text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
"Holding on to You" là một bài hát được viết và thu âm bởi nhóm nhạc rock người Mỹ Twenty One Pilots từ album phòng thu thứ ba, Vessel. Bài hát cũng xuất hiện trong album phòng thu thứ hai của họ, Regional at Best. "Holding on to You" đã được phát hành như đĩa đơn đầu tiên từ Vessel trên iTunes trên toàn thế giới vào ngày 01 tháng 8 năm 2012. Một đoạn video cho bài hát được phát hành vào ngày 15 tháng 11. Video được đạo diễn bởi Jordan Bahat.
1
null
"Best Song Ever" là một bài hát của nhóm nhạc Anh One Direction. Nó được phát hành vào ngày 22 tháng 7 năm 2013 bởi Syco và Columbia và đĩa đơn của nhóm từ album phòng thu thứ ba Midnight Memories. Bài hát đã được thu âm năm 2013 và kéo dài trong 3 phút và 21 giây. Nó đã được công bố bởi One Direction trong một đoạn video được tải lên kênh YouTube vào 25 tháng 6 năm 2013. Đoạn trailer cho This Is Us được phát hành ba mươi phút sau khi đoạn video được tải lên, và bao gồm một bản xem trước ngắn của bài hát. Giải thưởng. "Best Song Ever" đã thắng giải 2013 MTV Video Music Awards cho Best Song of the Summer. Music video. MV được phát hành trên kênh Vevo của ban nhạc vào ngày 22 tháng 7 năm 2013. Video hình ảnh ban nhạc đi vào một văn phòng ở Hollywood, nói chuyện với hai giám đốc điều hành (thủ vai bởi Niall Horan và Louis Tomlinson) sau khi được hướng dẫn bởi cô thư ký gợi cảm (thủ vai Zayn Malik). Anh chàng tiếp thị Marcel (Harry Styles) cho thấy những hình ảnh của họ trong trang phục lố bịch và thậm chí có một vũ công tên Leeroy (Liam Payne) tạo nên những bước nhảy vô lý cho họ. Xúc phạm, ban nhạc biến thành một bài hát và bắt đầu tàn phá bằng cách ném mọi vật xung quanh trong văn phòng. Sau đó họ chạy vào một tòa nhà làm việc chính và phá hoại nó trong sự thất vọng của người lao động. Video đã phá vỡ kỷ lục 24 giờ VEVO với 12,3 triệu lượt xem nhưng kỷ lục sau đó đã được thu hồi với Wrecking ball của Miley Cyrus, thu hút 19,3 triệu lượt xem.
1
null
Đại hội Nhân dân Đức (, "Volkskammer") là cơ quan lập pháp độc viện của Cộng hòa Dân chủ Đức (còn được gọi là Đông Đức). Volkskammer ban đầu là hạ viện của nghị viện lưỡng viện. Thượng viện là Đại hội Liên bang, hoặc "Länderkammer", nhưng năm 1952 các bang của Đông Đức bị giải thể, và Đại hội Liên bang bị xóa bỏ năm 1958. Hiến pháp quy định Volkskammer là cơ quan có quyền lực tối cao của Đông Đức, và hiến pháp trao quyền lập pháp tối cao. Tất cả các nhánh của chính quyền, bao gồm cả tư pháp, đều chịu trách nhiệm trước Đại hội Nhân dân. Năm 1960, Đại hội phê chuẩn Hội đồng Nhà nước, the Hội đồng Bộ trưởng, và Hội đồng Quốc phòng Nhà nước. Lịch sử. Ngày 7/10/1949 tại Đông Berlin, Đại hội Nhân dân lâm thời (Provisorische Volkskammer) được thành lập dựa trên cơ sở Hội đồng Nhân dân đệ nhị Đức (Zweiter Deutscher Volksrat). Đây chính là tiền thân của Đại hội Nhân dân sau này. Cuộc bầu cử Nghị viện đầu tiên đã được diễn ra ngày 15/10/1950. Tổng tuyển cử năm 1950 dựa trên danh sách duy nhất của Mặt trận Quốc gia.
1
null
Giếng Bá Lễ là một giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, thành phố Hội An, Việt Nam. Giếng tọa lạc trên con đường nhỏ Trần Hưng Đạo, gần đường vào Phố cổ Hội An. Giếng mang đậm nét xưa cũ, cổ kính qua những lớp rêu phong xanh rì, tươi mát lấp đầy quanh miệng và thành giếng. Nguồn gốc. Giếng được xây bởi người Chăm xưa, có từ khoảng thế kỉ XIII-IV. Cấu trúc. Giếng có dạng hình vuông, diện tích khoảng 10m2, sâu khoảng 12m. Giá trị văn hóa, tinh thần. Giếng Bá Lễ đã tồn tại với Hội An qua bao nhiêu năm thăng trầm. Nét mộc mạc của rêu phong bám quanh thành giếng dày đặc, nét thô sơ, vững chắc của các lớp gạch xưa, sự trong trẻo của nước giếng đã góp phần tô đậm thêm cái hồn xưa cũ của nơi đây. Từ suốt thế kỉ 2 đến 15, tộc người Chăm đã sinh sống trên mảnh đất Hội An này. Việc giếng vẫn tồn tại đến ngày nay đã góp phần thể hiện đời sống sinh hoạt xưa của người Chăm cổ. Một điểm đặc biệt khác là "nước giếng" ở đây rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nước được dùng để chế biến những món ăn đặc trưng của vùng miền Hội An như cao lầu, bánh bao, bánh vạc...
1
null
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Vịnh Glacier là một vườn quốc gia và khu bảo tồn nằm ở phía tây của Juneau, Đông Nam Alaska ("Doi đất Alaska"), Hoa Kỳ. Tổng thống Calvin Coolidge tuyên bố khu vực xung quanh Vịnh Glacier là một tượng đài quốc gia vào ngày 25 tháng 2 năm 1925. Đến thời tổng thống Jimmy Carter nắm quyền, khu vực tiếp tục được mở rộng vào năm 1978 lên thành khu vực có diện tích 523.000 mẫu Anh (2.116,5 km ²) và đến ngày 2 tháng 12 năm 1980 vườn quốc gia và khu bảo tồn Vịnh Glacier được thành lập, cộng thêm 57.000 mẫu Anh (230,7 km ²) đất công ở phía tây bắc được bảo tồn, ngay lập tức vườn quốc gia bảo vệ một phần của sông Alsek cùng các loài cá, động vật hoang dã và môi trường sống. Vườn quốc gia Vịnh Glacier đã trở thành một phần của Di sản thế giới vào năm 1979 với tên gọi , một khu dự trữ sinh quyển năm 1986 và năm 1994 đã phối hợp với người dân ở Hoonah, những người Tlingit bản địa trong việc quản lý bảo tồn. Tổng số diện tích bảo vệ của vườn quốc gia và khu bảo tồn bao gồm 5.130 dặm vuông (13.287 km ²), trong đó hầu hết là khu vực hoang dã trong lên tới 4.164 dặm vuông (10.784 km ²) .
1
null
USS "Aaron Ward" (DD-132) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và đổi tên thành HMS "Castleton" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Aaron Ward (1851–1918). Thiết kế và chế tạo. "Aaron Ward" được đặt lườn vào ngày 1 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Washington Lee Capps, con gái đô đốc Ward và là phu nhân Chuẩn đô đốc Capps, và được đưa ra hoạt động vào ngày 21 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Raymond A. Spruance. Lịch sử hoạt động. USS "Aaron Ward". Sau khi nhập biên chế, "Aaron Ward" trình diện để hoạt động cùng Đội khu trục 13 thuộc Hải đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương. Hoạt động đáng chú ý đầu tiên của nó là tại vịnh Trepassey vào tháng 5 năm 1919, khi nó phục vụ như một trong những cột mốc dẫn đường cho các thủy phi cơ Curtiss NC của hải quân; một chiếc trong số đó, chiếc "NC-4", đã hoàn tất thành công chuyến bay lịch sử. Chiếc tàu khu trục tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương cho đến tháng 9, khi nó được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương. Nhiệm vụ đầu tiên tại khu vực hoạt động mới là hoạt động trục vớt tại vịnh Angeles, México, để thu hồi một máy bay của Lục quân bị rơi cùng các thi thể của đội bay. Vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, Hải quân Hoa Kỳ áp dụng phương thức xếp lớp tàu theo ký hiệu chữ số, và "Aaron Ward" trở thành DD-132 (trước đó, nó là Tàu khu trục Số 132). Việc phục vụ cùng Hạm đội Chiến trận bị gián đoạn vào năm 1921 bởi hai nhiệm vụ cứu hộ gần vùng kênh đào Panama: từ tháng 1 đến tháng 3, nó đi dọc theo bờ biển vùng kênh đào để tìm kiếm chiếc thủy phi cơ "NC-6" bị rơi tại khu vực này; và vào tháng 2, nó phải bỏ ngang nhiệm vụ trên để tìm kiếm những người sống sót của tàu khu trục bị đắm sau khi va chạm với tàu chở hàng vào ngày 26 tháng 2. "Aaron Ward" tiếp tục hoạt động trở lại cùng Hạm đội Chiến trận từ tháng 3 năm 1921 cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 17 tháng 6 năm 1922 và đưa về Hạm đội Dự bị tại San Diego. Chiếc tàu khu trục bị bỏ không trong gần tám năm trước khi được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 24 tháng 5 năm 1930. Sau khi phục vụ cho đến giữa năm 1932, "Aaron Ward" được đưa về lực lượng dự bị luân phiên, xen kẻ thời gian hoạt động hiện dịch với giai đoạn không hoạt động trong bờ với biên chế thủy thủ đoàn tối thiểu. Con tàu ở trong tình trạng này cho đến tháng 12 năm 1934, khi nó quay lại biên chế đầy đủ. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1937, chiếc tàu khu trục lại được cho xuất biên chế và quay về Hạm đội Dự bị. Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 9 năm 1939, "Aaron Ward" cũng được huy động trở lại, khi Tổng thống thiết lập các cuộc Tuần tra Trung lập sau khi Chến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu. Nó trở thành soái hạm của Đội khu trục 65 làm nhiệm vụ tuần tra trong vịnh Mexico và vùng biển Tây Ấn. HMS "Castleton". Vào ngày 9 tháng 9 năm 1940, "Aaron Ward" được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia và được chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Theo đó, 50 tàu khu trục cũ thời Thế Chiến I sẽ được Hoa Kỳ chuyển giao cho Anh, đổi lại quyền thiết lập các căn cứ trên phần đất do Anh sở hữu tại Tây Bán Cầu. Nó được nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh cùng ngày hôm đó và được đổi tên thành HMS "Castleton". Nó được cải biến cho phù hợp với nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo bỏ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm trọng lượng nặng bên trên, thay bằng một dàn Hedgehog (pháo cối chống tàu ngầm) và gia tăng lượng mìn sâu mang theo.
1
null
"Hang đá Mạch Tích Sơn" (tiếng Trung giản thể: 麦积山 石窟, phồn thể: 麦积山 石窟, bính âm: Màijīshān Shiku) là quần thể hang động được đục vào đá những tượng Phật và những bức họa vô giá về Phật giáo Trung Hoa. Hang này nằm trong núi cách Thiên Thủy, Cam Túc miền Tây Bắc Trung Quốc 45 km về phía Tây Nam, cao hơn 150 mét, theo ghi chép văn hiến lịch sử. Hang đá Mạch Tích Sơn bắt đầu đào đục vào thời kỳ cuối Đời Tần (khoảng thế kỷ thứ 3 Trước công nguyên), sau đó lần lượt tạc tượng Phật trên vách núi cao từ 30 đến 70 mét, chứa hơn 7.200 tác phẩm điêu khắc Phật giáo và hơn 1.000 mét vuông các bức tranh. Bắt đầu xây dựng trong thời kỳ Tần Sau đó (384-417 CE). Hiện nay, hang đá này cùng với Long Môn, Đôn Hoàng, Đại Túc, Vân Cương trở thành 5 hang động tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc tạc tượng Phật trong hang động để cất kinh kệ và lưu giữ hình ảnh Đức Phật tiêu biểu của Trung Hoa theo phong cách Ấn Độ còn lưu giữ khá tốt cho tới ngày nay. Đây là điểm tham quan hấp dẫn du khách của tỉnh Cam Túc. Kiến trúc. Người ta còn gọi núi Mạch Tích là núi Cỏ Khô (Haysatck mountain - 麦积山) mà theo nghĩa đen dịch là "Núi Ngũ Cốc hay núi Lúa Mạch", nhưng bởi vì chữ "Mạch" (麦) là thuật ngữ chung trong Trung Quốc được sử dụng cho hầu hết các loại ngũ cốc, người ta cũng thấy bản dịch như "núi ngô". Mạch có nghĩa là "ngũ cốc". Tích (积) có nghĩa là "đồi" hoặc "gò". Sơn (山) có nghĩa là "ngọn núi". Ngọn núi này được hình thành bằng đá sa thạch màu đỏ tía. Vì hình dáng của hang tựa như một đụn rơm ở quê nên hang còn gọi là núi Cỏ. Động Mạch Tích là một trong 4 hang Phật giáo lớn nhất ở Trung Quốc. Dù nhìn ngắm ở bất cứ góc độ nào bạn cũng đều nhìn thấy những kiệt tác nghệ thuật bằng đá. Không ít trong số những bức tượng này được chạm khắc trên bề mặt đá từ cách nay hơn 1500 năm.
1
null
Ngu Mạnh Mẫu (chữ Hán: 虞孟母, 278 - 312), nguyên quán ở huyện Ngoại Hoàng, quận Tế Dương, là vương phi của Lang Nha vương Tư Mã Duệ (sau trở thành Tấn Nguyên Đế), thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Căn cứ theo Tấn thư, quyển 32, thì phụ thân của Ngu Mạnh Mẫu là Ngu Dự. Bà được gả cho tông thất nhà Tấn là Lang Nha quận vương Tư Mã Duệ và được phong làm vương phi, tuy nhiên bà không sinh được một người con nào. Đến năm 312 thì bà mất, thọ 35 tuổi. Về sau nhà Tấn suy yếu, bị các bộ tộc ở miền bắc lấn chiếm, hai vua Hoài Đế, Mẫn Đế bị bắt làm tù binh cho Hán Triệu, thì Tư Mã Duệ trở thành người đứng đầu lực lượng khôi phục nhà Tấn. Năm 317, Tư Mã Duệ lên ngôi Tấn vương, truy phong cho Ngu Mạnh Mẫu làm vương hậu. Hữu ti thượng biểu xin xây miếu thờ riêng cho bà, nhưng Tấn vương không chịu, chỉ cho tu sửa Lăng Thượng Ốc để thờ phụng bà. Sang năm sau, Tấn vương xưng đế, tức Tấn Nguyên Đế mới ra lệnh lập thái miếu cho Ngu Mạnh Mẫu, cho cải táng bà ở Bình Lăng và truy phong là Nguyên Kính hoàng hậu. Năm 323, Nguyên Đế mất, con là Minh Đế nối ngôi. Do biết ơn dưỡng dục của bà, Minh Đế bèn truy phong cho mẹ ruột của bà là Vương thị là Vân Dương huyện quân, còn người tòng mẫu đã thành hôn với Tân Dã vương Tư Mã Hãn làm Bình Dương hương quân.
1
null
Dự Chương quận quân (chữ Hán: 豫章郡君, ? - 335) là thiếp của Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ, vị vua thứ năm của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Bà là sinh mẫu của Tấn Minh Đế Tư Mã Thiệu. Tiểu sử. Dự Chương quận quân họ Tuân, không rõ tên thật. Tấn thư không ghi rõ thân thế và gia cảnh của Tuân thị, cũng không ghi lại năm bà gả cho Tư Mã Duệ, tuy nhiên có thể khẳng định là trước năm 299. Khi Tư Mã Duệ đang ở tước Lang Nha vương, bà nhập vương phủ, được Tư Mã Duệ sủng ái, lần lượng hạ sinh hai vương tử là Tư Mã Thiệu năm 299 (sau là Tấn Minh Đế) và Tư Mã Bầu năm 301 (sau kế vị tước Lang Nha vương). Sau đó, bà bị chính thất của Tư Mã Duệ là Lang Nha vương phi Ngu Mạnh Mẫu đố kị và hành hạ nên vô cùng oán hận. Tư Mã Duệ biết được nên rất giận, không sủng ái bà nữa, một thời gian sau đuổi bà khỏi vương phủ. Hai con trai của bà được giao cho Ngu thị nuôi dưỡng. Sau khi rời vương phủ, Tuân thị kết hôn với một thường dân họ Mã. Đến năm 318, khi nhà Tấn mất hết miền bắc, Lang Nha vương Tư Mã Duệ trở thành người đứng đầu của chính quyền lưu vong, rồi lên ngôi hoàng đế, tức là Tấn Nguyên Đế. Năm 323, Nguyên Đế mất, Tư Mã Thiệu lên ngôi, tức Tấn Minh Đế. Do Tuân thị đã cải giá nên Minh Đế không thể đưa bà vào cung, chỉ phong cho bà tước Kiến Khang quân và lập cho bà một phủ đệ ngoài cung. Tuy nhiên cũng cùng năm đó, phu quân họ Mã của bà qua đời, bà được Minh Đế cho đón vào cung phụng dưỡng, nhưng không được ban tước hiệu Hoàng thái hậu. Sang năm 326 Minh Đế mất, cháu nội của bà là Tấn Thành Đế đăng cơ. Thành Đế kính trọng và đối đãi bà như Hoàng thái hậu. Năm 335, Tuân thị qua đời, được triều đình truy tặng là [Dự Chương quận quân; 豫章郡君], cho lập miếu thờ ở kinh đô nhưng không được truy thụy Hoàng hậu.
1
null
Jaavalo, sinh ra dưới tên Juha Petri Kalevi tại Helsinki, Phần Lan vào năm 1969. Jaavalo là một nghệ sĩ đồ họa ở Helsinki, nhà thơ và nghệ sĩ thị giác. Thành phố quê hương của Espoo đã được một vài năm 1973-1993, Vantaa, Phần Lan năm 1993-1994 và một lần nữa tại Helsinki trong 1994-2014. Sống ở nước ngoài cho các nghiên cứu trường đại học trong những năm 1997-1999 và 2002-2003. Jaavalo là mức độ thực tế trong quan du lịch, nhưng nó phát hiện các việc làm của một câu hỏi khó khăn trong ngành công nghiệp, ông quyết định nghiên cứu sau đó trở thành một nhà thơ trữ tình đầy đủ. Các ấn phẩm bao gồm nhiều truyện tranh (Ifolor, 2010-2012) và bộ sưu tập thơ Internet, chẳng hạn như cuốn sách Trên đường từ Espoo đến Helsinki (BoD, 2013) và được dựa trên những bài thơ của thời kỳ này.
1
null
Salamis ( ("Salamína"), tiếng cổ và Katharevousa: Σαλαμίς "Salamís"), là hòn đảo lớn nhất trong vịnh Saronic của Hy Lạp, cách 1 hải lý (2 km) ngoài khơi bờ biển Piraeus và cách Athens về phía tây. Đô thị chính của đảo là Salamina, nằm trên vịnh Salamis ở phía tây của đảo. Cảng chính của đảo là Paloukia, nó nằm ở phía đông của đảo. Lịch sử. Salamis được nói đến trong các tài liệu của Homer. Một số nguồn nói rằng hòn đảo được đặt tên theo thần nữ Salamis, theo thần thoại thì là mẹ của Cychreus, quốc vương đầu tiên của đảo. Một thuyết khác được các nhà ngôn ngữ học hiện đại ủng hộ, thì xem "Salamis" có gốc từ "Sal-" (nghĩa là nước mặn) và "-amis" (nghĩa là giữa); do đó "Salamis" sẽ là [nơi] ở giữa vùng nước mặn. Salamis có lẽ ban đầu bị Aegina chiếm làm thuộc địa, và sau đó bị Megara chiếm, song trở thành một thuộc địa của Athens vào thời Solon hoặc Peisistratos từ sau cuộc chiến giữa Athens và Megara vào khoảng năm 600 TCN. Theo Strabo, thủ phủ thời cổ nằm ở phía nam của đảo; sang thời cổ điển thì chuyền đến phía đông, trên bán đảo Kamatero nhìn ra eo biển Salamis; vào thời hiện đại thì nằm ở phía tây. Salamis được biết đến cùng với trận Salamis, một hải chiến quyết định giữa hạm đội liên minh Hy Lạp, do Themistocles lãnh đạo, chống lại đế quốc Ba Tư vào năm 480 TCN. Hòn đảo được cho là nơi sinh của Ajax và Euripides, ngày sinh của người sau được nhìn nhận là ngày diễn ra trận chiến. Trong thời hiện đại, hòn đảo có căn cứ hải quân Salamis, trụ sở của hải quân Hy Lạp. Bảng tính cổ nhất được biết đến được phát hiện trên đảo Salamis vào năm 1899. Người ta cho rằng nó được người Babylon sử dụng vào khoảng năm 300 TCN và giống với một bảng đánh bạc hơn là một thiết bị tính toán. Bảng này làm bằng cẩm thạch, có kích thước 150 x 75 x , khắc các biểu tượng của Hy Lạp và những đường rãnh song song. Khi Đức Quốc xã xâm lược Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cảng của đảo bị không quân Đức oanh tạc vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, đánh chìm các tàu chiến "Kilkis" và "Lemnos" của Hy Lạp. Trong thập niên 1960 và 1970, tức thời kỳ chính quyền quân sự, những thay đổi về luật đất đai cho phép phân chia các mảnh đất. Điều này khiến hòn đảo mở cửa đối với lĩnh vực phát triển đô thị và ngoại ô rầm rộ không có kế hoạch và tổ chức, bao gồm nhiều căn hộ cuối tuần, đặc biệt là dọc theo bờ biển phía bắc và phía đông. Sự thiếu đầu tư tương ứng đối với cơ sở hạ tầng, cộng với ngành công nghiệp nặng, khiến cho biển và bãi biển ở các mặt đó bị ô nhiễm. Tuy nhiên, các sáng kiến vẫn tiếp tục, như sự giúp đỡ từ quỹ Gắn kết của Liên minh châu Âu nhằm cải thiện hệ thống cống rãnh vào năm 2008. Địa lý. Salamis có diện tích ; điểm cao nhất là Mavrovouni với cao độ . Một phần đáng kể của đảo Island là đá và núi đồi. Ở phần phía nam của đào có một rừng thông, một sự bất thường đối với tây bộ Attica. Tuy thế, khu rừng lại hay bị cháy. Cư dân vùng nội địa của đảo chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, song phần lớn cư dân Salamis làm nghề biển như đánh cá, đi phà, đóng tàu hay đi làm ở Athens. Ngành kinh tế biển tập trung ở bờ biển đông-bắc của đảo, tại cảng Paloukia (Παλούκια), nơi có các chuyến phá kết nối với đại lục Hy Lạp, và tại xưởng đóng tàu ở bán đảo Kynosoura. Đảo Salamis là nơi nghỉ dưỡng quen thuộc của các cư dân khu vực Athens và Piraeus trong các ngày lễ và cuối tuần; số người trên đảo lên tới 300.000 vào mùa cao điểm, trong đó chỉ có khoảng 31.000 là cư dân thường trú. Việc này tạo điều kiện hình thành một lĩnh vực dịch vụ phát triển, với các quán cà phê, quán rượu và các cửa hàng bán đồ tiêu dùng trên khắp đảo. Ở phía nam của đảo, cách xa cảng, có một số khu vực kém phát triển với các bãi biển hợp với việc bơi lội, bao gồm Aianteio, Maroudi, Perani, Peristeria, Kolones, Saterli, Selenia và Kanakia. Khu tự quản. Salamis thuộc đơn vị cấp vùng Quần đảo của vùng Attica. Từ cuộc cải cách chính quyền địa phương năm 2011, hòn đảo được quản lý bởi một khu tự quản duy nhất. Trước đó, hòn đảo được phân thành hai khu tự quản, và chúng trở thành các đơn vị thuộc khu tự quản sau cải cách: Tại đơn vị thuộc khu tự quản Salamina, với diện tích và dân số theo điều tra năm 2011 là 31.776 người, trung tâm dân cư chính là thành phố Salamina (có 25.888 dân vào năm 2011), gồm các khu Alonia, Agios Minas, Agios Dimitrios, Agios Nikolaos, Boskos, Nea Salamina, Tsami và Vourkari. Đô thị lớn thứ hai là Aiánteio (5.888 dân). Tại đơn vị cấp khu tự quản Ampelakia, với diện tích và 7.507 cư dân, các đô thị lớn nhất là Ampelakia (4.998 dân) và Selinia (2.509 dân).
1
null
Trịnh A Xuân (chữ Hán: 郑阿春, ? - 326) là phu nhân của Tấn Nguyên Đế, vua thứ năm của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Bà là sinh mẫu của Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục. Tiểu sử. Trịnh A Xuân nguyên quán ở huyện Huỳnh Dương, quận Hà Nam. Tấn thư - Quyển 32 ghi lại bà xuất thân trong một gia đình thế tộc, tổ phụ Trịnh Hợp, làm Lâm Tế lệnh trong triều đình, cha là Trịnh Khải tự Tổ Nguyên, làm quan đến chức An Phong thái thú. Trịnh Khải không có con trai và mất sớm, chỉ có bốn người con gái, trong đó A Xuân là người lớn tuổi nhất. Sau này bà thành hôn với người họ Điền ở quận Bột Hải và sinh được một người con trai. Không bao lâu thì họ Điền mất, A Xuân lại đến nương nhờ cậu là Ngô thị ở quận Bộc Dương. Năm 312, Ngu Mạnh Mẫu, chính thất của thừa tướng Lang Nha vương Tư Mã Duệ mất. Tư Mã Duệ bèn hỏi cưới con gái trong phủ họ Ngô. Cậu của A Xuân đem bà và người con gái Ngô thị gả cho Tư Mã Duệ. Năm 317, sau khi Mẫn Đế bị quân Hán Triệu bắt, Tư Mã Duệ xưng Tấn vương ở miền Nam và lập bà làm Phu nhân, rất sủng ái bà. Tuy vậy, Trịnh A Xuân thường tỏ ra phiền muộn không vui. Tấn vương hỏi nguyên do, bà đáp vì lo cho ba người em gái của mình. Nguyên Đế thương tình, bèn triệu phu quân người em gái thứ hai của A Xuân là Vương Bao ở quận Trường Sa làm Thượng thư lang, rồi nhờ Lưu Ngôi lo việc hôn sự cho người em gái nhỏ. Lưu Ngôi bèn chủ hôn em gái thứ ba của A Xuân cho cháu mình là Lưu Dung, còn em gái út của bà được gả cho nhà họ Lý ở Hán Trung. Năm 318, Tấn vương xưng đế, tức Tấn Nguyên Đế. A Xuân hạ sinh cho Nguyên Đế ba người con là Tư Mã Hoán (tức Lang Nha Điệu vương), Tư Mã Dục (sau được phong làm "Lang Nha vương", "Cối Kê vương", "Thừa tướng" rồi lên kế ngôi vua) và Tầm Dương công chúa. Tuy địa vị của bà chỉ là Phu nhân nhưng do quá yêu thương bà, Tấn Nguyên Đế lệnh cho những hoàng tử khác là Thái tử Tư Mã Thiệu, Đông Hải vương Tư Mã Xung và Vũ Lăng vương Tư Mã Hi phải đối xử với bà như mẹ ruột. Năm 323, Tấn Nguyên Đế qua đời, Tư Mã Thiệu nối ngôi, tức Tấn Minh Đế. Trịnh A Xuân được phong làm [Kiến Bình quốc phu nhân; 建平国夫人]. Năm 326, Trịnh A Xuân qua đời. Lúc đó Đông Hải vương Tư Mã Xung đã mất, Lang Nha vương Tư Mã Dục đã đổi làm "Cối Kê vương", nên bà được truy phong tước vị [Cối Kê Thái phi; 会稽太妃]. Đến năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi, tức Tấn Giản Văn Đế, nhưng vẫn chưa truy phong cho bà. Đến khi Giản Văn mất, Hiếu Vũ nối ngôi mới truy phong bà làm [Giản Văn Thái hậu; 文宣太后], và cho cải táng ở lăng Gia Bình.
1
null
Trần Kỳ Mỹ () (17 tháng 1, 1878 – 18 tháng 5 năm 1916) là một nhà hoạt động cách mạng người Trung Quốc, đồng minh chính trị thân cận của Tôn Dật Tiên và cũng là cố vấn hồi đầu của Tưởng Giới Thạch. Ông là một trong những người sáng lập Trung Hoa Dân Quốc và là chú của Trần Lập Phu và Trần Quả Phu. Ông sinh tại Ngô Hưng, Chiết Giang. Năm 1906 ông sang Nhật du học và gia nhập Đồng minh hội ở đó. Năm 1908, ông giới thiệu Tưởng Giới Thạch, người bạn đồng hương Chiết Giang, vào Đồng minh hội. Năm 1911, sau cách mạng Tân Hợi, lực lượng của Trần Mỹ Kỳ đã chiếm được Thượng Hải. Khi đó ông giữ chức lãnh đạo quân đội vùng này. Ông đã đào thoát sang Nhật cùng với Tôn Trung Sơn sau khi cuộc cách mạng chống sự độc tài của Viên Thế Khải thất bại. Tiếp đến, họ thành lập "Trung Hoa Cách mạng Đảng", tiền thân của Quốc Dân Đảng. Trong một lần quay lại Thượng Hải để chuẩn bị cách mạng, ông đã bị Viên Thế Khải cho người ám sát vào ngày 18/5/1916. Vụ ám sát được cho là do Trương Tông Xương, một tướng trung thành với Viên, thực hiện.
1
null
Dữu Văn Quân (chữ Hán: 庾文君, 297 - 328), là hoàng hậu của Tấn Minh Đế Tư Mã Thiệu, vua thứ sáu của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Dữu Văn Quân xuất thân trong một gia đình thế tộc, người huyện Yên Lăng, quận Dĩnh Xuyên. Cha bà là Tả tướng quân Dữu Sâm (庾琛), nắm nhiều quyền lực trong triều đình. Dữu Văn Quân là con gái thứ ba của Dữu Sâm. Bà được miêu tả là người nhân từ và có dung mạo đẹp. Tấn Nguyên Đế nghe về tính tình và dung hạnh của bà, bèn cưới cho con trai của mình là Thái tử Tư Mã Thiệu. Bà được phong làm Thái tử phi. Trong thời gian đó, Dữu Văn Quân hạ sinh cho Tư Mã Thiệu hai người con trai là Tư Mã Diễn (tức Tấn Thành Đế) và Tư Mã Nhạc (tức Tấn Khang Đế). Năm 323, Nguyên Đế mất, Tư Mã Thiệu lên ngôi, tức Tấn Minh Đế. Tháng 6 cùng năm, Minh Đế lập bà làm Hoàng hậu và truy tặng Dữu Sâm là "Xa kị tướng quân" (车骑将军), mẹ dữu Văn Quân là Khâu thị cũng được phong làm "An Dương huyện quân" (安阳县君), tòng mẫu Tuân thị là "Vĩnh Ninh huyện quân" (永宁县君), Hà thị là "Kiến An huyện quân" (建安县君). Năm 326, Minh Đế mất, Tư Mã Diễn nối ngôi, tức Tấn Thành Đế. Lúc đó Thành Đế còn nhỏ tuổi, quần thần trong triều xin bà lâm triều chấp chính. Bà lấy cớ học theo Hòa Hi Đặng hoàng hậu nhà Hán, từ chối 4 lần, sau đó mới nhận, đứng ra lâm triều xưng chế. Anh trai của Dữu Văn Quân là Dữu Lượng (庾亮) được lập làm Trung thư lệnh (ngang với thừa tướng). Các quan đại thần mỗi khi tấu xưng việc gì đều gọi bà là "bệ hạ". Sau đó, quan hữu ti tấu thỉnh truy tặng cha bà và Khâu thị, nhưng bà ba lần không chịu. Năm 328, Tổ Ước và Tô Tuấn làm loạn, đe dọa kinh sư. Dữu Văn Quân quá lo sợ, bèn lâm bệnh và qua đời, thọ 32 tuổi. Bà ở ngôi Hoàng hậu ba năm, nhiếp chính 2 năm, được truy làm Minh Mục hoàng hậu (明穆皇后).
1
null
Tiểu sử. Đỗ Lăng Dương (chữ Hán: 杜陵陽, 321 - 341), nguyên quán ở huyện Kinh Triệu, là hoàng hậu của Tấn Thành Đế Tư Mã Diễn, vua thứ 7 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Đỗ Lăng Dương xuất thân trong một gia đình vọng tộc. Cụ bốn đời của bà là Trấn Nam tướng quân Đỗ Dự, làm quan đầu triều Tấn, truyền qua hai đời đến phụ thân là Đỗ Nghệ. Mẹ là Bùi Mục Chi, cháu của Trường thủy giáo úy Bùi Xước. Lăng Dương là người dung mạo xuất chúng lại có kiến thức uyên thâm. Năm 336, lúc 15 tuổi, bà được gả cho Tấn Thành Đế Tư Mã Diễn và được lập làm hoàng hậu. Thành Đế về sau cho huyện Lăng Dương ở quận Tuyên Thành làm huyện Quảng Dương. Tháng 3 năm 341, Đỗ Lăng Dương bạc mệnh qua đời, thọ 21 tuổi, làm hoàng hậu 6 năm, được truy phong làm Thành Cung hoàng hậu (成恭皇后), không sinh được con.
1
null
Aras (cũng viết là Araks, Arax, Araxi, Araxes, Araz, hay Yeraskh; (Araqs hay Erasx), , (Aras), , ; ; Latinh: "Aboras"), là sông chảy qua các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan, và Iran. Sông có tổng chiều dài , và diện tích lưu vực là 102.000 km², đây là một trong các sông dài nhất tại vùng Kavkaz. Sông Aras bắt nguồn từ Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ và hợp với sông Akhurian ở đông nam của Digor, chảy dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Armenian, và sau đó chảy gần một hành lang nối Thổ Nhĩ Kỳ với vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan. Sông sau đó chảy dọc theo biên giới Iran-Azerbaijan và Iran-Armenia. Sông tiếp tục chảy dọc theo biên giới giữa Iran và phần lãnh thổ chính của Azerbaijan đến nơi gặp sông Kura tại làng Sabirabad. Các sông Zangmar, Sariso, Ghotour, Hajilar, Kalibar, Ilghena, Darreh và Balha là những chi lưu chính của Aras từ phía nam (hữu). Tại Thổ Nhĩ Kỳ, sông Ghareso chảy vào từ phía tả. Các sông Akhurian, Metsamor, Hrazdan, Azat, Vedi, Arpa, Vorotan, Voghdji và Megri từ Armenia ở phía bắc. Sông Khachin, Okhchi, Kuri và Kandlan chảy vào từ Azerbaijan ở phía bắc (tả).
1
null
Các nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển cùng các lãnh thổ phụ thuộc là Quần đảo Faroe, Greenland, Svalbard và Quần đảo Åland. Trong tiếng Anh, "Scandinavia" đôi khi cũng được sử dụng như 1 từ đồng nghĩa với các nước Bắc Âu (thường không bao gồm Greenland), song thuật ngữ này chính xác hơn thì chỉ đề cập đến Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. 5 quốc gia và 4 khu vực tự trị của khu vực chia sẻ nhiều nét lịch sử chung, cũng như các điểm chung trong xã hội, như hệ thống chính trị và mô thức Bắc Âu. Về mặt chính trị, các nước Bắc Âu không hợp thành 1 thực thể riêng biệt, song họ hợp tác với nhau thông qua Hội đồng Bắc Âu. Các nước Bắc Âu có tổng dân số xấp xỉ 25 triệu người, sở hữu diện tích trên 3,5 triệu km² (Greenland chiếm khoảng 60% tổng diện tích). Mặc dù khu vực không đồng nhất về ngôn ngữ, với 3 nhóm ngôn ngữ không có liên hệ, song di sản ngôn ngữ chung là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc Bắc Âu. Các ngôn ngữ Scandinavia lục địa: tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy và tiếng Thụy Điển được xem là hiểu lẫn nhau. Các ngôn ngữ này được dạy trong trường học khắp các nước Bắc Âu; như tiếng Thụy Điển là 1 môn học bắt buộc trong các trường học ở Phần Lan; trong khi tiếng Đan Mạch là bắt buộc trong các trường học tại Iceland, Quần đảo Faroe và Greenland. Các ngôn ngữ Scandinavia cùng với tiếng Faroe và tiếng Iceland đều thuộc nhóm ngôn ngữ German. Tiếng Phần Lan và tiếng Sami thuộc ngữ hệ Ural, chúng được nói ở bắc bộ Na Uy, Thụy Điển, cùng Phần Lan. Tiếng Greenland, 1 ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Eskimo-Aleut, được nói tại Greenland. Bảng niên đại. </small>
1
null
Binh biến tại Việt Nam Cộng hòa tháng 9 năm 1964 là một cuộc binh biến do một số sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện trong 2 ngày 13 và 14 tháng 9 năm 1964 nhằm lật đổ quyền lực của tướng Nguyễn Khánh. Tuy nhiên, dưới áp lực của các tướng trẻ, cuộc binh biến kết thúc êm thắm mà không đạt được bất kỳ mục đích nào. Bối cảnh. Sau khi cuộc chỉnh lý do các tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm thực hiện thành công, tướng Khánh nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Tuy tướng Khánh tuyên bố vẫn lưu nhiệm tướng Dương Văn Minh trên vai trò Quốc trưởng, nắm thực quyền lãnh đạo tối cao chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 13 tháng 9 năm 1964 Đảng Đại Việt đảo chính, do Đại tá Huỳnh Văn Tồn Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh và Trung tướng Dương Văn Đức Tư lệnh Quân đoàn IV (bên ngoài ai cũng tưởng đây là cuộc đảo chính do Tướng Đức chủ mưu, nhưng không phải như vậy mà sự thật chủ mưu cuộc Đảo chính này là do nhóm Sĩ Quan Đại Việt; Tướng Dương văn Đức thuần túy là một quân nhân, ông cương trực thắng thắn nên dễ bị lợi dụng) Tướng Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang làm Tham mưu Trưởng liên quân, tại Bộ Tổng Tham mưu không có quân trong tay nên phải cầu cứu với Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh về Sài Gòn để phản công; Tướng Thi nhờ vào uy tín và sự quen biết với các vị Tư lệnh hai Binh Chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến cũng như Quân Chủng Không Quân nên ông đã chỉ huy phản công, dẹp Đảo chính thành công rất dễ dàng.
1
null
Miguel Pérez Cuesta (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1986), thường được gọi là Michu, là cựu cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha ở vị trí tiền đạo hoặc tiền vệ tấn công. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình với Real Oviedo, sau đó anh chuyển tới Celta Vigo và Rayo Vallecano. Anh có trận đấu đầu tiên tại La Liga vào mùa giải 2011-12. Năm 2012, anh chuyển tới Swansea City, ghi 22 bàn thắng trong mùa giải đầu tiên và vô địch cúp Liên đoàn. Sự nghiệp câu lạc bộ. Oviedo và Celta Vigo. Michu sinh ra ở Oviedo, Asturias. Anh chơi cho đội trẻ Real Oviedo, sau đó Michu chuyển tới Celta Vigo B ở giải hạng ba Tây Ban Nha vào mùa hè năm 2007. Rayo Vallecano. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau khi hết hạn hợp đồng với Celta, Michu ký hợp đồng 2 năm với câu lạc bộ Rayo Vallecano, mới được thăng hạng lên La Liga. Anh có trận đấu đầu tiên vào ngày 28 tháng 8, trong trận hòa 1–1 với Athletic Bilbao. Swansea City. Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Michu ký vào bản hợp đồng 3 năm với câu lạc bộ ở Premier League, Swansea City, với mức phí chuyển nhượng 2 triệu £. Sau khi Gylfi Sigurdsson ra đi, câu lạc bộ cần tìm ai đó để bù đắp ở vị trí hộ công trong sơ đồ 4–2–3–1; tuy nhiên, anh được trao chiếc áo số 9, số áo của những tiền đạo đích thực. Mùa giải 2012-13. Anh có trận đấu đầu tiên vào ngày 18 tháng 8, Michu lập cú đúp và thực hiện đường kiến tạo cho Scott Sinclair trong trận thắng 5–0 trên sân của Queens Park Rangers. Bàn thắng của anh cũng là bàn thắng đầu tiên của mùa giải. Ngày 6 tháng 1 năm 2013, Michu ghi bàn thắng đầu tiên của anh ở Cúp FA, vào sân từ ghế dự bị trong trận hòa 2–2 với Arsenal ở vòng 3, ghi bàn sau 73 giây vào sân. Anh cùng đội có chiến thắng 2–0 trước Chelsea ở bán kết của cúp Liên đoàn. Ngày 23 tháng 1 năm 2013, anh ký hợp đồng mới với Swansea, bản hợp đồng có thời hạn 4 năm. Ngày 24 tháng 2 anh ghi bàn thắng thứ hai của mình tại cúp Liên đoàn trong trận thắng Bradford City 5–0 để giúp Swansea vô địch cúp Liên đoàn đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ, sau đó anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất năm của Swansea City. Ngày 22 tháng 12 năm 2012,với phong độ tốt ở Swansea, Vicente del Bosque đã triệu tập Michu vào đội tuyển Tây Ban Nha lần đầu tiên trong 1 trận giao hữu với Uruguay. Tuy nhiên anh không nằm trong đội hình chính thức ở trận đấu đó. Michu ghi bàn thắng đầu tiên của Swansea ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2013-14 vào ngày 1 tháng 8 năm 2013, trong trận thắng Malmö FF 4–0 tại vòng loại bảng 3 Europa League. Trận play-off với FC Petrolul Ploiești diễn ra cùng tháng đó, anh ghi bàn thắng thứ 2 trong chiến thắng 5–1 trên sân nhà. Ngày 19 tháng 9 anh ghi bàn thứ 2 trong chiến thắng 3–0 trước Valencia CF. Đội tuyển quốc gia. Ngày 22 tháng 12 năm 2012,với phong độ tốt ở Swansea, Vicente del Bosque đã triệu tập Michu vào đội tuyển Tây Ban Nha lần đầu tiên trong 1 trận giao hữu với Uruguay. Tuy nhiên anh không nằm trong đội hình chính thức ở trận đấu đó.
1
null
Bộ Cá vây chân (danh pháp khoa học: Lophiiformes) là một bộ cá xương thật (Teleostei). Trong tiếng Anh chúng được gọi là anglerfish - nghĩa là "cá cần câu", theo kiểu săn mồi đặc trưng của chúng, trong đó một mấu thịt phát triển từ đầu cá (gọi là esca - một cơ quan phát sáng) nằm ở đầu của tia vây lưng bị biến đổi gọi là illicium (nghĩa là "cần câu") hoạt động như mồi câu. Cá vây chân đáng chú ý ở chỗ chúng có dị hình giới tính tột bậc ở phân bộ Ceratioidei, và ký sinh giới tính ở cá đực. Trong các loài cá này, con đực có thể nhỏ hơn con cái rất nhiều lần. Chúng là cá biển xuất hiện trên khắp thế giới, một số là cá biển khơi, số khác là cá đáy, trong khi một số sống ở vùng biển sâu (ví dụ, họ Ceratiidae), một số khác trên thềm lục địa (ví dụ, các họ Antennariidae và Lophiidae). Các dạng cá biển khơi chủ yếu có thân hình dẹp bên (bị nén ngang), trong khi các dạng cá đáy thường là dẹp mạnh theo chiều lưng - bụng (bị nén xuống), thường là với miệng lớn và hướng lên trên. Hiện tại, người ta ghi nhận 358 loài xếp trong 72 chi thuộc về bộ cá này. Tiến hóa. Nghiên cứu phát sinh chủng loài bộ gen ti thể gợi ý rằng cá vây chân đã đa dạng trong một khoảng thời gian ngắn từ đầu tới giữa kỷ Creta, vào khoảng 130-100 Ma. Có màu sắc trong khoảng từ xám sẫm tới nâu sẫm, những loài cá ăn thịt này có đầu to để lộ cái miệng to hình trăng lưỡi liềm chứa đầy những chiếc răng dài gióng như răng nanh và cong ngược vào trong, có lẽ là cơ chế thích nghi để giữ chặt con mồi. Chúng có chiều dài từ tới trên , với trọng lượng lên tới Phân loại. FishBase, Nelson, và Pietsch liệt kê 18 họ, nhưng ITIS chỉ liệt kê 16 họ. Các đơn vị phân loại sau đây đã được sắp xếp để cho thấy mối quan hệ tiến hóa của chúng. Cá thực phẩm. Một họ là Lophiidae được sự quan tâm ở quy mô thương mại trong nghề cá ở tây bắc châu Âu, đông Bắc Mỹ, châu Phi và Đông Á. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, thịt đuôi các loài cá thuộc chi "Lophius", được biết đến trong tiếng Anh như là goosefish (nghĩa là cá ngỗng), được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, và nó thường được so sánh với đuôi tôm hùm về vị và độ chắc của thịt. Tại châu Á, đặc biệt tại Hàn Quốc và Nhật Bản, gan cá nhái, được biết đến như là ankimo (鮟肝) được coi là đặc sản. Nó được xếp hạng thứ 32 trong danh sách "World's 50 most delicious foods" (50 món ngon nhất thế giới) do "CNN Go" lập năm 2011.
1
null
2Yoon (tiếng Hàn Quốc là 투윤) là một nhóm nhỏ của ban nhạc 4minute được thành lập vào năm 2013 bởi Cube Entertainment, gồm hai thành viên là Ga Yoon và Ji Yoon. Lịch sử. Cả hai đều là giọng hát chính của nhóm 4minute được phát hiện bởi Hong Seung Sung. khi ông xem được cuộc biểu diễn của hai cô gái ở United Cube London vào năm 2011. Bộ đôi được các người hân mộ biết đến với cái ssangyoon bởi vì từ Yoon trong tên hai cô và với hình ảnh đáng yêu nhưng sau này được đổi thành 2YOON vì lý do từ ssangyoon có chứa nhiều nghĩa và dễ gây hiểu nhầm. Sự nghiệp. Tháng 7 năm 2012, Cube thông báo 2yoon sẽ ra mắt với album đầu tay mang tên Hanver moon, nhưng phải đến tận tháng 1 năm sau thì họ mới phát hành album và bài hát chủ đề 24/7. họ biểu diễn trên Mnet M! Countdown với bài hát theo thể loại nhạc đồng quê đầu tiên tại Hàn Quốc 24/7. Nghệ thuật. Do vì bài hát mang thể loại đồng quê kém người nghe lên bài hát 24/7 không thể chạm mức no.1 các bảng xếp hạng âm nhạc của Hàn Quốc nhưng đã gây tiếng vang lớn cho dư luận biểu hiện là nhóm nhạc đầu tiên được hai tạp chí lớn nhất nước Mỹ khen ngợi và đăng lên báo. Marc Hogan của SPIN nói Taylor Swift rằng cô nên tự đánh mình vì hiện tại 2YOON đã lấp đầy chỗ trống mà Taylor Swift đã tạo ra sau khi cô dần chuyển sang phong cách nhạc pop. Bài báo tiếp tục ca ngợi bài hát và kết thúc với nhận xét:"Thể loại nhạc đồng quê có thể trở thành âm nhạc hiện đại mà không cần phải ngừng 'country'"., họ cũng là nhóm nhạc đầu tiên được phỏng vấn trên tạp chí Time. 2YOON cũng được báo Mnet khen ngợi Park Hyun-min của Mnet ca ngợi " ánh sáng và vui vẻ "của đĩa đơn dẫn đầu. Họ cũng là nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên thực hiện quảng bá âm nhạc tại Thái Lan.
1
null
Good Doctor (tiếng Triều Tiên: 굿 닥터, hay còn gọi là Bác sĩ nhân ái) là bộ phim truyền hình Hàn Quốc do KBS sản xuất và được phát sóng trên kênh KBS2 vào năm 2013. Phim được phát sóng trên đài KBS2 từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 8 tháng 10 năm 2013, vào thứ Hai và thứ Ba lúc 21:55, dài 20 tập. Bộ phim nói về đề tài y khoa, xoay quanh cuộc sống của những bác sĩ trẻ nhiệt huyết yêu nghề, có sự tham gia của Joo Sang Wook, Joo Won, Moon Chae Won... Phim được phát sóng tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2014 trên kênh HTV2 dưới định dạng lồng tiếng Việt. Bộ phim được chuyển thể thành 3 phiên bản của Mỹ với tên "Bác sĩ thiên tài", bản Nhật có tên "Bác sĩ nhân ái" và bản Việt có tên "Bác sĩ hạnh phúc". Nội dung. Phim kể về Park Shi Ohn (Joo Won đóng) bị mắc hội chứng bác học và bệnh tự kỷ rối loạn từ lúc nhỏ, dù đã trưởng thành nhưng trí não của anh vẫn như cậu bé 10 tuổi. Vượt qua mặc cảm của bản thân và sự thành kiến của xã hôi cùng với sự giúp đỡ của người thân anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ khoa nhi...
1
null
Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh với tước hiệu Nhà thờ Nữ vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bắc Ninh, nằm ở số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Trong nhà thờ còn lưu giữ một bức tượng Đức Mẹ Mân Côi do các linh mục dòng Đa Minh tặng nhân dịp khánh thành nhà thờ năm 1892. Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh cách Hà Nội 31 km. Năm 1679, tòa thánh Vatican phân chia Đàng Ngoài thành hai giáo phận Đông và Tây. Vùng đất Bắc Ninh thuộc về giáo phận Đông. Ngày 29 tháng 5 năm 1883, Giáo hoàng Lêô XIII ký tông sắc thiết lập giáo phận Bắc Đàng Ngoài bao gồm cả phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay. Năm 1924, giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh. Năm 1889, Giám mục Antonio Colomer Lễ (1883- 1902) đã mua một mảnh đất cách thành Bắc Ninh khoảng 200m để xây dựng nhà thờ. Sau 3 năm xây dựng, nhà thờ Bắc Ninh được khánh thành vào năm 1892. Nằm ở trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc, nhà thờ chính tòa là địa điểm dễ quy tụ giáo dân trong vùng lân cận. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Baroque của Tây Ban Nha mặt bằng cấu trúc theo bố cục hình chữ thập. Chiều dài nhà thờ 45m, chiều rộng 12m, có hai hàng cột chính hình chữ nhật nổi lên hai bên tường chồng cao 2 tầng, mỗi bên 6 cột. Hai tháp chuông cao 22m, có 5 tầng. Trong tháp có 3 quả chuông đồng tương ứng với 3 nốt nhạc là Son thăng, Si, Rê thăng. Khi kéo cả 3 quả cùng lúc sẽ tạo nên hợp âm Son thăng thứ. Mặt tiền nhà thờ có nhiều hình ảnh gắn với Đức Maria. Trên cùng là hình trái tim (Mẫu tâm), vương miện, dưới là triều thiên và 4 bông hoa hồng. Kế bên có hình huy hiệu của giám mục Antonio Colomer Lễ và Macximinô Khâm. Dưới cùng có 3 lối vào nhà thờ, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ hai bên. Chất liệu chủ yếu xây dựng nhà thờ có nhiều vật liệu truyền thống: gạch nung bằng rơm rạ, kèo bằng sắt, xà gồ bằng xoan ngâm cả cây, cầu phong, litô cũng bằng xoan. Năm 1950, giám mục Đa Minh Hoàng Văn Đoàn O.P đã cho trùng tu nhà thờ. Trong thời gian chiến tranh có hàng trăm ngôi nhà thờ xứ, họ của Giáo phận Bắc Ninh bị bom đạn phá hủy hay buộc phải tiêu thổ kháng chiến nhưng nhà thờ chính tòa vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Năm 1964, khi máy bay Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, năm 1965, giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng đã dâng nhà thờ và toàn giáo phận cho Trái tim Chúa Giêsu. Năm 1992 mừng kỷ niệm 100 năm nhà thờ, cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban cho Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh là nơi hành hương hưởng Ơn Toàn Xá vĩnh viễn cho những ai đến kính viếng có đù điều kiện theo giáo luận. Trải qua thời gian nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng: mái bị dột, máng chảy nứt, tường bị thấm nước, không còn đủ an toàn. Năm 2012, nhân kỷ niệm 120 năm ngày thánh hiến, nhà thờ đã được trùng tu. Trong quá trình trùng tu, kiến trúc ban đầu của nhà thờ được giữ nguyên, hệ thống mái được tân trang nhưng không làm thay đổi diện mạo gốc. Toàn bộ hệ thống xà gồ, cầu phong litô được thay mới bằng gỗ lim, hệ thống trần nhà thờ được đan thủ công từ những thanh gỗ dổi theo hình caro với diện tích mỗi ô là 4x4cm theo thiết kế ban đầu, đồng thời những ô cửa sổ được lắp các tranh kính hình chân dung 4 thánh sử viết sách Phúc Âm và 20 mầu nhiệm Mân Côi. Vách cung thánh nhà thờ được tạo nên bằng hàng trăm mảnh gỗ hương đỏ xếp so le kết hợp cùng độ cong của không gian. Điểm nhất chính trên gian cung thánh là cây Thánh giá lớn bằng gỗ hương đỏ, tượng Chúa chịu nạn bằng gỗ pơ mu nguyên khối. Bàn thờ được làm bằng gỗ hương đỏ, chân là hình ảnh 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông tạo thành khung hình của một bức tranh "Chúa Chiên Lành". Mặt bàn thờ bẵng gỗ nguyên khối kích thước 2,4x0,9m. Mặt trước khắc họa chân dung 12 thánh tử đạo của Giáo phận Bắc Ninh, xung quanh mặt bàn khắc tên 100 vị đầu mục tử đạo ngày 4 tháng 4 năm 1862. Ghế và bục lời Chúa cũng được làm bằng gỗ hương đỏ, chạm khắc tứ quý: tùng, cúc, trúc, mai. Bên phải gian cung thánh là nhà tạm được mô phỏng cổng thành Bắc Ninh, bên trái là tượng thánh tử đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh. Phía trên là bức phù điêu khắc hình ảnh 12 thánh tử đạo Bắc Ninh trên nền mặt cái chiêng. Nền nhà thờ sát cung thánh là nơi an nghỉ của giám mục Thêđôô Gôdalia Phúc, bên phải là phần mộ giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến. Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt trong thánh lễ ngày 13 tháng 10 năm 2012 kỷ niệm 120 năm thánh hiến nhà thờ nói: "Ngôi nhà thờ này là di sản đức tin vô giá của giáo phận cần được gìn giữ và bảo tồn vì chỉ cách thành cổ Bắc Ninh khoảng 200m, nơi có 100 vị đầu mục Bắc Ninh bị chôn sống ngày 4 tháng 4 năm 1862."
1
null
Mariehamn () là thủ phủ của Åland, một lãnh thổ tự trị thuộc Phần Lan. Mariehamn là nơi đặt trụ sở của Chính phủ và Nghị viện Åland, và 40% cư dân của Åland sinh sống tại thành phố. Giống như toàn bộ Åland, Mariehamn là nơi đơn ngữ tiếng Thụy Điển và khoảng 88% cư dân tại đây có tiếng mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển. Đô thị được đặt tên theo Maria Alexandrovna, hoàng hậu của Aleksandr II của Nga. Mariehamn được thành lập vào năm 1861, quanh làng Övernäs, tại nơi mà khi đó là một phần của khu tự quản Jomala. Thành phố kể từ đó được mở rộng và hợp nhất thêm nhiều lãnh thổ của Jomala. Thành phố nằm trên một bán đảo, và có hai cảng quan trọng, một nằm trên bờ biển phía tây và một nằm trên bờ biển phía đông. Cảng Tây là một cảng quốc tế quan trọng với các chuyến tàu thường nhật tới Thụy Điển và đại lục Phần Lan. Các chuyến phà trên biển Baltic có lý do để dừng chân tại đây do Åland không phải là một phần của khu vực hải quan EU, do vậy hàng hóa miễn thuế có thể được bán lên tàu. Sân bay Mariehamn nằm tại Jomala lân cận, cách trung tâm thành phố về tây bắc.
1
null
Giải Arthur Rense (tiếng Anh:Arthur Rense Prize) là một giải thưởng về thơ của Hoa Kỳ. Giải này được bà quả phụ Paige Rense thiết lập năm 1998 để tưởng niệm người chồng quá cố, thi sĩ kiêm nhà văn thể thao Arthur Rense. Giải này do Viện hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ ("American Academy of Arts and Letters"). trao mỗi 3 năm, bắt đầu từ năm 1999, với khoản tiền thưởng là 20.000 dollar Mỹ.
1
null
Trận Dyrrhachium (ngày nay gần Durrës ở Albania) là một trận đánh diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 1081, giữa quân đội Đông La Mã do Hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy và người Norman chỉ huy bởi Robert Guiscard, Công tước xứ Apulia và Calabria ở miền nam nước Ý. Trận đánh diễn ra ở bên ngoài thành phố Dyrrhachium (còn được gọi là "Durazzo"), thủ phủ của Đông La Mã ở tỉnh Illyria và kết thúc bằng một chiến thắng của người Norman. Sau khi người Norman thôn tính các tỉnh miền nam nước Ý của Đông La Mã và đảo Sicily của người Saracen, Hoàng đế Đông La Mã Mikhael VII Doukas (cai trị 1071-1078), đã hứa hôn con trai mình với con gái của Robert Guiscard. Khi giới quý tộc ở Constantinopolis lật đổ Mikhael, Robert đã coi đây là một cái cớ để tấn công Đông La Mã vào năm 1081. Quân Norman đã bao vây thành Dyrrhachium, nhưng hạm đội của ông ta đã bị người Venice đánh bại. Ngày 18 tháng 10, quân Norman đụng độ với quân đội Đông La Mã do đích thân hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy ở bên ngoài thành phố. Cuộc chiến bắt đầu khi cánh hữu của quân Đông La Mã tràn sang tấn công cánh tả của quân Norman, khiến họ tan vỡ và tháo chạy. Lính đánh thuê Varangian đuổi theo truy kích nhưng dần tách ra khỏi lực lượng chính và bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay sau đó, các hiệp sĩ Norman đánh thẳng vào trung quân của Đông La Mã, làm đa phần quân Đông La Mã tháo chạy khỏi chiến trường. Sau chiến thắng này, người Norman chiếm thành Dirrhachyum và tiến sâu vào nội địa, giành quyền kiểm soát phần lớn Macedonia và Thessaly. Nhưng Robert Guiscard buộc phải quay về Ý, khi quân đồng minh của ông ta, Giáo hoàng Grêgôriô VII sắp bị Heinrich IV, Hoàng đế của Thánh chế La Mã đánh bại. Con trai Robert là Bohemond được giao quyền chỉ huy số binh lính còn ở lại Hy Lap. Bohemond đạt được thành công bước đầu, đánh bại được Alexios trong vài trận chiến, nhưng cuối cùng đã bị Alexios nghiền nát trong trận chiến ở bên ngoài thành Larissa. Bohemond buộc phải bỏ lại toàn bộ đất đai đã chiếm được, đưa tàn quân rút về Ý. Trong khi đó, Đông La Mã bước vào thời kỳ Phục hưng Komnenos. Bối cảnh. Những người Norman đầu tiên đặt chân lên miền nam nước Ý là những người đến từ Bắc Pháp, phục vụ các lãnh chúa Lombard địa phương trong hàng ngũ lính đánh thuê chống lại Đế quốc Đông La Mã. Được trả công bằng đất đai vì những chiến công của mình, thế lực của người Norman dần dần lớn mạnh để thách thức quyền lực của Đức Giáo hoàng. Năm 1054, họ đánh bại các lực lượng trung thành với Giáo hoàng trong Trận Civitate, buộc thành Rôma phải công nhận quyền lực của họ. Đến năm 1059, Giáo hoàng đã phong cho Robert Guiscard, người của gia tộc Hauteville, làm Công tước của Apulia, Calabria và Sicily. Tuy nhiên, phần lớn Apulia và Calabria nằm trong quyền kiểm soát của Đông La Mã, trong khi Sicily từ lâu đã nằm trong tay của người Sacaren. Năm 1071, Robert và anh trai của ông ta, Roger đã chiếm Bari, thành trì cuối cùng của Đông La Mã ở Ý. Một năm sau, người Norman tràn vào Sicily, chấm dứt sự tồn tại của Tiểu vương quốc Sicily kéo dài gần 250 năm. Năm 1073, Hoàng đế Đông La Mã Mikhael VII đã cử một phái đoàn đến gặp Robert Guiscard nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đồng minh, dựa trên sự hôn phối con trai Konstantinos của ông ta với Helena, con gái của Robert. Robert Guiscard chấp nhận lời đề nghị này và gửi con gái của mình tới Constantinopolis. Nhưng vào năm 1078, giới quý tộc ở Contantinopolis đã làm cuộc chính biến lật đổ Mikhael VII và đưa Nicephorus Botaneiates lên ngai vàng, điều này dẫn tới việc Helena không thể lên ngôi hoàng hậu còn Robert mất đi những quyền lợi có thể nhận được khi con rể ngồi lên ngai vàng. Đây là cái cớ mà Robert lấy ra để tấn công vào Đế quốc Đông La Mã, khi ông ta tuyên bố dấy binh là vì con gái bị ngược đãi đồng thời giành lại quyền lợi chính đáng cho con rể Konstantinos của mình. Tuy nhiên, các cuộc nổi loạn ở Ý đã làm chậm lại kế hoạch can thiệp quân sự của ông ta. Robert Guiscard ban lệnh tất cả những ai trong độ tuổi nhập ngũ tham gia quân đội, huấn luyện và vũ trang đầy đủ cho họ. Đồng thời với việc củng cố lực lượng, Robert gửi một đại sứ tới Constantinopolis để đòi các yêu cầu quyền lợi thích hợp cho Helena, và mua chuộc Tổng đốc các quân đoàn, Alexios. Người ta không rõ kết quả đàm phán như thế nào, nhưng khi viên đại sứ trở về, Robert Guiscard đã được báo tin về cuộc chính biến đã lật đổ Botaneiates và đưa Alexios ngồi lên ngai vàng, trở thành Alexios I Komnenos. Khi viên đại sứ được cử đi trở về, ông đã khuyên Robert nên tiếp tục giữ vững nền hòa bình với Đông La Mã, và nói rằng Alexios không muốn gì hơn ngoài tình hữu nghị với người Norman. Nhưng Robert Guiscard muốn một cuộc chiến tranh nên phớt lờ những lời khuyên đó. Con trai của Robert, Bohemond được lệnh dẫn đầu một đội quân tiên phong hướng về Hy Lạp, và đổ bộ lên Aulon. Robert cũng đích thân dẫn quân đổ bộ lên đấy ngay sau đó. Khúc dạo đầu. Cuối tháng 5 năm 1081, 150 tàu của hạm đội Norman, trong đó bao gồm 60 tàu chở ngựa chiến, đã tiến vào vùng biển của Đế quốc Đông La Mã. Có 30.000 quân được tập hợp và tham gia cuộc viễn chinh, cùng với sự hỗ trợ của 1300 hiệp sĩ Norman. Khi tiến tới Avalona thuộc lãnh thổ Đông La Mã, một số tàu từ Ragusa, một nước cộng hòa ở Balkan từ lâu đã đối địch với Đông La Mã, đã gia nhập hạm đội của họ. Robert sớm rời khỏi Avalona và đi thuyền tới đảo Corfu, nơi mà các đơn vị đồn trú ít ỏi dường như đã đầu hàng ngay lập tức. Chiếm được một cầu nối với Hy Lạp đồng thời là một căn cứu để nhận tiếp tế từ Ý, Robert hướng đến Dyrrhachium, cảng chính và thủ phủ của Illyria. Thành phố này được bảo vệ bằng một dải đất dài, tạo thành một bán đảo hẹp chạy song song với bờ biển, nhưng bị ngăn cách bởi đầm lầy. Robert Guiscard đổ quân lên bán đảo rồi dựng doanh trại bên ngoài hàng phòng thủ của thành phố. Tuy nhiên, khi hạm đội của ông ta tiến tới Dyrrhachium đã gặp phải một cơn bão, làm đắm mất một số tàu. Khi nhận được tin người Norman chuẩn bị xâm lược đế quốc, Alexios đã nhanh chóng gửi một đại sứ tới chỗ Domenico Selvo, tổng đốc của Venice, đề nghị dành cho họ những đặc quyền về thương mại đổi lấy sự hỗ trợ về quân sự. Tổng đốc Venice vốn đang lo ngại trước việc người Norman có thể kiểm soát eo biển Otranto, liền đích thân chỉ huy hạm đội và giương buồm ra khơi ngay sau đó. Hạm đội Venice tấn công bất ngờ vào các tàu Norman ngay trong đêm. Dưới sự chỉ huy của Bohemond, quân Norman kháng cự kịch liệt nhưng kinh nghiệm đi biển ít ỏi đã chống lại họ. Hạm đội Venice dày dặn kinh nghiệm đã dàn theo thế trận "cảng biển" đánh thẳng vào các tàu chiến Norman, được sự trợ giúp của Lửa Hy Lạp và đạn lửa từ các tàu Đông La Mã bên trong cảng, họ đánh tan tác hạm đội Norman và tiến vào trong cảng Dyrrhachium. Vây hãm Dyrrhachium. Không nản lòng trước thất bại của hải quân, Robert Guiscard tiếp tục tổ chức vây hãm thành phố. Các đơn vị đồn trú của Dyrrhachium được đặt dưới quyền của Georgios Palaiologos, một viên tướng có nhiều kinh nghiệm, người được Alexios gửi tới để bảo vệ thành phố đủ lâu cho tới khi ông có thể tập hợp được một đội quân tới giải vây. Trong khi đó, một hạm đội Đông La Mã đã đến gia nhập với hạm đội Venezia. Hạm đôi liên hợp này đã tấn công vào hạm đội Norman, một lần nữa đã buộc họ phải bỏ chạy. Quân Đông La Mã đã cố thủ thành Dyrrhachium trong suốt một mùa hè, mặc dù Robert Guiscard liên tiếp sử dụng các máy bắn đá, máy phóng tên và tháp bao vây để tấn công thành phố. Quân phòng thủ liên tục tiến ra ngoài để phá vây, có một lần Palaeologus đã chiến đấu cả ngày với một mũi tên bắn trúng hộp sọ của mình. Trong một cuộc phá vây thành công khác, họ đã phá hủy cả tháp bao vây của quân Norman. Doanh trại của Robert Guiscard đã bị dịch bệnh khủng khiếp tấn công: mà theo sử gia đương đại Anna Komnene là khoảng 10.000 người chết, trong đó có khoảng 500 hiệp sĩ. Mặc dù vậy, tình hình trong thành Dyrrhachium cũng không khá khẩm hơn gì, bởi họ bị các vũ khí bao vây của Robert tàn phá nặng nề, dẫn đến sự tuyệt vọng trong hàng ngũ binh lính giữ thành. Alexios biết được tin này vào lúc ông đang ở Salonica cùng với một đội quân hùng hậu được tập hợp nhằm chống lại quân xâm lược Norman. Quân đội hai bên. Quân đội Norman. Đội quân của Robert Guiscard không giống như một đội quân điển hình thời bấy giờ. Theo lời Anna Komnene, "Không hài lòng với những tướng sĩ đã phục vụ trong quân ngũ từ những ngày đầu tiên và có kinh nghiệm trận mạc, ông ấy [Guiscard] đã thành lập một đội quân mới, tuyển mộ nhân đinh mà không cần quan tâm đến tuổi tác. Từ mọi miền Lombardia, Apulia, ông đã tuyển mộ những người ở mọi lứa tuổi. Những con người đáng thương ngay cả trong mơ cũng chưa từng một lần nhìn thấy Áo giáp, nhưng vẫn phải vận những bộ giáp phục, tay cầm khiên, lúng túng cầm cung mà họ không còn sử dụng nữa..." Nếu chúng ta tin tưởng lời của Anna thì phần lớn đội quân của Robert bao gồm các lính tuyển người Ý, những người phải tập luyện không ngừng nghỉ trước khi tham gia vào cuộc viễn chinh. Họ bao gồm những lính cầm giáo, cung thủ, nỏ thủ và những kỵ binh hạng nhẹ hoặc hạng trung. Một số tài liệu thậm chí còn cho rằng đội quân của Robert cũng bao gồm những cung thủ của người Hồi giáo ở Sicilia. Quân đội người Norman dao động từ 18.000 đến 20.000 người. Họ có năng lực, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã thực sự sẵn sàng cho những sự khốc liết của chiến tranh. Rất có thể Guiscard đã thuê một số lính đánh thuê - cả kỵ binh và bộ binh - để dự phong cho xương sống của quân đội của ông ta. Xương sống của quân đội Norman là 1300 hiệp sĩ mang giáp nặng. Họ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và có vũ trang và trang bị vũ khí đầy đủ. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào các chiến dịch chinh phục miền Nam nước Ý từ người Đông La Mã và Sicilia từ người Hồi giáo của Robert Guiscard. Đây là một trong những trận đánh đầu tiên của thời Trung Cổ mà một chiến thuật mới đã được đề cập cụ thể: Ngọn thương được các kỵ binh Norman đặt ngang trước khi tấn công. Vào đầu thế kỷ, các kỵ binh hạng nặng thường ném thương hoặc cầm ngược thương để gây sát thương với địch. Bằng cách mới này, việc giữ thương dưới cánh tay đã khiến ngọn thương mang uy lực cực kỳ khủng khiếp. Quân đội Đông La Mã. Đế quốc Đông La Mã mới vực dậy gần đây từ một cuộc nội chiến kéo dài. Sự ổn định đã được tái thiết lập cùng với sự đăng quang của Alexios Komnenos với hiệu là Alexios I. Cuộc xâm lăng xứ Illyria của người Norman có thể xem như là bài kiểm tra nghiêm túc đầu tiên trong triều đại của ông, xảy ra chỉ vài tháng sau khi ông lên ngôi. Alexios đã hành động nhanh chóng, thành lập một đội quân mới. Theo Anna Komnene, Alexios có khoảng 20.000 quân; trong khi theo sử gia John Haldon thì số lượng quân đội Đông La Mã vào khoảng 18-20.000 người; tuy nhiên John Birkenmeier lại ước tính vào khoảng con số 20-25.000. Đội quân này bao gồm các binh lính từ các địa hạt quân sự Macedonia và Tharce với khoảng 5.000 người, 1.000 quân thuộc các đơn vị Excubitors và Vestiaritai, 2.800 binh lính theo Mani giáo, kỵ binh Thessaly, quân nghĩa vụ Balkan, bộ binh Armenia và các đơn vị bộ binh hạng nhẹ khác. Bên cạnh binh lính được tập hợp từ các nơi của Đế quốc, còn có 2.000 kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ và 1.000 lính đánh thuê Frank, khoảng 1.000 vệ binh Varangian và 7000 lính yểm trợ Thổ Nhĩ Kỳ được Vương quốc Hồi Giáo Rum gửi tới. Alexios cũng triệu tập các tagma ở Heraclea Pontica và những khu vực ở tiểu Á mà Đông La Mã còn kiểm soát quay về, điều này cho phép người Seljuk tràn vào chiếm cứ một cách dễ dàng. Trận chiến. Những bước tiến đầu tiên. Alexios hành quân từ Salonica và hạ trại trên một sườn dốc bên sông Charzanes gần Dyrrhachium vào ngày 15 tháng 10. Tại đây, ông tổ chức một cuộc họp với các tướng lĩnh cấp cao nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn cho trận chến. Các tướng lĩnh cấp cao đều tham dự, trong đó có cả Georgios Palaiologos, người đã tìm cách vượt ra khỏi vòng vây xung quanh thành phố. Đa số các tướng lĩnh cấp cao, bao gồm cả Palaeologus, đều khuyên Alexios nên thận trọng và chọn một thời điểm thích hợp để tấn công. Tuy nhiên, Alexios muốn có một cuộc tấn công ngay lập tức, hy vọng sẽ đánh thẳng được vào sau lưng quân Norman khi họ còn đang bận bao vây thành phố. Alexios nhanh chóng đưa quân lên các ngọn đồi đối diện với thành phố, quyết định thực hiện cuộc tấn công vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, Robert đã biết được cuộc tấn công thông qua các gián điệp của mình, vào đêm ngày 17 tháng 10, ông ta chuyển toàn bộ binh lính từ bán đảo vào cả trong đất liền. Sau khi biết tin Robert đã bắt đầu hành động, Alexios liền thay đổi kế hoạch tác chiến ban đầu của mình. Hoàng đế đã chia quân đội của mình làm ba cánh quân, cánh tả do Gregorios Pakourianos chỉ huy, cánh hữu do Nikephoros Melissenos chỉ huy, còn ông đích thân chỉ huy trung quân. Guiscard cũng hình thành chiến tuyến đối diện với quân Đông La Mã, với cánh tả do Bá tước Giovinazzo chỉ huy, cánh hữu nằm dưới quyền của Bohemond còn Guiscard đối diện với Alexios bằng việc chỉ huy trung quân. Vệ binh Varangian được lệnh triển khai lên hàng đầu của các lực lượng chính, phía sau họ là một bộ phận cung thủ tinh nhuệ. Các cung thủ được lệnh di chuyển lên trước các vệ binh và bắn hàng loạt mũi tên về phía kẻ thù, rồi rút lui về phía sau hàng ngũ các vệ binh Varangian. Họ tiếp tục thực hiện chiến thuật này cho đến khi quân đội hai bên tiến sát lại gần nhau. Do cả hai đội quân đều đang ở thế sẵn sàng chống lại những cú đánh đầu tiên, Robert đã quyết định chủ động tấn công trước bằng cách cử một đội kỵ binh ở trung quân tấn công giả vờ vào các vị trí của quân Đông La Mã. Ông ta hy vọng có thể thu hút sự chú ý của các vệ binh Varangian rồi loại bỏ khỏi cuộc chiến. Thế nhưng điều này đã không thể thực hiện được do các kỵ binh bị đẩy lùi bởi các cung thủ Đông La Mã. Cánh hữu của quân Norman sau đó đã gặp phải đợt tấn công dữ dội bởi cánh tả của quân Đông La Mã và các vệ binh Varangian. Người Norman kịch liệt kháng cự cho đến khi Alexios điều một số binh lính tinh nhuệ sang hỗ trợ cánh tả, còn các vệ binh Varangian đối diện trực tiếp với người Norman. Cánh hữu hoàn toàn bị chọc thủng, và binh lính Norman vỡ trận bỏ chạy toán loạn về phía bờ biển. Tại đây, họ được tập hợp lại bởi Sikelgaita, vợ của Robert Guiscard. Anna Komnene sau này trong tác phẩm Alexiad đã nhận xét bà như sau:"Giống như một Pallas, chứ không phải một Athena thứ hai." Quân Đông La Mã vỡ trận. Trong lúc đó, cánh hữu và trung quân của Đông La Mã đang giáp chiến với những quân Norman đối diện. Tuy nhiên, vì cánh hữu đã tan vỡ khiến cho các hiệp sĩ Norman rơi vào nguy cơ bị đánh tạt sườn. Cùng lúc này, vệ binh Varangian (chủ yếu là những người Anglo-Saxon đã chạy khỏi Anh sau khi người Norman chinh phục đảo quốc này) đã lao vào tấn công những hiệp sĩ Norman ngay lập tức. Với những chiếc rìu chiến cán dài, họ tấn công kịch liệt các hiệp sĩ Norman, nhiều người lúc này đã bị ngã xuống và kéo lê đi do những con ngựa đang vô cùng hoảng sợ lồng lên. Vệ binh Varangian nhanh chóng tách rời với cánh quân chính của Đông La Mã, lại thêm bị kiệt sức do truy đuổi những kỵ binh Norman mà họ hoàn toàn không có đủ sức để đối đầu với cuộc tấn công tiếp theo của Robert. Một lực lượng mạnh bao gồm lính cầm giáo và các tay nỏ nhanh chóng được Robert Guiscard điều đến đánh thẳng vào mạn sườn vệ binh Varangian và tiêu diệt hầu hết bọn họ. Một vài người sống sót đã cố gắng chạy trốn vào bên trong Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae. Quân Norman liền phóng hỏa thiêu trụi nhà thờ này, và tất cả các vệ binh Varangian đều chết cháy trong đó. Nhận thấy tình hình có vẻ xấu đi, tướng quân Georgios Palaiologos liền mở cửa thành Dyrrhachium dẫn quân xông ra phá vây, nhưng cũng không thể cứu vãn tình thế. Tệ hơn thế, chư hầu của Alexios, vua Constantine Bodin xứ Duklja đã phản bội Đông La Mã và chạy sang ủng hộ quân Norman. Kế đến, những binh lính Thổ Nhĩ Ký được Sultan Suleyman I gửi đến cũng làm theo ông ta và tháo chạy khỏi chiến trường. Do cánh tả vẫn còn đang đuổi theo cánh hữu của quân Norman, giờ đây Alexios phải đối diện với trung quân Norman. Robert Guiscard đã điều các thiết kỵ đánh thẳng vào trung quân Đông La Mã. Các hiệp sĩ Norman lao thẳng vào đánh thủng hàng ngũ của quân Đông La Mã, sau đó tách thành các nhóm nhỏ để tấn công cùng lúc đội hình của quân Đông La Mã, vốn lúc này đã bị tan rã và chia tách. Doanh trại của Đế quốc, vốn không có người bảo vệ, đã nằm trong tay người Norman. Alexios và các tùy tướng đã chiến đấu đủ lâu cho tới khi buộc phải tháo chạy. Trong khi tháo chạy, Alexios đã bị tách khỏi những tùy tùng của mình và bị những binh lính Norman tấn công. Dù bị thương ở trán và mất khá nhiều máu, ông may mắn chạy được tới Ohrid, nơi ông tập hợp lại tàn quân của mình. Hậu quả. Trận chiến kết thúc với một thất bại nặng nề đối với Alexios. Sử gia Jonathan Harris thậm chí còn nhận xét là "thảm họa như ở Manzikert". Đông La Mã bị thiệt hại tới khoảng 5.000 quân, trong đó bao gồm hầu hết các vệ binh Varangian. Thiệt hại bên phía quân Norman vẫn chưa được xác định, tuy nhiên John Haldon cho rằng cũng là khá đáng kể bởi hai cánh đã bị chọc thủng và quân lính tháo chạy. Về phía sử gia Robert Holme đã nhận xét:"kỹ thuật tác chiến mới của các hiệp sĩ, với những cây thương dài được kẹp chặt dưới cánh tay nhằm ổn định với những thao tác của chiến binh trên lưng ngựa - đã thành công rực rỡ". Tướng quân Georgios Palaiologos đã không thể vào lại thành Dyrrhachium sau trận chiến và phải rút lui cùng với lực lượng chính. Việc phòng thủ thành phố được để lại cho người Venice, còn bản thân thành phố nằm dưới sự kiểm soát của một người Albania, Komiskortes. Đến tháng 2 năm 1082, thành Dyrrhachium thất thủ sau khi một người Venice hoặc Amalfi đã bí mật mở cổng thành cho quân Norman tràn vào. Thừa thắng, quân Norman tràn vào miền bắc Hy Lạp mà không gặp bất kỳ sự kháng cự đáng kể nào. Tuy nhiên, khi Robert đóng quân ở Kastoria, một sứ giá từ Ý tới đã báo cho ông ta biết tin Apulia, Calabria và Campania đã nổi loạn. Đồng thời, viên sứ giả cũng cấp báo rằng Hoàng đế Heinrich IV của Thánh chế La Mã đã đưa quân tới trước các cửa thành của Roma và đang bao vây Giáo hoàng Grêgôriô VII, quân đồng minh của người Norman. Hoàng đế Alexios đã trả cho Heinrich 360.000 đồng vàng để đổi lấy mối liên minh này. Đáp lại, Heinrich đưa quân tràn xuống Ý và tấn công các lãnh thổ của Giáo hoàng. Robert Guiscard vội mang quân lại Ý, và để lại một bộ phận binh lực ở Hy Lạp cho Bohemond chỉ huy. Thất vọng vì số tiền bỏ ra đã không thu được kết quả đáng kể nào mà còn mang tới khó khăn về tài chính, Alexios buộc phải trưng thu nhiều của cải của Giáo hội nhằm có tiền để tập hợp một đội quân mới. Với số tiền trên, ông trưng tập một đội quân ở gần Thessalonica và tổ chức phản công quân của Bohemond. Thế nhưng, Bohemond đã đánh bại ông trong hai trận đánh: một trận ở gần Arta và một trận khác ở gần Ioannina. Những thắng lợi này đã mở đường cho quân Norman kiểm soát hoàn toàn Macedonia và hầu hết vùng Thessaly. Sau đó, Bohemond đưa quân tới đánh thành Larissa. Đúng lúc này, Alexios dẫn theo một đạo quân mới trưng tập và 7.000 quân mà Sultan gửi tới đã tổ chức phản công, đánh bại người Norman dưới chân thành Larissa. Chiến bại và không được trả lương đã khiến cho sĩ khí quân Norman suy giảm nghiêm trọng, buộc Bohemond phải ra lệnh quay lại bờ biển và lên thuyền về nước. Trong khi đó, Alexios cấp cho người Venice một khu tô giới ở Constantinople và miễn thuế cho các giao dịch buôn bán của họ nhằm đổi lấy sự trợ giúp của họ. Người Venice đáp lại bằng việc tái chiếm Corfu và Durrachyum trả về cho Đông La Mã. Những chiến thắng này đã khôi phục nguyên trạng lãnh thổ của Đông La Mã trước chiến tranh và đưa đế quốc bước vào thời kỳ "Phục hưng Komnenos".
1
null
Nhà thờ chính tòa Hải Phòng với tước hiệu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hải Phòng nằm tại số 46 phố Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Nhà thờ chính tòa Hải Phòng cách Hà Nội 102 km. Mặc dù công giáo đã có mặt từ rất lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến Hải Phòng. Tuy nhiên, phải đến mãi những năm 20 của thế kỷ XIX, một nhà thờ có quy mô lớn mới được xây dựng ở Hải Phòng. Nhà thờ được xây theo kiểu kiến trúc Gothique dài 47m, rộng 17m. Tháp chuông hình vuông nhà thờ cao 28m. Sau khi được khánh thành, trải qua nhiều thời gian biến động, nhà thờ xuống cấp, hư hỏng. Năm 2000, linh mục chính xứ đã làm đơn xin cải tạo, sửa chữa, nâng cấp toàn bộ nội thất nhà thờ và giữ nguyên kiến trúc như xưa. Đến nay, nhà thờ chính toà, tháp chuông, khuôn viên đã được chỉnh trang, sửa chữa đồng bộ, là một trong những nhà thờ lớn và đẹp của thành phố Hải Phòng.
1
null
Lăng mộ Tây Hạ là một quần thể các lăng mộ nằm trên khu vực có diện tích nằm ở chân của Dãy núi Hạ Lan (贺兰山) thuộc khu tự trị Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc. Tại đây bao gồm 9 lăng mộ của các vua Tây Hạ cùng 250 ngôi mộ của các quan lại hoàng gia. Quần thể chôn lấp này nằm cách Hưng Khánh, thành phố Ngân Xuyên khoảng 40 km (25 dặm) về phía tây. Cho đến nay, khoảng 17.000 mét vuông đã được khai quật và hiện đang nỗ lực để bảo vệ và bảo tồn những phần còn lại của quần thể lăng mộ này. Lịch sử. Vương triều Tây Hạ còn được gọi là đế chế Đảng Hạng tồn tại từ năm 1038 đến 1227 khi nó bị chinh phục bởi đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Đế chế này được thành lập bởi những người Đảng Hạng, một dân tộc mà hiện nay ít người biết đến. Qua các cuộc khai quật thì chỉ có lăng mộ số 3 là đã được khai quật và nghiên cứu đầy đủ. Nó là lăng mộ của Tây Hạ Cảnh Tông, được biết đến là Lý Nguyên Hạo (1003-1048), vị hoàng đế khai quốc ra triều đại Tây Hạ. Đây là lăng mộ hình tháp kết hợp giữa lăng mộ với đền thờ truyền thống mang đặc điểm của Phật giáo. Các cuộc khai quật đã tìm ra rất nhiều các tư liệu và hiện vật quý, trong đó có chữ viết Tây Hạ thể hiện qua những bức tranh phản ánh cuộc sống du mục và cuộc sống trong thành của người Tây Hạ, các tác phẩm điêu khắc các loại, rất nhiều đồng tiền cổ lưu thông thuộc các thời kỳ như "Khai Nguyên thông bảo", "Thuần Hoá thông bảo", "Chí Đạo thông báo". "Thiên Hỉ thông báo", "Đại Quan thông bảo" cùng nhiều loại đồ đồng, quân cờ gốm… Điều càng khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc là có rất nhiều tượng đá, tượng đất hình dáng độc đáo. Quần thể lăng mộ này đã trả lời cho những nhà thám hiểm đến Trung Á đầu thế kỷ 20 bao gồm Pyotr Kozlov, Aurel Stein và Sven Hedin
1
null
Các bức họa thuộc núi Hạ Lan (), huyện Hạ Lan –thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ. Núi này cao trên 600m, có khoảng trên 300 bức tranh vẽ đầu voi, ngựa, hươu, trâu, dê, muông thú và tay người. Nghệ thuật chạn khắc rất đơn giản nhưng rất tinh xảo, đề tài phong phú, phản ánh một cách đầy đủ và niềm đam mệ hội họa của dân tộc cổ đại.
1
null
Cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng trên 1.000 km về hướng Tây là núi thiêng Kailash, ngọn núi được thế giới mệnh danh là "vũ trụ tâm linh", nơi mà Kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di, cũng là nơi duy nhất ngày xưa Đức Phật và 500 vị A la hán đặt chân đến. Kailash là linh địa được bao quanh bởi 4 quả núi của tứ vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm. Ngọn núi này rất linh thiêng huyền bí tuyết phủ quanh năm, có nhiều hoa văn kỳ bí, độc đáo. Các đỉnh núi cao nhất trên thế giới nổi tiếng như Everest, Lhotse, Cho Oyo, Nangar Parat hay Shishangpangma với độ cao trên 8000m từ lâu đã trở thành thách thức hấp dẫn để chinh phục của vô số con người trong thời đại văn minh nhưng thực tế những ngọn núi như Kailash trong dãy Gangdise hay đỉnh Kawakebo trong dãy Meili là những nơi bàn chân con người dường như không thể đặt lên. Chúng thực sự là những ngọn núi thiêng.
1
null
Hồ Kanas (, Tiểu nhi kinh: كَانَاسِ خٗ; Tiếng Mông Cổ: Ханас нуур; , chữ Uyghur Cyrill: Қанас Көли) là một hồ nước nằm ở địa khu Altay, Tân Cương, Trung Quốc. Hồ này nằm trong thung lũng của Dãy núi Altay, gần mũi phía bắc Tân Cương, gần với biên giới Kazakhstan, Mông Cổ và Nga. Nó hình thành cách đây 200.000 năm, trong thời Kỷ Đệ Tứ như là kết quả của quá trình băng hà. Hồ nước có hình trăng lưỡi liềm, dung tích ước đạt 53,8 tỷ mét khối nước với độ sâu trung bình đạt 120 mét. Các sông Kanas chảy ra khỏi hồ, sau đó hợp lưu với sông Hemu để hình thành sông Burqin,đổ vào sông Irtysh tại thị trấn Burqin, huyện lỵ của Burqin. Thung lũng Kanas là nơi có số lượng lớn người Tuva và Kazakh sinh sống. Trong khi hầu hết những người này vẫn duy trì cuộc sống nông nghiệp và du mục truyền thống, thì nhiều người khác làm việc trong ngành công nghiệp du lịch đang phát triển và đã thiết lập cơ sở để định hướng, với các hoạt động đi bộ đường dài, đi bè trên hồ, leo núi, dù lượn và cắm trại. Hồ Kanas phân loại là một khu vực Thắng cảnh loại AAAAA bởi Tổng cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc. Mô tả. Nơi đây là nhà của khoảng 117 loài chim sống dọc theo bờ hồ. Trong hồ là nhiều loài cá, trong đó có những loài có thể nặng tới hơn 4 tấn, với chiều dài từ 10 - 15 mét. Nhiều sinh vật lớn trông thấy trong hồ được suy đoán là loài Cá hồi Xibia.
1
null
Linh Cừ () là một con kênh nằm ở Hưng An, gần Quế Lâm, tây bắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nó nối Sông Tương chảy về phía bắc sông Dương Tử với Sông Ly chảy về phía nam vào sông Quế Giang và Tây Giang. Do đó, nó là tuyến đường lịch sử nối sông Dương Tử với Châu Giang. Đây là kênh đào lớn đầu tiên trên thế giới nối hai thung lũng sông với nhau và cho phép tàu thuyền đi lại quãng đường 2.000 km từ Bắc Kinh đến Hồng Kông. Lịch sử. Vào năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một kênh đào nối sông Tương và sông Ly nhằm chiếm đánh Bách Việt trong Chiến tranh Tần-Việt. Người thiết kế kênh đào là một viên quan Ngự sử có tên là Sử Lộc. Đây là kênh đào lâu đời nhất trên thế giới, nhận nước từ sông Tương. Chiều dài của nó là 36,4 km và được trang bị 37 khóa điều chỉnh mực nước cao thấp vào năm 825. Thiết kế của nó cũng giúp tận dụng nguồn nước khi một phần ba lưu lượng nước của sông Tương có thể chuyển hướng qua sông Ly. Nó là điểm tham quan nổi tiếng ở tỉnh Quảng Tây, đồng thời hiện cũng là một Di sản thế giới dự kiến của UNESCO.
1
null
Douglas XB-31 (Douglas Model 423) là một thiết kế của hãng Douglas theo yêu cầu của Không quân Lục quân Hoa Kỳ về một loại máy bay ném bom hạng nặn, yêu cầu này đã đưa tới sự xuất hiện của các loại máy bay Boeing B-29 Superfortress, Lockheed XB-30, và Consolidated B-32 Dominator.
1
null
Nhà thờ chính tòa Cần Thơ với tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Cần Thơ tọa lạc tại số 14 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nhà thờ chính tòa Cần Thơ cách Thành phố Hồ Chí Minh 167 km. Năm 1850, Toà Thánh Vatican chia giáo phận Tông tòa Tây Đàng Trong thành giáo phận Tông tòa Nam Vang và Giáo phận Tông tòa Tây (Sài Gòn). Giáo phận Nam Vang gồm cả phần đất thuộc giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và một phần giáo phận Vĩnh Long và Mỹ Tho hiện nay. Năm 1899, dưới thời Giám mục Bouchut - Giám mục Địa phận Nam Vang, linh mục Duquet (Hội Thừa sai Paris) làm linh mục chánh sở họ Cầu Xéo đã khởi công xây cất nhà thờ với ước tích kinh phí khoảng 700.000 đồng. Đây cũng là năm thành lập họ đạo. Công việc xây cất chưa hoàn thành, thì Giám mục Bouchut thuyên chuyển ông về làm Giám đốc Đại Chủng viện Nam Vang. Sau đó công trình được linh mục Larrabure khánh thành năm vào năm 1916. Ngày 24 tháng 11 năm 1960 với sắc lệnh Venerabilium Nostrorum, hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập, nhà thờ họ Cầu Xéo khi đó trở thành nhà thờ Chính Toà Cần Thơ. Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền được tấn phong làm Giám mục cai quản giáo phận Cần Thơ, thay thế Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình về làm Tổng Giám mục giáo phận Sài Gòn. Nhà thờ có diện tích khoảng 300m2, cao 8m. Mặt bằng có dạng hình thánh giá và không có tháp chuông. Trong lòng nhà thờ còn có phần mộ của Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang và Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận. Số giáo dân ngày càng đông do đó, cuối năm 1993, nhà thờ được sửa lại phần cung thánh và mở thêm 2 cánh nhằm đáp ứng nhu cầu dự lễ của giáo dân.
1
null
"Comme toi" (tạm dịch: "Cũng như con") là một bài hát/đĩa đơn của ca sĩ người Pháp Jean-Jacques Goldman, ra mắt vào năm 1983. Đây là đĩa đơn thứ hai được trích từ album "Minoritaire" của ông. "Comme toi" nhận được chứng nhận đĩa Vàng khi doanh số đạt mốc 500.000 bản trong năm đó. Ca khúc vượt lên đứng đầu các bảng xếp hạng và mang về cho Goldman giải "Diamant d’Or de la Chanson Francaise". "Comme toi" là một trong những bài hát của Goldman vẫn luôn vang vọng mãi trong tâm trí thính giả hâm mộ và vẫn được phát trên truyền thanh - truyền hình. Bài hát đã được đặt hai lời tiếng Việt khác nhau với tiêu đề "Về chốn thiên đường" và "Hãy đến với em". Hoàn cảnh sáng tác. "Comme toi" là bản nhạc trữ tình nhẹ nhàng hiếm hoi trong album "Minoritaire" đậm chất pop rock. Theo lời của Goldman - một người gốc Do Thái - thì ông viết ca khúc này dành cho cô con gái đầu lòng của mình tên Caroline, lấy cảm hứng từ nỗi niềm xúc cảm khi ông xem album ảnh của cha mẹ, thấy hiện hữu trong đó những gương mặt họ hàng đã thất lạc hoặc bỏ mạng tại những trại tập trung của Đức Quốc xã thời Thế chiến thứ hai. Nội dung. "Comme toi" có nội dung kể về cô bé 8 tuổi người Ba Lan tên Sarah. Chiến tranh phá tan tuổi thơ và mái ấm gia đình của Sarah, khiến giấc mơ về một cuộc sống bình thường của em không có lấy một tia hy vọng trở thành hiện thực. Ca khúc là lời nhắn nhủ của Goldman đến con gái Caroline: ""Cũng như con", Sarah có một tâm hồn non trẻ thuần khiết đầy khát vọng nhưng sóng gió cuộc đời nổi lên và Sarah không bao giờ chạm đến được tuổi xuân nồng đằm thắm." Phiên bản ngôn ngữ khác. Ca khúc "Comme toi" được dịch sang một số thứ tiếng khác như tiếng Anh ("As You Are"; "Calling You" do ca sĩ người Liban Grace Deeb thể hiện), tiếng Do Thái, tiếng Tây Ban Nha ("Como tu"), tiếng Trung Quốc ["散了吧", do ca sĩ Lâm Chí Huyền (林志炫) thể hiện] và tiếng Ý ("Come te"). Trong tiếng Việt, bài hát được dịch ra hai lời khác nhau dưới các nhan đề là "Về chốn thiên đường" (lời Lê Quang) và "Hãy đến với em". Ca sĩ Mỹ Tâm có thu âm bài "Về chốn thiên đường" trong album "Ngày ấy & Bây giờ" (2003) của cô.
1
null
Tỷ số tài chính hay tỷ số kế toán là mức độ tương đối của hai giá trị số được chọn từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thuật ngữ thường được sử dụng trong kế toán, khi có nhiều tỷ lệ chuẩn được sử dụng để đánh giá tình trạng tài chính chung của một công ty hoặc tổ chức. Các tỷ lệ tài chính có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý trong một công ty, bởi các cổ đông hiện tại và tiềm năng (chủ sở hữu) của một công ty và bởi các chủ nợ của công ty. Các nhà phân tích tài chính sử dụng các tỷ số tài chính để so sánh "sức khỏe" của các công ty. Nếu cổ phiếu của một công ty được giao dịch trên thị trường tài chính, giá thị trường của cổ phiếu được sử dụng trong các tỷ lệ tài chính nhất định. Tỷ lệ có thể được biểu thị dưới dạng giá trị thập phân, chẳng hạn như 0,10 hoặc được cho dưới dạng giá trị phần trăm tương đương, chẳng hạn như 10%. Một số tỷ lệ thường được trích dẫn dưới dạng tỷ lệ phần trăm, đặc biệt là các tỷ lệ nhỏ hơn 1, chẳng hạn như lợi tức, trong khi các tỷ lệ khác thường được trích dẫn dưới dạng số thập phân, đặc biệt là các tỷ lệ thường lớn hơn 1, chẳng hạn như tỷ số P/E; còn gọi là bội số. Với bất kỳ tỷ lệ nào, người ta có thể lấy nghịch đảo của nó: Nếu tỷ lệ trên 1, số nghịch đảo sẽ dưới 1 và ngược lại. Số nghịch đảo thể hiện cùng một thông tin, nhưng dễ hiểu hơn. Ví dụ, lợi tức (5%) có thể được so sánh với tỉ suất trái phiếu, trong khi tỷ lệ P/E (20) thì không thể.
1
null
Cầu Eisbach là một cầu ở München,Đức Vị trí. Cầu Eisbach nằm ở quận Lehel phần cuối về phía Nam của Vườn Anh. Nó dẫn con đường Prinzregentenstraße qua hai con suối mà sau cái cầu nhập lại thành suối Eisbach. Lịch sử. Cầu Eisbach được xây vào năm 1890 khi con đường Prinzregentenstraße được hình thành, theo tuyến đường Tây Đông nên hay gặp các con suối ở thành phố thường chảy theo hướng Nam Bắc. Dưới ba vòng cung chảy nước từ suối Papiererbach, Stadtmühlbach và Stadtsägmühlbach sau cây cầu thì nhập lại thành suối Eisbach, cái tên mà được đặt cho cầu này. Suối Papiererbach bây giờ không được dùng nữa, nên vòng cung nằm phía Tây bị xây bịt lại. Mô tả. Cầu Eisbach có 3 vòng cung, mỗi cái có chiều dài là 4,90 m. Đằng sau cầu nước chảy tạo nên sóng mà rất được ưa chuộng bởi những người trượt nước.
1
null
Amaretto là một loại rượu có nguồn gốc từ Saronno của Ý, chúng được làm từ các nguyên liệu phổ biến là nhân của hạt mơ hoặc hạnh nhân, đôi khi cả hai. Mặc dù Amaretto được làm từ nguyên liệu chủ yêu là nhân của hạt mơ nhưng nó có vị ngọt giống như hương vị của quả anh đào. Trong tiếng Ý, Amaretto có tên gõi tắt là amaro (nghĩa là "đắng"), chỉ dẫn về hương vị khác biệt của nó bằng từ mượn " mandorla amara" - vị đắng của hạnh nhân & nhân của quả hạnh.
1
null
Nông nghiệp Đại Việt thời Tây Sơn phản ánh chính sách và kết quả hoạt động nông nghiệp nước Đại Việt từ năm 1778 đến năm 1802, không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nhà Tây Sơn quản lý, nhưng không bao gồm tình hình nông nghiệp trên lãnh thổ nhà Lê trung hưng trong những năm cuối cùng của triều đại này (năm 1789 trở về trước, nông nghiệp vùng sông Gianh trở ra được phản ánh trong bài Nông nghiệp Đàng Ngoài thời Lê trung hưng). Cuối thế kỷ 18, nước Đại Việt trải qua nhiều biến động phức tạp về chính trị, quân sự, có nhiều thay đổi chính thể trên các địa phương trong nước. Kể từ năm 1789 hình thành hai khu vực tương đối ổn định cho tới năm 1802: từ Bắc vào tới Nam Trung Bộ thuộc nhà Tây Sơn, vùng Nam Bộ thuộc chúa Nguyễn Ánh. Nhà Tây Sơn. Chính sách. Trong những năm đầu, do hoàn cảnh chiến tranh, phải đối phó với các chính quyền khác và lãnh thổ còn bị chia cắt, nhà Tây Sơn chưa có nhiều chính sách và việc thực thi cụ thể đối với phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Tây Sơn chỉ thực sự bắt đầu sau khi Quang Trung đánh bại quân Thanh và chính thức thay thế nhà Lê trung hưng ở Bắc Bộ. Tại thời điểm đó, nhiều vùng trong cả nước rất khó khăn sau nhiều năm chiến tranh. Những vùng như Thanh Hóa, Nghệ An bị mất mùa, dân bị đói kém, ruộng đất bị bỏ hoang nhiều nơi. Do yêu cầu cấp bách của hoàn cảnh khi đó, Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông" kêu gọi nhân dân lưu tán trở về quê hương khai khẩn ruộng nương, sản xuất nông nghiệp để ổn định cuộc sống, phục hồi kinh tế đã đình trệ. Ông giao cho các quan lại địa phương như thôn trưởng, xã trưởng quán xuyến công việc, hạn đến tháng 9 năm 1789 phải trình được sổ điền hộ, kê khai số đinh, số ruộng hiện có và số ruộng hoang mới khai khẩn để triều đình quy định ngạch thuế. Sổ đinh các làng lập xong, quan huyện có nhiệm vụ tập hợp lại, rồi đối chiếu và phát cho mỗi người một tấm thẻ có chữ "thiên hạ đại tín" bằng chữ triện, có hoa văn, xung quanh ghi họ tên, quê quán và điểm chỉ. Ai cũng phải mang theo thẻ bài, không có là dân ẩn lậu. Đây là biện pháp hữu hiệu để quản lý nhân khẩu, kê đủ số đinh hiện có để phục vụ sản xuất và quân sự. Cùng việc lập sổ đinh, Quang Trung ra lệnh lập lại sổ ruộng. Ruộng được chia làm 3 hạng: nhất đẳng điền, nhị đẳng điền và tam đẳng điền; trên cơ sở đó triều đình có mức thu cụ thể: Ngoài thuế và tiền thật vật, làm kho, nông dân không phải nộp thêm khoản tiền nào khác. Chính sách đơn giản này góp phần làm giảm gánh nặng đóng góp cho nhân dân, khiến đời sống dễ chịu hơn. Ngoài ra, triều đình còn ban lệnh các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang, nếu hết thời hạn vẫn bỏ hoang không khai khẩn thì ruộng công sẽ chiếu theo ngạch thuế thu gấp đôi, nếu là ruộng tư thì thu thành ruộng công. Kết quả. Nhờ chính sách này, sản xuất nông nghiệp bước đầu được khôi phục. Đến vụ mùa năm 1791, mùa màng thu hoạch khá tốt, khôi phục được cảnh như thời thái bình trước đây. Bài "Phú tụng Tây Hồ" của Nguyễn Huy Lượng đã ghi lại thành tựu này: Tuy nhiên, chính sách "khuyến nông" của Quang Trung vẫn chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề ruộng đất cuối thế kỷ 18, vì chưa đụng đến quyền sở hữu ruộng đất của giải cấp địa chủ, chỉ tịch thu ruộng đất tư bỏ hoang quá hạn và ruộng đất của những phần tử chống đối. Nhưng xét trong bối cảnh đương thời, việc chia ruộng đất công cho dân có điều kiện sản xuất, chấm dứt tình trạng phân tán đã mang ý nghĩa tích cực nhất định và hiệu quả nhất định. Chúa Nguyễn ở Nam Bộ. Chính sách. Từ khi tái chiếm Nam Bộ, Nguyễn Ánh đã bắt đầu thi hành các chính sách phát triển nông nghiệp vào giữa năm 1789. Đến tháng 6 năm 1789, Nguyễn Ánh đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một số vị nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh) để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách: nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh, đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi đánh nhau một năm. Còn với những người dân không ở trong sổ bộ quản lý của địa phương cũng có thể làm ruộng dưới sự chăm sóc của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau. Từ tháng 10 năm 1790, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội; bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi đi lính). Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thị nạp. Mức thu như sau: Tới năm 1791, Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh lính, dân chúng không được quyền tranh chấp nữa. Đánh giá. Các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét những việc trên như sau: ""...chính sách đồn điền nhằm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách khiến mọi người không dừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn và cuối cùng để đủ binh lương cho quân lính dùng khi tràn ra phía Bắc đánh đám người kiệt hiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa". Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: "Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta"
1
null
Wikipedia tiếng Ả Rập là một phiên bản Wikipedia, một bách khoa toàn thư mở. Nó bắt đầu vào ngày 09 tháng 7 năm 2003. Tính đến tháng 4 năm 2015, nó đã có hơn 350.000 bài viết, 974.500 người dùng đăng ký và hơn 23.000 hình ảnh. Wikipedia tiếng Ả Rập hiện là phiên bản lớn thứ 21 của Wikipedia tính theo số bài viết, và là ngôn ngữ Semitic đầu tiên vượt quá 100.000 bài viết. Thiết kế của Wikipedia tiếng Ả Rập khác một chút đối với các phiên bản Wikipedia khác. Đáng chú ý nhất, từ tiếng Ả Rập được viết từ phải sang trái, vị trí của liên kết là một hình ảnh phản chiếu của những Wikipedia trong các ngôn ngữ được viết từ trái sang phải. Trước khi cập nhật của Wikipedia lên MediaWiki 1.16, Wikipedia tiếng Ả Rập đã có một nền trang mặc định của trang lấy cảm hứng từ đá ốp lát Ả Rập/Hồi giáo hay phong cách trang trí. Chuyển từ mới bố trí Vector mặc định của MediaWiki để bố trí MonoBook gốc có thể khôi phục lại trang nền này. Vào thời điểm năm , Wikipedia tiếng Ả Rập có tổng cộng bài viết.
1
null
Wikipedia tiếng Anh đơn giản (tiếng Anh: Simple English Wikipedia) là một phiên bản Wikipedia, một bách khoa toàn thư mở được viết chủ yếu bởi tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh Học. Nó được ra mắt vào năm 2001, và là một trong bảy Wikipedia được viết bằng nhóm ngôn ngữ gốc Anh hoặc pidgin dựa trên tiếng Anh hoặc creole. Trang web có mục đích đã nêu là cung cấp bách khoa toàn thư cho "những người có nhu cầu khác nhau, chẳng hạn như sinh viên, trẻ em, người lớn gặp khó khăn trong học tập và những người đang cố gắng học tiếng Anh." Phong cách trình bày đơn giản của Wikipedia tiếng Anh đơn giản giúp ích cho người mới bắt đầu học tiếng Anh. Cấu trúc từ ngữ và ngữ pháp đơn giản hơn của Wikipedia tiếng Anh đơn giản có thể làm cho thông tin trở nên dễ hiểu hơn khi so sánh với Wikipedia tiếng Anh thông thường. Lịch sử. Wikipedia tiếng Anh đơn giản được ra mắt vào ngày 18 tháng 9 năm 2001. Tài liệu từ Wikipedia tiếng Anh đơn giản đã hình thành cơ sở cho One Encyclopedia per Child, một dự án của One Laptop per Child đã kết thúc vào năm 2014. Vào năm 2018, đã có một đề xuất dừng dự án Wikipedia tiếng Anh đơn giản với lý do "không có bằng chứng nào cho thấy dự án đang tiếp cận đối tượng mục tiêu". Tuy nhiên, sau khi thảo luận và bỏ phiếu bởi hơn 100 biên tập viên, quyết định đã được đưa ra là tiếp tục duy trì hoạt động của dự án này do cộng đồng biên tập viên vẫn hoạt động tích cực. Tính đến , trang web này có hơn trang nội dung, và có hơn người dùng đã đăng ký, trong đó người đã thực hiện chỉnh sửa trong tháng qua. Cấu trúc website. Các bài viết trên Wikipedia tiếng Anh đơn giản thường ngắn hơn so với Wikipedia tiếng Anh, thường chỉ trình bày thông tin cơ bản. Tim Dowling của tờ báo "The Guardian" giải thích rằng "phiên bản tiếng Anh đơn giản có xu hướng bám sát vào các sự kiện thường được chấp nhận". Giao diện của Wikipedia tiếng Anh đơn giản cũng được đơn giản hơn; chẳng hạn, liên kết "Bài viết ngẫu nhiên" ("Random article") trên Wikipedia tiếng Anh được thay thế bằng liên kết "Hiển thị trang bất kỳ" ("Show any page"); nhấp vào sẽ hiển thị thông báo "trang chưa được tạo" ("page not created") thay vì "trang không tồn tại" ("page does not exist").
1
null
Wikipedia tiếng Latinh () là phiên bản tiếng Latinh của Wikipedia, một bách khoa toàn thư mở. Phiên bản này đạt được con số 125.669 bài viết vào ngày 12 tháng 12 năm 2016. Vào thời điểm hiện tại, năm , phiên bản này có tổng cộng tất cả bài viết. Mặc dù tất cả nội dung đều được viết bằng tiếng Latinh, nhưng trong các cuộc thảo luận, các ngôn ngữ hiện đại như tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha thường được sử dụng nhiều hơn, vì nhiều thành viên ("usores") cho rằng làm thế sẽ dễ dàng hơn là viết bàng tiếng Latinh. Các chuyên gia tiếng Latinh đã nhận thấy sự tiến bộ dần dần trong bách khoa toàn thư này: theo Robert Gurval tại UCLA, "những bài viết tốt thật sự rất tốt", dù một vài người đóng góp hiện vẫn chưa thể sử dụng ngôn ngữ này một cách hoàn hảo. Liên kết ngoài.
1
null
Đinh Trường Hân là một kỹ sư người Mỹ gốc Việt. Ông là người Việt đầu tiên và duy nhất được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush trao tặng giải thưởng khoa học bảo vệ môi trường "Closing the Circle Award" của tòa Bạch Ốc năm 2006. Ông cũng là người Việt đầu tiên và duy nhất được tạp chí "Public Works" của Mỹ chọn là trong 50 nhân vật lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất ở Hoa Kỳ năm 2006. Ông hiện là Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển các chương trình về xe của Bưu điện Hoa Kỳ. Thân thế. Đinh Trường Hân sinh tại Huế, con thứ 8 trong gia đình 10 người con, 7 trai và 3 gái – của ông Đinh Hoà, cựu giáo sư trường trung học Kỹ thuật Huế và Đà Nẵng, cựu Thanh tra Nha Kỹ thuật và Chuyên nghiệp Học vụ và bà Nguyễn Thị Tuyết, nội trợ. Ba người anh của ông đã du học tại Mỹ trước 1975 với học bổng quốc gia Việt Nam Cộng hoà. Sự nghiệp. Từ năm 1980 đến 1982, ông là Phụ Tá Nghiên cứu và Giảng Viên của Khoa Cơ khí, Đại học Wisconsin, thành phố Madison. Từ năm 1982–1988, ông là kỹ sư cao cấp của hãng xe General Motors, thành phố Detroit, Michigan, nghiên cứu về động cơ và hộp số cho xe Chevrolet và Suburban. Từ năm 1988–1996: Đinh Trường Hân là kỹ sư phụ trách chương trình xe chạy bằng năng lượng mới cho Bưu điện Hoa Kỳ. Ông dẫn đầu chương trình chuyển hoá xe Bưu điện qua chạy bằng khí đốt (natual gas), với hơn 7.500 chiếc xe, một chương trình lớn nhất về xe khí đốt tại Mỹ. Ông đã làm việc với lãnh vực công nghiệp và nhiều hãng khí đốt địa phương để thiết lập một hệ thống gồm những trạm khí đốt để cung cấp nhiên liệu cho đoàn xe khí đốt lớn nhất tại Mỹ. Năm 1993, ông thành lập chương trình thử nghiệm xe chạy điện và sau đó chuyển hoá một số xe Bưu điện qua chạy điện. Với công trình này, ông được Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, bà Hazel R. O’Leary trao giải thưởng 1993 Liên Bang Năng lượng, Tái Tạo và Bảo vệ Môi trường. Vào năm 1996, ông được Bộ Nghiệp Vụ (General Service Administration) trao giải thưởng về Năng lượng Mới và Bảo Trì Năng lượng. Ngày 21 tháng 4 năm 1993, ông được bổ nhiệm vào ban Cố vấn Chuyển hoá Xe LiênbBang, thành lập bởi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton để kết hợp tất cả các chuyên gia chính phủ và tư nhân để gia tăng sản xuất xe chạy bằng năng lượng mới và những trạm nhiên liệu mới. Từ năm 1993–1996, ông là thành viên hội đồng xe điện và xe lai giống (hybrid electric) cho Cục Nghiên cứu Cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Từ năm 1993, ông được bổ nhiệm để đại diện Bưu điện Hoa Kỳ tại toà Bạch Ốc cho chương trình "Xe Xanh", cũng được biết dưới tên khác là "Thế hệ mới của xe hơi" (Next Generations of Automobiles). 1996–2004: Kỹ sư trưởng phụ trách cho tất cả chương trình xe hơi của Bưu điện Hoa Kỳ. Vào năm 1998, tại đại hội Bưu điện Quốc tế tại thành phố La Rochelle, Pháp, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn cho Tổng cục Bưu điện Quốc tế về xe hơi. Từ năm 2004, ông đã thiết lập chương trình thử nghiệm kỹ thuật xe lai giống tại Bưu điện cũng như chuyển hoá xe Bưu điện thành xe lai giống. Cũng từ năm 2004, ông đã thử nghiệm về xe chạy bằng khí hydrô với hãng xe General Motors. Ông đã được toà Bạch Ốc mời vào ban Cố vấn của xe chạy bằng khí hydrô và pin nhiên liệu (fuel cells). Ông cũng là đại diện cho Bưu điện tại toà Bạch Ốc trong chương trình này. 2004- Hiện nay: Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của tất cả chương trình về xe cho Bưu điện Hoa Kỳ trong các lãnh vực khoa học, nghiên cứu và phát triển cho đoàn xe lớn nhất thế giới (208.000 xe). Ngân sách ông chịu trách nhiệm hằng năm là trên 150 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, dựa vào công trình nghiên cứu của ông về nhiên liệu thực vật cho xe hơi, Khoa Học Gia Đinh Trường Hân được Tổng thống George W. Bush trao tặng giải thưởng cao quý 2006 của toà Bạch Ốc về khoa học bảo vệ môi trường.
1
null
Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng bảo thủ của Vương quốc Anh từ 1979 đến 1990, qua đời vì một cơn tai biến mạch máu não tại Luân Đôn vào ngày 8 tháng 4 năm 2013 hưởng thọ 87 tuổi. Một tang lễ, bao gồm một cuộc diễu hành chính thức theo sau là một nghi lễ tại Nhà thờ Thánh Paul, được tổ chức vào ngày 17 tháng Tư. Thi thể sau đó được hỏa táng tại Nhà hỏa táng Mortlake. Danh dự. Bà Margaret Thatcher tên khai sinh là Margaret Roberts, mang tước vị quý tộc là nữ Nam Tước Roberts. Bà không được hưởng danh dự quốc táng nhưng tang lễ được cử hành long trọng theo quân cách, như tang lễ của công nương Diana và bà mẹ của nữ hoàng Elizabeth II. Thatcher được nhiều sự ca tụng cũng như chống đối trong 11 năm cầm quyền và cả cho đến sau khi đã rời khỏi chức vụ Thủ tướng năm 1990. Bà là một chính khách nổi danh trên trường quốc tế ở giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng tại quốc nội, người phụ nữ thuộc đảng bảo thủ với cá tính mạnh mẽ này là biểu hiện của những phân cực chính trị sâu sắc trong 11 năm cầm quyền. Bà đã làm thay đổi nước Anh bằng chính sách đổi mới kinh tế, giải tư nhiều ngành công nghiệp, đương đầu với áp lực của các công đoàn, đồng thời đối phó không khoan nhượng với phong trào ly khai Bắc Ireland và vụ Argentine tranh chấp quần đảo Falkland. Sự chia rẽ ý kiến của người dân Anh đối với bà vẫn còn tốn tại cho đến ngày nay. Chính phủ Anh với sự tán đồng của hoàng gia, đã cho tổ chức tang lễ bà bằng những nghi thức trang trọng nhất, tuy nhiên chưa lên đến mức quốc táng vì việc này cần phải được quốc hội biểu quyết chấp thuận. Chuẩn bị. Ngày 9 tháng Tư, Phủ Thủ tướng Anh loan báo tang lễ sẽ được tổ chức vào ngày Thứ Tư 17 tháng 4. Điện Buckingham cho biết Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng Tế Philip, Quận Công Edinburgh, sẽ tham dự tang lễ. Tang lễ. Tang lễ được cử hành trọng thể ngày Thứ Tư 17 tháng Tư ở Luân Đôn với sự tham dự của nữ hoàng Elizabeth II, thủ tướng David Cameron và 3 cựu thủ tướng, cùng các chính khách, chính trị gia từ 170 quốc gia trên thế giới. Buổi sáng 17 tháng Tư, linh cữu của bà được chuyển từ điện Westminster, trụ sở quốc hội, đến nhà thờ Thánh Clement Danes làm lễ cầu nguyện. Từ đây linh cữu, phủ quốc kỳ Anh, được đặt trên một cỗ súng đại bác do sáu con ngựa đen của đội pháo binh hoàng gia kéo đi trên đoạn đường nửa dặm đến thánh đường St. Paul, nơi chính thức cử hành thánh lễ. Dân chúng đứng chật hai bên đường tiễn chào và hoan hô "Bà Đầm Thép" lần cuối cùng. Nhưng cũng có không ít người thể hiện sự chống đối lặng lẽ bằng cách đứng quay lưng lại lúc linh cữu đi ngang. Các phóng viên ghi nhận vẫn còn một vài cuộc tranh cãi đấu khẩu xảy ra trong đám đông, giữa người ngưỡng mộ và người phản đối bà Thatcher. Trước ngôi thánh đường St. Paul xây dựng từ thế kỷ 17, nơi các quan khách đón chờ linh cữu được đưa tới, một người mang tấm biểu ngữ viết hàng chữ phản đổi việc tốn kém công quỹ $15 triệu cho tang lễ này. An ninh được bảo vệ hết sức chặt chẽ, một phần do ảnh hưởng vụ nổ bom tại Boston (Mỹ) cuối tuần trước. Thành phố Luân Đôn triển khai 4.000 cảnh sát canh giữ an ninh trật tự, không kể 700 binh sĩ hải, không, lục quân đứng dọc hai bên đường linh cữu được rước qua. Bốn thủ tướng chính phủ kế tiếp bà Thatcher, dù đã tán thành hay bất đồng ý kiến với bà, đều có mặt ở thành đường St. Paul cùng với nữ hoàng. Đó là các cựu Thủ tướng John Major, Tony Blair, Gordon Brown và đương kim Thủ tướng David Cameron. Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger và cựu Phó Tổng thống Dick Cheney ở trong số quan khách Mỹ. Trong số quan khách hiện diện còn có cựu Tổng thống F.W. de Klerk, nhà lãnh đạo cuối cùng của thời đại apartheid ở Nam Phi; cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa, cựu Thủ tướng Brian Mulroney của Canada. Một số nhà lãnh đạo và chính khách danh tiếng không đến dự tang lễ bà Margaret Thatcher, trong số có cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan vì vấn đề sức khỏe, mặc dầu cố Tổng thống Reagan là người hợp tác rất thân gần với bà Thatcher. Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev cũng không có mặt và bà Thủ tướng Angela Merkel chỉ cử ngoại trưởng Đức thay mặt. Gia đình các cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bush và Clinton đều không đến tham dự tang lễ. Đại sứ Argentine tại Anh, bà Alicia Castro, là nhà ngoại giao duy nhất ở Luân Đôn từ chối tham dự tang lễ. Năm 1982, bà Thatcher cho quân đội Anh đánh chiếm lại quần đảo Falkland bị Argentine xâm lăng và cho đến nay Argentine vẫn muốn đòi chủ quyền ở quần đảo mà họ gọi tên là Malvinas ở Nam Đại Tây Dương. Theo nguyện vọng của cá nhân, sau tang lễ, thi hài bà Margaret Thatcher được hỏa thiêu. Phản ứng. Thủ tướng David Cameron cắt ngắn chuyến công du ở Pháp và Tây Ban Nha để trở về Anh. Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger nói với "BBC" rằng bà Thatcher là một "nhà lãnh đạo" và một "người bạn tốt của Mỹ". Liên đoàn bóng đá Anh nói rằng sẽ không yêu cầu các câu lạc bộ dành một phút tưởng niệm vào dịp tang lễ của bà. Tối ngày 8 tháng Tư, một số vụ lộn xộn xảy ra ở Luân Đôn, Bristol, Glasgow, khi có những nhóm tổ chức ăn mừng cái chết của "Bà Đầm Thép". Nhiều cảnh sát bị thương trong cuộc xô xát tại Bristol. Cựu Thủ tướng Tony Blair, người cũng đã thắng ba kỳ tổng tuyển cử như Thatcher, phàn nàn hành động thiếu ý thức của những người đón mừng cái chết của bà và cho rằng phải nên bày tỏ sự tôn trọng trong dịp này. Một nhân vật thuộc đảng Lao động cho biết "Ông chủ tịch Ed Miliband nghiêm khắc phê phán mọi sự đón mừng. Như ông đã công khai tuyên bố ngày 8 tháng Tư, bà Thatcher là một bộ mặt vĩ đại trong chính trị nước Anh và trên thế giới. Dù đảng Lao động bất đồng ý kiến với nhiều việc bà đã làm, chúng ta phải ngưỡng mộ những thành tích của cá nhân bà".. Quốc hội Anh gọi các thành viên đang còn nghỉ lễ Phục Sinh trở lại họp và nhiều đảng viên đảng Lao động sẽ đến dự tang lễ. Tuy nhiên cũng có những người phản đối. Dân Biểu John Mann nói: "Tôi không biết tại sao tốn tiền của dân đóng thuế cho một khóa họp ngoài nghị trình". Thủ tướng David Cameron gọi bà Thatcher là người Anh vĩ đại và nhiều nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới bày tỏ sự ngưỡng phục bà về vai trò quốc tế, bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel.
1
null
Thayeria boehlkei là một loài cá nước ngọt thuộc ho Characidae đặc hữu của sông Amazon và lưu vực sông Araguaia, lần lượt trong Peru và Brazil. Vị trí và môi trường sống. Chúng sinh sống ở suối nhỏ và các con sông nhỏ trong các lưu vực sông Amazon của vùng đồng bằng Amazon, nơi mà chúng là một phần của hệ sinh thái cá rất đa dạng. Xác định sai. Loài này trước đây được xác định nhầm là Thayeria sanctaemariae và "Thayeria obliqua". T. obliqua là một loài bề ngoài tương tự, nhưng khác nhau, trong khi T. sanctaemariae, là một từ đồng nghĩa của T. obliqua. Chế độ ăn uống. Loài này ăn sâu, côn trùng nhỏ, thực ăn động vật và động vật giáp xác.
1
null
Fernando Francisco González Ciuffardi (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1980 tại Santiago, Chile) là cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Chile. Anh được biết đến như một trong những tay vợt có cú đánh thuận tay mạnh nhất. González có thành tích là ít nhất vào đến tứ kết của tất cả các giải Grand Slam. Tại Úc mở rộng 2007, anh đã lọt tới trận chung kết nhưng đã thất bại trước tay vợt huyền thoại Roger Federer. Trong sự nghiệp của mình, anh đã từng đánh bại rất nhiều tay vợt hàng đầu như: Lleyton Hewitt, Andre Agassi, Roger Federer, Novak Djokovic, Rafael Nadal, Andy Roddick, Juan Carlos Ferrero, Carlos Moyà, Gustavo Kuerten, Marat Safin, Juan Martín del Potro, Andy Murray và Pete Sampras.
1
null
Hãng Thông tấn Trung ương hay Thông tấn xã Trung ương (phồn thể: 中央通訊社; giản thể: 中央通讯社; bính âm: Zhōngyāng Tōngxùnshè; Hán-Việt: Trung ương Thông tấn xã; tiếng Anh: Central News Agency; viết tắt: CNA) là hãng thông tấn cấp Nhà nước của Trung Hoa Dân Quốc. Hãng tin được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc ngày 1 tháng 4 năm 1924 và đã được chuyển đến Đài Bắc, Đài Loan trong cuộc Nội chiến Trung Quốc khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc di dời tới Đài Loan. CNA có các bản tin bằng tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Hãng tin có các chi nhánh hải ngoại ở 35 quốc gia. Hãng làm việc với một số hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới, chẳng hạn như Associated Press của Hoa Kỳ, Reuters của Anh và Agence France-Presse của Pháp.
1
null
Lạp xưởng Cao Bằng là một trong những đặc sản của Cao Bằng. Nó nhìn gần giống với lạp xưởng của miền xuôi nhưng hương vị khác đôi chút khi ăn có mùi khói ám vào do được treo trên gác bếp khoảng ba tháng thì mới ăn và có hương vị đặc trưng riêng chỉ có ở Cao Bằng. Nguyên liệu. Nguyên liệu chính để làm món này bao gồm: thịt vai, thịt mông lợn hoặc thịt thăn, lòng lợn và các gia vị. Cách chế biến. Lòng lợn được rửa sạch nhiều lần, cuối cùng rửa bằng rượu sau đó sẽ phơi khô, thổi bong bóng để làm lớp bao bọc bên ngoài lạp sườn. Nhân lạp sườn làm bằng thịt vai, thịt mông lợn hoặc thịt thăn băm nhỏ, ướp các loại gia vị và cho vào một ít rượu để lên men sau đó sẽ nhồi vào lòng lợn đã được thổi bong bóng. Để lạp sườn ngon khâu chọn thịt là quan trọng nhất. Thịt phải được chọn khi vừa mới mổ và chọn thịt heo màu đỏ thẫm, mỡ có màu trắng trong, bóng bì mỏng có một màu. Sau khi làm xong thịt được phơi khoảng ba nắng và mang vào treo ở gác bếp để khói và hơi nóng của lửa giúp thịt thơm ngon mang hương vị riêng. Lạp sườn thường rán lên hoặc hấp và cắt ra thanh từng lát để ăn có thể ăn cùng cơm, xôi hoặc ăn không.
1
null
Bernhard von Gélieu (tên gốc bằng tiếng Pháp: "Bernard de Gélieu"; 28 tháng 9 năm 1828 tại Neuchâtel – 20 tháng 4 năm 1907 tại Potsdam) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, xuất thân từ bang Neuchâtel của Thụy Sĩ ngày nay. Trong sự nghiệp quân sự của mình, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848 – 1851), chỉ huy một đại đội trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và một trung đoàn trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. (1870 – 1871). Ông là một sủng thần của Wilhelm I, vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đức thống nhất. Tiểu sử. Bernard sinh vào tháng 9 năm 1828 ở Neuchâtel, là con trai của Mục sư Kháng Cách Pfarrers Bernard de Gélieu với người vợ của ông này là Emilie, nhũ danh Bondeli, đồng thời là cháu trai của Mục sư Jonas de Gélieu, một nhà nuôi ong nổi tiếng thời bấy giờ. Thời trẻ, ông học Trung học Chính quy ở Neuchâtel, rồi bắt đầu theo học ngành Thần học. Vào năm 1847, ông gia nhập một Tiểu đoàn Tình nguyện do phe bảo hoàng Neuchâtel thành lập để chống lại phong trào cộng hòa đang trỗi dậy tại công quốc này. Từ đây, ông mong muốn theo đuổi một sự nghiệp sĩ quan. Ban đầu, ông muốn kiếm một chức vụ sĩ quan trong quân đội Pháp. Tuy nhiên, theo yêu cầu của một người bạn của gia đình ông, ông đã thỉnh cầu được cấp một văn bằng sĩ quan trong Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ tại kinh đô Berlin của Phổ vào tháng 1 năm 1848. Sau khi vua Friedrich Wilhelm III của Phổ phục ngôi Vương công Neuchâtel vào năm 1814, Hội đồng Quốc gia ("Conseil d’Etat") của công quốc này đã yêu cầu thành lập một tiểu đoàn để bảo vệ Đức vua, và, theo Chỉ dụ Tối cao ("allerhöchste Cabinets-Ordre") vào ngày 19 tháng 5 năm 1814 ở Paris, Friedrich Wilhelm III đã thành lập Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ dành cho quân tình nguyện đến từ Công quốc Neuchâtel và Hội đồng Quốc gia Neuchâtel có quyền bầu chọn các cấp sĩ quan cho Tiểu đoàn, ngoại trừ viên Tiểu đoàn trưởng là do Vua Phổ kiêm Vương công Neuchâtel bổ nhiệm. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1848, Gélieu được Hội đồng Quốc gia Neuchâtel đề cử vào một chức sĩ quan của Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ. Không lâu sau khi cuộc cách mạng ngày 1 tháng 3 năm 1848 thắng lợi và chế độ quân chủ bị lật đổ ở Neuchâtel, ông rời xứ sở rồi đến Berlin, nơi vào ngày 9 tháng 4 năm 1848, ông được phong cấp hàm Thiếu úy dưa thừa ("außerplanmäßiger Secondeleutnant", cũng có thể gọi là "Thiếu úy ngoài ngân sách") trong Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ. Như vậy, ông trở thành vị sĩ quan người bản xứ Neuchâtel cuối cùng của Tiểu đoàn này. Sự nghiệp quân sự. Không lâu sau khi ông gia nhập Tiểu đoàn, Gélieu đã tham gia cuộc chiến tranh đầu tiên ở Schleswig-Holstein chống Đan Mạch (1848 – 1851). Vào tháng 8 năm 1848, ông được phong chức Thiếu úy theo hệ thống ("planmäßigen Secondeleutnant"). Trong thời điểm cuối tháng 9 năm 1848, ông tham gia bắt giữ các nhân vật có xu hướng dân chủ tại rừng Spreewald. Tháng 8 năm 1855, Gélieu được lên quân hàm Trung úy. Cuộc binh biến tại Neuchâtel. Mặc dù nền cộng hòa Neuchâtel mới được thành lập sau thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1848 đã xóa bỏ mối liên hệ với Phổ, các cường quốc về cơ bản vẫn công nhận Vua Phổ Friedrich Wilhelm IV làm Vương công xứ Neuchâtel. Coi đây là cơ hội, các lực lượng bảo hoàng trung thành với vương công đã phát động nổi dậy vào ngày 23 tháng 9 năm 1856, dẫn đến cuộc khủng hoảng Neuchâtel.xứ này nhận thấy một cơ hội để xóa bỏ hiến pháp cộng hòa và khôi phục ngôi Vương công Neuchatel cho Vua Phổ Friedrich Wilhelm IV. Trong quân phục quân đội Phổ, Gélieu đã tham gia cuộc nổi dậy này với vai trò là sĩ quan phụ tá của Bá tước Pourtalès-Steiger, thủ lĩnh phe bảo hoàng. Cuộc nổi dậy sớm bị quân đội liên bang Thụy Sĩ đàn áp và những người bảo hoàng bị bắt làm con tin. Trước tình hình đó, Gélieu mang tờ lệnh bắt mình chạy về Berlin theo đường Bern và tìm kiếm sự hỗ trợ cho những người nổi dậy đang bị giam giữ. Theo lời kể của ông với người chị/em gái đang sinh sống tại Hamburg, các triều thần ở Berlin chỉ đón nhận ông một cách miễn cưỡng, đặc biệt là do sự tham gia cuộc nổi dậy trong quân phục Phổ của ông được nhìn nhận là một bằng chứng cho sự can thiệp trực tiếp của Phổ. Ông chỉ chiếm được sự thiện cảm của Vương tử Phổ thời bấy giờ, tức Hoàng đế Wilhelm I về sau này, người đã khuyên ông không nên từ bỏ quân đội Phổ. Mối quan hệ cá nhân giữa Gélieu và Wilhelm I đã thúc đẩy cho binh nghiệp của ông tiến triển, sau khi Wilhelm trở thành Nhiếp chính vương vào năm 1858 và lên kế thừa ngai vàng Phổ vào năm 1861 sau sự băng hà của vua anh Friedrich Wilhelm IV. Không những thế, trưởng nam của Wilhelm I là Thái tử Friedrich Wilhelm cũng tiếp lửa cho sự nghiệp của ông. Trận chiến Königgrätz-Sadowa. Vào năm 1860, Bernhard von Gélieu được phong cấp hàm Đại úy. Với cấp bậc này, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và chiến đấu trong trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7, tại đây ông chỉ huy một đại đội thuộc Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ đánh chiếm một trận địa pháo của quân Áo tại Lipa. Sau trận đánh, khi vua Wilhelm I dong ngựa ngang qua các vị trí chiếm được từ tay đối phương, Gélieu đã tung hô bằng tiến Pháp "Vive le Roi!" ("Đức Vua vạn tuế!"), và Quốc vương đáp trả "Merci, mon brave Neuchâtelois!" ("cảm ơn, người Neuchâtel dũng cảm của Ta!""). Cảnh đối thoại này được mô tả trong một số tranh vẽ của Christian Sell. Trong cuộc chiến tranh năm 1866, ông cũng bắt liên lạc với các sĩ quan quân đội Thụy Sĩ. Kể từ sau trận đánh cho đến khi Wilhelm I băng hà vào năm 1888, hằng năm, cứ vào "Ngày Königgrätz" là Gélieu lại hô "Đức Vua vạn tuế!" bằng tiếng Pháp, để rồi Quốc vương Phổ và sau này là Hoàng đế Đức sẽ cảm ơn ông. Trung đoàn Bộ binh Thüringen. Vào tháng 10 năm 1867, Gélieu được thăng hàm Thiếu tá và gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 94 (số 5 Thüringen) tại thành phố Weimar. Cùng với đơn vị này, ông đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Được lên cấp hàm Thượng tá, thoạt tiên ông được giao chỉ huy các thành lũy Sedan và Chartres, sau đó vào tháng 2 năm 1871 ông được bổ nhiệm làm trấn thủ pháo đài Rosny trong bối cảnh giao tranh ác liệt giữa quân đội Pháp với Công xã Paris. Hai năm sau (1873), Gélieu lãnh chức Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh Thüringen số 4. Nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Königgrätz, Gélieu được thăng hàm Đại tá vào năm 1875 và không lâu sau đó ông được ủy nhiệm làm trấn thủ pháo đài Neubreisach. Vào năm 1877, ông viết "Militärische Plaudereien eines alten Offiziers für seine jungen Schweizer Landsleute" (tạm dịch là "Cuộc hàn thuyên quân sự của người sĩ quan già với những người đồng hương Thụy Sĩ trẻ của mình") cho một nhà xuất bản Neuchâtel và điều này đồng thời thể hiện tinh thần hòa giải của ông với cố quốc Thụy Sĩ. Trấn thủ pháo đài Koblenz. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1880, Đức hoàng Wilhelm I phong Gélieu làm Trấn thủ các pháo đài Koblenz và Ehrenbreitstein. Hằng năm, Đức hoàng thường đến ngự tại Bad Ems vào mùa xuân và mùa hạ và trong thời gian này Koblenz cũng trở thành nơi cư ngụ thứ ba của Hoàng hậu Augusta sau Berlin và Potsdam. Điều này đã khiến cho chức Trấn thủ Koblenz trở nên liên hệ mật thiết với Hoàng gia. Trong thời kỳ trấn nhậm của ông ở Koblenz, con gái ông, Sophie, là một tỳ nữ của Hoàng hậu tại đây. Vào tháng 4 năm 1881, Gélieu được lên cấp hàm Thiếu tướng, sau đó ông được thăng hàm Trung tướng vào tháng 4 năm 1886. Về hưu. Vào năm 1890, tướng Gélieu xin xuất ngũ. Lời thỉnh cầu của ông được chấp thuận vào ngày 14 tháng 5 năm 1890, khi ông đồng thời được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Ngoài ra, Gélieu cũng được phong danh hiệu của Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ và được phép vận quân phục của tiểu đoàn này. Những năm cuối đời. Trong những năm cuối đời của ông, Gélieu thoạt đầu sinh sống tại quận Tiergarten ở Berlin và sau đó ông chuyển đến Potsdam. Trong khoảng thời gian này, ông cũng bắt liên lạc với các thành viên gia đình mình tại Pháp, đồng thời khôi phục mối quan hệ của mình với quê nhà Neuchâtel. Một bức chân dung sơn dầu của Gélieu hiện vẫn được trưng bày tại phòng sĩ quan ở lâu đài Colombier ở Neuchâtel. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1907, ông từ trần sau một cơn đột quỵ tại Potsdam và được chôn cất ở Nghĩa trang Mới (Neuen Friedhof) của thành phố này. Gia đình. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1860, Gélieu thành hôn với Hedwig, nhũ danh von Wittken, xuất thân trong một gia đình quý tộc và sĩ quan cổ vùng Pommern. Trong những năm sau đó, cặp đôi đã sản sinh ra những người con Sophie (kết hôn với von Seebeck), Bernhard (vị Tiểu đoàn trưởng thời bình cuối cùng của Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ), Heinrich (nhân viên công ty tàu thủy Norddeutscher Lloyd) và Hedwig (kết hôn với von Götz und Schwanenfließ).
1
null
Hylonomus ("hylo-" "rừng" + "nomos" "[người/vật] ở") là một chi động vật bò sát từng sống cách nay 312 triệu năm vào cuối kỷ Than đá. Đây là chi bò sát cổ nhất ("Westlothiana" cổ hơn, nhưng nó có thể là động vật lưỡng cư). Loài duy nhất hiện được biết đến và cũng là loài điển hình là Hylonomous lyelli.
1
null
Rap hay ráp là một hình thức nghệ thuật trong văn hóa hip hop xuất phát từ Âu Mỹ và được đặc trưng bằng việc trình diễn thông qua việc nói hoặc hô vang lời bài hát, ca từ một cách có vần điệu, kết hợp với động tác nhảy nhót, tạo hình. Rap thường không có cao độ và trường độ mà người rap có thể nhanh hay chậm tùy ý. Có thể sáng tạo những flow cho riêng mình mà không cần theo quy tắc nào. Nguồn gốc. Nhạc rap nói riêng là thể loại âm nhạc xuất thân và phát triển ở những khu ghetto ở Hoa Kỳ, là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng. Những người sống dưới đáy đã sử dụng nhạc Rap như một thứ thay lời muốn nói, tố cáo thực trạng bất công, phân biệt chủng tộc, v.v. của xã hội Mỹ thời bấy giờ, cũng là cách mà các băng đảng tôn vinh họ lên (những người trong băng đảng thường gọi nhau là homie). Đặc trưng. Đọc rap sẽ quan tâm và quan trọng nhất ở nhịp và phách, sao cho khớp với những gì truyền tải, đọc rap thì không cần lưu ý về âm chủ và cao độ, thường sẽ hợp với những bài mang âm hưởng buồn, đơn điệu, nhưng chứa đầy những ẩn ý. Đọc rap cần phải quan tâm đến một chút nhạc lí, bên cạnh đó các chữ cái được gieo vần quan trọng hơn, và làm sao cho hòa thanh của bài không bị phá vỡ, như vậy sẽ không bị ngang. Khác với những dòng nhạc khác, nhạc rap mang trong mình những đặc trưng rất riêng, ở đó những rappers thể hiện kỹ thuật sử dụng câu từ [skill and lyric] một cách nhuần nhuyễn (sử dụng compare [so sánh], wordplay [chơi chữ], metaphor [ẩn dụ], multi-rhymes/multi play [vần kép], internal rhymes [vần giữa câu], punchline [câu rap mang ý nghĩa và tính chất dứt điểm], scheme [trường từ vựng], rhyme scheme [gieo vần dày đặc vào bất kì vị trí nào trong các câu trong bài], angle [góc tiếp cận để tấn công đối phương trong battle/dissing], dark humor [chửi tục ác ý], fact [thông tin khai thác], rebuttal [bẻ lyric/phản đòn các fact của đối thủ trong battle/dissing],vv...) hay thể hiện những cách flow (hiểu nôm na là tiết tấu của 1 bài nhạc rap. Với việc kết hợp câu từ, cách gieo vần có những quãng ngắt nghỉ, điểm nhấn trên nền nhạc [beat] hợp lý và sáng tạo) rất riêng của họ. Ngoài ra còn những yếu tố quan trọng khác như concept [nội dung/chủ đề], delivery [sức truyền tải bằng chất giọng qua cách sử dụng flow], quality [chất lượng bài nhạc rap], freestyle [khả năng ứng biến tức thời qua cách rap với nền beat cho sẵn]. Ngôn từ trong nhạc rap vô cùng phóng khoáng và không bị gò bó trong một giới hạn nào nên những câu chửi thề xuất hiện trong nhạc rap là chuyện rất bình thường. Bởi những nét đặc trưng trong phong cách của từng rapper, nên đó cũng là cơ sở để họ so bì trình độ rap với nhau, cũng như họ dùng rap để giải quyết những mâu thuẫn với nhau. Từ đó battle rap/dissing (từ lóng tiếng Anh là beef) ra đời và trở thành một đặc điểm thú vị ở nhạc rap mà không có dòng nhạc nào có được.
1
null
là 1 mangaka thiên và chuyên về Shoujo. Manga của bà phần lớn đều mang một gam màu tím đầy huyền ảo và lãng mạn, mặc dù trong đó xen vào một chút rùng rợn. Tác phẩm đầu tiên phải kể đến là Akai Densetsu – Red Legend, được xuất bản năm 1981. Nhưng mãi đến khi Purple Eyes in the Dark ra đời thì tên tuổi của bà mới thực sự được chú ý. Đây là 1 series manga mang nhiều tình tiết kinh dị, đã đạt giải tại Shogakukan Manga Award lần thứ 32.Sau đó, Anatolia Story ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của bà, bộ manga nói về số phận của một cô gái trẻ bị bàn tay lạ kéo về quá khứ này đã gây được tiếng vang lớn, Anatolia Story đã thắng lớn cũng tại giải Shogakukan Manga Award lần thứ 41. Bên cạnh những tập truyện dài, những tuyển tập manga ngắm, đôi khi tác giả Shinohara còn viết cả một loạt các bộ sách dài. Có thể ví dụ như: Kaettekita Musume phần 1 và phần 2 là bộ sách nổi tiếng được đón đọc nhiều nhất của bà. Chie Shinohara thường không trau chuốt nhân vật, mà bà thường quan tâm nhiều đến cốt truyện. Với một nét vẽ thoáng và thanh mảnh, Chie vẽ rất đạt những vật thể bay hoặc những gì nổi trên mặt nước. Cũng có thể do năng khiếu trên mà bà thường lấy nước làm nhân tố chủ đạo trong các bộ manga của mình, từ đó vẽ nên những câu chuyện làm say mê lòng người.
1
null
Lý Khả Nhiễm (Tiếng Hoa: 李可染; 1907–1989) - là họa sĩ Giang Tô - Từ Châu, một họa sĩ đương đại nổi tiếng của Trung Quốc. Họa sĩ Lý Khả Nhiễm là một họa sĩ nổi tiếng vẽ tranh phong cảnh, các tác phẩm của ông ảnh hưởng phong cách của các họa sĩ nổi tiếng trước đó. Nổi tiếng nhất bức tranh của ông là bức tranh "Vạn Sơn Hồng Biến" đã lập kỷ lục tại phiên đấu giá mùa xuân tại Poly, tại Bắc Kinh, với giá 293,25 triệu nhân dân tệ (khoảng 961,24 tỷ đồng). Lấy cảm hứng từ một bài thơ do Mao Trạch Đông sáng tác năm 1925 - tạm diễn ý là: Họa sĩ đã vẽ nên bức tranh này vào năm 1964.
1
null
Chùa Phật Bảo (tên gọi là Buddharatanaràma) là một trong 22 ngôi chùa hệ Phái Phật giáo Nguyên thủy trong Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thập niên 1930 PGNT Việt Nam (Theraveda) được các bậc tổ sư truyền từ Campuchia về, đó là các Ngài cố Hòa thượng: Hộ Tông, Giới Nghiêm, Bửu Chơn, Thiện Luật, Tịnh Sự... Đây là thời kỳ đầu tiên PGNT được truyền bá vào Việt Nam nên rất cần các tu sĩ trẻ có trình độ Phật Pháp và văn hóa cùng các Ngài truyền bá Phật Pháp vào buổi bình minh, thời kì sơ truyền của Phật giáo Nguyên Thủy. Sự quan hệ mật thiết gắn bó của Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam với các nước nam truyền Phật giáo như: Srilanka (Tích Lan); Thái Lan; Campuchia; Lào... Sự tu học và hành trì của các nước nam truyền Phật giáo này hoàn toàn giông nhau từ hình thức đến nội dung. Vị trí địa lý. Chùa Phật Bảo tọa lạc tại 673/3 Đường Lạc Long Quân Phường 10 Quận Tân Bình. Tổng diện tích của Chùa là 4.600m2 do hai dòng họ hiến cúng cho Ngài cố Hòa thượng Giới Nghiêm, là họ Huỳnh và họ Lâm hiến cúng phần đất Thổ mộ.Sau khi ông Lâm Văn Linh và bà Hà Trung Bửu làm thủ tục giấy tờ đề hiến cúng phần đất thổ mộ, mang hồ sơ địa chỉ số 129, số bằng khoán 257 Ngài HT Giới Nghiêm nhận và xây dựng chùa Phật Bảo. Kiến trúc. Chùa xây dựng vào năm 1965. Tháp Phật Bảo được xây dựng ở sân chùa năm 1985, cao 11,55m, thờ Xá Lợi Phật tầng trên cao, tầng giữa thờ Xá Lợi các vị cao tăng của hệ phái và tầng dưới thờ linh cốt của Phật tử. Tháp ngày nay đã được dời ra phía sau ngôi chánh điện. Từ năm 1966 đến 1975, chùa đặt Trường trung đẳng Phật học viện, dạy hệ kinh tạng Pàli được 4 khóa cho khoảng 100 Tăng sinh mỗi khóa ở nội trú. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca. Hai bên có tượng Đức Phật trì bình khất thực và tượng đức Phật nhập niết bàn. Năm 1968, Phật giáo hoàng gia Thái xin cúng dường Đại lễ dâng y Kàthina vào chùa Phật Bảo một bộ bàn thờ có đầy đủ tượng Phật bằng đồng, bộ đèn đồng; một Pháp Tòa và một bộ Tam Tạng bằng tiếng Pàli Thái. Trụ trì. Vị trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Giới Nghiêm. Hòa thượng quê quán Thừa Thiên Huế, xuất gia tại chùa Bãng Lãng, Huế vào năm 1930. Năm 1944, ngài tu học ở Campuchia, học đạo với Hòa thượng Chuon Nath, đức Vua Sãi Kampuchea, và du học ở Thái Lan, Miến Điện. Hòa thượng đã được bầu làm Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam từ năm 1964 đến 1971 và năm 1979. Từ năm 1981 đến lúc viên tịch (1984), ngài là thành viên Hội đồng Chứng minh và Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đó thì tỳ kheo Thích Chánh Niệm lên trụ trì từ năm 1987 đã cho tổ chức trùng tu ngôi chùa nhiều lần, như xây dựng cổng tam quan vào năm 2001,xây dựng Tháp Phật Bảo năm 2003. Hiện nay thì sư Quang Minh làm trụ trì chính thức của chùa. Hoạt động. Các ngày lễ lớn trong năm: 15 tháng 4 âm lịch: Lễ Phật Đản, chiêm bái Xá Lợi Phật, lễ tắm Phật. 13 tháng 7 âm lịch: Lễ húy nhật cố HT Giới Nghiêm rất trọng thể. 18 tháng 9 âm lịch: Lễ dâng y Kathina. Chùa có nhiều hoạt động từ thiện như phát quà cho đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa nhân dịp mùa Vu Lan báo hiếu.v.v...
1
null
Tượng đất sét là một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở Thiên Tân, thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó được khởi xướng bởi Zhang Mingshan (1826-1906), một nghệ sĩ dân gian của Thiên Tân, trong triều đại nhà Thanh (1821-1851). Cho đến nay, đất sét Zhang có bốn thế hệ và gần 180 năm lịch sử. Những tác phẩm Zhang khác nhau từ cung nữ, nhân vật lịch sử, nhân vật tôn giáo, và các nhân vật hiện đại với phong tục địa phương. Nó thường được người dân trưng bày trong nhà, trên kệ, vì kích thước nhỏ của nó (cao thường là 20 cm). Đất sét hình Zhang có đặc điểm thực tế sống động, và có thể miêu tả tính cách và tư thế của nhân vật.
1
null
Lò Điếu là lò tập trung chủ yếu ở huyện Vũ – tỉnh Hà Nam, các di chỉ lò Điếu có ở khắp nơi trong huyện, có tới hang tram di chỉ cho thấy đây là lò gốm chuyên phục vụ cho cung đình nhà Tống. Lò Điếu có từ thời Đường tuy nhiên đến thời Tống mới phát triển cực thịnh. Loại sứ này độc đáo ở men kết tủa, trong men có đồng oxit. Nếu sứ xanh và sứ đen dùng sắt oxit để làm chất xúc tác tạo màu thì sứ lò Điếu dùng đồng oxit làm sắc trạch rực rỡ kỳ diệu mà thần bí.
1
null
Bao Bowman hay bao tiểu thể là một túi bao hình cái cốc nằm ở đoạn đầu thành phần ống của một đơn vị thận trong thận của động vật có vú, thực hiện bước đầu tiên trong quy trình lọc máu tạo nước tiểu. Trong mỗi bao là một quản cầu. Các dịch từ máu trong quản cầu được thu thập trong bao Bowman (nói một cách khác, lọc cầu thận) và sau đó sẽ được tiếp tục xử lý xuyên suốt đơn vị thận để tạo thành nước tiểu. Bao Bowman được đặt theo tên của Sir William Bowman, người đã xác định nó vào năm 1842. Giải phẫu. Trong bao có chùm mao mạch malpighi gần các tiểu động mạch đến và đi Bao Bowman là một cái bọc có hai lớp, ôm lấy cuộn mạch. Lá ngoài là một biểu mô lát đơn lót ngoài bởi màng đáy. Ở cực niệu biểu mô này nối tiếp với biểu mô của ống gần. Lá trong được cấu tạo bởi những tế bào hình sao gọi là tế bào có chân (podocytes). Từ thân tế bào tỏa ra những nhánh bào tương bậc 1 và bậc 2 đến tiếp xúc với màng đáy bởi những chân phình. Giữa hai lớp là khoang Bowman, trong khoang chứa dịch siêu lọc (nước tiểu đầu). Bình thương mỗi phút có 120–130 cm³ chất siêu lọc của huyết tương lọt qua bộ phận lọc của tiểu cầu thận ra khoang Bowman Khoang Bowman thông trực tiếp với ống lượn gần. Miệng bao rất hẹp là nơi đi vào và đi ra của động mạch. Động mạch đến (nhánh của động mạch thẳng) sau khi vào bao Bowman nó chia ra khoảng 50 mao mạch chạy song song và có những chỗ thông sang nhau, tạo nên một mạng lưới mao động mạch(cuộn mạch) nằm gọn trong bao Bowman. Sau đó các mao động mạch tập trung lại thành động mạch đi ra khỏi tiểu cầu.
1
null
Di chỉ khảo khảo cổ Miếu Để Câu đại diện cho gốm màu Cam Túc tạo hình đa dạng, đẹp mắt, với nhiều hoa văn, màu sắc tươi tắn, cũng như hình thức phong phú và nội hàm văn hóa sâu dày, đã chiếm một vị trí chói lọi trong nền văn minh gốm màu thế giới, đây là niềm kiêu hãnh của dân tộc Trung Hoa. Có thể nói đồ gốm màu là một hình ảnh thu nhỏ của nền văn minh thời tiền sử tỉnh Cam Túc.
1
null
Trần gia từ ( là "từ đường" tại thành phố Quảng Châu - Trung Hoa. Nó là "thư viện", vừa là "từ đường". Trước khi trở thành "từ đường" 祠堂, "Trần Gia Từ" là một "thư viện" 书院 ("thư viện là nơi dùng cho việc học - ôn luyện") và cũng là nơi ở của tầng lớp giàu - quyền thế trong xã hội phương Nam. Kiến trúc. Kiến trúc Tứ Hợp Viện cùng với kiến trúc văn hóa đa dạng phương Nam là nhà rường với kiểu truyền thống khép kín, toàn bộ kiến trúc đều được làm bằng gỗ, sử dụng tất cả hoạ tiết vốn có trong văn hoá đa dạng của phương Nam. Cách bài trí khá phức tạp kết hợp hình thể với màu sắc là 1 đặc điểm của văn hóa miền Nam Trung Hoa, thể hiện trên các kiến trúc tổng hợp, nhất là trên mái ngói - đỉnh nhà của các kiến trúc này. Với nội dung là các câu chuyện dân gian với tích truyện thần tiên, thể hiện nét văn hóa đa dạng - kết hợp nhiều tinh hoa của các vùng văn hóa địa phương của văn hoá miền Nam Trung Quốc được trang trí tinh xảo, khéo léo trong hầu hết các kiến trúc của từ đường. Hiện nay, Trần gia từ là địa điểm tham quan hấp dẫn của thành phố Quảng Châu.
1
null
Tấn Thành Đế Chu Quý nhân (chữ Hán: 晉成帝周貴人, ? - 363), là phi tần của Tấn Thành Đế - vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Bà là mẹ của 2 vị Hoàng đế liên tiếp Tấn Ai Đế và Tấn Phế Đế. Trong lịch sử, bà được biết đến là người đầu tiên nhận danh vị Hoàng thái phi. Tiểu sử. Sinh hai hoàng tử. Sử sách không nói rõ xuất thân, tên thật của Chu thị, cũng không biết bà nhập cung khi nào. Thời Tấn Thành Đế, Chu thị được Hoàng đế sủng ái, hạ sinh hai hoàng tử là Tư Mã Phi (tức Tấn Ai Đế) và Tư Mã Dịch (tức Tấn Phế Đế), do đó được bái lên làm Quý nhân. Năm Hàm Khang thứ 8 (342), Chu thị sinh ra Tư Mã Dịch, thì liền tháng 6 (âm lịch) năm ấy Tấn Thành Đế băng thệ. Hai người con của Chu thị còn nhỏ, không được lập lên ngôi mà ngôi vị thuộc về em trai của Thành Đế là Lang Tà vương Tư Mã Nhạc, tức Tấn Khang Đế. Cùng năm ấy, Tư Mã Phi được tấn phong làm [Lang Gia vương; 琅琊王], bái "Tán kỵ Thường thị" (散骑常侍). Năm Khang Nguyên thứ 2 (344), Tấn Khang Đế băng hà. Con trai duy nhất của ông là Tư Mã Đam kế vị, sử gọi Tấn Mục Đế. Theo lý, Tư Mã Phi là đường huynh của Mục Đế, lại là dòng trưởng, vẫn xứng đáng kế thừa Hoàng vị, nhưng dưới sự tác động của Hoàng thái hậu Chử Toán Tử cùng quyền thần Dữu Băng (庾冰) can thiệp, do đó Lang Gia vương Tư Mã Phi vô pháp kế vị. Năm Vĩnh Hòa thứ 12 (356), Tư Mã Phi thăng "Trung quân Tướng quân" (中军将军). Tấn tôn Hoàng thái phi. Năm Khai Bình thứ 5 (361), Tấn Mục Đế Tư Mã Đam băng. Hoàng thái hậu Chử Toán Tử hạ chiếu tôn Lang Gia vương Tư Mã Phi lên ngôi, sử gọi là Tấn Ai Đế. Vào lúc nào, triều thần tranh nghị tôn phong danh hiệu cho Chu Quý nhân. Khi ấy, Chử Thái hậu vẫn đã là Hoàng thái hậu, không thể thay đổi, vị trí độc tôn. Bên cạnh đó, do Quý nhân Chu thị vốn không phải Hoàng hậu triều trước, nên triều thần đề nghị cũng không được tôn làm Hoàng thái hậu để tránh loạn đích thứ. Trong quá trình thương nghị, Thái úy Hoàn Ôn đề nghị tôn Chu thị làm [Phu nhân; 夫人], còn Thượng thư bộc xạ Giang Bân (江虨) nghị xin tôn làm [Thái phu nhân; 太夫人]. Tấn Ai Đế đều không nghe, xuống chiếu tôn mẫu thân Chu thị làm [Hoàng thái phi; 皇太妃], ban cho nghi phục giống với Chử Thái hậu. Năm Hưng Ninh nguyên niên (363), Hoàng thái phi Chu thị mất, không rõ bao nhiêu tuổi, thụy hiệu là Chương Hoàng thái phi (章皇太妃).
1
null
Bão Usagi, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Odette,Việt Nam gọi là Bão số 9 là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đã tác động đến Đài Loan, Philippines, Trung Quốc, và Hong Kong trong tháng 9 năm 2013. Cái tên có nghĩa là chòm sao Thiên Thố hay nghĩa đen là "con thỏ" trong tiếng Nhật. Usagi là cơn bão thứ 19 được đặt tên và bão cuồng phong thứ 4 trong mùa bão, và nó đã phát triển thành một cơn bão nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines vào cuối ngày 16 tháng 9. Đến ngày 19 Usagi tăng cường mãnh liệt và cuối cùng nó đã trở thành một cơn bão rất mạnh đồng thời có kích thước lớn. Sau đó, Usagi suy yếu chậm, vượt eo biển Bashi trong ngày 21 trước khi đổ bộ vào Quảng Đông, Trung Quốc trong ngày 22 tháng 9. Lịch sử khí tượng. Từ sáng sớm ngày 16 tháng 9, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) bắt đầu theo dõi một áp thấp nhiệt đới đang phát triển trên khu vực có đột đứt gió theo chiều thẳng đứng thấp, cách thủ độ Manila của Philippines khoảng 1.300 km (810 dặm) về phía Đông. Cũng trong ngày hôm đó, khi mà hoàn lưu mực thấp của hệ thống trở nên rõ ràng hơn, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã ban hành "Cảnh báo về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới", trong khi đó Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đặt tên cho nó là "Odette". Vào cuối ngày, JMA đã nâng cấp hệ thống thành bão nhiệt đới và đặt tên cho nó là "Usagi". Cùng thời điểm, JTWC cũng nâng cấp nó lên thành áp thấp nhiệt đới "17W". Vào ngày 17 tháng 9, hệ thống tiếp tục củng cố chặt chẽ hơn khi di chuyển về phía Tây dọc theo rìa phía Nam của áp cao cận nhiệt, và JTWC đã nâng cấp nó lên thành bão nhiệt đới. Sang sáng sớm ngày hôm sau, JMA nâng cấp Usagi lên thành bão nhiệt đới dữ dội; vào buổi trưa, cả JMA lẫn JTWC đều nâng cấp Usagi lên thành bão cuồng phong, khi mà đối lưu sâu đã bao bọc toàn bộ quanh một mắt bão đang phát triển với dòng thổi ra tỏa tròn. Vào ngày 19 tháng 9, Usagi bắt đầu tăng cường rất nhanh, một mắt bão tròn được hình thành và do đó, JTWC đã nâng cấp Usagi lên thành siêu bão cấp 5 trong thang bão Saffir–Simpson trong buổi trưa cùng ngày. Tuy nhiên, những phân tích lại sau mùa bão đã kết luận vận tốc gió duy trì 1 phút tối đa của Usagi là 155 dặm/giờ, tương đương siêu bão cấp 4. Vào thời điểm 18Z, cơn bão đạt đỉnh với vận tốc gió duy trì 10 phút 205 km/giờ (125 dặm/giờ) và áp suất khí quyển 910 hPa (26,87 inHg). Sang ngày 20, Usagi bắt đầu trải qua chu trình thay thế thành mắt bão với thành mắt bão bên trong có bề rộng 75 km (47 dặm) phân tách rõ ràng với thành mắt bão bên ngoài có bề rộng 190 km (120 dặm); đồng nghĩa với việc hệ thống bắt đầu suy yếu, một phần là do tương tác với đất liền giữa Đài Loan và Luzon. Vào ngày 21 tháng 9, khi Usagi tiến vào eo biển Bashi, JTWC đã giáng cấp nó xuống thành bão cuồng phong do đối lưu trở nên suy giảm. Tuy nhiên, đã ghi nhận được vận tốc gió duy trì 180 km/giờ (110 dặm/giờ) cùng áp suất khí quyển 923 hPa (27,26 inHg) tại Basco, Batanes khi thành mắt bão của Usagi đi qua khu đô thị này. Sau đó, khi chu trình thay thế thành mắt bão hoàn tất, mắt của Usagi trở nên bị che mờ bởi mây, dù cho điều kiện môi trường vẫn duy trì thuận lợi với dòng thổi ra tỏa tròn hoàn hảo và độ đứt gió theo chiều thẳng đứng thấp. Vào ngày 22 tháng 9, mắt bão lại nổi lên, cho phép Usagi duy trì cường độ khi nó tiếp tục tiến gần đến đường bờ biển Trung Quốc. Đến khoảng 11:40 UTC (19:40 giờ Trung Quốc), Usagi đổ bộ lên Sán Vĩ, Quảng Đông, với vận tốc gió duy trì 10 phút 155 km/giờ (100 dặm/giờ) cùng áp suất 935 hPa (27,61 inHg). Không lâu sau, JTWC đã ban hành cảnh báo cuối cùng về cơn bão, trong khi JMA giáng cấp nó xuống thành bão nhiệt đới dữ dội vào lúc 18Z. Sang ngày hôm sau, JMA tiếp tục giáng cấp Usagi xuống thành bão nhiệt đới và sau đó là áp thấp nhiệt đới trên khu vực Quảng Tây. Hệ thống cuối cùng tan trong ngày 24 tháng 9.
1
null
Viêm tuyến vú hay viêm vú, viêm tuyến sữa là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú. Khi bị viêm vú cũng có thể bị sốt và ớn lạnh. Phổ biến nhất ở phụ nữ cho con bú, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người không cho con bú. Cứ 3 phụ nữ đang cho con bú thì có một người bị viêm vú. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm vú xảy ra trong vòng vài tháng đầu sau khi sinh, nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các triệu chứng có thể cảm thấy như mệt mỏi và kiệt sức, gây khó khăn cho việc chăm sóc em bé. Tuy nhiên vẫn có thể tiếp tục cho con bú khi bị viêm vú. Triệu chứng. Với bệnh viêm vú, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột như: Nguyên nhân. Ống dẫn sữa bị tắc. Tắc ống dẫn sữa làm sữa bị lưu lại và gây ra nhiễm trùng vú. Vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn trên bề mặt da của mẹ và miệng của em bé có thể đi vào đường sữa thông qua vết nứt hoặc vết rạn ở da của núm vú hay qua một lỗ của ống dẫn sữa. Vi khuẩn có thể nhân lên, dẫn đến nhiễm trùng. Các vi khuẩn này không gây hại cho em bé. Biến chứng. Có thể hình thành một áp xe bên trong một phần vú bị nhiễm trùng. Xảy ra ít hơn một trong 100 trường hợp bị viêm vú. Áp xe là một vùng tụ mủ, màu đỏ, có thể nhìn thấy bằng siêu âm. Chẩn đoán. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên khám lâm sàng với các dấu hiệu và triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau vú. Ngoài ra, có một dạng hiếm của bệnh ung thư vú- bệnh ung thư vú viêm- cũng có thể gây tấy đỏ và sưng, rất dễ nhầm với bệnh viêm vú. Khi đó cần chụp quang tuyến vú và sinh thiết vú để chẩn đoán chính xác. Điều trị. Kháng sinh. Điều trị viêm vú đòi hỏi một đợt dùng từ 10-14 ngày kháng sinh. Sau khi dùng 24-48 giờ sẽ cảm thấy khỏe lại và nhất là giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Thuốc giảm đau. Trong khi đợi thuốc kháng sinh có hiệu lực, có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen hay ibuprofen... Điều chỉnh lại cách cho con bú. Làm sạch vú trong thời gian cho con bú, xem xét lại kỹ thuật cho con bú hay tới bác sĩ để được tư vấn. Tự chăm sóc. Nghỉ ngơi, tiếp tục cho con bú và uống nước bổ sung để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng vú. Nếu bệnh không giảm sau khi uống thuốc kháng sinh, phải tới bác sĩ để được kiểm tra lại.
1
null
Hà Pháp Nghê (chữ Hán: 何法倪, 339 - 404), là hoàng hậu của Tấn Mục Đế, vua thứ 9 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Hà hậu nguyên quán thuộc quận Lư Giang (廬江). Phụ thân của Hà Pháp Nghê là Hà Chuẩn (何准), vốn là một danh sĩ có tiếng; em trai của Phiêu kị tướng quân Hà Sung (何充), làm đến chức Tể tướng trong triều. Hà Chuẩn lấy Ngô thị và sinh ra Hà Pháp Nghê. Do xuất thân cao quý nên Hà Pháp Nghê được tuyển vào cung hầu hạ cho Tấn Mục Đế. Tháng 8 năm 357, Mục Đế hạ chiếu phong bà làm Hoàng hậu. Phụ thân của bà cũng được Tấn triều truy phong Quang Lộc đại phu, tước "Tấn Hưng huyện hầu". Hà Pháp Nghê làm hoàng hậu 4 năm và không sinh được con. Năm 361, Mục Đế băng hà, anh họ là Tấn Ai Đế lên ngôi, phong bà làm Mục hoàng hậu (穆皇后), chuyển sang Vĩnh An cung (永安宮). Bà sống trong Vĩnh An cung từ các đời Ai Đế qua Phế Đế, Giản Văn Đế, Hiếu Vũ Đế và An Đế. Năm 402, thời Tấn An Đế, tướng Hoàn Huyền ở Kinh Châu khởi binh tạo phản, chiếm được Kiến Khang và nuôi mộng cướp ngôi. Năm 403, Hoàn Huyền bắt bà dời khỏi cung, cùng Tư Mã Đức Văn (em trai An Đế) đến sống ở phủ Tư đồ, dời An Đế sang Vĩnh An cung. Khi xa giá của bà ra khỏi Thái miếu, có người xa phu quỳ xuống kêu khóc khiến Hoàn Huyền rất tức giận. Tháng 12 cùng năm, Hoàn Huyền chính thức soán ngôi xưng đế, lập ra nhà nước Hoàn Sở, cho biếm bà làm Linh Lăng Huyện quân (零陵縣君), dời bà cùng An Đế và hoàng hậu đến Ba Lăng. Không bao lâu sau, Lưu Dụ kiến nghĩa, đánh dẹp Hoàn Huyền, tướng quân Ân Trọng Văn lại đón Hà Pháp Nghê trở về Kiến Khang. Tháng 7 năm 404, bà qua đời ở Kiến Khang, thọ 66 tuổi, được truy tôn là Mục Chương hoàng hậu (穆章皇后), an táng ở Vĩnh Bình Lăng (永平陵).
1
null
Vương Mục Chi (chữ Hán: 王穆之, ? - 364), nguyên quán ở huyện Tấn Dương, quận Thái Nguyên là hoàng hậu dưới thời Tấn Ai Đế, vua thứ 10 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Phụ thân của Vương Mục Chi là Tư đồ tả trưởng sử Vương Mông (thuộc Thái Nguyên Vương thị), làm quan trong triều đình Đông Tấn. Bà được đem gả cho Lang Nha vương Tư Mã Phi, con trai trưởng của Tấn Thành Đế và trở thành vương phi. Năm 361, Tư Mã Phi lên ngôi vua, tức Tấn Ai Đế, bèn cho lập bà làm hoàng hậu, đồng thời truy tặng mẹ bà là Viên thị làm An Quốc hương quân. Năm 364, Vương Mục Chi qua đời, được truy tặng danh hiệu Ai Tĩnh hoàng hậu (哀靖皇后).
1
null
Dữu Đạo Liên (chữ Hán: 庾道怜, ? - 366), là hoàng hậu dưới thời Tấn Phế Đế, vị hoàng đế thứ 11 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Dữu Đạo Liên xuất thân trong một gia đình vọng tộc, quê ở huyện Yên Lăng, quận Dĩnh Xuyên. Phụ thân của bà là Dữu Băng (庾冰), anh trai của Thái hậu Dữu Văn Quân, vợ Tấn Minh Đế và mẹ của hai vua Tấn Thành Đế và Tấn Khang Đế. Đến khi trưởng thành, Dữu Đạo Liên được gả cho Đông Hải vương Tư Mã Dịch, con trai của Tấn Thành Đế. Năm 365, Tư Mã Dịch đăng quang, tức Tấn Phế Đế, đã xuống chiếu sắc phong bà làm Hoàng hậu. Sang năm sau (366), Dữu Đạo Liên qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Bà được truy phong làm Hiếu hoàng hậu (孝皇后), an táng ở Kính Bình lăng (敬平陵). Về sau, tướng Hoàn Ôn phế đế, biếm đế là Hải Tây công và đày đến Ngô huyện, lại cho biếm bà làm Hải Tây công phu nhân (海西公夫人). Năm 386, Phế Đế qua đời, Dữu Đạo Liên bị cải táng đến Ngô Lăng cùng Phế Đế.
1
null
Bộ Cá mặt trăng (danh pháp khoa học: Lampriformes) là một bộ cá vây tia. Chúng được gọi chung là lamprids (đúng hơn là được sử dụng cho Lampridae) hoặc lampriforms. Một từ đồng nghĩa với bộ này là Allotriognathi, trong khi một biến thể chính tả thường được nhìn thấy nhưng dường như không chính xác là Lampridiformes. Theo truyền thống, người ta xếp 7 họ còn sinh tồn trong bộ này, thường là cá nhỏ nhưng rất khác biệt, và tổng cộng chỉ có 12 chi với khoảng 24 loài được công nhận, nhưng một nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy họ Stylephoridae với 1 loài duy nhất là "Stylephorus chordatus" bị xếp sai chỗ vào bộ này, và vị trí đúng của nó là gần với các loại cá tuyết của bộ Gadiformes, nhưng với hình thái học độc đáo và khác với Gadiformes nên được đề xuất tách ra thành bộ Stylephoriformes. Phân loại. Bộ này thỉnh thoảng được chia ra thành Bathysomi và Taeniosomi. Tên gọi trước là một tổ hợp cận ngành, và do đó là đồng nghĩa với toàn bộ bộ này, trong khi tên gọi sau có thể được coi là một phân bộ hợp lệ. Bao gồm cả các đơn vị phân loại hóa thạch, phân loại của bộ Lampriformes theo trình tự phát sinh chủng loài với số lượng các chi và loài còn sinh tồn có thể được đưa ra như sau: Chuyển đi. Họ Stylephoridae trước đây xếp trong phân bộ Taeniosomi — cá đuôi roi, cá mắt ống (tube-eye), cá đuôi chỉ (thread-tail): Đơn loài. Phát sinh chủng loài. Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Betancur-R. "et al." (2017): Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Borden "et al." (2019): Biểu đồ phát sinh nội bộ Lampriformes theo Betancur-R. "et al." (2017): Biểu đồ phát sinh nội bộ Lampriformes theo Olney "et al." (1993):
1
null
Vương Giản Cơ (chữ Hán: 王简姬, ? - ?), hay Thuận hoàng hậu (顺皇后) là nguyên phối thê tử của Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục, vua thứ 12 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tuy là nguyên phối nhưng bà chưa từng làm Hoàng hậu khi còn sống. Bà bị phế và qua đời khi Tư Mã Dục còn ở tước Cối Kê vương. Thụy hiệu Hoàng hậu của bà được truy phong bởi con riêng của phu quân bà là Tư Mã Hiệu kế ngôi, tức Tấn Hiếu Vũ đế. Tiểu sử. Vương Giản Cơ nguyên quán ở huyện Tấn Dương, quận Thái Nguyên. Bà là con gái của đại thần Vương Hà trong triều đình Đông Tấn. Thời trẻ, bà thành hôn với Thừa tướng nhà Tấn là Cối Kê vương Tư Mã Dục, sinh ra một người con trai là Tư Mã Đạo Sinh. Năm 348, mẹ con Vương Giản Cơ mắc tội nên bị phế truất, Tư Mã Đạo Sinh sau đó chết trong ngục. Không bao lâu sau, Vương Giản Cơ vì quá đau buồn nên cũng lâm bệnh mà mất. Năm 371, Tư Mã Dục được lập làm hoàng đế, tức Tấn Giản Văn Đế. Tám tháng sau, Giản Văn đế mất, con trai của ông với người thiếp Lý Lăng Dung là Tư Mã Hiệu kế ngôi, tức Tấn Hiếu Vũ đế. Hiếu Vũ Đế truy tôn Vương Giản Cơ làm [Thuận hoàng hậu; 顺皇后], hợp táng cùng Giản Văn Đế ở Cao Bình lăng. Cha bà là Vương Hà được ban tặng chức Quang Lộc đại phu, Tán kị thường thị.
1
null
Văn Nhất Đa (; 24 tháng 11 năm 1899 – 15 tháng 7 năm 1946), tên khai sinh Văn Gia Hoa (聞家驊), tên tự Hữu Tam (友三), Hữu Sơn (友山) là một nhà thơ và học giả người Trung Quốc. Tiểu sử. Ông sinh tại Hy Thủy, Hồ Bắc. Sau khi được giáo dục theo truyền thống, ông vào học tại đại học Thanh Hoa. Năm 1922 ông đến Hoa Kỳ học mỹ thuật và văn chương tại Viện Nghệ thuật Chicago. Trong thời gian này tập thơ đầu tay của ông "Hồng chúc" (紅燭, "nến đỏ") được xuất bản. Năm 1925, ông về nước và đảm nhiệm công tác giảng dạy tại đại học. Năm 1928, ông xuất bản tập thơ thứ hai "Tử thủy" (死水, "nước tù đọng"). Thơ ông chịu ảnh hưởng của Tây phương. Cũng trong năm 1928, ông tham gia "Tân Nguyệt Xã" và viết tiểu luận về thơ ca, chủ yếu nhấn mạnh rằng thơ ca phải có "tính chất chính quy". Ông cũng bắt đầu công bố những kết quả nghiên cứu của mình về văn học Trung Quốc cổ điển. Khi nổ ra chiến tranh Trung-Nhật, ông cũng như nhiều trí thức khác từ đông bắc Trung Quốc chạy xuống Côn Minh, Vân Nam. Tại đây ông vẫn có thể tiếp tục công việc giảng dạy, ở thời điểm đó là tại Đại học Liên hiệp Tây Nam (được mở ra trong thời chiến). Ông bắt đầu hoạt động chính trị năm 1944 để ủng hộ Đồng minh dân chủ Trung Quốc. Bản tính thẳng thắn của ông đã khiến cho ông bị mật thám Quốc Dân Đảng ám sát ngay sau khi ông tham dự đám tang một người bạn năm 1946. Một đài tưởng niệm lớn về ông được dựng tại khuôn viên Đại học Sư phạm Vân Nam ở Côn Minh. Ông cùng vợ được chôn cất tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn.
1
null
Đau vú là cảm giác khó chịu hay đau ở vú. Đau vú (đau ngực) có thể bao gồm căng ngực, đau nhiều hoặc tức các mô vú. Cơn đau có thể liên tục hoặc nó có thể xảy ra không thường xuyên. Đau vú có thể nặng hay nhẹ. Nó thường xảy ra vài ngày trước mỗi tháng của bạn, có thể là trước chu kì hoặc kéo dài trong 7 ngày hay nhiều hơn 1 tháng. Phụ nữ mãn kinh cũng có thể gặp tình trạng này nhưng thường xảy ra hơn ở phụ nữ trẻ và phụ nữ tiền mãn kinh. Thường thì đau ngực thường báo hiệu không phải ung thư vú và hiếm khi chỉ ra ung thư vú. Tuy nhiên sau 1 hoặc 2 chu kỳ kinh nguyệt hay sau mãn kinh vẫn xảy ra tình trạng đau vú thì cần được đánh giá bởi bác sĩ. Đau vú có hai loại: đau vú theo chu kỳ và đau vú không theo chu kỳ. Nguyên nhân. Chủ yếu có thể liên quan đến những thay đổi trong mức độ hormone. Đây có thể bao gồm: Chẩn đoán. Khám vú lâm sàng. Nếu tiền sử bệnh vú và khám lâm sàng cho thấy không có gì bất thường, không cần xét nghiệm bổ sung. Chụp nhũ ảnh. Nếu bác sĩ cảm thấy một khối u vú hoặc vú dày bất thường, hay phát hiện một khu vực đau trong mô vú thì cần chụp X-quang vú để đánh giá các khu vực quan tâm được tìm thấy trong khi khám vú (chụp quang tuyến vú chẩn đoán). Siêu âm. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về vú của bạn, và nó thường được thực hiện cùng với chụp nhũ ảnh. Bạn có thể cần siêu âm để đánh giá một khu vực đau ngay cả khi chụp quang tuyến vú bình thường. Sinh thiết vú. Khối u ở vú nghi ngờ, khu vực dày hoặc các khu vực khác thường được thấy trong các xét nghiệm hình ảnh có thể yêu cầu sinh thiết trước khi bác sĩ chẩn đoán. Trong khi sinh thiết, bác sĩ lấy một mẫu nhỏ của mô vú từ những khu vực nói trên và gửi nó để phân tích trong phòng thí nghiệm.
1
null
Hồ Thích (, 17 tháng 12 năm 1891 – 24 tháng 2 năm 1962), tự Hy Cương, về sau đổi tên thành Hồ Thích, tự là Thích Chi, bút danh Thiên Phong, Tạng Huy... là một nhà ngoại giao, nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc. Ngày nay ông được công nhận rộng rãi là người có những góp to lớn cho chủ nghĩa tự do và cải cách ngôn ngữ ở Trung Quốc. Ông là người có ảnh hưởng trong phong trào Ngũ Tứ, là một trong những lãnh đạo của phong trào Tân Văn hóa và đồng thời cũng là chủ tịch đại học Bắc Kinh. Ông được đề cử giải Nobel Văn học năm 1939. Ông quan tâm đến rất nhiều lĩnh khác nhau như văn học, lịch sử, phê bình văn học và giáo dục học. Cuộc đời. Năm 1910, Hồ Thích sang Mỹ du học tại Đại học Cornell, đến năm 1917 thì về nước. Năm 1919, ông tham gia phong trào Ngũ Tứ (phong trào văn học diễn ra trong một cuộc cách mạng tư tưởng phản phong 1917-1924. Ngày 4/5/1919 (Ngũ Tứ) là ngày nổ ra cuộc đấu tranh của học sinh Bắc Kinh. Năm 1948, ông làm người phát ngôn của Trung Hoa dân quốc. Năm 1958, ông trở về Đài Loan, ra tranh cử Tổng thống nhưng không thành. Ông lại sang Mỹ sinh sống và mất tại đó. Ông là nhà thơ, sử gia, triết gia, nhà giáo dục, luân lý học, nhà tư tưởng… một đại học giả của Trung Quốc, từng được tặng 36 bằng tiến sĩ danh dự (chủ yếu ở Mỹ), nổi tiếng có nhiều cống hiến trên nhiều lĩnh vực. Sau khi về nước đã đề xướng cách mạng văn học, trở thành một trong các lãnh tụ Phong trào Tân Văn hoá. Từng là đại sứ Trung Hoa Dân quốc tại Mỹ (1938), hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh (1946), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan, 1957, tức Viện Khoa học). Từ 1949 ở Mỹ và Đài Loan. Hồ Thích là nhà tiên phong chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc, đề xuất thuyết điều hoà giai cấp, cho rằng chủ nghĩa Marx và thuyết đấu tranh giai cấp không thích hợp với Trung Quốc. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học thực dụng của J. Dewey. Ông chủ trương điều hòa giai cấp, coi đó là động lực phát triển xã hội. Hồ Thích có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hoá Trung Quốc; một thời gian ông từng bị phê phán, phủ định, nhưng về sau được đánh giá cao. Ông là người đầu tiên đề xuất dùng văn Bạch thoại, lật đổ hình thức văn Văn ngôn từng thống trị nước này hơn 2.000 năm. Ông cũng có những ý kiến cực đoan như chủ trương Trung Quốc nên phương Tây hoá toàn bộ, bỏ chữ Hán, dùng ký hiệu phiên âm Latin… Tác phẩm. Những tác phẩm chính của ông là:
1
null
Nhà thờ chính tòa Sơn Lộc (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Têrêsa hài đồng Giêsu, hay còn gọi là Nhà thờ Tông) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hưng Hóa, tọa lạc ở phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Nhà thờ chính tòa Sơn Lộc cách trung tâm Hà Nội 46 km. Trước đây, tòa giám mục, nhà thờ chính tòa, tiểu chủng viện của giáo phận tông tòa Hưng Hóa đặt tại Hưng Hóa (nay thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) nhưng ngày 2 tháng 5 năm 1950, các cơ sở này bị phá hủy toàn bộ do chiến tranh. Tòa giám mục giáo phận này phải tạm thời di dời về thị xã Sơn Tây nằm cách Hưng Hóa khoảng 40km. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời nâng giáo phận tông tòa Hưng Hóa lên hàng giáo phận chính tòa. Nhà thờ chính tòa với danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Byzantine, điểm đặc biệt của nhà thờ là mái vòm cực kì gây ấn tượng, làm cho nhà thờ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn. Có tài liệu cho rằng nhà thờ mô phỏng theo kiến trúc của nhà thờ Sacré-Cœur trên đồi Montmartre ở thủ đô Paris, Pháp. Cuốn ""Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam" nhận xét: "Điểm nổi bật của nhà thờ Tông là xử lý ánh sáng. Nhà thiết kế đã sử dụng hình thức mái tròn với hàng trăm ô kính, nhìn xa như một tổ ong khổng lồ"".
1
null
Radiicephalus elongatus là một loài cá biển được tìm thấy ở trung tâm và phía đông Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương. Nó là loài duy nhất được biết đến trong chi Radiicephalus cũng như họ Radiicephalidae. Phân bố. Tại đông Đại Tây Dương: Ngoài khơi Morocco và quần đảo Azores về phía nam tới mũi Cape, Nam Phi. Tại đông Thái Bình Dương: Tìm thấy tại khu vực hải lưu California. Tìm thấy ở độ sâu từ 570 m trở xuống. Đặc điểm. Loài này phát triển đến chiều dài tổng cộng . Vây lưng: tia gai 0, tia mềm 152-160. Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm 6 - 7. Đốt sống 114 - 121. Thân và đuôi màu trắng bạc, gốc lưng màu ánh đen. Tia nắp mang 4-6. Vây bụng: không có ở cá trưởng thành. Cá trưởng thành ăn cá họ Myctophidae và có lẽ cả động vật giáp xác nhóm Euphausiacea. Là loài đẻ trứng, với cá bột sống phiêu sinh. Chúng có khả năng phóng ra chất dịch màu nâu sẫm từ túi mực khi rơi vào tình trạng hoảng sợ.
1
null
Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn hay còn gọi là Nhà thờ Cửa Nam là một nhà thờ lớn tọa lạc tại số 1 đường Tổ Sơn, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng. Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn và Cao Bằng cách Hà Nội 154 km. Hình thành. Ngày 30 tháng 12 năm 1913, Thánh Bộ Truyền giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn - Cao Bằng. Theo Sắc lệnh Tông tòa, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô), ngai Tông tòa và nhà thờ chính được đặt gần ga Lạng Sơn. Năm 1923, Đức ông Cothonay Chiểu bắt đầu xây nhà thờ chính theo bản vẽ của linh mục Brébion, nằm cạnh ga xe lửa ở trung tâm thị xã Lạng Sơn. Ngôi nhà thờ do linh mục Lecroat (SJ), đặc sứ của Tòa Thánh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng. Ngày 14 tháng 8 năm 1924, ngôi nhà thờ hoàn thành và được làm phép trọng thể với sự hiện diện của linh mục Perier Giám tỉnh dòng Đaminh Lyon. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được nâng lên hàng Giáo phận Tông tòa và đến ngày 24 tháng 11 năm 1960, Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum nâng lên hàng Giáo phận chính tòa. Những năm tháng chiến tranh đã gây nhiều thiệt hại nặng nề, nhà thờ chính toà bị sụp đổ vào năm 1969, chỉ còn lại ngọn tháp trơ trọi loang lổ. Đến năm 1979 trong chiến tranh biên giới Việt - Trung, cây tháp ấy cũng bị san bằng. Vào năm 2004, giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm lễ cung hiến Nhà thờ chính tòa mới với tước hiệu Thánh Đaminh. Trong dịp này ông nói: "Chính tòa là giáo xứ Mẹ của các giáo xứ trong giáo phận. Nhà thờ chính toà là nhà thờ Mẹ, trung tâm đời sống phụng tự của giáo phận, nơi hội tụ của Giáo hội địa phương, như anh chị em thấy rõ trong các dịp lễ lớn. Ngôi nhà thờ chính toà là dấu chỉ Giáo hội hữu hình của Chúa Kitô tại trần gian". Đặc điểm kiến trúc. Kiến trúc Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn Cao Bằng mới được kết hợp giữa kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt nam. Có diện tích chiều ngang 30 mét và 25 mét. Nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con người, sàn móng vuông tượng trưng cho Đất nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá. Cây tháp chính năm tầng được xây dựng liền với tiền sảnh nhà thờ ngụ ý nói đến Mầu nhiệm Năm Sự Sáng và năm yếu tố tổng hợp của vũ trụ quan Đông phương là Kim-Mộc-Thủy-Hoả-Thổ.
1
null
Nhà thờ chính tòa Thái Bình với tước hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu tọa lạc tại số 8 đường Trần Hưng Đạo, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Thái Bình. Nhà thờ chính tòa Thái Bình cách trung tâm thành phố Thái Bình 5 km, cách Hà Nội 105 km. Năm 1906, linh mục Phêrô Munagorri Trung là cha xứ Sa Cát mời linh mục người Tây Ban Nha Andres Kiên giúp việc xây cất ngôi một thánh đường theo kiểu kiến trúc Gothic nguy nga lộng lẫy tại Thái Bình. Ngày 17 tháng 8 năm 1908, Giám mục Trung (Pedro Munagorri y Obineta) - Giám mục Tông toà Địa phận Trung - đã lập xứ Thái Bình, nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm quan thầy. Ngày 9 tháng 3 năm 1936, Tòa Thánh ban Sắc lệnh Praecipuas inter Apostolicas (Những Ưu Tư Tông Đồ), thành lập Giáo phận Thái Bình. Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Thái Bình trở thành Nhà thờ Chính toà của giáo phận. Lúc này Giám mục Casadio Thuận mới truyền cho linh mục Tây Ban Nha Rengel Lễ là cha Sở xứ Thái Bình lúc ấy đốc công xây thêm phần nhà thờ từ cánh thánh giá trở lên, đồng thời lập bàn thờ sơn son thếp vàng làm cho ngôi thánh đường trở nên đồ sộ, rộng lớn, bề thế hơn nhiều, xứng với tầm vóc của một thánh đường chính tòa. Nhà thờ tiếp tục được trùng tu vào các năm 1967 và 1995. Tuy nhiên qua thời gian, nhà thờ đã có dấu hiệu của việc xuống cấp. Ngày 17 tháng 7 năm 2005, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã cho khởi công xây dựng Nhà thờ chính tòa mới và chính thức khánh thành vào ngày 13 tháng 10 năm 2007. Nhà thờ chính tòa mới tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6000 m² mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được thiết kế hai tầng, có chiều dài là 81 m, rộng 24,8 m, chỗ rộng nhất là 34,2 m, diện tích nhà thờ là 2.260m², được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
1
null
Cung trong hình học (ký hiệu: ⌒) là đoạn đóng của một đường cong khả vi trong một đa tạp. Cung tròn là một phần của đường tròn hay là một phần của chu vi (biên) của hình tròn. Nếu không có ghi chú gì khác thì cung trong bài viết này được hiểu là cung tròn, tức quỹ tích các điểm thuộc đường tròn nằm giữa hai điểm. Độ dài cung tròn. Độ dài cung tròn. Độ dài cung tròn của đường tròn bán kính formula_1, chắn góc ở tâm formula_2 (đo bằng radian) được tính bằng công thức formula_3. Điều này là vì tương đương tương đương Nếu số đo góc ở tâm là formula_7 độ thì sẽ có số đo bằng radian là: Thế vào phương trình trên, thu được công thức tương đương Một cách thực hành tính độ dài cung tròn là vẽ hai đoạn thẳng từ hai đầu mút giới hạn cung tròn đến tâm đường tròn, đo góc tạo bởi hai đoạn thẳng đó rồi từ đó nhân chéo để tính ra độ dài L: Ví dụ: cho số đo góc là 60 độ, chu vi là 24 cm Độ dài cung parabol. Cho điểm X nằm trên đường parabol (có tiêu cự formula_13) và gọi formula_14 là khoảng cách vuông góc từ X đến trục đối xứng của parabol. Giả thiết formula_15 và formula_14 cùng đơn vị đo và gọi formula_17 là độ dài cung parabol tính từ X đến đỉnh của parabol thì formula_17 được tính như sau: Từ đây suy ra độ dài cung parabol giới hạn bởi điểm X và điểm đối xứng của nó qua trục đối xứng của parabol là bằng formula_22. Khoảng cách vuông góc formula_14 có thể mang giá trị đại số âm hoặc dương, ngụ ý điểm X nằm về bên nào của trục đối xứng. Khi đó nếu formula_24 và formula_17 cũng mang dấu thì độ dài cung giới hạn bởi hai điểm "bất kỳ" trên đường parabol luôn bằng với chênh lệch giữa hai giá trị formula_17 của chúng. Đơn giản hóa công thức bằng các dùng các tính chất của hàm lô-ga-rít, thu được: Công thức này có thể hữu ích khi muốn tính kích thước vật liệu cần thiết để làm ra gương phản xạ parabol hoặc chảo gương parabol. Cách tính này có thể dùng trong mọi trường hợp parabol chứ không chỉ giới hạn trong trường hợp trục đối xứng của đường parabol nằm song song với trục y. Diện tích hình quạt tròn. Diện tích phần giới hạn bởi cung tròn và tâm đường tròn (tức hình quạt tròn) là: Chia hai vế cho formula_29 Tỷ lệ giữa diện tích formula_30 và diện tích phần giới hạn trong đường tròn bằng với tỷ lệ giữa số đo góc formula_31 và số đo góc cả đường tròn Giản lược formula_33 ở cả hai vế Nhân hai vế với formula_35, thu được Tương tự phần trên, công thức tương đương nếu số đo góc đo bằng độ: Gọi l là độ dài cung tròn formula_38 khi đó công thức trên trở thành formula_39 Diện tích hình viên phân. Hình được giới hạn bởi cung tròn và dây căng cung được gọi là hình viên phân. Diện tích của hình này: Để tính diện tích hình viên phân, cần lấy diện tích hình quạt tròn giới hạn bởi dây cung và hai bán kính trừ đi diện tích hình tam giác tạo bởi tâm đường tròn và hai điểm mút của dây cung. Bán kính cung tròn. Có thể tính được bán kính formula_1 của đường tròn nếu biết chiều cao formula_42 và chiều rộng formula_43 của cung tròn qua việc áp dụng định lý dây cung giao cắt (còn gọi là định lý cát tuyến tiếp tuyến): Xét dây trương cung của một cung tròn, tạm gọi là dây cung số 1. Đường trung trực của nó là một dây cung khác và là đường kính hình tròn, tạm gọi là dây cung số 2. Dây cung số 1 có độ dài là formula_43 và được dây cung số 2 chia làm hai nửa bằng nhau; mỗi phần có độ dài là formula_45. Dây cung số 2 có độ dài formula_46 và được dây cung số 1 chia làm hai phần: một phần gọi là chiều cao cung tròn, ký hiệu là formula_42; phần còn lại có độ dài là formula_48. Áp dụng định lý dây cung giao cắt: suy ra: do đó:
1
null
Ruồi nhà (cũng gọi là ruồi nhà thông thường), tên khoa học Musca domestica, là một loài ruồi trong phân bộ Cyclorrhapha. Được cho là đã tiến hóa từ Đại Tân Sinh ở vùng Trung Đông và đã phân bố ra khắp thế giới, nó là loài ruồi phổ biến nhất trong tất cả các loài họ ruồi nhà, chiếm khoảng 91% tất cả các loài ruồi trong nơi ở của con người. Ruồi nhà được coi là một dịch hại có thể mang bệnh hiểm nghèo do cơ thể chúng mang nhiều mầm bệnh. Ruồi nhà trưởng thành có màu xám đen với bốn sọc sẫm màu trên ngực, thân ít lông và một đôi cánh màng. Chu kỳ sinh sản của ruồi nhà là chu kỳ biến thái hoàn toàn. Mỗi con ruồi cái trưởng thành bắt đầu đẻ những quả trứng màu trắng hình bầu dục vào bãi rác, phân hay xác động vật phân hủy. Trứng nở ra dòi trong khoảng 8 – 48 giờ sau khi đẻ. Sau khoảng 2 đến 5 ngày chúng trở thành nhộng dài khoảng 8 mm. Con trưởng thành thường sống từ 2 đến 4 tuần nhưng có thể tạm dừng hoạt động vào mùa đông. Mô tả. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 5–8 mm. Ngực của chúng có màu xám hoặc thậm chí đôi khi màu đen, với bốn dòng tối dọc ở mặt sau. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông giống như tóc. Con cái hơi lớn hơn con đực, và có một khoảng trống lớn hơn nhiều giữa mắt kép màu đỏ của chúng. Khối lượng của nhộng có thể dao động từ khoảng 8–20 mg điều kiện khác nhau. Như những loài Diptera(có nghĩa là "hai cánh") khác, ruồi nhà chỉ có một đôi cánh, cặp cánh sau bị tiêu giảm xuống rằng trợ giúp cho việc bay ổn định.
1
null
"Nam Kinh thổ cẩm", còn được gọi là "lụa Vân Cẩm" (南京云锦), là một loại thổ cẩm làm ở Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. "Thêu kim tuyến" là một thuật ngữ chung cho các loại vải lụa hoa truyền thống. Trước đây, "Vân Cẩm" chỉ sản xuất và phục vụ cho hoàng gia. Mãi cho đến triều đại nhà Thanh, sự phát triển của Vân Cẩm đã trở nên phổ biến ngay cả tầng lớp bình dân. Nam Kinh có Vân Cẩm nổi tiếng với công nghệ tinh tế, thanh lịch và mịn. Mẫu mã đa dạng và nhiều họa tiết đám mây đẹp như đám mây trên bầu trời, vì vậy tên của nó Vân Cẩm.
1
null
Trâu Dung (chữ Hán: 鄒容 bính âm: Zōu Róng, Wade-Giles: Tsou Jung; 1885 – 1905) tên thật là Thiệu Đào, tên khác là Quế Văn, tên tự Úy Đan, người huyện Ba tỉnh Tứ Xuyên (nay là Trùng Khánh), là nhà tuyên truyền cách mạng nổi tiếng Trung Quốc thời cận đại, tác giả cuốn "Cách mạng quân". Tiểu sử. Trâu Thiệu Đào sinh năm 1885 tại huyện Ba tỉnh Tứ Xuyên, xuất thân trong gia đình tư bản thương nghiệp có tổ tiên quê ở Mai Châu, Quảng Đông. Thuở thiếu thời vào học trường Trung học Quảng Ích do Hội Ái hữu Kitô giáo Luân Đôn nước Anh (còn gọi là phái Quaker) thành lập năm 1892, là học sinh tốt nghiệp khóa đầu tiên. Ngay từ khi còn nhỏ đã rất hiếu học, đọc nhiều sách báo, tiếp thu được ảnh hưởng của các nhà tư tưởng chống chủ nghĩa chuyên chế phong kiến trong lịch sử, quyết tâm không đi theo con đường khoa cử. Năm 1902, ông qua Nhật Bản du học tự túc, đậu vào trường Koubun Tokyo ("Đông Kinh Đồng Văn thư viện"), khởi đầu tham gia phong trào cách mạng, cũng chính trong thời gian này đã đổi tên thành Trâu Dung. Năm 1903, do cùng các bạn học Trương Kế, Trần Độc Tú cắt phăng bím tóc của đốc học chính phủ nhà Thanh Diêu Văn Phủ nên bị đuổi về nước. Sau tới Thượng Hải sáng lập Quốc Dân công hội, kết giao với các chí sĩ cách mạng Chương Thái Viêm, Chương Sĩ Chiêu, tích cực tham gia phong trào chống Nga và hoạt động tuyên truyền tư tưởng cách mạng trong Ái quốc Học xã. Cùng năm đó, ông đã bắt tay vào viết cuốn sách được xuất bản nhan đề "Cách mạng quân" (革命軍) ký tên là "Trâu Dung - Lính đi đầu đoàn quân cách mạng" và "Lưu huyết cách mạng" (流血革命), nội dung chủ yếu nhằm hô hào bài Mãn phản Thanh, kêu gọi nhân dân vùng dậy làm cách mạng, diệt trừ hoàng đế nhà Thanh cùng Mãn tộc, kiến lập "nước Cộng hòa Trung Hoa" độc lập tự do. Không may, xảy ra vụ Tô Báo, chính phủ Mãn Thanh bèn phát lệnh truy nã Trâu Dung và Chương Thái Viêm. Trớ trêu thay, do Trâu Dung sống trong khu Tô giới nước ngoài tại Thượng Hải nên nhà Thanh không có quyền xử án. Thay vào đó, họ đề nghị Sở Tư pháp Tô giới Thượng Hải bắt giữ ông. Ít lâu sau, Trâu Dung bị khu Tô giới kết án hai năm tù giam, chịu cảnh đày đọa 70 ngày thì ốm chết trong tù vào tháng 4 năm 1905, khi ấy mới 20 tuổi. Di sản. "Cách mạng quân" từng gây chấn động một thời trong giới du học sinh, có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế, là một tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, bán được hơn một triệu bản, một trong số sách báo cách mạng được lưu hành rộng rãi nhất vào cuối thời Thanh, đối với việc truyền bá tư tưởng cách mạng có đóng góp rất lớn. Lỗ Tấn rất kính trọng và đánh giá cao Trâu Dung vì trong khoảng thời gian du học tại Nhật đã từng đọc "Cách mạng quân", được tác phẩm này giáo dục và khích lệ rất nhiều. Về sau, khi so sánh "Cách mạng quân" với những áng thơ văn yêu nước khác, Lỗ Tấn đã đánh giá quyển sách này rất cao: "Nếu nói đến ảnh hưởng, thì hàng trăm hàng vạn lời cũng không bì được với "Cách mạng quân" - quyển sách dễ hiểu do Trâu Dung, người lính nhỏ trong hàng quân cách mạng viết." Tưởng Giới Thạch, Hồ Thích thời trẻ đã từng xem đi xem lại sách này rất nhiều lần. Ngày 29 tháng 3 năm 1912, sau khi cách mạng Tân Hợi thành công, Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn đã truy tặng Trâu Dung là Đại tướng quân Lục quân. Tháng 12 năm 1943, chính quyền thành phố Trùng Khánh đã cho đổi tên đường Tân Sinh trong nội ô thành đường Trâu Dung. Tháng 6 năm 1946, Trùng Khánh quyết định dựng bia tưởng niệm liệt sĩ Trâu Dung trong công viên khu nam thành phố.
1
null
Giải Thời nay (tiếng Pháp: prix Aujourd'hui) là một giải thưởng văn học của Pháp dành cho một tác phẩm lịch sử hoặc chính trị về thời hiện đại. Tác giả có thể là người Pháp hoặc người nước ngoài, nhưng tác phẩm phải viết bằng tiếng Pháp hoặc dịch sang tiếng Pháp và xuất bản ở Pháp. Giải này được thiết lập năm 1962 và được trao hàng năm. Ban giám khảo gồm nhiều nhà báo, ban đầu do Jean Ferniot làm chủ tịch, sau đó Jacques Julliard kế vị, và Christine Clerc làm tổng thư ký.
1
null
Adnan Khashoggi (, ; sinh ngày 25 tháng 7 năm 1935) là một doanh nhân người Saudi Ả Rập. Ông ta nổi tiếng vì những hoạt động trong giới high society cả ở phương Tây và ở khối Ả Rập với lối sài tiền phung phí, và dính líu tới những vụ buôn lậu vũ khí trong đó có vụ Iran–Contra và vụ hối lộ Lockheed. Lúc ông ta giàu có nhất vào khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ trước, với 40 tỷ USD được xem như là một trong những người giàu có nhất thế giới. 1986 ông ta bị buộc tội, là người dàn xếp trong vụ buôn bán vũ khí Iran-Contra, 1989 chính quyền Thụy Sĩ đã bắt ông theo lời yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, bởi vì ông ta đã giúp đỡ nhà độc tài người Philippines Ferdinand Marcos trong những buôn bán bất hợp pháp dùng tiền nhà nước bị biển thủ. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1990 một tòa án tại New York đã tuyên bố là ông vô tội. Từ đó ông ta hầu như không còn xuất hiện trước công chúng nữa. Lần xuất hiện công cộng cuối cùng là lần tham dự một cuộc họp kinh tế thượng đỉnh vào tháng 11 năm 1994 tại Casablanca. Học vấn. Khashoggi sinh ra ở Mecca, con trai của Muhammad Khashoggi, người gốc Thổ, và là bác sĩ riêng của vua Ả Rập Saudi Abdul Aziz Al Saud. Gia đình ông gốc Thổ và Syria. Chị hay em của Adnan Khashoggi, Samira Khashoggi Fayed lấy ông Mohammed Al-Fayed và là mẹ của Dodi Fayed. Một chị em khác, bà Soheir Khashoggi, là một nhà văn Ả Rập nổi tiếng ("Mirage", "Nadia’s Song", "Mosaic"). Khashoggi đi học tại trường Victoria College, một trường dành cho giới thượng lưu ở Alexandria, Ai Cập. Ở đây ông làm quen với cả ông vua tương lai Hussein của Jordan. Năm 1953 ông sang Hoa Kỳ học ngành kinh tế nhưng chỉ 3 khóa ở California State University, Chico, và một khóa ở Stanford. Khashoggi sau đó bỏ học theo đuổi con đường doanh nghiệp kiếm tiền. Sự nghiệp. Giữa thập niên 1950 ông trở về Ả Rập Saudi và trở thành một doanh nghiệp. Thành công đầu tiên là vào năm 1956 khi ông dàn xếp để quân đội Ả Rập Saudi mua xe vận tải Mỹ. Ông bắt đầu lên hương vào năm 1964 khi trở thành tổng đại diện cho những hiệu xe quốc tế như Chrysler, Fiat hay Rolls-Royce ở Ả Rập Saudi. Từ năm 1965 ông kiếm tiền bằng cách dàn xếp những vụ buôn bán vũ khí giữa các hãng xưởng lớn của Mỹ với các nước đang trên đà phát triển tại vùng vịnh Golf. Theo một bài tường thuật của một ủy ban điều tra thuộc thượng nghị viện Hoa Kỳ 80% những vụ cung cấp vũ khí của Hoa kỳ cho Ả Rập Saudi là có liên hệ với Khashoggi. Ông không những đại diện cho những hãng như Raytheon hay Lockheed, mà cả những nhà sản xuất của Pháp và Đức. Những vụ buôn bán được ông kiểm soát qua hãng được đăng ký ở Luxemburg có tên là "Triad Holding Corporation", mà văn phòng thì ở Beirut. Ông cho hai người anh em vào làm việc. Năm 1974 ông lập ra tại Hoa Kỳ hãng "Triad America" tại Salt Lake City để điều hành những thương vụ tại nước này. Những kiểm soát quốc tế về buôn bán vũ khí càng ngày càng nghiêm khắc hơn làm cho công việc của ông trở nên khó khăn từ thập niên 1970. Ông bắt đầu đầu tư vào bất động sản, ngân hàng và các hãng lọc dầu, tuy nhiên nhiều chương trình thất bại. Năm 1990 tờ báo "Der Spiegel" tính là tài sản của ông chỉ còn có 50 triệu US-Dollar. Những liên lạc xã hội bắt đầu chấm dứt từ khi vụ ông dính líu tới việc buôn bán vũ khí Iran-Contra được công bố. Ông đã trả tiền trước, để vũ khí được giao cho Iran. Sự nghiệp của ông như là một doanh nghiệp quốc tế hoàn toàn chấm dứt, khi ông bị buộc tội, đã giúp đỡ nhà độc tài Ferdinand Marcos trong những buôn bán bất hợp pháp. Vì vụ đó ông bị giam vài tháng tại nhà tù ở Thụy Sĩ. Gia đình. Vào thập niên 1960 Khashoggi cưới một phụ nữ người Anh Sandra Daly, lúc đó bà được 20 tuổi, mà sau đó đổi sang đạo hồi giáo và lấy tên là Soraya Khashoggi. Họ cùng có một người con gái (Nabila) và 4 người con trai (Mohammed, Khalid, Hussein, and Omar). Soraya đẻ thêm một người con gái nữa, Petrina Khashoggi, sau khi đã li dị với Khashoggi, nhưng sau này đã được thử nghiệm DNA cho thấy đó không phải là con của Adnan, mà là của Jonathan Aitken. Người vợ thứ hai là người Ý, Laura Biancolini, cũng đổi sang đạo hồi giáo và đổi tên thành Lamia Khashoggi. Bà lúc đó chỉ là một thiếu nữ 17 tuổi khi gặp Adnan và cùng có với ông một đứa con trai vào năm 1980, tên Ali.
1
null
Marengo (khoảng 1793–1831) là con ngựa chiến nổi tiếng của Napoléon Bonaparte. Manrengo được nhập khẩu từ Ai Cập vào Pháp năm 1799, nó đã tham gia trận Marengo năm 1800 và hộ vệ cho chủ nhân của mình được an toàn nên được đặt tên theo trận đại chiến này. Chú ngựa này thuộc giống ngựa Ả rập và dường như thuộc dòng El Naseri nổi tiếng. Tuy nhỏ nhưng Marengo là một chiến mã trung thành, cưỡi êm, điềm tĩnh và cam đảm. Marengo đã bị thương 8 lần và đã được Hoàng đế Bonaparte cưỡi trong các trận Austerlitz, trận Jena-Auerstedt, trận Wagram và trận Waterloo. Nó cũng thường xuyên được cưỡi trong những cuộc hỏa tốc 80 dặm từ Valladolid đến Burgos, và thường nó chỉ mất 5 giờ để hoàn tất quãng đường. Là một trong 52 con ngựa trong tàu ngựa dành riêng cho Napoléon, Marengo đã chạy trốn với những con ngựa còn lại khi người Nga đột kích năm 1812 và sống sót sau cuộc rút quân khỏi Moskva; tuy nhiên, con chiến mã đã rơi vào tay William Henry Francis, nam tước Petre thứ 11 ở trận Waterloo. Petre đem con ngựa về nước Anh và bán nó cho trung tá Angerstein của Đội cận vệ Grenadier. Cuối cùng Marengo chết già ở tuổi 38. Bộ xương của nó (trừ một móng) được bảo quản và sau đó chuyển đến Royal United Services Institute và ngày nay được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội Quốc gia ở Chelsea, Anh.
1
null
Giải Alain-Fournier (tiếng Pháp: Prix Alain-Fournier) là một giải thưởng văn học của Pháp dành để khuyến khích một tác giả tiểu thuyết mới vào nghề - có thể là tác phẩm đầu tay, tác phẩm thứ hai hoặc thứ ba - và chưa từng đoạt một giải thưởng cấp quốc gia. Giải này do thành phố Saint-Amand-Montrond lập ra năm 1986 và được đặt theo tên Alain-Fournier tác giả quyển "Le Grand Meaulnes".
1
null
Giải Médicis (tiếng Pháp: Prix Médicis) là một giải thưởng văn học của Pháp nhằm vinh danh một tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn, tập truyện vv... đầu tay của một tác giả hoặc chưa được nổi tiếng so với tài năng của tác giả. Giải này được Gala Barbisan và Jean-Pierre Giraudoux thiết lập ngày 1.4.1958, trước đây được trao cùng lúc với Giải Femina tại hôtel de Crillon, nhưng ngày nay được trao 2 ngày sau Giải Femina tại Tiệm ăn "La Méditerranée". Ngoài giải này, Ban giám khảo cũng lập ra Giải Médicis cho tiểu thuyết nước ngoài từ năm 1970 và Giải Médicis cho tiểu luận từ năm 1985.
1
null
Xưởng phim hoạt hình hay hãng phim hoạt hình là một công ty chuyên sản xuất phim hoạt hình. Họ có quyền riêng về bán hàng và quyền sáng tạo cho các nhân vật do công ty tạo ra, giống như các tác giả giữ bản quyền. Trong một số trường hợp ban đầu, họ cũng giữ quyền sáng chế trên phương pháp của hoạt hình được sử dụng trong xưởng phim nào đó mà đã được sử dụng để tăng năng suất.
1
null
Pemphis là chi thực vật vùng hải dương trong họ Lythraceae. Chi này trước đây được coi là chỉ gồm một loài (loài điển hình, mô tả năm 1775, "Pemphis acidula" ) nhưng nay được nhìn nhận là gồm ít nhất hai loài. "Pemphis" có khả năng thích ứng cao. Tùy vào yếu tố môi trường, chúng có thể phân nhánh chằng chịt, mọc thành những bụi thấp mọc lan hay thành cây gỗ thấp. Lá có thể nhỏ, dày và mọng nước, hay lớn hơn và dẹp. Toàn thân cây phủ lông tơ mượt, trong suốt. Cây ra trái và hoa quanh năm. Hạt nổi trên nước, và có thể được phân tán nhờ dòng nước. Môi trường sống. "Pemphis" sống ven rừng ngập mặn, cũng như ở chỗ tiếp giáp rừng biển; chúng mọc trên những bãi biển, bám vào sỏi, cát, đá ong hay đá vôi. Phân bố địa lý. Chúng không phổ biến, nhưng có phân bố rộng, từ Đông Phi (trừ Seychelles, và quần đảo Zanzibar), những quốc gia khác giáp Ấn Độ Dương, đến Thái Bình Dương (Philippines, quần đảo Cook, Đài Loan và quần đảo Lưu Cầu) Những nơi khác mà "Pemphis" được ghi nhận gồm Thái Lan, Malaysia (Johore), Singapore, Indonesia (Papua, Sumatra, quần đảo Maluku, Madura và Java), Papua New Guinea, Hồng Kông và Úc. Các loài. Danh sách này theo The Plant List. Những loài "chưa giải quyết" (chưa "được chấp nhận" hoặc là "danh pháp đồng nghĩa") được đánh dấu sao đỏ (*).
1
null
Balbisia là một chi thực vật có hoa trong họ Vivianiaceae hoặc Francoaceae nghĩa rộng ("s. l."). Phân bố. Các loài trong chi này có ở miền tây Nam Mỹ; bao gồm Argentina (tây bắc, nam), Bolivia, Chile, Peru. Các loài. Khi bao gồm cả "Wendtia" thì chi này gồm 10 loài như sau:
1
null
Parodia là một chi thực vật có hoa trong họ Cactaceae, có mặt tại các vùng cao nguyên ở Argentina, Peru, Bolivia, Brazil, Colombia và Uruguay. Chi này có hơn 50 loài, một số được nhập về từ các chi khác như "Eriocactus", "Notocactus" và "Wigginsia". Chi này được đặt tên theo Domingo Parodi. Các loài. Các loài trong chi "Parodia" theo ghi nhận của Anderson (2005)
1
null
Nhà thờ chính tòa Bà Rịa (tên hiệu: nhà thờ Thánh Giacôbê và Thánh Philípphê) nằm tại 227 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phước Hiệp, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bà Rịa. Nhà thờ chính tòa Bà Rịa cách thành phố Vũng Tàu 20 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 75 km. Năm 1874, linh mục Errard chính xứ Bà Rịa cùng với linh mục phụ tá Boutier tiến hành việc xây nhà thờ mới trên nền một ngôi nhà nguyện nhỏ. Sau một thời gian chuẩn bị, lễ đặt viên đá đầu tiên được tổ chức vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21 tháng 11 năm 1877. Ngày 14 tháng 5 năm 1879, Giám mục Colombert cùng với Giám mục Pontvianne cử hành lễ làm phép trọng thể thánh đường Bà Rịa dâng kính hai thánh Tông đồ Giacôbê và Philipphê, lưu giữ kỷ niệm địa danh truyền giáo "Cap Saint-Jacques" trực thuộc địa hạt Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà thờ Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc Roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời linh mục Cagnon (1887-1890). Ngôi thánh đường đã nhiều lần được tu sửa, nới rộng, nhưng vào thời điểm năm 2005, khi Giáo phận mới Bà Rịa được thiết lập, ngôi nhà thờ đã không đáp ứng được nhu cầu mới. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ chính tòa mới. Kiến trúc nhà thờ chính tòa mới hiện đại hơn nhưng vẫn muốn giữ lại nét dáng thân thương của ngôi nhà thờ cũ. Nhà thờ Chính toà giáo phận nổi bật với hai ngọn tháp cao 45 mét trong màu đá hoa cương với sáu quả chuông với đường kính từ 60 cm đến 114 cm. Bàn tiệc Thánh Thể làm bằng cẩm thạch trắng với kích thước dài 4 mét và rộng 1 mét 20 rộng. Hai thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê vẫn đứng hai bên cửa chính nhà thờ.
1
null
Liệu pháp hormon (tiếng Anh: "Hormone therapy", viết tắt HT) sử dụng một hoặc nhiều kích thích tố nữ, thường estrogen và progestin và đôi khi là testosterone, để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh bao gồm nóng bừng, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, và giảm ham muốn tình dục. Lợi ích. Sử dụng liệu pháp hormon giúp giảm các triệu chứng sau: • Nóng bừng • Đổ mồ hôi đêm • Khó ngủ • Khô âm đạo • Lo lắng • Cơ thể của người phụ nữ sản xuất ít estrogen trong và sau thời kỳ mãn kinh, có thể ảnh hưởng đến xương. Điều trị nội tiết tố cũng có thể ngăn chặn sự phát triển bệnh loãng xương. Các nghiên cứu không chỉ rõ rằng liệu pháp hormone giúp cải thiện bệnh tiểu không kiểm soát, bệnh Alzheimer, hoặc mất trí nhớ. Các nguy cơ của liệu pháp hormon. Cục máu đông. Từ lâu các bác sĩ đã biết rằng dùng estrogen làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nói chung, nguy cơ này cao hơn nếu sử dụng thuốc tránh thai chứa liều cao estrogen. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu hút thuốc và dùng estrogen. Rủi ro là thấp khi dùng estrogen qua da. Ung thư. Ung thư vú. Phụ nữ sử dụng liệu pháp estrogen có nguy cơ mắc ung thư vú hơn. Ung thư nội mạc tử cung / tử cung. Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao gấp năm lần ở những phụ nữ dùng liệu pháp estrogen so với những người không. Bệnh tim mạch. Bệnh tim. Estrogen có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ lớn tuổi, hoặc ở những phụ nữ bắt đầu sử dụng estrogen hơn 10 năm sau khi mãn kinh. Estrogen có lẽ là an toàn nhất khi bắt đầu ở phụ nữ dưới 60 tuổi, hoặc trong vòng 10 năm sau khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch) và thuyên tắc phổi (PE hoặc cục máu đông trong phổi). là phổ biến hơn ở phụ nữ dùng estrogen uống, bất kể tuổi tác của họ. Đột quỵ. Phụ nữ dùng estrogen tăng nguy cơ đột quỵ. Bệnh sỏi mật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ dùng estrogen / progestin điều trị tăng nguy cơ phát triển sỏi mật. Tác dụng phụ của hormon. Một số phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone có thể bị: • Đầy hơi • Đau ngực • Đau đầu • Thay đổi tâm trạng • Buồn nôn • Giữ nước Thay đổi liều lượng hoặc hình thức điều trị nội tiết tố có thể giúp giảm các tác dụng phụ. Một số phụ nữ có chảy máu bất thường khi họ bắt đầu sử dụng liệu pháp hormone. Thay đổi liều thường loại bỏ tác dụng phụ này. Sử dụng liệu pháp hormon kéo dài dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn so với người không dùng. Vì vậy có thể dùng các chế phẩm vừa giúp điều hòa hormon, làm giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh (hương phụ, đương quy, xuyên khung) vừa giúp phòng ngừa ung thư vú, ngăn cản sự phát triển của ung thư vú (tinh chất hạt lanh, trinh nữ hoàng cung, xuyên bối mẫu, Nhũ ngọc). Các dạng sử dụng. Liệu pháp hormon có sẵn dưới các hình thức khác nhau Estrogen. • Xịt mũi • Thuốc viên hay viên nén, dùng đường uống • Gel bôi da • Các miếng đắp da, áp dụng cho đùi hoặc vùng bụng • Kem bôi âm đạo hoặc thuốc viên đặt âm đạo, để giúp đỡ khô và đau khi giao hợp. • Vòng đặt âm đạo Progesterone hay progestin. • Thuốc viên • Miếng đắp da • Kem âm đạo Chỉ định. Sau đây là những dấu hiệu lâm sàng thường được chỉ định: • Để giảm các triệu chứng loạn vận mạch • Để cải thiện triệu chứng niệu sinh dục (điều trị lâu dài là cần thiết) • Để ngăn ngừa loãng xương Chống chỉ định. • Tiền sử ung thư vú • Tiền sử ung thư nội mạc tử cung • Bệnh gan • Tăng triglyceride • Rối loạn huyết khối tắc mạch • Chảy máu âm đạo không xác định • Viêm màng dạ con • U xơ tử cung • Rối loạn chuyển hóa Porphyrin
1
null
Cua sốt ớt là một món ăn đặc sản của Singapore. Cua sốt ớt có mặt hầu hết trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng hải sản ở Singapore. Cua sốt ớt thu hút thực khách ở hương vị cay nồng, thơm ngon, hòa quyện theo đó là thứ nước sốt sánh mịn, hương thơm dịu nhẹ. Với món này có thể dùng kèm với bánh bao chiên Singapore hoặc có thể dùng với bánh mì, chấm vào nước sốt. Cua dùng chế biến món này là cua bùn. Món này được xếp thứ 35 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới năm 2011 của CNN Go.
1
null
Silene stenophylla là một loài hoa được tìm thấy ở Siberia và được các nhà khảo sát thực vật học tìm thấy những hạt giống này đang nằm ngủ đông trong một cái hang sóc khu vực Nam Siberia cách đây hơn 30.000 năm. Hiện nay loài hoa này vẫn còn được trồng trên mảnh đất Siberia, thu hút rất nhiều nhà sinh vật học và du khách các nước. Trong công trình nghiên cứu vừa công bố ngày 21/02, trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, hai nhà nghiên cứu Nga, Svetlana Yashina và David Gilichinsky, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, khẳng định đây là những hạt cây được hồi sinh có thời gian bị chôn vùi trong lòng đất lâu nhất từ trước đến nay. Kết quả này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu chất liệu sinh học cổ đại và tạo hy vọng phục hồi được những chủng loại thực vật đã bị biến mất.Sở dĩ các hạt cây có thể sống lại được là vì chúng bị vùi lấp rất nhanh bởi một lớp đất đóng băng cực kỳ lạnh và lớp băng giá này không bao giờ bị tan chảy. Trong phòng thí nghiệm tại Matxcơva, ban đầu, hai nhà khoa học Nga thử hồi sinh cây hoa bằng cách gieo trồng các hạt trong điều kiện bình thường, nhưng không thành. Sau đó, họ dùng mô giá noãn của cây và đã trồng thành công cây hoa trong các chậu, trong điều kiện kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng. Trước đây, các thí nghiệm làm hồi sinh một số loại cây cổ đại không được cộng đồng các nhà khoa học công nhận. Lần này, hai chuyên gia Nga khẳng định về niên đại các hạt Silene stenophylla được tìm thấy ở Siberi và cho biết qua phương pháp đồng vị các-bon, họ xác định được các hạt này có độ tuổi từ 30.000 đến 32.000 năm.Một nhà khoa học khác trong cùng nhóm nghiên cứu cho AP biết là khi đào bới các hang sóc, họ còn tìm thấy xương của các động vật khổng lồ thời cổ đại như voi ma-mút, tê giác lông mịn, bò rừng, ngựa và hươu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy là mô vẫn có thể hồi sinh sau hàng chục nghìn năm được giữ trong lớp băng đá, điều này có thể mở đường cho việc phục hồi sự sống đối với một số loài động vật thuộc các vùng giá lạnh. Loài hoa này cũng không có gì đặc biệt ngoài việc là hạt giống của nó vẫn có thể tiếp tục đâm chồi, nảy mầm thành 1 cây con bình thường sau 1 quá trình đóng băng -7 °C. Và đây là loài thực vật có khả năng có mức sống cao tuổi nhất từ trước đến nay. Tham khảo. http://news.nationalgeographic.com/2012/02/120221-oldest-seeds-regenerated-plants-science/
1
null
Trương Tông Vũ (chữ Hán: 张宗禹, bính âm: Zhāng Zōng Yǔ), không rõ năm sinh năm mất, ước đoán được sinh ra vào khoảng cuối đời Gia Khánh – đầu đời Đạo Quang, nhà Thanh miệt xưng là Trương Tổng Ngu (张总愚, Zhāng Zǒng Yú), tên lúc nhỏ là Huy, xước hiệu Tiểu diêm vương, người Trương Đại Trang, Bạc Châu , thủ lĩnh quân Tây Niệp của giai đoạn sau phong trào khởi nghĩa Niệp quân phản kháng nhà Thanh, tự xưng Lương vương của Thái Bình Thiên Quốc. Thời kỳ đầu của Niệp quân. Tham gia khởi nghĩa. Ông sinh ra trong một gia đình địa chủ, tài sản có hơn 4 ngàn mẫu ruộng vườn. Cha là Trương Phú Tân, chỉ muốn Tông Vũ đọc sách làm quan. Ông tuy thích đọc sách, nhưng không hứng thú với thi cử. Khi trưởng thành, Tông Vũ thường đi lại với thành viên Niệp đảng. Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), vì chút bất đồng trong nhà, Tông Vũ bỏ đi theo chú họ là Trương Nhạc Hành (Trương Đại Trang cách quê nhà của Nhạc Hành là thôn Trương Lão Gia 8 dặm về phía tây nam), chính vào lúc Nhạc Hành đang chuẩn bị nổi dậy phản Thanh. Nhạc Hành vui vẻ giữ ông ở lại bên mình, cho giúp việc văn thư. Năm sau (1856), Tông Vũ nắm cánh quân cờ vàng viền vàng, tức là vệ binh của Nhạc Hành, tham gia chiến đấu khắp Hoài Nam, Hoài Bắc. Năm thứ 7 (1857), Nhạc Hành đánh chiếm Lục An, sai Tông Vũ đưa mấy cánh quân đi Ngũ Hà diệt trừ quan quân còn sót lại. Ông hỏi nếu tướng sĩ không tuân lệnh thì làm thế nào? Nhạc Hành đáp cứ giết đi! Dẹp xong Ngũ Hà, Tông Vũ thu quân. Phản tướng của nghĩa quân là Lý Chiêu Thọ soái quan quân đuổi theo, ông ra lệnh quay lại đánh trả, thân tín của chủ tướng quân cờ vàng viền chàm là Trương Văn không nghe, Tông Vũ bắt chém 18 người, ném đầu – thây xuống sông. Mọi người trông thấy thì run sợ, nhất nhất nghe lệnh. Ông đánh tan Chiêu Thọ rồi quay về, Trương Văn tố cáo với Nhạc Hành. Nhạc Hành hỏi, Tông Vũ nhắc lại lời dạy trước, Nhạc Hành cảm thán sánh ông với Diêm vương. Từ đây trong quân gọi Tông Vũ là Tiểu diêm vương. Tháng giêng năm thứ 10 (1860) ÂL, Tông Vũ đưa 3 vạn quân Niệp ở Hoài Bắc đi tập kích Tô Bắc. Ngày 1 tháng 2 ÂL, nghĩa quân chiếm được Đào Nguyên ở phía nam Tứ Châu, đánh tan 300 quan quân của đô tư Đức Hưng, vượt sông Thanh Thuận, đến được Vương Gia Doanh, một trận đánh hạ trọng trấn Thanh Giang Phổ , bắt giết bọn Hoài Hải đạo viên Ngô Bảo Tấn, thông phán Thẩm Nho và phó tướng Thư Tường. Đây là thắng lợi đáng kể nhất của quân Niệp ở Hoài Bắc, ông được Thái Bình Thiên Quốc thụ phong tước Thạch Thiên Yến. Thay thế Trương Nhạc Hành. Năm Đồng Trị đầu tiên (1862), Tông Vũ soái quân bản bộ - đang hoạt động ở tây bộ Hà Nam - tham gia cánh quân tây chinh của Thái Bình Thiên Quốc, do bộ tướng của Trần Ngọc Thành là Lại Văn Quang, Trần Đắc Tài chỉ huy. Họ đưa quân vào Thiểm Nam, dân Hồi nhao nhao hưởng ứng. Sau khi Ngọc Thành bị bắt, quân tây chinh quay lại Hà Nam để cứu chủ tướng. Ngọc Thành bị hại, ông đưa quân Niệp đông tiến, chiếm lĩnh Hiếu Cảm thuộc Hồ Bắc. Bị quan quân ngăn trở, Tông Vũ đưa quân quay về Bạc Châu hội họp với Nhạc Hành. Năm thứ 2 (1863), Tăng Cách Lâm Thấm dồn quân vây đánh Trĩ Hà Tập, vì muốn phân tán chủ lực địch, Tông Vũ được điều đi Hà Nam, liên hiệp với Trần Đại Hỷ vu hồi tấn công. Chưa kịp trở về thì Trĩ Hà Tập thất thủ, Nhạc Hành bị hại. Ông soái quân quay về An Huy, tiến đánh các nơi Thái Hồ, Tiềm Sơn, Đồng Thành, vào khoảng tháng 6 ÂL chiếm lại Trĩ Hà Tập, hành hình các thủ lĩnh đã đầu hàng quan quân là Dương Thụy Anh, Vương Hoài Nghĩa. Quân Niệp ở các tập Tây Dương, Cao Lô, Thạch Cung Sơn, Nghĩa Môn tái khởi hưởng ứng, đi theo Tông Vũ, đốt phá kho lương của quan quân. Mùa thu, nghe tin Tăng Cách Lâm Thấm nam hạ, ông trở lại Hà Nam, cùng bọn Trần Đại Hỷ, Nhiệm Hóa Bang liên kết chống lại quan quân. Thời kỳ sau của Niệp quân. Tổ chức Niệp quân mới. Mùa xuân năm thứ 3 (1864), quân Thái Bình ở tây bắc mưu tính giải vây cho Thiên Kinh, từ Thiểm Tây đông hạ. Hạ tuần tháng 3 ÂL, Tông Vũ hội quân với quân Thái Bình, tham gia giải vây. Kỵ binh Mông Cổ của Tăng Cách Lâm Thấm, quân Ngạc (Hồ Bắc) của Hồ Quảng tổng đốc Quan Văn, quân Dự (Hà Nam) của Hà Nam tuần phủ Trương Chi Vạn và quân Hoàn (An Huy) của An Huy tuần phủ Kiều Tùng Niên đón đánh nghĩa quân. Đôi bên đại chiến ở đông bộ Hồ Bắc, nghĩa quân thất bại, kế hoạch đông hạ không thành. Mùa hạ, Thiên Kinh thất thủ, ông cùng quân Thái Bình của bọn Lại Văn Quang, Mã Vĩnh Hòa hợp vây Ma Thành thuộc Hồ Bắc, bị bộ tướng của Tăng Cách Lâm Thấm là bọn Trần Quốc Thụy, Thành Đại Cát đánh bại, chia nhau chạy vào các nơi Túc Tùng, Vọng Giang, Tiềm Sơn, Thái Hồ thuộc An Huy. Tăng Cách Lâm Thấm từ Anh Sơn đuổi đến Đặng Châu thuộc tây bộ Hà Nam, Tông Vũ dùng toàn kỵ binh, di chuyển rất nhanh. Các tướng lãnh Niệp quân cầm đầu là Tông Vũ đề cử Lại Văn Quang làm lãnh tụ, thống nhất chỉ huy Niệp quân và Thái Bình quân. Vào khoảng tháng 12 ÂL, hai lực lượng này được hợp nhất thành Tân Niệp quân ở tây bộ Hà Nam, tiếp tục dùng niên hiệu, phong hiệu của Thái Bình Thiên Quốc. Ông có phong hiệu mới là Lương vương (là tự phong hay được phong vẫn còn là chủ đề tranh cãi, nhưng khả năng lớn hơn là tự phong). Liền sau đó Tông Vũ liên tiếp đánh bại Tăng Cách Lâm Thấm ở Đặng Châu, ở Lỗ Sơn. Đại thắng Cao Lâu Trại. Mùa xuân năm thứ 4 (1865), Tông Vũ chạy đi Úy Thị, Tăng Cách Lâm Thấm đuổi theo, ông lại theo hướng tây nam chạy đi Lâm Dĩnh, rẽ sang hướng đông đi Yển Thành, rồi nhắm hướng nam đi Tây Bình, Toại Bình, chuyển sang hướng đông đi Nhữ Ninh, chợt nam chợt bắc. Tháng 3 ÂL, nhằm dẫn dụ Tăng Cách Lâm Thấm, Tông Vũ đưa quân ra bắc, ngày đêm không nghỉ, từ Lý Bát Tập vượt Hoàng Hà, theo lối cũ vào Sơn Đông. Trong vài ngày, vượt các huyện Tào, Hà Trạch, Định Đào, Thành Vũ, Vận Thành, Cự Dã, Kim Hương, Tế Ninh, rong ruổi ngang dọc, đi lại nhanh chóng, áp sát tỉnh Trực Lệ. Tăng Cách Lâm Thấm bị triều đình chỉ trích thả giặc Niệp ra bắc, nóng ruột thúc quân đuổi theo suốt mấy chục ngày, người không rời yên, ngựa không dừng vó, binh sĩ kiệt sức mà chết đến vài trăm. Hạ tuần tháng 3 ÂL, nghĩa quân tiến vào Hà Trạch thuộc Sơn Đông, Tông Vũ sắp đặt mai phục ở 3 mặt bắc, tây, đông của rừng liễu tại Gia Mật Trại, Tào Châu. Ngày 23 ÂL, ông sai một cánh quân nhỏ tiến đánh Giải Nguyên Tập, vờ thua dụ quan quân đuổi theo. Quan quân rơi vào ổ phục kích, thua chạy về Cao Lâu Trại. Tông Vũ soái quân đuổi đến, giao chiến đến chiều, đào hào làm trại. Hôm sau nghĩa quân diệt sạch quan quân, giết được chủ tướng Tăng Cách Lâm Thấm cùng các quan viên văn võ Nội các học sĩ Toàn Thuận, tổng binh Hà Kiến Ngao, Ngạch Nhĩ Kinh Ách. Đây chính là thắng lợi lớn nhất của Niệp quân, triều đình cả sợ, điều gấp Tăng Quốc Phiên làm khâm sai đại thần, mệnh cho ông ta soái lĩnh quân Tương, Hoài ra bắc. Lãnh đạo Tây Niệp quân. Sau đại thắng, Tông Vũ đưa quân từ khu vực lầy lội thuộc Sơn Đông nam hạ, đi qua giao giới Giang Tô – Hà Nam mà đến được bắc bộ An Huy. Khoảng tháng 5 ÂL, ông cùng Lại Văn Quang đưa quân tiến vào nội địa huyện mới đặt là Qua Dương, đánh chiếm Long Sơn, ở Bắc Đài Tử cùng quan quân đại chiến. Anh Hàn cùng bọn Đạo viên Nhiệm Lan Sanh, Sử Niệm Tổ soái 17 doanh chống lại nghĩa quân suốt 3 giờ, mất hơn 2000 người, phải lui về thành đất mới đắp Qua Dương. Nghĩa quân trùng trùng bao vây, vào ngày 24 ÂL đánh chiếm Cao Lô Tập, cắt đứt đường vận lương của địch, rồi tấn công Trĩ Hà Tập. Anh Hàn trong đêm chạy đi Tây Dương Tập, cầu viện quân Tương, Hoài. Ngày 29 ÂL, quân Hoài của Lưu Minh Truyện, Chu Thịnh Ba cùng quân Hà Nam của Trương Diệu, Tống Khánh và quân An Huy của Anh Hàn, Trương Đắc Thắng về cứu Qua Dương. Ngày 3 tháng 6 ÂL, ông cởi vây chạy theo hướng tây, vượt qua Hà Nam đến được Tảo Dương, Tương Dương thuộc Hồ Bắc, rồi rẽ về Hà Nam. Tháng 9 năm thứ 5 (1866) ÂL, Niệp quân tại Hứa Châu thuộc Hà Nam do bất đồng chiến lược, chính thức chia 2 ngả: bọn Tuân vương Lại Văn Quang, Lỗ vương Nhiệm Hóa Bang theo hướng đông bắc, nên gọi là Đông Niệp quân, bọn Lương vương Trương Tông Vũ, Ấu Ốc vương Trương Vũ Tước (con trai Trương Mẫn Hành – anh trai Nhạc Hành) theo hướng tây vào Thiểm Tây, nên gọi là Tây Niệp quân. Ông soái hơn 5 vạn người vượt qua Hoa Châu, Vị Nam, áp sát Tây An. Tháng 12 ÂL, nghĩa quân tiêu diệt 30 doanh quân Tương của Thiểm Tây tuần phủ Lưu Dung, giết bọn Tương quân đề đốc, Hán Trung trấn tổng binh Tiêu Đức Dương và Ký danh đề đốc Dương Đắc Thắng, Tiêu Tập Sơn, Tiêu Trường Thanh ở Thập Tự Pha thuộc Bá Kiều, phía đông Tây An, thừa thắng vây Tây An. Triều đình gấp mệnh cho Tả Tông Đường làm Đốc biện Thiểm Cam quân vụ, bọn Lưu Tùng Sơn, Lý Tường Hòa, Trương Tích Vinh nhận lệnh đưa quân Tương, Hoài đến cứu, nghĩa quân cởi vây, dời đi các nơi Hàm Dương, Đồng Châu, Lễ Tuyền, Tam Nguyên, Kính Dương. Tháng 2 năm thứ 6 (1867) ÂL, Tây Niệp quân men bờ nam sông Vị tây tiến, đến được Vị Bắc, phối hợp với nghĩa quân người Hồi ở Thiểm Tây, gây nhiều khó khăn cho Tả Tông Đường. Bọn họ chuyển sang Thiểm Bắc, liên tiếp chiếm được An Tắc, Thiên Xuyên, Tuy Đức. Tháng 11 ÂL, Tông Vũ phá Đức Châu, nhận tin cáo cấp của Nhiệm Trụ thuộc Đông Niệp quân, lên đường đi cứu, ngày đêm không nghỉ. Ông theo lời của các bậc phụ lão, dùng kế vây Ngụy cứu Triệu, nhân lúc quân Tương, Hoài tập trung ở Sơn Đông, Trực Lệ trống rỗng, nhắm thẳng vào kinh kỳ, bức quan quân lui về. Tông Vũ soái nghĩa quân từ Duyên An đến Duyên Trường, dò biết mặt sông Hoàng Hà ở Long Vương Trường đang kết, nhưng quan quân ở bờ đông phòng thủ rất nghiêm, bèn mệnh cho Trương Trác (con trai thứ năm của Trương Mẫn Hành) đưa 500 người mang đoản đao, nhân đêm vượt sông, nhổ hết chông chà, đốt sạch doanh lũy. Ông tự nổi trống, thúc quân sang sông, phá Cát Châu , cướp Bình Dương , ra Hoành Lĩnh Quan, đi Trạch Châu – Lộ Châu . Nhằm tránh quan quân ở Sơn Tây, nghĩa quân bỏ qua các nơi Khúc Ốc, Viên Khúc, đi vòng núi Vương Ốc, tiến vào bắc bộ Hà Nam; tiếp tục bỏ qua Tế Nguyên, Hoài Khánh, Tân Hương tiến vào nam bộ Hà Bắc, rồi nhằm hướng bắc mà đi, từ Thúc Lộc vượt sông Hô Đà nhằm cắt đuôi truy binh. Hai lần uy hiếp Bắc Kinh. Tháng giêng năm thứ 7 (1868) ÂL, Tông Vũ bắc tiến đến Định Châu, chuyển vào Nam Bì, đánh vỗ mặt Thiên Tân. Bắc Kinh chấn động, triều đình hạ chiếu giới nghiêm, gọi quan các tỉnh Tương (Hồ Nam), Sở (Hồ Bắc), Lỗ (Sơn Đông), Dự (Hà Nam), Trực (Trực Lệ), Hoàn (An Huy), Cát (Cát Lâm) về cứu. Ông đến Lư Câu Kiều thì gặp sương mù, muốn đợi sương tan thì quan quân đã ập đến. Lúc này, Tông Vũ biết rõ Đông Niệp quân đã bị tiêu diệt, Tây Niệp quân rơi vào nguy cơ bị bao vây 4 mặt. Tháng 3, nghĩa quân tổn thất 2 viên đại tướng là Hoài vương Khâu Viễn Tài và Ấu Ốc vương Trương Vũ Tước (có thuyết là tháng 6). Hạ tuần tháng 4, Tông Vũ vượt qua Đức Châu, Thương Châu, lần nữa nhằm vào Thiên Tân. Cung thân vương Dịch Hân mệnh cho Tam Khẩu thông thương đại thần Sùng Hậu đưa đội thuyền buôn đi biển tăng cường phòng vệ; Tuy Viễn tướng quân Định An, phó đô thống Phú Hòa, đề đốc Trịnh Khôi Sĩ đều quay về cứu viện; thị lang Ân Thừa, phó đô thống Ngọc Lượng đưa quân bố phòng tại Vũ Thanh , còn sai Sùng Hậu nhờ thuyền buôn Anh, Pháp hiệp đồng bảo vệ Thiên Tân. Niệp quân ở các nơi Độc Lưu Trấn, Dương Liễu Trấn cướp thuyền vượt Vận Hà, nhưng gặp phải trận địa đại pháo dày đặc của đội thuyền đi biển, hết cách tiến lên, vào cuối tháng 4 đành phải nam hạ Sơn Đông. Kết cục không rõ ràng. Tháng 5, Tông Vũ đón đánh bọn Lưu Tùng Sơn, Trần Quốc Thụy, Trương Diệu, Tống Khánh ở Bạch Kiều, Tân Châu , thất bại; tái chiến ở Hải Phong , lại thất bại. Chạy đến Ngô Kiều, gặp phục binh của Chu Thịnh Ba, thua thêm lần nữa, cháu trai Trương Nhị Bưu và nhiều tướng lĩnh cờ vàng tử trận. Tháng 6, quân Hà Nam của Trương Diệu, Tống Khánh hội họp với các lộ quan quân, quay về đánh Niệp quân tại khoảng giữa Hoàng Hà và sông Đồ Hãi ở đông bắc Tế Dương, Tông Vũ đại bại, mất gần sạch chủ lực. Ông luẩn quẩn ở Yên Gia Độ, muốn vượt Hoàng Hà, nhưng nước sông dâng cao, rót vào Vận Hà thêm 3 thước, thủy quân triều đình đưa thuyền chở pháo đến tập kích dữ dội. Khâm sai đại thần Lý Hồng Chương áp dụng rất hiệu quả những biện pháp nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế từ nhân dân, gây ra vô vàn khó khăn cho nghĩa quân; lại thêm trời mưa cả tháng, ngựa của Niệp quân không nhấc nổi chân. Nghĩa quân rơi vào cảnh khốn quẫn, mãnh tướng Trương Trác trên lưng ngựa vươn mình hái lê, bị đạn bắn băm bổ, nói dối là bệnh đậu mùa để yên lòng quân, không lâu sau thì chết. Ngày 28 ÂL (tức ngày 18/6), Tây Niệp quân đánh trận cuối cùng ở phía nam trấn Trì Bình, huyện Trì Bình, Sơn Đông. Em trai Tông Vũ là Tông Đạo, Tông Tiên, con trai Trương Quỳ Nhi, cháu trai Trương Chấn Giang cùng bọn tướng lãnh Trình Đại Lão Khảm tử trận, nhưng Tông Vũ và Trương Ái (con trai thứ tư của Trương Mẫn Hành) thì mất tích. Ở bờ sông chỉ tìm được roi ngựa của Trương Ái. Lý Hồng Chương dâng tấu chương nói rằng Tông Vũ chết đuối, bị Tả Tông Đường chỉ trích là không có bằng chứng. Thanh sử cảo thừa nhận không rõ kết cục của Trương Tông Vũ. Bởi không có sử liệu đáng tin cậy nào khác, nên từ điển Từ hải, Giang Thế Vinh – Niệp quân sử liệu tùng san, Trung Quốc cận đại sử tư liệu tùng san, Trung Quốc lịch đại thông sử diễn nghĩa - Thanh sử diễn nghĩa, Trung Quốc lịch đại nhân danh đại từ điển đều ghi chép tương tự.
1
null
Gỏi mít là một trong những món ăn nổi tiếng của miền Trung, được nhiều nhà hàng sang trọng đưa vào thực đơn và được rất nhiều thực khách yêu thích, thường được ăn kèm với bánh tráng mè. Trong các dịp cỗ bàn, món gỏi mít giòn ngon với vị chua ngọt hài hòa là một sự lựa chọn tuyệt vời để giảm bớt cái ngán của mâm cỗ nhiều chất đạm.
1
null
Trong ngữ âm học, âm môi-môi hay âm hai môi () là phụ âm được phát âm bằng cách vận dụng cả môi trên và môi dưới. Tần suất. Phương ngữ Igbo ở Thành phố Owerre phân biệt sáu biến thể âm tắc môi-môi: . Chỉ tầm 0,7 % ngôn ngữ trên thế giới không sở hữu âm môi-môi nào trong hệ thống âm vị của chúng; một số ví dụ điển hình là tiếng Tlingit, tiếng Chipewyan, tiếng Oneida và tiếng Witchita. Ví dụ. Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA) phân biệt những âm môi-môi sau:
1
null
USS "Hale" (DD–133) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng Gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào năm 1940 và đổi tên thành HMS "Caldwell" (I20). Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Nghị sĩ tiểu bang Maine Eugene Hale (1836-1916). Thiết kế và chế tạo. "Hale" được đặt lườn vào ngày 7 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Mary Hale, cháu nghị sĩ Hale, và được đưa ra hoạt động tại Boston vào ngày 12 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Allan S. Farquhar. Lịch sử hoạt động. USS "Hale". "Hale" gia nhập Hải đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, và sau khi hoàn tất thực tập huấn luyện đã khởi hành vào ngày 11 tháng 7 năm 1919 hướng sang Châu Âu. Trong chuyến đi này, nó viếng thăm hữu nghị các cảng tại và Địa Trung Hải, trợ giúp vào việc thực thi thỏa thuận Đình chiến với Áo vào tháng 10, và gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nó làm nhiệm vụ chuyên chở người tị nạn, luân chuyển sĩ quan và chở hàng hóa giữa các cảng Hy Lạp, Bulgaria, và Nga, phô trương lực lượng tại khu vực Địa Trung Hải và vùng Balkan. Nó quay trở về Philadelphia vào ngày 31 tháng 3 năm 1920, tiếp tục các hoạt động huấn luyện và thực tập thường lệ dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ. "Hale" được cho xuất biên chế tại Philadelphia vào ngày 22 tháng 6 năm 1922 và nằm trong thành phần dự bị cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1930, khi nó được cho nhập biên chế trở lại. Rời Philadelphia vào ngày 15 tháng 5, "Hale" tham gia các hoạt động huấn luyện ôn tập, rồi thực hành sẵn sàng tác chiến tại vùng bờ Đông. Nó tham gia các cuộc cơ động của Hạm đội Tuần tiễu vào đầu năm 1931 tại vùng biển Caribe, và đã đi San Diego đến ngang qua kênh đào Panama vào ngày 4 tháng 4 năm 1931. Trong những năm tiếp theo, nó tham gia các cuộc cơ động của Lực lượng Chiến trận dọc theo bờ biển California, trải qua hầu hết thời gian hoàn thiện kỹ thuật của tàu sân bay hiện đại cùng với các chiếc và .Một lần nữa chiếc tàu khu trục lại được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 9 tháng 4 năm 1937. "Hale" nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 30 tháng 9 năm 1939, vào lúc tình hình thế giới trở nên căng thẳng cả ở hai phía đại dương, và đã khởi hành vào ngày 25 tháng 11 cho hoạt động Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe. Căn cứ của nó được chuyển đến Galveston vào ngày 22 tháng 2 năm 1940, và sau đó đến Key West, Florida, nhưng con tàu tiếp tục hoạt động tuần tra tại vùng biển Caribe và vịnh Mexico. Tại Philadelphia, vào ngày 1 tháng 9 năm 1940, nó được chuẩn bị để bàn giao cho Anh Quốc như một phần của Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Nó đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 6 tháng 9 năm 1940 và được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Mỹ 3 ngày sau đó. Gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh, nó trở thành HMS "Caldwell" (I20). HMS "Caldwell"-HMCS "Caldwell". Khi phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh, được giao nhiệm vụ hộ tống tại khu vực Đại Tây Dương và sau đó tại vùng biển Caribe, trong hoàn cảnh chịu sức ép mạnh mẽ của các tàu ngầm U-boat Đức. Nó gia nhập Hải quân Hoàng gia Canada vào giữa năm 1942, và đang khi trên đường quay về St. John's, Newfoundland vào ngày 18 tháng 12 năm 1942, đã bị hư hại nặng do một cơn cuồng phong lớn. "Caldwell" hỏng máy và trôi dạt giữa biển cho đến khi được chiếc tìm thấy vào ngày 21 tháng 12. Nó được kéo quay về St. John’s và sau đó là đến Boston. Sẵn sàng để ra khơi trở lại vào tháng 5 năm 1943, nó tiếp tục hoạt động hộ tống vận tải cùng Hải quân Canada cho đến ngày 1 tháng 12, khi nó quay trở về Tyne và được đưa về lực lượng dự bị. Nó được cho tái biên chế trong một thời gian ngắn như là chiếc "Yarkey Sabar" trước khi bị tháo dỡ vào tháng 9 năm 1944.
1
null
Guillaume Graechen (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1977) là cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Pháp. Ông sinh ra tại Vernon và bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình vào năm 1993 tại câu lạc bộ Cercle Dijon (một đội bóng đang thi đấu tại giải Ligue 2) và kết thúc sau 14 năm thi đấu tại một số đội bóng khác nhau chủ yếu ở hạng nghiệp dư và bán nghiệp dư của bóng đá Pháp. Trên vai trò là một cầu thủ bóng đá, ông không mấy thành công. Hiện nay, ông là huấn luyện viên của các cầu thủ nhí tại lò đạo tạo Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG theo sự phân công của Học viện bóng đá JMG và đồng thời cũng dẫn dắt đội Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam với nòng cốt là các cầu thủ trẻ từ lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG giai đoạn 2013 - 2014. Sau trận chung kết giải U19 quốc gia vào tối 17/3/2019, VFF và ban tổ chức quyết định mời ông làm huấn luyện viên đội U19 tuyển chọn Việt Nam tham dự giải U19 quốc tế 2019 diễn ra từ 23-30/3 tại Nha Trang, Khánh Hoà. Đời tư. Ông đã gắn bó với Việt Nam được nhiều năm và hiện đã lập gia đình và có một con trai. Ngày 12 tháng 9 năm 2014, ông đã hoàn tất đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và nộp đơn lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
1
null
USS "Crowninshield" (DD–134) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng Gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào năm 1940 và đổi tên thành HMS "Chelsea" (I35); được chuyển trong một thời gian cho Hải quân Hoàng gia Canada; rồi chuyển cho Hải quân Liên Xô và đổi tên thành "Derzkiy" (tiếng Nga: Дерзкий); được Liên Xô hoàn trả cho Anh và tháo dỡ vào năm 1949. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Benjamin Williams Crowninshield (1772–1851), Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Crowninshield" được đặt lườn vào ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Emily Crowninshield Davis cháu năm đời của B. W. Crowninshield, và được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 8 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. E. Sampson. Lịch sử hoạt động. Trình diện để phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương, "Crowninshield" hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe, tham gia cuộc tập trung hạm đội để tập trận vào năm 1921 tại vùng kênh đào Panama và vùng biển Cuba. Trong cuộc tập trận, nó đã đưa Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Josephus Daniels từ Key West, Florida đến vịnh Guantánamo để thị sát cuộc cơ động. Từ ngày 14 tháng 11 năm 1921, "Crowninshield" hoạt động với 50% biên chế cho đến khi được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia vào ngày 7 tháng 7 năm 1922. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 12 tháng 5 năm 1930, "Crowninshield" đi đến San Diego vào ngày 4 tháng 4 năm 1931 để gia nhập Lực lượng Chiến trận. Nó tham gia các cuộc tập trận hạm đội và thực hành dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, vùng biển Hawaii và biển Caribe; thực hiện các chuyến đi thực tập đến các cảng Canada và Alaska cho nhân sự của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ; và trải qua giai đoạn từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 17 tháng 12 năm 1934 trong lực lượng Dự bị Luân phiên. Nó đã có mặt tại San Diego từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 1935, nhân dịp Duyệt binh Tổng thống Hạm đội, cùng tham gia lễ khánh thành cầu qua vịnh Oakland - San Francisco vào tháng 11 năm 1936. "Crowninshield" lại được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 8 tháng 4 năm 1937. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 30 tháng 9 năm 1939, "Crowninshield" khởi hành từ Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 25 tháng 11, và đi đến vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 10 tháng 12 để làm nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe và vịnh Mexico. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1940, nó được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia và được chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Nó nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Chelsea" cùng ngày hôm đó. "Chelsea" đi đến Devonport, Anh, vào ngày 28 tháng 9 năm 1940; rồi được phân về Đội hộ tống 6 thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Liverpool, làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương chống các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat Đức cũng như các cuộc không kích. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1941, nó vớt 29 người sống sót từ chiếc SS "Olga S." vốn bị đánh chìm bởi không kích của đối phương. "Chelsea" được cải biến tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một trong số các dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn hedgehog (súng cối chống tàu ngầm). "Chelsea" tham gia cùng chiếc tàu corvette vào ngày 5 tháng 2 năm 1942 trong việc săn đuổi một tàu ngầm đối phương bị đoàn tàu vận tải phát hiện. Hai giờ sau, "Arbutus" trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm "U-136". "Chelsea" đã nổ súng nhắm vào tàu ngầm nổi trên mặt nước, rồi thực hiện ba lượt tấn công bằng mìn sâu sau khi đối thủ lặn xuống, nhưng bị mất dấu đối phương, nên nó quay trở lại để vớt những người sống sót của chiếc "Arbutus". Đến tháng 11 năm 1942, "Chelsea" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada mượn, và cho đến cuối năm 1943 đã hoạt động tại khu vực Trung tâm và Tây Đại Tây Dương, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi và đến từ Anh Quốc. Nó quay trở lại Derry, Bắc Ireland vào ngày 26 tháng 12 năm 1943, và đến đầu năm 1944 được đưa về lực lượng dự bị tại Tyne. Vào ngày 16 tháng 7 năm 1944, nó được chuyển cho Liên Xô và đổi tên thành "Derzkiy" (tiếng Nga: Дерзкий). "Derzkiy" được hoàn trả cho Anh vào ngày 23 tháng 6 năm 1949, và được tháo dỡ sau đó.
1
null
"Kangaroo Court" là một bài hát của bộ đôi indie pop Mỹ Capital Cities. Bài hát được phát hành như kỹ thuật số tại tải về Hoa Kỳ vào ngày 09 tháng 7 năm 2012. Video nhạc. Video nhạc chính thức của bài hát do đạo diễn Carlos Lopez Estrada, Sebu Simonian & Ryan Merchant thực hiện và được phát hành trên YouTube vào 05 tháng 9 năm 2013.
1
null
USS "Tillman" (DD–135) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Hải quân Hoàng Gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào năm 1940 và đổi tên thành HMS "Wells" (I95) và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Nghị sĩ Benjamin Tillman (1847-1918). Thiết kế và chế tạo. "Tillman" được đặt lườn vào ngày 29 tháng 7 năm 1918 tại Xưởng hải quân Charleston. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Mary Y. Tillman, cháu Nghị sĩ Tillman; được xếp lại lớp với ký hiệu lườn DD–135 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, khi Hải quân Mỹ áp dụng cách đặt ký hiệu chữ số cho lườn tàu; và được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 4 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Louis R. Vail. Lịch sử hoạt động. USS "Tillman". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Tillman" hoạt động ngoài khơi Charleston cùng với Đội khu trục 20, Hải đội khu trục 9 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương cho đến mùa Hè năm 1921. Hoạt động với biên chế thủy thủ đoàn giảm thiểu trong mùa Đông tiếp theo, nó thực hành huấn luyện và cơ động cùng Đội 23, Hải đội 8 cho đến mùa Xuân năm 1922. Không lâu sau đó, "Tillman" được cho xuất biên chế vào ngày 3 tháng 7 năm 1922 và đưa về Hạm đội Dự bị tại Xưởng hải quân Philadelphia. Sau gần tám năm bỏ không, "Tillman" được nhập biên chế trở lại tại Philadelphia vào ngày 1 tháng 5 năm 1930 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Alfred Y. Lanphier. Quay trở lại Charleston, nó hoạt động cùng Đội khu trục 23 thuộc Hải đội khu trục 7, trực thuộc Hạm đội Tuần tiễu. Được chuyển sang Đội 48 vào ngày 1 tháng 1 năm 1931, "Tillman" thực hiện các chuyến đi huấn luyện cho nhân sự Hải quân Dự bị cho đến mùa Xuân năm 1933, khi nó được điều đến Boston để huấn luyện học viên Hải quân Dự bị thuộc Quân khu Hải quân 1. Trong thành phần Hải đội Huấn luyện của Hạm đội Tuần tiễu, "Tillman" quay trở lại Xưởng hải quân Charleston vào ngày 1 tháng 1 năm 1934, luân phiên những lượt hoạt động huấn luyện với những lượt neo đậu trong thành phần dự bị luân phiên cho đến cuối những năm 1930. Được điều động về Đội khu trục 29 thuộc Hải đội khu trục 10, nó hoạt động ngoài khơi Charleston và Boston, huấn luyện quân nhân dự bị và học viên sĩ quan, tham gia các cuộc thực tập đổ bộ hạm đội tại vùng biển Caribe, cũng như viếng thăm các cảng dọc bờ Đông và vùng biển Caribe. "Tillman" lại được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 6 năm 1939. Hai tháng rưỡi sau, Đức Quốc xã tấn công Ba Lan mở màn Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Châu Âu. Cho đến mùa Xuân năm 1940, tình hình ngày càng bất lợi cho phe Đồng Minh. Na Uy bị Đức chiếm đóng do sự phòng thủ kém cỏi của quân Anh-Na Uy; Pháp và các nước vùng trũng thất bại do chiến lược tấn công chớp nhoáng blitzkrieg của Đức. Ngoài ra tàu ngầm U boat Đức gây tổn thất nặng cho cả tàu hàng lẫn tàu hộ tống. Sau khi Pháp thua trận, Anh ở trong tình thế hầu như bị cô lập trong trận chiến chống lại Đức. Với số lượng tàu khu trục Anh bị tổn thất nặng tại Na Uy, Đại Tây Dương cũng như trong cuộc triệt thoái khỏi Dunkirk, Thủ tướng Anh Winston Churchill phải nài đến sự trợ giúp của Tổng thống Franklin Roosevelt. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1940, hai nhà lãnh đạo tìm được một giải pháp giúp đỡ Anh mà vẫn không từ bỏ vị thế trung lập của Hoa Kỳ: Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ sẽ trao 50 tàu khu trục thời Thế Chiến I cho Anh; đổi lại Hoa Kỳ được quyền thuê trong thời hạn 99 năm các căn cứ mang tính chiến lược tại vùng Tây bán cầu. Nằm trong số tàu được chuyển giao, "Tillman" được nhập biên chế trở lại tại Philadelphia vào ngày 24 tháng 8 năm 1940. Khoảng ba tháng sau, nó đi dọc lên phía Bắc đến Halifax, Nova Scotia, đến nơi vào ngày 21 tháng 11 năm 1940 cùng với phần còn lại của Đội khu trục 20, nhóm tàu cuối cùng được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và Canada. Được xuất biên chế vào ngày 26 tháng 11 năm 1940, tên của "Tillman" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1941. HMS "Wells". Nhập biên chế cùng Hải quân Anh như là chiếc HMS "Wells" (I 95) vào ngày 5 tháng 12 năm 1940, chiếc tàu khu trục bị hư hại vào ngày 9 tháng 12 do va chạm với chiếc tàu chị em HMS "Newmarket" (G 47) (nguyên là chiếc cũng được Hoa Kỳ chuyển giao cho Anh). Vì vậy, nó không thể lên đường đi sang Quần đảo Anh Quốc cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1941. Khởi hành vào ngày hôm đó cùng với tàu chị em HMS "Newark" (G 08) (nguyên là chiếc ), "Wells" gặp phải một cơn cuồng phong lớn khiến nó bị gảy phần trên cột ăn-ten trước; "Newark" gặp trục trặc động cơ không lâu sau đó, buộc phải được kéo quay trở lại Halifax. "Wells" cuối cùng cũng đến được Anh và được phân về Đội khu trục 17, làm nhiệm vụ hộ tống cho Hải đội Rải mìn 1. Nó thực hiện một số chiến dịch rải mìn trong giai đoạn này tại khu vực ngoài khơi bờ biển Scotland. Giữa các chiến dịch này, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi và đến từ Iceland. Vào ngày 10 tháng 6 năm 1941, đang khi hoạt động về phía Nam hòn đảo chiến lược này, "Wells" tấn công một tàu ngầm U boat nhưng không thành công. Hai ngày sau, nó lại phát hiện một tàu ngầm và tấn công, nhưng chấn động của vụ nổ mìn sâu dưới nước lại gây hư hại cho chính nó, buộc nó phải kết thúc việc săn đuổi. Sau một đợt tái trang bị tại Kingston upon Hull vào mùa Thu năm 1941, "Wells" quay trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó được cải biến cho phù hợp với nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một trong số các dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn hedgehog (súng cối chống tàu ngầm). Vào ngày 16 tháng 1 năm 1942, nó nhận tín hiệu SOS từ SS "R. J. Cullen", một tàu buôn Hoa Kỳ bị mắc cạn ở phía Đông Nam đảo Barra về phía rìa Hebrides, phía Tây Scotland. Biển động mạnh khiến nó không thể thả xuồng cứu sinh, nhưng nó đã canh phòng cho đến khi các xuồng và tàu kéo xuất hiện để đưa thủy thủ đoàn lên bờ an toàn. Đang khi hộ tống hai tàu vận tải vào cuối mùa Xuân năm đó, "Wells" cùng với HMS "Brighton" (I 08) (nguyên là chiếc ) bị máy bay Đức ném bom về phía Tây quần đảo Faroe, nhưng thoát đực mà không bị thiệt hại. Trong tháng 11, nó hộ tống cho Đoàn tàu Vận tải KX-6 hỗ trợ cho Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Bắc Phi, rồi quay trở về Anh vào tháng 12 cùng với Đoàn tàu MKF-3. Không lâu sau đó, nó tiếp tục nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu đi Iceland. Sau khi phục vụ một lượt hoạt động hộ tống vận tải và hộ tống rải mìn khác, "Wells" được chuyển đến Rosyth vào tháng 8 năm 1943 và hoạt động cùng với Lực lượng Hộ tống Rosyth, bảo vệ các đoàn tàu vận tải ven biển đi lại giữa Firth of Forth và cửa sông Thames. Sau khi được tái trang bị tại Clyde vào cuối năm 1944, vào đầu năm 1945, nó trở thành tàu mục tiêu cho việc huấn luyện không quân của Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, một vai trò mà nó phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc tại châu Âu, và nó được đưa về lực lượng dự bị tại Greenock vào giữa năm 1945. Được cho xuất biên chế vào tháng 7 năm 1945, "Wells" sau cùng bị tháo dỡ tại Troon, Scotland vào ngày 24 tháng 7 năm 1945.
1
null
Of Monsters and Men là một ban nhạc Tiếng Anh, năm thành viên, indie folk/indie pop đến từ Iceland, được thành lập vào năm 2010. Các thành viên là ca sĩ / nghệ sĩ guitar Nanna Bryndís Hilmarsdóttir, co-singer/guitarist Ragnar "Raggi" Þórhallsson, tay guitar Brynjar Leifsson, tay trống Arnar Rosenkranz Hilmarsson và tay bass Kristjan Pall Kristjánsson. Ban nhạc đã thắng Músíktilraunir vào năm 2010, một cuộc thi hàng năm của các ban nhạc ở Iceland. Năm 2011, Of Monsters and Men phát hành một EP mang tên Into the Woods. Album đầu tay của ban nhạc My Head Is an Animal (2011), đạt vị trí số 1 tại Úc, Iceland, Ireland và US Rock and Alternative Charts, trong khi đạt đỉnh ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng US Billboard 200, số 3 ở Anh, và Top 20 bảng xếp hạng hầu hết châu Âu và Canada. Đĩa đơn đầu tiên "Little Talks" là một thành công quốc tế, đạt Top 10 trong hầu hết các bảng xếp hạng âm nhạc ở châu Âu, bao gồm cả số 1 tại Ireland và Iceland, và vị trí số 1 trên US Alternative Songs. Of Monsters and Men đã giành chiến thánh tại European Border Breakers Awards 2013. Thành viên ban nhạc. Thành viên hiện tại Cựu thành viên Thành viên lưu diễn
1
null