text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đỗ Chính (1926 – 1994) nhà hoạt động cách mạng, chính khách, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải ninh, Chủ tịch UBND TP Hải phòng, Bộ trưởng Bộ Hải sản, Trưởng ban Kế hoạch Tài chính Trung ương Đảng.
Ông có tên khai sinh là Đỗ Đình Ân, sinh năm 1926, quê ở xã Văn Phúc, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Quá trình hoạt động cách mạng.
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nên sớm phải tự lập, tuổi thiếu niên đã về Hà Nội lao động kiếm sống và học thêm. Trong cao trào kháng Nhật cứu quốc, anh thanh niên nghèo, có chí được giác ngộ, kết nạp vào Đoàn thanh niên cứu quốc khu 3 thành Hà Nội và được bầu vào ban chấp hành Đoàn khu này rồi tổ chức điều hoạt động thoát ly. Do bị Việt Nam Quốc dân đảng phản động gây rối phá phách nhiều nơi thuộc tỉnh Phú Thọ, tỉnh bộ Việt Minh Phú Thọ xin cán bộ tăng cường, Đỗ Chính đã được bổ sung cho Phú Thọ từ tháng 1 năm 1946 và tham gia huyện bộ Việt Minh các huyện Phù Ninh, Thanh Ba.
Tháng 12 năm 1946, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính, kiêm Bí thư huyện ủy huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Từ tháng 8 năm 1947, ông chuyển về công tác tại tỉnh, tham gia Ban chấp hành tỉnh ủy Phú Thọ trực tiếp làm Chánh Văn phòng rồi bổ sung vào ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức, Ban kiểm tra tỉnh ủy Phú Thọ.
Từ tháng 9 năm 1949, Đảng điều ông tham gia Ủy ban Đảng vụ khu 10 rồi Liên khu Việt Bắc. Giữa năm 1950, tổ chức lại điều ông về tỉnh biên giới Hải Ninh (nay là Quảng Ninh) giữ chức Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy kiêm chức Chính trị viên tỉnh đội và công tác ở tỉnh này. Là người ham học, ông luôn dành thời gian học chính trị, học văn hóa, học tiếng Quảng Đông, tiếng dân tộc ít người nơi mình hoạt động.
Đến tháng 10 năm 1955, ông tham gia đội cải cách ruộng đất ở tỉnh Ninh Bình.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đoàn cải cách ruộng đất Ninh Bình, ông trở lại quân đội làm Chính trị viên Tiểu đoàn 2, đoàn 40 Bộ tư lệnh, Phó Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 332 Quân khu Đông Bắc rồi Chính ủy Trung đoàn 248 Quân khu Tả ngạn sông Hồng.
Từ tháng 3 năm 1959 đến tháng 5 năm 1961, ông lại được điều về giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Hải Ninh.
Công tác tại Thành phố Hải phòng.
Đến tháng 6 năm 1961, ông được chuyển về công tác tại Thành phố Hải Phòng, tham gia Ban Thường vụ Thành ủy, làm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính từ năm 1965 đến năm 1977 kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch thành phố.
Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Đỗ Chính được lệnh trở lại quân đội làm Chính ủy Bộ tư lệnh 350.
Tuy ở trong quân đội, nhưng ông vẫn tham gia Ban thường vụ Thành ủy và Ủy viên Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng để dễ kết hợp, phối hợp công tác chiến đấu và sản xuất phục vụ chiến đấu. Đặc biệt, khi công việc ở Cảng Hải Phòng gặp nhiều khó khăn không đáp ứng kịp thời việc rút hàng hóa, Đảng ủy lại điều ông kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy Cảng để tháo dỡ khó khăn, giải phóng hàng hóa kịp thời phục vụ chiến đấu, sản xuất, chi viện chiến trường.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, năm 1977 ông được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố . Trong thời gian tham gia công tác chính quyền có lúc thành ủy phân công ông trực tiếp làm Chủ nhiệm ủy ban Nông nghiệp một nhiệm vụ đầy khó khăn, phức tạp. Ủy ban Nông nghiệp là một mô hình thí điểm quản lý ngành Nông nghiệp do Hải Phòng đề xuất được Trung ương đồng ý cho làm. Ủy ban gồm các sở, ban cũ như sở Nông nghiệp, ty Nông lâm, ty Thủy lợi, ty Nông cơ, ban Quản lý nông nghiệp, phòng Nông trường. Ông bỏ nhiều công sức, tâm huyết với mặt trận nông nghiệp của Hải Phòng vừa chỉ đạo sản xuất vừa xây dựng mô hình quản lý thí điểm.
Tham gia công tác trung ương.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IV (12 - 1976) ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 22-11-1977 được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải sản kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng thay cho ông Nguyễn Quang Lâm. Đến 22-1-1981 ông chuyển về giữ chức Trưởng ban Kế hoạch Tài chính Trung ương Đảng (1981-1982). Người kế nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Hải sản là Thứ trưởng Nguyễn Tấn Trịnh.
Ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V (3 - 1982), khóa VI (1986), khóa VII (12 - 1991); Đại biểu Quốc hội khóa VI (1981 - 1986).
Thời gian công tác ở trung ương ông được giao nhiều trọng trách: Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban lãnh đạo đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia (từ đầu năm 1984), Trưởng ban kinh tế Trung ương (1989-1991), Phó trưởng ban thứ nhất Ban Kinh tế Trung ương kiêm Bí thư Đảng ủy khối cơ quan kinh tế Trung ương (1991-1994).
Lúc này hợp nhất nhiều ban Kinh tế để gọn nhẹ tổ chức. Tại đại hội lần thứ VII giữa nhiệm kỳ, do sức khỏe kém, ông tự nguyện xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Khen thưởng.
Do có công lao, cống hiến lớn, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Hai, hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
Ông qua đời tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 2 năm 1994, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. | 1 | null |
Placozoa () là một dạng cơ bản động vật không xương sống. Chúng là những cấu trúc đơn giản nhất trong tất cả các động vật đa bào không ký sinh (Metazoa), được phân vào phân giới Parazoa một số tài liệu đặt chúng vào phân giới Agnothozoa. Chúng được phân loại là có 3 loài duy nhất, "Trichoplax adhaerens", "Hoilungia hongkongensis" và "Polyplacotoma mediterranea", mặc dù có đủ sự đa dạng di truyền có khả năng là có nhiều loài có hình thái tương tự. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1883 bởi các nhà động vật học người Đức, Franz Eilhard Schulze (1840-1921) và từ những năm 1970 có hệ thống hơn, phân tích bởi nhà vi sinh vật học người Đức, Karl Gottlieb Grell (1912-1994), một tên thông thường cho đơn vị phân loại chưa tồn tại, tên khoa học theo nghĩa đen có nghĩa là "động vật phẳng".
Placozoa chỉ có bốn loại tế bào nên cơ thể rất đơn giản có hình một cái đĩa nhỏ. Dù vậy, đó vẫn là một cơ thể thực thụ.
Một số tế bào ở mặt dưới được chuyên hóa cho chức năng tiêu hóa; số khác có roi giúp cho sinh vật di chuyển. Có ít thông tin về thức ăn của chúng trong môi trường hoang dã, nơi chúng sống hoặc sinh cảnh tự nhiên của chúng.
Phân loại học.
Ngành Placozoa được chia thành một họ là Trichoplacidae (đặt tên bởi Bütschli & Hatschek vào năm 1905). Loài đầu tiên được tìm thấy tại một bể cá nước biển ở Viện Động vật học ở Graz, Áo. Là loài "Trichoplax adhaerens" đặt tên bởi Franz Eilhard Schulze vào năm 1883 . Chúng có tên đồng nghĩa là "Trichoplax reptans".
Hoilungia hongkongensis và Polyplacotoma mediterranea là 2 loài cuối cùng được tìm thấy vào năm 2017. | 1 | null |
Bài toán P so với NP là một bài toán mở quan trọng trong lý thuyết khoa học máy tính. Mô tả một cách đơn giản, bài toán là có phải bất kì vấn đề nào có lời giải có thể được kiểm chứng "nhanh chóng" cũng có thể được giải một cách "nhanh chóng". Nó được Stephen Cook đưa ra năm 1971 trong bài báo nổi tiếng "The complexity of theorem proving procedures" và được nhiều người xem là bài toán quan trọng nhất trong ngành. Nó cũng là một trong số bảy bài toán thiên niên kỷ được chọn bởi Viện Toán học Clay. Mỗi bài trong số bảy bài này có giải thưởng US$1,000,000 cho lời giải đúng đầu tiên.
Cụ thể hơn, cụm từ "nhanh chóng" ở trên được dùng để chỉ thời gian đa thức. Lớp các bài toán có lời giải thực thi trong thời gian đa thức được gọi là "lớp P", hay ngắn gọn hơn là "P". Lớp các bài toán mà lời giải có thể được kiểm tra tính đúng sai trong thời gian đa thức là lớp NP.
Xem xét chẳng hạn bài toán tổng tập hợp con. Đây là một bài toán dễ kiểm tra lời giải nhưng việc tìm lời giải là không đơn giản. Cho một tập hợp các số nguyên, bài toán yêu cầu tìm một tập hợp con khác rỗng có tổng bằng 0. Ví dụ, có tập hợp con nào của có tổng bằng 0? Lời giải "có, vì có tổng bằng 0" có thể được kiểm chứng dễ dàng bằng cách cộng các số đó lại. Tuy nhiên, hiện chưa có thuật toán nào để tìm ra một tập hợp như thế trong thời gian đa thức (có một thuật toán đơn giản thực thi trong thời gian hàm mũ là kiểm tra tất cả 2"n"-1 tập hợp con khác rỗng). Như vậy, bài toán này nằm trong NP (kiểm chứng nhanh chóng) nhưng chưa biết có nằm trong P (giải nhanh chóng) hay không.
Lời giải của bài toán P = NP sẽ cho biết liệu tất cả các bài toán trong NP, như bài toán tổng tập hợp con, đều có thuật toán thực thi trong thời gian đa thức. Nếu P ≠ NP, thì có nhiều bài toán trong NP (chẳng hạn như các bài toán NP-đầy đủ) có lời giải có thể kiểm chứng được trong thời gian đa thức nhưng không thể tìm ra một lời giải như vậy trong thời gian đa thức. | 1 | null |
Thể tích mol hay thể tích mol phân tử là thể tích bị chiếm bởi một mol chất (nguyên tố hóa học hoặc hợp chất hóa học) tại áp suất và nhiệt độ cho trước. Trước đây người ta còn gọi thể tích mol phân tử là thể tích phân tử gam. Ký hiệu của thể tích mol là "V"m; đơn vị của thể tích mol là mét khối trên mol (m³/mol). Tuy thế trong thực hành, người ta chuộng dùng đơn vị đềximét khối trên mol (dm³/mol) cho chất khí và xentimét khối trên mol (cm³/mol) cho chất lỏng và chất rắn.
Công thức tính.
Muốn tính thể tích mol phân tử, cần biết khối lượng mol và khối lượng riêng, sau đó áp dụng công thức:
Nếu mẫu đang xét là một hỗn hợp chứa "N" thành phần thì thể tích mol được tính như sau:
Đối với khí lý tưởng, thể tích mol được tính theo phương trình trạng thái khí lý tưởng; giá trị thu được khá sát đối với nhiều loại khí thông dụng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. Đối với tinh thể, xác định thể tích mol được đo bằng phương pháp tinh thể học tia X.
Khí lý tưởng.
Có thể biến đổi phương trình trạng thái khí lý tưởng để dễ theo dõi hơn:
Tại nhiệt độ và áp suất cho trước, thể tích mol là như nhau đối với tất cả khí lý tưởng và bằng một con số gọi là hằng số khí: "R" = 8,314 4621(75) J mol−1 K−1 với độ không đảm bảo chuẩn tương đối là 9,1×10−7 (căn cứ theo giá trị khuyến nghị của CODATA 2010). Thể tích mol của khí lý tưởng tại áp suất 100 kPa (1 bar) là:
Thể tích mol của khí lý tưởng tại áp suất 1 átmốtphe là:
Vật rắn tinh thể.
Có thể tính thể tích ô đơn vị ("V"cell) từ tham số ô đơn vị ("unit cell parameter") - được định trị ngay từ bước đầu của thí nghiệm tinh thể học tia X (công việc tính toán do phần mềm xác định cấu trúc tinh thể tự động thực hiện). Mối quan hệ giũa thể tích ô đơn vị và thể tích mol được thể hiện qua công thức:
trong đó "N"A là hằng số Avogadro; "Z" là số đơn vị công thức ("formula unit") trong ô đơn vị. Kết quả của công thức này thường được gọi là "mật độ tinh thể".
Thể tích mol của silic.
Silic được dùng nhiều trong ngành công nghiệp điện tử. Việc xác định thể tích mol của silic (cả bằng phương pháp tinh thể học tia X lẫn phương pháp tính tỷ số thể tích mol/khối lượng riêng) thu hút nhiều sự quan tâm. Công trình tiên phong về vấn đề này là của Deslattes và các cộng sự (1974) tại Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia (Hoa Kỳ). Mối quan tâm này bắt nguồn từ sự thật là, nếu tính chính xác thể tích ô đơn vị, nguyên tử lượng và mật độ khối của vật rắn tinh thể nguyên chất thì sẽ xác định trực tiếp được giá trị của hằng số Avogadro. Hiện tại (căn cứ theo giá trị khuyến nghị của CODATA 2006) thì độ chính xác của giá trị hằng số Avogadro bị giới hạn bởi độ không đảm bảo của giá trị hằng số Planck (độ không đảm bảo chuẩn tương đối là 5×10−8).
Căn cứ theo CODATA 2006, giá trị khuyến nghị dành cho thể tích mol của silic là bằng 12,058 8349(11)×10−6 m³/mol, với độ không đảm bảo chuẩn tương đối là 9,1×10−8. | 1 | null |
USS "Mason" (DD-191) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc như là chiếc HMS "Broadwater" (H81) cho đến khi bị tàu ngầm U-boat "U-101" đánh chìm vào năm 1941. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân John Y. Mason (1799-1859).
Thiết kế và chế tạo.
"Mason" được đặt lườn vào ngày 10 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Mary Mason Williams, chắt của Bộ trưởng Mason; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 28 tháng 2 năm 1920 dưới quyền chỉ huy tạm thời của Đại úy Hải quân Carl F. Holden, cho đến khi Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Hartwell C. Davis, tiếp nhận quyền chỉ huy vào ngày 8 tháng 3.
Lịch sử hoạt động.
USS "Mason".
Sau khi chạy thử máy ngoài khơi Norfolk, Virginia, "Mason" hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ trong hai năm tiếp theo; nó được mang ký hiệu lườn DD-191 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, khi Hải quân Hoa Kỳ áp dụng việc đánh số ký hiệu lườn tàu. Do kết quả của Hiệp ước Hải quân Washington ký kết vào ngày 6 tháng 2 năm 1922, chiếc tàu khu trục đi đến Philadelphia, Pennsylvania, nơi nó được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 3 tháng 7 năm 1922.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu, "Mason" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 4 tháng 12 năm 1939. Theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào ngày 2 tháng 9 năm 1940, nó nằm trong số 50 tàu khu trục cũ được chuyển cho Anh Quốc để đổi lấy quyền thuê lại trong 99 năm các căn cứ chiến lược tại vùng Tây Bán Cầu. Nó đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 2 tháng 10, được cho xuất biên chế vào ngày 8 tháng 10, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày hôm sau như là chiếc HMS "Broadwater" (H81).
HMS "Broadwater".
Vào ngày 15 tháng 10, "Broadwater" rời Halifax để đi sang quần đảo Anh ngang qua St. John’s, Newfoundland, đi đến River Clyde, Scotland, vào ngày 26 tháng 10 để hoạt động cùng Đội hộ tống 11 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Vào đầu năm 1941, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải chở binh lính và hàng tiếp liệu quân sự vòng qua mũi Hảo Vọng để đi sang Trung Đông, và trải qua tháng 5 và tháng 6 tại Southampton, Anh.
Được phân về Lực lượng Hộ tống Newfoundland vào tháng 7, chiếc tàu khu trục tuần tra tại vùng Bắc Đại Tây Dương và bảo vệ các đoàn tàu vận tải chống lại các cuộc tấn công của "Bầy sói" (Wolfpack), tức hàng loạt tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức vào mùa Thu năm đó. Được cho tách ra khỏi việc hộ tống Đoàn tàu TC 14 vào sáng ngày 17 tháng 10, nó tấn công một chiếc U-boat trong nhóm đang theo đuổi Đoàn tàu SC 48 hướng sang phía Đông ở cách về phía Nam Iceland. Đêm hôm đó "Broadwater" trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm "U-101", và bị đắm lúc 13 giờ 40 phút ngày 18 tháng 10 ở tọa độ . Bốn sĩ quan và 40 thủy thủ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công, bao gồm Trung úy Hải quân Dự bị John Stanley Parker, người Hoa Kỳ đầu tiên thiệt mạng trong chiến đấu đang khi phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia. | 1 | null |
USS "Graham" (DD-192) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất nhưng bị tháo dỡ ngay sau đó. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân William A. Graham (1804-1875).
Thiết kế và chế tạo.
"Graham" được đặt lườn vào ngày 7 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 11 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Robert F. Smallwood, cháu Bộ trưởng Graham; và đưa ra hoạt động tại xưởng hải quân Norfolk vào ngày 13 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Paulus P. Powell.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ, "Graham" gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương, và được giao một nhiệm vụ đặc biệt cùng với hai tàu khu trục khác chở những người quay phim đi theo cuộc đua thuyền quốc tế từ ngày 15 đến ngày 27 tháng 7 năm 1920.
"Graham" sau đó gia nhập Hải đội Ngư lôi Đại Tây Dương tại Newport, Rhode Island để thực tập và huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông, tuần tra và tập trận tại vịnh Guantánamo, Cuba và tại vùng kênh đào Panama. Vào năm 1921, nó tham gia cuộc cơ động phối hợp hải đội và hạm đội ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, viếng thăm Callao, Peru và Balboa, Panama trước khi quay về Hampton Roads. Sau đó nó tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống tại Norfolk, Virginia vào tháng 4 năm 1921. Nó cũng tham gia cuộc thử nghiệm ném bom xuống các con tàu nguyên của Đế quốc Đức trước đây ngoài khơi bờ biển Virginia vào mùa Hè năm đó. Vào ngày 27 tháng 10, nó cùng với Đội khu trục 20 hộ tống chiếc S.S. "Paris" đưa Thống chế Pháp Ferdinand Foch đến New York, rồi tiến hành các cuộc thực hành phòng không. Đến ngày 12 tháng 11 năm 1921, nó chuyển sang hoạt động với biên chế giảm thiểu. Chiếc tàu khu trục đang trên đường đi từ New York đến Charleston, South Carolina vào ngày 16 tháng 12, khi nó va chạm với chiếc ngoài khơi bờ biển và bị buộc phải quay lại New York.
"Graham" được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân New York vào ngày 31 tháng 3 năm 1922, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 19 tháng 9 năm 1922. | 1 | null |
USS "Abel P. Upshur" (DD-193) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc như là chiếc HMS "Clare" cho đến khi chiến tranh kết thúc và bị tháo dỡ năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Abel Parker Upshur.
Thiết kế và chế tạo.
"Abel P. Upshur" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà George J. Benson, cháu Bộ trưởng Upshur; và đưa ra hoạt động tại xưởng hải quân Norfolk vào ngày 23 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Vincent H. Godfrey.
Lịch sử hoạt động.
USS "Abel P. Upshur".
Sau khi nhập biên chế, "Abel P. Upshur" được phân về Đội khu trục 37 thuộc Hải đội 3, Hạm đội Đại Tây Dương. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ, tham gia các cuộc thực tập và cơ động cho đến khi được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 7 tháng 8 năm 1922. Nó được cho hoạt động trở lại tại Xưởng hải quân Washington vào tháng 3 năm 1928 như một tàu huấn luyện do nhân sự của Hải quân Dự bị của hạt Columbia, và tiếp tục trong vai trò này cho đến ngày 5 tháng 11 năm 1930, khi nó được chuyển thuộc dưới quyền Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân, và nó phục vụ cùng lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ trong các nỗ lực ngăn chặn buôn lậu rượu vào Hoa Kỳ.
"Abel P. Upshur" được đưa trở lại sở hữu của Hải quân vào ngày 21 tháng 5 năm 1934, nhưng tiếp tục bị bỏ không tại Philadelphia cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1939, khi nó được cho nhập biên chế trở lại và gia nhập Hải đội Đại Tây Dương. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ Đông trong nhiệm vụ Tuần tra Trung lập. Đến ngày 9 tháng 9 năm 1940, nó được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia; con tàu được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ, theo đó 50 tàu khu trục cũ sẽ trao cho Anh đổi lấy quyền thuê lại trong 99 năm các căn cứ chiến lược tại vùng Tây Bán Cầu. Tên nó một lần nữa được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1941.
HMS "Clare".
Nhập biên chế cùng Hải quân Anh như là chiếc HMS "Clare" thuộc lớp Town, nó được phân về Chi hạm đội 1 và đi đến Belfast, Bắc Ireland vào ngày 26 tháng 9 năm 1940. Nó gia nhập Đội hộ tống 7 và bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Vào ngày 20 tháng 2 năm 1941, nó cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc tàu hơi nước Anh "Rigmor" đang bị chìm, và vào những giờ đầu tiên của ngày 21 tháng 2, nó va chạm với chiếc xuồng máy "Petertoum", chịu đựng một số hư hại.
Sau khi được sửa chữa tại Plymouth, Anh từ tháng 3 đến tháng 10, "Clare" tiếp tục hoạt động cùng Đội hộ tống 41 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Nó được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải đường dài bằng cách tháo dỡ hai nồi hơi phía trước thay bằng các thùng nhiên liệu bổ sung; điều này giúp gia tăng tầm xa hoạt động nhưng làm giảm tốc độ tối đa xuống còn . Ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng cũng được tháo dỡ để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog.
Vào mùa Thu năm 1942, "Clare" tham gia các cuộc đổ bộ lên Bắc Phi trong khuôn khổ chiến dịch Torch. Nằm trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân phía Đông, nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ gần Algiers. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1942, chiếc tàu khu trục đã tấn công một tàu ngầm U-boat Đức tại vùng biển phía Bắc Oran, Algeria, và khai nhận đã đánh chìm tàu đối phương. Nó rời Gibraltar ngày 17 tháng 11 năm 1942 để quay về Anh tiếp tục nhiệm vụ hộ tống tàu bè vượt đại dương.
Đến tháng 7 năm 1943, "Clare" tham gia chiến dịch tấn công chiếm đóng Sicily. Nó vào ụ tàu tại Cardiff, Wales vào tháng 9 năm đó, và quay trở lại hoạt động vào tháng 5 năm 1944, phục vụ như một tàu mục tiêu để huấn luyện các đội bay thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây. Khi chiến tranh kết thúc, nó được đưa về lực lượng dự bị tại Greenock, Scotland vào tháng 8 năm 1945 và bị tháo dỡ sau đó. | 1 | null |
USS "Hunt" (DD-194) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó phục vụ cùng lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ như là chiếc USCGD "Hunt" (CG-18), và trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Broadway" (H90) và phục vụ cho đến hết chiến tranh. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân William H. Hunt (1823-1884).
Thiết kế và chế tạo.
"Hunt" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Virginia Livingston Hunt; và đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Roswell H. Blair.
Lịch sử hoạt động.
USS "Hunt".
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Hunt" tham gia các hoạt động huấn luyện và thực tập cùng Hạm đội Đại Tây Dương và tiến hành các thử nghiệm ngư lôi ngoài khơi Newport, Rhode Island. Nó chuyển căn cứ hoạt động đến Charleston, South Carolina vào ngày 3 tháng 12 năm 1920. Khởi hành từ Charleston vào ngày 29 tháng 5 năm 1922, nó đi vào Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 6 tháng 6, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 11 tháng 8 năm 1922. Trong giai đoạn từ ngày 13 tháng 9 năm 1930 đến ngày 28 tháng 5 năm 1934, con tàu được chuyển cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ như là chiếc USCGD "Hunt" (CG-18) để tham gia các hoạt động tuần tra chống buôn lậu rượu.
Khi được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia, "Hunt" khởi hành vào ngày 26 tháng 1 năm 1940 cho hoạt động Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe. Nó rời vùng kênh đào Panama vào ngày 3 tháng 4 để hộ tống cho tàu ngầm đi đến mũi Canaveral, rồi tham gia các cuộc thực tập tác xạ tại vùng biển Cuba trên đường đi đến Norfolk, Virginia, đến nơi vào ngày 17 tháng 4 năm 1940. Trong những tháng tiếp theo, nó thực hành cơ động tại vịnh Chesapeake cùng các chuyến đi huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ.
"Hunt" nằm trong số 50 tàu khu trục cũ được chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Nó khởi hành từ Newport vào ngày 3 tháng 10 năm 1940, đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 5 tháng 10, và vào ngày hôm sau đã đón 100 sĩ quan và thủy thủ Anh cho việc huấn luyện. Nó được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Mỹ vào ngày 8 tháng 10 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Broadway" (H90).
HMS "Broadway".
"Broadway" đi đến Belfast, Bắc Ireland vào ngày 24 tháng 10 năm 1940, nơi nó gia nhập Đội hộ tống 11 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, nơi nó hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1941, đang khi hộ tống cho Đoàn tàu OB 318, cùng với tàu khu trục và tàu corvette , nó đã tham gia vào việc chiếm giữ tàu ngầm U-boat "U-110" của Đức ở giữa Iceland và Greenland. Trong đêm hôm trước, chiếc U-boat tìm cách tấn công Đoàn tàu OB 318, nhưng bị ngăn trở không thể nổi lên mặt nước do lực lượng hộ tống mạnh mẽ. Chiếc tàu ngầm vẫn theo đuổi các tàu Đồng Minh cho đến xế trưa hôm sau, khi nó phóng ba quả ngư lôi từ độ sâu kính tiềm vọng. "Broadway" và các tàu tháp tùng lập tức phản công, buộc đối phương phải nổi lên mặt nước nơi nó đầu hàng. Con tàu chiến lợi phẩm không may bị đắm trong khi được kéo về cảng, nhưng đội đổ bộ lên con tàu đã thu thập những tài liệu quan trọng đối với phe Đồng Minh cùng một máy Enigma nguyên vẹn. "U-110" do Thiếu tá Hải quân (Korvettenkapitän) Fritz-Julius Lemp chỉ huy, người đã thực hiện chiến công đầu tiên của chiến tranh khi đánh chìm chiếc tàu biển chở hành khách vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, ngày mà Anh Quốc tuyên chiến với Đức. Lemp thiệt mạng cùng với 14 thành viên thủy thủ đoàn khác khi "U-110" đắm, nhưng có 4 sĩ quan và 28 thủy thủ được giải cứu.
"Broadway" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và ba dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. "Broadway" được phân về Đội hộ tống C-2 thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương và đã hộ tống nhiều đoàn tàu vào mùa Đông năm 1942-1943. Vào ngày 12 tháng 5 năm 1943, nó tham gia cùng tàu frigate và máy bay từ tàu sân bay hộ tống trong việc tiêu diệt một tàu ngầm U-boat khác, chiếc "U-89", về phía Đông Bắc quần đảo Azores.
Sau khi được tái trang bị tại Belfast vào tháng 9 năm 1943, "Broadway" trở thành một tàu mục tiêu để huấn luyện máy bay, và đã phục vụ trong vai trò này tại Rosyth, Scotland cho đến khi xung đột kết thúc tại Châu Âu. Vào tháng 5 năm 1945, nó rời Rosyth để đi sang miền Bắc Na Uy cùng lực lượng chiếm đóng. Tại Narvik, nó hộ tống một đoàn tàu ngầm Đức đi Trondheim. Do cắt giảm chi phí quốc phòng đáng kể sau chiến tranh, "Hunt" bị tháo dỡ vào năm 1947. | 1 | null |
USS "Welborn C. Wood" (DD-195) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được chuyển cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ như là chiếc USCGD "Wood" (CG-19) từ năm 1931 đến năm 1934; và trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Chesterfield" và phục vụ cho đến hết chiến tranh. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Welborn C. Wood.
Thiết kế và chế tạo.
"Welborn C. Wood" được đặt lườn vào ngày 24 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Virginia Mary Tate; mang ký hiệu lườn DD-195 từ ngày 17 tháng 7 năm 1920, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 14 tháng 1 năm 1921 dưới quyền chỉ huy tạm thời của Trung úy Hải quân Leon W. Mills trước khi Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Brady J. Dayton tiếp nhận quyền chỉ huy 11 ngày sau đó.
Lịch sử hoạt động.
USS "Welborn C. Wood" và USCGD "Wood".
"Welborn C. Wood" hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ cùng Hạm đội Đại Tây Dương trong các hoạt động thường lệ cho đến khi được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 8 tháng 8 năm 1922.
Nhằm tăng cường và thay thế cho các tàu khu trục cũ trong việc tuần tra chống buôn lậu rượu, "Welborn C. Wood" được chuyển cho Lực lượng Tuần duyên vào ngày 1 tháng 10 năm 1930 đồng thời được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. Được tân trang và cho nhập biên chế Tuần duyên tại Philadelphia vào ngày 15 tháng 4 năm 1931, nó đổi ký hiệu lườn thành CG-19 và đi đến căn cứ hoạt động thường trực ở New London, Connecticut một tuần sau đó để bắt đầu hoạt động tuần tra. Chuyển về phía Nam đến vùng biển Florida để thực hành mục tiêu không lâu sau đó, nó quay trở về New London sau khi hoàn tất và tiếp tục hoạt động từ cảng này cho đến mùa Thu năm 1932.
Sau một giai đoạn tuần tra thường lệ tại khu vực bờ biển phía Đông, nó hoạt động cùng với Hải quân tại vùng biển Cuba ngoài khơi Nueva Gerona trong tháng 9 và tháng 10 năm 1933, gián đoạn các hoạt động thực hành mục tiêu thường lệ. Được tách khỏi nhiệm vụ này vào ngày 6 tháng 11, nó lên đường cùng ngày hôm đó quay lên phía Bắc đi New York, tiếp nối bởi một giai đoạn ngắn tại New London. Sự hạn chế buôn bán được hủy bỏ vào cuối năm 1933 giải tỏa nhu cầu thực thi luật pháp của chiếc tàu khu trục, và "Welborn C. Wood" một lần nữa được cho xuất biên chế tại Philadelphia vào ngày 21 tháng 5 năm 1934.
Đang khi con tàu nằm trong thành phần dự bị, cùng với nhiều tại chị em cùng lớp đang neo đậu ở Philadelphia, nó được đưa trở lại dưới quyền sở hữu của Hải quân khi tình hình thế giới ngày càng xấu đi. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan, vốn có thỏa ước an ninh chung với Anh và Pháp, khiến Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhanh chóng ra lệnh tiến hành Tuần tra Trung lập ngoài biển nhằm bảo vệ vùng bờ biển Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hải đội Đại Tây Dương chịu sức ép không đủ lực lượng để đáp ứng yêu cầu tuần tra. Vì vậy 77 tàu tuần dương và tàu rải mìn trên cả hai phía bờ biển San Diego và Philadelphia được cho nhập biên chế trở lại để tăng cường cho các đơn vị đang hoạt động.
Vào ngày 4 tháng 9 năm 1939, "Welborn C. Wood" được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Robert E. Cronin, và tham gia nhiệm vụ Tuần tra Trung lập không lâu sau đó, xen kẻ với các hoạt động huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông, vùng biển Caribe và vùng vịnh Mexico. Trong khi đó, lực lượng tàu khu trục Anh bị tiêu hao nặng nề từ khi xung đột bùng nổ và cần được tăng cường gấp; vì vậy Thủ tướng đã phải nhờ cậy đến Tổng thống Roosevelt, và đạt được giải pháp thông qua Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. "Welborn C. Wood" trở thành một trong những chiếc đầu tiên trong số 50 tàu khu trục cũ được chuyển cho chính phủ Anh, đổi lấy quyền được thuê trong 99 năm các căn cứ chiến lược tại vùng Tây Bán Cầu. Nó cùng phần còn lại của Đội khu trục 67 đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 6 tháng 9 năm 1940, nơi thủy thủ đoàn Mỹ hướng dẫn thủy thủ đoàn Anh làm quen với con tàu trong vài ngày trước lễ bàn giao chính thức. "Welborn C. Wood" chính thức xuất biên chế khỏi Hải quân Mỹ vào ngày 9 tháng 9 năm 1940; tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1941.
HMS "Chesterfield".
Chiếc tàu khu trục được đổi tên thành HMS "Chesterfield" (I28). Đang khi được trang bị trước khi lên đường đi sang quần đảo Anh, nó mắc tai nạn va chạm hai lần với tàu khu trục (nguyên là chiếc vốn neo đậu bên cạnh. Trong thành phần chi hạm đội khu trục "Town" đầu tiên, "Chesterfield" khởi hành đi Belfast, Bắc Ireland, đến nơi vào ngày 18 tháng 11. Chuyển sang Plymouth vào ngày 22 tháng 11, chiếc tàu khu trục trải qua một đợt tái trang bị tại xưởng tàu Chatham trước khi gia nhập Đội hộ tống 11 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, đặt căn cứ tại Greenock. "Chesterfield" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và ba dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog.
Từ năm 1941 đến năm 1943, "Chesterfield" hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Nó được phân về Đội hộ tống B-7 trực thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương vào mùa Đông năm 1942-1943. Đang khi hộ tống cho Đoàn tàu HX-222 cùng Đội hộ tống C-1 vào ngày 17 tháng 1 năm 1943, nó đã tấn công tàu ngầm U-boat Đức "U-268" bằng mìn sâu, nhưng lại gây hư hại cho chính nó. Cố lếch về Plymouth để sửa chữa, con tàu ở lại đây cho đến tháng 11 năm 1943. Được điều sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây để làm nhiệm vụ tàu mục tiêu cho việc huấn luyện máy bay, nó đảm nhiệm vai trò này trong suốt năm 1944. Được đưa về lực lượng dự bị tại Grangemouth, Firth of Forth vào ngày 17 tháng 1 năm 1945, "Chesterfield" sau cùng bị tháo dỡ vào năm 1947. | 1 | null |
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Mason". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên John Y. Mason (1799-1859) Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ; chiếc thứ hai theo Thiếu úy Hải quân Newton Henry Mason (1918-1942); trong khi chiếc thứ ba nhằm vinh danh thủy thủ đoàn của chiếc thứ hai , tàu chiến đầu tiên có hầu hết thủy thủ đoàn là người da đen: | 1 | null |
Cổ Nhuế 1 là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Cổ Nhuế 1 nằm ở phía đông quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,22 km², dân số năm 2020 là 45.274 người, mật độ dân số đạt 20.394 người/km².
Lịch sử.
Phường Cổ Nhuế 1 được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 217,70 ha diện tích tự nhiên và 33.346 người của xã Cổ Nhuế, 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 người của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ.
Sau khi thành lập, phường có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 người.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 10,32 ha diện tích tự nhiên khu vực 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân do phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy quản lý hành chính (bao gồm các tổ dân phố số 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32) đang thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 vào phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Cổ Nhuế 1 có diện tích 2,22 km², dân số là 45.274 người. | 1 | null |
Cổ Nhuế 2 là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Cổ Nhuế 2 nằm ở phía bắc quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 4,05 km², dân số năm 2013 là 44.780 người, mật độ dân số đạt 11.056 người/km².
Lịch sử.
Phường Cổ Nhuế 2 được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 403,43 ha diện tích tự nhiên và 44.488 người của xã Cổ Nhuế, 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 người của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ.
Sau khi thành lập, phường có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 người. | 1 | null |
Đức Thắng là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Đức Thắng nằm ở phía bắc quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 1,20 km², dân số năm 2013 là 19.923 người, mật độ dân số đạt 16.603 người/km².
Lịch sử.
Phường Đức Thắng được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 người của xã Đông Ngạc thuộc huyện Từ Liêm cũ. | 1 | null |
Phúc Diễn là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Phúc Diễn nằm ở trung tâm quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,17 km², dân số năm 2013 là 23.734 người, mật độ dân số đạt 10.936 người/km².
Lịch sử.
Phường Phúc Diễn được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 209,03 ha diện tích tự nhiên và 21.820 người của xã Phú Diễn, 8 ha diện tích tự nhiên và 1.914 người của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ.
Sau khi thành lập, phường có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 người. | 1 | null |
Xuân Tảo là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Xuân Tảo nằm ở phía đông bắc quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,26 km², dân số năm 2022 là 20.652 người, mật độ dân số đạt người/km².
Lịch sử.
Phường Xuân Tảo được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 người của xã Xuân Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm cũ. | 1 | null |
Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác; trong một tam giác có ba đường trung bình. Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và có độ dài bằng một nửa độ dài cạnh thứ ba.
Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang. Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy của hình thang và có độ dài bằng một nửa tổng độ dài hai đáy.
Đường trung bình của hình bình hành là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình bình hành. Đường trung bình của hình bình hành thì song song với hai đáy và có độ dài bằng một nửa tổng độ dài hai đáy.
Định lý đường trung bình.
Trong tam giác.
Đề bài minh hoạ:
Tam giác đường trung bình.
Ba đường trung bình trong tam giác tạo thành một tam giác nhỏ hơn gọi là tam giác đường trung bình. Tam giác đường trung bình có chu vi bằng một nửa chu vi tam giác gốc. | 1 | null |
Mỹ Đình 1 là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Mỹ Đình 1 nằm ở trung tâm quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,28 km², dân số năm 2022 là 30.264 người, mật độ dân số đạt người/km².
Lịch sử.
Phường Mỹ Đình 1 được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 người của xã Mỹ Đình thuộc huyện Từ Liêm cũ. | 1 | null |
Mỹ Đình 2 là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Mỹ Đình 2 nằm ở trung tâm quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 1,94 km², dân số năm 2022 là 33.666 người, mật độ dân số đạt người/km².
Lịch sử.
Phường Mỹ Đình 2 được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 người của xã Mỹ Đình thuộc huyện Từ Liêm cũ.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 1,86 ha diện tích tự nhiên tổ dân phố số 28 do phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy quản lý hành chính đang thuộc địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 2 vào phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Mỹ Đình 2 có diện tích 1,94 km², dân số là 32.000 người. | 1 | null |
Săn sói là việc thực hành săn bắn nhưng con chó sói mà đặc biệt là những con sói xám (Canis lupus) chủ yếu nhằm mục đích tiêu khiển, lấy da, bảo vệ gia súc và trong một số trường hợp là để bảo vệ cho con người. Việc săn bắn sói còn gây tranh cãi giữa một bên cho rằng đây là hành động cần thiết và khẩn thiết có tính chất bảo vệ trong khi phe kia cho rằng đây là hành động độc ác, không cần thiết và dựa trên quan niệm sai lầm.
Lịch sử.
Săn sói đã có lịch sử từ hàng ngàn năm về trước khi người ta bắt đầu đặt ra mối quan tâm trong việc bị đe dọa đối với gia súc quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng con người thời đồ đá mới. Trong lịch sử, săn sói là một công việc vất vả, cần thiết phải huy động nhiều người và còn có thể gặp nguy hiểm do sói tuy không có kích thước quá lớn nhưng lại là một dã thú ăn thịt người và hung dữ, khôn ngoan, với những cú cắn chết người, cũng giống như những mối nguy hiểm của việc săn hổ và những tai nạn khi săn lợn rừng.
Tại Châu Âu.
Ở Anh vào 950, vua Athelstan áp đặt một lệnh cống hàng năm là 300 bộ da sói, một sự áp đặt được duy trì cho đến khi cuộc chinh phạt của người Norman vào nước Anh, các vị vua Norman (trị vì 1066-1154) đã sử dụng thợ săn sói để diệt sói. Nhiều vị vua Anh đã treo giải thưởng cho việc săn sói. Mức thưởng và tiền thưởng được quy định theo chế độ của Oliver Cromwell sau cuộc chinh phục Ireland của ông này và đã thu hút được một vài thợ săn sói chuyên nghiệp đến Ireland, chủ yếu là từ nước Anh. Những con sói đã bị tiêu diệt từ Ireland vào những năm cuối thế kỷ 18 nhiều khả năng là vào năm 1786.
Sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp kết thúc, săn bắn sói không còn là một hoạt động dành riêng cho tầng lớp quý tộc, những con sói có thể bị giết để dành tiền thưởng tương đương với lương của một tháng. Từ 1818-1829, 1400 con sói đã bị giết mỗi năm tại Pháp. Vào buổi bình minh của thế kỷ 19, đã có đến 5000 con sói ở Pháp và được giảm xuống một nửa số đó đến năm 1850. Vào năm 1890, số sói đã được giảm xuống còn 1.000 và tiếp tục giảm xuống còn 500 vào năm 1900, con sói cuối cùng ở Pháp đã bị giết vào năm 1937.
Tiền thưởng dành cho việc săn sói thường xuyên được chi trả ở Ý vào thế kỷ 12 và 13 và gần đây nhất là năm 1950. Có 600 con sói được ghi nhận là đã được giết và trả tiền thưởng giữa 14 và thế kỷ 19. Ở Thụy Sĩ, các cuộc xung đột giữa con người và con sói đạt đến một đỉnh cao trong thế kỷ 16, sói đã tuyệt chủng ở Zürich năm 1684. Năm 1908, một con chó sói đã bị bắn ở Ticino, và hai con còn lại bị giết vào năm 1914 tại Lignerolle. Trong thế kỷ 19 ở Tây Ban Nha, người ta đã trả tiền ra tiền thưởng cho cái chết của 76 con sói già và 414 con sói con đối với 160 reale cho một con sói lớn và 32 cho một con sói con. Săn bắn những con sói là một nguồn thu nhập đáng kể của cải cho người dân địa phương.
Trong thời Cộng sản ở Romania có đến 2.800 con sói bị giết giữa những năm 1955-1965. Trong suốt thời kỳ cầm quyền của Nicolae Ceauşescu, một phần thưởng bằng một phần tư lương tháng được cấp cho cán bộ kiểm lâm khi giết chết được con sói. Ở Croatia, từ năm 1986 đến năm 2004, 115 trường hợp giết sói được ghi nhận, trong đó 54 % là do đánh bẫy.
Tại Nga.
Trước khi cải cách giải phóng năm 1861, săn bắn sói đã được thực hiện là điều đặc biệt chỉ bởi người có thẩm quyền sử dụng vũ khí, thường là cảnh sát, binh sĩ, chủ đất giàu hay quý tộc. Nhưng sau đó săn sói trở thành một nghề dành cho nhiều người trong đó có giới thợ săn. Thợ săn đã được đưa ra 3 rúp cho mỗi con sói đực bị giết chết và 1,5 cho mỗi con sói con với một cái đuôi được chưng ra như là bằng chứng. Mỗi thợ săn sẽ nhận được một mức lương hàng năm là 60 rúp một năm nếu ông này đã giết chết 15 con sói trưởng thành và 30 con sói con một năm, tuy vậy thợ săn nông dân tuy nhiên hiếm khi được khen thưởng do các quan chức tham nhũng ăn cắp tiền thưởng. Năm 1858, sau khi trả tiền tương đương với 1.250.000 $ cho hơn một triệu con sói ở Nga, các quan chức nghi ngờ và phát hiện ra rằng một số thợ săn mua tấm da sói với giá thấp, cắt ra và đưa cho nhân viên thẩm duyệt như đuôi con sói.
Sau cuộc Cách mạng Nga 1917 ở Nga, chính phủ Liên Xô mới được thành lập những đã tích cực tiêu diệt chó sói và các loài săn mồi khác trong một chương trình cải tạo đất rộng lớn. Liên Xô đã tiêu diệt 42.300 con sói vào năm 1945, 62.700 con sói vào năm 1946, 58.700 con sói vào năm 1947, 57.600 vào năm 1948, và 55.300 trong năm 1949. Từ năm 1950 đến năm 1954, trung bình 50.000 con sói bị giết hàng năm.
Sói vốn chỉ săn mồi trên núi và trong những khu rừng rậm. Song gnhững đàn sói xuất hiện trên những đồng cỏ ở miền trung nước cộng hòa Sakha để săn tuần lộc. Số vụ gia súc bị sói tấn công tăng dần. Sói đã tấn công 16.111 con tuần lộc trong năm 2012 – tăng 4,3% so với năm 2011. Trị giá của 16.111 con tuần lộc lên tới hơn 150 triệu rúp (5 triệu USD) vì giá của mỗi con vào khoảng 10.000 rúp. Bên cạnh đó sói cũng giết 314 gia súc. Năm 2013 và tổng thống nước cộng hòa Sakha thuộc liên bang Nga phát động cuộc chiến chống sói, sau khi chúng giết hàng nghìn con tuần lộc và đe dọa cuộc sống người dân ở nhiều làng. Giới chức Sakha muốn số lượng sói trên đất nước họ giảm từ hơn 3.500 xuống 500. Giới chức sẽ trao phần thưởng 100.000 rúp (3.280 USD) cho những người diệt được nhiều sói nhất.
Năm 2012, các thợ săn đã tiêu diệt 730 con sói. Chính quyền Yakutina ở Siberia treo thưởng 100 tỷ đồng tiêu diệt 3000 con sói hoang, chính quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp, triệu tập các thợ săn và treo thưởng khoản tiền lên tới sáu con số cho thợ săn xuất sắc nhất để tiêu diệt 3000 con sói trong 3 tháng sau khi các vụ sói hoang tấn công gia súc của người dân tăng đột biến.
Tộc người Evenki ở Yakutia (Siberia) đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đàn tuần lộc trước số lượng sói tăng vọt, số lượng sói tăng vọt đã khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ vật nuôi, chó sói đang di cư theo số lượng lớn từ rừng taiga ra các đồng cỏ chăn nuôi tuần lộc. Nhiều người cho rằng mình đã bị đẩy tới bờ vực nghèo đói khi đàn tuần lộc bị sói tấn công. Khoảng 12.000 con tuần lộc đã bị sói giết chết vào năm 2015. Con sói đực trưởng thành ở đây trung bình nặng khoảng 40–45 kg. Chính quyền treo giải thưởng 400 USD cho mỗi con sói người dân săn được, đồng thời tặng một số tiền lớn cho người săn được nhiều nhất.
Khi săn được, các bộ da thích hợp sẽ được dùng làm quần áo và thảm. Những người phụ nữ sơ chế da sói ở nhà máy Sakha Bult trước khi chúng được chuyển đi làm thành quần áo và thảm. Người dân có nhiều truyền thuyết về chó sói. Thợ săn lo sợ những con thoát bẫy sẽ quay lại báo thù, nhiều con đã tự cắn đứt chân mình để thoát ra bẩy. Con sói sẽ đông đá khoảng 2 tiếng sau khi chết. Chúng được rã đông và lột da. Bộ da sói được đưa tới nhà máy Sakha Bult ở Yakutsk. Xác con sói được đặt lên trên và thiêu cháy.
Tại Bắc Mỹ.
Tại Bắc Mỹ, trong phần lớn các xã hội săn bắn hái lượm bản địa Mỹ, chó sói thường được giết để lấy các bộ phận cơ thể nhằm sử dụng trong các nghi lễ, hoặc để ngăn chặn chúng đánh phá kho tàng lương thực của con người khi quần thể chó sói đã trở thành quá lớn đối với người bản địa để sống chung với chúng. Người Mỹ bản địa đã nhận thức được mối nguy hiểm của những con sói
Tại châu Á.
Ở Ấn Độ, người Ấn giáo theo truyền thống được coi săn bắn những con sói thậm chí cả những nguy hiểm như điều cấm kỵ vì sợ gây ra một vụ thu hoạch không như mong muốn. Năm 1876, tại các tỉnh Tây Bắc và Bihar Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh, 2825 con sói đã bị giết để trả thù các cuộc tấn công của sói gây tử vong 721 đối với con người. Hai năm sau, 2600 sói đã thiệt mạng trong các cuộc phản công với 624 người chết.
Tại Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã tổ chức hai tuần săn sói quốc gia, một tháng ba và một vào tháng Mười Hai. Bất cứ ai giết một con sói và trình ra một cặp tai làm bằng chứng đã được tưởng thưởng với một con cừu. Mỗi tháng, chính phủ ra lệnh cho dân chúng nỗ lực để tiêu diệt đàn sói. Hồ sơ cho thấy rằng có đến 5.000 con sói đã được thực hiện hàng năm trong những năm 1930, 4000-4500 sói đã bị giết mỗi năm ở Mông Cổ vào năm 1976.
Tại Kazakhstan thuộc Liên Xô có khoảng 1.000 thợ săn chuyên nghiệp giết chết hàng ngàn con sói hàng năm để nhận thu thập tiền thưởng của chính phủ. Vào năm 1988, ngay trước khi nền kinh tế Liên Xô sụp đổ, những người thợ săn giết chết 16.000 con sói.
Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Khi còn phân bố đông đảo ở các vùng núi phía bắc Việt Nam, nhất là vùng Sơn La, sói lửa xung đột và gây hấn với người dân bản địa ở đây, chúng tấn công vào các làng bản và giết hại gia súc của người dân, những người dân bản địa đã tổ chức săn bắn, triệt hạ và xua đuổi, kết thúc những cuộc chiến như thế này luôn đem lại thiệt hại nặng nề cho hai bên. Vùng Tây Bắc, hai khu rừng còn nhiều chó sói lửa nhất là rừng Sốp Cộp giáp Lào và rừng Huổi Luông, cánh rừng giáp 3 huyện, gồm Quỳnh Nhai (Sơn La) và Sìn Hồ, Than Uyên (Lai Châu). Nguyên nhân chính là do rừng bắt đầu bị tàn phá, thú rừng bị bắn hạ nhiều, đàn sói lửa không có mồi ăn, nên chúng mới tìm đến đàn bò, đàn trâu, đàn gà, đàn lợn. Chúng rất khôn ngoan và ít khi trúng bẫy của người dân.
Chó sói lửa là ác mộng của dân bản vùng Tây Bắc, vì nó giết hại quá nhiều trâu, bò. So với hổ, thì sói là kẻ phá hoại khủng khiếp hơn nhiều. Có gia đình thiệt hại hàng trăm triệu vì sói ăn hết mất cả đàn trâu, bò. Cá biệt ở bản Púm, xã Pha Kinh, Quỳnh Nhai, Sơn La giáp với vùng Huổi Luông, hầu như năm nào người dân trong bản cũng mất khoảng 20 trâu, bò, nhiều năm mất đến 40 con và có năm mất đến 50 con và hầu như nhà nào cũng từng bị thiệt hại trâu bò vì sói lửa, có ngày chúng ăn thịt liền năm con, đặc biệt là đợt tấn công mãnh liệt vào tháng 8 năm 2004, chỉ trong một buổi chiều tối đã có sáu con trâu trong đó có 05 trâu mộng, bốn con nghé, bảy con bò bị giết hại do sói lửa. Sau đó đàn sói này sau khi giết hại trâu, bò ở cánh rừng khu vực bản Púm (xã Pha Khinh), đàn sói kéo lên hướng Bắc, giết hại vô số trâu, bò ở bản Hé (xã Mường Chiên), cách huyện lỵ Quỳnh Nhai (Sơn La). Những năm chó sói về nhiều, dân bản suốt ngày vào rừng nhặt xác trâu bò về ăn, gia đình ăn không hết thì chia cho dân bản, và đem bày bán ở chợ theo kiểu bán cả tảng bán tống bán tháo, đến mức ăn nhậu trong một quán lá, người ta ăn thịt bò với giá rất rẻ.
Việc sói gây thiệt hại kinh tế quá lớn, khiến người dân không chịu nổi và quyết tâm tổ chức thuê thợ săn giết sói, cuộc vây ráp phải huy động dân bản, cùng một số thợ săn phối hợp tổng số lên đến 30 người được trang bị súng tự chế, xoong nồi, mâm chậu... đi tìm diệt. Trong một lần phục kích họ đã dồn được sói chạy về phía khe núi hẹp, đàn sói này gồm 30 con, nhưng chỉ có chín con bị dồn vào khe núi, số còn lại hung hãn phá vòng vây thoát vào rừng, 09 con bị vây ráp đã bị bắn hạ, hôm sau, đàn sói lại kéo về khu vực này tru tréo thì tiếp tục bị bắn hạ 2 sói to nhất đàn khiến đàn sói khiếp sợ, chạy tán loạn, tổng cộng triệt hạ được 11 con, đây là vụ bắn giết sói lửa lớn nhất từng được phản ánh. Nhiều thợ săn cho biết từng giết hại rất nhiều chó sói, họ cho rằng giết sói là cách ông bảo vệ đồng bào và là cách để trả thù những cuộc tấn công do sói lửa gây ra. Hiện nay, chó sói ở đây đã bị tiêu diệt nhiều, chúng lại là loài trong sách đỏ, nên thợ săn không dám giết hại, cho dù sau này có trường hợp ghi nhận đàn sói quay lại và tấn công, giết chết 01 con bò cái. | 1 | null |
Phú Đô là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Phú Đô nằm ở phía nam quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,39 km², dân số năm 2022 là 15.983 người, mật độ dân số đạt người/km².
Lịch sử.
Phường Phú Đô được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 2013 trên cơ sở điều chỉnh 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 người của xã Mễ Trì thuộc huyện Từ Liêm cũ. | 1 | null |
Trichoplax adhaerens là đại diện còn tồn tại duy nhất của ngành Placozoa - một nhóm cơ sở của động vật đa bào (Metazoa). "Trichoplax" là những sinh vật rất phẳng có đường kính 1 mm, không có bất kỳ bộ phận cơ thể hoặc cấu trúc bên trong. Chúng có hai lớp tế bào: lớp biểu mô (epithelioid) trên gồm các "tế bào che phủ" có lông rung phẳng về phía bên ngoài của sinh vật, và lớp dưới được tạo thành từ các tế bào hình trụ có lông rung (tiêm mao) được sử dụng trong vận động, và các tế bào tuyến thiếu lông rung. Giữa các lớp là hợp bào sợi, một khoang chứa chất lỏng mở bởi những sợi hình sao.
"Trichoplax" ăn bằng cách hấp thụ thức ăn - chủ yếu là vi sinh vật - bằng mặt dưới của chúng. Chúng thường sinh sản vô tính, bằng cách chia đôi hoặc phân chồi, nhưng cũng có thể sinh sản hữu tính. Mặc dù "Trichoplax" có bộ gen nhỏ so với các động vật khác, gần 87% của 11.514 gen dự đoán là đồng nhất với các loài động vật khác.
Phát hiện.
"Trichoplax" được nhà động vật học người Đức Franz Eilhard Schulze phát hiện năm 1883 trong một bể cá biển tại Viện động vật học ở Graz, Áo. Tên chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp θρίξ (thrix), "lông", và πλάξ (plax), "tấm". Ý nghĩa tên gọi riêng xuất phát từ tiếng Latin "dính chặt", phản ánh xu hướng bám dính của nó vào các tấm kính mang vật và ống hút được sử dụng trong kiểm tra.
Mặc dù từ rất sớm, hầu hết các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu "Trichoplax" đều nhận ra rằng nó không có mối quan hệ gần với các ngành động vật khác, nhưng nhà động vật học Thilo Krumbach lại công bố một giả thuyết cho rằng "Trichoplax" là một hình thức của ấu trùng planula của loài thủy tức "Eleutheria krohni" trông giống như hải quỳ vào năm 1907. Mặc dù điều này đã bị Schulze và những người khác bác bỏ, phân tích của Krumbach đã trở thành lời giải thích chuẩn của sách giáo khoa, và không có gì được in trên các tạp chí động vật về "Trichoplax" cho đến thập niên 1960. Trong năm 1960 và 1970 một sự quan tâm mới của các nhà nghiên cứu dẫn đến sự chấp nhận Placozoa như một ngành động vật mới. Trong số những khám phá mới là nghiên cứu về giai đoạn đầu của sự phát triển phôi và bằng chứng cho thấy loài động vật mà người ta đã nghiên cứu là sinh vật trưởng thành, không phải ấu trùng. Sự chú ý mới được phát hiện này cũng bao gồm nghiên cứu về sinh vật trong tự nhiên.
Hình thái học.
"Trichoplax" thường có một cơ thể dạng tấm mỏng dẹt tiết diện khoảng 0,5 mm, đôi khi lên đến 2 hoặc 3 mm. Cơ thể thường chỉ dày khoảng 25 µm. Những sinh vật màu xám ít màu sắc này vì thế là trong suốt khi được chiếu sáng từ phía sau, và trong nhiều trường hợp hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Giống như amip đơn bào, mà bề ngoài chúng trông giống, chúng liên tục thay đổi hình dạng bên ngoài. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng có dạng hình cầu. Điều này có thể tạo điều kiện cho sự di chuyển tới môi trường sống mới.
"Trichoplax" thiếu mô và cơ quan; cũng không có biểu hiện đối xứng cơ thể, vì vậy nó không thể phân biệt trước sau hoặc trái phải. Nó được tạo thành từ vài nghìn tế bào thuộc bốn loại thành ba lớp riêng biệt: các tế bào biểu mô lưng và bụng với một lông rung duy nhất, các tế bào tuyến bụng và các tế bào hợp bào sợi. Nó không có các tế bào giác quan hoặc cơ; nó di chuyển bằng cách sử dụng lông rung trên bề mặt bên ngoài của nó. | 1 | null |
Phương Canh là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Phương Canh nằm ở phía tây quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 2,61 km², dân số năm 2022 là 20.117 người, mật độ dân số đạt người/km².
Phương Canh có 2 khu dân cư: Hoè Thị (gồm các tổ 3, 4, 5, 6, 7) tên nôm là Canh Chợ, Tu Hoàng (gồm các tổ 1, 2, 8) tên nôm là Nhổn
Làng Hòe Thị là một trong bảy làng Canh, cùng với các làng Kim Bảng và Hoàng Bảng (sau nhập chung là làng Kim Hoàng), An Trai và Hậu Ái (đều thuộc xã Vân Canh), làng Thị Cấm và làng Ngọc Mạch (thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm), thuộc tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm.
Lịch sử.
Phường Phương Canh được thành lập vào đầu năm 2014 trên cơ sở điều chỉnh 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 người của xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm cũ.
Văn hóa.
Di tích.
Hai thôn (tương ứng với 2 làng) của Phương Canh đều có các di tích lịch sử là đình và chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đây là những công trình có nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc.
Lễ hội truyền thống.
Lễ hội làng Tu Hoàng diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Chính hội vào mùng 10 tháng 2. Làng Hoè Thị tổ chức lễ hội truyền thống vào các ngày 11, 12 và 13 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. | 1 | null |
Vượn gấu (tên khoa học Perodicticus potto) là một loài động vật có vú trong họ Lorisidae, bộ Linh trưởng. Loài này được Müller mô tả năm 1766.
Phân loài.
Có 4 phân loài được công nhận:
Có 2 loài khác có thể cùng họ với vượn gấu: vượn gấu vàng (golden potto) và vượn gấu quỷ (false potto).
Đặc điểm.
Vượn gấu có chiều dài từ 30 tới 39 cm, với chiếc đuôi ngắn (3 tới 10 cm), trọng lượng từ 600 tới 1,600 gram (21 ~ 56 oz). Chúng có bộ lông mềm màu nâu tối, là động vật sống về đêm, sống trên cây và di chuyển chậm.
Địa bàn phân bố chủ yếu ở những vùng mưa nhiệt đới ở châu Phi.
Dựa vào nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng, thì khẩu phần ăn thường ngày của vượn gấu chủ yếu gồm: 65% trái cây, 21% chồi và 10% côn trùng. | 1 | null |
Tarsius syrichta hay còn gọi Cu li Phi Luật Tân, là một loài động vật có vú trong họ Tarsiidae/Cu li, bộ Linh trưởng/Linh trưởng. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.
Loài này trong tiếng địa phương gọi là "mawmag" sống chủ yếu ở đảo Luzon, Philipin.
Đặc điểm.
Đây là một trong những loài cu li nhỏ nhất. Con trưởng thành cao chỉ khoảng 85 tới 160 mm và nặng từ 80~160 gam.
Như nhiều loài cu li khác, do cấu tạo hộp sọ loài này có đôi mắt rất to so với sọ và không di chuyển mắt được. Chúng có bộ lông mỏng với chiếc đuôi ngắn.
Thường sống về đêm, rất nhút nhát, thức ăn chủ yếu của cu li là nhện, côn trùng, thằn lằn nhỏ và đôi khi
cả chim. Thiên địch của chúng là mèo và những loài chim ăn thịt lớn và gần đây là con người (thợ săn). | 1 | null |
Ninja: Shadow of a Tear (hay còn biết với tựa đề Ninja II) là một bộ phim hành động - võ thuật Mỹ của đạo diễn Isaac Florentine, được phát hành vào năm 2013. Dàn diễn viên trong phim gồm có Scott Adkins, Kane Kosugi, Mika Hijii và Shun Sugata. Đây là phần tiếp theo của phim hành động võ thuật năm 2009 "Ninja".
Nội dung.
Sau những sự kiện trong phần phim trước, Casey Bowman giờ đây đã trở thành ông chủ của võ đường Koga ở Nhật Bản và kết hôn với Namiko Takeda, vợ chồng anh đang chờ đợi đứa con đầu lòng ra đời. Một hôm khi Casey đi mua dây chuyền tặng vợ, anh đã chạm trán và đánh gục hai tên cướp trấn lột mình. Tối hôm đó, Casey vừa ra ngoài thì có kẻ xông vào nhà giết chết Namiko, Casey nhận ra hung thủ đã dùng dây kẽm gai siết cổ Namiko đến chết do nhìn thấy vết thương trên cổ cô. Vào ngày tang lễ của Namiko, một võ sinh cũ tên Nakabara đã đến viếng thăm, anh khuyên Casey nên đến võ đường của anh ở Thái Lan để tập luyện và xóa tan nỗi u buồn nhưng Casey từ chối.
Casey nghĩ rằng hai tên cướp trấn lột mình chính là hung thủ giết Namiko, anh đi tìm hai tên đó và giết chúng trong con hẻm tối. Ngày hôm sau, Casey đến võ đường của Nakabara ở Thái Lan đúng như lời đề nghị của Nakabara, nhưng hình ảnh của Namiko cứ ám ảnh trong đầu Casey khiến anh không thể tập trung tập luyện. Casey bỏ đi uống rượu ở quán bar gần đó, một bọn côn đồ gây sự đã bị anh đánh tơi tả. Sáng hôm sau, mọi người trong võ đường phát hiện người võ sinh Lucas đã bị giết chết giống như trường hợp của Namiko. Nakabara kể cho Casey nghe trước đây sư phụ Takeda cùng với bố của Nakabara và một người tên Ishamu là bạn học võ chung. Khi thầy mất, Ishamu muốn nắm quyền điều hành võ đường nên đã thách thức Takeda, Takeda vô tình giết Ishamu trong trận đấu, người em trai tên Goro của Ishamu thề rằng sẽ trả thù cho anh mình. Nhiều năm trôi qua, Goro trở thành trùm buôn ma túy ở Miến Điện, hắn thường giết người bằng cách lấy dây kẽm gai siết cổ nạn nhân.
Casey bảo Nakabara cho anh biết vị trí căn cứ của Goro để anh có thể săn lùng hắn, nhận tấm bản đồ của Nakabara xong thì Casey liền ra đi. Khi đến Miến Điện, Casey kết bạn với người tài xế taxi tên Mike. Một nhóm buôn ma túy có ý định thủ tiêu Casey khi hay tin anh đang tìm Goro, nhưng Casey đã đánh bại chúng. Casey về khách sạn nghỉ ngơi rồi bỗng dưng bị quân đội Miến Điện (SPDC) bắt giữ, Tướng quân Sung nghi ngờ anh là gián điệp và tra tấn anh, tuy nhiên anh đã chạy thoát sau khi giết Sung. Casey nhờ Mike chở mình đến khu rừng rồi tự đi bộ vào rừng, anh đến đúng ngôi mộ cổ mà Nakabara kể và lấy những vũ khí ninja dưới mộ trang bị vào người. Đêm đó Casey tìm được căn cứ của Goro, anh giết hết bọn thuộc hạ và tên vệ sĩ Myat giỏi võ nhất của Goro. Casey và Goro giao chiến với nhau, kết quả là Goro bị Casey chém đầu.
Casey trở lại võ đường của Nakabara ở Thái Lan, anh vô tình phát hiện ra Nakabara mới là hung thủ thật sự trong vụ sát hại Namiko và Lucas, hắn đã dàn dựng mọi chuyện để lừa Casey thay hắn xử lý Goro. Nakabara sử dụng võ đường làm bình phong che đậy việc buôn ma túy, và Goro chính là đối thủ cạnh tranh mà hắn cần phải trừ khử. Casey đánh nhau quyết liệt với Nakabara, cuối cùng anh lấy dây kẽm gai siết cổ Nakabara đến chết đúng như cách hắn giết Namiko và Lucas. Hôm sau Casey quay về Nhật Bản, anh thả cọng dây chuyền của Namiko xuống hồ nước trong công viên rồi bỏ đi, bộ phim kết thúc. | 1 | null |
Cơ quan nội chính Hoàng gia (宫内庁 Kunai-cho, Hán-Việt: Cung nội sảnh) là cơ quan chính phủ của Nhật Bản phụ trách các vấn đề liên quan đến Hoàng gia Nhật Bản, giúp đỡ Thiên Hoàng xử lý chính vụ, tiếp đón quốc khách, đại sứ, đồng thời là nơi bảo vệ Ấn Quốc gia và Ấn Thiên hoàng. Trước Thế chiến thứ 2 kết thúc còn được gọi là Bộ Hoàng gia (宫内省 Kunai-shō).
Cơ quan là một ngoại cục trực thuộc văn phòng Nội Các (Nội Các thiết trí pháp điều 49, 64), tuy nhiên có quyền tự quyết sách trong các vấn đề nội bộ (Nội Các thiết trí pháp điều 48). Bổ nhiệm nhân sự nội bộ do chính Cung nội Sảnh quyết định.
Lịch sử.
Cơ quan nội chính Hoàng gia có thể truy nguyên từ thị thần của Thiên hoàng. Theo Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀) thì năm Bạch Phụng thứ 9 (năm 680 CN) đã có chức Cung nội Khanh, Cung nội Quan Đại Phu. Năm Chu Điểu nguyên niên (năm 686 CN) phần Thiên Vũ Thiên Hoàng có ghi lại hoạt động của cơ quan Cung nội sự. Đến năm Thái Bảo nguyên niên (năm 701 CN) lập quan chế Thái Bảo Lệnh, lập tám tỉnh (tương đương lục bộ ở Việt Nam) trong đó có Cung nội Tỉnh.
Sau Minh Trị Duy Tân, 1869 (Minh Trị thứ 2), Cung nội sảnh cũ được cải tổ theo thể chế mới, do một Cung nội Khanh đứng đầu. Năm 1885, thành lập Nội Các, Cung nội Khanh trở thành Cung nội Đại Thần, nhận 1 ghế Nội Các. Năm 1886, Cung nội sảnh tái tổ chứ thành 2 khóa, 5 chức, 6 liêu và 4 cục. Năm 1908 cải tổ theo Hoàng thất Lệnh, Cung nội Đại Thần trở lại làm cố vấn cho Thiên Hoàng trong các bấn đề liên quan đến Hoàng gia.
Đến năm 1945, trước khi chiến tranh kết thúc, Cung nội sảnh phát triển thành 1 văn phòng, 2 chức, 8 liêu và 2 cục cộng thêm Văn phòng Nội Đại Thần, Chưởng điển Chức, Sở ngự nhạc, Bảo tàng Hoàng gia, Cục viên lâm Hoàng gia, Học Tập Viện 13 ngoại cục khác và Văn phòng Kyoto, với khoảng 6200 nhân viên. Sau khi ban bố Hiến pháp 1947, Cung nội Sảnh giáng xuống thành Cung nội Phủ, trực thuộc quyền Thủ tướng. Cung nội Phủ giảm còn 1 văn phòng, 3 chức 4 liêu và Văn phòng Kyoto với khoảng 1500 nhân viên tại nhiệm.
Năm 1949, Luật tổ chức Nội Các được thi hành, theo đó Cung nội Phủ trở thành Cung nội sảnh, là một ngoại cục của Văn phòng Thủ tướng, dưới quyền Cung nội Sảnh trưởng quan và thứ quan, gồm 1 văn phòng, 3 chức và 2 bộ thêm Văn phòng Kyoto. Sau đợt cải tổ chính phủ trung ương năm 2001, Cung nội Sảnh chuyển sang thuộc quyền Văn phòng Nội Các, nhưng cơ cấu bên trong không thay đổi.
Cơ sở.
Địa chỉ: Tokyo-tou, Chiyoda-ku, Chiyoda 1 Ban 1 (Mặt bắc cổng Jisashita).
Cung nội Sảnh Nội Bưu chính Cục: bưu điện riêng của Hoàng cung được khai trương năm 1924, hiện do Công ty bưu chính Nhật Bản quản lý, nhưng do nhân viên nội bộ phân phối thư và bưu kiện.
Sở Cảnh sát Hoàng cung.
Tổ chức.
Cung Nội Sảnh thuộc quản lý của Văn phòng Nội Các, ngoài các vấn đề quốc gia và hoàng gia có liên quan, cũng như để hỗ trợ Thiên Hoàng tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài và tổ chức các sự kiện liên quan; đồng thời là nơi bảo vệ Ấn Quốc gia và Ấn Thiên hoàng, là trách nhiệm của Cơ quan.
Tổ chứ nội bộ gồm có 1 văn phòng, 3 chức và 2 bộ cộng thêm 2 cơ quan ngoại thuộc và 1 cơ sở địa phương. Sảnh trưởng và Thị Tùng trưởng (đứng đầu Thị Tùng chức) đểu là Nhận Chứng Quan, tức do Thiên Hoàng trực tiếp bổ nhiêm.
Cơ quan nội bộ
Cơ quan địa phương | 1 | null |
Trần Hy (chữ Hán: 陈豨, ? – 195 TCN), người Uyển Cù, nhân vật quân sự cuối Tần đầu Hán, về sau phản Hán, thất bại bị giết.
Tiểu sử.
Trần Hy vốn là thị tòng của Hán Cao Tổ, không rõ từ khi nào và như thế nào . Mùa đông năm 200 TCN, Hán Cao Tổ thoát khỏi vòng vây của Mạo Đốn ở núi Bạch Đăng, trở về phong cho ông làm Liệt hầu, Cự Lộc thái thú , được mượn thân phận tướng quốc nước Triệu mà nắm quân đội ở biên thùy Triệu, Đại, cũng tức là quân đội ở biên thùy của nhà Hán . Khi ấy Hy đến từ biệt Hoài Âm hầu Hàn Tín, Tín nói với ông rằng: "Nơi ngài ở, là chỗ tinh binh thiên hạ đấy; còn ngài, được bệ hạ tin yêu vậy. Có người nói ngài phản, bệ hạ ắt không tin; nói lần nữa, bệ hạ bèn nghi ngờ; lần thứ ba, ắt giận mà tự làm tướng. Ta vì ngài làm nội ứng, thiên hạ có thể tính được."
Trần Hy từng vờ nghỉ ngơi về nhà mà đi qua nước Triệu, tướng quốc của Triệu là Chu Xương thấy tân khách của ông dùng đến cả ngàn cỗ xe, lấy hết quán xá ở Hàm Đan. Còn Trần Hy đối với tân khách hay bình dân đều tiếp đãi trọng thị. Sau khi Trần Hy về nước Đại, Chu Xương xin vào triều, tâu lên việc ông có nhiều tân khách, ở ngoài nắm binh quyền đã mấy năm, chỉ sợ sinh biến. Hán Cao Tổ sai người tra xét những việc phạm pháp của bọn tân khách, liên lụy đến Hy không ít. Ông vô cùng sợ hãi, ngầm sai sứ liên hệ với bọn Vương Hoàng, Mạn Khâu Thần (bộ tướng của Hàn vương Tín). Tháng 7 năm 197 TCN, thái thượng hoàng mất, Cao Tổ triệu Trần Hy, ông xưng bệnh nặng. Tháng 9, Hy cùng bọn Vương Hoàng làm phản, tự xưng Đại vương, cướp bóc Triệu, Đại .
Mùa đông năm 196 TCN, tướng của Trần Hy là Hầu Sưởng, Vương Hoàng (lúc này Hàn vương Tín đã bị giết) bị quân Hán chém chết dưới thành Khúc Nghịch; Trương Xuân bại trận ở Liêu Thành, mất hơn vạn người. Thái Nguyên, Đại Quận bị Chu Bột chiếm lại, Đông Viên bị Lưu Bang đích thân đánh hạ. Trước đó, Lưu Bang đem ngàn vàng dụ dỗ thủ hạ của bọn Vương Hoàng, Mạn Khâu Thần, lực lượng này không hết lòng chiến đấu, đều bó tay chịu trói, khiến cho Trần Hy hoàn toàn thất bại .
Mùa đông năm 195 TCN, Trần Hy bị Lang trung Công Tôn Nhĩ dưới trướng Phàn Khoái giết chết ở Linh Khâu .
Đánh giá.
Tư Mã Thiên cho rằng trường hợp của Trần Hy là đáng thương. Ông là người nước Ngụy, hẳn là hâm mộ Tín Lăng quân. Sau khi nắm đại quyền, Trần Hy mời gọi tân khách, hậu đãi hiền sĩ, tiếng tăm vượt quá khả năng, thành ra tai họa ập xuống đầu. Chu Xương nghi ngờ ông, tuy là có lý, nhưng gặp bọn "gian tà tiểu nhân" góp lời, mới đến nỗi lâm vào cảnh ngộ làm kẻ đại nghịch bất đạo . | 1 | null |
hay Hạ viện là một trong hai viện của Quốc hội Nhật Bản, viện còn lại là Tham Nghị viện tức Thượng viện. Chúng Nghị viện được thành lập năm 1890 sau khi Thiên hoàng Minh Trị ban hành Hiến pháp Đại Nhật Bản Đế quốc, theo đó Chúng Nghị viện là Hạ viện của Đế quốc nghị hội. Năm 1947, sau khi ban hành hiến pháp mới, Chúng Nghị viện trở thành một trong hai viện hợp thành Quốc hội Nhật Bản mới. | 1 | null |
OK Computer là album phòng thu thứ ba của ban nhạc rock người Anh Radiohead, do hai hãng đĩa con của EMI là Parlophone và Capitol Records phát hành vào năm 1997. Đây là album tự sản xuất đầu tiên của ban nhạc với sự hỗ trợ của Nigel Godrich. Radiohead thu âm album tại Oxfordshire và Bath suốt năm 1996 tới đầu năm 1997, và hầu hết các ca khúc được hoàn thiện tại điền trang lịch sử nổi tiếng St Catherine. Với album này, ban nhạc đã chủ động tách xa khỏi việc lạm dụng guitar, trong khi phần ca từ tiếp tục theo hơi hướng từ album trước đó của họ, "The Bends". Thứ ca từ trừu tượng, những âm thanh giàu tính giai điệu và những triết lý của nó chính là định hướng âm nhạc của Radiohead sau này với nhiều tính trải nghiệm hơn.
"OK Computer" nhận được nhiều đánh giá rất tích cực và được thính giả cũng như nhiều ý kiến chuyên môn coi là album xuất sắc của thập niên 1990. Album cũng được đề cử Giải Grammy cho Album của năm và giành giải Album nhạc alternative xuất sắc nhất năm 1998. Album tách biệt hoàn toàn với thể loại Britpop đang rất đình đám vào thời điểm đó để hướng tới phong cách sầu não và sôi động hơn của alternative rock thống trị suốt thập niên tiếp theo. Giới chuyên môn và người hâm mộ dành nhiều bình luận về những chủ đề ẩn sau ca từ và phần bìa đĩa của album, ca ngợi quan điểm của Radiohead về chủ nghĩa tiêu dùng, sự tha hóa của xã hội, cảm giác bị cách li và những nỗi ám ảnh chính trị. Về những khía cạnh này, "OK Computer" thường được coi là tiên tri cho cuộc sống thế kỷ 21.
Khi "OK Computer" được phát hành tại Mỹ bởi hãng Capitol Records, hãng đĩa này cho rằng album sẽ không được tiêu thụ nên doanh số rất hạn chế. Tuy nhiên, ở Anh, "OK Computer" vẫn đạt vị trí quán quân tại UK Albums Chart rồi sau đó trở thành album có thứ hạng cao nhất của Radiohead tại Mỹ tính tới thời điểm đó với vị trí số 21 trên "Billboard" 200. Các ca khúc "Paranoid Android", "Karma Police", "Lucky", "No Surprises" và "Airbag" là các đĩa đơn quảng bá cho album. Năm 2014, nhạc phẩm được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ lựa chọn đưa vào Viện lưu trữ thu âm quốc gia bởi vai trò "quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ".
Hoàn cảnh ra đời.
Năm 1995, Radiohead đi tour nhằm quảng bá cho album phòng thu thứ hai của họ, "The Bends". Song song với tour diễn, Brian Eno cũng đề nghị mời ban nhạc tham gia album từ thiện "The Help Album" được thực hiện bởi War Child. Album được lên kế hoạch thu chỉ trong 1 ngày – 4 tháng 9 năm 1995 – rồi sau đó được phát hành trong tuần. Trong ngày đó, ban nhạc dành 5 tiếng đồng hồ để thu âm ca khúc "Lucky" cùng kỹ thuật viên âm thanh Nigel Godrich, người từng trợ giúp nhà sản xuất John Leckie trong album "The Bends", ngoài ra là vô số đĩa đơn mặt B khác của Radiohead. Sau này, Godrich có nhắc về quãng thời gian thực hiện "The Help Album": "Sự kiện đó tạo nên nhiều cảm hứng, khiến bạn thực hiện mọi thứ rất nhanh chóng như cảm thấy không còn gì để mất. Chúng tôi cứ để cảm xúc nảy nở tự nhiên. Sau khi cùng nhau thống nhất về công việc, tôi liền nảy ra ý định nó có thể trở thành album tiếp theo." Giọng ca Thom Yorke tuyên bố rằng "Lucky" chính là âm thanh và cảm xúc chủ đạo trong album sắp tới của ban nhạc: """Lucky" chính là những gì mà chúng tôi sắp thực hiện. Nó như là viên gạch đầu tiên của bức tường vậy.""
Radiohead nhận thấy tour diễn "The Bends" là quá áp lực và mệt mỏi, vậy nên họ quyết định nghỉ ngơi cả tháng 1 năm 1996. Sau đó, họ cũng nhận ra khoảng cách giữa những chất liệu họ mới tìm thấy và phong cách của "The Bends". Tay trống Phil Selway nói: "Có rất nhiều cảm xúc kinh sợ [trong The Bends]. Việc lặp lại một lần nữa với một album mới là một công việc thực sự nhàm chán.""" Yorke giãi bày: "Thứ quan trọng với tôi đó là chúng tôi bắt đầu bắt nhịp với việc đề cập tới chủ đề bi quan, không lành mạnh và tiêu cực trong ca từ, nhưng sự thật là tôi không còn muốn nhắc tới nó nữa. Tôi thong thả viết về những điều tích cực mà tôi nghe và trông thấy. Tôi cũng không có ý định mang chúng vào âm nhạc, và tôi cũng không có ý định ép chúng phải như vậy.""" Đánh giá chuyên môn và thành công thương mại của "The Bends" giúp ban nhạc tự tin với việc tự sản xuất album tiếp theo của mình, và họ được hãng đĩa Parlophone tài trợ tới 100.000 £ cho việc hỗ trợ nhạc cụ và thiết bị thu âm. Tay guitar Jonny Greenwood nhớ lại: "Thứ quan điểm duy nhất mà chúng tôi muốn có với album này đó là việc thu âm chúng tách biệt khỏi thành thị và tự tay mình thực hiện nó." Ed O'Brien nói: "Người ta nói rằng chúng tôi có thể bán tới 6-7 triệu bản nếu tiếp tục với The Bends phần 2, còn chúng tôi thì đi ngược lại nó và thực hiện một thứ đối lập hoàn toàn.""" Rất nhiều nhà sản xuất tiếng tăm như Scott Litt đã đề nghị được hợp tác cùng ban nhạc, song Radiohead lại hào hứng với việc thực hiện cùng Godrich. Họ nhờ ông tư vấn về thiết bị cần sử dụng, rồi tự chuẩn bị cho từng buổi thu bằng cách bỏ tiền ra mua nhạc cụ, trong đó có thiết bị ngắt âm họ mua lại từ nhạc sĩ Jona Lewie. Cho dù sự nghiệp của Godrich chủ yếu tập trung cho dòng nhạc dance điện tử, ông vẫn rất dành tâm huyết cho công việc cố vấn và cùng ban nhạc trở thành đồng sản xuất cho album này.
Thu âm.
Tháng 7 năm 1996, Radiohead tiến hành chơi nháp và thu âm "OK Computer" tại phòng thu Canned Applause, gần Didcot, Oxfordshire. Cho dù không có thời hạn hoàn thiện vì vẫn trong quá trình thư giãn sau "The Bends," họ vẫn gặp phải vô vàn khó khăn khi Selway lên tiếng than phiền việc ban nhạc quyết định tự sản xuất: "Chúng tôi cứ chơi lần lượt ca khúc này qua ca khúc khác, rồi chúng tôi cạn kiệt ý tưởng, và chúng tôi lại đi sang ca khúc mới... điều ngu xuẩn nhất đó là việc chúng tôi gần như hoàn thiện một thứ đúng lúc chúng tôi quyết định chuyển sang thứ mới, và rất nhiều thứ bị bỏ lại sau đó." Các thành viên hầu hết đều đảm nhiệm cả hai vai trò sản xuất và chơi nhạc, cho dù Yorke được coi là người "có tiếng nói nhất" theo O'Brien. Selway nhớ lại: "Chúng tôi có một khoảng không kinh ngạc để tự phát triển phần mình phụ trách, nhưng cùng lúc chúng tôi lại rất khó tính với những gì người khác đang làm." Trong khi đó, vai trò của Godrich lại nằm giữa việc cộng tác kỹ thuật và quản lý ngoài phòng thu. Trong một bài phỏng vấn, ông nói: "Với Radiohead, chúng tôi cùng nhau chia sẻ vai trò sản xuất""," còn trong một dịp khác, ông lại trả lời: "Họ cần một ai đó bên ngoài tất cả, đặc biệt khi họ cùng nhau chơi nhạc, để nói với họ rằng bản thu đạt chất lượng... Tôi dễ phiền lòng khi thấy người khác thiếu trách nhiệm, vậy nên trong hợp đồng tôi có ghi rõ họ cần thể hiện trách nhiệm với sản phẩm... Công việc của tôi là đảm bảo công việc tiến triển." Kể từ "OK Computer", Godrich được công nhận là "thành viên thứ 6" không chính thức của ban nhạc, như để ám chỉ đến biệt hiệu Beatle thứ năm của George Martin.
Radiohead nhận ra rằng Canned Applause không phải là địa điểm đáp ứng được nhu cầu thu âm của họ, vậy nên Yorke đề nghị thực hiện thu âm tại nhà các thành viên, ngoại trừ Jonny Greenwood khi anh cho rằng nhà mình không đủ rộng để ăn uống cũng như vệ sinh. Vào khoảng thời gian đó, ban nhạc đã tương đối hoàn thiện 4 ca khúc: "Electioneering", "No Surprises", "Subterranean Homesick Alien" và "The Tourist". Theo yêu cầu của nhãn đĩa, họ tạm nghỉ để thực hiện tour diễn 13 ngày vòng quanh nước Mỹ cùng Alanis Morissette. Tại đây, họ cũng trình bày một vài ca khúc mới. Ca khúc "Paranoid Android" được chỉnh sửa từ bản dài 14-phút với đoạn solo organ thành một bản ngắn hơn dài 6-phút gần với bản album sau này.
Cũng trong tour diễn này, nhà làm phim Baz Luhrmann gửi lời mời tới Radiohead viết nhạc cho bộ phim "Romeo + Juliet", bù lại, Luhrmann dành cho ban nhạc 30 phút tài liệu ở cuối phim. Yorke nói: "Khi chúng tôi xem cảnh Claire Danes cầm khẩu Colt 45 chĩa vào đầu mình, lập tức chúng tôi có ý tưởng cho ca khúc." Không lâu sau đó, họ hoàn thiện "Exit Music (For a Film)" – ca khúc được chơi ở phần giới thiệu đội ngũ sản xuất ở cuối bộ phim, song không được đưa vào phần soundtrack theo yêu cầu của ban nhạc. Yorke cho rằng ca khúc này đã góp phần định hình nên cảm xúc cho phần còn lại của album mà đây "là lần đầu tiên mà chúng tôi thu âm một ca khúc mà mỗi nốt nhạc khiến đầu óc phải quay cuồng – một thứ khiến tôi tự hào, một thứ mà tôi có thể bật thực sự, thực sự to mà không lúc nào phải co mình sợ hãi."
Ban nhạc quay trở lại thu âm vào tháng 9 năm 1966 ở điền trang lịch sử St Catherine gần Bath, thuộc quyền sở hữu của minh tinh Jane Seymour. Greenwood cho rằng địa điểm mới là một nơi bị bỏ hoang, song đôi lúc "phù hợp để kết hợp với việc đi lang thang". Sự thay đổi không gian này cũng đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình sản xuất album. Greenwood khi so sánh điền trang với những phòng thu trước đó của ban nhạc cho rằng việc thu âm ở St. Catherine "ít nhất khá giống với công việc trong phòng thí nghiệm, một thứ chưa bao giờ tương tự như trong phòng thu và một thứ biến công việc trở thành hoạt động thu âm chung của một nhóm người".
Radiohead tận dụng tối đa số phòng cũng như lượng nhạc cụ mộc có trong căn nhà: phần hát trong "Exit Music (For a Film)" được bổ sung bằng những hiệu ứng tiếng vọng thu tại khu vực cầu thang bằng đá khối; trong khi "Let Down" được thu âm khoảng lúc 3 giờ sáng trong phòng khách chính. Việc tách biệt khỏi thế giới bên ngoài cũng góp phần khiến ban nhạc có một nhịp sống khác biệt, với quỹ thời gian co giãn và tùy hứng phù hợp với công việc. O'Brien nhớ lại: """Áp lực duy nhất chính là việc hoàn thiện [bản thu]. Chúng tôi không có bất cứ thời hạn cụ thể nào, và chúng tôi có một sự tự do tuyệt đối để làm tất cả những gì mình muốn. Chúng tôi đôi lúc cũng trì hoãn vì chúng tôi có chút lo lắng về những thứ mới hoàn thiện." Yorke hoàn toàn hài lòng về chất lượng thu âm tại đây, anh nói: """Trong một căn nhà rộng lớn vùng đồng quê, tôi không còn phải dùng thứ "phân tách" đáng sợ của thập niên 80 nữa... Đây không phải lúc để mong mọi thứ hoàn toàn chỉn chu và mỗi nhạc cụ cần được thu âm riêng lẻ.""" O'Brien cũng hài lòng với công việc thu âm, cho rằng tới 80% album được thu âm hoàn toàn trực tiếp. Anh bình luận: "Tôi rất ghét việc phải ghi đè, vì nó tạo cảm giác không tự nhiên... Có một điều gì đó luôn xuất hiện khi bạn chơi trực tiếp; có lẽ phần nhiều tới từ việc bạn phải để ý mọi người và hiểu rằng còn nhiều người khác nữa để nó được tạo nên cùng lúc." Rất nhiều đoạn hát cho album được Yorke thu âm chỉ trong một lần duy nhất.
Radiohead quay trở lại Canned Applause vào tháng 10 để cùng chỉnh sửa, hoàn thiện những phần còn sót từ buổi thu tại điền trang St. Catherine. Tới Giáng sinh, họ phác thảo danh sách ca khúc rút gọn xuống còn 14 bài. Phần thu dàn dây được thực hiện tại phòng thu Abbey Road Studios vào tháng 1 năm 1997. Album được chỉnh âm tại đây, sau đó được trộn âm trong 2 tháng sau đó tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố. Godrick yêu thích cách chỉnh sửa nhanh gọn và liền tay, ông nói: "Tôi có cảm giác như mình là một phần của nó vậy. Tôi bắt đầu nghịch ngợm với vài thứ và hoàn thiện chúng... Tôi thường mất nửa ngày cho việc trộn âm. Nếu mà phải mất nhiều thời gian hơn có nghĩa là bạn đã làm hỏng nó. Điều khó khăn đó là cố gắng giữ cho chúng tươi mới và đúng với mục đích."
Âm nhạc và ca từ.
Ảnh hưởng và phong cách.
Yorke thừa nhận điểm bắt đầu của album tới từ "sự sâu lắng choáng ngợp và thứ âm thanh gây sửng sốt" từ album "Bitches Brew" (1970) của Miles Davis. Anh nói về "Bitches Brew" trên tạp chí "Q": "Nó như thể tạo nên một thứ kỳ vĩ rồi lặng lẽ nhìn nó đổ sụp vậy, đó chính là vẻ đẹp của nó. Đây chính là cốt lõi mà chúng tôi muốn thực hiện với OK Computer." Yorke cũng nhắc tới những ca khúc "I'll Wear It Proudly" của Elvis Costello, "Fall on Me" của R.E.M., "Dress" của PJ Harvey và "A Day in the Life" của The Beatles là những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn tới cách viết nhạc trong album lần này của nhóm. Radiohead còn đi xa hơn với việc phỏng theo phong cách thu âm soundtrack từ Ennio Morricone và krautrock từ ban nhạc Can – được Yorke miêu tả "lạm dụng quá trình thu âm". Jonny Greenwood thì miêu tả "OK Computer" như một sản phẩm "của tình yêu với tất cả những bản nhạc xuất sắc kể trên... cố gắng để tái hiện chúng nhưng rồi bị lạc lối."
Theo Yorke, ban nhạc hi vọng đạt được "thứ cảm giác có chút gây sốc khi lần đầu nghe album, nhưng theo cách mà "Pet Sounds" của The Beach Boys làm được". Cũng từ đó, họ cũng hòa âm với piano điện, Mellotron, cello cùng nhiều nhạc cụ dây khác, glockenspiel và nhạc cụ điện. Công cuộc thử nghiệm nhạc cụ của Radiohead được Johnny Greenwood tóm gọn ""khi chúng tôi có đủ chất liệu để tạo nên một ca khúc hoàn hảo, không một ai biết được điều đó"." Tạp chí "Spin" nhận định rằng "OK Computer" nghe như "một album electronica DIY với guitar".
Một số nhà phê bình cho rằng Radiohead đã vay mượn phong cách progressive rock (còn gọi tắt là nhạc prog) của thập niên 1970, nhưng ban nhạc đã phủ quyết nhận định này. Theo Andy Greene của tờ "Rolling Stone", Radiohead có "mối thù chung với progressive rock của thập niên 70, nhưng điều đó không ngăn họ cách tân dòng nhạc prog từ con số không trên "OK Computer", mà đặc biệt là bài 'Paranoid Android' có thời lượng dài 6 phút rưỡi." Trong bài đánh giá năm 2017, cây bút Kelefa Sanneh của báo "The New Yorker" thấy rằng "OK Computer" "mang đậm màu sắc nhạc prog: hoành tráng và phản địa đàng, với đĩa đơn chính có thời lượng dài hơn 6 phút."
Ca từ.
Ca từ của album được viết bởi Yorke thực sự trừu tượng hơn những điều cá nhân và cảm xúc mà anh dành cho "The Bends". Nhà phê bình Alex Ross cho rằng phần ca từ như kiểu "sự tổng hợp của những lời đối thoại xưa cũ, thứ ngôn ngữ công nghệ và vài trích đoạn nhật ký đầy bạo lực" và "hình ảnh của cảnh sát chống bạo động trong cuộc đối đầu chính trị, những cuộc đời đau khổ ở những khu ngoại ô khang trang, những yuppie lập dị, và cả những người ngoài hành tinh bay qua lại trên đầu". Những chủ đề được đề cập tới bao gồm giao thông, công nghệ, sự mất trí, cái chết và cuộc sống hiện đại ở Anh, toàn cầu hóa cũng như những đối đầu với chủ nghĩa tư bản. Yorke nói: "Trong album này, thế giới bên ngoài trở về đúng với những gì của nó... Tôi chỉ Polaroid lại mọi thứ vốn đang diễn ra quá nhanh quanh tôi." Anh giải thích "Nó giống như một chiếc camera bí mật được đặt trong phòng, ghi lại từng nhân vật xuất hiện – những nhân vật khác nhau trong từng ca khúc cụ thể. Chiếc camera đó không phải là tôi. Nó là một từ trung lập, vô cảm. Nhưng cũng không hoàn toàn vô cảm. Mà thực tế, nó hoàn toàn ngược lại." Yorke còn lấy cảm hứng từ những đầu sách như tác phẩm chính trị của Noam Chomsky, "The Age of Extremes" của Eric Hobsbawm, "The State We're In" của Will Hutton, "What a Carve Up!" của Jonathan Coe và "Valis" của Philip K. Dick.
Yorke cũng lấy cảm hứng từ những cuốn sách mình đang đọc, trong đó có những tác phẩm của Noam Chomsky, cuốn "The Age of Extremes" của Eric Hobsbawm, "The State We’re In" của Will Hutton, "What a Carve Up!" của Jonathan Coe và "VALIS" của Philip K. Dick. Cho dù các ca khúc đều có chung một chủ đề, Radiohead lại không có ý định tạo nên một album chủ đề và nói ràng họ không hề muốn liên kết những ca khúc với nhau qua phương pháp kể chuyện. Cây guitar Jonny Greenwood cho biết, ""Tôi thấy tựa của album và giọng của máy tính không làm nên một album chủ đề. Như thế thật là lạc đề." Tuy nhiên, mục đích của họ lại là để khán giả phải nghe toàn bộ nội dung album. O'Brien nhớ lại: "Chúng tôi mất tới 2 tuần để sắp xếp thứ tự các ca khúc. Bối cảnh của từng ca khúc thực sự rất quan trọng... Đây không phải là một album chủ đề, nhưng ở đó có sự tiếp nối."
Sáng tác.
Bài thứ 1–6.
Ca khúc mở đầu "Airbag" lấy cảm hứng từ DJ Shadow và được dẫn dắt bởi chuỗi hợp âm gằn của guitar điện lập trình cùng những đoạn chơi trống của Selway. Ban nhạc lập trình đơn giản nhịp chơi trống qua phần mềm kỹ thuật số, chỉnh sửa qua Macintosh, cố gắng mô phỏng tối đa phong cách của Shadow cho dù kinh nghiệm của họ là khá hạn chế. Phần chạy bass được bắt đầu và kết thúc khá ngẫu hứng, mang những hiệu ứng dub của thập niên 1970. Nội dung ca khúc đề cập tới một vụ tai nạn giao thông và sự đầu thai, lấy ý tưởng từ một bài báo có tên "An Airbag Saved My Life" và cuốn "Tử thư" của Tây Tạng. Yorke viết "Airbag" nhằm thể hiện những suy nghĩ về sự an toàn trong giao thông hiện đại, và "ý tưởng rằng bất cứ lúc nào bạn ra đường bạn cũng có thể chết". BBC còn nhận ra ảnh hưởng của J. G. Ballard, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết "Crash" của ông trong nội dung ca từ của bài hát. Nhà phê bình âm nhạc Tim Footman cho rằng những cải tiến kỹ thuật cũng như nội dung chính là "chìa khóa nghịch lý" của album: "Những nhạc sĩ và nhà sản xuất cảm thấy thích thú với những công nghệ mới; trái lại thì ca sĩ lại nhắc tới những vấn đề xã hội, đạo đức và tâm lý... Đây là thứ phản chiếu đối lập trong văn hóa âm nhạc, với những chiếc guitar "thật" cùng đàm thoại với thứ chủ đề khó nhằn và âm thanh trống được thiết kế lập trình."""
"Paranoid Android" được chia nhỏ làm 4 đoạn, trở thành ca khúc dài nhất của album với 6:23. Những giai điệu khác nhau của ca khúc được lấy từ "Happiness Is a Warm Gun" của The Beatles và "Bohemian Rhapsody" của Queen, xen lẫn với cấu trúc AABA truyền thống. Phong cách thể hiện được ban nhạc lấy cảm hứng từ nhóm Pixies. Ca khúc được Yorke viết sau một đêm nhiều khó chịu trong một quán bar ở Los Angeles, khi mà anh chứng kiến một người phụ nữ đã dùng vũ lực sau khi bị ai đó trót làm đổ nước lên người. Tiêu đề ca khúc được lấy từ nhân vật Marvin the Paranoid Android trong cuốn "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy" của Douglas Adams.
Việc sử dụng keyboard trong "Subterranean Homesick Alien" là ví dụ điển hình cho thấy ban nhạc đang cố gắng bắt chước phong cách của "Bitches Brew." Nhan đề ca khúc được lấy cảm hứng từ sáng tác "Subterranean Homesick Blues" của Bob Dylan với chủ đề mang đậm tính khoa học viễn tưởng nhắc tới một người luôn bị ám ảnh bởi việc bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Nhân vật kể chuyện kể lại rằng, sau khi trở lại Trái Đất, bạn bè của anh ta đã không tin những gì anh nói và anh trở nên lạc lõng. Phần ca từ được Yorke lấy ý tưởng từ một bài luận khi còn ở trường Abingdon về phong trào Martian, một phong trào văn học tại Anh duy lý một cách châm biếm những khái niệm trần tục của cuộc sống con người dưới góc nhìn của những "người Hỏa tinh" (martian).
Tác phẩm "Romeo and Juliet" của William Shakespeare, đặc biệt là bộ phim phóng tác năm 1968 đã tạo nên cảm hứng cho phần ca từ của "Exit Music (For a Film)". Ban đầu Yorke định sáng tác ca khúc trực tiếp từ vở kịch, song rốt cuộc phần lời được viết nên lại tóm lược nội dung câu chuyện. Yorke cho hay, "Chúng tôi viết ca khúc này cho bộ phim Romeo + Juliet. Tôi từng xem ấn bản của Zeffirelli khi 13 tuổi và tôi đã khóc rất nhiều, vì tôi không hiểu vì sao mà buổi sáng sau khi họ hôn nhau họ lại không chạy trốn. Đây là ca khúc mà tôi muốn khuyên người ta hãy chạy thật xa trước khi những điều tồi tệ ập tới. Một ca khúc rất cá nhân." Bản thân Yorke cũng so sánh đoạn mở đầu của ca khúc này, kết hợp giữa phần hát trên nền guitar acoustic, với album trực tiếp "At Folsom Prison" của Johnny Cash. Phần hiệu ứng âm thanh đám đông cùng nhiều giọng sửa điện tử khác cũng được lồng ghép trong ca khúc này. Ca khúc được đẩy lên đỉnh điểm với đoạn xuất hiện của dàn trống, và đoạn này được đánh dấu bởi hiệu ứng bóp méo âm thanh của fuzz pedal. Phong cách âm nhạc trong đoạn này gần với ban nhạc trip hop Portishead, song tay bass Colin Greenwood gọi nó khá "khoa trương, nặng nề và thiếu sáng tạo". Ca khúc kết thúc với tiếng hát nhỏ dần của Yorke cùng tiếng đàn guitar acoustic và hiệu ứng âm thanh đám đông.
"Let Down" bao gồm nhiều đoạn chạy appergio của guitar cũng như piano điện. Johnny Greenwood chơi guitar với nhịp hoàn toàn khác với các nhạc cụ khác. O'Brien cho rằng ca khúc này bị ảnh hưởng nhiều từ Phil Spector – người nổi tiếng với kỹ thuật "Wall of Sound" của mình. Về phần ca từ, Yorke nói đó "là cảm giác bạn tham gia giao thông nhưng bạn không có khả năng kiểm soát nó, bạn đơn giản là đi qua cả ngàn chỗ và cả ngàn người song bạn hoàn toàn không thuộc về nó""."
Bình luận về câu hát "Don't get sentimental/It always ends up drivel", Yorke nhớ lại: "Tính cảm xúc có thể khiến người ta xúc động mà đung đưa theo nó. Chúng tôi tập trung vào cảm xúc và cảm nhận của con người. Đó chính là "Let Down". Việc trở nên quá xúc động thực sự giả tạo. Hoặc thà rằng tưởng tượng đưa tất cả các cảm xúc được đặt lên một chiếc máy bay trong khi đó là một đoạn quảng cáo xe hơi hay chỉ là một bài hát nhạc pop." Yorke đặt nặng thứ cảm xúc hoài nghi của Thế hệ X và cho rằng nó không chỉ thể hiện riêng trong "Let Down" mà còn trong quan điểm chung của toàn album.
Nhà phê bình Steve Huey cho rằng "Karma Police" là "một thứ gì đó không chính thống, vì ở đó không tồn tại một đoạn điệp khúc đúng nghĩa: những đoạn vào được xen lẫn với vài giai điệu ngắn, nhẹ nhàng hơn... và sau 2 lần như vậy, ca khúc chuyển sang đoạn kết hoàn toàn khác biệt." Đoạn đầu tiên của ca khúc được chơi với tiếng guitar acoustic và piano, với những hợp âm được lấy từ "Sexy Sadie" của The Beatles. Tới 2:34, ca khúc chuyển sang đoạn hòa ca dàn nhạc với câu hát "For a minute there, I lost myself" được lặp lại. Ca khúc kết thúc với phần chơi guitar feedback qua hiệu ứng delay của pedal bởi O'Brien. Nhan đề và ca từ của "Karma Police" được bắt nguồn từ một cuộc đùa vui trong tour diễn "The Bends". Jonny Greenwood nói "Bất cứ khi nào có ai đó đối xử một cách tồi tệ, ta sẽ phải nói "Rồi sớm muộn cũng sẽ có một tay cảnh sát thích đáng tới tóm cổ hắn ta thôi"."""
Bài thứ 7–12.
"Fitter Happier" đơn giản là bản chơi nhạc chơi nền cho đoạn đọc lời được trích lại bởi "Fred" và chỉnh âm qua ứng dụng SimpleText trên Macintosh. York viết ca từ "trong 10 phút" sau quãng thời gian sáng tác chững lại trong khi các thành viên còn lại trong nhóm đang chơi nhạc. Anh miêu tả lời ca trong "Fitter Happier" như danh sách những khẩu hiệu cấp tiên cho thập niên 1990 mà anh gọi là "thứ tức giận nhất mà mình từng viết", rồi cảm thật sự "thoải mái" khi để phần hát cho một chiếc máy tính vô tri vô giác. Ca khúc này vốn được chọn là ca khúc mở đầu album, song cuối cùng bị loại bỏ do ban nhạc e ngại những ảnh hưởng tiêu cực từ nó.
Steve Lowe cho rằng ca khúc là "lối phân tích sâu sa về những phong cách sống hỗn tạp ít nhiều ý nghĩa" với "sự mâu thuẫn nhằm phổ biến những giá trị xã hội của yuppie". Trong số những đánh giá về tính tưởng tượng thiếu kết dính trong ca từ, Footman đánh giá chủ để của ca khúc như "hiện thân vật chất đầy đủ song tinh thần lại trống rỗng của tính nhân văn phương Tây hiện đại, một nửa làm công ăn lương, một nửa Stepford Wive, hướng về những thùng chứa đầy những Prozac, Viagra hay bất kể những thứ gì khác mà bảo hiểm có thể trang trải.""" Sam Steele gọi phần ca từ là "suối nguồn của những hình tượng lĩnh hội: những mảnh vỡ từ truyền thông, hòa lẫn với những khẩu hiệu quảng cáo về phong cách sống và những lời cầu mong sức khỏe. Đó chính là tiếng vo ve của xã hội ồn ào nhiều từ ngữ, và một trong số những thông điệp có vẻ như muốn nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả tạo, nơi mà chúng ta lớn lên mà không nhận biết được sự thật từ những mưu mô."
"Electioneering" được mở đầu với tiếng chuông lắc rồi sau đó là những đoạn gằn của guitar điện chính là ca khúc nặng nhất và mang hơi hướng nhạc rock nhất của mà ban nhạc từng thu âm. Phong cách của nó hoàn toàn có thể được so sánh với những giai điệu của Radiohead thời kỳ "Pablo Honey." Đây cũng là ca khúc mang ý nghĩa chính trị trực diện nhất, bao hàm nhiều hoài nghi về những công việc chính trị. "Electroneering" được lấy ý tưởng một phần từ cuốn "Manufacturing Consent" của Chomsky giải thích vai trò của truyền thông trong mô hình xã hội tuyên truyền. Yorke liên hệ trực tiếp chính trị gia và giới nghệ sĩ với "kẻ truyền giáo rỗng tuếch đối diện với lượng micro vô hạn". Bình luận về chủ đề này, Yorke nói: "Bạn có thể nói gì về Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay những chính trị gia? Hay là ai đó cố vươn tay tới những nước châu Phi để tận dụng những nhân công nô lệ hay sao cũng được. Bạn có thể nói gì? Tôi viết nên câu "Cattle prods and the IMF" cho những người hiểu điều đó." O'Brien thì cho rằng ca khúc đề cập tới việc đi tour quảng bá cho album: "Khi bạn phải vất vả cho việc đi tour kéo dài, chẳng hạn như ở Mỹ, bạn phải bay từ thành phố này qua thành phố khác suốt nhiều tuần lễ để gặp gỡ nhà báo và đại diện các nhà sản xuất. Sau quãng thời gian đó, bạn thấy mình như một chính trị gia phải hôn lên những đứa nhóc và bắt tay mọi người suốt cả ngày."""
"Climbing Up the Walls" được miêu tả là "sự hỗn loạn hoành tráng", kết hợp giữa hòa âm dàn dây, âm thanh hỗn tạp cùng những tiếng định âm kim loại rất gằn. Phần chơi dàn dây được sáng tác bởi Jonny Greenwood từ 16 nhạc cụ khác nhau được lấy cảm hứng từ tác phẩm "Threnody to the Victims of Hiroshima" của Krzysztof Penderecki. Anh nói: """Tôi cảm thấy phấn khích trước viễn cảnh được viết nên một thứ gì đó không giống với "Eleanor Rigby", có nghĩa là phần dàn dây sẽ được trình bày không phải như những gì vốn có từ 30 năm trở lại đây." Một đánh giá viết về phần góp giọng của Yorke và giai điệu phi điệu tính của dàn nhạc: "Giọng của Yorke tan chảy mà không có chút sợ hãi với những tiếng thét đông cứng, cũng như Johnny tạo âm thanh như thể quất ngã một cách ngày một dữ dội cả triệu con voi vậy.""" Về phần ca từ, Yorke đã thể hiện lại những trải nghiệm của cá nhân tại một bệnh viện tâm thần trong chiến dịch Care in the Community nhằm những hỗ trợ những bệnh nhân tâm thần, kết hợp cùng với nội dung vài bài viết trên tờ "The New York Times" về một kể giết người hàng loạt.
"No Surprises", được thu trong 1 lần duy nhất, hòa âm bởi guitar điện (lấy cảm hứng từ ca khúc "Wouldn't It Be Nice" của The Beach Boys), guitar acoustic, glockenspiel và hòa ca. Với "No Surprise", ban nhạc cố gắng lấy cảm xúc từ "What a Wonderful World" (1968) của Louis Armstrong cùng phong cách của nghệ sĩ nhạc soul, Marvin Gaye. Yorke nói rằng nội dung của ca khúc đề cập tới "một người cố gắng hết sức để giữ tất cả lại cùng nhau song thất bại". Phần ca từ mang ít nhiều hàm ý về việc tự sát hoặc về cuộc sống tăm tối, cùng với việc không hài lòng về những quan điểm xã hội và chính trị. Nhiều câu hát lại liên tưởng tới những hình ảnh vùng đồng quê hoặc ngoại ô. Một trong những câu hát ẩn dụ nhất đó chính là "a heart that's full up like a landfill". Theo Yorke, anh viết ca khúc này để "chửi bới thứ văn học đại trà" và "ấp ủ từ những suy nghĩ không lành mạnh của tôi về những điều có thể làm được với chai và hộp nhựa... Tất cả những thứ cần được hỏa thiêu, tất cả những mảnh vụn của cuộc sống này. Chúng không biến mất, chúng vẫn tồn tại ngay đây. Thứ mà chúng ta làm, thứ mà cả tôi vẫn làm, là đốt tất cả chúng đi.""" Nhiều đánh giá cho rằng cảm xúc nhẹ nhàng của ca khúc là quá đối lập với phần ca từ. Steele viết: "kể cả chủ đề nói tới việc tự tử... tiếng guitar của Ed O'Brien cứ như thứ nước chườm cho vết thương còn rỉ máu, còn ca khúc thì như lời nguyện ngọt ngào của trẻ thơ vậy."""
"Lucky" được lấy cảm hứng từ chiến sự ở Bosnia. Sam Taylor cho rằng đây là "ca khúc duy nhất [của "The Help Album"] có thể miêu tả tình trạng bi thương của chiến tranh", trong khi tính nghiêm túc của chủ đề và thứ âm sắc tối tăm của nó là "quá "chân thực" để làm sụp đổ phong cách Britpop". Ca khúc này vốn ban đầu định ẩn chứa nhiều màu sắc chính trị hơn, nhưng những bản phác thảo sau đó đã được cắt xén với "hàng trang hàng trang những ghi chú". Ca từ đề cập tới một người sống sót sau vụ rơi máy bay, thể hiện rõ ràng những lo lắng của Yorke về việc sử dụng phương tiện giao thông. Phần hòa âm chủ yếu của "Lucky" được trình bày với 3 guitar, được phát triển sau những giai điệu gằn được chơi trong đoạn mở đầu bởi O'Brien bằng việc quét tay lên dây guitar. Nhiều phê bình gia đã so sánh cách thể hiện ca khúc của ban nhạc với phong cách chơi guitar của Pink Floyd, và xa hơn nữa, là arena rock.
Album kết thúc với sáng tác của Johnny Greenwood, "The Tourist", mà được anh gọi là "thứ không nên xuất hiện... mỗi 3 giây". Anh nói: ""The Tourist" nghe không giống chút nào với Radiohead. Đây là ca khúc với nhiều khoảng lặng"."" Greenwood viết ca khúc này sau khi thấy những vị khách du lịch vội vã ở Pháp, còn Yorke đóng góp phần ca từ viết về trải nghiệm du lịch khi tới Prague. Yorke chọn đây là ca khúc kết thúc album vì """có quá nhiều album thích kết thúc bằng những thứ ồn ào, những thứ di chuyển rất nhanh thậm chí không thể nắm bắt được. Vậy nên rất hiển nhiên tôi muốn "Tourist" kết thúc album này. Ca khúc như thể được viết bởi tôi và cho tôi khi tôi viết "Này thằng ngu, đi chậm lại". Cũng vì lẽ đó, tôi có lẽ cũng cần chậm lại. Và đó cũng là lý do duy nhất có thể: cần phải chậm lại." Ca khúc, như "một bản blues waltz không ngờ trước", được kết thúc với tiếng guitar điện dừng lại đột ngột, chỉ còn trống và bass trước khi hoàn toàn tắt hẳn bằng những tiếng chuông nhỏ.
Nhan đề.
Tựa "OK Computer" được lấy từ chương trình radio "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy", trong đó nhân vật Zaphod Beeblebrox có phát ngôn một câu, "Okay, computer, I want full manual control now." Các thành viên của Radiohead đều loạt radio này trong chuyến lưu diễn năm 1996 và Yorke đã ghi lại câu nói trên. "OK Computer" có tựa lúc sản xuất đặt theo đĩa mặt B "Palo Alto" – bài hát được cân nhắc đưa vào album. Cho dù bản thân ca khúc này sau đó bị loại bỏ, tiêu đề đó vẫn nằm trong ý tưởng của ban nhạc. Theo Jonny Greenwood, ""[nó] tự bám rễ và tạo nên những nguồn cơn kỳ lạ để chúng tôi thực hiện công việc"."
Yorke nói: "Nó làm liên tưởng tới việc chấp nhận tương lai, nó làm liên tưởng tới việc sợ hãi tương lai – tương lai của chính chúng ta và của những người khác. Việc cần làm là đứng trong một căn phòng với máy tính đang bật trong khi mọi thiết bị khác đều tắt... và âm thanh được tạo ra như vậy đấy.""" Yorke cũng tự nhận xét rằng nhan đề đó là "một câu vứt đi, ghê tởm", khiến anh cảm thấy giống với ca khúc quảng cáo của hãng Coca-Cola "I'd Like to Teach the World to Sing". Cây viết Leander Kahney của tạp chí "Wired" cho rằng nhan đề có lẽ là để ghi nhận ảnh hưởng của chiếc máy tính Macintosh "thiết bị hoạt động qua nhận biết giọng nói của chiếc máy tính Macintosh với mỗi câu lệnh "OK Computer" thay cho việc phải nhấn vào nút "OK" như truyền thống." Những nhan đề khác được ban nhạc tham khảo có "Ones and Zeroes" – lấy cảm hứng từ hệ nhị phân – và "Your Home May Be at Risk If You Do Not Keep Up Payments."
Bìa đĩa.
Phần bìa đĩa của album được thiết kế từ hình ảnh và chữ viết của Stanley Donwood và Yorke, được đặt tên "The White Chocolate Farm". Donwood bị Yorke thuyết phục thực hiện quay phim ban nhạc mỗi ngày suốt quá trình thu âm. Yorke giải thích "Nếu tôi cần phải thể hiện chút ý tưởng thị giác về âm nhạc, tôi chỉ làm thế khi thực sự tin tưởng. Cứ nhắc tới vấn đề này là tôi lại rối tung lên." Màu sắc chủ đạo là màu trắng và xanh dương. Theo Donwood, đó là kết quả của "việc cố tạo ra thứ màu sắc trắng ngà". Hình ảnh miếng dán nắm tay nhau chỉ được sử dụng 2 lần, 1 là trong phần booklet theo kèm và 2 là trong ấn bản CD. Yorke nói rằng bìa đĩa là hình ảnh ẩn dụ của việc khám phá "Có ai đó vừa phải bán một thứ mà họ không muốn thế, và ai đó phải tỏ ra tốt bụng chỉ để bán được thứ gì đó. Đó là những điều tôi muốn thể hiện." Giải thích về kiểu cách thiết kế nói chung, anh nói: "Nó khá là buồn, song cũng khá là vui. Tất cả những thiết kế và những thứ khác... Đó là những điều mà tôi chưa thể nói hết qua các ca khúc."
Những hình ảnh được đưa lên bìa đĩa bao gồm đường cao tốc, máy bay, gia đình cùng những đứa trẻ, xen lẫn với vài logo và biển chỉ đường. Ảnh chụp đường cao tốc trên bìa dường như được lấy từ Hartford, Connecticut, nơi Radiohead biểu diễn vào năm 1996. Cụm từ "Lost Child" được nhìn thấy khá rõ ở phần bìa, ngoài ra phần booklet còn có một vài câu sử dụng tiếng Esperanto và những chỉ dẫn sức khỏe bằng cả tiếng Anh và Hy Lạp. Việc sử dụng những từ ngữ rời rạc khiến tạp chí "Uncut" bình luận "Thứ hỗn độn đối lập đã tạo ra hiệu ứng gần giống với phong cách sống của những gã điên." Với màu trắng chủ đạo, ý tưởng của Donwood là trình bày việc sửa chữa qua việc gạch xóa chứ không phải sử dụng chức năng undo, đã được thể hiện khắp nơi trong thiết kế. Phần phụ chú bao gồm đầy đủ ca từ, trình bày với những cấu trúc đặc biệt, những cách viết không phổ thông và cùng vài ghi chú nhỏ. Những ca từ đó cũng được sắp xếp và bày biện theo vài hình ảnh khác nhau. Nhằm thể hiện thái độ không hợp tác, phần ghi chú cho nhà sản xuất về phần bản quyền được viết một cách khá mỉa mai "Ca từ được sản xuất lại cho dù chính chúng tôi đã viết nên chúng".
Phát hành và quảng bá.
Kỳ vọng về thương mại.
Selway thừa nhận rằng khi ban nhạc mang album tới hãng đĩa của họ tại Mỹ, Capitol Records, họ đã phản ứng "đây ít nhiều là một "cuộc tự sát về thương mại". Họ không thực sự đầu tư cho nó. Vào lúc đó, chúng tôi có chút sợ hãi. Làm sao mà có thể chấp nhận nó?" Yorke cho biết "khi lần đầu trao nó cho Capitol, họ đã sửng sốt. Tôi thật sự không biết giờ nó lại quá quan trọng như hiện tại, nhưng tôi thì lại rất hào hứng với nhạc phẩm." Capitol đã giảm doanh số ước tính của album từ 2 triệu xuống còn nửa triệu bản. Theo O'Brien, hãng đĩa tại Anh của họ, Parlophone, vẫn giữ quan điểm lạc quan trong khi hầu hết các hãng đĩa khác trên toàn thế giới đều giảm doanh số bán ước tính của album. Đại diện của các hãng đĩa đều cảm thấy thất vọng với việc thiếu khả năng cạnh tranh của các đĩa đơn, đặc biệt là việc không có một chút nét tương đồng nào với bản hit nổi tiếng trước đó của ban nhạc, "Creep". Colin Greenwood đưa ra dự đoán lúc bấy giờ: ""'OK Computer' không phải album sẽ đưa chúng tôi đi thống trị thế giới... Nó không phải kiểu giáng những âm thanh chói tay vào người nghe như 'The Bends'. Ngoài ra album có ít nhạc tố của Van Halen hơn."
Tiếp thị.
Chiến dịch quảng bá của Parlophone là có một không hai. Hãng đĩa quyết định dành một trang giấy kín những mặt báo lớn nhất và bến tàu ở Anh cho phần lời của ca khúc "Fitter Happier" với phông chữ màu đen lớn trên nền trắng. Phần lời và đồ họa sử dụng trong album được thiết kế cho áo thun. Yorke nói "Chúng tôi chọn quan điểm từ "Filter Happier"" để tạo nên thứ mà các nhà phê bình gọi là "thứ concept nhất quán" giữa chủ đề của album và chiến dịch quảng bá.
Những sản phẩm phụ khác bao gồm ổ đĩa mềm với screensaver hình ban nhạc và một đài thu FM mô phỏng hình dáng chiếc máy tính cá nhân. Tại Mỹ, Capitol gửi tặng 1000 đĩa cassette tới những nhân vật có tiếng nói trong giới báo chí và ngành công nghiệp âm nhạc tại đây, theo kèm là một CD được dán bên trong. Khi được hỏi về chiến dịch quảng bá "OK Computer", giám đốc Gary Gersh của Capitol trả lời "Công việc của chúng tôi là nhận lấy một ban nhạc lề-trái và biến họ trở nên trung lập hơn. Đó chính là mục đích chính của chúng tôi, và chúng tôi quyết không từ bỏ việc đó cho tới khi họ trở thành ban nhạc xuất sắc nhất thế giới."
Radiohead chọn "Paranoid Android" làm đĩa đơn đầu tiên cho album, cho dù nó có thời lượng dài bất thường và không có một đoạn điệp khúc rõ ràng. Colin Greenwood thừa nhận đây là "thứ thay đổi không dễ nghe trên radio, bước đột phá, điều bàn tán [mà các đài phát thanh] cần nhắm tới" ngoài ra cũng ghi nhận việc Capitol ủng hộ lựa chọn của ban nhạc. Ca khúc được lên sóng Radio 1 qua chương trình "The Evening Session" vào tháng 4 năm 1997, sau đó trở thành đĩa đơn vào tháng 5. Với việc thường xuyên lên sóng phát thanh cùng với việc video clip hay được trình chiếu trên kênh MTV, "Paranoid Android" có được vị trí số 3 tại Anh và trở thành ca khúc có thứ hạng cao nhất của Radiohead tại đây.
Lưu diễn.
Radiohead sau đó tiến hành tour diễn vòng quanh thế giới Against Demons để quảng bá cho "OK Computer", bắt đầu bằng buổi diễn tại Barcelona ngày 22 tháng 5 năm 1997. Cùng lúc đó, ban nhạc đi tour tại Anh và Ireland, ngoài ra còn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc, cuối cùng kết thúc ngày 29 tháng 8 năm 1999 tại New York. Nhóm còn lần đầu tiên trình diễn chính tại Nhạc hội Glastonbury, dù cho các vấn đề kĩ thuật đã khiến Yorke suýt nữa rời sân khấu, buổi diễn vẫn được nhiều người ngợi khen. Tour diễn trở thành gánh nặng cho ban nhạc, như Yorke nói "Tour diễn đã kéo dài quá lâu. Tôi là người đầu tiên cảm thấy mệt mỏi về nó, như những gì những thành viên khác thừa nhận 6 tháng sau đó. Rồi 6 tháng tiếp theo, không còn ai muốn nói về điều đó nữa."
Thành tích thương mại.
"OK Computer" lần lượt được phát hành tại Nhật Bản (ngày 21 tháng 5), Liên hiệp Anh (16 tháng 6), Canada (17 tháng 6) và Mỹ (1 tháng 7). Ngoài ấn bản CD, album còn được bày bán theo các định dạng LP-kép đĩa than, cassette và MiniDisc. Album ra mắt ở vị trí quán quân tại Anh với doanh số 136.000 bản trong tuần bán đầu tiên. Tại Mỹ, nhạc phẩm ra mắt ở vị trí số 21 trên "Billboard" 200. "OK Computer" đã nắm giữ vị trí số một tại Anh trong 2 tuần và trụ trong top 10 thêm vài tuần nữa, sau cùng trở thành đĩa nhạc bán chạy nhất năm tại đây.
"Karma Police" được phát hành vào tháng 8 năm 1997, còn "No Surprises" được phát hành vào tháng 1 năm 1998. Cả hai đĩa đơn đều có mặt trong top 10 tại Anh, trong khi "Karma Police" có được vị trí số 14 tại "Billboard" Modern Rock Tracks. "Lucky" được phát hành tại Pháp, song không được xếp hạng. "Let Down", vốn dự định làm đĩa đơn đầu tiên của album, cũng có được vị trí 29 tại "Billboard" Modern Rock Tracks. Ban nhạc có ý định thực hiện video ca nhạc cho tất cả các ca khúc, song dự án bị hủy bỏ do những khó khăn về tài chính và quỹ thời gian eo hẹp. Tương tự, kế hoạch remix toàn bộ album với nhóm trip hop Massive Attack cũng nhanh chóng bị hủy bỏ. Bộ phim tài liệu quay lại quá trình đi tour "OK Computer" của ban nhạc – "Meeting People Is Easy" – đạo diễn bởi Grant Gee, được công chiếu vào tháng 11 năm 1998.
Tới tháng 2 năm 1998, "OK Computer" đã bán được ít nhất nửa triệu bản tại Anh và 2 triệu bản trên toàn thế giới. Đến tháng 9 năm 2001, "Billboard" đưa tin album đã tiêu thụ 4,5triệu bản trên toàn thế giới. Nhật báo "Los Angeles Times" cho hay đến tháng 6 năm 2001 nhạc phẩm đã bán ra 1,4 triệu bản tại Mỹ và vào tháng 4 năm 2006, IFPI công bố album đã bán được 3 triệu bản khắp châu Âu. Album có được 3 lần chứng nhận Bạch kim ở Anh và cú đúp bạch kim tại Mỹ, cùng nhiều chứng nhận tại các thị trường khác. Đến tháng 5 năm 2016, số liệu của Nielsen SoundScan chỉ ra rằng "OK Computer" đã tiêu thụ 2,5triệu đơn vị album nhạc số tại Mỹ, cộng thêm 900.000 đơn vị album tương đương đo được. 20 năm kể từ ngày phát hành đầu tiên, Official Charts Company ghi nhận tổng doanh số của nhạc phẩm là 1,5 triệu bản, tính cả các đơn vị album tương đương.
Đánh giá chuyên môn.
"OK Computer" nhận được hầu hết những đánh giá tích cực. Những đánh giá ở Anh và Mỹ đều cho rằng đây là một sản phẩm biểu tượng của thời đại và vượt trên những ảnh hưởng và tác động thông thường và sự thỏa mãn từ ban nhạc khi dám thử nghiệm để thách thức thính giả. Theo Footman "Kể từ năm 1967 với "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band", phải tới giờ mới có nhiều đánh giá cùng đồng ý ngay lập tức, không chỉ về những thành tựu của album, mà còn bởi tính lâu dài của nó và cả sự tài tình trong việc gói gọn những nét đặc biệt của lịch sử." Ở Anh, album nhận được nhiều lời khen từ "NME", "Melody Maker," "The Guardian," và "Q." Nick Kent viết trên tạp chí "Mojo" rằng "Nhiều thứ đã không còn bán được nữa, song trong 20 năm tới, tôi cược rằng "OK Computer" vẫn sẽ được coi là album chìa khóa của năm 1997 – sản phẩm đưa nhạc rock xa hơn những hình ảnh chắp vá nghệ thuật và những kiểu ca khúc khuôn mẫu từ thời đại trước." Cây bút John Harris của tạp chí "Select" bình luận: "Mỗi ca từ nghe chân thật đến quặn lòng, mỗi nốt nhạc [như] tuôn ra từ trái tim và tự nó còn bám rễ vững chắc trong một thế giới của thép, thủy tinh, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên và nỗi hoang tưởng làm ta sởn gai ốc."
Album cũng có được những phản hồi tích cực từ Bắc Mỹ. "Rolling Stone", "Spin", "Los Angeles Times," "Pittsburgh Post-Gazette," Pitchfork và "Daily Herald" đều dành cho album những đánh giá tích cực. Trong bài viết trên tạp chí "The New Yorker", nhà báo Alex Ross ca ngợi "OK Computer" về tính cách tân của nó, đồng thời đối lập cách chấp nhận rủi ro của Radiohead với thứ "dadrock" luôn dè dặt của Oasis. Ross viết "Xuyên suốt album, sự đối lập giữa cảm xúc và phong cách đã lên tới tột đỉnh... Ban nhạc này đã đạt tới thứ cân bằng nhất trong lịch sử nhạc rock."
Những đánh giá từ "Entertainment Weekly," "Chicago Tribune" và "Time" là lẫn lộn cho dù có nhiều lời ca ngợi. Robert Christgau từ "The Village Voice" dành cho "OK Computer" điểm số B– và gọi album là "Đồ bỏ đi của tháng" trong bài viết của riêng mình. Christgau cho rằng album thiếu "tính tâm hồn", "khô khan" và "lố bịch" khi so sánh với những sản phẩm của Pink Floyd. Trong một bài viết trên "The Independent", Andy Gill cho rằng "Về tham vọng cũng như việc khám phá con đường mới, "OK Computer", rốt cuộc, lại không hề ấn tượng như "The Bends" khi nó đã trình bày lại hầu hết những nút thắt cảm xúc tương tự, song với những hòa âm tốt hơn. Nó thật sự dễ gây ấn tượng, nhưng lại không dễ để yêu thích khi nó quá dễ dàng chìm vào chủ đề về nỗi chán chường."
Giải thưởng.
"OK Computer" đã đoạt giải Grammy cho Album nhạc alternative xuất sắc nhất song chỉ được đề cử Album của năm tại lễ trao giải năm 1998. Album còn được đề cử hạng mục "Album Anh xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Brit 1998. Nhạc phẩm đã lọt vào danh sách rút gọn cho giải Mercury 1997. Ngày trước thềm công bố tác phẩm chiến thắng, các nhà cái đã chọn "OK Computer" là ứng viên nặng ký nhất trong số 10 suất đề cử, nhưng cuối cùng lại thất bại trước album "New Forms" của Roni Size/Reprazent.
Album sau đó được xuất hiện trong nhiều danh sách "Album của năm" bởi thính giả và giới chuyên môn. "OK Computer" đứng đầu tại các danh sách của "Mojo", "Vox", "Entertainment Weekly", "Hot Press", "Muziekkrant OOR", "HUMO", "Eye Weekly" và "Inpress", ngoài ra còn chia sẻ vị trí quán quân với "Homework" của Daft Punk trên tạp chí "The Face". Album cũng giành được vị trí á quân tại các danh sách của "NME", "Melody Maker", "Rolling Stone", "Village Voice", "Spin" và "Uncut". "Q" và "Les Inrockuptibles" cũng đề tên album vào những bản danh sách không xếp hạng của họ.
Những đánh giá trên toàn thế giới cho album hầu hết là tích cực, tới mức các thành viên của ban nhạc đã cho rằng giới báo chí đang làm quá lên; Greenwood cho biết: "Ở Anh, tôi nghĩ hầu hết những đánh giá đều rất tốt, bởi vì album trước đó của chúng tôi ["The Bends"] bị đánh giá rất thấp và bị coi là khó chấp nhận." Điều làm ban nhạc đặc biệt khó chịu là việc nhiều bài viết suy dẫn album với thể loại progressive rock và art rock, thậm chí với siêu phẩm "The Dark Side of the Moon" năm 1973 của ban nhạc Pink Floyd. Yorke phản ứng "Tôi viết ra những ca khúc nhạc pop đó... không có một ý tưởng là mang tới "nghệ thuật" cả. Đó chỉ là suy nghĩ của chúng tôi về những điều khác nhau trong quá trình thu âm.""" Yorke thậm chí còn thấy bất ngờ khi người nghe tìm thấy những ảnh hưởng tới album, anh nói "Thứ thực sự khiến tôi choáng váng là việc người ta có thể hiểu tất cả mọi thứ, mọi chất liệu, âm thanh và thứ không khí mà chúng tôi muốn tạo nên."
Tôn vinh.
Tái nhìn nhận.
"OK Computer" được xướng tên trong rất nhiều danh sách album vĩ đại nhất. Rất nhiều nguồn đánh giá uy tín như "NME", "Melody Maker", "Alternative Press", "Spin", Pitchfork Media, "Time," "Metro Weekly" và "Slant" đều xếp album trong danh sách album xuất sắc nhất thập niên 1990 và của mọi thời đại. Nhạc phẩm có được vị trí 163 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone" vào các năm 2003 và 2012. Những bài đánh giá tương tự từ BBC Music, "The A.V. Club" và "Slant" đều dành cho album những nhận xét tích cực, trong khi "Rolling Stone" tặng album 5 sao tuyệt đối trong "Rolling Stone Album Guide" với bài viết bởi Rob Sheffield "Radiohead đã đạt tới đỉnh cao bị lãng quên bởi những Nirvana, Pearl Jam, U2, R.E.M. và nhiều người khác; tất cả người hâm mộ trên toàn thế giới đều ngưỡng mộ việc họ đã cố gắng hết sức khi mà gần như không ai còn thực sự để ý nữa." Khi nhìn lại album, Christgau đã nhận định: "Hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao 'OK Computer' trong diện mạo của nhạc pomo." Theo trang web thống kê Acclaimed Music, "OK Computer" được xem là album được tán dương thớ 8 mọi thời đại. Năm 2014, Ủy ban bảo tồn thu âm quốc gia Hoa Kỳ đã lựa chọn album để đem bảo tồn tại Viện lưu trữ thu âm quốc gia của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, dành cho bản thu âm "quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ" trong cuộc sống của người Mỹ.
Nhiều nguồn đánh giá cho rằng album chưa thực sự xứng đáng với những lời ca ngợi, hoặc nhận xét rằng sự nghiệp của Radiohead đã ảnh hưởng tiêu cực tới thành công chung của album. Qua một bài điều tra từ đài BBC Radio 6 Music, "OK Computer" đứng vị trí số 6 trong số những album "được ca tụng thái quá nhất" thế giới. Nhà báo David H. Green của "The Daily Telegraph" gọi đây là một kiểu "ca thán tự sướng", song vẫn giữ quan điểm rằng album là "minh chứng của thế kỷ 20 rằng rock vẫn sẽ là pháo đài kiên cố của những bình luận về âm nhạc quần chúng", chứ không phải dance và âm nhạc điện tử. Album cũng được xếp loại "Sacred Cows" của tạp chí "NME" cho "những album gây tranh cãi" mà cây viết Henry Yates bình luận "Không có một sự thách thức, tính hài hước chết chóc hay tia sáng lé loi nào đằng sau tấm bình phong, đơn giản đó là sự mềm mại và nỗi chán nản được trút bỏ" và đánh giá "OK Computer" như là "thời khắc mà Radiohead đã trở nên tuyệt hảo [so với The Bends] và bắt đầu trở nên "quan trọng"." Tờ "Spin" thậm chí còn gọi ban nhạc là "huyền thoại" khi viết "Radiohead Can Do No Wrong" trong khi Chris Norris lập luận rằng "OK Computer" sẽ tạo tiền đề cho hàng loạt những kỳ vọng vào mỗi thành công sau này của Radiohead. Christgau thì cho rằng "lý do độc giả tạp chí Q của Anh vô tình bầu chọn OK Computer là album vĩ đại nhất thế kỉ 20 là bởi nó đã kết hợp thứ được gọi là electronica vào trong nhạc rock". Ông còn thấy bản nhạc mang chất xám nhạy cảm của Radiohead và "tràn đầy những niềm vui thích và ngạc nhiên riêng biệt".
Bình luận và diễn giải.
"OK Computer" được ra mắt ngay trước kỳ bỏ phiếu quốc hội tại Anh năm 1997 và 1 tháng trước chiến thắng của Đảng Lao động của ứng cử viên Tony Blair. Album vì thế được coi là cách bày tỏ thái độ bất đồng và hoài nghi tới chính phủ mới cũng như tới quan điểm lạc quan tại Anh lúc đó. Dorian Lynske viết "Ngày 1 tháng 5 năm 1997, những người ủng hộ Đảng Lao động cùng nhau cạn chén chúc mừng trong giai điệu của ca khúc "Things Can Only Get Better"". "Chỉ vài tuần sau, OK Computer xuất hiện như bóng ma của Banquo để cảnh báo "No, things can only get worse""."" Theo Amy Britton, album "cho thấy mọi người chưa sẵn sàng để ủng hộ đảng cầm quyền, cho dù phải thừa nhận thứ cảm xúc mới mẻ trải rộng khắp nước Anh – những nỗi lo tiền thiên niên kỷ mới... những tổ chức lớn mà cộng đồng không thể chống lại – đó chính là thế giới mà OK Computer ghi lại chứ không phải làn sóng lạc quan của người dân Anh."""
Trong một bài phỏng vấn, Yorke lo ngại rằng quan điểm mới của Blair sẽ hoàn toàn đối lập với con đường của Đảng Bảo thủ từng dẫn dắt nước Anh suốt 2 thập niên trước. Anh cho rằng cái chết của Diana còn có nhiều ý nghĩa hơn, vào đúng lúc mà công chúng Anh nhận ra rằng "hoàng gia đã chi phối chúng ta bằng những viên đạn suốt hàng trăm năm qua, và giờ là truyền thông và cả chính quyền này". Việc ban nhạc cũng không mặn mà lắm cho việc quảng bá thương mại "OK Computer" nhấn mạnh thêm quan điểm chính trị chống lại chủ nghĩa tư bản, sau này được bộc lộ rất rõ rệt trong các sản phẩm kế tiếp.
Giới phân tích cho rằng quan điểm của Radiohead là hoàn toàn trái ngược với những ban nhạc rock trước đây. Nhà báo David Stubbs cho rằng, nếu như punk rock là phản ứng chống lại việc lãng phí thời gian cũng như sự nghèo khó thì "OK Computer" lại chống lại "sự tiện nghi vật chất" của thời kỳ quá tải và dư thừa. Cây viết Alex Ross nói album "là hình ảnh công kích dữ dội Thời đại Công nghệ và sự lệ thuộc vào nó của tầng lớp trẻ tuổi", đồng thời đưa ban nhạc "thành thần tượng cho những người nhận thức được sự cách ly với xã hội — như Talking Heads hay R.E.M. đã từng trở thành trước đây""." Jon Pareles từ tờ "The New York Times" tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa album này với những sản phẩm của Pink Floyd hay Madness thông qua những mối quan tâm của Radiohead "về văn hóa vô cảm và việc tạo nên những người lao động dễ bảo cũng như cổ vũ việc tự thân vận động và chống lại sự trầm cảm."
Một số khác cho rằng âm thanh của album sẽ đại diện cho thiên niên kỷ mới, hoặc mang dự báo, cả lĩnh vực văn hóa lẫn chính trị. Theo cây bút Steven Hyder từ "The A.V. Club" trong bài viết "Whatever Happened to Alternative Nation", "Radiohead đã đi đầu ngọn sóng, tập trung vào sự cao ngạo, sự chi phối tới mất trí của truyền thông cũng như sự tồn tại hiển nhiên của cái chết bất thình lình như những đặc trưng của thế kỷ 21." Trong cuốn "1000 Recordings to Hear Before You Die", Tom Moon viết về "OK Computer " là "một vùng đất tiên tri đau khổ với những mặt tối của công nghệ... đồng hành với những nỗi ám ảnh kinh hãi và cả hình ảnh tiên đoán trước về một Big Brother liên quan tới những mối lo lắng thường trực về mức cảnh báo màu cam sau Sự kiện 11 tháng 9." Chris Martin của ban nhạc Coldplay nhấn mạnh rằng "Thật lý thú nếu ta tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu Dick Cheney ngồi nghe OK Computer của Radiohead. Tôi nghĩ thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Album đó thực sự tuyệt vời. Nó đã thay đổi cuộc đời tôi, vậy thì sao nó không thể thay đổi cuộc đời ông ấy?"
Album còn truyền cảm hứng cho vở kịch radio có cùng tên là "OK Computer", lần đầu lên sóng trên kênh BBC Radio 4 vào năm 2007. Vở kịch do Joel Horwood, Chris Perkins, Al Smith và Chris Thorpe chắp bút sáng tác. Vở kịch diễn giải 12 bài trong album thành câu chuyện về một người đàn ông tỉnh dậy trong một bệnh viên tại Berlin trong tình trạng mất trí nhớ, rồi trở về nước Anh với hoài nghi rằng anh đã trở lại với cuộc sống của mình trước đây.
Ảnh hưởng âm nhạc.
"OK Computer" ra đời cùng lúc với sự thoái trào của Britpop. Qua những ảnh hưởng của "OK Computer", cách chơi guitar chủ đạo tại Anh đã trở thành "hoang tưởng kiểu Radiohead song lại thành thật, nhầy nhụa song đầy say mê". Rất nhiều nghệ sĩ trẻ ở Anh cũng bắt đầu đi theo xu thế và quan điểm tương tự. Một trong những ví dụ điển hình nhất chính là phong cách Post-Britpop mà ban nhạc Travis đã hợp tác cùng nhà sản xuất Godrich để tạo nên album "The Man Who", trở thành album bán chạy thứ 4 trong năm 1999 tại đây. Nhiều tờ báo ở Anh cho rằng Travis đã bắt chước âm thanh từ Radiohead. Steven Hyden của "A.V. Club" viết vào năm 1998 về "The Man Who" rằng ""những gì mà Radiohead đã tạo nên cùng" OK Computer "đã lớn hơn cả bản thân ban nhạc"" và nhận định album đã ảnh hưởng "tới làn sóng những nghệ sĩ rock ballad ở Anh cực thịnh trong thập niên 2000".
Nhiều đánh giá cho rằng sự nổi tiếng của "OK Computer" tạo tiền đề cho thế hệ alternative rock mới của Anh phát triển, ngoài ra còn giúp cho vô số nghệ sĩ tìm ra được phong cách nghệ thuật mới mà album đem tới. Bloc Party và TV on the Radio đều khẳng định quan điểm âm nhạc của họ bị ảnh hưởng lớn từ "OK Computer", mà theo đó album đầu tay của TV on the Radio được mang tên "OK Calculator" như một lời tri ân đặc biệt. Radiohead cũng nói rằng việc khắp nơi có "âm thanh giống chúng tôi" là một trong những lý do chính khiến họ thay đổi hoàn toàn phong cách trong album bước ngoặt của họ, "Kid A."
Cho dù ảnh hưởng đặc biệt của "OK Computer" được thừa nhận rộng khắp, nhiều đánh giá tin rằng sự bi quan mang tính trải nghiệm của nó thì không bao hàm rộng tới vậy. Footman nói những nhóm nhạc "theo hiệu ứng Radiohead" thực sự "khao khát tính sáng tạo trong âm thanh [của "OK Computer"], chứ không chú trọng tới phần nội dung ca từ". David Cavanagh nhận xét rằng những ảnh hưởng chính yếu của "OK Computer" đã được bắt nguồn từ những giai điệu ballad trong " The Bends". Ông viết "những sản phẩm hậu-"OK Computer" nổi tiếng sau này – như "Urban Hymns" của The Verve, "Good Feeling" của Travis, "Word Gets Around" của Stereophonics, "Life thru a Lens" của Robbie Williams – thực tế đều đã đóng cánh cửa sáng tạo đầy tính nghiên cứu mà "OK Computer" vừa mới mở ra." John Harris cho rằng album là một trong "những điểm nhấn thoáng qua rằng nhạc rock Anh sẽ trở lại với con đường sáng tạo truyền thống" sau sự thoái trào của Britpop. Ngoài việc nói rằng nhạc rock Anh sẽ phát triển "cùng nhau theo khuynh hướng thận trọng hơn", ông cũng cho rằng "OK Computer" sẽ chính là hạt nhân chủ đạo, và Radiohead sẽ trở thành "tiếng kêu lanh lảnh" góp phần lấp đầy những chỗ trống mà Britpop để lại.
"OK Computer" cũng góp phần làm hồi sinh hình ảnh của progressive rock cũng như cách xây dựng album chủ đề, ngoài ra cũng được nhiều ban nhạc hậu bối khen ngợi giúp khả năng của họ phát triển. Brandon Curtis từ nhóm The Secret Machines nói: "Những ca khúc như "Paranoid Android" đã trực tiếp thay đổi cách viết nhạc theo hướng thể nghiệm hơn. OK Computer trở nên đặc biệt quan trọng khi nó đem tới cách sáng tác và cấu trúc ca khúc hoàn toàn khác biệt."' Steven Wilson của ban nhạc Porcupine Tree cho rằng """Tôi không còn nghĩ rằng tham vọng là một từ ngữ cần phải né tránh nữa. Radiohead như là "Con ngựa thành Troia" theo nghĩa tôn trọng nhất tôi dành cho họ. Một ban nhạc đi lên từ phong trào indie rock truyền thống song lại phát triển ngoài tầm phủ sóng của cánh nhà báo, rồi tiến tới thực hiện – và trên hết – những sản phẩm tham vọng và thành công." Tuy nhiên Radiohead lại phủ nhận tất cả những lời so sánh liên quan tới phong cách họ cũng như những nhận xét về sự thành công của album chủ đề. Johnny Greenwood phản ứng lại tất cả những đánh giá trên khi nói "Tôi nghĩ một cái tiêu đề và việc thực hiện bằng máy tính qua giọng nói không thể tạo nên một album chủ đề. Tôi nghĩ đó là một quan điểm sai lầm." Năm 2005, tạp chí "Q" tôn vinh "OK Computer" là album nhạc progressive rock hay thứ 10.
Tái bản.
Radiohead chia tay EMI – công ty mẹ của Parlophone – vào năm 2007 sau những thất bại trong việc gia hạn hợp đồng. EMI vẫn được quyền sở hữu những lưu trữ của Radiohead thu âm khi họ còn hợp đồng. Sau thời kỳ sản xuất hàng loạt đĩa than, EMI tái bản LP-kép của "OK Computer" vào ngày 19 tháng 8 năm 2008 đi cùng với những album khác "Kid A", "Amnesiac" và "Hail to the Thief" trong serie "From the Capitol Vaults". "OK Computer" trở thành đĩa than bán chạy thứ 10 của năm với khoảng 10.000 ấn phẩm bán được. Sản phẩm tái bản nhận được sự ủng hộ của giới báo chí qua việc gây chú ý hơn tới thị trường đĩa than cũng như tới quan điểm của công chúng trong việc tiếp cận những sản phẩm thu âm qua định dạng trên.
Tái bản "Collector's Edition".
EMI đã cho tái bản "OK Computer" một lần nữa ngày 24 tháng 3 năm 2009 cùng với 2 album "Pablo Honey" và "The Bends" mà không có sự đồng ý của Radiohead. Sản phẩm này được bày bán dưới 2 định dạng: bản 2 CD "Collector's Edition" và bản 2 CD 1 DVD "Special Collector's Edition". CD thứ nhất là album phòng thu gốc, còn CD thứ 2 là những đĩa đơn mặt B của "OK Computer" cùng nhiều bản thu trực tiếp, còn DVD bao gồm tuyển tập những video ca nhạc cũng như những buổi trình diễn sân khấu. Không có một phần nào trong lần tái bản này là chưa từng được phát hành trước đó.
Phản ứng báo chí trong buổi giới thiệu sản phẩm đều nhấn mạnh việc EMI tận dụng những lưu trữ cũ của Radiohead. Larry Fitzmaurice của tạp chí "Spin" quy kết EMI đã lên kế hoạch "tái bản rồi tái-tái bản các sản phẩm [của Radiohead] cho tới khi tiền không thể chảy vào túi được nữa", trong khi Ryan Dombal từ Pitchfork cho rằng nó "thực sự khó chấp nhận nếu biết rằng bản tái bản này không là gì khác ngoài một công cụ kiếm tiền cho EMI/Capitol – một công ty hàng đầu vốn được biết đến qua việc hỗ trợ những ban nhạc tiên phong". Nhà báo Daniel Kreps từ "Rolling Stone" lại bảo vệ EMI khi cho rằng "Dù ta có thể dễ dàng lên án việc Capitol tiếp tục vắt kiệt những lưu trữ quý giá, thực tế đó là một việc hoàn toàn có thể hiểu được."
Bản tái bản có được những phản hồi tích cực, cho dù nhiều đánh giá lại khá lẫn lộn về một số chất liệu bổ sung. Những bài viết trên AllMusic, "Uncut," "Q," "Rolling Stone," "Paste" và PopMatters đánh giá cao những chất liệu bổ sung trên song lại khá dè dặt. Scott Plagenhoef từ Pitchfork dành tặng ấn bản tái bản điểm số tuyệt đối, cho rằng nó đáng đồng tiền của những người hâm mộ vốn chưa có những sản phẩm quý hiếm trước đó. Ông viết: "Ban nhạc không phải làm bất cứ điều gì ngoài việc đưa ra tiếng nói quyết định về việc phát hành sản phẩm, nếu không phải vì bất kể lý do nào khác ngoài kế hoạch tái bản tháng 9 của The Beatles vốn – còn tranh cãi – trở thành dấu chấm hết cho thời đại đĩa CD." Josh Modell từ "The A.V. Club" ủng hộ cả phần bonus disc lẫn DVD và cho rằng "Còn điều gì mà chúng ta cần phải nói về "OK Computer" của năm 1997 mà ta chưa từng nói trước kia? Đây thực sự là sự dồn nén có vẻ đây mâu thuẫn trong nét tổng hợp về Radiohead."
"OKNOTOK 1997 2017".
Tháng 4 năm 2016, XL Recordings đã giành lại được danh mục bài hát của Radiohead từ tay EMI. Những album tái bản "collector's editions" của Radiohead do không có sự chấp thuận từ phía ban nhạc đã bị xóa khỏi dịch vụ phát trực tuyến. Tháng 5 năm 2016, XL cho tái bản các ca khúc của Radiohead trên đĩa vinyl, trong đó có "OK Computer."
Ngày 2 tháng 5 năm 2017, XL và Radiohead công bố cho ra mắt sản phẩm tái bản kỷ niệm 20 năm "OK Computer", mang tên "OK Computer OKNOTOK 1997 2017". Album tái bản gồm có một phiên bản cải tiến chất lượng của album, cộng thêm 8 đĩa mặt B và ba bài hát chưa phát hành trước đó: "I Promise", "Man of War" và "Lift". Ấn bản đặc biệt còn tặng kèm các bộ bìa sách và một bộ đĩa demo audio cassette cùng những bản ghi nháp, trong đó có các ca khúc chưa từng phát hành trước đây. "OKNOTOK" ra mắt ở vị trí số 2 trên UK Album Chart, được hỗ trợ bởi buổi diễn chính thứ ba của Radiohead tại Nhạc hội Glastonbury 2017. Đây là sản phẩm bán chạy nhất tại các cửa hiệu bán đĩa độc lập của Anh trong một năm.
"MiniDiscs [Hacked]".
Đầu tháng 6 năm 2019, gần 18 giờ đồng hồ các bản đĩa demo, những cảnh ghi hình và các chất liệu khác trong quá trình sản xuất "OK Computer" bị rò rỉ trên internet. Ngày 11 tháng 6, Radiohead lập một trang lưu trữ tên là MiniDiscs [Hacked] nhằm bày bán nhạc streaming hoặc hoặc mua nhạc từ trang web chia sẻ nhạc Bandcamp trong 18 ngày, với số tiền thu được sẽ được chuyển đến nhóm bảo vệ môi trường Extinction Rebellion. Một số nội dung đã được phát hành trong ấn bản đặc biệt của "OKNOTOK." | 1 | null |
Frozen: Original Motion Picture Soundtrack là album nhạc phim của bộ phim hoạt hình Disney năm 2013, "Nữ hoàng băng giá". Phần nhạc phim bao gồm mười ca khúc gốc do Kristen Anderson-Lopez và Robert Lopez viết và biên soạn, cùng với hai mươi hai bản nhạc nền do Christophe Beck sáng tác. Album có sự góp mặt của bài hát "Let It Go" (do Idina Menzel thể hiện), ca khúc này đã nhận được nhiều lời khen ngợi về mặt chuyên môn, và cả các đề cử cho các Giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất và Giải thưởng sự lựa chọn của nhà phê bình cho ca khúc trong phim hay nhất.
Walt Disney Records phát hành hai phiên bản của album nhạc phim này vào ngày 25 tháng 11 năm 2013; một bản một đĩa và một bản deluxe mở rộng hai đĩa (gồm các bản thử nghiệm của các ca khúc và các bản nhạc nền trong phim; các bản thu âm outtake không được sử dụng, và những bản nhạc không lời của các ca khúc chính trong phim). Vào ngày 21 tháng 10 năm 2013, đĩa đơn duy nhất của album nhạc phim, một bản hát lại (cover) của ca khúc "Let It Go" do Demi Lovato thể hiện đã được phát hành. Các bản phát hành sau này của album có đi kèm với một số bản dịch ra tiếng nước ngoài của ca khúc "Let It Go".
Bảng xếp hạng.
Album nhạc phim "Nữ hoàng băng giá" có màn ra mắt tại vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng Hoa Kỳ Billboard 200, trở thành album nhạc phim hoạt hình có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng này kể từ bộ phim "Cars" năm 2006. Album đã leo lên vị trí thứ 10 và trở thành album nhạc phim hoạt hình thứ mười trong lịch sử lọt vào top 10. Sau đó album đã tiếp tục leo lên vị trí thứ 4 trở thành album nhạc phim hoạt hình có thứ hạng cao nhất kể từ phim "Pocahontas" cũng của chính Disney năm 1995. | 1 | null |
Daniel Parke (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1664 – mất ngày 7 tháng 12 năm 1710) là một chính trị gia người Anh, từng có thời gian làm việc trong Hội đồng toàn quyền thuộc địa Virginia từ năm 1695 đến năm 1697.
Cuộc đời.
Trong suốt thời gian Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha diễn ra, Parke đóng vai trò là một sĩ quan hầu cận cho John Churchill, Công tước thứ Nhất vùng Marlborough; sau trận Blenheim với chiến thắng thuộc về vùng Marlborough, ông trở thành người thân tín của Nữ hoàng Anne.
Nhận được niềm tin từ Nữ hoàng, Parke giữ chức Thống đốc Quần đảo Leeward năm 1706 đến năm 1710. Ông chịu sự ganh ghét và bị cáo buộc về hành vi tham nhũng và suy đồi đạo đức. Ngày 7 tháng 12 năm 1710, cư dân trong vùng nổi dậy; Parke bị kéo lê ra khỏi nhà ở Antigua và bị sát hại.
Người kế nhiệm ông là Walter Douglas.
Gia đình.
Người con gái lớn của Parke kết hôn với John Custis, trong khi người còn lại cưới William Byrd II.
Hậu duệ của Parke bao gồm Daniel Parke Custis, người chồng đầu tiên của Martha Washington, và Mary Custis Lee, vợ của tướng Robert E Lee. | 1 | null |
Khu vườn yên tĩnh là album phòng thu thứ 9 của Hồng Nhung. "Khu vườn yên tĩnh" là một tác phẩm âm nhạc trọn vẹn gần 60 phút, có phần mở đầu và kết thúc bằng khí nhạc và những ám thị ngôn ngữ. Gồm 8 đoạn gần như 8 ca khúc được viết một cách rất giản dị, có những câu nhạc chỉ một hoặc ba nốt. Trên nền nhạc huyền bí, đẫm chất thiền của Quốc Trung, câu chuyện về "Khu vườn yên tĩnh" của Hồng Nhung phập phồng hơi thở, lạ lẫm, tinh khôi những lời thơ Haiku của nhạc sĩ Dương Thụ.
"Khu vườn yên tĩnh" là một album chủ đề được lấy cảm hứng từ khu vườn tại ngôi nhà của Hồng Nhung ở TP. HCM. Album là một trong những album đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của cô, được xây dựng từ một kịch bản văn học do nhạc sĩ Dương Thụ đảm nhiệm, sau đó các ca khúc được sáng tác theo kịch bản chứ không đi chọn bài như các album thông thường, là khối thống nhất của hòa âm, giọng hát, giai điệu, lời ca. Âm nhạc thuần Việt hoàn toàn chứ không vay mượn của nước ngoài.
Phần phối khí rất độc đáo với dàn dây của giao hưởng thính phòng, đàn bầu và sáo của nhạc cụ dân tộc hòa quyện với các nhạc cụ điện tử hiện đại đã tạo cho người nghe một không gian tưởng chừng yên tĩnh nhưng lại tràn đầy sự sống với giọt sương, tiếng mưa rơi, chú chim sâu nhảy nhót chuyền cành, tiếng suối chảy róc rách, mùi hương cau…Tất cả tạo thành một khu vườn rất sinh động. Hồng Nhung tâm sự: "Khu vườn yên tĩnh là tâm hồn của tôi".
Nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ: ""Tôi cảm thấy càng viết đơn giản càng bộc lộ mạnh. Cũng như Nhung, đi qua một cuộc sống đầy hoan lạc, phức tạp và phong phú, cô ấy đã có sự trải nghiệm để có thể cảm nhận được phải sống sao cho nhẹ nhàng hơn…hai chú cháu muốn cùng nhau làm một cái gì đó thật sự nghệ thuật, mang một thông điệp đến với cuộc sống chứ không phải là các ca khúc phổ thông…Tôi viết cho Nhung như thể cho chính mình, đầy thương cảm và Nhung cũng đã hát rất thương cảm như thế…Nhung có một cảm xúc âm nhạc giống tôi, một giọng hát giản dị, đương đại…"."
Phát hành và đón nhận của công chúng.
"Khu vườn yên tĩnh" được khán giả ngợi khen, giới chuyên môn đánh giá cao như một trong những album xuất sắc nhất của nhạc nhẹ Việt Nam với nhiều khám phá độc đáo và mới lạ trong nghệ thuật.
Nhận xét về album này, báo Thể thao & Văn hóa viết: "Album được cho là đột phá nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Hồng Nhung khi cô chuyển sang một địa hạt khác không phải pop... Đây là một album đậm đặc màu sắc đương đại. Quốc Trung và Dương Thụ đã mang đến cho mọi người thấy rằng ở Việt Nam có những nhà sản xuất, nhạc sĩ làm việc rất văn minh, họ đã hướng đến sự phát triển chung của âm nhạc ngoài biên giới nước nhà." | 1 | null |
Oekaki Logic (お絵かきロジック, おえかきロジック) - một trò chơi đố mà trong đó, không giống như trò chơi ô chữ thông thường, được mã hóa bằng hình ảnh thay vì các từ.
Mô tả.
Hình ảnh được mã hóa bằng các chữ số bên trái theo hàng, từ trên xuống theo cột. Các con số cho thấy có bao nhiêu nhóm màu đen (hoặc màu của nó, với các ô chữ màu) các ô được tìm thấy trong hàng hoặc cột tương ứng, và có bao nhiêu ô hợp nhất chứa mỗi nhóm (ví dụ, một tập hợp các số 4, 1, và 3 có nghĩa là trong loạt bài này có ba nhóm: thứ nhất - từ 4 ô, thứ hai - từ một ô; thứ ba - từ 3 ô màu đen). Trong nhóm ô chữ màu đen và trắng phải được ngăn cách bởi ít nhất một ô trống; với ô chữ màu quy tắc này chỉ áp dụng cho các nhóm đơn sắc, các nhóm nhiều màu có thể được đặt gần (ô trống có thể được trên các cạnh bên). Cần thiết để xác định vị trí của các nhóm của các ô.
Lịch sử.
Ô chữ Nhật Bản xuất hiện tại Nhật Bản vào cuối thế kỷ XX, về quyền tác giả đang có hai người.
Một là - Non Ishida (Nhật 石田 の ん), minh hoạ và biên tập viên đồ họa, tuyên bố rằng vào năm 1970 cô tạo ra Oekaki Logic như một phương tiện giao tiếp giữa người và động vật. Non Ishida tin rằng động vật cũng có trí thông minh, nhưng do thiếu thông tin liên lạc giữa con người và động vật nên con người đánh giá thấp chúng. Theo Ishida, Oekaki Logic là kết quả của công trình khoa học của mình, bản vẽ với hình vuông màu đen và trắng.
Năm 1987, Non Ishida đã tham gia vào cuộc thi vẽ tranh cửa sổ Window Art. Người tham gia phải thực hiện một bản vẽ trên một tòa nhà chọc trời với sự giúp đỡ của các cửa sổ, bật hoặc tắt đèn trong phòng. Ishida đã giành giải nhất. Câu chuyện của thợ điêu khắc tre - một huyền thoại của Nhật Bản thế kỷ VIII, đã trở thành Oekaki Logic đầu tiên, phổ biến rộng rãi.
Vào năm 1988, lấy cảm hứng từ chiến thắng trong cuộc thi vẽ tranh không cửa sổ Ishida xuất bản ba câu đố tại Nhật Bản dưới cái tên «Câu đố Window Art».
Cùng thời gian đó nhà văn Nhật Bản Tetsuya Nishio (Nhật西 尾 彻 也) phát minh ra câu đố "Vẽ tranh bằng số » và công bố chúng trong một ấn phẩm khác.
Ban đầu Oekaki Logic không có nhiều những khán giả hâm mộ trò chơi, vì không ai hiểu về nó và biết cách giải. Oekaki Logic được biết đến rộng rãi nhận năm 1989-1990 sau khi công bố trong tờ báo Anh The Telegraph gọi nó là NONOGRAM (NON + diaGRAM), James Delgeti, người đam mê ô chữ nổi tiếng Anh, đã thuyết phục tờ báo đăng câu đố Nhật Bản hàng tuần. Ngay sau đó Oekaki Logic được tìm thấy ở Nga.
Cách chơi.
Hãy xem xét một ví dụ đơn giản bao gồm 9 hàng và 9 cột. Những con số trên xuống, trái sang cho biết số lượng các ô được tô. Ô được tô biểu thị ô vuông màu đen; trường rỗng - bằng các điểm. Để thuận tiện, các số sau khi xác định vị trí sẽ xoá bỏ.
Chú ý đến các cột, nơi mà những con số được đánh dấu bằng vòng tròn màu đỏ. Số 3 có nghĩa là ở cột đó 3 ô liên tiếp được tô, có nghĩa là chúng xác định một vị trí rõ ràng nơi ô được tô, vì chúng ta chỉ có ba dòng. Tô màu chúng.
Gạch bỏ những con số đã được sử dụng. Chú ý đến dòng thứ ba, bởi vì giữa các nhóm phải có ít nhất một ô trống, nên số lượng tối thiểu của các ô bằng với số lượng các cột trong ví dụ này, có nghĩa là dòng thứ ba được quy định một cách rõ ràng (tức là không có lựa chọn khác cho vị trí của các nhóm ô). Bôi dòng này.
Chú ý đến các cột 1 và thứ 7, cũng như hàng 2. Chúng có một nhóm các ô được tô đậm trong một chiều dài ô. Vì vậy, sau khi các ô được tô, chúng ta đặt một ô trống. Trong cột thứ 3 và thứ 9 ô được đã được tô, do vậy tất cả các ô trong các cột đó để trống.
Ở hàng thứ 2, chỉ còn 1 nhóm ba ô được tô chưa được xác định. Nhóm này chỉ phù hợp với một khu vực trống không xác định. Tô khu vực này.
Các nhóm của các ô đã được xác định, đánh dấu các ô trống. Như vậy bạn đã có vị trí một nhóm xác định, kết quả cho thấy hình ảnh. Đó chính là lời giải. | 1 | null |
Ngựa hoang hay ngựa hoang dã (Equus ferus) là những con ngựa không bị thuần hóa bởi con người. Đây là một loài thuộc chi Equus trong đó bao gồm như phân loài ngựa đã được thuần hóa (Equus ferus caballus) cũng như loài ngựa Tarpan chưa bị thuần hóa (Equus ferus ferus) mà ngày nay đã tuyệt chủng và những con ngựa nguy cơ tuyệt chủng là ngựa Przewalski (Equus ferus przewalskii).
Tổng quan.
Ngựa Przewalski được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng và tái nhân rộng thành công trong tự nhiên. Các con ngựa Tarpan đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 19 mặc dù nó là một tổ tiên có thể có của con ngựa nhà và đi lang thang các thảo nguyên của lục Á-Âu tại thời điểm thuần chủng. Tuy nhiên, khác phân loài của Equus ferus có thể tồn tại và có thể là có nguồn gốc con ngựa thuần hóa. Kể từ khi sự tuyệt chủng của ngựa Tarpan nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tái tạo lại kiểu hình của con ngựa này và kết quả là có giống ngựa như Konik và ngựa Heck.
Thuật ngữ ngựa hoang cũng được sử dụng một cách thông tục để chỉ đàn ngựa tự do như những con ngựa hoang như Mustang ở Hoa Kỳ, Brumby tại Úc, và nhiều nước khác. Những con ngựa hoang dã là thành viên chưa được thuần hóa của loài ngựa nhà (Equus ferus caballus).
Hiện nay ở đảo Sable là thiên đường của những chú ngựa hoang dã tự do đi lại khắp đảo. Hòn đảo này còn nổi tiếng với 400 con ngựa hoang dã. Những chú ngựa hiện sống trên hòn đảo này là hậu duệ của những con ngựa bị tịch thu từ chuyến hàng ở Acadians, khi đi ngang qua hòn đảo mà buộc phải bỏ lại một cách bất đắc dĩ trước đây. | 1 | null |
Ngựa hoang Mông Cổ hay còn gọi là ngựa hoang Przewalski Khalkha , takhi; Ak Kaba Tuvan: [] dagy; tiếng Ba Lan: ) hay còn được gọi theo tên khác là ngựa hoang châu Á là những con ngựa hoang phân bố trên những thảo nguyên ở Mông Cổ. Ngựa hoang Mông Cổ là một trong những biểu tượng của hệ động vật Mông Cổ và là tổ tiên của giống ngựa Mông Cổ. Ngựa Przewalski được đặt tên theo nhà thám hiểm người Nga là , người đầu tiên phát hiện ra chúng vào khoảng năm 1880 tại khu vực sa mạc Gobi.
Ngựa Przewalski được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên. Từ năm 1960, loài ngựa quý hiếm này đã được liệt vào nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao của Sách Đỏ. Đây phân loài quý hiếm và nguy cấp của ngựa hoang có nguồn gốc từ các thảo nguyên Trung Á, đặc biệt là Mông Cổ. Từng được xem là tuyệt chủng, ngựa pregoaski đã được tái thả vào tự nhiên Vườn quốc gia Khustain Nuruu, Khu bảo tồn thiên nhiên Takhin Tal và Khu bảo tồn thiên nhiên Khomiin Tal..
Đặc điểm.
Một con ngựa hoang Mông Cổ trưởng thành nặng khoảng 250-300 kg hoặc từ 250–350 kg, cao tầm 1m30 và dài 2m. Loài ngựa màu nâu này có chiếc cổ ngắn một cách đặc trưng. Đặc biệt, ngựa Przewalski có 66 nhiễm sắc thể thay vì 64 như những loài ngựa khác. Thức ăn chủ yếu của loài ngựa thảo nguyên này là cỏ và một số loài thực vật đặc biệt. Vào mùa đông, khi cây cỏ không phát triển một số khu bảo tồn sẽ cho chúng ăn cỏ khô, đậu và ngô. Đây cũng là loài ngựa ăn cỏ lâu nhất với thời gian ăn cỏ trong ngày vượt quá 12 tiếng. Ngựa hoang Mông Cổ có thể phát hiện nguy hiểm từ khoảng cách 300 mét và bỏ chạy ngay lập tức, chúng có khả năng chịu rét và chịu nóng rất tốt cũng như tốc độ chạy tương đối tốt lên đến 60 km/giờ. Loài ngựa này có vòng đời tương đối dài, từ 20-25 năm. Khác với các loài ngựa "hoang" khác đã từng được thuần hóa, loài ngựa hoang Mông Cổ chưa bao giờ được thuần hóa, và là loại ngựa hoang thật sự duy nhất còn tồn tại đến nay.
Lịch sử.
Khoảng 20.000 năm trước, loài ngựa này sống tại Châu Âu nhưng biến đổi khí hậu khiến chúng rời môi trường sống sang Châu Á. Loài ngựa thảo nguyên Mông Cổ này từng có số lượng rất đông đúc, thậm chí chúng còn di cư ngược sang vùng Tây Âu để sinh sống, chúng từng có phân bố ở châu Âu (Ba Lan, Belarus, Litva, Đức, Ukraina và Nga), Kazakhstan, Mông Cổ và Trung Quốc. Sau nhiều thế kỷ chống chọi với sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu thì hiện nay ngựa Przewalski còn là nạn nhân của những kẻ săn bắn trộm, khiến số lượng giảm mạnh.
Theo các câu truyện cổ truyền miệng của Trung Quốc, cách đây 2.000 năm, một phạm nhân bị lưu đày đã nhìn thấy loài ngựa hoang này ở khu vực gần thành Đôn Hoàng, nơi giao với Con đường Tơ lụa. Người phạm nhân lập mưu bắt ngựa để dâng cho vua Hán Vũ Đế nhưng không thành. Thậm chí, nhà vua còn viết một bài thơ về loài ngựa lạ này. Đây là một trong những loài ngựa được sử dụng nhiều nhất trong chiến trận. Chính ngựa này là loài ngựa được quân Mông Cổ sử dụng để đánh chiếm các nước châu Âu và xâm lược Việt Nam trong quá khứ. Ngựa hoang Mông Cổ còn được sử dụng vào mục đích đi săn và là một biểu tượng cho sự dũng mãnh, kiêu hùng của các chiến tướng châu Á thời cổ đại, trung đại và cận đại. châu Âu ghi nhận loài ngựa này vào cuối thể kỷ 19 khi nhà thám hiểm người Nga Đại tướng Nikolai Mikhailovich Przewalski (1839-1888) phát hiện ra chúng tại các núi giáp với sa mạc Gobi khi ông tới miền Tây Mông Cổ vào năm 1879 và phát hiện ra loài ngựa này trước khi du nhập về châu Âu.
Nguy cơ.
Số ngựa Przewalski giảm mạnh sau năm 1945 và chỉ còn lại một nhóm nhỏ trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân của tình trạng này là săn bắn, hoạt động quân sự và áp lực sử dụng đất gia tăng. Ngoài ra, với số lượng ít ỏi ngựa Przewalski trong tự nhiên có thể dẫn đến giao phối cận huyết. Vào thế kỷ 20, loài ngựa này ở trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắt. Vào năm 1969, một nhà khoa học Mông Cổ đã nhìn thấy một con ngựa đực loại này ở sa mạc Gobi. Đây là lần cuối cùng con người nhìn thấy giống ngựa này trong tự nhiên. Ngựa hoang Przewalski đã bị cảnh báo tuyệt chủng từ 44 năm trước. Đến năm 2008 có khoảng 500 con ngựa thuộc loài này đang sống trong tự nhiên và 1.500 con sống trong các vườn thú và khu bảo tồn.
Ngày nay, ngựa Przewlski sống sót nhờ vào việc gây giống trong điều kiện nuôi nhốt. Hiện có khoảng 1.800 đến 2.000 con ngựa Przewalsi đang sinh sống tại vùng thảo nguyên Mông Cổ và các khu bảo tồn trên toàn thế giới. Hiện có tổng số 1.800 con ngựa Przewalski sống trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều con sống tại vườn thú Praha. Khoảng 1/4 số ngựa này được thả vào tự nhiên hồi cuối năm 2011 nhờ thành công của các biện pháp nhân giống thuần chủng. Ngựa hoang Mông Cổ tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là Mông Cổ chỉ còn khoảng hơn 300 cá thể nhưng ngựa pregoaski đã và đang là loài ngựa được nhân giống và thuần chủng nhiều nhất thế giới.
Tại có 27 con ngựa Przewalski đang sinh sống chúng là kết quả của một quá trình dài nỗ lực nhân giống và bảo vệ của Khu bảo tồn kể từ năm 2010. Đặc biệt là việc một con ngựa hoang đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm. , Cộng hòa Séc sẽ đưa thêm các con ngựa hoang Przewalski tới Mông Cổ. Đây là một nỗ lực nhằm đưa loài động vật này trở lại môi trường sống bản địa của chúng. Có ba con ngựa cái và một con ngựa giống đã được đưa đến tỉnh Khomiin Tal, Mông Cổ và thêm bốn con ngựa nữa sẽ được đưa tới Mông Cổ.
Thụ tinh nhân tạo.
Để bảo tồn, người ta đã dùng kỹ thuật nhân giống bằng thụ tinh. Theo phương pháp này đã có con ngựa thuộc giống ngựa hoang Mông Cổ (ngựa Przewalski), được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo do Viện bảo tồn sinh học Smithsonian (SCBI) thực hiện đã mở ra hy vọng mới cho việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Ngựa mẹ đã có một thai kỳ bình thường kéo dài 340 ngày và quá trình sinh sản diễn ra trong 10 phút. Đây là con ngựa hoang đầu tiên ra đời nhờ thụ tinh ống nghiệm. Ban đầu phải thuần hóa ngựa hoang. Họ huấn luyện chúng để có thể thu được mẫu nước tiểu, rồi sau đó thu thập tinh trùng từ ngựa đực. Đồng thời, phải giám sát nồng độ horrmone của ngựa cái và chu kỳ động dục của nó. Từ đó mới có những tính toán phù hợp để quá trình thụ tinh diễn ra thành công.
Rút kinh nghiệm từ những lần thụ tinh nhân tạo không thành công, người ta quyết định rút ngắn quãng đường đi của tinh trùng, với số lượng ít ỏi ngựa Przewalski trong tự nhiên có thể dẫn đến giao phối cận huyết. Thụ tinh nhân tạo sẽ giúp đa dạng hóa nguồn gene, vừa giúp động vật phát triển và duy trì nòi giống, phương pháp này cũng an toàn và hạn chế chi phí phát sinh do phải vận chuyển ngựa hoang đến nơi giao phối. Ngựa hoang Przewalski đã bị cảnh báo tuyệt chủng từ 44 năm trước. Đến năm 2008 có khoảng 500 con ngựa thuộc loài này đang sống trong tự nhiên và 1.500 con sống trong các vườn thú và khu bảo tồn, nhưng rất khó để phát triển lượng cá thể ngựa này bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên
Khám phá mới.
Một khám phá mới vào năm 2018 cho biết ngựa hoang Mông Cổ thực chất là giống ngựa nhà đã bỏ trốn khỏi chủ nhân. Dựa trên một công trình khảo cố tại hai địa điểm ở khu vực Bắc Kazakhstan, gồm Botai và Krasnyi Yar, nơi các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng đầu tiên về sự thuần hóa ngựa cách đây hơn 5.000 năm. Các nhà khoa học đã sắp xếp bộ gene của 20 giống ngựa từ Botai dựa trên những chiếc răng và mảnh xương được khai quật và 22 loài ngựa có nguồn gốc cả châu Á và châu Âu. Sau đó, họ so sánh bộ gene của những giống ngựa cổ đại này với bộ gene đã được công bố của 18 loài ngựa cổ đại và 28 giống ngựa hiện đại cho thấy giống ngựa Przewalski có nguồn gốc từ những con ngựa được người dân Botai nuôi dưỡng cách đây khoảng 5.500 năm trước, điều này có nghĩa giống Przewalski không thực sự là giống ngựa hoang thực thụ, đây được đánh giá phát hiện này là một bất ngờ lớn, đồng nghĩa không còn loại ngựa hoang dã nào tồn tại, phát hiện này cũng đặt ra câu hỏi về nguồn gốc thực sự của những loài ngựa nhà hiện nay.
Trong văn hóa.
Nhiều người truyền tai nhau rằng ở Mông Cổ có tín ngưỡng thờ ngựa, nguồn gốc của tin đồn này là Takhi trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là tinh thần, (được coi là) đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ những năm 1960. Takhi sở hữu khả năng phi cực nhanh, đã có thời các kỵ sỹ Mông Cổ ngày đêm tìm cách khống chế Takhi để mong chú ngựa cái của mình được phối giống với nó, nhưng họ chưa bao giờ làm được điều đó. Người Mông Cổ coi Takhi là bảo vật quốc gia. Việc một số chương trình lên kế hoạch đưa loài ngựa này trở lại các thảo nguyên ở Mông Cổ và sa mạc Gobi có ý nghĩa lớn với đất nước Mông Cổ, nơi ngựa là biểu tượng của tự do và hạnh phúc. | 1 | null |
Pectiniidae là một họ san hô trong bộ Scleractinia.
Phân loại.
Các chi và loài trong họ này gồm:
Echinomorpha nishihirai
Echinophyllia aspera (Ellis & Solander, 1788)
Echinophyllia costata (Fenner & Veron, 2002)
Echinophyllia echinata (Saville-Kent, 1871)
Echinophyllia echinoporoides (Veron & Pichon, 1979)
Echinophyllia maxima (Moll & Best, 1984)
Echinophyllia orpheensis (Veron & Pichon, 1980)
Echinophyllia patula (Hodgson & Ross, 1981)
Echinophyllia pectinata (Veron, 2002)
Echinophyllia tarae (Benzoni, 2013)
Echinophyllia taylorae (Veron, 2002)
Echinophyllia tosaensis (Yabe & Eguchi, 1935) | 1 | null |
Astrocoeniidae là một họ san hô trong bộ Scleractinia. Họ này có mặt có mặt ở các đại dương cận nhiệt và nhiệt đới trên toàn thế giới.
Phân loài.
Tổ chức đăng ký tên các loài đại dương thế giới (WoRMS) gộp Chi (sinh học) và Loài trong họ này như sau: | 1 | null |
Ngựa Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Адуу, "aduu": có nghĩa là con ngựa) là giống ngựa bản địa của Mông Cổ, đây là nòi ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ và sa mạc Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII-XIII. Giống ngựa này hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa rất giỏi chịu đựng và dai sức, tuy chỉ cao từ 130 đến 140 cm nhưng lại dễ nuôi, chỉ thuần cỏ không cũng đủ và vì thế rất ít tốn kém. Ngựa Mông Cổ có vai trò to lớn trong nền văn hóa Mông Cổ.
Người Mông Cổ thuần hóa loài ngựa từ rất sớm. Số lượng chúng lại rất nhiều, người du mục sống theo kiểu truyền thống ở Mông Cổ vẫn còn nuôi hơn 3 triệu con đông hơn dân số của đất nước Mông Cổ. Đó là nòi ngựa chiến nổi tiếng đã được tạo ra trên các vùng thảo nguyên Mông Cổ đến Gôbi từ thời kỳ cường thịnh của đế quốc Nguyên Mông từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV. Đế quốc này đã từng có một đội kỵ binh lớn và thiện chiến dũng mãnh bậc nhất thế giới, những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới, chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đặc điểm.
Ngựa Mông Cổ có tầm vóc cỡ trung bình, thậm chí là có tầm thấp, chúng chỉ cao khoảng 1,4m, toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Chúng có thân hình cân đối, ngực nở, bụng thon, chân to, bốn chân chắc khỏe, lông dày, cổ nở, dáng không đẹp bằng ngựa Ả Rập nhưng rất khoẻ, sức bền bỉ, lại ăn ít. Giống ngựa này có tốc độ chạy khá nhanh từ 30–45 km/h, tốc độ đối đa 40 km/h đặc biệt, giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là "thiên lý mã". Đặc biệt khi phi nước đại, chúng luôn nhoài đầu về phía trước cho nên người cưỡi ngựa rất thuận lợi cho việc sử dụng cung tên mà không lo vướng víu.
Đa phần những giống ngựa ở Mông Cổ đều rất dẻo dai và nổi tiếng trên toàn thế giới. Ngựa Mông Cổ lại dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được. Ở Mông Cổ, Chúng được rèn luyện ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt những con ngựa sống ngoài trời quanh năm ở 30 °C (86 °F) vào mùa hè xuống đến -40 °C (-40 °F) vào mùa đông. Những con ngựa Mông Cổ còn có khả năng biết cào tuyết tìm thức ăn do đó trong lịch sử chúng có thể rong ruổi từ đông sang tây theo những cánh quân Mông Cổ chinh phạt thế giới ở cả những vùng giá lạnh, chúng không hề kén thức ăn như các giống ngựa khác. Trước đây, ngựa đực đều bị thiến (gelding) để khi hành quân không nổi cơn bất tử khi thấy ngựa cái và chỉ những con đực khỏe mạnh nhất mới được giữ lại làm giống.
Ngựa Mông Cổ thì nhỏ gọn, tính chiến đấu cao, có khả năng tự tìm nguồn nước, thức ăn và sống rất khỏe trong mọi điều kiện thời tiết. Là giống ngựa vùng thảo nguyên, tầm vóc không lớn nhưng có sức chịu đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khô hạn của thảo nguyên. Ngựa Mông Cổ là giống ngựa kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác sữa phục vụ cho con người. Nếu ngựa cái được chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt 1lít sữa/con/ngày. Ngựa có kích thước như sau (ngựa cái): Cao vây: 126,9 cm Vòng ngực: 154,2 cm Dài thân chéo: 134,2 cm Vòng ống: 16,8 cm 1.4. M. Ngựa Mông Cổ được huấn luyện sao cho kỵ sĩ có thể bắn cung đủ mọi hướng trong khi chạy nhanh và sao cho thật ổn định khiến cho xạ thủ không bị trở ngại.
Một ưu điểm của tư thế đó là khi chạy nhanh con ngựa bao giờ cũng nhoài đầu về trước khiến cho cung thủ không bị vướng víu, có thể quay ngang quay dọc, trái phải một cách tự do. Ngựa phải được hoàn toàn tự do, không yên cương, không ràng mõm, không chở đồ nặng và chỉ được thắng giàm vào giờ phút cuối cùng trước khi xung trận. Khi hành quân, nếu cần có thể rạch một mạch máu ngay trên cổ con ngựa đang cưỡi để hút máu. Những con ngựa đó được các chiến sĩ nuôi dưỡng trực tiếp từ khi còn nhỏ, ngoan ngoãn và thân cận. Họ có thể ngồi liên tiếp trên lưng ngựa mười ngày liền, ăn ngủ trên đó. Nếu cần họ cắt thịt để dưới yên để cho thịt được "dần" mềm rồi ăn sống.
Mỗi chiến sĩ thường mang theo một đàn (có khi đến 18 con) để thay đổi khi cần nên tốc độ di chuyển của họ rất nhanh khiến cho nhiều nơi thấy họ ào ào kéo tới tưởng như thiên binh thần tướng trên trời đổ xuống. Ngựa Mông Cổ lại dễ nuôi, chỉ ăn cỏ cũng sống được nên vấn đề binh lương tiếp liệu giảm thiểu hẳn. Chiến sĩ Mông Cổ nếu cần có thể uống máu, ăn thịt tọa kỵ của mình nên quân đội không phải cồng kềnh những binh đội phụ thuộc, hoàn toàn có thể tập trung để chiến đấu trong khi quân đội những nơi khác chỉ sử dụng thực sự vào khoảng 1/3 nhân lực. Lúc lâm trận, mỗi kỵ binh Mông Cổ có thể sử dụng cả đôi ngựa và chiến đấu rất xuất sắc.
Sử dụng.
Ngựa Mông Cổ được huấn luyện để dùng cho việc săn bắn, vận chuyển và đặc biệt là dùng trong chiến tranh. Ngựa Mông Cổ gắn liền với sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới đó là sự hình thành và bành trướng của Đế chế Mông Cổ trên toàn thế giới thời đó. Thuật ngữ "vó ngựa Mông Cổ" gây khiếp đảm cho những giống dân bản xứ nhất là ở châu Âu với câu nói "Vó ngựa Mông Cổ đến đâu thì ở đó cỏ không mọc được".
Nhưng con ngựa mới là loài thiết yếu hơn hết trong đời sống du mục. Trên một cõi đất bao la mà những cánh đồng cỏ thường cách nhau hàng trăm dặm đường, người Mông Cổ chỉ trông cậy vào phương tiện giao thông nhanh hơn hết là ngựa.
Sữa của con ngựa được chế biến thành các airag đồ uống, và một số động vật được giết mổ thịt. Khác hơn thế, chúng phục vụ cho cả công việc hàng ngày của những người du mục và trong cuộc đua ngựa. Họ chú trọng sản xuất ngựa thật nhanh, thật nhiều vì mỗi tấc đường đều cần đến ngựa và chỉ có họ mới điều khiển nổi những con ngựa bất kham ấy.
Thuần dạy.
Trong lịch sử, người Mông Cổ cưỡi ngựa thì họ phi ngựa như bay không cần cầm cương, hai tay đều rảnh để cầm vũ khí. Ngựa đang phi họ có thể nhảy xuống đất chạy theo, rồi nhảy trở lại lên lưng như trò xiếc: có thể cưỡi suốt 15 giờ liền, mỗi ngày đi được 75 cây số. Họ rong ruổi đây đó, hoặc theo bầy súc vật hoặc đuổi thú rừng. Cuộc sống trên lưng ngựa đã gây cho người Mông Cổ một tâm hồn khoáng đạt, tự do; những lúc đi xa thường phải phi ngựa đơn độc và tự bảo vệ lấy sinh mạng của mình, do đó họ có tinh thần bình đẳng và tinh thần độc lập mạnh mẽ. Ngoài ra, qua bao thế kỷ, việc nuôi ngựa và say mê thích thú nghề kỵ mã đã tạo ra một số người nặng óc tự tôn, trở thành giai cấp quý tộc Mông Cổ.
Người Mông Cổ rất coi trọng việc chăm sóc bầy gia súc, nhất là thuần dưỡng chiến mã, trong cuộc trường chinh, họ cũng tìm cách bổ sung bầy chiến mã từ nguồn chiến lợi phẩm. Sau những trận chiến, kỵ binh Mông Cổ thản nhiên nhảy xuống ngựa mà không cần buộc dây cương, với loài chiến mã Mông Cổ này, chúng được huấn luyện thuần thục, ít khi cất tiếng hý vang, cũng không dám dời chỗ dù suốt cả ngày cũng vậy trừ khi đêm xuống phải lùa tập trung vào một nơi có nguồn cỏ xanh non, đến sáng người mông Cổ có thể thắng yên trên lưng chiến mã mà không cần phải cho ăn uống tiếp. Trong thời gian chính chiến hoặc trải qua một cuộc hành trình dài, ít khi người Mông Cổ cho ngựa ăn nhiều, vì theo họ, trong lúc đang di chuyển khó nhọc, ăn vào ngựa dễ sinh bệnh. Trong khi đó các bộ lạc ở phía Nam Trung quốc không biết được bí quyết này, thường cho ngựa ăn uống dọc đường quá nhiều nên ngựa rất hay đau yếu
Người Mông Cổ rất có kinh nghiệm thuần dưỡng, huấn luyện loài chiến mã, họ huấn luyện ngựa giống ngay từ khi nó được một vài tuần tuổi, vì vậy khi được ba tuổi trở lên, giống ngựa Mông Cổ đã trở nên thuần thục, phục tùng chủ nó mà không hề dám cưỡng lại. Đối với những con ngựa bất kham, khó dạy, người Mông Cổ thường bỏ đói hoặc buộc dây cương ngắn khiến đầu nó phải ngất cao lên, cho đến lúc nào con ngựa mỏi gối chồn chân, hết thái độ ương ngạnh thì họ mới thả và cho chúng ăn uống Người Mông Cổ còn biết phân biệt hai loại chiến mã. Loại ngựa giống chưa bị lai tạo được gọi là "Công Mã", loại thứ hai gồm những con đã lai giống gọi là "Loa Mã". Người Mông Cổ đã biết dùng loại ngựa nòi (ngựa đực giống)-Công Mã làm đầu đàn, thường thì mỗi "Công Mã" được giao nhiệm vụ kiềm chế năm sáu chục con "Loa Mã", loại Công Mã này thường rất khỏe và hung hãn khiến những con Loa Mã khác phải khiếp sợ và phục tùng Có thể nói rằng việc tập luyện chiến mã của người Mông Cổ đã đạt đến trình độ công phu và tuyệt diệu, vó ngựa trường chinh của kỵ binh Mông Cổ đã khiến người phương Tây khiếp sợ và hết sức thán phục
Phương tiện.
Số ngựa ở Mông Cổ còn nhiều hơn cả số dân, và loài ngựa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa ở Mông Cổ. Người Mông Cổ coi loài ngựa như là bạn đồng hành trong suốt cả ngày lẫn đêm. Ngựa vừa là niềm vui vừa là sự tự hào của người dân Mông Cổ. Loài ngựa phổ biến trong văn hóa của người Mông Cổ tới nỗi, nếu một ai đó muốn đi vệ sinh họ sẽ bảo với những người xung quanh rằng: Để tôi đi xem con ngựa của mình một lát.
Trẻ con Mông Cổ học cưỡi ngựa từ năm 3 tuổi, gần như cùng thời điểm với lúc chúng tập đi chập chững những bước đầu tiên. Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội Nadaam, hàng nghìn con ngựa được tập hợp lại để chuẩn bị cho 3 môn thể thao chính là đua ngựa, bắn cung và đấu vật. Quãng đường diễn ra cuộc đua ngựa là từ 15–30 km. Trước mỗi cuộc đua, mỗi địa phương sẽ chọn ra một người lãnh đạo đội thi của mình (còn gọi là Gal trong tiếng Mông Cổ) sẽ lĩnh trọng trách huấn luyện ngựa đua của mình bằng những phương pháp đặc biệt được truyền từ đời này sang đời khác.
Khác với các nước phương Tây, dân Mông Cổ cầm dây cương ngựa bằng một tay, và dùng những bàn đạp nhỏ hơn. Họ cũng không đặt tên cho mỗi con ngựa của mình, mà thay vào đó dùng những từ chỉ màu sắc để gọi chúng. Có tới hơn 300 từ chỉ màu sắc thường được dùng để phân biệt những con ngựa với nhau ở Mông Cổ, và đặc biệt hơn là không ai nhầm lẫn khi sử dụng chúng. Có một số quy định bắt buộc cần phải tuân theo khi muốn chinh phục một chú ngựa Mông Cổ là không được mặc quần áo quá sặc sỡ, không được mặc những thứ phát ra tiếng sột soạt, luôn mặc quần dài và phải trèo lên lưng ngựa từ phía bên trái, không được ngồi hay quỳ gối ở gần ngựa.
Với khách du lịch nước ngoài, một khóa học thường kéo dài ít nhất 7 ngày, đối tượng để du khách lựa chọn thường là những con ngựa non khoảng 2 tuổi, đơn giản là bởi vì chúng sẽ dễ bảo hơn những con ngựa già khác. Bắt đầu từ việc làm quen với ngựa, tìm hiểu những thói quen riêng của từng con, học cách chăm sóc vỗ về chúng trong suốt cả ngày và mức độ cao nhất là khi một du khách có thể điều khiển ngựa để chăn những đàn cừu, dê hay bò trên thảo nguyên. Những con ngựa được huấn luyệt tốt có khả năng chạy liên tục dù không còn người chủ ở trên lưng.
Tại Việt Nam, trại ngựa Trung Nguyên là một phần của trang trại Krông Á. Ban đầu, ngựa nuôi chủ yếu là giống ngựa Mông Cổ, dáng thấp bé. Về sau có thêm những con ngựa hay nhất của trường đua Phú Thọ. Ban đầu, Trung Nguyên chỉ nuôi những giống ngựa bạch có nguồn gốc từ đất nước vó ngựa là ngựa Mông Cổ và một vài giống ngựa có nguồn gốc khác về nuôi thử nghiệm. Hiện nay, Việt Nam đang có dự án Luật Cảnh sát cơ động thay thế cho Pháp lệnh Cảnh sát cơ động trong đó có nội dung về việc tăng thêm một số tổ chức mới như Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh. Theo đó, tiếp nhận 105 con ngựa Mông Cổ để phục vụ cho Trung đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh hoạt động. Phần lớn số ngựa vẫn đang được thuần dưỡng ở Thái Nguyên với sự huấn luyện của chuyên gia nước ngoài, số ngựa sau khi được thuần dưỡng sẽ phục vụ tuần tra, phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đảm bảo an ninh trật tự; đồng thời phục vụ các nghi lễ, nghi thức.
Ẩm thực.
Người Mông Cổ trước đây thường không ăn thịt ngựa. Nếu cùng đường, bất đắc dĩ phải ăn thịt ngựa trong trường hợp không còn gì ăn, để cứu đói, thì bao giờ người ta cũng chừa lại cái đầu và cất công mang lên đỉnh núi cao nhất để thờ. Người Mông Cổ ăn xúc xích thịt ngựa gọi là kazy và uống thứ rượu làm từ sữa ngựa gọi là airag. Họ chuộng thịt bò và thịt cừu hơn, song thịt ngựa vẫn được nhiều người chọn dùng vào mùa đông giá lạnh vì nó ít cholesterol và thịt ngựa được giữ cho không đông và theo truyền thống, người Mông Cổ tin rằng thực phẩm này giúp cho cơ thể ấm hơn. Người Kazakhstan cũng là dân du mục nên sử dụng thịt ngựa làm thực phẩm thông dụng. Người Kazakhstan có nhiều cách chế biến thịt ngựa như là, xúc xích thịt ngựa gọi là shuzhuk, thịt ngựa sấy khô gọi là sur-yet.
Ngoài ra, Ngựa là nguyên liệu cho nhiều sản phẩm do con người làm trong suốt lịch sử, trong đó có các sản phẩm phụ từ việc giết ngựa lấy thịt hay thu thập những sản phẩm từ những con ngựa sống. Sản phẩm thu được từ ngựa sống như sữa ngựa, được các trại chăn nuôi ngựa sản xuất, chẳng hạn như ở Mông Cổ, người ta để cho sữa ngựa lên men rồi sản xuất gọi là kumis (giống như chất rượu) Hiện nay loại này vẫn còn quan trọng đối với các dân tộc Trung Á thảo nguyên, Huno-Bulgar, gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ: Bashkirs, Kalmyk, Kazakh, Kyrgyzstan, Mông Cổ, người Duy Ngô Nhĩ, và Yakuts. Máu ngựa đã từng được sử dụng như thực phẩm của người Mông Cổ và các bộ lạc du mục, người ta đã tìm thấy nó là một nguồn dinh dưỡng thuận tiện khi đi đoạn đường quá xa hay đi du lịch. Người Mông Cổ uống máu ngựa làm cho họ đi xe trong thời gian dài mà không cần dừng lại để ăn.
Trong văn hóa.
Tín niệm.
Giống ngựa lừng danh Mông Cổ lại không phải là linh vật tổ (Tô-tem) của người Mông Cổ, với tất cả các đặc tính ưu việt của giống ngựa Mông Cổ như khỏe mạnh, bản năng sinh tồn lớn, sức chịu đựng phi thường, khả năng thích nghi vô tận, nhưng cho dù rất ưu việt so với nhiều giống ngựa khác trên thế giới, nhưng ngựa Mông Cổ vẫn không có tính chiến đấu cao vì bị thiến. Ngựa chiến phải là ngựa bị thiến để ngựa không phải bận tâm tìm bạn tình, chính vì vậy ngựa chiến không có khả năng chiến đấu cao với thiên địch, không thể nào chiến thắng được kẻ thù truyền kiếp là sói. Đặc biệt là, cho dù là ngựa Mông Cổ, loài ngựa này vẫn bị con người bắt giữ và thuần hóa dễ dàng.
Ở Mông Cổ, trong đó ngựa có khoảng trên 2,5 triệu con. cuộc đời du mục nơi thảo nguyên bao la, rộng lớn, nên chỉ có thể trông cậy vào người bạn đường là ngựa. Ngựa là thứ qúy nhất với người Mông Cổ. Ngựa chở người, thồ hàng, ngựa chăn cừu, đi săn, trước đây, nó chinh chiến cực dẻo dai. Môn đua ngựa cũng được dân Mông Cổ ưa chuộng nhất, rồi mới đến bắn cung, đấu vật. Với người Mông Cổ, ngựa tượng trưng cho sức mạnh, sự trung thành, sức sống mãnh liệt và may mắn. Ở nông thôn, trẻ em 3 tuổi đã được cha, anh dạy cưỡi ngựa. Đến 10 tuổi, chúng đã phi ngựa như bay. Quanh phố phường Ulaanbaatar, bắt gặp nhiều tượng người cưỡi ngựa
Có rất nhiều tư thế khác nhau. Ngựa tung vó kiêu hùng phi nước đại, đầu ngẩng cao, hai vó trước như bay lên. Ngựa cong người, chúc đầu khi bị ghìm cương. Ngựa thung thung đi bước một. Tượng người cưỡi ngựa phi nước đại, tung vó lao về phía trước vẫn nhiều hơn cả, gợi nhớ hình ảnh người hùng trên lưng ngựa chiến, chinh phục khát vọng bá chủ thế giới, tung hoành khắp 2 châu lục Á - Âu một thời. Bức tượng người cưỡi ngựa lớn nhất Mông Cổ đến thời điểm này là tượng Thành Cát Tư Hãn, được hoàn thành vào năm 2008, tại khu tượng đài mang tên Thành Cát Tư Hãn, trên cùng đặt bức tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi trên lưng ngựa chiến bằng thép sáng loáng, cao 40m, nặng 250 tấn.
Biểu tượng.
Tulpar là thuật ngữ chỉ một loài ngựa có cánh huyền thoại ở các nước Trung Á, ở Mông Cổ chúng được xem là giống ngựa Mông Cổ. Đây cũng là loài ngựa có cánh hay còn gọi là ngựa bay, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại châu Á. Ngựa Tulpar trong Thần thoại Thổ Nhĩ Kỳ, Tulpar trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Á cũng có nghĩa là "ngựa có cánh". Tulpar xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại ở khu vực này. Một trong những truyền thuyết kể lại rằng, anh hùng dân gian người Tuvan, Oskus-ool, đã sử dụng những gì còn lại của con ngựa Tulpar yêu quý để tạo ra cây đàn violon đầu tiên. Người ta tin rằng Tulpar là sự kết hợp mang tính biểu tượng giữa ngựa và chim săn mồi, hai loài vật thường được người dân Trung Á sử dụng trong săn bắt. Tulpar đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Á. Nó là biểu tượng trên quốc huy của Kazakhstan và Mông Cổ.
Văn học.
Trong văn hóa có con Tiểu hồng mã, là con ngựa của Quách Tĩnh trong tiểu thuyết của Kim Dung, nó phục vụ cho Quách Tĩnh từ khi ở Mông Cổ cho đến khi Quách Tĩnh theo Tống chống Mông Cổ. Về lai lịch của con hồng mã này không biết ở hang cùng núi thẳm nào ra đây. Nó được khắc họa là một con ngựa hồng nhỏ toàn thân lông đỏ như máu và đổ mô hôi máu giống như là một con hãn huyết mã. Ngựa hay ở Mông Cổ tuy nhiều nhưng cũng ít con bằng được nhưng so với con tiểu hồng mã này.
Nó xuất hiện ban đầu khi xông thẳng vào bầy ngựa cắn đá túi bụi, lại nhanh như chớp xông vào bầy ngựa gây náo loạn, sau đó con hồng mã ấy phi mau như gió, trong khoảnh khắc nó đã chạy xa tít, đứng cách mấy mươi trượng giậm vó hí dài, tựa hồ vô cùng đắc ý. Người ta bắn tên thì con ngựa ấy vô cùng nhanh nhẹn, đợi tên bay gần tới chợt quay ngoắt qua một bên, thân pháp cực mau. Thoáng cái chỉ thấy xa xa ánh hồng chớp lên, con ngựa hồng lại phóng như bay về phía bắc không thấy bóng dáng.
Kim Dung còn mô tả cảnh Quách Tĩnh thuần phục ngựa hồng mã, Quách Tĩnh tay trái nắm cứng đám lông bờm trên gáy con tiểu hồng mã. Con hồng mã hoảng sợ càng phi nhanh, thân hình bị kéo đi như bay trên không nhưng ngón tay vẫn nắm chắc bờm ngựa không buông. Quách Tỉnh ngồi lên lưng ngựa phóng ngược trở lại Con tiểu hồng mã ấy lúc thì đứng thẳng giơ hai chân trước lên, lúc thì tung vó sau đá mạnh, lồng lộn như bị ma ám nhưng vẫn không hất được vật trên lưng. Con tiểu hồng mã lồng lên cắn đá vòng quanh bãi cỏ hơn một giờ mà khí thế càng lúc càng mạnh.
Quách Tĩnh bám cứng vào lưng ngựa như bị dây buộc chặt lên đó, cứ theo lưng ngựa nhô lên hụp xuống không hề rơi xuống. Phàm là tuấn mã ắt có tính bướng, nhưng sau khi bị chế phục nhất định sẽ trung thành kính sợ chủ nhân suốt đời, nếu đông người hợp lực đối phó thì nó thà chết cũng không chịu khuất phục. Quách Tĩnh bị con tiểu hồng mã quần tới mức toàn thân ướt đẫm mồ hôi, đột nhiên đưa cánh tay phải luồn xuống cổ ngựa, hai tay ôm chặt siết chặt, con tiểu hồng mã lồng lên cắn đá nhưng giãy ra không được, cuối cùng không thở được nữa, không sao chịu nổi, đột nhiên đứng yên bất động. Con tiểu hồng mã thè lưỡi liếm mu bàn tay dáng vẻ mười phần thân thiết. | 1 | null |
Ngựa thồ hay ngựa thồ hàng là tên gọi chỉ những con ngựa dùng chở hàng trên lưng (thồ), thường được một người đi trước dắt. Ngựa thồ được sử dụng để vượt qua địa hình khấp khỉu, gập gềnh mà các loại xe có bánh không thể đi được. Ngựa thồ được sử dụng từ thời kỳ đồ đá mới cho đến ngày nay và chúng vẫn là một phần quan trọng của giao thông vận tải hàng ngày trong chuyên chở hàng hóa trong suốt phần lớn ở các nước thế giới thứ ba.
Trong hàng trăm con ngựa những con ngựa thồ đã âm thầm làm lợi cho chủ, hàng hóa được vận chuyển từ nơi nầy sang nơi khác, phát triển giao thương giữa các vùng, các quốc gia, đặc biệt là ngựa thồ đã góp phần không nhỏ vào việc vận tài hàng hóa trên Con đường tơ lụa xuất phát từ Trung Hoa qua các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afganistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, La Mã. Ngựa thồ cũng quan trọng đối với các nước có địa hình đồi núi, nơi cơ giới chưa cho phép giao thông thuận tiện.
Đặc điểm.
Một con ngựa thồ có sức khỏe có thể chở trên lưng 100 kg. Giàm ngựa chở thắt bằng dây tra loại lớn hơn giàm ngựa cỡi, không dùng róc rách mà dùng hai đoạn cây gỗ dài độ tấc rưỡi, bằng ngón tay cái, gọi là róng. Nơi cổ có mang chiếc chuông nhỏ, khi ngựa đi, ngẩng lên, cúi xuống, lắc đầu phát ra tiếng leng keng leng keng. Ngựa chở dùng kiều mộc, bằng gỗ, thắng đái, hậu thu và choàng hầu (choàng từ kiều qua phía trước ức ngựa – ngựa cỡi không cần) đều đan bằng sợi mây chẻ nhỏ vót mỏng.
Trên kiều mộc còn có cái ngàm. Khi không chở hàng thì bỏ ngàm ra và lót bao bố lên đây ngồi. Ngựa thồ vẫn còn khá nhiều và thường được sử dụng để chuyên chở thuốc lá, cau dừa cho các lái buôn Trung Quốc trong nội địa Việt Nam hoặc để chở muối lên vùng cao. Không hiếm khi ta thấy trên đường nông thôn hay trên quốc lộ những đoàn dài ngựa thồ hàng chất cao đến oằn lưng, dây cương lằng nhằng và theo sau là nhiều chú ngựa non không được chăm sóc cẩn thận.
Dụng cụ để chở hàng: chở các loại hạt ngũ cốc dùng đôi vịt (bằng sợi mây vót mỏng đan kín), có khi dùng bao bố, chở các loại quả lớn như thơm, mít dùng đôi giỏ thưa, chở thuốc lá, rễ giún… thì hai bên hai kiện. Khi chở hàng người đi sau ngựa để nhắc chúng ở những đoạn đường khó. Bảo ngựa cẩn thận hô “bướ bước”, bảo ngựa đi thật chính giữa đường hô “xanh, xanh”, bảo ngựa chú ý tránh các chướng ngại vật hai bên, qua chỗ hẻm hẹp thì hô “lách, lách”, đứng lại là “họ” (thường nói một tiếng kéo dài).
Ở Việt Nam vào thời chống Pháp những người có ngựa chở lập thành đội gọi là “đội mã tải”, mỗi năm cả người chủ và ngựa phải thi hành bao nhiêu ngày công nghĩa vụ theo quy định để chở lương thực tại địa phương và đi dân công vận tải vào Khánh Hòa, lên Tây Nguyên. Đến nay, có những công trình xây dựng trên núi cao, ngoài máy ra thì chỉ có ngựa thồ mới có thể tiếp cận chở vật liệu, thiết bị máy móc do đó ngựa thồ không bao giờ hết việc. Thường xuyên là chở đường trầm, lúa rẫy, chuối, sắn, bắp, đậu phộng từ núi xuống; chở cá mắm, vật tư nông nghiệp, hàng nhu yếu phẩm từ xuôi lên. Từng nhóm, từng đoàn ngựa thồ phì phò, lặc lè, vô cùng hiệu quả, ít khi có sơ suất, tai nạn xảy ra.
Ở Việt Nam.
Các giống ngựa nội ở Việt Nam nổi tiếng là có khả năng thồ hàng, đặc biệt là ở những vùng địa hình gồ ghề khúc khuỷu nơi các phương tiện cơ giới bằng bánh không đáp ứng được. Ở Việt Nam, ngựa thồ từ những giống ngựa nội là vật nuôi quen thuộc của người dân vùng cao, nhưng trong bối cảnh xe máy ngày càng rẻ, đường sá ngày càng được nâng cấp, nên ngựa ngày càng ít đi trên nhiều vùng sơn cước. Tuy nhiên, ở một số huyện của tỉnh Lào Cai như Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương… những con ngựa dùng để cưỡi hoặc thồ hàng vẫn là hình ảnh rất thường gặp và hấp dẫn đối với du khách..
Ngựa Việt Nam là giống ngựa mang đặc điểm thồ là chủ yếu, một phần sử dụng để kéo ở vùng núi, trung du và đồng bằng, chúng giỏi đi lại ở mọi địa hình núi cao, nhưng có tầm vóc nhỏ, ngoại hình chưa cân đối. Chúng có thể thồ hàng chừng 40–50 kg, kéo xe 400–500 kg, kéo tối đa 700 kg, sức giật khi kéo xe: 100 kg. Hiện nay có chừng 180.000 con ngựa các loại, 70% tập trung tại miền thượng và trung du Bắc Việt, dùng để kéo xe, thồ hàng và sử dụng trong quân vụ. Từ năm 1977, Việt Nam nhập nòi ngựa Cabardin của Liên Xô để lai giống với nòi ngựa cũ, vốn có vóc dáng nhỏ bé so với các loài ngựa khác trên thế giới.
Phú Yên.
Từ trước nay, ngựa là phương tiện vận tải chính của người An Xuân, đây là giống ngựa Phú Yên nổi tiếng. Chỉ có ngựa mới thồ được hàng hóa, nông sản từ ruộng dưới thung, rẫy trên núi về nhà; hoặc băng qua những con đường lầy lội, trơn trợt, lởm chởm đá tảng, đá cuội mà xuống đồng bằng, về thị trấn Chí Thạnh để mua bán nông sản. Có thời, ở An Xuân, nhà nào cũng nuôi ngựa. Dân vùng này sống không thể thiếu ngựa được. Ngựa chính là cái chân, là cái xe của người An Xuân.
Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê giao dịch quen thuộc một thuở ngựa xe qua núi, qua đèo một thời trấn biên Nam Trung Bộ. Dọc dài vùng bán sơn địa này, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ Dẫu có đường sá được xây dựng nhưng ngựa thồ vẫn tỏ ra đắc dụng trên những quãng đèo núi xa xôi cách trở.
Dọc dài vùng bán sơn địa Quán Cau, người dân vẫn còn nuôi, kinh doanh và sử dụng ngựa thồ thường ngày. Không tấp nập giữa thời cơ khí nhưng hàng trăm ngựa thồ vẫn lặng lẽ cùng dân quê. Dẫu có đường sá được xây dựng nhưng ngựa thồ vẫn tỏ ra đắc dụng trên những quãng đèo núi xa xôi cách trở, với khoảng 500 con, vùng An Hiệp hiện có mật độ ngựa nuôi thuộc loại nhiều nhất miền Trung. Tiện lợi, nhanh gọn, chi phí rẻ hơn vận tải xe theo đường vòng, làng ngựa thồ mới tồn tại sung túc trước phong trào sắm xe tải khắp nơi.
Công việc của giống ngựa này là cùng chủ buổi sáng lên rẫy là phân bón, giống má, đồ ăn thức uống, rồi cả trẻ con theo trên lưng ngựa. Đoạn nào dễ đi thì người lớn cũng trên lưng ngựa, mấy đoạn dốc khó thì xuống dắt ngựa. Từ vùng này tắt lên phía tây Tuy An, Sơn Hòa đều phải dùng ngựa thồ nông sản. Tiện lợi, nhanh gọn, chi phí rẻ hơn vận tải xe theo đường vòng, làng ngựa thồ mới tồn tại sung túc trước phong trào sắm xe tải khắp nơi.
Khánh Hòa.
Ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa có dòng họ nhiều đời nay đã chăm bẵm những vó ngựa để chở nước tới cho miền đất hàng trăm năm thiếu nước. Số lượng đàn ngựa ngày càng tăng, có thời điểm có trang trại lên tới 30 cá thể, trước đây trong gia đình chỉ có 2–3 con ngựa để phục vụ thồ hàng, vật liệu chở nước cho gia đình. Thời gian này việc nuôi ngựa có giá trị về nhiều mặt trong cuộc sống. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà dần dà số lượng ngựa ngày càng tăng. Ngựa trong trại được mua từ rất nhiều nơi như Đà Lạt, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu và trong đó nhiều nhất là Đà Lạt vì nơi đây ngựa đa dạng về chủng loại bao gồm cả ngựa lai và ngựa cỏ (ngựa Đà Lạt) và ở duyên hải miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
Chở hàng bằng ngựa tiết kiệm được nhiều chi phí. Mỗi chuyến chở hàng giá cả thấp, đường xa hàng nặng thì có thể hơn trăm nghìn đồng. Còn bình thường, khách hàng chỉ mất khoảng vài chục nghìn đồng. Cũng vì vậy mà đàn ngựa của gia đình không thiếu việc làm mặc dù người dân đã sắm nhiều động cơ hay xe máy để vận chuyển. Theo thời gian, nhiều phương tiện chuyên chở ra đời và thịnh hành, người dân không còn háo hức với việc dùng ngựa nữa. Vó ngựa cũng không còn nhộn nhịp trên đường quê như ngày nào. Tuy nhiên, xã Vạn Lương đến nay vẫn sống trong cảnh thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt. Do đó, trên những tuyến đường địa phương, tiếng vó ngựa lóc cóc thồ hàng, chở nước trở thành hình ảnh thân thương và quen thuộc. | 1 | null |
Phú (chữ Nho:賦) là một thể văn chương cổ của Việt Nam, xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một thể văn vần có từ thời nhà Hán nhưng thể phú thông dụng nhất tại Việt Nam là loại đặt ra từ đời nhà Đường, nên còn gọi là Đường phú. Những thể khác ít dùng là:
Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. Nhưng từ cái ý chính tả ngoại cảnh, một bài phú thường liên kết với nội tâm để tả tình.
Lịch sử.
Thể phú được các vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kỳ thi Hương và thi Hội thì bài phú là một phần của kỳ ba (tam trường).
Thể thức Đường phú.
Bài phú có hai yếu tố chính là có vần và có đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu, tức cuối vế thứ nhì thì gieo vần. Ví dụ như trong bài "Phú hỏng thi" của Trần Tế Xương:
Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, có tên là:
Luật vần.
Đường phú có thể áp dụng một trong ba luật vần:
Phép đặt câu.
Số câu trong bài phú không nhất định, muốn đặt bao nhiêu cũng được. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ, gọi là "tứ tự". Nếu xếp mấy câu bốn chữ liền nhau thì có thể gieo cùng một vần, gọi là vần "liên châu".
Sau câu "tứ tự" thì đến thân đoạn. Số chữ mỗi câu có mấy loại, căn cứ trên cách ngắt câu.
Phú trong văn học Việt Nam.
Văn chương tiếng Việt còn lưu lại những bài phú nổi tiếng như bài "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成道歌) của vua Trần Nhân Tông, soạn bằng chữ Nôm
Thế kỷ 19 thì còn truyền lại bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng.
Phú chữ Hán thì có bài "Ngọc tỉnh liên phú" của Mạc Đĩnh Chi và "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu.
Ngoài ra văn chương Việt Nam còn dùng thể Đường phú để làm văn tế. | 1 | null |
Bộ San hô cứng hay San hô đá (danh pháp khoa học: "Scleractinia") là các loài san hô có khung xương cứng. Chúng xuất hiện đầu tiên vào Kỷ Trias giữa và là hậu duệ của san hô tabulata và rugosa sống sót vào cuối kỷ Permi. Phần lớn các rạn san hô hiện đại được hình thành từ các loài scleractinia. Số loài san hô đá được dự báo là giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các họ.
Các họ trong bộ này gồm: | 1 | null |
La Cán (sinh tháng 7 năm 1935, quê ở Tề Nam tỉnh Sơn Đông), từng là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tiểu sử.
La Cán tốt nghiệp kỹ sư ở Trường Viện nghiên cứu sắt và thép Bắc Kinh. La Cán Gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 6 năm 1960, tham gia công tác tháng 5 năm 1962.
Sau đó, ông đến Đông Đức và dành 8 năm làm sinh viên và tốt nghiệp chuyên ngành nung đúc cơ khí Học viện luyện kim Bergakademie Freiburg cũng như làm việc trong các nhà máy thép. Trở về Trung Quốc, La Cán tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp thép.Sau đó trở thành giám đốc của Ủy ban Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam vào năm 1980 và phó giám đốc Ủy ban Xuất nhập khẩu tỉnh Hà Nam. Năm 1981 ông làm Phó Tỉnh trưởng Hà Nam. Đến năm 1983 làm Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Trung Quốc.
La Cán phát triển mối quan hệ thân thích với Thủ tướng Lý Bằng và trở thành học trò của ông ta. Sau đó, La Cán trở thành Bộ trưởng Bộ lao động vào năm 1988.
La Cán được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng nhà nước năm 1993 (phục vụ cho đến năm 2003), và trở thành một thành viên của Bộ chính trị vào năm 1998, Tổng thư ký Quốc vụ viện, Ủy viên quốc vụ. Ở chức vụ Bộ trưởng An ninh, giữ chức vụ trưởng Phòng 610, ông ta thực hiện những "cú đánh mạnh" chống lại các cuộc biểu tình, điều mà khiến ông ta bị buộc tội cho những vụ hành quyết gia tăng, và là người chỉ đạo trực tiếp đàn áp các cuộc biểu tình như cuộc biểu tình Bộc bố câu đại bá vào năm 2004. Ông ta là người có công chính đối với Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Vào 10 giờ sáng thứ Tư ngày 15 tháng 10 năm 2003, một hồ sơ kiện đã được đệ trình lên Toà án Quốc gia (Audiencia Nacional) tại Tây Ban Nha để tố cáo Giang Trạch Dân và trưởng "Phòng 610" La Cán về tội diệt chủng và các tội tra tấn khác.
Là thành viên lâu lớn tuổi nhất của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, ông nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 17 vào mùa thu năm 2007. | 1 | null |
Truyền hình độ nét chuẩn, hay còn được biết đến là SDTV (viết tắt của "Standard Definition in Television"), là loại kỹ thuật phát truyền hình với một trong hai độ phân giải phổ biến nhất là 480i và 576i. Kỹ thuật phát này được gọi là "chuẩn" vì nó rất phổ biến trong cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trước khi bị thay thế bởi truyền hình độ nét cao.
Tại Hoa Kỳ, SDTV kỹ thuật số phát sóng với tỉ lệ giống như các tín hiệu NTSC với màn hình rộng mà phần trung tâm bị cắt. Tuy nhiên, các quốc gia khác trên thế giới dùng hệ thống màu PAL hay SECAM, truyền hình độ nét chuẩn hiện nay dùng với tỉ lệ với sự chuyển giao công nghệ vào giữa những năm thập niên 1990 và 2000. | 1 | null |
Megamind là bộ phim được dàn dựng bởi máy tính, phát hành ở định dạng 3D. Bộ phim được hãng phim DreamWorks Animation sản xuất và phát hành bởi công ty Paramount Pictures. Megamind có cách dẫn chuyện khá hấp dẫn và lôi cuốn ngay từ những giây phút đầu tiên. Thời ấu thơ của Megamind và Metro Man được giới thiệu với những nét đối lập nhau giữa siêu anh hùng và tội phạm tạo nên sắc thái hài hước, có phần châm biếm cho bộ phim. Những câu thoại hóm hỉnh của các nhân vật khiến khán giả bật cười liên tục trong suốt chiều dài hơn 90 phút phim. Tính cách các nhân vật chính được xây dựng rõ rệt nhưng đều toát lên vẻ hài hước, đáng yêu thu hút không chỉ trẻ em mà cả người lớn.
Nội dung.
Megamind đưa người xem bước vào thế giới của những siêu nhân và ác nhân. Nhân vật chính của phim là Megamind - tên tội phạm thông minh nhất thế giới và cũng là kẻ thất bại nhất. Trong suốt nhiều năm liền, hắn cố gắng chinh phục thành phố Metro City nhưng đều bị siêu anh hùng khoác áo choàng Metro Man đánh bại. Trong khi Metro Man luôn được người dân thành phố tung hô và tán dương thì Megamind luôn bị mọi người căm ghét và xa lánh. Một ngày, âm mưu hoàn hảo của hắn đã hạ gục được Metro Man.
Thành phố Metro City rơi vào tay Megamind. Tuy nhiên, sau khi Metro Man ra đi thì chẳng còn ai là đối thủ của Megamind nữa. Vì lâu ngày không được chiến đấu, hắn rơi vào tâm trạng buồn bã, chán nản và quyết định tự tạo ra một siêu anh hùng mới để chống lại mình. Tuy nhiên, tên siêu nhân mới được tạo nên lại trở thành một kẻ tội phạm và đi phá hoại khắp nơi. Lúc này, ác nhân Megamind buộc phải ra tay vì thành phố Metro City xinh đẹp. Sánh vai cùng với Megamind và Metro Man là nữ phóng viên gợi cảm Roxanne Ritchi. Một cuộc phiêu lưu mới bắt đầu diễn ra. | 1 | null |
Bắc Từ Liêm là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý.
Quận Bắc Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía tây, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 45,24 km², dân số năm 2020 là 340.605 người, mật độ dân số đạt 7.529 người/km².
Lịch sử.
Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm như sau:
- Thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát.
- Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc.
- Thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
- Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai.
- Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương. Phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự nhiên và 27.566 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đông Ngạc trên cơ sở 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu của xã Đông Ngạc.
- Thành lập phường Đức Thắng trên cơ sở 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu còn lại của xã Đông Ngạc.
- Thành lập phường Xuân Đỉnh trên cơ sở 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu của xã Xuân Đỉnh.
- Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Đỉnh.
- Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở 217,70 ha và 33.346 nhân khẩu của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở 403,43 ha và 44.488 nhân khẩu còn lại của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phúc Diễn trên cơ sở 209,03 ha và 21.820 nhân khẩu của xã Phú Diễn; 8 ha và 1.914 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía Nam quốc lộ 32 và phía Tây Sông Nhuệ). Phường Phúc Diễn có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở 189,62 ha và 19.514 nhân khẩu còn lại của xã Phú Diễn; 62,58 ha và 7.548 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía Bắc quốc lộ 32). Phường Phú Diễn có 252,20 ha diện tích tự nhiên và 27.062 nhân khẩu.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 10,32 ha diện tích tự nhiên thuộc địa giới hành chính phường Cổ Nhuế 1 về phường Nghĩa Tân của quận Cầu Giấy quản lý.
Hành chính.
Quận Bắc Từ Liêm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Giao thông.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện đang được đầu tư xây dựng.
Giáo dục.
Quận Bắc Từ Liêm tập trung khá nhiều trường đại học và các cơ sở đào tạo lớn như:
Hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống đường sắt đô thị.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Đông), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện đang được đầu tư xây dựng.
Tuyến số 3 "(Đang xây dựng)": Ga Nhổn - Ga Minh Khai - Ga Phúc Diễn → (Quận Nam Từ Liêm) | 1 | null |
Nam Từ Liêm là một quận nội thành nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội...
Địa lý.
Quận Nam Từ Liêm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km về phía tây, có vị trí địa lý:
Quận có diện tích 32,17 km², dân số năm 2020 là 269.076 người, mật độ dân số đạt 8.364 người/km².
Lịch sử.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; 536,34 ha diện tích tự nhiên và 34.052 nhân khẩu của xã Xuân Phương (phía Nam quốc lộ 32); 137,75 ha diện tích tự nhiên và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ) thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm như sau:
- Thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn.
- Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.
- Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
- Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu còn lại của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn; 41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu còn lại của xã Mỹ Đình. Phường Cầu Diễn có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu của xã Xuân Phương.
- Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1263/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, điều chỉnh 1,86 ha diện tích tự nhiên thuộc địa giới hành chính phường Mỹ Đình 2 về phường Mai Dịch của quận Cầu Giấy quản lý.
Hành chính.
Quận Nam Từ Liêm có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Mễ Trì, Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương.
Giao thông.
Có quốc lộ 32, tỉnh lộ 70A, tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Bắc Hồng - Văn Điển và đại lộ Thăng Long chạy qua.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá) trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021; tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống đường sắt đô thị.
Tuyến số 3 "(Đang xây dựng)": (Quận Bắc Từ Liêm) ← Ga Cầu Diễn → (Quận Cầu Giấy)
Giáo dục:.
Một số trường THPT như: Trường THPT Việt Đức, Trường THPT Tây Mỗ...
Các trường thuộc ĐHQGHN: Trường Đại học Việt - Nhật, Trường Quản trị và Kinh doanh. Một số trường khác: Trường Đại học Hòa Bình, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Trường Đại học Công nghệ Đông Á.. | 1 | null |
Con mồi hay thú mồi là một thuật ngữ sinh thái học chỉ về một động vật là đối tượng bị săn bắt và ăn thịt từ một động vật ăn thịt gọi là động vật săn mồi nhằm mục đích cung cấp nguồn sống (thức ăn) để duy trì sự sống cho những động vật săn mồi. Nói chung, thuật ngữ này đề cập đến tất cả các loại động vật mà những loại động vật ăn thịt có thể ăn thịt được khi kiếm ăn. Một con mồi có thể được săn đuổi từ những kẻ thù hoặc động vật săn mồi và bị bắt sống, sau đó giết và ăn thịt tươi sống tại chỗ hoặc có được do cướp đoạt, giật trộm của những loài săn mồi khác. Trong phạm vi khái niệm này đề cập về các loài thú là nhiều hơn, đối với loài chim người ta có khái niệm chim mồi và các loại cá thì có khái niệm cá mồi.
Khái yếu.
Con mồi bao gồm hầu hết các động vật ăn cỏ và nhiều động vật ăn thịt, động vật ăn tạp bị săn bắt bởi các loài động vật khác to khỏe hơn hoặc mạnh mẽ, nguy hiểm hơn, cũng có thể đó là những động vật đau yếu, già yếu, bị thương, thậm chí chính là những đồng loại của nhau khi có nạn đói hoặc khi có cơ hội. Số lượng và mật độ các loài săn mồi liên quan trực tiếp đến số lượng và mật độ con mồi, ảnh hưởng đến biến động dân số của con mồi và kẻ thù. Nếu quần thể những con mồi thu hẹp hoặc giảm thì quần thể những kẻ ăn thịt cũng giảm theo tạo sự cân bằng sinh thái. Nhiều động vật ăn thịt (đặc biệt là trong lãnh nguyên) chuyên săn một loại con mồi cụ thể. Trong trường hợp này, mặc dù khá phụ thuộc vào chu kỳ dân số của cả hai loài. Như vậy con mồi chính là nguồn thực phẩm quan trọng duy trì sự sống cho các loài động vật ăn thịt.
Thuật ngữ con mồi còn đặt trong hoàn cảnh của những cuộc săn bắn của con người, theo đó con mồi hay còn gọi là vật săn, chiến lợi phẩm là đối tượng hướng đến của những cuộc săn bắn, những trò chơi chết chóc của con người, theo nghĩa này thì tất cả các loài động vật ăn thịt hay ăn cỏ, từ nhỏ đến lớn đều có thể trở thành con mồi của con ngườ. Từ chuột, thỏ, cáo, sói, lợn rừng, hươu nai cho đến gấu, hổ, voi, cá voi trong những cuộc săn bắn như săn thỏ, săn hươu, săn cáo, săn sói, săn lợn rừng, săn hổ... Thuật ngữ con mồi còn được hiểu theo nghĩa rộng dùng để chỉ về những nạn nhân của một âm mưu, hành vi nào đó của con người như cướp, lừa đảo, buôn bán người, lừa tình...
Ở góc độ sinh thái học, con mồi gắn liền với khái niệm chuỗi thức ăn, nó là một động vật đứng trước hoặc liền kề ở chuỗi thức ăn trong mối liên hệ với động vật ăn thịt. Con mồi rất phong phú đa dạng. Từ những động vật thủy sinh, phiêu sinh, phù du làm mồi cho các loại động vật nhỏ hơn như cá, sâu bọ, giáp xác, chân khớp, cho đến những con côn trùng, sâu bọ, ếch nhái, rắn rết làm mồi cho các loài ăn thịt lớn hơn như chim, thú, rắn, trăn, bò sát và những con thú cỡ nhỏ làm mồi cho những con thú lớn hơn như chuột (con mồi truyền thống của mèo), thỏ (con mồi truyền thống của cáo, sói)... và những động vật ăn cỏ tầm trung là con mồi của nhiều loài dã thú khác chẳng hạn như hươu nai, linh dương, lợn rừng (là con mồi truyền thống của các loài báo, chó sói, chó rừng, hổ, sư tử) cho đến các loài động vật lớn như trâu rừng, bò tót, ngựa vằn, voi là con mồi của các loài mãnh thú như hổ, sư tử hoặc các loài dã thú có tập tính săn bắt theo đàn như chó sói, linh cẩu... Một loài có thể là con mồi cho nhiều loài động vật khác vì mỗi kẻ ăn thịt, kẻ ăn mồi thường có chế độ ăn uống rất phong phú để có thể tồn tại.
Chiến thuật.
Quan hệ giữa con mồi và kẻ săn mồi là đối tượng rất thú vị của những nghiên cứu về các phản ứng và hành vi của con mồi để ứng phó với sự hiện diện của một động vật ăn thịt hoặc khám phá những chiến thuật khác nhau giữa hai loài này trong các trận đánh và đuổi những kẻ săn mồi với con mồi hoặc những cuộc rượt đuổi, săn bắt của những loài động vật này, dây là những trận chiến sinh tử sống còn giữa hai loài, nếu con mồi thất bại, bị tóm, có nghĩa là số phận của chúng đã kết thúc, nếu chúng chạy thoát thì sẽ đẩy nguy cơ chết đói về phía những loài động vật ăn thịt. Ở một số loài săn mồi ngay cả khi nó phát hiện sự hiện diện của những kẻ săn mồi khác nhau không chỉ hành vi mà còn cấu trúc hay nội dung của hóa chất trong cơ thể của họ thể chất của chúng.
Tốc độ và lanh lợi.
Có nhiều chiến thuật quan trọng của con mồi khi thoát khỏi nguy hiểm từ kẻ thù là những kẻ ăn thịt đói khát, một trong nhiều cách đó chính là tốc độ. Dùng tốc độ cao và sự bền bỉ để tạo nên sức rướn mạnh và tốc độ tối đa chạy thoát khỏi hiểm nguy, chạy thoạt khỏi kẻ thù của mình điển hình là các loài hươu nai và linh dương trong việc đối mặt với kẻ thù truyền kiếp của chúng là hổ (đối với nai) và báo săn (đối với linh dương) cũng như những kẻ thù khác như sói, sói lửa, chó hoang châu Phi. Một số loài, như đà điểu, thỏ rừng, linh dương cố gắng chạy thoát bằng cách đột ngột thay đổi hướng di chuyển, trong khi các loài linh dương khác, như linh dương Nam Phi, chạy nhanh theo đường thẳng Chiến thuật kết hợp vừa chạy vừa ẩn nấp, tận dụng các địa hình gập gềnh, nhiều hang hóc để chạy và luồn lách hòng thoát khỏi sự truy sát của kẻ thù, điển hình có thể thấy là chuột, vừa có tốc độ cao lại giỏi chui rúc trong cuộc chơi chết chóc với kẻ thù truyền thống là loài mèo và những con thỏ ẩn theo bản năng khi gặp nguy hiểm đe dọa trong cuộc săn đuổi với kẻ thù truyền thống là loài cáo.
chẳng hạn như những cuộc rượt đổi của báo săn và linh dương, khi săn mồi báo săn tiến gần đến con mồi tiềm năng đặc biệt nhắm vào những con mồi đặc biệt nhắm vào những con tơ, những con chậm chạp và thiếu cảnh giác, khi nó và linh dương lao vào trận chiến rượt đuổi thì sự khác biệt giữa sống và chết không chỉ là tốc độ mà còn là tầm nhìn. Tầm nhìn càng quan trọng hơn với con linh dương con linh dương giống như hầu hết các con mồi khác thì mắt được cấu trúc ở hai bên hộp sọ do đó trong khi thì việc bố trí hai mắt ở hai bên đầu của linh dương giúp nó giúp nó có tầm nhìn lên đến 270 độ, chỉ cần xoay nhẹ đầu nó có thể quan sát được 360 độ xung quanh. Ngoài ra mắt của chúng rất nhạy cảm ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất của con thú săn mồi do đó khi trong tầm quan sát của linh dương thì con báo phải hoàn toàn bất động. Linh dương là những con mồi có khứu giác rất nhạy do đó báo săn phải tiếp cận linh dương theo chiều người gió và con báo từ từ tiến lại, nó dồn tập trung vào những con linh dương lạc đàn, mải mê gặm cỏ và không cảnh giác.
Thông thường khi rượt đuổi những con mồi nó chung và những linh dương nói riêng, báo săn sẽ chọn tấn công và rượt theo những con linh dương trong địa hình trống trải và trơn tru với một đòn tấn công bằng đường thẳng sẽ giúp báo đạt tốc độ tối đa vì những vật cản sẽ làm con báo mất thêm vài bước nữa khiến nó mất đi lợi thế. Đối với báo săn khi bắt đầu quá sớm, nó có thể nhanh đuối sức và không thể bắt được con mồi những con linh dương có thể chạy hơn 80 km/h nhưng linh dương có thể duy trì tốc độ trong thời gian dài chúng giống như những vận động viên chạy đua đường trường trong khi báo săn chỉ có thể chạy nước rút ngoài ra con linh dương còn có một chiến lược quan trọng khác là vừa chạy vừa nhảy lên nhảy xuống theo kiểu nhảy tưng tưng, chúng vừa chạy, vừa bật nhảy thật cao vào không trung lên đến gần 3 m điều này làm con linh dương liên tục vào trong và ra ngoài tầm nhìn của con báo làm nó mất phương hướng và nhiều khi buộc phải bỏ cuộc.
Con linh dương có thể vừa chạy vừa di chuyển sang hai phía theo kiểu chạy lạng lách và mỗi lần chuyển hướng con linh dương buộc báo phải thay đổi hướng chạy làm mất thêm 2 giây trong một cuộc săn đuổi này và nếu chuyển hướng 10 lần trong một cuộc rượt đuổi thì con linh dương sẽ đẩy con báo tới tốc độ giới hạn của sự chịu đựng. Con linh dương có thể chậm hơn con báo nhưng trong quá trình tiến hóa đã cung cấp cho nó một vụ khí phòng vệ tiềm năng đó là sự lanh lợi. Những con linh dương lại ít khi vượt quá ngưỡng nhiệt độ khi chạy với tốc độ cao do nó có hệ thống làm mát tự nhiên, trước khi đến não, máu được đi qua một nhóm mạch máu và được làm lạnh nhanh chóng bằng một lượng khí từ khoang mũi rộng giống như bộ phận tản nhiệt trong xe hơi, nó ngăn những chất lỏng quan trọng không bị quá nhiệt cho nên dù nhiệt độ con linh dương chạm đến mức 42 độ thì bộ não nó vẫn được bảo vệ và được làm mát mặc dù đang chịu áp lực nhưng khi nhiệt độ của báo chạm tới mốc 49 độ thì cơ thể con báo đã đưa ra lời cảnh báo hoặc nó phải cho con linh dương thoát hoặc nó sẽ chết khi săn con mồi.
Ngụy trang.
Mô hình động vật ngụy trang, để trốn tránh khỏi sự chú ý hoặc phát giác của kẻ thù nhiều động vật đã chọn giải pháp ngụy trang, biến hóa vào môi trường, hoàn cảnh mình đang tọa lạc ví dụ như ẩn mình trong đá, nước cành, lá, hoặc tương tự, chẳng hạn như bọ gậy. Hoặc theo bản năng chúng sẽ đứng im bất động hoặc giả chết để thoát khỏi hiểm cảnh, phương thức này đặc biệt có hiệu quả đối với việc đối phó những loài động vật săn mồi dựa vào xúc giác như như rắn như rắn độc hoặc trăn, điều này cũng có thể thấy ở loài thỏ khi gặp phải trăn hoặc rắn thì chúng sẽ im hơi bất động trong khi gặp cáo, sói thì chúng sẽ bỏ chạy. Nhiều loài động vật sử dụng hình dáng, màu sắc hay các đặc điểm khác biệt của cơ thể để hạn chế nguy cơ bị tấn công và thoát khỏi những cuộc truy bắt của kẻ thù.
Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó. Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm. Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau. Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.
Loài cóc sống trong các khu vừng nhiệt đới ở Panama có hình dạng giống như những chiếc lá khô đã ngả màu vàng. Vì sống trong các khu rừng nhiệt đới, nơi dễ bị tấn công và trở thành con mồi của những loài động vật to lớn khác, nên đặc điểm này giúp chúng ẩn mình vào những đám lá và tránh được sự tìm kiếm của kẻ thù. Loài côn trùng lá ở Malaysia có vẻ bề ngoài rất giống một loài thực vật, với phần thân có màu sắc và hình dáng của một chiếc lá. Nhờ vào lợi thế này, chúng có thể đánh lừa thị giác của những kẻ săn mồi một cách dễ dàng. Để tránh sự tấn công của chim, thằn lằn hoặc những loài động vật săn mồi khác, sâu bọ nhảy có thể khiến kẻ thù giật mình bằng cách xoay người, làm lộ hai đốm đỏ, gây nhầm lẫn với đôi mắt của các loài động vật lớn hơn. Khi quay người vào trong, đôi cánh của con bọ sẽ có màu trùng với màu sắc của vỏ cây.
Cách ngụy trang của một loài côn trùng thuộc họ muỗm, được gọi là katydid, sống ở rừng nhiệt đới của Panama, là bám vào những cây địa y có màu sắc tương tự như màu da của chúng. Vào ban ngày, loài côn trùng này nằm im bất động trên các thân cây. Chúng thường đi kiếm ăn vào ban đêm. Một loài côn trùng tận dụng màu sắc bắt mắt và dễ bị lẫn với các bông hoa lạc tiên để ẩn mình khi gặp nguy hiểm. Khả năng ngụy trang giúp chúng đánh lạc hướng kẻ thù khá hiệu quả. Một loài muỗm khác có bộ chân buông dài giống như những nhánh cây con. Để lẩn trốn, loài này thường bám vào các thân cây mảnh có nhiều nhánh cây nhỏ. Tuy nhiên, cách ngụy trang này đôi khi vẫn bị một số loài động vật như khỉ, chim, thằn lằn, ếch, rắn, phát hiện.
Một loài nhộng bướm ở Costa Rica thường trú trong các chiếc lá cuộn tròn. Khi nhìn ngước lên, đôi mắt giả trên cơ thể con nhộng khiến những con chim nhỏ có ý định tiến lại gần phải sợ hãi và tránh xa. Một loài côn trùng được gọi là Hyalymenus nymph có hình dáng và hành động giống như các con kiến ăn nhựa cây. Nhờ đó, các loài có ý định tấn công chúng sẽ tránh xa vì cho rằng đây là những con kiến hung dữ. Tuy nhiên, nếu đàn kiến phát hiện được cách ngụy trang này, chúng sẽ tấn công các con côn trùng. Màu sắc bí ẩn và hình dáng giống như một chiếc lá sẽ bảo vệ loài bướm nhiệt đới Geometridae khỏi nguy cơ bị tấn công.
Riêng đối với ngựa vằn, Đặc điểm nổi bật nhất của ngựa vằn là các sọc trên cơ thể nhờ đó cơ thể con ngựa hòa lẫn với môi trường sống có nhiều cỏ và các vằn của con ngựa thường có hướng thẳng đứng ở nửa thân trước, riêng nửa thân sau thì có hướng nằm ngang. Khi các con ngựa đứng gần nhau, các hoa văn hòa lẫn và chồng khít vào nhau khiến kẻ khác khó có thể phân biệt từng con riêng biệt. Điều đó khiến con thú ăn thịt khó có thể xác định mà tách riêng từng con ngựa để tấn công. Các hoa văn này là một cách tự vệ tự nhiên. Những đường kẻ sọc sẽ giúp bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài động vật ăn thịt nhờ tạo ra ảo ảnh quang học, sọc ngựa vằn có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp nó tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt và côn trùng sống ký sinh. Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh.
Vũ trang chống trả.
Tự vũ trang để tự vệ, theo đó những con mồi sẽ tránh khỏi sự truy sát của kẻ thù thậm chí chống lại và giết chết kẻ thù bằng những vũ khí của chính mình chẳng hạn như sừng, ngà, lông, gai, chất độc hoặc mùi hôi, hóa chất... một ví dụ điển hình là Voi có thể tự bảo vệ mình với ngà rất lớn của chúng. Voi là động vật lớn nhất trên cạn, có sức mạnh và đặc biệt là cặp ngà của mình cho nên dù là con mồi nhưng hầu hết chúng ít gặp kẻ thù. Trong tự nhiên chúng chỉ có thể bị đánh bại bởi sư tử, một loài dã thú mạnh mẽ và lại săn bắt theo bầy đàn. Tuy nhiên chỉ những con voi con hoặc con voi già yếu, những con voi lạc đàn mới có nguy cơ mất mạng. Hoặc những con bò tót là biểu tượng cho sức mạnh, với tấm thân lực lưỡng, cơ bắp cho nên chúng có rất ít kẻ thù trong tự nhiên, chỉ trừ loài hổ. Hay là như con nai sừng tấm với bộ sừng rất lớn để đe dọa các loài sói, gấu và thậm chí là sử dụng trong những cuộc chiến để tranh giành bạn tình.
Thậm chí với những con linh dương dù nhỏ nhưng con linh dương với sừng nhọn hoát trên đầu sẽ bị đâm chết con báo săn nếu nó thực hiện những cuộc tấn công không chính xác. Những con linh dương lớn hoặc linh dương mẹ có thể tấn công lại và đuổi báo săn đi có trường hợp ghi nhận một con linh dương Gemsbok mẹ đã đánh đuổi một đàn báo săn khi những con báo này, nó dùng sừng nhọn tấn công báo săn khi cả hai đang khống chế con con. Bên cạnh đó báo săn còn phải tháo chạy trước sự to khỏe của các con linh dương đầu bò trong trường hợp bị báo săn tấn công, các con linh dương đầu bò có thể liều lĩnh chống trả và đuổi báo săn đi ngay cả những động vật nhỏ hơn như cáo tai dơi nếu liều lĩnh và dữ tợn trong cuộc đối đầu với báo săn cũng khiến cho báo phải bỏ chạy ngay cả khi đã rượt và bắt được
Ngựa vằn đồng bằng là con mồi ưa thích của sư tử, báo săn, linh cẩu, chó rừng và cá sấu. Tuy nhiên, những vằn sọc trên người của ngựa vằn là cách ngụy trang giữa những đám cỏ xavan giúp chúng thoát khỏi những thú ăn thịt. Và nếu bị dồn vào đường cùng, ngựa vằn có thể chống trả lại. Đã không ít lần những con sư tử bị ngựa vằn đá gãy chân phải bỏ chạy. Ngựa vằn với cơ thể to lớn và khỏe mạnh có thể đánh đuổi những loài thú ăn thịt, kể cả những con báo. Trong nhiều tình huống, những cú đá như trời giáng của chúng có thể khiến con sư tử dũng mãnh té lăn quay xuống đất. Những con ngựa đực thường xuyên rèn luyện kỹ năng đá bằng 2 chân sau. Đôi khi, những con ngựa trong đàn cũng đấu với nhau để rèn luyện kỹ năng chiến đấu. Những con tê giác với thân hình đồ sộ và tấm da dày như một bộ áo giáp đã trở nên bất khả xâm phạm, hoặc những con hà mã với lớp da giày khó có thể xuyên thủng.
Những con mồi cũng có thể tự bảo vệ bằng sự đoàn kết được đặc trưng bởi một lối sống theo bầy, theo đó giúp chúng gia tăng sự cảnh giác đối với kẻ thù chẳng hạn như một bầy nai sẽ có sự cảnh giác, chú ý cao hơn vì có nhiều cá thể quan sát hơn so với một cá thể nai đi lạc, tuy có bản năng cảnh giác và sợ sệt nhưng có thể chúng không bao quát như khi đi theo bầy. Hoặc những đàn bò rừng, đàn trâu rừng khi gặp hổ, sói chúng sẽ tự vệ bằng các quây vòng, những con non và già yếu ở vòng trong, những con khỏe mạnh ở vòng ngoài và chĩa sừng ra như một đội hình chiến đấu, khiến cho hổ, sói phải kinh sợ mà rút lui.
Một số loài các có cách tự vệ thụ động hơn bằng cách co rút lại trong những tấm giáp sinh học, đặc thù của những loài vật này là nhím, khi bị tấn công nhím sẽ cuộn tròn và xù lông lên và những gai nhọn tủa ra và đâm vào kẻ thù nếu chúng cố tình tấn công. Một số loài khác như rùa có chiến thuật co đầu, rút cổ vào những cái mai cứng mà không có nhiều loài vật có thể xuyên thủng được, tương vự vậy là các loài ốc có thể rút mình vào những vỏ ốc xoắn để lẩn tránh sự tấn công của kẻ thù, một hình thái tương tự cũng diễn ra ở các loài động vật có mảnh vỏ như trai, hàu, hến... khi bị đe dọa hoặc tấn công chúng sẽ kép mảnh vỏ lạ và núp trong đó. Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.
Cảnh báo.
Một trong những phương thức tự vệ của con mồi chính là sự cảnh báo, trong đó Sự nổi bật là những dấu hiệu chống động vật ăn thịt hữu hiệu. Nhiều loại động vật sở hữu những dấu chấm phòng vệ để tránh bị ăn thịt, bao gồm có các mẫu hoa văn nhằm giảm bớt nguy cơ bị phát hiện (sự ngụy trang), để cảnh báo rằng con vật này có chứa độc tố hay không thể ăn thịt được (cảnh báo màu sắc), hay để bắt chước giả làm con vật khác hay vật thể khác ("bắt chước" và "giả dạng"). Bên cạnh đó, nhiều loài như bướm, ngài và cá đều có hơn hai cặp dấu chấm tròn, thường được gọi là "những đốm mắt". Những dấu chấm tròn ở các loài vật như ở bướm chống lại các loài động vật ăn thịt rất hiệu quả vì chúng là những nét riêng nổi bật, chứ không đơn thuần chúng bắt trước hình thù con mắt của chính kẻ thù của động vật ăn thịt.
Nhiều đốm mắt rất hữu hiệu khi hăm dọa được hay làm cho động vật ăn thịt giật mình, và có thể giúp ngăn chặn một cuộc tấn công, những con mồi bắt chước những con mắt của chính kẻ thù của loài động vật ăn thịt. Những phản ứng của loài chim rừng ăn thịt đối với các mẫu hoa văn đặc biệt như những đốm mắt đáng sợ với nhiều hình dạng, kích cỡ, số lượng khác nhau những con ngài giả có dấu tròn không sống lâu hơn những con có nét nổi bật khác và những con có dấu đốm mắt khiến cho động vật ăn thịt tránh xa chúng, những con có kích thước lớn, có nhiều dấu đốm và nét nổi bật. Các loài chim đều có xu hướng tránh những con ngài có những dấu như dấu gạch và dấu hình vuông cũng giống như chúng tránh những con bướm đêm giả có dấu hình hai con mắt.
Kết hợp.
Nhiều loài bò sát nhỏ như rắn và thằn lằn sống trên mặt đất hoặc dưới nước có nguy cơ bị các loại động vật ăn thịt săn bắt và ăn thịt. Vì vậy trốn tránh kẻ thù là hình thức phổ biến nhấttrong kỹ năng tự vệ của các loài bò sát. Hầu hết các loài rắn và thằn lằn nhận biết từ dấu hiệu đầu tiên của mối nguy hiểm bằng lông tơ, trong khi đó rùa và cá sấu sẽ lao vào nước và lặn đi mất. Bò sát cũng có thể tránh đối đầu bằng cách ngụy trang. Bằng cách sử dụng một loạt các màu xám, xanh và nâu, những loài động vật này có thể hòa lẫn đáng kể vào nền của môi trường tự nhiên. Nếu nguy hiểm phát sinh một cách bất ngờ, cá sấu, rùa, một số loài thằn lằn, và một số loài rắn sẽ rít thật to khi phải đối mặt với kẻ thù. Thằn lằn dễ rụng phần ngọn của đuôi để thoát thân. Nếu các phương thức này không ngăn chặn kẻ thù, các loài khác nhau sẽ áp dụng chiến thuật phòng thủ khác nhau. Một số loài có thể cắn, một số sẽ sử dụng đầu để đe dọa, một số đuổi kẻ thù lên cạn, trong khi đó một số loài có thể dùng nọc độc.
Các loại con mồi.
Của chim săn mồi.
Con mồi của loài đại bàng rừng châu Phi rất phong phú và đa dạng. Thức ăn chính của chúng là động vật có vú với con mồi điển hình có khối lượng 1–5 kg tương đương với trọng lượng con mồi của đại bàng martial hoặc đại bàng đen, đây là trọng lượng của con mồi là chuột lang hyrax, trong các khu rừng nhiệt đới tại Vườn quốc gia Bờ Biển Ngà, trọng lượng con mồi trung bình ước tính của đại bàng rừng châu Phi là cao hơn 5,67 kg, chúng là loài chim săn mồi hiện sống duy nhất thường xuyên tấn công con mồi có trọng lượng vượt quá 9 kg. Linh dương Bushbuck (Tragelaphus scriptus) hoàn toàn trưởng thành là con mồi lớn nhất được biết của đại bàng rừng châu Phi. Chúng có thể nâng một khối lượng lớn hơn khối lượng cơ thể của mình trong khi bay.
Đại bàng rừng châu Phi là một trong số ít những loài chim săn mồi có khả năng săn bắt được khỉ trưởng thành. Nhóm ưa thích trong chế độ ăn uống của chúng là các loài khỉ thuộc chi Cercopithecus, khỉ đuôi đỏ (Cercopithecus ascanius) là con mồi điển hình. Con mồi có thể là các loài khỉ khác, chẳng hạn như các loài Piliocolobus badius, Colobus guereza, Lophocebus albigena, Cercopithecus mitis, C. Wolfi, C. Diana, C. campbelli, C. petaurista, Procolobus verus và Colobus polykomos. Tất cả các con khỉ châu Phi hoạt động ban ngày nặng vượt quá 2 kg ở tuổi trưởng thành. Khỉ cái Cercopithecus có thể dao động trong khoảng 2,7-4,26 kg (6,0-9,4 lb) và khỉ đực 4,1-6,9 kg tùy thuộc vào loài. Như khỉ mangabey và khỉ colobus cân nặng vượt quá 5 kg lúc trưởng thành. Những con khỉ có trọng lượng lên đến 10–15 kg cũng có thể bị bắt. Đôi khi đại bàng rừng châu Phi có thể bắt các con khỉ đầu chó non hoặc khỉ cái trưởng thành và các loài tương tự, như Khỉ đầu chó vàng, Khỉ đầu chó olive (Papio Anubis), Khỉ đầu chó Chacma (P. Ursinus), Khỉ đầu chó Drill (Mandrillus leucophaeus) và Mandrills (M. sphinx). Động vật linh trưởng châu Phi có trọng lượng dưới 2 kg, gần như hoàn toàn sống trên cây và ăn đêm, có thể thỉnh thoảng cũng bị săn bắt.
Bên ngoài của các khu rừng nhiệt đới, chế độ ăn uống của đại bàng rừng châu Phi có xu hướng đa dạng hơn, gồm cả linh dương và chuột lang hydrax. Các con mồi linh dương chủ yếu là các loài linh dương nhỏ như linh dương Suni (Neotragus moschatus), nặng khoảng 5 kg (11 lb) hoặc thấp hơn một chút, chẳng hạn như dik-dik (Madoqua kirkii) và Duiker xanh (Philantomba monticola). Linh dương lớn hơn, thường nặng khoảng 10 kg, có thể bị tấn công (chủ yếu là con non), bao gồm klipspringer (Oreotragus oreotragus), steenbok (Raphicerus campestris), grysbok sharpe (R. Sharpei) và duikers nhỏ, đặc biệt là Duiker đỏ (Cephalophus natalensis). Trong số các loài linh dương lớn hơn có thể bị săn lùng, chẳng hạn như Bushbuck, linh dương Thomson (Eudorcas thomsonii), rhebok xám (Pelea capreolus) và Impala (Aepyceros melampus), thường là con non và đôi khi là con cái trưởng thành. Các loài duikers lớn nhất đã bị giết chết nặng khoảng 20 kg, và con mồi đặc biệt có thể lên đến 30 kg.
Tất cả bốn loài chuột lang hyrax cũng bị săn bắt bởi đại bàng rừng châu Phi. Động vật có vú khác đã được ghi nhận như con mồi cơ hội, trong đó có dơi, thỏ rừng (Lepus sp.), chuột nhảy (Pedetes sp.), chuột mía(Thryonomys sp.), sóc mặt trời (Heliosciurus sp.) Và chuột chù voi Bốn ngón (Petrodromus tetradactylus), nhím Cape nhỏ(Hystrix africaeaustralis). Những động vật có vú các loại, thường nhỏ hơn so với các loài linh trưởng và động vật móng guốc, thường bị săn khi nhóm con mồi ưa thích tại địa phương là khan hiếm. Động vật ăn thịt có vú đôi khi cũng bị săn bắt, từ loại nhỏ hơn như cầy Mongoose (Mungos mungo), cầy cusimanses, cầy hương châu Phi (Nandinia binotata) hoặc cầy genets đến các loại lớn như chó rừng lưng đen (Canis mesomelas) hoặc Cầy giông châu Phi (Civettictis Civetta). Đại bàng rừng châu Phi săn bắn chim lớn khi động vật có vú khan hiếm, nhưng ở Nam Phi chúng cũng là một thành phần khá phổ biến trong chế độ ăn uống.
Chim mồi có thể bao gồm cò quăm, gà francolins, gà ibis, chim bồ câu, đà điểu non(Struthio camelus) và con non của diệc và cò. Các loài chim mỏ sừng cũng là con mồi điển hình như Hồng hoàng mũ đen (Ceratogymna atrata). Thậm chí cả Cò già Marabou (Leptoptilos crumeniferus) cũng bị săn bắt. Ở Kenya, rắn, bao gồm cả rắn độc, cũng được bổ sung vào chế độ ăn uống. Kỳ đà cũng có thể bị ăn thịt, kể cả những loài lớn nhất châu Phi, như kỳ đà sông Nile (Varanus niloticus) và kỳ đà đá (V. albigularis). Các vật nuôi, bao gồm gà (Gallus gallus domesticus), gà tây (Meleagris gallopavo), mèo (Felis catus), chó nhỏ (Canis lupus Familiaris), lợn nhỏ (Sus scrofa domesticus), cừu (Ovis Aries), dê (Capra aegagrus hircus), cũng trở thành con mồi khi con mồi tự nhiên bị cạn kiệt.
Hầu hết các con mồi của đại bàng đuôi nhọn bị bắt trên mặt đất và ít hơn trong không trung. Kể từ khi người châu Âu đưa các loài thỏ đến châu Úc, chúng đã trở thành con mồi chủ yếu trong chế độ ăn uống của con đại bàng đuôi nhọn trong nhiều khu vực. Động vật có vú lớn hơn được đưa tới như cáo và mèo hoang đôi khi cũng bị bắt, trong khi động vật bản địa như kanguru wallaby, kanguru nhỏ, thú có túi possum, gấu túi koala và chuột túi bandicoot cũng bị săn bắt. Trong một số khu vực, các loài chim như vẹt mào, vịt, quạ, cò quăm và thậm chí đà điểu Emu cũng là con mồi thường xuyên. Chúng ít khi ăn bò sát, tuy nhiên chúng cũng săn rồng Australia, kỳ đà và rắn nâu. Đôi khi có thể săn kanguru đỏ lớn, hoặc đẩy dê rơi ra khỏi sườn đồi dốc và bị thương, sau đó giết nó. Xác chết cúng là một nguồn thức ăn quan trọng. Chúng có thể phát hiện các hoạt động của quạ Australia là quạ xung quanh một xác chết từ một khoảng cách lớn, và lao xuống để chiếm nó. Chúng thường thấy bên lề đường ở vùng nông thôn Úc, ăn động vật đã bị chết do tai nạn giao thông.
Hầu hết các con mồi của đại bàng mào dài là động vật gặm nhấm, như chuột răng khía, chuột mía lớn, chuột nước, chuột cỏ bốn sọc, và có thể chiếm đến 98% trong chế độ ăn uống. Những con mồi khác bao gồm chim nhỏ, thằn lằn, động vật chân đốt và cá, và cả thức ăn có nguồn gốc thực vật. Các con mồi này gồm có cú gỗ châu Phi, gà Phi, bìm bịp, ó đen, gà, rắn, thằn lằn, ếch nhái, cá hồi, bọ cánh cứng, cào cào, châu chấu, rết và cua. Bông chanh dải chàm Loài chim này ăn cá và các loài côn trùng thủy sinh. Nó đậu trên đá và cành cây vươn ra và lặn thẳng đứng xuống nước để bắt con mồi. Khi bắt được con mồi, nó tha lên nơi đậu để mổ và nuốt con mồi. Kền kền Kền kền ít khi tấn công một con thú khỏe mạnh nhưng có thể giết chết những con bị thương hay bị bệnh, Chúng nuốt ngấu nghiến thức ăn khi thức ăn còn thừa thãi cho đến lúc diều căng phồng và ngồi xuống và ngủ hoặc gật gù như ngủ để tiêu hóa thức ăn. Chúng không tha thức ăn cho những con chim non của chúng mà ọe ra từ diều để nuôi con. Loài chim này giúp làm sạch môi trường, đặc biệt là ở những xứ nóng.
Spizaetus isidori săn một loạt các động vật có vú như sóc, khỉ sóc, nhím, gấu mèo coati và các loài động vật có vú cỡ trung bình sống trên cây khác. Chúng cũng săn bắt các loài chim như gà Mỹ. Cắt cười chủ yếu bắt các loài rắn, bao gồm cả những loài rắn độc như rắn san hô, thằn lằn, và ít khi bắt hơn, động vật gặm nhấm nhỏ, dơi và rết. Cắt cười đâm bổ vào con mồi của nó lúc đang bay, sau đó mổ vào phía sau đầu con mồi, đôi khi nghiến đứt đầu con mồi trong quá trình vồ bắt. Nó tha thức ăn lên cành cây và ăn. Nó có thể tha những con rắn nhỏ trong mỏ và nuốt con mồi từ đuôi, đối với con rắn lớn loài chim cắt cười này kẹp bằng móng vuốt với đầu con mồi hướng về phía trước, sau đó xé con mồi thành mảnh. Chim hù săn mồi chủ yếu về đêm, hầu hết con mồi là các động vật có vú nhỏ, chim và bò sát. Các loài cú diều nhỏ ăn chủ yếu sâu bọ và động vật có xương sống nhỏ, trong khi những loài lớn nhất như "Cú vọ lực sĩ" có thể bắt những con mồi lớn hơn như thú túi Possum, gấu Koala.
Họ mèo.
Họ nhà mèo có hệ thống con mồi phong phú, Thức ăn của hổ chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, thịt người không phải là món ăn hạp khẩu vị của hổ, mà là các loài thú có guốc như nai, hoẳng, mển, sơn dương, heo rừng… đôi khi bắt cả chim, bò sát, ếch nhái và cá để ăn. Chúng có nhu cầu tiêu thụ thức ăn hàng ngày rất lớn, ước tính trung bình mỗi năm, một con hổ cần săn được 50 con hươu nai hoặc lợn rừng để cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho sự tồn tại của chúng. Con mồi ưa thích của hồ thường là nai, trâu, lợn rừng... Hổ Bengal thường săn hươu, nai hay các con vật nặng trên 45 kg (100 lb), nhưng khi quá đói, chúng có thể ăn thịt bất kỳ con vật nào có thể ăn được, từ ếch nhái, gà, vịt, cá sấu và cả con người. Những chỗ cỏ tranh mọc lên quá đầu người là nơi nai thường xuyên tụ tập vì tranh non là thức ăn khoái khẩu của nai, hoẵng những là con mồi ưa thích và thường xuyên của hổ, khi đêm về, nai kéo nhau ra các bãi tranh ăn cũng là khi hổ xuất hiện rình mồi.
Con mồi của sư tử bao gồm ngựa vằn, trâu rừng châu Phi, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi châu Phi gần trưởng thành, mặc dù voi trưởng thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm linh dương châu Phi ("Connochaetes"), linh dương (họ "Bovidae"), Linh dương Gazelle và lợn rừng ("Phacochoerus africanus"). Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu.
Báo đốm thì bắt hươu, nai và lợn pêcari, thậm chí là cá sấu nhưng chúng là những kẻ cơ hội và sẽ ăn mọi thứ từ ếch, nhái đến chuột hay chim, cá cũng như thú nuôi trong gia đình. Báo hoa mai Chúng leo trèo rất tốt và thông thường hay giấu con mồi săn được ở trên cây. Báo hoa mai là những thú ăn thịt có thể săn bắt nhiều chủng loại con mồi hơn bất kỳ các loài mèo lớn nào khác với kĩ năng săn mồi điêu luyện, chúng có thể ăn côn trùng, thú gặm nhấm, cá và những thú lớn như linh dương. Báo hoa mai thậm chí săn cả chó, mà chó cũng là những kẻ ăn thịt ghê gớm, những người nuôi chó trong những vùng có báo hoa mai thường khôn ngoan giữ chúng trong các cũi để đảm bảo an toàn cho chúng vì báo hoa mai được biết như là những kẻ thèm thịt chó. Báo tuyết là loài thú ăn tạp, chúng ăn tất cả những thức ăn gì mà chúng tìm thấy; thông thường chúng có thể giết chết cả những con vật có kích thước gấp 3 lần chúng, bao gồm cả gia súc. Chúng cũng phục kích các con mồi nói trên khi có thể. Thức ăn của chúng bao gồm sơn dương (các loài thuộc chi Capra), cừu hoang Himalaya (Pseudois nayaur), cũng như là mác mốt (các loài thuộc chi Marmota) và các động vật gặm nhấm nhỏ khác.
Đối với báo săn, Chế độ ăn uống của một con báo phụ thuộc vào khu vực mà nó sống. Đây là một loài động vật ăn thịt tươi sống với con mồi săn khoảng dưới 40 kg (88 lb) gồm những loài linh dương cỡ nhỏ như Linh dương Thomson, linh dương nhảy, linh dương Grant, linh dương Gazelle, linh dương Impala và những con Linh dương đầu bò và ngựa vằn còn non, đối với những con trưởng thành thuộc loại này thì loài báo thường săn theo nhóm 2 đến ba con mới có thể khống chế được đưa lên và người lớn quá, khi loài báo săn theo nhóm. Ngoài ra các động vật nhỏ hơn như thỏ đồng, gà Phi cũng là con mồi ưa thích của báo săn, còn các động vật khác như đà điểu, lợn nanh sừng châu Phi, chim hoặc sơn dương. Tuy vậy, con mồi ưa thích của nó vẫn là linh dương Thomson. Loài Linh dương nhỏ này có kích thước nhỏ hơn và chậm hơn so với con báo săn, mà làm cho nó một con mồi thích hợp. Cuộc rượt đuổi giữa báo săn và linh dương Thomson luôn gay cấn hấp dẫn và là những cuộc đua của sự sinh tử trong đó hai bên đều có những lợi thế riêng. Thường là linh dương Thomson hay một con heo rừng là đủ cung cấp năng lượng cho một con báo săn no bữa. Đối với những con linh dương trưởng thành có thể cung cấp cho báo săn no bữa được khoảng từ 1-2 ngày. Sau khi đi săn xong, chúng sẽ đem xác con mồi về cất giấu ở một nơi nào đó ăn dần. Việc săn những con linh dương nhỏ sẽ cung cấp ít calo hơn và không thể duy trì lâu nhưng con linh dương trưởng thành với hơn 60 kg sẽ cung cấp nhiều hơn thức ăn cho báo săn.
Loài Linh miêu săn các loại thức ăn động vật khác nhau, có thể to lớn tới như tuần lộc, hoẵng, sơn dương, nhưng thông thường là chim, thú nhỏ, cá, cừu hay dê. Mặc dù loài Linh miêu đuôi cộc thích ăn thịt thỏ nhà và thỏ rừng, nó sẽ săn bất cứ con mồi nào từ côn trùng và loài gặm nhấm nhỏ đến loài lớn hơn như hươu. Lựa chọn con mồi phụ thuộc vào vị trí và môi trường sống, mùa, và sự phong phú của loại mồi. Mèo rừng chủ yếu ăn thịt, côn trùng và thực vật chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của nó. Bất kể phân loài, các con mồi của nó bao gồm: động vật có vú nhỏ, thú gặm nhấm và thỏ, ngoài ra còn có Thằn lằn xám (ở Bồ Đào Nha) và một số loài chim. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng nó còn ăn cả những động vật lưỡng cư, cá, bò cạp, nai con và linh dương con.
Do kích thước nhỏ, mèo chân đen chủ yếu săn các loài thú gặm nhấm hay các loài chim nhỏ, nhưng cũng có thể tấn công cả những con chim ôtit cánh trắng và thỏ đất mũi - đáng chú ý là loài thỏ đất mũi có kích thước lớn hơn mèo rất nhiều. Côn trùng và nhện đóng góp chưa tới 1% trong tổng số nguồn thức ăn của chúng. Mèo chân đen là những kẻ săn mồi rất tích cực, chúng có thể săn bắt được đến 14 con mồi (kích thước nhỏ) chỉ trong vòng một đêm. Nhu cầu năng lượng của chúng rất lớn, nếu quy ra khối lượng thịt tiêu thụ thì vào khoảng trong vòng một đêm, chiếm 1/6 tổng khối lượng cơ thể của chúng. Mèo chân đen không tấn công theo kiểu rình và vồ mồi, thay vào đó chúng lặng lẽ tiếp cận con mồi rồi tung đòn quyết định, dựa vào bóng đêm để che giấu hành tung của chúng. Theo các quan sát, mèo chân đen sử dụng việc di chuyển cực nhanh để trục con mồi ra khỏi nơi ẩn náu hoặc bí mật tiếp cận con mồi bằng cách lặng lẽ đi qua các bụi rậm um tùm. Một phương pháp ít áp dụng hơn là phục sẵn phía ngoài hang ổ của con mồi - thường là với đôi mắt nhắm nhưng luôn cảnh giác trước bất cứ tiếng động lạ nào. Mèo chân đen có một tập tính khá giống với các loài mèo lớn (nhưng khác với các loài mèo còn lại) đó là cất giấu con mồi vào một chỗ kín đáo nhằm "để dành" chứ không ăn ngay.
Mèo túi chủ yếu ăn thịt, các loài nhỏ hơn chủ yếu ăn côn trùng, chim, ếch nhái, thằn lằn và trái cây, các loài lớn hơn ăn thịt chim, bò sát, và các động vật có vú, bao gồm cả thú lông nhím và thú có túi. Chế độ ăn uống của Mèo túi hổ chủ yếu là động vật có vú như thú có túi, thỏ và thỏ rừng. Thức ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào sự sẵn có của con mồi như sau khi cháy rừng, có thể bao gồm xác thối. Chúng săn mồi bằng cách rình mồi. Tùy thuộc vào kích thước của con mồi, mèo túi có thể nhảy hoặc vồ xuống con mồi. Với con mồi nhỏ chúng giữ trong bàn chân bằng móng vuốt, còn con mồi lớn hơn chúng nhảy lên, giữ chặt con mồi bằng móng vuốt và cắn vào cổ. Mèo túi có thể lấy lượng nước cần thiết từ thức ăn, giúp nó khá thích nghi trong thời gian hạn hán hoặc thiếu nước.
Của họ chó.
Cáo những kẻ kiếm ăn cơ hội, săn bắt các con mồi sống (đặc biệt là động vật gặm nhấm nhỏ). Sử dụng kỹ thuật tấn công kiểu chộp được thực hiện từ khi chúng còn non, chúng có khả năng giết chết con mồi rất nhanh. Cáo cũng ăn các loại thức ăn khác, từ châu chấu tới hoa quả và các loại quả mọng. Cáo Bắc cực nhìn chung ăn bất kỳ động vật nhỏ có thể tìm thấy như chuột lemming, chuột đồng, thỏ, cú, trứng, carrion, vv. Chuột Lemming là con mồi phổ biến nhất. Một gia đình cáo có thể ăn hàng chục con chuột Lemming mỗi ngày. Trong tháng Tư và tháng Năm con cáo Bắc cực cũng săn hải cẩu Pusa hispida con khi các con vật được giới hạn trong một hang tuyết và tương đối bất lực. Cá dưới băng cũng là một phần của chế độ ăn uống của nó. Chúng cũng tiêu thụ quả và rong biển và do đó có thể được coi là loài ăn tạp. Nó là một thợ săn đáng kể đối với trứng chim, ngoại trừ những con chim lớn nhất vùng lãnh nguyên. Cáo tai to châu Phi chủ yếu ăn côn trùng, động vật có vú nhỏ, và các loài chim, thính giác của nó khá nhạy bén có thể nghe con mồi di chuyển dưới lòng đất. Cáo tai dơi là loài ăn sâu bọ, chúng sử dụng đôi tai lớn của mình để xác định vị trí con mồi của nó. 80-90% khẩu phần ăn uống của chúng là loài mối Hodotermes mossambicus. Khi loài mối này không có thì nó ăn các loài mối khác và cũng ăn bọ cánh cứng, dế, châu chấu, rết, sâu bướm, bọ cạp, nhện, và hiếm khi các loài chim, động vật có vú nhỏ, và các loài bò sát. Những con côn trùng mà chúng ăn cung cấp phần lớn nhu cầu nước.
Giống như các loài sói khác, sói Bắc Cực săn mồi theo nhóm, mục tiêu chủ yếu của chúng là các con tuần lộc và bò xạ, tuy nhiên thỏ Bắc Cực, hải cẩu, gà gô trắng xám đá, lemmut và chim nước cũng nằm trong danh sách nạn nhân của chúng. Khi săn bắt các loài gặm nhấm, sói Bắc Cực phải lần mò theo dấu vết mùi của con mồi và tìm lối vào hang của nó nhằm trục con mồi ra khỏi hang. Sói Bắc Cực gần như không bao giờ tấn công con người. Do số lượng mồi trong vùng cực không nhiều, sói Bắc Cực phải "càn quét" trên một khu vực rộng lớn (có khi lên tới 2.600 km2 (1.000 sq mi)) và phải bám theo các đàn tuần lộc di cư vào phương Nam trong mùa đông để tìm kiếm thức ăn. Chúng không phải là con vật chạy nhanh nhưng sở hữu sức bền và độ dẻo dai cực kì tốt, vì vậy chiến thuật của chúng là chạy đuổi riết theo con mồi cho đến khi con mồi kiệt sức và gục ngã. Chúng nuốt chửng từng miếng thức ăn lớn và hiếm khi nhai, đồng thời chúng ăn sạch sành sanh cả thịt lẫn xương của con mồi. Chó sói Bắc Cực có thể tiêu thụ tới 20 pound (9 kg) thịt trong một bữa ăn. Tuy nhiên, đối với các con sói cha mẹ, một phần trong số thịt này không được tiêu hóa mà được để dành cho các con non.
Chó sói đồng cỏ là loài ăn tạp, thông thường chúng ăn thịt song đôi khi chúng cũng bổ sung khẩu phần của mình bằng những loại thực vật khác nhau. Con mồi thường xuyên của chó sói đồng cỏ là các loài gặm nhấm như thỏ, chuột đồng, sóc và các loài như gà gô, đôi khi cả hoẵng và cáo, mặc dù vậy, thức ăn ưa thích của chúng là cừu hoặc thỏ. Ngoài ra thì chúng còn là động vật ăn xác thối khi di chuyển theo những đàn hươu đói để chờ những cá thể chết dọc đường để ăn xác thối. Một số con sói già yếu, bệnh hoạn còn tấn công vào những đàn gia súc của con người. Ở Mỹ, những con chó sói đồng cỏ góp phần làm kiềm chế sự phát triển của loài ngỗng trời tại Canada bằng cách chúng ăn các quả trứng ngỗng, đồng thời sói đồng cỏ còn có tác dụng tiêu diệt một phần các loài gặm nhấm.
Sói đỏ là động vật ăn thịt tươi sống thật sự. Thức ăn của loài sói đỏ là các loài động vật như nai, hươu, hoẵng, lợn rừng, gia súc, vật nuôi và các loài chim lớn, gia cầm v.v. Nhiều khi loài sói này còn tấn công vào các bản làng để kiếm thức ăn, chúng tấn công vào cả trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa. Tuy vậy thịt người không phải món ưa thích của loài này. Cả một đàn sói đỏ lại là mối đe dọa khủng khiếp với nhiều loài thú lớn như lợn rừng, bò tót… hàm răng của sói lửa lúc này hơn cả dao cạo, xé đứt cả da trâu, da bò.
Ở một số vùng có sự phân bố chồng lấn giữa sói lửa với hổ và báo, thì có sự cạnh tranh sinh tồn quyềt liệt và những cuộc chiến xảy ra giữa hai loài này. Sự cạnh tranh giữa những loài này có thể tránh được thông qua sự khác biệt trong việc lựa chọn con mồi săn, mặc dù vẫn còn chồng chéo đáng kể về chế độ ăn. Cùng với báo hoa mai, chó sói lửa thường lựa bắt các loại động vật được trong khoảng từ 30–175 kg (trọng lượng trung bình khoảng 35,3 kg đối với sói lửa và 23,4 kg đối với báo), trong khi con hổ thì lựa chọn cho con mồi nặng hơn khoảng 176 kg. Ngoài ra, các đặc điểm khác của con mồi, chẳng hạn như quan hệ tình dục, hay tính gây hấn, có thể đóng một vai trò trong việc lựa chọn con mồi của mỗi loài, ví dụ, sói lửa ưu tiên chọn những con hươu đực, trong khi báo hoa mai giết cả hai, sói lửa và hổ ít khi giết voọc so với báo hoa mai do báo có khả năng leo trèo, trong khi báo hoa mai không thường xuyên chọn giết chết lợn rừng vì kích thước, khối lượng của báo tương đối nhẹ để có tiêu diệt gọn con mồi có trọng lượng tương đương và cứng đầu này.
Một trong những con mồi của loài chồn sương là thỏ, và chúng thường bắt thỏ bằng cách đặt bẩy. Để bắt được con mồi, chồn sương, khi phát hiện con thỏ từ xa, chồn sương lăn lộn, co giật, nhảy múa liên tục giống như một con vật bị đốt, hay một con thú hóa điên. Hành động kỳ lạ của chuột hương thu hút sự chú ý của thỏ, khiến chúng nhầm tưởng và mất cảnh giác. Con thỏ không biết rằng con chồn đã tới gần và nó sẽ nhảy chồm lên và cắn chết thỏ để ăn thịt thỏ.
Của họ Gấu.
Gấu nâu các động vật có vú loại nhỏ như thỏ, sóc, chồn, chim. Tuy nhiên, chúng cũng đôi khi tấn công cả động vật lớn như nai sừng tấm, tuần lộc, cừu núi và bò rừng Bizon dù vậy gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Con mồi chính của gấu Bắc Cực là hải cẩu không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại những con hải cẩu với tấm thân no tròn căng bóng nhưng những cây xúc xích di động gây ra sự thèm thuồng cho gấu. Về mùa xuân, chúng săn hải cẩu vòng mới đẻ, về mùa hè, chúng săn hải cẩu râu, hải cẩu đầu chỏm. Các loại mồi khác bao gồm cá heo trắng, voi biển và động vật gặm nhấm. Là một loài động vật ăn thịt thuần túy, chủ yếu là cá, chúng còn ăn cả chuột lemming.
Gấu ngựa thì ăn thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật). Thức ăn của gấu chó dao động rất rộng và bao gồm các động vật có xương sống nhỏ như thằn lằn, chim, hay các loài động vật có vú khác. Con mồi ưa thích của gấu xám Bắc Mỹ bao gồm cá hồi, chồn, chim, thỏ rừng và sóc. Dù thường ăn thú nhỏ, gấu xám có thể tấn công những động vật cỡ trung bình tới lớn như cừu núi Bắc Mỹ, nai sừng tấm, tuần lộc, dê núi, bò xạ hương, bò rừng bizon, dù gấu xám có nhiều con mồi để săn nhưng chúng thường bắt cá hồi để ăn. Gấu bốn mắt thì ăn côn trùng, động vật gặm nhấm và xác chết thối.
Gấu đen Bắc Mỹ cũng thường xuyên săn hươu đuôi đen và hươu đuôi trắng vào mùa xuân khi có cơ hội, chúng cũng được ghi nhận đã săn bê con của hươu Bắc Mỹ ở Idaho và bê con của nai sừng tấm ở Alaska. Gấu đen ăn thịt hươu trưởng thành là rất hiếm nhưng đã được ghi lại. Chúng thậm chí có thể săn con mồi lên đến kích thước của con nai sừng tấm cái trưởng thành, lớn hơn đáng kể so với chúng, bằng cách phục kích. Có ít nhất một báo cáo rằng một con gấu đen đực giết chết hai con hươu Bắc Mỹ trong suốt sáu ngày bằng cách đuổi chúng vào hố tuyết sâu nơi mà sự di chuyển của chúng bị cản trở. Tại Labrador, gấu đen đặc biệt ăn thịt, sống chủ yếu nhờ vào tuần lộc, thường là con ốm yếu, con non hay sắp chết, và các loài gặm nhấm như chuột đồng. Điều này được cho là do số lượng ít ỏi của các loại thực vật ăn được trong khu vực phụ cận Bắc cực này và thiếu động vật ăn thịt địa phương lớn cạnh tranh (bao gồm các loài gấu khác).Giống như loài gấu nâu, gấu đen cố gắng sử dụng việc phục kích bất ngờ của mình với con mồi và nhắm mục tiêu vào các động vật ốm yếu trong đàn. Khi một con hươu bị bắt, gấu đen thường xé xác con mồi sống trong khi ăn.
Của bò sát.
Thức ăn của Cá sấu khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Những con cá sấu sơ sinh ăn côn trùng và các loài động vật không xương sống nhỏ dưới nước, và nhanh chóng thích nghi với các thức ăn từ động vật lưỡng cư, bò sát và chim. Tuy nhiên, 70% thức ăn của cá sấu sông là cá, mặc dù những con cá sấu lớn có khả năng ăn thịt gần như bất kỳ động vật có xương sống nào khi chúng đi uống nước, ngoại trừ chỉ có voi và hà mã trưởng thành. Chúng cũng ăn thịt ngựa vằn, hà mã non, trâu, linh dương như gnu, và thậm chí cả các động vật lớn thuộc họ Mèo và các con cá sấu khác.
Con mồi chính của cá sấu Mỹ là cá, hầu như bất kỳ loài cá nào được tìm thấy ở nước ngọt thông qua môi trường sống nước mặn ven biển đều có thể là con mồi. Ở Florida, cá vược, cá cháo lớn và đặc biệt là cá đối dường như là con mồi chính. Mõm của cá sấu Mỹ rộng hơn so với một vài loài cá sấu chuyên ăn cá (như cá sấu Ấn Độ, cá sấu mũi dài...), cho phép nó để bổ sung chế độ ăn uống với con mồi đa dạng hơn. Con mồi dao động về kích thước từ côn trùng với cá sấu con cho tới gia súc lớn bị săn bởi con trưởng thành, và có thể bao gồm nhiều loài chim, động vật có vú, rùa, cua, ốc, ếch, và đôi khi cả xác thối. Thức ăn của cá sấu mũi dài trưởng thành chủ yếu là chim, dơi, bò sát, cá và động vật lưỡng cư. Cá sấu Cuba thì gồm Cá nhỏ, động vật chân đốt nước ngọt, và động vật giáp xác là thức ăn của cá sấu non. Con trưởng thành ăn động vật có vú nhỏ, cá và rùa.
Rồng Komodo là loài ăn thịt vô cùng hung dữ, là loài săn mồi vô cùng kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể, nghĩa là, một con rồng nặng 100 kg có thể ăn 80 kg thịt sống. Chúng ăn cả xương kể cả xương động vật lớn như trâu.
Của loài cá.
Con mồi ưa thích của cá mập trắng lớn là các loài thú chân màng như hải cẩu, sư tử biển. Ngoài ra chúng còn ăn cá, các loại cá mập nhỏ hơn, cá voi, cá heo, rùa và xác động vật chết trôi nổi trên biển. Cá mập trắng lớn ăn thịt và ăn cá (ví dụ cá ngừ, cá đuối, các loài cá mập khác), bộ Cá voi(ví dụ, cá heo, cá heo chuột, cá voi nhỏ), động vật chân màngs (ví dụ hải cẩu, hải cẩu lông, và sư tử biển), rùa biển, rái cá biển ("Enhydra lutris") và biển biển. Cá mập trắng không ăn các thứ chúng không thể tiêu hóa. Khi đạt chiều dài gần , lớn bắt đầu chuyển qua săn chủ yếu động vật có vú biển. Chúng thường săn ngay khi có cơ hội. Chúng thích săn con mồi có nhiều chất béo giàu năng lượng.
Thức ăn của cá mập búa bao gồm cá, mực, bạch tuộc, động vật giáp xác, và thậm chí là các loài cá thuộc họ hàng của chúng như Cá đuối gai độc, Cá mập đầu búa lớn. Loài này ăn tạp bao gồm tất cả mực, bạch tuộc và có thể ăn thịt đồng loại (các con cá mập đầu búa khác và cả con của chính chúng). Thức ăn chủ yếu của cá mập thằn lằn bao gồm các động vật thân mềm bao gồm cả mực, các loài cá nhiều xương (Osteichthyes) và kể cả các loài cá mập nhỏ hơn. Ở vùng biển Chōshi, một con cá mập thằn lằn dài 1,6 m đã nuốt một con cá mập mèo Nhật Bản (Apristurus japonicus) nặng 590 g (1,3 lb). Cá hổ kình linh hoạt, nhanh nhẹn và là một loài động vật ăn thịt cơ hội, một số ăn cá, một số săn các loài thú biển như sư tử biển, hải cẩu, cá voi và cả loài cá mập trắng lớn cũng là nạn nhân của nó, Chúng có thể ăn những con cá nhỏ, nhưng cũng có thể ăn những con cá voi khác như cá voi lưng xám con.
Thức ăn của Bộ Cá nhám dẹt bao gồm cá, động vật giáp xác, các loài động vật thân mềm. Các loài cá nhám voi ăn các loại sinh vật phù du, tảo lớn, nhuyễn thể hay các loại mực và động vật có xương sống nhỏ, cá nhám voi là loài tích cực săn mồi và chúng phát hiện các mục tiêu như các chỗ có nhiều sinh vật phù du hay cá nhờ các tín hiệu khứu giác. 90% thức ăn của cá chó là những con cá có kích thước nhỏ, nhưng cá chó cũng bắt ăn thêm bất cứ động vật sống nào mà hàm của chúng chộp được. Cá chó ăn cả côn trùng, rắn, vịt con, ếch nhái, tôm, chim nước, loài gặm nhấm và nhiều loại thú có vú nhỏ khác. Kích thước thức ăn vừa miệng nhất của cá chó là từ 1/3 đến 1/2 kích thước cơ thể chúng. Cá chó lớn cũng thích ăn thịt cả những con cá chó nhỏ hơn. Những con cá chó to (thường là cá mái) còn ăn cả cá chết, cá sắp chết hay cá bệnh.
Của cây ăn thịt.
Hầu hết các cây ăn thịt có chọn lọc con mồi cụ thể. Lựa chọn này là do con mồi có sẵn và các loại bẫy được sử dụng bởi sinh vật. Với bắt ruồi Venus, con mồi được giới hạn là bọ cánh cứng, nhện và động vật chân đốt bò khác. Trong thực tế, chế độ ăn uống của Dionaea là 33% kiến, 30% nhện, bọ cánh cứng 10%, và 10% châu chấu, có ít hơn 5% các loài côn trùng bay.[4]Dionaea phát triển từ một hình thức tổ tiên của Drosera (cây ăn thịt có sử dụng một cái bẫy dính thay vì một cái bẫy chụp) lý do phân nhánh tiến hóa này trở nên rõ ràng. Trong khi Drosera tiêu thụ côn trùng nhỏ trên không, Dionaea tiêu thụ côn trùng lớn hơn trên mặt đất. Từ những con bọ lớn hơn này, Dionaea có thể trích xuất nhiều chất dinh dưỡng. Điều này cho phép Dionaea một lợi thế tiến hóa hơn hình thức bẫy dính tổ tiên của chúng.
Khác.
Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của Cá voi xanh chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ, sinh vật phù du (nhuyễn thể), các loài tôm, tép tí hon; một vài loài cá nhỏ và phân hải cẩu.
Trong tự nhiên, thịt cá hồi cũng thu hút rất nhiều động vật ăn thịt. Các cuộc di cư 01 lần trong đời của cá hồi thu hút nhiều loài động vật ăn thịt đến những địa điểm nhất định để chờ những bữa đại tiệc của tự nhiên và nhiều năm mới có một lần. Trong nhiều loài đó thì có gấu xám Bắc Mỹ và loài sói xám miền Tây Canada. Ở Tây bắc Thái Bình Dương và Alaska, cá hồi là loài quan trọng, hỗ trợ các dạng sống hoang dã từ chim tới gấu và rái cá. Cơ thể cá hồi đại diện cho sự chuyển tiếp các chất dinh dưỡng từ biển, giàu nitơ, sulfur, carbon và phosphor, về hệ sinh thái rừng.
Gấu xám Bắc Mỹ hoạt động như những kỹ sư sinh thái, bắt cá hồi và mang chúng tới các vùng cây lân cận. Tại đó chúng thải nước tiểu và phân giàu dinh dưỡng và xác bị ăn dở. Đã có ước tính rằng những con gấu để lại tới nửa số cá hồi chúng bắt được trên nền rừng với mật độ có thể lên đến 4,000 kilograms trên 1 hectare, cung cấp tới 24% tổng lượng nitơ có được cho các khu rừng ven sông. Những cây vân sam lên tới từ một dòng suối nơi gấu xám Bắc Mỹ bắt cá hồi đã được phát hiện có chứa nitơ có nguồn gốc từ cá hồi bị bắt.
Chó sói ở miền Tây Canada lại thích bắt cá hồi hơn là săn bắt hươu hay các động vật khác. Hươu là thức ăn chính của loài sói vào mùa xuân và hè. Tuy nhiên, đến mùa thu, thời điểm cá hồi ở Thái Bình Dương đổ về các con sông trong vùng sinh sản thì họ nhà sói thích đánh bắt cá. việc lựa chọn con mồi là cá hồi do an toàn. Sói thường bị thương nặng, có thể dẫn đến bỏ mạng trong khi săn hươu. Nhưng việc bắt cá hồi mang lại cho sói nhiều lợi ích như an toàn, dễ bắt, ít tốn thời gian như khi theo dõi hươu trong rừng. Ngoài ra, so với thịt hươu, thịt cá hồi giàu chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là chất béo và năng lượng. | 1 | null |
Tỉ lệ của một hình ảnh là mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh đó. Để biểu diễn tỉ lệ thông thường người sử dụng hai số dương viết liền với nhau với dấu hai chấm ở giữa, chẳng hạn như 16:9. Với một hình ảnh có tỉ lệ "x":"y" thì x được xem là chiều rộng, y là chiều cao và hai biến này có quan hệ tỉ lệ với nhau. Giả sử một hình ảnh có tỉ lệ là 4:3, nếu biết chiều rộng là 400 pixes thì có thể suy ra chiều cao là 300 pixes. Tỉ lệ của một hình ảnh thường áp dụng cho một hình ảnh, hình ảnh kỹ thuật số, kích thước màn hình tivi hay các thiết bị điện tử, khổ giấy, tranh vẽ và nhiều ứng dụng khác liên quan.
Các tỉ lệ màn hình phổ biến hiện này trong các rạp phim là 1.85:1 và 2.39:1. Hai tỉ lệ quay phim là ' (1.3:1), cũng là chuẩn video toàn cầu của thế kỷ 20, và ' (1.7:1), dùng trên thế giới cho truyền hình độ nét cao và truyền hình kỹ thuật số châu Âu.
Trong các máy chụp ảnh, các tỉ lệ phổ biến nhất là 4:3,3:2, và gần đây còn có 16:9 trong một số máy tiêu dùng. Một số tỉ lệ khác như 5:3, 5:4, và 1:1 (định dạng vuông), cũng được dùng trong nhiếp ảnh, đặc biệt ở định dạng lớn và định dạng trung bình.
Đối với tivi, DVD và đĩa Blu-ray, người ta chuyển đổi các định dạng có tỉ lệ không cân bằng theo nhiều cách khác nhau như phóng lớn các hình ảnh quang học để lấp đầy diện tích hiển thị định dạng nhận được và xóa bất cứ thông tin ảnh dư thừa (zoom kỹ thuật số và cắt xén); thêm bóng mờ đen ngang (hộp thư) hoặc bóng mờ đen dọc (thùng thư) để duy trì tỉ lệ hình dáng của định dạng gốc; hay nới rộng hình ảnh (vì vậy hình ảnh bị bóp méo và có thể chất lượng không đẹp) để có được tỉ lệ hình ảnh mong muốn; hoặc có thể là vẽ theo tỷ lệ theo nhân tố khác biệt ở trung tâm và tại các đỉnh (như trong "chế độ Zoom rộng").
Các chuẩn tỉ lệ video hiện nay.
Chuẩn 4:3.
4:3 (1.3:1) (hay gọi là chuẩn bốn-ba) dùng cho truyền hình tiêu chuẩn từ khi phát minh máy quay phim và nhiều màn hình máy tính để có cùng tỉ lệ. 4:3 là tỉ lệ của phim 35 mm trong kỷ nguyên phim câm. Tỉ lệ này cũng gần với tỉ lệ 1.375:1 được định nghĩa bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.
Chuẩn 16:9.
16:9 (1.7:1) (hay gọi là tỉ lệ mười sáu-chín) là chuẩn quốc tế của truyền hình độ nét cao, truyền hình không phải kỹ thuật số chất lượng cao và truyền hình màn ảnh rộng analog PALplus.
Tính toán chiều cao, chiều rộng và diện tích màn hình.
Thông thường, các đặc tả màn hình được cho là thông số đường chéo. Công thức sau có thể dùng để tìm chiều cao ("h"), chiều rộng ("w") và diện tích ("A"), với "r" là tỉ lệ và "d" là chiều dài đường chéo.
formula_1
So sánh các tỉ lệ hình ảnh.
So sánh hai tỉ lệ hình ảnh theo các cách khác nhau đưa ra một vài sự phân biệt thú vị, khi so sánh, người ta có thể so sánh hai hình ảnh với chiều cao bằng nhau, chiều rộng bằng nhau, bằng đường chéo, hoặc diện tích bằng nhau.
Tỉ lệ nhiếp ảnh.
Các tỉ lệ phổ biến dùng trong Nhiếp ảnh là:
Nhiều máy ảnh kỹ thuật số có các tùy chọn người dùng để lựa chọn các tỉ lệ hình ảnh khác nhau. Một số máy ảnh có được chức năng này thông qua các cảm biến đa chiều (như Panasonic), trong khi các máy ảnh khác sẽ cắt định dạng hình ảnh mặc định để cho ra hình ảnh theo tỉ lệ đã lựa chọn. | 1 | null |
Linh dương vằn Kudu hay còn gọi là linh dương Kudu là những loài linh dương thuộc chi Tragelaphus. Chi này hiện nay có hai loài gồm: linh dương Kudu nhỏ (Tragelaphus imberbis) phân bố tại vùng phía Đông châu Phi và linh dương Kudu lớn (Tragelaphus strepsiceros) phân bố tại phía Đông và Đông Nam của châu Phi. Tên của loài động vật được du nhập vào Anh trong thế kỷ 18 từ "iqhude" trong tiếng isiXhosa, qua tiếng Afrikaans là Koedoe.
Phân bố.
Linh dương Kudu đến từ các thảo nguyên, xavan và cây bụi. Chúng phải dựa vào bụi cây để bảo vệ mình trước những cuộc tấn công của các dã thú, chẳng hạn như chó hoang châu Phi, vì vậy, hiếm khi thấy chúng trong vùng đồng đỏ. Phạm vi của các Kudu lớn kéo dài từ phía đông ở Ethiopia, Tanzania, Eritrea và Kenya vào phía nam, nơi chúng được tìm thấy ở Zambia, Angola, Namibia, Botswana, Zimbabwe và Nam Phi. Chúng cũng đã được nhập nội với số lượng nhỏ vào New Mexico. Môi trường sống của chúng bao gồm dày thảo nguyên cây bụi, sườn đồi đá, lòng sông khô. Kudu nhỏ là Chúng là loài bản địa Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan, Tanzania và Uganda. Nó đã tuyệt chủng tại khu vực ở Djibouti. Được xem là loài sắp bị đe dọa bởi Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), số lượng loài này đang giảm sút.
Đặc điểm.
Màu nâu và sọc của những tấm da xám xịt ở chúng giúp đỡ để ngụy trang trong môi trường bụi cỏ. Kudu nhỏ tại một thời điểm được cho là một phiên bản nhỏ hơn của linh dương Kudu lớn, nhưng bây giờ được coi là một loài nguyên thủy hơn. Kudu nhỏ cao tại vai và cân nặng . Linh dương Kudu cao 1.2m-1.5m, con đực to hơn con cái, con đực nặng khoảng 224 kg-356 kg, trong khi đó con cái nặng 179.6 kg-234 kg. Kudu nhỏ sinh sống trong khu vực có bụi gai khô và rừng và chủ yếu ăn lá cây.
Chúng hoạt động về đêm và lúc chạng vạng. Chúng sống thành đàn từ 2-5 con đến 24 con. Kudu nhỏ có thể nhảy khoảng cách hơn và cao . Chúng cũng có thể chạy đến tốc độ . Khi bị đe dọa, linh dương Kudu thường làm dữ thay vì chạy trốn khỏi cuộc chiến. Chúng sẽ dùng sừng hất đối thủ thay vì đâm. Linh dương Kudu có sừng hình xoắn ốc dài, dài khoảng 1.8m. Loài linh dương này là những vận động viên và những tay đạp tuyệt vời và có thể tung vó đá bay một con chó hoang châu Phi hoặc đá trẹo cổ một con chó rừng. Tất cả loài linh dương Kudu có bờm ở trên lưng, có sọc trắng ở hai bên.
Nhiều như linh dương khác, Những con kudu đực có thể được tìm thấy trong các nhóm riêng lẻ, mục tiêu của chúng có khả năng cô độc. Sự thống trị của chúng có xu hướng không kéo dài và khá hòa bình. Đôi khi hai con đực cạnh tranh cạnh tranh bạn tình phải thông qua cách thức giải quyết là bằng sừng của chúng và đôi khi chúng hăng máu quá đến mức khóa sừng mắc dính với nhau để đọ sức bền, nếu không thể buông tha chúng sẽ chết vì đói hoặc bị mất nước. Cảnh tượng hai con linh dương móc sừng đánh nhau đến chết này là minh chứng cho một cuộc chiến nảy lửa giữa hai đối thủ nặng ký.
Con đực được cặp với con cái duy nhất trong mùa giao phối, khi chúng tham gia trong nhóm 5-15 con Kudu bao gồm con cái. Con bê phát triển rất nhanh chóng và sáu tháng là chúng sẽ độc lập tương đối với mẹ của chúng. Những con cái mang thai sẽ rời khỏi đàn để cho ra đời một đứa con duy nhất. Nó để lại cho con non nằm ẩn trong 4-5 tuần trong khi quay trở lại chỉ để chăm sóc cho nó. Sau đó bê sẽ bắt đầu gặp mẹ trong thời gian ngắn, khoảng 6 tháng chúng sẽ vĩnh viễn tham gia nhóm. Linh dương kudu sống từ 7-8 năm trong tự nhiên và khoảng 23 năm trong điều kiện giam cầm.
Những con linh dương Kudu cái thường sống thành từng đàn nhỏ. Tuy nhiên, kudu đực lại có xu hướng sống đơn độc, tránh các khu vực không có cây cối hoặc cây bụi lớn bởi chúng họ chạy khá chậm nên khó trốn thoát khỏi kẻ thù trong tự nhiên như sư tử, linh cẩu, chó săn và báo. Chúng thường dựa vào những khả năng vốn có và sự xảo quyệt trong việc che giấu bản thân mình để tồn tại. Chẳng hạn như khi bị đàn linh cẩu bao vây, một số con khôn ngoan sẽ lao xuống nước hạy trốn khỏi cuộc phục kích của đàn linh cẩu và biến mất vào một đàn ngựa vằn.
Khi bị đe dọa, kudu sẽ thường làm dữ thay vì chạy trốn khỏi cuộc chiến. Con đực bị thương được biết đến khi có thể đáp lại những kẻ tấn công chúng sẽ dùng sừng hất đối thủ hay vì đâm. Một con cái bị thương có thể tiếp tục chạy mà không cần dừng lại trong vòng nhiều dặm để nghỉ ngơi trong hơn một phút. Chúng là những vận động viên và những tay đạp tuyệt vời và có thể tung vó đá bay một con chó hoang châu Phi hoặc đá trẹo cổ một con chó rừng. Chúng nhảy tốt và có thể phi qua một hàng rào 5 bộ.
Về chế độ ăn uống linh dương Kudu ăn lá và chồi. Linh dương kudu là loài động vật ăn cỏ, thức ăn của chúng phần lớn là cây cỏ, rễ cây, lá và trái cây và củ. Trong mùa khô chúng ăn dưa hấu hoang dã và trái cây khác để cung cấp chất lỏng và các loại đường tự nhiên. Các con linh dương Kudu nhỏ ít phụ thuộc vào nguồn nước hơn so với những con linh dương Kudu lớn. Chúng có thể sống sót trong một thời gian dài mà không cần uống nước. Động vật ăn thịt và các mối đe dọa từ nhiều động vật ăn thịt như mèo lớn (sư tử và báo hoa mai), chó hoang châu Phi, linh cẩu và trăn săn kudu và những con con. Linh dương Kudu bị săn bắt bởi sư tử, báo, và chó hoang. Báo đốm, mãng xà, chim đại bàng và các loài mèo hoang nhỏ thường săn linh dương kudu con. Số lượng Kudu còn bị ảnh hưởng bởi con người do nạn săn bắn lấy thịt, da và sừng, hoặc sử dụng môi trường sống của chúng cho đốt than và nông nghiệp.
Với con người.
Những con Kudu rất dễ bị virus bệnh dịch trâu bò. Kudus rất dễ bị bệnh dại trong thời gian hạn hán kéo dài. Những con dực rất can đảm và đôi khi tấn công con người khi đứng quá gần chúng. Kudu lớn được hưởng lợi và phải chịu đựng từ sự tương tác với con người, chúng là một mục tiêu cho các thợ săn, vì đôi sừng lớn của chúng. Chúng cũng rất hay lảng tránh, sử dụng chiến thuật chạy khoảng cách ngắn và ẩn thay vì chỉ đơn giản là chạy trốn mà các loài linh dương châu Phi khác thường thực hiện. Con người cũng đã phá hủy bìa rừng nơi chúng sinh sống. Tuy nhiên, các giếng nước, các hệ thống thủy lợi được thiết lập bởi con người cũng đã cho phép loài kudu lớn chiếm lĩnh các lãnh thổ trước đó chúng không thể sinh sống được vì không có nước. Sừng của loài linh dương này được người Do Thái sử dụng để làm Shofars, một loại sừng nghi lễ của người Do Thái thổi tại Rosh Hashanah. Thịt kudu tương tự như thịt nai với một hương vị gan nhẹ. Nó là một loại thịt rất khô và sáp, vì vậy nó cần được nấu chín kỹ để tránh làm khô nó ra và làm cho nó dễ ăn, thịt chúng rất bổ và có hàm lượng chất béo thấp. | 1 | null |
Save Rock and Roll (gọi tắt là Save Rn'R) là album phòng thu thứ năm của ban nhạc rock Mỹ Fall Out Boy. Nó được sản xuất bởi Butch Walker và phát hành ngày 12 Tháng Tư 2013, thông qua Island Records. Vào ngày 15 tháng 10, album đã được tái phát hành với PAX AM Days, một đĩa mở rộng ban nhạc ghi âm một thời gian ngắn sau khi phát hành "Save Rock and Roll".
Sau khi dừng việc lưu diễn và tạm biệt fan hâm mộ sau album phòng thu thứ tư Folie à Deux các thành viên của Fall Out Boy đã quyết định nghỉ ngơi vào cuối năm 2009. Trong thời gian gián đoạn, mỗi thành viên trong nhóm theo đuổi lợi ích âm nhạc cá nhân. Ban nhạc cảm thấy nó cần thiết để giảm sức ép và kiềm chế không đề cập đến thời gian gián đoạn "chia tay", thừa nhận sự trở lại có thể có trong tương lai.
"Save Rock and Roll" đứng vị trí số một trên US Billboard 200 với 154.000 bảng trong tuần bán hàng đầu tiên, trở thành album thứ hai của ban nhạc đạt vị trí số 1. Đĩa đơn đầu tiên, "My Songs Know What You Did in the Dark (Light Em Up)" đã đạt được ba chứng nhận bạch kim tại Mỹ và nằm trên bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Rolling Stone mô tả sự trở lại của ban nhạc như một "sự phục hưng tuyệt đẹp". Ban nhạc đang trong quá trình quay phim và phát hành video âm nhạc cho tất cả các ca khúc trong album trong series mang tên "The Young Blood Chronicles".
Danh sách bài hát.
Tất cả các ca khúc được viết và sáng tác bởi Andy Hurley, Patrick Stump, Joe Trohman và Pete Wentz, trừ trường hợp ghi nhận.
PAX Am Days là album các bài hát ngắn,đính kèm với Save Rock and Roll và được sử dụng trong phim The Young Blood Chronicles.
Album này phát hành xen kẻ vào năm 2013 để quảng bá cho Save Rock and Roll | 1 | null |
Hươu đuôi trắng Columbia (Danh pháp khoa học: "Odocoileus virginianus leucurus") là một trong ba phân loài hươu đuôi trắng ở Bắc Mỹ. Nó là một thành viên của họ Hươu nai, trong đó bao gồm hươu đuôi đen, hươu đỏ, nai sừng tấm, nai sừng tấm châu Âu, tuần lộc, và nai đuôi đen sống gần đó.
Môi trường sống và mô tả.
Những con hươu đuôi trắng Columbia được đặt tên theo sông Columbia ở Oregon và Washington. Hươu đuôi trắng Columbia được tìm thấy dọc theo hạ lưu sông Columbia, trên một loạt các hòn đảo trong vùng Clatsop và quận Columbia trong tiểu bang Oregon, và Wahkiakum County, Washington. Các quần thể khác được tìm thấy trong các tầng thung lũng của lưu vực sông Umpqua.
Hươu đuôi trắng này thường sống ở trong và xung quanh các khu vực ven sông. Nó cũng có thể được tìm thấy trong khu vườn cây bụi rậm rạp có chứa nhiều sợi như liễu, vân sam, cây thù du... Không giống như phân loài hươu đuôi trắng khác, loài này có thể sinh sản ở sáu tháng tuổi, Con hươu đuôi trắng cái phối giống đầu tiên vào khoảng 18 tháng, nó thường có một màu vàng nhạt duy nhất. Hươu đực cũng có khả năng sinh sản ở 18 tháng tuổi.
Bảo tồn.
Những con hươu đuôi trắng Columbia đã được chính phủ liên bang được liệt kê như là một loài nguy cấp ở Washington và Oregon năm 1967. Sau khi việc thông qua các luật các loài nguy cấp, vào năm 1978 những con hươu này đã được liên bang công nhận như loài bị đe doạ. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, sau nhiều thập kỷ cố gắng cứu con Hươu đuôi trắng Columbia, do số lượng hươu đã tăng lên nên bang Oregon đã hủy bỏ Đạo luật các loài nguy cấp. Những nỗ lực đã được thực hiện bởi các bộ ngành liên quan. Số lượng dao động từ khoảng 2.500 trong đầu những năm 1980 cho hơn 6.000 cá thể vào ngày hôm nay. Hiện nay, khoảng 300 con hươu đuôi trắng Columbia được bảo vệ ở những nơi trú ẩn. | 1 | null |
Hươu đuôi trắng Hilton Head hay Nai Hilton Head đuôi trắng (Danh pháp khoa học: "Odocoileus virginianus hiltonensis") là một phân loài của hươu đuôi trắng bản địa ở đảo Hilton Head thuộc Nam Carolina. Những con hươu sống trong một môi trường chủ yếu là ngoại thành và đã phát triển khu vực phạm vi trên đảo.
Tổng quan.
Nai Hilton Head đuôi trắng được liệt kê như là một loài có mối quan tâm của Hoa Kỳ về động vật hoang dã mặc dù việc tiêu diệt những con nai này được thực hiện thường xuyên được triển khai để giảm dân số và ngăn ngừa tai nạn giao thông. Các vụ việc tiêu diệt gây ra tranh cãi giữa các khu vực dân cư và các nhóm bảo vệ động vật hoang dã. Trước khi tiêu diệt chúng người ta đã được phê duyệt để tiêu diệt nhiều hươu và chuyển qua đảo để tránh lây lan ra các đàn gia súc. Biển Pines Plantation một hỗn hợp diện tích tự nhiên đã trở nên gây tranh cãi khi người dân phàn nàn về con nai ăn cây dâu của họ và gây thiệt hại tài sản.
Người ta phải có phương án để cắt giảm một nửa phân loài dân số chúng do các quần thể động vật ở đây thiếu một động vật ăn thịt tự nhiên trên đảo. Ngày 27 tháng 8 năm 1998, một phán quyết của một thẩm phán địa phương tạm thời bị chặn bất cứ giết hại những con hươu này. Cơ quan lập pháp Nam Carolina đã xây dựng một khu bảo tồn động vật hoang dã vào năm 1971. Tòa án Tối cao Nam Carolina đồng tình với phán quyết và cho phép tiêu diệt loài này, chỉ sau ba năm số lượng của đàn hươu này đã được giảm 500 việc va chạm xe với hươu cũng được giảm từ 60 vụ đến 10 vụ mỗi năm. | 1 | null |
Hươu đốm Sri Lanka (Danh pháp khoa học: "Axis axis ceylonensis") hay còn gọi là hươu Tích Lan là một phân loài của loài hươu đốm (Axis axis) mà sinh sống ở mỗi Sri Lanka. Tên "chital" không được sử dụng ở Sri Lanka. Hiện trạng của nó là đang tranh chấp và một số cho rằng chúng là đơn loài (tức không có phân loài)
Tập tính.
Hươu Sri Lanka hoạt động chủ yếu trong buổi sáng sớm và một lần nữa vào buổi tối, nhưng chúng thường được quan sát thấy xuất hiện gần hồ nước bất cứ lúc nào. Hươu Sri Lanka ăn cỏ là chủ yếu nhưng nó cũng ăn trái cây và lá rụng. Hươu Sri Lanka kết hợp chặt chẽ với voọc, con công, trâu rừng và nai. Chúng thường sống thành từng nhóm từ 10-60 loài động vật, mặc dù đàn gia súc có thể bao gồm lên đến 100 con. Những con hươu này là con mồi quan trọng đối với báo hoa mai Sri Lanka. Nó cũng là con mồi cho những con gấu lười và chó rừng.
Phạm vi.
Phạm vi môi trường sống và tình trạng bảo tồn: Những con nai sinh sống khu rừng đất thấp khô, thảo nguyên, và đất có cây bụi. Rất hiếm khi những con nai sinh sống vùng núi khô. Không giống như các trục hươu đốm ở vùng đại lục với số lượng dồi dào thì số lượng hươu Sri Lanka được coi là dễ bị tổn thương. Các mối đe dọa bao gồm săn bắn hươu để lấy thịt và nạn phá rừng.
Trong lịch sử, chúng đã được tìm thấy với số lượng rất lớn trong các vùng đất khô trên toàn bộ lãnh thổ Sri Lanka, nhưng những con số này đã giảm đáng kể. Ngày nay vài nghìn những con được tìm thấy ở Sri Lanka. Hươu Sri Lanka chủ yếu được tìm thấy trong các khu bảo tồn ở vùng khô hạn, với một số lượng nhỏ các đàn sống ngoài khu vực rừng được bảo vệ. Đàn lớn có thể được tìm thấy trong các khu bảo tồn. | 1 | null |
Chi Hươu vàng hay Chi Hươu lợn, danh pháp khoa học: "Hyelaphus", là một chi thuộc họ hươu nai ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Đây là những loài hươu nai có kích thước tương đối nhỏ và có màu nâu hay màu vàng đậm tổng thể. Ba loài trong loài này đều bị đe dọa và hai trong số những loài được giới hạn trong một vài hòn đảo nhỏ. Ban đầu được coi là một phân chi của Axis (hươu đốm, bằng chứng di truyền chỉ ra rằng chi Hyelaphus gần gũi hơn với chi Rusa hơn chi Axis. Do đó Hyelaphus được nâng lên cấp chi; như vậy hươu đốm là thành viên duy nhất của chi Axis. Tại Việt Nam, một phân loài của chúng là hươu vàng sinh sống ở Tây Nguyên trong những khu vực đầm lầy của các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, và Đồng Nai. Tổng số ở Việt Nam chỉ khoảng vài trăm con. Vì tình trạng nguy cơ diệt chủng, hươu vàng được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. | 1 | null |
là Thượng viện của Quốc hội Nhật Bản, còn Chúng Nghị viện là Hạ viện. Tham Nghị viện trước chiến tranh là Quý Tộc viện.
Tham Nghị viện có 242 thành viên với nhiệm kỳ 6 năm. Nghị viên phải có độ tuổi trên 30 so với 25 tuổi ở Hạ viện. Tham Nghị viện không bao giờ bị giải thể chỉ có một nửa số nghị viên được bầu tại mỗi cuộc bầu cử.
Cơ cấu tổ chức.
Nhiệm kỳ của lãnh đạo Thượng viện không được quy định trong Luật Quốc hội và Quy tắc Thượng viện, trong thực tế, nó thường được thay thế sau mỗi cuộc bầu cử. Ngoài ra, sau khi nhậm chức nghị trưởng và phó nghị trưởng, các thành viên sẽ được tách ra khỏi Thượng viện và trở thành thành viên độc lập.
Lãnh đạo Thượng viện.
Lãnh đạo Thượng viện gồm:
Lãnh đạo hiện tại
Ủy ban Thường vụ.
Ủy ban Thường vụ gồm các Ủy ban cố định được thành lập theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội. Hiện tại Ủy ban Thường vụ gồm các Ủy ban.
Đại biểu.
Nghị sĩ không được kiêm cả hai viện cùng lúc, và nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa số thành viên.
Thượng nghị sĩ nhận lương theo Ngân sách quốc gia và luật định.
Thượng nghị sĩ không thể bị bắt giam trong khóa họp Quốc hội; nếu thượng nghị sĩ bị giam trước khi khai mạc Quốc hội thì sẽ được phóng thích để dự khóa họp theo yêu cầu của Quốc hội. Đồng thời không thể bị truy tố vì những bài diễn thuyết, cách thảo luận hay bỏ phiếu tại Quốc hội.
Thượng nghị sĩ chỉ bị thu hồi toàn quyền tại Quốc hội khi nghị quyết tại Tham Nghị viện được thông qua với 2/3 số thành viên chấp thuận về việc bãi nhiệm. | 1 | null |
Nai vàng Đông Dương (Danh pháp khoa học: Hyelaphus annamiticus) là một loài thuộc chi Hyelaphus và cũng được coi là phân loại của hươu vàng là động vật bản địa của Campuchia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam, chúng được cho là xuất xứ từ Thái Lan. Loài này còn được biết đến với tên gọi Hươu vàng Đông Dương, hươu vàng Thái Lan hay hươu vàng Việt Nam hay hươu lợn, hươu đầm lầy. Ở Việt Nam, loài này còn là loài thú quý hiếm, có thể thuần dưỡng nuôi trong các trang trại, trong gia đình lấy nhung hươu, thịt, xương, da hoặc nuôi bán tự nhiên trong các khu du lịch sinh thái. Chúng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1992, 2000) ở bậc E và Danh mục đỏ IUCN (2000).
Phân bố.
Hươu vàng bắt nguồn từ các khu rừng nhiệt đới, hiện nó phân bố rộng rãi ở các vùng trên đất nước Việt Nam như Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai (Hiếu Liêm, Long Thành). Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá, Nghệ An (Quỳnh Lưu), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Sơn La (Thị Xã), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương), Sông Bé (Hữu Liêm).
Đặc điểm.
Nhìn chung, chúng cao 0,72m, có bộ lông ngắn và xám, màu nâu đậm, gạc dài 62 cm. Nai cái có thân hình nhỏ, lông màu hung đỏ, đứng ở xa dễ nhầm với hươu.
Mô tả.
Hươu vàng Việt Nam là con vật đẹp, có tầm vóc nhỏ, chậm chạp và nặng nề. Nai cỡ trung bình thân dài khoảng 1,3-1,5m, cao vây từ 66–74 cm. Trọng lượng tối đa có thể lên đến 50 - 60 kg (trung bình từ 35–45 kg). Khối lượng sơ sinh trung bình là từ 2.0-2.11 kg, 3 tháng tuổi: 7.9-8.14 kg, 6 tháng tuổi: 13.4 -14.25 kg, 9 tháng tuổi: 15.4-16.8 kg và 12 tháng tuổi: 17.5 -19.40 kg. Bộ lông ngắn mền, màu vàng hung hay vàng xám. Nhìn tổng thể chúng có lông da màu vàng nâu hay màu hạt dẻ. Lông ở lưng dài thô nhưng không tạo thành bờm. Ngực, bên trong đùi và bụng có màu trắng sáng hơn. Sừng nhỏ dài 37–50 cm, mảnh ngắn, có 2-3 nhánh (hai nhánh phụ, một nhánh chính) nhỏ hơn sừng Nai, nhưng lớn và dài hơn sừng hoẵng. Đế sừng ngắn hơn đế sừng Hoẵng.
Nhìn tổng thể, thân hình chúng cân đối, đầu ngắn, mắt to trong sáng, tai ngắn, cổ dài vừa phải. Ngực to tròn và sâu nhất là ở những con đực. Đuôi ngắn, lông phần trên có màu hạt dẻ và phần dưới có màu trắng. Hươu có 4 chân ngắn thon, mảnh. Hình dáng thấp so với cấu trúc cơ thể con vật nhưng chắc chắn. Hươu vàng có màu sắc lông thay đổi theo mùa: Từ màu hạt dẻ nhạt đến màu nâu bóng mượt rồi đến nâu sẫm (mùa đông), hươu cái có màu nhạt hơn con đực. Hươu vàng thay lông mỗi năm một lần, thời gian thay lông từ tháng 1 đến tháng 5. Trong thời gian thay lông, lông xù lên và rụng từng đám lởm chởm không đều. Việc thay lông diễn ra đầu tiên ở vai, đùi, lưng và toàn thân.Con đực thường thay lông sớm hơn con cái. Trong mùa động dục con đực có màu lông sẫm bóng toàn thân, và nhất là mặt ngoài của 4 chân.
Chọn giống.
Trong chọn giống để chăn nuôi, người ta thường chọn những cá thể có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu đực có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông cómàu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm tối, đốm trắng mờ hẳn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. nhược điểm sau thì không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống.
Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt.
Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những con có nhược điểm là Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.
Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước,
Không nên chọn những con có Bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị bệnh.Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có bộ phận sinh dục không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy phối kém.
Đối với hươu cái, người ta thường chọn nuôi những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ,cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, thể chất lông da thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải.
Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thểchậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.
Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con Đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. Chọn những con có ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt, loại những con Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn.
Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn,lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo. Mông và đùi sau: Chọn những con Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.
Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì thể nên chọn những con có Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, haichân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chântrước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước. Không nên chọn những con có 4 chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường hay bị bệnh.
Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu chọn bộ phận nàyrất quan trọng nên chú ý chọn những con có Bộ phận sinh dục hoàn thiện, Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt, nuôi con giỏi,không nên chọn những con có đặc điểm Bộ phận sinh dục khuyết tật, khó phối giống,biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không biết nuôi con. Con cái dễ phối giống, mắn đẻ, nuôi con giỏi, tạp ăn, sữa tốt.
Tập tính.
Thức ăn là cỏ lá cây ở những khu vực ẩm ướt ven các đầm lầy, sông suối. Chúng sinh sống trong rừng thưa ven các sình lầy, sông suối, ở độ cao không quá 1000m so với mặt biển. Chúng kiếm ăn ban đêm, ban ngày nghỉ ngơi trong các lùm cây lau sậy rậm rạp hay đầm mình trong bùn nước. Số lượng chúng ít khoảng 200 - 300 con. Vùng sinh sống của chúng ngày càng bị thu hẹp dần do khai thác các vùng ẩm thấp làm nông nghiệp và xây dựng các hồ chứa nước. Thức ăn của chúng là cỏ lá cây ở những khu vực ẩm ướt ven các đầm lầy, sông suối.
Sinh sản của Hươu vàng ở Việt Nam thì chúng động dục và ghép đôi vào tháng 9, 10. Thời gian có chửa 8 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Sống đàn 20 - 30 con, có thể lẫn lộn với đàn Nai cà tông hoặc Nai. Kẻ thù tự nhiên của chúng có thể bị các loài thú ăn thịt lớn tấn công gây hại. Tuổi đẻ lứa đầu của hươu cái: 27.84 tháng, 27.86 tháng, thời gian mang thai: 224.2 ngày, mùa động dục từ tháng 5-8. Hươu đẻ tập trung từ tháng 1-5. Khối lượng sơ sinh đạt từ 3.8-4.5 kg trở lên, khối lượng lúc cai sữa đạt 25–30 kg trở lên. Khối lượng ở tuổi hậu bị đạt 35-45 trở lên, tuổi kiệm định đạt khối lượng từ50–55 kg trở lên khối lượng hươu cơ bản đạt từ 60-65 trở lên. Nhung ló đạt 0.1-0.2 kg, nhung lứa thứ nhất đạt 0.3 kg trở lên. | 1 | null |
Hươu sừng ngắn hay hươu nhỏ, hươu con (tên khoa học: Mazama) là một chi động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Chi này được Rafinesque miêu tả năm 1817. Loài điển hình của chi này là "Mazama pita" Rafinesque, 1817 (syn. "Moschus americanus" Erxleben, 1777).
Hươu sừng ngắn gồm những loài hươu có kích thước nhỏ và được tìm thấy ở bán đảo Yucatán ở miền Trung và Nam Mỹ và các đảo Trinidad. Hầu hết các loài chủ yếu được tìm thấy trong rừng. Chúng bề ngoài tương tự như linh dương hoẵng châu Phi và mang châu Á nhưng lại không hề liên quan. Có khoảng mười loài trong nhóm này.
Tên gọi.
Tên gọi quốc tế của những loài thuộc chi này là brocket deer. "Brocket" bắt nguồn từ tiền tố chiết tự broc trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là nhánh trên sừng hươu đực. Những loài thuộc chi này có sừng ngắn, nhỏ, thẳng, chỉ dài khoảng 10 cm. Vì thế được đặt tên là hươu sừng ngắn.
Đặc điểm.
Tùy thuộc vào loài, hươu sừng ngắn để vừa với các cơ quan có màu đen và đôi tai lớn. Chiều dài đầu và cơ thể là khoảng 60–144 cm (24–57 in), chiều cao đến vai là 35–80 cm (14–31 in) và chúng thường nặng 8–48 kg (18-110 lb), mặc dù một số loài lớn có cân nặng lớn như 65 kg (140 lb). Gạc chúng nhỏ, gai đơn giản. Bộ lông thay đổi từ màu đỏ, nâu xám. Loài này có thể được chia thành bốn nhóm dựa trên kích thước, màu sắc và môi trường sống.
Ngoài việc là loài ăn đêm và kích thước nhỏ đồng thời chúng nhút nhát và do đó hiếm khi quan sát được. Chúng được tìm thấy trong tình trạng sống một mình hoặc theo cặp giao phối trong lãnh thổ nhỏ riêng, ranh giới thường được đánh dấu với nước tiểu, phân, hoặc dịch tiết từ các tuyến mắt. Khi chạm trán với động vật ăn thịt (chủ yếu là báo sư tử và báo đốm) chúng sẽ ẩn trong thảm thực vật. Cũng giống như những động vật ăn cỏ khác, chế độ ăn uống của chúng bao gồm lá, hoa quả được tìm thấy trong lãnh thổ của chúng. | 1 | null |
Máy quay phim là dạng máy ảnh nhiếp ảnh ghi lại các chuỗi hình ảnh liên tục nhau theo thời gian trên phim chụp ảnh. Máy quay phim hiện nay được dùng nhiều cho mục đích cá nhân, tuy nhiên với các mục đích chuyên nghiệp, máy quay phim vẫn được sản xuất và sử dụng để sản xuất phim với đầy đủ các chức năng khác nhau. Máy quay phim được ra mắt đầu tiên vào năm 1895 tại Pháp. | 1 | null |
Enrico Nicola "Henry" Mancini (sinh ngày 16 tháng 4 năm 1924, mất ngày 14 tháng 6 năm 1994) là nhạc sĩ, nhà chỉ huy dàn nhạc và hòa âm phối khí người Mỹ. Ông được biết nhiều nhất qua việc sáng tác nhiều nhạc phim nhựa cũng như phim truyền hình nổi tiếng. Ông từng giành nhiều giải Grammy, trong đó có Giải Grammy Thành tựu trọn đời được trao vào năm 1995 sau khi ông mất.
Một trong những sáng tác tiêu biểu nhất sự nghiệp ông là bản nhạc jazz huyền thoại nhạc phim "The Pink Panther" ("The Pink Panther Theme") và nhạc bộ phim truyền hình "Peter Gunn". Mancini cũng là người bạn và người cộng tác lâu năm với đạo diễn Blake Edwards, giành được nhiều giải Oscar trong đó có ca khúc bất tử "Moon River" từ bộ phim "Breakfast at Tiffany's", ca khúc "Days of Wine and Roses" trong bộ phim cùng tên và bộ phim ca nhạc "Victor Victoria". | 1 | null |
Edward Kennedy "Duke" Ellington (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1899, mất ngày 24 tháng 5 năm 1974) là nhạc sĩ và nhạc công người Mỹ. Suốt sự nghiệp kéo dài hơn 50 năm, ông là người dẫn dắt ban nhạc của mình đi trình diễn từ năm 1923 cho tới tận khi ông qua đời. Ngoài việc được nhắc tới nhiều là một trong những tượng đài của lịch sử nhạc jazz, Ellington đã tự biến mình trở thành "người đặc biệt" giống như "người tiên phong" và định nghĩa qua âm nhạc của mình một chất "Mỹ" hơn là chỉ đánh giá về sự nghiệp "jazz" của ông.
Sinh ra tại Washington, D.C., ông sau đó định cư tại New York vào giữa thập niên 20, bắt đầu được quan tâm sau khi trở thành thủ lĩnh dàn nhạc ở hộp đêm mang tên Cotton Club. Tới những năm 30, họ đã đi lưu diễn vòng quanh châu Âu. Một số thành viên từ ban nhạc của Ellington như Johnny Hodges vẫn được coi, cho tới tận ngày nay, là một trong những nghệ sĩ nhạc jazz kiệt xuất nhất, nhưng điều quan trọng hơn chính Ellington là người đã gộp họ lại thành ban nhạc jazz vĩ đại nhất lịch sử. Nhiều thành viên của nhóm vẫn còn hoạt động sau nhiều thập kỷ. Là một người thành thạo về kỹ thuật thu âm trên đĩa than 78 rpm, Ellington thường sáng tác những giai điệu riêng biệt cho từng nghệ sĩ, chẳng hạn "Jeep's Blues" cho Hodges, "Concerto for Cootie" cho Cottie Williams sau này phần lời được phổ nhạc thành ca khúc "Do Nothing Till You Hear from Me" của Bob Russell.
Thường xuyên cộng tác với số lượng lớn nghệ sĩ, số lượng sáng tác của Ellington lên tới hàng ngàn, hầu hết thuộc về nhạc jazz, trong đó nhiều tác phẩm đã được coi là nguyên mẫu của thể loại này. Ông cũng thu âm cả những sáng tác bởi những thành viên trong nhóm mình, như "Caravan" và "Perdido" của Juan Tizol, đưa Spanish tinge thành nền tảng của mọi nhóm nhạc big band jazz.
Kể từ năm 1941, Ellington bắt đầu cộng tác với nhạc sĩ Billy Strayhorn mà ông sau này gọi là "người bạn sáng tác và hòa âm". Cùng Strayhorn, ông đã viết nên những tác phẩm lớn cùng vô số những giai điệu ngắn. Trong Festival nhạc jazz Newport ở đảo Rhode tháng 7 năm 1956, ông được tôn vinh vì sự nghiệp của mình và quyết định cùng ban nhạc thực hiện tour diễn vòng quanh thế giới. Ellington chủ yếu thu âm với các hãng đĩa của Mỹ, ngoài ra còn tham gia đóng phim, viết nhạc phim và cả sáng tác nhạc kịch.
Với những đóng góp tân tiến cho việc sử dụng dàn nhạc, hay big band, khả năng diễn đạt và cả nhân cách đáng ngưỡng mộ, Ellington được coi là người đã đưa nhạc jazz trở thành một hình thức nghệ thuật, ngang hàng với nhiều thể loại âm nhạc truyền thống khác. Những tri ân dành cho ông tăng dần kể từ sau khi ông qua đời, và ông từng được trao giải Pulitzer danh giá vào năm 1999.
Gunther Schuller từng viết vào năm 1989: "Ellington sáng tác không ngừng nghỉ trong mỗi ngày của cuộc đời ông. Âm nhạc với ông như một người tình, nó là cuộc sống của ông và niềm đam mê của ông dành cho nó là không thể so sánh hay có thể bị mai một. Với nhạc jazz, ông là người vĩ đại trong số những người vĩ đại. Trong thế kỷ 20 này, ông sẽ có ngày được nhìn nhận như một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta." | 1 | null |
Trần Đình Sơn là một giáo sư tiến sĩ Người Pháp gốc Việt . Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân, ứng dụng cho y học. Ông nguyên Trưởng phòng nghiên cứu hạt nhân của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Sarclay .
Sự nghiệp.
Giáo sư Trần Đình Sơn sinh ngày 28 tháng 8 năm 1939 tại Cảnh An, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định .
Năm 1964, ông đậu cử nhân giáo khoa ngành Vật lý học tại Đại học Khoa học Sài Gòn và được học bổng du học ở Pháp. Ông theo học Đại học Sorbonne, Paris và thực tập tại Trung tâm nguyên tử Saclay. Năm 1967, Trần Đình Sơn đậu Tiến sĩ đệ tam cấp quốc gia nguyên tử lực của Cộng hòa Pháp. Năm 1970 ông đậu tiến sĩ quốc gia nguyên tử lực của Cộng hòa Pháp.
Năm 1970, ông làm việc tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Saclay cho đến khi về hưu.
Ông mất ngày 14 tháng 7 năm 2012 tại Paris, Pháp. Thi hài giáo sư Trần Đình Sơn được an táng tại Núi Thơm, thôn Cảnh Vân, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước ngày 28 tháng 7 năm 2012 theo nguyện vọng của ông .
Công trình.
Ông đã xuất bản 2 tập sách về công trình nghiên cứu: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân . | 1 | null |
Chuỗi bậc trong lý thuyết đồ thị là danh sách bậc của các đỉnh thuộc đồ thị. Với đồ thị G và n đỉnh, chuỗi bậc của đồ thị là dãy (d1, d2..., dn), trong đó di (i=1, 2..., n) là bậc của đỉnh i thuộc đồ thị G.
Hai đồ thị đẳng cấu có chuỗi bậc giống nhau; ngược lại hai đồ thị có chuỗi bậc giống nhau không nhất thiết là hai đồ thị đẳng cấu.
Định lý về chuỗi bậc.
Với mọi dãy số D = (d1 ≤ d2 ≤... ≤ dn) và D' = (d'1 ≤ d'2 ≤... ≤ d'n) thoả mãn:
formula_1
ta có D là chuỗi bậc của đồ thị, khi D' cũng là chuỗi bậc của đồ thị.
Nguồn tham khảo.
Degree Sequence (Trang viết bằng tiếng Anh). | 1 | null |
USS "George E. Badger" (DD-196/CG-16/AVP-16/AVD-3/APD-33) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất; từng phục vụ cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ từ năm 1930 đến năm 1933; và trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã hoạt động như một tàu tiếp liệu thủy phi cơ rồi như một tàu vận chuyển cao tốc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân George Edmund Badger (1795-1866).
Thiết kế và chế tạo.
"George E. Badger" được đặt lườn vào ngày 24 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Mary B. Wilson, cháu của Bộ trưởng Badger; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 7 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Albert Gleaves Berry, Jr..
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "George E. Badger" được đặt căn cứ tại Charleston, South Carolina trong khi hoạt động tại vùng biển Caribe cũng như dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ trải dọc từ Jacksonville, Florida đến Boston, Massachusetts. Quay trở về Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 6 tháng 6 năm 1922, nó được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 11 tháng 8 năm 1922. Nó sau đó được chuyển cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ để hoạt động tuần tra chống buôn lậu rượu từ ngày 1 tháng 10 năm 1930; chuyển trở lại quyền sở hữu của Hải quân từ ngày 21 tháng 5 năm 1934, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn AVP-16 vào ngày 1 tháng 10 năm 1939
"George E. Badger" được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia vào ngày 8 tháng 1 năm 1940 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Frank Akers. Trong năm tiếp theo, nó tham gia các hoạt động huấn luyện tại vùng biển Caribe. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn AVD-3 vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, nó quay trở về Norfolk, Virginia vào ngày 12 tháng 1 năm 1941, và sau đó tiếp tế cho các thủy phi cơ đang khi đặt căn cứ tại Argentia, Newfoundland và tại Reykjavík, Iceland cho đến mùa Xuân năm 1942.
Được lệnh đi đến Charleston vào ngày 26 tháng 5 năm 1942, "George E. Badger" hộ tống các đoàn tàu vận tải đi dọc ven biển, trong vịnh Mexico và cho đến Recife và Rio de Janeiro, Brasil, cho đến khi quay trở về Norfolk vào ngày 15 tháng 1 năm 1943 để được trang bị cho những chuyến đi vượt Đại Tây Dương. Suốt mùa Xuân năm 1943, nó hoạt động từ Argentia hộ tống các đoàn tàu đi sang Anh Quốc. Trong tháng 6, nó được đại tu tại Norfolk, rồi lên đường vào ngày 13 tháng 7 đi Bắc Phi. Hoạt động cùng tàu sân bay hộ tống và tàu khu trục , nó đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-613" vào ngày 23 tháng 7 năm 1943 sau bốn đợt tấn công bằng mìn sâu về phía Tây Nam đảo São Miguel, Azores; cả 48 thành viên thủy thủ trên chiếc tàu ngầm đều thiệt mạng. Chiến công này diễn ra vài giờ trước khi máy bay của "Bogue" tấn công và đánh chìm chiếc "U-521" cách đó không xa.
Sau cuộc đổ bộ tại Casablanca, "George E. Badger" quay trở về New York vào ngày 23 tháng 8. Trong hai tháng tiếp theo sau, nó thực hiện một chuyến đi hộ tống khác từ New York đến Casablanca, rồi quay trở về New York vào ngày 21 tháng 10. Rời Hampton Roads vào ngày 14 tháng 11, nó lên đường đi Bắc Phi cùng với "Bogue", , và "Clemson" trong một cuộc tuần tra chống tàu ngầm. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1943, tại khu vực giữa Đại Tây Dương về phía Tây quần đảo Canary, chúng phát hiện tàu ngầm "U-172". Một trận chiến kéo dài diễn ra, khi những máy bay TBF Avenger và F4F Wildcat cất cánh từ "Bogue" tấn công bằng mìn sâu và ngư lôi dẫn đường Fido, và các tàu khu trục đã tiêu phí tổng cộng khoảng 200 quả mìn sâu. Sau 27 giờ, chiếc tàu ngầm đối phương bị đánh chìm với tổn thất nhân mạng 13 người, nhưng có 46 thành viên thủy thủ đoàn sống sót.
Sau khi hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đi từ Norfolk đến Bắc Phi và quay trở về, "George E. Badger" trải qua đợt cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc tại Charleston và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn APD-33 vào ngày 19 tháng 5 năm 1944. Lên đường nhận nhiệm vụ tại khu vực Thái Bình Dương, nó chuyển sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ, và đi ngang qua Trân Châu Cảng để đến Guadalcanal, đến nơi vào ngày 12 tháng 8. Từ đây, nó khởi hành đi quần đảo Palaus, đi đến đảo Angaur vào ngày 12 tháng 9 để bảo vệ cho các tàu chiến bắn phá hòn đảo, và từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 đã tung những người nhái của nó lên bờ biển cho nhiệm vụ trinh sát và phá hoại. Thông tin tình báo được thu thập và các vật chướng ngại trên bãi đổ bộ được thu dọn trước khi con tàu lên đường vào ngày 12 tháng 10 hướng đến Leyte, nơi mà cho đến ngày 18 tháng 10, nó hỗ trợ các hoạt động trinh sát và bắn phá tại bờ biển phía Đông hòn đảo chiến lược này, đồng thời tung những người nhái ra cho các hoạt động tương tự.
Khởi hành vào ngày 21 tháng 10, nó đi qua eo biển Kossol, Manus và Nouméa trước khi tham gia cuộc đổ bộ Lingayen từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 1 năm 1945. Nó đã cung ứng hỏa lực hỗ trự theo yêu cầu, và trong ngày đổ bộ đầu tiên 5 tháng 1 đã bắn rơi một máy bay ném bom-ngư lôi Nhật. Người nhái của nó đã đổ bộ lên bãi biển hai ngày sau đó, và cho dù thường xuyên bị đối phương không kích, "George E. Badger" đã tiếp tục hỗ trợ việc đổ bộ từ ngày 7 tháng 1, cho đến khi nó lên đường đi Ulithi vào ngày 11 tháng 1.
Cho đến mùa Xuân năm 1945, chiếc tàu khu trục được đại tu tại Ulithi. Sau đó nó tuần tra ngoài khơi Iwo Jima vào lúc diễn ra các trận đánh ác liệt trên đảo này, và hộ tống tàu bè từ Guam đi Guadalcanal, Nouméa và Manus. Nó khởi hành từ Ulithi vào ngày 2 tháng 4 năm 1945 đi Okinawa cùng các tàu sân bay chuyển giao máy bay thay thế cho những tổn thất trong chiến đấu, và sau đó hộ tống các đoàn tàu đi từ Saipan đến Okinawa. Nó khởi hành từ Eniwetok ngày 24 tháng 6 để đi Trân Châu Cảng. Được lệnh tiếp tục đi San Francisco, California, nó được cải biến trở lại thành tàu khu trục với ký hiệu lườn DD-196 vào ngày 20 tháng 7 năm 1945, nhưng được cho ngừng hoạt động tại cảng này vào ngày 3 tháng 10 năm 1945. "George E. Badger" bị tháo dỡ vào ngày 3 tháng 6 năm 1946.
Phần thưởng.
"George E. Badger" được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận cùng một danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Branch" (DD-197) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc như là chiếc HMS "Beverley" (H64) cho đến khi bị tàu ngầm U-boat "U-188" đánh chìm vào năm 1943. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân John Branch (1782-1863).
Thiết kế và chế tạo.
"Branch" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Laurie O'Brien Branch, cháu gái của Bộ trưởng Branch; và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 7 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân F. H. Roberts.
Lịch sử hoạt động.
USS "Branch".
"Branch" được trang bị tại Xưởng hải quân Norfork, và đến tháng 10, đã thực hiện chuyến đi đến Annapolis, Maryland nhằm thử nghiệm khả năng của động cơ. Vào cuối năm 1920, nó gia nhập Đội khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, rồi trong năm tiếp theo nó tham gia cơ động cùng hải đội và thực hành chiến thuật ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, đôi khi với thành phần thủy thủ đoàn giảm thiểu 50% so với biên chế thông thường. Từ ngày 6 tháng 1 năm 1922, nó hoạt động tại khu vực phụ cận Charleston, South Carolina và Hampton Roads. Đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào tháng 6, nó được cho xuất biên chế vào ngày 11 tháng 8 năm 1922.
"Branch" bị bỏ không tại Philadelphia, Pennsylvania cho đến khi được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 4 tháng 12 năm 1939 để phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu. Trong vai trò soái hạm của Đội khu trục 68, nó tham gia nhiệm vụ Tuần tra Trung lập. Vào mùa Hè năm 1940, nó hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ và huấn luyện quân nhân dự bị. Vào đầu tháng 10 năm 1940, nó rời Newport, Rhode Island để đi Halifax, Nova Scotia, nơi vào ngày 8 tháng 10 năm 1940, theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ, "Branch" được cho xuất biên chế và được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Anh, và được đổi tên thành HMS "Beverley" (H64). "Branch" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 1 năm 1941.
HMS "Beverley".
"Beverley" đi đến Belfast, Bắc Ireland vào ngày 24 tháng 10, và được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và ba dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Vào tháng 4 năm 1942, nó nằm trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu PQ 14 chuyển hàng tiếp liệu quân dự sang Nga. Trên đường đi, đoàn tàu bị một lực lượng tàu khu trục đối phương áp đảo tấn công, vốn tiếp cận mà không bị phát hiện trong hoàn cảnh bảo tuyết và đã phóng nhiều quả ngư lôi ở khoảng cách , khiến một tàu buôn bị đánh chìm. Đối phương còn quay trở lại bốn lần, và tham gia một cuộc đấu pháo tay đôi ngắn, nhưng không thể rút ngắn hơn khoảng cách .
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1943, đang khi hộ tống Đoàn tàu SC-118 cùng Đội hộ tống B-2, "Beverley" trông thấy tàu ngầm U-boat Đức "U-187" về phía Đông Nam Cape Farewell, Greenland, vốn sau đó bị chiếc đánh chìm. Nó cũng tham gia tấn công những chiếc U-boat khác vào ngày hôm sau. Nó được phân về Đội hộ tống B-4 trực thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương và đã hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải. Vào ngày 9 tháng 4, đang khi hộ tống Đoàn tàu ON 176, nó va chạm với chiếc tàu hơi nước "Cairnvolona" trong hoàn cảnh thời tiết xấu, làm hỏng các thiết bị chống tàu ngầm và khử từ. Hai ngày sau, nó trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat "U-188" dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân (Kapitänleutnant) Siegfried Lüdden, và bị đắm ở tọa độ với tổn thất 139 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm viên chỉ huy của nó. | 1 | null |
USS "Herndon" (DD-198) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất; từng phục vụ cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ từ năm 1930 đến năm 1934 như là chiếc CG-17; trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào năm 1940 như là chiếc HMS "Churchill"; rồi lại được chuyển cho Hải quân Liên Xô vào năm 1944 như là chiếc "Deyatelny" (tiếng Nga: Деятельный), cho đến khi bị tàu ngầm U-boat "U-286" đánh chìm vào ngày 16 tháng 1 năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân William Lewis Herndon (1813-1857).
Thiết kế và chế tạo.
"Herndon" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 11 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Lucy Taylor Herndon, cháu gái của Trung tá Herndon; và được đưa ra hoạt động tại Norfolk, Virginia vào ngày 14 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân L. H. Thebaud.
Lịch sử hoạt động.
USS "Herndon" (DD-198/CG-17).
Sau khi chạy thử máy tại vùng biển New England, "Herndon" được đưa về lực lượng dự bị Charleston, South Carolina tại vào ngày 3 tháng 11 năm 1920. Nó phục vụ trong thành phần dự bị các hoạt động thực tập huấn luyện và cơ động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến khi nó được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 6 tháng 6 năm 1922. Cho nhu cầu tăng cường tuần tra chống buôn lậu rượu, "Herndon" tham gia phục vụ cho Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ từ năm 1930 đến năm 1934 như là chiếc CG-17.
"Herndon" được cho nhập biên chế trở lại cùng Hải quân vào ngày 4 tháng 12 năm 1939. Sau khi hoàn tất chạy thử máy và huấn luyện, nó đi đến vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 23 tháng 1 năm 1940 để tham gia hoạt động Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe. Đến tháng 7 và tháng 8, nó hoạt động tại vùng kênh đào Panama cho các cuộc cơ động chiến thuật và chống tàu ngầm. Nó được cho xuất biên chế và chuyển cho Anh Quốc tại Halifax, Nova Scotia vào ngày 9 tháng 9 năm 1940 theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ.
HMS "Churchill" (I45).
Được đổi tên thành HMS "Churchill", nó phục vụ như là soái hạm của chi hạm đội Town đầu tiên trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương và tuần tra các ngõ tiếp cận phía Tây đến quần đảo Anh. Các sự kiện nổi bật trong quãng đời phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia bao gồm việc truy lùng thiết giáp hạm Đức "Bismarck" sau khi chiếc tàu đánh chìm tàu chiến-tuần dương ; được viếng thăm bởi người mang tên được đặt cho con tàu, Thủ tướng Winston Churchill, khi đang trên đường quay về sau cuộc hội nghị Hiến chương Đại Tây Dương cùng Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào tháng 8 năm 1941. "Churchill" được phân về Đội hộ tống B-7 trực thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương để hộ tống các đoàn tàu vận tải. Nó cũng phục vụ hộ tống bảo vệ cho lực lượng được tập trung trước và sau Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. "Churchill" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và ba dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. "Churchill" được phân về Đội hộ tống C-4 thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương, và đã hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải trong mùa Đông năm 1942-1943.
"Deyatelny".
Được chuyển cho Hải quân Liên Xô vào ngày 16 tháng 7 năm 1944, chiếc tàu khu trục được đổi tên thành "Deyatelny" (tiếng Nga: Деятельный). Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi trên tuyến đường từ Bán đảo Kola đến Bạch hải đầy bất trắc vào ngày 16 tháng 1 năm 1945, nó bị trúng ngư lôi, có thể từ tàu ngầm U-boat "U-286", và bị đắm ở cách về phía Đông mũi Tereberski, ở tọa độ . | 1 | null |
USS "Dallas" (DD-199) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được đổi tên thành Alexander Dallas trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai và đã tiếp tục phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thuyền trưởng Alexander J. Dallas.
Thiết kế và chế tạo.
"Dallas" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 11 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô W. D. Strong, chắt của thuyền trưởng Dallas; và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 10 năm 1920 dưới quyền chỉ huy tạm thời của Đại úy Hải quân E. H. Roach cho đến khi Hạm trưởng, Đại úy Hải quân A. R. Early tiếp nhận quyền chỉ huy vào ngày 10 tháng 11 năm 1920.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi nhập biên chế, "Dallas" hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ, tham gia các cuộc thực tập và cơ động từ căn cứ của nó ở Charleston, South Carolina. Nó đi đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 12 tháng 4 năm 1922 và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 26 tháng 6. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 14 tháng 4 năm 1925, nó phục vụ cùng nhiều hải đội khu trục khác nhau, hoạt động như là soái hạm cho các hải đội khu trục 9, 7 và 1. Cho đến năm 1941, nó hoạt động dọc theo bờ Đông và tại vùng biển Caribe, tham gia thực hành tác xạ và ngư lôi, cơ động hạm đội và tập trận cũng như tham gia các cuộc tập trận phối hợp Lục quân-Hải quân, huấn luyện nhân sự Hải quân Dự bị, và phục vụ như tàu thử nghiệm tại Trạm Ngư lôi Hải quân ở Newport, Rhode Island.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 1932, "Dallas" khởi hành từ Charleston để đi sang vùng bờ Tây, đi đến San Diego, California vào ngày 21 tháng 3. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ Tây và tại vùng biển Hawaii, thực hiện các cuộc thực hành chiến thuật và tham gia tập trận phối hợp hạm đội. Nó khởi hành từ San Diego vào ngày 9 tháng 4 năm 1934 để tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống vào tháng 6 năm 1934 tại New York, rồi các cuộc thực tập chiến thuật tại vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Quay trở lại San Diego vào ngày 9 tháng 11, "Dallas" tiếp tục hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương cho đến năm 1938, thực hiện các chuyến đi đến Hawaii và Alaska.
"Dallas" hoạt động tại vùng kênh đào Panama từ tháng 5 đến tháng 11 năm 1938, viếng thăm các cảng của nước Cộng hòa Panama; phục vụ cho Hải đội Tàu ngầm 3; và thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị đến Buenaventura, Colombia. Vào ngày 17 tháng 11, nó lên đường quay về vùng bờ Đông, về đến Philadelphia sáu ngày sau đó. Nó lại được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 3 năm 1939.
Thế Chiến II.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu, "Dallas" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 9 năm 1939 và được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, phục vụ như là soái hạm của các hải đội khu trục 41 và 30. Nó tuần tra tại vùng bờ biển Đại Tây Dương và tiến hành các cuộc thực tập huấn luyện cho đến ngày 7 tháng 7 năm 1941, khi nó lên đường đi Argentia, Newfoundland, đến nơi bốn ngày sau đó. Từ ngày 11 tháng 7 năm 1941 đến ngày 10 tháng 3 năm 1942, nó tuần tra tại khu vực giữa Argentia và Halifax, Nova Scotia, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Reykjavík, Iceland và Derry, Bắc Ireland.
Từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 3 tháng 10 năm 1942, "Dallas" hộ tống tàu bè duyên hải đi lại từ New York và Norfolk, Virginia đến Florida, Texas, Cuba, Bermuda cùng các cảng tại vùng biển Caribe. Vào ngày 25 tháng 10, nó rời Norfolk để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 34 tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. Nó có nhiệm vụ chuyên chở một tiểu đoàn biệt kích Lục quân, đưa họ ngược dòng một con sông hẹp, nông và cản trở để chiếm một sân bay chiến lược gần Port Lyautey, Maroc. Vào ngày 10 tháng 11, nó bắt đầu tiến ngược dòng sông Sebou dưới sự dẫn đường của Rene Malavergne, một phi công dân sự, sau này trở thành thường dân đầu tiên được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân. Dưới hỏa lực hạng nhẹ và pháo liên tục của đối phương, nó tiến lên dòng sông nông và đầy bùn, suýt va trúng nhiều tàu bị đánh chìm và các vật cản khác, lướt qua một sợi cáp giăng ngang sông để cuối cùng đổ bộ binh lính ngay cạnh sân bay. Thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ này trước nhiều phức tạp không thể lường trước đã mang đến cho nó danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Vào ngày 15 tháng 11, nó rời vùng bờ biển Bắc Phi để quay về Boston, Massachusetts, đến nơi vào ngày 26 tháng 11.
"Dallas" tiếp tục làm nhiệm vụ hộ tống vận tải giữa Norfolk, New York và New London, Connecticut, thực hiện một chuyến đi đến Gibraltar từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 năm 1943. Vào ngày 9 tháng 5, nó rời Norfolk để đi Oran, Algeria, đến nơi vào ngày 23 tháng 5, và làm nhiệm vụ tuần tra dọc bờ biển Bắc Phi cho đến ngày 9 tháng 7, khi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 81 hỗ trợ cho trận đổ bộ Gela, Sicily, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 7. Nó quay trở lại nhiệm vụ hộ tống và tuần tra cho đến ngày 7 tháng 9, khi nó tham gia hộ tống một đoàn tàu đổ bộ lên chính quốc Ý. Nó đã hộ tống cho đội vận tải trong cuộc đổ bộ lên Salerno vào ngày 9 tháng 9, rồi tham gia một đoàn tàu vận tải hướng về phía Nam hai ngày sau đó, cứu vớt hai phi công Anh trên đường đi Oran. Nó lại hộ tống cho việc vận chuyển lực lượng tăng cường cho Salerno, rồi phục vụ tuần tra và hộ tống tại Địa Trung Hải cho đến ngày 11 tháng 12, khi nó lên đường quay về vùng bờ Đông, về đến Philadelphia vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh.
Sau một đợt đại tu triệt để tại Charleston, "Dallas" hộ tống hai đoàn tàu đi Bắc Phi từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 9 tháng 6 năm 1944. Trong chuyến đi thứ hai, nó bị máy bay ném bom-ngư lôi đối phương tấn công vào ngày 11 tháng 5, nhưng đã bảo vệ thành công các tàu vận tải và đã bắn rơi ít nhất một máy bay và làm hư hại những chiếc khác. Nó phục vụ thêm nhiều nhiệm vụ huấn luyện và hộ tống khác tại vùng bờ Đông cho đến ngày 7 tháng 6 năm 1945, khi nó được lệnh đi đến Philadelphia; trong giai đoạn này, tên nó được đổi thành "Alexander Dallas" vào ngày 31 tháng 3 để tránh nhầm lẫn với tàu tuần dương hạng nặng , đang được chế tạo. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 28 tháng 7 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 11 năm 1945.
Phần thưởng.
"Dallas" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận cùng một danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt, cùng hai chiếc khác được dự định cái tên USS "Dallas". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên Thuyền trưởng Alexander J. Dallas, trong khi những chiếc kia nhằm vinh danh thành phố Dallas, Texas:
USCGC "Dallas" (WHEC-716) là một tàu cutter của Tuần duyên Hoa Kỳ | 1 | null |
USS "Chandler" (DD-206) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được xếp lại lớp như một tàu quét mìn DMS-9 rồi như một tàu phụ trợ AG-108 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân William Eaton Chandler (1835-1917).
Thiết kế và chế tạo.
"Chandler" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons Ship and Engine Building Company. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 3 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà L. H. Chandler; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân F. Cogswell.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Được phân về Hải đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, "Chandler" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 19 tháng 12 năm 1919 để làm nhiệm vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi thực hiện nhiệm vụ đưa một đoàn ngoại giao đến Crimea và hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ của Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ cho các người tị nạn Nga, nó gia nhập phân đội Hải quân Hoa Kỳ tại biển Adriatic. Nó phục vụ như một tàu căn cứ tại Venice và làm nhiệm vụ cứu trợ tại khu vực này cho đến tháng 1 năm 1921.
Lên đường đi ngang qua kênh đào Suez, "Chandler" đi đến at Cavite, Philippines vào ngày 15 tháng 2 năm 1921, và bắt đầu phục vụ cùng Hạm đội Á Châu, bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ tại Viễn Đông. Nó rời Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 25 tháng 8 năm 1922 để quay về nhà, về đến San Francisco vào ngày 30 tháng 9; được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 20 tháng 10 năm 1922 và được đưa về lực lượng dự bị tại Xưởng hải quân Mare Island.
"Chandler" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 31 tháng 3 năm 1930 và hoạt động dọc theo vùng bờ Tây, vùng biển Hawaii, vùng kênh đào Panama và vùng biển Caribe. Vào năm 1934, nó khởi hành đi New York tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống vào ngày 31 tháng 5. Đến năm 1936, nó tham gia các thử nghiệm vô tuyến âm thanh, và vào năm 1940 đã phục vụ như tàu canh phòng máy bay trong chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân đến quần đảo Hawaii. Quay trở về Xưởng hải quân Mare Island vào tháng 10 năm 1940, nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-9 vào ngày 19 tháng 11, và được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 2 năm 1941 để bắt đầu hoạt động tuần tra và huấn luyện.
Thế Chiến II.
"Chandler" đang ở ngoài khơi khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941; nó quay trở về căn cứ hai ngày sau đó. Cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1942, nó làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi San Francisco, Palmyra, Christmas và Midway cũng như tuần tra và quét mìn tại vùng biển Hawaii. Trên đường đi sang quần đảo Aleut vào ngày 27 tháng 7, nó va chạm với tàu quét mìn trong hoàn cảnh sương mù dày đặc, và phải được sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 27 tháng 9. Đến ngày 5 tháng 10, nó trình diện tại Dutch Harbor và bắt đầu hoạt động tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực quần đảo Aleut. Vào tháng 5 năm 1943, nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại đảo Attu, và đến tháng 8 cho cuộc đổ bộ tại Kiska. Rời vùng biển Aleut đầy bão tố trắc trở vào tháng 10, nó quay về San Francisco để sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại khu vực Trung tâm Thái Bình Dương.
"Chandler" thả neo tại Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 1 năm 1944. Từ đây, trong một loạt các chiến dịch đổ bộ tại Majuro (31 tháng 1), Eniwetok (17 tháng 2-6 tháng 3), Saipan (13 tháng 6-20 tháng 7) và Tinian (21-24 tháng 7), nó làm nhiệm vụ quét mìn chuẩn bị và bảo vệ các tàu đổ bộ. Đang khi tuần tra tại khu vực hoạt động lúc chiến dịch đang tiếp diễn, nó đã cùng tàu khu trục đánh chìm tàu ngầm Nhật "I-185" vào ngày 22 tháng 6 ở tọa độ . Đến ngày 17 tháng 10 năm 1944, đi trước lực lượng tấn công chủ yếu, nó tiếp tục nhiệm vụ quét mìn chuẩn bị đổ bộ khi tiến vào vịnh Leyte, hoạt động quét mìn, tuần tra và bảo vệ cho đến khi cuộc đổ bộ diễn ra. Khi cuộc đổ bộ hoàn tất sau khi bị trì hoãn do Trận chiến vịnh Leyte, nó rút lui về Manus vào ngày 25 tháng 10.
Được huy động cho nhiệm vụ tương tự trong chiến dịch đổ bộ lên vịnh Lingayen, "Chandler" phải chịu đựng các cuộc không kích nặng nề của Nhật trong đêm 6-7 tháng 1 năm 1945. Hỏa lực của "Chandler" và đã bắn rơi một máy bay Nhật, nhưng không kịp ngăn nó thả một quả ngư lôi đánh trúng "Hovey", khiến chiếc tàu quét mìn chị em chìm chỉ trong vòng ba phút. "Chandler" đã túc trực bên cạnh và cứu vớt được
229 sĩ quan và thủy thủ. Nó tiếp tục làm nhiệm vụ tại khu vực vịnh Lingayen cho đến ngày 10 tháng 1, khi nó lên đường làm nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến giữa tháng 2. Tại Iwo Jima từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 28 tháng 2, nó tiếp tục các hoạt động quét mìn, tuần tra và bảo vệ trong suốt giai đoạn chuẩn bị và đổ bộ.
"Chandler" quay về vùng bờ Tây để đại tu vào tháng 4. Đang khi ở lại đây, nó được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-108 vào ngày 5 tháng 6 năm 1945; và sau khi được huấn luyện, nó bắt đầu hoạt động kéo mục tiêu cho việc huấn luyện tác xạ của các con tàu mới trong giai đoạn chạy thử máy huấn luyện, đặt căn cứ tại cả San Diego và Trân Châu Cảng. Sau khi xung đột kết thúc, nó lên đường đi Norfolk, Virginia, đến nơi vào ngày 21 tháng 10 năm 1945. Tại đây nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 21 tháng 11 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 18 tháng 11 năm 1946.
Phần thưởng.
"Chandler" được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Chandler". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân William Eaton Chandler (1835-1917); trong khi chiếc thứ hai được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Theodore E. Chandler (1894-1945), người tử trận trong Thế Chiến II và là cháu nội của Bộ trưởng W. E. Chandler: | 1 | null |
USS "Southard" (DD-207/DMS-10) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc DMS-10 và phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Samuel L. Southard (1787–1842).
Thiết kế và chế tạo.
"Southard" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 3 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Francesca Lewis Steward; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Richard Willson.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Vào đầu mùa Thu năm 1919, "Southard" hoàn tất việc trang bị và lên đường đi đến vùng bờ biển Florida để chạy thử máy. Sau đó nó đi đến New York để hợp cùng sáu tàu khu trục khác hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương Anh ra khơi khi chiếc này đưa Thân vương xứ Wales Edward quay trở về nhà sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1919, nó rời Newport, Rhode Island để lên đường làm nhiệm vụ cùng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Trong khoảng một năm, nó hoạt động trong biển Adriatic; rồi đi qua kênh đào Suez, và sau khi ghé qua các cảng tại Ai Cập, Arabia, Ấn Độ và Trung Quốc, đã đi đến Cavite, Philippines vào ngày 16 tháng 2 năm 1921. Nó được sửa chữa tại xưởng hải quân ở đây cho đến ngày 21 tháng 3, khi nó lại tiếp tục hoạt động. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1922, nó lên đường quay trở về nhà, về đến San Francisco, California vào ngày 2 tháng 10. Từ đây nó tiếp tục đi đến San Diego, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 7 tháng 2 năm 1922.
Sau gần tám năm nằm trong thành phần dự bị, "Southard" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 6 tháng 1 năm 1930, và hoạt động ngoài khơi bờ Tây Hoa Kỳ trong suốt năm 1930 và tại vùng kênh đào Panama trong những tháng đầu năm 1931. Trong chín năm tiếp theo, nó tiếp tục hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương cùng Lực lượng Chiến trận, ngoại trừ lai lượt vào các năm 1934 và 1939, khi nó thực hiện các chuyến đi ngắn sang khu vực Đại Tây Dương. Đến năm 1940, nó được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc, vào ngày 19 tháng 10 được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-10.
Thế Chiến II.
Cho dù được đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng, "Southard" đang ở ngoài khơi khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Hai ngày trước đó, nó rời căn cứ để tham gia một cuộc thực hành tại khu vực phụ cận đảo Johnston; nó quay về Oahu hai ngày sau cuộc tấn công và tiến hành tuần tra các cửa ngỏ tiếp cận Trân Châu Cảng cho đến ngày 23 tháng 1 năm 1942.
1942.
Sau khi hộ tống một đoàn tàu vận đi San Francisco và quay về, vào ngày 15 tháng 2, "Southard" tiếp nối nhiệm vụ tuần tra tại vùng biển Hawaii. Vào ngày 20 tháng 5, nó lại rời Trân Châu Cảng hộ tống một đoàn tàu khác đi về phía Đông. Chúng đến San Francisco vào ngày 31 tháng 5, và con tàu trải qua 10 ngày sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island. Nó trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 7, rồi lên đường chín ngày sau đó hướng đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Sau các chặng dừng tại Samoa thuộc Anh và Samoa thuộc Mỹ, nó đi đến Tongatapu, Tonga vào ngày 22 tháng 7. Nó lên đường ba ngày sau đó, ghé qua đảo Efate thuộc quần đảo New Hebride, và đi đến Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8. Nó tham gia cuộc bắn phá xuống đảo Florida mở màn cho trận Guadalcanal, rồi tham gia cùng lực lượng quét mìn cho nhiệm vụ càn quét phía Nam đảo Gavutu và trong eo biển Lengo. Vào ngày 8 tháng 8, khoảng 20 máy bay ném bom tầm cao đã tấn công các tàu vận chuyển, và nó đã thành công trong việc bắn rơi ít nhất một máy bay đối phương.
Khi các bãi đổ bộ tại Guadalcanal đã được củng cố, "Southard" tiếp nối nhiệm vụ nguy hiểm hộ tống các đoàn tàu vận tải từ New Caledonia và New Hebride đến quần đảo Solomon. Trong gần tám tháng, nó đi lại giữa Espiritu Santo, Efate, Nouméa, Tulagi, vịnh Purvis và Guadalcanal dưới áp lực không kích và nguy cơ tấn công bằng tàu ngầm của đối phương.
Sáng sớm ngày 10 tháng 11, đang lúc ở giữa San Cristobal và Guadalcanal trên đường đi đến vịnh Aola, "Southard" đụng độ với tàu ngầm Nhật "I-172". Nó lập tức giảm tốc độ xuống còn và nổ súng. Chiếc tàu ngầm lặn xuống, và "Southard" tiến hành đợt tấn công đầu tiên bằng mìn sâu, nhưng rồi bị mất dấu đối phương. Tiếp xúc với đối phương chỉ được thiết lập lại sau ba giờ rưỡi, lúc 06 giờ 07 phút. Trong ba giờ tiếp theo sau, chiếc tàu quét mìn thực hiện năm lượt tấn công khác bằng mìn sâu; sau lượt tấn công cuối, vết dầu loang xuất hiện trên mặt biển. Ở khoảng cách , chiếc tàu ngầm bất ngờ nhô lên phần tháp chỉ huy và lườn tàu phía trước, rồi mũi tàu nghiêng 10° và chìm nhanh xuống biển với đuôi chìm trước. Cho dù không thể tuyệt đối xác nhận chiến công, hầu như có thể tin rằng chiếc tàu ngầm đã bị đánh chìm.
1943.
Sau một giai đoạn nghỉ ngơi tự do Brisbane, Australia, tại cũng như trải qua sáu ngày trong ụ tàu ở Sydney, "Southard" quay trở lại nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vào đầu tháng 1 năm 1943. Vào ngày 20 tháng 3, nó khởi hành từ Nouméa cùng với , và để kéo chiếc . Đơn vị đặc nhiệm này ghé qua cảng Suva, Fiji vào ngày 25 tháng 3 và khởi hành vào ngày hôm sau để tiếp tục đi Pago Pago, Trân Châu Cảng và cuối cùng là San Francisco. Nó đi vào Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 19 tháng 4 và ở lại đây cho đến ngày 8 tháng 6. Đến ngày 15 tháng 6, nó lại có mặt ở Trân Châu Cảng, và sau chín ngày lại lên đường hướng đến vùng Nam Thái Bình Dương, đi đến vịnh Dumbea, New Caledonia vào ngày 6 tháng 7 năm 1943.
"Southard" tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải để hỗ trợ cho chiến dịch Solomons, vốn giờ đây đã dịch chuyển lên phía Bắc. Vào ngày 30 tháng 10, nó tham gia một đoàn tàu vận tải ngoài khơi Tetere Point, Guadalcanal, và lên đường đi Bougainville. Đoàn tàu đi đến ngoài khơi mũi Torokina vào ngày hôm sau, và nó tham gia cùng các đơn vụ khác của hạm đội trong việc bắn phá Bougainville. Sau các hoạt động quét mìn trong vịnh Nữ hoàng Augusta, nó lên đường đi đảo Florida, tiến vào vịnh Purvis ngày 3 tháng 11. Bốn ngày sau, nó quay trở lại Bougainville để khảo sát các bãi đá ngầm dọc theo lối tiếp cận vịnh Nữ hoàng Augusta, rồi tiếp nối các cuộc tuần tra ngoài khơi Guadalcanal. Các cuộc tuần tra và hộ tống vận tải chiếm hết thời gian của "Southard" cho đến ngày 21 tháng 11, khi nó đi qua eo biển Lengo để đi Nouméa. Từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12, nó ở lại khu vực phụ cận New Caledonia, tham gia các cuộc thực tập và hộ tống tàu bè ra vào Nouméa. Đến ngày 17 tháng 12, nó đi vào cảng Suva cùng một đoàn tàu vận tải, và hai ngày sau lại lên đường đi Guadalcanal.
1944.
Sau khi quay lại khu vực Solomons, "Southard" tiếp nối nhiệm vụ thường lệ tuần tra và hộ tống tàu tiếp liệu. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1944, đang trên đường đi từ đảo Florida đến Espiritu Santo, một tàu ngầm Nhật đã phóng ngư lôi vào chiếc đang được "Southard" hộ tống, khiến chiếc tàu chở dầu bị hư hại. "Southard" đã hộ tống nó đi đến Espiritu Santo an toàn. Đến cuối tháng 2, nó viếng thăm Auckland, New Zealand, rồi quay trở về khu vực Solomons vào tháng 3, tiếp tục tuần tra ngoài khơi Guadalcanal, và tiến hành tập trận tại vùng quần đảo Russell. Hoạt động của nó mở rộng trong tháng 4 và tháng 5, bao gồm một phần quần đảo Bismarck khi nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải đi vịnh Borgen thuộc New Britain. Đến ngày 10 tháng 5, nó quay trở lại Espiritu Santo, và một tuần sau lại lên đường quay trở về Hoa Kỳ để đại tu. Nó được tiếp nhiên liệu tại Funafuti vào ngày 19 tháng 5, nghỉ ngơi và tiếp liệu tại Trân Châu Cảng trong các ngày 24 và 25 tháng 5, và về đến vịnh San Francisco vào ngày 31 tháng 5. Nó được sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island ngay ngày hôm sau.
"Southard" khởi hành đi Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 8, và đến nơi vào ngày 12 tháng 8, để rồi lại lên đường cùng sáu tàu sân bay hộ tống và năm chiếc kiểu tàu khu trục để hướng sang khu vực Solomons. Mười hai ngày sau, đội đặc nhiệm tiến vào vịnh Purvis, và nó khởi hành ngay ngày hôm sau để tham gia thực tập tại vùng quần đảo Russell. Đến ngày 4 tháng 9, nó gia nhập một lực lượng đặc nhiệm ngoài khơi Guadalcanal, và đi đến Palaus vào ngày 12 tháng 9, làm nhiệm vụ quét mìn ngoài khơi bờ biển Peleliu và Anguar. Đến ngày 24 tháng 9, nó được tiếp nhiên liệu và tiếp tế tại đảo Manus thuộc quần đảo Admiralty, rồi quay trở lại Palaus để làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống. Nó đi vào cảng Seeadler ngày 4 tháng 10 để chuẩn bị cho việc chiếm đóng Philippines ở Leyte.
"Southard" khởi hành từ Manus cùng với Lực lượng Tấn công Dinagat vào ngày 10 tháng 10, và đầu quét mìn vịnh Leyte từ ngày 18 tháng 10, tiếp tục trong ngày 19 tháng 10 trước khi thực hiện quét mìn khảo sát eo biển Surigao vào ngày 20 tháng 10. Đến ngày 24 tháng 10, nó tham gia lực lượng hộ tống cho Đội đặc nhiệm tàu sân bay 77.4 và làm nhiệm vụ bảo vệ cho đến ngày 26 tháng 10. Quay trở lại cảng Seeadler vào ngày 30 tháng 10, nó trải qua suốt tháng 11 và hầu hết tháng 12, trong việc thực tập huấn luyện tại Manus. Hai ngày trước lễ Giáng Sinh, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 77.6 để hướng đi vịnh Leyte. Từ đây, đội đặc nhiệm tiếp tục đi đến Luzon cho việc chiếm đóng vịnh Lingayen.
1945.
"Southard" bắt đầu các hoạt động quét mìn tại Lingayen vào ngày 6 tháng 1 năm 1945. Xế chiều ngày hôm đó, nó bị máy bay cảm tử kamikaze tấn công, và một chiếc đã đâm vào con tàu phía sau các ống khói. Động cơ của chiếc máy bay ghim vào con tàu trong khi thân máy bay nảy tung bên mạn phải, xé tung một lỗ thủng rộng dọc sàn tàu. Chiếc tàu quét mìn lập tức tháo bỏ thiết bị quét mìn và rút lui để sửa chữa khẩn cấp. Trong vòng 14 giờ, nó quay trở lại hoạt động quét mìn, và tiếp tục nhiệm vụ này thêm năm ngày trước khi rời khu vực Lingayen. Nó quay trở lại vịnh San Pedro vào ngày 14 tháng 1 để được tiếp tục sửa chữa; và đến ngày 4 tháng 2 lại lên đường sang phía Đông về hướng Hawaii. Nó ghé qua Ulithi vào ngày 6 tháng 2 và Guam hai ngày sau đó, rời khu vực quần đảo Mariana vào ngày 13 tháng 2 để đi Trân Châu Cảng. Việc sửa chữa triệt để chỉ hoàn tất vào ngày 4 tháng 5, khi nó khởi hành từ vùng biển Hawaii. Nó ghé qua Eniwetok vào ngày 12 tháng 5, rồi cùng với và tiếp tục đi đến quần đảo Mariana. Vào ngày 21 tháng 5, nó khởi hành từ Guam đi Saipan, và sau đó lên đường đi Okinawa.
Vào ngày nó đi đến ngoài khơi Nakagasuku Wan (còn gọi là vịnh Buckner) tại Okinawa, "Southard" suýt trở thành nạn nhân của một vụ tấn công tự sát khác khi một máy bay kamikaze đâm xuống biển phía trước mũi tàu . Trong ba tháng tiếp theo, nó làm nhiệm vụ quét mìn, bảo vệ các tàu vận tải, chuyển thư tín đến các đơn vị hỗ trợ hỏa lực chung quanh Okinawa. Đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, chiến sự giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản chấm dứt, và con tàu tiếp tục ở lại vùng quần đảo Ryukyu cho đến hết tháng 8, được xem xét và khảo sát.
Đến ngày 15 tháng 9 năm 1945, nhóm khảo sát xác định con tàu cần được đưa về phía sau để được xem xét và sửa chữa kỹ càng hơn. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, đang khi neo đậu vào lúc xảy ra cơn bão Ida, chân vịt của nó bị mắc vào một lưới chống tàu ngầm trôi dạt, và nó bị mắc cạn tại một rạn san hô nhọn ngoài khơi Tsuken Shima. Nó được kéo khỏi nơi mắc cạn, và chân vịt được các thợ lặn tháo gỡ vào ngày 18 tháng 9. Sau đó vào ngày 9 tháng 10, vẫn đang chờ đợi để được chuyển về phía sau, "Southard" lại bị đắm trên một dãi san hô khác ở khoảng về phía Tây Nam Tsuken Shima. Ngày hôm sau, toàn bộ thủy thủ đoàn ngoại trừ hạm trưởng và một nhóm nhỏ, được cho di tản. Chiếc tàu khu trục quét mìn được xem là một tổn thất toàn bộ, và nó được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 12 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1946, và lườn tàu bị phá hủy sáu ngày sau đó.
Phần thưởng.
"Southard" được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Hovey" (DD-208/DMS-11) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc DMS-11 và phục vụ cho đến khi bị đánh chìm trong chiến đấu tại Philippines vào ngày 7 tháng 1 năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu úy Hải quân Charles Hovey (1885–1911).
Thiết kế và chế tạo.
"Hovey" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi Bà Louise F. Kautz, chị Thiếu úy Hovey; và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 10 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Stephen B. McKinney. Nó là một số ít tàu khu trục lớp "Clemson" được trang bị bốn khẩu pháo 4 inch Mk 14 nòng đôi; chúng bị tháo dỡ vào năm 1940.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng bờ biển Florida, "Hovey" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 19 tháng 12 năm 1919 cùng với tàu chị em để đi Azores và Breast, Pháp để phục vụ như một tàu trạm. Nó khởi hành từ Dalmatia, Ý vào ngày 10 tháng 7 năm 1920 để làm nhiệm vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Adriatic. Đi đến Constantinople vào ngày 12 tháng 7, nó sau đó viếng thăm các cảng Nga trong Hắc Hải như một tàu trạm cho đến ngày 17 tháng 12, khi nó lên đường đi Port Said, Ai Cập. Nó lên đường, đi qua kênh đào Suez và Ấn Độ Dương để nhận nhiệm vụ cùng Hạm đội Á Châu tại Cavite, Philippines. "Hovey" tiếp tục vụ vụ tại Viễn Đông cho đến khi nó lên đường quay trở về nhà, về đến San Francisco, California vào ngày 2 tháng 10 năm 1922, và được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 1 tháng 2 năm 1923.
"Hovey" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 20 tháng 2 năm 1930 tại San Diego, California dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Stuart O. Greig. Sau khi hoàn tất chạy thử máy ngoài khơi San Diego và Mare Island, nó phục vụ chủ yếu như tàu huấn luyện cho quân nhân dự bị cho đến ngày 9 tháng 4 năm 1934, khi nó băng qua kênh đào Panama và đi đến New York vào ngày 31 tháng 5. Sau một giai đoạn huấn luyện và thực hành hạm đội ngoài khơi bờ biển New England và Florida, "Hovey" quay trở về San Diego vào ngày 9 tháng 11. Nó được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, rồi tiếp tục phục vụ dọc theo vùng bờ Tây trong các hoạt động thực hành và tập trận Vấn đề Hạm đội tại vùng kênh đào và vùng biển Hawaii.
Thế Chiến II.
"Hovey" được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-11 vào ngày 19 tháng 11 năm 1940. Sau khi được huấn luyện khẩn trương, nó khởi hành vào ngày 4 tháng 2 năm 1941 để nhận nhiệm vụ tại Trân Châu Cảng. Khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó đang cùng với tàu khu trục chị em hộ tống chống tàu ngầm cho tàu tuần dương trong một cuộc thực hành tác xạ cách ngoài khơi Trân Châu Cảng. Chiếc tàu quét mìn lập tức đảm nhiệm tuần tra và hộ tống vận tải chung quanh Trân Châu Cảng cho đến ngày 20 tháng 5 năm 1942, khi nó hộ tống một đoàn tàu 20 chiếc đi San Francisco, đến nơi vào ngày 31 tháng 5. Nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào giữa tháng 6, rồi lên đường vào ngày 10 tháng 7 cùng với tàu khu trục chị em hộ tống cho chiếc để hướng đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Nó đi đến quần đảo Fiji vào ngày 23 tháng 7, và tham gia đội quét mìn trực thuộc Lực lượng Đổ bộ Nam Thái Bình Dương dưới quyền Chuẩn đô đốc Richmond K. Turner.
Chiến dịch quần đảo Solomon.
Trong trận Guadalcanal, cuộc tấn công đổ bộ đầu tiên của Đồng Minh trong một chuỗi các chiến dịch nhảy cóc lên các đảo, vào ngày 7 tháng 8, "Hovey" được giao nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải, và ngay trước 08 giờ 00, nó chiếm lấy vị trí bắn phá để hỗ trợ cho việc đổ bộ lên phía Đông Gavutu. Các khẩu đội pháo duyên hải Nhật Bản nổ súng nhưng nhanh chóng bị hỏa lực chính xác của "Hovey" và các tàu hỗ trợ hỏa lực khác làm im tiếng. Sau đó nó cùng các tàu quét mìn khác làm nhiệm vụ quét mìn giữa Gavutu và Bungana. Sáng hôm sau, nó đi vào eo biển Lengo để giúp đánh trả cuộc tấn công của một liên đội máy bay ném bom-ngư lôi đối phương. Hỏa lực phòng không dày đặc của phía Đồng Minh đã buộc các máy bay Nhật phải phóng ngư lôi sớm, và vì vậy ở khoảng cách quá xa nên đợt tấn công hầu như không có hiệu quả.
"Hovey" tiếp tục các hoạt động chung quanh Guadalcanal trước khi rút lui về New Caledonia vào ngày 13 tháng 9 để tiếp liệu. Từ đây nó đi đến Samoa trước khi quay trở lại Ndeni, Santa Cruz cùng một đội trinh sát Thủy quân Lục chiến. Quay trở lại New Caledonia, nó khởi hành vào ngày 10 tháng 10, kéo theo hai tàu tuần tra-phóng lôi PT boat cùng 127 thùng xăng máy bay trên tàu để chuyển giao đến Tulagi hai ngày sau đó. Nó tiếp tục làm nhiệm vụ hộ tống vận tải giữa Guadalcanal và Espiritu Santo, cho đến khi quay về San Francisco vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 để đại tu; và sau khi hoàn tất, nó rời Xưởng hải quân Mare Island cùng một đoàn tàu vận tải vào ngày 31 tháng 5 để đi New Caledonia, đến nơi vào ngày 10 tháng 8. Nó tiếp nối nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải cho đến ngày 30 tháng 10, khi nó gia nhập Lực lượng Đổ bộ III dưới quyền Chuẩn đô đốc Theodore S. Wilkinson cho cuộc đổ bộ lên mũi Torokina vào ngày 1 tháng 11 năm 1943. Trong một tuần lễ tiếp theo, lúc đang diễn ra cuộc chiếm đóng vịnh Nữ hoàng Augusta, nó hoạt động cùng với lực lượng đổ bộ, bảo vệ các tàu vận tải và quét mìn chuẩn bị.
"Hovey" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống và bảo vệ tại khu vực quần đảo Solomon cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1944, khi nó hộ tống cho chiếc di chuyển từ Tulagi đến Majuro, thuộc quần đảo Marshall. Nó quay trở lại Espiritu Santo vào ngày 11 tháng 4, và đến ngày 20 tháng 4 đã gia nhập Đơn vị Đặc nhiệm 34.9.3 dưới quyền Đại tá Hải quân Kane trên chiếc tàu sân bay hộ tống để chuyển giao máy bay thay thế cho các tàu sân bay khác tại Manus. Đơn vị đặc nhiệm đã gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay nhanh 58 để cung cấp máy bay thay thế cho các cuộc không kích đầu tiên xuống Truk. Tiếp tục đi đến đảo Florida, chiếc tàu khu trục lên đường quay về vùng bờ Tây, đi ngang qua Trân Châu Cảng và đến nơi vào ngày 31 tháng 5.
Các chiến dịch Trung tâm Thái Bình Dương.
Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, "Hovey" khởi hành đi Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 7, nơi nó trở thàn soái hạm của Hải đội Quét mìn 2 dưới quyền Trung tá Hải quân W. R. Loud. Nó khởi hành từ cảng Purvis vào ngày 6 tháng 9 trong thành phần hộ tống chống tàu ngầm cho Đội Hỗ trợ Hỏa lực phía Tây dưới quyền Chuẩn đô đốc Jesse B. Oldendorf cho các hoạt động ở phía Nam Palaus. Sau khi quét mìn tại khu vực giữa các đảo Angaur và Peleliu và tại eo biển Kossol, nó làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực vận chuyển ngoài khơi Peleliu. Sau đó nó gia nhập nhóm quét mìn và thủy âm trực thuộc đội tàu sân bay hộ tống dưới quyền Chuẩn đô đốc Thomas Sprague cho chiến dịch chiếm đóng Leyte từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 10 năm 1944. Vào ngày 17 tháng 10, nó bắt đầu quét mìn mở đường cho các tàu vận chuyển cao tốc và tàu hỗ trợ hỏa lực tại lối tiếp cận bãi đổ bộ trên đảo Dinagat. Sau các hoạt động quét mìn khác giữa vịnh Looc và lối tiếp cận Tacloban-Dulag, nó rút lui về Manus vào ngày 25 tháng 10.
Chiếm đóng Luzon.
Trong vai trò soái hạm của đội quét mìn và thủy âm dưới quyền Trung tá Loud, "Hovey" khởi hành từ Manus vào ngày 23 tháng 12, và đi đến vịnh Leyte vào ngày 30 tháng 12. Nó lên đường vào ngày 2 tháng 1 năm 1945, tiến về phía Nam để đi qua eo biển Surigao và tiến vào biển Mindanao để hướng đến vịnh Lingayen, Luzon. Nhiều máy bay trinh sát đối phương đã quấy phá đoàn tàu trong đêm, nhưng không có cuộc tấn công nào cho đến sáng ngày 3 tháng 1.
Từ lúc đó trở đi, đoàn tàu liên tục chịu đựng các cuộc không kích nặng nề, đến mức "Hovey" phải áp dụng chính sách không nổ súng trừ khi bị tấn công trực tiếp, vì nó lo ngại sẽ tiêu phí hết đạn dược mang theo. Ở lối ra vào vịnh Lingayen lúc 08 giờ 00, các tàu quét mìn bị tấn công, và "Hovey" bắn rơi ngay một máy bay tấn công cảm tử kamikaze. Khi các con tàu quay mũi cho lượt quét mìn thứ hai, hai chiếc kamikaze khác tấn công vào hai con tàu ở cuối cột đội hình, đâm bổ vào và . "Hovey" giảm tốc độ và tiếp cận để trợ giúp "Long", khi toàn bộ cầu tàu và sàn tàu của "Long" bốc cháy xen kẻ với những vụ nổ nhỏ từ hầm đạn phía trước và đạn dược. Do các vụ nổ và nguy cơ không kích, "Hovey" không thể cặp sát mạn, nhưng đã trải qua một giờ gần đó để vớt 149 người sống sót. Khi trời tối, các tàu quét mìn rút lui ra khỏi lối ra vào vịnh Lingayen.
Không có đợt tấn công nào khác cho đến 04 giờ 25 phút ngày 7 tháng 1, khi họ bắt được tín hiệu máy bay đối phương trên màn hình radar. Đến 04 giờ 50 phút, một máy bay bay thấp trên mặt nước từ mạn phải và bay ngang bên trên "Hovey". Lát sau, một chiếc khác xuất hiện bên mạn trái và bị "Chandler" bắn chặn; tuy nhiên nó vẫn xoay xở bay thấp trên mặt nước và đâm vào mạn phải của "Hovey" và gây một đám cháy, tiếp nối ngay lập tức bởi một quả ngư lôi trúng vào mạn phải ở phòng động cơ phía sau. Điện và động lực bị mất ngay lập tức; con tàu bị vỡ làm đôi, phần đuôi tàu được giữ gần như cân bằng và bị ngập nước cho đến cấu trúc thượng tầng phía sau, trong khi phần mũi bị nghiêng 40° sang mạn phải và bị nhấc lên khỏi mặt nước. Hai phút sau, phần mũi nghiêng đến 90°, nhấc thẳng đứng và chìm nhanh chóng ở độ sâu 54 sải (99 m), ở tọa độ . Hai mươi bốn thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng trong cuộc tấn công cùng với 24 người tử trận khác là những người sống sót của "Long" và "Brooks". Những người sống sót được thiết giáp hạm cứu vớt.
Phần thưởng.
"Hovey" được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Ứng Long ( là một nhân vật truyền thuyết trong thời kì chiến tranh giữa Xi Vưu và Hoàng Đế. Tương truyền, Ứng Long đã đưa quân ra ứng cứu cho Hoàng Đế trong khi Xi Vưu đang tấn công quân của Hoàng Đế. Sau khi giải nguy cho Hoàng Đế, Ứng Long trở thành trung thần luôn bên cạnh của Hoàng Đế, được người sủng ái và tin tưởng. Ứng Long đã góp công lớn trong việc chiêu mộ 2 cánh tay đắc lực cho Hoàng Đế trong cuộc chiến đấu bảo vệ bộ lạc Hoa Hạ trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi Xi Vưu. Theo truyền thuyết Ứng Long còn là người tình khắc cốt ghi tâm của nàng cương thi Hạn Bạt nữ thần thủy tổ Cương Thi trong thần thoại Trung Hoa. | 1 | null |
KBS 2TV là kênh phim truyện truyền hình và giải trí của hệ thống Korean Broadcasting System (KBS). Nó được biết đến với nhiều bộ phim drama và chương trình giải trí khác nhau. Kênh truyền hình này là kết quả của sự sáp nhập của Phát thanh Truyền hình Tongyang (còn được biết đến là JTBC.) với KBS vào năm 1980.
Hệ thống chương trình.
KBS2 là kênh truyền hình chủ yếu của những chương trình giải trí và phim truyền hình được sản xuất bởi KBS cũng như bản tin KBS2 NewsTime, đó là bản tin chính của đài, Music Bank và You Hee-Yeol's Sketchbook, là các chương trình âm nhạc chính, Happy Together, Let's Go Dream Team! Season 2, 1 Night 2 Days, Invincible Youth và Immortal Songs, là những chương trình giải trí được biết đến nhiều nhất.
Tài trợ.
KBS2 chấp nhận quảng cáo thương mại không giống như KBS1 đó là sự thật rằng KBS1 bị cấm phát sóng thương mại do việc ban hành bộ luật sửa đổi phát sóng năm 1994.
Chương trình.
Phim truyền hình.
Trích dẫn từ Korean Broadcasting System: Như một phần của Korean Wave, phim truyền hình KBS2, cùng với kênh KBS1, nó được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Trung Quốc và Nhật Bản thông qua KBS World, KBS World (Nhật Bản), KBS World (Mỹ) và đài truyền hình của họ cùng với các kênh tương ứng. | 1 | null |
Hermann Georg Friedrich Karl von Randow (29 tháng 1 năm 1847 tại Lâu đài Nauke ở Schlesien – 6 tháng 8 năm 1911 tại Bad Nauheim, mai táng ở Liegnitz, Schlesien) là một tướng lĩnh quân đội và nhà văn Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Hermann von Randow sinh vào tháng 1 năm 1847, tốt nghiệp bằng Abitur tại Học viện Hiệp sĩ ("Ritterakademie") St. Johannes tại Liegnitz. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1864 &ndasdh; khi ông 17 tuổi rưỡi – Randow gia nhập Tiểu đoàn Jäger số 8 Rhein với vai trò là học viên sĩ quan ("Fahnenjunker"). Cùng với đơn vị này, ông đã tham gia chiến dịch Böhmen của cuộc chiến tranh chống Áo năm 1866, chiến đấu trong các trận đánh tại Hühnerwasser ngày 27 tháng 6, Münchengrätz ngày 28 tháng 6 và Königgrätz-Sadowa ngày 3 tháng 7. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1866, sau chiến thắng Königgrätz, ông được phong cấp hàm Thiếu úy trên chiến trường. Bốn năm sau đó, Hermann von Randow tham chiến trong cuộc chiến tranh chống Pháp vào các năm 1870 – 1871. Trong trận đánh khốc liệt ở Gravelotte - St. Privat vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, ông bị trọng thương trúng ba viên đạn khi tham gia cuộc xung phong tử thần của Tiểu đoàn Jäger số 8 qua vườn nho Mance nhằm vào nông trang St. Hubert.
Vào năm 1871, Randow được cắt cử vào Học viện Quân sự, và làm việc tại đây cho tới năm 1874. Vào năm 1873, ông được lên quân hàm Thượng tá, sau đó ông được cắt cử vào Bộ Tổng tham mưu kể từ năm 1875 cho đến năm 1877. Trong giai đoạn này, ông được đổi sang Tiểu đoàn Jäger số 5 tại Görlitz vào ngày 11 tháng 1, tiếp theo đó vào ngày 10 tháng 8 ông lên cấp Đại úy và được cắt cử làm Giảng viên Trường Quân sự ("Kriegsschule") tại Neisse. Vào ngày 16 tháng 9 năm 1881, ông được lãnh một chức Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh số 5 Hạ Schlesien số 3.
Sau khoảng thời gian phục vụ Bộ Tổng tham mưu của mình, Hermann thành hôn với bà Rosa Therese Müller, con gái của một dược sĩ, tại Gießen vào ngày 13 tháng 4 năm 1878. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông ba người con, trong đó có hai trai (Gero và Alfred von Randow) và một gái (Helma). Vào ngày 22 tháng 3 năm 1889, với cấp bậc Thiếu tá, Hermann gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 113 Baden số 5 tại Freiburg im Breisgau. Năm sau, ông được giao chỉ huy một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Bộ binh số 30 Bá tước Werder (số 4 Rhein) tại Saarlouis. Năm ông 44 tuổi (1891), ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Quân sự 6 tại Hersfeld, và giữ cương vị này cho đến năm 1897. Trong thời gian này, ông được thăng chức Thượng tá vào năm 1894. Vào năm 1897, ông rời trường quân sự, đồng thời được lên chức Đại tá và Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh số 53 Westfalen 5 tại Köln. Ba năm sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1900, ông được phong chức Thiếu tướng và Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 24 ở Neisse. Gần ba năm sau, vào ngày 22 tháng 3 năm 1903, ông được thăng cấp hàm Trung tướng ở độ tuổi 56.
Phong thưởng.
Trong suốt sự nghiệp quân sự của mình, Randow đã được trao tặng nhiều phần thưởng: Huân chương Thập tự Sắt hạng II năm 1870, Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi, Huân chương Vương miện hạng II của Vương quốc Phổ, Giải thưởng Phục vụ ("Dienstauszeichnungskreuz") của Phổ, Thập tự Kỷ niệm dành cho các chiến sĩ tham chiến năm 1866, Kỷ niệm chương dành cho các chiến sĩ tham chiến năm 1870/71 và Huy chương Tưởng niệm Hoàng đế Wilhelm (được Đức hoàng Wilhelm II ban bố vào năm 1897 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Wilhelm I – ông nội của Wilhelm I – chào đời).
Nhà văn.
Không những là một tướng lĩnh, Herman von Randow còn là một văn sĩ, đặc biệt chú tâm sáng tác sau khi giã từ sự nghiệp quân sự của mình. Trong các tác phẩm của ông có hai truyện lãng mạn lịch sử "Saalburg" và "Landflucht". Trong cuốn "Saalburg", ông kể về thời đại mà các cuộc xâm lăng của người German buộc người La Mã phải rút khỏi tuyến phòng ngự biên giới của mình ở Germania, chóng đó có pháo đài phụ trợ Saalburg. Để cho ra đời tác phẩm này, Randow đã dày công nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học. Ông sống trong thời điểm mà vào năm 1897, theo gợi ý của nhà khảo cổ học người Bad Homburg Louis Jacobi (1836 – 1910), Hoàng đế Wilhelm II truyền lệnh xây lại pháo đài này dựa trên những kết quả chi tiết của cuộc khai quật tại đây. Nhờ đó, Saalburg trở thành pháo đài được tái xây dựng hoàn chỉnh nhất trên toàn bộ tuyến phòng ngự biên giới La Mã.
Hermann von Randow là một thành viên Hội đồng Quản trị lâu năm của Hiệp hội Thuộc địa Đức ("Deutschen Kolonialgesellschaft"), và là thành viên Hội đồng Giám Sát Công ty "Sachsenwerk-Licht und Kraft-AG". Đồng thời, ông còn là thành viên Hội đồng "Zentralhilfsvereins" của "Hợp tác xã Quý tộc Đức" ("Deutsche Adelsgenossenschaft"). Ông từ trần vào tháng 8 năm 1911. | 1 | null |
Lâu đài Chaumont (hoặc Chaumont-sur-Loire) là một lâu đài ở Chaumont-sur-Loire, Loir-et-Cher, Pháp. Lâu đài được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 bởi Odo I.
Sau khi Pierre d'Amboise nổi dậy chống lại Louis XI, vua đã ra lệnh phá hủy tòa lâu đài. Sau này trong thế kỷ 15 Château de Chaumont được xây dựng lại bởi Charles I d'Amboise. Được bảo vệ như một monument historique và thuộc sở hữu nhà nước từ năm 1840 và đã được mở cửa cho công chúng tham quan. | 1 | null |
Sò tai tượng hay sò tượng (danh pháp khoa học: Tridacna gigas, còn được gọi là "pā'ua" ở quần đảo Cook), là loài thân mềm hai mảnh vỏ lớn nhất. "T. gigas" là một trong những loài sò đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Chúng là một trong số các loài sò lớn có nguồn gốc từ các rạn san hô nông của Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể nặng hơn 200 kg (440 lb), chiều ngang do được 120 cm (47 in), và có tuổi thọ trung bình trong tự nhiên 100 năm trở lên. Chúng cũng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Philippines, nơi chúng được gọi là taklobo, và tại Biển Đông ở các rạn san hô của Sabah (Đông Malaysia). | 1 | null |
Đảng Dân chủ Khmer (KDP) là một đảng phái chính trị thứ ba của Campuchia được Uk Phourik thành lập vào năm 1998.
Hệ tư tưởng.
Chính đảng này ủng hộ niềm tin rằng trong khi những người nhập cư bất hợp pháp và thậm chí cả những người đến ‘’từ Việt Nam‘’ đã ‘’cướp mất công ăn việc làm của người Campuchia‘’ dẫn đến sự phá hoại đất nước Campuchia. Lãnh đạo của KDP Uk Phourik nói rằng ông và đảng của ông không ủng hộ hệ tư tưởng ‘’chống nhập cư‘’ tuy nhiên ông và Đảng Dân chủ Khmer sẽ ủng hộ và thúc đẩy niềm tin rằng tất cả những người nhập cư đều phải "dựa trên từng trường hợp cụ thể" cần thiết để trở thành công dân chỉ nhờ ‘’sắc lệnh hoàng gia‘’ để có thể sinh sống ở Campuchia, nơi họ có thể đóng góp mang tính xây dựng cho Campuchia tốt hơn.
Một hệ tư tưởng khác của Đảng Dân chủ Khmer khuyến khích và ủng hộ nhân quyền ‘’đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em‘’ và việc hỗ trợ không giới hạn cho ‘’một nền kinh tế thị trường tự do‘’ và cũng bởi sự không thiên vị bằng cách hỗ trợ và ‘’hợp tác‘’ với tất cả các nước trên thế giới ‘’bất kể các chính sách chính trị-xã hội của họ.‘’ Ngoài ra đó cũng là cách mà đảng này ủng hộ niềm tin rằng tất cả mọi người dân Campuchia đều có quyền kiểm soát đất nước của họ thông qua ‘’chủ quyền.‘’ Mặt khác đảng còn ủng hộ công tác bảo tồn di sản văn hóa và đạo đức xã hội cũng như một bộ luật tuân thủ Hiến pháp có nghĩa là họ phản đối những việc sau đây như trộm cắp, ma túy và buôn người v.v.
Hoạt động.
Điều thú vị là trong số các chương trình truyền hình về chiến dịch tranh cử cho thấy các đảng phái chính trị đang đề xướng quan điểm của họ, Đảng Dân chủ Khmer có 1 giờ 48 phút nhiều hơn so với thời gian 1 giờ 43 phút của Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền. KDP xếp ở vị trí thứ bảy trong cuộc bầu cử quốc hội Campuchia năm 2008 với 32,386 phiếu bầu cho 1 ghế.
Tham khảo.
| 1 | null |
Đảng Cộng hòa Khmer (KRP) là đảng phái chính trị được thành lập vào ngày 11 tháng 3 năm 2006, thuộc tổ chức Liên minh Dân chủ Quốc tế từng tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử ngày 27 tháng 7 năm 2008 dưới sự lãnh đạo của Lon Rith (con trai của nhà lãnh đạo Cộng hòa Khmer Lon Nol).
Hệ tư tưởng.
Dù đảng sử dụng từ "Cộng hòa" làm tên gọi, lãnh đạo của KRP cho biết họ "sẽ không tạo dựng một nước Cộng hòa Campuchia". Tuy nhiên họ lại không tin vào sự kết hợp của các hệ tư tưởng từ cánh hữu, cánh tả và phái tự do. Thay vào đó đảng chỉ đề xướng những ý tưởng của cánh hữu như bảo vệ hiến pháp của Vương quốc Campuchia và "chủ quyền quốc gia" của Campuchia cũng như văn hóa và tôn giáo Campuchia.
Các loại ý tưởng cánh tả đã xúc tiến tạo thêm việc làm để cải thiện "chất lượng cuộc sống của nhân dân" và cải thiện nền kinh tế, khu vực nông nghiệp và công nghiệp của Campuchia, Xây dựng nền dân chủ thực sự, khuyến khích và mang lại hi vọng cho những "người lao động các cấp trong các nhà máy, doanh nghiệp và các công ty" của Campuchia để khẳng định quyền của họ sẽ được "bồi thường tùy theo sức khỏe và chức trách của mình". Họ sẽ nhận được một "mòn tiền thưởng khuyến khích, trả tiền theo giờ và lương bổng khác phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế". Phần tự do của Đảng Cộng hòa Khmer đang bảo vệ "thương mại thị trường tự do bên trong và bên ngoài" Campuchia. Bên cạnh đó nó cũng yêu cầu quyền tự do "báo chí và tôn giáo" để thể hiện ý kiến của mình.
Hoạt động.
Một trong những hoạt động gần đây nhất là KRP và lãnh đạo Lon Rith đã chọn là tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội ngày 27 tháng 7 năm 2008. Kết quả là đảng đứng vị trí thứ 10 trong cuộc bầu cử với "11.693" phiếu bầu. | 1 | null |
Đảng Norodom Ranariddh (NRP, "Kanakpak Norodom Ranariddh") là một đảng phái chính trị Campuchia được sáng lập bởi Hoàng thân Norodom Ranariddh, người đã rời khỏi đảng Bảo hoàng FUNCINPEC mà mình là lãnh đạo trước đây. Trong một đại hội đảng đã đồng ý thay đổi tên chính đảng của họ là Đảng Mặt trận Dân tộc Khmer thành Đảng Norodom Ranariddh vào ngày 16 tháng 11 năm 2006 và bầu Hoàng thân Samdech Preah Norodom Ranariddh Krom làm chủ tịch đảng. Đã có lúc trong một thời gian ngắn đảng được gọi là Quốc Dân Đảng từ năm 2008 đến 2010.
Hệ tư tưởng.
Đảng Norodom Ranariddh đã đề xướng một loại ý thức hệ khác nhau hoàn toàn. Trước hết là tư tưởng bảo thủ hữu khuynh của nó nhằm thúc đẩy việc bảo tồn "điểm mốc văn hóa" của Campuchia trong khi cải thiện thủ đô theo "bản quy hoạch đại Phnôm Pênh" nhằm sửa sang "các công trình trong thành phố để" trở thành một "thành phố hiện đại" hơn hẳn. Đảng cũng muốn bảo tồn "nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của chủng tộc Khmer." Ngoài ra NRP còn muốn đất nước ngăn chặn "việc tăng giá hàng hóa" để họ thoát khỏi "sự độc quyền về nhập khẩu hàng hóa ngoại quốc" và lấy đi "thuế quan đối với" các loại thực phẩm cần thiết mà Campuchia nhận được từ các nước khác.
Dựa trên ý tưởng đề xướng của đảng trong tư tưởng cánh tả tin rằng việc đưa ra "mức lương tối thiểu cho công nhân nhà máy" cao hơn nữa. NRP sẽ phản đối việc "các khối căn hộ đã được xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật tệ hại", đặc biệt là nó không có hệ thống cảnh báo cần thiết. Cuối cùng phần tự do ý thức hệ của đảng này là thúc đẩy quyền tự quyết từ các nhà lãnh đạo của Campuchia, những người chỉ nghĩ đến "quyền lực, tiền bạc và bản thân" và do đó họ sẽ làm cho người dân lo sợ bởi một chính phủ "độc tài" và quân sự. Vì vậy NRP sẽ phản đối điều này và bảo vệ "dân chủ" và "pháp quyền". Bên cạnh đó, cuối cùng với vị trí của đảng về "hệ thống tư pháp của thành phố" sẽ "cải cách" nó thoát ra khỏi bất kỳ tin tức sai trái gây thiệt hại để có thể cung cấp tính "độc lập và công bằng cho người dân."
Hoạt động.
Đảng Norodom Ranariddh được lập ra gần đây liên minh với ba đảng phái chính trị được gọi là Đảng Sam Rainsy, Đảng FUNCINPEC và Đảng Nhân quyền. Liên minh này muốn cộng đồng quốc tế và Campuchia phản đối cuộc bầu cử Campuchia đã giành "chiến thắng" vào ngày 27 tháng 7 năm 2008 của Đảng Nhân dân Campuchia vì liên minh này bốn đảng này nói rằng CPP đã "thao túng và gian lận" cuộc bầu cử.
Vào một số dịp gần đây Hoàng thân Norodom Ranariddh đã chọn cách "thoái lui khỏi chính trường" vào thứ Sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008. Tuy nhiên, ông vẫn còn có ảnh hưởng đến "chính sách của NRP". Trong lúc xảy ra vụ việc đảng liền "bổ nhiệm" "quyền chủ tịch" Chhim Siek Leng làm "lãnh đạo tiếp theo của đảng". Ít lâu sau Norodom Ranariddh lại tham gia chính trị một lần nữa vào ngày 11 tháng 12 năm 2010, khi NRP (đã được biết đến với tên gọi Quốc Dân Đảng sau khi Norodom Ranariddh từ bỏ) quyết định đổi tên riêng của mình một lần nữa. | 1 | null |
Eugène Gustave Vaulot là một người lính Pháp phục vụ trong đơn vị Waffen SS của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông nổi tiếng là một chuyên gia chiến đấu tầm gần và đặc biệt với các chiến tích tiêu diệt xe tăng Liên Xô tại mặt trận Xô-Đức bằng vũ khí chống tăng cá nhân, trong đó có tám xe tăng trong Trận Berlin và được trao tặng huân chương Thập tự Hiệp sĩ ngày 29 tháng 4 năm 1945.
Cuộc đời.
Eugène Vaulot sinh tại Paris ngày 1 tháng 6 năm 1923. Trước chiến tranh, ông làm nghề thợ sửa ống nước. Tuy nhiên vào năm 1941, ông trở thành một trong những người tình nguyện đầu tiên tham gia Quân đoàn Tình nguyện Pháp Chống Chủ nghĩa Bolshevik (Légion des volontaires français contre le bolchévisme - L.V.F.), thuộc Đại đội 1. Thái độ tích cực và hài hước giúp ông rất được lòng các đồng đội cùng đơn vị. Tại mặt trận Xô-Đức mùa đông 1941/42, ông đã tham gia chiến đấu tại hồ Djukovo ngoại vi thành phố Moskva. Ông được nhận huân chương Thập tự Sắt hạng nhì cho sự dũng cảm của mình. Sau đó, ông tham gia nhiều hoạt động chống du kích tại Đông Âu trước khi bị thương và buộc phải rời bỏ L.V.F. năm 1943 với quân hàm "Obergefreiter" (tương đương Hạ sĩ).
Eugène trở lại đời sống dân sự trong một thời gian ngắn trước khi ông quyết định gia nhập quân ngũ trở lại, lần này ông xin vào Hải quân Đức (Kreigsmarine) vào năm 1944 và được bổ nhiệm làm đội trưởng trong Trung đội 3, Đại đội 4, Schiffstammabteilung 28, đơn vị sau đó được sáp nhập vào Sư đoàn 33 Waffen SS Charlemagne (sư đoàn gồm lính tình nguyện Pháp tham gia Wehrmacht và sau này là Waffen-SS) vào mùa thu năm 1944.
Eugène sau đó trở thành thành viên của Đại đội Cận vệ Danh dự thuộc Sư đoàn, do Wilhelm Weber chỉ huy và mang hàm "Unterscharführer" (tương đương Trung sĩ). Khi được đưa đến Pomerania, ông đã tham gia chiến đấu tại Elsenau và Kolberg. Trong trận đánh tại Elsenau vào tháng 2 năm 1945 khi Sư đoàn Charlemagne đối đầu với Hồng quân Liên Xô, Eugène bắn cháy một xe tăng hạng nặng Iosef Stalin bằng vũ khí chống tăng cá nhân panzerfaust và đã được một phi công Đức tặng huân chương Thập tự Hiệp sĩ của chính anh ta. Thành tích chiến đấu tại Pomerania mang về cho ông huân chương Thập tự Sắt hạng nhất về sự dũng cảm của mình.
Trận Berlin.
Trong những ngày đầu tiên của Trận Berlin, sau khi tiêu diệt hai xe tăng tại phân khu Neukoelln, Eugène nói đùa với các đồng đội rằng mình đã làm xong việc chuẩn bị cho những trận đánh sắp đến. Sau đó khi chiến sự diễn ra ác liệt ở trung tâm thành phố, ông đã tiêu diệt sáu xe tăng Liên Xô nữa bằng panzerfaust khi chúng đang tiến đến các vị trí tại Dinh Thủ tướng đế chế (Reichskanzlei) và hầm chỉ huy của Hitler. Tổng cộng trong toàn trận đánh này, ông đã tiêu diệt được tám xe tăng Liên Xô.
Chiến tích này đã giúp ông được Chuẩn tướng SS Wilhelm Mohnke đề cử trao tặng huân chương Thập tự Hiệp sĩ. Chiều ngày 29 tháng 4 năm 1945, trong ánh đèn cầy tại một căn hầm chỉ huy dưới nhà ga, ông được Chuẩn tướng SS Gustav Krukenberg đích thân trao tặng huân chương trên. Sau lễ trao thưởng, Vaulot nói rằng ước nguyện của mình đã thành sự thật và ông có thể chết mà không hối tiếc.
Eugène Vaulot tử trận ngày 2 tháng 5 năm 1945, chỉ hai ngày sau khi nhận được huân chương Thập tự Hiệp sĩ dưới tay một xạ thủ bắn tỉa Hồng quân. | 1 | null |
Đây là danh sách giải thưởng của nhóm nhạc nam ở Hàn Quốc Infinite.
Giải thưởng.
Mnet Asian Music Awards (MAMA).
Mnet Asian Music Awards (hay còn gọi là MAMA), trước đây là "M.net KM Music Festival" (MKMF) (1999 - 2008), là một trong những buổi lễ trao giải âm nhạc K-pop được tổ chức bởi Mnet Media hằng năm tại Hàn Quốc.<br>
Giải Daesang (giải thưởng lớn) tương đương với giải nghệ sĩ của năm.
Giải chương trình âm nhạc.
Bộ sưu tập chiến thắng Infinite trên các chương trình âm nhạc tại Hàn Quốc.<br>
M! Countdown được phát sóng trên truyền hình cáp Hàn Quốc, M.net, Music Bank trên KBS, Inkigayo trên SBS, Show Champion trên MBC Music, và Music Core trên MBC. | 1 | null |
Bản tin KBS lúc 9 giờ hay KBS News 9 (Tiếng Hàn: KBS 뉴스 9) là bản tin thời sự chính phát sóng trên KBS1 mỗi tối lúc 9:00 KST. Chương trình được phát sóng toàn quốc tại Hàn Quốc và trên thế giới thông qua kênh KBS World. Các bản tin gồm có tin tức, thể thao, thời tiết, sức khoẻ, xã hội, và các chủ đề khác. Phát sóng lần đầu tiên vào 22 tháng 5 năm 1973.
KBS Giải trí 925.
KBS Giải trí 925 là bản tin phụ của KBS News 9 phát sóng giải trí Hàn Quốc và tin tức K-Pop.
KBS Thể thao 945.
KBS Thể thao 945 là bản tin phụ của KBS News 9 phát sóng tin thể thao Hàn Quốc. Chỉ phát sóng tại Seoul khung giờ (21:45 KST) được sử dụng làm chương trình tin tức địa phương.
Người dẫn chương trình.
Lee So-jung và Lee Young-ho hiện đang phụ trách phiên bản các ngày trong tuần, trong khi Lee Jae-seok và Park Ji-won chỉ đạo phiên bản cuối tuần. Nam Hyun-jong đưa tin thể thao vào các ngày trong tuần và Kim Sung-geun đưa tin vào cuối tuần. Dự báo thời tiết được Kang Ah-rang trình bày vào các ngày trong tuần và thứ Bảy, trong khi Noh Eun-ji thực hiện vào Chủ nhật. | 1 | null |
Thành viên của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia thứ 5 (tiếng Khmer: គណៈរដ្ឋមន្ត្រី អាណត្តិ ទី 5) đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 24 tháng 9 năm 2013. Đây cũng là Hội đồng Bộ trưởng thứ tư của Thủ tướng Hun Sen, người đã lãnh đạo Chính phủ Campuchia từ năm 1998. Tất cả các Bộ trưởng của Nội các đều thuộc cầm quyền Đảng Nhân dân Campuchia.
Thành viên Nội các được Thủ tướng giới thiệu và được Quốc vương bổ nhiệm. | 1 | null |
Tô Chấn Phong (sinh ngày 10 tháng 01 năm 1966) là một ca sĩ Người Mỹ gốc Việt, đầu thập niên 90 anh là hiện tượng của làng nhạc hải ngoại, một gương mặt và giọng ca quyến rũ nhiều khán giả trẻ. Anh sinh tại Đà Lạt nhưng lớn lên tại cư xá Thanh Đa - Sài Gòn, vượt biên bằng đường biển năm 1979, sau đó định cư tại bang California, Hoa Kỳ.
Tiểu sử.
Tô Chấn Phong là con thứ hai trong một gia đình gồm 6 người con tại Sài Gòn. Khi còn nhỏ, anh học Trường Trung học La San Taberd, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh về học ở một trường ở Cư Xá Thanh Đa. Anh cùng với bố mẹ và anh chị em vượt biên vào năm 1979, tàu bị cướp nhiều lần trên biển, sau đó gặp một tàu chở dầu vớt và đưa vào một đảo ở Malaysia, sau đó được đưa qua Phillipines, ở đó 11 tháng, trước khi được bảo lãnh đến Florida vào năm 1980. Anh cư ngụ tại đây theo học hết trung học cho tới năm 1986 rồi cùng với gia đình về California học đại học chuyên ngành kế toán, rồi học đến năm thứ 3 ngành kinh doanh.
Tô Chấn Phong đến với ca nhạc một cách tình cờ. Anh chưa từng học nhạc bao giờ, nhưng thỉnh thoảng vẫn tham gia những sinh hoạt văn nghệ sau khi tự học nhạc lý để tập dượt một mình kèn harmonica và guitar. Năm 1990, cuốn video đầu tiên do Tô Chấn Phong và Lưu Huỳnh (người bạn làm đạo diễn điện ảnh) thực hiện và sản xuất ra đời với tựa đề "Hè 90". Cũng từ việc thực hiện cuốn video này mà Tô Chấn Phong gặp Khánh Hà. Trong cuốn video này còn có Đức Huy, Thái Thảo... và Trịnh Nam Sơn (chú của anh).
Theo Phong thì lần đầu tiên anh gặp Khánh Hà là một "tiếng sét ái tình". Chỉ chừng một năm sau, hai người chính thức sống chung và đã có với nhau một bé trai tên Tô Chấn Phong Jr., sinh 1996. Hiện tại hai người vẫn sống với nhau hạnh phúc dù Khánh Hà hơn Phong 13 tuổi.
Thời gian sau anh nghỉ hát chuyển hướng kinh doanh, anh làm trong công ty quảng cáo và bất động sản.
Âm nhạc.
Tô Chấn Phong bắt đầu sự nghiệp ca nhạc khoảng năm 1991, khi ra CD Yêu nhau trong mưa.
Tô Chấn Phong đã thực hiện riêng cho mình được một số CD, không kể góp tiếng trong nhiều CD khác của Trung tâm Khánh Hà. Phong hát nhiều nhạc phẩm Việt Nam như: "Chìm Vào Lãng Quên, Một Thuở Yêu Người, Kỷ Niệm nào Vội Tan, Con Tim Thật Thà... Riêng nhạc phẩm "Kỷ Niệm Chiều Mưa" đã để lại nơi anh nhiều kỷ niệm nhất vì là bài anh hát chung với Khánh Hà lần đầu tiên.
Tô Chấn Phong hát nhẹ nhàng, êm dịu, không quá kỹ thuật và cũng không có ý định phô diễn, cứ thế những cảm xúc lãng đãng len vào lòng người nghe. Năm 2007, anh mới về Việt Nam lần đầu sau 27 năm. Anh hay hát đôi với Lưu Bích, Trịnh Nam Sơn và Khánh Hà.
Ngày 13/04/2018 trên trang Youtube, Tô Chấn Phong song ca cùng Lưu Bích trong MV Ta Phụ Nhau Rồi của tác giả Nguyễn Hồng Thuận, đánh dấu sự xuất hiện trở lại sau gần 20 năm vắng bóng. MV nhanh chóng nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ đông đảo người hâm mộ. | 1 | null |
Đình Mông Phụ (亭蒙阜) là một di tích cấp quốc gia ở làng cổ Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam.
Lịch sử, kiến trúc.
Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800 m². Mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam.
Năm xây dựng ngôi đình 1533 thời Vua Mạc Đăng Doanh. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần; nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Trong số ấy, theo tài liệu, thì năm 1858, dưới triều vua Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất. Gần đây (2006 - 2008), đình cũng đã được tu sửa lớn .
Diện mạo của ngôi đình hiện nay được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (chữ Hán: 工), gồm Nghi môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu mạc (nhà bên phải) và Đại đình (hay tòa Đại bái, tức tòa đình chính). Ngoài ra, ở bên ngoài đình (phía tay phải từ đình nhìn ra) có nhà Xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là nơi chuẩn bị lễ trước khi vào đình. Lược kể:
Thờ phụng, giá trị.
Trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh (tức thần Tản Viên), là một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (Tứ bất tử), làm Thành hoàng làng. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở làng cổ Đường Lâm. Trong nội thất của đình hiện còn bảo lưu được rất nhiều hiện vật quý báu có giá trị. Một trong số ấy là bức hoành phi với 4 chữ Hán: "Dũng cảm cả tưởng" do vua Thành Thái ban tặng cho làng sau một trận săn bắt cướp...
Đình Mông Phụ đã được Bộ Thông tin - Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích "lịch sử - văn hóa cấp quốc gia" năm 1984. | 1 | null |
Jung Yong Hwa (Hangul: 정용화, , sinh ngày 22 tháng 6 năm 1989) là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất và diễn viên nổi tiếng người Hàn Quốc. Tên của anh có thể được viết là YongHwa hoặc Yong Hwa. Jung Yong Hwa ra mắt lần đầu tiên tại Hàn bằng vai diễn "Kang Shin Woo" trong bộ phim Hàn Quốc "You're Beatiful" được phát sóng vào ngày 07 tháng 10 năm 2009 và tiếp tục thủ vai nam chính "Lee Shin" trong bộ phim truyền hình năm 2011 "Heartstrings". Năm 2013, Jung Yong Hwa thủ vai nam chính "Park Se Joo" trong bộ phim truyền hình Marry Him If You Dare. Jung Yong Hwa là trưởng nhóm, giọng ca chính và ghi-ta chính của ban nhạc rock CNBLUE. Anh được xem là một trong những ca sĩ thần tượng có diễn xuất tốt nhất Hàn Quốc.
Cuộc sống và sự nghiệp.
Cuộc sống ban đầu và trước khi ra mắt.
Jung Yong Hwa sinh ngày 22 tháng 6 năm 1989, tại Seoul, Hàn Quốc. Gia đình Yong Hwa bao gồm cha mẹ và một người anh hơn anh 4 tuổi. Anh chuyển đến Busan vào năm 1991 và sống ở đó cho đến trung học, nơi anh bắt đầu sáng tác âm nhạc. Sau khi tham dự kỳ thi vào đại học, anh chuyển về Seoul và gia nhập vào FNC Music. Trong năm 2009, Yong Hwa ở lại Nhật Bản để nghiên cứu âm nhạc với những người bạn cùng nhóm của mình. Trong khi ở đó, họ đã biểu diễn đường phố và phát hành album độc lập.
Trước khi gia nhập công ty và ra mắt trong ngành công nghiệp giải trí, anh đã được biết đến nhờ vẻ ngoài ưa nhìn trên internet với tư cách là một "Ulzzang". Nổi tiếng từ bức ảnh chụp ở khu trượt tuyết do một netizen lấy từ blog cá nhân của anh và đăng tải lên Ulzzang cafe, năm 2008, anh trở thành thành viên "thế hệ đầu tiên" của "BEST NINE SCHOOL ULZZANG" (nghĩa là #1 ulzzang), thành viên khác của CNBLUE Lee Jong-hyun, cùn g với Jaehyo của Block B, Lee Joon của MBLAQ, và Himchan của B.A.P, lần lượt là các thành viên thế hệ thứ ba, tư, năm. Anh đã được phát hiện bởi quản lý công ty FNC, người tình cờ nhìn thấy hình ảnh của Yong Hwa tại khu nghỉ mát trượt tuyết trên mạng. Công ty đã liên lạc với anh gần trước kì thi đại học, tuy nhiên anh đã không chấp nhận lời đề nghị vì không muốn trở thành nghệ sĩ. Sau đó, 50 ngày trước kỳ thi đại học, đại diện của FNC đã đến Busan để thuyết phục anh. Yong Hwa đã kể về lời đề nghị với cha mẹ, những người không biết hề biết về chuyện này trước đó. Cha mẹ Yong Hwa đã khuyến khích anh thử rồi quay lại để tiếp tục việc học của mình với suy nghĩ con trai sẽ khó lòng vượt qua được vòng thử giọng vì chưa từng nghe anh hát qua. Yong Hwa đã vượt qua buổi thử giọng và quyết định tham gia công ty với vai trò là ca sĩ chính của ban nhạc sau khi xem xét nguyện vọng ban đầu là công việc kinh doanh, lĩnh vực mà anh tự thấy mình thiếu khả năng. Anh tạm thời gác lại kì thi đại học trước mắt và đã dự thi ở đợt sau.
Sự nghiệp âm nhạc.
Trong tất cả album của ban nhạc CNBLUE, phát hành tại Hàn Quốc hay Nhật Bản, thì cả hai thành viên Jung Yong Hwa và Lee Jong-hyun tham gia sáng tác và viết phần lớn các ca khúc.
Album đầu tiên của Jung Yong Hwa như một thành viên của CNBLUE là "Now or never", một mini album được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 19 tháng 8 năm 2009 dưới sự quản lý AI Entertainment. Sau đó Yong Hwa sáng tác ca khúc thứ ba "Love Revolutio"n và ca khúc thứ tư "Just Please."
Jung Yong Hwa ra mắt vai trò ca sĩ của mình cùng ban nhạc rock CNBLUE tại Hàn Quốc vào ngày 14 tháng 1 năm 2010. "Bluetory" là mini album đầu tiên của CNBLUE có tiêu đề "I'm a loner "(외톨이 야) đã ngay lập tức trở thành hit tại Hàn Quốc." I'm a loner" (외톨이 야) đã đạt No.1 trên tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến lớn của Hàn Quốc, và chỉ sau 14 ngày ra mắt, CNBLUE đã giành được chiếc cúp đầu tiên khi đạt No. 1 trên KBS Music Bank (ngày 29 tháng 1 năm 2010). I'm a loner (외톨이 야) vẫn giữ kỷ lục tại Hàn Quốc đạt No.1 trong các mạng lưới bảng xếp hạng âm nhạc truyền hình lớn trong thời gian ngắn nhất.
Vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, Yong Hwa phát hành solo single kỹ thuật số đầu tiên của mình, "For First Time Lovers". Bài hát đã đứng đầu các bảng xếp hạng trong 2 tuần liên tiếp
Vào ngày 19 Tháng 10 năm 2011, CNBLUE đã ra mắt chính thức ở Nhật Bản với ca khúc Chủ đề Yong Hwa tự sáng tác "In My Head" dưới công ty quản lý Warner Music Nhật Bản. Bài hát "In My Head" cũng được chọn là bài hát kết thúc cho "Supernatural: The Animation".
Anh cũng sáng tác và là thành viên duy nhất của CNBLUE viết 2 ca khúc lớn "Where You Are", được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 01 tháng 2 năm 2012. Đĩa đơn đã đứng vị trí số một trong bảng xếp hạng hàng ngày của Oricon với 32.943 bản được bán ra vào ngày đầu tiên và trên bảng xếp hạng hàng tuần với 60.398 bản bán ra trong tuần đầu tiên. Điều này khiến CNBLUE ban nhạc nước ngoài đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Oricon Singles kể từ ngày 18 tháng 1 năm 1971, khi ban nhạc Canada Mashmakhan phát hành single "Two in the Fog", và làm CNBLUE là ban nhạc nam Hàn Quốc thứ tư trở thành Nam nghệ sĩ xếp hạng số một trong bảng xếp hạng Oricon của tuần, sau Tohoshinki (TVXQ), các thành viên của JYJ (Jaejoong và Yoochun) và Jang Geun Suk.
Vào 14 tháng 1 năm 2013, CNBLUE trở lại với ca khúc chủ đề "I'm Sorry" sáng tác bởi Yong Hwa. "I'm sorry " mô tả tâm trạng sau một cuộc chia tay. Bài hát lập tức đạt #1 tại các bảng xếp hạng khác nhau sau khi mới vừa phát hành đẩy Girls' Generation, Baek Ji-young, và Jung Hyung-don xuống, để đạt được "all-kill".
Sáng tác.
Jung Yong Hwa đã viết nhiều bài hát cho CNBLUE và cho các nghệ sĩ khác. Anh đã sáng tác và sản xuất ca khúc "Babo" (dưới 2 phiên bản Hàn và Nhật) như một món quà cho album đầu tay của Juniel, cũng là dưới cùng công ty quản lý FNC với CNBLUE. Anh cũng sáng tác và sản xuất "Love is Only You "cho một nghệ sĩ FNC, nhóm nhạc nữ AOA. Yong Hwa phát hành 17 tác phẩm trong nửa đầu của năm 2012.
Với bộ phim truyền hình Heartstrings, Yong Hwa đã viết nhạc cho một trong những ca khúc chủ đề của phim, "Because I Miss You". Bài hát đã đạt #14 trên Gaon Chart. Anh cũng chịu trách nhiệm sản xuất cho bài hát "Casting Love" sáng tác bởi Jeon Gunhwa, một bài hát OST trong bộ phim "Marry Him If You Dare".
Bài hát thương hiệu Samsung Galaxy "Feel Good", được phát hành chính thức trên Youtube ngày 23 tháng 8 năm 2013 cũng được viết bởi Yong Hwa.
Tài năng trong lĩnh vực sáng tác và sản xuất của Yong Hwa được công chúng biết đến rộng rãi và đánh giá cao. Anh liên tục nằm trong top 10 được bình chọn bởi các thần tượng trong chương trình Weekly Idol của đài MBC. Anh đứng thứ nhất trong cuộc bình chọn "Top 15 nghệ sĩ đa tài nhất" với khả năng ca hát, sáng tác, sản xuất, chơi nhiều loại nhạc cụ cũng như nhiều tài lẻ khác. Anh cũng đứng thứ 3 trong hai cuộc bình chọn "Ngôi Sao Thế giới Tiếp Theo" và "Ngôi Sao Sẽ Thành Công Với Vai Trò Nhà Sản Xuất".
Sự nghiệp diễn xuất.
2009: Jung Yong Hwa đã ra mắt trước nhóm của mình với tư cách là diễn viên, trở thành thành viên đầu tiên của CNBLUE xuất hiện trên màn hình TV. Trong năm 2009, Jung Yong Hwa giành được vai diễn đầu tiên của mình Kang Shin Woo của SBS trong bộ phim "You're Beatiful", được phát sóng từ 7 Tháng Mười - 26 Tháng Mười một năm 2009. Là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một nhóm nhạc, Yong Hwa đóng vai trò của tay guitar chính trong ban nhạc thần tượng ANJell cùng với dàn sao Jang Keun-suk trưởng nhóm, Park Shin Hye, và Lee Hongki của FT Island.
2011: Gần hai năm sau, Jung Yong Hwa đã được chọn vào vai nam chính của bộ phim truyền hình của đài MBC "Heartstrings", cùng với Park Shin-hye, một ngôi sao từ "You're beautiful", và thành viên cùng ban nhạc Kang Min-hyuk. Bộ phim là một bộ phim tình cảm trẻ trung của Hàn Quốc về tình yêu và ước mơ của nhân vật chính, trong đó lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 29 tháng 6 năm 2011.
Jung Yong Hwa cũng đã hát ba ca khúc chủ đề của Heartstrings OST, trong đó có "You've Fallen For Me "," Because I Miss You "(do Yong Hwa sáng tác), và "Comfort Song ". "You've Fallen For Me" đã đứng đầu bảng xếp hạng thường niên năm 2012 tại Nhật Bản.
2013: YongHwa tham gia diễn xuất trong bộ phim Marry Him If You Dare của đài KBS
2014: Jung YongHwa nhận vai Park Dal-Hyang trong drama cổ trang The Three Musketeers của đài tvN, đánh dấu đây bộ phim cổ trang đầu tiên mà cậu ấy tham gia kể từ khi bắt đầu sự nghiệp diễn xuất
2017: Jung Yong Hwa trở lại với diễn xuất, vào vai San Ma-ru trong drama The Package của đài JTBC
2021" Trở về sau khi nhập ngũ từ tháng 3/2018 - 11/2019, Jung Yong Hwa lần đầu tiên trở lại màn ảnh nhỏ trong drama "Sell Your Hauted House" với vai chính bên cạnh diễn viên Jang na-ra, phát sóng trên KBS. Jung Yong Hwa nhận nhiều lời khen tích cực nhờ thể hiện diễn xuất đa dạng của nhân vật Oh In Bum.
Các show truyền hình.
Sau vai diễn đầu tiên thành công, Jung Yong Hwa đã ký hợp đồng truyền hình tiếp theo cho MBC Sunday Sunday Night chương trình "Trung tâm cứu hộ hệ sinh thái Hàn Quốc: Thợ săn", trong đó có bảy MC nổi tiếng, bao gồm Kim Hyun Joong, đi ra ngoài để bắt lợn rừng. Chương trình chiếu vào ngày 06 tháng 12 năm 2009 nhưng đã buộc phải sớm chấm dứt vào giữa tháng 1 năm 2010 do cuộc biểu tình của các nhóm bảo vệ động vật. Sau đó, anh tiếp tục là một trong những MC trên các chương trình thay thế nhà sinh thái, với chủ đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Vào tháng 2 năm 2010, anh được kết hợp với Seohyun của Girls' Generation là một phần của một cặp vợ chồng giả, YongSeo Couple (Hangul: 용서 커플), cho chương trình truyền hình nổi tiếng của đài MBC We Got Married. Họ quay tập phim cuối cùng của We Got Married vào ngày 15 Tháng Ba năm 2011. Anh cũng là khách mời thường xuyên của Running Man SBS.
Sự xuất hiện của anh trên các chương trình truyền hình thực tế nhận được nhiều phản ứng tích cực và khen ngợi từ phía công chúng.
Vào hồi đầu năm 2015, khi ra mắt dưới tư cách là một ca sĩ solo với album "One Fine Day," anh đã có chương trình thực tế một mình: anh đã xuất hiện trên hologram gồm 4 tập nói về cuộc sống của anh ở công ty và nhà riêng.
Phim truyền hình
Chương trình truyền hình
Giải thưởng và đề cử.
1. Khi đóng phim You're beautiful và Heartstrings với Park Shin Hye, fan hâm mộ yêu thích YongShin couple
2. Khi quay show We got married với Seohyun, Yong Seo couple vô cùng nổi tiếng và đã có một số tin đồn về chuyện hẹn hò của hai người. Tuy nhiên, Yong Hwa đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận và nói rằng họ chỉ là bạn bè của nhau mà thôi! | 1 | null |
Jean-Louis Taberd (1794-1840), tên Việt là cố Từ, là một nhà truyền giáo người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris, Giám mục hiệu tòa Isauropolis. Ông đã dựa vào các công trình ngôn ngữ của Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) và đặc biệt nhờ vào cuốn từ điển viết tay năm 1773 của Bá Đa Lộc để soạn nên cuốn từ điển "Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị" (1838).
Tiểu sử.
Jean-Louis Taberd sinh năm 1794 tại Saint-Étienne, thụ phong linh mục tại Lyon năm 1817. Sau đó, ông gia nhập Hội Thừa sai Paris vào năm 1820, và được hội này bổ nhiệm đi truyền giáo tại xứ Nam Kỳ, thuộc Việt Nam ngày nay. Năm 1821, ông và 3 vị thừa sai người Pháp khác (Gagelin, Olivier và Gélan) lên cùng chuyến tàu Larose cùng với gia đình ông Jean-Baptiste Chaigneau đi Nam Kỳ (Gagelin và Olivier sau đó đã tử đạo vì những cuộc bách hại đạo dữ dội thời Minh Mạng). Năm 1827, ông được bổ nhiệm làm Đại diện Tông Tòa ở Lái Thiêu, Đàng Trong, và nhận Giám mục hiệu tòa Isauropolis năm 1830. Năm 1833 khi Lê Văn Khôi dấy quân chống lại triều đình Huế rồi lại kêu gọi giáo dân giúp sức, vua Minh Mạng một mặt sai quan quân vào Gia Định đánh dẹp Lê Văn Khôi, mặt kia ra dụ cấm đạo Công giáo. Giám mục Taberd phải rời Nam Kỳ lánh sang Xiêm.
Tại Vọng Các, vua Xiêm muốn dùng Giám mục kêu gọi người Việt tại Xiêm đầu quân sang Nam Kỳ đánh quân nhà Nguyễn; Taberd không chịu nên lại phải rời Xiêm sang Penang và đến năm 1835 thì sang Ấn Độ ở chủng viện Serampore. Tại đây, vào năm 1838, với sự giúp đỡ của Hội Á Châu ("Société asiatique du Bengale") và Bá tước Auckland, tức Toàn quyền Ấn Độ George Eden, Giám mục Taberd hoàn tất và xuất bản bộ từ điển Việt-Latinh mang tên "Dictionarium Annamitico-Latinum", trong đó có những đóng góp của các giáo sĩ đời trước. Cuốn từ điển này sau thường được gọi là Từ điển Taberd. Vì Ấn Độ là thuộc địa của Anh nên Toàn quyền Eden cũng đòi Giám mục phải thêm phần phụ lục tiếng Anh trong cuốn tự điển tức là đối chiếu bốn ngôn ngữ: Việt, Latinh, Pháp và Anh. Tác phẩm đó mang tên Ông cũng xuất bản từ điển của Bá Đa Lộc trong cùng năm dưới tên Từ điển Annam-Latinh.
Ngoài ra, Taberd cũng hoạt động nghiên cứu địa lý Nam Kỳ. Ông xác nhận quần đảo Hoàng Sa (ngày nay là một hải đảo đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực Đông Nam Á) đã được Hoàng đế Gia Long chinh phục và tuyên bố chủ quyền năm 1816.
Vinh danh.
Tại Sài Gòn từ năm 1873 đến 1975 có Trường Trung học La San Taberd do Dòng La San điều hành. | 1 | null |
KBS World Radio (Hangul: KBS 월드라디오; trước đây là Radio Korea và Radio Korea International) là đài phát thanh quốc tế chính thức của Hàn Quốc, trực thuộc KBS. Các chương trình của KBS World Radio được phát đi quốc tế bằng 11 ngôn ngữ: tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Indonesia, tiếng Ả Rập, tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Lịch sử.
KBS World Radio ban đầu ra đời với tên gọi "Voice of Free Korea" năm 1953 là đài phát thanh độc lập với KBS (khi ấy KBS còn tên là Hệ thống phát thanh truyền hình trung ương Seoul - 당시 서울중앙방송국 Seoul Central Broadcasting System) và đến 1968 mới hợp nhất vào với KBS.
Năm 1973, nó được đổi tên thành đài phát thanh Hàn Quốc Radio Korea nhưng đến năm 1994, nó đổi thành Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc (Radio Korea International viết tắt là RKI) để tránh nhầm lẫn với đài phát thanh có cùng tên Radio Korean của những người Hàn Quốc ở hải ngoại lập.
Trước khi có Internet, đây là phương tiện thông tin liên lạc duy nhất từ Hàn Quốc đến người Hàn ở nước ngoài. Đến những năm 1990, BBC, VOA và các đài phát sóng ngắn khác mới có thỏa thuận trao đổi phát sóng.
Các mốc thời gian tiêu biểu như sau:
Cách nghe.
○ Trang chủ của KBS World Radio tiếng Việt
Click ‘Ch 1’ hoặc 'Ch 2' tại http://world.kbs.co.kr/service/index.htm?lang=v
○ Ứng dụng dành cho điện thoại thông minh
Tải ứng dụng 'KBS WORLD Radio' hoặc 'KBS WORLD Radio On-Air' | 1 | null |
Về ASTA.
Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ (ASTA) được thành lập vào ngày 20/04/1931, là hiệp hội lớn nhất thế giới về du lịch. Thành viên của hiệp hội bao gồm các đại lý du lịch hoặc các công ty có sản phẩm liên quan đến du lịch như bán tour, du lịch trên biển, khách sạn, thuê máy bay, xe du lịch,v.v..
ASTA cung cấp nhiều lợi ích cho các thành viên cũng như khách hàng của họ. Đa số thành viên của ASTA là các cơ quan du lịch. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp du lịch khác, chẳng hạn như các hãng hàng không, khách sạn, các công ty cho thuê xe, tuyến đường tàu, và các nhà khai thác tour du lịch cũng là thành viên của ASTA.
Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của ASTA là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi về du lịch, chia sẻ kiến thức và nâng cao tính chuyên nghiệp cho các thành viên. ASTA luôn tìm kiếm một thị trường du lịch bán lẻ đầy tiềm năng, phát triển dịch vụ du lịch và là một nơi bổ ích để làm việc, đầu tư và kinh doanh. Được thành lập vào năm 1931, ASTA là hiệp hội thương mại du lịch lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới với số thành viên trong 140 quốc gia.
Trụ sở.
ASTA - American Society of Travel Agents
1101 King Street, Suite 200
Alexandria, VA 22314
U.S.A. | 1 | null |
BTV (chính thức là HanaTV) là dịch vụ IPTV tại Hàn Quốc cung cấp bởi SK Broadband.
Dịch vụ cung cấp hàng loạt nội dung chương trình VOD (Video On Demand) & (VAS) dịch vụ gia tăng giá trị sử dụng IPTV Set top box kết nối với băng thông rộng chỉ được cun cấp bởi SK Broadband.
Nội dung BTV.
BTV cung cấp 25 VOD chuyên mục
Phim Hàn, phim Mỹ, các kênh truyền hình mặt đất (KBS,MBC,SBS), trẻ em, giải trí, tiểu học, THCS, THPT, ngôn ngữ học, mua sắm, hoạt hình, Series, âm nhạc, thể thao, tài liệu, cuộc sống, thư giãn, tin tức, tài chính
BTV đã hợp đồng với 160 công ty như là Sony Pictures, 20C Fox, Universal Studio, MGM,Paramount, Warner Bros, Disney, National Geographic, BBC Worldwide, Terrestrial TV, CJ Entertainment, Showbox, Movie Studios.
Cung cấp dịch vụ JOY (Dịch vụ giá trị gia tăng):
Karaoke, Media Player, trò chơi, truyện tranh, SMS (Dịch vụ tin nhắn ngắn), thời tiết, báo TV, v.v..,
Sự kiện kĩ thuật.
H.264(MPEG4-Part10) encode
Giao thức Push & Download
Bảo mật DRM
Máy chủ VOD & Máy chủVarious VAS (Dịch vụ giá trị gia tăng)
Ủy quyền, thanh toán & quản lý hệ thống
CDN (Contents Delivery Network)
Có sẵn cho các loại BB (xDSL, HFC, optical-LAN, etc.)
User-Friendly UI
Hỗ trợ HD video âm thanh & 5.1ch
Built-in HD-TV tuner & HDD | 1 | null |
Raquel Pacheco (sinh năm 1984) nghệ danh Bruna Surfistinha là cô gái bán dâm nổi tiếng nhất Brasil. Cô bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp tình dục tại Sao Paulo từ khi 17 tuổi. Sau đó cô trở nên nổi tiếng vì đến đầu năm 2005, khi vẫn còn đang hành nghề trong các nhà thổ tại Sao Paulo, Raquel Pacheco tung ra cuốn tự truyện mang tựa đề Nhật ký gái gọi.
Điều này đã giúp Pacheco trở thành cơn sốt tại Brazil khi chỉ trong tháng xuất bản đầu tiên 30.000 bản cuốn tự truyện của cô được bán hết. Trang blog cá nhân của gái gọi Bruna Surfistinha thuở nào cũng thu hút tới 50.000 độc giả mỗi ngày. Từ cuốn sách Nhật ký gái gọi thì cuộc đời và sự nghiệp của Pacheco cũng đã được dựng thành phim. | 1 | null |
Siliqua patula là một loài thân mềm hai mảnh vỏ ăn được lớn trong họ Pharidae.
Phân bố.
"Siliqua patula" có ở dọc theo bờ biển Tây Thái Bình Dương từ phía đông quần đảo Aleut, Alaska, đến Pismo Beach, California. Chúng sống tại các bãi biển trong các khu vực bãi triều, có thể đào cát đến độ sâu tối đa khoảng . | 1 | null |
Trạng từ Latinh sic (nghĩa là "như thế", viết đầy đủ là "sic erat scriptum", nghĩa là "nó được viết như thế" hay "đúng như nguyên văn") là một từ được viết ngay đằng sau một từ, một cụm từ hoặc một đoạn văn bản được trích dẫn để biểu thị rằng đoạn trích được trích chính xác từ văn bản gốc, lặp lại chính xác lỗi sai hoặc cách viết lỗi thời hay không chuẩn mực (nếu có) trong văn bản gốc.
Mục đích của "sic" là nhằm báo cho người đọc biết rằng nếu có lỗi trong văn bản được chép lại thì đó không phải là sai sót của người chép lại văn bản mà là lỗi trong văn bản gốc. "Sic" cũng được dùng sau đoạn văn chứa các lỗi lặp đi lặp lại có chủ ý.
Không chỉ gói gọn trong mục đích nêu trên, người ta còn dùng từ này với ý nghĩa châm biếm hoặc hài hước, thu hút sự chú ý của người đọc đối với lỗi chính tả của tác giả gốc hoặc để nhấn mạnh logic sai lầm của tác giả gốc.
Định dạng.
Ngày nay người viết đặt "sic" trong ngoặc vuông "[ ]". Trong lịch sử, "sic" được đặt trong ngoặc đơn "()", nhất là khi lỗi đó quá rõ ràng. Người ta cũng thường in nghiêng từ này, tương tự khi viết từ ngoại quốc thì cũng in nghiêng từ ngoại quốc đó. | 1 | null |
Clyde Jackson Browne (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1948) là ca sĩ, nhạc sĩ và hát các bài tự sáng tác, đã bán 18 triệu dĩa nhạc chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Nổi tiếng trong thập niên 1970, Browne đã viết và thu những bản nhạc sau: "These Days", "The Pretender", "Running on Empty", "Lawyers In Love", "Doctor My Eyes", "Take It Easy", "For a Rocker", and "Somebody's Baby". Vào năm 2004, Browne được ghi danh vào "Rock and Roll Hall of Fame" tại Cleveland, Ohio, cũng như được phong làm tiến sĩ Danh dự về Âm nhạc bởi Occidental College ở Los Angeles, California.
Tiểu sử.
Browne là con của một nhân viên dân sự làm việc cho báo quân đội Mỹ Stars and Stripes, trú đóng tại Đức, mẹ là người ở Minnesota gốc Na Uy. Ông có 3 anh chị em. Chị cả và người em trai kế cũng như ông sinh ra ở Đức, nhưng ông sống từ lúc 3 tuổi ở Highland Park thuộc địa phận Los Angeles. Từ lúc còn thiếu niên ông đã ca nhạc Folk cho các quán nhạc tại đia phương. Sau khi chuyển lên Greenwich Village, New York, vào năm 1966, Browne theo Nitty Gritty Dirt Band trình diễn. Ngoài ra ông cũng chơi cho ban nhạc Gentle Soul của người bạn, Pamela Polland. Trước khi được 18 tuổi, ông cũng làm việc cho nhà xuất bản của Elektra Records, Nina Music, tường thuật về các sự kiện âm nhạc tại New York. Thời gian còn lại khi ông còn ở Greenwich Village, New York cho tới năm 1968, Browne phụ ca cho Tim Buckley và ca sĩ Đức Nico của ban nhạc Velvet Underground.
Những bản nhạc đầu tiên của Browne, chẳng hạn như "Shadow Dream Song" và "These Days", được thâu bởi the Nitty Gritty Dirt Band, Tom Rush, Nico, Steve Noonan, Gregg Allman, Joan Baez, the Eagles, Linda Ronstadt, the Byrds, và những người khác.
Đầu thập niên 1970 Browne trở thành một trong những người viết nhạc (songwriter) đặc sắc nhất Hoa Kỳ bên cạnh Joni Mitchell và James Taylor. Những thành công lớn nhất của ông nằm trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, khi mỗi dĩa nhạc của ông đều lọt vào top ten. | 1 | null |
Thời kỳ Khmer Đỏ (1975-1979) đề cập đến sự cai trị của Pol Pot, Nuon Chea, Ieng Sary, Son Sen, Khieu Samphan và Đảng Cộng sản Khmer Đỏ tại Campuchia, mà Khmer Đỏ đổi tên thành Kampuchea Dân chủ.
Trong 4 năm khoảng 2 triệu người bị hành quyết chính trị, bệnh tật, đói khát, và lao động cưỡng bức. Do số lượng người chết lớn nên trong thời gian cai trị của Khmer Đỏ thường được coi là một tội ác diệt chủng, và thường được gọi là Holocaust Campuchia hoặc diệt chủng Campuchia. Khmer Đỏ lên nắm quyền vào cuối của cuộc nội chiến Campuchia và bị lật đổ bởi cuộc tấn công của Việt Nam.
Lịch sử.
Sau khi Lon Nol đảo chính Sihanouk, thành lập Cộng hòa Khmer năm 1970. Sihanoul đã liên lạc với Khmer đỏ và được sự trung gian của Trung Quốc thành lập chính phủ Hoàng gia thống nhất Campuchia chống lại Lon Nol. Sihanouk làm Quốc trưởng, Pen Nouth Thủ tướng, Khieu Samphan Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng, Hu Nim Bộ trưởng Thông tin, Hou Youn Bộ trưởng Nội vụ. Nhưng chức vụ Quốc trưởng và Thủ tướng chỉ có hư vị.
Khmer đỏ từ trước 1970 bị xem là thành phần bạo động, do được sự ủng hộ của Sihanouk và Trung Quốc cũng như Việt Nam, vị thế của Khmer đỏ được nâng cao. Từ trước 1970 Khmer đỏ chỉ hoạt động bí mật, sau khi được Sihanouk ủng hộ Khmer đỏ đã hoạt động công khai.
Được viện trợ của Trung Quốc và Việt Nam, ngày 17/4/1975 Khmer đỏ chiếm Phnôm Pênh, giành chiến thắng trong cuộc nội chiến với Lon Nol chính thức nắm chủ quyền của Campuchia. Vừa giải phóng Campuchia Khmer đỏ đã tiêu diệt những phe đối lập, phản cách mạng và bắt đầu di dân về nông thôn.
Chính trị.
Sau khi nắm chính quyền Đảng Cộng sản Campuchia dưới cái tên Angkar bắt đầu củng cố quyền hành. Ban thường vụ Trung ương Đảng lúc đó gồm có Pol Pot, Nuon Chea, Ta Mok, So Phim, Ieng Sary, Vorn Vet, Son Sen và Takeu. Pol Pot chức vụ Tổng bí thư Đảng, Noun Chea đặc trách Vụ Tổ chức trong Đảng, Ta Mok và So Phim bí thư khu ủy Tây Nam và Đông. Cả nước được chia ra 7 khu đó là các khu Tây Nam (Ta Mok), Tây Bắc (Nhim Ros), Bắc (Khoy Thoun), Đông (So Phim) Trung ương (Ke Pauk), Đông Bắc (Men San), Tây (Chu Chet).
Sau khi Hiến pháp Campuchia Dân chủ được công bố, để củng cố quyền lực của mình, Angkar đã đưa thành viên cao cấp của Đảng giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ, Khieu Samphan Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Chủ tịch nước), Nuon Chea (Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng (27/9/1976 – 25/10/1976)), Ta Mok (Tổng tư lệnh quân đội), Son Sen (Bộ trưởng Quốc phòng), Ieng Sary (Bộ trưởng ngoại giao), So Phim (Phó Chủ tịch Quốc hội), Vorn Vet (Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế) và Nhim Ros (còn gọi là Moul Sambath, phó chủ tịch nước kiêm bí thư quân khu Tây bắc). Những nhân vật trong Đảng đối kháng hay bất đồng chính kiến như Koy Thuon, Hou Yuon, Hu Nim, Chou Chet đều bị thanh trừng và bị xử tử.
Thiết lập Hiến pháp.
Hiến pháp mới ra đời ngày 5/1/1976, còn được gọi Hiến pháp Campuchia Dân chủ. Hiến pháp không có đoạn nào nói về những quyền tự do căn bản, mà chỉ ám chỉ đến chính sách cường bách lao động bằng câu "tuyệt đối không có nạn thất nghiệp". Điều 12 về "quyền và nghĩa vụ công dân", chỉ vọn vẹn vài câu nam nữ đều có quyền bình đẳng như nhau.
Về chính sách đối ngoại, điều 21 quy định "kiên định theo đuổi chính sách độc lập, hòa bình, trung lập, và không liên kết. Nhân dân Campuchia chắc chắn sẽ không cho phép bất cứ một quốc gia nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, đồng thời kiên quyết và dứt khoát phản đối các thế lực bên ngoài có hành động can thiệp dưới mọi hình thức vào những vấn đề nội bộ của Campuchia.". Cam kết hỗ trợ các quốc gia chống chủ nghĩa đề quốc trong thế giới thứ 3. Nhưng các cuộc xung đột với Việt Nam, Lào, Thái Lan trong năm 1977-1978 không phản ánh điều đó.
Cơ cấu Chính phủ cũng được nêu ngắn gọn trong đó. Lập pháp là Quốc hội gồm 250 thành viên "đại diện cho nông dân công nhân quân đội và các tầng lớp khác của Campuchia". Quốc hội đề cử Khieu Samphan giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, So Phim Phó chủ tịch thứ nhất, Nhim Ros Phó chủ tịch thứ 2, Chủ tịch Quốc hội là Nuon Chea. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm và được dân bầu. Cuộc bầu cử đầu tiên và duy nhất được tổ chức ngày 20/3/1976, người mới (xuất thân từ đô thị) không được tham gia bầu cử. Hệ thống Tư pháp là các tòa án do Quốc hội chỉ định.
Ngày 12/4/1976, chính phủ chính thức ra mắt. Thủ tướng là Pol Pot, Ieng Sary Bộ trưởng ngoại giao, Son Sen Bộ trưởng quốc phòng, Von Vert Phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế, Khoy Thuon Bộ trưởng Kỹ nghệ, Hu Nim Bộ trưởng Thông tin, Thioun Thioeun Bộ trưởng Y tế, Tauch Phoem Bộ trưởng Công chánh. Vợ Son Sen là Yun Yat Bộ trưởng Văn hoá giáo dục, vợ Ieng Sary là Ieng Thirith Bộ trưởng vấn đề Xã hội.
Hiến pháp không đề cập tới việc cả nước chia làm 7 khu (7/1975) và 2 vùng tôn giáo đặc biệt, vùng 505 và 106.
Chuyển đổi xã hội.
Theo quy định Hiến pháp mới ở Campuchia có các giai cấp nông dân, công nhân, và các thành phần khác. Trong thời gian thăm Trung Quốc ngay sau khi giải phóng (tháng 6/1975) và được gặp Mao Trạch Đông, Pol Pot cùng Ieng Sary đã cho rằng cuộc cuộc Đại nhảy vọt là vĩ đại và noi theo. Nếu như Mao Trạch Đông không hoàn thành được công cuộc Đại nhảy vọt do bị phản đối thì Pol Pot không có những kẻ phản đối, đối đầu nên sẽ không thể bị ngăn cản. Mao Trạch Đông coi Pol Pot là người học trò xuất sắc của mình. Khi trở về nước Pol Pot tuyên bố "xóa bỏ tiền tệ, đóng cửa thị trường", đuổi hết dân thành thị bao gồm cả giới trí thức văn nghệ sĩ, chính trị gia, giáo sư đại học, lẫn các tu sĩ Phật giáo, người đang bệnh lẫn trẻ sơ sinh, tất cả phải rời thành phố về nông thôn làm ruộng. Khieu Samphan và Sonsen khoe khoang với Sihanouk rằng "Chúng ta là quốc gia đầu tiên có thể hoàn thành một xã hội hoàn toàn cộng sản mà không lãng phí qua giai đoạn trung gian".
Các "nhà ăn chung" được lập lên. Nghiêm cấm không sở hữu đồ ăn riêng cho cá nhân. Hun Sen nhớ lại "Người ta đang đói gần chết, nhưng không ai được phép chạm vào bất cứ trái chuối nào ở trên cây mọc gần trại. Thậm chí Khmer Đỏ còn tịch thu tất cả chén dĩa, xoong nồi và đồ dùng để không cho người ta nấu nướng và ăn bất cứ thứ gì tại nhà. Mỗi người được phép giữ một cái đĩa và một cái muỗng. Giống như những kẻ nô lệ, những người trong trại sẽ được tập trung bằng kẻng để đến ăn cháo loãng (…) bắt được một con ếch, hoặc một con cá nhỏ li ti, cũng không được phép ăn khẩu phần dư ra ấy". Những người có dị tật hay ốm yếu không giúp ích cho xã hội đều bị loại bỏ, tránh lãng phí lương thực phẩm.
Dịch vụ y tế trở về trạng thái nguyên thủy và không tồn tại. Các hộ gia đình được chia ra thành các đoàn lao động theo độ tuổi và giới tính được đưa tới các nơi khác nhau.Gia đình những người mới bị phân tán khắp nơi, tuỳ theo tuổi và nhu cầu, nhất là những thiếu niên dưới mười tám tuổi phải ở riêng với cha mẹ để khỏi bị "ô nhiễm ý thức hệ" cũ.
Những người mới thường xuyên bị theo dõi, bị khai lý lịch, bị kiểm soát và có thể bị kết tội và xử tử bất cứ lúc nào. Nếu không bị bắt vì lý lịch, thì cũng có thể bị bắt và bị giết vì lười lao động, vì tỏ thái độ bất mãn hay có những quan hệ tình cảm bị cấm đoán. Người bị kết tội không cần phải ra toà, và để tiết kiệm đạn họ sẽ bị xử tử bằng búa, rìu, hay bị trùm túi nhựa cho đến khi bị nghẹt thở. Những người sống sót cùng những "người cũ" đều được xếp thành tổ, xã, phường, quận...
Về lý thuyết xã hội Campuchia là bình đẳng, mọi tập quán trong gia đình bị loại bỏ, không được chia trên dười họ hàng. Mọi người bị bắt buộc gọi nhau là "bạn" hoặc "đồng chí", cách chào truyền thống cúi gập người hoặc chắp tay chào cũng bị xóa bỏ.
Những người đứng đầu, lãnh đạo địa phương và những người cộng tác với Angkar có tiêu chuẩn đặc biệt so với những người dân khác, "Họ có suất ăn đầy đủ, với căn nhà riêng tiện nghi".
Pol Pot yêu cầu Cách mạng Campuchia cần tiêu diệt "đế quốc, phong kiến và tư sản".Nhưng về khái niệm này rất mơ hồ về "đế quốc" ngoài những người thuộc chế độ Lon Nol thì những người gốc Việt, Chăm, Hán, Ấn... đều bị xử tử. Về "phong kiến" ngoài những người thuộc bảo hoàng thì những người trí thức, tăng ni cũng bị khép vào để xử tử. Về "tư sản" tất cả những người buôn bán như thương nhân, tiểu thương kể cả cho vay tiền đều bị quy là tư sản. | 1 | null |
NSND Quang Thập tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thập là một đạo diễn tài năng, nghệ sĩ sân khấu chèo, một nhà quản lý nổi tiếng trong làng chèo Việt Nam. Hiện ông là giám đốc nhà hát Chèo Ninh Bình. Năm 2022, ông được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Tiểu sử.
NSND Quang Thập nguyên có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thập, sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình. Ông là diễn viên rồi giám đốc thuộc nhà hát Chèo Ninh Bình.
Sự nghiệp.
NSND Quang Thập gắn bó với nghệ thuật hát chèo từ năm 18 tuổi. Với một hình thể cân đối, phong cách, chững chạc, thông minh với giọng ca thiên phú, trầm hùng, hào sáng nên Quang Thập rất có duyên đóng các vai vua quan. Những ưu thế đó đã sớm lọt vào tầm ngắm của các đạo diễn, đặc biệt là khi dựng các vở chèo cổ.
Năm 1994 NSND Quang Thập được phân thủ vai ông Tham trong vở "Hoa khôi dạy chồng" do NSND Doãn Hoàng Giang chủ biên và đạo diễn. Đoàn văn công Ninh Bình (nay là Nhà hát Chèo Ninh Bình) đã đem vở diễn tham gia hội diễn sân khấu chuyên nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng lần thứ IV năm 1994. Trong vai ông Tham, Nguyễn Quang Thập đã được trao huy chương vàng.
Một năm sau, nghệ sĩ Quang Thập lại lập thêm kỳ tích mới, vào vai "vua Đinh" nhân vật chính trong vở "Nước mắt vua Đinh" của tác giả, tiến sĩ Trần Đình Ngôn, NSND Dương Ngọc Đức Đạo diễn. Tại hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, vở "Nước mắt vua Đinh" và vai vua Đinh Tiên Hoàng do anh đảm nhiệm đã được tặng Huy chương vàng.
Năm 2001, tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, Quang Thập vào vai "phù thủy" trong vở chèo cổ Kim Nham do NSND Bùi Đắc Sử đạo diễn đạt giải cao, nghệ sĩ Quang Thập đã được Bộ Văn hoá- thông tin tặng bằng khen.
Từ năm 2001 đến năm 2008, Quang Thập được giao trọng trách làm đội trưởng đội diễn viên, rồi đi học khoa đạo diễn trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ra trường với tấm bằng loại ưu, được phân làm đạo diễn, rồi được giao làm Phó phòng nghệ thuật.
Cuối năm 2008, nghệ sĩ Nguyễn Quang Thập được đề bạt làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình. Năm 2012, nghệ sĩ Nguyễn Quang Thập được đề bạt làm Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình cho đến nay.
Trong dịp hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, NSND Quang Thập đã huy động mọi nguồn lực, động viên tập thể nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ công nhân viên nhà hát cùng đạo diễn, NSND Lê Hùng dàn dựng thành công vở chèo "Linh khí Hoa Lư". Tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại Quảng Ninh cuối năm 2009, vở diễn "Linh khí Hoa Lư" đã được tặng huy chương vàng, cùng với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc cho đạo diễn, diễn viên, nhạc công.
Đối với nghệ sĩ Quang Thập, tuổi đời, tuổi nghề còn khá trẻ nhưng đã sớm khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực, được giới sân khấu và công chúng yêu nghệ thuật đánh giá cao.
Ngày 27/5/2012, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, NSND Quang Thập đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Tại cuộc thi tài năng trẻ đạo diễn sân khấu được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, vở chèo "Tấm áo bào hoàng đế" của Nhà hát Chèo Ninh Bình đã về nhất; đạo diễn, NSND Quang Thập là một trong hai đạo diễn trẻ tài năng được hội thi tặng Huy chương vàng
Năm 2022, Quang Thập được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Gia đình.
- Huy chương vàng Cuộc thi "Tài năng trẻ diễn viên sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc" năm 2014 với vai diễn Thị Kính trong một trích đoạn của vở chèo cổ "Quan Âm Thị Kính".
- Huy chương bạc vai Phó chủ tich Sen vở "Cỏ lạ đường thôn" Cuộc thi sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016.
- Huy chương vàng vai diễn "Đào Huế" (trích đoạn Tuần Ty - Đào Huế) - cuộc thi Tài năng Trẻ sân khấu Tuồng Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017.
- Giải khuyến khích - Liên hoan tiếng hát truyền hình - Sao Mai Ninh Bình 2017. | 1 | null |
Viện nghiên cứu (tiếng Anh: "research institute") là một cơ sở dành riêng cho hoạt động nghiên cứu. Các viện nghiên cứu có thể tập trung vào nghiên cứu cơ bản hoặc có thể có định hường nghiên cứu ứng dụng. Mặc dù thuật ngữ thường chỉ những cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên, hiện cũng có nhiều viện nghiên cứu khoa học xã hội.
Một số viện nghiên cứu nổi tiếng.
Vào thời tiền trung cổ, một số đài quan trắc thiên văn đã được xây dựng ở thế giới Hồi giáo. Cơ sở đầu tiên là đài quan trắc Baghdad ở thế kỷ thứ 9, được xây dựng vào thời al-Ma'mun của Nhà Abbas, mặc dù cơ sở nổi tiếng nhất là đài quan trắc Maragheh (thế kỷ 13) và đài quan trắc Ulugh Beg (thế kỷ 15).
Viện nghiên cứu ra đời sớm nhất ở châu Âu là tổ hợp Uraniborg của Tycho Brahe trên đảo Hven, một phòng thí nghiệm thiên văn ở thế kỷ 16 đã thực hiện những đo đạc với độ chính xác cao về các ngôi sao. Ở Hoa Kỳ, nhiều rất nhiều viện nghiên cứu nổi tiếng bao gồm Bell Labs, Viện Nghiên cứu Scripps (The Scripps Research Institute), Viện Beckman (Beckman Institute), và SRI International. | 1 | null |
TED (viết tắt của Technology, Entertainment, Design - "Công nghệ, Giải trí, Thiết kế") là một tổ chức truyền thông đại chúng chuyên đăng tải những nội dung hội thảo giữa người với người, cho phép xem trực tuyến miễn phí, với khẩu hiệu "ideas worth spreading" ("Những ý tưởng đáng lan truyền"). TED được thành lập vào tháng 2 năm 1984 dưới dạng một buổi hội thảo, và bắt đầu được tổ chức hàng năm từ năm 1990. Ban đầu, nội dung của TED nhấn mạnh vào công nghệ và thiết kế, phù hợp với nguồn gốc tới từ Thung lũng Silicon, nhưng nó đã mở rộng trọng tâm của nó bao gồm các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề khoa học, văn hoá và học thuật...
Hội thảo chính của TED được tổ chức thường niên tại Vancouver, British Columbia, Canada ở Trung tâm Hội nghị Vancouver. Trước năm 2014, hội nghị này được tổ chức tại Long Beach. Các sự kiện của TED cũng được tổ chức ở khắp Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, cung cấp streaming trực tiếp các buổi hội thảo. Họ đề cập đến một loạt các chủ đề trong nghiên cứu và thực hành khoa học và văn hoá, thường thông qua việc kể chuyện. Các diễn giả được cho tối đa là 18 phút để trình bày ý tưởng của mình theo những cách sáng tạo và hấp dẫn nhất mà họ có thể thể hiện. Các diễn giả từng nói chuyện bao gồm Bill Clinton, Jane Goodall, Al Gore, Gordon Brown, David Cameron, Billy Graham, Richard Dawkins, Bill Gates, Bono, hai nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin, và nhiều nhân vật đoạt giải thưởng Nobel. Quản lý hiện tại của TED là cựu ký giả về lĩnh vực máy tính và nhà xuất bản tạp chí Chris Anderson.
Từ tháng 6 năm 2006, TED Talks đã được cung cấp xem trực tuyến miễn phí, theo điều kiện "Ghi công - Phi thương mại - Phi phái sinh" của giấy phép Creative Commons, thông qua trang TED.com. Tính đến tháng 3 năm 2016, hơn 2.400 hội thảo TED Talk đã có sẵn cho phép truy cập tự do trên trang web. Vào tháng 6 năm 2011, con số lượt xem đã gộp vào đã vượt mốc 500 triệu lượt, và vào tháng 11 năm 2012, các bài nói chuyện TED Talk đã được theo dõi trên một tỷ lượt trên toàn thế giới. Tuy vậy, không phải toàn bộ các bài nói chuyện TED Talk đều phổ biến như nhau. Những bài nói chuyện được chia sẻ bởi các học giả có xu hướng được xem trực tuyến nhiều hơn, trong khi các video nghệ thuật và thiết kế có xu hướng được theo dõi ít hơn mức trung bình.
Lịch sử.
1984-99: Thành lập và những năm đầu.
TED được thành lập năm 1984 bởi kiến trúc sư và nhà thiết kế đồ họa Richard Saul Wurman, người đã thấy được sự hội tụ của các lĩnh vực công nghệ, giải trí và thiết kế (các khái niệm cấu thành nên "TED"). Hội thảo đầu tiên được tổ chức bởi Harry Marks và Wurman vào cùng năm, đã giới thiệu các bản demo của đĩa compact, được Philips và Sony đồng phát triển, và một trong những màn trình diễn đầu tiên của máy tính Apple Macintosh. Các bài thuyết trình được giới thiệu bởi nhà toán học nổi tiếng Benoit Mandelbrot và các thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng digerati, như Nicholas Negroponte và Stewart Brand. Sự kiện này không thành công về mặt tài chính; phải mất 6 năm trước khi hội thảo lần thứ hai được tổ chức.
Từ năm 1990 trở đi, một cộng đồng đang phát triển của các "TEDster" tập trung thường niên tại sự kiện này tại Đại học bang California ở Vịnh Monterey, cho tới năm 2009, khi nó được chuyển đến Long Beach, California do sự gia tăng đáng kể số lượng người tham dự. Ban đầu, các diễn giả được lựa chọn từ các lĩnh vực chuyên môn đằng sau từ viết tắt TED, nhưng trong thập niên 90, danh sách các diễn giả đã được mở rộng bao gồm các nhà khoa học, triết gia, nhạc sĩ, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà từ thiện và nhiều nhân vật khác.
2000-16: Sự tăng trưởng gần đây.
Năm 2000, Wurman, trong việc tìm kiếm người kế nhiệm ở tuổi 65, đã gặp gỡ doanh nhân truyền thông mới và một người đam mê TED, Chris Anderson, để thảo luận về những diễn biến trong tương lai. Công ty về truyền thông tại Anh của Anderson là Future đã mua lại TED. Tháng 11 năm 2001, tổ chức phi lợi nhuận của Anderson là Sapling Foundation (motto: "fostering the spread of great ideas." - "bồi dưỡng sự lan truyền những ý tưởng tuyệt vời") đã mua lại TED từ Future với giá 6 triệu bảng. Tháng 2 năm 2002, Anderson đã có một bài nói chuyện TED Talk, trong đó ông giải thích tầm nhìn của ông về hội thảo và vai trò của ông trong tương lai ở vị trí người quản lý. Wurman rời khỏi TED sau hội thảo năm 2002.
Trong năm 2006, chi phí tham dự là $4.400 cho mỗi người và chỉ được tham dự bằng cách được mời. Mô hình thành viên đã được thay đổi vào tháng 1 năm 2007 với mức phí hội viên thường niên là $6.000, bao gồm việc tham dự hội thảo, thư từ của câu lạc bộ, các công cụ mạng và DVD hội thảo. Hội thảo năm 2017 sẽ có mức phí tham dự là $8.500 mỗi người.
Năm 2014, địa điểm tổ chức hội thảo đã được chuyển đến Vancouver.
TED hiện đang được tài trợ bởi sự kết hợp của các nguồn thu nhập khác nhau, bao gồm lệ phí tham dự hội thảo, tài trợ của các công ty, hỗ trợ từ quỹ, lệ phí giấy phép và việc bán sách. Nguồn tiền tài trợ của công ty rất đa dạng, do các công ty như Google, GE, AOL, Goldman Sachs, và The Coca-Cola Company cung cấp. Các nhà tài trợ không tham gia vào định hướng sáng tạo của sự kiện, cũng như không được phép trình bày trên sân khấu chính, vì lợi ích độc lập của hội thảo.
Nhân viên của TED bao gồm khoảng 140 người có trụ sở tại thành phố New York và Vancouver.
Giải thưởng TED Prize.
Giải thưởng TED Prize đã được giới thiệu vào năm 2005. Cho tới năm 2010, nó đã trao thưởng thường niên cho ba cá nhân mỗi người $100,000 và một "điều ước thay đổi thế giới". Mỗi người chiến thắng công bố điều ước của mình vào hội thảo chính thường niên. Từ năm 2010, với một quá trình lựa chọn đã được thay đổi, một người chiến thắng duy nhất được chọn để đảm bảo rằng TED có thể tối đa hóa những nỗ lực của mình để đạt được mong muốn của người chiến thắng. Năm 2012, giải thưởng không được trao cho một cá nhân, mà trao cho một khái niệm gắn liền với hiện tượng toàn cầu hiện nay về sự gia tăng đô thị hóa. Năm 2013, số tiền thưởng đã được tăng lên đến 1 triệu USD. Những người đoạt giải thưởng TED Prize trong những năm trước:
Hội thảo TED Conference đã đặt hàng nghệ sĩ người New York Tom Shannon tạo ra một tác phẩm điêu khắc giải thưởng được trao cho tất cả những người trúng giải thường TED Prize.
Tác phẩm điêu khắc bao gồm một quả cầu nhôm đường kính bay lơ lửng do từ tính trên một đĩa làm từ gỗ cây óc chó.
TED.com.
Năm 2005, Chris Anderson đã thuê June Cohen làm Giám đốc của TED Media. Vào tháng 6 năm 2006, sau khi ý tưởng của Cohen về một chương trình truyền hình dựa trên các bài giảng của TED đã bị từ chối bởi một số mạng lưới truyền hình cáp, một số bài nói chuyện có đánh giá cao nhất đã được đăng tải trên các trang web của TED, YouTube, và iTunes, dưới điều kiện "Ghi công - Phi thương mại - Phi phái sinh" 3.0 của Creative Commons. Ban đầu, chỉ một số ít bài nói chuyện được đăng tải để thăm do số lượng người xem. Vào tháng 1 năm sau đó, số lượng bài nói chuyện TED Talk trên trang web đã tăng lên 44 bài và chúng đã được xem hơn ba triệu lần. Trên cơ sở thành công đó, tổ chức này đã rót vốn hàng trăm ngàn đô la vào hoạt động sản xuất video của mình và phát triển một trang web để giới thiệu khoảng 100 bài nói chuyện.
Vào tháng 4 năm 2007, trang web TED.com phiên bản mới chính thức được giới thiệu, được phát triển bởi công ty thiết kế Method. Trong những năm tiếp theo, trang web đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có bảy giải thưởng Webby Award, "Podcast xuất sắc nhất của năm" của iTunes (2006-2010), giải thưởng Communication Arts Interactive Award cho "Thiết kế thông tin" (Information Design) năm 2007, giải thưởng OMMA Award cho "chia sẻ video" năm 2008, giải thưởng Web Visionary Award cho "thành tựu kỹ thuật" (technically achievement) năm 2008, giải Đồng The One Show Interactive Award năm 2008, giải thưởng thường niên AIGA Annual Design Competition (2009), và một giải thưởng Peabody Award năm 2012.
Tính đến tháng 6 năm 2015, đã có hơn 2000 bài nói chuyện TED Talk được đăng tải. Mỗi tuần, 5-7 bài nói chuyện mới sẽ được xuất bản. Tháng 1 năm 2009, số lượng video đó đã được xem 50 triệu lần. Vào tháng 6 năm 2011, tổng số lượt xem đạt mốc 500 triệu lượt, và vào ngày 13 tháng 11 năm 2012, TED đã đạt đến con số hàng tỷ lượt xem. Chris Anderson trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 2012 phát biểu:
Đã từng có 800 người xem cùng nhau mỗi năm; bây giờ khoảng một triệu người xem các bài nói chuyện TED Talk trực tuyến mỗi ngày. Khi chúng tôi lần đầu tiên đưa ra một vài bài nói chuyện như là một trải nghiệm, chúng tôi đã nhận được những phản hồi đầy cảm xúc, đến nỗi chúng tôi quyết định lật lại tất cả và nghĩ về bản thân không chỉ giống như một hội thảo, mà là "những ý tưởng đáng để quảng bá," xây dựng một trang web lớn xung quanh nó. Hội thảo vẫn là động cơ, nhưng trang web là bộ khuếch đại mang những ý tưởng tới với thế giới.
Vào tháng 3 năm 2012, Netflix đã công bố một thỏa thuận phát sóng một loạt 16 chương trình kéo dài hai giờ đầu tiên, bao gồm các bài nói chuyện TED Talk về các chủ đề tương tự nhau, từ nhiều diễn giả khác nhau. Nội dung này được cung cấp cho các thuê bao ở Mỹ, Canada, Mỹ Latinh, Anh và Ireland. Được dẫn chương trình bởi Jami Floyd, "TED Talks NYC" ra mắt trên NYC Life vào ngày 21 tháng 3 năm 2012.
Các dự án và sự kiện liên quan.
TEDGlobal.
Năm 2005, dưới sự giám sát của Anderson, một hội thảo kết nghĩa được định hướng quốc tế nhiều hơn được thêm vào, dưới tên gọi TEDGlobal. Nó được tổ chức, theo thứ tự thời gian: ở Oxford, Anh (2005), ở Arusha, Tanzania (2007, với tên gọi TEDAfrica), ở Oxford một lần nữa (2009 và 2010), và ở Edinburgh, Anh (2011, 2012, và 2013). Năm 2014, hội thảo được tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil. Ngoài ra, đã từng có một TED India, ở Mysore (2009).
Giám đốc khu vực Châu Âu của TED (và quản lý của TEDGlobal) là nhà văn người Thuỵ Sĩ Bruno Giussani.
Dự án Dịch thuật Mở (OTP).
Dự án Dịch thuật Mở của TED (TED Open Translation Project - OTP) được bắt đầu vào tháng 5 năm 2009, nhằm mục đích "[tiếp cận] với 4,5 tỷ người trên hành tinh không nói được tiếng Anh", theo lời quản lý của TED, Chris Anderson. OTP sử dụng các nền tảng phụ đề dựa trên quần chúng để phiên dịch phần văn bản của các video TED và TED-Ed, cũng như chú thích và phiên dịch các đoạn video được tạo ra trong chương trình TEDx (với đối tác công nghệ dotSUB cho tới tháng 5 năm 2012, và sau đó với công cụ dịch thuật mã nguồn mở Amara). Vào thời điểm đi vào hoạt động, 300 phần phiên dịch đã được thực hiện bởi 200 tình nguyện viên chuyển dịch bằng 40 ngôn ngữ. Vào tháng 5 năm 2015, hơn 70.000 phần phụ đề của 107 ngôn ngữ đã được hoàn thành bởi 38.173 dịch giả tình nguyện viên (tổng cộng toàn thời gian).
Dự án đã góp phần gia tăng đáng kể lượng viếng thăm quốc tế vào trang web của TED, với lưu lượng truy cập từ bên ngoài nước Mỹ tăng 350%, 600% ở châu Á, và con số này là hơn 1000% ở Nam Mỹ.
Các thành viên có một số công cụ dành cho việc quản lý về kiến thức, chẳng hạn như OTP Wiki OTPedia, các hội nhóm Facebook, hoặc các video hướng dẫn.
TEDx.
TEDx là các sự kiện độc lập có tính chất tương tự TED, có thể được tổ chức bởi bất cứ ai có được giấy phép tự do từ TED, đồng ý tuân theo các nguyên tắc nhất định. Các sự kiện TEDx là phi lợi nhuận, nhưng có thể có một khoản phí tham gia hoặc tài trợ thương mại để trang trải các chi phí. Tương tự như vậy, các diễn giả không được trả tiền. Họ cũng phải từ bỏ bản quyền đối với các tài liệu của họ, mà TED có thể chỉnh sửa và phân phối theo giấy phép Creative Commons.
Một sự kiện TEDx được tổ chức bởi các tình nguyện viên từ cộng đồng địa phương và cũng giống như các sự kiện TED, nó không có bất kỳ chương trình thương mại, tôn giáo hay chính trị nào. Mục tiêu của nó là thúc đẩy đối thoại, kết nối, và cộng đồng.
Cho tới tháng 1 năm 2014, thư viện TEDxTalks có khoảng 30.000 bộ phim và bài thuyết trình tới từ hơn 130 quốc gia. Vào tháng 3 năm 2013, có 8 sự kiện TEDx được tổ chức hằng ngày; tăng lên từ 5 sự kiện trong tháng 6 năm 2012, năm trước đó, ở 133 quốc gia. Các bài thuyết trình TEDx cũng bao gồm các chương trình biểu diễn trực tiếp, được liệt kê trong TEDx Music Project. Trong năm 2011, TED đã bắt đầu một chương trình mang tên "TEDx in a Box", cho phép mọi người ở các nước đang phát triển tổ chức các sự kiện TEDx. TEDx cũng mở rộng để bao gồm các sự kiện TEDxYouth, các sự kiện TEDx cho đoàn thể doanh nghiệp, và TEDxWomen. Các sự kiện TEDxYouth là các chương trình độc lập được thiết lập cho học sinh đang học tầm lớp 7–12. Các sự kiện này thường có những người gần gũi hơn với độ tuổi của học sinh, và đôi khi trình chiếu một số bài nói chuyện TED Talk. Theo TEDxSanta Cruz, "cho tới 2015, hơn 1.500 [sự kiện TEDx] đã được lên lịch trên khắp thế giới". Các sự kiện TEDx đã có những bước phát triển trong một khoảng thời gian nhất định và các sự kiện như TEDxBeaconStreet đã tạo ra các chuyến phiêu lưu TEDx Adventure dành cho những người tham gia đăng ký miễn phí, có được những trải nghiệm thực tiễn tại các cộng đồng địa phương do một chuyên gia dẫn đắt.
Từ năm 2015, TEDxHyderabad đang được tổ chức tại Ấn Độ vào mỗi năm, với ấn bản thứ ba của nó được tổ chức vào tháng 9 năm 2017. Tính đến năm 2017, các bài TED Talk được phát sóng dưới dạng chương trình truyền hình tại Jamaica trên kênh truyền hình CVM.
TED Fellows.
TED Fellows đã được giới thiệu vào năm 2007, trong khuôn khổ hội thảo TEDAfrica đầu tiên ở Arusha, Tanzania, nơi 100 người trẻ tuổi được tuyển chọn từ khắp lục địa. Hai năm sau, trong khuôn khổ TEDIndia, 99 Fellows đã được tuyển dụng, chủ yếu từ vùng Nam Á. Năm 2009, chương trình Fellows đã được khởi xướng dưới hình thức hiện tại. Với mỗi hội thảo TED hoặc TEDGlobal, 20 Fellows được lựa chọn trong khoảng hơn 1200 ứng viên; tổng cộng có 40 tân Fellows được tuyển chọn mỗi năm. Trong số 40 Fellows được tuyển chọn trong năm trước đó, mỗi năm 15 người được lựa chọn để tham gia chương trình cấp cao Senior Fellows kéo dài hai năm (trong đó họ sẽ tham dự thêm bốn hội thảo nữa). Do đó, mỗi năm, có 40 Fellows mới, cộng thêm 30 Senior Fellows từ hai năm trước đó.
Sự chấp nhận vai trò một Fellow không dựa trên các chứng chỉ học thuật, mà chủ yếu là các hành động trong quá khứ và hiện tại, và kế hoạch cho tương lai. Bên cạnh tham dự một cuộc hội thảo miễn phí, mỗi Fellow tham gia vào một chương trình đặc biệt với sự cố vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực truyền bá ý tưởng, và người đó có thể có một bài nói chuyện ngắn về giai đoạn "TED Fellows" hoặc "TED University", vào ngày trước khi hội thảo bắt đầu. Một số bài nói chuyện này sau đó được xuất bản trên TED.com. Các Senior Fellows có những lợi ích và trách nhiệm bổ sung (như tổ chức một sự kiện TEDx cho trên 50 người).
TEDMED.
TEDMED là hội thảo hàng năm tập trung vào sức khoẻ và y học. Đây là một sự kiện độc lập hoạt động theo giấy phép cho hội thảo TED phi lợi nhuận.
TEDMED được thành lập vào năm 1998 bởi người sáng lập TED là Ricky Wurman và trải qua nhiều năm không hoạt động. Năm 2008, Wurman bán lại TEDMED cho doanh nhân Marc Hodosh, người đã tái tạo và tái khởi động lại dự án. Sự kiện đầu tiên dưới quyền sở hữu của Hodosh đã được tổ chức tại San Diego vào tháng 10 năm 2009. Tháng 1 năm 2010, TED.com bắt đầu đăng tải các video bài nói chuyện của TEDMED trên trang web của TED.
Phiên bản thứ hai của TEDMED thuộc quyền sở hữu của Hodosh đã diễn ra vào tháng 10 năm 2010, cũng tại San Diego. SỰ kiện này bán sạch vé trong năm thứ hai, thu hút các nhà lãnh đạo đáng chú ý trong ngành chăm sóc sức khoẻ và những người nổi tiếng của Hollywood.
Năm 2011, Jay Walker và một nhóm giám đốc điều hành và nhà đầu tư đã mua lại TEDMED từ Hodosh với giá 16 triệu USD, với khoản thanh toán bổ sung trong tương lai khoảng 9 triệu USD. Hội nghị sau đó được chuyển đến Washington, DC.
Chỉ trích.
Giá tiền.
Frank Swain, một nhà báo khiếm thính, đã từ chối tham gia trong một sự kiện TEDx mà không được trả tiền. Ông nói, rằng không thể chấp nhận khi TED, một tổ chức phi lợi nhuận, thu phí 6.000 USD nhưng không có khả năng chi trả bất cứ khoản phí nào cho các diễn giả của họ.
Sarah Lacy của tờ "BusinessWeek" và "TechCrunch" viết vào năm 2010 rằng những người tham dự TED đã phàn nàn về sự phát triển các tầng lớp ưu tú từ một "hệ thống các đoàn thể trong khu vực LA với các danh sách và mức độ an ninh nghiêm ngặt" sau các buổi hội thảo. Cô ghi nhận TED với việc cung cấp các bài nói chuyện trực tuyến miễn phí hoặc streaming trực tiếp.
Nội dung TED Talk.
Sự bất đồng cũng xảy ra giữa các diễn giả và nhà tổ chức của TED. Trong bài nói chuyện TED Talk năm 2010 của mình, diễn viên hài Sarah Silverman đề cập đến việc nhận nuôi một đứa trẻ "thiểu năng" (nguyên văn là "retarded"). Người tổ chức của TED là Chris Anderson đã phản đối thông qua tài khoản Twitter của mình, dẫn đến một cuộc tranh luận trên Twitter giữa họ. Chris Anderson đã viết một bài blog về trải nghiệm này.
Cũng trong năm 2010, nhà phân tích thống kê Nassim Taleb đã gọi TED là "loài vật tàn ác biến các nhà khoa học và nhà tư tưởng thành những kẻ diễn trò cấp thấp, như những diễn viên xiếc." Ông tuyên bố các nhà quản lý của TED ban đầu đã không đăng bài báo "cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính" của ông trên nền tảng hoàn toàn trên trang web của họ.
Nick Hanauer đã diễn thuyết tại TED University, thách thức niềm tin phổ biến rằng những người có thu nhập cao nhất ở Mỹ là những động lực tạo ra việc làm. TED bị cáo buộc đã kiểm duyệt bài nói chuyện bằng cách không đăng nó trên trang web. "National Journal" đưa tin rằng Chris Anderson đã phản ứng bằng cách nói rằng bài nói chuyện này có thể được xếp hạng là một trong những bài nói chuyện gây tranh cãi chính trị nhất mà họ từng thực hiện và họ cần phải cẩn thận khi cho đăng tải nó. Anderson sau đó chính thức trả lời, chỉ ra rằng TED chỉ đăng tải một bài nói chuyện mỗi ngày, được lựa chọn từ nhiều người. Cây viết Bruce Upbin của "Forbes" mô tả bài nói chuyện của Hanauer là "vô giá trị và khờ khạo" trong khi tạp chí "New York" lên án hành động của hội nghị.
Sau một bài nói chuyện TEDx của Rupert Sheldrake, TED đã đưa ra một tuyên bố nói rằng các cố vấn khoa học của họ tin rằng "có ít bằng chứng cho một số tuyên bố cấp tiến hơn của Sheldrake" trong bài nói chuyện và đề nghị rằng "không nên được phân phối mà không cảnh cáo cẩn thận". Video của bài nói chuyện được di chuyển từ kênh YouTube của TEDx sang blog của TED kèm theo ngôn ngữ cảnh báo mà các cố vấn yêu cầu. Việc di chuyển và đóng khung này đã gặp phải những lời cáo buộc về việc kiểm duyệt, mà TED đã trả lời bằng cách phát biểu những cáo buộc là "không đúng sự thật" và cuộc nói chuyện của Sheldrake đã "được đăng trên trang web của chúng tôi".
TED cũng bị cáo buộc kiểm duyệt một bài trình bày của Graham Hancock, trong đó ông thảo luận về những ảnh hưởng của thuốc hợp pháp và thuốc bất hợp pháp, bằng cách loại bỏ nó khỏi Youtube.
Theo Giáo sư Benjamin Bratton của Đại học California ở San Diego, những nỗ lực của TED Talks trong việc thúc đẩy tiến bộ trong kinh tế-xã hội, khoa học, triết học và công nghệ đã không có hiệu quả. Chris Anderson đã trả lời rằng một số nhà phê bình có quan điểm sai lầm về các mục tiêu của TED, và không nhận ra rằng TED có mục đích tạo hứng thú cho khán giả theo cùng cách mà diễn giả cảm nhận. Ông tuyên bố rằng TED chỉ muốn mang lại tin tức về tầm quan trọng của một số chủ đề đối với một lượng lớn khán giả. | 1 | null |
Số UN hoặc ID của Liên Hợp Quốc là những con số có bốn chữ số xác định các chất độc hại, các sản phẩm (như chất nổ, chất lỏng dễ cháy, chất độc hại...) trong khuôn khổ của vận tải quốc tế. Một số chất độc hại có số UN riêng của chúng (ví dụ như acrylamide có UN2074), trong khi các nhóm hoá chất hoặc các sản phẩm có tính chất tương tự nhận được một số UN thông thường (ví dụ như chất lỏng dễ cháy, không có quy định khác, có UN1993). Một hóa chất ở trạng thái rắn của nó có thể nhận được một số UN khác với giai đoạn lỏng nếu đặc tính nguy hiểm của nó khác biệt đáng kể; chất với mức độ khác nhau của sự tinh khiết (hoặc nồng độ trong dung dịch) cũng có thể nhận được các số khác nhau của Liên Hợp Quốc.
Số UN có dải số từ UN0001 đến UN3506 và được định ra bởi "Ủy ban Chuyên gia Liên Hợp Quốc về Vận chuyển Hàng hoá Nguy hiểm". Các số này được công bố là một phần của Khuyến cáo về Vận chuyển Hàng hoá Nguy hiểm, còn được gọi là "Sách Cam". Những khuyến cáo này được thông qua bởi các tổ chức quản lý chịu trách nhiệm về các chế độ vận tải khác nhau.
Không có số UN phân bổ cho các chất không độc hại. Những chất không độc hại đơn giản là sẽ không có số UN. | 1 | null |
Bão tuyết Bắc Mỹ đầu 2014 là một hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới một phần Canada và phần lãnh thổ Hoa Kỳ phía đông dãy núi Rocky, lan rộng về phía Nam tới miền Trung Florida, và vùng đông bắc Mexico. Một frông lạnh từ vùng cực, ban đầu nối với một cơn bão nor'easter vào ngày 2 tháng 1, đã di chuyển qua Canada và Hoa Kỳ, gây ra những trận tuyết rơi dữ dội. Nhiệt độ giảm xuống mức thấp chưa từng thấy do tác động của frông này, nhiều khu vực trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ nhiệt độ giảm xuống tới mức kỷ lục, khiến nhiều trường học, công sở và đường phố phải đóng cửa, cùng với một lượng lớn các chuyến bay bị huỷ. Tổng cộng có hơn 200 triệu người dân bị ảnh hưởng, trải dài từ miền Đông Alberta tới Tây Quebec và lan xuống phía Nam tới 187 triệu người Mỹ ở vùng lục địa của Hoa Kỳ.
Khí tượng học.
Sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu.
Xoáy cực bị phá vỡ và sự di chuyển sau đó của khối khí vùng cực ở tầng đối lưu về phía nam là hậu quả của sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu (SSW), một hiện tượng được phát hiện vào năm 1952. NASA tuyên bố, "Một hiện tượng SSW lớn giữa mùa đông xảy ra khi nhiệt độ tầng bình lưu khí quyển ở vùng cực đã tăng ít nhất 25 độ K trong một tuần, và áp suất gió giữa các đới khí là 10 (hoặc gần 10) hPa (ở độ cao khoảng 30 km) đảo chiều và ở hướng bắc lệch đông, khoảng 60° N."
Nhiệt độ kỷ lục.
Ngày 05 tháng 1 nhiệt độ của Green Bay, Wisconsin đã được ghi nhận với mức -18 °F (-28 °C), Cơ quan thời tiết quốc gia xác nhận là nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận cho ngày đó, phá vỡ mức thấp kỷ lục trước đây. Ngày 6/1, sân bay quốc tế O'Hare của Chicago ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục cho ngày đó, với mức -15 °F (-26 °C), phá vỡ kỷ lục thiết lập vào năm 1884. Thành phố Winnipeg, Manitoba ghi nhận gần mức thấp kỷ lục ngày 31 tháng 12 năm 2013 với nhiệt độ -37,9 °C (-36.2 °F), với gió lạnh -48 °C (-54 °F). Nhiệt độ trên sao Hỏa, ghi lại bởi Curiosity Rover cùng ngày chỉ âm 29 độ C, nhiệt độ cùng ngày ở Cực Bắc là âm 20 độ C.
Đã có 13 đến 16 người chết trong đợt rét này.
Trước khi các sự kiện của tháng 1 năm 2014, một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời tiết khắc nghiệt và xoáy cực đã được công bố cho thấy một mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và nhiệt độ cực thấp ở vĩ tuyến giữa (có nghĩa trung bộ Bắc Mỹ). | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.