text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ballata (số nhiều: Ballate) là một hình thức thơ ca và âm nhạc nguyên thủy của Ý, sử dụng từ cuối thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 15 (thường được gọi là "Ars nova của Ý"). Nó có cấu trúc nhạc "AbbaA", với đoạn stanza đầu và cuối cùng giống nhau về nội dung. Do đó, nó tương tự nhất với hình thức âm nhạc của Pháp "'forme fixe' virelai" (không phải là hình thức "ballade" như tên gọi có thể gợi ý). Đoạn ""A" đầu và cuối gọi là "ripresa", các dòng "b" gọi là "piedi" (chân), trong khi dòng thứ tư được gọi là "volta". Một số bài "Ballate" dài hơn có thể có cấu trúc "AbbaAbbaA", v.v.. Không giống như hình thức "virelai", hai dòng "b"" thường có cùng một đoạn nhạc và chỉ trong các bài "ballate" về sau mới xuất hiện việc sử dụng các đoạn kết mở đầu và đoạn kết thứ hai (điểm riêng biệt cho các bài của Pháp). Thuật ngữ xuất phát từ động từ "ballare", nghĩa là nhảy múa, và hình thức này chắc chắn khởi nguồn từ âm nhạc dân vũ.
"Ballata" là một trong những hình thức âm nhạc thế tục nổi bật nhất trong giai đoạn trecento, thời kỳ thường được biết đến như là "ars nova" của Ý. "Ballate" được hát vào cuối mỗi ngày trong tác phẩm "Decameron" của Boccaccio (chỉ có đúng một kiểu nhạc của những bài thơ này, do Lorenzo da Firenze viết, là còn được lưu giữ). "Ballate" cổ hơn, chẳng hạn như những bài được tìm thấy trong Rossi Codex, là đơn âm. Sau này, "ballate" mới xuất hiện cho hai hoặc ba giọng. Nhà soạn nhạc "ballata" nổi tiếng nhất là Francesco Landini, người đã sáng tác vào nửa sau của thế kỷ thứ 14. Những nhà soạn nhạc "ballata" khác bao gồm Andrea da Firenze, người đương thời với Francesco Landini, cũng như Bartolino da Padova, Johannes Ciconia, Prepositus Brixiensis và Zacara da Teramo. Vào thế kỷ thứ 15, cả Arnold de Lantins và Guillaume Dufay đều viết "ballate"; họ là một trong những người cuối cùng còn viết thể loại này. | 1 | null |
Trương Nghĩa Triều () hay Trương Nghị Triều () (799-872) là một cư dân người Hán ở Sa châu đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại Thổ Phồn khi đế quốc này rơi vào nội chiến, sau đó đem lãnh thổ quy phục triều Đường. Sau đó, ông chinh phục khu vực hành lang Hà Tây và giữ chức Quy Nghĩa quân tiết độ sứ, thần phục triều Đường trên danh nghĩa.
Thổ Phồn cai quản vùng Hà Tây, Lũng Hữu kể từ sau khi triều Đường xảy ra loạn An Sử. Nhân lúc Thổ Phồn đại loạn, Trương Nghĩa Triều ngầm kết hào kiệt toan tính đánh chiếm Sa châu quy phục Đường. Một ngày, Trương Nghĩa Triều lãnh đạo binh sĩ tiến đến châu môn, người Hán trong châu đều hưởng ứng. Tướng trấn thủ của Thổ Phồn sợ hãi tẩu thoát. Trương Nghĩa Triều sau đó cai quản châu sự của Sa châu, dâng biểu xin hàng triều Đường. Ngày Nhâm Tuất (19) tháng 2 năm Tân Mùi (25 tháng 3 năm 851), Thiên Đức quân tấu với Đường Tuyên Tông rằng Trương Nghĩa Triều khiển sứ đến hàng. Sau đó, Đường Tuyên Tông bổ nhiệm Trương Nghĩa Triều là Sa châu phòng ngự sứ.
Cũng trong năm Tân Mùi, Trương Nghĩa Triều phát binh chiếm thêm 10 châu khác lân cận từ tay Thổ Phồn: Qua châu; Y châu; Tây châu; Cam châu; Túc châu; Lan châu; Thiện châu; Hà châu; Mân châu; và Khuếch châu. Sau đó ông khiển kì huynh Trương Nghĩa Trạch dâng bản đồ và hồ sơ của 11 châu đến kinh thành Trường An của triều Đường cho Đường Hy Tông xem. Tháng 11 ÂL năm đó, Đường Hy Tông cho thiết lập Quy Nghĩa quân, trị sở tại Sa châu, bổ nhiệm Trương Nghĩa Triều làm tiết độ sứ, quản lý 11 châu, bổ nhiệm Phán quan của Trương Nghĩa Triều là Tào Nghĩa Kim (曹義金) làm Quy Nghĩa quân trưởng sử.
Tháng 3 ÂL năm Quý Mùi (863), Trương Nghĩa Triều tấu với triều đình rằng ông tự đem 7.000 quân Phiên-Hán đánh chiếm Lương châu.
Tháng 2 ÂL năm Bính Tuất (866), Trương Nghĩa Triều tấu rằng tù trưởng Cố Tuấn (固俊) của Hồi Cốt đánh chiếm (từ Thổ Phồn) các thành Tây châu, Đình châu, Luân Đài, và Thanh Trấn (清鎮).
Tháng 2 ÂL năm Đinh Hợi (867), Trương Nghĩa Triều nhập triều, được hoàng đế Đường lúc này là Đường Ý Tông bổ nhiệm làm Hữu Thần Vũ thống quân, mệnh tộc tử của ông là Trương Duy Thâm (張惟深) cai quản Quy Nghĩa. Tháng 8 ÂL năm Nhâm Thìn (872), Trương Nghĩa Triều qua đời, Trưởng sử Tào Nghĩa Kim kế thừa quản lý quân phủ của Quy Nghĩa. | 1 | null |
Skorpion EVO III là loại súng tiểu liên do nhà máy sản xuất vũ khí Česká Zbrojovka Uherský Brod tại Cộng hòa Séc chế tạo. Loại súng này được bắt đầu phát triển khoảng năm 2002 tại Slovakia với tên Laugo như một loại súng tiểu liên tự vệ cá nhân. Sau khi thiết kế được hoàn thiện thì nó được bán cho ČZ và sau đó nhà máy bắt đầu giới thiệu súng trước công chúng vào năm 2006 với tên Skorpion EVO III. Dù thị trường chính mà loại súng này nhắm tới là các lực lượng thi hành công vụ và cảnh sát nhưng nó cũng đã có vài khách hàng là một số đơn vị trong lực lượng quân đội. Phiên bản dành cho xuất khẩu cũng được phát triển có thể sử dụng loại đạn 10×22mm Smith & Wesson vốn rất phổ biến tại Hoa Kỳ và Nam Phi ngoài ra súng cũng có mẫu cho thị trường dân sự.
Thiết kế.
Skorpion EVO III sử dụng cơ chế nạp đạn blowback cơ bản và bắn với bolt mở. Nút khóa an toàn nằm ở cả hai bên súng phía trên tay cầm cò súng ngay phía sau cò với các chế độ là an toàn, từng viên, ba viên và tự động. Nút kéo lên đạn nằm phía trên ốp lót tay có thể điều chỉnh nằm ở bên phải hoặc trái súng. Thân súng, ốp lót tay, tay cầm cò súng được làm bằng nhựa. Báng súng cũng được làm bằng nhựa có thể gấp lại cũng như điều chỉnh chiều dài.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có thể tháo ráp. Thanh răng trên thân súng được dùng để gắn các hệ thống nhắm phù hợp hơn, ba thanh răng khác ở hai bên và phía dưới súng để gắn thêm các hệ thông hỗ trợ chiến đấu khác tùy theo yêu cầu tác chiến. Hộp đạn rời của súng chứa từ 20 đến 30 viên làm bằng nhựa mờ đục. | 1 | null |
Thiệu Dật Phu (19 tháng 11 năm 1907 – 7 tháng 1 năm 2014) là người sáng lập, cố chủ tịch danh dự của đài TVB, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp giải trí châu Á. Ông thành lập Thiệu thị huynh đệ, phát triển nó trở thành hãng phim nổi tiếng. Công ty truyền hình TVB chiếm ưu thế tại Hồng Kông cũng do ông thành lập.
Ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, từng tặng hàng tỷ đô la Hồng Kông cho các cơ sở giáo dục tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Tên ông được đặt cho hơn 5000 tòa nhà tại các khu trường sở đại học của Trung Hoa, cũng như Thư viện Dật Phu của Đại học Trung văn Hồng Kông. Ông cũng sáng lập giải thưởng Shaw, đây thường được gọi là giải thưởng Nobel của châu Á.
Tiểu sử.
Thiệu Dật Phu sinh tại phủ Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Đại Thanh, sau chuyển đến Thượng Hải khi còn nhỏ. Ông là con út trong số sáu người con trai của ông Thiệu Ngọc Hiên (1867–1920), thương nhân ngành dệt tại Thượng Hải và bà Hoàng Thuận Hương (1871 – 1939).
Nguyên danh của ông là "Thiệu Nhân Lăng" (邵仁楞), sau đó đổi thành "Thiệu Dật Phu" (邵逸夫) do nghĩ rằng người dân thường Trung Quốc không biết đọc chữ 楞 ("lăng"). Có một số lời giải thích tên tiếng Anh Run Run Shaw của ông, song Thiệu Dật Phu nói rằng điều này chỉ đơn giản là chuyển tự Latinh nguyên danh Thiệu Nhân Lăng của ông theo cách phát âm trong tiếng Ninh Ba.
Tuy nhiên, có một số điểm mập mờ xung quanh sinh nhật chính xác của ông. Ông tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình vào ngày 14 tháng 10 âm lịch, rơi vào ngày 23 tháng 11 năm 2007. Trong khi đó, nhiều nguồn ghi ngày 23 tháng 11 năm 1907 là sinh nhật của ông. Tuy nhiên, ngày 14 tháng 10 âm lịch năm Đinh Mùi (1907) tương ứng với ngày 19 tháng 11 năm 1907 theo lịch Gregory, và theo "China Daily" thì đó là sinh nhật của ông.
Ông tốt nghiệp trường trung học Anh văn Thanh niên hội Thượng Hải.
Sự nghiệp.
Khởi đầu bạo dạn.
Dưới sự lãnh đạo của anh cả là Thiệu Nhân Kiệt, anh em nhà họ Thiệu lập nên công ty phim Thiên Nhất tại Thượng Hải vào năm 1925, Thiệu Dật Phu bắt đầu sự nghiệp làm phim của mình khi làm những việc vặt trong công ty. Đến năm 1927, lúc này Thiệu Dật Phu là một thanh niên 19 tuổi, ông đến Singapore để giúp đỡ anh ba Thiệu Nhân Mai trong việc kinh doanh có phần mạo hiểm của họ tại đây, thoạt đầu là để bán phim cho thị trường cộng đồng người Hoa Đông Nam Á. Họ thành lập nên công ty Thiệu thị huynh đệ (Singapore)- về sau này trở thành Shaw Organisation, và tham gia vào hoạt động phân phối và sản xuất phim tại Đông Nam Á. Thiên Nhất sản xuất ra phim nói âm thanh trên phim đầu tiên bằng tiếng Trung vào năm 1931, và sản xuất ra phim nói đầu tiên bằng tiếng Quảng Châu vào năm 1932. Thiên Nhất hết sức thành công, và lập nên một chi nhánh tại Hồng Kông vào năm 1934.
Ngay trước khi quân Nhật Bản xâm chiếm Thượng Hải năm 1937, Thiên Nhất chuyển hoạt động của mình đến Hồng Kông, họ vận chuyển thiết bị bằng thuyền. Xưởng phim của họ tại Thượng Hải bị phá hủy khi quân đội Nhật Bản chiếm đóng thành phố. Tại Hồng Kông, Thiên Nhất tái tổ chức thành Công ty phim Nam Dương, rồi sau đó trở thành Thiệu thị huynh đệ (Hồng Kông). Thiệu Dật Phu có được danh tiếng khi làm đạo diễn và biên kịch của phim hài "Hương hạ lão tham thân gia" (鄉下佬探親家, Country Bumpkin Visits His In-laws) năm 1937.
Trong những ngày đầu tại Singapore, Thiệu Dật Phu giám sát việc kinh doanh của công ty, còn Thiệu Nhân Mai đi lên Malaya ở phía bắc để thiết lập mối quan hệ với các chủ rạp địa phương. Năm 1927, nhận thấy Malaya có ít rạp chiếu phim, Thiệu Nhân Mai quyết định mở bốn rạp chiếu phim tại đây để chiếu phim của họ Thiệu. Năm 1939, anh em họ Thiệu sở hữu một chuỗi gồm 139 rạp chiếu phim trên khắp khu vực, rạp có điều hòa không khí đầu tiên của Singapore cũng nằm trong chuỗi rạp của họ. Họ cũng thiết lập nên một số công viên tiêu khiển trên khắp khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Borneo, Thái Lan và Java, chẳng hạn như Đại Thế giới ở Singapore. Anh em họ Thiệu bắt đầu làm phim tiếng Mã Lai tại Singapore vào năm 1937. Từ sự thành công của các bộ phim hướng tới khán giả là người Mã Lai, chẳng hạn như "Laila Majnum" vào năm 1934, và các phim khác từ Đông Ấn Hà Lan, anh em họ Thiệu thành lập Công ty sản xuất phim Mã Lai (Malay Film Productions, MFP). Công ty này tổng cộng sản xuất trên 160 phim Mã Lai, nhiều phim do P. Ramlee đạo diễn, xưởng phim của họ tại Jalan Ampas, Singapore ngừng sản xuất phim Mã Lai vào năm 1967. Thời kỳ hoạt động tích cực nhất (từ cuối thập niên 1940 đến đầu thập niên 1960) được gọi là Thời kỳ hoàng kim của Điện ảnh Mã Lai với trên 300 phim do công ty của anh em nhà họ Thiệu và Cathay Keris sản xuất. Năm 1941, quân đội Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm Singapore và Malaya, sau đó tước đoạt các rạp và sung công các thiết bị phim của anh em họ Thiệu. Theo Thiệu Dật Phu, ông và các anh chôn một lượng vàng, kim cương và tiền trị giá 4 triệu đô la tại sân sau và đào chúng lên sau chiến tranh để khôi phục sự nghiệp của họ.
Thiệu thị huynh đệ.
Năm 1957, Thiệu Dật Phu chuyển đến Hồng Kông, đương thời là trung tâm của công nghiệp phim Trung Hoa, thành lập nên Công ty Thiệu thị huynh đệ vào năm 1958. Thiệu Dật Phu phỏng theo Hollywood khi thiết lập một địa điểm sản xuất phim cố định, các diễn viên của ông sống và làm việc trong một khu đất rộng 46 acre (~186.155 m²) thuê của chính phủ tại khu vực vịnh Thanh Thủy. Thời điểm "Thiệu thị ảnh trường" mở cửa vào tháng 12 năm 1961, Thiệu thị huynh đệ trở thành hãng sản xuất phim thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới với khoảng 1.200 người lao động quay phim, dựng hình hàng ngày. Các sản phẩm của Thiệu thị huynh đệ kéo dài trong hai giờ và có chi phí cao đến 50.000 đô la, một số tiền lớn so với mức trung bình của điện ảnh châu Á vào thập niên 1960.
Sang thập niên 1960, Công ty hữu hạn Thiệu thị huynh đệ (Hồng Kông) là nhà sản xuất phim lớn nhất châu Á, trong đó phim "Dương Quý Phi" của đạo diễn Lý Hàn Tường năm 1962, phim âm nhạc "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài" cũng của Lý Hàn Tường vào năm 1963, phim võ hiệp mang tính tiên phong "Đại Túy Hiệp" của Hồ Kim Thuyên vào năm 1966, phim "Độc Tí Đao" của Trương Triệt vào năm 1967 phá vỡ kỷ lục về phòng vé. Các công ty của anh em họ Thiệu tại Thượng Hải, Singapore và Hồng Kông sản xuất trên 1.000 phim, với đỉnh cao là vào năm 1974 với 50 phim, vào năm này Thiệu Dật Phu nhận được danh hiệu "Sa hoàng của ngành phim Á châu". Thiệu thị huynh đệ truyền bá thể loại phim võ hiệp, chúng giành được ảnh hưởng to lớn ở phương Đông và tới các đạo diễn Hollywood như Ngô Vũ Sâm và Quentin Tarantino.
Hãng phim xuống dốc vào thập niên 1970 do phải đương đầu với thách thức từ Tranh Thiên Gia Hòa, hãng này do cựu nhân viên của ông là Trâu Văn Hoài thành lập và có ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long (Thiệu thị huynh đệ ban đầu từ chối Lý Tiểu Long). Sau đó, Thiệu Dật Phu tập trung cố gắng vào lĩnh vực truyền hình. Ông nhận thấy cơ hội tại Hoa Kỳ và sản xuất một số ít phim Mỹ. Năm 2000, thông qua Công ty hữu hạn Thiệu thị huynh đệ (Hồng Kông), ông bán tủ sách quý gồm 760 đầu sách kinh điển của mình cho Công ty hữu hạn giải trí Thiên Ánh. Tiếp tục thể hiện tính kiên trì, Thiệu thị huynh đệ bước vào một kỉ nguyên mới với việc đầu tư 180 triệu đô la Mỹ (phần lớn là của Thiệu Dật Phu) cho dự án Hương Cảng ảnh thành (sau đổi thành Thiệu thị ảnh thành), một xưởng phim và cơ sở sản xuất phim rộng tại Tướng Quân Áo.
TVB.
Năm 1967, ông đồng sáng lập Công ty hữu hạn truyền hình quảng bá (TVB), đây là đài truyền hình phát sóng miễn phí đầu tiên tại Hồng Kông. TVB phát triển thành một đế chế truyền hình có giá trị hàng tỷ đô la với nhiều kênh truyền thông tại nhiều thị trường hải ngoại như Hoa Kỳ, Canada, và Đài Loan, và là nhà sản xuất chương trình tiếng Trung lớn nhất thế giới. Sau khi Lợi Hiếu Hòa qua đời vào năm 1980, Thiệu Dật Phu dành mối quan tâm lớn hơn cho TVB khi ông kế nhiệm chức Chủ tịch TVB. Năm 1983, Thiệu Dật Phu cho TVB thuê hầu hết cơ sở làm phim của Thiệu thị huynh đệ. Dưới sự lãnh đạo của Thiệu Dật Phu, TVB trở thành bệ phóng cho sự nghiệp của các ngôi sao quốc tế như Châu Nhuận Phát và Trương Mạn Ngọc, các ca sĩ như Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương, và các đạo diễn như Vương Gia Vệ. Năm 2006, TVB nắm giữ 80% khán giả và 78% thị trường quảng cáo truyền hình tại Hồng Kông.
Tháng 12 năm 2011, ở tuổi 104, Thiệu Dật Phu từ chức chủ tịch Công ty hữu hạn truyền hình quảng bá sau 40 năm công tác tại đài, Trước đó, ông bán cổ phần của mình cho một nhóm các nhà đầu tư bao gồm Chủ tịch Vương Tuyết Hồng của HTC và Chủ tịch Trần Quốc Cường của ITC với giá 6,26 tỷ đô la Hồng Kông vào tháng 3. Sau đó, ông trở thành chủ tịch danh dự của TVB. Thiệu Dật Phu là một trong các cổ đông lớn nhất của hãng bán lẻ Hoa Kỳ Macy's sau khi ông mua 10% cổ phiếu ưu đãi của hãng với giá 50 triệu đô lã Mỹ trong thời điểm hãng gần như phá sản vào năm 1991.
Sinh hoạt cộng đồng.
Thiệu Dật Phu là người ủng hộ và hỗ trợ tài chính cho tiết nghệ thuật Hồng Kông, ông là chủ tịch đầu tiên của lễ hội này. Ông cũng là chủ tịch của Hội đồng quản trị Trung tâm nghệ thuật Hồng Kông. Ông là một thành viên trong Hội đồng quản trị của Thư viện Liên Hiệp, một học viện thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông. Ông trở thành Phó chủ tịch của Hội đồng quản trị vào năm 1972 và được bổ nhiệm vào Hội đồng Đại học của Đại học Trung văn vào năm 1977. Các chức vụ công cộng khác mà ông nắm giữ bao gồm Phó chủ tịch của Tổng hội Nữ hướng đạo Hồng Kông và Hội phục khang Hồng Kông, cũng như là chủ tịch người Hoa đầu tiên của chủ tịch của Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông. Ông cũng từng là nhân vật dẫn đầu trong việc gây quỹ cho quỹ Công ích Hồng Kông từ khi tổ chức này ra đời.
Hoạt động từ thiện.
Trong nhiều năm, Thiệu Dật Phu dành tặng 6,5 tỷ đô la Hồng Kông cho các hội từ thiện, trường học và bệnh viện tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thông qua Tổ chức tín thác từ thiện Tôn Dật Phu (邵逸夫慈善信托基金) và Tổ chức Thiệu thị (邵氏基金会), bao gồm cả việc đóng góp 4,75 tỷ đô la Hồng Kông cho các cơ sở giáo dục tại Trung Quốc đại lục, số kinh phí này được sử dụng trong việc xây dựng 6.013 công trình từ các trường tiểu học cho đến các thư viện đại học. Có trên 5.000 tòa lầu tại các khu trường sở của Trung Quốc mang tên Dật Phu. Thư viện Dật Phu nằm trong thành phần của Đại học Trung văn Hồng Kông, việc thư viện có thể thành lập được là nhờ vào đóng góp của ông. Các khoản đóng góp lớn khác của ông có thể kể đến như 10 triệu bảng Anh vào năm 1990 nhằm giúp thiết lập sở Thiệu Dật Phu về nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Oxford của Anh Quốc, và 13 triệu đô la Mỹ cho cứu trợ thiên tai sau Động đất Tứ Xuyên 2008, hay các khoản tiền lớn để cứu trợ thiên tai sau Động đất 921 năm 1999 tại trung bộ Đài Loan, Động đất sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004.
Năm 2002, Thiệu Dật Phu sáng lập ra một giải thưởng quốc tế mang tên giải thưởng Thiệu Dật Phu, giải thưởng này trao cho các nhà khoa học trên ba lĩnh vực nghiên cứu là thiên văn học, toán học, khoa học sinh mạng và chăm sóc sức khỏe. Giải thưởng có giá trị lên đến 1 triệu đô la Mỹ, và được trao tặng lần đầu tiên vào năm 2004. Đây thường được gọi là "Giải thưởng Nobel của phương Đông".
Đời tư.
Ông là người con thứ sáu trong số bảy người con của gia đình, và có biệt danh là "Lục thúc". Ba người anh đầu của ông là Thiệu Túy Ông, Thiệu Thôn Nhân và Thiệu Nhân Mai đều là những người lãnh đạo của Thiệu thị huynh đệ.
Người vợ đầu của ông là Hoàng Mỹ Trân qua đời năm 1987 ở tuổi 85. Ông tái hôn với Phương Dật Hoa tại Las Vegas, Hoa Kỳ vào năm 1997. Phương Dật Hoa nguyên là một ca sĩ, bà gia nhập TVB trong vai trò một nhà quản lý vào năm 1969 và trở thành Phó chủ tịch TVB từ năm 2000. Thiệu Dật Phu có bốn người con với Hoàng Mỹ Trân, các con trai Thiệu Duy Minh và Thiệu Duy Chung, các con gái Thiệu Tố Văn và Thiệu Tố Vân. Toàn bộ những người con của ông đều học tại Đại học Oxford.
Thiệu Dật Phu yêu thích xe hòm Rolls-Royce. Theo tạp chí "Life" 1966, ông dậy lúc 6 giờ sáng, bữa sáng có mì và trà, tập dưỡng sinh và đọc một đến hai kịch bản trước khi đến xưởng phim trên một trong những chiếc Rolls-Royce của ông. Sau khi ăn trưa và ngủ trưa, ông trở về văn phòng và làm việc đến lúc nửa đêm. Ông là một học viên ham mê của môn khí công. Theo Theo cựu Tổng giám đốc TVB Hà Định Quân, Thiệu Dật Phu bắt đầu tập khí công ở độ tuổi 60 và tập khí công là điều đầu tiên ông làm vào buổi sáng. Hà Định Quân cũng nói rằng Thiệu Dật Phu ăn rất ít trong mỗi bữa và đi ngủ sớm, và đó là bí quyết trường thọ của ông.
Thiệu Dật Phu cũng thường xuyên sử dụng nhân sâm đắt tiền, chi phí là 300.000 đô la Hồng Kông mỗi năm. Tổng giám đốc TVB Trần Chí Vân cũng tiết lộ rằng "Mr. Bean" là chương trình yêu thích của Thiệu Dật Phu.
Qua đời.
Ông qua đời tại tư gia vào sáng ngày 7 tháng 1 năm 2014, thọ 107 tuổi theo cách tính truyền thống, bên cạnh người nhà. Ông sống lâu hơn bốn người con, chín người cháu và một số người chắt của mình. Gia đình không công bố nguyên nhân tử vong.
Thi thể của ông được chuyển từ Y viện Liên hiệp Cơ Đốc giáo đến Tấn nghi quán Hồng Kông tại Bắc Giác vào ngày 10 tháng 1 năm 2014. Nhiều lãnh đạo địa phương đến tham dự tang lễ của ông vào ngày này, bao gồm nguyên Trưởng quan hành chính Đổng Kiến Hoa và Tăng Âm Quyền. Di thể của ông được đưa đến Hỏa táng trường Mũi Collinson tại Sài Loan để hỏa táng. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Nhân đại Trương Đức Giang cũng gửi điện chia buồn. | 1 | null |
Sekhemre Khutawy Sobekhotep (xuất hiện trong hầu hết các nguồn như là Amenemhat Sobekhotep; ngày nay được tin là Sobekhotep I; được biết đến là Sobekhotep II trong các nghiên cứu cũ) là một vị pharaon Ai Cập thuộc vương triều thứ 13 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai, ông đã trị vì ít nhất trong ba năm vào khoảng năm 1800 TCN. Vị trí của ông trong biên niên sử còn nhiều tranh cãi, Sekhemre Khutawy Sobekhotep hoặc là vị vua sáng lập nên vương triều này, mà trong trường hợp này được gọi là Sobekhotep I, hoặc là vị vua thứ hai mươi của nó, trong trường hợp này ông được gọi là Sobekhotep II. Trong nghiên cứu về Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của mình vào năm 1997, nhà Ai Cập học Kim Ryholt kết luận một cách chắc chắn rằng Sekhemre Khutawy Sobekhotep là vị vua sáng lập nên vương triều, một giả thuyết hiện đang chiếm ưu thế trong ngành Ai Cập học. Ngôi mộ của ông được tin là đã được phát hiện ở Abydos vào năm 2013, nhưng sự quy kết này ngày nay lại bị nghi ngờ.
Chứng thực.
Sekhemre Khutawy Sobekhotep được chứng thực rõ ràng thông qua các nguồn đương thời. Đầu tiên, ông được đề cập tới trong cuộn giấy cói Kahun IV, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie (UC32166). (Ryholt, p. 315) Cuộn giấy cói Kahun này là "một sự điều tra dân số của gia đình một tư tế đọc kinh mà được xác định niên lại là vào năm trị vì thứ nhất" của vị vua trên và còn ghi lại sự ra đời của một người con trai của vị tư tế đọc kinh trong một năm trị vì thứ 40, "mà chỉ có thể nhắc đến Amenemhat III." Điều này chứng minh rằng Sekhemre Khutawy Sobekhotep đã cai trị trong khoảng thời gian gần với triều đại của Amenemhat III. Thứ hai, một số các kết cấu kiến trúc có mang tước hiệu của Sobekhotep đã được biến đến: một mảnh vỡ của một nhà nguyện Hebsed từ Medamud, ba dầm đỡ từ Deir el-Bahri và Medamud, một dầm đầu cột từ Luxor và một khung cửa từ Medamud mà ngày nay nằm tại Louvre. Ba ghi chép về mực nước sông Nile từ Semna và Kumna ở Nubia cũng được quy cho là thuộc về Sekhemre Khutawy Sobekhotep, cái cuối cùng trong số đó có niên đại là vào năm trị vì thứ 4, cho thấy rằng ông đã trị vì ít nhất đủ ba năm. Những hiện vật khác nhỏ hơn đề cập tới Sekhemre Khutawy Sobekhotep bao gồm một con dấu trụ lăn đến từ Gebelein, một lưỡi rìu vòm, một bức tượng từ Kerma và một hạt hột bằng sứ, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie (UC 13202).
Ngôi mộ.
Trong một cuộc khai quâti vào năm 2013 ở Abydos, một đội khảo cổ học dưới sự dẫn dắt của Josef W. Wegner thuộc Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra một ngôi mộ của một vị vua cùng với tên gọi "Sobekhotep". Ban đầu Sobekhotep I được xác định là chủ nhân của ngôi mộ này trên một vài báo cáo khoa học được xuất bản từ tháng 1 năm 2014, những nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng nhiều khả năng ngôi mộ này thay vào đó thuộc về Sobekhotep IV.
Vị trí trong biên niên sử.
Có một số tranh luận trong ngành Ai Cập học đối với vị trí của vị vua này trong vương triều thứ 13. Tên ngai của ông "Sekhemre Khutawyre" xuất hiện trong bản danh sách vua Turin như là vị vua thứ 19 thuộc vương triều thứ 13. Tuy nhiên, các ghi chép mực nước sông Nile và sự xuất hiện của ông trên một cuộn giấy cói tìm thấy tại Lahun cho biết rằng ông có thể có niện đại thuộc vào giai đoạn đầu vương triều thứ 13.
Trong bản danh sách vua Turin, "Khutawyre" xuất hiện như là vị vua đầu tiên của vương triều thứ 13; nhà Ai Cập học Kim Ryholt giữ quan điểm cho rằng có khả năng người viết bản danh sách vua này đã nhầm lẫn "Sekhemre Khutawy" với "Khutawyre", tên nomen của Wegaf. Hơn nữa, việc nhận diện ra bất cứ sự đề cập nào của Sekhemre Khutawy lại gặp khó khăn, vì có ít nhất ba vị vua được biết là có cùng tên gọi này: Sekhemre Khutawy Sobekhotep, Sekhemre Khutawy Pantjeny và Sekhemre Khutawy Khabaw.
Dựa vào tên gọi Amenemhat Sobekhotep của ông, người ta đề xuất rằng Sobekhotep là một người con trai của vị pharaon áp chót thuộc vương triều thứ 12, vua Amenemhat IV. Amenemhat Sobekhotep có thể được đọc là Sobekhotep con trai của Amenemhat. Do vậy, Sobekhotep có thể là một người anh trai của Sekhemkare Sonbef, vị vua thứ hai của vương triều thứ 13. Những nhà Ai Cập học khác đọc Amenemhat Sobekhotep như là một tên kép, đây là một điều phổ biến dưới vương triều thứ 12 và 13. | 1 | null |
Đại Cathay (tên thật là Lê Văn Đại, 1940 — 7 tháng 1 năm 1967?) là trùm du đãng Sài Gòn thập niên 1960, là nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm tại Sài Gòn trước năm 1975: Đại — Tỳ — Cái — Thế.
Đầu đời.
Lê Văn Đại sinh năm 1940, là con trai của Lê Văn Cự — một du đãng ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945 Lê Văn Cự vào chiến khu rừng Sác tham gia kháng chiến chống Pháp, trong bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (tức Dương Văn Dương), đến năm 1946, thì bị bắt đày ra Côn Đảo, ít lâu sau thì chết.
Sau khi cha mất, mẹ của Đại lấy chồng khác, cũng là một tay máu me cờ bạc, lại nghiện thuốc phiện nặng. Sau đó gia đình chuyển đến đường Đỗ Thành Nhân (thuộc quận 4), lúc bấy giờ là nơi tập hợp của người dân tứ xứ bỏ quê vào thành thị, và cũng nổi tiếng là điểm đến thu hút của giới giang hồ Sài Gòn. Những hoạt động phi pháp đã biến nơi đây thành điểm nóng dành cho giới "xã hội đen" Sài Gòn. Cáu bẳn vì sinh kế, gã cha dượng thường nọc Đại Cathay ra hành hạ để hả cơn bực tức. Đại sớm bỏ học, đánh giày, bán báo tự nuôi thân tại khu vực ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) — Nguyễn Công Trứ. Tại đó có một rạp chiếu bóng tên là Cathay, nên gọi là Đại Cathay, đây cũng là nơi tụ tập đánh nhau của đám trẻ bụi đời.
Từ khi còn nhỏ đi lang thang khắp các khu chợ ở quận 4 Sài Gòn, Đại thường xuyên luồn lách vào những sắp chợ trộm cắp dưa, chuối rồi đem về chia cho cả bọn. Lâu dần, Đại cũng thu hút được đám trẻ bụi đời trong khu vực theo mình, nhưng khác với thủ lĩnh của một băng đảng, Đại nổi tiếng là người rộng lượng và luôn quan tâm đến đàn em. Mỗi sáng, Đại giao việc cho từng đứa đi bán báo, đánh giầy, chiều chiều lại tụ tập chia tiền, kể cả thủ lĩnh hay đàn em đều chia như nhau, thậm chí nếu có đứa bị mưa ướt báo không bán được, Đại lấy tiền chung bù vào, điều này không thường thấy ở các thủ lĩnh băng đảng. Chính nhờ tính nghĩa hiệp mà ngày càng có nhiều trẻ bụi đời tìm về quy phục dưới trướng Đại.
Tuy nhiên, băng nhóm của Đại liên tục xảy ra những cuộc ẩu đả đẫm máu với các băng nhóm đối thủ. Khu vực Đại hoạt động nằm ngay cạnh bót cảnh sát quận Nhì (còn được gọi là bót Dân Sinh vì nằm đối diện chợ Dân Sinh trên đường Yersin). Rất nhiều lần Đại bị bắt về bót do đánh nhau với các băng nhóm khác tranh giành lãnh địa. Do Đại không chịu nêu tên các thành viên trong băng nhóm của mình đã tham gia đánh nhau, nhiều lần cảnh sát đánh đập, hăm doạ, tát tai, thậm chí một nhóm cảnh sát mặc sắc phục đã bắt Đại quỳ giữ sàn nhà và ép nuốt một con gián sống trước mặt đồng bọn, Cathay đã nôn mửa vì kinh tởm. Dù vậy Đại vẫn ngoan cố không chịu khai tên buộc công an phải đưa Đại vào Trại giáo hoá Thủ Đức. Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội, và nơi đây được mệnh danh là "lò đào tạo du đãng". Ở các trại khác nhau, Cathay lần lượt làm quen với nhiều tên sau này trở thành chiến hữu đắc lực của Đại trên chốn giang hồ. Sau đó Đại cầm đầu băng nhóm của mình tiếp tục đối đầu với các băng nhóm khác trong khu phố đã tranh thủ nắm quyền kiểm soát lãnh địa khi Đại trong trại, trong đó nổi tiếng là chống lại băng nhóm của Bé Bún, và Cathay dần giành hết phần lớn lãnh địa quận 4, đánh bại tất cả các đối thủ lớn.
Đầu những năm 1960, Đại Cathay mới 20 tuổi và đã trở thành một ông trùm khét tiếng đất Sài Gòn. Đại nhận bảo kê hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực quận 1 và quận 3. Đại cũng trở thành khách quen tại các tụ điểm trên và bắt đầu quen biết với một đám sinh viên, kỹ sư, bác sĩ con nhà gia thế, trong đó có anh em Dzách Bửu, Dzí Bửu, Hùng Đầu bò, và Hoàng Sayonara, những người sau này hoạch định chiến lược làm ăn khi khuyên Đại nên mở sòng bạc tại quận 1, và đổi lại sẽ hối lộ cho các quan chức thành phố hàng tháng. Điều này giúp Đại tăng thêm lợi nhuận và kiểm soát các hoạt động phi pháp trong thành phố.
Cũng trong thời gian này Đại Cathay hợp tác với Bảy Si mở nhiều sòng bài để thu tiền xâu.
Đụng độ Tín Mã Nàm.
Khi tìm cách gia tăng và mở rộng phạm vi các hoạt động phi pháp, Đại quyết định bành trướng xuống Chợ Lớn, vốn là lãnh địa của Tín Mã Nàm, ông trùm giới Hắc Đạo người Hoa, xưa nay vẫn được coi là bất khả xâm phạm. Xuất thân là thủ lĩnh giới Hắc Đạo tại Chợ Lớn có tổ chức chặt chẽ và hùng hậu, Tín Mã Nàm là người có thân hình hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lý Phật, biệt hiệu Tín Mã Nàm có nghĩa là "con ngựa điên". Là một bậc đàn anh lớn trong giới giang hồ Hoa Kiều, Tín Mã Nàm giữ vai trò Hồng Trượng trong Hội Tam Hoàng thuộc chi nhánh Sài Gòn — Chợ Lớn, chỉ đứng sau thủ lĩnh Hoàng Long, người cầm đầu tất cả các băng nhóm người Hoa ở Chợ Lớn. Cuộc đụng độ giữa băng nhóm của Đại Cathay và Tín Mã Nàm diễn ra nhiều năm liền. Đầu năm 1964, Đại dẫn theo Ba Thế và Lâm "chín ngón" đem hai xe hơi du lịch và mấy chục xe gắn máy hiệu Goebel, Push, Brumi, Ishia chở đôi phóng như bay, bất ngờ mang đao, kiếm, côn, lưỡi lê đồng loạt tấn công vào các hàng quán bên đường trước khu Đại Thế giới. Sau một lúc ngỡ ngàng, băng Tín Mã Nàm trấn tĩnh lại, hò hét lấy khí thế, chạy vào phía trong quán, cũng lấy dao, kiếm, côn nhị khúc cất giấu sẵn, đánh trả phản công. Băng của Đại Cathay bị đánh, chém tơi tả, phải mở đường máu tháo chạy thoát thân. Ngoài ra Lâm "chín ngón", đệ tử ruột của Đại cũng bị chém đứt một ngón tay, nên mới có biệt danh trên.
Tuy nhiên, cuộc tập kích quá liều lĩnh ấy khiến nhiều người sợ tránh đến các cơ sở và sòng bạc của Tín Mã Nàm. Công việc kinh doanh rơi vào đà sa sút buộc Tín Mã Nàm phải mời Đại Cathay đến gặp tại nhà hàng Đồng Khánh để điều đình. Tay không, một mình chui vào hang cọp, Đại khiến Tín Mã Nàm rất nể. Đại được Tín nhường cho một phần địa bàn và Đại cũng cam kết không xâm phạm vào những khu vực được coi là đặc quyền của Tín Mã Nàm.
Trở thành nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương".
Thuở ấy, ngoài Đại, Sài Gòn còn có ba ông trùm khác là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế. Ba ông trùm này không hài lòng với sự bành trướng của Đại Cathay nên quyết định hạ bệ Đại. Đại Cathay lọt vào ổ phục kích bị năm tên du đãng đồng loạt rút dao xông vào chém, nhưng Đại may mắn thoát chết. Chưa kịp lành vết thương, Đại một mình một dao, lần lượt tìm các tên đã chém mình để rửa hận. Tất cả đều bị chém trọng thương. Sau các cuộc thanh toán đẫm máu này, Đại Cathay trở thành nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm Sài Gòn: Đại — Tỳ — Cái — Thế.
Giai thoại.
— "Tôi đi đâu cũng có người hộ tống, nếu tôi hộ tống ngài, các vệ sỹ của tôi sẽ thất nghiệp".
— "Anh sẽ có lon đại úy, chức danh phó ty Cảnh sát một quận nếu anh chịu giúp chúng tôi trong việc thanh trừng các thế lực giang hồ ở Sài Gòn."
Đại trả lời:
— "Xin lỗi, tôi không thể hầu Chuẩn tướng được. Tôi làm thế, sao còn có thể sống mà ngẩng mặt nhìn ai ở đời này."
— "Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh..."
— "Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu!" Trần Kim Chi nói
— "Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì". Đại Cathay nhỏ nhẹ trả lời
— "Thằng Duyên Anh đáng chết, dám chơi xỏ tao. Tao thế này mà phải lụy đàn bà đến khô cả xác à? Tụi bay tìm cắt gân chân cho tao!".
Nghe tin báo, Duyên Anh phải lên Đà Lạt trốn cho đến cuối năm 1966, khi Đại Cathay bị cảnh sát tống ra đảo Phú Quốc, mới dám trở về Sài Gòn.
Cái chết nhiều bí ẩn.
Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành là người quyết liệt trong việc thanh lọc xã hội và bài trừ du đãng, ông lập ra Trung tâm Bài trừ Du đãng, trụ sở đặt tại quận Thủ Đức, sát cầu Bình Triệu và Biệt đội Hình cảnh nhằm tiêu diệt tội phạm; cử người thân cận của mình là đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Trần Kim Chi bị tử nạn một cách bất ngờ, một chiếc xe tải chở gỗ đã tông thẳng vào xe của ông khiến thiệt mạng, những lời đồn đại về một vụ mưu sát do Đại Cathay cầm đầu đã khiến tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận, ông ra lệnh cho cảnh sát bắt giam Đại Cathay với tội danh "du đãng đặc biệt".
Ngày 28 tháng 11 năm 1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 từ đất liền Việt Nam đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Là một tên tội phạm vốn quen tự do, Đại vạch ra kế hoạch vượt ngục để trở về đất liền Việt Nam. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được vợ và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn trại với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại. Rạng sáng ngày 7 tháng 1 năm 1967, Đại và các đàn em khác tiến hành trốn trại. Bị phát hiện, Đại Cathay và đàn em thân tín nhất của mình chạy ngược lên phía núi Tượng của đảo Phú Quốc để trốn. Kể từ đó, không ai còn thấy tung tích Đại Cathay. Ông được coi là đã chết ở Phú Quốc.
Giả thuyết về cái chết của Đại Cathay ở Phú Quốc.
Trung uý Trần Tử Thanh sau này khoe khoang với một số phóng viên trên một số tờ báo trước năm 1975 rằng chính ông là người đã bắn chết Đại Cathay.
Tiểu thuyết và điện ảnh hóa.
Đại Cathay là nguyên mẫu của tiểu thuyết "Điệu ru nước mắt" nổi tiếng một thời của Duyên Anh. Và tiểu thuyết này được dựng thành phim cùng tên do Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn và do 2 diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ là Hùng Cường và Trần Quang đóng. | 1 | null |
KBS World là kênh truyền hình Hàn Quốc của Korean Broadcasting System hướng đến khán giả xem đài ngoài Hàn Quốc. Chính thức hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 2003. Phát sóng chủ yếu ở Hàn Quốc, nhưng phụ đề tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Malay cũng được cung cấp. Phiên bản HD của kênh được phát sóng vào 3 tháng 9, đối với một số vùng như châu Á, tây Âu, châu Phi và châu Đại Dương. Phiên bản SD sẽ vẫn có sẵn tại các vùng và không có gì thay đổi.
Ngoài các tín hiệu từ Seoul, có 2 dịch vụ riêng được quản lý bởi các công ty con của KBS phục vụ cho một số thị trường đặc biệt: bản Nhật của KBS World, quản lý bởi KBS Japan, phục vụ cho khán giả Nhật Bản, trong khi đó bản Mỹ của KBS World, quản lý bởi KBS America, phục vụ cho người Hàn ở Bắc Mỹ.
Chương trình.
Chương trình truyền hình trên KBS World lấy nguồn từ các kênh truyền hình trong nước của đài KBS: KBS1 và KBS2. Tất cả các thể loại chương trình có thể xem được trong dịch vụ truyền hình KBS World bao gồm tin tức, phim truyền hình, phim tài liệu, thể thao và chương trình thiếu nhi. Phát sóng chủ yếu ở Hàn Quốc, nó cũng hiển thị tiếng Anh trong phần bản tin. Dưới đây là tên nền tảng và số thứ tự kênh, ngoại trừ Nhật Bản, Mỹ và Canada, được sáp nhập vào bảng thông tin sau:
Đối tác địa phương.
Tính đến tháng 12 năm 2009, KBS World cung cấp cho 40 triệu người xem trên toàn thế giới của 71 quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ cáp hoặc vệ tinh DTH xem KBS World như dịch vụ 24 giờ của gói kênh của họ. Một số đối tác địa phương sau: | 1 | null |
Fukuiraptor ( , "kẻ trộm của Fukui") là một chi khủng long ăn thịt cỡ trung bình sống vào đầu kỷ Phấn trắng (Barremian) tại nơi bây giờ là Nhật Bản. Các nhà khoa học đầu tiên nghĩ rằng nó là một thành viên của Dromaeosauridae, nhưng sau khi nghiên cứu các hóa thạch sau đó họ tin rằng nó có liên quan đến Allosaurus trong họ Neovenatoridae. Tuy nhiên, phân loại gần nay hơn, cho thấy tất cả Megaraptoridae thực ra là Tyrannosauroidea. | 1 | null |
Eureka Seven AO (エウレカセブンAO) là bộ anime với chủ đề mecha do hãng Bones thực hiện và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 20 tháng 11 năm 2012. Bộ phim là phần nối tiếp của bộ anime Kōkyōshihen Eureka Seven với cốt truyện xoay quanh Fukai Ao con trai của hai nhân vật chính ở phần trước.
Ao đang sống một cuộc sống bình thường tại Okinawa sau khi mẹ của cậu là Eureka biến mất một cách bí ẩn, một ngày nọ nơi cậu sống bị một Scub Coral tấn công và Ao bị cuốn vào cuộc chiến này khi một người máy khổng lồ có tên Nirvash xuất hiện. Khi Ao biết Nirvash là người máy này vốn là của mẹ mình nên cậu đã quyết định lên đường đi tìm tung tích của cô và thân phận thật của mình cũng như cùng Nirvash chiến đấu chống lại Scub Coral.
Trước khi bộ anime được phát sóng thì ba loạt manga do các tác giả khác nhau thực hiện đã được phát hành trước để giới thiệu cho bộ anime. Cũng như một phần của "Dự án Eureka" các chuyển thể trò chơi điện tử của bộ anime cũng đã được thực hiện.
Truyền thông.
Manga.
Tước khi bộ anime được phát sóng Yūichi Katō đã thực hiện phiên bản manga dựa theo cốt truyện mà Bones cung cấp để giới thiệu sự xuất hiện của bộ anime. Loạt manga đã đăng trên tạp chí dành cho shōnen là Shōnen Ace của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 1 năm 2012 đến ngày 26 tháng 9 năm 2013. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 5 tankōbon.
Loạt manga ngoại truyện có tựa "Eureka Seven AO ~Save a Prayer~" (エウレカセブンAO ~Save A Prayer~) do Fudou Ran thực hiện bắt đầu được đăng trên tạp chí Newtype A cũng của Kadokawa Shoten từ ngày 10 tháng 4 năm 2012. Cốt truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Yuna Maltan.
Một loạt manga ngoại truyện khác theo phong cách 4 hình có tên "Eureka Seven nAnO" do Katsuwo thực hiện đã đăng trên tạp chí 4-koma Nano A của Kadokawa Shoten từ ngày 09 tháng 7 năm 2012 đến ngày 09 tháng 1 năm 2013. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 1 tankōbon.
Anime.
Bô anime do hãng Bones thực hiện với sự đạo diễn của Kyoda Tomoki người đã thực hiện phần trước cũng như một số nhà thiết kế, giám đốc nghệ thuật, nhà phối màu sắc, đạo diễn hiệu ứng hình ảnh và đạo diễn hình ảnh. Bộ anime đã phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 20 tháng 11 năm 2012 trên các kênh MBS, TBS, CBC và BS-TBS. Kênh truyền hình vệ tinh Animax đã phát sóng bộ anime trên mạng lưới Animax Asia của mình tại ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. FUNimation Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ còn Madman Screening Room đăng ký tại úc và New Zealand.
Một tập OVA có tựa "Jungfrau no Hanabana-tachi" (ユングフラウの花々たち) cũng đã được thực hiện khi phiên bản BD/DVD của bộ anime được phát hành. Tập này được đính kèm với phiên bản bộ hộp gọi là Hybrid Disc chứa các phiên bản BD cùng chuyển thể trò chơi điện tử cho hệ PlayStation 3 của bộ anime phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2012.
Trò chơi điện tử.
Trò chơi điện tử có tên Eureka Seven AO Attack the Legend (エウレカセブンAO ATTACK THE LEGEND) thuộc thể loại hành động bắn súng cho hệ PlayStation 3 do hãng NBGI một nhánh của Bandai thực hiện đã phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2012.
Trò chơi điện tử trực tuyến có tên "Eureka Seven World Brave" (エウレカセブン ワールドブレイブ) đã được GREE phát triển và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2012 dưới dạng tham gia miễn phí.
Âm nhạc.
Bộ anime có 4 bài hát chủ đề, hai mở đầu và hai kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tên "Escape" do Hemenway trình bày dùng từ tập 1 đến 13, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2012. Bài hát mở đầu thứ hai có tên "Bravblue" do FLOW trình bày dùng từ tập 14, bài hát được thực hiện dựa trên bài "Days" của Kōkyōshihen Eureka Seven, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 05 tháng 9 năm 2012 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, có hai phiên bản giới hạn một đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm còn một thì không nhưng đều chứa bản nhạc mà bản thường không có. Bài hát kết thúc thứ nhất có tựa "Stand by me" do Stereopony trình bày, đĩa đơn chứa bài hát phát hành vào ngày 30 tháng 5 năm 2012, với hai phiên bản giới hạn và bình thường, có hai phiên bản giới hạn một chứa nhiều bài hát hơn và một đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc thứ hai có tên "Iolite" do Joy trình bày, đĩa đơn chứa bài hát phát hành vào ngày 05 tháng 9 năm 2012 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đĩa đính kèm chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Các đĩa đơn đều có hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một DVD chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Hai album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 27 tháng 6 và 28 tháng 11 năm 2012. Một đĩa đơn chứa bài hát phụ của bộ anime đã phát hành vào ngày 28 tháng 11 năm 2012 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản bình thường chỉ có 3 bài nhưng phiên bản giới hạn giống như một album chứa 3 bài cùng các bản biến tấu của chúng. | 1 | null |
1,2,3,4,5,6-hexaclocyclohexan hay hexacloran hay linđan ("lindane") là 1 hợp chất hoá học có công thức phân tử C6H6Cl6. Chất này độc đối với người và động vật.
Điều chế.
1,2,3,4,5,6-hexachlorxichlorhexan được điều chế bằng cách cho benzen cộng hợp với chlor trong điều kiện có ánh sáng
C6H6+ 3 Cl2 ánh sáng> C6H6Cl6.
Ứng dụng.
1,2,3,4,5,6-hexachlorxichlorhexan là thành phần của "thuốc trừ sâu 666". Có thời người ta dùng dung dịch lin-đan làm nước tắm cho trâu bò do giá rất rẻ, hoặc dùng một phần lin-đan nồng độ 15% trộn với 15 phần nước hoặc với vaseline rồi bôi lên da để chữa ghẻ hoặc dùng pha nước gội đầu để diệt chấy.
Ảnh hưởng lên sức khỏe và môi trường.
1,2,3,4,5,6-hexachlorxichlorhexan là chất độc với cơ thể người và động vật đồng thời cũng là chất phân huỷ chậm. Năm 2009, linđan bị đưa vào danh sách của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. | 1 | null |
Canzonetta (Canzonette, Canzonetti hoặc Canzonettas) là một hình thức thanh nhạc thế tục Ý phổ biến vào khoảng năm 1560.
Hình thành và phát triển.
Trong giai đoạn đầu phát triển, nội dung của "Canzonetta" là về các mặt dâm dục, bất kính. Đến thập niên 1580 một số nhà soạn nhạc lớn của âm nhạc thế tục ở Ý đã viết canzonettas, bao gồm Luca Marenzio và Claudio Monteverdi, người đã xuất bản tập đầu tiên của mình trong năm 1584.
Orazio Vecchi cũng là một nhà soạn nhạc quan trọng của canzonettas vào thập niên 1580. Canzonettas của ông rất khác nhau, và bao gồm một số cho khiêu vũ và một số nhái lại sự thái quá của các Madrigal đương đại. Một số nhà soạn nhạc, chẳng hạn như thành viên Trường La Mã Felice Anerio, thích nghi các hình thức cho một mục đích thiêng liêng. Anerio đã viết một tập hợp các canzonette thiêng liêng.
Đến cuối giai đoạn này hầu hết các canzonetta dành cho 4 đến 6 giọng và đã trở thành giống như những Madrigal. Một số nhà soạn nhạc từng học tại Ý mang canzonetta trở lại đất nước của họ, chẳng hạn như Hans Leo Hassler, người đã đưa hình thức đến Đức. | 1 | null |
Grêgôriô thành Nazianzô (329 - 25 tháng 1, 389 hoặc 390), còn được gọi là Grêgôriô Nhà thần học hay Grêgôriô Nazianzênô hoặc Grêgôriô Nazianzen ( "Grēgorios Nazianzēnos") là một Tổng giám mục thành Constantinopolis thế kỷ thứ 4. Ông được xem là một trong những Giáo phụ điển hình về tài hùng biện. Là một nhà triết học và nhà giảng thuyết được huấn luyện cách kinh điển, ông đã tích hợp triết học Hy Lạp vào Giáo hội, là một điển hình trong số các chức sắc và nhà thần học Byzantine.
Grêgôriô có tác động quan trọng lên khuôn mẫu của thần học về Ba Ngôi, trong cả phạm vi tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Nhiều tác phẩm thần học của ông tiếp tục ảnh hưởng tới các nhà thần học ngày nay, đặc biệt về vấn đề sự tương quan giữa ba Ngôi vị.
Grêgôriô là một vị thánh được tôn kính trong cả Kitô giáo Đông phương và Tây phương. Cùng với hai anh em Basiliô Cả và Grêgôriô thành Nyssa, ông được biết đến là Giáo phụ miền Cappadocia. Trong Công giáo Rôma, ông được coi là Tiến sĩ Hội thánh; trong Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Đông phương, ông được tôn vinh là một trong Tam Thành Thánh Giả cùng với Basiliô Cả và Gioan Kim Khẩu. | 1 | null |
Giải Mai vàng là một giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh những nghệ sĩ đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam do báo "Người lao động" tổ chức từ năm 1995. Tiền thân của Giải Mai vàng là giải thưởng "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm" ra đời vào năm 1991.Tên gọi hiện nay do nhạc sĩ Vũ Hoàng đặt.
Ra đời.
Năm 1991, Tổng biên tập báo "Người lao động" lúc bấy giờ là ông Phan Hồng Chiến muốn có những hoạt động bên lề nhằm quảng bá thương hiệu của tờ báo đến với công chúng cũng như thu hút sự quan tâm của giới nghệ sĩ. Dựa theo ý tưởng đó, Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của tờ báo lúc đó, nhà báo - nhạc sĩ Vũ Hoàng, đã đề xuất tổ chức giải thưởng "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm" dành cho độc giả của báo. Giải thưởng đầu tiên đã được tổ chức vào những tháng cuối năm 1991, lễ trao giải tổ chức ngay tại sân sau cơ quan của tòa báo với khoảng 500 khán giả.
Chính thức đổi tên.
Nhận thấy giải thưởng bước đầu đã tạo nên một sức hút nhất định, Ban Biên tập Báo Người lao động muốn nâng giải thưởng "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm" lên một tầm cao hơn. Năm 1995, Báo Người lao động và Ban Tổ chức giải thưởng đã họp bàn và quyết định chính thức đổi tên giải thưởng là "Giải Mai vàng".
Người đưa ra cái tên này là nhạc sĩ Vũ Hoàng. Ý nghĩa của tên gọi này là gợi đến loài hoa mai vàng, một loài hoa nở vào mùa xuân ở miền Nam Việt Nam, chứ không phải là hoa mai bằng vàng hay chất lượng vàng như cách dùng từ của các giải thưởng khác. Những nghệ sĩ đạt giải được ví như những bông hoa mai vàng mang đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người khi nở rộ vào mùa xuân.
Lịch sử.
Năm 1995, giải lần đầu tiên được tổ chức với tên gọi Giải Mai vàng. Giải vẫn do bạn đọc báo "Người lao động" bình chọn giống như giải thưởng "Bình chọn Văn nghệ sĩ được yêu thích nhất trong năm" trước đó, nhưng kết quả bình chọn này sẽ được thẩm định lại bởi Hội đồng Nghệ thuật gồm các nghệ sĩ đứng đầu các hội nghệ thuật chuyên ngành, các nghệ sĩ có tên tuổi, uy tín.
Giải Mai vàng đã được cải tiến chuyên nghiệp hơn ở lần thứ 9 giải được tổ chức vào năm 2003, hình thức bình chọn tiện lợi hơn, đã có phần mềm riêng biệt dùng cho việc kiểm phiếu. Số lượng độc giả tham gia bình chọn lên đến hơn 50.000 người. Lễ trao giải cũng đã được dàn dựng chuyên nghiệp hơn. Trung tâm Ca nhạc Lan Anh đã tài trợ khoản sân khấu, âm thanh, ánh sáng cho buổi lễ trao giải thay vì tổ chức phát giải ở sân khấu ngoài trời vào ban ngày như các lần trước đó ở Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên hay Công viên Văn hóa Đầm Sen. Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông cũng giúp dàn dựng chương trình hoàn toàn miễn phí. Cùng với đó, ê kíp thực hiện gồm đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, nhạc sĩ Lê Quang và họa sĩ Lê Trường Tiếu cũng như các ca sĩ khách mời đều gần như không nhận thù lao. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Giải Mai vàng có tổ chức bán vé với hơn 3 ngàn khán giả, các vị khách mời cùng với gần 100 văn nghệ sĩ đã đến tham dự và cũng là lần đầu tiên được Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh truyền hình trực tiếp phục vụ khán giả xem đài.
Trong dịp kỷ niệm 10 năm Giải Mai vàng, ở Giải Mai vàng lần thứ 10 - 2004, Ban Tổ chức đã quyết định đổi mới trong khâu bình chọn, lần đầu tiên độc giả có thể tham gia bình chọn trên báo "Người lao động" điện tử bên cạnh hình thức bình chọn thông qua ấn bản báo in phát hành hàng ngày. Bên cạnh đó, Giải Mai vàng từ lần tổ chức này đã có được logo chính thức. Buổi lễ trao giải có sự hiện diện của hơn 4 ngàn khán giả và hơn 100 nghệ sĩ trong cả nước.
Giải Mai vàng đã được cải tiến qua từng năm theo hướng chuyên nghiệp hóa trong khâu tổ chức. Tuy nhiên, kết quả bình chọn trong những năm gần đây đã vấp phải không ít những ý kiến không đồng tình từ dư luận với những cá nhân, tác phẩm chưa thật sự nổi bật nhưng vẫn đạt giải. | 1 | null |
Courante hay "Corrente", "Coranto", "Corant" là một điệu nhảy phát triển vào cuối thời phục hưng, đầu thời ba rốc.
Các Courante được thường được sử dụng trong giai đoạn baroque. Trong thời gian này, có hai loại Courante: Pháp và Ý. Trong một bộ khiêu vũ Baroque, một Courante Ý hay Pháp thường đi kèm giữa allemande và sarabande, làm cho nó chuyển động thứ hai hoặc thứ ba. Loại Pháp thường ký hiệu trong 3/2 hoặc 6/4, thỉnh thoảng xen kẽ giữa hai mét; loại Ý là một điệu nhảy nhanh hơn đáng kể. | 1 | null |
Gryposaurus (có nghĩa là "thằn lằn mũi móc" (tiếng Hy Lạp "grypos")) đôi khi được dịch không chính xác là "thằn lằn griffin (tiếng La tính "gryphus")" là một chi khủng long mỏ vịt sống vào khoảng 83 đến 75,5 triệu năm trước, vào kỷ Creta muộn tại Bắc Mỹ.
"Gryposaurus" và "Kritosaurus" từng bị cho là đồng nghĩa vì ngoại hình giống nhau. Nó được biết đến từ nhiều hộp sọ, vài bộ xương và thậm chí vài vết da cho thấy nó có vảy hình chóp nhô ra ở đường giữa cổ. Nó dễ nhận biết bởi bướu mũi hình cung, đuôi mô tả là giống "mũi Roman" và bướu mũi này có thể được dùng để hấp dẫn giới tính, và/hay để đánh nhau với đồng loại. Nó dài 9 mét (30 ft), và có lẽ sống ở môi trường sông.
Các loài.
Một số loài sau đây được các nhà khoa học ghi nhận thuộc chi "Gryposaurus" như: | 1 | null |
Quyển phác thảo của You Hee-yeol (Hangul: 유희열의 스케치북, tiếng Anh: You Hee-yeol's Sketchbook) là chương trình âm nhạc Hàn Quốc gồm talk show và phần trình diễn âm nhạc trực tiếp. Chủ trì của chương trình là You Hee-yeol, thường được biết đến là Toy, một dự án nhóm nhạc. Chương trình được phát sóng từ 24 tháng 4 năm 2009.
Định dạng.
Được phát sóng trên kênh KBS2 thứ sáu hàng tuần lúc 12:35 trưa. Chương trình có thời lượng là 80 phút. Mỗi tuần, trung bình sẽ có 3~4 nhạc sĩ xuất hiện. Họ sẽ hát ca khúc của họ và trò chuyện với MC You Hee-yeol khoảng 10~15 phút. | 1 | null |
Heinrich Sư Tử (; 1129 – 6 tháng 8 1195 tại Braunschweig) thuộc dòng dõi quý tộc Welfen là công tước của Sachsen từ năm 1142 cho tới 1180, và cũng là công tước của Bayern từ năm 1156 cho tới 1180.
Heinrich Sư Tử vào năm 1152 với tư cách là công tước của Sachsen đã góp phần quan trọng giúp người anh em họ Friedrich I Barbarossa được bầu làm vua. Vì vậy mà những năm sau đó ông ta được Barbarossa nâng đỡ. Chẳng hạn như vào năm 1156 Heinrich được thêm công quốc Bayern. Ở Bắc Đức ông ta có thể phát triển thế lực của mình tương tự như một nhà vua. Tuy nhiên ở Sachsen, phía Bắc của sông Elbe ông phải đối đầu với sự chống đối của những thành phần quý tộc ở đây. Để đền ơn sự nâng đỡ của Barbarossa, Heinrich lúc đầu đã tụ tập nhiều binh lính tham dự những cuộc hành quân ban đầu sang Ý. Tuy nhiên quan hệ này trở nên xấu đi khi vào năm 1176 Heinrich từ chối không hỗ trợ quân sự cho hoàng đế trước một cuộc chiến tranh sắp xảy ra chống lại liên hiệp các thành phố vùng Lombardia. Sau khi Barbarossa thua trận, chính sách Thượng Ý thất bại, và phải ký kết hòa bình với Giáo hoàng Alexanđê III, Heinrich Sư Tử bị nhiều hầu tước hợp lại lật đổ, và phải đi tỵ nạn tại Anh, nhiều năm sau đó mới có thể trở về. | 1 | null |
Thành phố Hồi Giáo lịch sử Bagerhat () là thành phố đã mất nằm ở ngoại ô Bagerhat thuộc huyện Bagerhat, trong phân khu Khulna ở phía tây nam Bangladesh. Bagerhat nằm cách Khulna khoảng 15 dặm về phía nam đông và cách Dhaka khoảng 200 dặm về phía tây nam.
Ban đầu nó được biết đến với tên Khalifatabad và được biết đến là "Thị trấn bạc hà của Vương quốc Hồi giáo Bengal", thành phố này được thành lập vào thế kỷ 15 bởi vị thánh chiến Thổ Nhĩ Kỳ Khan Jahan Ali.
Forbes đã liệt kê đây là một trong số 15 thành phố mất tích trên thế giới với hơn 50 di tích Hồi giáo đặc biệt ở Bengal là biến thể của kiến trúc Ấn Độ-Hồi giáo. Chúng đã được phát hiện sau khi thảm thực vật bao phủ chúng sau nhiều thế kỷ được loại bỏ. Địa điểm này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1985 như là một ví dụ nổi bật về một quần thể kiến trúc, minh họa một giai đoạn quan trọng trong lịch sử loài người. Nổi tiếng nhất tại đây là Nhà thờ Hồi giáo Sixty Dome với 60 cột trụ và 77 mái vòm. Ngoài ra, một số di tích cũng được liệt kê trong danh sách Di sản thế giới gồm lăng mộ Khan Jahan, nhà thờ Hồi giáo Singar, Bibi Begni, Reza Khoda, Zindavir đều là các di tích độc đáo.
Địa lý.
Thành phố nằm ở ngã ba sông Hằng và Bradmaputra, cách bờ biển khoảng . Nó trải rộng khoảng , bên bờ sông Moribund là nhánh của sông Bhairab dọc theo một đoạn dài và là một phần của rừng ngập mặn Sundarban. Khu vực này được xây dựng vào thế kỷ 15 và được biết đến với tên Khalifatabad trong thế kỷ 16. Với bản chất của môi trường sống rừng rậm và nó là nơi sinh sống của nhiều cá thể hổ, thành phố được phát triển với cơ sở hạ tầng độc đáo để có thể định cư được. Ngày nay, tất cả các di tích đều nằm trong môi trường tự nhiên hoang sơ của vùng đất hiện là nông trại, được bao quanh bởi những cây cọ.
Kiến trúc.
Quy hoạch thành phố bị chi phối rõ rệt bởi phong cách kiến trúc Hồi giáo, đặc biệt các chi tiết trang trí là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Mogul và Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn thành phố có đến 360 nhà thờ Hồi giáo, hầu hết thiết kế giống nhau cùng nhiều tòa nhà công cộng, lăng mộ, cầu, mạng lưới đường và hồ chứa nước. Vật liệu được sử dụng trong xây dựng công trình là gạch nung, qua nhiều thế kỷ đã bị hủy hoại trong điều kiện đất và không khí bị nhiễm mặn. | 1 | null |
Sinh vật đáy là những quần xã sinh vật sống trên hoặc gần đáy biển. Quần xã này sống trong hoặc gần các môi trường trầm tích biển, từ các vùng triều đến thềm lục địa, và xuống đến đới biển thẳm.
Nhiều sinh vật thích nghi với áp lực cột nước sâu mà chúng không thể sống được ở những vùng nước gần bề mặt. Sự chênh lệch áp lực rất đáng kể (tăng khoảng 1 atm mỗi 10 mét nước xuống sâu).
Do ánh sáng không thể xuyên xuống vùng nước dưới sâu của đại dương, nguồn năng lượng của hệ sinh thái dưới đáy sâu thường là các vật chất hữu cơ chìm xuống từ tầng mặt. Những vật chất phân hủy này duy trì chuỗi thức thức ăn dưới sâu; hầu hết sinh vật tầng đáy là các sinh vật ăn xác thối.
Sinh vật đáy cũng dùng để chỉ những sinh vật sống dưới đáy của các vực nước ngọt như sông, suối, ao, hồ.
Nguồn thức ăn.
Nguồn thức ăn chính của sinh vật đáy là tảo và chất hữu cơ từ đất liền. Độ sâu cột nước, nhiệt độ và độ mặn, và kiểu vật liệu nền đáy tất cả đều ảnh hưởng đến loại sinh vật đáy có mặt ở đó. Ở các vùng nước ven bờ và các nơi khác có ánh sáng chiếu đến đáy, tảo cát quang hợp sống đáy có thể sinh sôi nảy nở. Các sinh vật ăn lọc như sứa và động vật hai mảnh vỏ có mặt chủ yếu ở vùng đáy cứng có cát. Các sinh vật ăn ở đáy, như giun nhiều tơ tập trung ở vùng đáy cấu tạo mềm hơn. Cá, sao biển, ốc, động vật thân mềm, và giáp xác là các động vật ăn xác thối quan trọng. | 1 | null |
Sao là các vị sao được coi là chiếu mạng theo tuổi trong văn hóa phương Đông. Có 9 sao tất cả, mỗi sao đại diện cho 1 tuổi và lặp lại theo chu kỳ thời gian. Việc xem sao xấu tốt được xem là cách xem bói đặc biệt của văn hóa phương Đông, ngoài ra việc xem sao còn là cách phòng tránh sự đen đủi hay không may mắn trong năm. Cách hóa giải thường là "dâng sao giải hạn", phải cúng lễ hàng tháng. Việc xem sao đã bị biến tướng theo thời gian, một số kẻ lừa đảo đã lừa đảo người có sao xấu để hóa giải nhưng thực chất là ăn cắp gián tiếp đồng tiền.
Bảng coi sao cho Nam -Nữ.
Chú ý: độ tuổi xem được tính theo Âm lịch
Đoán sao Kiết Hung.
La Hầu tháng bảy,tháng giêng,
Coi chừng kẻo gặp tai khiên đến mình.
Thổ Tú,Thủy Diệu giữ mình,
Tháng tư,tháng tám động tình bi ai.
Nhằm sao Thái Bạch ra chi,
Tháng năm trùng kỵ gắng ghi đề phòng.
Thái Dương chúa tể nhật cung,
Tháng mười,tháng sáu.Vận thông sắc tài.
Gặp Văn Hớn tháng hai,
Cùng là tháng tám xảy hoài thị phi.
Kế Đô sao ấy đến kỳ,
Tháng ba,tháng chín sầu bi khóc thầm.
Nguyệt cung Hoàng hậu Thái Âm,
Tháng chín được tốt,Tháng (11) một hay lâm khổ nàn.
Tới sao Mộc Đức vui an,
Nội trong tháng Chạp đăng quang phước lành.
Chú ý:tháng tính theo âm lịch
Lý tính 9 Sao.
"1.La Hầu": Sao chủ mồm miệng,cửa quan,tai mắt,máu huyết sản nạn buồn rầu.
"2.Thổ Tú": Sao chủ tiểu nhân,xuất hành không thuận,nhà cửa không vui,chăn nuôi thua lỗ.
"3.Thủy Diệu": Sao chủ Tài,Lộc,Hỷ.Chỉ phòng việc đi sông nước và điều ăn tiếng nói.
"4.Thái Bạch": Sao chủ tán tiền của,tiểu nhân,quan phụng,bệnh nội tạng.
"5.Thái Dương": Sao chủ hưng vượng tài lộc.
"6.Vân Hán": Sao chủ sự chủ cựu.Phòng thương tật,ốm đau,sản nạn,nóng nảy,mồm miệng,quan tụng,giấy tờ.
"7.Kế Đô": Sao chủ hung dữ,ám muội,thị phi,buồn rầu.
"8.Thái Âm": Sao chủ sự toại nguyện về danh lợi.Nữ phòng ốm đau,tật ách,sản nạn.
"9.Mộc Đức": Sao chủ hướng tới sự an vui hòa hợp. | 1 | null |
JOSM (Java OpenStreetMap Editor) là một phần mềm vẽ và chỉnh sửa dữ liệu bản đồ trên OpenStreetMap. Được lập trình bằng ngôn ngữ Java, do đó có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Đây là công cụ thông dụng nhất để chỉnh sửa dữ liệu của OpenStreetMap.
Phần mềm ban đầu được phát triển bởi Immanuel Scholz. Đến 2012, dự án được bảo trì bởi Dirk Stöcker. | 1 | null |
(; số nhiều , ) là một từ tiếng Đức và Hà Lan có nghĩa là "bài hát". "Lied" là một dạng nhạc phổ từ những bài thơ lãng mạn tiếng Đức.
Lịch sử.
"Lied" có một lịch sử phát triển lâu dài khác nhau, từ những bài hát rong thế kỷ 12 ("Minnesang") thông qua các bài hát dân gian ("Volkslieder"), các bài thánh ca nhà thờ ("Kirchenlieder") cho đến các bài hát cho những công nhân vào thế kỷ 20 ("Arbeiterlieder"). Sau đó phát triển rộng khắp châu Âu. | 1 | null |
Lute song là một hình thức âm nhạc vào cuối thời phục hưng đầu thời ba rốc, một người có thể vừa hát hoặc một người hát và một người đàn đệm, có thể có thêm một nhạc cụ đệm theo.
"Lute song" phát triển mạnh mẽ tại Anh, Pháp và Ý; xuất hiện nhiều phong cách khác nhau và với tên gọi khác nhau ở từng nơi. Ở Anh gọi là "Ayre", ở Pháp gọi là "Air de cour". | 1 | null |
Prelude (Đức: "Präludium"; Pháp: "Prélude"; Ý: "Preludio") là một đoạn nhạc ngắn có hình thức thay đổi theo từng phần.. Đối với tiếng Việt có thể hiểu như là khúc dạo đầu.
Lịch sử phát triển.
Khởi đầu "Prelude" là các tác phẩm dành cho đàn lute vào thời phục hưng. Vào thế kỷ 17, các tác phẩm "Prelude" dành cho nhạc cụ phím xuất hiện tại Pháp; các nhạc sĩ như François Couperin và Jean-Philippe Rameau bắt đầu sáng tác "Prelude" cho harpsichord.
Sau đó, "Prelude" phát triển vượt trội vào các giai đoạn thời kì tiếp theo và lan rộng khắp châu Âu. | 1 | null |
Cơ Đồi có thể là một trong các nhân vật thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc:
Cả Vương tử Đồi và Vệ Thận công đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Vương tử Đồi thuộc thế hệ thứ 17 và Vệ Thận công thuộc thế hệ thứ 25. Về mặt chữ Hán, chữ Đồi 颓 trong tên của Vương tử Đồi khác với chữ Đồi 穨 trong tên của Vệ Thận công. | 1 | null |
Cullenia là một chi thực vật có hoa thuộc họ "Malvaceae" (trước đây được xếp thuộc họ "Bombacaceae"). Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Tên của chi này được đặt theo tướng quân William Cullen (1785–1862), một nhà bào trợ nhiệt thành cho ngành sinh vật học | 1 | null |
Futalognkosaurus (; nghĩa là ""thằn lằn thủ lĩnh khổng lồ") là một chi khủng long titanosaurian.
Phát hiện.
Hóa thạch của nó được tìm thấy trong tỉnh Neuquén của Argentina vào năm 2000, và được mô tả khoa học vào năm 2007. Tên chi có nguồn gốc từ ngôn ngữ bản địa Mapudungun và được phát âm là foo-ta-long-koh-sohr-us: "futa" có nghĩa là "khổng lồ" và "lognko" có nghĩa là "thủ lĩnh". Nó được căn cứ vào ba mẫu vật hóa thạch, ước tính khoảng 70% tổng số bộ xương. Nhóm nghiên cứu hóa thạch mô tả phát hiện là "con khủng long khổng lồ đầy đủ nhất được biết đến cho đến nay". | 1 | null |
Gwiyomi Song, Kwiyomi Song hay còn gọi là Kiyomi Song (귀요미 송), là đĩa đơn K-pop của ca sĩ người Hàn Quốc Hari và được phát hành vào 18 tháng 2 năm 2013. Nó được lấy cảm hứng từ hành động của một rapper Hàn Quốc Jung Ilhoon của nhóm nhạc BtoB. Hành động đó được gọi là 'Gwiyomi Player', nó đã trở thành trào lưu của dân cư mạng vào tháng 10 năm 2012 sau sự xuất hiện lần đầu tiên của chương trình thực tế bởi SBS MTV tên là MTV Diary. Bài hát là sự thành công trong việc lan truyền hành sau khi Korean Media "Sports Seoul" đăng tải clip của Hari trình diễn vừa hát vừa làm hành động dễ thương. Video này từ đó đã gây ảnh hưởng đến nhiều cư dân mạng châu Á và họ tự đăng tải phiên bản của chính mình lên trên mạng.
Nguồn gốc.
Ý tưởng có nguồn gốc từ thành viên Jung Ilhoon của nhóm nhạc Hàn Quốc BtoB anh đã hành động một loạt động tác dễ thương hay chỉ đơn giản là 'đếm số một cách dễ thương' đó gọi là 'Gwiyomi Player' hay 'Kwiyomi Player' ('Cutie Player' trong tiếng Anh). Anh thực hiện những động tác ấy trong tập 24 chương trình truyền hình thực tế của BtoB gọi là MTV Diary, phát sóng trong 2012.
Hành động đã trở nên phổ biến trong làng giải trí Hàn Quốc sau khi Ilhoon xuất hiện trên chương trình thực tế Hàn Quốc Weekly Idol. Chương trình sau đó nổi bật với phân khúc nhỏ được đặt tên là "The Aegyo Battle" (Trân chiến của sự dễ thương) nơi mà các nghệ sĩ Hàn Quốc trình diễn những phiên bản khác nhau của Gwiyomi.
Vào 18 tháng 2 năm 2013, ca khúc được gọi là "Gwiyomi song" được phát hành bởi ca sĩ người Hàn Quốc Hari. Bài hát được lấy cảm hừng từ Jung Ilhoon trong 'Gwiyeomi Player'. Bài hát nhận được sự chú ý từ chính Jung Ilhoon, người đã đăng tải đoạn cover video trên kênh công ty của anh, kênh YouTube của Cube Entertainment, vừa biểu diễn động tác vừa hát với lời bài hát do chính anh viết.
Sau đó, ca sĩ Hari đã được phỏng vấn bởi Korean Sports Sports Sports Seoul, nơi cô đã thể hiện cử chỉ trong khi hát bài hát của mình. Đoạn clip được quay đã được tải lên trực tuyến [7].
Vào 6 tháng 6 năm 2013, Ke'ai Jia Yangju trên Sims Next Top Model: World Tour (BrushYourCats) đưa ra điệu nhảy Gwiyomi trong tập đầu tiên gọi là "The First Stop".
Ý nghĩa.
Theo "Bangkok Post", ""Gwiyomi" hay "Kiyomi"" là từ lóng trong tiếng Hàn Quốc để ám chỉ một người dễ thương. Lời bài hát có thể được hiểu như "1 + 1 = dễ thương, 2 + 2 = dễ thương"...
Gwiyomi (귀요미) dựa trên tính từ "gwiyeo-un" (귀여운), có nghĩa là "dễ thương". "Gwiyeo" cũng có nghĩa là dễ thương, và "-un" (-운) là một hình thức chia động từ phải được thay đổi với mục đích sử dụng của nó. Kết thúc với tính từ "-mi" (-미) các tác dụng nhân cách tính từ, do đó chuyển nó trở thành danh từ. Vì vậy "gwiyomi" có nghĩa là một người dễ thương.
Sự lan truyền.
Làn sóng Hàn Quốc, hay Hallyu, đề cập đến sự lây lan của văn hóa và giải trí từ Hàn Quốc ra một số khu vực trên thế giới.
Hàn Quốc (2012).
Sau khi được giới thiệu trên chương trình tạp kĩ Hàn Quốc Weekly Idol, một số nhóm nhạc K-pop nổi tiếng như BIGBANG, Miss A, Girls' Generation, Infinite, EXO và SISTAR cũng tham gia làm hành động dễ thương và phong trào "Gwiyomi Player".
Sauk hi bài hát được phát hành, Jung Ilhoon cho thấy sự đánh giá cao của mình bằng cách đăng tải một đoạn video của chính mình trên trang của công ty, kênh YouTube của Cube Entertainment, vừa biểu diễn động tác vừa hát với lời bài hát do chính anh viết. Sauk hi ca sĩ Hari được phỏng vấn bởi Sport Seoul, một đoạn clip của chính cô làm hành động dễ thương với bài hát được đăng tải trên mạng. Video dần dần được lan truyền và nó trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người Hàn Quốc đăng tải video phiên bản của chính họ lên trên mạng. Theo như trang mạng Soompi của K-pop, nhiều đoạn video đã giúp phần truyền bá tiếng Hàn.
Đông Nam Á (tháng 3 năm 2013).
"Gwiyomi Player" chủ yếu được tái hiện bởi các cô gái tuổi teen đến từ Đông Nam Á, nơi mà thể loại nhạc K-pop phổ biến tại đây và lượng người hâm mộ đặc biệt ở Thái Lan và ở Philippines. Một vài nữ diễn viên Thái bao gồm Nuengthida Sophon đã thực hiện Gwiyomi phiên bản riêng của họ. Ngày 26 tháng 3, "Bangkok Post" mô tả bài hát "Gwiyomi" như vi rút mạng mới lật đổ "Gangnam Style" để trở thành hiện tượng K-pop mới.
Vào đầu tháng 4 năm 2013, China Internet Information Center (một cổng trang web hoạt động dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, văn phòng thông tin hội đồng nhà nước) báo cáo rằng một số lượng lớn người dùng Trung Quốc đã đăng tải phiên bản "Gwiyomi" của chính họ. Ngày 2 tháng 4, một bài viết của tờ báo tái xuất bản bởi Tân Hoa xã (cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc), ca ngợi "Gwiyomi" như một gia điệu Hàn Quốc mới vượt qua sự phổ biến của "Gangnam Style".
Hiện tượng Gwiyomi trở thành xu hướng ở một số nước trong khu vực, bao gồm Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan. | 1 | null |
Các quản trị viên của Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ là người đứng đầu các doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ Hoa Kỳ. Jeanne Hulit là người quản trị SBA gần đây nhất, đã lên nhậm chức vào tháng 9 năm 2013, và phục vụ cho đến tháng 2 năm 2014. Tổng thống Mỹ Obama đã công bố trong tháng 1 năm 2012 rằng ông sẽ đưa và cải tiến SBA vào nội các, một vị trí mà nó được xếp cuối cùng trong chính quyền Clinton. | 1 | null |
Vin Diesel (tên khai sinh là Mark Sinclair hay Mark Vincent; sinh ngày 18 tháng 7 năm 1967) , là một diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ. Là một trong những nam diễn viên có doanh thu cao nhất thế giới, anh được biết đến với vai Dominic Toretto trong loạt phim "Fast & Furious".
Diesel bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1990 nhưng chật vật để giành được các vai diễn cho đến khi anh viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất và đóng vai chính trong bộ phim ngắn "Multi-Facial" (1995). Điều này thu hút sự chú ý của Steven Spielberg, người đang phát triển "Saving Private Ryan" (1998), và viết lại các yếu tố của bộ phim để cho phép Diesel xuất hiện trong một vai phụ. Diesel sau đó đã lồng tiếng cho nhân vật chính trong "The Iron Giant" (1999) trong khi nổi danh như một ngôi sao hành động sau khi gây ấn tượng với loạt phim "Fast & Furious", "XXX" và "The Chronicles of Riddick".
Diesel đóng vai Groot trong các bộ phim siêu anh hùng của Vũ trụ Điện ảnh Marvel, xuất hiện trong "Guardians of the Galaxy" (2014), "Guardians of the Galaxy Vol. 2" (2017), ' (2018), ' (2019) và ' (2022) sắp tới. Anh cũng đóng vai Groot trong bộ phim hoạt hình ' (2018). Diesel cũng đã giành được thành công về mặt thương mại trong các thể loại khác, chẳng hạn như trong bộ phim hài "The Pacifier" (2005), trong khi màn trình diễn của anh trong "Find Me Guilty" (2006) được khen ngợi. Diesel miêu tả Bloodshot chuyển thể từ phim siêu anh hùng vào năm 2020, và dự kiến sẽ xuất hiện trong các phim "Avatar" sắp tới.
Anh thành lập công ty sản xuất One Race Films, nơi anh cũng là nhà sản xuất hoặc điều hành sản xuất cho những chiếc xe ngôi sao của mình. Diesel cũng thành lập hãng thu âm Racetrack Records và nhà phát triển trò chơi điện tử Tigon Studios, cung cấp khả năng ghi lại chuyển động và giọng nói của anh ấy cho tất cả các bản phát hành của Tigon.
Thời niên thiếu.
Diesel được sinh ra là Mark Sinclair vào ngày 18 tháng 7 năm 1967, tại Quận Alameda, California, nơi mẹ anh cũng được sinh ra, mặc dù sau đó đã chuyển đến Thành phố New York cùng với người anh em song sinh của mình, Paul. Mẹ anh, bà Delora Sherleen (Sinclair) Vincent, là một nhà chiêm tinh. Diesel từng phát biểu rằng anh là một người "sắc tộc không rõ ràng". Tổ tiên mẹ anh là những người Scotland, người Anh và người Đức. Anh chưa bao giờ được gặp bố đẻ của mình, và nói rằng "tất cả những gì tôi biết từ mẹ tôi là tôi có quan hệ với nhiều nền văn hoá khác nhau". Diesel tự nhận mình "chắc chắn là một người dân tộc da màu". Anh cũng nói rằng mối quan hệ của bố mẹ bị coi là bất hợp pháp ở một số khu vực của Hoa Kỳ theo luật cấm hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau. Diesel lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ da trắng và bố dượng người Mỹ gốc Phi, ông Irving H. Vincent, một giảng viên về diễn xuất và là người quản lý nhà hát. Anh lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu từ khi bảy tuổi, trong vở kịch thiếu nhi "Dinosaur Door", do Barbara Garson sáng tác. Vở kịch được sản xuất tại nhà hát Theater for the New City ở làng Greenwich, New York. Anh được tham gia vở kịch này là do trong một lần anh cùng em trai và một số người bạn lẻn vào không gian của nhà hát Theater for the New City trên phố Jane với ý định phá phách. Lũ trẻ gặp đạo diễn nghệ thuật của nhà hát, Crystal Field, người mà thay vì báo cảnh sát, đã cho chúng xem kịch bản và đề nghị chúng tham gia vào vở diễn sắp tới.
Diesel còn tiếp tục gắn bó với nhà hát trong suốt thời thiếu niên, cùng với đó anh đi học tại Đại học Hunter của thành phố, và ở đây, những khoá học về sáng tác sáng tạo đã giúp anh bắt đầu sự nghiệp viết kịch bản. Anh tự nhận mình là một diễn viên "nhiều mặt" bởi những khó khăn ban đầu anh gặp phải khi tìm vai diễn phù hợp vì có nhiều tính cách trái ngược. Anh đổi tên thành Vin Diesel khi làm công việc bảo vệ tại câu lạc bộ đêm Tunnel ở New York, bởi khi làm việc trong những môi trường như thế người ta thường không khai tên thật. Từ "Vin" trong tên anh đơn giản chỉ là cách viết tắt của "Vincent". Biệt danh "Diesel" là do các bạn đặt cho anh, họ bảo rằng anh chạy bằng dầu diesel, ý nói tới sức lực không ngừng nghỉ của anh.
Sự nghiệp.
Thập niên 1990.
Vai diễn điện ảnh đầu tiên của Diesel là một vai ngắn không được đề tên trong bộ phim "Awakenings" (1990). Sau đó anh viết kịch bản, đạo diễn, sản xuất và đóng vai chính trong phim ngắn "Multi-Facial" (1994), một bộ phim nửa tự truyện kể về một diễn viên đang vận lộn và gặp bế tắc trong quá trình thử vai. Phim được lựa chọn để trình chiếu trong Liên hoan phim Cannes năm 1995. Anh thực hiện phim dài chiếu rạp đầu tiên của mình, "Strays" (1997), một bộ phim chính kịch thành thị trong đó anh đóng vai kẻ cầm đầu của một băng đảng, và tình yêu của hắn dành cho một người phụ nữ đã khiến hắn quyết định thay đổi. Kịch bản, đạo diễn và sản xuất bởi Diesel, bộ phim được chọn tranh giải ở Liên hoan phim Sundance năm 1997 và giúp anh giành được một thoả thuận với hãng MTV chuyển thể nó thành một loạt phim. Anh cũng được chọn tham gia bộ phim giành giải Oscar năm 1998 của đạo diễn Steven Spielberg, "Giải cứu binh nhì Ryan" nhờ sự sâu sắc, thấm thía trong phần diễn của anh trong phim "Multi-Facial". Năm 1999, anh nhận được sự đánh giá chuyên môn cao cho phần lồng tiếng nhân vật chính trong phim hoạt hình "The Iron Giant".
Thập niên 2000.
Diesel có một vai diễn lớn trong bộ phim chính kịch về đề tài kinh doanh "Boiler Room" (2000), và sau đó anh có một vai diễn mang tính bước ngoặt, đó là nhân vật phản anh hùng Riddick trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Pitch Black" (2000). Diesel tiếp tục toả sáng với vai diễn anh hùng thể loại hành động trong hai bom tấn: bộ phim hành động về đề tài đua xe đường phố "The Fast and the Furious" (2001), và phim hành động ly kỳ "xXx" (2002). Năm 2004, Diesel một lần nữa thể hiện nhân vật Riddick trong phim "The Chronicles of Riddick", được coi là một thất bại về doanh thu phòng vé khi so sánh với kinh phí thực hiện khổng lồ của nó. Năm 2005, anh tham gia một vai diễn nhẹ nhàng vui vẻ trong phim hài "The Pacifier", bộ phim rất thành công về doanh thu.
Năm 2006, anh chọn một vai diễn đậm chất kịch, vào vai một tên cướp có thật tên là Jack DiNorscio trong phim "Find Me Guilty". Mặc dù anh nhận được phản hồi chuyên môn tích cực cho phần thể hiện của mình, bộ phim lại có một màn thể hiện không tốt tại các phòng vé. Sau đó cùng năm, Diesel tham gia phim ' với vai trò khách mời, trong vai nhân vật cũ của anh từ phim "The Fast and the Furious". Ban đầu anh được mời đóng vai chính trong "2 Fast 2 Furious", nhưng đã từ chối. Anh cũng được mời tham gia phim ' vẫn với vai diễn cũ trong "xXx", nhưng anh cũng từ chối.
Năm 2007, Diesel được lên kế hoạch sẽ là nhà sản xuất và diễn viên chính với vai Agent 47 trong bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử "Hitman", nhưng cuối cùng anh đã từ chối và thay vào đó đảm nhiệm vai trò giám đốc sản xuất cho phim. Năm 2008, anh đảm nhiệm vai chính trong bộ phim hành động khoa học viễn tưởng "Babylon A.D." Diesel trở lại với loạt phim "The Fast and The Furious", cùng với tất cả các diễn viên đã tham gia bộ phim gốc đầu tiên, trong phần "Fast & Furious 4", phát hành tháng 4 năm 2009.
Thập niên 2010.
Diesel trở lại với vai diễn Dominic Toretto trong bốn phần phim tiếp theo của loạt phim "Fast & Furious", bao gồm ' (2011), "Fast & Furious 6" (2013), "Fast & Furious 7" (2015) và "Fast & Furious 8" (2017). Cùng với đó anh tiếp tục đảm nhiệm vai Riddick trong phần ba của loạt phim "The Chronicles of Riddick" mang tựa đề ' (2013). Vào tháng 8 năm 2013, Diesel được trao ngôi sao danh dự trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Anh tham gia lồng tiếng cho nhân vật Groot trong phim điện ảnh "Vệ binh dải Ngân Hà "của Vũ trụ Điện ảnh Marvel công chiếu năm 2014. Ngoài ra Diesel cũng góp mặt trong bộ phim hành động siêu nhiên "Chiến binh săn phù thủy" (2015) và bộ phim chiến tranh "Billy Lynn's Long Halftime Walk" (2016).
Năm 2017, Diesel trở lại với vai diễn Xander Cage trong "", và vai diễn Groot trong "Vệ binh dải Ngân Hà 2". Trong vài năm, Diesel đã đàm phán để có thể đảm nhiệm hai vai diễn khác nhau thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Tháng 11 năm 2016 đạo diễn của "Vệ binh dải Ngân Hà", James Gunn, đã xác nhận rằng Diesel đang trong quá trình thương thảo cho vai diễn Blackagar Boltagon / Black Bolt của bộ phim "Inhumans" đang được phát triển, nhưng bộ phim này sau đó lại được làm thành phim truyền hình và Diesel không tham gia dự án.
Năm 2018, Diesel tiếp tục trở lại lồng tiếng cho nhân vật Groot trong hai bộ phim liên tiếp ' (2018) và ' (2019), kết hợp các đội siêu anh hùng của Guardians of the Galaxy và The Avengers. Anh ấy đã nói, "[Tôi] nghĩ rằng sẽ có một khoảnh khắc mà tất cả chúng ta đang chờ đợi, và dù bạn có biết hay không, bạn vẫn đang chờ xem [Groot] và [the Hulk] xuống."
Diesel đã thể hiện nhân vật "Bloodshot" của Valiant Comics trong bộ phim cùng tên được phát hành vào tháng 3 năm 2020. Anh cũng tham gia vào dàn diễn viên của "Avatar 2" của James Cameron.
Vào tháng 9 năm 2020, Diesel tuyên bố dấn thân vào lĩnh vực âm nhạc, với việc phát hành bài hát "Feel Like I Do", do Kygo sản xuất. Anh ấy ra mắt bài hát trên "The Kelly Clarkson Show" vào ngày 24 tháng 9, nói rằng: "Tôi thật may mắn khi vào một năm mà tôi thường được tham gia một bộ phim - và như bạn biết, điều đó là không thể - tôi đã có một bộ phim khác cửa hàng sáng tạo. Một cách khác để cho bạn thấy hoặc chia sẻ với bạn, trái tim của tôi."
Đời tư.
Diesel gây chú ý với một chất giọng trầm dễ nhận ra; anh nói rằng anh vỡ giọng khi khoảng 15 tuổi, khiến giọng anh có vẻ khá trưởng thành khi nghe qua điện thoại. Anh có một người em trai sinh đôi, Paul, một em trai khác là Tim, và em gái Samantha. Khoảng năm 2001, Diesel hẹn hò với nữ diễn viên cùng đóng trong "Fast and the Furious "với mình, Michelle Rodriguez.
Diesel có một con gái, Hania Riley (sinh năm 2008), và con trai Vincent (sinh năm 2010) với bạn gái, người mẫu Mexico Paloma Jimenez. Trả lời phỏng vấn tờ "An tEolas", một tờ báo của Ireland, Diesel nói rằng mặc dù anh thường được coi là cứng nhắc, nhưng với tư cách một người bố thì anh khá mềm mỏng. Diesel nói rằng anh thích hẹn hò ở châu Âu, vì ở đó người ta ít nhận ra anh và đó là nơi những người nổi tiếng thường không có quan hệ lãng mạn với nhau. Anh thích được riêng tư về đời sống cá nhân của mình: "Tôi sẽ không kể về cuộc sống của mình trên bìa tạp chí như một số diễn viên khác. Tôi học được cách giữ im lặng từ những người như Harrison Ford, Marlon Brando, Robert De Niro, Al Pacino."
Diesel bày tỏ tình yêu của mình với đất nước Cộng hoà Dominica, và anh hiểu cũng như trân trọng sự đa dạng văn hoá ở đây. Anh cũng có quen biết với tổng thống quốc gia này, Leonel Fernández, và từng xuất hiện trong một chiến dịch quảng cáo trước đây của Fernández. "Los Bandoleros", một phim ngắn do Diesel đạo diễn, cũng được quay ở Cộng hoà Dominica. Diesel từng chơi trò "Dungeons & Dragons" suốt hơn 20 năm, và cũng là người viết lời tựa cho cuốn sách kỷ niệm " "của trò chơi này. Trong số kỷ niệm lần thứ 30 của tạp chí "Dragon", có một thông tin được tiết lộ rằng Diesel từng có một hình xăm giả trên bụng theo tên nhân vật của mình trong phim, Melkor, khi quay "xXx". | 1 | null |
Vương triều Otto () là một vương triều cai trị vương quốc Frank Đông từ năm 919 cho tới 1024, khởi đầu với ba hoàng đế La Mã Đức: Otto I, Otto II và Otto III. Vương triều này xuất phát từ gia tộc Liudolfinger, có nguồn gốc của Bá tước Liudolf, một dòng dõi quý tộc bắt nguồn ở Sachsen.
Khởi đầu.
Dòng họ Liudolfinger thăng tiến cùng lúc với sự phát triển của vương quốc Đông Frank và sự hình thành đế quốc La Mã Thần thánh. Nhờ sự quyết định của vua La Mã Đức Konrad I, mà đã lựa công tước Heinrich của Sachsen làm người nối ngôi cho mình, nhà Liudolfinger trở thành một hoàng tộc đầy quyền lực. | 1 | null |
Quần đảo Lucayan, hay Quần đảo Bahama, là một quần đảo bao gồm Bahamas và Quần đảo Turks và Caicos; nó nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, phía Bắc Antilles, Đông Đông Nam Florida, và Bắc Bán cầu.
Dự kiến thành lập liên bang.
Những nhà lãnh đạo Bahamas và Quần đảo Turks và Caicos đã bàn bạc về khả năng thành lập một liên bang vào năm 2010. | 1 | null |
Tiêu Oát Lý Lạt () là một đại thần của Tây Liêu, có thuyết cho rằng ông chính là Erbuz trong sử sách Hồi giáo.
Hành trạng.
Tiêu Oát Lý Lạt là thân tín của Da Luật Đại Thạch, từng nhậm chức Lục viện ty đại vương vào thời Liêu Thiên Tộ. Năm 1124, ông đi theo Gia Luật Đại Thạch thoát ly Thiên Tộ, sau khi dời về phía tây đến Hiệp Mật Lập thì suy tôn Gia Luật Đại Thạch làm hoàng đế, lập nên chính quyền Tây Liêu. Ông đứng đầu trong số 49 công thần do Gia Luật Đại Thạch phong. Năm 1134, Tiêu Oát Lý Lạt được bổ nhiệm làm Binh mã Đô nguyên soái, suất quân đông chinh. Sau đó, ông theo Hoàng đế Gia Luật Đại Thạch tây chinh, đại thắng Sultan Ahmad Sanjar của đế quốc Seljuq trong trận Qatwan vào năm 1141, đồng thời thừa thắng xâm nhập Khwarezm, khiến nước này phải thần phục.
Sau khi Gia Luật Đại Thạch qua đời, Tiêu Oát Lý Đóa tiếp tục phụ tá Cảm Thiên hoàng hậu Tiêu Tháp Bất Yên, Nhân Tông Gia Luật Di Liệt, và Thừa Thiên thái hậu Gia Luật Phổ Tốc Hoàn. Trưởng tử Tiêu Đóa Lỗ Bất của ông kết hôn với Da Luật Phổ Tốc Hoàn, về sau Phổ Tốc Hoàn tư thông với con thứ của ông là Tiêu Phác Cổ Chỉ Sa Lý và giết chết Tiêu Đóa Lỗ Bất. Để báo thù cho trưởng tử, vào năm 1177, Tiêu Oát Lý Lạt suất binh bắn chết Gia Luật Phổ Tốc Hoàn và Tiêu Phác Cổ Chỉ Sa Lý, đồng thời phù trợ con thứ của Gia Luật Di Liệt là Gia Luật Trực Lỗ Cổ làm hoàng đế, trở thành nguyên lão năm triều. Ông thọ trên 90 tuổi. | 1 | null |
Danh sách các chi động vật lưỡng cư tiền sử là một nỗ lực để tạo ra một danh sách toàn diện tất cả các chi từ hóa thạch từng được coi là động vật lưỡng cư. Danh sách không chỉ bao gồm tất cả chi thường được chấp nhận, mà còn gồm các chi mà bây giờ được coi là không hợp lệ, nghi ngờ (nomina dubia), hoặc không được chính thức công bố (nomina nuda), cũng như từ đồng nghĩa cơ sở của những tên đã thành lập,và chi mà không còn coi động vật lưỡng cư. Các dạng lưỡng cư hiện đại được loại ra khỏi danh sách này. | 1 | null |
Chiến tranh Đông Tấn – Hậu Tần bùng nổ vào tháng 8 ÂL năm 416, kéo dài đến tháng 8 ÂL năm 417, quen gọi là chiến tranh Lưu Dụ diệt Hậu Tần (chữ Hán: 刘裕灭后秦之战, "Lưu Dụ diệt Hậu Tần chi chiến"). Đây là cuộc bắc phạt thứ 2 do Lưu Dụ - quyền thần nhà Đông Tấn - phát động nhằm giành lại khu vực Trung Nguyên đang bị chiếm đóng của các dân tộc phương bắc (Ngũ Hồ), kết quả tiêu diệt chính quyền Hậu Tần ở Quan Trung.
Bối cảnh và nguyên nhân.
Nước Hậu Tần vào năm 400 khuất phục nước Tây Tần, vào năm 401 tiêu diệt Hậu Lương, trở thành một quốc gia lớn mạnh ở khu vực tây bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 409 đến năm 416, Hậu Tần nhiều lần bị quân Hạ đánh bại, tổn thất nặng nề, trở nên suy yếu.
Quyền thần Lưu Dụ nhà Đông Tấn vào năm 410 tiêu diệt Nam Yên, giành lại vùng Hoài Bắc; sau đó trấn áp thành công khởi nghĩa nông dân Lư Tuần, diệt trừ các thế lực chống đối trong nội bộ chính quyền là Lưu Nghị, Tư Mã Hưu Chi, cuối cùng bình định xong Ích Châu. Từ đó, chính quyền có được cục diện ổn định, tình hình kinh tế được cải thiện và thực lực quân sự được tăng cường.
Đầu năm 416, Tần đế Diêu Hưng băng, thái tử Diêu Hoằng nối ngôi. Nước Tần bên ngoài nhiều năm chinh chiến với các nước Hạ, Nam Lương, Tây Tần khiến cho quốc lực giảm sút; bên trong các hoàng tử và tông thất tranh giành ngôi vị, chính trị hỗn loạn, lòng người bất an. Lưu Dụ nhận định đây là thời cơ tốt nhất để tấn công Hậu Tần.
Kế hoạch và nhân sự.
Đông Tấn: thủy lục cùng tiến.
Tháng 8 ÂL năm 416 (năm Nghĩa Hi thứ 12 nhà Đông Tấn, năm Vĩnh Hòa đầu tiên nhà Hậu Tần), Lưu Dụ sắp đặt kế hoạch tác chiến như sau: đưa chủ lực từ sông Hoài, sông Tứ, men Hoàng Hà tây tiến, giành lấy trọng trấn Lạc Dương; một cánh quân từ Vũ Quan tiến đánh, nhằm khống chế quân Hậu Tần ở Quan Trung; sau đó toàn quân tấn công Đồng Quan , nhằm thẳng vào Trường An. Phân phối lực lượng như sau:
Hậu Tần: 2 mặt tác chiến.
Khi quân Tấn đến Hứa Xương, chiến sự giữa Hậu Tần với Hạ, Tây Tần vẫn chưa dứt. Đông Bình công Diêu Thiệu kiến nghị tập trung toàn lực đối phó Đông Tấn, dời dân từ An Định về kinh sư, như thế có thể tập hợp 10 vạn tinh binh, đủ để chống lại cuộc tấn công của cả hai nước Hạ, Tấn. Nhưng tả bộc xạ Lương Hỷ cho rằng tướng giữ An Định là Tề công Diêu Khôi có uy danh, nhân dân An Định căm thù quân Hạ, có thể kiên thủ; nếu bỏ An Định, ắt người Hạ lấn đến huyện Mi ; vả quân đội ở Quan Trung đủ chống lại quân Tấn.
Tần đế Diêu Hoằng theo lời ấy, quyết định đối sách là chấp nhận tác chiến cả hai mặt: một mặt bảo vệ An Định ở tây bắc, ngăn giữ quân Hạ; một mặt củng cố các cứ điểm trọng yếu Trường An, Lạc Dương, Đồng Quan, Vũ Quan, chống lại quân Tấn tây tiến.
Diễn biến và kết quả.
Quân Tấn chiếm Lạc Dương.
Tháng 9 ÂL, các lộ tiền phong đều tiến quân thuận lợi. Bấy giờ quân Tần 3 châu Dự, Từ, Duyện phía đông Đồng Quan yếu kém, phòng bị lỏng lẻo. Vương Trấn Ác, Đàn Đạo Tế sau khi vào được nội địa của Tần, liên tiếp báo tiệp. Tướng Tần là Vương Cẩu Sanh dâng Tất Khâu hàng Vương Trấn Ác, Từ Châu thứ sử Diêu Chưởng đem Hạng Thành hàng Đàn Đạo Tế, các cứ điểm khác nối nhau xin hàng. Đàn Đạo Tế phá Tân Thái , bắt giết thái thú Đổng Tuân, tiến hạ Hứa Xương, bắt sống Dĩnh Xuyên thái thú Diêu Viên cùng đại tướng Dương Nghiệp của Tần. Thẩm Lâm Từ từ sông Biện vào Hoàng Hà, đánh hạ Thương Viên , thu hàng Duyện Châu thứ sử Vi Hoa của Tần. Vương Trọng Đức soái thủy quân vào Hoàng Hà, mượn đường Hoạt Đài của Bắc Ngụy, tướng giữ thành Úy Trì Kiến đưa dân quân bỏ thành vượt sang bờ bắc Hoàng Hà, chạy về phía tây; Trọng Đức tiến vào Hoạt Đài.
Tháng 10 ÂL, Vương Trấn Ác, Đàn Đạo Tế hội quân ở Thành Cao , 2 thành Dương Thành, Huỳnh Dương đều hàng. Tướng giữ Lạc Dương là Chinh nam tướng quân Diêu Quang cầu cứu Trường An, Tần đế Diêu Hoằng phái Việt kị hiệu úy Diêm Sanh soái 3000 kỵ binh, Vũ vệ tướng quân Diêu Ích Nam soái 1 vạn bộ binh đi giúp; đồng thời sai Tịnh Châu mục Diêu Ý từ Bồ Phản tiến đến đồn trú Thiểm Tân (tức Mao Tân) làm hậu viện. Bộ tướng của Diêu Quang là Ninh sóc tướng quân Triệu Huyền đề nghị dồn binh cố thủ Kim Dung để đợi viện quân, nhưng tư mã Diêu Vũ, chủ bạc Diêm Khôi, Dương Kiền – vốn có hiềm khích với Huyền, lại tư thông với Đàn Đạo Tế - nên ra sức phản đối, còn đề nghị chia quân trấn giữ các nơi hiểm yếu. Quang trúng kế: mệnh Triệu Huyền soái hơn ngàn người giữ Bách Cốc Ổ ở phía nam, Quảng vũ tướng quân Thạch Vô Húy giữ Củng Thành ở phía đông. Không lâu sau, Thành Cao, Hổ Lao nối nhau hàng Tấn. Bọn Vương Trấn Ác, Đàn Đạo Tế, Thẩm Lâm Tử tiến quân thuận lợi, Thạch Vô Húy lui về Lạc Dương, Triệu Huyền tử trận. Đàn Đạo Tế uy hiếp Lạc Dương, Diêu Quang ra hàng, hơn 4000 quân Tần bị bắt. Viện quân Tần của bọn Diêm Sanh, Diêu Ích Nam giữa đường nghe tin đều dừng lại. Tây Tần vương Khất Phục Sí Bàn thừa cơ chiếm Mã Đầu , uy hiếp Thượng Bang của Tần.
Giằng co ở Đồng Quan.
Tháng 12 ÂL, Khất Phục Sí Bàn sai sứ gặp Lưu Dụ, xin đánh Tần lập công, được phong Bình Tây tướng quân, Hà Nam công. Trong khi đó, Hậu Tần phát sinh liên tiếp 2 cuộc nội loạn (Diêu Ý vào tháng 11 ÂL, Diêu Khôi vào tháng giêng ÂL). Từ trước Lưu Dụ đã lệnh cho quân tiền phong sau khi chiếm được Lạc Dương thì dừng lại, đợi đại quân đến hội hợp mới tiến đánh. Nhưng Vương Trấn Ác thấy nước Tần có loạn, Đồng Quan trống rỗng, bèn thừa cơ tiến quân, vào tháng 2 ÂL tấn công Thằng Trì , sai Mao Đức Tổ đánh thành Lễ Ngô , đưa quân gấp đi Đồng Quan. Đàn Đạo Tế, Thẩm Lâm Tử cũng từ phía bắc huyện Thiểm vượt Hoàng Hà, đánh hạ Tương Ấp Bảo , rồi tấn công Bồ Phản của Tịnh Châu thứ sử Doãn Chiêu, không hạ được, chuyển sanh đánh Hung Nô Bảo , bị Diêu Thành Đô đẩy lui. Lúc này, Diêu Hoằng lấy Diêu Thiệu làm Thái tể, Đại tướng quân, đô đốc Trung ngoại chư quân sự, cải phong Lỗ Công, soái bọn Vũ vệ tướng quân Diêu Loan đưa 5vạn bộ kỵ phòng thủ Đồng Quan, lại mệnh Diêu Lư đưa quân tăng viện Bồ Phản. Thẩm Lâm Tử cho rằng Bồ Phản thành chắc binh nhiều, không dễ hạ được, chẳng bằng hợp lực với Vương Trấn Ác lấy Đồng Quan, Đồng Quan đã bị phá, Doãn Chiêu không đánh cũng tự tan; Đàn Đạo Tế đồng ý. Vì thế Thẩm – Đàn xua quân nam hạ, hội quân với Vương Trấn Ác.
Tháng 3 ÂL, bọn Vương Trấn Ác đến Đồng Quan; Diêu Thiệu ra đánh, thua trận, tổn thất hơn ngàn người, lui về Định Thành (phía tây Đồng Quan). Một mặt Diêu Thiệu dựa vào địa thể hiểm yếu mà cố thủ, một mặt phái Diêu Loan chẹn đường lớn, cắt đứt đường vận lương của Tấn. Bộ tướng của Loan là Doãn Nhã bị quân Tấn bắt sống ở phía nam Đồng Quan; đến ngày mùng 4, Thẩm Lâm Tử tập kích doanh trại của Loan, giết chết Loan. Diêu Thiệu sai Đông Bình công Diêu Tán đóng quân ở thượng du Hoàng Hà, hòng chẹn đường thủy của Tấn, Thẩm Lâm Tử lại tiến đánh, Tán thua chạy về Định Thành. Lúc này, Tiết Bạch (vốn là Hà Bắc thái thú của Tần, đã trốn đi Hà Đông) dâng thành Hà Khúc hàng Tấn. Không lâu sau, quân Tấn hết lương, nhiều người đề nghị lui về phía đông hội họp với đại quân, Thẩm Lâm Tử kịch liệt phản đối, mọi người mới trấn định trở lại. Bọn họ cầu cứu Lưu Dụ, xin phát binh vận chuyển lương thảo, nhưng Lưu Dụ đang bị người Bắc Ngụy uy hiếp, nên từ chối. Bọn Vương Trấn Ác tự thân đến Hoằng Nông , động viên dân chúng quyên hiến lương thảo, mới hóa giải được nguy cơ, ổn định lòng quân.
Tháng 4 ÂL, Diêu Thiệu lại mệnh trưởng sử Diêu Trì, Ninh sóc tướng quân An Loan, Hộ quân Diêu Mặc Lễ, Hà Đông thái thú Đường Tiểu Phương soái 2000 người đóng đồn giữ Cửu Nguyên của Hà Bắc, ý đồ lần nữa cắt đứt đường vận lương của quân Tấn, lại bị Thẩm Lâm Tử đánh bại, Diêu Trì, Diêu Mặc Lễ, Đường Tiểu Phương bị chém chết, toàn quân bị tiêu diệt. Diêu Thiệu nghe tin thất bại, phẫn uất đến nỗi nôn ra máu, trao lại binh quyền cho Diêu Tán rồi chết. Diêu Tán soái quân tập kích Thẩm Lâm Tử nhưng thất bại, quay ra cố thủ, giằng co với quân Tấn.
Quân Tấn đẩy lui quân Bắc Ngụy.
Tháng 9 ÂL năm 416, Lưu Dụ soái đại quân đến Bành Thành. Tháng giêng năm 417, Lưu Dụ theo đường thủy từ Bành Thành tây tiến.
Tháng 3 ÂL, Lưu Dụ soái thủy quân từ Hoài, Tứ vào Thanh Hà, sắp ngược dòng Hoàng Hà tây tiến. Ngày mùng 8, Lưu Dụ sai tả tướng quân Hướng Di đưa 1 cánh quân đóng đồn ở Nghiêu Ngao , còn mình soái chủ lực tiếp tục tây tiến; Bắc Ngụy Minh Nguyên đế đồng ý với Thôi Hạo: Hậu Tần diệt vong là khó tránh khỏi, còn quân đội Bắc Ngụy vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với Đông Tấn; nhưng Minh Nguyên đế cho rằng vừa phải đề phòng quân Tấn lấn đất như trường hợp Hoạt Đài, vừa phải hư trương thanh thế tránh tiếng xấu không cứu Tần (Minh Nguyên đế là con rể của Tần đế Diêu Hưng), bèn lấy tư đồ Bạt Bạt Tung làm đốc Sơn Đông chư quân sự, soái 10 vạn bộ kỵ đóng ở bắc Hoàng Hà, sai mấy ngàn kỵ binh men theo bờ sông đi theo quân Tấn, giết hết những người Tấn đơn lẻ đặt chân lên bờ bắc, thường xuyên khiêu khích, quấy nhiễu, hòng ngăn trở quân Tấn tây tiến. Lưu Dụ muốn chấm dứt sự uy hiếp này, mấy lần phát binh lên bờ, nhưng quân Ngụy đều tránh đối đầu.
Tháng 4 ÂL, Lưu Dụ sai Bạch trực đội chủ Đinh Ngổ đưa 700 người và trăm cỗ xe lên bờ bắc, dùng chiến xa, cung nỏ và mâu dài bày trận hình trăng khuyết, tiến quân một cách chắc chắn. Bạt Bạt Tung điều 3 vạn kỵ binh đến đánh, tướng Tấn là bọn Chu Siêu Thạch đưa gấp mấy ngàn dũng sĩ đến giúp Đinh Ngổ. Đôi bên giao chiến, quân Ngụy đại bại, tướng Ngụy là A Bạc Kiền bị giết. Chu Siêu Thạch soái Hồ Phiên, Ninh viễn tướng quân Lưu Vinh Tổ đuổi theo, giết hơn ngàn người.
Trung tuần tháng 4, Lưu Dụ tiến đến Lạc Dương, dừng lại 2 tháng để thiết lập căn cứ vững chắc, đề phòng quân Bắc Ngụy tập kích. Tuy nhiên, quân Bắc Ngụy không có thêm hành động quân sự nào khác. Tháng 7 ÂL, Lưu Dụ tiến đến huyện Thiểm.
Ngày 1 tháng 8 ÂL, Lưu Dụ tiến đến Văn Hương . Ngày 2 tháng 8, Lưu Dụ vào Đồng Quan, lập tức lấy Chu Siêu Thạch làm Hà Đông thái thú, mệnh Siêu Thạch cùng Chấn vũ tướng quân Từ Y Chi ở bờ bắc Hoàng Hà hợp quân với Tiết Bạch, tấn công Bồ Phản. Tướng Tần là Bình Nguyên công Diêu Phác và Diêu Hòa Đô (em Diêu Thành Đô) đánh bại quân Tấn, giết Từ Y Chi, Chu Siêu Thạch trốn về Đồng Quan. Diêu Tán biết tin quân Tấn của Vương Trấn Ác uy hiếp Trường An, bèn soái quân từ Định Thành lui về Trịnh Thành . Lưu Dụ đưa đại quân theo sát phía sau.
Quân Tấn đại thắng ở Nghiêu Liễu.
Tháng 7 ÂL, Thẩm Điền Tử, Phó Hoằng Chi tiến vào Vũ Quan, tướng Tần giữ thành bỏ trốn. Bọn Điền Tử tiến chiếm Thanh Nê , tướng Tần là Cấp sự Hoàng môn thị lang Diêu Hòa Đô đóng đồn ở Nghiêu Liễu chống lại quân Tấn.
Tháng 8 ÂL, Lưu Dụ đến Văn Hương, lo bọn Điền Tử ít quân, sai Thẩm Lâm Tử đến chi viện. Trong khi đó, Tần đế Diêu Hoằng vốn muốn đón đánh Lưu Dụ ở Định Thành để giành lại Đồng Quan, nhưng e ngại bọn Điền Tử ở phía sau, nên quyết định trước tiên phải tiêu diệt bọn Điền Tử. Diêu Hoằng tự soái mấy vạn kỵ binh, bất ngờ tiến đến Thanh Nê. Thẩm Điền Tử muốn nhân lúc quân Tần chưa vững chân mà tấn công, nhưng Phó Hoằng Chi phản đối, vì cho rằng địch nhiều ta ít, khó lòng thành công. Điền Tử soái quân bản bộ tấn công quân Tần, giết hơn vạn người, Diêu Hoằng bỏ chạy về Trường An. Khi Lâm Tử đến nơi thì Điền Tử đã thắng trận. Bọn Điền Tử và Lâm Tử hợp quân đuổi đánh, quận huyện Quan Trung nối nhau xin hàng. Điền Tử muốn tấn công Trường An, nhưng Lâm Tử ngăn lại, có ý nhường việc đó cho Lưu Dụ.
Quân Tấn chiếm Trường An.
Tháng 8 ÂL, Vương Trấn Ác thủy quân từ Hoàng Hà vào Vị Thủy, uy hiếp Trường An. Sau khi Trấn Ác xuất phát, tướng Tần là Khôi vũ tướng quân Diêu Nan từ Hương Thành rút về phía tây, Trấn Ác đuổi theo. Diêu Hoằng soái quân từ Bá Thượng đến Thạch Kiều , tiếp ứng Diêu Nan; lấy Trấn bắc tướng quân Diêu Cương cùng Diêu Nan hợp quân giữ Kính Thượng , đón đánh Vương Trấn Ác. Trấn Ác mệnh Mao Đức Tổ tấn công, đánh bại quân Tần, giết Diêu Cương, còn Diêu Nan chạy thoát về Trường An.
Tần đế Diêu Hoằng mệnh Diêu Phi giữ Vị Kiều (bắc Trường An), Hồ Dực Độ giữ Thạch Tích (đông bắc Trường An), Diêu Tán giữ Bá Đông (bờ đông sông Bá), còn Hoằng tự giữ Tiêu Dao Viên (tây Trường An). Ngày 23 tháng 8 ÂL, Vương Trấn Ác ngồi hạm nhỏ Mông xung tiến đến Vị Kiều, bỏ thuyền lên bờ. Do nước chảy xiết, phần lớn thuyền hạm bị cuốn trôi, Trấn Ác nhân đó khích lệ sĩ tốt liều chết chiến đấu, rồi tự mình đi đầu, tấn công Diêu Phi. Diêu Phi thua trận, Diêu Hoằng đến cứu, 2 cánh quân xô vào nhau dẫn đến hỗn loạn, không đánh mà tan, Diêu Hoằng một ngựa chạy về cung. Diêu Tán nghe tin đến cứu, nhưng quân đội của Tán cũng tan rã bỏ trốn.
Ngày 24, Diêu Hoằng đưa quần thần ra hàng Vương Trấn Ác. Nhà Hậu Tần diệt vong, còn Hồ Dực Độ đầu hàng Lưu Dụ. Sau đó, Diêu Phác, Doãn Chiêu ở Bồ Phản cùng Diêu Tán đưa tông tộc đến hàng, Lưu Dụ đều giết đi, còn Diêu Hoằng bị chém ở Kiến Khang. Anh em Diêu Thành Đô, Hòa Đô chạy thoát sang Bắc Ngụy.
Đánh giá.
Trong cuộc chiến này, Đông Tấn quyền thần Lưu Dụ nắm rõ thời cơ, sắp xếp chu đáo, chính trị - quân sự đều đắc thế. Thủy lục quân Đông Tấn phối hợp chặt chẽ, các tướng soái ứng biến linh hoạt, dũng cảm, giành được thắng lợi chung cục. Tần đế Diêu Hoằng quyết định chiến lược sai lầm, khiến quân Hậu Tần bố phòng dàn trải, từng bước dẫn đến thất bại; lại thêm nội loạn bùng phát, nên không thể tránh khỏi tai họa diệt vong. | 1 | null |
Isar-Werkkanal là một kinh đào dọc theo sông Isar trong khu vực thành phố München. Nó chạy song song dòng sông Isar về phía Tây, với chiều dài khoảng 12 km, có thể nhận nước cho tới 70 m³/s và được dùng để sản xuất điện lực.
Dòng chảy.
Kênh đào này được dẫn nước từ sông Isar tại Buchenhain thuộc huyện München. Sau khi các nhà máy điện ở Höllriegelskreuth và Pullach thuộc Uniper Kraftwerke (trước đây thuộc E.ON) kể từ năm 2016, kênh thuộc quyền sở hữu Stadtwerke München. Về phía nam của cây cầu Großhesselohe một chút có một đập trong đó nước có thể được quản lý từ kênh chảy vào Isar và ngược lại. Trong dòng chảy tiếp theo, Stadtwerke vận hành các nhà máy thủy điện dùng sức nước chạy Isarwerk 1, Isarwerk 2 và Isarwerk 3. Từ Isarwerk 2 kênh đi theo dòng nguyên thủy của 1 con rạch lớn trong thành phố. Tại cầu đường sắt Braunau phía nam trung tâm thành phố, phía sau Isarwerk 3 một phần lớn nước chảy trở lại Isar. Chỉ có một phần nhỏ được phân nhánh, được vận hành cho nhà máy điện Stadtbachstufe và chảy tiếp với cái tên Westermühlbach. | 1 | null |
(hay còn được biết với tên Doraemon - Đôi bạn thân) là một bộ phim điện ảnh hoạt hình máy tính 3D của Nhật Bản ra mắt năm 2014 do Yamazaki Takashi và Yagi Ryūichi đồng đạo diễn với phần kịch bản do Yamazaki Takashi phụ trách. Dựa trên nhiều mẩu truyện ngắn khác nhau trong manga "Doraemon" gốc, tác phẩm được biên tập lại thành phim hoàn chỉnh phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh cố tác giả Fujiko F. Fujio. Nội dung phim kể về Doraemon, một chú mèo máy không tai đến từ tương lai trở về những năm 70 để giúp một cậu bé "vô tích sự" Nobi Nobita thay đổi tương lai đen tối sang một viễn cảnh tương lai tươi sáng vốn sẽ thay đổi số phận của con cháu Nobita về sau và khi Doraemon hoàn tất nhiệm vụ chia tay Nobita cùng với đó là cuộc hội ngộ bất ngờ của họ do chính Nobita tạo ra.
"Stand by Me Doraemon" chính thức khởi chiếu từ ngày 8 tháng 8 năm 2014 tại rạp Toho, Nhật Bản. Ngày 24 tháng 10 năm 2014, Bang Zoom! Entertainment cũng cho ra mắt phiên bản lồng tiếng Anh của phim tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo. Tại Việt Nam, phim ra rạp từ ngày 12 tháng 12 năm 2014. "Stand by Me Doraemon" nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ khán giả cũng như đã thu về 8,38 tỉ Yên (khoảng 79 triệu đôla Mỹ) cho nhà sản xuất với kinh phí sản xuất ban đầu là 35 triệu đôla Mỹ. Bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng phòng vé trong 5 tuần liên tiếp và trở thành phim Nhật có doanh thu cao thứ hai trong năm 2014 tại thị trường này chỉ sau "Nữ hoàng băng giá" của Disney. Tác phẩm đã xuất sắc giành giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 38 cho hạng mục "Phim hoạt hình xuất sắc".
Bộ phim tiếp nối "" công chiếu vào ngày 20 tháng 11 năm 2020 tại Nhật Bản.
Cốt truyện.
Nobi Nobita là một cậu học sinh lớp bốn luôn bị điểm kém trong các môn học của mình bởi sự lười biếng, đồng thời luôn bị các bạn cùng lớp là Honekawa Suneo và Jaian (Goda Takeshi) bắt nạt. Sau khi theo dõi Nobita mỗi ngày, cháu chắt của cậu từ thế kỉ 22 là Sewashi dùng cỗ máy thời gian để đi đến dòng thời gian của Nobita và mang theo chú mèo máy của mình có tên là Doraemon. Sewashi tiết lộ rằng nếu Nobita không thay đổi hành vi của mình, cậu sẽ phải đối mặt với một tương lai khủng khiếp: cậu sẽ cưới em gái của Jaian là Jaiko, công ty tư nhân thì bị hỏa hoạn thiêu trụi và buộc phải bỏ nhà với một khoản nợ. Để cứu vãn tương lai, Sewashi đề nghị Doraemon giúp đỡ Nobita. Ban đầu Doraemon đã từ chối nhưng Sewashi cài chương trình trên mũi của chú mèo máy để ngăn Doraemon trở lại tương lai, trừ khi Nobita có một tương lai xán lạn hơn.
Bị miễn cưỡng không còn cách nào khác, Doraemon đã giới thiệu những bảo bối thần kỳ với Nobita nhằm giúp cậu nhóc, từ đó cuộc sống của Nobita cải thiện rất nhiều. Dù Doraemon cảnh báo Nobita không được phụ thuộc vào các bảo bối, Nobita yêu cầu Doraemon giúp mình tán người bạn thân Minamoto Shizuka sau khi chú mèo máy tiết lộ nếu tương lai theo đúng lộ trình thì cô bé sẽ trở thành vợ của Nobita. Tuy nhiên mọi nỗ lực của hai người cuối cùng lại khiến Shizuka càng thêm gần gũi với cậu bạn học giỏi nhất lớp Dekisugi Hidetoshi. Những cố gắng cạnh tranh về thành tích học tập với Dekisugi của Nobita trở nên bất thành và khiến cậu quyết định từ bỏ Shizuka để giúp cô hạnh phúc hơn. Tưởng nhầm Nobita định tự tử, Shizuka đến nhà của Nobita khiến cậu luống cuống uống hết lọ thuốc gây khó chịu mà Doraemon đưa cho, làm chú mèo máy và cả mẹ Nobita không chịu nổi phải rời khỏi nhà. Nhưng riêng Shizuka đã kháng cự lại tác dụng của lọ thuốc và ôm lấy Nobita, điều này sau đó Doraemon tiết lộ đó chính là bước đầu tiên trong mối quan hệ đang tiến triển của Nobita và Shizuka để sau này họ trở thành một cặp.
Sau khi Nobita nhỏ chứng kiến phiên bản trưởng thành của cậu từ chối lời mời đi leo núi của Shizuka trong tương lai qua chiếc vô tuyến thời gian, cậu đã cải trang thành Nobita trưởng thành bằng chiếc khăn trùm thời gian và du hành đến tương lai nhằm giúp đỡ Shizuka vì nghĩ rằng cô đang gặp nạn trong trận bão tuyết dữ dội. Những nỗ lực giúp Shizuka của Nobita khiến cậu bị thương nhiều hơn, nhưng lại khiến Shizuka cảm động và trả lời "đồng ý" cho một câu hỏi mà lúc đó Nobita nhỏ vẫn chưa rõ, trước khi cô bất tỉnh vì bị lây bệnh từ Nobita trưởng thành trước đó. Trong nỗi tuyệt vọng Nobita nhỏ ép mình trong tương lai phải ghi nhớ khoảnh khắc này, nhờ đó Nobita trưởng thành đã nhớ lại ký ức đó và đến núi tuyết cứu cả hai. Sau đó Nobita nhỏ mới phát hiện ra rằng hóa ra câu trả lời "đồng ý" của Shizuka là dành cho lời cầu hôn từ Nobita trưởng thành. Điều đó nghĩa là Shizuka chắc chắn sẽ kết hôn với Nobita. Sau khi nghe cuộc hội thoại đầy cảm động giữa Shizuka và cha mình khi ông chấp nhận để Shizuka làm dâu của Nobita, Nobita nhỏ và Doraemon đã trở lại dòng thời gian thực tại.
Khi tương lai của Nobita ngày càng thay đổi tích cực hơn, chương trình cài đặt của Doraemon lệnh cho chú mèo máy phải trở về tương lai trong 48 giờ. Nhận thấy Doraemon đang trong tình cảnh khó khăn trước khi rời đi vì còn lo lắng cho Nobita, Nobita đã dũng cảm đối đầu với Jaian và khiến cả hai có một cuộc chiến khốc liệt một mất một còn để chứng tỏ rằng cậu bé có thể tự vệ mà không cần đến Doraemon. Khi thấy rằng Nobita quyết chí không chịu bỏ cuộc, Jaian đã giả vờ nhận thua để Doraemon đến đưa cậu về nhà, rồi chú mèo máy rời đi trong yên bình ở ngày kế tiếp. Trong ngày cá tháng tư, Nobita bị Jaian và Suneo lừa rằng Doraemon đã trở về. Trong cơn giận dữ, cậu trở về nhà và phát hiện Doraemon để lại cho mình bảo bối có tên là "Dung dịch nói dối", với tác dụng biến mọi điều dối trá thành sự thật và ngược lại. Sau khi khiến Jaian và Suneo phải lãnh quả báo, Nobita trở về và than thở Doraemon sẽ không bao giờ quay trở lại. Rồi cậu ngạc nhiên sửng sốt khi thấy Doraemon đột nhiên trở lại và nói với Nobita rằng chú mèo máy được phép ở lại với cậu. Nguyên nhân là bởi khi Nobita nói Doraemon sẽ không bao giờ quay lại, tác dụng của "Dung dịch nói dối" khiến lời nói đó trở thành sự thật. Cả hai liền chạy đến ôm chầm lấy nhau và rơi nước mắt trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Sản xuất.
Vào năm 2011, các nhà sản xuất khẳng định "Khác với những tập phim điện ảnh trước đây, tập phim này vừa cũ vừa mới". Được chọn là biên kịch Yamazaki Takashi yêu cầu "Nội dung phim phải hướng đến những thứ tình cảm đầu đời". Sau đó phim mất một năm rưỡi để thiết kế nhân vật và ba năm để theo sát các hoạt động cũng như biểu lộ cảm xúc của họ. Hoạt hoạ CGI được tiến hành sau khi các đoạn hội thoại được thu âm (Puresuko). Phần cảnh quan của khu phố nơi Nobita sống được thực hiện với các mô hình thu nhỏ. Các công nghệ 3D tối tân như chiếu sáng tổng thể hay tán xạ bề mặt phụ được sử dụng để tái hiện các kết cấu chân thực nhất. Các đoạn hội thoại trong phim đa số theo sát bản gốc hết mức có thể nhằm giữ được cái hay của bộ truyện gốc. Vì là bộ phim 3D đầu tiên về Doraemon, Yamazaki và đạo diễn Yagi đã tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay nhất như "Người bạn đến từ tương lai", "Quả trứng động vật theo mẹ", "Vĩnh biệt Shizuka", "Sự lãng mạn trên đỉnh núi tuyết", "Đêm trước ngày cưới Nobita", "Tạm biệt Doraemon" và "Doraemon trở lại" để kết thành kịch bản phim thay vì những câu chuyện dài về những cuộc phiêu lưu của nhóm bạn Nobita. Thời gian của "hiện tại" trong phim được giữ ở giai đoạn giữa những năm 70, khi họ xem truyện lúc còn bé.
Nhạc phim.
Ca khúc chủ đề chính của phim là do Hata Motohiro viết lời và trình bày. Đảm nhiệm viết nhạc soundtrack trong phim là Sato Naoki. Ca sĩ Motohiro chia sẻ, "Từ nhỏ tôi đã từng xem Doraemon và khi nghĩ đến cái ngày tôi trở thành một phần của Doraemon tôi rất biết ơn. Cảm xúc mà tôi sẽ truyền tải vào ca khúc này là một loại tình cảm đặc biệt – tình bạn". Các đoạn nhạc của Sato sau đó được tập hợp lại đóng thành album mang tên "Stand by Me Doraemon Original Soundtrack" và được hãng đĩa Nippon Columbia phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2014.
Phát hành.
Sau khi công chiếu tại Nhật Bản, phim được giới thiệu tại một số quốc gia khác trên thế giới. Phim được công chiếu tại Ý vào ngày 6 tháng 11 năm 2014 và Việt Nam vào ngày 12 tháng 12 năm 2014, Indonesia và Singapore (18 tháng 12 năm 2014), Tây Ban Nha và Đài Loan (19 tháng 12 năm 2014), Campuchia (25 tháng 12 năm 2014), Thái Lan (1 tháng 12 năm 2014), Brunei (22 tháng 1 năm 2015), Malaysia (29 tháng 1 năm 2015), Hàn Quốc (12 tháng 2 năm 2015), Hồng Kông (19 tháng 2 năm 2015), Trung Quốc (28 tháng 5 năm 2015), Philippines (17 tháng 6 năm 2015), Ả Rập (17 tháng 12 năm 2015) và tại Kuwait vào ngày 11 tháng 2 năm 2016. Phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Tokyo vào ngày 28 tháng 10 năm 2014 và Liên hoan phim hoạt hình Brussels tại Bỉ vào ngày 6 tháng 2 năm 2016. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Nhật cho kết quả có 88.4% khán giả đã khóc khi xem phim, trong đó bao gồm 20,4% khán giả là trẻ em, 21.5% trong độ tuổi 20-29, 20,4% trong độ tuổi 30-39, 20,4% trong độ tuổi 40-49; 47% khán giả là nam, 53% là nữ.
Tiếp thị.
Để đáp ứng nhu cầu độc giả cũng như khán giả xem phim một vài tác phẩm liên quan cũng đã được ra mắt như: "New translation "Doraemon"" (新訳『ドラえもんん』) được phát hành ở Nhật Bản vào ngày 25 tháng 7 năm 2014, "Visual Story" được phát hành ngày 7 tháng 8 năm 2014, đĩa Blu-ray & DVD phát hành vào ngày 18 tháng 2 năm 2015... Các ấn phẩm sau đó được phân phối lại tại một số quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành một số sản phẩm sử dụng những hình ảnh từ chính bộ phim như ấn phẩm sách "Visual Story" đi kèm với 3 hộp "Thẻ học cùng Doraemon" (Chữ cái tiếng Việt, Nâng cao EQ, Phát triển IQ) dành riêng cho bé 2-6 tuổi vào ngày 6 tháng 2 năm 2015.
Đón nhận.
Doanh thu phòng vé.
Ở Nhật Bản phim được công chiếu ở 319 cụm rạp, trong hai ngày đầu (ngày 8 và 9 tháng 8 năm 2014) phim thu về 767 triệu Yên đứng vị trí số 1 bảng xếp hạng phòng vé đến ngày thứ 3 doanh thu nâng lên 988 triệu yên (tương đương 9,67 triệu đô la Mỹ). Sau 40 ngày công chiếu phim đạt doanh thu 7 tỉ Yên cho đến ngày thứ 76 thì cán mốc 8 tỉ Yên. Phim năm tuần liên tiếp đứng vị trí số một tại phòng vé Nhật Bản. Vào tháng 12 năm 2014, phim đạt doanh thu 8,38 tỉ yên xếp thứ 2 bảng "doanh thu vàng" tại Nhật Bản,chỉ sau "Eien no Zero" và nằm trong top 5 phim Nhật năm 2014 trên bảng xếp hạng tại Nhật Bản. Doanh thu tổng cộng của phim đạt 86,1 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới và là một trong số phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 2014 với doanh thu trong nước khoảng 70 triệu đôla Mỹ.
Tại Hồng Kông, tính đến ngày 18 tháng 2 năm 2015, phim thu về 8,43 triệu nhân dân tệ, trong đó thì vào ngày 14 tháng 2 thu về 3,03 triệu nhân dân tệ, đứng đầu phòng vé ngay ngày đầu tiên. Ngày 19 tháng 2 thu về thêm 11,76 triệu nhân dân tệ. Khoảng một tuần sau khi phát hành, phim thu về 31,37 triệu nhân dân tệ, phá vỡ kỷ lục phim "Ringu" của năm 1999, và phim nằm ở vị trí thứ 3 trong top phim hoạt hình có doanh thu cao nhất tại Hồng Kông chỉ sau "Câu chuyện đồ chơi 3" và "Lò đào tạo quái vật" của Pixar. Trong bốn ngày đầu của tuần đầu tại Trung Quốc đại lục phim đạt 237 triệu Nhân dân tệ (phá vỡ kỷ lục "Bí kíp luyện rồng 2"), còn trong ngày đầu thu về 84 triệu, bước sang ngày thứ hai thu về 88 triệu phá vỡ kỷ lục phim "Kung Fu Panda 2" phát hành ngày 28 tháng 5 năm 2011 trên bảng xếp hạng phòng vé. Đến ngày thứ 5 phim kiếm được 53 triệu đô la Mỹ để trở thành bộ phim hoạt hình không đến từ Hollywood có doanh thu cao nhất tại Trung Quốc (phá vỡ doanh thu của "Boonie Bears: Mystical Winter"), và có doanh thu cao thứ ba chỉ sau "Kung Fu Panda 2" (92,2 triệu đô) và "Biệt đội Big Hero 6" (86,7 triệu đô). Hiện tổng doanh thu của phim tại thị trường tỉ dân là 86,9 triệu đô la Mỹ.
Phim có doanh thu tại Ý là 3,2 triệu đôla Mỹ, tại Indonesia là 3 triệu đôla Mỹ, tại Hàn Quốc là 3,2 triệu đôla Mỹ và tại Thái Lan là 1,2 triệu đôla Mỹ. Theo một cuộc khảo sát của PIA trong ngày đầu công chiếu phim ở phạm vi công cộng với nhiều nhóm tuổi khác nhau về mức độ hài lòng của khán giả về bộ phim thì kết quả là phim đứng vị trí số 1 với 92,6 điểm. Còn theo một cuộc khảo sát khác của NEWS Post Seven về cảnh trong phim mà mọi người ấn tượng nhất thì "Nobita một mình chiến đấu với Jaian", "Shizuka và ba của cô ấy vào đêm trước hôn lễ" là câu đa số được mọi người trả lời nhiều nhất.
Ảnh hưởng.
Trong chương trình talk show của Nhật mang tên "Room of Tetsuko", "Doraemon hình ảnh 3D" đã được mời đến để phỏng vấn trực tiếp; chương trình đã lên sóng truyền hình vào ngày 8 tháng 8 năm 2014. Khi được phát hành tại Trung Quốc đại lục, bộ phim cũng góp phần giảm bớt quan hệ căng thẳng giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Giáo sư của Đại học Nagoya, ông Noriyuki Kawamura nhận xét rằng phim có thể sẽ giúp người dân đại lục có cái nhìn tích cực về đất nước Nhật Bản.
Phần tiếp nối.
Vào ngày 12 tháng 12 năm 2019, phần tiếp nối, Stand By Me Doraemon 2, được công bố. Yagi Ryūichi và Yamazaki Takashi quay trở lại với vai trò đạo diễn, và Takashi tiếp tục phụ trách kịch bản. Phần lớn dựa trên phim ngắn "Doraemon" năm 2000 "", nó ban đầu được dự định sẽ công chiếu vào ngày 7 tháng 8 năm 2020, nhưng do đại dịch COVID-19 nên bị hoãn đến ngày 20 tháng 11 năm 2020. | 1 | null |
Suối Haching là một con suối ở Bayern, Đức, dài 12 km. Nó bắt nguồn từ phía Nam của München, chạy qua các xã Oberhaching, Taufkirchen, Unterhaching, Unterbiberg, rồi chảy vào thành phố München ở vùng Perlach.
Địa lý.
Suối Haching hình thành tại một đường chảy của một suối băng cũ nằm giữa Deisenhofen và Oberhaching, dẫn nước ngầm từ Gleißental tới Hachinger Tal. Ở đây nước chảy lên mặt đất thành một con suối nhỏ. Bởi vì mực độ nước ngầm thay đổi, nên không có một nguồn nước rõ ràng. Để cho suối khỏi khô đọng, người ta cũng dẫn nước từ một ống nước bên cạnh một công viên vào đây. Các nguồn nước ngầm khác cũng như suối Enten đưa nước vào làm cho lượng nước tăng lên. | 1 | null |
Oxy rắn là trạng thái "đóng băng" của khí oxy (O2), hình thành điều kiện áp suất khí quyển tại nhiệt độ 54.36 K (−218,79 °C, −361,82 °F). Giống như oxy lỏng, oxy rắn là một chất trong suốt có màu xanh da trời nhạt, nguyên do là ánh sáng đỏ bị hấp thụ trong oxy rắn.
Pha.
Sáu pha khác nhau của oxy rắn được biết là tồn tại:
Người ta đã biết rằng oxy được đông cứng thành một trạng thái gọi là pha at ở nhiệt độ phòng bằng áp suất, và với áp suất tăng thêm, pha under trải qua chuyển pha s sang pha at ở 9 GPa và pha at ở 10 GPa; và, do sự gia tăng của tương tác phân tử, màu của pha changes chuyển sang màu hồng, cam, sau đó là màu đỏ (pha octaoxygen ổn định) và màu đỏ tiếp tục chuyển sang màu đen với áp suất tăng. Người ta nhận thấy rằng một pha metallic kim loại xuất hiện ở 96 GPa khi oxy pha phase được nén thêm.
Oxy đỏ.
Khi áp suất oxy ở nhiệt độ phòng tăng lên qua 10 GPa (1.450.377 psi), nó trải qua một chuyển pha kịch tính thành allotrope khác. Âm lượng của nó giảm đáng kể, và nó thay đổi màu từ xanh da trời sang đỏ đậm. Pha này được phát hiện vào năm 1979, nhưng cấu trúc chưa rõ ràng. Dựa trên hồng ngoại phổ hấp thụ, các nhà nghiên cứu đã giả định vào năm 1999 rằng pha này bao gồm các phân tử trong mạng tinh thể. | 1 | null |
Athanasiô thành Alêxanđria ( "Athanásios Alexandrías") (khoảng 296-298 – 2 tháng 5 năm 373), cũng được gọi là Thánh Athanasiô Cả, Thánh Tuyên tín giả Athanasiô hay trong cách gọi của Giáo hội Chính Thống Copt là Đấng Tông truyền Athanasiô là Giám mục thành Alêxanđria thứ 20. Thời kỳ giám mục của ông kéo dài 45 năm, trong đó có hơn 17 năm ông phải sống lưu đày theo lệnh của bốn Hoàng đế La Mã khác nhau. Ông được xem là một giáo phụ, nhà thần học Kitô giáo nổi tiếng, nhân vật chính yếu bảo vệ giáo lý Ba Ngôi chống lại thuyết Ariô, và là một nhà lãnh đạo Ai Cập đáng chú ý trong thế kỷ thứ 4.
Athanasiô được nhớ đến vì vai trò của ông trong cuộc xung đột với Ariô và học thuyết cùng tên. Năm 325, ở tuổi 27, Athanasiô đóng một vai trò tiên phong chống lại phái Ariô ở Công đồng Nicaea I. Khi đó ông còn là một phó tế và thư ký riêng cho Giám mục Alêxanđria thứ 19 - Alexander.
Vào tháng 6 năm 328, ở tuổi 30, Athanasiô trở thành Tổng giám mục Alêxanđria sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Ông tiếp tục dẫn dắt cuộc tranh luận chống phái Ariô cho tới cuối đời và tham gia đấu tranh chính trị và thần học chống lại Constantius II và các giáo sĩ theo thuyết Arius có thế lực và ảnh hưởng, được dẫn dắt bởi Eusebius thành Nicomedia cùng các nhân vật khác. Do đó ông được biết đến là "Athanasius Contra Mundum" ("Athanasiô chống lại thế giới"). Vài năm sau khi ông qua đời, Ghêgôriô thành Nadiandô gọi ông là "Trụ cột của Giáo hội". Các tác phẩm của Athanasiô được các giáo phụ sau này từ cả Đông phương và Tây phương coi trọng. Các tác phẩm đó bộc lộ sự hiến dâng phong phú cho Ngôi-Lời-nhập-thể-làm-người (Đức Giêsu Kitô), cũng như cho thấy sự quan tâm sâu sắc tới mục vụ và đường lối đan tu.
Athanasiô được Công giáo Rôma tôn phong là một trong bốn Đại Tiến sĩ Hội thánh Đông phương và được Chính Thống giáo Đông phương xem là "Giáo phụ của Chính thống giáo". Nhiều người Tin Lành cũng gọi ông là "Giáo phụ của Quy điển" bởi vì trong số các giáo phụ, Athanasiô là người đưa ra danh sách Quy điển Kinh Thánh (cụ thể là phần Cựu Ước) gần giống với bộ Quy điển của Tin Lành nhất. Danh sách này - được đưa ra vào năm 367 - cũng là danh sách sớm nhất được biết đến xác định chính xác quy điển 27 quyển Tân Ước như ngày nay. | 1 | null |
Võ kinh Vạn An là một trong những bộ môn võ thuật cổ truyền của Việt Nam, thuộc hệ phái "hắc hổ", được phát triển dựa trên tính linh hoạt và tinh khôn của con mèo nên còn được gọi là "võ mèo". Những bài võ đặc trưng của môn phái như: "Linh miêu tẩy diện", "Song đao hồ hiệp", "Long phụng kiếm pháp" hay "Miêu xả quyền"... Quyền thuật của Võ kinh Vạn an khai thác triệt để bốn tiêu chí: "Hình", "lực", "ý", "chí". Môn võ thuật này không bị hạn chế bởi không gian và có thể gây sát thương nặng nề cho địch thủ một cách bất ngờ... Cùng với những môn phái khác, Võ kinh Vạn An đã góp phần chống lại giặc ngoại xâm và được xem là tinh hoa của võ thuật Việt Nam. | 1 | null |
Trong vật lý hạt, Siêu đối xứng (SUSY) là một đề xuất mở rộng của không-thời gian đối xứng có liên quan hai lớp cơ bản của các hạt cơ bản: Boson, trong đó spin có giá trị là số nguyên, và fermion, trong đó có spin bán nguyên. Mỗi hạt từ một nhóm có liên quan đến một hạt từ khác, nó được gọi là siêu đối, mà spin khác nhau bởi số bán nguyên. Trong một lý thuyết với không gián đoạn siêu đối xứng từng cặp siêu đối tác chia sẻ cùng khối lượng và số lượng tử nội tại bên cạnh spin, nhưng vì không có siêu đối tác đã được quan sát thấy chưa, siêu đối xứng phải là một đối xứng bị phá vỡ một cách tự nhiên. Sự thất bại của Large Hadron Collider tìm thấy bằng chứng cho siêu đối xứng đã khiến một số nhà vật lý cho rằng lý thuyết nên từ bỏ. Các thí nghiệm với Large Hadron Collider cũng mang lại một cực kỳ hiếm sâu hạt sự kiện mà nghi ngờ về siêu đối xứng. Một điểm yếu lớn của SUSY là nó không phải là giả, bởi vì mechanissm phá của nó và khối lượng tối thiểu trên đó nó được phục hồi chưa được biết. Khối lượng tối thiểu này có thể được đẩy lên với giá trị tùy ý, mà không bác bỏ sự đối xứng.
Siêu đối xứng khác đáng chú ý là từ đối xứng hiện nay được biết đến ở chỗ của nó tương ứng với phí bảo tồn (thông qua định lý Noether của) là một fermion gọi là supercharge và thực hiện spin -1 / 2, như trái ngược với một vô hướng (spin-0) hoặc vector (spin-1). Một siêu đối xứng cũng có thể được hiểu là fermionic (anticommuting) kích thước mới của không-thời gian, siêu đối tác của các tọa độ không-thời gian boson bình thường, và trong việc xây dựng lý thuyết này được cho là sống trong siêu không gian.
Có bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của siêu đối xứng, chủ yếu ở dạng các chứng cứ để đánh giá khớp nối thống nhất đất nước. Siêu đối xứng cũng được thúc đẩy bởi các giải pháp cho một số vấn đề lý thuyết, cho thường cung cấp nhiều tài sản toán học mong muốn, và đảm bảo hành vi hợp lý tại năng lượng cao. Siêu đối xứng lý thuyết trường lượng tử thường là dễ dàng hơn nhiều để phân tích, như nhiều vấn đề trở nên chính xác khả năng giải quyết. Khi siêu đối xứng được áp dụng như là một địa phương đối xứng, lý thuyết của Einstein - Lý thuyết tương đối rộng được bao gồm tự động, và kết quả được cho là một lý thuyết về siêu hấp dẫn. Nó cũng là một tính năng của một ứng cử viên của một Lý thuyết của tất cả mọi thứ, Lý thuyết siêu dây.
Một động lực trung tâm để siêu đối xứng gần với TeV quy mô năng lượng là độ phân giải của vấn đề hệ thống phân cấp của Mô hình Chuẩn. Nếu không có các hạt siêu đối xứng thêm, các Boson Higgs khối lượng là tùy thuộc vào hiệu chỉnh lượng tử là rất lớn như một cách tự nhiên lái xe gần với khối lượng Planck cấm của nó tinh chỉnh đến một giá trị cực kỳ nhỏ. Trong lý thuyết siêu đối xứng, mặt khác, những hiệu chỉnh lượng tử được hủy bỏ bởi những người từ các siêu đối tác tương ứng trên quy mô phá vỡ siêu đối xứng, mà trở thành đặc trưng mới tự nhiên quy mô cho khối lượng hạt Higgs. Tính năng hấp dẫn khác của TeV quy mô siêu đối xứng là thực tế là nó thường cung cấp một ứng cử viên vật chất tối hạt ở quy mô lớn phù hợp với nhiệt tính toán phong phú di tích, cung cấp một cơ chế tự nhiên cho đối xứng điện yếu phá vỡ và cho phép chính xác năng lượng cao thống nhất của các tương tác yếu, các tương tác mạnh và tương tác điện từ. Vì vậy, kịch bản mà các đối tác siêu đối xứng xuất hiện với khối lượng không lớn hơn nhiều so với 1 TeV được coi là nổi được thúc đẩy bởi các nhà lý thuyết. Những tình huống này có ngụ ý rằng dấu vết thử nghiệm của siêu đối nên bắt đầu xuất hiện trong các va chạm năng lượng cao tại LHC tương đối sớm. Tính đến tháng 9 năm 2011, không có dấu hiệu có ý nghĩa của các siêu đối tác đã được quan sát thấy, được bắt đầu hạn chế đáng kể các hóa thân phổ biến nhất của siêu đối xứng. Tuy nhiên, tổng số không gian tham số của các phần mở rộng siêu đối xứng phù hợp của mô hình chuẩn là vô cùng đa dạng và không thể dứt khoát bác bỏ tại LHC.
Ứng dụng.
Các siêu đối xứng Mô hình Chuẩn.
Kết hợp siêu đối xứng vào Mô hình Chuẩn đòi hỏi tăng gấp đôi số lượng của các hạt vì không có cách mà bất kỳ của các hạt trong Mô hình Chuẩn có thể siêu đối tác của nhau. Với sự bổ sung của các hạt mới, có rất nhiều sự tương tác mới có thể. Mô hình siêu đối xứng đơn giản nhất có thể phù hợp với mô hình tiêu chuẩn là tối thiểu siêu đối xứng Mô hình Chuẩn (MSSM) có thể bao gồm các hạt mới bổ sung cần thiết mà có thể là siêu đối tác của những người trong Mô hình Chuẩn.
Một trong những động lực chính cho SUSY xuất phát từ sự đóng góp bình phương khác nhau với khối lượng Higgs phương. Sự tương tác cơ học lượng tử của hạt Higgs boson gây ra tái chuẩn hóa lớn của khối lượng Higgs và trừ khi có một hủy bỏ tình cờ, kích thước tự nhiên của khối lượng Higgs là quy mô cao nhất có thể. Vấn đề này được biết đến như là vấn đề phân cấp. Siêu đối xứng làm giảm kích thước của các hiệu chỉnh lượng tử bằng cách hủy tự động giữa các fermionic và boson Higgs tương tác. Nếu siêu đối xứng được phục hồi ở quy mô yếu, sau đó khối lượng Higgs có liên quan đến phá vỡ siêu đối xứng có thể được gây ra các tác dụng không gây xáo trộn nhỏ giải thích quy mô rất khác nhau trong tương tác yếu và tương tác hấp dẫn.
Trong nhiều mô hình tiêu chuẩn siêu đối xứng có một hạt nặng ổn định (chẳng hạn như neutralino) mà có thể phục vụ như một hạt nặng tương tác yếu (WIMP) ứng cử viên vật chất tối. Sự tồn tại của một ứng cử viên siêu đối xứng vật chất tối gắn chặt với R-chẵn lẻ.
Các mô hình tiêu chuẩn để kết hợp thành một lý thuyết siêu đối xứng thực tế là phải có động lực cơ bản của lý thuyết siêu đối xứng được, nhưng trạng thái cơ bản của lý thuyết này không tôn trọng đối xứng và siêu đối xứng được chia một cách tự nhiên. Giờ nghỉ siêu đối xứng không thể được thực hiện thường xuyên bởi các hạt của MSSM như họ đang xuất hiện. Điều này có nghĩa rằng có một lĩnh vực mới của lý thuyết đó là chịu trách nhiệm về vi phạm. Hạn chế duy nhất về lĩnh vực mới này là nó phải phá vỡ siêu đối xứng vĩnh viễn và phải cung cấp cho siêu hạt quần chúng tại quy mô TeV. Có rất nhiều mô hình có thể làm điều này và hầu hết các chi tiết của họ không có vấn đề. Để tham số các tính năng liên quan của siêu đối xứng vỡ, tùy mềm SUSY vi phạm các điều khoản được bổ sung vào lý thuyết mà tạm thời phá vỡ SUSY một cách rõ ràng nhưng không bao giờ có thể phát sinh từ một lý thuyết siêu đối xứng hoàn toàn phá vỡ.
Siêu đối xứng trong hấp dẫn lượng tử.
Siêu đối xứng là một phần của một doanh nghiệp lớn của vật lý lý thuyết thống nhất tất cả mọi thứ chúng ta biết về thế giới vật chất vào một khuôn khổ cơ bản duy nhất của định luật vật lý, được gọi là tìm kiếm một Lý thuyết của Tất cả mọi thứ (TOE). Một phần quan trọng của doanh nghiệp lớn hơn này là tìm kiếm một lý thuyết hấp dẫn lượng tử, trong đó sẽ thống nhất lý thuyết cổ điển của thuyết tương đối rộng và Mô hình chuẩn, điều này giải thích khác ba lực cơ bản trong vật lý (điện, các tương tác mạnh và yếu tương tác), và cung cấp một bảng màu của các hạt cơ bản mà tất cả bốn lực hành động. Hai trong số các phương pháp tiếp cận tích cực nhất để hình thành một lý thuyết hấp dẫn lượng tử là lý thuyết dây và lực hấp dẫn lượng tử vòng lặp (LQG), mặc dù về mặt lý thuyết, siêu đối xứng có thể là một thành phần của cách tiếp cận lý thuyết khác.
Cho lý thuyết dây để phù hợp, siêu đối xứng dường như được yêu cầu ở một mức độ (mặc dù nó có thể là một đối xứng bị phá vỡ mạnh mẽ). Trong lý thuyết hạt, siêu đối xứng được công nhận như là một cách để ổn định hệ thống phân cấp giữa quy mô thống nhất và quy mô điện yếu (hay boson Higgs khối lượng), và cũng có thể cung cấp một tự nhiên, ứng cử viên của vật chất tối. Lý thuyết dây cũng yêu cầu kích thước không gian phụ trợ phải được compactified như trong lý thuyết Kaluza-Klein.
Lực hấp dẫn lượng tử vòng lặp (LQG) dự đoán không có kích thước không gian thêm, cũng không phải bất cứ điều gì khác về vật lý hạt. Những lý thuyết này có thể được xây dựng trong ba chiều không gian và một chiều thời gian, mặc dù trong một số lý thuyết LQG chiều là một tài sản nổi của lý thuyết, chứ không phải là một giả định cơ bản của lý thuyết. Ngoài ra, LQG là một lý thuyết hấp dẫn lượng tử mà không yêu cầu siêu đối xứng. Lee Smolin, một trong những người của LQG, đã đề xuất một lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng lặp kết hợp một trong hai siêu đối xứng hoặc kích thước thêm, hoặc cả hai, được gọi là "lực hấp dẫn lượng tử vòng II ".
Nếu bằng chứng thực nghiệm khẳng định siêu đối xứng trong các hình thức của các hạt siêu đối xứng như neutralino mà thường được cho là nhẹ nhất trong siêu đối, một số người tin rằng đây sẽ là một thúc đẩy lớn cho lý thuyết dây. Kể từ khi siêu đối xứng là một thành phần cần thiết của lý thuyết dây, bất kỳ siêu đối xứng phát hiện sẽ phù hợp với lý thuyết dây. Nếu Large Hadron Collider và các thí nghiệm vật lý hạt lớn khác không phát hiện các đối tác siêu đối xứng hoặc bằng chứng về các chiều dư, nhiều phiên bản của lý thuyết dây mà đã dự đoán một số siêu đối khối lượng thấp với các hạt hiện tại có thể cần phải được sửa đổi đáng kể. Sự thất bại của các thí nghiệm để khám phá một trong hai đối tác siêu đối xứng hoặc kích thước không gian bổ sung, như năm 2013, đã khuyến khích vòng hấp dẫn lượng tử nghiên cứu. | 1 | null |
Killzone là trò chơi điện tử thuộc thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi hãng Guerrilla Games có trụ sở tại Hà Lan và phát hành cho hệ máy PlayStation 2 vào năm 2004 ở Bắc Mỹ và châu Âu. Trò chơi được chuyển sang phiên bản độ nét cao và phát hành trong bản gộp "Killzone Trilogy" trên PlayStation 3 và là một tựa game PSN biệt lập vào ngày 23 tháng 10 năm 2012.
Tình tiết.
Trò chơi lấy bối cảnh trong thời đại thuộc địa vũ trụ. Trái Đất sau khi trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng giữa các quốc gia, góp phần hình thành nên một chính phủ trọng yếu gồm các chính quyền và các ngành công nghiệp giàu nhất còn sống sót để khám phá thuộc địa vũ trụ, cuối cùng họ đã định cư tại một hệ mặt trời bên ngoài Sol. Alpha Centauri là một hệ sao với hai hành tinh gồm hành tinh màu mỡ Vekta và hành tinh có nguồn cung cấp năng lượng dồi dào nhưng khí hậu khắc nghiệt là Helghan. Cả hai hành tinh này đều được Tập đoàn Helghan mua lại sau khi Liên hiệp các Quốc gia Thuộc địa (United Colonial Nations viết tắt là UCN) đã quyết định bán đấu giá chúng. Tuy nhiên vì các chính sách kinh tế của Helghast đe dọa hủy hoại hệ thống tài chính của UCN nên UCN đã mang quân xâm chiếm Vekta và loại bỏ Helghast sau khi thất bại trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính. Điều này buộc Helghast phải lập thuộc địa ở Helghan, một hành tinh khắc nghiệt và tàn bạo cùng nỗi oán giận sâu sắc khi để mất Vekta. Môi trường khắc nghiệt của hành tinh đã buộc Helghast phải tìm cách thích nghi và biến đổi rất nhiều đến nỗi họ không còn có thể được coi là con người. Họ trở nên mạnh mẽ hơn, nhanh hơn và có khả năng phục hồi thể lực cao hơn so với đồng loại của họ, bên cạnh nỗi hận thù ghê gớm với nhân loại. Ngoại trừ một số ít Helghast giống lai và đội quân được huấn luyện bài bản, họ cần phải có mặt nạ phòng độc và bộ dưỡng khí.
Cốt truyện.
Người chơi sẽ vào vai viên Đại úy của ISA Jan Templar, người đang cố gắng đẩy lùi cuộc xâm lược. Bất chấp các nỗ lực của ISA, họ tiếp tục hứng chịu tổn thất nặng nề và sự thắng thế từ từ của Helghast. Templar và đội của anh được gọi trở lại căn cứ để tái phân công. Tuy nhiên, trụ sở chính của ISA đã lực lượng tấn công của Helghast tàn phá và họ buộc phải sơ tán. Templar tìm mọi cách chặn đứng cuộc xâm lược với sự giúp đỡ của Thống chế Lugar đã cứu anh thoát khỏi vụ ám sát xảy ra trong Tổng hành dinh bị bỏ rơi. Templar và Lugar sau đó được gửi đi tìm kiếm thợ máy ISA Gregor Hakha, một gián điệp Helghast lai đã kiếm được dữ liệu về các động thái của Helghast trong tương lai. Trên đường làm nhiệm vụ, họ bỗng gặp Ricardo Velasquez; một người lính ISA vừa để mất trung đội của mình trong trận chiến với quân Helghast đã kịp thời giúp họ thoát khỏi tầm tay của một trung đội rất đông binh lính Helghast.
Ngay khi họ tới gặp Hakha thì cả đơn vị mới bàng hoàng phát hiện ra rằng Tướng Stuart Adams, một sĩ quan cấp cao của ISA chính là kẻ phản bội. Khi Hạm đội Phòng vệ Trái Đất (Earth Defense Fleet viết tắt là EDF) bay đến hỗ trợ quân đội Vektan, Adams đã ra tay sát hại Tướng Vaughton và chuẩn bị phục kích viện binh EDF. Một loạt các cuộc giao tranh đã nổ ra trên toàn lãnh thổ Vekta khi Templar và đơn vị của anh đã giáng một cú tấn công chiến lược trên Vekta trong một nỗ lực nhằm phá rối Helghast. Địa vị quyền lực của Tướng Adams rơi vào hiểm họa khi Tướng Lente nắm quyền, tuy nhiên ông đã bị một cựu binh của Helghast theo về ISA tên Hakha bắn chết ngay sau đó trong lúc ISA ra lời kêu gọi ECA tấn công vào đồn binh này. Templar và đơn vị của anh đã chọc thủng phòng tuyến và khuất phục sự kháng cự của lực lượng trung thành với Adams. Rồi khi đồn phát nổ trên quỹ đạo, các anh hùng của ISA trốn thoát cùng với Lugar và Templar lúc này đang cố gắng dự đoán tương lai của cuộc xung đột.
Đón nhận.
"Killzone" nhận được sự hòa lẫn những lời đánh giá tích cực. nói rằng "Killzone" có "Đồ họa tuyệt đẹp và được đánh dấu bằng nhiều cách dù còn khó hiểu; Họ hứa với chúng tôi là chúng ta sẽ được trải nghiệm cuộc chiến tranh trong tương lai và chúng tôi đã thử...và hết sức sửng sốt." Những lời nhận xét khác còn trích dẫn các vấn đề kỹ thuật với "Killzone", bao gồm AI mâu thuẫn nhau, lỗi thường xuyên, vấn đề tốc độ khung hình, chi tiết đồ họa rối rắm, sự lặp đi lặp lại những tiếng nói như nhau, tầm nhìn ngắn và một hệ thống điều khiển vụng về. Các nhà phê bình cũng phàn nàn về lối chơi, với IGN đã liệt game vào loại "tệ hại và tầm thường" trong khi Into Liquid Sky nói rằng nó "cần tinh tế hơn nữa".
Những nhận xét như GameSpy cho rằng "Killzone" một phần chịu ảnh hưởng do việc công bố lạ thường mà nó nhận được trước khi phát hành, nâng cao sự kỳ vọng chỉ dành cho chúng tới mức chưa hoàn chỉnh. Mặc dù vậy, "Killzone" được ngưỡng mộ vì những hiệu ứng âm thanh, nhạc nền cùng với sự mô tả một vùng chiến sự gai góc trong game; ngoài ra nó còn được ghi nhận về kiểu thiết kế nghệ thuật khoa học viễn tưởng chuyên sâu độc đáo. | 1 | null |
Đảng Trung lập Khmer là một đảng phái chính trị của Campuchia do Bou Hel và Ty Chhin thành lập vào năm 1993.
Tư tưởng chính trị.
Đảng Trung lập Khmer tin tưởng vào việc thúc đẩy một "hệ thống chính trị đa nguyên", đó là một vị trí chính trị ôn hòa, nơi có dân chủ để mọi người bày tỏ quan điểm chính trị của họ như nhau. Ngoài ra còn có sự kết hợp tư tưởng của cánh hữu và cánh tả mà người dân Campuchia được bảo vệ bằng cách thực hiện các kế hoạch quân sự, bảo vệ biên giới và kế hoạch kinh tế của Campuchia trở nên hùng cường hơn trong khi tự bảo vệ tránh khỏi sự xâm lược từ bên ngoài nghĩa là chủ nghĩa đế quốc. Đảng cũng ủng hộ chủ nghĩa tự do kể từ khi họ tin tưởng vào sự chống đối chính thể chuyên chế và chế độ diệt chủng cũng như "tự do và dân chủ".
Hoạt động chính trị.
Đảng còn có một phó chủ tịch được gọi là Sok Dyvathann luôn bận rộn "tuyển mộ các thành viên" và "tổ chức cấu trúc đảng." Đảng Trung lập Khmer đã giành "1,3%" phiếu bầu sau Đảng Dân chủ Tự do với "1,5%" phiếu bầu trong cuộc bầu cử Campuchia 1993. Đồng thời họ cũng xây dựng trụ sở đảng "cấp tỉnh đầu tiên" của mình là một "văn phòng tại Kompang Chhnang."
Liên kết ngoài.
Trang chủ Đảng Trung lập Khmer | 1 | null |
Liên minh Dân chủ Campuchia là một liên minh chính trị ở Campuchia được thành lập bởi 3 đảng phái chính trị, một trong số đó là Đảng Dân tộc Khmer của Sam Rainsy, Hoàng thân Norodom Ranariddh cũng có tham gia vào. Ba đảng phái chính trị đều cùng tham gia vào "Liên minh Dân chủ Campuchia". Nó được thành lập trong cảnh sống lưu vong vào năm 1997 sau một cuộc đảo chính. Các nhà lãnh đạo của ba đảng phái chính trị đã liên kết với nhau để lập nên Liên minh Dân chủ Campuchia gồm Đảng Sam Rainsy của Sam Rainsy, Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo của Son Sann (hiện nay do Son Soubert lãnh đạo) và Đảng FUNCINPEC của Hoàng thân Norodom Ranariddh. Tuy nhiên từ cuối những năm 90 trở đi một đảng chính trị mới là Đảng Trung lập Khmer của Bou Hel và Ty Chhin đã trở thành một phần của liên minh này. Mục tiêu của liên minh là dân chủ, hòa bình và đòi chủ quyền của những gì mà họ xem như là lãnh thổ của Campuchia. | 1 | null |
Lê Thanh Cung (sinh năm 1954) là một chính khách Việt Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương.
Sự nghiệp.
Chính khách Lê Thanh Cung là một người giàu có. Biệt thự của ông ta được mô tả là nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện. Chỉ riêng khu rừng cao su của ông ta với 130 Hecta cũng trị giá khoảng trên trăm tỷ đồng, mà ông được cấp khi Lâm trường Long Nguyên giải thể.
Quá trình công tác.
7/1978-8/1978: Cán bộ Ủy ban Kế hoạch tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương).
9/1978-9/1982: Cán bộ thường trực Phòng Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Bến Cát.
10/1982-5/1983: Phó Trưởng ban Thống kê - Kế hoạch - Lao động huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
6/1983-10/1987: Huyện ủy viên, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện Bến Cát, Trưởng ban Kế hoạch huyện.
11/1987-12/1991: Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
01/1992-4/1995: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh, quyền Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh; Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé.
5/1995-3/1996: Tỉnh ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé.
4/1996-7/1996: Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sông Bé.
8/1996-1/1997: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé (Bình Dương), phụ trách khối Kinh tế tổng hợp, đầu tư - kiêm Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Ủy viên Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
1/1997-12/2000: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Ủy viên Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
1979-1992: Đại biểu HĐND huyện Bến Cát.
1996-2000: Đại biểu HĐND tỉnh Sông Bé - Bình Dương.
1/2001-2/2009: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thuận An, kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2/2009-12/2010: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.
01/2011 - 12/2014: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh. | 1 | null |
Hobart Amory Hare Baker (sinh ngày 15 tháng 1 năm 1892 - mất ngày 21 tháng 12 năm 1918) là vận động viên nghiệp dư của Mỹ những năm đầu thế kỷ XX. Được coi là ngôi sao đầu tiên của Mỹ trong bộ môn khúc côn cầu trên băng của Hockey Hall of Fame, ông cũng là một tài năng trong bộ bôn bóng bầu dục Mỹ. | 1 | null |
Mộ Hội đồng Suông là một "di tích cấp tỉnh", hiện toạ lạc tại khu phố 2, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Lịch sử.
Khu mộ Hội đồng Suông (còn được gọi là Lăng Hội đồng Suông vì sự bề thế của nó) là tên thường gọi từ trước đến nay, nhưng đây không phải là mộ của Hội đồng Suông, mà do ông làm cho song thân ông. Đó là ông Hà Mỹ Đức và bà Trần Thị Nghĩa Hương.
Hội đồng Suông tên thật Hà Mỹ Suông là người Việt gốc Hoa, quê gốc ở Phúc Kiến (Trung Quốc). Là người rất giàu, tuổi cao, lại không có con, nên ông đã tập trung tiền của khoảng 3.000 lạng vàng lúc bấy giờ để xây mộ cho cha mẹ. Ông đã thuê khoảng 60 người gánh đất suốt 6 tháng đắp nên một quả đồi cao 5 m so với mặt ruộng, và đã mời 2 nhóm thợ (nhóm thợ Trung Quốc và nhóm thợ người Việt) để xây dựng khu mộ. Khu mộ được xây dựng vào năm 1936, đến hai năm sau thì hoàn thành (1938).
Hiện nay, khu mộ đã được xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh" theo Quyết định số 642-QĐ/UB, ngày 27 tháng 3 năm 1998 .
Kiến trúc.
Di tích tọa lạc trên một đồi đất cao 5 m (so với mặt ruộng), diện tích gần 1.000 m², chung quanh là những tán lá cổ thụ xanh um rợp bóng. Công trình bao gồm các hạng mục chính: khu mộ, hòn non bộ, nhà thờ và long đình.
Phần lớn nguyên liệu xây dựng ở đây là những khối đá xanh hoặc trắng rất lớn, nặng hàng tạ, thậm chí cả tấn. Các khối đá được mài dũa cầu kỳ, chạm trổ đẹp mắt, chỉ cần đặt cạnh nhau, xếp vào nhau đã khít rịt, mà không cần phải dùng đến thứ chất kết dính nào . Lược kể một vài hạng mục: | 1 | null |
Carolina Reaper là một giống ớt lai thuộc loài ớt kiểng "Capsicum chinense". Giống ớt được phát triển bởi nhà lai tạo Hoa Kỳ Ed Currie, quả ớt có màu đỏ và hình dáng xương xẩu, với kết cấu gồ ghề và đuôi quả nhỏ nhọn. Năm 2013, Kỷ lục Guinness thế giới tuyên bố đây là loại ớt cay nhất trên thế giới, vượt qua giống ớt giữ kỷ lục trước đó là ớt Trinidad Scorpion Butch T.
Vị cay.
Cảm giác nóng hoặc cay được cảm nhận khi ăn Carolina Reaper bắt nguồn từ lượng chất capsaicinoids, đặc biệt nhất là capsaicin, có liên quan trực tiếp đến cường độ cay của ớt và thang Scoville. Giống ớt này được "Smokin" Ed Currie, chủ sở hữu của Công ty Ớt PuckerButt ở Fort Mill lai tạo trong nhà kính Rock Hill ở Nam Carolina, Carolina Reaper đã được Kỷ lục Guinness thế giới chứng nhận là loại ớt cay nhất thế giới vào ngày 11 tháng 8 năm 2017. Độ cay được ghi nhận của Kỷ lục Guinness Thế giới là 1.641.183 Đơn vị cay Scoville (SHU) vào năm 2017, theo các cuộc kiểm tra được thực hiện bởi Đại học Winthrop ở Nam Carolina. Lô ớt được thử nghiệm đã đạt con số trung bình này; hạt cay nhất được đo ở mức 2,2 triệu SHU.
Giống cây được lai giữa giống La Soufriere "cực kỳ cay" từ đảo Saint Vincent thuộc vùng Caribe và giống Naga Viper từ Pakistan và được đặt tên là 'Reaper' do hình dạng đuôi quả của nó. Nó đã được mô tả là có hương vị trái cây, khi cắn miếng ớt đầu tiên cảm giác sẽ là ngọt ngào nhưng sau đó ngay lập tức sẽ chuyển sang cảm giác cay của "dung nham nóng chảy".
Vào tháng 5 năm 2017, Mike Smith ở St Asaph, Wales, làm việc với Đại học Nottingham Trent, tuyên bố giống ớt mới Hơi thở của rồng đã vượt qua giống Carolina Reaper với độ cay 2,4 triệu SHU, ông đã nộp đơn lên Kỷ lục Guinness Thế giới để xác nhận. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2017, Ed Currie tuyên bố đã lai tạo ra một giống ớt mạnh hơn là Pepper X có độ cay 3,18 triệu SHU.
Khả năng gây đau đầu dữ dội.
Vào tháng 4 năm 2018, có một báo cáo về trường hợp "đau đầu như sấm sét" ở một người đàn ông 34 tuổi, người này phải nhập viện vài ngày sau khi ăn một quả ớt Carolina Reaper không rõ kích thước trong một cuộc thi ăn ớt, được chẩn đoán ban đầu là Hội chứng co mạch não có hồi phục (reversible cerebral vasoconstriction syndrome, RCVS). Không chắc nguyên nhân các hợp chất của ớt đóng vai trò trong cơ chế RCVS, theo các giải thích lâm sàng khác, chẳng hạn như phản ứng căng thẳng khi ăn ớt cay được đưa ra để giải thích cơn đau đầu.
Trồng trọt.
Giống ớt đã được nhà thực vật học dân tộc người Anh là James Wong mô tả là "một loại ớt tốt để thử ở nhà", ông nói rằng giống ớt này yêu cầu nhiệt độ trồng ít nhất và nên trồng trong chậu để hạn chế sự phát triển và ra quả sớm. Khi chín hoàn toàn, chỉ hai quả ớt đã có thể chiếm hết lòng bàn tay. | 1 | null |
Nadine Marejke Angerer (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1978) là một thủ môn bóng đá người Đức đã giải nghệ. Ngày 13 tháng 1 năm 2014, cô đoạt giải Quả bóng vàng FIFA dành cho nữ. Cô đã trở thành nữ thủ môn đầu tiên giành được giải thưởng này.
Cô hiện là huấn luyện viên thủ môn của câu lạc bộ Portland Thorns của giải NWSL.
Sự nghiệp.
Angerer đã sinh tại Lohr am Main, cô bắt đầu sự nghiệp bóng đá tại ASV Hofstetten ở vị trí tiền đạo. Cô được phát hiện là một thủ môn tài năng khi tình cờ được thay thế cho một thủ môn chính, bị chấn thương khi cô tham gia giải thi đấu dành cho thanh thiếu niên.
Năm 1995, cô chuyển đến 1. FC Nürnberg, một năm sau đó cô đến FC Wacker München.
Từ năm 1999 đến năm 2001, Angerer chơi ở Bayern München, cô đã giúp cho đội này đứng đầu giải Bundesliga của Đức.
Năm 2001, cô chuyển sang FFC Turbine Potsdam. Cô đoạt hai giải vô địch quốc gia Bundesliga, ba cúp quốc gia của và Cúp UEFA nữ mùa giải 2004–05.
Sau bảy năm tại Potsdam, Angerer rời Đức vào năm 2008 để chơi cho CLB Djurgårdens IF của Thụy Điển. Nhưng cô đã trở về Đức chỉ sau một mùa giải tham gia và về FFC Frankfurt. Ở đây cô đã giành được Cúp quốc gia Đức trong lần thứ thứ tư cùng Frankfurt vào năm 2011.
Trong khi tham gia UEFA Euro nữ 2013, Angerer công bố cô đã ký hợp đồng chuyển nhượng tự do với Brisbane Roar để chơi ở W-League của Úc.
Cô tuyên bố giải nghệ ngày 13 tháng 5 năm 2015.
Đời tư.
Sau khi bỏ việc học làm kỹ thuật viên sự kiện, Angerer thực tập làm bác sĩ vật lý trị liệu và rút lui khỏi đội tuyển quốccs gia một thời gian trong khoảng thời gian 2006-07 để hoàn thành các bài kiểm tra. Angerer phát biểu trên tạp chí "Die Zeit" vào tháng 12 năm 2010 rằng cô cô không phân biệt giới tính khi cân nhắc về các mối quan hệ tình cảm. | 1 | null |
Ớt bọ cạp Trinidad Moruga là một giống ớt thuộc loài ớt kiểng ("Capsicum chinense") có xuất xứ từ vùng Moruga của Trinidad và Tobago. Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Viện Tiêu ớt Đại học bang New Mexico ("New Mexico State University", Hoa Kỳ) đã ghi nhận là giống ớt cay nhất thế giới với độ cay Scoville trung bình là hơn 1,2 triệu SHU ("Scoville Heat Units") và có thể lên đến 2 triệu SHU. Tuy nhiên, đến năm 2013, kỷ lục này đã bị phá vỡ bởi giống ớt Carolina Reaper. | 1 | null |
Bhut Jolokia (), còn được gọi là Bih Jolokia, Naga Jolokia, ớt ma, ớt rồng đỏ Naga, là một giống ớt xuất hiện chủ yếu ở các vùng Assam và Nagaland của Ấn Độ. Các nhà phân loại học ban đầu thường nhầm lẫn khi xem xét giống ngày thuộc về loài nào giữa ớt cựa gà ("Capsicum frutescens") hay ớt kiểng ("Capsicum chinense"). Tuy nhiên các phân tích DNA gần đây đã chỉ ra đây là một giống ớt lai giữa "C. chinense" với một số gen thuộc "C. frutescens".
Vào năm 2007, "Sách Kỷ lục Guinness" đã ghi nhận giống ớt Bhot Jolokia là giống ớt cay nhất thế giới, độ cay Scoville trung bình đạt mức 855.000 SHU, tối đa có thể lên đến 1.000.000 SHU, cao hơn loại nước sốt Tabasco gấp 400 lần. Tuy nhiên, kỷ lục này liên tiếp bị phá vỡ vào năm 2011 bởi các giống ớt như ớt Infinity, ớt rắn thần Naga và ớt bò cạp Trinidad. Vào năm 2012, giống ớt bò cạp Trinidad Moruga giành được quán quân giống ớt cay nhất thế giới. Đến năm 2013, giống ớt Carolina Reaper được ghi nhận là giống ớt cay nhất trên thế giới. | 1 | null |
Archegosaurus là một chi lưỡng cư temnospondyli sống ở giai đoạn Asselian đến Wuchiapingian của Permi, khoảng 299-253 triệu năm trước. Phần còn lại của con vật này, bao gồm ít nhất 90 phần xương (chủ yếu là hộp sọ), đã được tìm thấy tại Đức. Tên Archegosaurus được đặt ra bởi Goldfuss vào năm 1847. Archegosaurus là thành viên của Archegosauridae. | 1 | null |
Đuôi cụt sọc Malaya, tên khoa học Hydrornis irena, là một loài chim thuộc họ Đuôi cụt. Loài này sinh sống ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Sumatra. Đuôi cụt sọc Malaya được tách ra từ loài Pitta guajana theo Rheindt & Eaton (2010)
Mô tả.
Loài chim nhiều màu sắc này có đầu màu đen với vệt màu vàng / cam phía trên mắt, gáy màu đỏ cam, cổ họng màu vàng chanh, ngực có màu cam và xanh đậm (nhiều màu cam hơn ở hai bên và nhiều màu xanh hơn ở giữa) và một cái bụng màu xanh, lưng màu nâu và đuôi màu xanh.
Bị đe dọa.
Loài này bị đe dọa do mất môi trường sống và buôn bán động vật trái phép trên Borneo và Sumatra. | 1 | null |
Lamnao Singto (tiếng Lào: ລາເນາ ສງໂຕ; sinh ngày 15 tháng 4 năm 1988 tại Tỉnh Luangprabang), là một cầu thủ bóng đá Lào. Anh từng thi đấu trong màu áo của Buriram United F.C. trong khuôn khổ giải Thai Premier League của Thái Lan. Năm 2010, Lamnao chuyển sang đầu quân cho YOTHA FC (MCTPC FC) và thi đấu trong khuôn khổ giải Lào League | 1 | null |
Giải bóng đá vô địch quốc gia Thái Lan hay còn gọi tên Thai League 1 (tiếng Thái: ไทย พรีเมียร์ ลีก) là một giải bóng đá chuyên nghiệp của Thái Lan. Giải đấu gồm có 18 câu lạc bộ trên khắp cả nước, các đội bóng này hoạt động như các cổ đông. Giải đấu bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm, thi đấu hai lượt đi-về qua 34 vòng và với 306 trận trong mùa giải. Kết thúc giải đấu 3 đội đứng dưới cùng sẽ bị xuống hạng và từ mùa sau sẽ chơi ở giải Thai Division 1 League và sẽ có 3 đội từ Thai Division 1 League lên hạng. Giải đấu được tài trợ bởi Toyota và do đó tên chính thức được gọi là Toyota Thai Premier League. Tại Thai League các trận đấu thường được tổ chức vào thứ Bảy và Chủ Nhật.
Lịch sử.
Giải bóng đá vô địch Thái Lan được thành lập năm 1916 bởi Hiệp hội bóng đá Thái Lan. Từ năm 1916 đến 1963 giải mang tên là Yai Cup (tiếng Thái Lan:" ถ้วยใหญ่"). Mùa bóng 1964 Kor Royal Cup (tiếng Thái Lan: "ถ้วยพระราชทาน ก.; ถ้วย ก.") bắt đầu trở thành tên gọi cho giải đấu này.
Đến năm 1996 Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) giới thiệu hình thức giải đấu mới mang tên Thailand Soccer League với 18 câu lạc bộ (trước đó thi đấu ở Kor Royal Cup) tham dự mùa bóng chuyển đổi. Ở mùa bóng 1996 các đội bóng thi đấu vòng tròn 2 lượt chọn ra 4 đội đầu bảng đá play-off tranh ngôi vô địch, 6 đội xếp dưới cùng sẽ xuống hạng thi đấu ở giải hạng nhất Thái Lan 1997 (Thai Division 1 League-1997).
Mùa bóng 1998 giải đấu bắt đầu sử dụng tên gọi Thai Premier League. Đến mùa bóng 2001-2001 giải đấu lại đổi tên thành Thai-League, tên gọi này kéo dài đến hết mùa bóng 2004-2005 trước khi đổi tên lại thành Thai Premier League. Từ mùa giải 2006 - 2015 giải bóng đá vô địch quốc gia Thái Lan ổn định với tên gọi Thai Premier League. Mùa bóng 2016 giải đấu lại mang tên Thai League.
Những mùa giải đầu tiên số đội tham dự Thai Premier League chỉ dao động từ 10 đến 12 câu lạc bộ, cho đến năm 2007 số câu lạc bộ tham gia là 16 câu lạc bộ sau khi sáp nhập hệ thống thi đấu Thai Premier League và Thai Division 1 League với hệ thống Professional League của liên đoàn bóng đá các tỉnh. Chonburi F.C. là đội bóng vô địch Thai Premier League trong mùa giải 2007.
Tên gọi cũ của giải bóng đá vô địch quốc gia Thái Lan là Kor Royal Cup được sử dụng cho siêu cup nước này từ năm 1996 tới nay sau khi Thai Premier League ra đời thay thế. | 1 | null |
CJ CGV (Hangul: CJ CGV (씨제이 씨지브이) ㈜), thuộc tập đoàn CJ Group, là chuỗi rạp chiếu phim đa quốc gia của Hàn Quốc, ngoài thị trường nội địa, CGV còn có các chi nhánh tại Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Đây là chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ 5 trên toàn thế giới, hiện đang vận hành 3,412 cụm rạp tại 455 địa điểm ở 7 quốc gia khác nhau. Trong đó 1,111 rạp tại 149 địa phương khác nhau của Hàn Quốc. CGV được viết tắt từ 3 chữ cái bắt đầu của các từ: Cultural (văn hóa), Great (tuyệt vời) và Vital (thiết yếu cho cuộc sống).
Lịch sử.
CGV ban đầu là một nhóm kinh doanh rạp chiếu phim của CJ CheilJedang vào năm 1995. Hai năm sau, 1998 cụm rạp đầu tiên Gangbyeonkan được khai trương tại trung tâm thương mại Techno Mart. Năm 1999, CJ Entertainment và cùng nhau thành lập 'CJ Village Co., Ltd.'. Ngày 30 tháng 5 năm 2000, sáp nhập 2 công ty 'CJ Village' và 'CJ Golden Village'. Sau đó vào tháng 3 năm 2001, công ty được đổi tên thành 'CGV Co., Ltd.', và vào tháng 10 năm 2002 được đổi tên lần nữa thành 'CJ CGV Co., Ltd.' và được niêm yết lên sàn chứng khoán năm 2004.
Tháng 9 năm 2004, 'Educore Co., Ltd', công ty điều hành "M Park", một cụm rạp nằm ở Sky City Mall gần Sân bay Quốc tế Gimpo, bị mua lại và hoạt động dưới tên "CGV Cinema Co., Ltd" trước khi được sát nhập hoàn toàn vào CJ CGV Co., Ltd vào tháng 1 năm 2008.
Năm 2003, CGV khai trương cụm rạp CGV Suwon, đánh dấu số lượng phòng chiếu vượt quá 100. Năm 2006, cụm rạp CGV quốc tế đầu tiên được mở ở Trung Quốc. Năm 2010, mở cửa cụm rạp CGV đầu tiên ở Mỹ. Năm 2013, cụm rạp đầu tiên ở Việt Nam.
Tháng 1 năm 2008, sáp nhập với "CGV Cinema Co., Ltd". Tháng 9 năm 2009 sáp nhập với 'CJ Joy Cube Co., Ltd.'. Ngày 21 tháng 6 năm 2013, mua lại chuỗi rạp chiếu phim Primus. Năm 2015, tên công ty được đổi thành "CJCGV Co., Ltd.".
Tại thị trường Việt Nam.
Vào năm 2011, Công ty CJ-CGV (Hàn Quốc) đã chiếm quyền khống chế tại MegaStar thông qua việc mua lại 92% cổ phần của công ty Envoy Media Partners (EMP). EMP hiện đang nắm 80% vốn góp trong Công ty TNHH Truyền thông MegaStar, đơn vị sở hữu cụm rạp cùng tên. 20% còn lại thuộc quyền nắm giữ của Công ty Văn hóa Phương Nam (Việt Nam). Sau giao dịch trên, EMP trở thành một công ty con trực thuộc CJ-CGV. Tuy đã nắm giữ phần lớn cổ phần của MegaStar nhưng cho tới cuối năm 2013 vừa qua, CJ mới chính thức chuyển đổi thương hiệu MegaStar tại Việt Nam thành CGV. Theo đó, kể từ ngày 15/1/2014, toàn bộ cụm rạp MegaStar tại Việt Nam đã được đổi tên thành CGV.
Thông qua những nỗ lực trong việc xây dựng chương trình Lớp học làm phim TOTO, CGV ArtHouse cùng việc tài trợ cho các hoạt động liên hoan phim lớn trong nước như Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội, Liên hoan Phim Việt Nam, CJ CGV Việt Nam mong muốn sẽ khám phá và hỗ trợ phát triển cho các nhà làm phim trẻ tài năng của Việt Nam.
CJ CGV cũng tập trung quan tâm đến đối tượng khán giả ở các khu vực không có điều kiện tiếp cận nhiều với điện ảnh, bằng cách tạo cơ hội để họ có thể thưởng thức những bộ phim chất lượng cao thông qua các chương trình vì cộng đồng như Trăng cười và Điện ảnh cho mọi người.
Rạp chiếu phim đặc biệt.
Hiện tại ở Việt Nam chỉ có các rạp: Goldclass, SweetBox, Starium, IMAX, 4DX, L'amour, Premium, Dolby Atmos, ScreenX, Cine&Suite, Cine&Forest, Cine&Living Room.
Những loại rạp không có ở Việt Nam
Cụm rạp.
CGV mở rạp chiếu phim sang trọng đầu tiên tại Hàn Quốc, Gold Class, với ghế sofa và dịch vụ; cùng với Cine de Chef, rạp chiếu phim cao cấp với món ăn ngon ở Apgujeong-dong, Seoul. Tiếp theo đó là CGV Art Hall, phòng hòa nhạc với 500 ghế ngồi, ở quận Yeongdeungpo cho các buổi hòa nhạc, nhạc kịch và các chương trình truyền hình ngoài lề phim. Sang đến năm 2003, CGV đã chính thức sử dụng dịch vụ thành viên Member Cardion và đào tạo dịch vụ bán vé ticket box.
Từ năm 2009, với việc xây dựng rạp chiếu phim kĩ thuật số, CGV bắt đầu chiếu những nội dung khác nhau như bóng chày, Nhật Bản K-1, hòa nhạc và chương trình Opera. Trong 2010 FIFA World Cup, nơi đây được đánh dấu như địa điểm cổ vũ trận đấu với số lượng màn hình 2D/3D lớn nhất.
Năm 2011, CGV Chungdam Cine City, với ý tưởng về sự sang trọng của cuộc sống, đã mở cửa. Đây là thương hiệu riêng của CJ cũng như The First Look Market điều hành bởi Oshopping và Vips, Bibigo, Twosome điều hành bởi Foodville.
‘Movie Collage’ là rạp chiếu phim độc lập đầu tiên ở Hàn Quốc điều hành bởi CGV cho phim độc quyền.
Kể từ tháng 1 năm 2022, CGV hiện đang vận hành:
Việt Nam.
Tại Việt Nam, CGV hiện đang sở hữu 84 cụm rạp. Trong đó, 4 phòng chiếu IMAX, 5 phòng chiếu Starium, 4 phòng chiếu 4DX, 2 phòng chiếu Dolby Atmos, 13 phòng chiếu Goldclass, 7 phòng chiếu L'amour, 1 phòng chiếu Premium, 2 phòng chiếu ScreenX, 2 phòng chiếu Cine & Forêst, 1 phòng chiếu Cine & Livingroom, 17 phòng chiếu Cine & Suite.
Cụm rạp: Liberty Citypoint, Parkson Đồng Khởi, Vincom Đồng Khởi, Vincom Landmark 81. Có mức vé cao hơn bình thường.
Do đại dịch Covid-19, đã có 5 cụm rạp đóng cửa gồm: CGV IMC Trần Quang Khải (TPHCM), CGV Empire Bình Dương (Bình Dương), CGV Artemis Hà Nội (Hà Nội), CGV Marine Plaza (Quảng Ninh), CGV Thùy Dương Plaza (Hải Phòng). | 1 | null |
Hồ Deininger, là một hồ đầm lầy, nằm về phía Nam của München thuộc xã Straßlach-Dingharting. Hồ này là một khu vực tiêu khiển, ta có thể thấy những dấu vết của thời suối băng. Với độ sâu chỉ 1,80 m nước trở nên ấm rất nhanh, vì vậy nó là một nơi thăm viếng rất được ưa chuộng. Hồ rộng khoảng 100 m, có chiều dài 260 m, xung quanh hồ phần lớn là cây sồi hoặc cây Dẻ gai châu Âu. Còn thì trong rừng đa số là cây thông. Một phần của hồ thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên. | 1 | null |
Toni Kallio (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1978 tại Tampere) là một cầu thủ bóng đá Phần Lan hiện đang chơi cho Ykkönen. Vị trí ưa thích của anh là hậu vệ trái, nhưng anh cũng có thể chơi ở ttrung vệ và từng chơi ở vị trí tiền đạo trước khi anh gia nhập HJK. Biệt danh của anh là "Bonecrusher", biệt danh xuất phát từ thể hình cao to và phong cách chơi của anh.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Anh bắt đầu ở vị trí cầu thủ chạy cánh, nhưng lại chuyển sang vị trí hậu vệ trong thời gian ở câu lạc bộ Molde của Na Uy. Anh được biết đến với những bước chạy thần tốc và khả năng đánh đầu, nhờ vào chiều cao của mình. Tuy nhiên, anh cũng được biết đến với những sai lầm ngớ ngẩn trong đội tuyển quốc gia khi anh không được chơi ở vị trí ưa thích của mình.
Trước khi gia nhập Molde anh từng chơi cho các câu lạc bộ FC Jazz, TPV Tampere và HJK Helsinki ở Phần Lan. Anh đã giành được Cúp bóng đá Na Uy vào năm 2005. Năm 2007, anh có một thời gian ngắn thử việc tại Lokomotiv Moscow và chơi 3 trận cho Lokomotiv Moscow. Năm 2007 anh chuyển đến Young Boys ở Thụy Sĩ.
31 Tháng 1 năm 2008, Kallio gia nhập Fulham theo dạng cho mượn, cùng với Jari Litmanen. Anh có trận đầu tiên ở Fulham với Arsenal, trận đó Fulham giành chiến thắng 1-0. Anh đã ngay lập tức được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu bởi độc giả truy cập trang web của BBC. Đến ngày 3 tháng 7 năm 2008, Kallio đã ký một hợp đồng hai năm với Fulham.
Kallio gia nhập Sheffield United theo một hợp đồng cho mượn một tháng vào cuối tháng 11 năm 2009, chỉ sau đó hơn một tuần, anh đã có trận ra mắt gặp câu lạc bộ Plymouth. Sau 2 trận đấu, Sheffield United quyết định gia hạn hợp đồng cho mượn đến hết tháng 1 năm 2010 nhưng chỉ vài giờ sau đó, huấn luyện viên Roy Hodgson đã gọi Kallio quay trở lại do câu lạc bộ đang gắp vấn đề chấn thương ở hàng phòng ngự.
Ngày 01 tháng 2 năm 2010, Kallio một lần nữa gia nhập Blades theo dạng cho mượn đến hết mùa giải.
Ngày 1 tháng 7 năm 2010, Fulham thông báo rằng câu lạc bộ đã thanh lý hợp đồng với Kallio.
Sau khi bị giải phóng hợp đồng với Fulham, Kallio gia nhập đội bóng Tippeligaen của Na Uy ở phần còn lại của mùa giải 2010. Nhưng chỉ một lần được ra sân từ ghế dự bị, hậu vệ 32 tuổi này đã bị giải phóng hợp đồng vào ngày 16 tháng 11 năm 2010.
Kallio ký hợp đồng vào đầu năm 2011 với câu lạc bộ Muangthong United FC tại giải Thai Premier League và giành được danh hiệu vô địch mùa giải 2010.
Ngày 19 Tháng 5 2011, sau khi bị Muangthong United F.C. chấm dứt hợp đồng, Kallio gia nhập câu lạc bộ FC Inter Turku ở Phần Lan vào ngày 8 Tháng Sáu, 2011.
Thống kê sự nghiệp.
Bàn thắng trên đấu trường quốc tế.
"Bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Phần Lan. 18 tháng 8 năm 2011". | 1 | null |
Bourrée (hay "borrèia") là một điệu nhảy có nguồn gốc Pháp phổ biến ở Auvergne-Rhône-Alpes và Biscay ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 17.
Nguồn gốc.
"Bourrée" là một điệu nhảy truyền thống phổ biến ở Occitania. Tài liệu tham khảo bằng văn bản của điệu nhảy có từ thế kỷ 17. Sự phổ biến của "bourrée" được đề cập đến đầu tiên bởi một văn bản vào năm 1665 ở Clermont-Ferrand. | 1 | null |
Michael Thomas Byrne (sinh 14 tháng 5 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người xứ Wales hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Chainat ở vị trí tiền vệ.
Sự nghiệp.
Byrne được sinh ra tại Ashton-under - Lyne, Anh nhưng lại đá trong màu áo đội tuyển xứ Wales. Anh đã từng chơi cho đội tuyển U17 Wales và U19 Wales cũng như cả U23 và các đội bán chuyên nghiệp đầy đủ. Anh được gọi vào đội tuyển U21 để thay thế Gareth Williams tại vòng loại giải vô địch bóng đá U21 châu Âu ở trận đấu với U21 Phần Lan vào năm 2002, nhưng không được sử dụng.
Sự nghiệp câu lạc bộ của anh bắt đầu tại đội trẻ của Bolton, nhưng anh đã bị giải phóng hợp đồng vào đầu năm 2003. Leigh RMI bày tỏ quan tâm vào tháng 3 năm 2003 nhưng cuối cùng anh đã ký hợp đồng với Stockport County vào tháng 8. Trong thời gian ở Stockport anh chỉ xuất hiện một lần, ghi bàn thắng danh dự trong trận thua 4-1 tại Notts County. Vào tháng 9 năm 2004 anh được Leigh RMI mượn trong một tháng và gây ấn tượng với huấn luyện viên Phil Starbuck trong trận đầu tiên của mình và giúp đội bóng giành chiến thắng đầu tiên của mùa giải. Vào cuối tháng 10, anh bị Stockport giải phóng hợp đồng và thất nghiệp cho đến khi ký hợp đồng với Northwich Victoria vào tháng 2 năm 2005. Mặc dù bị đưa vào danh sách chuyển nhượng đầu mùa giải 2007-08 nhưng Byrne vẫn ở câu lạc bộ cho đến tháng 11 năm 2008 và sau đó bị giải phóng hợp đồng.
Sau đó anh đã thi đấu ở Stalybridge Celtic trước khi ký hợp đồng với câu lạc bộ Thái Lan Nakhon Pathom, và được ra sân lần đấu vào ngày 8 tháng 3 trong trận đấu với Bangkok United mùa giải 2009. Anh đã chuyến đến Chonburi sau khi kết thúc mùa giải đầu tiên ở Thai Premier League với phí chuyển nhượng 500.000 ฿ - (khoảng 10.000 £).
Vào 28 tháng 7 năm 2010, anh chuyển tới Bangkok Glass sau khi đồng ý các điều khoản và ký hợp đồng nửa năm, hợp đồng có một điều khoản mua lại với giá 3 triệu ฿ - (khoảng 60.000 £). | 1 | null |
Roland Gunther Linz (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 ở Leoben, Styria) là một cựu cầu thủ bóng đá người Áo thường chơi ở vị trí tiền đạo tiền đạo. Hiện tại, Roland Linz đã giải nghệ.
Anh đã dành phần lớn sự nghiệp của mình cho Austria Wien, giành được 5 Thành tích lớn trong đó có 3 chức vô địch Bundesliga của Áo. Anh cũng đã từng thi đấu ở Pháp, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan.
Roland Gunther Linz đã có 39 lần khoác áo Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Áo, khoác áo ĐTQG tại Euro 2008.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sự nghiệp sớm.
Anh sinh ra ở Leoben, Styria, Áo. Khi 15 tuổi, anh rời Áo sang Đức để gia nhập TSV 1860 München.
Hai năm sau, Linz trở lại Áo để gia nhập lại câu lạc bộ quê hương, lần này được ra sân trong đội hình chuyên nghiệp. Trong hai mùa giải tiếp theo, anh ấy đã ghi 27 bàn sau 53 trận cộng lại, và phong độ tốt của anh ấy ở giải hạng hai đã thu hút sự chú ý của các đội bóng lớn hơn trong nước, dẫn đến việc anh ấy ký hợp đồng với FK Austria Wien.
Linz đã có lần đầu tiên thành công tại đội bóng mới của mình, khi vô địch Bundesliga và cúp quốc gia Áo 2002–03. Một năm sau, anh được cho mượn từ Austria Wien sang VfB Admira Wacker Mödling , nằm ở ngoại ô phía nam thủ đô.
Xuất Ngoại lần thứ 2 và trở về Áo.
Linz rời Áo lần thứ hai vào năm 2004, gia nhập câu lạc bộ OGC Nice tại Ligue 1 dưới dạng cho mượn. Tuy nhiên, anh ấy đã thất bại và trở về Áo chỉ sau sáu tháng, để chơi cho SK Sturm Graz cho đến cuối mùa giải.
Linz sau đó trở lại Austria Wien sau đó anh đăng quang vua phá lưới giải đấu. Đó là khoảng thời gian anh ấy đã khẳng định được vị trí của mình trong đội tuyển quốc gia, với hai bàn thắng trong trận thua 2-3 trước Ba Lan tại Sân vận động Silesian ở Chorzów trong vòng loại FIFA World Cup 2006.
Sự nghiệp ở Bồ Đào Nha và những năm sau đó.
Sau những màn trình diễn xuất sắc cho cả câu lạc bộ và quốc gia,anh ấy đã gia nhập Boavista F.C. trong mùa hè năm 2006, với bản hợp đồng ba năm. Anh ấy đã kết thúc mùa giải đầu tiên của mình với mười bàn thắng tại Primeira Liga, và sau đó chuyển đến S.C. Braga
Trong UEFA Cup 2007–08 Linz ghi 11 bàn trong giải đấu, khiến cầu thủ ghi bàn kỳ cựu João Tomás phải ngồi dự bị khi Braga đứng thứ 7 và một lần nữa lọt vào UEFA Cup , thông qua UEFA Intertoto Cup.
Sau cuộc tranh cãi với huấn luyện viên Jorge Jesus, thì bị thay ra trong trận thua 0-2 trước Leixões S.C. vào tháng 9 năm 2008, Linz đánh mất tầm quan trọng của mình trong đội, vào ngày 30 tháng 1 năm 2009, anh ký hợp đồng với CLB Grasshopper Zürich cho đến tháng 6.
Sự nghiệp quốc tế.
Linz có trận ra mắt đầu tiên cho Áo trong một trận giao hữu với Slovakia, thắng 2–0 tại Graz vào ngày 27 tháng 3 năm 2002. Anh vẫn đá chính thường xuyên cho đến tháng 9 năm 2007
Linz đã trở lại đội tuyển quốc gia trong thời gian tham dự VCK Euro 2008 trên sân nhà
Thành tích.
Với Austria Wien.
Giải bóng đá vô địch quốc gia Áo: 2002–03, 2005–06, 2012–13
Cúp Bóng đá Áo: 2002–03, 2005–06
Với Braga.
UEFA Intertoto Cup: 2008
Cá nhân | 1 | null |
Kanlaya Sysomvang (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1990) là một cầu thủ trẻ tài năng. Anh hiện đang chơi cho Yotha FC tại Lao Premier League và đội tuyển bóng đá quốc gia Lào.
Trong năm 2010, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ địa phương Lào MCTPC. Anh chơi có một mùa giải trước khi ký hợp đồng với Khonkaen đội bóng đang chơi tại Thai Premier League trong năm 2011. Từ mùa bóng 2013 anh chuyển về thi đấu cho Yotha FC ở giải bóng đá quốc nội.
Trong năm 2010, ạnh có trận ra mắt cho đội tuyển bóng đá quốc gia Lào. | 1 | null |
Khampheng Sayavutthi sinh ngày 19 tháng 7 năm 1986 tại Viêng Chăn, là một cầu thủ bóng đá Lào, người đã chơi cho YOTHA FC (MCTPC FC) ở Lào League, giải đấu cao nhất của bóng đá Liên đoàn Lao, và đội tuyển quốc gia Lào. Anh hiện bị AFC cấm thi đấu vĩnh viễn do cố tình dàn xếp tỷ số vào năm 2017. | 1 | null |
Giorgi Tsimakuridze (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1983, tại Chkotorskh) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Gruzia. Anh hiện đang chơi cho Sisaket ở vị trí Tiền vệ cánh. Trước đây chơi cho TOT-CAT ở Thái Lan và xuất hiện trong đội all star Thái Lan thi đấu với Atlético Madrid vào năm 2010. | 1 | null |
Mathias Christen (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá quốc tế người Liechtenstein đang chơi cho câu lạc bộ Thái Lan Singhtarua, ở vị trí tiền vệ.
Sự nghiệp.
Sinh ra tại Vaduz, Christen đã chơi bóng đá câu lạc bộ ở Thụy Sĩ, Liechtenstein và Thái Lan như "FC Triesen, FC Balzers, FC Wil, FC Gossau, FC Vaduz, FC Linth 04, USV Eschen / Mauren và Singhtarua".
Anh tham gia đội tuyển quốc gia Liechtenstein vào năm 2008. Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên của mình trong trận đấu với Bosnia và Herzegovina tại chiến dịch vòng loại World Cup 2014. | 1 | null |
Lazarus Kaimbi (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1988) là một tiền đạo và hiện đang là cầu thủ của Suphanburi. Kaimbi gia nhập câu lạc bộ Nam Phi Jomo Cosmos từ Ramblers FC Namibia vào tháng 11 năm 2006. Anh ghi hai bàn trong chiến thắng của Namibia trước đối thủ Djibouti trong vòng đầu tiên của vòng loại World Cup 2014 vào tháng 11 năm 2011. | 1 | null |
Emerson Cesario, còn gọi là Emerson (sinh ngày 16 tháng 2 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá hiện đang chơi cho câu lạc bộ Chiangrai United trong khuôn khổ giải Thai Premier League.
Emerson sinh ra tại Campo Mourão, Brazil có tổ tiên là người Đông Timor. Anh là thủ môn của đội tuyển quốc gia Đông Timor. Thành tích tốt nhất của anh là khi thi đấu với đối thủ là Việt Nam tại trận đấu thứ ba của SEA Games 2011, mặc dù đội bóng của anh bị thua trận. | 1 | null |
Cleiton Augusto Oliveira Silva (sinh ngày 3 tháng 2 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá người Brazil đang chơi cho Delfines theo dạng cho mượn từ Querétaro, anh là một cầu thủ chạy cánh tài năng, với những pha đi bóng và lừa bóng qua các hậu vệ với tốc độ của mình. | 1 | null |
Cu li () có nghĩa là một người lao động chân tay, có một loạt các ngụ ý khác và đôi khi được coi là xúc phạm hoặc miệt thị, tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử và địa lý; tại Ấn Độ, nơi bắt nguồn của nó, từ này vẫn được coi là sự khinh miệt. Trong nhiều khía cạnh, nó là tương tự như từ "peón" trong tiếng Tây Ban Nha, mặc dù cả hai thuật ngữ này được sử dụng ở một số quốc gia với các ý nghĩa khác nhau.
Từ này bắt nguồn từ Nam Á vào thế kỷ 17 và có nghĩa là người làm công nhật, nhưng từ thế kỷ 20, từ này đã được sử dụng trong khu vực đó để chỉ những người khuân vác tại các nhà ga. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, từ "cu li" thường được sử dụng nhiều nhất đối với những người lao động theo giao kèo gốc Nam Á, Đông Nam Á hoặc Trung Quốc.
Cu li hiện được coi là xúc phạm hoặc chế nhạo chủng tộc ở Caribe, Châu Phi, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Âu - liên quan đến những người từ Châu Á. Từ này có nghĩa đặc biệt tại Nam Phi, Đông Phi, Trinidad và Tobago, Guyana, Suriname, Jamaica, Mauritius, Fiji và bán đảo Mã Lai. Năm 2000, quốc hội Nam Phi ban hành Đạo luật thúc đẩy phòng chống phân biệt đối xử không công bằng, trong đó một trong những mục tiêu chính của nó là ngăn chặn các điều khoản ngôn từ thù hận như "cu li" (koelie).
Trong văn hóa đại chúng Ấn Độ hiện đại, cu li thường được miêu tả là những anh hùng hay phản anh hùng thuộc tầng lớp lao động. Các bộ phim Ấn Độ tôn vinh cu li bao gồm "Deewaar" (1975), "Coolie" (1983), "Coolie No 1" (1991), "Coolie" (1995), "Coolie No 1" (1995), "Coolie" (1997), "Coolie" (2004), "Coolie No 1" (2019), "Coolie No 1" (2020).
Trong cộng đồng người Việt thế kỷ trước, từ "cu li" chỉ người lao động phổ thông và trong khoảng thời gian gần đây từ này có thêm một nghĩa mới là người đi làm việc bán thời gian.
Từ nguyên.
"Cu li" bắt nguồn từ tiếng Hindustan là "qulī" (, قلی), tự nó có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman để chỉ nô lệ (hoặc như là tên gọi chung để chỉ mọi thần dân của đế quốc không phụ thuộc vào địa vị xã hội), قول ("qul"). Một diễn giải khác cho rằng từ "qulī" trong tiếng Hindustan có nguồn gốc từ bộ lạc thổ dân Gujarati hay đẳng cấp được biết đến như là "kuli", một từ được người Bồ Đào Nha vay mượn và sử dụng nó tại miền nam Ấn Độ, từ đó mà có từ "kuli" trong tiếng Tamil. Từ này đã từng được sử dụng theo ý nghĩa này để chỉ những người lao động chân tay đến từ Ấn Độ. Năm 1727, Dr. Engelbert Kämpfer mô tả "cu li" là các lao động phổ thông trên bến tàu làm việc dỡ hàng từ các tàu buôn của Hà Lan tại cảng Nagasaki ở Nhật Bản.
Từ tiếng Trung 苦力 (bính âm: kǔlì) phiên âm là "khổ lực" trong cách phát âm Quan Thoại, theo nghĩa đen là "sức lực cay đắng" nhưng nói chung được hiểu như là "lao động cực nhọc". Trong tiếng Quảng Đông, thuật ngữ này là 咕 喱 (Jyutping: Gu lei). Từ dùng để chỉ một nô lệ châu Á. Thành ngữ Philippines tại Pangasinan "makuli" cũng bắt nguồn từ "qulī" (, قلی), một chứng cứ về ảnh hưởng của Ấn Độ tới Đông Nam Á biển đảo trước khi người Tây Ban Nha đến đây.
Ở miền nam Iran (một số thành phố) từ này được sử dụng với nghĩa là người lao động cấp thấp làm công nhật. Cu li đặc biệt được dùng với người lao động thực hiện mang vác trên lưng của họ hoặc làm lao động thủ công. Từ "cool" trong khu vực đó là tiếng lóng giữa người dân địa phương dùng để chỉ lưng con người. | 1 | null |
Coelophysis ( hay ;), là một chi khủng long chân thú họ Coelophysidae nguyên thủy sống vào kỷ Trias (khoảng 216 đến 203 triệu năm trước) tại nơi ngày nay là Tây Nam Hoa Kỳ. "Coelophysis" có tầm vóc nhỏ, mảnh khảnh, là động vật ăn thịt hai chân cỡ nhỏ ở mặt đất, có thể phát triển đến chiều dài 3 m (9,8 ft). Nó là một trong những chi khủng long được biết đến sớm nhất. | 1 | null |
Trương Anh Ngọc (sinh ngày 19 tháng 1 năm 1976) là một phóng viên thời sự quốc tế, phóng viên thể thao, bình luận viên bóng đá, nhà văn và nhà báo người Việt Nam. Anh Ngọc được biết đến là một trong những phóng viên thể thao hàng đầu Việt Nam, đặc biệt về bóng đá và nhất là bóng đá Ý. Ngoài ra, anh cũng nổi tiếng là một trong những bình luận viên được yêu thích qua nhiều giải đấu và là phóng viên tác nghiệp tại các sự kiện thể thao lớn trong và ngoài nước. Kể từ năm 2010, anh là phóng viên Việt Nam đầu tiên và duy nhất tới nay được tạp chí danh tiếng "France Football" mời tham gia bình chọn cho danh hiệu Quả bóng vàng.
Ngoài việc là phóng viên thể thao, công việc chính của Anh Ngọc là phóng viên thông tin quốc tế. Anh là trưởng cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Ý trong giai đoạn 2007–2010 và 2013–2016. Trong các giai đoạn 2010–2013 và 2016 đến nay, anh còn làm biên tập viên rồi Thư ký tòa soạn cho báo "Thể thao & Văn hóa", ngoài ra cũng là cộng tác viên của nhiều đài truyền hình cùng nhiều tờ báo và tạp chí lớn. Từ tháng 2 năm 2011, anh sở hữu một chuyên mục riêng trên báo "Thể thao & Văn hóa" mang tên "Anh Ngọc & Calcio", rồi sau đó là một chương trình cùng tên được phát sóng hàng tuần từ tháng 9 năm 2012 trên hệ thống truyền hình Cáp của Đài Truyền hình Việt Nam (VTVCab). Anh cũng là người phát động phong trào "Cổ vũ bóng đá có văn hóa" trong cộng đồng bóng đá Việt Nam vào đầu năm 2013. Từ năm 2018, anh trở lại làm bình luận viên cho Serie A trên kênh truyền hình FPT.
Bên cạnh công việc phóng viên, Anh Ngọc cũng đã cho ra mắt những cuốn ký sự viết về hành trình khám phá và tác nghiệp của mình. Cuốn sách đầu tay "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi" được phát hành vào tháng 5 năm 2012 có được nhiều đánh giá rất tích cực từ người hâm mộ. Các cuốn bút ký tiếp theo "Phút 90++" (2013), "Nghìn ngày nước Ý, nghìn ngày yêu" (2017), "Hẹn hò với Paris" (2018) và "Đi khi ta còn trẻ" (2022) đều có được thành công nhất định.
Thiếu thời.
Anh Ngọc sinh năm 1976 tại Hà Nội. Khi còn nhỏ, anh theo học tại trường tiểu học Tây Sơn, sau đó là trường THCS Lê Ngọc Hân và THPT Lý Thường Kiệt. Cha anh, Trương Đức Anh, từng là phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng ở mặt trận Quảng Trị năm 1972 và chính là hình mẫu phấn đấu của anh. Ông Trương Đức Anh từng giữ chức Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
Sau một lần đọc bài viết trên báo "Thể thao & Văn hóa" viết về chức vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới 1982 của đội tuyền Ý, anh bắt đầu quan tâm tới môn thể thao và đất nước này.
Bài viết đầu tiên được đăng báo của Anh Ngọc là bài bình luận chiến thắng của F.C. Barcelona trên báo "Thể thao Việt Nam" vào tháng 5 năm 1992. Năm 1994, anh thi đỗ vào Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khi còn là sinh viên, Anh Ngọc thường xuyên tham gia các trận đấu bóng đá của nhà trường và được bạn bè đặt biệt danh "Thierry Lazure". Năm 1997, anh giành học bổng để theo học tại khoa báo chí và truyền thông tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore chuyên ngành về công nghệ truyền thông và ảnh báo chí.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp phóng viên.
Trở về từ Singapore vào năm 1998, Anh Ngọc được mời về thiết kế website và suýt nữa đã trở thành nhân viên của Công ty Điện toán và truyền số liệu, song tình yêu bóng đá đã đưa anh trở thành biên tập viên thể thao của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Ban đầu công việc của anh chỉ là bình luận những trận phát lại thay thế cho biên tập viên Long Hải. Trong thời gian tại đây, Anh Ngọc tham gia nhiều công việc như bình luận viên, phóng viên ảnh, thậm chí từng làm biên tập viên cho một chương trình âm nhạc quốc tế có tên "Giai điệu cuối tuần" trong giai đoạn 1999–2000. Ngoài ra, anh cũng là người phụ trách chuyên mục "Cabin bình luận viên" trên báo "Hoa học trò" từ năm 2000 đến 2002, cùng với đó là xuất hiện cùng với 2 bình luận viên Quang Huy và Long Vũ trong số đầu tiên của "Hoa học trò 2!" năm 2002. Anh trở thành bình luận viên chính thức của giải Serie A kể từ mùa giải 1998–1999. Đây là chương trình truyền hình thể thao trực tiếp đầu tiên của Đài truyền hình Hà Nội, và cũng vì lý do trên mà anh bắt đầu tự mày mò học tiếng Ý. Tiếp đó, anh tham gia bình luận giải đấu Euro 2000 của đài. Trận đấu cuối cùng anh bình luận cho đài là chiến thắng 4–2 của Lazio trước Inter Milan mùa giải 2001–02.
Sau 4 năm công tác, Anh Ngọc chuyển sang làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam, cụ thể là báo "Thể thao & Văn hóa", vào tháng 5 năm 2002. Tại đây, công việc chính của Anh Ngọc là phóng viên thời sự quốc tế, tuy nhiên anh vẫn tiếp tục viết bài về bóng đá và làm bình luận viên cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Năm 2007, anh là trưởng cơ quan thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Ý trong nhiệm kỳ 3 năm. Trở về nước vào năm 2010, anh trở thành biên tập viên và thư ký tòa soạn, phụ trách mảng thể thao của báo "Thể thao & Văn hóa". Từ tháng 2 năm 2011, anh sở hữu chuyên mục riêng mang tên "Anh Ngọc & Calcio" trên báo "Thể thao & Văn hóa", không lâu sau đó chương trình cùng tên được lên sóng trên kênh "Bóng đá TV" của VTVCab. Chương trình được đánh giá cao và có được đông đảo người hâm mộ theo dõi hàng tuần. Tháng 10 năm 2013, Anh Ngọc quay trở lại Ý, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai của mình trong vai trò trưởng cơ quan thường trú tại đây.
Anh Ngọc chính là phóng viên Việt Nam duy nhất có mặt tại Oman vào tháng 10 năm 2003 trong chiến thắng lịch sử 1-0 của đội tuyển quốc gia trước đội tuyển Hàn Quốc – đội vừa giành vị trí thứ 4 thế giới ở World Cup 2002 – với bàn thắng duy nhất của Phạm Văn Quyến. Sau chuyến đi đó, anh đã thực hiện loạt bài độc quyền cho báo "Thể thao & Văn hóa", trong đó có bài phỏng vấn Văn Quyến ngay sau trận đấu.
Anh Ngọc tham gia trực tiếp viết bài phục vụ các sự kiện bóng đá lớn như World Cup 2002 và thực hiện nội dung của chương trình "Tin nhanh World Cup 2006" của Thông tấn xã Việt Nam. Trong thời gian diễn ra Euro 2004, anh chỉ tham gia làm khách mời truyền hình. Xuyên suốt World Cup 2006, anh tham gia bình luận trực tiếp 7 trận đấu của đội tuyển Ý cùng bình luận viên Quang Huy (giải đấu mà đội tuyển Ý lên ngôi vô địch). Sau đó, anh là đặc phái viên chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, trực tiếp đưa tin tức và hình ảnh tại 3 sự kiện lớn Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012 – những giải đấu và hành trình sau này trở thành nội dung và cảm hứng cho anh viết nên cuốn bút ký "Phút 90++" không lâu sau.
Năm 2009, Anh Ngọc thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn với danh thủ Alessandro Del Piero tại Trung tâm huấn luyện của câu lạc bộ Juventus, Torino, Ý. Đây chính là lần đầu tiên có một phóng viên người Việt Nam trực tiếp liên hệ và giữ bản quyền phỏng vấn một cầu thủ châu Âu mà không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào, 3 năm sau, vào tháng 1 năm 2012, anh tham gia làm trợ lý báo chí và ngôn ngữ cho chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của danh thủ Fabio Cannavaro, theo kèm là những bài viết và trao đổi với nhà vô địch thế giới người Ý.
Tháng 10 năm 2010, tạp chí "France Football" đã trực tiếp liên hệ với Anh Ngọc để mời anh đại diện cho các nhà báo Việt Nam trong cuộc bầu chọn Quả bóng vàng FIFA lần thứ nhất, sau khi giải được hợp nhất với giải thưởng Quả bóng vàng châu Âu. Từ đó tới nay, anh cũng là nhà báo duy nhất của Việt Nam hàng năm có được vinh dự này.
Ngoài công việc tại Thông tấn xã Việt Nam, Anh Ngọc còn tham gia cộng tác với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và kênh thể thao K+. Anh cũng là khách mời thường xuyên của chương trình "Cà phê sáng" và các buổi bình luận bóng đá của nhiều đài truyền hình trong nước. Ngoài ra, anh cũng từng là khách mời cho chương trình "Khách của VTV3" của nhà báo Lại Văn Sâm vào tháng 10 năm 2012. Anh cũng là cộng tác viên cho nhiều tờ báo như "Tin tức", "Lao động", "Tuổi trẻ", "Thanh niên"... cùng nhiều tạp chí như "Đẹp", "Đàn ông"... Ngoài công việc viết bài, Anh Ngọc cũng là nhà báo ảnh dù tự nhận mình chưa bao giờ là một người chụp ảnh giỏi. Từ năm 2017, Anh Ngọc trở thành cố vấn của chương trình "Ai là triệu phú" và phụ trách chuyên mục về câu chuyện thể thao trong chương trình "Cafe sáng với VTV3" trên VTV.
Anh Ngọc cũng là một trong những nhà báo của Việt Nam tham gia tác nghiệp tại World Cup 2014 ở Brazil, Euro 2016 tại Pháp cũng như World Cup 2018 tại Nga. Anh trở lại bình luận cho Seria A sau khi FPT chính thức có được bản quyền phát sóng tại Việt Nam kể từ mùa giải 2018–19. Năm 2021, khi VTVcab có bản quyền Serie A, anh trở lại cabin bình luận của VTVCab sau 8 năm vắng bóng. Anh không thể đi tác nghiệp tại Euro 2020, giải đấu bị lùi sang mùa hè năm 2021 do những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Đây là giải đấu duy nhất anh không đi tác nghiệp kể từ Euro 2008 ở Áo và Thụy Sĩ. Anh cũng tham gia tác nghiệp tại World Cup 2022 ở Qatar.
Nhà văn.
Sau quãng thời gian công tác đầu tiên kéo dài gần 4 năm tại Ý, Anh Ngọc đã quyết định cho ra mắt cuốn tản văn đầu tay mang tên "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi" trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Văn hoá thể thao Ý-Việt vào ngày 23 tháng 5 năm 2012. Cuốn sách được phát hành và phân phối bởi công ty "Nhã Nam". Bộ khung cuốn sách đã được anh cùng nhà báo Yên Ba phác thảo từ năm 2007, bao gồm hơn 20 bài viết và ảnh chụp, ghi lại những khoảnh khắc khi anh sống tại đất nước này. Anh tâm sự cuốn sách là "một món quà tri ân các khán giả, độc giả cũ, đồng thời đem đến cho những người thuộc thế hệ trẻ chưa đi qua thời của chúng tôi". Nhìn chung, "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi" nhận được nhiều đánh giá tích cực từ độc giả. Nhà báo Yên Ba cho rằng ""Cuốn sách là "đồng xu" mà Anh Ngọc đã tặng cho bạn, để bạn ném xuống đài phun nước Trevi, nó sẽ giúp bạn đến với nước Ý." trong khi nhà báo Nguyễn Trương Quý cho rằng tác giả viết sách theo phong cách "bình luận bóng đá [...] bằng một tình yêu chân thành"", còn nhà báo Nguyễn Lương Phán đánh giá cao việc cuốn sách không bị tình cảm lấn át quá nhiều. Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long nhận xét rằng cuốn sách đã cho thấy tình yêu đặc biệt của Anh Ngọc với đất nước này. Cuốn sách sau đó cũng được giới thiệu trong chuyên mục "Mỗi ngày 1 cuốn sách" của kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Sau thành công của cuốn sách đầu tay, ngay trước khi lên đường nhận nhiệm kỳ thứ 2 tại Ý, Anh Ngọc cho ra mắt cuốn sách thứ hai của mình mang tên "Phút 90++" vào ngày 2 tháng 10 năm 2013. Tác phẩm là cuốn bút ký ghi lại những quãng đường tác nghiệp của anh tại 3 giải đấu lớn là Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012 dưới trải nghiệm của một nhà báo chứ không chỉ của một người du lịch. "Nhã Nam" tiếp tục là đơn vị phát hành cuốn sách này. Anh giải thích "hai dấu '+' [...] chính là những điều hoàn toàn ngoài sân cỏ". Ngoài ra, anh cũng giải thích về bức hình cậu bé da đen đứng sau cánh cửa mà anh chọn làm ảnh bìa: "Tôi đã bắt gặp lại mình của thời thơ ấu trong ánh mắt của cậu bé khi mở hé cánh cửa ấy...". Đạo diễn Việt Tú đánh giá cuốn sách mang đầy đủ yếu tố gai góc, chân thực cũng như lãng mạn trong khi báo "Nhân dân" cho rằng tác giả "đã thể hiện sự say nghề của một nhà báo, với con mắt quan sát sắc sảo, thấm đẫm tình người". Cuốn sách, cùng với "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi", sau đó trở thành một phần của chủ đề tranh luận "Đi" trong giới trẻ cùng khoảng thời gian đó.
Quan điểm.
Bóng đá.
Là một cây viết kỳ cựu đồng thời là một biên tập viên, một bình luận viên bóng đá nổi tiếng, Anh Ngọc có được sức hút lớn với những người quan tâm tới môn thể thao này và được coi là một trong những nhà báo thể thao hàng đầu Việt Nam. Dù nổi tiếng về tình yêu dành cho nước Ý, song anh cũng rất quan tâm tới bóng đá Việt Nam. Trong lần xuất hiện là khách mời của chương trình "Khách của VTV3" trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, anh bộc bạch trăn trở về nền bóng đá nước nhà khi khái niệm "chuyên nghiệp" vẫn chưa tồn tại trong "cách đầu tư, chuyên nghiệp là ở cách suy nghĩ của các ông chủ, chuyên nghiệp từ các trọng tài, từ thái độ thi đấu, tinh thần của các cầu thủ..." Mặt khác, anh cũng thể hiện nỗi niềm về khan hiếm tài năng bóng đá và tỏ ra đồng cảm với người hâm mộ bóng đá nước nhà: "Người hâm mộ mình tội lắm, họ ghét đấy, yêu đấy và luôn cho những người đã sai lầm ấy cơ hội. Chỉ tiếc, nhiều ngôi sao đã không ý thức được tình cảm ấy và vẫn tiếp tục phản bội người hâm mộ".
Nói về nghề bình luận viên bóng đá, Anh Ngọc tự nhận mình có phong cách bình luận sôi nổi của Nam Mỹ và thích cập nhật thông tin, ngay cả trong trận đấu. Mặt khác, anh cũng bộc lộ nhiều lo lắng: "Đam mê và cách thể hiện đam mê như thế nào thực ra mới chỉ là một phần của nghề này. Tôi đã thấy nhiều bình luận viên trẻ bây giờ có được niềm đam mê ấy, nhưng làm được việc là phân tích trận đấu như bình luận viên thế hệ đi trước thì chưa có ai". Anh Ngọc trực tiếp tham gia chương trình tuyển chọn bình luận viên trên kênh K+ mang tên "Người truyền lửa" vào năm 2012.
Bản thân Anh Ngọc cũng từng thổ lộ mong muốn thấy người hâm mộ thưởng thức bóng đá có văn hóa hơn và có thể được chia sẻ ý kiến với họ qua bất kể phương tiện nào Tháng 1 năm 2013, anh lên tiếng phát động phong trào "Cổ vũ bóng đá có văn hóa".
Nghề báo.
Công việc chính của Anh Ngọc không phải là một bình luận viên bóng đá hay phóng viên thể thao, mà là một phóng viên thời sự quốc tế. Tự nhận không được biết tới nhiều trong vai trò nhà báo, Anh Ngọc cho rằng đó là một động lực để thể hiện tốt hơn vai trò của mình.
Trong một bài viết trên tạp chí "Người làm báo" của Hội nhà báo Việt Nam, Anh Ngọc khẳng định nghề báo hiện đại cần phải đa năng và phải tìm tòi trong mọi yếu tố nhỏ nhất của cuộc sống. Hơn hết, anh cũng bày tỏ niềm đam mê được đi và khám phá, cùng với đó động viên những phóng viên trẻ hãy cố gắng thực hiện điều đó để hoàn thiện kỹ năng nghề báo của mình.
Hoạt động xã hội.
Ngoài những hoạt động liên quan tới cộng đồng bóng đá Việt Nam, Anh Ngọc cũng tham gia tích cực vào những hoạt động xã hội khác. Anh có rất nhiều người hâm mộ, trên mạng xã hội và trong cả đời thực, và là một nhà báo có sức ảnh hưởng đến tầng lớp trẻ tuổi. Sau những hiệu ứng từ những cuốn sách "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip, "Tôi là một con lừa" của Nguyễn Phương Mai, và "John đi tìm Hùng" của John Hùng Trần... 2 cuốn tản văn của Anh Ngọc cũng được đưa vào trào lưu "văn học du ký" cùng những tranh luận (và cả tranh cãi) về chủ đề "Đi" trong giới trẻ. Cá nhân Anh Ngọc cho rằng mình viết sách dưới ngòi bút của một nhà báo, "đi như một người phượt nhưng không viết theo kiểu phượt. Tôi không kể lại chuyến hành trình đó một cách tỉ mỉ, mà viết cảm nhận về cuộc sống, con người ở đó", từ đó, anh rất ủng hộ giới trẻ tích cực "đi" để khám phá bản thân và cuộc sống.
Anh Ngọc cũng là người tham gia trao đổi về tác dụng về việc đọc sách trong buổi trò chuyện "Quyển sách thay đổi cuộc đời" cùng Á hậu Ngọc Oanh và cây bút Dâu Tây vào tháng 3 năm 2013. Ngày 25 tháng 8 cùng năm, anh cùng giáo sư Nguyễn Lân Dũng và nhà sử học Dương Trung Quốc cũng tham gia buổi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thành công mang tên "Tôi 2.0: Bước đệm tới thành công" với sinh viên Hà Nội.
Anh Ngọc cùng Đinh Tiến Dũng chính là 2 người bình luận cho cuộc thi ABU Robocon 2013 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Anh cũng từng tham gia vào video ca nhạc "Tôi là ngôi sao" của ca sĩ Hiền Thục, ra mắt vào giữa năm 2013. Video được sản xuất bởi Chu Minh Vũ, đạo diễn Lê Hà Nguyên. "Running man" Vũ Xuân Tiến cũng góp mặt trong video này. Anh Ngọc cũng chính là một trong những người trực tiếp hỗ trợ truyền thông và cố vấn cho Vũ Xuân Tiến sau khi "Running man" đột nhiên trở nên nổi tiếng khoảng giữa năm 2013. Kể từ năm 2013, anh cũng tham gia làm thành viên ban cố vấn của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". Kể từ năm 2020, anh cũng tham gia làm "nhà thông thái" của chương trình Ai là triệu phú. Năm 2022, anh đã tham gia và trở thành một trong những đại sứ truyền thông cho chiến dịch Tôi đồng ý ủng hộ hôn nhân đồng giới tại Việt Nam.
Đời tư.
Anh Ngọc là người hâm mộ nổi tiếng của câu lạc bộ A.C. Milan. Anh thổ lộ ước mơ được tới nước Ý xuất hiện kể từ sau khi được xem World Cup 1990 và kỷ niệm với bài hát "Un'estate italiana" trình bày bởi Gianna Nannini và Edoardo Bennato. Thần tượng của anh, không chỉ trên sân cỏ mà còn về lối sống và đạo đức, là cựu danh thủ người Hà Lan, Marco van Basten. Ngoài đội tuyển Ý, anh còn ưa thích các đội tuyển Argentina, Hy Lạp và Hoa Kỳ. Anh cũng là một người hâm mộ câu lạc bộ Thể Công.
Anh Ngọc kết hôn năm 2002 với Nguyễn Thanh Thủy, một phóng viên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Họ có một người con gái là Anh Thư, sinh năm 2003, và sở hữu một căn nhà nhỏ tại phố Hào Nam, Hà Nội. Sau này, cặp vợ chồng chuyển đến sinh sống tại khu chung cư Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội). Anh Thư là cổ động viên cuồng nhiệt của câu lạc bộ A.S. Roma và danh thủ Francesco Totti. "Anh Thư" (và "Thư Anh") cũng là một trong những bút danh khác của Anh Ngọc trong những bài viết ngoài chủ đề bóng đá tại một vài ấn phẩm.
Ngoài niềm đam mê bóng đá và sở thích đi du lịch, Anh Ngọc cũng rất thích đọc, trong đó đặc biệt quan tâm tới Alexandre Dumas, Victor Hugo, Emile Zola và Lev Tolstoy. Nhân vật yêu thích của anh khi còn nhỏ thanh tra Corrado Cattani trong serie phim "Bạch tuộc" (1986) và cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" của Edmondo De Amicis. Anh cũng ưa thích điện ảnh, thích xem phim, đặc biệt là điện ảnh Mỹ. Ngoài Van Basten, Anh Ngọc còn thần tượng vị tướng Napoléon Bonaparte. Về âm nhạc, anh yêu thích những nghệ sĩ như Frédéric Chopin, Wolfgang Amadeus Mozart, Richard Clayderman, Ennio Morricone, Queen, Michael Jackson, Whitney Houston và The Beatles.
Cũng giống với rất nhiều bình luận viên nổi tiếng khác, Anh Ngọc có thú vui là chơi và thu thập thông tin từ những game bóng đá điện tử như "Championship Manager" (tiền thân của "Football Manager") hay "Pro Evolution Soccer". | 1 | null |
Evgeny Ilgizovich Bareev (sinh 21 tháng 11 năm 1966 trong một gia đình Tatar) là một Đại kiện tướng và huấn luyện viên cờ vua người Nga (trước là Liên Xô). Từ tháng 9 năm 2015 ông chuyển sang thi đấu dưới màu áo Canada. Vào tháng 10 năm 2003, ông đạt đến vị trí thứ tư thế giới, đồng thời Elo cũng đạt mức đỉnh cao là 2739.
Bareev là nhà vô địch thế giới lứa tuổi dưới 16 năm 1982, khi tài năng của ông lần đầu thể hiện ở đấu trường quốc tế. Thành công lớn nhất trong sự nghiệp Bareev là vô địch giải Corus tại Wijk aan Zee năm 2002. Tại giải này ông đạt 9 điểm / 13 ván, xếp trên các kỳ thủ hàng đầu khác như Alexander Grischuk, Michael Adams, Alexander Morozevich và Peter Leko.
Tại giải đấu người với máy tháng 1 năm 2003, Bareev đánh với chương trình HIARCS trong trận đấu 4 ván và cả bốn ván đều hòa. Tại giải Enghien-les-Bains ở Pháp năm 2003, Bareev vô địch. Năm 2010 ông xếp đồng hạng nhất với Konstantin Chernyshov, Lê Quang Liêm và Ernesto Inarkiev tại giải Moskva mở rộng .
Tại các giải vô địch thế giới, thành tích tốt nhất của Bareev là lọt vào giải chọn nhà thách đấu cho trận tranh ngôi vua cờ truyền thống năm 2004 ở Dortmund 2002. Bareev vào đến bán kết nhưng thua Veselin Topalov.
Tại Cúp cờ vua thế giới 2005, Bareev giành một suất vào giải chọn nhà thách đấu cho Giải vô địch cờ vua thế giới 2007, thi đấu vào tháng 5-6 năm 2007. Ông thắng Judit Polgár ở vòng đầu tiên (+2-1=3), tuy nhiên thua Peter Leko ở vòng hai (+0-2=3).
Ở nội dung đội tuyển, Bareev từng tham dự 5 Olympiad cờ vua. Năm 1990 ông khoác áo Liên Xô, 4 lần còn lại (1994, 1996, 1998 và 2006) ông khoác áo đội tuyển Nga. Trừ năm 2006, 4 lần tham dự còn lại Bareev đều có huy chương vàng đồng đội. Thành tích cá nhân tốt nhất là huy chương bạc bàn dự bị năm 1996 . Ngoài ra Bareev còn khoác áo đội Nga dự Giải vô địch đồng đội thế giới (3 lần, với 2 huy chương vàng, 1 huy chương đồng đồng đội và 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc cá nhân) và Giải vô địch đồng đội châu Âu (4 lần, với 2 huy chương vàng đồng đội) .
Bareev cũng có mặt trong đội tuyển Nga đấu với đội tuyển thế giới tại ở Moskva năm 2002. Ông là một trong 4 kỳ thủ của đội Nga đánh đủ 10 trận, đạt 6 điểm (+3 =6 –1). Bareev cùng Morozevich là hai kỳ thủ đạt nhiều điểm nhất cho đội Nga, cũng như có hiệu suất thi đấu cao nhất (2770) .
Ông làm trợ tá cho Vladimir Kramnik khi Kramnik đánh trận tranh ngôi vua cờ truyền thống năm 2000 với Garry Kasparov.
Từ 2010 đến 2011, Bareev làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển nam của Nga . | 1 | null |
Mã Hy Phạm () (899-30 tháng 5 năm 947), tên tự Bảo Quy (寶規), gọi theo thụy hiệu là Sở Văn Chiêu vương (楚文昭王), là quân chủ thứ ba của nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc.
Thân thế.
Mã Hy Phạm sinh năm 899, dưới triều đại của Đường Chiêu Tông, ông là tứ tử của quân phiệt Mã Ân. Đương thời, Mã Ân mới giành quyền kiểm soát Đàm châu, và chưa hoàn toàn kiểm soát được Vũ An- sau trở thành trấn trung tâm của nước Sở, song đang dần củng cố quyền lực. Mẹ của Mã Hy Phạm là Trần thị, bà là thiếp của Mã Ân. Huynh trưởng của Mã Hy Phạm là Mã Hy Chấn (馬希振) do chính thất sinh. (Trần thị về sau còn sinh Mã Hy Quảng, một trong số ít nhất 35 con trai của Mã Ân.) Mã Hy Phạm và thứ huynh là Mã Hy Thanh được ghi là sinh cùng ngày.
Trước khi trị vì.
Triều Đường bị triều Hậu Lương thay thế vào năm 907, Sở vương Mã Ân trở thành một chư hầu của Hậu Lương. Sang năm 909, tướng Ngô Chu Bản (周本) đánh bại và bắt giữ quân phiệt Nguy Toàn Phúng, thuộc hạ của Nguy Toàn Phúng là Cát châu thứ sử Bành Can (彭玕) chạy sang Sở quy phục Mã Ân. Mã Ân phong cho Bành Can làm Sâm châu thứ sử, và cho Mã Hy Phạm kết hôn với con của Bành Can.
Năm 923, Hậu Lương bị Hậu Đường chinh phục, Mã Ân quy phục Hậu Đường, cử Mã Hy Phạm đến kinh thành Lạc Dương cống nạp. Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc thấy Mã Hy Phạm nhanh nhẹn thông minh thì yêu mến, song vì muốn ly gián Mã Ân với mưu chủ Cao Úc (高郁) nên nói với Mã Hy Phạm rằng "Gần đây nghe thấy rằng Mã thị đang bị Cao Úc cướp đoạt, nay có người con trai như thế này thì Cao Úc sao có thể đạt được?" (Mã Ân không lay động, song Cao Úc bị Mã Hy Thanh sát hại vào năm 929.)
Quân chủ Kinh Nam Cao Quý Hưng nguyên cũng là chư hầu của Hậu Dường, song sang tháng 6 ÂL năm 928 lại quay sang chống Hậu Đường và quy phục Ngô. Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên lệnh cho Mã Ân thảo phạt Cao Quý Hưng. Mã Ân khiển Hứa Đức Huân đem binh tiến công Kinh Nam, cho Mã Hy Phạm làm giám quân. Khi quân Sở đến Sa Đầu, họ giáp mặt với quân Kinh Nam. Cháu của Cao Quý Hưng là Vân Mãnh chỉ huy sứ Cao Tòng Tự (高從嗣) một mình cưỡi ngựa đến gần chỗ quân Sở khiêu chiến với Mã Hy Phạm. Tướng Sở là Quyết Thắng phó chỉ huy sứ Liệu Khuông Tề (廖匡齊) ra đấu và giết Cao Tòng Tự. Cao Quý Hưng sợ hãi thỉnh hòa, Hứa Đức Huân trở về.
Lúc này, các con của Mã Ân tranh đấu với nhau để giành quyền kế tập. Mã Hi Chấn là trưởng tử và do chính thất sinh, song Mã Ân cuối cùng lại chọn Mã Hy Thanh do sủng ái mẹ Viên đức phi của người này, Mã Hy Phạm và Trần phu nhân oán giận vì ông sinh cùng ngày với Mã Hy Thanh. Ngày Kỷ Tị (10) tháng 11 (2 tháng 12), Vương Ân qua đời, di mệnh chư tử phải truyền lại ngôi vị cho huynh đệ, còn để kiếm ở từ đường và nói ai làm trái mệnh thì hãy giết, Mã Hy Thanh kế vị.
Trị vì.
Thời Hậu Đường.
Ngày Tân Mão (11) tháng 7 năm Nhâm Thìn (15 tháng 8 năm 932), Mã Hy Thanh qua đời. Các đại thần, dẫn đầu là Lục quân sứ Viên Thuyên (袁詮) và Phan Ước (潘約) nghênh đón Trấn Nam tiết độ sứ Mã Hy Phạm ở Lãng châu để lập làm người kế nhiệm. Ngày Canh Thân (11) tháng 8 (13 tháng 9), Mã Hy Phạm đến Trường Sa, đến ngày Tân Dậu hôm sau thì tập vị. Ngày Nhâm Ngọ (3) tháng 9 (5 tháng 10), Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Mã Hy Phạm giữ chức Vũ An tiết độ sứ, kiêm "Thị trung". Đến ngày Ất Mão (9) tháng 2 năm Quý Tị (7 tháng 3 năm 933), Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm Mã Hy Phạm giữ chức Vũ An-Vũ Bình tiết độ sứ kiêm "Trung thư lệnh".
Mã Hy Phạm sau khi tự vị thì bất lễ với Viên đức phi, nhiều lần khiển trách con của bà là Thân tòng đô chỉ huy sứ Mã Hy Vượng (馬希旺). Viên đức phi thỉnh thu lại chức quan của Mã Hy Vượng và để người này làm đạo sĩ. Mã Hy Phạm từ chối, song tước quân chức của Mã Hy Vượng, bắt đến ống ở nhà tre cửa cỏ, không cho phép tụ họp với huynh đệ. Sau khi Viên đức phi qua đời, Mã Hy Vượng cũng buồn rầu uất ức mà mất.
Ngày Nhâm Thìn (21) tháng 1 năm Giáp Ngọ (7 tháng 2 năm 934), Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu phong tước Sở vương cho Mã Hy Phạm.
Tĩnh Giang tiết độ sứ-Đồng bình chương sự Mã Hy Cảo (馬希杲) do Hoa phu nhân sinh. Mã Hy Cảo là người thiện chính, tuy nhiên Giám quân Bùi Nhân Chiếu (裴仁照) vu cáo với Mã Hy Phạm rằng Mã Hy Cảo cố gắng thu phục lòng dân chúng. Điều này khiến cho Mã Hy Phạm nghi ngờ Mã Hy Cảo, đến tháng 4 ÂL năm Bính Thân (936), tướng Nam Hán Tôn Đức Uy (孫德威) xâm nhập hai châu Mông, Quế, Mã Hy Phạm mệnh đệ là Vũ An tiết độ phó sứ Mã Hy Quảng tạm quyền cai quản quân phủ sự tại Trường Sa, tự đem năm nghìn bộ binh và kị binh đến Quế châu. Mã Hy Cảo trở nên sợ hãi, Hoa phu nhân hẹn Mã Hy Phạm ở Toàn Nghĩa lĩnh, bà nói: "Hi Cảo quản lý vô trạng, khiến cho khấu nhung [tức quân Nam Hán] nhập cảnh làm phiền Điện hạ phải thân vượt hiểm trở, đó đều là tội của kẻ làm thiếp đây. Nguyện xin trừ bỏ phong ấp, đêm tối quét dọn cung đình, để chuộc tội cho Hy Cảo." Mã Hy Phạm đáp lại rằng: "Ta lâu ngày không thấy Hy Cảo, nghe thấy nó quản lý lạ kỳ, do đó đến để xem, không có gì khác." Quân Nam Hán rút đi, song Mã Hy Phạm chuyển Mã Hy Cảo làm tri Lãng châu.
Thời Hậu Tấn.
Năm 936-937, Thạch Kính Đường liên kết với Khiết Đan, lật đổ Hậu Đường Mạt Đế Lý Tòng Kha, và lập ra triều Hậu Tấn. Mã Hy Phạm tiếp tục là một chư hầu của Hậu Tấn.
Tháng chạp năm Đinh Dậu (khoảng tháng 1-2 năm 938), Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường trao thêm cho Mã Hy Phạm chức Giang Nam chư đạo đô thống, xử lý quân sự của Vũ Bình và Tính Giang.
Ngày Mậu Thân (7) tháng 5 năm Kỉ Hợi (28 tháng 5 năm 939), Hậu Tấn Cao Tổ ban thêm cho Mã Hy Phạm chức "Thiên Sách thượng tướng quân" — một chức tước từng do Đường Thái Tông và Mã Ân nắm giữ. Hậu Tấn Cao Tổ còn ban cho Mã Hy Phạm ấn, Mã Hy Phạm do vậy khai Thiên Sách phủ, đặt hiệu 'hộ quân đô úy', hay 'lĩnh quân tư mã' cho chư đệ và tướng; đồng thời cho 18 người làm học sĩ (giống như Đường Thái Tông xưa kia).
Tháng 8 ÂL năm đó, chư hầu của Hậu Thục là Khê châu thứ sử Bành Sĩ Sầu (彭士愁) dẫn một đội quân được thuật là hơn vạn người Man tiến công hai châu Thìn và Lễ của Sở. Bành Sĩ Sầu khiển sứ sang Hậu Thục cầu viện để tiến quân hơn nữa, Mạnh Sưởng thấy chiến dịch diễn ra quá xa nên không đồng ý. Ngày Tân Mùi (3) tháng 9 (18 tháng 10), Mã Hy Phạm mệnh Tả Tĩnh Giang chỉ huy sứ Lưu Kình (劉勍) và Quyết Thắng chỉ huy sứ Liệu Khuông Tề suất năm nghìn Hành Sơn binh tiến đánh Bành Sĩ Đầu. Sang tháng 11 ÂL, quân Sở thoạt đầu giành được thắng lợi, buộc Bành Sĩ Đầu phải bỏ Khê châu và chạy đến sơn trại. Tuy nhiên, trong cuộc bao vây các hang trên núi sau đó, Liệu Khuông Tề chiến tử. Khi Mã Hy Phạm khiển người đến viếng, mẹ của Liệu Khuông Tề không khóc và nói với sứ giả: "300 khẩu của Liệu thị ấm no là do Vương ban cho. Cả tộc phụng sự mà chết cũng chưa báo đủ huống chi là một đứa con trai. Mong Vương không phải vì thế mà nghĩ ngợi." Mã Hy Phạm cho rằng mẹ của Liệu Khuông Tề là người có đức hạnh, cấp giúp nhiều cho gia tộc của bà. Tháng giêng năm Canh Tý (940), Bành Sĩ Sầu đem ấn ba châu Khê, Cẩm, Tưởng thỉnh hàng Sở. Mã Hy Phạm dời trị sở của Khê châu đến nơi thuận tiện, cho Bành Sĩ Sầu làm Khê châu thứ sử và cho Lưu Kình làm Cẩm châu thứ sử. Theo như ghi chép, từ lúc đó các nhóm người Man trong khu vực phục tòng Sở. Mã Hy Phạm tự tuyên bố là hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện, dùng 5000 cân đồng để đúc trụ cao một trượng hai xích, cắm sâu 6 xích dưới lòng đất, khắc lời thề lên trên, dựng tại Khê châu.
Cùng năm 939, tướng Nam Hán là Triệu Quang Duệ chỉ ra rằng Nam Hán (đời vua Nam Hán Cao Tổ) và Sở chưa gửi sứ giả qua lại từ sau khi Mã hoàng hậu qua đời, và hai nước là thân lân cựu hảo, không thể để mất; tiến cử "Gián nghị đại phu" Lý Thư (李紓) làm sứ giả. Lưu Cung đồng ý, và sau khi Lý Thư đến Sở, vua Sở là Mã Hy Phạm cũng khiển sứ sang Nam Hán, tái lập quan hệ giữa hai nước.
Tháng 10 ÂL năm 939, Thuận Hiền phu nhân Bành thị qua đời, bà được mô tả là có dung mạo xấu xí song biết cách trị gia; Mã Hy Phạm cũng phải kiêng sợ. Sau khi bà qua đời, Mã Hy Phạm bắt đầu buông thả trong thanh sắc, thường uống rượu vào đêm. Ông còn sát hại một thương nhân để chiếm đoạt thê của người này, song người phụ nữ này tự sát chứ không chịu nhục.
Hè năm 941, Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ An Tòng Tiến (安從進) của Hậu Tấn phản lại triều đình. Hậu Tấn Cao Tổ cho Cao Hành Chu (高從誨) đem quân đi thảo phạt An Tòng Tiến, ban chiếu yêu cầu Sở và Kinh Nam trợ giúp. Mã Hy Phạm khiển Thiên Sách đô quân sứ Trương Thiếu Địch (張少敵) đem 150 chiến hạm vào Hán giang trợ giúp Cao Hành Chu, ngoài ra còn vận lương tặng cho quân Hậu Tấn, quân chủ Kinh Nam là Cao Tòng Hối cũng tuân theo.
Cùng năm 941, vua Nam Hán Cao Tổ (Lưu Cung) khiển sứ đến triều đình nhà Hậu Tấn ở Trung Nguyên, đề nghị cùng chiếm Sở (đời vua Mã Hy Phạm) rồi chia nhau lãnh thổ, song Hoàng đế Trung Nguyên là Thạch Kính Đường từ chối.
Tháng 10 năm Nhâm Dần (942), Mã Hy Phạm cho dựng Thiên Sách phủ to lớn, ngưỡng cửa đều được trang trí bằng vàng ngọc, bức vách dùng vài chục vạn cân đan sa. Vào mùa xuân và hè thì trải chiếu trúc, đến mùa thu và mùa đông thì dùng mộc miên làm thảm. Sở được mô tả là một nước giàu có với nhiều vàng bạc và trà, còn Mã Hy Phạm được chép là quá đỗi xa xỉ, chẳng hạn như trang trí thương dài giáo lớn bằng vàng khiến chúng chỉ có thể cầm được mà không dùng được. Sang năm sau, ông cho xây dựng Cửu Long điện (九龍殿), khắc tượng tám con rồng bằng gỗ trầm hương (con rồng thứ chín là bản thân ông), dùng vàng và đồ quý dùng để trang trí, dài hơn mười trượng. Để trang trải chi phí cho chúng, ông đánh thuế nặng, và còn bán cả chức quan lấy tiền, phú thương là đối tượng mua nhiều. Người dân Sở khi phạm tội, người giàu thì thu tiền, người khỏe thì làm binh, chỉ có người nghèo yếu là phải thụ hình. Ông còn đặt hàm (hòm thư), khiến dân bới móc tố cáo nặc danh lẫn nhau, khiến nhiều gia tộc bị diệt trừ. Khi Thiên Sách học sĩ Thác Bạt Hằng (拓拔恆) thượng thư khuyến gián, ông hết sức tức giận, Thác Bạt Hằng do vậy than thở rằng: "Vương quá ham muốn mà lại ương bướng không nghe lời khuyến gián, ta thấy nghìn khẩu nhà ấy sẽ lang bạt không lâu nữa." Nghe được lời của Thác Bạt Hằng, Mã Hy Phạm càng thêm tức giận, suốt đời không gặp người này nữa.
Năm 945, Mã Hy Phạm lại nghi ngờ Mã Hy Phạm cố gắng thu thập nhân tâm ở Lãng châu, do vậy ông cử người dò xét. Mã Hy Cảo sợ hãi, xưng rằng bị bệnh xin được về Trường Sa. Mã Hy Phạm từ chối và khiển thầy thuốc đến trị bệnh, thừa cơ độc sát Mã Hy Cảo.
Biết rằng hoàng đế đương thời của Hậu Tấn là Thạch Trọng Quý thích xa xỉ phẩm, Mã Hy Phạm nhiều lần dâng vật quý, xin được phong chức Đô nguyên soái. Ngày Giáp Thìn (17) tháng 9 năm Bính Ngọ (14 tháng 10 năm 946), Thạch Trọng Quý bổ nhiệm Mã Hy Phạm làm "Chư đạo binh mã đô nguyên soái".
Sau khi Hậu Tấn sụp đổ.
Năm 946, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang tiến công Hậu Tấn, tiêu diệt triều đại này vào tháng 1 năm 947 (tháng 12 năm Bính Ngọ). Da Luật Đức Quang tiến vào kinh thành Khai Phong và tuyên bố là hoàng đế của Trung Quốc, tức Liêu Thái Tông. Liêu Thái Tông khiển sứ giả đến Sở, ban cho Mã Hy Phạm tước "Thượng phụ", Mã Hy Phạm rất hài lòng. (Tuy nhiên, Liêu Thái Tông không lâu sau phải triệt thoái về bắc do sự kháng cự của người Hán; cựu tướng Hậu Tấn là Lưu Tri Viễn xưng đế và lập ra triều Hậu Hán, song các tin tức này chưa từng truyền đến Mã Hy Phạm.)
Mã Hy Phạm hết sức tin tưởng mẫu đệ Mã Hy Quảng, bổ nhiệm người này làm Vũ An tiết độ phó sứ, Thiên Sách phủ đô úy, Trấn Nam tiết độ sứ, cho quản lý công việc của quân phủ. Đêm ngày Nhâm Thìn (8) tháng 5 năm Đinh Mùi (30 tháng 5 năm 947), Mã Hy Phạm qua đời. Tướng tá của Sở thảo luận về việc chọn người kế vị, đa số ủng hộ Mã Hy Quảng dù Vũ Bình tiết độ sứ- tri Vĩnh châu sự Mã Hy Ngạc là người lớn tuổi nhất trong số các huynh đệ khi đó. Mã Hy Quảng do vậy được tuyên bố là quân chủ mới, cuối cùng dẫn đến một cuộc nội chiến giữa Mã Hy Quảng và Mã Hy Ngạc khiến quốc gia suy sụp. | 1 | null |
Sân bay Gò Găng là sân bay được quy hoạch xây dựng ở đảo Gò Găng thuộc xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sân bay này sẽ thay thế sân bay Vũng Tàu. Sân bay Gò Găng sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn của một sân bay cấp 3, với chiều dài đường băng 2.000m.
Thông tin.
Sáng 8/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức cuộc họp bàn việc di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu và đầu tư xây dựng mới sân bay Bà Rịa-Vũng Tàu tại đảo Gò Găng thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.
Hiện tại, sân bay Vũng Tàu nằm trên địa bàn phường 9, thành phố Vũng Tàu (chia cắt thành phố Vũng Tàu thành hai khu vực Bắc và Nam sân bay), có tổng diện tích 172ha. Hoạt động bay tại sân bay chủ yếu dùng cho các loại máy bay trực thăng phục vụ công tác hậu cần, dịch vụ dầu khí, huấn luyện và đào tạo phi công, phục vụ công tác quốc phòng.
Theo quy hoạch thành phố Vũng Tàu đến 2020, sân bay hiện hữu sẽ gây ảnh hưởng đến quy hoạch không gian phát triển của thành phố, ảnh hưởng đến an toàn người dân sống gần khu vực sân bay, không đảm bảo mỹ quan đô thị, hiệu quả khai thác sân bay thấp do không tiếp nhận được các loại máy bay cánh bằng cũng như không phát triển được các tuyến bay nội địa khác.
Bên cạnh đó, khả năng mở rộng, phát triển sân bay trong tương lai sẽ rất hạn chế.
Sau khi thảo luận, các cơ quan chức năng đã thống nhất phương án di dời và xây dựng mới sân bay Bà Rịa-Vũng Tàu trên đảo Gò Găng do tỉnh đưa ra.
Theo đó UBND Bà Rịa-Vũng Tàu đã chấp thuận diện tích quy hoạch sân bay Gò Găng là 284,5ha ranh giới sân bay tiếp giáp cụ thể như sau: Phía Đông Bắc giáp Đường Vũng Tàu – Gò Găng – Long Sơn; Phía Tây Nam giáp Vịnh Gành Rái; Phía Đông Nam giáp đường quy hoạch; Phía Tây Bắc giáp sông Chà Và. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng sân bay Gò Găng dự kiến hơn 1 tỷ USD.
Khi được hoàn thành thì sân bay gò găng sẽ đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO với chiều dài đường băng khoảng 2.400m. Công suất cảng dự kiến là 100.000 hành khách/ 1 năm và 500 tấn hàng hóa mỗi năm. | 1 | null |
Rigaudon (hay "rigadon", "rigadoon") là một điệu nhảy thời ba rốc tại Pháp, khởi nguồn từ thế kỷ 17 như một điệu nhảy dân gian. Phát triển tại các tỉnh ở miền nam như Vavarais, Languedoc, Dauphiné, Provence và trở thành điệu nhảy cung đình phổ biến dưới triều đại của vua Louis XIV của Pháp. Vào cuối thế kỷ XVIII, điệu nhảy đã trở nên phổ biến. | 1 | null |
Samsung Galaxy là loạt thiết bị điện thoại thông minh, tai nghe, đồng hồ thông minh và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android được thiết kế, sản xuất và tiếp thị bởi Samsung Electronics. Các dòng sản phẩm nổi bật của hãng có thể kể đến là dòng điện thoại có khả năng gập gọn Samsung Galaxy Z series,dòng điện thoại cao cấp Galaxy S series, Galaxy Note series của điện thoại và dòng máy tính bảng Galaxy Tab series.
Số kiểu máy - Model.
Từ tháng 9 năm 2013, số kiểu máy của các thiết bị trong dòng Samsung Galaxy có định dạng "SM-xxxx" (không bao gồm Galaxy J SC-02F). Trước đây, từ năm 2009 đến tháng 9 năm 2013, số mô hình ở định dạng "GT-xxxx".
Trong lịch sử sản xuất điện thoại của Samsung, có nhiều dòng sản phẩm Galaxy đã ra mắt, với tên chữ cái đặc trưng cho tính năng và phân khúc giá bán. Hiện tại hãng chỉ sản xuất dòng Galaxy Z, Note, S, A, M và F (điện thoại), Galaxy Buds (tai nghe thông minh), Galaxy Watch, Galaxy Fit, Galaxy Gear (thiết bị đeo thông minh) và máy tính bảng Galaxy Tab, các dòng khác đã bị khai tử do chiến lược tinh giảm và marketing.
Tất cả các điện thoại thông minh thuộc dòng Galaxy từng được phát hành bao gồm:
Một số mã hiệu điện thoại thông minh Samsung cho các biến thể:
Thiết bị.
Máy tính bảng.
Samsung Galaxy Tab.
Bài chi tiết: Samsung Galaxy Tab series
Thiết bị đeo.
Samsung Galaxy Note (tablet).
Bài chi tiết: Samsung Galaxy Note series
Máy ảnh.
Samsung Galaxy Camera.
Vào 29 tháng 8 năm 2012, Samsung giới thiệu máy ảnh kĩ thuật số thông minh được gọi là Samsung Galaxy Camera. Độ phân giải 16 megapixel, ống zoom quang học 21x, kết nối 4G, va sử dụng hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean. Trong suốt sự kiện IFA 2012 tại Berlin, Samsung xác nhận thêm chi tiết kĩ thuật với bộ xử lý lõi tứ 1.4GHZ và ISO 3200. | 1 | null |
Trong âm nhạc, divertimento (phát âm tiếng Việt: /đi-vec-ti-men-tô/; tiếng Anh: /dɪˌvɜːrtɪˈmɛntoʊ /) là một thể loại âm nhạc giải trí, tạo cảm giác nhẹ nhàng, vui tươi cho người nghe, được biểu diễn bởi nghệ sĩ độc tấu và thường là dàn nhạc nhỏ hòa tấu trong phòng, xuất hiện từ thế kỷ 18. Đây là thuật ngữ có gốc từ tiếng Ý, gồm "diverti (chuyển hướng)" + "mento" (giải lao/nghỉ ngơi), xuất hiện vào khoảng những năm 1750. Sau những năm 1780, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ nhạc phẩm nhẹ nhàng thuộc dạng nhạc thính phòng. Ở Việt Nam có người gọi là nhạc nhẹ.
Ví dụ và phân biệt.
W.A. Mozart được đánh giá là người nổi tiếng nhất đã sáng tác nhiều nhạc phẩm thể loại này. Tuy nhiên, đôi khi tác phẩm của ông cố tính chất như một bản giao hưởng nhỏ (sinfonia) như nhạc phẩm Salzburg K. 136, K. 137 và K. 138. Các nhà soạn nhạc khác có Leopold Mozart, Carl Stamitz, Haydn và Boccherini.
Sang thế kỉ XX, có thể kể đến các nhạc phẩm nhẹ nhàng của Alfred Reed, Nikolai Medtner, Ferruccio Busoni, Vincent Persichetti, Charles Wuorinen, Sergei Prokofiev, Béla Bartók, Benjamin Britten, Leonard Bernstein, Paul Graener, Gordon Jacob, Lennox Berkeley, Gareth Walters, Malcolm Arnold, Lars-Erik Larsson, Saint-Preux, Bohuslav Martinů và Joe Hisaishi.
Sự phân biệt thể loại này với các thể loại khác trong âm nhạc là không rõ rệt. Chẳng hạn: Igor Stravinsky đã chuyển một bản hòa tấu từ vở ba lê của mình thành thể loại này. Còn Joaquín Rodrigo gọi bản hòa tấu cello năm 1982 của mình là "Concierto como un divertimento" (Hòa tấu như nhạc nhẹ nhàng). Robert Davine cũng đã sáng tác hòa tấu nhạc thính phòng cho Flute, Clarinet, Bassoon và cả phong cầm, dù đây là loại nhạc cụ dễ gây vui vẻ nhưng lại ít nhiều "ồn ào" hơn bộ dây và kèn gỗ. | 1 | null |
Samsung Galaxy S5 là điện thoại thông minh Android của Samsung Electronics, đóng vai trò thừa kế cho Samsung Galaxy S4. Thông báo vào thang 1 2014, nó được dự kiến sẽ ra mắt vào Mobile World Congress thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha, từ 24 đến 27 tháng 2 và công bố toàn thế giới vào tháng 4. Lee Young Hee của Samsung cho biết sự kế thừa thành công của Galaxy Gear (Gear 2), sẽ được ra mắt cùng lúc với S5.
Thông số kỹ thuật.
Phần cứng và thiết kế.
Sự tiến hóa trong thiết kế của S5 phụ thuộc vào thiết kế của S4, với tổng thể, được làm từ polycarbonate mang một vẻ "quyến rũ hiện đại", và nắp lưng có thể thay thế. Không giống như sản phẩm trước, mặt sau của S5 sử dụng nhựa mềm chất lượng cao, và các họa tiết chấm tròn. S5 có chứng nhận IP67 chống bụi, và ngâm trong nước ở độ sâu lên đến 30. S5 sẽ có sẵn màu đen, xanh, vàng, và trắng. Màn hình của S5 rộng 1080p tấm nền Super AMOLED, lớn hơn S4 một chút, và cho phép tự động cân bằng trắng và điều chỉnh gam màu. Bên dưới màn hình là ba nút; gồm một nút "Home" vật lý nằm ở chính giữa có nhận diện vân tay bằng cách vuốt lên nó, cùng với nút "ứng dụng hiện tại" và "trở lại" cảm ứng điện dung; cùng với giao diện người dùng Android 4.0, S5 không sử dụng phím "Menu" như người tiền nhiệm của nó, mặc dù cách bố trí của nó còn đảo ngược so với thiết bị Android (như HTC One X và Galaxy Nexus, nơi mà phím "trở lại" nằm bên trái nút "Home"). S5 bao gồm máy ảnh 16 megapixel chính, cung cấp quay video 4K, tự động lấy nét (có thể lấy nét chỉ trong 0,3 giây), ảnh và video HDR, và cảm biến hình ảnh với công nghệ "Isocell" của Samsung, cô lập các điểm ảnh cá nhân trong cảm biến để nâng cấp khả năng nắm bắt ánh sáng. Samsung tuyên bố rằng máy ảnh sẽ tốt hơn và nhanh hơn so với S4 và có thể quay video 4K. Kế bên flash của máy ảnh chính của thiết bị là cảm biến đo nhịp tim có thể sử dụng như một phần của phần mềm S Health.
Sức mạnh của S5 là chip Snapdragon 801 2,5 GHz lõi tứ với 2 GB RAM. Mặc dù không được nhắc đến trong suốt buổi thuyết trình, một biến thể với Exynos 2,1 GHz tám lõi sẽ được phát hành trên thị trường nhưng chưa được xác định. Về kết nối, nó hỗ trợ 802.11ac MIMO Wi-Fi và LTE. S5 có pin 2.800 mAH; phần mềm nó có chế độ "Ultra Power Saving" để kéo dài thời lượng pin; khi kích hoạt, tất cả các quy trình không cần thiết sẽ bị vô hiệu hóa. Samsung tuyên bố rằng với Ultra Power Saving, S5 với 10% pin còn lại có thể kéo dài thêm 24 giờ ở chế độ chờ.
Phần mềm.
S5 cài sẵn hệ điều hành Android 4.4.2 "KitKat" và giao diện TouchWiz của Samsung. Không như TouchWiz trên S4, TouchWiz của S5 có một giao diện tinh tế hơn, mặc dù một số khía cạnh bị ảnh hưởng đến một số thỏa thuận bằng sáng chế với Google, mà yêu cầu Samsung ít thay đổi "cải cách" giao diện Android trên TouchWiz. S5 thêm tính năng "My Magazine" của Galaxy Note 3 trang cuối cùng bên trái của màn hình chủ, menu cài đặt được cập nhật dựa trên giao diện mới, có thêm chế độ Kid Mode, công cụ "Download Booster" cho phép tải tập tin lớn được chia trên LTE và Wi-Fi nâng cấp tốc độ, trong khi đó ứng dụng S Health có chức năng mở rộng, tích hợp bộ cảm biến nhịp tim mới trên thiết bị, cùng với đồng hồ thông minh Gear 2 và Gear Fit theo dõi hoạt động mới.
Galaxy S5 có một số tính năng bảo mật mới. Quét vân tay sử dụng để mở khóa, trong khi SDK có sẵn cho nhà phát triển thứ ba cung cấp chức năng vân tay cho ứng dụng của họ; PayPal sẽ tích hợp hỗ trợ cảm biến vân tay để xác nhận mua hàng trực tuyến. S5 có thêm tính năng "Private Mode", cho phép người dùng có thể ẩn ứng dụng hoặc tập tin mà không thể đăng nhập nếu thiếu xác nhận. Ứng dụng máy ảnh được cập nhật với menu mới "Shot & More" cho phép người dùng có thể chỉnh sửa ảnh sau khi chụp, và chế độ lấy nét sau. | 1 | null |
Nhạc Lãng mạn (, , , , , , ) là một thuật ngữ nói chung về các tác phẩm Âm nhạc thời kỳ Lãng mạn. Được ứng dụng với những bản ballad tự sự ở Tây Ban Nha, nó được sử dụng ở TK XVIII dành cho những đoạn trữ tình đơn giản và nhạc cụ đơn độc. | 1 | null |
Trong âm nhạc, nocturne là từ gốc tiếng Pháp (phát âm tiếng Việt: /nôc-tuyêc/; tiếng Anh: /ˈnɒk.tɜːn/) vốn lấy từ tiếng Latin "nocturnus", dùng để chỉ một thể loại âm nhạc lấy cảm hứng về ban đêm, có nhịp độ chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng và uyển chuyển, thường có tính chất mơ màng, đôi khi u buồn, gợi nhớ hoặc phù hợp với đêm khuya; ở , ở tiếng Việt đã được dịch là dạ khúc. Thể loại này được cho là xuất hiện vào thế kỷ XVIII, mà nhà soạn nhạc người Ireland là John Field (1782-1837) là một trong những người đầu tiên phát triển từ năm 1814.
Đây là một thể loại âm nhạc, không phải tên một tác phẩm, nên cần phân biệt với các nhạc phẩm cũng lấy tên giống hệt, như ca khúc "Nocturne" ở Secret Garden, hòa tấu "Nocturne" của Paul Mauriat, hoặc "Dạ khúc" của Châu Kiệt Luân, ...
Lược sử.
Tên "nocturne" lần đầu tiên được dùng cho các nhạc phẩm ở thế kỷ XVIII, để nói về một thể loại âm nhạc thường được biểu diễn cho một bữa tiệc buổi tối, gọi là "notturno". Lúc này, nhạc phẩm không nhất thiết phải gợi lên về đêm khuya, mà chỉ nhằm mục đích biểu diễn vào ban đêm, như một cuộc "dạo chơi" khuya trong âm nhạc. Đó là khác biệt chính giữa "notturno" (dạ khúc) "với serenade" (khúc nhạc chiều) là thể loại được biểu diễn vào buổi chiều đến khoảng 9 giờ tối. | 1 | null |
Geiranger là một làng ở Na Uy.
Làng này nằm ở cuối vịnh hẹp Geiranger tại vùng Møre og Romsdal và có khoảng 300 dân cư; vào mùa hè dân số gia tăng lên khoảng 2000. Người dân ở đây sống hầu như nhờ khách dụ lịch. Ngoài những chiếc thuyền Hurtigruten mỗi năm khoảng 100 chiếc tàu du lịch chạy vào vịnh hẹp Geiranger và dừng lại ở Geiranger.
Vào mùa hè những chiếc phà chở hành khách và xe hơi chạy nhiều lần trong ngày từ đây tới Hellesylt và Valldal.
Từ núi Dalsnibba cao khoảng 1500 m, mà có thể lên được bằng xe hơi, xe gắn máy, xe đạp hay xe buýt qua một con đường sỏi đá, người ta có được một quang cảnh nhìn xuống làng và vịnh hẹp Geiranger gây ấn tượng sâu sắc nhất. | 1 | null |
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: "Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade") tên viết tắt: "VietinBank", là một ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam.
Lịch sử.
Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên giao dịch ban đầu là IncomBank. Năm 2008, IncomBank đổi tên thành Vietinbank. VietinBank hiện có 1 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng trên toàn quốc.
Theo trang chủ của ngân hàng này:
Các mốc lịch sử.
- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 15/04/2008: Đổi tên thành Vietinbank, thay thế tên cũ IncomBank.
- Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
- Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước.
- Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN)
- Ngày 03/05/2017: Vietinbank chính thức công bố bộ nhận diện thuơng hiệu mới
Tai tiếng.
Đòi bồi thường.
Tòa sơ thẩm.
Theo VOV (đài tiếng nói Việt Nam), sáng ngày 17.01.2014 đại diện Ngân hàng ACB yêu cầu VietinBank phải trả số tiền gần 719 tỷ đồng cộng lãi phát sinh và đề nghị Hội đồng xét xử đưa VietinBank vào vụ án với tư cách bị đơn dân sự, với lý do là các hợp đồng tiền gửi giữa ACB với VietinBank đều hợp pháp vì được ký chữ ký thật (của ông Trương Minh Hoàng và bà Nguyễn Thị Minh Hương, hai Phó giám đốc VietinBank TP. HCM), đóng dấu thật của VietinBank. Và tiền của ACB đã chuyển vào hệ thống VietinBank, được VietinBank quản lý, trả lãi.
Ngoài ra bà Yei Pheck Joo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS), đã đòi tòa buộc VietinBank phải bồi thường cho SBBS số tiền 225 tỷ đồng, vì SBBS đã mở tài khoản gửi tiền ở VietinBank và chuyển trực tiếp 225 tỷ đồng vào ngân hàng này, chứ không phải vào tài khoản cá nhân Huyền Như hay các công ty của Huyền Như.
Ngày 21.01.2014 Công ty An Lộc (đơn vị bị chiếm đoạt 170 tỷ) tại tòa cũng đòi VietinBank bồi thường, với lý do là không làm ăn, không quan hệ, không gặp gỡ gì Huỳnh Thị Huyền Như, chỉ chuyển tiền từ một ngân hàng khác vào tài khoản của An Lộc tại VietinBank thông qua lệnh chuyển tiền điện tử.
Ngày 27.01.2014 hội đồng xét xử phán quyết rằng VietinBank "không biết về các hành vi lừa đảo" của bà Như nên không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền lừa đảo lên tới 4.000 tỷ đồng (200 triệu đôla Mỹ).
Tòa phúc thẩm.
Ngày 24.12.2014, phát biểu quan điểm trong phiên xét xử phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định bản án sơ thẩm sai sót nghiêm trọng và kiến nghị tòa hủy, sửa một phần để điều tra xét xử lại Huyền Như theo tội danh tham ô tài sản.
Viện KSND tối cao cho rằng là người có trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng VietinBank, Huyền Như đã chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của VietinBank mà trước đó bản án sơ thẩm xác định số tiền này do Huyền Như lừa đảo của các doanh nghiệp. Viện kiểm sát cho rằng Công ty Phương Đông là khách hàng của VietinBank từ trước. Tương tự là trường hợp của các khách hàng khác là Công ty Hưng Yên, An Lộc, SBBS, Hoàn Cầu. Toàn bộ số tiền của năm công ty này là 1.085 tỷ đồng đã được các công ty mở và gửi vào tài khoản hợp lệ, hợp pháp, tiền này cũng đã vào đến hệ thống của VietinBank và được thống kê kế toán của VietinBank. Hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi cho thấy Như chỉ chiếm đoạt sau khi tiền gửi hợp pháp đã vào VietinBank. Viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử tuyên buộc VietinBank phải có trách nhiệm trả tiền cho các khách hàng khi đánh mất tiền của họ.
Cùng gửi tiền vào VietinBank giống năm công ty, cùng bị chiếm đoạt, nhưng hai ngân hàng ACB và NaviBank đã bị viện kiểm sát đề nghị bác toàn bộ kháng cáo về trách nhiệm dân sự trong vụ án. Viện kiểm sát cho rằng hai ngân hàng này đã tự đặt mình vào tình trạng pháp lý để pháp luật không thể bảo vệ: "Việc mất tiền của ACB xuất phát từ lỗi của lãnh đạo ACB và Huỳnh Thị Bảo Ngọc và lỗi của nhân viên ACB tạo điều kiện thuận lợi cho Huyền Như chiếm đoạt. Chính ACB đã giao dịch trái pháp luật nên không được pháp luật bảo vệ, và vì lý do đó ACB phải chịu trách nhiệm về việc bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt 718 tỷ đồng".
Về việc bác kháng cáo của NaviBank, đại diện viện kiểm sát cho rằng cũng giống ACB, NaviBank đã có hành vi trái pháp luật là gửi tiền vào VietinBank để hưởng lãi suất chênh lệch bằng cách lập các hợp đồng tín dụng giả tạo để lách luật cho vay.
Ngày 7 tháng 1 năm 2015, Tòa phúc thẩm đã xử VietinBank phải bồi thường cho 5 công ty nêu trên, kiến nghị khởi tố vụ án đối với Trương Minh Hoàng, Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh TP HCM) liên quan đến việc ký kết các hợp đồng tiền gửi của Ngân hàng ACB và một số công ty khác, tạo điều kiện để Như làm giả chữ ký chiếm đoạt tiền; kiến nghị xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Sẻ (nguyên giám đốc VietinBank chi nhánh TP HCM), điều tra làm rõ trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng sai phạm kéo dài ở VietinBank.
Vụ án dân sự 5 công ty đòi bồi thường 2070 tỷ đồng.
Tại phiên tòa ngày 8-2-2018, đại diện của 5 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya, Công ty CP Đầu tư Hưng Yên, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP Đầu tư Thương mại An Lộc đòi VietinBank Việt Nam phải trả cho các doanh nghiệp này toàn bộ tiền gốc (số tiền bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là trên 1.085 tỷ đồng) cộng với lãi suất theo quy định. Họ cho là, đã gửi tiền vào tài khoản của mình tại VietinBank theo đúng quy định của VietinBank, việc Huỳnh Thị Huyền Như tự rút tiền từ những tài khoản này là chuyện nội bộ của ngân hàng. Số tiền đòi bồi thường cụ thể là Công ty Hưng Yên hơn 400 tỷ đồng, Công ty CP chứng khoán Saigonbank-Berjaya hơn 220 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu hơn 149 tỷ đồng; Công ty Phương Đông gần 900 tỷ đồng và Công ty An Lộc 400 tỷ đồng. | 1 | null |
Chương trình phát triển X-53 Active Aeroelastic Wing (AAW) là một dự án nghiên cứu. Dự án này do Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân (AFRL), Boeing Phantom Works và Trung tâm nghiên cứu bay Dryden của NASA hợp tác thực hiện, công nghệ nghiên cứu được thử nghiệm trên một chiếc McDonnell Douglas F/A-18 Hornet hoán cải. | 1 | null |
Nhạc thiếu nhi hay nhạc nhi đồng là thể loại âm nhạc được sáng tác dành cho đối tượng trẻ em. Nhạc thiếu nhi vừa có thể mang chức năng giải trí vừa có thể mang chức năng giáo dục, chẳng hạn dùng nhạc để dạy trẻ em biết về văn hóa của địa phương mình và các nơi khác, về cách cư xử đẹp, về những điều thực tế và về các kỹ năng. Nhiều bài hát thiếu nhi là dân ca; mỗi vùng miền lại có một đặc trưng của nhạc thiếu nhi. | 1 | null |
Lý Tùng Ích (李從益, 931-23 tháng 6, 947), tước Hứa vương (許王), là một thân vương của triều Hậu Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong tình hình hỗn loạn sau khi Khiết Đan diệt Hậu Tấn, một tướng Khiết Đan là Tiêu Hàn buộc Lý Tùng Ích phải xưng đế. Sau đó, Lý Tùng Ích bị Hậu Hán Cao Tổ giết.
Thân thế.
Lý Tùng Ích sinh năm 931, là con trai út của Lý Tự Nguyên, và là người duy nhất sinh ra sau khi Lý Tự Nguyên trở thành hoàng đế. Mẹ đẻ của ông là một cung tần của Lý Tự Nguyên. Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên giao Lý Tùng Ích cho thiếp yêu của mình là Vương thục phi nuôi dưỡng. (Vương thục phi cũng nuôi em gái nuôi của Lý Tùng Ích là công chúa Vĩnh Ninh.)
Thời Hậu Đường.
Ngày Mậu Dần tháng 5 năm Quý Tị (29 tháng 5 năm 933), Hậu Đường Minh Tông phong Lý Tùng Ích là Hứa vương, cùng thời điểm với một số thành viên khác trong tông thất.
Tháng 11 ÂL cùng năm, con thứ của Hậu Đường Minh Tông là Tần vương Lý Tùng Vinh cố gắng đoạt quyền trong lúc phụ hoàng bị bệnh, tuy nhiên Lý Tùng Vinh thất bại và bị giết. Hậu Đường Minh Tông qua đời một tuần sau, Tống vương Lý Tùng Hậu kế vị, tức Hậu Đường Mẫn Đế. Sau đó, nhũ mẫu của Lý Tùng Ích là ty y họ Vương bị phát hiện tư thông với Lý Tùng Vinh và bị ban chết. Hậu Đường Mẫn Đế cũng nghi ngờ Vương đức phi.
Năm 934, Lộ vương Lý Tùng Kha lật đổ Hậu Đường Mẫn Đế, và trở thành hoàng đế. Đến năm 936, phò mã của Hậu Đường là Thạch Kính Đường kết hôn với Tấn quốc công chúa, nổi dậy chống lại Lý Tùng Kha. Thoạt đầu Thạch Kính Đường tuyên bố rằng Lý Tùng Kha chỉ là con nuôi, hoàng vị cần phải trao cho Lý Tùng Ích. Tuy nhiên, đến khi có sự trợ giúp của Hoàng đế Khiết Đan Gia Luật Đức Quang, Thạch Kính Đường tự xưng đế và lập ra triều Hậu Tấn. Tình hình kinh thành Lạc Dương trở nên vô vọng, Lý Tùng Kha chuẩn bị để các thành viên trong tông thất cùng tự thiêu. Vương đức phi nay mang tước hiệu thái phi, bà có gắng thuyết phục chính thất của Hậu Đường Minh Tông là Tào thái hậu (cũng là mẹ đẻ của Tấn quốc trưởng công chúa), không tham gia vào việc tự thiêu. Tào thái hậu không nghe theo, song thuyết phục Vương đức phi tiếp tục sống, Vương đức phi đem Lý Tùng Ích và công chúa Vĩnh An trốn trong cầu trường, trong khi Tào thái hậu, Lý Tùng Kha, và một số triều thần khác tự thiêu vào tháng 11 nhuận năm đó (tức tháng 1 năm 937). Thạch Kính Đường sau đó đến Lạc Dương và nắm quyền cai quản đế chế.
Thời Hậu Tấn.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường phong Tấn quốc trưởng công chúa là hoàng hậu. Lý hoàng hậu đưa Lý Tùng Ích và Vương thái phi vào trong cung ở Khai Phong, đích thân nuôi dưỡng Lý Tùng Ích. Ngày Quý Mùi (15) tháng 9 năm Kỷ Hợi (30 tháng 10 năm 939), Hậu Tấn Cao Tổ phong Lý Tùng Ích là Tuân quốc công phong ba nghìn hộ, yêu cầu ông chịu trách nhiệm cúng tế triều Đường (Hậu Đường tuyên bố là tiếp nối triều Đường), kiểu trang phục và màu tinh kì đều theo quy chế cũ, thờ năm vị là Cao Tổ, Thái Tông, Trang Tông, Minh Tông và Mẫn Đế tại Chí Đức cung (至德宫)- nơi Lý Tùng Ích và Vương thái phi làm chủ từ.
Hậu Tấn Cao Tổ qua đời năm 942, kế vị là Thạch Trọng Quý. Sau khi Thạch Trọng Quý tức vị, Vương thái phi và Lý Tòng Ích trở về Lạc Dương. Năm 946, vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang nam hạ, Thạch Trọng Quý đầu hàng, triều Hậu Tấn kết thúc.
Sau khi Hậu Tấn bị diệt.
Gia Luật Đức Quang tiến vào Khai Phong, và tuyên bố ông là hoàng đế của Trung Quốc, tức Liêu Thái Tông. Đương thời, vợ của Triệu Diên Thọ (tướng cũ của Hậu Tấn, song phục vụ cho Liêu từ khi bị Gia Luật Đức Quang bắt) qua đời, Liêu Thái Tông do vậy muốn gả công chúa Vĩnh An cho Triệu Diên Thọ làm kế thất khi Vương thái phi đến Khai Phong hội lễ. Liêu Thái Tông trông thấy bà thì bái bà làm 'tẩu', phong Lý Tùng Ích là Hứa vương, Uy Tín tiết độ sứ. Vương thục phi cho rằng Lý Tùng Ích còn quá nhỏ tuổi nên từ chối, và trở về Lạc Dương.
Do xảy ra nhiều cuộc nổi dậy, Liêu Thái Tông quyết định trở về phía bắc, để Tiêu Hàn (蕭翰) lưu thủ Khai Phong. Liêu Thái Tông qua đời trên đường đi, khiến Liêu rơi vào nội chiến giành quyền kế vị. Bản thân Tiêu Hàn muốn từ bỏ Khai Phong, đặc biệt là khi tướng cũ của Hậu Tấn là Lưu Tri Viễn đang đem quân hướng về Lạc Dương và Khai Phong, tuy nhiên Tiêu Hàn cũng sợ rằng đương thời Trung Nguyên vô chủ đại loạn, nếu từ bỏ Khai Phong về bắc thì không an toàn. Tiêu Hàn sai Cao Mô Hàn (高謨翰) đến Lạc Dương với danh nghĩa Liêu Thái Tông, mời Vương thái phi và Lý Tùng Ích đến thành Đại Lương ở Khai Phong. Vương thái phi và Lý Tùng Ích trốn tại Huy lăng (lăng mộ của Hậu Đường Trang Tông), song bất đắc dĩ phải ra. Khi họ đến thành Đại Lương, Tiêu Hàn lập Lý Tùng Ích làm hoàng đế, cùng các tù trưởng vái lậy. Tiêu Hàn cho Lễ bộ thượng thư Vương Tùng (王松), Ngự sử trung thừa Triệu Viễn (趙遠) làm tể tướng; cho Địch Quang Nghiệp (翟光鄴) làm xu mật sứ; Tả kim ngô đại tướng quân Vương Cảnh Sùng (王景崇) làm Tuyên huy sứ, Chỉ huy sứ Lưu Tộ (劉祚) từ bắc đến làm quyền Thị vệ thân quân đô chỉ huy sứ, gách vác việc tuần kiểm kinh thành. Tiêu Hàn để lại một nghìn quân Yên phòng thủ Khai Phong. Đến ngày Nhâm Dần (18) tháng 5 năm Đinh Mùi (9 tháng 6 năm 947), Tiêu Hàn đem quân về bắc, Lý Tùng Ích tiễn ở Bắc Giao.
Vương thái phi nhận ra rằng bà và Lý Tùng Ích ở vào tình thế nguy hiểm, và khi bá quan đến yết kiến, bà khóc và nói, "Mẹ con ta đơn nhược như thế này, song chư công lại suy tôn bọn ta thì là họa cho nhà các người đó!" Vương thái phi cố gắng củng cố phòng thủ Khai Phong khi sai sứ triệu Quy Đức tiết độ sứ Cao Hành Chu (高行周) và Hà Dương tiết độ sứ Vũ Hành Đức (武行德), song cả hai đều không đến. Vương thái phi sợ hãi, triệu đại thần bàn thảo, nói: "Mẹ con ta bị Tiêu Hàn ép buộc, nay rõ ràng sẽ diệt vong. Chư công vô tội, nên sớm nghênh tân chủ để tự cầu thêm phúc. Đừng suy nghĩ về mẹ con ta!" các triều thần đều cảm động và không ai dời đi. Sau đó, có người chủ trương chống Lưu Tri Viễn, cho rằng nếu có thể cầm cự được một tháng thì quân Liêu tất sẽ đến cứu. Vương thái phi cho rằng kháng cự là vô ích, khiến người dân Khai Phong bất hạnh, và do vậy quyết định đầu hàng. Do đó, bà yêu cầu Lý Tùng Ích dùng tước Lương vương dâng biểu xưng thần và nghênh Lưu Tri Viễn đến Khai Phong, họ ra khỏi cung điện và ở trong tư đệ.
Ngày Bính Thìn (3) tháng 6 (23 tháng 6), Lưu Tri Viễn tiến vào Lạc Dương, mệnh Trịnh châu phòng ngự sứ Quách Tùng Nghĩa (郭從義) đến thành Đại Lương trước với mật lệnh giết Lý Tùng Ích và Vương thái phi. Đối mặt với cái chết, Vương thái phi nói: "Con ta là do Khiết Đan lập, có tội gì mà phải chết? Sao không giữ lại để mỗi năm vào tiết Hàn thực, nó có thể cúng một chén lúa mì cho Minh Tông?" người nghe rớt nước mắt. | 1 | null |
Trình Danh Chấn (chữ Hán: 程名振, ? – 662), người Binh Ân, Minh Châu , tướng lãnh nhà Đường, trấn thủ Liêu Đông, phục vụ 3 đời hoàng đế Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Thời Cao Tổ.
Cuối đời Tùy, Danh Chấn làm Phổ Nhạc lệnh thuộc chính quyền Hạ của Đậu Kiến Đức, được tiếng là đắc lực, giặc cướp không dám xâm phạm. Về sau ông bỏ Hạ về với nhà Đường, được Cao Tổ thụ làm Vĩnh Ninh lệnh , nhận lệnh soái binh kinh lược Hà Bắc. Danh Chấn trong đêm tập kích huyện Nghiệp, bắt hơn ngàn nam nữ đem về. Đi khỏi Nghiệp 80 dặm, ông xét thấy có hơn 90 phụ nữ đang cho con bú, đều thả đi. Người Nghiệp cảm ơn ấy, lập trai thờ cầu phúc cho Danh Chấn .
Sau khi Đậu Kiến Đức thất bại (621), Danh Chấn bắt đầu được trọng dụng. Ít lâu sau, Lưu Hắc Thát chiếm Minh Châu, ông cùng thứ sử Trần Quân Tân bỏ chạy, mẹ là Phan thị và vợ là Lý thị bị quân của Hắc Thát chặn bắt giữa đường. Danh Chấn theo Tần vương Lý Thế Dân thảo phạt Hắc Thát, khi ấy Hắc Thát ở các châu Ký, Bối, Thương, Doanh vận lương cả hai đường thủy lục, ông đón đánh, phá sạch thuyền xe. Hắc Thát nghe tin cả giận, giết mẹ và vợ của Danh Chấn. Khi bình xong Hắc Thát, ông xin tự tay chém đầu ông ta, lấy đầu tế mẹ. Nhờ công được bái làm Doanh Châu đô đốc phủ trưởng sử, phong Đông quận công, thưởng 2000 tấm đoạn, 300 lạng vàng. Sau đó được thăng làm Minh Châu thứ sử .
Thời Thái Tông.
Đường Thái Tông sắp đánh Liêu Đông, triệu Danh Chấn hỏi phương lược dùng quân. Ông trả lời trái ý hoàng đế, Thái Tông biến sắc mặt vặn hỏi, Danh Chấn tranh luận không khoan nhượng. Thái Tông tan cơn giận, nói với tả hữu: "Phòng Huyền Linh bình thường ở trước mặt trẫm, thấy (trẫm) có sắc giận, cũng còn thất sắc. Danh Chấn chưa từng gặp trẫm, mà đối đáp thì không hề nhượng bộ, lời lẽ thì ngang ngạnh, cũng là kỳ sĩ vậy." Ngay hôm ấy, ông được bái làm Hữu kiêu vệ tướng quân, thụ chức Bình Nhưỡng đạo hành quân tổng quản. Trước sau đánh thành Sa Ti (Bisa) , phá trận Độc Sơn , đều là lấy ít địch nhiều, được người đương thời khen là danh tướng .
Thời Cao Tông.
Năm Vĩnh Huy thứ 6 (655), được thăng Doanh Châu đô đốc, kiêm Đông Di đô hộ. Cùng năm 655, hai nước Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng vương) và Bách Tế (đời vua Bách Tế Nghĩa Từ vương) hợp quân xâm lấn Tân La (đời vua Tân La Vũ Liệt vương). Vua Tân La Vũ Liệt vương sai sứ sang nhà Đường cầu viện. Tháng 2 năm 655, vua Đường Cao Tông sai ông và Tô Định Phương dẫn quân đi cứu Tân La. Quân Đường thắng lớn, bắt được 1000 người Cao Câu Ly đưa sang nhà Đường.
Năm 658 ông lại soái quân Đường cùng Tô Định Phương, Tiết Nhân Quý phá quân Cao Câu Ly ở sông Quý Đoan , đốt thành Tân (Shin) , giết quân Cao Câu Ly rất nhiều. Từng làm Tấn, Bồ 2 châu thứ sử. Năm Long Sóc thứ 2 (662) mất. Được tặng Hữu vệ đại tướng quân, thụy là Liệt .
Con là danh tướng Trình Vụ Đĩnh. | 1 | null |
Trình Vụ Đĩnh (chữ Hán: 程務挺, ? – 684), người Binh Ân, Minh Châu , tướng lãnh nhà Đường thời Võ Tắc Thiên, có công trấn áp Đột Quyết, do chịu liên đới với cuộc nổi dậy của Từ Kính Nghiệp nên bị giết.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Vụ Đĩnh là con trai của danh tướng Trình Danh Chấn, thiếu thời theo cha chinh chiến, có tiếng là vũ dũng, được thăng làm Hữu lĩnh quân vệ trung lang tướng .
Trong những năm Vĩnh Long (680 – 681), thủ lĩnh Đột Quyết A Sử Na Phục Niệm nổi dậy, bọn Định Tương đạo hành quân tổng quản Lý Văn Giản, Tào Hoài Thuấn, Đậu Nghĩa Chiêu nối nhau thất bại. Triều đình lấy Lễ bộ thượng thư Bùi Hành Kiệm soái quân đi dẹp, Vụ Đĩnh làm phó tướng, vẫn giữ chức Kiểm hiệu Phong Châu đô đốc. Khi ấy Phục Niệm đóng đồn ở núi Kim Nha, ông cùng phó tổng quản Đường Huyền Biểu đưa quân đi trước ép đến, Phục Niệm sợ không chống nổi, bèn giữa đường xin hàng Hành Kiệm. Hành Kiệm đã hứa cho Phục Niệm khỏi chết, nhưng trung thư lệnh Bùi Viêm cho rằng Phục Niệm sợ binh thế của bọn Vụ Đĩnh nên xin hàng, không phải công của Hành Kiệm, bèn đem giết Phục Niệm. Ông nhờ công được thăng Hữu vệ tướng quân, phong Bình Nguyên quận công .
Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), người bộ tộc Bộ Lạc Kê ở huyện Thành Bình, Tuy Châu là Bạch Thiết Dư khởi nghĩa, có chiếu cho Vụ Đĩnh cùng Hạ Châu đô đốc Vương Phương Dực đi dẹp. Ông hạ được thành, bắt sống Thiết Dư, dẹp sạch đồng đảng. Nhờ công được bái làm Tả kiêu vệ đại tướng quân, Kiểm hiệu Tả Vũ Lâm quân .
Đầu năm Tự Thánh (tháng 1 – 2 ÂL năm 684), Vụ Đĩnh và Hữu lĩnh quân đại tướng, Kiểm hiệu Hữu Vũ Lâm quân Trương Kiền Úc cùng nhận mật chỉ của Võ Tắc Thiên, soái quân vào cung, phế Trung Tông làm Lư Lăng vương, lập Dự vương làm hoàng đế, là Duệ Tông. Võ Tắc Thiên lâm triều, phong thưởng công thần, con trai ông là Tề Chi được làm Thượng thừa phụng ngữ. Vụ Đĩnh ứa nước mắt xin nhường cho em trai là Nguyên Châu tư mã Trình Vụ Trung, Võ Tắc Thiên khen ngợi, gia Vụ Trung làm Thái tử tẩy mã. Sang năm Văn Minh (tháng 2 – 8 ÂL năm 684), lấy ông làm Tả vũ vệ đại tướng quân, Thiền Vu đạo An phủ đại sứ, đốc quân đề phòng Đột Quyết. Vụ Đĩnh khéo vỗ về, chế ngự, có uy có đức, bộ tướng không ai không tận lực; người Đột Quyết rất kiêng dè, không dám xâm phạm .
Khi Từ Kính Nghiệp khởi nghĩa (tháng 9 ÂL 684), Bùi Viêm khuyên Võ Tắc Thiên trả lại quyền lực cho Duệ Tông nên bị hạ ngục, Vụ Đĩnh dâng mật biểu biện hộ cho ông ta, khiến Võ Tắc Thiên tức giận. Ông vốn thân thiện với Đường Chi Kỳ, Đỗ Cầu Nhân (tham gia khởi nghĩa Từ Kính Nghiệp), nên có người vu cáo rằng Vụ Đĩnh cùng Bùi Viêm, Từ Kính Nghiệp đều là đồng mưu. Võ Tắc Thiên sai Tả Ưng Dương tướng quân Bùi Thiệu Nghiệp tới quân phủ bắt chém ông, tịch biên gia sản .
Người Đột Quyết nghe tin Vụ Đĩnh chết, bày tiệc ăn mừng, rồi lập đền thờ, trước khi ra trận đều cúng viếng . | 1 | null |
Cầu Herzog-Heinrich là một cầu đường ở phía Bắc của München. Khi đường vòng Föhring được xây thì cầu này cũng được dựng lên. Cầu Herzog-Heinrich nối khu vực München phía Đông Bắc của sông Isar với đường vòng Frankfurt và đường cao tốc A9. Nó bắc ngang qua sông Isar và kinh đào Mittlere-Isar chạy song song.
Cầu này được đặt tên theo người sáng lập ra thành phố München, ông Heinrich Sư tử. Trong lúc thành lập thành phố, ông ta đã cho đốt cháy cây cầu ở Oberföhring thuộc Hochstift Freising, để buộc sự lưu thông phải đi qua cây cầu ông mới xây ra ở München hầu thu thuế. | 1 | null |
Graciliceratops (có nghĩa là "mặt sừng duyên dáng ') là một chi khủng long ceratopsian hai chân được mô tả đầu tiên bởi nhà cổ sinh vật học Paul Sereno vào năm 2000. Nó được biết đến từ kỷ Creta muộn và hóa thạch được tìm thấy ở Mông Cổ, chỉ có một phần bộ xương đã được tìm thấy. | 1 | null |
Vương Thái phi (chữ Hán: 王太妃; ?- 23 tháng 6 năm 947), thường được gọi bằng tước hiệu lúc còn là phi tần là Vương Thục phi (王淑妃), là một phi tần của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên. Trong thời gian trị vì của Hậu Đường Minh Tông, bà là một sủng phi có ảnh hưởng lớn trong việc trị quốc của hoàng đế. Sau khi cả Hậu Đường và triều đại kế thừa là Hậu Tấn bị tiêu diệt, dưỡng tử của bà là Lý Tòng Ích bị quân Liêu buộc phải xưng đế. Cuối cùng, bà và Lý Tòng Ích bị Hậu Hán Cao Tổ Lưu Tri Viễn sát hại.
Thân thế.
Bà xuất thân trong một gia đình làm bánh ở Bân châu. Do có sắc đẹp nên bà có hiệu là "Hoa Kiến Tu" (花見羞, "hoa thấy thì thẹn"). Khi còn thiếu niên, bà được bán vào nhà tướng Lưu Tầm (劉鄩) của Hậu Lương để làm người hầu, được Lưu Tầm cho rất nhiều tiền. Sau khi Lưu Tầm qua đời vào năm 921, bà không có nơi nào để về.
Thời Hậu Đường.
Thời Hậu Đường Trang Tông.
Hậu Đường sau đó thay thế triều Hậu Lương, khi Hạ phu nhân của tướng và thân vương Hậu Đường là Lý Tự Nguyên qua đời, người này tìm kiếm thêm thiếp. Có người nói với thân tín An Trọng Hối (安重誨) của Lý Tự Nguyên về Vương thị, An Trọng Hối xin Lý Tự Nguyên nạp bà làm thiếp. Do vẫn còn nhiều tiền do Lưu Tầm tặng cho, bà dùng chúng để tặng lại cho thân tín và dâu của Lý Tự Nguyên, người người trong phủ đều khen ngợi bà, Lý Tự Nguyên càng thêm yêu mến. Chính thất của Lý Tự Nguyên là Tào thị là người thích cuộc sống đơn giản, thường tránh xa các công việc, do vậy Vương thị chuyên sủng.
Thời Hậu Đường Minh Tông.
Hậu Đường Trang Tông bị sát hại trong cuộc binh biến tại kinh thành Lạc Dương vào năm 926, Lý Tự Nguyên xưng đế. Đến ngày Giáp Tuất (27) tháng 1 năm Mậu Tý (21 tháng 2 năm 928), ông lập Sở quốc phu nhân Tào thị làm "Thục phi", và lập Hàn Quốc phu nhân Vương thị làm "Đức phi". Hậu Đường Minh Tông cho bà nuôi dưỡng ấu tử Lý Tòng Ích và một hoàng nữ mà về sau được phong làm Vĩnh An công chúa.
Tháng 2 ÂL năm đó, Xu mật sứ Khổng Tuần (孔循) ngỏ ý muốn con gái của mình kết hôn với một hoàng tử, ngầm khiển người nhờ cậy Vương đức phi. Vương Đức phi thỉnh với Hậu Đường Minh Tông cưới người con gái này cho Lý Tòng Hậu (Hạ phu nhân sinh), Hậu Đường Minh Tông chấp thuận.
Năm 930, Hậu Đường Minh Tông chuẩn bị lập Tào Thục phi làm hoàng hậu, Tào Thục phi nói với Vương Đức phi: "Ta vốn chán việc rườm rà, ghét việc phải tiếp đối, muội hãy thay ta" Vương Đức phi nói: "Trung cung địch ngẫu chí tôn, ai dám can dự vào?", Sau đó, Hậu Đường Minh Tông lập Tào thị làm hoàng hậu. Vương Đức phi xử sự cung cẩn với Hậu Đường Minh Tông và Tào hoàng hậu, Tào hoàng hậu rất có cảm tình. Tuy vậy, việc trong cung đều do Vương Đức phi làm chủ. Bà khá xa xỉ so với thu nhập của triều đình khi đó, dùng gấm bên ngoài kho để làm thảm. An Trọng Hối khuyến gián, dẫn Lưu hậu của Hậu Đường Trang Tông để khuyên răn, do vậy Vương Đức phi oán An Trọng Hối. Vương Đức phi và hoạn quan Mạnh Hán Quỳnh (孟漢瓊) nhiều lần chỉ trích An Trọng Hối.
Cũng trong năm 930, An Trọng Hối vốn có thù oán với dưỡng tử của Hậu Đường Minh Tông là Tiết độ sứ Lý Tòng Kha, do vậy xui khiến Nha nội chỉ huy sứ Dương Ngạn Ôn (楊彥溫) tiến hành binh biến chống Lý Tòng Kha. Sau đó, An Trọng Hối lấy cớ này để thuyết phục Hậu Đường Minh Tông giết hoặc phạt nặng Lý Tòng Kha. Tuy nhiên, nhờ được Vương Đức phi che chở nên Lý Tòng Kha được miễn.
Ngày Tân Mão (3) tháng 4 năm Tân Mão (23 tháng 4 năm 931), Hậu Đường Minh Tông thăng Vương Đức phi làm "Thục phi". Cũng trong năm đó, tin vào cáo buộc của Phượng Tường tiết độ sứ Chu Hoằng Chiêu (朱弘昭) là An Trọng Hối mưu phản, Hậu Đường Trang Tông giết An Trọng Hối. Sau khi An Trọng Hối mất, Vương Thục phi và Mạnh Hán Quỳnh củng cố thêm địa vị trong triều. Vương Thục phi nhớ đến ân xưa của Lưu Tuần, do vậy bà cố gắng để chư tử của Lưu Tuần đều được phong bái quan tước.
Đến khi Hậu Đường Minh Tông lâm trọng bệnh, Tần vương Lý Tòng Vinh cố gắng đoạt quyền song bị đánh bại và bị giết. Vương Thục phi và Mạnh Hán Quỳnh được thuật là tham gia vào các hành động chống Lý Tòng Vinh. Đến khi Hậu Đường Minh Tông qua đời cuối năm 933, Lý Tòng Hậu kế vị.
Thời Lý Tòng Hậu và Lý Tòng Kha.
Sau khi Lý Tòng Hậu trở thành hoàng đế, Tào hoàng hậu được tôn làm Thái hậu. Không lâu sau, thê của Mã quân đô chỉ huy sứ Chu Hồng Thực (朱洪實) nhập cung, và nói chuyện với nhũ mẫu của Lý Tòng Ích là ty y Vương thị về Lý Tòng Vinh. Vương thị bảo vệ cho các hành động của Lý Tòng Vinh và chỉ ra rằng Lý Tòng Vinh khi trước đối đãi tốt với Chu Hồng Thực. Chu Hồng Thực nghe thấy thế thì sợ hãi và báo lại sự việc cho Lý Tòng Hậu, ngoài ra còn tấu lên việc Vương thị tư thông với Lý Tòng Vinh. Lý Tòng Hậu sau đó ban chết cho Vương thị. Sự việc liên lụy đến Vương Thục phi do Lý Tòng Ích do bà nuôi dưỡng, ngoài ra bà vốn xem trọng Lý Tòng Vinh, Lý Tòng Hậu do vậy nghi ngờ bà. Lý Tòng Hậu muốn chuyển bà đến Chí Đức cung (至德宮), song vì Tào Thái hậu và Vương Thục phi vốn thân tình, sợ rằng việc này gây tổn hại đến Thái hậu nên ngưng lại, song đối đãi với bà hết sức bạc bẽo. Ngày Giáp Dần (13) tháng 1 nhuận năm Giáp Ngọ (1 tháng 3 năm 934), Lý Tòng Hậu tôn Vương Thục phi là Thái phi.
Không lâu sau, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Tòng Kha và Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường lật đổ Hậu Đường Mẫn Đế, Lý Tòng Kha trở thành hoàng đế. Tào Thái hậu và Vương Thái phi tiếp tục giữ tước vị, song Lý Tòng Kha giết Mạnh Hán Quỳnh vì cho rằng người này tham gia vào âm mưu chống lại ông ta.
Trong một lần Lý Tòng Kha tổ chức tiệc rượu tại phi viện của Vương Thái phi, bà đề nghị được cạo đầu làm ni cô, khiến Lý Tòng Kha chấn động và hỏi bà nguyên do. Bà khóc và giải thích rằng sợ Lý Tòng Ích xảy ra chuyện. "Tiểu nhi có thể bất chợt có chuyện ảnh hưởng đến mạng sống, nếu đại nhân không dung thì tất sẽ có ngày chết, sao có thể diện kiến Tiên đế". Lý Tòng Kha nghe thấy vậy cũng cảm thấy bi thương, đối đãi tốt với bà.
Năm 936, Thạch Kính Đường nổi dậy, cùng Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang đánh bại quân Hậu Đường, sau đó tiến về Lạc Dương. Lý Tòng Kha cho rằng tình hình là vô vọng nên tập hợp các thành viên trong tông thất và các trung thần để cùng tự thiêu. Vương Thái phi cố gắng thuyết phục Tào Thái hậu (là nhạc mẫu của Thạch Kính Đường), không tham gia vào việc tự thiêu. Tào thái hậu từ chối song khuyên Vương Thái phi cố gắng sống sót. Vương Thái phi đem Lý Tòng Ích và Vĩnh An công chúa trốn trong cầu trường. Thạch Kính Đường sau đó đến Lạc Dương và nắm quyền cai quản đế chế.
Thời Hậu Tấn.
Sau khi Hậu Tấn được thành lập, Vương Thái phi lại thỉnh cầu được làm ni cô, song Hậu Tấn Cao Tổ không chấp thuận và chuyển bà đến Chí Đức cung. Sau khi Hậu Tấn Cao Tổ thiên đô từ Lạc Dương đến Khai Phong trong năm 937, Vương Thái phi và Lý Tòng Ích cũng chuyển đến Khai Phong và sống trong cung, Lý hoàng hậu(con của Hậu Đường Minh Tông và Tào hoàng hậu) của Hậu Tấn Cao Tổ đích thân nuôi dưỡng Lý Tòng Ích và đối đãi với Vương Thái phi như mẹ. Năm 939, Hậu Tấn Cao Tổ phong Lý Tòng Ích làm Tuân quốc công, thờ năm vị hoàng đế Đường.
Hậu Tấn Cao Tổ qua đời năm 942, kế vị là Thạch Trọng Quý. Sau khi Thạch Trọng Quý tức vị, Vương Thái phi và Lý Tòng Ích trở về Lạc Dương. Năm 946, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang nam hạ, Thạch Trọng Quý đầu hàng, triều Hậu Tấn kết thúc.
Sau khi Hậu Tấn bị tiêu diệt.
Da Luật Đức Quang tiến vào Khai Phong, và tuyên bố ông là hoàng đế của Trung Quốc. Đương thời, thê tử của Triệu Diên Thọ (cựu tướng Hậu Tấn song phục vụ cho Liêu từ khi bị Da Luật Đức Quang bắt) qua đời, Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang do vậy muốn gả Vĩnh An công chúa cho Triệu Diên Thọ làm kế thất khi Vương Thái phi đến Khai Phong hội lễ. Liêu Thái Tông trông thấy bà thì nói rằng từng kết huynh đệ với Hậu Đường Minh Tông, bái bà làm 'tẩu'. Con của Lý Tuần là Lưu Toại Ninh (劉遂寧) trước đó nhờ bà xin cho quan tước, bà chấp thuận. Liêu Thái Tông phong Lý Tòng Ích là Hứa vương, Uy Tín tiết độ sứ; phong cho Lưu Toại Ninh làm An Viễn tiết độ sứ. Vương thục phi cho rằng Lý Tòng Ích còn quá nhỏ tuổi nên từ chối, và trở về Lạc Dương.
Do xảy ra nhiều cuộc nổi dậy, Liêu Thái Tông quyết định trở về phía bắc, để Tiêu Hàn (蕭翰) lưu thủ Khai Phong. Liêu Thái Tông qua đời trên đường đi, khiến Liêu rơi vào nội chiến giành quyền kế vị. Bản thân Tiêu Hàn muốn từ bỏ Khai Phong, đặc biệt là khi cựu tướng Hậu Tấn là Lưu Tri Viễn đang đem quân hướng về Lạc Dương và Khai Phong, tuy nhiên Tiêu Hàn cũng sợ rằng đương thời Trung Nguyên vô chủ đại loạn, nếu từ bỏ Khai Phong về bắc thì không an toàn. Tiêu Hàn khiển Cao Mô Hàn (高謨翰) đến Lạc Dương với danh nghĩa Liêu Thái Tông, mời Vương Thái phi và Lý Tòng Ích đến thành Đại Lương ở Khai Phong. Vương Thái phi và Lý Tòng Ích trốn tại Huy lăng (lăng mộ của Hậu Đường Trang Tông), song bất đắc dĩ phải ra. Khi họ đến thành Đại Lương, Tiêu Hàn lập Lý Tòng Ích làm hoàng đế, cùng các tù trưởng vái lậy. Tiêu Hàn để lại một nghìn quân Yên phòng thủ Khai Phong. Đến ngày Nhâm Dần (18) tháng 5 năm Đinh Mùi (9 tháng 6 năm 947), Tiêu Hàn đem quân về bắc.
Vương Thái phi nhận ra rằng bà và Lý Tòng Ích ở vào tình thế nguy hiểm, và khi bá quan đến yết kiến, bà khóc và nói, "Mẫu tử ta đơn nhược như thế này, song chư công lại suy tôn bọn ta thì là họa cho nhà các người đó!" Vương Thái phi cố gắng củng cố phòng thủ Khai Phong khi khiển sứ triệu Quy Đức tiết độ sứ Cao Hành Chu (高行周) và Hà Dương tiết độ sứ Vũ Hành Đức (武行德), song cả hai đều không đến. Vương Thái phi sợ hãi, triệu đại thần bàn thảo, nói: "Mẫu tử ta bị Tiêu Hàn ép buộc, nay rõ ràng sẽ diệt vong. Chư công vô tội, nên sớm nghênh tân chủ để tự cầu thêm phúc. Đừng suy nghĩ về mẫu tử ta!" các triều thần đều cảm động và không ai dời đi. Sau đó, có người chủ trương chống Lưu Tri Viễn, cho rằng nếu có thể cầm cự được một tháng thì quân Liêu tất sẽ đến cứu. Vương Thái phi cho rằng kháng cự là vô ích, khiến người dân Khai Phong bất hạnh, và do vậy quyết định đầu hàng. Do đó, bà yêu cầu Lý Tòng Ích dùng tước Lương vương dâng biểu xưng thần và nghênh Lưu Tri Viễn đến Khai Phong, họ ra khỏi cung điện và ở trong tư đệ.
Ngày Bính Thìn (3) tháng 6 (23 tháng 6), Lưu Tri Viễn tiến vào Lạc Dương, mệnh Trịnh châu phòng ngự sứ Quách Tòng Nghĩa (郭從義) đến thành Đại Lương trước với mật lệnh giết Lý Tòng Ích và Vương Thái phi. Đối mặt với cái chết, Vương Thái phi nói: "Con ta là do Khiết Đan lập, có tội gì mà phải chết? Sao không giữ lại để mỗi năm vào tiết Hàn thực, nó có thể cúng một chén lúa mì cho Minh Tông?" người nghe rớt nước mắt. | 1 | null |
Bến Cát là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Địa lý.
Thị xã Bến Cát nằm ở trung tâm tỉnh Bình Dương, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm thị xã cách thành phố Thủ Dầu Một 20 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo Quốc lộ 13, có sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua, có vị trí địa lý:
Thị xã Bến Cát có diện tích 234,35 km², dân số tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 là 355.663 người, mật độ dân số đạt 1.518 người/km².
Điều kiện tự nhiên.
Địa hình thị xã Bến Cát đa dạng, có cao độ thay đổi từ 0,1 - 40,4m. Các khu vực dọc sông Sài Gòn và sông Thị Tính có cao độ dưới 1,3m. Còn lại là đồi thấp, cao độ 2,0 - 38,0m, độ dốc 0,1% - 7%. Trong đó:
- Phường Tân Định: cao độ nền từ 0,5 - 25m. Khu vực thấp trũng có cao độ dưới 2,0m nằm giữa khu phố 3 và khu phố 4 kéo dài ra đến sông Thị Tính chiếm khoảng 10% diện tích phường. Còn lại là các vùng đồi có cao độ từ 3-28m, độ dốc 0,3% - 5%.
- Phường Thới Hòa: cao độ nền từ 0,5 - 33,6m. Khu vực thấp trũng có cao độ dưới 2,0m ở phía Tây nam phường, giáp sông Thị Tính chiếm khoảng 8% diện tích phường. Còn vùng đồi có cao độ 3 - 33,6m, độ dốc 0,3% - 4,0%.
- Phường Mỹ Phước: cao độ nền từ 0,9 - 37m. Khu vực thấp trũng có cao độ dưới 2,0m nằm dọc sông Thị Tính và các sông suối chảy ra sông Thị Tính,chiếm khoảng 11% diện tích phường. Còn lại là các sườn đồi lượn sóng có cao độ 3,0 - 36,9m. Độ dốc 0,3% - 6%.
- Phường Hòa Lợi: gồm nhiều đồi thoải cao độ nền từ 8,7 - 37,0m với độ
dốc 0,3% - 6%, địa hình cao không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và thoát nước tốt nên thuận tiện phát triển xây dựng đô thị.
- Phường Chánh Phú Hòa: nằm trên khu vực cao nhất thị xã hướng dốc chính từ phía Đông bắc sang Tây nam khu vực, cao độ nền từ 8,0 - 40,4m, độ dốc 0,1% - 4%. Địa hình khu vực cao và tương đối bằng phẳng không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và hướng thoát nước tốt nên thuận tiện phát triển xây dựng
đô thị.
- Các xã An Điền, An Tây và Phú An nằm ở phía Tây của thị xã và nằm
giữa hai con sông Thị Tính và sông Sài Gòn. Địa hình đồi thoải với những đỉnh
nằm ở giữa, thấp dần về hai phía Tây nam và phía Nam. Vùng đất thấp trũng
nằm dọc theo tuyến sông có cao độ từ 0,5 - 2,0m chiếm khoảng 20% diện tích.
Còn lại là sườn đồi thoải với cao độ lớn nhất khoảng 24,6m, độ dốc 0,1% - 4%. Quá trình xây dựng các dự án khu đô thị mới đã và đang diễn ra rất nhanh nên các khu dân cư mới đã xây dựng trên khu vực thấp trũng ven sông Thị Tính với cao độ khống chế khoảng 3,2m. Các tuyến đê bao bảo vệ đất sản xuất nông
nghiệp ven sông Sài Gòn và sông Thị Tính được xây dựng trên địa bàn các xã
Phú An và An Tây.
Địa chất, thủy văn.
Thị xã Bến Cát có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, nền địa hình chuyển tiếp từ vùng cao phía Đông bắc xuống Tây nam. Vùng đồng bằng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn có cao độ phổ biến từ 5 - 15m so với mực nước biển.
Cao độ địa hình từ 2 m tới 32 - 34m tại các khu vực phường Chánh Phú Hòa,
phường Thới Hòa, Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây... Như vậy, phần lớn diện
tích của thị xã Bến Cát có địa hình cao trên 2m, tạo nhiều thuận lợi trong đầu tư phát triển các khu công nghiệp và đô thị, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.
Địa chất công trình thị xã Bến Cát thuận lợi cho đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp. Khu vực đất cao, cường độ chịu nén
>2kg/cm2
. Khu vực đất thấp ven sông, cường độ chịu nén dưới 0,5kg/cm2
. Đặc điểm địa chất công trình trên địa bàn thị xã Bến Cát tạo nhiều thuận lợi trong phát triển các công trình xây dựng.
Thủy văn trên địa bàn thị xã Bến Cát chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều. Thị xã Bến Cát có 2 sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Thị
Tính cùng nhiều suối. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực phía Bắc Bình Phước
và Tây Ninh dài khoảng 140km tính từ hồ thủy lợi Dầu Tiếng tới cửa sông ra
sông Đồng Nai. Trong đó sông chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 101km và chảy qua địa phận thị xã Bến Cát khoảng 16,8km, rộng từ 70 - 100m
và sâu khoảng 7 - 10m.
- Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực phía
Nam tỉnh Bình Phước và phía Bắc tỉnh Bình Dương trên địa phận thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng. Sông dài khoảng 61km, sau đó đổ vào sông Sài Gòn ở cầu
Ông Cộ.
- Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng núi Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) sau đó
đổ vào hồ Dầu Tiếng cho đến khi hợp với lưu vực sông Đồng Nai tại Nhà Bè.
Tổng chiều dài là 280km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương (sau hồ Dầu
Tiếng đến cầu Vĩnh Phú dài 140km). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn có độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản.
Ngoài 2 sông lớn, thị xã Bến Cát còn có các rạch, suối chảy qua, gồm suối
Cầu Định, rạch Cây Bần, rạch Bến Trắc, suối Cái và suối Cầu Đơn, suối Bông
Trang, suối Tre, suối Bến Xoài, suối Bà Lăng, suối Ông Tề, suối Bưng Đỉa và
nhiều suối, kênh, rạch khác.
Phía thượng nguồn sông Sài Gòn đã xây dựng đập thủy lợi hồ Dầu Tiếng
với dung tích 1,5 tỷ m3. Chế độ thủy văn cùng với việc xả lũ hàng năm của hồ
Dầu Tiếng luôn có ảnh hưởng nhất định đến vùng hạ lưu nhất là lúa, hoa màu,
cây ăn trái và nhà cửa.
Khí hậu.
Thị xã Bến Cát nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu có đặc điểm chính là nắng nhiều, lượng mưa lớn và ít thiên tai. Thị xã Bến Cát có hai
mùa mưa và khô; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10; mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Số giờ nắng trong năm là 2.221 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, bình
quân (75 - 80 Kcal/cm/năm); nhiệt độ cao đều quanh năm, bình quân các tháng
trong năm từ 26,9oC - 27,6oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 từ 18 - 20oC kèm sương mù. Lượng mưa khá cao, bình quân 2.003mm/năm, chủ yếu vào mùa mưa, tập trung vào tháng 6 - tháng 10 gây nên tình trạng ngập úng cục bộ ở một số khu vực trũng thấp.
Lịch sử.
Năm 1926, thực dân Pháp thành lập quận Bến Cát thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu Một thành 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Quận Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, gồm 2 tổng: Bình An, Bình Hưng; quận lỵ đặt tại xã Mỹ Phước.
Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, huyện Bến Cát thuộc tỉnh Sông Bé.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 55-CP. Theo đó, sáp nhập huyện Dầu Tiếng vào huyện Bến Cát.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bến Cát bao gồm 13 xã: Chánh Phú Hòa, Định Hiệp, Định Thành, Hòa Định, Hòa Lợi, Kiến An, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Nguyên, Mỹ Phước, Tây Nam, Thanh An và Thanh Tuyền.
Ngày 25 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 180-CP. Theo đó:
Ngày 9 tháng 4 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 40-HĐBT. Theo đó:
Ngày 17 tháng 7 năm 1986, đổi tên xã Kiến An thành xã An Lập.
Ngày 1 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 74-CP. Theo đó:
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã Định Thành thành thị trấn Dầu Tiếng.
Cuối năm 1995, huyện Bến Cát bao gồm 2 thị trấn: Mỹ Phước (huyện lỵ), Dầu Tiếng và 19 xã: An Điền, An Lập, An Tây, Cây Trường II, Chánh Phú Hòa, Định Hiệp, Hòa Lợi, Hưng Hòa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Hòa, Long Nguyên, Long Tân, Phú An, Tân Định, Tân Hưng, Thanh An, Thanh Tuyền, Thới Hòa.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé chia thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, huyện Bến Cát trực thuộc thuộc tỉnh Bình Dương. Đồng thời, 4 xã: Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Trừ Văn Thố thuộc huyện Bình Long được sáp nhập vào huyện Bến Cát.
Đến cuối năm 1998, huyện Bến Cát bao gồm 2 thị trấn: Mỹ Phước (huyện lỵ), Dầu Tiếng và 23 xã: An Điền, An Lập, An Tây, Cây Trường II, Chánh Phú Hòa, Định Hiệp, Hòa Lợi, Hưng Hòa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Hòa, Long Nguyên, Long Tân, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Phú An, Tân Định, Tân Hưng, Thanh An, Thanh Tuyền, Thới Hòa, Trừ Văn Thố.
Ngày 23 tháng 7 năm 1999, tách thị trấn Dầu Tiếng và 9 xã: Định Hiệp, Minh Hòa, Minh Tân, Minh Thạnh, Long Tân, An Lập, Thanh An, Thanh Tuyền, Long Hòa để tái lập huyện Dầu Tiếng.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP. Theo đó, điều chỉnh 1.079,15 ha diện tích tự nhiên và 1.487 nhân khẩu của xã Hòa Lợi về thị xã Thủ Dầu Một (nay là một phần phường Hòa Phú thuộc thành phố Thủ Dầu Một).
Ngày 1 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1008/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Mỹ Phước mở rộng là đô thị loại IV.
Cuối năm 2012, huyện Bến Cát có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Mỹ Phước (huyện lỵ) và 14 xã: An Điền, An Tây, Cây Trường II, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Hưng Hòa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Nguyên, Phú An, Tân Định, Tân Hưng, Thới Hòa, Trừ Văn Thố.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP. Theo đó:
Sau khi thành lập, thị xã Bến Cát có 23.442,24 ha diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 3 xã.
Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1503/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Bến Cát là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Hành chính.
Thị xã Bến Cát có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An.
Phường Mỹ Phước được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của thị xã Bến Cát, nơi đặt hầu hết các cơ quan hành chính quan trọng của thị xã.
Kinh tế.
Bến Cát (bao gồm toàn bộ thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng) trước đây là một huyện thuần nông, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tầng lạc hậu, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đến nay đã vươn lên mạnh mẽ và khẳng định vị thế mới trong công cuộc phát triển của tỉnh Bình Dương; trở thành một trong những đầu tàu kinh tế với nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đứng trong tốp dẫn đầu của cả tỉnh. Vùng đất thuần nông ngày nào giờ đã thay đổi với hàng loạt khu, cụm công nghiệp thu hút hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh. Kinh tế công nghiệp đã trở thành trụ cột trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Kéo theo đó là đô thị phát triển, dịch vụ tăng tốc, an sinh xã hội bảo đảm, an ninh, trật tự được giữ vững, đời sống người dân ngày nột tăng cao.
Những năm gần đây kinh tế thị xã phát triển tốc độ khá, đã định hình cơ cấu kinh tế rõ rệt, cơ cấu kinh tế thị xã đã chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiện đại, chủ yếu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp. Vào những năm đầu khi trở thành đô thị loại IV và đến nay là đô thị loại III, ngành công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển nhanh, đem lại giá trị rất lớn; bên cạnh đó ngành dịch vụ, thương mại cũng phát triển tương xứng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
Hiện trạng lao động.
Dân số của thị xã Bến Cát là 355.633 người, dân số trong độ tuổi lao động là 292.763 người (chiếm 82,31% dân số của thị xã). Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 211.279 người, gồm: lao động phi nông nghiệp là 203.225 người, chiếm tỷ lệ 96,19%; lao động nông nghiệp toàn thị xã là 8.054 người, chiếm tỷ lệ 3,81%.
Dân số khu vực nội thị của thị xã Bến Cát là 339.558 người, dân số trong độ tuổi lao động là 280.475 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 198.991 người, gồm: lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị là 192.554 người, chiếm tỷ lệ 96,77%; lao động nông nghiệp là 6.437 người, chiếm tỷ lệ 3,23%.
Dân số khu vực ngoại thị của thị xã Bến Cát là 16.105 người, dân số trong độ tuổi lao động là 12.288 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 12.288 người, gồm: lao động phi nông nghiệp khu vực ngoại thị là 10.671 người, chiếm tỷ lệ 86,84%; lao động nông nghiệp là 1.617 người, chiếm tỷ lệ 13,16%.
Tăng trưởng kinh tế.
Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương tạm ngừng trong một thời gian, nhưng kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát trong năm 2021 vẫn tiếp tục phát triển, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu đã đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng so với năm 2020.
Hiện tại, thị xã Bến Cát có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.030ha, 1 khu sản xuất tập trung với quy mô 47,7ha (tại phường Tân Định), giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 lao động. Năm 2021, thị xã tiếp tục thu hút được 610 dự án đầu tư, tăng 6,5% so với năm 2020; trong đó vốn đầu tư trong nước có 557 dự án với tổng vốn là 4.588 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài 53 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 156 triệu USD. Toàn thị xã có 5.254 dự án đầu tư, gồm 4.473 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn trên 45.000 tỷ đồng và 781 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 8 tỷ USD.
Tổng giá trị sản xuất đạt 192.910 tỷ đồng, tăng 17,15% so với năm 2020 và đạt 97,2% so với nghị quyết HĐND thị xã giao. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 143.450 tỷ đồng, tăng 15,3%; thương mại - dịch vụ đạt 48.858 tỷ đồng, tăng 53,1%; nông nghiệp đạt 602 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2020.
Giai đoạn 2019 - 2021 kinh tế của thị xã Bến Cát tăng trưởng bình quân đạt 19,32% (năm 2019 đạt 23,5%; năm 2020 đạt 17,3% và năm 2021 đạt 17,15%).
Về cơ cấu kinh tế.
Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 74,36%; thương mại - dịch vụ chiếm 25,33%; nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 0,31% trong cơ cấu kinh tế năm 2021 của thị xã Bến Cát.
Cơ cấu kinh tế của thị xã Bến Cát giai đoạn 2019 - 2021
Thu nhập bình quân đầu người.
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị xã năm 2021 đạt 138 triệu, năm 2020 đạt 135 triệu, năm 2019 đạt 127 triệu đồng/người/năm.
Năm 2021, người lao động chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập bình quân đầu người cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Bến Cát nói riêng đã thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nên thu nhập của người dân trên địa bàn thị xã vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.
Thu, chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.867,66 tỷ đồng, bằng khoảng 58% so với năm 2020, tăng 25% kế hoạch của tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao. Trong đó, thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh là 2.136,76 tỷ đồng, bằng 65% so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao; tổng thu ngân sách địa phương 1.730,9 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2020, tăng 57% kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao.
Tổng chi ngân sách địa phương 1.405,28 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020, tăng 57% kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao.
Phát triển ngành, lĩnh vực.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Những năm qua, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị xã diễn ra nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn thích nghi tốt với cơ chế thị trường, nhanh nhạy trong điều hành sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, linh hoạt tiếp cận các nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) đạt 143.450 tỷ đồng, tăng 15,3% so năm 2020, đạt 98,1% Nghị quyết HĐND thị xã giao. Trong năm thị xã đã thu hút được 610 dự án đến đầu tư, tăng 6,5% so với năm 2020. Trong đó: dự án có vốn đầu tư trong nước là 557 dự án, với tổng số vốn 4.588,41 tỷ đồng, tăng 36,2% so với năm 2020; dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 53 dự án, với tổng vốn đăng ký 156,79 triệu USD. Ngoài ra, có 30 dự án điều chỉnh tăng vốn, 06 dự án điều chỉnh giảm vốn, 39 dự án chấm dứt hoạt động.
Tổng số dự án trên địa bàn thị xã đến nay là 5.254 dự án; trong đó: dự án có vốn đầu tư trong nước là 4.473 dự án với tổng số vốn 45.202,68 tỷ đồng; dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 781 dự án, tổng vốn đăng ký gần 8 tỷ USD.
Trên địa bàn thị xã hiện có 08 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 4.030 ha, 01 khu sản xuất tập trung diện tích 47,7 ha đã giải quyết việc làm cho khoảng 160 ngàn lao động. Đến nay, hầu hết các khu công nghiệp đều được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch được duyệt và theo tiến độ đã đề ra với các tiện ích như: hệ thống giao thông nội bộ khu công nghiệp kết nối với trục đường giao thông của tỉnh; hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước, hệ thống điện, bưu chính viễn thông, nhà máy xử lý nước thải tập trung, khu dịch vụ,… đã đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thương mại - dịch vụ.
Thị xã Bến Cát tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành dịch vụ chất lượng và giá trị tăng cao gắn với phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2021 đạt 48.858 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2020 và đạt 94,7% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao; cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.841 hộ, với tổng số vốn 696,06 tỷ đồng hộ, nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã đến nay là 34.254 hộ, với tổng số vốn đăng ký là 7.647,43 tỷ đồng.
Hạ tầng giao thông.
Thị xã Bến Cát là một trong những địa phương có hạ tầng giao thông phát triển mạnh, kết nối thông suốt, đồng bộ với các tuyến đường trọng điểm đi qua như đại lộ Bình Dương, ĐT.741, ĐT.744, Mỹ Phước - Tân Vạn, Vành đai 4,… Các tuyến đường nội ô thị xã cũng được đầu tư mở rộng như 30/4, Hùng Vương, Ngô Quyền, 7A, 7B, tạo điều kiện để thị xã Bến Cát dễ dàng kết nối các khu công nghiệp, đô thị phía Nam của tỉnh, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, các tuyến đường này có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bến Cát đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xã hội. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 251 km, tổng vốn đầu tư khoảng 341 tỷ đồng. Hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến, tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, nâng tổng chiều dài tuyến đường được chiếu sáng khoảng 408 km. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông tại các khu công nghiệp, khu dân cư, khu nhà ở cơ bản được các chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ với chiều dài khoảng 381 km, tổng mức đầu tư khoảng 7.400 tỷ đồng.
Giao thông đối ngoại.
- Đường bộ
Quốc lộ 13 là trục đường chiến lược quan trọng, trục đường xuyên á, xuất từ Thành phố Hồ Chí Minh, đi dọc suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên phía Bắc nối với tỉnh Bình Phước. Ngoài ý nghĩa chiến lược về kinh tế, đây là tuyến đường quan trọng trong an ninh quốc phòng. Đoạn đi qua khu vực thị xã Bến Cát dài 17,2 km từ ranh giới phía Bắc phường Mỹ Phước tới ngã tư Sở Sao. Quốc lộ 13 đi qua khu vực hiện có mặt đường rộng 23,5 m, bao gồm 6 làn xe; nền đường rộng 29,5 m, chất lượng mặt đường cao, lưu thông ổn định, đáp ứng nhu cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn trong tương lai trở thành đối trọng với Quốc lộ 13 về phía Đông hỗ trợ giảm áp lực giao thông ngày càng gia tăng trên Quốc lộ 13; đoạn qua địa bàn thị xã Bến Cát từ ĐT.741 đến hết ranh thị xã ở Chánh Phú Hòa. Hiện đã được Becamex đầu tư trong phạm vi các khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 2, 3 với lộ giới 62 m.
Đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn đi qua thị xã Bến Cát có lộ giới 62,0 m; vượt sông Thị Tính xây dựng cầu Thới An với chiều dài 1.750 m nối liền xã An Điền và phường Thới Hòa. Hiện đã được Becamex đầu tư trong phạm vi khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước dài khoảng 5 km. Trong tương lai đây là tuyến đường giao thông quan trọng kết nối liên vùng Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy trao đổi kinh tế, giao thông hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ thống đường tỉnh đi qua địa bàn bao gồm ĐT.741, ĐT.744, ĐT.748, ĐT.749A với tổng chiều dài khoảng 50 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%, đã và đang được nâng cấp, mở rộng góp phần giảm tải cho Quốc lộ 13 và kết nối từ các KCN đến các điểm nhà ga, bến cảng trong tỉnh cũng như trong vùng; kết nối được với các huyện thị lân cận, đến trung tâm công nghiệp và đô thị, giải tỏa áp lực và lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
Đường thủy.
Sông Sài Gòn đoạn chảy qua ranh giới phía Tây xã An Tây, Phú An dài khoảng 14 km, sông Thị Tính đoạn chảy qua địa bàn dài khoảng 14 km, đổ ra sông Sài Gòn tại xã Phú An. Hệ thống sông Thị Tính chủ yếu phục vụ thoát nước mặt của thị xã.
Việc phát triển giao thông thủy trên 2 tuyến giao thông thủy này hiện nay không thuận lợi vì tuyến ngắn, sông Sài Gòn còn bị hạn chế bởi tĩnh không của cầu Bình Lợi, cầu Phú Long, các phương tiện lớn lưu thông phải chờ triều lên.
Đường sắt.
Mạng lưới giao thông đường sắt vẫn chưa đầu tư phát triển. Hiện đã có dự án tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh thuộc dự án đường sắt Xuyên Á đã cắm mốc tuyến đi qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam thuộc phường Hòa Lợi và Chánh Phú Hòa.
Giao thông nội thị.
Thị xã hiện có 12 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 65,2 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 95,1%; 11 tuyến đường đô thị chủ yếu thuộc địa bàn phường Mỹ Phước do Becamex IDC đầu tư nằm trong các khu công nghiệp và đô thị Mỹ Phước 1, 2, 3 với tổng chiều dài 12,8 km, mặt đường bê tông nhựa nóng.
Đường khu vực có 699 tuyến với tổng chiều dài 374,03 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 14,26%, 46,16% được cứng hóa bằng sỏi đỏ, còn lại 36,59% vẫn là đường đất. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông xã, phường được đầu tư nâng cấp, mở rộng ngày càng khang trang. Lưu thông từ trung tâm thị xã đến các xã, phường khá tốt. Các tuyến đường trong khu dân cư lòng đường 8m, vỉa hè mỗi bên 4m phần lớn có mặt cắt hẹp, quy hoạch ô bàn cờ.
Đường nội bộ trong các khu dân cư quy hoạch mới có lộ giới từ 7 - 19m, kết cấu bê tông nhựa nóng, có vỉa hè và dải cây xanh.
Đường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh kết hợp với hạ tầng chiếu sáng, cấp điện, cấp thoát nước.
Hệ thống giao thông công cộng.
Hiện có 05 tuyến buýt nội tỉnh và 01 tuyến liên tỉnh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát phục vụ nhu cầu đi lại trong nội tỉnh và ngoại tỉnh với lưu lượng hành khách phục vụ bình quân vào khoảng 1.772 lượt khách/ngày; hầu hết chất lượng phương tiện trên các tuyến đã cũ và xuống cấp, niên hạn sử dụng > 10 năm.
Ga, bến bãi.
Bến xe Bến Cát nằm tại phường Mỹ Phước với quy mô diện tích 6.240m2, đạt loại 3, phục vụ nhu cầu đi lại trong nội tỉnh và ngoại tỉnh với 24 tuyến liên tỉnh, 03 tuyến nội tỉnh và xe buýt với lưu lượng hành khách phục vụ bình quân vào khoảng 1.772 lượt khách/ngày.
Bến thủy nội địa có 15 bến đang hoạt động (03 bến trên sông Sài Gòn thuộc xã An Tây, còn lại nằm ven sông Thị Tính thuộc các phường Mỹ Phước, Tân Định và xã Phú An) chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá.
Bến khách ngang sông có 05 bến đang hoạt động dọc sông Sài Gòn, chủ yếu vận chuyển khách thuộc các xã Phú An, An Tây qua huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội.
Dân số, mật độ dân số.
Theo số liệu Niên giám thống kê của tỉnh, dân số của thị xã Bến Cát tính đến ngày 31/12/2021 là 355.663 người; trong đó: dân số thường trú là 118.443 người, dân số tạm trú là 237.220 người. Tỷ lệ tăng dân số 7,49%, trong đó tăng tự nhiên là 0,68%, tăng cơ học là 6,52%.
Dân số khu vực nội thị (gồm các phường Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa các xã An Điền, An Tây) là 339.558 người, dân số ngoại thị (xã Phú An) là 16.105 người.
Mật độ dân số của thị xã là 1.518 người/km2, mật độ dân số khu vực nội thị là 1.582 người/km2. Mật độ dân số thị xã Bến Cát tương đối cao so với mật độ dân số chung của tỉnh. Nhìn chung, trên địa bàn thị xã, dân cư phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông tại khu vực trung tâm các phường, các khu, cụm công nghiệp như: phường Mỹ Phước (mật độ 4.005 người/km2), phường Hòa Lợi (mật độ 2.312 người/km2). Các khu vực có mật độ dân số thấp nhất là phường Chánh Phú Hòa (mật độ 604 người/km2), xã An Điền (mật độ 775 người/km2).
Thị xã Bến Cát phát triển theo hướng đô thị công nghiệp nên có tốc độ đô thị hóa nhanh và ổn định dẫn đến tỷ lệ tăng dân số tương đối cao so với các huyện, thị khác trong tỉnh. Biến động về dân số chủ yếu do lao động nhập cư về các khu, cụm công nghiệp,… trên địa bàn thị xã và các khu vực lân cận.
Giai đoạn 2019 - 2021 là giai đoạn phát triển ổn định của các khu, cụm công nghiệp khi các nhà máy được xây dựng và lấp đầy các khu công nghiệp. Do đó tốc độ tăng dân số cơ học ở giai đoạn này không bùng nổ như giai đoạn 2007 - 2018 mà đã trở nên ổn định hơn.
Dân tộc.
Toàn thị xã có hơn 2/3 số dân lao động từ nơi khác đến sinh sống; có 16 dân tộc thiểu số với 515 hộ và 1.681 nhân khẩu, chiếm gần 0,68% dân số toàn thị xã (gồm các dân tộc: Hoa, Khmer, Nùng, Tày, Thái, Mường, Stiêng, Châu Ro, Sán Dìu, Ba Hi, Gia rai, Ấn Độ, Mán, Chăm, Dao...).
Tôn giáo - tín ngưỡng.
Địa bàn thị xã Bến Cát có 5 tôn giáo chính, gồm: Phật giáo: có 13 cơ sở với 12 chức sắc, số lượng phật tử hơn 10.000 người. Công giáo: có 02 cơ sở với 04 chức sắc (02 Linh mục Chánh xứ, 02 Linh mục Phó xứ). Số lượng giáo dân khoảng 15.000 người (trong đó có khoảng 10.000 giáo dân là công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn xã). Tin lành: có 01 cơ sở và 05 điểm nhóm. Số lượng tín hữu khoảng 260 người.
Ngoài ra, tại Chi hội Tin lành Bến Cát còn là điểm sinh hoạt của 01 nhóm Tin lành Hàn Quốc với số lượng 20 tín hữu đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tịnh độ cư sĩ Phật hội: có 02 cơ sở với 04 chức sắc, số lượng phật tử là 456 người. Cao đài (Hệ phái Tây Ninh): có 01 Văn phòng Ban nghi lễ Cao đài liên xã, số lượng đạo hữu là 473 người.
Giáo dục.
Thị xã Bến Cát đã và đang chú trọng đầu tư. Với tinh thần tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn thị xã, trong những năm qua, thị xã đã luôn tạo mọi điều kiện để đầu tư phát triển giáo dục. Số trường lớp đạt chuẩn Quốc gia ngày một tăng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao tri thức trên địa bàn. Số lượng các trường, lớp thể hiện cụ thể như sau:
- Đào tạo: trường Đại họcViệt Đức, Đại học Bình Dương (cơ sở Bến Cát), trường Trung cấp kinh tế Bình Dương, ngoài ra còn có các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghiệp vụ, trung tâm bồi dưỡng chính trị đáp ứng nhu cầu dạy, học và lao động của người dân.
- Công trình giáo dục công lập: toàn thị xã có 37 trường học các cấp thuộc hệ công lập, trong đó:
+ Trường mầm non - mẫu giáo: có 09 trường công lập (6 trường đạt chuẩn quốc gia) với diện tích 5,62 ha, 117 lớp học và 4.107 học sinh.
+ Tiểu học có 17 trường công lập (7 trường đạt chuẩn quốc gia) với diện tích 14,45 ha, 485 lớp học và 23.698 học sinh.
+ Trung học cơ sở: có 9 trường công lập (6 trường đạt chuẩn quốc gia) với diện tích 11,87 ha, 277 lớp học và 11.822 học sinh.
+ Trung học phổ thông: có 2 trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia với diện tích 2,57 ha, 99 lớp học và 3.626 học sinh.
+ Công trình giáo dục tư thục: Toàn thị xã có 34 trường mầm non tư thục và 107 nhà trẻ - lớp mẫu giáo với 447 nhóm - lớp, 12.743 học sinh.
Hiện nay, cơ sở trường lớp công lập ở các cấp học hầu hết đạt chuẩn quốc gia, bảo đảm về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tuy nhiên có thể thấy ở cấp mầm non - mẫu giáo vẫn thiếu rất nhiều trường công lập đạt chuẩn, thể hiện rõ qua số trẻ mầm non ở các trường tư thục cao gấp 03 lần số trẻ ở các trường công lập. Dù các trường mầm non tư thục và các nhà trẻ - lớp mẫu giáo đã đóng góp rất nhiều cho số lượng lớp mầm non nhưng cơ sở vật chất của nhiều nhà trẻ - lớp mẫu giáo tư thục chưa đảm bảo cho việc dạy và học. Có thể nói là không đáp ứng được nhu cầu cho các gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh thị xã Bến Cát có rất nhiều lao động nhập cư, công nhân làm việc trong các nhà máy. Bên cạnh đó tổng số lượng trường học, quy mô đất đai và bán kính phục vụ của tất cả các cấp học chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định nên cần phải bổ sung trường học ở các cấp lớp.
Y tế.
Y tế tuyến huyện: 01 trung tâm y tế thị xã, quy mô 150 giường.
- Y tế tuyến phường, xã: 08 trạm y tế của phường Tân Định, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Thới Hòa, Chánh Phú Hòa và xã An Điền, An Tây, Phú An; 03 phòng khám đa khoa khu vực của phường Mỹ Phước, Thới Hòa, An Tây.
- Y tế ngoài công lập: Bệnh viện Mỹ Phước và 08 phòng khám đa khoa tư nhân là Đại Minh Phước, Nhân Nghĩa, Trần Đức Minh, Minh Phúc, PF4, Tín Đức, Thuận Thảo, Sài Gòn - An Tây cùng với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.
- Tổng cộng, các cơ sở điều trị khám chữa bệnh có 712 giường, đạt chỉ tiêu 2,59 giường bệnh/1.000 dân (không tính giường trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực).
- Hiện tại có 01 trung tâm y tế quy mô 100 giường, bệnh viện đa khoa Mỹ Phước quy mô 489 giường.
- Mạng lưới y tế các phường xã đã được xây dựng hoàn chỉnh, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung số lượng các cơ sở y tế thị xã Bến Cát đã đáp ứng tương đối nhu cầu của người dân đô thị. Tuy nhiên vẫn cần có bệnh viện được đầu tư đạt chuẩn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Khu đô thị.
Hiện nay trên địa bàn thị xã Bến Cát đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, khu đô thị EcoLakes Mỹ Phước, khu đô thị Bến Cát Golden Land, khu đô thị Golden Center City 1, khu đô thị Golden Center City 2, khu đô thị Happy Home, khu đô thị Rich Home 1, khu đô thị Rich Home 2, khu đô thị Spring City,khu đô thị Phương Trường An, khu đô thị Thịnh Gia, căn hộ cak tầng Unico Thăng Long (18 tầng) vvv... | 1 | null |
Simon Kinberg (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1973) là nhà biên kịch Mỹ sinh ở Anh và là nhà sản xuất phim. Simon nổi tiếng với bộ phim dị nhân (phim), và viết/sản xuất một số bộ phim nổi tiếng như "Ông bà Smith (phim 2005)", "Sherlock Holmes (phim 2009)", "This Means War (phim)", và "Elysium (phim)".
Tiểu sử.
Simon sinh ở Luân Đôn và là người Do Thái. Gia đình Simon chuyển đến Hoa Kỳ và anh lớn lên tại Los Angeles. Kinberg đã tham dự Trường Brentwood (Los Angeles, California) ở Los Angeles và tốt nghiệp năm 1991. Sau đó, anh tốt nghiệp đại học Brown, Phi Beta Kappa, Magna Cum Laude, và nhận bằng MFA từ khoa phim ảnh, đại học Columbia. | 1 | null |
Samsung Galaxy S series là dòng thiết bị di động cao cấp chạy Android được sản xuất bởi Samsung Electronics.
Series bao gồm ban đầu là điện thoại thông minh và thiết bị đầu tiên, Samsung Galaxy S, được công bố vào tháng 3 năm 2010 và được phát hành để bán vào tháng 6 năm đó. Kể từ khi Samsung Galaxy Note được giới thiệu vào năm 2011, dòng Galaxy S đã cùng tồn tại với dòng Galaxy Note như là điện thoại thông minh hàng đầu của Samsung.
Samsung sau đó đã mở rộng dòng Galaxy S sang máy tính bảng với thông báo về Galaxy Tab S vào tháng 6 năm 2014 và phát hành vào tháng tới. Điện thoại thông minh mới nhất trong dòng Galaxy S là bộ ba Galaxy S21, S21+ và S21 Ultra 5G được giới thiệu vào ngày 14 tháng 1, 2021. Máy tính bảng mới nhất là Galaxy Tab S7 và Tab S7+ được ra mắt vào ngày 5 tháng 8, 2020.
Lịch sử, thiết kế và thông số kỹ thuật.
Galaxy S.
Màn hình siêu lớn của Galaxy S gây ấn tượng mạnh với người sử dụng và giúp Samsung đặt bước chân vững chắc trong các nhà sản xuất smartphone. Góp phần giúp Samsung soán ngôi Nokia trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Galaxy S5.
Galaxy S5 ra mắt gây sự thất vọng không hề nhỏ trong lòng người hâm mộ với thiết kế nhựa quá cũ và không có cải tiến, hoàn toàn không đủ sức cạnh tranh với thế hệ iPhone 6/6 Plus đình đám của Apple cũng như thiết kế kim loại nguyên khối trên các smartphone cao cấp của các hãng Android khác. Galaxy S5 là chiếc Galaxy S series ế ẩm và thất bại nhất của Samsung.
Galaxy S6 | S6 edge | S6 edge+ | S6 active.
Đây là bước chuyển mình của Samsung khi áp dụng trào lưu thiết kế kim loại nguyên khối lên điện thoại của mình, góp phần níu kéo lại sự quan tâm của người tiêu dùng. Thế hệ thứ 6 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, tích hợp thiết kế màn hình cong hai bên tràn vô cực của Samsung tiên phong đặc trưng của dòng sản phẩm Galaxy S series và Galaxy Note series (Infinity display).
Galaxy S7 | S7 edge | S7 active.
Dòng Galaxy S7 vẫn tích hợp thiết kế màn hình cong tràn hai bên cùng với hai mặt kính sang trọng tương tự như dòng Galaxy S6 của Samsung.
Galaxy S8 | S8+ | S8 active | S Light Luxury.
Galaxy S8 và S8+ khi ra mắt thực sự là cú đột phá trong công nghệ điện thoại thông minh. Là một trong những sản phẩm thành công nhất lịch sử dòng Galaxy S, hoàn toàn lấn lướt về mặt thiết kế với thế hệ iPhone 7/7Plus của Apple cũng như các nhà sản xuất Android khác như Sony, LG với thiết kế màn hình viền đạt đến siêu mỏng, cho cảm giác vô cực thực sự.
Galaxy S9 | S9+.
Thiết kế không mấy thay đổi làm sản lượng Galaxy S9 và S9+ không khả quan và ế ẩm khá nhiều khi so với S8 và S8+, Samsung mất đi sự cạnh tranh với thế hệ iPhone X của Apple hay những hãng OEM Android khác như Xiaomi, Huawei...
Galaxy S10e | S10 Lite | S10 | S10+ | S10 5G.
Galaxy S10e | S10 | S10+ và S10 5G đánh dấu sự quay lại ngoạn mục của ngôi vương Android - nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới của Samsung. Hoàn toàn lu mờ thế hệ iPhone XR/XS/XS Max của Apple. Với thiết kế màn hình đục lỗ Infinity-O, viền siêu mỏng và cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình.
Tuy nhiên thế hệ thứ 10 này, Samsung đã thẳng tay loại bỏ cảm biến mống mắt Iris Scanner trên các thế hệ trước và thay bằng cảm biến vân tay siêu âm ẩn dưới màn hình( đối với S10 Lite, S10, S10+, S10 5G) và cảm biến vân tay quang học nằm ở nút nguồn(đối với S10e)
Galaxy S10 là dòng sản phẩm có doanh thu kỷ lục của Samsung, đặc biệt thành công tại Trung Quốc, nơi mà thị phần Samsung tại thời điểm đó còn dưới 1% và bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi các hãng trong nước mới nổi như Oppo, Vivo, Xiaomi, Huawei.
Galaxy S21 Series 5G.
Trong sự kiện Galaxy UNPACKED đầu tiên của năm 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 14 tháng 1, 2021 Samsung đã trình làng bộ 3 siêu phẩm Galaxy S thế hệ thứ 12 - Galaxy S21 | S21+ và S21 Ultra 5G. Gần 1 năm sau tại khuôn khổ sự kiện CES 2022 diễn ra trực tuyến vào ngày 3 tháng 1 năm 2022,Samsung cho ra mắt Galaxy S21 FE 5G.
Galaxy S22 Series.
Tại sự kiện Galaxy Unpacked 2022 được tổ chức vào 22 giờ ngày 9 tháng 2 năm 2022, Samsung cho ra mắt dòng Galaxy S22 gồm S22 bản thường, S22+ và S22 Ultra. Galaxy S22 và S22+ giống như sự tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hơn so với thế hệ S21 trước đó, còn Galaxy S22 lại là một sự thay đổi lớn khi sở hữu ngôn ngữ thiết kế và cây bút S-Pen trang bị sẵn trong thân máy đặc trưng của dòng Note. Ngoài ra, tại sự kiện này cũng có sự trình làng của dòng máy tính bảng Samsung Galaxy Tab S8 series với ba tùy chọn gồm Tab S8, Tab S8+ và Tab S8 Ultra.
Doanh thu.
Samsung Galaxy S Series bán được hơn 160 triệu chiếc, với Samsung Galaxy S bán được 25 triệu chiếc, Samsung Galaxy S II bán được 40 triệu chiếc, Samsung Galaxy S III bán được 60 triệu chiếc, và cuối cùng Samsung Galaxy S4 bán được 40 triệu chiếc tính đến tháng 10 năm 2013..
Samsung Galaxy S7 Edge, S8/S8+ và S10/S10+ là các thế hệ thành công nhất và bán chạy nhất của Samsung Galaxy S series.
So sánh.
Bảng này chủ yếu cho thấy sự "khác biệt" giữa các sản phẩm trong gia đình dòng Galaxy S. Danh sách chỉ bao gồm thiết bị mở khóa và bản quốc tế. | 1 | null |
"Les Feuilles mortes" (viết bằng tiếng Pháp, tạm dịch: "Lá úa") là bài hát nổi tiếng - nguyên được viết bằng tiếng Pháp - được nhiều nghệ sĩ khắp nơi trình bày. Ca khúc có phần nhạc của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Hungary Joseph Kosma và phần lời của nhà thơ Jacques Prévert, có nội dung là kỷ niệm buồn về một tình yêu đã mất. Năm 1949, Johnny Mercer viết lời tiếng Anh cho bài hát và đặt nhan đề là "Autumn Leaves". Bài hát này còn được nhiều nhạc sĩ đặt lời tiếng Việt, chẳng hạn "Lá thu vàng" (Lữ Liên), "Lá úa" (Y Vân), "Lá rụng" (Phạm Duy), "Lá rụng" (Nguyễn Đình Toàn) và "Mùa thu lá úa" (Phạm Ngọc Lân).
Lịch sử.
Năm 1945, Kosma và Prévert cùng tham gia vở ba lê "Le Rendez-vous" của Roland Petit, trong đó Kosma đảm nhận sáng tác một phần khí nhạc còn Prévert soạn nội dung cho vở diễn. Đạo diễn điện ảnh Marcel Carné có đến xem và tỏ ra háo hức chuyển thể vở ba lê thành phim. Sau đó, nhạc phẩm "Les Feuilles mortes" được Kosma sáng tác dựa trên phần nhạc của ông trong vở ba lê, để rồi Prévert đặt lời cho ca khúc trên nền nhạc đó trong quá trình chuẩn bị cho tác phẩm điện ảnh của Carné. Bài hát được biết đến lần đầu tiên dưới hình thức những trích đoạn nhỏ trong phim "Les Portes de la nuit" (tháng 12 năm 1946) của Carné, do hai nhân vật Diego (Yves Montand) và Malou (Nathalie Nattier) thể hiện. Thành công không đến với bộ phim, song chỉ vài năm sau thì ca khúc kèm với nó lại tỏa sáng ngoài phạm vi nước Pháp. Montand tự cho mình là người đầu tiên biểu diễn ca khúc này ra công chúng, tuy nhiên lời tuyên bố này đã bị ca sĩ Vaucaire Cora đã phản bác trong một cuộc phỏng vấn do Alain Poulanges thực hiện trên sóng truyền thanh France Inter vào năm 1995, bởi chính bà mới là người đầu tiên hát ca khúc này vào năm 1948. Cũng khoảng thời gian đó, Marianne Oswald có hát "Les Feuilles mortes" với một đoạn bằng tiếng Đức. Jacques Douai là nam ca sĩ đầu tiên trình bày bài này vào năm 1947.
Các phiên bản khác.
Năm 1949, Johnny Mercer soạn phần lời tiếng Anh dưới nhan đề "Autumn Leaves". Từ đây nó trở thành thành tiêu chuẩn jazz và tiêu chuẩn pop ở cả hai ngôn ngữ, cả dưới hình thức khí nhạc lẫn thanh nhạc. Ngoài trình bày bằng tiếng Anh, Nat King Cole còn hát bài này bằng tiếng Nhật với nhan đề . Ngày 24 tháng 12 năm 1950, ca sĩ Edith Piaf trình bày song ngữ Anh - Pháp ca khúc này trong chương trình truyền thanh "The Big Show" của NBC Radio.
Năm 1955, bản "Autumn Leaves" do nghệ sĩ Roger Williams thể hiện vươn lên vị trí quán quân ở thị trường Hoa Kỳ. Đây là bản nhạc dương cầm duy nhất giành được vị trí số một trên bảng xếp hạng pop của "Billboard" và là bản nhạc dương cầm bán chạy nhất mọi thời đại, thể hiện qua doanh số hơn hai triệu bản bán ra. Cũng năm này, Tino Rossi thu "Les Feuilles mortes" cho nhãn đĩa Pathé-Marconi.
Phim "Autumn Leaves" (1956) có dùng bài này (do Nat King Cole hát) ở phần đầu phim. Người viết bài hát người Pháp Serge Gainsbourg vinh danh ca khúc này trong bài hát "La chanson de Prévert" của ông. Danh ca Frank Sinatra hát bài này trong album "Where Are You?" phát hành năm 1956. Năm 1959, Andy Williams ra ca khúc này trong album "Lonely Street" của ông. Ban nhạc The Coasters cũng hát lại bài hát trong album "One by One" phát hành năm 1960. Năm 1965, Al Hirt đưa bài này vào album "They're Playing Our Song".
Năm 1966, ban nhạc Manfred Mann biểu diễn "Les Feuilles mortes" với phong cách pop đương đại/rock trong album "As Is".
Năm 1996, "Autumn Leaves" hiện diện trong album thu trực tiếp "Live at Blues Alley" (1996) của Eva Cassidy. Năm 2000, ca sĩ người Pháp Raquel Bitton đưa bài hát vào album "Raquel Bitton sings Edith Piaf" của chị. Cùng năm này, album "The Jerry Lee Lewis Show" mới ra mắt của Jerry Lee Lewis cũng có bài "Les Feuilles mortes". Năm 2009, Iggy Pop dùng "Les Feuilles mortes" làm ca khúc mở đầu cho album "Préliminaires".
Năm 2013, ca sĩ nhạc pop Jermaine Jackson (cựu thành viên nhóm Jackson Five, anh trai Michael Jackson) song ca với giọng nam trung David Serero trong album "I Wish You L.O.V.E.: Jazz Standards" của Jackson.
Cấu trúc và hòa âm.
Bản gốc "Les Feuilles mortes" có cấu trúc giai điệu phức tạp, gồm 24 nhịp cho đoạn dẫn nhập (gồm hai lần chuyển điệu) và 16 nhịp cho đoạn điệp khúc. Tuy nhiên 24 nhịp đoạn dẫn gần như bị bỏ đi khi bài này được đưa sang tiếng Anh, và cũng hiếm thấy người ta hát phần còn lại này trong tiếng Anh mà chỉ thấy trình bày 16 nhịp phần điệp khúc.
Phần điệp khúc sử dụng mô típ ba nốt tăng dần trong một quãng hai trưởng, trong khi phần mở đầu của phần chính sử dụng các nhóm ba nốt ngang nhau biểu diễn trong cùng khoảng thời gian. Phần này và phần cuối được thể hiện ở cung Mi thứ, còn điệu chính thì theo Sol thứ.
Bài này được viết theo hình thức AABC, là nhạc phẩm dành cho những người mới làm quen với sự hài hòa trong nhạc jazz ("jazz harmony") do hòa âm của bài này hầu như chỉ gồm các hợp âm lặp lại ii-V-I và ii-V.
Chùm hợp âm iv7-VII7-III-VIM7-ii(giảm một nửa)7-V7-i của bài này được xem là một ví dụ về hòa âm theo vòng quãng năm ("circle of fifths"). | 1 | null |
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy () là hiệp ước quốc tế về môi trường, được ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ tháng 5 năm 2004. Công ước Stockholm có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ("persistent organic pollutant" - POP).
Lịch sử.
Năm 1995, Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) lên tiếng kêu gọi hành động mang tính toàn cầu để đối phó với POP - những chất hóa học được định nghĩa là "khó phân hủy trong môi trường, tích tụ sinh học qua lưới thức ăn và gây nguy cơ tác động có hại cho sức khỏe con người và môi trường."
Sau lời kêu gọi này, Diễn đàn liên chính phủ về An toàn hóa chất ("Intergovernmental Forum on Chemical Safety" - IFCS) và Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất ("International Programme on Chemical Safety" - IPCS) đã chuẩn bị một bản đánh giá 12 hóa chất được xem là gây hại nhiều nhất (12 chất này còn được gọi là "một tá bẩn thỉu").
Từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 12 năm 2000, năm cuộc họp diễn ra để sửa soạn cho Công ước mới. Ngày 22-23 tháng 5 năm 2001, các phái đoàn đến dự hội nghị (tập hợp các đại diện toàn quyền) diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển đã thông qua Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Những cuộc thương thảo cũng hoàn tất vào ngày 23 tháng 5. Công ước có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2004 với sự phê chuẩn ban đầu của 151 bên ký kết. Họ tán thành loại bỏ chín trong số 12 hóa chất được đề xuất, giới hạn sử dụng chất DDT trong công tác kiểm soát sốt rét và cắt giảm việc vô ý tạo ra chất điôxin và furan.
Các bên tham gia cũng đồng ý với quy trình xem xét và bổ sung các hợp chất độc hại khó phân hủy khác vào Công ước nếu chúng thỏa các tiêu chí về mức độ khó phân hủy và mức gây hại đến nhiều quốc gia. Danh sách bổ sung lần đầu được tán thành tại cuộc họp diễn ra ở Genève, Thụy Sĩ vào ngày 8 tháng 5 năm 2009.
Tính đến tháng 5 năm 2013, có 179 bên đã tham gia Công ước Stockholm (gồm 178 quốc gia và Liên minh châu Âu). Một số nước vẫn chưa phê chuẩn Công ước, chẳng hạn Hoa Kỳ, Israel, Iraq, Italia và Malaysia.
Tóm tắt các điều khoản.
Nội dung chính của Công ước là việc yêu cầu các nước phát triển phải cung cấp mới cũng như bổ sung các nguồn tài chính và biện pháp nhằm xóa bỏ hoạt động sản xuất và sử dụng các POP, xóa bỏ việc vô ý tạo ra các POP nếu được, quản lý và tiêu hủy chất thải POP theo cách an toàn cho môi trường. Công ước cũng dự liệu việc bổ sung các chất mới vào danh sách thông qua việc ghi chú trong phần mở đầu.
Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Công ước có điều khoản về quy trình nhận diện các POP để bổ sung vào Công ước và tiêu chí để xem xét đánh giá theo. Lần họp thứ nhất của Hội nghị các bên (COP1) diễn ra ở Punta del Este, Uruguay từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 5 năm 2005 đã lập ra Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ("Persistent Organic Pollutants Review Committee" - POPRC) với nhiệm vụ cân nhắc bổ sung các POP khác vào Công ước.
Thành phần Ủy ban này gồm 31 chuyên gia được các bên tham gia Công ước đề cử, lấy từ năm nhóm vùng thuộc Liên Hợp Quốc. Ủy ban sẽ xem xét bổ sung chất mới theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, Ủy ban xác định xem liệu chất đó có thỏa các tiêu chí được ghi trong phụ lục D của Công ước hay không (gồm tính khó phân hủy, tính tích tụ sinh học, tiềm năng lan truyền quy mô rộng trong môi trường - LRET, và độc tính). Nếu thấy thỏa, Ủy ban sẽ thảo ra hồ sơ nháp về nguy cơ của chất đó theo phụ lục E nhằm đánh giá chất đó có nguy cơ gây tổn hại đáng kể đối với sức khỏe con người và/hoặc gây tác động môi trường hay không, từ đó cần hành động trên quy mô toàn cầu hay không. Cuối cùng, nếu Ủy ban nhận thấy cần thiết phải có hành động toàn cầu thì họ sẽ lập bản đánh giá quản lý rủi ro theo phụ lục F nhằm phản ánh các đánh giá về kinh tế - xã hội song hành cùng việc nêu ra các biện pháp có thể có để kiểm soát chất đó. Dựa trên bản đánh giá này, Ủy ban ra quyết định khuyến nghị liệt kê bổ sung chất đó vào một hay nhiều phụ lục của Công ước. Ủy ban này đều tổ chức họp hàng năm ở Genève tính từ khi thành lập đến nay.
Danh sách POP được liệt kê.
Ban đầu có 12 chất được liệt kê, chia làm ba thể loại. Trong số này, hai chất gồm hexaclorobenzen và PCB được liệt kê ở cả hai thể loại là A và C.
Các chất mới được đề nghị bổ sung vào các phụ lục A, B và C.
POPRC-7 đã xem xét ba đề xuất về việc bổ sung chất mới vào các phụ lục A, B và C của Công ước. Đó là các chất: naphtalen (CN), hexaclobutađien (HCBD) và pentaclophenol (PCP), cùng với các hợp chất muối và este của nó. Lời đề xuất này là giai đoạn đầu tiên trong quy trình đánh giá một chất của POPRC, đòi hỏi POPRC phải đánh giá xem liệu chất đề đề xuất có thỏa các tiêu chí trong phụ lục D của Công ước hay không.
POPRC-8 đề xuất bổ sung hexabrômxiclododecan vào phụ lục A kèm các trường hợp miễn trừ được quy định cụ thể cho sản xuất và sử dụng EPS và XPS trong công trình xây dựng. Lời đề xuất này đã được hội nghị lần thứ sáu (28 tháng 4 - 10 tháng 5 năm 2013) thông qua.
Tranh cãi.
Có một số chỉ trích đối với Công ước này, rằng Công ước phải chịu trách nhiệm cho việc làm tiếp diễn các ca tử vong do sốt rét gây ra. Tuy nhiên trong thực tế, Công ước đã quy định cụ thể là cho phép dùng chất DDT để kiểm soát muỗi (trung gian truyền bệnh sốt rét) vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Từ giác độ các quốc gia đang phát triển, việc thiếu dữ liệu và thông tin về nguồn gốc, sự thải cũng như các mức độ ảnh hưởng tới môi trường của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy chính là các nguyên nhân gây vướng mắc các cuộc đàm phán, từ đây cho thấy nhu cầu lớn về nghiên cứu. | 1 | null |
Dòng Samsung Galaxy Note là một loạt phablet đã ngừng sản xuất chạy Android được phát triển và tiếp thị bởi Samsung Electronics. Dòng này chủ yếu hướng đến điện toán bút; tất cả các mẫu Galaxy Note đều được trang bị bút cảm ứng và tích hợp bộ số hóa Wacom nhạy áp lực. Tất cả các mẫu Galaxy Note cũng bao gồm các tính năng phần mềm được định hướng theo bút cảm ứng và màn hình lớn của thiết bị, chẳng hạn như ứng dụng ghi chú và album kỹ thuật số và đa nhiệm chia màn hình.
Điện thoại thông minh Galaxy Note đã được coi là ví dụ thành công về mặt thương mại đầu tiên của lớp "phablet" điện thoại thông minh với màn hình lớn được thiết kế để gắn kết chức năng của máy tính bảng truyền thống với điện thoại. Samsung đã bán được hơn 50 triệu thiết bị Galaxy Note trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 10 năm 2013. 10 triệu chiếc Galaxy Note 3 đã được bán trong vòng 2 tháng đầu tiên, 30 triệu chiếc của Note II, trong khi Galaxy Note ban đầu bán được khoảng 10 triệu chiếc trên toàn thế giới.
Thiết bị.
Galaxy Note.
Samsung đã công bố thế hệ Galaxy Note đầu tiên tại IFA Berlin vào năm 2011. Trong khi một số phương tiện truyền thông đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của thiết bị do màn hình 5,3 inch của nó (lúc đó, được coi là cực lớn đối với điện thoại), Note đã nhận được sự đón nhận tích cực cho chức năng bút stylus, tốc độ của bộ xử lý lõi kép 1,4 GHz và lợi thế của kích thước màn hình lớn như vậy. Galaxy Note là một thành công thương mại: phát hành tháng 10 năm 2011, Samsung đã công bố vào tháng 12 năm 2011, rằng Galaxy Note đã bán được 1 triệu chiếc trong hai tháng. Vào tháng 2 năm 2012, Samsung đã ra mắt phiên bản Note có hỗ trợ LTE và đến tháng 8 năm 2012, Note đã bán được 10 triệu chiếc trên toàn thế giới.
Galaxy Note II.
Vào ngày 29 tháng 8 năm 2012, tại IFA Berlin, Samsung đã tiết lộ một sản phẩm kế nhiệm cho Galaxy Note, Galaxy Note II. Model mới, được phát hành vào tháng 9 năm 2012, có các cải tiến về phần cứng của Note ban đầu (với bộ xử lý lõi tứ và màn hình lớn hơn 5,5 inch (140 mm), bút stylus đã được sửa đổi và số hóa nâng cấp với độ nhạy áp lực 1.024 cho bút chính xác hơn đầu vào, một thiết kế phần cứng mới dựa trên Galaxy S III), cùng với các tính năng mới như cử chỉ bút, đa nhiệm chia màn hình, Air View (cho phép xem trước nội dung bằng cách di chuyển bút lên trên màn hình), và các tính năng mới khác cũng được giới thiệu bởi S III.
Galaxy Note3.
Vào ngày 4 tháng 9 năm 2013, Samsung đã tiết lộ Galaxy Note 3, giới thiệu một thiết kế "cao cấp" hơn với mặt lưng bằng nhựa, màn hình 1080p 5,7 inch (145 mm), quay video 4K lên đến 5 phút, đầu nối USB 3.0, và mở rộng chức năng bút stylus. Mặc dù có tiền thân, nó không có đài FM.
Galaxy Note3 Neo.
Vào tháng 1 năm 2014, Samsung lần đầu tiên phát hành phiên bản "hạ cấp" của Note 3, Galaxy Note 3 Neo. Máy có bút stylus S-Pen, camera 8 MP, màn hình Super AMOLED HD 720p 5,5 ", dung lượng lưu trữ 16 GB, RAM 2 GB cũng như tất cả các tính năng phần mềm của Note 3. Lần đầu tiên, nó có Samsung Exynos Hexa 5260 Bộ xử lý (6 lõi) với CPU Cortex A7 lõi tứ 1,3 GHz và CPU Cortex A15 lõi kép 1,7 GHz có hỗ trợ HMP và GPU Mali-T624.
Galaxy Note4.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 2014, tại IFA Berlin, Samsung đã tiết lộ một người kế nhiệm cho Galaxy Note 3, Galaxy Note 4. Mẫu máy mới, được phát hành vào tháng 10 năm 2014, đã giới thiệu một thiết kế mới với mặt sau bằng nhựa và khung kim loại, 5,7- Màn hình QHD inch (145 mm), camera 16 MP với OIS, bút S-Pen cải tiến, bộ số hóa nâng cấp với độ nhạy áp lực 2.048 và chức năng mở rộng, máy quét dấu vân tay và các tính năng khác được lấy từ Galaxy S5..
Galaxy Note Edge.
Bên cạnh Galaxy Note 4, Samsung cũng tiết lộ Galaxy Note Edge, có màn hình với phần cong bao quanh viền phải của thiết bị. Vùng cong có thể được sử dụng làm thanh bên để hiển thị các thông tin và thông tin đánh dấu, phím tắt ứng dụng và các công cụ khác.
Galaxy Note5.
Galaxy Note 5 được công bố vào ngày 13 tháng 8 năm 2015. Nó dựa trên các thông số kỹ thuật và thiết kế phần cứng của Galaxy S6, bao gồm khung kim loại và mặt lưng bằng kính, màn hình 5,7 inch 1440p, chip hệ thống Exynos 7 Octa 7420, cũng như một khe cắm bút lò xo mới. Cũng như S6 và không giống như các mẫu Note trước đây, Note 5 không cung cấp pin có thể thay thế cho người dùng hoặc bộ nhớ mở rộng. Tính năng "Ghi nhớ tắt màn hình" mới cho phép điện thoại được đánh thức trực tiếp vào màn hình ghi chú khi bút stylus bị xóa và ứng dụng camera cho phép phát trực tiếp công khai và riêng tư trực tiếp lên YouTube.
Galaxy Note7.
Galaxy Note 7 đã được công bố trong một sự kiện báo chí ở thành phố New York vào ngày 2 tháng 8 năm 2016. Nó chủ yếu dựa trên phần cứng của Galaxy S7, kế thừa bộ xử lý, camera và phục hồi khả năng chống nước IP68 và lưu trữ mở rộng. Đây cũng là thiết bị đầu tiên của Samsung có đầu nối USB-C. Màn hình của Galaxy Note 7 được uốn cong ở hai bên của thiết bị và bút stylus có độ nhạy áp lực cao hơn và đầu nhọn hơn. Samsung đặt thương hiệu cho thiết bị là Note 7 thay vì Note 6 để đồng bộ hóa thương hiệu của mình với dòng Samsung Galaxy S7 hàng đầu.Galaxy Note 7 đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sản xuất lặp đi lặp lại với pin bên trong của chúng, dẫn đến các sự cố trong đó chúng bị quá nóng và cháy. Sau khi các mẫu thay thế gặp sự cố tương tự, Note 7 đã chính thức ngừng sản xuất vào ngày 11 tháng 10 năm 2016 và gần như tất cả các thiết bị đã bị thu hồi trên toàn cầu do vụ nổ.
Galaxy Note Fan Edition.
Sau khi thu hồi Samsung Galaxy Note 7, Samsung đã quyết định phát hành Note Fan Edition (FE) vì Note 7 mới được phát hành tại một số quốc gia được chọn vào ngày 7 tháng 7 năm 2017. Nó đi kèm với pin nhỏ hơn so với Note 7 vì lý do an toàn.Những thay đổi được cải thiện của Galaxy Note Fan Edition bao gồm Android Nougat với Giao diện người dùng Samsung Experience 8.1, trợ lý ảo Bixby (không bao gồm Thoại), dấu "Phiên bản dành cho Fan" ở mặt sau và vỏ Clear View Cover.
Galaxy Note8.
Samsung Galaxy Note 8 đã được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2017 tại một sự kiện Samsung Unpacked. Máy có màn hình vô cực Super AMOLED 6,3 "1440p, bộ xử lý Snapdragon 835 / Exynos 8895 (tùy theo vị trí), máy quét mống mắt, chống bụi và nước IP68, thiết lập máy ảnh ống kính kép mới với ống kính tele và hỗ trợ Samsung DeX.
Galaxy Note9.
Vào ngày 27 tháng 6 năm 2018, Samsung đã gửi thư mời cho sự kiện "Unpacked" tiếp theo, hiển thị hình ảnh S Pen màu vàng. Nó được công bố vào ngày 9 tháng 8 năm 2018 và có sẵn bắt đầu từ ngày 24 tháng 8 năm 2018. Note 9 bao gồm bản cập nhật cho Bixby. Bixby sẽ tự động xử lý lệnh của người dùng. Note 9 được kết nối với ứng dụng SmartThings và nó bao gồm các tính năng như tự động chuyển đổi âm thanh giữa các thiết bị thông minh khác nhau. Bút S Pen mới được giới thiệu là bật Bluetooth. Người dùng có thể điều khiển máy ảnh, video YouTube và trình chiếu từ xa. Note 9 đã được Ủy ban Truyền thông Liên bang chấp nhận và nó có bộ xử lý Snapdragon 845 hoặc Exynos 9810, RAM 6 GB cho biến thể 128 GB và RAM 8 GB cho biến thể 512 GB, pin 4000 mAh. Note 9 sử dụng phần cứng camera tương tự như trên Samsung Galaxy S9 Plus, với thiết lập camera kép, cảm biến góc rộng 12MP với khẩu độ kép f / 1.5 và f / 2.4 và cảm biến tele 12MP với khẩu độ f / 2.4 cho Bokeh hiệu ứng ở phía sau. Nó cũng có một camera phía trước 8MP. Note 9 được trang bị phần mềm AI giúp cải thiện trải nghiệm chụp ảnh.
Galaxy Note10 | Note10+ (LTE | 5G).
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2019 (tức ngày 8 tháng 8 theo giờ Việt Nam). Bộ đôi Galaxy Note10 và Note10+ được ra mắt. Cả hai sở hữu màn hình Dynamic AMOLED cùng ngôn ngữ thiết kế Infinity-O với kích thước 6.3 inch (2280x1080 pixel) cho Note10 và 6.8 inch (3040x1440 pixel) cho Note10+. Galaxy Note10 có 8GB RAM cùng với 256GB ROM và Note10+ có 12GB RAM cùng với 256GB/512GB ROM. Cả hai sử dụng SoC Exynos 9825 (tại thị trường Việt Nam và châu Âu), Snapdragon 855 (tại thị trường Mỹ, Hồng Kông và Trung Quốc); camera selfie 10MP f/2.2 và camera 12MP+12MP+16MP khẩu độ kép f/1.5-f/2.4 và cảm biến ToF 3D (chỉ Note10+). Cả hai có dung lượng pin lần lượt là 3500mAh và 4300mAh cùng sạc siêu nhanh 25W và 45W.
Galaxy Note10 Lite.
Ngày 4/1/2020, phiên bản giá rẻ của siêu phẩm Note10 được ra mắt. Thiết bị này vẫn sở hữu thiết kế màn hình Infinity-O với kích thước 6.7 inch độ phân giải Full HD+ (1080×2400 pixel) cùng với công nghệ màn hình Super AMOLED. Đi cùng với Note10 Lite là 3 camera có cùng độ phân giải là 12MP vẫn có đầy đủ các chức năng như chụp góc rộng, góc siêu rộng 123°...Mặt trước với camera độ phân giải cao 32MP. RAM của chiếc máy này có dung lượng là 6GB hoặc 8GB và bộ nhớ trong là 128GB. Bút S Pen vẫn không có gì thay đổi so với đàn anh Note10 hay Note10+. Tuy nhiên Note10 Lite lại sử dụng SoC Exynos 9810 đã từng có mặt trên các siêu phẩm của năm 2018 (S9, S9+, Note9) và đã bị ép xung. Thiết bị vẫn sẽ sử dụng bảo mật vân tay dưới màn hình. Đi cùng với đó là dung lượng pin 4500mAh cao nhất dòng Note và sạc siêu nhanh 25W.
Galaxy Note20 | Note20 Ultra (LTE | 5G).
Vào lúc 21 giờ tối (theo giờ Việt Nam) ngày 5 tháng 8, 2020; sự kiện Galaxy UNPACKED 2020 được diễn ra theo hình thức trực tuyến. Bộ đôi siêu phẩm đa nhiệm Galaxy Note20 | Note20 Ultra đã được ra mắt trong sự kiện này. Bộ đôi siêu phẩm mới này mang trên mình nhiều cải tiến ấn tượng, với bút S Pen được giảm đi độ trễ khi viết trên màn hình, lần lượt là 26ms với N20 và 9ms với N20 Ultra. Cả hai chiếc máy đều được sử dụng chip Exynos 990 7 nm+ (thị trường Việt Nam, châu Âu...) hoặc chip Snapdragon 865+ 5G 7 nm+ (thị trường Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc). Note20 có màn hình phẳng 6.7", độ phân giải Full HD+ trên tấm nền Super AMOLED Plus, tốc độ làm tươi truyền thống 60 Hz. Note20 Ultra có màn hình 6.9", được làm cong nhẹ, độ phân giải Quad HD+ (tốc độ làm tươi 120 Hz với độ phân giải Full HD+) trên tấm nền Dynamic AMOLED 2X sử dụng công nghệ LTPO đầu tiên trên thế giới (có thể biến đổi tần số làm tươi từ 10 Hz đến 120 Hz). Bộ nhớ trong cho N20 là 256GB (LTE và 5G), 128GB (5G); N20 Ultra là 256GB/512GB (LTE và 5G), 128GB (5G). Bộ nhớ RAM cho N20 là 8GB, N20 Ultra là 8GB cho bản LTE và 12GB cho bản 5G. Viên pin của N20 có dung lượng 4300mAh và N20 Ultra là 4500mAh, cả hai đều có tốc độ sạc nhanh 25W. Điều khá đáng tiếc là Note20 sử dụng mặt lưng nhựa Polycarbonate vốn sẽ làm giảm sự sang trọng và cao cấp khi cầm trên tay. Trong khi đó, Note20 Ultra sử dụng mặt lưng được chế tác từ kính cường lực Gorilla Glass Victus mới nhất và bền bỉ nhất tại thời điểm đó (có thể chịu va đập ở độ cao 2 mét trở xuống). Camera trên bộ đôi này cũng tương tự như dòng Galaxy S20, với khả năng zoom đã được giảm xuống còn 50X trên N20 Ultra. Giá bán cho Note20 5G là 999$ và Note20 Ultra 5G là 1299$. Trong sự kiện, còn có sự trình làng của siêu phẩm màn hình gập Galaxy Z Fold2 (siêu phẩm này được giới thiệu chính thức tại Phần 2 của sự kiện UNPACKED, diễn ra vào 21 giờ tối(giờ Việt Nam ngày 1 tháng 9), bộ đôi dòng máy tính bảng Samsung Galaxy Tab S7, đồng hồ Samsung Galaxy Watch 3 và tai nghe Buds Live.
Năm 2021 trở đi.
Vào đầu năm 2021, Samsung cho ra mắt dòng Galaxy S21 trong đó phiên bản Galaxy S21 Ultra sở hữu màn hình to ngang các sản phẩm Galaxy Note trước đây và đặc biệt là có hỗ trợ cả bút S-Pen(bán riêng), điều chưa từng có tiền lệ ở bất cứ dòng điện thoại Samsung Galaxy nào khác ngoài dòng Note hay các dòng máy tính bảng của Samsung. Khoảng 7 tháng sau đó, Samsung cho ra mắt Galaxy Z Fold3, một thiết bị với màn hình dẻo có khả năng mở rộng từ điện thoại thông minh thông thường sang máy tính bảng cỡ nhỏ, đi kèm với bút S-Pen đặc biệt cho màn hình dẻo (bán riêng kèm bao da). Cả hai lần ra mắt trên đã khiến rộ lên tin đồn rằng Samsung đang có ý định ngừng sản xuất dòng Galaxy Note/ngừng sản xuất sản phẩm mới dưới tên Galaxy Note trong tương lai gần. Những tin đồn tương tự thực tế cũng đã xuất hiện từ tận những năm 2016, khi dòng sản phẩm điện thoại cao cấp khác của hãng, Galaxy S đã có những phiên bản to ngang, thậm chí là hơn Galaxy Note. Song song cũng là khi kích thước màn hình to đang ngày càng phổ biến trên nhiều smartphone trên thị trường, khiến điểm nổi bật duy nhất của dòng Galaxy Note từ đó đến hiện tại chỉ là cây bút S-Pen. Sự khác biệt giữa Galaxy S và Note ngày càng rút gọn, và đỉnh điểm là năm 2020, dòng Samsung Galaxy S20 ra mắt đầu năm và dòng Samsung Galaxy Note 20 ra mắt cuối năm có cấu hình, kích cỡ y hệt nhau cũng như có thêm sự xuất hiện của dòng máy gập hoàn toàn mới Samsung Galaxy Z series đã khiến cho doanh số của cả hai dòng Galaxy S và Note năm đó không thực sự ấn tượng. Sau tất cả những điều trên, năm 2021 Samsung đã cho ra đời hai sản phẩm trên, như là bước đầu để tái thiết lập lại dải sản phẩm cao cấp của hãng, nhằm tăng doanh thu và doanh số. Năm 2022 chứng kiến việc dòng Galaxy Note đã chính thức tạm dừng, khi dòng Samsung Galaxy S22 ra mắt, với phiên bản S22 Ultra có thiết kế vuông vắn đặc trưng của dòng Note, đi kèm với bút S-Pen trang bị sẵn trong thân máy. Sự tái thiết lập lại với việc "kết hợp" giữa dòng S và Note bước đầu đã đem lại hiệu quả, khi tại quên nhà Hàn Quốc, Samsung khi nhận lượng đặt trước cao nhất cho dòng smartphone cao cấp của hãng trong vòng 5 năm trở lại đây, và tính tới tháng 7 năm 2022, tức khoảng 5 tháng kể từ khi mở bán, nhiều nguồn tin báo cáo hãng đã bán được gần 11 triệu chiếc S22 Ultra tính riêng, ước tính chiếm khoảng 40 đến 80 phần trăm lượng máy của dòng S22 bán ra.
Máy tính bảng.
Samsung Galaxy Note.
Galaxy Note 8.0.
Tại Mobile World Congress 2013, Samsung công bố Galaxy Note 8.0. Với màn hình 8 inch và sử dụng vi xử lý 1.6 GHz, giống như Galaxy Note 10.1, hỗ trợ Samsung S-Pen.
Galaxy Note 10.1.
Tại Mobile World Congress 2012, Samsung công bố Galaxy Note 10.1, như bản thay thế cho Galaxy Tab 10.1. Với màn hình 10.1 inch và sử dụng vi xử lý lõi tứ 1.4 GHz, hỗ trợ Samsung S-Pen như Galaxy Note truyền thống.
Galaxy Note 10.1 2014 Edition.
Tại sự kiện Samsung Unpacked phần 2 2013 tại Berlin và New York, Samsung công bố sự kế nhiệm cho máy tính bảng Galaxy Note 10.1 inch được gọi là Galaxy Note 10.1 2014 Edition. Giống như người tiền nhiệm, nó sở hữu màn hình 10.1 inch và hỗ trợ mới nhất từ Samsung S-Pen có thể nhìn thấy trên Note III và sao chép gợi ý thiết kế cho các phiên bản cấp thấp khác Samsung Galaxy Tab 3 10.1 mà cách bố trí thiết kế được sử dụng từ Samsung Galaxy S4.
Samsung Galaxy Note Pro.
Galaxy Note Pro 12.2.
Tại CES 2014 ở Las Vegas, Samsung công bố dòng máy tính bảng Pro bao gồm máy tính bảng Samsung Galaxy Note Pro lớn hơn với màn hình 12.2 inch và hỗ trợ bút S-Pen giống như Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition. Thiết kế khéo léo tương tự như dòng Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition với thiết kế tiêu chuẩn mặt sau được Samsung làm giả da.
Các thiết bị Samsung khác được trang bị bút S-Pen.
Galaxy Tab.
Được phát hành cùng với các mẫu Tab A 8.0 và 9.7 thông thường vào năm 2015, một mẫu Tab A 9.7 được trang bị bút S-Pen đã xuất hiện, biến nó thành thiết bị Samsung Galaxy đầu tiên được trang bị bút cảm ứng Samsung ngoài dòng Note. Samsung tiếp tục phát triển và ra mắt những mẫu máy Galaxy Tab A có trang bị bút S-Pen những năm sau đó, với sản phẩm Galaxy Tab A gần đây nhất đi kèm bút S-Pen là phiên bản Galaxy Tab A 8.0 kèm bút S-Pen. Năm 2017 Samsung đã phát hành một thiết bị máy tính bảng Galaxy Tab hỗ trợ S-Pen đáng chú ý, Tab S3, thuộc dòng máy tính bảng cao cấp chính thức Galaxy Tab S của Samsung. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2018, Samsung đã ra mắt máy tính bảng mới: Samsung Galaxy Tab S4. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2019, Samsung cho ra mắt mẫu máy tính bảng cao cấp tiếp theo thuộc dòng Galaxy Tab S có trang bị bút cảm ứng, Galaxy Tab S6.
Năm 2020 chứng kiến sự ra mắt phiên bản giá rẻ Galaxy Tab S6 Lite và dòng Samsung Galaxy Tab S7 gồm Tab S7 và Tab S7+ với bút S-Pen được cải tiến khi độ trễ lúc viết giảm xuống chỉ còn 9ms. Ngày 25 tháng 5 năm 2021 Samsung cho ra mắt phiên bản giá rẻ Galaxy Tab S7 FE với bút S-Pen với độ trễ không được tối ưu, tăng lên 26ms. Dòng Samsung Galaxy Tab S8 ra mắt ngày 9 tháng 2 năm 2021, với bút S-Pen trên Tab S8 và Tab S8 Ultra được tiếp tục cải thiện, cho độ trễ giảm xuống chỉ còn 2.8 ms.
Galaxy S22 Ultra.
Ra mắt tại sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung vào ngày 9 tháng 2 năm 2022, dòng điện thoại này là sự kế thừa của Galaxy S21 series và Galaxy Note 20 series. Tuy mang tên gọi là chiếc máy kế nhiệm của Galaxy S21 Ultra trước đó nhưng S22 Ultra lại có thiết kế vuông vức đặc trưng của dòng Note, đi kèm với bút S-Pen trang bị sẵn trong thân máy, khác biệt hoàn toàn so với hai phiên bản S22 và S22+ cùng dòng.
So sánh.
Bảng này chủ yếu cho thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm trong gia đình dòng Galaxy Note. Danh sách chỉ bao gồm thiết bị mở khóa và bản quốc tế. | 1 | null |
Trận Ấp Đá Biên hay trận Rạch Đá Biên là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra vào rạng sáng ngày 3 tháng 10 năm 1973 khi Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị lực lượng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tập kích trong lúc đang nghỉ giữa chặng hành quân tại Ấp Đá Biên, thuộc địa bàn xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Hơn 200 chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tử trận trong trận đánh này.
Bối cảnh và diễn biến.
Mùa nước nổi tháng 10 năm 1973, Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (thuộc Quân khu VIII) được lệnh hành quân về khu vực Đồng Tháp Mười và tập kết tại huyện Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang). Từ căn cứ tại Svay Rieng (Campuchia), trung đoàn đã hành quân vượt sông Vàm Cỏ Tây tới huyện Mộc Hóa (nay là huyện Thạnh Hóa). Ngày 3 tháng 10, trung đoàn tới một khu vực rừng tràm tại địa phận rạch Đá Biên lúc vừa rạng sáng, nên phải cho quân nghỉ lại chờ đêm xuống để tiếp tục hành quân.
Lực lượng bổ sung của trung đoàn khi đó gồm nhiều tân binh mới nhập ngũ, trong đó đa số là các cựu sinh viên Đại học Xây dựng. Do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình sinh hoạt, họ đã để lộ dấu vết và bị máy bay trinh sát của quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện. Đối phương nhanh chóng huy động pháo bắn cấp tập xuống, cùng với đó là các đơn vị QLVNCH dưới sự yểm trợ của 12 trực thăng và xe bọc thép M-113 ập tới bắn phá dữ dội. Trước tình thế bị tấn công bất ngờ, một bộ phận cảm tử của Trung đoàn 207 QGP đã ở lại cầm chân quân địch để trung đoàn rút lui, nhiều người trong số này đã tử trận sau khi chiến đấu tới viên đạn cuối cùng.
Theo tài liệu của Mỹ, tổng cộng 79 người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hy sinh và 13 bị bắt trong trận chiến kéo dài từ 09h55 đến 12h35, địa điểm gần đường Liên tỉnh lộ 29 tiếp giáp với ranh giới tỉnh Định Tường. Lực lượng VNCH gồm tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3, Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 bị thiệt hại rất nhẹ, chỉ có 1 lính bị thương. Hầu hết những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị hy sinh là do trực thăng vũ trang và pháo binh bắn phá, thi thể của họ nằm rải rác trên diện tích hơn 4 hecta. Quân Việt Nam Cộng hòa thu được 1 DKZ 75 ly, 1 nòng súng cối 60mm, 3 súng B40, 3 súng B41, 36 súng AK-47, 3 máy thông tin PRC-45. Theo thông tin của Vùng 4 Chiến thuật VNCH, đây là bộ phận thuộc Trung đoàn 207 Quân giải phóng miền Nam, có căn cứ ở Campuchia gần biên giới phía Bắc huyện lỵ Hồng Ngự. Đơn vị này đang di chuyển hướng đến căn cứ Tri Phap để chi viện cho các đơn vị Quân Giải phóng ở tỉnh Định Tường.
Kết quả.
Sau trận đánh, QLVNCH vẫn tiếp tục cho quân lùng sục, càn quét ở khu vực xung quanh, ngăn không cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quay lại lấy xác đồng đội. Phải 12 ngày sau, khi đối phương đã rút quân, đại đội trinh sát của Trung đoàn 207 cùng lực lượng địa phương mới vào được khu vực trận địa, nhưng chỉ tìm được 40 thi thể. Số thi thể này được họ bó lại rồi cột vào các cây tràm, chờ đến mùa khô mới chôn cất được. Người duy nhất trong đơn vị chặn hậu bị thương và mắc kẹt lại trận địa là Nguyễn Trần Oanh, sau đó đã được người dân địa phương cứu sống, nuôi giấu và về sau đã trở về với đơn vị.
Năm 1991, một miếu thờ có tên gọi là Miếu Bắc Bỏ đã được người dân Ấp Đá Biên xây dựng để tưởng nhớ đến các liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trong trận đánh này. | 1 | null |
Cầu Großhesselohe là một cầu đường sắt tuyến đường München–Holzkirchen. Ngày nay cầu này được dùng bởi những xe lửa của Bayerische Oberlandbahn. Phía dưới đường rày là đường dành cho xe đạp và người đi bộ.
Vị trí.
Cầu Großhesselohe bắc ngang qua sông Isar (và Isar-Werkkanal chạy song song theo) ở phía Nam của München giữa khu vực Harlaching và Großhesselohe, một làng thuộc Pullach. Từ cầu khách đi xe lửa, cũng như người đi bộ và đi xe đạp nhìn được một quan cảnh gây nhiều ấn tượng của thung lũng Isar hay thành phố München, mà ta có thể thấy trong các bức tranh, hình chụp hay phim ảnh. Về phía Tây của cây cầu là nhà ga Großhesselohe cũ.
Lịch sử.
Cây cầu đầu tiên: 1857–1983.
Cầu Großhesselohe được xây từ năm 1851 cho tới 1857 khi tuyến xe lửa Bayerische Maximiliansbahn được thành lập. | 1 | null |
Kritosaurus là một chi khủng long hadrosauridae (mõ vịt) được biết đến không đầy đủ nhưng khá quan trọng. Nó sống khoảng 73 triệu năm trước, vào thời kỳ cuối kỷ Creta tại Bắc Mỹ.
Cổ sinh học.
Chế độ ăn uống và kiếm ăn.
Như các chi hadrosauridae khác, "Kritosaurus" là động vật hai chân / bốn chân lớn, ăn cỏ và thực vật với một hộp sọ phức tạp cho phép một chuyển động mài tương tự nhai. Răng của nó được liên tục thay mới và được lèn vào pin răng có chứa hàng trăm răng, chỉ có một số ít tương đối trong đó được sử dụng bất cứ lúc nào. Chúng kiếm ăn từ mặt đất lên đến ~ 4 mét (13 ft). Nếu "Kritosaurus" là một chi riêng biệt, cách nó chia sẻ thức ăn với chi "Naashoibitosaurus" tương tự và cùng thời là không rõ. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.