text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Đường Mai Chí Thọ hay Đại lộ Mai Chí Thọ là một tuyến đường trục của Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm thành phố. Đường này là một phần của Đại lộ Đông – Tây dài 22 km từ ngã ba Cát Lái (thành phố Thủ Đức) đến Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh). Quy mô. Đường Mai Chí Thọ nằm trên địa bàn thành phố Thủ Đức, có chiều dài toàn tuyến là 6,385 km, điểm đầu tại đường hầm sông Sài Gòn và điểm cuối là nút giao thông Cát Lái giao với đường Võ Nguyên Giáp. Mặt cắt ngang của đường có chiều rộng bình quân 100 m, đáp ứng 10–14 làn xe. Lịch sử. Đường Mai Chí Thọ là tuyến đường mới, vốn là hạng mục thuộc gói thầu "xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn và đường mới Thủ Thiêm" của Dự án Đại lộ Đông – Tây, được triển khai xây dựng từ năm 2005. Trong đó, đoạn từ hầm sông Sài Gòn đến khu vực Giồng Ông Tố được làm mới hoàn toàn, đây vốn là đường T13 trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm; đoạn còn lại từ Giồng Ông Tố đến nút giao Cát Lái là một đoạn Liên tỉnh lộ 25 cũ (nay là đường Nguyễn Thị Định) được mở rộng. Ngày 15 tháng 8 năm 2010, thành phố đưa vào sử dụng đoạn đường từ nút giao Cát Lái đến Liên tỉnh lộ 25B (nay là đường Đồng Văn Cống), tuy nhiên sau đó tại khu vực nút giao với đường Lương Định Của (nay có tên là nút giao An Phú) đã xuất hiện tình trạng trồi nhựa, các đơn vị liên quan đã phải lên phương án khắc phục. Ngày 20 tháng 11 năm 2011, hầm vượt sông Sài Gòn và toàn bộ tuyến đường mới Thủ Thiêm được thông xe. Ngày 8 tháng 8 năm 2012, theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, công trình đường mới Thủ Thiêm chính thức mang tên là đường Mai Chí Thọ như hiện nay. Giao thông. Đầu năm 2015, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây chính thức thông xe toàn tuyến. Cao tốc này có điểm đầu giao với đường Mai Chí Thọ và hai con đường khác là Lương Định Của, Nguyễn Thị Định tại nút giao An Phú. Nút giao này sau đó đã trở thành khu vực thường xuyên bị ùn tắc, một trong những nguyên nhân được cho là do các phương tiện phải dừng đèn đỏ rất lâu mới có thể qua được nút giao. Để xóa điểm ùn tắc này, vào ngày 29 tháng 12 năm 2022, thành phố đã khởi công dự án xây dựng nơi đây thành một nút giao thông khác mức với hầm chui và cầu vượt.
1
null
Lâm Quang Nhật (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là vận động viên Ba môn phối hợp (Triathlon) chuyên nghiệp. Hiện tại, Lâm Quang Nhật là đương kim vô địch Triathlon quốc gia với HCV tại giải Vô Địch Quốc Gia Triathlon 2023 và HCV Triathlon tại Đại hội Thể Dục Thể Thao toàn quốc 2022. Lâm Quang Nhật cũng đang giữ kỉ lục quốc gia Triathlon được thiết lập tại giải Vô Địch Quốc Gia Triathlon 2023, kỉ lục quốc gia được công nhận bởi Tổng Cục Thể Dục Thể Thao Việt Nam. Ngoài ra, Lâm Quang Nhật cũng có hàng loạt ngôi vô địch tại Trifactor Vietnam 2021, 2022 và Sunset Bay Triathlon 2019, 2020. Anh từng cựu vận động viên bơi lội của Đội tuyển bơi Quốc gia Việt Nam. Anh từng giành Huy chương vàng nội dung bơi 1500m tự do tại SEA Games 27, được tổ chức tại Myanmar vào năm 2013..Ngoài ra ở Sea Games 28 anh còn phá sâu kỉ lục Sea Games ở nội dung bơi 1500m tự do nam với thời gian 15 phút 31 giây 6,phá kỉ lục cũ tới gần 6 giây. Nội dung sở trường của anh là 1500m tự do. Năm 2013 - 2017. Lâm Quang Nhật không thuộc thế hệ vàng của bơi lội Việt Nam, nhưng lại được ví như "cơn địa chấn" khi dành HCV bơi tự do 1500m SEA Games 27 ngay trong lần đầu tiên tham gia đấu trường Đông Nam Á. Nhiều năm liền, Lâm Quang Nhật khẳng định vị thế hàng đầu khu vực ở bơi tự do 1500m. Năm 2017, bên cạnh HCB tại SEA Games 2017 ở cự ly bơi tự do 1500m, Lâm Quang Nhật gây ấn tượng bởi cú đúp ăn ba tại đấu trường Châu Á. Cụ thể, tại Giải bơi các nhóm tuổi châu Á, anh đã phá kỉ lục bơi tự do 1500m, đồng thời mang về HCV cho Việt Nam. Đồng thời, Nhật cũng đạt HCV bơi tự do 800m và bơi hỗn hợp 400m. Đây có thể nói là năm thi đấu thành công nhất trong sự nghiệp bơi lội của anh. Sau những thành tựu lớn của 2017, vì nhiều lí do, Lâm Quang Nhật giã từ đường đua xanh, chính thức nghỉ thi đấu bơi lội chuyên nghiệp. Năm 2019. Lâm Quang Nhật chuyển hướng tham gia các giải đấu Ba môn phối hợp và bất ngờ lên ngôi vô địch ngay tại giải đầu tiên - Sunset Bay Triathlon 2019. Đồng thời, anh cũng tham gia thi đấu Tiếp Sức tại SEA Games 30 ở hạng mục Ba môn phối hợp. Khác với bơi lội, Ba môn phối hợp tại Việt Nam là một môn thể thao xã hội hóa, tự tìm nguồn kinh phí và tự tập luyện. Đây cũng được xem là một trong những môn thể thao khắc nghiệt nhất Việt Nam với thời gian thi đấu lên đến 2 tiếng liên tục. Năm 2020. Lâm Quang Nhật giữ vững danh hiệu vô địch của mình tại Sunset Bay Triathlon 2020, phá sâu kỷ lục cũ đến 12 phút với PR mới 2 tiếng 10 phút 44 giây. Năm 2021. Lâm Quang Nhật khẳng định vị trí số 1 quốc gia với ngôi vô địch tại Trifactor Vietnam 2021 tổ chức tại Vũng Tàu, chính thức trở thành nhà vô địch tại tất cả các giải đấu có hạng mục Olympic (bơi 1.5km, đạp 40km, chạy 10km) có mặt tại Việt Nam. Năm 2022. Sau chiến thắng cách biệt gần 4 phút với đối thủ về nhì, Lâm Quang Nhật bảo vệ thành công chức vô địch tại giải Trifactor Vietnam 2022. Anh cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc với thành tích đạp xe chỉ 1 tiếng 22s, giảm hơn 18 phút so với năm 2021, dù thi đấu với xe đạp Road thay vì xe đạp Tri khí động học chuyên dụng. Tại SEA Games 30, Lâm Quang Nhật lần đầu tiên đại diện Việt Nam thi đấu môn Ba môn phối hợp cá nhân nam. Tuy chỉ đạt vị trí thứ 6 so với các đối thủ Philipines, Sinagpore, Indonesia đều rất mạnh và có hàng chục năm đầu tư vào môn thể thao này, Nhật vẫn đạt kỷ lục cá nhân mới (PR) với thành tích 2 tiếng 5 phút 31 giây.
1
null
USS "Long" (DD-209/DMS-12) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được cải biến thành tàu quét mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DMS-12 và tiếp tục phục vụ cho đến khi bị máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh chìm vào đầu năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân John Davis Long (1838-1915). Thiết kế và chế tạo. "Long" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Arnold Knapp; và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 10 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân A. B. Cook. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc Thế Chiến. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, "Long" lên đường đi sang vùng Địa Trung Hải. Được phân về Đội khu trục 26, nó tiến hành tuần tra tại Địa Trung Hải và trong biển Adriatic, phục vụ như một tàu trạm, cho đến khi nó khởi hành đi Philippines vào đầu năm 1921 để nhận nhiệm vụ cùng Hạm đội Á Châu. Đặt căn cứ tại Cavite, Luzon, nó tuần tra tại Biển Đông cho đến tháng 7 năm 1922, khi nó được lệnh quay trở về Hoa Kỳ. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 30 tháng 12 năm 1922. "Long" được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 29 tháng 3 năm 1930 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân William J. Butler. Hoạt động từ căn cứ này trong một thập niên tiếp theo, nó chủ yếu thực hiện các cuộc thực hành hải đội và canh phòng máy bay tại vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi Bắc và Nam Mỹ; từng hai lần đưa về lực lượng dự bị luân phiên thuộc Hải đội Khu trục 20 giữa năm 1933 và 1935. Đến năm 1940, nó được cải biến thành tàu quét mìn hạng nhẹ và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-12 vào ngày 19 tháng 11 năm 1940, rồi hoạt động dọc vùng bờ Tây và vùng biển Hawaii cùng Hải đội Quét mìn 2. Thế Chiến II. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1941, nó rời Trân Châu Cảng trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng . Sau khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng hai ngày sau đó, nó quay trở về đây vào ngày 9 tháng 12, và bắt đầu các hoạt động tuần tra chống tàu ngầm. Nó cũng hộ tống tàu bè trong khu vực quần đảo Hawaii, và từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1942 đã thực hiện các chuyến đi hộ tống đến Midway và Palmyra. "Long" rời Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 6 để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại vùng biển Alaska. Sau khi bị tai nạn va chạm với tàu khu trục trong hoàn cảnh sương mù dày đặc vào ngày 27 tháng 7, nó được sửa chữa tại San Francisco, California, và quay trở lại Kodiak vào ngày 27 tháng 9 để tuần tra và bảo vệ chống tàu ngầm. Trong mùa Đông tại vùng cực, nó tuần tra các lối tiếp cận đảo Adak, và bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong khi lực lượng Hoa Kỳ chuẩn bị đánh bại quân đồn trú Nhật Bản tại phía Tây quần đảo Aleut. Nó đã tham gia việc chiếm đóng Amchitka mà không gặp kháng cự vào ngày 12 tháng 1 năm 1943, và trong khi tuần tra dọc hòn đảo đã đánh trả những cuộc không kích của đối phương trong các ngày 31 tháng 1 và 1 tháng 2. Sau đó, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 51 dưới quyền Chuẩn đô đốc Francis W. Rockwell vào ngày 3 tháng 5 cho việc chiếm đóng đảo Attu. Di chuyển trong thời tiết biển động và sương mù của mùa Xuân tại biển Bering, nó tiếp cận Attu vào ngày 11 tháng 5 và đã tiến hành quét mìn trước khi cuộc đổ bộ diễn ra thành công cuối ngày hôm đó. "Long" tiếp tục hoạt động tuần tra và hộ tống trong suốt giai đoạn chiếm đóng Attu và Kiska suốt mùa Hè trước khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 16 tháng 9 để hộ tống các tàu buôn đi San Francisco, nơi nó được đại tu. Sau một giai đoạn tuần tra tại vùng biển Hawaii từ ngày 15 tháng 11 năm 1943 đến ngày 22 tháng 1 năm 1944, nó hộ tống cho lực lượng tăng cường đi đến Roi-Namur thuộc quần đảo Marshall vào ngày 2 tháng 2, rồi gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 76 vào ngày 28 tháng 2 tại vùng biển New Guinea. Nó phục vụ hộ tống và quét mìn trong giai đoạn chinh phục quần đảo Admiralty vào đầu tháng 3, rồi hộ tống các đoàn tàu vận tải đi và đến vịnh Milne, Guadalcanal và Espiritu Santo từ mũi Sudest. Vào ngày 18 tháng 4, "Long" lên đường cho cuộc chiếm đóng khu vực Hollandia (nay là Jayapura). Nó đi đến vịnh Humboldt vào ngày 22 tháng 4, thực hiện quét mìn chuẩn bị rồi tiến hành bắn phá tiếp cận cho cuộc đổ bộ. nÓ đi đến Guadalcanal vào đầu tháng 5 để chuẩn bị cho chiến dịch chiếm đóng quần đảo Mariana, khi nó lên đường vào ngày 4 tháng 6. Đi đến 13 tháng 6 vào ngày Saipan để quét mìn chuẩn bị ở phía Tây hòn đảo, nó phục vụ như tàu cột mốc radar và bảo vệ cho đến ngày 24 tháng 6, và sau một chuyến đi đến quần đảo Marshall đã hộ tống cho thiết giáp hạm trong hoạt động bắn phá chuẩn bị xuống Guam bắt đầu từ ngày 12 tháng 7. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống vận tải, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 32.5 tại Guadalcanal vào ngày 16 tháng 8. "Long" lên đường vào ngày 6 tháng 9 cho cuộc tấn công Palaus, làm nhiệm vụ quét mìn ngoài khơi Peleliu và Angaur, và trong eo biển Kossol từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 9, rồi thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và hộ tống cho đến khi nó gia nhập Đệ Thất hạm đội vào ngày 4 tháng 10 cho chiến dịch chiếm đóng Philippines. Rời cảng Seeadler ngày 10 tháng 10 cùng với Đội quét mìn 1, nó đi vào vịnh Leyte vào ngày 17 tháng 10. Dẫn đầu cho cuộc tấn công, nó quét sạch mìn ngoài khơi các đảo Dinagat và Hibuson cùng các lối tiếp cận Dulag-Tacloban. Sau khi quét mìn tại eo biển Surigao, nó thực hiện tuần tra và phục vụ như tàu thả khói ngụy trang trong vịnh Leyte cho đến ngày 23 tháng 10, khi nó gia nhập cùng các tàu vận chuyển để quay về Manus, đến nơi vào ngày 29 tháng 10. Sau khi được sửa chữa và huấn luyện tại Manus, "Long" lên đường vào ngày 23 tháng 12 làm nhiệm vụ quét mìn chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen, Luzon. Đội của nó bị tấn công vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 trong biển Mindanao, đợt đầu tiên trong số hàng loạt các cuộc không kích mà Nhật Bản tung ra nhằm đẩy lui cuộc tấn công Luzon. Nó bắt đầu quét mìn trong vịnh Lingayen vào ngày 6 tháng 1, né tránh và bắn vào máy bay Nhật trong khi thực hiện nhiệm vụ rắc rối này. Sau giữa trưa, trong khi thực hiện lượt quét mìn thứ hai, nó phát hiện hai máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Zero đang tiến đến. Nó lập tức tăng tốc độ lên và nổ súng, nhưng không thể ngăn một chiếc kamikaze đâm bổ vào mạn trái bên dưới cầu tàu, khoảng bên trên mực nước. Các vụ nổ và đám cháy xuất hiện giữa tàu, khiến "Long" mất động lực và liên lạc nội bộ, và không thể dập lửa phía trước. Vị chỉ huy con tàu, Đại úy Hải quân Stanley Caplan, lo ngại một vụ nổ hầm đạn phía trước, nên ra lệnh cho những người mắc kẹt ở sàn tàu phía trước rời tàu; nhưng do hiểu nhầm mệnh lệnh, thủy thủ đoàn phía đuôi cũng bỏ tàu. Tất cả được nhanh chóng cứu vớt bởi chiếc tàu khu trục vốn đang túc trực bên cạnh để giúp đỡ con tàu bị cháy nhưng vẫn còn có thể đi được. Đại úy Caplan chuẩn bị dẫn đầu một đội cứu hộ đổ sang chiếc "Long" từ chiếc , nhưng việc không kích ác liệt và liên tục đã ngăn trở những nỗ lực cứu hộ và dập lửa. Đến xế chiều, một máy bay khác tấn công "Long" và nổ tung tại cùng một vị trí, phá hủy cầu tàu và khiến lườn tàu vỡ làm đôi. "Long" lật úp và chìm sáng hôm sau ở tọa độ . Nhiều người sống sót được cứu bởi "Hovey" sau đó cũng thiệt mạng khi bản thân "Hovey" bị trúng ngư lôi của máy bay đối phương và đắm sáng sớm hôm sau. Phần thưởng. "Long" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Broome" (DD-210/AG-96) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và vẫn tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi được xốp lại lớp như một tàu phụ trợ AG-96 năm 1945 và ngừng hoạt động năm 1946. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Thủy quân Lục chiến John L. Broome. Thiết kế và chế tạo. "Broome" được đặt lườn vào ngày 8 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Mary Josephine Heyworth Broome, cháu của Trung tá Broome; và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân C. M. Austin. Lịch sử hoạt động. "Broome" rời Xưởng hải quân New York vào tháng 5 năm 1920 để đi làm nhiệm vụ tại vùng biển Châu Âu. Nó đi lại giữa các cảng Anh Quốc và Pháp, cũng như tại khu vực biển Baltic và Địa Trung Hải. Đến cuối năm, nó được điều sang Hạm đội Á Châu; và sau khi phục vụ hai năm tại Viễn Đông, nó quay trở về Hoa Kỳ và được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 30 tháng 12 năm 1922. "Broome" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 5 tháng 2 năm 1930, và sau đó đó phục vụ tích cực cùng hạm đội tại Thái Bình Dương cho đến năm 1939, ngoại trừ một giai đoạn với biên chế giảm thiểu vào năm 1934. Vào tháng 5 năm 1939, nó đi đến Xưởng hải quân Norfolk và bắt đầu làm nhiệm vụ tại khu vực Đại Tây Dương. Vào năm 1941, nó được phân về Đội khu trục 63 thuộc Lực lượng Tuần tra, và tiến hành các hoạt động Tuần tra Trung lập tại vùng bờ biển Đại Tây Dương. Sau đó, nó phục vụ như tàu hộ tống vận tải giữa Iceland và Hoa Kỳ. Từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 5 năm 1945, "Broome" làm nhiệm vụ hộ tống vận tải, tuần tra và huấn luyện dọc theo bờ Đông và các vùng biển Iceland, Canada và biển Caribe. Ngoài ra nó còn hộ tống nhiều đoàn tàu vượt đại dương sang Bắc Phi và Anh Quốc. Vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, nó đi đến Xưởng hải quân Charleston để đại tu, và đến ngày 23 tháng 5, nó được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-96. Vào ngày 10 tháng 6 năm 1945, nó được điều động sang Bộ chỉ huy Huấn luyện Chiến thuật trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương và đi đến vịnh Guantánamo, Cuba, nơi nó phục vụ cho đến tháng 12 năm 1945. Vào ngày 10 tháng 12, nó đi đến Philadelphia để chuẩn bị ngừng hoạt động. "Broome" được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 5 năm 1946 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 20 tháng 11 năm 1946.
1
null
Bộ Ngao (danh pháp khoa học: Venerida, trước đây là Veneroida), là một bộ thân mềm hai mảnh vỏ hầu hết sống ở nước mặn nhưng cũng có một số sống nước ngọt bao gồm nhiều hình thức quen thuộc như trai và sò, và một số loài hai mảnh vỏ nước ngọt bao gồm cả trai ngựa vằn. Phân loại 2010. Trong năm 2010 một hệ thống phân loại đề xuất mới cho thân mềm hai mảnh vỏ được công bố bởi Bieler, Carter & COAN sửa đổi việc phân loại hai mảnh vỏ, bao gồm cả bộ Veneroida. Bộ: Veneroida
1
null
Reinhard Friedrich Michael Mey (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1942) là một ca sĩ tự viết nhạc tự hát người Đức. Ở Pháp ông được biết tới với tên là "Frédérik Mey". Cho tới năm 2009 Mey đã cho phát hành 27 dĩa nhạc, trung bình cứ 2 năm một lần; dĩa đầu tiên là "Ich wollte wie Orpheus singen" (1967); dĩa gần đây nhất "Dann mach's gut" (2013). Lần thành công nhất là "Mein Achtel Lorbeerblatt" (1972). Bản nhạc nổi tiếng nhất của ông ta "Über den Wolken" (1974), cũng đã được rất nhiều ca sĩ khác trình bày.
1
null
Tiếng Ai Cập là ngôn ngữ của Ai Cập cổ đại, thuộc ngữ hệ Phi-Á. Ngôn ngữ này được ghi nhận qua một thời kỳ rất dài, từ thời tiếng Ai Cập Cổ thời (trung kỳ thiên niên kỷ 3 TCN, Cổ Vương quốc Ai Cập). Câu viết hoàn chỉnh cổ nhất có niên đại từ khoảng năm 2690 TCN, khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ viết cổ nhất, cùng với tiếng Sumer. Dạng cổ điển của nó mang tên Ai Cập Trung kỳ, ngôn ngữ của Trung Vương quốc Ai Cập và là dạng văn viết chính cho tới thời La Mã. Ngôn ngữ này phát triển thành Demotikos vào thời Cổ đại Hy-La, rồi thành tiếng Copt khi quá trình Kitô giáo hóa xảy ra. Tiếng Copt tuyệt chủng như một ngôn ngữ nói hàng ngày vào thế kỷ XVII, nhưng vẫn hiện diện là ngôn ngữ hành lễ của Giáo hội Chính Thống giáo Copt thành Alexandria. Phân loại. Tiếng Ai Cập thuộc ngữ hệ Phi-Á. Những đặc điểm của tiếng Ai Cập mà cũng tiêu biểu cho hệ Phi-Á là tính hòa kết, hình thái học phi nối kết, một loạt phụ âm mạnh (emphatic), hệ thống ba nguyên âm , hậu tố danh từ giống cái *"-at", tiền tố danh từ "m-", hậu tố tính từ *"-ī" và hệ thống phụ tố động từ đặc trưng. Trong các nhánh ngôn ngữ Phi-Á, tiếng Ai Cập cho thấy sự gần gũi nhất với nhóm Semit, và ở mức thấp hơn là nhóm Cush. Trong tiếng Ai Cập, các phụ âm hữu thanh trong ngôn ngữ Phi-Á nguyên thủy phát triển thành âm hầu : "ꜥr.t" 'cổng' (so sánh với , "délet", 'cửa'). Âm hợp nhất với , , , và trong phương ngữ mà ngôn ngữ viết dựa trên, nhưng được lưu giữ trong những phương ngữ khác. vòm hóa thành trong một số điều hiện và giữ nguyên là trong số khác. Tiếng Ai Cập có nhiều gốc từ đôi âm vị và có thể cả đơn âm vị, trái với các gốc từ tam âm vị thường thấy trong các ngôn ngữ Semit. Về mặt này, tiếng Ai Cập có lẽ nguyên thủy hơn, và các ngôn ngữ Semit nhiều khả năng đã trải qua quá trình chuyển các gốc từ đôi âm vị thành tam âm vị. Dù tiếng Ai Cập là ngôn ngữ Phi-Á cổ nhất được ghi nhận, đặc điểm hình thái học của nó lại rất khác với những ngôn ngữ Phi-Á khác. Có nhiều nguyên nhân khả thi: thứ nhất là tiếng Ai Cập đã trải qua một quá trình thay đổi nhiều mặt trước khi nó được ghi nhận; thứ hai, việc nghiên cứu ngôn ngữ Phi-Á có lẽ đã quá tập trung vào các ngôn ngữ Semit và do đó bỏ qua các đặc điểm mà tiếng Ai Cập có chung với các nhánh khác; thứ ba, như G. W. Tsereteli đề xuất, ngữ hệ Phi-Á là một nhóm dị phát sinh chứ không phải một nhóm hợp lệ mang chung nguồn gốc.
1
null
Đường đua nghẹt thở (tên gốc tiếng Anh: Rush) là một bộ phim năm 2013 được đạo diễn bởi Ron Howard dựa trên kịch bản được viết bởi Peter Morgan, nói về Mùa giải Công thức 1 vào năm 1976 và sự đối đầu giữa hai tay đua James Hunt và Niki Lauda. Phim có sự diễn xuất của Chris Hemsworth trong vai Hunt và Daniel Brühl trong vai Lauda. Phim ra mắt lần đầu tại London vào ngày 2 tháng 9 năm 2013, được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2013, và lần đầu công chiếu tại rạp vào ngày 13 tháng 9 năm 2013. Phim này đã đoạt Giải BAFTA cho dựng phim xuất sắc nhất (2013)
1
null
Corbicula fluminea là một loài hến nước ngọt, động vật thân mềm hai mảnh vỏ thủy sinh trong họ Corbiculidae. Loài này là ban đầu chủ yếu là có nguồn gốc châu Á và do đó nó thường là thường được gọi là Hến châu Á. Trong hồ cảnh và ao koi thương mại thường được gọi là Hến vàng hay Hến vàng nước ngọt. Loài này đã được giới thiệu tới nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ và Châu Âu. Chúng ăn chủ yếu vào thực vật phù du (tảo), mà chúng lọc từ đáy cát hoặc bùn suối, hồ, kênh mương. Theo khảo sát địa chất Hoa Kỳ, "C. fluminea" có khả năng tiếp tục mở rộng phạm vi Bắc Mỹ cho đến khi nó đạt đến khả năng chịu nhiệt độ thấp hơn. Phân bố. Như một loài bản địa. Loài này ban đầu xuất hiện ở Nga, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, mà còn ở các bộ phận của châu Phi. Như một loài xâm lấn. "Corbicula fluminea" có thể đã được đưa đến Bắc Mỹ chậm nhất vào năm 1924, những người nhập cư châu Á đã sử dụng hến như một nguồn thực phẩm. Nó phong phú trong khu vực Albemarle của Bắc Carolina, cũng như các khu vực khác dọc theo bờ biển phía đông. Phân bố không phải bản địa của "Corbicula fluminea" bao gồm: Tham khảo. 7. ^ Weitere, M. et al. (2009) Linking environmental warming to the fitness of the invasive clam Corbicula fluminea, Global Change Biology, Volume 15 Issue 12, Pages 2838 - 2851
1
null
Taifun (tiếng Nga: "Тайфун") hay Typhoon là một dòng xe vận tải quân sự đa chức năng, được bọc giáp và có khả năng chống mìn hạng nhẹ ("Mine-Resistant Ambush Protected" - MRAP) do Nga thiết kế và phát triển với mục đích tạo ra một nền tảng thống nhất về cơ bản mới cho tất cả các xe quân sự bọc thép bánh hơi của Nga. Có cả thảy 120 nhà thầu tham gia thiết kế và chế tạo dòng xe này, gồm cả những tên tuổi hàng đầu như KamAZ, GAZ... Đặc điểm. Các hệ xe Taifun được thiết kế là dòng xe vận tải quân sự đa chức năng, được bọc thép và có khả năng kháng mìn hạng nhẹ. Tuỳ theo module được lắp đặt, chúng có thể phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, từ vận tải chở quân, xe trinh sát, xe phòng không tự hành... Chúng sẽ là hệ xe cơ bản trong các lữ đoàn cơ giới hạng nhẹ của Lục quân Nga. Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau, do những nhà thầu khác nhau thiết kế và chế tạo, tuy nhiên tất cả các xe Taifun đều được trang bị cùng họ động cơ JMZ-536 ("ЯМЗ-536"), hệ thống điều khiển thông tin tác chiến ("Боевая информационно-управляющая система" - БИУС), bọc giáp nhẹ composite hỗn hợp gốm và thép có khả năng chống được đạn đạt chuẩn STANAG 4569 cấp 4 (tương đương đạn xuyên giáp 14,5 mm B-32) và có cấu trúc có khả năng kháng mìn đạt chuẩn STANAG 4569 cấp 3b trở lên (tương đương 8 kg TNT). Các phiên bản chở quân còn có thể lắp đặt thêm module súng máy điều khiển từ trong xe, cũng như các cửa thoát hiểm khẩn cấp trên nóc xe. Hệ thống camera qua sát trợ giúp lái xe trong trường hợp kính xe bị mất khả năng quan sát. Các khoang xe được trang bị hệ thống lọc, thông gió và điều hòa phòng hộ chống vũ khí hóa sinh học, phóng xạ. Các phiên bản có thể vận hành trên nền tảng 2, 3 hoặc 4 trục.
1
null
David Friedrich Strauß (hay Strauss) (27 tháng 1 năm 1808 – 8 tháng 2 năm 1874), là một nhà thần học người Đức. Ông viết nhiều tác phẩm nghiên cứu về con người thật của chúa Giêsu, và được xem là người tiên phong trong nghiên cứu lịch sử về Giêsu. Những nghiên cứu của Strauß được đánh giá là đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu và giải thích kinh thánh. Các tác phẩm của ông là một lời chỉ trích gay gắt nhằm vào hệ thống thần học và giáo lý thời đó, vì trong các bài viết Strauß đã phủ nhận hoàn toàn tính chất thần thánh của Giêsu. Ví dụ trong tác phẩm nổi tiếng "Cuộc đời của Giêsu", ông đã phủ nhận giá trị lịch sử của các Phúc âm, xem những chuyện siêu nhiên chỉ là thần thoại hoang đường hoặc được thêm thắt bởi những người viết Phúc âm trong cộng đồng Kitô giáo thời sơ khai. Những trước tác của Strauss được cho là có liên hệ với trường phái Tübingen của Ferdinand Christian Baur với ảnh hưởng mang tính cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu Tân ước, lịch sử sơ khởi của Kitô giáo, và các tôn giáo cổ xưa. Các tác phẩm nghiên cứu lịch sử của Strauß sử dụng triết học biện chứng, nhấn mạnh sự tiến hóa của xã hội là thông qua những mâu thuẫn và đấu tranh nội tại của các thế lực đối lập nhau. Thiếu thời. Quê quán và nơi mất của Strauß là thị trấn nhỏ Ludwigsburg gần Stuttgart. Năm 12 tuổi, ông theo học tại một chủng viện của Hội thánh Phúc Âm Đức ở Blaubeuren, gần Ulm để chuẩn bị cho việc học các khóa cao cấp về thần học. Trong số những hiệu trưởng của chủng viện đó là Giáo sư Friedrich Heinrich Kern (1790–1842) và Ferdinand Christian Baur, những người đã gieo vào các học trò của mình sự yêu thích và lòng kính trọng sâu sắc đối với văn hóa thời Cổ đại, cũng như các nguyên tắc cơ bản về phê bình nguyên bản ("textual criticism"), một chuyên ngành có thể được áp dụng cho việc nghiên cứu văn bản tôn giáo cũng như các văn bản nói chung thời cổ đại. Năm 1825, D. F. Strauß theo học tại Đại học Tübingen. Những giáo sư dạy triết học tại đây không gây được nhiều hứng thú cho Strauß, nhưng ông tự nhận là đã chịu ảnh hưởng mạnh bởi các học thuyết của Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Jakob Böhme, Friedrich Daniel Ernst Schleiermacher và Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Năm 1830, Strauß làm trợ lý cho một giáo sĩ địa phương, và chín tháng sau đó ông trở thành giáo sư dạy sử, tiếng La Tinh và tiếng Hebrew của Chủng viện Phúc âm Maulbronn và Blaubeuren. Tháng 10 năm 1831, Strauß xin thôi công việc giảng dạy để tiếp tục học lên cao và nghiên cứu dưới trướng của Schleiermacher và Hegel tại Berlin. Hegel mất ngay khi Strauß vừa đến Berlin, và mặc dù Strauß tham dự đầy đủ các lớp học của Schleiermacher, ông chỉ cảm thấy hứng thú với những nội dung nói về cuộc đời của Giêsu. Strauß cũng không tìm thấy sự đồng cảm với những môn sinh theo trường phái của Hegel. Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của Hegel về sự tách bạch rõ ràng giữa ý tưởng ("Vorstellung") và khái niệm ("Begriff"), Strauß trong thời gian này đã dần dần hình thành những ý tưởng thần học chính của mình, mà về sau được thể hiện rõ ràng trong hai trước tác "Cuộc đời của Giêsu" ("Das Leben Jesu") và "Giáo điều Kitô" ("Christliche Glaubenslehre"). Những quan điểm của ông thường không được chấp nhận bởi người theo phái Hegel. Năm 1832 Strauß trở về Tübingen, giảng dạy môn luận lý học, về Platon, lịch sử triết học và đạo đức học. Những bài giảng của ông được cho là mang lại thành công lớn. Tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu". Tuy nhiên, mùa thu năm 1833 Strauß lại xin thôi chức để tập trung vào việc hoàn tất tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu". Trước tác này được xuất bản lần đầu khi ông được 27 tuổi, với tên nguyên thủy là "Das Leben Jesu kritisch bearbeitet" (Tübingen: 1835-1836). Ấn bản lần thứ tư được dịch sang tiếng Anh bởi George Eliot (Marian Evans) (1819–1880) dưới tên "Cuộc đời của Giêsu dưới sự khảo cứu mang tính phê phán" ("The Life of Jesus, Critically Examined") (3 tập., Luân Đôn, 1846). Trong tác phẩm này, Strauß phủ nhận những quan điểm của Giáo hội về Giêsu và cũng không đồng tình với nỗ lực của những người duy lý cố giải thích các phép mầu nhiệm của Giêsu bằng lý luận. Ông cho rằng những chuyện đó mang tính chất "thần thoại", là sản phẩm tạo ra bởi sự thêm thắt của giáo hội và của cộng đồng tín đồ Kitô thuở xưa, vì vậy không thể nào "giải thích" được những chuyện đó bởi các học thuyết của giáo hội cũng như bởi suy luận và lý trí. Nhưng trong khi Hermann Samuel Reimarus cho rằng những chuyện phép mầu đó là do giáo hội cố ý ngụy tạo và bịa đặt ra, thì Strauß đơn thuần xem chúng là những chuyện tưởng tượng mang yếu tố thần thoại của cộng đồng Kitô sơ khai, và ông cho rằng Remarius đã quá khắt khe trong việc đánh giá các thần thoại ấy. "Cuộc đời của Giêsu" nhanh chóng trở thành một tác phẩm gây chấn động mạnh, nhận được nhiều phản hồi dữ dội. Adam Karl August von Eschenmayer viết một bài đả kích năm 1835, so sánh cuốn "Cuộc đời của Giêsu" giống như sự phản bội của Giuđa Iscariốt. Bài luận này bị Strauß châm biếm là sản phẩm của sự ngu dốt về thần học, sự kì thị về tôn giáo và của một quan điểm triết học "mộng du". Anthony Ashley-Cooper, Bá tước thứ 7 của Shaftesbury thì xem sách của Strauß là sản phẩm của địa ngục. Khi Strauß được bổ nhiệm làm giáo sư thần học của Đại học Zürich, những người chống đối phản ứng dữ dội khiến nhà chức trách phải thu hồi quyết định này. Nhằm phản bác lại các chỉ trích của phái Hegel về tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu", Strauß cho ra đời một bài luận mang tên "Cuốn sách nhỏ có nội dung bảo vệ cho tác phẩm của tôi về cuộc đời Giêsu và xác định tính chất của nền thần học đương đại ("Streitschriften zur Verteidigung meiner Schrift uber das Leben Jesu und zur Charakteristik der gegenwärtigen Theologie", Tübingen: E. F. Osiander, 1837), về sau được dịch sang tiếng Anh bởi Marilyn Chapin Massey dưới tiêu đề "In Defense of My 'Life of Jesus' Against the Hegelians" (Hamden, CT: Archon Books, 1983). Thành viên phe Hegel chỉ trích Strauß dữ dội nhất chính là Bruno Bauer, ông đã viết các bài luận phê phán những tác phẩm của Strauß trong suốt nhiều năm, và thậm chí còn dùng mọi khả năng để giúp đỡ Friedrich Wilhelm Nietzsche khi Nietzsche bắt đầu viết những bài luận tương tự. Trong ấn bản lần thứ ba (1839) của cuốn "Cuộc đời của Giêsu" và trong bài viết "Hai bức thư giảng hòa" ("Zwei friedliche Blätter"), Strauß đã tỏ ra nhượng bộ các đối thủ của mình đôi phần, dù ông đã rút lại một số nhượng bộ trong ấn bản thứ 4 (1840) của "Cuộc đời của Giêsu". Điều khiến "Cuộc đời của Giêsu" bị chống đối như vậy, là do Strauß khẳng định rằng những chuyện mầu nhiệm trong thánh kinh thật ra chỉ là huyền thoại hoang đường. Tác phẩm này của Strauß khép lại một giai đoạn mà các học giả tranh cãi về những chuyện kỳ lạ và phép mầu miêu tả trong Tân ước, dưới cái nhìn duy lý khai mở bởi Thời đại Khai sáng, trong giai đoạn đó những người "duy lý" thì cố gắn tìm một cách giải thích hợp lý và chân thực về những phép mầu của Giêsu, còn nhóm những người "siêu nhiên" thì khăng khăng cho rằng những gì trong thánh kinh viết là chính xác và sự can thiệp của một thế lực siêu nhiên là có thật. Trong tác phẩm của mình, Strauß bóc trần sự thật về những "phép mầu" trong Tân ước và đánh giá chúng chỉ như là những chuyện thần thoại hoang đường, giải thích chúng chỉ là những sản phẩm tạo ra bởi giáo hội thời sơ khai, sử dụng những nhân tố Do Thái nhằm miêu tả một Đấng Cứu thế để cố chứng minh Giêsu là Đấng Cứu thế chân thật. Tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu" mở đầu cho một giai đoạn mới trong việc nghiên cứu và đánh giá về sự hình thành và phát triển của Kitô giáo. Năm 1840 và 1841, Strauß xuất bản hai tập của cuốn "Giáo điều Kitô" ("Christliche Glaubenslehre"), có nội dung nói rằng lịch sử hình thành của tín điều Kitô cũng chính là lịch sử quá trình tan vỡ của chúng. Một trong những luận điểm gây tranh cãi của Strauß là việc ông bác bỏ tính chất đồng trinh của Đức Mẹ Maria, tức là việc Giêsu sinh ra từ một trinh nữ. Trong cuốn "Demythologization", Strauss cho rằng thuyết Đức Mẹ Đồng Trinh là chuyện được thêm thắt vào tiểu sử của Giêsu, mục đích của việc này là vinh danh Giêsu theo cách mà dân Gentile thường vinh danh các anh hùng của họ. Strauß cho rằng nếu muốn vinh danh Giêsu, phải loại bỏ thuyết Đức Mẹ Đồng Trinh và công nhận Giuse là người cha đích thực của Giêsu. Quan điểm của Strauß về Đức Mẹ Đồng Trinh phần nào phản ánh phong trào duy lý Đức trong thần học Tin Lành. Giai đoạn "tạm nghỉ" (1841–1860). Sau khi viết xong cuốn "Giáo điều Kitô", David Friedrich Strauß tạm thời rời bỏ lĩnh vực thần học trong hai thập kỉ. Tháng 8 năm 1841, Strauß kết hôn với Agnese Schebest (1813–1869), một ca sĩ opera giọng Mezzo-soprano nổi tiếng, có học thức cao và xinh đẹp. Sau khi chung sống 5 năm và có với nhau hai mặt con, vợ chồng Strauß đồng ý ly thân. Trong hai thập niên tạm xa thần học, Strauß tiếp tục duy trì công việc viết lách, và năm 1847 ông xuất bản tại Mannheim cuốn "Người theo Chủ nghĩa lãng mạn bàn về Ngai vàng của các Hoàng đế La Mã" ("Der Romantiker auf dem Thron der Cäsaren"), trong đó ông so sánh một cách châm biếm về cuộc đời của hoàng đế Julianus "Phản đạo" và vua Phổ Friedrich Wilhelm IV. Strauß nhận xét rằng hoàng đế Julianus là một người mơ mộng, xa rời thực tế, muốn khôi phục lại nền văn hóa cổ xưa bất chấp điều kiện khác biệt của hoàn cảnh hiện tại, và vua Phổ Friedrich Wilhelm IV cũng mơ mộng hão huyền như vậy khi ông ta muốn khôi phục lại những thứ "vinh quang" của xã hội Trung cổ. Năm 1848, Strauß được đề cử làm đại biểu của Nghị viện Frankfurt, nhưng trong cuộc tranh cử ông bị đánh bại bởi Christoph Hoffmann (1815–1885). Sau đó ông trúng cử vào đại biểu của Württemberg, nhưng các chính sách bảo thủ của Strauß khiến giới cử tri buộc ông phải từ chức. Strauß tiếp tục viết một số tác phẩm tiểu sử khác và giá trị của các tác phẩm này giúp cho Strauß có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử văn học của nước Đức ("Schubarts Leben", 2 vols., 1849; "Christian Märklin", 1851; "Nikodemus Frischlin", 1855; "Ulrich von Hutten", 3 vols., 1858–1860, 6th ed. 1895). Các tác phẩm cuối đời. Strauß trở lại với lĩnh vực thần học vào năm 1862, khi ông xuất bản một quyển sách nói về tiểu sử của "H. S. Reimarus". Hai năm sau, ông xuất bản cuốn "Cuộc đời của Giêsu dành cho người Đức" ("Das Leben Jesu für das deutsche Volk bearbeitet") (13th ed., 1904). Tác phẩm này không gây được tiếng vang lớn bằng cuốn "Cuộc đời của Giêsu" viết trước đó; tuy nhiên số lượng phản hồi và phê bình cũng đáng kể. Strauß trả lời các phản hồi này trong bài luận "Một nửa và tất cả" "Die Halben und die Ganzen" (1865), có nội dung chủ yếu nhằm chỉ trích Daniel Schenkel (1813–1885) và Ernst Wilhelm Hengstenberg (1802–1869). Trong cuốn "Chúa Kitô trong niềm tin và nhân vật Giêsu trong lịch sử" ("Der Christus des Glaubens und der Jesus der Geschichte") (1865), Strauß chỉ trích kịch liệt các bài thuyết giảng của Schleiermacher về cuộc đời của Giêsu. Từ năm 1865 đến 1872, Strauß sống ở Darmstadt, trong thời gian đó, vào năm 1870 ông xuất bản các bài viết nói về Voltaire. Tác phẩm cuối cùng của Strauß là "Đức tin mới và cũ" ("Der alte und der neue Glaube", 1872; bản dịch tiếng Anh bởi M. Blind, 1873) gây ra một làn sóng tranh cãi cũng dữ dội gần như cuốn "Cuộc đời của Giêsu". Ngay cả những người bạn thân của Strauß cũng chê rằng ông có cái nhìn một chiều về đạo Kitô và quan ngại về việc ông từ bỏ triết học tâm linh trong chủ nghĩa vật chất và trong khoa học hiện đại. Trong ấn bản lần thứ tư, Strauß thêm vào cuốn sách một lời tựa và lời bạt ("Nachwort als Vorwort") (1873). Không lâu sau đó, Strauß ngã bệnh và ông qua đời vào ngày 8 tháng 2 năm 1874. Nhận định. J. F. Smith chê Strauß là chỉ có tư duy phân tích và phê phán thuần túy nhưng không có chiều sâu về tình cảm tôn giáo và sự thấu suốt về triết học hay sự cảm thông về lịch sử, vì vậy Smith chê các tác phẩm của Strauß ít có tính xây dựng. Smith cho rằng trường hợp của Strauß đã miêu tả một cách ấn tượng về một nguyên lý của Goethe, rằng đồng cảm là yếu tố cần thiết để có bài phản biện mang tính xây dựng. Smith cũng cho rằng tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu" của Strauß chống lại cả quan điểm "chính thống" về Phúc âm và cả những cách nhìn duy lý về nó. Smith cũng chê là Strauß quá khắc nghiệt khi phê phán nội dung Phúc âm, rằng lập luận của Strauß dựa trên những thiếu sót nghiêm trông, tích cực lẫn tiêu cực, rằng Strauß nhìn quá hẹp hòi về các mầu nhiệm trong Phúc âm và không có cách nhìn đúng đắn về bản chất của truyền thống lịch sử. Smith tiếp tục viện dẫn F. C. Baur từng phàn nàn rằng Strauß chỉ trích các nội dung trong phúc âm không dựa trên sự kiểm tra toàn diện về các bản thảo, và tin rằng nếu sử dụng tư duy triết lý sâu sắc và quảng đại hơn, sở hữu các bản thảo chính xác và đầy đủ hơn của các Phúc âm, thì lý thuyết của Strauß dùng cho việc phê phán Kinh Thánh sẽ không thực hiện được. Một số người khác có cái nhìn khác hơn. Trong cuốn "Cuộc điều tra về con người lịch sử Giêsu" ("The Quest of the Historical Jesus") (1906; 1910), Albert Schweitzer cho rằng Strauß đã giáng một đòn chí tử vào những lập luận về Thánh kinh trước đó, vốn được cho là có sức sống nhưng thực chất không phải là như vậy. Schweitzer cũng phân chia lịch sử nghiên cứu về con người Giêsu thành hai giai đoạn, và cột mốc phân định hai giai đoạn đó chính là David Strauß. Còn D.M. Murdock cho rằng, lịch sử của quá trình nghiên cứu những huyền thoại trong Kinh Thánh có thể được cô đọng trong tác phẩm "Cuộc đời của Giêsu" của Strauß. Daniel S. Dapaah nhận định, Strauß đã mang lại "một luồng gió mới" cho mảng nghiên cứu con người lịch sử của Giêsu. Peter C. Hodgson và James C. Livingston nhận xét, Strauß là người đầu tiên đưa ra câu hỏi về con người lịch sử của Giêsu với một quan điểm cấp tiến, cũng như khai mở ra khả năng tách biệt con người lịch sử Giêsu ra khỏi ảnh hưởng của đức tin Kitô. Trước Strauß, người ta coi các Phúc âm có thể là các tài liệu lịch sử đáng tin cậy được và tin rằng có thể dễ dàng nhận diện con người lịch sử của Giêsu trong những văn bản cổ, nhưng trong cuốn "Cuộc đời của Giêsu" thì Strauß đã phá đổ quan điểm trên. Ông chỉ ra rằng truyền thống Kitô về cơ bản mang tính tôn giáo-thần thoại và xây dựng trên sự tưởng tượng, thi vị hóa, và có quá ít bằng chứng để có thể xây dựng nên một hình ảnh Giêsu chân thật trong lịch sử làm căn bản cho niềm tin Kitô. Và việc đưa ra một câu hỏi về nguồn gốc lịch sử của Giêsu đã xác lập vị trí quan trọng của Strauß trong lĩnh vực thần học. Marcus Borg cho rằng những lập luận của Strauß cùng phương pháp mà Strauß vận dụng triết học Hegel, định nghĩa của ông về huyền thoại không có sức ảnh hưởng quá lâu dài, nhưng những thông tin cơ bản mà Strauß công bố - ví dụ như nhiều nội dung Phúc âm thực chất chỉ là huyền thoại và huyền thoại thì không hoàn toàn đồng nghĩa với giả tạo - đã trở thành một phần nội dung của trào lưu chính thống hiện nay. Nói cách khác, những gì Strauß công bố trước đây thì gây nhiều tranh cãi, nhưng nay đã trở thành những công cụ tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu Thánh kinh. Người ta cho rằng danh tiếng của Strauß một phần đến từ phong cách trình bày các luận cứ rất rõ ràng, minh bạch và đầy cuốn hút của ông. Tác phẩm. Eduard Zeller đã tập hợp phần lớn các tác phẩm của Strauß trong một tuyển tập, chia làm 12 tập sách. Tuyển tập các bức thư được chọn lọc của Strauß ("Ausgewählte Briefe") cũng được xuất bản vào năm 1895.
1
null
Zastava M84 là loại súng súng máy đa chức năng được phát triển và sản xuất bởi công ty vũ khí Zastava Arms tại Nam Tư dựa trên khẩu PKM. Súng được thiết kế để tiêu diệt sinh lực của đối phương, khí tài, phương tiện cơ giới không giáp hay giáp nhẹ cùng các mục tiêu trên không có tầm bay thấp. Một lượng lớn đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Nam Tư nơi nó cho thấy hiệu quả đáng kể trong sát thương và độ chính xác. Thiết kế. M84 có cơ chế hoạt động giống như PKM để có được sự độ tin cậy cao cùng yêu cầu bảo trì thấp. Nòng súng được rèn nguội và bên trong được mạ crôm để tăng tuổi thọ cũng như giữ đường đạn ổn định. Nòng súng có thể tháo ráp nhanh chóng để tránh bị quá tải nhiệt khi bắn quá lâu. Đầu nòng súng cũng tích hợp bộ phận chống giật cũng như chống chớp sáng khi bắn. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thước ngắm. Hệ thống nạp đạn là dây đạn 100 đến 250 viên, hộp đạn chứa dây có thể gắn vào thân súng. Chân chống chữ V cũng được tích hợp trên súng ngoài ra khi cần súng cũng có thể gắn trên bệ chống ba chân để có độ ổn định cao hơn làm tăng đáng kể độ chính xác cũng như cho phép việc chống lại các mục tiêu trên không một cách hiệu quả.
1
null
Quần đảo Leeward , nghĩa đen là Quần đảo khuất gió là một nhóm các đảo nằm ở Tây Ấn, kéo dài từ phía Đông Puerto Rico đến phía Nam Dominica, là các đảo phía Bắc của chuỗi đảo Tiểu Antilles. Vị trí của Quần đảo cũng là nơi mà vùng biển phía Đông Bắc Caribe đổ ra Đại Tây Dương. Phần đón gió từ phía Nam của Tiểu Antilles được gọi là Quần đảo Windward (Quần đảo Đón gió). Nguồn gốc tên gọi. Tên gọi của quần đảo Leeward, bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước đó, vào thời kỳ mà thuyền buồm là phương tiện vận chuyển duy nhất vượt Đại Tây Dương. Ở Tây Ấn, gió mậu dịch thổi từ phía Tây Bắc đến phía Đông Nam. Thực dân Tây Ban Nha đã gọi Puerto Rico và các đảo phía tây là Sotavento, nghĩa là dưới gió. Các đảo phía Nam và phía Đông của Puerto Rico được gọi là Islas de Barlovento, nghĩa là Quần đảo Đón Gió. Khi Vương quốc Anh kiểm soát nhiều đảo thuộc Tiểu Antilles, họ đã quy ước gọi Antigua, Montserrat, các đảo phía bắc là "Quần đảo Leeward" (Quần đảo Dưới Gió); còn Dominica là đường biên giới phân chia Tiểu Antilles thành Quần đảo Leeward và Quần đảo Windward (Quần đảo đón gió), Guadeloupe và các đảo phía Nam được gọi là "Windward Islands" (Quần đảo hứng gió). Sau đó, phía Bắc tất cả các đảo thuộc Martinique dần được biết đến với tên gọi Quần đảo Leeward. Tuy nhiên, trong cách gọi hiện nay của các ngôn ngữ khác tiếng Anh, như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Hà Lan, tất cả các đảo thuộc Tiểu Antilles từ Quần đảo Virgin đến Trinidad và Tobago đều được biết đến với tên gọi Windward Islands ("Iles du Vent" trong tiếng Pháp, "Bovenwindse Eilanden" trong tiếng Hà Lan, và "Islas de Barlovento" trong tiếng Tây Ban Nha); còn quần đảo chạy dọc theo bờ biển Venezuela (trong tiếng Anh gọi là Antilles Dưới Gió) được biết đến với tên gọi Quần đảo Leeward. Địa lý. Quần đảo chịu ảnh hưởng của các núi lửa còn hoạt động; những đợt phun trào ở Montserrat được ghi nhận vào những năm 1990 và lần gần đây nhất là từ năm 2009 đến 2010. Lịch sử. Theo kết quả của phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, cư dân Caribe đã di cư đến đây từ lưu vực sông Orinoco ở Nam Mỹ để khai hoang các đảo ở Caribe vào năm 1200. Hơn một thế kỷ trước khi Columbus đặt chân đến quần đảo Caribe năm 1492, cư dân Caribe thay thế gần như toàn bộ người Taino bằng các cuộc chiến tranh, thảm sát và đồng hóa. Quần đảo là một trong những nơi đầu tiên của châu Mỹ bị Đế quốc Tây Ban Nha xâm chiếm. Sự giao thiệp với châu Âu bắt đầu bằng chuyến đi thứ hai của Christopher Columbus và tên của nhiều đảo bắt nguồn từ giai đoạn này, ví dụ như Montserrat được đặt để tưởng nhớ Santa Maria de Montserrat, một trinh nữ của Tu viện Montserrat núi Montserrat, nơi linh thiêng thuộc Catalonia. 'Mont serrat' trong tiếng Catalan nghĩa là 'vách núi tiễn biệt' nhằm chỉ hình dạng lởm chởm của dãy núi. Quần đảo Leeward thuộc Anh. Quần đảo Leeward trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh vào năm 1671. Năm 1699, trước khi Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha diễn ra, Christopher Codrington trở thành thống đốc quần đảo Leeward. Cuộc chiến sau đó đã diễn ra từ năm 1701 đến 1714. Daniel Parke II trở thành thống đốc người Anh của Quần đảo Leeward từ năm 1706 đến năm 1710. Ông bị ám sát trong một cuộc binh biến. Năm 1816, chế độ thuộc địa bị tan rã, với thống đốc cuối cùng là James Leith. Năm 1833, chế độ thuộc địa được thiết lập lại. Từ năm 1833 đến năm 1871, Thống đốc Quần đảo Antigua thực hiện nhiệm vụ của Thống đốc Quần đảo Leeward. Đến nay, quần đảo vẫn thuộc sự quản lý của các cơ quan hành chính quốc gia và thuộc địa. Danh sách các đảo thuộc quần đảo Leeward. Từ phía Tây Bắc đến phía Tây Nam, quần đảo bao gồm:
1
null
Trong toán học, bất đẳng thức hoán vị là: Cho hai dãy số thực (formula_1),(formula_2),(n∈N) thỏa mãn: formula_3 và formula_4 Với mỗi hoán vị (formula_5) của (formula_6) ta có: formula_7 Đẳng thức xảy ra khi một trong 2 dãy là "dừng", hoặc (formula_5) đồng bậc với (formula_6) hoặc (formula_10) Hệ quả: Cho dãy số thực (formula_1),(n∈N) và (formula_5) là một hoán vị của (formula_6), ta có: 1/ formula_14 2/ formula_15 Chứng minh. Bất đẳng thức đã cho tương đương với: formula_16. Theo khai triển Abel ta có: formula_17formula_18formula_19. Do formula_20 và formula_21 nên tổng trên luôn lớn hơn hoặc bằng 0. Bất đẳng thức đã cho được chứng minh.
1
null
Kênh đào Nicaragua là một dự án kênh đào nối biển Caribe ở Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Dự án do một công ty có trụ sở ở Hồng Kông (Công ty đầu tư phát triển kênh đào HK Nicaragua) làm chủ đầu tư. Tháng 6/2013, Quốc hội Nicaragua đã thông qua một dự luật cho phép đầu tư nhượng quyền và khai thác cho Hong Kong Nicaragua Canal Development Investment Company trong 50 năm. Thời hạn nhượng quyền có thể kéo dài thêm 50 năm nữa khi con kênh đã vận hành. Một con kênh như vậy sẽ đi theo tuyến sông đến hồ Nicaragua và sau đó ít nhất là 10 km qua eo đất Rivas để nối với Thái Bình Dương (thông qua một kênh đào từ Brio). Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 40 tỷ USD và dự kiến khởi công xây dựng năm 2014, dự kiến hoàn thành sau 6 năm thi công. Kênh đào này sâu 22m, dài 286 km cho phép các siêu tàu container lưu thông qua với trọng tải lên tới 250.000 tấn, gấp đôi kích thước của con tàu lớn nhất hiện đang lưu thông qua kênh đào Panama. Theo thỏa thuận, sau khi hoàn thành, công ty chủ đầu tư dự án này sẽ được quyền khai thác trong vòng 100 năm và cạnh tranh trực tiếp với kênh đào Panama. Theo hợp đồng giữa chính phủ Nicaragua và chủ đầu tư dự án, trong 10 năm đầu công ty này sẽ trả cho chính phủ Nicaragua 10 triệu USD/năm, sau đó được chia lợi bắt đầu từ 1% và dần tăng lên. Có một số tranh cãi về tác động xấu của dự án này đối với môi trường khi kênh đào này đi qua hồ Nicaragua, hồ cung cấp nước ngọt quan trọng của khu vực.
1
null
Onychophora (từ tiếng Hy Lạp cổ đại, "onyches", "móng vuốt" và "pherein", "mang theo"), thường được gọi là giun nhung (do kết cấu mượt mà và hình dạng hơi giống giun) hoặc mơ hồ hơn là peripatus (sau chi được mô tả đầu tiên, "Peripatus"), là một ngành gồm các loài trong đơn vị phân loại Panarthropoda, dài, thân mềm, và nhiều chân. Về ngoại hình, chúng được so sánh với những con giun có chân, sâu bướm và sên. Chúng săn những động vật nhỏ hơn như côn trùng chúng bắt được bằng cách phun ra chất nhờn dính. Khoảng 200 loài giun nhung đã được mô tả, mặc dù số lượng loài thực sự có khả năng lớn hơn. Hai họ giun nhung còn sinh tồn là Peripatidae và Peripatopsidae. Chúng cho thấy sự phân bố đặc biệt, với Peripatidae chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới, trong khi Peripatopsidae đều được tìm thấy ở phía nam của đường xích đạo. Đây là ngành duy nhất trong Giới Động vật hoàn toàn là đặc hữu của môi trường trên cạn. Giun nhung được coi là họ hàng gần của ngành Arthropoda và Tardigrada, chúng tạo thành đơn vị phân loại Panarthropoda. Điều này làm cho chúng được quan tâm đến bởi các nhà cổ sinh vật học, vì chúng có thể giúp tái tạo lại động vật chân đốt tổ tiên. Trong động vật học hiện đại, chúng đặc biệt nổi tiếng với hành vi giao phối tò mò và sinh con sống.
1
null
Hà Văn Thắm (sinh năm 1972) là doanh nhân người Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương cho tới ngày 24 tháng 10 năm 2014. Năm 2012, ông đứng thứ tám trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu trị giá 1800 tỷ đồng. Năm 2014, với tổng tài sản ước lượng trên 1 tỷ USD, ông Thắm được cho là người giàu có thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Tháng 10 năm 2014 ông Thắm bị bắt và ra tòa ngày 27 tháng 2 năm 2017 với các tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Tiểu sử. Hà Văn Thắm sinh ngày 11 tháng 12 năm 1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; hiện ông thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông là cử nhân Đại học Thương mại, Thạc sĩ trường Đại học Columbia Commonwealth (USA) và Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Công nghệ Paramount, Mỹ. Ông bắt đầu khởi nghiệp từ rất sớm, từ năm 1993 - 1997 ông là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Tiếp đó, từ năm 1997 - 2001 ông giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty TNHH VNT. Sau đó, từ 2001 - 2003 ông là Giám đốc Công ty Liên doanh. Từ năm 2003 đến năm 2004 ông Hà Văn Thắm là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải hưng. Từ năm 2004 đến năm 2007 ông giữ cương vị là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải hưng. Kể từ năm 2007 đến nay ông Hà Văn Thắm đã khẳng định vị thế của mình khi trở thành một doanh nhân tài ba với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đại Dương. Hiện tại, Hà Văn Thắm đang sở hữu khối tài sản lớn bao gồm: Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Tài sản của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo... Cho đến năm 2012, ông là người giàu thứ tám trên thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu OGC trị giá hơn 1.800 tỷ đồng. Cho tới tháng 1 năm 2014, ông giữ vai trò là Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Chủ tịch CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH), Chủ tịch CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS) Giải thưởng. Ông Thắm từng đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và “Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là một trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011”. Gia đình. Ông Hà Văn Thắm là em trai ông Hà Trọng Nam (Chủ tịch Kem Tràng Tiền) và vợ ông là bà Hồ Thị Quỳnh Nga (sinh năm 1977), cả hai cùng có một người con gái tên Hà Bảo Linh, hai người con trai tên Hà Bảo Minh và Hà Bảo Long. Bị Ngân hàng Nhà nước miễn nhiệm, bị bắt tạm giam để điều tra. Chiều 24 tháng 10 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo, là đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, nên đã đình chỉ quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT ngân hàng này với ông Thắm. Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra ngày 29 tháng 10, bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, thanh tra NHNN đã phát hiện những bất ổn và thông báo cho ông Thắm để khắc phục, nhưng ông này không tự khắc phục được sai lầm nên dẫn đến kết cục bị khởi tố và bắt tạm giam. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, Trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, NHNN thấy rằng tại Ocean Bank chưa khắc phục những sai phạm và lại phát sinh thêm những sai phạm mới. Nhận định về việc bắt ông Thắm. Ngày 30 tháng 10 năm 2014, trả lời BBC, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng "Trong việc ông Hà Văn Thắm bị bắt, có thể coi đây là một trong các ví dụ nhà nước bắt đầu có thái độ nghiêm khắc hơn trong đối xử với các đại gia. Và ông Hà Văn Thắm bị bắt, trong giới chuyên môn đã có những phỏng đoán từ khá lâu rồi. Việc ông Thắm bị bắt, đối với giới chuyên môn, không có gì đột ngột, bởi vì ông Thắm đã tay không bắt giặc, đã giàu lên rất nhanh, từ một người không có tích lũy gì, không có vốn gì lớn mà đã phát triển lên rất nhanh, qua rất nhiều ngành và cũng có nhiều dự án tham vọng." Ngày 30 tháng 10 năm 2014, trả lời BBC, luật sư Trần Đình Triển cho rằng: "Trong quá trình giải quyết các sai phạm, không chỉ riêng trong trường hợp ông Thắm, mà còn nhiều trường hợp khác, nhà nước Việt Nam dùng đòn bẩy kinh tế để giải quyết các sai phạm đó. Các doanh nghiệp và cá nhân được cho cơ hội khắc phục hậu quả và chấn chỉnh lại thì sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên đối với ông Hà Văn Thắm thì việc cho khắc phục và khả năng khắc phục được là không thể có." Ngày 2 tháng 11 năm 2014, trả lời BBC, tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng: "Ở Việt Nam bây giờ có vấn đề là quan hệ giữa các nhóm lợi ích và kéo theo là quan hệ giữa các nhóm chính khách với nhau, tôi cho là đã đến điểm mà không chỉ dung hòa được mà chỉ có bên thắng, hoặc bên thua. Và nếu như một chính khách mất, đổ, thì khi đó sẽ kéo theo sự sụp đổ của một nhóm lợi ích bảo vệ cho chính khách đó. Và như vậy, đó là điều mà các nhóm lợi ích không bao giờ mong muốn và họ phải luôn luôn làm sao giữ cho sự tồn tại. Về phía quan chức lãnh đạo rất cao cấp ở Việt Nam, một nhóm nào đó đang tính toán tới việc cần phải loại trừ đi những tập đoàn mafia cũ. Vì những tập đoàn này đã bóc lột người dân nhiều quá rồi và làm cho uy tín cũng như chân gốc của Đảng rệu rã quá, và cần phải thanh loại nó đi. Và cách khác mạnh hơn nữa là cần phải thay máu nó giống như điều mà Tập Cận Bình đang làm ở Trung Quốc." Công ty trực thuộc. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (HOSE-OGC). Tập đoàn Đại Dương được ông Hà Văn Thắm cùng một số thành viên gia đình sáng lập vào năm 2007. Chỉ sau 6 năm thành lập công ty này đã tăng vốn từ 10 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2013 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (HOSE-OGC) tuyển thêm 1.036 nhân sự trong 9 tháng đầu năm, nâng lượng nhân viên lên 2.563 người, gấp 6 lần cách đây 4 năm. Tập đoàn Đại Dương nắm giữ cổ phần chi phối tại các công ty con như: Dù ông Thắm chỉ trực tiếp đứng tên sở hữu 1,11% ở Tập đoàn Đại Dương nhưng tỷ lệ sở hữu gián tiếp qua các công ty con của ông lại khá lớn. Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo, mà ông Thắm là chủ sở hữu, đang nắm giữ 44,37% Ocean Group. Ngày 7 tháng 1 năm 2015, Ocean Group công bố tài khoản của họ tại Ocean Bank bị phong tỏa từ ngày 6/1. Việc phong tỏa tài sản được thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an. Truyền thông trong nước nói khoản đầu tư của Ocean Group tại Ocean Bank là 986,5 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Năm 2007, Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank), chủ tịch HĐQT là ông Hà Văn Thắm, có các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần), Công ty TNHH VNT (20% cổ phần),… Tính tới tháng 12 năm 2013, OceanBank trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng, và mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.350 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước tuyên bố ngày 25/4/2015 mua lại với giá 0 đồng, trở thành sở hữu 100% vốn điều lệ của OceanBank, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu. Trong số các cổ đông mất tiền có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)(đã nắm 20% cổ phiếu). Ngày 19.7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam của ông Nguyễn Xuân Sơn. Việc này có liên quan đến số vốn đầu tư 800 tỷ đồng của PVN tại Ngân hàng Ocean Bank. Ông Nguyễn Xuân Sơn từng giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2011. Giá trị Ocean Bank. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, "Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, để nói với người dân rằng giá trị cổ phần của ngân hàng đó không còn nữa”. Giá trị thật của VNCB và Ocean Bank khi Ngân hàng Nhà nước mua lại đã là âm. Vốn điều lệ bị âm và tự thân họ không thể bù đắp nổi để có được một mức dương trên 0 đồng. Vụ án Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vào ngày 23/12/2016 đã tống đạt cáo trạng truy tố đối với bị can Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank). Cáo trạng đưa ra ba tội: vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra 46 người khác cũng bị truy tố, trong đó có một số bị can là lãnh đạo cấp cao của OceanBank như Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu (đều nguyên tổng giám đốc); Nguyễn Văn Hoàn, Lê Thị Thu Thủy (nguyên phó tổng giám đốc). Cáo trạng xác định trong quá trình hoạt động, OceanBank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông. Cáo trạng xác định đến ngày 31-3-2014, hành vi của ông Thắm và các đồng phạm dẫn đến nợ xấu của OceanBank hơn 14.000 tỉ đồng và mô tả việc làm của các bị cáo “không chỉ gây thiệt hại cho OceanBank” mà còn còn gây ảnh hưởng đến điều được gọi là “các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC vào năm ngoái, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội mô tả vụ OceanBank và những vụ vi phạm tại các ngân hàng trong những năm qua: "Thực sự ra đây không chỉ có một mình Hà Văn Thắm mà là cả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ việc đổi mới, sáp nhập, giải thể hay mua bán lại," ông Triển nói. "Đây là cả cơ chế cần xem xét lại." Phiên tòa sơ thẩm. Ngày 27 tháng 2 năm 2017, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án với các tội danh: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Các bị cáo Hà Văn Thắm - cựu chủ tịch HĐQT; Nguyễn Minh Thu và Nguyễn Xuân Sơn - cùng là nguyên tổng giám đốc; các nguyên phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Hoàn, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương cùng 42 bị cáo nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank bị đưa ra xét xử về 3 tội danh trên. Ngày 19/5/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định, cụ thể: HĐXX đã yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số vấn đề không thể làm rõ tại tòa. Phiên tòa sơ thẩm lần 2. Ngày 28 tháng 8 năm 2017, TAND TP Hà Nội đưa Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm ra xét xử. Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng. Ngày 28 tháng 9 năm 2017, TAND TP Hà Nội đã tuyên án Hà Văn Thắm mức án tù chung thân về 4 tội: cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản. Giai đoạn II vụ án. Theo cơ quan điều tra, ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho nhà băng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, ông Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp...Nhà chức trách còn nghi ngờ ông Thắm có hành vi tạo dựng 45 hợp đồng khống với 20 đối tác để rút tiền sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho OceanBank 118 tỷ đồng. Nội dung khác cũng được chuyển sang giai đoạn 2 điều tra là những cá nhân tại các tổ chức kinh tế lớn có nhận tiền lãi ngoài hợp đồng của OceanBank song để ngoài sổ sách nhằm hưởng lợi riêng bất chính. Ngày 13/9, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố ba vụ án hình sự, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) theo Điều 280 - Bộ luật Hình sự; đồng thời khởi tố bổ sung vụ án hình sự và khởi tố bổ sung bị can đối với Ninh Văn Quỳnh, nguyên phó tổng giám đốc PVN, cũng với tội danh trên. Cơ quan chức năng cho rằng, việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo các doanh nghiệp này với lãnh đạo OceanBank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt... Ngày 26/1/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Ngọc Sự - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Nguyễn Ngọc Sự được cho có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105,5 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất. Ngày 14 tháng 1 năm 2020, Hà Văn Thắm bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên thêm án 15 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Lúc này Hà Văn Thắm đang thụ án tù chung thân.
1
null
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam. Ở thời điểm năm 2013, thì đây là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam và Châu Á" . Giới thiệu. Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, theo hình tướng hòa thượng Bố Đại, thuộc chùa Phật Lớn, nằm trong khuôn viên rộng 2,2 ha, bao quanh là núi rừng, và phía trước là hồ Thủy Liêm. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27x27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam. Bức tượng do nhà điêu khắc Thụy Lam (tên thật Phạm Dân Chủ, ngụ ở thị xã Tân Châu) phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng, được thực hiện từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005 với khoảng 60 nhân công. Ngày 2 tháng 1 năm 2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam". Và đến ngày 29 tháng 5 năm 2013, thì tượng được công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á". Theo nhiều nhà chuyên môn, tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc và hài hòa giữa không gian núi rừng... Hiện tại, các hạng mục ở bên ngoài và bên trong pho tượng vẫn còn đang được tiếp tục...
1
null
Future Aircraft Technology Enhancements (FATE – Nâng cao công nghệ máy bay tương lai) là một chương trình phát triển các công nghệ mới. Bắt đầu khởi động bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân (AFRL) và Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA). Định danh máy bay X-39 được dùng để sử dụng với FATE bởi USAF.
1
null
X-41 là tên định danh dành cho một tàu không gian quân sự của Hoa Kỳ hiện vẫn đang được giữ bí mật. Loại máy bay này hiện là một phần thuộc chươn trình FALCON (Force Application and Launch from Continental United States) được DARPA và NASA hợp tác thực hiện.
1
null
X-42 là tên định danh dành cho dự án không gian quân sự bí mật của Hoa Kỳ. Có thông tin cho rằng nó là một rocket sử dụng nhiên liệu lỏng có khả năng mang tới 4.000 lb (1.800 kg) lên quỹ đạo Trái Đất. Nội dung liện quan. Chuỗi định danh: X-39 - X-40 - X-41 - X-42 - X-43 - X-44 - X-45
1
null
NASA X-43 là một máy bay siêu âm không người lái thử nghiệm với nhiều biến thể quy mô được lên kế hoạch nhằm kiểm tra các khía cạnh khác nhau của chuyến bay siêu âm. Nó là một phần của loạt máy bay X và đặc biệt là chương trình Hyper-X của NASA. Nó đã thiết lập một số kỷ lục về tốc độ bay cho máy bay phản lực. X-43 là máy bay phản lực nhanh nhất được ghi nhận với vận tốc xấp xỉ Mach 9,6. Một tên lửa đẩy có cánh với X-43 được đặt trên đỉnh, được gọi là "ngăn xếp", được phóng từ một chiếc Boeing B-52 Stratofortress. Sau khi tên lửa đẩy (một giai đoạn đầu tiên được sửa đổi của tên lửa Pegasus) đưa khối thuốc đến tốc độ và độ cao mục tiêu, nó bị loại bỏ, và X-43 bay tự do bằng động cơ riêng của nó, một máy bay phản lực. Máy bay đầu tiên trong loạt, X-43A, là một phương tiện sử dụng một lần, trong đó ba chiếc đã được chế tạo. Chiếc X-43A đầu tiên đã bị phá hủy sau khi gặp trục trặc trong chuyến bay năm 2001. Hai chiếc còn lại đều bay thành công vào năm 2004, lập kỷ lục về tốc độ, với các phi cơ hoạt động trong khoảng 10 giây, sau đó là 10 phút bay lượn và cố ý lao xuống đại dương. Các kế hoạch sản xuất thêm máy bay trong dòng X-43 đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, (và được thay thế bằng chương trình X-51 do USAF quản lý Phát triển. X-43 là một phần của chương trình Hyper-X của NASA, có sự tham gia của cơ quan vũ trụ Mỹ và các nhà thầu như Boeing, Micro Craft Inc, Orbital Sciences Corporation và General Applied Science Laboratory (GASL). Micro Craft Inc. đã chế tạo X-43A và GASL chế tạo động cơ của nó. Một trong những mục tiêu chính của Doanh nghiệp Hàng không Vũ trụ NASA là phát triển và trình diễn các công nghệ cho chuyến bay siêu âm thở bằng không khí. Sau khi chương trình Máy bay Vũ trụ Quốc gia (NASP) bị hủy bỏ vào tháng 11 năm 1994, Hoa Kỳ đã thiếu một chương trình phát triển công nghệ siêu thanh gắn kết. Là một trong những chương trình "tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn" do NASA phát triển vào cuối những năm 1990, Hyper-X đã sử dụng công nghệ và nghiên cứu từ chương trình NASP, chương trình đã nâng cao nó hướng tới việc trình diễn động cơ hít thở bằng khí siêu âm, Peebles, Curtis (2010) . Mười một giây cho điều chưa biết: Lịch sử của Chương trình Hyper-X. Hyper-X Giai đoạn I là một chương trình Doanh nghiệp Công nghệ Không gian và Hàng không của NASA do Trung tâm Nghiên cứu Langley, Hampton, Virginia và Trung tâm Nghiên cứu Chuyến bay Dryden, Edwards, California đồng thực hiện. Langley là trung tâm dẫn đầu và chịu trách nhiệm phát triển công nghệ siêu âm. Dryden chịu trách nhiệm nghiên cứu chuyến bay. Giai đoạn I là một chương trình kéo dài bảy năm, trị giá khoảng 230 triệu đô la, nhằm xác nhận khả năng bay của động cơ phản lực, khí động học siêu âm và các phương pháp thiết kế. Các giai đoạn tiếp theo không được tiếp tục vì loạt máy bay X-43 được thay thế bằng X-51 vào năm 2006. Thiết kế. Máy bay X-43A là một phương tiện thử nghiệm nhỏ không người lái có chiều dài chỉ hơn 3,7 m (12 ft). [2] Phương tiện này là một thiết kế thân nâng, trong đó thân của máy bay cung cấp một lực nâng đáng kể cho chuyến bay, thay vì dựa vào cánh. Máy bay nặng khoảng 1.400 kg (3.000 lb). X-43A được thiết kế để có thể điều khiển hoàn toàn trong chuyến bay tốc độ cao, ngay cả khi bay mà không cần động cơ đẩy. Tuy nhiên, máy bay không được thiết kế để hạ cánh và thu hồi. Các phương tiện thử nghiệm đã lao xuống Thái Bình Dương khi quá trình thử nghiệm kết thúc.Di chuyển với tốc độ Mach tạo ra rất nhiều nhiệt do các sóng xung kích nén liên quan đến lực cản khí động học siêu âm. Ở tốc độ Mach cao, nhiệt có thể trở nên gay gắt đến mức các phần kim loại của khung máy bay có thể tan chảy. X-43A đã bù đắp cho điều này bằng cách luân chuyển nước phía sau nắp động cơ và các cạnh dẫn đến thành bên, làm mát các bề mặt đó. Trong các thử nghiệm, lưu lượng nước được kích hoạt ở tốc độ khoảng Mach 3. Động cơ. Chiếc máy bay này được tạo ra để phát triển và thử nghiệm một động cơ ramjet đốt cháy siêu thanh, hay động cơ "scramjet", một biến thể của động cơ trong đó quá trình đốt cháy bên ngoài diễn ra trong không khí chạy ở tốc độ siêu âm. Các nhà phát triển của X-43A đã thiết kế khung máy bay trở thành một phần của hệ thống đẩy: phần thân trước là một phần của luồng không khí nạp, trong khi phần phía sau có chức năng như một vòi xả. Động cơ của X-43A chủ yếu được sử dụng nhiên liệu hydro. Trong thử nghiệm thành công, khoảng một kg (hai pound) nhiên liệu đã được sử dụng. Không giống như tên lửa, các phương tiện chạy bằng máy bay phản lực không mang oxy lên tàu để tiếp nhiên liệu cho động cơ. Việc loại bỏ nhu cầu vận chuyển oxy làm giảm đáng kể kích thước và trọng lượng của xe. Trong tương lai, những phương tiện nhẹ hơn như vậy có thể đưa những vật có trọng tải nặng hơn vào không gian hoặc chở những vật có cùng trọng lượng một cách hiệu quả hơn nhiều. Máy bay phản lực chỉ hoạt động ở tốc độ trong khoảng Mach 4,5 hoặc cao hơn, vì vậy tên lửa hoặc động cơ phản lực khác là cần thiết để ban đầu nâng máy bay chạy bằng máy bay phản lực lên vận tốc cơ bản này. Trong trường hợp của X-43A, máy bay được tăng tốc lên tốc độ cao bằng tên lửa Pegasus phóng từ máy bay ném bom Boeing B-52 Stratofortress đã được hoán cải. Phương tiện kết hợp X-43A và Pegasus được các thành viên của chương trình gọi là "ngăn xếp". Động cơ của xe thử nghiệm X-43A được thiết kế đặc biệt cho một dải tốc độ nhất định, chỉ có thể nén và đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí khi luồng không khí đi vào chuyển động như mong đợi. Hai chiếc X-43A đầu tiên được thiết kế để bay với tốc độ xấp xỉ Mach 7, trong khi chiếc thứ ba được thiết kế để hoạt động ở tốc độ lớn hơn Mach 9,8 (10.655,3 km / h; 6.620,9 mph) ở độ cao 30.000 m (98.000 ft) trở lên. Kiểm tra hoạt động. Cuộc thử nghiệm X-43A đầu tiên của NASA vào ngày 2 tháng 6 năm 2001 đã thất bại do tên lửa đẩy Pegasus mất kiểm soát khoảng 13 giây sau khi nó được thả ra khỏi tàu sân bay B-52. Tên lửa đã trải qua một dao động điều khiển khi nó chuyển động siêu âm, cuối cùng dẫn đến việc hạ độ cao bên phải của tên lửa. Điều này khiến tên lửa đi chệch hướng đáng kể so với kế hoạch, và nó đã bị phá hủy như một biện pháp phòng ngừa an toàn. Một cuộc điều tra về vụ việc cho biết rằng thông tin không chính xác về khả năng của tên lửa cũng như môi trường bay của nó đã góp phần gây ra vụ tai nạn. Một số điểm không chính xác trong mô hình dữ liệu cho thử nghiệm này đã dẫn đến hệ thống điều khiển không đủ cho tên lửa Pegasus cụ thể được sử dụng, mặc dù cuối cùng không có yếu tố nào có thể đổ lỗi cho sự thất bại này. Trong cuộc thử nghiệm thứ hai vào tháng 3 năm 2004, chiếc Pegasus đã khai hỏa thành công và phóng chiếc xe thử nghiệm ở độ cao khoảng 29.000 mét (95.000 ft). Sau khi tách ra, cửa hút gió của động cơ được mở ra, động cơ bốc cháy và sau đó máy bay tăng tốc ra khỏi tên lửa đạt vận tốc Mach 6,83 (7.455,75 km / h; 4.632,79 mph). Nhiên liệu chảy đến động cơ trong 11 giây, thời gian máy bay đi được quãng đường hơn 24 km (15 mi). Sau khi tách bộ tăng áp Pegasus, chiếc xe bị giảm tốc độ một chút nhưng động cơ phản lực sau đó đã tăng tốc chiếc xe trong chuyến bay leo núi. Sau khi kiệt sức, kiểm soát viên vẫn có thể điều động phương tiện và thao tác điều khiển chuyến bay trong vài phút; chiếc máy bay, bị giảm tốc độ do sức cản của không khí, rơi xuống biển. Với chuyến bay này, X-43A trở thành máy bay thở tự do nhanh nhất trên thế giới. NASA đã bay phiên bản thứ ba của X-43A vào ngày 16 tháng 11 năm 2004. Tên lửa Pegasus sửa đổi được phóng từ tàu mẹ B-52 ở độ cao 13.000 m (43.000 ft). X-43A lập kỷ lục tốc độ mới là Mach 9,64 (10.240,84 km / h; 6.363,36 mph) ở độ cao khoảng 33.500 m (110.000 ft), và kiểm tra thêm khả năng chịu nhiệt của phương tiện. tải liên quan. Thay thế. Vào tháng 1 năm 2006, USAF đã công bố Lực lượng Ứng dụng và Khởi động từ Lục địa Hoa Kỳ hoặc tên lửa tái sử dụng FALCON scramjet. Vào tháng 3 năm 2006, có thông báo rằng phương tiện bay thử nghiệm máy bay phản lực đốt cháy siêu thanh "WaveRider" của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL) đã được chỉ định là X-51A. Chiếc Boeing X-51 của Không quân Hoa Kỳ bay lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 5 năm 2010, rơi từ một chiếc B-52. Các biến thể. Sau các cuộc thử nghiệm X-43 vào năm 2004, các kỹ sư của NASA Dryden nói rằng họ mong đợi tất cả những nỗ lực của mình sẽ đạt được đỉnh cao trong việc sản xuất phương tiện phi hành đoàn hai giai đoạn lên quỹ đạo trong khoảng 20 năm nữa. Các nhà khoa học bày tỏ nhiều nghi ngờ rằng sẽ có một phương tiện phi hành đoàn một giai đoạn lên quỹ đạo giống như Máy bay Vũ trụ Quốc gia (NASP) trong tương lai gần. Các phương tiện X-43 khác đã được lên kế hoạch, nhưng kể từ tháng 6 năm 2013, chúng đã bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Chúng dự kiến ​​sẽ có thiết kế thân cơ bản giống như X-43A, mặc dù máy bay dự kiến ​​sẽ có kích thước vừa phải đến lớn hơn đáng kể. XB-43B. X-43B, được kỳ vọng là một phương tiện cỡ lớn, tích hợp động cơ chu trình hỗn hợp (TBCC) dựa trên tuabin hoặc động cơ ISTAR chu trình hỗn hợp (RBCC) dựa trên tên lửa. Các tua-bin phản lực hoặc tên lửa ban đầu sẽ đẩy phương tiện lên tốc độ siêu thanh. Một máy bay phản lực có thể tiếp quản bắt đầu với tốc độ Mach 2,5, với động cơ chuyển đổi sang cấu hình máy bay phản lực ở khoảng Mach 5. XB-43C. X-43C sẽ lớn hơn một chút so với X-43A và dự kiến ​​sẽ kiểm tra khả năng tồn tại của nhiên liệu hydrocacbon, có thể với động cơ HyTech. Trong khi hầu hết các thiết kế máy bay phản lực đều sử dụng hydro để làm nhiên liệu, thì HyTech chạy bằng nhiên liệu hydrocacbon loại dầu hỏa thông thường, thực tế hơn để hỗ trợ các phương tiện vận hành. Việc chế tạo một động cơ quy mô lớn đã được lên kế hoạch sử dụng nhiên liệu của chính nó để làm mát. Hệ thống làm mát động cơ sẽ hoạt động như một lò phản ứng hóa học bằng cách phá vỡ các hydrocacbon mạch dài thành các hydrocacbon mạch ngắn để đốt cháy nhanh chóng. X-43C bị đình chỉ vô thời hạn vào tháng 3 năm 2004. Câu chuyện liên kết báo cáo việc dự án bị đình chỉ vô thời hạn và sự xuất hiện của Chuẩn đô đốc Craig E. Steidle trước phiên điều trần của tiểu ban Hàng không và Không gian Hạ viện vào ngày 18 tháng 3 năm 2004. Vào giữa năm 2005, X-43C dường như được tài trợ cho đến cuối năm. XB-43D. X-43D lẽ ra gần như giống với X-43A, nhưng mở rộng đường bao tốc độ lên Mach 15. Tính đến tháng 9 năm 2007, chỉ có một nghiên cứu khả thi được thực hiện bởi Donald B. Johnson của Boeing và Jeffrey S. Robinson của NASA. Trung tâm nghiên cứu Langley. Theo lời giới thiệu của nghiên cứu, "Mục đích của X-43D là thu thập thông tin về môi trường bay Mach cao và khả năng hoạt động của động cơ, rất khó, nếu không muốn nói là không thể thu thập trên mặt đất."
1
null
Họ Sò nứa (danh pháp khoa học: Cardiidae) là tên gọi chung cho một họ sò (chủ yếu) nhỏ, ăn được, nước mặn, thân mềm hai mảnh vỏ. Nhiều loài sò sống trong cát, bãi biển khắp thế giới. Vỏ tròn đặc trưng của sò song phương đối xứng, và có hình trái tim khi nhìn từ sau. Các chi. Các chi trong họ Cardiidae bao gồm:
1
null
Trai nước ngọt Spengler, danh pháp khoa học Margaritifera auricularia, là một loài trai nước ngọt châu Âu, trong họ Margaritiferidae. Mô tả. Vỏ lớn dài tới 180 mm. Phân loại. Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về nguyên tắc phân loại của loài này. Loài này đã được mô tả như là "Unio auricularius" Spengler, 1793. Khi nó được đặt trong chi Margaritifera Schumacher, 1816, nó được coi là: Vào những lúc khác nó được đặt trong chi Pseudunio F. Haas, năm 1910, trong trường hợp này nó được gọi là: Đôi khi nó được đưa ra giống đực:
1
null
Unionoida là một bộ trai nước ngọt, thân mềm hai mảnh vỏ thủy sinh. Bộ này bao gồm hầu hết các loài trai nước ngọt lớn, bao gồm cả trai ngọc nước ngọt. Các họ phổ biến nhất là Unionidae và Margaritiferidae. Phân loại. Siêu họ và họ trong bộ Unionoida, như được liệt kê theo Bieler và cộng sự (2010). Unionoida
1
null
Họ Vẹm (tên khoa học: Mytilidae) là một họ động vật thân mềm hai mảnh vỏ duy nhất còn tồn tại trong bộ Mytiloida. Chúng là loài sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn, có khoảng 52 chi được ghi nhận. Nhiều loài được gọi bằng tên thông dung là chem chép. Các chi. Chi trong họ Mytilidae bao gồm:
1
null
Động vật ăn xác thối hay động vật ăn xác chết là những loại động vật ăn thịt và hành vi ăn các loài động vật ăn cỏ hay con mồi trong tình trạng thối rữa hoặc đã phân hủy (thịt thối). Ăn xác thối đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bằng cách tiêu thụ các nguyên liệu động vật và thực vật chết để hoàn tất quá trình phân hủy, tránh sự ô nhiễm đối với môi trường sống, tiêu hủy mầm bệnh. Những kẻ ăn xác thối nổi tiếng trong giới động vật bao gồm kền kền, linh cẩu, chó rừng, sói rừng, sói đồng, quạ, bọ cánh cứng, cú, chúng được ví như cảnh sát sinh thái hay cảnh sát động vật, thường xuyên tuần tra, lảng vãng, sục sạo để phát hiện và dọn sạch những cái xác chết. Đại cương. Nhiều động vật ăn thịt lớn săn mồi thường xuyên cũng ăn xác thối chẳng hạn như linh cẩu, nhưng cũng gặp những trường hợp động vật ăn thịt tươi sống sẽ ăn xác thối như sư tử, hổ và chó sói nếu chúng có cơ hội hoặc sử dụng lợi thế về kích thước và sự tàn bạo của chúng để đe dọa những người kẻ săn mồi ban đầu (báo săn là một điển hình khi 50% số mồi nó săn được rơi vào tay những kẻ săn mồi to lớn hơn), chó ăn xác thối và quạ thường xuyên khai thác những xác thối trong những vụ tai nạn. Mặc dù danh tiếng của nó như là một động vật ăn thịt nước ngọt hung dữ nhưng piranha bụng đỏ thực sự là một động vật ăn xác thối và thường nhút nhát, hoàn thành một vai trò tương tự như con chim kên kên.
1
null
Olleh TV (trước đây là MegaTV) là dịch vụ truyền hình giao thức Internet (IPTV) với độ phân giải cao HD được cung cấp bởi công ty mạng viễn thông KT của Hàn Quốc. Nó phát sóng truyền hình theo yêu cầu (VOD) bao gồm chương trình truyền hình, phim truyện, chương trình thiếu nhi, thể thao, tài liệu và hoạt hình. Olleh TV cho PlayStation 3. Từ 20 tháng 11 năm 2007, sau sự hợp tác giữa KT và Sony Computer Entertainment, Olleh TV chính thức có sẵn trên PlayStation 3 của Hàn Quốc. Khi cập nhật phần mềm phiên bản 2.10 của PlayStation 3, trên hệ thống sẽ xuất hiện một icon mới, được gọi là "TV", xuất hiện trên XMB. Người dùng yêu cầu xác nhận điều khoản của dịch vụ sau đó tải gói Olleh TV player. Olleh TV còn cung cấp chương trình truyền hình vào Tây Ban Nha. Olleh TV đã ký thỏa thuận với HDTV Inc. mang ba thị trường vào truyền hình tiếng Tây Ban Nha. Theo Pr Newswire cho biết, "Thị trường này bao gồm Tampa, Florida, Charleston, Nam Carolina, và Palm Springs, California." Việc ký kết hợp đồng này đã thu hút được nhiều người xem Tây Ban Nha. "Olleh TV sẵn sàng phục vụ tám thị trường đạt được 3.5 triệu người xem." "Có nhiều chương trình gốc Tây Ban Nha dự kiến phát trên các chi nhánh. Chương trình phổ biến gồm ‘Papparazzi TV Sensacional,’ ‘Maria Elvira Live!’ ‘Esta Noche Tu Night’ với Alexis Valdes và ‘Los Implicados,’ và một số khác. "Olleh TV chắc chắn sẽ tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng Tây Ban Nha vì họ đã cam kết cung cấp các chương trình phục vụ cho cộng đồng và văn hóa Tây Ban Nha.
1
null
JTBC () là hệ thống mạng truyền hình cáp quốc gia Hàn Quốc nói chung và là công ty phát thanh truyền hình nói riêng, và cổ đông lớn nhất là JoongAng Ilbo/JoongAng Media Network với 25% cổ đông. Nó được bắt đầu ngày 1 tháng 12 năm 2011. JTBC là một trong bốn công ty mạng truyền hình cáp quốc gia tại Hàn Quốc bên cạnh Channel A của Dong-A Ilbo, TV Chosun của Chosun Ilbo và MBN của Maeil Kyungje năm 2011. Bốn mạng mới vừa được bổ sung vào mạng lưới truyền hình phát sóng miễn phí như KBS, MBC, SBS và một số kênh nhỏ khác sau lệnh bãi bỏ năm 1990. Lịch sử. JoongAng Ilbo, từng là một bộ phận của Samsung Group, đã từng sở hữu một đài truyền hình trước đây. Năm 1964 thành lập công ty Phát thanh Truyền hình Tongyang (TBC) và vận hành nó trong 16 năm. Năm 1980 tuy nhiên TBC bị ép buộc sáp nhập với KBS do chế độ quân sự của Chun Doo-hwan. Dòng thời gian:
1
null
Người phụ nữ Samaria bên giếng nước là một câu chuyẹn liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu trong Tân Ước, được tường thuật lại qua Phúc âm Gioan 4:4-26. Theo truyền thống của Chính Thống giáo Đông phương, bà có tên là Photine (từ chữ φως, là người được soi sáng). Cũng có một truyền thống ngoài Kinh Thánh liên quan đến bà, trong đó bà được gọi là Thánh Photine hoặc Photini, Photina và được coi là một vị tử đạo Kitô giáo. Kinh Thánh ký thuật. Theo Gioan 4: Luận giải. Câu chuyện này xảy ra trong bối cảnh trước khi Giêsu quay về Galilê. Người Do Thái thời đó coi người Samaria là dân ngoại và giữa họ thường có thái độ thù địch mặc dù cả hai bên chia sẻ niềm tin từ tổ phụ Do Thái giáo. Hai cộng đồng này dường như đã bị chia tách trong sau thời kỳ lưu đày, họ đều tin vào Ngũ Kinh (Môi-se), mặc dù người Samaria tin rằng Ngũ Kinh lấy từ núi thánh là Gerizim chứ không phải tại núi thánh Sion (vấn đề này có đề cập tại Gioan 4: 20). Gioan 4 là một trình thuật được xây dựng gồm 2 phần: Bản văn kết thúc ở lời tuyên xưng đức tin của những người Samaria. Trên bình diện tôn giáo, người Do Thái giữ khoảng cách với dân ngoại vì luật tinh sạch nghiêm cấm mọi sự tiếp cận; còn trên bình diện xã hội, không có chuyện gặp gỡ giữa một người đàn ông với một phụ nữ, nhất là một phụ nữ xa lạ. Việc Giêsu xin người phụ nữ nước uống chứng tỏ rằng Ngài đã vượt qua cấm cản tôn giáo, nghi thức, xã hội ngăn cách giữa hai cộng đồng này. Tình huống khó khăn và tế nhị này đòi hỏi phải cư xử khéo léo để phá vỡ những điều cấm kỵ đã trói buộc trong ý thức bà. Cuộc đối thoại đã được kết nối và tình hình diễn tiến tốt đẹp. Cơn khát nước đã chuyển sang cơn khát Thiên Chúa, từ nước giếng là ân huệ của Giacóp đến nước hằng sống là ân huệ của Chúa Giêsu. Thoạt đầu, chính Chúa Giêsu ở trong tình trạng thiếu thốn, xin được trợ giúp, nhưng hiện giờ chính người phụ nữ lại là người thiếu thốn cần phải được lấp đầy.
1
null
Kem Tràng Tiền là một hãng kem nằm ở phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển. Kem Tràng Tiền ra đời năm 1958 cùng thời gian với nhiều thương hiệu kem khác bắt đầu vào Việt Nam do ảnh hưởng của người Pháp. Khi ấy, đây là một cơ sở ăn uống mậu dịch quốc doanh. Sở dĩ kem có tên là "Tràng Tiền" là bởi vì kem được bán và sản xuất ở con phố Tràng Tiền, lần đầu tiên là tại số nhà 35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Tên gọi này vẫn giữ nguyên từ ngày đầu tiên sản xuất cho tới bây giờ. Có trụ sở tại số 35 phố Tràng Tiền, thương hiệu này một trong những khu đất vàng của thủ đô với diện tích 1.500 m2. Nằm ở khu vực đắc địa, năm 2000 khi tiến hành cổ phần hóa, công ty được định giá 3,2 tỷ đồng. Người nắm giữ công thức pha chế kem Tràng Tiền từ năm 1961 đến năm 1993 là một người đàn ông tên Khánh. Ông được học lớp làm kem một tháng do ngành ăn uống mở nhưng do ông có năng khiếu về món này, chỉ sau một thời gian ngắn làm kỹ thuật, ông đã nắm được gu của người Hà Nội, từ đó ông tìm ra công thức cho từng loại kem và phổ biến. Trước kia, sản phẩm chủ yếu phục vụ tại chỗ, nhưng nay các mặt hàng đều có hình thức đóng hộp cho khách mang về. Năm 2000, kem Tràng Tiền được cổ phần hóa và thay đổi. Không gian rộng rãi trong nhà được cải tạo để khách không phải đứng ăn kem trên hè phố nhằm góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Kem Tràng Tiền được ghi nhận là công ty con của OCH và được tập đoàn này bỏ ra 500 tỷ đồng để mua lại. Năm 2019, Ocean Group đã thay đổi toàn bộ Hội đồng quản trị mới. Công ty con của Ocean Group là Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương - đơn vị sở hữu thương hiệu kem Tràng Tiền cũng thay lãnh đạo với Chủ tịch mới là ông Nguyễn Thành Trung.Tuy nhiên vài năm sau, công ty này bị cưỡng chế kê biên gần 4 triệu cổ phiếu OCH và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết. Sau nhiều lần chuyển nhượng, kem Tràng Tiền thuộc Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền. Năm 2020, công ty kem Tràng Tiền một cải tạo lại khu vực bằng việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất. Sau khi cải tạo lại, cửa hàng có không gian mới khá rộng rãi. Phía ngoài cửa hàng, bảng hiệu “Kem Tràng Tiền since 1958” cùng với slogan “Hương vị vượt thời gian” đã đổi màu nền xanh đậm, thay thế cho nền nâu đỏ trước kia. Logo hình cây kem cũng được thay mới. Phần mái tôn được gỡ bỏ, thay bằng mái che di động. Bên trong cửa hàng có một giếng trời lớn hứng ánh sáng tự nhiên cùng với hệ thống cây xanh lớn, đèn chiếu sáng và gạch trát được lắp đặt, xây dựng đầy đủ theo phong cách tân cổ điển. Hương vị. Kem Tràng Tiền có đa dạng hương vị nhưng 2 loại kem ốc quế và kem que đóng hộp vẫn được mua nhiều nhất, trong đó có những hương vị từ chocolate, vani, cốm, sữa dừa, cacao, đậu xanh...và có 3 loại kem chất lượng cao là kem chocolate Vip, kem cốm đậu, kem cốt dừa... Gần đây, năm 2022, sau nhiều năm chỉ sản xuất những hương vị truyền thống, Kem Tràng Tiền có cho ra mắt một số vị kem mới như Kem Mơ Tây, Kem Mè đen rong biển, socola phủ lạc, ... Hãng cũng cho ra mắt một số sản phẩm chè truyền thống và hiện đại. Tình trạng. Kem Tràng Tiền hiện được phân phối khắp Việt Nam thông qua hệ thống đại lý, cơ sở sản xuất. Hãng cũng đã triển khai những cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau theo hình thức nhượng quyền. Có thống kê cho thấy kem Tràng Tiền đã có mặt ở 20 tỉnh thành với hơn 100 đại lý. Hãng kem này cho biết một ngày có thể sản xuất tới 30.000 que kem. Mặc dù nhãn hiệu Kem Tràng Tiền đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của cục quản lý thị trường, bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhưng hiện trên thị trường Việt Nam tồn tại hơn 20 loại kem giả nhãn hiệu này. Ảnh hưởng. Thương hiệu trở thành thương hiệu ẩm thực nổi tiếng, uy tín và là một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Kem Tràng Tiền là một điển hình mậu dịch trong quá khứ. Khách tới đây luôn phải chờ xếp hàng dài. Để hạn chế lượng khách bị quá tải, công ty này thường trưng tấm biển: “Ở trong hết chỗ để xe” nhưng bên trong vẫn bán hàng bình thường dù lượng người xếp hàng đợi mua kem có thể dài đến cả 20 mét. Theo báo cáo của Euromonitor, thị phần ngành kem và món tráng miệng đông lạnh của Công ty Kem Tràng Tiền đã giảm về còn 4,5% trong năm 2017, từ 5,7% năm 2013.Ông Hà Văn Thắm, lãnh đạo Ocean Group cho biết khi mua lại vào năm 2008, doanh số Công ty chỉ có 12 tỷ một năm nhưng đã tăng lên 100 tỷ trong năm 2013, lợi nhuận theo đó đạt khoảng 25 tỷ đồng. Xử phạt vi phạm phòng chống dịch. Tối 12 tháng 7 năm 2021, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng kem số tiền 15 triệu đồng vì "Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền".
1
null
Sài tướng quân (chữ Hán: 柴将军, ? – 163 TCN), tướng lãnh, khai quốc công thần nhà Hán, được phong Cức Bồ hầu. Sử ký phần nhiều gọi ông là Sài tướng quân, có chỗ gọi là Sài Vũ (柴武), có chỗ gọi là Trần Vũ (陈武); tiểu thuyết thông tục "Tây Hán chí" gọi là Sài Vũ, khiến cái tên này trở nên phổ biến hơn cả. Tiểu sử. Năm đầu tiên thời Nhị Thế (209 TCN), Trần Thắng - Ngô Quảng khởi binh phản Tần, Sài Vũ cũng soái lãnh 2500 người nổi dậy ở đất Tiết, từng tham gia giải vây cho Đông A của Điền Vinh, rồi đến Bá Thượng. Tháng 10 năm 206 TCN, quy phục Lưu Bang, nhân đánh Lịch Hạ quân Điền Ký của Tề, có công đáng được phong hầu . Năm 202 TCN, Sài Vũ cùng Chu Bột ở phía sau Hán vương Lưu Bang trong trận Cai Hạ . Tháng 3 năm 201 TCN, được phong Cức Bồ hầu . Mùa xuân năm 196 TCN, Hàn vương Tín liên hiệp với quân Hung Nô chiếm cứ Tham Hợp, Sài Vũ nhận lệnh tiến đánh bọn họ. Ông trước tiên gởi thư khuyên hàng Hàn vương Tín, nhưng ông ta từ chối. Đôi bên giao chiến, Sài Vũ giết sạch thành Tham Hợp, chém Hàn vương Tín . Tháng 9 năm 180 TCN, Sài Vũ cùng các đại thần nghênh lập Đại vương Lưu Hằng, tức là Hán Văn đế . Ông từng cùng Văn đế bàn việc dùng binh với Nam Việt, Triều Tiên, bị Văn đế cự tuyệt . Tháng 5 năm 177 TCN, Tế Bắc vương Lưu Hưng Cư làm phản, Sài Vũ làm đại tướng, soái 10 vạn quân đi dẹp. Tháng 8, phá quân Tế Bắc, bắt sống Hưng Cư, ông ta tự sát . Năm 174 TCN, con kế tự của Sài Vũ là Sài Kỳ cùng bọn Nam Tử Đản 70 người giúp Hoài Nam vương Lưu Trường mưu phản, việc bị bại lộ, Kỳ đền tội . Năm 163 TCN, Sài Vũ hoăng, thụy hiệu là Cương. Vì ông không có người kế tự nên Hầu quốc bị triệt tiêu . Di chỉ liên quan. Mộ của Sài Vũ ở phía tây thôn Tự Hạ, trấn Loan Thành, huyện Loan Thành, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, mộ phần cao lớn, gọi là Sài Vũ đài. Đời Tùy trên đài xây dựng chùa Thiện Chúng, đời Dân Quốc đổi làm trường học. Sài Vũ đài đến nay vẫn còn, được dùng làm công viên văn hóa. Sử cũ không chép thân thế của Sài Vũ, nhưng vì mộ của ông ở Loan Thành, nên được xem là một trong những danh nhân ở đây.
1
null
Chai Leiden hay chai Leyden là một thiết bị "tích trữ" tĩnh điện giữa hai điện cực bên trong và bên ngoài của một lọ thủy tinh. Nó là hình thức ban đầu của một tụ điện. Chai Leiden được phát minh một cách độc lập bởi tư tế người Đức Ewald Georg von Kleist vào ngày 11 tháng 10 năm 1745 và nhà khoa học người Hà Lan Pieter van Musschenbroek thành Leiden (Leyden) vào những năm 1745-1746. Sáng chế này sau đó được đặt theo tên của thành phố Leiden. Các chai Leiden đã từng được sử dụng để thực hiện nhiều thí nghiệm điện trong thời gian đầu, và việc phát minh ra nó có tầm quan trọng cơ bản trong việc nghiên cứu điện. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã phải nhờ đến những dây dẫn cách điện có kích thước lớn để tích trữ điện. Chai Leiden đã cung cấp một thiết bị thay thế nhỏ gọn hơn nhiều. Một sử dụng nổi tiếng của chai Leiden là thí nghiệm con diều của Benjamin Franklin, đã dẫn đến một cụm từ "thu tia chớp vào trong một cái chai". Thiết kế. Một thiết kế điển hình bao gồm một chai thủy tinh, được phủ 2 lá thiếc ở bề mặt bên trong và bên ngoài. Lá bọc ngoài cách miệng chai một khoảng ngắn để tránh sự phóng điện hồ quang giữa các lá. Một điện cực bằng thanh kim loại cắm xuyên qua nút chai, nối bằng dây dẫn (thường là dây xích) đến lá bên trong để cho nó có thể được tích điện. Chai được nạp bằng một máy phát điện, hoặc các nguồn điện tích khác, nối với điện cực bên trong, còn lá bên ngoài tiếp địa. Bề mặt trong và ngoài chai bằng nhau nhưng tích điện ngược dấu.
1
null
ARX-160 là loại súng trường tấn công do công ty vũ khí nổi tiếng của Ý là Fabbrica d'Armi Pietro Beretta phát triển chung với quân đội trong chương trình Soldato Futuro bắt đầu tiến hành từ năm 2008. Khẩu súng này là một phần của một hệ thống chiến đấu trang bị cho bộ binh bao gồm cả hệ thống nhắm, hệ thống nhìn đêm, hệ thống nhắm laser... Một phần khác của chương trình Soldato Futuro là ống phóng lựu GLX-160 40mm có thể gắn vào súng hay sử dụng riêng. Ngoài việc trang bị cho quân đội thì súng cũng được dùng cho việc xuất khẩu và nhắm đến thị trường dân sự. Thiết kế. ARX-160 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí ngắn, khóa nòng xoay, ống trích khí nằm phía trên nòng súng. khóa nòng của súng có 7 móc khóa cố định viên đạn vào vị trí. Thân súng được làm bằng vật liệu tổng hợp cao phân tử và chia làm hai phần chính, trên và dưới, phần trên chứa nòng và bộ khóa nòng còn phần dưới chứa bộ cò, khe gắn hộp đạn và tay cầm. Hai phần này được nối với nhau bởi các móc chứ không phải đinh ghim để tránh việc rút ra rồi rơi đâu mất. Nòng súng có thể tháo ráp một cách nhanh chóng để tránh bị quá tải nhiệt khi bắn quá lâu hay chọn nòng súng có chiều dài thích hợp hơn theo yêu cầu của môi trường chiến đấu, nòng súng có hai độ dài chính là 406 mm và 302 mm. Việc thay nòng súng khá đơn giản, chỉ việc nhấn nút nhả nòng súng phía bên phải súng ngay phía trước khe gắn hộp đạn, kéo nòng ra và ấn nòng khác vào. Nòng súng được tích hợp hệ thống chống chớp sáng và được mạ crôm. Khe nhả vỏ đạn và nút kéo lên đạn nằm ở cả hai bên súng. Để chọn khe nhả vỏ đạn sẽ được sử dụng xạ thủ chỉ việc dùng một cái cây ấn vào một nút nằm trong lỗ ở phía trên đằng sau tay cầm cò súng mà không cần phải tháo ráp chỉnh sửa. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn cũng nằm ở hai bên thân súng phía trân tay cầm cò súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có thể tháo ráp. Thân súng có thanh răng để gắn các hệ thống nhắm hỗ trợ chiến đấu khác phù hợp hơn như ống nhắm, hệ thống nhắm điểm đỏ hay các hệ thống quang học khác. Phần ốp lót tay của súng cũng có thanh răng để gắn ống phóng lựu GLX-160. Báng súng có thể gấp sang hai bên cũng như có thể điều chỉnh chiều dài tùy ý xạ thủ.
1
null
Chai là một loại vật dụng chứa chất lỏng. Chúng có đặc điểm là phần cổ chai hẹp hơn thân chai và có phần miệng chai để đưa chất lỏng ra vào. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Chai thường được làm bằng thủy tinh hay nhựa. Lịch sử. Từ thời tiền sử, chai được tạo ra từ đất sét. Chai thủy tinh đầu tiên được sản xuất bởi người Phoenicia, mẫu vật chai đựng chất lỏng mờ và trong suốt của người Phoenician đã được tìm thấy tại Síp và Rhodes nhìn chung có chiều dài dao động từ ba đến sáu inch. Những mẫu chai của người Phoenician từ thiên niên kỷ đầu tiên Trước Công nguyên được cho là đã được sử dụng chứa nước hoa. Người La Mã học làm chai thủy tinh từ người Phoenicia và sản xuất nhiều sản phẩm chai thủy tinh có chất lượng tốt, chủ yếu là chai nhỏ.
1
null
Cúp bóng đá U-20 châu Á (), trước đây gọi là Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á và Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á, là một giải đấu bóng đá quốc tế được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) dành cho các đội tuyển quốc gia dưới 20 tuổi của các thành viên khu vực châu Á. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1959. Từ năm 1959 đến năm 1978, giải đấu được tổ chức hàng năm. Kể từ năm 1980, giải đấu được tổ chức hai năm một lần. Giải đấu cũng đóng vai trò là vòng loại cho Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới. Giải đấu đã được diễn ra theo một số thể thức khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi ra đời. Hiện tại, giải bao gồm hai giai đoạn, tương tự như các giải vô địch châu Á khác của AFC. Giai đoạn vòng loại dành cho tất cả các thành viên AFC, giai đoạn vòng chung kết bao gồm 15 đội tuyển vượt qua vòng loại tranh tài cùng đội tuyển của nước chủ nhà. Trước đây, giải U-19 châu Á được tổ chức trước giải U-20 thế giới một năm. Kể từ năm 2023, AFC chuyển đổi từ U-19 sang U-20 và tổ chức cùng năm với giải U-20 thế giới. Vì vậy, giải đấu được đổi tên từ "Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á" thành "Cúp bóng đá U-20 châu Á". Kết quả. 1 Đồng vô địch. 2 Đồng hạng ba. 3 Vòng chung kết diễn ra theo thể thức vòng tròn một lượt. 4 Vòng chung kết không có trận tranh hạng ba kể từ năm 2008; các đội thua bán kết được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Các đội tuyển từng lọt vào top 4. Ghi chú: Bảng xếp hạng tổng thể. 1 Không còn là thành viên AFC. <br> 2 Tính cả thành tích của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1959 đến năm 1974. <br> 3 Tính cả thành tích của Nam Yemen vào năm 1975 và Bắc Yemen vào năm 1978. <br> 4 Không phải là thành viên AFC, tham gia giải đấu với tư cách là một phần của vòng play-off liên lục địa cho Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 1993.
1
null
Phó Tổng thống Miến Điện còn được gọi là Phó Tổng thống Myanmar, là chức vụ cấp cao thứ hai trong chính phủ của nước Cộng hòa Liên bang Myanmar. Chức vụ được thành lập theo Hiến pháp Miến Điện năm 2008 và đứng dưới chức vụ Tổng thống. Chức vụ có hiệu lực vào ngày 30 tháng 3 năm 2011, khi chính phủ mới thừa nhận quyền lực hợp pháp. Có hai Phó tổng thống trong chính phủ.
1
null
Cây Si rô, tên khoa học Carissa carandas, là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma (còn gọi là họ Trúc đào). Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1767. Mô tả. Cây nhỡ cao 2 - 4 m, gai cứng, nhựa mủ trắng. Lá có phiến bầu dục. Sirô ra hoa quanh năm. Quả mọng dài 1,5 - 2,5 cm, đường kính 1 – 2 cm, đỏ rồi tím đậm, hạt 1-2. Quả non rất chua, chứa vitamin C, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm siro, làm mứt... Rễ có vị đắng, có tác dụng kiện vị, sát trùng và chống bệnh scorbut (scurvy, là một bệnh do thiếu hụt vitamin C), như các bộ phận khác của cây.
1
null
Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, ở đây có chùa Tam Chúc là chùa được nhiều báo chí Việt Nam coi là chùa lớn nhất thế giới. Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường của ông Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình với chi phí là 11 ngàn tỷ đồng. Vị trí. Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Đi từ Hà Nội đi Quốc lộ 1 hoặc theo tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính (hiện được nâng cấp thành quốc lộ 21C) đến khu du lịch khoảng 60 km. Cách chùa Hương khoảng 8 km. Tổng quan. Theo quy hoạch, khu du lịch quốc gia Tam Chúc sẽ có diện tích vùng lõi là 4.000 ha. Khu du lịch quốc gia Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao. Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi, trong khu vực và lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, Động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng. Khu du lịch hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước. Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. Một con đường thẳng nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng, chỉ dài có hơn 20 km đồng thời sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Tại làm việc về công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 vào ngày 5/12/2018, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)-Chùa Hương (Hà Nội)-Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Các điểm du lịch. Đình Tam Chúc. Đình Tam Chúc hiện nay là một công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc. Đình làng Tam Chúc nằm trên một hòn đảo nhỏ với một lối đi vào bằng đường bộ. Đình Tam Chúc nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, thì khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và đã sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa. Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá giúp dân Kim Bảng dựng chùa, trồng cấy và ổn định cuộc sống. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Riêng tại Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm, miếu Thượng ở Đồng Lạc, đình Lạc Nhuế ở xã Đồng Hóa, đền Đặng Xá ở xã Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý, đình Yến ở xã Thanh Hà... là những di tích thờ Vua Đinh. Chùa Tam Chúc. Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa "Thất Tinh". Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa "Thất Tinh" sau này được đổi thành chùa "Ba Sao" và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy. Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Theo thượng toạ Thích Minh Quang, Phó Chánh Văn phòng TƯ GHPGVN: "Quốc sư Nguyễn Minh Không thời Lý (1066-1141) đi theo men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng doanh nghiệp Xuân Trường đã xây dựng tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo dài hơn 100km bằng việc kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không". Dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã về Hà Nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc. Đền Tứ Ân. Đền Tứ Ân là nơi thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên, tức bà Phạm Thị Lan, sinh năm 1961, mất năm 2018. Bà là người vợ quá cố của đại gia Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường, Chủ đầu tư khu du lịch tâm linh Tam Chúc. ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc. Đền Tứ Ân được xây dựng với lối kiến trúc không giống như bất kỳ ngôi đền nào tại Việt Nam. Ngôi đền này gồm hai tầng, tầng 1 là nơi tiếp các đoàn khách, ở giữa đặt bức tượng phật. Theo lời giới thiệu của nhà đền, bà là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình), để được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014 và là người có công xây dựng những ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên, các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa,… Tuy nhiên, từ việc chùa Tam Chúc thờ bà Phạm Thị Lan trong đền Tứ Ân, PGS.TS Trần Lâm Biền chỉ ra một hiện trạng khi xã hội phát triển thì càng chịu sự chi phối của đồng tiền, điều đó thấy rõ nhất trong vấn đề văn hóa tâm linh. Vì thế, chuyên gia nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam PGS-TS Trần Lâm Biền khẳng định, chùa Tam Chúc không nằm trong hệ thống văn hóa tôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trình xây dựng do cá nhân tạo ra nên việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Ý kiến trái chiều của chuyên gia. "Từ góc độ quản lý nguồn lực của đất nước, trong bối cảnh hiện nay việc dành hàng nghìn ha đất cho nhà đầu tư một dự án tâm linh thật quá lãng phí, cần xem xét lại. Hiện, khung pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về dự án tâm linh. Vì vậy, đang có sự lách luật, lợi dụng núp bóng dự án tâm linh để kinh doanh. Thực tế chứng minh tại những dự án này, diện tích xây chùa chỉ chiếm một phần, còn lại để dành cho các dự án nghỉ dưỡng, sòng bài." ""Rất nhiều người đặt câu hỏi chủ đầu tư bỏ hàng chục nghìn tỷ đồng vào các dự án tâm linh thì nguồn vốn từ đâu, lợi nhuận thu như thế nào? Song, tới nay vẫn chưa có sự công khai minh bạch về các dự án này. "Cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, trong khi doanh nghiệp các nước khác đổ tiền vào đầu tư ở lĩnh vực khoa học công nghệ, thì doanh nghiệp của chúng ta lại đổ xô đầu tư vào tâm linh vào đền chùa. Chính phủ và chính quyền địa phương có thái độ như thế nào về hoạt động đầu tư này?" "Việc cấp tới 5.000ha cho một dự án tâm linh so với việc cấp đất để đầu tư cho bệnh viện, trường học, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cho người nghèo đã hợp lý chưa? Tất cả vấn đề này cần phải có câu trả lời rõ ràng, tránh hậu quả đầu tư vào lĩnh vực tâm linh ồ ạt, gây lãng phí cho Nhà nước"." "Cần xem lại việc giao hàng ngàn héc-ta đất cho doanh nghiệp làm khu du lịch tâm linh có đúng quy định pháp luật hay không? Nếu đó là đất của nhà nước phải đấu giá sòng phẳng theo thị trường. Còn đất của người dân muốn giao doanh nghiệp phải có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân. Giá đất cũng phải tương đương với giá thị trường, tránh việc lấy danh nghĩa nhà nước để áp đặt mức giá rẻ bèo buộc người dân phải giao đất cho doanh nghiệp." "Giao cho doanh nghiệp nhiều ngàn héc-ta đất một cách vô tội vạ để doanh nghiệp tự tung tự tác để họ xây dựng đủ thứ làm phá vỡ cảnh quan, môi trường… là không thể chấp nhận được. Nhu cầu tâm linh của người dân là có, nhưng việc quảng bá nhưng khu du lịch tâm linh như hiện nay là vấn đề rất đáng báo động. Đó không phải là tín ngưỡng mà là sự mê tín thái quá"." Cho nên, tôi không đồng tình với chuyện chạy theo các công trình bề thế, hoành tráng". Thực tế, ở Việt Nam có không ít nơi chưa có trạm y tế khám bệnh, thiếu trường học cho trẻ em. Vẫn còn đó những cây cầu mà mỗi khi đi qua là chấp nhận đánh đu với tử thần. Những con đường quanh năm lầy lội. Những trẻ em dân tộc thiếu cơm, thiếu áo trong mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Còn biết bao những mảnh đời bất hạnh do bệnh tật không có thuốc chữa đành nằm chờ chết. Những người già cô thế cô thân không nơi nương tựa...
1
null
Hóa trị liệu (tiếng Anh: Chemotherapy; viết tắt chemo) là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng một hoặc nhiều thuốc kháng ung thư - gây độc tế bào. Đây là một phần của phác đồ trị liệu ung thư chuẩn. Hóa trị liệu có thể trị khỏi hẳn ung thư hoặc giảm bớt và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Hóa trị liệu thường phối hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác, như xạ trị, phẫu thuật, nhiệt trị. Các thuốc hóa trị cũng được sử dụng điều trị các bệnh khác, như viêm cứng khớp đốt sống, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, bệnh vẩy nến, psoriatic arthritis, systemic lupus erythematosus, viêm khớp dạng thấp, và bệnh xơ cứng bì. Các thuốc hóa trị liệu tiêu diệt các tế bào sinh trưởng nhanh, đây là đặc tính điển hình của tế bào ung thư. Nhưng cũng vì vậy các thuốc này cũng gây hại đến các tế bào bình thường có chu kỳ sinh trưởng nhanh như: tế bào ở tủy xương, hệ tiêu hóa, nang tóc. Do đó gây ra các phản ứng phụ như: suy tủy (giảm sản xuất các tế bào máu), viêm niêm mạc (viêm trên đường tiêu hóa), và rụng tóc. Các thuốc kháng ung thư thế hệ mới (ví dụ, các kháng thể đơn dòng) không gây độc tế bào ở tế bào thường, chúng tác động đến mục tiêu là các protein bất thường và cần thiết cho phát triển của các tế bào ung thư. Các biện pháp điều trị này thường được xem trị liệu đích (khác với các hóa trị liệu cũ) và thường được sử dụng đi kèm với các phương pháp điều trị truyền thống trong pháp đồ điều trị ung thư. Hóa trị liệu có thể sử dụng một thuốc/ lần (đơn hóa trị liệu) hoặc nhiều thuốc/ lần (Hóa trị liệu kết hợp hoặc đa hóa trị liệu). Hóa trị liệu sử dụng thuốc có thể chuyển thành dạng có hoạt tính gây độc tế bào dưới ánh sáng còn được gọi là quang hóa trị liệu. Lịch sử. Thuốc đầu tiên được sử dụng điều trị ung thư vào đầu thế kỷ 20, mặc dù ban đầu nó không được sử dụng cho mục đích này. khí mustard được sử dụng như là vũ khí hoá học trong thế chiến thứ I và được khám phá có khả năng chống tạo huyết. Một hợp chất cấu trúc tương tự là nitrogen mustards được nghiên cứu thêm trong chiến tranh thế giới thứ II tại đại học Yale University. chúng tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh như tế bào bạch cầu,do đó nó có tác dụng tương tự trên tế bào ung thư.Do đó, tháng 12 năm 1942, một số bệnh nhân mắc lymphomas (ung thư tế bào máu) đưa thuốc vào cơ thể qua tĩnh mạch. Phân loại. Alkylating. Alkylating là nhóm hóa trị liệu đầu tiên còn được sử dụng. Nguồn gốc là dẫn chất từ khí mustard sử dụng trong chiến tranh, hiện nay có nhiều loại alkylating được sử dụng. They are so named because of their ability to alkylate nhiều phân tử, bao gồm protein, RNA và DNA. Hạn chế. Hóa trị không phải lúc nào cũng hiệu quả và ngay cả khi hữu ích, nó cũng có thể không tiêu diệt hoàn toàn ung thư. Trong một nghiên cứu về những người mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa khỏi, hơn 2/3 số người bị ung thư phổi và hơn 4/5 số người bị ung thư đại trực tràng vẫn tin rằng hóa trị có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư của họ. Tuy nhiên, hóa trị làm xấu đi chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân cận kề cái chết. Vào năm 2008, cuộc điều tra của "Cơ quan điều tra bí mật quốc gia về kết quả và tử vong của bệnh nhân", viết tắt là NCEPOD, đã điều tra hơn 600 trường hợp tử vong của người Anh trong vòng 30 ngày sau khi được hóa trị liệu như một phương pháp điều trị ung thư hoặc như một liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ để giảm bớt các triệu chứng. Kết quả cho thấy 43% bệnh nhân bị nhiễm độc đáng kể liên quan đến điều trị mặc dù đã được điều trị khác để giảm tác dụng phụ của hóa trị. Thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chí đó là các bác sĩ thường không thể dự đoán được bệnh nhân, ngay cả bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sẽ chết sớm bao lâu, và những bệnh nhân này có thể muốn chiến đấu với khối u bằng mọi phương án y tế có sẵn ngay cả khi nó có tác dụng phụ khủng khiếp. Mặc dù có thể vẫn chưa có đủ bằng chứng để thay đổi các hướng dẫn lâm sàng, nhưng vẫn có lý do để các bác sĩ thực hiện một cách tiếp cận thận trọng với hóa trị vào cuối đời và thảo luận thẳng thắn với bệnh nhân về các lựa chọn của họ sẽ không bỏ rơi bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối và có nhiều cách để giúp đỡ mà không phải là 'điều trị tích cực'.
1
null
Chi Sứ sa mạc, hay sứ cùi danh pháp khoa học Adenium, là một chi thực vật có hoa thuộc họ Apocynum. Tuy gọi là sứ nhưng loài này không phải cận chủng với "Plumeria" vốn có hoa thơm. Bông sứ cùi cũng đẹp, dạng nở loe nhưng không thơm. Sứ cùi được trồng làm cây kiểng phần vì thân cây vóc dàng vặn vẹo, chỗ phình, chỗ thắt... giới thưởng ngoạn co là có "thế" đẹp. Cây sứ cùi dạng bụi nên có thể trồng trong chậu, hợp với nghệ thuật bonsai. Cây nhân giống từ hột nên có thể lai giống. Muốn y mẫu thì phải ghép cành. Tuy nhiên cây ghép thì thân cây không sần sùi, mập mạp hay uốn vặn như cây trồng từ hột. Nhựa cây sứ cùi độc hại, xưa thổ dân Phi châu bôi nhựa lên đàu mũi tên để lợi dụng độc tố khi săn bắn. Danh sách loài. Riêng loài "Adenium namaquanum" ) đã được đổi thành "Pachypodium namaquanum"
1
null
Tôm hùm sen (tên khoa học Panulirus versicolor) là một loài tôm rồng sống ở rạn san hô nhiệt đới. "P. versicolor" là một trong ba loại tôm hùm phổ biến nhất tại Sri Lanka, cùng với Panulirus homarus và Panulirus ornatus. "P. versicolor" phát triển đến 40 cm (16 in), nhưng thường là không quá 30 cm (12 in). Hành vi. "P. versicolor" sống về đêm và đơn độc. Vào ban ngày chúng ẩn trong các hang động nhỏ và khe hở trong các rạn san hô ở độ sâu tới 15 mét (49 ft). Chúng là động vật ăn thịt, ăn cả động vật chân đốt xác thối và tươi, động vật giáp xác khác và thỉnh thoảng là cá nhỏ.
1
null
"Danh sách đĩa nhạc của Bastille", một ban nhạc alternative rock Anh bao gồm một album, ba đĩa mở rộng, sáu đĩa đơn và sáu video âm nhạc. Ban đầu là một dự án solo của Dan Smith, Bastille được thành lập vào năm 2010. Ban nhạc phát hành đĩa đơn đầu tay của mình "Flaws" / "Icarus" trong tháng 7 năm 2011 trên hãng thu âm độc lập Young and Lost Club. Một đĩa mở rộng tên "Laura Palmer" theo sau sau năm đó. Sự thành công quan trọng của EP và lưu diễn rộng rãi mang nhóm đến sự chú ý của Virgin Records, ký hợp đồng vào tháng 12 năm 2011.
1
null
Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển () được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 2010,tiền thân là Hiệp hội Đoàn kết và Phát triển Liên hiệp. Đảng được thành lập bởi Thein Sein - người sau này trở thành Tổng thống Myanmar. Trụ sở chính là ở quận Dekkhinathiri của Naypyidaw. Theo Hiến pháp năm 2008 quy định "nếu tổng thống và các phó tổng thống là thành viên của một chính đảng, họ sẽ không được tham gia các hoạt động của đảng đó trong thời gian đương nhiệm kể từ ngày đắc cử." Lãnh đạo. Tính đến tháng 10 năm 2012, lãnh đạo của Đảng gồm 44 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương và bao gồm: Vào tháng 1 năm 2013 Thein Sein từ chức Chủ tịch, chuyển giao chức Chủ tịch Đảng cho Phó Chủ tịch thứ nhất của đảng Shwe Mann. Từ 2016, lãnh đạo hiện tại gồm có:
1
null
Viện Quốc gia Myanmar hay còn gọi là Amyotha Hluttaw trong tiếng Myanmar () là thượng viện của Quốc hội Liên bang Myanmar (còn gọi là Pyidaungsu Hluttaw, là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Myanmar). Bao gồm 224 thành viên trong đó 168 được bầu trực tiếp và 56 do Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm. Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau nhiều thập kỷ dưới chế độ quân quản đã diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi giành chiến thắng lớn. Myanmar chuyển sang chế độ dân chủ do các quan chức dân sự lãnh đạo lần đầu tiên kể từ năm 1988. Cuộc bầu cử được tổ chức gần đây nhất được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 năm 2020. Tuy nhiên Quân đội Myanmar cáo buộc có gian lận và tiến hành đảo chính. Các lãnh đạo dân sự đều bị bắt giữ và Quốc hội Liên bang bị đình chỉ. Hiện tại Nghị trưởng Viện Quốc gia, trên danh nghĩa, vẫn là Mahn Win Khaing Than (thuộc Liên minh Quốc gia vì Dân chủ) và Phó Nghị trưởng là Aye Tha Aung (thuộc Đảng Quốc gia Arakan).
1
null
Viện Dân biểu hay còn gọi là Pyithu Hluttaw trong tiếng Myanmar(, là hạ viện của Quốc hội Liên bang Myanmar (còn gọi là Pyidaungsu Hluttaw, là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Myanmar). Bao gồm 440 thành viên trong đó 330 được bầu trực tiếp và 110 được Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm. Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau nhiều thập kỷ dưới chế độ quân quản đã diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi giành chiến thắng lớn. Myanmar chuyển sang chế độ dân chủ do các quan chức dân sự lãnh đạo lần đầu tiên kể từ năm 1988. Cuộc bầu cử được tổ chức gần đây nhất được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 năm 2020. Tuy nhiên Quân đội Myanmar cáo buộc có gian lận và tiến hành đảo chính. Các lãnh đạo dân sự đều bị bắt giữ và Quốc hội Liên bang bị đình chỉ. Hiện tại Nghị trưởng của Viện Dân biểu, trên danh nghĩa, vẫn là T Khun Myat (độc lập) và Phó Nghị trưởng là Tun Tun Hein (thuộc Liên minh Quốc gia vì Dân chủ)
1
null
Quốc hội Liên bang ( "Pyidaungsu Hluttaw") là cơ quan lập pháp lưỡng viện cấp quốc gia của Myanmar (tên chính thức "Cộng hòa Liên bang Myanmar") được thành lập theo Hiến pháp Quốc gia 2008. Quốc hội Liên bang được tạo thành từ 2 viện là Viện Quốc gia Myanmar (còn gọi là Amyotha Hluttaw, thượng viện) với 224 ghế và Viện Dân biểu Myanmar (còn gọi là Pyithu Hluttaw, hạ viện) với 440 ghế. Tại 14 bang và vùng hành chính đều được tổ chức Hội đồng lập pháp (còn gọi là Hluttaw) cấp bang và vùng gồm: Hội đồng Vùng (Hluttaw Vùng) hoặc Hội đồng Bang (Hluttaw Bang). Quốc hội Liên bang Myanmar tọa lạc tại phường Zeya Theddhi, Thành phố Naypyidaw trong một tòa nhà phức hợp 31 tầng, được cho là đại diện cho 31 cõi giới trong vũ trụ học Phật giáo. Các thành viên của Quốc hội Liên bang đầu tiên được bầu trong cuộc tổng tuyển cử Myanmar tự do vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Ngày 16/3/2012, Quốc hội Liên bang Myanmar được kết nạp vào IPU Lịch sử. Thời kỳ phong kiến. Hluttaw ( , được gọi "ban hành hoàng gia") trước đây nói về Hội đồng Bộ trưởng của triều đình phong kiến Miến Điện. Nguồn gốc Hluttaw bắt nguồn từ triều đại Pagan khi vua Htilominlo (1211–1235) thành lập viện cơ mật với nhiệm vụ giải quyết công việc thường nhật của chính quyền. Trong suốt triều đại Konbaung, Hluttaw là cơ quan trung ương của vương triều được phân ra 3 ngạch là tài chính, hành pháp và tư pháp (trong thời kỳ thuộc địa hluttaw là cơ quan lập pháp). Byedaik (ဗြဲတိုက်) hoạt động với chức năng là viện cơ mật, với nhiệm vụ quản lý công việc trong vương triều, và Hluttaw với nhiệm vụ quản lý công việc chính quyền. Ngoài nhiệm vụ như cũ, Hluttaw đồng thời lựa chọn người kế vị khi quốc vương chưa lựa chọn được. Trong triều đại Konbaung, Quốc vương thiết triều họp Hluttaw 6 tiếng mỗi ngày, từ 06:00 đến 09:00, và từ 12:00 đến 15:00. Tham dự thiết triều gồm Thượng thư (မင်းကြီး, Mingyi), Thị lang (ဝန်ထောက်, Wundauk), và Đại học sĩ (စာရေးကြီး, Sayegyi), cũng như Quan cơ mật (အတွင်းဝန်, Atwin Wun), thuộc Byedaik. Theo truyền thống Quốc vương bổ nhiệm 4 Thượng thư, 4 Quan cơ mật và 4 quan chức. Thuộc địa Anh. Ngày 2 tháng 1 năm 1923, với việc ban hành cải cách Montagu–Chelmsford, Toàn quyền Miến Điện đã thành lập Hội đồng Lập pháp gồm 103 ghế với 80 ghế thông qua bầu cử. Năm 1935, Chính quyền ban hành Đạo luật Miến Điện thành lập các cơ quan lập pháp. Trong thời gian này, cơ quan lập pháp thuộc địa gồm 2 viện, 36 ghế Thượng viện và 132 ghế Hạ viện. Liên bang Miến Điện. Từ năm 1947 đến năm 1962, theo Hiến pháp năm 1947, cơ quan lập pháp của Miến Điện, được gọi là Quốc hội Liên bang, bao gồm 2 viện: Thượng viện (gọi là Lumyozu Hluttaw) với 125 ghế và Hạ viện (gọi là Pyithu Hluttaw) với 250 ghế. Các số ghế được xác định bởi quy mô dân số theo khu vực bầu cử tương ứng. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Từ năm 1962 đến năm 1974, không có cơ quan Hluttaw tồn tại, chính quyền cai trị theo mô hình chủ nghĩa xã hội do Hội đồng Cách mạng Liên bang nắm quyền. Từ năm 1974 đến năm 1988, theo Hiến pháp năm 1974, ngành lập pháp của Miến Điện là một cơ quan lập pháp đơn viện, tên là Hội đồng Nhân dân Myanmar (còn gọi là Pyithu Hluttaw), đại diện bởi các đảng viên của Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện. Mỗi nhiệm kỳ là 4 năm. Liên bang Myanmar. Giữa năm 1988 và 2011, không có cơ quan Hluttaw do Quân đội tiến hành đảo chính và thiết lập chế độ quân quản. Cơ quan nắm quyền thực tế lúc này là Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia Myanmar. Thành phần. Quốc hội Liên bang Myanmar là một cơ quan lập pháp lưỡng viện được tạo thành từ 440 ghế của Hạ viện (Pyithu Hluttaw) và 224 ghế của Thượng viện (Amyotha Hluttaw). Quốc hội Liên bang có tổng cộng 664 ghế. 75% của các đại biểu (498 ghế) được bầu trực tiếp bởi các cử tri, trong khi 25% còn lại (166 ghế) là các đại biểu quân sự do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar (tương đương Tổng Tham mưu trưởng) bổ nhiệm. Chính sách này tương tự thời kỳ trật tự mới (1967–1998) của Indonesia, trong đó đảm bảo số ghế nhất định do phe quân sự nắm giữ. Viện Quốc gia (Amyotha Hluttaw). Viện Quốc gia Myanmar là Thượng viện của Quốc hội Liên bang Myanmar, với 12 ghế cho mỗi vùng hoặc bang với tổng số 168 ghế được bầu trực tiếp. Còn 56 ghế do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm trực tiếp. Tổng cộng có 224 ghế ở Thượng viện. Viện Dân biểu (Pyithu Hluttaw). Viện Dân biểu Myanmar là Hạ viện của Quốc hội Liên bang Myanmar, mỗi ghế đại diện cho 330 thị trấn trong cả nước. Trong đó 330 ghế được bầu trực tiếp và 110 ghế do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm trực tiếp. Tổng cộng có 440 ghế ở Hạ viện.
1
null
Wildey là loại súng ngắn bán tự động do Wildey Moore phát triển và đăng ký sáng chế trong những năm 1970. Trong suốt 30 năm kể từ khi được sản xuất loại súng này đã có một lịch sử đầy biến động, nhưng đến bây giờ chúng vẫn được sản xuất cho thị trường súng ngắn cho việc săn bắn và thể thao. Đây là loại súng ngắn có hỏa lực rất mạnh trước thời của khẩu Desert Eagle và cũng khá nổi tiếng trong hàng thập kỷ, nó đã xuất hiện trong các bộ phim của Hollywood. Thiết kế. Wildey sử dụng các tính năng thú vị không tìm thấy trong các loại súng ngắn khác lúc nó được phát triển như cơ chế nạp đạn bằng khí nén có thể tùy chỉnh để sử dụng các loại đạn khác nhau với hệ thống trích khí ngắn và thoi nạp đạn xoay cùng cơ chế hoạt động đơn và kép. Thoi nạp đạn của súng có ba móc khóa viên đạn cố định vào vị trí. Pít tông trích khí nằm bọc quanh nòng súng phần giữa nòng súng và khối trượt. Khi bắn pít ton sẽ lùi lại và đẩy khối trượt ra sau cũng như xoay mở khóa thoi nạp đạn tách nó ra khỏi nòng súng và giật vỏ đạn lại.sau khi kết thúc chu kỳ lùi thì khối trượt sẽ di chuyển lên phía trước cùng thoi nạp đạn để nạp viên đạn mới và sau đó khóa lại khi trở về vị trí cũ. Xạ thủ có thể tùy chỉnh lượng trích khí thông qua một nút xoay ngay phía trước pít tông để chọn lượng khí sẽ được trích ra để súng đạt được độ tin cậy phù hợp với loại đạn sử dụng. Thân, khối trượt và nòng được làm bằng thép không gỉ.khóa an toàn dạng cần xoay,khi xoay xuống dưới,trục truyền lực hướng xuống ở trạng thái an toàn.Khi xoay lên trên,trục truyền lực đồng trục với kim hỏa ở trạng thái bắn,búa đập sẽ truyền lực vào kim hỏa. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có thể điều chỉnh theo ý của xạ thủ. Nòng súng có thể gắn thêm bộ phận chống giật được phát triển cho súng để hạn chế lực giật khi bắn.Ngoài ra có ba cỡ nòng với độ dài khác nhau tùy thuộc vào độ chính xác mong muốn. Biến thể. Súng có nhiều mẫu khác nhau tùy yêu cầu của người đặt hàng như chỉ sử dụng chế độ hoạt động đơn hay kép. Nhiều cỡ nòng khác nhau như 12.7 mm, 15.2 mm, 17.8 mm, 20.3 mm, 25.4 mm, 30.5 mm, 35.6 mm và 45.7 mm. Sử dụng các loại đạn như .357 Wildey Magnum, .44 Auto Mag, .45 Winchester Magnum, .41 Wildey Magnum, .44 Wildey Magnum, .45 Wildey Magnum và .475 Wildey Magnum. Có hay không có tay cầm gắn thêm báng cũng như các loại điểm ruồi màu khác nhau.
1
null
Danh sách kỷ lục bơi Việt Nam là các thành tích nhanh nhất của bơi Việt Nam, được công nhận và phê chuẩn bởi Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam. Tất cả các kỷ lục đều được xác lập trong lượt bơi chung kết, trừ khi có ghi chú thêm.
1
null
Móng cọp vàng, còn gọi là Thiên hài hay hàm cọp, tên khoa học: Thunbergia mysorensis; là một loài thực vật có hoa trong họ Ô rô (Acanthaceae). Loài này được Robert Wight mô tả khoa học đầu tiên năm 1845 với danh pháp "Hexacentris mysorensis". Sau đó, năm 1867 T. Anderson chuyển nó sang chi "Thunbergia". Mô tả. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây có dạng dây leo thân gỗ cành nhánh buôn rũ, có thể leo đến độ cao 6 m. Lá hình hình mũi mác, dài khoảng từ 12 – 20 cm, phiến lá nhẵn bóng, thường có màu xanh thẫm, mép khía gai. Hoa mọc thành chùm dài buông thõng xuống. Hoa nở không đều, hoa lớn nở trước ở trên cùng, hoa nhỏ và nụ xếp theo thứ tự nhỏ dần từ trên xuống dưới. bông hoa có năm cánh lớn màu đỏ rực rỡ lòng trong có màu vàng, 5 cánh này bẻ quặc ra đằng sau chỉ để lộ phần cánh màu vàng khiến hoa trông giống như chiếc hài (nên gọi là Thiên hài) hay hàm cọp đang mở rộng. Hoa ra từ mùa xuân đến mùa thu. Quả dạng quả nang. Cây thích hợp với khí hậu ôn đới, trồng giàu dinh dưỡng...
1
null
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc Họ Cải (Brassicaceae), thường được trồng để dùng làm rau ăn. Mô tả. Cải ngọt có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc. Cây thảo, cao tới 50 - 100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài, tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tươi, quả cải dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn. Cải ngọt được trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng Sử dụng. Ở Việt Nam, cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào chân gà..., làm lẩu cá, lẩu thịt. Chú ý khi dùng: Chất dinh dưỡng. Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iod. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan. Theo nghiên cứu, thì trong 100 g cải có chứa: 1,1 g protein; 0,2 lipid; 2,1 g cacbohidrat; 61 mg calci; 37 mg phosphor; 0,5 mg sắt; 0,01 mg caroten; 0,02 thiamin (B1); 0,04 mg ribopalavin (B2); 0,3 mg niaxin (B3); 20 mg axit ascorbic (C). Dược lý. Theo Đông y, cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí...có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón. Ngoài ra, ăn nhiều cải còn giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, ung thư ruột kết, ung thư gan và kết hợp điều trị bệnh ung thư và xơ cứng gan.
1
null
Cà dại hoa trắng, danh pháp khoa học Solanum torvum, là một loài thực vật thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả. Cây nhỏ, mọc đứng, cao 2 - 3 m, mang cành có gai. Lá mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thuỳ nông (ít khi nguyên), dài 18 - 25 cm và rộng tới 18 cm; cuống lá có gai, dài 3 – 10 cm; phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa có cuống mang đài hoa 5 thùy có tuyến, có gai dài 3 - 5 mm; tràng 5 thùy trắng, hình bánh xe; 5 nhị dài 5–6 mm. Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng đường kính 10–15 mm. Mùa hoa quả từ tháng 4 đến tháng 7. Nơi sống và thu hái. Cây mọc hoang, nhiều nhất là ở vùng núi. Thu hái quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm. Rễ, lá, hoa và quả đều được dùng. Tính vị, tác dụng. Theo y học cổ truyền Việt Nam, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc; Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thủng, giảm đau, trừ ho. Thường được dùng trị đau thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh, ho mạn tính. Dưới đây là một số cách chữa bệnh đơn giản từ cà dại hoa trắng: Chú ý: người bị bệnh tăng nhãn áp và phụ nữ có thai không được dùng. Nếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc cần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y. Danh pháp đồng nghĩa. Một số loài trong chi Cà ("Solanum") từng được ghép chung với cà dại hoa trắng như là một phân loài hoặc một biến thể loài như: Hoặc trước một số loài chưa xác định hoặc chưa chắc chắc cũng dùng tên "S. torvum": Thông tin thêm. Ngoài cây cà dại hoa trắng, còn có cây cà dại hoa vàng (còn có tên là "cà gai, cây gai cua, cây mùi cua, lão thử lực"), tên khoa học: Arggemone mexicana L., thuộc Họ Thuốc phiện (Papaveraceae)...
1
null
ODIGO KIDS là ứng dụng sách nói trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng chạy trên nền tảng Android và iOS - một sản phẩm của Yotel Corp. Kho sách nói của ODIGO KIDS có nhiều thể loại như truyện cổ tích, hạt giống tâm hồn, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách… được hợp tác với các nhà xuất bản như Nhà xuất bản Đông A, Nhà xuất bản Kim Đồng, Alphabooks… Nội dung chính. - Sách nói: là những cuốn sách dành cho trẻ em có kèm theo những giọng đọc minh họa. - Sách hình: những câu chuyện cổ tích có hình vẽ và giọng đọc minh họa. Ứng dụng có thể tải trực tiếp trên Google Play và App Store. Sự kiện. Từ 18/11/2013 đến 15/12/2013 ODIGO KIDS phát động cuộc thi "Mẹ kể con nghe". Đây là cuộc thi ghi âm kể chuyện bằng hình thức ghi âm hướng đến các ông bố, bà mẹ. Cuộc thi đã nhận được gần 100 bài tham dự.
1
null
' (Danh pháp hai phần: Camellia oconoriana""') là một loài chè được phát hiện và mô tả năm 2013 từ những mẫu vật thu được tại Lâm Đồng, Việt Nam. Phát hiện và đặt tên. được ghi nhận là loài đặc hữu cho vùng cao nguyên Đà Lạt và Lang Biang, là dạng trung gian chuyển tiếp giữa thứ Archaecamellia, Stereocarpus, Piquetia và Chrysantha trong họ Chè "Theaceae". Tên tiếng Việt của loài được đặt nhằm vinh danh Geoffrey và Rachel O’Conor. Phân bổ. được tìm thấy ở rừng kín thường xanh cận nhiệt đới trên núi cao, tại các vị trí có tán rừng dày, ít ánh sáng với độ ẩm cao trong nền đất nghèo chất dinh dưỡng. được đề xuất xếp vào hạng Loài cực kỳ nguy cấp – CR D ở quy mô toàn cầu do số lượng cá thể đếm được trong khu vực có diện tích 1 km² là dưới 10 cá thể, và không phát hiện cây non cũng như hạt đang nảy mầm. Bên cạnh đó, khảo sát tại các khu vực lân cận cũng chưa phát hiện thêm quần thể thứ hai.
1
null
Cao Tùng Hối () (891-1 tháng 12, 948), gọi theo thụy hiệu là Nam Bình Văn Hiến Vương (南平文獻王), tên tự Tuân Thánh (遵聖), là quân chủ từ năm 929 đến năm 948 của nước Kinh Nam (còn gọi là Nam Bình) thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Bối cảnh. Khi sinh ra, hoặc một thời gian ngắn sau đó, có lẽ ông mang họ Chu do cha ông là Cao Quý Xương trở thành con nuôi của Chu Hữu Nhượng (朱友讓), Nhượng lại là con nuôi của Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung. (Cao Quý Xương đổi sang họ Cao vào khoảng sau năm 903.) Mẹ của Cao Tùng Hối là phu nhân họ Trương, bà được Cao Quý Xương yêu mến. Ông là trưởng tử của Cao Quý Xương. Sau khi Cao Quý Xương được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ, và sau khi Chu Toàn Trung soán Đường mà lập nên triều Hậu Lương, có vẻ như Cao Quý Xương đưa Cao Tùng Hối đến kinh thành Lạc Dương phụng sự triều đình, và sau đó ông trở thành Yên bí khố phó sứ, tức quản lý kho vật tư cho kỵ binh. Trong một lần, khi ông có cơ hội về thăm cha tại Kinh Nam, cha của ông đã giữ ông lại và bổ nhiệm ông là Kinh Nam nha nội đô chỉ huy sứ. Vào lúc phụng sự tại kinh thành Hậu Lương hoặc sau khi trở về Kinh Nam, Cao Tùng Hối lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Hào châu thứ sử và Quy châu thứ sử. Hậu Đường tiêu diệt Hậu Lương vào năm 923, Cao Quý Xương đổi tên thành Cao Quý Hưng do húy kỵ, đến năm 925, Hậu Đường Trang Tông cùng với chư hầu là Nam Bình vương Cao Quý Hưng tiến công tiêu diệt nước Tiền Thục. Trong chiến dịch, Cao Quý Hưng được phân công đánh chiếm ba châu đông bộ của Hậu Thục sát với biên giới Kinh Nam, đó là Quỳ châu, Trung châu, và Vạn châu (nay đều thuộc Trùng Khánh). Cao Quý Hưng cho Hành quân tư mã Cao Tùng Hối tạm quyền cai quản quân phủ sự của Kinh Nam còn bản thân thì tây tiến, song chiến bại trước tướng Tiền Thục là Trương Vũ (張武) và buộc phải trở về Giang Lăng. (Trương Vũ sau đó dâng lãnh thổ của mình đầu hàng tướng Lý Kế Ngập của Hậu Đường.) Năm 926, Hậu Đường sau khi thôn tính được Hậu Thục thì bản thân lại chìm trong nội loạn, Hậu Đường Trang Tông bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, Lý Tự Nguyên trở thành hoàng đế, tức Hậu Đường Minh Tông. Cao Quý Hưng thỉnh cầu xin được giao cho ba châu Quỳ, Trung, Vạn, Hậu Đường Minh Tông thoạt đầu thì chấp thuận. Tuy nhiên, sau khi triều đình bác bỏ yêu cầu của Cao Quý Hưng là để tự mình bổ nhiệm thứ sử các châu này, Cao Quý Hưng dùng vũ lực đoạt lấy Quỳ châu — trên thực tế có nghĩa là nổi dậy chống triều đình Hậu Đường. Cao Tùng Hối liên tục khuyên can cha không làm phản, song Cao Quý Hưng không nghe theo. Sau đó, trong lúc kháng cự một đội quân Hậu Đường tiến đến, Cao Quý Hưng quay sang quy phục Ngô, Ngô thoạt đầu từ chối song sau đó lại chấp thuận. Ngô đế Dương Phổ trao cho Cao Tùng Hối chức Trung Nghĩa tiết độ sứ, chức vụ mang tính danh nghĩa vì thực ra nơi này khi đó nằm dưới quyền kiểm soát của Hậu Đường; Dương Phổ cũng ban cho ông danh hiệu tể tướng là 'Đồng bình chương sự'. Trị vì. Thời Hậu Đường. Tháng 12 ÂL năm Mậu Tý, Cao Quý Hưng lâm bệnh, Cao Tùng Hối được giao tạm quyền quản lý quân phủ. Cao Quý Hưng mất ngày Bính Thìn (15) cùng tháng (tức 28 tháng 1 năm 929). Dương Phổ bổ nhiệm Cao Tùng Hối làm Kinh Nam tiết độ sứ, kiêm Thị trung. Sau khi nắm quyền quản lý Kinh Nam, Cao Tùng Hối cho rằng cho rằng Đường gần mà Ngô thì xa, thần phục nước ở xa không phải là sách lược đúng. Do đó, thông qua láng giềng phương nam là Sở vương Mã Ân, Cao Tùng Hối tạ tội với Hậu Đường, và cũng viết thư cho Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ An Nguyên Tín (安元信) của Hậu Đường. Ngày Bính Thân (28) tháng 5 (tức 7 tháng 7), An Nguyên Tín đưa thư của Cao Tùng Hối cho Hậu Đường Minh Tông, Hậu Đường Minh Tông chấp thuận. Ngày Canh Thân (23) tháng 6 (tức 31 tháng 7), Cao Tùng Hối tự xưng tiền Kinh Nam hành quân tư mã, Quy châu thứ sử, thượng biểu cho Hậu Đường Minh Tông cầu nội phụ. Ngày Giáp Thân (17) tháng 7 (tức 24 tháng 8), Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm Cao Tùng Hối là Kinh Nam tiết độ sứ, kiêm Thị trung; đến ngày Kỷ Sửu (22) cùng tháng (tức 29 tháng 8) thì bãi Kinh Nam chiêu thảo sứ. Tháng 3 ÂL năm sau, Cao Tùng Hối cũng sai sứ phụng biểu đến Ngô, giải thích rằng phần mộ tổ tiên còn ở Trung Quốc [tức Hậu Đường] nên sợ quân Đường làm hại, quân Ngô cho là bất cập nên tạ tuyệt. Ngô cho quân tiến đánh Kinh Nam, song không chiếm được. Ngày Bính Tuất (27) tháng 1 năm Tân Mão (17 tháng 2 năm 931), Hậu Đường Trang Tông cho Cao Tùng Hối kiêm Trung thư lệnh. Tháng 2 ÂL năm sau, Hậu Đường Trang Tông ban cho Cao Tùng Hối tước Bột Hải vương. Ngày Nhâm Thìn (21) tháng 1 năm Giáp Ngọ (7 tháng 2 năm 934), Hậu Đường Mẫn Đế phong Cao Tùng Hối tước Nam Bình vương — cũng là tước hiệu mà Cao Quý Hưng từng được phong khi xưa. Cao Tùng Hối là người thông minh, thông tình đạt lý, khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe người khác. Ông đặc biệt tin tưởng Lương Chấn (梁震), đối đãi như huynh. Lương Chấn thường gọi Cao Tùng Hối là "lang quân". Có một lần khi người dân truyền tin tức đến ông về lối sống thích xa hoa mĩ lệ của Sở vương Mã Hi Phạm. Thoạt đầu, Cao Tùng Hối nói với liêu tá rằng "như Mã vương mới đáng là đại trượng phu." Tôn Quang Hiến (孫光憲) đáp lại: Một thời gian sau, Cao Tùng Hối hiểu ra, nói với Lương Chấn "Ta tự niệm bình sinh phụng dưỡng, xưa nay đã quá mức." Do đó, ông chấm dứt việc sử dụng các đồ xa xỉ, và lấy kinh sử làm niềm vui. Ông cũng khoan dung trong việc trừng phạt và không áp thuế quá nặng, người dân trong cương giới yên ổn. Lương Chấn cho rằng quốc gia đang ở trong trạng thái tốt đẹp, xin được thoái cư, Cao Tùng Hối không thuyết phục được nên chấp thuận, xây nhà cho Lương Chấn, tặng cho nhiều quà. Lương Chấn cũng đôi khi đến thăm Cao Tùng Hối và cho ông lời khuyên. Sau đó, Cao Tùng Hối giao phó chính sự cho Tôn Quang Hiến. Năm 936, cho rằng người nhiếp chính của nước Ngô là Từ Tri Cáo muốn soán vị, Cao Tùng Hối khiển sứ dâng thư, khuyên người này tức đế vị. Năm 937, Từ Tri Cáo soán Ngô, khởi đầu Nam Đường, đổi tên thành Lý Biện. Sau đó, Cao Tùng Hối dâng biểu thỉnh được dựng 'để' (邸, tức dinh) ở thủ đô Kim Lăng của Nam Đường, Lý Biện chấp thuận. Thời Hậu Tấn. Hậu Tấn thay thế Hậu Đường vào đầu năm 937 theo dương lịch, đến năm 941, Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ An Tùng Tiến (安從進) của Hậu Tấn mưu phản, cho sứ cầu viện cả Hậu Thục và Kinh Nam, Mạnh Sưởng của Hậu Thục từ chối, Cao Tùng Hối viết thư phân tích họa phúc cho An Tùng Tiến. An Tùng Tiến tức giận, vu cáo với Hậu Tấn Cao Tổ rằng Cao Tùng Hối lên kế hoạch mưu phản. Theo ý của Hành quân tư mã Vương Bảo Nghĩa (王保義), Cao Tùng Hối thuật lại sự việc cho Hậu Tấn Cao Tổ, xin được phát binh hiệp trợ triều đình thảo phạt An Tùng Tiến. Đến khi An Tùng Tiến thực sự làm phản, tháng 12 ÂL, Cao Tùng Hối cho vài nghìn thủy quân đi hiệp trợ, tướng Cao Hành Chu (高行周) của Hậu Tấn. Cao Hành Chu sau đó đánh bại An Tùng Tiến, An Tùng Tiến tự sát. Sau chiến dịch, Cao Tùng Hối thỉnh cầu với Hậu Tấn Xuất Đế Thạch Trọng Quý để xin được giao cho Dĩnh châu, song Hậu Tấn Xuất Đế từ chối. Thời Liêu và Hậu Hán. Đầu năm 947 theo dương lịch, vua Thái Tông của Khiết Đan chiếm được Khai Phong và buộc Hậu Tấn Xuất Đế phải đầu hàng, kết thúc triều Hậu Tấn. Thái Tông hoàng đế tuyên bố mình là hoàng đế của Trung Quốc, xưng là triều Liêu, và ban đầu, các tiết độ sứ của Hậu Tấn quy phục triều đại mới. Cao Tùng Hối cũng làm như vậy, ông cho sứ giả nhập cống Khiết Đan, Khiết Đan lại cho sứ ban ngựa cho ông. Cao Tùng Hối cũng cho sứ đến chỗ Hà Đông tiết độ sứ Lưu Tri Viễn khuyến tiến. Ông hứa sẽ hiệp trợ Lưu Tri Viễn với điều kiện sau này Dĩnh châu thuộc về mình, Lưu Tri Viễn chấp thuận. Sau khi người Khiết Đan triệt thoái về bắc, Hậu Hán Cao Tổ Lưu Tri Viễn tiến vào Khai Phong Hậu Hán Cao Tổ cử sứ giả cáo dụ Kinh Nam, Cao Tùng Hối dâng biểu chúc mừng, đồng thời cầu Dĩnh châu. Hậu Hán Cao Tổ từ chối, và sau đó khi Hậu Hán Cao Tổ khiển sứ đến để gia ân cho Cao Tùng Hối, ông không nhận. Khi Tiết độ sứ Đỗ Trọng Uy (杜重威) phản lại triều đình tại Thiên Hùng, Cao Tùng Hối thừa cơ cho vài nghìn thủy quân tấn công Sơn Nam Đông đạo, song bị Tiết độ sứ An Thẩm Kỳ (安審琦) đánh lui. Sau đó, Cao Tùng Hối cho quân tiến công Dĩnh châu, song bị Thứ sử Doãn Thực (尹實) đánh bại. Cao Tùng Hối bèn tuyệt giao với Hậu Hán, nương cậy Nam Đường và Hậu Thục. Sử sách cổ sử dụng sự kiện này để nói về điểm đặc biệt của Kinh Nam. Như sử gia Âu Dương Tu của triều Tống viết trong "Tân Ngũ Đại sử": Tuy nhiên, việc tuyệt giao với Hậu Hán có nghĩa là các thương nhân và lữ khách từ Hậu Hán sẽ không còn đến Kinh Nam, khiến quốc gia trở nên nghèo khốn. Tháng 6 ÂL năm Mậu Thân (948), Cao Tùng Hối lại cho sứ giả dâng biểu tạ tội, xin được cống nạp cho Hậu Hán Ẩn Đế. Hậu Hán Ấn Đế cử sứ giả đến úy phủ Cao Tùng Hối. Cuối năm 948, Cao Tùng Hối lâm bệnh, cho con trai là Tiết độ phó sứ Cao Bảo Dung quản lý quốc sự. Ngày Quý Mão (28) tháng 10 (tức 1 tháng 12), Cao Tùng Hối qua đời, Cao Bảo Dung làm quyền lưu hậu. Hậu Hán Ấn Đế hạ chiếu truy tặng Cao Tùng Hối chức Thượng thư lệnh, truy thụy là "Văn Hiến".
1
null
Steely Dan là một ban nhạc Rock ở Hoa Kỳ, được thành lập bởi 2 thành viên chủ yếu là Walter Becker và Donald Fagen, nổi tiếng trong thập niên 1970 với 7 dĩa nhạc được phát hành. Nhạc của họ phối hợp phong điệu jazz, rock, funk, R&B, và pop. Lời nhạc thường chứa nhiều mỉa mai và châm biếm. Ban nhạc lúc đầu đi trình diễn nhiều nơi cho tới 1974, nhưng sau đó chỉ thâu ở Studio. Ban nhạc này tan rã vào năm 1981. Vào năm 1993 hai thành viên chính đoàn tụ và bắt đầu đi trình diễn lại. Steely Dan sau đó đã phát hành 2 dĩa mới, dĩa đầu "Two Against Nature" được Giải Grammy cho Album của năm 2001. Tổng cộng họ đã bán được hơn 40 triệu dĩa nhạc trên khắp thế giới và được đưa vào Rock and Roll Hall of Fame vào tháng 3 năm 2001. Những bản nhạc nổi tiếng của Steely Dan gồm có "Do It Again", "Rikki Don’t Lose That Number", "Peg" và "Hey Nineteen".
1
null
Chống đẩy hay hít đất (phương ngữ miền nam Việt Nam) - (Tiếng Anh-Mỹ: "push-up") (Tiếng Anh-Anh: "press-up") là một bài tập thể dục Calisthenics điển hình, vô cùng phổ biến. Được thực hiện bằng cách nâng cao và hạ thấp cơ thể trong tư thế nằm sấp bằng cách sử dụng cánh tay. Do đó luyện tập nhiều cơ khác nhau của thân trên cơ thể, đặc biệt là cơ ngực, cơ tay sau (cơ tam đầu cánh tay), cơ vai trước... thậm chí cả một phần cơ lõi (phần trung tâm cơ thể). Chống đẩy là một bài tập cơ bản được sử dụng trong đào tạo thể thao dân sự hoặc giáo dục thể chất và phổ biến trong quân sự. Chống đẩy cũng là hình phạt phổ biến trong quân đội, thể dục thể thao, trường học, hoặc trong một số môn võ thuật. Từ nguyên. Từ hít đất trong tiếng Anh Mỹ đọc là "push-up", có lẽ lần đầu được sử dụng lần đầu vào giai đoạn 1905-1910, trong khi trong tiếng Anh Anh thì đọc là "press-up" thì được dùng vào khoảng 1945-1950. Khi hít đất, ta nâng bao nhiêu phần của cơ thể ? Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Journal of Strength and Conditioning Research, trung bình, với hít đất tiêu chuẩn, ở tư thế để tay cao hơn về phía trước so với vai thì sẽ nâng khoảng 69.16% khối lượng cơ thể, còn nếu để tay thấp hơn so với vai thì nâng khoảng 75.04% khối lượng cơ thể. Nếu ta hít đất mà để đầu gối xuống đất làm điểm tựa, ta chỉ nâng được khoảng 53.56% và 61.80%, lần lượt với tay cao hơn vai và thấp hơn vai. Cơ bắp sử dụng khi hít đất. Tuy hít đất tập trung chủ yếu vào các cơ ở vùng ngực, cánh tay và vai, nhưng các cơ ở vùng khác cũng có hỗ trợ vào trong quá trình hít đất. Nhóm bụng. Cơ thẳng bụng (người ta hay gọi là "cơ 6 múi") và cơ bụng chéo cũng tham gia co cơ khi thực hiện hít đất để giữ cơ thể tách biệt khỏi mặt đất, cũng như giữ cho phần thân và chân cố định. Nhóm vai. Phần vai trước là một trong những cơ vai chính tham gia khép người, giúp tay di chuyển hít lên. Đồng thời giúp kiểm soát tốc độ chuyển động trong quá trình hít xuống. Nhóm ngực. Hít đất sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau, trong số đó quan trọng hàng đầu là vùng ngực, đặc biệt là cơ ngực lớn và cơ ngực bé. Đây là hai cơ lớn của vùng ngực, đóng vai trò chính để nâng cơ thể trong quá trình hít. Hít đất thường xuyên, các cơ này trở nên khoẻ hơn nhiều và trở nên cứng cáp, nạc hơn. Nhóm lưng. Cơ lưng không tham gia nhiều vào việc hít đất, hít đất không phải là bài tập chính cho cơ lưng. Tuy nhiên khi hít đất, chúng cũng hỗ trợ ổn định cơ thể, đặc biệt là cơ dựng gai sống. Cơ tam đầu cánh tay. Là một cơ quan trọng trong quá trình hít đất, tham gia rất nhiều trong việc giãn khớp khuỷa tay nên cánh tay có thể giãn hết cỡ khi hít lên. Nó cũng kiểm soát tốc độ uốn của khớp khuỷa trong giai đoạn hít xuống. Hít đất mà tay càng gần nhau thì cơ tam đầu hoạt động càng nhiều. Cẳng tay. Cẳng tay cũng tham gia một phần vào hít đất, tham gia ổn định vị trí hít đất đúng, thẳng người. Cơ nhị đầu. Hỗ trợ ổn định các khớp tay khi hít đất. Các khớp và dây chằng (gân). Hỗ trợ hoạt động cho các ngón tay, cổ tay, cẳng tay và khuỷa tay hoạt động mượt mà. Một số kiểu chống đẩy thường gặp. Ở "hít đất chuẩn", lưng và chân phải thẳng và cách mặt đất. Có nhiều biến thể của hít đất từ dễ đến khó, mỗi kiểu lại tác động đến các nhóm cơ khác nhau ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn hít đất hình kim cương ("diamond push-up") sẽ tập trung vào phần cơ tam đầu và vai nhiều hơn là cơ ngực. Khi hít mà 2 tay không đều nhau hoặc trên bề mặt không phẳng, có thể tác động cả cơ lõi (phần trung tâm cơ thể). Hít đất với tạ (weighted push-ups). Cơ bản là hít đất thông thường nhưng có sử dụng tạ để tăng khối lượng và độ khó cho bài tập. Từ đó gây áp lực nhiều hơn vào cơ bắp để phát triển. Thường người ta để tạ trên lưng, cũng có khi người ta dùng tay giữ 2 tay cầm rồi nâng chân lên khỏi mặt đất, bổ trợ cho người tập thực hiện planche. Hít đất để gối (knee push-ups). Phiên bản dễ hơn của hít đất tiêu chuẩn, thường dành cho người mới tập hít đất. Ngoài chống hai tay, còn để đầu gối xuống đất giữ trọng lượng cơ thể, nên nâng ít khối lượng hơn. Hít đất bằng nắm đấm (knuckle push-ups). Thay vì dùng lòng bàn tay, ta nắm hai bàn tay lại thành nắm đấm, để hai nắm đấm xuống mặt đất rồi thực hiện hít đất. Hít đất này thường dùng trong tập luyện võ thuật. Ngoài tăng cường sức mạnh và độ bền, nó còn làm cứng phần khớp tay và cả cẳng tay giúp cú đấm trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng kiểu hít này không tác động vào cổ tay như hít đất chuẩn, nên nếu người nào bị cổ tay đau có thể hít kiểu này. Người tập võ thường hít kiểu này trên nền đất cứng, người mới tập nên tập trên thảm mềm. Hít đất Maltese (Maltese push-up). Hít đất dùng trong thể dục dụng cụ (gymnastic), hai tay rộng hơn vai, để hai tay đến vị trí phần hông rồi hít. Hít đất Guillotine (Guillontine push-up). Hít đất để tay lên vị trí cao hơn. Chủ yếu giúp duỗi phần vai và tập trung áp lực lên vùng cơ đó hơn. Hít đất bằng mu bàn tay (backhanded push-up). Hít đất dùng mu bàn tay chứ không dùng lòng bàn tay. Hiện tại, người giữ kỷ lực về hít đất mu bàn tay là Bill Kathan, thực hiện 2396 hít đất vào ngày Valentine, năm 2010. Hít đất một tay (one arm push-up). Hít đất sử dụng chỉ một tay chứ không phải hai tay. Hít đất này giúp gây áp lực lên cơ phần tay kia nhiều hơn nên khó hơn. Thường khi mới tập, ta có thể giảm độ khó bằng cách dang hai chân thật rộng và để tay lên cao phía trước rồi hít. Hít đất một chân (single-leg push-up). Hít đất nhưng giơ một chân lên cao khỏi mặt đất. Hít đất tay hẹp (narrow-grip push-up). Hít đất bình thường nhưng để hai tay lại gần nhau hơn, hẹp hơn vai. Hít đất tay rộng (wide-grip push-up). Giống hít đất bình thường nhưng hai tay rộng hơn vai. Hít đất dễ hơn thông thường, tập trung vào phần ngực và vai. Hít đất vỗ tay (clap push-up). Hít đất bình thường nhưng lúc hít lên, đẩy cơ thể lên thật cao rồi nhanh chóng vỗ tay lúc đang trên không. Việc hít như vậy sẽ phát triển sức mạnh bộc phá, đồng thời khiến cơ vùng ngực định hình hơn. Hít đất kiểu Người Nhện (Spiderman push-up). Hít đất bình thường nhưng nâng một chân lên cao tới chỗ khuỷa tay mình lúc hít xuống, rồi đổi qua chân kia, giống kiểu lúc Người Nhện leo tường. Có thể tăng độ khó bằng cách lúc hít xuống giữ một lúc tầm 2 giây. Hít đất Ấn Độ. Dand, còn được gọi là hít đất kiểu Ấn Độ, là một biến thể hít đất kết hợp uốn cơ thể. Cũng được dùng trong chế độ tập luyện của Lý Tiểu Long, gọi là "cat stretch" . Hít đất với tường (wall push-up). Đặt tay lên tường và hít đất. Phiên bản này cũng hỗ trợ cho người mới tập hít đất. Hít đất với bàn hoặc ghế (table/chair push-up). Đặt chân lên bàn hoặc ghế rồi hít đất, càng cao càng khó. Hít đất 3 pha (Three-phase push-up). Hít đất bình thường nhưng chia ra riêng thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn làm thật chậm. Bắt đầu với tư thế hít bình thường, tay duỗi thẳng. Giai đoạn đầu tiên là hít xuống để khuỷa tay vuông góc. Giai đoạn thứ hai đẩy cơ thể lên. Giai đoạn thứ ba là trở lại vị trí xuất phát. Hít đất kim cương (Diamond push-up). Hít đất để ngón trỏ và ngón cái của 2 tay chạm nhau, tạo hình kim cương. Kĩ thuật cần cơ tam đầu cánh tay đủ khoẻ. Hít đất Hollow-Body. Hít đất nhón chân, đưa thân trên cơ thể lên cao rồi hít. Hít đất Aztec (Aztec push-up). Một kiểu tập luyện Plyometric, hít đất nâng cao. Khi hít lên xong, đẩy người thật mạnh để tay chạm vào mũi chân. Hít đất 360 độ (360 push-up). Cũng là Plyometric, đẩy cơ thể lên thật cao đủ để xoay người lại 360 độ. Hít đất Planche (Planche push-up). Một kĩ thuật hít đất khó, cũng là một động tác khó trong Calisthenics, đòi hỏi khối lượng thời gian và tập luyện đáng kể. Thực hiện hít đất ở động tác Planche, giữ tư thế giống hít đất nhưng nâng cả cơ thể, bao gồm cả thân dưới lên cao, sao cho cơ thể tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất. Hít đất này khó vì không chỉ nâng toàn bộ cơ thể, ta còn cần giữ sự thăng bằng để cơ thể thẳng song song mặt đất. Hình phạt. Chống đẩy là một hình thức phổ biến của hình phạt được sử dụng trong quân đội, thể dục thể thao, trường học, hoặc trong một số môn võ thuật. Tuỳ theo mức độ phạm lỗi, người chịu phạt sẽ phải thực hiện các động tác, mức độ khác nhau. 20 đến 50 cái/ lần chống đẩy là khuôn mức hình phạt hợp lý. Ở nhiều trường học, chống đẩy thường được áp dụng trong giờ thể dục. Khi học sinh phạm lỗi, giáo viên sẽ ra hình phạt, số lần chống đẩy và yêu cầu học sinh thực hành hình phạt.
1
null
Mã Hy Thanh () (899-15 tháng 8, 932), tên tự Nhược Nột (若訥), được truy phong là Hành Dương Vương (衡陽王), là quân chủ thứ nhì của nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Ông trị vì trong thời gian từ sau khi cha của ông qua đời vào năm 930 đến khi bản thân ông qua đời vào năm 932. Thân thế. Mã Hy Thanh sinh năm 899, trong thời gian trị vì của Đường Chiêu Tông, ông là thứ tử của quân phiệt Mã Ân. Đương thời, Mã Ân kiểm soát Đàm châu, và chưa kiểm soát được hoàn toàn Vũ An, song đang trong quá trình củng cố quyền lực. Mẹ của Mã Hy Thanh là Viên thị, bà là người thiếp được Mã Ân sủng ái, huynh trưởng của Mã Hy Thanh là Mã Hy Chấn (馬希振) là con ruột của chính thất. (Mã Ân được ghi chép là có ít nhất 35 con trai, Viên thị còn sinh Mã Hy Vượng (馬希旺), song các quân chủ của Sở sau Mã Hy Thanh có vẻ như không phải do bà sinh ra, trong đó Mã Hy Phạm và Mã Hy Quảng do Trần thị sinh.) Mã Hy Thanh và Mã Hy Phạm sinh cùng ngày, song Mã Hy Thanh sinh trước. (Một người khác có vẻ như cũng sinh cùng ngày, do Mã Hy Phạm được thuật lại là tứ tử của Mã Ân.) Thời Mã Ân trị vì. Mã Ân dần khoách trương lãnh thổ, trở thành một chư hầu của triều Hậu Lương, rồi triều Hậu Đường, và được phong tước Sở vương; và Sở quốc vương. Mã Ân sau đó tiến hành kiến quốc, thiết lập bá quan, đến năm 929, Mã Ân bổ nhiệm Vũ An tiết độ phó sứ, kiêm quyền Trường Sa phủ Mã Hy Thanh làm "Tri chính sự", "Tống lục trung ngoại chư quân sự". Từ khi đó, quốc chính đều thông qua Mã Hy Thanh trước khi báo cho Mã Ân. (Mã Hy Chấn chính thất sinh ra và là huynh trưởng, do vậy theo tục lệ truyền thống sẽ là người kế vị, song Mã Hy Thanh được chọn vì Viên đức phi là người được Mã Ân sủng ái. Mã Hy Chấn trở thành một đạo sĩ và thoát ly khỏi chính trường.) Sau khi nắm quyền lực tại Sở, Mã Hy Thanh trở nên nghi ngờ mưu chủ của cha là Cao Úc (高郁). Ban đầu, Nam Bình vương Cao Quý Hưng khiển sứ đưa thư cho Mã Hy Thanh, bề ngoài là để xin phép được kết làm huynh đệ với Cao Úc, khiến ngờ vực trong lòng Mã Hy Thanh nổi lên. Trong khi đó, Hành quân tư mã Dương Chiêu Toại (楊昭遂) là người trong tộc của thê của Mã Hy Thanh, người này âm mưu thay thế vị trí của Cao Úc, do đó thường xuyên gièm pha Cao Úc trước Mã Hy Thanh. Mã Hy Thanh do đó nói với cha rằng Cao Úc xa xỉ, lạm quyền, tiếp xúc với bên ngoài, đề nghị cha diệt trừ. Mã Ân từ chối, sau do Mã Hy Thanh liên tục thỉnh bãi binh quyền của Cao Úc, Cao Úc bị làm hành quân tư mã. Cao Úc nói với thân tín "Ta xây gấp phủ ở Tây Sơn để quy lão, chế tử lớn dần và nay có thể cắn người." Mã Hy Thanh tức giận và giả lệnh Mã Ân để sát hại Cao Úc cùng gia tộc. Khi Mã Ân hay tin, ông đấm ngực kêu khóc thảm thiết, song không trừng phạt Mã Hy Thanh. Tháng 10 ÂL năm Canh Dần (930), Mã Ân bị bệnh nằm trên giường, khiển sứ sang Hậu Đường xin truyền vị lại cho Mã Hy Thanh. Triều đình Hậu Đường không tin tưởng Mã Hy Thanh, nên ngày Tân Hợi (21) cùng tháng (14 tháng 11), chỉ bổ nhiệm ông làm giữ chức Vũ An tiết độ sứ, kiêm Thị trung. Ngày Kỷ Tị (10) tháng 11 (2 tháng 12), Vương Ân qua đời, di mệnh chư tử phải truyền lại ngôi vị cho huynh đệ, còn để kiếm ở từ đường và nói ai làm trái mệnh thì hãy giết. Chư tướng Sở ban đầu muốn khiển binh trấn thủ biên cảnh rồi mới phát tang, song theo ý của Binh bộ thị lang Hoàng Tổn (黃損), họ cử người cáo chung và để Mã Hy Thanh kế vị. Trị vì. Mã Hy Thanh tập vị vào ngày Bính Tuất (27) tháng 11 (tức 19 tháng 12), tuyên bố theo di mệnh tiến hành bỏ kiến quốc, phục phép chế 'trấn' như xưa. Ngày Canh Tuất (21) tháng 12 (12 tháng 1 năm 931), Hậu Đường Minh Tông trao thêm cho Mã Hy Thanh chức Tĩnh Giang tiết độ sứ, kiêm "Trung thư lệnh". Mã Hy Thanh nghe được chuyện Hậu Lương Thái Tổ thích ăn gà thì cũng bắt chước theo, một ngày giết 50 con gà để ăn, điều này không phù hợp trong giai đoạn để tang, khuôn mặt ông cũng không tỏ vẻ buồn rầu. Ngày Canh Thân (7) tháng 12 năm Tân Mão (17 tháng 1 năm 932), táng Mã Ân tại Hành Dương, Mã Hy Thanh ăn nhiều thịt gà trước khi khởi hành từ Trường Sa, Lại bộ thị lang Phan Khởi (潘起) mỉa mai. Trong thời gian Mã Hy Thanh trị vì, Sở chịu cảnh đại hạn, tháng 7 ÂL năm Nhâm Thìn (932), ông mệnh đóng cửa đền thờ thần Nam Nhạc và chư thần, song hạn hán vẫn tiếp tục. Ngày Tân Mão (11) cùng tháng (15 tháng 8), Mã Hy Thanh qua đời, Mã Hy Phạm kế vị. Ông được truy phong là Hành Dương vương.
1
null
"Babe I'm Gonna Leave You" là ca khúc nhạc folk được viết bởi Anne Bredon (hay còn được biết tới dưới nghệ danh Anne Johannsen) vào cuối những năm 1950. Ca khúc này được thu âm lần đầu bởi Joan Baez (trở nên nổi tiếng tới mức nhiều người tưởng lầm là sáng tác của cô) và được đưa vào album "Joan Baez in Concert, Part 1" (1962), và sau đó là ban nhạc rock người Anh, Led Zeppelin, trong album đầu tay của họ "Led Zeppelin" (1969). Một số bản thu nổi tiếng khác của ca khúc này có thể kể tới của The Plebs (1964 Decca Records UK/MGM Records USA), The Association năm 1965 (và ấn bản trực tiếp vào năm 1970) và ban nhạc pop Mark Wynter. Quicksilver Messenger Service cũng từng thu ca khúc này vào năm 1967, và ban nhạc Man sau đó hát lại ấn bản của QMS trong album "Maximum Darkness" (1976).
1
null
Gonatidaelà một họ mực kích cỡ vừa. Họ này có chứa khoảng 19 loài trong ba chi, phân bố rộng rãi và phong phú ở vùng biển bắc lạnh của Thái Bình Dương. Ít nhất một loài được biết đến từ Nam Cực nước, và hai từ Bắc Đại Tây Dương.
1
null
"Seasons in the Sun" là một hit của Terry Jacks vào năm 1974. Nó dựa trên bài Chanson "Le Moribond" („Người sắp chết") của ca sĩ người Bỉ Jacques Brel phát xuất từ năm 1961. Bài này đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1963.. Nhưng mãi đến khi ca sĩ người Canada trình bày thì bài này mới trở một hit nổi tiếng khắp thế giới. Nó trở thành hit số 1 vào năm 1974 tại Canada, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Anh, Na Uy và Bỉ. Bài này của Terry Jacks là một số ít các bản nhạc đơn mà đã bán được trên 10 triệu lần trên khắp thế giới. Nội dung bài hát là lời chia tay của một người sắp chết với thân nhân và bè bạn. Những khác biệt. Khác với bản Chanson nguyên thủy của Jacques Brel, lời của bài hát cũng như cách trình bày của Terry Jacks rõ ràng nhẹ nhàng và cảm động nhiều hơn. Trong bản gốc người hát từ biệt người bạn thân nhất, một người cha xứ làng, người tình của vợ mình và cuối cùng người vợ không chung thủy. Trong bản của Terry Jacks thì „Michelle" có lẽ là người bạn gái, mà đã có những ảnh hưởng tốt đến cuộc đời của người hát. Trong đoạn thứ hai thì người hát từ biệt và cáo lỗi với người cha, vì đã không làm được những gì ông mong muốn. Bài hát nhờ đó có âm hưởng giáo dục. Còn đoạn lập lại, trong khi bài của Jacques Brel sinh động, người hát kêu gọi mọi người hãy vui mừng và mở tiệc tùng khi ông chết, thì đoạn của Terry Jacks có âm hưởng lãng mạn u sầu. Những bản trình diễn khác. "Seasons in the Sun" sau đó cũng được trình diễn bởi nhiều người khác cùng thời, trong số đó có nhóm Mamas and Papas và Cat Stevens. Sau này được trình bày bởi ban nhạc Nirvana và Westlife. Bản tiếng Việt có tựa là "Những mùa nắng đẹp" được dịch bởi nhạc sĩ Phạm Duy. Lời dịch rất sát nghĩa với bản tiếng Anh.
1
null
Joubiniteuthis portieri còn được gọi là Mực Joubin, là một loài mực hiếm, nhỏ tìm thấy ở cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và trong trường hợp hiếm hoi, Ấn Độ Dương. Loài này được đặt theo tên Louis Joubin, một nhà động vật học Pháp. Được biết, nó có áo đạt chiều dài 9 cm.
1
null
Átmốtphe tiêu chuẩn (tiếng Anh: Standard atmosphere, ký hiệu: atm) là đơn vị đo áp suất, không thuộc hệ đo lường quốc tế SI, được Hội nghị toàn thể về Cân đo lần thứ 10 thông qua và định nghĩa chính xác là bằng 1 013 250 dyne trên mét vuông (101 325 pascal). 1 atm tương đương với áp suất của cột thủy ngân cao 760 mm tại nhiệt độ 0 °C (tức 760 Torr) dưới gia tốc trọng trường là 9,80665 m/s². Tuy không là đơn vị SI nhưng átmốtphe tiêu chuẩn vẫn là đơn vị hữu ích bởi đơn vị pascal quá nhỏ và bất tiện. Ngày xưa ở châu Âu còn có đơn vị átmốtphe kỹ thuật (ký hiệu: at), được định nghĩa là áp suất cột nước cao 10 mét; 1 at = 98 066,5 Pa (giá trị chính xác). Lịch sử. Năm 1954, Hội nghị toàn thể về Cân đo lần thứ 10 đã thông qua "átmốtphe tiêu chuẩn" và xác nhận định nghĩa 1 átmốtphe tiêu chuẩn bằng 1 013 250 dyne/m². Giá trị này đại diện cho áp suất khí quyển bình quân đo tại mực nước biển trung bình tại vĩ độ của Paris (Pháp), nói rộng ra là đại diện cho áp suất khí quyển bình quân đo tại mực nước biển trung bình của nhiều quốc gia công nghiệp có cùng vĩ độ với Paris. Trong hóa học, nguyên thủy khái niệm "Nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn" (STP) được định nghĩa là nhiệt độ tham chiếu 0 độ C (273,15 độ K) và áp suất 101,325 kPa (1 atm). Tuy nhiên vào năm 1982, IUPAC khuyến nghị nên định nghĩa "áp suất tiêu chuẩn" chính xác bằng 100 kPa (1 bar). Giá trị chuyển đổi tương đương. Áp suất 1 atm có thể được diễn đạt: Ứng dụng khác. Những người thích môn thể thao lặn biển hay dùng từ átmốtphe và "atm" khi đề cập đến các giá trị áp suất trong tương quan so sánh với áp suất khí quyển bình quân tại mực nước biển (1,013 bar). Ví dụ áp suất riêng phần của khí oxy thường được xác định từ không khí tại mực nước biển, vì thế mà áp suất đó có đơn vị là átmốtphe.
1
null
Átmốtphe kỹ thuật (tiếng Anh: Technical atmosphere, ký hiệu: at) là đơn vị áp suất không nằm trong SI, tương đương một kilôgam lực trên xentimét vuông. Ký hiệu "at" của átmốtphe kỹ thuật dễ gây nhầm lẫn với ký hiệu "kat" của katal - đơn vị đo hoạt độ chất xúc tác, bởi lẽ kilô átmốtphe kỹ thuật sẽ có ký hiệu là "kat".
1
null
Dror là loại súng máy hạng nhẹ được đưa vào phục vụ sớm nhất trong lực lượng quân đội của Israel. Chế tạo trước cả khi nhà nước Israel hình thành năm 1948, nhiều xưởng cơ khí tại khu vực này đã cố gắng bí mật chế tạo loại súng này bằng tất cả những gì có sẵn lúc mà các dấu hiệu của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 tới gần. Lịch sử. Súng được phát triển dựa trên khẩu Johnson M1941 sau khi bản vẽ và quy trình sản xuất loại súng này được tuồn lậu về khu vực lách qua lệnh cấm vận vũ khí cho lực lượng vũ trang Do Thái đang được thi hành khi đó, thiết kế có sự thay đổi trong hệ thống nạp đạn cũng như kích thước. Loại súng này được phát triển cho loại đạn 7,7×56R (.303 British) mà quân đội Anh đã bỏ lại với số lượng lớn sau khi rút khỏi khu vực. Nhưng do đây là loại đạn có vành vốn không thích hợp với hệ thống nạp đạn của loại súng này nên nó luôn gặp trục trặc trong việc nạp đạn. Việc đó đã ngăn khả năng chế tạo và sử dụng chúng một cách rộng rãi trong cuộc chiến năm 1948, dù sau đó chuyển sang dùng loại đạn 7,92×57mm Mauser do hãng IMI sản xuất nó cũng không qua được việc thử nghiệm để phục vụ chính thức trong lực lượng chính quy của Israel vì độ tin cậy thấp trong điều kiện nhiều cát bụi một nhược điểm vốn đã có từ khẩu M1941, thay vào đó là khẩu FN model D còn Dror được chuyển sang dùng hầu hết trong huấn luyện. Thiết kế. Dror sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật với hệ thống lùi nòng ngắn và khóa nòng xoay. Nòng súng được đặc toàn bộ trong một ống có nhiều lỗ để làm mát bao bên ngoài. Khi bắn nòng và bolt sẽ cùng lùi lại cho đến khi móc phía trên của bolt đi vào một rãnh xoắn khiến nó xoay mở khóa tách khỏi nòng súng và tiếp tục lùi về phía sau cho chu kỳ nhả vỏ đạn và nạp viên đạn mới. Đầu nòng súng có thể gắn thêm bộ phận chống giật cũng như tích hợp chân chống chữ V. Súng sẽ bắn với bolt mở khi ở chế độ bắn tự động để việc tản nhiệt được tốt hơn còn khi ở chế độ bán tự động nó sẽ bắn với bolt đóng để có độ chính xác cao hơn. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm phía bên phải thân súng phái trên tay cầm cò súng. Với mẫu dùng đạn 7,92×57mm thì nòng có thể nhanh chóng tháo ráp để tránh việc bị quá tải nhiệt, tay cầm phía trên thân súng cũng là bộ phận giúp việc thóa nòng súng nóng trở nên dễ dành hơn. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thước ngắm. Với mẫu dùng đạn 7,7×56R (.303 British) thì hộp đạn rời gắn phía bên thân súng còn mẫu dùng đạn 7,92×57mm thì hộp đạn gắn phía dưới thân súng.
1
null
Northrop Grumman X-47 là một mẫu trình diễn máy bay chiến đấu không người lái (UCAV). X-47 là một phần thuộc chương trình J-UCAS của DARPA, và hiện nay là một phần của chương trình UCAS-D của Hải quân Hoa Kỳ, nhằm chế tạo máy bay không người lái hoạt động trên tàu sân bay.
1
null
Northrop Grumman X-47B là một mẫu trình diễn máy bay chiến đấu không người lái (UCAV), được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay.X-47B cũng là máy bay tấn công không người lái đầu tiên trên thế giới có khả năng tiếp nhiên liệu trên không Biến thể. Original proof-of-concept prototype with a 19-foot (5.9 m) wingspan, first flown in 2003.
1
null
Northrop Grumman X-47C là một loại máy bay không người lái tàng hình. X-47A và X-47B là mẫu thiết kế trước là máy bay không người lái có thể "tàng hình", và nó cần phải tránh được radar. Theo kế hoạch nó có tải trọng tới , hơn hẳn so với X-47A.
1
null
Bài này liệt kê các đảng phái chính trị ở Myanmar. Myanmar là một nhà nước độc đảng toàn trị với Đảng cầm quyền được sự hậu thuẫn của quân đội là Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển. Các đảng khác được phép tồn tại về mặt pháp lý, nhưng thường được cho là không có cơ hội giành được chiến thắng quyền lực trên thực tế.
1
null
Hero Beauregard Fiennes-Tiffin (sinh ngày 6 tháng 11 năm 1997) là nam diễn viên người Anh được biết đến nhiều nhất với vai Chúa tể Voldemort năm 11 tuổi khi còn ở trong cô nhi viện trong tập phim Harry Potter và Hoàng tử lai, phần thứ 6 trong loạt phim ăn khách đình đám Harry Potter. Tiểu sử. Hero Fiennes-Tiffin sinh ra sinh ra tại London, Anh trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố anh là đạo diễn George Tiffin, mẹ anh là đạo diễn, nhà văn, sản xuất phim Martha Fiennes. Anh còn có người chú là nam diễn viên nổi tiếng Ralph Fiennes, người thủ vai Chúa tể Voldemort Nam diễn viên Hero Fiennes-Tiffin lớn lên cùng mẹ, anh trai Titan và em gái Mercy tại miền nam nước Anh. Lúc nhỏ, Hero theo học tại trường tiểu học Raey (Lambeth), sau đó là trường công Emanuel và trường Graveney. Anh là thành viên của Gia đình Twisleton-Wykeham-Fiennes. Đây là gia tộc nổi tiếng khi tất cả thành viên trong gia đình đều là diễn viên, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhiếp ảnh gia, sử gia… Sự nghiệp. Fiennes-Tiffin lần đầu tiên đóng vào vai Spartak trong phim tình cảm "Bigga Than Ben" vào năm 2008. Năm 2009, Hero tham gia casting phim “Harry Portter và Hoàng tử lai”. Anh đã vượt qua hàng ngàn thí sinh nhí để nhận được vai diễn Tom Riddle (Voldemort lúc nhỏ) sau đó có không ít điều tiếng và viện dẫn rằng quan hệ của gia đình đã giúp anh có được vai diễn này. Riêng đạo diễn của phần 6 trong loạt phim này, David Yates nói rằng Fiennes-Tiffin được chọn nhờ vào khả năng phát hiện phần khuất sâu thẳm trong tâm trí của cậu ấy. Năm 2012, Hero Fiennes-Tiffin tiếp tục tham gia vào bộ phim Private Peaceful. Đây là bộ phim có nội dung xoay quanh cuộc Thế chiến thứ nhất ở Pháp. Vào vai Charlie lúc nhỏ, Hero đã lần nữa khẳng định tài năng diễn xuất của mình. Bẵng đi một thời gian, mãi đến năm 2019, người ta mới được thấy Hero Fiennes-Tiffin trong phim After. Bộ phim thành công giúp anh được nhiều khán giả để mắt hơn. Gắn bó với dự án phim After cho đến phần mới nhất năm 2020 là After we collided. Năm 2018, Hero đã được lựa chọn để tham gia bộ phim tình cảm After dựa trên tiểu thuyết bán chạy cùng tên. Tác phẩm thành công về mặt thương mại, khiến Hero được nhiều người để mắt đến hơn. Anh chàng gắn bó với dự án này cho tới cả phần phim mới nhất là After We Fell vừa ra mắt trên Netflix. Ngoài ra, Hero còn tham gia một số dự án phim điện ảnh khác, chủ yếu ở lĩnh vực tình cảm, drama. 2 bộ phim sắp tới của nam diễn viên có tên là First Love và The Woman King. Yates nói rằng anh không chọn cho vai này vì mối quan hệ với Ralph Fiennes, đồng thời thừa nhận sự giống nhau giữa hai chú cháu rất chắc chắn. Yates khen ngợi diễn viên nhí rất tập trung và có nguyên tắc kỷ luật và thấy được phần nào góc tối và trống rỗng trong tâm hồn nhân vật qua sự diễn tả của cậu bé và có một khả năng tái hiện và mang lại một nhân vật Tom Riddle hắc ám, ảm đạm rất chân thực trên màn ảnh đến với khán giả." Thành Tựu. Là một diễn viên còn rất trẻ nhưng Hero Fiennes-Tiffin đã sở hữu cho mình nhiều vai diễn ấn tượng. Trong công việc, Hero rất chuyên nghiệp nên rất được khán giả trong nước và thế giới quan tâm. Sau khi dậy thì thành công, Hero khiến nhiều chị em phải phát cuồng vì vẻ đẹp lãng tử, ánh mắt chết người. Sở hữu chiều cao cùng cân nặng đạt chuẩn, gương mặt góc cạnh nam tính. Tất cả đã giúp anh trở thành người mẫu có mặt ở nhiều nhãn hàng lớn như D&G, Dior, H&M, Superdry,… Năm 2019, Hero Fiennes-Tiffin thành công nhận về cho mình hai giải thưởng gồm giải Teen Choise và giải ngôi sao mới thuộc Liên hoan phim Ischia. Hiện tại, Hero sở hữu cho mình lượng fan hùng hậu. Anh được người hâm mộ đặt biệt danh là “Anh hùng Fiennes Tiffin”. Hero Fiennes-Tiffin hiện đang sở hữu cho mình khối tài sản khổng lồ có giá trị. Đời tư. Là một người cực kỳ kín tiếng trong chuyện công việc và tình cảm, gia đình, Hero Fiennes-Tiffin rất ít khi tiết lộ về đời tư của mình. Anh chàng chưa từng có một drama tình cảm hẹn hò nào cho đến thời điểm hiện tại. Fiennes-Tiffin sống tại miền nam nước Anh với mẹ, anh trai Titan và em gái Mercy. Anh theo học tại Trường công Emanuel.
1
null
Lực lượng Vũ trang Myanmar hay Quân đội Myanmar, còn được gọi là Tatmadaw trong tiếng Myanmar () là lực lượng quân sự của Myanmar (còn gọi là Miến Điện). Quân đội được quản lý bởi Bộ Quốc phòng và bao gồm các nhánh Lục quân, Hải quân và Không quân. Các nhánh phụ khác bao gồm Cảnh sát Myanmar, Dân quân Nhân dân và Lực lượng Biên giới còn được gọi là Na Sa Kha. Từ năm 2013 thì Lực lượng Biên giới không còn thuộc Các Lực lượng Vũ trang Myanmar. Riêng nhánh Cảnh sát thì do Bộ Nội vụ quản lý, dù vẫn là một bộ phận của Lực lượng Vũ trang Myanmar. Lịch sử. Thời kỳ trước thuộc địa. Lực lượng vũ trang Hoàng gia là lực lượng vũ trang của chế độ quân chủ của Myanmar từ 9 đến thế kỷ thứ 19.Là quân đội của triều đại Pagan,Triều Ava, Triều Toungoo và Triều Konbaung theo thời gian. Quân đội là một trong những lực lượng vũ trang chính của Đông Nam Á cho đến khi bị Vương quốc Anh đánh bại những năm 60 của thế kỷ 19. Quân đội đã được tổ chức thành quân đội thường trực nhỏ khoảng vài ngàn, bảo vệ thủ đô và cung điện, và quân đội nghĩa vụ dựa vào thời chiến.Chế độ nghĩa vụ dựa vào hệ thống ahmudan, yêu cầu người đứng đầu các địa phương phải cung cấp hạn ngạch xác định nam giới đủ điều kiện theo dân số trong thời chiến. Quân đội thời chiến cũng bao gồm tượng binh, kỵ binh, pháo binh và hải quân. Súng được mua từ Trung Quốc vào cuối thế kỷ 14, trở thành vũ khí chiến lược qua nhiều thế kỷ. Súng hoả mai và pháo binh là 2 đơn vị đặc biệt đầu tiên, được trang bị súng hỏa mai và đại bác Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16. Ngoài đơn vị đặc biệt, không có chương trình đào tạo chính thức cho lính nghĩa vụ thường xuyên,phải có kiến thức căn bản về phòng thủ, và sử dụng súng hoả mai. Khoảng cách công nghệ giữa cường quốc châu Âu được phát triển mạnh vào thế kỷ 18, quân đội phụ thuộc vào người châu Âu để mua vũ khí hiện đại hơn. Trong khi quân đội được tổ chức riêng để chống lại quân đội của các nước láng giềng, công nghệ của châu Âu giảm dần theo thời gian. Trong khi đánh bại Bồ Đào Nha và Pháp xâm lược trong các thế kỷ 17 và 18, quân đội không thể ngăn bước tiến của Đế quốc Anh trong thế kỷ 19, thất bại sau ba cuộc chiến tranh Anh-Miến Điện. Ngày 1 tháng 1 năm 1886, chế độ quân chủ Miến Điện và quân đội Hoàng gia bị người Anh xóa bỏ. Thời kỳ thuộc địa (1824–1948). Đế quốc Anh sử dụng Quân đội Ấn Độ và Gurkha để bình ổn và cai trị khu vực.Tại Tỉnh Miến Điện,Anh áp dụng cơ chế quân đội Ấn Độ kết hợp với quân bản địa là người thiểu số của Miến Điện như:Karen, Kachin và Chin.Chính quyền Anh không tin vào người Miến Điện.Trước 1937 chỉ có vài ngoại lệ,còn đâu không có Người Miến trong quân đội thuộc đia. Vào đầu thế chiến thứ 1,Trung đoàn quân bản địa phục vụ trong Quân đội Ấn Độ chỉ có Trung đoàn bộ binh 70,và được chia thành 3 tiểu đoàn Karen,Kachin,Chin.Trong chiến tranh chính quyền Anh nới lỏng lệnh cấm,nâng cấp 1 tiểu đoàn trong Trung đoàn 70 lên thành 1 Đại đội súng trường 85 và 7 đại đội Cơ Vận tải.Ngoài ra còn 3 đại đội đặc công và mỏ đa phần là người Miến Điện và 1 đại đội trong Quân đoàn Tiên phong Hoàng gia đa phần là người Chin và Miến.Tất cả đều được hoạt động từ năm 1917 ở Miến Điện,Trung đoàn 70 đồn trú tại Ai Cập,Quân đoàn Tiên phong Hoàng gia đóng tại Pháp. 1 Đại đội phục vụ ở Lưỡng hà sông Tigris. Khi chiến tranh kết thúc,chính quyền Anh ngừng tuyển dụng người Miến,và 1 đại đội bị giải tán vào năm 1925.Đại đội cuối cùng bị giải tán là Đại đội đặc công và mỏ vào năm 1929.Anh sử dụng Ấn Độ thuộc địa và dân tộc thiểu số trong quân đội để đàn áp các cuộc biểu tình và nổi loạn,đặc biệt là cuộc nổi dậy của nông dân Saya San vào năm 1930-1931.Các chính sách đã chia rẽ các dân tộc của Miến Điện trong thời gian dài.Vào ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành thuộc địa riêng biệt, và Người Miến đã đủ điều kiện để nhập ngũ. Nhưng ít người Miến tham gia. Trước khi thế chiến II, quân đội Miến Điện thuộc Anh bao gồm Karen (27,8%), Chin (22,6%), Kachin (22,9%), và Miến 12,3%, không tính sĩ quan. Vào tháng 12 năm 1942 một nhóm hoạt động độc lập thành lập Quân đội độc lập Miến Điện (BIA)với sự hỗ trợ của Nhật Bản.Quân đội do Aung San lãnh đạo đứng về phe của Đế quốc Nhật Bản.Hàng ngàn thanh niên tham gia,ước tính có số lượng khoảng từ 15.000 đến 23.000. Đại đa số tân binh là người Miến, với ít người là dân tộc thiểu số. Nhiều người trong số các tân binh thiếu kỷ luật. Tại Myaungmya ở vùng đồng bằng Irrawaddy, một cuộc chiến tranh dân tộc đã nổ ra giữa BIA và Karen, cả hai bên đều chịu trách nhiệm về vụ thảm sát. BIA được thay thế bằng Quân đội Quốc phòng Miến Điện, được thành lập trên 26 tháng 8 năm 1942 với 3000 cựu binh BIA. Ngày 01 tháng 8 năm 1943 Quân đội trở thành Quân đội Quốc gia Miến Điện (BNA) với Ne Win là chỉ huy khi Miến Điện được độc lập trên danh nghĩa. Vào cuối năm 1944, có quân số khoảng 15.000 người. Vỡ mộng với Nhật Bản,ngày 27 tháng 3 năm 1945 BNA chuyển phe gia nhập phe đồng minh chống phát xít. Thời kỳ sau Thế chiến đến nay. Tại thời điểm độc lập năm 1948,Tatmadaw yếu, nhỏ và bị chia rẽ. Những rạn nứt xuất hiện theo thành phần sắc tộc, liên minh chính trị, nguồn gốc tổ chức và dịch vụ khác. Sự can thiệp của người dân và chính trị gia vào lĩnh vực quân sự,và sự nhận thức khác biệt giữa sĩ quan tham mưu và chỉ huy trưởng đã làm gây mất đoàn kết và hoạt động.Nghiêm trọng nhất là căng thẳng giữa sĩ quan người Karen của Quân đội Anh Miến và sĩ quan người Miến của Lực lượng yêu nước Miến Điện (PBF). Theo Hội nghị Kandy tháng 9 năm 1945,Tatmadaw được tổ chức lại bắng cách hợp nhất 2 lực lượng Quân đội Anh Miến và Lực lượng yêu nước Miến. Sĩ quan được chia sẻ bằng các cựu sĩ quan PBF, Quân đội Anh Miến và Tổ chức Dự bị Quân đội Miến Điện (ARBO). Anh thành lập "Lớp Tiểu đoàn" dựa trên các dân tộc,có 15 tiểu đoàn bộ binh tại thời điểm độc lập,4 trong số đó được tạo từ PBF.Các cựu sĩ quan PBF không có vị trí thế lực trong Bộ Chiến tranh và mệnh lệnh. Tất cả dịch vụ bao gồm kỹ sư quân sự, cung cấp và vận tải, khí tài và dịch vụ y tế, hải quân và không quân thuộc quyền chỉ huy của cựu sĩ quan ABRO và Quân đội Anh Miến. Văn phòng chiến tranh được thành lập vào ngày 08 tháng 5 năm 1948 thuộc Bộ Quốc phòng và Văn phòng Hội đồng chiến tranh dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.Đứng đầu Văn phòng chiến tranh là Tham mưu Trưởng, Phó Tham mưu trưởng, đứng đầu hải quân, đứng đầu không quân, Sĩ quan quản trị cao cấp và Chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Phó Tham mưu trưởng (VCS), cũng là Tổng tham mưu trưởng và đứng đầu Văn phòng Tổng tham mưu. VCS giám sát các vấn đề Tổng tham mưu và có ba văn phòng chi nhánh: GS-1 hoạt động và Đào tạo, GS-2 nhân viên thuế và Kế hoạch; GS-3 tình báo. Quân đoàn tín hiệu và Quân đoàn kỹ thuật cũng chịu sự chỉ huy của Tổng tham mưu. Ngày 14 tháng 4 năm 1948,Thông qua sắc lệnh quân sự Tổng Tham mưu trưởng thuộc Văn phòng chiến tranh và mang hàm cấp thiếu tướng.Sau đó được nâng lên hàm Trung tướng.Phó tổng tham mưu hàm Thiếu tướng. Tổ chức lại 1956. Theo lệnh của Văn phòng Chiến tranh số (9) 1955 vào ngày 28 tháng 9 năm 1955, Tham mưu trưởng trở thành Tổng Tư lệnh, Tham mưu trưởng lục quân trở thành Phó Tổng Tham mưu (Lục quân), Tham mưu trưởng Hải quân trở thành Phó Tổng Tham mưu (Hải quân) và Tham mưu trưởng Không quân trở thành Phó Tổng Tham mưu (Không quân). Ngày 1 tháng 1 năm 1956, Văn phòng Chiến tranh chính thức được đổi tên thành Bộ Quốc phòng. Tướng Ne Win trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội Miến Điện chỉ huy cả ba lực lượng - Lục quân, Hải quân và Không quân - lần đầu tiên dưới một tư lệnh thống nhất duy nhất. Chuẩn tướng Aung Gyi được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Tham mưu (Lục quân). Chuẩn tướng D. A Blake trở thành Tư lệnh Bộ Tư lệnh Quân khu Nam Miến (SBSD) và Chuẩn tướng Kyaw Zaw, thành viên trong "30 đồng chí", đã trở thành Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu Bắc Miến (NBSD). Thay mặt Chính phủ. Do tình hình chính trị suy thoái vào năm 1957, Thủ tướng Miến Điện, U Nu đã mời Tướng Ne Win thành lập "Thay mặt Chính phủ" và giao quyền cho ngày 28 tháng 10 năm 1958. Dưới sự quản lý của Chính phủ quân đội, các cuộc bầu cử quốc hội đã được tổ chức vào tháng 2/1960. Một số quan chức cao cấp và cấp cao đã bị miễn nhiệm do sự tham gia của họ và hỗ trợ các đảng chính trị khác nhau. Đảo chính năm 1962. Năm 1960 U Nu tái đắc cử trở thành Thủ tướng và đảng Pyidaungsu tiếp tục dẫn dắt đất nước. Ngày 2 tháng 3 năm 1962, Tổng Tham mưu trưởng Ne Win tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ và thành lập "Hội đồng Liên minh Cách mạng" Sau đó Miên Điện được quản lý bởi giới quân đội trong 12 năm, Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện là đảng duy nhất, và thành viên đa phần là giới quân sự. Miến Điện trở thành nước xã hội chủ nghĩa. Quốc hiệu của Miến Điện giai đoạn này là Liên bang Miến Điện (1962-1974) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Miến Điện (1974-1988). Đảo chính 1988. Trong thời gian diễn ra cuộc biểu tình 8888,Chủ tịch Đảng Cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa Miến Điện Ne Win ra tuyên bố về việc đàn áp biểu tình trên đài truyền hình. Sau đó các Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ như 22,33,44 được bố trí tại Yangoon chống lại quân biểu tình và Bang Karen.Ngày 8 tháng 8 năm 1988 Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ 22 nổ súng vào người biểu tình đã dẫn tới cuộc biểu tình lớn trên khắp cả nước. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1988,Lực lượng vũ trang dưới quyền của tướng Saw Maung đã thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Pháp luật Liên bang,bãi bỏ hiến pháp ban hành thiết quân luật.Tại thời điểm này quân đội chính thức kiểm soát cả nước. Học thuyết. Giai đoạn đầu (thời kỳ chiến tranh giành độc lập /Nội chiến). Học thuyết đầu tiên được phát triển và hình thành từ những năm 1950 để đối phó với các mối đe dọa từ các cường quốc từ bên ngoài và một cuộc tấn công bằng chiến tranh quy ước.Nhận thấy hiểm hoạ đối với an ninh quốc gia là bên ngoài hơn là đe doạ nội bộ.Hiểm hoạ nội bộ đối với an ninh quốc gia được quản lý thông qua lực lượng hỗn hợp và đảng phái chính trị. Trung tá Maung Maung phác thảo học thuyết quốc phòng dựa trên khái niệm cuộc chiến tranh với vũ khí thông thường, với sư đoàn bộ binh lớn, lữ đoàn thiết giáp, xe tăng và cơ giới hoá với sự huy động quần chúng cho nỗ lực tham chiến là yếu tố quan trọng của học thuyết. Mục tiêu là ngăn chặn các của xâm nhập vào biên giới ít nhất ba tháng, trong khi chờ lực lượng quốc tế tới, giống với hành động bằng can thiệp bằng lực lượng quốc tế của Liên Hợp Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, chiến lược thông thường theo khái niệm này của chiến tranh toàn diện bị suy yếu do thiếu sự chỉ huy và hệ thống kiểm soát, hệ thống hỗ trợ hậu cần chưa thích hợp, cơ sở kinh tế và tổ chức dân quân tự vệ còn yếu kém. Vào đầu 1950, trong khi Tatmadaw đã có thể tái khẳng định quyền kiểm soát hầu hết các phần của đất nước, lính Quốc Dân Đảng Trung Quốc (KMT) dưới quyền Tướng Li Mai, được hỗ trợ từ Hoa Kỳ, xâm lược Miến Điện và sử dụng biên giới của đất nước như bàn đạp để tấn công chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do đó trở thành mối đe dọa từ bên ngoài đối với an ninh quốc gia và chủ quyền của Miến Điện. Học thuyết thời kỳ đầu đã được kiểm tra lần đầu tiên trong chiến dịch " Naga Naing " vào tháng 2 năm 1953 chống lại sự xâm lược của lực lượng KMT. Học thuyết không tính tới hậu cần và chính trị của KMT được Hoa Kỳ hỗ trợ vì vậy Tatmadaw đã dẫn tới sự thất bại.Sau đó lãnh đạo Tatmadaw cho rằng giới truyền thông quá mức là một phần cho sự thất bại của chiến dịch "Naga Naing" Giai đoạn thứ 2 (thời kỳ chống KMT xâm nhập /Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện (BSPP)). Mặc dù thất bị Tatmadaw tiếp tục sử dụng học thuyết đến năm 1960.Học thuyết liên tục sửa đổi thông qua sự xâm nhập của KMT và đạt được thành công chống KMT trong giữa và cuối những năm 1950.Tuy nhiên,học thuyết và chiến lược không còn phù hợp đến cuối những năm 50 khi phiến quân và quân KMT thay đổi chiến lược và chiến thuật bằng cách tấn công du kích.Hội nghị hằng năm sĩ quan Tatmadaw (COs) năm 1958,Đại tá Kyi Win đệ trình lên một học thuyết mới.Dựa theo báo cáo của Kyi Win,Tatmadaw phát triển và hình thành một học thuyết mới phù hợp hơn trong cuộc chiến chống quân nổi loạn. Học thuyết thứ 2 là để đàn áp quân nổi dậy và sử dụng chiến tranh nhân dân,nhận thức mối đe dọa đến từ bên ngoài.Trong giai đoạn này,quan hệ bên ngoài về các vấn đề trong nội bộ và sự đe dọa trực tiếp đã được giảm thiểu bằng chính sách đối ngoại cô lập.Đó là tầm nhìn chung của các sĩ quan chỉ huy khi tình trạng nổi loạn chấm dứt, sự can thiệp nước ngoài sẽ xảy ra, do đó chống nổi dậy trở thành cốt lõi của học thuyết và chiến lược quân sự mới.Bắt đầu vào năm 1961, Ban Hội đồng quá trình huấn luyện quân sự phụ trách nghiên cứu cho hoạch định quốc phòng, học thuyết quân sự và chiến lược cho cả đe doạ nội bộ bên trong lẫn bên ngoài. Điều này bao gồm các ý kiến về tình hình chính trị của quốc tế và trong nước, nghiên cứu về sự xảy ra các cuộc xung đột, tập hợp các thông tin lập kế hoạch chiến lược và định rõ đường cuộc xâm lược của ngoại bang. Vào năm 1962, như một phần của việc hoạch định học thuyết quân sự mới, nguyên tắc chiến tranh chống du kích được tóm lược và chống nổi dậy - các khoá huấn luyện được chuyển giao kế hoạch tại các trường đào tạo.  Học thuyết mới sắp xếp ba kẻ thù tiềm năng bao gồm quân nổi dậy trong nội bộ, kẻ thù lịch sử với sức mạnh tương đương(tức Thái Lan), và quân xâm lược với vũ khí mạnh hơn. Trong việc đàn áp quân nổi loạn, Tatmadaw phải được huấn luyện để tiến hành cho sự thâm nhập từ tầm xa với chiến thuật liên tục tìm kiếm và tiêu diệt. Trinh sát, phục kích và ngày đêm tấn công và khả năng tấn công cùng với chiến thắng cả tâm trí là bộ phận quan trọng chiến tranh chống du kích.Để chiến thắng lịch sử với kẻ thù có sức mạnh tương đương, Tatmadaw áp dụng đánh nhau bằng chiến tranh với vũ khí thông thường và chiến lược chiến tranh toàn diện, không để mất lãnh thổ vào tay kẻ địch.Đối với kẻ thù có sức mạnh hơn và quân xâm lược nước ngoài, Tatmadaw áp dụng chiến tranh toàn diện với tất cả mọi người dân, và đặc biệt tập trung vào chiến lược du kích. Để chuẩn bị cho học thuyết mới,Chuẩn tướng Sanyu,Phó tham mưu trưởng đã gửi một phái đoàn do Trung tá Thura Tun Tin dẫn đầu đến Thụy Sĩ,Nam Tư,Tiệp Khắc và Đông Đức vào tháng 7 năm 1964 để nghiên cứu cơ cấu tổ chức,vũ khí,đào tạo,tổ chức lãnh thổ và chiến lược đối với lực lượng dân quân. Một nhó nghiên cứu cũng được thành lập tại Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu để nghiên cứu khả năng phòng thủ và đội hình lực lượng dân quân của các nước láng giềng. Học thuyết mới về chiến tranh nhân dân và chiến lược chống du kích của quân nổi dậy,chiến lược chiến tranh du kích chống quân xâm lược nước ngoài,được thiết kế thích hợp cho Miến Điện. Học thuyết bắt nguồn từ các quốc gia độc lập và chính sách đối ngoại chủ động,chính sách quốc phòng toàn dân,bản chất được nhìn nhận từ mối đe dọa địa lý tài nguyên, quy mô dân số so với các quốc gia láng giềng,nền kinh tế,lịch sử và chính trị.Học thuyết dựa vào "ba toàn bộ":dân số,thời gian,không gian (du-thone-du) và "bốn sức mạnh":nhân lực,vật chất,thời gian và tinh thần (Panama-lay-yat).Học thuyết đã không phát triển khái niệm về khả năng phủ nhận hoặc phản công chiến lược.Gần như dựa hoàn toàn vào chiến tranh cường độ thấp,như là chiến lược du kích để chống lại bất cứ hình thức xâm lược của ngoại bang.Chiến lược chống nổi dậy tổng thể bao gồm không những loại trừ người nổi loạn và cơ sở hỗ trợ của họ với chiến lược " bốn cắt ", mà còn xây dựng và chỉ định " vùng trắng " và " vùng đen " nữa. Vào tháng 4 năm 1968, Tatmadaw giới thiệu chương trình đào tạo chiến tranh đặc biệt tại "Trung tâm chỉ huy đào tạo" tại các chỉ huy khác nhau trong khu vực.Chiến thuật chiến tranh chống du kích được giảng dạy tại các trường dạy lực lượng tác chiến và cơ sở đào tạo khác,đặc biệt nhấn mạnh về phục kích và phản kích, chiến thuật vũ khí và chống nổi dậy, sáng kiến trận chiến cá nhân chiến thuật độc lập, chiến thuật biệt kích, và trinh sát. Hoạt động cấp tiểu đoàn cũng được chuyên dùng trong khu vực quân sự Tây Nam. Học thuyết quân sự mới được chính thức thông qua tại đại hội Đảng đầu tiên của BSPP vào năm 1971. BSPP đặt ra chỉ thị cho "hoàn toàn tiêu diệt quân nổi dậy là một trong những nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia "và kêu gọi" thanh lý quân nổi dậy thông qua sức mạnh của người lao động là mục tiêu trước mắt ". Học thuyết này đảm bảo vai trò của Tatmadaw ở trung tâm của hoạch định chính sách quốc gia. Trong suốt thời kỳ BSPP, học thuyết chiến tranh tổng hợp nhân dân đã được áp dụng trong các hoạt động chống quân nổi dậy, trong thời gian này Miến Điện đã không gặp phải bất kỳ cuộc xâm lược trực tiếp nào từ nước ngoài. Năm 1985, Trung tướng Saw Maung, Phó Tham mưu trưởng của Tatmadaw nhắc nhở chỉ huy của mình trong bài phát biểu của mình tại Cao đẳng Tư lệnh và Tham mưu: Giai đoạn thứ 3 (thời kỳ Hội đồng Khôi phục Trật tự và Pháp luật Liên bang /Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang). Giai đoạn thứ 3 phát triển học thuyết của lực lượng vũ trang Myanmar được đưa ra sau khi quân đội tiến hành đảo chính và thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Pháp luật Liên bang (SLORC) vào tháng 9 năm 1988 như một phần hiện đại hóa quân đội Myanmar.Sự phát triển phản ánh những vấn đề nhạy cảm về cuộc xâm lược trực tiếp của nước ngoài hoặc xâm lược do ủy nhiệm nhà nước trong những năm loạn lạc vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, ví dụ như: sự hiện diện trái phép của Tàu sân bay Mỹ bên trong lãnh hải suốt năm 1988 trong thời gian biểu tình chính trị như là bằng chứng xâm phạm chủ quyền của Myanmar.Ngoài ra giới lãnh đạo của Tatmadaw cũng lo ngại rằng các cường quốc có thể lợi dụng quân phiến loạn để gây sức ép về chính trị và căng thẳng trong nước. Nhận thấy mối đe dọa mới này,chưa kể đến sự cô lập về ngoại giao,đứng đầu tatmadaw các nhà lãnh đạo xem xét khả năng phòng thủ và học thuyết của Tatmadaw. Giai đoạn thứ 3 nguy cơ đe dọa từ các quốc gia bên ngoài ở mức độ thấp hơn,vì vậy chiến lược quốc phòng toàn dân không còn phù hợp.Giới lãnh đạo quân sự mới tiêu diệt được 17 nhóm nổi dậy,"trở lại khuôn khổ luật pháp" trong thập kỷ giảm đáng kể được mối đe dọa an ninh trong nước,ít nhất trong ngắn hạn và trung hạn,cho dù nhận thức về khả năng đe dọa trong nước, như tiếp tục vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và thanh trừng sắc tộc vẫn còn cao. Theo chính sách,vai trò của Tatmadaw được định nghĩa là một đội quân hiện đại,mạnh mẽ và có khả năng tác chiến cao.Kể từ khi thành lập Tatmadaw đã khôi phục duy trì an ninh nội bộ và tiêu diệt các cuộc nổi dậy. Đó là nền tảng " đa phương diện " chính sách quốc phòng của Tatmadaw đã được trình bày học thuyết và chiến lược quân sự của nó có thể được diễn giải là phòng thủ theo chiều sâu.  Nó chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như là lịch sử, địa lý, văn hoá, nền kinh tế và ý thức các mối đe doạ. Tatmadaw đã phát triển chiến lược ' quốc phòng chủ động ' dựa trên chiến tranh du kích với khả năng quân sự thông thường hạn chế, được thiết kế để đối phó với các cuộc xung đột cường độ thấp từ bên ngoài và bên trong, đe doạ an ninh nhà nước. Chiến lược này, tiết lộ trong bài tập dịch vụ kết hợp, được dựa trên hệ thống phòng thủ tổng hợp toàn dân, nơi lực lượng vũ trang cung cấp phòng tuyến đầu tiên,đào tạo và lãnh đạo trong của nhà nước trong vấn đề quốc phòng.  Nó được thiết kế để ngăn cản quân xâm lược tiềm năng bằng sự hiểu biết rằng thất bại của lực lượng thường trực Tatmadaw trong cuộc chiến tranh với vũ khí thông thường sẽ được theo sau bằng chiến tranh du kích kéo dài trong khu vực chiếm đóng do lực lượng dân quân và phân tán quân đội sẽ dẫn tới sự suy yếu lực lượng xâm lược, cả thể chất và tinh thần,dẫn tới sự phản công quy mô. Nếu chiến lược thông thường không thành công thì Tatmadaw và lực lượng phụ của nó sẽ sử dụng khái niệm chiến lược của Mao Trạch Đông là " phòng thủ chiến lược ", " bế tắc chiến lược " và "tấn công chiến lược". Trong suốt thập kỷ vừa qua, một loạt chương trình hiện đại hoá được tiến hành, Tatmadaw đã phát triển và đầu tư quyền kiểm soát tốt hơn, quản lý, Thông tin và hệ thống tình báo;tình báo ngay lập tức; hệ thống phòng không ghê gớm; và hệ thống cảnh báo sớm cho "chiến lược kiếm chế" và học thuyết "quốc phòng toàn dân". Tổ chức chỉ huy và cấu trúc kiểm soát. Trước năm 1988. Mệnh lệnh tổng thể của Tatmadaw (lực lượng vũ trang) thuộc về sĩ quan quân đội cao cấp nhất của quốc gia, đại tướng, người hoạt động đồng thời như Bộ trưởng quốc phòng và Tham mưu trưởng các quân chủng. Do đó, ông thực hiện việc điều khiển hoạt động tối cao đối với cả ba quân chủng, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng. Cũng có Hội đồng An ninh Quốc gia hoạt động trong vai trò cố vấn. Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân chủng thực hiện việc kiểm soát các lực lượng vũ trang hàng ngày và với sự hỗ trợ của bằng ba phó Tổng Tham mưu trưởng, một trong số đó là lục quân, hải quân và không quân. Những sĩ quan này cũng đã từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ huy các Quân chủng tương ứng. Tất cả họ đều có trụ sở tại Bộ Quốc phòng (Kakweyay Wungyi Htana) tại Rangoon/Yangon. Nó phục vụ như là một bộ của chính phủ cũng như trụ sở hoạt động quân sự chung. Bộ Tổng tham mưu trong Bộ quốc phòng bao gồm ba chi nhánh lớn, lục quân, hải quân và không quân, cùng với một số phòng ban độc lập. Văn phòng Lục quân có ba bộ phận chính; Bộ Tổng tham mưu (G) giám sát các chiến dịch, Tổng bộ Quân vụ (A) và Tổng cục hậu cần (Q). Bộ Tổng tham mưu bao gồm hai Phòng Hành động Đặc biệt (BSO), được thành lập vào tháng 4 năm 1978 và tháng 6 năm 1979. BSO tương tự "Tập đoàn quân" trong quân đội Phương Tây, các đơn vị cấp cao được hình thành để quản lý các mặt trận khác nhau của các chiến dịch quân sự. Họ chịu trách nhiệm tổng thể và sự phối hợp của Bộ Tư lệnh Quân khu (RMC) với BSO-1 bao gồm Bộ Tư lệnh Bắc Miến (NC), Bộ Tư lệnh Đông Bắc Miến (NEC), Bộ Tư lệnh Tây Bắc Miến (NWC), Bộ Tư lệnh Tây Miến (WC) và Bộ Tư lệnh Đông Miến (EC). BSO-2 chịu trách nhiệm Bộ Tư lệnh Đông Nam Miến (SEC), Bộ Tư lệnh Tây Nam Miến (SWC), Bộ Tư lệnh Tây Miến (WC) và Bộ Tư lệnh Trung ương (CC). Các Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ cơ động tinh nhuệ của Lục quân (LID) được quản lý riêng biệt dưới sự chỉ huy của một đại tá. Dưới Bộ Tổng Tham mưu, cũng có một số ban tương ứng với các quân đoàn hoạt động trong Lục quân, như Tình báo, Liên lạc, Huấn luyện, Thiết giáp và Pháo binh. Tổng bộ Quân vụ chịu trách nhiệm về quân vụ, cục Quân y và Tư lệnh Hiến binh. Tổng cục hậu cần bao gồm Hậu cần vận tải, Kỹ thuật quân sự, Kỹ thuật Điện và Cơ khí, Công binh Quân sự. Văn phòng hải quân và không quân trong Bộ được lãnh đạo bởi phó Tổng Tham mưu trưởng với Quân chủng tương ứng. Mỗi người đều được phải đạt cấp đại tá. Tất cả các sĩ quan này đều chịu trách nhiệm về việc quản lý tổng thể các căn cứ không quân và hải quân khác nhau trên khắp đất nước, và các chức năng hành chính bao quát hơn như là tuyển dụng và huấn luyện. Bộ chỉ huy hoạt động trong lĩnh vực này được thực hiện thông qua khuôn khổ của các Bộ Tư lệnh Quân khu (RMC), ranh giới tương ứng với Bảy bang và Bảy Sư đoàn. Các Tư lệnh Quân khu, đều là các sĩ quan quân đội cấp cao, thường là cấp Chuẩn tướng, đều chịu trách nhiệm cho việc tiến hành các hoạt động quân sự trong các khu vực của mình tại RMC. Tùy theo quy mô của RMC và các yêu cầu hoạt động của nó, các Tư lệnh Quân khu có toàn quyền sử dụng ít nhất là 10 tiểu đoàn bộ binh (Kha La Ya). 1988-2005. Cơ cấu tổ chức và chỉ huy quân đội đã thay đổi đáng kể sau cuộc đảo chính quân sự năm 1988. Năm 1990, sĩ quan quân đội cao cấp nhất của đất nước này trở thành Thống tướng (tương đương với vị trí nguyên soái của quân đội phương Tây) và giữ các vị trí như Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SLORC), Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Quốc phòng, cũng như được bổ nhiệm làm Tư lệnh các Quân chủng. Quân đội đã thực hiện cả việc kiểm soát chính trị và hoạt động đối với cả nước và lực lượng vũ trang. Từ năm 1989, mỗi Quân chủng đều có Tổng Tư lệnh và Tham mưu trưởng riêng. Tổng Tư lệnh Lục quân hiện nay được nâng lên cấp đại tướng (Bo gyoke Kyii) và cũng giữ chức vụ Phó Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang. Tổng Tư lệnh của Không quân và Hải quân nắm giữ tương đương với cấp trung tướng, trong khi cả ba Tham mưu trưởng quân chủng được nâng cấp lên cấp thiếu tướng. Tư lệnh phòng Hành động Đặc biệt (BSO), Chủ nhiệm Tổng bộ Quân vụ, Tổng cục hậu cần, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DDSI) cũng được nâng cấp lên cấp trung tướng. Việc tổ chức lại lực lượng vũ trang sau năm 1988 đã dẫn đến việc nâng cấp hai cấp bậc của hầu hết các vị trí sĩ quan cao cấp. Một cơ cấu chỉ huy mới đã được đưa ra ở cấp Bộ Quốc phòng vào năm 2002. Vị trí quan trọng nhất được tạo ra là Tổng Tham mưu trưởng Liên quân (Lục quân, Hải quân, Không quân) chỉ huy Tổng Tư lệnh Hải quân và Không quân. Văn phòng Nghiên cứu Chiến lược (OSS, hoặc Sit Maha Byuha Leilaryay Htana) được thành lập vào khoảng năm 1994 và chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách quốc phòng, và hoạch định và học thuyết của Tatmadaw. OSS thuộc quyền chỉ huy của Trung tướng Khin Nyunt, người cũng là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DDSI). Các Tư lệnh Quân khu (RMC) và Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ (LID) cũng được tổ chức lại, và LID hiện chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng Tư lệnh Lục quân. Một số trụ sở chỉ huy cấp dưới mới được thành lập để đáp ứng sự tăng trưởng và tái tổ chức của Lục quân. Các đơn vị này bao gồm các Tư lệnh Chiến Khu (ROC, hoặc Da Ka Sa), các đơn vị trực thuộc RMCs, và Tư lệnh Quân chiến (MOC, hay Sa Ka Kha), tương đương với các sư đoàn bộ binh phương Tây. Tham mưu trưởng Lục quân vẫn tiếp tục kiểm soát các Binh chủng và Ban Tình báo, Pháo binh, Thiết giáp, Công nghiệp Quốc phòng, An ninh Điện báo, Đối ngoại và Chiến tranh Tâm lý, Kỹ thuật quân sự (lĩnh vực), Dân binh và Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Dịch vụ Quốc phòng (DDSC), Bảo tàng Quốc phòng và Viện Nghiên cứu Lịch sử. Dưới chức vụ Tổng bộ Quân vụ, có ba Binh chủng và Ban Quân y, Tái định cư và Tư lệnh Hiến binh. Dưới Tổng cục hậu cần là các Binh chủng và Ban Hậu cần vận tải, Kỹ thuật quân sự, Kỹ thuật Điện và Cơ khí, Công binh Quân sự. Một bộ phận độc lập khác trong Bộ Quốc phòng là Chánh án Tòa án Tối cao, Tổng Thanh tra, Tổng tham mưu Quân sự, Tổng cục Hải quan, Trung tâm Kiểm toán Quân sự, và Tư lệnh Dã chiến.
1
null
Tongyang Broadcasting Company (2019-present, tạm dịch: Công ty Phát sóng Tongyang) là đài truyền hình thương mại của Hàn Quốc đã được sáp nhập với DLIVE bởi chính phủ. Nó thuộc sở hữu của Samsung Group thành lập bởi Lee Byung Chull. broadcasting Channel. TV 채널안내 에서 페쇄 실시간의 착용하지 않았습니다. 방송을 출연하려면 비밀번호를 [데뷔-채널구매] 아이TV일리 TV 채널안내 가 페쇄 실시간의 착용해주세요. ※ TV 채널안내 가 페쇄와 [TV-용품-데뷔-일반 상점] 아이TV일리 또는 기타할 수 있습니다.
1
null
Ung Xỉ (chữ Hán: 雍齿, ? – 192 TCN), người huyện Bái, quận Tứ Thủy , nhân vật chính trị cuối Tần đầu Hán. Tiểu sử. Xỉ tuy là đồng hương của Lưu Bang, nhưng là con nhà thế tộc. Năm 208 TCN, ông theo Lưu Bang phản Tần, chiếm được ấp Phong thuộc huyện Bái . Năm 207 TCN, vào lúc Lưu Bang đi khỏi, Xỉ bị tướng quốc nước Ngụy là Chu Thị thuyết phục, bèn đem ấp Phong quy phụ nước Ngụy. Lưu Bang tấn công nhưng không hạ được, đành ngậm hờn quay về huyện Bái, rồi đi theo Hạng Lương. Về sau Xỉ đem ấp Phong quy phụ nước Triệu, cuối cùng đầu hàng Lưu Bang. Năm 201 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang phong thưởng công thần, thấy nhiều người bất mãn, đâm ra lo lắng. Cao Tổ theo kế của Trương Lương, phong Xỉ làm Thập Phương hầu, thực ấp 2500 hộ, xếp thứ 57 trong các công thần; khiến cho những người bất mãn thấy có hy vọng, không lo lắng nữa. Năm 192 TCN thời Hán Huệ đế, mất, thụy là Túc hầu, an táng ở giao giới phía tây huyện trị. Thời Văn cách, mộ của Xỉ bị san bằng làm ruộng vườn. Thời Hán Vũ đế, chắt của em trai Xỉ là Hoàn tập tước. Tháng 9 năm 112 TCN, Hoàn mắc lỗi, bị đoạt tước. Trước sau họ Ung được thế tập tước hầu 89 năm. Ung Khải thời Tam Quốc cũng là hậu duệ của Xỉ.
1
null
KBS World TV là kênh truyền hình tổng hợp hướng tới khán giả quốc tế của Hệ thống Phát sóng Hàn Quốc. Lịch sử. Chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài từ KBS (trước đây nó được xếp vào đài truyền hình công cộng từ tháng 3 năm 1973) được bắt đầu với "The Voice of Free Korea" năm 1953. Nó chính thức trở thành một bộ phận của KBS vào tháng 7 năm 1968. Đài phát thanh đổi tên thành "Đài phát thanh Hàn Quốc" vào tháng 3 năm 1973, và đổi thành "Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc" vào tháng 8 năm 1994. Tháng 7 2003, KBS World, kênh truyền hình Hàn Quốc ở nước ngoài bắt đầu phát sóng. Tháng 3 2005, "Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc" trở thành KBS World Radio Dịch vụ. Radio. KBS World Radio là chương trình quảng bá Hàn Quốc bằng ngôn ngữ nước ngoài trên toàn cầu. Nó gồm các chương trình bản tin, văn hóa, âm nhạc, giải trí, cũng như các bài học Hàn Quốc. KBS World Radio hiện phát sóng với tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Phổ thông, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia, tiếng Ả Rập, tiếng Đức và tiếng Việt. Truyền hình. Chương trình truyền hình KBS World lấy nguồn từ các dịch vụ truyền hình trong nước của đài KBS. Nó chủ yếu phát sóng ở Hàn Quốc, nhưng nó vẫn cung cấp phụ đề tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài các tính hiệu sóng từ Seoul, còn có 2 dịch vụ khác được điều hành bởi công ty con của KBS cho một số thị trường đặc biệt: phiên bản Nhật của KBS World, thuộc KBS Nhật Bản, đối tượng là khán giả Nhật Bản, trong khi đó phiên bản Mỹ của KBS World, thuộc KBS America, đối tượng là người xem của Bắc và Nam Mỹ. Kênh này cũng có sẵn trên Reliance BIG TV ở Ấn Độ và ở Bồ Đào Nha và dự kiến sẽ sớm có mặt trên Sky Digital của Anh vào 2014
1
null
Trận động đất Bushehr năm 2013 có cường độ 6,3 Mw ngày 9 tháng 4 năm 2013, xảy ra trên địa bàn tỉnh Bushehr của Iran, gần thành phố Khvormuj và các thị trấn Kaki và Shonbeh. Ít nhất 37 người thiệt mạng, chủ yếu là từ thị trấn Shonbeh và các làng mạc của huyện Shonbeh-Tasuj, và ước tính có khoảng 850 người bị thương. Chi tiết. Trận động đất ra lúc 16:22 giờ địa phương (4.58 sáng PDT) tại khu vực dân cư thưa thớt phía nam Iran. Thị trấn Kaki bị tổn thất nặng nhất. Chính quyền địa phương cho biết có 37 người chết và 850 người bị thương trong số đó 100 người phải đưa vào bệnh viện. Kaki ở 60 dặm Đông-Nam Bushehr, thành phố ven bờ Vịnh Ả Rập nơi có nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Iran do Nga trợ giúp xây dựng. Tỉnh trưởng Bushehr nói rằng nhà máy nguyên tử không bị tổn hại gì và không có phóng xạ thoát ra ngoài. Thông tấn xã "IRNA" nhà nước Iran loan tin dân chúng Kaki hoảng sợ bỏ chạy ra ngoài đường và sau đó đã có hàng chục hậu chấn. Các quốc gia bờ bên kia Vịnh Ả Rập như Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar cũng cảm thấy rung động và các cao ốc phải tạm thời di tản để đề phòng.
1
null
Yaya Sanogo (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1993) là một cầu thủ người Pháp gốc Bờ Biển Ngà hiện thi đấu ở vị trí tiền đạo cắm cho câu lạc bộ Armenian Premier League Urartu. Anh cũng đã chơi cho Auxerre, Arsenal và Toulouse, và trải qua thời gian cho mượn với Crystal Palace, Ajax, Charlton Athletic và Huddersfield Town. Anh là cựu tuyển thủ trẻ quốc tế của Pháp, và là thành viên của đội đã giành được FIFA U-20 World Cup 2013. Sự nghiệp. Từng tham gia thi tuyển vào học viện bóng đá danh giá Clairfontaine nhưng không thành công, Yaya Sanogo gia nhập một câu lạc bộ khác ở Paris là CO Les Ulis. Anh có một năm ở đấy trước khi được ký hợp đồng bởi Auxerre. Sanago nhanh chóng chứng tỏ được bản thân sau một loạt màn trình diễn ấn tượng ở các giải đấu trẻ và nhanh chóng thu hút sự chú ý của những câu lạc bộ ở châu âu như Arsenal hay Tottenham Hotspur. Tuy vậy, anh quyết định ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên có thời hạn 3 năm với Auxerre vào ngày 27 tháng 9 năm 2010. Auxerre. Sanogo có trận đấu đầu tiên trong màu áo Auxerre ở trận đấu với Sedan ở cúp quốc gia Pháp, anh khoác áo số 19. Trận đấu kết thúc với chiến thắng trên chấm penalty cho các cầu thủ Auxerre. Trận ra mắt ở giải vô địch quốc gia của Sanogo là khi anh vào sân từ ghế dự bị trong thất bại 2-1 trước Lyon vào ngày 5 tháng 10 năm 2010. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2010, Sanogo bị gãy xương ống chân trong một trận đấu với Mulhouse trong màu áo đội dự bị Auxere. Hai ngày sau anh được xác nhận phải rời xa sân cỏ trong vòng 5 tháng. Chấn thương đó khiến Sanogo không có một trận đấu nào cho đội một suốt mùa giải 2010-11. Mãi đến đầu mùa giải 2011-12, Sanogo mới trở lại trong trận thắng Nancy với tỉ số 2-1 ở cúp quốc gia Pháp. Bàn thắng chính thức đầu tiên của Sanogo cho Auxere đến vào ngày 6 tháng 11, anh mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Toulouse. Bắt đầu mùa giải 2012-13, với việc Auxere xuống hạng lần đầu tiên kể từ năm 1980, Sanogo cũng chỉ được sử dụng nhiều hơn ở giai đoạn lược về của mùa giải. Anh tạo ấn tượng mạnh với 4 bàn thắng ghi vào lưới Stade lavallois MFC vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, trận đấu kết thúc với chiến thắng 5-4 cho Auxerre. Chỉ một tuần sau, lại là Sanogo giải cứu đội bóng với 3 bàn thắng giúp Auxerre thắng nghẹt thở Tours 3-2. Kết thúc mùa giải, Sanogo ghi được 10 bàn trong 13 trận ra sân qua đó nhận được sự quan tâm của nhiều câu lạc bộ lớn trong đó có Arsenal. Arsenal. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2013, Nguồn tin được xác nhận rằng Sanogo đã ký một hợp đồng dài hạn với Arsenal. Anh được trao áo số 22, số áo trước đó đều được nắm giữ bởi 2 người pháp là Gael Clichy và Francis Coquelin - người trước đó được cho mượn tới SC Freiburg. Sanogo có trận đấu ra mắt Arsenal khi anh vào sân thay cho Lukas Podolski trong chiến thắng 3-1 trước Fulham. Tuy nhiên, Sanogo đã dính một chấn thương vào giữa tháng chín khi thực hiện nghĩa vụ quốc gia trong màu áo U-21 Pháp. Từ đó dù không chơi thêm trận nào cho Arsenal, anh vẫn được đề cử cho giải thưởng "Golden Boy" do tạp chí Tuttosport sáng lập. Phong cách chơi bóng. Sanogo là một mẫu cầu thủ có thể chất ấn tượng, người ngoài thể hình đồ sộ, sức mạnh tuyệt đối còn có tốc độ nhanh như điện xẹt và sự nhanh nhẹn có thể làm bất kì một hậu vệ nào phải sợ hãi. Anh cho rằng những tố chất đó anh rèn luyện được trong những trận đấu 5 chọi 5 bất tận khi còn chơi cho CO Les Ulis. Sanogo còn sở hữu khả năng tiếp bóng tốt và khả năng giữ bóng khi quay lưng về phía khung thành đối phương để làm tường cho đồng đội, giống như tiền đạo chính hiện tại của Arsenal là Olivier Giroud. Không giống đàn anh đồng hương, Sanogo còn có thể sử dụng sức mạnh và tốc độ bùng nổ của mình để vượt qua hậu về đối phương để dứt điểm đầy tự tin. Thống kê sự nghiệp. Thống kê câu lạc bộ. "Cập nhật vào 12 tháng 9 năm 2015" Danh hiệu. FA Cup 2014
1
null
Ôm là một hình thức phổ quát của sự thân mật thể xác, trong đó hai người đặt tay quanh cổ, lưng, thắt lưng hoặc của nhau và ôm nhau chặt chẽ. Nếu có nhiều hơn hai người ôm nhau thì được gọi là ôm tập thể. Mô tả. Ôm, đôi khi kết hợp với một nụ hôn, là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Tùy thuộc vào văn hóa, bối cảnh và mối quan hệ, một cái ôm có thể chỉ ra sự quen thuộc, tình yêu, tình cảm, tình bạn hay sự cảm thông. Một cái ôm có thể được cho là một dấu hiệu của hỗ trợ, thoải mái, và an ủi, đặc biệt là nơi mà từ là không đủ. Một cái ôm thường là một minh chứng của tình cảm và tình cảm ấm áp, đôi khi phát sinh từ niềm vui hay hạnh phúc đáp một người nào đó hoặc nhìn thấy một ai đó mà họ chưa từng thấy trong một thời gian dài. Một cái ôm không đối ứng có thể chứng minh một vấn đề trong các mối quan hệ. Một cái ôm có thể từ một ngắn một giây thắt chặt, với cánh tay không hoàn toàn xung quanh các đối tác, một tổ chức mở rộng. Chiều dài của một cái ôm trong mọi tình huống được xã hội và văn hóa được xác định. Trong trường hợp của những người yêu thích, và đôi khi những người khác, hông cũng có thể được ép với nhau. Không giống như một số loại xúc thể xác, ôm có thể được thực hiện công khai và riêng tư mà không có sự kỳ thị ở nhiều quốc gia, tôn giáo và các nền văn hóa, trong gia đình, và cũng qua tuổi và giới tính dây chuyền, nhưng thường là một dấu hiệu cho thấy người đã quen thuộc với nhau. Di chuyển từ một cái bắt tay (hoặc liên lạc miễn phí) mối quan hệ với một mối quan hệ ôm là một dấu hiệu của một tình bạn mới. Một cái ôm bất ngờ có thể được coi là một cuộc xâm lược của không gian cá nhân của một người, nhưng nếu nó được đáp lại nó là một dấu hiệu cho thấy nó được chào đón. Ngoài ra, một người, đặc biệt là một đứa trẻ, có thể vuốt ve và ôm một con búp bê hay thú nhồi bông. Trẻ em cũng sẽ ôm cha mẹ của họ khi họ cảm thấy bị đe dọa bởi một người không quen thuộc, mặc dù điều này có thể được coi như bám chặt lấy hơn là ôm, vì nó thể hiện một nhu cầu bảo vệ chứ không phải là tình cảm. Trong khi ít phổ biến hơn, ôm ấp vuốt ve có thể được thực hiện như một phần của một hành động nghi lễ, xã hội trong các nhóm xã hội nhất định. Nó là một tùy chỉnh trong các nền văn hóa Latin như Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latinh cho bạn bè nam ôm (cũng như tát nhau ở mặt sau) trong một lời chào vui vẻ. Một cái ôm tương tự, thường đi kèm với một nụ hôn trên má, cũng đang trở thành một phong tục của phụ nữ phương Tây tại cuộc họp hoặc chia tay. Tháng năm 2009, The New York Times báo cáo rằng " những cái ôm đã trở thành lời chào xã hội ưa thích khi thanh thiếu niên đáp ứng hoặc một phần những ngày này " ở Hoa Kỳ. Một số trường học ở Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm ôm ấp vuốt ve, mà trong một số trường hợp đã dẫn đến các cuộc biểu tình sinh viên lãnh đạo chống lại những lệnh cấm. Trong nghi thức Công giáo La Mã của Thánh Lễ một cái ôm có thể thay thế cho một nụ hôn hay bắt tay trong nụ hôn của nghi thức hòa bình. Một số nền văn hóa không ôm, ôm như một dấu hiệu của tình cảm hay tình yêu, chẳng hạn như Himba ở Namibia. Ôm đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cái ôm làm tăng mức độ oxytocin, và làm giảm huyết áp
1
null
Chuyến bay 529 của hãng TWA là một chuyến bay vận chuyển chở 73 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn từ Boston, Massachusetts đến San Francisco, California vào ngày 1 tháng 9 năm 1961. Đây là chuyến bay sử dụng loại máy bay Lockheed L-049 Constellation. Lúc sau khi cất cánh được một lúc từ sân bay Midway ở Chicago, máy bay đã đâm xuống làm chết hết 78 người trên máy bay. Địa điểm rơi của máy bay là ở . Đã có thời gian nó là vụ tai nạn máy bay chết người nhất lịch sử nước Mỹ. Cuối cùng, người ta phát hiện ra là cơ khí bị hỏng dẫn đến mất kiểm soát.
1
null
Ommastrephidae là một họ mực chứa ba phân họ, 11 chi và hơn 20 loài. Chúng phân phối rộng rãi trên toàn cầu và được đánh bắt rộng rãi cho thực phẩm. Một loài, Todarodes pacificus, bao gồm khoảng một nửa sản lượng động vật thân mềm đánh bắt hàng năm của thế giới. Phân loại. Các phân họ, giống, loài, phân loài và được phân loại dưới Ommastrephidae:
1
null
Nguyễn Phước (chữ Hán: 阮福, thường được gọi là Nguyễn Phúc) là một nhánh của họ Nguyễn ở Việt Nam, nổi tiếng là nhánh chính của các chúa và hoàng tộc nhà Nguyễn (1558-1777, 1780-1945). Phân bố. Hiện nay họ Nguyễn Phúc (Nguyễn Phước) có một nhánh tại làng Đại Quan, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; một nhánh tại làng Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; một nhánh tại thôn Lang Can xã Thanh Lang huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương ; một nhánh nhỏ ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; một nhánh ở xã Nam Cao, xã Vũ Công - huyện Kiến Xương và huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; và phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, một nhóm ở xóm Yên Tiền, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu và xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; một nhánh ở xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; thêm một nhánh tại thôn 4 xã Nga Văn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
1
null
Gà tây nhà là tên gọi giống gà thuộc loài gà tây hoang ("Meleagris gallopavo") đã được thuần hóa và nuôi dưỡng như một loại gia cầm để cung cấp nguồn thực phẩm. Thịt gà tây đặc biệt thông dụng tại các nước phương Tây. Trong tiếng Việt, chúng được gọi là "gà tây" vì chúng được du nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây. Gà tây nhà là loại gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt gà tây thường được người Mỹ và người các nước phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho lễ Tạ ơn hay những buổi tiệc gia đình. Đặc điểm. Gà tây trống có thân hình lớn hơn gà mái. Khi con người đem về thuần hóa để cho chúng trở thành loài gia cầm thì trọng lượng của gà tây trống có thể đạt từ 7,8 kg cho đến 11 hay 12 kg. Trong khi đó, gà tây mái thì có thể trọng nhỏ hơn, chỉ khoảng 3 cho đến 4 kg. Khi được thuần hóa, chúng có thân hình quá nặng nề nên không thể bay dù chỉ một đoạn ngắn và sau khi được thuần chủng và lai tạp, chúng có thêm một loại trắng và bông từ đó Gà tây có màu lông bông xám đen hoặc xám trắng, một số ít có màu lông trắng, gà trống có màu lông sặc sỡ. Gà tây trống khi đạt đến tuổi trưởng thành là khoảng 10 tháng, vì chúng có thể trọng lớn. Còn gà tây mái trưởng thành sớm hơn, khoảng 8 tháng tuổi. Gà tây con rất khó nuôi, nhưng khi chúng được 2 tháng tuổi, chúng sẽ lớn rất nhanh. Gà tây trống khi trưởng thành, có thể xòe đuôi ra, trong giống như một con công vậy, gà tây mái cũng có thể làm được, nhưng rất hiếm thấy. Khi trời vừa sáng, gà tây trống thường xòe đuôi, ve vãn gà mái, để đáp lại, gà mái cũng xòe đuôi, nhưng nhỏ hơn gà trống. Chăn nuôi. Thức ăn của gà tây cũng giống như gà ta. Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món ưa thích của gà tây lại là cỏ. Thực ra, nó ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ, những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng. Gà trưởng thành 28-30 tuần tuổi có thể đạt 5–6 kg/con trống và 3–4 kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng. Gà tây chỉ khó nuôi ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi. Sau 3 tháng tuổi, nuôi chúng dễ hơn nhiều. Chúng ăn khỏe, lớn nhanh và ít bị bệnh tật. Gà tây nuôi 6-7 tháng thì bán. Tùy từng giống (gà tây đen, gà tây trắng hoặc gà tây lông màu đồng) mà trọng lượng của chúng có thể đạt từ 10–20 kg/con. Con đực lớn hơn con cái. Gà tây đẻ trứng và tự ấp, mỗi lứa đẻ từ 10-12 quả, trọng lượng trứng 60-65g/quả, thời gian ấp nở 28-30 ngày, tỉ lệ ấp nở 65-70%, tỉ lệ nuôi sống 60-65%, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm. Gà tây có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, tiết kiệm được lương thực, có thể trọng lớn, thời gian sinh trưởng dài, phẩm chất thịt ngon, chất lượng tốt, tỉ lệ protein cao (trên 22%), tỉ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%). Giai đoạn úm gà con từ 1-4 tuần tuổi. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất 4-5 lần/ ngày). Về nước uống. Dùng nước sạch, mát cho gà uống, không để cho gà thiếu nước, trong tháng đầu nên bổ sung sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống. Giai đoạn gà choai 5-8 tuần tuổi thì về thức ăn cần yêu cầu Protein thô 20%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg Tă. có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn, nhưng phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3-4 lần/ngày. Giai đoạn thả vườn 9-28 tuần tuổi đây là Giai đoạn nuôi thịt thả vườn. Trong thực phẩm thì yêu cầu Protein thô 16-18%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn. Vỗ béo gà tây từ 7-10 ngày trước khi xuất bán, nên vỗ béo gà tây bằng lúa gạo, tấm, bắp xay nấu (bung)... Cho gà ăn tự do nhưng giai đoạn nuôi hậu bị thả vườn thì cho gà ăn vừa phải để khống chế khối lượng, tránh mập quá hay ốm quá, gà đều đẻ kém, không vỗ béo gà hậu bị đe nuôi sinh sản. Thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, protein thô 18-20%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn cho nên cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố cho gà như: cá, tôm, cua, còng, hến, giun đất, bột xương, bột sò, bột cỏ và rau xanh các loại... gà tây ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày có thể ăn từ 300-400 g/con. Gà tây trong ẩm thực. Khoảng 620 triệu con gà tây được giết mổ hàng năm trên toàn thế giới để lấy thịt. Gà tây thường được ăn trong các bữa tiệc lễ Giáng sinh tại hầu hết các nước nói tiếng Anh (gà tây nhồi) kể từ khi xuất hiện ở Anh vào thế kỷ 16, cũng như trong ngày Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ và Canada. Trước đây, ăn gà tây chủ yếu chỉ xảy ra trong các dịp đặc biệt như thế này, nhưng hiện nay, gà tây được ăn quanh năm và trở thành một phần thường xuyên trong nhiều chế độ ăn uống. Gà tây được bán đã cắt lát và băm nhỏ, cũng như "nguyên con" như gà với đầu, chân và lông đã được loại bỏ. Gà tây nguyên con đông lạnh vẫn phổ biến. Gà tây lát thường được dùng như một loại thịt bánh mì hoặc được phục vụ như món thịt nguội; trong một số trường hợp, khi các công thức yêu cầu gà, có thể thay thế bằng gà tây. Ngoài ra, gà tây băm thường được quảng cáo như một loại thịt bò băm lành mạnh. Nếu không chuẩn bị cẩn thận, thịt gà tây nấu chín có thể không ẩm ướt như các loại thịt gia cầm khác như gà hay vịt. Ngực gà tây có thể được nhúng vào bột mì để thay thế cho miếng gà viên rán. Gà tây hoang dã, mặc dù thuộc cùng một loài với gà tây nhà, có mùi vị rất khác biệt so với gà tây nuôi trong trang trại. Trái ngược với gà tây nhà, hầu hết thịt gà tây hoang dã đều có màu "tối" (kể cả ngực) và hương vị đậm đà hơn. Hương vị cũng có thể thay đổi theo mùa với sự thay đổi trong thức ăn có sẵn, thường khiến thịt gà tây hoang dã có hương vị đậm đà hơn vào cuối mùa hè do lượng côn trùng lớn hơn trong khẩu phần ăn của nó trong những tháng trước đó. Gà tây hoang dã đã ăn chủ yếu cỏ và ngũ cốc sẽ có hương vị nhẹ hơn. Các giống gà tây cổ truyền cũng có hương vị khác nhau. Khác với trứng gà, vịt và cú, trứng gà tây không được bán phổ biến như thực phẩm do nhu cầu cao về gà tây nguyên con và sản lượng trứng gà tây thấp hơn so với các loại gia cầm khác. Giá trị của một quả trứng gà tây được ước tính là khoảng 3,50 USD trên thị trường mở, cao hơn đáng kể so với một hộp trứng gà tô một tá. Thịt gà tây trắng thường được coi là có lợi cho sức khỏe hơn thịt tối do chứa ít chất béo hơn, nhưng sự khác biệt về dinh dưỡng nhỏ. Mặc dù gà tây được cho là gây buồn ngủ, nhưng các bữa tiệc lễ thường là bữa ăn lớn với các loại tinh bột, chất béo và cồn được phục vụ trong môi trường thư giãn, tất cả đều góp phần làm người ta buồn ngủ sau bữa ăn hơn là tryptophan trong gà tây. Nấu ăn. Cả gà tây tươi và đông lạnh đều được sử dụng để nấu ăn; như hầu hết các loại thực phẩm khác, gà tây tươi thường được ưa chuộng hơn, mặc dù giá cả cao hơn. Vào dịp lễ, nhu cầu cao về gà tây tươi thường làm cho việc mua chúng mà không cần đặt hàng trước trở nên khó khăn. Đối với loại đông lạnh, kích thước lớn của gà tây thường được sử dụng cho tiêu thụ làm cho việc rã đông chúng trở thành một công việc lớn: một con gà tây có kích thước thông thường sẽ mất vài ngày để rã đông đúng cách. Gà tây thường được chế biến bằng cách quay trong lò trong vài giờ, thường là trong quá trình đầu bếp chuẩn bị các món ăn khác trong bữa ăn. Đôi khi, để tăng hương vị và độ ẩm, con gà tây sẽ được ngâm trong nước muối trước khi quay. Điều này trở nên cần thiết vì thịt màu sẫm cần đến một nhiệt độ cao hơn để biến chất tất cả hợp chất myoglobin so với thịt màu trắng (chứa ít myoglobin), vì thế, khi được nấu chín đủ, phần thịt màu sẫm thường khô hơn phần thịt ức. Việc ướp nước muối có thể giúp nấu chín đầy đủ phần thịt màu sẫm mà không làm khô phần thịt ức. Trước khi phục vụ, gà tây đôi khi được trang trí bằng diềm gà tây. Ở một số khu vực, đặc biệt là ở miền Nam của Hoa Kỳ, gà tây cũng có thể được chiên sâu trong dầu nóng (thường là dầu lạc) trong khoảng 30 đến 45 phút bằng cách sử dụng máy chiên gà tây. Chiên sâu gà tây đã trở thành một trào lưu, nhưng có những hậu quả nguy hiểm đối với những người không chuẩn bị sẵn sàng xử lý an toàn lượng dầu nóng lớn được yêu cầu.
1
null
Mực Humboldt ("Dosidicus gigas"), là một loài mực lớn, ăn thịt sống ở các vùng biển của hải lưu Humboldt ở phía đông Thái Bình Dương. "Dosidicus gigas" là loài duy nhất của chi Dosidicus của phân họ Ommastrephinae, họ Ommastrephidae. Mực Humboldt là một trong những loài mực lớn nhất, dạt chiều dài áo 1,5 m (4,9 ft). Nó có một tiếng xấu do sự tấn công đối với con người, mặc dù hành vi này có thể chỉ xuất hiện trong thời gian kiếm ăn. Như các thành viên khác của phân họ Ommastrephinae, chúng có cơ quan phát quang sinh học và có khả năng thay đổi nhanh chóng màu sắc cơ thể (metachrosis). Chúng có thể sống đến hai năm. Mực Humboldt thường được tìm thấy ở độ sâu từ 200 đến 700 m (660 đến 2.300 ft), từ Tierra del Fuego đến California. Phát hiện gần đây cho thấy các loài này đang lan rộng về phía bắc vào vùng biển của Oregon, Washington, British Columbia, và Alaska. Chúng được đánh bắt thương mại chủ yếu ở Mexico và Peru. Đánh bắt. Loài này đã bị bắt để phục vụ cho thị trường cộng đồng châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Ireland), Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và ngày càng tăng thêm thị trường Bắc và Nam Mỹ. Ngư dân bắt mực vào ban đêm. Ánh sáng từ các tàu đánh cá phản chiếu sáng rực rỡ trên các sinh vật phù du, thu hút mực lên bề mặt để tìm thức ăn. Từ những năm 1990, các khu vực quan trọng nhất cho cuộc đổ bộ của mực Humboldt là Chile, Mexico, và Peru (122-297, 53-66 và 291-435.000 tấn, trong giai đoạn 2005-2007).
1
null
Trương Văn Lễ () (mất 15 tháng 9 năm 921?), còn gọi là Vương Đức Minh (王德明) trong thời gian là dưỡng tử của Vương Dung, là một nhân vật quân sự. Ông từng phụng sự cho các quân phiệt Lưu Nhân Cung, Lưu Thủ Văn, và sau là Triệu vương Vương Dung. Ông được Vương Dung yêu mến và nhận làm nghĩa tử. Tuy nhiên, vào năm 921, ông khuyến khích thân quân của Vương Dung tiến hành binh biến và đồ sát nhà họ Vương. Sau đó, ông đoạt quyền kiểm soát đất Triệu. Đến khi đồng minh của Vương Dung là Tấn vương Lý Tồn Úc tiến công, ông qua đời do kinh sợ. Trước khi trở thành dưỡng tử của Vương Dung. Trương Văn Lễ là người Yên, tức U châu. Sau khi Lô Long tiết độ sứ Lưu Nhân Cung thôn tính Nghĩa Xương và lập kì tử Lưu Thủ Văn làm Nghĩa Xương tiết độ sứ, Nha tướng Trương Văn Lễ được cử đến phụng sự Lưu Thủ Văn. Khi Lưu Thủ Văn về U châu thăm cha, Trương Văn Lễ nổi dậy chiếm giữ Thương châu (滄州). Tuy nhiên, do bị người dân Thương châu chống lại, ông phải chạy sang Trấn châu thuộc Thành Đức. Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung ấn tượng trước cách ăn nói khoa trương của Trương Văn Lễ, Văn Lễ còn tự tuyên bố rằng biết cách cầm binh, do vậy nhận ông làm dưỡng tử, đổi tên thành Đức Minh, ủy thác nhiều quân sự cho ông. Làm dưỡng tử của Vương Dung. Năm 910, Triệu vương Vương Dung sau khi bị Hậu Lương Thái Tổ tiến công thì quay sang liên minh với Tấn vương Lý Tồn Úc; đến năm 911, liên quân Tấn-Triệu đánh bại quân Hậu Lương, cứu nguy cho Triệu. Để cảm tạ, Vương Dung khiển Vương Đức Minh đem 37 đô thường theo Lý Tồn Úc chinh thảo. Năm 912, Khi Lý Tồn Úc tiến công người kế nhiệm Lưu Nhân Cung là Yên Đế Lưu Thủ Quang, Vương Đức Minh cùng với đại tướng của Tấn là Chu Đức Uy (周德威), và tướng Nghĩa Vũ là Trinh Nham (程巖) hội quân ở Dịch Thủy vào tháng giêng, cùng bao vây U châu. Đến tháng 11 cùng năm, Vương Đức Minh đem ba vạn binh tiến công lãnh thổ phía bắc của Hậu Lương, chiếm Tông Thành. Tuy nhiên, đến ngày Quý Sửu (9) cùng tháng, tức 20 tháng 12, tướng Hậu Lương Dương Sư Hậu (楊師厚) phục binh đánh bại Vương Đức Minh, giết được 5.000 quân Triệu. Năm 913, trong lúc Chu Đức Uy vẫn bao vây U châu, tân hoàng đế của Hậu Lương là Chu Trấn khiển Dương Sư Hậu và Lưu Thủ Cơ (劉守奇) đem theo một đội quân được ghi là mười vạn người tiến công vào Triệu, mục đích là nhằm phân tán quân Tấn và Triệu để giúp Lưu Thủ Quang. Khi Vương Dung cáo cấp Chu Đức Uy, Chu Đức Uy khiển Kị tướng Lý Triệu Hành (李紹衡) hội quân với Vương Đức Minh để cùng kháng quân Hậu Lương. Sau đó, quân Hậu Lương dời Thành Đức và tiến đến Nghĩa Xương. Đến năm 920, Vương Dung triệu hồi Vương Đức Minh về Thành Đức và bổ nhiệm ông làm Phòng thành sứ, cho Đô chỉ huy sứ Phù Tập (符習) thay thế ông chỉ huy quân Triệu theo Lý Tồn Úc chinh thảo. Vương Dung lúc này trở nên xa xỉ, xa lánh quân đội, mùa đông năm 920, khi Vương Dung đến vùng Tây Sơn, các binh sĩ tiến hành binh biến và sát hại thân tín của Vương Dung là hoạn giả Thạch Hy Mông (石希蒙), Vương Dung khiển trưởng tử Vương Chiêu Tộ (王昭祚) và Vương Đức Minh đồ sát các trọng thần Lý Hoằng Quy (李弘規) cùng Lý Ái (李藹) và gia quyến của họ vì cho rằng những người này khích động binh biến, giao phó chính sự lại cho Vương Chiêu Tộ và Lý Ái. Vương Dung tiếp tục thanh trừng những người bị cho là bè đảng của Lý Hoằng Quy và Lý Ái. Vương Dung xưa nay vốn có ý khác, đến tháng 2 ÂL năm Tân Tị (921) thì nhân cơ hội này để khích động thân quân bằng cách nói với họ rằng Vương Dung muốn sát hại toàn bộ bọn họ (vì tham gia binh biến). Thân quân sau đó tiến hành binh biến và sát hại Vương Dung. Quân hiệu Trương Hữu Thuận (張友順) suất chúng đến phủ đệ của Vương Đức Minh, thúc giục ông làm lưu hậu. Vương Đức Minh chấp thuận, phục tính danh Trương Văn Lễ. tận diệt nhà họ Vương, chỉ tha cho thê của Vương Chiêu Tộ là Phổ Ninh công chúa (hoàng nữ của Hậu Lương Thái Tổ) để mở đường cho việc quy phục triều đình Hậu Lương. Cai quản Thành Đức. Tháng sau, Trương Văn Lễ khiển sứ cáo loạn cho Lý Tồn Úc, đồng thời còn dâng thư khuyên Lý Tồn Úc xưng đế. Lý Tồn Úc ban đầu định tiến công Trương Văn Lễ, song liêu tá của người này khuyên rằng Tấn đang tranh đấu với Hậu Lương, không thể tạo thêm địch. Lý Tồn Úc bất đắc dĩ đồng ý, và đến tháng 4 ÂL thì khiển Tiết độ phán quán Lô Chất (盧質) 'thừa chế' triều Đường bổ nhiệm Trương Văn Lễ là Thành Đức lưu hậu. Tuy vậy, Trương Văn Lễ vẫn bất an, ông khiển gián sứ cầu viện Hoàng đế Khiết Đan Da Luật A Bảo Cơ và Chu Trấn nhà Hậu Lương. Chu Trấn nghi ngờ Trương Văn Lễ và không có hành động. Tuy nhiên, Tấn nhiều lần chặn giữ được mật thư của Trương Văn Lễ, Lý Tồn Úc khiển sứ gửi lại chúng cho Trương Văn Lễ, khiến ông hổ thẹn sợ hãi. Trương Văn Lễ sợ rằng các tướng cũ của Triệu sẽ làm phản, do vậy ông thường tìm cách diệt trừ họ. Ông cố gắng xoa dịu Phù Tập bằng cách thăng con của Phù Tập là Phù Tử Mông (符子蒙) làm Đốc đốc phủ tham quân, triệu hồi Phù Tập về Thành Đức. Tuy vậy, Phù Tập gặp Lý Tồn Úc, thuyết phục Lý Tồn Úc báo thù cho Vương Dung. Ngày Canh Thân (7) tháng 8 năm Tân Tị (11 tháng 9 năm 921), Lý Tồn Úc bổ nhiệm Phù Tập làm Thành Đức lưu hậu, mệnh Thiên Bình tiết độ sứ Diêm Bảo (閻寶) và Tương châu thứ sử Sử Kiến Đường (史建瑭) hỗ trợ Phù Tập tiến công Trương Văn Lễ. Vương Xử Trực cho rằng Nghĩa Vũ và Thành Đức tương hỗ với nhau, nếu để Lý Tồn Úc trực tiếp cai quản Thành Đức thì Nghĩa Vũ sẽ đơn độc, do vậy cho rằng nên tha cho Trương Văn Lễ để tập trung chống Hậu Lương. Tuy nhiên, Lý Tồn Úc đã tuyên bố rằng Trương Văn Lễ giết vua, về nghĩa không thể xá, còn thêm tội ngầm câu kết với Hậu Lương. Ngày Giáp Tý cùng tháng (15 tháng 9), quân Tấn và quân của Phù Tập tiến công Triệu châu, Triệu châu thứ sử Vương Đình (王鋌) đầu hàng. Trương Văn Lễ trước đó bị nhọt ở bụng, khi nghe tin này thì kinh sợ mã mất. Con Trương Văn Lễ là Trương Xử Cẩn nắm quyền chỉ huy quân Thành Đức kháng Tấn, song cuối cùng bị đánh bại vào năm 922, lãnh thổ cũ của Triệu rơi vào tay Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc cho xé xác phanh thây Trương Văn Lễ ở nơi công cộng.
1
null
Trương Xử Cẩn (, ?-922) là người cai trị Thành Đức (成德, trị sở nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc, còn gọi là Triệu) vào đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Cha ông là Trương Văn Lễ, Lễ được Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung nhận làm nghĩa tử nên đổi danh tính thành Vương Đức Minh. Trương Xử Cẩn còn có ít nhất hai đệ nữa là Trương Xử Cầu (張處球) và Trương Xử Kỳ (張處琪). Tháng 2 ÂL năm Tân Tị (921), do Vương Đức Minh khích động, Triệu vương Vương Dung bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Thành Đức. Vương Đức Minh sau đó diệt trừ nhà họ Vương, đổi lại tên Trương Văn Lễ. Ngày Canh Thân (7) tháng 8 (11 tháng 9 năm 921), Tấn vương Lý Tồn Úc bổ nhiệm tướng Triệu là Phù Tập (符習) làm Thành Đức lưu hậu, mệnh Thiên Bình tiết độ sứ Diêm Bảo (閻寶) và Tương châu thứ sử Sử Kiến Đường (史建瑭) hỗ trợ Phù Tập tiến công Trương Văn Lễ. Ngày Giáp Tý cùng tháng (15 tháng 9), Triệu châu (趙州, nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc) thất thủ, Trương Văn Lễ nghe tin thì kinh sợ mà mất. Trương Xử Cẩn bí mật không phát tang, cùng thân hữu tận lực kháng Tấn. Tháng 9 ÂL, quân Tấn bao vây Trấn châu (鎮州)- thủ đô của Thành Đức. Đến tháng 11 ÂL, Trương Xử Cẩn khiển người đễn chỗ Lý Tồn Úc để tạ tội, xin được quy phục, song Lý Tồn Úc không chấp thuận và tiếp tục bao vây. Vương Xử Cẩn sai Hàn Chính Thì (韓正時) đem một nghìn kị binh đột vây đến Định châu nhằm cầu cứu Vương Xử Trực, song bị quân Tấn truy kích sát hại. Tuy nhiên, dưới quyền chỉ huy của Trương Xử Cẩn, quân Thành Đức cũng giáng cho quân Tấn một số thiệt hại từ thu năm 921 đến thu năm 922, bao gồm: Hậu Lương từ chối cứu viện Thành Đức, Hoàng đế Khiết Đan chủ Da Luật A Bảo Cơ chấp thuận song quân Khiết Đan chiến bại trước quân Tấn và buộc phải triệt thoái. Tháng 9 ÂL năm Nhâm Ngọ, khi cạn nguồn lương thảo, Trương Xử Cẩn khiến sứ đến chỗ Lý Tồn Úc, thỉnh hàng; Lý Tồn Úc không đáp lại. Không lâu sau, nghĩa huynh đệ Lý Tồn Thẩm (李存審) của Lý Tồn Úc đem quân đến và tiếp tục bao vây. Đêm ngày Nhâm Ngọ (29) cùng tháng (22 tháng 10), có tướng Lý Tái Phong (李再豐) làm nội ứng trong thành, quân Tấn bắt đầu đánh vào thành, bắt Trương Xử Cẩn cùng huynh đệ gia nhân và kì đảng, cũng như thê của Trương Văn Lễ. Người dân Triệu được thuật là đều thỉnh cầu được ăn thịt họ. Họ bị bẻ gãy chân và giải đến gặp Lý Tồn Úc. Thi thể của Trương Văn Lễ bị phanh nơi công cộng.
1
null
William xứ Ockham (sinh khoảng 1287, mất khoảng 1347) là nhà thầy tu dòng Francis và triết gia kinh viện người Anh, sinh tại Ockham thuộc hạt Surrey nước Anh. Ông là một nhà tư tưởng hàng đầu vào thời đại mình và đã có cống hiến cho các môn thần học, logic cũng như chính trị, tuy nhiên ngày nay chủ yếu được nhớ đến với nguyên lý Dao cạo Ockham áp dụng trong triết học và khoa học, với nội dung rằng trong các lý thuyết để diễn dịch một thực kiện, lý thuyết càng đơn giản càng có khả năng đúng đắn. Ông được coi là một trong những nhà logic học vĩ đại nhất mọi thời đại. Cuộc đời. William xứ Ockham theo tu dòng Phanxicô ngay khi còn nhỏ. Ông học thần học tại Oxford vào năm nào đó giữa 1309 và 1310. Vì đủ điều kiện, ông học tiếp môn này với cấp bậc cao học. Ông bị Giáo hoàng John XXII gọi về Avignon để khiển trách tội dị giáo và William đã bị quản thúc ở đó tới 4 năm chỉ để chờ một phiên tòa xét xử. Một ủy ban được Giáo hoàng lập ra nhằm điều tra về những gì mà William suy nghĩ và viết ra. Lúc đó, giữa dòng Phanxico và Giáo hoàng tranh luận với nhau về vấn đề thanh bần. Tuy là một người thuộc dòng tu này, William lại không được Giáo hoàng mời tham dự. Lập tức, ông kết luận Giáo hoàng rằng ông ta là một kẻ dị giáo. Tiếp theo nữa, ông đã trốn khỏi Avignon, nhờ cậy vào vua Louis de Baviere. Sau lời chỉ trích đó, William đã bị rút phép thông công. Ông sống nốt quãng đời còn lại bằng việc viết về các vấn đề chính trị và trút hơi cuối cùng tại thành phố Munich, Bavaria. Những cống hiến. Tri thức luận. Nguồn gốc của điều này đó là William chẳng ưa gì cái chủ nghĩa duy thực của thời Trung cổ lúc đó và ông cũng chẳng ưa luôn những lập trường mang tính siêu hình của những ai theo chủ nghĩa này. Những vấn đề phổ biến niệm đã được William khởi động lại trong hoàn cảnh chủ nghĩa kinh viện đang đi vào hồi suy tàn. Theo William, một sự vật không thể hiện hữu trong nhiều sự vật khác nhau được. Vì vậy, phổ biến không thể lài một sự vật, một hiện thực nào đó được. Theo ý của ông, phổ biến niệm chỉ là thực tại của trí khôn và không có sự hữu thể nào cả. Nó chỉ hiện hữu trong linh hồn mà thôi. Cũng theo quan điểm của nhà triết học này, cá vật là cái gì được hiểu chính xác nhất. Ở Thiên Chúa, không có cái gọi là ý tưởng phổ biến mà chỉ có cá vật. Duns Scotus đã nói về điều này, nhưng William đã khai thác nó một cách triệt để. Dao cạo Ockham. Nói một cách đơn giản, ý tưởng của dao cạo Ockham đó là chỉ cần sự đơn giản trong việc giải thích một hiện tượng là có thể tiến tới sự tiến bộ.
1
null
Vigneron là loại súng tiểu liên do sĩ quan đại tá trong lực lượng quân đội Bỉ là Georges Vigneron thiết kế khi quân đội nước này đề ra yêu cầu về một loại súng tự động nhỏ gọn để trang bị cho các đội pháo binh, lính nhảy dù, tài xế xe tải hay các đơn vị tương tự còn công ty Précision Liégeoise SA lo việc chế tạo. Súng đã được thông qua để đưa vào phục vụ và trở thành súng tiểu liên tiêu chuẩn trong lực lượng quân đội Bỉ năm 1953 và đã được sử dụng trong chiến dịch rồng đỏ tại Congo cũng như tham gia các chiến sự tại các nước như Rwanda, Burundi, Somalia và các vùng khác tại châu Phi. Loại súng này được dùng cho đến những năm 1990 khi nó và khẩu FN FAL bị thay thế bởi khẩu FN FNC trong quân đội Bỉ, mặc dù thế nhưng sau đó chúng vẫn được thấy sử dụng tại các khu vực Trung Phi. Thiết kế. Vigneron sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và bắn với khóa nòng mở. Nút kéo lên đạn nằm ở phía bên trái súng, nó sẽ đứng yên khi bắn. Cơ chế bóp cò của súng cũng là cách chọn chế độ bắn. Nếu bóp cò nhẹ thì súng sẽ bắn từng viên nhưng nếu bóp mạnh cò thì súng sẽ bắn với chế độ tự động. Nút khóa an toàn nằm ở phía bên trái tay cầm cò súng ngay sau cò. Khe nhả vỏ đạn được che bằng một miếng chống bụi. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Nòng súng có hai lỗ phía sau đầu ruồi, chúng hoạt động như một bộ phận chống giật khi bắn. Báng súng dạng khung làm bằng thép có thể đẩy vào kéo ra. Súng có thể sử dụng hộp đạn chung với khẩu MP 40 vì loại hộp đạn này rất phổ biến những năm 1950.
1
null
"Both Sides, Now" hay "Both Sides Now" (tên tiếng Việt: "Hai khía cạnh cuộc đời") là một ca khúc được viết bởi Joni Mitchell. Bài thâu của bà xuất hiện lần đầu tiên trong đĩa nhạc "Clouds", phát hành năm 1969. Bà có thâu bản này một lần nữa chơi theo kiểu nhạc Jazz trong đĩa nhạc "Both Sides Now", phát hành vào năm 2000. Đây là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Joni Mitchell bên cạnh "Big Yellow Taxi", "Woodstock", và "A Case of You". Bài được viết vào tháng 3 năm 1967, lấy cảm hứng từ một đoạn trong cuốn truyện "Henderson the Rain King" viết bởi Saul Bellow. Judy Collins là người đầu tiên đã thâu bản nhạc này, đã có mặt trong đĩa nhạc "Wildflowers" vào năm 1967, bản này sau đó cũng được phát hành riêng trong đĩa đơn vào giữa năm 1968. Bản trình bày của Collins đạt được hạng 8 trong bảng các đĩa đơn tại Hoa Kỳ vào năm 1968 và được giải Grammy về trình diễn nhạc dân ca. Cả đĩa nhạc của Joni Mitchell "Both Sides Now" và một bài được thâu vào năm 2003 của Mitchell được đưa vào phim "Love Actually". "Rolling Stone" xếp hạng "Both Sides, Now" thứ 171 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất". Nhạc sĩ Phạm Duy dã viết lời Việt cho ca khúc này, với tựa "Hai khía cạnh cuộc đời" và do ca sĩ Julie Quang hát lần đầu tiên trong thập niên 1970.
1
null
Vương Đô () (?- 26 tháng 3 năm 929), nguyên danh Lưu Vân Lang (劉雲郎), là một quân phiệt vào thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Ông giữ chức Nghĩa Vũ tiết độ sứ. Ông đoạt quyền kiểm soát Nghĩa Vũ từ dưỡng phụ Vương Xử Trực thông qua tiến hành binh biến, và sau đó cai trị bán độc lập với địa vị là một chư hầu của Tấn và hậu thân là triều Hậu Đường. Năm 928, Hậu Đường Minh Tông cho rằng Vương Đô muốn công khai làm phản, do vậy quyết định tiến công Nghĩa Vũ. Sau một thời gian dài bị bao vây, Vương Đô tự thiêu khi quân thành thất thủ. Thân thế. Vương Đô là người Hình Ấp, nguyên danh là Lưu Vân Lang, được yêu nhân Lý Ứng Chi (李應之) nuôi dưỡng. Lý Ứng Chi chữa khỏi bệnh cho Vương Xử Trực, do vậy Vương Xử Trực tin rằng Lý Ứng Chi có tài thần thông, đối đãi như bạn bè. Khi đó, Vương Xử Trực chưa có nhi tử, Lý Ứng Chi trao Lưu Vân Lang cho Vương Xử Trực làm con, nói với Xử Trực rằng, "Thằng bé này có điểm đặc biệt." Lưu Vân Lang đổi tên thành Vương Đô. Vương Xử Trực trở thành tiết độ sứ vào năm 900, sau đó tin tưởng giáo phó nhiều quân sự cho Lý Ứng Chi, khiến các sĩ quan bất mãn. Đương thời, một đội quân Yên, tức quân Lô Long đi qua lãnh thổ Nghĩa Vũ, Vương Xử Trực lo lắng quân Lô Long có thể tập kích, do vậy cho binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng. Các sĩ quan nhân cơ hội này bao vây phủ đệ, sát hại Lý Ứng Chi. Loạn binh cũng thỉnh Vương Xử Trực giết Vương Đô, song do Vương Xử Trực cương quyết nên họ miễn cho Vương Đô. Sáng hôm sau, Vương Xử Trực thưởng lạo cho loạn binh, song bí mật ghi lại tịch của những người tham dự, lần lượt tìm cách sát hại họ trong những năm sau này. Vương Xử Trực sau đó có nhi tử, song người này lại yêu mến Vương Đô, Vương Đô lúc này trưởng thành và giỏi nịnh bợ và lường gạt dưỡng phụ. Vương Xử Trực cho lập ra tân quân và cho Vương Đô làm quân sứ. Trong số con đẻ của Vương Xử Trực, có Vương Úc (王郁) do thiếp sinh, người này không được sủng nên chạy sang chỗ Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, được Lý Khắc Dụng gả con gái làm thê, cuối cùng được thăng làm Tân châu đoàn luyện sứ. Những người con trai còn lại của Vương Xử Trực đều còn nhỏ tuổi, Vương Xử Trực phong Vương Đô làm tiết độ phó sứ, muốn ông thừa kế chức tiết độ sứ. Vương Xử Trực liên kết với Tấn vương Lý Tồn Úc (kế vị Lý Khắc Dụng) trong cuộc chiến trường kỳ chống Hậu Lương. Năm 921, đồng minh khác của họ là Triệu vương-Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung bị sát hại trong một cuộc binh biến do dưỡng tử là Trương Văn Lễ khích động, Lý Tồn Úc tiến hành chiến dịch chống Trương Văn Lễ. Vương Xử Trực cho rằng nếu Thành Đức lọt vào tay Tấn thì Nghĩa đơn độc, do vậy sai người bí mật liên lạc với Vương Úc, bảo Vương Úc mời Khiết Đan tiến công để phân tán quân Tấn. Vương Úc chấp thuận, song Vương Xử Trực buộc phải hứa cho Vương Úc kế tập. Người trong quân phủ của Vương Xử Trực không muốn gọi quân Khiết Đan đến, Vương Đô cũng lo ngại rằng Vương Úc sẽ đoạt mất vị trí của mình. Do vậy, Vương Đô âm mưu cùng Thư lại Hòa Chiêu Huấn (和昭訓) để bắt Vương Xử Trực. Cơ hội đến khi Vương Xử Trực thiết yến sứ giả của Trương Văn Lễ ở phía đông thành. Đến khi Vương Xử Trực trở về, Vương Đô cho vài trăm tân quân phục ở phủ đệ, bắt Vương Xử Trực. Vương Đô giam lỏng Vương Xử Trực và thê thiếp ở Tây đệ, tận sát tử tôn của Vương Xử Trực và tướng tá là người tâm phúc của Vương Xử Trực. Vương Đô xưng là lưu hậu, trình bày tình hình với Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc cho phép ông thay thế Vương Xử Trực. (Chỉ một người con trai của Vương Xử Trực là Vương Uy (王威) có thể thoát nạn, người này tẩu thoát sang Khiết Đan.) Làm tiết độ sứ. Thời Tấn. Không lâu sau, Lý Tồn Úc bao vây thủ phủ Trấn châu (鎮州) của Thành Đức, Vương Úc thuyết phục Khiết Đan chủ Da Luật A Bảo Cơ cứu viện Thành Đức, A Bảo Cơ chấp thuận. Đông năm 921, A Bảo Cơ qua Lô Long, sau đó tiến công thủ phủ Định châu (定州) của Nghĩa Vũ. Vương Đô cáo cấp Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc đem năm nghìn thân quân từ Trấn châu đến cứu, khiển Thần Vũ đô chỉ huy sứ Vương Tư Đồng (王思同) đem binh đến trú tại phía nam Lang Sơn để phòng thủ. Ngày 1 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức 21 tháng 1 năm 922), Vương Đô đến thăm Vương Xử Trực ở Tây đệ. Vương Xử Trực bị kích động, nắm tay đấm vào ngực của Vương Đô, nói: "Nghịch tặc, ta phụ ngươi chỗ nào?". Vương Xử Trực khi đó không có quân khí, và còn cắn vào mũi của Vương Đô, Vương Đô thoát ra được. Không lâu sau, Vương Xử Trực buồn hận mà mất hoặc bị Vương Đô sát hại. Ngày Giáp Ngọ (13) cùng tháng (12 tháng 2), Lý Tồn Úc đến Định châu, quân Khiết Đan ở Tân Lạc để đối đầu. Sau đó, quân Khiết Đan chiến bại và triệt thoái về bắc, Định châu được giải vây. Vương Đô đích thân ra khỏi thành nghênh yết Lý Tồn Úc, và thiết yến ở phủ đệ. Vương Đô cũng thỉnh để con gái của mình kết hôn với vương tử của Lý Tồn Úc là Lý Kế Ngập (李繼岌), Lý Tồn Úc chấp thuận. (Tuy nhiên, không rõ hôn lễ có thực sự diễn ra hay không.) Sau đó, Lý Tồn Úc ân sủng Vương Đô, không tấu thỉnh nào là không chấp thuận. Thời Hậu Đường Trang Tông. Năm 923, Lý Tồn Úc xưng là hoàng đế của Hậu Đường, tức Hậu Đường Trang Tông. Sau đó, Hậu Đường thôn tính Hậu Lương. Trong thời gian Hậu Đường Trang Tông trị vì, Vương Đô tiếp tục là một quân phiệt bán độc lập, được tự bổ nhiệm thứ sử của hai châu thuộc cấp là Kì châu và Dịch châu, không phải dâng bản kê khai hộ khẩu, tô phú tự giữ. Năm Đồng Quang thứ 3 (925), Hậu Đường Trang Tông thăm Nghiệp Đô, Vương Đô đến yết kiến, ở lại mười ngày, được tặng cho vải, ban chức "Thái úy", "Thị trung". (Nhằm dựng cầu trường để đón tiếp Vương Đô, Hậu Đường Trang Tông phá hủy đàn mà ông tức vị năm 923. Thời Hậu Đường Minh Tông. Năm 926, Hậu Đường Trang Tông bị sát hại trong một cuộc binh biến tại kinh thành Lạc Dương, Lý Tự Nguyên trở thành hoàng đế, tức Hậu Đường Minh Tông. Hậu Đường Minh Tông thăng Vương Đô là "Trung thư lệnh", tuy nhiên không ưa Vương Đô vì hành động của ông với dưỡng phụ. Xích mích giữa triều đình và Nghĩa Vũ cùng phát triển do Xu mật sứ An Trọng Hối (安重誨) muốn chấm dứt việc Nghĩa Vũ được giữ lại phú thuế nhằm thể hiện thực lực của triều đình. Hơn nữa, do Khiết Đan hay tiến công, triều đình Hậu Đường thường cho quân đồn trú tại khu vực Lô Long và Nghĩa Vũ, Vương Đô lo sợ rằng các đội quân này thực ra muốn tiến công mình. Hai bên dần dần nghi ngờ lẫn nhau. Vương Đô lo sợ rằng Hậu Đường Minh Tông có thể dời ông đến cai quản trấn khác, Hòa Chiêu Huấn khuyên Vương Đô kế tự toàn; theo đó ly gián các tiết độ sứ khác để bản thân được yên ổn. Do đó, Vương Đô tìm cách để liên minh với các tiết độ sứ khác — bao gồm việc cầu thông hôn với Lô Long tiết độ sứ Triệu Đức Quân (趙德鈞); xin trở thành huynh đệ với Thành Đức tiết độ sứ Vương Kiến Lập (王建立), người này có thù oán với An Trọng Hối; ông còn gửi mật thư bọc trong sáp đến Bình Lô (Hoắc Ngạn Uy), Trung Vũ (Phòng Tri Ôn), Chiêu Nghĩa (Mao Chương), Tây Xuyên (Mạnh Tri Tường), và Đông Xuyên (Đổng Chương), cố gắng ly gián họ với triều đình. Ngoài ra, Vương Đô còn sai người thuyết phục Bắc diện chiêu thảo sứ-Quy Đức tiết độ sứ Vương Yến Cầu (王晏球). Khi Vương Yến Cầu từ chối, ông lại hối lộ thuộc hạ của Vương Yến Cầu để họ trừ khử chủ tướng. Nỗ lực này thất bại, ngày Quý Tị (18) tháng 4 năm Mậu Tý (10 tháng 5 năm 928), Vương Yến Cầu tấu lên Hậu Đường Minh Tông về việc Vương Đô làm phản. Ngày Mậu Tý (25) cùng tháng (17 tháng 5), Hậu Đường Minh Tông ban chiếu tước đoạt quan tước của Vương Đô. Đến ngày Nhâm Dần (27) cùng tháng (19 tháng 5), Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Vương Yến Cầu làm Bắc diện thảo sứ, tạm quyền quản lý Định châu, Hoành Hải tiết độ sứ An Thẩm Thông (安審通) là Phó chiêu thảo sứ, Trịnh châu phòng ngự sứ Trương Kiền Chiêu (張虔昭) là đô giám, phát binh thảo phạt Định châu. Ngay hôm đó, Vương Yến Cầu đánh Định châu. Vương Đô mang tài sản cầu cứu tù trưởng người Hề là Thốc Nỗi (禿餒). Sang tháng 5 ÂL, Thốc Nỗi đem theo vạn kị binh tiến đến Định châu cứu viện Vương Đô, song Vương Yến Cầu đánh bại quân của Thốc Nỗi, 2000 kị binh của Thốc Nỗi phải triệt thoái vào trong thành Định châu. Vương Yến Cầu sau đó chiếm được Tây quan thành. Tuy nhiên, Định châu thành kiên cố không thể công, do vậy Vương Yến Cầu tu sửa Tây quan thành làm hành phủ, thu thuế của ba châu (Định, Kỳ, Dịch) để nuôi quân. Cùng tháng, hay tin Khiết Đan phát binh cứu Định châu, Vương Yến Cầu và Trương Diên Lãng (張延朗) phân binh triệt thoái ra xa Định châu. Quân Khiết Đan vào Định châu, cùng Vương Đô ban đêm tập kích quân Hậu Đường ở Tân Lạc. Ngày Át Sửu (21) (11 tháng 6), Vương Yến Cầu và Trương Diên Lãng hội quân ở Hành Đường, ngày Bính Dần hôm sau đến Khúc Dương. Vương Đô hợp quân cùng với năm nghìn kị binh Khiết Đan thành một đội quân được ghi chép là hơn vạn người, thừa thắng truy kích Vương Yến Cầu tại Khúc Dương, ngày Đinh Mão (23) chiến ở phía nam thành. Kết quả, quân Vương Đô rơi vào bẫy và thiệt hại nặng nề, người Khiết Đan tử trận quá bán, phải triệt thoái về Định châu. Ngày Nhâm Tuất (19) tháng 7 (7 tháng 8), Khiết Đan khiển tù trưởng Dịch Ẩn (惕隱) đem bảy nghìn kị binh cứu Định châu, Vương Yến Cầu đón đánh và đại phá đội quân này. Ngày Giáp Tý (27) cùng tháng thì truy tới Dịch châu, đương thời mưa nhiều nước sông dâng lên, quân Khiết Đan bị bắt giết và chết chìm. Lúc trước, khi Hậu Đường Trang Tông khi đánh Hà Bắc có bắt được một tiểu nhi, đem về nuôi trong cung và ban danh tính Lý Kế Đào (李繼陶), khi Hậu Đường Trang Tông tức vị thì phóng thích. Vương Đô có được tiểu nhi này, mặc hoàng bào và cho ngồi lên tường thành, nói với Vương Yến Cầu: "Đây là hoàng tử của Trang Tông hoàng đế, cũng đã tức đế vị. Công thụ ân sâu của tiên triều mà không nhớ sao?" Vương Yến Cầu nói rằng hành động này của Vương Đô là vô ích, tiếp tục tiến công. Vương Đô phòng thủ Định châu một cách hiệu quả trong nhiều tháng, theo dõi sát sao chư tướng, bất kỳ ai đào ngũ đều bị giết. Hậu Đường Minh Tông sai người đến thúc giục Vương Yến Cầu công thành, song Vương Yến Cầu cho họ thấy sự kiên cố của Định châu thành, khẳng định sẽ tốt hơn nếu bao vây và để thành tự sụp đổ, Hậu Đường Minh Tông chấp thuận. Tháng giêng năm Kỉ Sửu (929), Vương Đô và Thốc Nỗi muốn đột vây chạy thoát, song không thể ra được. Ngày Quý Sửu (13) tháng 2 (26 tháng 3), Đô chỉ huy sứ Mã Nhượng Năng (馬讓能) của Định châu mở cổng thành. Vương Đô cùng gia tộc tự thiêu. Vương Đô hay thu thập tranh sách, ông từng sai người dùng tiền bạc mua những sách quý vào lúc mà Trương Xử Cẩn bị đánh bại tại Thành Đức, và khi Hậu Lương bị chinh phục. Tổng cộng, ông thu thập được ba vạn quyển sách cả quý lẫn tiện, vài trăm danh họa và nhạc khí. Khi ông tự thiêu, bộ sưu tập của ông cũng bị phá hủy. Bốn con trai và một em trai của ông bị bắt cùng với Thốc Nỗi, họ bị giải đến chỗ Hậu Đường Minh Tông.
1
null
Quân chủ miền Bắc (), tên chính thức là Vương quốc Bồ Đào Nha (), là một cuộc cách mạng và chính phủ bảo hoàng trong thời gian ngắn đã xảy ra ở phía Bắc Bồ Đào Nha vào đầu năm 1919. Phong trào còn được gọi là Vương quốc Traulitânia (), có trụ sở đóng tại Porto, kéo dài từ ngày 19 tháng 1 đến 13 tháng 2 năm 1919. Phong trào được dẫn dắt bởi Henrique de Paiva Couceiro Mitchell, một thành viên xuất chúng trong chính phủ Đế quốc Bồ Đào Nha vốn chẳng có bất kỳ sự thừa nhận nào về vụ phế truất vua Manuel II của Bồ Đào Nha. Sự bất lực của cuộc cách mạng ở chỗ nó thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong cả nước, kết hợp với cấu trúc không được tổ chức đầy đủ đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nền quân chủ và sự tái lập chế độ cộng hòa Bồ Đào Nha ở miền Bắc. Bối cảnh. Miền Bắc Bồ Đào Nha thường là nơi đóng vai trò lịch sử cho các cuộc cách mạng và cuộc khởi nghĩa chống lại vị thế của chính phủ Bồ Đào Nha, kể từ cuộc Cách mạng Tự do năm 1820 chống lại nền quân chủ chuyên chế cho đến cuộc nổi dậy của Đảng Cộng hòa chống lại chính phủ quân chủ năm 1891. Ngoài ra nó cũng là cứ địa truyền thống của giới quý tộc Bồ Đào Nha. Khi cuộc cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910 lật đổ vua Manuel II của Bồ Đào Nha, chế độ quân chủ Bồ Đào Nha khởi đầu từ năm 868 đã được thay thế bằng nền Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha. Vua Manuel II và hoàng tộc giờ đây đã bị trục xuất khỏi đất Bồ Đào Nha, bèn trốn khỏi Ericeira ra nước ngoài sống lưu vong, đầu tiên là Gibraltar rồi sau đến tị nạn tại Vương quốc Anh. Sau cuộc cách mạng, vua Manuel II và nhiều người khác đã suy đoán sự sụp đổ của chế độ cộng hòa mới được thiết lập vì thiếu sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Mặc dù vua Manuel II đã sẵn sàng cho ngôi vị hợp pháp của mình, ông chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc khôi phục bằng con đường ngoại giao chứ không phải bằng quân sự. Ngày 3 tháng 10 năm 1911, Paiva Couceiro đã chỉ huy cuộc nổi dậy chống nền cộng hòa đầu tiên sau cuộc cách mạng, phe bảo hoàng tiến hành cuộc xâm nhập lần đầu vào thành phố miền Bắc Chaves. Quân đội Hoàng gia đã treo lá cờ màu xanh và trắng của chế độ quân chủ tại hội trường thành phố và giữ vững Chaves trong ba ngày rồi rút lui khi lực lượng cộng hòa hành quân tiến về thành phố. Cuộc tấn công Chaves. Dù đợt xâm nhập đầu tiên của phe bảo hoàng đã thất bại ở Chaves vào năm 1911, Paiva Couceiro vẫn tập hợp lại người của mình vượt qua biên giới ở Galicia để khởi động một nỗ lực thứ hai mạnh hơn nữa nhằm tái chiếm thành phố. Không giống như sự xâm nhập ban đầu, việc chuẩn bị cho phong trào thứ hai đã được phe bảo hoàng tiếp tế và hỗ trợ đầy đủ, cùng việc tiếp nhận viện trợ không chính thức từ Tây Ban Nha do nước này lo sợ rằng các chính sách cộng hòa cấp tiến của nền Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha sẽ vượt biên giới tràn sang Tây Ban Nha, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ quân chủ nơi đây. Tổng cộng, khoảng 450 người cả dân sự và quân sự đã tham gia vào cuộc nổi dậy của phe bảo hoàng, cùng nhiều tình nguyện viên và những người ủng hộ dự kiến ​​sẽ tham gia phong trào khi nó lan ra các vùng nông thôn. Vào thời điểm lực lượng quân chủ tiến về Chaves ngày 8 tháng 7 năm 1912, khoảng 700 người đã lên kế hoạch để đánh chiếm thành phố về tay họ, nhưng sự xâm nhập lại thiếu đi sự ủng hộ của quảng đại dân chúng mà Paiva Couceiro đã dự kiến, chủ yếu là sự cổ vũ đến từ các linh mục và giới quý tộc theo chủ nghĩa hòa bình vốn chẳng thể hỗ trợ phong trào bằng quân sự. Nhân lúc quân bảo hoàng định tìm cách tiến vào thành phố, thì 150 tình nguyện viên tại địa phương chỉ được huấn luyện sơ sài đã tự tổ chức để bảo vệ thành phố vinh danh nền cộng hòa, trong khi một đại đội 100 binh sĩ trong quân đội Bồ Đào Nha mau chóng hành quân về phía thành phố. Dù phe bảo hoàng có số quân đông hơn nhưng họ lại thiếu nguồn tiếp tế. Trận chiến với 100 lính chính quy quân đội Bồ Đào Nha khiến 30 tay súng thiệt mạng và phần còn lại hoặc chạy trốn sống lưu vong hoặc bị bắt giữ. Dù cuộc tấn công Chaves của phe bảo hoàng đã thất bại thảm hại nhưng nó lại đặt nền tảng cho cái gọi là nền Quân chủ miền Bắc, chứng minh rằng họ chấp nhận sử dụng vũ lực quân sự khi cần thiết. Khôi phục nền Quân chủ. Ngày 15 tháng 1 năm 1919, Thủ tướng Sousa Barbosa đã lên nắm quyền kiểm soát chính phủ cộng hòa Bồ Đào Nha và đưa João do Canto e Castro da Silva Antunes làm Tổng thống Cộng hòa Bồ Đào Nha, nhằm lấp đầy các vị trí sau vụ ám sát Sidónio Bernardino Cardoso da Silva Pais. Những người ủng hộ tổng thống bị ám sát Sidónio đã tập hợp dưới sự chỉ huy của Tướng Almeida và thành lập Hội đồng Quân sự Lâm thời bên ngoài Lisboa, đối lập với Tổng thống Canto e Castro. Tương tự như vậy ở miền Bắc Bồ Đào Nha, phe cánh Sidónio cũng thành lập Ủy ban Quân sự Quản hạt tuyên bố rằng việc kiểm soát miền Bắc được dùng trong những trường hợp tạm thời. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn gây ra bởi vụ ám sát và thay thế Tổng thống Sidónio Pais, Paiva Couceiro nhanh chóng khởi hành chuyến đi đến miền Bắc Bồ Đào Nha mà ông đánh giá rằng tình hình lúc này là có lợi cho việc khôi phục chế độ quân chủ, để gặp gỡ Bộ tư lệnh Trung ương phe Bảo hoàng. Hội đồng Quân sự Trung ương Integralismo Lusitano đã họp vào ngày 17 tháng 1 năm 1919, nơi António Maria de Sousa Sardinha và Luís Carlos de Lima e Almeida Braga quyết định tiến hành kế hoạch đánh chiếm Porto, với ý định cô lập Porto khỏi Lisboa và từ đó nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi chế độ quân chủ Bồ Đào Nha. Mặc dù António Sardinha và Paiva Couceiro đã tiến quân vào Porto mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự của quân đội hoặc người dân địa phương vào sáng ngày 18 tháng Giêng, nhưng phải đến ngày hôm sau (sau một cuộc diễu binh) mới tổ chức một buổi lễ chính thức bao gồm việc thượng cờ hoàng gia màu xanh và trắng tuyên bố thành lập chế độ quân chủ miền Bắc. Sau lời công bố sự phục hồi của chế độ quân chủ, lá cờ màu xanh và trắng được kéo lên tại tòa nhà chính phủ khắp miền Bắc, từ Viana do Castelo cho đến thành phố vừa giành được mang tính lịch sử Chaves.
1
null
"Raindrops Keep Fallin' on My Head" là một bản nhạc được Hal David và Burt Bacharach viết vào năm 1969 cho phim "Butch Cassidy and the Sundance Kid". Bài nhạc này được B. J. Thomas trình diễn và đã đoạt được giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất. David và Bacharach cũng đạt được giải Oscar cho nhạc phim hay nhất. Đĩa đơn đã đứng hạng nhất trong bảng xếp hạng các bài nhạc tại Mỹ, Canada và Na Uy. Vào năm 2008, bản này với sự trình bày của B. J. Thomas đã đạt được hạng 85 của "Billboard"'s Hot 100 All-Time Top Songs.
1
null
Vugar Gashimov (; 24 tháng 7 năm 1986 – 10 tháng 1 năm 2014) là một đại kiện tướng cờ vua Azerbaijan và là một trong những kỳ thủ hàng đầu của quốc gia này. Anh còn là một kỳ thủ cờ chớp xuất sắc . Tiểu sử. Gashimov sinh tại Baku. Cha anh là đại tá quân đội đã nghỉ hưu, từng làm việc trong Bộ quốc phòng Azerbaijan. Sự nghiệp. Anh vô địch giải Acropolis ở Athens năm 2005 và giải Cappelle-la-Grande Mở rộng năm 2008. Gashimov đồng vô địch tại Grand Prix đầu tiên trong chuỗi Grand Prix 2008 – 2010 ở quê nhà Baku . Trong năm 2010 – 2011 anh đồng hạng nhất với Francisco Vallejo Pons tại giải Reggio Emilia và giành chức vô địch sau khi thắng tie-break . Giải đấu cuối cùng của anh là giải Tata đầu năm 2012. Sau đó vì bệnh tật nên anh không thể tham dự các giải đấu quốc tế nữa. Đồng đội. Gashimov khoác áo đội tuyển Azerbaijan tại các Olympiad cờ vua năm 2002, 2004, 2006 và 2008 . Năm 2010, anh không dự Olympiad vì có bất đồng với Liên đoàn cờ quốc gia và cựu huấn luyện viên đội tuyển Zurab Azmaiparashvili . Anh cùng đội tuyển giành huy chương vàng tại Giải vô địch cờ vua đồng đội châu Âu ở Novi Sad năm 2009, cùng với Mamedyarov, Radjabov, Mammadov và Guseinov, sau khi giành huy chương đồng năm 2007 . Phong cách thi đấu. Gashimov được biết đến là một kỳ thủ cờ chớp xuất sắc. Đời tư. Anh yêu thích bóng đá, bóng bàn, billiards và là một người rất hâm mộ các phim của Thành Long . Bệnh tật và qua đời. Khi Gashimov bị ốm vào tháng 2 năm 2000, bác sĩ chẩn đoán là chứng động kinh. Sau đó các bác sĩ đã phát hiện anh có những khối u não. Mặc dù đã trải qua vài lần phẫu thuật để loại bỏ các khối u nhưng cuối cùng anh đã qua đời ở một bệnh viện tại Heidelberg, Đức, vào đêm ngày 10 rạng ngày 11 tháng 1 năm 2014. Tưởng niệm. Để tưởng nhớ anh, một giải đấu mang tên Tưởng niệm Vugar Gashimov diễn ra vào tháng 4 năm 2014, với sự tham gia của các kỳ thủ Carlsen, Caruana, Karjakin, Nakamura, Mamedyarov, Radjabov ở giải A và Bacrot, Vương Hạo, Eljanov, Wojtaszek, Motylev cùng các kỳ thủ chủ nhà ở giải B. Giải đấu được tiếp tục trong những năm tiếp theo, có tên chính thức là Giải cờ vua Shamkir và là một trong những giải mời hàng đầu thế giới.
1
null
Trịnh Lỗi hay Lê Lỗi (Chữ Nho: 黎磊; ?-7/11/1434) là một khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, quê ở làng Cự Lại, xã Sơn Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Trịnh Lỗi theo Lê Lợi khởi binh từ ngày đầu. Ông tham gia nhiều trận đánh, trước sau chống giữ, trải qua nhiều gian lao nguy hiểm, mấy lần phong lên chức Thiếu úy Tháng Giêng năm 1427, Lê Lợi cho quân bao vây thành Đông Quan, sai Trịnh Lỗi lúc ấy giữ chức Thiếu úy, cùng với Tư không Đinh Lễ, Thiếu úy Lê Sát, Nguyễn Lý, Nguyễn Chích đóng quân ở cửa Nam. Công thần nhà Lê. Năm 1428, Trịnh Lỗi được phong làm Nhập nội thị trung. Ngày mồng 3 tháng 5 năm 1429, vua Lê Thái Tổ ban biển ngạch công thần cho 93 viên, Trịnh Lỗi được ban tước Đình thượng hầu. Năm 1432, vua Lê Thái Tổ thăng ông làm Nhập nội đại hành khiển tả bộc xạ, tham dự triều chính. Ngày mồng 7 tháng 11 năm 1434 thời Lê Thái Tông, Tây đạo Hành khiển tả bộc xạ Trịnh Lỗi qua đời, được truy tặng Bảo chính công thần phụ quốc thượng tướng quân nhập nội trung thư lệnh hương hầu, tên thụy là Trung Giản. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng ông là Tuyên Hy Hầu, lại gia tặng là Thái úy Đạo quốc công. Tôn vinh. Trịnh Lỗi được thờ ở đền Sầy, thuộc xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ông cũng được đặt tên cho các đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
1
null
Theodor Alexander Viktor Ernst von Schoeler (22 tháng 3 năm 1807 tại Potsdam – 23 tháng 8 năm 1894 tại Coburg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871. Tiểu sử. Gia đình. Theodor Alexander sinh vào ngày 22 tháng 3 năm 1807, là con trai của cựu Tượng tướng Bộ binh và Giám đốc Tổng cục Chiến tranh Phổ Moritz von Schoeler (1771 – 1855) với bà Eleonore, nhũ danh Burggräfin und Gräfin von Dohna-Lauck (1777 – 1855). Ông nội của ông là Thiếu tướng Johann Friedrich Wilhelm von Schoeler, trong khi ông ngoại của ông là Thiếu tướng August Burggraf und Graf zu Dohna-Lauck. Thêm vào đó, người chú của ông, Friedrich von Schoeler, cũng là một tướng lĩnh Phổ, từng được trao tặng Huân chương Đại bàng Đen. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1848, ông thành hôn với Ottilie, nhũ danh Börger (1828 – 1895). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho ông hai người con. Sự nghiệp quân sự. Nối tiếp truyền thống gia đình của mình, Schoeler cũng là một sĩ quan nhà nghề trong quân đội Phổ. Trong những năm thái bình sau những cuộc chiến tranh của Napoléon, việc thăng tiến sĩ quan quân đội Phổ chỉ diễn ra chậm chạp. Do vậy, Schoeler đã trải qua một sự nghiệp khó khăn cho đến khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo bùng nổ vào năm 1866, bất chấp một sự thật rằng nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong giới lãnh đạo quân sự Phổ thời bấy giờ là thân quyến của ông. Đơn cử, thân phụ ông, Moritz, đã nắm giữ nhiều chức vụ trong đó có Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Phổ. Khi chiến tranh với Áo nổ ra, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 31 (Sư đoàn số 16 – một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân Elbe do Thượng tướng Bộ binh Eberhard Herwarth von Bittenfeld thống lĩnh) và được thăng cấp hàm Thiếu tướng. Cùng với các đơn vị khác của Tập đoàn quân Elbe, ông tiến quân vào Böhmen và thể hiện tài nghệ quân sự của mình trong các trận đánh tại Hühnerwasser ngày 26 tháng 6 và Königsgrätz-Sadowa ngày 3 tháng 7. Sau đó, theo đề xuất của tướng Bittenfeld, ông được Quốc vương Wilhelm I trao tặng Thập tự Xanh – huân chương quân sự cao quý nhất của Phổ. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch ở Böhmen, Schoeler đã lãnh quyền chỉ huy Sư đoàn số 8 thay thế tướng August von Horn vào ngày 21 tháng 7 năm 1866 và được phong quân hàm Trung tướng. Trong bản báo cáo của Herwarths von Bittenfeld cho nhà vua vào ngày 4 tháng 8 năm 1866, vị Tổng chỉ huy Tập đoàn quân Elbe đã ca ngợi của ông: Dưới sự chỉ huy của ông, Sư đoàn số 8 đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1870). Vào tháng 5 năm 1871, ông xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được động viên trở lại khi có chiến tranh). Tháng 8 năm 1894, ông từ trần ở Coburg.
1
null
Thực phẩm chức năng giảm cân là loại sản phẩm mà theo quan điểm của người sử dụng tại Mỹ thì được coi như thực phẩm chức năng. Theo người sử dụng tại Việt Nam, Thực phẩm chức năng giảm cân thường quen gọi là Thuốc giảm cân (Viên nang giảm cân, viên uống giản cân). Thực phẩm chức năng giảm cân được sản xuất từ những nguyên liệu chủ yếu có nguồn gốc Thảo Dược. Phân loại. Thực phẩm chức năng giảm cân được phân làm những loại sau:
1
null
Trick 'r Treat là một bộ phim kinh dị Mỹ năm 2007 do Michael Dougherty viết kịch bản và đạo diễn. Các diễn viên tham gia gồm Dylan Baker, Brian Cox và Anna Paquin..., trung tâm phim xoay quanh bốn câu chuyện đáng sợ liên quan đến Halloween. Một yếu tố phổ biến mà những câu chuyện quan hệ với nhau là sự hiện diện của Sam (Quinn Lord), cậu bé khoảng 10 tuổi mang mặt nạ hình trái bí biểu tượng của Halloween, cậu mặc bộ đồ ngủ màu cam tồi tàn mang theo một bao bố, cậu luôn xuất hiện trong tất cả những câu chuyện và bất cứ khi nào một người nào đó vi phạm truyền thống Halloween. Mặc dù bị trì hoãn trong hai năm và bị phát hành rất hạn chế, nhưng bộ phim nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, quan trọng nhờ đó phim thu hút được 1 sự quan tâm mạnh. Trong tháng 10 năm 2013, các nhà làm phim thông báo rằng phần tiếp theo, "Trick 'r Treat 2" đang trong quá trình thực hiện. Nội dung. Bộ phim là bốn câu chuyện đan xen với nhau Opening (Mở đầu phim). Emma (Leslie Bibb) và chồng cô là Henry (Tahmoh Penikett) trở về từ 1 buổi tiệc Halloween. Họ đã trang trí rất nhiều ma bù nhìn trong sân nhà của họ. Sau đó Emma thổi tắt 1 đèn ma bí, Henry nói với cô việc thổi tắt đèn ma bí có thể chống lại truyền thống của Halloween. Sau đó Henry vào phòng và đợi Emma, lúc này cô đang dọn dẹp các đồ trang trí, bất ngờ cô bị sát hại bởi một kẻ tấn công không rõ mặt với một lưỡi dao hình kẹo bí ngô lớn. Henry ra ngoài và tìm thấy Emma chỉ còn cái đầu với cây kẹo mút khổng lồ trong miệng cô, đầu cô bị treo lên như những con ma bù nhìn, tay chân cô bị cắt nhỏ ra và treo như đồ trang trí. The Principal (Hiệu trưởng). Steven Wilkins (Dylan Baker) là hiệu trưởng của thị trấn. Vào đêm Halloween, cậu bé Charlie (Brett Kelly) đã ăn cắp vài cây kẹo trên sân của ông. Wilkins về nhà ông thấy cậu bé, ông ta ngồi xuống trước cửa nhà mình và nói chuyện với cậu bé về kẹo và về việc trộm cắp. Ông dùng dao khắc một đèn ma bí và ông cho cậu bé một chiếc kẹo. Charlie ăn kẹo, nhưng cậu không biết cây kẹo đã bị tẩm độc, cậu nhiễm độc và phun ra một lượng lớn sôcôla cùng máu trước khi chết. Wilkins chôn Charlie ở sân sau nhà cùng với một xác chết của 1 cậu bé không rõ là ai. Sau khi hoàn thành việc chôn xác, Wilkins thấy ông hàng xóm Kreeg (Brian Cox) đang la hét từ cửa sổ nhà ông ta, ông cầu xin sự giúp đỡ nhưng Wilkins không quan tâm và đi vào nhà cùng lúc Kreeg bị đánh bởi một kẻ tấn công không rõ mặt và ông ngã xuống. Sau đó, Wilkins cùng con trai nhỏ Billy (Connor Christopher Levins) xuống tầng hầm và khắc một ma bí bằng đầu của Charlie. Cảnh phim kết thúc khi Billy nói: "Nhưng đừng quên giúp con khoét đôi mắt". The School Bus Massacre Revisited (Thảm sát xe buýt). Năm đứa trẻ là Macy (Britt McKillip), Schrader (Jean-Luc Bilodeau), Sara (Isabelle Deluce), Chip (Alberto Ghisi) và Rhonda (Samm Todd), cùng đến mỏ đá địa phương nơi Macy kể với họ về truyền thuyết địa phương "Vụ thảm sát xe buýt ngày Halloween". Ba mươi năm trước, một chiếc xe buýt có tám học sinh, tất cả đều bị tâm thần đến mức chúng bị xích vào chỗ ngồi của mình, sau đó chiếc xe đã bị rơi xuống hồ nước bên dưới mỏ đá, người tài xế xe buýt là người duy nhất sống sót. Macy tiết lộ rằng bố mẹ các em học sinh đã trả tiền cho tài xế xe buýt để giết chúng và kết thúc "gánh nặng" của họ. Về chiếc xe buýt, một số người nói nó bị chìm sâu trong hồ và không thể tìm thấy, những người khác thì nói thị trấn không muốn nó được tìm thấy. Macy, Schrader, Sara và Chip đã trêu ghẹo Rhonda bằng 1 trò đùa, chúng hóa trang thành xác sống của các em học sinh và đuổi theo cho đến khi Rhonda té ngã. Macy đá một đèn ma bí vào hồ, bỗng các xác sống của những em học sinh trồi lên từ mặt nước. Những học sinh xác sống đuổi theo nhóm và giết chết Sara. Trong khi đó, Rhonda đã vào trong thang máy trước và ra khỏi mỏ đá, mặc dù Macy, Schrader và Chip cầu xin cô mở cửa. Sau đó cả ba đều bị giết. Từ đằng xa, Sam vẫn đang theo dõi Rhonda... Surprise Party (Buổi tiệc bất ngờ). Laurie (Anna Paquin), một trinh nữ 22 tuổi đã sẵn sàng cho bữa tiệc Halloween với chị gái Danielle (Lauren Lee Smith) và hai người bạn của cô là Maria (Rochelle Aytes) và Janet (Moneca Delain). Bực bội vì họ thảo luận về các chàng trai, Laurie ở lại và nói với Danielle rằng mình sẽ ổn và cô sẽ tìm được chàng trai phù hợp. Rồi Danielle, Janet và Maria đã tìm được những chàng trai thích hợp và họ đến buổi tiệc trước. Sau đó, Laurie một mình trên đường đến buổi tiệc, Laurie bị tấn công bởi một người hóa trang thành ma cà rồng. Trong khi đó, Danielle, Maria và Janet đang ở buổi tiệc nhưng Danielle vẫn lo lắng cho Laurie. Bất ngờ cơ thể của người hóa trang thành ma cà rồng đã tấn công Laurie rơi xuống từ 1 cành cây gần đó, "Ma cà rồng" được tiết lộ chính là Wilkins cải trang trong trang phục ma cà rồng cùng răng nanh giả. Các cô gái trong buổi tiệc đột nhiên biến thành sói, bộ phim tiết lộ rằng "trinh tiết" của Laurie thực sự là cô ấy đã không bao giờ giết bất cứ ai trong hình dạng người sói. Các cô gái ăn tươi nuốt sống các chàng trai của họ cùng với Wilkins. Câu chuyện kết thúc với cảnh Sam đang ngồi bên đống lửa trại và nhìn các ma sói ăn thịt. Meet Sam (Gặp Sam). Kreeg, một người đàn ông rất ghét Halloween, ông sống một mình với con chó là người bạn duy nhất của ông. Kreeg thấy ghê tởm ngày Halloween và trò chơi xin kẹo "trick or treat". Một tối Halloween tại nhà của mình, Kreeg bị tấn công bởi Sam. Trong khi vật lộn với Sam, Kreeg đã xé cái mặt nạ bao trên đầu của Sam để lộ đầu của cậu là một đèn ma bí kết hợp với hộp sọ của con người. Kreeg chạy đến cửa sổ nhà mình kêu gọi Wilkins giúp đỡ nhưng Wilkins đã bỏ mặc ông. Kreeg đạt thế thượng phong khi ông dùng súng săn để bắn Sam, ông tưởng đã giết được cậu khi bắn vào đầu và tay cậu khiến 1 tay của cậu đứt liền. Nhưng khi Kreeg gọi 911, Sam sống dậy, cậu gắn lại cánh tay của mình. Sau đó Sam tấn công Kreeg một lần nữa, cậu đâm ông bằng 1 cây kẹo bí ngô lớn bị cắn 1 nửa làm cho nó trở nên sắc bén nhưng Sam đã đâm trúng cây kẹo sôcôla rơi trên bụng ông Kreeg, Sam lấy thanh sôcôla và bỏ đi. Trong khi đó, một tấm ảnh đang cháy từ từ trong lò sưởi gần đó. Bên trong tấm hình là hình ảnh của những học sinh từ "vụ thảm sát xe buýt", người tài xế được tiết lộ là Kreeg. Conclusion (Kết thúc). Kreeg bị thương nhẹ và phải băng bó bởi cuộc gặp gỡ với Sam trước đó. Kreeg bắt đầu hòa mình vào Halloween, ông cho kẹo bọn trẻ khi chúng chơi trick-or-treat. Bên kia đường, Sam đang đứng và cậu thấy Emma cùng Henry về nhà và cô thổi tắt 1 đèn ma bí ngô, Rhonda đang đi trên đường và cùng lúc đó, các cô gái người sói đang trên đường trong chiếc xe của họ đến bữa tiệc bất ngờ, cậu bé Billy Wilkins thì đang ngồi trước nhà và chơi trò trick-or-treat. Kreeg sau đó vào lại nhà và ông nghe thêm 1 tiếng gõ cửa. Ông ra mở cửa và nhìn thấy những học sinh trong vụ thảm sát xe buýt với cái túi đang dang rộng và nói "Trick or Treat". Cảnh kết cho thấy số phận của tài xế xe buýt nằm trong bàn tay của những học sinh xác sống. Sản xuất. Season's Greetings. Season's Greetings là một phim hoạt hình ngắn được tạo ra bởi "Trick 'r Treat". Đạo diễn Michael Dougherty là tiền thân và người truyền cảm hứng cho bộ phim. Đặc trưng của bộ phim là Sam, một cậu bé mặc bộ đồ ngủ footy màu cam luôn mang bao vải bố trên đầu và xuất hiện vào đêm Halloween. Phim ngắn được phát hành trên DVD và được phát sóng trên FEARnet trong tháng 10 năm 2013 như một phần của 24 giờ "Trick 'r Treat". Trick 'r Treat. Phim quay tại Vancouver, British Columbia. Ban đầu bộ phim dự kiến phát hành ​​ngày 5 tháng 10 năm 2007, nhưng tháng 9 năm 2007 nhà phát hành thông báo ngày phát hành bộ phim đã bị đẩy lùi. Phát hành. Tại rạp. Lần công chiếu đầu tiên diễn ra tại Liên hoan phim Butt Numb A-Thon ở Austin, Texas, vào ngày 09 tháng 12 năm 2007. Tiếp theo là ở Liên hoan phim Sitges vào ngày 07 tháng 10 năm 2008, Liên hoan phim Screamfest Horror ngày 10 tháng 10 năm 2008, một buổi chiếu miễn phí tại New York được tài trợ bởi Fangoria ngày 13 tháng 10 năm 2008, và ở Los Angeles đồng tài trợ bởi Ain't It Cool News và Legendary Pictures ngày 23 tháng 10 năm 2008. Bộ phim cũng được công chiếu tại 2009 San Diego Comic-Con, Liên hoan Fantasia vào ngày 29 và 30 tháng 7 năm 2009, Liên hoan phim Terror in the Aisles 2 tại Chicago vào ngày 15 tháng 8 năm 2009, và lễ hội phim After Dark ở Toronto vào ngày 20 tháng 8 năm 2009 tại Bloor. Định dạng. Warner Bros Pictures và Legendary Pictures phát hành phim trực tiếp sang DVD và Blu-ray vào ngày 6, tháng 10 năm 2009 tại Bắc Mỹ, 26-10 ở Anh và 28-10 tại Úc. Tiếp nhận. Phản ứng. Mặc dù chỉ được công chiếu hạn chế nhưng bộ phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Dựa trên 20 đánh giá trên Rotten Tomatoes, bộ phim đạt chứng chỉ tươi, đánh giá tổng thể từ các nhà phê bình là 85%, với điểm trung bình là 7.5/10. Dread Central cho 5 trên tổng cộng 5 sao, nói "Trick 'r Treat" cùng "Halloween" của John Carpenter là những phim truyền thống Tháng Mười. Bộ phim nhận được 10 trên 10 điểm từ Ryan Rotten của ShockTilYouDrop.com. IGN cho bộ phim 8 trên 10 điểm. Bloody Disgusting xếp phim nằm hạng thứ chín trong danh sách "Top 20 phim kinh dị của thập niên". Phần tiếp theo. Tháng 10 năm 2009, Michael Dougherty nói rằng anh đang có kế hoạch làm phần tiếp theo, nhưng sau đó anh lại nói "không phát triển tích cực và cũng không một nỗ lực tại một sân". Anh tiếp tục nói rằng "nhiều người hâm mộ tiếp tục để hỗ trợ và truyền bá phim, càng có nhiều khả năng nó là Sam sẽ tăng từ các bản vá bí ngô một lần nữa". Trong tháng 10 năm 2013, Dougherty và Legendary Pictures chính thức công bố phần tiếp theo, có tiêu đề "Trick 'r Treat 2".
1
null
Scream (tiếng Việt là Tiếng thét) là một bộ phim kinh dị Mỹ năm 1996, kịch bản Kevin Williamson và đạo diễn Wes Craven. Các diễn viên Neve Campbell, Courteney Cox, Drew Barrymore, và David Arquette. Phát hành vào ngày 20 Tháng 12 1996. Nhân vật chính là Sidney Prescott (Campbell), một học sinh trung học trong thị trấn hư cấu Woodsboro trở thành mục tiêu của một kẻ giết người bí ẩn được gọi là Ghostface. Nhân vật chính khác bao gồm người bạn thân nhất Sidney của Tatum Riley (Rose McGowan), bạn trai của Sidney là Billy Loomis (Skeet Ulrich), Randy Meeks (Jamie Kennedy), Phó cảnh sát trưởng Dewey Riley (Arquette), và phóng viên tin tức Gale Weathers (Cox). Bộ phim là sự kết hợp giữa hài hước và bí ẩn với bạo lực của thể loại slasher để châm biếm nội dung sáo rỗng của thể loại kinh dị phổ biến rộng rãi trong các phim như Halloween (phim 1978) và Thứ sáu ngày 13. Dựa một phần vào các trường hợp thực tế cuộc sống của Gainesville Ripper, Scream được lấy cảm hứng từ niềm đam mê của Williamson cho bộ phim kinh dị, đặc biệt là Halloween (phim 1978). Kịch bản, ban đầu mang tên Scary Movie, đã mua lại từ Dimension Films và được đổi tên trước khi quay. Nhà sản xuất phải đối mặt với vấn đề kiểm duyệt với Hiệp hội điện ảnh Mỹ và những trở ngại từ người dân địa phương trong khi quay phim và vị trí quay. Doanh thu $ 173,000,000 trên toàn thế giới, và trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất của thể loại slasher ở Mỹ bằng đô la không điều chỉnh. Scream đã nhận được nhiều giải thưởng và đề cử giải thưởng. Soundtrack của Marco Beltrami cũng được hoan nghênh. Scream đánh dấu một sự thay đổi trong thể loại và thành công trong diễn viên đã giúp bộ phim tìm thấy một đối tượng rộng hơn, bao gồm lượng phụ nữ xem đáng kể. Scream đã được ghi nhận là đã làm sống lại thể loại kinh dị vào những năm 1990 được coi là gần như đã chết. Thành công của Scream sinh ra một loạt các phần tiếp theo, mặc dù chỉ Scream 2 phát hành vào năm 1997, đạt được một mức độ thành công thương mại và quan trọng bằng bộ phim gốc. Trong những năm sau khi phát hành Scream, bộ phim đã bị buộc tội truyền cảm hứng và thậm chí gây tội phạm bạo lực và giết chóc. Nội dung. Vào 1 buổi tối, học sinh trung học Casey Becker nhận được một cuộc gọi điện thoại từ một người không rõ, hắn ta hỏi cô ấy, "bộ phim kinh dị yêu thích của bạn là gì?". Tình hình nhanh chóng ngoài tầm kiểm soát của Casey khi như người gọi trở nên tàn bạo và đe dọa cuộc sống của cô. Anh tiết lộ rằng bạn trai của cô, Steve đang bị bắt làm con tin. Hắn hỏi cô một số câu hỏi liên quan đến phim kinh dị, bắt cô trả lời nếu không Steve sẽ bị giết. Và rồi cô trả lời không đúng, Steve bị sát hại. Casey sợ hãi vì hắn đã vào được bên trong nhà cô, cô bị tấn công và sát hại bởi một kẻ giết người đeo mặt nạ Ghostface, cơ thể của cô bị treo lên một cành cây dưới sự chứng kiến của cha mẹ cô. Ngày hôm sau, các phương tiện truyền thông tin tức đổ xô xuống thị trấn và cảnh sát bắt đầu điều tra. Trong khi đó, Sidney Prescott lại nhớ về kỷ niệm một năm xảy ra của vụ giết mà nạn nhân là mẹ của cô. Trong khi đợi Tatum Riley, Sidney nhận được một cuộc gọi điện thoại đe dọa, sau đó cô bị tấn công bởi kẻ giết người. Bạn trai của Sidney là Billy Loomis đến đó và giúp cô, nhưng sau khi anh làm rơi di động của mình Sidney nghi ngờ anh ta là người gọi cho cô, cô chạy trốn. Billy bị bắt giữ và Tatum đến nhà cô ấy. Billy được thả ra ngay ngày hôm sau. Nghi ngờ đã chuyển sang cha của Sidney là Prescott Neil, vì các cuộc gọi đã được truy nguồn từ điện thoại của ông. Trường bị đình chỉ vài ngày vì trong sự lan rộng mạnh mẽ của các vụ giết người. Sau khi học sinh đã rời trường, hiệu trưởng Himbry bị đâm chết trong văn phòng của ông. Người bạn của Billy là Stu Macher mở 1 buổi tiệc để ăn mừng việc đóng cửa trường học. Buổi tiệc có sự tham dự của Sidney, Tatum, bạn bè của họ là Randy Meeks cùng một số học sinh khác. Phóng viên Gale Weathers tham dự nhưng không được mời để trang trải tình hình cho việc viết báo của mình, cô hy vọng kẻ giết sẽ tấn công. Phó cảnh sát trưởng Dewey Riley cũng nhận ra có tên giết người tại bữa tiệc. Tatum bị giết trong bữa tiệc sau khi đầu cô bị nghiền nát bởi một cánh cửa nhà xe. Billy đến để nói chuyện với Sidney, và hai người cuối cùng đã nối lại mối quan hệ của họ. Dewey và Gale điều tra một chiếc xe bị bỏ rơi gần đó. Nhiều người tham dự bữa tiệc được rút đi sau khi nghe tin tức về cái chết của Himbry; Randy, Sidney, Billy, Stu, và người quay phim của Gale là Kenny vẫn còn ở lại. Sau khi quan hệ, Sidney và Billy bị tấn công bởi kẻ giết người, hắn ta giết Billy. Sidney may mắn thoát khỏi kẻ giết người và tìm sự giúp đỡ từ Kenny, nhưng anh ta đã bị cắt cổ họng bởi kẻ giết người. Sidney lại chạy trốn. Gale và Dewey đã phát hiện ra chiếc xe thuộc về Neil Prescott, trở về nhà. Họ tin rằng Neil là kẻ giết người. Gale cố gắng rời khỏi hiện trường trong xe của mình để tránh đụng Sidney. Trong khi đó, Dewey bị đâm từ đằng sau trong khi điều tra. Sidney mất súng của Dewey. Stu và Randy xuất hiện và buộc tội lẫn nhau là kẻ giết người. Sidney rút lui vào nhà, nơi cô tìm thấy Billy, anh ta bị thương nhưng vẫn còn sống. Cô giao súng cho Billy, anh cho phép Randy vào nhà và sau đó bắn anh. Billy đã giả vờ bị thương và thực sự anh là kẻ giết người, Stu là đồng lõa của anh. Billy và Stu thảo luận kế hoạch để giết Sidney và vu oan cho cha cô. Hai người thừa nhận là những kẻ giết người và cũng là người giết mẹ cô, Maureen. Billy nói rằng anh đã được thúc đẩy để tìm cách trả thù Maureen vì lúc trước mẹ Sidney ngoại tình với cha của Billy khiến cha mẹ anh ta li dị. Gale sau đó đã can thiệp và cố gắng giết Billy. Sidney lợi dụng điều này và giết chết Stu. Randy được tiết lộ là bị thương nhưng vẫn còn sống. Billy tấn công Sidney nhưng cô bắn anh ta vào đầu, giết chết anh ta. Như mặt trời mọc, và cảnh sát đã đến. Dewey bị thương nặng, anh được đưa đi bằng xe cứu thương còn Gale thì làm một báo cáo tin tức về các sự kiện của đêm qua. Diễn viên. Drew Barrymore... Casey Roger Jackson... Phone Voice Kevin Patrick Walls... Steve David Booth... cha Casey Carla Hatley... mẹ Casey Neve Campbell... Sidney Skeet Ulrich... Billy Lawrence Hecht... Mr. Prescott Courteney Cox... Gale Weathers W. Earl Brown... Kenny Rose McGowan... Tatum Sản xuất. Kịch bản. Scream được phát triển dưới tiêu đề "Scary Movie" bởi Kevin Williamson. Ông bị ảnh hưởng bởi một câu chuyện tin tức mà ông đã được xem về một loạt các vụ giết người rùng rợn của Gainesville Ripper. Ông đã truyền cảm hứng để soạn thảo 18 trang xử lý kịch bản về một phụ nữ trẻ một mình trong một ngôi nhà bị một người lạ chế giễu qua điện thoại và sau đó bị tấn công bởi một kẻ giết người đeo mặt nạ. Williamson tách biệt mình ở Palm Springs và tập trung vào sự phát triển bộ phim của mình, hy vọng của ông là có thể bán kịch bản nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. Trong suốt ba ngày, Williamson phát triển một kịch bản dài đầy đủ cũng như những trang phác thảo cho phần tiếp theo là "Scary Movie 2" và "Scary Movie 3", ông hy vọng sẽ lôi kéo được người mua có tiềm năng. Trong một cuộc phỏng vấn, Williamson nói rằng một lý do anh tập trung vào kịch bản "Scary Movie" bởi vì nó là một bộ phim anh muốn xem, nhờ vào tình yêu thời thơ ấu của anh về bộ phim kinh dị như Halloween ([[phim 1978]]). Sự đánh giá cao của ông cho bộ phim kinh dị trước đó trở nên rõ ràng trong kịch bản, có cảm hứng từ bộ phim và tài liệu tham khảo của [[Halloween (phim 1978)]], [[Friday the 13th (phim 1980)]], [[A Nightmare on Elm Street]], [[When a Stranger Calls]] và [[Prom Night]]. Williamson nghe nhạc nền của Halloween để tìm cảm hứng trong khi viết kịch bản. Đoạn trích từ nhạc phim củng xuất hiện trong bộ phim. Phát triển. Lúc này, bộ phim với tựa "Scary Movie" đã được bán vào ngày thứ sáu trong tháng 6 năm 1995 nhưng không nhận được hồ sơ dự thầu. Vào thứ hai sau, kịch bản đã trở thành chủ đề của một cuộc chiến đấu thầu của một loạt các hãng phim, bao gồm [[Paramount Pictures]], [[Universal Pictures]] và [[Morgan Creek Productions]]. Nhà sản xuất [[Cathy Konrad]] đọc kịch bản và cảm thấy đó là chính xác những gì anh em Weinstein của Dimension Films (một phần của Miramax) đang tìm kiếm. Konrad đưa kịch bản cho trợ lý Bob Weinstein và Richard Potter. Tin rằng nó có tiềm năng, ông đã mang nó đến sự chú ý với Weinstein. Studios bắt đầu bỏ việc đấu thầu theo giá của kịch bản tăng lên và hai nhà thầu cuối cùng là [[Oliver Stone]] và Weinsteins của Dimension Films. Williamson đã đồng ý với giá thầu 400.000 USD từ Miramax, cộng với một hợp đồng cho hai phần tiếp theo và một bộ phim không liên quan có thể là thứ tư. Williamson cho biết ông đã chọn Dimension bởi vì ông tin rằng họ sẽ sản xuất "Scary Movie" ngay lập tức và không có kiểm duyệt đáng kể tình trạng bạo lực trong kịch bản. Craven đọc kịch bản trước khi ông tham gia vào việc sản xuất và thuyết phục một studio để mua nó cho anh ta để chỉ đạo. Tuy nhiên, do thời gian Craven đọc kịch bản nó đã được bán ra. [[Bob Weinstein]] tiếp cận Craven sớm hơn trong giai đoạn lập kế hoạch bởi vì ông cảm thấy công việc trước đây Craven trong thể loại kết hợp giữa kinh dị và hài kịch sẽ làm cho anh ta là một người hoàn hảo để mang kịch bản Williamson đến màn hình. Craven bận rộn phát triển một phiên bản làm lại của [[The Haunting]] và đã được xem xét xa cách mình từ thể loại kinh dị. Weinstein tiếp cận đạo diễn khác, trong đó có [[Robert Rodriguez]], [[Danny Boyle]], [[George A. Romero]] và [[Sam Raimi]]. Williamson nói rằng họ " đã không nhận được nó ", ông lo ngại rằng khi đọc kịch bản, nhiều người trong số các giám đốc tin rằng bộ phim sẽ hoàn toàn là một bộ phim hài. Craven đã được tiếp cận một lần nữa nhưng vẫn tiếp tục vượt qua bất chấp yêu cầu lặp đi lặp lại. Khi sản xuất của [[The Haunting]] sụp đổ, Craven đã được giải thoát khỏi cam kết đó và thấy mình cần một dự án. Trong khi đó, [[Drew Barrymore]] đã ký hợp đồng vào các bộ phim theo yêu cầu riêng của mình. Khi Barymore muốn tham gia, Craven lý luận rằng "Scary Movie" có thể khác với thể loại ông đã thực hiện trước đó và ông liên lạc với Weinstein để chấp nhận các công việc. Khi bộ phim gần hoàn thành, anh em nhà Weinstein thay đổi tiêu đề của bộ phim từ "Scary Movie" thành "Scream". Họ đã lấy cảm hứng từ bài hát cùng tên của [[Michael Jackson]]. Bob Weinstein coi "Scary Movie" là một cái tên không phù hợp như, ngoài kinh dị và bạo lực, bộ phim có yếu tố trào phúng và hài; Weinstein cho rằng muốn được truyền đạt tốt hơn bởi các tiêu đề. Sự thay đổi đã được thực hiện. Williamson và Craven ngay lập tức không thích tên mới, và xem đó là "ngu ngốc". Cả hai sau đó đã nhận xét rằng sự thay đổi hóa ra là tích cực và Weinstein đã được khôn ngoan để chọn tên mới. Sau một buổi chiếu phim rất thành công trước một đối tượng kiểm tra và giám đốc điều hành Miramax, Craven đã được cung cấp một hợp đồng hai phần tiếp theo cho Scream. [[Sony Pictures]] đã đệ đơn kiện chống lại [[Dimension Films]] và [[Miramax]], tuyên bố rằng tên "Scream" vi phạm về bản quyền của [[Screamers]] (1995) phát hành năm trước. Sau khi vụ việc đã được giải quyết các chi tiết được giữ kín. Sản xuất. Sau khi bộ phim được hoàn thành vào tháng 6 năm 1996, Craven đã dành hai tháng để chỉnh sửa. Ông gặp mâu thuẫn lặp đi lặp lại với Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và hệ thống đánh giá phim (MPAA) liên quan đến nội dung. Ông bị buộc phải giảm xuống hoặc làm mờ những cảnh bạo lực dữ dội hơn và tổng thể để tránh đánh giá NC-17, được coi là "box office suicide" (tạm dịch "phòng vé tự sát") vì các rạp chiếu phim và các chuỗi bán lẻ thường từ chối phát hành phim phân loại NC-17. Mặc dù Dimension Films trước đó đã phát hành với phân loại NC-17, bộ phim rất khó để thu hút thị trường và khán giả. Dimension Film đã tuyệt vọng cho phân loại R, nhưng các nhà sản xuất cảm thấy việc cắt giảm cảnh phim sẽ loại bỏ yếu tố chính của bộ phim và làm giảm chất lượng của nó. Cảnh mở phim của Barrymore là một trong những phần khó khăn nhất để xử lý. Craven cố ý nói dối với MPAA, tuyên bố ông chỉ có một lần quay của cảnh và không thể thay thế nó bằng một cái gì đó ít căng thẳng, MPAA sau đó cho phép cảnh được phát hành. Craven gửi tám cảnh khác nhau của bộ phim để giải quyết khiếu nại. Cảnh có vấn đề bao gồm cái chết của Steve Orth (Walls), ông đã được yêu cầu để cắt bỏ cơ quan nội tạng của nhân vật, cổ họng bị cắt của Kenny, như MPAA cảm thấy biểu hiện đau đớn diễn viên là quá đáng lo ngại và họ đã phải rút ngắn độ dài thời gian cảnh nghiền nát đầu của Tatum Riley. MPAA vẫn có vấn đề với một cảnh trong đêm cuối phim, nơi mà những kẻ giết người (Ulrich và Lillard) đâm nhau, nó tạo một lượng lớn máu có thể nhìn thấy, MPAA yêu cầu rằng máu không thể được nhìn thấy. Dường như không chắc rằng bộ phim sẽ có thể đạt được đánh giá R mà không cắt giảm đáng kể hơn nữa. Với ngày phát hành của bộ phim đang gần hơn, Bob Weinstein đã can thiệp và cá nhân liên lạc với MPAA. Ông tin rằng họ hiểu lầm bộ phim và thể loại mà Scream thực sự thuộc về, và đã tập trung quá nhiều vào các yếu tố kinh dị. Weinstein giải thích rằng mặc dù ông đồng ý với đánh giá của họ rằng bộ phim rất "dữ dội " nhưng bộ phim cũng có yếu tố hài hước và châm biếm, nó không chỉ là một bộ phim kinh dị bạo lực. MPAA xem xét quyết định của mình, ngay sau đó bộ phim đã được phân loại R. Phát hành. Scream tổ chức buổi chiếu ra mắt vào ngày 18 tháng 12 năm 1996 tại nhà hát AMC Avco ở Westwood, California. Doanh thu tuần đầu tiên của Scream chỉ lên tới 6.000.000$, nó được coi là canh bạc không thành công, nhưng một tuần sau, doanh thu không giảm mà còn tăng và tiếp tục tăng trong những tuần sau, tổng gộp doanh thu của Mỹ hơn 100 triệu USD và nhận nhiều lời khen ngợi. Phòng vé. Bộ phim được phát hành trên 1.413 rạp, thu về 6.354.586$ trong tuần đầu công chiếu và gần như là 87.000.000$. Nó đã được tái bản đến các rạp vào ngày 11 Tháng 4 năm 1997 và thu về thêm 16.200.000$, với tổng thu nội địa là 103.046.663$ và tổng doanh thu trên toàn thế giới là 173.046.663$. Scream (1996) vẫn là phần thành công nhất của loạt phim Scream. Mặc dù cạnh tranh với các bộ phim khác như Jerry Maguire của Tom Cruise và Mars Attacks của Tim Burton. Scream đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất thứ 15 trong năm 1996, cũng được đặt giữa các bộ phim bom tấn kinh phí lớn phát hành năm đó như Independence Day và . Tiếp nhận phê bình. Scream nhận được đánh giá chủ yếu là tích cực từ các nhà phê bình phim, 80% trên trang web đánh giá tổng hợp Rotten Tomatoes dựa trên 60 đánh giá. Trên trang web đánh giá-tổng hợp Metacritic, bộ phim giữ số điểm 65/100 dựa trên 25 đánh giá Trang chủ phương tiện truyền thông. Scream được phát hành tại Mỹ vào AC3 Laserdisc(cắt)vào ngày 02 tháng 7 năm 1997, trên VHS ngày 02 Tháng 12 năm 1997 và DVD ngày 03 Tháng Mười Hai 1997. DTS Laserdisc(cắt)được phát hành vào 26 tháng 8 năm 1998 tiếp theo phiên bản DVD Collector's Edition của bộ phim ngày 08 tháng 12 năm 1998,bao gồm bộ phim, trailer sân khấu, phỏng vấn diễn viên, bình luận của đạo diễn và hậu trường.Các phiên bản đều được thực hiện bởi Buena Vista Home Entertainment. Phần tiếp theo. Phần 2 của bộ phim là Scream 2 được phát hành vào năm sau đó, phần 3 với tựa Scream phát hành vào năm 2000 Mười lăm năm sau khi phát hành Scream, The Weinstein Company phát hành phần mới tiếp theo là Scream 4 vào ngày 15 tháng 4 năm 2011. Campbell, Cox và Arquette trở lại của họ vai trò cũ của họ và Craven, Williamson, Beltrami trở lại sản xuất. Công ty Weinstein nói rằng sự thành công của Scream 4 có thể dẫn đến phần tiếp theo tiềm năng. Campbell, Arquette, Craven và Williamson, tất cả đã được ký hợp đồng và bày tỏ quan tâm xuất hiện trong phần sau.
1
null
The Grudge (tựa Việt là Mối hận thù truyền kiếp hay Lời nguyền) là một bộ phim kinh dị siêu nhiên của Mỹ năm 2004, và là phiên bản đầu tiên trong series The Grudge nhượng quyền thương mại. Bộ phim là phiên bản làm lại từ bộ phim Nhật Bản . Bộ phim đã được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 10 năm 2004 bởi Columbia Pictures, và được đạo diễn bởi Takashi Shimizu (giám đốc series Ju-on). Trong khi Stephen Susco viết kịch bản phim. Cốt truyện được kể thông qua một trình tự phi tuyến tính của các sự kiện và bao gồm một số cảnh phụ giao nhau. Đây là phần đầu tiên của series The Grudge, hai phần tiếp theo là: The Grudge 2 (được phát hành vào ngày 13 tháng 10 năm 2006), và The Grudge 3 (phát hành vào ngày 12 tháng 5 năm 2009) Nội dung. The Grudge kể về một lời nguyền được sinh ra khi ai đó chết trong một cơn giận dữ mạnh mẽ cực độ hay nỗi buồn. Lời nguyền là một thực thể tạo ra bởi người đã chết. Những người gặp phải lực lượng siêu nhiên và lời nguyền không chỉ mình họ bị ảnh hưởng mà lời nguyền còn ảnh hưởng sang người khác, những người tiếp xúc với họ, nó dần phát triển vô tận chuỗi kinh dị. Các sự kiện sau đây được giải thích theo thứ tự thực tế, bộ phim ban đầu được trình bày theo 1 trình tự phi tuyến tính. Saeki là 1 gia đình hạnh phúc sống ở ngoại ô Tokyo, nhưng bà nội trợ Kayako Saeki đã yêu thầy giáo của con trai bà là Peter Kirk, bà ta viết những điều về Peter vào một cuốn nhật ký. Tuy nhiên, chồng bà là Takeo đã phát hiện ra cuốn nhật ký, ông ta nghĩ Kayako có quan hệ mờ ám với Peter rồi ông trở nên tâm thần sau đó giết vợ cùng đứa con trai nhỏ tên Toshio. Ông dìm Toshio trong bồn tắm cùng với con mèo cưng, Mar. Takeo giấu cơ thể vợ trên gác mái còn xác đứa con vào tủ quần áo trước ông khi tự tử bằng cách treo cổ. Sau đó Peter nói phải đến nhà Saeki để nói chuyện với Kayako, khi đến nơi ông chỉ thấy xác của Kayako. Ông hoảng sợ và bỏ chạy ra khỏi nhà, sáng hôm sau ông tự tử bằng cách nhảy lầu sau khi vợ ông thức giấc. Vài năm sau, gia đình Williams từ Mỹ chuyển tới sinh sống tại Nhật và họ sống trong gia đình Seaki. Trong khi người chồng Matthew rất hạnh phúc với ngôi nhà mới thì bà vợ Jennifer và người mẹ mất trí Emma luôn cảm thấy khó chịu. Jennifer nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi lời nguyền, sau đó Matthew và Jennifer bị giết bởi Toshio. Yoko, một nhân viên châm sóc người già đến nhà Seaki vào ngày hôm sau và cô tìm thấy Emma chỉ một mình. Cô trèo lên gác để dọn dẹp và cô gặp Kayako, Kayako tấn công và giết chết cô. Lo ngại về sự biến mất của Yoko, Alex, người quản lý công ty châm sóc người già gửi một nhân viên khác đến để chăm sóc cho Emma đó là Karen Davis. Ở nhà Seaki, Karen bị sốc khi cô tìm thấy Toshio dường như còn sống và con mèo Mar trong tủ quần áo, cô liên hệ với Alex để được giúp đỡ. Alex đến nơi và thấy Emma đã chết còn Karen đang tình trạng sốc. Sau đó cảnh sát đến bao gồm Thám tử Nakagawa và đối tác của ông Igarashi, cả hai cùng khám phá ngôi nhà. Họ tìm thấy thi thể của Matthew và Jennifer trên gác mái cùng với hàm răng dưới của Yoko. Lúc này thì chị gái của Matthew, Susan cũng biến mất sau khi bị tấn công bởi Kayako, và Alex thì bị sát hại bởi Yoko (lúc này đã bị Kayako ám). Karen bắt đầu bị ám ảnh bởi lời nguyền Kayako, cô báo cho Doug, bạn trai cô về tình hình hiện tại. Cô nghiên cứu lịch sử của ngôi nhà, cuối cùng cô gặp Nakagawa, ông nói cho cô biết ba đồng nghiệp của ông ta khi điều tra cái chết nhà Saeki đều đã bị giết bởi lời nguyền. Đêm đó, Nakagawa vào nhà Seaki, ông định đốt ngôi nhà nhưng lại bị giết bởi Takeo. Karen vội chạy đến ngôi nhà Seaki sau khi biết Doug đã mạo hiểm đến đó tìm cô. Khi đến Karen thấy Doug bị tê liệt bởi sự sợ hãi và cô cố gắng chạy trốn khỏi nhà với anh ta. Cô chứng kiến cảnh ​​Kayako lê mình xuống cầu thang và khiến Doug chết vì sợ hãi. Karen đạp đổ bình xăng của Nakagawa đốt cháy ngôi nhà trước khi Kayako kịp giết cô. Karen còn sống và được đưa đến một bệnh viện. Cô bật khóc và lại gần cơ thể của Doug, Karen nhận ra cô vẫn còn bị ám ảnh bởi Kayako, bỗng hồn ma của Kayako xuất hiện phía sau cô. Diễn viên. Sarah Michelle Gellar vai Karen Jason Behr vai Doug William Mapother vai Matthew Clea DuVall vai Jennifer KaDee Strickland vai Susan Grace Zabriskie vai Emma Ted Raimi vai Alex Ryo Ishibashi vai Nakagawa Yôko Maki vai Yoko Yuya Ozeki vai Toshio Takako Fuji vai Kayako Tiếp nhận. Phòng vé. The Grudge được chiếu tại 3348 rạp ở Bắc Mỹ. Bộ phim thu về 39.100.000$ trong tuần đầu công chiếu (22-24 tháng 10 năm 2004). Lượng vé giảm 43% vào cuối tuần thứ hai và thu 21.800.000$, trở thành bộ phim kinh dị đầu tiên đứng đầu doanh thu phòng vé Halloween sau Ngôi nhà trên đồi quỷ ám. Bộ phim thu được 110.359.362 USD ở Bắc Mỹ và tổng cộng 187.281.115$ trên toàn thế giới, vượt xa mong đợi của các nhà phân tích doanh thu và giám đốc điều hành Sony Pictures. Sony cũng cho biết chi phí sản xuất thấp hơn 10 triệu USD, The Grudge trở thành một trong những bộ phim có lợi nhuận nhất trong năm. Bộ phim được công nhận là phim kinh dị làm lại có doanh thu cao thứ hai trong 40 năm qua sau Vòng tròn định mệnh, tuy nhiên đứng sau các phim kinh dị như Ác mộng trên phố Elm (phim 2010), Friday the 13th (phim 2009) và One Missed Call Phản ứng. Dựa trên bản gốc , người xem đã so sánh các yếu tố của The Grudge và Vòng tròn định mệnh khi so sánh Samara và Kayako Seaki trông rất giống. Hầu hết các đánh giá cho phim đều là tiêu cực, nhưng diễn xuất của Sarah Michelle Gellar được đánh giá tích cực. The Grudge nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Bộ phim nhận được 40% trên Rotten Tomatoes (với 61 trong số 154 phiếu là phiếu tươi). Nhiều sự đồng thuận với lý do phim có nhiều hình ảnh đáng sợ, nhưng không logic. Nhà phê bình phim cổ điển FM của Simon Bates cho rằng The Grudge là bộ phim đáng sợ nhất mà ông từng xem. Nhà phát hành. Định dạng. The Grudge đã được phát hành trên đĩa DVD và UMD vào 01 Tháng Hai năm 2005. Ngày 17 tháng năm 2005, phiên bản Unrated của The Grudge đã được phát hành trên DVD tại Bắc Mỹ. Bản phim Urated có thêm một vài cảnh đã bị cắt để có thể nhận được mác PG-13 từ MPAA. Bộ phim đã được phát hành trên đĩa Blu-ray ở Đức vào năm 2008 và tại Mỹ vào ngày 12 tháng 5 năm 2009, cùng ngày mà The Grudge 3 được phát hành trên đĩa DVD. Phim có thể mua trên iTunes vào năm 2008. Bán hàng. The Grudge thu 9.240.000$ tiền bán DVD trong tuần đầu tiên, đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng doanh số bán hàng sau Ray. Ước tính 20.000.000$ kể từ đó. Xem thêm. Review Ju-on Origins
1
null
Ars subtilior là một phong cách âm nhạc đặc trưng bởi sự phức tạp của nhịp điệu và ký hiệu xuất hiện ở miền nam nước Pháp tại Paris và Avignon; cũng như ở miền bắc Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 14. Thường thuật ngữ được sử dụng trong tương phản với ars nova, áp dụng cho các phong cách âm nhạc của thời kỳ trước từ khoảng 1310 đến khoảng 1370; mặc dù một số học giả thích xem xét các ars subtilior một tiểu thể loại của phong cách trước đó. Tổng quan. Các tác phẩm ars subtilior rất tinh tế, phức tạp, khó khăn để hát, và có lẽ đã được sản xuất, hát và được hưởng một lượng khán giả nhỏ là các chuyên gia và những người sành. Các tác phẩm là các bài hát thế tục có nội dung về tình yêu, chiến tranh, tinh thần hiệp sĩ và những câu chuyện từ thời cổ đại. Đặc điểm ki hiệu. Một trong những kỹ thuật của ars subtilior là bằng các ghi chú màu đỏ
1
null
Basse danse hoặc "nhảy thấp" là khiêu vũ cung đình trong âm nhạc cổ điển, đặc biệt tại triều đình Burgundian. Từ "Basse" miêu tả tính chất điệu nhảy Basse danse qua các thời kì. Trung cổ: Estampie, Saltarello Phục hưng: Allemande, Courante, Galliard, Pavane Ba rốc: Bourrée, Chaconne, Gavotte, Gigue, Minuet, Passepied, Sarabande, Rigaudon
1
null
Cấy ghép cơ quan tạng ở Trung Quốc, như những ghi chép, đã được thực hiện từ những năm 1960. Đỉnh cao là năm 2004 với 13.000 cấy ghép được ghi nhận; đến năm 2006, con số giảm xuống 11.000, đặt Trung Quốc ở vị trí đứng thứ hai trên thế giới trong ngành Cấy ghép cơ quan tạng tính theo số lượng cấy ghép hàng năm. Cộng đồng chuyên môn quốc tế bắt đầu thực sự chú ý đến hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc khi mà: (i) Trung Quốc đột nhiên bùng nổ lĩnh vực cấy ghép tạng kể từ 2000, và chỉ không đầy 4 năm trở thành cường quốc thứ hai trong lĩnh vực cấy ghép cơ quan tạng, trong khi Trung Quốc mới thực sự cải cách kinh tế từ những năm 1990, đồng thời Trung Quốc không đạt được tiến bộ theo tỷ lệ tương ứng trong các lĩnh vực Y khoa tương tự; (ii) thời thời gian chờ đợi để nhận cơ quan tạng ở Trung Quốc là ngắn một cách bất thường (thậm chí 1 tuần), trong khi ở các quốc gia khác là hàng năm trời; (iii) các nhân chứng lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền, đặc biệt là năm 2006, một nhân chứng đã đưa ra lời chứng về việc Trung Quốc đang mổ cướp tạng của 3.000-4.000 tù nhân chỉ trong hơn 2 năm ở một bệnh viện, mà phần đông là tù nhân lương tâm gồm các học viên Pháp Luân Công. Sau đó là các điều tra và kết quả điều tra được công bố, chỉ ra rằng các tù nhân ở Trung Quốc đang là nạn nhân của nạn cướp tạng. Hiện nay các cộng đồng quốc tế và chính phủ đã chính thức lên tiếng về vấn đề này. Diễn biến trước năm 2006. Bối cảnh luật pháp và vấn đề đạo đức. Văn hoá truyền thống của người Hoa cho rằng người chết cần được "nhập thổ vi an", do đó rất bài xích việc động đến thân thể người đã khuất. Thu hoạch cơ quan tạng từ tù nhân bị hành quyết trước vẫn bị cấm ở Trung Quốc, tuy nhiên một đạo luật ban hành năm 1984, đã hợp pháp hoá việc thu hoạch tạng từ tù nhân bị kết án tử hình với điều kiện tù nhân và/hoặc gia đình đồng ý, hoặc là trong trường hợp không có ai nhận xác. Trên toàn thế giới, mổ cắp tạng là phạm pháp và là phi đạo đức. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới còn chính thức lấy tạng từ tù nhân. Nhưng với hiện trạng nhân quyền ở Trung Quốc, có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng có đúng là những tù nhân đó đã thực sự tình nguyện hay không. Những chỉ trích như vậy đã xuất hiện từ những năm 1990. Những quan ngại và chỉ trích. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên án việc mua bán cơ quan tạng người ở Trung Quốc tại Brussels năm 1985, tại Stockholm năm 1994. và tại Madrid năm 1987. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên án hoạt động thu hoạch tạng từ tù nhân trong khi không có cơ chế đảm bào nguồn tạng minh bạch, tức là cơ chế đảm bảo rằng tù nhân và/hoặc người nhà thật sự đã đồng ý một cách hợp pháp. Giới chuyên môn quốc tế và các nhóm hoạt động nhân quyền đã lên tiếng chỉ trích hoạt động thu hoạch tạng ở Trung Quốc từ những năm 1990 và đặt câu hỏi về nguồn tạng. Tổ chức Y tế Thế giới đã soạn thảo hướng dẫn quốc tế (WHA44.25) về vấn đề cấy ghép tạng người vào năm 1987, việc này đã có kết quả là công bố "Nguyên lý chỉ đạo hoạt động cấy ghép cơ quan tạng, mô, và tế bào người của WHO " năm 1991. Mặc dù có những chỉ trích và lên án như vậy, Trung Quốc vẫn không hề có cải thiện gì, ít nhất là về mặt đưa ra hành lang luật pháp cho hoạt động cấy ghép, hoặc triển khai chương trình hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn; cho nên hoạt động mua bán tạng vẫn diễn ra trong tình trạng như vậy. Uỷ ban Đối ngoại thuộc Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã tổ chức buổi điều trần năm 1995 về vấn đề mua bán bộ phận cơ thể người ở Trung Quốc; tại đó đã nhận được các nguồn tin và tuyên bố từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, hãng thông tấn BBC, và các tài liệu của chính phủ Trung Quốc do nhà hoạt động nhân quyền Harry Wu cung cấp. Tổ chức Y khoa Thế giới (WMA), Tổ chức Y khoa Hàn Quốc, và Tổ chức Y khoa Trung Quốc đã đi tới thoả thuận năm 1998 rằng có thể tiến hành liên kết điều tra; nhưng Trung Quốc đã không hợp tác như đúng thỏa thuận và đã chính thức rút lui vào năm 2000. Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra những bằng chứng rõ ràng về phối hợp giữa công an, toà án, và cơ sở y tế trong việc thu hoạch và mua bán tạng tù nhân bị hành quyết, với những xe van chuyên dụng để đảm bảo tính cơ động cho hoạt động này với cái tên "xe van tử thần". Thời điểm đó Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra con số tù nhân bị hành quyết hàng năm là vào khoảng 1.770 (theo số tù nhân bị án từ hình thu thập được) và 8.000 (do Ân xá Quốc tế tính theo số tạng được bán ra). Thi thể thường bị hỏa thiêu trước khi người nhà hoặc nhân chứng thứ ba có thể chứng kiến. Sự kiện Vương Quốc Kỳ. Năm 2001, vấn đề này lại nổi lên khi tờ "The Washington Post" đưa tin bác sĩ Vương Quốc Kỳ có lời chứng lên Quốc hội Hoa Kỳ, rằng ông đã từng tham gia thu hoạch tạng từ những tù nhân bị hành quyết như thế nào, mà tù nhân cùng gia đình chưa hề trải qua sự tán đồng hợp pháp. Trong lời chứng bằng văn bản của mình, ông Vương kể rằng đã tham gia hơn 100 ca như vậy tại Thiên Tân, mà trong đó có ít nhất 1 ca được ông khẳng định rằng nạn nhân lúc bị mổ lấy tạng vẫn còn đang thở. Ngoài những vụ ông Vương trực tiếp tham gia, ông cũng chứng kiến những ca thu hoạch tạng khác để có tạng cung cấp cho người nước ngoài. Thời điểm đó Trung Quốc thẳng thừng phản đối và tuyên bố rằng ông Vương đã nói dối. Tuy nhiên bốn năm sau, 2005, Trung Quốc đã công khai thừa nhận rằng tù nhân bị hành quyết đúng là nguồn cung của hoạt động ghép tạng (lúc này hoạt động ghép tạng đã tràn lan khắp nơi ở Trung Quốc). Năm 2005, Tổ chức Y khoa Thế giới (WMA) đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt sử dụng tù nhân làm nguồn tạng cho hoạt động cấy ghép. Cuối năm đó, Thứ trưởng bộ Y tế, ông Hoàng Khiết Phu công nhận rằng 95% tạng ghép là từ tù nhân., và ông tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ có biện pháp về vấn đề này. Sự kiện 2006 và cáo buộc tội ác mổ cướp tạng. Nhân chứng 2006. Năm 2006 vấn đề lại dấy lên một lần nữa khi một nhân chứng khác tuyên bố rằng người chồng cũ của cô đã tham gia mổ cướp giác mạc mắt hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công trong những năm từ 2001 đến cuối 2002 đầu 2003 tại Bệnh viên Tim mạch Tô Gia Đồn, nơi hai người từng cùng làm việc. Cô cũng đưa ra đánh giá rằng trong quãng thời gian đó khoảng 3.000-4.000 học viên Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy tạng. Tin tức này lần đầu công bố trên tờ "The Epoch Times". Thông tin chi tiết của lời chứng được ghi chép trong Báo cáo Kilgour-Matas, và tường trình cụ thể trong cuốn sách Thu hoạch đẫm máu xuất bản năm 2009; trong đó ghi lại phỏng vấn rất chuyên nghiệp của luật sư nhân quyền và cũng từng là công tố viên và chuyên gia thẩm vấn David Kilgour với nhân chứng này. Kể từ khi bắt đầu bùng nổ hoạt động cấy ghép tạng năm 2000, thì đến năm 2006, tổng số cấy ghép 6 năm đó đã lên tới cỡ 60.000. Thời gian để chờ đợi tạng tương thích ở Trung Quốc là quá ngắn (thậm chí 1 tuần), trong khi ở các quốc gia khác là phải mấy năm. Hai nhân tố đó đã khiến công chúng thế giới đã chú ý tới hiện tượng này ở Trung Quốc, và xã hội gọi đó là "du lịch ghép tạng ở Trung Quốc". Ngay cả khi Trung Quốc đã thừa nhận nguồn tạng của hoạt động cấy ghép là tù nhân bị hành quyết theo tuyên bố năm 2005 như đã dẫn, thì số tù nhân bị kết án tử hình (vốn dao động từ khoảng 1.700 hàng năm, mặc dù rất lớn so với các quốc gia khác) vẫn không cách nào giải thích được nguồn tạng của 60.000 ca cấy ghép nói trên. Khác với tất cả các quốc gia phát triển ngành cấy ghép cơ quan tạng, Trung Quốc không hề có một chương trình khuyến khích hiến tặng. Như vậy, ở Trung Quốc chỉ có thể có một nguồn tạng duy nhất là từ tù nhân bị hành quyết (số ca ghép tạng do người thân cùng một gia đình hiến tặng là quá nhỏ bé, ít hơn 10 ca 1 năm). Như vậy, nếu những tù nhân mang án tử hình là không thể nào đủ số, vậy thì câu hỏi đặt ra là phải chăng những tù nhân vốn "không mang án tử hình" cũng nằm trong số bị hành quyết để trở thành nguồn tạng. Nhìn lại, thời điểm bắt đầu bùng nổ hoạt động này là trùng với thời điểm Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công dẫn đến giam giữ hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công như những tù nhân lương tâm, trong khi gia đình và thân nhân của học viên không biết được học viên đó đang ở đâu. Bởi vì chính sách đàn áp Pháp Luân Công cũng bức hại cả người nhà của học viên, do đó khi bị bắt, phần đông học viên không nói rằng họ là ai và ở đâu. Họ làm thế là để bảo vệ gia đình họ. Nhưng trên thực tế nhóm tù nhân này chính là nhóm tù nhân lương tâm mà không ai biết đến tung tích. Quãng 2004, 2005, hơn một nửa số người bị giam ở các trại tạm giam và trại lao động là học viên Pháp Luân Công. Số lượng học viên không xác định tên tuổi này chính là khớp với lời chứng nói trên về bệnh viện Tô Gia Đồn. Mặc dù Trung Quốc không thừa nhận họ đang lấy tạng từ học viên Pháp Luân Công, nhưng Trung Quốc đã thừa nhận hoạt động lấy tạng từ tù nhân là có vấn đề, từ đó đưa ra điều luật cấm hoạt động cấy ghép tạng không tình nguyện vào năm 2007. Cáo buộc. Những gì nổi lên 2006 đã dẫn tới nhận thức mới về hoạt động cấy ghép cơ quan tạng ở Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đã trở thành nguồn cung tạng hàng đầu thế giới, hoạt động thu hoạch tạng với quy mô lớn như vậy thì nó đã không còn có thể được xem là một vi phạm nhân quyền bình thường do sự tắc trách hay vi phạm riêng lẻ không có tính quy luật, mà cần được đưa ra như là một cáo buộc xuất phát từ lương tri nhân loại rằng hoạt động thu hoạch cơ quan tạng là một tội ác có quy mô lớn, mà người ta vẫn quen gọi là nạn mổ cướp tạng. Nhìn chung, cáo buộc có thể được hiểu theo hai cấp độ như sau: Trong 2 ý cáo buộc trên, thì ý 1 về căn bản là không cần xác minh thêm, vì vấn đề nguồn tạng không minh bạch đã được đặt ra từ lâu, kể từ những năm 1980 1990, hơn nữa Trung Quốc cũng đã thừa nhận. Chừng nào Trung Quốc chưa công khai ra công chúng và cho phép kiểm định từ bên thứ ba về số tù nhân bị án tử hình và chứng thực tính tự nguyện của tù nhân, thì vấn đề vẫn được nhận thức như vậy. Điều tra và báo cáo của David Kilgour và Davis Matas. Hai ông David Kilgour và David Matas đã tiến hành điều tra vấn đề này. Báo cáo đầu tiên vào năm 2006, và sau đó được hiệu chỉnh một chút và công bố laị vào đầu năm 2007. Sau đó, hai ông xuất bản cuốnThu hoạch đẫm máu năm 2009. Sau khi điều tra, hai ông tuyên bố kết quả rằng: "Quả thực, các học viên Pháp Luân Công vô tội đã và đang bị giết hại để trích lấy cơ quan tạng của họ và Hoạt động thu hoạch tạng không cần đồng ý từ các học viên Pháp Luân Công là đã tồn tại và tiếp tục tiếp diễn cho đến hiện nay trên quy mô rộng lớn. Chúng tôi kết luận rằng: Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan của họ trên khắp nước, đặc biệt là các bệnh viện, các trại tạm giam và các "toà án nhân dân", từ năm 1999 đã giết hại một lượng rất lớn nhưng không rõ con số bao nhiêu các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công." Kết luận trên được căn cứ từ nhiều nhân tố: Bối cảnh Trung Quốc, cuộc đàn áp Pháp Luân Công và lượng học viên Pháp Luân Công không khai họ tên đang bị giam, các con số của ngành, phỏng vấn các bệnh nhân từng mua tạng ở Trung Quốc, bằng chứng từ các bệnh viện, hiện tượng bất thường là các học viên Pháp Luân Công dù bị ngược đãi nhưng vẫn được kiểm tra sức khoẻ và lấy mẫu máu, điều tra bằng cách đóng vai bệnh nhân muốn mua tạng gọi điện tới các bệnh viện Trung Quốc... Các cuộc phỏng vấn điện thoại các điều tra viên với các trung tâm ghép tạng ở Trung Quốc là những bằng chứng tin cậy tiết lộ việc mổ cắp nội tạng có hệ thống ở Trung Quốc; trong đó ít nhất 17 tỉnh của Trung Quốc có tồn tại cơ sở ghép tạng hoặc trại tạm giam cũng như toà án nhân dân mà trong đó đã có nhân viên thừa nhận rằng cơ quan tạng được lấy từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Điều này cho thấy mổ cướp tạng ở Trung Quốc đã lan rộng.. Như hai ông phân tích trong cuốn sách Thu hoạch đẫm máu, thì mặc dù đối với người ngoài, tội ác này ở Trung Quốc là điều gì đó rất gây sốc, nhưng đối với bộ máy cấy ghép cơ quan tạng của Trung Quốc, thì đó chẳng qua là một bước tiến tiếp mà thôi: Điều tra cũng chỉ ra rằng ở Trung Quốc thì không chỉ các cơ sở y tế là có liên quan trực tiếp mà quân đội và toà án cũng liên quan. Trong những bệnh nhân được phỏng vấn, có những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tìm tạng ở bệnh viện dân sự, nhưng đã dễ dàng tìm được tạng từ bệnh viện quân đội. Những điều tra bằng cách gọi điện thoại tới bệnh viện Trung Quốc để hỏi về khả năng có tạng không, nhiều lúc được đề nghị sang hỏi thẳng toà án địa phương. David Matas là luật sư Canada, chuyên về vấn đề tị nạn và di trú, đồng thời cũng là nhà hoạt động nhân quyền. David Kilgour cũng là luật sư, từng là công tố viên, từng giữ chức quốc vụ khanh Canada, từng là nghị sĩ quốc hội, nay là nhà hoạt động nhân quyền. Điều tra và chất vấn từ Liên Hợp Quốc. Năm 2007, xuất phát từ báo cáo của ông Manfred Nowak, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề tra tấn và bà Asma Jahangir, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề tín ngưỡng, Liên Hợp Quốc đã có chất vấn Trung Quốc về một loạt vấn đề nhân quyền; mà một trong đó là vấn đề mổ cướp tạng, yêu cầu Trung Quốc có câu trả lời về nguồn tạng cho sự bùng nổ số ca cấy ghép ở Trung Quốc tính từ năm 2000. Trung Quốc không có câu trả lời thoả đáng cho chất vấn này. Vì vậy năm 2008, Liên Hợp Quốc lại chất vấn lại đúng vấn đề đã nêu ra trong năm 2007. Lần này cũng như lần trước, cũng không nhận được câu trả lời thoả đáng. Trong một lần phỏng vấn với "The Epoch Times" năm 2009, ông Malfred Nowak đã than phiền "Chính quyền Trung Quốc vẫn đóng kín và không trong suốt [vấn đề nguồn tạng]" "Vẫn phải xem xem tại sao hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc tăng vọt kể tử 1999, trong khi số người tình nguyện hiếng tặng quá nhỏ so với con số đó", "Các học viên Pháp Luân Công bị tiêm một liều thuốc trụy tim, và họ nếu không chết trong quá trình bị thu hoạch tạng thì cũng sẽ chết ngay sau đó", "Không hề có dấu hiệu cải thiện tình hình. Hầu hết người bị giam ở các trại lao động là người theo Pháp Luân Công. Thật kinh khủng khi biết rằng họ bị giam giữ mà không cần xử án. Vẫn không có cải thiện gì ở Trung Quốc về vấn đề này." Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, theo định kỳ, vào tháng 9 năm 2009 là đến phiên rà soát vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, thì vấn đề mổ cướp tạng cũng được đặt ra. Nhưng Trung Quốc đã (i) không đồng ý với đề xuất cho bên thứ ba vào điều tra nguồn tạng; (ii) không đưa ra giải thích hợp lý cho sự tăng đột biến của nguồn tạng; (iii) không đồng ý với những kiến nghị nhằm đưa thủ phạm nạn mổ cướp tạng ra công lý Tháng 3-2014, trong buổi họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, vấn đề này lại được đưa ra. Bà Anne-Tamara Lorre, đại biểu của Canada nói rõ: "Chúng tôi vẫn quan ngại về những đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng đang phải gánh chịu ở Trung Quốc, và vẫn phiền lòng trước những báo cáo rằng hoạt động ghép tạng dang diễn ra mà người bị lấy tạng không hề được đồng ý một cách tự do và khi có đủ thông tin." Điều tra và báo cáo của Ethan Gutmann. Ethan Gutmann, một nhà báo có chuyên môn về điều tra và chuyên về đề tài Trung Quốc, ngày 12 tháng 12 năm 2012, tại một phiên điều trần dành để nghe trình bày các ý kiến chuyên môn tại Quốc hội Hoa Kỳ, đã đưa ra lời chứng về thi thể sau khi bị mổ cướp tạng, lời chứng của y tá và bác sĩ phẫu thuật đã từng trực tiếp tham gia mổ cướp tạng của tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.. Tháng 8 năm 2014, ông xuất bản cuốn sách "Kẻ Đồ tể: Tàn sát, Lấy tạng, Bí mật về cách xử lý vấn đề bất đồng quan điểm ở Trung Quốc". Trên giới thiệu cuốn sách này của nhà sách Amazon, có đoạn viết: "Tàn sát người sống, đó là kết luận thẳng thừng sau những điều tra toàn diện về bí mật cách Trung Quốc loại bỏ những người bất đồng quan điểm đồng thời thu lợi nhuận kếch xù từ bán cơ quan tạng [...] những phỏng vấn quan chức cấp cao và bác sĩ trực tiếp tham dự của Trung Quốc [...] con số người chết khiến thế giới phải chấn động [...] Gutmann đã điều tra sâu vào những nhóm bất đồng quan điểm như học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và các nhóm nhà thờ Ki Tô giáo tại giáo [...]". Theo ông Gutmann, khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giết để lấy tạng từ 2000 đến 2008. Điều tra và chất vấn từ các bên khác. Tờ báo "Times" năm 2006 đưa tin một môi giới Nhật Bản lâu nay vẫn môi giới khoảng 30–50 ca du lịch sang Trung Quốc hàng năm để ghép tạng với nguồn tạng là tù nhân Ông Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Nghị viên châu Âu, sau chuyến đích thân sang Trung Quốc điều tra, đã tuyên bố rằng khoảng 400 cơ sở Y tế tại Trung Quốc đang có hoạt động bán cơ quan tạng người; ông cũng dẫn chứng trường hợp cụ thể về những quả thận đang được chào bán với giá 60,000 đô-la Mỹ một quả. Ngay hôm trước ngày viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trung Quốc bấy giờ, ông Hồ Cẩm Đào, đã có 800 thành viên Hội cấy ghép Anh quốc lên tiếng phản đối Trung Quốc thu hoạch tạng từ tù nhân, trên cơ sở hiện trạng ở Trung Quốc là không minh bạch việc này, không thể có kiểm chứng độc lập rằng tù nhân đã đồng ý. Tổ chức Y khoa Thế giới (WMA) cũng lại một lần nữa lên tiếng chỉ trích với lý do tương tự. Tháng 9-2006, BBC đưa tin bởi Rupert Wingfield-Hayes, đã chỉ ra một vụ mặc cả mua cơ quan tạng với bác sĩ Trung Quốc ở Bệnh viên số 1 thành phố Thiên Tân. Phản ứng. Phản ứng từ Trung Quốc. Phản ứng chính thức. Nếu Trung Quốc công khai minh bạch nguồn tạng cấy ghép, mà điều ấy cũng không khó thực hiện và đồng thời cũng hợp với hệ thống luật pháp hiện hành của Trung Quốc, thì đã mọi thứ đã rõ ràng từ lâu. Liệt kê một số việc cụ thể, những việc mà lẽ ra Trung Quốc phải làm từ lâu, với tư cách cường quốc số 2 về số ca cấy ghép: Nhưng bao năm qua, Trung Quốc không hề đi theo con đường đó. Những đạo luật đó nghe thoáng thì rất ổn, nhưng trên thực tế thì dù thực tế có triển khai các đạo luật đó, thì cũng chỉ ảnh hưởng tới các cơ sở dân sự hoặc cơ quan ngoài quân đội; còn các cơ sở ý tế thuộc quân đội hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của những đạo luật này. Mà trên thực tế, qua điều tra những bệnh nhân đã từng sang Trung Quốc làm khách du lịch nhận tạng, thì các cơ sở quân đội mới chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Quả nhiên, tờ "China Daily" của Trung Quốc đã báo cáo rằng tháng 8-2009 khoảng 65% ca cấy ghép vẫn là từ tù nhân đã lĩnh án tử hình mà như Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Hoàng Khiết Phu tuyên bố đó là "nguồn tạng không thích hợp cho cấy ghép". Tháng 3-2010 ông Hoàng tuyên bố lần chạy thử nghiệm lần đầu tiên chương trình "thu gom tạng hiến tặng" được tiến hành kết hợp giữa Hội chữ thập đỏ và Bộ Y tế. Tháng 4 năm 2013, ông Hoàng lại thay đổi quan điểm khi tuyên bố rằng tạng của tù nhân đã lĩnh án tử hình cũng là thích hợp cho chương trình thu gom tạng hiến tặng, và bày tỏ rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng tù nhân làm nguồn tạng cho tới khi dần dần có được nguồn tạng thay thế. Chính sách đó của Trung Quốc bị chỉ trích mạnh mẽ, ví dụ Giáo sư Fiatarone Singh đã nói thẳng: "Đây là vấn đề đạo đức. Không thể là các ông bảo các ông sẽ dần dần thôi làm như thế sau vài năm. Mà là các ông phải chấm dứt ngay lập tức. Như lời của ông Hoàng thì nghĩa là 95% đến 99% nguồn tạng [ở Trung Quốc] là từ tù nhân bị hành quyết, kể cả những ca do đích thân ông ta mổ lấy tạng". Tù nhân vẫn là nguồn tạng chính thức năm 2014. Tháng 3-2014 ông Hoàng Khiết Phu, chủ tịch Hội đồng Hiến tạng Trung Quốc và nguyên thứ trưởng Bộ Y tế tuyên bố rằng "chương trình thu gom tạng hiến" của ông đã thu được tổng số 1.570 tạng kể từ năm 2010. Con số này không đáng kể so với con số tạng được Trung Quốc cấy ghép. Ngày 4-12-2014, vài ngày trước sự kiện Ngày Nhân quyền Quốc tế 10-12, ông Hoàng tuyên bố là Trung Quốc sẽ chấm dứt việc lấy tạng từ tù nhân vào 1-1-2015. Giới quan sát cho rằng "Không có bất kỳ dấu hiệu nào trong tình hình hôm nay chỉ ra rằng [Trung Quốc] sẽ thực hiện lời tuyên bố đó", và nói thẳng rằng đó "chỉ là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc để đánh lạc hướng dư luận quốc tế chống lại hoạt động này"; dù sao đi nữa năm 2013 Trung Quốc đã từng hứa hẹn rằng sẽ chấm dứt thu hoạch tạng từ tù nhân vào giữa năm 2014 và họ đã không thực hiện. Phản ứng không chính thức. Ngoài những phản ứng chính thức nói trên, thì không thể không kể đến những phản ứng không chính thức gây nhiễu thông tin. Điển hình nhất là mỗi khi vấn đề mổ cướp tạng được đặt ra ở đâu đó thì Trung Quốc lại tới đó ngăn cản và đưa ra tuyên truyền chống phá Pháp Luân Công gây nhiễu thông tin và làm người nghe lầm tưởng nạn mổ cướp tạng là vấn đề gì đó riêng của Pháp Luân Công. Thực tế, nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc là vấn đề liên quan đến hệ thống Y tế, cơ chế ra luật và thực hành luật, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, vấn đề nhân quyền nhất là vi phạm nhân quyền trong việc đối đãi tù nhân... của chính Trung Quốc, và những vấn đề đó đã có từ lâu, rất lâu trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. Một phản ứng không chính thức nữa là loan tin đặc trưng gây nhiễu và hiểu lầm, là đưa ra những bài báo, tin tức tìm cách đổ lỗi cho "thị trường chợ đen", hoặc các nước khác cũng có thị trường chợ đen chứ không chỉ Trung Quốc, hoặc đưa một "đường dây mua bán tạng phi pháp" ra công lý. Cứ như thể là nhà nước Trung Quốc đang rất nỗ lực giải quyết vấn đề này.. Kỳ thực, cách đánh lạc hướng thông tin như vậy chỉ có thể gây nhiễu khán giả thông thường. Chỉ cần có một chút nhận thức vấn đề này là có thể thấy ngay rất nhiều tin trong đó cố tình né tránh vấn đề chính, tức là nạn cướp tạng ở Trung Quốc: Phản ứng từ cộng đồng học viên Pháp Luân Công. Cộng đồng học viên Pháp Luân Công lên án mạnh mẽ nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc, nơi mà các học viên là nhóm nạn nhân chính. Họ mở các sân khấu nhỏ ngoài phố ở rất nhiều nơi trên thế giới diễn cảnh bác sĩ Trung Quốc mổ cướp tạng học viên của họ như thế nào. Phản ứng từ DAFOH. Năm 2013, Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp tạng (DAFOH) đã kiến ​​nghị với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, kêu gọi hành động ngay lập tức để chấm dứt hoạt động mổ cướp tạng phi đạo đức từ các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. DAFOH cũng kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công, các nạn nhân chủ yếu của nạn mổ cướp tạng.. DAFOH cũng tiến hành thu thập chữ ký khắp thế giới, cả trên website và qua con đường ký trực tiếp, để đề cao nhận thức trong quần chúng đồng thời kêu gọi chấm dứt nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Từ tháng 7 và tháng 11 năm 2013, gần 1,5 triệu người ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký ủng hộ theo chương trình thu thập chữ ký của DAFOH. Phản ứng chính thức của EU. Ngày 12 Tháng 12, 2013, Nghị viện châu Âu thông qua "nghị quyết RC-B7-0562/2013" chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc; trong đó có đoạn viết: "Yêu cầu Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chấm dứt ngay lập tức hoạt động thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm, từ các nhóm tín ngưỡng, và các nhóm dân tộc", và viết: "Yêu cầu Trung Quốc lập tức thả tất cả các tù nhân lương tâm, gồm cả các học viên Pháp Luân Công". Phản ứng chính thức của Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 7 năm 2014 Uỷ ban Đối ngoại Hạ nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo "nghị quyết 281" chống nạn mổ cướp tạng ở Trung Quốc; trong đó có đoạn viết: "Phải chấm dứt ngay lập tức hoạt động thu hoạch tạng từ học viên Pháp Luân Công, từ tù nhân lương tâm, từ các nhóm tín ngưỡng, và các nhóm dân tộc", và có đoạn: "Yêu cầu lập tức thả ngay các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác". Phản ứng chính thức của Canada. Ngày 6 tháng 11 năm 2014, Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế Nghị viện Canada đã thông qua kiến nghị phản đối việc mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Thông tin mang tính chuyên môn. Thu hoạch cơ quan tạng, vấn đề bảo quản, vấn đề đào thải và tương thích. Thu hoạch cơ quan tạng hoặc giải phẫu mổ lấy tạng là một khâu bắt buộc trong hoạt động cấy ghép cơ quan tạng. Khoa học hiện đại chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo quản tạng. Gan, thận, tim... thường buộc phải cấy ghép ngay trong tối đa 12 giờ hoặc 24 giờ sau khi lấy ra khỏi cơ thể người hiến tạng. Giác mạc mắt thì khác, nó có thể được xem là mô chết, do đó có thể bảo quản lâu hơn. Ngoài ra thời gian thu hoạch giác mạc cũng nhanh hơn nhiều so với thu hoạch các tạng khác. Tạng hay mô cấy ghép buộc phải tương thích với cơ thể người nhận, nếu không thì sẽ bị cơ thể đào thải. Ngày nay, với việc sử dụng liều cao các thuốc chống đào thải, thì yêu cầu này đã giảm nhiều. Nhưng ít nhất vẫn là phải phù hợp nhóm máu và một số tiêu chí khác. Thời gian chờ đợi tìm tạng thích hợp ở Trung Quốc là quá nhanh. Hạn chế về bảo quản và yêu cầu tương thích chính là lý do tại sao ở các quốc gia khác, mặc dù có chương trình khuyến khích và thu gom tạng hiến, thì bệnh nhân vẫn phải đợi hàng mấy năm mới tìm được tạng phù hợp. Việc thời gian chờ đợi tìm tạng phù hợp ở Trung Quốc ngắn một cách khác thường chứng tỏ rằng tại Trung Quốc đang tồn tại một kho tạng sống rất lớn. Du khách đến trung quốc để ghép tạng thậm chí chỉ phải đợi trong 1 tuần để có tạng thích hợp. Trong báo cáo ghi rõ: "chỉ cần phải đợi trong 1 tuần để tìm được gan hoặc thận tương thích; tối đa là 1 tháng" Trường hợp tương tự sẽ phải đợi từ 6 tháng đến 4 năm ở Úc, hoặc thậm chí 6 năm ở Canada (thông tin năm 2011), hoăc khoảng 3 năm ở Anh Quốc. Luật pháp và đạo đức. Vấn đề "chết não". Ở các quốc gia phát triển ngành cấy ghép cơ quan tạng, người ta phải thông qua luật về "chết não", nghĩa là một người được tính là đã tử vong theo luật này khi mà não vì lý do nào đó (như vị tai nạn) mà không hoạt động nữa và không có khả năng khôi phục (chi tiết các quốc gia có thể có khác biệt nhỏ). Luật này cho phép mở ra hành lang hợp pháp hoá hoạt động thu hoạch tạng. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa ban hành luật này. Mặc dù trong quá trình dự thảo luật về cấy ghép tạng năm 2007 ở Trung Quốc, vấn đề này đã được đưa ra, nhưng nó đã không được đưa vào luật. Vấn đề "hiến tặng". Từng quốc gia cần có đạo luật thích ứng. Năm 2006 Trung Quốc tuyên bố thuận theo bộ Nguyên lý đó: "Người hiến tạng phải là tự nguyện, hiểu rõ quyết định của họ đưa ra cũng như nhận thức rõ về những gì sẽ xảy ra với họ, và người hiến tạng có quyền thay đổi quyết định vào phút cuối cùng" nhưng những hoạt động trên thực tế là hoàn toàn trái lại. Để tránh nạn lạm dụng, tránh tệ nạn phát sinh ngoài tầm kiểm soát (nhất là với người rất nghèo hoặc thiếu thông tin dễ bị lừa), luật pháp cũng cần đồng thời chỉ rõ đối tượng thế nào mới được xem là đối tượng được phép hiến tặng. Thông thường là người thân cùng gia đình. Ở các quốc gia phát triển hệ thống quyên góm tạng, thì có thể là từ cộng đồng dân chúng khi đã qua thủ tục của hệ thống, thường là người bị tai nạn... Nhưng ở Trung Quốc, thì tù nhân bị hành quyết cũng được đưa vào là đối tượng có thể hiến tặng. Về hành lang luật pháp, thì Trung Quốc là đã có. Nhưng qua cách chào bán của các bệnh viện Trung Quốc, và sự thật là Trung Quốc vẫn không minh bạch việc xác minh nguồn tạng, đã gây ra những chỉ trích rất nhiều năm qua. Luật xuyên quốc gia và du lịch ghép tạng. Hiện tượng du lịch ghép tạng diễn ra tràn lan một phần là vì không có đạo luật có tính xuyên quốc gia giải quyết vấn đề này. Một bệnh nhân sang Trung Quốc làm khách du lịch ghép tạng sẽ không bị bất kể vấn đề gì về luật pháp, trong khi đó nếu người đó nhận một cơ quan tạng có nguồn gốc không minh bạch ở chính quốc gia đang ở, thì sẽ gặp vấn đề. Các hoạt động môi giới xuyên quốc gia cũng vì thế mà không có vấn đề gì; mặc dù người môi giới có thể đi tù nếu anh ta làm điều ấy chỉ ở nội trong quốc gia đó. Trước tình hình du lịch ghép tạng phát triển rất mạnh hiện nay, việc ban hành luật xử lý vi phạm xuyên quốc gia là cần thiết cho ngành cấy ghép cơ quan tạng này, và đã có những kêu gọi các quốc gia hãy ban hành điều luật này. Tuy nhiên thực trạng hiện nay, mặc dù đã có những cảnh báo mang tính cung cấp thông tin và tư vấn khuyên người dân không đi du lịch ghép tạng ở những nơi nguồn tạng không minh bạch, thì vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra luật xuyên quốc gia nhắm vào người bệnh và/hoặc nhắm vào người môi giới. Hiện nay chỉ duy nhất Israel cấm sang Trung Quốc nhận ghép tạng. Hệ thống thu gom tạng hiến. Các quốc gia phát triển ghép tạng đều phải phát triển chương trình khuyến khích và thu gom tạng hiến (ví dụ Mạng lưới Quyên thu tạng hiến của Hoa Kỳ) với mụch đích quyên thu tạng hiến từ cộng đồng dân chúng. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới còn chính thức lấy tạng từ tù nhân. Người thân cùng gia đình tình nguyện hiến luôn là con số rất nhỏ, và cũng chỉ cấp những tạng không dẫn đến tử vong, ví dụ như thận. Tù nhân bị án tử hình trẻ tuổi còn có tạng vẫn khoẻ mạnh cũng không ổn định và không nhiều. Nhất là ở các quốc gia phát triển, nhiều nơi đã loại bỏ hẳn án tử hình, thì ở đó không có nguồn tạng này. Do đó, muốn phát triển bền vững ngành cấy ghép tạng thì bắt buộc phải phát triển chương trình hoặc hệ thống khuyến khích và thu gom tạng hiến tặng và đối tượng là dân chúng nói chung. Những phản ứng của Trung Quốc kể từ khi bùng nổ du lịch ghép tạng năm 1999/2000 đến nay (14/15 năm) đều chỉ là những tuyên bố hoặc ban hành những đạo luật, nhưng họ không hề tỏ ý định nghiêm túc phát triển một hệ thống hay chương trình thu gom tạng hiến như vậy. Đã có những nỗ lực, nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống nào hoạt động hiệu quả trên thực tế. Tính đến tháng 3 năm 2014, hệ thống này chỉ quyên được 1.570 tạng sau 4 năm hoạt động một con số không đáng kể so với số tạng được cấy ghép ở Trung Quốc, mà đó là với chính sách dùng tù nhân làm đầu vào cho chương trình hiến tạng này. Đây chính là điều rất đáng quan ngại. Vì khi không có hệ thống quyên thu tạng hoạt động theo đúng nghĩa, thì hoặc là (i) toàn bộ ngành cấy ghép tạng khổng lồ của Trung Quốc lẽ ra đã bị tê liệt, hoặc là (ii) những đạo luật và tuyên bố nói trên đang không được thực hiện một cách nghiêm túc, và Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động cướp tạng từ tù nhân. Hiện nay ngành ghép tạng ở Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 trên thế giới, và trong bối cảnh hiện nay, cấy ghép tạng đang là nguồn thu lớn của Y tế và Quân đội Trung Quốc, thì khả năng (i) sẽ rất khó xảy ra.
1
null