text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Tên lửa dò bức xạ là loại tên lửa được phát triển để tìm kiếm và tiêu diệt các trung tâm phát ra sóng phát xạ vô tuyến. Mục tiêu chủ yếu của loại tên lửa này các trạm ra đa tuy nhiên do tính chất dò nguồn sóng của nó mà các hệ thống gây nhiễu, trạm phát sóng vô tuyến các loại cũng sẽ là mục tiêu của loại tên lửa này. Không đối đất. Đây là mục đích phát triển đầu tiên của loại tên lửa này là dùng để phá ra đa của đối phương. Sử dụng nhiều trong học thuyết Áp chế hệ thống phòng không của đối phương. Mục đích chính của loại tên lửa là để làm suy giảm khả năng tác chiến của hệ thống phòng không của đối phương trong giai đoạn đầu tiên của một cuộc xung đột nhằm tăng cơ hội sống sót cho các máy bay ở những đợt tấn công sau. Chúng cũng được sử dụng để tìm cách vô hiệu hóa các trận địa tên lửa đất đối không không xác định trước vì thế các máy bay mang loại tên lửa này được dùng để hộ tống các máy bay ném bom khác. Một số loại phát triển gần đây có hệ thống ghi nhớ kết hợp với hệ thống dẫn đường quán tính để tự bay đến vị trí của nguồn phát sóng mà nó đã dò ra trước đó để đề phòng trường hợp nguồn bị tắc trước khi nó kịp bay đến nơi. Đất đối đất. Một số loại tên lửa đất đối đất dò sóng cũng được phát triển dùng để phá các trạm ra đa chủ động, các hệ thống đánh lạc hướng điện tử, cùng các loại trạm gây nhiễu khác. Việc này khiến loại tên lửa này rất khó bị khống chế bởi các hệ thống tác chiến điện tử và việc chỉ điểm mục tiêu bằng ra đa khi loại tên lửa này đang kích hoạt gần đó là cực kỳ nguy hiểm. Đất đối không. Trong chiến tranh Việt Nam việc sử dụng phổ biến các hệ thống làm nhiễu từ trên không đã khiến cho loại trên lửa này được tích cực phát triển. Được phóng đi để tìm và diệt các nguồn gây nhiễu trên không khi thấy tín hiệu liên lạc bắt đầu có dấu hiệu gặp trục trặc trầm trọng. Nếu hệ thống gây nhiễu trên không khiến cho các tên lửa phòng không không dưới đất gặp khó khăn trong việc tác chiến thì chính các nguồn gây nhiễu đó lại là mục tiêu rõ ràng cho loại tên lửa này và rắc rối hơn nữa là việc sử dụng loại tên lửa này khiến cho các tên lửa dò sóng trên máy bay hộ tống không thể phát hiện ra kịp trận địa phòng không dưới đất vì chúng không cần ra đa. Không đối không. Loại tên lửa này bắt đầu được phát triển gần đây, không giống như các tên lửa khác nó không kích hoạt cơ chế báo động bị khóa bằng ra đa trên các mục tiêu khi tên lửa đang bay đến. Chúng được phát triển để chống lại các loại máy bay trang bị các hệ thống ra đa mạnh mẽ.
1
null
Tư tưởng bài Nga hay chống Nga đề cập đến một phạm vi đa dạng các thiên kiến tiêu cực, phản cảm hay sợ hãi về Nga, người Nga, hay văn hóa Nga. Vẫn còn tồn tại nhiều khuôn mẫu văn hóa đa chúng về Nga và người Nga, một số trong đó phát triển từ Chiến tranh Lạnh, và được sử dụng làm cơ sở cho cuộc chiến chính trị chống lại Liên bang Xô viết. Một số thiên kiến trong đó vẫn còn tồn tại trong những thảo luận về mối quan hệ với Nga. Lịch sử. Ngày 19 tháng 10 năm 1797, Hội đồng Đốc chính Pháp nhận được một tài liệu từ một tướng người Ba Lan Michał Sokolnicki, có tựa đề "Aperçu sur la Russie". Nó cũng được gọi là "Di thư của Pyotr Đại đế" và được công bố lần đầu vào tháng 10 năm 1812, trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, trong "Des progrès de la puissance russe" được nhiều người đọc của Charles Louis-Lesur: điều này là theo mệnh lệnh của Napoléon I, người ra lệnh xuất bản hàng loạt bài viết để thể hiện rằng "châu Âu chắc chắn bước vào quá trình trở thành phần thưởng của Nga". Trong các cuộc chiến sau đó, nguyên giám sĩ nghe sám hối của Napoléon là Dominique Georges-Frédéric de Pradt tiếp tục tuyên truyền chống Nga, ông viết hàng loạt sách miêu tả Nga là thế lực "chuyên chế" và mang "tính Á châu" thèm khát xâm chiếm châu Âu. Năm 1843, Marquis de Custine xuất bản du ký bốn tập "La Russie en 1839" với 1800 trang. Các tường thuật gay gắt của Custine đúng khung Nga là một nơi "lớp mặt của văn minh châu Âu quá mỏng để khả tín". Tác phẩm thành công đến mức nhanh chóng có các lần in chính thức và in lậu sau đó, cũng như các phiên bản giản minh và các bản dịch tiếng Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Anh. Năm 1846, sách bán được xấp xỉ 200 nghìn bản. Nhà kinh tế học Anh Quốc John Maynard Keynes có bình luận gây tranh cãi về Nga, rằng sự đàn áp tại Nga, có nguồn cốc từ Cách mạng Đỏ, có lẽ là "thành quả của một số sự tục tĩu trong bản tính người Nga", và cũng quy kết sự chuyên chế của cả "Nga cũ" (phe Sa hoàng) và "Nga mới" (Xô viết) là "tàn khốc và ngu xuẩn". Trong thập niên 1930 và 1940, Adolf Hitler và Đảng Quốc xã nhận định Liên Xô là vùng người Slav sinh sống, do các chủ nhân "Bolshevik Do Thái" cai trị. "Túng thiếu, đói, thiếu an nhàn là số mệnh của dân Nga trong hàng thế kỷ. Không được có lòng trắc ẩn sai trái, do sự cam chịu của họ hoàn toàn có thể gia hạn. Đừng cố gắng áp đặt các tiêu chuẩn Đức và thay đổi cách sống của họ. Hy vọng duy nhất của họ là được người Đức cai trị." ("12 châm ngôn cho sĩ quan Đức ở phía Đông", 1941) Sự ngờ vực Nga và người Nga thời hậu Xô viết có thể là phản xung chống lại ký ức lịch sử về sự Nga hóa mà Đế quốc Nga và Liên Xô theo đuổi, phản xung chống lại các chính sách hiện nay của chính phủ Nga. Vlad Sobell thì cho rằng tình cảm bài Nga hiện nay tại phương Tây phản ánh sự thất bại của phương Tây trong việc chấp thuận và thay đổi quan điểm lịch sử của họ đối với Nga, ngay cả khi Nga từ bỏ ý thức hệ lúc trước để theo đuổi chủ nghĩa thực dụng, khiến nền kinh tế hồi sinh thành công. Với việc phương Tây chiến thắng chủ nghĩa toàn trị, Nga phải giữ vai trò vĩnh viễn của một kẻ địch cần thiết vì họ "tiếp tục không hổ thẹn với quá khứ Liên Xô cộng sản." Bài Nga theo quốc gia. Tháng 10 năm 2004, Tổ chức Gallup Quốc tế thông báo rằng theo thăm dò của họ, tình cảm chống Nga vẫn còn tồn tại khá mạnh khắp châu Âu và phương Tây nói chung. Nga là quốc gia không được lòng người nhất trên phạm vi toàn cầu trong số các quốc gia G-8. Tỷ lệ cư dân có cảm giác tiêu cực với Nga là 62% tại Phần Lan, 57% tại Na Uy, 42% tại Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ, 37% tại Đức, 32% tại Đan Mạch và Ba Lan, và 23% tại Estonia. Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò, người dân Kosovo có quan điểm thấp nhất đối với Nga: 73% số người Kosovo tham gia trả lời nói rằng quan điểm của họ là "rất tiêu cực" hay "khá tiêu cực". Tổng thể, tỷ lệ số người trả lời rằng họ có cái nhìn tích cực về Nga là 31%. Ukraina. Trong một cuộc thăm dò do Học viện Xã hội học Kyiv quốc tế vào tháng 5 năm 2009 tại [[Ukraina]], 96% số người trả lời có quan điểm tích cực về người Nga trong địa vị là một dân tộc, 93% tôn trọng Liên bang Nga. Trong một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada tổ chức tại Nga vào tháng 6 năm 2009, 75% tôn trọng [[người Ukraina]] trong địa vị một dân tộc, song 55% có cái nhìn tiêu cực về [[Ukraina]] trong địa vị một quốc gia. Trái ngược với các cuộc thăm dò trên, số liệu thống kê được đưa ra vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Viện Xã hội học thuộc [[Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraine|Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina]], quan điểm tích cực với người Nga tiếp tục suy giảm kể từ năm 1994. Trả lời câu hỏi về lòng khoan dung đối với người Nga, 15% người Tây Ukraina nói rằng là tích cực. Tại Trung Ukraina, 30% trả lời là tích cực (so với 60% vào năm 1994); 60% trả lời là tích cực ở Nam Ukraina (so với 70% vào năm 1994); và 64% trả lời là tích cực tại [[Đông Ukraina]] (so với 75% vào năm 1994). Hơn nữa, 6-7% người Tây Ukraina muốn trục xuất toàn bộ người Nga khỏi Ukraina, 7-8% người tại Trung Ukraina có câu trả lời tương tự. Không nhận thấy mức quan điểm này tại Nam hay Đông Ukraina. Trung Quốc. Tướng [[nhà Thanh|Thanh]] [[Tả Tông Đường]] kêu gọi chiến tranh chống Nga trong cuộc khủng hoảng Y Lê, nói rằng: "Đầu tiên chúng ta phải dùng tranh luận để đương đầu với họ...và sau đó giải quyết nó trên chiến trường." Khi người Nga giao du với gái mại dâm người Duy Ngô Nhĩ tại [[Kashgar]], Tân Cương, nó châm ngòi cho cơn thịnh nộ chống lại họ. Trong thập niên 1930, một người lái xe người Nga Bạch vệ khi tháp tùng nhân vật Đức Quốc xã Georg Vasel đến Tân Cương đã lo sợ khi gặp tướng người Hồi [[Mã Trọng Anh]], nói rằng "Bạn có biết người Tungan ghét người Nga thế nào không." Tungan là tên khác của người Nga. Georg mạo nhận người lái xe là người Đức. Trong [[Nổi loạn Y Lê]], xảy ra các cuộc bạo động của người Duy Ngô Nhĩ chống lại người Nga, người Duy Ngô Nhĩ kêu gọi người Nga Bạch vệ phải bị trục xuất cùng người Hán. Người Nga Bạch vệ chạy trốn trong sợ hãi. Năm 1951, tướng người Hồi [[Bạch Sùng Hy]] thực hiện một bài phát biểu với toàn thế giới Hồi giáo, kêu gọi một cuộc chiến tranh chống Nga, ông cũng kêu gọi người Hồi giáo tránh xa thủ tướng Ấn Độ [[Jawaharlal Nehru]], cáo buộc người này mù quáng trước chủ nghĩa đế quốc Xô viết. Nhật Bản. Theo một khảo sát của Dự án Thái độ Toàn cầu Pew 2012, 72% người Nhật có quan điểm bất lợi đối với Nga, 22% có quan điểm thuận lợi, khiến Nhật Bản là quốc gia bài Nga nhất trong cuộc khảo sát. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Phân biệt chủng tộc]]
1
null
Đức Mẹ Mễ Du (còn được gọi là Nữ Vương Hòa Bình) là danh hiệu đề cập đến Maria mà những người tin rằng bà đã “hiện ra” với sáu trẻ em ở Međugorje (Mễ Du), nước Bosna và Hercegovina (thời điểm đó là nước Nam Tư). Mặc dù đây là hiện tượng đương đại thu hút nhiều khách hành hương nhưng Tòa Thánh của Giáo hội Công giáo Rôma chưa từng ra tuyên bố nào xác nhận hay bác bỏ, họ chỉ mới có những bước điều tra đầu tiên do một ủy ban được Giáo hoàng Biển Đức XVI thiết lập hồi năm 2010. “Thị kiến”. Mễ Du (Medjugorje) là một làng nhỏ nằm giữa hai ngọn núi Krizevac và Podbrdovới dân số vài ngàn cư dân, thuộc tỉnh Mostar, nước Bosnia và Hercegovina. Ngày 24 tháng 6 năm 1981 là ngày lễ Thánh Gioan Baotixita, một số em nhỏ trong làng báo cáo rằng đã nhìn thấy hình bóng sáng chói của một người phụ nữ bồng trên tay một trẻ sơ sinh trên viền đồi Pobrdo. Các trẻ em này bao gồm: Vicka Ivankovic (sinh 1964, lúc đó 17 tuổi), Mirjana Dragicevic (sinh 1965, 16 tuổi), Marija Pavlovic (sinh 1965, 16 tuổi), Ivan Dragicevic (sinh 1965, 16 tuổi), Ivanka Ivankovic (sinh 1966, 15 tuổi) và Jakov Colo (sinh 1971, 10 tuổi). Trong nhiều năm sau, những “thị nhân” này cho rằng họ nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra hàng ngày và nói chuyện với họ khiến cho làng Mễ Du trở thành nơi thu hút đông đúc khách hành hương. Đáng chú ý, “thị nhân” Vicka Ivanković nói rằng cô đã cầu nguyện với Đức Mẹ và được Đức Mẹ ban cho chín "bí mật" và "nhiệm vụ". Vicka nói rằng việc Đức Mẹ hiện ra với cô mỗi ngày vẫn chưa dừng lại và rằng, cô đã nhận được một tiểu sử về cuộc đời Đức Mẹ lưu trữ trong hai máy tính xách tay, sẽ được công bố khi Đức Mẹ cho phép. Hơn hai thập kỷ trôi qua, Vicka Ivanković vẫn tiếp tục gặp gỡ với khách hành hương tại Mễ Du với nụ cười tràn đầy niềm vui trên khuôn mặt của cô.
1
null
Bài Hàn hay bài Triều Tiên liên quan đến hận thù, phản cảm với người dân, văn hóa hoặc quốc gia trên bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên và Trung Quốc có lịch sử duy trì các mối quan hệ vững chắc. Triều Tiên bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1910. Trung Quốc cho rằng một số người Triều Tiên trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật, ngoài ra một số người Triều Tiên được ghi nhận là tham gia vào hoạt động của Đường sắt chết Miến Điện. Người Trung Quốc do đó gọi người Triều Tiên là "nhị quỷ tử" (). Theo một quan chức từ văn phòng thương mại Hàn Quốc tại Đài Loan, việc bán các sản phẩm của Hàn Quốc không quá thành công tại Đài Loan do "người Đài Loan cảm thấy bị phụ bạc mạnh sau khi Hàn Quốc đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1992, do người dân Đài Loan nhìn nhận Hàn Quốc là một đồng minh trong cuộc chiến chống Cộng sản... Ngày nay do hai quốc gia đều có nền kinh tế có định hướng xuất khẩu và tập trung vào các ngành kinh doanh tương tự, người Đài Loan nhìn nhận Hàn Quốc là một đối thủ lớn, cho rằng việc để thua Hàn Quốc sẽ kết liễu Đài Loan." Trong Đại thảm họa động đất Kantō 1923, một khu vực có đông người Triều Tiên bị thiệt hại nặng nề, nhiều người Nhật Bản địa phương phản ứng thái quá với các tin đồn lan rộng sau động đất. Sau sự kiện, các nhóm cực hữu tại Nhật Bản có chung nhận định rằng người Triều Tiên đầu độc các giếng nước, cuối cùng dẫn đến một cơn thịnh nộ sát hại người Triều Tiên, những người Nhật tham gia sử dụng khẩu hiệu "ba bi bu be bo" (ばびぶべぼ) để phân biệt người Triều Tiên với người Nhật Bản, lý do là vì họ tin rằng người Triều Tiên sẽ phát âm sai thành . Làn sóng Hàn Quốc tạo ra một số oán giận trong xã hội Nhật Bản, các nhóm dân tộc chủ nghĩa cánh hữu tại Nhật Bản tổ chức các cuộc phản đối Hàn lưu thông qua trang mạng 2channel. Ngày 9 tháng 8 năm 2011, có hơn 2.000 người biểu tình trước trụ sở của Fuji TV tại Odaiba, Tokyo để chống lại việc phát sóng phim truyền hình Hàn Quốc. Thời Liên Xô, người Triều Tiên tại Viễn Đông Nga là đối tượng bị trục xuất theo chính sách phân định dân tộc, phần lớn người Triều Tiên bị tái định cư đến các nước cộng hòa tại Trung Á của Liên Xô. Đến tháng 8 năm 1937, các kế hoạch tái định cư lại hồi sinh với sức sống mới, bề ngoài là nhằm mục đích ngăn cản "sự thâm nhập của gián điệp Nhật Bản vào các tỉnh Viễn Đông". Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1937, trên 172.000 người Triều Tiên tại Liên Xô bị trục xuất từ các khu vực biên giới Viễn Đông đến Kazakhstan và Uzbekistan.
1
null
Cầu Ludwig-Ferdinand, được đặt theo tên của hoàng tử Ludwig Ferdinand von Bayern, là một cầu vòm bằng sắt và bê tông cốt thép bắc ngang qua kinh đào Nymphenburg tại München. Vị trí. Cầu Ludwig-Ferdinand nối đường Notburgastraße với đường Menzinger Straße. Từ trung tâm cầu ta có thể nhìn thẳng tới lâu đài Nymphenburg. Lịch sử. Ban đầu từ lâu đài Nymphenburg không có dự tính xây một cây cầu bắc ngang qua kinh đào. Sau đó người ta có xây một cây cầu đi bộ bắc ngang. Tới năm 1892 thì một cầu đường được xây, năm 1914 thì lại được mở rộng ra để xe điện có thể chạy ngang. Năm 1956 lại được mở rộng một lần nữa thành 33 m.
1
null
AM là album phòng thu thứ năm của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys. Nó được sản xuất bởi James Ford, đồng sản xuất bởi Ross Orton tại Sage và ghi âm ở Los Angeles và Rancho De La Luna tại Joshua Tree, California, và phát hành vào tháng 9 năm 2013 thông qua Domino. Các đĩa đơn được trích từ album là: "R U Mine?", "Do I Wanna Know?", "Why'd You Only Call Me When You're High?", "One for the Road", "Arabella" và "Snap Out of It". Album đã nhận được khen ngợi từ các nhà phê bình âm nhạc và nằm trong nhiều danh sách các album hay nhất của năm 2013. Nó được đề cử cho 2013 giải Mercury cho album hay nhất, là album hay nhất nhất của năm của tạp chí NME, và nằm ở vị trí thứ 449 trên danh sách 500 album vĩ đại nhất mọi thời đại của NME. Về thương mại, đây là mộ trong những album thành công nhất của Arctic Monkeys từ trước tới nay: đứng đầu bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia, và lọt vào top 10 nhiều nước khác. Ở Vương quốc Anh, Arctic Monkeys đã phá vỡ một kỷ lục với AM, trở thành ban nhạc indie đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng với năm album đầu. Tiếp nhận đánh giá. "AM" được các nhà phê bình âm nhạc tán dương. Tại Metacritic, trên thang điểm 100, album nhận được điểm trung bình 81, dựa trên 36 bài đánh giá. "Time Out" nói về album: "Một trong những ban nhạc vĩ đại nhất nước Anh càng thêm vĩ đại theo một cách không mong đợi nhưng hoàn toàn được hoan nghênh. Mọi người, tôi khuyên bạn: đặt "FHM" xuống và cầm "AM" lên." "NME" cho album 10/10, viết rằng "AM" là "album vĩ đại nhất sự nghiệp của họ." Ryan Dombal của Pitchfork gọi "AM" "hoang tưởng và ám ảnh." Thành tích thương mại. Ngày 15 Tháng Chín năm 2013, album xếp số một trên bảng xếp hạng UK Albums, bán được 157.329 bản. Với sự ra mắt của AM trên bảng xếp hạng, Arctic Monkeys cũng đã phá vỡ kỷ lục, trở thành ban nhạc indie đầu tiên ra mắt tại số một ở Anh với năm album đầu tiên. Sau khi ban nhạc giành chiến thắng tại lễ trao giải BRIT 2014, album xếp ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng, chỉ sau Bad Blood của Bastille. AM còn đạt vị trí số một tại Úc, Bỉ (Flanders), Croatia, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, New Zealand và Bồ Đào Nha, và lên đến top 10 ở một số quốc gia khác. Tại Hoa Kỳ, album đã bán được 42.000 bản trong tuần đầu tiên, và đứng vị trí số sáu trên bảng xếp hạng Billboard 200, trở thành album xếp hạng cao nhất của ban nhạc tại Hoa Kỳ. Tháng 10, 2014, "AM" được chứng nhận vàng bởi RIAA, và bán được hơn 500,000 bản tại đây.
1
null
Từ năm 1999, Indonesia đã có một hệ thống đa đảng. Trong hai cuộc bầu cử lập pháp kể từ sự sụp đổ của chế độ Trật Tự Mới, không có đảng phái chính trị nào giành được chiến thắng toàn bộ đa số ghế, dẫn tới kết quả thành lập chính phủ liên hiệp.
1
null
Giáo dục khai phóng (tiếng Anh: "liberal education") là giáo dục nhắm tạo ra con người tự do. Nó dựa trên khái niệm các môn khai phóng trong thời Trung cổ, hay gần hơn là chủ nghĩa tự do trong thời Khai minh. Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kỳ (Association of American Colleges and Universities) mô tả giáo dục khai phóng là "một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân..." Phạm vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa nguyên và toàn cầu; nó có thể bao gồm một chương trình học giáo dục tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó. Vào thế kỷ 19, những nhà tư tưởng như John Henry Newman, Thomas Huxley, và F.D. Maurice đã cổ vũ cho giáo dục khai phóng. Sir Wilfred Griffin Eady định nghĩa giáo dục khai phóng là giáo dục cho chính nó và cho sự trao dồi cá nhân, trong đó bao gồm việc giảng dạy các giá trị. Những năm gần đây, giáo dục khai phóng được nhắc tới nhiều ở Việt Nam, và được biết đến như một xu hướng mới trong đào tạo đại học.
1
null
Haindling là tên của một ban nhạc ở Niederbayern được thành lập bởi nhạc sĩ Hans-Jürgen Buchner, chơi nhạc thuộc loại nhạc dân tộc mới. Tên này đặt theo tên làng nơi Buchner ở, chỗ thuộc thành phố Geiselhöring ở huyện Straubing-Bogen. Tiểu sử. Nhạc của nhóm Haindling là nhạc pop với nhiều âm hưởng jazz và nhạc dân gian Bayern với lời bằng tiếng địa phương Bairisch. Buchner thích chơi những nhạc cụ lạ từ Phi châu, Tibet, Trung Quốc mang thêm những ảnh hưởng văn hóa nơi những nhạc cụ đó phổ biến. Buchner, là thợ đồ gốm, ban đầu sáng tác nhạc chỉ để nghe lúc làm việc, một phần vì ông ta không thích nghe những nhạc phổ thông. Sau đó vào năm 1980 ông ta bắt đầu đi trình diễn với Ulrike Böglmüller mà bây giờ là vị hôn thê. Tới năm 1982 thì ông ta ký hợp đồng với hãng nhạc Polydor và cho phát hành một dĩa nhạc đầu tiên lấy tên làng của mình làm biệt hiệu. Khi đoạt được giải Dĩa nhạc Đức, Hans-Jürgen Buchner thành lập vào năm 1983 một ban nhạc qua quảng cáo trên báo chí. Nhiều bản nhạc nổi tiếng vượt qua khỏi phạm vi bang Bayern như bản „Lang scho nimmer g'sehn" đạt được bảng xếp hạng Đức thứ 33 năm 1984. Nhiều bản khác cũng có tiếng như „Du Depp" (1983), „Spinn i" (1985), „Es geht wieder auf" (1987), „Ganz weit weg" (1991), „Liebe" (1991) hay „Noch in der Umlaufbahn" (1993). Ngoài việc làm các dĩa nhạc, Buchner còn viết nhạc cho phim và truyền hình, như nhạc cho 7 phim tập của đài truyền hình Bayern Bản nhạc „Paula" từ phim tập "Zur Freiheit", hoặc „Pfeif drauf" nhạc khởi đầu cho tập phim trinh thám "Die Rosenheim-Cops" của đài ZDF được biết đến cả ngoài phạm vi phim ảnh. Ban nhạc. Ban nhạc chơi từ lúc mới thành lập cho tới năm 1999 với thành phần sau: Heinz-Josef Braun, Rainer Kürvers và Roald Raschner đã rời khỏi ban nhạc, được thay thế bởi:
1
null
"Coming of Age" là một bài hát của ban nhạc indie pop Mỹ Foster the People được thu âm cho album phòng thu thứ hai của họ, Supermodel. Bài hát được sáng tác bởi Mark Foster, Cubbie Fink, Sean Cimino, và Isom Innis, cùng với nhà sản xuất âm nhạc người Anh Paul Epworth. "Coming of Age" được phát hành làm đĩa đơn đầu tiên từ "Supermodel" tại Mỹ vào ngày 14 tháng 1 năm 2014.
1
null
Show Champion (Hangul: 쇼 챔피언) là chương trình âm nhạc Hàn Quốc được phát sóng trực tiếp vào Thứ Tư hằng tuần lúc 18:00 KST tại AX-Korea ở Gwangjang-dong bởi MBC Music. Chủ trì chương trình là Kim Shin-Young và một số khách mời khác Segment. Chương trình này nhằm hướng đến các MC, nghệ sĩ, và khán giả sẽ chọn ra "nhà vô địch" của ngành công nghiệp âm nhạc. Chương trình sẽ cung cấp các bài hát phổ biến, những chủ đề quan trọng, và tân binh xuất sắc nhất của tuần. Chương trình có 2 phần khác nhau là ca hát và phỏng vấn để kết hợp những đặc tính của chương trình thực tế và chương trình âm nhạc. Năm 2013, giám đốc sản xuất chương trình quyết định rằng các chương trình ca nhạc hằng tuần sẽ được chuyển đổi từ ghi hình trước tiếp sang ghi hình trước rồi phát sóng sau, thay đổi mới này sẽ có hiệu lực từ 30 tháng 1. Hệ thống bảng điểm. Show Champion chọn ra top 10 của tuần và tìm ra người chiến thắng dựa theo các tiêu chí sau: Bài hát dẫn đầu sẽ giành được danh hiệu "Champion Song". Mặt khác, ngôi sao với chủ đề nóng bỏng sẽ được trao danh hiệu "Issue Champion", trong khi các tân binh xuất sắc nhất được gọi là "Rookie Champion". Ngày 4 tháng 9 năm 2012 chương trình đã được sắp xếp lại và các tiêu chí xếp hạng bị bãi bỏ. Năm 2013, chương trình đã tổ chức lại, hệ thống xếp hạng được tính bằng các tiêu chí mới có hiệu lực từ 30 tháng 1. Người chiến thắng Champion Song. 2012. Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 "(Bắt đầu từ 4 tháng 9 năm 2012, hệ thống bảng xếp hạng bị hủy bỏ nhưng được sử dụng lại từ 30 tháng 1 năm 2013)" 2013. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2014. Tháng 1
1
null
Đại công quốc (, ) là quốc gia do một đại công tước hoặc nữ đại công tước đứng đầu. Có một số đại công quốc tồn tại ở châu Âu trong khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh của Napoléon và Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thời kỳ Napoléon Bonaparte và sau Đại hội Viên cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều đại công quốc. Ngày nay ở châu Âu còn Đại công quốc Luxembourg. Đây là quốc gia độc lập có nền quân chủ lập hiến kết hợp với dân chủ nghị viện. Thuật ngữ. "Đại công" hay "đại công tước" (tiếng Latinh: "Magnus Dux", , ) là một tước hiệu cấp dưới vua nhưng có thứ bậc ngoại giao cao hơn công tước có toàn quyền (). Tiếng Đức có hai thuật ngữ riêng rẽ: "prinz" ("hoàng tử") là để chỉ con trai vua, còn "fürst" ("thân vương có toàn quyền") là để chỉ "phiên vương" (người cai trị nước chư hầu, có quyền cai trị lãnh thổ riêng). Tuy nhiên, hai từ này khi dịch sang tiếng Anh đều là "prince". Các ngôn ngữ thiếu từ ngữ riêng biệt để phân biệt giữa hai loại "prince" này sử dụng thuật ngữ "đại công tước" (ví dụ, tiếng Anh dùng thuật ngữ "grand duke") để dịch thuật ngữ "đại thân vương có toàn quyền" ("sovereign grand prince"). Nói thêm là từ thế kỷ 17, ở nước Nga Sa hoàng có tước hiệu "Velikiy Knjaz" ("đại thân vương") dành cho các thành viên hoàng tộc. Mặc dù những người này không có quyền lực cai trị nhưng tiếng Anh vẫn dùng thuật ngữ "đại công tước" ("grand duke") để dịch tước vị này. Tuy nhiên, trong tiếng Đức, các đại công tước Litva và các bang lịch sử của Nga cũng như các thân vương Đông Âu được dịch trực tiếp là "Großfürst" ("đại thân vương") thay vì "Großherzog" ("đại công tước"). Lịch sử. Một trong những ví dụ đầu tiên về cách dùng không chính thức của thuật ngữ "đại công tước" là vào thế kỷ 15, khi các công tước Burgundy nắm quyền cai trị những dải đất rộng lớn ở miền đông nước Pháp, hầu hết Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Nền quân chủ đầu tiên chính thức dùng danh xưng đại công quốc là nền quân chủ của nhà Medici tại Toscana - (phục tùng các Hoàng đế La Mã Thần thánh) vào năm 1569. Thực thể này tồn tại đến 1860 thì bị Piemonte-Sardegna sáp nhập. Trước thế kỷ 19, thuật ngữ "đại công quốc" không được dùng rộng rãi lắm. Đến đầu thế kỷ 19, Napoleon gọi một số vùng lãnh thổ mà ông ban cho các đồng minh là đại công quốc. Cách gọi này gia tăng cùng với sự mở rộng đất phong của những người này qua việc thâu tóm đất đai từ các thế lực bại trận. Mặc dù Napoleon bại trận Waterloo và các lãnh thổ chư hầu (như Đại công quốc Berg) bị xóa tên khỏi bản đồ châu Âu, nhưng các đại diện tại Đại hội Viên lại chấp thuận cho các công tước và thân vương (được phục hồi) sử dụng thuật ngữ đó, đặc biệt là dành cho một số vùng đất cấu thành Đế quốc La Mã Thần thánh, dẫn đến hệ quả sản sinh một loạt các nền quân chủ xưng là đại công quốc đây đó ở vùng Trung Âu trong thế kỷ 19. Cùng lúc đó ở Nga, nhà Romanov cũng tăng cường ban tước vị đại công tước do một số hoàng nam ra đời. Điều này mang lại cho họ khoảng thời gian yên bình sau thế kỷ 18 đầy các rắc rối nảy sinh từ vấn đề quyền kế vị của con trai. Những người cai trị Litva được cho là đã dùng tước vị đại công tước (tiếng Litva: "didysis kunigaikštis") cho mình. Sau khi Đại công tước của Jagiellon trở thành vua Ba Lan, tước vị đại công tước tiếp tục được các vua của Liên bang Ba Lan và Lietuva sử dụng. Các vua người Ba Lan của triều Vasa cũng gọi các lãnh thổ ngoài Ba Lan là đại công quốc. Ngày nay, Luxembourg là đại công quốc duy nhất còn tồn tại. Lịch sử Đại công quốc Luxembourg bắt đầu từ năm 1815 khi Hà Lan trở thành vương quốc độc lập và Luxembourg được giao cho vua Willem I của Hà Lan, và từ đó cho đến năm 1890 thì Luxembourg và Hà Lan cùng nằm trong một liên minh cá nhân. Năm 1890, vua Willem III của Hà Lan và Đại công tước Luxembourg băng hà mà không có con trai nối ngôi, vì thế mà ngai vàng về tay công chúa Wilhelmina của Hà Lan, còn Đại công quốc Luxembourg thì về tay Công tước Adolphe của Nassau. Liên minh cá nhân Hà Lan-Luxembourg tan rã. Danh sách đại công quốc phương Tây. Thường thấy thuật ngữ "đại công quốc" bị dùng sai để chỉ Công quốc Warszawa (1807-1813, thực chất chỉ là công quốc chứ không phải đại công quốc). Một số thực thể khác cũng được xem là "đại công quốc":
1
null
MBC Music () là kênh truyền hình đặc biệt của Hàn Quốc thuộc sở hữu MBC Plus Media. Kênh truyền hình cáp chủ yếu phát sóng các chương trình âm nhạc. Kênh truyền hình được mở vào 1 tháng 2 năm 2012 với chương trình âm nhạc mới "Show Champion". Chương trình. Đây là những chương trình hiện đang được phát trên MBC Music:
1
null
Cá đao răng nhỏ ("Pristis microdon"), cũng được biết đến như Cá đao Leichhardt hay Cá đao nước ngọt, là một loài cá đao của họ Pristidae, được tìm thấy trong vùng nước nông Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương đại dương giữa vĩ độ 11 ° N và 39 ° S. Như những họ hàng của nó, nó cũng đi vào vùng nước ngọt. Loài cực kỳ nguy cấp này đạt chiều dài đến 7 mét (23 ft). Sinh sản là đẻ trứng thai. Bằng chứng gần đây cho thấy "P. microdon" là đồng nghĩa với "P. pristis".
1
null
Trương Kim Xứng (chữ Hán: 张金称, ? – 616) người huyện Du, quận Thanh Hà , là thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Tùy. Cuộc đời và sự nghiệp. Năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), Sơn Đông, Hà Nam gặp lụt lớn, mất mùa, nhân dân sanh hoạt cực khổ. Tháng 10 ÂL, Kim Xưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hà Khúc, được trăm họ hưởng ứng. Trong thời gian này ông giết thủ lĩnh ở Cao Kê Bạc là Tôn An Tổ (bộ hạ của An Tổ theo về với Đậu Kiến Đức). Sau đó, Kim Xưng liên hiệp với bọn thủ lĩnh Tôn Tuyên Nhã, Cao Sĩ Đạt đánh phá Lê Dương, thanh thế vang dội, lực lượng phát triển lên đến mấy vạn người. Tháng 11 ÂL năm thứ 9 (613), Kim Xưng đánh bại quan quân ở huyện Thanh Hà, giết Hữu hậu vệ tướng quân Phùng Hiếu Từ. Tháng 3 ÂL năm thứ 12 (616), Kim Xưng đánh phá Bình Ân giết hơn vạn nam, nữ; sau đó chiếm các huyện Vũ An, Cự Lộc, Thanh Hà. Ông hành xử rất tàn bạo, đi qua nơi nào thì nơi ấy tan hoang. Cuối năm ấy, Thái phó khanh Dương Nghĩa Thần soái quan quân thảo phạt. Doanh trại của Kim Xưng ở đông bắc Bình Ân, Nghĩa Thần đưa quân thẳng tiến đến phía tây Lâm Thanh, giữ ngòi Vĩnh Tế (nay không còn) lập doanh trại, cách nghĩa quân 40 dặm, đào hào sâu, dựng lũy cao, không đánh. Ông hằng ngày đến khiêu chiến, Nghĩa Thần kìm quân không ra. Kim Xưng sáng đi chiều về, cứ như vậy hơn tháng, có lúc Nghĩa Thần hẹn ngày mai nhưng vẫn không ra. Một hôm, Nghĩa Thần lại hẹn, ông quay về không chút đề phòng. Nghĩa Thần chọn lấy 2000 tinh kỵ, trong đêm từ Quán Đào vượt sông, đợi đến sáng Kim Xưng rời đi thì tập kích doanh trại nghĩa quân. Ông nghe tin, đưa quân về, Nghĩa Thần lại từ phía sau tấn công, nghĩa quân đại bại, Kim Xưng cùng một số thân tín trốn về đông bộ huyện Thanh Hà. Được hơn tháng, ông bị Du huyện lệnh Dương Thiện Hội bắt chém. Thiện Hội treo đầu Kim Xưng ở chợ, phơi chân tay, cho phép kẻ thù ăn thịt của ông.
1
null
English Football League Championship (thường được gọi ngắn gọn là Championship hoặc Sky Bet Championship vì lý do tài trợ) là hạng đấu cao nhất của English Football League (EFL) và là hạng đấu cao thứ nhì của hệ thống giải bóng đá tại Anh chỉ sau Premier League. Mỗi mùa giải, hai đội kết thúc ở vị trí cao nhất sẽ được tự động thăng hạng lên Premier League. Các đội kết thúc mùa giải ở vị trí từ thứ 3 đến thứ 6 tham dự vòng playoff, với đội thắng cũng giành quyền thăng hạng lên Premier League. Ba đội kết thúc ở vị trí thấp nhất sẽ bị xuống hạng đến League One. Sau khi giải bóng đá Hạng nhất Anh ("Football League First Division") đổi tên thành Giải bóng đá Ngoại Hạng Anh ("English Premier League") thì Hạng nhì Anh cũng đổi tên thành Giải Hạng nhất Anh ("Football League First Division"), nhưng chỉ sử dụng đến cuối mùa giải 2003-04. Kể từ đầu mùa giải 2004-05, tên chính thức của giải này là Football League Championship nhưng cái tên Giải hạng nhất Anh vẫn thường xuyên được nhiều người Việt Nam nhắc đến khi đề cập tới giải đấu này. Giống như các hạng đấu khác của hệ thống bóng đá chuyên nghiệp nước Anh, các câu lạc bộ từ xứ Wales có thể tham gia giải đấu. Điều này khiến cho EFL Championship trở thành một giải đấu xuyên biên giới. Lịch sử. Giải đấu này được thành lập năm 1892 với tên gọi "Football League Second Division" (Giải hạng hai). Đến năm 1993, Giải đấu được đổi tên thành "Football League First Division". Đến mùa giải 2004-2005, thì đổi tên thành "Football League Championship". Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Nhà tài trợ Coca-Cola đã công bố họ sẽ kết thúc hợp đồng tài trợ với Football League vào cuối mùa giải 2009-10. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2010, RWE Npower đã được công bố là nhà tài trợ mới của Football League. Đầu mùa giải 2010-11 đến mùa giải 2012-13 thì Football League Championship được đổi tên thành "Championship Npower". Ngày 18 tháng 7 năm 2013, Nhà tài trợ giải đấu mới đó là hãng cá cược Sky Bet công bố một thỏa thuận tài trợ 5 năm cho giải đấu này. Thể lệ giải đấu. Có 24 câu lạc bộ tại giải đấu. Trong một mùa giải (thường là từ tháng 8 tới tháng 5 năm sau) mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với các đối thủ khác 2 lần (vòng tròn 2 lượt), 1 trận sân nhà và 1 trận sân khách, tổng cộng có 46 vòng đấu, 552 trận đấu. Các đội sẽ giành được 3 điểm/trận thắng và 1 điểm/trận hòa. Không có điểm khi thua trận. Các đội sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm giành được, rồi sau đó mới xét tới hiệu số bàn thắng, và số bàn ghi được. Nếu vẫn bằng điểm nhau, các đội sẽ được tính là xếp cùng vị trí. Nếu việc bằng nhau đó quyết định tới chức vô địch, xuống hạng hay giành quyền tham dự 1 giải đấu khác, 1 trận play-off sẽ được diễn ra trên sân trung lập để xác định thứ hạng. Khi giải đấu kết thúc vào cuối mùa giải, đội vô địch, đội á quân và đội vô địch play-offs Championship sẽ thăng hạng lên Ngoại hạng Anh và ba đội đứng cuối bảng sẽ xuống chơi tại League One. Play-offs Championship là vòng đấu loại trực tiếp dành cho các đội kết thúc mùa giải từ vị trí thứ ba đến thứ sáu, đội chiến thắng được thăng hạng lên Premier League. Ở vòng loại trực tiếp, đội xếp thứ ba đấu với đội xếp thứ sáu và đội xếp thứ tư đấu với đội xếp thứ năm trong các trận bán kết hai lượt đi (sân nhà và sân khách). Đội chiến thắng trong mỗi trận bán kết sau đó sẽ thi đấu một trận duy nhất trên sân vận động Wembley với phần thưởng là suất thăng hạng Premier League và cúp vô địch play-off. Các đội hiện tại. 24 đội bóng sau sẽ tham gia EFL Championship mùa giải 2022-2023.
1
null
Shiki 93 (93式空対艦誘導弾, きゅうさんしきくうたいかんゆうどうだん) là loại tên lửa không đối hạm được lực lượng phòng vệ Nhật Bản thông qua để đưa vào phục vụ từ năm 1993. Loại này còn được biết với tên ASM-2. Phát triển. Do là nước bao quanh bởi biển nên Nhật Bản đã chú trọng phát triển các loại tên lửa chống tàu như một cách để phòng thủ. Trước đây tên lửa không đối hạm Shiki 80 đã được phát triển để đề phòng Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô từ những năm 1980 và Shiki 93 được phát triển như một bổ sung. Viện nghiên cứu kỹ thuật và Phát triển trực thuộc bộ quốc phòng Nhật Bản (khi đó là Cục Phòng vệ Nhật Bản) đã tiến hành nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1984 sau đó chuyển sang cho Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi vào năm 1988. Hệ thống tìm kiếm cảm ứng hồng ngoại được giao cho hãng Fujitsu phát triển. Việc thử nghiệm loại tên lửa mới bắt đầu từ năm 1989. Mục tiêu chính của chương trình là tăng khả năng tìm kiếm và lựa chọn mục tiêu tầm xa để phân biệt được các mục tiêu quan trọng cũng như tránh bị đánh lạc hướng điện tử. Sau khi hoàn tất việc thử nghiệm thì tên lửa đã được thông qua để đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ năm 1993 vì thế nó có tên Shiki 93 với tốc độ trang bị ước tính là 15 quả/năm. Cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản nó không bao giờ được xuất khẩu. Thiết kế. Hình dánh của Shiki 93 giống như Shiki 80 với bốn cánh đuôi trông như ngư lôi nhưng cửa hút khí nằm phía dưới được thiết kế lại ngắn và lớn hơn. Cũng giống Shiki 80, tên lửa sử dụng động cơ tuốc bin phản lực nhưng được thiết kế lại để có thể tăng tầm bắn. Đầu đạn của tên lửa được nối với một hệ thống điện tử để chỉ kích nổ khi sau khi tên lửa đâm xuyên vào mục tiêu một khoảng, ngoài ra nó cũng có khả năng tự hủy sau một thời gian nếu tìm không thấy mục tiêu. Sau khi ra đa của máy bay tìm thấy mục tiêu các dữ liệu mục tiêu được chuyển đến cơ sở dữ liệu của các tên lửa thông qua hệ thống điều khiển. Khi tên lửa được bắn ra nó sẽ hạ xuống cách mặt biển một khoảng. Hệ thống dẫn đường quán tính được sử dụng khi bay tiếp cận vị trí của mục tiêu trong cơ sở dữ liệu và trong giai đoạn cuối hệ thống cảm ứng dò hồng ngoại được kích hoạt để xác định mục tiêu. Mẫu nâng cấp B thì sử dụng hệ thống định vị GPS khi bay tiếp cận mục tiêu để tăng độ chính xác. Tên lửa có thể được trang bị trên các chiếc Mitsubishi F-2 và F-4EJ kai Phantom II của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
1
null
Phòng kỷ Quảng Bình (danh pháp hai phần: Aristolochia quangbinhensis) là một loài phòng kỷ đặc hữu vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình, Việt Nam. Loài thực vật này được nhóm khoa học Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng các đồng nghiệp phát hiện dưới tán rừng gần với khu vực vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Mô tả. Phòng kỷ Quảng Bình có cuống lá dài 1.5–2.5(–3) cm, phiến lá hình elíp đến elíp thuôn; cuống cụm hoa dài 1.5–2 cm; đài hình chuông, đường kính 2–2.5 (–3) cm và duy nhất màu hồng, phớt tím trên cả hai mặt, bao hoa không có các chấm màu và gân song song, bao hoa 3 thùy không đều nhau, mép các thùy cuộn tròn Phân bố. Phòng kỷ Quảng Bình được phát hiện dưới tán rừng lá rộng thường xanh trên núi đất thấp, gần với khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
1
null
San Franciscan Nights là bài hát thể loại rock huyền diệu được trình bày bởi nhóm nhạc Eric Burdon and The Animals. Bài hát ra đời vào tháng 8 năm 1967 và được sáng tác bởi 5 thành viên trong nhóm là Eric Burdon, Barry Jenkins, John Weider, Vic Briggs và Danny McCulloch trong album Winds of Change, thời lượng 3:20. Được coi như là khúc khải hoàn của thành phố San Francisco, đây là bài hát có cú hit lớn nhất của ban nhạc khi nó đứng thứ một trong bảng xếp hạng của tạp chí RPM (Canada), đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng UK Singles Chart Ban nhạc viết bài này trong gian đoạn thời kỳ Chiến tranh Việt Nam với mục đích phản đối chiến tranh. Theo như Eric Burdon đã nói: "Những thệ hệ trẻ trong giai đoạn này đã tạo ra một thế đững vững chắc trong giai đoạn này, đã làm thay đổi suy nghĩ của lính Mỹ, làm họ phải suy nghĩ rằng vì sao họ lại lao mình vào cuộc chiến trong khi họ có thể trở về đoàn tụ với người yêu và nó gây ra rất nhiều nỗi đau. Có lẽ nó đã ảnh hưởng đến vấn đề chính trị với cái gọi là "kẻ thù". Tôi không chắc chắn về điều này" Bài hát bắt đầu theo phong cách của bài Dragnet với lời diễn văn của Eric Burdon "cho thành phố San Francisco và người dân của thành phố, có thể có vài người không biết nhưng họ rất tuyệt vời và giống như thành phố của họ", Eric cũng kêu gọi người Châu Âu "hãy tiết kiệm những chiếc bánh mỳ để đến San Francisco, Mỹ" để hiểu được bài hát, "vì lợi ích được sống yên bình trong tâm thức" Giai điệu bài hát bắt đầu nhẹ nhàng và lời bài hát kể về một màn đêm ấm áp ở San Francisco năm 1967 khi "chùm đèn nhấp nháy" tạo ra giấc mơ, bức tường, tâm trí di chuyển, "những thiên thần hát", "Harley Davidsons", trái ngược với "khuôn mặt cảnh sát lấp đầy với vẻ hận thù ở đường phố gọi là Love", đó là sự kiến nghị khi "cảnh sát trẻ và cảnh sát già cảm thấy ổn ở San Francisco". Bài hát kết thúc với lời "đó là giấc mơ của người Mỹ, kể cả với người da đỏ Ý kiến của Eric Burdon về San Francisco lại vấp phải nhiều sự phải đối, và cả nhạo báng của người Mỹ về "San Francisco ấm áp". Ví dụ như Mark Twain đã nói: "Mùa đông lạnh nhất mà tôi trải qua đó là mùa hè ở San Francisco", nhạc sĩ Lester Bangs cho rằng ý kiến của Eric là "không thể giải thích được" Những bản cover khác. Ban nhạc Romani Sfinx thể hiện ca khúc này vào năm 1967, nhưng không được sản xuất trên đĩa, khác hơn so với bài này, ví dụ "Toamna" (mùa thu), "Nu mai sunt flori de mai" (không có hoa vào tháng 5). Đoạn guitar của Animals được thay bằng kèn cor của Petre Iordache và được tay guitar Octav Zemlicka trình bày Ban nhạc The Mops của Nhật Bản cover vào năm 1968 trong album Psychedelic Sounds in Japan Ban nhạc People Under The Stairs cover bài này lấy mẫu từ phiên bản của Gábor Szabó & The California Dreamers (trong album Wind, Sky, And Diamonds năm 1967) Trong phim The Drew Carey Show, Drew Carey và nhóm nhạc của anh (trong đó có Joe Walsh) cover bài này với lời hoàn toàn mới và hát về Cleveland, Ohio Liên kết ngoài. Đoạn phỏng vấn Eric Burdon về bài hát Lời bài hát
1
null
Phan Cự Tiến (sinh 1937-2019) là một nhà địa chất học danh tiếng tại Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Viện nghiên cứu Địa chất khoáng sản quốc gia Việt Nam, Giáo sư, Viện sĩ của Viện Hàn lâm quốc tế về tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 9 tháng 10 năm 1937, tại làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là cháu 4 đời của Lang trung Bộ Binh Phan Duy Thanh, một chí sĩ phong trào Cần vương. Thân phụ ông là Phan Duy Triệt, xét vai vế là anh em với nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu. - 1962-1984 Cán bộ khoa học địa chất - Tổng cục địa chất - 1972-1979 Cán bộ khoa học địa chất tại Đoàn địa chất - Cục địa chất. - 1977-1980 Biên tập viên chính ban bản đồ địa chất Đoàn phó liên đoàn bản đồ - 1980-1985 Đoàn trưởng đoàn bản đồ - 1985-1988 Liên đoàn phó liên đoàn địa chất - 1991-2000 Viện trưởng Viện khoa học địa chất và khoáng sản - Tham gia nhiều chương trình hợp tác về địa chất và khoáng sản với nước ngoài như ở Trung Quốc, Ai Cập, Nhật Bản, Philipine, Mỹ, Nga, Bỉ. - Thành viên chính thức (Viện sĩ) của Viện hàn lâm quốc tế Nga (1997) - Thành viên địa nhiệt Mỹ - California 1997 - Chủ tịch hiệp hội địa chất quốc tế, phân ban địa tầng quốc tế, đại học texas Mỹ 2002. Các công trình đã công bố. Ông có nhiều đóng góp cho nền địa chất nước nhà, trong quá trình công tác với rất nhiều công trình khoa học như: Gia đình. Thân phụ ông là cụ Phan Duy Triệt, sinh được 4 người con. Hai của ông cũng là những giáo sư danh tiếng là Giáo sư di truyền sinh học Phan Cự Nhân và Giáo sư văn học Phan Cự Đệ. Ông còn một người chị gái là Phan Kim Quý.
1
null
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2005 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2013 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số. Mùa bão năm 2005, bão và áp thấp nhiệt đới tập trung ở khu vực từ Nam Định đến Hà Tĩnh với 6 cơn bão. Cơn bão số 2 (Washi) đổ bộ vào Nam Định - Ninh Bình và cơn bão số 7 (Damrey) đổ bộ vào Ninh Bình - Thanh Hóa là 2 cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng, tàn phá đê biển Bắc Bộ và Thanh Hóa. Tên gọi của bão. Tên quốc tế. Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệt ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó. Sau đây là các tên gọi đã đặt cho các cơn bão năm 2005. Tên địa phương của Philippine. Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2017. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2005. Số hiệu một cơn bão tại Việt Nam. Các cơn bão. Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2... Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia đặt số hiệu trong năm 2005: Về hai cơn bão số 3 và số 5. Là hai cơn bão không chính thức, chỉ là các áp thấp nhiệt đới theo dự báo của các đài khác nhưng Việt Nam thì cho là bão.
1
null
Circle Chart Music Awards, trước đây là Gaon Chart Music Awards hay Gaon Chart K-Pop Awards, là một giải thưởng âm nhạc được tổ chức hằng năm tại Hàn Quốc bởi bảng xếp hạng âm nhạc quốc gia Circle. Các giải thưởng tập trung chủ yếu vào bài hát và album hơn là nhạc sĩ. Giải chung kết dựa vào số lượng bài hát và album bán ra.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những album hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng. Bảng xếp hạng tháng. Gaon Chart xếp hạng album xuất sắc nhất tại Hàn Quốc mỗi tháng.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những album hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Bảng xếp hoạt đĩa đơn Gaon của bảng xếp hạng Gaon là bảng xếp hạng các ca khúc xuất sắc nhất Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng. Dưới đây là danh sách dẫn đầu hàng tuần và hằng tháng, theo dữ liệu của Gaon Digital Chart. Bảng xếp hạng kỹ thuật số đánh giá các bài hát của họ thông qua Gaon Streaming, lượt tải xuống, BGM, và bảng xếp hạng di động.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những album hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Graceful 4, album, tiếng Nhật đầu tiên của 天上智喜, được ra mắt vào 14 tháng 11 năm 2007. Ca khúc chủ đề là "One More Time, OK?" (tiếng Nhật: もう一度、OK?), phiên bản tiếng Nhật của "한번 더, OK?" từ album tiếng Hàn đầu tay của nhóm. Album phòng thu tiếng Nhật đầu tiên của The Grace bao gồm cả năm singles đã ra mắt từ hồi tháng 1 năm 2006 tại Nhật, và album có tất cả 14 ca khúc. Album bán được với tổng số 1,622 bản tại Nhật, đạt vị trí #103 trên bảng xếp hạng Oricon. Liên kết ngoài. (Tiếng Nhật) Trang Web chính thức của 天上智喜
1
null
Trong giáo dục chính quy, chương trình học (tiếng Anh: "curriculum", số nhiều: "curricula") là sự tương tác được lên kế hoạch giữa người học (học sinh-sinh viên) với nội dung, tài liệu, những nguồn lực, và những quá trình giảng dạy nhằm đánh giá mức độ thành tựu những mục tiêu giáo dục. Những định nghĩa khác về chương trình học bao gồm những yếu tố sau:
1
null
Trường đại học giáo dục khai phóng, cũng được gọi là cao đẳng nghệ thuật tự do (tiếng Anh: "liberal arts college") là một loại hình trường đại học nhấn mạnh đến việc dạy học ở bậc cử nhân trong các ngành khai phóng và khoa học, khác với các Viện Đại học nghiên cứu quốc gia (tiếng Anh: research university). Một số ít trường đại học khai phóng còn có một số chương trình sau đại học cấp bằng thạc sĩ hay tiến sĩ trong các ngành như quản trị kinh doanh, điều dưỡng, y khoa, và luật. Một cơ sở giáo dục trong các ngành khai phóng có thể được định nghĩa là "một trường đại học hay một chương trình học ở một viện đại học nghiên cứu nhắm đến việc truyền đạt một vốn kiến thức rộng và phát triển những khả năng tri thức, khác với một chương trình học chuyên nghiệp, dạy nghề, hay kỹ thuật." Mặc dù nay thì người ta biết rằng các trường đại học khai phóng bắt đầu ở châu Âu, thuật ngữ này được dùng nhiều ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ. Các trường đại học khai phóng ở Hoa Kỳ là những cơ sở giáo dục đại học Hoa Kỳ vốn nhấn mạnh đến sự giảng dạy có tính tương tác ở bậc đại học (mặc dù hoạt động nghiên cứu cũng là một phần quan trọng nhưng không mạnh bằng các Viện Đại học nghiên cứu). Các trường này cũng khuyến khích sự tương tác ở mức độ cao giữa sinh viên và giảng viên, theo đó các lớp được dạy bởi các giảng viên thay vì bởi các trợ giảng. Các trường đại học khai phóng thường là trường nội trú, có ít sinh viên, sĩ số lớp học nhỏ, và có tỉ lệ sinh viên/giảng viên nhỏ hơn so với ở các Viện Đại học, mặc dù gần đây cũng bắt đầu xem xét để có một số khóa học trực tuyến. Top 10 trường Đại học Giáo dục Khai phóng tốt nhất tại Hoa Kỳ theo bảng xếp hạng năm 2020 của "US News & World Report" lần lượt là: Đại học Williams, Đại học Amherst, Đại học Swarthmore, Đại học Wellesley, Đại học Pomona, Đại học Bowdoin, Đại học Claremont McKenna, Đại học Middlebury, Đại học Carleton, Đại học Washington and Lee. Hầu hết các trường khai phóng này là tư thục; chỉ có một số ít là công lập, chẳng hạn như Viện Đại học Mary Washington tại Virginia. Các nước khác. Ở các nước khác, những trường đại học khai phóng có thể kể ra là: Viện Đại học Mount Allison, Viện Đại học Bishop, và Viện Đại học St. Thomas tại Canada; Viện Đại học John Cabot tại Rome, Ý; Viện Đại học Bard Berlin ở Đức; Đại học Cao đẳng Maastricht ở Hà Lan; Đại học Shalem ở Jerusalem, Israel; Đại học Campion ở Sydney, Úc; Đại học Yale-NUS tại Singapore; Đại học Fulbright tại Việt Nam.
1
null
Dương Thiện Hội (chữ Hán: 杨善会, ? – ?), tên tự là Kính Nhân, người huyện Hoa Âm, quận Hoằng Nông , là quan cuối đời Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời và sự nghiệp. Cha ông là Dương Sơ, làm đến chức thái thú Bì Lăng. Giữa những năm Đại Nghiệp (605 – 617) đời Tùy Dượng Đế, Thiện Hội làm Du (huyện) lệnh, được tiếng thanh liêm. Khi ấy Sơn Đông có nạn đói, dân chúng tụ tập làm cướp, ông soái mấy trăm bộ hạ đánh đuổi, thường giành thắng lợi. Thủ lĩnh Trương Kim Xưng đưa mấy vạn nghĩa quân đến đóng đồn ở ngoài huyện, đốt phá cướp bóc, quan quân không ngăn nổi. Thiện Hội gắng sức chống lại, giao chiến với nghĩa quân, có ngày đánh vài trận, không để bọn họ xâm phạm huyện thành. Đoàn Đạt đưa quan quân đến dẹp, ông hiến kế, Đạt không theo, nên thất bại. Đạt biết tài Thiện Hội, lần sau theo kế, quả nhiên đánh bại nghĩa quân. Trương Kim Xưng lại cùng các thủ lĩnh Tôn Tuyên Nhã, Cao Sĩ Đạt đánh phá Lê Dương rồi về, Thiện Hội đưa ngàn tinh binh tập kích giữa đường, phá được, được thăng bái làm Triều thỉnh đại phu, Thanh Hà quận thừa. Kim Xưng tập hợp lực lượng, cướp bóc Quan Thị . Ông theo Bình Nguyên thông thủ Dương Nguyên Hoằng đưa mấy vạn bộ kỵ tập kích doanh trại nghĩa quân. Vũ bôn lang tướng Vương Biện cũng đưa quân đến, Kim Xưng bỏ Quan Thị về cứu, đánh bại Biện, Thiện Hội chọn 500 tinh binh đến giúp, đẩy lui nghĩa quân, Biện mới chạy thoát. Kim Xưng về giữ doanh trại, quan quân các nơi cũng lui đi. Khi ấy Sơn Đông loạn lạc, giặc cướp khắp nơi, quận huyện nối nhau thất thủ, chi có Thiện Hội ở huyện Du là chưa từng thất bại, nhưng thế lực yếu kém, không làm gì được. Đến lúc Thái phó Dương Nghĩa Thần dẹp Kim Xưng, theo kế của ông, vờ núng thế rồi tập kích, phá được doanh trại, bắt hết nghĩa quân. Kim Xưng trốn về Chương Nam , chiêu tập tàn dư. Thiện Hội tìm bắt được, chém đầu, gởi đến Hành tại. Tùy Dượng đế ban cho các binh khí ngự dụng là giáp, sóc, cung, kiếm, thăng bái làm Thanh Hà thông thủ. Năm ấy (616), theo Dương Nghĩa Thần đánh dẹp thủ lĩnh Cao Sĩ Đạt, chém được, truyền đầu đến hành cung Giang Đô, đế hạ chiếu khen ngợi. Thủ lĩnh nghĩa quân ở Lâm Thanh là Vương An cậy có vài ngàn người, đi lại với bộ tướng cũ của Cao Sĩ Đạt là Đậu Kiến Đức, Thiện Hội tập kích An, chém được. Đậu Kiến Đức xâm phạm Thanh Hà, ông đưa quân chống lại, thất bại, đóng chặt cửa thành cố thủ. Thành bị vây hơn 4 tuần thì bị hãm, Thiện Hội bị bắt. Đậu Kiến Đức cởi trói, tiếp đãi theo lễ, muốn dùng làm Bối Châu thứ sử, ông mắng rằng: "Tên giặc già sao dám học đòi kẻ quốc sĩ! Hận rằng ta sức cạn, không thể tóm bọn mày. Ta há vì bọn vô lại chúng mày mà phản bội triều đình, còn muốn làm quan tướng hay sao?" Thiện Hội khí thế hiên ngang, lời lẽ bất khuất; Kiến Đức muốn tha, nhưng bộ hạ của Kiến Đức không ít là người cũ của Trương Kim Xưng, Cao Sĩ Đạt, họ đều xin giết; lại biết không thể dùng, nên giết chết ông. Quan dân Thanh Hà nghe tin, không ai không đau xót.
1
null
Quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thiết kế bao gồm Đập Thủy Phong, Núi Baekdu, và ngôi sao năm cánh màu đỏ với ánh sáng rực rỡ, bông lúa vàng bao quanh, phía dưới là dải ruy băng ghi tên Quốc hiệu bằng Hangul: "조선민주주의인민공화국" (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Năm 1992 tại Hội nghị Nhân dân Tối cao đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1972 trong đó có đề cập đến việc sửa đổi Quốc huy.Tại điều 163 Hiến pháp có ghi "Nhà máy thủy điện dưới ngọn núi linh thiêng Núi Baekdu". Quốc huy được dựa theo nguyên mẫu của Quốc huy Liên Xô và hệ thống Huy hiệu học xã hội chủ nghĩa; việc thể hiện chủ nghĩa cộng sản trên biểu tượng là nền tảng của đất nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
1
null
Hội đồng Nhà nước Cuba () là cơ quan thường trực của Quốc hội Quyền lực Nhân dân có 21 thành viên chịu trách nhiệm xử lý công việc của Quốc hội giữa 2 kỳ họp Quốc hội. Các nghị định và dự luật được Hội đồng Nhà nước thông qua được phê chuẩn vào kỳ họp Quốc hội tiếp theo. Lịch sử. Hội đồng Nhà nước được thành lập dựa theo bản Hiến pháp 1976. Tại phiên họp thứ nhất Quốc hội Chính quyền Nhân dân khóa I đã phê chuẩn việc thành lập Hội đồng Nhà nước đồng thời bầu Fidel Castro làm Chủ tịch, Raúl Castro làm Phó Chủ tịch thứ nhất và 5 Phó Chủ tịch. Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước tương đương Quốc hội Chính quyền Nhân dân nên Hội đồng Nhà nước hiện nay là Hội đồng Nhà nước lần thứ VIII. Trước khi Hiến pháp 2019 được thông qua Hội đồng Nhà nước là một hội đồng gồm 31 thành viên của chính phủ Cuba được Quốc hội Quyền lực Nhân dân bầu chọn. Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lập pháp nhất giữa các phiên họp của Quốc hội Quyền lực Nhân dân, vốn lệ thuộc vào sự chấp thuận của nó và triệu tập Quốc hội Quyền lực Nhân dân vào phiên làm việc giữa các phiên họp dự kiến hai năm một lần. Các thành viên gồm Chủ tịch, một thư ký, một Phó Chủ tịch thứ nhất, năm Phó Chủ tịch và 27 thành viên bổ sung. Chủ tịch, Bí thư, Phó Chủ tịch thứ nhất, và năm Phó Chủ tịch còn là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hạn. Trước Hiến pháp 2019. Hội đồng Nhà nước là cơ quan của Quốc hội Chính quyền Nhân dân, đại diện cho Quốc hội trong thời gian giữa các kỳ họp, ban hành các nghị quyết có hiệu lực và tuân thủ tất cả các quyền hạn khác được Hiến pháp quy định. Là đoàn thể, cơ quan đại diện cao nhất của nhà nước Cuba với mục đích quốc gia và quốc tế. Điều 90 Hiến pháp Cuba quy định, Hội đồng Nhà nước Cuba có quyền hạn sau: Tất cả các quyết định của Hội đồng Nhà nước phải được đa số thành viên chấp thuận. Sau Hiến pháp 2019. Sau khi Hiến pháp mới được ban hành Hội đồng Nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ sau: Thành viên. Lãnh đạo Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Quốc hội lần lượt là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng Nhà nước do Quốc hội bầu ra. Thành viên. Ủy viên Hội đồng Nhà nước gồm 18 người do Quốc hội bầu ra. Ủy viên Hội đồng Nhà nước không được cùng lúc đảm nhiệm hoặc là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ), cơ quan quyền lực tư pháp tối cao, cơ quan bầu cử và kiểm tra nhà nước. Nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước được tính từ khi Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội mới bầu ra Hội đồng mới. Thành viên qua các thời kỳ. Ủy viên. Hội đồng Nhà nước khóa I (12/1976 - 12/1981) Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa II (12/1981 - 12/1986) Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa III (12/1986 - 2/1993) Đã kéo dài đến 6 năm và 2 tháng do các dự án cải cách hiến pháp và bắt đầu thời kỳ đặc biệt (khủng hoảng kinh tế). Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa IV (2/1993 - 2/1998) Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa V (2/1998 - 2/2003) Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa VI (2/2003 - 2/2008) Đổi mới trong Hội đồng Nhà nước khóa VII (2/2008 - 2/2013)
1
null
Hội đồng Bộ trưởng Cuba (Tây Ban Nha: "Consejo de Ministros de Cuba"), còn được gọi chỉ đơn giản là Chính phủ Cuba, là cơ quan quản lý hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Cuba và tạo nên chính phủ quốc gia. Hội đồng Bộ trưởng bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất và các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Thư ký Ủy ban Điều hành, Thủ trưởng các bộ ngành và các thành viên khác. Ủy ban điều hành là một hội đồng nhỏ hơn bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Thư ký và các vị bộ trưởng được lựa chọn bởi Chủ tịch nước. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm về việc thi hành các hiệp định chính sách phải được phép của Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba. Đây là những thiết chế cho cá nhân các bộ. Hội đồng cũng đề xuất kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế và xã hội lần lượt được Quốc hội thông qua hai lần mỗi năm. Hội đồng Bộ trưởng cũng chỉ đạo chính sách ngoại giao của Cuba và quan hệ với các chính phủ khác; phê duyệt các hiệp ước quốc tế trước khi chuyển chúng qua Hội đồng Nhà nước phê duyệt; chỉ đạo và giám sát thương mại nước ngoài và ngân sách nhà nước. Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền thi hành các luật lệ của Quốc hội và được thông qua bởi Hội đồng Nhà nước. Lịch sử. Theo Hiến pháp Cuba năm 1940, Hội đồng đã được thành lập, cùng với Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống Cộng hòa, người chủ trì các phiên họp Chính phủ. Các nghị quyết được thông qua bằng đa số đơn giản. Với chiến thắng của cuộc cách mạng Cuba năm 1959 và Luật cơ bản đầy đủ quyền lập pháp được ban hành, và việc bổ nhiệm của Chủ tịch nước Cộng hòa. Chính phủ được gọi là Chính phủ Cách mạng được thành lập bởi Thủ tướng, người chỉ đạo chính sách quốc gia và các Bộ trưởng. Chủ tịch các Ủy ban chính phủ, ngân hàng quốc gia, viện nghiên cứu và các cơ quan khác không thuộc Chính phủ, mặc dù đó là các cơ quan ngang Bộ. Đến năm 1972, các chức vụ Phó Thủ tướng thứ nhất và các Phó Thủ tướng đã được tạo ra, có chức năng lớn. Hiến pháp năm 2019 khôi phục lại chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa và Thủ tướng Chính phủ Cuba. Hội đồng Bộ trưởng theo Hiến pháp 2019. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành pháp và hành chính cao nhất và hợp thành Chính phủ nước Cộng hòa. Hội đồng được tạo thành từ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thư ký và các thành viên khác do luật định. Tổ chức. Hội đồng được tạo thành từ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thư ký và các thành viên khác do luật định. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Thư ký và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng do Chủ tịch nước Cộng hòa quyết định, thành lập Ủy ban điều hành Hội đồng. Ủy ban điều hành có thể quyết định các vấn đề do Hội đồng Bộ trưởng phụ trách, trong thời gian giữa kỳ họp của Hội đồng Bộ trưởng . Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ về hoạt động của mình trước Quốc hội Chính quyền Nhân dân. Quyền hạn và nhiệm vụ. Theo Hiến pháp 2019, Hội đồng Bộ trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ sau: Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm kỳ cho đến khi có chính phủ mới được cơ quan lập pháp chỉ định. Thành viên. Các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng được trao các quyền sau: Trong các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng, Tổng thư ký Trung tâm những người lao động Cuba (CTC) có quyền tham dự. Hội đồng Bộ trưởng có tính chất tập thể và các quyết định của nó được thông qua theo đa số phiếu từ thành viên Hội đồng. Luật số 134/2020. Luật số 134/2020 (Ley No.134/2020) quy định tổ chức và hoạt động Hội đồng Bộ trưởng được ban hành ngày 23/12/2020 thay thế cho Luật 272 năm 2010 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định 6886 năm 2010 của Hội đồng Bộ trưởng. Luật này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban điều hành của Hội đồng, cũng như những vấn đề liên quan đến Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thư ký và các thành viên khác trong Hội đồng. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ trưởng được điều chỉnh bởi các quy định của Hiến pháp, Luật này, các luật khác và các văn bản nghị định cũng như các quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đó. Hội đồng Bộ trưởng theo Hiến pháp 1976. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan quản lý và điều hành cấp cao nhất và là chính phủ của nước Cộng hòa. Số lượng, tên gọi và chức năng của các Bộ, cơ quan Trung ương thuộc Hội đồng Bộ trưởng thành lập được xác định theo luật. Tổ chức. Hội đồng Bộ trưởng bao gồm người đứng đầu nhà nước và chính phủ, với tư cách là chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch thứ nhất, các Phó chủ tịch, các bộ trưởng, thư ký và các thành viên khác mà luật pháp quyết định. Chủ tịch, phó chủ tịch thứ nhất, phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng quyết định, thành lập Ủy ban điều hành. Trong thời gian giữa các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban điều hành có thể quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hạn và nhiệm vụ. Hội đồng Chính phủ có quyền hạn sau: Luật pháp điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và định kỳ báo cáo về các hoạt động của mình cho Quốc hội Chính quyền Nhân dân. Thành viên. Các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng được trao các quyền sau: Thành viên hiện tại. Hội đồng hiện tại bao gồm:
1
null
Rumours (tạm dịch: "Những tin đồn") là album phòng thu thứ 11 của ban nhạc rock người Anh-Mỹ Fleetwood Mac. Được chủ yếu thực hiện tại California trong năm 1976, album là sản phẩm hợp tác sản xuất của ban nhạc với Ken Caillat và Richard Dashut, và được phát hành vào ngày 4 tháng 2 năm 1977 bởi Warner Bros. Records. Album dễ dàng có được vị trí quán quân ở cả "Billboard" 200 lẫn UK Albums Chart, theo kèm là các đĩa đơn "Go Your Own Way", "The Chain", "Don't Stop", "Dreams" và "You Make Loving Fun". Đây chính là sản phẩm thành công nhất sự nghiệp ban nhạc, đặc biệt với việc giành Giải Grammy cho Album của năm vào năm 1978 và trở thành một trong số những album bán chạy nhất mọi thời đại với khoảng 45 triệu đĩa đã bán. "Rumours" cũng nhận được chứng chỉ Kim cương tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Úc. Ban nhạc thực tế muốn ngay lập tức tiếp tục những thành công từ album trước đó của họ là "Fleetwood Mac" (1975), song những rắc rối trong quan hệ cá nhân của từng thành viên đã cản trở quá trình thu âm bắt đầu. Quá trình thực hiện "Rumours" được đánh dấu bởi thái độ hợp tác cũng như đối đầu giữa các thành viên trong nhóm; và những câu chuyện của họ đã xuất hiện trong ca từ của mỗi ca khúc. Album mang nhiều ảnh hưởng lớn từ nhạc pop, sử dụng pha trộn các nhạc cụ mộc lẫn nhạc cụ điện. Công đoạn chỉnh âm cũng khiến việc phát hành "Rumours" bị trì hoãn, và cuối cùng được hoàn tất vào cuối năm 1976. Sau khi album được ra mắt vào năm 1977, Fleetwood Mac liền tiến hành một tour diễn vòng quanh thế giới. "Rumours" hầu hết nhận được những đánh giá tích cực, đề cao chất lượng thu âm cũng như khả năng hòa âm với giọng ca của 3 ca sĩ hát chính. Album cũng là nguồn cảm hứng cho vô vàn những sản phẩm thu âm khác. Được coi là album thành công nhất của Fleetwood Mac, "Rumours" cũng có tên trong nhiều danh sách album xuất sắc nhất thập niên 1970 cũng như của mọi thời đại. Năm 2004, album được chỉnh âm và tái bản với 1 ca khúc bổ sung và CD bonus trong đó có những bản thu nháp từ quá trình thu âm gốc. 3 CD tái bản khác được hãng Warner Brothers phát hành sau đó vào năm 2013, bao gồm những bản thu nháp và bản thu trực tiếp của ban nhạc trong quá trình lưu diễn vào năm 1977. Hoàn cảnh ra đời. Tháng 7 năm 1975, album phòng thu cùng tên của Fleetwood Mac có được những thành công vang dội, và giành được vị trí quán quân vào năm 1976. Ca khúc nổi tiếng của album, "Rhiannon", được phát sóng rộng rãi qua các đài phát thanh. Vào thời điểm đó, đội hình của ban nhạc bao gồm ca sĩ và guitar Lindsey Buckingham, tay trống Mick Fleetwood, keyboard và ca sĩ Christine McVie, bass John McVie và ca sĩ Stevie Nicks. Sau 6 tháng đi tour không nghỉ, gia đình McVie tuyên bố ly thân, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 8 năm. Bộ đôi chấm dứt mọi mối quan hệ về mặt xã hội và chỉ còn hợp tác trong công việc và âm nhạc. Cặp đôi Buckingham-Nicks, vốn gia nhập ban nhạc ngay trước album "Fleetwood Mac" năm 1975 sau khi tay guitar Bob Welch chia tay nhóm, có một mối quan hệ tình cảm phức tạp và thường xuyên đối đầu lẫn nhau. Bộ đôi này chỉ dừng tranh cãi khi cùng cộng tác trong âm nhạc. Mick Fleetwood thì có chuyện gia đình khi phát hiện ra người vợ Jenny có mối quan hệ ngoài luồng với người bạn thân của mình và cũng là cựu thành viên của ban nhạc, Bob Weston. Báo chí đã khai thác những vấn đề cá nhân của các thành viên để viết bài. Christine McVie bị đồn phải nhập viện sau khi bị kiệt sức, còn Buckingham và Nicks được cho là bố mẹ của con gái Lucy của Fleetwood sau khi bộ đôi có bức ảnh chụp riêng với cô bé này. Nhiều tờ báo cũng dấy lên tin đồn sự trở lại của 3 thành viên Peter Green, Danny Kirwan và Jeremy Spencer nhân dịp tour diễn kỷ niệm 10 năm thành lập ban nhạc. Trước vô vàn tin đồn, ban nhạc vẫn quyết định giữ nguyên đội hình, cũng bởi một phần vì họ cũng không thể đạt tới thỏa thuận tan rã chính thức trước khi kỳ hạn thực hiện album mới đã tới trước mắt. Fleetwood nhớ lại rằng "sự hi sinh ghê gớm đầy xúc động" đã thúc đẩy tất cả trở nên chú tâm với công việc. Đầu năm 1976, Fleetwood Mac bắt đầu phác thảo những bản thu đầu tiên tại Florida. 2 thành viên sáng lập là Mick Fleetwood và John McVie quyết định không mời nhà sản xuất thành công của ban nhạc, Keith Olsen, vì họ muốn có những hiệu ứng nhẹ nhàng và có tính nhịp điệu hơn. Cuối cùng, cả hai đã tiến tới thành lập một công ty có tên Seedy Management nhằm quảng bá dự án của nhóm. Thu âm. Tháng 2 năm 1976, Fleetwood Mac có mặt tại phòng thu Record Plant ở Sausalito, California cùng với 2 kỹ thuật viên là Ken Caillat và Richard Dashut. Công việc sản xuất được san sẻ giữa các thành viên, song Caillat là người chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật: ông đã chấp nhận vắng mặt tại phòng thu Wally Heider Studios ở Los Angeles sau khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ từ ban nhạc. Hệ thống ở Sausalito được cấu trúc từ nhiều phòng thu nhỏ xây bằng gỗ, không có cửa sổ và được bố trí rải rác rộng khắp. Vài thành viên đã than phiền về việc này và đề nghị thu âm tại nhà một ai đó, song Fleetwood đã không đồng ý. Christine McVie và Nicks quyết định thuê 1 phòng đôi gần khu cảng của thành phố, trong khi các thành viên nam thì ở lại những phòng còn trống của phòng thu ở trên đồi. Việc thu âm được thực hiện trong căn phòng rộng 54m² trong đó có chiếc máy thu âm 3M 24-băng, rất nhiều micro chất lượng tốt, hệ thống API với equaliser 550A – những thiết bị chủ yếu để điều chỉnh khác biệt về âm sắc trong những ca khúc. Nhan đề album ban đầu được lựa chọn là "Yesterday's Gone". Buckingham được giao phụ trách về chuyên môn để đảm bảo có một "album nhạc pop". Theo Dashut, trong khi Fleetwood và gia đình McVie dự định thực hiện theo hơi hướng blues rock thì tay guitar chính của nhóm đã hình dung ra "cốt lõi của một sản phẩm thu âm". Trong quá trình thử nghiệm và dàn dựng các sáng tác, Buckingham và Christine McVie đã cùng nhau chơi guitar và piano để tạo nên bộ khung cho album. Khi tất cả bắt đầu chơi nháp, Fleetwood thường chơi trống riêng ở ngoài phòng thu nhằm đảm bảo cho Caillat và Dashut có cảm nhận tốt hơn về từng ca khúc. Bộ phận kích rung được đặt xung quanh dàn trống và gần John McVie – người được bố trí chơi bass ngay bên cạnh Fleetwood. Buckingham đã chuẩn bị sẵn những đoạn chơi guitar nền, trong khi phần keyboard của Christine McVie được thu riêng ngoài phần chơi trống. Caillat và Dashut mất tới 9 ngày chỉ để bố trí các micro và ampli sao cho có được thứ âm thanh tốt nhất, trước khi họ phát hiện ra rằng họ có thể chỉnh sửa hiệu quả hơn với hệ thống chỉnh âm API. Khi bắt đầu tiến hành thu âm album, những mối quan hệ cá nhân của các thành viên cũng bắt đầu rạn nứt và ảnh hưởng tiêu cực tới Fleetwood Mac. Ban nhạc không gặp gỡ hoặc hoạt động về mặt xã hội sau khi rời khỏi phòng thu. Cùng lúc đó, làn sóng hippie vừa tràn tới Sausalito, trong khi các loại chất kích thích thì vốn đã được bày bán mọi nơi. Ngân quỹ rủng rỉnh đã biến cả nhóm và toàn bộ ê-kíp trở nên sa đọa, chơi bời thâu đêm và lạm dụng cocaine suốt quá trình sản xuất album. Chris Stone, một trong những người quản lý Record Plant, nói vào năm 1997 rằng Fleetwood Mac đã "vượt qua giới hạn của việc tốn kém" khi sử dụng phòng thu quá lâu và suốt một thời gian quá dài. Ông nhấn mạnh: "Ban nhạc thường tới đây vào lúc 7 giờ tối, cùng nhau ăn một bữa lớn rồi tiệc tùng cho tới 1-2 giờ sáng. Khi mà họ đã mệt lử và chẳng thể làm được gì thêm nữa thì họ bắt đầu thu âm." Nicks cho rằng Fleetwood Mac chỉ có thể thực hiện được thứ âm nhạc tốt nhất trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, trong khi theo Buckingham, sự căng thẳng giữa các thành viên đã góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện, dẫn tới "thành quả chung tốt hơn hẳn việc tổng hợp từng công việc rời rạc". Bộ đôi trên cũng trở nên "nóng lạnh" sau mỗi lần tan hợp, cho dù Buckingham vẫn trực tiếp sửa đổi các ca khúc của Nicks và "biến chúng trở nên tuyệt đẹp". Phần giọng hòa âm của bộ đôi với Christine McVie là hoàn hảo khi ban nhạc đã sử dụng tất cả những loại micro tân tiến nhất. Phần lời viết bởi Nicks góp phần làm nổi bật phần chơi của các nhạc cụ khi cô chủ ý viết chúng một cách mập mờ và trừu tượng. Theo Dashut, tất cả các bản thu được thực hiện với "cảm xúc và cảm nhận của một người ngoài cuộc... hay một người hòa giải". John McVie đã có nhiều tranh cãi với Buckingham trong việc dàn dựng ca khúc, song cả hai đều dễ dàng thống nhất được cách hiệu quả nhất. Ca khúc "Songbird" của Christine mà Caillat đề nghị thu âm theo âm hưởng của nhà hát đã được thực hiện suốt 1 đêm ròng tại hội trường của nhà hát Zellerbach, thuộc khuôn viên Đại học California tại Berkeley, phía bên kia Vịnh San Francisco. Sau gần 2 tháng tại Sausalito, Fleetwood thu xếp một tour diễn ngắn 10 ngày để ban nhạc nghỉ ngơi cũng như giao lưu với người hâm mộ. Sau đó, việc thu âm được tiếp tục ở Los Angeles, trong đó có cả phòng thu Wally Heider Studios. Christine McVie và Nicks vắng mặt tại hầu hết các buổi thu và chỉ có mặt khi ban nhạc muốn có thêm phần hát bè hoặc chỉnh sửa. Các thành viên còn lại, cùng Caillat và Dashut, bắt đầu tiến hành quá trình ghi đè và trộn âm sau khi một vài cuốn băng thâu ở Sausalito bị lỗi do bị sử dụng quá nhiều lần trong suốt quá trình thu âm; hầu hết tiếng trống kick và trống mặt đều "không tồn tại". Tour diễn mùa thu vòng quanh nước Mỹ vốn đã được bán cháy vé buộc phải hủy bỏ nhằm hoàn thiện album khi mà kỳ hạn tháng 9 năm 1976 đã tới gần. Một chuyên gia đã được thuê để chỉnh sửa những cuốn băng ở Sausalito bằng một máy chỉnh dao động chuyên dụng. Với một chiếc tai nghe đặc biệt trong đó cuộn băng lỗi được bật bên tai trái còn phần chỉnh âm tạm thời bên tai phải, kỹ thuật viên này đã điều chỉnh tốc độ bằng những dụng cụ khắc biểu kết hợp với cách chơi nhạc cụ gảy và hi-hat trong từng ca khúc. Fleetwood Mac cùng 2 nhà sản xuất mong muốn một sản phẩm "không phân biệt", tới mức mỗi ca khúc đều có tiềm năng trở thành đĩa đơn. Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh âm và cùng nhau nghe lại lần lượt từng ca khúc, các thành viên của nhóm có cảm nhận rằng họ vừa thực hiện một sản phẩm "vô cùng đặc biệt". Sáng tác. Ca từ. Bộ 3 sáng tác chính của ban nhạc—Buckingham, Christine McVie và Nicks—thường làm việc riêng rẽ với từng ca khúc, song đôi lúc cũng trao đổi lẫn nhau về phần ca từ. "The Chain" là bài hát duy nhất của album mà tất cả các thành viên, gồm cả Fleetwood và John McVie, cùng tham gia sáng tác. Tất cả các ca khúc của "Rumours" đều ít nhiều nói về những mối quan hệ cá nhân, và cả những vấn đề rắc rối với nó. Theo Christine McVie, ban nhạc rất muộn về sau mới nhận ra rằng những người viết lời đã chú tâm quá nhiều tới những cuộc chia tay. "You Make Loving Fun" là ca khúc mà Christine viết cho người từng là bạn đời của mình – thủ lĩnh của Fleetwood Mac – sau khi cô quyết định chấm dứt với John. Ca khúc "Dreams" của Nicks nói về cuộc chia tay với đầy hi vọng, trong khi sáng tác của Buckingham "Go Your Own Way" thì mang nhiều nét bi quan hơn. Sau một cuộc tình ngắn ngủi với một người phụ nữ từ New England, Buckingham đã viết nên "Never Going Back Again", một ca khúc mà anh muốn chối từ mọi cảm xúc buồn rầu khi đang hài lòng với cuộc sống hiện tại. Câu hát "Been down one time/ Been down two times" được anh lấy cảm hứng từ những nỗ lực tán tỉnh phụ nữ. "Don't Stop" là một sáng tác đầy lạc quan của Christine McVie. Cô cũng chú thích rằng Buckingham đã giúp đỡ cô viết 2 đoạn vào chính khi cô đang quá bị cảm xúc chi phối. Ca khúc tiếp theo của Christine, "Songbird", với phần ca từ giàu tính nội tâm hơn "không dành cho ai và dành cho tất cả mọi người" được viết dưới dạng "một lời nguyện cầu". "Oh Daddy", ca khúc cuối cùng của cô trong album, được dành cho Fleetwood và vợ Jenny Boyd sau khi họ quay lại với nhau (biệt danh của Fleetwood trong nhóm là "The Big Daddy"). Christine McVie cho rằng việc viết ca khúc này mang chút tính mỉa mai và nhấn mạnh vào những định hướng xuất sắc của anh cho ban nhạc. Nicks đóng góp câu hát cuối cùng trong bài hát này "And I can't walk away from you, baby/ If I tried". Sáng tác của riêng cô, "Gold Dust Woman", được lấy cảm hứng từ cuộc sống ở Los Angeles và những khó khăn khi phải chuyển tới sống ở một thành phố lớn. Sau khi vật lộn với đời sống nhạc rock, Nicks bắt đầu nghiện cocaine, và phần ca từ đã cho thấy rõ niềm tin "tiếp tục vươn lên" của cô. Âm nhạc. "Rumours" là sự hòa trộn của các nhạc cụ điện và mộc. Phần chơi guitar của Buckingham cùng với phần chơi Fender Rhodes piano và Hammond B-3 organ của Christine McVie xuất hiện trong tất cả các ca khúc. Phần thu âm bao gồm nhiều đoạn phách mạnh được nhấn mạnh bởi tiếng trống, theo kèm là những nhạc cụ định âm khác như conga hay maracas. Ca khúc mở đầu "Second Hand News" được phát triển từ một bản demo mộc có tên "Strummer". Sau khi nghe "Jive Talkin'" của Bee Gees, Buckingham và nhà sản xuất Dashut đã cùng phát triển thêm bản demo này với 4 đoạn thu cùng guitar điện, cố gắng định âm theo phong cách celtic rock. "Dreams" bao gồm "những không gian tinh khiết" và được hòa âm với 2 nốt bè bass. Nicks sáng tác nên ca khúc này chỉ trong 1 buổi chiều và quyết định hát chính, trong khi ban nhạc chơi phía sau. Ca khúc thứ ba của album, "Never Going Back Again" có tên ban đầu "Brushed" khi nó vốn chỉ là một đoạn chơi guitar acoustic của Buckingham được đệm bằng tiếng chổi lông quét trên mặt trống, và ban nhạc sau đó quyết định cho thêm phần hát và các phần chơi nhạc cụ khác góp phần làm cho ca khúc trở nên đầy đặn hơn. "Don't Stop" được lấy cảm hứng từ nhịp triple step, ca khúc được hòa âm bởi các nhạc cụ mộc cùng tack piano. Nhạc cụ này được cấu trúc bằng cách chèn một miếng bịt giữa bộ dây và búa gõ, góp phần làm cho âm thanh gọn gàng hơn. "Go Your Own Way" sử dụng nhiều guitar hơn và mang nhịp four-to-the-floor mà ban nhạc bắt chước từ ca khúc "Street Fighting Man" của The Stones. Album trở nên chậm rãi hơn với ca khúc "Songbird" mà Christine McVie chơi chiếc đại dương cầm 9-quãng của hãng Steinway. Mặt B của "Rumours" được bắt đầu với "The Chain", một trong những bản thu phức tạp nhất sự nghiệp ban nhạc. Một bản demo mang tên "Keep Me There" của Christine McVie, cùng với đó là một đoạn nhạc chỉnh sửa ở phòng thu của Nicks đã trở thành phần cứng của bài hát. Toàn bộ ban nhạc đã cùng nhau viết phần còn lại nhằm biến ca khúc mang dáng dấp của một bản nhạc nền phim; John McVie đã sử dụng chiếc fretless guitar bass góp phần đẩy nhanh nhịp, đặc biệt để bắt đầu đoạn thứ 3 cũng là đoạn kết thúc ca khúc. "You Make Loving Fun" được lấy cảm hứng từ nhạc R&B và sử dụng clavinet – một loại keyboard vô cùng đặc biệt – trong khi phần nhịp được giữ bởi phần chơi nốt và bass đan xen. Ca khúc thứ 9, "I Don't Want to Know", được chơi với chiếc guitar 12-dây. Lấy cảm hứng từ Buddy Holly, Buckingham và Nicks đã viết nên ca khúc này vào năm 1974, tức là trước cả khi họ gia nhập Fleetwood Mac. "Oh Daddy" được phác thảo với phần chơi bass tự phát bởi John và những nốt điểm xuyết bởi Christine McVie. Album kết thúc với "Gold Dust Woman", một ca khúc được lấy cảm hứng từ free jazz, trong đó sử dụng harpsichord, guitar Fender Stratocaster và dobro – một loại guitar đặc biệt mà âm thanh được bồi âm hoàn toàn từ kim loại. Danh sách ca khúc. Bản cassette phát hành gốc có thứ tự ca khúc khi đổi chỗ "Second Hand News" và "I Don't Want to Know". "Silver Springs" (4:48), một ca khúc của Nicks, được thu âm cùng lúc và được dự định cho vào trong "Rumours". Đây chính là mặt B của đĩa đơn "Go Your Own Way" và sau này được cho thêm vào các ấn bản tái bản. Ấn bản DVD của "Rumours" được phát hành vào năm 2001 bao gồm cả "Silver Springs" (ca khúc thứ 6, trong "Songbird" trở thành ca khúc thứ 12), theo kèm là những bài phỏng vấn ngắn các thành viên về quá trình thu âm từng ca khúc. Warner Bros. cho phát hành bản chỉnh âm vào năm 2004 với việc chèn ca khúc "Silver Springs" giữa "Songbird" và "The Chain". Ấn bản bao gồm nhiều bức ảnh bổ sung và kèm với đó là những dòng phụ chú chi tiết hơn. Rhino Entertainment cũng đưa bản tái bản này vào trong ấn bản bao gồm đĩa demo, nháp và thu âm thử. Năm 2011, Warner Music Nhật Bản cho phát hành album trong ấn bản Super Audio CD trong đó "Silver Springs" là ca khúc số 6, còn "Songbird" là ca khúc số 12. Warner Bros. và Rhino Entertainment đều cho tái bản album nhân dịp 35 năm phát hành dưới nhiều ấn bản khác nhau – một tuyển tập bao gồm đĩa than gốc, không bao gồm "Silver Springs", được ra mắt vào ngày 16 tháng 4 năm 2011; bản CD chỉnh âm, vẫn không có ca khúc "Silver Springs", được phát hành vào ngày 31 tháng 1 năm 2012; và 2 box set được phát hành vào ngày 29 tháng 1 năm 2013. Ấn bản "Expanded Edition" bao gồm 3 CD: Ấn bản "Deluxe Edition" (đôi khi còn được gọi là "super deluxe") bao gồm 4 CD, 1 DVD, và 1 đĩa than: Phát hành. Mùa thu năm 1976 ngay trong quá trình thu âm, Fleetwood Mac đã trình diễn vài ca khúc của "Rumours" tại nhà hát Universal ở Los Angeles. John McVie đề xuất tên gọi cho album vì anh có cảm giác ban nhạc đang viết "báo và nhật ký" của mỗi thành viên qua âm nhạc. Hãng Warner Bros. công bố lịch phát hành cụ thể với báo chí vào tháng 12 và cho ra mắt "Go Your Own Way" làm đĩa đơn quảng bá vào tháng 1 năm 1977. Chiến dịch rầm rộ mà hãng từng thành công với album "Fleetwood Mac" (1975) qua việc liên hệ với hơn chục hãng đài AM và FM trải khắp nước Mỹ đã góp phần tạo nên sự chú ý với "Rumours". Cùng lúc, album đã phá kỷ lục của Warner Bros. với 800.000 đĩa được đặt hàng trước. Rumours được phát hành vào ngày 4 tháng 1 năm 1977 tại Mỹ, và 1 tuần sau đó tại Anh. Phần bìa album chụp hình Fleetwood và Nicks trong trang phục nhân vật "Rhiannon", trong khi phần bìa mặt sau là hình chụp toàn bộ ban nhạc; tất cả những bức hình này được thực hiện bởi Herbert Worthington. Ngày 28 tháng 2, sau khi chơi tại phòng thu SIR Studios ở Los Angeles, Fleetwood Mac bắt đầu tour diễn vòng quanh nước Mỹ kéo dài 7 tháng. Nicks nhớ lại rằng sau khi trình diễn "Rumours", ban nhạc ban đầu nhận được những phản ứng khá tiêu cực từ người hâm mộ khi họ chưa thể tiếp nhận được những chất liệu mới. Một buổi diễn vào tháng 3 đã được dành cho việc xung quỹ cho Thượng nghị sĩ Birch Bayh từ Indiana, sau đó ban nhạc thực hiện tour diễn vòng quanh châu Âu bao gồm Anh, Hà Lan, Pháp và Đức vào tháng 4. Nigel Williams của tạp chí "Uncut" đã gọi buổi trình diễn của Fleetwood Mac là "sản phẩm soap opera xuất sắc nhất". "Dreams", được phát hành vào tháng 6 năm 1977, là đĩa đơn quán quân "Billboard" Hot 100 duy nhất của ban nhạc. Siêu ấn bản 5.1 DVD-Audio được phát hành vào năm 2001, và vào tháng 9 năm 2011, một ấn bản 5.1 Super Audio CD được phát hành bởi Warner Japan thuộc chuỗi sản phẩm The Warner Premium Sound của họ. Thành công thương mại. "Rumours" nhanh chóng có được thành công thương mại vang dội, và trở thành album quán quân thứ 2 tại Mỹ của ban nhạc, sau album "Fleetwood Mac" năm 1975. Album tổng cộng có 35 tuần không liên tục đứng đầu "Billboard" 200, cùng với đó là quán quân tại Úc, Canada và New Zealand. Tháng 5 năm 2011, album trở lại "Billboard" 200 ở vị trí số 11, và ARIA Charts với vị trí số 2, trong khi rất nhiều ca khúc của album đã được chọn cho tập phim có tên "Rumours" của serie truyền hình "Glee". Album nhận được chứng chỉ Bạch kim tai Anh và Mỹ chỉ trong chưa đầy 1 tháng, tương đương với 300.000 đĩa được bán tại mỗi quốc gia trên. Cả ba tạp chí danh giá là "Billboard", "Cash Box", và "Record World" đều gọi đây là "Album của năm 1977". Khởi đầu với vị trí số 3, "Rumours" giành lấy vị trí số 1 tại UK Albums Chart vào tháng 1 năm 1978, trở thành album quán quân đầu tiên của Fleetwood Mac tại đây. Vào tháng 2 cùng năm, ban nhạc và 2 nhà sản xuất Caillat và Dashut cùng được trao Giải Grammy cho Album của năm. Tới tháng 3, album đã bán được tổng cộng 10 triệu bản trên toàn thế giới, trong đó có 8 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ. Tới năm 1980, 13 triệu bản của "Rumours" đã được bán trên toàn thế giới, và con số này nâng lên thành 20 triệu vào năm 1987. Vào thời điểm Fleetwood Mac tái hợp vào năm 1997, album đã đạt ngưỡng 25 triệu bản. Doanh thu tiếp tục đạt cột mốc 30 triệu vào năm 2004 và 40 triệu vào năm 2010. Tính tới năm 2012, "Rumours" đã có tổng cộng 488 tuần có mặt trong top 100 tại Anh và là album bán chạy thứ 14 lịch sử âm nhạc quốc gia này, cùng với đó là chứng chỉ 11x Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Anh, tương đương với 3 triệu đĩa bán ra tại đây. Album cũng nhận được danh hiệu 19x Bạch kim từ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ tương đương với 19 triệu đĩa bán tại Mỹ vào năm 2012, đứng thứ 6 trong danh sách album bán chạy nhất mọi thời đại tại đây (tính theo chỉ số doanh thu). Album cũng được nhận chứng chỉ 2x Kim cương bởi Music Canada với 2 triệu đĩa đã bán, 13x Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc tương đương với 900.000 đĩa bán. Năm 2006, "Rumours" cũng nhận chứng chỉ 5x Vàng từ BVMI với 1,25 triệu đĩa được bán tại Đức. Đón nhận của công chúng. "Rumours" nhận được rất nhiều đánh giá tích cực ngay khi mới phát hành. Robert Christgau trong bài viết trên tờ "The Village Voice" dành cho album điểm "A" với lời miêu tả "cô đọng hơn và kỳ lạ hơn" sản phẩm trước của ban nhạc. Ông cũng nhấn mạnh rằng album "đi thẳng vào tâm hồn bạn". John Swenson của tạp chí "Rolling Stone" cho rằng sự hòa hợp giữa giọng ca của 3 ca sĩ chính là một trong những điểm hoàn hảo của album này. Ông viết: "Dù có nhiều vấn đề gây trì hoãn trong quá trình thu âm album, "Rumours" đã chứng minh rằng thành công của "Fleetwood Mac" không phải là ăn may." John Rockwell của tờ "The New York Times" đánh giá đây là "một album gây mê mẩn, hoặc ít nhất là thứ khiến cho công chúng có thể hi vọng như vậy". Cây viết Robert Hilburn của "Los Angeles Times" lại khá dè dặt về album khi cho rằng đây là "một bản thu không hài hòa đầy thất vọng", trong khi Juan Rodriguez từ "The Gazette" thì cho rằng nếu như âm nhạc đã trở nên "linh hoạt và rõ ràng hơn" thì những ý tưởng của Fleetwood Mac lại "có chút lộn xộn hơn". Album được xếp hạng 4 theo độc giả mục Pop & Jazz của tờ "The Village Voice" cho album của năm 1977 với phiếu bầu của hơn 100 người tham gia bình chọn. Cùng quan điểm trên, nhà phê bình Stephen Thomas Erlewine của Allmusic dành tặng album 5 sao tuyệt đối, cho rằng không kể tới những vấn đề liên quan, bản thu rõ ràng là "một sản phẩm bom tấn chưa từng có" về mặt chất lượng âm nhạc; ông kết luận, "Mỗi hợp âm, mỗi câu chữ đã chứa đựng sự thô sơ của nó, một thứ cảm xúc trực tiếp – đó cũng chính là lý do vì sao "Rumours" đã chạm tới tất cả mọi xúc cảm ngay khi được phát hành vào năm 1977, và vượt qua thời gian để trở thành một trong những album nhạc pop vĩ đại và nổi bật nhất." Cùng dành 5 sao cho phần đánh giá album, Barry Walsh từ Slant Magazine đề cao việc Fleetwood Mac đã biến những trục trặc trong tình cảm cá nhân trở thành "thứ nhạc pop kinh điển, bất tử". Năm 2007, Daryl Easlea từ BBC đã gọi những thành tựu về mặt âm thanh "gần như hoàn hảo", "cứ như hàng ngàn thiên thần đang tới hôn bạn lên cánh tay vậy", trong khi Patrick McKay từ Slant Magazine viết "Thứ làm nổi bật "Rumours" – thứ được gọi là nghệ thuật – đó chính là sự đối lập giữa vẻ ngoài tươi vui với những trái tim đau khổ của họ. Và đây một bản thu hoàn hảo của sự tức giận, những lời cáo buộc và cả sự mất mát." Rikky Rooksby, tác giả của cuốn "The Complete Guide to the Music of Fleetwood Mac", giải thích về thành công của album như "viên kim cương được đẽo gọt cả trăm mặt. Khi bạn đưa nó trước ánh sáng, những tia phản chiếu sẽ làm bạn chói lòa." Rooksby cũng nói thêm rằng album ""tập hợp những ca khúc thương mại với giai điệu soft-rock theo nguồn cảm hứng âm nhạc phát thanh. Nó cũng không quá lạm dụng phần guitar solo, phần chơi của nhạc cụ mộc là những điểm sáng kết tinh, ngoài ra còn có những hòa âm từ bờ Tây của những tiền bối như The Beach Boys/Mamas and Papas/The Eagles, cùng với đó là 3 giọng ca vô cùng khỏe khoắn. Đây là một sản phẩm soap-opera 12": lấy chủ đề từ những mối quan hệ cá nhân, ở đó còn có những điều hơn cả mong đợi."" Cuối cùng, ông kết luận "chưa có một điều gì giàu tính âm nhạc tới vậy". Trong bài viết vào năm 2013, nhà phê bình âm nhạc Jessica Hopper đặt album trong hoàn cảnh lịch sử của nó như một bản thu chứa đựng "sự dễ dãi và cả quyền lợi của cả thập niên 70 qua những hòa âm xuất sắc. Theo thời gian, những quyền cá nhân vốn bị gò bó bởi biển động xã hội đã được giải phóng qua tính tự do của chủ nghĩa khoái lạc." Hooper cũng đánh giá sản phẩm như "lời chia tay ngọt ngào bóng bẩy cho phong trào hippie mà không quan tâm rằng thời kỳ xa xưa của thứ tình yêu hồn nhiên đã đổi thay và không bao giờ trở lại nữa." Ấn bản kỷ niệm 35 năm phát hành. Metacritic cho phép đánh giá album thông qua điểm số trung bình cùng những lời nhận xét từ người hâm mộ và các chuyên gia về ấn bản kỷ niệm 35 năm phát hành. Điểm số có được là một kỷ lục đáng kinh ngạc 99/100. Steven Rosen trên tờ "American Songwriter" gọi đây là bản thu "mượt mà nhất của ban nhạc" trong đó "gửi gắm với trái tim và những vết cắt ẩn chứa trong những câu chuyện tình thất bại và trong những chuyện lùm xùm của các thành viên với thứ tâm hồn tự do, thứ tình yêu tự do của những năm 70." Jon Hadusek của Consequence of Sound cho rằng album vẫn "sống mãi" khi ông nhận thấy "thứ làm cho "Rumours" trở nên đặc biệt và nổi bật đó chính là việc nó vẫn giữ cho mình sự mong manh và cuốn hút tới mãi 35 năm sau". Andy Grill từ tờ "The Independent" tỏ ra thích thú với "chất lượng trường tồn" của album và quả quyết rằng nó "cùng với "The Eagles Greatest Hits" chính là thương hiệu của nhạc rock Mỹ thập niên 70, thứ tinh hoa của phong trào phản văn hóa mà tư tưởng của nó bị thấm nhuần bởi những khoái lạc từ ma túy." Trên tạp chí "Mojo", James McNair nhận xét rằng ""Rumours" luôn nhắc chúng ta phải tiếp tục say mê họ." Ryan Reed của tạp chí "Paste" cho rằng album là "thứ pha trộn duy nhất giữa sự mạnh mẽ, niềm vui, sự bí ẩn và tính cơ bắp", và đó cũng là lý do vì sao album "xứng đáng với mọi sự tôn trọng về bản tái bản lãng phí và không cần thiết này, một biểu tượng của nhạc pop." Cây bút Jessica Hopper từ Pitchfork Media cho rằng đây là "một trong những album cơ bản của nhạc rock", "một bản thu hoàn chỉnh được lấy cảm hứng từ những trục trặc của cuộc sống thực tế" và "nó thành công hơn bất kể một sản phẩm nào khác được thực hiện theo cách tương tự". Ngoài ra, Hopper cũng đánh giá ""Rumours" không chỉ là thứ tạo bước ngoặt, đơn giản nó là hoàn hảo." Trên tạp chí "Rolling Stone", Jody Rosen thuật lại việc thính giả từng tìm mua album "bởi những vinh quang – thứ hòa trộn kỳ lạ của làn sóng pop, của nhạc rock thập niên 50 với những hòa âm từ thiên đường" và cho rằng ""những khám phá quan trọng về "Rumours" chính là hậu trường thực hiện album, điển hình là đoạn demo solo-piano của Christine McVie trong ca khúc "Songbird"."" Piers Martin từ tờ "Uncut" cho rằng "với tất cả những thứ lòe loẹt và nhồi nhét trong ấn phẩm này, chiếc đĩa khiến bạn phải bật đi bật lại sẽ là một trong những album tuyệt vời nhất của cuộc đời bạn", một album với "câu chuyện bên lề đầy kinh ngạc vượt qua cả những cảm xúc rối loạn và mơ màng, không ngừng kể lại những chi tiết đầy ham muốn, rõ ràng không thể nào có thể cuốn hút hơn." Trên tạp chí "Under the Radar", Frank Valish nhận xét ấn bản tái phát hành đã "tái hiện lại album gốc, với những câu chuyện và chân lý của nó". Tuy nhiên, John Bergstorm của PopMatters lại tin rằng "mỗi ca khúc là một kiểu mở-rồi-đóng, nút-thắt, kết-thúc cho sự hoàn hảo của pop-rock", cũng chính vì thế ông kết luận "ấn bản với những đĩa hát trực tiếp và thu nháp rõ ràng là không cần thiết." Tôn vinh. Mick Fleetwood gọi "Rumours" là "album quan trọng nhất mà chúng tôi từng thực hiện", bởi vì thành công của nó là tiền đề để ban nhạc tiếp tục thu âm cùng nhau những năm sau đó. Nhà nghiên cứu văn hóa Chuck Klosterman liên hệ thành công của album với "những ca khúc thực sự dễ thương" của nó, mặt khác cũng nhấn mạnh rằng "không có một ý tưởng vĩ đại nào" được họ quan tâm từ đầu. Tờ "The Guardian" đối chiếu vào năm 1997 tất cả những đánh giá từ những nhà chuyên môn, nghệ sĩ, DJ và xếp hạng album ở vị trí số 78 trong danh sách "100 album vĩ đại nhất". Năm 1998, Fleetwood cho ra mắt album "Legacy: A Tribute to Fleetwood Mac's Rumours", bao gồm các ca khúc của album gốc trong đó có những phần bìa dành riêng cho chúng. Những nghệ sĩ từng ảnh hưởng bởi album này bao gồm ban nhạc alternative rock Tonic, Matchbox 20, hay Goo Goo Dolls, nhóm Celtic rock The Corrs hay The Cranberries, cùng nhiều nhạc sĩ như Elton John, Duncan Sheik, và Jewel. Ngoài ra còn có thể kể tới nghệ sĩ baroque pop Tori Amos, ban nhạc hard rock Saliva và nhóm indie rock Death Cab for Cutie. Năm 1996, tạp chí "Q" xếp "Rumours" ở vị trí số 3, chỉ sau "London Calling" của The Clash và "The Dark Side of the Moon" của Pink Floyd, trong danh sách "50 album xuất sắc nhất thập niên 70". Năm 1999, tạp chí "Vibe" đưa album vào danh sách "100 album quan trọng nhất thế kỷ 20". Năm 2003, VH1 xếp "Rumours" ở vị trí số 16 trong danh sách "100 album vĩ đại nhất", trong khi "Slant" cũng đưa album vào trong danh sách "50 album quan trọng nhất". Cùng năm, "USA Today" xếp "Rumours" ở vị trí số 23 trong danh sách "Top 40 album" của họ, trong khi tạp chí danh giá "Rolling Stone" xếp album ở vị trí số 25 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" – thứ hạng cao nhất của Fleetwood Mac. Năm 2006, "Rumours" cũng có tên trong danh sách 100 album vĩ đại nhất của tạp chí "TIME", còn tạp chí "Mojo" cũng đưa album vào trong danh sách "1970: Thập kỷ của những album vĩ đại". "Rumours" cũng có tên trong danh sách "1000 album phải nghe trước khi chết" của tờ "The Guardian" và cả trong cuốn sách "1001 Albums You Must Hear Before You Die". Bản tái bản năm 2013 được nhà phê bình Jessica Hopper của Pitchfork Media dành tặng điểm 10/10 và gọi đây là ấn bản tái bản xuất sắc nhất. Năm 2011, serie phim truyền hình "Glee" thực hiện hẳn một tập có tên "Rumours" với 6 ca khúc nằm trong album. Tập phim nổi tiếng này khiến cộng đồng dành nhiều quan tâm hơn về album gốc và "Rumours" sau đó tái xuất hiện trong "Billboard" 200 ở vị trí số 11. Đây là sự quay trở lại ấn tượng nhất của một album từng được phát hành lâu năm, chỉ sau sự kiện "Exile on Main St." của The Stones tái xuất tại "Billboard" ở vị trí số 2 vào ngày 5 tháng 6 năm 2010.
1
null
Cúc mâm xôi hay còn gọi đại cúc, cúc đại đóa, hoàng hoa, thu cúc , giao cúc, thọ khách (danh pháp hai phần: Chrysanthemum morifolium) là một loài thực vật lâu năm và thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Loài này đã được Ramat. mô tả khoa học đầu tiên năm 1792. Đây là một loài nuôi trồng và lai giống, được trồng ở Trung Quốc từ hơn 3000 năm. Cây được lai giống từ nhiều nhánh cúc tại Đông Á, với thành phần chính được cho là cúc vàng ("Chrysanthemum indicum"), tỷ trọng của các loài khác trên các giống lai không rõ ràng trong nhiều trường hợp. Ở Trung Quốc, có bằng chứng là giống hoa này đã có từ năm 500 trước công nguyên. Năm 1630 đã có hơn 500 giống được đề cập. Tại châu Âu, đặc biệt là ở Hà Lan, loài hoa này đã được biết đến từ giữa thế kỷ thứ 17, và trong thế kỷ 19 được phân bổ và nhân rộng. Loài này hiện được trồng nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thành phố Sa Đéc (Việt Nam) nổi tiếng với nghề trồng hoa. Cúc mâm xôi tương đối dễ trồng, không đòi hỏi khắt khe về đất đai, ánh sáng và ẩm độ. Nó có thể trồng hầu hết các vụ trong năm, nhưng nhiều nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long thường trồng và làm cho nó ra hoa đúng vào dịp Tết để tăng lợi nhuận... nhưng cũng có năm mất mùa, ra hoa trễ làm nhà vườn mất vốn. Loài hoa này được ghi nhận cho sự nổi tiếng của nó như là một cây trồng trong nhà một phần vì những phẩm chất lọc không khí của nó theo một nghiên cứu được thực hiện bởi NASA, có khả năng loại bỏ trichloroethylene, benzene, formaldehyde, ammoniac, và các hóa chất khác trong không khí. Nói chung, loài hoa này được thụ phấn tốt nhất mỗi tháng một lần và tưới 2-3 lần một tuần tùy thuộc vào khí hậu. Loài hoa này có thể bị tấn công bởi rệp Aphidoidea, Aleyrodidae, côn trùng bộ Cánh da và Bộ Cánh viền, giun tròn và vài loài côn trùng khác.
1
null
Cặp đôi oan gia (; tiếng Anh: Emergency Couple) là bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2014 với sự có mặt của diễn viên Song Ji-hyo, Choi Jin-hyuk, Lee Pil-mo, Choi Yeo-jin và Clara Lee. Được phát sóng trên kênh truyền hình cáp tvN vào thứ sáu và thứ bảy lúc 20:40 gồm 21 tập từ 24 tháng 1 năm 2014. Bộ phim hài hước lãng mạn/phim y tế là một cặp vợ chồng đã ly dị nhưng tình cảm vẫn còn nhen nhóm khi họ gặp lại nhau và cùng làm việc trong một bệnh viện. Tên Việt khác: Cặp đôi 119; Bộ đôi phòng cấp cứu. Nội dung. Oh Chang-min - một sinh viên tài năng của 1 trường y, và một chuyên gia dinh dưỡng - Oh Jin-hee, đã yêu nhau bất chấp sự phản đối của gia đình. Chang-min xuất thân trong gia đình giàu có, bác sĩ thành đạt; họ nghị rằng Jin-hee không đủ tốt đối với anh, và sau đó anh lấy cô làm vợ, gia đình từ bỏ anh. Để có thể kiếm được tiền ngay lập tức, Chang-min phải từ bỏ giấc mơ làm bác sĩ, và trở thành nhân viên bán dược phẩm. Anh cảm thấy khổ sở với công việc của mình và những mâu thuẫn trong gia đình, trong khi Jin-hee cảm thấy tự ti bởi những ánh mắt dòm ngó của gia đình chồng. Họ tiếp tục chiến đấu sau đó phải ly hôn. Sau sáu năm, Chang-min trở lại trường để theo đuổi giấc mơ của mình, trong khi Jin-hee cũng học tại một trường khác. Họ kết thúc thực tập tại một bệnh viện, nơi họ sẽ cùng nhau làm việc trong phòng cấp cứu.
1
null
Bảng xếp hoạt đĩa đơn Gaon của bảng xếp hạng Gaon là bảng xếp hạng các ca khúc xuất sắc nhất Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Bảng xếp hoạt đĩa đơn Gaon của bảng xếp hạng Gaon là bảng xếp hạng các ca khúc xuất sắc nhất Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Bảng xếp hoạt đĩa đơn Gaon của bảng xếp hạng Gaon là bảng xếp hạng các ca khúc xuất sắc nhất Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
USS "Alden" (DD-211) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc James Alden, Jr. (1810–1877). Thiết kế và chế tạo. "Alden" được đặt lườn vào ngày 24 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Sarah Alden Dorsey, cháu gái Chuẩn đô đốc Alden; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 11 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William Ancrum. Lịch sử hoạt động. Những năm giữa hai cuộc thế chiến. 1920–1923. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện cùng những sửa chữa và thay đổi sau thử máy, "Alden" được xếp lại lớp từ "Tàu khu trục số 211" thành DD-211 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920 khi hạm đội áp dụng cách đánh số ký hiệu lườn, và đã lên đường từ ngày 5 tháng 12 năm 1919 trước đó để hoạt động tại vùng biển Châu Âu, đi đến Constantinople rồi đến Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ. Nó viếng thăm các cảng trong vùng biển Adriatic vào mùa Xuân năm 1920, bao gồm Split, Gravosa và Pula, khảo sát hoàn cảnh chính trị và biểu dương lực lượng để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại khu vực. Trong các chuyến đi dọc bờ biển Adriatic, nó vận chuyển nhân sự và thư tín, và phục vụ như một tàu trạm tại Venice. Tiếp tục đi đến Constantinople để tham gia các nỗ lực cứu trợ người tị nạn do cuộc Nội chiến Nga, nó tiếp nối các hoạt động tại biển Adriatic không lâu sau đó, viếng thăm Kotor và Split vào ngày 12-13 tháng 12 năm 1920 trước khi quay trở lại Venice. Nó một lần nữa lần lượt viếng thăm Split và Gravosa trước khi ghé qua Salonika, Hy Lạp, đến nơi vào ngày 15 tháng 12. Được tách khỏi nhiệm vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu sau đó, "Alden" lên đường để gia nhập Hạm đội Á Châu ngang qua kênh đào Suez. Nó cuối cùng đến được Manila thuộc quần đảo Philippine vào ngày 2 tháng 2 năm 1921. Sau khi được bảo trì tại căn cứ của Hạm đội Á Châu tại Cavite, chiếc tàu khu trục khởi hành đi đến vùng biển Trung Quốc, đi đến Yên Đài vào ngày 22 tháng 6. Nó hoạt động từ căn cứ mùa Hè này của Hạm đội Á Châu cho đến ngày 15 tháng 9, khi nó lên đường đi Thượng Hải. Được giao nhiệm vụ đặc biệt, nó kết thúc giai đoạn 10 ngày lưu lại cảng này vào ngày 27 tháng 9, rời Thượng Hải để đi đến cảng trên sông Dương Tử, đến nơi vào ngày 1 tháng 10. Nó ở lại đây cho đến ngày 7 tháng 10, lên đường quay trở lại Thượng Hải, đến nơi vào ngày 9 tháng 10, lưu lại vừa đủ để nhận tiếp liệu và nhiên liệu trước khi khởi hành đi Philippines cùng ngày hôm đó. "Alden" về đến Cavite vào ngày 12 tháng 10, rồi đi Manila hai ngày sau đó cho một đợt nghỉ ngơi kéo dài ba ngày. Sau đó con tàu trải qua hai tháng hoạt động thực hành mục tiêu ngoài khơi Olongapo và quay trở về Manila vào ngày 17 tháng 12. Nó được tiếp nhiên liệu và tiếp liệu tại Cavite trước khi lên đường đi Mariveles, nơi nó hoạt động cùng các tàu ngầm của Hạm đội Á Châu. Sau đó nó thực hiện các cuộc thực hành chiến trận tầm xa ngoài khơi Manila cho đến tháng 1 năm 1922, tạm thời đặt căn cứ hoạt động ngoài khơi Olongapo trước khi trải qua một đợt tiếp liệu sửa chữa cặp theo mạn chiếc trong tháng 3. Sau một đợt thực hành mục tiêu và ngư lôi tại vùng biển vịnh Lingayen từ ngày 13 tháng 4 đến ngày 25 tháng 5 năm 1922, chiếc tàu khu trục được năm ngày nghỉ ngơi tại Manila trước khi lên đường đi Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 3 tháng 6 và vào ụ tàu tại cảng này. Sau đó nó lên đường đi sang vùng biển Nhật Bản, viếng thăm cảng Yokohama. Kết thúc lượt phục vụ cùng Hạm đội Á Châu vào mùa Hè năm 1922, "Alden" lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Francisco, California vào ngày 2 tháng 10. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 24 tháng 1 năm 1923. 1930–1937. "Alden" bị bỏ không cho đến hết thập niên 1920, nhưng được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 8 tháng 5 năm 1930 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Lloyd R. Gray, và được phân về Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Chiến trận. Trong thành phần của Đội khu trục 46 (sau này cùng Đội khu trục 10), nó đặt cảng nhà tại San Diego và xưởng bảo trì nhà tại Xưởng hải quân Mare Island. Nó tiến hành các công việc bảo trì tại cảng cùng hoạt động huấn luyện thường lệ trong sáu năm tiếp theo, kết thúc các đợt huấn luyện hàng năm bằng các cuộc tập trận hạm đội quy mô lớn mang tên Vấn đề Hạm đội. Nó đã tham gia sáu cuộc tập trận tương tự, ngoại trừ Vấn đề Hạm đội XVII vào mùa Xuân năm 1936, khi Đội khu trục 10 vào lúc đó đang trải qua hai tháng bảo trì tại Xưởng hải quân Mare Island. Trong khi "Alden" được bảo trì tại Mare Island, tàu khu trục chị em bị hư hại nặng do tai nạn va chạm với chiếc cùng lớp vào ngày 14 tháng 4. Không phù hợp để tiếp tục hoạt động, "Smith Thompson" bị xóa đăng bạ vào ngày 19 tháng 5, và "Alden" được chọn thay thế cho "Smith Thompson" để phục vụ cùng Hạm đội Á Châu. Lên đường vào ngày 15 tháng 7, nó dừng một chặng ngắn tại Trân Châu Cảng, ghé qua đảo Wake và Guam trước khi đi đến Yên Đài vào ngày 20 tháng 8. Trong sáu năm tiếp theo sau, thoạt tiên được phân về Đội khu trục 13, "Alden" đi lên phía Bắc vào mùa Xuân để hoạt động ngoài khơi Yên Đài vào mùa Hè, và quay trở về Philippines vào mùa Thu để thực tập và bảo trì tại Cavite trong mùa Đông. Hoạt động thường lệ này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trong mối quan hệ Trung-Nhật. Xung đột lẻ tẻ từng nổ ra và lắng dịu trong suốt thập niên 1930, nhưng cuối cùng chiến tranh vẫn nổ ra vào tháng 7 năm 1937. Do diễn biến ban đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật dường như giới hạn tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, Tư lệnh Hạm đội Á Châu, Đô đốc Harry E. Yarnell, vẫn còn có lực lượng dự trữ cho kế hoạch một chuyến viếng thăm hữu nghị đến Vladivostok, Liên Xô. "Alden" đã cùng với , "Whipple" và khởi hành từ căn cứ của chúng ở Yên Đài, gặp gỡ tàu tuần dương hạng nặng vào ngày 25 tháng 7, và cùng đi đến Vladivostok vào ngày 28 tháng 7, cho chuyến viếng thăm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ đến một cảng Nga sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1933. Chúng ở lại đây cho đến chiều ngày 1 tháng 8, khi các tàu khu trục quay về Yên Đài còn "Augusta" đi đến Thanh Đảo. Khi xung đột nổ ra tại Thượng Hải vào giữa tháng 8, tàu chiến của Hạm đội Á Châu rút ngắn lịch trình huấn luyện cho thời gian còn lại của mùa Hè và mùa Thu, chủ yếu sẵn sàng để trợ giúp công dân Hoa Kỳ khi cần thiết. "Alden" cuối cùng quay trở về Philippines vào mùa Đông để bảo trì và huấn luyện. Sự cố SS "President Hoover". Sáng sớm ngày 11 tháng 12 năm 1937, tàu biển chở hành khách thuộc hãng tàu Dollar Steamship Lines bị mắc cạn do một cơn bão tại Kasho-to, phía Đông Đài Loan. "Alden" và "Barker", lúc đó đang ở Manila và Căn cứ hải quân Olongapo tương ứng, được lệnh lên đường ngay lập tức để trợ giúp. Do hoàn cảnh khẩn cấp, "Alden" nhổ neo mà không có Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Stanley M. Haight, cùng nhiều sĩ quan và thủy thủ. Một thủy phi cơ Grumman J2F Duck của Hạm đội Á Châu đã đưa Thiếu tá Haight đến "Alden", gặp gỡ con tàu ngoài biển và hạ cánh gần đó. Tuy nhiên, hoàn cảnh biển động không cho phép xuồng của tàu khu trục cặp sát chiếc thủy phi cơ vì nguy cơ làm hỏng phao nổi chính của máy bay. Thiếu tá Haight phải bơi đến một trong số các xuồng máy của "Alden" để được đưa lên tàu và nắm lại quyền chỉ huy. "Alden" tiếp tục hành trình, nhưng chỉ đạt tốc độ tối đa do biển động mạnh. Nó cuối cùng đến được Kasho-to lúc 12 giờ 45 phút ngày 12 tháng 12, và lập tức yêu cầu được cấp phép từ Hạm trưởng chiếc tàu tuần dương Nhật "Ashigara" để được tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản. "Barker" có mặt không lâu sau đó, và một sĩ quan hải quân Nhật từ "Ashigara" đã lên chiếc "Alden" để trao giấy phép của chính phủ cho hai chiếc tàu khu trục tiến vào và giúp đỡ "President Hoover". Vào lúc này, 330 thành viên thủy thủ đoàn của "Hoover" đã hầu như đưa được 503 hành khách lên bờ an toàn. Tuy nhiên một số thủy thủ của "Hoover" đã xâm nhập vào hầm rượu của chiếc tàu chở hành khách, uống rượu, và khi lên bờ bắt đầu quấy rối các hành khách nữ. Thiếu tá Haight, Thiếu úy John H. Parker và 15 người khác đã lên chiếc "Hoover" để bảo vệ tài sản, trong khi các đội đổ bộ của "Alden" và "Barker" đã lên bờ để duy trì trật tự. Đến ngày 14 tháng 12, do sự căng thẳng và e ngại gia tăng sau sự kiện chiếc pháo hạm bị máy bay Nhật Bản đánh chìm tại Nam Kinh trên bờ sông Dương Tử vào ngày 12 tháng 12, "Alden" rời đi và chuẩn bị sẵn 47 quả đạn pháo để sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp bị phía Nhật tấn công; tuy nhiên "Ashigara" và các tàu tháp tùng vẫn túc trực và giúp đỡ con tàu mắc cạn một cách chuyên nghiệp. Hành khách và thủy thủ của "Hoover" được chiếc SS "President McKinley" của hãng tàu American Mail Line và chiếc SS "President Pierce" của hãng Dollar Lines cứu vớt vào các ngày 14 và 15 tháng 12, tương ứng. "Ashigara" bố trí các xuồng đổ bộ đáy bằng để đưa hành khách từ bờ ra xuồng máy của "McKinley" để chuyển họ ra tàu. Thả neo về phía Tây Kasho-to, "Alden" tiếp tục canh gác xác tàu đắm của "Hoover" cho đến ngày 23 tháng 12, khi được các giới chức thẩm quyền Nhật Bản thay phiên. 1938–1941. Trong mùa Hè tiếp theo, cùng các tàu khu trục chị em và tàu tiếp liệu , "Alden" viếng thăm Hải Phòng tại Đông Dương thuộc Pháp từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 6 năm 1938 trước khi tiếp tục đi đến Yên Đài. Khi chiến tranh nổ ra tại Châu Âu vào tháng 9 năm 1939, lo ngại Nhật Bản sẽ lợi dụng các tô giới của Anh và Pháp để mở rộng tầm ảnh hưởng tại Viễn Đông, một số tàu khu trục của Hạm đội Á Châu lần lượt được phái đi tăng cường cho việc Tuần tra Nam Trung Quốc để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. "Alden" đã làm nhiệm vụ này từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1939 trước khi quay về Philippines. Tuy nhiên, tình hình quốc tế khiến cho việc duy trì Hạm đội Á Châu tại vùng biển Trung Quốc trở nên nguy hiểm; nên Đô đốc Thomas C. Hart, người thay thế cho Đô đốc Yarnell trong vai trò Tư lệnh Hạm đội Á Châu vào tháng 7 năm 1939, ra lệnh triệt thoái chúng về Philippines vào cuối năm 1940, ngoại trừ các pháo hạm sông trên sông Dương Tử và Tuần tra Nam Trung Quốc. Tại vùng quần đảo Philippine, hạm đội chuẩn bị cho chiến tranh; "Alden" tham gia các cuộc huấn luyện xen kẻ với những giai đoạn bảo trì tại Cavite cho đến mùa Thu đầy biến động của năm 1941. Do hoàn cảnh tại Viễn Đông tiếp tục căng thẳng và không thể lường trước được, Đô đốc Hart mong muốn có những biện pháp an toàn bổ sung khỏi một cuộc tấn công bất ngờ, và giảm khả năng Nhật Bản sẽ cắt rời lực lượng tàu nổi của mình khỏi các căn cứ của Anh và Hà Lan trong trường hợp có chiến tranh. Nhằm mục đích đó, vào ngày 24 tháng 11 năm 1941, Tư lệnh Hạm đội Á Châu ra lệnh cho Lực lượng Đặc nhiệm 5, hình thành chung quanh tàu tuần dương hạng nhẹ , hai đội khu trục 57 và 58 trong đó bao gồm "Alden" thuộc đội thứ nhất, và "Black Hawk", đi đến các cảng Balikpapan và đảo Tarakan, Borneo. Hart chỉ thị cho các tư lệnh phân đội đi đến các cảng trên để tiếp nhiên liệu, nhưng với chủ định cố nán lại các cảng trên trong một thời gian kéo dài nếu cần thiết. "Alden" lên đường vào ngày 25 tháng 11 năm 1941, tháp tùng "Black Hawk" để hướng đến Borneo, và đi đến Balikpapan vào sáng ngày 30 tháng 11. Đang khi nó thả neo tại cảng này, Đô đốc Anh Thomas Spencer Vaughan Phillips, Tổng tư lệnh vừa mới được chỉ định của Hạm đội Đông Anh Quốc, bay đến Manila để hội đàm với Đô đốc Hart vào ngày 5-6 tháng 12. Phillips yêu cầu việc cho mượn các tàu khu trục của Hạm đội Á Châu Hoa Kỳ để giúp hộ tống các tàu chiến chủ lực của mình, nhưng Hart lưỡng lự vì cho rằng phía Anh đã có đầy đủ lực lượng cần thiết. Tuy nhiên, tin tức tình báo về sự di chuyển một đoàn tàu vận tải Nhật Bản trong vịnh Thái Lan đã khiến Hart đổi ý, và khi Đô đốc Phillips quay trở lại Singapore, Tư lệnh Hạm đội Á Châu đồng ý chuyển thuộc một đội tàu khu trục. "Alden" cùng với ba tàu chị em và "Black Hawk" thoạt tiên được lệnh đi đến Batavia, Java để tiếp liệu và nghỉ ngơi. Nhưng không lâu sau khi rời Balikpapan, do thỏa thuận với phía Anh, họ nhân mệnh lệnh mới chuyển hướng đến Singapore để gia nhập Lực lượng Z của Đô đốc Phillips, hình thành chung quanh thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương . Thế Chiến II. 1941. "Alden" đang trên đường đi đến địa điểm mới, khi vào lúc 03 giờ 00 ngày 8 tháng 12 năm 1941 (ngày 7 tháng 12 tại Trân Châu Cảng), nó nhận được tin chiến tranh tại Thái Bình Dương đã được Đế quốc Nhật Bản khai mào. Tại Singapore, tin tức về một đoàn tàu tấn công Nhật Bản đang hướng đến Malaya thuộc Anh buộc Đô đốc Phillips phải hành động trước khi lực lượng tăng cường cho ông đến nơi, và ông rời Singapore vào chiều tối ngày 8 tháng 12 với "Prince of Wales" và "Repulse", được bốn tàu khu trục hộ tống, để truy tìm đối phương. Đi đến Singapore sáng ngày 10 tháng 12, "Alden" thả neo lúc 11 giờ 13 phút, đón lên tàu một nhóm liên lạc của Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm một Đại úy Hải quân và bốn nhân viên vô tuyến lúc 11 giờ 30 phút. Nó và các tàu chị em vẫn còn đang chuẩn bị để ra khơi, khi các máy bay ném bom tầm cao và máy bay ném bom-ngư lôi Nhật Bản cất cánh từ Sài Gòn, Đông Dương đã áp đảo "Prince of Wales" và "Repulse" ngoài khơi Kuantan, Malaya chiều hôm đó và đã đánh chìm cả hai. Khởi hành lúc 15 giờ 09 phút, đáp ứng tín hiệu kêu cứu tuyệt vọng của Đô đốc Phillips được gửi lúc đầu trận đánh, "Alden" và các tàu chị em rời Singapore đi đến nơi diễn ra đụng độ. Tuy nhiên đến lúc đó, các tàu khu trục Anh và Australia tháp tùng đã cứu vớt những người sống sót từ hai chiếc tàu chiến chủ lực, rồi rút lui về Singapore. "Alden" và các tàu đồng đội sau đó đi đến vùng biển mà trận chiến đã diễn ra trước đó, tìm kiếm những người sống sót, nhưng chỉ thấy mặt biển đầy mảnh vụn xác tàu. Trên đường quay trở lại Singapore, nó ghi nhận "dường như một cuộc tấn công bằng tàu ngầm" lúc 06 giờ 30 phút ngày 11 tháng 12, và tàu khu trục đã rời đội hình để trinh sát, nhưng không phát hiện được gì. "Alden" và các tàu chị em về đến cảng trong buổi sáng đó; nó neo đậu cặp theo chiếc RFA "Francol" lúc 10 giờ 41 phút để tiếp nhiên liệu. Đang khi ở trong cảng, nó treo cờ rủ để tưởng niệm những người đã thiệt mạng trên những chiếc "Prince of Wales" và "Repulse". "Alden" tiếp tục ở lại Singapore cho đến sáng ngày 14 tháng 12, và sau khi tiễn nhóm liên lạc của Hải quân Hoàng gia rời tàu, đã lên đường cùng với phần còn lại đội khu trục đi Surabaya, Java, và đi đến cảng do Hà Lan kiểm soát này vào xế trưa ngày 15 tháng 12. Lên đường vào ngày 20 tháng 12 hướng sang vùng biển Australia, "Alden" hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng đi Port Darwin, thường xuyên tách khỏi hành trình đưa các toán đổ bộ điều tra và khảo sát nhiều tàu nhỏ trông thấy trên đường đi. Nó sáp nhập cùng một đội hình các tàu chiến Hoa Kỳ khác để đi đến vùng biển Australia: , và hai ngày trước lễ Giáng Sinh, và được tiếp nhiên liệu từ "Pecos" cùng ngày hôm đó. Cuối cùng chiếc tàu khu trục và đoàn tàu đến được Darwin an toàn, thả neo tại cảng phía Bắc Australia này lúc 13 giờ 05 phút ngày 28 tháng 12. 1942. "Alden" không lâu sau đó được điều về Đội khu trục 58, và trải qua nhiều tuần lễ tiếp theo hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân và tiếp liệu trong các hỗ lực tăng cường phòng thủ cho "Hàng rào Mã Lai". Trong một chuyến đi như vậy hộ tống cho chiếc đi đến cảng Darwin vào sáng ngày 20 tháng 1 năm 1942, "Trinity" báo cáo có ngư lôi bắn về phía nó. "Alden" lập tức đổi hướng lúc trời vừa hửng sáng, và tiến hành một đợt tấn công bằng mìn sâu, nhưng không lâu sau đó bị mất tín hiệu "tàu ngầm" đối phương. Lo ngại về con tàu vận tải không được bảo vệ nếu nó tiếp tục việc truy tìm đối phương, "Alden" quay trở lại vị trí hộ tống và đi đến cảng Darwin mà không gặp sự cố nào khác. Tuy nhiên, lúc 16 giờ 20 phút chiều hôm đó, đang khi được tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu "British Sailor", "Alden" nhận được lệnh tháp tùng cùng "Edsall" đi đến địa điểm vụ tấn công trên. Lên đường lúc 16 giờ 41 phút, bỏ lại một phần ba thủy thủ đoàn đang bốc dỡ hàng tiếp liệu từ "Black Hawk", "Alden" vội vã đi đến hiện trường, thấy chiếc HMAS "Deloraine" đang tấn công bằng mìn sâu. "Alden" và "Edsall" tuần tra tại một khu vực lân cận nơi phát hiện tàu ngầm, trong khi hai tàu Australia tuần tra tại một khu vực khác. "Alden" phát hhiện tín hiệu đối phương vào sáng sớm hôm sau 21 tháng 1, và đã thả sáu quả mìn sâu mà không mang lại kết quả. Một máy bay từ tàu tiếp liệu thủy phi cơ báo cáo đã thực hiện một đợt tấn công xuống một tàu ngầm đối phương không lâu sau đó, và "Alden" đi đến hiện trường. Trông thấy các vệt dầu tiếp tục nổi lên, nó tấn công, tiêu phí hết số mìn sâu mang trên đường ray. Mang thêm mìn sâu dự trữ dưới hầm tàu lên, nó lại tấn công thêm một đợt nữa sau đó; và sau khi thả hết quả mìn cuối cùng, nó quay trở về cảng Darwin. "Edsall" và các tàu chiến Australia, có một thủy phi cơ PBY Catalina tháp tùng, quay trở lại hiện trường nhưng không tìm thấy vệt dầu loang mà "Alden" nhìn thấy lần sau cùng, do hậu quả của một cơn giông to tại khu vực lân cận. Ít lâu sau, người ta xác định được nạn nhân của cuộc tấn công trước đó do "Edsall" và "Deloraine" thực hiện là chiếc "I-124", một tàu ngầm rải mìn lớn vốn đã rải 27 quả thủy lôi gần Darwin, khiến ba tàu buôn Đồng Minh bị đánh chìm. Rời Darwin vào ngày 3 tháng 2, "Alden" lên đường cùng một đoàn tàu vận tải hướng đến Java. Được "Trinity" tiếp nhiên liệu trên đường đi, nó đi đến Tjilatjap tại bờ biển phía Nam Java vào cuối buổi chiều ngày 10 tháng 2. Khởi hành vào cuối ngày hôm sau, nó gặp gỡ "Paul Jones" và vào sáng ngày 12 tháng 2, và hộ tống con tàu Anh đi đến cảng Koepang, Timor. Đoàn tàu đến nơi vào ngày 16 tháng 2, và chiếc tàu khu trục quay trở lại Tjilatjap ba ngày sau đó sau khi được tiếp nhiên liệu từ "Pecos". Vào ngày hôm sau, nó tuần tra trong một lúc ngắn ngoài khơi lối ra vào cảng bảo vệ cho chiếc "Black Hawk" lên đường. Khi quân Nhật tiến đến gần Java, lực lượng Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA) bắt đầu được tập trung để đánh ván bài quyết định. Như một phần của việc điều động này, "Alden" rời Tjilatjap vào sáng ngày 22 tháng 2 để đi Surabaya, và cùng với "Paul Jones" hộ tống cho chiếc "Houston" trên đường đi. Ba chiếc tàu chiến Hoa Kỳ đi đến địa điểm vào xế trưa ngày 24 tháng 2. Sau khi nhận được tin tức tình báo về một cuộc đổ bộ của quân Nhật có thể diễn ra tại khu vực lân cận, một lực lượng hỗn hợp Hà Lan và Hoa Kỳ bao gồm các tàu tuần dương "Houston", HNLMS "De Ruyter" và HNLMS "Java", hai tàu khu trục Hà Lan và năm tàu khu trục Hoa Kỳ (trong đó có "Alden") đã khởi hành sau khi trời tối ngày 25 tháng 2, thực hiện một cuộc càn quét ngoài khơi bờ biển phía Bắc đảo Madura. Không bắt gặp tàu đối phương nào, lực lượng Đồng Minh quay trở về Surabaya sáng sớm hôm sau. Cuối ngày hôm đó 26 tháng 2, Tư lệnh của lực lượng, Chuẩn đô đốc Hà Lan Karel Doorman, triệu tập một cuộc họp các vị chỉ huy thuộc quyền để phổ biến kế hoạch của ông nhằm đối phó với quân Nhật. Lúc 19 giờ 22 phút, được tăng cường thêm với HMAS "Perth", và ba tàu khu trục Anh vừa đến nơi, lực lượng lên đường rời Surabaya. Lực lượng của Doorman một lần nữa càn quét dọc theo bờ biển phía Bắc của Madura, và sau khi phát hiện vùng biển này vắng bóng tàu bè đối phương, đến 22 giờ 12 phút đã đổi hướng ngược trở lại. Đến sáng sớm ngày hôm sau, lực lượng ABDA tiếp tục đi ngang Surabaya và đổi hướng để tiến đến lối vào giữa các bãi mìn lúc 13 giờ 00 ngày 27 tháng 2. Tuy nhiên, tin tức trinh sát lại nhận được về sự hiện diện của một lực lượng Nhật Bản đang hướng về phía Nam từ vùng lân cận đảo Bawean. Lúc 15 giờ 00, khi "Alden" sắp đi vào luồng cảng giữa các bãi mìn, nó quan sát thấy "De Ruyter" đổi hướng và đánh tín hiệu: "Tôi đang chuyển hướng để đối đầu một đơn vị đối phương...". Phần còn lại của lực lượng tiếp nối theo, hướng thẳng về phía đối thủ. Lúc 16 giờ 17 phút, "Alden" quan sát thấy các ánh chớp đầu nòng khi các tàu chiến Nhật khai hỏa, và được "Houston", "De Ruyter" và "Exeter" đáp trả không lâu sau đó. Các tàu khu trục Mỹ, với "Alden" đứng thứ hai trong hàng, bắt đầu chiếm lấy vị trí bên hướng rút lui của đội hình tàu tuần dương ĐồNg Minh, bên mạn phải của "Java". Nỗ lực tối đa để theo kịp các tàu tuần dương, "Alden" và các tàu chị em đi hết tốc độ có thể. Lúc 17 giờ 14 phút, trinh sát viên trên "Alden" ghi nhận tàu khu trục Hà Lan HNLMS "Kortenaer" trúng một quả ngư lôi và bị vỡ làm đôi. Không lâu sau đó hạm đội Đồng Minh đổi hướng hai lần và phân tán do hỏa lực hải pháo chính xác và nguy cơ ngư lôi vượt trội của đối phương. Bị hư hại bởi đạn pháo, "Exeter" bị buộc phải tách khỏi hàng chiến trận Đồng Minh; "Alden" và các tàu chị em thả một màn khói để bảo vệ cho việc rútt lui của nó. Sau khi ra lệnh thực hiện một cuộc phản công bằng ngư lôi rồi hủy bỏ lệnh đó, Chuẩn đô đốc Doorman tại ra lệnh cho các tàu khu trục phản công. Các tàu khu trục Hoa Kỳ, những chiếc cũ nhất trong lực lượng ABDA, bẻ lái về phía lực lượng Nhật Bản và phóng ra các quả ngư lôi bên mạn phải lúc 18 giờ 22 phút. Rồi, nối tiếp theo sự cơ động của phía trước, "Alden" đổi hướng và phóng các quả ngư lôi bên mạn trái của nó lúc 18 giờ 27 phút. Hạm trưởng của "Alden", Thiếu tá Hải quân L. E. Coley, tin chắc rằng đợt tấn công ngư lôi của các tàu khu trục Mỹ đã giúp cho "Exeter" tránh bị phá hủy vào lúc đó. Tầm nhìn kém và sự gia tăng khoảng cách sau đó khiến đưa đến đến kết thúc giai đoạn này của trận chiến, và hạm đội Đồng Minh rút lui; thỉnh thoảng máy bay trinh sát Nhật thả pháo sáng bên trên các tàu Đồng Minh. Lúc 19 giờ 58 phút, đội hình tàu tuần dương quay mũi về hướng Tây, nhưng trước khi trời sáng "De Ruyter" và "Java" bị chìm còn "Houston" và "Perth" buộc phải rút lui. "Alden" và các tàu chị em quay mũi về phía Đông và rút lui một cách độc lập về phía Surabaya với dự trữ ngư lôi hoàn toàn cạn kiệt. Đi qua các bãi mìn lúc 22 giờ 30 phút, các tàu khu trục Mỹ thả neo lúc 02 giờ 10 phút ngày 28 tháng 2. "Alden" tiếp tục ở lại Surabaya trong ngày hôm đó, được tiếp nhiên liệu tại bến cảng Holland và thả neo trong cảng, nơi nó chứng kiến hai đợt ném bom của máy bay ném bom tầm cao đối phương. Đến xế trưa, Thiếu tá Coley ghi nhận những kiểu máy bay của tàu sân bay xuất hiện, cho thấy hoạt động không quân của đối phương sẽ tiếp tục tăng cao. Cole sau này ghi chép lại: "Dường như cơ hội tốt nhất của chúng tôi để đến được một căn cứ Đồng Minh là phải lẩn tránh đối phương, nhờ cậy vào tầm nhìn kém vào ban đêm để thoát ra khỏi tầm hoạt động của máy bay đối phương". Được phép rút lui về vịnh Exmouth, Australia khi vòng vây chung quanh Java đang dần dần siết chặt, bốn tàu khu trục thuộc Đội khu trục 58 khởi hành trong đêm đó, rời khỏi các bãi mìn trước nữa đêm ngày 28 tháng 2 trong khi toàn bộ thủy thủ đoàn phải trực chiến. Chúng di chuyển thật sát bờ dọc theo bờ biển Java, và chuyển hướng vào eo biển Bali mà không bị phát hiện. Tuy nhiên tại đây, chúng đụng độ với Đơn vị Tấn công Bali bao gồm các tàu khu trục Nhật "Hatsuharu", "Nenohi", "Wakaba" và "Hatsushimo". Lúc 02 giờ 15 phút, "Alden" phát hiện một tàu khu trục di chuyển gần như song song với nó về phía Đông, tiếp nối bởi hai chiếc khác hay nhiều hơn không lâu sau đó. Tách khởi vùng biển gần bờ để tránh một rặng san hô ngầm, các tàu khu trục Mỹ lọt vào tầm nhìn của đối phương, khi các tàu chiến Nhật khai hỏa trong vòng 15 phút sau. Một cuộc đấu pháo ngắn kéo dài 5 phút diễn ra giữa hai nhóm tàu khu trục trước khi "Alden" và các tàu chị em ngừng bắn và rải một màn khói. Ở khoảng cách , các tàu Nhật lại nổ súng lúc 02 giờ 50 phút; tuy nhiên, các tàu chiến Mỹ không bắn trả, lập luận rằng đối phương mưu toan buộc họ phải bộc lộ vị trí khi bắn trả. Tiếp tục di chuyển với tốc độ , bốn chiếc tàu khu trục "bốn ống khói" cũ rút lui khỏi trận chiến mà không bị hư hại. Khi chúng về gần đến đích, Trung tá Hải quân Thomas H. Binford, Tư lệnh Đội khu trục 58, cho tách làm đôi lực lượng của mình, gồm những chiếc sẵn có hải đồ vùng biển Australia là "Alden" và "Paul Jones" với những chiếc không sẵn có gồm và "John D. Edwards". "Alden" đi đến Fremantle, Western Australia vào xế trưa ngày 4 tháng 3. Trình diện để hoạt động cùng Tư lệnh Hải quân khu vực Australia-New Zealand vào ngày 28 tháng 3, "Alden" hoạt động tại vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương cho đến khi nó lên đường đi về vùng bờ Tây Hoa Kỳ, ghé qua Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 6. Sau khi được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, nó làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa San Francisco và vùng biển Hawaii từ ngày 11 tháng 8. 1943. Trong tám tháng tiếp theo sau, "Alden" làm nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến khi nó rời Mare Island vào ngày 9 tháng 4 năm 1943 để đi sang vùng biển Caribe. Băng qua kênh đào Panama vào ngày 16 tháng 4 và trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh lực lượng Tiền phương Biển Caribe cùng ngày hôm đó, nó tiếp tục đi đến Trinidad, đến nơi vào ngày 25 tháng 4. Chiếc tàu khu trục trải qua hai tháng tiếp theo hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trinidad và vịnh Guantánamo, Cuba trước khi đi lên phía Bắc đến Xưởng hải quân New York, nơi nó bắt đầu đước sửa chữa và cải biến từ ngày 28 tháng 6. Sau khi hoàn tất, nó lên đường đi Norfolk, Virginia vào ngày 11 tháng 7, và gia nhập một đoàn tàu vận tải hướng đến Maroc sau đó, đi đến Casablanca vào ngày 28 tháng 7. Sau khi quay về Hoa Kỳ ngang qua Gibraltar, con tàu đi vào ụ tàu tại Xưởng hải quân Charleston vào ngày 27 tháng 8 để sửa chữa. Nó lên đường đi Port of Spain, Trinidad vào ngày 7 tháng 9, rồi tiếp tục đi đến vùng biển Brazil, đi đến Recife vào ngày 8 tháng 10. Khởi hành đi Caribe vào ngày 4 tháng 11, "Alden" đi đến Trinidad mười ngày sau đó, và lên đường vào ngày 26 tháng 11 hộ tống cho "George Washington". Sau khi đưa chiếc tàu vận chuyển Lục quân đến Key West, Florida an toàn vào ngày 1 tháng 12, nó tiếp tục đi đến Charleston, đến nơi vào ngày 3 tháng 12 để bảo trì. Nó khởi hành từ đây để đi Casco Bay, Maine, tiến hành huấn luyện ôn tập trước khi quay trở lại Norfolk, đến nơi vào ngày 31 tháng 12 năm 1943. 1944. "Alden" lên đường đi sang vùng biển Bắc Phi vào ngày 5 tháng 1 năm 1944, trong thành phần một đội tấn công chống chống tàu ngầm hình thành chung quanh chiếc tàu sân bay hộ tống . Vào ngày 16 tháng 1, hai máy bay TBF Avenger thuộc Liên đội Hỗn hợp VC-13 của "Guadalcanal" đã phát hiện một cặp tàu ngầm U-boat trên mặt biển gần quần đảo Azores, và đã tấn công, đánh chìm chiếc "U-544" trước khi nó kịp chuyển thiết bị radar sang chiếc "U-129". Đi đến Casablanca vào ngày 26 tháng 1, lực lượng đặc nhiệm lên đường quay trở về Hoa Kỳ ba ngày sau đó, về đến Norfolk vào ngày 16 tháng 2. Chuyển đến Xưởng hải quân Boston để sửa chữa và cải biến không lâu sau đó, "Alden" quay trở lại Norfolk vào ngày 12 tháng 3. Chiếc tàu khu trục lên đường ngay ngày hôm sau để hướng sang Tunisia, trong thành phần 16 tàu hộ tống cho Đoàn tàu UGS-36, bao gồm 72 tàu buôn và 18 tàu đổ bộ tăng. Các tàu hộ tống đã đánh đuổi một chiếc dường như là tàu ngầm U-boat vào ngày 31 tháng 3, và chỉ sáu giờ sau vào ngày 1 tháng 4, 22 máy bay Đức đã tấn công Đoàn tàu UGS-36. Trong thành phần hậu vệ, "Alden" trợ giúp vào việc phòng thủ đoàn tàu trong khi các tàu hộ tống khác bắn rơi hai máy bay đối phương và có thể làm hư hại hai chiếc khác. Cuối cùng UGS-36 tới được điểm đến, Bizerte, vào ngày 3 tháng 4. Chín ngày sau, "Alden" lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến Hampton Roads vào ngày 1 tháng 5. Sau một giai đoạn bảo trì ngắn tại Xưởng hải quân Boston, nó rời Boston, Massachusetts vào ngày 27 tháng 5 để đi New York, trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Lực lượng Phục vụ Hạm đội Đại Tây Dương không lâu sau đó. Nó hoạt động ngoài khơi Norfolk trong tháng 6, chủ yếu trong nhiệm vụ hộ tống tại chỗ. Vào lúc này nó từng hộ tống cho khi chiếc thiết giáp hạm mới ở trong giai đoạn chạy thử máy. Sau khi được sửa chữa khẩn cấp chân vịt bị hư hại, "Alden" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống, là này là với tàu chở dầu hạm đội , đi từ Norfolk đến Baytown, Galveston rồi đến vịnh Guantánamo trước khi quay trở lại Galveston, rồi lại hộ tống chiếc tàu chở dầu trong chặng từ Galveston đến Bermuda, vịnh Casco và Norfolk. Được bảo trì định kỳ tại Xưởng hải quân Norfolk sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào tháng 8 năm 1944, nó lại hộ tống cho tàu chở dầu đi từ Norfolk đến Bermuda trước khi hộ tống cho và đi từ Norfolk đến vùng kênh đào. Thay phiên cho chiếc "John D. Edwards" làm nhiệm vụ cùng Tư lệnh Tiền phương biển Panama, nó hoạt động tại vùng biển Panama như một tàu huấn luyện cùng các tàu ngầm cho đến tháng 11, khi chiếc tàu khu trục quay trở về Norfolk. 1945. Sau khi bị hư hại do va chạm với chiếc vào ngày 31 tháng 1 năm 1945, "Alden" được sửa chữa tại Xưởng hải quân Norfolk, và sau khi hoàn tất vào ngày 28 tháng 2, nó rời xưởng tàu gia nhập một đoàn tàu vận tải hướng sang Địa Trung Hải, Đoàn tàu UGF-21, vào ngày 1 tháng 3. Quay trở về Hoa Kỳ cùng Đoàn tàu GUF-21, nó hộ tống cho tàu chở dầu đi lại giữa Bermuda và Guantánamo, rồi cho giữa Guantánamo và Bermuda, trước khi quay trở về Norfolk. Sau khi được tiếp liệu tại Tompkinsville, "Alden" lên đường đi Mayport, Florida vào ngày 2 tháng 6, nơi nó làm nhiệm vụ canh phòng máy bay cho "Guadalcanal", chiếc tàu sân bay làm nhiệm vụ chuẩn nhận tàu sân bay cho phi công hải quân ngoài khơi Căn cứ Không lực Hải quân Pensacola, Florida. Hoàn tất nhiệm vụ này vào ngày 13 tháng 6, chiếc tàu khu trục đi đến Delaware. "Alden" đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 15 tháng 6 năm 1945, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 7. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8, và con tàu bị bán cho hãng Boston Metals Salvage Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Alden" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Smith Thompson" (DD-212) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã hoạt động cho đến năm 1936 khi nó bị hư hại do va chạm đến mức không thể sửa chữa và bị đánh đắm. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Smith Thompson (1768-1843). Thiết kế và chế tạo. "Smith Thompson" được đặt lườn vào ngày 24 tháng 3 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Kate E. Lloyd, cháu của Bộ trưởng Thompson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 12 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân B.G. Barthalow. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất chạy thử máy dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ, "Smith Thompson" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 8 tháng 2 năm 1920 để đi sang vùng biển Địa Trung Hải, đi đến Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng 2. Được phối thuộc cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ dưới quyền Chuẩn đô đốc Mark L. Bristol, chiếc tàu khu trục hoạt động tại khu vực Đông Địa Trung Hải và Hắc Hải trong hơn một năm, viếng thăm các cảng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Romania, Bulgaria, Syria, Hy Lạp và Ai Cập. Do sự xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, các con tàu dưới quyền Chuẩn đô đốc Bristol thường được giao những nhiệm vụ bất thường như duy trì liên lạc vô tuyến, vận chuyển thư tín và nhân sự, đưa các đại biểu ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức bác ái đến các cảng, di tản công dân Hoa Kỳ, thường dân, bệnh nhân và người bị thương khỏi các cảng bị xung đột đe dọa, đặc biệt là các cảng miền Nam nước Nga. Chuẩn đô đốc Newton A. McCully, trong một chuyến đi nhằm mục đích khảo sát đến miền Nam nước Nga như một đặc sứ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã nhận được sự giúp đỡ của lực lượng hải quân, và trong nhiều dịp "Smith Thompson" đã phục vụ như là soái hạm của đô đốc McCully. Vào ngày 2 tháng 5 năm 1921, "Smith Thompson" cùng đội của nó khởi hành từ Constantinople để gia nhập Hạm đội Á Châu, đi đến Cavite, Philippines vào ngày 29 tháng 6. Trong bốn năm tiếp theo, nó hoạt động tại vùng quần đảo Philippine, dọc theo bờ biển Trung Quốc và tại vùng biển Nhật Bản, bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ đồng thời tiến hành huấn luyện thời bình. Vào đầu tháng 9 năm 1923, sau khi được tin Tokyo và Yokohama hầu như bị phá hủy toàn bộ sau trận động đất Kantō, kèm theo sóng thần và hỏa hoạn vào các ngày 30 và 31 tháng 8, Đô đốc Edwin Anderson, Jr., Tư lệnh Hạm đội Á Châu, lập tức gửi "Smith Thompson" và đội của nó với hàng tiếp liệu thuốc men đến trợ giúp. Nó đi đến nơi vào ngày 5 tháng 9, và hoạt động như một trạm truyền vô tuyến tại Yokohama và như một tàu trạm tại Tokyo trước khi lên đường quay về vào ngày 21 tháng 9. Các tàu khu trục Hoa Kỳ là những tàu nước ngoài đầu tiên đi đến Yokohama và nhận được sự biết ơn của chính phủ Nhật Bản. Trong năm tiếp theo, "Smith Thompson" thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt khác, khi đi đến ngoài khơi bờ biển Trung Quốc từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 6, và phục vụ như cột mốc vô tuyến dẫn đường hỗ trợ cho chuyến bay tiên phong vòng quanh thế giới từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 28 tháng 9 do Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ (tiền thân của Không quân Hoa Kỳ ngày nay) thực hiện. Nó quay trở về vùng bờ Đông Hoa Kỳ vào năm 1925 ngang qua San Diego, California và kênh đào Panama, đi đến Hampton Roads vào ngày 16 tháng 7. Sau khi được đại tu, nó gia nhập Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Tuần tiễu, và di chuyển dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe trong các hoạt động huấn luyện. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1926 và tháng 1 năm 1927, chiếc tàu khu trục tạm thời phối thuộc cùng Hải đội Đặc vụ hoạt động tại vùng bờ biển Nicaragua, theo dõi tình hình tại đất nước này vào lúc diễn ra cuộc cách mạng, bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, và làm nhiệm vụ chuyên chở nhân sự Thủy quân Lục chiến và Hải quân. Từ tháng 6 năm 1927 đến tháng 1 năm 1928, "Smith Thompson" đi sang vùng biển Địa Trung Hải và biển Adriatic, rồi đi đến vùng bờ Tây Hoa Kỳ để gia nhập Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Chiến trận. Vào ngày 1 tháng 8 năm 1929, nó khởi hành từ Bremerton, Washington cho lượt phục vụ thứ hai cùng Hạm đội Á Châu. Đi đến Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 2 tháng 9, nó tham gia các cuộc tập trận hạm đội tại vùng biển Trung Quốc và Philippines cùng các đợt bảo trì tại Xưởng hải quân Cavite cho đến năm 1936. Do những rối loạn biến động của cuộc Nội chiến Trung Quốc, một đội khu trục được giữ lại tại vùng biển Trung Quốc bổ sung cho các đội pháo hạm tuần tra thường lệ, và trong nhiều dịp "Smith Thompson" được phân nhiệm vụ tạm thời cùng đội Tuần tra sông Dương Tử và Tuần tra Nam Trung Quốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1932, nó cùng nhiều đơn vị khác của Hạm đội Á Châu được vội vã phái đến Thượng Hải để bảo vệ các tô giới quốc tế tại đây sau khi Nhật Bản tấn công bằng đường bộ và đường không vào phần thành phố do Trung Quốc kiểm soát. Nó tiếp tục hoạt động tuần tra đặc biệt dọc bờ biển Trung Quốc cho đến ngày 28 tháng 5. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1936, trên đường từ Manila đến Thượng Hải, "Smith Thompson" bị tàu chị em va phải phía giữa tàu. Không có thiệt hại về nhân mạng, nhưng nó bị hư hại nặng và phải được chiếc cùng lớp kéo trở lại Philippines, về đến vịnh Subic vào ngày 17 tháng 4. Các khảo sát cho thấy con tàu không đáng để sửa chữa, và "Smith Thompson" được cho ngừng hoạt động tại Olongapo vào ngày 15 tháng 5. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 5 năm 1936, và lườn tàu được cho đánh đắm ngoài khơi vịnh Subic vào ngày 25 tháng 7 năm 1936.
1
null
Bảng xếp hoạt đĩa đơn Gaon của bảng xếp hạng Gaon là bảng xếp hạng các ca khúc xuất sắc nhất Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
USS "Barker" (DD-213) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Albert S. Barker (1845-1916). Thiết kế và chế tạo. "Barker" được đặt lườn vào ngày 30 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 9 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Albert S. Barker, vợ góa của đô đốc Baker; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 12 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. A. Windsor. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Vào tháng 6 năm 1920, "Barker" khởi hành đi sang khu vực Trung Đông để gia nhập Đội khu trục 35 trực thuộc Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đã phục vụ trong nhiều tháng cùng Ủy ban Cứu trợ Hoa Kỳ tại Armenia, và đã viếng thăm nhiều cảng Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông, trước khi lên đường hướng sang phía Đông vào cuối năm 1921 cho một lượt phục vụ kéo dài bốn năm tại Viễn Đông cùng Hạm đội Á Châu. Nó hoạt động tại các vùng biển Philippines và châu Á cho đến khi rời Manila vào tháng 5 năm 1925 để quay trở về Hoa Kỳ. Trong hai năm tiếp theo, "Barker" phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ, và tuần tra ngoài khơi Nicaragua từ ngày 10 đến ngày 31 tháng 1 năm 1927 trong chiến dịch thứ hai tại đây. Sau đó nó nhận nhiệm vụ một lượt phục vụ kéo dài hai năm cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu, thực hiện các chuyến viếng thăm thiện chí đến nhiều cảng châu Âu. Từ tháng 8 năm 1929 đến tháng 12 năm 1941, "Barker" được điều động sang Trạm châu Á và phục vụ cùng các đội khu trục trực thuộc Hải đội châu Á. Trong giai đoạn có nhiều biến động tại khu vực này, nó đã tham gia bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ tại đây. Sự cố SS "President Hoover". Sáng sớm ngày 11 tháng 12 năm 1937, tàu biển chở hành khách thuộc hãng tàu Dollar Steamship Lines bị mắc cạn do một cơn bão tại Kasho-to, phía Đông Đài Loan. "Barker" lập tức được phái đi từ Căn cứ hải quân Olongapo, và tàu khu trục chị em cũng được phái đi từ Manila để trợ giúp. Hai chiếc tàu khu trục chỉ đạt tốc độ tối đa do biển động mạnh, nhưng cuối cùng cũng đến được Kasho-to lúc 12 giờ 45 phút ngày hôm sau. Vào lúc này, 330 thành viên thủy thủ đoàn của "Hoover" đã hầu như đưa được 503 hành khách lên bờ an toàn. Tuy nhiên một số thủy thủ của "Hoover" đã xâm nhập vào hầm rượu của chiếc tàu chở hành khách, uống rượu, và khi lên bờ bắt đầu quấy rối các hành khách nữ. Một nhóm tsi7 quan và thủy thủ của "Alden" đã lên chiếc "Hoover" để bảo vệ tài sản, trong khi các đội đổ bộ của "Alden" và "Barker" đã lên bờ để duy trì trật tự. Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Barker" đang có mặt tại Tarakan, Borneo; và sau khi nhận được tin tức về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, nó lập tức tiến hành tuần tra tại khu vực lân cận. Trong thời gian còn lại của tháng 12 và trong suốt tháng 1 năm 1942, nó tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, nó cùng các tàu khu trục , , và cùng các tàu tuần dương và , khởi hành từ Darwin, Australia đi Surabaya hộ tống cho chiếc tàu vận tải "Bloemfontein". Đây là một phần của Đoàn tàu vận tải Pensacola rời Brisbane ngày 30 tháng 12 năm 1941 cùng lực lượng Lục quân tăng cường, bao gồm Lữ đoàn Pháo dã chiến 26 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Pháo dã chiến 131, cùng hàng tiếp liệu cho chúng, để hướng đến Java. Đến tháng 2 năm 1942, "Barker" tham gia một nỗ lực tìm cách ngăn chặn cuộc tiến quân của Nhật Bản vào Đông Ấn thuộc Hà Lan. Nó tham gia các hoạt động phòng không ngoài khơi Bali vào ngày 4 tháng 2 và đảo Banka vào ngày 15 tháng 2. Nó bị hư hại do những quả bom ném suýt trúng trong hoạt động tại Banka, đòi hỏi phải được sửa chữa khẩn cấp. Nó rút lui về vịnh Exmouth, Australia, đến nơi vào ngày 19 tháng 2 để sửa chữa và đại tu. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1942, "Barker" hoạt động ngoài khơi Fremantle, Australia trong nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải. Sau đó nó đi Tongatapu, đến nơi vào ngày 24 tháng 5, và ở lại đây cho đến ngày 29 tháng 6, khi nó lên đường đi Trân Châu Cảng ngang qua Samoa và New Caledonia. Đến tháng 8, nó đi vào Xưởng hải quân Mare Island để đại tu. Từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 5 năm 1943, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa San Francisco, California và Trân Châu Cảng. "Barker" rời San Diego, California vào ngày 23 tháng 5 năm 1943 để đi sang vùng bờ Đông, đi đến Casco Bay, Maine vào ngày 2 tháng 6. Đến ngày 27 tháng 6, trong thành phần của Đội đặc nhiệm 21.12, một đội tìm-diệt tàu ngầm hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống , nó rời New York để săn lùng tàu ngầm đối phương trong Đại Tây Dương. Khi tàu ngầm U-boat Đức "U-487" bị máy bay của "Core" đánh chìm vào ngày 13 tháng 7, "Barker" đã vớt được 33 người sống sót. Quay trở về New York vào ngày 1 tháng 8, nó lại lên đường cùng đội đặc nhiệm vào ngày 16 tháng 8 cho một đợt càn quét chống tàu ngầm khác. Vào ngày 24 tháng 8, máy bay của "Core" lại đánh chìm các tàu ngầm "U-534" và "U-185"; "Barker" đã vớt được 36 người sống sót từ chiếc "U-185". Từ ngày 6 tháng 9 năm 1943 đến ngày 1 tháng 10 năm 1944, "Barker" thực hiện hai chuyến đi hộ tống vận tải vượt Đại Tây Dương đến Anh Quốc cùng bốn chuyến khác đến Bắc Phi. Trong thời gian còn lại của chiến tranh, nó đảm nhiệm hộ tống vận tải tại vùng biển Caribe, đến Newfoundland và dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ. Nó đi đến Philadelphia vào ngày 4 tháng 6 năm 1945, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 18 tháng 7 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 11 năm 1945. Phần thưởng. "Barker" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
RMS Carpathia là chiếc tàu từng tham gia công tác cứu hộ tàu RMS Titanic. Năm 1918, nó bị đánh chìm bởi ngư lôi từ tàu ngầm Đức U-boot SM U-55. Tàu được đóng bởi công ty Swan Hunter tại Newcastle trên sông Tyne. Chìm. Vụ chìm Carpathia được ghi thành các mốc thời gian:
1
null
Dylan Kerr (sinh 14 tháng 1 năm 1967 tại Valletta) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh. Anh thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái. Vào tháng 1 năm 2014, anh trở thành huấn luyện viên ở câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng tại giải V.League 1. Sự nghiệp. Kerr bắt đầu sự nghiệp của mình tại Sheffield Wednesday vào năm 1984. Anh đã không được ra sân cho câu lạc bộ trong bốn năm của mình tại Hillsborough, và sau đó, anh gia nhập câu lạc bộ của Nam Phi Arcadia Shepherds vào năm 1988. Một năm sau đó, Kerr trở lại Anh để gia nhập Leeds United. Anh chỉ ra sân mười ba lần trong bốn năm của mình tại Elland Road, tuy nhiên, anh được cho mượn hai câu lạc bộ: trước hết là Doncaster Rovers (đội bóng mà anh ghi bàn thắng trong mùa giải đầu tiên của mình), sau đó là Blackpool. Sau ba tháng tại Blackpool vào năm 1991-1992, anh ghi một trong những bàn thắng của đội bóng trong chiến thắng 5-2 trước đối thủ Lancashire và nhà vô địch cuối cùng phân chia Burnley tại Bloomfield Road. Vào năm 1993, Kerr chuyển đến Mortimer và gia nhập Reading, đội bóng mà anh ra sân nhiều nhất trong sự nghiệp của mình: 89, trong đó có năm bàn thắng. Anh là một thành viên đã đoạt chức vô địch giải bóng đá hạng nhì Anh, và cũng có khi câu lạc bộ đã đoạt ngôi vị á quân trong giải bóng đá hạng nhất Anh mùa sau. Vào năm 1996, Kerr đã ký với câu lạc bộ Scotland Kilmarnock. Anh đã 61 lần ra sân tại "Killie" trong bốn năm. Vào cuối mùa giải đầu tiên của mình với câu lạc bộ, anh đã giành được Scottish Cup. Không lâu sau trận chung kết Ibrox, Kerr bị chấn thương háng định kỳ mà giữ ông trên băng ghế dự bị trong hơn một năm. Kerr cuối cùng đã rời Kilmarnock, và gia nhập Carlisle theo dạng cho mượn, anh gia nhập Slough Town vào tháng 10 năm 2000. Vào tháng 9 năm 2000, Kerr nhanh chóng gia nhập Kidderminster Harriers, nhưng hợp đồng một tháng của anh đã bị hủy bỏ do vi phạm kỷ luật tuyên bố câu lạc bộ. Ông trở lại Scotland, ký hợp đồng với Hamilton F.C. vào tháng 1 năm 2001. Trong ba năm tiếp theo, anh thi đấu cho Exeter (theo một bản hợp đồng ba tháng), Greenock Morton, Harrogate Town, East Stirlingshire và tái gia nhập Hamilton F.C. một lần nữa, trước khi kết thúc sự nghiệp của mình với câu lạc bộ tại Scotland Kilwinning Rangers năm 2003. Sau khi giải nghệ, Kerr huấn luyện ở Mỹ (cụ thể ở Phoenix, Arizona) một thời gian. Không thể có được một thị thực, anh trở về Scotland từ năm 2005 đến năm 2009. Vào tháng 9 năm 2009, Kerr đã ký một hợp đồng làm trợ lý huấn luyện viên tại câu lạc bộ Nam Phi Mpumalanga Black Aces và Thanda Royal Zulu cho đến tháng 6 năm 2010.. Năm 2010, anh làm trợ lý huấn luyện viên của đội Nathi Lions. Sau đó, anh rời Nam Phi để đến với Việt Nam. Trong năm 2012, Kerr đã làm huấn luyện viên thể lực cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Sau đó, anh được làm trợ lý huấn luyện viên của đội bóng Xi măng Vicem Hải Phòng. Năm 2014, khi huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn bị chuyển xuống đội trẻ, Kerr được làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng. Anh đã giúp câu lạc bộ vô địch cúp quốc gia khi thắng Becamex Bình Dương 2-0. Sau khi mùa giải kết thúc, anh chia tay Hải Phòng để về nước.
1
null
Shiki 80 (80式空対艦誘導弾, はちまるしきくうたいかんゆうどうだん) là loại tên lửa không đối hạm được lực lượng phòng vệ Nhật Bản thông qua để đưa vào phục vụ từ năm 1980. Loại này còn được biết với tên ASM-1. Phát triển. Do là nước bao quanh bởi biển nên Nhật Bản đã chú trọng phát triển các loại tên lửa chống tàu như một cách để phòng thủ. Sau khi tên lửa chống hạm Liên Xô là P-15 Termit chứng minh được năng lực của mình khi bắn chìm khu trục hạm Eilat của Israel năm 1967 thì các nước phương Tây đã nỗ lực đẩy nhanh việc hoàn tất phát triển loại tên lửa này. Viện nghiên cứu kỹ thuật và Phát triển trực thuộc bộ quốc phòng Nhật Bản (khi đó là Cục Phòng vệ Nhật Bản) đã tiến hành nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1973 sau đó chuyển sang cho nhà thầu chính là tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi năm 1974. Tập đoàn lo việc phát triển hệ thống dẫn đường quán tính, Mitsubishi Electric thì nghiên cứu hệ thống ra đa và phát triển các bộ phận định vị điện tử khác cùng các thành phần thân của tên lửa. Tập đoàn công nghiệp Daikin thì lo việc phát triển pin để duy trì việc hoạt động của các hệ thống điện tử. Loại tên lửa này được phát triển dựa trên tên lửa AAM-2 để tránh chi phí phát triển bị tăng vọt. Việc thử nghiệm bắt đầu được thực hiện từ tháng 5 năm 1979 và trong thời điểm này có thông tin về việc lượng quân đội Hoa Kỳ xung quanh khu vực thử nghiệm trở nên tích cực một cách bất thường trong việc cố tìm cách thu lượm lại các mảnh vỡ của các tên lửa thử nghiệm. Sau khi việc thử nghiệm hoàn tất thì loại tên lửa này đã được thông qua để đưa vào phục vụ từ năm 1980 vì thế nó có tên Shiki 80 với tốc độ trang bị ước tính là 25 quả/năm. Cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản nó không bao giờ được xuất khẩu. Thiết kế. Shiki 80 có cấu trúc dạng khối có thể chia ra thành các phần điều khiển, đầu đạn, động cơ và hệ thống kiểm soát. Tên lửa sử dụng động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu rắn Mitsubishi TJM-2, động cơ được điều khiển bởi một hệ thống điện tử tăng giảm sao có thể cho duy trì một tốc độ bay nhất định, bốn cánh đuôi xếp thành hình chữ thập. Cửa hút khí của động cơ khá hẹp nằm dọc bên dưới thân của tên lửa. Các chiếc Mitsubishi F-1, F-4EJ Kai và Mitsubishi F-2 có thể trang bị loại tên lửa này. Sau khi ra đa của máy bay tìm thấy mục tiêu các dữ liệu mục tiêu được chuyển đến cơ sở dữ liệu của các tên lửa thông qua hệ thống điều khiển. Khi tên lửa được bắn ra nó sẽ hạ xuống cách mặt biển một khoảng. Hệ thống dẫn đường quán tính được sử dụng khi bay tiếp cận vị trí của mục tiêu trong cơ sở dữ liệu và trong giai đoạn cuối nó sẽ kích hoạt ra đa chủ động băng tần X để xác định mục tiêu, hệ thống điện tử sẽ điều chỉnh nhảy tần số của ra đa nếu thấy có hiện tượng bị nhiễu và nếu không tìm thấy mục tiêu trong một khoảng thời gian tên lửa sẽ tự hủy hay nhận lệnh tự hủy từ bên ngoài.
1
null
USS "Tracy" (DD-214) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được cải biến thành tàu rải mìn với ký hiệu lườn DM-19, và đã tiếp tục phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Benjamin Franklin Tracy (1830-1915). Thiết kế và chế tạo. "Tracy" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 13 tháng 8 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Frank B. Tracy; và được đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Lawrence P. Treadwell. Lịch sử hoạt động. Những năm giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi nhập biên chế, "Tracy" thực hiện chuyến đi chạy thử máy đến Dry Tortugas trước khi quay trở về Philadelphia. Nó lên đường cùng với Đội khu trục 39 để nhận nhiệm vụ tại vùng Cận Đông, đi đến Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 6 năm 1920. Do tình hình quốc tế bất ổn tại Cận Đông, Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu đã tiến hành biểu dương lực lượng và sẵn sàng trong việc bảo vệ tính mặng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Nó đã viếng thăm các cảng chính tại Hắc Hải cũng như ghé thăm các thành phố dọc theo bờ biển Palestine và Ai Cập cùng các cảng Thổ Nhĩ Kỳ tại Địa Trung Hải. Khi cuộc Nội chiến Nga đi đến hồi kết thúc, lúc mà phe Bolsheviks áp đảo lực lượng Bạch vệ Nga, nó là một trong số những con tàu đã đón hàng trăm người tị nạn khỏi Sevastopol và đưa họ đến Constantinople. Đến tháng 6 năm 1921, "Tracy" lên đường cùng với đội khu trục của nó để sang Viễn Đông, ngang qua kênh đào Suez. Họ đã ghé qua Ấn Độ, Ceylon, Đông Dương thuộc Pháp và Java để cuối cùng đến Manila, Philippines vào cuối tháng 8 năm 1921. Chiếc tàu khu trục thoạt tiên hoạt động độc lập cùng Lực lượng Tuần tra Nam Trung Quốc, biểu dương lực lượng tại các cảng mà nó ghé thăm. Được tách khỏi nhiệm vụ này vào mùa Xuân năm 1923, nó đi đến Nhật Bản cho một chuyến viếng thăm thiện chí trước khi tiếp tục đi đến Yên Đài, Trung Quốc cho đợt cơ động tập trận mùa Hè. Thả neo vào đầu tháng 9 năm 1923 tại cảng Đại Liên thuộc bán đảo Liêu Đông, tỉnh Liêu Ninh. Nó được lệnh khẩn cấp đi đến Yokohama, Nhật Bản vốn vừa phải chịu đựng thảm họa động đất Kantō dữ dội. Khi đến nơi, nó tiến hành các hoạt động cứu hộ ban đầu, đưa người tị nạn từ Yokohama đến Tokyo, và đưa các đội sửa chữa lên bờ để giúp lắp đặt các đường ống dẫn nước sạch. Nó ở lại khu vực Yokohama trong hai tuần trước khi đi đến Thượng Hải. Tại đây, đội đổ bộ của nó lên bờ để bảo vệ cơ sở của hãng Shanghai Light and Power Company thuộc sở hữu của Hoa Kỳ cho đến khi được thay phiên vào ngày 12 tháng 10 năm 1923 bởi một phân đội từ chiếc . Quay trở về Manila, nó trải qua một thời gian trong cảng trước khi thực hiện một chuyến đi đến các cảng miền Nam Philippine vào ngày 26 tháng 11. Trong thời gian còn lại của lượt phục vụ cùng Hạm đội Á Châu, nó thực hiện các chuyến đi biểu dương lực lượng và thực tập, cho đến khi khởi hành quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 5 năm 1925. Tại Midway, đội của nó được thay phiên bởi Đội khu trục 39. Đi đến San Diego, California vào ngày 17 tháng 6, "Tracy" được tái trang bị và bổ sung các thiết bị điều khiển hỏa lực mới. Nó rời vùng bờ Tây vào ngày 24 tháng 6, băng qua kênh đào Panama để đi New York. Sau khi hoạt động cùng Hạm đội Tuần tiễu trong hai năm tiếp theo, nó được huy động tham gia hoạt động cùng Hải đội Đặc vụ tại vùng biển Nicaragua vào lúc diễn ra biến động và bất ổn do cuộc cách mạng và xung đột tại nước này vào tháng 11 và tháng 12 năm 1926. Sau khi được đại tu tại Xưởng hải quân Norfolk, "Tracy" quay trở lại vùng biển Nicaragua một thời gian ngắn vào tháng 3 năm 1927 trước khi đi lên phía Bắc. Khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 1 tháng 6 cùng Đội khu trục 38, nó viếng thăm Queenstown, Bắc Ireland trước khi ghé qua các cảng Scotland, Anh, Bỉ, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Algérie, Tunisia và Ý. Rời Gibraltar vào ngày 28 tháng 1 năm 1928, nó hoạt động tại khu vực Đại Tây Dương trong một tháng trước khi Đội khu trục 38 được điều sang Hạm đội Chiến trận. Đặt căn cứ tại San Diego từ ngày 1 tháng 4 năm 1928 cho đến mùa Xuân năm 1929, nó đã nhiều dịp phục vụ như tàu canh phòng máy bay cùng các tàu sân bay và trước khi được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island vào tháng 6 và tháng 7 năm 1929, chuẩn bị cho việc phục vu tại Viễn Đông. Đội khu trục 38 đã thay phiên cho Đội khu trục 45 tại Trân Châu Cảng, Hawaii, rồi tiếp tục đi đến Nhật Bản cho một chuyến viếng thăm thiện chí, đi đến Yokohama vào ngày 26 tháng 8 năm 1929. Theo thông lệ hoạt động của Hạm đội Á Châu, "Tracy" luân phiên nhiệm vụ tại các cảng Trung Quốc vào mùa Hè với các hoạt động tại Philippines trong mùa Đông, và trải qua giai đoạn chuyển tiếp tại các cảng dọc bờ biển Trung Quốc, hoạt động biểu dương lực lượng và thực tập. Vào mùa Thu năm 1930, sau một chuyến đi đến Đông Ấn thuộc Hà Lan, nó được trang bị để phục vụ độc lập lâu dài như một tàu trạm tại Yên Đài, Trung Quốc. Việc Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu vào tháng 9 năm 1931, cùng sự xung đột giữa các lực lượng Trung Quốc và Nhật Bản chung quanh Thượng Hải vào tháng 2 năm 1932 khiến Hạm đội Á Châu bận rộn hơn, nhưng hoạt động của nó chỉ giới hạn trong việc canh phòng bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Cuối năm đó, chiếc tàu khu trục một lần nữa được thuyên chuyển về Lực lượng Chiến trận, và nó rời khỏi Hạm đội Á Châu lần sau cùng. "Tracy" tham gia các cuộc cơ động và tập trận tại khu vực Thái Bình Dương và dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ, cho đến khi được xếp lại lớp như một tàu khu trục rải mìn với ký hiệu lườn DM-19 vào ngày 30 tháng 6 năm 1937. Sau đó nó được điều sang Đội rải mìn 1 và hoạt động ngoài khơi Trân Châu Cảng cùng Lực lượng Chiến trận. Thế Chiến II. Vào cuối năm 1941, đội của nó đi vào Xưởng hải quân Trân Châu Cảng để đại tu. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Tracy" nằm trong ụ 15 của xưởng tàu với động cơ, nồi hơi và pháo được tháo dỡ để sửa chữa; hầu hết thủy thủ đoàn sống trong các trại binh trên bờ, và chỉ có một khung thủy thủ đoàn tối thiểu ở lại tàu. Khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng diễn ra, thủy thủ của nó quay trở lại tàu và tìm cách chống trả cuộc tấn công. Một số đã lên tàu khu trục để giúp vận hành các khẩu pháo; một số khác lên chiếc để giúp vận hành các khẩu đội phòng không của chiếc thiết giáp hạm. Trên chính "Tracy", các thủy thủ còn lại lắp đặt ba khẩu súng máy Lewis.30-caliber và hai khẩu Browning.50-caliber, và đã làm mọi cách để đánh đuổi những kẻ tấn công. Sau cuộc không kích, một nhóm 10 người từ chiếc tàu khu trục rải mìn đã sang giúp đỡ cho việc dập lửa trên chiếc thiết giáp hạm . Hoàn tất công việc đại tu bị ngắt quãng, "Tracy" trở ra biển cho các hoạt động trong thời chiến. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1942, nó giúp rải một bãi mìn gần French Frigate Shoals trước khi quay trở về Trân Châu Cảng và thực hiện các hoạt động tại chỗ. Sau đó nó lên đường đi Suva thuộc quần đảo Fiji vào ngày 23 tháng 7, đến Suva bảy ngày sau đó cùng với và , trước khi tiếp tục đi Espiritu Santo. Tại các căn cứ ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, lực lượng Đồng Minh chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ đầu tiên của họ lên quần đảo Solomon. Nằm trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 62, "Tracy" đi đến ngoài khơi các bãi đổ bộ ở Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8, trong khi hải pháo từ các tàu tuần dương và tàu khu trục đang bắn phá bờ biển. Nó tham gia nhiệm vụ hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm, hoạt động giữa Espiritu Santo và vùng chiến sự suốt mùa Hè và mùa Thu năm 1942, trước khi quay trở về Trân Châu Cảng vào tháng 12 cho một đợt tái trang bị ngắn. Vào ngày 18 tháng 12, nó khởi hành đi New Caledonia, hộ tống một đoàn tàu hướng sang phía Tây, và đi đến Nouméa vào ngày 2 tháng 1 năm 1943. Trở thành một đơn vị thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 66, "Tracy" hoạt động từ Nouméa và Nadi, thỉnh thoảng rải các bãi mìn phòng thủ chung quanh các căn cứ của Hoa Kỳ và Đồng Minh. Nó cũng tham gia vận chuyển xăng máy bay đang rất thiếu hụt tại sân bay Henderson ở Guadalcanal cho những máy bay thuộc Không lực Cactus. Đến cuối tháng 1 năm 1943, Nhật Bản quyết định bỏ Guadalcanal và bắt đầu cho triệt thoái càng nhiều người càng tốt khỏi nơi này. Sự tăng cường hoạt động của lực lượng tàu nổi Nhật Bản cũng như của không quân bảo vệ tương ứng đã gợi ý cho phía Hoa Kỳ rằng đối phương đang có hoạt động chuyển quân lớn. Mệnh lệnh được đưa ra nhằm phá vỡ các chuyến Tốc hành Tokyo của đối phương bằng mọi cách, bao gồm thủy lôi, tàu tuần tra PT-boat và các cuộc không kích. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1943, một lực lượng lớn tàu khu trục Nhật Bản được phát hiện đang tiến đến "Eo biển Đáy sắt". Trong vai trò soái hạm của đội rải mìn, "Tracy" dẫn đầu và trong việc rải một bãi mìn 300 quả giữa dãy san hô Doma và mũi Esperance. Đêm đó, tàu khu trục Nhật "Makigumo" trúng phải một trong các quả mìn này và bị hư hại nặng đến mức phải bị đánh đắm. Dù sao, phía Nhật Bản vẫn xoay xở cho lực lượng đồn trú thoát ra khỏi Guadalcanal. Sau hoạt động này, "Tracy" gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 62 cho nhiệm vụ hộ tống, và đã ghé qua Nouméa, Tulagi và Efate trước khi lên đường đi Hawaii vào ngày 19 tháng 4. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 5, và lại lên đường 11 ngày sau hướng đến San Francisco, California cho một đợt đại tu đang rất cần đến tại Xưởng hải quân Mare Island. Sau khi được tái trang bị, nó rời San Francisco vào ngày 22 tháng 5, trải qua những tháng tiếp theo hộ tống vận tải đi lại giữa quần đảo Hawaii và vùng bờ Tây. Ngày 10 tháng 8, nó rời Trân Châu Cảng để đi Samoa, và tiếp tục đi Espiritu Santo và khu vực Nam Thái Bình Dương. Vào cuối tháng 11 năm 1943, "Tracy" dẫn đầu một đội rải mìn trong việc rải một bãi mìn tấn công gần đảo Bougainville nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ tại đây. Sau đó, nó hoạt động từ Nouméa cho đến hết năm 1943, ghé qua Funafuti, Espiritu Santo và Guadalcanal trong suốt tháng 12. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1944, nó di chuyển cùng đoàn tàu bao gồm , , , và để đi quần đảo Fiji, đi đến Nandi vào ngày 5 tháng 1. Lên đường vào ngày hôm sau, "Tracy" hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đi Guadalcanal, tiến hành thực tập tác xạ trên đường đi, và đến nơi vào ngày 10 tháng 1. Sau đó, nó khởi hành từ Efate, New Hebrides hướng sang New Caledonia cùng với chiếc "President Hayes"; trên đường đi chúng phải chống chọi với một cơn bão nhiệt đới trước khi đến được Nouméa vào ngày 19 tháng 1. Hoàn tất việc tiếp nhiên liệu tại đây, nó tiếp tục đi đến Wellington, New Zealand. Từ cuối tháng 1 cho đến tháng 5, nó hoạt động giữa các đảo thuộc vùng Nam Thái Bình Dương, hộ tống các đoàn tàu vận tải và thực hành trên đường đi. Vào ngày 3 tháng 6, nó đi đến San Francisco để được đại tu tại Hunters Point. Sau khi hoàn tất công việc tại xưởng tàu, "Tracy" trải qua đợt huấn luyện ôn tập dọc theo vùng bờ Tây về phía Bắc đến tận Seattle và Bremerton, Washington. Vào ngày 31 tháng 8, nó rời Seattle cùng với chiếc để hướng sang Oahu, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 9 tháng 9. Sau một giai đoạn trong xưởng tàu từ ngày 12 đến ngày 24 tháng 9, nó lên đường vào ngày 29 tháng 9 hướng sang quần đảo Marshall cùng với Đoàn tàu BD-110T. Đi đến Eniwetok vào ngày 8 tháng 10, nó thực hiện các chuyến hộ tống vận tải giữa Eniwetok và Trân Châu Cảng cũng như giữa Trân Châu Cảng và San Francisco. Khi Iwo Jima được bình định, Hải quân bắt đầu chuyển sự tập trung sang Okinawa. "Tracy" đã phục vụ như tàu rải phao tiêu và phá mìn, đi đến ngoài khơi hòn đảo này vào ngày 1 tháng 4 năm 1945. Để hỗ trợ cho Chiến dịch Okinawa, nó tham gia các cuộc tuần tra chống tàu ngầm và chống tàu nhỏ ngoài khơi nơi thả neo hạm đội; và trong khi tiến hành nhiệm vụ bảo vệ, nó đã cứu vớt những người sống sót từ chiếc , vốn là nạn nhân của một xuồng máy cảm tử "shinyo". Bản thân "Tracy" phải chịu đựng một giai đoạn tấn công cảm tử kamikaze liên tục và hiệu quả nhắm vào hạm đội Mỹ, nhưng thoát được mà không bị hư hại. Nó khởi hành đi Ulithi vào ngày 16 tháng 4, đến nơi vào ngày 22 tháng 4 cho một giai đoạn bảo trì và nghỉ ngơi kéo dài cho đến ngày 2 tháng 5. Tiếp tục hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương, nó tham gia nhiệm vụ hộ tống cho đến tháng 7, khi nó hộ tống một đoàn tàu LST từ Okinawa đi đến Leyte, thả neo tại vịnh San Pedro, Philippines vào ngày 3 tháng 7. Nó được tiếp liệu từ ngày 5 đến ngày 17 tháng 7 trước khi đi vào ụ tàu nổi để sửa chữa lườn tàu. Thuộc quyền lực lượng rải mìn Hạm đội Thái Bình Dương, "Tracy" thả neo tại vịnh San Pedro cho đến giữa tháng 8. Nó nghe thấy tin tức không chính thức về việc Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 10 tháng 8; đến ngày 15 tháng 8, nó khởi hành trong thành phần hộ tống cho Đơn vị Đặc nhiệm 72.5.38, và đang khi trên đường đi Okinawa, nó nhận được tin ngừng hẳn mọi hoạt động chiến sự. Tiến vào vịnh Buckner, Okinawa vào ngày 20 tháng 8, nó thả neo trong năm ngày trước khi chuyển các phao tiêu Mark VI từ chiếc sang nhiều tàu quét mìn cao tốc khác được tập trung để thực hiện nhiệm vụ rải mìn sau chiến tranh. Việc kết thúc chiến tranh tại Thái Bình Dương vào tháng 8 đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động của "Tracy", khi nó tham gia vào nỗ lực quét mìn khổng lồ tại vùng biển Nhật Bản. Từ vịnh Buckner, nó tiếp tục hướng đến Nhật Bản và đi đến Nagasaki Wan vào ngày 11 tháng 9, là một trong những tàu chiến Đồng Minh đầu tiên đi đến vùng biển này. Nó phục vụ như một tàu thả phao tiêu và phá hủy mìn trong các chiến dịch quét mìn, vốn dọc sạch các tuyến đường hàng hải bên ngoài cảng biển quan trọng này, và tiếp tục nhiệm vụ này cho đến tận cuối tháng 10, khi nó lên đường quay trở về nhà. "Tracy" khởi hành đi Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 10, có một chặng dừng ngắn tại vịnh Buckner trên đường đi. Đi đến căn cứ tại vùng biển Hawaii vào giữa tháng 11, nó lại lên đường từ đây vào ngày 18 tháng 11, đi ngang qua San Diego, California và Salina Cruz, Mexico để hướng đến kênh đào Panama. Nó về đến New York vào tháng 12 năm 1945. Được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 19 tháng 1 năm 1946, tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 7 tháng 2 năm 1946, và nó bị bán cho hãng Northern Metals Company ở Philadelphia để được tháo dỡ vào cuối năm đó. Phần thưởng. "Tracy" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Friedensreich Regentag Dunkelbunt Hundertwasser (15 tháng 12 năm 1928 – 19 tháng 2 năm 2000) là một nghệ sĩ người Áo (cuối đời ông nhập quốc tịch New Zealand). Sinh ra tại Vienna với tên khai sinh là Friedrich Stowasser, ông là một trong những nghệ sĩ Áo nổi tiếng nhất đương đại mặc cho những tranh cãi về ông cuối thế kỷ 20. Cuộc đời. Chiến tranh thế giới thứ hai là khoảng thời gian khó khăn cho Hundertwasser và mẹ của ông, bà Elsa người Do Thái. Họ đã tránh được sự khủng bố khi giả làm người theo đạo Thiên Chúa. Hundertwasser được rửa tội như một tín đồ Công giáo năm 1935. Để tránh bị phát hiện, Hundertwasser cũng tham gia vào Đoàn Thanh niên Hitler.
1
null
Domenico Berardi (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1994 tại Cariati, Ý) là một cầu thủ bóng đá người Ý đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Sassuolo tại Serie A và là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Ý. Sự nghiệp câu lạc bộ. Berardi sinh ra trong một gia đình có mẹ là nội trợ và cha là công chức làm việc trong ngành cầu đường của Ý. Vào năm 13 tuổi, Berardi đến Modena thăm người anh đang học đại học thì được mời tham dự một trận đấu giao hữu trên sân mini với các sinh viên. Màn trình diễn ấn tượng ở trận đấu này của Berardi đã được tuyển trạch viên Luciano Carlino của câu lạc bộ Cosenza chú ý và mời anh gia nhập câu lạc bộ này. Ban đầu cha mẹ của Berardi không đồng ý vì muốn anh học văn hóa để nối nghiệp công chức nhưng sau khi trung tâm Cosenza thuyết phục và hứa đảm bảo việc học cho anh, cha mẹ Berardi mới chấp nhận. Sassuolo. Sau đó, Berardi được liên hệ chuyển đến Học viện bóng đá của Sassuolo vào năm 16 tuổi. Ngày 27 tháng 8 năm 2012, khi mới 18 tuổi, anh đã được đưa lên đội một và có trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên tại Serie B trong trận đấu trên sân nhà của Sassuolo với Cesena kết thúc với chiến thắng 3-0 của chủ nhà. Năm ngày sau đó, anh có bàn thắng đầu tiên cho đội một Sassuolo với bàn thắng mở tỉ số vào lưới Crotone, giúp Sassuolo thắng 2-1. Berardi kết thúc mùa giải đầu tiên với danh hiệu Vua phá lưới của Sassuolo, chia sẻ với ba đồng đội Emanuele Terranova, Richmond Boakye và Leandro Pavoletti, với thành tích 11 bàn đồng thời giúp Sassuolo thăng hạng Serie A mùa giải sau với chức vô địch Serie B. Mùa bóng 2013-14. Phong độ ấn tượng của Berardi đã thu hút sự chú ý của nhiều câu lạc bộ lớn của Anh như Manchester United, Liverpool và Manchester United. Tuy nhiên đến ngày 2 tháng 9 năm 2013, câu lạc bộ Juventus thông báo trên trang web chính thức của mình đã đạt được thỏa thuận chiêu mộ Berardi theo hình thức đồng sở hữu với phí chuyển nhượng 4,5 triệu euro cộng với hậu vệ Luca Marrone. Berardi được tiếp tục thi đấu tại Sassuolo theo thỏa thuận cho mượn đến hết mùa bóng 2013–14. Ngày 25 tháng 9 năm 2013, anh có trận đấu đầu tiên tại Serie A trong trận hòa 1-1 với Napoli. Bàn thắng đầu tiên của anh tại Serie A là bàn gỡ hòa 1-1 trong trận thua Parma 3-1. Berardi ghi bàn mở tỉ số từ chấm phạt đền trong chiến thắng lịch sử trước Bologna với tỉ số 2-1 của Sassuolo vì đây là chiến thắng đầu tiên của câu lạc bộ này tại Serie A. Ngày 3 tháng 11 năm 2013, anh lập hat-trick đầu tiên trong sự nghiệp (với hai quả phạt đền thực hiện thành công) giúp Sassuolo có được chiến thắng 4-3 trước Sampdoria. Ngày 12 tháng 1 năm 2014, Berardi ghi cả bốn bàn thắng cho Sassuolo trong chiến thắng 4-3 trước AC Milan khi mà trước đó đội bóng của anh đã bị Milan dẫn trước 2-0 ngay ở phút 13. Ở tuổi 19, anh trở thành cầu thủ trẻ thứ hai ghi được bốn bàn thắng tại Serie A và là cầu thủ thiếu niên đầu tiên làm được điều đó sau cựu danh thủ Silvio Piola năm 1931. Anh cũng trở thành cầu thủ đầu tiên ghi được bốn bàn thắng vào lưới Milan trong một trận đấu tại Serie A. Ngày 6 tháng 5 năm 2014, Berardi lại một lần nữa lập hat-trick giúp Sassuolo đánh bại Fiorentina 4-3 để tiếp tục duy trì hi vọng trụ hạng và nâng tổng số bàn thắng của anh ghi được trong mùa giải lên con số 16. Sau đó, chiến thắng 4-2 trước Genoa đã chính thức giúp Sassuolo trụ hạng thành công. Mùa bóng 2014-15. Tháng 7 năm 2014, người đại diện của Berardi xác nhận anh sẽ tiếp tục gắn bó với Sassuolo thêm một mùa giải nữa. Ngay đầu mùa giải, anh bị cấm thi đấu ba trận do có hành vi bạo lực với hậu vệ của Inter Milan Juan Jesus. Ngày 5 tháng 10 năm 2014, anh có bàn thắng đầu tiên trong mùa giải mới với cú đúp vào lưới Lazio nhưng đã không thể giúp đội bóng mình tránh khỏi thất bại 3-2 chung cuộc. Ngày 18 tháng 1 năm 2015, anh lập cú đúp trong trận hòa 3-3 với Genoa. Bốn tháng sau, anh lập hat-trick trong chiến thắng 3-2 trước AC Milan, giúp anh có được 14 bàn thắng sau 30 trận tại Serie A 2014-15. Mùa bóng 2015-16. Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Juventus bán phần sở hữu của mình đối với Berardi cho Sassuolo với giá 10 triệu €, nhưng có kèm điều khoản mua lại. Ngay đầu mùa giải 2015-16 trong trận đấu mở màn với Napoli, Berardi gặp phải chấn thương khiến anh phải nghỉ thi đấu một tháng rưỡi. Anh có bàn thắng đầu tiên trong mùa giải vào ngày 18 tháng 10 năm 2015 trong chiến thắng 2-1 trước Lazio. Ngày 10 tháng 1 năm 2016, anh ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Inter Milan ở phút 95 của trận đấu. Mùa bóng 2016-17. Ngày 28 tháng 7 năm 2016, Berardi có trận đấu đầu tiên và pha lập công đầu tiên tại đấu trường Châu Âu, trận lượt đi vòng sơ loại thứ ba UEFA Europa League với FC Luzern. Trong trận lượt về ngày 4 tháng 8, anh lập cú đúp giúp Sassuolo giành chiến thắng 3-0. Tại trận lượt đi vòng play-off Europa League ngày 18 tháng 8, Berardi ghi một bàn và kiến tạo một bàn trong chiến thắng 3-0 trước Sao Đỏ Belgrade. Trong trận mở màn Serie A 2016-17 ba ngày sau đó với Palermo, anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu từ chấm phạt đền. Ngày 25 tháng 8, Berardi tiếp tục chuỗi ghi bàn ấn tượng (6 bàn/5 trận) trong trận hòa 1-1 với Sao Đỏ Belgrade, tỷ số vừa đủ để đưa Sassuolo vào vòng bảng UEFA Europa League 2016–17. Ba ngày sau đó, anh ghi bàn trong trận thắng 2-1 trước Pescara, trở thành cầu thủ trẻ nhất đạt đến cột mốc 40 bàn thắng tại Serie A kể từ mùa giải 1994-95 (22 tuổi 27 ngày). Sau khi phải ngồi ngoài vì chấn thương đến bốn tháng rưỡi, anh trở lại sân cỏ vào ngày 8 tháng 1 năm 2017 trong trận hòa 0-0 với Torino. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Berardi được triệu tập vào đội tuyển U-19 quốc gia Ý vào mùa hè năm 2013 nhưng anh đã từ chối lệnh triệu tập này. Vì hành động đó, anh bị cấm thi đấu cho đội tuyển 9 tháng. Anh được gọi vào đội tuyển U-21 Ý lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 2 năm 2014 nhưng do hành vi giật cùi chỏ trung vệ Cristian Molinaro trong trận đấu tại Serie A với Parma, Berardi bị loại khỏi đội hình. Anh có trận đấu đầu tiên cho đội U-21 Ý vào ngày 4 tháng 6 năm 2016 trong chiến thắng 4-0 trước U-21 Montenegro. Ngày 1 tháng 6 năm 2018, anh được huấn luyện viên Roberto Mancini triệu tập vào đội tuyển Ý và được ra sân lần đầu trong trận giao hữu gặp . Năm 2020, anh cùng đội tuyển Ý đăng quang Euro lần thứ hai sau khi vượt qua đội tuyển Anh ở trận chung kết. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Sassuolo Quốc tế. Đội tuyển quốc gia Ý
1
null
César-Auguste-Jean-Guillaume-Hubert Franck (1822-1890) là nhà soạn nhạc người Pháp gốc Bỉ. Ông là một trong những người có ảnh hưởng tới âm nhạc Pháp thế kỷ XIX. Với tài năng sư phạm của mình, César Franck đã đào tạo ra nhiều học trò xuất sắc như Vincent d'Indy, Ernest Chausson, Claude Debussy và Georges Bizet. Cuộc đời và sự nghiệp. Xuất thân và thời thơ ấu. César Franck sinh ra tại Liège, Vương quốc Bỉ vào ngày 10 tháng 12 năm 1822. Nguồn gốc văn hóa của ông là một vấn đề được bàn tán nhiều. Bởi Liège là một vùng đất thuộc Wallonie. Lúc đầu thì Wallonie thuộc Pháp, sau đó nó trở về Bỉ. Không chỉ có vậy, mẹ của Franck là người gốc Đức, trong khi cha của Franck lại đến từ Gemmenich là một vùng đất của Bỉ nằm gần biên giới với Đức. Có một điều may mắn và nhiều điều không may mắn cho cậu bé César Franck. Điều may mắn đó là cậu là một thần đồng âm nhạc, những điều không may mắn đó là việc cậu sống trong một gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là những người vô trách nhiệm nhưng lại có nhiều tham vọng, là việc cậu sống trong một thời kỳ mà thần đồng là những người được sùng bái mà sự sùng bái này đi liền với việc các thần đồng bị khai thác quá mức. Chính tất cả những điều này đã khiến cho Franck không có một sự thành thục sớm trong sáng tác, bởi nó kéo dài hết cả thời thơ ấu lẫn thời thanh niên của Fracnk. Vào năm 1830, cha của Franck đăng ký cho cậu vào Nhạc viện Liège. Nơi đây, cậu bé Franck nhận nhiều giải thưởng về xướng âm vào năm 1832 và piano vào năm 1834. Trong các năm 1833-1835, Franck học hòa âm với Dassoigne. Được khuyến khích bởi những thành công của con trai, cha của Franck đã tổ chức các buổi hòa nhạc ở Liège, Brussels và Aachen. Năm 1835, gia đình nhà Franck chuyển đến Paris sinh sống. Lúc này, một rắc rối đã đếnː Franck là người có quốc tịch Bỉ, chính vì vậy Nhạc viện Paris không nhận cậu bé. Đó là lý do vì sao cậu phải mất tới một năm để có thể vào nhạc viện vì chờ người cha làm thủ tục để nhập quốc tịch Pháp. Cuối cùng, vào ngày 4 tháng 10 năm 1837, Franck cũng trúng tuyển vào lớp piano của Pierre-Joseph-Guillaume Zimmermann và lớp đối vị của Aimé Leborne. Thời thanh niên. Ngoài ra, Franck còn theo học lớp organ của François Benoist và nhờ lớp này, Franck đã giành được giải nhì vào năm 1841. Tuy có thành công như vậy, Franck đã phải bỏ nhạc viện theo yêu cầu của cha mình vào ngày 22 tháng 4 năm 1842. Điều này khiến cho chàng thanh niên Franc không có cơ hội tham dự Giải thưởng Rome, tuy nhiên nó lại giúp cho chàng trai có thời gian để luyện tập chơi piano. Gia đình nhà Franck đã trở về quê hương Bỉ. Sau đó, Franck tập trung vào công việc sáng tác. Trở về Bỉ, do không tìm thấy lợi ích nào, nhà Franck lại đến Paris vào năm 1844. Sự xuống dốc sự nghiệp biểu diễn đã khiến cho Franck càng khiến người cha thêm thất vọng nhiều hơn. Ít lâu sau đó, Franck thoát khỏi sự quản thúc của gia đình. Để có thể kiếm sống, Franck đi giảng dạy tại các trường công và các trường tôn giáo. Ông đã trở thành một người chơi organ trong Nhà thờ Notre-Dame-de-Lorette trong các năm 1847 đến 1851. Trong khoảng thời gian đó, ông luôn ở nhà của vợ chưa cưới là bà Félicité Saillot Desmousseaux. Hai người kết hôn vào ngày 22 tháng 2 năm 1848. Tuy cha của Franck kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này, nhưng ông cũng đến tham dự bằng việc ngồi sau tấm ngăn lò sưởi. Khi trưởng thành. Vào năm 1853, Franck trở thành nghệ sĩ organ tại Nhà thờ Saint-Jean-Saint-François du Marais. Cây đàn này do Aristide Cavaillé-Coll và Franck gắn bó với hãng làm đàn của ông này với tư cách là "đại diện về mặt nghệ thuật". Nhận cảm hứng từ Jacques-Nicolas Lemmens, Franck quyết tâm phát triển thêm những kỹ thuật chơi organ. Một thời kỳ sự nghiệp âm nhạc mới lại bắt đầu với Franck. Năm 1858, ông tham gia một cuộc thi mà có nhiều nhà soạn nhạc tham dự. Năm 1859, ông là nghệ sĩ organ của Nhà thờ Saint Clotilde Basilica. Và ông gắn bó với nơi này cho đến cuối đời. Vào năm 1871, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Franck được bổ nhiệm giáo sư môn organ tại Nhạc viện Paris thay cho Benoist. Năm sau, ông đã có lớp dạy chính thức.. Năm 1874 là thời điểm đánh dấu khoảng thời gian sáng tác mãnh liệt của Franck. Năm 1885, ông được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh và một năm sau đó, ông trở thành chủ tịch của Hội âm nhạc quốc gia. Qua đời. Năm 1890, Franck là nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Du đã cố gắng trụ vững để tiếp tục sáng tác, ông không tránh khỏi di chứng của vụ tai nạn là viêm màng phổi. Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8 tháng 10 năm 1890. Tang lễ của Franck được cử hành một cách khiêm tốn. Bên chính quyền địa phương thì không một ai tới viếng, còn bên Nhạc viện Paris thì có Léo Delibes đến thăm. Có rất nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng đến lễ tang như Gabriel Fauré, Alfred Bruneau, Charles-Marie Widor, Édouard Lalo, Henri Duparc, Vincent d'Indy, Ernest Chausson, Guillaume Lekeu, Paul Dukas, Louis Vierne, Alexandre Guilmant và Emmanuel Chabrier, trong đó Chabrier là người đọc điếu văn. Franck được chôn cất tại nghĩa trang Montparnasse ở Paris. Phong cách sáng tác. Các sáng tác của César Franck đã kết hợp xuất sắc tính xúc động lãng mạn, chất ngẫu hứng vỡi những truyền thống và quy chuẩn về mặt cấu trúc của chủ nghĩa cổ điển cũng như phong cách về phong cách về phức điệu của những nhà soạn nhạc bậc thầy đi trước. Âm nhạc của Franck trở tình, cao cả, có cảm xúc chân thành, có quan hệ hữu cơ với những khuynh hướng mới. Nhiều tắc phẩm của Franck áp dụng cái gọi là thể thức chu kỳ, một bút pháp để đạt được sự thống nhất giữa một số chương trong tất cả các chủ đề của tác phẩm được sinh ra từ một motif ban đầu. Các chủ đề chính của tác phẩm tương quan với nhau và được tóm tắt vào chương cuối nếu viết theo phong cách đó. Âm nhạc của Franck thường phức tạp về đối âm, sử dụng nguyên mẫu hòa âm phổ biến vào cuối thời kỳ âm nhạc Lãng mạn, thể hiện sự ảnh hưởng lớn của Franz Liszt và Richard Wagner. Franck đã thể hiện tài năng trong việc chuyển điệu thức một cách thường xuyên và duyên dáng, những người học trò của Franck đã kể rằng từ mà ông nhắc đến nhiều nhất đó là chuyển điệu. Phong cách chuyển điệu và bút pháp đặc ngữ trong việc chuyển điệu là điều dễ nhận thấy nhất ở Franck. Nhiều tác phẩm của Franck nghiêm túc một cách sâu sắc và mang vẻ tôn kính. Cảm xúc trong chúng thường là nông nhiệt, hân hoan, không hề thấy ở chúng sự thư thái. Franck có ảnh hưởng đáng kể trong âm nhạc. Ông đã tăng cường sức mạnh và làm mới âm nhạc thính phòng. Ông đã phát triển nguyên tắc của thể thức chu kỳ. Chính tính cách của “một người vô cùng khiêm tốn, giản dị, sùng đạo và siêng năng” đã giúp ông có ảnh hưởng đó. Những người nổi bật sử dụng thể thức chu kỳ của Franck là Claude Debussy và Maurice Ravel, tuy nhiên quan niệm của họ không giống Franck nữa. Ngoài ra, mọi người cũng đánh giá cao Franck ở việc trình diễn, đặc biệt là với organ. Ông được đánh giá là nghệ sĩ organ xuất sắc nhất chỉ sau Johann Sebastian Bach. Các tác phẩm chính. César Franck có để lại các vở opera "Hulda" (1882-1885), "Ghisèle" (1889-1890); các bản oratorio, đáng chú ý có "Ruth" (1846), "Tháp Babel" (1865), "Chuộc lỗi" (1871), "Rebacca" (1881); các tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng như "Người thợ săn bị nguyển rủa "(1882), "Những biến tấu giao hưởng" (có cho cả piano, 1885); những tác phẩm thính phòng; những tác phẩm cho piano và các bản romance.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những album hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Pleuronectidae là một họ cá thân bẹt. Chúng được gọi là Cá bơn mắt phải vì hầu hết các loài nằm ở đáy biển trên phần bên phải của chúng với cả hai mắt ở phần phải. Vây lưng và vây hậu môn của chúng dài và liên tục, với vây lưng kéo dài về phía trước vào đầu. Cá cái đẻ trứng nổi giữa nước cho đến khi ấu trùng phát triển, và chúng chìm xuống đáy. Các Phân họ và Chi. Phân họ Paralichthodinae Phân họ Pleuronectinae Phân họ Poecilopsettinae Phân họ Rhombosoleinae
1
null
Tạ Uyên (1898-1940) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là một trong ba Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và từng là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông còn có tên là Châu Xương, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1898, tại làng Côi Trì, tổng Yên Mô, nay thuộc địa phận Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Song thân ông là ông Tạ Hoạt và bà Lê Thị Huynh. Ông từng theo Nho học và từng đỗ khóa sinh vào năm 18 tuổi. Năm 1925, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội được thành lập ở hải ngoại và hoạt động phát triển cơ sở trong nước. Kỳ bộ Bắc Kỳ đã cử cán bộ về gây cơ sở ở Ninh Bình. Cuối năm 1927, tại Quỳnh Lưu (Nho Quan), tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đầu tiên đã ra đời. Từ khởi điểm ở Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, tổ chức cách mạng này tiếp tục phát triển sang Yên Mô, Gia Viễn, Gia Khánh. Tháng 10 năm 1927, chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Yên Mô đã ra đời tại làng Côi Trì (nay thuộc xã Yên Mỹ), Tạ Uyên được cử làm Bí thư. Theo chủ trương của chi bộ, ông đã chọn Bích Động (nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Trước kia, xã Ninh Hải thuộc địa phận tổng Lận Khê, huyện Yên Mô) là một trong những địa điểm in truyền đơn. Bích Động là một nơi kín đáo, hẻo lánh, đường đi lại khó khăn, có nhiều đường thoát khi bị lộ. Từ "xưởng in" Bích Động và các nơi khác, truyền đơn, thơ ca cách mạng đã xuất hiện nhiều lần như: cây đa đầu làng Mai Thôn, Chợ Ghềnh, ngã ba đường đi Thanh Hóa - Nho Quan - Ninh Bình (Yên Bình), Quảng Từ, Quảng Phúc, Nộn Khê (Yên Từ), Cầu Hội, Cổ Lâm (Yên Thái), Núi Bảng, Chợ Mo, Cầu Bút (Yên Mạc), chợ Kênh, chùa Hang (Yên Thành). Ngày 19 tháng 11 năm 1929, Tạ Uyên bị bắt đưa về nhà lao Ninh Bình, ngày 24 tháng 1 năm 1930, Thực dân Pháp mở phiên tòa xử "vụ án cộng sản đầu tiên" ở Ninh Bình. Tạ Uyên bị kết án 15 năm tù khổ sai, đày đi Côn Đảo. Năm 1935 ông cùng với Nguyễn Hữu Tiến, Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ tổ chức vượt đảo, chạy trốn về đất liền thành công. Trở về Nam Bộ, ông tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi thành lập Liên Tỉnh ủy Hậu Giang (gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long Xuyên, Châu Đốc), Tạ Uyên được cử làm Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang rồi tham gia Ban Chấp hành Xứ ủy và đến tháng 7 năm 1940, Tạ Uyên được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (thay cho Võ Văn Tần). Ông là người đã kết nạp Võ Văn Kiệt vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Thời gian đầu hoạt động, Tạ Uyên là một trong ba Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, ông đã trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra vào ngày 23-11-1940. Tuy nhiên, một ngày trước cuộc khởi nghĩa, ngày 22-11-1940 ông bị bắt tại Sài Gòn và bị xử tử vào ngày 10 tháng 12 năm 1940. Tôn vinh. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình, thành phố Vũng Tàu. Ở Yên Mô quê ông có Trường THPT Tạ Uyên. Nhà tưởng niệm ông được xây dựng tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.
1
null
Ekaterina Valeryevna Makarova (; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1988) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Nga. Thứ hạng cao nhất mà tay vợt này từng đạt được là hạng 8 thế giới vào tháng 5 năm 2015. Là chủ nhân của 3 chức vô địch grand slam đôi là chức vô địch đôi nam nữ tại Mỹ Mở rộng năm 2012 (cùng với Bruno Soares), chức vô địch đôi nữ tại Pháp Mở rộng năm 2013, chức vô địch Mỹ mở rộng năm 2014 và Giải quần vợt Wimbledon 2017 (cùng với Elena Vesnina). Sự nghiệp. Makarova bắt đầu chơi tennis năm 6 tuổi. Và chơi chuyên nghiệp từ năm 15 tuổi. 2009. Makarova khởi đầu năm 2009 bằng hàng loạt các trận thua tại vòng 1 ở các giải đấu tại Sydney, Paris, Dubai và thua tại vòng 2 giải Úc Mở rộng và tại BNP Parisbas Open. Cô có trận chung kết WTA đầu tiên trong sự nghiệp là tại Grand Prix SAR La Princess Lalla Meryem nhưng thua trước Anabel Medina-Garrigues và trận chung kết Estoril Open, thua Yanina Wickmayer sau khi thắng Maria Kirilenko và Anna Lena-Grönefeld. Makarova tiếp tục thua tại vòng 1 Pháp Mở rộng, Aegon Classic và vòng 2 của Wimbledon.
1
null
Giới trí thức (; ) hay tầng lớp trí thức là một những người có học thức chuyên tham gia những công việc trí óc phức tạp nhằm phê bình, hướng dẫn và đi đầu trong việc cấu thành nên văn hóa - chính trị trong xã hội. Chiếu theo tầng lớp xã hội thì giới trí thức bao gồm các nghệ sĩ, giáo viên - giảng viên, tác giả và các "nhà văn" (). Theo tư cách cá nhân thì đơn giản gọi là trí thức, văn nghệ sĩ. Tầng lớp trí thức nổi lên vào cuối thế kỷ 18 ở xứ Ba Lan thuộc Nga thời kỳ chia cắt (1772–1795). Vào thế kỷ 19, nhà trí thức Ba Lan Bronisław Trentowski đã sáng tạo ra thuật ngữ "intelligentcja" (trí thức) nhằm định danh và mô tả những người có học và giai tầng xã hội những nhà tư sản yêu nước hoạt động chuyên môn vốn có thể trở thành những nhà lãnh đạo văn hóa của Ba Lan, sau đó là dưới chế độ chuyên chế Sa hoàng Nga từ cuối thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 20. Ở nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) thì thuật ngữ "intelligentsiya" (trí thức) nói về tầng lớp xã hội những người có học thức với nền tảng vốn văn hóa (nhà trường, giáo dục, khai sáng) giúp họ gánh vác sứ mệnh lãnh đạo chính trị một cách thiết thực. Trên thực tế, địa vị và trách nhiệm xã hội của giới trí thức rất đa dạng tùy theo từng xã hội. Ở Đông Âu, những người trí thức bị tước đoạt mất ảnh hưởng chính trị lẫn con đường tiến tới đòn bẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả; giới trí thức bị cho là không hữu dụng đối với xã hội. Trái lại, ở Tây Âu, đặc biệt là Đức và Anh Quốc thì tầng lớp "Bildungsbürgertum" (tư sản có văn hóa) và "giới chuyên môn" (professions) của Anh được định rõ vai trò là những trí thức quần chúng trong xã hội.
1
null
Schweizer SGS 1-26 là một loại tàu lượn một chỗ của Hoa Kỳ, do Schweizer Aircraft ở Elmira, New York chế tạo. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Máy bay Schweizer]] [[Thể loại:Tàu lượn Hoa Kỳ 1950–1959]] [[Thể loại:Máy bay dân sự]] [[Thể loại:Máy bay quân sự]] [[Thể loại:Tàu lượn]] [[Thể loại:Máy bay cánh giữa]]
1
null
Schweizer SGS 2-33 là một loại tàu lượn huấn luyện 2 chỗ của Hoa Kỳ, do Schweizer Aircraft ở Elmira, New York chế tạo. Quốc gia sử dụng. SGS 2-33 hiện được sử dụng rất nhiều tại các trung tâm đào tạo tàu lượn, trong đó lớn nhất là Air Cadet League of Canada với 54 chiếc 2-33 và 2-33A tính đến tháng 6 năm 2011.
1
null
USS "Borie" (DD-215) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Adolph E. Borie. Nó từng hoạt động tại Hắc Hải, Viễn Đông và vùng biển Caribe giữa hai cuộc thế chiến; đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. "Borie" đã tham gia Trận Đại Tây Dương, chiến dịch kéo dài bảo vệ tàu bè Đồng Minh khỏi các tàu ngầm U-boat Đức, từng được tặng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống khi hoạt động cùng Đội đặc nhiệm 21.14, một đơn vị tìm-diệt chống tàu ngầm, và đã hoạt động nổi bật trong trận chiến cuối cùng đối đầu chiếc tàu ngầm "U-405", nhưng cũng chịu hư hại nặng do trận cận chiến với đối phương và buộc phải đánh đắm vào tháng 11 năm 1943. Thiết kế và chế tạo. "Borie" được đặt lườn vào ngày 30 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 10 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Patty Borie, cháu của Bộ trưởng Borie; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E. F. Clement. Như một tàu khu trục sàn phẳng tiêu biểu, "Borie" được trang bị bốn khẩu pháo /50 caliber, một khẩu pháo /23 caliber phòng không, sáu súng máy.30-caliber (7,62 mm) và mười hai ống phóng ngư lôi trên bốn bệ ba nòng, gồm hai bệ mỗi bên mạn. Nó cũng được trang bị mìn sâu và sonar để chống tàu ngầm. Tốc độ tối đa mà nó đạt được là . Lịch sử hoạt động. Vào tháng 4 năm 1920, "Borie" gia nhập Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ tại Hắc Hải. Qua năm sau, nó được điều về Đội khu trục 38 trực thuộc Hạm đội Á Châu, và trong bốn năm tiếp theo, nó luân phiên hoạt động tại khu vực quần đảo Philippine trong mùa Đông và tại Yên Đài và Thượng Hải, Trung Quốc vào mùa Hè. Sau đó nó quay trở về nhà, và hoạt động tuần tra tại vùng biển Caribe cho đến mùa Xuân năm 1927, khi nó thực hiện một chuyến đi sang Châu Âu. Chiếc tàu khu trục ở lại cùng Hạm đội Đại Tây Dương cho đến năm 1929, khi nó lại bắt đầu một lượt phục vụ kéo dài ba năm cùng Hạm đội Á Châu. Sau khi được cải biến thành một soái hạm khu trục tại San Diego, California trong những năm 1932-1933, "Borie" gia nhập Hải đội Khu trục 2 trực thuộc Lực lượng Chiến trận. Nó tiếp tục ở lại khu vực Thái Bình Dương trong vai trò một tàu khu trục thông thường cho đến cuối năm 1939, khi nó được lệnh băng qua kênh đào Panama để tham gia nhiệm vụ Tuần tra Trung lập. Khi xung đột nổ ra giữa Hoa Kỳ và các nước thuộc phe Trục, nó thoạt tiên phục vụ cùng Lực lượng Tuần tra gần bờ thuộc Quân khu Hải quân 15 tại vùng kênh đào Panama. Đến tháng 12 năm 1941, nhằm đối phó lại nguy cơ tấn công của tàu ngầm U-boat ngày càng gia tăng tại vùng biển Caribe, nó thay phiên cho chiếc trong vai trò soái hạm của Đội khu trục 67, vốn còn bao gồm các tàu khu trục và . Vào ngày 15 tháng 6 năm 1942, nó cứu vớt những người sống sót từ chiếc USAT "Merrimac" vốn bị đắm do trúng ngư lôi đối phương. Sau khi quay về Philadelphia vào tháng 11 năm 1942, "Borie" đi đến New Orleans để đại tu rồi được điều đến khu vực biển Caribe. Trong đợt đại tu, nó được trang bị một dàn radar dò tìm mặt biển, đồng thời bốn trong số các khẩu súng máy.30-caliber (7,62 mm) được tháo dỡ thay thế bằng hai khẩu pháo Oerlikon 20 mm phòng không. Trong ba tháng kể từ tháng 2 năm 1943, "Borie," "Barry" và "Goff" được điều về Đơn vị Hộ tống 23.2.4 cùng các pháo hạm và cùng các tàu tuần tra "PC-575" và "PC-592", và đã hoạt động giữa Trinidad và Recife, Brazil cùng với Hạm đội Nam Đại Tây Dương (sau này là Đệ Tứ hạm đội) dưới quyền Đô đốc Jonas Ingram. Đơn vị này tháp tùng các đoàn tàu vận tải đi từ Trinidad đến Recife, nơi nó được các đơn vị Hải quân Brazil thay phiên cho đoạn hành trình tiếp tục đi đến Bahia. Quay về Norfolk vào tháng 5, ba chiếc tàu khu trục hộ tống cho Đoàn tàu UGS-13 đi Casablanca, Maroc, và khi quay trở về được điều động về Đội đặc nhiệm 21.14 để bảo vệ cho tàu sân bay hộ tống dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Arnold J. Isbell. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1943, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Charles H. Hutchins, lúc đó là vị chỉ huy tàu khu trục trẻ nhất của Hải quân Mỹ, "Borie" rời vùng biển Caribe, và đến ngày 30 tháng 7 đã tiến ra Đại Tây Dương như một đơn vị của đội tìm-diệt tàu ngầm hình thành chung quanh "Card". Nó hoàn tất ba chuyến đi tuần tra cùng với đội của "Card", hỗ trợ các tàu chị em trong việc theo đuổi và đánh chìm các tàu ngầm U-boat Đức. Danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống đã được trao tặng cho Đội đặc nhiệm 21.14 do thành tích trong đợt tuần tra này. Vào cuối tháng 10 năm 1943, Đội đặc nhiệm 21.14 ra khơi cho chuyến tuần tra thứ tư, do có một báo cáo về cuộc tập trung tàu ngầm U-boat để tiếp nhiên liệu từ một tàu ngầm chở dầu Kiểu XIV "Milchkuhe" (Bò sữa). Tin tức tình báo có được này là nhờ kỹ thuật định vị bằng máy dò sóng vô tuyến cao tần (HFDF) biệt danh "huff-duff". "Borie" bắt được tín hiệu radar của tàu ngầm "U-256" lúc 19 giờ 43 phút ngày 31 tháng 10, và bắt đầu tiếp cận. Chiếc tàu ngầm lập tức lặn xuống; nhưng hai đợt tấn công bằng mìn sâu đã buộc nó phải nổi lên, nhưng nó lại lặn xuống; và sau đợt tấn công mìn sâu thứ ba, một vệt dầu loang lớn nổi lên mặt biển. Hutchins tin rằng mục tiêu đã bị đánh chìm, và báo tin chiến thắng cho soái hạm "Card" của đội đặc nhiệm, nhưng thực ra "U-256" đã cố lết quay trở về được căn cứ cho dù bị hư hại nặng. Trận chiến với "U-405". "Borie" sau đó bắt được một tín hiệu radar tàu ngầm khác cách vị trí ban đầu lúc 01 giờ 53 phút ngày 1 tháng 11 ở khoảng cách , và lại tiếp cận mục tiêu. Ở khoảng cách , tín hiệu radar bị mất, nhưng sonar dò thấy tàu ngầm đối phương hầu như cùng lúc đó. "Borie" lúc này đối đầu với chiếc "U-405", một tàu ngầm U-boat Kiểu VIIC, ở tọa độ . Thời tiết lúc này không thuận lợi, sóng cao , gió mạnh và tầm nhìn kém. Chiếc tàu khu trục thoạt tiên tấn công bằng mìn sâu, sau đó chiếc tàu ngầm nổi lên (hoặc bị buộc phải nổi lên) mặt nước. "Borie" sau đó tấn công bằng pháo 4 inch (102 mm) và 20 mm ở khoảng cách . Các khẩu súng máy của chiếc tàu ngầm bắn trúng phòng động cơ phía trước và nhiều phát tản lạc vô hại gần cầu tàu, trong khi các thành viên khẩu đội pháo cố gắng xoay và nhắm phát đầu tiên vào mực nước của chiếc tàu khu trục; nhưng hỏa lực 20 mm của "Borie" đã tiêu diệt từng thành viên nhô ra khỏi nơi ẩn nấp để đến bên khẩu pháo, và một loạt ba phát đạn pháo đã thổi tung khẩu pháo của chiếc tàu ngầm trước khi nó kịp bắn phát nào. Sau đó "Borie" tiếp cận để tìm cách húc chiếc "U-405", nhưng vào đúng giây phút cuối cùng chiếc tàu ngầm bẻ lái gấp sang mạn trái và một cơn sóng lớn đã nhấc chiếc tàu khu trục chồm lên bên trên sàn trước của chiếc tàu ngầm. Sau cú húc, "Borie" nằm cao ở giữa bên trên "U-405", và cho đến khi chúng tách rời, hai bên đã bắn lẫn nhau bằng hỏa lực nhẹ. Đây là một trận chiến độc đáo không giống như những trận hải chiến hiện đại, nó được quyết định bởi việc húc nhau và bắn nhau bằng hỏa lực nhẹ ở tầm rất gần. Đèn pha 24 inch của "Borie" giữ cho chiếc tàu ngầm bị chiếu sáng trong suốt trận chiến, ngoại trừ một lúc ngắn khi nó được tắt đi vì những lý do chiến thuật. Hai con tàu thoạt tiên hầu như nằm vuông góc với nhau; và khi trận chiến tiếp diễn, tác động của sóng cùng nỗ lực của cả hai phía thủy thủ đoàn nhằm tách ra khỏi tàu đối phương khiến hai con tàu bị khóa vào nhau theo hình chữ "V" trong một trận chiến kéo dài, với chiếc U-boat nằm dọc theo mạn trái của "Borie" chỉ một góc 25–30° từ hướng song song. Tác động của sóng biển làm nứt những mối nối lườn tàu phía trước của chiếc tàu khu trục và làm ngập nước phòng động cơ phía trước. Lườn chiếc tàu ngầm được làm bằng thép dày hơn, và mạn tàu chắc chắn hơn để chống đỡ khi lặn sâu, khiến nó chịu đựng áp lực tốt hơn. Hutchins sau này báo cáo: "Chúng tôi rất ấn tượng về độ chắc chắn và bền bỉ của những con tàu này." Trong một cuộc đối đầu thông thường, khả năng vượt trội về vũ khí, tốc độ và độ nổi dự trữ của một tàu khu trục mang tính quyết định. Nhưng trong trường hợp bất thường này, nó không thể hạ các khẩu pháo 4 inch và 3 inch đủ thấp để bắn trúng chiếc tàu ngầm; trong khi mọi khẩu súng máy của chiếc tàu ngầm đều được sử dụng. Một hay hai khẩu đội 4 inch đã tìm cách khai hỏa, nhưng đạn pháo lướt một cách vô hại bên trên mục tiêu. Dù sao, thủy thủ đoàn của "Borie" cũng có một số lượng giới hạn vũ khí nhẹ, còn các khẩu súng Đức trên sàn tàu hoàn toàn mở và không được bảo vệ. Hạm phó của "Borie" từng trình bày một hoàn cảnh hầu như tương tự trong khi thực tập vào ngày 27 tháng 10, mô phỏng lý thuyết một cú húc bởi tàu ngầm U-boat vào mạn trái, và kết quả là sau cú húc, mọi thành viên của "Borie" lập tức bước vào chiến đấu mà không cần đợi mệnh lệnh. Trong trận chiến kéo dài và căng thẳng tiếp theo sau, hàng tá thủy thủ Đức bị giết trong những nỗ lực tuyệt vọng nhằm giữ các khẩu súng máy hoạt động. Khi mỗi người rời cửa chạy về phía các khẩu súng, họ bị đèn pha của "Borie" chiếu sáng và bị đón chào bởi một rừng hỏa lực. Thủy thủ đoàn hùng hậu của "Borie" đối đầu với đối phương bằng bất kỳ vũ khí sẵn có: súng máy Tommy, súng trường, súng ngắn, shotgun để chống bạo loạn, và ngay cả một khẩu pháo sáng Very. Hạm phó của "Borie" cùng một nhân viên điện đài đã bắn rất hiệu quả từ cầu tàu với súng Tommy trong suốt cuộc chiến. Một thủy thủ Đức bị bắn trúng ngực bởi pháo sáng Very. Một khẩu pháo Oerlikon 20 mm cũng tiếp túc bắn với hiệu quả hủy diệt. Phần thưởng. "Borie" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống khi hoạt động cùng Đội đặc nhiệm 21.14. Hạm trưởng của "Borie", Thiếu tá Hải quân Charles H. Hutchins, được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân trong một buổi lễ bên trên tàu sân bay hộ tống "Card", do Tổng tư lệnh Hạm đội Đại Tây Dương, Đô đốc Royal E. Ingersoll, trao tặng. Một chiếc tàu khu trục thứ hai thuộc lớp "Allen M. Sumner" được hạ thủy ngày 4 tháng 7 năm 1944 và nhập biên chế ngày 21 tháng 9 năm 1944, đã phục vụ nổi bật trong trận Iwo Jima và trận Okinawa trước khi bị một máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng ngoài khơi Nhật Bản ngày 9 tháng 8 năm 1945, là một trong những tàu khu trục cuối cùng bị hư hại trong Thế Chiến II.
1
null
Pelvicachromis pulcher là một loài cá nước ngọt trong họ Cá hoàng đế, đặt hữu của Nigeria và Cameroon. Loài này phổ biến giữa những người yêu thích hồ cá, và thường được bán dưới tên kribensis, mặc dù loài này có tên gọi thông thường khác, bao gồm một vài tr6n khác phát sinh từ "kribensis": krib, krib thường, krib đỏ, krib siêu đỏ và krib cầu vồng, cùng với cá hoàng đế cầu vồng và cá hoàng đế tím. Bề ngoài, kích thước và màu sắc. Trong tự nhiên, "P. pulcher" trống phát triển đến chiều dài tối đa khoảng và cân nặng tối đa . Con mái nhỏ hơn, phát triển tối đa đến chiều dài và khối lượng . Cả hai giới đều có một sọc dọc chạy từ vây đuôi tới miệng và bụng màu đỏ hay hồng, độ đạm nhạt thay đổi vào mùa ghép đôi và sinh sản. Vây lưng và vây đôi có các đốm đen viền đỏ. Các con trống có nhiều đa hình màu sắc trong một vài quần thể tại một khu vực. Con non đơn ánh cho tới khi khoảng sáu tháng tuổi.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những album hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những ca khúc quốc tế hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng. Bảng xếp hạng tuần. Số lượng đĩa bán ra đến hết ngày 26 tháng 2 không được công bố.
1
null
Bảng xếp hạng Album (Gaon Chart) là bảng xếp hạng đánh giá những ca khúc quốc tế hay nhất ở Hàn Quốc. Dữ liệu được thu nhập hằng tuần bởi Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc. Nó bao gồm bảng xếp hạng tuần, được mở từ Chủ nhật đến thứ bảy, và bảng xếp hạng hằng tháng.
1
null
South Pacific (tạm dịch: "Nam Thái Bình Dương") là một vở nhạc kịch do Richard Rodgers sáng tác, với lời của Oscar Hammerstein II và kịch bản của Hammerstein và Joshua Logan. Vở nhạc kịch ra mắt khán giả năm 1949 tại Broadway và ngay lập tức trở thành một sự kiện, được biểu diễn 1.925 lần. Câu chuyện phỏng theo tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1947 của James A. Michener với tựa đề "Tales of the South Pacific" ("Những câu chuyện từ Nam Thái Bình Dương"), và gộp lại nội dung từ vài câu chuyện. Rodgers và Hammerstein tin rằng họ có thể viết một vở nhạc kịch thành công về mặt thương mại và đồng thời gởi đến một thông điệp cấp tiến về phân biệt chủng tộc. Câu chuyện kể về một cô y tá người Mỹ ở một trạm trên một đảo ở Nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã yêu một ông chủ đồn điền người Pháp ở tuổi trung niên nhưng gặp khó khăn chấp nhận được những người con lai của ông. Một mối tình thứ nhì xảy ra giữa một chàng đại úy hải quân người Mỹ và một cô gái Bắc Kỳ (người chân đăng), nói về sự sợ hãi của anh đối với các hệ quả xã hội nếu anh cưới người yêu gốc Á này. Vấn đề thành kiến về chủng tộc đã được nhắc đến nhiều lần trong vở kịch, đặc biệt là trong bài hát của đại úy, "You've Got to Be Carefully Taught" ("Ta phải được dạy kỹ càng"). Các nhân vật phụ, trong đó có một vai sĩ quan hài và bà mẹ của cô gái Bắc Kỳ, góp phần vào câu chuyện. Lần sản xuất trên Broadway đầu tiên đã nhận được hưởng ứng nồng nhiệt từ khán giả lẫn giới phê bình, và trở thành vở nhạc kịch được biểu diễn lâu thứ nhì trên Broadway tính đến thời điểm đó (chỉ thua "Oklahoma!" trước đó cũng do Rodgers và Hammerstein sáng tác), và vẫn được thịnh hành đến nay. Vở nhạc kịch đã nhận mười giải Tony, trong đó có Nhạc kịch hay nhất, Nhạc hay nhất, Lời hay nhất, và cũng là vở nhạc kịch duy nhất đã nhận cả bốn giải diễn xuất. Album nhạc do các diễn viên nguyên thủy hát trở thành đĩa hát bán chạy nhất trong thập niên 1940, và các đĩa khác liên quan đến vở nhạc kịch cũng thịnh hành. Bối cảnh. Mặc dù giáo sư kiêm chủ bút James Michener không cần phải đi lính trong Chiến tranh thế giới thứ hai vì ông sinh ra trong giáo hữu Quaker (vốn chống các hoạt động quân dịch), ông đã gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1942. Mãi đến tháng 4 năm 1944 ông mới được đưa đến mặt trận Nam Thái Bình Dương, khi ông giao nhiệm vụ viết một bài về lịch sử của Hải quân tại Thái Bình Dương và được cho phép đi lại rộng rãi. Ông thoát chết trong một vụ tai nạn máy bay ở Nouvelle-Calédonie; trải nghiệm này đã làm động cơ thúc đẩy ông viết tiểu thuyết, và ông bắt đầu lắng nghe đến các câu chuyện mà các người lính kể. Một chuyến đi đã đưa ông đến Quần đảo Treasury, nơi mà ông tìm thấy một ngôi làng với "dân làng gầy gò và một con lợn" tên là Bali-ha'i. Ấn tượng với tên này, ông viết nó xuống và ít lâu sau bắt đầu ghi lại những câu chuyện bằng máy đánh chữ cũ kỹ. Tại một đồn điền trên đảo Espiritu Santo, ông gặp một phụ nữ có biệt danh là Bloody Mary ("Mary Đẫm máu"); bà này có thân hình nhỏ, rụng gần hết răng, và mặt bà dính đầy bã trầu đỏ. Học được những câu nói thô tục từ lính, bà luôn than phiền với Michener về chính quyền thuộc địa Pháp, vì họ không cho bà và những người chân đăng Bắc Kỳ khác về lại Việt Nam với lý do các đồn điền sẽ không còn người trông nom. Bà cho ông biết những kế hoạch chống thực dân của mình khi về lại Đông Dương. Những câu chuyện này, gộp lại thành "Tales of the South Pacific" ("Những câu chuyện từ Nam Thái Bình Dương"), đã đem lại cho ông Giai Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1948. Có tổng cộng 19 câu chuyện trong "Tales of the South Pacific". Những câu chuyện đứng độc lập nhưng xoay quanh sự chuẩn bị cho một chiến dịch của quân Mỹ nhằm đuổi quân Nhật ra khỏi một đảo gần đó. Chiến dịch này được gọi là "Alligator", và diễn ra trong câu chuyện kề cuối "The Landing at Kuralei" ("Cuộc đổ bộ tại Kuralei"). Nhiều nhân vật tử trận trong trận đánh này - câu chuyện cuối cùng có tên là "The Cemetery at Huga Point" ("Nghĩa trang tại Huga Point"). Những câu chuyện được liên kết theo cặp theo chủ đề: câu chuyện đầu tiên và cuối cùng ngẫm lại những chuyện đã xảy ra, câu chuyện thứ nhì và thứ 18 đều nói về trận chiến, câu chuyện thứ ba và thứ 17 nói về việc chuẩn bị trận đánh, v.v. Riêng câu chuyện thứ 10 ở giữa thì không được liên kết với câu chuyện nào khác. Câu chuyện này tên là "Fo' Dolla", là một trong bốn tác phẩm mà sau này Michener đánh giá cao. Câu chuyện này đã thu hút sự chú ý của Rodgers and Hammerstein vì khả năng được chuyển thể đến sân khấu. "Fo' Dolla' ", một phần lấy bối cảnh trên đảo Bali-ha'i, kể về mối tình giữa một cô gái Bắc Kỳ tên Liat và một người Mỹ, chàng Đại úy Hải quân Joe Cable, tốt nghiệp Đại học Princeton, con của một gia đình giàu có ở Philadelphia. Sau khi mẹ của Liat là Bloody Mary ép anh cưới cô, Cable đã từ chối vì anh tin rằng gia đình và tầng lớp thượng lưu ở Philadelphia. Anh đi tham gia trận đánh (và tử trận) và Bloody Mary tiếp tục với kế hoạch khác là cho Liat cưới một ông chủ đồn điền người Pháp giàu có trên đảo. Trong câu chuyện, Cable đã phải đối đầu với sự phân biệt chủng tộc của chính mình: ông có thể vượt qua nó để yêu Liat, nhưng không đủ để đưa cô về nhà. Một nguồn khác của nhạc kịch là câu chuyện thứ tám "Our Heroine" ("Anh thư của chúng ta"), đã được liên cặp theo chủ đề với câu chuyện thứ 12, "A Boar's Tooth" ("Một răng lợn"), cả hai nói về người Mỹ tiếp xúc với văn hóa bản địa. "Our Heroine" kể về mối tình giữa cô y tá hải quân Nellie Forbush, từ vùng nông thôn Arkansas, và một ông chủ đồn điền giàu có và tinh vi người Pháp tên là Emile De Becque. Sau khi yêu Emile, Nellie (được giới thiệu ngắn gọn trong câu chuyện thứ tư, "An Officer and a Gentleman") mới khám phá ra rằng Emile đã có tám người con gái, sinh ra ngoài giá thú với một số phụ nữ bản địa. Michener cho độc giả biết rằng đối với Nellie, "bất cứ ai... không phải là da trắng hay da vàng là nigger (mọi da đen)", và tuy cô chấp nhận hai đứa con lai Pháp-Á đang sống trong nhà Emile, cô rất nhạc nhiên đối với hai đứa còn lại, vì đây chính là bằng chứng ông đã sống chung với một phụ nữ Polynesia da ngăm đen. Cô hết lo âu khi biết được rằng phụ nữ này đã hết, nhưng cô đã làm nguy hại đến mối quan hệ với Emile khi cô không thể chấp nhận được rằng Emile "đã có con nigger." Cuối cùng Nellie đã vượt qua những cảm tưởng của mình và trở lại để kết hôn với Emile. Nhiều yếu tố của "South Pacific" cũng có nguồn gốc trong 19 câu chuyện của Michener. Một câu chuyện giới thiệu nhân vật Bloody Mary; một câu chuyện khác kể về một điệp viên người Anh đang trốn trong đảo đang bị Nhật chiếm đóng và đã đưa tin tức về các hoạt động của quân Nhật cho quân Đồng Minh qua radio. Michener phỏng nhân vật này theo Đại úy Martin Clemens, một người Scotland; khác với nhân vật hư cấu, ông đã sống sót sau cuộc chiến. Các câu chuyện cũng kể về sự chờ đợi tưởng như không ngừng trước các trận đánh, và các nỗ lực của lính Mỹ để tìm thú tiêu khiển; đây là nguồn cảm hứng cho bài hát "There Is Nothing Like a Dame". Một số câu chuyện khác liên quan đến Seabee Luther Billis, trong nhạc kịch đóng vai trò hài hước và cũng cột lại những tình tiết diễn ra giữa những nhân vật không liên quan nhau. Quá trình sáng tác. Sau thành công vang dội với các vở kịch "Oklahoma!" (1943) và "Carousel" (1945), nhà soạn nhạc Richard Rodgers và người viết lời đang tìm một tác phẩm mới để chuyển thể trên sân khấu Broadway. Sau khi đạo diễn Joshua Logan và Leland Hayward, chỉ Rodgers and Hammerstein đến tác phẩm của Michener, hai người đồng ý làm một dự án. Michener đồng ý nhượng bản quyền của tác phẩm để lấy 1% doanh thu từ nhạc kịch. Nội dung. Vở nhạc kịch lấy bối cảnh một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Màn I. Vở kịch mở màn với hình ảnh hai đứa trẻ lai Polynesia tên Ngana và Jerome đang chơi đùa với nhau ("Dites-Moi"). Đó cũng là buổi uống trà hàn huyên giữa Thiếu úy Nellie Forbush - một cô y tá trong Hải quân Hoa Kỳ quê ở Little Rock, Arkansas và ông chủ đồn điền trung niên người Pháp Emile de Becque. Dẫu biết ai nấy đều đang lo lắng về kết quả cuộc chiến, Nellie lạc quan cho rằng mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp ("A Cockeyed Optimist"). Tuy quen nhau chưa lâu nhưng Emile và Nellie đều đã phải lòng đối phương ("Twin Soliloquies"). Ngay sau đó, Emile thổ lộ tình cảm với Nellie, hồi tưởng về lần đầu gặp nhau, phải lòng nhau từ những phút giây đầu tiên ("Some Enchanted Evening"). Nellie hứa rằng sẽ suy nghĩ về chuyện này rồi trở về bệnh viện. Emile gọi Ngana và Jerome đến. Hóa ra hai đứa trẻ này là con của Emile mà Nellie không hề hay biết. Nhóm lính hải quân do Luther Billis cầm đầu ca cẩm vì thiếu hơi đàn bà (các nữ y tá hải quân là sĩ quan nên không tính). Trên đảo chỉ có một nữ thường dân - một bà tuổi trung niên người Bắc Kỳ, làm nghề bán váy cỏ được toán lính đặt cho biệt danh là "Bloody Mary" ("Mary Đẫm máu"). Bà chào hàng với đám lính bằng giọng mỉa mai, tán tỉnh, cợt nhả ("Bloody Mary"). Billis nói rằng anh muốn đến đảo Bali Ha'I để chứng kiến nghi lễ răng lợn nhưng không được phép thuê thuyền vì không phải là sĩ quan. Thấy thế, nhóm lính xung quanh liền trêu chọc, nói rằng thực chất Billis muốn đến đó là để ngắm gái ("There Is Nothing Like a Dame"). Từ Guadalcanal, Đại úy Hải quân Cable hạ cánh xuống hòn đảo. Bloody Mary tìm cách mời Cable đến đảo "Bali Ha'i", ẩn ý rằng đó là một nơi đặc biệt dành riêng cho anh. Thấy thế, Billis bèn thúc giục Cable. Cable đến gặp mặt các cấp trên là hạm trưởng George Brackett và Commander William Harbison để bàn bạc về nhiệm vụ của mình. Địa điểm thi hành nhiệm vụ là hòn đảo Marie-Louise. Biết rằng Emile từng sống ở đó nên họ muốn Emile tháp tùng Cable. Họ mời Nellie đến và nhờ cô hỏi han về xuất thân của Emile, chẳng hạn như về quan điểm chính trị và lý do ông rời bỏ Pháp. Họ nghe phong phanh rằng Emile từng sát hại một người, nếu thật vậy thì Emile sẽ bớt đáng tin. Sau một hồi ngẫm nghĩ và cân nhắc, Nellie kết luận rằng mình vẫn chưa biết nhiều về Emile, quả quyết rằng sẽ từ chối ("I'm Gonna Wash That Man Right Outa My Hair"). Liền ngay sau đó, Emile đột ngột xuất hiện và mời Nellie đến dự một buổi tiệc để giới thiệu cô với bạn bè, cô nhận lời. Emile tỏ tình với Nellie và cầu hôn cô. Khi cô hỏi quan điểm của Emile về chính trị, ông trình bày một số quyền tự do phổ thông và giải thích rằng mình rời bỏ Pháp sau khi vô tình đánh chết một kẻ bắt nạt mình. Sau khi Emile đi mất, Nellie vui sướng hát về nỗi lòng mình ("I'm in Love with a Wonderful Guy"). Nhiệm vụ của Cable là đổ bộ vào hòn đảo Marie-Louise do Nhật chiếm giữ và báo cáo về hoạt động của các tàu phe Nhật. Bên Hải quân nhờ Emile làm người dẫn đường cho Cable, nhưng ông từ chối vì dự định chuẩn bị lập gia đình với Nellie. Nhiệm vụ đi vào chỗ bế tắc nên Cable được nghỉ phép. Billis bèn lấy tàu chở Cable đi Bali Ha'i. Tại đó, Billis tham gia nghi lễ bẻ răng lợn rừng của người bản xứ, còn Bloody Mary kết tóc se duyên Cable với cô con gái tên Liat. Đôi nam nữ nói chuyện với nhau bằng thứ tiếng Pháp bập bẹ, phải lòng nhau và quấn quít lấy nhau ("Younger Than Springtime"). Chiều tà, Billis và những người khác đã sẵn sàng rời khỏi đảo nhưng phải đợi Cable vì vẫn đang đắm đuối với Liat ("Bali Ha'i" (Reprise)). Ở buổi tiệc, các ký ức hạnh phúc thuở mới yêu nhau ùa về với Emile và Nellie ("I'm in Love with a Wonderful Guy", "Twin Soliloquies", "Cockeyed Optimist" và "I'm Gonna Wash That Man Right Outa My Hair"). Emile giới thiệu Jerome và Ngana với Nellie. Mặc dù thấy hai đứa trẻ dễ thương, Nellie bàng hoàng khi biết rằng đó là con của ông với người vợ quá cố, một người Polynesia da đen. Không thể vượt qua những thành kiến về chủng tộc, Nellie vội vã rời đi ("Some Enchanted Evening" (Reprise)). Màn II. Vào ngày Lễ Tạ ơn, các lính và y tá tham gia một cuộc dạ vũ mang tên "Thanksgiving Follies". Trong tuần trước đó, một cơn dịch sốt rét đã đến đảo Bali Ha'i. Vì đã đến Bali Ha'i nhiều lần để gặp gỡ với Liat, Cable cũng đã phát bệnh, nhưng cũng đã rời bệnh viện để tìm đến với Liat. Biết được Liat và Cable quấn quýt bên nhau, Bloody Mary cảm thấy rất vui mừng. Bà khuyến khích họ tiếp tục sống trong vô tư trên đảo ("Happy Talk") và kêu gọi họ kết hôn. Cable nhớ đến các thành kiến của gia đình mình, cho biết anh không thể kết hôn một cô gái Bắc Kỳ. Tức giận, Bloody Mary đưa cô con gái đi, và nói với Cable rằng cô sẽ phải cưới một người chủ đồn điền già hơn nhiều. Cable than khóc cho sự mất mát của mình. ("Younger Than Springtime" (Reprise)).
1
null
William McMaster "Will" Murdoch, RNR (ngày 28 tháng 2 năm 1873 − 15 tháng 4 năm 1912) là một thủy thủ người Scotland, từng là thuyền phó trên RMS Titanic, nơi ông đang làm việc cho White Star Lines. Ông là sĩ quan phụ trách trên đài chỉ huy thuyền trưởng trong đêm con tàu Titanic đã va chạm với một tảng băng trôi ở Đại Tây Dương. Ông là một trong 1.500 người chết trong thảm họa này.
1
null
là một sân vận động đa năng nằm ở Kasumigaoka, thuộc Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản. Sân vận động này từng là sân vận động chính cho lễ khai mạc và bế mạc, cũng như là nơi tổ chức các sự kiện môn thi đấu điền kinh tại Thế vận hội Mùa hè 1964. Các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản và trận chung kết cúp bóng đá câu lạc bộ được tổ chức tại sân. Sân vận động ban đầu có sức chứa chính thức là 57.363 người, cho đến thời điểm dỡ bỏ đã giảm xuống còn 48.000 chỗ ngồi. Công việc phá dỡ sân được hoàn thành vào tháng 5 năm 2015 và địa điểm sẽ được tái phát triển với một sân vận động Olympic mới có sức chứa lớn hơn. Sân vận động mới được xây dựng để trở thành địa điểm chính của Thế vận hội Mùa hè và Paralympic 2020. Các kế hoạch ban đầu cho sân vận động mới đã bị Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō loại bỏ vào tháng 7 năm 2015, sau khi bị dư luận phản đối vì chi phí xây dựng tăng vọt lên. Do đó, sân vận động mới không sẵn sàng cho Cúp bóng bầu dục thế giới 2019, như dự định ban đầu. Một thiết kế mới do kiến ​​trúc sư Kuma Kengo tạo ra đã được chọn vào tháng 12 năm 2015 để thay thế thiết kế ban đầu. Sân vận động mới được hoàn thành vào tháng 11 năm 2019. Lịch sử. Sân vận động đã được hoàn thành vào năm 1958 với tư cách là sân vận động quốc gia của Nhật Bản. Sân nằm trên địa điểm của Sân vận động Meiji Shrine Outer Park trước đó. Sự kiện lớn đầu tiên được tổ chức tại sân vận động là Đại hội Thể thao châu Á 1958. Sân vận động không bị tổn hại bởi trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011. Yasuhiro Nakamori, giám đốc quan hệ quốc tế của Ủy ban Olympic Nhật Bản, nói với Around the Rings rằng sân vận động tránh được thiệt hại do quy chuẩn xây dựng nghiêm ngặt của Nhật Bản. Sân vận động Quốc gia cũng đã tổ chức một số buổi hòa nhạc trong quá khứ: The Three Tenors (Luciano Pavarotti, Plácido Domingo, và Jose Carreras) vào năm 1996, SMAP vào năm 2005, Dreams Come True vào năm 2007, Arashi (15 buổi hòa nhạc từ năm 2008 đến 2013), L'Arc-en-Ciel vào năm 2012, Momoiro Clover Z vào năm 2014, AKB48 vào năm 2014, và cuối cùng là buổi hòa nhạc đồng diễn "Sayonara National Stadium Final Week Japan Night" vào ngày 28 và 29 tháng 5 năm 2014, được coi như là buổi hòa nhạc cuối cùng được diễn ra tại sân vận động trước khi bị phá dỡ, với các nghệ sĩ như Ikimono-gakari, Gospellers, Sukima Switch, Naoto Inti Raymi, Funky Kato, Sekai no Owari, Perfume, Man with a Mission, L'Arc-en-Ciel, và các ca sĩ và nhóm nhạc khác. Giao thông. Để đi đến sân vận động, chúng ta có thể đi từ các ga Sendagaya hoặc ga Shinanomachi dọc theo Tuyến Chūō-Sōbu của JR; từ ga Kokuritsu-Kyōgijō trên Tuyến Toei Ōedo và từ ga Gaiemmae trên Tuyến Ginza Tokyo Metro.
1
null
USS "John D. Edwards" (DD-216) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại úy Hải quân John D. Edwards. Thiết kế và chế tạo. "John D. Edwards" được đặt lườn vào ngày 21 tháng 5 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 10 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà May Marshall Edwards, vợ góa của Đại úy Edwards; và được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 4 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Alexander Sharp. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "John D. Edwards" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 14 tháng 5 năm 1920 để tuần tra tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Vào một giai đoạn nhiều xáo trộn bất ổn tại vùng Cận Đông, nó đã giúp di tản người tị nạn và cung cấp phương tiện liên lạc cho khu vực này. Nó ở lại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi lên đường vào ngày 2 tháng 5 năm 1921 để nhận nhiệm vụ cùng Hạm đội Á Châu. Sau khi đi đến Cavite, Philippines vào ngày 29 tháng 6, "John D. Edwards" lập tức bắt đầu nhiệm vụ tuần tra tại Viễn Đông. Nó ở lại khu vực này trong bốn năm, hoạt động từ Philippines vào mùa Đông và tại Trung Quốc vào mùa Hè. Nó đã cứu giúp những nạn nhận của thảm họa động đất Kantō năm 1923, giúp vận chuyển lương thực và nhân viên cứu trợ đến Yokohama. Khi cuộc Nội chiến Trung Hoa bùng nổ vào năm 1924, nó đã thường trực để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài tại Trung Quốc. Chiếc tàu khu trục rời Viễn Đông ngày 18 tháng 5 năm 1925, và về đến New York vào ngày 13 tháng 7. Trong ba năm tiếp theo sau, "John D. Edwards" hoạt động từ Norfolk, Virginia, thực hiện các chuyến đi huấn luyện thường kỳ dọc bờ biển và đến vùng biển Caribe. Sau một chuyến đi sang Địa Trung Hải vào cuối năm 1927, nó băng qua kênh đào Panama và đi đến San Pedro, California để phục vụ tại khu vực Thái Bình Dương. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ Tây cho đến ngày 1 tháng 8 năm 1929, khi nó lên đường đi sang Viễn Đông, đi đến Yokohama vào ngày 26 tháng 8, để một lần nữa nhận nhiệm vụ lâu dài cùng Hạm đội Á Châu. Hoạt động ngoài khơi Philippines, dọc bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản, nó bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ vào lúc diễn ra cuộc Chiến tranh Trung-Nhật vào nữa sau những năm 1930, tiến hành huấn luyện và tập trận, và hoạt động cùng Lực lượng Tuần tra sông Dương Tử, Tuần tra biển Nam Hải, và Tuần tra Trung lập. Thế chiến II. Trong hai năm đầu của thập niên 1940, "John D. Edwards" tăng cường các hoạt động huấn luyện cùng tàu ngầm trong nhiều cuộc thực tập. Không lâu sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 mở màn cho sự xung đột với Nhật Bản tại Thái Bình Dương, nó rời Balik-papan, Borneo để tìm những người sống sót của các tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh và . Trong hai tháng tiếp theo, nó thực hiện nhiệm vụ tuần tra, hộ tống và chống tàu ngầm trong một nỗ lực ngăn chặn sự tiến quân về phía Nam của lực lượng Nhật Bản hùng mạnh từ Philippines xuống Đông Ấn thuộc Hà Lan. Được phân về Hải đội Khu trục 29, nó khởi hành từ Bunda Roads, Madura vào ngày 4 tháng 2 năm 1942, trong thành phần một lực lượng tuần dương-khu trục hướng đến eo biển Makassar để đánh chặn một đoàn tàu vận tải Nhật Bản được tăng cường đang hướng đến biển Java. Sáng hôm đó, máy bay ném bom Nhật đã tấn công các con tàu; và bất chấp hỏa lực phòng không, các đợt không kích đã gây hư hại nặng cho các tàu tuần dương và . Sau cuộc tấn công, nó hộ tống các tàu tuần dương bị hư hại băng qua eo biển Lombok để đi đến Tjilatjap trên bờ biển phía Nam của đảo Java. Nhật Bản tiếp tục tiến về phía Nam trong tháng 2 năm 1942. Vào giữa tháng 2, "John D. Edwards" tham gia một nỗ lực bất thành đánh chặn một đoàn tàu vận tải Nhật Bản ngoài khơi eo biển Banka ở Palembang, Sumatra. Sau hoạt động này, nó đi về phía bờ biển phía Đông Bali để tấn công một lực lượng khu trục-vận tải Nhật Bản tại eo biển Badoeng. Trong những giờ đầu tiên của ngày 20 tháng 2, được tháp tùng bởi ba tàu khu trục khác, "John D. Edwards" đối đầu với các tàu khu trục Nhật Bản trong một cuộc đấu pháo và ngư lôi, vốn đã gây hư hại nặng cho tàu khu trục "Michishio". Các tàu chiến Mỹ rút lui về Surabaya, Java cuối ngày hôm đó. Trong thành phần lực lượng hải quân Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia dưới quyền Chuẩn đô đốc Karel Doorman, "John D. Edwards" đối đầu với lực lượng Hải quân Nhật Bản vào ngày 27 tháng 2 trong trận chiến biển Java kéo dài bảy giờ. Phía Đồng Minh chịu đựng một thất bại nặng, mất tổng cộng năm tàu chiến trong trận này, và thêm năm chiếc khác bị mất trong các trận đánh phụ tiếp theo. Nhật Bản giờ đây được rảnh tay để chiếm đóng và chinh phục Java. Sau khi tiêu phí hết toàn bộ ngư lôi trong trận chiến, "John D. Edwards" rút lui về Surabaya để tiếp nhiên liệu. Cùng với ba tàu khu trục cũ bốn ống khói khác, nó khởi hành đi Australia sau khi trời tối vào ngày 28 tháng 2. Đang khi băng qua eo biển Bali vào nữa đêm 1 tháng 3, các tàu khu trục đã đối đầu trong một lúc ngắn với các tàu tuần tra Nhật. Hết ngư lôi và đạn dược đã gần cạn, các tàu chiến Mỹ rút lui, mở rộng khoảng cách và di chuyển về phía Nam để hướng đến Fremantle, đến nơi vào đầu tháng 3. Trong hai tháng tiếp theo sau, "John D. Edwards" hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Australia trước khi đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 6. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trân Châu Cảng và San Francisco, California cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1943, khi nó đi đến Brooklyn, New York để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Đại Tây Dương. Nó hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu đi từ vùng bờ Đông Hoa Kỳ sang Bắc Phi trong chín tháng tiếp theo. Trong thời gian còn lại của chiến tranh, chiếc tàu khu trục làm nhiệm vụ hộ tống và huấn luyện tàu ngầm ngoài khơi vùng kênh đào Panama. Sau khi xung đột kết thúc tại châu Âu, nó đi đến Philadelphia vào ngày 15 tháng 6 năm 1945 và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 28 tháng 7 năm 1945. Lườn tàu của "John D. Edwards" được bán cho hãng Boston Metal Company ở Baltimore, Maryland vào tháng 1 năm 1946 để tháo dỡ. Phần thưởng. "John D. Edwards" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Hermann Samuel Reimarus (22 tháng 12 năm 1694, Hamburg – 1 tháng 3 năm 1768, Hamburg), là một triết gia người Đức sống vào Thời kỳ Khai sáng. Ông được biết đến là người theo Thuyết thần giáo tự nhiên ("deism"), một học thuyết cho rằng lý trí và hiểu biết về giới tự nhiên và về bản thân là đủ để hiểu về Thượng đế, và rằng Thượng đế chỉ sáng tạo ra thế giới chứ không can thiệp vào sự tiến hóa của xã hội. Điều này có nghĩa là thuyết này phủ nhận tất cả những tôn giáo sống dựa trên sự mạc khải. Bản thân Reimarus là một tín đồ cuồng nhiệt của "tôn giáo lý trí" và ông chung thủy với thuyết thần giáo tự nhiên cho đến lúc qua đời. Trong các trước tác của mình, Remarius đã phủ nhận nguồn gốc siêu nhiên của Kitô giáo. Ông đã cố gắng xây dựng một hình ảnh trung thực của Chúa Giêsu mà lý trí và khoa học có thể chấp nhận được, và cho rằng tiểu sử của Giêsu đã bị làm méo mó, xuyên tạc, bịa đặt bởi các tín đồ của ông ta nhằm mục đích tô vẽ lên câu chuyện "mạc khải". Những nghiên cứu của Reimarus đã có một số ảnh hưởng quan trọng - kéo dài đến tận ngày nay - đến việc nghiên cứu Thánh Kinh và con người lịch sử của Giêsu. Ông được cho là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về con người lịch sử chân thật của Giêsu. Tiểu sử. Hermann Samuel Reimarus sinh ngày 22 tháng 12 năm 1694 tại Hamburg và là con trai cả của Nikolaus Reimarus và Johanna Wetken. Cha của ông xuất thân từ mộc gia đình mục sư theo nhánh Tin Lành Luther, còn mẹ ông là con gái của một gia đình tư sản thuộc tầng lớp thượng lưu. Thuở nhỏ, H. S. Reimarus nhận được sự giáo dục từ cha mình và, từ năm 1710, từ nhà nghiên cứu Hy Lạp-La Tinh nổi tiếng Johann Albert Fabricius - sau này là cha vợ của Reimarus - tại trường trung học Gelehrtenschule des Johanneums. Năm 19 tuổi (1714), ông tốt nghiệp chứng chỉ thần học, triết học và ngôn ngữ phương Đông tại Đại học Jena. Nhờ sự giúp đỡ của thầy Fabricius, năm 1716 ông đến Đại học Wittenberg và trở thành giảng sư độc lập ("privatdozen") tại đây. Ông cũng nhận được bằng thạc sĩ về từ vựng học của tiếng Hebrew và năm 1719 trở thành phụ tá trong khoa triết học của trường. Ông du học sang Anh và Hà Lan trong năm 1720-21 và năm 1723 trở thành hiệu trưởng một trường trung học ở Wismar. Năm 1728 ông trở thành giáo sư dạy tiếng Hebrew và ngôn ngữ phương Đông tại trường trung học ở quê hương Hamburg. Cùng năm đó, H. S. Reimarus kết hôn với con gái của thầy J. A. Fabricius. Hai người có với nhau tổng cộng 7 mặt con, nhưng chỉ có người con trai cả - nhà vật lý Johann Albert Heinrich Reimarus - và một người con gái Katharina Elisabeth Reimarus (tên thân mật là Elise) là sống được đến tuổi trưởng thành. Từ khi nhậm chức cho đến cuối đời, Reimarus tiếp tục công việc hiệu trưởng của trường trung học tại Hamburg, mặc ông dù đã nhận được khá nhiều lời mời gọi hấp dẫn từ các tổ chức khác. Đối với ông, chức vụ hiệu trưởng khá nhàn hạ, và ông tìm thấy sự hứng thú trong việc nghiên cứu ngữ văn học, toán học, lịch sử, kinh tế chính trị, khoa học và lịch sử tự nhiên bên cạnh các công tác thường nhật. Reimarus viết khá nhiều tác phẩm về ngữ văn, thần học, triết học và trở thành một nhân vật có danh tiếng tại địa phương và có quan hệ rộng rãi trong tầng lớp trí thức thời đó, kể cả đối với một số nhân vật có địa vị cao trong xã hội. Căn nhà của ông cũng là một trong những trung tâm văn hóa nổi trội nhất tại Hamburg. H. S. Reimarus là một trong những người sáng lập Hiệp hội Hamburg vào năm 1765, một tổ chức bảo trợ cho nghệ thuật và thương mãi. Một đài tưởng niệm Reimarus đã được dựng tại "căn nhà của hội những người yêu nước" ("Haus der patriotischen Gesellschaft"), nơi những thành viên của hiệp hội họp bàn với nhau. Vào cuối tháng 2 năm 1768, Reimarus mời một số người bạn đến nhà chơi và nói với họ rằng ông muốn gửi lời chào vĩnh biệt trong lần gặp gỡ cuối cùng này. Mười ngày sau đó (1 tháng 3 năm 1768), H. S. Reimarus qua đời tại quê nhà Hamburg, hưởng thọ 73 tuổi. Tác phẩm. Reimarus đã cho ra đời khá nhiều trước tác trong đời mình, số lượng và tính đa dạng của các tác phẩm của Reimarus khiến ông là một đại diện tiêu biểu của triết học khai sáng. Đầu tiên là một số bài nghiên cứu và bài viết ngắn, rồi đến năm 1734 ông hoàn tất một bản dịch của Sách Gióp cùng với lời bình. Đây là công trình mà học giả Johann Adolf Hoffmann còn làm dang dở. Năm 1737, H. S. Reimarus bắt tay vào biên soạn một tác phẩm nói về nhà sử học La Mã "Dio Cassius", sử dụng những tư liệu mà thầy J. A. Fabicius thu thập được. Tác phẩm này được xuất bản 2 tập vào các năm 1750 và 1752, và nó chính là trước tác làm nên danh tiếng của Reimarus với tư cách là một học giả. H. S. Reimarus bắt đầu cho ra lò các tác phẩm triết học của riêng mình từ năm 1754 với việc xuất bản 10 luận văn mang tiêu đề "Những điều chân thật nhất của tôn giáo tự nhiên" ("Die vornehmsten Wahrheiten der natürlichen Religion", ấn bản thứ 7 năm 1798), theo sau đó là một tác phẩm nói về lý luận mang tên "Học thuyết về lý luận như là sự giới thiệu về cách sử dụng lý luận đúng đắn trong việc tìm hiểu về sự thật" ("Vernunftlehre als Anweisung zum richtigen Gebrauche der Vernunft", 1756, tái bản lần thứ 5 vào năm 1790). Năm 1760 ông cho ra lò tác phẩm "Suy nghĩ về bản năng của động vật" ("Betrachtungen über die Triebe der Thiere", ấn bản thứ 4 năm 1798), cũng bàn về vấn đề tôn giáo tự nhiên. Tác phẩm quan trọng nhất của Reimarus, và cũng là đóng góp quan trọng nhất của ông trong mảng thần học, đó là một trước tác nghiên cứu về con người chân thật của Giêsu trong lịch sử mang tên "Một lời biện hộ cho lối thờ phượng Thượng đế dựa trên lý trí" ("Apologie oder Schutzschrift für die vernünftigen Verehrer Gottes"), viết từ năm 1736 đến 1768 song song với các tác phẩm khác. Reimarus chỉ cho những người bạn rất thân đọc trước tác này và không xuất bản nó lúc sinh thời, ông cho rằng dư luận thời đại của mình chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đọc những bài viết phân tích và vê phán đạo Kitô cũng như phê phán Thánh kinh, vốn có nội dung chống lại trào lưu Kitô chính thống (cũng như tư duy tin vào từng câu từng chữ của Kinh thánh thời đó) và thậm chí có thể dẫn đến việc phủ nhận hoàn toàn tính chất "mạc khải" mà đức tin Kitô cố gắng xây dựng.
1
null
Danh sách các quốc gia theo ý nghĩa tên gọi là một bảng thống kê gồm 254 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo ý nghĩa tên quốc gia, ngoài ra còn bao gồm các mục: Tên gọi chính thức và tên quốc gia theo phiên âm tiếng Việt. Ý nghĩa tên gọi quốc gia thông thường được dịch nghĩa từ tên gốc bằng ngôn ngữ bản địa của quốc gia đó, mang tính văn hóa và lịch sử lâu đời, đôi khi mang đậm tín ngưỡng, địa lý hay mang tên một dân tộc. Tên gọi chính thức thường được dùng để gọi các quốc gia một cách trang trọng trong các công hàm, công văn mang tính ngoại giao. Trên trường quốc tế, việc gọi một quốc gia theo tên gọi chính thức thay vì chỉ gọi tên nó thể hiện sự tôn trọng và thể hiện một phần quan điểm chính trị của quốc gia đó.
1
null
Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan (; ), hay Quân đội Thái Lan, là lực lượng quân đội chính quy quốc gia của Thái Lan. Tổng tư lệnh tối cao trên danh nghĩa của quân đội Thái Lan là Quốc vương Thái Lan, toàn quyền tư lệnh với các nhánh Hải Lục Không quân. Lục quân. Lục quân Hoàng gia Thái Lan (; ) là lực lượng quân đội tác chiến trên đất liền của Thái Lan.
1
null
Celebration Day là bộ phim trình diễn trực tiếp của ban nhạc rock người Anh, Led Zeppelin, trong buổi diễn tưởng nhớ Ahmet Ertegun tại The O2 Arena vào ngày 10 tháng 12 năm 2007. Bộ phim được phát hành hạn chế kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2012, rồi sau đó được bày bán trong các định dạng video khác vào ngày 19 tháng 11 cùng năm. Buổi diễn, video cũng như album theo kèm đều nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, trong đó có Giải Grammy cho Album Rock xuất sắc nhất vào năm 2014.
1
null
USS "Whipple" (DD- 217/AG-117) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Abraham Whipple (1733-1819), người từng phục vụ trong Hải quân Lục địa. Thiết kế và chế tạo. "Whipple" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 6 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 11 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Gladys V. Mulvey, một hậu duệ của Thiếu tướng Whipple; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 4 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Richard F. Bernard. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi hoàn tất chạy thử máy huấn luyện ngoài khơi vịnh Guantánamo, Cuba, "Whipple" quay trở về Philadelphia để sửa chữa sau thử máy. Nó khởi hành đi sang khu vực Cận Đông vào ngày 29 tháng 5 năm 1920, đi đến Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 13 tháng 6. Trong tám tháng tiếp theo, nó hoạt động tại khu vực Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải dưới quyền chỉ huy chung của Đô đốc Mark L. Bristol, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Cận Đông. Toàn bộ khu vực này vào lúc đó đầy những biến động và xáo trộn do sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã chuyển thư tín cho tàu khu trục tại Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16 tháng 6, và đưa lên bờ các đại diện của công ty British American Tobacco mà nó đón lên tàu tại Constantinople. Sau đó nó viếng thăm Sevastopol ở Crimea thuộc Nga và Constanţa, Romania. Bất ngờ được lệnh đi đến Batum, Georgia, "Whipple" rời Samsun ngày 6 tháng 7 và di chuyển với tốc độ để đến nơi vào ngày hôm sau. Tại đây nó tham gia lễ khai sinh một cách hòa bình nước Cộng hòa Dân chủ Georgia, khi binh lính Anh và Pháp trao thành phố lại cho lực lượng Bạch vệ Nga. Sau đó "Whipple" hướng về phía Nam cho một chuyến đi ngắn dọc bờ biển, viếng thăm Beirut và Damascus, Syria cùng Port Said, Ai Cập trước khi quay trở về Constantinople vào ngày 18 tháng 8. Đang khi thực hiện chuyến đi này, Hải quân Mỹ áp dụng chính sách đặt số ký hiệu lườn tàu, và "Whipple" được xếp lại lớp với ký hiệu DD-217 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920. Nó tiếp nối các hoạt động thường lệ tại Hắc Hải, vận chuyển thư tín và nhân sự đến các cảng và khảo sát tình hình tại các cảng Romania, Nga và phần châu Á Thổ Nhĩ Kỳ mà nó ghé thăm. Đang trên đường đi vào ngày 19 tháng 10, nó nhận được tín hiệu cầu cứu từ chiếc tàu hơi nước Hy Lạp "Thetis", và đã lập tức đi đến trợ giúp con tàu bị mắc cạn ngoài khơi Constanţa. Sau mười giờ, chiếc tàu khu trục đã thành công trong việc giải cứu "Thetis". Nó sau đó giúp đưa chiếc tàu hơi nước Mỹ SS "Haddon" bị hư hỏng quay trở lại Constantinople, và đang khi được tiếp nhiên liệu tại Constanţa, nó được tin tức về việc lực lượng Bolshevik Nga đang tiến sát đến Crimea, trong khi lực lượng Bạch vệ Nga dưới quyền tướng Pyotr Wrangel phải rút lui về Sevastopol. "Whipple" đi đến Sevastopol vào sáng ngày 14 tháng 11 để trình diện hoạt động cùng Phó đô đốc Newton A. McCully, khi mà hàng trăm xuồng đầy ắp lính Bạch vệ di tản có mặt trong cảng. Cùng với "Whipple" còn có tàu tuần dương cùng các tàu khu trục và túc trực để di tản những người được lựa chọn mang giấy thông hành của đô đốc McCully. Trong suốt thời gian nó lưu lại Sevastopol, các khẩu pháo của "Whipple" luôn xoay về phía thành phố và luôn được túc trực, trong khi các xuồng đưa người tị nạn lên tàu và đội đổ bộ luôn sẵn sàng để được tung ra khi cần thiết. Khi chiếc xuồng cuối cùng rời bờ, lực lượng Bolshevik tiến đến quảng trường chính và bắt đầu bắn vào lực lượng Bạch vệ đang rút lui; "Whipple" đã hoàn tất nhiệm vụ vừa kịp lúc. Sau đó nó kéo một xà lan chất đầy binh lính Bạch vệ bị thương ra khỏi tầm bắn của phe Bolshevik và chuyển gia việc kéo chiếc xà lan cho "Humphreys". Là chiếc tàu Hoa Kỳ cuối cùng rời cảng, nó hướng đến Constantinople, hàng khách đầy cả trên boong lẫn dưới hầm tàu, không lương thực, nhiều người ốm và bị thương. Sau khi đưa những người tị nạn lên bờ tại Constantinople, "Whipple" tiếp tục nhiệm vụ tàu trạm và chuyển thư tín cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ Cận Đông, và thực hiện vai trò này cho đến cuối năm 1920 và đầu năm 1921. Vào ngày 2 tháng 5 năm 1921, cùng với các tàu khu trục cùng đội, nó lên đường đi sang Viễn Đông, băng qua kênh đào Suez, và ghé qua Bombay, Ấn Độ; Colombo, Ceylon; Batavia, Java; Singapore và Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp trên đường đi. Nó đi đến cảng nhà mới Cavite, Philippines, gần Manila, vào ngày 29 tháng 6. Trong bốn năm tiếp theo, nó phục vụ cùng Hạm đội Á Châu, biểu dương lực lượng và tuần tra sẵn sàng để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ tại đất nước Trung Quốc đang trải qua nhiều cuộc biến động. Nó hoạt động ngoài khơi Cavite trong những tháng mùa Đông, tiến hành các cuộc thực tập chiến thuật, và tiến lên phía Bắc đến các cảng phía Bắc Trung Quốc trong mùa Xuân cho các hoạt động mùa Hè ngoài khơi Thanh Đảo. Xung đột giữa các lãnh chúa địa phương chung quanh Thượng Hải vào cuối năm 1924 và đầu năm 1925 đã khiến "Whipple" được huy động để phục vụ như một tàu vận chuyển. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1925, phân đội Thủy quân Lục chiến trên chiếc pháo hạm đã được cho đổ bộ lên bờ để bảo vệ tài sản của Hoa Kỳ; trong khi cùng lúc đó một lực lượng viễn chinh Thủy quân Lục chiến dưới quyền chỉ huy của Đại tá James P. Schwerin được đón lên các tàu khu trục "Whipple", và . Họ được đổ bộ lên bờ vào ngày 22 tháng 1 để thay phiên cho phân đội chỉ có 28 người của "Sacramento". Vào ngày 18 tháng 5 năm 1925, "Whipple" và đội của nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Guam, Midway và Trân Châu Cảng, về đến San Diego vào ngày 17 tháng 6. Năm ngày sau, nó lên đường đi sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ, đi đến Norfolk vào ngày 17 tháng 7. Sau đó nó hoạt động ngoài khơi vùng bờ Đông từ Maine đến Florida, cùng những chuyến đi đến vịnh Guantánamo để thực tập cơ động cùng hạm đội. Trong giai đoạn này, trong bốn lần khác nhau từ cuối năm 1926 đến đầu năm 1927, nó từng cho đổ bộ lực lượng lên bờ tại Nicaragua để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ bị đe dọa bởi các vụ bạo động bất ổn tại đây. "Whipple" rời Norfolk vào ngày 26 tháng 5 năm 1927 để bắt đầu một chuyến đi cùng đội của nó đến các cảng Bắc Âu. Sau đó nó đi về phía Nam cho một lượt hoạt động ngắn tại Địa Trung Hải trước khi rời Gibraltar vào ngày 29 tháng 1 năm 1928 để hướng đến Cuba. Nó thực hiện các hoạt động tại vùng biển Caribe từ vịnh Guantánamo cho đến ngày 26 tháng 3 khi nó lên đường đi sang vùng bờ Tây. Nó hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương từ căn cứ khu trục ở San Diego, California cho đến ngày 1 tháng 8 năm 1929, khi nó khởi hành rời vùng bờ Tây đi sang Viễn Đông cho lượt phục vụ thứ hai cùng Hạm Đội Á Châu. "Whipple" trải qua thập niên tiếp theo cùng Hạm đội Á Châu, quan sát diễn biến ngày càng căng thẳng do sự trỗi dậy của Nhật Bản tại Trung Quốc và vùng Viễn Đông nói chung. Nó tiếp nối nhịp điệu hoạt động trước đây cùng Hạm đội: tập trận mùa Đông tại vùng biển Philippines và cơ động mùa Hè ngoài khơi Thanh Đảo, Trung Quốc, cùng ghé thăm các cảng Trung Quốc dọc bờ biển trong các giai đoạn trung gian. Đang khi thực tập tại vịnh Subic vào mùa Xuân năm 1936, "Whipple" va chạm với tàu khu trục chị em vào ngày 14 tháng 4. Chiếc tàu chị em bị hư hại nặng đến mức nó phải bị tháo dỡ; mũi tàu của "Whipple" cũng hư hại nặng đến mức phải thay thế bằng mũi tài còn nguyên vẹn của "Smith Thompson". Vào ngày 9 tháng 7 năm 1937, một hải đội nhỏ của Hạm đội Á Châu, bao gồm "Whipple", , "Barker" và , đã khởi hành từ Yên Đài vào ngày 24 tháng 7. Chúng gặp gỡ tàu tuần dương hạng nặng vào ngày 25 tháng 7 trên đường đi đến bờ biển phía Đông nước Nga, và đi đến Vladivostok, Liên Xô, vào ngày 28 tháng 7. Chuyến viếng thăm đầu tiên của các chiến hạm Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào năm 1933 kéo dài cho đến ngày 1 tháng 8, khi các con tàu quay trở lại vùng biển Trung Quốc. Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xấu đi, đặc biệt là tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Sự phản kháng bị kềm chế trong một thời gian dài đã bộc lộ thành xung đột qua sự kiện Lư Câu Kiều gần Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, nhanh chóng trở thành một cuộc chiến tranh tại vùng lân cận. Trên đường quay trở về sau chuyến viếng thăm Liên Xô, "Whipple" nhận được tin xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại nổ ra tại Thượng Hải, đẩy cuộc Chiến tranh Trung-Nhật sang một giai đoạn ác liệt hơn. Hạm đội tiếp tục nhiệm vụ quan sát cuộc xung đột, sẵn sàng cho việc triệt thoái công dân Hoa Kỳ khỏi các cảng Trung Quốc trong trường hợp cần thiết. Đến giữa năm 1938, khi chiến tranh lan rộng vào đất liền và dọc lên theo sông Dương Tử, Hạm đội quay trở lại hoạt động thường lệ. Cùng với đội của nó và tàu tiếp liệu , "Whipple" đã viếng thăm Bangkok, Xiêm La, vào tháng 6 năm 1938. Trong diễn biến tiếp theo, Nhật Bản chiếm được hầu hết các thành phố và cảng quan trọng dọc bờ biển cũng như dọc theo hạ lưu sông Dương Tử, làm tăng mối nguy cơ đe dọa công dân nhiều nước phương Tây đang cố duy trì quyền lợi của họ tại Trung Quốc. Vào mùa Xuân năm 1939, một sự kiện như vậy diễn ra tại Hạ Môn, Trung Quốc, khi một tay súng Trung Quốc bắn vào một công dân Nhật Bản. Phía Nhật Bản phản ứng bằng cách cho đổ bộ Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân gần Tô giới quốc tế Cổ Lãng Tự; Anh Quốc và Hoa Kỳ cũng hành động tương tự, cho thủy quân lục chiến đổ bộ từ các tàu tuần dương hạng nhẹ và , tương ứng. Vào tháng 9 năm 1939, "Whipple" phục vụ như là một tàu trạm tại Hạ Môn, đội đổ bộ của nó được cho lên bờ, và Tư lệnh của Lực lượng Tuần tra Nam Trung Quốc, Đại tá Hải quân John T. G. Stapler, đã có mặt trên tàu. Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1939 khi Pháp tuyên chiến với Đức. Các diễn tiến tiếp theo đã làm lệch cán cân quân sự tại Viễn Đông, khi Anh Quốc buộc phải cho rút hầu hết lực lượng Trạm Trung Quốc của họ để tăng cường cho Hạm đội Nhà và Hạm đội Địa Trung Hải. "Whipple" hoạt động Tuần tra Trung lập ngoài khơi Philippines cho đến năm 1941, khi Đô đốc Thomas C. Hart chuẩn bị cho Hạm đội Á Châu nhỏ bé của mình sẵn sàng cho chiến tranh. Thế Chiến II. 1941. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1941, hai ngày trước khi có "cảnh báo chiến tranh" về một hành động thù địch có thể có từ phía Nhật Bản tại Thái Bình Dương trở nên rõ rệt – Đô đốc Hart cho tách Đội khu trục 58 của "Whipple", cùng với "Black Hawk", đi đến Balikpapan, Borneo, để phân tán lực lượng tàu nổi trong hạm đội của ông khỏi các vị trí mong manh trong phạm vi vịnh Manila. Tại đây, nó chờ đợi mệnh lệnh mới khi chiến tranh nổ ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1941 (7 tháng 12 theo giờ địa phương phía Đông đường đổi ngày) khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Nguyên được dự tính sẽ gia nhập Lực lượng Z của Hải quân Hoàng gia Anh hình thành chung quanh thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương , nhiệm vụ của "Whipple" bị hủy bỏ khi máy bay ném bom tầm cao và máy bay ném bom-ngư lôi của Nhật cất cánh từ Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp đã đánh chìm cả hai chiếc tàu chiến chủ lực trên tại biển Hoa Nam ngoài khơi Kuantan, Malaya, vào ngày 10 tháng 12. Nó đi đến Singapore vào ngày 11 tháng 12, và lại khởi hành vào ngày 14 tháng 12, hướng sang Đông Ấn thuộc Hà Lan. 1942. Chiến đấu trong một cuộc chiến phòng thủ vô vọng trước một đối phương di chuyển linh hoạt và được tổ chức tốt, lực lượng của Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA) phải đối đầu với những trở ngại lớn khi rút lui về "Hàng rào Mã Lai". Vào lúc này, "Whipple" thực hiện nhiệm vụ tuần tra và hộ tống cho đến tháng 2 năm 1942. Vào ngày 12 tháng 2, nó khởi hành từ vịnh Prigi, Java trong hoàn cảnh sương mù dày đặc, để đi Tjilatjap thuộc bờ biển phía Nam của Java. Nó bị va chạm với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HNLMS "De Ruyter"; khi con tàu Hà Lan lù lù xuất hiện từ bóng đêm, "Whipple" đã bẻ hết lái sang mạn trái để né tránh, một hành động giúp nó tránh được hư hại nặng hơn. Vào ụ tàu tại Tjilatjap vào ngày 13 tháng 2, hư hại của nó được đánh giá là nhẹ, và nó tiếp tục hoạt động cùng hạm đội. Lúc 16 giờ 40 phút ngày 26 tháng 2, "Whipple" cùng tàu chị em khởi hành từ Tjilatjap để gặp gỡ chiếc tàu tiếp liệu thủy phi cơ ngoài khơi bờ biển phía Nam Java. Gặp nhau lúc 06 giờ 29 phút sáng hôm sau, các tàu khu trục nhận vị trí hộ tống nhằm bảo vệ cho "Langley", nguyên là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ, đang vận chuyển một lô máy bay tiêm kích nhằm tăng cường việc phòng thủ Java. Đến 11 giờ 50 phút, trinh sát viên phát hiện chín máy bay ném bom tầm cao đối phương tiếp cận từ phía Đông; bốn phút sau một loạt bom nổ vây quanh "Langley", rõ ràng là mục tiêu chú ý của quân Nhật. Trong một đợt tấn công thứ hai sau giữa trưa, cả ba con tàu dựng lên một màn hỏa lực phòng không dày đặc. Tuy nhiên, việc cơ động lẩn tránh của "Langley" không đủ để nó thoát khỏi tấn công; đến 12 giờ 12 phút, sau khi trúng nhiều quả bom, chiếc tàu sân bay cũ bắt đầu bốc cháy. "Whipple" ngừng bắn lúc 12 giờ 24 phút khi những kẻ tấn công rút lui về phía Bắc. Nó đổi hướng và tiếp cận "Langley" để đánh giá thiệt hại của chiếc tàu tiếp liệu thủy phi cơ. Không lâu sau đó, bốn máy bay tiêm kích Nhật quần thảo bên trên các con tàu, một chiếc bị hư hại bởi hỏa lực phòng không. "Langley" bị bỏ lại lúc 13 giờ 25 phút, và "Whipple" tiến đến gần để cứu giúp những người sống sót, sử dụng hai chiếc bè cứu sinh của tàu khu trục, một số dây cáp và lưới treo bên mạn. Giữ ở khoảng cách từ con tàu đang chìm, nó vớt được khoảng 308 người là thành viên thủy thủ đoàn của "Langley" lẫn nhân sự Lục quân thuộc những máy bay Curtiss P-40 được chở trên sàn con tàu bị đắm. Đến 13 giờ 58 phút, công việc hoàn tất, và "Whipple" lùi ra xa để kết liễu "Langley" nhằm tránh khỏi rơi vào tay đối phương. Nó nổ súng lúc 14 giờ 29 phút, và sau 9 phát đạn pháo 4 inch cùng hai quả ngư lôi, "Langley" ngày càng ngập sâu hơn dưới nước nhưng chưa chìm hẳn. Tuy nhiên, mệnh lệnh đưa ra buộc "Whipple" và "Edsall" phải rút lui trước khi có thể có các cuộc ném bom khác của đối phương. "Whipple" rút lui khỏi khu vực và hẹn gặp gỡ tàu chở dầu gần đảo Christmas để chuyển các phi công Lục quân sang chiếc tàu chở dầu. Lúc 10 giờ 20 phút ngày 27 tháng 2, ba máy bay ném bom hai động cơ Nhật Bản đã tấn công đảo Christmas, một chiếc phát hiện thấy "Whipple" và đã ném một loạt bom vốn không trúng vào chiếc tàu khu trục đang cơ động lẩn tránh nhanh nhẹn. Vào ngày 28 tháng 2, "Whipple" bắt đầu chuyển những người sống sót của "Langley" sang "Pecos", hoàn tất nhiệm vụ lúc 08 giờ 00. Trong khi một tàu khu trục thực hiện chuyển người, chiếc kia tuần tra vòng quanh để chống tàu ngầm. Khi công việc hoàn tất, chúng tách ra khỏi chiếc tàu chở dầu, và đổi hướng do đoán trước một mệnh lệnh rút lui khỏi Java. "Whipple" chuẩn bị gửi một bức điện liên quan đến những mệnh lệnh này, khi sĩ quan truyền tin chính của tàu nhận được một lời kêu cứu qua vô tuyến từ "Pecos" vốn đang bị máy bay ném bom Nhật tấn công gần đảo Christmas. "Whipple" vội vã đi đến hiện trường để trợ giúp nếu có thể. Trong suốt buổi xế chiều, trong khi chiếc tàu khu trục tiếp cận chiếc tàu chở dầu, mọi người trên tàu chuẩn bị thắt nút dây và lưới hàng hóa sử dụng vào việc cứu vớt những người sống sót. Nó chuyển sang báo động trực chiến lúc 19 giờ 22 phút sau khi thấy nhiều đốm ánh sáng ở cả hai bên mũi tàu; nó đi chậm lại và bắt đầu cứu vớt những người sống sót từ chiếc "Pecos". Sau khi phải ngắt ngang việc cứu hộ để tấn công bất thành một tàu ngầm đối phương được cho là đang ở gần đó, nó quay trở lại nhiệm vụ cho đến khi nó vớt được tổng cộng 231 người từ chiếc tàu chở dầu. "Whipple" sau đó rời khu vực, tin rằng một tàu sân bay đối phương đang ở gần. Chỉ trong vòng vài ngày, Java rơi vào tay quân Nhật vốn đang dần dần củng cố vị thế của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. "Whipple" gia nhập phần còn lại của Hạm đội Á Châu tại vùng biển Australia. Đi đến Melbourne, Australia vào ngày 23 tháng 3, "Whipple" hoạt động cùng các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Australia và New Zealand trong các hoạt động hộ tống đoàn tàu vận tải dọc theo Rạn san hô Great Barrier cho đến ngày 2 tháng 5. Nó rời Sydney vào ngày hôm đó để hướng đi New Hebrides Islands, American Samoa và Hawaii, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 6. Cùng với tàu chị em "Alden", nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 6 để đi San Francisco, hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng sang phía Đông để đi vùng bờ Tây, đến nơi vào ngày 18 tháng 6. Trong khi được đại tu và sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island, trọng lượng nặng bên trên của chiếc tàu khu trục được ̣ cắt giảm khi các khẩu súng máy 20 mm phòng không được trang bị thay thế hai dàn ống phóng ngư lôi. 1943. Được cải biến cho công việc hộ tống vận tải, "Whipple" lại ra khơi, thực hiện lượt đầu tiên trong bảy chuyến đi khứ hồi hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ vùng bờ Tây đến khu vực Hawaii, vốn kéo dài cho đến mùa Xuân năm 1943. Rời vịnh San Francisco vào ngày 11 tháng 5 năm 1943, nó lên đường đi sang vùng biển Caribe cùng một đoàn tàu vận tải, băng qua kênh đào Panama để đi đến vịnh Santa Anna ở Curaçao, Tây Ấn thuộc Hà Lan. Sau khi các tàu hàng đã được chất dỡ, đoàn tàu tiếp tục đi, Cuba đi đến Căn cứ Hải quân vịnh Guantánamo vào ngày 29 tháng 5. Từ đây, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi, rồi quay trở về căn cứ tại Cuba vào ngày 19 tháng 6 trước đi hướng lên phía Bắc, đi vào Xưởng hải quân New York để sửa chữa. Khởi hành từ New York vào ngày 10 tháng 7, "Whipple" hộ tống một nhóm tàu đi đến điểm gặp gỡ và gia nhập một đoàn tàu vận tải để hướng sang Casablanca, French Morocco và Gibraltar. Quay trở về Charleston, South Carolina vào ngày 27 tháng 8, chiếc tàu khu trục lại ra khơi vào ngày 7 tháng 9 trong thành phần một đoàn tàu kéo đi chậm, đi ngang qua vùng biển Caribe đến Recife, Brazil. Nó hướng lên phía Bắc không lâu sau đó, hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Trinidad, rồi đi dọc bờ Đông để đến Charleston, đến nơi vào ngày 19 tháng 11. Sau một chuyến hộ tống vận tải khác từ Norfolk đến vịnh Guantánamo và vùng kênh đào Panama, nó tham gia cùng ba tàu khu trục khác vào đội đặc nhiệm chống tàu ngầm được hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống . 1944. Khởi hành từ Norfolk vào ngày 5 tháng 1 năm 1944, đội đặc nhiệm tiến ra khơi để săn tìm tàu ngầm U-boat Đức Quốc xã hoạt động tại Đại Tây Dương. Vào ngày 16 tháng 1, máy bay của "Guadalcanal" phát hiện ba chiếc U-boat đang tiếp nhiên liệu trên mặt nước cách khoảng 300 dặm ngoài khơi Flores. Những chiếc máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger cất cánh từ tàu sân bay đã tấn công, đánh chìm được "U-544". Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Casablanca, đội đặc nhiệm trở ra khơi, tiếp tục truy tìm tàu ngầm đối phương dọc các tuyến hàng hải, cho đến khi quay trở về Norfolk vào ngày 16 tháng 2. Được cho tách khỏi đội đặc nhiệm chống tàu ngầm không lâu sau đó, "Whipple" được sửa chữa tại Xưởng hải quân Boston. Vào ngày 13 tháng 3, "Whipple" rời vùng bờ Đông cùng với Đoàn tàu UGS-36 để hướng sang Địa Trung Hải. Vào sáng sớm ngày 1 tháng 4, máy bay ném bom Đức Dornier Do 217 và Junkers Ju 88 tiếp cận nhanh ở độ cao thấp tấn công vào đoàn tàu. Duy trì hỏa lực phòng không dày đặc bằng các khẩu đội 20 mm, nó thành công trong việc ngăn chặn khoảng 30 máy bay đối phương và giữ cho đoàn tàu vận tải không bị hư hại. Đi đến Bizerte, Tunisia vào ngày 3 tháng 4, chiếc tàu khu trục sau đó quay trở về Norfolk vào ngày 30 tháng 4. 1945. Trong thời gian còn lại của năm 1944 và mùa Xuân năm 1945, nó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hộ tống vận tải ngoài khơi bờ Đông, vượt Đại Tây Dương đến Casablanca, và thỉnh thoảng đi đến vùng biển Caribe. Đi đến New London, Connecticut vào ngày 6 tháng 6 năm 1945, "Whipple" được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-117. Sau khi hoạt động như một tàu mục tiêu để thực hành tàu ngầm ngoài khơi New London, nó đi vào Xưởng hải quân New York vào ngày 9 tháng 7 để cải tiến thành một tàu mục tiêu tốc độ cao. Vào ngày 5 tháng 8, nó rời New York để nhận nhiệm vụ tại khu vực Thái Bình Dương. Sau khi băng qua kênh đào Panama, nó đi ngang qua San Diego để hướng đến Hawaii, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 8. Con tàu đã phục vụ như tàu mục tiêu để huấn luyện tàu ngầm cho đến ngày 21 tháng 9. Không còn nhu cầu sử dụng khi chiến tranh kết thúc, "Whipple" rời Trân Châu Cảng để quay trở về vùng bờ Đông, đi đến Philadelphia vào ngày 18 tháng 10. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 9 tháng 11 năm 1945; tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 12; và lườn tàu được bán cho hãng Northern Metals Company tại Philadelphia để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 9 năm 1947. Phần thưởng. "Whipple" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Parrott" (DD-218) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị hư hại do va chạm vào năm 1944. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tá Hải quân George Fountain Parrott (1887-1918). Thiết kế và chế tạo. "Parrott" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 7 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 11 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Julia B. Parrott; và được đưa ra hoạt động vào ngày 11 tháng 5 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. C. Wickham. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Parrott" được điều về Đội khu trục 38 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương nơi nó sau đó được cử làm soái hạm. Nó khởi hành Boston, Massachusetts từ vào ngày 7 tháng 8 năm 1920 để đi San Diego, California, đến nơi vào ngày 7 tháng 9. Nó hoạt động tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ kéo dài về phía Nam đến tận Valparaíso, Chile, cho đến khi được chuyển sang Hạm đội Đại Tây Dương vào ngày 3 tháng 12 năm 1921 và được lệnh đi đến Philadelphia. Nó đã hộ tống cho chiếc đi từ Hampton Roads và Annapolis, Maryland đến Washington, D.C. từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 5 năm 1922, rồi được tái trang bị để chuẩn bị nhận nhiệm vụ tại vùng biển Châu Âu. Đến ngày 12 tháng 6, "Parrott" lên đường từ Newport, Rhode Island cùng với đội của nó, để trình diện và hoạt động dưới quyền Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ tại Constantinople, nhằm trợ giúp các tổ chức nhân đạo trong việc cứu giúp người tị nạn và bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Nó đã phục vụ như tàu liên lạc và tàu trạm tại Hắc Hải, biển Aegean và khu vực Đông Địa Trung Hải. Từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 25 tháng 10, nó đã giúp di tản người tị nạn sau trận hỏa hoạn kinh hoàng tại Smyrna, và hộ tống các con tàu được các quốc gia khác gửi đến để trợ giúp những người yêu cầu được bảo vệ. Từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8 năm 1923, chiếc tàu khu trục thực hiện chuyến viếng thăm đến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Bulgaria và Nga, gặp gỡ các quan chức dân sự và phô trương lực lượng. Trong năm tiếp theo, nó thực hiện chuyến viếng thăm tương tự đến Bizerte, Tunis, Livorno, Genoa, Patmos, Villefranche-sur-Mer, Cagliari và Sardinia, rồi quay trở về New York vào tháng 7. Được điều động sang Hạm đội Á Châu, "Parrott" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 3 tháng 1 năm 1925 để đi Trân Châu Cảng ngang qua kênh đào Panama và San Diego, California. Nó có một chặng dừng huấn luyện tại Trân Châu Cảng vào ngày 27 tháng 4, và tiếp tục hành trình vào ngày 29 tháng 5, đi ngang qua Midway để gia nhập hạm đội tại Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 14 tháng 6. Do tình hình bất ổn tại Trung Quốc, nó đã cùng các đơn vị khác đi đến Thượng Hải và đưa lên bờ một đội đổ bộ. Chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại khu vực cho đến ngày 31 tháng 7, và còn quay trở lại Thượng Hải vào ngày 10 tháng 9 để làm nhiệm vụ vùng Lực lượng Tuần tra sông Dương Tử cho đến ngày 16 tháng 10, khi nó lên đường đi Philippines. Sau khi hoạt động ngoài khơi Manila từ ngày 19 tháng 10 năm 1925 đến ngày 15 tháng 3 năm 1926, "Parrott" trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Lực lượng Tuần tra Nam Trung Quốc tại Sán Đầu cho đến ngày 14 tháng 6. Vào lúc này, ảnh hưởng của cuộc cách mạng tại Trung Quốc gây ra tình trạng căng thẳng, buộc phải tập trung hầu như toàn bộ Hạm đội Á Châu tại vùng biển Trung Quốc. Chiếc tàu khu trục làm nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ cho quyền lợi của Hoa Kỳ và các nước trung lập. Nó được thay phiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1927, và lên đường đi ngang qua Hong Kong, Bangkok và Sài Gòn để đi Manila, đến nơi vào ngày 18 tháng 11. Trong năm 1928, "Parrott" thực hiện nhiều chuyến viếng thăm đến các cảng Philippine ít được các tàu Hoa Kỳ ghé đến. Từ năm 1928 đến năm 1934, nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra của Hạm đội Á Châu, đặt căn cứ tại Manila. Vào năm 1935, nó đi đến Đông Dương thuộc Pháp để thu thập thông tin thủy văn tại khu vực chung quanh Sài Gòn. Nó tiếp nối các cuộc Tuần tra Trung lập vào năm 1936, và đến năm 1940 đã phục vụ như là tàu trạm tại Hạ Môn và Sán Đầu, Trung Quốc. Từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 4 tháng 10, nó tuần tra tại vùng biển phía Bắc Trung Quốc, đặt căn cứ tại Thanh Đảo, và đã viếng thăm các cảng phía Bắc Trung Quốc khác trước khi quay về Manila vào ngày 11 tháng 10. Thế Chiến II. Được tái trang bị tại Xưởng hải quân Cavite trong hai tháng đầu năm 1941, "Parrott" được bổ sung thiết bị quét mìn và dò âm thanh, rồi sau đó huấn luyện cùng các tàu khu trục và tàu ngầm. Nó tiếp nối nhiệm vụ tàu tuần tra canh phòng ngoài khơi lối ra vào vịnh Manila vào ngày 6 tháng 10, và đến cuối tháng 11 đã gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 5 tại Takaran, Borneo, Đông Ấn thuộc Hà Lan. Đơn vị này vẫn đang hoạt động tại khu vực trên lúc chiến tranh nổ ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1941 (7 tháng 12 theo giờ địa phương phía Đông đường đổi ngày) khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Sau khi Philippine rơi vào tay quân Nhật, Hạm đội Á Châu di chuyển về phía Nam để hoạt động cùng lực lượng hợp nhất thuộc Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA) từ căn cứ ở Surabaya, Java. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, nó cùng các tàu khu trục , , và , cùng các tàu tuần dương và , khởi hành từ Darwin đi Surabaya hộ tống cho chiếc tàu vận tải "Bloemfontein". Đây là một phần của Đoàn tàu vận tải Pensacola rời Brisbane ngày 30 tháng 12 năm 1941 cùng lực lượng Lục quân tăng cường, bao gồm Lữ đoàn Pháo dã chiến 26 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Pháo dã chiến 131, cùng hàng tiếp liệu cho chúng, để hướng đến Java. Trong đêm 23 tháng 1, "Parrott" cùng với các tàu khu trục , và đã tiến vào cảng Balikpapan, Borneo, nơi có 16 tàu vận tải và ba tàu phóng lôi 750 tấn Nhật thả neo, được bảo vệ bởi một hải đội tàu khu trục. Trong trận Balikpapan diễn ra sau đó, các tàu Đồng Minh đã bắn nhiều loạt ngư lôi và đánh đắm bốn tàu vận tải và một tàu phóng lôi, trong khi các tàu khu trục Nhật tìm kiếm vô vọng tàu ngầm đối phương bên trong eo biển. "Parrott" quay trở lại Surabaya vào ngày 25 tháng 1, và lên đường năm ngày sau đó trong thành phần hộ tống cho hai tàu Hà Lan đi xa đến tận eo biển Lombok. Sau đó nó càn quét qua biển Hoa Nam cùng với lực lượng kết hợp ABDA, chống trả ba đợt không kích của đối phương trên đường đi vào ngày 15 tháng 2, khi lực lượng Đồng Minh tìm cách đánh chặn và ngăn ngừa một cuộc đổ bộ lên bờ biển phía Đông của Sumatra. Nó đi đến Surabaya để tiếp nhiên liệu vào ngày 19 tháng 2, đánh trả không kích của máy bay đối phương tại đây trước khi lên đường cùng các tàu khu trục khác cho một cuộc tấn công ban đêm nhắm vào lực lượng Nhật Nản tại Bali. Bắt gặp hai tàu khu trục và một tàu vận chuyển Nhật Bản ngay sau nữa đêm 19-20 tháng 2, trong trận chiến diễn ra sau đó, tàu khu trục Hà Lan HNLMS "Piet Hein" bị đánh chìm trong khi tàu khu trục Nhật "Michishio" bị hư hại nặng. "Parrott" bị va phải một dãi đá ngầm ngoài khơi Bali nhưng thoát ra được và rút lui cùng với phần còn lại của lực lượng về Surabaya. "Parrott" được giao nhiệm vụ hộ tống chiếc "Sea Witch", mang theo 27 máy bay tiêm kích P-40, đi đến Tjilatjap vào ngày 28 tháng 2, rồi tiếp tục đi đến Fremantle khi các tàu tháp tùng thuộc lực lượng ABDA tìm cách đón đầu cuộc xâm chiếm Java của quân Nhật qua Trận chiến biển Java không thành công. "Parrott" quay trở về Hoa Kỳ để sửa chữa, rời xưởng tàu vào tháng 7 để thực hiện chuyến đầu tiên trong số tám chuyến đi hộ tống giữa San Francisco và Trân Châu Cảng. Vào ngày 21 tháng 5 năm 1943, nó khởi hành đi New York, đến nơi vào ngày 12 tháng 6 để nhận nhiệm vụ hộ tống vận tải vượt Đại Tây Dương. Nó hoàn tất một chuyến đi hộ tống trước khi cùng "Paul Jones" và gia nhập một đội tìm-diệt tàu ngầm do tàu sân bay hộ tống dẫn đầu. Nó hoạt động cùng đội này cho đến ngày 15 tháng 10, khi được chuyển sang một đội tìm-diệt tàu ngầm khác hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống . "Parrott" tham gia vào việc đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-220" vào ngày 28 tháng 10, nhưng chiến công được ghi nhận dành cho những máy bay của "Block Island". Vào tháng 3 năm 1944, "Parrott" đi đến Norfolk, Virginia nhận nhiệm vụ hộ tống vận tải. Trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu UGS–35, nó đi đến Casablanca vào ngày 26 tháng 3, rồi bắn phá khu vực bờ biển Maroc phía Nam mũi Spartel vào ngày 27 tháng 3 trước khi hộ tống cho Đoàn tàu GUS–34 quay trở lại Boston, đến nơi vào ngày 15 tháng 4. Đang khi khởi hành từ Norfolk vào ngày 2 tháng 5 năm 1944, "Parrott" bị chiếc va phải, và bị hư hại nặng đến mức phải được các tàu kéo cho mắc cạn để tránh bị đắm. Sau đó nó được kéo đến Xưởng hải quân Norfolk, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 14 tháng 6 năm 1944. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 18 tháng 7 năm 1944, và lườn tàu được bán cho hãng Marine Salvage Company ở Richmond, Virginia để tháo dỡ vào ngày 5 tháng 4 năm 1947. Phần thưởng. "Parrott" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Jeanne Louise Calment (; 21 tháng 2 năm 1875 – 4 tháng 8 năm 1997) là một phụ nữ Pháp được công nhận là người có tuổi thọ được chứng thực cao nhất trong lịch sử, hưởng thọ . Bà đã sống ở Arles, Pháp cả đời và sống thọ hơn cả con gái và cháu trai của mình vài thập kỷ. Calment trở nên nổi tiếng đặc biệt từ khi bà 113 tuổi, khi đó có nhiều nhà báo đã đến Arles nhân lễ kỉ niệm 100 năm chuyến thăm của Vincent van Gogh. Calment trở thành người sinh vào thập niên 1870 còn sống cuối cùng được ghi nhận khi bà Tane Ikai người Nhật (sinh 1879) mất ngày 12 tháng 7 năm 1995, và do đó, bà là người sống thọ hơn bất cứ người cùng thời nào khác cho đến lúc bà qua đời hơn hai năm sau đó. Tuổi trẻ. Calment sinh ra tại Arles, Bouches-du-Rhône, Provence-Alpes-Côte d'Azur ngày 21 tháng 2 năm 1875. Cha bà, Nicolas Calment (28 tháng 1, 1838 – 22 tháng 1 năm 1931), là một thợ đóng tàu, và mẹ của bà, Marguerite Gilles (20 tháng 2 năm 1838 – 18 tháng 9 năm 1924), xuất thân từ một gia đình chủ cối xay gió. Một số người thân của bà cũng sống rất thọ mặc dù không ai sống cố định một nơi lâu như Jeanne: anh trai François của bà sống thọ 97 tuổi, cha của bà mất trước sinh nhật thứ 93 sáu ngày, còn mẹ của bà hưởng thọ 86 năm. Theo lời Calment, bà đã gặp Vincent van Gogh lúc 13 tuổi, khi ông đi vào xưởng của cha bà năm 1888. Bà thấy van Gogh là người "lem luốc", ăn mặc tồi tàn và hay cau có." Đời tư. Năm 1896, ở tuổi 21, bà cưới người anh họ Fernand Nicolas Calment là một chủ cửa hàng giàu có. Ông nội hai người là anh em ruột và bà nội của họ cũng là chị em ruột. Tiền bạc của chồng giúp cho Calment không bao giờ phải lao động; bà có một cuộc sống nhàn hạ, theo đuổi những sở thích như là quần vợt, đạp xe, bơi lội, trượt , piano và opera. Fernand mất năm 1942 ở tuổi 73 sau khi ăn bữa tráng miệng với quả anh đào nấu chín. Họ có một người con duy nhất. Năm 1965, đã 90 tuổi mà không có người thừa kế, Calment đã ký thỏa thuận bán căn hộ cũ của mình cho luật sư André-François Raffray, đây là một hợp đồng trọn đời. Raffray, khi đó 47 tuổi, đồng ý trả cho Calment 2.500 francs hàng tháng cho đến khi bà qua đời. Tổng cộng Raffray đã trả cho Calment số tiền tương đương với hơn 180.000$, hơn gấp đôi giá trị căn hộ. Sau khi Raffray mất vì ung thư năm 1995 khi 77 tuổi, vợ của ông vẫn tiếp tục trả tiền số tiền đó đến tận khi Calment qua đời. Trong suốt những năm đó, Calment thường nói với họ rằng bà "đã cạnh tranh với Methuselah".
1
null
Khalij Fars (موشک خلیج فارس) là loại tên lửa đạn đạo chống hạm do Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran phát triển dựa trên tên lửa Fateh-110. Loại tên lửa này đã được công bố trong tháng 2 năm 2011 khi chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari thông báo rằng nó đang được sản xuất hàng loạt sau khi đã được thử nghiệm hoàn tất. Loại tên lửa này có thể dùng vào việc phong tỏa Vịnh Ba Tư cũng như chống lại các loại tàu chiến. Thiết kế. Khalij Fars sử dụng một tầng nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa lên cao với tốc độ 3 mach có khả năng mang đầu đạn 650 kg thuốc nổ mạnh hay bom chùm. Chúng được phóng đi như một tên lửa đạn đạo chứ không phải tên lửa hành trình như nhiều loại tên lửa vượt âm, đầu đạn có gắn thiết bị quang điện tử sẽ tìm mục tiêu và lao xuống từ phía trên. Hệ thống dẫn đường đường quán tính cũng được trang bị để tăng độ chính xác cũng như tích hợp một hệ thống để tránh bị đánh chặn.
1
null
Hiến pháp Tunisia là luật tối cao của nước Cộng hòa Tunisia. Hiến pháp là khuôn khổ cho các tổ chức của chính phủ Tunisia và cho mối quan hệ của chính phủ liên bang với chính quyền địa phương, công dân, và tất cả nhân dân trong Tunisia. Hiến pháp hiện đại đầu tiên của Tunisia là Hiệp ước cơ bản năm 1857. Tiếp theo là Hiến pháp năm 1861 đã không được thay thế, cho đến khi sự ra đi của người Pháp vào năm 1956, bởi hiến pháp năm 1959. Nó được thông qua ngày 01 tháng 6 năm 1959 và sửa đổi năm 1988 và 2002, sau khi trưng cầu dân ý hiến pháp Tunisia năm 2002. Sau Cách mạng Tunisia, một Hội đồng lập hiến được bầu vào để lập dự thảo một hiến pháp mới, được thông qua vào ngày 26 tháng 1 năm 2014. Hiến pháp 2014. Vào 23 Tháng 10 năm 2011 một Hội đồng lập hiến được để soạn thảo hiến pháp mới. Trên ngày 16 tháng 12 năm 2011 họ ban hành " Luật về tổ chức tạm thời của cơ quan công quyền", thay thế Nghị định Lập pháp ngày 23 tháng 3 năm 2011 và Hiến pháp 1959. Luật này quy định ba nhánh của chính quyền và nhân quyền được bảo đảm trong suốt thời gian cần cho hiến pháp mới được viết và được phê duyệt. Ban đầu nó được hy vọng rằng một hiến pháp sẽ được soạn thảo trong thời gian một năm. Tuy nhiên, tranh luận mạnh mẽ và hai vụ ám sát làm trì hoãn các tài liệu. Tiến độ dồn lên sau khi đảng cầm quyền Hồi giáo Ennahda đã đồng ý từ bỏ quyền lực khi một hiến pháp mới được thông qua. Sau hai năm làm việc, dự thảo hiến pháp hoàn thành. Nó đã được đưa vào một cuộc bỏ phiếu vào ngày 26 tháng 1 năm 2014, đòi hỏi phải có hai phần ba đa số để vượt qua. Quốc hội lập hiến thông qua các tài liệu bằng một cuộc bỏ phiếu với 200 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 12 phiếu trắng. Tổng thống Marzouki nhận xét: "Với sự ra đời của văn bản này, chúng tôi xác nhận chiến thắng đối với chế độ độc tài", và đã ký thành luật vào ngày hôm sau. Vào tháng 9 năm 2021, Kaïs Saïed đã công bố một cuộc cải cách sắp tới của Hiến pháp năm 2014.
1
null
Vẹt yến phụng hay đơn giản là yến phụng hay vẹt đuôi dài Úc ("Melopsittacus undulatus") là một loài vẹt đuôi dài, ăn hạt thường có biệt danh là budgie, hay trong tiếng Anh Mỹ là parakeet. Vẹt yến phụng là loài duy nhất trong chi "Melopsittacus". Về mặt tự nhiên, loài này có màu xanh lục và vàng với các mảng màu đen, hình vỏ sò ở gáy, lưng và cánh. Những con vẹt yến phụng được lai tạo trong điều kiện nuôi nhốt có màu xanh lam, trắng, vàng, xám và thậm chí có cả mào nhỏ. Con non và con tuổi thành niên dị hình giới tính, trong khi con trưởng thành được phân biệt bởi màu sắc và hành vi của chúng. Nguồn gốc của cái tên "budgie" không rõ ràng. Được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1805, vẹt yến phụng là vật nuôi phổ biến trên khắp thế giới do kích thước nhỏ, giá thành rẻ và khả năng bắt chước giọng nói của con người. Chúng là vật nuôi phổ biến thứ ba trên thế giới, sau chó và mèo đã được thuần hóa. Vẹt yến phụng là loài vẹt đuôi dài du mục được nuôi nhốt từ thế kỷ 19. Trong cả môi trường nuôi nhốt và hoang dã, vẹt yến phụng sinh sản theo cơ hội và theo cặp. Nó được tìm thấy hoang dã trên khắp các vùng khô hạn của Úc, nơi nó đã tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt trong đất liền trong hơn 5 triệu năm. Sự thành công của nó có thể là nhờ lối sống du mục và khả năng sinh sản khi đang di chuyển. Budgerigar có quan hệ họ hàng gần với loài vẹt lori và vẹt fig.
1
null
"Team" là một bài hát bởi nghệ sĩ phòng thu New Zealand, Lorde, được đưa vào album phòng thu đầu tay của cô, "Pure Heroine" (2013). Bài hát được phát hành vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 như đĩa đơn toàn cầu thứ ba từ album (thứ hai tại Anh) bởi Universal Music Group, và thứ hai tại Mỹ bởi Lava và Republic Records. Bài hát được viết bởi Lorde và Joel Little và sản xuất bởi Little, với sản xuất bổ sung từ chính Lorde. "Team" nói chung được đánh giá tốt bởi hầu hết các nhà phê bình, đã ca ngợi phong cách âm nhạc của nó, nội dung và giọng hát của Lorde trong bài hát. Đĩa đơn giành được thành công trên các bảng xếp hạng trên toàn thế giới, đạt vị trí số 6 trên bảng xếp hạng US "Billboard" Hot 100. Nó đã thành công hơn tại châu Đại Dương, đạt vị trí số 19 ở Úc và đạt vị trí số 3 ở New Zealand. "Team" đã được chứng nhận đĩa bạch kim bởi Australian Recording Industry Association và Recorded Music NZ.
1
null
Clara Josephine Schumann (; nhũ danh Wieck; 13 tháng 9 năm 1819 – 20 tháng 5 năm 1896) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ và giáo viên piano người Đức. Ngoài việc được coi là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất trong thời kỳ Lãng mạn, bà cũng sáng tác những bản độc tấu piano, một bản hòa tấu piano (Op. 7), nhạc thính phòng, những bản hợp xướng, và những bài hát. Bà lớn lên ở Leipzig, nơi cả cha bà, Friedrich Wieck và mẹ bà, Mariane là những nghệ sĩ và giáo viên piano. Ngoài ra, mẹ bà còn là một ca sĩ. Clara là một thần đồng, và được dạy nhạc bởi cha mình. Bà đã bắt đầu đi lưu diễn ở tuổi mười một, và đã khá thành công ở Paris và Viên, cùng với nhiều thành phố khác. Bà kết hôn với nhà soạn nhạc Robert Schumann, và có với ông tám người con. Cả hai có một mối quan hệ thân thiết với Johannes Brahms. Clara đã biểu diễn khá nhiều tác phẩm của chồng và Brahms trước công chúng. Sau khi Robert Schumann qua đời, bà tiếp tục có những chuyễn lưu diễn ở Châu Âu trong hàng thập kỷ, thường xuyên đi với nghệ sĩ violin Joseph Joachim và các nhạc sĩ thính phòng khác. Schumann qua đời ở Frankfurt, nhưng được chôn cất ở Bonn bên cạnh chồng. Bức ảnh Clara Schumann từ một tấm in thạch bản bởi Andreas Staub được in trên tờ 100 Mác Đức từ năm 1989 tới năm 2002. Cuộc đời. Đầu đời. Gia đình. Clara Josephine Wieck sinh ra ở Leipzig vào ngày 13 tháng 9 năm 1819 là con của Friedrich Wieck và người vợ Mariane ("nhũ danh" Tromlitz). Mẹ bà là một ca sĩ nổi tiếng ở Leipzig và bà biểu diễn piano và . Cha mẹ của Clara có những khác biệt bất khả hòa giải, một phần là do bản tính cứng đầu của cha bà. Sau khi mẹ bà ngoại tình với Adolph Bargiel, một người bạn của cha bà, cặp vợ chồng nhà Wieck đã ly hôn vào năm 1825, và Mariane sau này kết hôn với Bargiel. Cô bé Clara 5 tuổi ở lại với cha trong khi Mariane và Bargiel chuyển tới Berlin. Thần đồng. Từ khi còn nhỏ, cha của Clara đã lên kế hoạch cho sự nghiệp và cuộc sống của bà một cách vô cùng kỹ lưỡng. Bà bắt đầu được mẹ dạy những bài học piano cơ bản từ năm bốn tuổi. Sau khi mẹ bà chuyển ra ngoài, bà bắt đầu dành một tiếng để học với cha mình hàng ngày. Bà được dạy piano, violin, hát, nhạc lý, hòa âm, soạn nhạc, và kỹ thuật đối âm. Sau đó bà phải luyện tập hai tiếng mỗi ngày. Bà được dạy theo phương pháp trong cuốn sách của cha, "Wiecks pianistische Erziehung zum schönen Anschlag und zum singenden Ton." Clara Wieck biểu diễn lần đầu vào ngày 28 tháng 10 năm 1828 tại Gewandhaus ở Leipzig, lúc chín tuổi. Cùng năm đó, bà biểu diễn tại nhà của Ernst Carus ở Leipizig. Tại đó, bà gặp một nghệ sĩ piano tài năng khác, Robert Schumann, người hơn bà chín tuổi. Schumann ngưỡng mộ Clara tới mức ông xin mẹ để thôi học luật để học nhạc cùng với cha của Clara. Khi học nhạc, ông thuê nhà tại căn nhà của Clara và ở lại đây một năm. Từ tháng 9 năm 1831 tới tháng 4 năm 1832, Clara đi lưu diễn ở Paris và các thành phố Châu Âu khác, đồng hành của với cha. Tại Weimar, bà biểu diễn một bản bravura bởi Henri Herz cho Goethe, người trao cho bà chiếc huy chương có hình chân dung ông và viết: "Dành cho người nghệ sĩ tài năng Clara Wieck". Trong chuyến lưu diễn ấy, nghệ sĩ violin Niccolò Paganini, người cũng đang ở Paris, offered to appear with her. Buổi biểu diễn ở Paris của bà không nhiều người đến xem vì nhiều người phải rời khỏi thành phố do dịch tả bùng phát. Chuyến lưu diễn đánh dấu sự thay đổi của bà từ một thần đồng thành một nữ nghệ sĩ trẻ. Thành công ở Viên. Từ tháng 12 năm 1837 cho tới tháng 4 năm 1838, ở tuổi 18, Wieck đã biểu diễn một loạt các tiết mục ở Viên. Franz Grillparzer, nhà kịch thơ hàng đầu nước Áo, đã viết một bài thơ với tiêu đề "Clara Wieck và Beethoven" sau khi nghe bản sonata "Appassionata" của Beethoven khi bà biểu diễn. Những buổi biểu diễn của bà nhận về những lời khen ngợi; Benedict Randhartinger, một người bạn của Franz Schubert, đã tặng bà bản sao chữ ký "Erlkönig" của Schubert, với dòng chữ "Để chúc mừng nghệ sĩ Clara Wieck." Chopin đã mô tả lại màn trình diễn của Clara cho Franz Liszt, người sau đó đã đến xem tiết mục của Wieck và hết lời khen ngợi bà trong một lá thư được đăng trên tạp chí Paris "Revue et Gazette Musicale" và sau đó, được dịch lại, trong tờ báo Leipzig "Neue Zeitschrift für Musik". Vào ngày 15 tháng 3, bà được phong làm "Königliche und Kaiserliche Österreichische Kammer-virtuosin", danh hiệu âm nhạc cao nhất của Áo. Qua đời. Clara Schumann đột quỵ vào ngày 26 tháng 3 năm 1896, và qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 76 tuổi. Bà được chôn cất ở Bonn tại Alter Friedhof bên cạnh chồng, theo như di nguyện của bà. Di sản. Tiền giấy và nhạc viện. Ảnh Clara Schumann trong một tấm in thạch bản vào năm 1835 in bởi Andreas Staub được in lên tờ 100 Mác Đức từ ngày 2 tháng 1 năm 1989 cho tới khi Đức sử dụng đồng euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Mặt sau tờ tiền là hình một chiếc đàn piano và mặt ngoài của Nhạc viện Tiến sĩ Hoch, nơi bà dạy nhạc trong những năm cuối đời. Đại sảnh tòa nhà mới của nhạc viện được đặt theo tên bà. Tham khảo. "Bách khoa toàn thư" "Newspapers" "Nguồn trực tuyến"
1
null
Kênh đào Nymphenburg tại München là một phần của hê thống kênh đào phía Bắc của München, lấy nước từ sông Würm, cung cấp nước cho Công viên lâu đài Nymphenburg. Hệ thống. Kênh đào Nymphenburg bắt đầu với cái tên "Kênh đào Pasing-Nymphenburg" chạy ra từ sông Würm ở vùng Pasing. Số lượng nước chạy có thể được điều chỉnh bởi một đập nước tại đây. Từ đầu cho tới khi vào khu vực công viên lâu đài là 2,8 km. Sông Würm đã mất đi nước chảy vào kênh đào khoảng 1/3 lượng nước(khoảng 2 m³/s).
1
null
Samsung Galaxy S4 là điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android sản xuất bởi Samsung Electronics. Lần đầu tiên ra mắt ngày 13 tháng 3 năm 2013 tại Samsung Mobile Unpacked ở New York, kế thừa sự thành công của Galaxy S III về mặt thiết kế, nhưng được nâng cấp phần cứng và tăng cường tập trung vào phần mềm sao cho tận dụng hết khả năng phần cứng của máy—chẳng hạn như chức năng nhận diện ngón tay lướt trước màn hình, và mở rộng chức năng theo dõi mắt (bao gồm di chuyển). Một biến thể khác của S4 trở thành điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ mạng chuẩn mới LTE Advanced. S4 có sẵn vào cuối tháng 4 năm 2013 trên 327 nhà mạng ở 155 quốc gia. Sau khi được phát hành, nó trở thành chiếc điện thoại thông minh bán chạy nhất trong lịch sử của Samsung và các smartphone Android; công ty bán 20 triệu S4 chiếc trên toàn cầu sau 2 tháng phát hành. Samsung đã bán tổng cộng hơn 90 triệu chiếc Galaxy S4. Thông số kĩ thuật. Phần cứng. Màn hình rộng (đôi khi họ nói là 4.99-inch) sử dụng ma trận PenTile RGBG Full HD Super AMOLED với 441 PPI và kính cường lực Corning Gorilla Glass 3. S4 gồm 2 phiên bản màu trằng và màu đen; tuỳ chọn ở một số vùng, Samsung cũng giới thiệu phiên bản màu nâu với viền vàng, và hồng nhạt viền vàng, Tím Mirage và hồng Twilight ở Đài Loan, Đỏ Aurora cho AT&T, và xanh Artic cho Best Buy. S4 có bộ nhớ trong gồm 16 GB, 32 GB hoặc 64 GB, có thể mở rộng lên đến 64 GB với khe cắm microSD. S4 GT-I9505 gồm bộ thu phát LTE nhiều băng tầng và cả hai phiên bản đều có LED hồng ngoại phục vụ cho việc điều khiển từ xa. Vào 24 tháng 6 năm 2013, một phiên bản khác của S4 được phát hành ở Hàn Quốc hỗ trợ mạng LTE Advanced. Nó là điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ mạng LTE Advanced. Phiên bản này bao gồm vi xử lý lõi tứ 1.9 GHz Krait Snapdragon 800. S4 hỗ trợ định dạng video High Efficiency Video Coding (HEVC). Ngoài màn hình cảm ứng, S4 có phím Home vật lý nằm ở phía gần cuối màn hình, ở dưới cùng S4 là microphone và cổng microUSB để kết nối dữ liệu và sạc; nó hỗ trợ USB host và MHL 2.0. Phím âm lượng nằm ở cạnh trái và phím nguồn/khoá nằm ở cạnh phải. Ở đỉnh trên là jack tai nghe , microphone thứ hai, và cổng hồng ngoại. Mặt sau của S4 là máy ảnh 13-megapixel và LED flash, và phía ở giữa bên trái là loa. Phụ kiện chính thức của Samsung cho S4 là S-View Cover, sử dụng cảm biến trên điện thoại sẽ tắt màn hình mỗi khi đóng nắp lại và màn hình hiển thị thời lượng pin, thời gian, và tình trạng mạng trên cửa sổ trong suốt của cover. Đáng chú ý, S4 không bao gồm thu nhận FM radio,như các thiết bị trước. S4 gồm biến thể với các phần cứng sau: Biến thể lõi tứ. Phiên bản S4 ở Bắc Mỹ, hầu hết châu Âu, một phần châu Á, và một số quốc gia khác sử dụng vi xử lý Snapdragon 600 SoC của Qualcomm gồm lõi tứ 1.9 GHz Krait 300 CPU và Adreno 320 GPU. Biến thể lõi tám. Đây là phiên bản S4 sử dụng chip Exynos 5 Octa (8 lõi) (SoC) của Samsung gồm kiến trúc ARM Big.little heterogeneous đầu tiên (CPU). Tám lõi CPU gồm a 1.6 GHz lõi tứ Cortex-A15 và 1.2 GHz lõi tứ Cortex-A7. Phần mềm. S4 ra mắt với Android 4.2.2 và giao diện tuỳ biến TouchWiz Nature của Samsung. Chế độ theo dõi mắt được mở rộng trên S4; tính năng "Smart Scroll" cho phép người dùng cuộn trang bằng mắt, và "Smart Pause" cho phép ngừng video khi người dùng không nhìn vào màn hình. "Air View" thực hiện cử chỉ và các chức năng khác (như xem trước ảnh hoặc tin nhắn) bằng các giữ hoặc chạm nhẹ vào màn hình, tương tự như tính năng "S-Pen" trên dòng Galaxy Note của Samsung. "Group Play" cho phép chia sẻ dữ liệu giữa hai điện thoại Galaxy, cùng với chơi game nhiều người và phát nhạc giữa điện thoại S4. Máy ảnh được bổ sung nhiều tính năng mới (một trong số đó lần đầu tiên được thấy trên Galaxy Camera), bao gồm cập nhật giao diện, và chế độ mới như là "Drama" (lấy nhiều chuyển trong nhiều ảnh vào một ảnh), "Eraser" (cho phép người dùng loại bỏ yếu tố không cần thiết), "Dual Shot" (sử dụng cả máy ảnh trước, hiệu ứng ảnh trong ảnh), "Sound and Shot" (cho phép người dùng ghi lại âm thanh trong bức hình), "Animated Photo", và "Story Album"... Một số ứng dụng mới tái phát hành bao gồm WatchOn, S Translator, theo lõi luyện tập S Health, S Voice Drive, S Memo, TripAdvisor. Cập nhật. Giữ tháng 6–7 2013, Samsung bắt đầu tung ra bản cập nhật cho phép các ứng dụng có thể di chuyển vào thẻ SD, giải phóng 80 megabytes trống, ổn định máy ảnh. Đầu tháng 8 năm 2013, biến thể Google Play Edition của S4 bắt đầu nhận được cập nhật Android 4.3. Tháng 11 2013, Samsung phát hành cập nhật Android 4.3 cho tất cả biến thể của S4. Phiên bản biến thể. Một vài phiên bản biến thể đã được bán ra, và hầu hết các biến thể chỉ khác nhau là hỗ trợ mạng khu vực và băng thông khác nhau. Phiên bản Google Play. Tại Google I/O 2013, Samsung và Google phát hành phiên bản của Mỹ. S4 được bán ra vào 26 tháng 6 năm 2013 thông qua Google Play, chạy hệ điều hành Android gốc 4.2.2, sau đó được cập nhật lên 4.3, do Samsung cung cấp; nó hỗ trợ LTE trên mạng AT&T và T-Mobile. Mã hiệu của nó là GT-I9505G. LTE Advanced. Samsung làm mới S4 ở Hàn Quốc với mã hiệu SHV-E330K/S/L vào tháng 8 năm 2013 giống như sản phẩm trước, ngoại trừ chip Qualcomm Snapdragon 800 và hỗ trợ LTE Advanced cho phép điện thoại có thể tải dữ liệu lên đến 150 Mbit/s. Thiết bị SHV-E330L của LG Uplus là điện thoại thông minh đầu tiên "100% LTE" có thể sử dụng, đàm thoại và tin nhắn chỉ thông qua LTE. Điện thoại không sử dụng mạng LG Uplus 3G CDMA; tuy nhiên, khi sử dụng ngoài Hàn Quốc điện thoại sẽ sử dụng mạng GSM và UMTS giống như LG Uplus chỉ sử dụng nhà mạng có hỗ trợ chế độ LTE-only và điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Samsung phát hành bản LTE-A (GT-I9506) ở Đức cho Vodafone và Deutsche Telekom và ở Pháp cho Orange. S4 cho LTE ở ngoại ô Mỹ. Samsung phát hành bản SCH-I545L trong hỗ trợ của LTE ở ngoại ô Mỹ.
1
null
Lương Văn Thăng là một nhà cách mạng, nhà giáo, thầy thuốc và Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở Ninh Bình. Ông là cha của anh hùng Lương Văn Tụy và anh rể của nguyên bí thư tỉnh ủy Ninh Bình Đinh Tất Miễn. Lương Văn Thăng sinh năm 1865, trong một gia đình Nho học ở thôn Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ bé, Lương Văn Thăng đã tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn, tính tình hoà nhã. Lớn lên, ông ra thành phố Nam Định theo học một cụ cử. Sau khi đỗ tú tài, Lương Văn Thăng không đi làm cho đế quốc phong kiến mà trở về nhà dạy học và làm thuốc. Ông được dân làng gọi là "cụ Tú làng Quỳnh". Ông lấy vợ ngoài 40 tuổi và sinh ra anh hùng Lương Văn Tụy khi gần ở tuổi 50. Ngày 24-6-1929, tại khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thôn Lũ Phong chuyển thành chi bộ đảng cộng sản Đông Dương. Lương Văn Thăng trở thành Bí thư. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Trong những năm hoạt động cách mạng, Ông cùng tổ chức cách mạng tuyên truyền vận động xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn và tổ chức lãnh đạo một số cuộc đấu tranh trong các phong trào cách mạng ở địa phương. Lương Văn Thăng mất năm 1940, thọ 75 tuổi. Ông được thờ phụng tại một khu tưởng niệm ở xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Tên ông được đặt cho một đường phố nối lên cầu Non Nước ở thành phố Ninh Bình.
1
null
Rùa răng còn có tên khác là Càng đước (tên khoa học Heosemys annandalii) là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1903 . Chúng là một loài rùa lớn nguồn gốc từ Đông Nam Á. Những con rùa này sống thủy sinh và có thể có kích thức lớn tới hơn 20 in (51 cm). Nó đã được báo cáo sống trong môi trường nuôi nhốt hơn 35 năm. Chúng nói chung là động vật ăn cỏ. Khu vực địa lý. Chúng được tìm thấy tại Thái Lan, Lào, Việt Nam và Malaysia, và có thể ở Myanmar.
1
null
Tanka (短歌 "Đoản Ca") là một trong những thể thơ quan trọng trong nền văn học Nhật Bản. Từ nguyên. Ban đầu (thời của cuốn "Vạn diệp tập"), từ tanka được dùng để phân biệt "thơ ngắn" với "thơ dài" chōka (長歌 "Trường Ca"). Tuy nhiên, vào thế kỷ 9 và 10, nhất là với việc tổng hợp cuốn "Kokinshū", thơ ngắn trở thành thể chủ đạo trong thi ca Nhật và tên gọi thơ ngắn nói chung lúc này là waka. Đầu thế kỷ 20, Masaoka Shiki đã đem từ tanka trở lại vì mong muốn có sự cách tân cho thể waka. Cấu trúc. Một bài tanka có cấu trúc gồm 5 phần từ 5 đến 7 âm tiết như sau, thường được viết thành 5 dòng khi chuyển sang Romaji hay chuyển ngữ. 5-7-5-7-7 Trong đó: Xem thêm. __LUÔN_MỤC_LỤC__
1
null
Hàn Tử Cao (chữ Hán: 韩子高, 538 - 567), nguyên tên là Man Tử (蛮子), người Sơn Âm, Hội Kê, là sủng thần, mỹ nam tử nổi tiếng nhà Trần đời Nam Bắc Triều. Đời nhà Lương. Hàn Man Tử xuất thân hèn kém. Trong loạn Hầu Cảnh, ông sống ở kinh thành. Sau loạn, Trần Thiến ra giữ Ngô Hưng, khi ấy Tử Cao được 16 tuổi, tết tóc trái đào, dung mạo mỹ lệ như ngọc, đang ở bến sông Hoài đi nhờ thuyền quân về quê, Trần Thiến trông thấy thì hỏi: "Muốn làm việc cho ta không?" ông nhận lời. Nhân đó Trần Thiến đổi tên cho Man Tử là Tử Cao. Ông tính cung kính cẩn thận, siêng năng hầu hạ, luôn giữ đao Bị Thân làm Truyền Tửu Chích . Trần Thiến tính nóng nảy, nhưng Tử Cao luôn nắm bắt được ý chủ. Khi trưởng thành, bắt đầu tập luyện cưỡi ngựa bắn cung, rất có can đảm, tỏ ý muốn làm tướng soái, Khi dẹp Đỗ Kham, Tử Cao được cấp cho binh sĩ. Trần Thiến rất sủng ái ông, luôn giữ ở bên cạnh. Trần Thiến thường mơ thấy mình cưỡi ngựa lên ngựa, gặp chỗ cao trên đường chỉ chực ngã nhào, được Tử Cao đẩy trở lại lưng ngựa. Khi Trần Thiến cùng Chu Văn Dục đánh Trương Bưu, trong đêm giao chiến, quân đội của Trần Thiến tan rã, chỉ có Tử Cao ở bên cạnh. Trần Thiến sai Tử Cao đi tìm Chu Văn Dục, gặp được, quay về hồi đáp. Sau đó, ông trong đêm tối kêu gọi tướng sĩ, tập hợp bọn họ, rồi dẫn đường đưa mọi người và Trần Thiến đến doanh trại của Chu Văn Dục. Hôm sau, bộ tướng của Trương Bưu đầu hàng, Bưu chạy đi Tùng Sơn, quân nhà Lương bình định xong Chiết Đông. Trần Thiến bèn cấp thêm binh sĩ cho Tử Cao, ông tỏ ra khinh tài ái sĩ, nên rất nhiều người theo về. Đời nhà Trần. Thời Văn đế. Trần Thiến lên ngôi, là Trần Văn đế, cho Tử Cao làm Hữu quân tướng quân. Năm Thiên Gia đầu tiên (560), được phong Văn Chiêu huyện tử, thực ấp 300 hộ. Khi Vương Lâm dấy binh, ông nắm túc vệ trong hoàng thành. Sau khi Vương Lâm bị dẹp, binh quyền của Tử Cao trở nên rất lớn, những tướng sĩ đến nương nhờ, được ông hết sức tiến cử, mà Văn đế đều nhiệm dụng bọn họ. Năm thứ 2 (561), được thăng Viên ngoại tán kỵ thường thị, Tráng vũ tướng quân, Thành Châu thứ sử. Khi dẹp Lưu Dị, ông theo Hầu An Đô đuổi đánh Dị ở dưới Đào Chi Lĩnh. Khi ấy Tử Cao nắm riêng một cánh quân tinh nhuệ, chiến đấu hăng hái, bị thương ở gáy bên trái, mất đi một nửa búi tóc. Dẹp xong Dị, được nhận chức Giả tiết, Trinh nghị tướng quân, Đông Dương thái thú. Năm thứ 5 (564), tướng Trần là bọn Chương Chiêu Đạt từ Lâm Xuyên đi đánh Tấn An của Trần Bảo Ứng, Tử Cao từ An Tuyền Lĩnh đến hội quân ở Kiến An. Hạ được Tấn An, nhờ công được thăng Thông trực tán kỵ thường thị, tiến tước làm bá, tăng ấp lên 400 hộ. Năm thứ 6 (565), được triệu về làm Hữu vệ tướng quân, đến kinh thành, nắm giữ phủ Lĩnh quân . Văn đế có bệnh, Tử Cao chăm lo việc thuốc men. Thời Phế đế. Phế đế lên ngôi, được thăng Tán kỵ thường thị, Hữu vệ như cũ, dời nhiệm sở đi Tân An Tự. Trần Húc nắm quyền chính, khiến cho Tử Cao bất an, ban đầu ông thường dò xét việc triều đình, sau đó lại xin ra ngoài trấn giữ các châu Hành, Quảng. Tháng 8 năm Quang Đại đầu tiên (567) Thượng Ngu huyền lệnh Lục Phưởng và bộ hạ của Tử Cao tố cáo ông mưu phản. Trần Húc triệu tập quan tướng bàn luận về việc lập Thái tử, Tử Cao cũng tham dự. Ông vào triều từ sớm, bị bắt, giải đến Đình úy, rồi bị ban chết trong cùng đêm với một sủng thần khác của Văn đế là Đáo Trọng Cử. Cha và con em của Tử Cao đều không bị liên lụy. Dị sự. Lý Dực (đời Đường) – Trần Tử Cao truyện và Vương Ký Đức (đời Minh) – Nam hoàng hậu (tạp kịch), Phùng Mộng Long (đời Minh) – Tình sử mô tả mối quan hệ đồng tính giữa Hàn Tử Cao và Trần Văn đế. Lý Dực thậm chí còn kể rằng Trần Văn đế muốn lập Tử Cao làm hoàng hậu. Không có sử liệu khẳng định được vấn đề này.
1
null
"My Oh My" là đĩa đơn tiếng Nhật thứ 9 của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành ở Nhật Bản vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Thông tin. Vào ngày 5 tháng 11, bài hát đã được phát hành, là một trong những bài hát mới từ album tiếng Nhật thứ ba của Girls' Generation, Love & Peace được phát hành vào ngày 11 tháng 12 năm 2013. "My Oh My" là một bài hát có giai điệu dễ nhớ và lôi cuốn. Nó cho thấy được chất giọng mạnh mẽ của các cô gái. Video âm nhạc. MV được phát hành vào ngày 4 ttháng 11 năm 2013. MV mô tả hình tượng các cô gái trong trang phục màu sắc rực rỡ, đi trả thù một người đã lừa dối bạn gái của mình bằng cách biến anh ta thành một chú thỏ trắng và nhiều trò trả thù khác. Quảng bá. Girls' Generation đã biểu diễn ca khúc trực tiếp tại sự kiện "Premium Live Showcase" ở Nhật Bản vào ngày 4 tháng 11 năm 2013. Nhóm cũng đã biểu diễn ca khúc tại chương trình "Love & Peace free live" của mình vào ngày 14 tháng 12 năm 2013, để quảng bá cho album Love & Peace
1
null
Type 88 (88式地対艦誘導弾) hay SSM-1 là loại tên lửa đất đối hạm do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries phát triển và được trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Nó được chế tạo dựa trên tên lửa không đối hạm Type 80 (ASM-1) phóng từ trên không với việc nâng cấp thêm các tính năng mới, sau đó đến lượt nó được phát triển thành tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B) phóng từ tàu. Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đã mua 54 xe mang phóng tự hành, mỗi xe chở sáu tên lửa Type 88, để sử dụng như pháo bờ biển. Với tầm bắn khoảng , sở hữu tốc độ cận âm và đầu đạn nặng , nó tương tự như tên lửa Harpoon của Hoa Kỳ. Type 88 còn được biết đến với biệt danh là Sea Buster. Năm 2015, một phiên bản nâng cấp của Type 88 đã được đưa vào hoạt động với tên gọi là Type 12. Nó sử dụng kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính với hệ thống dẫn đường bằng GPS, có độ chính xác tốt hơn nhờ hệ thống TERCOM nâng cao và sở hữu khả năng phân biệt mục tiêu. Type 12 được kết nối mạng, nơi các nền tảng khác có thể cung cấp thông tin mục tiêu và dẫn đường, đồng thời có thời gian nạp đạn nhanh hơn, giảm chi phí vòng đời và có tầm bắn lên tới . Phát triển. Do là đất nước được bao quanh bởi biển, Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu phát triển các loại vũ khí phòng thủ chống tàu, nhất là tên lửa chống hạm, trong thập niên 1970. Trước đây chỉ có tên lửa không đối hạm Type 80 gắn trên các máy bay có thể sử dụng làm tên lửa chống hạm. Dựa trên điều này, nó đã được phát triển thành tên lửa đất đối hạm Type 88 và trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất vận hành, mục đích là để tiêu diệt các tàu đổ bộ và xâm nhập đến gần bờ biển trong khoảng 100 km. Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản (khi đó là Cục Phòng vệ Nhật Bản) đã tiến hành nghiên cứu thiết kế từ năm 1979, sau đó chuyển sang cho tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries phụ trách sản xuất. Việc phát triển dự án này đã tiêu tốn chi phí khoảng 20,5 tỷ yên Nhật. Năm 1982, loại tên lửa này bắt đầu được thử nghiệm. Kết quả trong một thử nghiệm tấn công vào các mục tiêu nhỏ trên biển với tỷ lệ tất cả trúng mục tiêu trong môi trường gây nhiễu rất mạnh đã gây sốc cho quân đội Hoa Kỳ. Sau khi hoàn tất việc thử nghiệm thì tên lửa đã được thông qua để đưa vào phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từ năm 1988 (vì thế nó có tên Type 88) và việc mua sắm đã hoàn tất vào năm 2000, ước tính khoảng 96 tên lửa được bàn giao. Cũng giống như các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản, nó chưa bao giờ được xuất khẩu ra nước ngoài do các hạn chế trong hiến pháp thời hậu chiến và các điều luật phát sinh từ chúng. Động cơ được thiết kế lại để có thể bay xa hơn và linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường khả năng chống nhiễu bằng cách nâng cấp các bộ cảm biến và hệ thống điều khiển. So với mẫu phóng từ trên không thì mẫu này cần phát triển thêm hệ thống đẩy trước khi bay, thuật toán để có khả năng né các chướng ngại như, đá ngầm nổi, đảo, núi... Theo tạp chí An ninh toàn cầu, JGSDF đã mua khoảng 54 hệ thống phòng thủ bờ biển Type-88. các hệ thống này hiện đang trực chiến tại 5 trung đoàn tên lửa và các trung tâm đào tạo ở miền Bắc Nhật Bản. Thiết kế. Type 88 sử dụng động cơ tuốc bin phản lực để bay, với hai ống phóng nhiên liệu rắn khác gắn ở ngoài để phóng, hai ống này cũng có đuôi giữ ổn định tên lửa khi phóng ra khỏi ống. Để có độ linh hoạt cao và tăng khả năng sống sót cho tên lửa hệ thống đẩy vectơ đã được tích hợp vào. Hệ thống phóng tên lửa có thể lắp trên các xe vận tải Type 74 hay các loại có khả năng tương đương để có độ cơ động cao. Sau khi ra đa trên bờ biển hay trên các xe jeep di động xác định được mục tiêu cơ sở dữ liệu của mục tiêu sẽ được truyền vào hệ thống tính toán đường đi tối ưu của tên lửa dựa vào vị trí mục tiêu và vị trí bắn của hệ thống phóng sau đó truyền vào tên lửa. Sau khi tên lửa được phóng ra nó sẽ bay sát mặt biển và có khả năng bay vòng qua vật cản để đến vị trí mục tiêu. Hệ thống dẫn đường quán tính được sử dụng khi bay tiếp cận vị trí của mục tiêu trong cơ sở dữ liệu và trong giai đoạn cuối nó sẽ kích hoạt ra đa chủ động băng tần Ku để tìm và xác định mục tiêu. Nếu không tìm thấy mục tiêu trong một khoảng thời gian tên lửa sẽ tự hủy hay nhận lệnh tự hủy từ bên ngoài. Loại tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao, nếu nó bị nhiễu thì hệ thống điện tử sẽ thực hiện các bước chống nhiễu và nếu thấy không hiệu quả nó sẽ chuyển chế độ ra đa từ chủ động sang bị động dò nguồn gây nhiễu. Trong chế độ này nó sẽ ưu tiên diệt nguồn gây nhiễu trước để các tên lửa sau có thể dò ra mục tiêu cần diệt.
1
null
"How Great Is Your Love" (Hangul: 봄날; romanized: "Bomnal"; literally: "Spring") là một bài hát R&B được hát bởi nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation. Nó được bao gồm trong album phòng thu thứ ba của họ "The Boys", và được phát hành trên kĩ thuật số vào ngày 19 tháng 10 năm 2011 dưới nhãn hiệu của SM Entertainment. Sản xuất. Trang thông tin về âm nhạc "Naver Music" mô tả bài hát được thuộc thể loại ballad-R&B. "How Great Is Your Love" được sản xuất bởi nhạc sĩ Jean T. Na và Jenny Hyun trong lần hợp tác đầu tay của mình với nhóm. Các nhạc cụ sử dụng là một sự kết hợp của trống, piano và âm thanh bass. Thành viên của Girls' Generation - Sooyoung đã viết lời bài hát, cho thấy quá trình chuyển đổi giữa cảm xúc buồn và tươi sáng giống như thay đổi mùa. Quảng bá. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2011, các cô gái biểu diễn ca khúc khi là khách mời trong chương trình "Kiss The Radio". Vào ngày hôm sau, cả nhóm đã biểu diễn " How Great Is Your Love" trên "Show! Music Core" được phát sóng trực tiếp trên đài MBC. Girls' Generation cũng đã trình diễn bài hát vào ngày 17 tháng 11 năm 2011 trong "M! Countdown". Vào năm 2013, nhóm đã biểu diễn ca khúc này trong các đêm diễn ở Seoul và Đài Bắc, thuộc khuôn khổ tour diễn vòng quanh thế giới - "Girls' Generation World Tour Girls & Peace".
1
null
Đình thần Vĩnh Phước là một ngôi đình cổ và là một di tích tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Tên gọi. Đình thần Vĩnh Phước còn được gọi là Đình Gạo. Có ý kiến cho rằng, vì hồi đầu thế kỷ 20, đây là nơi nhận gạo do người dân quyên góp, và phát lại cho những ai đói khổ vì thiên tai. Lại có ý kiến cho rằng, vì những người bán gạo ở chợ Sa Đéc xưa, tan chợ thường gửi gạo ở đình, nên gọi dần thành tên. Lịch sử. Khi xưa, đình thần Vĩnh Phước toạ lạc trên một mảnh đất thuộc thôn Vĩnh Phước, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Ngày nay, đình nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc địa bàn phường 1, thành phố Sa Đéc, trong một khuôn viên rộng hơn 300 m², tiếp giáp với ba con đường trong nội ô thành phố. Căn cứ vào sắc thần đề năm Tự Đức ngũ niên (1852), thì ngôi đình có thể đã có từ trước năm 1852. Ban đầu, đình được dựng đơn sơ. Sau, có một gia đình ở gần đó hỷ cúng thêm đất; nên năm 1904, đình được khởi công xây dựng lại khang trang và quy mô như ngày nay . Đến năm 1936, đình được dựng thêm nhà hậu. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, đình bị mượn tạm làm cơ quan, đến tháng 12 năm 2001, thì trả lại cho nhân dân để tiếp tục thờ cúng... Tuy trải qua nhiều năm tháng và nhiều biến cố, nhưng cơ bản ngôi đình vẫn giữ được nét kiến trúc lúc ban đầu (1904). Kiến trúc, thờ phụng. Đình Vĩnh Phước được thiết kế tương tự như những ngôi đình cổ khác ở Nam Bộ. Từ ngoài vào trong có: Cổng tam quan. Trên cổng chính, tên "Đình thần Vĩnh Phước" được đắp nổi bằng chữ Việt và chữ Hán. Trên 4 cột ở đây là đôi câu đối bằng chữ Hán, phiên âm ra như sau: "Vĩnh bảo hương thôn an thạnh lợi, Phước chiêm bá tánh thọ hương xuân"; "Thánh đức oai linh phò bổn xứ, Thần ân hiển hách hộ nhân dân". Trên cổng phụ bên trái có 4 chữ Hán, phiên âm là: "Quốc thái dân an"; và trên cổng phụ bên phải có 4 chữ Hán, phiên âm là: "Phong điều vũ thuận". Sân đình. Ở giữa sân là tấm bình phong đắp nổi hình rồng (mặt trước) và hình ngựa (mặt sau), liền đó là bàn thờ Thần Nông. Phía phải, miếu thờ Ngũ hành nương nương, phía trái thờ Chúa xứ sơn quân (Thần Hổ). Tòa đình chính. Mái tòa đình lợp ngói âm dương, kiểu "thượng lầu hạ hiên", trên mái có nhiều hình đắp nổi theo những điển tích xưa...Toàn bộ khung sườn của đình đều bằng gỗ, được kết cấu chịu lực. Bao lam, thành vọng, hoành phi, liễn đối trong đình đều được chạm khắc công phu, tinh tế và sơn son thếp vàng. Để vào chánh điện, khách phải qua nhà võ ca. Đây là nơi xây chầu và hát tuồng vào mỗi dịp lễ Kỳ yên. Phía trước hàng ba của võ ca có 4 cột bằng đá đẽo có chạm khắc. Trên đầu mỗi cây kèo có chạm hình đầu rồng ngậm trái châu. Nối liền với nhà võ ca là chánh điện. Ở giữa điện là bàn thờ Thành hoàng Bổn cảnh, trên có đặt hai cái ngai để sắc thần; hai bên là bàn thờ Tả ban và Hữu ban; phía sau các bàn thờ đó là nơi thờ Tiền hiền và Hậu hiền. Ngoài ra, ở trong chánh điện còn có bàn thờ tướng Tống Phước Hòa (? - 1777). Theo tài liệu, vào năm 1946, vì miếu thờ của viên tướng này bị hư hoại, nên Ban tế tự miếu đã đem sắc thần của ông về thờ chung trong đình. Phía sau nhà chánh điện là một cái sân nhỏ rồi đến nhà hậu, nối liền có hai tiểu sảnh ở hai bên. Nhà hậu được dùng làm nơi nấu nướng thức ăn mỗi khi cúng đình. Hàng năm, đình có 2 lễ cúng chính, đó là lễ "Thượng điền" vào ngày 16, 17 tháng Giêng và lễ Kỳ yên vào ngày 17 tháng 7 âm lịch. Ngày 10 tháng 4 năm 2003, đình Vĩnh Phước đã được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là "di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh".
1
null
Tiền Học Sâm (, 11 tháng 12 năm 1911 – 31 tháng 10 năm 2009) là một nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng cho các chương trình không gian và đạn tự hành của cả Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Cái tên ông sử dụng khi ở Mỹ là Hsue-Shen Tsien hoặc H.S. Tsien. Vào thập niên 1940, Tiền là một trong những nhà sáng lập Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực tại Viện Công nghệ California. Trong giai đoạn Khủng hoảng đỏ lần 2 những năm 1950, chính quyền Mỹ đã cáo buộc ông có cảm tình với cộng sản. Tiền Học Sâm khi đó đã quyết định quay trở về Trung Quốc nhưng thực tế ông đã bị giữ lại trên đảo Terminal gần Los Angeles. Sau 5 năm bị quản thúc tại gia ông được thả tự do năm 1955, đổi lại, các phi công Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên được hồi hương. Được chính quyền Mỹ thông báo mình được trả tự do, Tiền Học Sâm ngay lập tức thu xếp để ra đi, ông trở về Trung Quốc tháng 9 năm 1955 trên con tàu khách "SS President Cleveland" của American President Lines, qua cửa ngõ Hồng Kông. Ông đã trở về để lãnh đạo chương trình tên lửa của Trung Quốc và được biết đến như "Cha đẻ của ngành tên lửa Trung Quốc" (hoặc "Vua tên lửa"). Tiền Học Sâm cũng là cháu của kỹ sư cơ khí Tiền Học Củ và con trai Tiền Học Củ là Tiền Vĩnh Kiện là người đã giành giải Nobel Hóa học năm 2008. Tiểu hành tinh 3763 Qianxuesen và con tàu không gian xấu số "Tsien" trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng được đặt tên theo ông.
1
null
Lớp tàu khu trục I là một lớp bao gồm tám tàu khu trục cùng một soái hạm khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đặt hàng trong Chương trình Hải quân 1935, được đặt lườn vào năm 1936 và hoàn tất trong những năm 1937 và 1938. Bốn chiếc tương tự được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng, trong đó hai chiếc được Hải quân Hoàng gia mua lại, đưa tổng số tàu của lớp đi vào hoạt động lên 11 chiếc, cho dù ba trong số những chiếc ban đầu đã bị mất vào lúc và nhập biên chế. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sáu chiếc đã bị mất, cùng một chiếc thứ bảy bị loại bỏ như một tổn thất cấu trúc toàn bộ. Thiết kế. Lớp I là sự lặp lại của lớp H dẫn trước, ngoại trừ chúng có mười ống phóng ngư lôi (hai dàn năm ống phóng) thay vì tám. Chúng áp dụng cách sắp xếp cầu tàu và phòng lái mới như được thử nghiệm trên những chiếc và , ngoại trừ soái hạm khu trục . "Inglefield" còn có một cột ăn-ten trước lớn hơn kiểu ba chân, trong khi các tàu chị em có cột ăn-ten dạng cột. Trọng lượng nặng hơn bởi dàn ống phóng ngư lôi cũng như trang bị cả thiết bị quét mìn và thả mìn sâu (Các con tàu trước đây chỉ mang một trong hai loại) trên một lườn tàu cùng kiểu với lớp H gây ra sự mất cân bằng, đưa đến việc phải có thùng dằn khi lượng nhiên liệu xuống thấp. Tất cả các con tàu đều được gắn thiết bị quét mìn, cùng trang bị mìn sâu và sonar Asdic cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Tất cả đều có khả khả năng cải biến thành tàu rải mìn, bằng cách tháo dỡ các khẩu pháo 4,7 inch ‘A’ và ‘Y’, các ống phóng ngư lôi và thiết bị quét mìn, cho phép mang theo đến 60 quả mìn. Tuy nhiên, chỉ có bốn chiếc được cải biến cho vai trò này. Các con tàu Thổ Nhĩ Kỳ. Những chiếc lớp I Thổ Nhĩ Kỳ có thiết kế tương tự như các con tàu của Anh, nhưng chỉ mang tám ống phóng ngư lôi (hai dàn bốn ống phóng), giống như lớp H của Anh. Các cải biến trong chiến tranh. Các cải biến sớm trong chiến tranh (có thể không áp dụng cho những chiếc bị mất sớm) bao gồm thay thế dàn ống phóng ngư lôi phía sau bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không, cắt ngắn ống khói phía sau và cột ăn-ten chính để cải thiện góc bắn của kiểu vũ khí này, và bổ sung một cặp pháo Oerlikon 20 mm hai bên cánh của cầu tàu. Một dàn radar Kiểu 286 bước sóng mét cảnh báo mặt đất được bổ sung khi nó sẵn có, đồng thời các khẩu súng máy phòng không Vickers kém hiệu quả được thay thế bởi pháo Oerlikon. Ống phóng giữa của các dàn phóng ngư lôi được tháo dỡ để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên của các con tàu. được tháo bỏ tháp pháo ‘Y’ để lấy chỗ chứa thêm mìn sâu lên tổng cộng 110 quả và súng cối. Những chiếc sống sót được trang bị thêm một cặp pháo Oerlikon thứ ba ngang với vị trí đèn pha tìm kiếm, và khẩu pháo 12-inch được tháo dỡ để gia tăng lượng mìn sâu mang theo. Trên một số con tàu, tháp pháo ‘A’ được thay bằng một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog ném ra phía trước, nhưng cải biến này dường như được đảo ngược sau đó. , , và được tháo dỡ tháp pháo ‘B’, và hai khẩu pháo QF 6 pounder 10 cwt (2,25 inch/57 mm L/47) được bổ sung trên bệ Mark 1* dùng để chống lại những chiếc E-boat, cùng với một dàn Hedgehog. Sau này "Inglefield" được trang bị lại dàn ống phóng ngư lôi thứ hai, nhưng cũng giống như các tàu chị em, ống phóng giữa được tháo dỡ. Một khẩu pháo phòng không thứ hai thay thế cho khẩu pháo ‘X’, và nó tổng cộng sáu khẩu Oerlikon. Radar Kiểu 291 sau đó được bổ sung trên đỉnh cột ăn-ten trước cũng như là một bộ định vị bằng sóng cao tần "Huff-Duff" trên một số con tàu. Những chiếc nguyên của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cải biến tương tự những tàu chị em lớp I. "Inconstant" sau này được được trang bị radar Kiểu 270, một loại radar bước sóng xen-ti mét dò tìm mục tiêu, thay cho bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa trên cầu tàu. Cũng vậy, cuối cùng nó có sáu khẩu Oerlikon. Những chiếc trong lớp. Hải quân Hoàng gia Anh. † = trang bị như tàu rải mìn Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Bốn chiếc được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng vào năm 1938. Khi chiến tranh nổ ra, hai chiếc được Anh mua lại, và hai chiếc được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1942 như những chiếc "Sultanhisar" và "Demirhisar".
1
null
Friedrich Ebert (phiên âm: Phi-đrích E-be) (4 tháng 2 năm 1871- 28 tháng 2 năm 1925) là một chính trị gia của đảng SPD là tổng thống đầu tiên của Đức từ năm 1919 cho tới khi ông mất vào năm 1925. Ebert được bầu làm lãnh tụ đảng SPD khi August Bebel mất, đảng SPD sau đó bị phân hóa vì Ebert đồng ý cho chính phủ đi vay để tham dự Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc cách mạng tháng 11 đảng SPD cũng như đảng USPD (tách ra từ SPD) lên nắm chính quyền. Hội nghị quốc gia tại Weinmar đã bầu Ebert vào ngày 11 tháng 2 năm 1919 làm tổng thống đầu tiên của đế quốc Đức. Từ năm 1919 cho tới 1923 Ebert đã ra lệnh cho tướng Wilhelm Groener và nhóm thiên hữu "Freikorps" dập tắt nhiều cuộc nổi dậy của phe Cách mạng Xã hội để gìn giữ trật tự. Điều này làm ông trở thành một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi. Nhưng Ebert là một nhà chính trị với chính sách ôn hòa, hòa giải quyền lợi của các giai cấp khác nhau trong xã hội. Sau khi ông chết vị tướng bảo hoàng Paul von Hindenburg được bầu làm Tổng thống. Ngày 28 tháng 2 năm 1925, ông qua đời tại Berlin, Đức vì bị sốc nhiễm khuẩn.
1
null
Calliptamus italicus là một loài châu chấu thuộc họ Acrididae. Đây là loài bản địa thảo nguyên Trung Á, nhưng hiện nay đã hiện diện ở hầu hết các nước châu Âu, trong vùng sinh thái Palearctic Đông, Bắc Phi và Cận Đông. Đây là loài châu chấu có kích thước vừa đặc trưng bởi dị hình lưỡng tính quan trọng. Những con đực trưởng thành có chiều dài 14–26 mm m, trong khi con cái có độ dài đạt 21–40 mm. Có thể gặp nhìn thấy chúng từ tháng đến tháng Mười trong các lĩnh vực, trong đồng cỏ khô và môi trường khô cằn. Phân loài. Các phân loài sau đây được đề xuất trong quá khứ không được chấp nhận. Hiện tại chúng đang nằm trong hai phân loài chính thức trên.
1
null
USS "Edsall" (DD-219) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị đánh chìm trong chiến đấu tại Đông Ấn thuộc Hà Lan vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo thủy thủ Norman Eckley Edsall (1873-1899). Thiết kế và chế tạo. "Edsall" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 7 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà Bessie Edsall Bracey, em gái của thủy thủ Edsall; và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân A. H. Rice. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "Edsall" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 6 tháng 12 năm 1920 cho chuyến đi chạy thử máy đến San Diego, California. Nó đi đến San Diego vào ngày 11 tháng 1 năm 1921, và tiếp tục ở lại vùng bờ Tây Hoa Kỳ cho đến tháng 12, tham gia các cuộc tập trận và thực hành tác xạ cùng các đơn vị của hạm đội. Quay trở lại Charleston, South Carolina vào ngày 28 tháng 12, nó được lệnh đi sang khu vực Địa Trung Hải, và đã lên đường vào ngày 26 tháng 5 năm 1922. Đi đến Constantinople vào ngày 28 tháng 6, nó gia nhập Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ tại khu vực Cận Đông, vốn đang chịu đựng sự bất ổn do xáo trộn sau thế chiến, nội chiến tại Nga cũng như tình trạng chiến tranh giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. "Edsall" đã rất nỗ lực củng cố quan hệ quốc tế bằng việc trợ giúp các quốc gia chống nạn đói tại Đông Âu, vận chuyển nhân sự, di tản người tị nạn, thiết lập các trung tâm thông tin liên lạc tại Cận Đông, và sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp. Khi Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất những người Hy Lạp Tiểu Á khỏi Smyrna (Izmir), "Edsall" là một trong số tàu khu trục Hoa Kỳ đã giúp di tản hàng ngàn người tị nạn. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1922, nó tiếp nhận 607 người tị nạn từ chiếc tại Smyrna và đưa họ đến Salonika, trước khi quay trở lại Smyrna vào ngày 16 tháng 9 để hoạt động như là soái hạm của lực lượng hải quân tại đây. Đến tháng 10, nó vận chuyển người tị nạn từ Smyrna đến Mytilene thuộc đảo Lesbos. Sau đó nó thực hiện các chuyến viếng thăm đến Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Nga, Hy Lạp, Ai Cập, Palestine, Syria, Tunisia, Dalmatia và Ý, đồng thời thực hành tác xạ và ngư lôi cùng các tàu chị em cho đến khi quay trở về Boston, Massachusetts để đại tu vào ngày 26 tháng 7 năm 1924. "Edsall" được lệnh điều động sang Hạm đội Á Châu vào ngày 3 tháng 1 năm 1925. Nó tham gia các cuộc tập trận và cơ động trên đường đi tại vịnh Guantánamo, Cuba, San Diego và Trân Châu Cảng trước khi đi đến Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 22 tháng 6. Trong thành phần Hạm đội Á Châu, nó hoạt động dọc theo bờ biển Trung Quốc, tại Philippines và Nhật Bản, làm nhiệm vụ bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ ở Viễn Đông; có mặt vào lúc diễn ra cuộc nội chiến tại Trung Quốc và trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Các cuộc tập trận, cơ động cùng các chuyến đi ngoại giao đã thường xuyên đưa nó đến Thượng Hải, Yên Đài, Hán Khẩu, Hong Kong, Nam Kinh, Kobe, Bangkok và Manila. Thế Chiến II. Khi Hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Edsall" đang cùng với Đội khu trục 57 trú đóng tại cảng Balikpapan, Borneo, và đang trên đường đi Batavia vào ngày 8 tháng 12 (do ở phía bên kia đường đổi ngày), khi nhận được tin xung đột bùng nổ. Đội khu trục 57 được cho chuyển hướng đi đến Singapore với ý định hoạt động trong thành phần hộ tống chống tàu ngầm cho Lực lượng Z. Nó đón lên tàu một sĩ quan liên lạc Hải quân Hoàng gia Anh và bốn nhân sự từ chiếc tại Singapore, và được gửi đi tìm kiếm những người sống sót của chiếc thiết giáp hạm và chiếc tàu chiến-tuần dương bị đánh chìm ngoài khơi Malaya thuộc Anh vào ngày 10 tháng 12. Nó ngăn chặn chiếc tàu đánh cá Nhật Bản "Kofuku Maru" (sau đổi tên thành MV "Krait" và được sử dụng trong Lực lượng Đặc biệt Australia) cùng bốn xuồng nhỏ kéo theo, hộ tống chúng đến Singapore trước khi bàn giao chúng cho chiếc HMAS "Goulburn". "Edsall" cùng với Đội khu trục 57 sau đó gia nhập cùng tàu tuần dương hạng nặng và các đơn vị Hoa Kỳ khác tại Surabaya vào ngày 15 tháng 12 năm 1941; nhiều tàu bè trong số đó sau này rút lui tương đối an toàn về Darwin, Australia. Trong những tuần đầu tiên của năm 1942, nó hộ tống Đoàn tàu vận tải Pensacola từ eo biển Torres trở về Darwin. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại quần đảo Tiểu Sunda, đang khi hộ tống chiếc tàu chở dầu đi Darwin, nó trở thành chiếc tàu khu trục Hoa Kỳ đầu tiên tham gia đánh chìm một tàu ngầm lớn đối phương trong Thế Chiến II. Cùng với ba tàu corvette Australia HMAS "Deloraine", HMAS "Lithgow" và HMAS "Katoomba", "Edsall" đã giúp đánh chìm tàu ngầm Nhật "I-124" vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 ngoài khơi Darwin. Trái ngược với những tin đồn, phía Đồng Minh đã không thể xâm nhập vào bên trong chiếc tàu ngầm và không thu thập được thông tin mật. Tiếp tục hoạt động hộ tống vận tải tại vùng biển Bắc Australia, "Edsall" bị hư hại bởi một trong những quả mìn sâu của chính nó phát nổ sớm trong một đợt tấn công tàu ngầm vào ngày 23 tháng 1 năm 1942 tại vùng biển nông thuộc eo biển Howard. Đến ngày 3 tháng 2, "Edsall" cùng các đơn vị Hoa Kỳ khác thuộc lực lượng ABDA di chuyển đến Tjilatjap, Java để gần khu vực chiến sự hơn và cũng để dự trữ nhiên liệu. Nó tiếp tục phục vụ như tàu tuần tra ngoài khơi phía Nam Java, và vào ngày 23 tháng 2, nó cùng với chiếc pháo hạm cũ đã hoạt động tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Tjilatjap. Đến ngày 26 tháng 2, nó khởi hành từ Tjilatjap cùng tàu chị em để gặp gỡ chiếc tàu tiếp liệu thủy phi cơ , nguyên là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ được cải biến, đang vận chuyển máy bay tiêm kích P-40 Warhawk cùng các đội bay để tăng cường cho việc phòng thủ Java. Ngày hôm sau, "Langley" cùng với "Edsall" và "Whipple" bị 16 máy bay ném bom Mitsubishi G4M "Betty", được hộ tống bởi 15 máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Zero, của Không lực Hải quân Nhật Bản cất cánh từ sân bay Den Pasar ở Bali tấn công. Cuộc không kích đã gây hư hại nặng cho "Langley" đến mức nó phải bị bỏ lại. "Edsall" đã cứu vớt 177 người và "Whipple" đã cứu vớt 308 người sống sót. Đến ngày 28 tháng 2, hai tàu khu trục gặp tàu chở dầu ngoài khơi Flying Fish Cove, đảo Christmas, khoảng về phía Tây Nam Tjilatjap. Thêm nhiều máy bay ném bom Nhật tấn công, buộc các con tàu phải hướng ra biển khơi. Chúng hướng trực tiếp về phía Nam ra Ấn Độ Dương cho đến hết ngày hôm đó trong hoàn cảnh gió mạnh và biển động, và trong những giờ đầu tiên của ngày 1 tháng 3, mọi thành viên thủy thủ đoàn và đội bay của "Langley" được chuyển sang "Pecos". Công việc hoàn thành từ 04 giờ 30 phút đến 08 giờ 15 phút; sau đó lực lượng được phân tán. "Whipple" lên đường hướng đến quần đảo Cocos để hộ tống cho chiếc tàu chở dầu "Belita"; "Pecos" được lệnh đưa khoảng 700 người sống sót từ "Langley", và "Houston" cùng một số người tản mác khác đi đến Australia. "Edsall" giữ lại 32 nhân sự Không lực Lục quân Hoa Kỳ của "Langley" để sử dụng vào việc lắp ráp và vận hành 27 máy bay P-40E đang được đưa đến Tjilatjap trên chiếc tàu vận tải "Sea Witch". "Edsall" được lệnh đưa các đội bay quay trở lại cảng; nó đổi hướng lúc 08 giờ 30 phút, hướng lên phía Đông Bắc để đi Java, và sau đó không còn được lực lượng Đồng Minh nhìn thấy. Trận chiến cuối cùng của "Edsall". "Pecos" bị máy bay tuần tra cất cánh từ tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm ("Kido Butai") dưới quyền Phó đô đốc Nagumo Chuichi phát hiện ngay trưa hôm đó, và chịu đựng không kích nặng nề. Một lúc nào đó, nó đã đánh tín hiệu cầu cứu đến mọi tàu bè Đồng Minh trong khu vực. "Whipple", đang ở khoảng cách không đầy , nhận được một số lời cầu cứu, nhưng nó ở quá xa để có thể quay lại kịp lúc. , một tàu chở quân ở cách vài trăm dặm trong Ấn Độ Dương cũng bắt được một ít tín hiệu. Vào khoảng 15 giờ 48 phút, "Pecos" đắm sau khi chịu đựng bốn đợt tấn công bởi máy bay ném bom bổ nhào thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của đô đốc Nagumo. Lúc 15 giờ 50 phút, một "tàu tuần dương hạng nhẹ" đơn độc bị phát hiện ở khoảng cách phía trước lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản, thực ra đó chính là "Edsall" bị nhận diện sai. Lúc này chiếc tàu khu trục cũ chỉ ở cách vị trí được báo cáo cuối cùng của "Pecos" khoảng , dường như đang tìm cách quay lại trợ giúp con tàu đồng đội. Đến khoảng 16 giờ 03 phút, nó bị chiếc tàu tuần dương hạng nặng Nhật Bản "Chikuma" phát hiện, và chỉ sau năm phút chiếc tàu chiến Nhật khai hỏa nhắm vào nó với dàn pháo 8 inch; mười lăm phút sau, các thiết giáp hạm thuộc Đội thiết giáp hạm 3 dưới quyền Chuẩn đô đốc Gunichi Makawa tham gia với các khẩu pháo 14 inch ở khoảng cách cực xa . Tất cả các phát đạn pháo đều trượt do chiếc tàu khu trục cơ động lẩn tránh một cách khôn khéo cũng như thả các màn khói ngụy trang. "Edsall" cũng tiến hành phản công, phóng các quả ngư lôi của nó vốn suýt trúng "Chikuma", và với hải pháo 4 inch cho dù ở quá tầm bắn. Nó cũng tìm các gửi đi thông điệp cho biết bất ngờ đụng độ với hai thiết giáp hạm đối phương, bức điện này được chiếc tàu buôn Hà Lan "Siantar" đang cách xa trên 100 dặm bắt được. Lực lượng tàu nổi Nhật Bản, gồm hai thiết giáp hạm và hai tàu tuần dương, đẵ bắn tổng cộng 1.335 quả đạn pháo nhắm vào "Edsall", nhưng chỉ với một hay hai phát trúng đích, và không thể chặn chiếc tàu khu trục cũ. Nổi giận, Nagumo ra lệnh không kích: tổng cộng 26 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A Kiểu 99 thuộc ba phi đội ("chutai") cất cánh từ các tàu sân bay "Kaga", "Hiryū" và "Sōryū", do các đại úy Ogawa, Kobayashi và Koite tương ứng dẫn đầu. Những quả bom cuối cùng đã khiến "Edsall" bất động. Lúc 17 giờ 22 phút, các tàu chiến Nhật lại nổ súng nhắm vào chiếc tàu khu trục cũ giờ đang chết đứng giữa biển. Một máy quay phim, có thể từ trên chiếc tàu tuần dương "Tone", đã quay lại khoảng 90 giây lúc "Edsall" bị phá hủy; một khung hình của đoạn phim này sau đó được sử dụng như một bức ảnh tuyên truyền, nhận định nhầm "Edsall" như là chiếc tàu khu trục Anh HMS "Pope". Cuối cùng lúc 17 giờ 31 phút, nó lật úp, phơi bày đáy tàu màu đỏ như quan sát của một sĩ quan trên thiết giáp hạm "Hiei", và biến mất trong làn nước Ấn Độ Dương trong màn hơi nước và khói ở tọa độ . Số phận những người sống sót của "Edsall". Nhiều năm sau đó, những sĩ quan Hải quân Nhật Bản trên tàu tuần dương "Chikuma" tường thuật có một nhóm người thuộc "Edsall" còn sống sót sau khi nó đắm. Họ được tìm thấy giữa những bè cứu sinh và mảnh vỡ của con tàu. Tuy nhiên, do một báo động tàu ngầm, các con tàu Nhật chỉ dừng lại trong một lúc ngắn và cứu một nhóm nhỏ trước khi rời đi, để lại những người khác bị bỏ mình tại Ấn Độ Dương. Trên chiếc "Chikuma", những người sống sót được đối xử tốt, được cho ăn và mặc, và bị thẩm vấn. Những thông tin thẩm vấn được loan truyền khắp các con tàu thuộc lực lượng đặc nhiệm của đô đốc Nagumo trong hành trình quay trở về. Cũng có thông tin cho rằng "Tone" cũng vớt được một hay hai người sống sót, nhưng điều này không thể xác nhận. Thủy thủ của "Edsall" bị giữ trong mười ngày trước khi được bàn giao lại cho lực lượng trú đóng các căn cứ tiền phương Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 1942. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1946, nhiều ngôi mộ tập thể được khai quật tại một địa điểm hẻo lánh ở Đông Ấn, cách nơi "Edsall" bị đắm trên 1.000 dặm. Trong hai hố chôn tập thể chứa tổng cộng 34 thi thể, có sáu thủy thủ thuộc "Edsall" và năm nhân sự Không lực Lục quân trên chiếc "Langley", cùng với nhiều thủy thủ người Java, Trung Quốc và Hà Lan của chiếc tàu buôn Hà Lan "Modjokerto", bị đánh đắm cùng ngày với "Edsall" tại cùng khu vực phía Nam đảo Christmas. Các di hài người Hoa Kỳ được cải táng về các nghĩa trang Hoa Kỳ từ tháng 12 năm 1949 đến tháng 3 năm 1950. Các tòa án chiến tranh tiến hành vào những năm 1946-1948 quan tâm đến các việc sát hại khác do nhân sự Hải quân Nhật Bản tiến hành tại khu vực Kendari và phụ cận, chứa đựng những thông tin rời rạc về việc giết hại những người sống sót của "Edsall", nhưng không được các nhà điều tra Đồng Minh ghi nhận và theo đuổi. Suốt sáu thập niên tiếp theo, không có thông tin nào khác về những ngày cuối cùng và số phận của những người này. Phần thưởng. "Edsall" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Húng Láng là tên gọi chỉ loại rau thơm và thông thường có hai cách hiểu: Đặc điểm cây húng thơm, thơm Láng. Cây húng thơm (hay cây "thơm Láng") lá nhỏ ít răng cưa, mọc lan thành khóm, không mọc thành bụi to như húng giổi. Mặt lá màu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Thân cây đanh lẳn, tròn, màu tím sẫm, không có lông. Lá có mùi thơm dịu hơn húng quế (húng chó hay húng giổi) hay húng lủi (có nơi gọi là bạc hà). Húng có hoa nhưng không có hạt. Người trồng húng phải chọn ngắt những thân cây bánh tẻ trồng xuống đất ẩm. Sau vài ngày, húng sẽ đâm rễ và phát triển. Tại Việt Nam, rau này là loại húng đặc sản của làng Láng, nên có tên là "húng Láng". Làng Láng xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh của kinh thành Thăng Long; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Hương vị đặc biệt của húng Láng sẽ giảm đi khi đem trồng ở vùng đất khác. Thực trạng. Từ những thập niên 90 của thế kỷ 20, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội dần làm biến mất nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có làng Láng. Đất vốn dành để trồng rau thơm của vùng kẻ Láng xưa giờ chuyển thành đất xây dựng, húng Láng đã ngày một ít đi thậm chí đang trên đà tuyệt chủng. Húng Láng trong văn chương. Từ lâu, húng Láng được nhắc đến trong câu ca dao nói về đặc sản của Hà Nội:
1
null
Tư Mã pháp () là một bộ binh pháp của Tư Mã Nhương Thư, được nằm trong Võ kinh thất thư của Trung Hoa cổ đại. Bộ binh pháp này được phát triển ở nước Tề trong suốt thế kỷ thứ 4 TCN vào giai đoạn giữa thời kỳ Chiến Quốc. Cấu trúc. Tư Mã pháp gồm 5 thiên:
1
null
Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cổ còn được gọi là chùa Cầu Duyên. Chùa được xây dựng từ thế kỷ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng. Chùa là di tích đặc biệt thuộc khu di tích Cố đô Hoa Lư và cũng nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An ở Ninh Bình. Chùa Duyên Ninh được xem là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Vị trí. Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình theo đại lộ Tràng An 10 km tới chùa. Chùa Duyên Ninh cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Nhất Trụ là những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Trong số đó, chùa Duyên Ninh cùng với chùa Kim Ngân nằm ở vị trí thành Tây của kinh đô xưa. Cũng như chùa Nhất Trụ, chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Duyên Ninh tự nằm cạnh đại lộ Tràng An, rất gần đền Vua Đinh Tiên Hoàng và giữa 2 điểm du lịch là chùa Bái Đính và khu du lịch sinh thái Tràng An. Chùa quay hướng đông bắc, gồm có chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp… Lịch sử hình thành. Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh-Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư. Cầu duyên được hiểu là cầu cho duyên phận, duyên tình, duyên số... được như ý. Chữ duyên bao hàm sự may mắn, có yếu tố khách quan bên cạnh sự nỗ lực của con người. Chùa Duyên Ninh ngoài thờ Phật còn thờ rất nhiều chư vị thần tiên, điển hình như thờ Ông Tơ - Bà Nguyệt, Kim Hoa Thánh Mẫu (vị nữ thần cai quản việc sinh nở, theo tín ngưỡng dân gian)... Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở ngôi chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo. Tương truyền thuở nhỏ ông đã có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu). Sau này ông trở thành vị Hoàng đế thứ hai của Nhà Lý. Chùa Duyên Ninh hiện tại là một chùa cổ kính, nằm nép mình bên các dãy núi xưa là kinh thành của Hoa Lư. Do nằm giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng là khu du lịch sinh thái Tràng An và chùa Bái Đính nên chùa Duyên Ninh vì thế mà được nhiều người biết đến. Trên địa bàn xã Trường Yên hiện còn 6 chùa gồm: chùa Nhất Trụ, chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Bà Ngô và chùa Duyên Ninh. Tương truyền, Mỗi chùa gắn với một sự tích khác nhau như cầu phúc thì đến chùa Cổ Am, cầu lộc vào chùa Kim Ngân, cầu danh vào chùa Nhất Trụ, cầu thọ vào chùa Bà Ngô, cầu tài vào chùa Am Tiên còn cầu duyên thì vào chùa Duyên Ninh...
1
null
Caracal là một chi thú ăn thịt trong họ Felidae. Trước đây, chúng được xem như một chi đơn loài với loài duy nhất "Caracal caracal". Tuy nhiên, những phân tích di truyền học gần đây đã cho thấy sự liên quan chặt chẽ về mặt gen di truyền giữa loài linh miêu tai đen với loài beo vàng châu Phi và chúng có cùng một tổ tiên khoảng 5,4 triệu năm trước. Vì vậy, 2 loài này hiện đã được xếp chung vào chi Caracal. This taxonomic classification is used in the Sách Đỏ IUCN for the African golden cat. It is used as a synonym for the serval.
1
null
Bến Tranh là tên một quận cũ thuộc tỉnh Mỹ Tho và sau đó thuộc tỉnh Định Tường (ngày nay là tỉnh Tiền Giang). Nguồn gốc địa danh. Ban đầu, địa danh Bến Tranh chỉ là tên một ngôi chợ tại thôn Lương Phú (sau này là làng Lương Phú) thuộc tỉnh Định Tường và sau đó là tỉnh Mỹ Tho. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Bến Tranh do lấy theo tên gọi Bến Tranh vốn là nơi đặt quận lỵ. Tuy nhiên, về sau thực dân Pháp hợp nhất ba làng Lương Phú, Long Hòa và An Lạc thành một làng mới, lấy tên là Lương Hòa Lạc. Kể từ đó, quận lỵ Bến Tranh thuộc địa bàn làng Lương Hòa Lạc và sau năm 1956 gọi là xã Lương Hòa Lạc. Lịch sử hành chính. Thời Pháp thuộc. Ngày 9 tháng 2 năm 1913, chính quyền thực dân Pháp thành lập quận Bến Tranh thuộc tỉnh Mỹ Tho, xứ Nam Kỳ thuộc Pháp (ngày nay thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam) trên cơ sở tách đất từ quận Châu Thành và quận Chợ Gạo cùng tỉnh. Ban đầu, quận Bến Tranh có 3 tổng là Thạnh Quơn, Hưng Nhơn và Hưng Nhượng: Ngày 1 tháng 1 năm 1928, thực dân Pháp giải thể quận Bến Tranh. Tổng Thạnh Quơn (6 làng) chuyển qua quận Chợ Gạo. Tổng Hưng Nhơn (còn 7 làng) chuyển qua quận Châu Thành. Tổng Hưng Nhượng (còn 3 làng) do quá ít nên nhập vào tổng Hưng Nhơn thuộc quận Châu Thành, duy nhất làng Hòa Tịnh (hợp nhất Hòa Mỹ và Tịnh Giang) được nhập vào tổng Thạnh Quơn thuộc quận Chợ Gạo. Thực dân Pháp chủ trương tiết kiệm ngân sách nên từ năm 1905 đến năm 1933 đã có nhiều lần sáp nhập các đơn vị hành chánh cơ sở (làng), do vậy, vào năm 1945, nếu so sánh với giai đoạn trước thì tổng số làng trong tỉnh Mỹ Tho nói chung và quận Bến Tranh nói riêng đã giảm. Sau nhiều lần sáp nhập và thành lập các làng mới, đến cuối năm 1933 địa bàn hai tổng Thạnh Qươn và Hưng Nhơn (trước năm 1928 cùng thuộc quận Bến Tranh cũ) thuộc tỉnh Mỹ Tho có các làng trực thuộc với các tên gọi mới như sau: Thời Việt Nam Cộng hòa. Quận Bến Tranh thuộc tỉnh Mỹ Tho được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào ngày 21 tháng 7 năm 1956 theo Nghị định số 38-BNV của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. Quận lỵ đặt tại xã Lương Hòa Lạc (trước đó thuộc quận Chợ Gạo), vốn là nơi đặt chợ Bến Tranh. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Định Tường theo Sắc lệnh 143-NV trên phần đất tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ. Quận Bến Tranh thuộc tỉnh Định Tường trong suốt giai đoạn 1956-1975. Năm 1957, quận Bến Tranh gồm 2 tổng Thanh Quơn và tổng Hưng Nhơn: Ngày 5 tháng 12 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 352-BNV/HCNĐ của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, dời quận lỵ quận Bến Tranh từ xã Lương Hoà Lạc đến xã Tân Hiệp (trước đó thuộc quận Châu Thành). Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Về sau, xã Hưng Thạnh Mỹ được giao về cho quận Long Định (từ năm 1969 đổi tên thành quận Sầm Giang) quản lý. Quận Bến Tranh còn lại 15 xã trực thuộc cho đến năm 1975. Về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Cộng hòa miền Nam Việt Nam, khu vực quận Bến Tranh trong giai đoạn 1956-1975 vẫn do hai huyện Châu Thành và Chợ Gạo cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho quản lý. Khu vực quận Bến Tranh ngày nay là một phần của các huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phước cùng thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, hiện nay Bến Tranh vẫn còn là tên một ngôi chợ tại xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Dự kiến đến năm 2020 sẽ thành lập thị trấn Bến Tranh trên toàn bộ diện tích và dân số xã Lương Hòa Lạc hiện nay.
1
null
là một cựu quân nhân của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Ông đã được truyền thông chú ý đến kể từ tháng 4 năm 2006 sau khi người ta biết được rằng ông đã sống tại Ukraine sáu thập kỷ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong sổ sách chính thức của Nhật Bản, ông đã được ghi nhận là đã chết. Ishinosuke đang đóng quân tại đảo Sakhalin phần thuộc Nhật Bản khi cuộc chiến kết thúc và vẫn giữ liên lạc với gia đình cho đến năm 1958. Sau đó ông kết hôn với một phụ nữ Ukraine và đến sống tại Kiev, sinh được 3 người con. Tuy nhiên, việc ông mất liên lạc với gia đình đã khiến ông bị tuyên bố là chính thức qua đời năm 2000; do đó, khi ông quay lại Nhật Bản thăm gia đình năm 2006, ông đã phải sử dụng hộ chiếu Ukraine.
1
null
Basra, cũng được viết là Basrah (; BGN: Al Başrah) là thành phố thủ phủ của tỉnh Basra, Iraq, nằm bên bờ sông Shatt al-Arab ở miền nam Iraq giữa Kuwait và Iran. Basra có dân số ước tính 952.441 vào năm 2007, và 3,5 triệu năm 2012. Basra cũng là cảng chính của Iraq, mặc dù nó không là cảng nước sâu như cảng Umm Qasr. Thành phố này là một phần của địa điểm lịch sử của Sumer, quê nhà của Thủy thủ Sinbad, và là một vị trí đề xuất của Vườn địa đàng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sơ khai lịch sử Hồi giáo và được xây dựng vào năm 636. Thành phố này lớn thứ hai sau Baghdad và là thành phố đông dân nhất của Iraq. Basra là một trong những thành phố nóng nhất trên hành tinh, với nhiệt độ mùa hè thường xuyên trên .
1
null