text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Vườn quốc gia Tây Kiang là một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất và quan trọng nhất tại Gambia. Nó được công nhận là vườn quốc gia vào năm 1987 và được quản lý bởi Bộ Quản lý Vườn quốc gia và động vật hoang dã Gambia.
Nó có diện tích 11.526 ha, nằm trên bờ phía nam của sông Gambia, thuộc hạ lưu sông tại huyện Tây Kiang. Nó cách làng Tendaba 5 km (3,1 dặm), thủ đô Banjul 145 km (90 dặm), và cách bờ biển Gambia khoảng 100 km (62 dặm). Sông Gambia là ranh giới phía bắc của vườn quốc gia. Ba con lạch chia vườn quốc gia thành ba phần. Vườn quốc gia không có dân cư sinh sống, với ngôi làng nằm gần nhất là ngay tại ngoài cửa.
Hầu hết địa hình tại đây là cao nguyên thấp, và là chủ yếu là xavan khô rụng lá, ngoài ra cũng có các bãi triều và rừng ngập mặn.
Động thực vật.
Thảm thực vật chủ yếu là xavan khô rụng lá. Các loài cây chính bao gồm cây bao báp ("Adansonia digitata"), keo đỏ ("Acacia seyal"), "Pterocarpus erinaceus", "Ceiba pentandra", "Terminalia macroptera", "Prosopis africana", các loài chi "Ficus" và cây bụi họ Hòa thảo ("Andropogon").
Vườn quốc gia có sự đa dạng về các loài động vật, với hơn 300 loài chim, chiếm một nửa số loài chim tại Gambia. Trong đó có 21 loài chim săn mồi như ưng, đại bàng, kền kền. Đại bàng Bateleur được coi là biểu tượng của vườn quốc gia. Ngoài ra là các loài bò sát như trăn châu Phi, cá sấu sông Nin, thằn lằn Nin... các loài động vật có vú gồm Rái cá không vuốt châu Phi, lợn biển Tây Phi, cá heo lưng bướu, linh cẩu đốm, linh miêu tai đen, linh miêu đồng cỏ, báo hoa mai, linh dương hoẵng, linh dương Sitatunga và lợn nanh sừng. | 1 | null |
Atotech là công ty quốc tế chuyên về hóa chất, với trụ sở chính đặt tại Berlin, Đức.
Atotech cung cấp quy trình công nghệ hóa học và thiết bị máy móc dùng trong công nhiệp sản xuất bo mạch điện tử, đế linh kiện và chất bán dẫn cũng như ngành công nghiệp hoàn thiện bề mặt trang trí hay chức năng.
Atotech hoạt động tại hơn 40 quốc gia với các nhà máy sản xuất hóa chất và thiết bị tại Đức, Cộng hòa Séc, Slovenia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Brazil. Trong năm 2012, số lượng nhân viên công ty vào khoảng 4.000 người. Atotech được thành lập vào năm 1993, khi ELFAtochem sáp nhập hoạt động của Harshaw M&T với bộ phận mạ điện của Schering AG.
Lịch sử hình thành.
Atotech bắt nguồn từ Schering AG. Gốc ban đầu của "Schering-Galvanotechnik" đặt mốc từ những năm 1895, khi Schering được cấp bằng sáng chế cho một quá trình lọc vàng và bạc bởi kali xyanua.
Năm 1901, bộ phận mạ điện ra đời và sản xuất hỗn hợp muối để lưu trữ kim loại, với tên thương hiệu Trisalyt.
Trong năm 1936, bộ phận mạ điện phát triển thành công dung dịch điện ly mạ nhanh đầu tiên - Copper Trisalyt Extra Rapid - cũng như bể mạ bề mặt bóng đầu tiên trên thế giới - Brilliant. Sự thành công của các cuộc cách tân đó dẫn đến việc thành lập bộ phận đầu tiên được xây dựng cho lĩnh vực mạ điện.
Trong năm 1951, Schering AG thiết lập bộ phận mạ điện tại Feucht, Đức, nơi hiện nay đang là nhà máy sản xuất thiết bị sản xuất chính của Atotech. Năm 1989, bộ phận mạ điện chuyển đến một vị trí mới ở Berlin, Đức.
Đến năm 1993, Schering AG bán bộ phận mạ điện của mình cho các công ty hóa chất Pháp ELF Atochem. ELFAtochem sáp nhập công ty con của mình là Harshaw M&T với bộ phận mạ điện từ Schering AG và thành lập công ty TNHH Atotech Đức.
Sau khi thành lập nhà máy và trung tâm dịch vụ ở Đức, hệ thống sản xuất và dịch vụ ở các nước khác ở châu Âu và châu Á, và sau đó là ở châu Mỹ cũng được thành lập.
Ngày nay, thế mạnh của Atotech là công nghệ hoàn thiện bề mặt trang trí,mạ chức năng và công nghệ sản xuất bản mạch in điện tử, cũng như các lĩnh vực nguyên vật liệu ngành điện tử, công nghệ bán dẫn. Công ty cung cấp hệ thống sản xuất tích hợp tinh chỉnh theo yêu cầu sản xuất cùng với dịch vụ hỗ trợ tận nơi cho tất cả các khách hàng trên toàn thế giới.
Sản phẩm.
Atotech cung cấp các hóa chất đặc biệt và thiết bị cho: | 1 | null |
Vườn quốc gia Yala là vườn quốc gia lớn thứ hai và được viếng thăm nhiều nhất tại Sri Lanka. Vườn gồm năm khu, hai trong số đó mở cửa cho đại chúng. Mỗi khu lại có tên riêng, như Vườn quốc gia Ruhuna (khu 1), và vườn quốc gia Kumana hay 'Đông Yala'. Nó tọa lạc tại vùng đông nam đất nước, chính xác hơn là trên địa bàn hai tỉnh Phía Nam và Uva. Vườn bao phủ một diện tích và nằm cách thành phố Colombo khoảng . Yala được thiết lập làm khu bảo tồn tự nhiên năm 1900, cùng với Wilpattu, đã trở thành hai vườn quốc gia đầu tiên của Sri Lanka vào năm 1938. Vườn được biết đến bởi hệ động vật đa dạng của nó. Đây là khu vực quan trọng trong việc bảo tồn voi Sri Lanka, báo Sri Lanka và các loài thủy cầm.
Lịch sử.
Ngày 1 tháng 3 năm 1938, Yala trở thành vườn quốc gia khi Sắc lệnh Bảo tồn Hệ Động Thực vật được thông qua bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp khi đó, D. S. Senanayake. Vườn gồm năm khu. | 1 | null |
Nhạc thế tục là âm nhạc "không tôn giáo". "Thế tục" có nghĩa là "tách biệt với tôn giáo". Trong âm nhạc phương Tây, nhạc thế tục đã phát triển từ thời kỳ Trung cổ, được sử dụng trong thời kỳ Phục Hưng và phát triển vào các thời kì sau đó.
Nội dung nhạc thế tục không quan tâm đến tôn giáo mà chỉ tập trung đến các khía cạnh của cuộc sống. Các hình thức chính bao gồm những ca khúc tình yêu, châm biếm chính trị, tinh thần thượng võ, các tác phẩm sân khấu và vũ nhạc.
Trong âm nhạc thế tục, các nhạc cụ thường được sử dụng và rất phổ biến, lời thơ có thể được kèm theo và được hát. Lời hát được xem là phần quan trọng trong âm nhạc thế tục; thậm chí các loại nhạc tôn giáo đã được "thế tục hóa", sau khi phát triển ra ngoài khỏi vùng kiểm soát của chúng.
Âm nhạc thế tục qua các thời kỳ.
Các dạng tấu nhạc có solo, duet, trio, quartet, quintet, sextet, septet, octet, nonet, decet, duodecet | 1 | null |
Cầu Dongho (Tiếng Hàn: 동호대교) là cây cầu bắc qua sông Hán ở phường Apgujeong, quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Trên cầu có tuyến tàu điện ngầm số 3, bên phải là hai làn đường bộ. Cuối cầu Dongho ở phía bắc là trạm Oksu. Cầu được khởi công vào tháng 6 năm 1980 và hoàn thành vào ngày 2 tháng 2 năm 1985. | 1 | null |
Cầu Dongjak là cầu bắc qua sông Hán, Seoul, Hàn Quốc. Cây cầu có tàu điện ngầm số 4 đi qua, cùng với phần giao thông đường bộ bên cạnh. Ga Dongjak được đặt ở phía nam cây cầu. Cây cầu lạ mắt với giàn cầu màu xanh.
Cầu Dongjak có tổng chiều dài 6.330 m, được khởi công từ tháng 10 năm 1978 và khánh thành vào ngày 14 tháng 11 năm 1984. | 1 | null |
Nam tinh Hòn Bà (danh pháp hai phần: "Arisaema honbaense") là một loài ráy được nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện Sinh Thái học Miền Nam (SIE), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát hiện năm 2012 và công bố trên tạp chí Folia malaysiana Vol 14 (1), 2013.
Phát hiện và đặt tên.
Nhóm chuyên gia trong quá trình nghiên cứu sinh học tại khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5 năm 2012 đã phát hiện thấy 2 cá thể đực thuộc một loài mới trong chi "Arisaema", họ Ráy "Araceae", bộ Trạch tả "Alismatales". Kết quả nghiên cứu, phân tích phân loại sau đó được đăng trên tạp chí Folia malaysiana số 14, 7 tháng 4 năm 2013. Tháng 6 năm 2013, thạc sĩ Nguyễn Lê Xuân Bách, phó phòng thực vật của Viện Sinh thái học Miền Nam lại thu được mẫu bông cái tại trạm Giang Ly thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Tên loài được đặt theo tên vùng nơi phát hiện ra mẫu vật đầu tiên.
Mô tả.
Nam tinh Hòn Bà là địa thực vật có củ với đường kính khoảng 2cm. Cây thân thảo, rụng lá theo mùa, gồm 1-2 lá. Thân giả cao 15–22 cm, lá xẻ 3 thùy và có màu xanh đậm. Cũng giống với nhiều loại nam tinh khác, hoa của loài này có dạng hình vòm cuốn lại thành ống ở gốc.
Phân bổ.
Đến tháng 10 năm 2013, loài này mới chỉ phân bổ ở 2 tỉnh Khánh Hòa thuộc Nam Trung Bộ Việt Nam và Lâm Đồng thuộc Tây Nguyên, trên đất mùn đen ẩm, tơi xốp, trên đá mẹ granite, dưới tán kín ẩm thấp trong rừng nguyên sinh kín thường xanh nhiệt đới núi trung bình, phân bố ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Cùng với Nam tinh hình chùy "Arisaema claviforme" và Arisaema siamicum, Nam tinh Hòn Bà đã nâng tống số loài Nam tinh tại Việt Nam lên 20 loài/phụ loài. | 1 | null |
Cầu Gangdong là cây cầu bắc qua sông Hán, Hàn Quốc, nối thành phố Guri và quận Gangdong của Seoul. Cầu Gandong rộng 26,72 m, dài 1.126 m, được khởi công từ tháng 2 năm 1988 và hoàn thành vào ngày 29 tháng 11 năm 1991. Cầu là một phần của Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul. | 1 | null |
Amblyopsis spelaea (trong tiếng Anh gọi là "northern cavefish", "cá hang phương bắc", và "northern blindfish", "cá mù phương bắc") là một loài cá hang sống trong những hang động khắp Kentucky và nam Indiana. Nó được IUCN liệt kê là một loài sắp bị đe dọa.
Trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học phát hiện rằng loài này chia ra làm hai dòng tiến hóa riêng rẽ: một phía bắc sông Ohio, ở Indiana, và một phía nam sông, ở Kentucky. Quần thể nam giữ tên "A. spelaea" còn quần thể bắc đổi thành "Amblyopsis hoosieri", theo một bài báo 2014 trên tạp chí "ZooKeys". Cả hai loài đều không sống lan lên phía bắc sông White, chảy hướng đến tây nam Bedford, Indiana. | 1 | null |
Metafile (hay còn gọi là siêu tập tin) là dạng thuật ngữ generic cho định dạng tập tin có thể chứa nhiều dạng dữ liệu, thông thường bao gồm định dạng tập tin hình ảnh. Những tập tin đồ họa này chứa đồ họa raster, Ảnh vector, dữ liệu kiểu chữ.
Cách dùng phổ biến cho những tập tin này là cung cấp sự hỗ trợ cho một đồ họa hệ điều hành. Ví dụ như Microsoft Windows dùng Windows Metafile hay Windows Metafile (WMF) , và Mac OS X dùng PDF.
Một số ví dụ: | 1 | null |
Cá hang động Alabama, tên khoa học Speoplatyrhinus poulsoni, là một loài cá hang động cực kỳ nguy cấp mà cuộc sống trong bể ngầm trong hang Key, nằm ở phía tây bắc Alabama, Hoa Kỳ. Đây là vị trí được biết đến duy nhất, và được phát hiện bên dưới một bầy dơi xám vào năm 1974 bởi Cooper và Kuehne. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy nó sống trong bất kỳ vị trí nào khác.
Số lượng.
Chỉ có chín mẫu vật đã được quan sát và các nhà khoa học ước tính rằng ít hơn 100 cá thể còn sót lại trên hành tinh. Người ta tin rằng loài cá này là loài cá hang động Mỹ hiếm nhất và một trong những loài cá nước ngọt hiếm nhất. Đây là cá hang động chuyên biệt nhất được biết đến, và tồn tại trong một hệ sinh thái mong manh dựa trên chất dinh dưỡng phong phú của phân dơi xám.
Môi trường.
Môi trường sống bao gồm các vùng nước ngầm trong xanh, trong hệ tầng đá vôi Warsaw; Hang động hỗ trợ hệ động vật thủy sinh đa dạng. | 1 | null |
Hòn Đỏ là một đảo nhỏ cách đất liền 500 m thuộc thành phố Nha Trang, Việt Nam. Trên đảo có một ngôi chùa duy nhất là chùa Từ Tôn được cấp phép xây dựng 900m2. Theo cáo buộc, những người sống ở chùa Từ Tôn đã có hành vi xâm phạm trái phép di tích Hòn Đỏ. | 1 | null |
Thánh Lôrensô (còn gọi là Laorensô thành Rôma, Latinh: "Laurentius", tiếng Ý: "Lorenzo", 225-258) là một trong bảy phó tế của thành Roma thời cổ đại, ông phục vụ dưới quyền của Giáo hoàng Xíttô II và chịu tử đạo thời Hoàng đế La Mã Valerianus vào năm 258.
Tiểu sử.
Laurensô được cho là sinh tại Huesca - một thị trấn ở Aragon (nay thuộc Tây Ban Nha), gần chân dãy núi Pyrenees. Ngay từ khi còn trẻ, Laurensô đã được gửi đến Zaragoza để học văn hóa và thần học. Tại đây mang cơ duyên cho Laurensô gặp được Giáo hoàng tương lai là Xíttô II (Sixtus II), một người gốc Hy Lạp khi đó là một trong những giáo viên nổi tiếng nhất trong học viện. Khi trở thành Giáo hoàng Xíttô vào năm 257, ông đã truyền chức phó tế cho Laurensô, mặc dù Laurensô khi đó vẫn còn khá trẻ nhưng giáo hoàng đã bổ nhiệm đứng đầu trong số bảy phó tế phục vụ trong nhà thờ Giáo hoàng. Kể từ đó, Laurensô được gọi là "tổng trưởng phó tế thành Roma". Đây là một vị trí rất được tin tưởng, chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo túng và Ngài được giao cho trách nhiệm "quản lý tài sản của Giáo hội.
Khi sự cấm đạo dưới thời Hoàng đế Valerianus bùng nổ, Giáo hoàng Xíttô II và 7 phó tế bị bắt. Giáo hoàng bị kết án tử hình cùng với sáu phó tế vào ngày 6 tháng 8 năm 258. Sau đó, viên tổng trấn Roma yêu cầu phó tế trưởng Laurensô giao tất cả tài sản của giáo hội cho đế quốc trong 3 ngày. Tuy nhiên, nghe theo lệnh Giáo hoàng khi ông ra pháp trường, Laurensô đã kịp phân phát hết tiền của, tài sản của giáo hội cho người nghèo, và còn bán cả các phẩm phục quý giá để có thêm tiền mà phân phát. Khi tổng trấn chất vấn về số tài sản ấy của giáo hội đang ở đâu thì Laurensô đã nói rằng người nghèo, người khuyết tật, người mù lòa và đau khổ là những 'tài sản' thực sự của giáo hội. Viên tổng trấn nổi giận, buộc ông phải dâng lễ tiến các thần minh. Từ khước, Laurensô phải chịu mọi cực hình, bị nướng trên sắt nung đỏ, khi bị nướng ông còn nói với tổng trấn: "Một mặt đã chín thì nướng luôn mặt còn lại mà ăn đi.". Ông mất ngày 10 tháng 8 năm 258 và được coi là tử vì đạo. | 1 | null |
Grenzschutzgruppe 9 der Bundespolizei ("Đơn vị bảo vệ lãnh thổ 9 của Cảnh sát Liên bang Đức"), được viết tắt là GSG 9 là một đơn vị chống khủng bố và với những hoạt động đặc biệt.
Nguồn gốc.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1972, nhóm khủng bố Palestine Black September đã xâm nhập vào khu vực cư ngụ của vân động viên Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München, Tây Đức, để bắt 11 vận động viên người Do Thái làm con tin, giết 2 người tại đây. Sự cố này càng trở nên tai hại khi cảnh sát Đức, không được huấn luyện hay được trang bị cho những hoạt động chống khủng bố, đánh giá thấp số người trong nhóm khủng bố, tìm cách giải thoát các vận động viên này. Nhưng họ đã thất bại, đưa tới cái chết một cảnh sát viên, 9 người bị bắt làm con tin, 5 trong số 8 tên khủng bố.
Ngày 26 tháng 9 năm 1972, GSG 9 được thành lập. Ulrich Wegener, thượng tá trong ngành cảnh sát Biên phòng, được bộ trưởng Hans-Dietrich Genscher ủy nhiệm việc thành lập một đơn vị chống khủng bố. Tháng 4 năm 1973, Wegener loan báo là đã có được 2 đơn vị GSG 9 sẵn sàng chiến đấu. | 1 | null |
Nghi tần Thành thị (chữ Hán: 宜嬪成氏, Hangul: 의빈성씨; 8 tháng 7 năm 1753 - 14 tháng 9 năm 1786), là một Hậu cung tần ngự thuộc Nội mệnh phụ của Triều Tiên Chính Tổ.
Bà đã sinh ra Văn Hiếu Thế tử và là người được Chính Tổ sủng ái nhất trong cuộc đời của mình, nhưng thân phận thấp kém của bà không thể khiến bà có được vinh hoa phú quý lâu dài. Từ khi con trai bà qua đời, cũng vì thế mà bà mất theo, để lại cho Chính Tổ niềm tiếc thương vô hạn và cái chết này của bà ảnh hưởng sâu sắc đến nhà vua.
Tiểu sử.
Nghi tần Thành thị sinh ngày 8 tháng 7 năm 1753, quê quán ở Xương Ninh (昌寧), là con gái của Thành Dận Hựu (成胤祐, 성윤우) và vợ là Lâm phu nhân. Ngoại tổ phụ là Dẫn nghi Lâm Tông Trụ (林宗胄), một vị quan chuyên về lễ nghi trong cung hàm Tòng lục phẩm. Bà được tuyển vào cung để đào tạo thành một cung nữ hầu hạ trong Vương Thất.
Ngày 26 tháng 8 năm 1781, bà được phong hàng Chính ngũ phẩm Thượng nghi (尙仪, 상의), trở thành người thân cận của Hòa tần Doãn thị (和嬪尹氏), một hậu cung của nhà vua.
Năm 1782, ngày 7 tháng 9, Thành thị sinh hạ được một con trai, tức Văn Hiếu Thế tử (文孝世子). Thành thị nhanh chóng được thăng lên làm Chính tam phẩm Chiêu dung (昭容, 소용) và chính thức trở thành Hậu cung. Năm sau, bà một lần nữa được nâng lên hàng Chính nhất phẩm Tần (嫔), phong hiệu là Nghi tần (宜嬪).
Ngày 27 tháng 3 năm 1784, Nghi tần sinh hạ một Ông chúa, nhưng Ông chúa qua đời khi chưa kịp đặt tên. Cùng năm đó, ngày 2 tháng 7, nhà vua chọn con trai bà làm Vương thế tử (王世子), kế vị tương lai của nhà vua. Tưởng như vinh sủng tột cùng thì qua ngày 11 tháng 5 năm 1786, Vương tử qua đời khi chỉ mới 4 tuổi. Cái chết của con trai khiến Nghi tần đau lòng, dần phát bệnh.
Ngày 14 tháng 9 năm 1786, Nghi tần Thành thị qua đời khi đang mang thai đứa con thứ ba, hưởng thọ 34 tuổi. Nghi tần được chôn cất cùng con trai là Văn Hiếu Thế tử ở Hiếu Xương viên (孝昌園). | 1 | null |
Chất ức chế enzyme monoamine oxidase ("tên gốc": Monoamine oxidase inhibitor hay MAOIs) là nhóm chất có khả năng ức hoạt động của enzyme monoamine oxidase. "MAOIs" là từng là thuốc kê đơn thế hệ đầu tiên trong điều trị bệnh trầm cảm. "MAOIs" đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm không điển hình. "MAOIs" cũng được sử dụng điều trị bệnh Parkinson và một số rối loạn khác. Nhưng do tiềm ẩn sự tương tác nguy hiểm gây tử vong đối với gần như hầu hết mọi loại thức ăn và nhiều loại thuốc. Nên hiện nay "MAOIs" đã được thay thế bằng các nhóm thuốc điều trị trầm cảm mới khác có ít tác dụng phụ nguy hiểm hơn.
Do tương tác có hại với thức ăn và các loại thuốc khác, vì thế nhóm ức chế monoamine oxidase chỉ được dự trữ cho pháp đồ điều trị cuối cùng, khi các nhóm thuốc chống trầm cảm khác (nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và nhóm chống trầm cảm ba vòng) thất bại trong điều trị. Một nghiên cứu mới về MAOIs chỉ ra rằng có liên quan đến tác dụng phụ nguy hiểm trong chế độ ăn uống do sự nhầm lẫn về nhận thức và thông tin, Mặc dù đã có bằng chứng về hiệu quả của nhóm thuốc này, nhưng chúng vẫn sử dụng không phù hợp và có nhiều hiểu nhầm trong điều trị.
Nghiên cứu cũng giải đáp về tính xác thực thông tin tương tác thuốc nguy hiểm cho bệnh nhân khi sử dụng chung thuốc với một số thức ăn.
Chỉ định.
Thuốc MAOIs thế hệ mới như là selegiline (sử dụng điều trị bệnh Parkinson) và thuốc ức chế MAO thuận nghịch moclobemide an toàn hơn, và hiện nay thường được sử dụng trong đầu tiên trong pháp đồ điều trị.
MAOIs có hiệu quả trong điều trị hoảng loạn với Chứng sợ không gian rộng, ám ảnh xã hội.
MAOIs cũng được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson đặc biệt tác dụng trên loại MAO-B (do đó có tác dụng tế bào thần kinh dopamin), còn được sử dụng thay thế cho migraine prophylaxis. Các chất ức chế cả MAO-A và MAO-B được sử dụng điều trị trầm cảm và chứng lo lắng.
Cơ chế tác động.
MAOIs ức chế hoạt động enzyme monoamine oxidase, Do đó ngăn chặn phân hủy nên tăng cường hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh monoamine. Có hai loại isoform của monoamine oxidase, MAO-A and MAO-B. MAO-A ưu tiên de amin serotonin, melatonin, epinephrine, và norepinephrine. MAO-B ưu tiên de amin phenylethylamine và trace amine. Đối với Dopamine bị de amin ngang bằng giữa hai loại.
Thuận nghịch.
Những nhóm MAOIs ức chế enzyme monoamine oxidase không thuận nghịch. Chúng phản ứng với enzyme monoamine oxidase, bằng các thấm vào enzyme và bất hoạt chúng. Kết quả là các enzyme sẽ mất chức năng cho đến khi được cơ thể sản xuất thay thế, khoảng 2 tuần. Một vài nhóm MAOIs thế hệ mới, đặc biệt moclobemide,có thể ức chế enzyme monoamine oxidase thuận nghịch. Điều này có nghĩa là chúng có khả năng tách khỏi enzyme một cách dễ dàng thông qua quá trình dị hóacatabolism của chất gốc substrate. Mức độ ức chế phụ thuộc vào sự điều chỉnh nồng độ giữa chất gốc và MAOI.
Chọn lọc.
Bên cạnh tính thuận nghịch, MAOIs còn chọn lọc với MAO receptor. Nhiều MAOIs ức chế cả MAO-A and MAO-B, một số MAOIs khác chỉ tập trung ức chế một trong hai.
Chất ức chế MAO-A giảm sự phân hủy serotonin, norepinephrine, và dopamine. Chất ức chế chọn lọc MAO-A cho phép tyramine chuyển hóa thông qua MAO-B. MAOIs có thể tác động lên serotonin nếu kết hợp với yếu tố cường serotonin khác, gây ra tác dụng phụ chết người được gọi là hội chứng serotonin hoặc kết hợp với chất ức chế không thuận nghịch, không chọn lọc (như MAOIs thế hệ cũ), tăng huyết áp cấp liên quan MAO có thể xảy ra khi sử dụng thức ăn giàu tyramine với các MAOIs thế hệ cũ. Tyramine cũng làm phân hủy MAO-A và MAO-B, Do đó ức chế hoạt động này có thể dẫn đến tích lũy quá mức, vì vậy chế độ ăn bệnh nhân phải được theo dõi lượng tyramine.
Chất ức chế MAO-B giảm sự phân hủy chính của dopamine và phenethylamine. Vì vậy không cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống. MAO-B cũng chuyển hóa tyramine. Như có sự khác biệt giữa dopamine, phenethylamine, và tyramine là có hai nhóm phenylhydroxyl ở carbon 3 và 4. Nhóm 4-OH sẽ không gây cản trở không gian đến MAO-B trên tyramine.
Nguy cơ.
Trong ăn uống, MAOIs ức chế quá trình dị hóa của thức ăn giàu amines. Khi sử dụng thức ăn giàu tyramine (còn gọi là "hiệu ứng pho mát"), có thể gây ra tăng huyết áp cấp. Nếu sử dụng thức ăn giàu tryptophan có thể gây ra hội chứng serotonin. Lượng thức ăn cần thiết để gây ra tương tác này có sựu khác biệt rất lớn ở mỗi cá nhân và còn tùy thuộc vào mức độ ức chế, liều dùng và khả năng chọn lọc.
Cơ chế chính xác để tyramine gây ra tăng huyết áp chưa được làm rõ, Nhưng có thể là do tyramine chiếm chỗ norepinephrine ở các chất mang dữ trữ. Điều này làm tăng quá mức lượng norepinephrine có thể gây ra tăng huyết áp cấp. Một số giả thuyết khác cho rằng sự sản xuất và tích lũy catecholamines gây ra tăng huyết áp cấp
Tyrosine, không phải là tyramine, là tiền chất của catecholamines. Tyramine phân hủy sản phẩm của tyrosine. Trong ruột xảy ra quá trình lên men, tyrosine, một amino acid, bị De carboxy chuyển thành tyramine. Trong trường hợp bình thường, tyramine bị de amin ở gan tạo thành chất chuyển hóa không có hoạt tính, Nhưng khi các MAO ở gan (chuyển yếu là MAO-A) bị ức chế, "Hiệu ứng chuyển hóa lần đầu" chuyển hóa tyramine bị khóa và lượng tyramine trong hệ tuần hoàn có thể tăng. Nồng độ tyramine cao cạnh tranh với tyrosine vận chuyển qua hàng rào máu não(thông qua chất vận chuyển amino acid vòng thơm) ở adrenergic nerve terminals. Trong tế bào chất, tyramine sẽ bị chuyển hóa thông qua vesicular monoamine transporter (VMAT) trong túi synaptic, do đó sẽ chiếm chỗ norepinephrine. Norepinephrine từ nơi dữ trữ chuyển ra ngoài khu vực ngoại bào qua đó có thể gây nên tăng huyết áp cấp. tăng huyết áp cấp thường gây ra trụy tim và loạn nhịp tim nếu không được điều trị. Thông thường, nguy cơ này không xảy ra khi sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase A thuận nghịch. Tất cả các thuốc nhóm MAOi đều gây ra sốt, buồn nôn, và rối loạn tâm thần nếu sử dụng chung với thức ăn giàu levodopa.
Một số thức ăn và đồ uống có chứa lượng tyramine cao như gan, chất lên men như là đồ uống có cồn hoặc là pho mát. (See a List of foods containing tyramine). Một số thức ăn giàu levodopa như là Đậu răng ngựa. Việc theo dõi chế độ ăn là không cần thiết khi sử dụng thuốc ức chế MAO-B, trừ khi sử dụng liều cao.
Ban đầu MAOIs được giới thiệu, những nguy cơ trên không được biết đến, và trong hơn bốn thập kỉ, hơn 100 người chết đo tăng huyết áp cấp. Do tác dụng phụ nguy hiểm và đôt ngột này, MAOIs được xem là thuốc nguy hiểm, Vì vậy chúng bị cấm sử dụng hoàn toàn ở Mỹ trong một thòi gian. Tuy nhiên, hiện nay chúng được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ tâm thần, Nhóm thuốc này có thể điều trị thay thế trong cấp cứu và lâu dài.
Nguy cơ chú ý nhất liên quan đến việc sử dụng MAOIs khả năng tương tác với thuốc OTC và thuốc kê đơn (e.g., St. John's Wort). Vì thế cần thiết phải có bác sĩ giám sát khi sử dung chung với các thuốc khác tránh tương tác. Vì lý do này, Nhiều bệnh nhân sử dụng thẻ MAOI-card, Để nhân viên cấp cứu có thể sử dụng các thuốc có tương tác với MAOIs.
The risk of the interaction of MAOI medications with other drugs or certain foods is particularly dangerous because those on the medication who would have to restrict their diets often are depressed patients who "don't care if they live or die."
MAOIs không nên phối hợp với các thuốc tâm thần khác (thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, các chất kích thích, cả hợp pháp hoặc bất hợp pháp) ngoại trừ có sự tư vấn của chuyên gia. Một số kết hợp có thể gây ra các tương tác gây chết người, ví dụ phổ biến bao gồm SSRIs, thuốc chống trầm cảm ba vòngs, MDMA, meperidine, tramadol, và dextromethorphan. Những chất như epinephrine, norepinephrine, hoặc dopamine phải được sử dụng ở liều thấp hơn do có thể kéo dài tác dụng.
Thu hồi.
thuốc chống trầm cảm bao gồm MAOIs gây ra hiện tượng lệ thuộc thuốc, Đáng chú ý nhất là hội chứng ngưng dùng SSRI, có thể đặc biệt nghiêm trọng khi đột ngột ngưng hoặc ngưng quá nhanh nhóm thuốc MAOIs. Tuy nhiên, hiện tượng khả năng lệ thuộc thuốc của MAOIs và thuốc chống trầm cảm nói chung thì không nguy hiểm như benzodiazepines. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng cách giảm dần dần liều lượng trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm đến mức nhỏ nhất.
MAOIs, cũng giống như thuốc trầm cảm khác, không chữa hoàn toàn được rối loạn, vì vậy khi ngưng sử dụng bệnh nhân trở về với tình trạng bệnh như trước khi điều trị.
Việc chuyển đổi ở bệnh nhân giữa hai loại thuốc chống trầm cảm MAOI và SSRI, Bởi vì phải hoàn toàn ngưng sử dụng một loại trước khi bắt đầu sử dụng thuốc kia. Nếu một thuốc giảm dần dần liều lượng, trong vài tuần thì bệnh nhân sẽ chán nản lo âu vì không được điều trị trầm cảm mà không được sử dụng thuốc hỗ trợ trong suốt khoảng thời gian đào thải thuốc. Việc này có thể làm giảm đến mức tối thiểu tương tác giữa hai loại thuốc, nhưng sẽ không dễ dàng đối với bệnh nhân.
Tương tác.
Nhóm MAOIs nổi tiếng với số lượng thuốc có thể tương tác, bao gồm những nhóm thuốc sau:
Tham khảo.
__KHÔNG_NÚT_SỬA_MỤC__ | 1 | null |
USS "Greer" (DD–145) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc James A. Greer (1833–1904). Trong một vụ được đặt tên là "Sự kiện "Greer"", nó trở thành tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên nổ súng vào một tàu Đức Quốc xã, ba tháng trước khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vụ việc đã khiến Tổng thống Roosevelt đưa ra mệnh lệnh mà sau này được gán biệt danh "bắn nếu thấy". Nhiều người đã tranh luận rằng "Greer" đã hành động có tính gây hấn trước khi hai bên nổ súng vào nhau.
Thiết kế và chế tạo.
"Greer" được đặt lườn vào ngày 24 tháng 2 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons Ship & Engine Building Co. ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 8 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Evelina Porter Gleaves, con gái Chuẩn đô đốc Albert Gleaves, và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 12 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân C. E. Smith.
Lịch sử hoạt động.
Những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Chuyến đi thử máy đã đưa "Greer" đến quần đảo Azores, nơi nó gặp gỡ chiếc , vốn đang đưa Tổng thống Woodrow Wilson quay trở về nhà sau Hội nghị hòa bình Versailles, và hộ tống nó quay trở về Hoa Kỳ. Sau khi thực hành tại các vùng biển duyên hải, nó được gửi đến vịnh Trepassy, Newfoundland làm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương của các thủy phi cơ hải quân; một trong số đó, chiếc NC-4, đã hoàn thành chuyến bay lịch sử. Sau các đợt thực tập huấn luyện khác cùng một chuyến đi đến Châu Âu, "Greer" được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương, đi đến San Francisco vào ngày 18 tháng 11 năm 1919.
Sau sáu tháng phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương, "Greer" lên đường vào ngày 25 tháng 3 năm 1920 đi sang Viễn Đông để gia nhập Hạm đội Á Châu. Nó canh phòng ngoài khơi Thượng Hải để bảo vệ tính mạng và tải sản công dân Mỹ trong những vụ rối loạn tại đây trong tháng 5, rồi lên đường đi Lữ Thuận Khẩu và Đại Liên làm nhiệm vụ trinh sát tình báo trước khi đi đến Cavite, Philippines để tập trận hạm đội. Nó quay trở về nhà ngang qua Guam, Midway và Trân Châu Cảng, về đến San Francisco vào ngày 29 tháng 9 năm 1921. "Greer" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 22 tháng 6 năm 1922, và được đưa về lực lượng dự bị.
"Greer" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 31 tháng 3 năm 1930, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân J. W. Bunkley. Hoạt động cùng với Hạm đội Chiến trận, nó tham gia một loạt các cuộc tập trận dọc theo bờ biển từ Alaska đến Panama, thỉnh thoảng có các chuyến đi đến Hawaii. Được chuyển sang Hạm đội Tuần tiễu vào ngày 1 tháng 2 năm 1931, nó hoạt động ngoài khơi Panama, Haiti và Cuba cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị luân phiên từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 2 năm 1934. Nó trải qua các hoạt động thường lệ thời bình như thực tập huấn luyện, tập trận và phòng không trong hai năm tiếp theo. Nó lên đường đi sang vùng bờ Đông làm nhiệm vụ cùng Hải đội Huấn luyện vào ngày 3 tháng 6 năm 1936. Sau khi thực hiện các chuyến đi huấn luyện cùng nhân sự Dự bị Hải quân Hoa Kỳ suốt mùa Hè, "Greer" lên đường đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 28 tháng 9, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 13 tháng 1 năm 1937.
Khi chiến tranh bùng nổ tại châu Âu, "Greer" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 4 tháng 10 năm 1939, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân J. J. Mahoney, và gia nhập Đội khu trục 61 trong vai trò soái hạm. Sau khi tuần tra tại vùng bờ Đông và vùng biển Caribe, nó gia nhập hoạt động Tuần tra Trung lập vào tháng 2 năm 1940. Được tách khỏi nhiệm vụ này vào ngày 5 tháng 10, chiếc tàu khu trục tuần tra tại vùng biển Caribe vào mùa Đông năm đó, rồi tham gia hoạt động cùng các tàu chiến Hoa Kỳ khác tại Bắc Đại Tây Dương vào đầu năm 1941, hoạt động từ Reykjavík, Iceland và Argentia, Newfoundland. Ở vị thế trung lập, các tàu chiến Hoa Kỳ không thể tấn công các tàu ngầm thuộc Khối Trục; nhưng khi Bộ chỉ huy Tối cao Đức leo thang các hoạt động quân sự vào mùa Hè năm 1941, bản thân "Greer" can dự vào một sự kiện vốn lôi kéo Hoa Kỳ xích lại gần hơn với chiến tranh.
Sự kiện "Greer", tháng 9 năm 1941.
Sự kiện "Greer" diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1941. Theo tất cả các nguồn tin, một tàu ngầm Đức, sau này được xác định là chiếc "U-652", đã bắn ngư lôi nhắm vào "Greer", nhưng không trúng. Khi tin tức về cuộc đụng độ đến được Hoa Kỳ, sự quan tâm của công luận tăng cao. Các báo cáo ban đầu cho rằng một máy bay Anh đã trợ giúp vào việc đẩy lùi cuộc tấn công.
Để trả lời, phía Đức cho rằng "cuộc tấn công không được khởi phát từ phía tàu ngầm Đức; ngược lại, … chiếc tàu ngầm bị tấn công bởi bom, bị săn đuổi liên tục trong vùng phong tỏa Đức, và bị tấn công bằng mìn sâu cho đến nữa đêm." Thông tin ngụ ý rằng tàu khu trục Hoa Kỳ đã thả những quả bom đầu tiên. Đức tố cáo Tổng thống Roosevelt "đang nỗ lực bằng mọi cách có trong tay kích động những sự kiện nhằm lôi kéo người dân Mỹ vào chiến tranh."
Bộ Hải quân Hoa Kỳ đáp trả rằng tuyên bố của Đức không chính xác và "cuộc tấn công đầu tiên trong vụ đụng độ là do chiếc tàu ngầm nhắm vào "Greer"." Tổng thống Roosevelt đưa sự kiện "Greer" làm tiêu điểm chính của một phát biểu nổi tiếng, khi ông giải thích một mệnh lệnh mới được ông đưa ra với tư cách Tổng tư lệnh, vốn leo thang thái độ của Hoa Kỳ gần hơn đến sự can dự trực tiếp vào cuộc chiến tại châu Âu. Theo từ ngữ của Roosevelt:
Cho rằng Đức đã có lỗi trong "một hành vi cướp biển," Tổng thống Roosevelt công bố mệnh lệnh sau này được đặt tên "bắn-khi-thấy": Nếu tàu ngầm Đức "hiện diện tại mọi vùng biển mà Hoa Kỳ cho là sống còn đối với sự phòng thủ sẽ đưa đến sự tấn công. Tại những vùng biển mà chúng ta cho là cần thiết cho việc phòng thủ, tàu hải quân Hoa Kỳ và máy bay Hoa Kỳ sẽ không còn chờ đợi cho đến khi tàu ngầm phe Trục lẩn tránh dưới nước, hay các tàu cướp tàu buôn phe Trục trên mặt biển, tấn công chúng mạnh mẽ—trước tiên." Ông kết luận:
Nghị sĩ David I. Walsh (đảng Dân chủ, đại biểu bang Massachusetts), Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Hải quân, một người theo phái cô lập, tổ chức một buổi điều trần của ủy ban để làm rõ chi tiết của sự kiện, buộc Đô đốc Harold R. Stark, Trưởng ban Tác chiến Hải quân, phải viết một báo cáo. Báo cáo của Stark công bố vào tháng 10 năm 1941, xác nhận "Greer" chỉ thả mìn sâu sau khi chiếc tàu ngầm phóng quả ngư lôi đầu tiên nhắm vào nó, nhưng tiết lộ là "Greer" trước đó đã tiến hành truy tìm chiếc tàu ngầm sau khi sự hiện diện của nó bị một máy bay Anh phát hiện. Báo cáo của Đô đốc Stark viết:
Stark tiếp tục báo cáo rằng kết quả của cuộc đụng độ không được xác định, cho dù đa số suy đoán từ sự đáp trả của Đức rằng chiếc tàu ngầm đã sống sót.
Sử gia nổi tiếng Charles A. Beard, một người theo phái cô lập, sau này cho rằng báo cáo của Đô đốc Stark cho Ủy ban Quốc hội "làm cho tuyên bố của Tổng thống... ở vài khía cạnh nào đó không phù hợp, và trong những khía cạnh khác, không chính xác." Trong bảng tóm tắt báo cáo của Stark sau chiến tranh, Beard nhấn mạnh rằng (1) "Greer" đã đuổi theo chiếc tàu ngầm và duy trì liên lạc với nó trong 3 giờ và 28 phút trước khi chiếc tàu ngầm bắn quả ngư lôi đầu tiên; (2) rồi "Greer" mất dấu vết chiếc tàu ngầm, tìm kiếm, và sau khi tìm thấy trở lại hai giờ sau đó, đã lập tức tấn công bằng mìn sâu, rồi (3) tìm kiếm thêm ba giờ nữa trước khi tiếp tục đi đến điểm đến.
Thông tin trong báo cáo của Stark về cách mà cuộc đụng độ "Greer" bắt đầu đã khiến nhà báo New York Times Arthur Krock, người từng đoạt Giải thưởng Pulitzer, đề cập đến (và các cuộc đụng độ của tàu ngầm Đức với các tàu khu trục và ) khi nói về "ai 'tấn công' ai." Krock định nghĩa từ "tấn công" như là "một sự khởi đầu, một kích động gây hấn chiến đấu, một hành động trái ngược với 'phòng vệ.'" "Theo định nghĩa đó," ông nói, "cả ba tàu khu trục của chúng ta đã tấn công các tàu ngầm Đức."
Một quyển sách năm 2005 kết luận rằng Nghị sĩ Walsh đã phát biểu "Hoạt động rất hung hăng trong trường hợp USS "Greer" đã ngăn chặn chiến tranh nổ ra tại Đại Tây Dương."
1941 – 1945.
"Greer" tiếp tục hoạt động tại khu vực Bắc Đại Tây Dương suốt năm 1941, bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến từ "Điểm hẹn giữa đại dương" (MOMP), nơi các tàu chiến Hoa Kỳ tiếp nhận trách nhiệm tiếp tục hộ tống từ lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh vốn đang bị sức ép nặng nề. Sau khi được đại tu tại Boston, nó lên đường hướng về phía Nam vào ngày 3 tháng 3 năm 1942 tiếp tục nhiệm vụ tuần tra tại vùng biển Caribe. Ngoài các hoạt động hộ tống thường lệ, nó còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, bao gồm việc cứu vớt 39 người sống sót là thành viên thủy thủ đoàn các tàu ngầm U-boat. Vào tháng 5, nó canh phòng ngoài khơi Pointe a Pitre, Guadaloupe trong một nhiệm vụ ngăn chặn các nỗ lực của chính phủ Vichy Pháp nhằm đưa chiếc tàu tuần dương "Jeanne d'Arc" ra khơi.
Khởi hành từ vịnh Guatánamo vào ngày 23 tháng 1 năm 1943, "Greer" đi đến Boston, rồi lên đường làm nhiệm vụ hộ tống tại Đại Tây Dương. Rời Argentia, Newfoundland vào ngày 1 tháng 3, nó hộ tống các tàu buôn đi Bắc Ireland. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt mùa Đông tại Bắc Đại Tây Dương, Đoàn tàu SC-121 bị mất bảy tàu buôn bởi ba đợt tấn công riêng biệt của U-boat đối phương trước khi đến được Derry vào ngày 13 tháng 3. "Greer" sau đó hộ tống 40 tàu buôn trong chuyến quay trở về mà không gặp sự cố nào, và tiếp tục đi đến Hampton Roads vào ngày 15 tháng 4 cùng với tàu chở dầu "Chicopee".
Sau các cuộc thực tập tại vịnh Casco, "Greer" rời New York vào ngày 11 tháng 5 cùng với một đoàn tàu vận tải bao gồm 83 chiếc. Đi đến Casablanca, Maroc vào ngày 1 tháng 6, chiếc tàu khu trục tuần tra ngoài khơi bờ biển Bắc Phi, rồi vượt đại dương quay trở về nhà, về đến New York vào ngày 27 tháng 6. Sau một chuyến đi khác đến Bắc Ireland, "Greer" quay trở về New York vào ngày 11 tháng 8.
Sau khi đi đến Norfolk, "Greer" lên đường đi đến quần đảo Tây Ấn thuộc Anh 26 tháng 8 để phục vụ trong một thời gian ngắn như một tàu canh phòng máy bay cho tàu sân bay hộ tống . Nó gặp gỡ một đoàn tàu vận tải tại vùng biển Caribe và cùng hướng sang Bắc Phi. Quay trở về New York, nó thả neo vào ngày 14 tháng 9. Vào ngày 15 tháng 10, "Greer" bị tai nạn va chạm với ngoài khơi cửa sông Indian, Delaware Capes, về phía Đông Nam Cape May, New Jersey. "Moonstone" bị đắm trong vòng không đầy 4 phút, nhưng "Greer" đã cứu vớt hầu hết thủy thủ đoàn ngoại trừ một người. Sau khi được sửa chữa, nó hộ tống tàu khu trục "Gloire" của phe Pháp Tự do đi từ New York đến Norfolk. "Greer" lên đường vào ngày 26 tháng 12 hộ tống một đoàn tàu vận tải khác hướng sang Casablanca, rồi quay về Boston vào ngày 9 tháng 2 năm 1944. Đây là chuyến vượt đại dương sau cùng của chiếc tàu khu trục "bốn ống khói", vì nó và các tàu chị em được thay thế bởi các tàu hộ tống mới và nhanh hơn.
Chiếc tàu khu trục kỳ cựu trải qua thời gian còn lại của quảng đời hoạt động thực hiện nhiều nhiệm vụ phụ trợ khác nhau tại vùng biển Hoa Kỳ. Sau một lượt làm nhiệm vụ huấn luyện tàu ngầm tại New London, "Greer" trở thành tàu canh phòng máy bay cho nhiều tàu sân bay mới trong mùa Hè năm 1944. Hoạt động từ nhiều cảng New England khác nhau, nó đã phục vụ cùng , , và . Chuyển đến Key West vào tháng 2 năm 1945, nó tiếp tục nhiệm vụ tương tự cho đến ngày 11 tháng 6, khi nó lên đường đi đến Xưởng hải quân Philadelphia. "Greer" được cho ngừng hoạt động vào ngày 19 tháng 7 năm 1945; tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8, và lườn nó được bán cho hãng Boston Metal Salvage Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Greer" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Tanin hay "tannoit" là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như các amino acid và alkaloit.
Tên gọi tanin (từ "tanna", trong tiếng Đức Thượng cổ có nghĩa là cây sồi, hoặc trong Tannenbaum) ám chỉ việc sử dụng tanin gỗ từ cây sồi trong việc nhuộm da thú. Chúng có khả năng kết hợp với các protein của da sống động vật làm cho da bị thuộc không thối và bền. Thuật ngữ "tannin" theo nghĩa rộng còn dùng để chỉ bất kỳ các hợp chất polyphenol lớn chứa các hydroxyl cần thiết và các nhóm thích hợp khác (như carboxyl) để hình thành các chất phức mạnh gồm nhiều chất cao phân tử.
Các hợp chất tanin có rất nhiều trong nhiều loài thực vật, chúng có vai trò bảo vệ khỏi bị các loài ăn chúng, và có lẽ cũng có tác dụng như thuốc trừ sâu, và điều hòa sinh trưởng của thực vật. Chất chát từ tanin tạo ra cảm giác khô và puckery trong miệng sau khi ăn trái cây chưa chín hoặc rượu vang đỏ. Cũng vì thế, sự phân hủy tanin theo thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho trái cây chín và ủ rượu vang. Trong một số trường hợp bị nhiễm trùng vì rắn độc cắn thì các bác sĩ thường dùng chất này để làm giảm sự nhiễm trùng của vết thương do tanin tạo thành chất kết tủa với protein của nọc rắn.
Tanin có khối lượng phân từ từ 500 đến hơn 3.000 (các este axit gallic) và lên đến 20.000 (proanthocyanidin).
Phân bố.
Tanin gặp chủ yếu trong thực vật bậc cao ở những cây hai lá mầm như sim, hoa hồng, đậu.
Một số loại cây do côn trùng chính vào đẻ trứng có thể tạo ra tanin chứa 50-70%.
Tác dụng của tanin tới sức khoẻ.
Khử các gốc sinh học tự do.
Các gốc tự do được sinh ra và tích luỹ trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con người. Hợp chất Polyphenols trong Tanin có tác dụng khử các gốc tự do ở mức độ cao. Như Axit Gallic và Isoflavones có thể hấp thụ khoảng 5% với lượng Catechin (Flavonoid hay Flavan-3-ols) và Glucoside thường thấp hơn. Các phenol hấp thụ ít nhất là proanthocyanidins, galloylated catechin trong lá chè và anthocyanins
Ngăn ngừa bệnh tim.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng polyphenol trong rượu vang đỏ có thể giúp cho tim mạch được khỏe mạnh. Polyphenol thúc đẩy chuyển hóa cholesterol xấu từ đó ngăn ngừa cục máu đông, mảng xơ vữa giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não.
Chất chống oxy hóa.
Theo nghiên cứu của viện Linus Pauling và cơ quan an toàn thực phẩm châu âu (European Food Safety Authority) hàm lượng flavonoids thấp trong thực phẩm sẽ không (hoặc ít) có tác động đến chống oxy hóa. Tuy nhiên với hàm lượng tập trung như trong rượu vang, chè đen đặc... thì có tác dụng nhất định đối với việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
Các nhà làm rượu vang thường không sử dụng bất kỳ hoá chất phụ gia nào trong quá trình làm rượu bởi hợp chất Polyphenol như một chất chống oxy hóa tự nhiên để giữ cho rượu vang hạn chế những ảnh hưởng từ môi trường tới hương vị rượu. Đây cũng chính là lý do chính mà một số loại rượu vang đỏ có thể lão hoá lâu năm đến như vậy.
Ngăn ngừa ung thư.
Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư của Mỹ đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột. Một số polyphenol, đặc biệt là từ flavan-3-ol (dạng catechin) có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của ung thư cũng như tác nhân gây đột biến. Một số polyphenol sẽ thể hiện các tính chất của một số loại thuốc chống ung thư như etoposide và doxorubicin. | 1 | null |
Oxidase là các loại enzyme xúc tác cho phản ứng oxy hóa-khử liên quan đến phân tử oxy (O2) là chất nhận electron. Trong các phản ứng này, oxy bị khử thành nước (H2O) hoặc hydro peroxide (H2O2).
Các oxidase thuộc nhóm oxidoreductase.
Ví dụ.
Một ví dụ quan trọng là cytochrome c oxidase, là enzym quan trọng cho phép cơ thể sử dụng oxy trong việc tạo ra năng lượng và là thành phần cuối cùng của chuỗi truyền electron. Các ví dụ khác nhu:
Thử nghiệm Oxidase.
Trong vi sinh vật học, thử nghiệm oxidase được sử dụng như một đặc điểm hiển thị trong việc xác định các chủng vi khuẩn; nó xác định liệu một loại vi khuẩn có tạo ra các cytochrome oxidases hay không. | 1 | null |
Báo săn châu Á (Tiếng Hin-di चीता CITA, xuất phát từ tiếng Phạn: chitraka có nghĩa là "lốm đốm", Danh pháp khoa học: Acinonyx jubatus venaticus) hiện nay còn được gọi là Báo săn Iran là một phân loài báo săn ít được thế giới biết đến và tồn tại chủ yếu ở Iran. Mặc dù gần đây, phân loài báo săn này được coi là tuyệt chủng ở Ấn Độ (có thể nhầm với loài báo Ấn Độ). Trong thời kỳ Ấn Độ là thuộc địa Anh thì loài báo này là nổi tiếng bằng tên báo săn bắn một tên có nguồn gốc từ những con báo đã được giữ trong điều kiện nuôi nhốt với số lượng lớn của hoàng gia Ấn Độ để săn linh dương hoang dã (Trong một số ngôn ngữ tất cả các loài cheetah vẫn được gọi là chính xác là báo săn, ví dụ như tiếng Hà Lan: Jachtluipaard).
Báo săn châu Á là giống báo săn cực kỳ nguy cấp, phân loài này ngày nay chỉ còn ở Iran, với một số cá thể thỉnh thoảng được nhìn thấy ở Balochistan, Pakistan. Nó sống chủ yếu ở trung tâm sa mạc rộng lớn của Iran trong phần bị phân mảnh của môi trường sống thích hợp còn lại. Năm 2013, chỉ có 20 cá thể đã được xác định ở Iran nhưng một số khu vực vẫn được khảo sát, tổng số có thể từ 50 đến 100. Sói lửa cũng từng bị quy kết là nhân tố chính cho sự sụt giảm số lượng và biến mất hoàn toàn của loài báo săn ở châu Á, tuy nhiên điều này gây nên sự hoài nghi do loài báo này sống trong các khu vực môi trường hầu như trái ngược với môi trường ưa thích của sói lửa.
Về tổ tiên, trước đây, hộp sọ báo "Acinonyx jubatus" lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại khoảng 2,2 đến 2,5 triệu năm. những phân tích hóa thạch được tìm thấy cho biết chi báo săn lớn nhất đã tuyệt chủng có niên đại 1,8 triệu năm và cân nặng khoảng 220 pound (110 kg) tức là nặng gấp đôi các con báo săn hiện tại. Trước đây, khu vực Dmanisi từng là thung lũng rừng và các đồng cỏ, các khoảng đất trống để báo săn mồi. Ở đây, tổ tiên của báo săn có khả năng săn linh dương, ngựa vì chúng có khả năng chạy rất nhanh như một vận động viên đến đoạn nước rút và dùng hàm răng siết họng con mồi Trước đây, tổ tiên của báo săn khả năng phát triển rất mạnh giống như một kẻ sát nhân đẫm máu, trung bình mỗi con báo săn khoảng 7.500 kg thịt (16.500 lbs) con mồi mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ động vật ăn thịt nào khác. Các con báo giết chết con mồi, ăn một phần và để lại nhiều thức ăn dư thừa cho các loài động vật khác. Sau đó, Báo săn châu Á và báo săn châu Phi tách ra khỏi nhau khoảng từ 32.000 và 67.000 năm trước. Cùng với Linh miêu Á-Âu và Báo Ba Tư, nó là một trong ba loài còn lại của những con mèo lớn ở Iran ngày hôm nay. | 1 | null |
Độ cồn là một số đo chỉ hàm lượng cồn (etanol) có trong thức uống có cồn (tính theo phần trăm thể tích). Độ cồn được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100 mililit dung dịch ở 20 °C.
Ở một vài quốc gia, độ cồn được tính theo cấp Gay-Lussac (đặt theo tên nhà hóa học Pháp Joseph Louis Gay-Lussac).
Mức độ điển hình.
Chi tiết về hàm lượng cồn chứa trong các đồ uống khác nhau có thể được tìm thấy trong các bài viết về chúng. | 1 | null |
Gwadar (Balochi:گوادر), (Gwadur) là một thành phố cảng được quy hoạch cho thương mại tự do ở vùng tây nam của biển Ả Rập thuộc tỉnh Balochistan, Pakistan. Nó là trung tâm của huyện Gwadar và năm 2011 đã được chỉ định là thủ phủ mùa đông của tỉnh Balochistan. Gwadar có dân số khoảng 85.000 người, nằm cách Karachi khoảng 533 km và 120 km từ biên giới với Iran. Cảng Gwadar nằm ở cửa của vịnh Ba Tư, gần eo biển Hormuz, gần nơi có các tuyến tàu chính ra vào vịnh Ba Tư. | 1 | null |
Lịch sử và văn hóa Síp bắt đầu vào cuối thời đại đồ đá cũ. Vị trí chiến lược của hòn đảo ảnh hưởng đến lịch sử của nó. Đảo Síp nằm trong vùng giao thoa văn hóa của Aegea, Tiểu Á, Levant và Ai Cập.
Thời cổ đại.
Tương truyền, Síp là nơi sinh của Aphrodite, Adonis và là nơi ở của Vua Cinyras, Teucer và Pygmalion. Địa điểm có hoạt động của con người sớm nhất được xác định là Aetokremnos, nằm ở bờ biển phía nam, cho thấy những người săn bắn hái lượm đã có mặt trên hòn đảo từ khoảng năm 10.000 trước Công Nguyên, với những cộng đồng làng định cư từ khoảng năm 8200 trước Công Nguyên. Sự xuất hiện của những người đầu tiên trùng khớp với cuộc tuyệt chủng của những chú hà mã lùn và voi lùn, các xương sọ của chúng là khởi nguồn cho truyền thuyết Cyclops. Các giếng nước được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học ở phía tây Síp được cho là thuộc số những giếng cổ nhất Trái Đất, có niên đại từ 9,000 tới 10.500 năm. Chúng được cho là bằng chứng về sự phức tạp của các cộng đồng định cư đầu tiên. Những di tích của một chú mèo tám tháng tuổi được tìm thấy được chôn cất với người chủ của nó tại một địa điểm Đồ đá mới riêng biệt tại Síp. Ngôi mộ được ước tính có 9.500 năm tuổi, trước cả nền văn minh Ai Cập cổ đại và đẩy lùi thời điểm diễn ra sự thuần hoá thú nuôi của loài người lên sớm rất nhiều.
Có nhiều đợt con người và người định cư tới đây cũng như những người mới nhập cư tới hòn đảo trong thời kỳ Đồ đá mới, dù những trận động đất đã phá huỷ các cơ sở hạ tầng từ khoảng năm 3800 trước Công nguyên. Nhiều làn sóng người nhập cư tiếp nối, gồm cả một số bộ tộc từ tiểu Á giúp tăng cường nghề thủ công chế tác kim loại trên hòn đảo, dù những đồ tạo tác được phát hiện từ thời này rất hiếm khi có chất lượng cao. Thời kỳ đồ Đồng được báo trước với sự xuất hiện của những người Tiểu Á đến hòn đảo này từ khoảng năm 2400 trước Công Nguyên.
Người Hy Lạp Mycenae lần đầu tiên tới Síp khoảng năm 1600 trước Công Nguyên, với những khu định cư thuộc thời kỳ này nằm rải rác trên khắp hòn đảo. Một làn sóng người định cư Hy Lạp khác được cho là đã diễn ra trong giai đoạn 1100-1050 trước Công Nguyên, và đặc điểm Hy Lạp nổi bật trên đảo cũng bắt đầu từ giai đoạn này. Nhiều thuộc địa Phoenicia đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, như Kart-Hadasht có nghĩa 'Thị trấn Mới', gần Larnaca và Salamis hiện nay.
Síp bị Assyria chinh phục năm 709 trước Công Nguyên, trước một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ai Cập và cuối cùng là Ba Tư năm 545 trước Công Nguyên. Người Síp, dưới sự lãnh đạo của Onesilos, gia nhập cùng với những người anh em Hy Lạp tại các thành bang Ionia trong cuộc Nổi dậy Ionia không thành công năm 499 trước Công Nguyên chống lại Đế quốc Ba Tư Achaemenes. Hòn đảo bị đưa lại dưới quyền cai trị liên tục của Hy Lạp bởi Alexandros Đại Đế và nhà Ptolemaios của Ai Cập sau cái chết của ông. Sự Hy Lạp hoá toàn bộ diễn ra trong thời kỳ Ptolemaios, chỉ chấm dứt khi Síp bị Cộng hoà La Mã sáp nhập năm 58 trước Công Nguyên. Síp là một trong những điểm dừng đầu tiên trong chuyến hành trình truyền giáo của Sứ đồ Phaolô.
Trung Cổ.
Năm 395, Síp trở thành một phần của Đế chế Byzantine, đế chế này mất quyền kiểm soát hòn đảo vào tay người Ả Rập năm 649 trước khi tái giành lại năm 966. Trong Cuộc Thập tự chinh thứ Ba, năm 1191, Richard I của Anh đã chiếm hòn đảo từ Isaac Komnenos. Ông dùng nó như một căn cứ hậu cần chính khá an toàn khỏi Saracens. Một năm sau Guy của Lusignan mua lại hòn đảo từ Templars để bù cho những thiệt hại của vương quốc của ông.
Cộng hoà Venice nắm quyền kiểm soát đảo năm 1489 sau sự thoái vị của Nữ hoàng Caterina Cornaro. Bà là vợ goá của James II người là Lusignan Vua Síp cuối cùng. Sử dụng nó như một cổng thương mại quan trọng, người Venice nhanh chóng củng cố Nicosia; thành phố thủ đô hiện tại của Síp, với những Bức tường Venice nổi tiếng. Trong suốt thời cai trị của Venice, Đế chế Osman thường tiến hành những cuộc cướp phá Síp. Năm 1539 quân Osman phá huỷ Limassol và vì lo ngại điều xấu nhất có thể xảy ra, người Venice cũng củng cố Famagusta và Kyrenia.
Thời cai trị Ottoman và Anh.
Năm 1570, một cuộc tấn công quy mô lớn dưới sự chỉ huy của Piyale Pasha với 60.000 quân đã đưa hòn đảo này về dưới sự thống trị của Đế quốc Thổ Ottoman, dù có sự kháng cự kiên quyết của những người dân Nicosia và Famagusta. 20.000 người Nicosia bị giết hại, và mỗi nhà thờ, mỗi công trình công cộng và cung điện đều bị cướp phá. Người Thổ áp đặt hệ thống millet và cho phép các cơ quan tôn giáo được quản lý các cộng đồng phi Hồi giáo của mình, nhưng cùng lúc ấy đầu tư cho Nhà thờ Chính thống phía Đông như một lực lượng môi giới giữa người Síp Thiên chúa giáo và các cơ quan được trao không chỉ quyền tôn giáo mà cả kinh tế và chính trị.Thuế khoá nặng nề đã dẫn tới những cuộc nổi loạn, với xấp xỉ hai mươi tám cuộc khởi nghĩa đẫm máu diễn ra trong giai đoạn 1572 và 1668, buộc các Sultan phải can thiệp. Cuộc tổng điều tra dân số lớn của Đế quốc Ottoman năm 1831, chỉ tính số đàn ông, cho biết có 14.983 tín đồ Hồi giáo và 29.190 tín đồ Thiên chúa giáo. Tới năm 1872, dân số của hòn đảo đã tăng lên 144.000 gồm 44.000 người Hồi giáo và 100.000 tín đồ Thiên chúa giáo.
Bộ máy hành chính, nhưng không có chủ quyền, của hòn đảo bị nhượng lại cho Đế quốc Anh năm 1878 với hậu quả của cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Hòn đảo tiếp tục là một căn cứ quân sự quan trọng của người Anh trên những con đường thuộc địa của họ. Tới năm 1906, khi cảng Famagusta được hoàn thành, Síp là một địa điểm hải quân quan trọng giám sát kênh đào Suez, con đường chính chiến lược dẫn tới Ấn Độ khi ấy là thuộc địa quan trọng nhất của Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự liên minh của Thổ Nhĩ Kỳ với khối Liên minh Trung tâm, Anh Quốc sáp nhập hòn đảo. Năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne, nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới thành lập từ bỏ bất kỳ yêu sách nào với Síp và vào năm 1925 hòn đảo được tuyên bố là một Thuộc địa Hoàng gia Anh. Nhiều người Síp Hy Lạp chiến đấu trong Quân đội Anh trong cả hai cuộc thế chiến, với hy vọng rằng cuối cùng Síp sẽ được thống nhất với Hy Lạp.
Tháng 1 năm 1950 Nhà thờ Chính thống phương Đông tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, bị cộng đồng người Síp Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay, theo đó 90% người bỏ phiếu ủng hộ "enosis", có nghĩa là một liên minh với Hy Lạp; tất nhiên cũng có những người Síp Hy Lạp không đồng ý với enosis. Quyền tự trị giới hạn theo một hiến pháp được cơ quan hành chính Anh đưa ra nhưng cuối cùng bị bác bỏ. Năm 1955 tổ chức EOKA được thành lập, tìm kiếm độc lập và liên minh với Hy Lạp thông qua đấu tranh vũ trang. Cùng lúc ấy Tổ chức Kháng chiến Thổ Nhĩ Kỳ (TMT), kêu gọi Taksim, hay sự ly khai, được thành lập bởi những người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ như một tổ chức đối trọng. Sự hỗn loạn trên hòn đảo bị người Anh dùng vũ lực đàn áp.
Độc lập.
Ngày 16 tháng 8 năm 1960, Síp giành được độc lập sau một thoả thuận tại Zürich và London giữa Anh Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Anh giữ lại hai Vùng Căn cứ quân sự có chủ quyền tại Akrotiri và Dhekelia trong khi các cơ sở chính phủ các văn phòng công cộng được trao theo tỷ lệ thành phần sắc tộc khiến cộng đồng thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ có quyền phủ quyết thường trực, 30% trong nghị viện và bộ máy hành chính, và trao cho ba quốc gia bảo lãnh các quyền đảm bảo thực hiện.
Năm 1963 bạo lực giữa các cộng đồng bùng phát, một phần được sự bảo trợ của cả hai "nước mẹ" với việc người Síp Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc vào sống trong các vùng đất nội địa và lãnh đạo người Síp Hy Lạp Tổng giám mục Makarios III kêu gọi một sự đơn phương thay đổi hiến pháp coi đó là cách thức để giảm căng thẳng và giúp người Hy Lạp có quyền kiểm soát toàn bộ hòn đảo. Liên hiệp quốc tham gia giải quyết vấn đề và các lực lượng Liên hiệp quốc tại Síp (UNICYP) đã được triển khai tại các điểm nhạy cảm.
Phân chia.
Chính phủ quân sự Hy Lạp nắm quyền ở Hy Lạp đầu thập niên 1970 trở nên bất bình với chính sách của Makarios tại Síp và sự thiếu vắng một quá trình hướng tới "Enosis" ('Liên minh' trong tiếng Hy Lạp) với Hy Lạp. Một phần vì lý do này, và một phần bởi sự bối rối với sự chống đối trong nước, hội đồng quân sự đã tổ chức một cuộc đảo chính bại Síp ngày 15 tháng 7 năm 1974. Nikos Sampson được hội đồng quân sự Hy Lạp đưa lên làm tổng thống Síp. Dù là một người theo chủ nghĩa quốc gia, ông đã không tuyên bố liên minh với Hy Lạp và tuyên bố rằng Síp sẽ tiếp tục giữ độc lập và không liên kết. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thấy dễ chịu với tình hình thực tế, vì thế họ đã phản ứng và tìm kiếm sự can thiệp của Anh, vốn chưa bao giờ là cụ thể. Bảy ngày sau, ngày 20 tháng 7 năm 1974,Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp tuyên bố một quyền, theo các thoả thuận Zurich và London, để can thiệp và tái lập trật tự hiến pháp. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ném bom các vị trí tại Síp, hàng trăm lính dù đổ bộ xuống khu vực giữa Nicosia và Kyrenia, nơi người Síp Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị tốt từ lâu đã có mặt, trong khi ngoài bờ biển Kyrenia 30 tàu Thổ Nhĩ Kỳ được bảo vệ bởi các tàu khu trục cho đổ bộ 6,000 lính và một lực lượng xe tăng, xe tải và các phương tiện bọc thép. Ba ngày sau, khi một thoả thuận ngừng bắn đã được đồng thuận, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho đổ bộ 30.000 lính trên hòn đảo và chiếm Kyrenia, hành lang nối Kyrenia với Nicosia và quận Síp Thổ Nhĩ Kỳ của Nicosia. Hội đồng quân sự tại Athens và sau đó là Sampson Síp mất quyền lực. Tại Nicosia, Glafkos Clerides nắm quyền tổng thống và trật tự hiến pháp được tái lập; bề ngoài là loại bỏ nguyên nhân người Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra cho cuộc xâm lược, dù người Thổ dù đã có nhiều thắng lợi ban đầu như vậy khi đó đã cam kết áp dụng chính sách từ lâu của họ là chia rẽ hòn đảo và sáp nhập miền bắc Síp. Người Thổ sử dụng một giai đoạn với các cuộc đàm phán vờ vĩnh - trong đó Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ ủng hộ về ngoại giao, tình báo - để tăng cường khu vực Kyrenia và chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai của cuộc xâm lược, bắt đầu ngày 14 tháng 8 và dẫn tới việc chiếm đóng Morphou, Karpasia, Ammochostos và Mesaoria. Sự can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được Hoa Kỳ bí mật ủng hộ và NATO. Người Hy Lạp thông báo sự thành lập của một nhóm bán quân sự EOKA mới nhằm chống lại những kẻ xâm lược nhưng điều này đã cho thấy sự phản tác dụng, khiến việc trục xuất người Hy Lạp khỏi các vùng do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng càng diễn ra nhanh hơn. Với số lượng thua kém hoàn toàn, các lực lượng Hy Lạp không thể chống lại sự tiến quân của Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng Ayia Napa chỉ thoát khỏi sự chiếm đóng nhờ nó nằm sau khu vực Căn cứ có Chủ quyền Anh, nơi người Thổ vì cần thận đã không xâm chiếm.
Một quan điểm khác cho rằng cuộc đảo chính đơn giản chỉ có mục đích hạ bệ Tổng giám mục Makarios và chính phủ của ông vì thế các kế hoạch của Henry Kissinger về Síp có thể được thực hiện.
Ioannides [lãnh đạo hội đồng quân sự Hy Lạp] đã nói rằng... ông không chắc liệu mình chỉ đơn giản có thể rút quân Hy Lạp khỏi Síp... hay dứt khoát lật đổ Makarios và để Hy Lạp thoả thuận trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Síp. ("The trial of Henry Kissinger" By Christopher Hitchens, 2002, p.82.)
Áp lực quốc tế dẫn tới một cuộc ngừng bắn và ở thời điểm đó 37% đất đai đã thuộc trong vùng chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ, 170.000 người Síp Hy Lạp bị đuổi khỏi nhà cửa ở miền bắc và 50.000 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ phải ra đi theo hướng ngược lại. Năm 1983 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương tuyên bố độc lập, và chỉ được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Tới thời điểm hiện tại, có 1,534 người Síp Hy Lạp và 502 người Síp Thổ Nhĩ Kỳ mất tích vì cuộc xung đột. Các sự kiện trong mùa hè năm 1974 là trọng tâm chính trị trên hòn đảo, cũng như quan hệ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 150.000 người định cư từ Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang sống trên miền bắc vi phạm vào Hiệp ước Geneva và nhiều nghị quyết của Liên hiệp quốc . Sau cuộc xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ miền bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Síp thông báo toàn bộ cảng vào ở miền bắc bị đóng cửa, bởi thực tế chúngkhông nằm trong quyền quản lý của họ.
Lịch sử gần đây.
Bởi sự phân chia của nền Cộng hoà diễn ra "trên thực tế", chứ không phải về mặt "pháp lý", biền bắc và miền nam đã đi theo những con đường khác nhau. Cộng hoà Síp là một chế độ dân chủ lập hiến đã đạt tới mức độ giàu có cao, với nền kinh tế bùng nổ và cơ sở hạ tầng tốt. Nó là một thành viên của Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế khác và được các tổ chức này công nhận như chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ hòn đảo. Vùng không thuộc quyền quản lý của Cộng hoà Síp, Bắc Síp, phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nỗ lực lớn cuối cùng nhằm giải quyết cuộc tranh cãi Síp là Kế hoạch Annan. Nó được người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhưng nó bị phản đối bởi người Síp gốc Hy Lạp.
Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Liban tị nạn vì cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah.
Tháng 3 năm 2008, một bức tường từng đứng hàng thập kỷ như biên giới giữa vùng do người Síp Hy Lạp quản lý và vùng đệm của Liên hiệp quốc đã bị phá bỏ. Bức tường từng cắt ngang qua Phố Ledra tại trung tâm Nicosia và được coi như một biểu tượng mạnh mẽ của sự phân chia hòn đảo kéo dài 32 năm. Ngày 3 tháng 4 năm 2008, Phố Ledra được mở cửa với sự hiện diện của các quan chức Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. | 1 | null |
Harry Mason Reid (phát âm như là "Rít"; sinh ngày 2 tháng 12 năm 1939 – mất ngày 28 tháng 12 năm 2021) là một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại biểu cho tiểu bang Nevada từ năm 1987 đến năm 2017 và là một đảng viên đảng Dân chủ. Ông hiện làm Lãnh tụ Đa số trong Thượng viện kể từ tháng 1 năm 2007; ông từng làm Lãnh tụ Thiểu số và Phó Lãnh tụ Thiểu số và Phó Lãnh tụ Đa số. Trước khi được bầu vào Thượng viện, ông Reid từng là dân biểu trong Hạ viện Hoa Kỳ đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 1 của Nevada và từng là viên chức trong chính phủ địa phương và tiểu bang tại Nevada trong các chức vụ chưởng lý Henderson, nghị sĩ tiểu bang, Phó Thống đốc thứ 25, và chủ tịch Ủy ban Cờ bạc Nevada. Là Lãnh tụ Đa số trong Thượng viện và tín hữu Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, ông Reid đã nhậm chức vụ cao hơn mọi tín hữu Mặc Môn trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ Lãnh tụ Đa số trong Quốc hội khóa 113 sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2017, và ông đang tái ứng cử cho năm 2016. | 1 | null |
Cá ngát đuôi lươn, tên khoa học Tandanus tandanus, là một loài cá nheo trong họ Plotosidae. Chúng còn được gọi là cá nheo Úc.
Loài này là một nước ngọt cá bản địa của hệ thống sông Murray - Darling của miền đông Úc. Tên khoa học của cá ngát đuôi lươn đến từ một tên địa phương - "Tandan" - đó chính Thomas Livingston Mitchell ghi nhận vào 1832 đoàn thám hiểm của ông.
Mô tả.
Cá ngát đuôi lươn thường dài khoảng 50,0 cm (19.7 in) và cân nặng khoảng 1,8 kg (4.0 lb). Cá thể của loài này có thể phát triển lên đến khoảng 90,0 cm (35,4 in) và nặng tới 6,0 kg (13,2 lb). Cá ngát đuôi lươn có thể sống đến khoảng 8 năm.
Cá ngát đuôi lươn có cái đầu lớn, đôi môi dày và nhiều thịt với lỗ mũi hình ống. Da nó dai và trơn. Cơ thể màu sắc ở con trưởng thành thay đổi từ màu xanh ô liu đến nâu, đen hoặc tím trên lưng và màu trắng ở mặt dưới. Họ có một cơ thể rắn chắc, gần như hình trụ, kéo dài, với nửa sau của cơ thể giảm dần vào một cái đuôi nhọn giống như lươn. Đôi mắt của chúng là nhỏ.
Sinh thái học.
Cá ngát đuôi lươn sống ở các dòng nước chảy chậm, hồ, ao với thảm thực vật viền. Nó bơi gần với cát hoặc đáy sỏi. Mặc dù chúng thường sống đơn độc, con chưa trưởng thành có thể hình thành các đàn. Cá ngát đuôi lươn được tìm thấy trong hầu hết các môi trường sống nước ngọt của hệ thống sông Murray-Darling trừ vùng cao, phụ núi cao và núi cao của nhánh phía Nam.
Cá ngát đuôi lươn chưa trưởng thành ăn động vật phù du và côn trùng nhỏ, đặc biệt là ấu trùng Chironomidae. Cá dài hơn khoảng 100 mm cũng ăn cá nhỏ trong khi con trưởng thành ăn bao gồm tôm, tôm càng trong những tháng ấm và ấu trùng muỗi vào mùa đông. Ngoài ra, chúng ăn động vật thân mềm và chuồn chuồn, Caddis và ấu trùng phù du. Cá ngát đuôi lươn là vật chủ cho một số ký sinh trùng đường ruột bao gồm cestodes và tuyến trùng.
Cá ngát đuôi lươn đẻ trứng trong mùa xuân và giữa mùa hè, khi nhiệt độ nước tăng lên từ 20-24 °C (68-75 °F). Tổ được xây dựng khoảng một hoặc hai tuần trước khi sinh sản. Họ xây dựng tổ lớn lên đến một mét đường kính với những viên đá nhỏ và sỏi, trong đó trứng được đẻ. Một, đôi khi cả hai, bảo vệ trứng cho đến khi chúng nở. | 1 | null |
Vương Đạo (chữ Hán: 王導, 276 - 339), tên tự là Mậu Hoằng (茂弘), nguyên quán ở huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, là đại thần, tể tướng dưới thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình thế tộc, Vương Đạo từ nhỏ đã tỏ ra là người có học thức và tài năng. Vào lúc tám vương làm loạn, Vương Đạo kết thân với tông thất nhà Tấn là Lang Nha vương Tư Mã Duệ (276 - 323) và đi theo phò tá ông ta.
Năm 307, Vương Đạo và Tư Mã Duệ vì muốn tránh thế cục hỗn tạp ở Trung Nguyên nên về miền nam, xây dựng lực lượng ở vùng Kiến Nghiệp. Vương Đạo cùng anh họ là Vương Đôn ra sức theo phò và tranh thủ sự ủng hộ của các quý tộc miền nam cho Tư Mã Duệ. Cuối đời Vĩnh Gia, Vương Đạo nhận chức thái thú Đơn Dương rồi Phụ quốc tướng quân, Ninh Viễn tướng quân, sau lại đổi thành Chấn Uy tướng quân.
Sang năm 318, Tây Tấn bị tiêu diệt, Tư Mã Duệ lên ngôi hoàng đế ở miền nam, lập ra nhà Đông Tấn (317 - 420), Vương Đạo trở thành đại thần có uy vọng, được ban chức Thái phó rồi Thị trung, Tư không, Lục thượng thư, ngang quyền với tể tướng. Lúc anh họ Vương Đôn khởi loạn chống lại triều đình, Vương Đạo vẫn một lòng phò trợ Tấn Nguyên Đế. Sau khi Tấn Minh Đế lên kế vị, Vương Đạo trở thành người phụ chính, giữ chức Trung thư lệnh, thứ sử Dương châu, tước Thủy Hưng quận công, đồng thời được ban vinh dự to lớn là được đem kiếm lên điện, nhập triều không xưng tên...
Thời gian nắm quyền ở miền nam, Vương Đạo chủ trương: "Cứ bình tĩnh rồi tình hình sẽ tự yên" do đó chỉ tập trung xây dựng thế lực và giữ gìn bờ cõi, không có ý khôi phục lại Trung Nguyên. Năm 339, ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi, được truy tặng là Thủy Bình Văn Hiến công và được an táng với nghi lễ long trọng.
Thân thế và thời trẻ.
Vương Đạo vốn xuất thân trong một gia đình vọng tộc, nhiều đời làm quan trong triều đình. Tổ phụ của ông là Vương Lãm, dưới thời nhà Tấn giữ chức Quang Lộc đại phu, được phong tước Tức Khâu tử. Cha ông là Vương Tài, làm quan đến chức Trấn quân tư mã. Sử cũ không cho biết mẹ của Vương Đạo là ai. Ông chào đời vào năm 276, dưới thời Tấn Vũ Đế.
Vương Đạo từ nhỏ đa tỏ rõ là người thông minh, có tài năng. Năm ông lên 4 tuổi, người quận Trần Lưu là Cao Sĩ Trương gặp được ông đã dành cho lời đánh giá rất cao: "Coi phong mạo, chí khí này là có khí làm tướng".
Sau khi cha mất, Vương Đạo lên tập tước Tức Khâu tử. Sau, ông được Tư không Lưu Thực tiến dẫn lên chức Đông các tế tửu, Bí thư lang, Thái tử xá nhân nhưng ông không chịu đến làm việc. Mãi sau, Vương Đạo mới đi theo dưới trướng Đông Hải vương Tư Mã Việt, một thân vương có thế lực, sau này tham gia vào loạn bát vương.
Theo phò Lang Nha vương.
Từ khi bước chân vào chính trường, Vương Đạo làm quen và kết thân với người trong tông thất nhà Tấn là Lang Nha vương Tư Mã Duệ, cháu chắt của Tấn Tuyên Đế và hai bên thân thiện với nhau.
Từ năm 293, triều đình nhà Tấn bắt đầu rối loạn và đi xuống bởi sự tranh giành trong cung đình, cuối cùng loạn bát vương nổ ra làm đất nước phát sinh nội loạn. Vương Đạo có chí trung hưng xã tắc. Lúc Tư Mã Duệ ở thành Lạc Dương bị các thế lực khác uy hiếp, Vương Đạo nhiều lần khuyên Tư Mã Duệ bỏ Trung Nguyên trở về Lang Nha quốc. Ông cũng nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của Tư Mã Duệ. Đến năm 306, Đông Hải vương Tư Mã Việt muốn lấy lòng Tư Mã Duệ bèn phong cho làm Bình Đông tướng quân, Giám Từ châu chư quân sự và đóng ở Hạ Bi, Vương Đạo được bổ làm An Đông tư mã cho Tư Mã Duệ.
Vương Đạo cũng ra sức mời người theo phò Tư Mã Duệ, trong đó điển hình là anh họ của ông, Vương Đôn.
Xây dựng thế lực ở Giang Nam.
Tháng 9 năm 307, thúc phụ của Tư Mã Duệ là Đông An vương Tư Mã Do bị Tư Mã Dĩnh, người đang khống chế triều đình giết chết. Tư Mã Duệ sợ bị liên lụy, cuối cùng nghe theo lời Vương Đạo, quyết định về nam, đến vùng Kiến Nghiệp. Khi Tư Mã Duệ đến Kiến Nghiệp cũng không phải là người có tiếng tăm, nên đến một tháng vẫn không có ai đến chào mừng. Vương Đạo cảm thấy thất vọng nên tìm cách tăng cao uy tín cho Tư Mã Duệ đối với người dân Giang Nam. Đến tháng 3 năm 308, Vương Đạo và Vương Đôn mời thêm các sĩ tộc ở phương bắc cùng đi theo Tư Mã Duệ xuất hành ra ngoài. Sĩ tộc ở Giang Nam thấy vậy phải nể sợ. Vương Đạo lại khuyên Tư Mã Duệ hãy trọng dụng sĩ tộc miền nam. Tư Mã Duệ nghe theo, bèn phong cho Hạ Tuần và Cố Vinh là hai người dẫn đầu sĩ tộc Giang Nam làm Ngô quốc nội sử và An Đông quân tư mã, sau đó tiếp tục bổ nhậm nhiều sĩ tộc ở Giang Nam. Do đó dân chúng Giang Nam quy phục Tư Mã Duệ. Đương thời, trong dân gian lưu truyền câu: "Vương cùng Mã là nên thiên hạ".
Năm 311 quân Hán Triệu ở phía bắc tiến quân xuống miền nam, bắt sống Tấn Hoài Đế. Trung Nguyên lâm vào tình trạng hỗn loạn. Nhiều sĩ tộc ở miền bắc di cư xuống phía nam tị nạn. Vương Đạo khuyên Tư Mã Duệ nên hợp tác với cả sĩ tộc miền bắc và tiếp tục bổ dụng người tài giỏi để phát triển thế lực. Không bao lâu sau, các miền Kinh châu, Dương châu lại ổn định, dân chúng sung túc. Tư Mã Duệ càng kính trọng Vương Đạo, có lần đã nói với ông rằng: "Khanh giống như Tiêu Hà của ta vậy", còn quan lại ở Giang Nam gọi ông là "trọng phụ".
Sang thời Tấn Mẫn Đế, thế lực của Tư Mã Duệ ngày càng lớn, được triều đình phong cho chức Thừa tướng. Vương Đạo cũng được phong làm Thái thủ Đơn Dương, Phụ quốc tướng quân, sau đổi làm Ninh Viễn tướng quân, sau lại đổi làm Chấn Uy tướng quân. Mẫn Đế ở Trường An nghe tiếng của Vương Đạo, cũng từng muốn triệu ông vào triều làm Lại bộ lang nhưng ông không nhận.
Năm 316, Tấn Mẫn Đế bị quân Hán Triệu bắt, toàn bộ miền bắc bị mất. Sang năm 317, Tư Mã Duệ lên làm Tấn vương ở Kiến Khang, phong cho Vương Đạo làm Thừa tướng quân tế tửu. Hoàn Di khi về nam thường than thở triều đình bạc nhược, đến khi gặp được Vương Đạo thì lập tức trở nên vui mừng bảo rằng: "Được thấy Quản Di Ngô, không còn lo buồn nữa", có ý so sánh ông với Quản Trọng giúp Tề Hoàn công thời Xuân Thu.
Không lâu sau, Vương Đạo tiếp tục được thăng làm Hữu tướng quân, thứ sử Dương châu, Giám Giang Nam chư quân sự rồi Phiêu kị tướng quân, Tán kị thường thị, Đô đốc trung ngoại chư quân và sau nữa là Trung thư giám, Lục thượng thư sự, Giả tiết... nhưng ông thấy rằng Vương Đôn nắm giữ được 6 châu thế lực to lớn, sợ bị dính vào nên từ chối chức Trung ngoại đô đốc.
Sĩ tộc ở miền bắc đến phủ của Chu Nghĩ, nhớ tới cảnh mất nước bèn khóc than thảm thiết. Vương Đạo tỏ ra không vừa ý. Các sĩ tộc miền bắc không khóc nữa mà đưa nhau đến bái lạy ông. Vương Đạo càng ra sức khuyến khích việc học và tuyên dương lễ nhạc giáo hóa, được Tư Mã Duệ tán thành.
Những năm đầu Đông Tấn.
Năm 318, Tư Mã Duệ chính thức xưng đế ở miền nam, tức là Tấn Nguyên Đế (318 - 323). Nguyên Đế mời Vương Đạo cùng ngồi với mình. Ông lấy lẽ vua tôi mà từ chối. Cùng năm đó, Nguyên Đế thăng Vương Đạo làm Phiêu kị đại tướng quân, Nghi đồng tam ti, tước Vũ Cương hầu.
Sang năm 319, Vương Đạo được thăng làm Thị trung, Tư không, Giả tiết, Lục thương thư, Trung thư giám. Sau đó, thái thú Thái Sơn Từ Kham chống lại triều đình, Tấn Nguyên Đế theo lời tiến cử của Vương Đạo, sai Thái tử Tả vệ suất Dương Giám ra đánh dẹp, nhưng bị đánh bại. Vương Đạo dâng biểu tạ tội xin tự giáng chức, Nguyên Đế không đồng ý. Cùng năm đó, thái tử thái phó Hạ Tuần mất, Vương Đạo được phong lên thay chức đó.
Vương Đạo lại thiết lập cơ cấu chính quyền. Hữu ti có lần tấu lên rằng Hiếu Hoài thái tử bị quân Hán Triếu giết hại, đề nghị Tấn Nguyên Đế để tang và quần thần khóc tang. Vương Đạo chấp nhận ý này.
Năm 322, do mẫu thuẫn với triều đình, Vương Đôn chính thức khởi binh làm loạn ở Vũ Xương, được Long Tương tướng quân Thẩm Sung hưởng ứng. Tấn Nguyên Đế tức giận, bèn cho triệu Đới Uyên và Lưu Ngôi về Kiến Khang bàn kế đối phó. Khi Lưu Ngôi đến nơi, được trăm quan đón ở đất Đạo. Khi Lưu Ngôi vào triều, lại cùng Điêu Hiệp khuyên Tấn Nguyên Đế diệt tộc Vương thị, trong đó có Vương Đạo.
Vương Đạo nghe tin Vương Đôn khởi binh, bèn dẫn con em là Trung lĩnh quân Vương Thúy, Tả vệ tướng quân, Thị trung Vương Khản, Vương Bân... tổng cộng 12 người vào cung thỉnh tội, thì gặp Chu Nghĩ. Ông nói với Ngôi rằng
Chu Nghĩ nghe nói động lòng, bèn thượng biểu lên Nguyên Đế rằng Vương Đạo vô tội. Tuy nhiên Vương Đạo không biết việc này, mà trong lúc yến tiệc ở phủ Chu nghĩ, nghe Ngôi nói về việc diệt giặc, tưởng rằng muốn ám chỉ mình, nên ông oán hận Nghĩ.
Cuối cùng Tấn Nguyên Đế không truy cứu Vương Đạo, lại phong cho ông làm Tiền phong Đại đô đốc, cùng Đới Uyên làm Phiêu kị tướng quân để cùng chống Vương Đôn vào tháng 3 năm 322., tuy nhiên không thể chống lại được. Vương Đạo cùng Điêu Hiệp, Lưu Ngôi, Đới Uyên, Chu Nghĩ, Quách Dật và Ngu Đàm bị Vương Đôn đánh bại. Vương Đôn sau đó nhanh chóng kéo binh về Kiến Khang, nắm giữ triều đình, tự xưng làm Thừa tướng, lại phong cho Vương Đạo làm Thượng thư lệnh. Vương Đôn lại có ý lật đổ Nguyên Đế để lên ngôi nhưng Vương Đạo từ chối, lấy lý lẽ ra đối đáp làm Vương Đôn không nói gì được nữa.
Vương Đôn vào kinh, hỏi Vương Đạo rằng có nên cho Chu Nghĩ làm Phủ ứng tam ti hay Thượng thư lệnh, Bộc xạ nhưng Vương Đạo đều không trả lời. Đôn lại hỏi có nên giết Chu Nghĩ không, Đạo cũng không nói, Đôn bèn giết Chu Nghĩ. Sau đó Vương Đạo mới biết việc Chu Nghĩ giúp mình thoát chết, bèn khóc to mà nói rằng: "Tuy ta không giết Bá Nhân, nhưng Bá Nhân lại vì ta mà chết".
Sau khi Vương Đôn rời Kiến Khang, Vương Đạo tiếp tục ở lại triều đình. Ông tiếp tục dâng biểu lên Nguyên Đế, cho rằng từ đời Hán, Ngụy, việc ban thụy hiệu đều là do có tước vị, nhiều người tài đức nhưng không được ban tước thì không có thụy, nên xin Nguyên Đế truy tặng thụy hiệu cho các công khanh khi họ mất không nhất thiết phải có tước vị, từ đó về sau việc này được tiến hành rộng rãi.
Trong loạn Tô Tuấn.
Năm 323, Tấn Nguyên Đế chết, thái tử Tư Mã Thiệu lên ngôi vua, tức là Tấn Minh Đế. Lúc Nguyên Đế còn sinh thời từng thương yêu người con thứ là Lang Nha vương Tư Mã Bầu, muốn phế Thiệu mà lập Bầu làm thái tử, nhưng Vương Đạo cực lực khuyên gián nên Thiệu mới giữ được ngôi thái tử. Khi Minh Đế lên ngôi, bèn thăng ông lên làm Tư đồ. Sang năm 324, Vương Đôn khởi loạn lần thứ hai trong lúc sắp hấp hối, Vương Đạo bèn lập kế đưa con em ra để tang làm cho quân sĩ nhà Tấn trở nên phấn khích. Cùng năm đó, Minh Đế dẹp xong loạn Vương Đôn, thăng ông làm Thứ sử Dương châu, tước vị Thủy Hưng quận công, thực ấp 3000 hộ, sau lại thăng làm Thái bảo, Tư đồ như cũ và ban cho vinh dự lớn là nhập triều không xưng tên, tán bái không được gọi tên, được mang kiếm lên điện. Vương Đạo từ chối.
Khi Tấn Minh Đế sắp mất, Vương Đạo và Dữu Lượng (Anh của Dữu hoàng hậu) được nhận di chiếu và trở thành người phụ chính cho vua mới là Tư Mã Diễm (Tấn Thành Đế), được ban kiếm dài 20 phân. Những năm đầu thời Tấn Thành Đế, Thạch Lặc xâm lấn Phụ Lăng, Vương Đạo được phong làm Đại tư mã, Hoàng Việt xuất quân thảo phạt, cuối cùng đánh tan được quân Hậu Triệu.
Tấn Thành Đế (327 - 342) lên ngôi khi mớ 4 tuổi, thái hậu Dữu thị lâm triều chấp chính, Vương Đạo tiếp tục phụ chính cho hoàng đế nhỏ tuổi. Năm 327, Dữu Lượng nhận thấy Tô Tuấn ở vùng Lịch Dương khinh thường triều đình nên muốn triệu về kinh trừ đi, bèn nhân danh Thành Đế, phong cho Tô Tuấn làm Đại tư nông, Tán kị thường thị, để lừa về triều. Vương Đạo nhận thất Tô Tuấn là người âm hiểm, tất sẽ không chịu nghe chiếu nên khuyên Dữu Lượng hãy khoan động binh, nhưng Dữu Lượng cũng không nghe. Ông lại cùng Biện Hồ, Ôn Kiệu cực lực khuyên ngăn cũng không có kết quả.
Tô Tuấn nhiều lần gửi thư về triều từ chối chức quan, Dữu Lượng không chịu và lại triệu quân đội phòng bị, phong cho Bắc Trung lang tướng Quách Mặc làm Hậu tướng quân, Đồn kị giáo úy, em Lượng là Tư đồ tả trưởng sử Dữu Băng làm Ngô quốc nội sử để phòng bị Tô Tuấn, làm cho Tô Tuấn vào đường cùng, quyết định lấy danh nghĩa thảo phạt Dữu Lượng, xuất binh vào cùng năm đó. Tô Tuấn còn liên kết với Tổ Ước, đưa quân lần lượt tiêu diệt các cánh quân của Đào Phức, Tư Mã Lưu... ra sức cướp bóc, giết chóc và khống chế triều đình.
Vương Đạo cử tham quân Viên Đam đến dụ bè đảng của Lô Vĩnh, nhưng việc không thành. Thượng thư tả thừa Khổng Thản và Tư đồ Tư Mã Đào lại khuyên Vương Đạo và Dữu Lượng nên nhân lúc Tô Tuấn chưa đến Kiến Khang hãy phong tỏa Phụ Lăng trước để nắm thế chủ động, Vương Đạo đã đồng ý nhưng Dữu Lượng không nghe. Sau đó, Tô Tuấn liên tiếp giành thắng lợi, đoạt được Cô Thục, lấy được nhiều của cải rồi hướng về Kiến Khang, lúc đó Dữu Lượng mới hối hận.
Năm 328, Tô Tuấn tiến đánh Kiến Khang, sắp tiến vào cung. Vương Đạo bảo Thị trung Trử Sáp
Trử Sáp vâng lệnh, đi vào cung, ẵm Thành Đế (lúc đó mới 5 tuổi) lên điện. Sau đó Vương Đạo cũng vào cung, cùng Quang Lộc đại phu Lục Diệp, Hữu vệ tướng quân Lưu Siêu, Thái thường Khổng Du... đứng hầu bên ngai vàng, bảo vệ hoàng đế.
Tô Tuấn vào đến Kiến Khang, ra sức làm những điều bạo ngược, tuy nhiên không hỏi đến tội của Vương Đạo và Dữu Lượng mà vẫn cho giữ nguyên chức cũ. Các tướng của Tuấn là Lộ Vĩnh, Khuông Thuật và Giả Ninh khuyên Tuấn nên giết Vương Đạo và các đại thần trong triều, nhưng do Tô Tuấn kính trọng Vương Đạo, vì thế không nghe.
Thấy Lộ Vĩnh bắt đầu có ý phản lại Tô Tuấn, Vương Đạo bèn phái tham quân Viên Đam đến thuyết phục Lộ Vĩnh liên kết với minh, cùng nhau đưa hoàng đế ra ngoài cung rồi lấy danh nghĩa thảo phạt Tô Tuấn, nhưng quân thủ vệ của Tô Tuấn phòng bị nghiêm mật, cuối cùng sự việc không thành, Vương Đạo phải cùng hai con và Lộ Vĩnh bỏ trốn sang Bạch Thạch. Tuy nhiên cũng trong lúc đó, Dữu Lượng, Ôn Kiệu, Đào Khản hợp quân cần vương, trong khi Tô Tuấn đã rời khỏi kinh thành. Vương Đạo biết được, mượn di chiếu của Dữu thái hậu (vốn đã chết vào tháng 3 năm đó) kêu gọi quan lại các nơi cứu thiên tử. Tô Tuấn bị bại trận liên tục, rồi bị giết vào tháng 8 năm đó, em là Tô Dật lên nắm giữ binh quyền.
Thừa tướng nhà Tấn.
Năm 329, Tô Dật bại trận bị bắt, loạn Tô Tuấn chấm dứt. Lúc bấy giờ thành Kiến Khang chỉ còn là một đống hoang tàn, tông miếu cung thất bị hủy hoại, Ôn Kiệu thượng biểu xin dời đô về Dự Chương, song Vương Đạo vẫn kiên trì quyết định giữ đô ở Kiến Khang không dời đổi.
Năm 332, mùa đông, Tấn Thành Đế ban cho Vương Đạo làm lễ tế thần, Vương Đạo lấy cớ bị bệnh mà từ chối. Lúc đó Thành Đế chưa trưởng thành, khi gặp Vương Đạo đều dùng lễ bái đối với ông. Chiếu lệnh trong triều thường do Vương Đạo kiến nghị, gọi là "hoàng khủng ngôn. Khi ban chiếu lệnh cho Vương Đạo đều có chữ "kính vẫn" từ đó thành thông lệ, mãi đến khi Thành Đế thân chính mới thôi.
Vương Đạo tính tình tiết kiệm, trong nhà không thường chứa nhiều lương thực, áo quần mặc cũng rất giản dị. Tấn đế biết vậy, bèn cấp tiền cho ông chi xài. Khi ông có bệnh không thể vào triều đường, đế đều đến phủ, cùng uống rượu và chơi nhạc với ông. Sau vì thấy Vương Đạo đã già nên cho xa đưa vào cung.
Năm 335, vua Hậu Triệu là Thạch Hổ đưa quân xâm chiếm Lịch Dương, Vương Đạo xin triều đình cho mình đưa quân chống đỡ, được phong làm Đại tư mã, Hoàng việt, Đô đốc trung ngoại chư quân sự và cử người giữ chức Tả hữu trưởng sự và tư mã đi theo ông. Về sau quân Hậu Triệu rút lui, Vương Đạo bị mất chức Tư đồ, nhưng được đổi làm Trung ngoại đại đô đốc, Thái phó, sau đó ông chính thức được bổ làm Thừa tướng vào năm 338.
Qua đời.
Năm 338, vợ Vương Đạo là Tào thị qua đời. Lúc còn sống, Tào thị hay ghen tuông, không cho Vương Đạo nạp thiếp. Vương Đạo lại sợ vợ, vì thế làm một nơi riêng để chơi đùa với bọn tì thiếp và sinh được con. Có lần Tào thị phát hiện bèn giận dữ, dẫn hơn 20 nô bộc đi tới đánh ghen. Vương Đạo lo sợ cho mấy người thiếp bị nhục, bèn đem xe ngựa cùng bọn thiếp bỏ trốn thật nhanh trước khi Tào thị tới. Tư đồ Thái Mô biết việc ấy, chế nhạo rằng: "Triều đình muốn ban cho ông cửu tích". Vương Đạo ban đầu không biết ý, nên lấy lẽ khiêm nhường từ chối. Sau ông biết được Thái Mô chế nhạo mình, bèn giả cách bào chữa rằng mình cùng với người hiền đi chơi.
Dữu Lượng tuy rời khỏi kinh đô nhưng do là cữu cữu của Thành Đế, vẫn là ngoại thích có thế lực lớn, luôn cùng Vương Đạo tranh giành quyền lực suốt hơn 10 năm. Trong thời gian Vương Đạo nắm quyền trong triều, ông chỉ lo việc giữ miền nam, không để ý đến việc giành lại Trung Nguyên vốn bị Ngũ Hồ xâm chiếm, với phương châm: "Cứ bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ yên" và phản đối hầu hết các kế hoạch bắc phạt.
Năm 339, Vương Đạo qua đời, thọ 64 tuổi. Thành Đế thương xót, ở triều đường cử ai ba ngày, phàm việc làm tang cho ông rất long trọng theo đúng nghi lễ của Bác Lục hầu Hoắc Quang đời nhà Hán và An Bình Hiếu vương Tư Mã Phu (em trai Tấn Tuyên Đế, được ban thụy là Thủy Hưng Văn Hiến công. Tính từ lúc đi theo Tư Mã Duệ năm 306 đến khi mất, ông hoạt động trên chính trường hơn 30 năm.
Đánh giá.
Người đương thời thường đánh giá tích cực về Vương Đạo. Dưới đây là một số nhận xét về ông | 1 | null |
Pseudopimelodidae là một họ cá da trơn nhỏ. Một số là cá cảnh.
Phân loại.
Họ này trước đây là một phân họ của Pimelodidae. Pseudopimelodidae là một nhóm đơn ngành. Trước đây, siêu họ Pseudopimelodoidea là chi em của siêu họ Sisoroidea + Loricarioidea. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy họ này, cùng với Pimelodidae, Heptapteridae, và Conorhynchos, có thể hình thành một tập hợp đơn ngành, có mâu thuẫn với giả thuyết cho rằng họ Pimelodidae trong đó có những họ này là một nhóm đa ngành.
Phân phối.
Pseudopimelodidae bị hạn chế ở nước ngọt Nam Mỹ, từ sông Atrato tại Colombia đến Argentina ở Río de la Plata. | 1 | null |
Lophiosilurus alexandri là một loài cá da trơn của họ Pseudopimelodidae và bộ Siluriformes, và là loài duy nhất của chi đơn loài Lophiosilurus.
Phân bố và môi trường sống.
Loài cá này bắt nguồn từ sông São Francisco ở Brasil. Ở đây, nó thường được biết đến với tên gọi thông thường "pacamã". Nó thích môi trường sống ao tù. Loài này đã được giới thiệu vào lưu vực sông Doce, nhưng ảnh hưởng của nó trên các loài bản địa chưa được nghiên cứu.
Mô tả và sinh thái.
Cá này đạt đến chiều dài 72 cm (28 in) và có trọng lượng được công bố tối đa 5.000 gram (11 lb). Nó có một cái miệng rất lớn, kiếm nó tên cá trê Pac-Man.
L. alexandri là một loài ít vận động.
L. alexandri đại diện cho một ví dụ về sự phát triển song song, chia sẻ một hình thái tương tự và lối sống đến loài quan hệ xa, cá trê Chaca.
Mối quan hệ với con người.
L. alexandri có tiềm năng kinh tế cho nuôi trồng thủy sản.
L. alexandri là hiếm khi được nuôi trong hồ cá. Những con cá này đòi hỏi phải có bề mặt cát và không nên được ở với cá khác vì nó có thể ăn (một con cá ít hơn một nửa kích thước của nó). | 1 | null |
Cá trê điện là tên thông thường của họ Malapteruridae. Họ này bao gồm hai chi, Malapterurus và Paradoxoglanis với 19 loài. Một số loài họ này có khả năng tạo ra một cú sốc điện lên đến 350 volt. Loài này có ở vùng nhiệt đới Châu Phi và sông Nile. Nó thường sống về đêm và thức ăn chủ yếu là các loài cá khác, gây choáng con mồi với phóng điện. Chúng có thể phát triển dài đến 39 inch. | 1 | null |
Malapterurus electricus là một loài cá trê điện xuất hiện rộng rãi ở châu Phi. Loài này phát triển đến chiều dài 122 cm (48 in). Loài này là quan trọng đối với thủy sản và như một cá thể thao. Đây cũng là loài cá trê điện phổ biến nhất xuất hiện trong buôn bán vật nuôi.
Trong hồ.
Malapterurus electricus đôi khi gặp phải trong cửa hàng cung cấp cá cảnh. Nó có thể đạt chiều dài tối đa 1 mét trong tự nhiên, nhưng có kích thước trung bình của 12 inch trong hồ. Nó khá khỏe mạnh, và tham lam chấp nhận hầu hết các loại thực phẩm, mặc dù một số thử nghiệm có thể được yêu cầu để tìm thức ăn tốt nhất. Chỉ các động vật khác tương thích với loài này là các loài ốc, mà chúng sẽ bỏ qua. Kích thước bể cá tối thiểu là 55 gallon là cần thiết, với gỗ chìm hoặc miếng ống nhựa PVC. Chúng có hoạt động đào hang, và thường xuyên sẽ loại bỏ sỏi từ trong chỗ nấp ưa thích của chúng. Nhiệt độ tối thiểu là 75 độ F nếu cần thiết. | 1 | null |
Nematogenys inermis là một loài cá da trơn núi, loài duy nhất còn tồn tại của Nematogenyiidae. Loài này là loài đặc hữu của Chile, nơi Loài này có ở miền trung Chile. Loài này phát triển đến chiều dài 40,7 cm (16,0 in).
Cơ thể trần (không có vảy) và kéo dài. Có ba cặp râu: râu cằm, râu hàm trên, và râu mũi. Không có vây mỡ. Nắp mang thiếu gai.
Nematogenyidae và Trichomycteridae là nhóm chị em cùng nhau tạo thành một nhánh là chị em với các họ Callichthyidae, Scoloplacidae, Astroblepidae, và Loricariidae.
Một loài đã tuyệt chủng, Nematogenys cuivi, đã được mô tả trong chi này. | 1 | null |
Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. Các vấn đề bất bình đẳng kinh tế liên quan đến công bằng, bình đẳng về kết quả, bình đẳng về cơ hội, và tuổi thọ.
Nhiều quan điểm khác nhau về tác động của nó. Một nghiên cứu năm 2010 xem nó là có lợi, trong khi các nghiên cứu khác gần đây coi đó là một vấn đề xã hội đang phát triển. Mặc dù một số bất bình đẳng thúc đẩy đầu tư nhưng quá nhiều bất bình đẳng sẽ là phá hoại. Bất bình đẳng thu nhập có thể gây trở ngại cho tăng trưởng dài hạn. Các nghiên cứu thống kê so sánh bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế hàng năm không đi đến kết luận nào.
Bất bình đẳng kinh tế khác nhau giữa các xã hội, giữa giai đoạn lịch sử, cơ cấu kinh tế và các hệ thống (ví dụ, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội), và giữa các khả năng của từng cá nhân để tạo ra sự giàu có.
Có các chỉ số khác nhau để đo lường bất bình đẳng kinh tế. Một trong những chỉ số nổi bật là hệ số Gini, nhưng cũng có nhiều phương pháp khác. | 1 | null |
Yelena Vasiliyevna Masyuk () sinh ngày 24 tháng 1 năm 1966 tại Almaty, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, là một nhà báo truyền hình người Nga nổi tiếng về việc theo dõi đưa tin tức về cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, chiến tranh Chechnya lần thứ hai và vụ bà bị bắt cóc năm 1997.
Việc làm báo.
Masyuk tốt nghiệp khoa báo chí ở Đại học Quốc gia Moskva. Năm 1994, bà bắt đầu làm việc cho đài truyền hình độc lập NTV, theo dõi đưa tin về cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất. Bà nói trong bài phóng sự của mình là "bà cố gắng tường thuật câu truyện từ góc độ của người Chechenya để cho họ một cơ hội nói ra quan điểm của họ, cho biết chiến tranh khủng khiếp như thế nào đối với người dân thường và thậm chí cả đối với các binh sĩ Nga". Việc theo dõi đưa tin chiến tranh của bà đã mang lại cho bà và đài truyền hình NTV giải thưởng truyền hình hàng đầu.
Sau Chechenya, Masyuk tiếp tục theo dõi đưa tin về các biến động ở Afghanistan, Kosovo, Pakistan, và Tajikistan. Theo báo "The Washington Post" thì "tên của bà đồng nghĩa với nghề báo ở nơi đầy hiểm nguy của bà", và đội phóng viên của bà nổi tiếng là "những phóng viên dũng cảm nhất, xông xáo nhất và chuyên nghiệp nhất trên chiến trường". Bà cũng được biết đến vì bà có nhiều mối liên lạc chất lượng cao trong Chechnya.
Năm 2004, Masyuk làm một phim tài liệu 4 phần tên là "Đặc tính của tình hữu nghị", khám phá những nguy hiểm tiềm tàng trong mối quan hệ Nga-Trung từ năm 1991. Tuy có lệnh cấm chiếu từ các chính phủ địa phương, nhưng phim tài liệu này đã được chiếu rộng rãi khắp nước Nga.
Những vụ liên quan tới pháp luật.
Sau bản tường thuật đầu tiên của Masyuk về bạo lực ở Chechnya, phó thủ tướng Oleg Soskovets đã tìm cách thu hồi giấy phép phát sóng của đài NTV để trả đũa. Masyuk bị đe dọa trực tiếp bằng việc khởi tố ra tòa sau cuộc phỏng vấn viên chỉ huy chiến trường người Chechnya Shamil Basayev ngay sau vụ Khủng hoảng con tin tại bệnh viện Budyonnovsk, trong đó Basayev đã thành công trong việc bắt cóc hơn 1.000 con tin thường dân. Phòng chưởng lý chính thức điều tra Masyuk theo Điều 189 Bộ luật hình sự (che giấu một tên tội phạm) và Điều 190 (không báo cáo một tội phạm), nhưng vụ này đã bị bỏ sau khi viên chưởng lý bị buộc phải từ chức vì những cáo buộc tham nhũng không liên quan tới vụ này.
Năm 1996 Vladimir Zhirinovsky, người sáng lập Đảng Dân chủ Tự do của Nga, có khuynh hướng dân tộc mạnh mẽ, đã cáo buộc Masyuk là có tên trên sổ lương của những người ly khai Chechenya. Masyuk đã kiện Zhirinovsky ra tòa về tội vu cáo, và tháng 12 năm 1997, tòa án đã ra lệnh cho ông ta phải xin lỗi công khai và trả 5.000 dollar Mỹ tiền bồi thường thiệt hại cho Masyuk.
Năm 1998, Masyuk bị Bộ Ngoại giao Tajikistan tuyên bố là persona non grata ("người không được ưa") sau khi phát các bài tường thuật chỉ trích chính phủ nước này.
Bị bắt cóc.
Đầu năm 1997, Masyuk bị rút khỏi công tác ở Chechenya vì có những vụ đe dọa bà, tuy nhiên, bà đã thuyết phục viên tổng biên tập cho phép bà theo dõi đưa tin một cuộc mít tinh lớn tại thủ đô Grozny của Chechnya và làm một cuộc phỏng vấn viên tư lệnh quân nổi dậy Salman Raduyev. Ngày 10.5.1997, Masyuk, người quay phim Ilya Mordyukov, và kỹ sư âm thanh Dmitri Ulchev khi đang từ Grozny trở lại Ingushetiya thì có sáu người bịt mặt có vũ trang chặn xe của họ lại, và dùng súng đe dọa buộc 3 người này chuyển sang một xe khác, chở khỏi nơi đây.
Họ bị cầm giữ 101 ngày, trong 2 tháng cuối cùng họ bị giữ ởmột hang động trong rừng. Trong thời gian này, tổ chức Ân xá Quốc tế, cũng như Ủy ban bảo vệ các nhà báo đã làm một cuộc vận động đòi trả tự do cho họ. Ngày 18.8.1997, đài truyền hình NTV đã trả 2 triệu dollar Mỹ tiền chuộc, và 3 người này được thả ra.
Sau đó Masyuk bình luận là bà cảm thấy những vụ bắt cóc của quân nổi dậy là ngu xuẩn về mặt chiến thuật vì để lại hình ảnh xấu trước công chúng: "Những người Chechenya đã kiếm được 16 triệu dollar Mỹ về các nhà báo trong năm qua, nhưng họ bị mất nhiều hơn... Họ mất sự tin tưởng của các nhà báo mà họ đã có được trong thời gian chiến tranh." Bà nói thêm rằng kết quả là "một sự phong tỏa thông tin" quanh vùng. | 1 | null |
Cá tra đuôi vàng (tên khoa học: Pangasius pangasius) là một loài cá tra có nguồn gốc từ nước ngọt và nước lợ tại các con sông lớn ở Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Nó cũng đã được du nhập vào Campuchia và Việt Nam. Loài này phát triển đến chiều dài 300 cm (118 inch). Loài này là quan trọng như một loại cá thực phẩm. | 1 | null |
Auchenipteridae là một họ cá da trơn trong bộ Siluriformes. Hai chi của họ trước đây Ageneiosidae, kết quả là một nhóm khoảng 60 loài trong khoảng 19 chi.
Những con cá này được tìm thấy trong các con sông từ Panama đến Argentina. Chúng thường được tìm thấy ở sông đồng bằng ngập lũ. | 1 | null |
Cá lăng ki (tên khoa học: Hemibagrus wyckii) là một loài cá lăng của họ Bagridae. Trong tiếng Anh, đôi khi nó được gọi là crystal eyed catfish (cá lăng mắt pha lê).
Phân bố.
Loài này có nguồn gốc châu Á, từ Thái Lan tới Indonesia. Nó cũng có trong lưu vực sông Mê Kông và sông Chao Phraya tại miền trung Đông Dương. Tại Indonesia, nó có trong lưu vực sông Batang Hari và sông Musi trên đảo Sumatra, sông Pahang tại Malaysia bán đảo, sông Citarum trên đảo Java và sông Baram, sông Rejang, sông Kapuas và sông Barito trên đảo Borneo.
Bề ngoài và giải phẫu.
"H. wyckii" có màu đen với một vài đốm trắng trên vây đuôi và vây lưng, và đôi mắt xanh da trời. Nó dài tới khoảng 71 cm (28 inch). Đầu vô cùng dẹp và rộng. Đuôi có màu xám sẫm. Gai vây lưng có 10-12 khía răng cưa trên rìa sau.
"H. wyckii" trông giống như "H. wyckioides", tuy nhiên "H. wyckioides" thiếu khía răng cưa trên gai vây lưng, gốc vây lưng ngắn hơn và râu hàm trên ngắn hơn.
Sinh thái.
"H. wyckii" dường như chỉ hạn chế ở trung lưu các con sông lớn nơi nó sinh sống. Loài này ăn côn trùng, tôm và cá. Loài cá này hung dữ và có thể tấn công các con vật có kích thước tương đương; và từng có tuyên bố cho rằng nó là "loài cá nước ngọt duy nhất không sợ người".
Tại châu Á, nó được sử dụng ở dạng tươi sống làm thực phẩm. "Hemibagrus wyckii" được nuôi ở nhiều nước châu Á.
"H. wyckii" và "Hemibagrus wyckioides" là 2 loài của chi này được nhập khẩu vào Mỹ làm cá cảnh. Loài cá này có thể cắn và làm hư hại các vật có trong bể cảnh. Do bản chất hung hãn và săn mồi của nó, loài này chỉ nên được nuôi riêng lẻ một mình. | 1 | null |
Cá lăng nha (tên khoa học Hemibagrus wyckioides) là một loài cá lăng trong họ Bagridae của bộ Siluriformes.
Hình dáng và giải phẫu.
"H. wyckioides" đạt đến một chiều dài 130 cm (50 in). Đây là một trong những loài cá lăng lớn nhất trong khu vực châu Á và có thể nặng tới 80 kg. Vây đuôi có màu trắng khi cá còn nhỏ, nhưng nó sẽ trở thành màu đỏ tươi khi cá đạt đến khoảng 15 cm (6 in).
Sinh thái học.
"H. wyckioides" xuất hiện ở các sông lớn vùng cao và thường gặp ở những khu vực có đáy đá và độ sâu bất thường. Chúng sinh sản tại địa phương và rừng ngập trong nước cao vào tháng Mười. "H. wyckiodies" ăn côn trùng, tôm, cá và cua. | 1 | null |
USS "Elliot" (DD–146) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu quét mìn cao tốc DMS-4 rồi thành tàu phụ trợ AG-104 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tá Hải quân Richard M. Elliot (1888-1918).
Thiết kế và chế tạo.
"Elliot" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 2 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 7 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà R. M. Elliot, vợ góa của Thiếu tá Elliot, và được đưa ra hoạt động vào ngày 25 tháng 1 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E. L. Gunther.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi được huấn luyện tại vùng biển Caribe, "Elliot" khởi hành từ New York vào ngày 28 tháng 4 năm 1919 cho chuyến đi đến quần đảo Azores; Gibraltar; Malta và Split, và quay trở về Philadelphia vào ngày 4 tháng 6. Được lệnh điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương, nó thoạt tiên gia nhập Đội khu trục 13 tại cảng New York để chào đón chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson trở về sau khi tham dự Hội nghị hòa bình Versailes, rồi khởi hành đi sang vùng bờ Tây, đi đến San Diego vào ngày 7 tháng 8, nơi nó được Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels thị sát.
"Elliot" cơ động ngoài khơi cùng với hạm đội cho đến ngày 25 tháng 3 năm 1920, khi nó khởi hành đi sang Viễn Đông. Vào tháng 6, nó đón Đô đốc Albert Cleaves, Tổng tư lệnh Hạm đội Á Châu lên tàu và đưa ông đi ngược dòng sông Dương Tử nhằm điều tra vụ giết hại nhà truyền giáo người Mỹ William A. Reimert. Nó đã có mặt tại Trung Quốc vào lúc diễn ra những cuộc bạo động đe dọa tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Đến tháng 9, nó viếng thăm Lữ Thuận Khẩu và Đại Liên cho nhiệm vụ tình báo, rồi quay trở về căn cứ ở Cavite, Philippines để đại tu. Chiếc tàu khu trục quay trở về nhà tại San Francisco vào mùa Thu năm 1921. Đến tháng 10, nó đi đến San Diego, nơi nó nằm trong thành phần dự bị cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 5 năm 1922.
Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 8 tháng 2 năm 1930, "Elliot" hoạt động dọc theo vùng bờ Tây cùng với Đội khu trục 11 như tàu canh phòng máy bay trong các cuộc tập trận và cơ động hạm đội. Vào mùa Xuân năm 1934, nó lên đường đi sang vùng bờ Đông cho cuộc cơ động hạm đội hai đại dương. Nó được giao một vai trò mới vào năm 1935, trở thành tàu kéo mục tiêu tốc độ cao cho hạm đội. Từ năm 1937, nó liên tục có mặt trong các hoạt động huấn luyện và thử nghiệm. Đến năm 1940, nó tham gia cuộc Thám hiểm Eclipse đến Muleje, Baja California, rồi được điều về Trân Châu Cảng. Nó được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-4 vào ngày 19 tháng 11 năm 1940.
Thế Chiến II.
Thực hành cùng với Đội quét mìn 6, "Elliot" thường xuyên đi xa đến tại khu vực quần đảo Hawaii. Khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó đang trên đường từ đảo Johnston quay trở về căn cứ cùng Lực lượng đặc nhiệm 3, và ngay lập tức bắt đầu nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Nó tiếp tục tuần tra tại khu vực Hawaii cho đến ngày 11 tháng 7 năm 1942, khi nó lên đường đi quần đảo Aleut, gia nhập Đội đặc nhiệm 8.6 vào ngày 7 tháng 8 cho nhiệm vụ bắn phá Kiska, rồi làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Vào tháng 5 năm 1943, nó thực hiện nhiệm vụ quét mìn trước và trong khi diễn ra cuộc chiếm đóng đảo Attu.
Trình diện để hoạt động cùng Bộ chỉ huy Huấn luyện Tác chiến tại San Francisco vào tháng 6, "Elliot" phục vụ tại San Diego, làm nhiệm vụ kéo mục tiêu và làm tàu huấn luyện cho đến ngày 13 tháng 8 năm 1944. Lên đường đi Trân Châu Cảng, nó thực hiện nhiệm vụ tương tự cho đến ngày 22 tháng 7 năm 1945, được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-104 vào ngày 5 tháng 6 năm 1945, rồi quay trở về San Pedro để được cho xuất biên chế. "Elliot" được cho ngừng hoạt động vào ngày 12 tháng 10 năm 1945; và được bán để tháo dỡ vào ngày 29 tháng 1 năm 1946.
Phần thưởng.
"Elliot" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Roper" (DD-147/APD-20) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc và mang ký hiệu lườn APD-20 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. "Roper" là chiếc tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên đã đánh chìm một tàu ngầm Đức Quốc xã trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tá Hải quân Jesse M. Roper (1851-1901), hạm trưởng chỉ huy chiếc , vốn đã tử trận trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Roper" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 8 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Jesse M. Roper, vợ góa Thiếu tá Roper, và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 2 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Abram Claude.
Lịch sử hoạt động.
Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi chạy thử máy tại vùng biển ngoài khơi New England, "Roper" lên đường đi Châu Âu vào giữa tháng 6 năm 1919, và sau các chặng dừng tại Ponta Delgada, Gibraltar và Malta, đã thả neo tại Bosporus vào ngày 5 tháng 7. Trong tháng tiếp theo, nó hỗ trợ cho hoạt động của Ủy ban Hòa bình tại Hắc Hải, vận chuyển hành khách và thư tín giữa Constantinople, Novorossisk, Batum, Samsun và Trebizond. Vào ngày 20 tháng 8, nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York nhưng lại lên đường sáu ngày sau đó. Cuối tháng đó, nó băng qua kênh đào Panama và đi đến San Diego, California.
"Roper" ở lại vùng bờ Tây cho đến tháng 7 năm 1921. Vào ngày 23 tháng 7, nó khởi hành từ San Francisco để nhận nhiệm vụ tại Hạm đội Á Châu. Đi đến Cavite thuộc quần đảo Philippine vào ngày 24 tháng 8, nó ở lại khu vực Philippines cho đến tháng 12; rồi di chuyển đến vùng biển Trung Quốc và hoạt động chủ yếu từ Hong Kong và Yên Đài suốt mùa Hè. Vào ngày 25 tháng 8 năm 1922, nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Nagasaki, Midway và Trân Châu Cảng và về đến San Francisco vào ngày 13 tháng 10. Hai ngày sau, nó chuyển sang San Pedro, California, rồi tiếp tục đi đến San Diego, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 14 tháng 12 năm 1922 và neo đậu cùng Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương.
"Roper" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 3 năm 1930 tại khu vực Thái Bình Dương. Nó hoạt động chủ yếu tại vùng Nam California trong các hải đội hiện dịch và dự bị luân phiên trong bảy năm tiếp theo; được bố trí đến Panama, Hawaii và vùng biển Caribe cho các cuộc cơ động tập trận hạm đội vào các năm 1931, 1933, 1935 và 1936. Nó còn tham gia các hoạt động tại vùng biển Alaska vào tháng 1 và tháng 2 năm 1936.
Vào tháng 2 năm 1937, "Roper" rời California, và sau khi băng qua kênh đào Panama, gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương. Trong thời gian còn lại của năm và cho đến năm 1939, nó tiến hành các cuộc thực tập chủ yếu tại khu vực giữa Đại Tây Dương, và hàng năm tại vùng biển Caribe. Vào tháng 11 năm 1939, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại châu Âu, nó chuyển từ Norfolk, Virginia đến Key West, Florida, nơi nó tuần tra tại eo biển Yucatan và eo biển Florida. Đến tháng 12, nó quay trở lại Norfolk; rồi đến tháng 1 năm 1940 nó lại di chuyển về phía Nam, đến Charleston, South Carolina, vào tháng 3, nó đi lên phía Bắc làm nhiệm vụ tuần tra tại khu vực New England.
Thế Chiến II.
Trong giai đoạn Tuần tra Trung lập trước chiến tranh, "Roper" hoạt động khắp vùng biển ngoài khơi bờ Đông và vùng vịnh Mexico. Có mặt ngoài khơi mũi Cod vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi chiến tranh nổ ra tại Thái Bình Dương, nó quay trở về Norfolk cho một đợt đai tu ngắn vào giữa tháng, rồi đi đến Argentia, Newfoundland. Vào đầu tháng 2 năm 1942, nó hoàn tất một chuyến hộ tống vận tải đến Londonderry Port, rồi vào tháng 3 quay trở về Norfolk cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Một tháng sau, trong đêm 13/14 tháng 4, nó phát hiện một tàu ngầm U-boat trên mặt nước ngoài khơi bờ biển North Carolina. Cuộc săn đuổi tiếp theo đã đưa đến việc đánh chìm bằng hải pháo chiếc "U-85", một đơn vị thuộc Chi hạm đội U-boat 7.
Tác giả Helmut Schmoeckel, nguyên chỉ huy tàu ngầm "U-802", trong một quyển sách năm 2002 đã cho rằng việc "Roper" không cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc "U-85" sau khi họ bỏ tàu và tiếp tục thả mìn sâu nhắm vào "U-85" là một tội ác chiến tranh. Căn cứ theo báo cáo hoạt động, cuộc tấn công diễn ra sau nữa đêm giờ địa phương sau khi "Roper" tiếp cận để nhận diện một mục tiêu không rõ ("U-85") và suýt trúng một quả ngư lôi trước khi nổ súng. Vị sĩ quan chỉ huy đã trì hoãn việc cứu vớt cho đến khi trời sáng, và sau khi có sự hỗ trợ trên không của một thủy phi cơ PBY Catalina và một khí cầu do mối e ngại tấn công của một chiếc U-boat thứ hai. Không có hình thức kỷ luật nào cho thủy thủ đoàn của "Roper" và 29 thủy thủ "U-85" tử trận được chôn cất với nghi thức quân sự tại Nghĩa trang Quốc gia Hampton. Hạm trưởng "Roper", Thiếu tá Hải quân Hamilton W. Howe, được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân do chiến công đánh chìm tàu ngầm này và nghỉ hưu năm 1956 ở cấp bậc Chuẩn đô đốc.
Vào ngày 29 tháng 4, "Roper" cứu vớt 14 người sống sót từ chiếc tàu buôn Anh MV "Empire Drum" bị chiếc "U-136" phóng ngư lôi đánh chìm năm ngày trước đó. Đến ngày 1 tháng 5, nó cứu vớt thêm 13 người sống sót khác từ "Empire Drum". Họ được đưa lên bờ tại Norfolk, Virginia vào ngày hôm đó. Vào cuối tháng 5, "Roper" bắt đầu một loạt các chuyến hộ tống dọc bờ biển trải rộng từ Key West đến New York, kéo dài đến năm 1943. Sang tháng 2 năm đó, nó chuyển sang nhiệm vụ hộ tống tuyến biển Caribe - Địa Trung Hải, và tiếp tục vai trò này cho đến tháng 10, khi nó đi vào Xưởng hải quân Charleston để cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc.
Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-20 vào ngày 20 tháng 10 năm 1943, "Roper" rời Charleston vào cuối tháng 11, và tiến hành huấn luyện tại khu vực vịnh Chesapeake và ngoài khơi bờ biển Florida cho đến dịp năm mới 1944. Vào ngày 13 tháng 4, nó khởi hành đi sang phía Đông, và đến cuối tháng đã gia nhập lực lượng Đệ Bát hạm đội tại Oran, Algeria. Là một đơn vị thuộc Đội vận chuyển 13 được phân công hỗ trợ cho cuộc tấn công đổ bộ lên Ý, nó cho đổ bộ các đơn vị quân đội Pháp lên Pianosa vào ngày 17 tháng 6, và sang tháng 7 thực hiện các chuyến đi lại giữa Oran và Napoli cùng hoạt động dọc theo bờ Tây bán đảo Ý. Đến tháng 8, nó chuyển trọng tâm hoạt động sang miền Nam nước Pháp. Vào ngày 15 tháng 8, nó đi đến khu vực bờ biển như một đơn vị của lực lượng "Sitka" và cho đổ bộ lực lượng lên đảo Levant. Đến ngày 5 tháng 9, nó quay trở về Ý tiếp tục các chuyến đi lại giữa Naples và Oran, vào đầu tháng 12 đã rời Oran quay trở về Hampton Roads.
Đi đến Norfolk vào ngày 21 tháng 12, "Roper" lại ra khơi vào ngày 29 tháng 1 năm 1945. Băng qua Kênh đào Panama, nó trình diện để hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương, và sau các chặng dừng tại California và Hawaii, đã đi đến khu vực quần đảo Mariana. Vào ngày 11 tháng 5, nó rời Guam đi sang quần đảo Ryukyu, và sau khi đi đến Nakagusuku Wan vào ngày 22 tháng 5, nó chuyển đến khu vực thả neo Hagushi cùng ngày hôm đó. Ba ngày sau, đang khi làm nhiệm vụ canh phòng ngoài khơi khu vực vận chuyển, nó bị một máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng.
Được lệnh quay trở về Hoa Kỳ để hoàn tất việc sửa chữa, nó rời Ryukyu vào ngày 6 tháng 6, và về đến San Pedro một tháng sau đó. Sang tháng 8, nó chuyển sang Xưởng hải quân Mare Island, nhưng cùng với việc xung đột kết thúc, công việc sửa chữa cũng bị dừng lại. Được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 9 năm 1945, tên của "Roper" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 11 tháng 10 năm 1945, và lườn tàu được bán cho hãng Lerner Company tại Oakland, California vào tháng 6 năm 1946 và bắt đầu được tháo dỡ từ tháng 12 tiếp theo.
Phần thưởng.
"Roper" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Breckinridge" (DD–148) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu phụ trợ AG-112 vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu úy Hải quân Joseph Breckinridge (1872-1898).
Thiết kế và chế tạo.
"Breckinridge" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 3 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 8 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Genevieve Dudley Breckinridge, cháu gái Thiếu úy Breckinridge, và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 2 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Arthur L. Bristol.
Lịch sử hoạt động.
"Breckinridge" gia nhập Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, hoạt động ngoài khơi vịnh Guantánamo, Cuba. Nó được bố trí dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ chủ yếu trong nhiệm vụ phát triển và thử nghiệm các thiết bị sonar cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 6 năm 1922 và đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia.
"Breckinridge" được cho nhập biên chế trở lại vào tháng 5 năm 1930, và phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu trực thuộc Hạm đội Hoa Kỳ dọc theo bờ Đông cho đến cuối năm 1932. Nó lên đường đi sang khu vực Thái Bình Dương, nơi nó phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu tại khu vực từ Alaska đến Trân Châu Cảng. Đến tháng 5 năm 1936, nó được điều động sang Hải đội Huấn luyện 10 và hoạt động dọc theo bờ Đông và vùng biển Cuba cho đến tháng 9 năm 1936 khi nó lại được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị.
"Breckinridge" được cho nhập biên chế trở lại vào tháng 5 năm 1930, và phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu trực thuộc Hạm đội Hoa Kỳ dọc theo bờ Đông cho đến cuối năm 1932. Nó lên đường đi sang khu vực Thái Bình Dương, nơi nó phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu tại khu vực từ Alaska đến Trân Châu Cảng. Đến tháng 5 năm 1936, nó được điều động sang Hải đội Huấn luyện 10 và hoạt động dọc theo bờ Đông và vùng biển Cuba cho đến tháng 9 năm 1936 khi nó lại được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị.
Sau ba năm bị bỏ không tại Philadelphia, "Breckinridge" được cho nhập biên chế trở lại vào tháng 9 năm 1939 và phục vụ cùng Đội 66 thuộc Hải đội Đại Tây Dương trong nhiệm vụ Tuần tra Trung lập. Đến tháng 12 năm 1940, nó được điều sang Trạm Tuần tra Nội địa tại Vùng kênh đào Panama, và sang tháng 5 năm 1941 nó đặt căn cứ tại Key West, Florida, làm nhiệm vụ tuần tra, tiến hành các thử nghiệm dưới nước và thực tập.
"Breckinridge" hoạt động trực thuộc Tư lệnh Duyên hải Tiền phương Caribe trong nhiệm vụ tuần tra và hộ tống cho đến tháng 12 năm 1943, khi nó được điều về Hạm đội Đại Tây Dương. Nó gia nhập Đội đặc nhiệm 21.13, một đội tìm diệt, vào ngày 14 tháng 1 năm 1944 cho các hoạt động càn quét chống tàu ngần giữa Đại Tây Dương. Quay trở về Norfolk vào ngày 27 tháng 2 sau một đợt hoạt động an bình, Đội đặc nhiệm 21.13 được giải tán và chiếc tàu khu trục đi đến Boston, Massachusetts để đại tu. Vào ngày 22 tháng 3, nó quay trở lại Norfolk gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 6 để hộ tống một đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Khởi hành vào ngày 24 tháng 3, đoàn tàu đi đến Địa Trung Hải mà không bị ngăn trở. Tuy nhiên, trong đêm 11 tháng 4/11/12 tháng 4, nhiều máy bay Đức đã tấn công đoàn tàu, gây hư hại cho tàu khu trục hộ tống .
"Breckinridge" quay trở về Boston vào ngày 11 tháng 5 năm 1944. Đến ngày 27 tháng 5, nó trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Duyên hải Tiền phương Caribe, và hoạt động tại vùng phụ cận vịnh Guantánamo, Cuba cho đến ngày 7 tháng 2 năm 1945, khi nó quay trở lại hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương. Sau khi trải qua đợt đại tu tại Xưởng hải quân Boston từ ngày 10 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3, nó tiến hành các hoạt động tại New London, Connecticut như là soái hạm của Đội khu trục 54.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1945, "Breckinridge" được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-112. Sau một thời gian cải biến tại chi nhánh của Xưởng hải quân New York ở Bayonne, New Jersey, nó lên đường đi sang Thái Bình Dương, đi đến San Diego, California vào ngày 21 tháng 8. Nó trình diện để hoạt động cùng Tư lệnh Đội tàu sân bay 12 vào ngày 24 tháng 8, làm nhiệm vụ canh phòng máy bay và hộ tống. Nó phục vụ trong vai trò này cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào ngày 30 tháng 11 năm 1945, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 31 tháng 10 năm 1946.
Phần thưởng.
"Breckinridge" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Xem thêm.
được đặt tên theo cha của Thiếu úy Breckinridge. | 1 | null |
USS "Barney" (DD–149) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu phụ trợ AG-113 vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Joshua Barney (1759-1818).
Thiết kế và chế tạo.
"Barney" được đặt lườn vào ngày 26 tháng 3 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Nannie Dornin Barney, chắt của Thiếu tướng Barney, và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. L. Kauffman.
Lịch sử hoạt động.
"Barney" trình diện để hoạt động cùng Đội khu trục 19 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, và tham gia các cuộc tập trận hạm đội và cơ động dọc theo vùng bờ Đông cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1922, khi nó được cho xuất biên chế tại Philadelphia. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, "Barney" hoạt động cùng với Hải đội Khu trục thuộc Lực lượng Tuần tiễu dọc theo vùng bờ Đông và tại vùng biển Caribe, cho đến khi băng qua kênh đào Panama vào tháng 2 năm 1932 để tham gia tập trận Vấn đề Hạm đội ngoài khơi San Francisco. Tiếp tục ở lại vùng bờ Tây, nó phục vụ trong một thời gian với biên chế rút gọn cùng Hải đội Khu trục 20 thuộc Lực lượng Tuần tiễu. Đến năm 1935 nó thực hiện chuyến đi cùng với Đội khu trục 3 đến Alaska rồi đến Honolulu, và sau đó đến khu vực Puget Sound để tập trận hạm đội.
Quay trở lại vùng bờ Đông, "Barney" thực hiện các chuyến đi huấn luyện cùng với Hải đội huấn luyện 10 cho đến tháng 11 năm 1936, khi nó được cho xuất biên chế. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 4 tháng 10 năm 1939, nó phục vụ tuần tra cùng Đội 66 thuộc Hải đội Đại Tây Dương, và trong năm tiếp theo cùng Đội tuần tra Duyên hải thuộc Lực lượng Phòng thủ Quân khu 18 Hải quân.
Từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 11 năm 1943, "Barney" được phân về vùng biển Caribe hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trinidad Tây Ấn thuộc Anh và vịnh Guantánamo, Cuba. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1942, nó va chạm với tàu chị em , bị hư hại nặng và hai thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng do rơi xuống biển. Cả hai con tàu phải quay trở về Willemstad, Curaçao, Tây Ấn thuộc Hà Lan, nơi việc sửa chữa tạm thời được tiến hành, rồi "Barney" khởi hành quay về Xưởng hải quân Charleston. Việc sửa chữa triệt để hoàn tất vào tháng 12 năm 1942, và nó quay trở lại khu vực biển Caribe.
Từ ngày 14 tháng 1 đến tháng 5 năm 1944, "Barney" hoàn tất hai chuyến hộ tống đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương đến Bắc Phi. Từ tháng 5 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, nó lại hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Caribe. Sang tháng 3 năm 1945, nó được phân về Lực lượng Đặc nhiệm 25 tham gia các hoạt động huấn luyện cùng tàu ngầm tại các eo biển Long Island và Block Island. Đến ngày 30 tháng 6 năm 1945, nó được xếp lại lớp như tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-113. "Barney" được cho ngừng hoạt động vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 13 tháng 10 năm 1946.
Phần thưởng.
"Barney" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Blakeley" (DD–150) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Johnston Blakeley (1781-1814). Được hạ thủy năm 1918, nó đã tuần tra tại vùng bờ Đông Hoa Kỳ trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Được cho xuất biên chế và bỏ không trong nhiều năm, nó quay trở lại phục vụ vào đầu Thế Chiến II, làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Caribe. Đang khi tuần tra vào ngày 25 tháng 5 năm 1942, nó trúng một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-156", làm vỡ ra một đoạn phần mũi tàu. Sau khi được sửa chữa tạm, nó đi đến Xưởng hải quân Philadelphia để được gắn phần mũi của chiếc tàu chị em vốn đã ngưng hoạt động. Nó trải qua phần lớn thời gian còn lại của chiến tranh hộ tống các đoàn tàu vận tải cho đến khi chiến tranh kết thúc, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1945.
Thiết kế và chế tạo.
"Blakeley" là một trong số 111 chiếc tàu khu trục thuộc lớp Wickes được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo từ năm 1917 đến năm 1919. Nó cùng với 20 tàu chị em được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia, Pennsylvania, theo những đặc tính kỹ thuật và bản vẽ chi tiết do Bath Iron Works thiết kế.
Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước sâu . Khi chạy thử máy, "Blakeley" đạt được tốc độ tối đa . Nó được trang bị bốn khẩu pháo /50 caliber, hai khẩu /23 caliber và mười hai ống phóng ngư lôi ngư lôi. Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 122 sĩ quan và thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước Curtis và bốn nồi hơi Yarrow.
Chi tiết về tính năng thể hiện của "Blakeley" không được biết rõ, nhưng nó nằm trong nhóm tàu khu trục lớp "Wickes" được gọi không chính thức là "Kiểu Liberty" để phân biệt với nhóm được chế tạo dựa trên bản vẽ chi tiết do hãng Bethlehem thiết kế, vốn sử dụng turbine Parsons hay Westinghouse. Những chiếc nhóm Liberty bị xuống cấp nhanh chóng trong phục vụ, và cho đến năm 1929 tất cả 60 chiếc trong nhóm này được Hải quân cho nghỉ hưu. Đặc tính thể hiện thực sự của các con tàu này thấp hơn nhiều so với tính năng được kỳ vọng, đặc biệt là khía cạnh hiệu suất nhiên liệu, khi hầu hết chỉ đi được ở tốc độ thay vì ở theo thiết kế tiêu chuẩn. Lớp cũng gặp vấn đề khi bẻ lái và trọng lượng.
"Blakeley" được đặt lườn vào ngày 26 tháng 3 năm 1918. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Charles Adams Blakeley, và được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 5 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân W. Brown, Jr.. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai được đặt tên theo Đại tá Blakeley, sau chiếc tàu phóng lôi nhập biên chế năm 1904. Chiếc thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ mang tên này là , một tàu frigate thuộc lớp "Knox", vốn còn được đặt nhằm vinh danh cả Johnston Blakeley lẫn Phó đô đốc Charles Adams Blakely (1879-1950).
Lịch sử hoạt động.
Gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương, "Blakeley" làm nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến khi được xuất biên chế vào ngày 29 tháng 6 năm 1922, và neo đậu cùng Hạm đội dự bị tại Philadelphia. Nó nhập biên chế trở lại từ năm 1932 đến năm 1937 để phục vụ cùng Hạm đội Tuần tiễu, rồi lại được cho xuất biên chế tại Philadelphia. Ngân sách quân sự cắt giảm là lý do chính của các giai đoạn không hoạt động này, vì Hải quân không có đủ kinh phí hay nhân lực để duy trì một số tàu chiến, trong đó có "Blakeley".
Nó nhập biên chế trở lại vào ngày 16 tháng 10 năm 1939, và làm nhiệm vụ Tuần tra Trung lập cho đến khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng thúc đẩy Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó bắt đầu làm nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải tại vùng biển Caribe, bao gồm một nhiệm vụ vào tháng 2 năm 1942 bảo vệ một đoàn tàu chuyển quân đến trú đóng tại Curaçao ở Tây Ấn thuộc Hà Lan.
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1942, "Blakeley" tuần tra ngoài khơi Martinique cùng với tàu chị em , khám xét các tàu bè đi đến đề phòng các hoạt động của phe Vichy Pháp. Lúc 08 giờ 30 phút, nó đổi hướng để đuổi theo một tín hiệu mục tiêu dò được bằng sonar. Không tìm thấy gì tại chỗ, thủy thủ đoàn cho rằng tín hiệu là do một bầy cá vược đen. Khi con tàu đang trên đường quay trở lại hướng cũ, nó bị đánh trúng một quả ngư lôi phóng từ một tàu ngầm U-boat Đức "U-156" dưới quyền chỉ huy của Werner Hartenstein vốn đã không bị phát hiện. Quả ngư lôi đã đánh trúng giữa các khoang 18 và 24 ở khoảng bên dưới mực nước, áp lực của vụ nổ làm thủng một lỗ phía trước mũi và sàn tàu trước. Sau nhiều phút, thủy thủ đoàn xác định họ vẫn có thể điều khiển được con tàu, kiểm soát và xoay xở đưa nó quay trở về Fort-de-France; con tàu bẻ lái bằng cách kết hợp điều khiển bánh lái và thay đổi tốc độ của trục chân vịt, và bốn giờ sau vụ tấn công, nó thả neo tại Fort-de-France. Sáu người đã thiệt mạng và 21 người bị thương trong vụ tấn công. Hartstein đánh điện về Bộ chỉ huy lực lượng U-boat ở Lorient xin phép để kết liễu "Blakeley", nhưng yêu cầu bị từ chối. Các tàu khu trục , , và hai thủy phi cơ PBY Catalina thuộc Liên đội VP-53 đã trợ giúp cho "Blakeley".
Ở Fort-de-France, nó được gắn một vách ngăn gỗ che phủ khu vực bị quả ngư lôi thổi tung, cùng một quả neo tạm làm từ trục và hộp số xe tải. Sau đó "Blakeley" lên đường đi bằng chính động lực của nó đến San Juan, Puerto Rico, nơi một mũi tàu giả bằng thép được lắp đặt. Từ đây, nó đi đến Xưởng hải quân Philadelphia để được sửa chữa vĩnh viễn. Vào giữa năm 1942, "Blakeley" được thay thế bằng phần phía trước của con tàu chị em đã ngừng hoạt động. Nó cũng được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử mới, bao gồm việc nâng cấp radar. Công việc sửa chữa hoàn tất vào tháng 9 năm 1942, và tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải tại vùng biển Caribe.
"Blakeley" trải qua phần lớn thời gian còn lại của chiến tranh làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại vùng biển Caribe, ngoại trừ hai đợt bố trí ngắn đến Đại Tây Dương: từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 23 tháng 2 năm 1943, nó được điều động vào nhiệm vụ tìm-diệt cùng Đội đặc nhiệm 21.13 ở Bắc Đại Tây Dương, và từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 11 tháng 5 năm 1943, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Bizerte, Tunisia. Từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 13 tháng 6 năm 1945, nó đặt căn cứ tại New London, Connecticut, tham gia huấn luyện tàu ngầm Hoa Kỳ tại eo biển Long Island trong việc lẩn tránh tàu khu trục đối phương.
Sau nhiệm vụ này, "Blakeley" được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 21 tháng 7 năm 1945, và được bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 11 cùng năm đó.
Phần thưởng.
"Blakeley" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được mang cái tên USS "Blakely hay Blakeley", hai chiếc đầu được đặt theo Đại tá Hải quân Johnston Blakeley (1781-1814), trong khi chiếc thứ ba được đặt nhằm vinh danh cả Johnston Blakeley lẫn Phó đô đốc Charles Adams Blakely (1879-1950): | 1 | null |
là một manga Nhật về bóng rổ được viết và minh họa bởi Fujimaki Tadatoshi. Ra mắt vào tháng 12 năm 2008, manga kể về những nỗ lực của một đội bóng rổ trường cao trung trên con đường phấn đấu vươn tới giải quốc gia. Anime được sản xuất bởi Production I.G và bắt đầu phát sóng từ ngày 7 tháng 4 năm 2012, kết thúc vào ngày 22 tháng 9 năm 2012. Phần 2 của anime được phát sóng vào ngày 6 tháng 10 năm 2013. Tại Việt Nam, manga đã được cấp phép bản quyền cho Nhà xuất bản Kim Đồng, ấn bản phát hành vào năm 2011, còn anime được mua bản quyền và phát sóng trên HTV3.
Cốt truyện.
Đội bóng rổ trường sơ trung Teikō đã tạo nên tiếng tăm lừng lẫy bằng cách càn quét hết tất cả các cuộc thi. Những thành viên thường trực của đội bóng này được biết đến với cái tên "Thế Hệ Kì Tích" Sau khi tốt nghiệp sơ trung, năm ngôi sao của đội đến học ở những trường trung học khác nhau với những đội bóng danh tiếng. Tuy nhiên, có một tin đồn rằng: còn một thành viên nữa thuộc "Thế Hệ Kì Tích", bóng ma thứ sáu. Cầu thủ bí ẩn này hiện đang là học sinh năm nhất của trường cao trung Seirin, một ngôi trường mới được thành lập với một đội bóng đầy tiềm năng nhưng ít được biết đến. Giờ đây, Kuroko Tetsuya, thành viên thứ sáu của "Thế Hệ Kì Tích", và Kagami Taiga, một cầu thủ có năng lực tiềm ẩn từng học sơ trung ở Mĩ đang hướng Seirin trở thành nhà vô địch của Nhật Bản, hạ gục từng thành viên của "Thế hệ Kỳ tích".Câu chuyện của ánh sáng và bóng tối sẽ đi về đâu?
Nhân vật.
"Kuroko - Tuyển thủ vô hình" tập hợp rất nhiều các cầu thủ, quản lý, huấn luyện viên và người hướng dẫn. Đa số là những chàng trai học sinh cao trung chơi trong đội bóng của trường họ.
Truyền thông.
Manga.
"Kuroko - Tuyển thủ vô hình" được viết và minh họa bởi Fujimaki Tadatoshi và đã được chuyển thành một bộ truyện manga dài tập ra mắt ở Weekly Shonen Jump bắt đầu từ tháng 12 năm 2008. Những tập truyện được xuất bản thành tankōbon vol bởi Shueisha với tập đầu tiên ra mắt vào ngày 3 tháng 4 năm 2009. Tính đến ngày 4 tháng 10 năm 2013 đã có hơn 220 chương truyện và 24 tập đơn hành bản được phát hành. Truyện vẫn tiếp tục được sáng tác.
Anime.
Anime được sản xuất dựa trên các tập manga của "Kuroko - Tuyển thủ vô hình" và được chịu trách nhiệm sản xuất bởi Production I.G. Phim đã được lên sóng vào ngày 7 tháng 4 năm 2012 và kết thúc Season 1 ngày 22 tháng 9 năm 2012 với 25 tập. Sau khi kết thúc mùa 1, nhà sản xuất lên kế hoạch tiếp tục phát sóng mùa 2 vào năm 2013. Thông tin từ tờ báo Shounen Jump đã cho biết "Kuroko - Tuyển thủ vô hình" mùa 3 sẽ có vào tháng 3 năm 2015 . Anime cũng đã được phát hành DVD và định dạng Blu-ray.
Game.
Một phiên bản trò chơi PSP đã được tung ra vào tháng 3 năm 2012. Các cầu thủ trong game sẽ tập hợp và phát triển một đội bóng rổ, trong khi vẫn duy trì các mối quan hệ nội bộ giữa các nhân vật.
Tiểu thuyết.
Series The Kuroko no Basuke –Replace– tập hợp những mẩu chuyện nhỏ ở trường trung học Teikō được viết theo định dạng Light Novel. Tính đến nay đã có 5 tiểu thuyết được phát hành kể về những câu chuyện cổ tích trong lễ hội của trường, lúc đi cắm trại và những dịp khác.
Vomic.
Vomic là một góc nhỏ trong chương trình TV Sakiyomi Jan Bang!, nơi các diễn viên lồng tiếng lồng thoại cho các nhân vật trong các bộ manga nổi tiếng. Các manga được lên sóng xoay vòng theo tháng. "Kuroko - Tuyển thủ vô hình" được xuất hiện trong chương trình vào tháng 1/2011, có 8 tập phim và được lồng tiếng chapter 26, 27, 28. | 1 | null |
Lại Văn Quang (chữ Hán: 赖文光, 1827 – 1868), dân tộc Khách Gia, tướng lãnh Thái Bình Thiên Quốc, từng tham gia khởi nghĩa Kim Điền vào buổi đầu của phong trào, được phong Tuân vương. Sau khi Thiên Kinh thất thủ, ông trở thành thủ lĩnh Đông Niệp quân trong giai đoạn sau của phong trào khởi nghĩa Niệp quân.
Trong Tự thuật của mình, Văn Quang cho biết ông lớn lên ở Quảng Tây , nguyên quán là Gia Ứng Châu, Quảng Đông (nay thuộc địa cấp thị Mai Châu, Quảng Đông).
Tham gia khởi nghĩa.
Năm Hàm Phong đầu tiên (1851), Văn Quang tham gia khởi nghĩa Kim Điền của phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó theo quân Thái Bình chuyển đi chiến đấu ở các nơi Quế Bình, Vĩnh An (nay là Mông Sơn); tiếp đó từ Quảng Tây tiến vào Hồ Nam, Hồ Bắc.
Năm sau (1852), ông nhiệm chức quan văn. Năm sau nữa (1853), Thái Bình Thiên Quốc định đô ở Nam Kinh, đổi gọi là Thiên Kinh, Văn Quang ở lại kinh thành làm việc. Sau sự biến Thiên Kinh (1856), phong trào tổn thất một lượng lớn tướng sĩ, ông chuyển sang nhiệm chức quan võ, phụng mệnh đi Giang Tây chiêu binh, nhằm tăng cường lực lượng cho nghĩa quân.
Mùa xuân năm thứ 8 (1858), Hồng Tú Toàn lại phái Văn Quang đi Giang Bắc phục vụ Trần Ngọc Thành, tham gia chiến đấu ở An Huy, Hồ Bắc.
Ba lần Tây chinh.
Mùa xuân năm thứ 10 (1860), Văn Quang có công trong 2 chiến dịch đại phá Đại doanh Giang Nam, được phong làm Kiệt Thiên Nghĩa. Mùa thu, quân Thái Bình tiến hành cuộc Tây Chinh lần thứ 2, ông theo quân đánh vào An Huy, Chiết Bắc. ngày 10/3 năm thứ 11 (1861), Văn Quang đánh bại quan quân của phó tướng Dư Tế Xương, chiếm được Hoắc Sơn. Ngày 18, đại quân của Trần Ngọc Thành đánh hạ Hoàng Châu thuộc Hồ Bắc (nay là khu Hoàng Châu, Hoàng Cương, Hồ Bắc) rồi giao cho ông trấn thủ. Ngày 15 tháng 6, cánh quân Nam lộ của Lý Tú Thành đến huyện Vũ Xương (nay là địa cấp thị Ngạc Châu) ở bờ đối diện Hoàng Châu, Văn Quang lập tức báo cáo đại lược tình hình Giang Bắc cho ông ta, thông suốt tin tức của hai cánh quân.
Tháng 9, An Khánh thất thủ, tình thế nguy ngập, Văn Quang bỏ Hoàng Châu lui về phía đông, hội họp với Trần Ngọc Thành. Ông kiến nghị: "Nên liên kết với Trương (Nhạc Hành) – Miêu (Bái Lâm) ở phía bắc để nương tựa Kinh Tả (phía đông Bắc Kinh, tức các tỉnh Sơn Đông, An Huy, Giang Tô), tiếp đó đưa kỳ binh ra lấy vùng Kinh (tức Kinh Châu, nay là Giang Lăng, Hồ Bắc), Tương (tức Tương Dương, nay là Tương Dương, Hồ Bắc); không quá nửa năm, binh nhiều tướng lắm, có thể khôi phục tỉnh Hoàn (Hoàn là An Huy, ở đây chỉ An Khánh), mà còn củng cố cửa ngõ kinh sư (tức Thiên Kinh), đây là thượng sách." . Trần Ngọc Thành không nghe. Sau khi lui về Lư Châu thuộc An Huy (nay là Hợp Phì), ông được phong Tuân vương, nhận lệnh cùng Phù vương Trần Đắc Tài, Khải vương Lương Thành Phú, Hỗ vương Lam Thành Xuân viễn chinh Hà Nam, Thiểm Tây.
Tháng 2 năm Đồng Trị đầu tiên (1862), Văn Quang đưa quân từ Lư Châu vượt sông Hoài vây đánh Dĩnh Châu (nay là Phụ Dương), không hạ được; ngày 12 tháng 2, vào Hà Nam đánh Tân Thái, tiếp đó quấy nhiễu Nam Dương; đi qua Trấn Bình, Nội Hương, Tích Xuyên; vào Thiểm Nam, vây đánh Thương Nam, Thương Châu; chiếm lĩnh Trấn An, Hiếu Nghĩa Thính (nay là Tạc Thủy); ra Đại Dục Khẩu, đến Doãn Gia Vệ (nay là nhai đạo Dẫn Trấn, khu Trường An, Tây An), uy hiếp Tây An. Lúc này, được tin Lư Châu nguy cấp, ông lập tức rút về phía đông để cứu viện, rời Thiểm Tây, vào Hà Nam; ở Vũ Dương hội họp với cánh quân của Mã Dung Hòa. Nhận tin Lư Châu thất thủ, Ngọc Thành bị hại, họ rẽ xuống Hồ Bắc ở phía nam, rồi quyết định lần nữa tiến đánh Thiểm Tây. Ngày 7 tháng 2 (1863, vẫn còn trong năm Âm lịch), nghĩa quân đánh lấy Hưng An thuộc Thiểm Tây (nay là An Khang), chiếm trọn huyện Miện (nay là huyện Miễn).
Đầu tháng 10 năm thứ 2 (1863), Văn Quang cùng bọn Trần Đắc Tài đại phá quan quân, giết chết bọn tổng binh Hạ Lan Quế, Tiêu Khánh Tứ, Hà Ngọc Lâm, Trần Thiên Trụ cùng tri huyền Chu Phiền Thọ, đánh hạ trọng trấn Hán Trung.
Ngày 10 tháng 2 năm thứ 3 (1864), bọn Văn Quang nhận lệnh cứu viện Thiên Kinh, quyết định chia 3 lộ nam hạ. Ông cùng bọn Trần Đắc Tài, Lam Thành Xuân làm bắc lộ, từ Thiểm Tây đi Trấn An, Sơn Dương, Thương Châu, hẹn với trung lộ, nam lộ hội họp ở 1 dải Tương Dương thuộc Hồ Bắc, tiếp tục tiến quân. Sau khi bọn họ đến Tích Xuyên, Nội Hương thuộc Hà Nam, hội họp với các cánh quân Niệp, lực lượng trở nên lớn mạnh, chia 4 lộ cùng tiến. Văn Quang đưa quân Thái Bình cùng quân Niệp của Trương Tông Vũ làm lộ thứ 2, chuyển đến Hồ Bắc. Ngày 26 tháng 5, đánh bại quan quân ở Thọ Sơn (thuộc hương Nam, huyện Ứng Sơn, phủ Đức An, nay là huyện cấp thị Quảng Thủy, địa cấp thị Tùy Châu), giết chết bọn Hộ quân thống lĩnh Thư Bảo, doanh tổng Đức Long A, tràn xuống Hoàng Pha, Hoàng Châu, Ma Thành, La Điền, chuẩn bị đông tiến.
Tổ chức Tân Niệp.
Ngày 19 tháng 7, Thiên Kinh thất thủ, lòng người tan rã, bọn Văn Quang trước sau đánh bại quan quân ở các nơi La Sơn thuộc Hà Nam và Quang Sơn thuộc Hồ Bắc, nhưng không thể xoay chuyển cục diện. Thượng tuần tháng 11, quân Thái Bình của Trần Đắc Tài thua trận tại Hoắc Sơn thuộc Hoàn Bắc, bọn Mã Dung Hòa đầu hàng triều đình, Lam Thành Xuân bị bắt và bị giết, Đắc Tài uống thuốc độc tự sát, tình thế nguy ngập. Nhằm thoát khỏi vòng vây của quan quân đang dần khép lại, ông đưa bộ hạ từ Vân Mộng nhắm đến Ngạc Bắc, rồi dần dần hội họp với tàn quân đột vây từ Hoắc Sơn. Thượng tuần tháng 12, Văn Quang đánh bại Tăng Cách Lâm Thấm ở Tương Dương, rồi liên hiệp với quân Niệp của Trương Tông Vũ nhắm đến Dự Nam.
Hoàn cảnh khó khăn đã buộc các tướng sĩ quân Thái Bình và quân Niệp bàn đến giải pháp liên hiệp nhằm chống lại cường địch. Hạ tuần tháng 11, quân Thái Bình của bọn Văn Quang và quân Niệp của bọn Trương Tông Vũ hợp nhất toàn lực lượng, biên chế mới đội ngũ, tổ chức Tân Niệp quân tại giao giới Dự - Ngạc. Ông được đề cử làm thủ lĩnh. Bọn họ vẫn dùng niên hiệu và phong hiệu của Thái Bình Thiên Quốc. Tân Niệp quân căn cứ đặc điểm địa hình của phương bắc, tăng kỵ binh, giảm bộ binh, nhằm nâng cao khả năng cơ động của đội ngũ.
Ngày 12 tháng 12, quân Niệp Mới đánh bại quan quân của Tăng Cách Lâm Thấm ở Đường Pha thuộc Đặng Châu, Hà Nam. Hạ tuần tháng giêng (1865, vẫn còn trong năm Âm lịch), lại đánh bại quân của Tăng ở Lỗ Sơn, chém chết bọn thống lĩnh Hằng Linh, phó đô thống Thư Luân Bảo. Văn Quang thừa thắng tận dụng khả năng lưu động của nghĩa quân, đông áp sát huyện Diệp, bắc đi qua Tương Thành, đội gió tuyết nhắm đến Tân Trịnh, Úy Thị; sau tiêu diệt quan quân ở phụ cận Yên Lăng, lại nam hạ các nơi Tây Bình, Nhữ Dương (nay là Nhữ Nam), Chánh Dương, Tín Dương. Quan quân vừa đến Tín Dương, nghĩa quân lại đi lên phía bắc, vượt qua Hứa Châu, Tuy Châu, từ Khảo Thành vào Sơn Đông.
Nghĩa quân vòng vo quanh quẩn ở các nơi Tào Châu, Tế Ninh Châu, Duyện Châu, Nghi Châu thuộc Lỗ Nam và Hải Châu thuộc Giang Tô, khiến quan quân đuổi theo vất vả. Ngày 10 tháng 5 năm thứ 4 (1865), nghĩa quân từ Vấn Thượng thuộc Sơn Đông vượt Vận Hà, đi qua huyện Phạm (nay là huyện Phạm, địa cấp thị Bộc Dương, Hà Nam), Bộc Châu, Vận Thành ở phía tây, đến được Gia Mật Trại, Hác Hồ Đồng, Cao Lâu Trại (còn gọi là Cao Trang Tập) thuộc huyện Hà Trạch, Tào Châu, tham gia sắp đặt binh mã đợi truy binh. Ngày 18, quan quân của Tăng Cách Lâm Thấm rơi vào ổ mai phục, chủ tướng Tăng Cách Lâm Thấm và nhiều tướng lĩnh cùng hơn 7000 quan quân bị tiêu diệt, quân Niệp Mới giành được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh của phong trào.
Chống quân Tương – Hoài.
Triều đình nhiệm mệnh cho Tăng Quốc Phiên thống soái quân Tương – Hoài tiễu phạt, Quốc Phiên tiến hành chiến lược "lấy tĩnh chế động", thiết lập vòng vây quanh 4 tỉnh Dự, Hoàn, Tô, Lỗ, từ từ xiết lại hòng tiêu diệt nghĩa quân. Văn Quang đưa quân đi qua Hà Nam đến Hoàn Bắc, cùng bọn Trương Tông Vũ vây đánh Trĩ Hà Tập, mãi không hạ được; vào ngày 25 tháng 7 cởi vây, cùng Trương Tông Vũ chia nhau hoạt động ở 2 lộ Hoàn, Dự - Lỗ, Tô.
Ngày 18 tháng giêng (1866, vẫn còn trong năm Âm lịch), Văn Quang đưa quân vào Hồ Bắc, chiếm Ma Thành, tiến hạ Hoàng Pha. Ngày 18 tháng 2 năm thứ 5 (1866), nghĩa quân đại phá quan quân ở Hoàng Cương, giết chết tổng binh Lương Hồng Thắng. Tiếp đó đi qua Dự Đông, chạy khỏi Hoàn Bắc, nhắm đến Sơn Đông. Ngày 26 tháng 4, hội họp với Trương Tông Vũ ở Vận Thành thuộc Sơn Đông. Trung tuần tháng 5, nghĩa quân liên tiếp bị quân Hoài của đề đốc Lưu Minh Truyện đánh bại ở Cự Dã, Hà Trạch, 2 cánh quân lại tách ra, chia nhau hoạt động ở 1 dải Tô Bắc, Hoàn Bắc và Dự Đông.
Lúc này, Tăng Quốc Phiên đề xuất mặt tây lấy sông Sa và sông Giả Lỗ, mặt nam lấy sông Hoài làm phòng tuyến; mặt bắc từ Chu Tiên Trấn đến Khai Phong và bờ nam Hoàng Hà nam đào hào xây tường, hòng vây khốn quân Niệp Mới ở khu vực giao giới Ngạc, Dự, Hoàn. Trung tuần tháng 9, Văn Quang, Tông Vũ hội quân ở 1 dải Vũ Châu, Hứa Châu, tìm các vị trí chưa xây tường ở khoảng từ Chu Tiên Trấn về phía bắc đến Khai Phong, theo đó thoát ra, vượt qua Úy Thị, Trung Mưu nhắm hướng bắc mà chạy. Đêm 24 tháng 9, nghĩa quân xông qua tường tại Lô Hoa Cương ở mặt nam Khai Phong, đánh tan quân Dự của tuần phủ Lý Hạc Niên, chạy theo hướng đông, vượt Trần Lưu, đi khỏi Sơn Đông. Kế hoạch vây diệt của Tằng Quốc Phiên phá sản.
Sau đó, Văn Quang tiếp tục hoạt động ở Trung Nguyên, còn bọn Tông Vũ chuyển sang các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc ở phía tây, liên kết với nghĩa quân dân tộc Hồi, sử cũ gọi là Đông Niệp – Tây Niệp. Có thuyết cho rằng bọn họ bất đồng về chiến lược, nhưng Văn Quang trong Tự thuật đã nhận rằng ông phái bọn Tông Vũ đi, nhằm tạo thế ỷ giốc, tránh tình trạng co cụm ở Trung Nguyên. Trên thực tế, 2 cánh quân Niệp Mới bị quan quân chia cắt, cô lập, không thể phối hợp với nhau được nữa.
Lãnh đạo Đông Niệp.
Ngày 29 tháng 10, bọn Văn Quang, Nhâm Hóa Bang, Phạm Nhữ Tăng soái quân Đông Niệp vượt Hoàng Hà (lúc này hạ du vẫn chưa đổi dòng), tiến vào tây nam bộ Sơn Đông, muốn tấn công đê Vận Hà, nhằm chiêu mộ nhân lực, vật lực ở khu vực phía đông Vận Hà. Nhưng nghĩa quân đi lại trong khoảng từ Vận Thành ở phía bắc, đến các nơi Phong (huyện), Bái (huyện) thuộc Giang Tô ở phía nam, cả tháng trời không có kết quả; vào đầu tháng 12 đành quay về Hà Nam, ngày 22 đến được đông bắc bộ Hồ Bắc.
Bấy giờ Văn Quang trù hoạch sẽ đưa đại quân đi Tứ Xuyên, để lại 1 cánh quân giữ Hồ Bắc, 1 cánh khác đánh Kinh Tử Quan ở giao giới Hà Nam, Thiểm Tây để nối lại liên lạc với quân Tây Niệp, đồng thời liên kết với nghĩa quân dân tộc Hồi của Vân Nam, dân tộc Miêu của Quý Châu cùng kháng Thanh. Nhưng Lý Hồng Chương lên thay Tằng Quốc Phiên, vẫn duy trì phương lược vây diệt, chỉ thay đổi biện pháp:, sẵn sàng bỏ trống một khu vực hiểm yếu, dẫn dụ nghĩa quân vào đó mà tiêu diệt. Nhờ vậy, Hồng Chương đã khắc phục được khiếm khuyết phân tán binh lực của quan quân, khắc chế được khả năng lưu động của nghĩa quân.
Ngày 11 tháng giêng (1867, vẫn còn trong năm Âm lịch), quân Đông Niệp đẩy lui đề đốc Quách Tùng Lâm ở La Gia Tập thuộc Chung Tường, Hồ Bắc, tiêu diệt 4000 quan quân; ngày 26, giết được mấy trăm quân Hoài của tổng binh Trương Thụ San ở Dương Gia Hà thuộc Đức An. Sau đó, nghĩa quân đi qua Kinh Sơn, An Lục, Tương Dương, Tảo Dương rồi quay lại An Lục, tụ họp ở phụ cận Doãn Gia Hà (nay là Vĩnh Long Hà) thuộc Kinh Sơn. Ngày 19 tháng 2 năm thứ 6 (1867), họ đẩy lui quân Hoài của Lưu Minh Truyện, giết chết bọn tổng binh Đường Điện Khôi, ký danh tổng binh Điền Lý An, phó tướng Ngô Duy Chương cùng hơn 600 quân, còn có mấy trăm người bị thương. Không ngờ quân Tương của đề đốc Bào Siêu tiến đánh dữ dội ở phía sau, Văn Quang cổ vũ sĩ tốt kháng địch, nhưng quan quân 2 mặt giáp công, dùng Phách sơn pháo luân phiên oanh kích, bắn chết phần lớn kỵ binh Niệp. Đến hoàng hôn, nghĩa quân đại bại, bị giết hơn vạn, bị bắt hơn 8000 người, tổn thất nặng nề . Ông soái nghĩa quân ra sức đột vây, chạy sang Hà Nam ở phía bắc, men theo giao giới Ngạc – Dự ghé qua phủ Tín Dương, vào thượng tuần tháng 3 trở lại Hồ Bắc, từ Hoàng An chạy đi Ma Thành, Kỳ Thủy, Quảng Tế (nay là Vũ Huyệt), Hoàng Mai.
Ngày 23 tháng 3, nghĩa quân tiêu diệt 8000 quân Tương ở Lục Thần Cảng thuộc Kỳ Thủy, chém bọn ký danh Bố chính sứ Bành Dục Quất cùng đề đốc La Triêu Vân, tổng binh Bành Quang Hữu hơn 30 quan tướng. Sau đó, Văn Quang đưa quân nhắm hướng tây quay lại 1 dải Cữu Khẩu (nay là trấn Cựu Khẩu) thuộc Chung Tường, Doãn Gia Hà thuộc Kinh Sơn. Vì bị quan quân ngăn trở, ông không thể vượt Hán Thủy để vào Xuyên, đành trở lại Tảo Dương, tiến vào Hà Nam. Gặp phải quân Hoài chặn đánh, vào thượng tuần tháng 5, nghĩa quân lại nhắm đến Hồ Bắc, nhưng bị Lưu Minh Truyện đuổi kịp ở bờ đông Hán Thủy, không thể vượt sông. Văn Quang đành vượt qua Kinh Sơn, Chung Tường, Tảo Dương mà lên phía bắc. Hạ tuần tháng ấy, trở lại Hà Nam, quyết định đông tiến Sơn Đông thay vì tây tiến Thiểm Tây như dự định. Trong Tự thuật, ông cho biết các tướng lãnh Đông Niệp e ngại Xuyên, Thiểm hiểm trở, không phù hợp với kỵ binh; lại thêm tin đồn Tứ Xuyên có nạn đói, nên phải từ bỏ dự định tây tiến .
Đầu tháng 6, Văn Quang đưa quân tiến vào nội địa phủ Tào Châu, Sơn Đông. Ngày 3, được nhân dân Lương Sơn dẫn lối, nghĩa quân từ bến đò Đái Gia Miếu vượt Vận Hà, phá vỡ tường đê, tiến đến Đông Bình, sau đó tấn công Thái An ở phía đông, uy hiếp Tế Nam, nhằm thẳng vào bán đảo Sơn Đông; ngày 30 áp sát Yên Đài. Lúc này, đạo viên Phan Úy kêu gọi quân đội Anh, Pháp bố phòng, lại thêm đội thuyền buôn từ Thiên Tân vượt biển đến giúp, Sơn Đông tuần phủ Đinh Bảo Trinh cũng góp quân. Quân Đông Niệp bị bức phải lui về 1 dải Phúc Sơn, Ninh Hải (nay là Mưu Bình).
Rơi vào trùng vây.
Quân Đông Niệp tiến vào (bán đảo) Giao Đông (tức khu vực phía đông của sông Giao Lai), Lý Hồng Chương lấy Vận Hà làm vòng ngoài, Giao Lai Hà làm vòng trong, tiến hành bố phòng; men theo Giao Lai Hà đặt trọng binh làm bộ chỉ huy, giăng thuyền làm rào chắn; đồng thời lấy Hoàng Hà làm phòng tuyến mặt bắc, Lục Đường Hà thuộc Tô Bắc làm phòng tuyến mặt nam, hòng vây khốn nghĩa quân. Nghe tin, Văn Quang chuyển hướng đi Lai Dương, Tức Mặc, đột kích Ma Loan Khẩu ở phía nam Giao Lai Hà không xong, chuyển lên đột kích Tân Hà ở phía bắc cũng không được; sau đó dò biết ở phía bắc Giao Lai Hà có bãi cát không thể xây đê, đó là một đoạn của Duy Hà chảy ra biển, quan quân lại phòng ngự rất sơ sài , bèn vào ngày 19 tháng 8, từ bãi cát bên ngoài miếu Hải Thần, dốc toàn lực đột phá phòng tuyến quan quân, vượt Duy Hà, tây tiến đến huyện Duy (nay là khu Hàn Đình, địa cấp thị Duy Phường), Xương Lạc .
Nghĩa quân tuy vượt qua phòng tuyến Giao Lai Hà, nhưng vẫn nằm trong khoảng giữa Giao Lai Hà và Vận Hà. Văn Quang đi qua An Khâu, Lâm Cù rồi nam hạ Cử Châu, Nhật Chiếu, tiến đến các nơi Cống Du, Đàm Thành, Bi Châu, Túc Thiên, Thuật Dương thuộc giao giới Lỗ - Tô, nhưng không thể đột phá phòng tuyến của quan quân. Văn Quang rẽ về Lâm Nghi, Duyện Châu Phủ thuộc Sơn Đông, tại đây lại bị quan quân ngăn trở, tây không vượt được Vận Hà, bắc không vượt được Hoàng Hà; lại thêm mưa thu dầm dề, nước sông dâng cao, khiến cho phạm vi tác chiến nhỏ hẹp, lương thực thiếu thốn, tình thế ngày càng nguy khốn.
Ngày 12 tháng 11, nghĩa quân bị quan quân của Lưu Minh Truyền tập kích ở núi Tùng Thụ thuộc huyện Duy, 1 ngày thua 3 trận, chủ lực tổn thất, vì thế chạy về phía nam đi Giang Tô. Ngày 19, lại thua ở Cống Du, Lỗ vương Nhiệm Hóa Bang bị bộ hạ làm phản sát hại. Sau đó, Văn Quang trở lên Sơn Đông. Ngày 5 tháng 12, nghĩa quân bị Lưu Minh Truyền mai phục trong khoảng giữa huyện Duy, Thọ Quang nên đại bại. Ngày 24, Văn Quang triển khai trận quyết chiến cuối cùng ở khoảng giữa Bắc Dương Hà và Di Hà ở phía nam Thọ Quang, nghĩa quân bị giết hơn 2 vạn, bị bắt hơn 1 vạn, Thủ vương Phạm Nhữ Tăng tử trận. Ông đưa khoảng 4, 5000 tàn binh nam hạ, đêm mồng 1 tháng giêng (1868, vẫn còn trong năm Âm lịch), từ Hưng Hà Đầu, Trương Gia Loan thuộc phía nam Thuật Dương, đột phá phòng tuyến Lục Đường Hà, men bờ nam Vận Hà chạy đi Hoài An, Bảo Ứng và Tiên Nữ Miếu (nay là Giang Đô). Trên đường nghĩa quân nhiều lần bị chặn đánh, lực lượng càng lúc càng ít đi. Ngày 5 tháng giêng, Văn Quang đưa hơn ngàn người đi thẳng đến Ngõa Diêu Phố ở đông bắc Dương Châu, bị quân Hoài của đạo viên Ngô Dục Lan chặn đánh. Ông bị thương và bị bắt, quân Đông Niệp hoàn toàn thất bại.
Trong nhà lao, Văn Quang ghi lại quá trình hoạt động của nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc và Tân Niệp. Tự thuật của ông, Lý Tú Thành, Hồng Nhân Can là 3 nguồn tư liệu quan trọng nhất về hai cuộc khởi nghĩa lớn phản kháng nhà Thanh còn lưu lại đến ngày nay. Ngày 10 tháng giêng, Văn Quang bị hành hình ở Lão Hổ Sơn bên ngoài thành Dương Châu. | 1 | null |
Chỉ huy Ramona ("Comandanta Ramona", 1959 - 6 tháng 1 năm 2006) là bí danh của một nữ lãnh đạo cấp cao người Maya của Quân đội Giải phóng Dân tộc Zapata ("Ejército Zapatista de Liberación Nacional - EZLN", hay quân đội Zapatista), một tổ chức cách mạng của người dân da đỏ bản địa có căn cứ đặt ở Chiapas, một bang nằm ở miền Tây Nam của México. Bà là một trong những nữ lãnh đạo nổi tiếng nhất của quân đội Zapatista và có vai trò quan trọng trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa Zapatista tại Chiapas, và bà cũng là thành viên của Hội đồng Bản địa Cách mạng Bí mật ("Comité Clandestino Revolucionario Indígena - CCRI")
Mặc dù là phụ nữ, Ramona đã vượt qua định kiến về kỳ thị nữ giới để trở thành một lãnh đạo chủ chốt của phong trào Zapatista. Bà đã tham gia tích cực trong việc đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, vận động việc sử dụng đại trà bao cao su và vận động cho quyền tự do yêu đương và sống chung với nhau mà không cần kết hôn, đây là những yêu cầu táo bạo xét trong một nước toàn tòng Công giáo như México. Ramona được cho là thành biểu tượng của bình đẳng và phẩm giá cho những phụ nữ nghèo khổ và cho những phụ nữ người bản địa.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Ramona là một trong những thành viên tham gia phong trào Zapatista từ sớm và đóng một vai trò quan trọng trong việc gây dựng quân đội Zapatista. Bà cùng với một đồng đội là Ana Maria đã tham gia biên soạn Luật Cách mạng của Phụ nữ vào năm 1993 dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề bất bình đẳng nam nữ trong cộng đồng người da đỏ Chiapas. Trong cuộc khởi nghĩa Zapatista ngày 1 tháng 1 năm 1994, Ramona tổ chức nhánh tấn công chỉ huy bởi Ana Maria. Bà cũng là một trong những đại diện của ELZN tham gia đàm phán và ký kết Hòa ước San Andrés vào tháng 2 năm 1996 và tham gia tích cực vào quá trình vận động yêu cầu chính phủ México thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản của hòa ước. Bà đặc biệt yêu cầu chính phủ phải giải quyết vấn đề kỳ thị phái nữ, thực thi các cải tổ về pháp luật để đảm bảo bình đẳng giới tính và xóa bỏ tâm tưởng "nam tôn nữ ti" đang tồn tại trong xã hội.
Cùng lúc đó, tại thủ đô México D. F. diễn ra Diễn đàn Người bản địa Toàn quốc từ ngày 3 đến ngày 8 tháng 1 năm 1996 - sự kiện đánh dấu sự thành lập của Đại hội Người bản địa Toàn quốc ("Congreso Nacional Indígena"). Vào tháng 10 cùng năm, một cuộc họp mặt khẩn cấp của Đại hội được tổ chức trước tình hình các cuộc hội họp của những tổ chức người bản địa diễn ra khắp nơi và việc chính quyền càng ngày càng bị quân sự hóa. Mặc dù ban đầu ELZN bị cấm tham gia, phong trào và chính quyền México cuối cùng đã đạt được thỏa thuận để cho Chỉ huy Ramona dẫn đầu một nhóm đại biểu của ELZN đến thủ đô México tham dự sự kiện này. Uy tín lớn lao mà Ramona giành được trong các cuộc đàm thoại đã khiến bà trở thành lựa chọn của ELZN trong chuyến đi lần đó. Chỉ huy Ramona là nhân vật lãnh đạo đầu tiên của ELZN có buổi phát biểu trước công chúng ngay tại thủ đô của một quốc gia và bà cũng là chỉ huy đầu tiên của EZLN có chuyến du hành công khai ra khỏi vùng Chiapas.
Tại đây, bà phát biểu:
Sự hiện diện của chỉ huy Ramona tại Đại hội được cho là một vinh dự của sự kiện này. Zolia Cortes, đại biểu người da đỏ bản địa ở bang Oaxaca đã nói: "Chúng tôi rất vui khi người chị em của mình có mặt, và chúng tôi sẽ đón chào chị với tất cả sự đoàn kết và lòng kính trọng. Đối với chúng tôi, Ramona là một biểu tượng, không chỉ đối với riêng EZLN. Chị đại diện cho hàng triệu phụ nữ muốn thay đổi đất nước này." Chỉ huy Ramona cũng đã nhận được sự che chở của những người ủng hộ phong trào Zapatista trước sự truy lùng của cơ quan chính quyền.
Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của chỉ huy Ramona là vào phiên họp toàn thể của phong trào Zapatista tại Caracol de La Garrucha ở quận Francisco Gómez vào ngày 16 tháng 9 năm 2005, với nội dung nhằm chuẩn bị cho cuộc vận động "Chiến dịch Khác" ("La otra campaña") diễn ra vào đầu năm 2006. Trong thời gian đó, Ramona đang chống chọi với căn bệnh ung thư mà bà mắc hồi năm 1994. Ramona đã từng trải qua cuộc phẫu thuật cấy ghép thận vào năm 1995 với quả thận được hiến từ một người anh em trai và chi phí được vận động quyên góp bởi phong trào Zapatista. Cuộc phẫu thuật này đã kéo dài cuộc sống bà thêm một thập kỷ.
Chỉ huy Ramona mất ngày 6 tháng 1 năm 2006. Phó chỉ huy Marcos, lãnh đạo của ELZN, đã tạm ngưng "Chiến dịch Khác" trong vòng ít ngày để tham gia tổ chức tang lễ cho Ramona. | 1 | null |
Đoạn đường Dokkaebi là đoạn đường bí ẩn nằm trên đảo Jeju (Hàn Quốc), đang trở thành một điểm thu hút khách khi đến du lịch tại hòn đảo này. Dokkaebi là đoạn đường duy nhất tại Hàn Quốc nếu cho dừng xe ô tô ở dưới chân dốc, tắt máy thì xe sẽ tự động "chạy lên" mà không cần đến động cơ hay lực đẩy bên ngoài.
Địa hình.
Con đường 1100 nằm trên độ cao 300 so với mực nước biển, dài 35,1 km nối liền thành phố Cheju(Jeju) và thành phố Seogwipo chạy qua Eorimok và Yeongshil trên đỉnh núi Halla. Với nền địa chất là đá đen được hình thành sau các đợt phun trào của núi lửa, nên đã tạo ra định hình đặc biệt cho đoạn đường này.
Vị trí.
Dokkaebi là đoạn đường dài khoảng 100m, nằm cách sân bay quốc tế Jeju khoảng 7 km về hướng nam và nằm cạnh khu công viên tình yêu JeJu. | 1 | null |
Siêu dự án là một dự án đầu tư rất lớn. Siêu dự án được định nghĩa là trị giá hơn 1 tỷ USD và thu hút rất nhiều quan tâm công chúng bởi vì các tác động đối với cộng đồng, môi trường và ngân sách. Đầu tư trong siêu dự án để kích thích nền kinh tế nói chung là một chính sách phổ biến kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1930.
Siêu dự án bao gồm cầu, hầm, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng biển, nhà máy điện, đập nước, các dự án xử lý nước thải, khu kinh tế đặc biệt, dầu và các dự án khai thác khí tự nhiên, tòa nhà, hệ thống công nghệ thông tin, các dự án hàng không vũ trụ, hệ thống vũ khí; tuy nhiên, hầu hết các siêu dự án phổ biến là nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân và dự án giao thông công cộng lớn. | 1 | null |
Doãn Lễ (chữ Hán: 允禮; ; 24 tháng 3, 1697 - 21 tháng 3, 1738), Ái Tân Giác La, tự Tuyết Song (雪窗), hiệu Xuân Hòa chủ nhân (春和主人), thất danh Tự Đắc viên (自得园), Xuân Hòa đường (春和堂), Tĩnh Viễn trai (静远斋), là hoàng tử thứ 17 tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Người Mãn Châu Chính Hồng kỳ, thuộc Hữu dực cận chi Chính Hồng kỳ Đệ nhất tộc.
Tiểu sử.
Hoàng tử Doãn Lễ nguyên tên là Dận Lễ (胤禮), sinh vào giờ Dần ngày 2 tháng 3 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 36 (1697), là người con duy nhất của Thuần Dụ Cần phi Trần thị, xuất thân người Hán. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã bộc lộ là một người thông minh, học giỏi nhưng khác với các Hoàng tử khác ông không hề có tham vọng với ngai vàng. Ông được đánh giá là một người khôn ngoan và cẩn trọng, có nhiều đóng góp cho triều đình. Khi Ung Chính Đế lên ngôi, ông đổi tên thành Doãn Lễ để tránh phạm huý. Năm Khang Hi thứ 60 (1721), tháng 10, ông được giao quản lý sự vụ Trung Chính điện (中正殿). Cũng trong khoảng thời gian cuối thời Khang Hi này, ông được phong làm Cố Sơn Bối tử.
Năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 4, ông được ban tước Đa La Quả Quận vương (多羅果郡王). Phong hiệu "Quả" của Doãn Lễ, Mãn văn là 「kengse」, ý là "Quyết đoán", "Quả cảm"; phủ đệ của ông nằm ở cửa Tây của Đông Quan viên (東官園) phía thành Đông, Bắc Kinh. Phủ chia làm hai bộ phận là Tây lộ cùng Đông lộ, lấy Tây lộ làm chủ thể, cửa chính 5 gian, chính điện 7 gian, điện thờ phụ 7 gian, hậu điện 5 gian, tẩm điện cùng Hậu trảo điện đều 7 gian. Phía Đông có khu sinh hoạt, trong đó có có hoa viên. Tháng 5 cùng năm, ông được giao quản lý sự vụ Ngự thư xứ của Võ Anh điện. Đến tháng 7, ông thay quyền Hữu dực Tiền phong Thống lĩnh và Hộ quân Thống lĩnh, trở thành Nghị chính Vương Đại thần. Cũng trong năm nay, ông bắt đầu thay quyền xử lý sự vụ Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ.
Năm thứ 2 (1724), tháng giêng, ông chính thức nhậm chức Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ. Tháng 5 thì điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ. Năm thứ 3 (1725), tháng 8, ông được giao quản lý sự vụ của Thượng thư Lý Phiên viện. Cũng trong tháng này, ông được tăng bổng lộc và cận vệ lên hàng Thân vương vì sự siêng năng và trung thực. 1 năm sau, ông được giao quản lý sự vụ Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ và kiêm quản Quốc tử giám. Năm thứ 6 (1728), tháng 2, ông được thăng làm Hòa Thạc Quả Thân vương (和碩果親王) và được bổ nhiệm vào Quân cơ xứ, cơ quan quyền lực bậc nhất thời nhà Thanh lúc bấy giờ. Với cương vị Quân cơ đại thần, ông được giao các nhiệm vụ quan trong như hộ tống Đạt Lai Đạt Ma trở về Tây Tạng và kiểm tra quân đội đóng trên đường đi. Ông cũng được biết đến là một nhà bảo trợ và học giả của Phật giáo Tây Tạng. Tháng 9 cùng năm, Doãn Lễ được giao quản lý sự vụ Thượng dụ xứ (上谕处) và kiêm quản Đô thống Mông Cổ Tương Lam kỳ.
Năm thứ 7 (1729), tháng 7, ông chịu trách nhiệm tổng lý sự vụ Công bộ Thượng thư. 1 năm sau, ông lần lượt quản lý sự vụ Viên Minh Viên Bát kỳ binh đinh và Hộ bộ Tam khố. Đến năm thứ 12 (1734), ông trở thành Tông lệnh, đứng đầu Tông Nhân phủ, và kiêm quản sự vụ Hộ bộ. Khi Ung Chính Đế băng hà, Doãn Lễ là một trong những người được mệnh phụ chính, tổng lý sự vụ giúp Càn Long Đế vừa lên ngôi. Năm Càn Long thứ 3 (1738), ngày 2 tháng 2 (âm lịch), Quả Thân vương Doãn Lễ qua đời khi 42 tuổi, được truy phong thụy hiệu là Nghị (毅). Ông được táng ở Thượng Nhạc Các trang (上岳各莊) tại huyện Dễ, tỉnh Hà Bắc.
Tương quan.
Nhìn chung, Quả Nghị Thân vương Doãn Lễ là một người em khá được trọng dụng của Ung Chính Đế, địa vị có thể tương đương một chi Di Hiền Thân vương Dận Tường và Trang Khác Thân vương Doãn Lộc. Sinh thời Doãn Lễ đặc biệt yêu thích và có tài năng trong các lĩnh vực thư pháp và thơ ca. Ngoài ra, ông cũng rất yêu thích du lịch và đã đi thăm gần hết các ngọn núi nổi tiếng ở Tứ Xuyên. Vì giỏi thư họa và thi từ, Doãn Lễ có các tác phẩm như "Tĩnh Viễn trai thi tập" (靜遠齋詩集) không phân quyển, "Xuân Hòa đường thi tập" (春和堂詩集) 2 quyển, "Phụng sứ ký hành thi" (奉使紀行詩) 1 quyển, "Xuân Hòa đường kỷ ân thi" (春和堂紀恩詩) 1 quyển, "Tuyết song tạp vịnh" (雪窗雜詠) 1 quyển cùng "Xuân Hòa đường toàn tập" (春和堂全集) 8 quyển.
Khi còn sống, Doãn Lễ chỉ có một con trai, nhưng cũng chết yểu, khi ông qua đời thì đã hoàn toàn tuyệt tự. Càn Long Đế hạ chỉ: ["Quả Thân vương hoăng thệ. Trẫm niệm tình thân, tước vị nên nối tiếp truyền đời, nhưng Vương qua đời lại không con, làm sao có thể kế tục truyền tước được. Nay mệnh Trang Thân vương, Hòa Thân vương, Thận Quận vương, Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc hội nghị cụ tấu"]. Sau, các đại thần kiến nghị đem em út của Càn Long Đế là Hoàng lục tử Hoằng Chiêm làm kế tự cho Quả vương phủ, Cao Tông ra chỉ dụ: ["Phụng vấn Hoàng thái hậu, theo Hoàng thái hậu ý chỉ, cũng như có kiến nghị từ các Vương đại thần, nay lệnh Lục a ca Hoằng Chiêm tập phong Quả Thân vương"]. Do vậy Hoằng Chiêm nhập Quả vương phủ, trở thành Kế tổ của dòng dõi này.
Quả vương phủ một chi nhập kỳ, được phân đến "Hữu dực cận chi Chính Hồng kỳ đệ nhất tộc", cùng một kỳ tịch với Thành vương phủ (hậu duệ Vĩnh Tinh), Bối lặc Vĩnh Cơ phủ và Chung vương phủ (hậu duệ Dịch Hỗ). Về sau, Quả vương phủ nam duệ không có nhiều, trên phương diện lịch sử cũng không thấy điều gì nổi trội. Từ năm 1937, hậu duệ nam giới của Quả vương phủ lưu lại chỉ còn 10 người, sau đó cũng không thấy tung tích, có khả năng đã hoàn toàn tuyệt tự. Phủ đệ về sau cũng bị trao cho Thụy Thân vương Miên Hân, một chi Quả vương phủ phải dọn đến Mạnh Đoan hồ đồng (孟端胡同). | 1 | null |
Cá dao kính (tên khoa học Eigenmannia virescens) là một loài cá yếu điện tìm thấy ở Nam Mỹ. Nó được bán trên thị trường như một loài cá cảnh.
Phân bố.
Loài này được phân bố rộng rãi trong các con sông của Nam Mỹ. Phạm vi của họ kéo dài từ lưu vực sông Magdalena ở Colombia đến Rio de La Plata ở Argentina, bao gồm Peru, Bolivia, Paraguay, Uruguay, Brasil, Venezuela, Guyana và Suriname. | 1 | null |
Súng trường Gras kiểu 1874 do Basile Gras thiết kế và là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1874-1886 với nhiều phiên bản. Súng trường Gras đã được quân đội Pháp sử dụng khi xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ 19 và một số được trang bị cho lính thuộc địa người Việt. Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng nên trong giai đoạn đầu Kháng chiến chống Pháp, súng trường Gras vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng nên được gọi là "khai hậu".
Mô tả.
Súng trường Gras sử dụng cỡ đạn 11mm và sử dụng thuốc súng đen có trọng lượng 25 gram. Là vũ khí mạnh mẽ và có thể sử dụng cận chiến tốt, nhưng không có ổ đạn, do đó chỉ có thể bắn một phát bắn sau khi nạp. Súng có thể được gắn lưỡi lê vào đầu nòng, cho nên được gọi là "1874 "Gras" Sword Bayonet". Về sau súng được thay thế bằng súng trường Lebel năm 1886 - khẩu súng trường đầu tiên sử dụng thuốc súng không khói. Trong khi đó, đã có khoảng 400.000 Gras súng được sản xuất.
Các hộp đạn Gras được sản xuất để đáp ứng với sự phát triển của hộp đạn thiết kế bởi Đại tá Boxer năm 1866 (hộp đạn Boxer), và những năm 1870 Đế quốc Anh dựa trên mẫu này để chế tạo khẩu Martini-Henry. Những người sau đó đã bắt chước theo súng này để làm ra những khẩu súng khác.
Quân đội Hy Lạp đã thông qua việc sử dụng Gras trong năm 1877, và nó được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột tới tận Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Nó đã trở thành vũ khí được ưa chuộng của lực lượng du kích Hy Lạp, từ các cuộc nổi dậy khác nhau đối với Đế chế Ottoman cho kháng chiến chống Đức, và trở thành huyền thoại. Được thêm vào trong tiếng Hy Lạp, các "grades " (γκράδες) là từ thông tục áp dụng cho tất cả các khẩu súng trường trong nửa đầu của thế kỷ 20. Được sản xuất bởi xưởng vũ khí d'Armes de Saint-Étienne, một trong những nhà máy sản xuất vũ khí của các chính phủ Pháp. Tuy nhiên hầu hết các súng Gras (60.000) được sử dụng bởi quân đội Hy Lạp đã được sản xuất theo giấy phép của Steyr ở Áo.
Súng trường Gras là một phần cảm hứng cho sự phát triển của súng Murata của Nhật Bản, loại súng đầu tiên được sản xuất và cung cấp trong nước của Nhật Bản.
Do tình trạng thiếu vũ khí trong Thế chiến thứ nhất, Pháp gửi 450.000 súng Gras cho Nga. Pháp cũng chuyển đổi 146.000 súng trường bắn 8mm Lebel trong năm 1914. Những khẩu Súng trường Gras đã được sử dụng bởi quân đội Hy Lạp tới tận cuối năm 1941 trong trận Crete.
Súng trường Cao Thắng.
Theo nhà sử học Việt Nam Phạm Văn Sơn, một tướng lĩnh Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê tên là Cao Thắng, đã phụ trách sản xuất một phiên bản súng theo thiết kế "mẫu súng trường bắn nhanh năm 1874 của Pháp".
Thấy nghĩa quân trang bị thiếu thốn, Cao Thắng ngày đêm suy nghĩ cách chế được một khẩu súng trường dựa theo kiểu của Pháp. Một hôm, nghĩa quân phục kích, tiêu diệt một toán lính gồm hai viên quan Pháp và 15 lính Việt mang súng áp tải một hòm bạc để phát lương cho lính đóng ở đồn Phố Châu. Thu được 17 khẩu súng trường, hơn 600 viên đạn và mấy nghìn đồng bạc. Có "súng Pháp, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nghiên cứu và rèn đúc theo mẫu.
Đề cập đến việc Cao Thắng rèn đúc vũ khí, sử gia Phạm Văn Sơn viết:
Cao Thắng đã tháo một khẩu súng ra thành từng mảnh, xem xét kích thước, công dụng của từng bộ phận, rồi đốc thúc thợ rèn cứ theo đúng kích thước mà làm, nếu hỏng thì rèn lại… cho đến kỳ được mới thôi. Sắt làm súng được thu gom trong nhân dân, còn vỏ đạn thì góp nhặt những mâm đồng, nồi đồng đập dẹp, dát mỏng mà cuốn lại. Thuốc súng thì dùng từ diêm tiêu đào tìm trong hang núi. Riêng nòng súng thì phải làm từ gọng ô. Sau hai tháng, Cao Thắng cùng với những người thợ đã chế tạo được 350 súng trường kiểu Pháp.
Đại úy Ch. Gosselin trong quyển sách "L’Empire d’Annam" (Đế quốc An Nam) đã viết: "“Các khẩu súng kiểu 1874 này được sản xuất bí mật tại những địa điểm mà chúng ta không phát hiện ra được và với một khối lượng rất nhiều. Tôi đã mang về Pháp vài khẩu súng này, chúng giống về tất cả mọi phương diện so với những khẩu súng do các công binh xưởng của chúng ta sản xuất… Chúng chỉ khác với những khẩu súng của chúng ta về hai điểm mà thôi: Lò xo xoáy ốc được tôi chưa đủ và lòng súng không có xẻ rãnh; hậu quả của điều này là đạn đi không xa. Tuy nhiên, những khẩu súng này đã bắn chết rất nhiều binh lính và sĩ quan người Âu và binh lính người bản xứ”"
Súng của Cao Thắng có 2 hạn chế: Đầu tiên, lò xo kim hỏa làm bằng gọng ô, chỉ bắn được 6 phát thì bị nhiệt độ cao làm yếu đi, không bắn được tiếp, nên cứ bắn 6 phát lại phải rót nước vào lò xo để bắn tiếp. Nhược điểm thứ 2 là nòng súng không có rãnh xoắn, nên độ chính xác thấp hơn súng nguyên mẫu. Dẫu vậy thì súng cũng đã vượt trội hơn súng hỏa mai và mọi loại súng nòng trơn nạp đạn từ miệng nòng hồi giữa thế kỷ 19, có nhiều điểm còn tiên tiến hơn súng trường Chassepot (loại súng mà quân Pháp sử dụng giai đoạn 1865-1873). Ở cự ly tác chiến dưới 200 mét thì súng Cao Thắng chỉ kém chút ít so với súng trường Gras Model 1874 mà quân Pháp dùng khi đó.
Le Normand ước lượng là tổng số vũ khí do nghĩa quân khởi nghĩa Hương Khê tự sản xuất và sử dụng cho đến 1895 là từ 1.200 đến 1.300 khẩu. Nếu tính cả số thiệt hại và phá huỷ do quân Pháp gây ra nhiều lần khi tấn công vào các căn cứ địa của nghĩa quân, thì tổng số vũ khí do nghĩa quân chế tạo được lên đến hàng ngàn khẩu. Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa, tháng 1 năm 1897, thực dân Pháp đã thu được 403 khẩu súng, 328 nòng súng, 103 súng hỏa mai. | 1 | null |
Ngô Quân Miện (1925-2008) là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, quê Hà Tây. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1979). Tổng biên tập báo Độc lập; Uỷ viên BCH Hội nhà báo Việt Nam.
Tiểu sử, sự nghiệp.
Nhà văn Ngô Quân Miện sinh ngày 27/9/1925 tại Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (Hà Nội), cùng xóm với cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông là con một ông đồ nho dự khoa thi hương cuối cùng.Ông học ở trường làng, trường huyện rồi học trung học ở thị xã Sơn Tây
Ông có thơ và truyện in báo lúc 14 tuổi vào năm 1939 trên báo Tin mới với 2 tác phẩm viết cho thiếu nhi. Trước tháng 8-1945, Ngô Quân Miện học trung học canh nông, cán bộ kỹ thuật canh nông. Sau hòa bình 1954, ông học tại chức khoa Ngữ văn, viết báo, viết văn từ khi trong kháng chiến chống Pháp.
Ông từng làm Tổng biên tập báo Độc lập, ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam khóa IV, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1979).
Ông có nhiều bài thơ, văn được đăng trong sách tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Tác phẩm.
Thể loại: Thơ, truyện ngắn, bút ký, văn học dịch.
Ông có các tác phẩm tiêu biểu như:
_Ngoài vườn lan (1939)
_Qua cầu sông Đuống (1960-1961)
_Tặng anh công nhân xây dựng (1960-1961)
_Bông Hoa cỏ (1981)
_Đất ngọn nguồn (1982)
_Bay chuyền (1976)
_Ngày cưới (1961)
_Gương mặt Hồ Tây (1979)
_Hoa đồng (1978)
_Chú bé nhặt bông gạo (1994)
_Mưa nắng tình yêu (1990)
_Maria tới Paris (1993)
_Núi Đôi (Tập thơ 1991)
_Con mèo ú tim (1996)
_Rừng xuân | 1 | null |
Mola ramsayi, là một loài cá thuộc họ Molidae. Nó liên quan chặt chẽ đến Mola mola, và được tìm thấy tại Nam bán cầu.
Mô tả.
Mola ramsayi có một cái miệng tương đối nhỏ và răng của nó hợp nhất thành một cái mỏ vẹt. Nó có thể đạt chiều dài tới 3,3 mét (11 ft).
Phân bố.
Mola ramsayi được tìm thấy ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Úc và New Zealand và Đông Nam Thái Bình Dương xung quanh Chile. Phạm vi của nó cũng kéo dài đến khu vực Đông Nam Đại Tây Dương gần Nam Phi. | 1 | null |
William IV (ngày 22 tháng 4 năm 1852 - ngày 25 tháng 2 năm 1912) trị vì Luxembourg với vị trí Đại Công tước từ 17 tháng 11 năm 1905 cho đến khi ông qua đời. Ông kế vị cha mình, Adolphe của Luxembourg. Ông còn nắm giữ tước hiệu Công tước xứ Nassau.
William IV là một tín đồ Tin Lành, tôn giáo của Nhà Nassau. Ông kết hôn với Công chúa Marie Anne của Bồ Đào Nha, kể từ đó William IV và tất cả các Đại công tước Luxembourg trở thành những con chiên của Công giáo. | 1 | null |
Adolphe của Luxembourg (; 24 tháng 07 năm 1817 - 17 tháng 11 năm 1905) là vị quân chủ đầu tiên của Luxembourg từ Nhà Nassau-Weilburg.
Ông nguyên tên là Adolph Wilhelm Carl August Friedrich xứ Nassau-Weilburg (), con trai của công tước Wilhelm I xứ Nassau và người vợ đầu tiên, công nương Luise xứ Sachsen-Hildburghausen. Em gái của Adolphe, Sophia, là vợ của Oscar II của Thụy Điển. | 1 | null |
Cá láng nhiệt đới, tên khoa học Atractosteus tropicus, là một loài cá được tìm thấy ở nước ngọt từ miền nam México đến Costa Rica, báo cáo đạt đến độ dài lên đến 1,25 m trong tự nhiên (mặc dù thường nhỏ hơn nhiều trong điều kiện nuôi nhốt). Cá thể nặng nhất được biết đến khối lượng từ 2,89 kg (6,4 lb). Cá láng nhiệt đới trông rất giống "Lepisosteus osseus" về màu sắc và các đốm, nhưng có thể được phân biệt bởi mõm ngắn, rộng hơn. Chế độ ăn uống của cá láng nhiệt đới bao gồm chủ yếu là các loài cichlidae và cá. | 1 | null |
Đại công tước Luxembourg (; ; ) là tước hiệu của vị quân chủ Đại công quốc Luxembourg. Khởi đầu từ một bá quốc chư hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh, Luxembourg đã phát triển và được công nhận tư cách đại công quốc kể từ ngày 15 tháng 3 năm 1815, trong cùng một liên minh cá nhân với Hà Lan cho đến năm 1890, trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền như ngày nay.
Kể từ khi lập quốc từ năm 1815, đã có 9 vị quân chủ giữ tước vị Đại công tước Luxembourg, gồm cả vị quân chủ đương kim: Đại công tước Henri. Trong đó có 3 người là quân chủ Hà Lan và 2 nữ đại công tước.
Tước hiệu đầy đủ của Đại công tước Henri.
Tước hiệu đầy đủ của Đại Công tước Henri: "Nhờ Ơn Sủng của Thiên Chúa, Đại Công tước của Luxembourg, Công tước xứ Nassau, Bá tước xứ Palatine của sông Rhine, Bá tước của Sayn, Königstein, Katzenelnbogen và Diez, Burgrave của Hammerstein, Lãnh chúa của Mahlberg, Wiesbaden, Idstein, Merenberg, Limburg và Eppstein. "tuy nhiên, lưu ý rằng rất nhiều các danh hiệu được tổ chức mà không liên quan đến các quy tắc nghiêm ngặt của thừa kế. | 1 | null |
Cá bướm châu Phi hay Cá bướm nước ngọt, tên khoa học Pantodon buchholzi, là loài duy nhất trong chi đơn loài Pantodon, họ Pantodontidae trong bộ Osteoglossiformes. Nó không có liên quan chặt chẽ với họ Cá bướm.
Mô tả và tập tính.
Cá bướm nước ngọt là loài các nhỏ, không lớn hơn 13 cm, có vây ngực rất lớn. Chúng có bong bóng lớn và nhiều mạch máu cho phép chúng có thể thở bằng không khí trên mặt nước. Cá bướm nước ngọt là loài cá ăn thịt, thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng và cá nhỏ hơn.
Cá bướm nước ngọt là thợ săn mặt nước chuyên nghiệp. Mắt của chúng hướng thẳng lên mặt nước, miệng thì thích hợp để bắt con mồi nhỏ trên mặt nước. Nếu tốc độ trong nước đủ nhanh, Cá bướm nước ngọt có thể nhảy và lướt một đoạn ngắn trên mặt nước để tránh bị ăn thịt. Nó cũng vẫy vây ngực khi lướt trên mặt nước do các cơ ngực đặc trưng, khả năng này khiến cho chúng có tên là Cá bướm nước ngọt.
Khi Cá bướm nước ngọt đẻ trứng, chúng sinh ra một lượng trứng lớn nổi trên mặt nước. Sự thụ tinh trứng được cho là từ trong bụng cá. Trứng nở sau khoảng bảy ngày.
Phân bố.
Cá bướm nước ngọt được tìm thấy trong vùng nước tù có tính acid nhẹ ở Tây Phi. Chúng cần nhiệt độ quanh năm 73-86 °F (23–30 °C). Chúng được tìm thấy trong các vùng nước tù hoặc có dòng chảy yếu và có nhiều cây thủy sinh trên mặt nước. Chúng thường được nhìn thấy trong hồ Chad, lưu vực sông Congo, khắp vùng hạ lưu Niger, Cameroon, Ogooue, và Thượng lưu Zambezi. Chúng cũng đã được tìm thấy ở châu thổ sông Niger, hạ lưu Ogun, và hạ lưu sông Cross (sông Oyono).
Trong hồ thủy sinh.
Cá bướm nước ngọt được nuôi trong các hồ thủy sinh lớn, mỗi hồ chỉ nên nuôi một con vì Cá bướm nước ngọt có thể tấn công nhau hoặc các loài các mặt nước khác. Mặt hồ phải được đậy kín do Cá bướm nước ngọt có tập tính nhảy. Chúng sẽ sống tốt hơn với cây thủy sinh, đặc biệt là các loài cây nổi gần bề mặt nước, tạo nơi trú ẩn sẽ làm giảm stress. Chúng thích hợp với môi trường nước có pH 6,9-7,1, và KH 1-10. Trong hồ thủy sinh, Cá bướm nước ngọt có thể phát triển tới 13 cm. Không nên nuôi Cá bướm nước ngọt chung với các loài cá có đặc tính ăn/rỉa vây hoặc các loài hay tấn công khác. Cá bướm nước ngọt ăn bất cứ con các nào vừa miệng của nó, vì vậy nên đảm bảo kích thước hồ sao cho các tầng giữa và các tầng đáy không chạm mặt chúng. Chúng thường không ăn thức ăn công nghiệp, tốt nhất là cho chúng ăn dế hoặc côn trùng sống hay đóng hộp. Chúng thích nước tĩnh, vì vậy hệ thống lọc không nên quá mạnh. | 1 | null |
Arapaima leptosoma là một loài cá nước ngọt mới được phát hiện đặc hữu của khu dự trữ Mamiraua ở Brasil. Nó có một gốc đuôi sâu so với các loài khác trong chi của nó. Nó là thành viên mới nhất của Arapaima được mô tả từ năm 1847. Loài thành viên của chi Arapaima là loài cá nước ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ. Cũng giống như các thành viên khác của chi Arapaima, loài cá này có thể hít thở không khí. | 1 | null |
Randia, tên tiếng Việt găng, tên tiếng Anh "indigoberry", là một chi các loài cây bụi hoặc cây nhỡ trong họ Thiến thảo ("Rubiaceae") sống ở vùng tân nhiệt đới. Danh lục thực vật quốc tế (IPNI) liệt kê tổng cộng 738 danh pháp thuộc chi, bao gồm cả danh pháp đồng nghĩa. Một số loài bản địa Úc đã được xếp lại vào chi "Atractocarpus". Trong số đó có các loài cây trồng trong vườn như "Atractocarpus chartaceus" và "A. fitzalanii".
Carl Linnaeus đặt tên "Randia" để tưởng nhớ Isaac Rand.
Tham khảo.
| 1 | null |
Các ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc là những ngày nghỉ lễ do luật pháp Hàn Quốc quy định. Vào ngày nghỉ lễ, các văn phòng cơ quan chính phủ và trường học công lập đóng cửa, trừ doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, các công ty hay tập đoàn tư nhân có quyền ký thỏa ước tập thể quy định về việc đi làm vào ngày nghỉ lễ.
Hàn Quốc không áp dụng ngày nghỉ thay thế, nghĩa là không được nghỉ bù ngày khác nếu ngày nghỉ lễ rơi vào cuối tuần. Tháng 4 năm 2013, có nguồn tin cho biết một tiểu ban trong Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một luật cho phép nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật.
Các ngày nghỉ lễ theo quy định của luật Hàn Quốc là: Ngày Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ quốc gia gồm Ngày Độc lập, Ngày Giải phóng, Ngày Lập quốc và Ngày Hàn ngữ, Ngày 1 tháng 1, Tết âm lịch (gồm ngày cuối tháng Chạp, ngày 1 tháng Giêng và ngày 2 tháng Giêng), Ngày Phật đản, Ngày Thiếu nhi, Ngày Tưởng niệm, Tết Trung thu (ba ngày 14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch), Ngày Giáng sinh, Ngày bầu cử chính thức và ngày khác do Chính phủ Hàn Quốc quy định. | 1 | null |
James Edward Meade (23 tháng 6 năm 1907 – 22 tháng 12 năm 1995) là một nhà kinh tế học người Anh và là người đồng đoạt giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế năm 1977 cùng với nhà kinh tế học Thụy Điển là Bertil Ohlin "cho những đóng góp của họ mở đường cho lý thuyết về thương mại quốc tế và chuyển dịch vốn quốc tế."
Meade sinh ra tại Swanage, Dorset. Ông học tại Malvern College và tiếp tục học ở Oriel College, Oxford năm 1926 để theo đuổi Greats, nhưng sau đó chuyển sang học triết học, kinh tế và chính trị; và ông đã đạt được một số thành tựu nổi bật đầu tiên. Mối quan tâm của ông đối với kinh tế tăng lên sau khi ông học sau đại học tại Trinity College, Cambridge (1930–31), ở đây ông đã tổ chức các cuộc thảo luận thường xuyên với các nhà kinh tế hàng đầu vào thời đó như Dennis Robertson và John Maynard Keynes.
Sau khi làm việc trong Hội quốc liên và Văn phòng nội các, ông là nhà kinh tế hàng đầu trong những năm đầu của chính phủ Attlee, trước khi nhận làm giáo sư tại LSE (1947–57) và Cambridge (1957-1967).
Tuổi trẻ và giáo dục.
Meade chuyển lên sống tại thành bố Bath,Somerset ở phía tây nam nước Anh. Ông học tại của trường Lambrook tại Berkshire từ năm 1917 tới 1921, tại đây ông được học ngôn ngữ Hy Lạp và Latinh. Trong thời gian học tập tại Oriel College Oxford, vào cuối năm thứ hai Meade đã chuyển từ Greats sang triết học, chính trị và kinh tế; đây là khái niệm rất mới vào thời điểm đó, có thể bắt đầu chỉ từ năm 1921. Mối quan tâm của Meade về kinh tế lớn dần do nhiều lý do.
Ông coi tình trạng thất nghiệp nặng nề ở Vương quốc Anh trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến là một mối đe dọa và tệ nạn xã hội. Cùng với C. H. Douglas, ông đã đưa ra phương thuốc chữa trị cho tệ nạn này.
Năm 1930 Meade nhận được học bổng tại Hertford college, Oxford. Tại đây ông nhận được sự lựa chọn về việc tiếp tục nghiên cứu của ông về kinh tế như một sinh viên cao học. Giai đoạn 1930–31 Meade gia nhập Trinity College, Cambridge sau khi được mời bởi Dennis Robertson, ông gặp Robertson thông qua người dì tuyệt vời của mình.
Khi ở Cambridge, Meade trở thành bạn thân với Richard Kahn, Piero Sraffa, Joan Robinson và Austin Robinson, hình thành một vòng tròn Cambridge (Cambridge Circus) để thảo luận về kinh tế. Họ cùng nhau bắt đầu thảo luận về công trình của Keynes mang tên "Một luận án về tiền". Mỗi cuối tuần Keynes sẽ tới và trình bày với thảo luận của nhóm trong tuần do Kahn thực hiện. Họ cùng thảo luận về các lý thuyết với Keynes khi họ gặp nhau vào các tối tứ 2 tại câu lạc bộ kinh tế chính trị tại phòng của Keynes ở King's College.
Sự nghiệp.
Meade làm giảng viên tại Hertford College, Oxford vào năm 1931 và tiếp tục cho đến năm 1937. Meade cùng với những người đam mê trẻ tuổi như Roy Harrod, Henry Phelps Brown, Charlie Hitch, Robert Hall, Lindley Fraser, Maurice Allen và Eric Hargreaves, gia sư cũ của ông tại Oriel College, bắt đầu các khái niệm về giảng dạy kinh tế như một môn học thường xuyên để kiểm tra, đây là môn học tương đói mới tại Oxford. Meade được giao nhiệm vụ với trách nhiệm giảng dạy toàn bộ chủ đề của lý thuyết kinh tế. Kinh tế về thất nghiệp hàng loạt và kinh tế quốc dân là mối quan tâm riêng của Meade. Tại thời điểm đó Oxford đã có một nhánh lớn của Hội quốc liên với Gilbert Murray làm chủ tịch và Margaret Wilson làm thư ký, sau này chính Margaret Wilson sẽ kết hôn với Meade. Meade là thành viên của bộ phận kinh tế của Hội quốc liên tại Geneva năm 1937. Ông là biên tập viên chính của tạp chí "Khảo sát kinh tế thế giới" và xuất bản các ấn bản số 17 và 18.
Tháng 4 năm 1940, Meade bị buộc phải rời Geneva về Anh với gia đình (ông có 3 đứa con) do chiến tranh. Ông trở thành một thành viên của Phòng kinh tế thuộc Ban ư ký Nội các chiến tranh ở Anh và tiếp tục làm việc tại đó cho đến năm 1947, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc năm 1946. Meade tham gia với Lionel Robbins và Keynes, họ cùng nhau sử dụng bộ phận này để giải quyết các vấn đề kinh tế hàng ngày, từ hệ thống phân phối tới chính sách giá cả của các công ty quốc hữu hóa. Meade trở thành giáo sư thương mại tại Trường kinh tế London năm 1947, tại đây khoa kinh tế do Lionel Robbins đứng đầu. Trong khi ở Oxford, Meade đã viết một cuốn sách giáo khoa ngắn có tiêu đề "Giới thiệu về chính sách và phân tích kinh tế". Meade tin rằng đó là thời gian để viết lại cuốn sách trong khi giảng dạy kinh tế quốc tế, chính xác hơn lý thuyết về chính sách kinh tế quốc tế. Meade tiếp tục viết tiếp hai cuốn sách có tựa đề "Cán cân thanh toán" (1951) và "Thương mại và phúc lợi" (1955).
Các công trình đã xuất bản.
Các cuốn sách của ông bao gồm: | 1 | null |
Julia Domna (170 – 217) là một thành viên của nhà Severus thuộc Đế quốc La Mã. Hoàng hậu và vợ của Hoàng đế La Mã Lucius Septimius Severus và là mẹ của Hoàng đế Caracalla và Geta, Julia được xem là một trong những người phụ nữ quan trọng nhất từng thực thi quyền hành đằng sau ngai vàng của đế chế.
Tiểu sử.
Julia xuất thân từ một gia đình người Syria, được cho là có gốc gác Ả Rập, ở thành phố Emesa (nay là Homs). Bà là con gái út của vị đại tư tế Gaius Julius Bassianus và chị cả của mình là Julia Maesa. Tổ tiên của bà là các vị Vua Giáo Sĩ của một trong những ngôi đền nổi tiếng thờ thần Elagabalus (syr. "Ilāh hag-Gabal"). Do gia đình sở hữu nguồn tài sản to lớn nên đã sớm tiến lên trở thành tầng lớp quý tộc nguyên lão La Mã. Trước khi kết hôn, Julia đã thừa kế bất động sản của ông bác là Julius Agrippa, nguyên chỉ huy Centurion.
Vào cuối những năm 180, Julia kết hôn với Hoàng đế tương lai Septimius Severus, thường được coi là có gốc gác Punic. Cuộc hôn nhân khá hạnh phúc và Severus rất mực yêu thương vợ và cả quan điểm chính trị của bà, kể từ lúc bà hay tìm đọc và quan tâm đến triết học. Họ có hai người con trai là Lucius Septimius Bassianus (Caracalla) sinh năm 188 và Publius Septimius Geta năm 189. Cũng do sự yêu mến triết học mà Julia đã ra sức bảo vệ các triết gia và bảo trợ cho sự phát triển triết học ở Roma, bất chấp thái độ thù địch với nó của các vị hoàng đế tiền nhiệm.
Khi Severus trở thành hoàng đế vào năm 193 (còn gọi là "Năm của năm vị Hoàng đế"), ông phải lao vào một cuộc nội chiến để đánh dẹp các đối thủ như Pescennius Niger và Clodius Albinus. Julia tháp tùng cùng chồng mình trong chiến dịch phía đông của ông, được coi là một ngoại lệ khi phụ nữ La Mã cổ đại thường ở tại Roma để chờ đợi chồng họ. Tuy nhiên, bà vẫn gắn bó với hoàng đế và trong số những bằng chứng biểu thị tình cảm và sự ủng hộ là việc đúc những đồng tiền xu với chân dung của Julia và danh hiệu "mater castrorum" (người mẹ của quân doanh)
Khi đã là Hoàng hậu, Julia thường tham gia vào các mưu đồ trong cung và có khá nhiều kẻ thù chính trị đã cáo buộc bà về tội phản quốc và tội ngoại tình, dù chẳng có lời cáo buộc nào được chứng minh. Severus vẫn tiếp tục ủng hộ người vợ của mình và cố nài bà tháp tùng trong chiến dịch chống lại người Briton trên đảo Anh được bắt đầu vào năm 208. Khi Severus mất vào năm 211 ở Eboracum (York), Julia trở thành trung gian hòa giải giữa hai người con Caracalla và Geta, đều trị vì như đồng hoàng đế, theo như mong muốn của Severus được thể hiện trong di chúc của ông. Thế nhưng cả hai người bọn họ đều không ưa gì nhau và cãi nhau thường xuyên. Ít lâu sau Geta bị binh lính của Caracalla giết chết trong cùng năm đó.
Caracalla giờ đây là vị hoàng đế duy nhất, nhưng mối quan hệ của ông với mẹ mình gặp nhiều khó khăn như được chứng thực từ các nguồn sử liệu, có thể là do ông có liên quan đến vụ sát hại Geta. Tuy nhiên, Julia vẫn đi theo Caracalla trong chiến dịch chống lại Đế chế Parthia vào năm 217. Trong chuyến đi này, Caracalla đã bị ám sát và được Macrinus kế thừa ngôi vị. Julia có thể đã chọn cách tự sát sau khi nghe tin về cuộc nổi loạn, dù có một số khác cho rằng nhiều khả năng là bà đã qua đời vì bệnh ung thư vú. Thi thể của Julia được đưa đến Roma và được đặt trong "Sepulcrum C. et L. Caesaris" (có lẽ là một buồng riêng biệt trong Lăng Augustus). Tuy sau này cả hài cốt của bà lẫn Geta đã được người chị gái Julia Maesa đào lên cho chuyển đến Lăng Hadrian. Viện Nguyên lão vì muốn lấy lòng Julia Maesa nên đã quyết định phong thần cho Julia Domna.
Apollonius.
Nếu không vì Julia, thì giới sử học hẳn sẽ có rất ít thông tin ngày nay về Apollonius xứ Tyana trong huyền thoại. Đó là chỉ thị của Julia mà Philostratus đã viết nên tác phẩm nổi tiếng của ông là "Cuộc đời của Apollonius", đến với độc giả trong hình hài đầy đủ gần hai ngàn năm sau. Julia được cho là đã chết trước khi Philostratus có thể hoàn thành tác phẩm gồm tám tập của ông. | 1 | null |
Mikhael IX Palaiologos hoặc Palaeologus (, "Mikhaēl IX Palaiologos"), (17 tháng 4, 1277 – 12 tháng 10, 1320), trị vì như là đồng Hoàng đế Đông La Mã với đế hiệu chính thức vào năm 1294/1295–1320. Mikhael IX là con trưởng của Andronikos II Palaiologos và Anna của Hungary (1260-1281), con gái István V của Hungary.
Tiểu sử.
Mikhael IX Palaiologos được phong làm đồng hoàng đế vào năm 1281 và đăng quang vào năm 1294 hoặc 1295. Vào năm 1300, ông được cử làm người chỉ huy nhóm lính đánh thuê Alania chống lại người Thổ ở Tiểu Á, từ năm 1304 đến 1305 ông được giao nhiệm vụ quan hệ với Trung đội Catalan nổi loạn. Sau khi giết viên chỉ huy của Catalan Roger de Flor, Mikhael IX dẫn đại quân Đông La Mã (được tăng cường thêm người Thổ và 5–8,000 người Alania) thảo phạt quân Catalan nhưng đại bại trong trận Apros. Mikhael IX Palaiologos cuối cùng vẫn không thành công trong cuộc chiến chống lại Theodore Svetoslav của Bulgaria vào năm 1307, đành phải cầu hòa vào năm 1307 và gả con gái của mình cho hoàng đế Bulgaria. Năm 1311, Mikhael IX bị Osman I đánh bại nên phải về hưu tại Thessaloniki, Hy Lạp cho đến khi mất vào năm 1320.
Gia đình.
Mikhael IX Palaiologos kết hôn với Rita của Armenia (đổi tên là Maria, về sau là nữ tu Xene), con gái Vua Leo III của Armenia và Nữ hoàng Keran của Armenia vào ngày 16 tháng 1 năm 1294. Với cuộc hôn nhân này mà Mikhael IX có tới vài đứa con gồm:
Tham khảo.
[43 tuổi] | 1 | null |
Konstans II () (7 tháng 11, 630 – 15 tháng 9, 668), còn gọi là Konstantinos Râu ("Kōnstantinos Pogonatos"), là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 641 đến 668. Ông là vị hoàng đế cuối cùng giữ chức chấp chính quan vào năm 642. Konstans là một biệt danh mang ý nghĩa nhỏ bé của Hoàng đế, ông được rửa tội thành Herakleios và cai trị chính thức dưới cái tên Konstantinos. Biệt danh xuất hiện trong các thư tịch của Đông La Mã và đã trở thành chuẩn mực trong sử học hiện đại.
Triều đại.
Gia thế.
Konstans là con trai của Hoàng đế Konstantinos III và Hoàng hậu Gregoria. Do những tin đồn rằng Heraklonas và Martina đã đầu độc Konstantinos III, nên ông được phong làm đồng hoàng đế vào năm 641. Cuối năm đó chú của ông bị phế truất chỉ còn lại Konstans II là hoàng đế duy nhất. Konstans quyết định tự mình cai trị để loại trừ người chú và sự bảo vệ của binh sĩ dưới quyền tướng Valentinus. Dù hoàng đế đã sớm ngỏ ý với Viện Nguyên lão bằng một bài diễn văn đổ lỗi cho Heraklonas và Martina tội mưu sát cha mình,người cai trị dưới quyền nhiếp chính của các nguyên lão dưới sự lãnh đạo của Thượng phụ Paul II thành Constantinopolis. Vào năm 644 tướng Valentinus cố gắng tự mình nắm quyền nhưng không thành công.
Thù trong giặc ngoài.
Dưới thời Konstans, Đông La Mã đã hoàn toàn rút khỏi Ai Cập vào năm 642, Caliph Othman còn tung ra nhiều cuộc tấn công vào các đảo trên vùng biển Địa Trung Hải và biển Aegea. Một hạm đội Đông La Mã dưới sự chỉ huy của đô đốc Manuel đã chiếm lại Alexandria vào năm 645, nhưng sau một chiến thắng của người Hồi giáo vào năm sau đã buộc nhà cầm quyền phải từ bỏ nơi này. Tình hình càng thêm phức tạp do cuộc bạo động chống đối phái Lạc giáo Monothelite của các giáo sĩ phía tây và cuộc nổi loạn có liên quan của viên trấn thủ Carthage là Gregory the Patrician. Sau này rơi vào cuộc chiến chống lại quân đội của Caliph Othman và vùng này vẫn còn là một nước chư hầu dưới trướng Caliphate cho đến khi người Hồi giáo mắc vào nội chiến và quyền cai trị của đế quốc mới được lập lại.
Konstans đã cố gắng hướng sự dung hòa trong cuộc tranh cãi giữa Giáo hội Chính Thống giáo và phái Lạc giáo Monothelite bằng cách từ chối đàn áp và ngăn cấm thảo luận thêm về bản chất của Chúa Giêsu bằng sắc lệnh được ban hành vào năm 648. Tuy nhiên, thỏa hiệp trên danh nghĩa này chỉ làm hài lòng số ít người tham gia nhiệt tình trong vụ tranh cãi.
Trong khi đó, bước tiến quân của Caliphate vẫn tiếp tục không ngừng. Năm 647 họ tiến vào xứ Armenia và Cappadocia và tàn phá Caesarea Mazaca. Cùng năm đó, họ đột kích tỉnh châu Phi và giết chết viên trấn thủ Gregory. Năm 648 người Ả Rập tiến hành đột kích vào Phrygia và sang năm 649 thì phát động một cuộc viễn chinh bằng hải quân đầu tiên vào đảo Crete. Người Ả Rập còn tung ra một cuộc tấn công quy mô lớn vào Cilicia và Isauria từ năm 650–651 đã buộc Hoàng đế phải tiến hành đàm phán với thống đốc Syria của Caliph Othman là Muawiyah. Thỏa thuận đình chiến sau đó cho phép đế quốc có một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi và khiến cho Konstans giữ được phần phía tây của Armenia.
Tuy nhiên vào năm 654, Muawiyah đã cho nối lại các cuộc đột kích trên biển và cướp phá đảo Rhodes. Konstans bèn cầm đầu một hạm đội tấn công người Hồi giáo tại Phoinike (còn gọi là Lycia) vào năm 655 trong trận các cột buồm, nhưng ông đã bị đánh bại khiến Đông La Mã mất tới 500 chiến thuyền trong trận đánh, ngay cả Hoàng đế suýt nữa mất mạng. Trước trận chiến, nhà biên niên sử Theophanes the Confessor có nói Hoàng đế đã nằm mơ được tới ở Thessaloniki; giấc mơ này dự báo thất bại của ông trong cuộc chiến với người Ả Rập bởi vì từ Thessaloniki cũng tương tự như câu "thes allo niken", có nghĩa là "chiến thắng đã thuộc về kẻ khác (quân địch)". Caliph Othman đã chuẩn bị mở đợt tiến công thành Constantinopolis nhưng ông đã không thể thực hiện kế hoạch khi cuộc nội chiến giữa hai phe phái Sunni và Shi'a trong tương lai nổ ra vào năm 656. Năm 658, với biên giới phía đông ít chịu áp lực hơn, Konstans đã tiến quân đánh bại người Slavơ ở vùng Balkan, tạm thời khẳng định lại một số ý định về sự cai trị của Đông La Mã lên họ và cho tái định cư một số đó ở Tiểu Á (khoảng năm 649 hoặc 667). Năm 659, ông mở chiến dịch quân sự xa tận phía đông, tận dụng lợi thế của một cuộc nổi loạn chống lại Caliphate ở Media. Cùng năm đó ông ký kết hiệp ước hòa bình với người Ả Rập.
Vấn đề nội trị.
Giờ đây Konstans có thể chuyển hướng sang các vấn đề của giáo hội một lần nữa. Giáo hoàng Martin I đã lên án cả phái Lạc giáo Monothelite và những nỗ lực của Konstans nhằm ngăn chặn các cuộc tranh luận về nó (Chiếu chỉ Konstans) trong Công đồng Lateran năm 649. Hoàng đế liền ra lệnh cho viên trấn thủ Ravenna phải bắt giữ Giáo hoàng ngay lập tức. Quan trấn thủ Olympius được tự mình bỏ qua nhiệm vụ này nhưng người kế nhiệm ông là Theodore I Calliopas đã thực hiện vụ việc này vào năm 653. Giáo hoàng Martin bị đưa đến Constantinopolis và bị kết án như một tội phạm, rồi cuối cùng bị lưu đày đến Cherson cho đến khi mất vào năm 655.
Konstans ngày càng trở nên lo sợ rằng hoàng đệ Theodosius có thể truất phế ông, do đó ông buộc phải ép Theodosius đi tu và về sau ra tay trừ khử luôn vào năm 660. Các con của Konstans gồm Konstantinos, Herakleios và Tiberios đã phải liên kết trị vì kể từ sau những năm 650. Tuy nhiên, để tránh sự căm ghét của dân chúng Constantinopolis, Konstans quyết định rời khỏi thủ đô và di dời đến ở Siracusa trên đảo Sicilia.
Từ đó vào năm 663, hoàng đế đã mở một cuộc tấn công chống lại Công quốc Benevento của người Lombard mà lãnh địa bao trùm hầu hết miền Nam nước Ý. Nhân cơ hội vua Grimoald I xứ Benevento của người Lombard đang bận đánh đuổi quân Frank từ Neustria, Konstans mang quân đổ bộ tại Taranto và bao vây Lucera cùng Benevento. Tuy nhiên do quân địch kháng cự dữ dội nên buộc Konstans phải rút về Napoli. Trong cuộc hành quân từ Benevento tới Napoli, Konstans II đã bị Bá tước Capua là Mitolas đánh bại gần Pugna. Konstans vội vàng ra lệnh cho đại tướng Saburrus dẫn quân quay lại tấn công người Lombard nhưng ông đã bị quân Benevento chặn đánh tại Forino, nằm giữa Avellino và Salerno, khiến cho đại quân Đông La Mã thiệt hại nặng phải từ bỏ ý định chiếm đóng.
Năm 663, Konstans đến viếng thăm Roma trong mười hai ngày, ông được xem là vị hoàng đế duy nhất đặt chân đến Roma kể từ khi Romulus Augustus bị phế truất từ hai thế kỷ trước và đã được nhận sự đón tiếp vinh dự lớn lao của Giáo hoàng Vitalian (657-672). Dù có mối quan hệ thân thiện với Vitalian, Konstans vẫn ra sức chiếm đoạt các công trình của Tòa Thánh bao gồm cả Đền Pantheon, các đồ trang trí bằng đồng và cho chở về Constantinopolis, tới năm 666 còn tuyên bố rằng Giáo hoàng La Mã không có thẩm quyền đối với Tổng Giám mục Ravenna, kể từ khi thành phố này là trụ sở của quan trấn thủ, đại diện trực tiếp của hoàng đế. Kế đến ông chuyển sang ở Calabria và Sardinia được đánh dấu bởi việc tước đoạt và yêu cầu đồ tuế cống khiến các phe cánh ở Ý hết sức bất mãn. Cũng theo Warren Treadgold, "theme" (tên gọi quận thời Đông La Mã) đầu tiên được tạo ra từ năm 659-661 dưới thời Konstans II.
Qua đời và kế vị.
Tin đồn rằng ông sẽ di chuyển thủ đô của Đế chế đến Siracusa có thể là nguyên nhân khiến Konstans mất mạng. Ngày 15 tháng 9 năm 668, hoàng đế đã bị các quan thị vệ ám sát trong phòng tắm của mình. Hoàng tử Konstantinos lên ngôi lấy đế hiệu là Konstantinos IV. Một vụ soán ngôi trong chốc lát của Mezezios ở Sicilia đã sớm bị tân Hoàng đế trấn áp không nương tay.
Gia đình.
Với vợ Fausta, con gái của nhà quý tộc Valentinus, Konstans II có tới ba người con: | 1 | null |
Ga Phnôm Pênh hay Ga Hoàng gia Phnôm Pênh là ga đường sắt chính ở thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia. Nhà ga nằm kế bên Trường Đại học Y và Đại học Quản lý Quốc gia và Đại sứ quán Canada.
Các dịch vụ tàu chở khách theo lịch trình giữa Phnôm Pênh và Sihanoukville đã được nối lại vào tháng 5 năm 2016 sau khi bị đình chỉ trong 14 năm. Sau đó, nhiều chuyến tàu chở khách tiếp tục hoạt động trở lại. Kể từ tháng 5 năm 2021, có lịch trình xe lửa chạy tuyến giữa Phnôm Pênh đến Krong Pursat, Krong Battambang, Krong Sisophon và Poipet. Sẽ có hẳn cả một dịch vụ xe lửa chở khách từ Phnôm Pênh đến Bangkok vào năm 2022.
Tháng 4 năm 2018, các chuyến tàu do hãng Đường sắt Hoàng gia điều hành bắt đầu chạy tốc hành từ Sân bay quốc tế Phnôm Pênh đến ga Phnôm Pênh. Tính đến năm 2019, Đường sắt Hoàng gia chạy 44 chuyến tàu mỗi ngày và 15–16 chuyến tàu chở hàng đến Sihanoukville và Poipet.
Thi công.
Quá trình xây dựng nhà ga bị mùa mưa gây cản trở. "Do đó, một bước tiến đáng kể đã được thực hiện trong năm đầu tiên và vào năm 1931, Công ty đã tập trung mọi nỗ lực của mình vào một mặt vào nhà ga Phnôm Pênh, bao gồm ke ga, các tòa nhà và cơ sở vật chất, có tầm quan trọng đặc biệt, và thứ hai là vào nguồn cung cấp dằn. Trong khi đó, thiên nhiên thường trở thành mối hiểm họa ở Campuchia, đã trở thành công cụ hỗ trợ chính chống lại các kỹ sư bằng cách bồi thêm đất đắp và được thảm thực vật củng cố. Thời tiết tốt đã quay trở lại, công việc tích cực được nối lại với việc khôi phục những đoạn đường đắp cao và san lấp mặt bằng".
Lịch sử.
Ga Phnôm Pênh được xây dựng vào năm 1932 bằng bê tông cốt thép để phục vụ tuyến đường sắt đến Battambang. Ngày 28–30 tháng 9 năm 1960, hai mươi mốt nhà lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (KPRP) đã tổ chức hội nghị bí mật tại nhà ga này. Hội nghị dẫn đến việc đảng bị đổi tên thành Đảng Lao động Campuchia (WPK). Dưới thời Campuchia Dân chủ, hội nghị chủ chốt này về sau dự kiến lấy đó làm ngày thành lập đảng. Cuộc họp quan trọng đầu tiên của giới lãnh đạo Khmer Đỏ gồm có Pol Pot được tổ chức tại nhà ga này vào tháng 4 năm 1975, sau khi Phnôm Pênh thất thủ mà chính tại đó người Mỹ đã quyết định tiến hành chiến dịch di tản ra khỏi thành phố này. | 1 | null |
Cuộc tái chiếm Constantinopolis năm 1261 được quân lính của Đế quốc Nicaea, nhà nước kế thừa mạnh mẽ nhất của Đông La Mã thực hiện. Qua đó, Đế quốc Đông La Mã đã được trung hưng trong khi Đế chế Latinh cùng các chư hầu của mình ở Hy Lạp lần lượt sụp đổ.
Bối cảnh.
Năm 1204, như một trong những hậu quả của cuộc Thập Tự Chinh thứ Tư, Constantinopolis bị cướp bóc và chiếm đóng, kéo theo đó là sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Thập Tự Quân chia cắt lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã thành nhiều quốc gia Latinh nhỏ hơn, lớn nhất là Đế chế Latinh. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ Đông La Mã vẫn còn được các hoàng thân Đông La Mã kiểm soát và họ lần lượt giương cờ đứng lên chống lại kẻ thù, đồng thời xây dựng các vương quốc của riêng mình họ: Lãnh địa Bá vương Epirus, Đế quốc Trebizond và Đế quốc Nicaea. Đặc biệt là Đế quốc Nicaea, đế quốc đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Anatolia và tiến tới gần sát kinh thành Constantinopolis.
Mùa hè năm 1261, nhiếp chính và hoàng đế của Nicaea, Michael VIII Palaiologos bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến giành lại Constantinopolis. Bước đầu tiên, ông thực hiện một liên minh với Cộng hòa Genoa, cam kết sẽ cùng Genoa chống lại thành Venice trong chiến tranh Saint Sabas, nhằm cân bằng sức mạnh hải quân trên biển với hải quân Venice đang bảo vệ vùng biển của Constantinopolis. Tháng 7 năm ấy, ông thực hiện bước thứ hai bằng việc cử tướng quân Alexios Strategopoulos đem 800 quân lính, chủ yếu là lính đánh thuê Cuman và bộ binh tiến vào Tharce nhằm gây rối loạn hậu phương của người Latinh và kiểm tra các hàng phòng thủ của thành phố Constantinopolis. Sau khi vượt qua biển Marmara, Alexios ra lệnh hạ trại ở Silivri. Tại đây, một số người Hy Lạp trung thành với Đông La Mã đã báo cho ông biết rằng đa số quân đội Latinh và hạm đội Venice đã được điều tới tấn công pháo đài của đảo Dafnusiya ở Bosporus, và Constantinopolis chỉ có khoảng 1000 quân bảo vệ. Đồng thời, họ cũng chỉ cho Alexios một lối vào bí mật giữa các bức tường thành của thành phố, cho phép một só ít binh lính của ông có thể lẻn vào trong thành phố dễ dàng. Với Alexios, đây là cơ hội vàng không thể bỏ qua vì thế ông ra lệnh cho đội quân của mình thẳng hướng Constantinopolis.
Trận chiến.
Cuộc tấn công vào thành phố hoàn toàn không được định sẵn, tuy nhiên Alexios vẫn gửi phó tướng của ông đến Nicaea báo cáo tình hình. Đêm ngày 25 tháng 7 năm 1261, quân trinh sát của Alexios tiến vào thành phố thông qua một lối vào bí mật và mở Cổng Silivriyskie ra cho số quân còn lại vào thành. Rạng sáng ngày 26 tháng 6, quân Nicaea tràn vào thành phố và áp đảo các binh lính Latinh vừa mới tỉnh giấc. Để tăng thêm nỗi sợ hãi cho kẻ thù, Alexios ra lệnh cho bính sĩ leo lên các mái nhà của Constantniopolis rồi bắn tên tẩm lửa thiêu cháy các tàu thuyền Venice đang neo đậu trong Golden Horn. Những người dân Hy Lạp nhanh chóng xuống đường hân hoan, hô to: "Hoàng đế Michael Vạn Tuế", "Đế quốc La Mã Vạn Tuế"... Khi hoàng đế Latinh Baldwin II bị đánh thức và nhận tin rằng thành phố bị tấn công, ông vội cố gắng tập hợp nhũng binh lính người Pháp đang rất uể oải lại song vô hiệu. Không ai biết được gì về các lực lượng Nicaea đang tấn công Constantinopolis, do đó, hoàng đế cho rằng người Hy Lạp đang tấn công thành phố bằng một đội quân lớn. Cuối cùng, Baldwin đã chạy trốn đến đảo Euboea bằng tàu của một thương nhân Venice.. Những người dân Latinh và Venice nhốn nháo chạy dến cảng biển Golden Horn, hy vọng có thể chạy trốn lên các tàu thuyền.
Khoảng 1000 người Pháp đã cố gắng kháng cự giữ các vị trí của họ, rồi cuối cùng tháo chạy vào ẩn náu trong các tu viện và cống nước. Người Hy Lạp nhân từ đã tha mạng cho họ rồi áp tải họ xuống các tàu sắp rời đi. Cùng ngày, tàn quân Pháp bị đánh bại và mất tinh thần bỏ chạy được đến đảo Euboea nhưng không phải ai cũng may mắn như họ, trong 30 tàu Venice rời đi có rất nhiều người chết vì đói trước khi xuống được đất liền. Quân Latinh lúc này ngay lập tức đã lên tàu đi tới thành phố, hy vọng có thể giành lại được Constantinopolis. Tuy nhiên, không ai biết bất cứ thông tin gì lực lượng Đông La Mã đã chiếm thành phố, vì thế tướng Alexios đã cố gắng tạo ra sự xuất hiện của một quân đội rất lớn. Những người dân địa phương vui mừng chào đón sự thất bại của người Latinh, đã cải trang thành binh sĩ và cầm vũ khí đứng lên trên các bức tường. Và khi các tàu Latinh tiến gần đến tường thành, họ thấy rất nhiều binh lính đứng trên tháp canh và các bức tường, cùng tên và đạn lửa bắn ra như mưa. Sợ phải chịu một thất bại nặng nề, tàn quân Pháp đi thuyền tới Italia để báo cáo những tin tức khủng khiếp cho phương Tây về sự sụp đổ của Đế chế Latinh..
Hệ quả.
Sau khi giành lại Constantinopolis, Alexios Strategopoulos gửi sứ thần tới Michael báo tin đã chiếm được thành phố. Ngày 15 tháng 8 năm 1261, Michael cùng đoàn quân chiến thắng của mình tiến vào Constantinopolis qua cổng Golden Gate. Sau đó, ông đi tới tu viện Studion trong nhà thờ Hagia Sophia, nơi ông gặp Stratigopul và Thượng Phụ Arsenius.. | 1 | null |
London College of Music (LCM) (tên tiếng việt: trường "Cao đẳng Âm nhạc Luân Đôn") là một viện âm nhạc tại đặt tại phía tây thành phố Luân Đôn thuộc Vương Quốc Anh. Trường London College of Music là một trong tám trường trực thuộc trường Đại học West London.
Trường Cao đẳng Âm nhạc Luân Đôn được thành lập vào năm 1887 và tồn tại với tư cách là một học viên âm nhạc độc lập đặt tại đường Great Marlborough Street ở trung tâm Luân Đôn cho tới năm 1991. Sau đó, trường chuyển cơ sở đến quận Ealing và trở thành một trường thành viên của Đại học West London.
Trường có hệ thống kiểm định âm nhạc riêng gọi là London College of Music Examinations (thường được gọi tắt là LCM Examinations). Đây là một trong bốn cục khảo thí âm nhạc duy nhất trên toàn lãnh thổ Vương Quốc Anh được kiểm định và công nhận bởi Hệ thống Kiểm Định Chất Lượng Giáo dục Anh Quốc. Cục khảo thí LCM Examinations của trường nổi tiếng nhờ có được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực âm nhạc và âm thanh.
Sinh viên tốt nghiệp của trường hầu như được tuyển dụng ở nhiều vị trí cao trong lĩnh vực âm nhạc ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mĩ và Vương Quốc Anh. Nhiều người trở thành danh ca huyền thoại. Nổi bật nhất là ca sĩ Freddie Mercury, trưởng nhóm nhạc Rock Queen theo học ở trường vào những năm 60. Tên của ông sau này đã được đặt cho một quán pub trong hội sinh viên của trường như một sự tôn vinh.
Ngoài ra, còn có ca sĩ Pete Townshend của nhóm nhạc The Who. Nhà sản xuất âm nhạc Alex da Kid theo học ngành công nghệ âm nhạc, được đề cử nhiều giải thưởng Grammy và người sản xuất âm nhạc cho các ca sĩ như Eminem, Radioactive. Ca sĩ Matt Tong thành viên của nhóm Bloc Party từng theo học ngành Biểu diễn âm nhạc ở đây.
Bên cạnh đó, còn có Matthew Hodson người sáng lập ra viện âm nhạc London Synthesis Orchestra. Kỹ sư âm nhạc James Buttery của Viện Âm nhạc Hoàng Gia (Royal College of Music), nhà sản xuất Robert Orton (từng làm việc với các nhóm nhạc Trevor Horn, The Police và được trao tặng 2 giải Grammy cho các bản ghi âm với Lady Gaga).
Nhà sản xuất âm nhạc John Webber với nhiều giải thưởng Grammy qua các năm, từng sản xuất âm nhạc cho Ian Prince & The Swingle Singers, Nerina Pallot và Mr Hudson. | 1 | null |
JDS Ise DDH-182 là một tàu khu trục thuộc lớp tàu khu trục mang máy bay trực thăng Hyūga của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Đây là con tàu thứ 2 được đặt tên là Ise, chiếc đầu tiên là thiết giáp hạm Ise thuộc biên chế Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị chìm trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Con tàu được đóng bởi công ty IHI Marine United và đưa vào phục vụ ngày 16 tháng 3 năm 2011. | 1 | null |
JDS Hyūga DDH-181 là một tàu khu trục thuộc lớp tàu khu trục mang máy bay trực thăng Hyūga của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Con tàu được đóng bởi công ty IHI Marine United và đưa vào phục vụ ngày 18 tháng 3 năm 2009.
Tàu này chuyển giao vật tư, cứu trợ thiên tai trong trận động đất và sóng thần năm 2011 ở Tohoku. | 1 | null |
12 Angry Men (tạm dịch: "12 người đàn ông giận dữ") là một bộ phim Mỹ sản xuất năm 1957, được chuyển thể từ vở kịch truyền hình cùng tên của Reginald Rose. Bộ phim được chính Rose viết kịch bản và sản xuất, và do Sidney Lumet đạo diễn. "12 Angry Men" là một phim thể loại tòa án kể về một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông đang bàn thảo về tội trạng của một bị cáo. Tại Hoa Kỳ, trong hầu hết các phiên xử hình sự qua bồi thẩm đoàn, tất cả các bồi thẩm viên phải nhất trí khi kết luận bị cáo có tội hay vô tội. Bộ phim đặc biệt ở điểm gần như chỉ dùng một bối cảnh: trừ một đoạn mở đầu xảy ra trước tòa án và một đoạn ngắn ở trong phòng vệ sinh, toàn bộ bộ phim diễn ra trong một phòng họp bồi thẩm. Trong toàn bộ 96 phút của bộ phim, chỉ 3 phút diễn ra ngoài phòng này.
Bộ phim miêu tả những phương pháp đi đến sự đồng thuận, cũng như những sự khó khăn trong quá trình này, trong một nhóm người có nhiều cá tính khác nhau cộng thêm cá tính mạnh và mâu thuẫn lẫn nhau. Trừ hai bồi thẩm trao đổi tên trước khi rời tòa án ở cuối phim, trong phim không sử dụng tên nhân vật nào: bị cáo được gọi là "thằng nhỏ" và các nhân chứng được gọi là "ông già", và "bà ở bên kia đường".
Đến năm 2007, "12 Angry Men" được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn lưu trữ vào Viện lưu trữ phim Quốc gia vì sự "quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, Lịch sử, hay thẩm mỹ" của nó.
Cốt truyện.
Câu chuyện bắt đầu ở một tòa án ở Thành phố New York, nơi một thanh niên 18 tuổi từ một khu ổ chuột đang bị xét xử vì tội đâm chết người cha. Đến lúc bồi thẩm đoàn phải đưa phán quyết, quan toà yêu cầu đoàn bồi thẩm xác định bị cáo có tội hay không, và thông báo thêm rằng nếu họ kết tội, bị cáo sẽ phải chịu hình phạt tử hình.
Ban bồi thẩm được đưa đến một phòng riêng, lúc đầu họ bỏ ra một thời gian ngắn để nói lời xã giao trước khi bắt đầu công việc. Có thể thấy rõ vào đầu các bồi thẩm viên đã quyết định rằng bị cáo có tội, và họ có ý định đưa phán quyết này mà không cần bàn thảo - chỉ trừ một người là Bồi thẩm #8 (Henry Fonda, người duy nhất biểu quyết "vô tội" trong cuộc biểu quyết đầu tiên. Ông ta giải thích rằng đây là một việc hệ trọng cho nên không thể đưa ra phán quyết mà không bàn thảo. Lá phiếu của ông đã làm tức giận các bồi thẩm viên khác, đặc biệt là Bồi thẩm #7 (Jack Warden), người đang để tâm trí vào một trận bóng chày tối hôm đó, và Bồi thẩm #10 (Ed Begley), người tin rằng hầu hết mọi người xuất thân từ các khu ổ chuột có khả năng phạm tội cao hơn người bình thường.
Phần còn lại của bộ phim tập trung của miêu tả những khó khăn của ban bồi thẩm trong việc đi đến một phán quyết nhất trí. Trong khi một số các viên bồi thẩm có những định kiến cá nhân, Bồi thẩm #8 cho rằng các chứng cứ trong trường hợp này là gián tiếp, và rằng bị cáo đáng được có một cuộc thảo luận công bằng. Ông đặt câu hỏi về tính chính xác và độ tin cậy của hai nhân chứng duy nhất trong án mạng, sự "hiếm hoi" của hung khí (một con dao xếp thông thường mà ông cũng có một cái y hệt), và các trường hợp nghi vấn nói chung (bao gồm cả một con tàu trên đường tàu xe lửa cao đi ngang qua vào thời điểm xảy ra án mạng). Ông cũng cho rằng lương tâm ông không cho phép ông bỏ phiếu "có tội" khi ông cảm thấy có sự nghi ngờ hợp lý về khả năng gây án của bị cáo.
Sau khi lập luận qua nhiều luận điểm mà không nhận được sự phản ứng tích cực từ những người khác, Bồi thẩm #8 miễn cưỡng đồng ý rằng ông đã chỉ làm treo bồi thẩm đoàn (hung-jury - một bồi thẩm đoàn mà trong đó họ không thể nào đưa ra được một phán quyết đồng thuận do đó phải tái xử). Tuy nhiên để tôn trọng ý kiến những người còn lại, ông đề nghị bỏ phiếu thêm một lần nữa, lần này bằng cách bỏ phiếu kín. Ông đề xuất rằng ông sẽ không bỏ phiếu, và nếu 11 bồi thẩm viên khác vẫn còn nhất trí trong một cuộc bỏ phiếu có tội, ông sẽ bằng lòng với quyết định của họ. Cuộc bỏ phiếu bí mật được diễn ra, và một phiếu "vô tội" khác xuất hiện. Bồi thẩm #3 tỏ ra tức giận và cáo buộc Bồi thẩm #5 - người xuất thân từ một khu ổ chuột - đã đổi phiếu do cảm thông đối với trẻ em khu ổ chuột. Tuy nhiên, Bồi thẩm #9 (Joseph Sweeney) tiết lộ rằng chính ông ta thay đổi phiếu của mình, vì ông cảm thấy rằng các luận điểm của Bồi thẩm #8 xứng đáng được thảo luận thêm.
Bồi thẩm viên #8 đưa ra một lập luận thuyết phục rằng một trong hai nhân chứng, một người đàn ông cao tuổi, người tuyên bố đã nghe thằng nhỏ hét lên: "Tôi sẽ giết ông" trước khi vụ án mạng xảy ra, không thể nghe lời nói rõ ràng như ông đã khai;cũng như cho rằng người ta thường nói "Tao sẽ giết mày" khi họ thật sự không có ý định giết người. Bồi thẩm #5 đổi lá phiếu của mình thành "vô tội". Ngay sau đó, Bồi thẩm #11 (George Voskovec) đặt câu hỏi về sự hợp lý của việc bị cáo thoát khỏi hiện trường trước khi lau chùi vết vân tay ra khỏi con dao, rồi sau đó trở lại hiện trường ba tiếng sau để lấy con dao (vẫn còn nằm trên ngực người cha);sau đó ông thay đổi lá phiếu.
Bồi thẩm viên #7 nhắc đến tuyên bố của ông già: sau khi nghe tiếng xác người cha rớt xuống sàn nhà, ông đã đi đến cửa căn hộ và nhìn thấy bị cáo chạy ra khỏi tòa nhà từ cửa trong vòng 15 giây. Các bồi thẩm viên #5, #6, và #8 đặt câu hỏi về sự xác thực của tuyên bố này, vì nhân chứng này từng bị đột quỵ cho nên không thể đi lại dễ dàng. Sau một cuộc thử nghiệm, bồi thẩm đoàn kết luận rằng nhân chứng không thể đi đến cửa nhà kịp thời để nhìn thấy hung thủ chạy ra. Bồi thẩm viên #8 kết luận rằng ông già cho rằng bị cáo chạy ra chỉ dựa vào những gì mình nghe được trước đó. Bồi thẩm viên #3, ngày càng tỏ ra bực bội trong quá trình này và trong cơn tức giận đã nói "Hắn phải chết! Hắn đang trượt ra khỏi tầm tay chúng ta!" Bồi thẩm viên #8 mắng lại ông ta, cho rằng ông là một "người trả thù công cộng tự xưng" và gọi ông là một người thích thú với những trò tàn ác, cho rằng ông chỉ muốn bị cáo chết vì lý do cá nhân chứ không phải vì sự thật. Bồi thẩm viên #3 hét lên "Ta sẽ giết hắn!" và nhào tới Bồi thẩm #8, nhưng bị hai người khác cản lại. Bồi thẩm viên #8 bình tĩnh nói "Ông thật sự không muốn giết tôi chứ, có đúng không?", và chứng minh luận điểm mà ông đã đưa ra trước đó.
Bồi thẩm viên #2 (John Fiedler) và Bồi thẩm viên #6 (Edward Binns) cũng đổi ý thành "vô tội", do đó số phiếu vào thời điểm này là đồng đều (6-6). Sau đó, một trận mưa bão quét qua thành phố, khiến trận bóng chày mà bồi thẩm viên #7 muốn đi xem có nguy cơ bị hủy bỏ.
Bồi thẩm viên #4 (E. G. Marshall) cho rằng ông không tin vào cớ vắng mặt của bị cáo (đang xem phim trong rạp cùng với bạn bè vào thời điểm xảy ra án mạng), vì thằng nhỏ không nhớ được đã coi phim gì ba tiếng sau đó. Bồi thẩm viên #8 giải thích rằng trong lúc bị xúc động người ta dễ quên nhiều điều, và thử thách bồi thẩm viên #4 có nhớ được những gì đã xảy ra hôm trước không. Bồi thẩm viên #4 có thể nhớ được nhưng cũng gặp không ít khó khăn, và #8 chỉ ra rằng lúc đó ông không bị stress cho nên không có lý do gì để mà nghĩ rằng thằng nhỏ có thể nhớ được đã xem phim gì.
Bồi thẩm viên #2 đặt câu hỏi về tuyên bố của phía công tố cho rằng bị cáo đã đâm dao xuống nạn nhân, trong khi bị cáo thấp hơn nạn nhân cả foot. Bồi thẩm viên #3 và Bồi thẩm viên #8 thực hiện một cuộc thử nghiệm để xem thử một người thấp hơn có thể đâm xuống một người cao hơn hay không. Cuộc thử nghiệm cho thấy việc đó có thể được, nhưng bồi thẩm viên #5 giải thích rằng vì ông lớn lên trong một khu vực có nhiều trận đấu nhau bằng dao, ông biết rõ một người thấp hơn sẽ không đời nào cầm dao một cách như thế để có một nhát dao đi xuống, vì đó là một tư thế rất vụng về và mất thời gian. Ngược lại, một người thấp hơn đối phương sẽ đâm một nhát dao đi lên. Khám phá này đã làm củng cố hơn ý tưởng rằng bị cáo là vô tội.
Ngày càng mất kiên nhẫn, bồi thẩm viên #7 đổi lá phiếu của mình để kết thúc cuộc bàn thảo;việc này đã khiến ông bị bồi thẩm viên #3 và #11 tức giận, hai người đang có ý tưởng khác nhau. Bồi thẩm viên #11, một người nhập cư có vẻ rất ái quốc cho rằng #7 đã coi thường lá phiếu của mình, và cuối cùng #7 cũng cho rằng ông cũng thật sự tin rằng bị cáo là vô tội.
Lần lượt bồi thẩm viên #12 (Robert Webber) và #1 (Martin Balsam) cũng thay đổi lá phiếu của mình, chỉ để lại ba người: bồi thẩm viên #3, #4, và #10. Bực tức vì diễn biến của cuộc bàn thảo, Bồi thẩm viên #10 bắt đầu một cơn thịnh nộ và cho rằng không thể tin tưởng được những người từ khu ổ chuột, và họ không hơn loài cầm thú cũng giết hại lẫn nhau để giải trí. Bồi thẩm viên #5 cảm thấy xúc phạm và quay lưng lại;từng người một cũng bắt đầu quay lưng đối với Bồi thẩm viên #10. Bị xáo trộn vì phản ứng này, Bồi thẩm viên #10 tiếp tục trong một giọng nói và cử chỉ càng giảm dần, và cuối cùng kết thúc bằng "Hãy nghe tôi nói. Hãy nghe...". Bồi thẩm viên #4, người duy nhất chưa quay lưng, trả lời, "Tôi đã nghe rồi. Bây giờ ông hãy ngồi xuống và đừng mở miệng nữa." Trong khi #10 đi đến một góc phòng một mình, #8 nói trong một giọng nhỏ nhẹ về những cái hại của định kiến, và các bồi thẩm viên khác bắt đầu trở lại ghế ngồi của mình.
Khi được hỏi tại sao họ vẫn muốn kết án bị cáo trong khi có những nghi ngờ có lý, Bồi thẩm viên #4 nói rằng mặc dù các chứng cứ khác đã có nghi vấn, vẫn còn có một nhân chứng khác đã chứng kiến án mạng từ cửa sổ trong phòng mình từ phía bên kia đường (qua một chiếc tàu đang đi ngang qua). Sau khi điều này được nhắc đến, #12 đổi ý kiến và tỷ lệ phiếu trở thành 8-4.
Sau đó bồi thẩm viên #9, sau khi thấy Bồi thẩm viên #4 chùi mũi (vì bị đôi kính chạm vào), nhận thức rằng nhân chứng đó, cũng như #4, cũng đeo kính vì bà cũng có dấu hiệu chùi mũi vào cùng chỗ, nhưng bà không mang kính đến tòa án vì lý do thẩm mỹ, Bồi thẩm viên #8 hỏi Bồi thẩm viên #4 ông có mang kính khi đi ngủ không, và #4 trả lời không, chẳng ai làm việc đó. Bồi thẩm viên #8 giải thích rằng không có lý do gì để tin tưởng rằng nhân chứng đó đang mang kính trong lúc đang ngủ, và chỉ ra rằng vì án mạng xảy ra rất nhanh, bà không đủ thời gian để mà đeo kính vào. Sau đó, các bồi thẩm viên #12, #10, và #4 đều đổi lá phiếu của mình thành "vô tội".
Vào lúc này, người duy nhất cho rằng bị cáo có tội là #3. Bồi thẩm viên #3 đưa ra nhiều luận điểm, nhưng cuối cùng nói "Thằng nhóc hư hỏng... Mày phá hỏng đời mày rồi--!" Việc này biểu lộ rằng ông có quan hệ xấu với người con trai của mình, và việc này là lý do chính mà ông muốn bị cáo có tội. Ông mất bình tĩnh, xé một bức hình của mình với đứa con, rồi bật khóc và đổi lá phiếu của mình thành "vô tội". Cuối cùng, tất cả các bồi thẩm viên đã đồng thuận với phán quyết "vô tội".
Sau khi các bồi thẩm viên rời khỏi căn phòng, Bồi thẩm viên #8 giúp #3 đi ra. Bộ phim kết thúc khi hai bồi thẩm viên #8 (Davis) và #9 (McCardle) trao đổi danh tính, và các bồi thẩm viên rời khỏi tòa án để về lại cuộc sống hằng ngày của mình.
Các nhân vật.
Nhân vật khác không ghi tên
Sản xuất.
Kịch bản của Reginald Rose ban đầu được viết cho truyền hình (với Diễn viên chính là Robert Cummings trong vai bồi thẩm viên #8) và được trình chiếu trên chương trình "Studio One" của CBS vào tháng 9 năm 1955. Băng kinescope của diễn xuất đó đã được khám phá lại vào năm 2003 sau nhiều năm thất lạc. Cuộc trình diễn diễn ra tại Chelsea Studios ở Thành phố New York.
Sự thành công của chương trình truyền hình đã dẫn đến sự chuyển thể thành phim. Sidney Lumet, người trước đó từng đạo diễn những kịch phim truyền hình như "Alcoa Hour" và "Studio One", được Henry Fonda và Rose mời đạo diễn phim. "12 Angry Men" là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Lumet, và đối với Fonda và Rose (hai nhà đồng sản xuất), đây là bộ phim duy nhất mà họ làm nhà sản xuất. Fonda sau đó nói rằng ông sẽ không bao giờ sản xuất một bộ phim nào nữa.
Việc quay phim được hoàn tất trong vòng 3 tuần với tổng chi phí là 340.000 USD (khoảng 2,5 triệu USD nếu điều chỉnh cho lạm phát).
Vào đoạn đầu phim, các máy quay hình được đặt ở vị trí cao và dùng ống kính góc rộng để tạo cảm giác khoảng cách giữa các nhân vật, như càng về sau thì tiêu cự của các ống kính càng giảm dần. Đến cuối phim, hầu như mỗi nhân vật đều được quay gần bằng ống kính telephoto từ một góc độ thấp hơn, làm giảm độ sâu trường ảnh. Lumet vốn là một đạo diễn nhiếp ảnh, cho biết rằng ông có ý định làm như vậy để tạo một cảm giác chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia).
Đón nhận.
Giới phê bình.
Khi mới ra mắt, "12 Angry Men" được đón nhận nồng nhiệt từ giới phê bình. A. H. Weiler của tờ "The New York Times" viết rằng "Nó đã tạo nên một kịch bản căng thẳng, hấp dẫn, và thúc giục mà có phạm vi xa hơn bối cảnh căn phòng nhỏ của bồi thẩm đoàn của nó." Về các nhân vật chính, ông nhận xét "diễn xuất của họ có đủ sức mạnh và kích động để khiến khán giả say mê." Tuy nhiên, bộ phim có doanh thu thấp Với sự ra đời của phim màu và, phim màn ảnh rộng, bộ phim đen trắng này không thể cạnh tranh nổi. Bộ phim không được biết đến nhiều cho đến khi nó được bắt đầu chiếu trên truyền hình.
Di sản.
Ngày nay nó được xem là một bộ phim kinh điển được cả khán giả và giới phê bình khen ngợi: Roger Ebert liệt kê nó trong danh sách "Những bộ phim vĩ đại". Viện phim Mỹ (AFI) liệt kê Bồi thẩm viên 8, do Henry Fonda diễn xuất, là nhân vật thứ 28 trong danh sách 50 anh hùng vĩ đại nhất trong điện ảnh Mỹ thế kỷ 20. AFI cũng liệt kê bộ phim trong vị trí số 42 trong danh sách 100 phim truyền cảm hứng, thứ 88 trong danh sách phim ly kỳ nhất và thứ 87 trong danh sách 100 phim hay nhất trong 100 năm qua. Đến tháng 10 năm 2013, bộ phim vẫn nhận số điểm 100% trong các phê bình trên Rotten Tomatoes. Trong năm 2011, bộ phim đứng thứ nhì trong các phim được chiếu nhiều nhất tại các trường trung học Anh.
Các danh sách trong Viện phim Mỹ:
Giải thưởng.
Bộ phim được đề cử Giải Oscar trong các thể loại Đạo diễn xuất sắc nhất, Phim hay nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Trong cả ba thể loại nó thua phim "The Bridge on the River Kwai". Tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 7, bộ phim giành giải thưởng Gấu Vàng. Nó cũng giành giải Grand Prix của Hội Nhà phê bình phim Bỉ.
Ảnh hưởng văn hóa.
Tại một buổi chiếu phim ở Trường luật Đại học Fordham, thẩm phán Sonia Sotomayor của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ nói rằng bà đã chịu ảnh hưởng từ bộ phim khi xem nó trong lúc học đại học, khiến bà muốn theo luật. Bà nhận cảm hứng từ lời nói của bồi thẩm viên số 11 vốn là một người nhập cư, về lòng tôn kính của ông đối với hệ thống tư pháp Mỹ. Bà cũng cho biết rằng, trong lúc làm quan tòa trong các tòa án cấp dưới, bà đôi khi hướng dẫn các bồi thẩm không làm theo phim, vì hầu hết các kết luận của bồi thẩm đoàn trong phim chỉ dựa vào suy đoán chứ không phải sự thật. Sotomayor nói rằng các sự kiện như việc bồi thẩm viên #8 tự đưa một con dao vào việc bàn thảo, hoặc đưa nghiên cứu từ ngoài vào, và cuối cùng là việc bồi thẩm đoàn đã suy đoán nhiều điều sẽ không được cho phép trong một bồi thẩm đoàn trong đời thật, và sẽ dẫn đến một vụ xử án sai.
Bộ phim cũng có ảnh hưởng ngoài Hoa Kỳ. Trong một bộ phim Kōki Mitani năm 1991, "", cũng kể lại câu chuyện ở nước Nhật Bản cũng có một hệ thống bồi thẩm đoàn tương tự. | 1 | null |
Grumman HU-16 Albatross là một loại tàu bay lưỡng cư hai động cơ, được Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ và Cảnh sát biển Hoa Kỳ sử dụng. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là tìm kiếm cứu nạn dân sự và quân sự. Không quân định danh là SA-16, hải quân và cảnh sát biển Hoa Kỳ định danh là JR2F-1 và UF-1. Nó được tái định danh là HU-16 năm 1962. | 1 | null |
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Trung Quốc () là đội tuyển bóng đá nữ đại diện cho Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại các giải đấu bóng đá nữ quốc tế dưới sự quản lý của Hiệp hôi bóng đá Trung Quốc (CFA) .
Là một trong 5 đội tuyển mạnh vượt trội ở châu Á (cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Úc), đội tuyển bóng đá nữ Trung Quốc đã giành huy chương bạc tại Thế vận hội Mùa hè 1996 và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1999. Đội cũng đã có 9 lần vô địch tại Cúp bóng đá nữ châu Á (giữ kỷ lục) và 3 lần giành Huy chương vàng tại Asian Games.
Cầu thủ.
Đội hình 23 cầu thủ dự World Cup nữ 2019. Số trận đấu tính tới ngày 25 tháng 6 năm 2019 sau trận gặp .
Giải đấu.
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.
Đội từng giữ kỷ lục giữ sạch lưới nhà 442 phút liên tục tại các trận thuộc giải Vô địch Thế giới cho đến 26 tháng 9 năm 2007 khi kỷ lục này bị Đức phá vỡ nhờ thắng Na Uy 3-0 trong trận bán kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007. | 1 | null |
Cá ban giô (tên khoa học: Banjos banjos) là một loài cá dạng cá vược (Percomorpha), cũng là loài duy nhất của chi "Banjos" và họ Banjosidae. Theo truyền thống họ này xếp trong bộ Perciformes, năm 2013 được Ricardo Betancur-R et al. tách ra ở vị trí không xác định trong nhánh Percomorphaceae. Trong phiên bản ngày 30-7-2014 họ này được xếp trong bộ Pempheriformes.
Phân bố.
Cá ban giô là cá biển, sinh sống ở vùng nước duyên hải miền tây Thái Bình Dương, từ miền nam Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên tới Biển Đông, được ghi nhận là có ở vùng biển ven Indonesia và quần đảo Chesterfield. Nó là loài sống ở đáy, tại độ sâu từ 50 tới 400m.
Đặc điểm.
Tổng số gai vây lưng: 10; tia vây lưng mềm: 11; gai vây hậu môn: 3; tia vây hậu môn mềm: 7. Thân cao và dẹp hai bên. Gai vây lưng thứ ba và gai vây hậu môn thứ hai đặc biệt dài và cứng. Thân có màu nâu xám đồng nhất và vây lưng mềm có 1 đốm đen. Các vây đứng có viền mép trắng. Vây đuôi hơi có khía. Đầu nhọn gần như dốc thẳng xuống. Cơ quan đường bên phát triển đầy đủ. Nó có thể dài tới 20 cm (8 inch). | 1 | null |
Tổng cục du lịch Hàn Quốc (KTO) là một tổ chức trực thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc. Được giao nhiệm vụ thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch của Hàn Quốc.
Đại sứ.
Ngoài ra còn có nữ ca sĩ Mỹ Linh từng được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam trong năm 2011. | 1 | null |
François Jacob (17 tháng 6 năm 1920 – 19 tháng 4 năm 2013) là một nhà sinh học người Pháp, người đã cùng với Jacques Monod đưa ra ý tưởng kiểm soát các mức enzyme trong mọi tế bào thông qua việc điều chỉnh phiên mã. Ông đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1965 chung với Jacques Monod và André Lwoff.
Thời niên thiếu.
Jacob là con trai duy nhất của Simon, một nhà buôn, và Thérèse (Franck) Jacob, ở Nancy, Pháp. Là một cậu bé hay tò mò, Jacob đã tập đọc chữ từ lúc còn bé. Albert Franck, ông ngoại của Jacob, một viên tướng 4 sao, là hình ảnh gương mẫu cho Jacob lúc còn bé. Năm 7 tuổi Jacob bắt đầu vào học ở trường Lycée Carnot trong 10 năm. Trong quyển tự truyện, ông mô tả ấn tượng của mình về trường này như "một cái lồng chim". Khoảng năm 1934 ông đã bị nhóm thanh thiếu niên khuynh hữu ở trường này thù ghét. Ông mô tả cha mình như một "người tuân thủ tôn giáo", còn mẹ ông và những người khác trong gia đình là những "người Do Thái thế tục". Ngay sau khi làm lễ bar mitzvah, ông đã trở thành người vô thần.
Mặc dù thích (và có năng khiếu về) môn Vật lý học và Toán học, nhưng Jacob sợ viễn cảnh phải học thêm 2 năm để chuẩn bị thi vào Trường Bách khoa Paris. Thay vào đó, sau khi quan sát một ca giải phẫu, Jacob đã chọn vào học ngành Y học.
Trong thời Đức Quốc xã chiếm đóng Pháp và ngay sau cái chết của mẹ, Jacob đã rời Pháp đi sang Anh theo phong trào kháng chiến chống Đức. Năm 1940 Jacob, lúc đó mới chỉ học hết năm thứ hai ngành Y, đã gia nhập đại đội quân y của Sư đoàn 2 Thiết giáp của Pháp. Năm 1944, ông bị thương trong một trận oanh kích của Không quân Đức, và ngày 1 tháng 8 năm 1944 ông trở về Paris lúc đó đã được giải phóng. Ông đã được thưởng Huân chương Giải phóng, cũng như Bắc Đẩu Bội tinh và croix de guerre (chiến công bội tinh) cho thời gian phục vụ trong Quân đội.
Sau khi bình phục, Jacob trở lại trường Y khoa, bắt đầu nghiên cứu tyrothricin và học các phương pháp trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn. Ông hoàn thành một luận án mà ông mô tả là "việc sao chép công trình của Mỹ " về tính hiệu quả của thuốc kháng sinh chống các sự nhiễm trùng từng vùng cơ thể, và đậu bằng tiến sĩ y khoa năm 1947. Mặc dù rất thích sự nghiệp nghiên cứu, nhưng sau khi tham dự một hội nghị về vi khuẩn học trong mùa hè năm 1947, ông đã không dám lao vào nghiên cứu vì cảm thấy mình còn kém hiểu biết trong lãnh vực này. Thay vào đó, ông xin làm việc ở trung tâm Cabanel, nơi ông đã làm luận án nghiên cứu của mình; công việc mới của ông tại đây là sản xuất thuốc kháng sinh tyrothricin. Sau đó, trung tâm này đã ký hợp đồng biến các xưởng sản xuất thuốc súng thành nơi sản xuất thuốc penicillin (dù vậy việc này đã tỏ ra là không thể được).
Sự nghiệp nghiên cứu.
Năm 1961 Jacob và Jacques Monod nảy ra ý tưởng cho rằng việc kiểm soát các mức enzyme biểu hiện gen trong các tế bào là kết quả của việc điều chỉnh phiên mã của các chuỗi DNA. Các ý tưởng và thí nghiệm của họ đã tạo động lực cho việc xuất hiện lãnh vực sinh học phát triển của phân tử, và nhất là của sự điều chỉnh phiên mã (transcriptional regulation).
Trong nhiều năm người ta đã biết rằng tế bào vi khuẩn và những tế bào khác có thể đáp ứng với các điều kiện bên ngoài bằng việc điều chỉnh các mức enzyme chuyển hóa (metabolic enzyme) chủ yếu của chúng, và hoạt động của những enzyme này. Chẳng hạn như, nếu một vi khuẩn ở trong một broth (tương đương món súp) chứa lactoza, thay cho glucose đường đơn giản hơn, nó sẽ tự thích nghi với nhu cầu để:
Người ta cũng biết rằng chính việc các tế bào gia tăng sản xuất các enzyme đã làm những bước này khi hướng về lactoza, thay vì lúc nào cũng sản xuất lãng phí những enzyme này. Các nghiên cứu về việc kiểm soát hoạt động của enzyme được tiến hành nhờ các lý thuyết về tác động dị lập thể ("allosteric") của các phân tử nhỏ lên chính phân tử enzyme (mở hoặc tắt nó), tuy nhiên thời đó đã không biết rõ phương pháp kiểm soát việc sản xuất enzyme.
Với việc xác định sớm cấu trúc và tầm quan trọng chủ yếu của DNA, đã trở nên rõ ràng là mọi protein đều được sản xuất theo một cách từ mã gen của chúng, và rằng bước này có thể tạo ra một điểm kiểm soát then chốt. Jacob và Monod đã có những phát hiện về lý thuyết và thí nghiệm quan trọng chỉ ra rằng trong trường hợp hệ thống lactoza nêu trên (trong vi khuẩn "E. coli"), có những protein đặc thù để ức chế việc phiên mã DNA sang sản phẩm của nó (RNA, mà lần lượt được giải mã thành protein).
Protein ức chế này được tạo ra trong mọi tế bào, kết nối trực tiếp với DNA ở gen mà nó kiểm soát, và ngăn ngừa trên thực tế bộ máy phiên mã không cho tiếp cận DNA. Trong sự hiện diện của lactoza, protein này trói buộc lactoza, làm cho lactoza không còn khả năng liên kết với DNA, và việc ức chế phiên mã được nâng lên. Bằng cách này, một vòng thông tin phản hồi mạnh được xây dựng cho phép bộ sản phẩm protein lactoza tiêu hóa chỉ được thực hiện khi cần thiết.
Việc điều chỉnh hoạt động của gen đã được mở rộng trong rất nhiều phân ngành sinh học phân tử. Các nhà nghiên cứu hiện nay tìm thấy các sự kiện điều chỉnh ở mọi mức độ có thể nhận thức được trong các quá trình thể hiện thông tin di truyền. Trong bộ gen tương đối đơn giản của men bánh mì, ("saccharomyces cerevisiae"), có 405 trong số 6.419 gen mã hóa protein tham gia trực tiếp vào việc kiểm soát phiên mã, so với 1.938 là enzyme.
Đời tư.
Jacob kết hôn với Lise Bloch. Họ có bốn người con.
Năm 1999 Jacob tái hôn với Geneviève Barrier. | 1 | null |
Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT là một công ty công nghệ thông tin được thành lập vào năm 1994 với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu bao gồm: Cung cấp giải pháp công nghệ thông tin (Tích hợp hệ thống; Phát triển phần mềm; Cung cấp thiết bị tin học) và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (Đào tạo và chuyển giao công nghệ; Bảo trì thiết bị công nghệ thông tin).
Quá trình phát triển.
HiPT được thành lập ngày 18/6/1994 với tên gọi đầu tiên là Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Tin học và được đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn HiPT vào năm 2006. Sự ra đời của HiPT có mối liên hệ mật thiết với những tên tuổi lớn trong ngành Công nghệ thông tin như Hewlett-Packard (HP) và Tập đoàn FPT. Trả lời phóng viên báo Diễn đàn doanh nghiệp trong một bài phỏng vấn vào năm 2010, ông Võ Văn Mai (thời điểm đó đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của HiPT) nói: "... mặc dù tách riêng nhưng HiPT vẫn có phần góp vốn của FPT và vẫn nhận được những sự hỗ trợ từ FPT. Khi đó FPT vẫn nắm tới 80% vốn của HiPT và thực ra thì việc tách riêng cũng chỉ để tránh chồng chéo khi mà FPT thì hợp tác với IBM còn HiPT lại chọn HP. Tới năm 1995, một năm sau khi thành lập, khi mà cả FPT và HiPT đều đã "lớn", chúng tôi quyết định mua lại phần vốn góp của FPT." Vào những năm đầu thập niên 90, sau khi Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin, diễn ra khá sôi nổi. Với mong muốn tìm ra lối đi riêng, không tập trung vào Thị trường bán lẻ, cũng không kinh doanh Phần cứng hay các thiết bị Tin học, HiPT được định hướng đi sâu vào lĩnh vực cung cấp giải pháp và dịch vụ hệ thống. Một phần lý do của định hướng này là quá trình làm việc lâu dài giữa HiPT và HP - một nhà cung cấp giải pháp hệ thống và giải pháp công nghệ thông tin chuyên nghiệp. Cho đến nay, đó vẫn là mảng hoạt động cốt lõi và mạnh nhất của HiPT.
Năm 2004, sau 10 năm vận hành, HiPT cải tiến mô hình theo cấu trúc Tập đoàn với sự tư vấn của đối tác Australia là APMG. Tiếp theo đó là sự ra đời của các đơn vị thành viên như: Công ty TNHH Giải pháp Tư vấn Công nghệ HIPT (2004); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tin học HiPT và Công ty TNHH Giải pháp Ngân hàng Tài chính HiPT (2005); Chi nhánh tại TP. HCM, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư HiPT, và Trường Trung cấp nghề Kỹ nghệ Thực hành HiPT (2006); Hệ thống Bán lẻ hiSHOP, Trung tâm Phân phối HiPT, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển HiPT, Công ty Phần mềm HiMC - Liên doanh với Marumeni (Nhật Bản), và Công ty Đào tạo CNTT NewHorizons Hà Nội (2007).
Năm 2009 là năm ấn tượng nhất của HiPT, ghi nhận Doanh thu khoảng 730 tỷ đồng, cao hơn các năm trước đó và sau đó. Đây là năm của "Những câu chuyện chưa có tiền lệ" tại Thị trường chứng khoán Việt Nam, là năm ra mắt của thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) - sự kiện quan trọng trong năm chuyển mình của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. HiPT là một trong 10 doanh nghiệp đầu tiên chào sàn UPCoM với mã giao dịch HIG và có giá trị giao dịch lớn nhất (hơn 96 tỷ đồng). Cũng trong năm 2009, HiPT lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và tiếp tục duy trì sự hiện diện tại bảng xếp hạng này vào năm 2010.
Công chúng và giới truyền thông đôi khi nhầm tên gọi của HiPT với HiPP (thực phẩm cho trẻ em) hoặc HPT (một công ty cung cấp dich vụ công nghệ tin học). Tên gọi HiPT được cho là xuất phát từ chữ H và chữ P của hãng HP, với chữ P và chữ T của FPT, thêm chữ i là đại diện cho cụm từ Information Technology. Theo ông Võ Văn Mai, logo có nút đỏ trên chữ i là "thể hiện sự tập trung của HiPT" vào công nghệ và giải pháp cốt lõi, đối tác chiến lược, khách hàng chiến lược. Đây là lý do mà tên của công ty này thường được viết với chữ i thường (HiPT).
Cổ đông sáng lập.
HiPT được thành lập với 14 thành viên đầu tiên, trong đó có nhiều nhân vật khá nổi tiếng trong ngành công nghệ thông tin. Tổng Giám đốc hiện tại của HiPT - ông Võ Văn Mai - là một trong những cựu học sinh xuất sắc của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Vinh, có công xây dựng bộ phận kỹ thuật phần cứng và bảo hành của FPT. Hiện nay, ông Võ Văn Mai còn là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary ), Phó Chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam ). Một thành viên nổi bật nữa là ông Võ Hồng Nam - con trai út của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam. Bà Võ Hạnh Phúc cũng là một trong những người con của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã có một thời gian là Ủy viên Hội đồng Quản trị của HiPT. Những nhân vật có tên tuổi khác là: ông Tôn Quốc Bình (hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bảo Việt), ông Nghiêm Tiến sĩ (hiện là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu), ông Nguyễn Quang Hải (hiện là Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật của HiPT).
Bộ phim tái hiện hình ảnh cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đặc biệt là trong thời khắc mang ý nghĩa sống còn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam - đêm 25/01/1954. Sau rất nhiều trăn trở, Người đã đưa ra quyết định kéo pháo khỏi trận địa nhằm bảo toàn lực lượng, chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đây được coi là quyết định lịch sử đầy sáng suốt và giàu nhân văn của Người.
Bộ phim do công ty 3D Brigade Hà Nội và đạo diễn Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Hà Bắc thực hiện, với sự đầu tư của HiPT. Công ty 3D Brigade Hà Nội được thành lập năm 2007 trên cơ sở hợp tác quốc gia, giữa công ty 3D Brigade của Hungary và HiPT của Việt Nam. Bộ phim được hoàn thành năm 2010, là sản phẩm công nghệ chào mừng 1000 năm Thăng Long và mừng 100 năm ngày sinh của cố Đại tướng. Tháng 10/2013, sau sự kiện cố Đại tướng qua đời, HiPT được gia đình của Người ủy quyền trao đĩa gốc và quyền sử dụng vĩnh viễn bộ phim này cho Đài Truyền hình Việt Nam để chính thức phát sóng trên hệ thống kênh của VTV và báo điện tử VTV News.
Lĩnh vực hoạt động.
Thương mại.
Với Hewlett-Packard - HP (Đối tác Vàng và Preferred Partner - cấp cao nhất): Sự ra đời của HiPT gắn liền với việc trở thành đối tác độc quyền đầu tiên của HP tại Việt Nam. Vì vậy, HiPT có nền tảng lớn về hệ thống của HP và Hệ điều hành UNIX, được xem là nhà triển khai hàng đầu về phần cứng HP tại thị trường trong nước. Dự án tiêu biểu là "Cung cấp thiết bị hạ tầng CNTT phục vụ hệ thống corebanking" cho Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. HiPT cũng triển khai hệ thống server-SAN trong các dự án lớn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng TMCP và các cơ quan chính phủ; triển khai trung tâm dữ liệu và dự phòng thảm họa cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
Với Oracle (Đối tác Bạch kim): HiPT đã triển khai dự án "Hiện đại hóa Hệ thống Thanh toán liên Ngân hàng (IBPS)" cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (giai đoạn 2) với việc sử dụng kiến trúc ứng dụng phần mềm lớp giữa Tuxedo của Oracle trên phạm vi 64 tỉnh/thành phố, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho 89 ngân hàng thương mại với gần 700 chi nhánh trên toàn quốc. Chiếc máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle Exadata đầu tiên tại Hà Nội được HiPT triển khai cho Techcombank. Bộ Tài chính là cơ quan chính phủ đầu tiên sử dụng Exadata, và đối tác triển khai dự án này cũng là HiPT. Hiện tại, HiPT là một trong những công ty triển khai nhiều máy chủ Exadata (khoảng 3 triệu USD/ chiếc) nhất tại Việt Nam. Một số dự án quan trọng khác có sử dụng database và phần cứng Oracle là của các khách hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt. Tại các hội thảo năm tài khóa từ 2011 đến nay, HiPT được vinh danh là đối tác có doanh thu và tăng trưởng cao nhất cho khối sản phẩm phần mềm lớp giữa, đối tác đứng đầu về triển khai Exadata.
Với IBM (Đối tác Vàng): Với việc triển khai sản phẩm, giải pháp của IBM trong các dự án mua sắm thiết bị tin học, triển khai hệ thống bảo mật cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nhiều ngân hàng TMCP tại Việt Nam, HiPT được hãng này trao giải "Đại lý xuất sắc năm 2009" và "Đối tác xuất sắc nhất năm 2012".
Với Microsoft (Đối tác Vàng): HiPT là đối tác chiến lược cung cấp các sản phẩm phần mềm truyền thống của Microsoft tại Việt Nam như hệ điều hành, hệ thông tin doanh nghiệp, ứng dụng văn phòng. Các dự án chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, lắp đặt và triển khai thiết bị tin học cho các cơ quan Nhà nước. Năm 2012, HiPT chính thức trở thành Đối tác Vàng của hãng này.
Với Cisco Systems (Đối tác Bạc): Cùng với thế mạnh của Cisco là lĩnh vực công nghệ mạng, cung cấp các giải pháp phần cứng và phần mềm đồng bộ cho các hệ thống truyền thông và Internet, HiPT đã triển khai các dự án trang bị thiết bị mạng (bộ định tuyến, bộ chuyển đổi, bộ cân bằng tải..., phần mềm quản trị mạng lõi cho Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) được công bố tháng 5/2012, Oracle, Cisco, IBM, Check Point thuộc top 5 thương hiệu công nghệ được các ngân hàng tại Việt Nam ưa chuộng.
Các đối tác khác: Check Point (Đối tác Vàng), Blue Coat (Đối tác cấp cao), Symantec, Emerson, Atex, Acer, APC...
Giải pháp Cổng giao tiếp thông tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – cbGateway. Ra mắt vào năm 2010, giải pháp cbGateway chạy trên nền tảng Windows Database Oracle. Đây là giải pháp được áp dụng cho tất các tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo thống kê theo thông tư 21 quy định của NHNN. Các khách hàng tiêu biểu đã sử dụng giải pháp này bao gồm: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Phát triển Nhà Hà Nội (HBB - đã sáp nhập sang SHB); Ngân hàng United Overseas (UOB).
Phần mềm Quản lý Tài sản do HiPT phát triển trên nền tảng giải pháp mà Công ty đã cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ những năm 2000. Giải pháp này giúp cho việc quản lý tài sản của các tổ chức/doanh nghiệp lớn được tập trung và hệ thống, quản lý tới từng nghiệp vụ xảy ra thường xuyên trong vòng đời của tài sản, tính toán khấu hao chính xác tới từng ngày của tài sản cố định, các nghiệp vụ đều tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, lưu vết được tất cả các nghiệp vụ của một tài sản giúp cho việc quản lý cũng như bàn giao công việc giữa các cán bộ tài sản được thuận lợi nhất. Giải pháp cũng cung cấp hệ thống các báo cáo đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu quản lý và khai thác của người sử dụng. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga là khách hàng đang sử dụng giải pháp này của HiPT.
Hệ thống Báo cáo thống kê theo hướng tập trung (năm 2010) được xây dựng dựa trên Thông tư 21/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/4/2004 và Quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN ngày 01/12/2005 về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng. Theo mô hình này, báo cáo thống kê được triển khai tại Ngân hàng Trung ương (NHTW) và các Vụ/Cục sẽ tổng hợp dữ liệu toàn quốc, kiểm tra và kiểm soát dữ liệu, khai thác, phân tích dữ liệu và cảnh báo rủi ro. Tại các Chi nhánh NHNN trên 64 tỉnh, thành phố, hệ thống sẽ thu thập, tiếp nhận dữ liệu của các tổ chức tín dụng chưa quản lý dữ liệu tập trung và truyền về NHTW; khai thác, phân tích dữ liệu tại địa bàn. Tại hội sở chính các tổ chức tín dụng (đã thực hiện quản lý dữ liệu tập trung), hệ thống sẽ thu thập dữ liệu, kiểm tra tính đúng đắn và truyền dữ liệu về NHTW; khai thác dữ liệu đã báo cáo và các thông tin khác.
Ngoài các giải pháp do Công ty phát triển 100%, HiPT hiện cũng đang sở hữu một số giải pháp phát triển từ phần mềm của nước ngoài như: Phần mềm dịch vụ công trực tuyến (ActiveFlow - cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 trên nền web và dòng xử lý nghiệp vụ với các hồ sơ điện tử theo tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại, hiệu quả và linh hoạt); Phần mềm xây dựng kho dữ liệu Kinh tế - Xã hội và Phân tích dự báo (Data Warehouse - được HiPT thiết kế chuyên biệt cho khách hàng là Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia. Giải pháp này giúp xây dựng kho dữ liệu Kinh tế - Xã hội theo các chỉ tiêu, thời gian… và các mô hình phân tích trong dài hạn và ngắn hạn).
Dịch vụ tích hợp hệ thống:.
Cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống là lĩnh vực chính của HiPT từ những ngày đầu thành lập. Hiện nay, đây vẫn là hoạt động cốt lõi của HiPT. Trong quá trình hoạt động, HiPT luôn được coi là một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành Công nghệ thông tin về lĩnh vực Tích hợp hệ thống tại Việt Nam. HiPT là Công ty tiên phong và HiPT đã hoàn thiện chuỗi quy trình dịch vụ khép kín nhằm đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu và năng lực khai thác của khách hàng. Các gói dịch vụ Tích hợp hệ thống do HiPT cung cấp bao gồm: Tư vấn thiết kế,triển khai hệ thống.Triển khai dự án, Vận hành hệ thống, Bảo hành bảo trì hệ thống.
Nhằm đảm bảo chất lượng ổn định và cao nhất tới khách hàng, tất cả sản phẩm và dịch vụ của HiPT đều được được kiểm soát bởi quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Với kinh nghiệm phong phú, đội ngũ nhân sự chất lượng cao và sự đồng hành của các đối tác hàng đầu thế giới, HiPT đã hoàn thành nhiều dự án lớn, phức tạp tầm cỡ quốc gia, giành được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng lớn, trong và ngoài nước
Dịch vụ an toàn thông tin.
Khi kết nối hệ thống đối với mạng toàn cầu trở thành yêu cầu bắt buộc, việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trước những mối đe dọa từ những cuộc tấn công mạng có chủ đích đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là những tổ chức, doanh nghiệp quy mô lớn. Hiểu được yêu cầu trên của khách hàng, HiPT đã tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực an toàn thông tin có trình độ chuyên môn cao, đồng thời xây dựng những phương án, giải pháp bảo mật, đáp ứng được nhiều yêu cầu đa dạng của những khối khách hàng khác nhau.
Hiện nay, HiPT đang là một trong những doanh nghiệp tham gia tích cực vào Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA). HiPT là một trong số ít những doanh nghiệp Công nghệ thông tin hoàn thiện và đáp ứng tiêu chuẩn của giấy phép hoạt động kinh doanh sản phẩm và dịch vụ An toàn Thông tin Mạng, giấy phép hoạt động kinh doanh sản phẩm Mật mã Dân sự. HiPT đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000.
HiPT đang là đối tác chiến lược, cấp cao nhất của những hãng cung cấp giải pháp và thiết bị bảo mật hàng đầu như Aruba, Symantec Cyber Security, IBM, Juniper... Sự phối hợp với các hãng công nghệ này giúp HiPT nhanh chóng tiếp cận những giải pháp mới nhất, tối ưu nhất để cung cấp cho khách hàng
Hạ tầng công nghệ thông tin.
HiPT là một trong số ít những Công ty Tích hợp Hệ thống tại Việt Nam đã đầu tư và phát triển mảng triển khai Hạ tầng Công nghệ thông tin thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính. Việc chủ động
trong tư vấn và triển khai hạ tầng thay vì sử dụng các đơn vị bên thứ ba giúp HiPT đảm bảo hiệu quả tiến độ và chất lượng của dự án, công trình.
Dịch vụ Hạ tầng Công nghệ Thông tin của HiPT là một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh của HiPT, đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu kết nối và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh của
nhiều khách hàng.Nhiều đối tác lớn trong nước đã sử dụng dịch vụ thiết kế và xây dựng Hạ tầng công nghệ thông tin của HiPT trong những dự án quan trọng như: Dự án Bệnh viện Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh, dự án tổ hợp khách sạn FLC Sầm Sơn, dự án Khách sạn Wyndham Hạ Long...
HiPT đã phát triển lĩnh vực Hạ tầng công nghệ thông tin thành 3 nhóm giải pháp sản phẩm chính: Giải pháp cho tòa nhà - văn phòng, giải pháp cho khách sạn - resort, giải pháp cho Y tế - bệnh viện.
Xây dựng và triển khai phần mềm.
Tự chủ xây dựng, thiết kế phần mềm là một trong những yếu tố tạo nên thành công của HiPT trong những dự án tích hợp hệ thống quy mô lớn. Phần mềm HiPT đóng vai trò then chốt trong những dự án đặc biệt quan trọng của HiPT và quốc gia như: Các cấu phần của dự án xây dựng, bảo trì, nâng cấp Hệ thống Thanh toán Liên ngân Hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; dự án thiết kế và xây dựng Hệ thống quản lý dân cư của thành phố Hải Phòng...
Từ những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình làm việc trực tiếp với những khách hàng lớn, triển khai và thiết kế nhiều dự án phức tạp, HiPT Phần mềm từ việc xây dựng hệ thống để giải các bài toán cho từng khách hàng, đã tạo ra những gói giải pháp, đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhiều bên.
Chứng chỉ quốc tế.
Năm 2004, HiPT ghi dấu chặng đường một thập kỷ xây dựng và phát triển với việc đưa vào hoạt động tòa nhà Trung tâm Giao dịch Điện tử và Phần mềm Hà Nội – đây chính là trụ sở chính của Công ty cho tới hiện tại - Tòa nhà HiPT (số 152 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội). Cùng với văn phòng làm việc hiện đại và quy mô, hệ thống bảo đảm chất lượng của HiPT cũng lần đầu tiên đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 từ BVQI. Đây là cơ sở để HiPT được TUV Rheinland nâng cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 vào năm 2008 và tiếp tục duy trì thành công vào năm 2011. Mới đây nhất, tháng 5/2013, HiPT đạt chứng chỉ ISO 27001:2005 về quản lý an ninh thông tin. | 1 | null |
Joseph Aspdin (sinh tháng 12 năm 1778, mất ngày 20 tháng 03 năm 1855) là thợ xây người Anh người có bằng sách chế xi măng Portland vào ngày 21 tháng 10 năm 1824. Ông là anh cả trong gia đình có sáu người con với cha là Thomas Aspdin, một thợ xây gạch sống ở quận Hunslet, Leeds, Yorkshire. Ông tham gia việc làm ăn của cha, và cưới vợ tên là Mary Fotherby tại nhà thờ Parish thánh Peter tại Leeds vào ngày 21 tháng 05 năm 1811. | 1 | null |
Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng theo đó hai người không còn chung sống, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly dị.
Mục đích của ly thân là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột giữa vợ và chồng, đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối lỗi, khắc phục lỗi lầm, tha thứ cho nhau… để sau đó vợ chồng lại đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để tiến hành ly hôn mà là cơ hội để tái gắn kết quan hệ vợ chồng.
Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam không có quy định về vấn đề ly thân. Trong quá trình xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, từng có những đề xuất bổ sung "chế định ly thân" trong luật Hôn nhân và gia đình với lý do là để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tốt hơn trong thời gian này.
Tuy nhiên, đề xuất đưa "chế định ly thân" vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bị Quốc hội Việt Nam bác bỏ do vấp phải nhiều phản đối bởi những hệ lụy xấu mà chế định này có thể gây ra cho xã hội. Tuy rằng một số quốc gia đã quy định về "chế định ly thân" trong luật pháp, nhưng đối với đặc thù văn hóa - xã hội - gia đình của một nước Á đông như Việt Nam, việc tạo ra chế định này sẽ gây ra tác hại nhiều hơn là lợi ích, cụ thể như:
Đại biểu Khúc Thị Duyền phản đối việc đưa vấn đề ly thân vào trong dự thảo luật Hôn nhân và gia đình. Chế định ly thân ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ tình cảm của một trong hai bên, đặc biệt là tác động rất sâu sắc mọi mặt đến người vợ và con trẻ cũng như các thành viên trong gia đình. Thực tế mục đích của ly thân là nhằm giảm thiểu xung đột gay gắt trong quan hệ vợ chồng, cặp vợ chồng mong muốn không để mọi người biết về mâu thuẫn, nếu ly thân mà cũng phải ra tòa thì sẽ là không hợp lí. Bà khẳng định: "Trong thực tế có trường hợp ly thân, bạo lực, áp lực về tinh thần còn nặng nề và hơn cả bạo lực về thể xác. Về vấn đề ly thân theo quan điểm của tôi là không nhất trí đưa vào trong dự thảo luật"
Theo đại biểu Lê Văn Hoàng (TP Đà Nẵng), rất khó xác định được một cặp vợ chồng đang ly thân, đây là quan hệ riêng tư chỉ 2 vợ chồng mới hiểu được. Do đó, đưa vấn đề ly thân vào Luật thì cũng rất khó thực hiện. Mặt khác, khi quy định các vấn đề liên quan việc ly thân như phân chia tài sản, quyền nuôi con... thì gần như đã đánh đồng giữa ly thân và ly hôn, như vậy chẳng khác nào "xem ly thân là một bước để tiến tới ly hôn", đi ngược lại mục đích của ly thân là để vợ chồng có thời gian hàn gắn tình cảm. Ông kết luận: "Quy định về ly thân trong dự thảo Luật không những không góp phần ổn định cuộc sống vợ chồng mà còn làm suy yếu, dễ dẫn đến đổ vỡ, do đó nên cân nhắc không nhất thiết đưa vấn đề ly thân vào trong dự thảo"
Đại biểu Đặng Thị Kim Chi thì chỉ ra vấn đề khác: nếu quy định về chế định ly thân thì trong nhiều trường hợp rất khó thực hiện khi hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Nếu công dân Việt Nam yêu cầu tòa án giải quyết ly thân, tòa án Việt Nam thụ lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu tống đạt văn bản tố tụng, nhất là đối với những nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp
Đại biểu Nguyễn Thành Bộ cho rằng: nếu quy định trong luật về "chế định ly thân" thì sẽ làm phát sinh thêm rất nhiều số lượng công việc mà tòa án các cấp phải thụ lý. Quy định về "chế định ly thân" trong Luật hôn nhân và gia đình vô hình trung làm cho tế bào gia đình trở nên thiếu bền vững và càng dễ dẫn tới rạn vỡ hạnh phúc gia đình. Việc tồn tại ly thân kéo dài dẫn tới đời sống hôn nhân không trọn vẹn, do đó đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em. Thực trạng trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại tình trạng sống ly thân, song đây là sự thỏa thuận mang tính riêng tư, tự nguyện, không cần thiết phải có sự can thiệp của tòa án. Việc tòa án đứng ra phán quyết việc sống ly thân sẽ càng thúc đẩy tiêu cực trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng. | 1 | null |
Tăng huyết áp cấp cứu (còn gọi là "tăng huyết áp ác tính") là tình trạng tăng huyết áp với sự tổn thương của một hay nhiều hệ cơ quan (đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiết niệu) nguyên nhân là các tổn thương không phục hồi. Khi gặp tăng huyết áp cấp nên giảm huyết áp chậm từ vài phút đến vài giờ khi sử dụng các thuốc giảm huyết áp.
Dấu hiệu và triệu chứng.
Mắt có thể bị xuất huyết võng mạc và chảy máu. phù gai thị có thể xuất hiện.
Não gia tăng áp lực nội sọ có những dấu hiệu như đau đầu, nôn mửa, và xuất huyết dưới màng nhện.
Bệnh nhân thường bị rối loạn chức năng thất trái.
Thận cũng bị ảnh hưởng và gây ra huyết niệu, protein niệu, suy thận cấp.
Nói cách khác các biến chứng khác của bệnh cao huyết áp cấp thường đi kèm với phù gai thị.
Một số dấu hiệu khác bao gồm:
Định nghĩa.
Tăng huyết áp cấp cũng có dấu hiệu giống như cơn tăng huyết với huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 120 mmHg và huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180mmHg. Tăng huyết áp cấp khác với cơn tăng huyết là có bằng chứng về tổn thương cấp ở một số cơ quan.
Điều trị.
Một số nhóm thuốc điều trị huyết áp được khuyến cáo, với lựa chọn phụ thuộc vào nguyên nhân của cơn tăng huyết áp,mức huyết áp tăng quá cao, và mức huyết áp bình thường của bệnh nhân trước khi cấp cứu. Hầu hết các trường hợp, chỉ định sử dụng đườngtiêm truyền tĩnh mạch với thuốc tiêm natri nitroprusside. thuốc tiêm natri nitroprusside thích nhất vì có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng, (nhưng một số trường hợp thì không được sử dụng). Trong trường hợp ít khẩn cấp, có thể sử dụng các thuốc uống như captopril, clonidine, labetalol, hoặc prazosin, Nhưng tác dụng hạ huyết áp của chúng chậm hơn (vài phút) so với sodium nitroprusside. Kiểm soát xuất huyết là cân thiết trong cấp cứu trong thời gian chờ khi nitroprusside không được sử dụng hoặc các thuốc uống chưa có tác dụng.
Ngoài ra, Điều trị không sử dụng thuốc có thể được sử dụng trong tăng huyết áp cấp do suy thận như surgical nephrectomy, laparoscopic nephrectomy và renal artery embolization trong trường hợp có nguy cơ hôn mê.
Điều quan trọng trong cấp cứ là giảm huyết áp xuống từ từ, không quá đột ngột. Mục tiêu đầu tiên là giảm huyết áp không quá 25% (trong vòng vài phút đến 1 hoặc 2 giờ), và sau đó giảm đến mức độ 160/100 mm Hg trong vòng 2-6 giờ. Giảm huyết áp quá mức có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ động mạch vành, não, thận thâm chí là nhồi máu.
Chẩn đoán tăng huyết áp cấp không chỉ dựa vào chỉ số đo huyết áp, Nhưng cũng phụ thuộc vào chỉ số huyết áp bình thường trước khi cấp cứu. Đối với cá nhân có tiền sử tăng huyết áp sẽ không chịu được mức huyết áp bình thường.
Dịch tễ học.
Mặc dù thống kê ở Hoa Kỳ khoảng hơn 50 triệu người trưởng thành bị tăng huyết áp, nhưng tỉ lệ tăng huyết áp cấp khá thấp (dưới 1% hàng năm), khoảng 500,000 người mỗi năm, và is therefore a not insignificant cause of serious morbidity in the US.
Theo một nghiên cứu phát hành vào năm 2006, tỉ lệ tăng huyết áp lại tăng, với 28.6% dân số Hoa Kỳ được thống kê trong khoảng 1999-2002. Theo nghiên cứu đó, tỉ lệ bệnh tăng huyết áp nằm trong khoảng 3% và 18% dân số. Số lượng còn phụ thuộc vào tuổi, giới tính, chủng tộc, và hình thể.
Theo Whelton, tỉ lệ mắc bênh tăng huyết áp cao hơn 50% người Mỹ gốc phi trưởng thành hơn người da trắng, người Mỹ gốc Mexico. và cũng theo Whelton tỉ lệ mắc bênh tăng huyết áp đang tăng dần ở trẻ em và thiếu niên trong khoảng 1988-2000. Nghiên cứu còn cho biết, hiện nay ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỉ người trưởng thành bị tăng huyết áp, với tỉ lệ cao nhất ở khu vực Tây âu và Mỹ Latin.
Việc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp thì tỉ lệ cơn tăng huyết áp cấp đã giảm từ 7% xuống còn 1% ở bệnh nhân tăng huyết áp. Trước 1950, tỉ lệ sống chỉ khoảng 20%, nhưng ngày nay với nhiều phương pháp điều trị phù hợp tỉ lệ này cao hơn 90%.
Theo thống kê chỉ ra rằng có khoảng 1% - 2% tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp có thể tiến triển thành cơn tăng huyết áp cấp vài lần trong đời. Đàn ông có nguy cơ bị cơn tăng huyết áp cao hơn phụ nữ.
Nghiên cứu tại bệnh viện ở Hoa Kỳ. Tỉ lệ mắc cơn tăng huyết áp cấp tăng gấp ba lần giữa năm 1983 và 1990, tăng từ 23,000 đến 73,000 hằng năm.
Tiên lượng bệnh.
Bệnh tăng huyết áp cấp rất nguy hiểm và có tiềm năng đe dọa mạng sống. Người ta ước tính rằng bệnh nhân nếu không được chăm sóc y tế thích hợp chỉ có thể sống thêm trung bình khoảng ba năm.
Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp cấp phụ thuộc vào mức độ tồn thương của các hệ cơ quan và chỉ số đo huyết áp được kiểm soat sau khi điều trị. Với sự chăm sóc y tế và kiểm soát huyết áp tốt, tỉ lệ sống trong 10 năm của bệnh nhân tăng huyết áp cấp có thể đạt đến 70%.
Nguy cơ tiến triển bệnh đe dọa tính mạng tác động đến tim hoặc não tăng như là tăng lưu lượng máu. Thông thường, thiếu máu cục bộ ở tim và đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng. Người ta ước tính rằng cứ tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu hoặc 10 mm Hg huyết áp tâm trương trên huyết áp 115/75 mm Hg, thì tỷ lệ tử vong do bệnh thiếu máu cục bộ ở tim và đột quỵ tăng gấp đôi.
Một số nghiên cứu có kết luận rằng người Mỹ gốc phi có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh tăng huyết áp cao hơn người da trắng. Và cũng kết luận rằng tỉ lệ mắc cơn tăng huyết áp cấp cũng cao hơn so với các chủng tộc khác.
Tăng huyết áp chủ yếu gặp ở người trưởng thành, nhưng trẻ em cũng mắc phải với tỷ lệ rất nhỏ. | 1 | null |
Nguyễn Trọng Hỷ (sinh ngày 17 tháng 10 năm 1947 tại Quảng Ninh), là nhà quản lý trong lĩnh vực thể thao, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, từng là Chủ tịch của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Khóa V (nhiệm kỳ 2005-2009) và Khóa VI (nhiệm kỳ 2009-2013) . Ngoài ra Ông từng giữ chức vụ trưởng thể thao thành tích cao II (Uỷ ban TDTT) và Phó tổng biên tập Báo Thể thao Việt Nam .
Quá trình hoạt động.
Nguyễn Trọng Hỷ tốt nghiệp Đại học TDTT vào tháng 9 năm 1971. Sau đó ông đi bộ đội đến tháng 12 năm 1975.
Từ 1976 đến 1990, Ông công tác tại Trường Đại học Thể dục Thể thao. Đến năm 1990, ông công tác tại Tổng cục Thể dục thể thao (nay là Ủy ban Thể dục Thể thao). Ông giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Báo Thể thao Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 12 năm 1998.
Từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 6 năm 2002, Nguyễn Trọng Hỷ giữ chức Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II. Đến tháng 7 năm 2002, Ông được Thủ tướng Chinh phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao. Năm 2007 ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.
Ngày 2 tháng 6 năm 2005 được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam khoá V. Ngày 5 tháng 12 năm 2013 ông thôi chức vụ này trước nhiệm kỳ với lý do sức khỏe. | 1 | null |
Theodore William Schultz (30 tháng 4 năm 1902 – 26 tháng 2 năm 1998) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ, ông là người giành giải Nobel Kinh tế năm 1979 (cùng với William Arthur Lewis).
Tiểu sử.
Schultz sinh ra tại Arlington, Nam Dakota và ghi danh học ngành nông nghiệp tại South Dakota State College (giờ là Đại học Bang Nam Dakota) năm 1921. Ông tốt nghiệp vào năm 1927, sau đó học tiếp lên tiến sĩ tại Đại học Wisconsin–Madison về ngành Kinh tế nông nghiệp vào năm 1930.
Ông giảng dạy tại Iowa State College giai đoạn 1930-1943, và là chủ tịch kinh tế tại Đại học Chicago giai đoạn 1946-1961. Ông trở thành chủ tịch của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ từ năm 1960.
Schultz mất tại Evanston, Illinois vào ngày 26 tháng 2 năm 1998 ở tuổi 95. Ông được chôn cất tại Badger Cemetery thuộc Badger, Nam Dakota.
Đóng góp.
Schultz được trao giải Nobel cho công trình của ông về phát triển kinh tế, tập trung vào kinh tế nông nghiệp. Ông phân tích vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế, và công trình của ông đã đạt đến ý nghĩa về chính sách công nghiệp, cả trong các nước đang phát triển và phát triển. Schultz cũng đưa ra ý tưởng về vốn giáo dục, một nhánh của khái niệm về nguồn nhân lực, đặc biệt liên quan đến đầu tư vào giáo dục.
Shultz nghiên cứu vào lý do tại sao sau Thế chiến II, Đức và Nhật Bản phục hồi với tốc độ gần như kỳ diệu từ đống tro tàn sau chiến tranh. Ngược lại với sự phục hồi kỳ diệu này thì Vương quốc Anh vẫn ở trong tình trạng phân phối thực phẩm một thời gian khá lâu sau chiến tranh. Ông đưa ra kết luận tốc độ phục hồi là do dânh số khỏe mạnh và có học thức cao; việc giáo dục tạo ra con người và chăm sóc sức khỏe tốt giữ cho đầu tư giáo dục được duy trì và từ đó có thể sản xuất với năng suất cao. Một trong những đóng góp chính của ông sau này được gọi là Lý thuyết Vốn con người, và lý thuyết này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghiên cứu trong phát triển quốc tế vào thập niên 1980, thúc đẩy đầu tư vào giáo dục kỹ nghệ và nghề nghiệp bởi hệ thống Bretton Woods tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. | 1 | null |
Dữu Lượng (chữ Hán: 庾亮, 289 - 340), tên tự là Nguyên Quy (元規), nguyên quán ở huyện Yên Lăng, quận Dĩnh Xuyên, là đại thần, tướng lĩnh xuất thân từ ngoại thích dưới thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế và thời trẻ.
Dữu Lượng là con trai trưởng của Dữu Sâm, vốn là một sĩ tộc có thế lực lớn trong triều đình Tây Tấn, từng làm quan đến chức Tả tướng quân. Sử sách không chép rõ tên của Dữu Lượng. Thời còn trẻ, ông được miêu tả là có dung mạo đẹp, thích việc đàm luận và ưa thích đạo lý Trang, Lão, lại có phong cách anh tuấn, nghiêm chỉnh; được so sánh với Hà Hầu Huyền (Hạ Hầu Thái Sơ) và Trần Quần (Trần Trường Văn]].
Năm 304, khi Dữu Lượng được 16 tuổi, cũng là lúc triều đình Tây Tấn rơi vào rối loạn bởi cuộc tranh giành quyền lực của tám vương. Ông được Đông Hải vương Tư Mã Việt và được bổ làm quan, song Dữu Lượng đã từ chối và theo Dữu Sâm đến quận Cối Kê ở miền đông nam.
Từ năm 307, Lang Nha vương Tư Mã Duệ (sau này là Tấn Nguyên Đế) bắt đầu xây dựng thế lực ở Giang Nam, nghe tiếng của Dữu Lượng, bèn bổ ông làm quan, chức Tây Tào duyện. Khi vào yết kiến Tư Mã Duệ, Dữu Lượng biểu hiện được thái độ đô nhã, nên được Tư Mã Duệ trọng vọng. Người em gái của ông, Dữu Văn Quân do nhân từ và có sắc đẹp, nên được tuyển vào cung, làm vợ của Lang Nha thế tử Tư Mã Thiệu (sau này là Tấn Minh Đế).
Phú quý nhờ em gái.
Dữu Lượng ban đầu từ chối không chấp nhận chức quan của Lang Nha vương ban cho. Mãi đến năm 311, do lập được công khi thảo phạt thứ sử Giang châu Hoa Dật, Dữu Lượng mới được phong chức Thừa tướng tham quân, tước vị Đô Đình hầu. Năm ấy, Dữu Lượng mới 22 tuổi.
Năm 318, Tây Tấn diệt vong, Tư Mã Duệ lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đông Tấn. Tư Mã Thiệu được phong làm Hoàng thái tử và Dữu thị trở thành thái tử phi. Từ đó, họ Dữu trở thành thế lực ngoại thích trong triều. Dữu Lượng nhờ đó cũng được triều đình bái làm Thượng thư lệnh, Thị giảng đông cung. Trong thời gian này, ông kết thân với đại thần giữ chức thái tử bố y là Ôn Kiệu.
Ít lâu sau, Dữu Lượng được thăng làm Cấp sự trung, Hoàng môn thị lang, Tán kị thường thị. Lúc đại tướng Vương Đôn đóng ở Vu Hồ, Tấn Nguyên Đế sai Dữu Lượng đến gặp. Sau khi cùng Vương Đôn đàm luận, Dữu Lượng được Vương Đôn đánh giá cao, do đó Đôn dâng biểu xin vua phong cho ông làm Trung lĩnh quân.
Năm 323, Nguyên Đế chết, Tư Mã Thiệu lên ngôi, tức là Tấn Minh Đế. Với thân phận là anh vợ của hoàng đế, uy thế của Dữu Lượng trong triều ngày càng cao. Minh Đế có ý phong cho ông làm Trung thư giám nhưng ông dân biểu từ chối.
Đầu thời Minh Đế, Vương Đôn xây dựng thế lực lớn mạnh, muốn khởi binh tạo phản, tuy nhiên lại lo lắng rằng trong triều còn Dữu Lượng, do đó bề ngoài thân thiết với ông nhưng trong thực tâm thì ghen ghét. Dữu Lượng thấy vậy, có ý lo lắng bèn lấy cớ có bệnh, từ chức quan. Tuy nhiên không bao lâu sau, ông lại được triều đình bổ làm Trung thư giám, thay cho Vương Đạo. Đến năm 324, Vương Đôn lại cử binh tạo phản, triều đình bèn thăng Dữu Lượng làm Tả Vệ tướng quân, sai cùng các tướng đưa quân ra trận đánh dẹp, cuối cùng đánh tan được quân của Vương Đôn. Do công lao này, Dữu Lượng được triều đình phong làm Đô đốc đông chinh chư quân sự. Sau lại ban cho ông tước vị Vĩnh Xương huyện công, ban cho lụa 5400 tấm, nhưng ông từ chối không nhận. Sau Dữu Lượng được đổi sang làm Hộ quân tướng quân.
Nắm quyền phụ chính.
Năm 326, Tấn Minh Đế bị bệnh nặng, không muốn gặp ai. Ở trong triều, Nam Đốn vương, Phủ quân tướng quân Tư Mã Tông và Hữu vệ tướng quân Ngưu Dận vốn được vua yêu, nắm trong tay cấm quân nên tụ tập bè đảng có ý đồ làm phản, lại liên kết với Tây Dương vương Tư Mã Dạng. Khi Dữu Lượng muốn vào cung gặp hoàng đế, cũng bị Tư Mã Tông ngăn cản. Khi Minh Đế gần chết, Dữu Lượng phát giác ra âm mưu của bọn Tư Mã Tông, bèn tự mình vào cung yết kiến Minh Đế, khuyên vua không nên trao lại quyền lực cho họ. Minh Đế cảm động, bèn mời lên ngồi ghế, cùng với Tư đồ Vương Đạo, Quang Lộc đại phu Tuân Tung, Thượng thư lệnh Biện Khổn, Xa kị tướng quân Si Giám, Đan Dương doãn Ôn Kiệu cùng nhận di chiếu phụ giúp cho thái tử Tư Mã Diễn năm đó mới có 4 tuổi, đồng thời Dữu Lượng cũng được thăng lên làm Cấp sự trung, Trung thư lệnh. Sang tháng 9 cùng năm, Tấn Minh Đế mất ở Đông Đường.
Thái tử Tư Mã Diễn kế vị, xưng là Tấn Thành Đế. Hoàng hậu Dữu thị, em gái Dữu Lượng trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính. Từ đó bắt đầu giai đoạn nắm quyền ở họ Dữu trong triều đình. Các quyết sách lớn trong triều phần nhiều đều do Dữu Lượng quyết định.
Thời Nguyên Minh, dưới sự nắm quyền của Tư đồ Vương Đạo (276 - 339), triều đình thực hiện chính sách khoan dung với các thế lực quân phiệt bên ngoài, mới được nhiều người ủng hộ. Đến khi lên nắm quyền, Dữu Lượng thay đổi hoàn toàn chính sách đó, làm các thế lực cát cứ ở địa phương bất mãn. Đào Khản và Tổ Ước cũng là các đại thần có uy tín, nhưng không được Minh Đế cho vào nhận di chiếu và giao quyền lực, cho đó là âm mưu của Dữu Lượng, nên căm ghét ông. Dữu Lượng lo lắng, bèn phái Ôn Kiệu đến Giang châu làm thứ sử để làm ngoại viên cho mình, lại cho tu bổ thành Thạch Đầu để phòng bị.
Cùng năm đó, Nam Đốn vương Tư Mã Tông muốn tiêu diệt Dữu Lượng. Dữu Lượng biết được, bèn nhân khi Ngự sử Trung Thừa Chung Nhã tố cáo Tư Mã Tông có ý làm phản, phái Triệu Dận bắt lại. Tư Mã Tông muốn phản kháng lại, nên bị giết chết. Dữu Lượng hạ lệnh biến thân thích của Tư Mã Tông từ họ Tư Mã đổi sang họ Mã, phế ba con của Tông là Xước, Xiêu, Diễn làm dân. Anh Tông là Tây Dương vương cũng bị biếm là Dặc Dương huyện vương và mất chức trong triều, tướng Ngu Dận bị giáng làm thái thủ Quế Dương. Sau việc này, nhiều người cho rằng Dữu Lượng có ý tiêu diệt thế lực của hoàng gia. Tấn Thành
Đế vốn không biết Tư Mã Tông đã chết, lâu ngày không thấy mới hỏi rằng sao không thấy ông đầu bạc. Dữu Lượng trả lời rằng Tông có tội đã giết đi. Thành Đế khóc bảo: "Cữu phụ nói người ta là nghịch tặc rồi giết đi. Nếu như ngày sau có người nói cữu phụ là nghịch tặc thì có phải cũng vậy không". Dữu Lượng sợ hãi đến biến sắc.
Lầm lỡ gây họa.
Người quận Lang Nha là Biện Hàm vốn cùng cánh với Tư Mã Tông cũng bị giết chết. Anh Hàm là Biện Xiển trốn đến nương nhờ Tô Tuấn ở quận Lịch Dương, Dữu Lượng nhiều lần yêu cầu Tô Tuấn nộp Xiển cho mình nhưng Tuấn không nghe. Càng về sau, Tuấn càng hống hách, không nghe lệnh thiên triều, lại lạm dụng uy hình. Dữu Lượng có ý lo ngại nên định trừ đi, bèn nhân danh Thành Đế, phong cho Tô Tuấn làm Đại tư nông, Tán kị thường thị. Vương Đạo nhận thấy Tô Tuấn là người âm hiểm, tất sẽ không chịu nghe chiếu, nhưng Dữu Lượng không nghe. Khi chiếu ban xuống, Tô Tuấn cũng chẳng chịu về triều, Ôn Kiệu thấy vậy, nghi Tô Tuấn sẽ phản, bèn dự định cùng quân từ Tam Ngô đến bảo vệ kinh đô, nhưng Dữu Lượng cũng không chịu.
Tuy không đồng tình với Ôn Kiệu nhưng Dữu Lượng vẫn cử quân đề phòng, phong cho Bắc Trung lang tướng Quách Mặc làm Hậu tướng quân, Đồn kị giáo úy, Dữu Băng (em Dữu Lượng) làm Ngô quốc nội sử để phòng bị Tô Tuấn, làm cho Tô Tuấn vào đường cùng, quyết định lấy danh nghĩa thảo phạt Dữu Lượng, xuất binh vào cùng năm đó. Tô Tuấn còn liên kết với Tổ Ước, đưa quân lần lượt tiêu diệt các cánh quân của Đào Phức, Tư Mã Lưu... ra sức cướp bóc, giết chóc và khống chế triều đình.
Thượng thư tả thừa Khổng Thản và Tư đồ Tư Mã Đào đề nghị Vương Đạo và Dữu Lượng nên nhân lúc Tô Tuấn chưa đến Kiến Khang hãy phong tỏa Phụ Lăng trước để nắm thế chủ động, Vương Đạo đã đồng ý nhưng Dữu Lượng không nghe. Sau đó, vào tháng 12, Tô Tuấn liên tiếp giành thắng lợi, đoạt được Cô Thục, lấy được nhiều của cải rồi hướng về Kiến Khang, lúc đó Dữu Lượng mới hối hận.
Sau khi Cô Thục thất thủ, Dữu Lượng cho giới nghiêm Kinh sư, lại lấy chiếu của Thành Đế tự phong làm Giả tiết, Đô đốc chinh thảo chư quân sự, phong Tả vệ tướng quân Triệu Dận làm thái thú Lịch Dương, Tả tướng quân Tư Mã Lưu ra chống đỡ nhưng cũng thất bại.
Năm 328, Tô Tuấn thừa thắng, tiến vào Kiến Khang. Dữu Lượng muốn đưa quân ra Tuyên Thành quyết chiến với Tô Tuấn, nhưng khi đang dàn quân thì quân của ông bỏ áo mũ bỏ trốn tất cả. Dữu Lượng cùng đường, đành phải dùng một con thuyền cho còn lại bỏ trốn. Sau đó, Tô Tuấn vào thành, khống chế triều chính. Khi quân Tô Tuấn đuổi đến, quân của Dữu Lượng dùng tên mà bắn lại nhưng lại bắn trúng người lái thuyền, làm thuyền sắp lật, mọi người sợ hãi, duy Dữu Lượng vẫn ngồi yên, nói: "Thủ hạ thế này sao có thể đánh giặc được!", lúc đó sĩ tốt mới bình tĩnh trở lại.
Dữu Lượng cùng ba người em là Dữu Băng, Dữu Điều, Dữu Dực cùng chạy đến Tầm Dương, nương nhờ Ôn Kiệu. Ông mang theo chiếu của Dữu Thái hậu, phong quan chức cho Ôn Kiệu, Si Giám. Ôn Kiệu tỏ ra kính trọng Dữu Lượng, bèn cấp quân cho ông, muốn lấy ông làm Đô thống nhưng Lượng không nhận, và tiến cử Đào Khản làm minh chủ quân cần vương, chống lại Tô Tuấn. Lúc Đào Khản đem quân tới Tầm Dương hội với Ôn Kiệu, Dữu Lượng đích thân ra gặp, tự tạ tội gây ra loạn của mình. Đào Khản không trách ông.
Dữu Lượng dẫn quân tiến đánh Thạch Đầu, bị Đốc hộ của Tô Tuấn là Vương Chượng Thảo đánh bại. Ông tự thân đến gặp Đào Khản tạ tội, Khản nói: "Cổ nhân ba lần bại, quân hầu mới có hai. Bây giờ sự tình cấp bách, không cần nghe nhiều", rồi dẫn 2000 quân phòng thủ ở lũy Bạch Thạch. Tô Tuấn nghe Dữu Lượng ở Bạch Thạch, bèn đem 10000 quân bao vây bốn mặt. Dữu Lượng đích thân ra thủ dụ, khích lệ tướng sĩ, cuối cùng giết được hơn 100 quân của Tô Tuấn, giải vây được cho Bạch Thạch. Cuối cùng đến năm 329, loạn Tô Tuấn bị dẹp tan.
Tạ tội rời kinh; sĩ tộc tương tranh.
Sau khi dẹp được Tô Tuấn, Dữu Lượng được mời trở về triều đình. Tấn Thành Đế đón tiếp long trọng, sai mang ghế mời ông ngồi và định truy thưởng công cho ông. Dữu Lượng ái ngại vì sự lầm lỡ của mình làm triều đình suýt nguy vong, do đó từ chối và xin từ quan về ẩn cư nhưng Thành Đế không đồng ý. Dữu Lượng vẫn chưa bỏ ý định, mới tìm đường lên thuyền bỏ ra vùng biển Đông Hải, nhưng bị triều đình chặn lại được và đưa về Kiến Khang. Tuy được Thành Đế xá tội nhưng ông vẫn áy nái không yên, bèn xin rời kinh đến trấn ngoài, mới được chấp thuận. Ông được phong làm Trì tiết, Đô đốc Dự châu và Dương châu, Tuyên Thành nội sử và thứ sử Dự châu, đóng ở vùng Vu Hồ. Từ thời điểm đó, Vương Đạo trở lại điều hành chính quyền.
Trong thời gian Dữu Lượng ở Vu Hồ, Hậu tướng quân Quách Mặc ở Bồn Khẩu làm loạn, giết chết Bình Nam tướng quân Lưu Dận. Dữu Lượng bèn dâng biểu xin ra trận đánh dẹp, được thăng làm Chinh thảo đô đốc, cùng các tướng Lộ Vĩnh, Mao Bảo, Triệu Dận, Khuông Thuật và Lưu Sĩ đem theo 20000 quân, hợp sức cùng Thái úy Đào Khản đánh Quách Mặc. Sang năm 330, Quách Mặc bị tiêu diệt, Dữu Lượng không nhận phong thưởng của triều đình và trở lại Vu Hồ. Sau đó triều đình còn phong ông làm Trấn Tây tướng quân nhưng công cũng từ chối. Trước kia do có công dẹp Vương Đôn, triều đình đã phong cho Dữu Lượng làm Vĩnh Xương huyện công, trong mấy năm ông đã từ chối rất nhiều lần, mãi sang 331 mới nhận.
Năm 334, Đào Khản qua đời, Dữu Lượng được thăng làm Đô đốc các châu Giang, Kinh, Dự, Ích, Lương, thứ sử ba châu Giang, Kinh, Dự, Chinh Tây tướng quân, Nghi đồng tam ti và chuyển sang đóng ở Vũ Xương.
Tuy đã rời khỏi chính trường, nhưng với thân phận ngoại thích, Dữu Lượng vẫn nắm trong tay nhiều quyền lực. Trong thời gian đó, Vương Đạo nắm quyền, thi hành chính sách khoan dung quá mức, dung túng nhiều tướng lĩnh như Triệu Dận, Giả Ninh... làm nhiều người bất mãn. Dữu Lượng có ý định diệt trừ Vương Đạo để trở lại triều đình, nên vào năm 338 định liên kết cùng Thái úy Si Giám cùng khởi sự, nhưng Si Giám cự tuyết đi. Dữu Lượng một lần nữa lại sai người đến thuyết phục lần nữa cũng chẳng xong, đành phải từ bỏ ý định. Nhờ đó mà một cuộc đấu tranh giành quyền lực trong triều đình mới không xảy ra.
Phát động bắc phạt.
Năm 339, vua Hậu Triệu là Thạch Lặc qua đời, Dữu Lượng nhân tình hình Hậu Triệu rối loạn, dự định bắc phạt thu phục Trung Nguyên, bèn dâng biểu xin bỏ chức Dự châu thứ sử để đổi sang làm Chinh Lỗ tướng quân thay cho Mao Bảo (Bảo bị đổi làm Giám Dương châu Giang Tây chư quân sự, Dự châu thứ sử). Dữu Lượng còn sai Thái thú Tây Dương Phàn Tuấn đẫn theo 10000 tinh binh đóng tại Chu Thành. Sau đó, ông phái quân tiến công lên phía bắc, tiến vào nước Thành Hán ở miền tây, bắc được thứ sử Kinh châu của Thành Hán là Lý Hoành cùng thái thú Ba quận Hoàng Thực, giải về kinh đô. Đồng thời ông lại phong Đào Xưng làm Nam Trung lang tướng, tướng Giang Hạ, đem 5000 quân tiến ở vùng Miện Trung.
Cùng năm đó, Dữu Lượng dâng thư xin bắc phạt lên triều đình, thỉnh cầu được dẫn 100000 quân tiến công Thạch Thành để làm thanh viên. Lúc bấy giờ, triều đình do Vương Đạo nắm quyền, Thái úy Si Giám đem lý do quân lương và vật tư không đủ, Thái thường Thái Mô bào Hậu Triệu vẫn còn binh giỏi tướng mạnh, vua mới là Thạch Hổ lại là người giỏi không thể xem thường. Kế hoạch bắc phạt gặp trở ngại.
Cùng lúc đó, Thạch Hổ nghe tin Dữu Lượng muốn bắc phạt, bèn sai Quỳ An làm Đại đô đốc, cùng Thạch Giám, Thạch Hoành, Lý Nông, Trương Hạc và Lý Thố năm tướng dẫn 5 vạn quân tấn công Kinh châu và phía bắc Dương châu, trong khi bộ phận khác đánh vào Chu Thành. Mao Bảo ở Chu Thành chống trả không nổi, bèn phái người đến cầu cứu Dữu Lượng. Ông cho rằng Chu Thành thành cao kiên cố nên chưa vội điều quân. Không ngờ, Trương Hạc đã nhanh chóng phá được Chu Thành, Mao Bảo và Phàn Tuấn bỏ trốn rồi chết ở Trường Giang. Các thành ở gần bờ nam Trường Giang và Giang Hạ đều bị quân Triệu tiêu diệt, thành Thạch Đầu thì bị quân Triệu vây ngặt, nhưng may có tướng Lý Dương chống trả anh dũng nên giữ được. Đang lúc đó, Dữu Lượng thượng biểu xin ra thành Thạch Thành, nhưng nghe tin Chu Thành đã mất, đành phải thôi.
Phẫn chí qua đời.
Sau thất bại ở Chu Thành, Dữu Lượng dâng biểu tạ tội, tự giáng chức xuống ba bậc, còn Hành Tây tướng quân. Sau triều đình có chiếu khôi phục ngôi vị Tư không cho ông, nhưng ông cố từ chối.
Từ sau trận thua Chu Thành, Dữu Lượng cũng buồn rầu mà sinh bệnh. Năm 339, Vương Đạo mất, Thành Đế hạ chiếu phong Dữu Lượng làm Tư đồ, Thứ sử Dương châu, Lục thượng thư sự nhưng ông vẫn từ chối.
Năm 340, Dữu Lượng qua đời, thọ 52 tuổi, được triều đình truy tặng làm Thái úy, thụy là Văn Khang. Triều đình sai người đến trao ấn Vĩnh Xương công vào ngày tang của ông, nhưng em Lượng là Dữu Băng thay mặt ông từ chối tiếp nhận. | 1 | null |
Lawrence Robert Klein (14 tháng 9 năm 1920 – 20 tháng 10 năm 2013) là một nhà kinh tế học Hoa Kỳ. Ông đã tạo nên các mô hình máy tính để dự báo xu hướng kinh tế trong lĩnh vực kinh tế lượng tại trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, ông đã được trao giải Nobel về Khoa học Kinh tế vào năm 1980. Đặc biệt "cho việc tạo ra các mô hình kinh tế và ứng dụng của chúng vào phân tích các biến động kinh tế và chính sách kinh tế." Nhờ những nỗ lực của ông, mô hình này đã trở thành phổ biến trong giới kinh tế học.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Klein sinh ra tại Omaha, Nebraska, là con trai của Blanche (nhũ danh Monheit) and Leo Byron Klein. Ông đã tốt nghiệp trường Los Angeles City College, ông học tính toán tại đây; sau đó tại trường Đại học California, Berkeley ông bắt đầu nghiên cứu mô hình máy tính và được cấp bằng cử nhân về kinh tế năm 1942; ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1944. | 1 | null |
Đài thiên văn Lowell là một đài thiên văn thiên văn học ở Flagstaff, Arizona, Hoa Kỳ. Đài thiên văn Lowell được thành lập năm 1894, là một trong số đài thiên văn lâu đời ở Hoa Kỳ, và được xét là một di tích Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1965. Năm 2011, đài thiên văn được có tên trong "100 nơi quan trọng nhất trên thế giới" theo tạp chí TIME. | 1 | null |
Oxford Advanced Learner's Dictionary là cuốn từ điển đầu tiên dành cho người học tiếng Anh cao cấp, xuất bản lần đầu năm 1948. Đây là cuốn từ điển tiếng Anh đồ sộ nhất của Nhà xuất bản Đại học Oxford dành cho độc giả không phải người bản xứ.
Những lần xuất bản.
Từ điển này được xuất bản lần đầu năm 1948 và ấn bản hiện hành là lần in thứ 10. Ngày nay từ điển này có cả phiên bản giấy và không có CD đã được thay bằng mã CODE để truy cập vào App OALD .(ISBN 0-19-479900-X). Từ điển MÃ CODE ĐỂ HỌC VÀ TRUY CẬP APP CHO TRA TỪ | 1 | null |
Lễ hội Thần đạo Kanamara Matsuri (かなまら祭り) được tổ chức mỗi mùa xuân tại ngôi đền "Kanayama" (金山神社, かなやまじんじゃ) ở Kawasaki, Nhật Bản. Ngày diễn ra lễ hội là chủ nhật đầu tiên của tháng Tư. Dương vật, chủ đề chính của sự kiện này, được khắc họa qua những hình nộm, kẹo, rau củ được đẽo gọt và một cuộc diễu hành mikoshi. | 1 | null |
Phan Trọng Luận (1927-19 tháng 10 năm 2013) là một Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Việt Nam, nguyên tổng chủ biên bộ sách giáo khoa văn học ở bậc trung học phổ thông, nguyên cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Giáo sư Phan Trọng Luận là một nhà sư phạm, một học giả, một người thầy của nhiều thế hệ sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngôi trường thời tuổi trẻ ông theo học với tư cách là sinh viên khóa 1. Phan Trọng Luận sinh năm 1927 tại xã Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Châu, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh), trong một gia đình dòng dõi khoa bảng yêu nước. Cụ nội của ông là tiến sĩ, Tổng đốc Hải Dương Phan Tam Tỉnh, nổi tiếng thanh liêm. Ông nội của ông là tiến sĩ Phan Trọng Mưu, sĩ phu trong phong trào Cần Vương. Cha của ông là Phan Trọng Quảng, một lão thành cách mạng, người cùng thế hệ với Trần Phú từng được cử sang dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc phụ trách.
Trong hơn nửa thế kỷ từ ngày đầu khởi nghiệp giảng dạy và nghiên cứu tới nay, bằng tâm huyết và những cống hiến khoa học của mình, giáo sư Phan Trọng Luận đã có công đưa khoa học dạy văn và học văn trong nhà trường Việt Nam lên một tầm cao mới, vững chãi, toàn diện và hiện đại hơn, góp phần to lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Nhiều công trình về lý luận văn học, phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông đã được ông trước tác, cho thấy tầm vóc của ông trong lĩnh vực lý luận giảng dạy văn học trong nhà trường là không thể thay thế.
Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trong bối cảnh mà phương pháp dạy học văn đa phần chỉ chú ý đến bài văn, chỉ thấy công việc của giáo viên, thì Phan Trọng Luận đã đưa ra chuyên luận "Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học" (1969), đặt ra vấn đề dạy văn phải chú ý đến vai trò người học, chú ý bồi dưỡng và phát triển tư duy hình tượng, tư duy sáng tạo cho học sinh.
Những năm 70 của thế kỷ XX, Phan Trọng Luận xuất bản "Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường" (1977), một bộ giáo trình giảng văn tương đối dày dặn, với nhiều vấn đề cơ bản, mới mẻ của khoa học dạy văn lần đầu tiên được đề cập. Liền mạch với mục đích phát huy những yếu tố nội sinh từ người học nhằm tiếp nhận văn học theo hướng tích cực, trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX Phan Trọng Luận tiếp tục ra mắt chuyên luận "Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học" (1983). Như người đọc nhận thấy, qua chuyên luận, tác giả đã không chỉ dem đến những thông tin mới về lý thuyết tiếp nhận văn học, góp phần hiện đại hóa lý thuyết dạy học văn, mà còn hàm chứa phương pháp tư duy đúng đắn nhằm tiếp cận chân lý khoa học nói chung.
Cuối những năm 80 của thế kỷ XX giáo sư Phan Trọng Luận chủ biên bộ giáo trình "Phương pháp dạy học văn" (1988), một hệ thống lý thuyết vừa chuyên sâu về khoa học dạy văn vừa có tính ứng dụng nghề nghiệp cao. Ngay sau khi xuất bản giáo trình đã thu hút đặc biệt giáo viên và học sinh, được tái bản tới hơn 10 lần và liên tục được tác giả bổ sung, hiệu chỉnh để trở thành giáo trình tiêu chuẩn dùng chung cho các trường đại học và cao đẳng sư phạm cả nước.
Khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, trước tình hình giáo dục nói chung và văn học nhà trường nói riêng đang đứng trước những thách thức mới vừa có ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, Phan Trọng Luận đã ra mắt chuyên luận "Văn học, giáo dục thế kỉ XXI" (2002). Trong chuyên luận này, giáo sư đề cập đến nhiều vấn đề có tính định hướng, chiến lược về giáo dục và giáo dục văn học trong nhà trường, với mục tiêu cuối cùng là giải phóng tiềm năng sáng tạo của xã hội và học sinh sinh viên.
Những năm tiếp theo, văn học nhà trường trở thành vấn đề thời sự nhức nhối của toàn xã hội, thu hút mọi tầng lớp quan tâm mổ xẻ, cũng là lúc có nhiều ý kiến phiến diện, cực đoan do không am hiểu đặc thù cũng như thực tiễn văn học nhà trường. Chuyên luận "Văn học nhà trường - Nhận diện-Tiếp cận-Đổi mới" (2007) của giáo sư Phạn Trọng Luận đã kịp thời ra mắt, đặt ra vấn đề cần phải nhận diện đúng bản chất, đặc thù của văn học nhà trường, cần phải có phương pháp tiếp cận hệ thống đối với một vấn đề phức tạp và nhạy cảm là dạy học văn trong nhà trường.
Ở độ tuổi 70, tuổi nghỉ ngơi theo chế độ, giáo sư Phan Trọng Luận lại được giao phó công việc nặng nề, làm tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông. Ông đã chạy đua với thời gian để hoàn thành bộ sách giáo khoa mới.
Năm 2012, sau 35 năm từ khi ra mắt chuyên luận "Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường", giáo sư Phan Trọng Luận ấp ủ ý định viết tiếp một chuyên luận khác nhằm bổ sung cho những hạn chế trong sách. Trong lời nói đầu chuyên luận, ông bộc bạch lý do, rằng "trong thời đại công nghệ thông tin như vũ báo ngày nay, cuốn sách của tôi ngày càng bộc lộ những bất cập. Hạn chế rõ nhất là quan niệm về văn bản như một hệ thống khép kín. Mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc nói chung còn bị coi nhẹ. Phương pháp giảng dạy còn quá coi trọng văn bản và giáo viên". Trong một năm, vừa chống đỡ bệnh tật vừa cố gắng hoàn thành công trình, giáo sư Phan Trọng Luận đã trút hơi thở cuối cùng khi cuốn chuyên luận dày 200 trang này của ông vừa vặn hoàn thành ở dạng bản thảo.
Giải thưởng.
Giáo sư Phan Trọng Luận được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ đợt 1, năm 2000 cho cụm công trình "Lý luận dạy và học văn học"; và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho những cống hiến xuất sắc của ông đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam. | 1 | null |
Đảng cộng sản Indonesia (tiếng Indonesia: "Partai Komunis Indonesia", PKI) từng là đảng cộng sản không cầm quyền lớn nhất trên thế giới trước khi bị đàn áp năm 1965 và bị cấm hoạt động từ năm 1966.
Những người tiên phong.
Một tổ chức quan trọng đã sớm được thành lập bởi hai nhà xã hội chủ nghĩa người Hà Lan là Henk Sneevliet và Pak Yahya năm 1914 với tên gọi Hội Liên hiệp Dân chủ Xã hội Đông Ấn (tiếng Hà Lan: "Indische Sociaal-Democratische Vereeniging", ISDV). Về bản chất ISDV được thành lập bởi 85 thành viên của hai đảng xã hội Hà Lan, Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản Hà Lan, hoạt động tại Đông Ấn Hà Lan. Các thành viên người Hà Lan truyền bá lý tưởng Mác xít đến những trí thức người Indonesia đang tìm kiếm con đường chống lại ách thực dân.
Tháng 10 năm 1915, ISDV bắt đầu cho in ấn bản bằng tiếng Hà Lan: "Het Vrije Woord" (Lời tự do), người biên soạn là Adolf Baars. ISDV đã không đòi hỏi nền độc lập tại thời điểm nó ra đời. Khi ISDV có khoảng 100 thành viên, chỉ có 3 trong số đó là người Hà Lan. Tuy nhiên, nó nhanh chóng chuyển sang hướng cấp tiến và chống tư bản. | 1 | null |
RFID (viết tắt thuật ngữ tiếng Anh: "Radio Frequency Identification", tiếng Việt: Nhận dạng qua tần số vô tuyến) là một công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng. Một hệ thống RFID bao gồm một bộ phát đáp nhỏ, một bộ thu và một bộ phát sóng vô tuyến. Khi được kích hoạt bởi một xung điện từ để truy vấn dữ liệu từ một đầu đọc RFID ở gần đó, thẻ RFID sẽ phản hồi dữ liệu số, thường là một giá trị định dạng của riêng thẻ đó, cho đầu đọc RFID. Giá trị trả về từ thẻ RFID này có thể được dùng để theo dõi vật thể, như hàng hóa, thiết bị... Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu của thiết bị từ xa, RFID vì thế là một phương pháp của Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu (Automatic Identification and Data Capture, viết tắt: AIDC).
Có hai loại thẻ RFID:
Không giống mã vạch, thẻ RFID không cần phải nằm trong phạm vi đọc được của đầu đọc thẻ RFID, vì vậy nó có thể được gắn hoặc nhúng trên các đối tượng cần theo dõi.
Thẻ RFID được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Ví dụ, trong quá trình sản xuất ô tô, một thẻ RFID gắn trên một ô tô đang được lắp ráp có thể được dùng để theo dõi toàn bộ quá trình trên dây chuyền sản xuất, các thẻ RFID gắn trên dược phẩm sẽ hỗ trợ việc theo dõi chúng trong kho hàng, và cấy chip RFID trên gia súc và vật nuôi hỗ trợ việc định danh động vật. Các thẻ RFID còn có thể được sử dụng trong quá trình thanh toán ở cửa hàng và ngăn chặn hành vi trộm cắp hàng hóa trong cửa tiệm.
Do thẻ RFID có thể được gắn trên các thiết bị vật lý nói chung như tài sản, quần áo, tiền giấy, hoặc cấy trên cơ thể người hoặc động vật, khả năng bị đọc trộm thông tin liên quan đến chủ sở hữu vật thể được gắn các thẻ RFID đó đã làm dấy lên các mối lo ngại về quyền riêng tư. Các mối lo ngại này dẫn đến việc phát triển các tiêu chuẩn kĩ thuật cho công nghệ RFID liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật. ISO/IEC 18000 và ISO/IEC 29167 sử dụng các phương pháp mã hóa trên chip để chống truy vết, đồng thời xác thực thẻ và đầu đọc, và over-the-air privacy (tạm dịch: quyền riêng tư trong không gian). ISO/IEC 20248 quy định một chữ kí điện tử với cấu trúc dữ liệu cho việc cung cấp dữ liệu, xác thực nguồn và phương pháp đọc của RFID và mã vạch. Công việc quy định này được thực hiện bởi ISO/IEC JTC 1/SC 31 (ISO/IEC JTC 1/SC 31 Automatic identification and data capture techniques), một phân ban của ISO, và Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) Joint Technical Committee (JTC).
Năm 2014, thị trường RFID trên toàn thế giới đạt $8.89 tỷ dollar Mỹ, cao hơn năm 2013 v$7.77 tỷ dollar Mỹ và năm 2012 với $6.96 tỷ dollar Mỹ. Các con số thống kê trên bao gồm thẻ, đầu đọc, và phần mềm/dịch vụ cho các thẻ, nhãn, móc khóa RFID, cùng nhiều yếu tố khác có liên quan. Thị trường này cũng được ước tính sẽ tăng từ $12.08 tỷ dollar vào năm 2020 đến $16.23 tỷ dollar vào năm 2029.
Thiết kế.
Một hệ thống RFID sử dụng thẻ hoặc nhãn (hỗ trợ RFID) để gắn vào thiết bị cần nhận dạng. Bộ thu-phát sóng vô tuyến 2 chiều được gọi là "interrogators" (tạm dịch: thiết bị truy vấn) hoặc "readers" (đầu đọc), làm nhiệm vụ gởi tín hiệu đến thẻ RFID và đọc dữ liệu trả về từ nó.
Thẻ RFID.
Một thẻ RFID bao gồm 3 thành phần: một chip để lưu và xử lí thông tin, điều chế và giải điều chế tín hiệu tần số sóng vô tuyến; một antenna để nhận và gởi tín hiệu; và một substrate (tạm dịch: chất nền). Thông tin của thẻ RFID được lưu trong bộ nhớ EEPROM.
Thẻ RFID có thể là passive, active hoặc thẻ passive có pin. Thẻ active sẽ gởi dữ liệu và có một pin để cấp nguồn cho nó. Với thẻ passive, antenna của nó sẽ thu năng lượng từ sóng vô tuyến để cấp cho IC, do đó thẻ passive sẽ rẻ hơn vì nó không cần pin để cấp năng lượng.
Các thẻ RFID có thể là loại thẻ chỉ đọc, với số serial từ nhà sản xuất phục vụ cho việc quản lí dữ liệu, hoặc là loại thẻ hỗ trợ đọc/ghi, với các dữ liệu đặc biệt để ghi vào thẻ bởi người dùng hệ thống. Các thẻ lập trình được có thể được ghi một lần và đọc nhiều lần, thẻ trống có thể được ghi với một mã code điện tử của sản phẩm bởi người dùng.
Các thẻ RFID nhận yêu cầu truy vấn và phản hồi với thông tin định danh (ID) của nó và nhiều thông tin khác. Đây có thể là số series duy nhất của thẻ, hoặc các thông tin liên quan đến sản phẩm, như số kho hàng hoặc lô hàng, ngày sản xuất hoặc các thông tin đặc thù khác. Do mỗi thẻ RFID có số series riêng, hệ thống RFID có thể được thiết kế để đọc được nhiều thẻ cùng lúc, miễn là chúng nằm trong tầm hoạt động của đầu đọc RFID.
Đầu đọc.
Hệ thống RFID có thể được phân chia theo loại thẻ và đầu đọc. Có 3 loại:
Đầu đọc cố định được thiết lập để tạo ra một không gian cho việc truy vấn thẻ RFID, nơi các thẻ RFID đưa vào đều có thể thực hiện quá trình truy vấn. Các đầu đọc có thể được cầm tay hoặc bố trí trên các xe đẩy hàng hoặc phương tiện giao thông. | 1 | null |
Markis Kido (ngày 11 tháng 8 năm 1984 – ngày 14 tháng 6 năm 2021) là một tay vợt cầu lông nam người Indonesia, là một trong những tay vợt đôi nam hàng đầu thế giới. Anh đã giành huy chương vàng nội dung đôi nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008 cùng với Hendra Setiawan.
Sự nghiệp.
Năm 2005, cùng với Hendra Setiawan, anh chiến thắng tại nội dung đôi nam ở Giải vô địch cầu lông châu Á và Indonesia Mở rộng. Cũng trong năm 2006, họ chiến thắng tại các giải Truyền hình Jakarta, giải Cầu lông Hồng Kông Mở rộng và giải Cầu lông Trung Quốc mở rộng sau khi đánh bại đương kim vô địch Giải vô địch cầu lông Thế giới 2006, Cai Yun và Fu Haifeng của Trung Quốc trong trận chung kết.
Năm 2007 là một năm thành công với Kido và Setiawan. Họ giành chức vô địch thế giới sau khi đánh bại Jung Jae-sung và Lee Yong-dae của Hàn Quốc, 21–19 và 21–19, trong trận chung kết Giải vô địch thế giới ở Kuala Lumpur, Malaysia. Họ cũng giành chức vô địch Trung Quốc mở rộng sau khi đánh bại Guo Zhendong và Xie Zhongbo của Trung Quốc và World Cup Invitation sau khi đánh bại Mohd. Fairuzizuan Mohd. Tazari và Lin Woon Fui của Malaysia ở Ích Dương, Hồ Nam. Trong tháng 7 họ về nhì tại giải Masters Trung Quốc, lần này họ đã thất bại trước Cai Yun và Fu Haifeng, 15–21, 16–21. Họ thắng giải Grand Prix Gold Đài Loan vào tháng 9 trước cặp đôi kỳ cựu Lars Paaske và Jonas Rasmussen của Đan Mạch. Vào tháng 12 họ thắng giải Hồng Kông Mở rộng sau khi vượt qua hai trong số những tay vợt xuất sắc nhất lúc đó của Indonesia là Candra Wijaya và Tony Gunawan 21–12, 18–21, 21–13 trong trận chung kết. Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á ở Thái Lan, họ giúp Indonesia giành huy chương vàng Đồng đội nam, và giành huy chương vàng Đôi nam cho cá nhân sau khi đánh bại Hendri Kurniawan Saputra và Hendra Wijaya, hai tay vợt gốc Indonesia thi đấu cho Singapore.
Tháng 1 năm 2008 họ thắng giải Malaysia Mở rộng. Tháng 8 năm 2008 họ được giành giải thưởng danh giá nhất của mình, tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Họ giành huy chương vàng Đôi nam sau khi đánh bại Cai Yun và Fu Haifeng của Trung Quốc 12–21, 21–11, 21–16, nhờ đó phục thù thất bại tại giải Masters Trung Quốc 2007. Tháng 9 năm 2008 Setiawan cùng với Kido thắng giải Super Series Masters Trung Quốc sau khi đánh bại cặp đôi của Trung Quốc Sun Junjie và Xu Chen tại trận chung kết. Vào tháng 10 họ thắng giải Đan Mạch Mở rộng sau khi đánh bại một cặp đôi khác của Trung Quốc, Fu Haifeng và Shen Ye trong trận chung kết. Vào tháng 11 tại Paris, họ có thêm chức vô địch Pháp mở rộng sau khi tiếp tục đánh bại một cặp đôi Trung Quốc khác, Cai Yun và Xu Chen.
Tháng 1 năm 2009 họ thắng giải Malaysia Mở rộng. Tháng 9 năm 2009 họ thắng giải Nhật Bản mở rộng sau khi đánh bại một cặp đôi Indonesia khác, Rian Sukmawan và Yonathan Suryatama 21–19 và 24–22 trong trận chung kết. Tháng 10 năm 2009 họ thắng giải Pháp Mở rộng.
Ngày 17 tháng 12 năm 2009, họ đánh bại cặp đôi Malaysia Koo Kien Keat / Tan Boon Heong để giành Huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009.
Họ tiếp tục chứng tỏ sự thống trị khi giành Huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 2010 ở Quảng Châu, Trung Quốc sau khi đánh bại Koo Kien Keat và Tan Boon Heong.
Cuộc sống cá nhân.
Anh bắt đầu chơi cầu lông tại câu lạc bộ cầu lông Jaya Raya Jakarta. Bố mẹ anh là Djumharbey Anwar (bố) and Yul Asteria Zakaria (mẹ). Lúc rảnh rỗi anh thường chơi bóng đá.
Em trai anh, Bona Septano, và em gái, Pia Zebadiah Bernadet, đều là thành viên của đội tuyển cầu lông quốc gia Indonesia.
Thành tích.
Đôi nam nữ cùng với Pia Zebadiah Bernadet
Đôi nam cùng với Alvent Yulianto Chandra
Đôi nam cùng với Hendra Setiawan | 1 | null |
Tỉnh (Bezirk) tại Bayern là tầng hành chánh tự quản lý cấp ba trên xã (cấp 1) và huyện (cấp hai).
Sự khác biệt với vùng hành chánh (Regierungsbezirk).
Các tỉnh là những bộ phận tự quản lý (), do nhiều huyện nhập lại. Các huyện của một tỉnh cũng thuộc một vùng hành chính (Regierungsbezirk) cùng tên, thuộc quyền hạn của chính phủ vùng hành chính (Bezirksregierung) là một cơ quan nhà nước trung cấp (staatlicher Mittelbehörde). Ở Bayern cơ quan quản lý tỉnh (Bezirksverwaltung) và vùng hành chính chính phủ là 2 bộ phận riêng biệt.
Bộ phận.
Các bộ phận của tỉnh là cơ quan đại biểu tỉnh (Bezirkstag), hội đồng tỉnh (Bezirksausschuss) và chủ tịch cơ quan đại biểu tỉnh (). | 1 | null |
Thượng Bayern (tiếng Đức: "Oberbayern") là một tỉnh (Bezirk) cũng như là một vùng hành chính (Regierungsbezirk) tại Bayern.
Sau Hamburg Oberbayern là vùng ở Đức có GDP bình quân đầu người cao nhất.
Oberbayern là tên gọi một đơn vị hành chính, mà biên giới thay đổi rất nhiều lần, mà không đếm xỉa tới biên giới bộ tộc hay ngôn ngữ. Không có thổ ngữ riêng biệt gọi là tiếng Oberbayerisch. Từ „Oberbayern" xuất hiện đầu tiên năm 1255 khi công quốc Bayern bị chia ra. Tên gọi này dựa vào vị trí tương đối với sông Donau, theo hướng sông chảy trước hết là Oberbayern theo đó là Niederbayern, Thượng Áo, và Hạ Áo.
Địa lý.
Oberbayern nằm về phía Đông Nam trong bang Bayern và có biên giới về phía nam và phía Đông với Áo, về phía Đông Bắc với Niederbayern và Oberpfalz, về phía Tây Bắc với Mittelfranken và về phía Tây với Schwaben. Trung tâm hành chánh của tỉnh và đồng thời cũng là cơ quan chính phủ của vùng hành chính là München.
Cấu trúc chính trị hiện thời của vùng hành chánh Oberbayern.
Vùng hành chánh Oberbayern bao gồm 3 thành phố độc lập và 20 huyện:
Lịch sử.
Vào năm 1255 Bayern được chia ra lần đầu tiên, Oberbayern dưới sự trị vì của Ludwig der Strenge trở thành một công quốc độc lập, nước này tuy nhiên không hoàn toàn giống như vùng hành chánh hiện nay. Sau khi tạm thời nhập lại vào năm 1340 công quốc Bayern 1392 lại được chia ra làm 3 phần: Oberbayern trở thành Bayern-München và Bayern-Ingolstadt, từ Niederbayern thành Bayern-Landshut. Ngoài ra ở Niederbayern từ năm 1349 đã có một công quốc thứ 4 Straubing-Holland. 1505 các công quốc này lại thống nhất trở lại. Vào thời thế tục hóa 1802/1803 vùng Hochstift Freising được nhập vào Oberbayern. | 1 | null |
Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: "English alphabet") hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.
Hình dạng chính xác của chữ cái trên ấn phẩm tùy thuộc vào bộ chữ in được thiết kế. Hình dạng của chữ cái khi viết tay hết sức đa dạng.
Tiếng Anh viết sử dụng nhiều "diagraph" như "ch, sh, th, wh, qu"...mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái. Người dùng tiếng Anh còn sử dụng dạng chữ ghép truyền thống là "æ" và "œ".
Tên chữ cái.
Ít khi người ta đọc tên của chữ cái trừ khi phải phát âm các từ dẫn xuất hoặc từ ghép (chẳng hạn "tee-shirt, deejay, emcee, okay"...), các dạng dẫn xuất (chẳng hạn "exed out, effing,"...) hoặc tên các đối tượng được đặt tên theo tên chữ cái (chẳng hạn "wye" trong "Y junction", nghĩa là khớp nối hình chữ Y). Danh sách dưới dây trích từ "Từ điển tiếng Anh Oxford". Tên của phụ âm thường có dạng "phụ âm + ee" hoặc "e + phụ âm" (chẳng hạn "bee" và "ef"). Ngoại lệ là "aitch, jay, kay, cue, ar, ess" (trong từ ghép đọc là "es-"), "wye" và "zed".
Một số nhóm chữ cái như "pee" và "bee" hoặc "em" và "en" thường dễ bị nhầm lẫn khi trong giao tiếp, đặc biệt là khi liên lạc qua điện thoại hay vô tuyến. Để giải quyết vấn đề này, người ta tạo ra các bảng chữ cái đánh vần - chẳng hạn Bảng chữ cái đánh vần ICAO - trong đó mỗi chữ cái được gán cho một cái tên dễ phân biệt lẫn nhau.
Nguồn gốc.
Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrusca) thông qua tiếng trung gian là tiếng Pháp.
Tần suất.
Chữ cái thường dùng nhất trong tiếng Anh là chữ E. Chữ cái ít dùng nhất là chữ Z.
Danh sách dưới đây cho thấy tần suất tương đối của các chữ cái trong một văn bản tiếng Anh nhìn chung do tác giả Robert Edward Lewand dẫn ra:
Lịch sử.
Tiếng Anh cổ.
Tiếng Anh được viết lần đầu bằng Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon - được dùng từ thế kỷ V. Bảng mẫu tự này do dân Anglo-Saxon mang theo đến nơi mà ngày nay là Anh Cách Lan. Hiện còn lưu giữ được rất ít ví dụ về cách viết tiếng Anh cổ này, chủ yếu số còn sót lại chỉ là những câu khắc hay những đoạn rời rạc.
Từ thế kỷ VII, Bảng chữ cái Latinh do các nhà truyền đạo Ki-tô mang đến đã bắt đầu thay thế Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon. Tuy nhiên, bảng chữ rune cũng đã ảnh hưởng lên bảng chữ cái tiếng Anh đang thành hình, thể hiện qua các chữ cái mà bảng rune mang đến là "thorn" (Þ þ) và "wynn" ( ). Về sau người ta đặt ra chữ "eth" (Đ ð) bằng cách thay đổi chữ "dee" (D f). Những người chép thuê Norman đã tạo ra chữ "yogh" ( ) từ chữ "g" đảo trong tiếng Anh cổ và tiếng Ireland. Họ dùng chữ yogh này song song với chữ "g" Carolingia.
Chữ ghép a-e "ash" (Æ æ) được chấp nhận như một mẫu tự riêng biệt, đặc theo chữ "æsc" trong bộ chữ rune Bắc Âu. Ở thời kỳ rất sơ khai, tiếng Anh cổ còn có chữ ghép o-e "ethel" (Œ œ) với tư cách một mẫu tự riêng biệt, có nguồn gốc từ chữ "œðel" trong bộ chữ rune. Các chữ ghép v-v hoặc u-u "W" (W w) cũng được sử dụng.
Năm 1011, Byrhtferð liệt kê 24 chữ cái:
Tiếng Anh hiện đại.
Trong tiếng Anh hiện đại, Ƿ, Þ, Đ, Æ và œ bị xem là những chữ cái đã lỗi thời. þ và ð cùng bị thay bằng "th", mặc dù þ tiếp tục tồn tại một thời gian nữa; dạng viết thường của þ cũng dần trở nên hòa lẫn vào cách viết chữ Y thường (y). þ và ð hiện vẫn còn hiện diện trong tiếng Iceland và tiếng Faroe. ƿ biến mất khỏi tiếng Anh khoảng từ thế kỷ XIV khi nó bị "uu" (tức "w" ngày nay) thay thế. ȝ biến mất từ khoảng thế kỷ XV và bị "gh" thay thế. Các mẫu tự "U" và "J" - khác biệt với "V" và "I" - được bổ sung vào thế kỷ XVI.
Dạng viết thường của chữ s dài () tồn tại đến giai đoạn đầu của tiếng Anh hiện đại. "æ" và "œ" tồn tại đến thế kỷ XIX và được trong văn viết chính thức để ghi một số từ có gốc từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Latinh, chẳng hạn từ "encyclopædia" ("bách khoa toàn thư") và từ "cœlom" ("thể khoang") mặc dù æ và œ không có trong tiếng Latinh cổ điển hoặc tiếng Hy Lạp cổ. Ngày nay hai chữ này được viết thành "ae" và "oe", mặc dù trong tiếng Anh Mỹ thì chữ "e" dài hầu như bị bỏ đi (chẳng hạn, tiếng Anh Mỹ viết "encyclopedia" thay cho "encyclopaedia", "fetus" thay cho "foetus"). | 1 | null |
Gérard Debreu (; 4 tháng 7 năm 1921 – 31 tháng 12 năm 2004) là một nhà kinh tế và toán học người Pháp, ông cũng là công dân Mỹ. Được biết đến là giáo sư kinh tế tại Đại học California, Berkeley, ông bắt đầu làm việc tại đây vào năm 1962, ông giành được giải Nobel Kinh tế năm 1983.
Tiểu sử.
Cha ông là một đối tác thương mại với ông ngoại trong lĩnh vực sản xuất len, một ngành công nghiệp truyền thống tại Calais. Debreu mồ côi khi còn nhỏ tuổi (cha ông tự tử, mẹ ông mất do nguyên nhân tự nhiên). Trước khi Thế chiến II bắt đầu, ông nhận được bằng tú tài và tới Ambert chuẩn bị cho kỳ thi grande école. Sau đó, ông chuyển từ Ambert tới Grenoble để hoàn thành quá trình chuẩn bị của mình, cả hai nơi này đều được gọi là "Vùng tự do" trong Thế chiến II. Năm 1941, ông được nhận vào École Normale Supérieure tại Paris, cùng với Marcel Boiteux. Ông chịu ảnh hưởng bởi Henri Cartan và nhà văn Bourbaki. Khi đang chuẩn bị cho các kỳ thi cuối cùng vào năm 1944, D-Day đến và ông đã gia nhập quân đội Pháp. Ông chuyển đến đào tạo ở Algérie và sau đó phục vụ trong lực lượng lao động Pháp ở Đức cho đến tháng 7 năm 1945. Debreu đã qua được kỳ thi Agrégation de Mathématiques vào cuối năm 1945 và đầu năm 1946. Vào thời gian này, ông quan tâm tới kinh tế, đặc biejet là lý thuyết cân bằng tổng thể của Léon Walras. Từ năm 1946 đến 1948, ông là tại Centre National de la Recherche Scientifique. Trong 2 năm rưỡi, ông thực hiện quá trình chuyển đổi từ toán học qua kinh tế học. Năm 1948, Debreu đã đến Hoa Kỳ bằng học bổng Rockefeller, điều đó cho phép ông đến thăm một số trường đại học Mỹ, cũng như Uppsala và Oslo giai đoạn 1949–50.
Debreu kết hôn với Françoise Bled năm 1946 và có hai con gái là Chantal và Florence, lần lượt ra đời năm 1946 và 1950.
Debreu mất tại Paris ở tuổi 83 vào đêm giao thừa của năm mới 2004, và được mai táng ở nghĩa trang Père Lachaise. | 1 | null |
Ngài John Richard Nicholas Stone (30 tháng 8 năm 1913 – 6 tháng 12 năm 1991) là một nhà kinh tế nổi tiếng người Anh, ông nhận giải Nobel Kinh tế năm 1984 do đã phát triển một mô hình tính toán có thể được sử dụng để theo dõi các hoạt động kinh tế quốc gia, và sau đó là ở quy mô quốc tế. Ông không phải là nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực này, nhưng ông là người đầu tiên làm việc với kế toán kép. Đôi khi ông được biết đến như là 'cha đẻ của kế toán thu nhập quốc dân', và là tác giả của các nghiên cứu thống kê nhu cầu tiêu dùng và mô hình quá yêu cầu, tăng trưởng kinh tế và mô hình đầu vào-đầu ra. Trong bài phát biểu nhận giải của mình, Stone đã đề cập tới François Quesnay cũng như "Tableau économique". Stone nói rằng đây là một trong những công trình đầu tiên trong kinh tế để kiểm tra các bộ phận khác nhau như mức độ toàn cầu và cách chúng kết nối với nhau. Stone từng tốt nghiệp tại trường Westminster, Đại học Cambridge (Caius và King's). | 1 | null |
Franco Modigliani (; 18 tháng 6 năm 1918 – 25 tháng 9 năm 2003) là một nhà kinh tế học người Italia, ông cũng đã nhập quốc tịch Mỹ. Ông là một giáo sư tại trường quản lý MIT Sloan và Khoa kinh tế MIT, ông được nhận giải Nobel Kinh tế năm 1985.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Sinh ra ở Roma, Modigliani rời Italy vào năm 1939 do ông là người gốc Do Thái và có quan điểm chống phát xít. Đầu tiên ông đến Paris với gia đình của Serena, người sau này trở thành bạn gái ông, ông kết hôn với Serena vào năm 1939, sau đó ông chuyển tới Hoa Kỳ. Từ 1942 đến 1944, ông giảng dạy tại Đại học Columbia và Bard College với tư cách là giảng viên về kinh tế và thống kê. Năm 1944, ông nhận được bằng tiến sĩ khoa học xã hội tại New School for Social Research dưới sự hướng dẫn của Jacob Marschak. Năm 1946, ông trở thành công dân Hoa Kỳ, năm 1948 ông trở thành giáo sư của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Khi còn là một giáo sư tại Trường Đại học Quản trị công nghiệp thuộc Đại học Carnegie Mellon vào những năm 1950 và đầu những năm 1960, Modigliani đã có hai đóng góp đột phá cho khoa học kinh tế:
Năm 1962, ông tham gia giảng dạy tại MIT, và được phong làm giáo sư viện, ông đã ở lại đây cho đến khi ông mất. Năm 1985 ông nhận giải thưởng thành tựu giáo sư James R. Killian của MIT.
Modigliani cũng là đồng tác giả sách giáo khoa mang tên "Nền tảng của chế định và thị trường tài chính " và "Thị trường vốn: chế định và công cụ" với Frank J. Fabozzi thuộc trường quản trị Yale.
Trong những năm 1990, ông hợp tác với Francis Vitagliano trên lĩnh cự thẻ tín dụng mới, và ông cũng đã giúp chống lại một đạo luật sáng chế có thể gây hại cho các nhà phát minh.
Một bộ sưu tập các bài báo của Modigliani được đặt tại Thư viện Rubenstein thuộc Đại học Duke.
Trong nhiều năm, ông sống ở Belmont, Massachusetts; ông qua đời ở Cambridge, Massachusetts. | 1 | null |
Siêu đô la (tiếng Anh: superdollar, superbill hay supernote) là từ dùng để chỉ những tờ tiền giả 100 đô la Mỹ rất tinh vi mà theo chính phủ Mỹ là do các tổ chức và chính phủ chưa rõ danh tính tạo ra. Cái tên này bắt nguồn từ thực tế những tờ tiền giả này có chất lượng còn vượt qua cả tiền thật. Năm 2011 các nguồn của chính phủ nói rằng "những tờ tiền giả (này) được lưu hành toàn cầu từ cuối những năm 80 cho đến ít nhất là tháng 7 năm 2000" trong một phiên tòa dẫn độ. Nhiều tổ chức khác nhau đã bị tình nghi làm ra những tờ tiền này và các ý kiến quốc tế cũng rất khác nhau về nguồn gốc của chúng. Chính phủ Mỹ tin rằng rất có khả năng phần lớn những tờ tiền giả đã được sản xuất ở Bắc Triều Tiên. Hơn 35 triệu USD bằng tờ 100 đô la đã được làm ra bởi những tên tội phạm người Anh bị bắt giữ năm 2002. Các nguồn khác nhắc đến cả những băng nhóm tội phạm ở Iran, Nga, Trung Quốc hay Syria.
Có nhiều tờ tiền 100$ được lưu hành ở châu Á, nơi tiền đô thường được xem là an toàn để đầu tư hơn là tiền nội địa, hơn là ở Mỹ. Nhiều vụ bắt giữ tiền siêu đô la có dính dáng đến những người gốc Triều Tiên, Nga và Trung Đông.
Các nguồn đã được xác nhận.
Năm 2005, những tên tội phạm người Anh, Anatasios Arnaouti và 4 kẻ khác, đã bị buộc tội âm mưu sản xuất tiền giả ở Anh. Chúng đã bị bắt năm 2002 trong một chiến dịch có sự tham gia của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ. Trong số tiền giả bị phát hiện có 3,5 triệu USD bằng tờ 100$ mà theo các chuyên gia của Ngân hàng Anh chúng được làm vô cùng tinh vi. Cảnh sát nói rằng "nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế của Anh và Mỹ là rất lớn". Thợ in thừa nhận đã tạo ra 350.000 tờ 100$, tức 35 triệu USD, trong hơn 18 tháng. Băng nhóm này đã sử dụng các thiết bị có công xuất in 1 triệu bảng mỗi ngày và khoe rằng chúng đã in 500.000 USD tiền giả mỗi ngày.
Những nguồn có thể.
Iran.
Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran sử dụng kỹ thuật in chìm để in nội tệ, tương tự như Hoa Kỳ và các nước khác. Một số người suy đoán rằng Iran đã dùng kỹ thuật này để in siêu đô la. | 1 | null |
Christian Benteke Liolo (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1990) là cầu thủ bóng đá người Bỉ thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ D.C. United tại Major League Soccer và Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ.
Benteke bắt đầu sự nghiệp tại Standard Liège rồi chuyển đến Genk trong mùa giải 2011-12. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2012, anh trở thành cầu thủ của Aston Villa. Anh thi đấu cho Villa trong ba mùa giải, ghi 42 bàn sau 89 trận tại Premier League và chuyển đến Liverpool với phí chuyển nhượng 32,5 triệu £, tân binh đắt giá thứ hai trong lịch sử Liverpool vào thời điểm đó. Tuy nhiên với chỉ 10 bàn thắng trong mùa giải đầu tiên tại Liverpool, anh đã rời câu lạc bộ này để đến Crystal Palace từ đầu mùa giải 2016–17.
Benteke thi đấu trận đầu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ vào tháng 5 năm 2010 và là thành viên đội tuyển Bỉ tham dự Euro 2016 và Euro 2020. Anh hiện đang giữ kỷ lục là cầu thủ ghi bàn nhanh nhất lịch sử vòng loại World Cup với bàn thắng ở giây 8,1 trong trận đấu với Gibraltar tại vòng loại World Cup 2018.
Tuổi thơ.
Benteke sinh ra tại Kinshasa ngày 3 tháng 12 năm 1990. Anh và gia đình đã rời khỏi đất nước trong thời kì chế độ độc tài Mobutu và đến tị nạn tại Liège, Bỉ.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Standard Liège and Genk.
Benteke thi đấu tại đội trẻ JS Pierreuse và sau đó là Standard Liège trước khi gia nhập Genk. Anh trở về Standard vào tháng 1 năm 2009. Ngày 7 tháng 8 năn 2009, anh đến KV Kortrijk theo bản hợp đồng cho mượn một năm. Mùa giải tiếp theo, anh được cho mượn tại KV Mechelen như một phần trong vụ chuyển nhượng tiền đạo Aloys Nong, người chuyển đến Standard Liège theo chiều ngược lại. Anh trở về thi đấu cho Genk năm 2011, ghi được 19 bàn sau 37 trận đấu chỉ trong một mùa giải.
Aston Villa.
Mùa giải 2012–13.
Ngày 31 tháng 8 năm 2012, Benteke gia nhập đội bóng tại Premier League là Aston Villa với phí chuyển nhượng khoảng 7 triệu £ cùng bản hợp đồng có thời hạn bốn năm. Ngày 15 tháng 9 năm 2012, Benteke ghi bàn thắng đầu tiên cho Aston Villa ngay trong trận ra mắt trong chiến thắng 2-0 trước Swansea City khi vào sân thay cho tiền đạo người Áo Andreas Weimann. Sau đó anh ghi bàn thắng duy nhất cho Villa trong trận hòa 1-1 với Norwich City. Benteke tiếp tục có màn ra mắt thành công tại League Cup với cú đúp trong chiến thắng 3-2 trước Swindon Town. Chuỗi trận ra mắt ấn tượng của anh tại môi trường bóng đá Anh được kéo dài bằng bàn thắng đem về chiến thắng 1-0 trước Reading tại sân nhà Villa Park ngày 27 tháng 11.
Ngày 15 tháng 12, Benteke lập cú đúp và còn có một pha kiến tạo trong chiến thắng bất ngờ 3-1 trước Liverpool ngay tại Anfield. Huấn luyện viên Aston Villa Paul Lambert khen tặng Benteke "bạn không biết phải nói gì nữa về chàng trai ấy, ngoài chuyện cậu ấy trẻ và tài năng như thế nào".
Sau khi không ghi bàn trong ba trận, Benteke ghi bàn trở lại ngay trong trận đấu đầu tiên của Villa năm 2013 với Swansea City. Bàn thắng thứ 10 của anh trong mùa giải là một cú sút xa đẹp mắt trong trận hòa 2-2 với West Bromwich Albion. Bàn thắng này của anh sau đó đã được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất tháng 1. Tại League Cup, bàn thắng của anh trong trận đấu với Bradford City không đủ để đưa Villa vào chung kết do để thua chung cuộc 3-4. Anh có bàn thắng thứ 15 trên mọi giải đấu với quả phạt đền thành công trong chiến thắng 2-1 trước West Ham United ngày 10 tháng 2 năm 2013. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên tại Premier League của Villa sau chuỗi 8 trận đấu chỉ toàn hòa và thua.
Benteke ghi bàn thứ 100 của Aston Villa tại Premier League đem về chiến thắng quan trọng 2–1 trước Reading. Một tuần sau đó, anh tiếp tục ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 3–2 trước Queens Park Rangers. Benteke được đề cử danh hiệu PFA Young Player of the Year và sau cùng đã về vị trí thứ hai sau Gareth Bale. Ngày 29 tháng 4, Benteke lập được một hat-trick cho Villa trong chiến thắng 6-1 trước Sunderland, giúp anh phá vỡ kỷ lục ghi bàn của Dwight Yorke tại Premier League (18) và có hơn 20 bàn thắng trên mọi mặt trận, trở thành cầu thủ Villa đầu tiên làm được điều này sau Juan Pablo Ángel ở mùa giải 2003-04.
Ngày 11 tháng 5, Benteke ghi bàn thắng cuối cùng của mùa giải trong trận thua 1-2 trước Chelsea và sau đó bị truất quyền thi đấu. Benteke kết thúc mùa giải với tổng cộng 19 bàn tại Premier League và 23 bàn thắng trên tất cả các mặt trận.
Mùa giải 2013–14.
Trước mùa giải 2013-14 đã có nhiều nguồn tin Benteke sẽ chuyển đến một câu lạc bộ khác nhưng vào ngày 19 tháng 7 năm 2013, Benteke đã rút lại yêu cầu xin được chuyển nhượng sau khi nói chuyện với huấn luyện viên Paul Lambert và đồng ý ký tiếp hợp đồng bốn năm với Villa.
Ngày 17 tháng 8 năm 2013, Benteke lập được cú đúp ngay trong trận đấu mở màn Premier League 2013-14, giúp Villa giành chiến thắng 3-1 đầy bất ngờ trước Arsenal. Bốn ngày sau, anh lại ghi bàn vào lưới một đội bóng lớn khác là Chelsea nhưng Villa để thua chung cuộc 2-1. Tại vòng 2 League Cup, anh ghi bàn giúp Villa đánh bại Rotherham United 3–0. Phong độ cao của Benteke đầu mùa giải được tiếp nối bằng bàn thắng trong trận thua Newcastle United, bàn thắng thứ 5 sau 4 trận đầu mùa của anh. Tuy nhiên, chấn thương gặp phải trong trận đấu với Norwich City sau đó đã khiến anh theo dự tính phải nghỉ thi đấu trong sáu tuần. Anh chính thức trở lại từ ngày 20 tháng 10 trong trận thua 2-0 trước Totteham Hotspur.
Phong độ sa sút do chấn thương khiến cho Benteke không thể ghi bàn trong 12 trận cho đến tận ngày 13 tháng 1 năm 2014 với bàn thắng trong trận thua Arsenal 1–2. Một tuần sau, anh ghi bàn trong trận hòa 2-2 với Liverpool và sau đó là chiến thắng 4-3 trước West Bromwich Albion. Trong suốt tháng 2, Benteke không ghi được bàn nào nhưng vào ngày 1 tháng 3, anh có cú đúp vào lưới Norwich City chỉ trong vòng ba phút, để chung cuộc Villa thắng 4-1.
Ngày 3 tháng 4 năm 2014, Benteke bị đứt gân gót Achilles trong khi tập luyện khiến anh phải nghỉ thi đấu hết phần còn lại của mùa giải và mất luôn cơ hội tham dự World Cup 2014.
Mùa giải 2014-15.
Sau sáu tháng chấn thương, Benteke chính thức trở lại vào ngày 4 tháng 10 năm 2014 trong trận thua Manchester City 2-0. Một tháng sau đó, anh đã bị trọng tài Neil Swarbrick rút thẻ đỏ trực tiếp do có hành vi đánh vào mặt cầu thủ Tottenham Hotspur Ryan Mason khiến Villa thua ngược 2–1 sau đó. Đầu tháng 12 năm 2014, anh mới có bàn thắng đầu tiên kể từ khi trở lại sau chấn thương, đem về chiến thắng 1-0 cho Villa trước Crystal Palace.
Anh có bàn thắng thứ hai trong mùa giải với bàn mở tỉ số trong trận hòa 1-1 với Manchester United tại Villa Park. Phải đến tháng 3 năm 2015, anh mới có bàn thắng kế tiếp, bàn thắng từ chấm phạt đền ở phút 94 mang về 3 điểm quý giá cho Villa trong trận derby miền Trung nước Anh với West Bromwich Albion. Ngày 7 tháng 4, anh lập hat-trick trong trận hòa 3-3 với Queens Park Rangers, để có được phong độ ấn tượng 7 bàn sau 5 trận đấu kể từ khi huấn luyện viên Tim Sherwood lên nắm quyền. Bốn ngày sau đó, Benteke ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Tottenham, giúp Villa leo lên vị trí 15 trên bảng xếp hạng với 32 điểm, nới rộng khoảng cách với nhóm phải xuống hạng lên 6 điểm.
Ngày 19 tháng 4, anh ghi bàn thắng gỡ hòa cho Villa để sau đó đội bóng của anh lội ngược dòng đánh bại Liverpool 2-1 để lần đầu tiên sau 15 năm có mặt tại trận chung kết cúp FA (nhưng sau đó để thua Arsenal 4-0). Ngày 2 tháng 5, anh lập cú đúp đem về chiến thắng 3-2 trước Everton, bàn thắng thứ 11 trong 9 trận kể từ khi Tim Sherwood trở thành tân huấn luyện viên của Villa. Thành tích ghi bàn ấn tượng giúp anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trong tháng của Giải bóng đá ngoại hạng Anh trong tháng 4 năm 2015.
Benteke thi đấu trọn vẹn 90 phút trận Chung kết Cúp FA 2015, nơi Villa đã bị Arsenal đánh bại với tỉ số 4-0. Đây cũng là trận đấu thứ 101, trận đấu cuối cùng của anh cho Aston Villa sau ba mùa giải với thành tích 49 bàn thắng, trong đó có 42 bàn tại Premier League.
Liverpool.
Ngày 22 tháng 7 năm 2015, Benteke chính thức trở thành tân binh của Liverpool với phí chuyển nhượng 32,5 triệu £, giúp anh trở thành cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao thứ hai trong lịch sử câu lạc bộ. Ngày 2 tháng 8, anh có trận ra mắt cho Liverpool trong trận giao hữu với Swindon Town và đã ghi bàn trong chiến thắng 2-1.
Mùa giải 2015–16.
Ngày 9 tháng 8, anh có trận đấu chính thức đầu tiên cho Liverpool trong chiến thắng 1-0 trước Stoke City tại vòng 1 Premier League 2015-16. Một tuần sau đó, anh có bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong màu áo mới, bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Bournemouth. Ngày 12 tháng 9, trong trận thua 1-3 của Liverpool trước Manchester United, Benteke ghi được một bàn thắng tuyệt đẹp bằng một pha dứt điểm theo kiểu xe đạp chổng ngược.
Sau một vài trận phải nghi đấu vì chấn thương, anh đã lập công trong hai trận liên tiếp sau khi vào sân từ băng ghế dự bị vào ngày 25 và 31 tháng 10: trận hòa 1–1 với Southampton và chiến thắng 3-1 trước Chelsea. Ngày 26 tháng 12, anh vào sân thay cho người đồng hương Divock Origi đã ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với đội đầu bảng Leicester City, chấm dứt chuỗi 9 trận bất bại của đội bóng này.
Ngày 8 tháng 1 năm 2016, Benteke được chọn làm đội trưởng của Liverpool trong trận đấu vòng ba cúp FA với Exeter City. Ngày 11 tháng 5 năm 2016, Benteke có bàn thắng thứ 10 trong mùa giải với pha ghi bàn gỡ hòa 1-1 ở phút 92 trận đấu với Chelsea. Kết thúc mùa giải 2015-16, Benteke có được 10 bàn thắng sau 42 trận cho Liverpool.
Crystal Palace.
Mùa giải 2016–17.
Ngày 20 tháng 8 năm 2016, Benteke chuyển đến Crystal Palace theo bản hợp đồng bốn năm với phí chuyển nhượng 27 triệu £ cộng thêm với 5 triệu £ tùy vào thành tích của Benteke. Ba ngày sau đó, anh có trận đấu đầu tiên cho Palace trong chiến thắng 2-0 trước Blackpool tại Cúp Liên đoàn Anh.
Ngày 10 tháng 9 năm 2016, Benteke ghi bàn thắng đầu tiên trong màu áo Palace, đem về chiến thắng 2-1 trước Middlesbrough. Hai tuần sau đó, pha đánh đầu ghi bàn ở phút thứ 94 của anh đã giúp Palace lội ngược dòng thành công 3-2 trước Sunderland sau khi đã bị dẫn trước 2-0. Ngày 3 tháng 12 (sinh nhật của Benteke), anh lập cú đúp trong chiến thắng 3-0 trước Southampton, chấm dứt chuỗi 6 trận thua liên tiếp của Palace. Một tuần sau, anh ghi bàn gỡ hòa 1-1 cho Palace trong trận cầu 6 bàn thắng chia đều giữa Palace và Hull City.
Ngày 17 tháng 1 năm 2017, Benteke có cú đúp trong trận đá lại vòng 3 Cúp FA 2016-17 thắng Bolton 2-1. Ngày 31 tháng 1, bàn ấn định tỷ số 2-0 của anh trước AFC Bournemouth giúp tân huấn luyện viên của Palace là Sam Allardyce có chiến thắng đầu tiên với đội bóng này tại Ngoại hạng Anh. Ngày 1 tháng 4, Palace đánh bại đội đầu bảng Chelsea 2-1 với pha lập công ấn định tỷ số thuộc về Benteke. Ngày 23 tháng 4, anh trở lại Anfield tiếp đón đội bóng cũ Liverpool và có hai bàn thắng giúp Palace có chiến thắng 2–1. Anh ghi được 15 bàn thắng tại Premier League 2016-17 và 17 bàn thắng trên mọi đấu trường.
Mùa giải 2020-21.
Ngày 6 tháng 12 năm 2020, Benteke lập cú đúp trong chiến thắng 5-1 trước West Bromwich Albion trên sân khách. Mười ngày sau đó, anh lập công gỡ hòa 1-1 ở phút thứ 34 trận đấu với West Ham United trước khi bị truất quyền thi đấu vì thẻ vàng thứ hai ở phút 70. Ngày 22 tháng 2 năm 2021, anh có cú vô-lê đem về chiến thắng 2-1 cho Palace ở phút 90+5 trận đấu với đối thủ cạnh tranh suất chống xuống hạng là Brighton & Hove Albion.
Ngày 8 tháng 5, Palace chính thức trụ hạng Premier League với chiến thắng 2-0 trước Sheffield United và Benteke là người mở tỉ số ngay phút thứ 2. Sau một mùa giải thành công với 10 bàn thắng tại Premier League 2020-21 cho Palace, Benteke được đội bóng này gia hạn hợp đồng thêm hai năm đến hết mùa giải 2022-23.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Benteke là thành viên đội tuyển bóng đá U-17 Bỉ tham dự Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2007 tại Hàn Quốc. Giải đấu này anh thi đấu ba trận và ghi được một bàn thắng.
Ngày 19 tháng 5 năm 2010, anh có trận đấu đầu tiên cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ trong trận giao hữu với Bulgaria tại Brussels sau khi huấn luyện viên cũ của anh tại Kortrijk là Georges Leekens trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển nước này. Ngày 15 tháng 8 năm 2012, anh ghi được bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Bỉ trong chiến thắng 4-2 trước Hà Lan ở lần thứ năm khoác áo đội tuyển.
Tại Vòng loại World Cup 2014, anh ghi hai bàn trong bảy trận đấu cho đội tuyển Bỉ nhưng bỏ lỡ cơ hội tham dự World Cup 2014 do đứt gân gót Achilles. Anh trở lại đội hình đội tuyển Bỉ sau chấn thương tại vòng loại Euro 2016 và ghi được bàn thắng quốc tế đầu tiên sau gần hai năm trong trận thắng 5–0 trước Síp ngày 28 tháng 3 năm 2015.
Benteke sau đó có tên trong đội hình đội tuyển Bỉ tham dự Euro 2016 tại Pháp. Tại giải đấu này, anh được vào sân trong hai trận vòng bảng với Cộng hòa Ireland và Thụy Điển (đều thay cho Romelu Lukaku ở những phút cuối trận đấu). Bỉ bị loại ở tứ kết sau trận thua trước Wales.
Ngày 10 tháng 10 năm 2016, Benteke trở thành cầu thủ ghi bàn nhanh nhất lịch sử vòng loại World Cup với bàn thắng ở giây 8,1 trong chiến thắng 6-0 trước Gibraltar tại vòng loại World Cup 2018. Trong trận này, anh cũng lập được hat-trick đầu tiên trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Ngày 17 tháng 5 năm 2021, Benteke có tên trong đội hình 26 tuyển thủ Bỉ tham dự Euro 2020. Anh chỉ có một lần xuất hiện tại giải đấu này trong trận đấu cuối cùng vòng bảng với Phần Lan. | 1 | null |
Extranet là một mạng máy tính cho phép kiểm soát truy cập từ bên ngoài.
Trong mô hình kinh doanh doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) một extranet có thể được xem như một phần mở rộng của mạng nội bộ của một tổ chức được mở rộng cho người dùng bên ngoài tổ chức, các nhà cung cấp hoặc các đối tác bên ngoài tại các địa điểm từ xa.
Ngược lại,với mô hình kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) liên quan đến các máy chủ được biết đến của một hoặc nhiều công ty, giao tiếp với người tiêu dùng sử dụng trước đó chưa biết. Extranet là tương tự như một DMZ ở chỗ nó cung cấp quyền truy cập vào các kênh dịch vụ cần thiết cho các đối tác mà không cấp quyền truy cập vào toàn bộ mạng của một tổ chức.
Mối quan hệ với một mạng nội bộ.
Mối quan hệ với một mạng nội bộ (intranet): Extranet liên kết với mạng intranet của những đối tác kinh doanh thông qua internet
Các kết nối giữa những người bên ngoài và các nguồn tài nguyên nội bộ thường yêu cầu đảm bảo thông qua qua: tường lửa, máy chủ quản lý, giấy phát hành và giấy chứng nhận sử dụng kỹ thuật số hoặc phương tiện tương tự như xác thực người dùng, mã hóa tin nhắn và sử dụng mạng riêng ảo (VPN) đường hầm thông qua các mạng công cộng. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.