hết kim loại quý trên thế giới thuộc nhóm bạch kim, trong khi lưu vực Witwatersrand nắm giữ hầu hết dự trữ về vàng.
1
null
Đảo Vũng Chùa, còn có các tên gọi khác như Đảo Yến hay tên cũ là Hòn Nồm, là một hòn đảo nằm gần bờ biển phía bắc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Đảo này thuộc địa giới hành chính xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, cách cửa Roòn (sông Roòn) khoảng 5 km về phía đông bắc. Đảo cao 61 m so với mực nước biển, hiện còn hoang sơ chủ yếu là rừng phòng hộ. Trước đây đảo từng có nhiều chim yến cư ngụ nên có tên là Đảo Yến. Tuy nhiên vào năm 2011, nhiều nguồn báo đã đưa tin số cá thể yến tại đây đã giảm đáng kể.
1
null
Giải Booker Quốc tế (trước là Giải Man Booker Quốc tế) là một giải thưởng văn học quốc tế của Anh. Giải thưởng được giới thiệu tháng 6 năm 2004 để bổ sung cho Giải Man Booker. Tài trợ bởi Man Group, từ năm 2005 đến 2015 giải thưởng được trao hai năm một lần cho tác giả còn sống bất kể quốc tịch vì một công trình bằng tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh. Giải thưởng ghi nhận "sức sáng tạo và phát triển bền bỉ cũng như đóng góp chung cho văn học hư cấu trên trường quốc tế", và trao cho toàn bộ công trình của tác giả thay vì một tác phẩm duy nhất. Kể từ năm 2016, giải thưởng được trao hàng năm cho một quyển sách dịch sang tiếng Anh và xuất bản ở Anh và Ireland, với số tiền thưởng 50.000 bảng Anh chia đều cho tác giả và dịch giả của tác phẩm đoạt giải. Từ ngày 1 tháng 6 năm 2019, Crankstart, quỹ từ thiện của Sir Michael Moritz và vợ Harriet Heyman, bắt đầu tài trợ cho Giải Booker. Kể từ đó, giải đổi tên thành Giải Booker và Giải Booker Quốc tế. Về quyết định hỗ trợ Quỹ Giải Booker và giải thưởng, Moritz nói, "Cả hai chúng tôi đều không thể tưởng tượng một ngày mà không đọc sách. Giải thưởng Booker là cách chúng tôi lan truyền những hiểu biết, những khám phá, những niềm vui và sự lý thú mà những tác phẩm hư cấu xuất sắc mang lại". Lịch sử. Trước 2016. Trong khi Giải Man Booker chỉ dành cho tác giả từ khối Thịnh vượng chung, Ireland, và Zimbabwe, Giải Quốc tế dành cho tác giả mọi quốc tịch có tác phẩm bằng tiếng Anh, kể cả bản dịch. Giải thưởng trị giá 60.000 bảng Anh và được trao hai năm một lần cho toàn bộ sự nghiệp của một tác giả còn sống, tương tự như Giải Nobel Văn học. Giải Man Booker Quốc tế cũng có một giải cho bản dịch. Nếu áp dụng được, tác giả đoạt giải có thể chọn dịch giả của mình để nhận số tiền thưởng 15.000 bảng Anh. Năm 2005, nhà văn Albania Ismail Kadare đoạt giải thưởng Man Booker Quốc tế đầu tiên. Ca ngợi sự đánh giá toàn diện, nhà báo Hephzibah Anderson cho rằng Giải Man Booker Quốc tế "nhanh chóng trở thành một giải thưởng quan trọng, một lựa chọn thay thế sáng giá cho giải Nobel". Sau 2016. Tháng 7 năm 2015, Giải Văn học hư cấu Nước ngoài "Independent" thông báo ngừng tổ chức. Tiền thưởng của giải sẽ được góp vào Giải Man Booker Quốc tế, và sẽ hoạt động giống với giải "Independent": hàng năm trao tặng một quyển sách hư cấu được dịch sang tiếng Anh, với số tiền thưởng 50.000 bảng Anh chia đều giữa tác giả và dịch giả. Mỗi tác giả và dịch giả được shortlist sẽ nhận 1.000 bảng Anh. Mục đích của giải thưởng là để khuyến khích việc xuất bản và đọc những tác phẩm dịch chất lượng và đề cao vai trò của dịch giả. Các giám khảo chọn một longlist gồm mười quyển sách vào tháng 3, lọc ra shortlist vào tháng 4, và tác phẩm đoạt giải được thông báo vào tháng 5. Đề cử. 2005. Giải Man Booker Quốc tế đầu tiên được quyết định bởi John Carey, Alberto Manguel và Azar Nafisi. Các ứng viên được thông báo vào ngày 2 tháng 5 năm 2005 ở Đại học Georgetown tại Washington, D.C. Tiểu thuyết gia người Albania Ismail Kadare đoạt Giải Man Booker Quốc tế đầu tiên năm 2005. Trưởng ban giám khảo, Giáo sư John Carey nói Kadare là "một nhà văn toàn diện trong truyền thống kể chuyện bắt đầu từ Homer." Kadare nói anh "hết sức vinh dự" được nhận giải thưởng, và đã chọn một dịch giả để nhận số tiền thưởng 15.000 bảng Anh. Ngày 27 tháng 6, Kadare nhận giải thưởng của mình ở Edinburgh. 2007. Giải thưởng năm 2007 được chấm bởi Elaine Showalter, Nadine Gordimer và Colm Tóibin. Các ứng cử viên cho Giải Man Booker Quốc tế thứ hai được thông báo vào ngày 12 tháng 4 năm 2007 tại Đại học Massey, Toronto. Tác giả người Nigeria Chinua Achebe được công bố là người đoạt giải thưởng Quốc tế năm 2007. Giám khảo Nadine Gordimer nói Achebe là "cha đẻ của văn học châu Phi hiện đại" và rằng anh là một phần "không thể thiếu" cho văn học thế giới. Ngày 28 tháng 6, Achebe nhận giải thưởng của mình ở Oxford. 2009. Giải thưởng năm 2009 được chấm bởi Jane Smiley, Amit Chaudhuri và Andrey Kurkov. Các ứng cử viên cho Giải Man Booker Quốc tế thứ ba được thông báo ngày 18 tháng 3 năm 2009 tại Thư viện Công cộng New York. Nhà văn truyện ngắn người Canada Munro đoạt giải thưởng năm 2009 cho những tác phẩm của cô. Giám khảo Jane Smiley nói việc chọn một người duy nhất là "một thử thách", nhưng Munro đã chiến thắng ban giám khảo. Về công trình của Munro, Smiley nói "Văn của cô ấy về cơ bản là hoàn hảo. Bất kỳ nhà văn nào cũng phải kinh ngạc trước những tác phẩm tinh tế và chính xác của cô. Sự thấu hiểu về mọi lĩnh vực của cô thật sắc bén". Munro, người nói cô "hoàn toàn bất ngờ và vui mừng" trước kết quả, nhận giải thưởng tại Đại học Trinity Dublin ngày 25 tháng 6. 2011. Giải thưởng năm 2011 được chấm bởi Rick Gekoski, Carmen Callil (rút lui để phản đối kết quả) và Justin Cartwright. Các ứng viên cho Giải Man Booker Quốc tế lần thứ tư được thông báo ngày 30 tháng 3 năm 2011 tại Sydney, Úc. John le Carré yêu cầu được loại khỏi danh sách, nói rằng anh rất "hãnh diện", nhưng không muốn tranh tài ở giải thưởng văn học. Tuy nhiên, giám khảo Dr Rick Gekoski nói mặc dù anh thất vọng khi le Carré muốn rút lui, tên của anh sẽ vẫn có trên danh sách. Ngày 18 tháng 5 năm 2011, tiểu thuyết gia người Mỹ Roth tại Lễ hội Nhà văn Sydney. Về giải thưởng của mình, Roth nói, "Đây là một vinh dự lớn và tôi rất vui được nhận nó". Anh hy vọng rằng giải thưởng sẽ giúp anh nhận được sự quan tâm của độc giả toàn thế giới, những người không biết đến những tác phẩm của anh. Ngày 28 tháng 6, Roth nhận giải thưởng của mình ở Luân Đôn; tuy nhiên, anh không thể tham dự trực tiếp vì lý do sức khỏe nên đã gửi một đoạn video ngắn. Sau khi Roth được công bố là người đoạt giải, Carmen Callil xin rút khỏi ban giám khảo, nói rằng "Tôi không coi anh ta là nhà văn... trong 20 năm nữa liệu còn ai đọc anh ta nữa?" Callil sau đó viết một bài xã luận trong tờ "The Guardian" giải thích quan điểm của mình và tại sao cô rời khỏi ban giám khảo. 2013. Giải thưởng năm 2013 được chấm bởi Christopher Ricks, Elif Batuman, Aminatta Forna, Lý Dực Vân và Tim Parks. Các ứng viên cho giải thưởng Man Booker Quốc tế lần thứ năm được công bố ngày 24 tháng 1 năm 2013. Marilynne Robinson là người duy nhất trong mười ứng cử viên là từng được đề cử trước đây. Ngày 22 tháng 5, nhà văn truyện ngắn Lydia Davis được công bố là người đoạt giải thưởng năm 2013 tại một buổi lễ ở Bảo tàng Victoria và Albert, Luân Đôn. Thông báo chính thức về giải thưởng của Davis trên trang web giải thưởng Man Booker mô tả văn chương của cô có "sự súc tích và chính xác của thơ ca". Trưởng ban giám khảo Christopher Ricks nói rằng, "Có sự cảnh giác trong những câu chuyện của cô ấy, và There is vigilance to her stories, và sự chú ý đầy mộng tưởng. Cảnh giác ở cách cảm nhận sự vật đến từng con chữ và âm tiết; cảnh giác ở từng động cơ đen tối và cảm giác mờ ảo của mỗi người". 2015. Giải thưởng năm 2015 được chấm bởi Marina Warner, Nadeem Aslam, Elleke Boehmer, Edwin Frank và Wen-chin Ouyang. Ngày 24 tháng 3 năm 2015, các ứng viên cho Giải Man Booker Quốc tế lần thứ sáu được công bố. László Krasznahorkai trở thành tác giả Hungary đầu tiên nhận giải thưởng Man Booker, cho những "đóng góp trong văn học hư cấu trên trường quốc tế" của anh. Trưởng ban tác giả Marina Warner so sánh văn chương của anh với Kafka và Beckett. Hai dịch giả của Krasznahorkai, George Szirtes và Ottilie Mulzet, cùng nhận số tiền thưởng 15.000 bảng Anh cho dịch giả. 2016. Giải thưởng năm 2016 được chấm bởi Boyd Tonkin, Tahmima Anam, David Bellos, Daniel Medin và Ruth Padel. Các ứng viên cho giải Man Booker Quốc tế lần thứ bảy được công bố ngày 14 tháng 4 năm 2016. Sáu ứng cử viên được chọn từ longlist gồm 13 người. Han trở thành tác giả Hàn Quốc đầu tiên nhận giải thưởng, và theo hình thức mới cho năm 2016, Smith trở thành dịch giả đầu tiên cùng nhận giải. Nhà báo Anh Boyd Tonkin, trưởng ban giám khảo, nói rằng toàn bộ ban giám khảo nhất trí với quyết định ấy. Về quyển sách, anh nói, "bằng một văn phong bay bổng và sắc bén, nó cho thấy tác động của sự chối từ lên nữ chính và những người xung quanh cô. Quyển sách đặc kín, thanh nhã và đáng sợ này sẽ tồn đọng trong tâm trí, và có khi là giấc mơ, của độc giả rất lâu". 2018. Giải thưởng năm 2018 được chấm bởi Lisa Appignanesi, , Michael Hofmann, Hari Kunzru, Tim Martin và Helen Oyeyemi. Danh sách ứng viên longlist cho Giải Man Booker Quốc tế lần thứ chín được công bố ngày 12 tháng 3 năm 2018. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, sáu quyển sách lọt vào shortlist được công bố tại Somerset House ở Luân Đôn. Ngày 22 tháng 5 năm 2018, tại Bảo tàng Victoria và Albert ở Luân Đôn, Tokarczuk được công bố là người đoạt giải, trờ thành tác giả Ba Lan đầu tiên nhận giải thưởng này, cùng với dịch giả Croft. Lisa Appignanesi mô tả Tokarczuk là một "nhà văn với sự hóm hỉnh, trí tưởng tượng tài tình và màu sắc văn chương chói lóa." 2019. Giải thưởng năm 2019 được chấm bởi Bettany Hughes, Maureen Freely, Angie Hobbs, Pankaj Mishra và Elnathan John. Ngày 13 tháng 3 năm 2019, longlist cho giải Man Booker Quốc tế lần thứ 10 được công bố. Ngày 9 tháng 4 năm 2019, danh sách shortlist được công bố. Jokha Alharthi được công bố là tác giả Ả Rập đầu tiên nhận giải Man Booker Quốc tế ngày 21 tháng 5 năm 2019. 2020. Giải thưởng năm 2020 được chấm bởi Ted Hodgkinson, Jennifer Croft, Valeria Luiselli, Jeet Thayil và Lucie Campos. Ngày 27 tháng 2 năm 2020, longlist cho giải thưởng được công bố. Danh sách shortlist được công bố ngày 2 tháng 4 năm 2020. Tác phẩm đoạt giải ban đầu dự kiến được công bố ngày 19 tháng 5 năm 2020, tuy nhiên do đại dịch COVID-19 phải hoãn đến ngày 26 tháng 8 năm 2020. 2021. Giải thưởng năm 2021 được chấm bởi Lucy Hughes-Hallett, Aida Edemariam, Neel Mukherjee, Olivette Otele và George Szirtes. Danh sách longlist được công bố ngày 30 tháng 3 năm 2021, shortlist ngày 22 tháng 4, và tác giả cùng dịch giả đoạt giải được công bố ngày 2 tháng 6 năm 2021.
1
null
Nước Pháp Tự do (tiếng Pháp:"France Libre" et les "Forces françaises libres" ) là một tổ chức chính trị lưu vong của người Pháp chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã đối với Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được thành lập tại Luân Đôn (Anh) bởi tướng Charles de Gaulle sau khi phát lời kêu gọi ngày 18 tháng 6 năm 1940. Tổ chức này cũng tập hợp các binh sĩ quân lực Pháp tham gia Lực lượng Pháp quốc Tự do tiếp tục chống lại phe Trục. Lịch sử. Từ 13 tháng 7 năm 1942, tổ chức Pháp quốc Tự do đổi tên thành Pháp quốc tranh đấu ("France combattante") và thành lập chính phủ lâm thời Ủy ban quốc gia Pháp ("Comité national français"), đánh dấu chính thức sự tham gia của Pháp quốc tự do vào lực lượng Đồng Minh chống phát xít. Tổ chức Pháp quốc Tự do và Lực lượng Pháp quốc Tự do chính thức chấm dứt tồn tại sau ngày 1 tháng 8 năm 1943, tuy nhiên các hoạt động của họ vẫn tiếp tục với danh nghĩa Ủy ban Giải phóng Quốc gia Pháp ("Comité français de Libération nationale"-CFLN) và Lực lượng Pháp quốc Tự do ("Armée française de la Libération").
1
null
Kinh tế kỹ thuật số (đôi khi được gọi là "Kinh tế Internet", "Kinh tế web", "Kinh tế mới" ) là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế kỹ thuật số được đan xen với nền kinh tế truyền thống tạo ra một miêu tả rõ ràng hơn. Kinh tế kỹ thuật số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để tạo cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử. Việc mở rộng các khu vực kỹ thuật số là một động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế những năm gần đầy, và việc chuyển hướng đến một số thế giới kỹ thuật số có nhiều tác động với xã hội được mở rộng hơn thay vì chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số. Định nghĩa. Trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20, Nicholas Negroponte (1995) đã sử dụng phép "ẩn dụ" của việc dịch chuyển từ xử lý nguyên tử sang xử lý bit. Ông ta nêu ra những nhược điểm trước kia (ví dụ như nguyên liệu, vận chuyển) và ưu điểm của sau này (ví dụ như không trọng lượng, vận động toàn cầu ảo và tức thời). Trong nền kinh tế mới này, các mạng kỹ thuật số và hạ tầng thông tin liên lạc cung cấp một nền tảng toàn cầu với việc con người và các tổ chức đưa ra các chiến lược, tương tác, giao tiếp, cộng tác và tìm kiếm thông tin.
1
null